SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Download to read offline
Thông tin từ báo cáo kết quả khảo sát của Trung tâm giáo dục và Phát 
triển 
Kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp Việt Nam 
Kết quả khảo sát tổng hợp dựa trên kết quả phỏng vấn từ 63 doanh nghiệp trong nước. 
Trong số 63 doanh nghiệp trong nước có 31 doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu 
hạn (TNHH) hai thành viên trở lên (chiếm 49.20%) và 24 doanh nghiệp là công ty cổ 
phần (CTCP) (chiếm 38.10%), 8 công ty TNHH một thành viên (12.70%). Trong các 
doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, số lao động nữ chiếm khoảng 46%. 
Thành phần tham gia phỏng vấn và quy mô lao động của doanh nghiệp 
Trong số 63 doanh nghiệp Việt Nam, 19 doanh nghiệp (30%) có dưới 50 lao động, 14 
doanh nghiệp (22%) có số lao động từ 50 đến 300 người, 13 doanh nghiệp (21%) có số 
lao động từ 300 đến 500 người và 17 doanh nghiệp (26%) có trên 500 lao động. 
Trong số 63 doanh nghiệp được phỏng vấn, có 59 doanh nghiệp sẵn lòng cung cấp 
thông tin liên quan đến xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. 
Trong số 59 doanh nghiệp này, có 48 doanh nghiệp (81,36%) xuất khẩu trực tiếp, 4 
doanh nghiệp (6,7%) xuất khẩu qua các công ty khác, và 7 doanh nghiệp (11,86 %) có 
cả hai hình thức vừa xuất trực tiếp và vừa xuất qua hợp đồng với công ty khác. 
Kim ngạch xuất khẩu trung bình của các doanh nghiệp được khảo sát trong 2 năm liên 
tiếp (2012 và 2013) có xu hướng tăng, phù hợp với xu hướng tăng trong kim ngạch 
xuất khẩu ngành gỗ theo số liệu trong báo cáo từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. 
Sản phẩm của các công ty được khảo sát chủ yếu là mặt hàng sản phẩm gỗ (73% sản 
phẩm là gỗ nội, ngoại thất, ván sàn, khung ghế sô pha,...). 17% số công ty sản xuất 
dăm gỗ, chủ yếu tập trung ở Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi.6% công ty cung 
cấp gỗ nguyên liệu. 
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn là là các 
nước EU (chiếm 51%), Mỹ (chiếm 12%), một phần sang Trung Quốc (16%) và 
thị trường nội địa (8%), thị trường Nhật (4%) và các thị trường khác như Úc, 
Canada, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài loan, Malaysia (9%). Như vậy có thể thấy, 
các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang châu 
Âu và sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của FLEGT/VPA. 
Trong 63 doanh nghiệp trong nước được khảo sát, có 51 doanh nghiệp nhập khẩu 
gỗ, các doanh nghiệp còn lại chỉ thu mua từ hộ dân hoặc từ các đại lý trong nước. 
Quy mô của 51 doanh nghiệp nhập khẩu gỗ như sau: 5 doanh nghiệp có dưới 50 lao 
động, 9 doanh nghiệp có từ 50 đến 100 lao động, 19doanh nghiệp có từ 100 đến 300 
lao động, 11 doanh nghiệp có từ 500 đến 1000 lao động và 4 doanh nghiệp có trên 
1000 lao động.
Trong số các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ có 25 doanh nghiệp (49%) nhập khẩu trực 
tiếp, 15 doanh nghiệp (29%) nhập khẩu qua công ty khác như công ty Phú Tài, Thanh 
Hòa, Hoàng Phúc, Mẫu Sơn, Interwood,... 11 doanh nghiệp (22%) nhập theo cả 2 hình 
thức trên. 
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các công ty nhập khẩu gỗ là EU, có 30/51 (chiếm 
58.82%) doanh nghiệp xuất khẩu sang EU từ 70% sản lượng trở lên, trong đó có 7 
doanh nghiệp xuất khẩu 100% sang thị trường EU, một số thì trường khác mà các công 
ty còn lại thường xuất sang là: Úc, New Zealand Mỹ, Argentina, Nhật, Hàn Quốc, 
Trung Quốc, Philipin, Ả rập, Isarel, Nam Phi,… 
Các công ty chỉ dùng nguyên liệu nội địa thì chủ yếu sản xuất dăm gỗ, đồ nội thất 
ngoài trời và trong nhà, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu (chủ yếu xuất 
sang Úc, Hàn quốc , Đài Loan, Mỹ, có một ít sang EU và Trung đông) 
Trong các công ty có sử dụng gỗ nhập khẩu, ước tính có 47/51 doanh nghiệp 
(92.16%) nhập khẩu gỗ từ nước ngoài đã có chứng chỉ FSC hoặc các chứng chỉ 
khác 1.Các nước cung cấp nguyên liệu chủ yếu là Brazil, Urugoay, Malaysia, Chilê, 
Cộng đồng Các Quốc gia Độc lập (SNG), Costa Rica,... Thông thường, khi đối tác 
không yêu cầu gỗ có chứng chỉ FSC thì các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu trong 
nước (ví dụ: tràm bông vàng, tếch, bạch đàn,...), các loại gỗ này có giấy tờ chứng nhận 
của kiểm lâm và chính quyền địa phương như: giấy phép khai thác, bảng kê lâm sản, 
giấy chứng nhận kiểm lâm, giấy chứng nhận ủy ban nhân dân xã, huyện,2…. 
3.3.1.2.Kiến thức, thái độ và thực tiễn hiện nay của doanh nghiệp liên quan thực thi 
lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản (nguồn gốc xuất xứ gỗ hợp pháp) 
Mức độ quan tâm tới nguồn gốc, xuất xứ gỗ hợp pháp 
Phần lớn các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều khẳng định sự quan tâm đến nguồn 
gốc xuất xứ của gỗ sử dụng trong doanh nghiệp mình. Trong 63 doanh nghiệp khảo sát 
thì có 58 doanh nghiệp (chiếm 92%) doanh nghiệp đã có các giấy tờ chứng nhận 
nguồn gốc sản phẩm gỗ là hợp pháp (ví dụ như FSC và/hoặc các loại giấy chứng nhận 
khác). 5 doanh nghiệp còn lại không trả lời. Khi được hỏi về mức độ quan tâm của 
doanh nghiệp đối với nguồn gốc gỗ, trong số 61doanh nghiệp trả lời (2 doanh nghiệp 
không trả lời) thì có 3 doanh nghiệp (chiếm 5%) trả lời chưa quan tâm đến nguồn gốc 
xuất xứ gỗ, với lý do 3 doanh nghiệp này xuất khẩu chủ yếu qua các thị trường Hồng 
Kông, Trung Quốc và Nam Phi và khách hàng của họ không yêu cầu phải có giấy tờ 
chứng minh gỗ hợp pháp. 
Trong số 63 doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, có 58 doanh nghiệp sẵn lòng cung cấp 
thông tin về các bằng chứng và chứng nhận mà hiện nay họ có. Trong số đó, có 26 
doanh nghiệp (45%) có chứng nhận FSC, 11 doanh nghiệp (19%) có các giấy chứng 
nhận khác, 21 doanh nghiệp (36%) có cả chứng nhận FSC và các loại chứng nhận 
khác. Những giấy tờ và bằng chứng mà các công ty cung cấp cho nhóm khảo sát bao 
gồm (xem ví dụ một số bản chứng nhận do các doanh nghiệp cung cấp tại phụ lục 5): 
1 Theo trả lời phỏng vấn từ các doanh nghiệp (Hội đồng quản lý rừng – Forest Stewardship Council) 
2 Theo trả lời phỏng vấn từ các doanh nghiệp
· Đối với gỗ nhập khẩu: Ngoài chứng chỉ do FSC cấp ra thì còn có một số chứng 
nhận khác, ví dụ như: Chuỗi hành trình sản phẩm (COC), Chương trình chứng 
thực chứng chỉ rừng (PEFC)3. 
· Với gỗ nội địa thu mua qua các đại lý hoặc thu mua trực tiếp từ dân: Các 
doanh nghiệp có các giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ như: giấy phép khai 
thác, bảng kê lâm sản, hóa đơn, giấy chứng nhận địa phương (xã, huyện), giấy 
chứng nhận của kiểm lâm, hồ sơ thanh lý, hợp đồng vận chuyển,… 
· Các giấy chứng nhận khác:Ngoài các chứng nhận về gỗ một số doanh nghiệp 
còn có chứng nhận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp BSCI,4 chứng nhận là 
thành viên lâm sản Việt Nam (GFTN)5, chứng nhận chất lượng sản phẩm 
ISO… 
Phần lớn doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng đã biết về khái niệm gỗ hợp 
pháp. Có đến 60 doanh nghiệp (98%) trả lời là đã biết khái niệm gỗ hợp pháp (1 
doanh nghiệp trả lời chưa biết, 2 doanh nghiệp không trả lời). 100% các doanh nghiệp 
muốn sử dụng gỗ hợp pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp 
biết và quan tâm đến gỗ hợp pháp chủ yếu từ yêu cầu của khách hàng khi xuất hàng 
sang những thị trường khắt khe về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ như châu Âu. Có 
4 doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp tự tìm hiểu thông tin về Thông tư 01/2012/TT-BNN& 
PTNT, Quy chế liên minh EU số 995/2010 của nghị viện và hội đồng EU.6 
Ngoài ra, họ còn tìm hiểu thêm thông tin từ các cơ quan từ các ngành như kiểm lâm, 
hải quan, hiệp hội gỗ, hay một số tổ chức như GIZ, WWF, TFT thông qua các trang 
web hay hội thảo tập huấn. 
Nhận thức, thái độ và thực tiễn hiện nay của doanh nghiệp liên quan thực thi lâm 
luật, quản trị và thương mại lâm sản (nguồn gốc xuất xứ gỗ hợp pháp) 
Các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn đều nhận thức được những lợi ích của việc sử 
dụng gỗ hợp pháp mang lại, như: làm tăng uy tín doanh nghiệp, mang lại thêm khách 
hàng mới, dễ quản lý theo dõi, lưu trữ hồ sơ nhập xuất từng lô gỗ, dễ quản lý tình trạng 
tiêu hao vật tư, sử dụng và tồn kho cũng như dễ dàng chứng minh sự quan tâm và trách 
nhiệm của doanh nghiệp gỗ trong việc góp phần hạn chế khai thác gỗ bất hợp pháp và 
giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. 
Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích, thì các doanh nghiệp cũng nêu một số trở ngại khiến 
cho việc sử dụng gỗ hợp pháp ở doanh nghiệp gặp ít nhiều khó khăn. 
”Việc thích ứng với yêu cầu về gỗ hợp pháp của FLEGT với các doanh nghiệp quy mô 
khác nhau là khác nhau. Nếu không có sự chuẩn bị và hỗ trợ cho các doanh nghiệp 
quy mô nhỏ hơn thì sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, và các doanh 
nghiệp nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn vì những doanh nghiệp này thường thu mua gỗ 
3 Liệt kê từ các cuộc phỏng vấn với doanh nghiệp 
4BSCI (Business Social Compliance Initiative)là bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh 
doanh 
5 Mạng lưới kinh doanh lâm sản Việt Nam (VFTN) là thành viên của Mạng lưới kinh doanh lâm sản toàn cầu 
(GFTN) thuộc tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) 
6 4 doanh nghiệp tự tìm hiểu về khái niệm gỗ hợp pháp qua thông tư 01/2012/TT-BNN&PTNT: Công ty TNHH 
Trường Sơn và Công ty TNNH Thế Vũ – Bình Định, Công ty TNHH Một thành viên Anh Khôi – Đà Nẵng, Công ty 
TNHH Thương mại và Sản xuất dịch vụ Trường Thịnh – Thành phố Hồ Chí Minh
trong nước. Các doanh nghiệp lớn có thương hiệu, uy tín, nguồn lực dồi dào, thường 
xuyên nhập khẩu gỗ có nguồn gốc hợp pháp và đã có các chứng chỉ liên quan như 
FSC-COC sẽ dễ thích ứng, tuân thủ hơn những doanh nghiệp nhỏ có tiềm lực hạn chế. 
Nếu không được áp dụng hợp lý, đồng bộ, chi phí sử dụng gỗ hợp pháp có thể cao hơn 
làm tăng giá sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp (đặc biệt là các 
doanh nghiệp quy mô nhỏ)” 
-Phỏng vấn một doanh nghiệp ở Bình Định- 
Gỗ thu mua trong nước thường gặp khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc gỗ do 
người dân thiếu hiểu biết, không biết các loại giấy tờ cần cấp cho bên thu mua, thủ tục 
hành chính chứng nhận của cơ quan chức năng về nguồn gốc còn rườm rà, mất thời 
gian. 
“Gỗ đều có nguồn gốc. Với gỗ cao su bên công ty em có mua từ công ty Kôm tum. 
Công ty này lại mua gỗ từ công ty 15 về xẻ. Công ty 15 xuất hóa đơn cây cho Kômtum. 
Giữa 2 bên sẽ có hợp đồng đấu thầu, biên bản thanh lý và họ sẽ có cung cấp chứng từ 
cho công ty mình. Khi Komtum bán cho mình sẽ xuất hóa đơn gỗ cùng bản kê lâm sản, 
chỉ cần có xác nhận của công ty là gỗ trong nước. Còn với gỗ nhập thì phải có xác 
nhận của kiểm lâm. Nhà nước không công chứng cho dấu của công ty thương mại, nên 
công ty đóng dấu sao y của công ty và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mình. 
Khoảng 20% gỗ mua của một số công ty khác khi mình yêu cầu cung cấp chứng từ gặp 
khó khăn không đủ giấy tờ, ví dụ công ty Hùng Tính ở Bình dương” 
-Phỏng vấn một doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương- 
Một số khó khăn hiện nay các doanh nghiệp gặp phải khi có yêu cầu chứng minh 
nguồn gốc gỗ 
Nhiều doanh nghiệp cho rằng hiện nay yêu cầu bên bán nguyên liệu trong nước cung 
cấp giấy tờ chứng minh nguồn gốc là rất khó khăn, thủ tục mất thời gian, gây tốn kém 
cho doanh nghiệp. Nói chung, về thủ tục giấy tờ vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến tình 
trạng nhiều khi hàng đã tới cảng rồi mà không xuất được, có khi lên đến vài tháng. 
Một số doanh nghiệp khi có đơn hàng mới bắt đầu mua nguyên liệu đầu vào, chứ 
không mua sẵn nguyên liệu. Một đơn hàng thường mất 6 đến 8 tuần. Nếu mặt hàng 
mới phải yêu cầu có bản vẽ thiết kế từ đầu thì thời gian mất hơn 2 tháng. 
Một số doanh nghiệp cho rằng, theo yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp nhận thức 
được vấn đề sử dụng gỗ hợp pháp, nhưng khi doanh nghiệp yêu cầu người dân cung 
cấp giấy tờ chứng minh, do họ chưa quen với việc này và không quan tâm đến chứng 
minh nguồn gốc, nên người dân nghĩ doanh nghiệp gây khó dễ và bán cho các nơi 
khác. Vì vậy theo các doanh nghiệp, cần cung cấp thông tin hiệu quả giúp nâng cao 
nhận thức cho người dân khi doanh nghiệp đi thu mua gỗ sẽ thuận lợi hơn. 
“Mấy năm trước, có tình trạng một số doanh nghiệp mượn sổ đỏ người dân làm gì đó 
nên bây giờ người dân rất ngại trong việc cung cấp những chứng từ liên quan đến sổ 
đỏ cho doanh nghiệp. FSC cần nguồn gốc, cần sổ đỏ, khi yêu cầu họ không sẵn sàng 
cung cấp, họ nói gỗ có bấy nhiêu thôi thích thì mua” 
-Phỏng vấn một doanh nghiệp ở Quảng Ngãi-
Các doanh nghiệp cũng cho rằng, trên thực tế, nguồn gỗ tràm của các nơi cung cấp 
hiện nay còn lộn xộn, chưa thật sự sạch, nhiều khi hết hàng trong nước phải nhập từ 
nước thứ 3 như Campuchia không có nguồn gốc rõ ràng, hoặc gỗ tràm rừng trồng chưa 
đủ độ lớn. Cũng có nhiều trường hợp trong gỗ này có trộn lẫn với gỗ vườn, và những 
gỗ này không được ủy ban nhân dân xã cung cấp giấy chứng nhận. 
Một số doanh nghiệp cũng cho rằng, một số văn bản pháp luật hiện hành để áp dụng 
về nguồn gốc ở Việt Nam, chưa rõ ràng đầy đủ, hoặc các cơ quan có liên quan chưa 
hiểu một cách thống nhất làm doanh nghiệp gặp khó khăn. Những điều này nhiều khi 
làm cho doanh nghiệp chậm trễ xuất hàng lên đến mấy tháng do hải quan yêu cầu xác 
nhận mà cơ quan kiểm lâm không đồng ý xác nhận. Cuối cùng doanh nghiệp tự xác 
nhận và cam kết tự chịu trách nhiệm về gỗ của mình. Hay ví dụ như gỗ nhóm 7, kiểm 
lâm thường coi như củi vụn và không xác nhận, hải quan không cho xuất, gây khó 
khăn cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã có uy tín trong ngành này và quan tâm 
đến phát triển bền vững, sẵn sàng mua gỗ có nguồn gốc hợp pháp nhưng nếu những 
thông tư, nghị định chưa rõ ràng, đầy đủ chi tiết dẫn đến doanh nghiệp chưa hiểu rõ để 
yêu cầu nhà cung cấp dẫn đến có thể một số gỗ và sản phẩm bị tồn. 
“Ví dụ gỗ nhà nước trồng, qua bao nhiêu năm đủ tuổi rồi thì đấu thầu khai thác, đơn 
vị trúng thầu tiến hành khai thác thì nguồn gốc rõ ràng từ A-Z nhưng lại không xuất 
được vì không có dấu xác nhận của kiểm lâm. Trong khi đó chính quyền địa phương 
(ủy ban nhân dân) xác nhận cho người dân thì hải quan lại chấp nhận và xuất được. 
Có trường hợp thì trồng 1000 cây đem ra xã, xã xác nhận, một bộ hồ sơ đầy đủ có 
khai thác, trung thầu, … vẫn không xuất được do thiếu dấu kiểm lâm” 
-Phỏng vấn tại một doanh nghiệp ở Thuận An, Bình Dương- 
Cũng theo một số doanh nghiệp có sử dụng gỗ cao su làm nguyên liệu thì, 95-96% gỗ 
cao su là gỗ rừng trồng, và theo doanh nghiệp thì nói chung đây là gỗ là hợp pháp, 
nhưng nhiều khi cũng gặp khó khăn khi sử dụng nguồn gỗ này. Vì vậy, nên định nghĩa 
lại rõ ràng thế nào là gỗ rừng trồng, cây cao su thành cây công nghiệp, sau khi khai 
thác hết rồi có quyền chặt và khai thác giống như những cây công nghiệp khác, ví dụ 
cây nhãn, vì cây cao su không phải là loại cây rừng trồng như các loại khác.7 
Một số doanh nghiệp cũng nêu trở ngại chính là hồ sơ chứng minh hiện nay không rõ 
ràng. Hồ sơ để chứng minh với khách hàng hiện nay thường là các giấy tờ kiểm chứng 
của kiểm lâm, nhưng các mẫu hồ sơ hiện nay viết tay nhiều, chữ khó nhìn, khi chứng 
nhận cũng không rõ ràng. Thêm vào đó, hồ sơ cũng lưu trữ không tốt nên hay bị mất. 
Nếu là hàng gỗ có chứng chỉ FSC, doanh nghiệp thường xuyên phải lên trang mạng để 
kiểm tra xem giấy chứng chỉ FSC của nơi mình sắp nhập nguyên liệu có còn giá trị 
không. Các hồ sơ đầy đủ thường là gồm hợp đồng, hóa đơn, bảng kiểm (thông tin về 
hàng: khối lượng, kích thước, nguồn). 
Theo một số doanh nghiệp thì nguồn gỗ họ sử dụng ở các doanh nghiệp hiện nay, 
không phải là phi pháp mà hoàn toàn hợp pháp những vẫn chưa được các nhà nhập 
khẩu Châu Âu chấp nhận, do cách thể hiện và giấy tờ của mình chưa chuẩn và rõ ràng 
như ở nước ngoài. Ví dụ, gỗ cây keo khai thác từ rừng trồng là hoàn toàn hợp pháp, 
7 Ý kiến của một số doanh nghiệp ở Bình Định
nhưng các doanh nghiệp nhiều khi cũng gặp khó khăn khi chứng minh tính minh bạch 
của nó. Vì vậy, các doanh nghiệp cần hỗ trợ về hành chính (thủ tục giấy tờ rõ ràng và 
thống nhất) để có thể chứng minh tốt nguồn gốc của các nguồn này. 
Nhìn chung, về các bằng chứng gỗ hợp pháp có một số doanh nghiệp cho rằng vì hiện 
nay doanh nghiệp vẫn chưa quản lý được toàn bộ quá trình vận chuyển gỗ từ nơi thu 
mua đến nơi lưu trữ, sản xuất nên việc đảm bảo 100% gỗ hợp pháp là rất khó, cần có 
những quy định, biện pháp kiểm soát và chế tài cụ thể cho khâu vận chuyển nguyên 
liệu gỗ. 
3.3.1.3.Hiểu biết và kênh thông tin tiếp nhận về FLEGT/VPA hiện tại của các doanh 
nghiệp 
Trong các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, có 34 trong số 60 doanh nghiệp 
(chiếm 57%) trả lời đã biết đến FLEGT-VPA, còn 26 doanh nghiệp (chiếm 43%) 
chưa biết gì về FLEGT-VPA. 3 doanh nghiệp còn lại không có câu trả lời. 
Mặc dù, có đến 57% doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng họ đã biết thông tin về 
FLEGT/VPA, nhưng chỉ có một số ít doanh nghiệp như Công ty TNHH một thành 
viên Anh Khôi, Công ty Cổ phần Cẩm Hà là đã chủ động tìm hiểu về FLEGT/VPA và 
có hiểu biết rất tốt về FLEGT-VPA. Những doanh nghiệp khác đã biết về FLEGT-VPA 
nhưng không nắm rõ các nội dung chủ yếu khi được hỏi. Những doanh nghiệp có 
biết thông tin về FLEGT/VPA là những doanh nghiệp lớn, giá trị sản lượng xuất khẩu 
hàng năm thường trên 2 triệu USD. Ví dụ ở Bình Dương, phỏng vấn 20 doanh nghiệp 
thì có đến 14 doanh nghiệp trả lời đã biết thông tin về FLEGT. Ở Đà Nẵng cả 5 doanh 
nghiệp tham gia phỏng vấn đều trả lời có biết thông tin về FLEGT. Tuy nhiên, mức độ 
hiểu biết về FLEGT-VPA của các doanh nghiệp là khác nhau. Những doanh nghiệp trả 
lời không biết gì về FLEGT/VPA thường là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, sản 
lượng xuất khẩu hàng năm thường dưới 1 triệu USD, chủ yếu là các doanh nghiệp 
đóng trên địa bàn Quảng Nam và Quảng Ngãi. Các doanh nghiệp hầu hết trả lời quan 
tâm và biết đến hiệp định FLEGT là do yêu cầu của khách hàng, đối tác.

More Related Content

Similar to Tom tat ket qua khao sat dn cua ced

Tbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dn
Tbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dnTbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dn
Tbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dn
Center for Education and Development (CED)
 
Bài tiều luận full
Bài tiều luận fullBài tiều luận full
Bài tiều luận full
Thanh Uyển
 

Similar to Tom tat ket qua khao sat dn cua ced (19)

5 bao cao so bo ket qua khao sat doanh nghiep hue 7.9.2018
5 bao cao so bo ket qua khao sat doanh nghiep hue 7.9.20185 bao cao so bo ket qua khao sat doanh nghiep hue 7.9.2018
5 bao cao so bo ket qua khao sat doanh nghiep hue 7.9.2018
 
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpDddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
 
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchDddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
 
Trinh bay vcci ht flegt 20-8-15 Ông Nguyễn Diễn
Trinh bay vcci ht flegt 20-8-15 Ông Nguyễn DiễnTrinh bay vcci ht flegt 20-8-15 Ông Nguyễn Diễn
Trinh bay vcci ht flegt 20-8-15 Ông Nguyễn Diễn
 
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhapVov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
 
Tna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn versionTna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn version
 
Tbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dn
Tbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dnTbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dn
Tbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dn
 
Vov bai2 hiep_dinh_xuat_khau_go_giua_vn-eu
Vov bai2 hiep_dinh_xuat_khau_go_giua_vn-euVov bai2 hiep_dinh_xuat_khau_go_giua_vn-eu
Vov bai2 hiep_dinh_xuat_khau_go_giua_vn-eu
 
Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xaCong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
 
Dddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_eu
Dddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_euDddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_eu
Dddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_eu
 
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT...
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT...Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT...
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT...
 
Vov bai1 xk_go_tac_dong_kep_tu_vf
Vov bai1 xk_go_tac_dong_kep_tu_vfVov bai1 xk_go_tac_dong_kep_tu_vf
Vov bai1 xk_go_tac_dong_kep_tu_vf
 
Vov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiep
Vov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiepVov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiep
Vov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiep
 
Vu anhminhced binhdinh01062015
Vu anhminhced binhdinh01062015Vu anhminhced binhdinh01062015
Vu anhminhced binhdinh01062015
 
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thấtBáo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
 
4 cach tiep can va phuong phap danh gia hue 7.9.2018
4 cach tiep can va phuong phap danh gia hue 7.9.20184 cach tiep can va phuong phap danh gia hue 7.9.2018
4 cach tiep can va phuong phap danh gia hue 7.9.2018
 
Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)
Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)
Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)
 
Bài tiều luận full
Bài tiều luận fullBài tiều luận full
Bài tiều luận full
 
wood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdfwood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdf
 

More from tienquangdn (6)

Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vnDmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
 
Chuoi hanh trinh san pham fsc tai lieu cat
Chuoi hanh trinh san pham fsc tai lieu catChuoi hanh trinh san pham fsc tai lieu cat
Chuoi hanh trinh san pham fsc tai lieu cat
 
2014 tech glossary 24 april 2014
2014 tech glossary 24 april 20142014 tech glossary 24 april 2014
2014 tech glossary 24 april 2014
 
Luat lacey sua_doi_anh_huong_den_cac_nha_xuat_khau_lam_san_vn
Luat lacey sua_doi_anh_huong_den_cac_nha_xuat_khau_lam_san_vnLuat lacey sua_doi_anh_huong_den_cac_nha_xuat_khau_lam_san_vn
Luat lacey sua_doi_anh_huong_den_cac_nha_xuat_khau_lam_san_vn
 
Bao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vn
Bao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vnBao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vn
Bao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vn
 
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...
 

Tom tat ket qua khao sat dn cua ced

  • 1. Thông tin từ báo cáo kết quả khảo sát của Trung tâm giáo dục và Phát triển Kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp Việt Nam Kết quả khảo sát tổng hợp dựa trên kết quả phỏng vấn từ 63 doanh nghiệp trong nước. Trong số 63 doanh nghiệp trong nước có 31 doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên (chiếm 49.20%) và 24 doanh nghiệp là công ty cổ phần (CTCP) (chiếm 38.10%), 8 công ty TNHH một thành viên (12.70%). Trong các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, số lao động nữ chiếm khoảng 46%. Thành phần tham gia phỏng vấn và quy mô lao động của doanh nghiệp Trong số 63 doanh nghiệp Việt Nam, 19 doanh nghiệp (30%) có dưới 50 lao động, 14 doanh nghiệp (22%) có số lao động từ 50 đến 300 người, 13 doanh nghiệp (21%) có số lao động từ 300 đến 500 người và 17 doanh nghiệp (26%) có trên 500 lao động. Trong số 63 doanh nghiệp được phỏng vấn, có 59 doanh nghiệp sẵn lòng cung cấp thông tin liên quan đến xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Trong số 59 doanh nghiệp này, có 48 doanh nghiệp (81,36%) xuất khẩu trực tiếp, 4 doanh nghiệp (6,7%) xuất khẩu qua các công ty khác, và 7 doanh nghiệp (11,86 %) có cả hai hình thức vừa xuất trực tiếp và vừa xuất qua hợp đồng với công ty khác. Kim ngạch xuất khẩu trung bình của các doanh nghiệp được khảo sát trong 2 năm liên tiếp (2012 và 2013) có xu hướng tăng, phù hợp với xu hướng tăng trong kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ theo số liệu trong báo cáo từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Sản phẩm của các công ty được khảo sát chủ yếu là mặt hàng sản phẩm gỗ (73% sản phẩm là gỗ nội, ngoại thất, ván sàn, khung ghế sô pha,...). 17% số công ty sản xuất dăm gỗ, chủ yếu tập trung ở Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi.6% công ty cung cấp gỗ nguyên liệu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn là là các nước EU (chiếm 51%), Mỹ (chiếm 12%), một phần sang Trung Quốc (16%) và thị trường nội địa (8%), thị trường Nhật (4%) và các thị trường khác như Úc, Canada, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài loan, Malaysia (9%). Như vậy có thể thấy, các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang châu Âu và sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của FLEGT/VPA. Trong 63 doanh nghiệp trong nước được khảo sát, có 51 doanh nghiệp nhập khẩu gỗ, các doanh nghiệp còn lại chỉ thu mua từ hộ dân hoặc từ các đại lý trong nước. Quy mô của 51 doanh nghiệp nhập khẩu gỗ như sau: 5 doanh nghiệp có dưới 50 lao động, 9 doanh nghiệp có từ 50 đến 100 lao động, 19doanh nghiệp có từ 100 đến 300 lao động, 11 doanh nghiệp có từ 500 đến 1000 lao động và 4 doanh nghiệp có trên 1000 lao động.
  • 2. Trong số các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ có 25 doanh nghiệp (49%) nhập khẩu trực tiếp, 15 doanh nghiệp (29%) nhập khẩu qua công ty khác như công ty Phú Tài, Thanh Hòa, Hoàng Phúc, Mẫu Sơn, Interwood,... 11 doanh nghiệp (22%) nhập theo cả 2 hình thức trên. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các công ty nhập khẩu gỗ là EU, có 30/51 (chiếm 58.82%) doanh nghiệp xuất khẩu sang EU từ 70% sản lượng trở lên, trong đó có 7 doanh nghiệp xuất khẩu 100% sang thị trường EU, một số thì trường khác mà các công ty còn lại thường xuất sang là: Úc, New Zealand Mỹ, Argentina, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philipin, Ả rập, Isarel, Nam Phi,… Các công ty chỉ dùng nguyên liệu nội địa thì chủ yếu sản xuất dăm gỗ, đồ nội thất ngoài trời và trong nhà, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu (chủ yếu xuất sang Úc, Hàn quốc , Đài Loan, Mỹ, có một ít sang EU và Trung đông) Trong các công ty có sử dụng gỗ nhập khẩu, ước tính có 47/51 doanh nghiệp (92.16%) nhập khẩu gỗ từ nước ngoài đã có chứng chỉ FSC hoặc các chứng chỉ khác 1.Các nước cung cấp nguyên liệu chủ yếu là Brazil, Urugoay, Malaysia, Chilê, Cộng đồng Các Quốc gia Độc lập (SNG), Costa Rica,... Thông thường, khi đối tác không yêu cầu gỗ có chứng chỉ FSC thì các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu trong nước (ví dụ: tràm bông vàng, tếch, bạch đàn,...), các loại gỗ này có giấy tờ chứng nhận của kiểm lâm và chính quyền địa phương như: giấy phép khai thác, bảng kê lâm sản, giấy chứng nhận kiểm lâm, giấy chứng nhận ủy ban nhân dân xã, huyện,2…. 3.3.1.2.Kiến thức, thái độ và thực tiễn hiện nay của doanh nghiệp liên quan thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản (nguồn gốc xuất xứ gỗ hợp pháp) Mức độ quan tâm tới nguồn gốc, xuất xứ gỗ hợp pháp Phần lớn các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều khẳng định sự quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của gỗ sử dụng trong doanh nghiệp mình. Trong 63 doanh nghiệp khảo sát thì có 58 doanh nghiệp (chiếm 92%) doanh nghiệp đã có các giấy tờ chứng nhận nguồn gốc sản phẩm gỗ là hợp pháp (ví dụ như FSC và/hoặc các loại giấy chứng nhận khác). 5 doanh nghiệp còn lại không trả lời. Khi được hỏi về mức độ quan tâm của doanh nghiệp đối với nguồn gốc gỗ, trong số 61doanh nghiệp trả lời (2 doanh nghiệp không trả lời) thì có 3 doanh nghiệp (chiếm 5%) trả lời chưa quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ gỗ, với lý do 3 doanh nghiệp này xuất khẩu chủ yếu qua các thị trường Hồng Kông, Trung Quốc và Nam Phi và khách hàng của họ không yêu cầu phải có giấy tờ chứng minh gỗ hợp pháp. Trong số 63 doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, có 58 doanh nghiệp sẵn lòng cung cấp thông tin về các bằng chứng và chứng nhận mà hiện nay họ có. Trong số đó, có 26 doanh nghiệp (45%) có chứng nhận FSC, 11 doanh nghiệp (19%) có các giấy chứng nhận khác, 21 doanh nghiệp (36%) có cả chứng nhận FSC và các loại chứng nhận khác. Những giấy tờ và bằng chứng mà các công ty cung cấp cho nhóm khảo sát bao gồm (xem ví dụ một số bản chứng nhận do các doanh nghiệp cung cấp tại phụ lục 5): 1 Theo trả lời phỏng vấn từ các doanh nghiệp (Hội đồng quản lý rừng – Forest Stewardship Council) 2 Theo trả lời phỏng vấn từ các doanh nghiệp
  • 3. · Đối với gỗ nhập khẩu: Ngoài chứng chỉ do FSC cấp ra thì còn có một số chứng nhận khác, ví dụ như: Chuỗi hành trình sản phẩm (COC), Chương trình chứng thực chứng chỉ rừng (PEFC)3. · Với gỗ nội địa thu mua qua các đại lý hoặc thu mua trực tiếp từ dân: Các doanh nghiệp có các giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ như: giấy phép khai thác, bảng kê lâm sản, hóa đơn, giấy chứng nhận địa phương (xã, huyện), giấy chứng nhận của kiểm lâm, hồ sơ thanh lý, hợp đồng vận chuyển,… · Các giấy chứng nhận khác:Ngoài các chứng nhận về gỗ một số doanh nghiệp còn có chứng nhận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp BSCI,4 chứng nhận là thành viên lâm sản Việt Nam (GFTN)5, chứng nhận chất lượng sản phẩm ISO… Phần lớn doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng đã biết về khái niệm gỗ hợp pháp. Có đến 60 doanh nghiệp (98%) trả lời là đã biết khái niệm gỗ hợp pháp (1 doanh nghiệp trả lời chưa biết, 2 doanh nghiệp không trả lời). 100% các doanh nghiệp muốn sử dụng gỗ hợp pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp biết và quan tâm đến gỗ hợp pháp chủ yếu từ yêu cầu của khách hàng khi xuất hàng sang những thị trường khắt khe về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ như châu Âu. Có 4 doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp tự tìm hiểu thông tin về Thông tư 01/2012/TT-BNN& PTNT, Quy chế liên minh EU số 995/2010 của nghị viện và hội đồng EU.6 Ngoài ra, họ còn tìm hiểu thêm thông tin từ các cơ quan từ các ngành như kiểm lâm, hải quan, hiệp hội gỗ, hay một số tổ chức như GIZ, WWF, TFT thông qua các trang web hay hội thảo tập huấn. Nhận thức, thái độ và thực tiễn hiện nay của doanh nghiệp liên quan thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản (nguồn gốc xuất xứ gỗ hợp pháp) Các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn đều nhận thức được những lợi ích của việc sử dụng gỗ hợp pháp mang lại, như: làm tăng uy tín doanh nghiệp, mang lại thêm khách hàng mới, dễ quản lý theo dõi, lưu trữ hồ sơ nhập xuất từng lô gỗ, dễ quản lý tình trạng tiêu hao vật tư, sử dụng và tồn kho cũng như dễ dàng chứng minh sự quan tâm và trách nhiệm của doanh nghiệp gỗ trong việc góp phần hạn chế khai thác gỗ bất hợp pháp và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích, thì các doanh nghiệp cũng nêu một số trở ngại khiến cho việc sử dụng gỗ hợp pháp ở doanh nghiệp gặp ít nhiều khó khăn. ”Việc thích ứng với yêu cầu về gỗ hợp pháp của FLEGT với các doanh nghiệp quy mô khác nhau là khác nhau. Nếu không có sự chuẩn bị và hỗ trợ cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn thì sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, và các doanh nghiệp nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn vì những doanh nghiệp này thường thu mua gỗ 3 Liệt kê từ các cuộc phỏng vấn với doanh nghiệp 4BSCI (Business Social Compliance Initiative)là bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh 5 Mạng lưới kinh doanh lâm sản Việt Nam (VFTN) là thành viên của Mạng lưới kinh doanh lâm sản toàn cầu (GFTN) thuộc tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) 6 4 doanh nghiệp tự tìm hiểu về khái niệm gỗ hợp pháp qua thông tư 01/2012/TT-BNN&PTNT: Công ty TNHH Trường Sơn và Công ty TNNH Thế Vũ – Bình Định, Công ty TNHH Một thành viên Anh Khôi – Đà Nẵng, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất dịch vụ Trường Thịnh – Thành phố Hồ Chí Minh
  • 4. trong nước. Các doanh nghiệp lớn có thương hiệu, uy tín, nguồn lực dồi dào, thường xuyên nhập khẩu gỗ có nguồn gốc hợp pháp và đã có các chứng chỉ liên quan như FSC-COC sẽ dễ thích ứng, tuân thủ hơn những doanh nghiệp nhỏ có tiềm lực hạn chế. Nếu không được áp dụng hợp lý, đồng bộ, chi phí sử dụng gỗ hợp pháp có thể cao hơn làm tăng giá sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ)” -Phỏng vấn một doanh nghiệp ở Bình Định- Gỗ thu mua trong nước thường gặp khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc gỗ do người dân thiếu hiểu biết, không biết các loại giấy tờ cần cấp cho bên thu mua, thủ tục hành chính chứng nhận của cơ quan chức năng về nguồn gốc còn rườm rà, mất thời gian. “Gỗ đều có nguồn gốc. Với gỗ cao su bên công ty em có mua từ công ty Kôm tum. Công ty này lại mua gỗ từ công ty 15 về xẻ. Công ty 15 xuất hóa đơn cây cho Kômtum. Giữa 2 bên sẽ có hợp đồng đấu thầu, biên bản thanh lý và họ sẽ có cung cấp chứng từ cho công ty mình. Khi Komtum bán cho mình sẽ xuất hóa đơn gỗ cùng bản kê lâm sản, chỉ cần có xác nhận của công ty là gỗ trong nước. Còn với gỗ nhập thì phải có xác nhận của kiểm lâm. Nhà nước không công chứng cho dấu của công ty thương mại, nên công ty đóng dấu sao y của công ty và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mình. Khoảng 20% gỗ mua của một số công ty khác khi mình yêu cầu cung cấp chứng từ gặp khó khăn không đủ giấy tờ, ví dụ công ty Hùng Tính ở Bình dương” -Phỏng vấn một doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương- Một số khó khăn hiện nay các doanh nghiệp gặp phải khi có yêu cầu chứng minh nguồn gốc gỗ Nhiều doanh nghiệp cho rằng hiện nay yêu cầu bên bán nguyên liệu trong nước cung cấp giấy tờ chứng minh nguồn gốc là rất khó khăn, thủ tục mất thời gian, gây tốn kém cho doanh nghiệp. Nói chung, về thủ tục giấy tờ vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng nhiều khi hàng đã tới cảng rồi mà không xuất được, có khi lên đến vài tháng. Một số doanh nghiệp khi có đơn hàng mới bắt đầu mua nguyên liệu đầu vào, chứ không mua sẵn nguyên liệu. Một đơn hàng thường mất 6 đến 8 tuần. Nếu mặt hàng mới phải yêu cầu có bản vẽ thiết kế từ đầu thì thời gian mất hơn 2 tháng. Một số doanh nghiệp cho rằng, theo yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp nhận thức được vấn đề sử dụng gỗ hợp pháp, nhưng khi doanh nghiệp yêu cầu người dân cung cấp giấy tờ chứng minh, do họ chưa quen với việc này và không quan tâm đến chứng minh nguồn gốc, nên người dân nghĩ doanh nghiệp gây khó dễ và bán cho các nơi khác. Vì vậy theo các doanh nghiệp, cần cung cấp thông tin hiệu quả giúp nâng cao nhận thức cho người dân khi doanh nghiệp đi thu mua gỗ sẽ thuận lợi hơn. “Mấy năm trước, có tình trạng một số doanh nghiệp mượn sổ đỏ người dân làm gì đó nên bây giờ người dân rất ngại trong việc cung cấp những chứng từ liên quan đến sổ đỏ cho doanh nghiệp. FSC cần nguồn gốc, cần sổ đỏ, khi yêu cầu họ không sẵn sàng cung cấp, họ nói gỗ có bấy nhiêu thôi thích thì mua” -Phỏng vấn một doanh nghiệp ở Quảng Ngãi-
  • 5. Các doanh nghiệp cũng cho rằng, trên thực tế, nguồn gỗ tràm của các nơi cung cấp hiện nay còn lộn xộn, chưa thật sự sạch, nhiều khi hết hàng trong nước phải nhập từ nước thứ 3 như Campuchia không có nguồn gốc rõ ràng, hoặc gỗ tràm rừng trồng chưa đủ độ lớn. Cũng có nhiều trường hợp trong gỗ này có trộn lẫn với gỗ vườn, và những gỗ này không được ủy ban nhân dân xã cung cấp giấy chứng nhận. Một số doanh nghiệp cũng cho rằng, một số văn bản pháp luật hiện hành để áp dụng về nguồn gốc ở Việt Nam, chưa rõ ràng đầy đủ, hoặc các cơ quan có liên quan chưa hiểu một cách thống nhất làm doanh nghiệp gặp khó khăn. Những điều này nhiều khi làm cho doanh nghiệp chậm trễ xuất hàng lên đến mấy tháng do hải quan yêu cầu xác nhận mà cơ quan kiểm lâm không đồng ý xác nhận. Cuối cùng doanh nghiệp tự xác nhận và cam kết tự chịu trách nhiệm về gỗ của mình. Hay ví dụ như gỗ nhóm 7, kiểm lâm thường coi như củi vụn và không xác nhận, hải quan không cho xuất, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã có uy tín trong ngành này và quan tâm đến phát triển bền vững, sẵn sàng mua gỗ có nguồn gốc hợp pháp nhưng nếu những thông tư, nghị định chưa rõ ràng, đầy đủ chi tiết dẫn đến doanh nghiệp chưa hiểu rõ để yêu cầu nhà cung cấp dẫn đến có thể một số gỗ và sản phẩm bị tồn. “Ví dụ gỗ nhà nước trồng, qua bao nhiêu năm đủ tuổi rồi thì đấu thầu khai thác, đơn vị trúng thầu tiến hành khai thác thì nguồn gốc rõ ràng từ A-Z nhưng lại không xuất được vì không có dấu xác nhận của kiểm lâm. Trong khi đó chính quyền địa phương (ủy ban nhân dân) xác nhận cho người dân thì hải quan lại chấp nhận và xuất được. Có trường hợp thì trồng 1000 cây đem ra xã, xã xác nhận, một bộ hồ sơ đầy đủ có khai thác, trung thầu, … vẫn không xuất được do thiếu dấu kiểm lâm” -Phỏng vấn tại một doanh nghiệp ở Thuận An, Bình Dương- Cũng theo một số doanh nghiệp có sử dụng gỗ cao su làm nguyên liệu thì, 95-96% gỗ cao su là gỗ rừng trồng, và theo doanh nghiệp thì nói chung đây là gỗ là hợp pháp, nhưng nhiều khi cũng gặp khó khăn khi sử dụng nguồn gỗ này. Vì vậy, nên định nghĩa lại rõ ràng thế nào là gỗ rừng trồng, cây cao su thành cây công nghiệp, sau khi khai thác hết rồi có quyền chặt và khai thác giống như những cây công nghiệp khác, ví dụ cây nhãn, vì cây cao su không phải là loại cây rừng trồng như các loại khác.7 Một số doanh nghiệp cũng nêu trở ngại chính là hồ sơ chứng minh hiện nay không rõ ràng. Hồ sơ để chứng minh với khách hàng hiện nay thường là các giấy tờ kiểm chứng của kiểm lâm, nhưng các mẫu hồ sơ hiện nay viết tay nhiều, chữ khó nhìn, khi chứng nhận cũng không rõ ràng. Thêm vào đó, hồ sơ cũng lưu trữ không tốt nên hay bị mất. Nếu là hàng gỗ có chứng chỉ FSC, doanh nghiệp thường xuyên phải lên trang mạng để kiểm tra xem giấy chứng chỉ FSC của nơi mình sắp nhập nguyên liệu có còn giá trị không. Các hồ sơ đầy đủ thường là gồm hợp đồng, hóa đơn, bảng kiểm (thông tin về hàng: khối lượng, kích thước, nguồn). Theo một số doanh nghiệp thì nguồn gỗ họ sử dụng ở các doanh nghiệp hiện nay, không phải là phi pháp mà hoàn toàn hợp pháp những vẫn chưa được các nhà nhập khẩu Châu Âu chấp nhận, do cách thể hiện và giấy tờ của mình chưa chuẩn và rõ ràng như ở nước ngoài. Ví dụ, gỗ cây keo khai thác từ rừng trồng là hoàn toàn hợp pháp, 7 Ý kiến của một số doanh nghiệp ở Bình Định
  • 6. nhưng các doanh nghiệp nhiều khi cũng gặp khó khăn khi chứng minh tính minh bạch của nó. Vì vậy, các doanh nghiệp cần hỗ trợ về hành chính (thủ tục giấy tờ rõ ràng và thống nhất) để có thể chứng minh tốt nguồn gốc của các nguồn này. Nhìn chung, về các bằng chứng gỗ hợp pháp có một số doanh nghiệp cho rằng vì hiện nay doanh nghiệp vẫn chưa quản lý được toàn bộ quá trình vận chuyển gỗ từ nơi thu mua đến nơi lưu trữ, sản xuất nên việc đảm bảo 100% gỗ hợp pháp là rất khó, cần có những quy định, biện pháp kiểm soát và chế tài cụ thể cho khâu vận chuyển nguyên liệu gỗ. 3.3.1.3.Hiểu biết và kênh thông tin tiếp nhận về FLEGT/VPA hiện tại của các doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, có 34 trong số 60 doanh nghiệp (chiếm 57%) trả lời đã biết đến FLEGT-VPA, còn 26 doanh nghiệp (chiếm 43%) chưa biết gì về FLEGT-VPA. 3 doanh nghiệp còn lại không có câu trả lời. Mặc dù, có đến 57% doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng họ đã biết thông tin về FLEGT/VPA, nhưng chỉ có một số ít doanh nghiệp như Công ty TNHH một thành viên Anh Khôi, Công ty Cổ phần Cẩm Hà là đã chủ động tìm hiểu về FLEGT/VPA và có hiểu biết rất tốt về FLEGT-VPA. Những doanh nghiệp khác đã biết về FLEGT-VPA nhưng không nắm rõ các nội dung chủ yếu khi được hỏi. Những doanh nghiệp có biết thông tin về FLEGT/VPA là những doanh nghiệp lớn, giá trị sản lượng xuất khẩu hàng năm thường trên 2 triệu USD. Ví dụ ở Bình Dương, phỏng vấn 20 doanh nghiệp thì có đến 14 doanh nghiệp trả lời đã biết thông tin về FLEGT. Ở Đà Nẵng cả 5 doanh nghiệp tham gia phỏng vấn đều trả lời có biết thông tin về FLEGT. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết về FLEGT-VPA của các doanh nghiệp là khác nhau. Những doanh nghiệp trả lời không biết gì về FLEGT/VPA thường là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, sản lượng xuất khẩu hàng năm thường dưới 1 triệu USD, chủ yếu là các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Quảng Nam và Quảng Ngãi. Các doanh nghiệp hầu hết trả lời quan tâm và biết đến hiệp định FLEGT là do yêu cầu của khách hàng, đối tác.