SlideShare a Scribd company logo
1 of 127
Download to read offline
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 
và 
TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP 
BÔ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, VIỆT NAM 
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG CHIẾN LƢỢC SƠ BỘ ĐỐI VỚI QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN VÀ BẢO VỆ RỪNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2020 
BẢN BÁO CÁO CUỐI CÙNG 
08 THÁNG 11 NĂM 2010 
Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trƣờng (Việt Nam) 
phối hợp với 
Công ty TNHH Tƣ vấn Dịch vụ Integra (Công hoà Séc)
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
2 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
Quyền từ chối trách nhiệm 
Báo cáo này chỉ cung cấp thông tin và không bao gồm lời khuyên về mặt pháp lý hay chuyên môn chính thức khác. Báo cáo cũng không đƣợc đảm bảo về mặt pháp lý dƣới bất cứ hình thức nào dù là phát biểu hay ngụ ý. 
Nói cách khác, các tác giả sẽ chịu trách nhiệm về báo cáo này. Những phát hiện, nhận xét và kết luận nêu trong bản báo cáo là của các tác giả và không nhất thiết phải thể hiện quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng Cục Lâm nghiệp hay Ngân hàng Thế giới.
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
3 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
Lời cảm ơn 
Báo cáo đƣợc các chuyên gia sau đây soạn thảo: ông Jiri Dusik (Trƣởng nhóm), ông Đoàn Diễm (Chuyên gia Chính sách quốc gia), bà Thẩm Hồng Phƣợng (Điều phối dự án), Tiến sỹ Lê Thu Hoa (Chuyên gia kinh tế môi trƣờng), Tiến sỹ Nguyễn Phú Hùng (Chuyên gia lâm nghiệp), ông Steven Hunt (Chuyên gia lâm nghiệp), Tiến sỹ Lê Hoàng Lan (Chuyên gia đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc), ông Richard Rastall (Chuyên gia quản lý môi trƣờng) và ông Martin Smutny (Chuyên gia đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc). Tiến sỹ David Annandale (Công ty Dịch vụ Tƣ vấn Integra) và ông Jeremy Carew Reid (Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trƣờng) đã có đóng góp bổ sung cho báo cáo. 
Dự án đƣợc bà Diji Chandrasekharan (Ngân hàng Thế giới), Tiến sĩ Nguyễn Bá Ngãi, bà Phạm Minh Thoa và ông Phạm Mạnh Cƣờng (Tổng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) giám sát quản lý. Ông Lê Hoài Nam (Bộ Tài nguyên Môi trƣờng) và các bà Nguyễn Thị Thu Lan, Vũ Thị Diệu Lý và ông Douglas Graham (đều từ Ngân hàng Thế giới) cũng đã cung cấp thông tin bổ sung và đọc nhận xét góp ý cho báo cáo này. 
Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn đại biểu đến từ các Cục/Vụ thuộc Tổng Cục Lâm nghiệp – Bộ NN-PTNT (Cục Kiểm lâm, Vụ Phát triển rừng, Vụ Sử dụng rừng, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế), các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và đại diện nhóm các bên liên quan chính đã tham dự hội thảo tổ chức này 1-2/6/2010 và 18- 19/8/2010. 
Nhóm nghiên cứu xin đƣợc gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Ông Lê Cẩm Long (Phòng Kế hoạch, Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Kạn); Ông Huỳnh Trung Luân (Phó trƣởng phòng quản lý dự án – Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk); Ông Nguyễn Tiến Lâm (Chi cục Trƣởng chi Cục Lâm nghiệp, Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An); Ông Nguyễn Thành Nhâm (Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An) đã nhiệt tình tham gia hỗ trợ trong toàn bộ quá trình nghiên cứu và giúp đỡ bố trí các cuộc họp giữa nhóm nghiên cứu với những bên cung cấp thông tin tại từng tỉnh, hỗ trợ nhóm nghiên cứu trong quá trình khảo sát tại hiện trƣờng trong giai đoạn đầu và đóng góp ý kiến bình luận, điều phối ý kiến đóng góp cho dự thảo báo cáo của nhóm tƣ vấn. 
Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn thông tin phản hồi, đóng góp của các cán bộ từ 3 tỉnh thí điểm Bắc Kạn, Nghệ An và Đắk Lắk trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt đại diện của các Sở liên quan nhƣ Sở NN-PTNT (quản lý nguồn nƣớc, thủy lợi; kiểm soát lũ lụt và thiên tai; Trung tâm khuyến nông – khuyến lâm); các cơ quan lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh (Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng đặc dụng; Sở TNMT, Ban Dân tộc Miền núi. 
Nhóm nghiên cứu cũng nhận đƣợc ý kiến đóng góp quý báu từ các ban quản lý của Vƣờn Quốc Gia Ba Bể, Vƣờn Quốc Gia Yok Don và Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi Lộc, Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Đàn. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Viện Điều tra Quy hoạch rừng và Phân viện ĐTQHR tỉnh Nghệ An đã chia sẻ thông tin, quan điểm về quá trình lập quy hoạch cấp tỉnh và hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhóm nghiên cứu tiếp cận thông tin cần thiết.
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
4 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
Mục lục 
BẢN CHÖ GIẢI THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT .................................................................... 6 
BÁO CÁO TÓM TẮT .................................................................................................................... 8 
KẾT QUẢ CHÍNH .................................................................................................................. 8 
Ý KIẾN KẾT LUẬN KHÁC ................................................................................................. 13 
1 LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................................. 17 
2 MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA ĐÁNH GIÁ VÀ PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG ............... 19 
2.1 YÊU CẦU ĐMC TẠI VIỆT NAM ................................................................................. 19 
2.2 MỤC TIÊU CỦA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG CHIẾN LƢỢC NÀY .......................... 20 
2.3 PHƢƠNG THỨC TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN ......................................... 20 
2.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CHƢA RÕ VÀ HẠN CHẾ CỦA BÁO CÁO ĐMC ........................ 24 
2.5 CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO ................................................................................... 24 
3 CÁC XU THẾ CƠ BẢN QUỐC GIA ĐỐI VỚI NHỮNG ƢU TIÊN VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ XÃ HỘI ĐƢỢC LỰA CHỌN ......................................................................................... 25 
3.1 ĐA DẠNG SINH HỌC: NHỮNG THAY ĐỔI VỀ MÔI TRƢỜNG SỐNG, SỰ KẾT NỐI HỆ SINH THÁI, VÀ TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ ĐỘNG VẬT & THỰC VẬT ĐẶC HỮU ....................................................................................................................... 25 
3.2 SINH KẾ LIÊN QUAN TỚI ĐẤT RỪNG: SỰ TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ ĐẤT ĐAI, TẠO VIỆC LÀM, VÀ PHÖC LỢI CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ....................................................................................................................... 34 
3.3 LƢU GIỮ NGUỒN NƢỚC TRONG ĐẤT RỪNG VÀ BẢO VỆ CHỐNG LẠI CÁC HIỆN TƢỢNG KHÍ HẬU CỰC ĐOAN ......................................................................... 42 
3.4 KHẢ NĂNG LƢU GIỮ CARBON CỦA RỪNG ........................................................... 47 
3.5 BUÔN BÁN GỖ VÀ CÁC LÂM SẢN XUYÊN BIÊN GIỚI ........................................ 54 
3.6 BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ BẤT HỢP PHÁP ........................................... 58 
4 TỔNG QUAN VỀ CÁC QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA TỈNH ĐƢỢC CHỌN ........................................................................................................................ 63 
4.1 GIỚI THIỆU .................................................................................................................... 63 
4.2 TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH NGHỆ AN ................................................................................................................................... 66 
4.3 TỔNG QUAN QUY HOẠCH BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC CẠN ....... 70 
4.4 TÓM TẮT TỔNG QUAN QUY HOẠCH BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH ĐĂK LẮK ................................................................................................................................. 73 
5 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG ĐỐI VỚI NHỮNG ƢU TIÊN MÔI TRƢỜNG VÀ XÃ HỘI TẠI MỘT SỐ TỈNH LỰA CHỌN......................................... 79 
5.1 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC ĐÃ ĐƢỢC XÁC ĐỊNH TẠI CÁC TỈNH 79 
5.2 TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở CÁC TỈNH ĐỐI VỚI SINH KẾ VÀ PHÖC LỢI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ .................. 86 
5.3 BẢO VỆ RỪNG ĐẦU NGUỒN, KHẢ NĂNG GIỮ NƢỚC VÀ PHÕNG HỘ PHÕNG NGỪA CÁC ĐIỀU KIỆN KHI HẬU CỰC ĐOAN VÀ THIÊN TAI .. 93
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
5 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
5.4 TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG TRONG TỈNH ĐỐI VỚI LƢU GIỮ CÁC BON RƢNG ................................................................................................... 97 
5.5 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG TẠI CÁC TỈNH ĐỐI VỚI BUÔN BÁN GỖ VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÁI PHÉP ...................................... 99 
6 CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ..................................................................................................... 100 
6.1 GIỚI THIỆU .................................................................................................................. 100 
6.2 TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG ................................ 102 
6.3 LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG ĐỀ XUẤT THAY ĐỔI TRONG QUI HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG ................................................................................. 109 
7 TỔNG HỢP KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI QUY HOẠCH TỔNG THỂ NGÀNH LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (2010-2020) ................................................................ 113 
PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 125
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
6 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
BẢN CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT 
BĐKH Biến đổi Khí hậu 
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 
Bộ LĐ&TBXH Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội 
Bộ TNMT Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng 
CBD Công ƣớc đa dạng sinh học 
CDM Cơ chế Phát triển sạch 
CITES Công ƣớc về buôn bán Quốc tế các loài nguy cấp 
CKL Cục Kiểm lâm 
CKLP Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng 
CLPTLN Chiến lƣợc phát triển Lâm nghiệp 
CoC Chuỗi hành trình sản phẩm 
CPRGS Chiến lƣợc tổng thể về tăng trƣởng và xoá đói giảm nghèo 
CPVN Chính phủ Việt Nam 
CS-KH-CT Chính sách, kế hoạch, chƣơng trình 
CQK Chiến lƣợc, qui hoạch, kế hoạch 
CTXĐGN Chƣơng trình Xoá đói Giảm nghèo 
DRR Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai 
ĐMC Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc 
ĐTM Đánh giá Tác động Môi trƣờng 
EPC Cam kết Bảo vệ Môi trƣờng 
FCPF Quỹ Đối tác Carbon Lâm nghiệp 
FLEG Tăng cƣờng thực thi lâm luật và quản trị 
FLEGT Tăng cƣờng thực thi luật pháp, quản trị và thƣơng mại lâm sản 
FSC Hội đồng quản trị rừng quốc tế (cấp chứng chỉ rừng) 
GĐLN Giao đất lâm nghiệp 
ICEM Trung tâm Quốc tế Quản lý Môi trƣờng 
IWRM Quản lý tổng hợp Nguồn nƣớc 
KHPTKTXH Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hộị 
Luật BVMT Luật Bảo vệ Môi trƣờng (2005) 
NBAP Chƣơng trình Hành động đa dạng sinh học quốc gia 
NTP Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia 
PES Chi trả các dịch vụ môi trƣờng 
PFES Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
7 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
QLRCĐ Quản lý rừng cộng đồng 
RĐD Rừng đặc dụng 
REDD Giảm phát thải từ giảm phá rừng và suy thoái rừng 
SERC Cụm sông ngòi đông nam 
SFEs Các lâm trƣờng quốc doanh 
Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 
Sở TNMT Sở Tài nguyên và Môi trƣờng 
TCLN Tổng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 
UBND tỉnh Ủy ban Nhân dân tỉnh 
UBND xã Ủy ban Nhân dân xã 
VPA Hiệp định Đối tác tự nguyện 
WRM Quản lý nguồn nƣớc 
WB Ngân hàng Thế giới
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
8 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
BÁO CÁO TÓM TẮT 
KẾT QUẢ CHÍNH 
Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng phối hợp với Ngân hàng Thế giới triển khai đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc (ĐMC) trong khuôn khổ đàm phán khung về khoản vay dành cho chính sách Phát triển Cải cách Đầu tƣ Công giữa Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam. 
ĐMC này làmột đánh giá nhanh 03 quy hoạch bảo vệ phát triển rừng (FPDPs) cấp tỉnh, và đƣa ra hƣớng dẫn xây dựng Quy hoạch tổng thể Ngành Lâm nghiệp quốc gia và ban hành các quyết định của Chính phủ trong ngành lâm nghiệp. Điều đó tập trung vào các vấn đề dƣới đây đƣợc đề cập trong ĐMC và có trọng tâm hƣớng tới 5 vấn đề chính về kinh tế, xã hội, môi trƣờngtrong ngành lâm nghiệp. Các vấn đề này đƣợc xác định thông qua các cuộc họp tham vấn các bên liên quan cấp trung ƣơng và cấp tỉnh, cụ thể là: 
 Đa dạng sinh học: các thay đổi về môi trƣờng sống, kết nối sinh thái, tính đa dạng của các loài động vật và thực vật đặc hữu; 
 Sinh kế liên quan đến đất rừng: tiếp cận tài nguyên và đất, tạo việc làm, cuộc sống ổn định của ngƣời dân tộc thiểu số; 
 Khả năng duy trì nguồn nƣớc của rừng và bảo vệ chống lại các hiện tƣợng khí hậu cực đoan (bao gồm các rủi ro trong thời kỳ lụt và khô hạn). 
 Buôn bán gỗ và động vật hoang dã xuyên biên giới và 
 Tiềm năng lƣu giữ carbon của rừng 
ĐMC đề cập đến các mục tiêu chính sách liên quan do Chính phủ Việt Nam xác định đối với từng lĩnh vực này đồng thời phác họa xu hƣớng hiện tại, các nguyên nhân gốc rễ hiện tại và tƣơng lai của những xu hƣớng này và dự báo xu hƣớng tiến triển trong tƣơng lai của chúng. ĐMC xem xét bối cảnh lập quy hoạch ngành lâm nghiệp và cung cấp miêu tả tổng quan về quy hoạch QLBVR của 03 tỉnh lựa chọn là Bắc Kạn, Đắk Lắk và Nghệ An. Tiếp đến, ĐMC đƣa ra tổng quan về những tác động chính và phần phân tích cơ bản những vấn đề kinh tế chủ chốt. 
Phần cuối của ĐMC là những ý kiến đề xuất, khuyến nghị đối với quá trình lập Quy hoạch tổng thể Lâm nghiệp giai đoạn 2010-2020 và quá trình ra quyết sách ở quy mô lớn hơn liên quan tới ngành lâm nghiệp hoặc xây dựng quy hoạch BVPTR cấp tỉnh có tham vấn cán bộ lâm nghiệp các cấp trung ƣơng, tỉnh, chuyên gia và các bên liên quan. Ngoài những ý kiến khuyến nghị đƣa ra trong ĐMC, nhóm tƣ vấn cũng xác định 15 nội dung ƣu tiên cao sau đây để Chính phủ Việt Nam hoặc Bộ NN-PTNT hoặc Tổng cục Lâm nghiệp xem xét. 
1. Bộ NN&PTNT và Bộ TNMT cần đẩy nhanh việc hoàn thiện thông tƣ liên tịch thống nhất phân loại đất và rừng và phối kết hợp giao rừng với giao đất lâm nghiệp thông qua: 
• Phối hợp phân loại rừng và đất lâm nghiệp . 
• Thống nhất định nghĩa về lâm phần quốc gia ôn định để hạn chế chuyển đổi rừng cho các mục đích sử dụng khác Phối hợp kiểm kê/thống kê rừng và đất lâm nghiệp, bao gồm đo đạc lập bản đồ địa chính và bản đồ rừng , cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và rừng và xác định rõ rang trách nhiệm của mỗi bộ (Bộ NN-PTNN và Bộ TNMT) trong quá trình này
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
9 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
• Có các hƣớng dẫn kỹ thuật đƣợc đơn giản hóa cho phối hợp giữa đo đạc lập bản đồ địa chính và bản đồ rừng phù hợp và đủ chính xác cho mục đích lâm nghiệp 
• Miễn, giảm phí đo đạc lập bản đồ địa chính và rừng i cho các Ban quản lý, các công ty, hộ gia đình và cộng đồng 
2. Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh giao đất rừng sản xuất cho cộng đồng và hộ gia đình đồng thời thông qua một chƣơng trình, chính sách về quản lý rừng cộng đồng trên toàn quốc. Về nguyên tắc, rừng sản xuất cần đƣợc giao cho hộ gia đình (kể cả rừng đã trồng) và rừng tự nhiên nên giao cho cộng đồng. Việc này sẽ là một trong những công cụ ƣu tiên để bảo vệ rừng và tạo sinh kế cho cộng đồng ngƣời dân sống phụ thuộc vào rừng. Những hoạt động sau đây đƣợc đề xuất cho vấn đề này: 
 Chính phủ Việt Nam cần xem xét lại Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg1; Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg2; Quyết định số 134/20043; Quyết định số 135/1998/QĐ- TTg4; Nghị quyết 30a5 v.v thông qua việc kết hợp chặt chẽ các chính sách và cơ cấu đồng nhất đối với việc giao rừng và sau khi giao rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng, đặc biệt là các dân tộc thiểu số nghèo. Giao đất lâm nghiệp cần đảm bảo giao nhiều hơn các diện tích rừng tự nhiên có chất lƣợng tốt cho các hộ gia đình và các cộng đồng (không chỉ đất trống). Nên giao rừng giàu (nếu có) và rừng đã đƣợc phục hồi cho các hộ gia đình hoặc hỗ trợ tài chính cho các hộ để trang trải chi phí bảo vệ những diện tích rừng tự nhiên nghèo hoặc rừng non tái sinh cho đến khi có thể khai thác. Việc thực hiện các cơ chế chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng và giảm phát thải từ giảm phá rừng và suy thoái rừng (PFES/REDD) có thể giảm gánh nặng tài chính của chính phủ Việt Nam liên kết với những hoạt động hỗ trợ tài chính này. 
 Chính phủ Việt Nam cần xác định rõ trong các văn bản pháp luật có liên quan.đến quyền của ngƣời sử dụng rừng đƣợc tham vấn trong việc hoạch định các chính sách có tác động đến quyền hƣởng dụng của ngƣời dân. 
 Thay vì cho tƣ nhân thuê đất lâm nghiệp, Chính phủ Việt Nam cần khuyến khích các doanh nghiệp tƣ nhân liên doanh liên kết với các cộng đồng và hộ gia đình cùng quản lý rừng. Nếu không việc thay đổi chủ sở hữu – thƣờng tƣớc đi sinh kế của những cộng đồng dân cƣ sống phụ thuộc vào rừng và có thể khởi nguồn cho việc dần dần chuyển đổi đất rừng sang các mục đích sử dụng khác. 
3. Tổng cục Lâm nghiệp cần thí điểm và đẩy mạnh việc sát nhập các nhóm hộ gia đình đƣợc giao rừng thành những nhóm lớn hơn để có thể thực hiện quản lý rừng cộng đồng hoặc hợp tác xã quản lý rừng. Tổng cục Lâm nghiệp cần khuyến khích thiết lập những nhóm hợp tác xã lâm nghiệp (hoặc cơ cấu tập thể) để quản lý và tiếp thị sản phẩm rừng trồng. 
 Khó có thể quản lý các diện tích rừng nhỏ lẻ, phân tán một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận. Vì vậy, cần khuyến khích các hộ gia đình, kể cả những chủ rừng sở hữu các diện tích rừng riêng biệt, sát nhập những diện tích rừng cùng loại rừng có chất lƣợng và loài cây giống nhau thành các đơn vị quản lý để mang lại hiệu quả 
1 ban hành ngày 12/11/2001 về quyền và nghĩa vụ của các hộ gia đình và cá nhân đƣợc giao, cho thuê đất lâm nghiệp 
2 ban hành ngày 23/11/2005 về thử nghiệm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng trong các buôn làng ở Tây Nguyên 
3 về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở nhà và nƣớc sạch cho đồng báo các dân tộc thiểu số nghèo 
4 ban hành ngày 31/7/1998 về phê duyệt chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn 
5 về phê duyệt chƣơng trình hỗ trợ để giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
10 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
cao hơn trong bảo vệ rừng, lập kế hoạch, quản lý, vận chuyển, khai thác, tiếp thị và bán lâm sản. 
4. Bộ NN&PTNT cần đẩy mạnh hình thức quản lý rừng tập thể (đồng quản lý) rừng đặc dụng và rừng phòng hộ thông qua cho phép sử dụng bền vững một số nguồn tài nguyên rừng để mang lại lợi ích sinh kế cho ngƣời dân cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng. Những hoạt động sau đây đƣợc đề xuất cho vấn đề này: 
 Cần sửa đổi Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 14/8/2006 về Quy định cấm khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ từ rừng đặc dụng cần đƣợc sửa đổi để cho phép sử dụng bền vững một số tài nguyên rừng tạo ra lợi ích sinh kế cho cộng đồng ngƣời dân sống phụ thuộc vào rừng. 
 Cần xây dựng các hƣớng dẫn về cơ cấu đồng quản lý rừng, vai trò của các bên liên quan và phƣơng thức họ sẽ phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc mà không quá cứng nhắc để cho phép hài hòa sự khác nhau về văn hóa. 
 Cần thiết hình thành các cơ chế thể chế (nhƣ ―có cán bộ điều phối xã hội‖ trong cơ cấu các ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng6) cho các hình thức phối hợp về quản trị rừng và vận hành hệ thống chia sẻ lợi ích từ PFES và REDD. 
5. Chính phủ Việt Nam cần ban hành quyết định cấm cấp tỉnh cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng ven biển và rừng đặc dụng trong tƣơng lai (bất kể quy mô nào). Quyết định này áp dụng cho tất cả các công trình cơ sở hạ tầng và các hoạt động khai thác bao gồm các thuỷ điện nhỏ và đƣờng giao thông không cần thiết cho quản lý các khu rừng tự nhiên. Chính phủ Việt Nam cũng cần xem xét khả năng chuyển giao thẩm quyền cho Bộ NN&PTNT phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng trên quy mô lớn (hơn 50 ha) các khu rừng tự nhiên thuộc bất kỳ loại rừng nào (sang mục đích nông nghiệp và các hình thức sử dụng khác. Hệ thống ra quyết định chuyển đổi rừng hiện nay ở cấp tỉnh dƣờng nhƣ không đầy đủ. 
6. Tổng cục Lâm nghiệp cần hạn chế trồng rừng trong rừng khộp vì đối tƣợng rừng này chỉ nên giữ lại chủ yếu để tái sinh tự nhiên. Lý tƣởng nhất là Chính phủ Việt Nam ban hành tạm ngừng chuyển đổi rừng khộp ở Tây nguyên. 
7. Bộ NN-PTNT cần chỉnh sửa tiêu chí xác định rừng tự nhiên nghèo kiệt để quản lý tốt hơn việc chuyển đổi rừng sang các mục đích sử dụng khác và tập trung vào những nỗ lực trồng rừng trên đất lâm nghiệp không đủ tiềm năng tái sinh. Cần xem xét lại quá trình phân loại rừng và quá trình phê duyệt để xác định các tác động đối với việc mất rừng để tránh chuyển đổi một số khu rừng gọi là ―nghèo‖ sang các mục đích sử dụng khác. 
 Các tiêu chí hiện có của Bộ NN&PTNT về xác định rừng tự nhiên nghèo kiệt cần đƣợc điều chỉnh (ví dụ: trữ lƣợng gỗ cây đứng ít hơn 50m3/ha và tỷ lệ tái sinh ít hơn 1000 cây /ha đối với nhóm IIIA1 (rừng nghèo) và cần quy định cụ thể hơn nữa cho 
6 (Các) cá nhân sẽ đƣợc uỷ thác hoàn toàn với vai trò liên lạc cộng đồng giữa ban quản lý rừng của nhà nƣớc và các uỷ ban nhân dân địa phƣơng. Nói cách khác việc này yêu cầu phải có đào tạo và xây dựng nhân lực cũng nhƣ các chi phí hoạt động và chi phí vận hành nhằm việc ra quyết định, quản trị và quản lý chung có tính tham gia cao và hợp tác hơn. Việc tích cực tham gia hơn và chia sẻ lợi ích hơn với cộng đồng đƣợc đề xuất nhƣ một phƣơng thức đối với việc tạo ra các khuyến khích để quản lý và bảo vệ rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học.
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
11 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
từng loại rừng. Những tiêu chí này cũng cần xem xét các giá trị ĐDSH và các điều kiện cụ thể của từng tỉnh7. 
8. Chính phủ Việt Nam cần xác định các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về bồi hoàn hoặc đền bù tài chính đối với mọi hoạt động làm mất diện tích rừng ven biển, rừng ngập mặn và rừng tự nhiên. 
Diện tích rừng trồng mới không thể có chất lƣợng và chức năng phòng hộ tốt nhƣ rừng tự nhiên cũ. Quy định về bồi hoàn mất rừng thông qua trồng rừng ven biển mới cần yêu cầu thiết lập những diện tích rừng lớn hơn nhiều so với những diện tích rừng đã bị chuyển đổi. 
 Quy hoạch BVPTR cần phác thảo một đề xuất để đánh giá lại vấn đề này và khởi động công tác xây dựng các hƣớng dẫn tƣơng ứng. 
 Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cần tăng chi phí thiết lập rừng ngập mặn – các chi phí hiện thời quy định cụ thể trong các định mức kỹ thuật của Bộ NN&PTNT theo chƣơng trình 661 quá thấp và phải đƣợc tăng cao, đặc biệt tại các vùng cát ven biển. Hỗ trợ tài chính cần trang trải các chi phí cho dịch vụ tƣ vấn8 để triển khai nghiên cứu các loài cây trồng phù hợp và cung cấp hƣớng dẫn kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình trồng rừng và sau trồng rừng để đảm bảo tỷ lệ sống cao9. Đầu tƣ cho bảo vệ rừng ven biển và rừng ngập mặn cần trở thành một nội dung ƣu tiên của các chƣơng trình/dự án REDD. 
9. Bộ NN&PTNT cần đánh giá toàn diện tác động của kế hoạch chuyển đổi rừng tự nhiên sang rừng trồng cao su. Rừng trồng cao su không đƣợc coi là rừng và vì vậy cũng cần đánh giá tác động môi trƣờng. 
 Theo Luật bảo vệ môi trƣờng, kế hoạch quốc gia phát triển cây cao su phải là đối tƣợng cần đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc và phải chỉnh sửa lại kế hoạch trên cơ sở kết quả quá trình đánh giá này. 
 Tổng cục Lâm nghiệp cần sử dụng quá trình này để xây dựng các tiêu chí nghiêm khắc cho phép chuyển đổi rừng đƣợc đề xuất (rừng tự nhiên hoặc rừng trồng) sang trồng cao su. Các tiêu chí này nên khác biệt giữa yêu cầu áp dụng đối với các công ty và các hộ gia đình bởi vì rừng trồng quy mô nhỏ có thể tạo ra các giải pháp sinh kế khả thi hơn về mặt kinh tế cho các cộng đồng nghèo và ít tác hại với môi trƣờng hơn. 
10. Chính phủ Việt Nam nên bắt đầu cung cấp tài chính cho các hoạt động quản lý tất cả các khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đồng thời tăng cơ chế khuyến khích tài chính cho các hoạt động bảo vệ rừng.. 
 Cần cho phép các tỉnh xác định các diện tích rừng ƣu tiên phù hợp để nhận hỗ trợ trên cơ sở mức độ phòng hộ xung yếu. 
 Chi phí cho các cấp ngành bảo vệ đƣợc TCLN, cơ quan lâm nghiệp địa phƣơng sau khi tham vấn với các ỦBND huyện/xã và các Quỹ BVPTR cấp tỉnh. Bảo vệ rừng 
7 Theo hai tỉnh Nghệ An và Đắk Lắk phân loại rừng suy thoái là rừng chỉ có ít hơn lần lƣợt 40m3/ha và 50m3/ha để bảo vệ chống lại việc chuyển đổi từng bƣớc và mở rộng diện tích trồng cao su. 
8 Ví dụ cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu Sinh thái Rừng Ven biển hoặc Phòng Nghiên cứu Sinh thái cây đƣớc (MERD) trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng 
9 Mặc dù việc tái trồng cây thƣờng đƣợc diễn ra ở các khu vực trƣớc đây là rừng tự nhiên ven biển, tỷ lệ sống của cây trồng thƣờng thấp do đất suy thoái. Tỷ lệ sống của cây trồng cao hơn khi đƣợc các chuyên gia giúp tƣ vấn đúng về việc trồng cây
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
12 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
dựa vào cộng đồng là một ƣu tiên với sự tham gia tích cực của UBND xã (Ban lâm nghiệp xã) nhƣ là ngƣời đại diện tất cả các cộng đồng thôn, bản trong xã. 
11. Chính phủ Việt Nam cần tăng các khuyến khích tài chính để bảo vệ rừng và thực hiện chi trả tạm thời từ ngân sách nhà nƣớc. Phí khoán bảo vệ rừng là không đủ để khuyến khích nông dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ rừng. 
 Khoản chi trả này cần đƣợc xác định trên cơ sở diện tích rừng nghèo và rừng non tái sinh hiện có cũng nhƣ khả năng tài chính của Chính phủ Việt Nam. 
 Chính phủ Việt Nam có thể từng bƣớc bắt đầu trang trải các chi phí này thông qua các nguồn thu từ các hợp đồng chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng và chƣơng trình REDD vv... Dƣờng nhƣ sẽ cần khá nhiều thời gian trƣớc khi cả FPES và REDD đƣợc thực hiện – vì vậy hỗ trợ tài chính tạm thời từ Chính phủ chắc chắn là cần thiết ngay kể cả khi các cơ chế này đã đƣợc xây dựng thì không phải tất cả các diện tích rừng đều thuộc đối tƣợng áp dụng và vì vậy hỗ trợ tài chính rất cần thiết cho các công tác bảo vệ rừng hiện có. Quy hoạch BVPTRTQ cần đề cập phƣơng thức cung cấp các hỗ trợ tài chính tạm thời này cho hoạt động bảo vệ rừng. 
12. Bộ NN&PTNT cần đẩy mạnh cấp chứng chỉ rừng FSC trong các công ty nhà nƣớc và tƣ nhân. 
 Cần xác định diện tích tối thiểu đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế và vì vậy có thể là yêu cầu bắt buộc. Cần có các hoạt động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng của FSC tại những khu rừng do các công ty nhà nƣớc /tƣ nhân và các nhóm hộ gia đình quản lý. 
 Trong điều kiện ngân sách hạn chế, Bộ NN&PTNT cần huy động hỗ trợ ODA để dung hòa các cơ chế chứng chỉ khác nhau và hỗ trợ các công ty trong quá trình đăng ký xin cấp chứng chỉ rừng nhƣ hình thức hợp tác công - tƣ. 
13. Bộ NN&PTNT cần cải thiện hệ thống định giá kinh tế rừng hiện có để đảm bảo các dịch vụ sinh thái và các giá trị kinh tế của sản phẩm và dịch vụ từ rừng đƣợc quan tâm đầy đủ trong quá trình ra quyết định về cấp ngân sách nhà nƣớc cho lĩnh vực lâm nghiệp (ƣu tiên trƣớc mắt) và để thiết kế các hệ thống chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng và các mức phí từ khu vực tƣ nhân (ƣu tiên dài hạn). 
 Cần trình bày hệ thống mới về xác định giá trị kinh tế của rừng thông qua các cuộc hội thảo cấp cao về nâng cao nhận thức với các cơ quan nhà nƣớc liên quan, bao gồm Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thƣơng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài Chính v.v. 
 Bộ NN&PTNT với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, cần đánh giá các hệ thống tăng thu nhập khác nhau cho bảo vệ rừng thông qua rất nhiều công cụ kinh tế khác ngoài cơ chế PFES. 
14. Bộ NN&PTNT và Bộ TNMT cần cải thiện mối quan hệ điều phối trong quản lý bảo vệ rừng và môi trƣờng. Các bƣớc ƣu tiên gồm có: 
 Nâng cao sự phối hợp giữa quy hoạch rừng và quy hoạch sử dụng đất (ngoài việc phối hợp tăng cƣờng trong rừng và công tác kiểm kê rừng và quá trình giao đất rừng nhƣ đề xuất trong phần khuyến nghị ƣu tiên # 1). 
 Nâng cao sự phối hợp chung giữa Bộ NN&PTNT và Bộ TNMT lồng ghép với các vấn đề bảo vệ rừng trong quy hoạch phát triển. Có thể đạt đƣợc điều này khi bảo đảm đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá ảnh hƣởng môi trƣờng hoặc cam kế
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
13 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
bảo vệ môi trƣờng chỉ ra đúng các vấn đề quản lý rừng và sự hứa hẹn tham gia của các cơ quan có chức năng bảo vệ rừng trong quá trình thực hiện. Các bƣớc đầu tiên cho thấy đã có sự phối hợp trong ĐMC (xem Phụ lục), và Bộ NN&PTNT và Bộ TNMT đƣợc khuyến khích tham gia sâu hơn nữa; 
 Tăng cƣờng điều phối quản lý rừng và quản lý nguồn nƣớc. Tổng cục Lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng, Cục Quản lý tài nguyên nƣớc (Bộ NN&PTNT) và các cơ quan chức năng liên quan đến quản lý lƣu vực sông cần tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch quản lý những khu rừng rừng có chức năng phòng hộ đầu nguồn; và 
 Nếu các hành động trên vẫn không phù hợp cho sự phối hợp nhƣ đã nêu trên thì cần có một thay đổi sâu sắc hơn để giúp tạo sự hài hòa trong việc bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ rừng. 
15. Bộ NN&PTNT cần cải thiện việc giám sát và quản lý rừng hiệu quảthông qua thiết lập cơ quan theo dõi và đánh giá ở cấp trung ƣơng và cấp tỉnh; đảm bảo tới năm 2015 thực hiện chƣơng trình điều tra rừng chi tiết để giao rừng và quản lý rừng, đánh giá đa dạng sinh học và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng quốc gia và tội phạm liên quan đến động vật hoang dã; và khởi động chƣơng trình nghiên cứu về các loài cây trồng mới, phù hợp và các nguồn sinh kế thay thế cho cộng đồng ngƣời dân sống phụ thuộc vào rừng. 
Chƣơng 7 trình bày tất cả các khuyến nghị đƣa ra trong báo cáo ĐMC này. Ngƣời đọc cần nghiên cứu kỹ tất cả những khuyến nghị này vì rất nhiều khuyến nghị có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Những khuyến nghị ƣu tiên đề cập ở phần trên phản ảnh ý kiến của nhóm ĐMC. Tổng cục lâm nghiệp hoặc Ngân hàng Thế giới có thể lựa chọn những khuyến nghị ƣu tiên khác trên cơ sở mối quan tâm hoặc nhu cầu ra quyết định của mình. 
Ý KIẾN KẾT LUẬN KHÁC 
Kết thúc buổi họp tham vấn cuối cùng tổ chức ngày 13/10/2010 giữa nhóm tƣ vấn ĐMC và đại diện cấp cao của Tổng Cục Lâm nghiệp, 5 câu hỏi chính đã đƣợc nêu ra cho nhóm ĐMC. Nhóm ĐMC đƣa ra câu trả lời cho những câu hỏi này nhƣ sau: 
Câu hỏi 1: Làm thế nào để hài hòa các quy trình khác nhau về phân loại rừng, sử dụng đất và lập kế hoạch/quy hoạch mà Bộ NN-PTNT và Bộ TNMT hiện đang áp dụng? 
Bộ NN-PTNT và Bộ TNMT đang xây dựng một thông tƣ liên Bộ liên kết điều tra rừng và điều tra đất trên toàn quốc và sẽ đƣợc thực hiện theo giai đoạn 5 năm. Tuy nhiên, cho đến nay, thông tƣ này vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện. 
Sự không rõ ràng và không đồng bộ trong định nghĩa rừng trên đất và đặc biệt là phân loại đất chƣa sử dụng và đất trống sử dụng cho mục đích lâm nghiệp đã tạo ra sự nhầm lẫn và là một trong những trở ngại chính đối với quá trình cải cách ngành lâm nghiệp, kể cả làm chậm tiến độ thực hiện giao đất lâm nghiệp, cải cách lâm trƣờng quốc doanh và chia sẻ lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái.
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
14 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
Thiếu sự phối hợp liên ngành trong sử dụng đất và xây dựng quy hoạch và sự thiếu vắng một thông tƣ liên bộ giữa Bộ NN-PTNT và Bộ TNMT về phân loại sử dụng rừng và đất ảnh hƣởng tới khả năng đạt đƣợc mục đích chính sách lâm nghiệp chung, bao gồm mục đích giảm bất bình đẳng xã hội, giảm nghèo và cải thiện quản lý môi trƣờng. 
Làm rõ quan hệ sở hữu đất và chiếm dụng đất đồng thời đẩy mạnh quá trình giao đất lâm nghiệp (trên cơ sở đó, xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích bình đẳng) cũng là một điều kiện tiên quyết để thiết kế, xây dựng và thực hiện hiệu quả chi trả dịch vụ hệ sinh thái và cơ chế toàn cầu về giảm phát thải từ giảm phá rừng và suy thoái rừng (REDD). Chính phủ Việt Nam cần nhận thức rằng quy trình, thủ tục phân loại sử dụng rừng và đất không rõ ràng có thể khiến việc sử dụng nguồn vốn REDD trở nên phức tạp hơn (nguồn vốn cấp theo đề xuất trình Quỹ Đối tác và Cácbon Lâm nghiệp của Ngân hàng Thế giới, Chƣơng trình UN-REDD hoặc các sáng kiến REDD song phƣơng khác, các dự án và chƣơng trình do các nhà tài trợ hỗ trợ (GTZ, NORAD, JICA, vv). 
Câu hỏi 2: Làm thế nào để quản lý rừng tự nhiên của Việt Nam? 
Lâm phần của Việt Nam gồm 10,2 triệu ha rừng tự nhiên trong đó phần lớn là rừng bảo tồn (phòng hộ và đặc dụng). Từ nhiều năm qua, rừng tự nhiên đã bị suy thoái đáng kể và nguyên nhân chính là do sự kiểm soát và quản lý chƣa hiệu quả của các cơ quan nhà nƣớc –giao trách nhiệm quản lý trên cơ sở một chủ rừng cho các ban quản lý rừng của nhà nƣớc, đồng thời nghiêm cấm các hình thức sử dụng tài nguyên trong rừng đặc dụng và sử dụng rất hạn chế nguồn tài nguyên trong rừng phòng hộ. Tuy nhiên, các ban quản lý rừng không có nguồn lực về con ngƣời, tài chính, kỹ thuật để có thể thực sự quản lý rừng hoặc thực thi luật lâm nghiệp và luật liên quan đến động vật hoang dã hiệu quả. Vì vậy, quy hoạch tổng thể giai đoạn 2010 – 2020 sẽ cần phải xem xét nhiều yếu tố để đƣa ra quyết định về phƣơng thức quản lý rừng tự nhiên. 
Nhóm ĐMC đã đƣa ra một số khuyến nghị đẩy mạnh hình thức đồng quản lý hoặc ít nhất là phƣơng pháp tiếp cận quản lý phối hợp đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, hiện đang chiếm phần lớn diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam. Giải pháp đề xuất đã nhiều lần đƣa ra thảo luận ở Việt Nam là đẩy mạnh quản lý phối hợp (lâm nghiệp cộng đồng) hoặc đồng quản lý những diện tích rừng này thông qua việc tạo cơ hội cho ngƣời dân địa phƣơng hoặc các cộng đồng ngƣời dân xung quanh sống phụ thuộc vào rừng chia sẻ quyền ra quyết định về bảo vệ rừng. Và qua đó, khuyến khích cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng tích cực tham gia quản lý những diện tích rừng có tầm quan trọng sinh thái ngoài việc đơn thuần đƣa ra trách nhiệm bảo vệ rừng. Mục đích của đồng quản lý là chia sẻ quyền ra quyết định và lợi ích đề ra trong các chính sách của chính phủ. 
Chi phí cao để bảo vệ rừng dẫn đến có rất nhiều đề xuất chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt thành rừng sản xuất. Câu hỏi thứ 3 đƣa ra là phải chăng sẽ không thể bảo vệ hiệu quả hơn 1,2 triệu ha diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt nếu chuyển đổi loại rừng nghèo không có khả năng tái sinh này thành rừng trồng sản xuất hoặc cây nông nghiệp. 
Câu hỏi 3: Liệu 1,2 triệu ha rừng tự nhiên nghèo kiệt có nên đƣợc chuyển thành rừng trồng sản xuất hay không? 
Nhìn chung, nhóm ĐMC không ủng hộ việc chuyển đổi đất rừng tự nhiên vì loại rừng này có tầm quan trọng về giá trị đa dạng sinh học và chức năng dịch vụ môi trƣờng sinh thái. Tuy
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
15 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
nhiên, nhóm nhận thức rằng trong một số trƣờng hợp, có thể quản lý và bảo vệ hiệu quả hơn những diện tích rừng tự nhiên năng suất thấp và rất nghèo thông qua chuyển đổi thành rừng trồng. 
Việc chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo sang các loại rừng khác đòi hỏi cần có các khái niệm rõ hơn về rừng nghèo, bởi vì chỉ nên cho phép chuyển đổi những diện tích rừng tự nhiên thực sự nghèo và không có tiềm năng tái sinh. Thứ hai, chỉ nên chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo sang loại rừng trồng các loài cây lâm nghiệp (không trồng cây nông –lâm nghiệp nhƣ cao su hoặc dầu cọ) và khuyến khích trồng rừng hỗn giao theo khả năng có thể để tái tạo cây rừng tự nhiên. Thứ ba, việc chuyển đổi bất kỳ một diện tích rừng tự nhiên bất kỳ loại nào với quy mô lớn hơn 50 ha thì cần phải triển khai đánh giá tác động môi trƣờng và việc chuyển đổi này cần đƣợc cấp trung ƣơng là Bộ NN-PTNT phê duyệt. Cuối cùng, không nên chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên nghèo trong rừng đặc dụng – những diện tích đó có thể giữ lại để tái sinh bất kể rừng đó có trạng thái chất lƣợng thế nào. 
Câu hỏi 4: Phƣơng thức đổi mới lâm trƣờng quốc doanh? 
Đổi mới lâm trƣờng quốc doanh (LTQD) là một trong những trọng tâm chính của ngành lâm nghiệp Việt Nam trong những năm qua. Trong hơn một thập kỷ qua, mặc dù nhiều kết quả đáng kể đã đạt đƣợc trong việc giảm số lƣợng LTQD nhƣng các LTQD hiện vẫn đang quản lý 37% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở Việt Nam. 
Tình trạng nhiều lâm trƣờng quốc doanh khai thác rừng quá mức trong những năm 1980 cho thấy vào giữa những năm 1990, độ che phủ rừng đã giảm đáng kể và do diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên bị giảm nên hầu hết các lâm trƣờng có ít khả năng trở thành đơn vị sản xuất có lãi. Nhiều lâm trƣờng quốc doanh sản xuất lâm vào tình trạng nợ ngập đầu và tồn tại chủ yếu nhờ vào nguồn vốn bảo vệ và trồng rừng 661. Nếu không có sự hỗ trợ của nhà nƣớc trung ƣơng thì nhiều lâm trƣờng quốc doanh sẽ cần hỗ trợ đáng kể từ nguồn ngân sách tỉnh. Tuy nhiên, cơ chế cấp ngân sách hiện thời chƣa khuyến khích thực hiện cải cách và không có gì ngạc nhiên khi thấy chỉ còn lại một vài lâm trƣờng tồn tại trên địa bàn các tỉnh (Ngân hàng Thế giới, 200910). 
Báo cáo ĐMC này không đề cập đến thông tin chi tiết về phƣơng thức thúc đẩy và cải thiện tiến trình đổi mới lâm trƣờng quốc doanh. Tuy nhiên, từ quan điểm phát triển bền vững, nhóm ĐMC ủng hộ đẩy mạnh quá trình cải cách LTQD và giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng, hộ gia đình. Nhóm cũng ủng hộ những LTQD lớn hơn và có tính khả thi kinh tế cao hơn trở thành công ty lâm nghiệp nhà nƣớc (nhƣ một số công ty đã chuyển đổi năm 2007) hoặc từng bƣớc thiết lập liên doanh với các công ty chế biến gỗ. Những doanh nghiệp tƣ nhân này cần đƣợc định hình tốt hơn để đầu tƣ vào rừng và đặc biệt vào những diện tích rừng lớn có khả năng thƣơng mại và có thể có khả năng cung cấp ―gỗ lớn‖. 
Trong quá trình cải cách đó, có thể chuyển đổi vai trò của Chính phủ từ ngƣời sử dụng tiền thuế để đầu tƣ vào các công ty lâm nghiệp nhà nƣớc kém hiệu quả sang hỗ trợ tạo việc làm và phát triển bền vững ở nông thôn đồng thời tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của ngành lâm 
10 Ngân hàng Thế giới, 2009. Việt Nam: Liên kết chi tiêu công với các ƣu tiên chiến lƣợc trong ngành lâm nghiệp. Phát triển nông thôn Ngân hàng thế giới, Vụ tài nguyên và môi trƣờng – khu vực Đông Nam Á, Thái Bình Dƣơng – tháng 11.2009
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
16 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam. Xuất phát từ quan điểm môi trƣờng, song song với các hoạt động hỗ trợ nhƣ vậy, một mặt cần đƣa ra các yêu cầu để các công ty tƣ nhân áp dụng quản lý rừng bền vững (gồm chứng chỉ rừng theo FSC), mặt khác tăng cƣờng giám sát, kiểm soát và thực thi luật. 
Câu hỏi 5: Phƣơng thức di dời diện tích canh tác nông nghiệp ra ngoài diện tích rừng? 
Vấn đề sản xuất nông nghiệp trong diện tích đất có rừng và những mâu thuẫn nguồn tài nguyên liên quan ở Việt Nam rất phức tạp và chứa đựng rất nhiều yếu tố lịch sử và xã hội. Nhóm ĐMC tin rằng, chính sách hiện có của chính phủ không thúc đẩy tái định cƣ các hộ gia đình và cộng đồng có truyền thống sử dụng đất lâm nghiệp để canh tác nông nghiệp là chính sách đúng đắn. Giải pháp hợp lý hơn đối với cộng đồng nông thôn (thƣờng là ở vùng cao) là cấp đầy đủ diện tích sản xuất nông nghiệp cho họ để đáp ứng nhu cầu sinh kế cơ bản, 
Điều đó đòi hỏi có sự tham vấn chặt chẽ với cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia ở cấp cơ sở. Cần thúc đẩy hơn nữa hoạt động này thông qua hỗ trợ tốt hơn cho ngƣời nông dân địa phƣơng để nâng cao sản xuất nông nghiệp. Một trong những thách thức chính là làm việc với ngƣời dân địa phƣơng để điều chỉnh tập quán du canh truyền thống vốn đã không còn bền vững trong môi trƣờng cảnh quan do con ngƣời chi phối. Tuy nhiên, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ hơn việc nhập cƣ tự do ở thôn bản trong khi các chính sách phát triển cấp vùng, tỉnh và huyện cần tập trung vào việc hạn chế mở rộng những diện tích canh tác nông nghiệp nhƣ vậy và khuyến khích di cƣ ra bên ngoài. 
Tuy nhiên, một yếu tố chính tác động đến sự phát triển hoặc mở rộng sản xuất nông nghiệp trong diện tích rừng là nhập cƣ ―có kế hoạch‖. Trong nhiều trƣờng hợp, đó là sản phẩm của chƣơng trình tái định cƣ liên quan đến các hoạt động phát triển lớn nhƣ các dự án thủy điện. Cần tham vấn sớm hơn và kỹ hơn đồng thời lập kế hoạch định cƣ để đảm bảo đáp ứng các giải pháp xã hội và môi trƣờng của những dự án này. Hiện nay, các cộng đồng dân cƣ thƣờng đƣợc chuyển khỏi vùng sẽ bị ngập nƣớc mà không cân nhắc đầy đủ về các sinh kế tƣơng lai của họ và tiềm năng xung đột về sử dụng tài nguyên trong tƣơng lai (thƣờng ở rừng đầu nguồn vùng cao) tại các khu vực giao thoa nông-lâm nghiệp giữa những ngƣời tái định cƣ và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng và do vậy dẫn đến tình trạng khai hoang/tái khai hoang diện tích hiện ‖chƣa sử dụng‖ trong chu kỳ du canh. Vì vậy, cần thiết thực hiện lập quy hoạch phù hợp và đánh giá tác động xã hội/môi trƣờng trƣớc khi xây dựng để tránh và/hoặc giảm thiểu đƣợc các tác động tiềm tàng (và mất mát), cung cấp đền bù đầy đủ hoặc các giải pháp thay thế và coi đó là trách nhiệm của chủ dự án.
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
17 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
1 LỜI GIỚI THIỆU 
Năm 2009, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đại diện cho Chính phủ Việt Nam, đã đàm phán một khoản vay chính sách Phát triển Cải cách Đầu tƣ Công (PIR DPL) với Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu của PIR DPL là xây dựng dựa trên sự quyết tâm của chính phủ nhằm cải tiến nâng cao chu trình đầu tƣ công. Khoản vay tập trung vào bốn lĩnh vực chính nhằm cải tiến chu trình dự án đầu tƣ công sao cho Chính phủ Việt Nam có thể cải tiến chất lƣợng đầu tƣ. Với khoản vay này, Chính phủ Việt Nam nhất trí ―lồng ghép công tác đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc (ĐMC) vào các quy hoạch phát triển tổng thể tại hai khu vực và hai lĩnh vực chủ chốt‖. Một trong hai lĩnh vực chủ chốt là ngành lâm nghiệp và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) sẽ chịu trách nhiệm lồng ghép ĐMC vào trong ―kế hoạch phát triển tổng thể nhằm thực hiện Chiến lƣợc Phát triển Lâm nghiệp quốc gia‖. 
Trong bối cảnh này, Ngân hàng Thế giới đã đồng ý hỗ trợ Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) Bộ NN&PTNT tiến hành Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc (ĐMC) nhanh để có thông tin cho xây dựng Quy hoạch BVPT rừng (2011-2020) của ngành lâm nghiệp. ĐMC tiến hành một đánh giá nhanh các Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng của ba tỉnh, và đƣa ra hƣớng dẫn đối với Quy hoạch BVPTR toàn quốc của Ngành Lâm nghiệp và xa hơn giúp việc Chính phủ ra quyết định lớn hơn cho ngành lâm nghiệp. ĐMC cũng đề xuất một số cân nhắc về mặt môi trƣờng mà các cơ quan thẩm định có liên quan có thể xem xét khi đánh giá và phê duyệt các kế hoạch cấp tỉnh để đƣa vào Quy hoạch BVPTR quốc gia. 
Tiếp theo chƣơng giới thiệu này, báo cáo ĐMC đƣợc phân chia thành bảy chƣơng dƣới đây. 
Chƣơng hai nêu những yêu cầu của ĐMC tại Việt Nam và mục đích của việc ĐMC này; phƣơng thức tiếp cận và phƣơng pháp của ĐMC, phạm vi đánh giá, các bên liên quan chủ chốt đƣợc tham vấn; và những điều không chắc chắn trong đánh giá. 
Chƣơng ba trình bày những phân tích cơ bản đối với năm ƣu tiên về mặt môi trƣờng và xã hội đƣợc đề cập trong ĐMC này. Các ƣu tiên này bao gồm tổng quan chi tiết về các mục tiêu chính sách, các xu thế, những nguyên nhân gốc rễ và dự báo diễn biến những thay đổi trong tƣơng lai: 
 Đa dạng sinh học (mất môi trƣờng sống và giống loài, chia cắt hành lang và suy thoái rừng) 
 Mất sinh kế (sự tiếp cận các nguồn tài nguyên/đất đai, công ăn việc làm, quyền thực thi quản lý cộng đồng, bảo vệ di sản văn hoá của dân tộc) 
 Giảm khả năng duy trì nguồn nƣớc của rừng (quan trọng đối với việc quản lý hạn hán và lụt lội) và bảo vệ chống lại các hiện tƣợng khí hậu cực đoan (lốc, nắng nóng) và bảo vệ phòng chống cháy rừng. 
 Các khía cạnh xuyên quốc gia của ngành lâm nghiệp Việt Nam 
 Khả năng lƣu giữ carbon của rừng (tăng lên hay giảm đi) 
Chƣơng bốn vạch ra bối cảnh lập quy hoạch tổng thể đối với ngành lâm nghiệp tại Việt Nam và đƣa ra sự tổng quan về các Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh đƣợc lựa chọn là Bắc Kạn, Đắk Lắk và Nghệ An.
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
18 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
Chƣơng năm tóm tắt các kết quả tổng hợp của các cuộc tham vấn cấp tỉnh về những tác động môi trƣờng và xã hội của các hoạt động quản lý rừng đƣợc xác định tại các tỉnh Bắc Kạn, Đắk Lắk và Nghệ An. 
Chƣơng sáu đƣa ra tổng quan về những vấn đề kinh tế chủ chốt có liên quan tới các xu thế môi trƣờng cơ bản, những chi phí vàlợi ích kinh tế mong đợi của các đề xuất nêu ra cho ngành lâm nghiệp. 
Chƣơng bảy và chƣơng cuối cùng tổng kết những đề xuất chính đã đƣợc xây dựng trong bản ĐMC này cho quá trình lập Quy hoạch BVPTR quốc gia giai đoạn 2010-2020. Chƣơng này cũng bao gồm những gợi ý cho việc ra quyết định lớn hơn liên quan tới ngành lâm nghiệp hoặc xây dựng các Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
19 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
2 MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA ĐÁNH GIÁ VÀ PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG 
2.1 YÊU CẦU ĐMC TẠI VIỆT NAM 
Về mặt khái niệm, trong vòng gần hai thập kỷ qua ĐMC đã đƣợc đƣa vào trong khung pháp lý thông qua Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 1993, với quy định đƣa ra trong Nghị định Chính phủ số 175/CP và Thông tƣ số 490/TT-BKHCNMT ―ĐTM không chỉ phải đƣợc thực hiện ở cấp dự án mà cả cho các quy hoạch tổng thể phát triển khu vực, ngành, tỉnh, thành phố và các khu công nghiệp‖. Trứớc năm 2005 chỉ có một số ĐMC đƣợc tiến hành thử nghiệm, với mục tiêu thúc đẩy phát triển khung ĐMC. Năm 2005, Luật Bảo vệ Môi trƣờng (LBVMT) đã đƣợc chỉnh sửa và điều 14 mới đƣợc đƣa vào với yêu cầu tiến hành ĐMC là nhiệm vụ bắt buộc đối với: 
1. Các kế hoạch, quy hoạch và chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội cấp quốc gia. 
2. Các chiến lƣợc và quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nƣớc. 
3. Các kế hoạch, quy hoạch và chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh hay khu vực. 
4. Các kế hoạch sử dụng đất, bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong phạm vi liên tỉnh hay liên khu vực. 
5. Các kế hoạch phát triển các khu kinh tế trọng điểm. 
6. Quy hoạch các lƣu vực sông quy mô liên tỉnh. 
Dựa trên yêu cầu này, các quy hoạch/kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng quy mô liên tỉnh hay liên khu vực cần phải thực hiên ĐMC (xem mục 4 ở trên). Tuân theo những quy định của Điều 16 LBVMT, ĐMC cần đề cập tới các vấn đề sau: 
 Mô tả chung các mục tiêu quy hoạch, phạm vi và đặc điểm liên quan tới môi trƣờng; 
 Mô tả chung các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trƣờng liên quan tới các dự án. 
 Tiên lƣợng những tác động xấu đối với môi trƣờng có thể xảy ra trong khi thực hiện các dự án. 
 Cung cấp các tham chiếu về nguồn gốc của số liệu và các phƣơng pháp đánh giá. 
 Các đề xuất cho những định hƣớng và giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trƣờng trong qúa trình thực hiện quy hoạch. 
Điều 15 của Luật BVMT quy định là báo cáo ĐMC cần đƣợc chuẩn bị bởi các cơ quan xây dựng chiến lƣợc, qui hoạch, kế hoạch (CQK). Điều quan trọng cần lƣu ý là Luật BVMT yêu cầu báo cáo ĐMC cần phải là một phần nội dung không thể thiếu đƣợc của CQK và phải đƣợc chuẩn bị đồng thời với việc xây dựng CQK tƣơng ứng. 
Điều 17 của Luật BVMT đƣa ra các quy định về thẩm định báo cáo ĐMC. Các báo cáo ĐMC phải đƣợc hội đồng thẩm định đánh giá và những kết quả thẩm định báo cáo ĐMC sẽ là cơ sở để phê duyệt CQK. Bộ TN-MT chịu trách nhiệm tổ chức hội đồng thẩm định đối với những CQK do Quốc hội, Chính phủ và Thủ tƣớng phê duyệt. Các bộ chủ quản, các cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh thành lập các hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC đối vớicác CQK thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình.
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
20 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
2.2 MỤC TIÊU CỦA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG CHIẾN LƢỢC NÀY 
Vì từ trƣớc tới nay chƣa có một ĐMC nào đƣợc áp dụng trong ngành lâm nghiệp nên Ngân hàng Thế giới đã bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuât cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) tiến hành ĐMC nhằm mục đích lồng ghép ĐMC, bao gồm cả chƣơng trình đào tạo tập huấn cho các cán bộ của Bộ NN&PTNT về ĐMC. Để đáp ứng đƣợc với sự hỗ trợ này, Bộ NN&PTNT đã giao cho Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) là cơ quan đầu mối hợp tác với các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới về ĐMC và lồng ghép những đề xuất chủ chốt vào quy hoạch BVPTR của ngành lâm nghiệp. 
ĐMC thử nghiệm này là kết quả của quá trình hợp tác giữa WB, TCLN và nhóm chuyên gia đã tiến hành ĐMC. Cần lƣu ý là ĐMC này không tập trung vào chính dự thảo Quy hoạch BVPTR cuả ngành Lâm nghiệp do Quy hoạch tổng thể chƣa đƣợc xây dựng khi quá trình ĐMC bắt đầu. Thay vào đó, ĐMC đã đánh giá 03 Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (Bắc Kạn, Nghệ An và Dak Lak) đƣợc coi là đại diện cho những hoạt động quản lý rừng khác nhau tại Việt Nam. Tính logic của việc đánh giá là các quy hoạch của tỉnh tạo dựng cơ sở cho quy hoạch tổng thể và do vậy chúng có thể cung cấp một minh hoạ tốt về những vấn đề liên quan chủ chốt về mặt xã hội và môi trƣờng của các hoạt động quản lý rừng đã đƣợc hoạch định và có thể đƣa vào quy hoạch tổng thể lâm nghiệp quốc gia. Tuy nhiên, vì quy hoạch cấp tỉnh không đƣợc yêu cầu tiến hành ĐMC theo khung pháp lý, nên ĐMC này cần phải đƣợc coi là một dự án thí điểm đƣợc các nhà tài trợ hỗ trợ mà không hoàn toàn vận hành theo quy định pháp lý của Việt Nam đối với ĐMC nhƣ đã nêu trên. 
2.3 PHƢƠNG THỨC TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN 
ĐMC này thực chất là một ĐMC nhanh thử nghiệm lồng ghép các vấn để phát triển bền vững vào các chƣơng trình quản lý và phát triển lâm nghiệp cấp tỉnh. Tuy nhiên, do vì nhiều tác động đã đƣợc xác định trong ngành lâm nghiệp thực sự là có nguyên nhân cội rễ từ những hoạt động quản lý cốt lõi đang đƣợc sử dụng trong ngành, nên ĐMC này cũng xem xét các vấn đề về thể chế và quản trị nhà nƣớc ở mức độ rộng hơn có liên quan tới công tác quản lý lâm nghiệp. 
Phần việc chính của đánh giá này là đƣa ra hƣớng dẫn về những vấn đề môi trƣờng cần phải đƣợc xem xét cân nhắc khi xây dựng Quy hoạch BVPTR toàn quốc cuả ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2010-2020 (sau đây gọi là Quy hoạch tổng thể); trong khi đánh giá các quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh; hay trong quá trình ra quyết định lớn hơn của ngành lâm nghiệp. 
Mặc dù ĐMC này có tính chất đặc biệt, đoàn công tác ĐMC dựa trên những bƣớc thực hiện đề xuất trong Bản Hƣớng dẫn Kỹ thuật Chung của Bộ TNMT về ĐMC (2009). Để phù hợp với hƣớng dẫn này, ĐMC đƣợc tiến hành thông qua những bƣớc sau: 
1. Xác định những mối quan tâm ƣu tiên của quốc gia về môi trƣờng và kinh tế xã hội để những mối ƣu tiên này sẽ cần phải đƣợc cân nhắc trong việc xây dựng và phê duyệt các quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh và quy hoạch tổng thể quốc gia giai đọan 2010-2020; 
2. Xác định xu hƣớng chung đối với từng vấn đề ƣu tiên về môi trƣờng và kinh tế xã hội đã nêu; 
3. Đánh giá tác động của 3 quy hoạch lâm nghiệp tỉnh đối với những ƣu tiên kinh tế xã hội và môi trƣờng này và đề xuất những thay đổi trong các hoạt động quản lý rừng liên quan và các cơ hội tăng cƣờng/ giảm thiểu tƣơng ứng;
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
21 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
4. Đánh giá và điều chỉnh đánh giá ban đầu và chuẩn bị những đề xuất chung cho việc ra quyết định lớn hơn liên quan tới Quy hoạch BVPTR quốc gia 
5. Tổng quan về những vấn đề kinh tế chính của những tác động đã xác định đƣợc và những đề xuất đƣa ra; và 
6. Trình bày những kết quả của ĐMC để nhận đƣợc sự tán thành từ TCLN và cơ quan cấp quốc gia cũng nhƣ các bên liên quan khác. 
Mỗi một bƣớc trong các bƣớc này đƣợc nêu ngắn gọn dƣới đây nhằm giải thích phƣơng thức tiếp cận và phƣơng pháp đƣợc lựa chọn của ĐMC. 
2.3.1 BƢỚC 1: XÁC ĐỊNH NHỮNG MỐI QUAN TÂM ƢU TIÊN CỦA QUỐC GIA VỀ MẶT MÔI TRƢỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CẦN PHẢI ĐƢỢC CÂN NHẮC TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÊ DUYÊT CÁC QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP CẤP TỈNH VÀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2010-2020 
ĐMC bắt đầu bằng việc tham vấn để xác định các vấn đề liên quan tới tính bền vững hay môi trƣờng chiến lƣợc thích hợp với ngành lâm nghiệp cả ở cấp quốc gia và các tỉnh đƣợc lựa chọn. Đoàn công tác ĐMC đã chuẩn bị một danh mục ban đầu về các vấn đề môi trƣờng chủ chốt cho quản lý rừng tại Việt Nam. Bản danh mục dự thảo này đƣợc chỉnh sửa và lập thứ tự ƣu tiên trong hội thảo đa thành phần đầu tiên, trong đó đã thống nhất đề xuất nên tập trung ĐMC vào các mối quan tâm ƣu tiên về mặt môi trƣờng và kinh tế xã hội sau đây: 
 Giảm khả năng lƣu giữ nƣớc của rừng (quan trọng đối với lụt lội và hạn hán) 
 Đa dạng sinh học (mất môi trƣờng sống, chia cắt các hành lang và suy thoái rừng) 
 Mất sinh kế (tiếp cận với đất đai & tài nguyên, quyền thực hiện quản lý cộng đồng), bảo vệ chống lại các hiện tƣợng khí hậu cực đoan: lốc,, nắng nóng; phòng chống cháy rừng 
 Khả năng lƣu giữ carbon rừng (tăng lên hay giảm đi) 
 Tạo công ăn việc làm 
Cuộc tham vấn với WB vào ngày 3 tháng 6 năm 2010 đã gợi ý mở rộng trọng tâm ĐMC bằng cách cũng nêu lên sự mất đi các loài động thực vật do săn bắn trái phép gây nên; bảo vệ sự đa dạng văn hoá, phong cách sống hay đồng bào dân tộc ít ngƣời và các khía cạnh xuyên quốc gia của ngành lâm nghiệp Việt Nam. Cuộc tham vấn với TCLN đã chủ yếu xem xét danh sách đề xuất những ƣu tiên về mặt môi trƣờng và kinh tế xã hội và gợi ý nên nêu lại vấn đề ‗Khả năng thu giữ carbon‘ bằng ‗Khối lƣơng dự trữ carbon rừng‘ cho rõ nghĩa hơn. 
Chuyên gia đã đồng ý điều chỉnh theo những gợi ý này và tập trung vào các vấn đề sau đây trong ĐMC này: 
 Đa dạng sinh học: những thay đổi về môi trƣờng sống, sự kết nối hệ sinh thái, và tính đa dạng của các hệ động thực vật đặc hữu; 
 Sinh kế liên quan tới đất lâm nghiệp: tiếp cận với tài nguyên, tạo công ăn việc làm, và phúc lợi của đồng bào dân tộc ít ngƣời; 
 Khả năng lƣu giữ nƣớc của rừng và việc bảo vệ chống lại các sự kiện khí hậu cực đoan (bao gồm các rủi ro trong các trận lụt và hạn hán); 
 Buôn bán gỗ và động thực vật hoang dã xuyên biên giới; và 
 Khối lƣợng dự trữ carbon rừng.
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
22 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
2.3.2. BƢỚC 2: XÁC ĐỊNH XU HƢỚNG CHUNG ĐỐI VỚI TỪNG VẤN ĐỀ ƢU TIÊN VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ĐÃ NÊU; 
Đối với mỗi mối quan tâm về mặt môi trƣờng và kinh tế xã hội đã đƣợc xác định, đoàn công tác đã chuẩn bị một bản phân tích các xu thế chung (dựa trên các thông tin thứ cấp) đề cập các vấn đề sau: 
 Xu thế tổng thể trong mối quan tâm về mặt xã hội và môi trƣờng. Bản phân tích này trình bày tình hình hiện tại và xu thế diễn biến trong quá khứ. 
 Những mục tiêu chính sách liên quan: Bản tổng quan này vạch ra các khuyến nghị chủ chốt về chính sách, luật lệ và kinh tế đƣợc xây dựng đối với các xu thế này. 
 Những diễn biến hiện tại của xu thế: phân tích này đã cố gắng giải thích nguyên nhân xu thế tiến triển hiện nay và những nguyên nhân cội rễ có thể có trong ngành lâm nghiệp. 
 Dự báo những thay đổi tƣơng lai của những diễn biến này: Các chuyên gia đã chỉ ra các nhân tố tƣơng lai chủ chốt có thể ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực tới xu thế hiện tại khi không thực hiện Kế hoạch Lâm nghiệp Tổng thể Quốc gia giai đoạn 2010-2020. Bản phân tích cũng bao gồm việc xem xét cả những tác động tƣơng lai của biến đổi khí hậu. 
 Dự báo sự tiến triển trong tƣơng lai của xu thế này: triển vọng trong tƣơng lai đƣợc thảo luận xem liệu xu hƣớng này có đạt đến bất kỳ ngƣỡng chuyển quan trọng nào không, và điều gì có thể liên quan đến ngành lâm nghiệp. 
2.3.3.BƢỚC 3: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BA QUY HOẠCH BVPTR CẤP TỈNH VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG LIÊN QUAN NHẰM GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG XẤU VÀ TĂNG CƢỜNG CÁC CƠ HỘI 
Đoàn công tác ĐMC đã nghiên cứu các quy hoạch BVPTR cấp tỉnh do TCLN cung cấp và chuẩn bị các đánh giá sơ bộ phản ánh các ý kiến nội bộ của các thành viên trong đoàn công tác ĐMC. Đối với mỗi một vấn đề môi trƣờng và kinh tế xã hội đã đƣợc xác định, đoàn công tác ĐMC xác định những hoạt động quản lý rừng chủ yếu có tác động đáng kể dù trực tiếp hay gián tiếp lên vấn đề ƣu tiên về môi trƣờng và kinh tế xã hội đã xác định. Sau đó đoàn công tác ĐMC đã xác định những tác động dự kiến có thể có; những nguyên nhân cội rễ về thể chế có thể có; và đƣa ra các khuyến nghị đối với mỗi thay đổi đƣợc đề xuất trong các hoạt đông quản lý rừng liên quan. 
Đánh giá cũng chỉ ra bản chất của những tác động dự báo và khả năng cũng nhƣ ý nghĩa của chúng. Đánh giá cũng cân nhắc xem các tác động dự báo có phải do các vấn đề thể chế nhƣ sau gây nên không: 
 Sự thiếu nhất quán trong các văn bản luật, nghị định và thông tƣ liên quan; 
 Quyền hạn của TCLN và CKL trong việc thực thi nhiệm vụ của mình; 
 Sự đáp ứng về số lƣợng và năng lực cán bộ nhân viên theo dõi quản lý thực hiện; 
 Ngân sách đầy đủ; và 
 Phối hợp với các ngành khác. 
Bản phân tích này dẫn tới việc xây dựng các kiến nghị ban đầu đối với những thay đổi đƣa ra trong những hoạt động quản lý rừng liên quan. Nhóm tƣ vấn đã xem xét xem những hoạt động quản lý rừng cụ thể có các tác động tích cực hay bất lợi đáng kể có cần đƣợc thúc đẩy, duy trì
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
23 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
hay phải thay đổi hoặc ngăn ngừa hay không và đề xuất các điều kiện cho việc thực hiện những hoạt động này theo cáchthân thiên về mặt môi trƣờng. 
2.3.4.BƢỚC 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU VÀ CHUẨN BỊ NHỮNG ĐỀ XUẤT CHUNG CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH LỚN HƠN LIÊN QUAN TỚI QUY HOẠCH TỔNG THỂ LÂM NGHIỆP QUỐC GIA (QHBVPTRQG) 
Các chuyên gia đã thực hiện các chuyến công tác dài ba tuần để tham vấn các Chi cục Lâm nghiệp, Sở TNMT, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở NN&PTNT và các cơ quan hay các tổ chức phi chính phủ liên quan khác tại các tỉnh đƣợc lựa chọn nhằm thẩm định, kiểm chứng và phát triển tiếp những đánh giá ban đầu. 
Những thông tin và gợi ý có đƣợc từ các tỉnh nàyđƣợc sử dụng để cập nhật báo cáo đánh giá. Trên 120 đề xuất cụ thể đối với những điều chỉnh tối ƣu các hoạt động quản lý rừng liên quan đã đƣợc kiến nghị. Những đề xuất này xem xét những thay đổi có thể có trong các hoạt dộng quản lý rừng khác nhau và tiềm năng hoàn thiện khuôn khổ luật pháp và chính sách; tổ chức thể chế, năng lực cán bộ; và nhu cầu thúc đẩy công tác theo dõi giám sát. 
Những gợi ý cụ thể trong dự thảo này đƣợc đánh giá thông qua một cuộc hội thảo hai ngày có nhiều thành phần tham gia và sau đó đƣợc điều chỉnh và mở rộng dựa trên những đóng góp thu lƣợm đƣợc. Nhóm tƣ vấn cũng tổng hợp đƣa vào các đề xuất bổ sung của WB. 
Sau đó 120 đề xuất cụ thể đã đƣợc tổng hợp thành 50 đề xuất tổng thể có cân nhắc nhu cầu cải tiến việc thực hiện các vấn đề môi trƣờng và kinh tế xã hội của ngành lâm nghiệp. Những đề xuất cuối cùng này khuyến nghị những thay đổi trong mỗi một hoạt động quản lý rừng và cũng đƣa ra những đề xuất cho việc ra quyết định rộng lớn hơn liên quan tới ngành lâm nghiệp. 
2.3.5. BƢỚC 5: CHUẨN BỊ MỘT TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH CỦA NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐÃ ĐƢỢC XÁC ĐỊNH VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT NÊU RA 
Nhóm tƣ vấn ĐMC chuẩn bị phần tổng quan ngắn các vấn đề kinh tế chủ chốt của các xu thế môi trƣờng cơ bản và dự báo các chi phí lợi ích kinh tế của những đề xuất đƣợc đƣa ra cho những thay đổi trong các hoạt động quản lý rừng đã đƣợc hoạch định. 
2.3.6. BƢỚC 6: TRÌNH BÀY NHỮNG KẾT QUẢ CỦA ĐMC ĐỂ NHẬN ĐƢỢC SỰ TÁN THÀNH TỪ TCLN VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ TRUNG ƢƠNG CŨNG NHƢ CÁC BÊN LIÊN QUAN 
Bản dự thảo báo cáo cuối cùng ĐMC đƣợc biên soạn bằng tiếng Anh và dịch sang tiếng Việt. Vào tháng 9 năm 2010, báo cáo đã đƣợc chia sẻ cho các cấp chính quyền trung ƣơng và tỉnh, các chuyên gia độc lập và tổ chức phi chính phủ để thu nhận thêm các ý kiến. 
Đoàn tƣ vấn đã thảo luận về những để xuất xây dựng trong báo cáo ĐMC thông qua các cuộc họp không chính thức với lãnh đạo TCLN (5/10/2010) và một ngày hội thảo chuyên đề (ngày 14/10/2010) với sự tham gia của các cán bộ chủ chốt thực hiện lập quy hoạch tổng thể. Cuộc
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
24 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
thảo luận này dẫn tới các chỉnh sửa cuối cùng và lập thứ tự ƣu tiên cho các đề xuất trình bày trong báo cáo này. 
2.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CHƢA RÕ VÀ HẠN CHẾ CỦA BÁO CÁO ĐMC 
Báo cáo này xem xét những đề xuất đƣa ra trong quy hoạch BVPTR cấp tỉnh và nhằm rút ra những khuyến nghị cho quy hoạch tổng thể lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2011-2020. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp luận ĐMC đƣợc lựa chọn trên cơ sở các nguyên tắc sau: 
 So sánh đối ngẫu: ĐMC xem xét thông tin từ quy hoạch 3 tỉnh và các báo cáo nghiên cứu lâm nghiệp cấp quốc gia; 
 Đánh giá nhanh: Đánh giá thực hiện trong thời gian 5 tháng (từ tháng 6 – tháng 10.2010); 
 Phƣơng pháp tiếp cận có sự tham gia và dựa trên số liệu hiện có: ĐMC sử dụng thông tin trong các báo cáo nghiên cứu liên quan và thông tin đầu vào từ các cán bộ cấp cao, các chuyên gia cấp trung ƣơng và cấp tỉnh. Không thu thập số liệu sơ cấp; và 
 Nâng cao năng lực: Việc triển khai thực hiện ĐMC này là một quá trình vừa học vừa làm đối với hầu hết các chuyên gia và cán bộ tham gia vào tiến trình này. 
Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) và Ngân hàng Thế giới đã tích cực hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện. TCLN hỗ trợ tiếp cận thông tin, tham vấn với các tỉnh lựa chọn, nghiên cứu đề xuất ban đầu và cuối cùng do nhóm ĐMC đƣa ra. Ngân hàng Thế giới kiểm tra toàn bộ các phần phân tích dự thảo do nhóm tƣ vấn xây dựng và đóng góp ý kiến chi tiết đối với từng bƣớc hoạt động trong cả tiến trình. 
Xem xét mục đích và bản chất của ĐMC này, nhóm tƣ vấn không thấy có những hạn chế hoặc vấn đề chƣa rõ nào có thể ảnh hƣởng đáng kể đến giá trị của những khuyến nghị đƣa ra. Hạn chế duy nhất có thể có là quy hoạch BVPTR của 3 tỉnh lựa chọn có thể không mang tính đại diện đối với các vấn đề quản lý rừng sẽ đƣợc xem xét trong quy hoạch lâm nghiệp tổng thể giai đoạn 2011 – 2020. Rủi ro này đƣợc đánh giá là tƣơng đối nhỏ bởi vì TCLN và nhóm ĐMC đã lựa chọn các tỉnh có vị trí địa lý mang tính đại diện của ngành lâm nghiệp Việt Nam. Nhóm ĐMC đã xem xét các vấn đề liên quan đến quản lý rừng ở miền Bắc, Tây nguyên và miền Nam; tại vùng núi, đồng bằng, vùng ven biển, đất ngập nƣớc và cả ở những vùng có mật độ dân số thấp và cao. Trọng tâm nghiên cứu này cho phép ĐMC xem xét thận trọng, kỹ lƣỡng vấn đề quản lý những diện tích rừng tự nhiên lớn cũng nhƣ những diện tích ở vùng ven đô thị. 
2.5 CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO 
Đánh giá này có ý nghĩa cung cấp thông tinđầu vào cho quá trình ra quyết định và cũng là một nguồn tham khảo để thực hiện ĐMC trong ngành lâm nghiệp Việt Nam trong tƣơng lai. 
Ví dụ, phù hợp với những yêu cầu xây dựng Kế hoạch Quản lý rừng Quốc gia giai đoạn 2011 – 2010, Bộ NN-PTNT đã phân bổ nguồn lực cho việc thực hiện ĐMC và những cán bộ sẽ thực hiện đƣợc khuyến khích sử dụng những phần liên quan trong báo cáo này và tiếp tục phát triển hơn nữa để cung cấp thông tin đầu vào cho quá trình hoạch định chính sách. 
Ngân hàng Thế giới cũng đƣợc khuyến khích xem xét các kết quả của báo cáo này trong quá trình lập kế hoạch hỗ trợ REDD ở Việt Nam và trong quá trình xây dựng báo cáo đánh giá môi trƣờng và xã hội.
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
25 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
3 CÁC XU THẾ CƠ BẢN QUỐC GIA ĐỐI VỚI NHỮNG ƢU TIÊN VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ XÃ HỘI ĐƢỢC LỰA CHỌN 
Chƣơng này trình bày những xu thế tổng quan đối với mỗi một ƣu tiên về môi trƣờng và kinh tế xã hội liên quan tới công tác quản lý rừng tại Việt Nam đã đƣợc xác định thông qua các cuộc tham vấn với các bên tham gia liên quan khi bắt đầu quá trình ĐMC. Các phân tích riêng đã đƣợc chuẩn bị cho từng chủ đề: 
 Đa dạng sinh học: Những thay đổi về môi trƣờng sống, sự liên kết của các hệ sinh thái, và sự đa dạng các hệ động thực vật đặc hữu; 
 Sinh kế liên quan tới đất rừng: sự tiếp cận các nguồn tài nguyên và đất đai, cũng nhƣ phúc lợi của các dân tộc ít ngƣời; 
 Khả năng lƣu giữ nguồn nƣớc của rừng và công tác bảo vệ rừng chống lại các hiện tƣợng khí hậu cực đoan (bao gồm những rủi ro trong khi lụt bão và hạn hán); 
 Thƣơng mại xuyên biên giới về gỗ và động thực vật hoang dã; và 
 Khả năng lƣu giữ carbon rừng. 
3.1 ĐA DẠNG SINH HỌC: NHỮNG THAY ĐỔI VỀ MÔI TRƢỜNG SỐNG, SỰ KẾT NỐI HỆ SINH THÁI, VÀ TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ ĐỘNG VẬT & THỰC VẬT ĐẶC HỮU 
3.1.1 TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ 
Việt Nam là một trong mƣời nƣớc có đa dạng sinh học cao nhất trên hành tinh bao gồm khoảng 10% các loài trên thế giới, trong khi chỉ chiếm có 1% diện tích đất (Ngân hàng Thế giới, 200211). Di sản thiên nhiên giàu có bao gồm một số loài nổi tiếng nhất trên thế giới nhƣ hổ và voi cũng nhƣ có năm trong 25 loài linh trƣởng quý hiếm nhất trên thế giới, và cũng là nơi có hơn 13,000 loài thực vật. Phần lớn mức độ đa dạng cao đặc biệt này xuất phát từ khí hậu và địa lý riêng có duy nhất và đổi lại có nghĩa là có rất nhiều các vùng sinh thái, các hệ sinh thái và môi trƣờng sống khác nhau và do vậy có cấp độ đặc hữu cao. Tuy nhiên, các hệ sinh thái rừng có giá trị sinh học cao nhất tại Việt Nam nếu so sánh với các hệ sinh thái khác nhƣ đồng cỏ, đất liền hay các dãy núi đá vôi (Bộ TNMT, 200812). 
Tuy vậy, đồng thời Việt Nam hiện cũng là mảnh đất quê hƣơng của hơn 88 triệu dân và thị trƣờng này kết hợp với sự tự do kinh tế đã kích thích sự tăng trƣởng kinh tế kỳ diệu với tăng trƣởng hàng năm GDP là 7–8% duy trì suốt từ những năm 1990 và thập kỷ đầu của thiên niên kỷ mới. Mặc dù vậy, sự tăng trƣởng kinh tế này cũng bộc lộ những điểm yếu của nó. Những khu rừng, mặt nƣớc đánh bắt thủy sản, đất đai và nguồn nƣớc quốc gia đã thƣờng xuyên bị sử dụng một cách không bền vững và tại một số khu vực chất lƣợng môi trƣờng đã bị suy thoái nghiêm trọng. Di sản thiên nhiên đặc biệt của Việt Nam đối mặt với những thách thức suy thoái đáng kể (ICEM, 200313). 
11 Báo cáo diễn biến môi trƣờng Việt Nam 2002, Ngân hàng Thế giới, Hà Nội 
12 Bộ TNMT, Tổng cục Môi trƣờng Việt Nam, Báo cáo quốc gia lần thứ IV của Việt Nam thực hiện công ƣớc đa dạng sinh học, Hà Nội 2008 
13 ICEM, 2003: Báo cáo quốc gia Việt Nam về các khu vực đƣợc bảo vệ và phát triển, Báo cáo khu vực đƣợc bảo vệ và phát triển tại vùng hạ lƣu sông Mê Kông, Indooroopilly, Queensland, Öc. 60 pp.
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
26 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
Tác động tiềm tàng của các quy hoạch ngành lâm nghiệp đến sự mất đi đa dạng sinh học và môi trƣờng sống, sự liên kết hệ sinh thái và suy thoái rừng đã dấy lên một mối quan tâm ƣu tiên rất cao trong tất cả các bên tham gia đƣợc tham vấn. Về mặt kỹ thuật có rất nhiều những vấn đề về mặt môi trƣờng nhƣng chúng đều nối kết với nhau đến độ có thể đƣợc gộp chung lại thành một nhóm. Vấn đề môi trƣờng bị đe doạ ở đây là đã không có xem xét cân nhắc đúng đắn về đa dạng sinh học và các vấn đề có liên quan của sự chia cắt môi trƣờng sống và sự suy thoái rừng trong các hoạt động quản lý và quy hoạch rừng , các xu thế mất đi sự đa dạng sinh học hiện tại có thể tiếp tục và tình hình có thể bị trầm trọng thêm rất nhiều. 
3.1.2 BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT 
Về mặt chính sách Chính phủ Việt Nam đã có bƣớc tiến đáng kể trong việc giải quyết vấn đề suy giảm độ che phủ rừng, suy thoái rừng và mất đa dạng sinh học. Điều này đã bao hàm việc Việt nam trở thành thành viên của một số các hiệp ƣớc và công ƣớc quốc tế nhƣ Công ước Đa dạng sinh học (CBD), Công ước quốc tế về buôn bán các loài quý hiếm (CITES) và Công ƣớc RAMSAR. Chính phủ cũng xây dựng một loạt các chính sách và chiến lƣợc quốc gia phù hợp để bảo vệ rừng và động vật hoang dã. 
Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp tới năm 2020 (Chiến lƣợc Phát triển Lâm nghiệp năm 2007) công nhận rằng ‗diện tích rừng tuy có tăng lên nhƣng chất lƣợng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên cấp độ giàu và trung bình vẫn tiếp tục bị suy giảm do những thay đổi các mục đích sử dụng rừng, khai thác quá mức, chặt phá gỗ trái phép, tập quán nông nghiệp đốt rừng làm nƣơng‘. Nhằm ứng phó lại với những vấn đề này Chiến lƣợc Lâm nghiệp cam kết phục hồi độ che phủ rừng lên tới 47% vào năm 2020. Chiến lƣợc đề xuất các biện pháp đặc biệt tán thành những tác dụng của quản lý rừng bền vững bằng sự tập trung thoả đáng vào việc làm giàu rừng, tái sinh rừng và bảo vệ lâm phần rừng hiện tại (đặc biệt là những diện tích rừng tự nhiên giàu). Các khu rừng đặc dụng (hay các khu đƣợc bảo vệ) cũng đƣợc đặc biệt chú trọng với mục đích làm tăng diện tích của chúng từ 1.9 lên 2.2 triệu ha vào năm 2010. 
Những ƣu tiên trong Chiến lược Quản lý đối với hệ thống khu bảo tồn tới năm 2010 (MASPAS, 2003) bao gồm việc xây dựng một khung pháp lý cho tất cả các vấn đề liên quan tới công tác bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các khu rừng đặc dụng; cải cách thể chế để thành lập ra một cơ quan độc lập riêng có hiệu quả cao dành riêng cho công tác bảo tồn; Xây dựng các liên kết truyền thông chính thức giữa các ban quản lý và các cơ quan chịu trách nhiệm về công tác xây dựng vùng đệm để đánh giá các quyết định về phát triển cả ở những khu vực bảo tồn và các vùng đệm; và nâng cao năng lực thể chế của giám đốc và cán bộ nhân viên các khu bảo tồn cùng với các biện pháp khác. 
Dự án Trồng mới 5 triệu héc ta rừng (1998-2010): Cũng đƣợc biết đến với tên gọi là Chƣơng trình 661 nhằm phục hồi độ che phủ rừng chủ yếu trên đất trống/ đất suy thoái và tạo cơ hội nối kết môi trƣờng sống trong rừng và tạo ra các khu rừng đệm‖ nhằm giảm ‗những hiệu ứng bên lề‘ lên các khu bảo tồn. 
Kế hoạch Hành động Đa dạng sinh học quốc gia (NBAP, 2007): Một số mục tiêu chính của NBAP là: củng cố và xây dựng hệ thống rừng đặc dụng; tái sinh 50% rừng đầu nguồn bị suy thoái; bảo vệ hiệu quả những loài động thực vật quý hiếm và có giá trị đang bị đe doạ tuỵêt chủng; xây dựng 1,2 triệu hecta đất ngập nƣớc và khu bảo tồn biển cấp quốc gia và quốc tế; tái
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
27 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
sinh hơn 200.000 hecta rừng ngập mặn; phát triển các dự án trình diễn sử dụng bền vững các nguồn động thực vật; kiểm soát, phòng ngừa và dừng ngay việc khai thác, buôn bán, và tiêu thụ các loài hoang dã quỹ hiếm; kiểm tra 100% các loài và nguồn gien nhập khẩu; giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo tồn tính đa dạng sinh học, phát triển và sử dụng bền vững để cho 50% dân số thƣờng xuyên nhận đƣợc thông tin về đa dạng sinh học. 
Những mục tiêu chính sách nêu ra dƣới đây đƣợc đi kèm với một loạt các văn bản pháp luật hỗ trợ bao gồm: 
 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) 
 Luật đa dạng sinh học (2008) – cho phép thí điểm chi trả các dịch vụ môi trƣờng, đẩy mạnh giao đất giao rừng, đa dạng hóa các nguồn thu nhập đối với khu bảo tồn, có thêm vốn cho việc nghiên cứu về môi trƣờng và bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn đã thúc đẩy công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam lên một tầm cao mới. 
 Luật đất đai (2004) và Quyết định 304 của Chính phủ Việt Nam liên quan tói việc giao đất giao rừng cho vùng Tây nguyên 
 Luật Bảo vệ môi trƣờng (2005) 
 Quyết định 08 liên quan tới quản lý và Tổ chức Rừng đặc dụng 
 Quyết định 186 ban hành quy định về quản lý rừng 
 Quyết định 82 cấm buôn bán các loài quý hiếm 
 Quyết định 178 về giao đất rừng cho các hộ gia đình và cá nhân 
3.1.3 XU THẾ DIỄN BIẾN TRONG QUÁ KHỨ VÀ TÌNH HÌNH HIỆN NAY VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG CÁC KHU RỪNG 
Diện tích che phủ rừng đã bị giảm đáng kể trong các thập niên vừa qua (đặc biệt trong những năm 1970 và 1980). Tuy nhiên, từ năm 1990 có thể thấy có thành công nhất định trong việc phục hồi độ che phủ rừng (xem bảng dƣới đây). Dẫu vậy, xu thế này chủ yếu là do tăng các diện tích rừng trồng, trong khi diện tích rừng tự nhiên mang tính đa dạng sinh học cao thì lại bị giảm xuống đáng kể (báo cáo quốc gia lần thứ 4 cho CBD, 2008). 
Năm 
Đất rừng (ha) 
Độ che phủ rừng (%) 
Tổng số 
Tự nhiên 
Rừng trồng 
1998 
9.432.900 
8.099.858 
1.333.042 
28,80 
1999 
10.915.592 
9.444.198 
1.471.394 
33,20 
2000 
11.314.626 
9.675.700 
1.638.926 
34,40 
2001 
11.685.835 
9.942.920 
1.742.915 
35,50 
2002 
11.784.589 
9.865.020 
1.919.569 
35,80 
2003 
12.094.517 
10.004.709 
2.089.808 
36,10 
2004 
12.306.805 
10.088.288 
2.218.517 
36,70 
2005 
12.616.700 
10.283.173 
2.333.527 
37,00 
2006 
12.873.850 
10.410.141 
2.463.709 
38,00 
2007 
12.895.396 
10.340.284 
2.555.112 
38,20 
2008 
13.118.773 
10.348.591 
2.770.182 
38,70 
2009 
13,258,842 
10,339,305 
2,919,538 
39.10
Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ 
đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 
28 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g 
v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 
Nguồn: Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam (Ngân hàng Thế giới 2005) 
Chính phủ Việt Nam đã có nỗ lực đối phó với sự mất rừng bằng cách mở rộng đáng kể hệ thống rừng đặc dụng (xem biểu đồ bên trái dƣới đây). Tuy vậy, phải thừa nhận là chất lƣợng che phủ rừng tự nhiên giàu đã giảm sút nghiêm trọng – chủ yếu là do sự chia cắt môi trƣờng sống và suy thoái rừng (xem biểu đồ bên phải dƣới đây). 
Đặc biệt, các khu rừng ngập mặn đã suy giảm đáng kể do sự gia tăng dân số khu vực đồng bằng ven biển và sự phát triển nhanh của việc nuôi trồng thuỷ sản (nhất là nuôi tôm). Biểu đồ sau đây minh họa mức độ suy giảm nhanh chóng cho đến năm 1999, và xu hƣớng này vẫn tiếp tục cho đến hôm nay.
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn

More Related Content

What's hot

Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉn...
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉn...Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉn...
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bất cập trong giao đất giao rừng tại cộng đồng dân tộc thiểu số miê...
Bất cập trong giao đất giao rừng tại cộng đồng dân tộc thiểu số miê...Bất cập trong giao đất giao rừng tại cộng đồng dân tộc thiểu số miê...
Bất cập trong giao đất giao rừng tại cộng đồng dân tộc thiểu số miê...SPERI
 
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại HuếLuận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại HuếDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1
Luan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1Luan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1Foreign company
 
luan van thac si kinh te (13).pdf
luan van thac si kinh te (13).pdfluan van thac si kinh te (13).pdf
luan van thac si kinh te (13).pdfNguyễn Công Huy
 
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019KhoTi1
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệpDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam, HAYLuận văn: Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (18)

Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉn...
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉn...Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉn...
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉn...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
 
Đề tài: Tác động kinh tế của lũ lụt gây ra cho các hộ gia đình, HOT
Đề tài: Tác động kinh tế của lũ lụt gây ra cho các hộ gia đình, HOTĐề tài: Tác động kinh tế của lũ lụt gây ra cho các hộ gia đình, HOT
Đề tài: Tác động kinh tế của lũ lụt gây ra cho các hộ gia đình, HOT
 
Bất cập trong giao đất giao rừng tại cộng đồng dân tộc thiểu số miê...
Bất cập trong giao đất giao rừng tại cộng đồng dân tộc thiểu số miê...Bất cập trong giao đất giao rừng tại cộng đồng dân tộc thiểu số miê...
Bất cập trong giao đất giao rừng tại cộng đồng dân tộc thiểu số miê...
 
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại HuếLuận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
 
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1
Luan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1Luan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1
 
luan van thac si kinh te (13).pdf
luan van thac si kinh te (13).pdfluan van thac si kinh te (13).pdf
luan van thac si kinh te (13).pdf
 
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở HuếLuận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
 
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đấtBảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
 
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
 
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
 
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOTĐề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam, HAYLuận văn: Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam, HAY
 
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu, HAY
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu, HAYTái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu, HAY
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu, HAY
 

Viewers also liked

Tom tat ket qua khao sat dn cua ced
Tom tat ket qua khao sat dn cua cedTom tat ket qua khao sat dn cua ced
Tom tat ket qua khao sat dn cua cedtienquangdn
 
424 qd-tcln-khhtqt
424 qd-tcln-khhtqt424 qd-tcln-khhtqt
424 qd-tcln-khhtqttienquangdn
 
Quy che 995_ec_vn_1
Quy che 995_ec_vn_1Quy che 995_ec_vn_1
Quy che 995_ec_vn_1tienquangdn
 
Bao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vn
Bao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vnBao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vn
Bao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vntienquangdn
 
Bao cao-danh-gia-hieu-qua-mang-luoi-redd+-và-flegt-tại-viet-nam
Bao cao-danh-gia-hieu-qua-mang-luoi-redd+-và-flegt-tại-viet-namBao cao-danh-gia-hieu-qua-mang-luoi-redd+-và-flegt-tại-viet-nam
Bao cao-danh-gia-hieu-qua-mang-luoi-redd+-và-flegt-tại-viet-namtienquangdn
 
Tinh hop phap_cua_go_va_san_pham_go___final
Tinh hop phap_cua_go_va_san_pham_go___finalTinh hop phap_cua_go_va_san_pham_go___final
Tinh hop phap_cua_go_va_san_pham_go___finaltienquangdn
 
423 qd-tcln-khhtqt
423 qd-tcln-khhtqt423 qd-tcln-khhtqt
423 qd-tcln-khhtqttienquangdn
 
Quy che go eu cong uoc cites
Quy che go eu cong uoc citesQuy che go eu cong uoc cites
Quy che go eu cong uoc citestienquangdn
 
Chuoi hanh trinh san pham fsc tai lieu cat
Chuoi hanh trinh san pham fsc tai lieu catChuoi hanh trinh san pham fsc tai lieu cat
Chuoi hanh trinh san pham fsc tai lieu cattienquangdn
 
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...tienquangdn
 
Luat lacey sua_doi_anh_huong_den_cac_nha_xuat_khau_lam_san_vn
Luat lacey sua_doi_anh_huong_den_cac_nha_xuat_khau_lam_san_vnLuat lacey sua_doi_anh_huong_den_cac_nha_xuat_khau_lam_san_vn
Luat lacey sua_doi_anh_huong_den_cac_nha_xuat_khau_lam_san_vntienquangdn
 

Viewers also liked (11)

Tom tat ket qua khao sat dn cua ced
Tom tat ket qua khao sat dn cua cedTom tat ket qua khao sat dn cua ced
Tom tat ket qua khao sat dn cua ced
 
424 qd-tcln-khhtqt
424 qd-tcln-khhtqt424 qd-tcln-khhtqt
424 qd-tcln-khhtqt
 
Quy che 995_ec_vn_1
Quy che 995_ec_vn_1Quy che 995_ec_vn_1
Quy che 995_ec_vn_1
 
Bao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vn
Bao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vnBao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vn
Bao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vn
 
Bao cao-danh-gia-hieu-qua-mang-luoi-redd+-và-flegt-tại-viet-nam
Bao cao-danh-gia-hieu-qua-mang-luoi-redd+-và-flegt-tại-viet-namBao cao-danh-gia-hieu-qua-mang-luoi-redd+-và-flegt-tại-viet-nam
Bao cao-danh-gia-hieu-qua-mang-luoi-redd+-và-flegt-tại-viet-nam
 
Tinh hop phap_cua_go_va_san_pham_go___final
Tinh hop phap_cua_go_va_san_pham_go___finalTinh hop phap_cua_go_va_san_pham_go___final
Tinh hop phap_cua_go_va_san_pham_go___final
 
423 qd-tcln-khhtqt
423 qd-tcln-khhtqt423 qd-tcln-khhtqt
423 qd-tcln-khhtqt
 
Quy che go eu cong uoc cites
Quy che go eu cong uoc citesQuy che go eu cong uoc cites
Quy che go eu cong uoc cites
 
Chuoi hanh trinh san pham fsc tai lieu cat
Chuoi hanh trinh san pham fsc tai lieu catChuoi hanh trinh san pham fsc tai lieu cat
Chuoi hanh trinh san pham fsc tai lieu cat
 
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...
 
Luat lacey sua_doi_anh_huong_den_cac_nha_xuat_khau_lam_san_vn
Luat lacey sua_doi_anh_huong_den_cac_nha_xuat_khau_lam_san_vnLuat lacey sua_doi_anh_huong_den_cac_nha_xuat_khau_lam_san_vn
Luat lacey sua_doi_anh_huong_den_cac_nha_xuat_khau_lam_san_vn
 

Similar to Dmc voi quy hoach phat trien rung vn

ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ
ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam BộĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ
ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam BộLuận Văn 1800
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019PinkHandmade
 
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị và đánh g...
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị và đánh g...Đề tài: Nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị và đánh g...
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị và đánh g...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bao cao khao sat crd final_vietnamese_nov2018
Bao cao khao sat crd final_vietnamese_nov2018Bao cao khao sat crd final_vietnamese_nov2018
Bao cao khao sat crd final_vietnamese_nov2018PHAM THI HAI YEN
 
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nang cao hieu qua von dau tu cho hát trien nong nghiep
Nang cao  hieu qua von dau tu cho hát trien nong nghiepNang cao  hieu qua von dau tu cho hát trien nong nghiep
Nang cao hieu qua von dau tu cho hát trien nong nghiepPhương Thảo Vũ
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...nataliej4
 

Similar to Dmc voi quy hoach phat trien rung vn (20)

ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ
ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam BộĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ
ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ
 
Luận văn: Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
 
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đLuận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiênLuận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
 
Tình trạng sức khỏe răng miệng, điều trị cho người cao tuổi, HAY
Tình trạng sức khỏe răng miệng, điều trị cho người cao tuổi, HAYTình trạng sức khỏe răng miệng, điều trị cho người cao tuổi, HAY
Tình trạng sức khỏe răng miệng, điều trị cho người cao tuổi, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị và đánh g...
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị và đánh g...Đề tài: Nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị và đánh g...
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị và đánh g...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
 
Bao cao khao sat crd final_vietnamese_nov2018
Bao cao khao sat crd final_vietnamese_nov2018Bao cao khao sat crd final_vietnamese_nov2018
Bao cao khao sat crd final_vietnamese_nov2018
 
Đề tài nghiên cứu khoa học Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức
Đề tài nghiên cứu khoa học Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thứcĐề tài nghiên cứu khoa học Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức
Đề tài nghiên cứu khoa học Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức
 
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam ĐảoSinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
 
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại HuếLuận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
 
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
 
Nang cao hieu qua von dau tu cho hát trien nong nghiep
Nang cao  hieu qua von dau tu cho hát trien nong nghiepNang cao  hieu qua von dau tu cho hát trien nong nghiep
Nang cao hieu qua von dau tu cho hát trien nong nghiep
 
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ ThủyLuận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAYLuận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAY
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
 

Recently uploaded

Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfXem Số Mệnh
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfPhamTrungKienQP1042
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 

Recently uploaded (7)

Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 

Dmc voi quy hoach phat trien rung vn

  • 1. NGÂN HÀNG THẾ GIỚI và TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP BÔ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, VIỆT NAM ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG CHIẾN LƢỢC SƠ BỘ ĐỐI VỚI QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN VÀ BẢO VỆ RỪNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2020 BẢN BÁO CÁO CUỐI CÙNG 08 THÁNG 11 NĂM 2010 Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trƣờng (Việt Nam) phối hợp với Công ty TNHH Tƣ vấn Dịch vụ Integra (Công hoà Séc)
  • 2. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 2 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a Quyền từ chối trách nhiệm Báo cáo này chỉ cung cấp thông tin và không bao gồm lời khuyên về mặt pháp lý hay chuyên môn chính thức khác. Báo cáo cũng không đƣợc đảm bảo về mặt pháp lý dƣới bất cứ hình thức nào dù là phát biểu hay ngụ ý. Nói cách khác, các tác giả sẽ chịu trách nhiệm về báo cáo này. Những phát hiện, nhận xét và kết luận nêu trong bản báo cáo là của các tác giả và không nhất thiết phải thể hiện quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng Cục Lâm nghiệp hay Ngân hàng Thế giới.
  • 3. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 3 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a Lời cảm ơn Báo cáo đƣợc các chuyên gia sau đây soạn thảo: ông Jiri Dusik (Trƣởng nhóm), ông Đoàn Diễm (Chuyên gia Chính sách quốc gia), bà Thẩm Hồng Phƣợng (Điều phối dự án), Tiến sỹ Lê Thu Hoa (Chuyên gia kinh tế môi trƣờng), Tiến sỹ Nguyễn Phú Hùng (Chuyên gia lâm nghiệp), ông Steven Hunt (Chuyên gia lâm nghiệp), Tiến sỹ Lê Hoàng Lan (Chuyên gia đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc), ông Richard Rastall (Chuyên gia quản lý môi trƣờng) và ông Martin Smutny (Chuyên gia đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc). Tiến sỹ David Annandale (Công ty Dịch vụ Tƣ vấn Integra) và ông Jeremy Carew Reid (Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trƣờng) đã có đóng góp bổ sung cho báo cáo. Dự án đƣợc bà Diji Chandrasekharan (Ngân hàng Thế giới), Tiến sĩ Nguyễn Bá Ngãi, bà Phạm Minh Thoa và ông Phạm Mạnh Cƣờng (Tổng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) giám sát quản lý. Ông Lê Hoài Nam (Bộ Tài nguyên Môi trƣờng) và các bà Nguyễn Thị Thu Lan, Vũ Thị Diệu Lý và ông Douglas Graham (đều từ Ngân hàng Thế giới) cũng đã cung cấp thông tin bổ sung và đọc nhận xét góp ý cho báo cáo này. Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn đại biểu đến từ các Cục/Vụ thuộc Tổng Cục Lâm nghiệp – Bộ NN-PTNT (Cục Kiểm lâm, Vụ Phát triển rừng, Vụ Sử dụng rừng, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế), các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và đại diện nhóm các bên liên quan chính đã tham dự hội thảo tổ chức này 1-2/6/2010 và 18- 19/8/2010. Nhóm nghiên cứu xin đƣợc gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Ông Lê Cẩm Long (Phòng Kế hoạch, Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Kạn); Ông Huỳnh Trung Luân (Phó trƣởng phòng quản lý dự án – Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk); Ông Nguyễn Tiến Lâm (Chi cục Trƣởng chi Cục Lâm nghiệp, Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An); Ông Nguyễn Thành Nhâm (Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An) đã nhiệt tình tham gia hỗ trợ trong toàn bộ quá trình nghiên cứu và giúp đỡ bố trí các cuộc họp giữa nhóm nghiên cứu với những bên cung cấp thông tin tại từng tỉnh, hỗ trợ nhóm nghiên cứu trong quá trình khảo sát tại hiện trƣờng trong giai đoạn đầu và đóng góp ý kiến bình luận, điều phối ý kiến đóng góp cho dự thảo báo cáo của nhóm tƣ vấn. Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn thông tin phản hồi, đóng góp của các cán bộ từ 3 tỉnh thí điểm Bắc Kạn, Nghệ An và Đắk Lắk trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt đại diện của các Sở liên quan nhƣ Sở NN-PTNT (quản lý nguồn nƣớc, thủy lợi; kiểm soát lũ lụt và thiên tai; Trung tâm khuyến nông – khuyến lâm); các cơ quan lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh (Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng đặc dụng; Sở TNMT, Ban Dân tộc Miền núi. Nhóm nghiên cứu cũng nhận đƣợc ý kiến đóng góp quý báu từ các ban quản lý của Vƣờn Quốc Gia Ba Bể, Vƣờn Quốc Gia Yok Don và Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi Lộc, Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Đàn. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Viện Điều tra Quy hoạch rừng và Phân viện ĐTQHR tỉnh Nghệ An đã chia sẻ thông tin, quan điểm về quá trình lập quy hoạch cấp tỉnh và hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhóm nghiên cứu tiếp cận thông tin cần thiết.
  • 4. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 4 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a Mục lục BẢN CHÖ GIẢI THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT .................................................................... 6 BÁO CÁO TÓM TẮT .................................................................................................................... 8 KẾT QUẢ CHÍNH .................................................................................................................. 8 Ý KIẾN KẾT LUẬN KHÁC ................................................................................................. 13 1 LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................................. 17 2 MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA ĐÁNH GIÁ VÀ PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG ............... 19 2.1 YÊU CẦU ĐMC TẠI VIỆT NAM ................................................................................. 19 2.2 MỤC TIÊU CỦA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG CHIẾN LƢỢC NÀY .......................... 20 2.3 PHƢƠNG THỨC TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN ......................................... 20 2.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CHƢA RÕ VÀ HẠN CHẾ CỦA BÁO CÁO ĐMC ........................ 24 2.5 CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO ................................................................................... 24 3 CÁC XU THẾ CƠ BẢN QUỐC GIA ĐỐI VỚI NHỮNG ƢU TIÊN VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ XÃ HỘI ĐƢỢC LỰA CHỌN ......................................................................................... 25 3.1 ĐA DẠNG SINH HỌC: NHỮNG THAY ĐỔI VỀ MÔI TRƢỜNG SỐNG, SỰ KẾT NỐI HỆ SINH THÁI, VÀ TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ ĐỘNG VẬT & THỰC VẬT ĐẶC HỮU ....................................................................................................................... 25 3.2 SINH KẾ LIÊN QUAN TỚI ĐẤT RỪNG: SỰ TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ ĐẤT ĐAI, TẠO VIỆC LÀM, VÀ PHÖC LỢI CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ....................................................................................................................... 34 3.3 LƢU GIỮ NGUỒN NƢỚC TRONG ĐẤT RỪNG VÀ BẢO VỆ CHỐNG LẠI CÁC HIỆN TƢỢNG KHÍ HẬU CỰC ĐOAN ......................................................................... 42 3.4 KHẢ NĂNG LƢU GIỮ CARBON CỦA RỪNG ........................................................... 47 3.5 BUÔN BÁN GỖ VÀ CÁC LÂM SẢN XUYÊN BIÊN GIỚI ........................................ 54 3.6 BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ BẤT HỢP PHÁP ........................................... 58 4 TỔNG QUAN VỀ CÁC QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA TỈNH ĐƢỢC CHỌN ........................................................................................................................ 63 4.1 GIỚI THIỆU .................................................................................................................... 63 4.2 TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH NGHỆ AN ................................................................................................................................... 66 4.3 TỔNG QUAN QUY HOẠCH BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC CẠN ....... 70 4.4 TÓM TẮT TỔNG QUAN QUY HOẠCH BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH ĐĂK LẮK ................................................................................................................................. 73 5 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG ĐỐI VỚI NHỮNG ƢU TIÊN MÔI TRƢỜNG VÀ XÃ HỘI TẠI MỘT SỐ TỈNH LỰA CHỌN......................................... 79 5.1 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC ĐÃ ĐƢỢC XÁC ĐỊNH TẠI CÁC TỈNH 79 5.2 TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở CÁC TỈNH ĐỐI VỚI SINH KẾ VÀ PHÖC LỢI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ .................. 86 5.3 BẢO VỆ RỪNG ĐẦU NGUỒN, KHẢ NĂNG GIỮ NƢỚC VÀ PHÕNG HỘ PHÕNG NGỪA CÁC ĐIỀU KIỆN KHI HẬU CỰC ĐOAN VÀ THIÊN TAI .. 93
  • 5. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 5 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 5.4 TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG TRONG TỈNH ĐỐI VỚI LƢU GIỮ CÁC BON RƢNG ................................................................................................... 97 5.5 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG TẠI CÁC TỈNH ĐỐI VỚI BUÔN BÁN GỖ VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÁI PHÉP ...................................... 99 6 CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ..................................................................................................... 100 6.1 GIỚI THIỆU .................................................................................................................. 100 6.2 TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG ................................ 102 6.3 LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG ĐỀ XUẤT THAY ĐỔI TRONG QUI HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG ................................................................................. 109 7 TỔNG HỢP KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI QUY HOẠCH TỔNG THỂ NGÀNH LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (2010-2020) ................................................................ 113 PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 125
  • 6. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 6 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a BẢN CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi Khí hậu Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ LĐ&TBXH Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội Bộ TNMT Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng CBD Công ƣớc đa dạng sinh học CDM Cơ chế Phát triển sạch CITES Công ƣớc về buôn bán Quốc tế các loài nguy cấp CKL Cục Kiểm lâm CKLP Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng CLPTLN Chiến lƣợc phát triển Lâm nghiệp CoC Chuỗi hành trình sản phẩm CPRGS Chiến lƣợc tổng thể về tăng trƣởng và xoá đói giảm nghèo CPVN Chính phủ Việt Nam CS-KH-CT Chính sách, kế hoạch, chƣơng trình CQK Chiến lƣợc, qui hoạch, kế hoạch CTXĐGN Chƣơng trình Xoá đói Giảm nghèo DRR Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai ĐMC Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc ĐTM Đánh giá Tác động Môi trƣờng EPC Cam kết Bảo vệ Môi trƣờng FCPF Quỹ Đối tác Carbon Lâm nghiệp FLEG Tăng cƣờng thực thi lâm luật và quản trị FLEGT Tăng cƣờng thực thi luật pháp, quản trị và thƣơng mại lâm sản FSC Hội đồng quản trị rừng quốc tế (cấp chứng chỉ rừng) GĐLN Giao đất lâm nghiệp ICEM Trung tâm Quốc tế Quản lý Môi trƣờng IWRM Quản lý tổng hợp Nguồn nƣớc KHPTKTXH Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hộị Luật BVMT Luật Bảo vệ Môi trƣờng (2005) NBAP Chƣơng trình Hành động đa dạng sinh học quốc gia NTP Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia PES Chi trả các dịch vụ môi trƣờng PFES Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
  • 7. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 7 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a QLRCĐ Quản lý rừng cộng đồng RĐD Rừng đặc dụng REDD Giảm phát thải từ giảm phá rừng và suy thoái rừng SERC Cụm sông ngòi đông nam SFEs Các lâm trƣờng quốc doanh Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở TNMT Sở Tài nguyên và Môi trƣờng TCLN Tổng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn UBND tỉnh Ủy ban Nhân dân tỉnh UBND xã Ủy ban Nhân dân xã VPA Hiệp định Đối tác tự nguyện WRM Quản lý nguồn nƣớc WB Ngân hàng Thế giới
  • 8. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 8 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ CHÍNH Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng phối hợp với Ngân hàng Thế giới triển khai đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc (ĐMC) trong khuôn khổ đàm phán khung về khoản vay dành cho chính sách Phát triển Cải cách Đầu tƣ Công giữa Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam. ĐMC này làmột đánh giá nhanh 03 quy hoạch bảo vệ phát triển rừng (FPDPs) cấp tỉnh, và đƣa ra hƣớng dẫn xây dựng Quy hoạch tổng thể Ngành Lâm nghiệp quốc gia và ban hành các quyết định của Chính phủ trong ngành lâm nghiệp. Điều đó tập trung vào các vấn đề dƣới đây đƣợc đề cập trong ĐMC và có trọng tâm hƣớng tới 5 vấn đề chính về kinh tế, xã hội, môi trƣờngtrong ngành lâm nghiệp. Các vấn đề này đƣợc xác định thông qua các cuộc họp tham vấn các bên liên quan cấp trung ƣơng và cấp tỉnh, cụ thể là:  Đa dạng sinh học: các thay đổi về môi trƣờng sống, kết nối sinh thái, tính đa dạng của các loài động vật và thực vật đặc hữu;  Sinh kế liên quan đến đất rừng: tiếp cận tài nguyên và đất, tạo việc làm, cuộc sống ổn định của ngƣời dân tộc thiểu số;  Khả năng duy trì nguồn nƣớc của rừng và bảo vệ chống lại các hiện tƣợng khí hậu cực đoan (bao gồm các rủi ro trong thời kỳ lụt và khô hạn).  Buôn bán gỗ và động vật hoang dã xuyên biên giới và  Tiềm năng lƣu giữ carbon của rừng ĐMC đề cập đến các mục tiêu chính sách liên quan do Chính phủ Việt Nam xác định đối với từng lĩnh vực này đồng thời phác họa xu hƣớng hiện tại, các nguyên nhân gốc rễ hiện tại và tƣơng lai của những xu hƣớng này và dự báo xu hƣớng tiến triển trong tƣơng lai của chúng. ĐMC xem xét bối cảnh lập quy hoạch ngành lâm nghiệp và cung cấp miêu tả tổng quan về quy hoạch QLBVR của 03 tỉnh lựa chọn là Bắc Kạn, Đắk Lắk và Nghệ An. Tiếp đến, ĐMC đƣa ra tổng quan về những tác động chính và phần phân tích cơ bản những vấn đề kinh tế chủ chốt. Phần cuối của ĐMC là những ý kiến đề xuất, khuyến nghị đối với quá trình lập Quy hoạch tổng thể Lâm nghiệp giai đoạn 2010-2020 và quá trình ra quyết sách ở quy mô lớn hơn liên quan tới ngành lâm nghiệp hoặc xây dựng quy hoạch BVPTR cấp tỉnh có tham vấn cán bộ lâm nghiệp các cấp trung ƣơng, tỉnh, chuyên gia và các bên liên quan. Ngoài những ý kiến khuyến nghị đƣa ra trong ĐMC, nhóm tƣ vấn cũng xác định 15 nội dung ƣu tiên cao sau đây để Chính phủ Việt Nam hoặc Bộ NN-PTNT hoặc Tổng cục Lâm nghiệp xem xét. 1. Bộ NN&PTNT và Bộ TNMT cần đẩy nhanh việc hoàn thiện thông tƣ liên tịch thống nhất phân loại đất và rừng và phối kết hợp giao rừng với giao đất lâm nghiệp thông qua: • Phối hợp phân loại rừng và đất lâm nghiệp . • Thống nhất định nghĩa về lâm phần quốc gia ôn định để hạn chế chuyển đổi rừng cho các mục đích sử dụng khác Phối hợp kiểm kê/thống kê rừng và đất lâm nghiệp, bao gồm đo đạc lập bản đồ địa chính và bản đồ rừng , cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và rừng và xác định rõ rang trách nhiệm của mỗi bộ (Bộ NN-PTNN và Bộ TNMT) trong quá trình này
  • 9. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 9 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a • Có các hƣớng dẫn kỹ thuật đƣợc đơn giản hóa cho phối hợp giữa đo đạc lập bản đồ địa chính và bản đồ rừng phù hợp và đủ chính xác cho mục đích lâm nghiệp • Miễn, giảm phí đo đạc lập bản đồ địa chính và rừng i cho các Ban quản lý, các công ty, hộ gia đình và cộng đồng 2. Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh giao đất rừng sản xuất cho cộng đồng và hộ gia đình đồng thời thông qua một chƣơng trình, chính sách về quản lý rừng cộng đồng trên toàn quốc. Về nguyên tắc, rừng sản xuất cần đƣợc giao cho hộ gia đình (kể cả rừng đã trồng) và rừng tự nhiên nên giao cho cộng đồng. Việc này sẽ là một trong những công cụ ƣu tiên để bảo vệ rừng và tạo sinh kế cho cộng đồng ngƣời dân sống phụ thuộc vào rừng. Những hoạt động sau đây đƣợc đề xuất cho vấn đề này:  Chính phủ Việt Nam cần xem xét lại Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg1; Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg2; Quyết định số 134/20043; Quyết định số 135/1998/QĐ- TTg4; Nghị quyết 30a5 v.v thông qua việc kết hợp chặt chẽ các chính sách và cơ cấu đồng nhất đối với việc giao rừng và sau khi giao rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng, đặc biệt là các dân tộc thiểu số nghèo. Giao đất lâm nghiệp cần đảm bảo giao nhiều hơn các diện tích rừng tự nhiên có chất lƣợng tốt cho các hộ gia đình và các cộng đồng (không chỉ đất trống). Nên giao rừng giàu (nếu có) và rừng đã đƣợc phục hồi cho các hộ gia đình hoặc hỗ trợ tài chính cho các hộ để trang trải chi phí bảo vệ những diện tích rừng tự nhiên nghèo hoặc rừng non tái sinh cho đến khi có thể khai thác. Việc thực hiện các cơ chế chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng và giảm phát thải từ giảm phá rừng và suy thoái rừng (PFES/REDD) có thể giảm gánh nặng tài chính của chính phủ Việt Nam liên kết với những hoạt động hỗ trợ tài chính này.  Chính phủ Việt Nam cần xác định rõ trong các văn bản pháp luật có liên quan.đến quyền của ngƣời sử dụng rừng đƣợc tham vấn trong việc hoạch định các chính sách có tác động đến quyền hƣởng dụng của ngƣời dân.  Thay vì cho tƣ nhân thuê đất lâm nghiệp, Chính phủ Việt Nam cần khuyến khích các doanh nghiệp tƣ nhân liên doanh liên kết với các cộng đồng và hộ gia đình cùng quản lý rừng. Nếu không việc thay đổi chủ sở hữu – thƣờng tƣớc đi sinh kế của những cộng đồng dân cƣ sống phụ thuộc vào rừng và có thể khởi nguồn cho việc dần dần chuyển đổi đất rừng sang các mục đích sử dụng khác. 3. Tổng cục Lâm nghiệp cần thí điểm và đẩy mạnh việc sát nhập các nhóm hộ gia đình đƣợc giao rừng thành những nhóm lớn hơn để có thể thực hiện quản lý rừng cộng đồng hoặc hợp tác xã quản lý rừng. Tổng cục Lâm nghiệp cần khuyến khích thiết lập những nhóm hợp tác xã lâm nghiệp (hoặc cơ cấu tập thể) để quản lý và tiếp thị sản phẩm rừng trồng.  Khó có thể quản lý các diện tích rừng nhỏ lẻ, phân tán một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận. Vì vậy, cần khuyến khích các hộ gia đình, kể cả những chủ rừng sở hữu các diện tích rừng riêng biệt, sát nhập những diện tích rừng cùng loại rừng có chất lƣợng và loài cây giống nhau thành các đơn vị quản lý để mang lại hiệu quả 1 ban hành ngày 12/11/2001 về quyền và nghĩa vụ của các hộ gia đình và cá nhân đƣợc giao, cho thuê đất lâm nghiệp 2 ban hành ngày 23/11/2005 về thử nghiệm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng trong các buôn làng ở Tây Nguyên 3 về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở nhà và nƣớc sạch cho đồng báo các dân tộc thiểu số nghèo 4 ban hành ngày 31/7/1998 về phê duyệt chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn 5 về phê duyệt chƣơng trình hỗ trợ để giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo
  • 10. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 10 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a cao hơn trong bảo vệ rừng, lập kế hoạch, quản lý, vận chuyển, khai thác, tiếp thị và bán lâm sản. 4. Bộ NN&PTNT cần đẩy mạnh hình thức quản lý rừng tập thể (đồng quản lý) rừng đặc dụng và rừng phòng hộ thông qua cho phép sử dụng bền vững một số nguồn tài nguyên rừng để mang lại lợi ích sinh kế cho ngƣời dân cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng. Những hoạt động sau đây đƣợc đề xuất cho vấn đề này:  Cần sửa đổi Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 14/8/2006 về Quy định cấm khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ từ rừng đặc dụng cần đƣợc sửa đổi để cho phép sử dụng bền vững một số tài nguyên rừng tạo ra lợi ích sinh kế cho cộng đồng ngƣời dân sống phụ thuộc vào rừng.  Cần xây dựng các hƣớng dẫn về cơ cấu đồng quản lý rừng, vai trò của các bên liên quan và phƣơng thức họ sẽ phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc mà không quá cứng nhắc để cho phép hài hòa sự khác nhau về văn hóa.  Cần thiết hình thành các cơ chế thể chế (nhƣ ―có cán bộ điều phối xã hội‖ trong cơ cấu các ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng6) cho các hình thức phối hợp về quản trị rừng và vận hành hệ thống chia sẻ lợi ích từ PFES và REDD. 5. Chính phủ Việt Nam cần ban hành quyết định cấm cấp tỉnh cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng ven biển và rừng đặc dụng trong tƣơng lai (bất kể quy mô nào). Quyết định này áp dụng cho tất cả các công trình cơ sở hạ tầng và các hoạt động khai thác bao gồm các thuỷ điện nhỏ và đƣờng giao thông không cần thiết cho quản lý các khu rừng tự nhiên. Chính phủ Việt Nam cũng cần xem xét khả năng chuyển giao thẩm quyền cho Bộ NN&PTNT phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng trên quy mô lớn (hơn 50 ha) các khu rừng tự nhiên thuộc bất kỳ loại rừng nào (sang mục đích nông nghiệp và các hình thức sử dụng khác. Hệ thống ra quyết định chuyển đổi rừng hiện nay ở cấp tỉnh dƣờng nhƣ không đầy đủ. 6. Tổng cục Lâm nghiệp cần hạn chế trồng rừng trong rừng khộp vì đối tƣợng rừng này chỉ nên giữ lại chủ yếu để tái sinh tự nhiên. Lý tƣởng nhất là Chính phủ Việt Nam ban hành tạm ngừng chuyển đổi rừng khộp ở Tây nguyên. 7. Bộ NN-PTNT cần chỉnh sửa tiêu chí xác định rừng tự nhiên nghèo kiệt để quản lý tốt hơn việc chuyển đổi rừng sang các mục đích sử dụng khác và tập trung vào những nỗ lực trồng rừng trên đất lâm nghiệp không đủ tiềm năng tái sinh. Cần xem xét lại quá trình phân loại rừng và quá trình phê duyệt để xác định các tác động đối với việc mất rừng để tránh chuyển đổi một số khu rừng gọi là ―nghèo‖ sang các mục đích sử dụng khác.  Các tiêu chí hiện có của Bộ NN&PTNT về xác định rừng tự nhiên nghèo kiệt cần đƣợc điều chỉnh (ví dụ: trữ lƣợng gỗ cây đứng ít hơn 50m3/ha và tỷ lệ tái sinh ít hơn 1000 cây /ha đối với nhóm IIIA1 (rừng nghèo) và cần quy định cụ thể hơn nữa cho 6 (Các) cá nhân sẽ đƣợc uỷ thác hoàn toàn với vai trò liên lạc cộng đồng giữa ban quản lý rừng của nhà nƣớc và các uỷ ban nhân dân địa phƣơng. Nói cách khác việc này yêu cầu phải có đào tạo và xây dựng nhân lực cũng nhƣ các chi phí hoạt động và chi phí vận hành nhằm việc ra quyết định, quản trị và quản lý chung có tính tham gia cao và hợp tác hơn. Việc tích cực tham gia hơn và chia sẻ lợi ích hơn với cộng đồng đƣợc đề xuất nhƣ một phƣơng thức đối với việc tạo ra các khuyến khích để quản lý và bảo vệ rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học.
  • 11. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 11 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a từng loại rừng. Những tiêu chí này cũng cần xem xét các giá trị ĐDSH và các điều kiện cụ thể của từng tỉnh7. 8. Chính phủ Việt Nam cần xác định các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về bồi hoàn hoặc đền bù tài chính đối với mọi hoạt động làm mất diện tích rừng ven biển, rừng ngập mặn và rừng tự nhiên. Diện tích rừng trồng mới không thể có chất lƣợng và chức năng phòng hộ tốt nhƣ rừng tự nhiên cũ. Quy định về bồi hoàn mất rừng thông qua trồng rừng ven biển mới cần yêu cầu thiết lập những diện tích rừng lớn hơn nhiều so với những diện tích rừng đã bị chuyển đổi.  Quy hoạch BVPTR cần phác thảo một đề xuất để đánh giá lại vấn đề này và khởi động công tác xây dựng các hƣớng dẫn tƣơng ứng.  Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cần tăng chi phí thiết lập rừng ngập mặn – các chi phí hiện thời quy định cụ thể trong các định mức kỹ thuật của Bộ NN&PTNT theo chƣơng trình 661 quá thấp và phải đƣợc tăng cao, đặc biệt tại các vùng cát ven biển. Hỗ trợ tài chính cần trang trải các chi phí cho dịch vụ tƣ vấn8 để triển khai nghiên cứu các loài cây trồng phù hợp và cung cấp hƣớng dẫn kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình trồng rừng và sau trồng rừng để đảm bảo tỷ lệ sống cao9. Đầu tƣ cho bảo vệ rừng ven biển và rừng ngập mặn cần trở thành một nội dung ƣu tiên của các chƣơng trình/dự án REDD. 9. Bộ NN&PTNT cần đánh giá toàn diện tác động của kế hoạch chuyển đổi rừng tự nhiên sang rừng trồng cao su. Rừng trồng cao su không đƣợc coi là rừng và vì vậy cũng cần đánh giá tác động môi trƣờng.  Theo Luật bảo vệ môi trƣờng, kế hoạch quốc gia phát triển cây cao su phải là đối tƣợng cần đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc và phải chỉnh sửa lại kế hoạch trên cơ sở kết quả quá trình đánh giá này.  Tổng cục Lâm nghiệp cần sử dụng quá trình này để xây dựng các tiêu chí nghiêm khắc cho phép chuyển đổi rừng đƣợc đề xuất (rừng tự nhiên hoặc rừng trồng) sang trồng cao su. Các tiêu chí này nên khác biệt giữa yêu cầu áp dụng đối với các công ty và các hộ gia đình bởi vì rừng trồng quy mô nhỏ có thể tạo ra các giải pháp sinh kế khả thi hơn về mặt kinh tế cho các cộng đồng nghèo và ít tác hại với môi trƣờng hơn. 10. Chính phủ Việt Nam nên bắt đầu cung cấp tài chính cho các hoạt động quản lý tất cả các khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đồng thời tăng cơ chế khuyến khích tài chính cho các hoạt động bảo vệ rừng..  Cần cho phép các tỉnh xác định các diện tích rừng ƣu tiên phù hợp để nhận hỗ trợ trên cơ sở mức độ phòng hộ xung yếu.  Chi phí cho các cấp ngành bảo vệ đƣợc TCLN, cơ quan lâm nghiệp địa phƣơng sau khi tham vấn với các ỦBND huyện/xã và các Quỹ BVPTR cấp tỉnh. Bảo vệ rừng 7 Theo hai tỉnh Nghệ An và Đắk Lắk phân loại rừng suy thoái là rừng chỉ có ít hơn lần lƣợt 40m3/ha và 50m3/ha để bảo vệ chống lại việc chuyển đổi từng bƣớc và mở rộng diện tích trồng cao su. 8 Ví dụ cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu Sinh thái Rừng Ven biển hoặc Phòng Nghiên cứu Sinh thái cây đƣớc (MERD) trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng 9 Mặc dù việc tái trồng cây thƣờng đƣợc diễn ra ở các khu vực trƣớc đây là rừng tự nhiên ven biển, tỷ lệ sống của cây trồng thƣờng thấp do đất suy thoái. Tỷ lệ sống của cây trồng cao hơn khi đƣợc các chuyên gia giúp tƣ vấn đúng về việc trồng cây
  • 12. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 12 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a dựa vào cộng đồng là một ƣu tiên với sự tham gia tích cực của UBND xã (Ban lâm nghiệp xã) nhƣ là ngƣời đại diện tất cả các cộng đồng thôn, bản trong xã. 11. Chính phủ Việt Nam cần tăng các khuyến khích tài chính để bảo vệ rừng và thực hiện chi trả tạm thời từ ngân sách nhà nƣớc. Phí khoán bảo vệ rừng là không đủ để khuyến khích nông dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ rừng.  Khoản chi trả này cần đƣợc xác định trên cơ sở diện tích rừng nghèo và rừng non tái sinh hiện có cũng nhƣ khả năng tài chính của Chính phủ Việt Nam.  Chính phủ Việt Nam có thể từng bƣớc bắt đầu trang trải các chi phí này thông qua các nguồn thu từ các hợp đồng chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng và chƣơng trình REDD vv... Dƣờng nhƣ sẽ cần khá nhiều thời gian trƣớc khi cả FPES và REDD đƣợc thực hiện – vì vậy hỗ trợ tài chính tạm thời từ Chính phủ chắc chắn là cần thiết ngay kể cả khi các cơ chế này đã đƣợc xây dựng thì không phải tất cả các diện tích rừng đều thuộc đối tƣợng áp dụng và vì vậy hỗ trợ tài chính rất cần thiết cho các công tác bảo vệ rừng hiện có. Quy hoạch BVPTRTQ cần đề cập phƣơng thức cung cấp các hỗ trợ tài chính tạm thời này cho hoạt động bảo vệ rừng. 12. Bộ NN&PTNT cần đẩy mạnh cấp chứng chỉ rừng FSC trong các công ty nhà nƣớc và tƣ nhân.  Cần xác định diện tích tối thiểu đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế và vì vậy có thể là yêu cầu bắt buộc. Cần có các hoạt động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng của FSC tại những khu rừng do các công ty nhà nƣớc /tƣ nhân và các nhóm hộ gia đình quản lý.  Trong điều kiện ngân sách hạn chế, Bộ NN&PTNT cần huy động hỗ trợ ODA để dung hòa các cơ chế chứng chỉ khác nhau và hỗ trợ các công ty trong quá trình đăng ký xin cấp chứng chỉ rừng nhƣ hình thức hợp tác công - tƣ. 13. Bộ NN&PTNT cần cải thiện hệ thống định giá kinh tế rừng hiện có để đảm bảo các dịch vụ sinh thái và các giá trị kinh tế của sản phẩm và dịch vụ từ rừng đƣợc quan tâm đầy đủ trong quá trình ra quyết định về cấp ngân sách nhà nƣớc cho lĩnh vực lâm nghiệp (ƣu tiên trƣớc mắt) và để thiết kế các hệ thống chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng và các mức phí từ khu vực tƣ nhân (ƣu tiên dài hạn).  Cần trình bày hệ thống mới về xác định giá trị kinh tế của rừng thông qua các cuộc hội thảo cấp cao về nâng cao nhận thức với các cơ quan nhà nƣớc liên quan, bao gồm Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thƣơng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài Chính v.v.  Bộ NN&PTNT với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, cần đánh giá các hệ thống tăng thu nhập khác nhau cho bảo vệ rừng thông qua rất nhiều công cụ kinh tế khác ngoài cơ chế PFES. 14. Bộ NN&PTNT và Bộ TNMT cần cải thiện mối quan hệ điều phối trong quản lý bảo vệ rừng và môi trƣờng. Các bƣớc ƣu tiên gồm có:  Nâng cao sự phối hợp giữa quy hoạch rừng và quy hoạch sử dụng đất (ngoài việc phối hợp tăng cƣờng trong rừng và công tác kiểm kê rừng và quá trình giao đất rừng nhƣ đề xuất trong phần khuyến nghị ƣu tiên # 1).  Nâng cao sự phối hợp chung giữa Bộ NN&PTNT và Bộ TNMT lồng ghép với các vấn đề bảo vệ rừng trong quy hoạch phát triển. Có thể đạt đƣợc điều này khi bảo đảm đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá ảnh hƣởng môi trƣờng hoặc cam kế
  • 13. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 13 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a bảo vệ môi trƣờng chỉ ra đúng các vấn đề quản lý rừng và sự hứa hẹn tham gia của các cơ quan có chức năng bảo vệ rừng trong quá trình thực hiện. Các bƣớc đầu tiên cho thấy đã có sự phối hợp trong ĐMC (xem Phụ lục), và Bộ NN&PTNT và Bộ TNMT đƣợc khuyến khích tham gia sâu hơn nữa;  Tăng cƣờng điều phối quản lý rừng và quản lý nguồn nƣớc. Tổng cục Lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng, Cục Quản lý tài nguyên nƣớc (Bộ NN&PTNT) và các cơ quan chức năng liên quan đến quản lý lƣu vực sông cần tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch quản lý những khu rừng rừng có chức năng phòng hộ đầu nguồn; và  Nếu các hành động trên vẫn không phù hợp cho sự phối hợp nhƣ đã nêu trên thì cần có một thay đổi sâu sắc hơn để giúp tạo sự hài hòa trong việc bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ rừng. 15. Bộ NN&PTNT cần cải thiện việc giám sát và quản lý rừng hiệu quảthông qua thiết lập cơ quan theo dõi và đánh giá ở cấp trung ƣơng và cấp tỉnh; đảm bảo tới năm 2015 thực hiện chƣơng trình điều tra rừng chi tiết để giao rừng và quản lý rừng, đánh giá đa dạng sinh học và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng quốc gia và tội phạm liên quan đến động vật hoang dã; và khởi động chƣơng trình nghiên cứu về các loài cây trồng mới, phù hợp và các nguồn sinh kế thay thế cho cộng đồng ngƣời dân sống phụ thuộc vào rừng. Chƣơng 7 trình bày tất cả các khuyến nghị đƣa ra trong báo cáo ĐMC này. Ngƣời đọc cần nghiên cứu kỹ tất cả những khuyến nghị này vì rất nhiều khuyến nghị có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Những khuyến nghị ƣu tiên đề cập ở phần trên phản ảnh ý kiến của nhóm ĐMC. Tổng cục lâm nghiệp hoặc Ngân hàng Thế giới có thể lựa chọn những khuyến nghị ƣu tiên khác trên cơ sở mối quan tâm hoặc nhu cầu ra quyết định của mình. Ý KIẾN KẾT LUẬN KHÁC Kết thúc buổi họp tham vấn cuối cùng tổ chức ngày 13/10/2010 giữa nhóm tƣ vấn ĐMC và đại diện cấp cao của Tổng Cục Lâm nghiệp, 5 câu hỏi chính đã đƣợc nêu ra cho nhóm ĐMC. Nhóm ĐMC đƣa ra câu trả lời cho những câu hỏi này nhƣ sau: Câu hỏi 1: Làm thế nào để hài hòa các quy trình khác nhau về phân loại rừng, sử dụng đất và lập kế hoạch/quy hoạch mà Bộ NN-PTNT và Bộ TNMT hiện đang áp dụng? Bộ NN-PTNT và Bộ TNMT đang xây dựng một thông tƣ liên Bộ liên kết điều tra rừng và điều tra đất trên toàn quốc và sẽ đƣợc thực hiện theo giai đoạn 5 năm. Tuy nhiên, cho đến nay, thông tƣ này vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện. Sự không rõ ràng và không đồng bộ trong định nghĩa rừng trên đất và đặc biệt là phân loại đất chƣa sử dụng và đất trống sử dụng cho mục đích lâm nghiệp đã tạo ra sự nhầm lẫn và là một trong những trở ngại chính đối với quá trình cải cách ngành lâm nghiệp, kể cả làm chậm tiến độ thực hiện giao đất lâm nghiệp, cải cách lâm trƣờng quốc doanh và chia sẻ lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái.
  • 14. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 14 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a Thiếu sự phối hợp liên ngành trong sử dụng đất và xây dựng quy hoạch và sự thiếu vắng một thông tƣ liên bộ giữa Bộ NN-PTNT và Bộ TNMT về phân loại sử dụng rừng và đất ảnh hƣởng tới khả năng đạt đƣợc mục đích chính sách lâm nghiệp chung, bao gồm mục đích giảm bất bình đẳng xã hội, giảm nghèo và cải thiện quản lý môi trƣờng. Làm rõ quan hệ sở hữu đất và chiếm dụng đất đồng thời đẩy mạnh quá trình giao đất lâm nghiệp (trên cơ sở đó, xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích bình đẳng) cũng là một điều kiện tiên quyết để thiết kế, xây dựng và thực hiện hiệu quả chi trả dịch vụ hệ sinh thái và cơ chế toàn cầu về giảm phát thải từ giảm phá rừng và suy thoái rừng (REDD). Chính phủ Việt Nam cần nhận thức rằng quy trình, thủ tục phân loại sử dụng rừng và đất không rõ ràng có thể khiến việc sử dụng nguồn vốn REDD trở nên phức tạp hơn (nguồn vốn cấp theo đề xuất trình Quỹ Đối tác và Cácbon Lâm nghiệp của Ngân hàng Thế giới, Chƣơng trình UN-REDD hoặc các sáng kiến REDD song phƣơng khác, các dự án và chƣơng trình do các nhà tài trợ hỗ trợ (GTZ, NORAD, JICA, vv). Câu hỏi 2: Làm thế nào để quản lý rừng tự nhiên của Việt Nam? Lâm phần của Việt Nam gồm 10,2 triệu ha rừng tự nhiên trong đó phần lớn là rừng bảo tồn (phòng hộ và đặc dụng). Từ nhiều năm qua, rừng tự nhiên đã bị suy thoái đáng kể và nguyên nhân chính là do sự kiểm soát và quản lý chƣa hiệu quả của các cơ quan nhà nƣớc –giao trách nhiệm quản lý trên cơ sở một chủ rừng cho các ban quản lý rừng của nhà nƣớc, đồng thời nghiêm cấm các hình thức sử dụng tài nguyên trong rừng đặc dụng và sử dụng rất hạn chế nguồn tài nguyên trong rừng phòng hộ. Tuy nhiên, các ban quản lý rừng không có nguồn lực về con ngƣời, tài chính, kỹ thuật để có thể thực sự quản lý rừng hoặc thực thi luật lâm nghiệp và luật liên quan đến động vật hoang dã hiệu quả. Vì vậy, quy hoạch tổng thể giai đoạn 2010 – 2020 sẽ cần phải xem xét nhiều yếu tố để đƣa ra quyết định về phƣơng thức quản lý rừng tự nhiên. Nhóm ĐMC đã đƣa ra một số khuyến nghị đẩy mạnh hình thức đồng quản lý hoặc ít nhất là phƣơng pháp tiếp cận quản lý phối hợp đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, hiện đang chiếm phần lớn diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam. Giải pháp đề xuất đã nhiều lần đƣa ra thảo luận ở Việt Nam là đẩy mạnh quản lý phối hợp (lâm nghiệp cộng đồng) hoặc đồng quản lý những diện tích rừng này thông qua việc tạo cơ hội cho ngƣời dân địa phƣơng hoặc các cộng đồng ngƣời dân xung quanh sống phụ thuộc vào rừng chia sẻ quyền ra quyết định về bảo vệ rừng. Và qua đó, khuyến khích cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng tích cực tham gia quản lý những diện tích rừng có tầm quan trọng sinh thái ngoài việc đơn thuần đƣa ra trách nhiệm bảo vệ rừng. Mục đích của đồng quản lý là chia sẻ quyền ra quyết định và lợi ích đề ra trong các chính sách của chính phủ. Chi phí cao để bảo vệ rừng dẫn đến có rất nhiều đề xuất chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt thành rừng sản xuất. Câu hỏi thứ 3 đƣa ra là phải chăng sẽ không thể bảo vệ hiệu quả hơn 1,2 triệu ha diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt nếu chuyển đổi loại rừng nghèo không có khả năng tái sinh này thành rừng trồng sản xuất hoặc cây nông nghiệp. Câu hỏi 3: Liệu 1,2 triệu ha rừng tự nhiên nghèo kiệt có nên đƣợc chuyển thành rừng trồng sản xuất hay không? Nhìn chung, nhóm ĐMC không ủng hộ việc chuyển đổi đất rừng tự nhiên vì loại rừng này có tầm quan trọng về giá trị đa dạng sinh học và chức năng dịch vụ môi trƣờng sinh thái. Tuy
  • 15. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 15 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a nhiên, nhóm nhận thức rằng trong một số trƣờng hợp, có thể quản lý và bảo vệ hiệu quả hơn những diện tích rừng tự nhiên năng suất thấp và rất nghèo thông qua chuyển đổi thành rừng trồng. Việc chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo sang các loại rừng khác đòi hỏi cần có các khái niệm rõ hơn về rừng nghèo, bởi vì chỉ nên cho phép chuyển đổi những diện tích rừng tự nhiên thực sự nghèo và không có tiềm năng tái sinh. Thứ hai, chỉ nên chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo sang loại rừng trồng các loài cây lâm nghiệp (không trồng cây nông –lâm nghiệp nhƣ cao su hoặc dầu cọ) và khuyến khích trồng rừng hỗn giao theo khả năng có thể để tái tạo cây rừng tự nhiên. Thứ ba, việc chuyển đổi bất kỳ một diện tích rừng tự nhiên bất kỳ loại nào với quy mô lớn hơn 50 ha thì cần phải triển khai đánh giá tác động môi trƣờng và việc chuyển đổi này cần đƣợc cấp trung ƣơng là Bộ NN-PTNT phê duyệt. Cuối cùng, không nên chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên nghèo trong rừng đặc dụng – những diện tích đó có thể giữ lại để tái sinh bất kể rừng đó có trạng thái chất lƣợng thế nào. Câu hỏi 4: Phƣơng thức đổi mới lâm trƣờng quốc doanh? Đổi mới lâm trƣờng quốc doanh (LTQD) là một trong những trọng tâm chính của ngành lâm nghiệp Việt Nam trong những năm qua. Trong hơn một thập kỷ qua, mặc dù nhiều kết quả đáng kể đã đạt đƣợc trong việc giảm số lƣợng LTQD nhƣng các LTQD hiện vẫn đang quản lý 37% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở Việt Nam. Tình trạng nhiều lâm trƣờng quốc doanh khai thác rừng quá mức trong những năm 1980 cho thấy vào giữa những năm 1990, độ che phủ rừng đã giảm đáng kể và do diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên bị giảm nên hầu hết các lâm trƣờng có ít khả năng trở thành đơn vị sản xuất có lãi. Nhiều lâm trƣờng quốc doanh sản xuất lâm vào tình trạng nợ ngập đầu và tồn tại chủ yếu nhờ vào nguồn vốn bảo vệ và trồng rừng 661. Nếu không có sự hỗ trợ của nhà nƣớc trung ƣơng thì nhiều lâm trƣờng quốc doanh sẽ cần hỗ trợ đáng kể từ nguồn ngân sách tỉnh. Tuy nhiên, cơ chế cấp ngân sách hiện thời chƣa khuyến khích thực hiện cải cách và không có gì ngạc nhiên khi thấy chỉ còn lại một vài lâm trƣờng tồn tại trên địa bàn các tỉnh (Ngân hàng Thế giới, 200910). Báo cáo ĐMC này không đề cập đến thông tin chi tiết về phƣơng thức thúc đẩy và cải thiện tiến trình đổi mới lâm trƣờng quốc doanh. Tuy nhiên, từ quan điểm phát triển bền vững, nhóm ĐMC ủng hộ đẩy mạnh quá trình cải cách LTQD và giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng, hộ gia đình. Nhóm cũng ủng hộ những LTQD lớn hơn và có tính khả thi kinh tế cao hơn trở thành công ty lâm nghiệp nhà nƣớc (nhƣ một số công ty đã chuyển đổi năm 2007) hoặc từng bƣớc thiết lập liên doanh với các công ty chế biến gỗ. Những doanh nghiệp tƣ nhân này cần đƣợc định hình tốt hơn để đầu tƣ vào rừng và đặc biệt vào những diện tích rừng lớn có khả năng thƣơng mại và có thể có khả năng cung cấp ―gỗ lớn‖. Trong quá trình cải cách đó, có thể chuyển đổi vai trò của Chính phủ từ ngƣời sử dụng tiền thuế để đầu tƣ vào các công ty lâm nghiệp nhà nƣớc kém hiệu quả sang hỗ trợ tạo việc làm và phát triển bền vững ở nông thôn đồng thời tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của ngành lâm 10 Ngân hàng Thế giới, 2009. Việt Nam: Liên kết chi tiêu công với các ƣu tiên chiến lƣợc trong ngành lâm nghiệp. Phát triển nông thôn Ngân hàng thế giới, Vụ tài nguyên và môi trƣờng – khu vực Đông Nam Á, Thái Bình Dƣơng – tháng 11.2009
  • 16. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 16 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam. Xuất phát từ quan điểm môi trƣờng, song song với các hoạt động hỗ trợ nhƣ vậy, một mặt cần đƣa ra các yêu cầu để các công ty tƣ nhân áp dụng quản lý rừng bền vững (gồm chứng chỉ rừng theo FSC), mặt khác tăng cƣờng giám sát, kiểm soát và thực thi luật. Câu hỏi 5: Phƣơng thức di dời diện tích canh tác nông nghiệp ra ngoài diện tích rừng? Vấn đề sản xuất nông nghiệp trong diện tích đất có rừng và những mâu thuẫn nguồn tài nguyên liên quan ở Việt Nam rất phức tạp và chứa đựng rất nhiều yếu tố lịch sử và xã hội. Nhóm ĐMC tin rằng, chính sách hiện có của chính phủ không thúc đẩy tái định cƣ các hộ gia đình và cộng đồng có truyền thống sử dụng đất lâm nghiệp để canh tác nông nghiệp là chính sách đúng đắn. Giải pháp hợp lý hơn đối với cộng đồng nông thôn (thƣờng là ở vùng cao) là cấp đầy đủ diện tích sản xuất nông nghiệp cho họ để đáp ứng nhu cầu sinh kế cơ bản, Điều đó đòi hỏi có sự tham vấn chặt chẽ với cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia ở cấp cơ sở. Cần thúc đẩy hơn nữa hoạt động này thông qua hỗ trợ tốt hơn cho ngƣời nông dân địa phƣơng để nâng cao sản xuất nông nghiệp. Một trong những thách thức chính là làm việc với ngƣời dân địa phƣơng để điều chỉnh tập quán du canh truyền thống vốn đã không còn bền vững trong môi trƣờng cảnh quan do con ngƣời chi phối. Tuy nhiên, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ hơn việc nhập cƣ tự do ở thôn bản trong khi các chính sách phát triển cấp vùng, tỉnh và huyện cần tập trung vào việc hạn chế mở rộng những diện tích canh tác nông nghiệp nhƣ vậy và khuyến khích di cƣ ra bên ngoài. Tuy nhiên, một yếu tố chính tác động đến sự phát triển hoặc mở rộng sản xuất nông nghiệp trong diện tích rừng là nhập cƣ ―có kế hoạch‖. Trong nhiều trƣờng hợp, đó là sản phẩm của chƣơng trình tái định cƣ liên quan đến các hoạt động phát triển lớn nhƣ các dự án thủy điện. Cần tham vấn sớm hơn và kỹ hơn đồng thời lập kế hoạch định cƣ để đảm bảo đáp ứng các giải pháp xã hội và môi trƣờng của những dự án này. Hiện nay, các cộng đồng dân cƣ thƣờng đƣợc chuyển khỏi vùng sẽ bị ngập nƣớc mà không cân nhắc đầy đủ về các sinh kế tƣơng lai của họ và tiềm năng xung đột về sử dụng tài nguyên trong tƣơng lai (thƣờng ở rừng đầu nguồn vùng cao) tại các khu vực giao thoa nông-lâm nghiệp giữa những ngƣời tái định cƣ và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng và do vậy dẫn đến tình trạng khai hoang/tái khai hoang diện tích hiện ‖chƣa sử dụng‖ trong chu kỳ du canh. Vì vậy, cần thiết thực hiện lập quy hoạch phù hợp và đánh giá tác động xã hội/môi trƣờng trƣớc khi xây dựng để tránh và/hoặc giảm thiểu đƣợc các tác động tiềm tàng (và mất mát), cung cấp đền bù đầy đủ hoặc các giải pháp thay thế và coi đó là trách nhiệm của chủ dự án.
  • 17. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 17 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 1 LỜI GIỚI THIỆU Năm 2009, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đại diện cho Chính phủ Việt Nam, đã đàm phán một khoản vay chính sách Phát triển Cải cách Đầu tƣ Công (PIR DPL) với Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu của PIR DPL là xây dựng dựa trên sự quyết tâm của chính phủ nhằm cải tiến nâng cao chu trình đầu tƣ công. Khoản vay tập trung vào bốn lĩnh vực chính nhằm cải tiến chu trình dự án đầu tƣ công sao cho Chính phủ Việt Nam có thể cải tiến chất lƣợng đầu tƣ. Với khoản vay này, Chính phủ Việt Nam nhất trí ―lồng ghép công tác đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc (ĐMC) vào các quy hoạch phát triển tổng thể tại hai khu vực và hai lĩnh vực chủ chốt‖. Một trong hai lĩnh vực chủ chốt là ngành lâm nghiệp và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) sẽ chịu trách nhiệm lồng ghép ĐMC vào trong ―kế hoạch phát triển tổng thể nhằm thực hiện Chiến lƣợc Phát triển Lâm nghiệp quốc gia‖. Trong bối cảnh này, Ngân hàng Thế giới đã đồng ý hỗ trợ Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) Bộ NN&PTNT tiến hành Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc (ĐMC) nhanh để có thông tin cho xây dựng Quy hoạch BVPT rừng (2011-2020) của ngành lâm nghiệp. ĐMC tiến hành một đánh giá nhanh các Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng của ba tỉnh, và đƣa ra hƣớng dẫn đối với Quy hoạch BVPTR toàn quốc của Ngành Lâm nghiệp và xa hơn giúp việc Chính phủ ra quyết định lớn hơn cho ngành lâm nghiệp. ĐMC cũng đề xuất một số cân nhắc về mặt môi trƣờng mà các cơ quan thẩm định có liên quan có thể xem xét khi đánh giá và phê duyệt các kế hoạch cấp tỉnh để đƣa vào Quy hoạch BVPTR quốc gia. Tiếp theo chƣơng giới thiệu này, báo cáo ĐMC đƣợc phân chia thành bảy chƣơng dƣới đây. Chƣơng hai nêu những yêu cầu của ĐMC tại Việt Nam và mục đích của việc ĐMC này; phƣơng thức tiếp cận và phƣơng pháp của ĐMC, phạm vi đánh giá, các bên liên quan chủ chốt đƣợc tham vấn; và những điều không chắc chắn trong đánh giá. Chƣơng ba trình bày những phân tích cơ bản đối với năm ƣu tiên về mặt môi trƣờng và xã hội đƣợc đề cập trong ĐMC này. Các ƣu tiên này bao gồm tổng quan chi tiết về các mục tiêu chính sách, các xu thế, những nguyên nhân gốc rễ và dự báo diễn biến những thay đổi trong tƣơng lai:  Đa dạng sinh học (mất môi trƣờng sống và giống loài, chia cắt hành lang và suy thoái rừng)  Mất sinh kế (sự tiếp cận các nguồn tài nguyên/đất đai, công ăn việc làm, quyền thực thi quản lý cộng đồng, bảo vệ di sản văn hoá của dân tộc)  Giảm khả năng duy trì nguồn nƣớc của rừng (quan trọng đối với việc quản lý hạn hán và lụt lội) và bảo vệ chống lại các hiện tƣợng khí hậu cực đoan (lốc, nắng nóng) và bảo vệ phòng chống cháy rừng.  Các khía cạnh xuyên quốc gia của ngành lâm nghiệp Việt Nam  Khả năng lƣu giữ carbon của rừng (tăng lên hay giảm đi) Chƣơng bốn vạch ra bối cảnh lập quy hoạch tổng thể đối với ngành lâm nghiệp tại Việt Nam và đƣa ra sự tổng quan về các Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh đƣợc lựa chọn là Bắc Kạn, Đắk Lắk và Nghệ An.
  • 18. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 18 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a Chƣơng năm tóm tắt các kết quả tổng hợp của các cuộc tham vấn cấp tỉnh về những tác động môi trƣờng và xã hội của các hoạt động quản lý rừng đƣợc xác định tại các tỉnh Bắc Kạn, Đắk Lắk và Nghệ An. Chƣơng sáu đƣa ra tổng quan về những vấn đề kinh tế chủ chốt có liên quan tới các xu thế môi trƣờng cơ bản, những chi phí vàlợi ích kinh tế mong đợi của các đề xuất nêu ra cho ngành lâm nghiệp. Chƣơng bảy và chƣơng cuối cùng tổng kết những đề xuất chính đã đƣợc xây dựng trong bản ĐMC này cho quá trình lập Quy hoạch BVPTR quốc gia giai đoạn 2010-2020. Chƣơng này cũng bao gồm những gợi ý cho việc ra quyết định lớn hơn liên quan tới ngành lâm nghiệp hoặc xây dựng các Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
  • 19. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 19 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 2 MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA ĐÁNH GIÁ VÀ PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG 2.1 YÊU CẦU ĐMC TẠI VIỆT NAM Về mặt khái niệm, trong vòng gần hai thập kỷ qua ĐMC đã đƣợc đƣa vào trong khung pháp lý thông qua Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 1993, với quy định đƣa ra trong Nghị định Chính phủ số 175/CP và Thông tƣ số 490/TT-BKHCNMT ―ĐTM không chỉ phải đƣợc thực hiện ở cấp dự án mà cả cho các quy hoạch tổng thể phát triển khu vực, ngành, tỉnh, thành phố và các khu công nghiệp‖. Trứớc năm 2005 chỉ có một số ĐMC đƣợc tiến hành thử nghiệm, với mục tiêu thúc đẩy phát triển khung ĐMC. Năm 2005, Luật Bảo vệ Môi trƣờng (LBVMT) đã đƣợc chỉnh sửa và điều 14 mới đƣợc đƣa vào với yêu cầu tiến hành ĐMC là nhiệm vụ bắt buộc đối với: 1. Các kế hoạch, quy hoạch và chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội cấp quốc gia. 2. Các chiến lƣợc và quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nƣớc. 3. Các kế hoạch, quy hoạch và chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh hay khu vực. 4. Các kế hoạch sử dụng đất, bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong phạm vi liên tỉnh hay liên khu vực. 5. Các kế hoạch phát triển các khu kinh tế trọng điểm. 6. Quy hoạch các lƣu vực sông quy mô liên tỉnh. Dựa trên yêu cầu này, các quy hoạch/kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng quy mô liên tỉnh hay liên khu vực cần phải thực hiên ĐMC (xem mục 4 ở trên). Tuân theo những quy định của Điều 16 LBVMT, ĐMC cần đề cập tới các vấn đề sau:  Mô tả chung các mục tiêu quy hoạch, phạm vi và đặc điểm liên quan tới môi trƣờng;  Mô tả chung các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trƣờng liên quan tới các dự án.  Tiên lƣợng những tác động xấu đối với môi trƣờng có thể xảy ra trong khi thực hiện các dự án.  Cung cấp các tham chiếu về nguồn gốc của số liệu và các phƣơng pháp đánh giá.  Các đề xuất cho những định hƣớng và giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trƣờng trong qúa trình thực hiện quy hoạch. Điều 15 của Luật BVMT quy định là báo cáo ĐMC cần đƣợc chuẩn bị bởi các cơ quan xây dựng chiến lƣợc, qui hoạch, kế hoạch (CQK). Điều quan trọng cần lƣu ý là Luật BVMT yêu cầu báo cáo ĐMC cần phải là một phần nội dung không thể thiếu đƣợc của CQK và phải đƣợc chuẩn bị đồng thời với việc xây dựng CQK tƣơng ứng. Điều 17 của Luật BVMT đƣa ra các quy định về thẩm định báo cáo ĐMC. Các báo cáo ĐMC phải đƣợc hội đồng thẩm định đánh giá và những kết quả thẩm định báo cáo ĐMC sẽ là cơ sở để phê duyệt CQK. Bộ TN-MT chịu trách nhiệm tổ chức hội đồng thẩm định đối với những CQK do Quốc hội, Chính phủ và Thủ tƣớng phê duyệt. Các bộ chủ quản, các cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh thành lập các hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC đối vớicác CQK thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình.
  • 20. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 20 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 2.2 MỤC TIÊU CỦA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG CHIẾN LƢỢC NÀY Vì từ trƣớc tới nay chƣa có một ĐMC nào đƣợc áp dụng trong ngành lâm nghiệp nên Ngân hàng Thế giới đã bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuât cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) tiến hành ĐMC nhằm mục đích lồng ghép ĐMC, bao gồm cả chƣơng trình đào tạo tập huấn cho các cán bộ của Bộ NN&PTNT về ĐMC. Để đáp ứng đƣợc với sự hỗ trợ này, Bộ NN&PTNT đã giao cho Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) là cơ quan đầu mối hợp tác với các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới về ĐMC và lồng ghép những đề xuất chủ chốt vào quy hoạch BVPTR của ngành lâm nghiệp. ĐMC thử nghiệm này là kết quả của quá trình hợp tác giữa WB, TCLN và nhóm chuyên gia đã tiến hành ĐMC. Cần lƣu ý là ĐMC này không tập trung vào chính dự thảo Quy hoạch BVPTR cuả ngành Lâm nghiệp do Quy hoạch tổng thể chƣa đƣợc xây dựng khi quá trình ĐMC bắt đầu. Thay vào đó, ĐMC đã đánh giá 03 Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (Bắc Kạn, Nghệ An và Dak Lak) đƣợc coi là đại diện cho những hoạt động quản lý rừng khác nhau tại Việt Nam. Tính logic của việc đánh giá là các quy hoạch của tỉnh tạo dựng cơ sở cho quy hoạch tổng thể và do vậy chúng có thể cung cấp một minh hoạ tốt về những vấn đề liên quan chủ chốt về mặt xã hội và môi trƣờng của các hoạt động quản lý rừng đã đƣợc hoạch định và có thể đƣa vào quy hoạch tổng thể lâm nghiệp quốc gia. Tuy nhiên, vì quy hoạch cấp tỉnh không đƣợc yêu cầu tiến hành ĐMC theo khung pháp lý, nên ĐMC này cần phải đƣợc coi là một dự án thí điểm đƣợc các nhà tài trợ hỗ trợ mà không hoàn toàn vận hành theo quy định pháp lý của Việt Nam đối với ĐMC nhƣ đã nêu trên. 2.3 PHƢƠNG THỨC TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN ĐMC này thực chất là một ĐMC nhanh thử nghiệm lồng ghép các vấn để phát triển bền vững vào các chƣơng trình quản lý và phát triển lâm nghiệp cấp tỉnh. Tuy nhiên, do vì nhiều tác động đã đƣợc xác định trong ngành lâm nghiệp thực sự là có nguyên nhân cội rễ từ những hoạt động quản lý cốt lõi đang đƣợc sử dụng trong ngành, nên ĐMC này cũng xem xét các vấn đề về thể chế và quản trị nhà nƣớc ở mức độ rộng hơn có liên quan tới công tác quản lý lâm nghiệp. Phần việc chính của đánh giá này là đƣa ra hƣớng dẫn về những vấn đề môi trƣờng cần phải đƣợc xem xét cân nhắc khi xây dựng Quy hoạch BVPTR toàn quốc cuả ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2010-2020 (sau đây gọi là Quy hoạch tổng thể); trong khi đánh giá các quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh; hay trong quá trình ra quyết định lớn hơn của ngành lâm nghiệp. Mặc dù ĐMC này có tính chất đặc biệt, đoàn công tác ĐMC dựa trên những bƣớc thực hiện đề xuất trong Bản Hƣớng dẫn Kỹ thuật Chung của Bộ TNMT về ĐMC (2009). Để phù hợp với hƣớng dẫn này, ĐMC đƣợc tiến hành thông qua những bƣớc sau: 1. Xác định những mối quan tâm ƣu tiên của quốc gia về môi trƣờng và kinh tế xã hội để những mối ƣu tiên này sẽ cần phải đƣợc cân nhắc trong việc xây dựng và phê duyệt các quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh và quy hoạch tổng thể quốc gia giai đọan 2010-2020; 2. Xác định xu hƣớng chung đối với từng vấn đề ƣu tiên về môi trƣờng và kinh tế xã hội đã nêu; 3. Đánh giá tác động của 3 quy hoạch lâm nghiệp tỉnh đối với những ƣu tiên kinh tế xã hội và môi trƣờng này và đề xuất những thay đổi trong các hoạt động quản lý rừng liên quan và các cơ hội tăng cƣờng/ giảm thiểu tƣơng ứng;
  • 21. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 21 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 4. Đánh giá và điều chỉnh đánh giá ban đầu và chuẩn bị những đề xuất chung cho việc ra quyết định lớn hơn liên quan tới Quy hoạch BVPTR quốc gia 5. Tổng quan về những vấn đề kinh tế chính của những tác động đã xác định đƣợc và những đề xuất đƣa ra; và 6. Trình bày những kết quả của ĐMC để nhận đƣợc sự tán thành từ TCLN và cơ quan cấp quốc gia cũng nhƣ các bên liên quan khác. Mỗi một bƣớc trong các bƣớc này đƣợc nêu ngắn gọn dƣới đây nhằm giải thích phƣơng thức tiếp cận và phƣơng pháp đƣợc lựa chọn của ĐMC. 2.3.1 BƢỚC 1: XÁC ĐỊNH NHỮNG MỐI QUAN TÂM ƢU TIÊN CỦA QUỐC GIA VỀ MẶT MÔI TRƢỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CẦN PHẢI ĐƢỢC CÂN NHẮC TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÊ DUYÊT CÁC QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP CẤP TỈNH VÀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2010-2020 ĐMC bắt đầu bằng việc tham vấn để xác định các vấn đề liên quan tới tính bền vững hay môi trƣờng chiến lƣợc thích hợp với ngành lâm nghiệp cả ở cấp quốc gia và các tỉnh đƣợc lựa chọn. Đoàn công tác ĐMC đã chuẩn bị một danh mục ban đầu về các vấn đề môi trƣờng chủ chốt cho quản lý rừng tại Việt Nam. Bản danh mục dự thảo này đƣợc chỉnh sửa và lập thứ tự ƣu tiên trong hội thảo đa thành phần đầu tiên, trong đó đã thống nhất đề xuất nên tập trung ĐMC vào các mối quan tâm ƣu tiên về mặt môi trƣờng và kinh tế xã hội sau đây:  Giảm khả năng lƣu giữ nƣớc của rừng (quan trọng đối với lụt lội và hạn hán)  Đa dạng sinh học (mất môi trƣờng sống, chia cắt các hành lang và suy thoái rừng)  Mất sinh kế (tiếp cận với đất đai & tài nguyên, quyền thực hiện quản lý cộng đồng), bảo vệ chống lại các hiện tƣợng khí hậu cực đoan: lốc,, nắng nóng; phòng chống cháy rừng  Khả năng lƣu giữ carbon rừng (tăng lên hay giảm đi)  Tạo công ăn việc làm Cuộc tham vấn với WB vào ngày 3 tháng 6 năm 2010 đã gợi ý mở rộng trọng tâm ĐMC bằng cách cũng nêu lên sự mất đi các loài động thực vật do săn bắn trái phép gây nên; bảo vệ sự đa dạng văn hoá, phong cách sống hay đồng bào dân tộc ít ngƣời và các khía cạnh xuyên quốc gia của ngành lâm nghiệp Việt Nam. Cuộc tham vấn với TCLN đã chủ yếu xem xét danh sách đề xuất những ƣu tiên về mặt môi trƣờng và kinh tế xã hội và gợi ý nên nêu lại vấn đề ‗Khả năng thu giữ carbon‘ bằng ‗Khối lƣơng dự trữ carbon rừng‘ cho rõ nghĩa hơn. Chuyên gia đã đồng ý điều chỉnh theo những gợi ý này và tập trung vào các vấn đề sau đây trong ĐMC này:  Đa dạng sinh học: những thay đổi về môi trƣờng sống, sự kết nối hệ sinh thái, và tính đa dạng của các hệ động thực vật đặc hữu;  Sinh kế liên quan tới đất lâm nghiệp: tiếp cận với tài nguyên, tạo công ăn việc làm, và phúc lợi của đồng bào dân tộc ít ngƣời;  Khả năng lƣu giữ nƣớc của rừng và việc bảo vệ chống lại các sự kiện khí hậu cực đoan (bao gồm các rủi ro trong các trận lụt và hạn hán);  Buôn bán gỗ và động thực vật hoang dã xuyên biên giới; và  Khối lƣợng dự trữ carbon rừng.
  • 22. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 22 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 2.3.2. BƢỚC 2: XÁC ĐỊNH XU HƢỚNG CHUNG ĐỐI VỚI TỪNG VẤN ĐỀ ƢU TIÊN VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ĐÃ NÊU; Đối với mỗi mối quan tâm về mặt môi trƣờng và kinh tế xã hội đã đƣợc xác định, đoàn công tác đã chuẩn bị một bản phân tích các xu thế chung (dựa trên các thông tin thứ cấp) đề cập các vấn đề sau:  Xu thế tổng thể trong mối quan tâm về mặt xã hội và môi trƣờng. Bản phân tích này trình bày tình hình hiện tại và xu thế diễn biến trong quá khứ.  Những mục tiêu chính sách liên quan: Bản tổng quan này vạch ra các khuyến nghị chủ chốt về chính sách, luật lệ và kinh tế đƣợc xây dựng đối với các xu thế này.  Những diễn biến hiện tại của xu thế: phân tích này đã cố gắng giải thích nguyên nhân xu thế tiến triển hiện nay và những nguyên nhân cội rễ có thể có trong ngành lâm nghiệp.  Dự báo những thay đổi tƣơng lai của những diễn biến này: Các chuyên gia đã chỉ ra các nhân tố tƣơng lai chủ chốt có thể ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực tới xu thế hiện tại khi không thực hiện Kế hoạch Lâm nghiệp Tổng thể Quốc gia giai đoạn 2010-2020. Bản phân tích cũng bao gồm việc xem xét cả những tác động tƣơng lai của biến đổi khí hậu.  Dự báo sự tiến triển trong tƣơng lai của xu thế này: triển vọng trong tƣơng lai đƣợc thảo luận xem liệu xu hƣớng này có đạt đến bất kỳ ngƣỡng chuyển quan trọng nào không, và điều gì có thể liên quan đến ngành lâm nghiệp. 2.3.3.BƢỚC 3: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BA QUY HOẠCH BVPTR CẤP TỈNH VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG LIÊN QUAN NHẰM GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG XẤU VÀ TĂNG CƢỜNG CÁC CƠ HỘI Đoàn công tác ĐMC đã nghiên cứu các quy hoạch BVPTR cấp tỉnh do TCLN cung cấp và chuẩn bị các đánh giá sơ bộ phản ánh các ý kiến nội bộ của các thành viên trong đoàn công tác ĐMC. Đối với mỗi một vấn đề môi trƣờng và kinh tế xã hội đã đƣợc xác định, đoàn công tác ĐMC xác định những hoạt động quản lý rừng chủ yếu có tác động đáng kể dù trực tiếp hay gián tiếp lên vấn đề ƣu tiên về môi trƣờng và kinh tế xã hội đã xác định. Sau đó đoàn công tác ĐMC đã xác định những tác động dự kiến có thể có; những nguyên nhân cội rễ về thể chế có thể có; và đƣa ra các khuyến nghị đối với mỗi thay đổi đƣợc đề xuất trong các hoạt đông quản lý rừng liên quan. Đánh giá cũng chỉ ra bản chất của những tác động dự báo và khả năng cũng nhƣ ý nghĩa của chúng. Đánh giá cũng cân nhắc xem các tác động dự báo có phải do các vấn đề thể chế nhƣ sau gây nên không:  Sự thiếu nhất quán trong các văn bản luật, nghị định và thông tƣ liên quan;  Quyền hạn của TCLN và CKL trong việc thực thi nhiệm vụ của mình;  Sự đáp ứng về số lƣợng và năng lực cán bộ nhân viên theo dõi quản lý thực hiện;  Ngân sách đầy đủ; và  Phối hợp với các ngành khác. Bản phân tích này dẫn tới việc xây dựng các kiến nghị ban đầu đối với những thay đổi đƣa ra trong những hoạt động quản lý rừng liên quan. Nhóm tƣ vấn đã xem xét xem những hoạt động quản lý rừng cụ thể có các tác động tích cực hay bất lợi đáng kể có cần đƣợc thúc đẩy, duy trì
  • 23. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 23 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a hay phải thay đổi hoặc ngăn ngừa hay không và đề xuất các điều kiện cho việc thực hiện những hoạt động này theo cáchthân thiên về mặt môi trƣờng. 2.3.4.BƢỚC 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU VÀ CHUẨN BỊ NHỮNG ĐỀ XUẤT CHUNG CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH LỚN HƠN LIÊN QUAN TỚI QUY HOẠCH TỔNG THỂ LÂM NGHIỆP QUỐC GIA (QHBVPTRQG) Các chuyên gia đã thực hiện các chuyến công tác dài ba tuần để tham vấn các Chi cục Lâm nghiệp, Sở TNMT, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở NN&PTNT và các cơ quan hay các tổ chức phi chính phủ liên quan khác tại các tỉnh đƣợc lựa chọn nhằm thẩm định, kiểm chứng và phát triển tiếp những đánh giá ban đầu. Những thông tin và gợi ý có đƣợc từ các tỉnh nàyđƣợc sử dụng để cập nhật báo cáo đánh giá. Trên 120 đề xuất cụ thể đối với những điều chỉnh tối ƣu các hoạt động quản lý rừng liên quan đã đƣợc kiến nghị. Những đề xuất này xem xét những thay đổi có thể có trong các hoạt dộng quản lý rừng khác nhau và tiềm năng hoàn thiện khuôn khổ luật pháp và chính sách; tổ chức thể chế, năng lực cán bộ; và nhu cầu thúc đẩy công tác theo dõi giám sát. Những gợi ý cụ thể trong dự thảo này đƣợc đánh giá thông qua một cuộc hội thảo hai ngày có nhiều thành phần tham gia và sau đó đƣợc điều chỉnh và mở rộng dựa trên những đóng góp thu lƣợm đƣợc. Nhóm tƣ vấn cũng tổng hợp đƣa vào các đề xuất bổ sung của WB. Sau đó 120 đề xuất cụ thể đã đƣợc tổng hợp thành 50 đề xuất tổng thể có cân nhắc nhu cầu cải tiến việc thực hiện các vấn đề môi trƣờng và kinh tế xã hội của ngành lâm nghiệp. Những đề xuất cuối cùng này khuyến nghị những thay đổi trong mỗi một hoạt động quản lý rừng và cũng đƣa ra những đề xuất cho việc ra quyết định rộng lớn hơn liên quan tới ngành lâm nghiệp. 2.3.5. BƢỚC 5: CHUẨN BỊ MỘT TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH CỦA NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐÃ ĐƢỢC XÁC ĐỊNH VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT NÊU RA Nhóm tƣ vấn ĐMC chuẩn bị phần tổng quan ngắn các vấn đề kinh tế chủ chốt của các xu thế môi trƣờng cơ bản và dự báo các chi phí lợi ích kinh tế của những đề xuất đƣợc đƣa ra cho những thay đổi trong các hoạt động quản lý rừng đã đƣợc hoạch định. 2.3.6. BƢỚC 6: TRÌNH BÀY NHỮNG KẾT QUẢ CỦA ĐMC ĐỂ NHẬN ĐƢỢC SỰ TÁN THÀNH TỪ TCLN VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ TRUNG ƢƠNG CŨNG NHƢ CÁC BÊN LIÊN QUAN Bản dự thảo báo cáo cuối cùng ĐMC đƣợc biên soạn bằng tiếng Anh và dịch sang tiếng Việt. Vào tháng 9 năm 2010, báo cáo đã đƣợc chia sẻ cho các cấp chính quyền trung ƣơng và tỉnh, các chuyên gia độc lập và tổ chức phi chính phủ để thu nhận thêm các ý kiến. Đoàn tƣ vấn đã thảo luận về những để xuất xây dựng trong báo cáo ĐMC thông qua các cuộc họp không chính thức với lãnh đạo TCLN (5/10/2010) và một ngày hội thảo chuyên đề (ngày 14/10/2010) với sự tham gia của các cán bộ chủ chốt thực hiện lập quy hoạch tổng thể. Cuộc
  • 24. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 24 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a thảo luận này dẫn tới các chỉnh sửa cuối cùng và lập thứ tự ƣu tiên cho các đề xuất trình bày trong báo cáo này. 2.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CHƢA RÕ VÀ HẠN CHẾ CỦA BÁO CÁO ĐMC Báo cáo này xem xét những đề xuất đƣa ra trong quy hoạch BVPTR cấp tỉnh và nhằm rút ra những khuyến nghị cho quy hoạch tổng thể lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2011-2020. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp luận ĐMC đƣợc lựa chọn trên cơ sở các nguyên tắc sau:  So sánh đối ngẫu: ĐMC xem xét thông tin từ quy hoạch 3 tỉnh và các báo cáo nghiên cứu lâm nghiệp cấp quốc gia;  Đánh giá nhanh: Đánh giá thực hiện trong thời gian 5 tháng (từ tháng 6 – tháng 10.2010);  Phƣơng pháp tiếp cận có sự tham gia và dựa trên số liệu hiện có: ĐMC sử dụng thông tin trong các báo cáo nghiên cứu liên quan và thông tin đầu vào từ các cán bộ cấp cao, các chuyên gia cấp trung ƣơng và cấp tỉnh. Không thu thập số liệu sơ cấp; và  Nâng cao năng lực: Việc triển khai thực hiện ĐMC này là một quá trình vừa học vừa làm đối với hầu hết các chuyên gia và cán bộ tham gia vào tiến trình này. Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) và Ngân hàng Thế giới đã tích cực hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện. TCLN hỗ trợ tiếp cận thông tin, tham vấn với các tỉnh lựa chọn, nghiên cứu đề xuất ban đầu và cuối cùng do nhóm ĐMC đƣa ra. Ngân hàng Thế giới kiểm tra toàn bộ các phần phân tích dự thảo do nhóm tƣ vấn xây dựng và đóng góp ý kiến chi tiết đối với từng bƣớc hoạt động trong cả tiến trình. Xem xét mục đích và bản chất của ĐMC này, nhóm tƣ vấn không thấy có những hạn chế hoặc vấn đề chƣa rõ nào có thể ảnh hƣởng đáng kể đến giá trị của những khuyến nghị đƣa ra. Hạn chế duy nhất có thể có là quy hoạch BVPTR của 3 tỉnh lựa chọn có thể không mang tính đại diện đối với các vấn đề quản lý rừng sẽ đƣợc xem xét trong quy hoạch lâm nghiệp tổng thể giai đoạn 2011 – 2020. Rủi ro này đƣợc đánh giá là tƣơng đối nhỏ bởi vì TCLN và nhóm ĐMC đã lựa chọn các tỉnh có vị trí địa lý mang tính đại diện của ngành lâm nghiệp Việt Nam. Nhóm ĐMC đã xem xét các vấn đề liên quan đến quản lý rừng ở miền Bắc, Tây nguyên và miền Nam; tại vùng núi, đồng bằng, vùng ven biển, đất ngập nƣớc và cả ở những vùng có mật độ dân số thấp và cao. Trọng tâm nghiên cứu này cho phép ĐMC xem xét thận trọng, kỹ lƣỡng vấn đề quản lý những diện tích rừng tự nhiên lớn cũng nhƣ những diện tích ở vùng ven đô thị. 2.5 CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO Đánh giá này có ý nghĩa cung cấp thông tinđầu vào cho quá trình ra quyết định và cũng là một nguồn tham khảo để thực hiện ĐMC trong ngành lâm nghiệp Việt Nam trong tƣơng lai. Ví dụ, phù hợp với những yêu cầu xây dựng Kế hoạch Quản lý rừng Quốc gia giai đoạn 2011 – 2010, Bộ NN-PTNT đã phân bổ nguồn lực cho việc thực hiện ĐMC và những cán bộ sẽ thực hiện đƣợc khuyến khích sử dụng những phần liên quan trong báo cáo này và tiếp tục phát triển hơn nữa để cung cấp thông tin đầu vào cho quá trình hoạch định chính sách. Ngân hàng Thế giới cũng đƣợc khuyến khích xem xét các kết quả của báo cáo này trong quá trình lập kế hoạch hỗ trợ REDD ở Việt Nam và trong quá trình xây dựng báo cáo đánh giá môi trƣờng và xã hội.
  • 25. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 25 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a 3 CÁC XU THẾ CƠ BẢN QUỐC GIA ĐỐI VỚI NHỮNG ƢU TIÊN VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ XÃ HỘI ĐƢỢC LỰA CHỌN Chƣơng này trình bày những xu thế tổng quan đối với mỗi một ƣu tiên về môi trƣờng và kinh tế xã hội liên quan tới công tác quản lý rừng tại Việt Nam đã đƣợc xác định thông qua các cuộc tham vấn với các bên tham gia liên quan khi bắt đầu quá trình ĐMC. Các phân tích riêng đã đƣợc chuẩn bị cho từng chủ đề:  Đa dạng sinh học: Những thay đổi về môi trƣờng sống, sự liên kết của các hệ sinh thái, và sự đa dạng các hệ động thực vật đặc hữu;  Sinh kế liên quan tới đất rừng: sự tiếp cận các nguồn tài nguyên và đất đai, cũng nhƣ phúc lợi của các dân tộc ít ngƣời;  Khả năng lƣu giữ nguồn nƣớc của rừng và công tác bảo vệ rừng chống lại các hiện tƣợng khí hậu cực đoan (bao gồm những rủi ro trong khi lụt bão và hạn hán);  Thƣơng mại xuyên biên giới về gỗ và động thực vật hoang dã; và  Khả năng lƣu giữ carbon rừng. 3.1 ĐA DẠNG SINH HỌC: NHỮNG THAY ĐỔI VỀ MÔI TRƢỜNG SỐNG, SỰ KẾT NỐI HỆ SINH THÁI, VÀ TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ ĐỘNG VẬT & THỰC VẬT ĐẶC HỮU 3.1.1 TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong mƣời nƣớc có đa dạng sinh học cao nhất trên hành tinh bao gồm khoảng 10% các loài trên thế giới, trong khi chỉ chiếm có 1% diện tích đất (Ngân hàng Thế giới, 200211). Di sản thiên nhiên giàu có bao gồm một số loài nổi tiếng nhất trên thế giới nhƣ hổ và voi cũng nhƣ có năm trong 25 loài linh trƣởng quý hiếm nhất trên thế giới, và cũng là nơi có hơn 13,000 loài thực vật. Phần lớn mức độ đa dạng cao đặc biệt này xuất phát từ khí hậu và địa lý riêng có duy nhất và đổi lại có nghĩa là có rất nhiều các vùng sinh thái, các hệ sinh thái và môi trƣờng sống khác nhau và do vậy có cấp độ đặc hữu cao. Tuy nhiên, các hệ sinh thái rừng có giá trị sinh học cao nhất tại Việt Nam nếu so sánh với các hệ sinh thái khác nhƣ đồng cỏ, đất liền hay các dãy núi đá vôi (Bộ TNMT, 200812). Tuy vậy, đồng thời Việt Nam hiện cũng là mảnh đất quê hƣơng của hơn 88 triệu dân và thị trƣờng này kết hợp với sự tự do kinh tế đã kích thích sự tăng trƣởng kinh tế kỳ diệu với tăng trƣởng hàng năm GDP là 7–8% duy trì suốt từ những năm 1990 và thập kỷ đầu của thiên niên kỷ mới. Mặc dù vậy, sự tăng trƣởng kinh tế này cũng bộc lộ những điểm yếu của nó. Những khu rừng, mặt nƣớc đánh bắt thủy sản, đất đai và nguồn nƣớc quốc gia đã thƣờng xuyên bị sử dụng một cách không bền vững và tại một số khu vực chất lƣợng môi trƣờng đã bị suy thoái nghiêm trọng. Di sản thiên nhiên đặc biệt của Việt Nam đối mặt với những thách thức suy thoái đáng kể (ICEM, 200313). 11 Báo cáo diễn biến môi trƣờng Việt Nam 2002, Ngân hàng Thế giới, Hà Nội 12 Bộ TNMT, Tổng cục Môi trƣờng Việt Nam, Báo cáo quốc gia lần thứ IV của Việt Nam thực hiện công ƣớc đa dạng sinh học, Hà Nội 2008 13 ICEM, 2003: Báo cáo quốc gia Việt Nam về các khu vực đƣợc bảo vệ và phát triển, Báo cáo khu vực đƣợc bảo vệ và phát triển tại vùng hạ lƣu sông Mê Kông, Indooroopilly, Queensland, Öc. 60 pp.
  • 26. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 26 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a Tác động tiềm tàng của các quy hoạch ngành lâm nghiệp đến sự mất đi đa dạng sinh học và môi trƣờng sống, sự liên kết hệ sinh thái và suy thoái rừng đã dấy lên một mối quan tâm ƣu tiên rất cao trong tất cả các bên tham gia đƣợc tham vấn. Về mặt kỹ thuật có rất nhiều những vấn đề về mặt môi trƣờng nhƣng chúng đều nối kết với nhau đến độ có thể đƣợc gộp chung lại thành một nhóm. Vấn đề môi trƣờng bị đe doạ ở đây là đã không có xem xét cân nhắc đúng đắn về đa dạng sinh học và các vấn đề có liên quan của sự chia cắt môi trƣờng sống và sự suy thoái rừng trong các hoạt động quản lý và quy hoạch rừng , các xu thế mất đi sự đa dạng sinh học hiện tại có thể tiếp tục và tình hình có thể bị trầm trọng thêm rất nhiều. 3.1.2 BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT Về mặt chính sách Chính phủ Việt Nam đã có bƣớc tiến đáng kể trong việc giải quyết vấn đề suy giảm độ che phủ rừng, suy thoái rừng và mất đa dạng sinh học. Điều này đã bao hàm việc Việt nam trở thành thành viên của một số các hiệp ƣớc và công ƣớc quốc tế nhƣ Công ước Đa dạng sinh học (CBD), Công ước quốc tế về buôn bán các loài quý hiếm (CITES) và Công ƣớc RAMSAR. Chính phủ cũng xây dựng một loạt các chính sách và chiến lƣợc quốc gia phù hợp để bảo vệ rừng và động vật hoang dã. Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp tới năm 2020 (Chiến lƣợc Phát triển Lâm nghiệp năm 2007) công nhận rằng ‗diện tích rừng tuy có tăng lên nhƣng chất lƣợng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên cấp độ giàu và trung bình vẫn tiếp tục bị suy giảm do những thay đổi các mục đích sử dụng rừng, khai thác quá mức, chặt phá gỗ trái phép, tập quán nông nghiệp đốt rừng làm nƣơng‘. Nhằm ứng phó lại với những vấn đề này Chiến lƣợc Lâm nghiệp cam kết phục hồi độ che phủ rừng lên tới 47% vào năm 2020. Chiến lƣợc đề xuất các biện pháp đặc biệt tán thành những tác dụng của quản lý rừng bền vững bằng sự tập trung thoả đáng vào việc làm giàu rừng, tái sinh rừng và bảo vệ lâm phần rừng hiện tại (đặc biệt là những diện tích rừng tự nhiên giàu). Các khu rừng đặc dụng (hay các khu đƣợc bảo vệ) cũng đƣợc đặc biệt chú trọng với mục đích làm tăng diện tích của chúng từ 1.9 lên 2.2 triệu ha vào năm 2010. Những ƣu tiên trong Chiến lược Quản lý đối với hệ thống khu bảo tồn tới năm 2010 (MASPAS, 2003) bao gồm việc xây dựng một khung pháp lý cho tất cả các vấn đề liên quan tới công tác bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các khu rừng đặc dụng; cải cách thể chế để thành lập ra một cơ quan độc lập riêng có hiệu quả cao dành riêng cho công tác bảo tồn; Xây dựng các liên kết truyền thông chính thức giữa các ban quản lý và các cơ quan chịu trách nhiệm về công tác xây dựng vùng đệm để đánh giá các quyết định về phát triển cả ở những khu vực bảo tồn và các vùng đệm; và nâng cao năng lực thể chế của giám đốc và cán bộ nhân viên các khu bảo tồn cùng với các biện pháp khác. Dự án Trồng mới 5 triệu héc ta rừng (1998-2010): Cũng đƣợc biết đến với tên gọi là Chƣơng trình 661 nhằm phục hồi độ che phủ rừng chủ yếu trên đất trống/ đất suy thoái và tạo cơ hội nối kết môi trƣờng sống trong rừng và tạo ra các khu rừng đệm‖ nhằm giảm ‗những hiệu ứng bên lề‘ lên các khu bảo tồn. Kế hoạch Hành động Đa dạng sinh học quốc gia (NBAP, 2007): Một số mục tiêu chính của NBAP là: củng cố và xây dựng hệ thống rừng đặc dụng; tái sinh 50% rừng đầu nguồn bị suy thoái; bảo vệ hiệu quả những loài động thực vật quý hiếm và có giá trị đang bị đe doạ tuỵêt chủng; xây dựng 1,2 triệu hecta đất ngập nƣớc và khu bảo tồn biển cấp quốc gia và quốc tế; tái
  • 27. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 27 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a sinh hơn 200.000 hecta rừng ngập mặn; phát triển các dự án trình diễn sử dụng bền vững các nguồn động thực vật; kiểm soát, phòng ngừa và dừng ngay việc khai thác, buôn bán, và tiêu thụ các loài hoang dã quỹ hiếm; kiểm tra 100% các loài và nguồn gien nhập khẩu; giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo tồn tính đa dạng sinh học, phát triển và sử dụng bền vững để cho 50% dân số thƣờng xuyên nhận đƣợc thông tin về đa dạng sinh học. Những mục tiêu chính sách nêu ra dƣới đây đƣợc đi kèm với một loạt các văn bản pháp luật hỗ trợ bao gồm:  Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004)  Luật đa dạng sinh học (2008) – cho phép thí điểm chi trả các dịch vụ môi trƣờng, đẩy mạnh giao đất giao rừng, đa dạng hóa các nguồn thu nhập đối với khu bảo tồn, có thêm vốn cho việc nghiên cứu về môi trƣờng và bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn đã thúc đẩy công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam lên một tầm cao mới.  Luật đất đai (2004) và Quyết định 304 của Chính phủ Việt Nam liên quan tói việc giao đất giao rừng cho vùng Tây nguyên  Luật Bảo vệ môi trƣờng (2005)  Quyết định 08 liên quan tới quản lý và Tổ chức Rừng đặc dụng  Quyết định 186 ban hành quy định về quản lý rừng  Quyết định 82 cấm buôn bán các loài quý hiếm  Quyết định 178 về giao đất rừng cho các hộ gia đình và cá nhân 3.1.3 XU THẾ DIỄN BIẾN TRONG QUÁ KHỨ VÀ TÌNH HÌNH HIỆN NAY VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG CÁC KHU RỪNG Diện tích che phủ rừng đã bị giảm đáng kể trong các thập niên vừa qua (đặc biệt trong những năm 1970 và 1980). Tuy nhiên, từ năm 1990 có thể thấy có thành công nhất định trong việc phục hồi độ che phủ rừng (xem bảng dƣới đây). Dẫu vậy, xu thế này chủ yếu là do tăng các diện tích rừng trồng, trong khi diện tích rừng tự nhiên mang tính đa dạng sinh học cao thì lại bị giảm xuống đáng kể (báo cáo quốc gia lần thứ 4 cho CBD, 2008). Năm Đất rừng (ha) Độ che phủ rừng (%) Tổng số Tự nhiên Rừng trồng 1998 9.432.900 8.099.858 1.333.042 28,80 1999 10.915.592 9.444.198 1.471.394 33,20 2000 11.314.626 9.675.700 1.638.926 34,40 2001 11.685.835 9.942.920 1.742.915 35,50 2002 11.784.589 9.865.020 1.919.569 35,80 2003 12.094.517 10.004.709 2.089.808 36,10 2004 12.306.805 10.088.288 2.218.517 36,70 2005 12.616.700 10.283.173 2.333.527 37,00 2006 12.873.850 10.410.141 2.463.709 38,00 2007 12.895.396 10.340.284 2.555.112 38,20 2008 13.118.773 10.348.591 2.770.182 38,70 2009 13,258,842 10,339,305 2,919,538 39.10
  • 28. Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc sơ bộ đối với Quy hoạch Tổng thể ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 28 ICEM – T r u n g t â m Q u ố c t ế Q u ả n l ý M ô i t r ƣ ờ n g v à C ô n g t y T N H H T ƣ v ấ n D ị c h v ụ I n t e g r a Nguồn: Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam (Ngân hàng Thế giới 2005) Chính phủ Việt Nam đã có nỗ lực đối phó với sự mất rừng bằng cách mở rộng đáng kể hệ thống rừng đặc dụng (xem biểu đồ bên trái dƣới đây). Tuy vậy, phải thừa nhận là chất lƣợng che phủ rừng tự nhiên giàu đã giảm sút nghiêm trọng – chủ yếu là do sự chia cắt môi trƣờng sống và suy thoái rừng (xem biểu đồ bên phải dƣới đây). Đặc biệt, các khu rừng ngập mặn đã suy giảm đáng kể do sự gia tăng dân số khu vực đồng bằng ven biển và sự phát triển nhanh của việc nuôi trồng thuỷ sản (nhất là nuôi tôm). Biểu đồ sau đây minh họa mức độ suy giảm nhanh chóng cho đến năm 1999, và xu hƣớng này vẫn tiếp tục cho đến hôm nay.