SlideShare a Scribd company logo
1 of 33
1
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử
dụng Internet của sinh viên Trường Đại học Nội vụ
phân hiệu tại Quảng Nam
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả, số liệu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn khách quan.Tôi sẽ
hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam kết của mình.
Người cam kết
2
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường được sự quan tâm và giúp đỡ
của Thầy(cô), trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam và dưới
sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Thanh Tuấn tôi đã tiến hành đề tài: “Thực trạng
và giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Internet của sinh viên Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam”.Đến đây tôi đã hoàn thành đề tài.
Để hoàn thành đề tài này ngoài nổ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ, đóng góp ý kiến của nhiều cá nhân, tập thể đã giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập vừa qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên
Th.s Nguyễn Thanh Tuấn là người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, động viên
và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Để thực hiện đề tài này một cách hoàn
chỉnh nhất, măc dù đã rất cố gắng, song trong những ngày đầu làm quen, tiếp cận
và học hỏi để nghiên cứu khoa học sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót
về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm mà tôi chưa nhận thấy được. Chính vì
điều đó tôi rất mong được sự chỉ đạo đóng góp ý kiến từ các thầy, cô giáo để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
3
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT............................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................... 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... 6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................8
3. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................8
4. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................8
5. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................. 9
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................. 9
7. Bố cục đề tài .................................................................................9
NỘI DUNG
Chương1
4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI MIỀN TRUNG
1.1. Khái niệm................................................................................... 10
1.1.1.Khái niệm Internet ....................................................................10
1.1.2.Khái niệm nghiện Internet ........................................................10
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................10
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG INTERNET CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI QUẢNG NAM
2.1. Thực trạng sử dụng Internet của giới trẻ ở Việt Nam ............... 12
2.2. Tình hình truy cậpInternet của sinh viên trường Đại học NộiVụ Hà
Nội phân hiệu tại Quảng Nam.............................................................. 15
2.2.1. Thời lượng, thời điểm truy cập Internet .................................. 15
2.2.1.1.Thời lượng online trung bình mỗi ngày .................................15
2.2.1.2. Thời điểm ...........................................................................16
2.2.2. Mục đích sử dụng................................................................... 17
2.3. Mức độ chi phối của Internet đối với công việc học tập của sinh
viên…………………………………………………………………………18
2.4. Sự tác động của môi trường sống lên hành vi truy cập mạng ....... 19
5
2.5. Sự tự nhận thức của sinh viên về hành vi sử dụng Internet của bản
thân ................................................................................................... 20
2.6. Hiện tượng nghiện Internet........................................................... 22
2.6.1. Biểu hiện................................................................................. 23
2.6.2.Tác hại .....................................................................................24
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG INERNET CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẢI
QUẢNG NAM
KẾT LUẬN ................................................................................................ 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 28
PHỤ LỤC .................................................................................................. 29
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Xin đọc là
TS Tiến sĩ
Th.S Thạc sĩ
KTX Kí túc xá
THCS Trung học cơ sở
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, người ta chứng kiến những bước thay đổi mạnh
mẽ chưa từng thấy của các phương tiện thông tin đại chúng, một trong những
dịch vụ hàng đầu hiện nay là sự xuất hiện của Internet. Nó là một phương tiện
không thể thiếu của nhân loại, một dịch vụ “nhanh, gọn, tiện ích”, không những
thế, Internet đã và đang thâm nhập vào hầu như mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội và mọi hoạt động sống của con người thuộc mọi tầng lớp trong
xã hội. Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập công
cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau.
Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống mạng Internet đã góp phần đưa Việt
Nam tiến nhanh vào con đường hội nhập và giúp cho mọi người dân Việt trở
thành những “Công dân quốc tế” bình đẳng trên mạng. Đối với sinh viên Đại học
Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam trong bối cảnh của nền kinh tế - xã hội
phát triển như hiện nay, với môi trường học tập, giải trí phong phú và đa dạng.Sự
ra đời của của Internet đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần cũng
như đời sống học tập của họ trong môi trường sống luôn năng động và bận rộn
này. Do đó, nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà
Nội phân hiệu tại Quảng Nam nói riêng và sinh viên toàn quốc nói chung đang
có xu hướng ngày càng cao và không ngừng phát triển.
7
Sự ra đời của Internet đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần
cũng như đời sống học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân
hiệu tại Quảng Nam trong môi trường sống luôn năng động và bận rộn hiện nay.
Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu này ngoài những mặt tích cực, Internet còn
mang đến rất nhiều tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc
sống của họ.
Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng
cao hiệu quả việc sử dụng Internet của sinh viên Trường Đại học Nội vụ phân
hiệu tại Quảng Nam” với mong muốn tìm hiểu và có cái nhìn khách quan về việc
sử dụng Internet của sinh viên.
2. Lịch sử nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề này, chúng ta tìm ra một số tác giả để nghiên cứu liên
quan đến đề tài. Cụ thể là Th.S Dương Hiền Hạnh ( Đại học Bình Dương) “ Tìm
hiểu nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên hiện nay” (2010). Đề tài này đã chỉ
ra quá trình hình thành và phát triển, đưa ra các số, số liệu thống kê, qua đó cho
thấy nhu cầu của việc sử dụng Internet trong học tập. Tiếp theo là đề tài của Trần
Phương Thùy “ Hành vi sử dụng Internet của sinh viên Hà Nội” (2012). Đề tài
này đã tìm hiểu rõ hơn về thái độ, nhu cầu sử sụng của sinh viên Hà Nội nhưng
qua đó cũng có những hạn chế cơ bản là không thấy được tầm quan trọng của
Internet, không áp dụng vào học tập.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tình trạng sử sụng và nghiện Internet của sinh viên Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam
8
Tìm ra những điểm mạnh cần phát huy trong việc sử dụng Internet áp
dụng vào học tập
Đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng Internet một cách
hiệu quả
4. Câu hỏi nghiên cứu
Tại sao sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng nam
có nhu cầu sử dụng Internet
Tại sao cần phải đưa ra những biện pháp nâng cao việc sử dụng Internet
một cách hiệu quả
Làm thế nào để sinh viên biết tầm quan trọng của Internet và áp dụng nó
có hiệu quả
5. Giả thuyết nghiên cứu
Số lượng sinh viên sử dụng Internet nhiều mà không đem lại hiệu quả học
tập cao
Đưa ra những biện pháp nâng cao nhầm để hoàn thiện quy mô, cung cấp
nhiều trí thức sử dụng Internet
Đưa ra những ý kiến của sinh viên, đề xuất biện pháp khuyến khích tạo
điều kiện tốt nhất để sinh viên tới thư viên nhiều hơn.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung: nghiên cứu tư liệu, tài liệu có sẵn từ đa dạng các
nguồn. Sử dụng bảng hỏi để điều tra khách quan các vấn đề đã đặt ra.
9
Phương pháp cụ thể: Tổng hợp, phân tích tài liệu đã được chọn lọc, điều
tra bằng bảng hỏi và tiến hành thống kê, phân tích các dữ liệu thu thập được.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận thực tiễn về thực trạng sử dụng Internet của sinh viên
trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam
Chương 2. Thực trạng sử dụng Internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà
Nội phân hiệu tại Quảng Nam và kết quả nghiên cứu thực tiễn
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Internet của sinh viên
trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam
NỘI DUNG
Chương1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI MIỀN TRUNG
1.1. Khái niệm
1.1.1.Kháiniệm Internet
Internet là “một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công
cộng, gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông
tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức
liên mạng đã được chuyển hóa ( giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng
ngàn mạng máy tính nhỏ hơn các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các
trường đạihọc, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu” [7].
10
1.1.2.Kháiniệm nghiện Internet
Theo TS. Kimberly Young, nghiện Internet được định nghĩa là “hành vi sử
dụng Internet quá mức, đến mức độ khó có thể kiểm soát được. Nó ảnh hưởng
đến cuộc sống hằng ngày, người thân, gia đình, bạn bè và môi trường làm việc
của người nghiện mà trong đó, Internet trở thành mối ưu tiên hàng đầu. Nghiện
internet cũng có thể được hiểu giống như nghiện ma túy, nghiện rượu, hay
nghiện cờ bạc - những mối quan hệ chiếm ưu thế hơn trong các khía cạnh đời
sống người dùng”[4,tr218].
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay, ở Việt Nam cũng có nhiều bài nghiên cứu, báo cáo liên quan tới
thực trạng sử dụng Internet ở người dùng Internet.Trong báo cáo tổng kết về
“Thực trạng sử dụng Internet trong giảng dạy, học tập của sinh viên” đã nêu rõ
những đánh giá của sinh viên và giáo viên về tầm quan trọng và mức độ sử dụng
Internet của sinh viên tại các trường đại học. Đa số các sinh viên đều có nhu cầu
sử dụng Internet rất nhiều và đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Phần lớn là do chưa
biết cách sử dụng Internet như một công cụ học tập hiệu quả và dành nhiều thời
gian để giải trí thay vì học tập. Dựa trên việc đánh giá về những thuận lợi và khó
khăn trong việc sử dụng Internet trong dạy và học của sinh viên và giáo viên, tác
giả đưa ra nguyện vọng và phương hướng cụ thể để cải tiến việc sử dụng
Internet một cách hiệu quả cho cả giáo viên và sinh viên.
Trong kết quả cuộc điều tra “Tìm hiểu ảnh hưởng của Internet đối với học
sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay trên 647 học sinh do Viện Văn hóa - Nghệ
thuật Việt Nam tổ chức cho thấy nhiều điều bất ngờ. Phần trăm sử dụng Internet
để gửi và nhận thư điện tử là 87,8%, tán gẫu là 80,7%. Số người sử dụng
11
internet để tìm những thông tin liên quan đến công việc chỉ chiếm 1,4%”
[3,tr146].
Các bài viết, báo cáo trên đề cập chủ yếu về mục đích sử dụng Internet của
người dùng Internet. Tuy nhiên, với đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng
Internet, các nghiên cứu trên chỉ dừng ở việc nêu lên mục đích sử dụng Internet,
chứ chưa nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về các khía cạnh khác như: Thời gian
sử dụng Internet cũng như mức độ nghiện Internet của người dùng, hay làm rõ
vấn đề như thế nào là sử dụng Internet hiệu quả. Vì vậy, đề tài này được tôi chọn
thực hiện nhằm tìm hiểu sâu các vấn đề trên, làm cơ sở cho các nghiên cứu liên
quan sau này.
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG INTERNET CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI QUẢNG NAM
2.1. Thực trạng sử dụng Internet của giới trẻ ở Việt Nam
Theo số liệu năm 2012 của trung tâm Internet Việt Nam, ngày 19/11/1997
là dấu mốc đáng nhớ của Internet Việt Nam khi được chính thức kết nối với
mạng toàn cầu. Một thực tế được công bố phát hành: “ Tính đến năm 2013, nước
ta có hơn 33 triệu người dùng Internet, tăng từ 31 triệu năm 2012, chiếm 37 %
tổng dân số. Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 7 châu Á và thứ 18 toàn
cầu về sốngười dùng Internet” [1,tr205]. Trong một bài báo cáo: “Bộ Thông tin
và Truyền thông đã ước tính để đạt mục tiêu khoảng ½ số dân Việt Nam sử dụng
12
Internet trong giai đoạn 2011 - 2015 cần có thêm 20 triệu người sử dụng
Internet” [2,tr107]. Đó là những thực tế về Internet đang diễn ra ở Việt Nam.Tuy
nhiên, dựa trên những kết quả được khảo sát, ta thấy người Việt dùng Internet
mỗi ngày chủ yếu phục vụ cho mục đíchgiải trí.
Mặt khác, Internet là một trong những phương tiện tiếp nhận thông tin phổ
biến nhất ở Việt Nam, vượt qua báo, tạp chí và radio để trở thành phương tiện
tiếp cận thông tin phổ biến đứng thứ 2, chỉ sau Tivi (theo kết quả nghiên cứu về
thị trường Internet Việt Nam năm 2011).
Những con số cũng như những dẫn chứng trên đã phần nào khái quát hóa,
mang lại bức tranh toàn cảnh về thực trạng sử dụng Internet của người dân Việt
Nam.Và người trẻ lại là những người thích trào lưu Internet nhất.Vậy thực trạng
sử dụng Internet của thanh, thiếu niên Việt Nam như thế nào?
Theo chungta.com, người trẻ dùng Internet một cách tự phát, thiếu định
hướng. Đa số chúng ta tự tìm hiểu chẳng được ai hướng dẫn.Chúng ta thường
quan tâm tới vai trò thiết yếu của Internet, tầm quan trọng của việc sử dụng
Internet để hội nhập và phát triển.Tuy nhiên, khi được hỏi “Bạn học cách dùng
Internet như thế nào?” có lẽ câu trả lời nhiều nhất vẫn là tự mày mò, bắt chước
người khác. Chúng ta rất tin tưởng vào khả năng tự tìm tòi công nghệ thông tin
của mình, luôn châm ngôn “cái gì không biết thì tra Google”. Ở lứa tuổi THCS,
các em bắt đầu đua nhau tìm hiểu công nghệ mới nhưng trường lớp không có
chương trình giảng dạy cho các em những thứ đó. Nước ta hầu như chưa có
những kế hoạch đào tạo, định hướng sử dụng máy tính và Internet một cách cơ
bản và rộng rãi cho học sinh sinh viên, chỉ trừ các ngành đào tạo chuyên sâu về
mạng máy tính trong các trường đại học kĩ thuật.
13
Nhờ đa dạng phương tiện truy cập Internet từ chiếc máy tính bàn ở nhà,
máy tính cá nhân, máy tính công ty, điện thoại thông minh… mà chỉ cần có kết
nối mạng, việc sử dụng Internet trở nên thật dễ dàng.Việc sẵn có của Internet đã
phần nào giúp cho thanh niên chủ động hơn, làm cho tần suất sử dụng Internet
của họ ngày càng tăng cao. Chúng ta dễ bắt gặp hình ảnh những thanh niên ngồi
thưởng thức ly cà phê nhưng mắt ko vẫn không rời khỏi màn hình điện thoại vì
đoạn video đang xem dở hay chàng sinh viên đang lướt trang mạng xã hội trao
đổi bài học với bạn của mình. Trong thời đại công nghệ đang phát triển như hiện
nay, những hình ảnh đó đã trở nên rất quen thuộc với mỗi chúng ta.
Từ những năm 2010-2011, Facebook bắt đầu có mặt tại Việt Nam và chỉ
sau 5 năm xuất hiện nó đã phủ sóng khắp mọi nơi trên đất nước ta.Nó luôn là
trang mạng có số người sử dụng nhiều nhất. Sau đó là Zingme – một trang mạng
xã hội nhưng có kèm các tiện ích khác như nghe nhạc, đọc báo, chia sẻ tin tức,
video… cũng là sự lựa chọn khá phổ biến của giới trẻ hiện nay. Khi mới bắt đầu
sử dụng mạng xã hội, thanh niên thường dùng vào mục đích giao lưu, kết bạn và
trò chuyện sau đó là chia sẻ cảm xúc, cá tính và khẳng định bản thân. Không
những thế, đối với sinh viên thì mạng xã hội còn một phương tiện hỗ trợ trong
việc học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp… để những người có
cùng sở thích, quan tâm có thể gặp gỡ và trao đổi với nhau từ đó tiến tới sinh
hoạt offline và hình thành nhiều nhóm cộng đồng có tính chất tích cực để tổ chức
các hoạt động nhân đạo, từ thiện; trao đổi tranh luận về những vấn đề khác nhau
hay nâng cao nhận thức của mọi người như tuyên truyền về Biển – Đảo Việt
Nam…
Vào những ngày bình thường, thanh niên dành khá nhiều thời gian để truy
cập Internet (khoảng từ 4h tới 5h mỗi ngày).Đối với sinh viên thì thời gian truy
14
cập Internet còn cao hơn nữa với tỉ lệ tăng dần từ nông thôn, ngoại ô đến trung
tâm thành phố. Trong đó nhìn chung thì sinh viên và thanh niên đi làm thường sử
dụng Internet nhiều nhất để cập nhật thông tin phục vụ cho học tập và công việc
rồi mới đến giải trí trong đó nhóm học sinh thì thường ngược lại. Trong hội thảo
“Nghiện Internet: Những thách thức mới của xã hội hiện đại”, Th.S Trần Minh
Trí cho biết có hơn 75% sinh viên truy cập Internet hằng ngày và sinh viên càng
về năm cuối thì mức độ truy cập càng nhiều. Tuy nhiên, mặc dù 99% sinh viên
cho rằng Internet là cần thiết, họ cũng thừa nhận Internet có nhiều tác động tiêu
cực đến đời sống của họ. Đáng chú ý nhất là theo kết quả nghiên cứu của ông thì
sinh viên truy cập Internet càng nhiều thì kết quả học tập càng kém. Cụ thể là
sinh viên sinh viên có học lực giỏi truy cập Internet bình quân 17,6 giờ/tuần
trong khi đó sinh viên học yếu, kém có số giờ truy cập Internet bình quân đến
31,9 giờ/tuần.Đó là một số thực tế mà tôi đã tìm hiểu được về thực trạng sử dụng
Internet của thanh niên Việt Nam hiện nay. Từ đó, có cái nhìn khách quan hơn
trong việc đưa ra các giả thiết cho việc thực hiện khảo sát nghiên cứu.
2.2. Tình hình truy cậpInternet của sinh viên trường Đại học NộiVụ Hà
Nội phân hiệu tại Quảng Nam
2.2.1. Thời lượng, thời điểm truy cập Internet
Các câu hỏi liên quan về thời điểm, thời lượng, mục đích và các website
thường xuyên truy cập đã được thiết kế trong bảng khảo sát của tôi nhằm làm cơ
sở đánh giá về mức độ hiệu quả trong việc sử dụng Internet củasinh viên. Từ
những thông tin thu thập được sau khi tiến hành khảo sát trên 110 sinh viên về
cơ bản đã làm rõ vấn đề được đặt ra.
15
2.2.1.1.Thờilượng online trung bình mỗi ngày
Có đến 56 sinh viên trong tổng số 110 sinh viên tham gia khảo sát có thời
gian online trung bình mỗi ngày từ 3 giờ trở lên, chiếm 50,9% và hơn 50% trong
số này có thời gian onlinevượt quá 4 giờ mỗi ngày. Trong khi đó, thời gian
online trung bình dưới 1 giờ mỗi ngày chỉ chiếm 7,3%. Từ các số liệu trên có thể
thấy việc sử dụng Internet rất phổ biến trong sinh viên trường Đại học Nội Vụ
Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam. Tuy nhiên, thời lượng online từ tương đối
nhiều đến nhiều như trên chỉ phản ánh sinh viên có nhu cầu cao trong việc sử
dụng Internet nhưng chưa thể đưa ra kết luận nào về tính hiệu quả của nó.
Vì vậy , bài nghiên cứu này cũng đi sâu tìm hiểu các yếu tố khác về thời
điểm, mục đích, nội dung các wedsite hay truy cập để có được những đánh giá
mang tính bao quát, khách quan và chính xác nhất có thể về mức độ sử dụng
Internet hiệu quả.
2.2.1.2. Thờiđiểm
Khi được khảo sát “Bạn thường online vào những thời điểm nào trong
ngày?”, hầu hết sinh viên đều chọn khung giờ buổi tối(83.6%), cụ thể là từ 20h
đến 23h; buổi khuya(39.1%) và buổi sáng(27%). Dựa trên kết quả khảo sát để lý
giải cho điều này, tôi biết được rằng buổi tối là khoảng thời gian nghỉ ngơi sau
một ngày học tập mệt mỏi, sinh viên thường Online Facebook, nghe nhạc…để
giải trí, nắm bắt tin tức mới, hoặc tự học.
Tuy nhiên, tôi cũng đặt ra vấn đề là: Liệu việc online vào buổi tối như vậy
có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và học tập của sinh viên không? Vì
thế, cùng với việc khảo sát thời điểm online, tôi đã kèm theo câu hỏi về thời
điểm học lý tưởng trong ngày. Thời điểm học lý tưởng là thời điểm được cho là
16
chúng ta dễ tiếp thu bài nhất, tư duy tốt nhất, việc học tại thời điểm này mang lại
hiệu quả cao và tiết kiệm thời gian cũng như tạo sự hứng thú khi học. Kết quả là
khung giờ học lý tưởng của sinh viên là từ 20h-23h vào buổi tối và từ 8h-10h
vào buổi sáng (chiếm khoảng 30% tổng câu trả lời). Ta nhận thấy, thời điểm
online hoàn toàn trùng với thời điểm học lý tưởng. Hơn nữa, theo khảo sát, có tới
60% sinh viên tự nhận thường vừa online các trang mạng xã hội vừa học bài.
Điều này cho thấy, sự trùng lặp thời gian như trên, sinh viên sẽ phải chia bớt thời
gian cho việc online, tâm trí thường không tập trung hoàn toàn vào việc học.
Thêm vào đó, 47,3% sinh viên thường thức khuya(sau 23h30) để online. Điều
này về lâu dài, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên( gây nên các vấn đề về
mắt, tim mạch, …) và sự hiệu quả trong học tập. Khi lên lớp, sinh viên thường
ngủ gật, tiếp thu bài kém, khả năng tư duy yếu, thiếu sự hoạt bát, năng động dẫn
đến kết quả học tập không như thực lực.
2.2.2. Mụcđích sử dụng
Khi được hỏi về việc chọn ra ba trong số nhiều mục đích sử dụng internet
chủ yếu, 110 sinh viên đều chọn mục đích học tập tra cứu, giải trí, đọc tin tức.
Có thể thấy sinh viên dùng Internet là phương tiện phổ biến trong việc học tập
của mình. Tuy nhiên, đối với các website có mức độ từ‘thường xuyên” đến “rất
thường xuyên” truy cập nhất thì 90.1% người tham gia khảo sát chọn mạng xã
hội Facebook, hầu hết ở mức độ“rất thường xuyên” trong khi các website học tập
chỉ có 53.7% người chọn nhưng không hề có trường hợp nào “rất thường
xuyên”. Bên cạnh đó, tỉ lệ thường xuyên vừa online các trang mạng xã hội vừa
học chiếm 60%, và có đến 47.3% số sinh viên thức khuya sau 23h30’ để online.
Không những thế, các câu trả lời về “vấn đề mà bạn gặp phải trong việc sử dụng
Internet”, ngoài vấn đề về chất lượng dịch vụ thì hầu hết các câu trả lời đều là
17
việc “không kiểm soát được thời gian, gây ảnh hưởng đến việc học tập và hoạt
động ngoài trời”, “bị sao nhãng’’, “mất quá nhiều thời gian vào các mục giải trí,
trò chuyện vặt vãnh không chính đáng’’ hay “thường xuyên sử dụng không có
mục đích”. Những số liệu trên đã cho thấy tính hiệu quả chưa cao trong mục đích
sử dụng Internet của sinh viên. Mặc dù tra cứu học tập là một trong những mục
đích sử dụng Internet chủ yếu, song sinh viên lại có xu hướng bị sao nhãng vào
việc khác ngoài nội dung học tập trong khi online.
Xét về thời lượng online trung bình mỗi ngày cũng như mục đích sử dụng
Internet của 110 sinh vên được khảo sát, có thể nhận thấy rằng thời gian online
của sinh viên tương đối nhiều, có tới 27.3% sử dụng Internet trên 4 giờ mỗi
ngày. Tuy nhiên, mục đích và nội dung online lại không tương xứng với thời
gian đã bỏ ra. Mạng xã hội Facebook chiếm lượng truy cập thường xuyên hơn
các website học tập hay tra cứu thông tin, 60% vừa online trên mạng xã hội vừa
học. Hơn nữa, các vấn đề cá nhân của sinh viên khi được khảo sát trong việc sử
dụng Internet nhìn chung đều liên quan đến vấn đề không kiểm soát được mục
đích online, gây mất thời gian và xao nhãng học hành. Tuy những thống kê trên
không chiếm khoảngphần trăm tuyệt đối, nhưng những số liệu khảo sát về các
dấu hiệu cơ bản của việc sử dụng Internet kém hiệu quả được nêu trên đều
chiếm hơn 45% tổng số sinh viên được khảo sát, nói cách khác, gần một nửa số
sinh viên đang có xu hướng sử dụng Internet không hiệu quả.
2.3. Mức độ chi phối của Internet đối với công việc học tập của sinh
viên
Các lập luận trên cho thấy có tới gần một nửa số sinh viênbị chi phối khá
nhiều bởi mạng Internet. Ngày nay, khi mạng Internet trở nên ngày càng phổ
18
biến và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh viên thì việc thức
khuya để online đã trở thành một thói quen rất khó sửa của sinh viên. Nguyên
nhân dẫn đến hiện tượng này một phần là do xu hướng chung và lối sống đô thị
ồn ào nhộn nhịp làm sinh viên không thể tập trung học bài và phải lên mạng học
bài, làm bài vào đêm khuya.
Việc thức khuya có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Sinh viên thức
khuya thường cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau, không thể tập trung học tập
và luôn cảm thấy đầu óc căng thẳng. Thức khuya trong một thời gian dài sẽ dễ
gây giảm sút trí tuệ và sức đề kháng, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu
quả học tập của sinh viên. Bên cạnh việc học tập, sinh viên còn thức khuya
online nhằm mục đích giải trí như xem phim, lang thang trên các trang mạng xã
hội… Việc thức khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng và việc tiếp xúc với ánh
sáng trắng bóng đèn làm mắt phải điều tiết nhiều và làm sinh viên dễ gặp các căn
bệnh về mắt và gây mất ngủ về lâu dài.
Việc vừa học bài vừa online thường dẫn đến sự mất tập trung, dễ bị xao nhãng
và ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Điển hình là có nhiều bạn sinh viên đang học
bài vừa chat với bạn bè qua facebook và mải mê trò chuyên với bạn bè mà quên
cả thời gian.Không thể phủ nhận việc vừa học bài vừa online các trang mạng xã
hội cũng có những tác động tích cực vì mạng xã hội tạo cơ hội cho sinh viên có
thể cùngbàn luận, trao đổi về các vấn đề học tậpcũng như thảo luận làm bài
nhóm… nhưng nếu sinh viên sử dụng chúng không đúng cách thì lâu dần sẽ dẫn
đến học tập kém hiệu quả.
19
2.4. Sự tác động của môi trường sống lên hành vi truy cập mạng
Thực trạng trên đòi hỏi chúng ta phải đi tìm hiểu rõ nguyên nhân để làm
cơ sở cho giải pháp sau này. Ngoài nguyên nhân chủ quan như không kiểm soát
được thời lượng, mục đích sử dụng Internet của bản thân,… thì nguyên nhân
khách quan cũng đóng vai trò quan trọng đối với thực trạng đang được nói đến
như: Độ tuổi, giới tính, môi trường sống… Ở đây, tôi xin đề cập sâu tới sự tác
động của môi trường sống, bởi hai lý do. Thứ nhất, đối tượng sinh viên mà
chúng tôi tiếp cận được hầu hết ở cùng độ tuổi(20 tuổi) và trường Đại học Nội
Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam là trường mang đặc tính xã hội nên tỉ lệ
nam nữ rất chênh lệch, nghiêng về nữ, vì vậy việc nghiên cứu trên hai khía cạnh
độ tuổi và giới tính hoàn toàn không phù hợp. Thứ hai, sinh viên trong đến từ
khắp các tỉnh thành trên cả nước, chứ không tập trung ở chỉ một khu vực nào cả,
nên việc tìm hiểu về yếu tố môi trường sống không mang tính khả thi.
Hiện nay các bạn trẻ nói chung và các bạn sinh viên trường Đại học Nội
Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam nói riêng đang có dấu hiệu nghiện Internet
do sự lạm dụng Internet. Và theo như khảo sát cho thấy: có sự khác biệt rõ rệt về
thời lượng truy cập mạng đối với hai nhóm đối tượng (Ở cùng bố mẹ và không ở
cùng với bố mẹ).56 sinh viên trong tổng số mẫu khảo sát sử dụng Internet trên
3h, trong đó chỉ có 15 sinh viên đang ở với bố mẹ, còn lại là ở kí túc xá, hoặc với
bạn bè, họ hàng. Điều đó có nghĩa là trong số 60% sinh viên(có dấu hiệu nghiện)
thì có tới 44% không sống với bố mẹ và 16% sinh viên còn lại thì sống với bố
mẹ. Số liệu trên cho ta biết được rằng khi sinh viên sống ở KTX hay ở trọ hay
sống với họ hàng (không sống chung với bố mẹ) thì hầu như bị Internet chi phối
nhiều hơn là những sinh viên sống với bố mẹ.
20
Có 44% trường hợp còn lại có dấu hiệu nghiện Internet thì không sống với
bố mẹ. Khi không sống chung với bố mẹ, sinh viên hầu như không chịu sự kiểm
soát từ gia đình. Trong trường hợp sinh viên online khuya thì bạn bè hoặc hàng
sống chung ít khi nhắc nhở hoặc nếu có cũng không mang tính nghiêm khắc vì
sự tôn trọng cá nhân. Các bạn được tự do muốn làm gì thì làm, không bị ai bắt
buộc làm gì hay bị ràng buộc bởi những công việc bếp núc nhà cửa, do đó hễ khi
có thời gian rảnh rỗi thì các bạn lại nghĩ đến online. Ngoài ra, hoạt động đi ra
ngoài chơi như du lịch, xem phim, mua sắm,… dù là hoạt động ưa thích của sinh
viên nhưng không thường xuyên vì vấn đề địa lívà tài chính, các bạn sinh viên
ngoài tiền sinh hoạt phí hằng tháng bố mẹ gửi ra thì chưa thể kiếm được tiền, cho
nên rất nhiều sinh viên chọn Internet như là một hình thức giải trí thường nhật để
có thể vừa tiết kiệm tiền vừa có thể kết nối với thế giới bên ngoài bất cứ lúc nào.
Các dấu hiệu nghiện Internet dần dần hình thành từ những nguyên nhân trên.
2.5. Sự tự nhận thức của sinh viên về hành vi sử dụng Internet của
bản thân
Song song với việc tìm hiểu và đưa ra đánh giá tình hình sử dụng Internet
của sinh viên tôi cũng tiến hành khảo sát vấn đề sinh viên có nhận thức đúng
được thói quen sử dụng Internet của bản thân? Điều này góp phần quan trọng
trong việc tìm ra giải pháp cho thực trạng. Vì chúng tôi đã đưa ra giả thuyết rằng:
nếu sinh viên biết rõ được quá trình sử dụng Interknet của mình thì sẽ dễ dàng
hơn trong việc điều chỉnh hành vi. Qua khảo sát, tôi thu thập được kết quả như
sau:
Bảng 1 - Sự tự đánh giá về mức độ hiệu quả sử dụng Internet
21
Mức độ hiệu quả Kết quả
Số lượng Tỉ lệ ( % )
Rất hiệu quả 0 0
Hiệu quả 52 47.3
Ít hiệu quả 42 38.2
Không hiệu quả 10 9.1
Chưa từng nghĩ đến 6 5.5
Từ bảng trên, ta có 52 sinh viên( chiếm 47,3%) tự đánh giá bản thân sử
dụng Internet hiệu quả và 42 sinh viên ( chiếm 38,2%) sinh viên tự cho rằng
mình sử dụng Internet ít hiệu quả và không hiệu quả. Nhìn chung thì sinh viên đã
có sự tự đánh giá về mức độ hiệu quả việc sử dụng Internet tương đối chính xác.
Vì như những nghiên cứu ở các mục trước, ta biết được tỉ lệ sinh viên bị Internet
chi phối là ở mức xấp xỉ ½ tổng đơn vị mẫu. Một nửa số người được khảo sát
cho rằng dùng Internet hiệu quả và gần một nửa còn lại cho rằng họ sử dụng
Internet chưa được hiệu quả. Lý giải cho kết quả này,chúng tôi ghi nhận được
các chia sẻ từ sinh viên rằng có những khó khăn nhất định khiến họ sử dụng
chưa triệt để những lợi íchmà Internet mang lại.
Những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi sử dụng Internet như dễ bị sao
lãng, mất tập trung vào việc học, chưa biết nhiều về các trang web hay, đáng tin
cậy phục vụ cho mục đích học tập, thường bị chi phối bởi các trang mạng xã hội
các trang mạng giải trí hay các trang mạng xem phim, không muốn vào facebook
22
nhưng vì mọi hoạt động liên lạc (họp nhóm hay thông báo nghỉ học) đều ở trên
đó, không biết cách tra cứu tài liệu nhanh…
Internet tồn tại mặt lợi mặt hại, giúp sinh viên tra cứu thông tin học tập,
liên lạc, họp nhóm hoặc giải trí . Tuy nhiên, nếu không tập trung vào việc chính
và để cho trí tò mò lấn át thì sinh viên có thể tiêu tốn thời gian vào những thứ vô
bổ. Khó khăn lớn nhất mà tôi nhận thấy được đó là khi sử dụng Internet sinh
viên không xác định mục đích rõ ràng. Khoảng thời gian nghỉ trưa, sinh viên
không nghỉ ngơi mà lại lên các trang mạng xã hội với mục đích ban đầu chỉ là
xem thông báo hay xem tin nhắn(chỉ cần từ 5 tới 10 phút), nhưng sau đó lại mất
quá nhiều thời gian lang thang từ trang này kéo theo trang kia mà không có điểm
dừng.
Nhìn chung, sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng
Nam đã nhận ra được các vấn đề mà bản thân đang gặp phải trong việc sử dụng
Internet…Ngoài sách báo, Internet là một công cụ hỗ trợ tìm kiếm đắc lực cho
học tập cũng như các hoạt động khác của sinh viên, tuy nhiên, bản thân họ lại
chưa tìm ra cách giải quyết cho các vấn đề của mình. Vì thế việc đi tìm giải pháp
thiết thực cho thực trạng này là một trong hai nhiệm vụ chính của bài nghiên cứu
này.
2.6. Hiện tượng nghiện Internet
Internet đóng một phần quan trọng đối với đời sống con người, đặc biệt
trong giai đoạn phát triển nhanh chóng về mọi mặt của xã hội như hiện nay, từ
thông tin liên lạc, giáo dục, nghiên cứu khoa học, giải trí,… Chúng ta có thể dễ
dàng nhận thấy sức ảnh hưởng của nó đến hiệu quả công việc. Tuy nhiên, chính
vì điều đó cùng với sự thiếu kiểm trong việc sử dụng mạng đã làm nảy sinh một
23
vấn đề, một hệ lụy bên cạnh những mặt tích cực mà nó mang lại đó là nghiện
Internet.
Nghiện Internet không còn là một hiện tượng mới lạ trong xã hội, tuy
nhiên, đến nay vẫn chưa thể đưa ra được định nghĩa chính xác, thống nhất cũng
như có những tiêu chuẩn để đánh giá đúng các trường hợp người dùng có thật sự
vượt quá thời gian cần thiết sử dụng Internet, hay còn gọi là nghiện Internet hay
không. Ngoài ra, về mặt y học, thuật ngữ “nghiện Internet” vẫn còn là vấn đề gây
tranh cãi. Vì, liệu rằng “nghiện” có được dùng đúng với ý nghĩa của nó để chỉ
các bệnh lý liên quan đến các chất hóa học ảnh hưởng lên cơ thể.
Tuy nhiên, dựa vào các thông tin đã thu thập được về những mặt tiêu cực
của Internet, chúng tôi quyết định dùng thuật ngữ “nghiện Internet” trong bài
nghiên cứu này để thuận tiện cho việc truyền tải nội dung.
Nguyên nhân cơ bản khiến hình thành nghiện Internet được cho là do
người đó chọn Internet là cách để đáp ứng, khắc phục những thay đổi về tinh
thần, tâm lý như trầm cảm, căng thẳng, mệt mỏi, chán nản,….nhằm đem lại sự
hài lòng, thỏa mãn cho người nghiện.
2.6.1. Biểu hiện
Internet phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của người dùng, do đó mục đích
và thời gian sử dụng Internet là khác nhau đối với mỗi người. Không thể đưa ra
một con số cụ thể về thời gian cần thiết cho việc sử dụng nó. Việc đánh giá các
biểu hiện về nghiện Internet chỉ mang tính tương đối dựa trên các hành vi sử
dụng của người dùng. Sau đây là các biểu hiện ban đầu được cho là nghiện
Internet:
24
Thứ nhất, thường xuyên truy cập Internet mà không có mục đích cụ thể,
thời gian truy cập kéo dài hơn mức cần thiết mà bản thân không nhận thức được.
Thứ hai, luôn có suy nghĩ về các hoạt động Internet đã thực hiện hoặc dự
tính các hoạt động online tiếp theo.
Thứ ba, cảm thấy thích thú khi truy cập Internet, đồng thời, có cảm giác
khó chịu, bực tức khi không thể truy cập.
Thứ tư, nhucầu sử dụng Interenet tăng dần, thể hiện qua thời gian truy cập
internet ngày càng kéo dài; có ý muốn giảm/ chấm dứt sử dụng Internet nhưng
không thành.
Thứ năm, cảm giác khó chịu, căng thẳng, lo lắng khi không truy cập
Internet và cần phải truy cập lại ngay để chấm dứt tình trạng đó.
2.6.2.Táchại
Tác hại của nghiện Internet gây ảnh hưởng liên hệ về mặt thể chất lẫn tinh
thần của người dùng.Nó không thể hiện trực tiếp như các bệnh lý thông thường
mà có những ảnh hưởng tích tụ. Dưới đây là các tác hại đến cơ thể:
Cơ thể mệt mỏi, uể oải.
Đau nhức vai, lưng, cổ tay.
Khô mắt, cận thị.
Ngoài ra, tác hại của Internet cũng gây ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần,
tâm lý:
Thay đổi tâm trạng, có những hành vi mất kiểm soát, gây nguy hiểm.
25
Khuynh hướng cô lập, hạn chế giao lưu: có cảm giác căng thẳng, chán
nản, khó hòa nhập.
Qua đó cho chúng ta thấy việc sử dụng Internet là rất cần thiết và quan
trọng, không thể thiếu được trong nhu cầu cuộc sống của con người. Nhưng
chúng ta phải biết sử dụng nó như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất và đặc
biệt là giới trẻ sử dụng không dẫn tới mức nghiện Internet.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG INERNET CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẢI
QUẢNG NAM
Qua việc nghiên cứu về thực trạng sử dụng Internet của sinh viên trường
Đại học Nội Vụ Hà Nội tại miền Trung, ta thấy được việc sử dụng Internet một
cách hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên
vẫn chưa biết và chưa ý thức được làm như thế nào để sử dụng Internet một cách
hiệu quả mà không bị cám dỗ bởi sự đa dạng, hấp dẫn của Internet. Từ những tài
liệu thu thập được và từ các câu trả lời khảo sát mang tính đề xuất của sinh viên,
tôi xin đưa ra các giải pháp sau đây:
Thứ nhất, sinh viên cần xác định mục tiêu rõ ràng. Nhiều sinh viên khi
chưa biết mình muốn làm gì thường rất dễ đi chệch mục tiêu và kết thúc bằng
việc lang thang bừa bãi trên các trang web và lãng phí thời gian học tập của bản
thân mình. Việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp các bạn sinh viên tập trung
vào đúng việc mình cần làm và tránh khỏi bị xao lãng bởi những trang web lôi
cuốn, hấp dẫn trên mạng.
26
Thứ hai, sinh viên phải học cách quản lí tốt thời gian của mình thông qua
việc lập thời gian biểu hay lên kế hoạch cho một ngày/một tuần lịch làm việc của
mình. Việc lập kế hoạch phải vừa sức và có sự cân bằng giữa học tập và giải trí
để đảm bảo đầu óc luôn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng cho việc học tập có hiệu
quả. Nếu sinh viên chấp hành đúng những mục tiêu mình đã định ra trong kế
hoạch thì họ sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những cám dỗ và có thể hoàn thành nhiệm vụ
một cách dễ dàng hơn dựa trên các mục tiêu cụ thể đã đề ra, tránh tình trạng vỡ
kế hoạch và phải thức khuya để hoàn thành bài tập.
Thứ ba, sinh viên cần hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi,
điện thoại, máy tính bàn, laptop,… khi đang học vì chúng dễ gây mất tập trung
và ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Vì vậy, sinh viên chỉ nên vừa học vừa lên
mạng khi cần tìm thông tin trên mạng để làm bài tập, tránh sa vào tình trạng bị
xao lãng dẫn đến tình trạng lang thang trên các trang mạng xã hội.
Bên cạnh đó, sinh viên muốn sử dụng hiệu quả mạng Internet không thể
không trang bị cho mình kỹ năng sử dụng máy tính, tìm kiếm thông tin hiệu quả
để tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng cũng như mức độ tin cậy của những
thông tin và tài liệu tìm được thông qua mạng Internet. Để trang bị những kĩ
năng này, sinh viên có thể lên mạng tham khảo những cách quản lý thời gian
hiệu quả và áp dụng chúng vào việc quản lý thời gian hằng ngày của mình. Đồng
thời sinh viên cũng cần mạnh dạn trao đổi thông tin với giáo viên cũng như chia
sẻ những kinh nghiệm mình có được với bạn bè để tìm ra cách thích hợp nhất với
bản thân mình để sử dụng Internet có hiệu quả hơn trong công việc và học tập.
27
KẾT LUẬN
Về tình hình sử dụng Internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà
Nội phân hiệu tại Quảng Nam, tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet nằm ở mức xấp
xỉ 50%.Tuy nhiên, tôi đã phát hiện được các điểm đáng mừng. Thứ nhất, sinh
viên chỉ dừng ở việc có dấu hiệu nghiện một số hoạt động của Internet và không
thuộc nhóm nghiện trò chơi điện tử ( một thực trạng đáng báo động của giớ trẻ).
Thứ hai, sinh viên nhận thức khá rõ về tình hình sử dụng Internet của bản thân.
Điều này giúp họ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn giải pháp phù hợp cho bản
thân. Và qua bài tiểu luận này chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về tình hình thực trạng sử
dụng internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng
Nam nói riêng và sinh viên nói chung, qua đó cho người sử dụng internet biết
cách phát huy sử dụng nó một cáchcó hiệu quả và hạn chế những cái có hại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Lê Hòa An (2013). Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con
người - Một thách thức mới cho Tâm lý học hiện đại, Nxb Hà Nội.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2014). Sách Trắng về Công nghệ thông tin
và Truyền thông Việt Nam năm, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011). Quy hoạch phát triển nhân lực ngành
Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2011 – 2020, Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
28
4. Tiến sĩ Kimberly Young(1993). Đánh giá về hiện tượng nghiện Internet,
Nxb Đà Nẵng.
5. www.netaddiction.com
6. www.kenhsinhvien.net.vn
7. http://diendanlequydon.com/viewtopic.php?t=403
PHỤ LỤC
Phụ lục1: Phiếu điều tra mức độ sử dụng Internet của sinh viên Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam
Đánh dấu x vào ô phù hợp với bạn:
Câu hỏi 1-20
Mức độ thường xuyên
0 1 2 3 4 5
Bạn có thường online(lên mạng) lâu hơn dự
định?
Bạn có thường lơ là việc nhà vì online?
Bạn có thường thấy thích lướt Internet hơn
là việc gần gũi với người yêu?
Bạn có thường tạo lập một mối quan hệ
mới với những người khác đang online?
Mọi người quanh bạn có thường phàn nàn
29
về lượng thời gian bạn online không?
Việc học của bạn có thường bị ảnh hưởng
xấu đi do thời gian online của bạn?
Bạn có thường kiểm tra Email trước khi
làm những chuyện phải làm?
Tính hiệu quả và sự thể hiện trong học tập,
công việc của bạn có thường bị ảnh hưởng
xấu bởi thời lượng online?
Bạn có thường giấu giếm hoặc tỏ thái độ đề
phòng khi ai đó hỏi bạn đang online gì ?
Khi đang bực mình, bạn có thường cảm
thấy dễ chịu hơn khi nghĩ về việc lên
mạng?
Bạn có cảm thấy bản thân mong đợi khi
bạn sẽ lại online?
Bạn sợ ở mức nào khi nghĩ rằng cuộc sống
không có Internet thì thật nhàm chán, tẻ
nhạt và trống trải?
Bạn có thường la hét, bực dọc khi ai đó làm
phiền trong khi bạn đang online?
Bạn có thường mất ngủ vì online trễ?
Bạn có thấy bị choáng hết tâm trí khi
30
offline và thấy phấn khởi khi online?
Bạn có thường tự nhủ với chính mình
“Chỉvài phút nữa thôi” khi online?
Bạn có thường cố gắng cắt giảm thời gian
online và kết quả là thất bại?
Bạn có thường giấu đi thời lượng online
thực sự của bạn?
Bạn có thường chọn ở nhà online hơn là ra
ngoài đi chơi với bạn?
Bạn thường thất vọng, khó chịu, lo lắng khi
offline, và cảm giác đó biến mất khi bạn
online ?
Sau khi điền vào bảng, người đọc đánh giá mức độ nghiện Internet của mình
bằng cách cộng điểm mức độ thường xuyên của từng hàng lại, và kết luận dựa
theo phổ điểm sau:
Bình thường: 0-30 điểm
Trung bình: 31-49 điểm
Khá: 50-79 điểm
Nặng: 80-100 điểm
31
Phụ lục2: Bảng tóm tắt 110 câu trả lời của bài khảo sát “ Thực trạng sử
dụng Internet của sinh viên”
.
32
33

More Related Content

What's hot

Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịHan Nguyen
 
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYĐề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhNgọc Hưng
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)Viết Dũng Tiêu
 
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tếSự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tếSayuri Huỳnh
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namhainguyen01011993
 
Slide Bao Cao Thuc Tap
Slide Bao Cao Thuc TapSlide Bao Cao Thuc Tap
Slide Bao Cao Thuc Tapthanhhauuit
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewthewindcold
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựctú Tinhtế
 
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkThực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkYenPhuong16
 
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.comThùy Linh
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...phamhieu56
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svhuuson182
 

What's hot (20)

Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
 
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYĐề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAYĐề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
 
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại họcẢnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
 
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
 
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tếSự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Slide Bao Cao Thuc Tap
Slide Bao Cao Thuc TapSlide Bao Cao Thuc Tap
Slide Bao Cao Thuc Tap
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eview
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
 
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkThực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
 
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
 
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đLuận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
 

Similar to Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet của sinh viên

Nghiên cứu vấn đề học online của sinh viên Đại học Sài Gòn
Nghiên cứu vấn đề học online của sinh viên Đại học Sài GònNghiên cứu vấn đề học online của sinh viên Đại học Sài Gòn
Nghiên cứu vấn đề học online của sinh viên Đại học Sài GònYenPhuong16
 
nhóm 1 NHA NLS.docx
nhóm 1 NHA NLS.docxnhóm 1 NHA NLS.docx
nhóm 1 NHA NLS.docxNiinOce
 
Sáng kiến “Sử dụng phần mềm trực tuyến Azota trong kiểm tra đánh giá khi dạy ...
Sáng kiến “Sử dụng phần mềm trực tuyến Azota trong kiểm tra đánh giá khi dạy ...Sáng kiến “Sử dụng phần mềm trực tuyến Azota trong kiểm tra đánh giá khi dạy ...
Sáng kiến “Sử dụng phần mềm trực tuyến Azota trong kiểm tra đánh giá khi dạy ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu họcXây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu họcsunflower_micro
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng LAN, 9đ
Đề tài: Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng LAN, 9đĐề tài: Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng LAN, 9đ
Đề tài: Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng LAN, 9đViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bao cao thuc tap ck
Bao cao thuc tap ckBao cao thuc tap ck
Bao cao thuc tap ckice_eyes
 
Chude02 nhom04
Chude02 nhom04Chude02 nhom04
Chude02 nhom04Oanh Thúy
 
XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ CHẤM CÔNG LÀM VIỆC HÀNG THÁNG.pdf
XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ CHẤM CÔNG LÀM VIỆC HÀNG THÁNG.pdfXÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ CHẤM CÔNG LÀM VIỆC HÀNG THÁNG.pdf
XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ CHẤM CÔNG LÀM VIỆC HÀNG THÁNG.pdfNuioKila
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
BaoCaoThucTap_NguyenTruongNhatNam
BaoCaoThucTap_NguyenTruongNhatNamBaoCaoThucTap_NguyenTruongNhatNam
BaoCaoThucTap_NguyenTruongNhatNamNguyễn Nam
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet của sinh viên (20)

Nghiên cứu vấn đề học online của sinh viên Đại học Sài Gòn
Nghiên cứu vấn đề học online của sinh viên Đại học Sài GònNghiên cứu vấn đề học online của sinh viên Đại học Sài Gòn
Nghiên cứu vấn đề học online của sinh viên Đại học Sài Gòn
 
nhóm 1 NHA NLS.docx
nhóm 1 NHA NLS.docxnhóm 1 NHA NLS.docx
nhóm 1 NHA NLS.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng phần mềm trực tuyến Azota trong kiểm tra đánh giá khi dạy ...
Sáng kiến “Sử dụng phần mềm trực tuyến Azota trong kiểm tra đánh giá khi dạy ...Sáng kiến “Sử dụng phần mềm trực tuyến Azota trong kiểm tra đánh giá khi dạy ...
Sáng kiến “Sử dụng phần mềm trực tuyến Azota trong kiểm tra đánh giá khi dạy ...
 
Đề tài: Chương trình đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học qua web
Đề tài: Chương trình đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học qua webĐề tài: Chương trình đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học qua web
Đề tài: Chương trình đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học qua web
 
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu họcXây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng LAN, 9đ
Đề tài: Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng LAN, 9đĐề tài: Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng LAN, 9đ
Đề tài: Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng LAN, 9đ
 
Đề tài: Ứng dụng học từ vựng tiếng anh trên điện thoại, HAY, 9đ
Đề tài: Ứng dụng học từ vựng tiếng anh trên điện thoại, HAY, 9đĐề tài: Ứng dụng học từ vựng tiếng anh trên điện thoại, HAY, 9đ
Đề tài: Ứng dụng học từ vựng tiếng anh trên điện thoại, HAY, 9đ
 
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ điểm danh sinh viên trường ĐH Hải Phòng
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ điểm danh sinh viên trường ĐH Hải PhòngĐề tài: Hệ thống hỗ trợ điểm danh sinh viên trường ĐH Hải Phòng
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ điểm danh sinh viên trường ĐH Hải Phòng
 
Bao cao thuc tap ck
Bao cao thuc tap ckBao cao thuc tap ck
Bao cao thuc tap ck
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đLuận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
 
Chude02 nhom2
Chude02 nhom2Chude02 nhom2
Chude02 nhom2
 
Android
AndroidAndroid
Android
 
Chude02 nhom04
Chude02 nhom04Chude02 nhom04
Chude02 nhom04
 
XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ CHẤM CÔNG LÀM VIỆC HÀNG THÁNG.pdf
XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ CHẤM CÔNG LÀM VIỆC HÀNG THÁNG.pdfXÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ CHẤM CÔNG LÀM VIỆC HÀNG THÁNG.pdf
XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ CHẤM CÔNG LÀM VIỆC HÀNG THÁNG.pdf
 
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
 
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đĐề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
BaoCaoThucTap_NguyenTruongNhatNam
BaoCaoThucTap_NguyenTruongNhatNamBaoCaoThucTap_NguyenTruongNhatNam
BaoCaoThucTap_NguyenTruongNhatNam
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet của sinh viên

  • 1. 1 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Internet của sinh viên Trường Đại học Nội vụ phân hiệu tại Quảng Nam LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn khách quan.Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam kết của mình. Người cam kết
  • 2. 2 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường được sự quan tâm và giúp đỡ của Thầy(cô), trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam và dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Thanh Tuấn tôi đã tiến hành đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Internet của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam”.Đến đây tôi đã hoàn thành đề tài. Để hoàn thành đề tài này ngoài nổ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của nhiều cá nhân, tập thể đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập vừa qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên Th.s Nguyễn Thanh Tuấn là người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Để thực hiện đề tài này một cách hoàn chỉnh nhất, măc dù đã rất cố gắng, song trong những ngày đầu làm quen, tiếp cận và học hỏi để nghiên cứu khoa học sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm mà tôi chưa nhận thấy được. Chính vì điều đó tôi rất mong được sự chỉ đạo đóng góp ý kiến từ các thầy, cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 3. 3 MỤC LỤC LỜI CAM KẾT............................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN.............................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................... 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................7 2. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................8 3. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................8 4. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................8 5. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................. 9 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................. 9 7. Bố cục đề tài .................................................................................9 NỘI DUNG Chương1
  • 4. 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI MIỀN TRUNG 1.1. Khái niệm................................................................................... 10 1.1.1.Khái niệm Internet ....................................................................10 1.1.2.Khái niệm nghiện Internet ........................................................10 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................10 Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG INTERNET CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI QUẢNG NAM 2.1. Thực trạng sử dụng Internet của giới trẻ ở Việt Nam ............... 12 2.2. Tình hình truy cậpInternet của sinh viên trường Đại học NộiVụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam.............................................................. 15 2.2.1. Thời lượng, thời điểm truy cập Internet .................................. 15 2.2.1.1.Thời lượng online trung bình mỗi ngày .................................15 2.2.1.2. Thời điểm ...........................................................................16 2.2.2. Mục đích sử dụng................................................................... 17 2.3. Mức độ chi phối của Internet đối với công việc học tập của sinh viên…………………………………………………………………………18 2.4. Sự tác động của môi trường sống lên hành vi truy cập mạng ....... 19
  • 5. 5 2.5. Sự tự nhận thức của sinh viên về hành vi sử dụng Internet của bản thân ................................................................................................... 20 2.6. Hiện tượng nghiện Internet........................................................... 22 2.6.1. Biểu hiện................................................................................. 23 2.6.2.Tác hại .....................................................................................24 Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG INERNET CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẢI QUẢNG NAM KẾT LUẬN ................................................................................................ 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 28 PHỤ LỤC .................................................................................................. 29 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Xin đọc là TS Tiến sĩ Th.S Thạc sĩ KTX Kí túc xá THCS Trung học cơ sở
  • 6. 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, người ta chứng kiến những bước thay đổi mạnh mẽ chưa từng thấy của các phương tiện thông tin đại chúng, một trong những dịch vụ hàng đầu hiện nay là sự xuất hiện của Internet. Nó là một phương tiện không thể thiếu của nhân loại, một dịch vụ “nhanh, gọn, tiện ích”, không những thế, Internet đã và đang thâm nhập vào hầu như mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và mọi hoạt động sống của con người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống mạng Internet đã góp phần đưa Việt Nam tiến nhanh vào con đường hội nhập và giúp cho mọi người dân Việt trở thành những “Công dân quốc tế” bình đẳng trên mạng. Đối với sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam trong bối cảnh của nền kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay, với môi trường học tập, giải trí phong phú và đa dạng.Sự ra đời của của Internet đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần cũng như đời sống học tập của họ trong môi trường sống luôn năng động và bận rộn này. Do đó, nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam nói riêng và sinh viên toàn quốc nói chung đang có xu hướng ngày càng cao và không ngừng phát triển.
  • 7. 7 Sự ra đời của Internet đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần cũng như đời sống học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam trong môi trường sống luôn năng động và bận rộn hiện nay. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu này ngoài những mặt tích cực, Internet còn mang đến rất nhiều tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc sống của họ. Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Internet của sinh viên Trường Đại học Nội vụ phân hiệu tại Quảng Nam” với mong muốn tìm hiểu và có cái nhìn khách quan về việc sử dụng Internet của sinh viên. 2. Lịch sử nghiên cứu Liên quan đến vấn đề này, chúng ta tìm ra một số tác giả để nghiên cứu liên quan đến đề tài. Cụ thể là Th.S Dương Hiền Hạnh ( Đại học Bình Dương) “ Tìm hiểu nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên hiện nay” (2010). Đề tài này đã chỉ ra quá trình hình thành và phát triển, đưa ra các số, số liệu thống kê, qua đó cho thấy nhu cầu của việc sử dụng Internet trong học tập. Tiếp theo là đề tài của Trần Phương Thùy “ Hành vi sử dụng Internet của sinh viên Hà Nội” (2012). Đề tài này đã tìm hiểu rõ hơn về thái độ, nhu cầu sử sụng của sinh viên Hà Nội nhưng qua đó cũng có những hạn chế cơ bản là không thấy được tầm quan trọng của Internet, không áp dụng vào học tập. 3. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tình trạng sử sụng và nghiện Internet của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam
  • 8. 8 Tìm ra những điểm mạnh cần phát huy trong việc sử dụng Internet áp dụng vào học tập Đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng Internet một cách hiệu quả 4. Câu hỏi nghiên cứu Tại sao sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng nam có nhu cầu sử dụng Internet Tại sao cần phải đưa ra những biện pháp nâng cao việc sử dụng Internet một cách hiệu quả Làm thế nào để sinh viên biết tầm quan trọng của Internet và áp dụng nó có hiệu quả 5. Giả thuyết nghiên cứu Số lượng sinh viên sử dụng Internet nhiều mà không đem lại hiệu quả học tập cao Đưa ra những biện pháp nâng cao nhầm để hoàn thiện quy mô, cung cấp nhiều trí thức sử dụng Internet Đưa ra những ý kiến của sinh viên, đề xuất biện pháp khuyến khích tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên tới thư viên nhiều hơn. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung: nghiên cứu tư liệu, tài liệu có sẵn từ đa dạng các nguồn. Sử dụng bảng hỏi để điều tra khách quan các vấn đề đã đặt ra.
  • 9. 9 Phương pháp cụ thể: Tổng hợp, phân tích tài liệu đã được chọn lọc, điều tra bằng bảng hỏi và tiến hành thống kê, phân tích các dữ liệu thu thập được. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận thực tiễn về thực trạng sử dụng Internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam Chương 2. Thực trạng sử dụng Internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam và kết quả nghiên cứu thực tiễn Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam NỘI DUNG Chương1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI MIỀN TRUNG 1.1. Khái niệm 1.1.1.Kháiniệm Internet Internet là “một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng, gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuyển hóa ( giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đạihọc, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu” [7].
  • 10. 10 1.1.2.Kháiniệm nghiện Internet Theo TS. Kimberly Young, nghiện Internet được định nghĩa là “hành vi sử dụng Internet quá mức, đến mức độ khó có thể kiểm soát được. Nó ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, người thân, gia đình, bạn bè và môi trường làm việc của người nghiện mà trong đó, Internet trở thành mối ưu tiên hàng đầu. Nghiện internet cũng có thể được hiểu giống như nghiện ma túy, nghiện rượu, hay nghiện cờ bạc - những mối quan hệ chiếm ưu thế hơn trong các khía cạnh đời sống người dùng”[4,tr218]. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay, ở Việt Nam cũng có nhiều bài nghiên cứu, báo cáo liên quan tới thực trạng sử dụng Internet ở người dùng Internet.Trong báo cáo tổng kết về “Thực trạng sử dụng Internet trong giảng dạy, học tập của sinh viên” đã nêu rõ những đánh giá của sinh viên và giáo viên về tầm quan trọng và mức độ sử dụng Internet của sinh viên tại các trường đại học. Đa số các sinh viên đều có nhu cầu sử dụng Internet rất nhiều và đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Phần lớn là do chưa biết cách sử dụng Internet như một công cụ học tập hiệu quả và dành nhiều thời gian để giải trí thay vì học tập. Dựa trên việc đánh giá về những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng Internet trong dạy và học của sinh viên và giáo viên, tác giả đưa ra nguyện vọng và phương hướng cụ thể để cải tiến việc sử dụng Internet một cách hiệu quả cho cả giáo viên và sinh viên. Trong kết quả cuộc điều tra “Tìm hiểu ảnh hưởng của Internet đối với học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay trên 647 học sinh do Viện Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam tổ chức cho thấy nhiều điều bất ngờ. Phần trăm sử dụng Internet để gửi và nhận thư điện tử là 87,8%, tán gẫu là 80,7%. Số người sử dụng
  • 11. 11 internet để tìm những thông tin liên quan đến công việc chỉ chiếm 1,4%” [3,tr146]. Các bài viết, báo cáo trên đề cập chủ yếu về mục đích sử dụng Internet của người dùng Internet. Tuy nhiên, với đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng Internet, các nghiên cứu trên chỉ dừng ở việc nêu lên mục đích sử dụng Internet, chứ chưa nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về các khía cạnh khác như: Thời gian sử dụng Internet cũng như mức độ nghiện Internet của người dùng, hay làm rõ vấn đề như thế nào là sử dụng Internet hiệu quả. Vì vậy, đề tài này được tôi chọn thực hiện nhằm tìm hiểu sâu các vấn đề trên, làm cơ sở cho các nghiên cứu liên quan sau này. Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG INTERNET CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI QUẢNG NAM 2.1. Thực trạng sử dụng Internet của giới trẻ ở Việt Nam Theo số liệu năm 2012 của trung tâm Internet Việt Nam, ngày 19/11/1997 là dấu mốc đáng nhớ của Internet Việt Nam khi được chính thức kết nối với mạng toàn cầu. Một thực tế được công bố phát hành: “ Tính đến năm 2013, nước ta có hơn 33 triệu người dùng Internet, tăng từ 31 triệu năm 2012, chiếm 37 % tổng dân số. Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 7 châu Á và thứ 18 toàn cầu về sốngười dùng Internet” [1,tr205]. Trong một bài báo cáo: “Bộ Thông tin và Truyền thông đã ước tính để đạt mục tiêu khoảng ½ số dân Việt Nam sử dụng
  • 12. 12 Internet trong giai đoạn 2011 - 2015 cần có thêm 20 triệu người sử dụng Internet” [2,tr107]. Đó là những thực tế về Internet đang diễn ra ở Việt Nam.Tuy nhiên, dựa trên những kết quả được khảo sát, ta thấy người Việt dùng Internet mỗi ngày chủ yếu phục vụ cho mục đíchgiải trí. Mặt khác, Internet là một trong những phương tiện tiếp nhận thông tin phổ biến nhất ở Việt Nam, vượt qua báo, tạp chí và radio để trở thành phương tiện tiếp cận thông tin phổ biến đứng thứ 2, chỉ sau Tivi (theo kết quả nghiên cứu về thị trường Internet Việt Nam năm 2011). Những con số cũng như những dẫn chứng trên đã phần nào khái quát hóa, mang lại bức tranh toàn cảnh về thực trạng sử dụng Internet của người dân Việt Nam.Và người trẻ lại là những người thích trào lưu Internet nhất.Vậy thực trạng sử dụng Internet của thanh, thiếu niên Việt Nam như thế nào? Theo chungta.com, người trẻ dùng Internet một cách tự phát, thiếu định hướng. Đa số chúng ta tự tìm hiểu chẳng được ai hướng dẫn.Chúng ta thường quan tâm tới vai trò thiết yếu của Internet, tầm quan trọng của việc sử dụng Internet để hội nhập và phát triển.Tuy nhiên, khi được hỏi “Bạn học cách dùng Internet như thế nào?” có lẽ câu trả lời nhiều nhất vẫn là tự mày mò, bắt chước người khác. Chúng ta rất tin tưởng vào khả năng tự tìm tòi công nghệ thông tin của mình, luôn châm ngôn “cái gì không biết thì tra Google”. Ở lứa tuổi THCS, các em bắt đầu đua nhau tìm hiểu công nghệ mới nhưng trường lớp không có chương trình giảng dạy cho các em những thứ đó. Nước ta hầu như chưa có những kế hoạch đào tạo, định hướng sử dụng máy tính và Internet một cách cơ bản và rộng rãi cho học sinh sinh viên, chỉ trừ các ngành đào tạo chuyên sâu về mạng máy tính trong các trường đại học kĩ thuật.
  • 13. 13 Nhờ đa dạng phương tiện truy cập Internet từ chiếc máy tính bàn ở nhà, máy tính cá nhân, máy tính công ty, điện thoại thông minh… mà chỉ cần có kết nối mạng, việc sử dụng Internet trở nên thật dễ dàng.Việc sẵn có của Internet đã phần nào giúp cho thanh niên chủ động hơn, làm cho tần suất sử dụng Internet của họ ngày càng tăng cao. Chúng ta dễ bắt gặp hình ảnh những thanh niên ngồi thưởng thức ly cà phê nhưng mắt ko vẫn không rời khỏi màn hình điện thoại vì đoạn video đang xem dở hay chàng sinh viên đang lướt trang mạng xã hội trao đổi bài học với bạn của mình. Trong thời đại công nghệ đang phát triển như hiện nay, những hình ảnh đó đã trở nên rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Từ những năm 2010-2011, Facebook bắt đầu có mặt tại Việt Nam và chỉ sau 5 năm xuất hiện nó đã phủ sóng khắp mọi nơi trên đất nước ta.Nó luôn là trang mạng có số người sử dụng nhiều nhất. Sau đó là Zingme – một trang mạng xã hội nhưng có kèm các tiện ích khác như nghe nhạc, đọc báo, chia sẻ tin tức, video… cũng là sự lựa chọn khá phổ biến của giới trẻ hiện nay. Khi mới bắt đầu sử dụng mạng xã hội, thanh niên thường dùng vào mục đích giao lưu, kết bạn và trò chuyện sau đó là chia sẻ cảm xúc, cá tính và khẳng định bản thân. Không những thế, đối với sinh viên thì mạng xã hội còn một phương tiện hỗ trợ trong việc học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp… để những người có cùng sở thích, quan tâm có thể gặp gỡ và trao đổi với nhau từ đó tiến tới sinh hoạt offline và hình thành nhiều nhóm cộng đồng có tính chất tích cực để tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện; trao đổi tranh luận về những vấn đề khác nhau hay nâng cao nhận thức của mọi người như tuyên truyền về Biển – Đảo Việt Nam… Vào những ngày bình thường, thanh niên dành khá nhiều thời gian để truy cập Internet (khoảng từ 4h tới 5h mỗi ngày).Đối với sinh viên thì thời gian truy
  • 14. 14 cập Internet còn cao hơn nữa với tỉ lệ tăng dần từ nông thôn, ngoại ô đến trung tâm thành phố. Trong đó nhìn chung thì sinh viên và thanh niên đi làm thường sử dụng Internet nhiều nhất để cập nhật thông tin phục vụ cho học tập và công việc rồi mới đến giải trí trong đó nhóm học sinh thì thường ngược lại. Trong hội thảo “Nghiện Internet: Những thách thức mới của xã hội hiện đại”, Th.S Trần Minh Trí cho biết có hơn 75% sinh viên truy cập Internet hằng ngày và sinh viên càng về năm cuối thì mức độ truy cập càng nhiều. Tuy nhiên, mặc dù 99% sinh viên cho rằng Internet là cần thiết, họ cũng thừa nhận Internet có nhiều tác động tiêu cực đến đời sống của họ. Đáng chú ý nhất là theo kết quả nghiên cứu của ông thì sinh viên truy cập Internet càng nhiều thì kết quả học tập càng kém. Cụ thể là sinh viên sinh viên có học lực giỏi truy cập Internet bình quân 17,6 giờ/tuần trong khi đó sinh viên học yếu, kém có số giờ truy cập Internet bình quân đến 31,9 giờ/tuần.Đó là một số thực tế mà tôi đã tìm hiểu được về thực trạng sử dụng Internet của thanh niên Việt Nam hiện nay. Từ đó, có cái nhìn khách quan hơn trong việc đưa ra các giả thiết cho việc thực hiện khảo sát nghiên cứu. 2.2. Tình hình truy cậpInternet của sinh viên trường Đại học NộiVụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam 2.2.1. Thời lượng, thời điểm truy cập Internet Các câu hỏi liên quan về thời điểm, thời lượng, mục đích và các website thường xuyên truy cập đã được thiết kế trong bảng khảo sát của tôi nhằm làm cơ sở đánh giá về mức độ hiệu quả trong việc sử dụng Internet củasinh viên. Từ những thông tin thu thập được sau khi tiến hành khảo sát trên 110 sinh viên về cơ bản đã làm rõ vấn đề được đặt ra.
  • 15. 15 2.2.1.1.Thờilượng online trung bình mỗi ngày Có đến 56 sinh viên trong tổng số 110 sinh viên tham gia khảo sát có thời gian online trung bình mỗi ngày từ 3 giờ trở lên, chiếm 50,9% và hơn 50% trong số này có thời gian onlinevượt quá 4 giờ mỗi ngày. Trong khi đó, thời gian online trung bình dưới 1 giờ mỗi ngày chỉ chiếm 7,3%. Từ các số liệu trên có thể thấy việc sử dụng Internet rất phổ biến trong sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam. Tuy nhiên, thời lượng online từ tương đối nhiều đến nhiều như trên chỉ phản ánh sinh viên có nhu cầu cao trong việc sử dụng Internet nhưng chưa thể đưa ra kết luận nào về tính hiệu quả của nó. Vì vậy , bài nghiên cứu này cũng đi sâu tìm hiểu các yếu tố khác về thời điểm, mục đích, nội dung các wedsite hay truy cập để có được những đánh giá mang tính bao quát, khách quan và chính xác nhất có thể về mức độ sử dụng Internet hiệu quả. 2.2.1.2. Thờiđiểm Khi được khảo sát “Bạn thường online vào những thời điểm nào trong ngày?”, hầu hết sinh viên đều chọn khung giờ buổi tối(83.6%), cụ thể là từ 20h đến 23h; buổi khuya(39.1%) và buổi sáng(27%). Dựa trên kết quả khảo sát để lý giải cho điều này, tôi biết được rằng buổi tối là khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một ngày học tập mệt mỏi, sinh viên thường Online Facebook, nghe nhạc…để giải trí, nắm bắt tin tức mới, hoặc tự học. Tuy nhiên, tôi cũng đặt ra vấn đề là: Liệu việc online vào buổi tối như vậy có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và học tập của sinh viên không? Vì thế, cùng với việc khảo sát thời điểm online, tôi đã kèm theo câu hỏi về thời điểm học lý tưởng trong ngày. Thời điểm học lý tưởng là thời điểm được cho là
  • 16. 16 chúng ta dễ tiếp thu bài nhất, tư duy tốt nhất, việc học tại thời điểm này mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm thời gian cũng như tạo sự hứng thú khi học. Kết quả là khung giờ học lý tưởng của sinh viên là từ 20h-23h vào buổi tối và từ 8h-10h vào buổi sáng (chiếm khoảng 30% tổng câu trả lời). Ta nhận thấy, thời điểm online hoàn toàn trùng với thời điểm học lý tưởng. Hơn nữa, theo khảo sát, có tới 60% sinh viên tự nhận thường vừa online các trang mạng xã hội vừa học bài. Điều này cho thấy, sự trùng lặp thời gian như trên, sinh viên sẽ phải chia bớt thời gian cho việc online, tâm trí thường không tập trung hoàn toàn vào việc học. Thêm vào đó, 47,3% sinh viên thường thức khuya(sau 23h30) để online. Điều này về lâu dài, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên( gây nên các vấn đề về mắt, tim mạch, …) và sự hiệu quả trong học tập. Khi lên lớp, sinh viên thường ngủ gật, tiếp thu bài kém, khả năng tư duy yếu, thiếu sự hoạt bát, năng động dẫn đến kết quả học tập không như thực lực. 2.2.2. Mụcđích sử dụng Khi được hỏi về việc chọn ra ba trong số nhiều mục đích sử dụng internet chủ yếu, 110 sinh viên đều chọn mục đích học tập tra cứu, giải trí, đọc tin tức. Có thể thấy sinh viên dùng Internet là phương tiện phổ biến trong việc học tập của mình. Tuy nhiên, đối với các website có mức độ từ‘thường xuyên” đến “rất thường xuyên” truy cập nhất thì 90.1% người tham gia khảo sát chọn mạng xã hội Facebook, hầu hết ở mức độ“rất thường xuyên” trong khi các website học tập chỉ có 53.7% người chọn nhưng không hề có trường hợp nào “rất thường xuyên”. Bên cạnh đó, tỉ lệ thường xuyên vừa online các trang mạng xã hội vừa học chiếm 60%, và có đến 47.3% số sinh viên thức khuya sau 23h30’ để online. Không những thế, các câu trả lời về “vấn đề mà bạn gặp phải trong việc sử dụng Internet”, ngoài vấn đề về chất lượng dịch vụ thì hầu hết các câu trả lời đều là
  • 17. 17 việc “không kiểm soát được thời gian, gây ảnh hưởng đến việc học tập và hoạt động ngoài trời”, “bị sao nhãng’’, “mất quá nhiều thời gian vào các mục giải trí, trò chuyện vặt vãnh không chính đáng’’ hay “thường xuyên sử dụng không có mục đích”. Những số liệu trên đã cho thấy tính hiệu quả chưa cao trong mục đích sử dụng Internet của sinh viên. Mặc dù tra cứu học tập là một trong những mục đích sử dụng Internet chủ yếu, song sinh viên lại có xu hướng bị sao nhãng vào việc khác ngoài nội dung học tập trong khi online. Xét về thời lượng online trung bình mỗi ngày cũng như mục đích sử dụng Internet của 110 sinh vên được khảo sát, có thể nhận thấy rằng thời gian online của sinh viên tương đối nhiều, có tới 27.3% sử dụng Internet trên 4 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, mục đích và nội dung online lại không tương xứng với thời gian đã bỏ ra. Mạng xã hội Facebook chiếm lượng truy cập thường xuyên hơn các website học tập hay tra cứu thông tin, 60% vừa online trên mạng xã hội vừa học. Hơn nữa, các vấn đề cá nhân của sinh viên khi được khảo sát trong việc sử dụng Internet nhìn chung đều liên quan đến vấn đề không kiểm soát được mục đích online, gây mất thời gian và xao nhãng học hành. Tuy những thống kê trên không chiếm khoảngphần trăm tuyệt đối, nhưng những số liệu khảo sát về các dấu hiệu cơ bản của việc sử dụng Internet kém hiệu quả được nêu trên đều chiếm hơn 45% tổng số sinh viên được khảo sát, nói cách khác, gần một nửa số sinh viên đang có xu hướng sử dụng Internet không hiệu quả. 2.3. Mức độ chi phối của Internet đối với công việc học tập của sinh viên Các lập luận trên cho thấy có tới gần một nửa số sinh viênbị chi phối khá nhiều bởi mạng Internet. Ngày nay, khi mạng Internet trở nên ngày càng phổ
  • 18. 18 biến và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh viên thì việc thức khuya để online đã trở thành một thói quen rất khó sửa của sinh viên. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này một phần là do xu hướng chung và lối sống đô thị ồn ào nhộn nhịp làm sinh viên không thể tập trung học bài và phải lên mạng học bài, làm bài vào đêm khuya. Việc thức khuya có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Sinh viên thức khuya thường cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau, không thể tập trung học tập và luôn cảm thấy đầu óc căng thẳng. Thức khuya trong một thời gian dài sẽ dễ gây giảm sút trí tuệ và sức đề kháng, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả học tập của sinh viên. Bên cạnh việc học tập, sinh viên còn thức khuya online nhằm mục đích giải trí như xem phim, lang thang trên các trang mạng xã hội… Việc thức khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng và việc tiếp xúc với ánh sáng trắng bóng đèn làm mắt phải điều tiết nhiều và làm sinh viên dễ gặp các căn bệnh về mắt và gây mất ngủ về lâu dài. Việc vừa học bài vừa online thường dẫn đến sự mất tập trung, dễ bị xao nhãng và ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Điển hình là có nhiều bạn sinh viên đang học bài vừa chat với bạn bè qua facebook và mải mê trò chuyên với bạn bè mà quên cả thời gian.Không thể phủ nhận việc vừa học bài vừa online các trang mạng xã hội cũng có những tác động tích cực vì mạng xã hội tạo cơ hội cho sinh viên có thể cùngbàn luận, trao đổi về các vấn đề học tậpcũng như thảo luận làm bài nhóm… nhưng nếu sinh viên sử dụng chúng không đúng cách thì lâu dần sẽ dẫn đến học tập kém hiệu quả.
  • 19. 19 2.4. Sự tác động của môi trường sống lên hành vi truy cập mạng Thực trạng trên đòi hỏi chúng ta phải đi tìm hiểu rõ nguyên nhân để làm cơ sở cho giải pháp sau này. Ngoài nguyên nhân chủ quan như không kiểm soát được thời lượng, mục đích sử dụng Internet của bản thân,… thì nguyên nhân khách quan cũng đóng vai trò quan trọng đối với thực trạng đang được nói đến như: Độ tuổi, giới tính, môi trường sống… Ở đây, tôi xin đề cập sâu tới sự tác động của môi trường sống, bởi hai lý do. Thứ nhất, đối tượng sinh viên mà chúng tôi tiếp cận được hầu hết ở cùng độ tuổi(20 tuổi) và trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam là trường mang đặc tính xã hội nên tỉ lệ nam nữ rất chênh lệch, nghiêng về nữ, vì vậy việc nghiên cứu trên hai khía cạnh độ tuổi và giới tính hoàn toàn không phù hợp. Thứ hai, sinh viên trong đến từ khắp các tỉnh thành trên cả nước, chứ không tập trung ở chỉ một khu vực nào cả, nên việc tìm hiểu về yếu tố môi trường sống không mang tính khả thi. Hiện nay các bạn trẻ nói chung và các bạn sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam nói riêng đang có dấu hiệu nghiện Internet do sự lạm dụng Internet. Và theo như khảo sát cho thấy: có sự khác biệt rõ rệt về thời lượng truy cập mạng đối với hai nhóm đối tượng (Ở cùng bố mẹ và không ở cùng với bố mẹ).56 sinh viên trong tổng số mẫu khảo sát sử dụng Internet trên 3h, trong đó chỉ có 15 sinh viên đang ở với bố mẹ, còn lại là ở kí túc xá, hoặc với bạn bè, họ hàng. Điều đó có nghĩa là trong số 60% sinh viên(có dấu hiệu nghiện) thì có tới 44% không sống với bố mẹ và 16% sinh viên còn lại thì sống với bố mẹ. Số liệu trên cho ta biết được rằng khi sinh viên sống ở KTX hay ở trọ hay sống với họ hàng (không sống chung với bố mẹ) thì hầu như bị Internet chi phối nhiều hơn là những sinh viên sống với bố mẹ.
  • 20. 20 Có 44% trường hợp còn lại có dấu hiệu nghiện Internet thì không sống với bố mẹ. Khi không sống chung với bố mẹ, sinh viên hầu như không chịu sự kiểm soát từ gia đình. Trong trường hợp sinh viên online khuya thì bạn bè hoặc hàng sống chung ít khi nhắc nhở hoặc nếu có cũng không mang tính nghiêm khắc vì sự tôn trọng cá nhân. Các bạn được tự do muốn làm gì thì làm, không bị ai bắt buộc làm gì hay bị ràng buộc bởi những công việc bếp núc nhà cửa, do đó hễ khi có thời gian rảnh rỗi thì các bạn lại nghĩ đến online. Ngoài ra, hoạt động đi ra ngoài chơi như du lịch, xem phim, mua sắm,… dù là hoạt động ưa thích của sinh viên nhưng không thường xuyên vì vấn đề địa lívà tài chính, các bạn sinh viên ngoài tiền sinh hoạt phí hằng tháng bố mẹ gửi ra thì chưa thể kiếm được tiền, cho nên rất nhiều sinh viên chọn Internet như là một hình thức giải trí thường nhật để có thể vừa tiết kiệm tiền vừa có thể kết nối với thế giới bên ngoài bất cứ lúc nào. Các dấu hiệu nghiện Internet dần dần hình thành từ những nguyên nhân trên. 2.5. Sự tự nhận thức của sinh viên về hành vi sử dụng Internet của bản thân Song song với việc tìm hiểu và đưa ra đánh giá tình hình sử dụng Internet của sinh viên tôi cũng tiến hành khảo sát vấn đề sinh viên có nhận thức đúng được thói quen sử dụng Internet của bản thân? Điều này góp phần quan trọng trong việc tìm ra giải pháp cho thực trạng. Vì chúng tôi đã đưa ra giả thuyết rằng: nếu sinh viên biết rõ được quá trình sử dụng Interknet của mình thì sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh hành vi. Qua khảo sát, tôi thu thập được kết quả như sau: Bảng 1 - Sự tự đánh giá về mức độ hiệu quả sử dụng Internet
  • 21. 21 Mức độ hiệu quả Kết quả Số lượng Tỉ lệ ( % ) Rất hiệu quả 0 0 Hiệu quả 52 47.3 Ít hiệu quả 42 38.2 Không hiệu quả 10 9.1 Chưa từng nghĩ đến 6 5.5 Từ bảng trên, ta có 52 sinh viên( chiếm 47,3%) tự đánh giá bản thân sử dụng Internet hiệu quả và 42 sinh viên ( chiếm 38,2%) sinh viên tự cho rằng mình sử dụng Internet ít hiệu quả và không hiệu quả. Nhìn chung thì sinh viên đã có sự tự đánh giá về mức độ hiệu quả việc sử dụng Internet tương đối chính xác. Vì như những nghiên cứu ở các mục trước, ta biết được tỉ lệ sinh viên bị Internet chi phối là ở mức xấp xỉ ½ tổng đơn vị mẫu. Một nửa số người được khảo sát cho rằng dùng Internet hiệu quả và gần một nửa còn lại cho rằng họ sử dụng Internet chưa được hiệu quả. Lý giải cho kết quả này,chúng tôi ghi nhận được các chia sẻ từ sinh viên rằng có những khó khăn nhất định khiến họ sử dụng chưa triệt để những lợi íchmà Internet mang lại. Những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi sử dụng Internet như dễ bị sao lãng, mất tập trung vào việc học, chưa biết nhiều về các trang web hay, đáng tin cậy phục vụ cho mục đích học tập, thường bị chi phối bởi các trang mạng xã hội các trang mạng giải trí hay các trang mạng xem phim, không muốn vào facebook
  • 22. 22 nhưng vì mọi hoạt động liên lạc (họp nhóm hay thông báo nghỉ học) đều ở trên đó, không biết cách tra cứu tài liệu nhanh… Internet tồn tại mặt lợi mặt hại, giúp sinh viên tra cứu thông tin học tập, liên lạc, họp nhóm hoặc giải trí . Tuy nhiên, nếu không tập trung vào việc chính và để cho trí tò mò lấn át thì sinh viên có thể tiêu tốn thời gian vào những thứ vô bổ. Khó khăn lớn nhất mà tôi nhận thấy được đó là khi sử dụng Internet sinh viên không xác định mục đích rõ ràng. Khoảng thời gian nghỉ trưa, sinh viên không nghỉ ngơi mà lại lên các trang mạng xã hội với mục đích ban đầu chỉ là xem thông báo hay xem tin nhắn(chỉ cần từ 5 tới 10 phút), nhưng sau đó lại mất quá nhiều thời gian lang thang từ trang này kéo theo trang kia mà không có điểm dừng. Nhìn chung, sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam đã nhận ra được các vấn đề mà bản thân đang gặp phải trong việc sử dụng Internet…Ngoài sách báo, Internet là một công cụ hỗ trợ tìm kiếm đắc lực cho học tập cũng như các hoạt động khác của sinh viên, tuy nhiên, bản thân họ lại chưa tìm ra cách giải quyết cho các vấn đề của mình. Vì thế việc đi tìm giải pháp thiết thực cho thực trạng này là một trong hai nhiệm vụ chính của bài nghiên cứu này. 2.6. Hiện tượng nghiện Internet Internet đóng một phần quan trọng đối với đời sống con người, đặc biệt trong giai đoạn phát triển nhanh chóng về mọi mặt của xã hội như hiện nay, từ thông tin liên lạc, giáo dục, nghiên cứu khoa học, giải trí,… Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sức ảnh hưởng của nó đến hiệu quả công việc. Tuy nhiên, chính vì điều đó cùng với sự thiếu kiểm trong việc sử dụng mạng đã làm nảy sinh một
  • 23. 23 vấn đề, một hệ lụy bên cạnh những mặt tích cực mà nó mang lại đó là nghiện Internet. Nghiện Internet không còn là một hiện tượng mới lạ trong xã hội, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thể đưa ra được định nghĩa chính xác, thống nhất cũng như có những tiêu chuẩn để đánh giá đúng các trường hợp người dùng có thật sự vượt quá thời gian cần thiết sử dụng Internet, hay còn gọi là nghiện Internet hay không. Ngoài ra, về mặt y học, thuật ngữ “nghiện Internet” vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Vì, liệu rằng “nghiện” có được dùng đúng với ý nghĩa của nó để chỉ các bệnh lý liên quan đến các chất hóa học ảnh hưởng lên cơ thể. Tuy nhiên, dựa vào các thông tin đã thu thập được về những mặt tiêu cực của Internet, chúng tôi quyết định dùng thuật ngữ “nghiện Internet” trong bài nghiên cứu này để thuận tiện cho việc truyền tải nội dung. Nguyên nhân cơ bản khiến hình thành nghiện Internet được cho là do người đó chọn Internet là cách để đáp ứng, khắc phục những thay đổi về tinh thần, tâm lý như trầm cảm, căng thẳng, mệt mỏi, chán nản,….nhằm đem lại sự hài lòng, thỏa mãn cho người nghiện. 2.6.1. Biểu hiện Internet phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của người dùng, do đó mục đích và thời gian sử dụng Internet là khác nhau đối với mỗi người. Không thể đưa ra một con số cụ thể về thời gian cần thiết cho việc sử dụng nó. Việc đánh giá các biểu hiện về nghiện Internet chỉ mang tính tương đối dựa trên các hành vi sử dụng của người dùng. Sau đây là các biểu hiện ban đầu được cho là nghiện Internet:
  • 24. 24 Thứ nhất, thường xuyên truy cập Internet mà không có mục đích cụ thể, thời gian truy cập kéo dài hơn mức cần thiết mà bản thân không nhận thức được. Thứ hai, luôn có suy nghĩ về các hoạt động Internet đã thực hiện hoặc dự tính các hoạt động online tiếp theo. Thứ ba, cảm thấy thích thú khi truy cập Internet, đồng thời, có cảm giác khó chịu, bực tức khi không thể truy cập. Thứ tư, nhucầu sử dụng Interenet tăng dần, thể hiện qua thời gian truy cập internet ngày càng kéo dài; có ý muốn giảm/ chấm dứt sử dụng Internet nhưng không thành. Thứ năm, cảm giác khó chịu, căng thẳng, lo lắng khi không truy cập Internet và cần phải truy cập lại ngay để chấm dứt tình trạng đó. 2.6.2.Táchại Tác hại của nghiện Internet gây ảnh hưởng liên hệ về mặt thể chất lẫn tinh thần của người dùng.Nó không thể hiện trực tiếp như các bệnh lý thông thường mà có những ảnh hưởng tích tụ. Dưới đây là các tác hại đến cơ thể: Cơ thể mệt mỏi, uể oải. Đau nhức vai, lưng, cổ tay. Khô mắt, cận thị. Ngoài ra, tác hại của Internet cũng gây ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần, tâm lý: Thay đổi tâm trạng, có những hành vi mất kiểm soát, gây nguy hiểm.
  • 25. 25 Khuynh hướng cô lập, hạn chế giao lưu: có cảm giác căng thẳng, chán nản, khó hòa nhập. Qua đó cho chúng ta thấy việc sử dụng Internet là rất cần thiết và quan trọng, không thể thiếu được trong nhu cầu cuộc sống của con người. Nhưng chúng ta phải biết sử dụng nó như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất và đặc biệt là giới trẻ sử dụng không dẫn tới mức nghiện Internet. Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG INERNET CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẢI QUẢNG NAM Qua việc nghiên cứu về thực trạng sử dụng Internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội tại miền Trung, ta thấy được việc sử dụng Internet một cách hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên vẫn chưa biết và chưa ý thức được làm như thế nào để sử dụng Internet một cách hiệu quả mà không bị cám dỗ bởi sự đa dạng, hấp dẫn của Internet. Từ những tài liệu thu thập được và từ các câu trả lời khảo sát mang tính đề xuất của sinh viên, tôi xin đưa ra các giải pháp sau đây: Thứ nhất, sinh viên cần xác định mục tiêu rõ ràng. Nhiều sinh viên khi chưa biết mình muốn làm gì thường rất dễ đi chệch mục tiêu và kết thúc bằng việc lang thang bừa bãi trên các trang web và lãng phí thời gian học tập của bản thân mình. Việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp các bạn sinh viên tập trung vào đúng việc mình cần làm và tránh khỏi bị xao lãng bởi những trang web lôi cuốn, hấp dẫn trên mạng.
  • 26. 26 Thứ hai, sinh viên phải học cách quản lí tốt thời gian của mình thông qua việc lập thời gian biểu hay lên kế hoạch cho một ngày/một tuần lịch làm việc của mình. Việc lập kế hoạch phải vừa sức và có sự cân bằng giữa học tập và giải trí để đảm bảo đầu óc luôn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng cho việc học tập có hiệu quả. Nếu sinh viên chấp hành đúng những mục tiêu mình đã định ra trong kế hoạch thì họ sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những cám dỗ và có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng hơn dựa trên các mục tiêu cụ thể đã đề ra, tránh tình trạng vỡ kế hoạch và phải thức khuya để hoàn thành bài tập. Thứ ba, sinh viên cần hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính bàn, laptop,… khi đang học vì chúng dễ gây mất tập trung và ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Vì vậy, sinh viên chỉ nên vừa học vừa lên mạng khi cần tìm thông tin trên mạng để làm bài tập, tránh sa vào tình trạng bị xao lãng dẫn đến tình trạng lang thang trên các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, sinh viên muốn sử dụng hiệu quả mạng Internet không thể không trang bị cho mình kỹ năng sử dụng máy tính, tìm kiếm thông tin hiệu quả để tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng cũng như mức độ tin cậy của những thông tin và tài liệu tìm được thông qua mạng Internet. Để trang bị những kĩ năng này, sinh viên có thể lên mạng tham khảo những cách quản lý thời gian hiệu quả và áp dụng chúng vào việc quản lý thời gian hằng ngày của mình. Đồng thời sinh viên cũng cần mạnh dạn trao đổi thông tin với giáo viên cũng như chia sẻ những kinh nghiệm mình có được với bạn bè để tìm ra cách thích hợp nhất với bản thân mình để sử dụng Internet có hiệu quả hơn trong công việc và học tập.
  • 27. 27 KẾT LUẬN Về tình hình sử dụng Internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam, tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet nằm ở mức xấp xỉ 50%.Tuy nhiên, tôi đã phát hiện được các điểm đáng mừng. Thứ nhất, sinh viên chỉ dừng ở việc có dấu hiệu nghiện một số hoạt động của Internet và không thuộc nhóm nghiện trò chơi điện tử ( một thực trạng đáng báo động của giớ trẻ). Thứ hai, sinh viên nhận thức khá rõ về tình hình sử dụng Internet của bản thân. Điều này giúp họ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn giải pháp phù hợp cho bản thân. Và qua bài tiểu luận này chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về tình hình thực trạng sử dụng internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam nói riêng và sinh viên nói chung, qua đó cho người sử dụng internet biết cách phát huy sử dụng nó một cáchcó hiệu quả và hạn chế những cái có hại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Lê Hòa An (2013). Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người - Một thách thức mới cho Tâm lý học hiện đại, Nxb Hà Nội. 2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2014). Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam năm, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011). Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2011 – 2020, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
  • 28. 28 4. Tiến sĩ Kimberly Young(1993). Đánh giá về hiện tượng nghiện Internet, Nxb Đà Nẵng. 5. www.netaddiction.com 6. www.kenhsinhvien.net.vn 7. http://diendanlequydon.com/viewtopic.php?t=403 PHỤ LỤC Phụ lục1: Phiếu điều tra mức độ sử dụng Internet của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam Đánh dấu x vào ô phù hợp với bạn: Câu hỏi 1-20 Mức độ thường xuyên 0 1 2 3 4 5 Bạn có thường online(lên mạng) lâu hơn dự định? Bạn có thường lơ là việc nhà vì online? Bạn có thường thấy thích lướt Internet hơn là việc gần gũi với người yêu? Bạn có thường tạo lập một mối quan hệ mới với những người khác đang online? Mọi người quanh bạn có thường phàn nàn
  • 29. 29 về lượng thời gian bạn online không? Việc học của bạn có thường bị ảnh hưởng xấu đi do thời gian online của bạn? Bạn có thường kiểm tra Email trước khi làm những chuyện phải làm? Tính hiệu quả và sự thể hiện trong học tập, công việc của bạn có thường bị ảnh hưởng xấu bởi thời lượng online? Bạn có thường giấu giếm hoặc tỏ thái độ đề phòng khi ai đó hỏi bạn đang online gì ? Khi đang bực mình, bạn có thường cảm thấy dễ chịu hơn khi nghĩ về việc lên mạng? Bạn có cảm thấy bản thân mong đợi khi bạn sẽ lại online? Bạn sợ ở mức nào khi nghĩ rằng cuộc sống không có Internet thì thật nhàm chán, tẻ nhạt và trống trải? Bạn có thường la hét, bực dọc khi ai đó làm phiền trong khi bạn đang online? Bạn có thường mất ngủ vì online trễ? Bạn có thấy bị choáng hết tâm trí khi
  • 30. 30 offline và thấy phấn khởi khi online? Bạn có thường tự nhủ với chính mình “Chỉvài phút nữa thôi” khi online? Bạn có thường cố gắng cắt giảm thời gian online và kết quả là thất bại? Bạn có thường giấu đi thời lượng online thực sự của bạn? Bạn có thường chọn ở nhà online hơn là ra ngoài đi chơi với bạn? Bạn thường thất vọng, khó chịu, lo lắng khi offline, và cảm giác đó biến mất khi bạn online ? Sau khi điền vào bảng, người đọc đánh giá mức độ nghiện Internet của mình bằng cách cộng điểm mức độ thường xuyên của từng hàng lại, và kết luận dựa theo phổ điểm sau: Bình thường: 0-30 điểm Trung bình: 31-49 điểm Khá: 50-79 điểm Nặng: 80-100 điểm
  • 31. 31 Phụ lục2: Bảng tóm tắt 110 câu trả lời của bài khảo sát “ Thực trạng sử dụng Internet của sinh viên” .
  • 32. 32
  • 33. 33