SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
BÀI TẬP LỚN
MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG HỌC TRỰC TUYẾN
NHÓM 1
Bắc Ninh - 1/2023
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
BÀI TẬP LỚN
MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI:HỆ THỐNG HỌC TRỰC TUYẾN
Giáo viên hướng dẫn: Vũ Duy Hiến
Danh sách nhóm:
1. Mã sinh viên: 25A4012633 Họ tên: Hoàng Văn Phúc (NT)
2. Mã sinh viên: 25A4012617 Họ tên: Nguyễn Hoàng Long
3. Mã sinh viên: 25A4012588 Họ tên: Trần Hoàng Đạt
4. Mã sinh viên: 25A4012636 Họ tên: Nguyễn Kiên Quyết
5. Mã sinh viên: 25A4012650 Họ tên: Phạm Thanh Tùng
Bắc Ninh - 1/2023
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
STT Họ và tên Nhiệm vụ Phần trăm đóng
góp
1 Hoàng Văn Phúc Nội dung word
chương 2
20%
2 Nguyễn Hoàng
Long
Nội dung word
chương 1
20%
3 Trần Hoàng Đạt Tổng hợp bản word 20%
4 Nguyễn Kiên Quyết Nội dung word
chương 3
20%
5 Phạm Thanh Tùng Làm slide 20%
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn Học viện Ngân hàng -phân viện Bắc Ninh đã đưa bộ
môn Năng lực số ứng dụng vào chương trình đào tạo cũng như các thầy cô giảng dạy, những
người đã hướng dẫn và chỉ bảo phương pháp học tập, nghiên cứu, các kĩ năng quan trọng giúp
chúng em hoàn thành bài tập lớn này một cách tốt nhất
Trong quá trình thực hiện bài tập lớn, nhóm 1 môn Năng lực số ứng dụng xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến giáo viên Vũ Duy Hiến, giảng viên môn Năng lực số ứng dụng đã
đồng hành cùng sinh viên chúng em trong học phần Năng lực số ứng dụng và tận tình hướng
dẫn chúng em hoàn thành bài tập lớn kết thúc học phần này. Bài tập lớn này không thể tránh
khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đánh giá và đóng góp của
thầy và các bạn để làm bài tập lớn của nhóm 1 có thể hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bài tập lớn này
là sản phẩm của cả nhóm chúng em. Toàn bộ nội dung của báo cáo đều được trình bày dựa
trên kiến thức cá nhân hoặc tích lũy, chọn lọc từ nhiều nguồn tài liệu có đính kèm chi tiết và
hợp lệ.
Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và hình thức kỷ luật theo quy định nếu phát
hiện bất kỳ sai phạm hoặc gian lận nào.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ THUYỂT CHUNG VỀ PHẦN MỀM HỌC TRỰC TUYẾN ...............1
Để hiểu rõ về phần mềm học trực tuyến, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái
niệm và lợi ích mà phần mềm này mang lại cho người dùng......................................1
1.1. Khái niệm phần mềm học trực tuyến .....................................................................1
1.2. Ý nghĩa của phần mềm học trực tuyến...................................................................1
1.3. Các phần mềm dạy học trực tuyến tốt nhất hiện nay ...........................................3
1.3.1. Coursera...........................................................................................................3
1.3.2. Udemy ..............................................................................................................5
1.3.3. Hubspot ............................................................................................................6
1.3.4. VNPT E-Learning.............................................................................................8
1.3.5. Unica..............................................................................................................10
1.3.6. Kyna ...............................................................................................................11
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA SINH
VIÊN.......................................................................................................................................14
2.1. Về nhận thức học tập trực tuyến...........................................................................14
2.2. Biểu hiện thái độ hứng thú học tập trực tuyến....................................................14
2.3. Nguyên nhân giảm sự hứng thú trong học tập trực tuyến .................................15
2.4. Về hậu quả của việc không gây hứng thú trong học tập trực tuyến..................17
2.5.Công nghệ cốt lõi của nền tảng học trực tuyến.....................................................17
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP TRỰC
TUYẾN CHO SINH VIÊN...................................................................................................21
3.1. Về phía nhà trường.................................................................................................21
3.2. Về phía giảng viên ..................................................................................................22
3.3. Về phía sinh viên.....................................................................................................23
3.4. Thực trạng của việc học trực tuyến hiện nay và sự phát triển của việc học trực
tuyến trong tương lai.....................................................................................................23
KẾT LUẬN............................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................26
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
Hình 1: Phần mềm dạy học trực tuyến là nền tảng tham gia học online và cung cấp tài liệu học
tập cho người học......................................................................................................................1
Hình 3:Giao diện website phần mềm học trực tuyến Coursera ................................................4
Hình 4: Giao diện website phần mềm học trực tuyến Udemy..................................................5
Hình 5: Giao diện website phần mềm học trực tuyến Hubspot................................................7
Hình 6: Giao diện website của phần mềm VNPT E-Learning .................................................9
Hình 7: Giao diện website của phần mềm học trực tuyến Unica ...........................................10
Hình 8: Giao diện website của phần mềm học trực tuyến Kyna ............................................12
Hình 9: Phần mềm học trực tuyến cho phép học sinh học ngay tại nhà mà không cần tới
lớp ...........................................................................................................................................14
Bảng 1. Thái độ của sinh viên khi tham gia học tập trực tuyến - (Nguồn: Tác giả thực
hiện) ........................................................................................................................................15
Bảng 2. Nguyên nhân khiến sinh viên không hứng thú học tập (Nguồn: Tác giả thực hiện) 16
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa
1 APQN Tổ chức Mạng lưới giáo dục châu Á -
Thái Bình Dương
2 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
4 SGDĐT Sở Giáo dục và Đào tạo
5 SPSS (Statistical Package for the Social
Sciences) là một chương trình máy tính
miễn phí phục vụ công tác phân tích
thống kê
6 PC Máy tính
MỞ ĐẦU
Đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống xã
hội, trong đó có hoạt động Giáo dục đào tạo. Theo thống kê của Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cho thấy: 188 quốc gia trên thế giới đã thực hiện đóng
cửa trường học các cấp từ ngày 4/5/2020, ảnh hưởng đến 91,3% học sinh, sinh viên. Tổng số
học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng là 1.576.021.818 người”. (Nguồn unicef.org)
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 16/9/2021 cho biết: “Sau 18 tháng
xảy ra đại dịch Covid-19. Trên toàn cầu, gần 27% quốc gia tiếp tục đóng cửa hoàn toàn hoặc
một phần trường học” (Nguồn dangcongsan.vn). Tại Việt Nam, để ứng phó với tình hình dịch
bệnh, các trường đại học đã tiến hành tổ chức đào tạo trên các nền tảng trực tuyến. Việc giảng
dạy trực tuyến giai đoạn đầu gặp không ít khó khăn, do chưa có cách thức tổ chức phù hợp,
sinh viên chưa thật sự quen với hình thực học tập này.
Theo khảo sát của Tổ chức Mạng lưới giáo dục châu Á - Thái Bình Dương (APQN): “Từ
tháng 3 đến tháng 5/2020, tỷ lệ sinh viên không hài lòng khi tham gia học tập theo hình thức
trực tuyến chiếm tỷ lệ rất cao đến 68%, cũng với kết quả khảo sát của tổ chức này vào tháng
7/2020, tỷ lệ không hài lòng giảm một nửa, chiếm khoảng 34%” (Nguồn tổ chức APQN
2020). Số liệu trên cho thấy, đào tạo trực tuyến có sự dịch chuyển theo chiều hướng tích cực,
các tổ chức giáo dục đã bắt đầu tập trung nguồn lực để có cải tiến cho chất lượng đào tạo tạo
trực tuyến đạt hiệu quả nhất định.
Theo xu thế đó, các trường đại học nỗ lực cải thiện như nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, các
hệ thống moodle của các trường được đầu tư tối đa, tập huấn cải tiến phương pháp giảng dạy,
các tài liệu thư viện điện tử được cập nhật liên tục, để có thể tác động đến ý thức học tập, tạo
điều kiện cho sinh viên trong quá trình tiếp cận các vấn đề, chủ động tìm tòi kiến thức, tăng
sự hứng thú say mê khám phá tri thức khoa học,... với mục tiêu đảm bảo chất lượng đào tạo
trực tuyến.
Tuy vậy, sự nỗ lực để đảm bảo chất lượng đào tạo trực tuyến không chỉ một phía từ nhà
trường, mà còn từ phía sinh viên. Sinh viên cần có sự hứng thú học tập, chủ động, tích cực tìm
tòi tri thức dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Chúng tôi tìm hiểu sự hứng thú học tập online
của sinh viên để biết hiện trạng đào tạo trực tuyến của các trường hiện nay, đồng thời đưa ra
một số giải pháp giúp sinh viên hứng thú hơn trong học tập trực tuyến.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, TP HCM thực hiện giãn cách xã hội
theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, học sinh không thể đến trường; với phương châm
“Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học” của Bộ GD&ĐT. Thực hiện chỉ
đạo của SGDĐT, nhà trường đã tiến hành phương án tổ chức cho học sinh học tập trực tuyến.
Học trực tuyến hay học online sẽ đảm bảo cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đạt
kết quả tốt cũng như bảo vệ được sức khỏe cho giáo viên và học sinh.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi trong việc linh hoạt, giảm chi phí học tập, thúc đẩy
cơ hội cho thầy trò được hội nhập với cuộc cách mạng công nghệ số,... thì cũng có những khó
khăn và bất cập gặp phải trong quá trình giảng dạy.
Đánh giá học tập theo các phương pháp truyền thống bao gồm kiểm tra/thi viết trên giấy,
trắc nghiệm, vấn đáp, làm dự án, làm bài tập nhóm và nhiều hình thức khác. Dạy học trực
tuyến đã mở rộng khả năng đánh giá hơn nữa bởi nó cung cấp cho giảng viên rất nhiều công
cụ có thể sử dụng để giúp sinh viên tương tác với tài liệu theo những cách mới và thú vị. Dưới
đây là một số giải pháp nhằm giúp giảng viên suy nghĩ sáng tạo hơn về phương pháp đánh giá
trong các khóa học trực tuyến (online courses), cùng với một số ví dụ cụ thể.
1
CHƯƠNG 1: LÝ THUYỂT CHUNG VỀ PHẦN MỀM HỌC TRỰC TUYẾN
Để hiểu rõ về phần mềm học trực tuyến, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm và
lợi ích mà phần mềm này mang lại cho người dùng.
1.1. Khái niệm phần mềm học trực tuyến
Phần mềm học trực tuyến là nền tảng cung cấp tài liệu học tập cho người học. Người
dùng có thể sử dụng phần mềm để học trực tuyến và sử dụng nhiều công cụ khác như quản lý
lớp học, xây dựng kho tài liệu, đăng ký khóa học, tham gia khóa học online, nhận các bài kiểm
tra…
Một số nền tảng học trực tuyến phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới có thể kể đến như
Coursera, VNPT E-learning, Khanacademy, Duolingo.com, hocmai.vn…
Hình 1: Phần mềm dạy học trực tuyến là nền tảng tham gia học online và cung cấp tài liệu
học tập cho người học
1.2. Ý nghĩa của phần mềm học trực tuyến
Phần mềm học online mang lại nhiều lợi ích cho người dùng như:
Rút ngắn khoảng cách về không gian: Phần mềm trực tuyến cho phép người dùng ở bất
cứ nơi đâu trên thế giới cũng có thể tham gia lớp học, miễn là có kết nối mạng. Vì thế, ngay
cả khi bạn ở bên Mỹ vẫn có thể tham gia lớp học ở Việt Nam bình thường.
Có thể dạy và học mọi lúc: Người dạy có thể tổ chức buổi dạy hoặc tải video dạy lên bất
cứ lúc nào. Và người học cũng có thể truy cập vào phần mềm và học vào khoảng thời gian bất
2
kỳ. Chỉ cần có một trong số các thiết bị thông minh như máy tính cá nhân, laptop, smartphone,
máy tính bảng…có kết nối internet.
Tiết kiệm chi phí: Tiết kiệm được chi phí xây dựng cơ sở vật chất, đi lại do có thể sử
dụng phần mềm để học trực tuyến. Ước tính người học có thể tiết kiệm được 60% chi phí.
Tiết kiệm thời gian và công sức: Cả người dạy và người học đều không mất nhiều thời
gian, công sức đi lại. Ước tính, sử dụng phần mềm học tập trực tuyến người dùng có thể tiết
kiệm được 20 – 40% thời gian so với hình thức học truyền thống.
Tối ưu nội dung đào tạo: Người dạy có thể xây dựng chương trình đào tạo trên phần
mềm học trực tuyến với nhiều cấp độ khác nhau để người học lựa chọn. Các nội dung này sẽ
được xây dựng một cách nhất quán và tối ưu. Đồng thời, người dạy cũng nắm được được ai
đang tham gia khóa học, thời gian kết thúc và đưa ra giải pháp cho người học.
Có tính linh hoạt cao: Người học được lựa chọn khóa học trên phần mềm trực tuyến theo
nhu cầu của bản thân và điều chỉnh tốc độ học theo trình độ của mình. Đồng thời, người học
có thể sử dụng thư viện trên phần mềm để tự nâng cao kiến thức. Người học tham gia dduocj
nhiều khóa học cùng một lúc và tự kiểm tra tình hình, tiến độ học của mình.
Bên cạnh việc giảng dạy, người dạy cũng có thể đưa thêm hình ảnh, video, âm thanh
vào bài giảng để bài học hấp dẫn, sinh động hơn.
Nếu như các công cụ dạy học trực tuyến chỉ hỗ trợ dạy học online trực tiếp, đòi hỏi cả
người dạy và người học tham gia cùng một lúc thì phần mềm dạy học lại khác. Bên cạnh dạy
học online trực tiếp, phần mềm dạy học trực tuyến còn hỗ trợ dạy học online gián tiếp. Người
dạy có thể tải bài giảng lên phần mềm trước và người học có thể truy cập, học bất cứ lúc nào.
3
Hình 2: Nhờ sử dụng phần mềm học trực tuyến mà người dạy và người học khắp nơi
trên thế giới có thể kết nối với nhau
Trong tình hình đại dịch Covid-19 đang bùng phát ở Việt Nam cũng như toàn thế giới
hiện nay, việc dạy học online càng trở nên phổ biến. Vì thế, phần mềm dạy học trực tuyến lại
càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Nhờ sử dụng các phần mềm này mà các buổi dạy
học online hoạt động hiệu quả, an toàn và có tỉnh bảo mật cao hơn.
1.3. Các phần mềm dạy học trực tuyến tốt nhất hiện nay
Hiện nay, các phần mềm học trực tuyến được sử dụng phổ biến là Coursera, Udemy,
Hubspot, VNPT E-Learning, Unica, Kyan.
1.3.1. Coursera
Coursera là phần mềm dạy học online được sáng lập bởi Daphne Koller và Andrew Ng.
Đây là hai giáo sư khoa học máy tính của Đại học Stanford. Phần mềm này đã hợp tác với hơn
200 trường đại học và các nhà giáo dục hàng đầu trên thế giới và cho ra đời hơn 4000 khóa
học. Đến nay, Coursera đã thu hút hơn 60 triệu người học từ khắp nơi trên thế giới.
Link website chính thức: https://www.coursera.org/
4
Nguồn gốc xuất xứ: Hoa Kỳ.
Chi phí: Có khóa học tính phí và không tính phí.
Đặc điểm của phần mềm: Là nền tảng học tập online hàng đầu cho giáo dục đại học.
Lĩnh vực dạy học: Nhiều lĩnh vực như khoa học dữ liệu, khoa học máy tính, kinh doanh,
công nghệ thông tin, ngôn ngữ, sức khỏe, phát triển cá nhân, khoa học vật lý và kỹ thuật, khoa
học xã hội, nghệ thuật và nhân văn, toán học và logic.
Hình 3:Giao diện website phần mềm học trực tuyến Coursera
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng.
- Nội dung chất lượng.
- Tính năng độc đáo.
Nhược điểm:
- Các khóa học có chi phí cao, trung bình khoảng 50$ trở lên.
- Nhiều khóa học cho dùng thử 1 tháng miễn phí rồi chuyển sang tính phí.
Tính năng nổi bật: Lựa chọn học tập.
5
1.3.2. Udemy
Udemy là phần mềm học trực tuyến cung cấp trên 100.000 khóa học. Trong đó, có cả
khóa học vui, tập trung vào việc tìm hiểu các sở thích và khóa học phát triển các kỹ năng
chuyên môn, thực tế giúp phát triển sự nghiệp.
Website: https://www.udemy.com/
Nguồn gốc xuất xứ: Hoa Kỳ.
Chi phí: Các khóa học có chi phí từ 25 – 200 $. Tuy nhiên, người dùng có thể mua với
giá chiết khấu hoặc miễn phí (nếu áp dụng mã giảm giá).
Đặc điểm của phần mềm: Ai cũng có thể xuất bản khóa học.
Lĩnh vực dạy học: Nhiều lĩnh vực đa dạng.
Hình 4: Giao diện website phần mềm học trực tuyến Udemy
Ưu điểm:
- Ai cũng có thể chia sẻ chuyên môn của mình, ngay cả khi không có chứng nhận đầy đủ
để hỗ trợ.
- Các khóa học rất đa dạng.
6
- Phần mềm hoạt động tốt, mượt mà, trực quan.
- Chất lượng video, âm thanh tốt.
- Nhịp độ tốt, có thể học theo nhịp độ riêng.
- Khóa học được chia thành các phần nhỏ giúp người học dễ tham gia hơn.
- Đảm bảo hoàn tiền trong 30 ngày.
- Người học có thể truy cập vào khóa học trọn đời.
Nhược điểm:
- Không có nhiều giảng viên và giáo sư đại học tên tuổi.
- Một số khóa học có chất lượng thấp, các thông tin trong đó thiếu chính xác.
- Nhiều khi giáo viên không tham gia tích cực trong các mục hỏi đáp.
- Không cập nhật lắm.
- Hệ thống đánh giá sai lệch.
Tính năng nổi bật:
- Bật phụ đề.
- Thay đổi tốc độ phát lại.
- Tiến nhanh hoặc lùi lại 5 giây.
- Xem bản ghi chép.
- Q&A (hỏi đáp)
1.3.3. Hubspot
Hubspot là phần mềm học online chuyên đào tạo Marketing, đặc biệt là Inbound
Marketing.
Website: https://www.hubspot.com/
Nguồn gốc xuất xứ: Hoa Kỳ
Chi phí: Có cả khóa học miễn phí và mất phí. Gói cơ bản từ 200 – 2.400 USD/tháng.
Đặc điểm của phần mềm: Đây là phần mềm chuyên về giảng dạy Inbound Marketing
dành cho các công ty, doanh nghiệp.
Lĩnh vực dạy học: Inbound Marketing.
7
Hình 5: Giao diện website phần mềm học trực tuyến Hubspot
Ưu điểm:
- Phù hợp với hầu hết các công ty, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Giá linh hoạt.
- Đội ngũ hỗ trợ miễn phí, tốt, có nhiều kiến thức chuyên môn và thân thiện.
- Các khóa học có video, tài liệu và cả transcript để người đọc không theo kịp có thể
xem.
Nhược điểm:
- Không phù hợp với các tập đoàn lớn.
- Chi phí tăng theo số lượng dữ liệu.
- Không thể gọi điện, xin hỗ trợ ngay. Người dùng phải làm theo quy trình, đăng ký hỗ
trợ theo từng bước trên website.
- Hơi khó cho người không thành thạo tiếng Anh.
Tính năng nổi bật:
- Lập lịch họp.
- Theo dõi Email.
8
- Tự động hóa Email bán hàng.
- Tiếp thị qua Email.
- Quảng cáo.
- Truyền thông xã hội.
- Quản lý khách hàng tiềm năng.
- Quản lý đường dẫn bán hàng.
- Trợ giúp.
- Mẫu Email bán hàng.
- Tạo chatbox.
- Tạo biểu mẫu trực tuyến.
- Trò chuyện trực tiếp.
- Phân tích tiếp thị.
- Tại trang đích.
1.3.4. VNPT E-Learning
VNPT E-Learning là phần mềm học trực tuyến của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam (VNPT) thiết kế cho các trường học và cơ sở giáo dục ở Việt Nam. Tuy chỉ mới ra đời
vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát nhưng phần mềm VNPT E-Learning đã được rất
nhiều người sử dụng và đánh giá cao.
Link website chính thức: https://lms.vnedu.vn/
Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam
Chi phí: Miễn phí
Đặc điểm của phần mềm: Đây là nền tảng giảng dạy và kho chứa tài liệu học tập cho
người học.
Lĩnh vực dạy học: Nhiều lĩnh vực
9
Hình 6: Giao diện website của phần mềm VNPT E-Learning
Ưu điểm:
- Bài giảng, kiến thức đa dạng.
- Tích hợp nhiều tính năng hiện đại như tin tức, sự kiện, hệ thống, kho tài liệu, khóa học,
báo cáo…
- Cung cấp những phần mềm chính danh.
- Có tính bảo mật cao.
- Hoàn toàn miễn phí.
- Nội dung giảng dạy bằng tiếng Việt.
Nhược điểm: Người dạy không biết được người học có học và làm bài tập hay không
mà chỉ có thể giao cho học sinh làm ngay rồi chuyển lại để chấm.
Tính năng nổi bật:
- Hỗ trợ tương tác giữa giáo viên và học sinh.
- Hỗ trợ nhiều loại học liệu đa dạng.
- Triển khai theo mô hình điện toán đám mây Saas.
- Sử dụng mô hình trắc nghiệm khách quan.
10
- Cấp phát/ xác minh chứng chỉ học bằng công nghệ Blockchain.
1.3.5. Unica
Unica là phần mềm học trực tuyến được ra đời từ năm 2016, thuộc quyền quản lý của
iNet Academy – học viện Internet Marketing. Phần mềm này hoạt động như một sàn thương
mại điện tử và cung cấp hơn 800 khóa học khác nhau.
Link website chính thức: https://unica.vn/
Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam
Chi phí: Tính phí, từ 200.000 VNĐ/khóa học
Đặc điểm của phần mềm: Là phần mềm đào tạo trực tuyến về các kiến thức chuyên
môn và kỹ năng. Thế mạnh của phần mềm dạy học này là về nghệ thuật như học yoga, học
đàn…
Lĩnh vực dạy học: Đa dạng lĩnh vực như ngoại ngữ; marketing; tin học văn phòng; thiết
kế, kinh doanh – khởi nghiệp.
Hình 7: Giao diện website của phần mềm học trực tuyến Unica
Ưu điểm:
11
- Chương trình học đa dạng, chuyên sâu và có tính thực tế cao.
- Có thế mạnh về đào tạo trực tuyến thông qua video.
- Chất lượng bài giảng tốt.
- Slide bài giảng trình bày đẹp mắt, font chữ dễ theo dõi.
- Nguồn tài liệu phong phú.
- Được học với các giảng viên uy tín, chuyên môn cao và giàu kinh nghiêm.
- Có thể tương tác với giảng viên thường xuyên.
- Chỉ cần thanh toán khóa học 1 lần nhưng được tham gia khóa học đó mãi mãi.
- Nội dung giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt.
- Hay có nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn.
- Hình thức thanh toán đơn giản.
- Có chính sách hoàn tiền trong vòng 7 ngày (tối đa 30% chương trình dạy) nếu không
hài lòng.
Nhược điểm:
- Không được tương tác trực tiếp với giảng viên trong quá trình học.
- Chất lượng khóa học không đồng đều.
- Mất phí, giá khóa học gốc (không khuyến mại) tương đối cao.
Tính năng nổi bật:
- Chọn khóa học yêu thích.
- Xem và học thử các khóa học.
- Đặt mua khóa học.
- Download để xem video offline.
- Học và thảo luận cùng giảng viên.
- Nhận thông báo mới nhất từ Unica.
1.3.6. Kyna
Kyan là phần mềm trực tuyến tiên phong trong lĩnh vực E-Learning ở Việt Nam, được
ra đời từ năm 2013. Đến nay, Kyan đã có hơn 6000 video bài giảng với hơn 200 chủ đề được
cập nhật và đổi mới liên tục.
Link website chính thức: https://kyna.vn/
12
Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam.
Chi phí: Có cả khóa học mất phí và không mất phí.
Đặc điểm của phần mềm: Là phần mềm đào tạo trực tuyến về các kỹ năng cơ bản thuộc
khoa học tự nhiên và đời sống xã hội. Thế mạnh của phần mềm dạy học này là về kinh doanh,
kỹ năng mềm, giáo dục cho trẻ em.
Lĩnh vực giảng dạy: Đa dạng lĩnh vực như kinh doanh, quản trị, marketing; kỹ năng
mềm; ngoại ngữ; luyện thi, săn học bổng; kỹ năng phát triển cá nhân; các khóa học quản lý và
phát triển nguồn nhân lực; các lĩnh vực về đời sống, gia đình, nuôi dạy trẻ; thiết kế, đồ họa.
Hình 8: Giao diện website của phần mềm học trực tuyến Kyna
Ưu điểm:
- Số lượng khóa học, bài giảng lớn và về nhiều lĩnh vực.
- Khóa học chất lượng với các video bài giảng được soạn thảo kỹ lưỡng, sinh động, tạo
thêm hứng thú cho người học; tài liệu đã được kiểm chứng.
13
- Đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, nhiều năm thâm niên trong nghề và được tuyển
chọn nghiêm ngặt.
- Bài giảng thường xuyên được cập nhật, đổi mới sao cho có tính ứng dụng cao.
- Thường xuyên có voucher/ coupon khuyến mãi.
- Được tư vấn trước khi đăng ký.
- Được hoàn tiền trong vòng 30 ngày kể từ ngày thanh toán nếu học sinh không hài lòng
với khóa học.
- Có thể tương tác với giảng viên.
- Cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành mỗi khóa học online nếu hoàn thành bài luận.
- Sắp xếp trang, mục rõ ràng, dễ sử dụng.
- Thanh toán đơn giản.
- Có thể học nhiều lần trong một khóa học.
Nhược điểm:
- Không được học trực tiếp với người dạy.
- Có nhiều khóa học mất phí và học phí gốc tương đối cao.
Tính năng nổi bật:
- Tìm kiếm, chọn, đăng ký và thanh toán khóa học.
- Quay, đăng video bài giảng.
- Quản lý khóa học và học viên tham gia.
14
Hình 9: Phần mềm học trực tuyến cho phép học sinh học ngay tại nhà mà không cần tới lớp
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA SINH
VIÊN
Tác giả tiến hành phỏng vấn một số đối tượng là sinh viên, giảng viên và tiến hành thu
thập thông tin của 328 đáp viên là sinh viên năm 1, 2, 3, 4 các ngành của Trường Đại học Văn
Lang để tìm hiểu về nhận thức, thái độ, biểu hiện hành vi học tập,.... Số liệu được tác giả xử
lý bằng SPSS để phân tích hiện trạng, mối tương quan giữa các đối tượng. Kết quả thu được
cụ thể như sau.
2.1. Về nhận thức học tập trực tuyến
Theo kết quả khảo sát về nhận thức học tập trực tuyến trong giai đoạn dịch bệnh, đa số
sinh viên cho biết, việc học trực tuyến là cần thiết chiếm tỉ lệ cao (89%). Bên cạnh đó, một tỷ
lệ nhỏ sinh viên cho rằng học trực tuyến không cần thiết và ít cần thiết chiếm 11%. Điều đó
cho thấy, dù có bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng hầu hết sinh đều mong muốn được học tập
theo đúng tiến độ để sau 3,5 - 4 năm có thể tốt nghiệp, ra trường.
2.2. Biểu hiện thái độ hứng thú học tập trực tuyến
15
Thái độ học tập đóng vai trò quan trọng. Thái độ tốt sẽ biểu hiện bằng những hành vi
tích cực, mang lại sự hứng thú trong học tập và ngược lại. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu thái
độ trong quá trình học tập, kết quả được thể hiện tại Bảng 1.
Bảng 1. Thái độ của sinh viên khi tham gia học tập trực tuyến - (Nguồn: Tác giả thực hiện)
Số liệu tại Bảng 1 cho thấy, sinh viên có nhiều thái độ khác nhau trong quá trình học tập:
Các thái độ tích cực như sự chủ động, sôi nổi, tập trung cao độ được sinh viên lựa chọn chiếm
tỷ lệ khá cao, từ 55% trở lên. Các thái độ tiêu cực như sự nhàm chán, căng thẳng, chiếm tỷ lệ
không nhỏ, từ 25 - 29%. Nếu thái độ học tập tiêu cực sẽ triệt tiêu sự hứng thú và khả năng tiếp
thu bài học sẽ không đạt được hiệu quả.
Bên cạnh đó, chúng tôi đặt câu hỏi cho sinh viên về sự hứng thú khi tham gia học trực
tuyến, kết quả như sau: 5,8% không hứng thú, 43,9% ít hứng thú, 45,7% hứng thú và 4,6% rất
hứng thú. Số liệu này cho thấy, mức ít hứng thú chiếm tỷ lệ khá cao, điều này ảnh hưởng ít
nhiều đến nhận thức và thái độ khi tham gia vào lớp học của sinh viên.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ sinh viên hứng thú học tập trực tuyến đạt mức trung bình khoảng
50,3% và ít hứng thú hoặc không hứng thú 49,7%. Như vậy, số lượng sinh viên không hứng
thú trong học tập chiếm ở mức cao.
2.3. Nguyên nhân giảm sự hứng thú trong học tập trực tuyến
16
Khi tiến hành tìm hiểu các nguyên nhân giảm sự hứng thú trong quá trình học tập trực
tuyến, kết quả thu về được thể hiện tại Bảng 2.
Bảng 2. Nguyên nhân khiến sinh viên không hứng thú học tập (Nguồn: Tác giả thực hiện)
Tỷ lệ cao nhất thuộc về thiết bị đường truyền, chiếm 71,6%. Như vậy, việc học trực
tuyến rất quan trọng ở thiết bị và kết nối đường truyền. Một sinh viên năm thứ 3 cho biết:
Giảng viên dạy rất hay, nhưng đường truyền không ổn, khiến chúng em bị tụt hứng khi tham
gia học tập, làm giảm bớt sự hứng thú.
Tuy vậy, sinh viên cũng xác định nguyên nhân trong thời gian này, cả nước cùng tham
gia học tập trực tuyến, nên việc bị ảnh hưởng về đường truyền do quá nhiều người cùng truy
cập là tất nhiên. Sinh viên có thể xem lại bài giảng của giảng viên trong phần record, hoặc bài
giảng được tải trên trang học trực tuyến (moodle của trường).
Ở các nguyên nhân tiếp theo, nội dung giảng dạy chiếm tỷ lệ cao 33,8%, phương pháp
giảng dạy 29% và vai trò của người giảng viên chiếm 11,6%. Các số liệu này cho thấy, giảng
viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy. Một sinh viên năm thứ 4 cho biết: Do
đang trong quá trình học tập chuyên ngành, vì vậy, những lý thuyết nền tảng cơ bản không
còn phù hợp với sinh viên nữa.
Theo đó, nên đưa những ví dụ thực tế về doanh nghiệp, tạo thêm nhiều tương tác trong
giờ học. Không nên mời những người có kinh nghiệm trong làm việc, nhưng lại không có kỹ
năng sư phạm để truyền đạt cho người khác hiểu về ngành học.
Bài tập phải thực hiện quá nhiều, nên việc học khá căng thẳng, vậy nên giảng viên cần
tạo một số trò chơi trên các công cụ để ôn lại kiến thức đã học, có khuyến khích cộng điểm
17
cho sinh viên, tuần nào cũng làm bài tập và chạy deadline (hạn nộp bài), sinh viên không thích
cách học nhàm chán như vậy.
Với yêu cầu này, mỗi giảng viên phải tự trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm
để thiết kế bài giảng cho phù hợp, đồng thời cần thay đổi cách thức truyền đạt để thu hút sinh
viên hơn, gây hứng thú cho sinh viên.
2.4. Về hậu quả của việc không gây hứng thú trong học tập trực tuyến
Học tập là quá trình trải nghiệm, với rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng mà
giảng viên truyền đạt cho sinh viên. Đó sẽ là hành trang để sinh viên học tập ở những năm tiếp
theo, có kinh nghiệm ứng xử với những vấn đề diễn ra trong đời sống và công việc sau này.
Nếu người học không tỏ ra hào hứng với hoạt động học tập của mình, sẽ khó đạt mục tiêu như
mong đợi. Tác giả đã tiến hành tìm hiểu về hậu quả của việc không gây hứng thú học tập trực
tuyến của sinh viên.
Việc không gây hứng thú sẽ ảnh hướng đến kết quả học tập của sinh viên được lựa chọn
nhiều nhất, với tỷ lệ 68,5%; tiếp đó ảnh hưởng đến tiếp cận tri thức và học đối phó, học cho
xong 66,7%, không đủ kiến thức để học tiếp chiếm 58,6%. Điều này càng thể hiện rõ qua ý
kiến: Khi đến lớp học là để tiếp cận tri thức, nhưng chính sự truyền đạt nhàm chán làm cho
các em không thật sự hứng thú, nguy cơ kết quả học tập yếu, ảnh hướng đến công việc sau
này là đương nhiên - một sinh viên năm thứ 4 cho biết.
Ngoài ra, có đến 38,8% sinh viên lựa chọn nghỉ học nếu không thật sự hứng thú trong
học tập. Một sinh viên năm thứ nhất cho biết: “nguy cơ bỏ học rất cao nếu bản thân không thật
sự hứng thú, mặc dù khi tìm hiểu thì đây là ngành học mà mình rất yêu thích”.
Qua dữ liệu thu thập được, tác giả nhận thấy, việc gây hứng thú cho người học theo hình
thức online là cần thiết. Trên thực tế, các trường cũng đã cố gắng đẩy mạnh và cải tiến chất
lượng đảm bảo đào tạo trực tuyến, song vẫn còn rất nhiều điều bất cập. Việc đẩy mạnh cải tiến
chất lượng chương trình, đội ngũ, tổ chức công tác đào tạo là cần thiết, góp phần tăng sự hứng
thú cho người học.
2.5.Công nghệ cốt lõi của nền tảng học trực tuyến
Việt Nam vẫn chưa có một nền tảng công nghệ thuần Việt, dành riêng cho việc dạy và
học trực tuyến. Cả người dạy lẫn người học hiện đang sử dụng các nền tảng nước ngoài, ít tính
năng và không hỗ trợ chuyên dụng cho việc giảng dạy trực tuyến.Công nghê cốt lõi của các
nền tảng này đó chính là face to face, âm thanh chất lượng tốt để giáo viên có thể quản lí đc
học sinh, cũng như học sinh cũng có thể theo giõi bài giảng của giáo viên 1 cách thuận tiện
nhất ví dụ như zoom, gg met....
18
Zoom Cloud Meeting hỗ trợ đa thiết bị
Có thể nói, Zoom Meeting là lựa chọn hàng đầu của nhiều người trên thế giới khi nói
đến video conferencing (Hội nghị truyền hình). Chính vì tính năng gọi điện, livestream gặp
mặt trực tuyến nên Zoom cũng được ứng dụng nhiều trong giảng dạy. Phần mềm hỗ trợ triển
khai các lớp học với số lượng học viên lên đến 100 mà vẫn đảm bảo đường truyền ổn định,
đặc biệt là miễn phí.
Hiện nay, phần mềm học trực tuyến Zoom còn cho phép người dùng dùng các tính năng
ở 2 phiên bản, đó là miễn phí và tính phí. Với phiên bản nâng cấp, bạn sẽ được sử dụng nhiều
tính năng hơn và có thể lập một tài khoản riêng để có thể trải nghiệm tối ưu các tính năng mà
Zoom Meeting cung cấp.
Những ưu điểm nổi bật của Zoom Cloud Meeting:
 Hỗ trợ lớp học lên đến 100 học viên nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng cuộc
hội thoại.
 Hỗ trợ nhiều hệ điều hành và tương thích với đa dạng thiết bị.
 Tính năng chia sẻ màn hình hữu ích.
 Khả năng hỗ trợ từ xa (Remote support).
 Bảo mật lớp học với chức năng thiết lập mật khẩu.
Tuy nhiên, Zoom meeting cũng có những hạn chế nhất định:
 Thời lượng học chỉ tối đa 40 phút với phiên bản miễn phí.
 Khi sử dụng trên nền tảng cũ, bộ đệm thường gặp nhiều vấn đề phát sinh.
Skype miễn phí, dễ sử dụng
Skype là một trong những ứng dụng thịnh hành được phát triển với mục đích chính là
trao đổi tin nhắn, gọi điện, chat video thông qua IP,… Do đó, nhiều trung tâm đào tạo hay
doanh nghiệp thường sử dụng bởi không chỉ những tính năng vượt trội, mà bởi vì Skype còn
miễn phí sử dụng. Năm 2003, phần mềm học trực tuyến Skype được ra mắt lần đầu tiên và
đến hiện tại thì ứng dụng đang dần phát triển bứt phá hơn.
Skype nhắn tin miễn phí, giao diện dễ nhìn
Skype cũng có những tính năng chính như: chatbox, chia sẻ màn hình, gọi video,… Ứng
dụng hỗ trợ đa nền tảng trên các thiết bị, từ Skype mobile đến Skype PC, Skype web. Đặc
biệt, ứng dụng không khó để tải và sử dụng, giao diện dễ nhìn và thân thiện với người dùng.
Ưu điểm nổi trội của Skype:
19
 Giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng, do đó các thao tác cũng dễ dàng
 Hỗ trợ đa nền tảng.
 Tích hợp những tính năng cơ bản như gửi hình ảnh, video khi gọi nhóm.
 Ứng dụng không tính phí.
 Các tính năng phụ tiện ích khác như: quản lý được lịch sử, cho phép sửa nội
dung đã gửi, tìm kiếm trong lịch sử chat, nhận và gửi file nhanh, hiệu quả.
Nhược điểm của ứng dụng Skype:
 Nhằm đảm bảo đường truyền, Skype chỉ cho phép tối đa 5 người tham gia vào
cuộc gọi.
 Không ghim được các thông báo quan trọng trên nhóm chat.
 Phần mềm Microsoft Teams
Phần mềm Microsoft Teams được đánh giá cao so với các phần mềm dạy học online hiện
nay bởi tính bảo mật và an ninh cao. Các trung tâm và trường học trực tuyến rất ưa chuộng
phần mềm này vì nó không chỉ cung cấp nhiều tính năng bổ trợ cho việc giảng dạy mà hơn
nữa, Microsoft Teams còn miễn phí.
Ngoài ra, người dùng có thể cung cấp các bài giảng qua video, Microsoft Teams cũng
được tích hợp như một công cụ làm việc và các bài giảng thường được đồng bộ hóa với Office
365 Microsoft Publisher để mang lại hiệu quả công việc tối đa.
Ưu điểm của Microsoft Teams:
 Tính bảo mật và an ninh cao.
 Sử dụng miễn phí trong 6 tháng: Microsoft Teams có 2 phiên bản miễn phí và
tính phí. Với người dùng đăng ký phiên bản trả phí lần đầu sẽ được Teams miễn phí trong
6 tháng để hỗ trợ cộng đồng.
 Tích hợp với các công cụ Office 365 của Microsoft nhằm sắp xếp công việc tối
ưu, tăng hiệu quả giáo dục, cải thiện làm việc nhóm.
 Hỗ trợ đa thiết bị và nền tảng: Teams có thể truy cập trực tiếp trên web, cài trên
máy tính (cả PC và MAC), tải trên di động.
 Nhiều tính năng liên quan đến việc học như tạo bài kiểm tra trên Quiz và chấm
điểm tự động.
Nhược điểm của Microsoft Teams:
 Ứng dụng không hỗ trợ tiếng Việt.
 Bị hạn chế cài đặt phân quyền.
20
Google Classroom giúp quản lý lớp học tốt hơn
Google Classroom là một ứng dụng kết hợp Google Docs, Google Drive và Gmail nhằm
hỗ trợ triển khai một lớp học hoàn chỉnh và tiện lợi. Phần mềm này luôn được người dùng
đánh giá là phần mềm học trực tuyến miễn phí đạt hiệu quả tối ưu.
Ưu điểm của Google Classroom:
 Giao diện dễ sử dụng, ứng dụng có hỗ trợ đa thiết bị.
 Ứng dụng không tính phí.
 Có thể sử dụng những tài liệu trực tuyến mà không cần đăng tải tài liệu offline
lên
 Chức năng bình luận hữu ích cho việc trao đổi thông tin.
Hạn chế của Google Classroom là:
 Phải đăng ký tên miền với tất cả thành viên tham gia vào lớp học.
 Giáo viên và học sinh cần cập nhật và làm mới thông báo do Google Classroom
không tự cập nhật được.
 Khó chỉnh sửa và chia sẻ.
Google meet với nhiều tính năng bổ ích
Google Meet là nền tảng meeting trực tuyến do Google phát triển, cạnh tranh với các
dịch vụ và ứng dụng gọi video trực tuyến như Zoom và Microsoft Teams. Vào năm 2020, khi
đại dịch Covid-19 bùng nổ, số lượng người dùng Google Meet trên thế giới đã tăng hơn 30
lần so với những năm trước.
Ưu điểm của Google Meet:
 Có cả phiên bản miễn phí và các phiên bản trả phí theo gói. Không cần phải trả
một số tiền cho mỗi tháng, bạn vẫn có thể sử dụng những tính năng cơ bản cần thiết, giúp
ích cho việc trao đổi và học tập với phiên bản miễn phí. Tuy nhiên, nếu sử dụng phiên bản
trả phí sẽ có những lợi ích vượt trội như: Cho phép hơn 100.000 người tham gia livestream
trên cùng một tên miền; Có thể ghi lại các cuộc họp và lưu vào Google Drive…
 Có các công cụ năng suất và tích hợp với những dịch vụ khác của Google:
 Giao diện trải nghiệm người dùng đơn giản, dễ sử dụng: Nhìn chung, Google
Meet có giao diện thân thiện với người dùng, không quá khó để có thể tìm hiểu và sử dụng
nó.
21
 Chất lượng Video và âm thanh ổn định, truyền tải rõ ràng.
Nhược điểm của Google Meet là gì?
 Các tính năng tương đối hạn chế khi so sánh với những đối thủ khác: So với các
ứng dụng khác như Zoom, Google Meet chưa có những tính năng cải thiện và mở rộng để
tăng khả năng tương tác và cộng tác từ xa tốt hơn. Chẳng hạn như ứng dụng không có
phòng breakout room như Zoom, ngoài ra Google Meet cũng không có tính năng chú thích
màn hình được chia sẻ,…
 Tin nhắn không lưu được trên khung chat.
Hệ thống MGE – phần mềm dạy học online với những tính năng ưu việt
Trung tâm bạn muốn xây dựng một hệ thống E-learning tích hợp đầy đủ tính năng của
những ứng dụng trên hoặc hơn thế nữa? Hệ thống MGE chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành
cho trung tâm bạn.
MGE là phần mềm học trực tuyến được điều chỉnh tối ưu theo từng nhu cầu của trung
tâm đào tạo. Hệ thống MGE được lập trình với công nghệ hiện đại nhất bởi đội ngũ thiết kế
có chuyên môn sâu và nhiều năm kinh nghiệm. Với hệ thống MGE, bạn có thể:
 Tạo các khoá học dễ dàng chỉ với vài thao tác kéo thả
 Thiết kế giao diện hệ thống theo nhu cầu của trung tâm nhằm tăng độ nhận diện
thương hiệu
 Cung cấp nhiều sản phẩm tài liệu học tập số
 Bảo mật 3 lớp không lo bị ăn cắp thông tin học viên cũng như tài liệu bài dạy
 Chống copy, tải lậu các bài giảng.
 Hệ thống liên kết với nhiều cổng thanh toán đa dạng.
 Đa dạng phương thức học từ livestream đến hệ thống bài giảng bằng video, văn
bản, hình ảnh được số hoá.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP TRỰC
TUYẾN CHO SINH VIÊN
3.1. Về phía nhà trường
22
Nhà trường cần đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, thiết bị đường truyền đảm bảo hệ
thống mạng tốt nhất cho người học, tránh truy cập vào các hệ thống moodle làm bài tập bị lỗi
hoặc nghẽn mạng.
Cần có chính sách đãi ngộ phù hợp cho các giảng viên giảng dạy thiết kế bài học trên hệ
thống moodle, vì giảng viên mất rất nhiều thời gian và công sức để vừa giảng, vừa hoàn thiện
bài giảng.Xây dựng cuộc thi bài giảng hay, ấn tượng để khích lệ giảng viên, tạo sự hấp dẫn,
phát huy phương pháp dạy học tối ưu, thi đua khích lệ lẫn nhau, ví dụ như: cuộc thi bài giảng
hay, bài giảng sống động, thi đua dạy tốt,…
Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dạy học trực tuyến, mời chuyên gia trao đổi
chia sẻ, tập huấn nâng cao sử dụng các phương tiện nền tảng trực tuyến đảm bảo sử dụng công
cụ thuần thục.
Tổ chức lớp học đảm bảo sĩ số vừa phải, 1 lớp học khoảng 50 - 70 sinh viên, vì giảng
viên cần tương tác, trao đổi. Số lượng sinh viên ít sẽ giúp giảng viên dễ quản lý và có sự chuẩn
bị tương tác tốt hơn.
Xây dựng đội hỗ trợ kỹ thuật thường trực để giúp giảng viên, sinh viên giải quyết tất cả
những vướng mắc kỹ thuật xảy ra trong quá trình học. Thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động
giảng dạy online, phát hiện sự cố để có sự can thiệp kịp thời.
3.2. Về phía giảng viên
Giảng viên có trách nhiệm thông báo và giới thiệu cách thức học tập và tiếp cận tri thức
theo mô hình lớp học đảo ngược (Flipped Classroom), hướng dẫn kế hoạch học tập rõ ràng,
mục tiêu học tập đầy đủ vào ngay buổi học đầu tiên, giúp sinh viên nắm vững những nhiệm
vụ học tập của mình. Cấu trúc nội dung giảng dạy online cần xác định mục tiêu rõ ràng, tổ
chức nhiều hoạt động, như: trò chơi, thảo luận nhóm, bài tập, tình huống, thay đổi phương
pháp giảng dạy theo hướng phát huy vai trò trung tâm của người học, chuyển từ vai trò là
người trình bày sang hỏi đáp, đặt các vấn đề để sinh viên thảo luận, tìm hiểu.
Giảng viên nên chuẩn bị sẵn bài giảng, các nội dung lý thuyết tải trên trang học trực
tuyến (moodle của nhà trường) cho sinh viên xem trước. Khi vào lớp học, giảng viên chỉ giải
thích và phân tích, cho ví dụ về các lý thuyết, thời gian trình bày khoảng 10 - 15 phút, sau đó
tổ chức các hoạt động để sinh viên thảo luận hoặc một số trò chơi cho sinh viên rút ra bài học.
Thay đổi cách thức đánh giá cho phù hợp với tình hình thực tế, có thể cho sinh viên làm
bài tiểu luận, hoặc bài viết tự luận có sử dụng tài liệu, hoặc tạo điều kiện cho sinh viên thuyết
trình đề tài.
23
Thái độ rất quan trọng trong giảng dạy trực tuyến, vì vậy, mỗi người giảng viên cần rèn
luyện thái độ tích cực trên tinh thần hỗ trợ người học, nhiệt tình, trách nhiệm giúp đỡ sinh viên
để các em hoàn thành tốt nhất việc học của mình.
3.3. Về phía sinh viên
Sinh viên cần không ngừng nâng cao nhận thức học tập trực tuyến bằng cách chủ động,
tích cực xem trước các nội dung học tập, hiểu rõ bản chất của lớp học đảo ngược để có kế
hoạch học tập phù hợp.
Phản hồi là yếu tố cần thiết trong học tập online, vì vậy, sinh viên luôn cần sẵn sàng hợp
tác, phát biểu trao đổi bài học với giảng viên, nâng cao ý thức trong học tập. Khi chưa hiểu
bài và cần sự giúp đỡ, sinh viên nên mạnh dạn trao đổi và nhờ sự hỗ trợ từ quý thầy cô, bạn
bè, hoặc từ các phòng, khoa, ban trong nhà trường.
Sinh viên cần tuân thủ theo các yêu cầu của giảng viên về bài tập, thảo luận, làm việc
nhóm. Bên cạnh đó, cần rèn luyện tư duy phản biện, sắp xếp thời gian hợp lý, khi vắng buổi
học, cần thể hiện trách nhiệm xin phép và xem lại các bài giảng trước đó, hoặc có thể xem lại
nội dung trên trang học trực tuyến.
3.4. Thực trạng của việc học trực tuyến hiện nay và sự phát triển của việc học trực tuyến
trong tương lai
- Thực trạng hiện nay
Cũng theo đội ngũ Tada: “Nguyên nhân cốt lõi khiến việc triển khai giáo dục trực tuyến
ở nước ta không đạt được hiệu quả như mong đợi là do Việt Nam vẫn chưa có một nền tảng
công nghệ thuần Việt, dành riêng cho việc dạy và học trực tuyến. Cả người dạy lẫn người học
hiện đang sử dụng các nền tảng nước ngoài, ít tính năng và không hỗ trợ chuyên dụng cho
việc giảng dạy trực tuyến.”
Từ những chia sẻ của Tada và thực tế hiện nay, có thể thấy để tiến hành giảng dạy trực
tuyến, một giáo viên phải sử dụng 4 - 5 ứng dụng cùng lúc. 1 ứng dụng để video call - tổ chức
lớp học, 1 ứng dụng để soạn thảo bài giảng, 1 ứng dụng để theo dõi, quản lý thông tin lớp học
và ứng dụng cuối cùng là để tương tác, trao đổi với người học. Việc phải sử dụng, chuyển đổi
liên tục giữa các ứng dụng khiến giáo viên mất nhiều công sức, dẫn đến cạn kiệt năng lượng
sau mỗi buổi dạy.
- Sự phát triển của việc học trực tuyến trong tương lai
Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ số về phát triển số như: người dùng Internet, điện thoại
thông minh, thương mại điện tử,… của Việt Nam đều nằm trong top 5 thế giới. Tuy nhiên,
24
việc dạy và học trực tuyến lại chưa được chú trọng, nguyên nhân chính là do nền giáo dục
Việt Nam vốn chuộng sự tương tác trực tiếp giữa người học và người giảng dạy.
Trong khi đó, tại Mỹ, 40% các chương trình đạo tạo tại các trường đại học và hơn 30%
các chương trình giảng dạy tại các trường phổ thông được thực hiện online. Tại nhiều quốc
gia khác, việc học trực tuyến cũng được ưa chuộng bởi tính tiện lợi và tiết kiệm chi phí.
Theo những so sánh về việc học trực tuyến và học offline, cùng một môn học hoặc cùng
một lĩnh vực, việc học trên môi trường trực tuyến giúp rút ngắn khoảng 40 - 60% thời gian
hoàn thành toàn bộ kiến thức và tiết kiệm từ 50 - 70% chi phí.
Theo các chuyên gia nhận định, trong tương lai, mô hình giáo dục trực tuyến sẽ tiếp tục
diễn ra. Tuy nhiên, hình thức dạy học trực tiếp cũng không thể xoá bỏ hoàn toàn. Mô hình kết
hợp cả online lẫn offline sẽ là tương lai của ngành giáo dục Việt Nam.
Việc học trực tuyến không chỉ đem lại lợi ích cho học sinh mà còn có nhiều điểm tích
cực đối với phụ huynh. Trong thời đại bận rộn như hiện nay, việc mỗi ngày chen chúc đưa
con đến các lớp học thêm, phụ đạo… trở thành áp lực và đôi lúc còn là khó khăn với nhiều
phụ huynh. Ba mẹ phải sắp xếp thời gian, phân chia công việc để đưa đón trẻ mỗi ngày. Tuy
nhiên với các lớp học trực tuyến, việc học tập của con trở nên đơn giản hơn nhiều.
Chuyển đổi số không chỉ là giải pháp tình thế trong mùa dịch, mà mục đích cuối cùng là
làm sao để đem lại hiệu quả tốt nhất cho người thụ hưởng lẫn người giảng dạy. Vấn đề khó
nhất của chuyển đổi số trong giáo dục là thay đổi được quan điểm về giáo dục. Học sinh phải
chủ động, tương tác với nguồn dữ liệu mở. Hệ thống giáo dục phải thay đổi chiến lược, xác
định mục tiêu đầu ra mong muốn của mình, và cuối cùng là sự đồng lòng của các bậc phụ
huynh.
KẾT LUẬN
Dạy học trực tuyến có thể khai thác sức mạnh của công nghệ để giúp sinh viên tương tác
với tài liệu khóa học theo những cách mới. Khi thiết kế các đánh giá, giảng viên có thể khai
thác đa dạng các công cụ và tài liệu trực tuyến để giúp sinh viên hình thành kiến thức và phát
triển các năng lực cần thiết đã được xác định tại mục tiêu học tập/chuẩn đầu ra của khóa học.
25
Ngoài ra, giảng viên có thể tận dụng các công cụ giao tiếp trực tuyến để giúp sinh viên kết nối
với nhau và kết nối với doanh nghiệp, cộng đồng. Đánh giá trong dạy học trực tuyến không
còn phải là những kỳ thi khô khan, căng thẳng mà sinh viên thường sợ hãi; mà thay vào đó,
nó có thể là cơ hội cho những sáng tạo và trải nghiệm thú vị dành cho họ.
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Conrad, D. & Openo, J. (2018). Strategies for Online Learning -
Engagement and Authenticity. AU Press, Athabasca University.
2. Walker, D. J. (2007). Principles of Good Online Assessment Design.
Assessment design for learner responsibility, 29-31, May 07.
3. https://ctl.wiley.com/creative-methods-of-assessment-in-online-
learning/
4. https://elearningindustry.com/qualitative-elearning-assessment-
methods-trackonline-learners-progress
5. https://sites.psu.edu/onlineassessment/gather-evidence/
6. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS. NXB Hồng Đức, Hà Nội.
7. Lưu Chí Danh, Nguyễn Thị Như Huyền, Đỗ Nguyễn Như Quỳnh, Võ Thị
Mỹ Diệu (2021). Các nhân tố tác động đến sự hứng thú trong học tập của sinh viên. Tạp
chí Công Thương, số 19 tháng 8/2021.
8. Nguyễn Hoài Nam, Cao Thị Quyên (2014). Nâng cao hứng thú học tập
cho Sinh viên Trường Cao đẳng nghề. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, 59, (8),142-150.
9. Nguyễn Quang Uẩn (2013). Giáo trình Tâm lý học đại cương. NXB Đại
học Sư phạm.
10. Phạm Ngọc Thủy (2008). Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học
hóa học ở trường phổ thông. Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm
TP. Hồ Chí Minh.
11. Lê Thị Minh Thanh (2016). Xây dựng mô hình “lớp học đảo ngược” ở
trường đại học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61 (3), 20-27.
12. Education: From disruption to recovery. Retrieved
form: https://en.unesco.org/covid19/educationresponse
13. Khánh Linh (2021). Hàng chục trẻ em vẫn phải nghỉ học vì đại dịch
covid. Truy cập tại: https://dangcongsan.vn/the-gioi/nhung-van-de-toan-cau/hang-
chuc-trieu-tre-em-van-phai-nghi-hoc-vi-dai-dich-covid-19-591279.html
14. Jianxin Zhang(2020). APQN Survey Research on the Covid 19 Impact in
Higher Education Institutions (HEls).
27
15. Esra Öztürk Çalık, İsmail Fırat Altay (2021). Analysis of English leson
broadcasts during emergency remote teaching from pedagogicial, instructional and
technical asprects. International Journal of Education, Technology and Science, 71-87.
16. https://giaoduc.net.vn/toi-uu-cong-nghe-giai-phap-cot-loi-cua-giao-duc-
truc-tuyen-hieu-qua-post222558.gd
17. http://galileo.edu.vn/tin-tuc/hoc-truc-tuyen-xu-the-hoc-tap-cua-tuong-
lai

More Related Content

Similar to nhóm 1 NHA NLS.docx

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chude01nhom10_NDTNC
Chude01nhom10_NDTNCChude01nhom10_NDTNC
Chude01nhom10_NDTNCthaihoc2202
 
Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho họ...
Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho họ...Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho họ...
Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Sáng kiến “Sử dụng phần mềm trực tuyến Azota trong kiểm tra đánh giá khi dạy ...
Sáng kiến “Sử dụng phần mềm trực tuyến Azota trong kiểm tra đánh giá khi dạy ...Sáng kiến “Sử dụng phần mềm trực tuyến Azota trong kiểm tra đánh giá khi dạy ...
Sáng kiến “Sử dụng phần mềm trực tuyến Azota trong kiểm tra đánh giá khi dạy ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chude01nhom10_NDTNC_PDF
Chude01nhom10_NDTNC_PDFChude01nhom10_NDTNC_PDF
Chude01nhom10_NDTNC_PDFthaihoc2202
 
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...Man_Ebook
 
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập...
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập...Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập...
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạmMột số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạmDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức LongĐồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Longthaihoc2202
 
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdfMột số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdfNuioKila
 
ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRANG WEB VÀO VIỆC DẠY HỌC VÀ ÔN LUYỆN TRỰC TUYẾN CHO HỌC SIN...
ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRANG WEB VÀO VIỆC DẠY HỌC VÀ ÔN LUYỆN TRỰC TUYẾN CHO HỌC SIN...ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRANG WEB VÀO VIỆC DẠY HỌC VÀ ÔN LUYỆN TRỰC TUYẾN CHO HỌC SIN...
ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRANG WEB VÀO VIỆC DẠY HỌC VÀ ÔN LUYỆN TRỰC TUYẾN CHO HỌC SIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo viettel trong giai...
Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo viettel trong giai...Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo viettel trong giai...
Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo viettel trong giai...jackjohn45
 
[123doc] quan-ly-hoat-dong-day-hoc-truc-tuyen-tai-trung-tam-dao-tao-viettel...
[123doc]   quan-ly-hoat-dong-day-hoc-truc-tuyen-tai-trung-tam-dao-tao-viettel...[123doc]   quan-ly-hoat-dong-day-hoc-truc-tuyen-tai-trung-tam-dao-tao-viettel...
[123doc] quan-ly-hoat-dong-day-hoc-truc-tuyen-tai-trung-tam-dao-tao-viettel...jackjohn45
 
Phần nội dung tự nghiên cứu
Phần nội dung tự nghiên cứuPhần nội dung tự nghiên cứu
Phần nội dung tự nghiên cứuShinji Huy
 

Similar to nhóm 1 NHA NLS.docx (20)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnhĐề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh
 
Chude01nhom10_NDTNC
Chude01nhom10_NDTNCChude01nhom10_NDTNC
Chude01nhom10_NDTNC
 
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCSLuận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
 
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcLuận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
 
Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho họ...
Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho họ...Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho họ...
Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng phần mềm trực tuyến Azota trong kiểm tra đánh giá khi dạy ...
Sáng kiến “Sử dụng phần mềm trực tuyến Azota trong kiểm tra đánh giá khi dạy ...Sáng kiến “Sử dụng phần mềm trực tuyến Azota trong kiểm tra đánh giá khi dạy ...
Sáng kiến “Sử dụng phần mềm trực tuyến Azota trong kiểm tra đánh giá khi dạy ...
 
Chude01nhom10_NDTNC_PDF
Chude01nhom10_NDTNC_PDFChude01nhom10_NDTNC_PDF
Chude01nhom10_NDTNC_PDF
 
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
 
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập...
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập...Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập...
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập...
 
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạmMột số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
 
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức LongĐồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
 
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdfMột số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
 
ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRANG WEB VÀO VIỆC DẠY HỌC VÀ ÔN LUYỆN TRỰC TUYẾN CHO HỌC SIN...
ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRANG WEB VÀO VIỆC DẠY HỌC VÀ ÔN LUYỆN TRỰC TUYẾN CHO HỌC SIN...ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRANG WEB VÀO VIỆC DẠY HỌC VÀ ÔN LUYỆN TRỰC TUYẾN CHO HỌC SIN...
ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRANG WEB VÀO VIỆC DẠY HỌC VÀ ÔN LUYỆN TRỰC TUYẾN CHO HỌC SIN...
 
Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo viettel trong giai...
Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo viettel trong giai...Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo viettel trong giai...
Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo viettel trong giai...
 
[123doc] quan-ly-hoat-dong-day-hoc-truc-tuyen-tai-trung-tam-dao-tao-viettel...
[123doc]   quan-ly-hoat-dong-day-hoc-truc-tuyen-tai-trung-tam-dao-tao-viettel...[123doc]   quan-ly-hoat-dong-day-hoc-truc-tuyen-tai-trung-tam-dao-tao-viettel...
[123doc] quan-ly-hoat-dong-day-hoc-truc-tuyen-tai-trung-tam-dao-tao-viettel...
 
Chude02 nhom12
Chude02 nhom12Chude02 nhom12
Chude02 nhom12
 
Phần nội dung tự nghiên cứu
Phần nội dung tự nghiên cứuPhần nội dung tự nghiên cứu
Phần nội dung tự nghiên cứu
 

nhóm 1 NHA NLS.docx

  • 1. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ BÀI TẬP LỚN MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG HỌC TRỰC TUYẾN NHÓM 1 Bắc Ninh - 1/2023
  • 2. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ BÀI TẬP LỚN MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI:HỆ THỐNG HỌC TRỰC TUYẾN Giáo viên hướng dẫn: Vũ Duy Hiến Danh sách nhóm: 1. Mã sinh viên: 25A4012633 Họ tên: Hoàng Văn Phúc (NT) 2. Mã sinh viên: 25A4012617 Họ tên: Nguyễn Hoàng Long 3. Mã sinh viên: 25A4012588 Họ tên: Trần Hoàng Đạt 4. Mã sinh viên: 25A4012636 Họ tên: Nguyễn Kiên Quyết 5. Mã sinh viên: 25A4012650 Họ tên: Phạm Thanh Tùng Bắc Ninh - 1/2023
  • 3. BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN STT Họ và tên Nhiệm vụ Phần trăm đóng góp 1 Hoàng Văn Phúc Nội dung word chương 2 20% 2 Nguyễn Hoàng Long Nội dung word chương 1 20% 3 Trần Hoàng Đạt Tổng hợp bản word 20% 4 Nguyễn Kiên Quyết Nội dung word chương 3 20% 5 Phạm Thanh Tùng Làm slide 20%
  • 4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn Học viện Ngân hàng -phân viện Bắc Ninh đã đưa bộ môn Năng lực số ứng dụng vào chương trình đào tạo cũng như các thầy cô giảng dạy, những người đã hướng dẫn và chỉ bảo phương pháp học tập, nghiên cứu, các kĩ năng quan trọng giúp chúng em hoàn thành bài tập lớn này một cách tốt nhất Trong quá trình thực hiện bài tập lớn, nhóm 1 môn Năng lực số ứng dụng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên Vũ Duy Hiến, giảng viên môn Năng lực số ứng dụng đã đồng hành cùng sinh viên chúng em trong học phần Năng lực số ứng dụng và tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành bài tập lớn kết thúc học phần này. Bài tập lớn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đánh giá và đóng góp của thầy và các bạn để làm bài tập lớn của nhóm 1 có thể hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn !
  • 5. LỜI CAM ĐOAN Chúng em xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bài tập lớn này là sản phẩm của cả nhóm chúng em. Toàn bộ nội dung của báo cáo đều được trình bày dựa trên kiến thức cá nhân hoặc tích lũy, chọn lọc từ nhiều nguồn tài liệu có đính kèm chi tiết và hợp lệ. Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và hình thức kỷ luật theo quy định nếu phát hiện bất kỳ sai phạm hoặc gian lận nào.
  • 6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ THUYỂT CHUNG VỀ PHẦN MỀM HỌC TRỰC TUYẾN ...............1 Để hiểu rõ về phần mềm học trực tuyến, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm và lợi ích mà phần mềm này mang lại cho người dùng......................................1 1.1. Khái niệm phần mềm học trực tuyến .....................................................................1 1.2. Ý nghĩa của phần mềm học trực tuyến...................................................................1 1.3. Các phần mềm dạy học trực tuyến tốt nhất hiện nay ...........................................3 1.3.1. Coursera...........................................................................................................3 1.3.2. Udemy ..............................................................................................................5 1.3.3. Hubspot ............................................................................................................6 1.3.4. VNPT E-Learning.............................................................................................8 1.3.5. Unica..............................................................................................................10 1.3.6. Kyna ...............................................................................................................11 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN.......................................................................................................................................14 2.1. Về nhận thức học tập trực tuyến...........................................................................14 2.2. Biểu hiện thái độ hứng thú học tập trực tuyến....................................................14 2.3. Nguyên nhân giảm sự hứng thú trong học tập trực tuyến .................................15 2.4. Về hậu quả của việc không gây hứng thú trong học tập trực tuyến..................17 2.5.Công nghệ cốt lõi của nền tảng học trực tuyến.....................................................17 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CHO SINH VIÊN...................................................................................................21 3.1. Về phía nhà trường.................................................................................................21 3.2. Về phía giảng viên ..................................................................................................22 3.3. Về phía sinh viên.....................................................................................................23 3.4. Thực trạng của việc học trực tuyến hiện nay và sự phát triển của việc học trực tuyến trong tương lai.....................................................................................................23 KẾT LUẬN............................................................................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................26
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ Hình 1: Phần mềm dạy học trực tuyến là nền tảng tham gia học online và cung cấp tài liệu học tập cho người học......................................................................................................................1 Hình 3:Giao diện website phần mềm học trực tuyến Coursera ................................................4 Hình 4: Giao diện website phần mềm học trực tuyến Udemy..................................................5 Hình 5: Giao diện website phần mềm học trực tuyến Hubspot................................................7 Hình 6: Giao diện website của phần mềm VNPT E-Learning .................................................9 Hình 7: Giao diện website của phần mềm học trực tuyến Unica ...........................................10 Hình 8: Giao diện website của phần mềm học trực tuyến Kyna ............................................12 Hình 9: Phần mềm học trực tuyến cho phép học sinh học ngay tại nhà mà không cần tới lớp ...........................................................................................................................................14 Bảng 1. Thái độ của sinh viên khi tham gia học tập trực tuyến - (Nguồn: Tác giả thực hiện) ........................................................................................................................................15 Bảng 2. Nguyên nhân khiến sinh viên không hứng thú học tập (Nguồn: Tác giả thực hiện) 16
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 APQN Tổ chức Mạng lưới giáo dục châu Á - Thái Bình Dương 2 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh 3 Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 4 SGDĐT Sở Giáo dục và Đào tạo 5 SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) là một chương trình máy tính miễn phí phục vụ công tác phân tích thống kê 6 PC Máy tính
  • 9. MỞ ĐẦU Đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống xã hội, trong đó có hoạt động Giáo dục đào tạo. Theo thống kê của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cho thấy: 188 quốc gia trên thế giới đã thực hiện đóng cửa trường học các cấp từ ngày 4/5/2020, ảnh hưởng đến 91,3% học sinh, sinh viên. Tổng số học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng là 1.576.021.818 người”. (Nguồn unicef.org) Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 16/9/2021 cho biết: “Sau 18 tháng xảy ra đại dịch Covid-19. Trên toàn cầu, gần 27% quốc gia tiếp tục đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần trường học” (Nguồn dangcongsan.vn). Tại Việt Nam, để ứng phó với tình hình dịch bệnh, các trường đại học đã tiến hành tổ chức đào tạo trên các nền tảng trực tuyến. Việc giảng dạy trực tuyến giai đoạn đầu gặp không ít khó khăn, do chưa có cách thức tổ chức phù hợp, sinh viên chưa thật sự quen với hình thực học tập này. Theo khảo sát của Tổ chức Mạng lưới giáo dục châu Á - Thái Bình Dương (APQN): “Từ tháng 3 đến tháng 5/2020, tỷ lệ sinh viên không hài lòng khi tham gia học tập theo hình thức trực tuyến chiếm tỷ lệ rất cao đến 68%, cũng với kết quả khảo sát của tổ chức này vào tháng 7/2020, tỷ lệ không hài lòng giảm một nửa, chiếm khoảng 34%” (Nguồn tổ chức APQN 2020). Số liệu trên cho thấy, đào tạo trực tuyến có sự dịch chuyển theo chiều hướng tích cực, các tổ chức giáo dục đã bắt đầu tập trung nguồn lực để có cải tiến cho chất lượng đào tạo tạo trực tuyến đạt hiệu quả nhất định. Theo xu thế đó, các trường đại học nỗ lực cải thiện như nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống moodle của các trường được đầu tư tối đa, tập huấn cải tiến phương pháp giảng dạy, các tài liệu thư viện điện tử được cập nhật liên tục, để có thể tác động đến ý thức học tập, tạo điều kiện cho sinh viên trong quá trình tiếp cận các vấn đề, chủ động tìm tòi kiến thức, tăng sự hứng thú say mê khám phá tri thức khoa học,... với mục tiêu đảm bảo chất lượng đào tạo trực tuyến. Tuy vậy, sự nỗ lực để đảm bảo chất lượng đào tạo trực tuyến không chỉ một phía từ nhà trường, mà còn từ phía sinh viên. Sinh viên cần có sự hứng thú học tập, chủ động, tích cực tìm tòi tri thức dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Chúng tôi tìm hiểu sự hứng thú học tập online của sinh viên để biết hiện trạng đào tạo trực tuyến của các trường hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp giúp sinh viên hứng thú hơn trong học tập trực tuyến. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, TP HCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, học sinh không thể đến trường; với phương châm
  • 10. “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học” của Bộ GD&ĐT. Thực hiện chỉ đạo của SGDĐT, nhà trường đã tiến hành phương án tổ chức cho học sinh học tập trực tuyến. Học trực tuyến hay học online sẽ đảm bảo cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đạt kết quả tốt cũng như bảo vệ được sức khỏe cho giáo viên và học sinh. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi trong việc linh hoạt, giảm chi phí học tập, thúc đẩy cơ hội cho thầy trò được hội nhập với cuộc cách mạng công nghệ số,... thì cũng có những khó khăn và bất cập gặp phải trong quá trình giảng dạy. Đánh giá học tập theo các phương pháp truyền thống bao gồm kiểm tra/thi viết trên giấy, trắc nghiệm, vấn đáp, làm dự án, làm bài tập nhóm và nhiều hình thức khác. Dạy học trực tuyến đã mở rộng khả năng đánh giá hơn nữa bởi nó cung cấp cho giảng viên rất nhiều công cụ có thể sử dụng để giúp sinh viên tương tác với tài liệu theo những cách mới và thú vị. Dưới đây là một số giải pháp nhằm giúp giảng viên suy nghĩ sáng tạo hơn về phương pháp đánh giá trong các khóa học trực tuyến (online courses), cùng với một số ví dụ cụ thể.
  • 11. 1 CHƯƠNG 1: LÝ THUYỂT CHUNG VỀ PHẦN MỀM HỌC TRỰC TUYẾN Để hiểu rõ về phần mềm học trực tuyến, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm và lợi ích mà phần mềm này mang lại cho người dùng. 1.1. Khái niệm phần mềm học trực tuyến Phần mềm học trực tuyến là nền tảng cung cấp tài liệu học tập cho người học. Người dùng có thể sử dụng phần mềm để học trực tuyến và sử dụng nhiều công cụ khác như quản lý lớp học, xây dựng kho tài liệu, đăng ký khóa học, tham gia khóa học online, nhận các bài kiểm tra… Một số nền tảng học trực tuyến phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới có thể kể đến như Coursera, VNPT E-learning, Khanacademy, Duolingo.com, hocmai.vn… Hình 1: Phần mềm dạy học trực tuyến là nền tảng tham gia học online và cung cấp tài liệu học tập cho người học 1.2. Ý nghĩa của phần mềm học trực tuyến Phần mềm học online mang lại nhiều lợi ích cho người dùng như: Rút ngắn khoảng cách về không gian: Phần mềm trực tuyến cho phép người dùng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng có thể tham gia lớp học, miễn là có kết nối mạng. Vì thế, ngay cả khi bạn ở bên Mỹ vẫn có thể tham gia lớp học ở Việt Nam bình thường. Có thể dạy và học mọi lúc: Người dạy có thể tổ chức buổi dạy hoặc tải video dạy lên bất cứ lúc nào. Và người học cũng có thể truy cập vào phần mềm và học vào khoảng thời gian bất
  • 12. 2 kỳ. Chỉ cần có một trong số các thiết bị thông minh như máy tính cá nhân, laptop, smartphone, máy tính bảng…có kết nối internet. Tiết kiệm chi phí: Tiết kiệm được chi phí xây dựng cơ sở vật chất, đi lại do có thể sử dụng phần mềm để học trực tuyến. Ước tính người học có thể tiết kiệm được 60% chi phí. Tiết kiệm thời gian và công sức: Cả người dạy và người học đều không mất nhiều thời gian, công sức đi lại. Ước tính, sử dụng phần mềm học tập trực tuyến người dùng có thể tiết kiệm được 20 – 40% thời gian so với hình thức học truyền thống. Tối ưu nội dung đào tạo: Người dạy có thể xây dựng chương trình đào tạo trên phần mềm học trực tuyến với nhiều cấp độ khác nhau để người học lựa chọn. Các nội dung này sẽ được xây dựng một cách nhất quán và tối ưu. Đồng thời, người dạy cũng nắm được được ai đang tham gia khóa học, thời gian kết thúc và đưa ra giải pháp cho người học. Có tính linh hoạt cao: Người học được lựa chọn khóa học trên phần mềm trực tuyến theo nhu cầu của bản thân và điều chỉnh tốc độ học theo trình độ của mình. Đồng thời, người học có thể sử dụng thư viện trên phần mềm để tự nâng cao kiến thức. Người học tham gia dduocj nhiều khóa học cùng một lúc và tự kiểm tra tình hình, tiến độ học của mình. Bên cạnh việc giảng dạy, người dạy cũng có thể đưa thêm hình ảnh, video, âm thanh vào bài giảng để bài học hấp dẫn, sinh động hơn. Nếu như các công cụ dạy học trực tuyến chỉ hỗ trợ dạy học online trực tiếp, đòi hỏi cả người dạy và người học tham gia cùng một lúc thì phần mềm dạy học lại khác. Bên cạnh dạy học online trực tiếp, phần mềm dạy học trực tuyến còn hỗ trợ dạy học online gián tiếp. Người dạy có thể tải bài giảng lên phần mềm trước và người học có thể truy cập, học bất cứ lúc nào.
  • 13. 3 Hình 2: Nhờ sử dụng phần mềm học trực tuyến mà người dạy và người học khắp nơi trên thế giới có thể kết nối với nhau Trong tình hình đại dịch Covid-19 đang bùng phát ở Việt Nam cũng như toàn thế giới hiện nay, việc dạy học online càng trở nên phổ biến. Vì thế, phần mềm dạy học trực tuyến lại càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Nhờ sử dụng các phần mềm này mà các buổi dạy học online hoạt động hiệu quả, an toàn và có tỉnh bảo mật cao hơn. 1.3. Các phần mềm dạy học trực tuyến tốt nhất hiện nay Hiện nay, các phần mềm học trực tuyến được sử dụng phổ biến là Coursera, Udemy, Hubspot, VNPT E-Learning, Unica, Kyan. 1.3.1. Coursera Coursera là phần mềm dạy học online được sáng lập bởi Daphne Koller và Andrew Ng. Đây là hai giáo sư khoa học máy tính của Đại học Stanford. Phần mềm này đã hợp tác với hơn 200 trường đại học và các nhà giáo dục hàng đầu trên thế giới và cho ra đời hơn 4000 khóa học. Đến nay, Coursera đã thu hút hơn 60 triệu người học từ khắp nơi trên thế giới. Link website chính thức: https://www.coursera.org/
  • 14. 4 Nguồn gốc xuất xứ: Hoa Kỳ. Chi phí: Có khóa học tính phí và không tính phí. Đặc điểm của phần mềm: Là nền tảng học tập online hàng đầu cho giáo dục đại học. Lĩnh vực dạy học: Nhiều lĩnh vực như khoa học dữ liệu, khoa học máy tính, kinh doanh, công nghệ thông tin, ngôn ngữ, sức khỏe, phát triển cá nhân, khoa học vật lý và kỹ thuật, khoa học xã hội, nghệ thuật và nhân văn, toán học và logic. Hình 3:Giao diện website phần mềm học trực tuyến Coursera Ưu điểm: - Dễ sử dụng. - Nội dung chất lượng. - Tính năng độc đáo. Nhược điểm: - Các khóa học có chi phí cao, trung bình khoảng 50$ trở lên. - Nhiều khóa học cho dùng thử 1 tháng miễn phí rồi chuyển sang tính phí. Tính năng nổi bật: Lựa chọn học tập.
  • 15. 5 1.3.2. Udemy Udemy là phần mềm học trực tuyến cung cấp trên 100.000 khóa học. Trong đó, có cả khóa học vui, tập trung vào việc tìm hiểu các sở thích và khóa học phát triển các kỹ năng chuyên môn, thực tế giúp phát triển sự nghiệp. Website: https://www.udemy.com/ Nguồn gốc xuất xứ: Hoa Kỳ. Chi phí: Các khóa học có chi phí từ 25 – 200 $. Tuy nhiên, người dùng có thể mua với giá chiết khấu hoặc miễn phí (nếu áp dụng mã giảm giá). Đặc điểm của phần mềm: Ai cũng có thể xuất bản khóa học. Lĩnh vực dạy học: Nhiều lĩnh vực đa dạng. Hình 4: Giao diện website phần mềm học trực tuyến Udemy Ưu điểm: - Ai cũng có thể chia sẻ chuyên môn của mình, ngay cả khi không có chứng nhận đầy đủ để hỗ trợ. - Các khóa học rất đa dạng.
  • 16. 6 - Phần mềm hoạt động tốt, mượt mà, trực quan. - Chất lượng video, âm thanh tốt. - Nhịp độ tốt, có thể học theo nhịp độ riêng. - Khóa học được chia thành các phần nhỏ giúp người học dễ tham gia hơn. - Đảm bảo hoàn tiền trong 30 ngày. - Người học có thể truy cập vào khóa học trọn đời. Nhược điểm: - Không có nhiều giảng viên và giáo sư đại học tên tuổi. - Một số khóa học có chất lượng thấp, các thông tin trong đó thiếu chính xác. - Nhiều khi giáo viên không tham gia tích cực trong các mục hỏi đáp. - Không cập nhật lắm. - Hệ thống đánh giá sai lệch. Tính năng nổi bật: - Bật phụ đề. - Thay đổi tốc độ phát lại. - Tiến nhanh hoặc lùi lại 5 giây. - Xem bản ghi chép. - Q&A (hỏi đáp) 1.3.3. Hubspot Hubspot là phần mềm học online chuyên đào tạo Marketing, đặc biệt là Inbound Marketing. Website: https://www.hubspot.com/ Nguồn gốc xuất xứ: Hoa Kỳ Chi phí: Có cả khóa học miễn phí và mất phí. Gói cơ bản từ 200 – 2.400 USD/tháng. Đặc điểm của phần mềm: Đây là phần mềm chuyên về giảng dạy Inbound Marketing dành cho các công ty, doanh nghiệp. Lĩnh vực dạy học: Inbound Marketing.
  • 17. 7 Hình 5: Giao diện website phần mềm học trực tuyến Hubspot Ưu điểm: - Phù hợp với hầu hết các công ty, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Giá linh hoạt. - Đội ngũ hỗ trợ miễn phí, tốt, có nhiều kiến thức chuyên môn và thân thiện. - Các khóa học có video, tài liệu và cả transcript để người đọc không theo kịp có thể xem. Nhược điểm: - Không phù hợp với các tập đoàn lớn. - Chi phí tăng theo số lượng dữ liệu. - Không thể gọi điện, xin hỗ trợ ngay. Người dùng phải làm theo quy trình, đăng ký hỗ trợ theo từng bước trên website. - Hơi khó cho người không thành thạo tiếng Anh. Tính năng nổi bật: - Lập lịch họp. - Theo dõi Email.
  • 18. 8 - Tự động hóa Email bán hàng. - Tiếp thị qua Email. - Quảng cáo. - Truyền thông xã hội. - Quản lý khách hàng tiềm năng. - Quản lý đường dẫn bán hàng. - Trợ giúp. - Mẫu Email bán hàng. - Tạo chatbox. - Tạo biểu mẫu trực tuyến. - Trò chuyện trực tiếp. - Phân tích tiếp thị. - Tại trang đích. 1.3.4. VNPT E-Learning VNPT E-Learning là phần mềm học trực tuyến của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thiết kế cho các trường học và cơ sở giáo dục ở Việt Nam. Tuy chỉ mới ra đời vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát nhưng phần mềm VNPT E-Learning đã được rất nhiều người sử dụng và đánh giá cao. Link website chính thức: https://lms.vnedu.vn/ Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam Chi phí: Miễn phí Đặc điểm của phần mềm: Đây là nền tảng giảng dạy và kho chứa tài liệu học tập cho người học. Lĩnh vực dạy học: Nhiều lĩnh vực
  • 19. 9 Hình 6: Giao diện website của phần mềm VNPT E-Learning Ưu điểm: - Bài giảng, kiến thức đa dạng. - Tích hợp nhiều tính năng hiện đại như tin tức, sự kiện, hệ thống, kho tài liệu, khóa học, báo cáo… - Cung cấp những phần mềm chính danh. - Có tính bảo mật cao. - Hoàn toàn miễn phí. - Nội dung giảng dạy bằng tiếng Việt. Nhược điểm: Người dạy không biết được người học có học và làm bài tập hay không mà chỉ có thể giao cho học sinh làm ngay rồi chuyển lại để chấm. Tính năng nổi bật: - Hỗ trợ tương tác giữa giáo viên và học sinh. - Hỗ trợ nhiều loại học liệu đa dạng. - Triển khai theo mô hình điện toán đám mây Saas. - Sử dụng mô hình trắc nghiệm khách quan.
  • 20. 10 - Cấp phát/ xác minh chứng chỉ học bằng công nghệ Blockchain. 1.3.5. Unica Unica là phần mềm học trực tuyến được ra đời từ năm 2016, thuộc quyền quản lý của iNet Academy – học viện Internet Marketing. Phần mềm này hoạt động như một sàn thương mại điện tử và cung cấp hơn 800 khóa học khác nhau. Link website chính thức: https://unica.vn/ Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam Chi phí: Tính phí, từ 200.000 VNĐ/khóa học Đặc điểm của phần mềm: Là phần mềm đào tạo trực tuyến về các kiến thức chuyên môn và kỹ năng. Thế mạnh của phần mềm dạy học này là về nghệ thuật như học yoga, học đàn… Lĩnh vực dạy học: Đa dạng lĩnh vực như ngoại ngữ; marketing; tin học văn phòng; thiết kế, kinh doanh – khởi nghiệp. Hình 7: Giao diện website của phần mềm học trực tuyến Unica Ưu điểm:
  • 21. 11 - Chương trình học đa dạng, chuyên sâu và có tính thực tế cao. - Có thế mạnh về đào tạo trực tuyến thông qua video. - Chất lượng bài giảng tốt. - Slide bài giảng trình bày đẹp mắt, font chữ dễ theo dõi. - Nguồn tài liệu phong phú. - Được học với các giảng viên uy tín, chuyên môn cao và giàu kinh nghiêm. - Có thể tương tác với giảng viên thường xuyên. - Chỉ cần thanh toán khóa học 1 lần nhưng được tham gia khóa học đó mãi mãi. - Nội dung giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt. - Hay có nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn. - Hình thức thanh toán đơn giản. - Có chính sách hoàn tiền trong vòng 7 ngày (tối đa 30% chương trình dạy) nếu không hài lòng. Nhược điểm: - Không được tương tác trực tiếp với giảng viên trong quá trình học. - Chất lượng khóa học không đồng đều. - Mất phí, giá khóa học gốc (không khuyến mại) tương đối cao. Tính năng nổi bật: - Chọn khóa học yêu thích. - Xem và học thử các khóa học. - Đặt mua khóa học. - Download để xem video offline. - Học và thảo luận cùng giảng viên. - Nhận thông báo mới nhất từ Unica. 1.3.6. Kyna Kyan là phần mềm trực tuyến tiên phong trong lĩnh vực E-Learning ở Việt Nam, được ra đời từ năm 2013. Đến nay, Kyan đã có hơn 6000 video bài giảng với hơn 200 chủ đề được cập nhật và đổi mới liên tục. Link website chính thức: https://kyna.vn/
  • 22. 12 Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam. Chi phí: Có cả khóa học mất phí và không mất phí. Đặc điểm của phần mềm: Là phần mềm đào tạo trực tuyến về các kỹ năng cơ bản thuộc khoa học tự nhiên và đời sống xã hội. Thế mạnh của phần mềm dạy học này là về kinh doanh, kỹ năng mềm, giáo dục cho trẻ em. Lĩnh vực giảng dạy: Đa dạng lĩnh vực như kinh doanh, quản trị, marketing; kỹ năng mềm; ngoại ngữ; luyện thi, săn học bổng; kỹ năng phát triển cá nhân; các khóa học quản lý và phát triển nguồn nhân lực; các lĩnh vực về đời sống, gia đình, nuôi dạy trẻ; thiết kế, đồ họa. Hình 8: Giao diện website của phần mềm học trực tuyến Kyna Ưu điểm: - Số lượng khóa học, bài giảng lớn và về nhiều lĩnh vực. - Khóa học chất lượng với các video bài giảng được soạn thảo kỹ lưỡng, sinh động, tạo thêm hứng thú cho người học; tài liệu đã được kiểm chứng.
  • 23. 13 - Đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, nhiều năm thâm niên trong nghề và được tuyển chọn nghiêm ngặt. - Bài giảng thường xuyên được cập nhật, đổi mới sao cho có tính ứng dụng cao. - Thường xuyên có voucher/ coupon khuyến mãi. - Được tư vấn trước khi đăng ký. - Được hoàn tiền trong vòng 30 ngày kể từ ngày thanh toán nếu học sinh không hài lòng với khóa học. - Có thể tương tác với giảng viên. - Cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành mỗi khóa học online nếu hoàn thành bài luận. - Sắp xếp trang, mục rõ ràng, dễ sử dụng. - Thanh toán đơn giản. - Có thể học nhiều lần trong một khóa học. Nhược điểm: - Không được học trực tiếp với người dạy. - Có nhiều khóa học mất phí và học phí gốc tương đối cao. Tính năng nổi bật: - Tìm kiếm, chọn, đăng ký và thanh toán khóa học. - Quay, đăng video bài giảng. - Quản lý khóa học và học viên tham gia.
  • 24. 14 Hình 9: Phần mềm học trực tuyến cho phép học sinh học ngay tại nhà mà không cần tới lớp CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN Tác giả tiến hành phỏng vấn một số đối tượng là sinh viên, giảng viên và tiến hành thu thập thông tin của 328 đáp viên là sinh viên năm 1, 2, 3, 4 các ngành của Trường Đại học Văn Lang để tìm hiểu về nhận thức, thái độ, biểu hiện hành vi học tập,.... Số liệu được tác giả xử lý bằng SPSS để phân tích hiện trạng, mối tương quan giữa các đối tượng. Kết quả thu được cụ thể như sau. 2.1. Về nhận thức học tập trực tuyến Theo kết quả khảo sát về nhận thức học tập trực tuyến trong giai đoạn dịch bệnh, đa số sinh viên cho biết, việc học trực tuyến là cần thiết chiếm tỉ lệ cao (89%). Bên cạnh đó, một tỷ lệ nhỏ sinh viên cho rằng học trực tuyến không cần thiết và ít cần thiết chiếm 11%. Điều đó cho thấy, dù có bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng hầu hết sinh đều mong muốn được học tập theo đúng tiến độ để sau 3,5 - 4 năm có thể tốt nghiệp, ra trường. 2.2. Biểu hiện thái độ hứng thú học tập trực tuyến
  • 25. 15 Thái độ học tập đóng vai trò quan trọng. Thái độ tốt sẽ biểu hiện bằng những hành vi tích cực, mang lại sự hứng thú trong học tập và ngược lại. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu thái độ trong quá trình học tập, kết quả được thể hiện tại Bảng 1. Bảng 1. Thái độ của sinh viên khi tham gia học tập trực tuyến - (Nguồn: Tác giả thực hiện) Số liệu tại Bảng 1 cho thấy, sinh viên có nhiều thái độ khác nhau trong quá trình học tập: Các thái độ tích cực như sự chủ động, sôi nổi, tập trung cao độ được sinh viên lựa chọn chiếm tỷ lệ khá cao, từ 55% trở lên. Các thái độ tiêu cực như sự nhàm chán, căng thẳng, chiếm tỷ lệ không nhỏ, từ 25 - 29%. Nếu thái độ học tập tiêu cực sẽ triệt tiêu sự hứng thú và khả năng tiếp thu bài học sẽ không đạt được hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng tôi đặt câu hỏi cho sinh viên về sự hứng thú khi tham gia học trực tuyến, kết quả như sau: 5,8% không hứng thú, 43,9% ít hứng thú, 45,7% hứng thú và 4,6% rất hứng thú. Số liệu này cho thấy, mức ít hứng thú chiếm tỷ lệ khá cao, điều này ảnh hưởng ít nhiều đến nhận thức và thái độ khi tham gia vào lớp học của sinh viên. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sinh viên hứng thú học tập trực tuyến đạt mức trung bình khoảng 50,3% và ít hứng thú hoặc không hứng thú 49,7%. Như vậy, số lượng sinh viên không hứng thú trong học tập chiếm ở mức cao. 2.3. Nguyên nhân giảm sự hứng thú trong học tập trực tuyến
  • 26. 16 Khi tiến hành tìm hiểu các nguyên nhân giảm sự hứng thú trong quá trình học tập trực tuyến, kết quả thu về được thể hiện tại Bảng 2. Bảng 2. Nguyên nhân khiến sinh viên không hứng thú học tập (Nguồn: Tác giả thực hiện) Tỷ lệ cao nhất thuộc về thiết bị đường truyền, chiếm 71,6%. Như vậy, việc học trực tuyến rất quan trọng ở thiết bị và kết nối đường truyền. Một sinh viên năm thứ 3 cho biết: Giảng viên dạy rất hay, nhưng đường truyền không ổn, khiến chúng em bị tụt hứng khi tham gia học tập, làm giảm bớt sự hứng thú. Tuy vậy, sinh viên cũng xác định nguyên nhân trong thời gian này, cả nước cùng tham gia học tập trực tuyến, nên việc bị ảnh hưởng về đường truyền do quá nhiều người cùng truy cập là tất nhiên. Sinh viên có thể xem lại bài giảng của giảng viên trong phần record, hoặc bài giảng được tải trên trang học trực tuyến (moodle của trường). Ở các nguyên nhân tiếp theo, nội dung giảng dạy chiếm tỷ lệ cao 33,8%, phương pháp giảng dạy 29% và vai trò của người giảng viên chiếm 11,6%. Các số liệu này cho thấy, giảng viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy. Một sinh viên năm thứ 4 cho biết: Do đang trong quá trình học tập chuyên ngành, vì vậy, những lý thuyết nền tảng cơ bản không còn phù hợp với sinh viên nữa. Theo đó, nên đưa những ví dụ thực tế về doanh nghiệp, tạo thêm nhiều tương tác trong giờ học. Không nên mời những người có kinh nghiệm trong làm việc, nhưng lại không có kỹ năng sư phạm để truyền đạt cho người khác hiểu về ngành học. Bài tập phải thực hiện quá nhiều, nên việc học khá căng thẳng, vậy nên giảng viên cần tạo một số trò chơi trên các công cụ để ôn lại kiến thức đã học, có khuyến khích cộng điểm
  • 27. 17 cho sinh viên, tuần nào cũng làm bài tập và chạy deadline (hạn nộp bài), sinh viên không thích cách học nhàm chán như vậy. Với yêu cầu này, mỗi giảng viên phải tự trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để thiết kế bài giảng cho phù hợp, đồng thời cần thay đổi cách thức truyền đạt để thu hút sinh viên hơn, gây hứng thú cho sinh viên. 2.4. Về hậu quả của việc không gây hứng thú trong học tập trực tuyến Học tập là quá trình trải nghiệm, với rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng mà giảng viên truyền đạt cho sinh viên. Đó sẽ là hành trang để sinh viên học tập ở những năm tiếp theo, có kinh nghiệm ứng xử với những vấn đề diễn ra trong đời sống và công việc sau này. Nếu người học không tỏ ra hào hứng với hoạt động học tập của mình, sẽ khó đạt mục tiêu như mong đợi. Tác giả đã tiến hành tìm hiểu về hậu quả của việc không gây hứng thú học tập trực tuyến của sinh viên. Việc không gây hứng thú sẽ ảnh hướng đến kết quả học tập của sinh viên được lựa chọn nhiều nhất, với tỷ lệ 68,5%; tiếp đó ảnh hưởng đến tiếp cận tri thức và học đối phó, học cho xong 66,7%, không đủ kiến thức để học tiếp chiếm 58,6%. Điều này càng thể hiện rõ qua ý kiến: Khi đến lớp học là để tiếp cận tri thức, nhưng chính sự truyền đạt nhàm chán làm cho các em không thật sự hứng thú, nguy cơ kết quả học tập yếu, ảnh hướng đến công việc sau này là đương nhiên - một sinh viên năm thứ 4 cho biết. Ngoài ra, có đến 38,8% sinh viên lựa chọn nghỉ học nếu không thật sự hứng thú trong học tập. Một sinh viên năm thứ nhất cho biết: “nguy cơ bỏ học rất cao nếu bản thân không thật sự hứng thú, mặc dù khi tìm hiểu thì đây là ngành học mà mình rất yêu thích”. Qua dữ liệu thu thập được, tác giả nhận thấy, việc gây hứng thú cho người học theo hình thức online là cần thiết. Trên thực tế, các trường cũng đã cố gắng đẩy mạnh và cải tiến chất lượng đảm bảo đào tạo trực tuyến, song vẫn còn rất nhiều điều bất cập. Việc đẩy mạnh cải tiến chất lượng chương trình, đội ngũ, tổ chức công tác đào tạo là cần thiết, góp phần tăng sự hứng thú cho người học. 2.5.Công nghệ cốt lõi của nền tảng học trực tuyến Việt Nam vẫn chưa có một nền tảng công nghệ thuần Việt, dành riêng cho việc dạy và học trực tuyến. Cả người dạy lẫn người học hiện đang sử dụng các nền tảng nước ngoài, ít tính năng và không hỗ trợ chuyên dụng cho việc giảng dạy trực tuyến.Công nghê cốt lõi của các nền tảng này đó chính là face to face, âm thanh chất lượng tốt để giáo viên có thể quản lí đc học sinh, cũng như học sinh cũng có thể theo giõi bài giảng của giáo viên 1 cách thuận tiện nhất ví dụ như zoom, gg met....
  • 28. 18 Zoom Cloud Meeting hỗ trợ đa thiết bị Có thể nói, Zoom Meeting là lựa chọn hàng đầu của nhiều người trên thế giới khi nói đến video conferencing (Hội nghị truyền hình). Chính vì tính năng gọi điện, livestream gặp mặt trực tuyến nên Zoom cũng được ứng dụng nhiều trong giảng dạy. Phần mềm hỗ trợ triển khai các lớp học với số lượng học viên lên đến 100 mà vẫn đảm bảo đường truyền ổn định, đặc biệt là miễn phí. Hiện nay, phần mềm học trực tuyến Zoom còn cho phép người dùng dùng các tính năng ở 2 phiên bản, đó là miễn phí và tính phí. Với phiên bản nâng cấp, bạn sẽ được sử dụng nhiều tính năng hơn và có thể lập một tài khoản riêng để có thể trải nghiệm tối ưu các tính năng mà Zoom Meeting cung cấp. Những ưu điểm nổi bật của Zoom Cloud Meeting:  Hỗ trợ lớp học lên đến 100 học viên nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng cuộc hội thoại.  Hỗ trợ nhiều hệ điều hành và tương thích với đa dạng thiết bị.  Tính năng chia sẻ màn hình hữu ích.  Khả năng hỗ trợ từ xa (Remote support).  Bảo mật lớp học với chức năng thiết lập mật khẩu. Tuy nhiên, Zoom meeting cũng có những hạn chế nhất định:  Thời lượng học chỉ tối đa 40 phút với phiên bản miễn phí.  Khi sử dụng trên nền tảng cũ, bộ đệm thường gặp nhiều vấn đề phát sinh. Skype miễn phí, dễ sử dụng Skype là một trong những ứng dụng thịnh hành được phát triển với mục đích chính là trao đổi tin nhắn, gọi điện, chat video thông qua IP,… Do đó, nhiều trung tâm đào tạo hay doanh nghiệp thường sử dụng bởi không chỉ những tính năng vượt trội, mà bởi vì Skype còn miễn phí sử dụng. Năm 2003, phần mềm học trực tuyến Skype được ra mắt lần đầu tiên và đến hiện tại thì ứng dụng đang dần phát triển bứt phá hơn. Skype nhắn tin miễn phí, giao diện dễ nhìn Skype cũng có những tính năng chính như: chatbox, chia sẻ màn hình, gọi video,… Ứng dụng hỗ trợ đa nền tảng trên các thiết bị, từ Skype mobile đến Skype PC, Skype web. Đặc biệt, ứng dụng không khó để tải và sử dụng, giao diện dễ nhìn và thân thiện với người dùng. Ưu điểm nổi trội của Skype:
  • 29. 19  Giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng, do đó các thao tác cũng dễ dàng  Hỗ trợ đa nền tảng.  Tích hợp những tính năng cơ bản như gửi hình ảnh, video khi gọi nhóm.  Ứng dụng không tính phí.  Các tính năng phụ tiện ích khác như: quản lý được lịch sử, cho phép sửa nội dung đã gửi, tìm kiếm trong lịch sử chat, nhận và gửi file nhanh, hiệu quả. Nhược điểm của ứng dụng Skype:  Nhằm đảm bảo đường truyền, Skype chỉ cho phép tối đa 5 người tham gia vào cuộc gọi.  Không ghim được các thông báo quan trọng trên nhóm chat.  Phần mềm Microsoft Teams Phần mềm Microsoft Teams được đánh giá cao so với các phần mềm dạy học online hiện nay bởi tính bảo mật và an ninh cao. Các trung tâm và trường học trực tuyến rất ưa chuộng phần mềm này vì nó không chỉ cung cấp nhiều tính năng bổ trợ cho việc giảng dạy mà hơn nữa, Microsoft Teams còn miễn phí. Ngoài ra, người dùng có thể cung cấp các bài giảng qua video, Microsoft Teams cũng được tích hợp như một công cụ làm việc và các bài giảng thường được đồng bộ hóa với Office 365 Microsoft Publisher để mang lại hiệu quả công việc tối đa. Ưu điểm của Microsoft Teams:  Tính bảo mật và an ninh cao.  Sử dụng miễn phí trong 6 tháng: Microsoft Teams có 2 phiên bản miễn phí và tính phí. Với người dùng đăng ký phiên bản trả phí lần đầu sẽ được Teams miễn phí trong 6 tháng để hỗ trợ cộng đồng.  Tích hợp với các công cụ Office 365 của Microsoft nhằm sắp xếp công việc tối ưu, tăng hiệu quả giáo dục, cải thiện làm việc nhóm.  Hỗ trợ đa thiết bị và nền tảng: Teams có thể truy cập trực tiếp trên web, cài trên máy tính (cả PC và MAC), tải trên di động.  Nhiều tính năng liên quan đến việc học như tạo bài kiểm tra trên Quiz và chấm điểm tự động. Nhược điểm của Microsoft Teams:  Ứng dụng không hỗ trợ tiếng Việt.  Bị hạn chế cài đặt phân quyền.
  • 30. 20 Google Classroom giúp quản lý lớp học tốt hơn Google Classroom là một ứng dụng kết hợp Google Docs, Google Drive và Gmail nhằm hỗ trợ triển khai một lớp học hoàn chỉnh và tiện lợi. Phần mềm này luôn được người dùng đánh giá là phần mềm học trực tuyến miễn phí đạt hiệu quả tối ưu. Ưu điểm của Google Classroom:  Giao diện dễ sử dụng, ứng dụng có hỗ trợ đa thiết bị.  Ứng dụng không tính phí.  Có thể sử dụng những tài liệu trực tuyến mà không cần đăng tải tài liệu offline lên  Chức năng bình luận hữu ích cho việc trao đổi thông tin. Hạn chế của Google Classroom là:  Phải đăng ký tên miền với tất cả thành viên tham gia vào lớp học.  Giáo viên và học sinh cần cập nhật và làm mới thông báo do Google Classroom không tự cập nhật được.  Khó chỉnh sửa và chia sẻ. Google meet với nhiều tính năng bổ ích Google Meet là nền tảng meeting trực tuyến do Google phát triển, cạnh tranh với các dịch vụ và ứng dụng gọi video trực tuyến như Zoom và Microsoft Teams. Vào năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, số lượng người dùng Google Meet trên thế giới đã tăng hơn 30 lần so với những năm trước. Ưu điểm của Google Meet:  Có cả phiên bản miễn phí và các phiên bản trả phí theo gói. Không cần phải trả một số tiền cho mỗi tháng, bạn vẫn có thể sử dụng những tính năng cơ bản cần thiết, giúp ích cho việc trao đổi và học tập với phiên bản miễn phí. Tuy nhiên, nếu sử dụng phiên bản trả phí sẽ có những lợi ích vượt trội như: Cho phép hơn 100.000 người tham gia livestream trên cùng một tên miền; Có thể ghi lại các cuộc họp và lưu vào Google Drive…  Có các công cụ năng suất và tích hợp với những dịch vụ khác của Google:  Giao diện trải nghiệm người dùng đơn giản, dễ sử dụng: Nhìn chung, Google Meet có giao diện thân thiện với người dùng, không quá khó để có thể tìm hiểu và sử dụng nó.
  • 31. 21  Chất lượng Video và âm thanh ổn định, truyền tải rõ ràng. Nhược điểm của Google Meet là gì?  Các tính năng tương đối hạn chế khi so sánh với những đối thủ khác: So với các ứng dụng khác như Zoom, Google Meet chưa có những tính năng cải thiện và mở rộng để tăng khả năng tương tác và cộng tác từ xa tốt hơn. Chẳng hạn như ứng dụng không có phòng breakout room như Zoom, ngoài ra Google Meet cũng không có tính năng chú thích màn hình được chia sẻ,…  Tin nhắn không lưu được trên khung chat. Hệ thống MGE – phần mềm dạy học online với những tính năng ưu việt Trung tâm bạn muốn xây dựng một hệ thống E-learning tích hợp đầy đủ tính năng của những ứng dụng trên hoặc hơn thế nữa? Hệ thống MGE chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho trung tâm bạn. MGE là phần mềm học trực tuyến được điều chỉnh tối ưu theo từng nhu cầu của trung tâm đào tạo. Hệ thống MGE được lập trình với công nghệ hiện đại nhất bởi đội ngũ thiết kế có chuyên môn sâu và nhiều năm kinh nghiệm. Với hệ thống MGE, bạn có thể:  Tạo các khoá học dễ dàng chỉ với vài thao tác kéo thả  Thiết kế giao diện hệ thống theo nhu cầu của trung tâm nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu  Cung cấp nhiều sản phẩm tài liệu học tập số  Bảo mật 3 lớp không lo bị ăn cắp thông tin học viên cũng như tài liệu bài dạy  Chống copy, tải lậu các bài giảng.  Hệ thống liên kết với nhiều cổng thanh toán đa dạng.  Đa dạng phương thức học từ livestream đến hệ thống bài giảng bằng video, văn bản, hình ảnh được số hoá. CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CHO SINH VIÊN 3.1. Về phía nhà trường
  • 32. 22 Nhà trường cần đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, thiết bị đường truyền đảm bảo hệ thống mạng tốt nhất cho người học, tránh truy cập vào các hệ thống moodle làm bài tập bị lỗi hoặc nghẽn mạng. Cần có chính sách đãi ngộ phù hợp cho các giảng viên giảng dạy thiết kế bài học trên hệ thống moodle, vì giảng viên mất rất nhiều thời gian và công sức để vừa giảng, vừa hoàn thiện bài giảng.Xây dựng cuộc thi bài giảng hay, ấn tượng để khích lệ giảng viên, tạo sự hấp dẫn, phát huy phương pháp dạy học tối ưu, thi đua khích lệ lẫn nhau, ví dụ như: cuộc thi bài giảng hay, bài giảng sống động, thi đua dạy tốt,… Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dạy học trực tuyến, mời chuyên gia trao đổi chia sẻ, tập huấn nâng cao sử dụng các phương tiện nền tảng trực tuyến đảm bảo sử dụng công cụ thuần thục. Tổ chức lớp học đảm bảo sĩ số vừa phải, 1 lớp học khoảng 50 - 70 sinh viên, vì giảng viên cần tương tác, trao đổi. Số lượng sinh viên ít sẽ giúp giảng viên dễ quản lý và có sự chuẩn bị tương tác tốt hơn. Xây dựng đội hỗ trợ kỹ thuật thường trực để giúp giảng viên, sinh viên giải quyết tất cả những vướng mắc kỹ thuật xảy ra trong quá trình học. Thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy online, phát hiện sự cố để có sự can thiệp kịp thời. 3.2. Về phía giảng viên Giảng viên có trách nhiệm thông báo và giới thiệu cách thức học tập và tiếp cận tri thức theo mô hình lớp học đảo ngược (Flipped Classroom), hướng dẫn kế hoạch học tập rõ ràng, mục tiêu học tập đầy đủ vào ngay buổi học đầu tiên, giúp sinh viên nắm vững những nhiệm vụ học tập của mình. Cấu trúc nội dung giảng dạy online cần xác định mục tiêu rõ ràng, tổ chức nhiều hoạt động, như: trò chơi, thảo luận nhóm, bài tập, tình huống, thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy vai trò trung tâm của người học, chuyển từ vai trò là người trình bày sang hỏi đáp, đặt các vấn đề để sinh viên thảo luận, tìm hiểu. Giảng viên nên chuẩn bị sẵn bài giảng, các nội dung lý thuyết tải trên trang học trực tuyến (moodle của nhà trường) cho sinh viên xem trước. Khi vào lớp học, giảng viên chỉ giải thích và phân tích, cho ví dụ về các lý thuyết, thời gian trình bày khoảng 10 - 15 phút, sau đó tổ chức các hoạt động để sinh viên thảo luận hoặc một số trò chơi cho sinh viên rút ra bài học. Thay đổi cách thức đánh giá cho phù hợp với tình hình thực tế, có thể cho sinh viên làm bài tiểu luận, hoặc bài viết tự luận có sử dụng tài liệu, hoặc tạo điều kiện cho sinh viên thuyết trình đề tài.
  • 33. 23 Thái độ rất quan trọng trong giảng dạy trực tuyến, vì vậy, mỗi người giảng viên cần rèn luyện thái độ tích cực trên tinh thần hỗ trợ người học, nhiệt tình, trách nhiệm giúp đỡ sinh viên để các em hoàn thành tốt nhất việc học của mình. 3.3. Về phía sinh viên Sinh viên cần không ngừng nâng cao nhận thức học tập trực tuyến bằng cách chủ động, tích cực xem trước các nội dung học tập, hiểu rõ bản chất của lớp học đảo ngược để có kế hoạch học tập phù hợp. Phản hồi là yếu tố cần thiết trong học tập online, vì vậy, sinh viên luôn cần sẵn sàng hợp tác, phát biểu trao đổi bài học với giảng viên, nâng cao ý thức trong học tập. Khi chưa hiểu bài và cần sự giúp đỡ, sinh viên nên mạnh dạn trao đổi và nhờ sự hỗ trợ từ quý thầy cô, bạn bè, hoặc từ các phòng, khoa, ban trong nhà trường. Sinh viên cần tuân thủ theo các yêu cầu của giảng viên về bài tập, thảo luận, làm việc nhóm. Bên cạnh đó, cần rèn luyện tư duy phản biện, sắp xếp thời gian hợp lý, khi vắng buổi học, cần thể hiện trách nhiệm xin phép và xem lại các bài giảng trước đó, hoặc có thể xem lại nội dung trên trang học trực tuyến. 3.4. Thực trạng của việc học trực tuyến hiện nay và sự phát triển của việc học trực tuyến trong tương lai - Thực trạng hiện nay Cũng theo đội ngũ Tada: “Nguyên nhân cốt lõi khiến việc triển khai giáo dục trực tuyến ở nước ta không đạt được hiệu quả như mong đợi là do Việt Nam vẫn chưa có một nền tảng công nghệ thuần Việt, dành riêng cho việc dạy và học trực tuyến. Cả người dạy lẫn người học hiện đang sử dụng các nền tảng nước ngoài, ít tính năng và không hỗ trợ chuyên dụng cho việc giảng dạy trực tuyến.” Từ những chia sẻ của Tada và thực tế hiện nay, có thể thấy để tiến hành giảng dạy trực tuyến, một giáo viên phải sử dụng 4 - 5 ứng dụng cùng lúc. 1 ứng dụng để video call - tổ chức lớp học, 1 ứng dụng để soạn thảo bài giảng, 1 ứng dụng để theo dõi, quản lý thông tin lớp học và ứng dụng cuối cùng là để tương tác, trao đổi với người học. Việc phải sử dụng, chuyển đổi liên tục giữa các ứng dụng khiến giáo viên mất nhiều công sức, dẫn đến cạn kiệt năng lượng sau mỗi buổi dạy. - Sự phát triển của việc học trực tuyến trong tương lai Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ số về phát triển số như: người dùng Internet, điện thoại thông minh, thương mại điện tử,… của Việt Nam đều nằm trong top 5 thế giới. Tuy nhiên,
  • 34. 24 việc dạy và học trực tuyến lại chưa được chú trọng, nguyên nhân chính là do nền giáo dục Việt Nam vốn chuộng sự tương tác trực tiếp giữa người học và người giảng dạy. Trong khi đó, tại Mỹ, 40% các chương trình đạo tạo tại các trường đại học và hơn 30% các chương trình giảng dạy tại các trường phổ thông được thực hiện online. Tại nhiều quốc gia khác, việc học trực tuyến cũng được ưa chuộng bởi tính tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Theo những so sánh về việc học trực tuyến và học offline, cùng một môn học hoặc cùng một lĩnh vực, việc học trên môi trường trực tuyến giúp rút ngắn khoảng 40 - 60% thời gian hoàn thành toàn bộ kiến thức và tiết kiệm từ 50 - 70% chi phí. Theo các chuyên gia nhận định, trong tương lai, mô hình giáo dục trực tuyến sẽ tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, hình thức dạy học trực tiếp cũng không thể xoá bỏ hoàn toàn. Mô hình kết hợp cả online lẫn offline sẽ là tương lai của ngành giáo dục Việt Nam. Việc học trực tuyến không chỉ đem lại lợi ích cho học sinh mà còn có nhiều điểm tích cực đối với phụ huynh. Trong thời đại bận rộn như hiện nay, việc mỗi ngày chen chúc đưa con đến các lớp học thêm, phụ đạo… trở thành áp lực và đôi lúc còn là khó khăn với nhiều phụ huynh. Ba mẹ phải sắp xếp thời gian, phân chia công việc để đưa đón trẻ mỗi ngày. Tuy nhiên với các lớp học trực tuyến, việc học tập của con trở nên đơn giản hơn nhiều. Chuyển đổi số không chỉ là giải pháp tình thế trong mùa dịch, mà mục đích cuối cùng là làm sao để đem lại hiệu quả tốt nhất cho người thụ hưởng lẫn người giảng dạy. Vấn đề khó nhất của chuyển đổi số trong giáo dục là thay đổi được quan điểm về giáo dục. Học sinh phải chủ động, tương tác với nguồn dữ liệu mở. Hệ thống giáo dục phải thay đổi chiến lược, xác định mục tiêu đầu ra mong muốn của mình, và cuối cùng là sự đồng lòng của các bậc phụ huynh. KẾT LUẬN Dạy học trực tuyến có thể khai thác sức mạnh của công nghệ để giúp sinh viên tương tác với tài liệu khóa học theo những cách mới. Khi thiết kế các đánh giá, giảng viên có thể khai thác đa dạng các công cụ và tài liệu trực tuyến để giúp sinh viên hình thành kiến thức và phát triển các năng lực cần thiết đã được xác định tại mục tiêu học tập/chuẩn đầu ra của khóa học.
  • 35. 25 Ngoài ra, giảng viên có thể tận dụng các công cụ giao tiếp trực tuyến để giúp sinh viên kết nối với nhau và kết nối với doanh nghiệp, cộng đồng. Đánh giá trong dạy học trực tuyến không còn phải là những kỳ thi khô khan, căng thẳng mà sinh viên thường sợ hãi; mà thay vào đó, nó có thể là cơ hội cho những sáng tạo và trải nghiệm thú vị dành cho họ.
  • 36. 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Conrad, D. & Openo, J. (2018). Strategies for Online Learning - Engagement and Authenticity. AU Press, Athabasca University. 2. Walker, D. J. (2007). Principles of Good Online Assessment Design. Assessment design for learner responsibility, 29-31, May 07. 3. https://ctl.wiley.com/creative-methods-of-assessment-in-online- learning/ 4. https://elearningindustry.com/qualitative-elearning-assessment- methods-trackonline-learners-progress 5. https://sites.psu.edu/onlineassessment/gather-evidence/ 6. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức, Hà Nội. 7. Lưu Chí Danh, Nguyễn Thị Như Huyền, Đỗ Nguyễn Như Quỳnh, Võ Thị Mỹ Diệu (2021). Các nhân tố tác động đến sự hứng thú trong học tập của sinh viên. Tạp chí Công Thương, số 19 tháng 8/2021. 8. Nguyễn Hoài Nam, Cao Thị Quyên (2014). Nâng cao hứng thú học tập cho Sinh viên Trường Cao đẳng nghề. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 59, (8),142-150. 9. Nguyễn Quang Uẩn (2013). Giáo trình Tâm lý học đại cương. NXB Đại học Sư phạm. 10. Phạm Ngọc Thủy (2008). Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông. Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 11. Lê Thị Minh Thanh (2016). Xây dựng mô hình “lớp học đảo ngược” ở trường đại học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61 (3), 20-27. 12. Education: From disruption to recovery. Retrieved form: https://en.unesco.org/covid19/educationresponse 13. Khánh Linh (2021). Hàng chục trẻ em vẫn phải nghỉ học vì đại dịch covid. Truy cập tại: https://dangcongsan.vn/the-gioi/nhung-van-de-toan-cau/hang- chuc-trieu-tre-em-van-phai-nghi-hoc-vi-dai-dich-covid-19-591279.html 14. Jianxin Zhang(2020). APQN Survey Research on the Covid 19 Impact in Higher Education Institutions (HEls).
  • 37. 27 15. Esra Öztürk Çalık, İsmail Fırat Altay (2021). Analysis of English leson broadcasts during emergency remote teaching from pedagogicial, instructional and technical asprects. International Journal of Education, Technology and Science, 71-87. 16. https://giaoduc.net.vn/toi-uu-cong-nghe-giai-phap-cot-loi-cua-giao-duc- truc-tuyen-hieu-qua-post222558.gd 17. http://galileo.edu.vn/tin-tuc/hoc-truc-tuyen-xu-the-hoc-tap-cua-tuong- lai