SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----***-----
NGUYỄN BÌNH CÔNG
DI TÍCH THÀNH XƯƠNG GIANG (BẮC GIANG) QUA HAI LẦN
KHAI QUẬT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC
Hà Nội, năm 2019
I
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả nội dung của luận văn với đề tài: “Di tích thành
Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật”, được hình thành từ quan điểm
của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Trịnh Hoàng Hiệp. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Hà Nội, ngày 15/8/2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Bình Công
II
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp
đỡ quý báu về mọi mặt của những người thân trong gia đình. Tôi cũng nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình, đầy đủ và trách nhiệm của thầy hướng dẫn: TS. Trịnh
Hoàng Hiệp. Bên cạnh đó, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban
giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Dương, Phòng Sưu tầm - Kiểm kê bảo quản Bảo
tàng tỉnh Bình Dương nơi tôi đang công tác.
Tôi đã nhận được sự chỉ bảo ân cần và giúp đỡ to lớn từ thầy giáo, cô giáo
trong Khoa Khảo cổ học, trường Học Viện Khoa học xã hội; cán bộ công chức,
viên chức Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, Ban quản
lý Di tích thành Xương Giang; Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND phường
Xương Giang, thành phố Bắc Giang cùng các bạn bè, đồng nghiệp. Điều đó đã
giúp tôi hoàn thành luận văn của mình và qua đây cho phép tôi gửi tới Quý vị,
Quý cơ quan niềm kính trọng và biết ơn sâu sắc!
III
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH THÀNH XƯƠNG GIANG.......... 10
1.1. Diễn trình lịch sử thành Xương Giang....................................................... 10
1.2. Kết quả điều tra khảo sát............................................................................ 17
CHƯƠNG 2. NHỮNG TƯ LIỆU MỚI QUA HAI LẦN KHAI QUẬT.......... 21
2.1. Địa tầng ...................................................................................................... 21
2.2. Di tích......................................................................................................... 23
2.3. Di vật.......................................................................................................... 33
CHƯƠNG 3. NHẬN THỨC VỀ THÀNH XƯƠNG GIANG.......................... 61
3.1. Quy mô, cấu trúc thành Xương Giang....................................................... 61
3.2. Tính chất thành Xương Giang.................................................................... 64
3.3. Giá trị lịch sử, văn hóa di tích thành Xương Giang................................... 68
3.4. Đề xuất về định hướng bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa di tích
thành Xương Giang........................................................................................... 72
KẾT LUẬN....................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 80
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 88
IV
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
h Hình
H Hố khai quật khảo cổ học
M Mộ
MH Mô hình
NPHMVKCH Những phát hiện mới về khảo cổ học
Nxb Nhà xuất bản
PL Phụ lục
tk Thế kỷ
tr Trang
UBND Ủy ban nhân dân
V
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BẢN VẼ, BẢN ẢNH
I. DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG CHÍNH VĂN
Bảng 2.1. Địa tầng thành Xương Giang năm 2008 và năm 2011-2012
Bảng 2.2. Thống kê các hàng móng trụ kiến trúc hố H2 năm 2008
Bảng 2.3. Thống kê hiện vật di tích thành Xương Giang
Bảng 2.4. Thống kê gạch thế kỷ XV
Bảng 2.5. Thống kê ngói thế kỷ XV
Bảng 2.6. Thống kê gốm men Việt Nam
Bảng 2.7. Thống kê gốm men Trung Quốc
Bảng 2.8. Thống kê đồ sành
Bảng 2.9. Thống kê đồ đất nung
Bảng 2.10. Thống kê hiện vật kim loại
Biểu đồ 2.1. Các loại hình hiện vật di tích thành Xương Giang
Biểu đồ 2.2. Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV
Biểu đồ 2.3. Loại hình gạch thế kỷ XV
Biểu đồ 2.4. Loại hình ngói thế kỷ XV
Biểu đồ 2.5. Các loại hình gốm men Việt Nam
Biểu đồ 2.6. Các loại hình gốm men Trung Quốc
Biểu đồ 2.7. Các loại hình đồ sành
Biểu đồ 2.8. Các loại hình hiện vật đất nung
Biểu đồ 2.10. Các loại hình hiện vật kim loại
Hình 1.1. Cánh đồng Ngói và Cánh đồng Gốm
Hình 1.2. Vết tích khảo cổ trên Đồi Ngô
Hình 1.3. Vết tích khảo cổ ở khu vực Giếng Phủ
VI
MH1. Mô hình bước gian hệ thống móng trụ
MH2. Mô hình giả định mặt cắt ngang ngôi nhà
MH3. Mô hình kho lương
II. DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN
ẢNH TRONG PHỤ LỤC
1. BẢNG THỐNG KÊ
Phụ lục 1. Bảng tổng hợp phân loại và số lượng di cốt động vật, khai quật năm
2011-2012
Phụ lục 2. Bảng thống kê thành phần loài và vị trí giải phẫu di cốt động vật, khai
quật năm 2011 - 2012
Phụ lục 3. Bảng thống kê kích thước răng hàm trên bên trái Mộ 3, khai quật năm
2011 - 2012
Phụ lục 4. Kích thước răng hàm dưới bên trái Mộ 3, khai quật năm 2011-2012
Phụ lục 5. Bảng thống kê gốm men Việt Nam thế kỷ XIII-XIV
Phụ lục 6. Bảng thống kê gốm men Việt Nam thế kỷ XV
Phụ lục 7. Bảng thống kê gốm men Việt Nam thế kỷ XV-XVI
Phụ lục 8. Bảng thống kê gốm men Trung Quốc thế kỷ VII-IX
Phụ lục 9. Bảng thống kê gốm men Trung Quốc thế kỷ XIII-XIV
Phụ lục 10. Bảng thống kê gốm men Trung Quốc thế kỷ XV
Phụ lục 11. Bảng thống kê đồ sành thế kỷ XIII-XIV
Phụ lục 12. Bảng thống kê đồ sành thế kỷ XV-XVI
VII
2. BẢN VẼ HIỆN TRƯỜNG
Phụ lục 13. Mặt bằng hố H2 khai quật năm 2008
Phụ lục 14. Mặt bằng hố H3 khai quật năm 2008
Phụ lục 15. Mặt cắt vách bắc hố khai quật H3 năm 2008
Phụ lục 16. Mặt bằng hố H1L1 khai quật năm 2011-2012
Phụ lục 17. Vách nam hố H1 khai quật năm 2011-2-12
3. BẢN ĐỒ
Phụ lục 18. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang
Phụ lục 19. Sơ đồ toàn bộ diễn biến chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang
Phụ lục 20. Sơ đồ diễn biến trận Xương Giang
Phụ lục 21. Sơ đồ thành Xương Giang và vị trí các hố điều tra, khai quật năm
2008
Phụ lục 22. Vị trí các hố khai quật năm 2011-2012
Phụ lục 23. Sơ đồ vị trí các hố khai quật khảo cổ học di tích thành Xương Giang
(giai đoạn 1)
4. BẢN ẢNH HIỆN TRƯỜNG VÀ CÁC LOẠI HÌNH DI TÍCH
Phụ lục 24. Mặt bằng và vị trí các hố khai quật
Phụ lục 25. Mặt bằng và vị trí các hố khai quật
Phụ lục 26. Mặt bằng và vị trí các hố khai quật
Phụ lục 27. Địa tầng hố khai quật
Phụ lục 28. Địa tầng hố khai quật
Phụ lục 29. Di tích kiến trúc
Phụ lục 30. Di tích kiến trúc
VIII
Phụ lục 31. Di tích kiến trúc
Phụ lục 32. Di tích ken dày gạch ngói và gạo cháy
Phụ lục 33. Di tích hố đất đen
Phụ lục 34: Di cốt động vật phát hiện tại di tích thành Xương Giang
Phụ lục 35. Di tích mộ táng
5. BẢN ẢNH - BẢN VẼ HIỆN VẬT
Phụ lục 36. Ảnh - Bản vẽ vật liệu xây dựng Giếng Phủ
Phụ lục 37. Ảnh - Bản vẽ vật liệu xây dựng Giếng Phủ
Phụ lục 38. Ảnh - Bản vẽ vật liệu xây dựng
Phụ lục 39. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng
Phụ lục 39. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng
Phụ lục 40. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng Giếng Phủ
Phụ lục 41. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng
Phụ lục 42. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng
Phụ lục 43. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam
Phụ lục 44. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam
Phụ lục 45. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam
Phụ lục 46. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam
Phụ lục 47. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam
Phụ lục 48. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam
Phụ lục 49. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam
Phụ lục 50. Ảnh - Bản vẽ gốm men Trung Quốc
Phụ lục 51. Ảnh - Bản vẽ gốm men Trung Quốc
Phụ lục 52. Ảnh - Bản vẽ gốm men Trung Quốc
IX
Phụ lục 53. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 54. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 55. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 56. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 57. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 58. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 59. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 60. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 61. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 62. Ảnh hiện vật đất nung
Phụ lục 63. Ảnh - Bản vẽ hiện vật đá
Phụ lục 64. Ảnh hiện vật kim loại
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành Xương Giang là một tòa thành do quân Minh xây dựng từ năm
1407, với mục đích sử dụng thành này để trấn giữ con đường thiên lý bắc - nam,
không cho dân ta nổi dậy. Xưa kia, ngôi thành thuộc xã Thọ Xương, huyện Bảo
Lộc; nay thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là thành lớn nhất của
phủ Lạng Giang, có diện tích khoảng 27ha, thành hình chữ nhật. Tường thành
dày và cao, được đắp bằng đất, bốn góc có 4 vọng gác. Phía ngoài có hào sâu
bao bọc xung quanh, cách 3km về phía nam thành là dòng sông Thương, phía
đông bắc là những đồi thấp. Thành Xương Giang là trị sở của chính quyền đô hộ
phủ Lạng Giang đồng thời còn là một vị trí trọng yếu của địch, vừa có thể ứng
cứu nhanh cho Đông Quan vừa có thể làm chỗ dựa cho viện binh tiến sang. Để
bảo vệ vị trí quan trọng này, chính quyền đô hộ nhà Minh đã cử chỉ huy Lý
Nhậm và những viên tướng như Kim Dận, Cố Phúc, Phùng Chí, Lưu Thuận chỉ
huy 2000 quân đóng giữ, cùng với số quân đông đảo đó là bộ máy hành chính
dưới sự điều hành của tri phủ Lưu Tử Phụ. Sở chỉ huy được đặt khu đất cao nằm
ở giữa thành.
Với quy mô to lớn, tường thành vững chắc, kiên cố, lại có hào sâu, binh
lực mạnh nên quân giặc ở Xương Giang kiên quyết cố thủ. Tháng 9 năm 1427,
bộ chỉ huy nghĩa quân thực sự lo lắng khi hai đạo quân tiếp viện nhà Minh đã áp
sát biên giới nước ta. Trước tình thế đó, chủ tướng Lam Sơn Lê Lợi quyết định
tăng cường lực lượng đánh chiếm bằng được thành Xương Giang.
Đêm ngày 9 tháng 8 năm Đinh Mùi (28/9/1427), cuộc tổng tiến công vào
thành Xương Giang bắt đầu. Ngày 15 tháng 10 năm Đinh Mùi (3/11/1427),
2
nghĩa quân Lam Sơn tổng công kích quân Minh ở Xương Giang. Toàn bộ tướng
lĩnh chủ huy (trừ chủ sự Phan Hậu trốn thoát) từ Thôi Tụ, Hoàng Phúc, Sử An,
Trần Dung... cùng hàng vạn quân lính bị giết và bị bắt. Được tin này Vương
Thông vô cùng hoảng hốt và phải chấp nhận “giảng hòa”, rút quân về nước.
Nếu như chiến thắng ở Chi Lăng là chiến thắng đầu tiên mở đầu thắng lợi
cho đường lối “vây thành, diệt viện” thì chiến công Xương Giang đã kết thúc
thắng lợi cho đường lối đúng đắn đó của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy.
Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đã đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của
nhà Minh, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đất nước được giải
phóng, nền độc lập dân tộc được giữ vững gần bốn thế kỷ.
Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 22/01/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
đã có Quyết định số 293/QĐ-BVHTT-DL xếp hạng Di tích lịch sử địa điểm
Chiến thắng Xương Giang tại thành Xương Giang, phường Xương Giang, thành
phố Bắc Giang là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2010, UBND tỉnh Bắc
Giang đã ban hành Quyết định 1593/QĐ-UBND phê duyệt Dự án đầu tư xây
dựng công trình “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử chiến
thắng Xương Giang” nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử Chiến
thắng Xương Giang và xây dựng khu di tích Chiến thắng Xương Giang thành
điểm đến của du lịch Bắc Giang.
Di tích thành Xương Giang đã được các nhà khảo cổ học, cán bộ Bảo tàng
Hà Bắc (cũ), Bảo tàng Bắc Giang ngày nay tiến hành điều tra khảo sát, nghiên
cứu nhiều lần. Đặc biệt, năm 2008 và năm 2011-2012, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Bắc Giang, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, UBND thành phố Bắc Giang,
Ban quản lý dự án thành phố Bắc Giang, Phòng VHTT thành phố Bắc Giang
phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật hai lần địa điểm khảo cổ học
3
này đã phát hiện được dấu vết kiến trúc và nhiều loại hình hiện vật như: vật liệu
xây dựng, vật liệu trang kiến trí kiến trúc, đồ gốm sứ, sành, di cốt người và động
vật…
Tôi là người con sinh ra, lớn lên ở vùng đất Kinh Bắc vào công tác tại Bảo
tàng tỉnh Bình Dương với mong muốn được nghiên cứu về khảo cổ học Việt
Nam. Đó là lý do tôi tham gia học cao học tại Học viện Khoa học Xã hội, thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, chuyên ngành Khảo cổ học. Tuy
nhiên, thời gian bảo vệ luận văn sắp đến mà tư liệu phục vụ viết luận văn gặp vô
vàn khó khăn do tỉnh Bình Dương tiến hành khai quật khảo cổ học rất ít, hoặc
nếu có thì đã có cán bộ sử dụng tư liệu viết luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ.
Cho dù di tích đã được điều tra khảo sát, khai quật khảo cổ học nhưng
chưa có một công trình tổng hợp nào về những kết quả nghiên cứu này. Được sự
động viên và giúp đỡ của TS. Trịnh Hoàng Hiệp, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Di
tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật” làm luận văn
thạc sĩ, chuyên ngành Khảo cổ học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong các bộ sử của Việt Nam như: Đại Việt sử ký toàn thư, Lam Sơn
thực lục, Đại Việt thông sử, Việt Sử tiêu án, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại
Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt sử cương
mục tiết yếu, Việt Nam sử lược, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Đại
cương Lịch Sử Việt Nam, Lịch sử Việt Nam… đều ít nhiều đề cập đến địa danh
thành Xương Giang. Tuy nhiên, các nguồn sử liệu trên không mô tả, khảo cứu cụ
thể thành Xương Giang cũng như các công trình ở trong và ngoài thành ra sao
mà những tư liệu đó chủ yếu là ghi chép các sự kiện theo dòng lịch sử.
Qua các tư liệu này, có thể thấy rằng thành Xương Giang ở phủ Lạng
4
Giang được xây dựng trong thời gian nhà Minh xâm lược và đô hộ nước ta
(1407-1427). Đây là nơi ghi dấu ấn sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc ta ở
thế kỷ XV, bao hàm hai sự kiện lớn: Một là, chiến thắng vang dội của nghĩa
quân Lam Sơn trong chiến dịch tấn công giải phóng thành Xương Giang ngày
18/10/1427 (tức 28 tháng 9 năm Đinh Mùi). Hai là, chiến thắng Xương Giang là
đỉnh cao thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược Chi Lăng - Xương Giang lịch
sử ngày 3/11/1427 (tức 15 tháng 10 năm Đinh Mùi).
Có thể nói, cho đến trước những năm 1970, hầu như chưa có công trình
nghiên cứu cụ thể, khoa học nào về di tích thành Xương Giang. Di tích thành
Xương Giang chỉ thực sự được quan tâm nghiên cứu vào những thập niên 70-80
của thế kỷ XX. Bảo tàng Hà Bắc đã kết hợp với các giáo sư và sinh viên Khoa
Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Hà Nội) nhiều lần điều tra khảo sát, khảo cổ học di tích thành Xương
Giang. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo vẽ di tích tòa thành, tìm hiểu cấu trúc
và kỹ thuật xây dựng thành, tập hợp các tài liệu hiện vật ở khu vực thành do
nhân dân phát hiện và lưu giữ, các tài liệu địa danh, địa hình cảnh quan, các
truyền thuyết lưu truyền trong nhân gian… Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ
dừng ở mức độ khảo sát, điều tra, chưa được khai quật khảo cổ học để nghiên
cứu một cách chi tiết về di tích cũng như di vật tại di tích thành Xương Giang.
Năm 2006, UBND tỉnh Bắc Giang xuất bản sách Địa chí Bắc Giang, địa
danh thành Xương Giang đã được đề cập đến, song cũng chỉ là những mô tả
mang tính sơ lược: “Thành có diện tích 270.000m2
, thành có hình chữ nhật chu
vi 2.100m, 4 góc là 4 vọng lâu lớn có đặt các loại súng thần cơ lớn nhỏ”.
Để thực hiện chương trình nghiên khảo cổ học tại Bắc Giang cũng như đề
xuất phương án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích thành Xương Giang.
5
Được sự cho phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Bắc Giang phối hợp với Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật
thành cổ Xương Giang, phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc
Giang hai lần.
Năm 2008, các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra, thám sát và khai quật
3 hố với tổng diện tích là 154,87m2
. Hố khai quật H1 nằm cách tường bao
Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật về phía đông 30m. Hố khai quật H2 nằm
trên một thửa ruộng có địa thế cao hơn so với những thửa ruộng xung quanh, hố
nằm sát chân thành về gần hướng cửa đông bắc, vách tây hố H2 cách vách đông
hố khai quật H1 83m. Hố khai quật H3 nằm trên một thửa ruộng có địa thế cao
hơn so với thửa ruộng xung quanh, hố nằm về phía đông của vườn Trạm Khí
tượng Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, vách tây hố khai quật cách tường vườn Khí
tượng 10,5m.
Kết quả điều tra, thám sát đã khẳng định một cách chắc chắn về quy mô
của thành Xương Giang bao gồm: thành, dinh thự, kho lương cũng như sản xuất
nguyên vật liệu gạch, ngói… cho công trình này. Cùng với kết quả điều tra thì
kết quả của các hố khai quật đã đưa ra những nhận thức như sau:
Hố khai quật H1 nằm gần đỉnh Đồi Ngô về hướng đông nhưng trong hố
khai quật không phát hiện được những bằng chứng về khảo cổ học, điều này cho
thấy không phải tất cả khu vực xung quanh đỉnh Đồi Ngô đều có các công trình
kiến trúc hay những công trình phục vụ khác.
Cùng với kết quả điều tra ở khu vực Đồi Ngô và Giếng Phủ thì kết quả
khai quật hố H2 đã khẳng định xung quanh khu vực Giếng Phủ là những công
trình kiến trúc dinh thự của tầng lớp quan lại cao cấp của quân đội nhà Minh. Hố
khai quật H3 là nơi cất giữ lương thực của quân đội Minh.
6
Kết quả khai quật lần thứ nhất thành Xương Giang năm 2008 đã phác họa
bước đầu về các công trình kiến trúc của thành Xương Giang trong lịch sử và
đây sẽ là những bằng chứng quan trọng cho quá trình nghiên cứu tiếp theo về di
tích này.
Năm 2011-2012, khai quật 11 hố với tổng diện tích là 1.001m2
. Các hố
khai quật được mở ở những vị trí sau: 4 hố (H1, H2, H3, H4) nằm gần cửa thành
phía bắc; 4 hố (H5, H6, H10, H11) nằm ở khu vực trước cửa Trung tâm Quan
trắc môi trường tỉnh Bắc Giang; 3 hố còn lại (H7; H8; H9) nằm ở khu vực trồng
cây bạch đàn, trước cửa Nhà hát Chèo, cách Giếng Phủ khoảng 70m về phía nam
và rìa tây nam khu vực Đồi Ngô. Kết quả khai quật năm 2011-2012 cho chúng ta
biết toàn bộ các hố khai quật gần cửa thành phía bắc cũng như khu vực rìa ngoài
Đồi Ngô về phía tây nam không có dấu tích về công trình kiến trúc, mà nơi đây
chỉ có dấu vết về sinh hoạt, dấu vết của chiến tranh để lại như những đống đổ nát
lẫn than tro và tàn tích thức ăn...
Vấn đề nghiên cứu về di tích thành Xương Giang từ sau hai cuộc khai quật
được đề cập trong một số bài viết trên tạp chí Khảo cổ học và NPHMVKCH
như:
- Năm 2008: Kết quả điều tra khảo cổ học tại thành Xương Giang (Bắc
Giang) [19].
- Năm 2009: Di cốt người cổ thành Xương Giang (Bắc Giang) [66].
- Năm 2013: Kết quả khai quật di tích thành Xương Giang (Bắc Giang)
[68].
- Năm 2013: Di cốt động vật ở di chỉ thành Xương Giang khai quật năm
2011 [74].
- Năm 2017: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua tư liệu khai quật
7
khảo cổ học [10].
Căn cứ vào các tư liệu lịch sử cũng như đặc trưng di tích, di vật phát hiện
qua các cuộc điều tra khảo sát và hai cuộc khai quật khảo cổ học, có thể thấy
thành Xương Giang là một di tích có giá trị lịch sử - văn hóa lớn.
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nghiên cứu nào tổng
hợp tư liệu một cách đầy đủ về hệ thống di tích và di vật đã được phát hiện tại di
tích thành Xương Giang qua hai cuộc khai quật. Do đó, đề tài “Di tích thành
Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật” hoàn thành sẽ giúp các nhà
nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về di tích thành Xương Giang, góp phần đưa ra
những hướng nghiên cứu nhất định về di tích này cũng như việc mở rộng quy mô
nghiên cứu trong tương lai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa toàn bộ tư liệu và các kết quả điều tra khảo sát, khai quật
khảo cổ học từ trước đến nay về di tích thành Xương Giang. Trên cơ sở đó, chỉ
ra đặc trưng di tích, di vật, cấu trúc mặt bằng của di tích thành Xương Giang.
Đồng thời, đánh giá giá trị lịch sử - văn hóa di tích thành Xương Giang trong
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng chính của đề tài luận văn là di tích thành Xương Giang qua hai
lần khai quật khảo cổ học. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các nguồn sử liệu,
hiện vật điều tra khảo sát ở di tích thành Xương Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào các loại
hình di tích, di vật khảo cổ học đã phát hiện được ở di tích thành Xương Giang
8
qua hai lần khai quật.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học truyền thống
như: thống kê, phân loại hình học, mô tả, đo vẽ, chụp ảnh di tích, di vật điển
hình, phân tích so sánh di tích, di vật khảo cổ học, phương pháp phân tích địa
tầng... Đồng thời, áp dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích tổng
hợp những đặc trưng về kỹ thuật, nghệ thuật trang trí trên các loại hình di vật,
cấu trúc mặt bằng...
Bên cạnh các phương pháp khảo cổ học truyền thống, luận văn còn kết
hợp các phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành như: Sử học, dân tộc học,
địa lý học, nhân chủng học, động vật học…
Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng là nền tảng khoa
học của luận văn trong việc nhìn nhận đánh giá các hiện tượng. Ngoài ra, luận
văn còn áp dụng công cụ hỗ trợ như xử lý ảnh bằng chương trình Autocad,
Coreldraw, xử lý ảnh bằng chương trình Photoshop và một số chương trình khác
cũng được áp dụng trong quá trình nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn đóng góp những tư liệu quan trọng về mặt
khoa học, về hệ thống di tích, di vật ở di tích thành Xương Giang, từng bước
phục dựng lại quy mô cũng như cấu trúc thành Xương Giang trong lịch sử, góp
phần bổ sung tư liệu mới cho ngành Khảo cổ học, Văn hóa học và Lịch sử.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp và góp
thêm tư liệu khẳng định thành Xương Giang là một di tích lịch sử quan trọng, là
nơi ghi dấu tích tiêu biểu và sống động nhất hiện còn về cuộc khởi nghĩa oanh
liệt 10 năm chiến thắng quân Minh của dân tộc. Giai đoạn 1407 - 1427 là thời kỳ
9
nhà Minh ra sức đồng hóa người Việt và ngược lại người Việt kiên cường chống
trả để bảo vệ nền văn hóa bản địa. Tuy nhiên, những chứng tích vật chất về thời
kỳ này còn khan hiếm và không rõ ràng. Trong khi đó, thành Xương Giang là
dấu tích rõ ràng của giai đoạn lịch sử này. Vì vậy, di tích thành Xương Giang là
khu di tích tiêu biểu lưu giữ các chứng tích văn hóa vật chất của một giai đoạn
lịch sử đặc biệt và đầy biến động trong lịch sử Việt Nam.
Ngoài ra, việc nghiên cứu một cách đầy đủ về di tích thành Xương Giang
góp phần định hướng cho người dân cũng như giáo dục các thế hệ trẻ về truyền
thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Từ những kết quả nghiên cứu
đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị về bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa
phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch trong tương lai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về di tích thành Xương Giang
Chương 2. Những tư liệu mới qua hai lần khai quật
Chương 3. Nhận thức về thành Xương Giang
10
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH THÀNH XƯƠNG GIANG
1.1. Diễn trình lịch sử thành Xương Giang
Thành Xương Giang ngày nay thuộc phường Xương Giang, thành phố Bắc
Giang, tỉnh Bắc Giang. Phía bắc giáp làng Thành, phường Xương Giang, thành
phố Bắc Giang; phía nam giáp phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang; phía
đông giáp xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang; phía tây giáp phường Ngô Quyền,
thành phố Bắc Giang. Thành Xương Giang nằm cách trung tâm thành phố Bắc
Giang khoảng 1km về phía đông bắc, cách Hà Nội 50km, cách tỉnh Lạng Sơn
100km, có đường quốc lộ 1 (cũ) chạy qua.
Theo các tài liệu và thư tịch cũ, đến đầu thế kỷ XV, đất nước ta trải qua
nhiều biến động sâu sắc. Nhà Trần sụp đổ, nhà Hồ mới thành lập đang đứng
trước nhiều thử thách nghiêm trọng. Lợi dụng cơ hội ấy, nhà Minh (Trung Quốc)
với danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ” đã tiến hành xâm lược nước ta. “Tháng 9
năm 1406, nhà Minh sai Chinh Di hữu phó tướng quân đeo ấn Chinh di phó
tướng quân Tân Thành hầu Trương Phụ, Tham tướng Huỳnh Dương bá Trần
Húc , đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Pha Lũy cứ một một toán mai phục, một
toán hành quân, thay phiên nhau cứu ứng lẫn nhau. Chinh Di tả phó tướng quân
Tây Bình hầu Mộc Thạnh, Tham tướng hữu quân đô đốc đồng tri Phong Thành
hầu Lý Bân cũng đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Phú Lệnh, xẻ núi, chặt cây,
mở đường tiến quân. Hai đạo quân tổng cộng là 80 vạn” [37, tr 214].
Sau nhiều lần tấn công xâm lược, đến giữa năm 1407, quân Minh đã bắt
được cha con Hồ Quý Ly, quan lại triều Hồ cũng dần dần bị bắt hết. Sự nghiệp
kháng chiến của nhà Hồ đến đây hoàn toàn thất bại. Dưới ách thống trị của
11
phong kiến nhà Minh, dân tộc phải chịu những thảm hoạ nghiêm trọng kéo dài
trong suốt 20 năm. “Toàn bộ nền kinh tế bị đình trệ, điêu tàn; xã hội Việt Nam
đang trên bước đường phát triển bị ngăn chặn, kìm hãm” [31, tr 28].
Năm 1407, sau khi chiếm được nước ta, quân Minh nhanh chóng thiết lập
bộ máy đô hộ và đồng thời tiến hành những chính sách thống trị tàn ác. Nhà
Minh đã xóa bỏ tên nước Đại Việt, đổi nước ta làm quận Giao Chỉ, coi như địa
phương quận huyện của Trung Quốc. Chúng lập chính quyền theo mô hình
“chính quốc”. Đứng đầu Giao Chỉ là ba ty: đô chỉ huy sứ ty, hay gọi tắt là ty đô,
phụ trách về quân chính; thừa tuyên bố chính sứ ty hay ty bố chính, trông coi về
dân chính và tài chính; đề án sát sứ ty hay ty án sát, nắm quyền tư pháp và giám
sát. Quận Giao Chỉ được chia thành 15 phủ. Trên đất Hà Bắc xưa, nhà Minh giữ
lại hai phủ Bắc Giang và Lạng Giang. Phủ lỵ Bắc Giang đặt tại Thị Cầu, Phủ lỵ
Lạng Giang ở Xương Giang (thuộc thành phố Bắc Giang ngày nay).
Cùng với bộ máy chính quyền, nhà Minh còn xây dựng một hệ thống
thành luỹ và thiết lập một hệ thống vệ, sở dày đặc để trấn áp phong trào đấu
tranh của nhân dân ta. “Năm 1407, khi lập ra vệ Xương Giang trên đất Lạng
Giang, giặc Minh cho xây vệ thành kiên cố, giao cho Lý Nhậm, Kim Giận, Cố
Phúc, Phùng Chi và Lưu Tử Phụ cùng 2.000 quân để án ngữ trục đường sang
Lưỡng Quảng, xuống Đông Đô và làm nơi ỷ dốc cho các thành Thị Cầu, Cần
Trạm, Chí Linh” [82, tr. 43].
Xương Giang là thành lũy kiên cố nhất của quân Minh án ngữ trên con
đường dịch trạm nối Quảng Tây (Trung Quốc) với Đông Quan. “Thành Xương
Giang nằm trong một khu vực đồi núi thấp, có sông nhỏ và các thửa ruộng trũng
bao quang, cách Sông Thương khoảng 3km. Những người từ 16 đến 60 tuổi ở
khắp Lạng Giang đều phải đến đây lao dịch, khoét đồi lấy đất đắp thành và nung
12
gạch, ngói, đào hào và xây dinh thự. Thành tọa lạc trên diện tích 270.000m2
,
thành có hình chữ nhật chu vi 210m, 4 góc là 4 vọng lầu đặt các loại súng thần
cơ lớn nhỏ. Nhiều kho đụn, tòa ngang, dãy dọc, dinh thự và doanh trại được bố
trí ở các nơi” [81, tr. 43-44].
Nước mất, nhà tan, nhưng người dân Bắc Giang - Lạng Giang cũng như cả
nước quyết tâm đứng lên đánh giặc. Tiêu biểu cho phong trào yêu nước của nhân
dân Hà Bắc khi đó là khởi nghĩa Phạm Tất Đại ở huyện Lục Na (Lục Ngạn).
Năm 1410, nhân dân Lạng Giang nổi lên khởi nghĩa dưới ngọn cờ của ông
Nguyên và Thiên Hữu. Năm 1420, nhân dân Thiện Tài (Gia Lương) lại nổi lên
dưới sự lãnh đạo của Đào Cường. Đáng chú ý nhất là cuộc khởi nghĩa của Lê
Ngã Cũng từ An Bang lan sang Lạng Giang vào giữa năm 1420. Nhân dân các
huyện Bảo Lộc, Phượng Sơn hưởng ứng nhiệt liệt. “Ngã tiếm xưng tôn hiệu,
dựng niên hiệu, đặt quan chức, đúc tiền, đốt thành Xương Giang, cướp trại Bình
Than” [37, tr 244]. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân hai phủ Bắc Giang, Lạng
Giang trước khởi nghĩa Lam Sơn mặc dù đều chịu thất bại và bị đàn áp, nhưng là
ngọn lửa yêu nước ngầm cháy liên tục, nuôi dưỡng ý chí bất khuất cho nhân dân
ta.
Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là phong trào yêu nước rộng lớn
nhất, được xây dựng từ năm 1418 ở thượng du Thanh Hóa. Đến cuối năm 1924
thì chuyển vào Nghệ An và mở rộng vùng giải phóng. Bước sang năm 1425, lực
lượng của nghĩa quân Lam Sơn đã trưởng thành về mọi mặt, địa bàn hoạt động
của nghĩa quân trải dài từ Thanh Hóa vào đến Tân Bình - Thuận Hóa. Trước tình
hình đấu tranh của nhân dân ta ngày càng rộng khắp và quyết liệt, nhà Minh
buộc phải tăng cường và đẩy mạnh các cuộc hành binh trấn áp.
Nhận thấy tình hình quân Minh ở Đông Quan đã suy yếu, nhiều khi phải
13
chia nhau đi tăng viện, giải vây cho thành Nghệ An, Diễn Châu và Thanh Hóa,
tháng 9 năm 1426, Lê Lợi quyết định tiến quân ra Bắc. Một bộ phận nghĩa quân
tiếp tục tổ chức bao vây các thành Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa, còn đại
quân chủ lực chia làm 3 đạo tiến ra Bắc. Từ cuối năm 1426, theo lệnh của chủ
tướng Lam Sơn, Lê Sát và Lê Thụ đã chỉ huy một đạo nghĩa quân lên Lạng
Giang bao vây thành Xương Giang.
Để tiêu diệt cho được thành Xương Giang trước khi viện binh địch kéo
vào nước ta, Lê Lợi phái tướng Trần Nguyên Hãn điều quân đến tăng viện cho
Lê Sát. Sau 9 tháng bị vây hãm, quân địch bị chết quá nửa, lương thực cạn, binh
lính mệt mỏi. Biết chúng không còn sức chiến đấu, ngày 28 tháng 9 năm 1427
(tức ngày 8 tháng 9 Đinh Mùi), quân và dân ta tổng công kích. “Tháng 9, ngày
mồng 8, bọn Thái úy Trần Hãn, Tư mã Lê Sát, thiếu úy Lê Triện, Lê Lý đánh lấy
được thành Xương Giang” [37, tr 274]. Chiến thắng thành Xương Giang đã tiêu
diệt một bộ phận lớn sinh lực địch, đánh dấu một bước trưởng thành về nghệ
thuật quân sự của nghĩa quân Lam Sơn. Chiến thắng này đã đập tan âm mưu cố
thủ của chờ phối hợp với viện binh của giặc. Với việc chiếm giữ được thành
Xương Giang, quân ta đã tạo ra bức tường thành vững chắc, chặn đứng đường
tiếp viện của giặc cho Đông Quan. Đến đây, hai phủ Lạng Giang - Bắc Giang
được hoàn toàn giải phóng.
Trước đó, vào tháng 1 năm 1427, triều đình nhà Minh quyết định điều
động viện binh sang cứu nguy cho Vương Thông. Lực lượng viễn chinh này lúc
đầu gồm 70.000 quân. Đến tháng 4 năm 1427, nhà Minh lại ra lệnh điều động bổ
sung thêm 45.200 quân. Như vậy, tổng số quân tiếp viện của nhà Minh là
115.200 quân tinh nhuệ, gồm bộ binh và kỵ binh. Ngoài ra, trong đội quân tiếp
viện này còn có nhiều dân phu vận chuyển lương thực và một số thổ binh ở
14
Quảng Đông, Quảng Tây. Lực lượng viễn chinh của nhà Minh đã chia làm hai
đạo tiến sang nước ta. “Đạo thứ nhất do thái tử thái phó An Viễn hầu Liễu Thăng
chỉ huy với chức tổng binh mang ấn Chinh lỗ phó tướng quân, tiến sang theo
đường Quảng Tây. Dưới trướng của Liễu Thăng có Bảo Định bá Lương Minh
làm tả phó tổng binh, đô đốc Thôi Tụ làm hữu tham tướng. Đạo quân thứ hai do
thái phó Kiềm Quốc công Mộc Thạnh chỉ huy với chức tổng binh, mang ấn
Chinh nam tướng quân, tiến sang theo đường Vân Nam. Dưới trướng của Mộc
Thạnh có Hưng An bá Từ Hanh làm tả phó tổng binh, Tân Ninh bá Đàm Trung
làm hữu phó tổng binh” [35, tr 410].
Đầu tháng 10 năm 1427, 10 vạn quân Liễu Thăng vượt qua biên giới nước
ta. Ngày 10 tháng 10 (tức ngày 20 tháng 9 năm Đinh Mùi), quân ta giả vờ thua
chạy, đội tiên phong của địch chủ quan tiếp tục đuổi theo tiến đến chân núi Mã
Yên đã lọt vào trận địa mai phục của ta. Tổng binh Liễu Thăng bị quân ta phóng
lao đâm chết, một vạn quân bị tiêu diệt. Ngày 15 tháng 10, các tướng Lê Văn
An, Nguyễn Lý chỉ huy 3 vạn quân kịp thời tiếp ứng cho hơn một vạn quân của
Lê Sát, Lưu Nhân Chú. Quân ta cùng phối hợp bố trí thêm một trận địa mai phục
để đánh địch ở Cần Trạm. Ngày 15 tháng 10, quân địch lọt vào trận địa của ta,
nghĩa quân từ các ngả vùng lên đánh tạt ngang vào đội hình hành quân của địch.
Trận đánh diễn ra trên một chiến địa dài gần 5km, suốt từ cánh đồng phía đông
bắc thành Cần Trạm đến tận phía nam thị trấn Kép ngày nay. Phó tổng binh
Lương Minh vừa lên thay Liễu Thăng làm chủ tướng đã lại bị những mũi lao của
quân ta đâm chết tại trận. Chiến thắng Cần Trạm trực tiếp mở đường cho chiến
thắng Phố Cát và Xương Giang. Ngày 18 tháng 10 (tức 28 tháng 9 năm Đinh
Mùi) quân địch tiến đến Phố Cát lại bị quân ta đón đánh. Sau thất bại Cần Trạm,
đô đốc Thôi Tụ lên nắm quyền chỉ huy, tuy tiếp tục bị thất bại nặng nề, nhưng
15
Thôi Tụ và Hoàng Phúc vẫn quyết tâm tiến về Xương Giang với hy vọng có thể
phối hợp với quân thành Xương Giang rồi Đông Quan, Chí Linh hòng lật ngược
tình thế nguy khốn. Thành Xương Giang đã bị quân ta chiếm từ trước trở thành
pháo đài chặn đường tiến quân của địch và chia tách hoàn toàn đạo viện binh này
với lực lượng ở Đông Quan.
“Quân giặc cho là thành Xương Giang chưa vỡ, tự lấy làm chắc. Kịp khi
tới Xương Giang, thấy thành đã bị hãm rồi, tưng hửng, thất vọng, càng hoảng hốt
cả sợ. Liền ngày đêm đắp lũy tự giữ lấy pháo hiệu làm tin, để thông tin với các
thành ở Đông Đô, nghe tiếng pháo thì đến tiếp ứng. Thế nhưng các thành ở Đông
Đô, tự cứu mình không nổi, biết đâu đến chuyện khác” [70, tr 45]. Mệt mỏi,
hoang mang, lại bị cô lập, trước mặt sau lưng đều bị đánh, hy vọng cuối cùng
của địch đã trở thành tuyệt vọng, chúng đành phải đắp lũy ngoài đồng để tự vệ.
Quân địch bị cô lập, bốn mặt đều bị bao, quân ta vừa vây hãm vừa kiên trì
dụ hàng nhưng chúng vẫn tỏ ngoan cố. “Đúng ngày 3 tháng 11 năm 1427 (tức 15
tháng 10 năm Đinh Mùi) quân dân ta quyết định tổng công kích như đã định
trước. Từ bốn mặt, hàng vạn quân ta nhất loạt mở những mũi tiến công quyết liệt
vào các khu vực phòng ngự của địch. Bộ binh, tượng binh, kỵ binh của ta cùng
phối hợp đột phá vào trung tâm doanh trại của địch. Quân ta vừa tiến công vừa
kêu gọi quân địch đầu hàng. Quân địch đại bại. Kết quả là bọn tướng chỉ huy lớn
nhỏ Thôi Tụ, Hoàng Phúc, Sử An, Trần Dung… hơn 300 tên bị bắt cùng với mấy
vạn quân giặc. Hơn 5 vạn quân địch bị giết chết. Một số chạy trốn, chỉ trong
khoảng dăm bảy ngày đều bị dân ta, những người chăn trâu, hái củi bắt được
đem nộp hết cho nghĩa quân” [35, tr 458-459].
Mô tả chiến công vang dội của hai lần đại thắng Xương Giang, trong Bình
Ngô đại cáo Nguyễn Trãi viết:
16
“Đánh một trận, sạch sanh kình ngạc,
Đánh hai trận, tan tác chim muông.
Nó như kiến tan đàn dưới bờ đê vỡ,
Ta tựa cơn gió mạnh quét sạch lá khô.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối xin đầu hàng,
Thượng thư Hoàng Phúc trói mình đành chịu bắt.
Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường,
Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước” [37, tr 286-287].
Tin viện binh bị tiêu diệt truyền đến Đông Đô, Vương Thông thực sự kinh
hãi nhưng vẫn chưa tin đó là sự thật. Chỉ đến khi thấy Thôi Tụ - Hoàng Phúc
dưới chân thành cùng ấn tín, cờ biển của Liễu Thăng - Lý Khánh chất đống thì
hắn mới hết hoàn toàn hy vọng, chấp nhận đến Hội thề Đông Quan vào ngày 10
tháng 12 năm 1427, cam kết rút hết quân vào giữa tháng 12 năm Đinh Mùi. Để
tỏ rõ thiện chí, Lê Lợi ra lệnh nới lỏng vòng vây và sai các xứ Bắc Giang, Lạng
Giang sửa chữa cầu đường, chuẩn bị lương thực, thuyền bè chu đáo cho bên thua
trận. Ngày 17 tháng 12 năm 1427, Lê Lợi trả lại chiếc “Song hổ phù” của Liễu
Thăng, hai ấn bạc của Lý Khánh - Lương Minh và bản danh sách của binh lính
đã bị quân ta bắt được cho phía quân Minh.
Ngày 29 tháng 12 năm 1427, quân Minh được ta cấp cho đầy đủ lương
thực và phương tiện đi lại đã xin rút về nước. Ta giải vây và trao trả tù binh cho
các thành Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh. Quân địch thua trận đã kéo đến Bồ Đề
cảm tạ Lê Lợi. Đến ngày 3 tháng 1 năm 1428, toán bộ binh cuối cùng của giặc về
nước [53, tr. 316-318][82, tr. 49].
Đại thắng Xương Giang, cùng với hàng loạt trận đánh vang dội ở Chi
Lăng, Cần Trạm, Phố Cát là những chiến công oanh liệt, trong đó đại thắng
17
Xương Giang là chiến thắng có ý nghĩa quyết định. Chiến thắng Chi Lăng -
Xương Giang là thắng lợi của nghệ thuật quân sự tuyệt vời, biểu thị cho tinh thần
yêu nước và ý chí căm thù quân xâm của dân tộc ta. Chiến thắng Chi Lăng -
Xương Giang đã đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Minh, hoàn thành vẻ
vang nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đất nước được thái bình, nền độc lập dân tộc
được giữ vững.
1.2. Kết quả điều tra khảo sát
1.2.1. Cánh đồng Ngói và cánh đồng Gốm
Cánh đồng Ngói Cánh đồng Gốm
Hình 1.1. Cánh đồng Ngói và Cánh đồng Gốm
(nguồn: Trịnh Hoàng Hiệp)
Cánh đồng Ngói nằm ở phía ngoài (bên phải) đường quốc lộ 1 (cũ) hướng
Lạng Sơn - Bắc Giang, từ góc đông bắc thành Xương Giang đến đây khoảng
500m. Cánh đồng là một khu vực nằm kẹp giữa một bên là đầm Mít rộng khoảng
vài ha, nước từ đầm Mít chạy xuống đầm Sỏi, chảy qua đồi Axít rồi đổ ra sông
Thương về phía bắc; phía nam có một đường nước khác chạy về bắc thành. Trên
bề mặt ruộng tại khu vục này xuất lộ rất nhiều mảnh gạch, ngói với đủ loại kích
cỡ. Ở những khu đất cao nơi đây, bên trên là đất màu, bên dưới là đất laterite lẫn
18
nhiều hạt màu đỏ nâu, nâu sẫm. Còn ở những thửa ruộng thấp hơn thì trên là đất
bùn bên dưới là đất sét. Chất liệu làm gạch, ngói phát hiện được trong thành
Xương Giang, cũng như ở các hố khai quật có cùng chất liệu là đất sét lẫn nhiều
sạn sỏi laterite màu đỏ nâu, nâu sẫm.
Như vậy, với cảnh quan địa lý và địa chất qua quan sát tại thực địa đã mở
ra những định hướng nghiên cứu tiếp theo ở khu vực trên về nơi sản xuất gạch,
ngói… phục vụ việc xây dựng thành và các công trình kiến trúc trong thành
Xương Giang [17].
1.2.2. Khu vực Đồi Ngô
Hình 1.2. Vết tích khảo cổ trên Đồi Ngô
(nguồn: Trịnh Hoàng Hiệp)
Tại đây, đã phát hiện được lớp ngói của một công trình kiến trúc cổ ken
dày, xuất lộ ngay ở bề mặt vách tây hào, phía sau trường Trung cấp Văn hóa
Nghệ thuật. Di tích nằm dưới lớp móng của một công trình hiện đại đã bị phá.
Tuy nhiên, việc xác định điểm đào tiếp nối theo hệ thống ngói xuất lộ là rất khó
do di tích đã bị phá huỷ nhiều trong quá trình xây dựng những công trình hiện
đại, cũng như làm ruộng của cư dân sống trong vùng.
Hiện vật sưu tầm trong khu vực Đồi Ngô gồm 2 viên đạn đá, 1 mảnh kim
19
loại có thể là áo giáp và 1 bia đá [17].
1.2.3. Địa điểm Giếng Phủ
Giếng Phủ nằm ở khu ruộng trũng, dưới chân Đồi Ngô, giếng có đường
kính khoảng 10m. Hiện nay, giếng đã bị bỏ hoang và sạt lở do mưa gió và quá
trình canh tác của người dân khu vực này. Tại đây, đã phát hiện được một số loại
gạch, ngói của công trình kiến trúc cổ [17].
Hình 1.3. Vết tích khảo cổ ở khu vực Giếng Phủ
(nguồn: Trịnh Hoàng Hiệp)
Tiểu kết chương 1
Xương Giang là vùng đất cổ có vai trò quan trọng trong lịch sử dân tộc,
đặc biệt là lịch sử chống xâm lược phương Bắc. Khu vực này vừa có đồng bằng,
xung quanh có các đồi núi thấp bao bọc, lại gần sông Thương - tuyến thủy quan
trọng, đặc biệt từ ngàn xưa con đường thiên lý nối Thăng Long với miền địa đầu
của Tổ quốc chạy qua đây. Trong suốt thời gian nhà Minh xâm lược nước ta
(1407-1427), Xương Giang là trị sở của phủ Lạng Giang. Tại đây, quân Minh đã
xây dựng một ngôi thành kiên cố án ngữ con đường dịch trạm nối Đông Quan
với Quảng Tây (Trung Quốc).
Nơi đây lưu giữ nhiều di tích, tài liệu cổ vật quan trọng cho phép tìm hiểu
20
vị trí, vai trò của Xương Giang trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là trong cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh của dân tộc ta đầu thế kỷ XV. Các
cuộc điều tra khảo sát tại khu vực thành Xương Giang đã phát hiện được nơi sản
xuất gạch, ngói để phục vụ cho việc xây thành, dấu tích bờ thành cũng như dấu
vết của công trình kiến trúc cổ ở địa điểm Đồi Ngô và khu vực Giếng Phủ. Một
số hiện vật được ghi nhận trong quá trình khảo sát, đó là những viên đạn đá có
hình cầu, 1 bia đá, một mảnh kim loại có thể là mảnh áo giáp và những viên
gạch, ngói được trang trí tinh xảo đã được xác định là có niên đại từ thế kỷ XV.
21
Chương 2
NHỮNG TƯ LIỆU MỚI QUA HAI LẦN KHAI QUẬT
2.1. Địa tầng
Năm 2008, khai quật 3 hố với tổng diện tích là 154,87m2
. Vị trí các hố
khai quật năm 2008 như sau: Hố khai quật H1 nằm cách tường bao Trường
Trung học Văn hoá Nghệ thuật về phía đông 30m. Hố khai quật H2 nằm trên
một thửa ruộng có địa thế cao hơn so với những thửa ruộng xung quanh, hố nằm
sát chân thành về gần hướng cửa đông bắc. Hố khai quật H3 nằm trên một thửa
ruộng có địa thế cao hơn so với thửa ruộng xung quanh, hố nằm về phía đông
của vườn Trạm Khí tượng Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang.
Năm 2011-2012, khai quật 11 hố với tổng diện tích là 1.001m2
. Các hố
khai quật năm 2011-2012 được mở ở những vị trí sau: 4 hố (H1, H2, H3, H4)
nằm gần cửa thành phía bắc; 4 hố (H5, H6, H10, H11) nằm ở khu vực trước cửa
Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Bắc Giang; 3 hố còn lại (Hố H7: 100m2
;
H8: 100m2
; H9: 84m2
) nằm ở khu vực trồng cây bạch đàn, trước cửa Nhà hát
Chèo, cách Giếng Phủ khoảng 70m về phía nam và rìa tây nam khu vực Đồi Ngô
[17] [18] [68].
“Có thể chia các hố khai quật thành 4 khu vực. Cấu tạo địa tầng chung ở 4
khu vực có hố khai quật như sau: (B2.1; Bv2, Bv4; Ba6).
Khu vực I: hố H2 (năm 2008), diện tích 99,57m2
, nằm ở thửa ruộng có địa
hình cao hơn so với xung quanh, sát chân thành phía đông và gần cổng thành
phía đông bắc.
- Đất lớp mặt: dày 20cm - 30cm, đất tơi xốp màu nâu, lẫn nhiều gạch,
ngói, đá… nhiều thời đại.
22
- Tầng văn hóa: dày 20cm - 35cm, đất thịt màu nâu, cứng ken dày mảnh
gạch, ngói, sành, sứ, dấu tích kiến trúc và di cốt người.
- Sinh thổ: đất laterite màu đỏ, đỏ nâu, màu vàng sẫm lẫn sạn sỏi nhỏ.
Khu vực thứ hai: hố khai quật H3 (năm 2008) diện tích 25,3m2
, nằm ở
thửa ruộng cao hơn so với xung quanh, hố khai quật nằm về phía đông Trạm khí
tượng Nông nghiệp và nằm ngoài trung tâm Đồi Ngô, gần tường thành phía tây
bắc và cổng thành phía đông bắc.
- Lớp đất mặt: dày 10cm - 15cm, đất tơi xốp màu nâu lẫn nhiều gạch,
ngói, đá… nhiều thời kỳ.
- Tầng văn hóa: dày 50cm - 80cm, tầng văn hóa không bằng phẳng mà dốc
từ phía tây sang phía đông.
- Sinh thổ: đất laterite màu đỏ, đỏ nâu, màu vàng sẫm lẫn sạn sỏi nhỏ.
Khu vực thứ ba: hố H1 (86,1m2
), hố H2 (80m2
), hố H3 (100m2
), hố H4
(100m2
) (năm 2011-2012), các hố khai quật nằm gần cổng thành phía bắc.
- Lớp mặt: dày 16cm - 70cm, đất màu xám đen, nâu sẫm. Dưới lớp đất mặt
toàn bộ khu vực này có một lớp đất laterite hóa yếu màu vàng, đỏ dày 5cm - 20cm.
- Tầng văn hóa: dày từ 25cm - 50cm, đất màu xám đen, màu đen, màu nâu có
sắc đỏ lẫn mảnh gốm tráng men, đồ sành, xương cốt động vật và mảnh gạch, ngói.
- Sinh thổ: đất laterite màu đỏ, đỏ nâu, màu vàng sẫm.
Khu vực thứ tư: 8 hố, hố H5 (100m2
), hố H6 (100m2
), hố H7 (100m2
), hố
H8 (100m2
), hố H9 (100m2
), hố H10 (100m2
), hố H11 (50m2
) (năm 2011-2012).
Các hố khai quật nằm ở trước cửa Nhà hát Chèo và trước cửa Trung tâm Quan
trắc môi trường, nằm ở rìa Đồi Ngô về phía đông, phía tây, phía tây nam.
- Lớp mặt dày từ 10cm - 50cm, đất màu nâu sẫm, vàng sẫm, màu đen.
Ngăn cách giữa lớp mặt với tầng văn hóa là lớp đất sét màu nâu, màu vàng, màu
23
xanh và màu trắng.
- Tầng văn hóa dày từ 10cm - 20 cm, đất màu nâu sẫm, vàng, vàng sẫm,
nâu đỏ.
- Sinh thổ là đất laterite màu đỏ, đỏ nâu, vàng sẫm lẫn sạn sỏi đầu ruồi”
[10, tr. 47-48].
Riêng hố H1 (khai quật năm 2008) có diện tích 30m2
ở vị trí gần trung tâm
Đồi Ngô về phía đông không có tầng văn hóa.
Bảng 2.1. Địa tầng thành Xương Giang năm 2008 và năm 2011-2012
Địa tầng
Hố khai quật
Khu vực I Khu vực II Khu vực III Khu vực IV
H2 (2008) H3 (2008)
H1, H2, H3, H4
(2011-2012)
H5, H6, H7, H8, H9,
H10, H11 (2011-2012)
Lớp mặt 10 -20cm 10 - 15cm 16 - 70cm 10 - 50cm
Tầng văn
hóa
20 - 35cm 50 - 80cm 25 - 50cm 10 - 20cm
Sinh thổ - - - -
[10, tr. 46]
2.2. Di tích
2.2.1. Di tích kiến trúc
Dấu tích kiến trúc được phát hiện trong hố H2 (năm 2008) (Bv1; Ba9).
* Vết tích gạch, ngói: (PL13, PL24, PL29)
Vết tích kiến trúc thứ nhất: Sau khi bóc hết lớp đất mặt và lớp 1 ở độ sâu
30cm - 40cm, xuất lộ lớp gạch, ngói ken dày theo hướng đông tây, vết tích kiến
trúc cách vách nam hố khai quật 30cm - 70cm, cách vách đông hố 30cm thì
không có hiện vật phân bố. Di tích dài 9,6m, rộng từ 0,6m - 2,1m, tiếp tục phát
24
triển về phía tây hố khai quật. Tuy nhiên, do góc tây nam hố khai quật có 1 ngôi
mộ hiện đại nên đã phá mất một phần di tích và di tích có thể tiếp tục phát triển
về phía tây qua ranh giới của ngôi mộ, nhưng cho đến thời điểm khai quật thì
thửa ruộng mà di tích có thể phát triển thấp hơn so với mặt bằng di tích. Như
vậy, cho thấy phần phía tây hố khai quật, nơi di tích có thể phát triển đã bị phá
do quá trình san mặt bằng làm những thửa ruộng hiện đại.
Vết tích kiến trúc thứ hai: cách vách đông hố khai quật 4,9m và vách nam
3,7m, cách vết tích kiến trúc thứ nhất 1,5m là một dải ngói dài 1,7m, rộng 45cm,
vết tích này phân bố khá thẳng theo chiều bắc nam.
Vết tích kiến trúc thứ 3: cách vách đông 2,7m - 6,5m, cách vách nam 2,1m
tính từ phạm vi biên của di tích, cách vách bắc 30cm thì kết thúc. Tuy nhiên, di
tích này phát triển nối tiếp với vết tích thứ nhất, vết tích có chiều dài 7,4m, rộng
15cm - 50cm, di tích phân bố theo hướng bắc nam, gần như thẳng ở phần hướng
nam và cong dần ở hướng bắc. Vết kiến trúc thứ ba cách vết tích kiến trúc thứ
hai 90cm về phía đông.
Vết tích kiến trúc thứ tư: nằm cách vách đông 2,3m, cách vách tây 22cm
và cách vách bắc 3,2m là một dải ngói dài 1m, rộng 44cm, dải ngói này nằm
cách vết tích kiến trúc thứ ba 6,3m về phía đông.
Tác giả đồng ý với nhận định của những người khai quật rằng: Thông
qua việc phát lộ các vết tích kiến trúc, có thể thấy rằng: Khu vực ken dày gạch,
ngói thứ nhất là phần hiên của ngôi nhà, vì sau hệ thống này là trụ móng kiến
trúc với hàng cột hiên của hàng trụ móng kiến trúc thứ nhất và thứ hai. Khu vực
ken dày ngói thứ ba có thể là nền dưới của bức tường ngăn cách gian của ngôi
nhà [17].
* Móng trụ kiến trúc: (PL13, PL24, PL30, PL31)
25
Cùng với sự xuất hiện những dải ngói là hệ thống móng trụ kiến trúc với
10 móng trụ hoàn thiện và 1 móng trụ chỉ còn lại lớp ngói gia cố ở phần đáy.
Tuy nhiên, móng trụ số 11 khác hoàn toàn với các móng trụ khác vì lớp ngói gia
cố còn lại là ngói có chất liệu và màu sắc giống như ngói xuất hiện trong hố khai
quật. Hệ thống móng trụ kiến trúc gồm 3 hàng ngang, trong đó 2 hàng có 4 móng
trụ và 1 hàng có 3 móng trụ. Theo những người khai quật, sở dĩ có 3 móng trụ vì
1 móng trụ đã bị ngôi mộ hiện đại ở góc tây nam hố khai quật đào phá mất.
Bảng 2.2. Thống kê các hàng móng trụ kiến trúc hố H2 năm 2008
Hàng
móng trụ
Thứ nhất Thứ hai Thứ ba
Số lượng 4 4 3
Cột số 11 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Dài (cm) 65 70 95 70 65 65 75 65 65 75 75
Rộng (cm) 60 70 72 75 65 55 70 65 65 75 70
MH1. Mô hình bước gian hệ thống móng trụ
- Hàng móng trụ thứ nhất:
Hàng móng trụ thứ nhất có 4 trụ
móng cột. Cách vách đông hố khai
quật 3,20m - 3,40m, cách vách nam
2,10m và cách vách bắc 10cm.
Móng trụ số 11: Dài 65cm,
rộng 55cm, nằm cách vết tích kiến
trúc thứ nhất 10cm về phía nam.
Móng trụ được gia cố bằng mảnh ngói vỡ màu xám, chất liệu và màu sắc những
26
mảnh ngói này giống với mảnh ngói xuất hiện trong hố khai quật, điều tra nhưng
khác với những mảnh ngói được gia cố ở các móng trụ khác về màu sắc.
Móng trụ số 1: Dài 70cm, rộng 70cm. Móng trụ được gia cố từ mảnh ngói
mũi vát nhọn (ngói mũi lá) màu đỏ nâu và một vài mảnh sành. Khoảng cách từ
tâm trụ số 11 đến trụ số 1 là 1m.
Móng trụ số 2: Dài 95cm, rộng 72cm. Móng trụ được gia cố từ mảnh ngói
mũi vát nhọn (ngói mũi lá) màu đỏ nâu. Khoảng cách từ tâm trụ số 1 đến trụ số 2
là 2,9m.
Móng trụ số 3: Dài 70cm, rộng 55cm. Móng trụ được gia cố từ mảnh ngói
mũi vát nhọn (ngói mũi lá) màu đỏ nâu. Khoảng cách tính từ tâm trụ số 2 đến trụ
số 3 là 3,2m.
Nằm giữa trụ 2 và trụ 3 là một nền trụ có kích thước dài 45cm, rộng 35cm,
trụ này cách trụ 2 là 50cm và cách trụ 3 là 1,25m, cấu trúc gia cố trụ móng là
mảnh ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá) màu đỏ nâu. Theo những người khai quật,
có thể khi xây dựng công trình kiến trúc này vì một lý do gì đó thì người thợ xây
dựng đã làm móng trụ này, nhưng sau đó đã bỏ và làm hệ thống móng trụ như
chúng ta đã thấy. Nhìn trên bình diện chung,chỉ có duy nhất móng trụ này nằm
đơn độc trong không gian kiến trúc của công trình, cho dù về hướng của trụ gần
như thẳng hàng với hàng trụ móng kiến trúc thứ nhất.
- Hàng móng trụ thứ hai: Có 4 móng trụ, các trụ này đều được gia cố từ
mảnh ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá) màu đỏ nâu. Khoảng cách giữa các móng
trụ trong hàng móng trụ thứ hai bằng khoảng giữa các móng trụ ở hàng thứ nhất.
Khoảng cách bước gian từ hàng móng trụ thứ hai đến hàng móng trụ thứ nhất
theo chiều đông - tây là 4,7m.
Móng trụ số 4: Dài 65cm, rộng 60cm. Móng trụ cách lớp gạch, ngói thứ
27
nhất 10cm và lớp gạch ngói thứ ba 1,2m về phía đông.
Móng trụ số 5: Dài 65cm, rộng 55cm. Cấu trúc gia cố móng trụ ngoài
mảnh ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá) còn có 1 mảnh gốm sứ Trung Quốc thế kỷ
XV.
Móng trụ số 6: Dài 75cm, rộng 70cm, móng trụ cách lớp gạch, ngói thứ ba
1,7m về phía đông.
Móng trụ số 7: Dài 65cm, rộng 65cm, cũng như các trụ móng khác, gia cố
móng trụ là mảnh ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá), ngoài ra còn có 3 mảnh gốm
Trung Quốc thế kỷ XIV. Móng trụ cách lớp gạch, ngói thứ ba 1,4m về phía
đông.
- Hàng móng trụ thứ ba: Có 3 móng trụ, các móng trụ này đều được gia cố
từ mảnh ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá) màu đỏ nâu. Bước gian giữa các móng
trụ ở hàng móng trụ này bằng khoảng cách giữa các móng trụ hàng thứ hai. Bước
gian chiều đông - tây từ hàng móng trụ thứ ba với hàng móng trụ thứ hai là 4,1m.
Móng trụ số 8: Dài còn lại 65cm, rộng còn lại 65cm.
Móng trụ số 9: Dài 75cm, rộng 75cm.
Móng trụ số 10: Dài 75cm, rộng 70cm [17].
Tác giả luận văn hoàn toàn đồng ý với ý kiến của những người khai quật
rằng: Với kết cấu của hệ thống trụ móng kiến trúc như vậy, kết hợp với những
vết tích gạch, ngói ken dày thứ nhất trong hố H2 (năm 2018), có thể thấy rằng
ngôi nhà có hướng chính nam và đây là một công trình kiến trúc có quy mô lớn.
Điều này được chứng minh qua kết cấu của hệ thống móng trụ cũng như khoảng
cách bước gian từ 4,1m - 4,7m của ngôi nhà.
Hố khai quật H2 được tiến hành khai quật gần như hết toàn bộ diện tích
của ngôi nhà. Tuy nhiên, thông qua vết tích móng trụ đã xuất hiện cho chúng ta
28
thấy trụ móng kiến trúc sẽ phát triển tiếp như sau: Sẽ có một hàng móng trụ nữa
tính từ móng trụ thứ nhất về hướng đông. Như vậy, ngôi nhà sẽ có thể có 4 hàng
móng trụ.
MH2. Mô hình giả định mặt cắt ngang ngôi nhà
Tất cả các hàng móng
trụ xuất lộ trong hố khai quật
sẽ có thêm ít nhất ở mỗi hàng
móng trụ về phía bắc có thêm
từ 1 đến 2 móng trụ nữa và
như vậy tổng thể hệ thống trụ
cột của ngôi nhà theo mặt cắt
dọc (từ bắc đến nam) sẽ có từ
5 đến 6 cột và sau các cột này là bức tường hậu của ngôi nhà về phía bắc [17].
2.2.2. Di tích ken dày gạch, ngói và gạo cháy
Tại hố H3 (năm 2008), sau khi xử lý hết lớp đất mặt trên mặt bằng hố xuất
hiện một vài hiện vật là mảnh gạch, ngói, tiếp tục xử lý xuống lớp 2 thì xuất hiện
dấu vết mảnh gạch, ngói ken dày tạo thành một đường gần thẳng rộng 100cm từ
vách bắc và nhỏ dần xuống vách nam, cách vách nam 40cm thì dấu vết này bắt
góc về phía đông. Sát vách đông hố khai quật là mương nước nên dễ dàng nhìn
thấy gạch, ngói. Như vậy, di tích này sẽ phát triển về phía đông hố khai quật.
Tuy nhiên, ở vách bắc tầng văn hóa ken dày gạch, ngói lẫn than gạo cháy
sâu hơn khu vực giữa hố và không xuất hiện ở vách nam. Dấu vết gạo cháy xuất
hiện cùng với lớp gạch, ngói về phía bắc, diện tích dài vào trong hố khai quật
330cm và có thể phát triển về phía đông như vết tích gạch, ngói ở lớp 2 và lớp 3
(PL14, PL 32).
29
MH3. Mô hình kho lương
Thông qua địa tầng vách bắc và dấu
tích trong hố khai quật, tác giả luận văn hoàn
toàn đồng ý với giả thuyết về mô hình của
kho chứa lương thực mà những người khai
quật đưa ra. Mô hình kho lương này có mặt
bằng kiến trúc phẳng ở mặt tiền, còn lòng nhà
thì được xây dạng hình chữ U, có thể kiến
trúc lòng nhà như vậy sẽ chứa được nhiều
lương thực hơn. Và với kiến trúc như thế, khi
lực lượng đối lập vào thì vị trí này có thể trở thành một chiếc giao thông hào
thuận lợi cho tác chiến. Tuy nhiên, với diện tích khai quật hố H3 chỉ là 25,3m2
thì việc giải thích về cầu trúc của một công trình kiến trúc không phải đơn giản,
cần tiếp tục nghiên cứu, kiểm chứng trong tương lai [17].
2.2.3. Di tích hố đất đen
Có 14 hố đất đen được phát hiện ở lần khai quật thứ 2 năm 2011-2012. Hố
khai quật H1 có 1 hố, hố khai quật H2 có 7 hố và hố khai quật H4 có 6 hố. Các
di tích hố đất đen này không có hình dạng cố định, cũng như không có cấu trúc
nhất định. Đất trong các hố lẫn nhiều than tro, cùng với mảnh sành, sứ, gạch,
ngói. Ngoài ra, một số hố có chứa xương động vật và 1 mảnh kim loại. Các di
tích hố đất đen có thể là các hố rác và nơi đây chứa đựng những dấu tích minh
chứng cho quá trình sử dụng trong sinh hoạt của quân đội nhà Minh trong thành
Xương Giang. Có một số hố đất đen đáng chú ý sau (PL33):
- Hố khai quật H2:
Hố đất đen 1 dài 300cm, rộng 210cm, sâu 50cm so với bề mặt lớp đất canh
30
tác. Trong hố có nhiều mảnh sành, sứ và 1 mũi giáo bằng kim loại.
Hố đất đen 2 dài 164cm, rộng 160cm, sâu 80cm. Trong hố có nhiều xương
động vật và mảnh gốm tráng men (có niên đại thế kỷ XIII - XIV) ở độ sâu 72cm
so với bề mặt hố khai quật.
Hố đất đen 3 dài 200cm, rộng 174cm. Trong hố có 3 viên gạch vồ (có niên
đại thế kỷ XV) nằm ở độ sâu 53cm so với bề mặt hố khai quật. Ngoài ra, có
xương động vật và mảnh gốm tráng men ở độ sâu 75cm so với bề mặt.
- Hố khai quật H4:
Hố đất đen 1 có hình dáng không xác định. Trong hố có nhiều mảnh sành
và một chiếc bát úp lên trên lọ sành thế kỷ XIII - XIV.
Hố đất đen 5 có đất màu xám đen lẫn nhiều than tro, hố hình chữ nhật dài
82cm - 102cm, rộng 70cm, sâu 40cm. Trong hố có 1 chiếc lon sành niên đại thế
kỷ XIII - XIV.
Hố đất đen 6 có đường kính 130cm, sâu 50cm. Trong hố có 1 chiếc lon
sành niên đại thế kỷ XV - XVI [18].
Những di vật phát hiện được trong các hố đất đen tuy không nhiều nhưng
lại có niên đại trải dài từ thế kỷ XIII - XIV đến thế kỷ XV - XVI. Và đặc biệt,
trong hố đất đen 2, hố khai quật H2 (năm 2011-2012) còn phát hiện được hiện
vật gốm men có niên đại thế kỷ XIII - XIV. Điều này cho thấy, phải chăng
Xương Giang là khu vực cư trú trước khi quân Minh tiến sang và thực hiện việc
xây thành, và những người cư trú tại đây không phải chỉ có tầng lớp bình dân mà
còn có cả những tầng lớp quan lại hay quý tộc giàu có.
2.2.4. Di tích động vật
Số lượng di cốt động vật tìm thấy trong các hố khai quật không nhiều. Hầu
hết di cốt được tìm thấy thuộc cụm 2, lớp 3, hố 2 (năm 2011-2012), chỉ có hai
31
mảnh xương răng động vật tìm thấy ở lớp mặt. Với các di vật thuộc lớp mặt
thường khó có thể xác định được chúng là hiện vật hiện đại hay có niên đại lâu
đời vì rất nhiều khả năng lớp mặt bị xáo trộn do các hoạt động canh tác của cư
dân hiện đại hoặc do mưa úng, lụt. Di cốt ở lớp mặt gồm 1 mảnh răng hàm của
trâu/bò (Bovidae) đã bị vỡ, và một mảnh thân xương có nhiều khả năng là xương
chày lợn (Sus scrofa). Di cốt trong cụm di vật số 2, lớp 3, hố H2 (năm 2011-
2012) gồm nhiều loại xương nhưng đều bị vỡ khá vụn. Trong số di cốt này có
một mảnh móng chân của loài ngựa (Equus sp.) và hai mảnh xương chậu có thể
của loài chó (Canis familiaris?), các xương còn lại đều của trâu/bò. Trong nhóm
xương bò có thể xác định số lượng cá thể tối thiều là ba cá thể, trong đó ít nhất
có một cá thể còn non (PL1, PL2, PL34).
Trong số di cốt động vật được phát hiện, có một mảnh xương đốt sống
trâu/bò còn có vết chặt rất rõ trên xương có thể là dấu vết của quá trình xẻ thịt,
nên có thể cho rằng các con vật này đã được sử dụng làm thức ăn và phần xương
còn lại được chôn lấp. Trong di chỉ chỉ phát hiện được một mảnh móng chân
ngựa và hai mảnh nhỏ xương chậu của chó, liệu các loài đó cũng được sử dụng
làm thức ăn hay chỉ là sự xuất hiện ngẫu nhiên vì các xương đó là phần mang rất
ít thịt.
Tuy nhiên, nếu so sánh với các di cốt động vật phát hiện ở khu di tích
Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội cho thấy xương trâu/bò chiếm số lượng chủ
yếu, đó có thể là nguồn dinh dưỡng chính được sử dụng, nhưng xương ngựa với
các dấu vết chế biến cũng khá phổ biến. Như vậy, loài ngựa ngoài việc sử dụng
cho kỵ binh trong chiến tranh cũng bị xẻ thịt để cung cấp thực phẩm cho binh
lính. Hoặc cũng có thể những cụm di vật chứa các di cốt này là dấu tích của hố
rác thải [74, tr. 719-720]?
32
2.2.5. Di tích mộ táng
Trong 2 mùa khai quật địa điểm thành Xương Giang với diện tích trên
1.000m2
, nhưng chỉ phát hiện được 3 di tích mộ táng trong hố khai quật H2 (năm
2008) (PL3, PL4, PL13, PL35).
Mộ 1 (ký hiệu 08.TXG.M1): Mộ hướng tây bắc 1700
, biên mộ dài 120cm.
Di cốt chôn nằm thẳng, hai tay duỗi theo người. Xương mủn nát, xương sọ chỉ
còn lại một phần xương chẩm. Chiều dài xương đùi trái đo được khoảng 41cm,
chiều dài xương cánh tay khoảng 38cm. Đồ tùy táng là 3 chiếc lục lạc đồng đều
đã vỡ, nằm trên xương hông trái, đường kính của lục lạc từ 0,7cm - 0,85cm.
Mộ 2 (ký hiệu 08.TXG.M2): Biên mộ dài 200cm, rộng 70cm. Di cốt mủn
nát chỉ nhưng vẫn thấy được hình hài bộ xương theo tư thế giải phẫu. Di cốt nằm
thẳng, tay phải để trên ngực cùng tay trái hướng lên trên đầu. Chiều dài xương
cánh tay trái đo được khoảng 30cm.
Mộ 3 (ký hiệu 08.TXG.M3): Di cốt chôn nằm thẳng, mặt nghiêng về phía
tay trái (hướng bắc), hai tay duỗi thẳng theo người. Xương mủn nát nhưng vẫn
giữ được phần xương hàm trên và dưới bên trái cùng 5 chiếc răng và 2 chiếc
răng rời. Chiều dài xương cánh tay phải đo được khoảng 26,5cm. Trong mộ số 3
phát hiện một đồng tiền “皇 宋 通 寶 - Hoàng Tống thông bảo”, thời Tống, niên
hiệu Tống Nhân Tông (1039-1040), nằm cách di cốt 25cm. Những người khai
quật cho rằng, hiện vật này không phải là đồ tùy táng của mộ 3 mà hiện vật nằm
trong lớp đất lấp mộ [66, tr. 346-348].
Từ những tư liệu về di cốt, các chuyên gia đã xác định được chủ nhân của
những ngôi mộ này:
Mộ 1: cá thể nam, cao khoảng 1m60, là người trưởng thành.
Mộ 2: cá thể nam, cao khoảng 1m63, là người trưởng thành.
33
Mộ 3: cá thể nữ, cao khoảng 1m54, tuổi từ 17 - 25.
Dựa vào những dấu tích đất lấp di cốt của mộ 1 có lẫn những mảnh ngói
vỡ với chất liệu và màu sắc giống với chất liệu và màu sắc ngói trong di tích.
Những người khai quật cho rằng, niên đại của 3 ngôi mộ này nằm trong khung
niên đại thế kỷ XV và cả 3 ngôi mộ đều được chôn sau khi công trình kiến trúc
đã bị sập. Điều này được minh chứng rõ hơn ở lớp ngói lấp mộ số 2, có thể sau
khi ngôi nhà vì một lý do nào đó sập xuống thì thế hệ sau đã chôn di cốt vào đây
và lấy ngay lớp ngói của di tích để lấp mộ. Ngôi mộ số 3 đất lấp mộ không lẫn
hiện vật khảo cổ học, nhưng nhìn trên tổng thể địa tầng cũng cho thấy di tích mộ
táng này được chôn vào giai đoạn sau khi công trình kiến trúc sập xuống [17].
Tác giả luận văn hoàn toàn đồng ý với những nhận định này. Và cho rằng, đây
chỉ là những ngôi mộ được chôn lẻ tẻ chứ không phải là khu mộ táng tập trung.
Vì trên một khu vực khai quật khá rộng nhưng số lượng mộ táng phát hiện được
lại lại rất ít (chỉ có 3 mộ). Các ngôi mộ cũng không được chôn theo cùng một
hướng nhất định.
2.3. Di vật
Bảng 2.3. Thống kê hiện vật di tích thành Xương Giang
Loại
hình
Vật liệu
kiến trúc
Gốm men
Việt Nam
Gốm men
Trung Quốc
Sành Đất
nung
Các loại
hv khác
Tổng
số
Số
lượng
8356 611 124 2005 948 43 12087
Tỷ lệ 69,1% 5,1% 1% 16,6% 7,8% 0,4% 100%
Hai cuộc khai quật tại di tích thành Xương Giang đã thu được tổng số
12.087 hiện vật, gồm các loại hình vật liệu kiến trúc, đồ gốm men Việt Nam và
34
Trung Quốc, đồ sành, đồ đất nung, đồ đá và đồ kim loại. Trong đó, vật liệu kiến
trúc chiếm số lượng nhiều nhất (69,1%).
Biểu đồ 2.1. Các loại hình hiện vật di tích thành Xương Giang
2.3.1. Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV
Biểu đồ 2.2. Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
Vật liệu
kiến
trúc
Gốm
men
Việt
Nam
Gốm
men
Trung
Quốc
Sành
Đất
nung
Các loại
hv khác
Số
lượng
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
Gạch
Ngói
35
2.3.1.1. Gạch
Có 77 viên/mảnh, trong đó có 51 bản còn dáng được chia thành 5 loại
hình: gạch bìa, gạch lát nền, gạch thỏi, gạch vồ, gạch ốp trang trí và 26 bản
không phân loại được. (PL36, PL37, PL38, PL39: h1-h3).
Bảng 2.4. Thống kê gạch thế kỷ XV
Loại hình Gạch
bìa
Gạch
lát nền
Gạch
thỏi
Gạch
vồ
Gạch ốp
trang trí
Không xác
định
Tổng
số
Số lượng 18 9 4 3 17 26 77
Tỷ lệ 23,4% 11,7% 5,2% 3,9% 22,1% 33,7% 100%
Biểu đồ 2.3. Loại hình gạch thế kỷ XV
Gạch bìa: 18 viên/mảnh, có dáng hình chữ nhật, màu xám, màu đỏ sẫm,
xương khá mịn, độ nung cao, không trang trí hoa văn. Chất liệu làm loại gạch
này cũng tương tự như những loại gạch khác. Gạch dài còn lại 13cm - 17,4cm,
rộng 15,3cm, dày 4,5cm - 7,8cm.
Gạch lát nền: 9 viên/mảnh, trong đó có 1 viên phát hiện được tại địa điểm
0
5
10
15
20
25
30
Gạch bìa Gạch lát
nền
Gạch thỏi Gạch vồ Gạch ốp
trang trí
Không xác
định
36
Giếng Phủ. Gạch có thể là hình vuông, màu xám, xương gốm khá mịn, độ nung
cao, không trang trí hoa văn. Gạch dài 25cm, rộng còn lại 21cm, dày 2,2cm -
4,5cm.
Gạch thỏi: 4 viên/mảnh, màu xám, vàng xám, độ nung cao. Về chức năng
của loại hình gạch này có thể dùng để bó bậc lên xuống hay nền sân... Chất liệu
làm loại gạch này cũng tương tự như những loại gạch khác. Gạch dài còn lại
20cm, rộng 17cm, dày 15cm.
Gạch vồ: 3 viên/mảnh, màu đỏ sẫm, màu trắng xám, xương gốm khá mịn
pha lẫn nhiều sạn sỏi màu đỏ nâu, đỏ sẫm, độ nung cao. Gạch dài còn lại 21cm -
25cm, rộng 13cm, dày 15cm.
Gạch ốp trang trí: 17 viên/mảnh. Trong đó có 7 viên/mảnh phát hiện được
tại địa điểm Giếng Phủ. Gạch ốp có màu xanh xám, nâu vàng, nâu xám, xương
gốm mịn. Mặt ngoài được trang trí hoa văn hoa lá tinh xảo. Những viên gạch ốp
phát hiện tại Giếng Phủ phía sau có mấu nổi cao nằm giữa viên gạch, giữa mấu
có lỗ tròn. Hiện vật 08.TXG-GPST: 1 dài còn lại 19,4cm, gạch rộng 16,7 cm,
gạch dày 2cm; mấu cao 5cm, dày 3cm - 3,3cm, đường kính lỗ 5cm, nấc nối dài
3cm, dày 0,75cm - 1,2cm.
2.3.1.2. Ngói
Gồm 8279 viên/mảnh, được chia thành 5 loại: ngói bò, ngói mũi vát nhọn
(ngói mũi lá), ngói âm, ngói dương và ngói ống. Trong đó, ngói bò có số lượng
nhiều nhất, chiếm 48,3% (PL39: h5-h5, PL40, PL41, PL42).
Bảng 2.5. Thống kê ngói thế kỷ XV
Loại hình Ngói
bò
Ngói mũi
vát nhọn
Ngói âm Ngói
dương
Ngói
ống
Tổng
số
Số lượng 2864 530 1280 1250 5 5929
Tỷ lệ 48,3% 8,9% 21,6% 21,1% 0,1% 100%
37
Biểu đồ 2.4. Loại hình ngói thế kỷ XV
Ngói bò có 2864 viên/mảnh. Ngói có hình dáng lòng máng gần giống như
ngói âm dương, nhưng rộng và ngắn hơn, xương ngói dày. Loại ngói này được
lợp trên bờ nóc hoặc dải của bộ mái. Loại này cũng như ngói âm dương là có
phần cổ thu hẹp để khớp nối với viên ngói khác hoặc không có. Chất liệu làm
loại ngói này cũng tương tự như những loại ngói khác, ngói màu vàng xám,
xương ngói màu đỏ nhạt, nhiệt độ nung cao. Ngói dài còn lại 15cm - 20cm, rộng
còn lại 8cm - 15cm, dày 1,6cm - 2,5cm.
Ngói mũi vát nhọn: 530 viên/mảnh. Ngói mũi vát nhọn còn được gọi là
mũi lá, có phần mũi được cắt vát hai bên, đầu mũi nhọn, xương ngói mịn, màu
xám, màu đỏ nâu, độ nung cao. Hiện vật dài 21cm - 28cm, rộng còn lại 12cm-
16cm, dày 0,9cm - 1,5cm.
Ngói âm: 1280 viên/mảnh, trong đó 152 bản có diềm trang trí hoa văn và
còn gần đủ dáng. Ngói hình lòng máng, nếu so sánh với ngói ống thì loại ngói
này nông và rộng hơn. Ngói có phần đuôi rộng và dày còn phần đầu hẹp và
mỏng hơn, phần đuôi có rãnh sâu để nối với những viên ngói khác. Ngói âm và
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
Ngói bò Ngói mũi
vát nhọn
Ngói âm Ngói dương Ngói ống
38
ngói dương có dáng gần như tương tự nhau. Để phân biệt đâu là phần âm và đâu
là phần dương ở một số trường hợp rất khó, điều này chỉ nhận biết được khi có
phần diềm đi cùng. Ngói được lợp ở diềm mái và thường được trang trí hoa văn.
Chất liệu làm loại ngói này cũng tương tự như những loại ngói khác, ngói màu
vàng xám, nhiệt độ nung không cao. Mặt yếm trang trí hoa văn đắp nổi uốn lượn
như hình sóng nước, ở mỗi nhịp đó lại có hai đường đắp nổi nối ra, ở mỗi đường
nối ra đó có hai nhánh. Phần nhô ra nằm bên trên đường uốn lượn hình sóng
nước là một đường đắp nổi nhỏ, cong sau đó chia ra hai nhánh cong về hai phía,
phần bên dưới cũng được đắp thành một đường đắp nổi nhỏ, cong sau đó được
chia ra hai nhành: một là cong cuộn lại, một hơi thẳng vươn ra sát phần uốn tạo
sóng. Đây có thể đây là hoa văn dây uốn lượn hoặc cũng có thể là hoa văn cách
điệu dạng “mây hoá”, “hoa hoá”, “lá hoá” rồng. Ngói dài còn lại 15cm - 20cm,
rộng còn lại 4cm - 15cm, dày 1cm - 1,8cm, diềm ngói dày 1cm - 1,5cm.
Ngói dương: 1250 viên/mảnh, trong đó 78 bản có diềm trang trí hoa văn.
Ngói hình lòng máng, màu xám, xương gốm mịn, độ nung không cao. Diềm
trang trí, xung quanh mặt yếm trang trí môtíp 1 đường đắp nổi uốn lợn hình sóng
nước, phần bên trên đường uốn lượn hình sóng nước ở phần cong xuống được
trang trí hai nửa vòng tròn đắp nổi đồng tâm cũng được uốn cong xuống, phía
dưới đường uốn lượn hình sóng nước chỗ cong lên cũng được trang trí hai nửa
vòng tròn đắp nổi. Giữa diềm trang trí hoa văn đắp nổi hình hoa sen hoặc hoa
cúc cách điệu. Ngói dài còn lại 8cm - 22cm, rộng còn lại 4cm - 15cm, dày 1cm -
1,8cm, diềm ngói dày 1cm - 1,5cm.
Ngoài ra, còn 2350 mảnh vỡ nhỏ, chúng tôi không thể phân loại được đó
là mảnh vỡ của ngói âm hay ngói dương.
Ngói ống: 5 viên/mảnh, màu xám, độ nung cao. Đầu ngói ống trang trí hoa
39
văn ở mặt ngoài. Mặt ngoài trang trí hoa văn in nổi hoa lá, bao gồm một băng
hoa dây chạy quanh rìa đầu ngói, trong lòng hoa dây trang trí họa tiết hoa cúc
cánh đôi rất tinh tế. Xương gốm mịn, màu nâu hoặc xám. Hiện vật dài còn lại
8cm - 15cm, rộng còn lại 6cm - 13cm, dày 1cm - 1,8cm, đầu ngói dày 2cm.
2.3.2. Đồ gốm
2.3.2.1. Đồ gốm men
Tổng số đồ gốm men phát hiện được qua hai cuộc khai quật là 735 hiện
vật. Trong đó, gốm men Việt Nam có 611 hiện vật, chiếm tỷ lệ 83%; gốm men
Trung Quốc có 124 hiện vật, chiếm tỷ lệ 17%. Tác giả phân chia hiện vật theo
loại hình như: bát, đĩa, bình... và từ các loại hình lại được phân chia theo niên đại
để có thể thấy được các giai đoạn tồn tại và phát triển của khu vực Xương Giang.
Gốm men Việt Nam
Bảng 2.6. Thống kê gốm men Việt Nam
Loại hình
Thế kỷ
Bát Đĩa Bình Lọ Tước Chân đế
bát hương
Cốc Tổng
số
%
XIII-XIV 105 25 2 1 133 21,8
XV 170 45 15 12 9 5 256 41,9
XV-XVI 120 20 140 22,9
XVII-XVIII 62 62 10,1
XVIII-XIX 20 20 3,3
40
Biểu đồ 2.5. Các loại hình gốm men Việt Nam
Có 611 hiện vật, tuy số lượng không nhiều nhưng lại có nhiều sắc men và
có niên đại trải dài từ thế kỷ XIII - XIV đến thế kỷ XVIII - XIX, chiếm số lượng
nhiều nhất là đồ gốm men thế kỷ XV (41,9%).
* Thế kỷ XIII - XIV: có 133 chiếc, gồm các loại bát, đĩa và âu thuộc các
dòng men ngọc, men trắng, men nâu (PL43, PL44, PL45: h1).
- Bát: 105 hiện vật, được chia thành 14 loại.
Loại 1: 14 hiện vật. Miệng bát vuốt tràn ra ngoài, thành trong miệng vát
tròn. Mặt miệng bát, thân ngoài vát tròn, phủ men nâu. Trong lòng bát in hoa văn
hoa lá, trong lòng bát có dấu con kê. Đáy bát khum phẳng. Xương gốm mịn màu
trắng. Hiện vật 11XGH2L2: 180 cao 4,1cm, đường kính miệng 16,5cm, đường
kính chân đế 5,85cm.
Loại 3: 9 hiện vật. Bát có miệng loe, hai mặt phủ men màu trắng xám. Mặt
ngoài trang trí hoa văn cánh sen in nổi dưới men, trong lòng bát có dấu con kê.
41
Chân đế bát thẳng, bề mặt chân đế được cạo. Đáy bát tô men nâu đỏ. Xương
gốm màu trắng đục. Hiện vật 11.XG.H1.L2: 119 dày 0,6cm, cao 3,3cm.
Loại 11: 7 hiện vật. Miệng bát khum, mặt miệng vát nhọn. Thân bát vát
tròn, trang trí hoa văn cánh sen cách điệu bên ngoài. Trong lòng bát có dấu con
kê, đế vuốt khum. Thành ngoài chân đế phẳng, thành trong vát tròn, mặt đế
phẳng, phủ men nâu. Hiện vật 11XGH2L3: 202 cao 6,5cm, dày 0,4cm, đường
kính miệng 15cm; đường kính đáy 4,9cm.
- Đĩa: 25 hiện vật được chia thành 6 loại.
Loại 2: 3 hiện vật. Chân đế đĩa vuốt khum, thành trong chân đế thẳng, mặt
chân đế phẳng. Trong lòng đĩa trang trí hoa văn cúc dây và có dấu con kê. Mặt
ngoài phủ men nâu, lòng đĩa màu vàng xanh. Xương gốm mịn màu trắng.
Loại 4: 5 hiện vật. Miệng đĩa loe, hai mặt phủ men màu trắng, trong lòng
có dấu kê. Mặt chân đế bằng, thành ngoài đế thẳng, thành đế trong hơi vát, mặt
chân đế bằng. Xương gốm màu trắng xám. Hiện vật 11.XG.H4.L2: 351 có kích
thước: cao 0,4cm, dày 0,5cm, đường kính chân đế 5,3cm.
- Cốc: 1 hiện vật.
Miệng cốc khum vát nhọn, thân cốc thẳng, bề mặt phủ men trắng, không
trang trí hoa văn. Đế phẳng, xương gốm mịn màu trắng xám. Hiện vật ký hiệu
11.XG.H2.L2: 201 cao 6,2cm, đường kính 10,5cm, đường kính 5cm.
- Bình: 2 hiện vật
Loại 1: 1 hiện vật. Miệng bình có thành miệng ngoài hơi cong, mép miệng
bằng, thân phủ men nâu. Xương gốm màu trắng xám. Hiện vật ký hiệu
11.XG.H10.LM: 429 có kích thước dày 0,9cm.
Loại 2: 1 hiện vật. Mặt ngoài phủ men rạn màu trắng, không trang trí hoa
văn. Chân đế bằng, để mộc, tô men nâu. Xương gốm màu trắng. Hiện vật ký hiệu
42
11.XG.H3.L2: 293 có kích thước dày đế 0,9cm, đường kính 5,0cm.
* Thế kỷ XV: có 256 hiện vật, gồm các loại men xanh, men ngọc, men
nâu, men trắng và không phủ men (PL45: h2-h3, PL46, PL47).
- Bát: 170 hiện vật gồm 17 loại.
Loại 1: 5 hiện vật. Bát miệng loe, mép miệng tròn, phủ men trắng ngà.
Thành ngoài chân đế đứng, thành trong chân đế vát, mặt chân đế cắt tạo cạnh.
Giữa đáy bát hơi lồi. Xương gốm màu trắng đục. Hiện vật 11.XG.H1.L1: 48 có
kích thước cao 4,5cm.
Loại 2: 12 hiện vật. Thành ngoài chân đế bát thẳng, thành trong chân đế
bát hơi vát vào trong, bề mặt chân đế được cắt gọt. Lòng bát có dấu con kê, trôn
hơi lồi ở giữa. Bề mặt chân đế bát phủ màu trắng xanh. Xương gốm màu trắng
đục. Chân đế cao 0,5cm - 0,7cm, chân đế dày 0,7cm - 0,9cm, đường kính chân
đế 5,2cm - 6,2cm.
Loại 8: 3 hiện vật. Mặt ngoài bát trang trí hoa văn cánh sen in nổi dưới
men. Thành ngoài chân đế bát hơi khum, mặt chân đế cắt tạo cạnh sắc, thành
trong chân đế hơi vát. Trong lòng bát có dấu con kê. Chân đế cao 0,7cm - 0,9cm,
dày 0,6cm - 0,9cm, đường kính đáy 5cm - 6,2cm.
Loại 9: 6 hiện vật. Chân đế thấp, thành ngoài chân đế thẳng, thành trong
hơi vát ra ngoài, mặt chân đế bằng. Lòng bát có vết ve lòng, hai mặt phủ men
màu rêu, xương gốm màu trắng ngà. Chân đế dày 0,5cm - 0,6cm, đường kính
chân đế 5,3cm - 6cm.
- Đĩa: 45 hiện vật, gồm 8 loại.
Loại 1: 7 hiện vật. Đĩa miệng loe, thân hơi cong, mép miệng hình răng cưa,
lòng đĩa trang trí hoa sen nổi dưới men. Chân đế thẳng, hai mặt và xương gốm màu
trắng. Hiện vật 11XGH10L1: 456 cao 0,2cm, dày đáy 1,2cm, đường kính miệng
43
16cm, đường kính chân đế 7cm.
Loại 6: 9 hiện vật. Miệng vuốt khum, thành ngoài miệng khum tròn, thành
trong miệng vát tròn, mặt miệng đĩa vát nhọn. Trong lòng đĩa có dấu con kê.
Xương gốm mịn màu trắng xám. Hiện vật 11.XG.H2.L1: 146 có kích thước
đường kính miệng 14,4cm.
- Lọ: 12 hiện vật, được chia thành 4 loại.
Loại 1: 4 hiện vật. Thành ngoài chân đế lọ khum, thành trong chân đế hơi
vát, miệng chân đế cắt bằng. Bề mặt lọ màu xám trắng, không trang trí hoa văn.
Xương gốm mịn màu xám trắng. Hiện vật 11.XG.H1.L1: 67 có kích thước: chân
đế dày 1cm.
Loại 2: 3 hiện vật. Thành ngoài chân đế lọ hơi loe, bề mặt chân đế cắt
bằng, thành trong hơi vát vào trong. Đáy lọ phẳng, có khắc vòng tròn nhỏ ở giữa
trôn. Mặt ngoài đế lọ phủ men xanh trắng, mặt trong phủ men trắng ngà, trang trí
hoa lam dưới men. Xương gốm màu trắng đục. Hiện vật 11.XG.H1.L1: 66 có
kích thước: chân đế dày 1,2cm, đường kính chân đế 7,7cm.
- Bình: 15 hiện vật, gồm 6 loại.
Loại 1: 2 hiện vật. Miệng bình có thành ngoài hơi cong, mép miệng bằng,
thân phủ men nâu. Hiện vật 11.XG.H10.LM: 429 có kích thước miệng dày 0,9cm.
Loại 2: 5 hiện vật. Đế bình có chân đế bằng, để mộc, tô men nâu. Thân
ngoài phủ men rạn màu trắng, không trang trí hoa văn. Xương gốm màu trắng.
Hiện vật 11.XG.H3.L2: 293 có đế dày 0,9cm, đường kính đế 5cm.
- Tước: 9 hiện vật, gồm 4 loại.
Loại 1: 3 hiện vật: Chân đế tước tiện hai tầng, thành ngoài chân đế tước
thẳng, thành trong chân đế vát tròn, miệng chân đế cắt vát từ ngoài vào trong.
Xương gốm mịn màu xám trắng. Hiện vật 11.XG.H1.L1: 65 có kích thước:
44
đường kính đế: 3,5cm.
Loại 2: Mặt chân đế tước vát vào trong, đáy không tráng men, mặt ngoài
phủ men ngọc. Xương gốm mịn màu trắng xám. Hiện vật 11.XG.H7.L1: 398 có
kích thước: chân đế dày 0,45cm.
- Chân đế bát hương: 5 hiện vật, gồm 3 loại.
Loại 1: 1 hiện vật: Chân đế bát hương có dáng cong choãi, men màu xanh,
hoa văn in nổi. Xương gốm màu trắng. Hiện vật 11.XG.H3.L1: 255 có kích
thước: chân đế dày 5,7cm.
* Thế kỷ XV - XVI: có 140 chiếc (PL48).
- Bát: 120 hiện vật, được chia thành 14 loại.
Loại 1: 6 hiện vật. Bát có miệng loe, mép miệng tròn, thu dần về phía đáy.
Thành chân đế thẳng phía ngoài, vát phía trong, mặt chân đế bằng. Bát ve lòng,
hai mặt màu trắng xanh, xương gốm màu trắng ngà. Thân trang trí hoa văn màu
xanh dưới men. Hiện vật 11.XG.H10.L1: 530 cao 4,2cm, dày 0,2cm, đường kính
miệng 11,6cm, đường kính chân đế 5,2cm.
Loại 2: 12 hiện vật. Bát miệng loe, mép miệng lõm hình răng cưa. Thành
ngoài chân đế hơi vát, thành trong thẳng, bát ve lòng. Hai mặt và xương gốm
màu trắng ngà. Hiện vật 11.XG.H10.L1: 468 cao 6,4cm, miệng dày 0,2cm,
đường kính miệng 15cm, đường kính chân đế 4,7cm.
Loại 7: 5 hiện vật. Thân bát cong, chân đế có thành ngoài thẳng, thành
trong hơi vát, mặt chân đế bằng, bát ve lòng. Đáy bát tô men nâu, xương gốm
màu trắng ngà. Hiện vật 11.XG.H10.L1: 437 cao 0,7cm, đường kính đế 5cm.
- Đĩa: 20 hiện vật, gồm 6 loại.
Loại 1: 3 hiện vật. Đĩa có miệng loe, hai mặt gốm màu trắng, không trang
trí hoa văn. Chân đế thấp, lòng đế và một phần ngoài chân đế để mộc. Xương
45
gốm mịn màu trắng xám. Đĩa dày 0,4cm - 0,5cm, đường kính miệng 14,6cm -
16cm.
Loại 4: 3 hiện vật. Mép miệng tròn, thành miệng ngoài vát, lòng đĩa có
dấu con kê, chân đế mỏng, thấp, lòng chân đế để mộc, tô men nâu. Hai mặt phủ
men trắng, không trang trí hoa văn. Hiện vật cao 2,2cm - 2,3cm, miệng dày
0,4cm - 0,6cm, đường kính chân đế 4cm - 4,5cm.
* Thế kỷ XVII - XVIII: Có 62 mảnh/chiếc bát, được chia thành 8 loại
(PL49: h1-h3).
Loại 1: 6 hiện vật. Mảnh chân đế có thành đế vát, mặt chân đế cong, đáy
hơi lồi ở giữa. Bát ve lòng. Hai mặt gốm phủ men ngà, xương gốm màu nâu đỏ,
không trang trí hoa văn. Hiện vật 11.XG.H9.L1: 412 có chân đế dày 0,5cm,
đường kính chân đế 7cm.
Loại 2: 13 hiện vật. Bát men ngọc, đế bát thấp, mặt chân đế phẳng, đáy bát
để mộc, ve lòng. Xương gốm mịn màu trắng. Hiện vật 11.XG.H9.L1: 411 cao
1,1cm, dày 0,7cm, đường kính chân đế 7cm.
* Thế kỷ XVIII - XIX: Có 20 mảnh/chiếc bát men màu trắng vẽ lam
(PL49: h4).
Loại 1: 5 hiện vật. Đế bát có thành đế ngoài vát vào trong, mặt chân đế
bằng, thành đế trong thẳng, lòng phủ men trắng ngà. Xương gốm màu xám trắng.
Hiện vật 11.XG.H4.L1: 323 có kích thước: chân đế cao 1,5cm, dày 0,6cm,
đường kính 5,2cm.
Loại 2: 2 hiện vật. Chân đế bát thấp, thành ngoài khum, thành trong thẳng,
mặt chân đế cắt vát từ ngoài vào trong. Trong lòng bát có dấu ve lòng. Xương
gốm mịn màu trắng xám. Chân đế dày 0,7cm - 0,8cm.
46
Gốm men Trung Quốc
Đồ gốm Trung Quốc có 124 chiếc, chiếm tỷ lệ chiếm tỷ lệ 17% trong tổng
số đồ gốm men và chỉ chiếm 1% trong tổng số hiện vật phát hiện được qua hai
cuộc khai quật. Gồm các loại hình: bát, đĩa, vò, cốc thuộc các dòng men như
men vàng xám, xanh vàng, men ngọc, men trắng. Trong đó, hiện vật thuộc thế kỷ
XIII - XIV chiếm số lượng nhiều nhất (72,6%). Và trong số các loại hình thì bát
chiếm số lượng nhiều hơn cả.
Bảng 2.7. Thống kê gốm men Trung Quốc
Loại hình
Thế kỷ
Bát Đĩa Bình Vò Cốc Tổng
số
%
VII-IX 12 2 3 17 13,3
XIII-XIV 78 15 93 72,6
XV 9 7 2 18 14,1
Biểu đồ 2.6. Các loại hình gốm men Trung Quốc
0
10
20
30
40
50
60
70
80
VII-IX XIII-XIV XV
Niên đại
Bát
Đĩa
Bình
Vò
Cốc
47
* Thế kỷ VII - IX: (PL50, PL51: h1-h2).
- Bát: 12 hiện vật, gồm 4 loại.
Loại 1: 3 hiện vật. Thân bát cong, phủ men trắng ngà. Thành ngoài chân đế
bát thẳng, mặt chân đế cắt bằng, lòng bát có dấu con kê. Xương gốm màu trắng
đục. Chân đế dày 0,8cm - 0,9cm, đường kính chân đế 4,8cm - 5,2cm.
Loại 2: 5 hiện vật. Đế bát có thành ngoài hơi khum, mặt chân đế bằng,
lòng bát màu trắng nhạt. Xương gốm màu xám. Chân đế dày 0,7cm - 1cm,
đường kính chân đế 5cm - 6cm.
- Bình: 2 hiện vật, xếp thành 2 loại:
Loại 1: 1 hiện vật: Miệng bình thu nhỏ lại, mép miệng vát nhọn, vuốt ra
ngoài, vai bình phình, bên ngoài có quai. Xương gốm mịn, màu xám. Hiện vật
11.XG.H1.L1: 78 có kích thước đường kính miệng 8,5cm.
- Vò: 3 hiện vật, được chia thành 2 loại.
Loại 2: 1 hiện vật: Miệng vò vuốt tràn ra ngoài, thành ngoài miệng vuốt
vát, trang trí đường chỉ chìm, thành trong miệng vát tròn. Mặt miệng vò vát
nhọn. Xương gốm mịn màu trắng xám. Vai có quai. Hiện vật 11.XG.H2.L2: 177
có kích thước miệng dày 1,1cm.
* Thế kỷ XIII - XIV: có 93 hiện vật, gồm các loại men ngọc, men trắng,
men nâu, men xanh (PL51: h3, PL52: h1-h3).
- Bát: 78 hiện vật, được chia thành 12 loại.
Loại 1: 4 hiện vật. Bát miệng loe, mép miệng tròn hơi bẻ ra ngoài. Hai mặt
phủ men ngọc, lớp men khá dày, lòng bát trang trí hình cánh sen in nổi, mặt
ngoài hình cánh sen cách điệu. Xương gốm màu trắng ngà. Bát dày 0,5 - 0,7cm,
đường kính miệng 15cm - 16cm.
Loại 4: 2 hiện vật. Miệng loe, mép miệng tròn hơi bẻ ra ngoài. Hai mặt
48
phủ men ngọc, lớp men khá dày, lòng bát trang trí hình cánh sen in nổi, mặt
ngoài hình cánh sen cách điệu. Xương gốm màu trắng ngà. Hiện vật
11.XG.H2.L3.cụm 1: 207 có đường kính miệng 11,5cm, dày 0,5cm - 0,7cm.
- Đĩa: 15 hiện vật, gồm 5 loại.
Loại 1: 4 hiện vật. Chân đế đĩa có thành đế ngoài vát, thành trong thẳng,
mặt chân đế cong vát, hai mặt phủ men xanh. Xương gốm màu trắng. Hiện vật
11.XG.H10.LM: 431 có chân đế dày 0,9cm, đường kính chân đế 14cm.
Loại 2: 2 hiện vật. Miệng đĩa vuốt tràn ra ngoài, mặt miệng phẳng, thành
ngoài miệng vát nhọn, thành trong miệng vát tròn. Chân đế khum, thành ngoài chân
đế đứng, thành trong chân đế hơi vát, mặt chân đế bằng. Đĩa phủ men ngọc, trong
lòng đĩa trang trí hình 2 con cá. Xương gốm mịn màu trắng. Hiện vật 11.XG.H1.L1:
101 cao 5cm, đường kính miệng 21cm, đường kính chân đế 8,6cm.
* Thế kỷ XV: có 18 hiện vật (PL52: h4,PL53).
- Bát: 5 hiện vật, gồm 4 loại.
Loại 2: 1 hiện vật. Miệng bát sứ men ngọc, miệng loe, mặt miệng tạo gờ,
thân thuôn, miệng bát được vuốt uốn lượn, xương gốm trắng, men phủ dày. Hiện
vật 08.TXG.H2.L1: 16 có đường kính miệng, 23cm, dày 0,8cm.
Loại 4: Thành ngoài chân đế hơi vát vào trong, mặt chân đế phẳng, thành
trong chân đế vát, hai mặt phủ men xanh trắng. Xương gốm màu trắng đục. Hiện
vật 11.XG.H1.L1: 75 có chân đế dày 0,8cm, chân đế cao 1cm, đường kính chân
đế 6cm.
- Đĩa: 7 hiện vật, gồm 4 loại.
Loại 1: 1 hiện vật. Đĩa men ngọc, men phủ dày. Chân đế vát, đáy đĩa ngoài
phủ men ngọc còn được bôi son hồng. Xương gốm màu trắng. Hiện vật
08.TXG.H2.L1: 14 có chân đế cao 0,9cm, đường kính chân đế 16cm.
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật

More Related Content

Similar to Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật

Luận án: Nghề chạm khắc đá ở An Hoạch (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) thời t...
Luận án: Nghề chạm khắc đá ở An Hoạch (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) thời t...Luận án: Nghề chạm khắc đá ở An Hoạch (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) thời t...
Luận án: Nghề chạm khắc đá ở An Hoạch (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) thời t...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ: Những di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên, HOT
Luận văn thạc sĩ: Những di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên, HOTLuận văn thạc sĩ: Những di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên, HOT
Luận văn thạc sĩ: Những di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận án: Lăng Thoại Ngọc Hầu trong hệ thống lăng mộ thời Nguyễn
Luận án: Lăng Thoại Ngọc Hầu trong hệ thống lăng mộ thời NguyễnLuận án: Lăng Thoại Ngọc Hầu trong hệ thống lăng mộ thời Nguyễn
Luận án: Lăng Thoại Ngọc Hầu trong hệ thống lăng mộ thời Nguyễn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Trac+dia+bai+giang
Trac+dia+bai+giangTrac+dia+bai+giang
Trac+dia+bai+giang
Manh Tran
 
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đĐề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (XVI đến XIX)
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (XVI đến XIX)Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (XVI đến XIX)
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (XVI đến XIX)
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế k...
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế k...Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế k...
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế k...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptxMỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
TunNguynMinh53
 
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdfSư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
style tshirt
 
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdfNGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
NuioKila
 
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổiLuận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng (1802 - 1945)
Luận án: Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng (1802 - 1945)Luận án: Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng (1802 - 1945)
Luận án: Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng (1802 - 1945)
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
limsea33
 
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN VÀ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN VÀ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.pdfQUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN VÀ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN VÀ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.pdf
TieuNgocLy
 
Luận văn: Quản lý di tích đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý di tích đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdf
NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdfNÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdf
NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdf
NuioKila
 

Similar to Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật (17)

Luận án: Nghề chạm khắc đá ở An Hoạch (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) thời t...
Luận án: Nghề chạm khắc đá ở An Hoạch (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) thời t...Luận án: Nghề chạm khắc đá ở An Hoạch (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) thời t...
Luận án: Nghề chạm khắc đá ở An Hoạch (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) thời t...
 
Luận văn thạc sĩ: Những di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên, HOT
Luận văn thạc sĩ: Những di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên, HOTLuận văn thạc sĩ: Những di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên, HOT
Luận văn thạc sĩ: Những di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên, HOT
 
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Lăng Thoại Ngọc Hầu trong hệ thống lăng mộ thời Nguyễn
Luận án: Lăng Thoại Ngọc Hầu trong hệ thống lăng mộ thời NguyễnLuận án: Lăng Thoại Ngọc Hầu trong hệ thống lăng mộ thời Nguyễn
Luận án: Lăng Thoại Ngọc Hầu trong hệ thống lăng mộ thời Nguyễn
 
Trac+dia+bai+giang
Trac+dia+bai+giangTrac+dia+bai+giang
Trac+dia+bai+giang
 
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đĐề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (XVI đến XIX)
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (XVI đến XIX)Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (XVI đến XIX)
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (XVI đến XIX)
 
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế k...
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế k...Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế k...
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế k...
 
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptxMỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
 
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdfSư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
 
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdfNGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
 
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổiLuận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
 
Luận án: Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng (1802 - 1945)
Luận án: Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng (1802 - 1945)Luận án: Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng (1802 - 1945)
Luận án: Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng (1802 - 1945)
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
 
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN VÀ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN VÀ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.pdfQUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN VÀ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN VÀ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.pdf
 
Luận văn: Quản lý di tích đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý di tích đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, 9 ĐIỂM
 
NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdf
NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdfNÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdf
NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdf
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (18)

BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 

Luận văn: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----***----- NGUYỄN BÌNH CÔNG DI TÍCH THÀNH XƯƠNG GIANG (BẮC GIANG) QUA HAI LẦN KHAI QUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC Hà Nội, năm 2019
  • 2. I LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả nội dung của luận văn với đề tài: “Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật”, được hình thành từ quan điểm của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Trịnh Hoàng Hiệp. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Hà Nội, ngày 15/8/2019 Tác giả luận văn Nguyễn Bình Công
  • 3. II LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ quý báu về mọi mặt của những người thân trong gia đình. Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, đầy đủ và trách nhiệm của thầy hướng dẫn: TS. Trịnh Hoàng Hiệp. Bên cạnh đó, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Dương, Phòng Sưu tầm - Kiểm kê bảo quản Bảo tàng tỉnh Bình Dương nơi tôi đang công tác. Tôi đã nhận được sự chỉ bảo ân cần và giúp đỡ to lớn từ thầy giáo, cô giáo trong Khoa Khảo cổ học, trường Học Viện Khoa học xã hội; cán bộ công chức, viên chức Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, Ban quản lý Di tích thành Xương Giang; Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang cùng các bạn bè, đồng nghiệp. Điều đó đã giúp tôi hoàn thành luận văn của mình và qua đây cho phép tôi gửi tới Quý vị, Quý cơ quan niềm kính trọng và biết ơn sâu sắc!
  • 4. III MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH THÀNH XƯƠNG GIANG.......... 10 1.1. Diễn trình lịch sử thành Xương Giang....................................................... 10 1.2. Kết quả điều tra khảo sát............................................................................ 17 CHƯƠNG 2. NHỮNG TƯ LIỆU MỚI QUA HAI LẦN KHAI QUẬT.......... 21 2.1. Địa tầng ...................................................................................................... 21 2.2. Di tích......................................................................................................... 23 2.3. Di vật.......................................................................................................... 33 CHƯƠNG 3. NHẬN THỨC VỀ THÀNH XƯƠNG GIANG.......................... 61 3.1. Quy mô, cấu trúc thành Xương Giang....................................................... 61 3.2. Tính chất thành Xương Giang.................................................................... 64 3.3. Giá trị lịch sử, văn hóa di tích thành Xương Giang................................... 68 3.4. Đề xuất về định hướng bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa di tích thành Xương Giang........................................................................................... 72 KẾT LUẬN....................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 80 PHỤ LỤC.......................................................................................................... 88
  • 5. IV DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT h Hình H Hố khai quật khảo cổ học M Mộ MH Mô hình NPHMVKCH Những phát hiện mới về khảo cổ học Nxb Nhà xuất bản PL Phụ lục tk Thế kỷ tr Trang UBND Ủy ban nhân dân
  • 6. V DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BẢN VẼ, BẢN ẢNH I. DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG CHÍNH VĂN Bảng 2.1. Địa tầng thành Xương Giang năm 2008 và năm 2011-2012 Bảng 2.2. Thống kê các hàng móng trụ kiến trúc hố H2 năm 2008 Bảng 2.3. Thống kê hiện vật di tích thành Xương Giang Bảng 2.4. Thống kê gạch thế kỷ XV Bảng 2.5. Thống kê ngói thế kỷ XV Bảng 2.6. Thống kê gốm men Việt Nam Bảng 2.7. Thống kê gốm men Trung Quốc Bảng 2.8. Thống kê đồ sành Bảng 2.9. Thống kê đồ đất nung Bảng 2.10. Thống kê hiện vật kim loại Biểu đồ 2.1. Các loại hình hiện vật di tích thành Xương Giang Biểu đồ 2.2. Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV Biểu đồ 2.3. Loại hình gạch thế kỷ XV Biểu đồ 2.4. Loại hình ngói thế kỷ XV Biểu đồ 2.5. Các loại hình gốm men Việt Nam Biểu đồ 2.6. Các loại hình gốm men Trung Quốc Biểu đồ 2.7. Các loại hình đồ sành Biểu đồ 2.8. Các loại hình hiện vật đất nung Biểu đồ 2.10. Các loại hình hiện vật kim loại Hình 1.1. Cánh đồng Ngói và Cánh đồng Gốm Hình 1.2. Vết tích khảo cổ trên Đồi Ngô Hình 1.3. Vết tích khảo cổ ở khu vực Giếng Phủ
  • 7. VI MH1. Mô hình bước gian hệ thống móng trụ MH2. Mô hình giả định mặt cắt ngang ngôi nhà MH3. Mô hình kho lương II. DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN ẢNH TRONG PHỤ LỤC 1. BẢNG THỐNG KÊ Phụ lục 1. Bảng tổng hợp phân loại và số lượng di cốt động vật, khai quật năm 2011-2012 Phụ lục 2. Bảng thống kê thành phần loài và vị trí giải phẫu di cốt động vật, khai quật năm 2011 - 2012 Phụ lục 3. Bảng thống kê kích thước răng hàm trên bên trái Mộ 3, khai quật năm 2011 - 2012 Phụ lục 4. Kích thước răng hàm dưới bên trái Mộ 3, khai quật năm 2011-2012 Phụ lục 5. Bảng thống kê gốm men Việt Nam thế kỷ XIII-XIV Phụ lục 6. Bảng thống kê gốm men Việt Nam thế kỷ XV Phụ lục 7. Bảng thống kê gốm men Việt Nam thế kỷ XV-XVI Phụ lục 8. Bảng thống kê gốm men Trung Quốc thế kỷ VII-IX Phụ lục 9. Bảng thống kê gốm men Trung Quốc thế kỷ XIII-XIV Phụ lục 10. Bảng thống kê gốm men Trung Quốc thế kỷ XV Phụ lục 11. Bảng thống kê đồ sành thế kỷ XIII-XIV Phụ lục 12. Bảng thống kê đồ sành thế kỷ XV-XVI
  • 8. VII 2. BẢN VẼ HIỆN TRƯỜNG Phụ lục 13. Mặt bằng hố H2 khai quật năm 2008 Phụ lục 14. Mặt bằng hố H3 khai quật năm 2008 Phụ lục 15. Mặt cắt vách bắc hố khai quật H3 năm 2008 Phụ lục 16. Mặt bằng hố H1L1 khai quật năm 2011-2012 Phụ lục 17. Vách nam hố H1 khai quật năm 2011-2-12 3. BẢN ĐỒ Phụ lục 18. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang Phụ lục 19. Sơ đồ toàn bộ diễn biến chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang Phụ lục 20. Sơ đồ diễn biến trận Xương Giang Phụ lục 21. Sơ đồ thành Xương Giang và vị trí các hố điều tra, khai quật năm 2008 Phụ lục 22. Vị trí các hố khai quật năm 2011-2012 Phụ lục 23. Sơ đồ vị trí các hố khai quật khảo cổ học di tích thành Xương Giang (giai đoạn 1) 4. BẢN ẢNH HIỆN TRƯỜNG VÀ CÁC LOẠI HÌNH DI TÍCH Phụ lục 24. Mặt bằng và vị trí các hố khai quật Phụ lục 25. Mặt bằng và vị trí các hố khai quật Phụ lục 26. Mặt bằng và vị trí các hố khai quật Phụ lục 27. Địa tầng hố khai quật Phụ lục 28. Địa tầng hố khai quật Phụ lục 29. Di tích kiến trúc Phụ lục 30. Di tích kiến trúc
  • 9. VIII Phụ lục 31. Di tích kiến trúc Phụ lục 32. Di tích ken dày gạch ngói và gạo cháy Phụ lục 33. Di tích hố đất đen Phụ lục 34: Di cốt động vật phát hiện tại di tích thành Xương Giang Phụ lục 35. Di tích mộ táng 5. BẢN ẢNH - BẢN VẼ HIỆN VẬT Phụ lục 36. Ảnh - Bản vẽ vật liệu xây dựng Giếng Phủ Phụ lục 37. Ảnh - Bản vẽ vật liệu xây dựng Giếng Phủ Phụ lục 38. Ảnh - Bản vẽ vật liệu xây dựng Phụ lục 39. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng Phụ lục 39. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng Phụ lục 40. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng Giếng Phủ Phụ lục 41. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng Phụ lục 42. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng Phụ lục 43. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam Phụ lục 44. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam Phụ lục 45. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam Phụ lục 46. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam Phụ lục 47. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam Phụ lục 48. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam Phụ lục 49. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam Phụ lục 50. Ảnh - Bản vẽ gốm men Trung Quốc Phụ lục 51. Ảnh - Bản vẽ gốm men Trung Quốc Phụ lục 52. Ảnh - Bản vẽ gốm men Trung Quốc
  • 10. IX Phụ lục 53. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 54. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 55. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 56. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 57. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 58. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 59. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 60. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 61. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 62. Ảnh hiện vật đất nung Phụ lục 63. Ảnh - Bản vẽ hiện vật đá Phụ lục 64. Ảnh hiện vật kim loại
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành Xương Giang là một tòa thành do quân Minh xây dựng từ năm 1407, với mục đích sử dụng thành này để trấn giữ con đường thiên lý bắc - nam, không cho dân ta nổi dậy. Xưa kia, ngôi thành thuộc xã Thọ Xương, huyện Bảo Lộc; nay thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là thành lớn nhất của phủ Lạng Giang, có diện tích khoảng 27ha, thành hình chữ nhật. Tường thành dày và cao, được đắp bằng đất, bốn góc có 4 vọng gác. Phía ngoài có hào sâu bao bọc xung quanh, cách 3km về phía nam thành là dòng sông Thương, phía đông bắc là những đồi thấp. Thành Xương Giang là trị sở của chính quyền đô hộ phủ Lạng Giang đồng thời còn là một vị trí trọng yếu của địch, vừa có thể ứng cứu nhanh cho Đông Quan vừa có thể làm chỗ dựa cho viện binh tiến sang. Để bảo vệ vị trí quan trọng này, chính quyền đô hộ nhà Minh đã cử chỉ huy Lý Nhậm và những viên tướng như Kim Dận, Cố Phúc, Phùng Chí, Lưu Thuận chỉ huy 2000 quân đóng giữ, cùng với số quân đông đảo đó là bộ máy hành chính dưới sự điều hành của tri phủ Lưu Tử Phụ. Sở chỉ huy được đặt khu đất cao nằm ở giữa thành. Với quy mô to lớn, tường thành vững chắc, kiên cố, lại có hào sâu, binh lực mạnh nên quân giặc ở Xương Giang kiên quyết cố thủ. Tháng 9 năm 1427, bộ chỉ huy nghĩa quân thực sự lo lắng khi hai đạo quân tiếp viện nhà Minh đã áp sát biên giới nước ta. Trước tình thế đó, chủ tướng Lam Sơn Lê Lợi quyết định tăng cường lực lượng đánh chiếm bằng được thành Xương Giang. Đêm ngày 9 tháng 8 năm Đinh Mùi (28/9/1427), cuộc tổng tiến công vào thành Xương Giang bắt đầu. Ngày 15 tháng 10 năm Đinh Mùi (3/11/1427),
  • 12. 2 nghĩa quân Lam Sơn tổng công kích quân Minh ở Xương Giang. Toàn bộ tướng lĩnh chủ huy (trừ chủ sự Phan Hậu trốn thoát) từ Thôi Tụ, Hoàng Phúc, Sử An, Trần Dung... cùng hàng vạn quân lính bị giết và bị bắt. Được tin này Vương Thông vô cùng hoảng hốt và phải chấp nhận “giảng hòa”, rút quân về nước. Nếu như chiến thắng ở Chi Lăng là chiến thắng đầu tiên mở đầu thắng lợi cho đường lối “vây thành, diệt viện” thì chiến công Xương Giang đã kết thúc thắng lợi cho đường lối đúng đắn đó của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đã đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Minh, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đất nước được giải phóng, nền độc lập dân tộc được giữ vững gần bốn thế kỷ. Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 22/01/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 293/QĐ-BVHTT-DL xếp hạng Di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng Xương Giang tại thành Xương Giang, phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2010, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định 1593/QĐ-UBND phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử chiến thắng Xương Giang” nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử Chiến thắng Xương Giang và xây dựng khu di tích Chiến thắng Xương Giang thành điểm đến của du lịch Bắc Giang. Di tích thành Xương Giang đã được các nhà khảo cổ học, cán bộ Bảo tàng Hà Bắc (cũ), Bảo tàng Bắc Giang ngày nay tiến hành điều tra khảo sát, nghiên cứu nhiều lần. Đặc biệt, năm 2008 và năm 2011-2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, UBND thành phố Bắc Giang, Ban quản lý dự án thành phố Bắc Giang, Phòng VHTT thành phố Bắc Giang phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật hai lần địa điểm khảo cổ học
  • 13. 3 này đã phát hiện được dấu vết kiến trúc và nhiều loại hình hiện vật như: vật liệu xây dựng, vật liệu trang kiến trí kiến trúc, đồ gốm sứ, sành, di cốt người và động vật… Tôi là người con sinh ra, lớn lên ở vùng đất Kinh Bắc vào công tác tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương với mong muốn được nghiên cứu về khảo cổ học Việt Nam. Đó là lý do tôi tham gia học cao học tại Học viện Khoa học Xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, chuyên ngành Khảo cổ học. Tuy nhiên, thời gian bảo vệ luận văn sắp đến mà tư liệu phục vụ viết luận văn gặp vô vàn khó khăn do tỉnh Bình Dương tiến hành khai quật khảo cổ học rất ít, hoặc nếu có thì đã có cán bộ sử dụng tư liệu viết luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ. Cho dù di tích đã được điều tra khảo sát, khai quật khảo cổ học nhưng chưa có một công trình tổng hợp nào về những kết quả nghiên cứu này. Được sự động viên và giúp đỡ của TS. Trịnh Hoàng Hiệp, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Khảo cổ học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong các bộ sử của Việt Nam như: Đại Việt sử ký toàn thư, Lam Sơn thực lục, Đại Việt thông sử, Việt Sử tiêu án, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt sử cương mục tiết yếu, Việt Nam sử lược, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Đại cương Lịch Sử Việt Nam, Lịch sử Việt Nam… đều ít nhiều đề cập đến địa danh thành Xương Giang. Tuy nhiên, các nguồn sử liệu trên không mô tả, khảo cứu cụ thể thành Xương Giang cũng như các công trình ở trong và ngoài thành ra sao mà những tư liệu đó chủ yếu là ghi chép các sự kiện theo dòng lịch sử. Qua các tư liệu này, có thể thấy rằng thành Xương Giang ở phủ Lạng
  • 14. 4 Giang được xây dựng trong thời gian nhà Minh xâm lược và đô hộ nước ta (1407-1427). Đây là nơi ghi dấu ấn sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc ta ở thế kỷ XV, bao hàm hai sự kiện lớn: Một là, chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn trong chiến dịch tấn công giải phóng thành Xương Giang ngày 18/10/1427 (tức 28 tháng 9 năm Đinh Mùi). Hai là, chiến thắng Xương Giang là đỉnh cao thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược Chi Lăng - Xương Giang lịch sử ngày 3/11/1427 (tức 15 tháng 10 năm Đinh Mùi). Có thể nói, cho đến trước những năm 1970, hầu như chưa có công trình nghiên cứu cụ thể, khoa học nào về di tích thành Xương Giang. Di tích thành Xương Giang chỉ thực sự được quan tâm nghiên cứu vào những thập niên 70-80 của thế kỷ XX. Bảo tàng Hà Bắc đã kết hợp với các giáo sư và sinh viên Khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) nhiều lần điều tra khảo sát, khảo cổ học di tích thành Xương Giang. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo vẽ di tích tòa thành, tìm hiểu cấu trúc và kỹ thuật xây dựng thành, tập hợp các tài liệu hiện vật ở khu vực thành do nhân dân phát hiện và lưu giữ, các tài liệu địa danh, địa hình cảnh quan, các truyền thuyết lưu truyền trong nhân gian… Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ dừng ở mức độ khảo sát, điều tra, chưa được khai quật khảo cổ học để nghiên cứu một cách chi tiết về di tích cũng như di vật tại di tích thành Xương Giang. Năm 2006, UBND tỉnh Bắc Giang xuất bản sách Địa chí Bắc Giang, địa danh thành Xương Giang đã được đề cập đến, song cũng chỉ là những mô tả mang tính sơ lược: “Thành có diện tích 270.000m2 , thành có hình chữ nhật chu vi 2.100m, 4 góc là 4 vọng lâu lớn có đặt các loại súng thần cơ lớn nhỏ”. Để thực hiện chương trình nghiên khảo cổ học tại Bắc Giang cũng như đề xuất phương án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích thành Xương Giang.
  • 15. 5 Được sự cho phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang phối hợp với Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật thành cổ Xương Giang, phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang hai lần. Năm 2008, các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra, thám sát và khai quật 3 hố với tổng diện tích là 154,87m2 . Hố khai quật H1 nằm cách tường bao Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật về phía đông 30m. Hố khai quật H2 nằm trên một thửa ruộng có địa thế cao hơn so với những thửa ruộng xung quanh, hố nằm sát chân thành về gần hướng cửa đông bắc, vách tây hố H2 cách vách đông hố khai quật H1 83m. Hố khai quật H3 nằm trên một thửa ruộng có địa thế cao hơn so với thửa ruộng xung quanh, hố nằm về phía đông của vườn Trạm Khí tượng Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, vách tây hố khai quật cách tường vườn Khí tượng 10,5m. Kết quả điều tra, thám sát đã khẳng định một cách chắc chắn về quy mô của thành Xương Giang bao gồm: thành, dinh thự, kho lương cũng như sản xuất nguyên vật liệu gạch, ngói… cho công trình này. Cùng với kết quả điều tra thì kết quả của các hố khai quật đã đưa ra những nhận thức như sau: Hố khai quật H1 nằm gần đỉnh Đồi Ngô về hướng đông nhưng trong hố khai quật không phát hiện được những bằng chứng về khảo cổ học, điều này cho thấy không phải tất cả khu vực xung quanh đỉnh Đồi Ngô đều có các công trình kiến trúc hay những công trình phục vụ khác. Cùng với kết quả điều tra ở khu vực Đồi Ngô và Giếng Phủ thì kết quả khai quật hố H2 đã khẳng định xung quanh khu vực Giếng Phủ là những công trình kiến trúc dinh thự của tầng lớp quan lại cao cấp của quân đội nhà Minh. Hố khai quật H3 là nơi cất giữ lương thực của quân đội Minh.
  • 16. 6 Kết quả khai quật lần thứ nhất thành Xương Giang năm 2008 đã phác họa bước đầu về các công trình kiến trúc của thành Xương Giang trong lịch sử và đây sẽ là những bằng chứng quan trọng cho quá trình nghiên cứu tiếp theo về di tích này. Năm 2011-2012, khai quật 11 hố với tổng diện tích là 1.001m2 . Các hố khai quật được mở ở những vị trí sau: 4 hố (H1, H2, H3, H4) nằm gần cửa thành phía bắc; 4 hố (H5, H6, H10, H11) nằm ở khu vực trước cửa Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Bắc Giang; 3 hố còn lại (H7; H8; H9) nằm ở khu vực trồng cây bạch đàn, trước cửa Nhà hát Chèo, cách Giếng Phủ khoảng 70m về phía nam và rìa tây nam khu vực Đồi Ngô. Kết quả khai quật năm 2011-2012 cho chúng ta biết toàn bộ các hố khai quật gần cửa thành phía bắc cũng như khu vực rìa ngoài Đồi Ngô về phía tây nam không có dấu tích về công trình kiến trúc, mà nơi đây chỉ có dấu vết về sinh hoạt, dấu vết của chiến tranh để lại như những đống đổ nát lẫn than tro và tàn tích thức ăn... Vấn đề nghiên cứu về di tích thành Xương Giang từ sau hai cuộc khai quật được đề cập trong một số bài viết trên tạp chí Khảo cổ học và NPHMVKCH như: - Năm 2008: Kết quả điều tra khảo cổ học tại thành Xương Giang (Bắc Giang) [19]. - Năm 2009: Di cốt người cổ thành Xương Giang (Bắc Giang) [66]. - Năm 2013: Kết quả khai quật di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) [68]. - Năm 2013: Di cốt động vật ở di chỉ thành Xương Giang khai quật năm 2011 [74]. - Năm 2017: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua tư liệu khai quật
  • 17. 7 khảo cổ học [10]. Căn cứ vào các tư liệu lịch sử cũng như đặc trưng di tích, di vật phát hiện qua các cuộc điều tra khảo sát và hai cuộc khai quật khảo cổ học, có thể thấy thành Xương Giang là một di tích có giá trị lịch sử - văn hóa lớn. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nghiên cứu nào tổng hợp tư liệu một cách đầy đủ về hệ thống di tích và di vật đã được phát hiện tại di tích thành Xương Giang qua hai cuộc khai quật. Do đó, đề tài “Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật” hoàn thành sẽ giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về di tích thành Xương Giang, góp phần đưa ra những hướng nghiên cứu nhất định về di tích này cũng như việc mở rộng quy mô nghiên cứu trong tương lai. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa toàn bộ tư liệu và các kết quả điều tra khảo sát, khai quật khảo cổ học từ trước đến nay về di tích thành Xương Giang. Trên cơ sở đó, chỉ ra đặc trưng di tích, di vật, cấu trúc mặt bằng của di tích thành Xương Giang. Đồng thời, đánh giá giá trị lịch sử - văn hóa di tích thành Xương Giang trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng chính của đề tài luận văn là di tích thành Xương Giang qua hai lần khai quật khảo cổ học. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các nguồn sử liệu, hiện vật điều tra khảo sát ở di tích thành Xương Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào các loại hình di tích, di vật khảo cổ học đã phát hiện được ở di tích thành Xương Giang
  • 18. 8 qua hai lần khai quật. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học truyền thống như: thống kê, phân loại hình học, mô tả, đo vẽ, chụp ảnh di tích, di vật điển hình, phân tích so sánh di tích, di vật khảo cổ học, phương pháp phân tích địa tầng... Đồng thời, áp dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp những đặc trưng về kỹ thuật, nghệ thuật trang trí trên các loại hình di vật, cấu trúc mặt bằng... Bên cạnh các phương pháp khảo cổ học truyền thống, luận văn còn kết hợp các phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành như: Sử học, dân tộc học, địa lý học, nhân chủng học, động vật học… Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng là nền tảng khoa học của luận văn trong việc nhìn nhận đánh giá các hiện tượng. Ngoài ra, luận văn còn áp dụng công cụ hỗ trợ như xử lý ảnh bằng chương trình Autocad, Coreldraw, xử lý ảnh bằng chương trình Photoshop và một số chương trình khác cũng được áp dụng trong quá trình nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn đóng góp những tư liệu quan trọng về mặt khoa học, về hệ thống di tích, di vật ở di tích thành Xương Giang, từng bước phục dựng lại quy mô cũng như cấu trúc thành Xương Giang trong lịch sử, góp phần bổ sung tư liệu mới cho ngành Khảo cổ học, Văn hóa học và Lịch sử. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp và góp thêm tư liệu khẳng định thành Xương Giang là một di tích lịch sử quan trọng, là nơi ghi dấu tích tiêu biểu và sống động nhất hiện còn về cuộc khởi nghĩa oanh liệt 10 năm chiến thắng quân Minh của dân tộc. Giai đoạn 1407 - 1427 là thời kỳ
  • 19. 9 nhà Minh ra sức đồng hóa người Việt và ngược lại người Việt kiên cường chống trả để bảo vệ nền văn hóa bản địa. Tuy nhiên, những chứng tích vật chất về thời kỳ này còn khan hiếm và không rõ ràng. Trong khi đó, thành Xương Giang là dấu tích rõ ràng của giai đoạn lịch sử này. Vì vậy, di tích thành Xương Giang là khu di tích tiêu biểu lưu giữ các chứng tích văn hóa vật chất của một giai đoạn lịch sử đặc biệt và đầy biến động trong lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, việc nghiên cứu một cách đầy đủ về di tích thành Xương Giang góp phần định hướng cho người dân cũng như giáo dục các thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Từ những kết quả nghiên cứu đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị về bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch trong tương lai. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về di tích thành Xương Giang Chương 2. Những tư liệu mới qua hai lần khai quật Chương 3. Nhận thức về thành Xương Giang
  • 20. 10 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH THÀNH XƯƠNG GIANG 1.1. Diễn trình lịch sử thành Xương Giang Thành Xương Giang ngày nay thuộc phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Phía bắc giáp làng Thành, phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang; phía nam giáp phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang; phía đông giáp xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang; phía tây giáp phường Ngô Quyền, thành phố Bắc Giang. Thành Xương Giang nằm cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 1km về phía đông bắc, cách Hà Nội 50km, cách tỉnh Lạng Sơn 100km, có đường quốc lộ 1 (cũ) chạy qua. Theo các tài liệu và thư tịch cũ, đến đầu thế kỷ XV, đất nước ta trải qua nhiều biến động sâu sắc. Nhà Trần sụp đổ, nhà Hồ mới thành lập đang đứng trước nhiều thử thách nghiêm trọng. Lợi dụng cơ hội ấy, nhà Minh (Trung Quốc) với danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ” đã tiến hành xâm lược nước ta. “Tháng 9 năm 1406, nhà Minh sai Chinh Di hữu phó tướng quân đeo ấn Chinh di phó tướng quân Tân Thành hầu Trương Phụ, Tham tướng Huỳnh Dương bá Trần Húc , đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Pha Lũy cứ một một toán mai phục, một toán hành quân, thay phiên nhau cứu ứng lẫn nhau. Chinh Di tả phó tướng quân Tây Bình hầu Mộc Thạnh, Tham tướng hữu quân đô đốc đồng tri Phong Thành hầu Lý Bân cũng đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Phú Lệnh, xẻ núi, chặt cây, mở đường tiến quân. Hai đạo quân tổng cộng là 80 vạn” [37, tr 214]. Sau nhiều lần tấn công xâm lược, đến giữa năm 1407, quân Minh đã bắt được cha con Hồ Quý Ly, quan lại triều Hồ cũng dần dần bị bắt hết. Sự nghiệp kháng chiến của nhà Hồ đến đây hoàn toàn thất bại. Dưới ách thống trị của
  • 21. 11 phong kiến nhà Minh, dân tộc phải chịu những thảm hoạ nghiêm trọng kéo dài trong suốt 20 năm. “Toàn bộ nền kinh tế bị đình trệ, điêu tàn; xã hội Việt Nam đang trên bước đường phát triển bị ngăn chặn, kìm hãm” [31, tr 28]. Năm 1407, sau khi chiếm được nước ta, quân Minh nhanh chóng thiết lập bộ máy đô hộ và đồng thời tiến hành những chính sách thống trị tàn ác. Nhà Minh đã xóa bỏ tên nước Đại Việt, đổi nước ta làm quận Giao Chỉ, coi như địa phương quận huyện của Trung Quốc. Chúng lập chính quyền theo mô hình “chính quốc”. Đứng đầu Giao Chỉ là ba ty: đô chỉ huy sứ ty, hay gọi tắt là ty đô, phụ trách về quân chính; thừa tuyên bố chính sứ ty hay ty bố chính, trông coi về dân chính và tài chính; đề án sát sứ ty hay ty án sát, nắm quyền tư pháp và giám sát. Quận Giao Chỉ được chia thành 15 phủ. Trên đất Hà Bắc xưa, nhà Minh giữ lại hai phủ Bắc Giang và Lạng Giang. Phủ lỵ Bắc Giang đặt tại Thị Cầu, Phủ lỵ Lạng Giang ở Xương Giang (thuộc thành phố Bắc Giang ngày nay). Cùng với bộ máy chính quyền, nhà Minh còn xây dựng một hệ thống thành luỹ và thiết lập một hệ thống vệ, sở dày đặc để trấn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta. “Năm 1407, khi lập ra vệ Xương Giang trên đất Lạng Giang, giặc Minh cho xây vệ thành kiên cố, giao cho Lý Nhậm, Kim Giận, Cố Phúc, Phùng Chi và Lưu Tử Phụ cùng 2.000 quân để án ngữ trục đường sang Lưỡng Quảng, xuống Đông Đô và làm nơi ỷ dốc cho các thành Thị Cầu, Cần Trạm, Chí Linh” [82, tr. 43]. Xương Giang là thành lũy kiên cố nhất của quân Minh án ngữ trên con đường dịch trạm nối Quảng Tây (Trung Quốc) với Đông Quan. “Thành Xương Giang nằm trong một khu vực đồi núi thấp, có sông nhỏ và các thửa ruộng trũng bao quang, cách Sông Thương khoảng 3km. Những người từ 16 đến 60 tuổi ở khắp Lạng Giang đều phải đến đây lao dịch, khoét đồi lấy đất đắp thành và nung
  • 22. 12 gạch, ngói, đào hào và xây dinh thự. Thành tọa lạc trên diện tích 270.000m2 , thành có hình chữ nhật chu vi 210m, 4 góc là 4 vọng lầu đặt các loại súng thần cơ lớn nhỏ. Nhiều kho đụn, tòa ngang, dãy dọc, dinh thự và doanh trại được bố trí ở các nơi” [81, tr. 43-44]. Nước mất, nhà tan, nhưng người dân Bắc Giang - Lạng Giang cũng như cả nước quyết tâm đứng lên đánh giặc. Tiêu biểu cho phong trào yêu nước của nhân dân Hà Bắc khi đó là khởi nghĩa Phạm Tất Đại ở huyện Lục Na (Lục Ngạn). Năm 1410, nhân dân Lạng Giang nổi lên khởi nghĩa dưới ngọn cờ của ông Nguyên và Thiên Hữu. Năm 1420, nhân dân Thiện Tài (Gia Lương) lại nổi lên dưới sự lãnh đạo của Đào Cường. Đáng chú ý nhất là cuộc khởi nghĩa của Lê Ngã Cũng từ An Bang lan sang Lạng Giang vào giữa năm 1420. Nhân dân các huyện Bảo Lộc, Phượng Sơn hưởng ứng nhiệt liệt. “Ngã tiếm xưng tôn hiệu, dựng niên hiệu, đặt quan chức, đúc tiền, đốt thành Xương Giang, cướp trại Bình Than” [37, tr 244]. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân hai phủ Bắc Giang, Lạng Giang trước khởi nghĩa Lam Sơn mặc dù đều chịu thất bại và bị đàn áp, nhưng là ngọn lửa yêu nước ngầm cháy liên tục, nuôi dưỡng ý chí bất khuất cho nhân dân ta. Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là phong trào yêu nước rộng lớn nhất, được xây dựng từ năm 1418 ở thượng du Thanh Hóa. Đến cuối năm 1924 thì chuyển vào Nghệ An và mở rộng vùng giải phóng. Bước sang năm 1425, lực lượng của nghĩa quân Lam Sơn đã trưởng thành về mọi mặt, địa bàn hoạt động của nghĩa quân trải dài từ Thanh Hóa vào đến Tân Bình - Thuận Hóa. Trước tình hình đấu tranh của nhân dân ta ngày càng rộng khắp và quyết liệt, nhà Minh buộc phải tăng cường và đẩy mạnh các cuộc hành binh trấn áp. Nhận thấy tình hình quân Minh ở Đông Quan đã suy yếu, nhiều khi phải
  • 23. 13 chia nhau đi tăng viện, giải vây cho thành Nghệ An, Diễn Châu và Thanh Hóa, tháng 9 năm 1426, Lê Lợi quyết định tiến quân ra Bắc. Một bộ phận nghĩa quân tiếp tục tổ chức bao vây các thành Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa, còn đại quân chủ lực chia làm 3 đạo tiến ra Bắc. Từ cuối năm 1426, theo lệnh của chủ tướng Lam Sơn, Lê Sát và Lê Thụ đã chỉ huy một đạo nghĩa quân lên Lạng Giang bao vây thành Xương Giang. Để tiêu diệt cho được thành Xương Giang trước khi viện binh địch kéo vào nước ta, Lê Lợi phái tướng Trần Nguyên Hãn điều quân đến tăng viện cho Lê Sát. Sau 9 tháng bị vây hãm, quân địch bị chết quá nửa, lương thực cạn, binh lính mệt mỏi. Biết chúng không còn sức chiến đấu, ngày 28 tháng 9 năm 1427 (tức ngày 8 tháng 9 Đinh Mùi), quân và dân ta tổng công kích. “Tháng 9, ngày mồng 8, bọn Thái úy Trần Hãn, Tư mã Lê Sát, thiếu úy Lê Triện, Lê Lý đánh lấy được thành Xương Giang” [37, tr 274]. Chiến thắng thành Xương Giang đã tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực địch, đánh dấu một bước trưởng thành về nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Lam Sơn. Chiến thắng này đã đập tan âm mưu cố thủ của chờ phối hợp với viện binh của giặc. Với việc chiếm giữ được thành Xương Giang, quân ta đã tạo ra bức tường thành vững chắc, chặn đứng đường tiếp viện của giặc cho Đông Quan. Đến đây, hai phủ Lạng Giang - Bắc Giang được hoàn toàn giải phóng. Trước đó, vào tháng 1 năm 1427, triều đình nhà Minh quyết định điều động viện binh sang cứu nguy cho Vương Thông. Lực lượng viễn chinh này lúc đầu gồm 70.000 quân. Đến tháng 4 năm 1427, nhà Minh lại ra lệnh điều động bổ sung thêm 45.200 quân. Như vậy, tổng số quân tiếp viện của nhà Minh là 115.200 quân tinh nhuệ, gồm bộ binh và kỵ binh. Ngoài ra, trong đội quân tiếp viện này còn có nhiều dân phu vận chuyển lương thực và một số thổ binh ở
  • 24. 14 Quảng Đông, Quảng Tây. Lực lượng viễn chinh của nhà Minh đã chia làm hai đạo tiến sang nước ta. “Đạo thứ nhất do thái tử thái phó An Viễn hầu Liễu Thăng chỉ huy với chức tổng binh mang ấn Chinh lỗ phó tướng quân, tiến sang theo đường Quảng Tây. Dưới trướng của Liễu Thăng có Bảo Định bá Lương Minh làm tả phó tổng binh, đô đốc Thôi Tụ làm hữu tham tướng. Đạo quân thứ hai do thái phó Kiềm Quốc công Mộc Thạnh chỉ huy với chức tổng binh, mang ấn Chinh nam tướng quân, tiến sang theo đường Vân Nam. Dưới trướng của Mộc Thạnh có Hưng An bá Từ Hanh làm tả phó tổng binh, Tân Ninh bá Đàm Trung làm hữu phó tổng binh” [35, tr 410]. Đầu tháng 10 năm 1427, 10 vạn quân Liễu Thăng vượt qua biên giới nước ta. Ngày 10 tháng 10 (tức ngày 20 tháng 9 năm Đinh Mùi), quân ta giả vờ thua chạy, đội tiên phong của địch chủ quan tiếp tục đuổi theo tiến đến chân núi Mã Yên đã lọt vào trận địa mai phục của ta. Tổng binh Liễu Thăng bị quân ta phóng lao đâm chết, một vạn quân bị tiêu diệt. Ngày 15 tháng 10, các tướng Lê Văn An, Nguyễn Lý chỉ huy 3 vạn quân kịp thời tiếp ứng cho hơn một vạn quân của Lê Sát, Lưu Nhân Chú. Quân ta cùng phối hợp bố trí thêm một trận địa mai phục để đánh địch ở Cần Trạm. Ngày 15 tháng 10, quân địch lọt vào trận địa của ta, nghĩa quân từ các ngả vùng lên đánh tạt ngang vào đội hình hành quân của địch. Trận đánh diễn ra trên một chiến địa dài gần 5km, suốt từ cánh đồng phía đông bắc thành Cần Trạm đến tận phía nam thị trấn Kép ngày nay. Phó tổng binh Lương Minh vừa lên thay Liễu Thăng làm chủ tướng đã lại bị những mũi lao của quân ta đâm chết tại trận. Chiến thắng Cần Trạm trực tiếp mở đường cho chiến thắng Phố Cát và Xương Giang. Ngày 18 tháng 10 (tức 28 tháng 9 năm Đinh Mùi) quân địch tiến đến Phố Cát lại bị quân ta đón đánh. Sau thất bại Cần Trạm, đô đốc Thôi Tụ lên nắm quyền chỉ huy, tuy tiếp tục bị thất bại nặng nề, nhưng
  • 25. 15 Thôi Tụ và Hoàng Phúc vẫn quyết tâm tiến về Xương Giang với hy vọng có thể phối hợp với quân thành Xương Giang rồi Đông Quan, Chí Linh hòng lật ngược tình thế nguy khốn. Thành Xương Giang đã bị quân ta chiếm từ trước trở thành pháo đài chặn đường tiến quân của địch và chia tách hoàn toàn đạo viện binh này với lực lượng ở Đông Quan. “Quân giặc cho là thành Xương Giang chưa vỡ, tự lấy làm chắc. Kịp khi tới Xương Giang, thấy thành đã bị hãm rồi, tưng hửng, thất vọng, càng hoảng hốt cả sợ. Liền ngày đêm đắp lũy tự giữ lấy pháo hiệu làm tin, để thông tin với các thành ở Đông Đô, nghe tiếng pháo thì đến tiếp ứng. Thế nhưng các thành ở Đông Đô, tự cứu mình không nổi, biết đâu đến chuyện khác” [70, tr 45]. Mệt mỏi, hoang mang, lại bị cô lập, trước mặt sau lưng đều bị đánh, hy vọng cuối cùng của địch đã trở thành tuyệt vọng, chúng đành phải đắp lũy ngoài đồng để tự vệ. Quân địch bị cô lập, bốn mặt đều bị bao, quân ta vừa vây hãm vừa kiên trì dụ hàng nhưng chúng vẫn tỏ ngoan cố. “Đúng ngày 3 tháng 11 năm 1427 (tức 15 tháng 10 năm Đinh Mùi) quân dân ta quyết định tổng công kích như đã định trước. Từ bốn mặt, hàng vạn quân ta nhất loạt mở những mũi tiến công quyết liệt vào các khu vực phòng ngự của địch. Bộ binh, tượng binh, kỵ binh của ta cùng phối hợp đột phá vào trung tâm doanh trại của địch. Quân ta vừa tiến công vừa kêu gọi quân địch đầu hàng. Quân địch đại bại. Kết quả là bọn tướng chỉ huy lớn nhỏ Thôi Tụ, Hoàng Phúc, Sử An, Trần Dung… hơn 300 tên bị bắt cùng với mấy vạn quân giặc. Hơn 5 vạn quân địch bị giết chết. Một số chạy trốn, chỉ trong khoảng dăm bảy ngày đều bị dân ta, những người chăn trâu, hái củi bắt được đem nộp hết cho nghĩa quân” [35, tr 458-459]. Mô tả chiến công vang dội của hai lần đại thắng Xương Giang, trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi viết:
  • 26. 16 “Đánh một trận, sạch sanh kình ngạc, Đánh hai trận, tan tác chim muông. Nó như kiến tan đàn dưới bờ đê vỡ, Ta tựa cơn gió mạnh quét sạch lá khô. Đô đốc Thôi Tụ lê gối xin đầu hàng, Thượng thư Hoàng Phúc trói mình đành chịu bắt. Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường, Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước” [37, tr 286-287]. Tin viện binh bị tiêu diệt truyền đến Đông Đô, Vương Thông thực sự kinh hãi nhưng vẫn chưa tin đó là sự thật. Chỉ đến khi thấy Thôi Tụ - Hoàng Phúc dưới chân thành cùng ấn tín, cờ biển của Liễu Thăng - Lý Khánh chất đống thì hắn mới hết hoàn toàn hy vọng, chấp nhận đến Hội thề Đông Quan vào ngày 10 tháng 12 năm 1427, cam kết rút hết quân vào giữa tháng 12 năm Đinh Mùi. Để tỏ rõ thiện chí, Lê Lợi ra lệnh nới lỏng vòng vây và sai các xứ Bắc Giang, Lạng Giang sửa chữa cầu đường, chuẩn bị lương thực, thuyền bè chu đáo cho bên thua trận. Ngày 17 tháng 12 năm 1427, Lê Lợi trả lại chiếc “Song hổ phù” của Liễu Thăng, hai ấn bạc của Lý Khánh - Lương Minh và bản danh sách của binh lính đã bị quân ta bắt được cho phía quân Minh. Ngày 29 tháng 12 năm 1427, quân Minh được ta cấp cho đầy đủ lương thực và phương tiện đi lại đã xin rút về nước. Ta giải vây và trao trả tù binh cho các thành Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh. Quân địch thua trận đã kéo đến Bồ Đề cảm tạ Lê Lợi. Đến ngày 3 tháng 1 năm 1428, toán bộ binh cuối cùng của giặc về nước [53, tr. 316-318][82, tr. 49]. Đại thắng Xương Giang, cùng với hàng loạt trận đánh vang dội ở Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát là những chiến công oanh liệt, trong đó đại thắng
  • 27. 17 Xương Giang là chiến thắng có ý nghĩa quyết định. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang là thắng lợi của nghệ thuật quân sự tuyệt vời, biểu thị cho tinh thần yêu nước và ý chí căm thù quân xâm của dân tộc ta. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đã đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Minh, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đất nước được thái bình, nền độc lập dân tộc được giữ vững. 1.2. Kết quả điều tra khảo sát 1.2.1. Cánh đồng Ngói và cánh đồng Gốm Cánh đồng Ngói Cánh đồng Gốm Hình 1.1. Cánh đồng Ngói và Cánh đồng Gốm (nguồn: Trịnh Hoàng Hiệp) Cánh đồng Ngói nằm ở phía ngoài (bên phải) đường quốc lộ 1 (cũ) hướng Lạng Sơn - Bắc Giang, từ góc đông bắc thành Xương Giang đến đây khoảng 500m. Cánh đồng là một khu vực nằm kẹp giữa một bên là đầm Mít rộng khoảng vài ha, nước từ đầm Mít chạy xuống đầm Sỏi, chảy qua đồi Axít rồi đổ ra sông Thương về phía bắc; phía nam có một đường nước khác chạy về bắc thành. Trên bề mặt ruộng tại khu vục này xuất lộ rất nhiều mảnh gạch, ngói với đủ loại kích cỡ. Ở những khu đất cao nơi đây, bên trên là đất màu, bên dưới là đất laterite lẫn
  • 28. 18 nhiều hạt màu đỏ nâu, nâu sẫm. Còn ở những thửa ruộng thấp hơn thì trên là đất bùn bên dưới là đất sét. Chất liệu làm gạch, ngói phát hiện được trong thành Xương Giang, cũng như ở các hố khai quật có cùng chất liệu là đất sét lẫn nhiều sạn sỏi laterite màu đỏ nâu, nâu sẫm. Như vậy, với cảnh quan địa lý và địa chất qua quan sát tại thực địa đã mở ra những định hướng nghiên cứu tiếp theo ở khu vực trên về nơi sản xuất gạch, ngói… phục vụ việc xây dựng thành và các công trình kiến trúc trong thành Xương Giang [17]. 1.2.2. Khu vực Đồi Ngô Hình 1.2. Vết tích khảo cổ trên Đồi Ngô (nguồn: Trịnh Hoàng Hiệp) Tại đây, đã phát hiện được lớp ngói của một công trình kiến trúc cổ ken dày, xuất lộ ngay ở bề mặt vách tây hào, phía sau trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật. Di tích nằm dưới lớp móng của một công trình hiện đại đã bị phá. Tuy nhiên, việc xác định điểm đào tiếp nối theo hệ thống ngói xuất lộ là rất khó do di tích đã bị phá huỷ nhiều trong quá trình xây dựng những công trình hiện đại, cũng như làm ruộng của cư dân sống trong vùng. Hiện vật sưu tầm trong khu vực Đồi Ngô gồm 2 viên đạn đá, 1 mảnh kim
  • 29. 19 loại có thể là áo giáp và 1 bia đá [17]. 1.2.3. Địa điểm Giếng Phủ Giếng Phủ nằm ở khu ruộng trũng, dưới chân Đồi Ngô, giếng có đường kính khoảng 10m. Hiện nay, giếng đã bị bỏ hoang và sạt lở do mưa gió và quá trình canh tác của người dân khu vực này. Tại đây, đã phát hiện được một số loại gạch, ngói của công trình kiến trúc cổ [17]. Hình 1.3. Vết tích khảo cổ ở khu vực Giếng Phủ (nguồn: Trịnh Hoàng Hiệp) Tiểu kết chương 1 Xương Giang là vùng đất cổ có vai trò quan trọng trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là lịch sử chống xâm lược phương Bắc. Khu vực này vừa có đồng bằng, xung quanh có các đồi núi thấp bao bọc, lại gần sông Thương - tuyến thủy quan trọng, đặc biệt từ ngàn xưa con đường thiên lý nối Thăng Long với miền địa đầu của Tổ quốc chạy qua đây. Trong suốt thời gian nhà Minh xâm lược nước ta (1407-1427), Xương Giang là trị sở của phủ Lạng Giang. Tại đây, quân Minh đã xây dựng một ngôi thành kiên cố án ngữ con đường dịch trạm nối Đông Quan với Quảng Tây (Trung Quốc). Nơi đây lưu giữ nhiều di tích, tài liệu cổ vật quan trọng cho phép tìm hiểu
  • 30. 20 vị trí, vai trò của Xương Giang trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh của dân tộc ta đầu thế kỷ XV. Các cuộc điều tra khảo sát tại khu vực thành Xương Giang đã phát hiện được nơi sản xuất gạch, ngói để phục vụ cho việc xây thành, dấu tích bờ thành cũng như dấu vết của công trình kiến trúc cổ ở địa điểm Đồi Ngô và khu vực Giếng Phủ. Một số hiện vật được ghi nhận trong quá trình khảo sát, đó là những viên đạn đá có hình cầu, 1 bia đá, một mảnh kim loại có thể là mảnh áo giáp và những viên gạch, ngói được trang trí tinh xảo đã được xác định là có niên đại từ thế kỷ XV.
  • 31. 21 Chương 2 NHỮNG TƯ LIỆU MỚI QUA HAI LẦN KHAI QUẬT 2.1. Địa tầng Năm 2008, khai quật 3 hố với tổng diện tích là 154,87m2 . Vị trí các hố khai quật năm 2008 như sau: Hố khai quật H1 nằm cách tường bao Trường Trung học Văn hoá Nghệ thuật về phía đông 30m. Hố khai quật H2 nằm trên một thửa ruộng có địa thế cao hơn so với những thửa ruộng xung quanh, hố nằm sát chân thành về gần hướng cửa đông bắc. Hố khai quật H3 nằm trên một thửa ruộng có địa thế cao hơn so với thửa ruộng xung quanh, hố nằm về phía đông của vườn Trạm Khí tượng Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang. Năm 2011-2012, khai quật 11 hố với tổng diện tích là 1.001m2 . Các hố khai quật năm 2011-2012 được mở ở những vị trí sau: 4 hố (H1, H2, H3, H4) nằm gần cửa thành phía bắc; 4 hố (H5, H6, H10, H11) nằm ở khu vực trước cửa Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Bắc Giang; 3 hố còn lại (Hố H7: 100m2 ; H8: 100m2 ; H9: 84m2 ) nằm ở khu vực trồng cây bạch đàn, trước cửa Nhà hát Chèo, cách Giếng Phủ khoảng 70m về phía nam và rìa tây nam khu vực Đồi Ngô [17] [18] [68]. “Có thể chia các hố khai quật thành 4 khu vực. Cấu tạo địa tầng chung ở 4 khu vực có hố khai quật như sau: (B2.1; Bv2, Bv4; Ba6). Khu vực I: hố H2 (năm 2008), diện tích 99,57m2 , nằm ở thửa ruộng có địa hình cao hơn so với xung quanh, sát chân thành phía đông và gần cổng thành phía đông bắc. - Đất lớp mặt: dày 20cm - 30cm, đất tơi xốp màu nâu, lẫn nhiều gạch, ngói, đá… nhiều thời đại.
  • 32. 22 - Tầng văn hóa: dày 20cm - 35cm, đất thịt màu nâu, cứng ken dày mảnh gạch, ngói, sành, sứ, dấu tích kiến trúc và di cốt người. - Sinh thổ: đất laterite màu đỏ, đỏ nâu, màu vàng sẫm lẫn sạn sỏi nhỏ. Khu vực thứ hai: hố khai quật H3 (năm 2008) diện tích 25,3m2 , nằm ở thửa ruộng cao hơn so với xung quanh, hố khai quật nằm về phía đông Trạm khí tượng Nông nghiệp và nằm ngoài trung tâm Đồi Ngô, gần tường thành phía tây bắc và cổng thành phía đông bắc. - Lớp đất mặt: dày 10cm - 15cm, đất tơi xốp màu nâu lẫn nhiều gạch, ngói, đá… nhiều thời kỳ. - Tầng văn hóa: dày 50cm - 80cm, tầng văn hóa không bằng phẳng mà dốc từ phía tây sang phía đông. - Sinh thổ: đất laterite màu đỏ, đỏ nâu, màu vàng sẫm lẫn sạn sỏi nhỏ. Khu vực thứ ba: hố H1 (86,1m2 ), hố H2 (80m2 ), hố H3 (100m2 ), hố H4 (100m2 ) (năm 2011-2012), các hố khai quật nằm gần cổng thành phía bắc. - Lớp mặt: dày 16cm - 70cm, đất màu xám đen, nâu sẫm. Dưới lớp đất mặt toàn bộ khu vực này có một lớp đất laterite hóa yếu màu vàng, đỏ dày 5cm - 20cm. - Tầng văn hóa: dày từ 25cm - 50cm, đất màu xám đen, màu đen, màu nâu có sắc đỏ lẫn mảnh gốm tráng men, đồ sành, xương cốt động vật và mảnh gạch, ngói. - Sinh thổ: đất laterite màu đỏ, đỏ nâu, màu vàng sẫm. Khu vực thứ tư: 8 hố, hố H5 (100m2 ), hố H6 (100m2 ), hố H7 (100m2 ), hố H8 (100m2 ), hố H9 (100m2 ), hố H10 (100m2 ), hố H11 (50m2 ) (năm 2011-2012). Các hố khai quật nằm ở trước cửa Nhà hát Chèo và trước cửa Trung tâm Quan trắc môi trường, nằm ở rìa Đồi Ngô về phía đông, phía tây, phía tây nam. - Lớp mặt dày từ 10cm - 50cm, đất màu nâu sẫm, vàng sẫm, màu đen. Ngăn cách giữa lớp mặt với tầng văn hóa là lớp đất sét màu nâu, màu vàng, màu
  • 33. 23 xanh và màu trắng. - Tầng văn hóa dày từ 10cm - 20 cm, đất màu nâu sẫm, vàng, vàng sẫm, nâu đỏ. - Sinh thổ là đất laterite màu đỏ, đỏ nâu, vàng sẫm lẫn sạn sỏi đầu ruồi” [10, tr. 47-48]. Riêng hố H1 (khai quật năm 2008) có diện tích 30m2 ở vị trí gần trung tâm Đồi Ngô về phía đông không có tầng văn hóa. Bảng 2.1. Địa tầng thành Xương Giang năm 2008 và năm 2011-2012 Địa tầng Hố khai quật Khu vực I Khu vực II Khu vực III Khu vực IV H2 (2008) H3 (2008) H1, H2, H3, H4 (2011-2012) H5, H6, H7, H8, H9, H10, H11 (2011-2012) Lớp mặt 10 -20cm 10 - 15cm 16 - 70cm 10 - 50cm Tầng văn hóa 20 - 35cm 50 - 80cm 25 - 50cm 10 - 20cm Sinh thổ - - - - [10, tr. 46] 2.2. Di tích 2.2.1. Di tích kiến trúc Dấu tích kiến trúc được phát hiện trong hố H2 (năm 2008) (Bv1; Ba9). * Vết tích gạch, ngói: (PL13, PL24, PL29) Vết tích kiến trúc thứ nhất: Sau khi bóc hết lớp đất mặt và lớp 1 ở độ sâu 30cm - 40cm, xuất lộ lớp gạch, ngói ken dày theo hướng đông tây, vết tích kiến trúc cách vách nam hố khai quật 30cm - 70cm, cách vách đông hố 30cm thì không có hiện vật phân bố. Di tích dài 9,6m, rộng từ 0,6m - 2,1m, tiếp tục phát
  • 34. 24 triển về phía tây hố khai quật. Tuy nhiên, do góc tây nam hố khai quật có 1 ngôi mộ hiện đại nên đã phá mất một phần di tích và di tích có thể tiếp tục phát triển về phía tây qua ranh giới của ngôi mộ, nhưng cho đến thời điểm khai quật thì thửa ruộng mà di tích có thể phát triển thấp hơn so với mặt bằng di tích. Như vậy, cho thấy phần phía tây hố khai quật, nơi di tích có thể phát triển đã bị phá do quá trình san mặt bằng làm những thửa ruộng hiện đại. Vết tích kiến trúc thứ hai: cách vách đông hố khai quật 4,9m và vách nam 3,7m, cách vết tích kiến trúc thứ nhất 1,5m là một dải ngói dài 1,7m, rộng 45cm, vết tích này phân bố khá thẳng theo chiều bắc nam. Vết tích kiến trúc thứ 3: cách vách đông 2,7m - 6,5m, cách vách nam 2,1m tính từ phạm vi biên của di tích, cách vách bắc 30cm thì kết thúc. Tuy nhiên, di tích này phát triển nối tiếp với vết tích thứ nhất, vết tích có chiều dài 7,4m, rộng 15cm - 50cm, di tích phân bố theo hướng bắc nam, gần như thẳng ở phần hướng nam và cong dần ở hướng bắc. Vết kiến trúc thứ ba cách vết tích kiến trúc thứ hai 90cm về phía đông. Vết tích kiến trúc thứ tư: nằm cách vách đông 2,3m, cách vách tây 22cm và cách vách bắc 3,2m là một dải ngói dài 1m, rộng 44cm, dải ngói này nằm cách vết tích kiến trúc thứ ba 6,3m về phía đông. Tác giả đồng ý với nhận định của những người khai quật rằng: Thông qua việc phát lộ các vết tích kiến trúc, có thể thấy rằng: Khu vực ken dày gạch, ngói thứ nhất là phần hiên của ngôi nhà, vì sau hệ thống này là trụ móng kiến trúc với hàng cột hiên của hàng trụ móng kiến trúc thứ nhất và thứ hai. Khu vực ken dày ngói thứ ba có thể là nền dưới của bức tường ngăn cách gian của ngôi nhà [17]. * Móng trụ kiến trúc: (PL13, PL24, PL30, PL31)
  • 35. 25 Cùng với sự xuất hiện những dải ngói là hệ thống móng trụ kiến trúc với 10 móng trụ hoàn thiện và 1 móng trụ chỉ còn lại lớp ngói gia cố ở phần đáy. Tuy nhiên, móng trụ số 11 khác hoàn toàn với các móng trụ khác vì lớp ngói gia cố còn lại là ngói có chất liệu và màu sắc giống như ngói xuất hiện trong hố khai quật. Hệ thống móng trụ kiến trúc gồm 3 hàng ngang, trong đó 2 hàng có 4 móng trụ và 1 hàng có 3 móng trụ. Theo những người khai quật, sở dĩ có 3 móng trụ vì 1 móng trụ đã bị ngôi mộ hiện đại ở góc tây nam hố khai quật đào phá mất. Bảng 2.2. Thống kê các hàng móng trụ kiến trúc hố H2 năm 2008 Hàng móng trụ Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Số lượng 4 4 3 Cột số 11 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Dài (cm) 65 70 95 70 65 65 75 65 65 75 75 Rộng (cm) 60 70 72 75 65 55 70 65 65 75 70 MH1. Mô hình bước gian hệ thống móng trụ - Hàng móng trụ thứ nhất: Hàng móng trụ thứ nhất có 4 trụ móng cột. Cách vách đông hố khai quật 3,20m - 3,40m, cách vách nam 2,10m và cách vách bắc 10cm. Móng trụ số 11: Dài 65cm, rộng 55cm, nằm cách vết tích kiến trúc thứ nhất 10cm về phía nam. Móng trụ được gia cố bằng mảnh ngói vỡ màu xám, chất liệu và màu sắc những
  • 36. 26 mảnh ngói này giống với mảnh ngói xuất hiện trong hố khai quật, điều tra nhưng khác với những mảnh ngói được gia cố ở các móng trụ khác về màu sắc. Móng trụ số 1: Dài 70cm, rộng 70cm. Móng trụ được gia cố từ mảnh ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá) màu đỏ nâu và một vài mảnh sành. Khoảng cách từ tâm trụ số 11 đến trụ số 1 là 1m. Móng trụ số 2: Dài 95cm, rộng 72cm. Móng trụ được gia cố từ mảnh ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá) màu đỏ nâu. Khoảng cách từ tâm trụ số 1 đến trụ số 2 là 2,9m. Móng trụ số 3: Dài 70cm, rộng 55cm. Móng trụ được gia cố từ mảnh ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá) màu đỏ nâu. Khoảng cách tính từ tâm trụ số 2 đến trụ số 3 là 3,2m. Nằm giữa trụ 2 và trụ 3 là một nền trụ có kích thước dài 45cm, rộng 35cm, trụ này cách trụ 2 là 50cm và cách trụ 3 là 1,25m, cấu trúc gia cố trụ móng là mảnh ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá) màu đỏ nâu. Theo những người khai quật, có thể khi xây dựng công trình kiến trúc này vì một lý do gì đó thì người thợ xây dựng đã làm móng trụ này, nhưng sau đó đã bỏ và làm hệ thống móng trụ như chúng ta đã thấy. Nhìn trên bình diện chung,chỉ có duy nhất móng trụ này nằm đơn độc trong không gian kiến trúc của công trình, cho dù về hướng của trụ gần như thẳng hàng với hàng trụ móng kiến trúc thứ nhất. - Hàng móng trụ thứ hai: Có 4 móng trụ, các trụ này đều được gia cố từ mảnh ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá) màu đỏ nâu. Khoảng cách giữa các móng trụ trong hàng móng trụ thứ hai bằng khoảng giữa các móng trụ ở hàng thứ nhất. Khoảng cách bước gian từ hàng móng trụ thứ hai đến hàng móng trụ thứ nhất theo chiều đông - tây là 4,7m. Móng trụ số 4: Dài 65cm, rộng 60cm. Móng trụ cách lớp gạch, ngói thứ
  • 37. 27 nhất 10cm và lớp gạch ngói thứ ba 1,2m về phía đông. Móng trụ số 5: Dài 65cm, rộng 55cm. Cấu trúc gia cố móng trụ ngoài mảnh ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá) còn có 1 mảnh gốm sứ Trung Quốc thế kỷ XV. Móng trụ số 6: Dài 75cm, rộng 70cm, móng trụ cách lớp gạch, ngói thứ ba 1,7m về phía đông. Móng trụ số 7: Dài 65cm, rộng 65cm, cũng như các trụ móng khác, gia cố móng trụ là mảnh ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá), ngoài ra còn có 3 mảnh gốm Trung Quốc thế kỷ XIV. Móng trụ cách lớp gạch, ngói thứ ba 1,4m về phía đông. - Hàng móng trụ thứ ba: Có 3 móng trụ, các móng trụ này đều được gia cố từ mảnh ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá) màu đỏ nâu. Bước gian giữa các móng trụ ở hàng móng trụ này bằng khoảng cách giữa các móng trụ hàng thứ hai. Bước gian chiều đông - tây từ hàng móng trụ thứ ba với hàng móng trụ thứ hai là 4,1m. Móng trụ số 8: Dài còn lại 65cm, rộng còn lại 65cm. Móng trụ số 9: Dài 75cm, rộng 75cm. Móng trụ số 10: Dài 75cm, rộng 70cm [17]. Tác giả luận văn hoàn toàn đồng ý với ý kiến của những người khai quật rằng: Với kết cấu của hệ thống trụ móng kiến trúc như vậy, kết hợp với những vết tích gạch, ngói ken dày thứ nhất trong hố H2 (năm 2018), có thể thấy rằng ngôi nhà có hướng chính nam và đây là một công trình kiến trúc có quy mô lớn. Điều này được chứng minh qua kết cấu của hệ thống móng trụ cũng như khoảng cách bước gian từ 4,1m - 4,7m của ngôi nhà. Hố khai quật H2 được tiến hành khai quật gần như hết toàn bộ diện tích của ngôi nhà. Tuy nhiên, thông qua vết tích móng trụ đã xuất hiện cho chúng ta
  • 38. 28 thấy trụ móng kiến trúc sẽ phát triển tiếp như sau: Sẽ có một hàng móng trụ nữa tính từ móng trụ thứ nhất về hướng đông. Như vậy, ngôi nhà sẽ có thể có 4 hàng móng trụ. MH2. Mô hình giả định mặt cắt ngang ngôi nhà Tất cả các hàng móng trụ xuất lộ trong hố khai quật sẽ có thêm ít nhất ở mỗi hàng móng trụ về phía bắc có thêm từ 1 đến 2 móng trụ nữa và như vậy tổng thể hệ thống trụ cột của ngôi nhà theo mặt cắt dọc (từ bắc đến nam) sẽ có từ 5 đến 6 cột và sau các cột này là bức tường hậu của ngôi nhà về phía bắc [17]. 2.2.2. Di tích ken dày gạch, ngói và gạo cháy Tại hố H3 (năm 2008), sau khi xử lý hết lớp đất mặt trên mặt bằng hố xuất hiện một vài hiện vật là mảnh gạch, ngói, tiếp tục xử lý xuống lớp 2 thì xuất hiện dấu vết mảnh gạch, ngói ken dày tạo thành một đường gần thẳng rộng 100cm từ vách bắc và nhỏ dần xuống vách nam, cách vách nam 40cm thì dấu vết này bắt góc về phía đông. Sát vách đông hố khai quật là mương nước nên dễ dàng nhìn thấy gạch, ngói. Như vậy, di tích này sẽ phát triển về phía đông hố khai quật. Tuy nhiên, ở vách bắc tầng văn hóa ken dày gạch, ngói lẫn than gạo cháy sâu hơn khu vực giữa hố và không xuất hiện ở vách nam. Dấu vết gạo cháy xuất hiện cùng với lớp gạch, ngói về phía bắc, diện tích dài vào trong hố khai quật 330cm và có thể phát triển về phía đông như vết tích gạch, ngói ở lớp 2 và lớp 3 (PL14, PL 32).
  • 39. 29 MH3. Mô hình kho lương Thông qua địa tầng vách bắc và dấu tích trong hố khai quật, tác giả luận văn hoàn toàn đồng ý với giả thuyết về mô hình của kho chứa lương thực mà những người khai quật đưa ra. Mô hình kho lương này có mặt bằng kiến trúc phẳng ở mặt tiền, còn lòng nhà thì được xây dạng hình chữ U, có thể kiến trúc lòng nhà như vậy sẽ chứa được nhiều lương thực hơn. Và với kiến trúc như thế, khi lực lượng đối lập vào thì vị trí này có thể trở thành một chiếc giao thông hào thuận lợi cho tác chiến. Tuy nhiên, với diện tích khai quật hố H3 chỉ là 25,3m2 thì việc giải thích về cầu trúc của một công trình kiến trúc không phải đơn giản, cần tiếp tục nghiên cứu, kiểm chứng trong tương lai [17]. 2.2.3. Di tích hố đất đen Có 14 hố đất đen được phát hiện ở lần khai quật thứ 2 năm 2011-2012. Hố khai quật H1 có 1 hố, hố khai quật H2 có 7 hố và hố khai quật H4 có 6 hố. Các di tích hố đất đen này không có hình dạng cố định, cũng như không có cấu trúc nhất định. Đất trong các hố lẫn nhiều than tro, cùng với mảnh sành, sứ, gạch, ngói. Ngoài ra, một số hố có chứa xương động vật và 1 mảnh kim loại. Các di tích hố đất đen có thể là các hố rác và nơi đây chứa đựng những dấu tích minh chứng cho quá trình sử dụng trong sinh hoạt của quân đội nhà Minh trong thành Xương Giang. Có một số hố đất đen đáng chú ý sau (PL33): - Hố khai quật H2: Hố đất đen 1 dài 300cm, rộng 210cm, sâu 50cm so với bề mặt lớp đất canh
  • 40. 30 tác. Trong hố có nhiều mảnh sành, sứ và 1 mũi giáo bằng kim loại. Hố đất đen 2 dài 164cm, rộng 160cm, sâu 80cm. Trong hố có nhiều xương động vật và mảnh gốm tráng men (có niên đại thế kỷ XIII - XIV) ở độ sâu 72cm so với bề mặt hố khai quật. Hố đất đen 3 dài 200cm, rộng 174cm. Trong hố có 3 viên gạch vồ (có niên đại thế kỷ XV) nằm ở độ sâu 53cm so với bề mặt hố khai quật. Ngoài ra, có xương động vật và mảnh gốm tráng men ở độ sâu 75cm so với bề mặt. - Hố khai quật H4: Hố đất đen 1 có hình dáng không xác định. Trong hố có nhiều mảnh sành và một chiếc bát úp lên trên lọ sành thế kỷ XIII - XIV. Hố đất đen 5 có đất màu xám đen lẫn nhiều than tro, hố hình chữ nhật dài 82cm - 102cm, rộng 70cm, sâu 40cm. Trong hố có 1 chiếc lon sành niên đại thế kỷ XIII - XIV. Hố đất đen 6 có đường kính 130cm, sâu 50cm. Trong hố có 1 chiếc lon sành niên đại thế kỷ XV - XVI [18]. Những di vật phát hiện được trong các hố đất đen tuy không nhiều nhưng lại có niên đại trải dài từ thế kỷ XIII - XIV đến thế kỷ XV - XVI. Và đặc biệt, trong hố đất đen 2, hố khai quật H2 (năm 2011-2012) còn phát hiện được hiện vật gốm men có niên đại thế kỷ XIII - XIV. Điều này cho thấy, phải chăng Xương Giang là khu vực cư trú trước khi quân Minh tiến sang và thực hiện việc xây thành, và những người cư trú tại đây không phải chỉ có tầng lớp bình dân mà còn có cả những tầng lớp quan lại hay quý tộc giàu có. 2.2.4. Di tích động vật Số lượng di cốt động vật tìm thấy trong các hố khai quật không nhiều. Hầu hết di cốt được tìm thấy thuộc cụm 2, lớp 3, hố 2 (năm 2011-2012), chỉ có hai
  • 41. 31 mảnh xương răng động vật tìm thấy ở lớp mặt. Với các di vật thuộc lớp mặt thường khó có thể xác định được chúng là hiện vật hiện đại hay có niên đại lâu đời vì rất nhiều khả năng lớp mặt bị xáo trộn do các hoạt động canh tác của cư dân hiện đại hoặc do mưa úng, lụt. Di cốt ở lớp mặt gồm 1 mảnh răng hàm của trâu/bò (Bovidae) đã bị vỡ, và một mảnh thân xương có nhiều khả năng là xương chày lợn (Sus scrofa). Di cốt trong cụm di vật số 2, lớp 3, hố H2 (năm 2011- 2012) gồm nhiều loại xương nhưng đều bị vỡ khá vụn. Trong số di cốt này có một mảnh móng chân của loài ngựa (Equus sp.) và hai mảnh xương chậu có thể của loài chó (Canis familiaris?), các xương còn lại đều của trâu/bò. Trong nhóm xương bò có thể xác định số lượng cá thể tối thiều là ba cá thể, trong đó ít nhất có một cá thể còn non (PL1, PL2, PL34). Trong số di cốt động vật được phát hiện, có một mảnh xương đốt sống trâu/bò còn có vết chặt rất rõ trên xương có thể là dấu vết của quá trình xẻ thịt, nên có thể cho rằng các con vật này đã được sử dụng làm thức ăn và phần xương còn lại được chôn lấp. Trong di chỉ chỉ phát hiện được một mảnh móng chân ngựa và hai mảnh nhỏ xương chậu của chó, liệu các loài đó cũng được sử dụng làm thức ăn hay chỉ là sự xuất hiện ngẫu nhiên vì các xương đó là phần mang rất ít thịt. Tuy nhiên, nếu so sánh với các di cốt động vật phát hiện ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội cho thấy xương trâu/bò chiếm số lượng chủ yếu, đó có thể là nguồn dinh dưỡng chính được sử dụng, nhưng xương ngựa với các dấu vết chế biến cũng khá phổ biến. Như vậy, loài ngựa ngoài việc sử dụng cho kỵ binh trong chiến tranh cũng bị xẻ thịt để cung cấp thực phẩm cho binh lính. Hoặc cũng có thể những cụm di vật chứa các di cốt này là dấu tích của hố rác thải [74, tr. 719-720]?
  • 42. 32 2.2.5. Di tích mộ táng Trong 2 mùa khai quật địa điểm thành Xương Giang với diện tích trên 1.000m2 , nhưng chỉ phát hiện được 3 di tích mộ táng trong hố khai quật H2 (năm 2008) (PL3, PL4, PL13, PL35). Mộ 1 (ký hiệu 08.TXG.M1): Mộ hướng tây bắc 1700 , biên mộ dài 120cm. Di cốt chôn nằm thẳng, hai tay duỗi theo người. Xương mủn nát, xương sọ chỉ còn lại một phần xương chẩm. Chiều dài xương đùi trái đo được khoảng 41cm, chiều dài xương cánh tay khoảng 38cm. Đồ tùy táng là 3 chiếc lục lạc đồng đều đã vỡ, nằm trên xương hông trái, đường kính của lục lạc từ 0,7cm - 0,85cm. Mộ 2 (ký hiệu 08.TXG.M2): Biên mộ dài 200cm, rộng 70cm. Di cốt mủn nát chỉ nhưng vẫn thấy được hình hài bộ xương theo tư thế giải phẫu. Di cốt nằm thẳng, tay phải để trên ngực cùng tay trái hướng lên trên đầu. Chiều dài xương cánh tay trái đo được khoảng 30cm. Mộ 3 (ký hiệu 08.TXG.M3): Di cốt chôn nằm thẳng, mặt nghiêng về phía tay trái (hướng bắc), hai tay duỗi thẳng theo người. Xương mủn nát nhưng vẫn giữ được phần xương hàm trên và dưới bên trái cùng 5 chiếc răng và 2 chiếc răng rời. Chiều dài xương cánh tay phải đo được khoảng 26,5cm. Trong mộ số 3 phát hiện một đồng tiền “皇 宋 通 寶 - Hoàng Tống thông bảo”, thời Tống, niên hiệu Tống Nhân Tông (1039-1040), nằm cách di cốt 25cm. Những người khai quật cho rằng, hiện vật này không phải là đồ tùy táng của mộ 3 mà hiện vật nằm trong lớp đất lấp mộ [66, tr. 346-348]. Từ những tư liệu về di cốt, các chuyên gia đã xác định được chủ nhân của những ngôi mộ này: Mộ 1: cá thể nam, cao khoảng 1m60, là người trưởng thành. Mộ 2: cá thể nam, cao khoảng 1m63, là người trưởng thành.
  • 43. 33 Mộ 3: cá thể nữ, cao khoảng 1m54, tuổi từ 17 - 25. Dựa vào những dấu tích đất lấp di cốt của mộ 1 có lẫn những mảnh ngói vỡ với chất liệu và màu sắc giống với chất liệu và màu sắc ngói trong di tích. Những người khai quật cho rằng, niên đại của 3 ngôi mộ này nằm trong khung niên đại thế kỷ XV và cả 3 ngôi mộ đều được chôn sau khi công trình kiến trúc đã bị sập. Điều này được minh chứng rõ hơn ở lớp ngói lấp mộ số 2, có thể sau khi ngôi nhà vì một lý do nào đó sập xuống thì thế hệ sau đã chôn di cốt vào đây và lấy ngay lớp ngói của di tích để lấp mộ. Ngôi mộ số 3 đất lấp mộ không lẫn hiện vật khảo cổ học, nhưng nhìn trên tổng thể địa tầng cũng cho thấy di tích mộ táng này được chôn vào giai đoạn sau khi công trình kiến trúc sập xuống [17]. Tác giả luận văn hoàn toàn đồng ý với những nhận định này. Và cho rằng, đây chỉ là những ngôi mộ được chôn lẻ tẻ chứ không phải là khu mộ táng tập trung. Vì trên một khu vực khai quật khá rộng nhưng số lượng mộ táng phát hiện được lại lại rất ít (chỉ có 3 mộ). Các ngôi mộ cũng không được chôn theo cùng một hướng nhất định. 2.3. Di vật Bảng 2.3. Thống kê hiện vật di tích thành Xương Giang Loại hình Vật liệu kiến trúc Gốm men Việt Nam Gốm men Trung Quốc Sành Đất nung Các loại hv khác Tổng số Số lượng 8356 611 124 2005 948 43 12087 Tỷ lệ 69,1% 5,1% 1% 16,6% 7,8% 0,4% 100% Hai cuộc khai quật tại di tích thành Xương Giang đã thu được tổng số 12.087 hiện vật, gồm các loại hình vật liệu kiến trúc, đồ gốm men Việt Nam và
  • 44. 34 Trung Quốc, đồ sành, đồ đất nung, đồ đá và đồ kim loại. Trong đó, vật liệu kiến trúc chiếm số lượng nhiều nhất (69,1%). Biểu đồ 2.1. Các loại hình hiện vật di tích thành Xương Giang 2.3.1. Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV Biểu đồ 2.2. Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 Vật liệu kiến trúc Gốm men Việt Nam Gốm men Trung Quốc Sành Đất nung Các loại hv khác Số lượng 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Gạch Ngói
  • 45. 35 2.3.1.1. Gạch Có 77 viên/mảnh, trong đó có 51 bản còn dáng được chia thành 5 loại hình: gạch bìa, gạch lát nền, gạch thỏi, gạch vồ, gạch ốp trang trí và 26 bản không phân loại được. (PL36, PL37, PL38, PL39: h1-h3). Bảng 2.4. Thống kê gạch thế kỷ XV Loại hình Gạch bìa Gạch lát nền Gạch thỏi Gạch vồ Gạch ốp trang trí Không xác định Tổng số Số lượng 18 9 4 3 17 26 77 Tỷ lệ 23,4% 11,7% 5,2% 3,9% 22,1% 33,7% 100% Biểu đồ 2.3. Loại hình gạch thế kỷ XV Gạch bìa: 18 viên/mảnh, có dáng hình chữ nhật, màu xám, màu đỏ sẫm, xương khá mịn, độ nung cao, không trang trí hoa văn. Chất liệu làm loại gạch này cũng tương tự như những loại gạch khác. Gạch dài còn lại 13cm - 17,4cm, rộng 15,3cm, dày 4,5cm - 7,8cm. Gạch lát nền: 9 viên/mảnh, trong đó có 1 viên phát hiện được tại địa điểm 0 5 10 15 20 25 30 Gạch bìa Gạch lát nền Gạch thỏi Gạch vồ Gạch ốp trang trí Không xác định
  • 46. 36 Giếng Phủ. Gạch có thể là hình vuông, màu xám, xương gốm khá mịn, độ nung cao, không trang trí hoa văn. Gạch dài 25cm, rộng còn lại 21cm, dày 2,2cm - 4,5cm. Gạch thỏi: 4 viên/mảnh, màu xám, vàng xám, độ nung cao. Về chức năng của loại hình gạch này có thể dùng để bó bậc lên xuống hay nền sân... Chất liệu làm loại gạch này cũng tương tự như những loại gạch khác. Gạch dài còn lại 20cm, rộng 17cm, dày 15cm. Gạch vồ: 3 viên/mảnh, màu đỏ sẫm, màu trắng xám, xương gốm khá mịn pha lẫn nhiều sạn sỏi màu đỏ nâu, đỏ sẫm, độ nung cao. Gạch dài còn lại 21cm - 25cm, rộng 13cm, dày 15cm. Gạch ốp trang trí: 17 viên/mảnh. Trong đó có 7 viên/mảnh phát hiện được tại địa điểm Giếng Phủ. Gạch ốp có màu xanh xám, nâu vàng, nâu xám, xương gốm mịn. Mặt ngoài được trang trí hoa văn hoa lá tinh xảo. Những viên gạch ốp phát hiện tại Giếng Phủ phía sau có mấu nổi cao nằm giữa viên gạch, giữa mấu có lỗ tròn. Hiện vật 08.TXG-GPST: 1 dài còn lại 19,4cm, gạch rộng 16,7 cm, gạch dày 2cm; mấu cao 5cm, dày 3cm - 3,3cm, đường kính lỗ 5cm, nấc nối dài 3cm, dày 0,75cm - 1,2cm. 2.3.1.2. Ngói Gồm 8279 viên/mảnh, được chia thành 5 loại: ngói bò, ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá), ngói âm, ngói dương và ngói ống. Trong đó, ngói bò có số lượng nhiều nhất, chiếm 48,3% (PL39: h5-h5, PL40, PL41, PL42). Bảng 2.5. Thống kê ngói thế kỷ XV Loại hình Ngói bò Ngói mũi vát nhọn Ngói âm Ngói dương Ngói ống Tổng số Số lượng 2864 530 1280 1250 5 5929 Tỷ lệ 48,3% 8,9% 21,6% 21,1% 0,1% 100%
  • 47. 37 Biểu đồ 2.4. Loại hình ngói thế kỷ XV Ngói bò có 2864 viên/mảnh. Ngói có hình dáng lòng máng gần giống như ngói âm dương, nhưng rộng và ngắn hơn, xương ngói dày. Loại ngói này được lợp trên bờ nóc hoặc dải của bộ mái. Loại này cũng như ngói âm dương là có phần cổ thu hẹp để khớp nối với viên ngói khác hoặc không có. Chất liệu làm loại ngói này cũng tương tự như những loại ngói khác, ngói màu vàng xám, xương ngói màu đỏ nhạt, nhiệt độ nung cao. Ngói dài còn lại 15cm - 20cm, rộng còn lại 8cm - 15cm, dày 1,6cm - 2,5cm. Ngói mũi vát nhọn: 530 viên/mảnh. Ngói mũi vát nhọn còn được gọi là mũi lá, có phần mũi được cắt vát hai bên, đầu mũi nhọn, xương ngói mịn, màu xám, màu đỏ nâu, độ nung cao. Hiện vật dài 21cm - 28cm, rộng còn lại 12cm- 16cm, dày 0,9cm - 1,5cm. Ngói âm: 1280 viên/mảnh, trong đó 152 bản có diềm trang trí hoa văn và còn gần đủ dáng. Ngói hình lòng máng, nếu so sánh với ngói ống thì loại ngói này nông và rộng hơn. Ngói có phần đuôi rộng và dày còn phần đầu hẹp và mỏng hơn, phần đuôi có rãnh sâu để nối với những viên ngói khác. Ngói âm và 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Ngói bò Ngói mũi vát nhọn Ngói âm Ngói dương Ngói ống
  • 48. 38 ngói dương có dáng gần như tương tự nhau. Để phân biệt đâu là phần âm và đâu là phần dương ở một số trường hợp rất khó, điều này chỉ nhận biết được khi có phần diềm đi cùng. Ngói được lợp ở diềm mái và thường được trang trí hoa văn. Chất liệu làm loại ngói này cũng tương tự như những loại ngói khác, ngói màu vàng xám, nhiệt độ nung không cao. Mặt yếm trang trí hoa văn đắp nổi uốn lượn như hình sóng nước, ở mỗi nhịp đó lại có hai đường đắp nổi nối ra, ở mỗi đường nối ra đó có hai nhánh. Phần nhô ra nằm bên trên đường uốn lượn hình sóng nước là một đường đắp nổi nhỏ, cong sau đó chia ra hai nhánh cong về hai phía, phần bên dưới cũng được đắp thành một đường đắp nổi nhỏ, cong sau đó được chia ra hai nhành: một là cong cuộn lại, một hơi thẳng vươn ra sát phần uốn tạo sóng. Đây có thể đây là hoa văn dây uốn lượn hoặc cũng có thể là hoa văn cách điệu dạng “mây hoá”, “hoa hoá”, “lá hoá” rồng. Ngói dài còn lại 15cm - 20cm, rộng còn lại 4cm - 15cm, dày 1cm - 1,8cm, diềm ngói dày 1cm - 1,5cm. Ngói dương: 1250 viên/mảnh, trong đó 78 bản có diềm trang trí hoa văn. Ngói hình lòng máng, màu xám, xương gốm mịn, độ nung không cao. Diềm trang trí, xung quanh mặt yếm trang trí môtíp 1 đường đắp nổi uốn lợn hình sóng nước, phần bên trên đường uốn lượn hình sóng nước ở phần cong xuống được trang trí hai nửa vòng tròn đắp nổi đồng tâm cũng được uốn cong xuống, phía dưới đường uốn lượn hình sóng nước chỗ cong lên cũng được trang trí hai nửa vòng tròn đắp nổi. Giữa diềm trang trí hoa văn đắp nổi hình hoa sen hoặc hoa cúc cách điệu. Ngói dài còn lại 8cm - 22cm, rộng còn lại 4cm - 15cm, dày 1cm - 1,8cm, diềm ngói dày 1cm - 1,5cm. Ngoài ra, còn 2350 mảnh vỡ nhỏ, chúng tôi không thể phân loại được đó là mảnh vỡ của ngói âm hay ngói dương. Ngói ống: 5 viên/mảnh, màu xám, độ nung cao. Đầu ngói ống trang trí hoa
  • 49. 39 văn ở mặt ngoài. Mặt ngoài trang trí hoa văn in nổi hoa lá, bao gồm một băng hoa dây chạy quanh rìa đầu ngói, trong lòng hoa dây trang trí họa tiết hoa cúc cánh đôi rất tinh tế. Xương gốm mịn, màu nâu hoặc xám. Hiện vật dài còn lại 8cm - 15cm, rộng còn lại 6cm - 13cm, dày 1cm - 1,8cm, đầu ngói dày 2cm. 2.3.2. Đồ gốm 2.3.2.1. Đồ gốm men Tổng số đồ gốm men phát hiện được qua hai cuộc khai quật là 735 hiện vật. Trong đó, gốm men Việt Nam có 611 hiện vật, chiếm tỷ lệ 83%; gốm men Trung Quốc có 124 hiện vật, chiếm tỷ lệ 17%. Tác giả phân chia hiện vật theo loại hình như: bát, đĩa, bình... và từ các loại hình lại được phân chia theo niên đại để có thể thấy được các giai đoạn tồn tại và phát triển của khu vực Xương Giang. Gốm men Việt Nam Bảng 2.6. Thống kê gốm men Việt Nam Loại hình Thế kỷ Bát Đĩa Bình Lọ Tước Chân đế bát hương Cốc Tổng số % XIII-XIV 105 25 2 1 133 21,8 XV 170 45 15 12 9 5 256 41,9 XV-XVI 120 20 140 22,9 XVII-XVIII 62 62 10,1 XVIII-XIX 20 20 3,3
  • 50. 40 Biểu đồ 2.5. Các loại hình gốm men Việt Nam Có 611 hiện vật, tuy số lượng không nhiều nhưng lại có nhiều sắc men và có niên đại trải dài từ thế kỷ XIII - XIV đến thế kỷ XVIII - XIX, chiếm số lượng nhiều nhất là đồ gốm men thế kỷ XV (41,9%). * Thế kỷ XIII - XIV: có 133 chiếc, gồm các loại bát, đĩa và âu thuộc các dòng men ngọc, men trắng, men nâu (PL43, PL44, PL45: h1). - Bát: 105 hiện vật, được chia thành 14 loại. Loại 1: 14 hiện vật. Miệng bát vuốt tràn ra ngoài, thành trong miệng vát tròn. Mặt miệng bát, thân ngoài vát tròn, phủ men nâu. Trong lòng bát in hoa văn hoa lá, trong lòng bát có dấu con kê. Đáy bát khum phẳng. Xương gốm mịn màu trắng. Hiện vật 11XGH2L2: 180 cao 4,1cm, đường kính miệng 16,5cm, đường kính chân đế 5,85cm. Loại 3: 9 hiện vật. Bát có miệng loe, hai mặt phủ men màu trắng xám. Mặt ngoài trang trí hoa văn cánh sen in nổi dưới men, trong lòng bát có dấu con kê.
  • 51. 41 Chân đế bát thẳng, bề mặt chân đế được cạo. Đáy bát tô men nâu đỏ. Xương gốm màu trắng đục. Hiện vật 11.XG.H1.L2: 119 dày 0,6cm, cao 3,3cm. Loại 11: 7 hiện vật. Miệng bát khum, mặt miệng vát nhọn. Thân bát vát tròn, trang trí hoa văn cánh sen cách điệu bên ngoài. Trong lòng bát có dấu con kê, đế vuốt khum. Thành ngoài chân đế phẳng, thành trong vát tròn, mặt đế phẳng, phủ men nâu. Hiện vật 11XGH2L3: 202 cao 6,5cm, dày 0,4cm, đường kính miệng 15cm; đường kính đáy 4,9cm. - Đĩa: 25 hiện vật được chia thành 6 loại. Loại 2: 3 hiện vật. Chân đế đĩa vuốt khum, thành trong chân đế thẳng, mặt chân đế phẳng. Trong lòng đĩa trang trí hoa văn cúc dây và có dấu con kê. Mặt ngoài phủ men nâu, lòng đĩa màu vàng xanh. Xương gốm mịn màu trắng. Loại 4: 5 hiện vật. Miệng đĩa loe, hai mặt phủ men màu trắng, trong lòng có dấu kê. Mặt chân đế bằng, thành ngoài đế thẳng, thành đế trong hơi vát, mặt chân đế bằng. Xương gốm màu trắng xám. Hiện vật 11.XG.H4.L2: 351 có kích thước: cao 0,4cm, dày 0,5cm, đường kính chân đế 5,3cm. - Cốc: 1 hiện vật. Miệng cốc khum vát nhọn, thân cốc thẳng, bề mặt phủ men trắng, không trang trí hoa văn. Đế phẳng, xương gốm mịn màu trắng xám. Hiện vật ký hiệu 11.XG.H2.L2: 201 cao 6,2cm, đường kính 10,5cm, đường kính 5cm. - Bình: 2 hiện vật Loại 1: 1 hiện vật. Miệng bình có thành miệng ngoài hơi cong, mép miệng bằng, thân phủ men nâu. Xương gốm màu trắng xám. Hiện vật ký hiệu 11.XG.H10.LM: 429 có kích thước dày 0,9cm. Loại 2: 1 hiện vật. Mặt ngoài phủ men rạn màu trắng, không trang trí hoa văn. Chân đế bằng, để mộc, tô men nâu. Xương gốm màu trắng. Hiện vật ký hiệu
  • 52. 42 11.XG.H3.L2: 293 có kích thước dày đế 0,9cm, đường kính 5,0cm. * Thế kỷ XV: có 256 hiện vật, gồm các loại men xanh, men ngọc, men nâu, men trắng và không phủ men (PL45: h2-h3, PL46, PL47). - Bát: 170 hiện vật gồm 17 loại. Loại 1: 5 hiện vật. Bát miệng loe, mép miệng tròn, phủ men trắng ngà. Thành ngoài chân đế đứng, thành trong chân đế vát, mặt chân đế cắt tạo cạnh. Giữa đáy bát hơi lồi. Xương gốm màu trắng đục. Hiện vật 11.XG.H1.L1: 48 có kích thước cao 4,5cm. Loại 2: 12 hiện vật. Thành ngoài chân đế bát thẳng, thành trong chân đế bát hơi vát vào trong, bề mặt chân đế được cắt gọt. Lòng bát có dấu con kê, trôn hơi lồi ở giữa. Bề mặt chân đế bát phủ màu trắng xanh. Xương gốm màu trắng đục. Chân đế cao 0,5cm - 0,7cm, chân đế dày 0,7cm - 0,9cm, đường kính chân đế 5,2cm - 6,2cm. Loại 8: 3 hiện vật. Mặt ngoài bát trang trí hoa văn cánh sen in nổi dưới men. Thành ngoài chân đế bát hơi khum, mặt chân đế cắt tạo cạnh sắc, thành trong chân đế hơi vát. Trong lòng bát có dấu con kê. Chân đế cao 0,7cm - 0,9cm, dày 0,6cm - 0,9cm, đường kính đáy 5cm - 6,2cm. Loại 9: 6 hiện vật. Chân đế thấp, thành ngoài chân đế thẳng, thành trong hơi vát ra ngoài, mặt chân đế bằng. Lòng bát có vết ve lòng, hai mặt phủ men màu rêu, xương gốm màu trắng ngà. Chân đế dày 0,5cm - 0,6cm, đường kính chân đế 5,3cm - 6cm. - Đĩa: 45 hiện vật, gồm 8 loại. Loại 1: 7 hiện vật. Đĩa miệng loe, thân hơi cong, mép miệng hình răng cưa, lòng đĩa trang trí hoa sen nổi dưới men. Chân đế thẳng, hai mặt và xương gốm màu trắng. Hiện vật 11XGH10L1: 456 cao 0,2cm, dày đáy 1,2cm, đường kính miệng
  • 53. 43 16cm, đường kính chân đế 7cm. Loại 6: 9 hiện vật. Miệng vuốt khum, thành ngoài miệng khum tròn, thành trong miệng vát tròn, mặt miệng đĩa vát nhọn. Trong lòng đĩa có dấu con kê. Xương gốm mịn màu trắng xám. Hiện vật 11.XG.H2.L1: 146 có kích thước đường kính miệng 14,4cm. - Lọ: 12 hiện vật, được chia thành 4 loại. Loại 1: 4 hiện vật. Thành ngoài chân đế lọ khum, thành trong chân đế hơi vát, miệng chân đế cắt bằng. Bề mặt lọ màu xám trắng, không trang trí hoa văn. Xương gốm mịn màu xám trắng. Hiện vật 11.XG.H1.L1: 67 có kích thước: chân đế dày 1cm. Loại 2: 3 hiện vật. Thành ngoài chân đế lọ hơi loe, bề mặt chân đế cắt bằng, thành trong hơi vát vào trong. Đáy lọ phẳng, có khắc vòng tròn nhỏ ở giữa trôn. Mặt ngoài đế lọ phủ men xanh trắng, mặt trong phủ men trắng ngà, trang trí hoa lam dưới men. Xương gốm màu trắng đục. Hiện vật 11.XG.H1.L1: 66 có kích thước: chân đế dày 1,2cm, đường kính chân đế 7,7cm. - Bình: 15 hiện vật, gồm 6 loại. Loại 1: 2 hiện vật. Miệng bình có thành ngoài hơi cong, mép miệng bằng, thân phủ men nâu. Hiện vật 11.XG.H10.LM: 429 có kích thước miệng dày 0,9cm. Loại 2: 5 hiện vật. Đế bình có chân đế bằng, để mộc, tô men nâu. Thân ngoài phủ men rạn màu trắng, không trang trí hoa văn. Xương gốm màu trắng. Hiện vật 11.XG.H3.L2: 293 có đế dày 0,9cm, đường kính đế 5cm. - Tước: 9 hiện vật, gồm 4 loại. Loại 1: 3 hiện vật: Chân đế tước tiện hai tầng, thành ngoài chân đế tước thẳng, thành trong chân đế vát tròn, miệng chân đế cắt vát từ ngoài vào trong. Xương gốm mịn màu xám trắng. Hiện vật 11.XG.H1.L1: 65 có kích thước:
  • 54. 44 đường kính đế: 3,5cm. Loại 2: Mặt chân đế tước vát vào trong, đáy không tráng men, mặt ngoài phủ men ngọc. Xương gốm mịn màu trắng xám. Hiện vật 11.XG.H7.L1: 398 có kích thước: chân đế dày 0,45cm. - Chân đế bát hương: 5 hiện vật, gồm 3 loại. Loại 1: 1 hiện vật: Chân đế bát hương có dáng cong choãi, men màu xanh, hoa văn in nổi. Xương gốm màu trắng. Hiện vật 11.XG.H3.L1: 255 có kích thước: chân đế dày 5,7cm. * Thế kỷ XV - XVI: có 140 chiếc (PL48). - Bát: 120 hiện vật, được chia thành 14 loại. Loại 1: 6 hiện vật. Bát có miệng loe, mép miệng tròn, thu dần về phía đáy. Thành chân đế thẳng phía ngoài, vát phía trong, mặt chân đế bằng. Bát ve lòng, hai mặt màu trắng xanh, xương gốm màu trắng ngà. Thân trang trí hoa văn màu xanh dưới men. Hiện vật 11.XG.H10.L1: 530 cao 4,2cm, dày 0,2cm, đường kính miệng 11,6cm, đường kính chân đế 5,2cm. Loại 2: 12 hiện vật. Bát miệng loe, mép miệng lõm hình răng cưa. Thành ngoài chân đế hơi vát, thành trong thẳng, bát ve lòng. Hai mặt và xương gốm màu trắng ngà. Hiện vật 11.XG.H10.L1: 468 cao 6,4cm, miệng dày 0,2cm, đường kính miệng 15cm, đường kính chân đế 4,7cm. Loại 7: 5 hiện vật. Thân bát cong, chân đế có thành ngoài thẳng, thành trong hơi vát, mặt chân đế bằng, bát ve lòng. Đáy bát tô men nâu, xương gốm màu trắng ngà. Hiện vật 11.XG.H10.L1: 437 cao 0,7cm, đường kính đế 5cm. - Đĩa: 20 hiện vật, gồm 6 loại. Loại 1: 3 hiện vật. Đĩa có miệng loe, hai mặt gốm màu trắng, không trang trí hoa văn. Chân đế thấp, lòng đế và một phần ngoài chân đế để mộc. Xương
  • 55. 45 gốm mịn màu trắng xám. Đĩa dày 0,4cm - 0,5cm, đường kính miệng 14,6cm - 16cm. Loại 4: 3 hiện vật. Mép miệng tròn, thành miệng ngoài vát, lòng đĩa có dấu con kê, chân đế mỏng, thấp, lòng chân đế để mộc, tô men nâu. Hai mặt phủ men trắng, không trang trí hoa văn. Hiện vật cao 2,2cm - 2,3cm, miệng dày 0,4cm - 0,6cm, đường kính chân đế 4cm - 4,5cm. * Thế kỷ XVII - XVIII: Có 62 mảnh/chiếc bát, được chia thành 8 loại (PL49: h1-h3). Loại 1: 6 hiện vật. Mảnh chân đế có thành đế vát, mặt chân đế cong, đáy hơi lồi ở giữa. Bát ve lòng. Hai mặt gốm phủ men ngà, xương gốm màu nâu đỏ, không trang trí hoa văn. Hiện vật 11.XG.H9.L1: 412 có chân đế dày 0,5cm, đường kính chân đế 7cm. Loại 2: 13 hiện vật. Bát men ngọc, đế bát thấp, mặt chân đế phẳng, đáy bát để mộc, ve lòng. Xương gốm mịn màu trắng. Hiện vật 11.XG.H9.L1: 411 cao 1,1cm, dày 0,7cm, đường kính chân đế 7cm. * Thế kỷ XVIII - XIX: Có 20 mảnh/chiếc bát men màu trắng vẽ lam (PL49: h4). Loại 1: 5 hiện vật. Đế bát có thành đế ngoài vát vào trong, mặt chân đế bằng, thành đế trong thẳng, lòng phủ men trắng ngà. Xương gốm màu xám trắng. Hiện vật 11.XG.H4.L1: 323 có kích thước: chân đế cao 1,5cm, dày 0,6cm, đường kính 5,2cm. Loại 2: 2 hiện vật. Chân đế bát thấp, thành ngoài khum, thành trong thẳng, mặt chân đế cắt vát từ ngoài vào trong. Trong lòng bát có dấu ve lòng. Xương gốm mịn màu trắng xám. Chân đế dày 0,7cm - 0,8cm.
  • 56. 46 Gốm men Trung Quốc Đồ gốm Trung Quốc có 124 chiếc, chiếm tỷ lệ chiếm tỷ lệ 17% trong tổng số đồ gốm men và chỉ chiếm 1% trong tổng số hiện vật phát hiện được qua hai cuộc khai quật. Gồm các loại hình: bát, đĩa, vò, cốc thuộc các dòng men như men vàng xám, xanh vàng, men ngọc, men trắng. Trong đó, hiện vật thuộc thế kỷ XIII - XIV chiếm số lượng nhiều nhất (72,6%). Và trong số các loại hình thì bát chiếm số lượng nhiều hơn cả. Bảng 2.7. Thống kê gốm men Trung Quốc Loại hình Thế kỷ Bát Đĩa Bình Vò Cốc Tổng số % VII-IX 12 2 3 17 13,3 XIII-XIV 78 15 93 72,6 XV 9 7 2 18 14,1 Biểu đồ 2.6. Các loại hình gốm men Trung Quốc 0 10 20 30 40 50 60 70 80 VII-IX XIII-XIV XV Niên đại Bát Đĩa Bình Vò Cốc
  • 57. 47 * Thế kỷ VII - IX: (PL50, PL51: h1-h2). - Bát: 12 hiện vật, gồm 4 loại. Loại 1: 3 hiện vật. Thân bát cong, phủ men trắng ngà. Thành ngoài chân đế bát thẳng, mặt chân đế cắt bằng, lòng bát có dấu con kê. Xương gốm màu trắng đục. Chân đế dày 0,8cm - 0,9cm, đường kính chân đế 4,8cm - 5,2cm. Loại 2: 5 hiện vật. Đế bát có thành ngoài hơi khum, mặt chân đế bằng, lòng bát màu trắng nhạt. Xương gốm màu xám. Chân đế dày 0,7cm - 1cm, đường kính chân đế 5cm - 6cm. - Bình: 2 hiện vật, xếp thành 2 loại: Loại 1: 1 hiện vật: Miệng bình thu nhỏ lại, mép miệng vát nhọn, vuốt ra ngoài, vai bình phình, bên ngoài có quai. Xương gốm mịn, màu xám. Hiện vật 11.XG.H1.L1: 78 có kích thước đường kính miệng 8,5cm. - Vò: 3 hiện vật, được chia thành 2 loại. Loại 2: 1 hiện vật: Miệng vò vuốt tràn ra ngoài, thành ngoài miệng vuốt vát, trang trí đường chỉ chìm, thành trong miệng vát tròn. Mặt miệng vò vát nhọn. Xương gốm mịn màu trắng xám. Vai có quai. Hiện vật 11.XG.H2.L2: 177 có kích thước miệng dày 1,1cm. * Thế kỷ XIII - XIV: có 93 hiện vật, gồm các loại men ngọc, men trắng, men nâu, men xanh (PL51: h3, PL52: h1-h3). - Bát: 78 hiện vật, được chia thành 12 loại. Loại 1: 4 hiện vật. Bát miệng loe, mép miệng tròn hơi bẻ ra ngoài. Hai mặt phủ men ngọc, lớp men khá dày, lòng bát trang trí hình cánh sen in nổi, mặt ngoài hình cánh sen cách điệu. Xương gốm màu trắng ngà. Bát dày 0,5 - 0,7cm, đường kính miệng 15cm - 16cm. Loại 4: 2 hiện vật. Miệng loe, mép miệng tròn hơi bẻ ra ngoài. Hai mặt
  • 58. 48 phủ men ngọc, lớp men khá dày, lòng bát trang trí hình cánh sen in nổi, mặt ngoài hình cánh sen cách điệu. Xương gốm màu trắng ngà. Hiện vật 11.XG.H2.L3.cụm 1: 207 có đường kính miệng 11,5cm, dày 0,5cm - 0,7cm. - Đĩa: 15 hiện vật, gồm 5 loại. Loại 1: 4 hiện vật. Chân đế đĩa có thành đế ngoài vát, thành trong thẳng, mặt chân đế cong vát, hai mặt phủ men xanh. Xương gốm màu trắng. Hiện vật 11.XG.H10.LM: 431 có chân đế dày 0,9cm, đường kính chân đế 14cm. Loại 2: 2 hiện vật. Miệng đĩa vuốt tràn ra ngoài, mặt miệng phẳng, thành ngoài miệng vát nhọn, thành trong miệng vát tròn. Chân đế khum, thành ngoài chân đế đứng, thành trong chân đế hơi vát, mặt chân đế bằng. Đĩa phủ men ngọc, trong lòng đĩa trang trí hình 2 con cá. Xương gốm mịn màu trắng. Hiện vật 11.XG.H1.L1: 101 cao 5cm, đường kính miệng 21cm, đường kính chân đế 8,6cm. * Thế kỷ XV: có 18 hiện vật (PL52: h4,PL53). - Bát: 5 hiện vật, gồm 4 loại. Loại 2: 1 hiện vật. Miệng bát sứ men ngọc, miệng loe, mặt miệng tạo gờ, thân thuôn, miệng bát được vuốt uốn lượn, xương gốm trắng, men phủ dày. Hiện vật 08.TXG.H2.L1: 16 có đường kính miệng, 23cm, dày 0,8cm. Loại 4: Thành ngoài chân đế hơi vát vào trong, mặt chân đế phẳng, thành trong chân đế vát, hai mặt phủ men xanh trắng. Xương gốm màu trắng đục. Hiện vật 11.XG.H1.L1: 75 có chân đế dày 0,8cm, chân đế cao 1cm, đường kính chân đế 6cm. - Đĩa: 7 hiện vật, gồm 4 loại. Loại 1: 1 hiện vật. Đĩa men ngọc, men phủ dày. Chân đế vát, đáy đĩa ngoài phủ men ngọc còn được bôi son hồng. Xương gốm màu trắng. Hiện vật 08.TXG.H2.L1: 14 có chân đế cao 0,9cm, đường kính chân đế 16cm.