SlideShare a Scribd company logo
1 of 127
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực xuất pháttừ tình hình thực tế của Công
ty Cổ phần Thẩmđịnh giá ThếKỷ.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Hải
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1............................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH...................................... 4
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU......................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về thương hiệu ............................................................... 4
1.1.1. Khái niệm thương hiệu .................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm Thương Hiệu ................................................................... 6
1.1.3. Các loại thương hiệu........................................................................ 7
1.1.4. Các chức năng của thương hiệu.......................................................... 7
1.1.5. Tầm quan trọng của thương hiệu..................................................... 10
1.2. Thẩm định giá trị Thương Hiệu.......................................................... 11
1.2.1. Khái niệm về Thẩm Định Giá ........................................................ 11
1.2.3. Khái niệm Giá trị Thương Hiệu...................................................... 16
1.2.4. Mục đíchcủaviệc thẩmđịnh giá trịthương hiệu................................... 17
1.3. Phương pháp thẩm định Giá Trị Thương Hiệu.................................... 19
1.3.1. Cơ sở thẩm định giá trị thương hiệu ............................................... 19
1.3.2. Nguyên tắc thẩm định giá trị thương hiệu....................................... 20
1.3.3. Quy trình thẩm định giá trị Thương Hiệu........................................ 21
1.3.4. Phương pháp thẩm định giá trị Thương hiệu................................... 23
1.3.4.1.Cách tiếp cận dựa vào chi phí ........................................................ 23
1.3.4.2.Cách tiếp cận dựa vào thị trường.................................................... 25
1.3.4.3.Cách tiếp cận dựa vào thu nhập...................................................... 26
1.3.5. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định giá trị thương hiệu........ 35
1.3.5.1.Những nhân tố khách quan ............................................................ 35
1.3.5.2.Những nhân tố chủ quan................................................................ 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................... 39
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
iii
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ
THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THẨM ĐỊNH GIÁ THẾ KỶ ................. 40
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ ....................... 40
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CENVALUE .......................... 40
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ.............. 42
2.1.2.1.Sơ đồ tổ chức công ty.................................................................... 42
2.1.2.2.Đội ngũ quản lý............................................................................. 42
2.1.2.3.Phòng ban chức năng..................................................................... 42
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty Cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ..... 43
2.1.4. Quy trình thẩm định giá trị thương hiệu ở CENVALUE.................. 44
2.1.5. Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 - 2015........... 46
2.1.5.1.Tổng giá trị tài sản thẩm định qua các năm..................................... 46
2.1.5.2.Phân loại hợp đồng theo giá trị tài sản............................................ 47
2.2. Thực trạng công tác thẩm định giá trị thương hiệu tại công ty cổ phần
thẩm định giá Thế Kỷ ............................................................................... 50
2.2.1. Hành lang pháp lý đốivới thương hiệu và sự hội nhập với quốc tế về
thương hiệu ở Việt nam............................................................................. 50
2.2.2. Hành lang pháp lý đối với định giá thương hiệu ở Việt Nam ............. 53
2.2.3. Thực trạng công tác thẩm định giá trị thương hiệu tại Công ty cổ phần
Thẩm định giá Thế Kỷ .............................................................................. 59
2.2.3.1.Các cơ sở pháp lý của hoạt động thẩm định giá trị thương hiệu tại
Công ty cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ..................................................... 59
2.2.3.2.Quy trình thẩm định giá BĐS tại Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thế
Kỷ ......................................................................................... 60
2.2.4. Ví dụthực tế việc ứng dụngquy trìnhvà phươngpháp thẩm định giá trị
thương hiệu tại Công ty cổ phầnThẩm định giá Thế Kỷ................................ 62
2.2.4.1.Khái quát chung về dự án .............................................................. 62
2.2.4.2.Thẩm định giá trị thương hiệu CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
MẠI- DỊCH VỤ ỨNG DỤNG DI ĐỘNG theo phương pháp tài sản. .......... 65
2.2.4. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định giá trị Thương Hiệu............. 76
2.2.4.1. Kết quả đạt được .......................................................................... 76
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
iv
2.2.4.3.Hạn chế ........................................................................................ 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................... 81
CHƯƠNG 3............................................................................................. 82
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG
HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THẾ KỶ TRONG
THỜI GIAN 5 NĂM ( 2015- 2020)........................................................... 82
3.1. Phương hướng, mục tiêucủaCông ty Cổ phần Thẩmđịnh giá Thế Kỷ....... 82
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty
CENVALUE trong thời gian 5 năm (2015 – 2020).................................... 86
3.2.1. Đề xuất một số giải pháp chung hoàn thiện công tác định giá ......... 86
3.2.1.1.Nhóm giải pháp về công tác tổ chức và quy trình thẩm định............ 86
3.2.1.2.Nhóm giải pháp để hoàn thiện kỹ thuật phân tíchthẩm định giá trị
thương hiệu ............................................................................................ 87
3.2.1.3.Nhóm giải pháp về thông tin thẩm định.......................................... 89
3.2.1.5.Nhóm giải pháp đối với Cán bộ thẩm định giá trị thương hiệu......... 91
3.2.1.6.Đầu tư nhiều hơn cho công tác thẩm định....................................... 92
3.2.2. Đề xuất giải pháp cụ thể ................................................................ 92
3.2.2.1.Phương pháp chi phí lịch sử........................................................... 92
3.2.2.2.Phương pháp chiết khấu dòng tiền.................................................. 94
3.3. Một số kiến nghị.............................................................................. 97
3.3.1. Đối với công ty ............................................................................. 97
3.3.2. ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC.................................................................. 98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.........................................................................100
KẾT LUẬN.............................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................103
PHỤ LỤC
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CENVALUE Công ty cổ phần thẩm định giá Thế Kỷ
TĐV Thẩm định viên
TCTD Tổ chức tín dụng
CBTĐ Cán bộ thẩm định
TDGVN Thẩm định giá Việt Nam
BĐS Bất động sản
BTC Bộ Tài Chính
NĐ Nghị định
TT Thông tư
QĐ Quyết định
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tổng giá trị tài sản từ năm 2011 - 2015 ................................................................. 46
Biểu đồ 2.2. Phân loại hợp đồng năm 2011.............................................................................. 47
Biểu đồ 2.3. Phân loại hợp đồng năm 2012............................................................................... 48
Biểu đồ 2.4. Phân loại hợp đồng năm 2013............................................................................... 48
Biểu đồ 2.5. Phân loại hợp đồng năm 2014............................................................................... 49
Biểu đồ 2.6. Phân loại hợp đồng năm 2015............................................................................... 49
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Vấn đề thương hiệu đã và đang trở thành vấn đề thời sự đối với các
doanh nghiệp Việt Nam và các cơ quan quản lý Nhà nước. Trong những năm
gần đây, thương hiệu là một trong những yếu tố góp phần tạo nên khả năng
cạnh tranh, thu hút khách hang, thâm nhập thị trường và tạo lập uy tín cho
doanh nghiệp. Do vậy, thương hiệu là tài sản quan trọng nhất của doanh
nghiệp.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, việc xây dựng phát triển thương hiệu
ở các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Tình hình kinh tế hiện nay đòi hỏi các
doanh nghiệp phải nhận thức đầy đủ và quan tâm nhiều hơn đến vấn đề xây
dựng và phát triển thương hiệu. Đã có nhiều hội thảo, diễn đàn và phương tiện
thông tin đại chúng nhắc đến vấn đề thương hiệu và xây dựng, phát triển
thương hiệu. Trong khi đó, thuật ngữ thương hiệu vẫn có nhiều cách giải thích
và cách hiểu khác nhau, chưa thống nhất và trong văn bản pháp luật Việt Nam
không tìm thấy thuật ngữ thương hiệu.
Tại Việt Nam, vấn đề pháp lý về bảo hộ thương hiệu nói riêng và quyền sở
hữu trí tuệ nói chung còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, việc bảo vệ thương hiệu
của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất lúng túng và chưa có sự hợp tác chặt
chẽ giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý, thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh vấn đề về thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam còn bỏ qua việc
định giá thương hiệu, là một trong những công cụ quản lý thương hiệu. Việc
định giá thương hiệu có chức năng quan trọng trong việc định hướng phát
triển, cổ phần hóa, nhượng bán, định giá thương hiệu còn giúp nhà quản lý
xác định vị thế, tài sản hiện có, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Như
vậy việc định giá thương hiệu rất quan trọng trong quản lý thương hiệu.
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
2
Chính vì vậy, việc định giá thương hiệu là vô cùng cần thiết. Nhằm mục
đích hoàn thiện hơn công tác thẩm định giá trị thương hiệu tại Công ty Cổ
phần Thẩm định giá Thế Kỷ ( CENVALUE) về hiện tại định hướng tương
lai, qua đó góp phần nhỏ về những lý luận chung cho thẩm định giá trị thương
hiệu ở Việt Nam hiện nay.Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã nhận
thức rõ vai trò quan trọng của công tác thẩm định giá trị thương hiệu. Xuất
phát từ nhu cầu thực tế cần thiết để xác định được toàn bộ giá trị của doanh
nghiệp trước khi chuyển nhượng mua bán hay vay vốn nên tôi đã chọn đề tài
nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp là:“ Hoàn thiện công tác thẩm định giá
trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm ĐịnhGiá Thế Kỷ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Một là: Hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp lý luận về các vấn đề liên
quan đến thẩm định giá trị Thương Hiệu trong hoạt động của TCTD.
Hai là: Đánh giá thực trạng công tác thẩm định giá trị Thương Hiệu
trong hoạt động của côngty Cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ thời gian qua.
Ba là: Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác
thẩm định giá trị Thương Hiệu trong hoạt động của công ty Cổ phần Thẩm
định giá Thế Kỷ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài :
Hoàn thiện công tác thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Cổ phần
Thẩm định giá Thế Kỷ.
 Phạm vi nghiên cứu:
Thẩm định giá trị Thương Hiệu bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau với
nội dung đa dạng như Doanh Nghiệp, Tổ Chức, Cá Nhân,…. Đề tài chỉ giới
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
3
hạn trong nội dung thẩm định giá trị Thương Hiệu của Doanh Nghiệp phục vụ
hoạt động đầu tư và cho vay của CENVALUE.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu.
Vận dụng phương pháp thống kê, thu thập và phân tích số liệu để làm
rõ những nọi dung có liên quan.
Phương pháp chủ đạo để nghiên cứu là phương pháp tài sản và
phương pháp tài sản tăng thêm để thẩm định giá trị Thương Hiệu công ty.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
Về mặt khoa học, đề tài góp phần hệ thống hóa các lý luận khoa học
về thẩm địnhgiá trị Thương Hiệu. Đặc biệt các mối quan hệ biện chứng giữa
thẩm định giá trị Thương Hiệu và các khâu thẩm định khác.
Về mặt thực tiễn, đề tài tạo một nguồn thông tin tham khảo tin cậy để
phục vụ công tác thẩm định giá trị Thương Hiệu và các nghiệp vụ có liên
quan tại CENVALUE góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định
giá trị Thương Hiệu trong hoạt động của Công ty Cổ Phần Thẩm định giá Thế
Kỷ (CENVALUE).
6. Kết cấuđề tài
Kết cấu đề tài gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác thẩm định giá trị Thương Hiệu .
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định Giá Trị Thương Hiệu tại
Công ty Thẩm Định Giá Thế Kỷ.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định giá trị thương hiệu
tại Công ty Thẩm Định Giá Thế Kỷ trong thời gian 5 năm (2015-2020).
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
1.1. Cơ sở lý luận về thương hiệu
1.1.1. Khái niệm thương hiệu
Từ xa xưa tại Tây Âu, “Brand – thương hiệu” được rộng hiểu là sự
khẳng định giá trị hàng hóa và quyền sở hữu. Trong từ điển Oxford, từ
“brand” định nghĩa là dấu hiệu của nhãn hiệu thương mại, là khái niệm về sản
phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm
khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với
quyền sở hữu của nhà sản xuất.
Những khái niệm mang tính nghiên cứu chính thống đầu tiên về
thương hiệu phải kể đến quan điểm của P. Kotler trong tác phẩm ”Marketing
Management”, ông cho rằng “thương hiệu là tên gọi, là một phần liên quan
của quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm nhằm xác định nguồn gốc của
tính cách sản phẩm đó”. Năm 2003, tác phẩm “Conceptualizing, Measuring
and Managing Customer-Based Brand Equity” Keller phát biểu thêm “khi
người làm marketing sáng tạo ra một tên, logo hay một biểu tượng mới cho
sản phẩm mới, điều này có nghĩa họ đang sáng tạo ra thương hiệu”. Nên
thương hiệu là một phần của quá trình marketing bán hàng, là một phần của
sản phẩm hay “là một nội dung quan trọng trong chiến lược sản phẩm”.
Các học giả đã nghiên cứu bản chất của thương hiệu thông qua giá trị
thương hiệu, Kapferer nhấn mạnh “giá trị của thương hiệu là thương hiệu tạo
được vị trí, dấu ấn và hình ảnh mang tính độc quyền như thế nào trong tâm trí
người tiêu dùng” , giá trị thương hiệu là tài sản vô hình nhưng có thể ước
lượng được bằng tiền. Giá trị thương hiệu được hình thành bởi bốn yếu tố kết
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
5
hợp với nhau trong tâm trí người tiêu dùng, đó là: (1) Sự nhận thức thương
hiệu; (2) Quan điểm về chất lượng vượt trội khi so sánh với đối thủ cạnh
tranh; (3) Vị trí của sự tin tưởng, của cảm xúc, của kết nối, của sự quan trọng;
(4) Sự lôi cuốn, hấp dẫn của những hình ảnh được gợi nên bởi thương hiệu.
Lúc này giá trị thương hiệu được chuyển hóa thành giá trị tài chính thương
hiệu – Vốn thương hiệu (Brand Equity)
Vốn thương hiệu là những giá trị đặc thù mà thương hiệu mang lại cho
những đối tượng bên ngoài như khách hàng, xã hội, và những đối tượng nội
bộ doanh nghiệp như cổ đông, nhân viên… Vốn thương hiệu được thể hiện
qua hai khía cạnh:
Giá trị cảm nhận: Là những cảm xúc, tình cảm của người tiêu dùng
đối với thương hiệu. Theo Aaker và Joachismthaler thì giá trị cảm nhận của
vốn thương hiệu bao gồm sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận
vượt trội, sự liên tưởng thương hiệu, sự trung thành thương hiệu. Từ bốn yếu
tố này, các mô hình “vốn thương hiệu dựa trên khách hàng” của Keller hay
tháp “vốn thương hiệu” của Aaker ra đời.
Giá trị tài chính: Là những giá trị bằng tiền có được của doanh nghiệp
nhờ việc các sản phẩm cũng như các yếu tố khác của doanh nghiệp được gắn
thương hiệu. Các tác giả như Kim và Doyle đã đo vốn thương hiệu trên khía
cạnh tài chính bằng cách chiết khấu các dòng tiền dự báo trong tương lai về
hiện tại và tách thành tài sản hữu hình và vô hình, giá trị tài chính của vốn
thương hiệu góp phần tạo nên giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu vốn thương hiệu trên cả hai khía cạnh sẽ có được
cách nhìn tổng quát về thương hiệu cũng như giá trị của nó bởi vì các khía
cạnh của vốn thương hiệu là cơ sở cho sự hình thành các cách tiếp cận khác
nhau của lý thuyết xác định giá trị thương hiệu.
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
6
Như vậy, sự phát triển của quá trình nghiên cứu thương hiệu đã phát
sinh ra nhiều khía cạnh nghiên cứu khác như: Lãnh đạo thương hiệu, quản lý
tài sản thương hiệu, định hướng thương hiệu, xây dựng thương hiệu doanh
nghiệp, trách nghiệm xã hội…
Vậy có thể hiểu:
“Thương hiệu là nhận thức, tình cảm và niềm tin khách hàng về tất
cả các yếu tố của doanh nghiệp”
1.1.2. Đặc điểm Thương Hiệu
Được biết đến: Đây là điều hiển nhiên. Thương hiệu không thể nào
được chọn trừ khi nó đã có chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng.
Thích hợp : Thương hiệu phải được xem là thích hợp với nhu cầu, hy
vọng, và mong muốn của khách hàng.
Khác biệt: Nổi trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh, thương hiệu phải
thật sự độc đáo trong nhận thức của khách hàng.
Luôn đặt khách hàng ở trọng tâm : Chỉ những thương hiệu thật sự
thấu hiểu khách hàng và nhu cầu của họ mới có thể mang lại sản phẩm vượt
trên mọi kỳ vọng và những trải nghiệm khó quên cho khách hàng.
Đáng tin cậy: Bao gồm cả việc đảm bảo uy tín, trung thực, nhất quán,
đáng tin cậy và luôn thực hiện đúng những gì đã cam kết.
Sáng tạo :Dù thương hiệu có thể tồn tại trong một khoảng thời gian
nhất định mà không phải sáng tạo, nhưng trong môi trường cạnh tranh khốc
liệt như ngày nay, thương hiệu phải có khả năng tiên đoán nhu cầu của khách
hàng, không ngừng khiến họ ngạc nhiên và hài lòng với hàng loạt những cải
tiến hữu ích.
Dễ ưa thích : Thương hiệu hoàn toàn có thể kết nối với khách hàng về
mặt tình cảm bằng cách chia sẻ những giá trị quan trọng đối với khách hàng,
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
7
sở hữu những phẩm chất khách hàng trân trọng, được ưa chuộng và dễ sử
dụng.
Dễ tiếp cận : Để chuyển từ một thương hiệu được ưa chuộng sang
một thương hiệu được chọn, bạn cần hiện diện ở những nơi thuận lợi, dễ tìm
và dễ mua được đốivới khách hàng.
Phổ biến: Dù một số thương hiệu thành công nhờ tính “độc quyền”
của mình, nhưng nhìn chung, đa phần các thương hiệu mạnh đều được xem là
phổ biến, được nhiều người theo đuổi và thường được mang ra bàn tán khá
nhiều.
Giá trị : Khi tất cả mọi lợi ích cảm tính, chức năng, trải nghiệm của
thương hiệu được đặt lên bàn cân bên cạnh chi phí (cả thời gian và tiền của)
phải bỏ ra để được sở hữu và sử dụng, giá trị cuối cùng phải được khách hàng
nhìn nhận ở mức độ tốt, vượt trội hoặc xuất sắc.
1.1.3. Các loại thương hiệu
Thương hiệu doanh nghiệp (hay thương hiệu gia đình)
Là thương hiệu dùng chung cho tất cả hàng hóa dịch vụ của một doanh
nghiệp. Mọi hàng hóa thuộc các chủng loại khác nhau của doanh nghiệp đều
mang thương hiệu như nhau.
Thương hiệu sảnphẩm (hay gọilà thương hiệu tập thể)
Là thương hiệu của một nhóm hay một số chủng loại hàng hóa nào đó,
có thể do một doanh nghiệp sản xuất hoặc do các doanh nghiệp khác nhau sản
xuất và kinh doanh.
1.1.4. Các chức năng của thương hiệu
Có rất nhiều những quan điểm khác nhau liên quan đến chức năng của
thương hiệu. Thương hiệu gồm 4 chức năng chính sau:
Chức năng định hướng
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
8
Nghiên cứu của Urde năm 1999 trong tác phẩm “Brand Orientation: A
Mindset for Building Brands into Strategic Resources,” chỉ rõ “Nhiệm vụ đầu
tiên của thương hiệu đó là tạo ra sự nhận thức đúng đắn cho toàn bộ công ty
về chiến lược, cho họ biết họ thực sự là ai, cần phải làm gì và làm nó như thế
nào”. Thương hiệu chính là tầm nhìn cho doanh nghiệp khi định ra hướng
phát triển cho doanh nghiệp, thương hiệu ấn định nhiệm vụ cho toàn bộ nhân
viên suy nghĩ và hành động cùng hướng tới, mỗi cá nhân đều phải thấu hiểu,
cả tập thể phải có cùng một tư tưởng.
Không chỉ tác động tới doanh nghiệp, chức năng này còn tác động tới
người tiêu dùng, thương hiệu giúp định hướng khách hàng khi họ nhận thức
và tình cảm rõ ràng. Thương hiệu giúp khách hàng không tốn quá nhiều thời
gian trong việc ra quyết định lựa chọn “Tầm nhìn thương hiệu khiến khách
hàng dễ dàng phớt lờ những thứ mặc dù sẵn có trên thị trường nhưng không
nằm trong tâm trí họ”.
Chức năng nhận diện và phân biệt
Trong tác phẩm “Brand Asset Management: Driving Profitable Growth
through Your Brands” năm 2002 của Davis và Scott thì nhận diện và phân
biệt là chức năng đặc trưng và quan trọng cho người tiêu dùng và doanh
nghiệp. Thông qua thương hiệu, người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ
dàng phân biệt hàng hóa của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác.
Thương hiệu cũng đóng vai trò quan trọng cho doanh nghiệp trong việc phân
đoạn thị trường. Mỗi hàng hóa mang thương hiệu khác nhau sẽ đưa ra những
thông điệp khác nhau dựa trên những dấu hiệu nhất định nhằm đáp ứng những
nhu cầu của người tiêu dùng và thu hút sự chú ý của những tập hợp khách
hàng khác nhau. Đặc biệt khi trên thị trường ngày nay, hàng hóa phong phú
và đa dạng nhiều thành phần cố ý tạo ra những dấu hiệu giống một tình cảm
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
9
từ những chỉ dẫn cụ thể và đặc biệt từ đó loại bỏ được những nhầm lẫn gây
giảm uy tín và sự phát triển của thương hiệu .
Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy
Chức năng này là sự cảm nhận của người tiêu dùng về sự khác biệt, về
sự ưu việt hay an tâm, thoải mái, tin tưởng khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
khi lựa chọn mà thương hiệu đó mang lại. Nói đến sự cảm nhận là người ta
nói đến ấn tượng nào đó về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng.
Cùng một sản phẩm nhưng cảm nhận của người tiêu dùng có thể khác nhau,
phụ thuộc vào thông điệp hoặc hoàn cảnh tiếp nhận thông tin, hoặc phụ thuộc
vào chính bản thân người sử dụng. Do vậy, sự cảm nhận không phải tự nhiên
mà có, nó được hình thành tổng hợp từ các yếu tố của thương hiệu như màu
sắc, tên gọi, biểu trưng, âm thanh, khẩu hiệu… và hơn hết đó là sự trải
nghiệm của người tiêu dùng về tất cả các yếu tố liên quan đến chất lượng sản
phẩm. Thông thường một thương hiệu đã được chấp nhận là thương hiệu có
một vị thế nhất định trên thị trường sẽ tạo ra một sự tin cậy đối với khách
hàng, và họ sẽ trung thành với thương hiệu đó.
Chức năng kinh tế
Thương hiệu là một tài sản có giá trị của doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp có vị thế trên trường, có được lượng khách hàng trung thành và có
quyền đặt giá cao hơn các sản phẩm cùng loại khác. Không những thế, khi
chính thương hiệu trở thành tài sản, được đem ra giao dịch thì giá trị kinh tế
của thương hiệu lại càng được minh chứng rõ nét. Lúc này thương hiệu còn
được coi là tài sản vô hình mà là tài sản có giá trị có thể ước lượng được bằng
tiền của doanh nghiệp.
Rất nhiều quan điểm cho rằng giá trị của thương hiệu rất khó định đoạt,
điều này đúng khi bản chất của thương hiệu là tình cảm, là niềm tin, những
giá trị lớn hơn những con số kinh tế rất nhiều. Tuy nhiên, khi xem xét những
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
10
lợi thế mà thương hiệu mang lại trên các góc độ như như doanh thu nhiều, giá
bán cao, thị phần rộng, vững chắc và ổn định… thì việc ước lượng giá trị tài
chính của thương hiệu là việc có khả thi.
1.1.5. Tầmquan trọng của thương hiệu
Đối với doanh nghiệp
Thương hiệu là một tài sản vô giá của doanh nghiệp, nó là tài sản vô
hình mà doanh nghiệp đã xây dựng trong nhiều năm bằng uy tín của doanh
nghiệp đối với khách hàng. Tài sản đó có thể đưa lại nguồn lợi nhuận rất lớn
nếu như doanh nghiệp biết khai thác hết vai trò của nó.
Thương hiệu cũng là một sự khẳng định cấp sản phẩm của doanh nghiệp.
Hệ thống các thương hiệu sẽ cho phép các doanh nghiệp tấn công vào từng
phân khúc khách hàng khác nhau.
Thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp bán sản phẩm với giá cao hơn làm
kháchhàng tự hào hơn(khi sửdụnghàng có thươnghiệu nổitiếng tức hàng hiệu).
Thương hiệu là chiến lược quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp. Một
chiến lược thương hiệu cóthể chống lại các đốithủ cạnh tranh một cách dễdàng.
Thương hiệu xác lập được sự nhậndiện, khuấy động cảm giác của người tiêu
dùng. Thươnghiệucủadoanhnghiệp luôn luôn tồntạitrongtâm tư kháchhàng.
Đối với người tiêu dùng
Có thể khẳng định một điều rằng người tiêu dùng là người được hưởng
lợi trong việc xây dựng thương hiệu vì trong vấn đề xây dựng thương hiệu thì
nhu cầu và lợi ích của người tiêu dùng là yếu tố được xem xét hàng đầu.
Không có thương hiệu, việc lựa chọn sản phẩm rất khó khăn bởi người
tiêu dùng không biết lấy gì để đảm bảo rằng họ đã mua đúng sản phẩm mà
mình muốn. Khi đã có thương hiệu là đã đảm bảo xuất xứ sản phẩm của
doanh nghiệp, người tiêu dùng có thể tin tưởng trong việc lựa chọn mua hàng
của mình, họ cảm thấy yên tâm hơn và tránh được rủi ro không đáng có.
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
11
Một lợi ích nữa đối với người tiêu dùng khi doanh nghiệp tiến hành xây
dựng thương hiệu đó là tiết kiệm thời gian chọn lựa. Để mua sản phẩm người
tiêu dùng luôn phải cân nhắc mua sản phẩm nào tốt nhất, đẹp nhất. Mặt khác,
sản phẩm đòihỏi phải đúng chất lượng, xứng đáng với đồng tiền bỏ ra.
Một lợi ích khác có thể kể đến, đó là: người tiêu dùng sẽ giảm chi phí
nghiên cứu thông tin thị trường, khẳng định giá trị bản thân, giảm rủi ro trong
tiêu thụ.
1.2. Thẩm định giá trị Thương Hiệu
1.2.1. Khái niệm về Thẩm Định Giá
Ở các nước, người ta thường sử dụng hai từ tiếng Anh là Appraisal và
Valuation để nói đến thẩm định giá. Nguồn gốc từ ngữ của cả hai thuật ngữ
này là từ tiếng Pháp. Valuation xuất hiện vào năm 1529 còn Appraisal từ năm
1817. Hai thuật ngữ đều có chung ý nghĩa, đó là sự ước tính, đánh giá và có
hàm ý là cho ý kiến của một nhà chuyên môn về giá trị của một vật phẩm nhất
định.
Khi nghiên cứu về thẩm định giá, giới nghiên cứu học thuật trên thế
giới đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau:
Theo tự điển Oxford: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị bằng tiền
của một vật, của một tài sản”; “là sự ước tính giá trị hiện hành của tài sản
trong kinh doanh”.
Theo giáo sư W.Seabrooke - Viện đại học Portsmouth, Vương quốc
Anh: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể
bằng hình thái tiền tệ cho một mục đíchđã được xác định”.
Theo Ông Fred Peter Marrone - Giám đốc Marketing của AVO, Úc
“Thẩm định giá là việc xác định giá trị của bất động sản tại một thời điểm có
tính đến bản chất của bất động sản và mục đích của thẩm định giá. Do vậy,
thẩm định giá là áp dụng các dữ liệu của thị trường so sánh mà các thẩm định
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
12
viên thu thập được và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu
cầu thẩm định giá để hình thành giá trị của chúng”.
Theo Gs. Lim Lan Yuan - Singapore: Thẩm định giá là một nghệ thuật
hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ
thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản cũng
như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường bao gồm các loại
đầu tư lựa chọn.
Nhìn chung, các khái niệm trên đây khi đề cập đến thẩm định giá đều
có chung một số yếu tố là:
+ Sự ước tính giá trị hiện tại.
+ Tính bằng tiền tệ
+ Về tài sản, bất động sản hoặc các quyền sở hữu đối với tài sản, bất
động sản.
+ Theo yêu cầu, mục đíchnhất định.
+ Ở địa điểm, thời điểm, thời gian cụ thể.
+ Trên cơ sở sử dụng các dữ liệu, các yếu tố của thị trường.
Do vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm về thẩm định giá như sau:
“Thẩm định giá là một nghệ thuật hay một khoa học về ước tính giá
trị của tài sản ( quyền tài sản )phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời
điểm nhất định, cho một mục đích nhất định theo những tiêu chuẩn được
công nhận như những thông lệ quốc tế hoặc quốc gia”.
1.2.2. Đối tượng Thẩm Định Giá
Theo Uỷ ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế phạm vi thẩm định giá
ngày càng trở nên rộng hơn, thuật ngữ thẩm định giá quyền tài sản (property
valuation) vượt qua những hạn chế của thuật ngữ thẩm định giá tài sản (asset
valuation) thuật ngữ thẩm định giá đầu tiên được sử dụng cho báo cáo tài
chính.
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
13
Quyền tài sản( Property )
Quyền tài sản là một khái niệm pháp lý bao hàm tất cả quyền, quyền
lợi và lợi ích liên quan đến quyền sở hữu tài sản đó bao gồm cả quyền sở hữu
cá nhân, nghĩa là người chủ sở hữu được hưởng một hay nhiều lợi ích của
những gì mình sở hữu.
Theo bộ Luật dân sự của Việt Nam: Quyền tài sản là quyền được trị
giá bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở
hữu trí tu
Theo Uỷ ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế trong hoạt động thẩm
định giá quốc tế ngày nay người ta công nhận và phân biệt các đối tượng thẩm
định giá sau:
Quyền tài sản bất động sản (RealProperty)
Bao gồm tất cả quyền, quyền lợi, lợi ích liên quan đến quyền sở hữu
bất động sản. Một hay nhiều lợi ích trong quyền bất động sản thông thường
được biểu hiện dưới hình thức quyền sở hữu được phân biệt với bất động sản
về mặt vật chất. Quyền tài sản bất động sản là một khái niệm phi vật chất.
Quyền tài sản bất động sản là một quyền lợi trong bất động sản. Quyền
lợi này thường được ghi trong một văn bản chính thức như một chứng thư hay
hợp đồng (ví dụ như hợp đồng cho thuê). Do vậy, quyền tài sản bất động sản
là một khái niệm pháp lý tách biệt với bất động sản, thể hiện về mặt vật chất
của tài sản. Quyền tài sản bất động sản bao gồm các quyền, các khoản lợi ích,
lợi tức liên quan đến quyền sở hữu của bất động sản. Ngược lại, bất động sản
bao gồm bản thân đất đai, tất cả các loại sản vật tự nhiên có trên đất, và các
tài sản gắn liền với đất như nhà cửa và các công trình trên đất.
Quyền tài sản động sản(PersonalProperty)
Quyền tài sản động sản đề cập đến quyền sở hữu của những tài sản, lợi
ích khác với bất động sản. Những tài sản đó có thể là tài sản hữu hình như các
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
14
động sản, hay vô hình như khoản nợ hay bằng sáng chế. Động sản hữu hình
tiêu biểu cho những tài sản không thường xuyên gắn hay cố định với bất động
sản và có đặc tính có thể di chuyển được.
Quyền tài sản động sản bao gồm những lợi íchcủa:
 Những tài sản hữu hình có thể nhận biết, di chuyển được và được xem
là thông dụng cho cá nhân như đồ vật sưu tập, trang trí, hay vật dụng.
Quyền sở hữu tài sản lưu động của doanh nghiệp như hàng tồn kho,
vật liệu cung cấp.
Ở một số nước, những tài sản trên được xem là hàng hoá và đồ dùng cá
nhân.
 Những tài sản không cố định được người thuê lắp đặt vào bất động sản
và sử dụng trong kinh doanh. Tài sản đầu tư hay tài sản cho thuê gắn với công
trình xây dựng thêm trên đất được người thuê lắp đặt và trả tiền để đáp ứng
nhu cầu của mình.
 Nhà xưởng, máy và thiết bị
 Vốn lưu động và chứng khoán hay tài sản hiện hành là tổng tài sản lưu
động trừ đi nợ ngắn hạn.
 Tài sản vô hình như quyền thu lợi từ một ý tưởng, quyền sở hữu trí
tuệ, bao gồm:
- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm văn học
nghệ thuật, khoa học do mình sang tạo ra hoặc sở hữu
- Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của các tổ chức, cá nhân
đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu
vệ tinh mang chương trình được mã hóa
- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức cá nhân dối với sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu,
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
15
tên thương mại, chỉ dẩn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sang tạo ra hoặc sở
hữu
- Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được
hưởng quyền sở hữu.
Thẩm định giá động sản có thể chỉ là một bộ phận trong tổng thể công
việc thẩm định giá một tài sản. Động sản có thể được đánh giá theo giá trị thị
trường, giá trị thu hồi hay giá thanh lý
Doanh nghiệp (Business)
Doanh nghiệp là bất kỳ một đơn vị thương mại, công nghiệp dịch vụ,
hay đầu tư theo đuổi một hoạt động kinh tế.( Uỷ ban tiêu chuẩn thẩm định giá
quốc tế )
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh ( Luật doanh nghiệp Việt
Nam 2005 )
Doanh nghiệp thường là các đơn vị tạo ra lợi nhuận bằng cách cung
cấp sản phẩm hay dịch vụ cho người tiêu dùng. Quan hệ chặt chẽ với khái
niệm doanh nghiệp là thuật ngữ công ty đang hoạt động, đó là một doanh
nghiệp thực hiện hoạt động kinh tế như sản xuất, chế tạo, buôn bán, hay trao
đổi một hàng hóa hay dịch vụ, và thuật ngữ đang hoạt động, đó là một doanh
nghiệp được xem như đang tiếp tục hoạt động trong tương lai xác định, không
có ý định phải thanh lý hay cắt giảm qui mô hoạt động của nó.
Các lợi ích tài chính (Financial Interests)
Các lợi ích tài chính là những tài sản vô hình, gồm những quyền năng
gắn liền với quyền sở hữu của một doanh nghiệp hay tài sản.
 Lợi ích tài chính trong quyền tài sản nảy sinh từ :
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
16
- Sự phân chia về mặt luật pháp lợi tức sở hữu trong doanh nghiệp và
trong bất động sản
- Chuyển nhượng theo hợp đồng quyền chọn mua, chọn bán tài sản
- Những côngcụ đầu tư bảo đảm bởi bất động sản
 Lợi ích tài chính là những tài sản vô hình bao gồm :
- Những quyền vốn có trong quyền sở hữu doanh nghiệp hay tài sản
như: quyền chiếm hữu, sử dụng, bán, cho thuê hay quản lý;
- Những quyền vốn có trong hợp đồng chuyển nhượng có quyền chọn
muahay hợp đồng thuê có chứa quyền chọn thuê
- Những quyền vốn có trong sở hữu cổ phiếu.
1.2.3. Khái niệm Giá trị Thương Hiệu
Nếu như thương hiệu được coi là phần nổi của tảng băng thì phần chìm
nằm bên dưới tảng băng , phần mà quyết định đến sự tồn vong của công ty đó
chính là giá trị thương hiệu (brand equity). Về mặt cơ bản, thông qua giá trị
thương hiệu, các marketer có thể đưa ra những chiến lược khác nhau tác động
tới sự duy trì và phát triển một thương hiệu mạnh cho công ty. Và mặc dù từ
năm 1980, thuật ngữ “giá trị thương hiệu” đã xuất hiện nhưng vẫn chưa có
một quan điểm nào thống nhất về nội dung cũng như cách đo lường giá trị
thương hiệu. Vì vậy, xem xét các cuộc nghiên cứu hiện tại về giá trị thương
hiệu thì tồn tại rất nhiều quan điểm dưới nhiều góc độ khác nhau
Giá trị thương hiệu theo quan điểm đánh giá dưới góc độ tài chính
Ở góc độ tài chính, giá trị thương hiệu là “tổng giá trị tăng thêm của
thương hiệu khi nó được bán hoặc được tính đến trong bản cân đối kế toán”
Giá trị thương hiệu theo quan điểm đánh giá dưới góc độ người tiêu
dùng
Đánh giá giá trị thương hiệu theo quan điểm dựa vào người tiêu dùng
được phân thành 2 loại:
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
17
 Đánh giá giá trị thương hiệu dựa vào lý thuyết tín hiệu (signalling
theory) bắt nguồn từ học thuyết kinh tế thông tin dựa trên điều kiện thông tin
thị trường là nguồn thông tin không hoàn hảo và bất cân xứng.
 Đánh giá giá trị thương hiệu dựa vào lý thuyết tâm lý học nhận thức
(cognitive psychology) xuất phát từ thái độ của người tiêu dùng.
Giá trị thương hiệu được đánh giá theo quan điểm dựa vào người tiêu
dùng là toàn bộ giá trị tăng thêm mà công ty đó có được dựa trên phản ứng
của khách hàng dẫn đến hành vi tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của thương
hiệu đó.
 Giá trị thương hiệu theo quan điểm đánh giá dưới góc độ nhân viên
(EBBE- Equity brand based employee)
Quan điểm này thì cho rằng giá trị thương hiệu là toàn bộ giá trị tăng
thêm mà công ty có được dựa trên sự thỏa mãn của nhân viên dẫn đến hành vi
ứng xử tích cực của nhân viên trong việc truyền tải những giá trị của công ty
đến khách hàng và giới hữu quan khác cũng như là sự gắn bó của họ đối với
tổ chức.
Mặc dù có nhiều quan điểm về giá trị thương hiệu mà điển hình là những
quan điểm đã được trình bày nhưng nhìn chung hầu hết các cuộc nghiên cứu
đều đánh giá và phân tích giá trị thương hiệu dưới góc độ người tiêu dùng.
1.2.4. Mục đích của việc thẩm định giá trị thương hiệu
Nếu xem xét thương hiệu là một tài sản của doanh nghiệp, vậy thì doanh
nghiệp hoàn toàn có thể trao đổi, mua bán hoặc cho thuê tài sản này, hoặc sử dụng
nhưphầnvốngóp trongcác dự ánkinhdoanhvớicác đốitác bên ngoài. Đâychính là
lý do vì sao định giá thương hiệu đang là vấn đề nóng bỏng nhất trong thời gian gần
đây. Cách đây 10 năm, những kỹ thuật thẩm định giá thương hiệu là những công cụ
chung được áp dụng một cách rộng rãi. Có 3lĩnh vực được áp dụng là:
Thẩm định cho mục đíchquản trị thương hiệu
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
18
Trong những trường hợp cụ thể, thẩm định giá trị thương hiệu có thể được sử
dụng là một công cụ quản lý, và được thực hiện để so sánh mức độ thành công của
những chiến lược Marketing khác nhua. Trong bốicảnh này, thẩm định giá được sử
dụng để hạn chế, bảo vệ ngân sách marketing, hay quyết định mở rộng kiến trúc
thương hiệu, cũng như đolường tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư vào thương hiệu.
Thẩm định giá cho mục đíchkế toán
Những chuẩn mực kế toán mới yêu cầu toàn bộ những tài sản vô hình có thể
nhận biết được của doanh nghiệp được ghi nhận tạikhoản “ giá trị lợi thế”. Điều này
phá vỡ cách ghinhận cũ về giá mua khi nó lớn hơn giá trị tàisản ròng như là một số
riêng lẻ trong lợi thế kinh doanh. Những nguyên tắc hiện hành yêu cầu giá trị của
thương hiệu được côngnhận trên bảng cân đốikế toán.
Thẩm định cho mục đíchgiao dịch
Cóhai loại giao dịch cóthể yêu cầu thẩm định giá trị thương hiệu:
 Những giao dịch bên trong: kế hoạch kêu gọi chủ đầu tư và tín dụng
 Những giao dịch bên ngoài: gồm giao dịch bên ngoài có xu hướng mua lại
các công ty có thương hiệu trên thị trường. Trong trường hợp này, thẩm định tàisản
thương mại là cần thiết để xác định giá trị kinh tế của tàisản mua lạiđể chứng minh
giá trị của các cuộc thương lượng về điều khoản giao dịch.
 Thẩm định cho mục đíchxác định giá trị doanh nghiệp
Xác định giá trị doanh nghiệp để nhằm trợ giúp cho quá trình chuyển đổi
cơ cấu về vốn chủ sở hữu. Đầu tiên, cổ đông hoặc nhà đầu tư muốn nắm bắt
một cách chi tiết về tình hình hiện tại của công ty trước khi đưa ra quyết định
cuối cùng. Họ muốn biết các cơ hội và tiềm năng phát triển cho tương lai của
doanh nghiệp. Đặc biệt, họ muốn hiểu các khoản nợ ngoài dự kiến, ví dụ các
vấn đề về thuế, các nguy cơ tiềm ẩn về kiện tụng, tranh chấp.
Xác định giá trị doanh nghiệp giúp chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu
ra công chúng lần đầu (IPO). Thị trường Chứng khoán áp đặt một số yêu cầu
và quy tắc nhất định về chủng loại thông tin mà công ty buộc phải công khai
trong các văn bản IPO (được gọi là Bản cáo bạch). Quy trình "Xác định giá trị
doanh nghiệp" phải xác định và chỉ ra được hoạt động cốt lõi của công ty và
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
19
các cơ hội cũng như các nhân tố rủi ro. Thành công của IPO phụ thuộc rất
nhiều vào quá trình chuẩn bị. Thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng này, các bên liên
quan tới IPO có thể sẽ phải đương đầu với những khó khăn và công ty có thể
bị giảm giá trị một cách đáng kể khi niêm yết, do đó sẽ ảnh hưởng xấu tới lợi
íchcủa các chủ sở hữu.
Xác định giá trị doanh nghiệp giúp cải thiện tình hình hoạt động chung
của công ty trước thực trạng hoạt động kém hiệu quả. Quá trình xác định giá
trị doanh nghiệp sẽ đánh giá một cách khách quan các điểm mạnh và điểm
yếu của công ty. Bằng việc xác định và chỉ ra những vấn đề hoặc các khu vực
thể hiện rõ nhất các điểm yếu của công ty, quá trình "Xác định giá trị Doanh
nghiệp" là một công cụ nhằm giúp công ty đánh giá một cách khách quan
hoặc "mở khoá" các cơ hội/tiềm năng và gia tăng giá trị cho các cổ đông hiện
tại và tương lai.
1.3.Phương pháp thẩm định Giá Trị Thương Hiệu
1.3.1. Cơ sở thẩm định giá trị thương hiệu
Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá
Theo Uỷ ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế: Giá trị thị trường là số
tiền ước tính của tài sản có thể được trao đổi vào ngày thẩm định giá, giữa
một bên sẵn sang bán và một bên sẵn sang mua trong một giao dịch khách
quan, sau quá trình tiếp thị thích hợp, tại đó các bên tham gia đều hành động
một cách hiểu biết,thận trọng và không chịu bất cứ áp lực nào
Theo hiệp hội các nhà thẩm định Hoa Kỳ: Giá trị thị trường là mức
giá có khả năng xẩy ra nhất của tài sản sẽ được mua bán trên thị trường cạnh
tranh và mở dưới những điều kiện giao dịch công bằng vào thời điểm thẩm
định giá giữa người mua sẵn sang mua và người bán sẵn sang bán, các bên
hành động một cách thận trọng, và thừa nhận giá cả không bị ảnh hưởng của
những yếu tố tác động thái quá cũng như không bị ép buộc.
Tại Việt Nam: Theo quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/04/2005
của Bộ Tài Chính ban hành Tiêu chuẩn số 01 (TDGVN 01) định nghĩa giá trị
thị trường làm tiêu chuẩn thẩm định giá như sau: Giá trị thị trường của một tài
sản là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
20
định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán
sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều
kiện thương mại bình thường
 Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá
Giá trị phi thị trường của tài sản là mức giá ước tính được xác định theo
những căn cứ khác với giá trị thị trường hoặc có thể được mua bán, trao đổi
theo các mức giá không phản ánh giá trị thị trường như: giá trị tài sản đang
trong quá trình sử dụng, giá trị đầu tư, giá trị bảo hiểm, giá trị đặc biệt, giá trị
thanh lý, giá trị tài sản bắt buộc phải bán, giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản
chuyên dùng, giá trị tài sản có thị trường hạn chế, giá trị để tính thuế...
1.3.2. Nguyên tắc thẩm định giá trị thương hiệu
 Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất
Việc dử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất của tài sản thương hiệu là đạt
được mức hữu dụng tối đa trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội thực tế phù
hợp, có thể cho phép về mặt kĩ thuật, về pháp lý, về tài chính và đem lại giá
trị lớn nhất cho thương hiệu.
Nguyên tắc dự tính các khoản lợi íchtrong tương lai
Giá trị của tài sản có thể được xác định bằng việc dự tính khả năng sinh
lời trong tương lai. Giá trị của thương hiệu cũng chịu ảnh hưởng bởi việc dự
kiến thị phần của những người tham gia thị trường và những thay đổi có thể
dự tính trong yếu tố này cũng ảnh hưởng tới giá trị của thương hiệu. Việc ước
tính giá trị thương hiệu luôn luôn dựa trên các triển vọng trong tương lai, lợi
íchdự kiến nhận được từ quyền sử dụng thương hiệu của người mua.
Nguyên tắc cung – cầu
Giá trị của một thương hiệu được xác định bởi mối quan hệ cung cầu về
thương hiệu đó trên thị trường. Ngược lại, giá trị của thương hiệu đó cũng tác
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
21
động đến cung và cầu về thương hiệu. Giá trị thương hiệu thay đổi tỷ lệ thuận
với cầu và tỷ lệ nghịch với cung về thương hiệu.
Nguyên tắc cạnh tranh
Lợi nhuận cao vượt trội sẽ thúc đẩy cạnh tranh, ngược lại, cạnh tranh quá
mức có thể làm giảm lợi nhuận và cuối cùng có thể không còn lợi nhuận. Đối
với thương hiệu, mối quan hệ cạnh tranh cũng được quan sát giữa các sản
phẩm/ dịch vụ của các thương hiệu với nhau và giữa sản phẩm của thương
hiệu này với sản phẩm của thương hiệu khác. Do đó, giá trị của thương hiệu
được hình thành là kết quả của sự cạnh tranh khốc liệt giữa các sản phẩm
trong cùng nghành hay khác nghành trên thị trường.
Nguyên tắc thay đổi
Giá trị của thương hiệu thay đổi theo sự thay đổi của những yếu tố hình
thành nên giá trị của nó (giá trị không bất biến mà thay đổi theo thời gian).
Giá trị của thương hiệu cũng được hình thành trong quá trình thay đổi liên tục
phản ánh hàng loạt các mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố ảnh hưởng đến
giá trị.
1.3.3. Quy trình thẩm định giá trị Thương Hiệu
Quy trình thẩm định giá trị thương hiệu bao gồm: những cách thức, hành
vi, kỹ thuật thực hiện các bước trong một phương pháp thẩm định giá. Quy
trình thẩm định giá trị thương hiệu được khái quát thông qua 6 bước:
Bước 1: Xácđịnh vấn đề
-Xác định mục tiêu thẩm định giá trị thương hiệu
-Xác định cơ sở thẩm định giá trị thương hiệu: giá trị thị trường hay giá
phi thị trường.
-Xác định tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá trị thương hiệu
-Xác định thời điểm thẩm định giá
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
22
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng để tiến hành thẩm định
giá trị thương hiệu và trong bước này chúng ta cần xác định đúng mục đích
thẩm định giá trị thương hiệu và các giấy tờ có liên quan tới thương hiệu cần
thẩm định giá.
Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá
Việc lập kế hoạch thẩm định giá trị thương hiệu càng chi tiết thì càng
thuận lợi trong quá trình thẩm định giá. Tuy nhiên, thời gian tiến hành thẩm
định giá trị thương hiệu nào đó sẽ do loại hình kinh doanh hay quy mô của
doanh nghiệp cần thẩm định giá quyết định.
Bước 3: Tìm hiểu thương hiệu cần thẩm định giá và thu thập tài liệu
Thông tin từ nội bộ doanh nghiệp: tư liệu về tình hình sản xuất kinh
doanh, tổng hợp tất cả các báo cáo tài chính, hệ thống đơn vị sản xuất và đại
lý, đặc điểm của đội ngũ quản lý điều hành, cán bộ, nhân viên. Các tài liệu
liên quan như phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 5 năm
tới, chi tiết về kế hoạch đầu tư, chi phí marketing, chi phí quảng cáo, tiếp thị,
chi phí bán hàng, chi phí hình thành và quảng cáo thương hiệu trong thời gian
vừa qua.
Thông tin bên ngoài doanh nghiệp: đặc biệt là thông tin về thị trường sản
phẩm của thương hiệu, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các đối thủ
cạnh tranh, chủ trương của Nhà nước.
Bước 4: Phân tích thông tin
Mục đích của việc phân tích tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp nhằm giúp thẩm định viên có cái nhìn tổng quan về tình hình
doanh nghiệp. Qua đó, thẩm định viên tiến hành lựa chọn các phương pháp
thẩm định giá trị thương hiệu phù hợp và góp phần hình thành cơ sở để lựa
chọn mức giá ước tính cuối cùng của thương hiệu cần thẩm định.
Bước 5: Xácđịnh phương pháp thẩm định giá
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
23
Trong thẩm định giá thương hiệu có 3 cách tiếp cận gồm: cách tiếp cận
chi phí, cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận thu nhập. Ứng với mỗi cách
tiếp cận có nhiều phương pháp thẩm định giá trị thương hiệu khác nhau do đó
thẩm định viên cần lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp.
Bước 6: Báocáo kết quả thẩm định giá trị thương hiệu
Sau khi tiến hành các phương pháp thẩm định giá trị thương hiệu khác
nhau thì bước tiếp theo thẩm định viên cần tiến hành là thống nhất kết quả
thẩm định giá. Và cuối cùng, thẩm định viên lập báo cáo, chứng thư thẩm
định giá trị thương hiệu để đưa ra mức giá trị thương hiệu cuối cùng.
1.3.4. Phương pháp thẩm định giá trị Thương hiệu
1.3.4.1. Cáchtiếp cận dựa vào chi phí
Cách tiếp cận này dựa trên nguyên tắc thay thế. Có nghĩa là giá trị của
một tài sản sẽ không lớn hơn chi phí khi thay thế tất cả các bộ phận hợp thành
của nó. Có 3 phương pháp dựa trên cách tiếp cận này: phương pháp dựa trên
chi phí tái tạo, phương pháp dựa trên chi phí thay thế và phương pháp dựa
trên chi phí quá khứ.
Phương pháp dựa trên chi phí tái tạo: Phương pháp này xem xét tất
cả các loại chi phí và các khoản đầu tư cần thiết để tạo ra thương hiệu mới
giống hệt thương hiệu cần thẩm định giá. Nó bao gồm ước tính các khoản
không phù hợp và lỗi thời hiện diện trong thương hiệu cần thẩm định giá.
Phương pháp dựa trên chi phí thay thế: Phương pháp dựa trên chi
phí thay thế xem xét tất cả loại chi phí và các khoản đầu tư cần thiết để
thương hiệu mới cùng tính hữu ích với thương hiệu cần thẩm định giá.
Phương pháp này không bao gồm ước tính các khoản không phù hợp và lỗi
thời hiện diện trong thương hiệu cần thẩm định giá.
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
24
 Phương pháp dựa trên chi phí quá khứ: Phương pháp này
xem xét tất cả loại chi phí và các khoản đầu tư trong quá khứ đã phát sinh để
phát triển thương hiệu.
Các bước tiến hành trong cách tiếp cận dựa vào chi phí
Bước 1: Ước tính chi phíđể tạo ra thương hiệu mới.
Tùy vào mục đích của việc thẩm định giá mà thẩm định viên lựa chọn
phương pháp thẩm định giá theo chi phí tái tạo, chi phí thay thế hay chi phí
quá khứ. Tuy nhiên, nội dung chi phí xây dựng thương hiệu trong cách tiếp
cận chi phí bao gồm các khoản mục lớn sau:
-Chi phú nguyên vật chất liên quan đến việc xây dựng thương hiệu
-Chi phí nhân công
-Chi phí quản lý chung
-Lợi nhuận của doanh nghiệp phát triển thương hiệu
-Chi phí cơ hội
Bước 2: Xácđịnh khấu hao và ước tính giá trị khấu hao lũy kế phù hợp
Việc xác định khấu hao và ước tính giá trị khấu hao của thương hiệu
thẩm định giá cần phải căn cứ vào chuẩn mực kế toán liên quan đến tài sản cố
định vô hình. Theo chuẩn mực kế toán về TSCĐVH thì trong bước này cần
xác định 3 vấn đề chính:
-Ước tính thời gian sử dụng hữu íchcủa thương hiệu cần thẩm định giá
-Xác định các loại hao mòn trong phân tích cách tiếp cận chi phí của
thương hiệu cần thẩm định giá
-Phương pháp ước tính khấu hao thương hiệu
Bước 3: Áp dụng công thức để tính ra giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu cần thẩm định giá = Chi phí xây dựng thương hiệu –
giá trị hao mòn lũy kế.
Ưu và nhược điểm của cách tiếp cận dựa vào chi phí
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
25
-Ưu điểm: sử dụng tính toán khá rõ rang, dễ hiểu và thích hợp để thẩm
định các thương hiệu mới ra đời.
-Nhược điểm: không đánh giá được tiềm năng phát triển trong tương lai
của thương hiệu và không thích hợp để thẩm định các thương hiệu nổi tiếng,
đã xuất hiện từ rất lâu đời.
1.3.4.2. Cáchtiếp cận dựa vào thị trường
Cách tiếp cận dựa vào thị trường để thẩm định giá trị thương hiệu là quy
trình mà tại đó giá trị thị trường của thương hiệu được xác định bằng cách
phân tích với các thương hiệu tương tự đó với thương hiệu cần thẩm định giá.
Phương pháp so sánh giá bán
Các bước tiến hành:
Bước 1: Nghiên cứu chi tiết về thương hiệu cần thẩm định giá. Lựa chọn
và lên danh mụccác yếu tố so sánh.
Bước 2: Thu thập thông tin, số liệu về giá cả từ các thương hiệu có thể
so sánh được với thương hiệu cần thẩm định giá đã giao dịch thành công vào
thời điểm thẩm định giá.
Bước 3: Kiểm tra phân tích các giaodịch, các yếu tố so sánh
Bước 4: Phân tích sự khác biệt giữa thương hiệu so sánh và thương hiệu
thẩm định giá từ đó điều chỉnh giá của thương hiệu so sánh theo sự khác biệt
về các yếu tố so sánh.
Bước 5: Ước tính giá trị thương hiệu cần thẩm định giá dựa trên cơ sở
phân tích tổng hợp các mức giá chỉ dẫn.
Ưu và nhược điểm:
Ưu điểm: chứng cứ giao dịch từ thị trường do đó có độ tin cậy cao
Nhược điểm:
+ Lựa chọn tài sản so sánh: số lượng và mức độ tương đồng
+ Lựa chọn các yếu tố so sánh, cơ sở và nguyên tắc
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
26
+ Cách thức tiến hành điều chỉnh, công thức chưa rõ rang
+ Thị trường mua bán thương hiệu không công khai, thiếu thông tin
Phương pháp tiền bản quyền
Các bước tiến hành:
Bước 1: Ước tính doanh thu từ việc bán sản phẩm có thương hiệu
Bước 2: Xácđịnh tỷ lệ tiền bản quyền hợp lý
Bước 3: Ước tính dòng tiền bản quyền
Bước 4: Ước tính dòng tiền bản quyền sau thuế
Bước 5: Ước tính tốc độ tăng trưởng thương hiệu mãi mãi, vòng đời hữu
dụng và suất chiết khấu.
Bước 6: Chiết khấu dòng tiền bản quyền sau thuế về giá trị hiện tại.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm:
+ Giao thoa giữa hai phương pháp so sánh và thu nhập
+ Có chứng cứ được rút ra từ thị trường nên có độ tin cậy cao
+ Ứng dụng cho trường hợp nhượng quyền
Nhược điểm:
+ Khó khăn trong việc xác định tỷ lệ tiền bản quyền
+ Những điều khoản trong hợp đồng cấp phép mang tính bí mật, dẫn đến
những khó khăn trong việc đưa ra một tỷ lệ tốt.
1.3.4.3. Cáchtiếp cận dựa vào thu nhập
Phương pháp vốn hóa trực tiếp
Theo phương pháp này, mức thu nhập do thương hiệu mang lại được
chia cho một tỷ lệ vốn hóa hay nhân với một hệ số nhân thu nhập để chuyển
thành giá trị thương hiệu.
Các bước tiến hành:
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
27
Bước 1: Ước tính doanh thu trung bình một năm do thương hiệu mang
lại có tính đến tất cả các yếu tố liên quan tácđộng tới thu nhập.
Bước 2: Ước tính chi phí liên quan đến việc khai thác thương hiệu để tạo
ra thu nhập.
Bước 3: Ước tính tỷ suấtvốn hóa.
Bước 4: Xác định giá trị thị trường của thương hiệu theo công thức:V=
I/R
Ưu và nhược điểm:
Ưu điểm: đơn giản, dễ sử dụng vì có thể suy ra từ chứng cứ thị trường
Nhược điểm: khó khăn trong việc xác định dòng tiền do thương hiệu
mang lại.
Phương pháp dòng tiền chiết khấu
Phương pháp này ước tính giá trị của thương hiệu bằng cách chiết khấu
tất cả các khoản thu nhập ròng do thương hiệu ra về giá trị hiện tại với suất
chiết khấu thích hợp.
Các bước tiến hành
Bước 1: Ước tính dòng thu nhập chỉ do thương hiệu tạo ra
Bước 2: Ước tính chi phíliên quan đến thương hiệu
Bước 3: Ước tính thu nhập ròng hay dòng tiền từ doanh thu và chi phí
do thương hiệu tạo ra.
Bước 4: Ước tính giá trị thu hồi của thương hiệu vào cuối kỳ
Bước 5: Ước tính tỷ suấtchiết khấu thích hợp
Bước 6: Áp dụng công thức tính giá trị tài sản thương hiệu
Ưu và nhược điểm:
Ưu điểm:
+ Phương pháp khoa học, dựa trên nền tảng về tài chính
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
28
+ Ước tính được giá trị thương hiệu dựa vào thu nhập tiềm năng trong
tương lai do thương hiệu mang lại.
Nhược điểm:
+ Khó khăn trong việc tách dòng thu nhập do thương hiệu mang lại
+ Giá trị thương hiệu phụ thuộc nhiều vào các số liệu đầu vào trong mô
hình do việc cần phải có sự phân tích kỹ càng để các thông số đầu vào trong
mô hình có chất lượng.
Phương pháp dựa vào tỷ số tài chính của Damodaran
Phương pháp này xuất phát từ ý tưởng là doanh nghiệp có thương hiệu
có khả năng định giá bán sản phẩm cao hơn hoặc bán với số lượng nhiều hơn
hoặc đồng thời định giá bán sản phẩm cao hơn và bán được sản phẩm nhiều
hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp có thương hiệu chịu ít rủi ro hơn doanh nghiệp
không có thương hiệu hoặc có khả năng đi vay cao hơn.
Các mô hình định giá dựa vào tỷ số tài chính của Damodaran:
Mô hình định giá thương hiệu bằng cách so sánh với doanh
nghiệp cùng ngành không có thương hiệu mạnh.
 Cáchtiếp cận lợi nhuận hoạtđộng biên
Trong kĩ thuật phân tích này, ta sẽ thay thế lợi nhuận hoạt động biên của
doanh nghiệp có thương hiệu với lợi nhuận hoạt động biên của doanh nghiệp
không có thương hiệu trong cùng lĩnh vực.
Ngụ ý của giả thiết này cho biết rằng là sức mạnh của thương hiệu là ở
việc định giá sản phẩm và doanh nghiệp có thương hiệu sẽ có thể định giá cao
hơn cho các sản phẩm đồng dạng được sản xuất bởi doanh nghiệp không có
thương hiệu.
 Cáchtiếp cận dựa vào lợi nhuận trên vốn
Giả định ở đây là sức mạnh của thương hiệu làm tăng tỷ lệ lợi nhuận trên
vốn đầu tư. Các thay đổi kết cục trong dòng thu nhập hoạt động và tăng
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
29
trưởng sẽ làm giảm giá trị của doanh nghiệp, và sự thay đổi trong giá trị là giá
trị của thương hiệu. Chúng ta giả định là chi phí vốn giống nhau cho doanh
nghiệp không có thương hiệu và doanh nghiệp có thương hiệu.
 Cáchtiếp cận dựa vào thu nhập vượt trội
Phương pháp này cho phép chúng ta lập chi phí vốn ở các mức đầu tư
lên giá trị của doanh nghiệp có thương hiệu và doanh nghiệp không có thương
hiệu. Lý giải hợp lý là doanh nghiệp có thương hiệu sẽ có ít rủi ro hơn doanh
nghiệp có thương hiệu, vay nợ được nhiều hơn và chi phí vốn thấp hơn.
Mô hình suất sinh lợi phụ trội
Khi mà doanh nghiệp không có thương hiệu không tồn tại, có thể có
cách tiếp cận thay thế khác mà ta có thể sử dụng để định giá tên thương hiệu.
Nếu ta giả định rằng lợi nhuận vượt trội là hoàn toàn đóng góp bởi do tên
thương hiệu thì giá trị của thương hiệu có thể được tính toán như là sự khác
biệt giữa giá trị của doanh nghiệp và giá trị sổ sách của doanh nghiệp.
Cách tiếp cận này đưa ra giá trị tương tự như trong cách tiếp cân bằng
cách so sánh với doanh nghiệp cùng ngành không có thương hiệu mạnh, nếu
như các doanh nghiệp không có tên thương hiệu không kiếm được lợi nhuận
vượt trội.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm:
+ Có mô hình, có khả năng áp dụng trong thực tế thẩm định
+ Số liệu có thể lấy từ báo cáo tài chính doanh nghiệp
Nhược điểm:
+ Các thông số đưa vào mô hình ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thẩm
định giá trị thương hiệu
+ Hạn chế của giả định: sự khác biệt giữa các thông số chính đều là do
thương hiệu tạo ra.
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
30
+ Số liệu ngành, số liệu của doanh nghiệp cùng ngành để so sánh.
Phương pháp dựa vào tài chính doanh nghiệp và hành vi người tiêu dùng
Mô hình địnhgiá thương hiệu của hãng InterBrand
Giới thiệu: InterBrand là công ty tư vấn thương hiệu nổi tiếng của Mỹ,
đã xây dựng và phát triển mô hình định giá thương hiệu của riêng mình từ
năm 1998. Từ đó, hàng năm họcthực hiện việc đánh giá trên khoảng 3.500
thương hiệu dựa trên các nguyên lý cơ bản về Marketing và tài chính doanh
nghiệp.
Phương pháp định giá thương hiệu của InterBrand mang tính hiện đại và
được đánh giá khá cao trong giới chuyên môn…” Giá trị thương hiệu là tổng
hiện giá ròng (NPV) của các dòng tiền dự báo kiếm được trong tương lai nhờ
thương hiệu và được chiết khấu bởi tỉ lệ “lãi suất chiết khấu” của thương hiệu.
Tính NPV bao gồm khoảng thời gian dự báo và khoảng thời gian ngoài dự
báo. Qua đó, sẽ phản ánh khả năng tạo ra những lợi nhuận trong tương lai của
thương hiệu…”
Các bước tiến hành:
Bước 1: Phân khúcthị trường
Chúng ta thực hiện quá trình chia thị trường mà thương hiệu tham gia
theo những tiêu chí như: sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối, mẫu tiêu dùng,
sự phức tạp trong mua sắm, địa lý, khách hàng hiện tại, khách hàng mới,…
Giá trị thương hiệu sẽ được bắt đầu tính từ những phân khúc riêng lẻ. Tổng
giá trị của các phân khúc riêng lẻ này, hợp thành giá trị tổng hợp của thương
hiệu.
Tiến hành phân khúc theo các yếu tố sau:
-Phân khúc theo ranh giới địa lý
-Phân khúc theo dòng sản phẩm
-Phân khúc theo đối tượng khách hàng
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
31
Bước 2: Phân tích tài chính
Chúng ta cần xác định và dự báo doanh thu, cũng như lợi nhuận kiếm
được từ tài sản vô hình của thương hiệu cho những phân khúc đã được xác
định tổng doanh thu của doanh nghiệp trừ đi chi phí sản xuất, chi phí hoạt
động, thuế và các loại chi phí khác.
Bước 3: Phân tích cầu
Tiếp đến, chúng ta phải định lượng vai trò mà thương hiệu đóng góp trên
thị trường mà nó hoạt động. Từ đó, ta xác định được tỷ lệ % của giá trị tài sản
vô hình gắn liền với thương hiệu, thường được gọi là chỉ số “ vai trò của
thương hiệu”. Chỉ số này được tính bằng cách xác định những xu hướng nhu
cầu khác nhau về sản phẩm có gắn thương hiệu, sau đó xác định mức độ mà
mỗi xu hướng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thương hiệu. Nói cách khác chỉ số
này đại diện cho % tài sản vô hình được tạo ra bởi thương hiệu hay thương
hiệu đóng góp bao nhiêu % trong lợi nhuận kiếm được từ tài sản vô hình.
Bước 4: Xácđịnh “sức mạnh thương hiệu” và “lãi suấtchiết khấu”
-Giai đoạn 1: Ước tính sức mạnh thương hiệu
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
32
Theo InterBrand thì sức mạnh của thương hiệu dựa vào 7 yếu tố như sau:
Yếu tố Điểm tối đa
Tính dẫn đầu 25
Tính ổn định 15
Thị trường 10
Địa lý 25
Xu hướng thương hiệu 10
Hoạt động hỗ trợ 10
Bảo hộ thương hiệu 5
Tổng cộng 100
Điểm sức mạnh thương hiệu được tính bằng tổng cộng điểm của 7 yếu tố
trên. Sau đó ta xác định “ lãi suất chiết khấu” dựa vào đường cong chữ S với
trục tung để thể hiện giá trị này và trục hoành thể hiện điểm “ sức mạnh
thương hiệu”. Điểm “ sức mạnh thương hiệu” càng cao thì tỷ lệ “ lãi suất chiết
khấu” càng nhỏ.
-Giai đoạn 2: Ước tính hệ số rủi ro thương hiệu
Hệ số rủi ro thương hiệu = suất sinh lợi phi rủi ro + hệ số rủi ro của
thương hiệu x ( suất sinh lợi thị trường – suất sinh lợi phi rủi ro).
Bước 5: Tính giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu là tổng hiện giá ròng (NPV) của các dòng tiền dự báo
kiếm được trong tương lai nhờ thương hiệu và được chiết khấu bởi tỷ lệ “ lãi
suất chiết khấu” của thương hiệu. Tính NPV bao gồm khoảng thời gian dự
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
33
báo và khoảng thời gian ngoài dự báo. Qua đó, sẽ phản ánh khả năng tạo ra
những lợi nhuận trong tương lai của thương hiệu.
Ưu và nhược điểm:
Ưu điểm:
+ Phương pháp được sử dụng phổ biến trên thế giới. Kết quả của phương
pháp này được công nhận rộng rãi.
+ Phương pháp phân tích tất cả các mặt lợi ích mà thương hiệu đem lại
cho kết quả tương đối chính xác.
+ Phương pháp này hữu ích trong quản trị doanh nghiệp, giúp nhà quản
trị có cái nhìn tổng quan hơn về thương hiệu, cũng như nhận diện các thương
hiệu cạnh tranh trực tiếp trên thị trường.
Nhược điểm
+ Phương pháp dựa nhiều vào tính chủ quan, chịu ảnh hưởng của nhiều
tham số, độ chính xác phụ thuộc vào trình độ của người thực hiện.
+ Tại Việt Nam hiện nay chưa có hệ số chiết khấu cho thương hiệu của
từng ngành.
+ Chưa được pháp luật Việt Nam công nhận
+ Không dự báo được cung cầu thị trường trong tương lai.
Mô hình định giá thương hiệu của Brand Finance
Mô hình này dựa vào phương pháp phân tích tài chính và tâm lý người
tiêu dùng. Trong cách tách dòng thu nhập do thương hiệu tạo ra, mô hình này
sử dụng phân tích điều tra từ phía người tiêu dùng để tìm ra chỉ số vai trò
thương hiệu. Tuy nhiên, mô hình Brand Finance khác mô hình InterBrand ở
chỗ hình thành nên chỉ số tính toán sức mạnh thương hiệu để ước tính suất
chiết khấu thương hiệu.
Các bước tiến hành theo phương phápBrand Finance:
Bước 1: Phân tích thị trường
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
34
Phân tích thị trường bắt đầu bằng việc xác định và tổng hợp các điều
kiện chuẩn của phân khúc thị trường và xác định những phân khúc thị trường
thích hợp.
Bước 2: Dự báo tài chính để ước tính giá trị kinh tế gia tăng của doanh
nghiệp có thương hiệu.
Dự báo tài chính được sử dụng để ước tính giá trị kinh tế gia tăng của
doanh nghiệp có thương hiệu trong giai đoạn từ 3 đến 5 năm. Ở bước này sử
dụng số liệu tài chính trong quá khứ để ước tính giá trị kinh tế gia tăng của
doanh nghiệp có thương hiệu hay giá trị kinh tế gia tăng do tất cả tài sản vô
hình của doanh nghiệp trong đó có thương hiệu tạo ra.
Bước 3: Phân tích chỉ số vai trò thương hiệu và ước tính giá trị kinh tế
gia tăng của dòng thu nhập chỉdo thương hiệu tạo ra.
Đây là bước xác định tỷ lệ của tổng giá trị kinh tế được gia tăng bởi giá
trị thương hiệu
Bước 4: Ước tính rủi ro thương hiệu
Sau khi tách được dòng thu nhập do thương hiệu mang lại bằng mô hình
hệ thống chỉ số của hãng, bước tiếp theo là ước tính suất chiết khấu thích hợp
để chiết khấu dòng thu nhập tương lai của thương hiệu về giá trị hiện tại.
Sau khi ước tính được hệ số rủi ro thương hiệu, suất chiết khấu thích hợp
được ước tính dựa vào mô hình CAPM.
Bước 5: Ước tính giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu là tổng hiện giá ròng của các dòng tiền được dự báo
kiếm được trong tương lai nhờ thương hiệu và được chiết khấu bởi lãi suất
chiết khấu thương hiệu.
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
35
1.3.5. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định giá trị thương hiệu
1.3.5.1. Những nhân tố kháchquan
 Từ phía khách hàng
Hồ sơ mà khách hàng cung cấp là cơ sở quan trọng để thẩm định do đó
tài liệu mà khách hàng cung cấp không đầy đủ hay không phản ánh hết được
giá trị thương hiệu của họ sẽ ảnh hưởng xấu đến công tác thẩm định, phải kéo
dài thời gian phân tích, tính toán, thu nhập thêm thông tin …
Mặt khác tính trung thực của thông tin do khách hàng cung cấp: tình
hình sản xuất kinh doanh, chỗ đứng trên thị trường hiện nay của họ,…cũng
như mọi vấn đề khác.
Sự biến động của nền kinh tế
Mức độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia quy định kinh nghiệm
năng lực phổ biến của chủ thể trong nền kinh tế, quy định độ tin cậy của các
thông tin, do đó ảnh hưởng tới công tác thẩm định. Nền kinh tế chưa phát
triển, cơ chế kinh tế thiếu đồng bộ cùng với sự bất ổn của các điều kiện kinh
tế vĩ mô... đã hạn chế việc cung cấp những thông tin xác thực phản ánh đúng
diễn biến, mối quan hệ thị trường, những thông tin về dự báo tình trạng nền
kinh tế…Đồng thời các định hướng, chính sách phát triển kinh tế, xã hội theo
vùng, ngành... chưa được xây dựng một cách cụ thể, đồng bộ và ổn định cũng
là một yếu tố rủi ro trong quá trình thẩm định giá trị thương hiệu.
1.3.5.2. Những nhân tố chủ quan
Nhân tố con người:
Con người được coi là động lực của sự phát triển xã hội với ý nghĩa họ
chính là chủ thể đồng thời là đối tượng phục vụ mà các hoạt động xã hội
hướng tới. Nhân tố con người bao giờ cũng là một trong những nhân tố quan
trọng trong mọi công việc. Trong hoạt động thẩm định, chính con người xây
dựng quy trình với những chỉ tiêu, phương pháp, trình tự nhất định, đóng vai
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
36
trò chi phối, quyết định cả những nhân tố khác và liên kết các nhân tố với
nhau. Song ở đây, ta chỉ tập trung đề cập đến nhân tố con người dưới giác độ
là đối tượng trực tiếp tổ chức, thực hiện thẩm định giá trị thương hiệu(cán bộ
thẩm định).
Kết quả của thẩm định giá trị thương hiệu là kết quả của việc phân tích
đánh giá chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường về mặt tài chính theo
nhận định chủ quan của người thẩm định song phải dựa trên cơ sở khoa học,
sức cạnh tranh cao sẽ là không có ý nghĩa nếu cán bộ thẩm định không thể
không cố gắng sử dụng chúng một cách có hiệu quả.
Những sai lầm trong thẩm định giá trị thương hiệu từ nhân tố con người
dù vô tình hay cố ý đều dẫn đến một hậu quả: không đánh giá đúng được giá
trị thực sự mà thương hiệu mang lại cho chủ thế đó, hạn chế nguồn vốn vay
của doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi nhuận trong tương lai của doanh
nghiệp,…
 Công tác thẩm định:
Công tác thẩm định của mỗi doanh nghiệp thẩm định giá là căn cứ cho
cán bộ thẩm định thực hiện công việc một cách khách quan, khoa học và đầy
đủ. Công tác thẩm định được xây dựng một cách khoa học, tiên tiến và phù
hợp với thế mạnh và đặc trưng của của mỗi doanh nghiệp sẽ góp phần nâng
cao chất lượng thẩm định. Nội dung thẩm định cần đề cập đến tất cả các vấn
đề về giá trị thương hiệu. Nội dung càng đầy đủ, chi tiết bao nhiêu càng đưa
lại độ chính xác cao của các kết luận đánh giá.
 Các nhân tố khác:
 Thông tin
Thực chất thẩm định là xử lí thông tin để đưa ra những nhận xét, đánh
giá về vấn đề cần thẩm định. Nói một cách khác thông tin chính là ‘‘nguyên
liệu’’ cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Do đó số lượng cũng
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
37
như chất lượng và tính kịp thời của thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến công
tác thẩm định.
Hồ sơ dự án từ khách hàng cung cấp là nguồn thông tin cơ bản nhất cho
việc thẩm định. Nếu thấy thông tin trong hồ sơ thiếu hoặc không rõ ràng, cán
bộ thẩm định có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm hoặc giải trình về
những thông tin đó. Tuy nhiên như đã đề cập ở phần trước, thương hiệu của
công ty được lập ra đôi khi cũng mang những tính chủ quan của người lập
hoặc không nhìn nhận thấu đáo mọi khía cạnh, hoặc cố ý làm cho thương hiệu
mình mạnh vì một mục đích nào đó, do vậy đây không phải là nguồn thông
tin duy nhất để trong công tác thẩm định một cách khách quan. cần chủ động,
tích cực tìm kiếm, khai thác một cách tốt nhất những nguồn thông tin có thể
được. Tuy vậy, việc thông tin phải chú ý sàng lọc, lựa chọn những thông tin
đáng tin cậy làm cơ sở cho phân tích. Để phục vụ tốt cho công tác thẩm định
chung cũng như thẩm định giá trị thương hiệu nói riêng, các thông tin thu thập
được đảm bảo tính chính xác, kịp thời.
Nếu thông tin không chính xác thì phân tích là không có ý nghĩa cho dù
là có sử dụng phương pháp hiện đại đến mức nào. Đánh giá trong điều kiện
thông tin không đầy đủ cũng có thể dẫn đến những sai lầm như trường hợp
thông tin không chính xác. Như vậy, cần phải thu thập đầy đủ thông tin.
Trong môi trường kinh doanh năng động và tính cạnh tranh cao độ hiện
nay, sự chậm trễ trong việc thu thập các thông tin cần thiết sẽ ảnh hưởng lớn
đến chấtt lượng thẩm định và đôi khi đưa ra những lời tư vấn không chính xác
hoặc không hoàn thiện. Chính vì vậy vai trò của thông tin rõ ràng là quan
trọng, song để có thể thu thập, xử lí lưu trữ thông tin một cách có hiệu quả,
phải kể đến nhân tố thiết bị, kĩ thuật. Công nghệ thông tin được ứng dụng tốt
đã làm tăng khả năng thu thập, xử lí, lưu trữ thông tin đầy đủ, nhanh chóng.
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
38
Như vậy các thông tin đầu vào đầu ra của việc thẩm định dự án sẽ được cung
cấp đầy đủ kịp thời.
 Tổ chức điều hành
Là việc bố trí sắp xếp quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân,
bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng như mối quan hệ giữa các
cá nhân, bộ phận đó trong việc thực hiện, cần có sự phân công phân nhiệm cụ
thể, khoa học và tạo ra được cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong khâu
thực hiện nhưng không cứng nhắc, tạo gò bó nhằm đạt được tính khách quan
và việc thẩm định được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện mà vẫn bảo đảm
chính xác. Như vậy việc tổ chức, điều hành hoạt động thẩm định nếu xây
dựng được một hệ thống mạnh, phát huy tận dụng được tối đa năng lực sáng
tạo của cá nhân và sức mạnh tập thể sẽ nâng cao được công tác thẩm định.
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thương hiệu là tài sản quý giá nhất đối với doanh nghiệp. Thương hiệu
đã xuất hiện từ ngày xưa bằng những dấu hiệu trên gia súc và sản phẩm để
phân biệt với các chủ hàng khác, đến ngày nay, thương hiệu còn thể hiện
nhiều vai trò quan trọng khác. Hiện nay, có nhiều khái niệm về thương hiệu
trên thế giới ở cả hai góc độ tài chính và marketing. Thương hiệu rất có ý
nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp, khách hàng, thị trường và xã hội.
Khoảng những năm 80 của thập niên trước, các nhà kinh tế cũng
như các nhà quản trị bắt đầu quan tâm đến giá trị thương hiệu do những tranh
chấp có liên quan. Từ đây, thương hiệu bắt đầu được xem là giá trị tài sản vô
hình đáng giá và có ý nghĩa đối với giá trị doanh nghiệp và cũng có nhiều
quan niệm về giá trị thương hiệu đứng ở góc độ tài chính và marketing. Ngày
nay, ở các nước, giá trị thương hiệu đã được nhiều nước nghiên cứu và đưa
lên bảng cân đối kế toán.
Từ sự xuất hiện của giá trị thương hiệu, các nhà quản trị và các nhà kinh
tế bắt đầu quan tâm đến công tác định giá thương hiệu cho doanh nghiệp.
Việc định giá thương hiệu rất cần thiết đối với doanh nghiệp ở khía cạnh quản
lý thương hiệu, giao dịch tài chính. Ngày nay, có rất nhiều phương pháp định
giá thương hiệu trên thế giới dựa trên cơ sở tài chính, marketing và dung hòa
giữa tài chính và marketing.
Tóm lại, nhu cầu định giá thương hiệu ngày càng gia tăng xét cả về khía
cạnh quản lý lẫn giao dịch. Với sự phát triển của các mô hình tiếp cận theo
kinh tế học, ít nhất thì cũng có một chuẩn mực có thể được thực hiện cho việc
định giá thương hiệu. Hy vọng rằng trong tương lai, mô hình này sẽ trở thành
một công cụ quản lý thương hiệu vào loại bậc nhất được áp dụng thành công
trong tất cả các doanh nghiệp.
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
40
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG
HIỆU TẠI CÔNG TY THẨM ĐỊNH GIÁ THẾ KỶ (CENVALUE)
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CENVALUE
Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thế kỷ (CENVALUE) là một trong
những doanh nghiệp thẩm định giá chuyên nghiệp tại Việt Nam được thành
lập theo Nghị định số 101/NĐ-CP ngày 03/08/2005 của Chính Phủ.
Giấy chứng nhận đăng kídoanh nghiệp công ty Cổ phần :
Mã số doanh nghiệp: 0102658944
Đăng kí lần đầu: ngày 29 tháng 02 năm 2008
Đăng kí thay đổi lần thứ 6: ngày 05 tháng 03 năm 2012
Ngay từ khi thành lập, CENVALUE đã nhanh chóng tham gia và hòa
nhập vơi cộng đồng các doanh nghiệp thẩm định giá của Việt Nam, Khu vực
và Thế giới. CENVALUE hiện nay là một thành viên tích cực của Hội Thẩm
định giá Việt Nam
Thông tin cơ bản về công ty:
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH
GIÁ THẾ KỶ
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: CENTURY VALUATION
JOINT STOCKCOMPANY
Tên công ty viết tắt: CENTURY VALUATION., JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Số 82 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng
Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: (043)9726874
Email: thamdinhgia@centurygroup.vn
Website: www.centurygroup.vn
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
41
Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng
Bằng chữ: Năm tỷ đồng
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
Tổng số cổ phần: 500.000
Số cổ phần được quyền chào bán: 0
Danh sách cổ đông sáng lập:
STT Tên cổ đông Loại cổ phần Số cổ phần Giá trị cổ phần
(VNĐ)
Tỷ lệ
(%)
1 Công ty cổ phần
tập đoàn Thế
Kỷ
Cổ phần
thường
255.000 2.550.000.000 51
2 Phạm Thanh
Hưng
Cổ phần
thường
75.000 750.000.000 15
3 Nguyễn Trung
Vũ
Cổ phần
thường
170.000 1.700.000.000 34
Người đạidiện theo pháp luậtcủa công ty:
Chức danh:TỔNG GIÁM ĐỐC
Họ và tên: PHẠM THANH HƯNG Giới tính: Nam
Sinhngày: 10/09/1972 Quốc tịch: VIỆT NAM Dân tộc: Kinh
Loại chứng thực cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân
Số: 012391845
Ngày cấp: 14/08/2003 Nơi cấp: Công an TP Hà Nội
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số 56, tổ 32 phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
Chỗ ở hiện tại: Số 56, tổ 32 phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội,
Việt Nam
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01
42
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức công ty
2.1.2.2. Đội ngũ quản lý
3. TT
STT Họ và tên Số thẻ/ chứng chỉ
1 Phạm Thanh Hưng Thẻ thẩm định viên: IV06184
2 Nguyễn Trung Vũ Thẻ thẩm định viên: IV06214
3 Phạm Thị Tố Loan Thẻ thẩm định viên số VI10.391
4 Trịnh Thị Diêm Hải Thẻ thẩm định viên số VI10.357
5 Trần Thanh Nam Thẻ thẩm định viên số VI10.396
6 NguyễnHồng Thanh Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản trị
kinh doanh
7 Trần Minh Long Bằng tốt nghiệp Chuyên ngành Thẩm định giá
8 ĐỗThị Thanh Huyền Bằng tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
2.1.2.3. Phòng ban chức năng
Phòng Hành Chính:
- Thực hiện công tác kế toán, thủ quỹ, hành chính, văn thư, nhân sự.
- Thư kí thẩm định giá.
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ
Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ

More Related Content

What's hot

Lý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưLý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưmaianhbang
 
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012Hải Finiks Huỳnh
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-sanAn Thuy
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...PinkHandmade
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh ĐàoKhóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
 
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAYĐề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
 
Lý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưLý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tư
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
 
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
 
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Đề tài: Phân tích môi trường kinh doanh của Tập đoàn viễn thông Quân Đội Viettel
Đề tài: Phân tích môi trường kinh doanh của Tập đoàn viễn thông Quân Đội ViettelĐề tài: Phân tích môi trường kinh doanh của Tập đoàn viễn thông Quân Đội Viettel
Đề tài: Phân tích môi trường kinh doanh của Tập đoàn viễn thông Quân Đội Viettel
 
Đề tài: Thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp sánh, HAY
Đề tài: Thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp sánh, HAY Đề tài: Thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp sánh, HAY
Đề tài: Thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp sánh, HAY
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
 

Similar to Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ

ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...Luận Văn 1800
 
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...TieuNgocLy
 

Similar to Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ (20)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCMĐề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật cạnh tranh, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật cạnh tranh, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật cạnh tranh, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật cạnh tranh, HAY
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAYĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đ
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đChi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đ
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đ
 
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công tyLuận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
 
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đĐề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
 
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACAKiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp Sao Việt, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp Sao Việt, HOTĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp Sao Việt, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp Sao Việt, HOT
 
Đề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điện
Đề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điệnĐề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điện
Đề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điện
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Vicem Bút Sơn
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Vicem Bút SơnĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Vicem Bút Sơn
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Vicem Bút Sơn
 
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAYĐề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
 
Kiểm toán Chi phí sản xuất do Công ty Kiểm toán Đông Á thực hiện
Kiểm toán Chi phí sản xuất do Công ty Kiểm toán Đông Á thực hiệnKiểm toán Chi phí sản xuất do Công ty Kiểm toán Đông Á thực hiện
Kiểm toán Chi phí sản xuất do Công ty Kiểm toán Đông Á thực hiện
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tếĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
 
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toánKiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
 
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Đề tài: Thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá, 9đ

  • 1. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất pháttừ tình hình thực tế của Công ty Cổ phần Thẩmđịnh giá ThếKỷ. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hải
  • 2. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 ii MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................... vi LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1............................................................................................... 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH...................................... 4 GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU......................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận về thương hiệu ............................................................... 4 1.1.1. Khái niệm thương hiệu .................................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm Thương Hiệu ................................................................... 6 1.1.3. Các loại thương hiệu........................................................................ 7 1.1.4. Các chức năng của thương hiệu.......................................................... 7 1.1.5. Tầm quan trọng của thương hiệu..................................................... 10 1.2. Thẩm định giá trị Thương Hiệu.......................................................... 11 1.2.1. Khái niệm về Thẩm Định Giá ........................................................ 11 1.2.3. Khái niệm Giá trị Thương Hiệu...................................................... 16 1.2.4. Mục đíchcủaviệc thẩmđịnh giá trịthương hiệu................................... 17 1.3. Phương pháp thẩm định Giá Trị Thương Hiệu.................................... 19 1.3.1. Cơ sở thẩm định giá trị thương hiệu ............................................... 19 1.3.2. Nguyên tắc thẩm định giá trị thương hiệu....................................... 20 1.3.3. Quy trình thẩm định giá trị Thương Hiệu........................................ 21 1.3.4. Phương pháp thẩm định giá trị Thương hiệu................................... 23 1.3.4.1.Cách tiếp cận dựa vào chi phí ........................................................ 23 1.3.4.2.Cách tiếp cận dựa vào thị trường.................................................... 25 1.3.4.3.Cách tiếp cận dựa vào thu nhập...................................................... 26 1.3.5. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định giá trị thương hiệu........ 35 1.3.5.1.Những nhân tố khách quan ............................................................ 35 1.3.5.2.Những nhân tố chủ quan................................................................ 35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................... 39
  • 3. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 iii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THẨM ĐỊNH GIÁ THẾ KỶ ................. 40 2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ ....................... 40 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CENVALUE .......................... 40 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ.............. 42 2.1.2.1.Sơ đồ tổ chức công ty.................................................................... 42 2.1.2.2.Đội ngũ quản lý............................................................................. 42 2.1.2.3.Phòng ban chức năng..................................................................... 42 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty Cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ..... 43 2.1.4. Quy trình thẩm định giá trị thương hiệu ở CENVALUE.................. 44 2.1.5. Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 - 2015........... 46 2.1.5.1.Tổng giá trị tài sản thẩm định qua các năm..................................... 46 2.1.5.2.Phân loại hợp đồng theo giá trị tài sản............................................ 47 2.2. Thực trạng công tác thẩm định giá trị thương hiệu tại công ty cổ phần thẩm định giá Thế Kỷ ............................................................................... 50 2.2.1. Hành lang pháp lý đốivới thương hiệu và sự hội nhập với quốc tế về thương hiệu ở Việt nam............................................................................. 50 2.2.2. Hành lang pháp lý đối với định giá thương hiệu ở Việt Nam ............. 53 2.2.3. Thực trạng công tác thẩm định giá trị thương hiệu tại Công ty cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ .............................................................................. 59 2.2.3.1.Các cơ sở pháp lý của hoạt động thẩm định giá trị thương hiệu tại Công ty cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ..................................................... 59 2.2.3.2.Quy trình thẩm định giá BĐS tại Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ ......................................................................................... 60 2.2.4. Ví dụthực tế việc ứng dụngquy trìnhvà phươngpháp thẩm định giá trị thương hiệu tại Công ty cổ phầnThẩm định giá Thế Kỷ................................ 62 2.2.4.1.Khái quát chung về dự án .............................................................. 62 2.2.4.2.Thẩm định giá trị thương hiệu CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI- DỊCH VỤ ỨNG DỤNG DI ĐỘNG theo phương pháp tài sản. .......... 65 2.2.4. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định giá trị Thương Hiệu............. 76 2.2.4.1. Kết quả đạt được .......................................................................... 76
  • 4. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 iv 2.2.4.3.Hạn chế ........................................................................................ 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................... 81 CHƯƠNG 3............................................................................................. 82 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THẾ KỶ TRONG THỜI GIAN 5 NĂM ( 2015- 2020)........................................................... 82 3.1. Phương hướng, mục tiêucủaCông ty Cổ phần Thẩmđịnh giá Thế Kỷ....... 82 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty CENVALUE trong thời gian 5 năm (2015 – 2020).................................... 86 3.2.1. Đề xuất một số giải pháp chung hoàn thiện công tác định giá ......... 86 3.2.1.1.Nhóm giải pháp về công tác tổ chức và quy trình thẩm định............ 86 3.2.1.2.Nhóm giải pháp để hoàn thiện kỹ thuật phân tíchthẩm định giá trị thương hiệu ............................................................................................ 87 3.2.1.3.Nhóm giải pháp về thông tin thẩm định.......................................... 89 3.2.1.5.Nhóm giải pháp đối với Cán bộ thẩm định giá trị thương hiệu......... 91 3.2.1.6.Đầu tư nhiều hơn cho công tác thẩm định....................................... 92 3.2.2. Đề xuất giải pháp cụ thể ................................................................ 92 3.2.2.1.Phương pháp chi phí lịch sử........................................................... 92 3.2.2.2.Phương pháp chiết khấu dòng tiền.................................................. 94 3.3. Một số kiến nghị.............................................................................. 97 3.3.1. Đối với công ty ............................................................................. 97 3.3.2. ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC.................................................................. 98 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.........................................................................100 KẾT LUẬN.............................................................................................101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................103 PHỤ LỤC
  • 5. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CENVALUE Công ty cổ phần thẩm định giá Thế Kỷ TĐV Thẩm định viên TCTD Tổ chức tín dụng CBTĐ Cán bộ thẩm định TDGVN Thẩm định giá Việt Nam BĐS Bất động sản BTC Bộ Tài Chính NĐ Nghị định TT Thông tư QĐ Quyết định
  • 6. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tổng giá trị tài sản từ năm 2011 - 2015 ................................................................. 46 Biểu đồ 2.2. Phân loại hợp đồng năm 2011.............................................................................. 47 Biểu đồ 2.3. Phân loại hợp đồng năm 2012............................................................................... 48 Biểu đồ 2.4. Phân loại hợp đồng năm 2013............................................................................... 48 Biểu đồ 2.5. Phân loại hợp đồng năm 2014............................................................................... 49 Biểu đồ 2.6. Phân loại hợp đồng năm 2015............................................................................... 49
  • 7. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Vấn đề thương hiệu đã và đang trở thành vấn đề thời sự đối với các doanh nghiệp Việt Nam và các cơ quan quản lý Nhà nước. Trong những năm gần đây, thương hiệu là một trong những yếu tố góp phần tạo nên khả năng cạnh tranh, thu hút khách hang, thâm nhập thị trường và tạo lập uy tín cho doanh nghiệp. Do vậy, thương hiệu là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, việc xây dựng phát triển thương hiệu ở các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Tình hình kinh tế hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận thức đầy đủ và quan tâm nhiều hơn đến vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu. Đã có nhiều hội thảo, diễn đàn và phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến vấn đề thương hiệu và xây dựng, phát triển thương hiệu. Trong khi đó, thuật ngữ thương hiệu vẫn có nhiều cách giải thích và cách hiểu khác nhau, chưa thống nhất và trong văn bản pháp luật Việt Nam không tìm thấy thuật ngữ thương hiệu. Tại Việt Nam, vấn đề pháp lý về bảo hộ thương hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, việc bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất lúng túng và chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý, thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh vấn đề về thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam còn bỏ qua việc định giá thương hiệu, là một trong những công cụ quản lý thương hiệu. Việc định giá thương hiệu có chức năng quan trọng trong việc định hướng phát triển, cổ phần hóa, nhượng bán, định giá thương hiệu còn giúp nhà quản lý xác định vị thế, tài sản hiện có, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy việc định giá thương hiệu rất quan trọng trong quản lý thương hiệu.
  • 8. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 2 Chính vì vậy, việc định giá thương hiệu là vô cùng cần thiết. Nhằm mục đích hoàn thiện hơn công tác thẩm định giá trị thương hiệu tại Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ ( CENVALUE) về hiện tại định hướng tương lai, qua đó góp phần nhỏ về những lý luận chung cho thẩm định giá trị thương hiệu ở Việt Nam hiện nay.Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác thẩm định giá trị thương hiệu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế cần thiết để xác định được toàn bộ giá trị của doanh nghiệp trước khi chuyển nhượng mua bán hay vay vốn nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp là:“ Hoàn thiện công tác thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm ĐịnhGiá Thế Kỷ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Một là: Hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp lý luận về các vấn đề liên quan đến thẩm định giá trị Thương Hiệu trong hoạt động của TCTD. Hai là: Đánh giá thực trạng công tác thẩm định giá trị Thương Hiệu trong hoạt động của côngty Cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ thời gian qua. Ba là: Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác thẩm định giá trị Thương Hiệu trong hoạt động của công ty Cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Hoàn thiện công tác thẩm định giá trị Thương Hiệu tại Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ.  Phạm vi nghiên cứu: Thẩm định giá trị Thương Hiệu bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau với nội dung đa dạng như Doanh Nghiệp, Tổ Chức, Cá Nhân,…. Đề tài chỉ giới
  • 9. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 3 hạn trong nội dung thẩm định giá trị Thương Hiệu của Doanh Nghiệp phục vụ hoạt động đầu tư và cho vay của CENVALUE. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu. Vận dụng phương pháp thống kê, thu thập và phân tích số liệu để làm rõ những nọi dung có liên quan. Phương pháp chủ đạo để nghiên cứu là phương pháp tài sản và phương pháp tài sản tăng thêm để thẩm định giá trị Thương Hiệu công ty. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài Về mặt khoa học, đề tài góp phần hệ thống hóa các lý luận khoa học về thẩm địnhgiá trị Thương Hiệu. Đặc biệt các mối quan hệ biện chứng giữa thẩm định giá trị Thương Hiệu và các khâu thẩm định khác. Về mặt thực tiễn, đề tài tạo một nguồn thông tin tham khảo tin cậy để phục vụ công tác thẩm định giá trị Thương Hiệu và các nghiệp vụ có liên quan tại CENVALUE góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định giá trị Thương Hiệu trong hoạt động của Công ty Cổ Phần Thẩm định giá Thế Kỷ (CENVALUE). 6. Kết cấuđề tài Kết cấu đề tài gồm 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác thẩm định giá trị Thương Hiệu . Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định Giá Trị Thương Hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá Thế Kỷ. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định giá trị thương hiệu tại Công ty Thẩm Định Giá Thế Kỷ trong thời gian 5 năm (2015-2020).
  • 10. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU 1.1. Cơ sở lý luận về thương hiệu 1.1.1. Khái niệm thương hiệu Từ xa xưa tại Tây Âu, “Brand – thương hiệu” được rộng hiểu là sự khẳng định giá trị hàng hóa và quyền sở hữu. Trong từ điển Oxford, từ “brand” định nghĩa là dấu hiệu của nhãn hiệu thương mại, là khái niệm về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất. Những khái niệm mang tính nghiên cứu chính thống đầu tiên về thương hiệu phải kể đến quan điểm của P. Kotler trong tác phẩm ”Marketing Management”, ông cho rằng “thương hiệu là tên gọi, là một phần liên quan của quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm nhằm xác định nguồn gốc của tính cách sản phẩm đó”. Năm 2003, tác phẩm “Conceptualizing, Measuring and Managing Customer-Based Brand Equity” Keller phát biểu thêm “khi người làm marketing sáng tạo ra một tên, logo hay một biểu tượng mới cho sản phẩm mới, điều này có nghĩa họ đang sáng tạo ra thương hiệu”. Nên thương hiệu là một phần của quá trình marketing bán hàng, là một phần của sản phẩm hay “là một nội dung quan trọng trong chiến lược sản phẩm”. Các học giả đã nghiên cứu bản chất của thương hiệu thông qua giá trị thương hiệu, Kapferer nhấn mạnh “giá trị của thương hiệu là thương hiệu tạo được vị trí, dấu ấn và hình ảnh mang tính độc quyền như thế nào trong tâm trí người tiêu dùng” , giá trị thương hiệu là tài sản vô hình nhưng có thể ước lượng được bằng tiền. Giá trị thương hiệu được hình thành bởi bốn yếu tố kết
  • 11. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 5 hợp với nhau trong tâm trí người tiêu dùng, đó là: (1) Sự nhận thức thương hiệu; (2) Quan điểm về chất lượng vượt trội khi so sánh với đối thủ cạnh tranh; (3) Vị trí của sự tin tưởng, của cảm xúc, của kết nối, của sự quan trọng; (4) Sự lôi cuốn, hấp dẫn của những hình ảnh được gợi nên bởi thương hiệu. Lúc này giá trị thương hiệu được chuyển hóa thành giá trị tài chính thương hiệu – Vốn thương hiệu (Brand Equity) Vốn thương hiệu là những giá trị đặc thù mà thương hiệu mang lại cho những đối tượng bên ngoài như khách hàng, xã hội, và những đối tượng nội bộ doanh nghiệp như cổ đông, nhân viên… Vốn thương hiệu được thể hiện qua hai khía cạnh: Giá trị cảm nhận: Là những cảm xúc, tình cảm của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Theo Aaker và Joachismthaler thì giá trị cảm nhận của vốn thương hiệu bao gồm sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận vượt trội, sự liên tưởng thương hiệu, sự trung thành thương hiệu. Từ bốn yếu tố này, các mô hình “vốn thương hiệu dựa trên khách hàng” của Keller hay tháp “vốn thương hiệu” của Aaker ra đời. Giá trị tài chính: Là những giá trị bằng tiền có được của doanh nghiệp nhờ việc các sản phẩm cũng như các yếu tố khác của doanh nghiệp được gắn thương hiệu. Các tác giả như Kim và Doyle đã đo vốn thương hiệu trên khía cạnh tài chính bằng cách chiết khấu các dòng tiền dự báo trong tương lai về hiện tại và tách thành tài sản hữu hình và vô hình, giá trị tài chính của vốn thương hiệu góp phần tạo nên giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu vốn thương hiệu trên cả hai khía cạnh sẽ có được cách nhìn tổng quát về thương hiệu cũng như giá trị của nó bởi vì các khía cạnh của vốn thương hiệu là cơ sở cho sự hình thành các cách tiếp cận khác nhau của lý thuyết xác định giá trị thương hiệu.
  • 12. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 6 Như vậy, sự phát triển của quá trình nghiên cứu thương hiệu đã phát sinh ra nhiều khía cạnh nghiên cứu khác như: Lãnh đạo thương hiệu, quản lý tài sản thương hiệu, định hướng thương hiệu, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, trách nghiệm xã hội… Vậy có thể hiểu: “Thương hiệu là nhận thức, tình cảm và niềm tin khách hàng về tất cả các yếu tố của doanh nghiệp” 1.1.2. Đặc điểm Thương Hiệu Được biết đến: Đây là điều hiển nhiên. Thương hiệu không thể nào được chọn trừ khi nó đã có chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng. Thích hợp : Thương hiệu phải được xem là thích hợp với nhu cầu, hy vọng, và mong muốn của khách hàng. Khác biệt: Nổi trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh, thương hiệu phải thật sự độc đáo trong nhận thức của khách hàng. Luôn đặt khách hàng ở trọng tâm : Chỉ những thương hiệu thật sự thấu hiểu khách hàng và nhu cầu của họ mới có thể mang lại sản phẩm vượt trên mọi kỳ vọng và những trải nghiệm khó quên cho khách hàng. Đáng tin cậy: Bao gồm cả việc đảm bảo uy tín, trung thực, nhất quán, đáng tin cậy và luôn thực hiện đúng những gì đã cam kết. Sáng tạo :Dù thương hiệu có thể tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải sáng tạo, nhưng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, thương hiệu phải có khả năng tiên đoán nhu cầu của khách hàng, không ngừng khiến họ ngạc nhiên và hài lòng với hàng loạt những cải tiến hữu ích. Dễ ưa thích : Thương hiệu hoàn toàn có thể kết nối với khách hàng về mặt tình cảm bằng cách chia sẻ những giá trị quan trọng đối với khách hàng,
  • 13. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 7 sở hữu những phẩm chất khách hàng trân trọng, được ưa chuộng và dễ sử dụng. Dễ tiếp cận : Để chuyển từ một thương hiệu được ưa chuộng sang một thương hiệu được chọn, bạn cần hiện diện ở những nơi thuận lợi, dễ tìm và dễ mua được đốivới khách hàng. Phổ biến: Dù một số thương hiệu thành công nhờ tính “độc quyền” của mình, nhưng nhìn chung, đa phần các thương hiệu mạnh đều được xem là phổ biến, được nhiều người theo đuổi và thường được mang ra bàn tán khá nhiều. Giá trị : Khi tất cả mọi lợi ích cảm tính, chức năng, trải nghiệm của thương hiệu được đặt lên bàn cân bên cạnh chi phí (cả thời gian và tiền của) phải bỏ ra để được sở hữu và sử dụng, giá trị cuối cùng phải được khách hàng nhìn nhận ở mức độ tốt, vượt trội hoặc xuất sắc. 1.1.3. Các loại thương hiệu Thương hiệu doanh nghiệp (hay thương hiệu gia đình) Là thương hiệu dùng chung cho tất cả hàng hóa dịch vụ của một doanh nghiệp. Mọi hàng hóa thuộc các chủng loại khác nhau của doanh nghiệp đều mang thương hiệu như nhau. Thương hiệu sảnphẩm (hay gọilà thương hiệu tập thể) Là thương hiệu của một nhóm hay một số chủng loại hàng hóa nào đó, có thể do một doanh nghiệp sản xuất hoặc do các doanh nghiệp khác nhau sản xuất và kinh doanh. 1.1.4. Các chức năng của thương hiệu Có rất nhiều những quan điểm khác nhau liên quan đến chức năng của thương hiệu. Thương hiệu gồm 4 chức năng chính sau: Chức năng định hướng
  • 14. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 8 Nghiên cứu của Urde năm 1999 trong tác phẩm “Brand Orientation: A Mindset for Building Brands into Strategic Resources,” chỉ rõ “Nhiệm vụ đầu tiên của thương hiệu đó là tạo ra sự nhận thức đúng đắn cho toàn bộ công ty về chiến lược, cho họ biết họ thực sự là ai, cần phải làm gì và làm nó như thế nào”. Thương hiệu chính là tầm nhìn cho doanh nghiệp khi định ra hướng phát triển cho doanh nghiệp, thương hiệu ấn định nhiệm vụ cho toàn bộ nhân viên suy nghĩ và hành động cùng hướng tới, mỗi cá nhân đều phải thấu hiểu, cả tập thể phải có cùng một tư tưởng. Không chỉ tác động tới doanh nghiệp, chức năng này còn tác động tới người tiêu dùng, thương hiệu giúp định hướng khách hàng khi họ nhận thức và tình cảm rõ ràng. Thương hiệu giúp khách hàng không tốn quá nhiều thời gian trong việc ra quyết định lựa chọn “Tầm nhìn thương hiệu khiến khách hàng dễ dàng phớt lờ những thứ mặc dù sẵn có trên thị trường nhưng không nằm trong tâm trí họ”. Chức năng nhận diện và phân biệt Trong tác phẩm “Brand Asset Management: Driving Profitable Growth through Your Brands” năm 2002 của Davis và Scott thì nhận diện và phân biệt là chức năng đặc trưng và quan trọng cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Thông qua thương hiệu, người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ dàng phân biệt hàng hóa của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Thương hiệu cũng đóng vai trò quan trọng cho doanh nghiệp trong việc phân đoạn thị trường. Mỗi hàng hóa mang thương hiệu khác nhau sẽ đưa ra những thông điệp khác nhau dựa trên những dấu hiệu nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng và thu hút sự chú ý của những tập hợp khách hàng khác nhau. Đặc biệt khi trên thị trường ngày nay, hàng hóa phong phú và đa dạng nhiều thành phần cố ý tạo ra những dấu hiệu giống một tình cảm
  • 15. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 9 từ những chỉ dẫn cụ thể và đặc biệt từ đó loại bỏ được những nhầm lẫn gây giảm uy tín và sự phát triển của thương hiệu . Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy Chức năng này là sự cảm nhận của người tiêu dùng về sự khác biệt, về sự ưu việt hay an tâm, thoải mái, tin tưởng khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ khi lựa chọn mà thương hiệu đó mang lại. Nói đến sự cảm nhận là người ta nói đến ấn tượng nào đó về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng. Cùng một sản phẩm nhưng cảm nhận của người tiêu dùng có thể khác nhau, phụ thuộc vào thông điệp hoặc hoàn cảnh tiếp nhận thông tin, hoặc phụ thuộc vào chính bản thân người sử dụng. Do vậy, sự cảm nhận không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành tổng hợp từ các yếu tố của thương hiệu như màu sắc, tên gọi, biểu trưng, âm thanh, khẩu hiệu… và hơn hết đó là sự trải nghiệm của người tiêu dùng về tất cả các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm. Thông thường một thương hiệu đã được chấp nhận là thương hiệu có một vị thế nhất định trên thị trường sẽ tạo ra một sự tin cậy đối với khách hàng, và họ sẽ trung thành với thương hiệu đó. Chức năng kinh tế Thương hiệu là một tài sản có giá trị của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có vị thế trên trường, có được lượng khách hàng trung thành và có quyền đặt giá cao hơn các sản phẩm cùng loại khác. Không những thế, khi chính thương hiệu trở thành tài sản, được đem ra giao dịch thì giá trị kinh tế của thương hiệu lại càng được minh chứng rõ nét. Lúc này thương hiệu còn được coi là tài sản vô hình mà là tài sản có giá trị có thể ước lượng được bằng tiền của doanh nghiệp. Rất nhiều quan điểm cho rằng giá trị của thương hiệu rất khó định đoạt, điều này đúng khi bản chất của thương hiệu là tình cảm, là niềm tin, những giá trị lớn hơn những con số kinh tế rất nhiều. Tuy nhiên, khi xem xét những
  • 16. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 10 lợi thế mà thương hiệu mang lại trên các góc độ như như doanh thu nhiều, giá bán cao, thị phần rộng, vững chắc và ổn định… thì việc ước lượng giá trị tài chính của thương hiệu là việc có khả thi. 1.1.5. Tầmquan trọng của thương hiệu Đối với doanh nghiệp Thương hiệu là một tài sản vô giá của doanh nghiệp, nó là tài sản vô hình mà doanh nghiệp đã xây dựng trong nhiều năm bằng uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Tài sản đó có thể đưa lại nguồn lợi nhuận rất lớn nếu như doanh nghiệp biết khai thác hết vai trò của nó. Thương hiệu cũng là một sự khẳng định cấp sản phẩm của doanh nghiệp. Hệ thống các thương hiệu sẽ cho phép các doanh nghiệp tấn công vào từng phân khúc khách hàng khác nhau. Thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp bán sản phẩm với giá cao hơn làm kháchhàng tự hào hơn(khi sửdụnghàng có thươnghiệu nổitiếng tức hàng hiệu). Thương hiệu là chiến lược quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp. Một chiến lược thương hiệu cóthể chống lại các đốithủ cạnh tranh một cách dễdàng. Thương hiệu xác lập được sự nhậndiện, khuấy động cảm giác của người tiêu dùng. Thươnghiệucủadoanhnghiệp luôn luôn tồntạitrongtâm tư kháchhàng. Đối với người tiêu dùng Có thể khẳng định một điều rằng người tiêu dùng là người được hưởng lợi trong việc xây dựng thương hiệu vì trong vấn đề xây dựng thương hiệu thì nhu cầu và lợi ích của người tiêu dùng là yếu tố được xem xét hàng đầu. Không có thương hiệu, việc lựa chọn sản phẩm rất khó khăn bởi người tiêu dùng không biết lấy gì để đảm bảo rằng họ đã mua đúng sản phẩm mà mình muốn. Khi đã có thương hiệu là đã đảm bảo xuất xứ sản phẩm của doanh nghiệp, người tiêu dùng có thể tin tưởng trong việc lựa chọn mua hàng của mình, họ cảm thấy yên tâm hơn và tránh được rủi ro không đáng có.
  • 17. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 11 Một lợi ích nữa đối với người tiêu dùng khi doanh nghiệp tiến hành xây dựng thương hiệu đó là tiết kiệm thời gian chọn lựa. Để mua sản phẩm người tiêu dùng luôn phải cân nhắc mua sản phẩm nào tốt nhất, đẹp nhất. Mặt khác, sản phẩm đòihỏi phải đúng chất lượng, xứng đáng với đồng tiền bỏ ra. Một lợi ích khác có thể kể đến, đó là: người tiêu dùng sẽ giảm chi phí nghiên cứu thông tin thị trường, khẳng định giá trị bản thân, giảm rủi ro trong tiêu thụ. 1.2. Thẩm định giá trị Thương Hiệu 1.2.1. Khái niệm về Thẩm Định Giá Ở các nước, người ta thường sử dụng hai từ tiếng Anh là Appraisal và Valuation để nói đến thẩm định giá. Nguồn gốc từ ngữ của cả hai thuật ngữ này là từ tiếng Pháp. Valuation xuất hiện vào năm 1529 còn Appraisal từ năm 1817. Hai thuật ngữ đều có chung ý nghĩa, đó là sự ước tính, đánh giá và có hàm ý là cho ý kiến của một nhà chuyên môn về giá trị của một vật phẩm nhất định. Khi nghiên cứu về thẩm định giá, giới nghiên cứu học thuật trên thế giới đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau: Theo tự điển Oxford: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị bằng tiền của một vật, của một tài sản”; “là sự ước tính giá trị hiện hành của tài sản trong kinh doanh”. Theo giáo sư W.Seabrooke - Viện đại học Portsmouth, Vương quốc Anh: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đíchđã được xác định”. Theo Ông Fred Peter Marrone - Giám đốc Marketing của AVO, Úc “Thẩm định giá là việc xác định giá trị của bất động sản tại một thời điểm có tính đến bản chất của bất động sản và mục đích của thẩm định giá. Do vậy, thẩm định giá là áp dụng các dữ liệu của thị trường so sánh mà các thẩm định
  • 18. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 12 viên thu thập được và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu thẩm định giá để hình thành giá trị của chúng”. Theo Gs. Lim Lan Yuan - Singapore: Thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường bao gồm các loại đầu tư lựa chọn. Nhìn chung, các khái niệm trên đây khi đề cập đến thẩm định giá đều có chung một số yếu tố là: + Sự ước tính giá trị hiện tại. + Tính bằng tiền tệ + Về tài sản, bất động sản hoặc các quyền sở hữu đối với tài sản, bất động sản. + Theo yêu cầu, mục đíchnhất định. + Ở địa điểm, thời điểm, thời gian cụ thể. + Trên cơ sở sử dụng các dữ liệu, các yếu tố của thị trường. Do vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm về thẩm định giá như sau: “Thẩm định giá là một nghệ thuật hay một khoa học về ước tính giá trị của tài sản ( quyền tài sản )phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, cho một mục đích nhất định theo những tiêu chuẩn được công nhận như những thông lệ quốc tế hoặc quốc gia”. 1.2.2. Đối tượng Thẩm Định Giá Theo Uỷ ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế phạm vi thẩm định giá ngày càng trở nên rộng hơn, thuật ngữ thẩm định giá quyền tài sản (property valuation) vượt qua những hạn chế của thuật ngữ thẩm định giá tài sản (asset valuation) thuật ngữ thẩm định giá đầu tiên được sử dụng cho báo cáo tài chính.
  • 19. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 13 Quyền tài sản( Property ) Quyền tài sản là một khái niệm pháp lý bao hàm tất cả quyền, quyền lợi và lợi ích liên quan đến quyền sở hữu tài sản đó bao gồm cả quyền sở hữu cá nhân, nghĩa là người chủ sở hữu được hưởng một hay nhiều lợi ích của những gì mình sở hữu. Theo bộ Luật dân sự của Việt Nam: Quyền tài sản là quyền được trị giá bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tu Theo Uỷ ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế trong hoạt động thẩm định giá quốc tế ngày nay người ta công nhận và phân biệt các đối tượng thẩm định giá sau: Quyền tài sản bất động sản (RealProperty) Bao gồm tất cả quyền, quyền lợi, lợi ích liên quan đến quyền sở hữu bất động sản. Một hay nhiều lợi ích trong quyền bất động sản thông thường được biểu hiện dưới hình thức quyền sở hữu được phân biệt với bất động sản về mặt vật chất. Quyền tài sản bất động sản là một khái niệm phi vật chất. Quyền tài sản bất động sản là một quyền lợi trong bất động sản. Quyền lợi này thường được ghi trong một văn bản chính thức như một chứng thư hay hợp đồng (ví dụ như hợp đồng cho thuê). Do vậy, quyền tài sản bất động sản là một khái niệm pháp lý tách biệt với bất động sản, thể hiện về mặt vật chất của tài sản. Quyền tài sản bất động sản bao gồm các quyền, các khoản lợi ích, lợi tức liên quan đến quyền sở hữu của bất động sản. Ngược lại, bất động sản bao gồm bản thân đất đai, tất cả các loại sản vật tự nhiên có trên đất, và các tài sản gắn liền với đất như nhà cửa và các công trình trên đất. Quyền tài sản động sản(PersonalProperty) Quyền tài sản động sản đề cập đến quyền sở hữu của những tài sản, lợi ích khác với bất động sản. Những tài sản đó có thể là tài sản hữu hình như các
  • 20. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 14 động sản, hay vô hình như khoản nợ hay bằng sáng chế. Động sản hữu hình tiêu biểu cho những tài sản không thường xuyên gắn hay cố định với bất động sản và có đặc tính có thể di chuyển được. Quyền tài sản động sản bao gồm những lợi íchcủa:  Những tài sản hữu hình có thể nhận biết, di chuyển được và được xem là thông dụng cho cá nhân như đồ vật sưu tập, trang trí, hay vật dụng. Quyền sở hữu tài sản lưu động của doanh nghiệp như hàng tồn kho, vật liệu cung cấp. Ở một số nước, những tài sản trên được xem là hàng hoá và đồ dùng cá nhân.  Những tài sản không cố định được người thuê lắp đặt vào bất động sản và sử dụng trong kinh doanh. Tài sản đầu tư hay tài sản cho thuê gắn với công trình xây dựng thêm trên đất được người thuê lắp đặt và trả tiền để đáp ứng nhu cầu của mình.  Nhà xưởng, máy và thiết bị  Vốn lưu động và chứng khoán hay tài sản hiện hành là tổng tài sản lưu động trừ đi nợ ngắn hạn.  Tài sản vô hình như quyền thu lợi từ một ý tưởng, quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm: - Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học do mình sang tạo ra hoặc sở hữu - Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa - Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức cá nhân dối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu,
  • 21. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 15 tên thương mại, chỉ dẩn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sang tạo ra hoặc sở hữu - Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Thẩm định giá động sản có thể chỉ là một bộ phận trong tổng thể công việc thẩm định giá một tài sản. Động sản có thể được đánh giá theo giá trị thị trường, giá trị thu hồi hay giá thanh lý Doanh nghiệp (Business) Doanh nghiệp là bất kỳ một đơn vị thương mại, công nghiệp dịch vụ, hay đầu tư theo đuổi một hoạt động kinh tế.( Uỷ ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế ) Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh ( Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 ) Doanh nghiệp thường là các đơn vị tạo ra lợi nhuận bằng cách cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho người tiêu dùng. Quan hệ chặt chẽ với khái niệm doanh nghiệp là thuật ngữ công ty đang hoạt động, đó là một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh tế như sản xuất, chế tạo, buôn bán, hay trao đổi một hàng hóa hay dịch vụ, và thuật ngữ đang hoạt động, đó là một doanh nghiệp được xem như đang tiếp tục hoạt động trong tương lai xác định, không có ý định phải thanh lý hay cắt giảm qui mô hoạt động của nó. Các lợi ích tài chính (Financial Interests) Các lợi ích tài chính là những tài sản vô hình, gồm những quyền năng gắn liền với quyền sở hữu của một doanh nghiệp hay tài sản.  Lợi ích tài chính trong quyền tài sản nảy sinh từ :
  • 22. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 16 - Sự phân chia về mặt luật pháp lợi tức sở hữu trong doanh nghiệp và trong bất động sản - Chuyển nhượng theo hợp đồng quyền chọn mua, chọn bán tài sản - Những côngcụ đầu tư bảo đảm bởi bất động sản  Lợi ích tài chính là những tài sản vô hình bao gồm : - Những quyền vốn có trong quyền sở hữu doanh nghiệp hay tài sản như: quyền chiếm hữu, sử dụng, bán, cho thuê hay quản lý; - Những quyền vốn có trong hợp đồng chuyển nhượng có quyền chọn muahay hợp đồng thuê có chứa quyền chọn thuê - Những quyền vốn có trong sở hữu cổ phiếu. 1.2.3. Khái niệm Giá trị Thương Hiệu Nếu như thương hiệu được coi là phần nổi của tảng băng thì phần chìm nằm bên dưới tảng băng , phần mà quyết định đến sự tồn vong của công ty đó chính là giá trị thương hiệu (brand equity). Về mặt cơ bản, thông qua giá trị thương hiệu, các marketer có thể đưa ra những chiến lược khác nhau tác động tới sự duy trì và phát triển một thương hiệu mạnh cho công ty. Và mặc dù từ năm 1980, thuật ngữ “giá trị thương hiệu” đã xuất hiện nhưng vẫn chưa có một quan điểm nào thống nhất về nội dung cũng như cách đo lường giá trị thương hiệu. Vì vậy, xem xét các cuộc nghiên cứu hiện tại về giá trị thương hiệu thì tồn tại rất nhiều quan điểm dưới nhiều góc độ khác nhau Giá trị thương hiệu theo quan điểm đánh giá dưới góc độ tài chính Ở góc độ tài chính, giá trị thương hiệu là “tổng giá trị tăng thêm của thương hiệu khi nó được bán hoặc được tính đến trong bản cân đối kế toán” Giá trị thương hiệu theo quan điểm đánh giá dưới góc độ người tiêu dùng Đánh giá giá trị thương hiệu theo quan điểm dựa vào người tiêu dùng được phân thành 2 loại:
  • 23. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 17  Đánh giá giá trị thương hiệu dựa vào lý thuyết tín hiệu (signalling theory) bắt nguồn từ học thuyết kinh tế thông tin dựa trên điều kiện thông tin thị trường là nguồn thông tin không hoàn hảo và bất cân xứng.  Đánh giá giá trị thương hiệu dựa vào lý thuyết tâm lý học nhận thức (cognitive psychology) xuất phát từ thái độ của người tiêu dùng. Giá trị thương hiệu được đánh giá theo quan điểm dựa vào người tiêu dùng là toàn bộ giá trị tăng thêm mà công ty đó có được dựa trên phản ứng của khách hàng dẫn đến hành vi tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu đó.  Giá trị thương hiệu theo quan điểm đánh giá dưới góc độ nhân viên (EBBE- Equity brand based employee) Quan điểm này thì cho rằng giá trị thương hiệu là toàn bộ giá trị tăng thêm mà công ty có được dựa trên sự thỏa mãn của nhân viên dẫn đến hành vi ứng xử tích cực của nhân viên trong việc truyền tải những giá trị của công ty đến khách hàng và giới hữu quan khác cũng như là sự gắn bó của họ đối với tổ chức. Mặc dù có nhiều quan điểm về giá trị thương hiệu mà điển hình là những quan điểm đã được trình bày nhưng nhìn chung hầu hết các cuộc nghiên cứu đều đánh giá và phân tích giá trị thương hiệu dưới góc độ người tiêu dùng. 1.2.4. Mục đích của việc thẩm định giá trị thương hiệu Nếu xem xét thương hiệu là một tài sản của doanh nghiệp, vậy thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể trao đổi, mua bán hoặc cho thuê tài sản này, hoặc sử dụng nhưphầnvốngóp trongcác dự ánkinhdoanhvớicác đốitác bên ngoài. Đâychính là lý do vì sao định giá thương hiệu đang là vấn đề nóng bỏng nhất trong thời gian gần đây. Cách đây 10 năm, những kỹ thuật thẩm định giá thương hiệu là những công cụ chung được áp dụng một cách rộng rãi. Có 3lĩnh vực được áp dụng là: Thẩm định cho mục đíchquản trị thương hiệu
  • 24. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 18 Trong những trường hợp cụ thể, thẩm định giá trị thương hiệu có thể được sử dụng là một công cụ quản lý, và được thực hiện để so sánh mức độ thành công của những chiến lược Marketing khác nhua. Trong bốicảnh này, thẩm định giá được sử dụng để hạn chế, bảo vệ ngân sách marketing, hay quyết định mở rộng kiến trúc thương hiệu, cũng như đolường tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư vào thương hiệu. Thẩm định giá cho mục đíchkế toán Những chuẩn mực kế toán mới yêu cầu toàn bộ những tài sản vô hình có thể nhận biết được của doanh nghiệp được ghi nhận tạikhoản “ giá trị lợi thế”. Điều này phá vỡ cách ghinhận cũ về giá mua khi nó lớn hơn giá trị tàisản ròng như là một số riêng lẻ trong lợi thế kinh doanh. Những nguyên tắc hiện hành yêu cầu giá trị của thương hiệu được côngnhận trên bảng cân đốikế toán. Thẩm định cho mục đíchgiao dịch Cóhai loại giao dịch cóthể yêu cầu thẩm định giá trị thương hiệu:  Những giao dịch bên trong: kế hoạch kêu gọi chủ đầu tư và tín dụng  Những giao dịch bên ngoài: gồm giao dịch bên ngoài có xu hướng mua lại các công ty có thương hiệu trên thị trường. Trong trường hợp này, thẩm định tàisản thương mại là cần thiết để xác định giá trị kinh tế của tàisản mua lạiđể chứng minh giá trị của các cuộc thương lượng về điều khoản giao dịch.  Thẩm định cho mục đíchxác định giá trị doanh nghiệp Xác định giá trị doanh nghiệp để nhằm trợ giúp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu về vốn chủ sở hữu. Đầu tiên, cổ đông hoặc nhà đầu tư muốn nắm bắt một cách chi tiết về tình hình hiện tại của công ty trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Họ muốn biết các cơ hội và tiềm năng phát triển cho tương lai của doanh nghiệp. Đặc biệt, họ muốn hiểu các khoản nợ ngoài dự kiến, ví dụ các vấn đề về thuế, các nguy cơ tiềm ẩn về kiện tụng, tranh chấp. Xác định giá trị doanh nghiệp giúp chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu ra công chúng lần đầu (IPO). Thị trường Chứng khoán áp đặt một số yêu cầu và quy tắc nhất định về chủng loại thông tin mà công ty buộc phải công khai trong các văn bản IPO (được gọi là Bản cáo bạch). Quy trình "Xác định giá trị doanh nghiệp" phải xác định và chỉ ra được hoạt động cốt lõi của công ty và
  • 25. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 19 các cơ hội cũng như các nhân tố rủi ro. Thành công của IPO phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chuẩn bị. Thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng này, các bên liên quan tới IPO có thể sẽ phải đương đầu với những khó khăn và công ty có thể bị giảm giá trị một cách đáng kể khi niêm yết, do đó sẽ ảnh hưởng xấu tới lợi íchcủa các chủ sở hữu. Xác định giá trị doanh nghiệp giúp cải thiện tình hình hoạt động chung của công ty trước thực trạng hoạt động kém hiệu quả. Quá trình xác định giá trị doanh nghiệp sẽ đánh giá một cách khách quan các điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Bằng việc xác định và chỉ ra những vấn đề hoặc các khu vực thể hiện rõ nhất các điểm yếu của công ty, quá trình "Xác định giá trị Doanh nghiệp" là một công cụ nhằm giúp công ty đánh giá một cách khách quan hoặc "mở khoá" các cơ hội/tiềm năng và gia tăng giá trị cho các cổ đông hiện tại và tương lai. 1.3.Phương pháp thẩm định Giá Trị Thương Hiệu 1.3.1. Cơ sở thẩm định giá trị thương hiệu Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá Theo Uỷ ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế: Giá trị thị trường là số tiền ước tính của tài sản có thể được trao đổi vào ngày thẩm định giá, giữa một bên sẵn sang bán và một bên sẵn sang mua trong một giao dịch khách quan, sau quá trình tiếp thị thích hợp, tại đó các bên tham gia đều hành động một cách hiểu biết,thận trọng và không chịu bất cứ áp lực nào Theo hiệp hội các nhà thẩm định Hoa Kỳ: Giá trị thị trường là mức giá có khả năng xẩy ra nhất của tài sản sẽ được mua bán trên thị trường cạnh tranh và mở dưới những điều kiện giao dịch công bằng vào thời điểm thẩm định giá giữa người mua sẵn sang mua và người bán sẵn sang bán, các bên hành động một cách thận trọng, và thừa nhận giá cả không bị ảnh hưởng của những yếu tố tác động thái quá cũng như không bị ép buộc. Tại Việt Nam: Theo quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/04/2005 của Bộ Tài Chính ban hành Tiêu chuẩn số 01 (TDGVN 01) định nghĩa giá trị thị trường làm tiêu chuẩn thẩm định giá như sau: Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm
  • 26. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 20 định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường  Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá Giá trị phi thị trường của tài sản là mức giá ước tính được xác định theo những căn cứ khác với giá trị thị trường hoặc có thể được mua bán, trao đổi theo các mức giá không phản ánh giá trị thị trường như: giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng, giá trị đầu tư, giá trị bảo hiểm, giá trị đặc biệt, giá trị thanh lý, giá trị tài sản bắt buộc phải bán, giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản chuyên dùng, giá trị tài sản có thị trường hạn chế, giá trị để tính thuế... 1.3.2. Nguyên tắc thẩm định giá trị thương hiệu  Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất Việc dử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất của tài sản thương hiệu là đạt được mức hữu dụng tối đa trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội thực tế phù hợp, có thể cho phép về mặt kĩ thuật, về pháp lý, về tài chính và đem lại giá trị lớn nhất cho thương hiệu. Nguyên tắc dự tính các khoản lợi íchtrong tương lai Giá trị của tài sản có thể được xác định bằng việc dự tính khả năng sinh lời trong tương lai. Giá trị của thương hiệu cũng chịu ảnh hưởng bởi việc dự kiến thị phần của những người tham gia thị trường và những thay đổi có thể dự tính trong yếu tố này cũng ảnh hưởng tới giá trị của thương hiệu. Việc ước tính giá trị thương hiệu luôn luôn dựa trên các triển vọng trong tương lai, lợi íchdự kiến nhận được từ quyền sử dụng thương hiệu của người mua. Nguyên tắc cung – cầu Giá trị của một thương hiệu được xác định bởi mối quan hệ cung cầu về thương hiệu đó trên thị trường. Ngược lại, giá trị của thương hiệu đó cũng tác
  • 27. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 21 động đến cung và cầu về thương hiệu. Giá trị thương hiệu thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung về thương hiệu. Nguyên tắc cạnh tranh Lợi nhuận cao vượt trội sẽ thúc đẩy cạnh tranh, ngược lại, cạnh tranh quá mức có thể làm giảm lợi nhuận và cuối cùng có thể không còn lợi nhuận. Đối với thương hiệu, mối quan hệ cạnh tranh cũng được quan sát giữa các sản phẩm/ dịch vụ của các thương hiệu với nhau và giữa sản phẩm của thương hiệu này với sản phẩm của thương hiệu khác. Do đó, giá trị của thương hiệu được hình thành là kết quả của sự cạnh tranh khốc liệt giữa các sản phẩm trong cùng nghành hay khác nghành trên thị trường. Nguyên tắc thay đổi Giá trị của thương hiệu thay đổi theo sự thay đổi của những yếu tố hình thành nên giá trị của nó (giá trị không bất biến mà thay đổi theo thời gian). Giá trị của thương hiệu cũng được hình thành trong quá trình thay đổi liên tục phản ánh hàng loạt các mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị. 1.3.3. Quy trình thẩm định giá trị Thương Hiệu Quy trình thẩm định giá trị thương hiệu bao gồm: những cách thức, hành vi, kỹ thuật thực hiện các bước trong một phương pháp thẩm định giá. Quy trình thẩm định giá trị thương hiệu được khái quát thông qua 6 bước: Bước 1: Xácđịnh vấn đề -Xác định mục tiêu thẩm định giá trị thương hiệu -Xác định cơ sở thẩm định giá trị thương hiệu: giá trị thị trường hay giá phi thị trường. -Xác định tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá trị thương hiệu -Xác định thời điểm thẩm định giá
  • 28. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 22 Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng để tiến hành thẩm định giá trị thương hiệu và trong bước này chúng ta cần xác định đúng mục đích thẩm định giá trị thương hiệu và các giấy tờ có liên quan tới thương hiệu cần thẩm định giá. Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá Việc lập kế hoạch thẩm định giá trị thương hiệu càng chi tiết thì càng thuận lợi trong quá trình thẩm định giá. Tuy nhiên, thời gian tiến hành thẩm định giá trị thương hiệu nào đó sẽ do loại hình kinh doanh hay quy mô của doanh nghiệp cần thẩm định giá quyết định. Bước 3: Tìm hiểu thương hiệu cần thẩm định giá và thu thập tài liệu Thông tin từ nội bộ doanh nghiệp: tư liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, tổng hợp tất cả các báo cáo tài chính, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý, đặc điểm của đội ngũ quản lý điều hành, cán bộ, nhân viên. Các tài liệu liên quan như phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 5 năm tới, chi tiết về kế hoạch đầu tư, chi phí marketing, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí bán hàng, chi phí hình thành và quảng cáo thương hiệu trong thời gian vừa qua. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp: đặc biệt là thông tin về thị trường sản phẩm của thương hiệu, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, chủ trương của Nhà nước. Bước 4: Phân tích thông tin Mục đích của việc phân tích tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhằm giúp thẩm định viên có cái nhìn tổng quan về tình hình doanh nghiệp. Qua đó, thẩm định viên tiến hành lựa chọn các phương pháp thẩm định giá trị thương hiệu phù hợp và góp phần hình thành cơ sở để lựa chọn mức giá ước tính cuối cùng của thương hiệu cần thẩm định. Bước 5: Xácđịnh phương pháp thẩm định giá
  • 29. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 23 Trong thẩm định giá thương hiệu có 3 cách tiếp cận gồm: cách tiếp cận chi phí, cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận thu nhập. Ứng với mỗi cách tiếp cận có nhiều phương pháp thẩm định giá trị thương hiệu khác nhau do đó thẩm định viên cần lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp. Bước 6: Báocáo kết quả thẩm định giá trị thương hiệu Sau khi tiến hành các phương pháp thẩm định giá trị thương hiệu khác nhau thì bước tiếp theo thẩm định viên cần tiến hành là thống nhất kết quả thẩm định giá. Và cuối cùng, thẩm định viên lập báo cáo, chứng thư thẩm định giá trị thương hiệu để đưa ra mức giá trị thương hiệu cuối cùng. 1.3.4. Phương pháp thẩm định giá trị Thương hiệu 1.3.4.1. Cáchtiếp cận dựa vào chi phí Cách tiếp cận này dựa trên nguyên tắc thay thế. Có nghĩa là giá trị của một tài sản sẽ không lớn hơn chi phí khi thay thế tất cả các bộ phận hợp thành của nó. Có 3 phương pháp dựa trên cách tiếp cận này: phương pháp dựa trên chi phí tái tạo, phương pháp dựa trên chi phí thay thế và phương pháp dựa trên chi phí quá khứ. Phương pháp dựa trên chi phí tái tạo: Phương pháp này xem xét tất cả các loại chi phí và các khoản đầu tư cần thiết để tạo ra thương hiệu mới giống hệt thương hiệu cần thẩm định giá. Nó bao gồm ước tính các khoản không phù hợp và lỗi thời hiện diện trong thương hiệu cần thẩm định giá. Phương pháp dựa trên chi phí thay thế: Phương pháp dựa trên chi phí thay thế xem xét tất cả loại chi phí và các khoản đầu tư cần thiết để thương hiệu mới cùng tính hữu ích với thương hiệu cần thẩm định giá. Phương pháp này không bao gồm ước tính các khoản không phù hợp và lỗi thời hiện diện trong thương hiệu cần thẩm định giá.
  • 30. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 24  Phương pháp dựa trên chi phí quá khứ: Phương pháp này xem xét tất cả loại chi phí và các khoản đầu tư trong quá khứ đã phát sinh để phát triển thương hiệu. Các bước tiến hành trong cách tiếp cận dựa vào chi phí Bước 1: Ước tính chi phíđể tạo ra thương hiệu mới. Tùy vào mục đích của việc thẩm định giá mà thẩm định viên lựa chọn phương pháp thẩm định giá theo chi phí tái tạo, chi phí thay thế hay chi phí quá khứ. Tuy nhiên, nội dung chi phí xây dựng thương hiệu trong cách tiếp cận chi phí bao gồm các khoản mục lớn sau: -Chi phú nguyên vật chất liên quan đến việc xây dựng thương hiệu -Chi phí nhân công -Chi phí quản lý chung -Lợi nhuận của doanh nghiệp phát triển thương hiệu -Chi phí cơ hội Bước 2: Xácđịnh khấu hao và ước tính giá trị khấu hao lũy kế phù hợp Việc xác định khấu hao và ước tính giá trị khấu hao của thương hiệu thẩm định giá cần phải căn cứ vào chuẩn mực kế toán liên quan đến tài sản cố định vô hình. Theo chuẩn mực kế toán về TSCĐVH thì trong bước này cần xác định 3 vấn đề chính: -Ước tính thời gian sử dụng hữu íchcủa thương hiệu cần thẩm định giá -Xác định các loại hao mòn trong phân tích cách tiếp cận chi phí của thương hiệu cần thẩm định giá -Phương pháp ước tính khấu hao thương hiệu Bước 3: Áp dụng công thức để tính ra giá trị thương hiệu Giá trị thương hiệu cần thẩm định giá = Chi phí xây dựng thương hiệu – giá trị hao mòn lũy kế. Ưu và nhược điểm của cách tiếp cận dựa vào chi phí
  • 31. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 25 -Ưu điểm: sử dụng tính toán khá rõ rang, dễ hiểu và thích hợp để thẩm định các thương hiệu mới ra đời. -Nhược điểm: không đánh giá được tiềm năng phát triển trong tương lai của thương hiệu và không thích hợp để thẩm định các thương hiệu nổi tiếng, đã xuất hiện từ rất lâu đời. 1.3.4.2. Cáchtiếp cận dựa vào thị trường Cách tiếp cận dựa vào thị trường để thẩm định giá trị thương hiệu là quy trình mà tại đó giá trị thị trường của thương hiệu được xác định bằng cách phân tích với các thương hiệu tương tự đó với thương hiệu cần thẩm định giá. Phương pháp so sánh giá bán Các bước tiến hành: Bước 1: Nghiên cứu chi tiết về thương hiệu cần thẩm định giá. Lựa chọn và lên danh mụccác yếu tố so sánh. Bước 2: Thu thập thông tin, số liệu về giá cả từ các thương hiệu có thể so sánh được với thương hiệu cần thẩm định giá đã giao dịch thành công vào thời điểm thẩm định giá. Bước 3: Kiểm tra phân tích các giaodịch, các yếu tố so sánh Bước 4: Phân tích sự khác biệt giữa thương hiệu so sánh và thương hiệu thẩm định giá từ đó điều chỉnh giá của thương hiệu so sánh theo sự khác biệt về các yếu tố so sánh. Bước 5: Ước tính giá trị thương hiệu cần thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích tổng hợp các mức giá chỉ dẫn. Ưu và nhược điểm: Ưu điểm: chứng cứ giao dịch từ thị trường do đó có độ tin cậy cao Nhược điểm: + Lựa chọn tài sản so sánh: số lượng và mức độ tương đồng + Lựa chọn các yếu tố so sánh, cơ sở và nguyên tắc
  • 32. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 26 + Cách thức tiến hành điều chỉnh, công thức chưa rõ rang + Thị trường mua bán thương hiệu không công khai, thiếu thông tin Phương pháp tiền bản quyền Các bước tiến hành: Bước 1: Ước tính doanh thu từ việc bán sản phẩm có thương hiệu Bước 2: Xácđịnh tỷ lệ tiền bản quyền hợp lý Bước 3: Ước tính dòng tiền bản quyền Bước 4: Ước tính dòng tiền bản quyền sau thuế Bước 5: Ước tính tốc độ tăng trưởng thương hiệu mãi mãi, vòng đời hữu dụng và suất chiết khấu. Bước 6: Chiết khấu dòng tiền bản quyền sau thuế về giá trị hiện tại. Ưu và nhược điểm Ưu điểm: + Giao thoa giữa hai phương pháp so sánh và thu nhập + Có chứng cứ được rút ra từ thị trường nên có độ tin cậy cao + Ứng dụng cho trường hợp nhượng quyền Nhược điểm: + Khó khăn trong việc xác định tỷ lệ tiền bản quyền + Những điều khoản trong hợp đồng cấp phép mang tính bí mật, dẫn đến những khó khăn trong việc đưa ra một tỷ lệ tốt. 1.3.4.3. Cáchtiếp cận dựa vào thu nhập Phương pháp vốn hóa trực tiếp Theo phương pháp này, mức thu nhập do thương hiệu mang lại được chia cho một tỷ lệ vốn hóa hay nhân với một hệ số nhân thu nhập để chuyển thành giá trị thương hiệu. Các bước tiến hành:
  • 33. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 27 Bước 1: Ước tính doanh thu trung bình một năm do thương hiệu mang lại có tính đến tất cả các yếu tố liên quan tácđộng tới thu nhập. Bước 2: Ước tính chi phí liên quan đến việc khai thác thương hiệu để tạo ra thu nhập. Bước 3: Ước tính tỷ suấtvốn hóa. Bước 4: Xác định giá trị thị trường của thương hiệu theo công thức:V= I/R Ưu và nhược điểm: Ưu điểm: đơn giản, dễ sử dụng vì có thể suy ra từ chứng cứ thị trường Nhược điểm: khó khăn trong việc xác định dòng tiền do thương hiệu mang lại. Phương pháp dòng tiền chiết khấu Phương pháp này ước tính giá trị của thương hiệu bằng cách chiết khấu tất cả các khoản thu nhập ròng do thương hiệu ra về giá trị hiện tại với suất chiết khấu thích hợp. Các bước tiến hành Bước 1: Ước tính dòng thu nhập chỉ do thương hiệu tạo ra Bước 2: Ước tính chi phíliên quan đến thương hiệu Bước 3: Ước tính thu nhập ròng hay dòng tiền từ doanh thu và chi phí do thương hiệu tạo ra. Bước 4: Ước tính giá trị thu hồi của thương hiệu vào cuối kỳ Bước 5: Ước tính tỷ suấtchiết khấu thích hợp Bước 6: Áp dụng công thức tính giá trị tài sản thương hiệu Ưu và nhược điểm: Ưu điểm: + Phương pháp khoa học, dựa trên nền tảng về tài chính
  • 34. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 28 + Ước tính được giá trị thương hiệu dựa vào thu nhập tiềm năng trong tương lai do thương hiệu mang lại. Nhược điểm: + Khó khăn trong việc tách dòng thu nhập do thương hiệu mang lại + Giá trị thương hiệu phụ thuộc nhiều vào các số liệu đầu vào trong mô hình do việc cần phải có sự phân tích kỹ càng để các thông số đầu vào trong mô hình có chất lượng. Phương pháp dựa vào tỷ số tài chính của Damodaran Phương pháp này xuất phát từ ý tưởng là doanh nghiệp có thương hiệu có khả năng định giá bán sản phẩm cao hơn hoặc bán với số lượng nhiều hơn hoặc đồng thời định giá bán sản phẩm cao hơn và bán được sản phẩm nhiều hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp có thương hiệu chịu ít rủi ro hơn doanh nghiệp không có thương hiệu hoặc có khả năng đi vay cao hơn. Các mô hình định giá dựa vào tỷ số tài chính của Damodaran: Mô hình định giá thương hiệu bằng cách so sánh với doanh nghiệp cùng ngành không có thương hiệu mạnh.  Cáchtiếp cận lợi nhuận hoạtđộng biên Trong kĩ thuật phân tích này, ta sẽ thay thế lợi nhuận hoạt động biên của doanh nghiệp có thương hiệu với lợi nhuận hoạt động biên của doanh nghiệp không có thương hiệu trong cùng lĩnh vực. Ngụ ý của giả thiết này cho biết rằng là sức mạnh của thương hiệu là ở việc định giá sản phẩm và doanh nghiệp có thương hiệu sẽ có thể định giá cao hơn cho các sản phẩm đồng dạng được sản xuất bởi doanh nghiệp không có thương hiệu.  Cáchtiếp cận dựa vào lợi nhuận trên vốn Giả định ở đây là sức mạnh của thương hiệu làm tăng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư. Các thay đổi kết cục trong dòng thu nhập hoạt động và tăng
  • 35. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 29 trưởng sẽ làm giảm giá trị của doanh nghiệp, và sự thay đổi trong giá trị là giá trị của thương hiệu. Chúng ta giả định là chi phí vốn giống nhau cho doanh nghiệp không có thương hiệu và doanh nghiệp có thương hiệu.  Cáchtiếp cận dựa vào thu nhập vượt trội Phương pháp này cho phép chúng ta lập chi phí vốn ở các mức đầu tư lên giá trị của doanh nghiệp có thương hiệu và doanh nghiệp không có thương hiệu. Lý giải hợp lý là doanh nghiệp có thương hiệu sẽ có ít rủi ro hơn doanh nghiệp có thương hiệu, vay nợ được nhiều hơn và chi phí vốn thấp hơn. Mô hình suất sinh lợi phụ trội Khi mà doanh nghiệp không có thương hiệu không tồn tại, có thể có cách tiếp cận thay thế khác mà ta có thể sử dụng để định giá tên thương hiệu. Nếu ta giả định rằng lợi nhuận vượt trội là hoàn toàn đóng góp bởi do tên thương hiệu thì giá trị của thương hiệu có thể được tính toán như là sự khác biệt giữa giá trị của doanh nghiệp và giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Cách tiếp cận này đưa ra giá trị tương tự như trong cách tiếp cân bằng cách so sánh với doanh nghiệp cùng ngành không có thương hiệu mạnh, nếu như các doanh nghiệp không có tên thương hiệu không kiếm được lợi nhuận vượt trội. Ưu và nhược điểm Ưu điểm: + Có mô hình, có khả năng áp dụng trong thực tế thẩm định + Số liệu có thể lấy từ báo cáo tài chính doanh nghiệp Nhược điểm: + Các thông số đưa vào mô hình ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thẩm định giá trị thương hiệu + Hạn chế của giả định: sự khác biệt giữa các thông số chính đều là do thương hiệu tạo ra.
  • 36. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 30 + Số liệu ngành, số liệu của doanh nghiệp cùng ngành để so sánh. Phương pháp dựa vào tài chính doanh nghiệp và hành vi người tiêu dùng Mô hình địnhgiá thương hiệu của hãng InterBrand Giới thiệu: InterBrand là công ty tư vấn thương hiệu nổi tiếng của Mỹ, đã xây dựng và phát triển mô hình định giá thương hiệu của riêng mình từ năm 1998. Từ đó, hàng năm họcthực hiện việc đánh giá trên khoảng 3.500 thương hiệu dựa trên các nguyên lý cơ bản về Marketing và tài chính doanh nghiệp. Phương pháp định giá thương hiệu của InterBrand mang tính hiện đại và được đánh giá khá cao trong giới chuyên môn…” Giá trị thương hiệu là tổng hiện giá ròng (NPV) của các dòng tiền dự báo kiếm được trong tương lai nhờ thương hiệu và được chiết khấu bởi tỉ lệ “lãi suất chiết khấu” của thương hiệu. Tính NPV bao gồm khoảng thời gian dự báo và khoảng thời gian ngoài dự báo. Qua đó, sẽ phản ánh khả năng tạo ra những lợi nhuận trong tương lai của thương hiệu…” Các bước tiến hành: Bước 1: Phân khúcthị trường Chúng ta thực hiện quá trình chia thị trường mà thương hiệu tham gia theo những tiêu chí như: sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối, mẫu tiêu dùng, sự phức tạp trong mua sắm, địa lý, khách hàng hiện tại, khách hàng mới,… Giá trị thương hiệu sẽ được bắt đầu tính từ những phân khúc riêng lẻ. Tổng giá trị của các phân khúc riêng lẻ này, hợp thành giá trị tổng hợp của thương hiệu. Tiến hành phân khúc theo các yếu tố sau: -Phân khúc theo ranh giới địa lý -Phân khúc theo dòng sản phẩm -Phân khúc theo đối tượng khách hàng
  • 37. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 31 Bước 2: Phân tích tài chính Chúng ta cần xác định và dự báo doanh thu, cũng như lợi nhuận kiếm được từ tài sản vô hình của thương hiệu cho những phân khúc đã được xác định tổng doanh thu của doanh nghiệp trừ đi chi phí sản xuất, chi phí hoạt động, thuế và các loại chi phí khác. Bước 3: Phân tích cầu Tiếp đến, chúng ta phải định lượng vai trò mà thương hiệu đóng góp trên thị trường mà nó hoạt động. Từ đó, ta xác định được tỷ lệ % của giá trị tài sản vô hình gắn liền với thương hiệu, thường được gọi là chỉ số “ vai trò của thương hiệu”. Chỉ số này được tính bằng cách xác định những xu hướng nhu cầu khác nhau về sản phẩm có gắn thương hiệu, sau đó xác định mức độ mà mỗi xu hướng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thương hiệu. Nói cách khác chỉ số này đại diện cho % tài sản vô hình được tạo ra bởi thương hiệu hay thương hiệu đóng góp bao nhiêu % trong lợi nhuận kiếm được từ tài sản vô hình. Bước 4: Xácđịnh “sức mạnh thương hiệu” và “lãi suấtchiết khấu” -Giai đoạn 1: Ước tính sức mạnh thương hiệu
  • 38. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 32 Theo InterBrand thì sức mạnh của thương hiệu dựa vào 7 yếu tố như sau: Yếu tố Điểm tối đa Tính dẫn đầu 25 Tính ổn định 15 Thị trường 10 Địa lý 25 Xu hướng thương hiệu 10 Hoạt động hỗ trợ 10 Bảo hộ thương hiệu 5 Tổng cộng 100 Điểm sức mạnh thương hiệu được tính bằng tổng cộng điểm của 7 yếu tố trên. Sau đó ta xác định “ lãi suất chiết khấu” dựa vào đường cong chữ S với trục tung để thể hiện giá trị này và trục hoành thể hiện điểm “ sức mạnh thương hiệu”. Điểm “ sức mạnh thương hiệu” càng cao thì tỷ lệ “ lãi suất chiết khấu” càng nhỏ. -Giai đoạn 2: Ước tính hệ số rủi ro thương hiệu Hệ số rủi ro thương hiệu = suất sinh lợi phi rủi ro + hệ số rủi ro của thương hiệu x ( suất sinh lợi thị trường – suất sinh lợi phi rủi ro). Bước 5: Tính giá trị thương hiệu Giá trị thương hiệu là tổng hiện giá ròng (NPV) của các dòng tiền dự báo kiếm được trong tương lai nhờ thương hiệu và được chiết khấu bởi tỷ lệ “ lãi suất chiết khấu” của thương hiệu. Tính NPV bao gồm khoảng thời gian dự
  • 39. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 33 báo và khoảng thời gian ngoài dự báo. Qua đó, sẽ phản ánh khả năng tạo ra những lợi nhuận trong tương lai của thương hiệu. Ưu và nhược điểm: Ưu điểm: + Phương pháp được sử dụng phổ biến trên thế giới. Kết quả của phương pháp này được công nhận rộng rãi. + Phương pháp phân tích tất cả các mặt lợi ích mà thương hiệu đem lại cho kết quả tương đối chính xác. + Phương pháp này hữu ích trong quản trị doanh nghiệp, giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan hơn về thương hiệu, cũng như nhận diện các thương hiệu cạnh tranh trực tiếp trên thị trường. Nhược điểm + Phương pháp dựa nhiều vào tính chủ quan, chịu ảnh hưởng của nhiều tham số, độ chính xác phụ thuộc vào trình độ của người thực hiện. + Tại Việt Nam hiện nay chưa có hệ số chiết khấu cho thương hiệu của từng ngành. + Chưa được pháp luật Việt Nam công nhận + Không dự báo được cung cầu thị trường trong tương lai. Mô hình định giá thương hiệu của Brand Finance Mô hình này dựa vào phương pháp phân tích tài chính và tâm lý người tiêu dùng. Trong cách tách dòng thu nhập do thương hiệu tạo ra, mô hình này sử dụng phân tích điều tra từ phía người tiêu dùng để tìm ra chỉ số vai trò thương hiệu. Tuy nhiên, mô hình Brand Finance khác mô hình InterBrand ở chỗ hình thành nên chỉ số tính toán sức mạnh thương hiệu để ước tính suất chiết khấu thương hiệu. Các bước tiến hành theo phương phápBrand Finance: Bước 1: Phân tích thị trường
  • 40. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 34 Phân tích thị trường bắt đầu bằng việc xác định và tổng hợp các điều kiện chuẩn của phân khúc thị trường và xác định những phân khúc thị trường thích hợp. Bước 2: Dự báo tài chính để ước tính giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp có thương hiệu. Dự báo tài chính được sử dụng để ước tính giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp có thương hiệu trong giai đoạn từ 3 đến 5 năm. Ở bước này sử dụng số liệu tài chính trong quá khứ để ước tính giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp có thương hiệu hay giá trị kinh tế gia tăng do tất cả tài sản vô hình của doanh nghiệp trong đó có thương hiệu tạo ra. Bước 3: Phân tích chỉ số vai trò thương hiệu và ước tính giá trị kinh tế gia tăng của dòng thu nhập chỉdo thương hiệu tạo ra. Đây là bước xác định tỷ lệ của tổng giá trị kinh tế được gia tăng bởi giá trị thương hiệu Bước 4: Ước tính rủi ro thương hiệu Sau khi tách được dòng thu nhập do thương hiệu mang lại bằng mô hình hệ thống chỉ số của hãng, bước tiếp theo là ước tính suất chiết khấu thích hợp để chiết khấu dòng thu nhập tương lai của thương hiệu về giá trị hiện tại. Sau khi ước tính được hệ số rủi ro thương hiệu, suất chiết khấu thích hợp được ước tính dựa vào mô hình CAPM. Bước 5: Ước tính giá trị thương hiệu Giá trị thương hiệu là tổng hiện giá ròng của các dòng tiền được dự báo kiếm được trong tương lai nhờ thương hiệu và được chiết khấu bởi lãi suất chiết khấu thương hiệu.
  • 41. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 35 1.3.5. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định giá trị thương hiệu 1.3.5.1. Những nhân tố kháchquan  Từ phía khách hàng Hồ sơ mà khách hàng cung cấp là cơ sở quan trọng để thẩm định do đó tài liệu mà khách hàng cung cấp không đầy đủ hay không phản ánh hết được giá trị thương hiệu của họ sẽ ảnh hưởng xấu đến công tác thẩm định, phải kéo dài thời gian phân tích, tính toán, thu nhập thêm thông tin … Mặt khác tính trung thực của thông tin do khách hàng cung cấp: tình hình sản xuất kinh doanh, chỗ đứng trên thị trường hiện nay của họ,…cũng như mọi vấn đề khác. Sự biến động của nền kinh tế Mức độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia quy định kinh nghiệm năng lực phổ biến của chủ thể trong nền kinh tế, quy định độ tin cậy của các thông tin, do đó ảnh hưởng tới công tác thẩm định. Nền kinh tế chưa phát triển, cơ chế kinh tế thiếu đồng bộ cùng với sự bất ổn của các điều kiện kinh tế vĩ mô... đã hạn chế việc cung cấp những thông tin xác thực phản ánh đúng diễn biến, mối quan hệ thị trường, những thông tin về dự báo tình trạng nền kinh tế…Đồng thời các định hướng, chính sách phát triển kinh tế, xã hội theo vùng, ngành... chưa được xây dựng một cách cụ thể, đồng bộ và ổn định cũng là một yếu tố rủi ro trong quá trình thẩm định giá trị thương hiệu. 1.3.5.2. Những nhân tố chủ quan Nhân tố con người: Con người được coi là động lực của sự phát triển xã hội với ý nghĩa họ chính là chủ thể đồng thời là đối tượng phục vụ mà các hoạt động xã hội hướng tới. Nhân tố con người bao giờ cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong mọi công việc. Trong hoạt động thẩm định, chính con người xây dựng quy trình với những chỉ tiêu, phương pháp, trình tự nhất định, đóng vai
  • 42. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 36 trò chi phối, quyết định cả những nhân tố khác và liên kết các nhân tố với nhau. Song ở đây, ta chỉ tập trung đề cập đến nhân tố con người dưới giác độ là đối tượng trực tiếp tổ chức, thực hiện thẩm định giá trị thương hiệu(cán bộ thẩm định). Kết quả của thẩm định giá trị thương hiệu là kết quả của việc phân tích đánh giá chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường về mặt tài chính theo nhận định chủ quan của người thẩm định song phải dựa trên cơ sở khoa học, sức cạnh tranh cao sẽ là không có ý nghĩa nếu cán bộ thẩm định không thể không cố gắng sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Những sai lầm trong thẩm định giá trị thương hiệu từ nhân tố con người dù vô tình hay cố ý đều dẫn đến một hậu quả: không đánh giá đúng được giá trị thực sự mà thương hiệu mang lại cho chủ thế đó, hạn chế nguồn vốn vay của doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp,…  Công tác thẩm định: Công tác thẩm định của mỗi doanh nghiệp thẩm định giá là căn cứ cho cán bộ thẩm định thực hiện công việc một cách khách quan, khoa học và đầy đủ. Công tác thẩm định được xây dựng một cách khoa học, tiên tiến và phù hợp với thế mạnh và đặc trưng của của mỗi doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm định. Nội dung thẩm định cần đề cập đến tất cả các vấn đề về giá trị thương hiệu. Nội dung càng đầy đủ, chi tiết bao nhiêu càng đưa lại độ chính xác cao của các kết luận đánh giá.  Các nhân tố khác:  Thông tin Thực chất thẩm định là xử lí thông tin để đưa ra những nhận xét, đánh giá về vấn đề cần thẩm định. Nói một cách khác thông tin chính là ‘‘nguyên liệu’’ cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Do đó số lượng cũng
  • 43. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 37 như chất lượng và tính kịp thời của thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định. Hồ sơ dự án từ khách hàng cung cấp là nguồn thông tin cơ bản nhất cho việc thẩm định. Nếu thấy thông tin trong hồ sơ thiếu hoặc không rõ ràng, cán bộ thẩm định có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm hoặc giải trình về những thông tin đó. Tuy nhiên như đã đề cập ở phần trước, thương hiệu của công ty được lập ra đôi khi cũng mang những tính chủ quan của người lập hoặc không nhìn nhận thấu đáo mọi khía cạnh, hoặc cố ý làm cho thương hiệu mình mạnh vì một mục đích nào đó, do vậy đây không phải là nguồn thông tin duy nhất để trong công tác thẩm định một cách khách quan. cần chủ động, tích cực tìm kiếm, khai thác một cách tốt nhất những nguồn thông tin có thể được. Tuy vậy, việc thông tin phải chú ý sàng lọc, lựa chọn những thông tin đáng tin cậy làm cơ sở cho phân tích. Để phục vụ tốt cho công tác thẩm định chung cũng như thẩm định giá trị thương hiệu nói riêng, các thông tin thu thập được đảm bảo tính chính xác, kịp thời. Nếu thông tin không chính xác thì phân tích là không có ý nghĩa cho dù là có sử dụng phương pháp hiện đại đến mức nào. Đánh giá trong điều kiện thông tin không đầy đủ cũng có thể dẫn đến những sai lầm như trường hợp thông tin không chính xác. Như vậy, cần phải thu thập đầy đủ thông tin. Trong môi trường kinh doanh năng động và tính cạnh tranh cao độ hiện nay, sự chậm trễ trong việc thu thập các thông tin cần thiết sẽ ảnh hưởng lớn đến chấtt lượng thẩm định và đôi khi đưa ra những lời tư vấn không chính xác hoặc không hoàn thiện. Chính vì vậy vai trò của thông tin rõ ràng là quan trọng, song để có thể thu thập, xử lí lưu trữ thông tin một cách có hiệu quả, phải kể đến nhân tố thiết bị, kĩ thuật. Công nghệ thông tin được ứng dụng tốt đã làm tăng khả năng thu thập, xử lí, lưu trữ thông tin đầy đủ, nhanh chóng.
  • 44. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 38 Như vậy các thông tin đầu vào đầu ra của việc thẩm định dự án sẽ được cung cấp đầy đủ kịp thời.  Tổ chức điều hành Là việc bố trí sắp xếp quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng như mối quan hệ giữa các cá nhân, bộ phận đó trong việc thực hiện, cần có sự phân công phân nhiệm cụ thể, khoa học và tạo ra được cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong khâu thực hiện nhưng không cứng nhắc, tạo gò bó nhằm đạt được tính khách quan và việc thẩm định được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện mà vẫn bảo đảm chính xác. Như vậy việc tổ chức, điều hành hoạt động thẩm định nếu xây dựng được một hệ thống mạnh, phát huy tận dụng được tối đa năng lực sáng tạo của cá nhân và sức mạnh tập thể sẽ nâng cao được công tác thẩm định.
  • 45. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Thương hiệu là tài sản quý giá nhất đối với doanh nghiệp. Thương hiệu đã xuất hiện từ ngày xưa bằng những dấu hiệu trên gia súc và sản phẩm để phân biệt với các chủ hàng khác, đến ngày nay, thương hiệu còn thể hiện nhiều vai trò quan trọng khác. Hiện nay, có nhiều khái niệm về thương hiệu trên thế giới ở cả hai góc độ tài chính và marketing. Thương hiệu rất có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp, khách hàng, thị trường và xã hội. Khoảng những năm 80 của thập niên trước, các nhà kinh tế cũng như các nhà quản trị bắt đầu quan tâm đến giá trị thương hiệu do những tranh chấp có liên quan. Từ đây, thương hiệu bắt đầu được xem là giá trị tài sản vô hình đáng giá và có ý nghĩa đối với giá trị doanh nghiệp và cũng có nhiều quan niệm về giá trị thương hiệu đứng ở góc độ tài chính và marketing. Ngày nay, ở các nước, giá trị thương hiệu đã được nhiều nước nghiên cứu và đưa lên bảng cân đối kế toán. Từ sự xuất hiện của giá trị thương hiệu, các nhà quản trị và các nhà kinh tế bắt đầu quan tâm đến công tác định giá thương hiệu cho doanh nghiệp. Việc định giá thương hiệu rất cần thiết đối với doanh nghiệp ở khía cạnh quản lý thương hiệu, giao dịch tài chính. Ngày nay, có rất nhiều phương pháp định giá thương hiệu trên thế giới dựa trên cơ sở tài chính, marketing và dung hòa giữa tài chính và marketing. Tóm lại, nhu cầu định giá thương hiệu ngày càng gia tăng xét cả về khía cạnh quản lý lẫn giao dịch. Với sự phát triển của các mô hình tiếp cận theo kinh tế học, ít nhất thì cũng có một chuẩn mực có thể được thực hiện cho việc định giá thương hiệu. Hy vọng rằng trong tương lai, mô hình này sẽ trở thành một công cụ quản lý thương hiệu vào loại bậc nhất được áp dụng thành công trong tất cả các doanh nghiệp.
  • 46. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 40 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THẨM ĐỊNH GIÁ THẾ KỶ (CENVALUE) 2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CENVALUE Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thế kỷ (CENVALUE) là một trong những doanh nghiệp thẩm định giá chuyên nghiệp tại Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 101/NĐ-CP ngày 03/08/2005 của Chính Phủ. Giấy chứng nhận đăng kídoanh nghiệp công ty Cổ phần : Mã số doanh nghiệp: 0102658944 Đăng kí lần đầu: ngày 29 tháng 02 năm 2008 Đăng kí thay đổi lần thứ 6: ngày 05 tháng 03 năm 2012 Ngay từ khi thành lập, CENVALUE đã nhanh chóng tham gia và hòa nhập vơi cộng đồng các doanh nghiệp thẩm định giá của Việt Nam, Khu vực và Thế giới. CENVALUE hiện nay là một thành viên tích cực của Hội Thẩm định giá Việt Nam Thông tin cơ bản về công ty: Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THẾ KỶ Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: CENTURY VALUATION JOINT STOCKCOMPANY Tên công ty viết tắt: CENTURY VALUATION., JSC Địa chỉ trụ sở chính: Số 82 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: (043)9726874 Email: thamdinhgia@centurygroup.vn Website: www.centurygroup.vn
  • 47. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 41 Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng Bằng chữ: Năm tỷ đồng Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng Tổng số cổ phần: 500.000 Số cổ phần được quyền chào bán: 0 Danh sách cổ đông sáng lập: STT Tên cổ đông Loại cổ phần Số cổ phần Giá trị cổ phần (VNĐ) Tỷ lệ (%) 1 Công ty cổ phần tập đoàn Thế Kỷ Cổ phần thường 255.000 2.550.000.000 51 2 Phạm Thanh Hưng Cổ phần thường 75.000 750.000.000 15 3 Nguyễn Trung Vũ Cổ phần thường 170.000 1.700.000.000 34 Người đạidiện theo pháp luậtcủa công ty: Chức danh:TỔNG GIÁM ĐỐC Họ và tên: PHẠM THANH HƯNG Giới tính: Nam Sinhngày: 10/09/1972 Quốc tịch: VIỆT NAM Dân tộc: Kinh Loại chứng thực cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân Số: 012391845 Ngày cấp: 14/08/2003 Nơi cấp: Công an TP Hà Nội Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số 56, tổ 32 phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Chỗ ở hiện tại: Số 56, tổ 32 phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • 48. Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Văn Hải Lớp: CQ50/16.01 42 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thế Kỷ 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức công ty 2.1.2.2. Đội ngũ quản lý 3. TT STT Họ và tên Số thẻ/ chứng chỉ 1 Phạm Thanh Hưng Thẻ thẩm định viên: IV06184 2 Nguyễn Trung Vũ Thẻ thẩm định viên: IV06214 3 Phạm Thị Tố Loan Thẻ thẩm định viên số VI10.391 4 Trịnh Thị Diêm Hải Thẻ thẩm định viên số VI10.357 5 Trần Thanh Nam Thẻ thẩm định viên số VI10.396 6 NguyễnHồng Thanh Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh 7 Trần Minh Long Bằng tốt nghiệp Chuyên ngành Thẩm định giá 8 ĐỗThị Thanh Huyền Bằng tốt nghiệp Học viện Ngân hàng 2.1.2.3. Phòng ban chức năng Phòng Hành Chính: - Thực hiện công tác kế toán, thủ quỹ, hành chính, văn thư, nhân sự. - Thư kí thẩm định giá.