SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
MỤC LỤC
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP ................................................1
1.1. BẢN CHẤT, VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.....................................................1
1.1.1. Bản chất và chức năng của tiền lương ................................................................1
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của tiền lương ........................................................................2
1.1.2.1. Vai trò của tiền lương ....................................................................................2
1.1.2.2. Ý nghĩa của tiền lương ..................................................................................3
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương ...............................................................3
1.2. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP..........................4
1.2.1. Hình thức tiền lương theo thời gian ....................................................................4
1.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm ...................................................................6
1.2.2.1. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp ...............................................................6
1.2.2.2. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp...............................................................7
1.2.3. Hình thức tiền lương theo khối lượng công việc...............................................7
1.2.4. Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương ....................................................7
1.3. QUỸ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG GỒM:
BHXH, BHYT, BHTN VÀ KPCĐ ....................................................................................7
1.3.1. Quỹ tiền lương .......................................................................................................7
1.3.2. Quỹ bảo hiểm xã hội .............................................................................................8
1.3.3. Quỹ bảo hiểm y tế..................................................................................................9
1.3.4. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.....................................................................................9
1.3.5. Quỹ kinh phí công đoàn..................................................................................... 10
1.4. YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG .................................................................................. 11
1.5. KẾ TOÁN CHI TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.. 11
1.5.1. Kế toán số lượng lao động................................................................................. 11
1.5.2. Kế toán thời gian lao động ................................................................................ 11
1.5.3. Kế toán kết quả lao động................................................................................... 12
1.5.4. Kế toán tiền lương cho người lao động ........................................................... 13
1.6. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG................................................................. 14
1.6.1. Chứng từ sử dụng ............................................................................................... 14
1.6.2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................. 14
1.6.3. Trình tự hạch toán .............................................................................................. 16
1.7. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG............................................. 16
1.7.1. Chứng từ sử dụng ............................................................................................... 16
1.7.2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................. 16
1.7.3. Trình tự hạch toán .............................................................................................. 18
1.8. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG NGHỈ PHÉP CỦA CÔNG NHÂN........................... 18
1.8.1. Chứng từ sử dụng ............................................................................................... 18
1.8.2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................. 18
1.8.3. Trình tự hạch toán .............................................................................................. 19
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HOÀ PHÁT....................... 20
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HOÀ PHÁT...... 20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát ... 20
Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát ............................................ 20
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh........................................................ 21
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh ........................................... 21
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý .................................................................... 21
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong công ty.................................. 22
2.2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY......................................... 23
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán..................................................................................... 23
2.2.2. Hình thức kế toán ............................................................................................... 24
2.2.3. Chế độ chính sách áp dụng................................................................................ 26
2.3 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH
Xây Dựng Hoà Phát .......................................................................................................... 27
2.3.1 Khái quát về tình hình nhân sự và chế độ lương tại công ty.......................... 27
2.3.1.1 Lực lượng lao động tại công ty................................................................... 27
2.3.1.2 Chế độ tiền lương tại công ty...................................................................... 28
2.3.2 Kế toán tiền lương ............................................................................................... 32
2.3.2.1 Chứng từ sử dụng......................................................................................... 32
2.3.2.2 Tài khoản sử dụng........................................................................................ 33
2.3.2.3 Sổ sách kế toán liên quan đến kế toán tiền lương .................................... 33
2.3.2.4 Hệ thống thang bảng lương tại công ty ..................................................... 33
2.3.2.5 Quy trình kế toán tiền lương ....................................................................... 35
2.3.2.6 Trích dẫn một số nghiệp vụ phát sinh tại công ty .................................... 38
2.3.3 Kế toán các khoản trích theo lương................................................................... 42
2.3.3.1 Chứng từ sử dụng......................................................................................... 43
2.3.3.2 Tài khoản sử dụng........................................................................................ 43
2.3.3.3 Sổ sách sử dụng............................................................................................ 43
2.3.3.4 Quy định trích bảo hiểm hiện nay.............................................................. 44
2.3.3.5 Trích dẫn một số nghiệp vụ phát sinh tại công ty .................................... 45
PHẦN 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG
TY TNHH XÂY DỰNG HOÀ PHÁT............................................................................. 51
3.1 Đánh giá chung về công ty ........................................................................................ 51
3.1.1 Những thành tựu đạt được.................................................................................. 51
3.1.2 Những hạn chế và khó khăn của công ty.......................................................... 51
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
............................................................................................................................................. 52
3.2.1 Về lao động .......................................................................................................... 52
3.2.2 Phương thức trả lương ........................................................................................ 53
3.2.3 Hình thức trả lương ............................................................................................ 53
3.2.4 Điều kiện và môi trường làm việc..................................................................... 53
3.2.5 Về đãi ngộ thông qua công việc ........................................................................ 54
KẾT LUẬN........................................................................................................................... 56
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Trình tự hạch toán tiền lương............................................................................ 16
Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán các khoản trích theo lương............................................... 18
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý công ty..................................................................................... 22
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán......................................................................................... 23
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung của công ty .............. 26
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân tích sự biến động về số lượng và chất lượng nhân viên qua các năm
2013 – 2015............................................................................................................................ 27
Bảng 2.2: Mức lương và phụ cấp của bộ phận văn phòng............................................... 29
Bảng 2.3: Hệ số lương .......................................................................................................... 29
Bảng 2.4: Phục cấp theo xếp loại ........................................................................................ 30
Bảng 2.5: Mức thưởng theo doanh số................................................................................. 31
Bảng 2.6: Mức lương áp dụng cho công nhân công trình................................................ 32
1
PHẦN 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. BẢN CHẤT, VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Bản chất và chức năng của tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động
đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được trả lương cho công việc làm
của họ. Tiền lương của người lao động được xác định theo hai cơ sở chủ yếu là: Số
lượng và chất lượng lao động của từng người. Tiền lương là phần thù lao cơ bản
mà người lao động nhận được một cách thường kỳ, được hình thành qua thỏa thuận
giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu lao
động trên thị trường. Qua mối quan hệ phụ thuộc này cho thấy vai trò của tiền
lương là công cụ tác động của công tác quản lý trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Tiền lương là giá cả hàng hóa sức lao động, là nguồn thu nhập chủ yếu của
người lao động để tái sản xuất sức lao động, đảm bảo duy trì và nâng cao mức
sống cho họ. Ở một mức độ nhất định, tiền lương thể hiện giá trị, địa vị uy tín của
người lao động đối với gia đình, doanh nghiệp và xã hội.
Tiền lương là động lực thúc đẩy năng suất lao động, vừa là một yếu tố chi phí
cấu thành nên giá trị các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Do đó,
các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm chi phí, gia tăng
lợi nhuận và tăng thu nhập cho người lao động.
2
Tóm lại, tiền lương mang bản chất kinh tế - xã hội, nó biểu hiện quan hệ xã
hội giữa những người tham gia quá trình sản xuất và biểu hiện mối quan hệ lợi ích
giữa các bên.
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của tiền lương
1.1.2.1. Vai trò của tiền lương
Tiền lương có vai trò quan trọng đối với cả người lao động và doanh nghiệp.
Vì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, nó có tác dụng bù
đắp lại sức lao động mà họ bỏ ra thể hiện thông qua tiền lương được trả. Đồng
thời, tiền lương cũng có tác dụng to lớn trong việc động viên khuyến khích người
lao động yên tâm làm việc, người lao động chỉ có thể yên tâm dồn hết sức mình
cho công việc nếu công việc ấy đem lại cho họ khoản tiền lương đảm bảo trang trải
cho cuộc sống của họ.
Tiền lương còn được coi như thước đo về trình độ của người lao động, người
lao động rất tự hào về mức lương cao và mong muốn được tăng lương. Do đó, tiền
lương có vai trò như là nhịp cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao
động. Nếu tiền lương trả không hợp lý có thể gây nên tình trạng người lao động
không đảm bảo ngày giờ công, kỷ luật lao động kém và chất lượng công việc
không cao. Tăng lương là biện pháp khuyến khích người lao động làm việc hăng
say để tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp tăng lương dẫn đến tăng
chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến giá cả và khả năng cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường, còn tăng năng suất lao động lại làm giảm chi phí cho từng
đơn vị sản phẩm, làm cho chi phí cho một đơn vị sản phẩm được hạ thấp. Do đó,
cần tính toán hợp lý để tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng
lương.
Đối với doanh nghiệp, tiền lương được coi là một bộ phận chi phí sản xuất,
vì vậy chi cho tiền lương là chi cho đầu tư phát triển, tiền lương chính là đòn bẩy
quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vậy nên, tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp công bằng và hợp lý sẽ góp
phần duy trì, củng cố, phát triển lực lượng lao động của doanh nghiệp và mang lại
lợi ích cho doanh nghiệp.
3
1.1.2.2. Ý nghĩa của tiền lương
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, nên doanh nghiệp
xây dựng hệ thống tiền lương hợp lý và hấp dẫn sẽ thu hút và giữ được người lao
động giỏi. Tiền lương hấp dẫn và mức lương có sự phân biệt để người lao động
thấy sự chênh lệch giữa các công việc khác nhau, mức độ đóng góp khác nhau, từ
đó tạo động lực cho người lao động dồn hết sức cho công việc. Đồng thời, hệ
thống tiền lương của doanh nghiệp phải tuân thủ các điều luật theo quy định về
mức lương tối thiểu, thời gian và điều kiện lao động, các quy định về phúc lợi xã
hội như BHXH, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ lễ, tết, tiền thưởng…
Những điều này làm người lao động yên tâm làm việc, chấp hành tốt kỷ luật lao
động, cống hiến hết sức mình và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp góp phần nâng
cao hiệu suất, mang lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương
Giờ công: Là số giờ mà người lao động phải làm việc theo quy định (Theo
điều 104 của Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 thì thời gian làm việc bình
thường không quá 8 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần, tùy theo doanh nghiệp áp
dụng. Thời gian làm việc không quá 6 giờ/ngày đối với những người làm các công
việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ lao động
Thương binh và xã hội, Bộ y tế ban hành
Ngày công lao động: Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới tiền lương của người
lao động, ngày công theo quy định thường là 22 ngày hoặc 26 ngày tùy theo doanh
nghiệp áp dụng chế độ làm việc 40 giờ/tuần hay 48 giờ/tuần. Khi người lao động
tăng hoặc giảm ngày làm việc thì tiền lương thay đổi tương ứng tăng hoặc giảm
theo.
Cấp bậc: Chế độ tiền lương cấp bậc là những quy định của nhà nước và các
doanh nghiệp áp dụng để trả lương cho người lao động thường áp dụng cho công
nhân, căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động. Chế độ tiền lương cấp bậc tạo
khả năng điều chỉnh tiền lương một cách hợp lý, giảm bớt tính chất bình quân
trong việc trả lương. Tiền lương theo cấp bậc có tác dụng bố trí và sử dụng nhân
viên phù hợp với trình độ lành nghề của người lao động.
4
Chức vụ: Chế độ này chỉ được thực hiện thông qua bảng lương do nhà nước
quy định. Trong bảng lương này bao gồm nhiều nhóm chức vụ khác nhau và các
quy định trả lương cho từng nhóm. Tiền lương chức vụ căn cứ vào chức vụ, chức
danh mà người lao động đảm nhiệm, tiền lương chức vụ trả theo chức danh quản lý
lãnh đạo, chức danh chuyên môn, kỹ thuật.
Số lượng và chất lượng công việc: Làm được nhiều sản phẩm có chất lượng
tốt thì tiền lương cao hơn, ngược lại số lượng sản phẩm làm ra thấp và kém chất
lượng thì tiền lương sẽ thấp.
Trình độ lao động: Với lao động có trình độ cao thì sẽ được hưởng tiền lương
cao hơn. Vì công việc đòi hỏi phải có trình độ cao, có kiến thức chuyên môn mới
thực hiện được, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.
Thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc: Một người qua nhiều năm công
tác sẽ đúc kết được nhiều kinh nghiệm, hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra
trong công việc, nâng cao năng suất và chất lượng công việc, nên được hưởng tiền
lương theo thâm niên cao hơn.
Mức độ phức tạp của công việc: Với độ phức tạp của công việc càng cao thì
tiền lương cho công việc đó càng cao. Độ phức tạp của công việc có thể là yêu cầu
về trình độ kỹ thuật công nghệ cao, khó khăn về điều kiện làm việc, mức độ nguy
hiểm, độc hại cho người thực hiện, do vậy tiền lương theo đó sẽ cao hơn công việc
đơn giản.
1.2. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1. Hình thức tiền lương theo thời gian
Tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc và
thang lương. Thang lương theo quy định có 2 cách tính: Lương thời gian giản đơn
và lương thời gian có thưởng.
- Lương thời gian giản đơn được chia thành:
+ Lương tháng: Tiền lương trả định kỳ cho người lao động theo thang bậc
lương gồm: Tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có). Lương tháng
thường được áp dụng trả cho nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý
kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất.
5
Tiền lương phải trả
trong tháng
= Mức lương ngày x Số ngày làm việc thực tế trong tháng
Trong đó:
Mức lương ngày =
Mức lương tối thiểu x (Hệ số lương + phụ cấp (nếu có)
Số ngày làm việc trong tháng theo quy định
+ Lương tuần: Lương tuần được trả cho người lao động căn cứ vào mức
lương tháng và số tuần làm việc thực tế trong tháng. Lương tuần áp dụng trả cho
các đối tượng lao động có thời gian làm việc không ổn định, mang tính thời vụ
hoặc làm việc bán thời gian.
Mức lương tuần =
Mức lương tháng x 12 tháng
Số tuần làm việc theo chế độ trong năm (52 tuần)
+ Lương ngày: Lương ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc, lương
ngày thường áp dụng để trả cho người lao động trực tiếp hưởng lương thời gian,
tính cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập, làm nghĩa vụ và làm
căn cứ tính bảo hiểm xã hội.
Mức lương ngày =
Mức lương tháng
Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ (26 ngày)
+ Lương giờ: Được tính bằng cách lấy lương tháng này chia cho số giờ làm
việc trong ngày theo chế độ. Lương ngày thường làm căn cứ để tính phụ cấp làm
thêm giờ.
Tiền lương làm
Thêm giờ
=
Tiền lương giờ
thực tế trả
x
Tỷ lệ % lương
được trả thêm
x Số giờ làm thêm
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương
hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
Vào ngày thường, tiền lương làm thêm giờ bằng 150% tiền lương
Vào ngày nghỉ hàng tuần, tiền lương làm thêm giờ bằng 200% tiền lương
Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, tiền lương làm thêm giờ bằng
300% tiền lương cộng với lương ngày lễ, ngày nghỉ được hưởng lương.
- Lương thời gian có thưởng: Là hình thức tiền lương thời gian giản đơn kết
hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất.
6
Công thức tính như sau:
Tiền lương phải trả
cho người lao động
=
Tiền lương trả theo
thời gian
+ Tiền thưởng
Hình thức tiền lương thời gian, mặc dù đã tính đến thời gian làm việc thực tế,
tuy nhiên nó vẫn còn hạn chế nhất định, đó là chưa gắn kết tiền lương với chất
lượng và kết quả lao động. Vì vậy, doanh nghiệp cần kết hợp với biện pháp khuyến
khích vật chất tạo động lực khuyến khích người lao động, kiểm tra tính chấp hành
kỷ luật lao động để người lao động tự giác, tuân thủ kỷ luật làm việc.
1.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm
Hình thức lương theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động được
tính theo số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành hoặc khối lượng công việc
làm xong được nghiệm thu. Trả lương theo sản phẩm cần xây dựng định mức lao
động, đơn giá lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt .
1.2.2.1. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp
Là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng sản
phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá sản phẩm. Đây là hình thức
được doanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho nhân viên trực tiếp
sản xuất hàng loạt sản phẩm.
Tiền lương trả theo sản
phẩm trực tiếp
=
Số lượng sản phẩm hoàn
thành đúng quy cách
x
Đơn giá tiền lương
1 sản phẩm
- Trả tiền lương theo sản phẩm có thưởng: Là kết hợp trả lương theo sản
phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp và chế độ tiền thưởng trong sản xuất (Thưởng cho
việc sử dụng tiết kiệm vật tư, thưởng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng
sản phẩm).
- Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: Theo hình thức này tiền lương trả cho
người lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm sản xuất trực tiếp và tiền lương
tính theo tỷ lệ lũy tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động của họ. Hình
thức này thường được áp dụng ở những khâu sản xuất quan trọng, cần thiết phải
7
đẩy nhanh tiến độ sản xuất hoặc cần động viên công nhân phát huy sáng kiến phá
vỡ định mức lao động.
1.2.2.2. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp được áp dụng để trả lương cho
công nhân làm các công việc phục vụ sản xuất như: Công nhân vận chuyển nguyên
vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Trong trường hợp này căn cứ
vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp để tính lương cho lao động phục vụ sản
xuất.
Tiền lương trả theo
sản phẩm gián tiếp
=
Số lượng sản phẩm hoàn
thành đúng quy cách
x
Đơn giá tiền lương 1
sản phẩm gián tiếp
1.2.3. Hình thức tiền lương theo khối lượng công việc
Là hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng cho những công việc lao
động giản đơn, công việc có tính chất đột xuất như: Khoán bốc vác, khoán vận
chuyển vật liệu, thành phẩm.
1.2.4. Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương
Ngoài tiền lương, bảo hiểm, nhân viên có thành tích trong sản xuất, trong
công tác được hưởng khoản trích tiền thưởng, việc tính toán tiền lương căn cứ vào
quyết định và chế độ khen thưởng hiện hành.
Tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng, căn cứ vào kết quả bình xét xếp loại
và hệ số tiền thưởng để tính.
Tiền thưởng về sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư,
tăng năng suất lao động căn cứ vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định.
1.3. QUỸ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG GỒM:
BHXH, BHYT, BHTN VÀ KPCĐ
1.3.1. Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm tất cả các khoản tiền lương và các
khoản phụ cấp có tính chất tiền lương như tiền ăn giữa ca, tiền hỗ trợ phương tiện
đi lại, tiền quần áo đồng phục… do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương
cho người lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp
bao gồm:
8
- Tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế
(tiền lương theo thời gian và tiền lương theo sản phẩm).
- Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi
chế độ quy định.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do
nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm nghĩa vụ
theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.
- Tiền ăn trưa, ăn ca
- Các loại phụ cấp thường xuyên: Phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp dạy nghề
học nghề, phụ cấp thâm niên.
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên.
- Để phục vụ cho công tác hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp được chia
làm 02 loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ.
+ Tiền lương chính: Là tiền lương doanh nghiệp trả cho người lao động thực
hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc và phụ cấp kèm theo
như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên. Tiền lương chính
của công nhân trực tiếp sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất ra sản phẩm và
được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm.
+ Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người
lao động thực hiện nhiệm vụ chính và thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ tết,
nghỉ vì ngừng sản xuất được hưởng theo chế độ. Tiền lương phụ của công nhân
trực tiếp sản xuất không gắn với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp
vào chi phí sản xuất sản phẩm.
1.3.2. Quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) là khoản tiền đóng góp bằng tiền của các bên
tham gia BHXH, người sử dụng lao động đóng 18% tổng tiền lương trả cho người
lao động và người lao động đóng 8 % trừ vào tiền lương động lao được trả. Quỹ
BHXH được dùng để chi trả trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH như: Ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe, nghỉ hưu, nghỉ mất
sức lao động và chi phí đảm bảo cho hoạt động của hệ thống BHXH của các cấp,
ngành.
9
Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền
lương phải cho công nhân viên trong kỳ. Theo Nghị định số: 115/2015/NĐ-CP của
Chính phủ, từ ngày 01/01/2016 hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ
BHXH theo tỷ lệ 26% trên tiền lương với tiền lương bao gồm: Mức lương và phụ
cấp lương theo quy định của pháp luật lao động, phụ cấp lương và các khoản bổ
sung khác theo quy định của pháp luật lao động, trong đó 18% tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động và 8% trừ vào lương của
người lao động.
Theo quy định của BHXH, toàn bộ số tiền BHXH được nộp lên cho cơ quan
quản lý quỹ BHXH để chi trả trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH như: ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe, nghỉ hưu, nghỉ
mất sức lao động.
1.3.3. Quỹ bảo hiểm y tế
Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) là khoản tiền đóng góp bằng tiền của các bên
người sử dụng lao động và người lao động. Hàng tháng, người sử dụng lao động
đóng BHYT cho người lao động và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương của người
lao động để nộp cùng lúc vào quỹ BHYT. Tỷ lệ trích lập theo quy định hiện nay là
4,5%, trong đó: 3% trên tổng tiền lương do đơn vị sử dụng lao động đóng và 1,5%
tổng tiền lương (tiền lương ghi trong hợp đồng lao động) do người lao động đóng.
Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc
nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật BHXH thì người lao
động và người sử dụng lao động không phải đóng BHYT nhưng vẫn được tính vào
thời gian tham gia BHYT liên tục để hưởng chế độ BHYT. Quỹ BHYT được dùng
để thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT, chi phí quản lý bộ máy tổ
chức BHYT theo quy định của cơ quan nhà nước và dùng để đầu tư bảo toàn, tăng
trưởng quỹ BHYT.
Theo quy định hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT nộp lên cơ quan BHXH để quản
lý và chi trả thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
1.3.4. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ bảo hiểm y tế (BHTN) là khoản tiền đóng góp bằng tiền của các bên
tham gia người sử dụng lao động và người lao động. Mức đóng BHTN theo quy
10
định là 2% trong đó: Người lao động đóng 1% tiền lương trừ vào tiền lương tháng
và 1% người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những
người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Quỹ BHTN dùng để chi trả:
- Chi trả trợ cấp thất nghiệp theo điều 16, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, cơ
quan BHXH chi trả trợ cấp thất nghiệp cho đối tượng được hưởng trợ cấp thất
nghiệp.
- Chi hỗ trợ học nghề theo điều 17, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, cơ quan
BHXH thanh toán chi phí hỗ trợ học nghề cho cơ sở dạy nghề, không chi trực tiếp
cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Chi hỗ trợ tìm việc làm theo điều 18, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, cơ
quan BHXH thanh toán chi phí tư vấn, giới thiệu việc làm cho Trung tâm giới
thiệu việc làm, không chi trực tiếp cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất
nghiệp.
- Chi đóng BHYT theo điều 19, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, hang tháng
cơ quan BHXH trích quỹ BHTN đóng BHYT cho người lao động đang hưởng trợ
cấp thất nghiệp.
1.3.5. Quỹ kinh phí công đoàn
Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Quy
định về tài chính công đoàn được quy định tại Nghị định 191/2013/NĐ-CP. Theo quy
định, KPCĐ được trích theo tỉ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao
động. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật
công đoàn năm 2012 là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Doanh nghiệp
phải chịu toàn bộ và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong kỳ. Doanh
nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng 1 lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt
buột.
Doanh nghiệp có thể được cấp lại 65% số tiền KPCĐ đã đóng (Theo Quyết định
số 272/QĐ-TLĐ và Quyết định số: 502/QĐ-TLĐ, từ liên đoàn lao động quận nơi
doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, nếu có đầy đủ chứng từ thanh toán tiền cho người
lao động như chi thăm ốm đau, thăm hỏi sinh đẻ, viếng tang.
11
Ngoài ra, nếu nhân viên tham gia tổ chức công đoàn cơ sở thì công đoàn cơ sở
được thành lập tại doanh nghiệp thì người lao động phải đóng thêm đoàn phí công
đoàn là 1% mức tiền lương tham gia BHXH.
1.4. YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Để quản lý lao động về mặt số lượng, doanh nghiệp cần tổ chức ghi chép,
phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao
động. Tính đúng và thanh toán kịp thời, đầy đủ tiền lương và các khoản liên quan
khác cho người lao động trong doanh nghiệp. Đảm bảo được tính công bằng khi trả
tiền lương giữa những người làm việc như nhau trong doanh nghiệp, lao động có
số lượng và chất lượng như nhau thì phải trả tiền lương như nhau.
Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách
chế độ về lao động, tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương.
Hướng dẫn các bộ phận trong nghiệp thực hiện đầy đủ , đúng chế độ ghi chép
ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ thẻ kế toán, kế toán lao động, tiền lương
đúng chế độ và đúng phương pháp.
Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương và các
khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các bộ phận
và đơn vị sử dụng lao động.
Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương,
đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp.
1.5. KẾ TOÁN CHI TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
1.5.1. Kế toán số lượng lao động
Căn cứ vào bảng chấm công hàng tháng tại mỗi bộ phận, mỗi phòng ban lập
được gởi đến phòng kế toán vào cuối tháng để tập hợp và hạch toán số lao động
trong tháng tại doanh nghiệp. Từ bảng chấm công, kế toán tính được từng ngày có
bao nhiêu người làm việc, bao nhiêu người nghỉ trong tháng.
1.5.2. Kế toán thời gian lao động
Hạch toán thời gian lao động là việc ghi chép kịp thời và chính xác số ngày
công, giờ công làm việc thực tế như ngày nghỉ việc, ngừng việc của từng lao động,
12
từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó tính
lương trả cho từng người.
Bảng chấm công là chứng từ quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động
ở các doanh nghiệp. Bảng chấm công dùng để ghi chép thời gian làm việc trong
tháng thực tế và vắng mặt của công nhân. Bảng chấm công được lập riêng cho
từng phòng ban và dùng trong một tháng. Trong bảng chấm công những ngày nghỉ
theo quy định như lễ, tế, thứ bảy, chủ nhật đều phải ghi rõ ràng, người trực tiếp ghi
bảng chấm công là tổ trưởng tổ sản xuất hoặc trưởng các phòng ban.
Bảng chấm công phải để tại một địa điểm công khai để người lao động giám
sát thời gian lao động của mình. Cuối tháng trưởng phòng tập hợp tình hình lao
động tại bộ phận mình quản lý cung cấp cho kế toán phụ trách. Bộ phận kế toán
phụ trách sẽ kiểm tra, xác nhận trên bảng chấm công, sau đó tập hợp số liệu báo
cáo để tính lương. Đối với những trường hợp nghỉ do ốm đau, tai nạn lao động…
thì phải có giấy nghỉ ốm, giấy vào viện do bệnh viện hoặc cơ sở y tế cấp và xác
nhận. Đối với những trường hợp nghỉ việc xảy ra trong ngày do bất kỳ lý do gì đều
được phản ánh vào biên bản ngừng việc, trong đó nêu rõ nguyên nhân và người
chịu trách nhiệm để làm căn cứ tính lương và xử lý thiệt hại xảy ra. Những chứng
từ này đều được chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ tính trợ cấp BHXH.
1.5.3. Kế toán kết quả lao động
Hạch toán kết quả lao động là công việc quan trọng trong toàn bộ công tác
quản lý và hạch toán lao động ở doanh nghiệp sản xuất. Việc tiến hành ghi chép
chính xác, kịp thời số lượng hoặc chất lượng sản phẩm, khối lượng công việc hoàn
thành của từng cá nhân, tập thể làm căn cứ tính lương và trả lương chính xác.
Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà
doanh nghiệp đó sử dụng chứng từ ban đầu khác nhau để hạch toán kết quả lao
động. Chứng từ sử dụng phổ biến thường là: phiếu xác nhận sản phẩm, công việc
hoàn thành, hợp đồng giao khoán…
Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành là chứng từ xác nhận số sản
phẩm hoàn thành của đơn vị hoặc từng người công nhân. Phiếu này do người giao
việc lập và phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người
13
kiểm tra chất lượng sản phẩm và người duyệt. Phiếu được chuyển cho kế toán tiền
lương để tính lương áp dụng trong hình thức trả lương theo sản phẩm.
Hợp đồng giao khoán công việc là chứng từ giao khoán ban đầu đối với
trường hợp giao khoán công việc. Đây là bản ký kết giữa người giao khoán và
người nhận khoán với khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và
quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc thoả thuận ký kết. Chứng từ này là cơ
sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán. Trường hợp khi
nghiệm thu phát hiện sản phẩm hỏng thì người kiểm tra chất lượng sản phẩm cùng
với người phụ trách bộ phận lập phiếu báo hỏng để làm căn cứ lập biên bản xử lý.
Số lượng, chất lượng công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu được ghi vào
chứng từ hạch toán kết quả lao động mà doanh nghiệp sử dụng. Sau khi ký duyệt,
nó được chuyển đến bộ phận kế toán tiền lương làm căn cứ tính lương và trả lương
cho công nhân thực hiện.
1.5.4. Kế toán tiền lương cho người lao động
Hạch toán tiền lương dựa vào các chứng từ như: Bảng chấm công, bảng theo
dõi công tác, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng giao khoán… để
lập bảng tính thanh toán tiền lương.
Kế toán tiền lương: Ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời tình hình hiện có và
sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao
động và kết quả lao động.
Tính toán đúng, chính xác và kịp thời chế độ chính sách về tiền lương, tiền
thưởng và các khoản trợ cấp cho người lao động.
Xây dựng thang lương để tính lương và nộp cho cơ quan BHXH.
Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành chế độ chính sách, chế độ tiền
lương và các khoản trích lập theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
Tính toán và phân bổ chính xác các đối tượng tiền lương và các khoản trích
theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất.
Lập báo cáo về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương. Phân tích
tình hình sử dụng lao động và quỹ tiền lương.
14
1.6. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG
1.6.1. Chứng từ sử dụng
Theo quy định hiện hành, Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006
của Bộ tài chính về chứng từ kế toán thì các chứng từ ban đầu kế toán tiền lương
gồm có:
- Mẫu số 01a- LĐTL Bảng chấm công
- Mẫu số 01b – LĐTL Bảng chấm công làm thêm giờ
- Mẫu số 02- LĐTL Bảng thanh toán tiền lương
- Mẫu số 03- LĐTL Bảng thanh toán tiền thưởng
- Mẫu số 04- LĐTL Giấy đi đường
- Mẫu số 05- LĐTL Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
- Mẫu số 06 – LĐTL Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
- Mẫu số 07- LĐTL Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
- Mẫu số 08- LĐTL Hợp đồng giao khoán
- Mẫu số 09- LĐTL Biên bản thanh lý nghiệm thu hợp đồng giao khoán
- Mẫu số 10-LĐTL Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
- Mẫu số 11- LĐTL Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
1.6.2. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 334 – Phải trả người lao động
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các
khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền
thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao
động.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 334 - Phải trả người lao động
Bên Nợ:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã
hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.
Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo
hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động;
15
Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương
và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.
Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ tài khoản 334 (nếu có)
phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các
khoản khác cho người lao động.
Tài khoản 334 – Phải trả người lao động có 2 tài khoản cấp 2
Tài khoản 3341- Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả công nhân
viên và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp
về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc
về thu nhập của công nhân viên.
Tài khoản 3348 – Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và
tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên
của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các
khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động.
16
1.6.3. Trình tự hạch toán
TK 111, 112 TK 334 TK 622, 627, 641, 642
Tiền lương Tiền lương
công nhân viên các khoản phụ cấp
TK 111, 112 TK 353
Chi trả Xác định
tiền thưởng số tiền thưởng
TK 338, 138 TK 338
Các khoản khấu trừ Tính tiền BHXH
vào lương CNV (ốm đau… phải trả
công nhân viên
TK 333 TK 627, 641, 642, 335
Tính tiền thuế Tính tiền lương
TNCN của CNV thực tế phải trả CNV
Sơ đồ 1.1: Trình tự hạch toán tiền lương
1.7. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.7.1. Chứng từ sử dụng
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
1.7.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 338- Phải trả phải nộp khác
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả,
phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, KPCĐ, BHXH,
BHYT, BHTN
17
Tài khoản 338 được chi tiết ra làm các tài khoản
- Tài khoản 3382- Kinh phí công đoàn
- Tài khoản 3383- Bảo hiểm xã hội
- Tài khoản 3384- Bảo hiểm y tế
- Tài khoản 3389- Bảo hiểm thất nghiệp
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác
Bên Nợ:
- Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị;
- Số BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn;
- Các khoản đã trả và đã nộp khác;
Bên Có:
- Trích BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh
doanh hoặc khấu trừ vào lương của công nhân viên;
- Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, nước ở tập thể;
- Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán;
- Các khoản phải trả khác;
Số dư bên Có:
- BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản
lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết;
- Các khoản còn phải trả, còn phải nộp khác;
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã
nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên
chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù.
18
1.7.3. Trình tự hạch toán
TK 334 TK 3382, 3383, 3384, 3389 TK 622, 627, 641, 642
BHXH thực tế Trích 24% tiền lương
Phải trả vào chi phí
TK 111, 112 TK 334
Nộp BHXH 28% Trừ vào lương
10,5% đóng bảo hiểm
Nộp BHYT 4,5% TK 111, 112
BHXH thanh toán
Nộp BHTN 2% tiền trợ cấp ốm đau…
Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán các khoản trích theo lương
1.8. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG NGHỈ PHÉP CỦA CÔNG NHÂN
1.8.1. Chứng từ sử dụng
Mẫu số 11- LĐTL: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
1.8.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 335 – Chi phí phải trả
Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả cho người lao động trong kỳ như
phải trả về tiền lương nghỉ
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 335 – Chi phí phải trả
Bên Nợ:
- Các khoản chi trả thực tế phát sinh đã được tính vào chi phí phải trả;
- Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi
phí.
Bên Có: Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
Số dư bên Có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng
thực tế chưa phát sinh.
19
1.8.3. Trình tự hạch toán
Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân, ghi:
Nợ TK 6421 - Chi phí bán hàng
Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân, nếu số trích trước
lớn hơn số thực tế phải trả, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (số đã trích trước)
Có TK 6421- Chi phí bán hàng
20
PHẦN 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG
HOÀ PHÁT
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HOÀ PHÁT
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát
Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát
Trụ sở hiện nay: Tổ dân phố Hàng Gòn, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh
Quảng Ngãi.
Điện thoại: 0553.506230
Email: xaydunghoaphat@gmail.com
Mã số thuế: 4300482672
Người đại diện pháp luật: La Quang Hoà; Giám đốc
Giấy phép kinh doanh lần đầu số: 4300482672
Công ty TNHH xây dựng Hoà Phát được phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế
hoạch và đầu tư Quảng Ngãi cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số:
4300482672, đăng ký lần đầu ngày 15/09/2009.
Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng VN ( Ba tỷ đồng )
Lĩnh vực kinh doanh chính: Xây dựng công trình đường bộ; kỹ thuật dân
dụng; thuỷ lợi; Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng; Lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát
nước và lắp đặt xây dựng khác; Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; thiết bị xây dựng;
Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.
Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát được thành lập ngày 15/09/2009, trụ sở
đặt tại số: Tổ dân phố Hàng Gòn, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi,
do ông La Quang Hòa – Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc làm người
đại diện theo pháp luật của công ty. Công ty đặt tại khu vực có vị trí thuận lợi nơi
có dân cư đông đúc, có nhiều trường học và gần nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng
của tỉnh Quảng Ngãi nơi có nhiều nhà hàng, quán ăn uống phục vụ khách du lịch
nên rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty.
21
Công ty được thành lập hơn 7 năm, nay đã gây dựng được uy tín trên địa
bàn và dần đứng vững trên thị trường. Hai năm đầu tiên, công ty chủ yếu kinh
doanh phân phối sản phẩm nhiên liệu chất đốt nhãn hiệu Gas các loại như:
Petrolimex, VT, Elf, Origin, Petronas, petrodana cho các hộ gia đình, các quán ăn
trên địa bàn. Sản phẩm kinh doanh của công ty đặc biệt liên quan đến sự an toàn
tính mạng và tài sản của người sử dụng sản phẩm và những người xung quanh nên
công ty đặc biệt quan tâm đến chất lương sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách
hàng chu đáo nên đã tạo dựng được uy tín, từ đó thâm nhập và mở rộng thị trường
sang phân khúc khách hàng là các trường mầm non, trường tiểu học có nấu ăn bán
trú cho học sinh và các nhà hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của công ty gồm:
 Xây dựng công trình đường bộ;
 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng;
 Xây dựng công trình thuỷ lợi;
 Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng;
 Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt xây dựng khác;
 Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét;
 Cho thuê ôtô;
 Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng;
 Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
 Công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực buôn bán nhiên
liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty theo mô hình trực tuyến
22
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý công ty
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong công ty
Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất
đồng thời là người chịu trách nhiệm toàn bộ mọi công việc của công ty, quản lý và
điều hành sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo kế hoạch kinh doanh của công ty. Là
người đại diện pháp luật cho công ty, có quyền quyết định bộ máy tổ chức của
công ty.
Công đoàn: là cơ quan đoàn thể bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Công
đoàn thay mặt người lao động ký thỏa ước lao động tập thể với giám đốc công ty.
Đồng thời, cùng với giám đốc tham gia quản lý để thực hiện tốt các phương
hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc: Là người phụ trách công tác quản lý của công ty như: hoạt
động sản xuất kinh doanh, chỉ đạo đề ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh mới.
Phòng kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức ghi chép hạch toán công
tác kế toán theo các quy định của pháp luật, lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính,
phân tích hoạt động kinh doanh, tham mưu cho giám đốc những phương án sử
dụng tiết kiệm lao động, chi phí và cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời
để giúp giám đốc ra quyết định. Theo dõi và quản lý sự biến động của tài sản,
nguồn hình thành tài sản.
Phòng bảo vệ: Bảo vệ bảo đảm tài sản của công ty, của cán bộ nhân viên
trong công ty, phụ trách công tác phòng chống chữa cháy cho công ty, tham mưu
Phó giám đốc
Phòng Kế toán Phòng kinh
doanh
Phòng Bảo vệ
23
cho giám đốc về công tác bảo vệ tài sản công ty, biện pháp phòng chống chữa
cháy.
2.2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán có chức năng giúp giám đốc thực hiện pháp lệnh kế toán
thống kê, theo dõi tình hình thu chi, quản lý vốn, tài sản của công ty, quan hệ giao
dịch với khách hàng trong việc cung cấp tài chính cho hoạt động sản xuất kinh
doanh và việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, nhân viên trong công ty.
Đồng thời, kế toán giúp công ty giảm bớt chi phí trong quá trình sản xuất kinh
doanh, hạ giá thành sản phẩm để gia tăng lợi nhuận cho công ty.
Nhiệm vụ của kế toán là phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công
ty. Tổ chức hạch toán kế toán theo chuẩn mực kế toán, các quy định hiện hành,
phản ánh chính xác tình hình thu chi, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên
cơ sở tính toán hiệu quả sử dụng vốn, lập báo cáo tài chính gởi đến Giám đốc, nộp
cho các cơ quan quản lý như: Sở kế hoạch đầu tư, cơ quan thuế.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo tình hình kế toán tập trung phù
hợp với trình độ kế toán và yêu cầu quản lý của công ty đảm bảo tuân thủ các quy
định kế toán hiện hành.
Theo tổ chức bộ máy kế toán thì mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan
đến công ty đều thu thập, ghi chép và xử lý tại phòng kế toán.
Để đảm bảo cho quá trình ghi chép vào sổ chính xác, kịp thời và phù hợp với
loại hình kế toán tập trung vào bộ máy kế toán.
Sơ đồ bộ máy kế toán:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tiền lương Thủ quỹ
24
Chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên trong phòng kế toán:
- Kế toán trưởng: Tổ chức quản lý bộ máy kế toán, phân nhiệm vụ và kiểm
tra mức độ hoàn thành công việc của từng nhân viên trong phòng kế toán. Chịu
trách nhiệm trước giám đốc và các cơ quan về cung cấp các thông tin kinh tế của
công ty. Tham mưu cho giám đốc trong việc ra các quyết định tài chính, thu hồi
hoặc đầu tư sản xuất kinh doanh, giải quyết công nợ và tiền lương, thưởng, thu
nhập tăng thêm cho nhân viên. Tổng hợp tất cả chi phí & thu nhập của công ty đã
phát sinh để lập báo cáo tài chính theo quy định.
- Kế toán tiền lương có nhiệm vụ theo dõi và phân bổ các khoản trích theo
lương. Căn cứ vào bảng chấm công để lập bảng thanh toán tiền lương và các khoản
phụ cấp cho các đối tượng cụ thể trong công ty. Phụ trách toàn bộ các khoản thu
chi bằng tiền mặt, tiền gởi ngân hàng và tập hợp số liệu báo cáo tổng hợp theo
từng niên độ kế toán: Tháng, quý, năm.
- Thủ quỹ có chức năng nhiệm vụ nắm giữ tiền mặt của công ty. Thủ quỹ căn
cứ vào phiếu chi, phiếu thu hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, không được tiết lộ tình
hình tài chính của công ty cho người không có thẩm quyền.
2.2.2. Hình thức kế toán
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 48/2006/QĐ-
BTC của Bộ tài Chính ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2006 về việc ban hành chế
độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Công ty sử dụng mẫu hóa đơn, chứng từ ghi sổ, báo cáo theo mẫu quy định
tại Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ tài Chính ban hành ngày 14 tháng 06
năm 2006.
Công ty thực hiện báo cáo tài chính theo quy định của Bộ tài chính gồm:
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
Công ty sử dụng hình thức nhật ký chung.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật
ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó.
Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
25
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại chủ yếu sau:
– Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
– Sổ Cái;
– Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi
trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn
vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các
nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số
phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo
cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng
cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh có trên sổ
Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ
số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
26
Sơ đồ hình thức kế toán mà công ty áp dụng:
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung của công ty
2.2.3. Chế độ chính sách áp dụng
Chính sách kế toán áp dụng tại công ty như sau:
- Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N
- Đơn vị tiền tệ sử dụng để hạch toán: Việt Nam Đồng
- Phương pháp kê khai thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá xuất kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đương thẳng
- Phương pháp tính giá thành: Theo phương pháp trực tiếp
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ
CHUNG
SỔ CÁI
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
Bảng tổng hợp
chi tiết
27
2.3 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
TNHH Xây Dựng Hoà Phát
2.3.1 Khái quát về tình hình nhân sự và chế độ lương tại công ty
2.3.1.1 Lực lượng lao động tại công ty
Ngay từ khi mới thành lập công tác tổ chức của công ty được hình thành để đáp
ứng các mục tiêu mà công ty đã đề ra nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong quá trình kinh
doanh
Minh Hòa Thành với đội ngũ nhân viên là trình độ Đại học, cao đẳng, trung
cấp, lao động phổ thông nhiệt tình trong công việc, có nhiều năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực xây dựng dân dụng. Với phương trâm khách hàng là trên hết, Công ty TNHH
Xây Dựng Hoà Phát luôn luôn cố gắng phấn đấu làm hài lòng khách hàng cũ và luôn
tìm kiếm khách hàng mới
Sau đây là số lượng nhân viên của công ty qua các năm. Được thể hiện qua số
liệu sau:
Bảng 2.1: Phân tích sự biến động về số lượng và chất lượng nhân viên qua các
năm 2013 – 2015
Chỉ tiêu 2013
Tỷ
trọng
2014
Tỷ
trọng
2015
Tỷ
trọng
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Tổng nhân
viên 124 100 133 100 140 100 9 7 7 5.26
Trên Đại học 3 2 5 4 6 4 2 67 1 20
Đại học 13 10 15 11 22 16 2 15 7 46.7
Cao đẳng 17 14 17 13 24 17 0 - 7 41.2
Trung cấp 34 27 25 19 29 21 -9 (26) 4 16
LĐPT 57 46 71 53 59 42 14 25 -12 -16.9
(Nguồn: Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát)
28
Qua bảng 2.1 ta thấy tình hình nhân sự của công ty tăng dần qua các năm. Năm
2013 số lượng nhân viên của công ty là 124 người, năm 2014 tăng lên thành 133 người
tương ứng với mức tăng là 9 người và tỷ lệ tăng là 7%. Như vậy ta thấy rằng năm 2014
hiệu quả kinh doanh của công ty tăng lên nhu cầu về nguồn nhân lực cũng tăng. Số
lượng nhân viên tăng chia đều ở trình độ, trình độ trên đại học tăng 2 người, đại học 2
người, cao đẳng không tăng, trung cấp giảm 9 người và lao động phô thông tăng 25
người.
Qua năm 2015 số lượng nhân viên tiếp tục tăng lên 140 người tương ứng với
mức tăng là 6 người và tỷ lệ tăng là 5,26%. Số lượng lao động chủ yếu tăng và biến
động ở các trình độ như lao động phổ thông và trung cấp.
Về tỷ trọng ta thấy tỷ trọng của nhân viên có trình độ trung cấp và lao động phổ
thông chiếm tỷ trọng cao nhất, dao động trong khoảng 19%-46%, còn lại trình độ trên
đại học, đại học, cao đẳng chiếm tỷ trong tương đối thấp. Với việc phân bổ trình độ lao
động như trên đối với Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát là rất phù hợp. Công ty làm
trong lĩnh vực xây dựng dân dụng nên cần một lượng lớn công nhân để thi công công
trình vì vậy kết cấu lao động như trên là phù hợp với Công ty TNHH Xây Dựng Hoà
Phát nói riêng và các công ty sản xuất nói chung
2.3.1.2 Chế độ tiền lương tại công ty
Do tính chất ngành nghề kinh doanh của công ty nên chế độ tính lương của
công ty cũng tương đối phức tạp, tuỳ theo bộ phận sẽ có cách tính lương khác nhau.
Sau đây là những cách tính lương mà công ty đang áp dụng:
Tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm của từng nhân viên và
năng lực làm việc mà sẽ có mức lương khác nhau.
Đối với bộ phận hành chính, văn phòng
Tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm của từng nhân viên sẽ
có mức lương cơ bản khác nhau.
29
Bảng 2.2: Mức lương và phụ cấp của bộ phận văn phòng
Chỉ
tiêu
Lương
cơ bản
Tiền
cơm
Tiền
xăng
Tiền
ĐT
Trách
nhiệm
Thâm
niên
Công tác
phí
Phụ cấp
khác
Trung
cấp
3,200,000 600,000 100,000 200,000 600,000
Tuỳ
vị trí
Tuỳ từng
đợt công
tác
Theo xếp
loại hàng
tháng
Cao
đẳng
3,600,000 600,000 100,000 200,000 900,000
Tuỳ
vị trí
Tuỳ từng
đợt công
tác
Theo xếp
loại hàng
tháng
Đại học 4,000,000 600,000 100,000 200,000 1,200,000
Tuỳ
vị trí
Tuỳ từng
đợt công
tác
Theo xếp
loại hàng
tháng
Trên
đại học
4,400,000 600,000 100,000 200,000 1,800,000
Tuỳ
vị trí
Tuỳ từng
đợt công
tác
Theo xếp
loại hàng
tháng
Bảng 2.3: Hệ số lương
Trình độ Hệ số lương
Trên đại học >2
Đại học 2
Cao đẳng 1.8
Trung cấp 1.6
Lao động phổ thông 1.4
Cứ 2 năm thì mỗi nhân viên sẽ được tăng lương cơ bản theo bậc, mỗi một lần
tăng lương thì sẽ tăng 0.2 lần hệ số lương. Nếu nhân viên học nổ túc thêm, có bằng cấp
cao hơn sẽ dựa vào bảng trình độ trên để ấn định hệ số lương tương ứng
Lương có bản được tính bằng cách lấy: hệ số lương x mức lương tối thiểu
chung do nhà nước quy định tại thời điểm hiện hành
Theo năng lực chuyên môn của từng nhân viên công ty cũng có chế độ phụ cấp
theo năng lực
30
Bảng 2.4: Phục cấp theo xếp loại
Năng lực chuyên môn Số tiền phụ cấp
Xuất sắc 1,600,000
Giỏi 1,300,000
Khá 1,000,000
Trung Bình 700,000
Hàng tháng Ban giám đốc công ty sẽ tổng kết và xét thi đua của nhân viên để có mức
phụ cấp hàng tháng. Dựa trên những xếp loại hàng tháng cuối năm sẽ tổng kết xếp loại
của nhân viên trong năm để xét thưởng tết cho nhân viên văn phòng
MẪU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
- Họ tên nhân viên:
- Công việc:
- Bộ phận:
- Giai đoạn đánh giá:
Các yếu tố Điểm đánh giá Ghi chú
Khối lượng công việc hoàn thành
Tốt (A)
Khá (B)
Trung bình (C)
Kém (D)
Chất lượng thực hiện công việc
Tốt (A)
Khá (B)
Trung bình (C)
Kém (D)
Hành vi, tác phong trong công việc
Tốt (A)
Khá (B)
Trung bình (C)
Kém (D)
Tổng hợp kết quả
Tốt (A)
Khá (B)
Trung bình (C)
Kém (D)
31
Ngoài lương cơ bản và phụ cấp theo năng lực chuyên môn, bộ phận văn phòng
còn được trợ cấp tiền cơm, tiền xăng, phụ cấp trách nhiệm hàng tháng
Đối với bộ phận kinh doanh
Có thể nói nhân viên kinh doanh cũng như tiếp thị trong Công ty TNHH Xây
Dựng Hoà Phát nói riêng và các công ty khác nói chung sẽ có mức lương rất hấp dẫn.
Ngoài mức lương cơ bản, thì chính sách thưởng theo doanh thu rất hấp dẫn.
Bảng 2.5: Mức thưởng theo doanh số
Doanh thu % Mức thưởng Số tiền thưởng
Dưới 200 triệu Không thưởng Không thưởng
Từ 200 – 299 triệu 5% 5,000,000
Từ 300 – 399 triệu 10% 10,000,000
Từ 400 – 499 triệu 15% 15,000,000
Từ 500 – 599 triệu 20% 20,000,000
Mức thưởng trên áp dụng cho từng tiếp thị, mỗi nhân viên tiếp thị phải đạt
doanh thu tối thiểu hàng tháng là 200 triệu đồng. Nếu doanh thu tháng đó vượt qua
200 triệu thì sẽ áp dụng mức thưởng theo bảng trên. Nếu doanh thu dưới 200 triệu thì
nhân viên đó chỉ được hưởng lương cơ bản, cộng thêm phụ cấp trách nhiệm, cơm và
phụ cấp tiền xăng.
Bảng mức thưởng theo sản phẩm trên chỉ áp dụng trong năm 2014, mỗi năm
công ty sẽ xem xét tình hình kinh tế và quy mô hoạt động của công ty để đề ra mức
thưởng cho phù hợp với từng thời kỳ
Đối với bộ phận công nhân
Tại bộ phận công nhân công trình thì lương của nhân viên tại bộ phận này sẽ
được tính vào giá thành của từng công trình của công ty. Mức lương đối với nhân viên
tại bộ phận này cũng tương đối khác so với bộ phận văn phòng. Nhân viên ở bộ phận
này cũng được hưởng mức lương cơ bản, ngoài những phụ cấp khác nhân viên còn
được hưởng lương theo khối lượng công việc hoàn thành
Nhân viên tại bộ phận công trình chủ yếu là lao động phổ thông, hoặc học nghề.
Có thể sử dụng được máy móc thiết bị.Vì vậy mà mức lương cơ bản và phụ cấp của
các nhân viên tại bộ phận công trình là giống nhau. Chỉ khác nhau ở lượng công việc
hoàn thành
32
Bảng 2.6: Mức lương áp dụng cho công nhân công trình
Chỉ tiêu Số tiền
Lương cơ bản 2,200,000
Cơm 600,000
Trách nhiệm 200,000
Trợ cấp công việc 550,000
Xăng 100,000
Khối lượng CV Tuỳ từng nhân viên
2.3.2 Kế toán tiền lương
2.3.2.1 Chứng từ sử dụng
 Bảng chấm công tháng
 Danh sách đăng ký tự nguyện làm thêm giờ
 Báo cáo chấm công ngoài giờ
 Bảng thanh toán lương tháng
 Hợp đồng lao động
+ Bảng chấm công
Để phản ánh chính xác kết quả lao động của nhân viên trong doanh nghiệp, kế
toán phải sử dụng một số chứng từ sau: Bảng chấm công.Hàng ngày các phòng ban
công ty có nhiệm vụ theo dõi chấm công cho từng người trong ngày. Cuối tháng các
phòng gửi bảng chấm công này cho phòng nhân sự (Phó giám đốc phụ trách). Tại đây
người làm công việc tính lương có nhiệm vụ kiểm tra, tính toán số ngày làm việc thực
tế của từng nhân viên trên trên bảng chấm công và lapạ bảng chi tiết tiền lương, sau đó
giao cho phòng kế toán.
+ Bảng thanh toán tiền lương
Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ
cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động và là
căn cứ để thống kê lao động tiền lương.
Cách lập: Hàng tháng kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công hàng ngày
của các đơn vị làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương rồi chuyển cho kế toán
trưởng duyệt.
33
+ Hợp đồng lao động
Mỗi nhân viên khi được tuyển dụng vào công ty sẽ có thời gian thử việc nhất
định, sau thời gian thử việc nếu nhân viên đó đạt yêu cầu về tính chất công việc sẽ
được ký hợp đồng với công ty, hợp đồng này gọi là hợp đồng lao động. Hợp đồng lao
động thường ký 1 năm 1 lần, hết hạn hợp đồng nếu công ty tiếp tục thuê nhân viên đó
thì sẽ ký tiếp hợp đồng, nếu không sẽ chấm dứt hợp đồng tại ngày hợp đồng hết hạn.
2.3.2.2 Tài khoản sử dụng
TK 334 : (Phải trả công nhân viên) Dùng để phản ánh các khoản thanh toán cho
CNV của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH vàcác khoản phải
trả khác về thu nhập của cán bộ công nhân viên.
2.3.2.3 Sổ sách kế toán liên quan đến kế toán tiền lương
 Sổ cái TK 334
 Sổ chi tiết TK 3341
 Sổ nhật ký chung
2.3.2.4 Hệ thống thang bảng lương tại công ty
HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG
NĂM 2012
I/- MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU :
Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng: 2.000.000 đồng/tháng.
II/- HỆ THỐNG THÀNG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG :
1/- BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP:
Đơn vị tính : 1.000 đồng.
CHỨC DANH
CÔNG VIỆC
MÃ
SỐ
BẬC
I II III IV V VI VII VIII
v.v
…
…
01/- Giám đốc
- Hệ số :
- Mức lương
GĐ
2.2
4.4000
2.3 2.4 2.5 2.6
02/- Phó Giám
đốc
PG
Đ 2 2.1 2.2 2.3 2.4
34
- Hệ số :
- Mức lương
4.000
03/- Kế toán
trưởng
- Hệ số :
- Mức lương
KT
T 2
4.000
2.1 2.2 2.3 2.4
Ghi chú : *Mức lương = (Hệ số lương x mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng).
2/- BẢNG LƯƠNG VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ, THỪA HÀNH,
PHỤC VỤ
Đơn vị tính : 1.000 đồng.
CHỨC DANH
CÔNG VIỆC
MÃ
SỐ
BẬC
I II III IV V VI VII VIII
v.v
…
…
01/- Ngạch
lương
- Hệ số :
- Mức lương
QL
1.8
3.600
1.9 2.0 2.1 2.2
02/- Ngạch
lương
- Hệ số :
- Mức lương
VP
1.6
3.600
1.7 1.8 1.9 2.0
03/- Ngạch
lương
- Hệ số :
- Mức
lương
KD
1.1
2.200
1.2 1.3 1.4 1.5
01 : Ngạch lương : Áp dụng cho các chức danh sau : (đề nghị doanh nghiệp liệt kê đầy
đủ các chức danh được xếp vào ngạch lương này).
35
02 : Ngạch lương : Áp dụng cho các chức danh sau: Kế toán viên và quản lý, nhân
viên kinh doanh
Ghi chú : Một ngạch lương có thể áp dụng đối với nhiều chức danh. Tiêu chuẩn chức
danh đầy đủ do doanh nghiệp quy định
3/- THÀNG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN TRỰC
TIẾP SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHỤC VỤ.
Đơn vị tính : 1.000 đồng.
CHỨC DANH
CÔNG VIỆC
MÃ
SỐ
BẬC
I II III IV V VI VII VIII
v.v
…
…
01/- Ngạch
lương
- Hệ số :
- Mức lương
CN
1.1
2.200
1.2 1.3 1.4 1.5
2.3.2.5 Quy trình kế toán tiền lương
Quy trình : Tính lương cho tất cả các bộ phận
Nhânviên
chấmcông
Nhânviên
nhânsựtiền
lươngä
Trưởngcácbộ
phận
Chấm
công
Thu thập
thông tin
tăng ca,
bảng
chấm
công
Lập bảng
lương thâm
niên, tăng ca,
doanh thu
Lập bảng
thanh toán
lương
Kiểm
tra
tổng
hợp
36
Chứngtừ
Quy trình: Ký duyệt bảng lương
Trưởng
phòngnhân
sựtiềnlưng
Nhânviên
nhânsự
tiềnlương
Kếtoán
trưởng
Giámđốc
(PhóGiám
đốc)
PhòngkếtoánChứngtừ Bảng chấm công
Phiếu tăng ca
Bảng đơn giá
lương
Bảng thanh toán
lương (chưa
duyệt) Bảng thanh toán
tăng ca + phép
(Chưa duyệt)
Phiếu báo tăng ca
Lập bảng
thanh toán
tiền lương
Bảng thanh toán
lương (chưa
duyệt)
)
Bảng thanh toán
tăng ca + phép
(Chưa duyệt)
Kiểm
tra xác
nhận
Kiểm
tra ký
duyệt
Kiểm
tra ký
duyệt
Tiến hành
chi lương
và hạch
toán
Bảng thanh toán
lương (Ký duyệt)
Bảng thanh toán
tăng ca + phép
(Ký duyệt)
37
Quy trình: Thanh toán và hạch toán lương
Kếtoántiền
lương
Kếtoán
thanhtoán
Thủquỹ
Nhânsự
tiềnlương
Đạidiệncác
bộphận
Chứngtừ
Phiếu chi lương
Nhận
lương/chi
lương
Bảng thanh toán
lương (Ký duyệt)
)
Bảng thanh toán
tăng ca + phép
(Ký duyệt)
Nhậnbản
g lương
đã được
ký duyệt
Hạch
toán vào
hệ thống
kế toán
Lập
phiếu chi
lương
Chuẩn bị
chi lương
In phiếu
chi lương
Chi lương
cho nhân
viên trong
bộ phận
Phiếu lương
38
2.3.2.6 Trích dẫn một số nghiệp vụ phát sinh tại công ty
Căn cứ vào bảng lương tháng 11/2015 của công ty kế toán hạch toán chi phí
lương của công ty như sau:
Chi phí lương phải trả tháng 11/2015
Nợ TK 6421 : 1.120.586.220 đồng
Có TK 3341: 1.120.586.220 đồng
Trích BHXH, BHYT, BHTN:
Nợ TK 6421: 132.440.000 đồng (602.000.000 x 22%)
Nợ TK 3341: 63.210.000 đồng (602.000.000 x 10.5%)
Có TK 3383: 156.520.000 đồng (602.000.000 x 26%)
Có TK 3384: 27.090.000 đồng (602.000.000 x 4.5%)
Có TK 3386: 12.040.000 đồng (602.000.000 x 2%)
Chi lương tháng 11/2015:
Nợ TK 3341 : 1.057.376.220 đồng
Có TK 1111: 1.057.376.220 đồng
Chi tiết cách tính lương trong bảng lương:
Lương cơ bản: Là mức lương công ty đóng bảo hiểm cho toàn bộ nhân viên trong công
ty
Ngày công thực tế: Số ngày đi làm thực tế trong tháng
Lương ngày công = lương cơ bản / số ngày đi làm trong tháng x số ngày đi làm thực tế
của nhân viên
Phụ cấp: gồm các khoản phụ cấp cơm, xăng, điện thoại, công tác phí…
Thưởng: Xếp loại nhân viên hàng tháng, thâm niên,…
Tổng thu nhập = Lương cơ bản + phụ cấp + thưởng
BHXH = lương cơ bản x 8%
BHYT = lương cơ bản x 1.5%
BHTN = lương cơ bản x 1%
Giảm trừ phụ thuộc: bản than người lao động là 9.000.000 đồng, phụ cấp cho gia đình
mỗi người sẽ được tính 3.600.000 đồng.
Thuế TNCN : công ty không phát sinh
Thực lĩnh = Tổng thu nhập – Các khoản giảm trừ
Căn cứ vào nghiệp vụ phát sinh trên kế toán lập các chứng từ phát sinh đi kèm gồm:
39
40
41
42
Sổ cái TK 334
43
2.3.3 Kế toán các khoản trích theo lương
2.3.3.1 Chứng từ sử dụng
 Bảng tính trích BHXH, BHYT
 Bảng thanh toán BHXH,…
 Phiếu nghỉ hưởng BHXH
MẪU PHIẾU NGHỈ HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
Họ tên : Nguyễn Thị Bé Tuổi : 30T
2.3.3.2 Tài khoản sử dụng
TK 338 : (Phải trả phải nộp khác) được dùng để phản ánh tình hình thanh
toán các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài nội dung, đã được phản ánh ở các tài
khoản khác.Nội dung phản ánh trên các TK này: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào
chi phí SXKD và BHYT trừ vào thu nhập của CNV được phản ánh vào bên có. Tình
hình chỉ tiêu sử dụng KPCĐ, tính trả trợ cấp BHXH cho CNV và nộp BHXH, BHYT,
KPCĐ cho cơ quan quản lý cấp trên được phản ánh vào bên có.
TK 338 công ty sử dụng 2 loại TK cấp 2 như sau:
+ TK 3383 : Bảo hiểm xã hội
+ TK 3384 : Bảo hiểm y tế
+ TK 3386 : Kinh phí công đoàn
2.3.3.3 Sổ sách sử dụng
 Sổ cái TK 338
 Sổ chi tiết TK 3383
 Sổ chi tiết TK 3384
 Sổ chi tiết TK 3386
Tên cơ
quan y
tế
Ngày,
tháng,
năm
Lý do Căn
bệnh
Số ngày nghỉ Y Bác
sĩ
Ký tên
Số
ngày
thực
nghỉ
Xác
nhậnTổng
số
Từ
ngày
Đến
ngày
A B C D 1 2 3 E 4 F
Bệnh
viên phụ
sản TW
26/6 Khám
thai
4 26/6 31/6 5
44
 Sổ nhật ký chung
2.3.3.4 Quy định trích bảo hiểm hiện nay
Ngoài các khoản tiền lương chính, lương phụ, tiền thưởng, công ty và công
nhân viên (CNV) còn phải thực hiện nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội (BHXH ), bảo hiểm
y tế ( BHYT ) … theo quy định của Nhà nước, cụ thể như sau :
Quỹ bảo hiểm xã hội: Được hình thành từ việc trích lập bằng một tỷ lệ theo quy
định là 18% trên tiền lương phải trả cho CNV. Công ty được tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh và khấu trừ từ lương phải trả cho CNV là 8%. Nhằm chi trả, trợ cấp cho
CNV tạo điều kiện làm việc tốt nhất
Quỹ bảo hiểm y tế: Được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ là 3% trên lương
phải trả cho CNV và công ty được khấu trừ từ lương phải trả cho CNV là 1.5%.
Theo quy định của Luật BHXH (2006) và văn bản pháp luật khác có liên quan
hiện hành, tỷ lệ các khoản trích theo lương bao gồm Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo
hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và Kinh phí công đoàn (KPCĐ) áp
dụng cho từng giai đoạn (xem Bảng 1 đến Bảng 4). Tỷ lệ trích đối với doanh nghiệp
(DN) đóng góp được đưa vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và người
lao động (NLĐ) đóng góp thường được trừ vào lương như sau:
Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng giai đoạn từ 1995 đến 2009
Các khoản trích theo lương DN (%) NLĐ (%) Cộng (%)
1. BHXH 15 5 20
2. BHYT 2 1 3
3. BHTN - - -
4. KPCĐ 2 - 2
Cộng (%) 19 6 25
Tỷ lệ các khoản tríchtheo lương áp dụng giai đoạn từ 2010 đến 2011
Các khoản trích theo lương DN (%) NLĐ (%) Cộng (%)
1. BHXH 16 6 22
2. BHYT 3 1,5 4,5
3. BHTN 1 1 2
4. KPCĐ 2 2
Cộng (%) 22 8,5 30,5
45
Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng giai đoạn từ 2012 đến 2013
Các khoản trích theo lương DN (%) NLĐ (%) Cộng (%)
1. BHXH 17 7 24
2. BHYT 3 1,5 4,5
3. BHTN 1 1 2
4. KPCĐ 2 2
Cộng (%) 23 9,5 32,5
Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng giai đoạn từ 2014 trở về sau
Các khoản trích theo lương DN (%) NLĐ (%) Cộng (%)
1. BHXH 18 8 26
2. BHYT 3 1,5 4,5
3. BHTN 1 1 2
4. KPCĐ 2 2
Cộng (%) 24 10,5 34,5
2.3.3.5 Trích dẫn một số nghiệp vụ phát sinh tại công ty
Chi phí lương phải trả tháng 11/2015
Nợ TK 6421 : 1.120.586.220 đồng
Có TK 3341: 1.120.586.220 đồng
Trích BHXH, BHYT, BHTN:
Nợ TK 6421: 132.440.000 đồng (602.000.000 x 22%)
Nợ TK 3341: 63.210.000 đồng (602.000.000 x 10.5%)
Có TK 3383: 156.520.000 đồng (602.000.000 x 26%)
Có TK 3384: 27.090.000 đồng (602.000.000 x 4.5%)
Có TK 3386: 12.040.000 đồng (602.000.000 x 2%)
Chi lương tháng 11/2015:
Nợ TK 3341 : 1.057.376.220 đồng
Có TK 1111: 1.057.376.220 đồng
46
Kế toán lập các chứng từ và sổ sách liênquan như sau:
Bảng tríchnộp các khoản theo lương
47
Sổ cái TK 338
48
Sổ chi tiết TK 3383
49
Sổ chi tiết TK 3384
50
Sổ chi tiết TK 3386
51
PHẦN 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HOÀ PHÁT
3.1 Đánh giá chung về công ty
3.1.1 Những thành tựu đạt được
Việc quản lý lao động của công ty được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi
cho người lao động. Công ty có phân công cán bộ quản lý riêng việc đảm bảo
quyền lợi cho người lao động BHXH, BHYT, BHTN
Việc bố trí, sắp xếp lao động hợp lý, tính toán và trả công cho người lao động
một cách thoả đáng, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm hao phí lao động.
Từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thực tế, cán bộ Tài chính – Kế toán ở Công ty áp dụng các quy định mới và có
vận dụng hợp lý nhằm hoàn thiện hệ thống chứng từ, sổ sách và phương pháp hạch
toán. Nhờ có sự điều chỉnh kịp thời theo những tiến bộ mới nhất về chuyên môn và đội
ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực, nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao trong công
việc nên bộ máy kế toán đã thực hiện tốt chức năng, đồng thời góp phần quan trọng và
sự phát triển chung của Công ty.
Công ty áp dụng kế toán máy, đã làm giảm khối lượng công việc đi rất nhiều,
tận dụng được số lượng lao động ít ỏi, tiết kiệm được chi phí tiền lương cho bộ phận
gián tiếp.
Việc hạch toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương đảm bảo đúng
nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành.
Thu nhập của cán bộ công nhân viên là tương đối cao và ổn định, làm cho Cán
bộ công nhân viên làm việc trong Công ty yên tâm công tác, phát huy sáng kiến kỹ
thuật, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.1.2 Những hạn chế và khó khăn của công ty
Công ty chỉ chi lương vào ngày cuối tháng vì vậy hay xảy ra tình trạng khoảng
giữa tháng hết tiền nhân viên phải ứng lương trước. Đồng thời cuối tháng nhân viên
phụ trách tính lương rất vất vả, do đợi cuối ngày tổng kết và chấm công xem có nhân
52
viên nào nghỉ không để tính lương vào ngày cuối tháng, chờ Giám đốc xét duyệt rồi
chuyển qua cho thủ quỹ chi lương
Chi phí lương rất lớn công ty vẫn áp dụng hình thức trả lương bằng tiền mặt,
điều này làm mất thời gian đếm tiền và phát lương cho nhân viên
Cách tính lương của công ty chưa thực sự đa dạng, mang tính chất tương đồng
nhau
Số lượng nhân viên tương đối đông nhưng công ty chưa tham gia công đoàn,
đây là quyền lợi của người lao động nên công ty cần xem xét để tham gia công đoàn
nhằm thực hiện đúng theo quy định của luật bảo hiểm xã hội
Hàng tháng công ty có giữ lại 2% chi phí đóng bảo hiểm để khi nhân viên ốm
đau hay thai sản công ty sẽ thay BHXH chi trả trước một phần chi phí và cuối mỗi quý
kế toán sẽ làm quyết toán khoản giữ lại này với bên bảo hiểm. Nhưng thực tế nhân
viên đợi chi khoản này cũng tương đối lâu. Khoảng 3-5 ngày
Hạch toán tài khoản kế toán tiền lương bị sai về đối tượng sử dụng. Lương của
công ty được chia ra làm 3 bộ phận là lương công trinhg, lương kinh doanh và lương
quản lý nhưng khi tính lương kế toán đưa hết vào tài khoản 6421 (lương bộ phận quản
lý) như vậy là sai, vì thực tế bộ phận kinh doanh có nhận lương nên hạch toán vào tài
khoản 641, bộ phận công trình nên hạch toán vào tài khoản 622 để tập hợp chi phí tính
giá thành công trình. Về chi phí thì vẫn như nhau nhưng làm như vậy là chưa hợp lý,
dồn chi phí quá nhiều vào tài khoản 642 làm mất cân đối và phản ánh không đúng tình
hình hạch toán chi phí của công ty
Mức lương tối thiểu vùng tham gia bảo hiểm xã hội năm 2015 đã tăng lên
3.100.000 đồng, nhưng thực tế bộ phận công nhân của công ty vẫn còn áp dụng mức
lương 2.200.000 đồng. Như vậy là công ty chưa thực hiện đúng quy định của luật bảo
hiểm xã hội và luật lao động, né tránh chi phí bảo hiểm của công nhân.
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương
3.2.1 Về lao động
Các bộ phận phòng ban nghiệp vụ phải có đủ trình độ và năng lực để làm tròn
nhiệm vụ của mình và có thể tự trao dồi nghiên cứu chuyên môn và nghiệp vụ.
53
Chủ động tìm kiếm bạn hàng, ký kết hợp đồng và thực hiện các hợp đồng kinh
tế với khách hàng.
Việc áp dụng các nguyên tắc khuyến khích bằng vật chất của từng người lao
động thì cần phải thường xuyên làm tốt công tác chính trị tư tưởng trong công nhân
bằng các biện pháp tuyên truyền phổ biến đầy đủ các chế độ chính sách về lao động
tiền lương mà nhà nước ban hành.
3.2.2 Phương thức trả lương
Hiện nay, ngày càng phát triển các hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt,
hàng loạt các Ngân hàng trong nước và Quốc tế đã xây dựng một hệ thống các ATM
rút tiền bằng thẻ, hay sử dụng tài khoản cá nhân. Đây là một bước phát triển lớn của hệ
thống Ngân hàng Việt Nam, giảm bớt sự lưu thông về tiền mặt, tránh được những
phiền phức mà tiền mặt gây ra như độ an toàn không cao, cồng kềnh trong việc di
chuyển.
Do mức lương tại Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát nói chung là tương đối
cao và nhiều. Vậy có nên chăng thay vì một tháng thanh toán tiền lương cho công
nhân viên bằng tiền mặt một lần , thì hàng tháng có thể trả lương cho công nhân viên
vào tài khoản cá nhân của mỗi người, như vậy vừa giảm bớt được công việc cho nhân
viên kế toán, vừa giảm bớt việc sử dụng tiền mặt của doanh nghiệp.
3.2.3 Hình thức trả lương
Bên cạnh kiến nghị trả lương cho công nhân viên bằng chuyển khoản thì việc
thanh toán tiền lương theo hình thức trả lương cuối tháng 1 lần. Như vậy nhân viên sẽ
gặp rất nhiều khó khăn về công tác chi tiêu, số tiền nhận được vào cuối tháng rất
nhiều, nhưng gần cuối tháng thì nhân viên rất khó khăn về tài chính
Vậy có thể Công ty áp dụng hình thức trả lương 2 lần trong tháng (lần 1 tạm
ứng lương, bằng một số tiền tương ứng với 1/2 tiền lương tháng tạm tính, cuối tháng
sẽ thanh toán toàn bộ số lương tháng trừ đi số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu
nhập tạm tính …)
3.2.4 Điều kiện và môi trường làm việc
Công ty nên tạo điều kiện thuận lợi trong môi trường làm việc cho mọi nhân
viên của công ty.
Cải thiện cuộc sống, cảnh quan môi trường.
54
Thường xuyen tổ chức các phong trào thi đua trong lao động.
Công ty nên đầu tư chiều sâu vào máy móc trang thiết bị mới đồng bộ để đem
lại hiệu quả, chất lượng công việc và đảm bảo an toàn trong lao động.
Tạo môi trường tâm lý thoải mái như các giờ giải trí như: Công ty tổ chức các
buổi tham quan nghỉ mát.Tổ chức các phong trào thể dục thể thao rèn luyện sức khoẻ,
cùng giúp nhau tiến bộ.
Thông qua công tác quản trị nhân lực của Công ty, đã cho thấy Công ty ngày
càng hoàn thiện hơn cả về con người lẫn bộ máy làm việc. Do vậy đã tạo điều kiện cho
Công ty ngày càng phát triển hơn nữa.
3.2.5 Về đãi ngộ thông qua công việc
Tại mỗi Phòng ban của Công ty, mỗi nhân viên cần phải được phân công công
việc cụ thể rõ rảng, nếu hoàn thành tốt sẽ có thưởng, hoàn thành không tốt sẽ phê bình
nhắc nhở, nặng có thể trừ lương
Để nâng cao công việc và hiệu quả sử dụng lao động, Công ty cần có biện pháp:
Sử dụng đúng khả năng lao động, bố trí công việc của họ phù hợp với nguyện
vọng, năng lực tạo điều kiện cho họ nâng cao trình độ và phát huy hết năng lực của
mình.
Phân công giao trách nhiệm về công việc cụ thể cho từng người, một mặt giúp
các nhà lãnh đạo kiểm soát nhân viên của mình, mặt khác nâng cao tinh thần trách
nhiệm của mỗi nhân viên.
Các cấp lãnh đạo của Công ty cần nắm vững hoàn cảnh gia đình của mỗi nhân
viên, thường xuyên quan tâm và động viên cấp dưới để tạo bầu không khí thoải mái
khi làm việc.
Kịp thời đánh giá những thành tích đạt được của nhân viên và tổ chức khen
thưởng động viên kịp thời để khích lệ tinh thần công nhân viên.
Đánh giá thành tích của nhân viên Công ty bao gồm những điểm sau : Đánh giá
các chỉ tiêu hiệu quả làm việc, chủ quan hay khách quan, những tiêu chuẩn này nên có
sự thoả thuận giữa các nhà quản trị và nhân viên.
Trước khi đánh giá phải được thực hiện đều đặn trong thời gian đó hiệu quả làm
việc của người lao động phải được thường xuyên theo dõi.
55
Định mức hiệu quả làm việc do nhà quản trị ấn định, dựa trên cơ sở quan sát và
nhìn nhận. Đôi khi cũng nên tham khảo ý kiến của nhân viên.
Bên cạnh đó cũng có thể tổ chức cho cán bộ các bộ phận đánh giá lẫn nhau, tìm
ra những cá nhân nổi bật để kíp thời biểu dương họ nhằm khuyến khích các nhân viên
khác của Công ty đều tập trung phấn đấu.
56
KẾT LUẬN
Công tác tổ chức quản lý kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là
một nội dung cơ bản, quan trọng trong công tác quản lý kinh tế.
Tổ chức quản lý tốt về công tác lao động đó mỗi công ty phải tính toán hợp lý
khoa học trong việc lập kế hoạch lao động tiền lương, thanh toán các khoản chi trả cho
cán bộ công nhân viên sẽ góp phần không nhỏ trong công việc giảm giá thành sản
phẩm.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phản ánh chính xác kịp thời
và đáp ứng yêu cầu chung của công ty thì nó sẽ giúp cho người lãnh đạo công ty nắm
được tình hình lao động và chỉ đạo nhân viên có hiệu quả, đồng thời có những biện
pháp kịp thời, đúng đắn với tình hình của Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát
Do đó công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng và
công tác kế toán nói chung phải luôn luôn không ngừng hoàn thiện.
Qua thời gian thực tập tìm hiểu về tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát, em đã thu được nhiều kiến thức
thực tế về tổ chức kế toán với từng phần hành, đi sâu tìm hiểu về tiền lương của công
ty. Từ đó em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiền
lương tại Công ty. Mặc dù đã cố gắng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn công tác kế
toán, nhưng do trình độ nhận thức còn hạn chế chắc chắn bài viết không tránh khỏi
thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy (Cô) đến vấn đề để
bài viết hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn GVHD báo cáo tốt nghiệp và cảm ơn Ban
giám đốc cùng cán bộ phòng Kế toán tài vụ Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành bài báo
cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty Xây Dựng Hoà Phát
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty Xây Dựng Hoà Phát
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty Xây Dựng Hoà Phát

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươngBáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
 
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
 
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
 
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty SơnKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
 
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...
 
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty xây lắp thương mại, HOT
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty xây lắp thương mại, HOTLuận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty xây lắp thương mại, HOT
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty xây lắp thương mại, HOT
 
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI  CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘCKẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI  CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
 
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty D...
Thực trạng về kế toán tiền lương  và các khoản trích theo lương tại Công ty D...Thực trạng về kế toán tiền lương  và các khoản trích theo lương tại Công ty D...
Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty D...
 
Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...
Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...
Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...
 
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty
Kế toán vốn bằng tiền tại công tyKế toán vốn bằng tiền tại công ty
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty may mặc xuất khẩu, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty may mặc xuất khẩu, HAYĐề tài: Kế toán tiền lương tại công ty may mặc xuất khẩu, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty may mặc xuất khẩu, HAY
 
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty xi măng Vicem, HOT
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty xi măng Vicem, HOTĐề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty xi măng Vicem, HOT
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty xi măng Vicem, HOT
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (9 điểm, năm 2017)
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (9 điểm, năm 2017)Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (9 điểm, năm 2017)
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (9 điểm, năm 2017)
 
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
 
Đề tài: Kế toán lương và khoản trích theo lương tại công ty thương mại
Đề tài: Kế toán lương và khoản trích theo lương tại công ty thương mạiĐề tài: Kế toán lương và khoản trích theo lương tại công ty thương mại
Đề tài: Kế toán lương và khoản trích theo lương tại công ty thương mại
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...
 

Similar to Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty Xây Dựng Hoà Phát

[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
KimNgnTrnTh4
 
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty Xây Dựng Hoà Phát (20)

[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
 
Khóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịch
Khóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịchKhóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịch
Khóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịch
 
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Xây dựng, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Xây dựng, HAYĐề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Xây dựng, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Xây dựng, HAY
 
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetDgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
 
Mục lục bctt##
Mục lục bctt##Mục lục bctt##
Mục lục bctt##
 
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
 
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Xây...
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Xây...Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Xây...
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Xây...
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty thương binh Trường Sơn
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty thương binh Trường SơnĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty thương binh Trường Sơn
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty thương binh Trường Sơn
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty sản xuất đồ gỗ, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty sản xuất đồ gỗ, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty sản xuất đồ gỗ, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty sản xuất đồ gỗ, 9đ
 
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngĐề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
 
[Công nghệ may] hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại công ty may liên d...
[Công nghệ may] hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại công ty may liên d...[Công nghệ may] hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại công ty may liên d...
[Công nghệ may] hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại công ty may liên d...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty hóa chất Phúc Lâm
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty hóa chất Phúc LâmĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty hóa chất Phúc Lâm
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty hóa chất Phúc Lâm
 
khóa luận lương.docx
khóa luận lương.docxkhóa luận lương.docx
khóa luận lương.docx
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải, HAY
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty vận tải Minh Ngọc, HAY
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty vận tải Minh Ngọc, HAYĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty vận tải Minh Ngọc, HAY
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty vận tải Minh Ngọc, HAY
 
Luận văn: Phân tích công việc tại Công ty Văn phòng phẩm, HAY
Luận văn: Phân tích công việc tại Công ty Văn phòng phẩm, HAYLuận văn: Phân tích công việc tại Công ty Văn phòng phẩm, HAY
Luận văn: Phân tích công việc tại Công ty Văn phòng phẩm, HAY
 
Luận văn: Phân tích công việc tại Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà
Luận văn: Phân tích công việc tại Công ty Văn phòng phẩm Hồng HàLuận văn: Phân tích công việc tại Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà
Luận văn: Phân tích công việc tại Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà
 
ĐỀ TÀI: Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm phomai con bò cười!
ĐỀ TÀI: Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm phomai con bò cười!ĐỀ TÀI: Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm phomai con bò cười!
ĐỀ TÀI: Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm phomai con bò cười!
 
Luận án: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao độn...
Luận án: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao độn...Luận án: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao độn...
Luận án: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao độn...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh mtv xuất nhập khẩu t...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh mtv xuất nhập khẩu t...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh mtv xuất nhập khẩu t...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh mtv xuất nhập khẩu t...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty Xây Dựng Hoà Phát

  • 1. MỤC LỤC PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP ................................................1 1.1. BẢN CHẤT, VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.....................................................1 1.1.1. Bản chất và chức năng của tiền lương ................................................................1 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của tiền lương ........................................................................2 1.1.2.1. Vai trò của tiền lương ....................................................................................2 1.1.2.2. Ý nghĩa của tiền lương ..................................................................................3 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương ...............................................................3 1.2. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP..........................4 1.2.1. Hình thức tiền lương theo thời gian ....................................................................4 1.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm ...................................................................6 1.2.2.1. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp ...............................................................6 1.2.2.2. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp...............................................................7 1.2.3. Hình thức tiền lương theo khối lượng công việc...............................................7 1.2.4. Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương ....................................................7 1.3. QUỸ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG GỒM: BHXH, BHYT, BHTN VÀ KPCĐ ....................................................................................7 1.3.1. Quỹ tiền lương .......................................................................................................7 1.3.2. Quỹ bảo hiểm xã hội .............................................................................................8 1.3.3. Quỹ bảo hiểm y tế..................................................................................................9 1.3.4. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.....................................................................................9 1.3.5. Quỹ kinh phí công đoàn..................................................................................... 10 1.4. YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG .................................................................................. 11 1.5. KẾ TOÁN CHI TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.. 11 1.5.1. Kế toán số lượng lao động................................................................................. 11 1.5.2. Kế toán thời gian lao động ................................................................................ 11 1.5.3. Kế toán kết quả lao động................................................................................... 12
  • 2. 1.5.4. Kế toán tiền lương cho người lao động ........................................................... 13 1.6. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG................................................................. 14 1.6.1. Chứng từ sử dụng ............................................................................................... 14 1.6.2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................. 14 1.6.3. Trình tự hạch toán .............................................................................................. 16 1.7. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG............................................. 16 1.7.1. Chứng từ sử dụng ............................................................................................... 16 1.7.2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................. 16 1.7.3. Trình tự hạch toán .............................................................................................. 18 1.8. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG NGHỈ PHÉP CỦA CÔNG NHÂN........................... 18 1.8.1. Chứng từ sử dụng ............................................................................................... 18 1.8.2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................. 18 1.8.3. Trình tự hạch toán .............................................................................................. 19 PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HOÀ PHÁT....................... 20 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HOÀ PHÁT...... 20 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát ... 20 Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát ............................................ 20 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh........................................................ 21 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh ........................................... 21 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý .................................................................... 21 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong công ty.................................. 22 2.2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY......................................... 23 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán..................................................................................... 23 2.2.2. Hình thức kế toán ............................................................................................... 24 2.2.3. Chế độ chính sách áp dụng................................................................................ 26 2.3 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát .......................................................................................................... 27 2.3.1 Khái quát về tình hình nhân sự và chế độ lương tại công ty.......................... 27 2.3.1.1 Lực lượng lao động tại công ty................................................................... 27 2.3.1.2 Chế độ tiền lương tại công ty...................................................................... 28
  • 3. 2.3.2 Kế toán tiền lương ............................................................................................... 32 2.3.2.1 Chứng từ sử dụng......................................................................................... 32 2.3.2.2 Tài khoản sử dụng........................................................................................ 33 2.3.2.3 Sổ sách kế toán liên quan đến kế toán tiền lương .................................... 33 2.3.2.4 Hệ thống thang bảng lương tại công ty ..................................................... 33 2.3.2.5 Quy trình kế toán tiền lương ....................................................................... 35 2.3.2.6 Trích dẫn một số nghiệp vụ phát sinh tại công ty .................................... 38 2.3.3 Kế toán các khoản trích theo lương................................................................... 42 2.3.3.1 Chứng từ sử dụng......................................................................................... 43 2.3.3.2 Tài khoản sử dụng........................................................................................ 43 2.3.3.3 Sổ sách sử dụng............................................................................................ 43 2.3.3.4 Quy định trích bảo hiểm hiện nay.............................................................. 44 2.3.3.5 Trích dẫn một số nghiệp vụ phát sinh tại công ty .................................... 45 PHẦN 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HOÀ PHÁT............................................................................. 51 3.1 Đánh giá chung về công ty ........................................................................................ 51 3.1.1 Những thành tựu đạt được.................................................................................. 51 3.1.2 Những hạn chế và khó khăn của công ty.......................................................... 51 3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ............................................................................................................................................. 52 3.2.1 Về lao động .......................................................................................................... 52 3.2.2 Phương thức trả lương ........................................................................................ 53 3.2.3 Hình thức trả lương ............................................................................................ 53 3.2.4 Điều kiện và môi trường làm việc..................................................................... 53 3.2.5 Về đãi ngộ thông qua công việc ........................................................................ 54 KẾT LUẬN........................................................................................................................... 56
  • 4. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Trình tự hạch toán tiền lương............................................................................ 16 Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán các khoản trích theo lương............................................... 18 Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý công ty..................................................................................... 22 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán......................................................................................... 23 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung của công ty .............. 26
  • 5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân tích sự biến động về số lượng và chất lượng nhân viên qua các năm 2013 – 2015............................................................................................................................ 27 Bảng 2.2: Mức lương và phụ cấp của bộ phận văn phòng............................................... 29 Bảng 2.3: Hệ số lương .......................................................................................................... 29 Bảng 2.4: Phục cấp theo xếp loại ........................................................................................ 30 Bảng 2.5: Mức thưởng theo doanh số................................................................................. 31 Bảng 2.6: Mức lương áp dụng cho công nhân công trình................................................ 32
  • 6. 1 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. BẢN CHẤT, VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Bản chất và chức năng của tiền lương Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được trả lương cho công việc làm của họ. Tiền lương của người lao động được xác định theo hai cơ sở chủ yếu là: Số lượng và chất lượng lao động của từng người. Tiền lương là phần thù lao cơ bản mà người lao động nhận được một cách thường kỳ, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Qua mối quan hệ phụ thuộc này cho thấy vai trò của tiền lương là công cụ tác động của công tác quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền lương là giá cả hàng hóa sức lao động, là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động để tái sản xuất sức lao động, đảm bảo duy trì và nâng cao mức sống cho họ. Ở một mức độ nhất định, tiền lương thể hiện giá trị, địa vị uy tín của người lao động đối với gia đình, doanh nghiệp và xã hội. Tiền lương là động lực thúc đẩy năng suất lao động, vừa là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Do đó, các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho người lao động.
  • 7. 2 Tóm lại, tiền lương mang bản chất kinh tế - xã hội, nó biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người tham gia quá trình sản xuất và biểu hiện mối quan hệ lợi ích giữa các bên. 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của tiền lương 1.1.2.1. Vai trò của tiền lương Tiền lương có vai trò quan trọng đối với cả người lao động và doanh nghiệp. Vì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, nó có tác dụng bù đắp lại sức lao động mà họ bỏ ra thể hiện thông qua tiền lương được trả. Đồng thời, tiền lương cũng có tác dụng to lớn trong việc động viên khuyến khích người lao động yên tâm làm việc, người lao động chỉ có thể yên tâm dồn hết sức mình cho công việc nếu công việc ấy đem lại cho họ khoản tiền lương đảm bảo trang trải cho cuộc sống của họ. Tiền lương còn được coi như thước đo về trình độ của người lao động, người lao động rất tự hào về mức lương cao và mong muốn được tăng lương. Do đó, tiền lương có vai trò như là nhịp cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động. Nếu tiền lương trả không hợp lý có thể gây nên tình trạng người lao động không đảm bảo ngày giờ công, kỷ luật lao động kém và chất lượng công việc không cao. Tăng lương là biện pháp khuyến khích người lao động làm việc hăng say để tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp tăng lương dẫn đến tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, còn tăng năng suất lao động lại làm giảm chi phí cho từng đơn vị sản phẩm, làm cho chi phí cho một đơn vị sản phẩm được hạ thấp. Do đó, cần tính toán hợp lý để tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng lương. Đối với doanh nghiệp, tiền lương được coi là một bộ phận chi phí sản xuất, vì vậy chi cho tiền lương là chi cho đầu tư phát triển, tiền lương chính là đòn bẩy quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên, tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp công bằng và hợp lý sẽ góp phần duy trì, củng cố, phát triển lực lượng lao động của doanh nghiệp và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
  • 8. 3 1.1.2.2. Ý nghĩa của tiền lương Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, nên doanh nghiệp xây dựng hệ thống tiền lương hợp lý và hấp dẫn sẽ thu hút và giữ được người lao động giỏi. Tiền lương hấp dẫn và mức lương có sự phân biệt để người lao động thấy sự chênh lệch giữa các công việc khác nhau, mức độ đóng góp khác nhau, từ đó tạo động lực cho người lao động dồn hết sức cho công việc. Đồng thời, hệ thống tiền lương của doanh nghiệp phải tuân thủ các điều luật theo quy định về mức lương tối thiểu, thời gian và điều kiện lao động, các quy định về phúc lợi xã hội như BHXH, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ lễ, tết, tiền thưởng… Những điều này làm người lao động yên tâm làm việc, chấp hành tốt kỷ luật lao động, cống hiến hết sức mình và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu suất, mang lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương Giờ công: Là số giờ mà người lao động phải làm việc theo quy định (Theo điều 104 của Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 thì thời gian làm việc bình thường không quá 8 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần, tùy theo doanh nghiệp áp dụng. Thời gian làm việc không quá 6 giờ/ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ lao động Thương binh và xã hội, Bộ y tế ban hành Ngày công lao động: Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới tiền lương của người lao động, ngày công theo quy định thường là 22 ngày hoặc 26 ngày tùy theo doanh nghiệp áp dụng chế độ làm việc 40 giờ/tuần hay 48 giờ/tuần. Khi người lao động tăng hoặc giảm ngày làm việc thì tiền lương thay đổi tương ứng tăng hoặc giảm theo. Cấp bậc: Chế độ tiền lương cấp bậc là những quy định của nhà nước và các doanh nghiệp áp dụng để trả lương cho người lao động thường áp dụng cho công nhân, căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động. Chế độ tiền lương cấp bậc tạo khả năng điều chỉnh tiền lương một cách hợp lý, giảm bớt tính chất bình quân trong việc trả lương. Tiền lương theo cấp bậc có tác dụng bố trí và sử dụng nhân viên phù hợp với trình độ lành nghề của người lao động.
  • 9. 4 Chức vụ: Chế độ này chỉ được thực hiện thông qua bảng lương do nhà nước quy định. Trong bảng lương này bao gồm nhiều nhóm chức vụ khác nhau và các quy định trả lương cho từng nhóm. Tiền lương chức vụ căn cứ vào chức vụ, chức danh mà người lao động đảm nhiệm, tiền lương chức vụ trả theo chức danh quản lý lãnh đạo, chức danh chuyên môn, kỹ thuật. Số lượng và chất lượng công việc: Làm được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt thì tiền lương cao hơn, ngược lại số lượng sản phẩm làm ra thấp và kém chất lượng thì tiền lương sẽ thấp. Trình độ lao động: Với lao động có trình độ cao thì sẽ được hưởng tiền lương cao hơn. Vì công việc đòi hỏi phải có trình độ cao, có kiến thức chuyên môn mới thực hiện được, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc: Một người qua nhiều năm công tác sẽ đúc kết được nhiều kinh nghiệm, hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong công việc, nâng cao năng suất và chất lượng công việc, nên được hưởng tiền lương theo thâm niên cao hơn. Mức độ phức tạp của công việc: Với độ phức tạp của công việc càng cao thì tiền lương cho công việc đó càng cao. Độ phức tạp của công việc có thể là yêu cầu về trình độ kỹ thuật công nghệ cao, khó khăn về điều kiện làm việc, mức độ nguy hiểm, độc hại cho người thực hiện, do vậy tiền lương theo đó sẽ cao hơn công việc đơn giản. 1.2. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1. Hình thức tiền lương theo thời gian Tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương. Thang lương theo quy định có 2 cách tính: Lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng. - Lương thời gian giản đơn được chia thành: + Lương tháng: Tiền lương trả định kỳ cho người lao động theo thang bậc lương gồm: Tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có). Lương tháng thường được áp dụng trả cho nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất.
  • 10. 5 Tiền lương phải trả trong tháng = Mức lương ngày x Số ngày làm việc thực tế trong tháng Trong đó: Mức lương ngày = Mức lương tối thiểu x (Hệ số lương + phụ cấp (nếu có) Số ngày làm việc trong tháng theo quy định + Lương tuần: Lương tuần được trả cho người lao động căn cứ vào mức lương tháng và số tuần làm việc thực tế trong tháng. Lương tuần áp dụng trả cho các đối tượng lao động có thời gian làm việc không ổn định, mang tính thời vụ hoặc làm việc bán thời gian. Mức lương tuần = Mức lương tháng x 12 tháng Số tuần làm việc theo chế độ trong năm (52 tuần) + Lương ngày: Lương ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc, lương ngày thường áp dụng để trả cho người lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập, làm nghĩa vụ và làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội. Mức lương ngày = Mức lương tháng Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ (26 ngày) + Lương giờ: Được tính bằng cách lấy lương tháng này chia cho số giờ làm việc trong ngày theo chế độ. Lương ngày thường làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ. Tiền lương làm Thêm giờ = Tiền lương giờ thực tế trả x Tỷ lệ % lương được trả thêm x Số giờ làm thêm Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, tiền lương làm thêm giờ bằng 150% tiền lương Vào ngày nghỉ hàng tuần, tiền lương làm thêm giờ bằng 200% tiền lương Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, tiền lương làm thêm giờ bằng 300% tiền lương cộng với lương ngày lễ, ngày nghỉ được hưởng lương. - Lương thời gian có thưởng: Là hình thức tiền lương thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất.
  • 11. 6 Công thức tính như sau: Tiền lương phải trả cho người lao động = Tiền lương trả theo thời gian + Tiền thưởng Hình thức tiền lương thời gian, mặc dù đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tuy nhiên nó vẫn còn hạn chế nhất định, đó là chưa gắn kết tiền lương với chất lượng và kết quả lao động. Vì vậy, doanh nghiệp cần kết hợp với biện pháp khuyến khích vật chất tạo động lực khuyến khích người lao động, kiểm tra tính chấp hành kỷ luật lao động để người lao động tự giác, tuân thủ kỷ luật làm việc. 1.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm Hình thức lương theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành hoặc khối lượng công việc làm xong được nghiệm thu. Trả lương theo sản phẩm cần xây dựng định mức lao động, đơn giá lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt . 1.2.2.1. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp Là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá sản phẩm. Đây là hình thức được doanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho nhân viên trực tiếp sản xuất hàng loạt sản phẩm. Tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp = Số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách x Đơn giá tiền lương 1 sản phẩm - Trả tiền lương theo sản phẩm có thưởng: Là kết hợp trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp và chế độ tiền thưởng trong sản xuất (Thưởng cho việc sử dụng tiết kiệm vật tư, thưởng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm). - Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm sản xuất trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ lũy tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động của họ. Hình thức này thường được áp dụng ở những khâu sản xuất quan trọng, cần thiết phải
  • 12. 7 đẩy nhanh tiến độ sản xuất hoặc cần động viên công nhân phát huy sáng kiến phá vỡ định mức lao động. 1.2.2.2. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp được áp dụng để trả lương cho công nhân làm các công việc phục vụ sản xuất như: Công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Trong trường hợp này căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp để tính lương cho lao động phục vụ sản xuất. Tiền lương trả theo sản phẩm gián tiếp = Số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách x Đơn giá tiền lương 1 sản phẩm gián tiếp 1.2.3. Hình thức tiền lương theo khối lượng công việc Là hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, công việc có tính chất đột xuất như: Khoán bốc vác, khoán vận chuyển vật liệu, thành phẩm. 1.2.4. Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương Ngoài tiền lương, bảo hiểm, nhân viên có thành tích trong sản xuất, trong công tác được hưởng khoản trích tiền thưởng, việc tính toán tiền lương căn cứ vào quyết định và chế độ khen thưởng hiện hành. Tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng, căn cứ vào kết quả bình xét xếp loại và hệ số tiền thưởng để tính. Tiền thưởng về sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động căn cứ vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định. 1.3. QUỸ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG GỒM: BHXH, BHYT, BHTN VÀ KPCĐ 1.3.1. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm tất cả các khoản tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương như tiền ăn giữa ca, tiền hỗ trợ phương tiện đi lại, tiền quần áo đồng phục… do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương cho người lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm:
  • 13. 8 - Tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (tiền lương theo thời gian và tiền lương theo sản phẩm). - Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học. - Tiền ăn trưa, ăn ca - Các loại phụ cấp thường xuyên: Phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp dạy nghề học nghề, phụ cấp thâm niên. - Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. - Để phục vụ cho công tác hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp được chia làm 02 loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ. + Tiền lương chính: Là tiền lương doanh nghiệp trả cho người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc và phụ cấp kèm theo như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên. Tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất ra sản phẩm và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm. + Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính và thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất được hưởng theo chế độ. Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp sản xuất không gắn với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm. 1.3.2. Quỹ bảo hiểm xã hội Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) là khoản tiền đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH, người sử dụng lao động đóng 18% tổng tiền lương trả cho người lao động và người lao động đóng 8 % trừ vào tiền lương động lao được trả. Quỹ BHXH được dùng để chi trả trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH như: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe, nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động và chi phí đảm bảo cho hoạt động của hệ thống BHXH của các cấp, ngành.
  • 14. 9 Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải cho công nhân viên trong kỳ. Theo Nghị định số: 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 01/01/2016 hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 26% trên tiền lương với tiền lương bao gồm: Mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động, trong đó 18% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động và 8% trừ vào lương của người lao động. Theo quy định của BHXH, toàn bộ số tiền BHXH được nộp lên cho cơ quan quản lý quỹ BHXH để chi trả trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe, nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động. 1.3.3. Quỹ bảo hiểm y tế Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) là khoản tiền đóng góp bằng tiền của các bên người sử dụng lao động và người lao động. Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng BHYT cho người lao động và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương của người lao động để nộp cùng lúc vào quỹ BHYT. Tỷ lệ trích lập theo quy định hiện nay là 4,5%, trong đó: 3% trên tổng tiền lương do đơn vị sử dụng lao động đóng và 1,5% tổng tiền lương (tiền lương ghi trong hợp đồng lao động) do người lao động đóng. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật BHXH thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHYT nhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia BHYT liên tục để hưởng chế độ BHYT. Quỹ BHYT được dùng để thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT, chi phí quản lý bộ máy tổ chức BHYT theo quy định của cơ quan nhà nước và dùng để đầu tư bảo toàn, tăng trưởng quỹ BHYT. Theo quy định hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT nộp lên cơ quan BHXH để quản lý và chi trả thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT. 1.3.4. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp Quỹ bảo hiểm y tế (BHTN) là khoản tiền đóng góp bằng tiền của các bên tham gia người sử dụng lao động và người lao động. Mức đóng BHTN theo quy
  • 15. 10 định là 2% trong đó: Người lao động đóng 1% tiền lương trừ vào tiền lương tháng và 1% người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Quỹ BHTN dùng để chi trả: - Chi trả trợ cấp thất nghiệp theo điều 16, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, cơ quan BHXH chi trả trợ cấp thất nghiệp cho đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp. - Chi hỗ trợ học nghề theo điều 17, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, cơ quan BHXH thanh toán chi phí hỗ trợ học nghề cho cơ sở dạy nghề, không chi trực tiếp cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. - Chi hỗ trợ tìm việc làm theo điều 18, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, cơ quan BHXH thanh toán chi phí tư vấn, giới thiệu việc làm cho Trung tâm giới thiệu việc làm, không chi trực tiếp cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. - Chi đóng BHYT theo điều 19, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, hang tháng cơ quan BHXH trích quỹ BHTN đóng BHYT cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. 1.3.5. Quỹ kinh phí công đoàn Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Quy định về tài chính công đoàn được quy định tại Nghị định 191/2013/NĐ-CP. Theo quy định, KPCĐ được trích theo tỉ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn năm 2012 là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Doanh nghiệp phải chịu toàn bộ và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong kỳ. Doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng 1 lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt buột. Doanh nghiệp có thể được cấp lại 65% số tiền KPCĐ đã đóng (Theo Quyết định số 272/QĐ-TLĐ và Quyết định số: 502/QĐ-TLĐ, từ liên đoàn lao động quận nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, nếu có đầy đủ chứng từ thanh toán tiền cho người lao động như chi thăm ốm đau, thăm hỏi sinh đẻ, viếng tang.
  • 16. 11 Ngoài ra, nếu nhân viên tham gia tổ chức công đoàn cơ sở thì công đoàn cơ sở được thành lập tại doanh nghiệp thì người lao động phải đóng thêm đoàn phí công đoàn là 1% mức tiền lương tham gia BHXH. 1.4. YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Để quản lý lao động về mặt số lượng, doanh nghiệp cần tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính đúng và thanh toán kịp thời, đầy đủ tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động trong doanh nghiệp. Đảm bảo được tính công bằng khi trả tiền lương giữa những người làm việc như nhau trong doanh nghiệp, lao động có số lượng và chất lượng như nhau thì phải trả tiền lương như nhau. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương. Hướng dẫn các bộ phận trong nghiệp thực hiện đầy đủ , đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ thẻ kế toán, kế toán lao động, tiền lương đúng chế độ và đúng phương pháp. Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các bộ phận và đơn vị sử dụng lao động. Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp. 1.5. KẾ TOÁN CHI TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. 1.5.1. Kế toán số lượng lao động Căn cứ vào bảng chấm công hàng tháng tại mỗi bộ phận, mỗi phòng ban lập được gởi đến phòng kế toán vào cuối tháng để tập hợp và hạch toán số lao động trong tháng tại doanh nghiệp. Từ bảng chấm công, kế toán tính được từng ngày có bao nhiêu người làm việc, bao nhiêu người nghỉ trong tháng. 1.5.2. Kế toán thời gian lao động Hạch toán thời gian lao động là việc ghi chép kịp thời và chính xác số ngày công, giờ công làm việc thực tế như ngày nghỉ việc, ngừng việc của từng lao động,
  • 17. 12 từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó tính lương trả cho từng người. Bảng chấm công là chứng từ quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động ở các doanh nghiệp. Bảng chấm công dùng để ghi chép thời gian làm việc trong tháng thực tế và vắng mặt của công nhân. Bảng chấm công được lập riêng cho từng phòng ban và dùng trong một tháng. Trong bảng chấm công những ngày nghỉ theo quy định như lễ, tế, thứ bảy, chủ nhật đều phải ghi rõ ràng, người trực tiếp ghi bảng chấm công là tổ trưởng tổ sản xuất hoặc trưởng các phòng ban. Bảng chấm công phải để tại một địa điểm công khai để người lao động giám sát thời gian lao động của mình. Cuối tháng trưởng phòng tập hợp tình hình lao động tại bộ phận mình quản lý cung cấp cho kế toán phụ trách. Bộ phận kế toán phụ trách sẽ kiểm tra, xác nhận trên bảng chấm công, sau đó tập hợp số liệu báo cáo để tính lương. Đối với những trường hợp nghỉ do ốm đau, tai nạn lao động… thì phải có giấy nghỉ ốm, giấy vào viện do bệnh viện hoặc cơ sở y tế cấp và xác nhận. Đối với những trường hợp nghỉ việc xảy ra trong ngày do bất kỳ lý do gì đều được phản ánh vào biên bản ngừng việc, trong đó nêu rõ nguyên nhân và người chịu trách nhiệm để làm căn cứ tính lương và xử lý thiệt hại xảy ra. Những chứng từ này đều được chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ tính trợ cấp BHXH. 1.5.3. Kế toán kết quả lao động Hạch toán kết quả lao động là công việc quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý và hạch toán lao động ở doanh nghiệp sản xuất. Việc tiến hành ghi chép chính xác, kịp thời số lượng hoặc chất lượng sản phẩm, khối lượng công việc hoàn thành của từng cá nhân, tập thể làm căn cứ tính lương và trả lương chính xác. Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó sử dụng chứng từ ban đầu khác nhau để hạch toán kết quả lao động. Chứng từ sử dụng phổ biến thường là: phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán… Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoàn thành của đơn vị hoặc từng người công nhân. Phiếu này do người giao việc lập và phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người
  • 18. 13 kiểm tra chất lượng sản phẩm và người duyệt. Phiếu được chuyển cho kế toán tiền lương để tính lương áp dụng trong hình thức trả lương theo sản phẩm. Hợp đồng giao khoán công việc là chứng từ giao khoán ban đầu đối với trường hợp giao khoán công việc. Đây là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán với khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc thoả thuận ký kết. Chứng từ này là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán. Trường hợp khi nghiệm thu phát hiện sản phẩm hỏng thì người kiểm tra chất lượng sản phẩm cùng với người phụ trách bộ phận lập phiếu báo hỏng để làm căn cứ lập biên bản xử lý. Số lượng, chất lượng công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu được ghi vào chứng từ hạch toán kết quả lao động mà doanh nghiệp sử dụng. Sau khi ký duyệt, nó được chuyển đến bộ phận kế toán tiền lương làm căn cứ tính lương và trả lương cho công nhân thực hiện. 1.5.4. Kế toán tiền lương cho người lao động Hạch toán tiền lương dựa vào các chứng từ như: Bảng chấm công, bảng theo dõi công tác, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng giao khoán… để lập bảng tính thanh toán tiền lương. Kế toán tiền lương: Ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Tính toán đúng, chính xác và kịp thời chế độ chính sách về tiền lương, tiền thưởng và các khoản trợ cấp cho người lao động. Xây dựng thang lương để tính lương và nộp cho cơ quan BHXH. Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành chế độ chính sách, chế độ tiền lương và các khoản trích lập theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Tính toán và phân bổ chính xác các đối tượng tiền lương và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất. Lập báo cáo về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương. Phân tích tình hình sử dụng lao động và quỹ tiền lương.
  • 19. 14 1.6. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG 1.6.1. Chứng từ sử dụng Theo quy định hiện hành, Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ tài chính về chứng từ kế toán thì các chứng từ ban đầu kế toán tiền lương gồm có: - Mẫu số 01a- LĐTL Bảng chấm công - Mẫu số 01b – LĐTL Bảng chấm công làm thêm giờ - Mẫu số 02- LĐTL Bảng thanh toán tiền lương - Mẫu số 03- LĐTL Bảng thanh toán tiền thưởng - Mẫu số 04- LĐTL Giấy đi đường - Mẫu số 05- LĐTL Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành - Mẫu số 06 – LĐTL Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ - Mẫu số 07- LĐTL Bảng thanh toán tiền thuê ngoài - Mẫu số 08- LĐTL Hợp đồng giao khoán - Mẫu số 09- LĐTL Biên bản thanh lý nghiệm thu hợp đồng giao khoán - Mẫu số 10-LĐTL Bảng kê trích nộp các khoản theo lương - Mẫu số 11- LĐTL Bảng phân bổ tiền lương và BHXH 1.6.2. Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 334 – Phải trả người lao động Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 334 - Phải trả người lao động Bên Nợ: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động; - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động. Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động;
  • 20. 15 Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ tài khoản 334 (nếu có) phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động. Tài khoản 334 – Phải trả người lao động có 2 tài khoản cấp 2 Tài khoản 3341- Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả công nhân viên và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Tài khoản 3348 – Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động.
  • 21. 16 1.6.3. Trình tự hạch toán TK 111, 112 TK 334 TK 622, 627, 641, 642 Tiền lương Tiền lương công nhân viên các khoản phụ cấp TK 111, 112 TK 353 Chi trả Xác định tiền thưởng số tiền thưởng TK 338, 138 TK 338 Các khoản khấu trừ Tính tiền BHXH vào lương CNV (ốm đau… phải trả công nhân viên TK 333 TK 627, 641, 642, 335 Tính tiền thuế Tính tiền lương TNCN của CNV thực tế phải trả CNV Sơ đồ 1.1: Trình tự hạch toán tiền lương 1.7. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1.7.1. Chứng từ sử dụng - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH 1.7.2. Tài khoản sử dụng Tài khoản 338- Phải trả phải nộp khác Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN
  • 22. 17 Tài khoản 338 được chi tiết ra làm các tài khoản - Tài khoản 3382- Kinh phí công đoàn - Tài khoản 3383- Bảo hiểm xã hội - Tài khoản 3384- Bảo hiểm y tế - Tài khoản 3389- Bảo hiểm thất nghiệp Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác Bên Nợ: - Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị; - Số BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn; - Các khoản đã trả và đã nộp khác; Bên Có: - Trích BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc khấu trừ vào lương của công nhân viên; - Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, nước ở tập thể; - Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán; - Các khoản phải trả khác; Số dư bên Có: - BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết; - Các khoản còn phải trả, còn phải nộp khác; Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù.
  • 23. 18 1.7.3. Trình tự hạch toán TK 334 TK 3382, 3383, 3384, 3389 TK 622, 627, 641, 642 BHXH thực tế Trích 24% tiền lương Phải trả vào chi phí TK 111, 112 TK 334 Nộp BHXH 28% Trừ vào lương 10,5% đóng bảo hiểm Nộp BHYT 4,5% TK 111, 112 BHXH thanh toán Nộp BHTN 2% tiền trợ cấp ốm đau… Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán các khoản trích theo lương 1.8. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG NGHỈ PHÉP CỦA CÔNG NHÂN 1.8.1. Chứng từ sử dụng Mẫu số 11- LĐTL: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH 1.8.2. Tài khoản sử dụng Tài khoản 335 – Chi phí phải trả Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả cho người lao động trong kỳ như phải trả về tiền lương nghỉ Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 335 – Chi phí phải trả Bên Nợ: - Các khoản chi trả thực tế phát sinh đã được tính vào chi phí phải trả; - Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí. Bên Có: Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Số dư bên Có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
  • 24. 19 1.8.3. Trình tự hạch toán Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân, ghi: Nợ TK 6421 - Chi phí bán hàng Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân, nếu số trích trước lớn hơn số thực tế phải trả, ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (số đã trích trước) Có TK 6421- Chi phí bán hàng
  • 25. 20 PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HOÀ PHÁT 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HOÀ PHÁT 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát Trụ sở hiện nay: Tổ dân phố Hàng Gòn, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Điện thoại: 0553.506230 Email: xaydunghoaphat@gmail.com Mã số thuế: 4300482672 Người đại diện pháp luật: La Quang Hoà; Giám đốc Giấy phép kinh doanh lần đầu số: 4300482672 Công ty TNHH xây dựng Hoà Phát được phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và đầu tư Quảng Ngãi cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: 4300482672, đăng ký lần đầu ngày 15/09/2009. Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng VN ( Ba tỷ đồng ) Lĩnh vực kinh doanh chính: Xây dựng công trình đường bộ; kỹ thuật dân dụng; thuỷ lợi; Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng; Lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nước và lắp đặt xây dựng khác; Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; thiết bị xây dựng; Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát được thành lập ngày 15/09/2009, trụ sở đặt tại số: Tổ dân phố Hàng Gòn, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, do ông La Quang Hòa – Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc làm người đại diện theo pháp luật của công ty. Công ty đặt tại khu vực có vị trí thuận lợi nơi có dân cư đông đúc, có nhiều trường học và gần nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi nơi có nhiều nhà hàng, quán ăn uống phục vụ khách du lịch nên rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty.
  • 26. 21 Công ty được thành lập hơn 7 năm, nay đã gây dựng được uy tín trên địa bàn và dần đứng vững trên thị trường. Hai năm đầu tiên, công ty chủ yếu kinh doanh phân phối sản phẩm nhiên liệu chất đốt nhãn hiệu Gas các loại như: Petrolimex, VT, Elf, Origin, Petronas, petrodana cho các hộ gia đình, các quán ăn trên địa bàn. Sản phẩm kinh doanh của công ty đặc biệt liên quan đến sự an toàn tính mạng và tài sản của người sử dụng sản phẩm và những người xung quanh nên công ty đặc biệt quan tâm đến chất lương sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo nên đã tạo dựng được uy tín, từ đó thâm nhập và mở rộng thị trường sang phân khúc khách hàng là các trường mầm non, trường tiểu học có nấu ăn bán trú cho học sinh và các nhà hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Ngành nghề kinh doanh của công ty gồm:  Xây dựng công trình đường bộ;  Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng;  Xây dựng công trình thuỷ lợi;  Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng;  Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt xây dựng khác;  Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét;  Cho thuê ôtô;  Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng;  Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng  Công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực buôn bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty theo mô hình trực tuyến
  • 27. 22 Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý công ty 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong công ty Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất đồng thời là người chịu trách nhiệm toàn bộ mọi công việc của công ty, quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo kế hoạch kinh doanh của công ty. Là người đại diện pháp luật cho công ty, có quyền quyết định bộ máy tổ chức của công ty. Công đoàn: là cơ quan đoàn thể bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Công đoàn thay mặt người lao động ký thỏa ước lao động tập thể với giám đốc công ty. Đồng thời, cùng với giám đốc tham gia quản lý để thực hiện tốt các phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giám đốc: Là người phụ trách công tác quản lý của công ty như: hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ đạo đề ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh mới. Phòng kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức ghi chép hạch toán công tác kế toán theo các quy định của pháp luật, lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh, tham mưu cho giám đốc những phương án sử dụng tiết kiệm lao động, chi phí và cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời để giúp giám đốc ra quyết định. Theo dõi và quản lý sự biến động của tài sản, nguồn hình thành tài sản. Phòng bảo vệ: Bảo vệ bảo đảm tài sản của công ty, của cán bộ nhân viên trong công ty, phụ trách công tác phòng chống chữa cháy cho công ty, tham mưu Phó giám đốc Phòng Kế toán Phòng kinh doanh Phòng Bảo vệ
  • 28. 23 cho giám đốc về công tác bảo vệ tài sản công ty, biện pháp phòng chống chữa cháy. 2.2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán Phòng kế toán có chức năng giúp giám đốc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê, theo dõi tình hình thu chi, quản lý vốn, tài sản của công ty, quan hệ giao dịch với khách hàng trong việc cung cấp tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh và việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, nhân viên trong công ty. Đồng thời, kế toán giúp công ty giảm bớt chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm để gia tăng lợi nhuận cho công ty. Nhiệm vụ của kế toán là phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức hạch toán kế toán theo chuẩn mực kế toán, các quy định hiện hành, phản ánh chính xác tình hình thu chi, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tính toán hiệu quả sử dụng vốn, lập báo cáo tài chính gởi đến Giám đốc, nộp cho các cơ quan quản lý như: Sở kế hoạch đầu tư, cơ quan thuế. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo tình hình kế toán tập trung phù hợp với trình độ kế toán và yêu cầu quản lý của công ty đảm bảo tuân thủ các quy định kế toán hiện hành. Theo tổ chức bộ máy kế toán thì mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến công ty đều thu thập, ghi chép và xử lý tại phòng kế toán. Để đảm bảo cho quá trình ghi chép vào sổ chính xác, kịp thời và phù hợp với loại hình kế toán tập trung vào bộ máy kế toán. Sơ đồ bộ máy kế toán: Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tiền lương Thủ quỹ
  • 29. 24 Chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên trong phòng kế toán: - Kế toán trưởng: Tổ chức quản lý bộ máy kế toán, phân nhiệm vụ và kiểm tra mức độ hoàn thành công việc của từng nhân viên trong phòng kế toán. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và các cơ quan về cung cấp các thông tin kinh tế của công ty. Tham mưu cho giám đốc trong việc ra các quyết định tài chính, thu hồi hoặc đầu tư sản xuất kinh doanh, giải quyết công nợ và tiền lương, thưởng, thu nhập tăng thêm cho nhân viên. Tổng hợp tất cả chi phí & thu nhập của công ty đã phát sinh để lập báo cáo tài chính theo quy định. - Kế toán tiền lương có nhiệm vụ theo dõi và phân bổ các khoản trích theo lương. Căn cứ vào bảng chấm công để lập bảng thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp cho các đối tượng cụ thể trong công ty. Phụ trách toàn bộ các khoản thu chi bằng tiền mặt, tiền gởi ngân hàng và tập hợp số liệu báo cáo tổng hợp theo từng niên độ kế toán: Tháng, quý, năm. - Thủ quỹ có chức năng nhiệm vụ nắm giữ tiền mặt của công ty. Thủ quỹ căn cứ vào phiếu chi, phiếu thu hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, không được tiết lộ tình hình tài chính của công ty cho người không có thẩm quyền. 2.2.2. Hình thức kế toán Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 48/2006/QĐ- BTC của Bộ tài Chính ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công ty sử dụng mẫu hóa đơn, chứng từ ghi sổ, báo cáo theo mẫu quy định tại Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ tài Chính ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2006. Công ty thực hiện báo cáo tài chính theo quy định của Bộ tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Công ty sử dụng hình thức nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
  • 30. 25 Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại chủ yếu sau: – Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; – Sổ Cái; – Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
  • 31. 26 Sơ đồ hình thức kế toán mà công ty áp dụng: Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung của công ty 2.2.3. Chế độ chính sách áp dụng Chính sách kế toán áp dụng tại công ty như sau: - Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N - Đơn vị tiền tệ sử dụng để hạch toán: Việt Nam Đồng - Phương pháp kê khai thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp tính giá xuất kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đương thẳng - Phương pháp tính giá thành: Theo phương pháp trực tiếp Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệt Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết
  • 32. 27 2.3 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát 2.3.1 Khái quát về tình hình nhân sự và chế độ lương tại công ty 2.3.1.1 Lực lượng lao động tại công ty Ngay từ khi mới thành lập công tác tổ chức của công ty được hình thành để đáp ứng các mục tiêu mà công ty đã đề ra nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong quá trình kinh doanh Minh Hòa Thành với đội ngũ nhân viên là trình độ Đại học, cao đẳng, trung cấp, lao động phổ thông nhiệt tình trong công việc, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng. Với phương trâm khách hàng là trên hết, Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát luôn luôn cố gắng phấn đấu làm hài lòng khách hàng cũ và luôn tìm kiếm khách hàng mới Sau đây là số lượng nhân viên của công ty qua các năm. Được thể hiện qua số liệu sau: Bảng 2.1: Phân tích sự biến động về số lượng và chất lượng nhân viên qua các năm 2013 – 2015 Chỉ tiêu 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng 2015 Tỷ trọng 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Tổng nhân viên 124 100 133 100 140 100 9 7 7 5.26 Trên Đại học 3 2 5 4 6 4 2 67 1 20 Đại học 13 10 15 11 22 16 2 15 7 46.7 Cao đẳng 17 14 17 13 24 17 0 - 7 41.2 Trung cấp 34 27 25 19 29 21 -9 (26) 4 16 LĐPT 57 46 71 53 59 42 14 25 -12 -16.9 (Nguồn: Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát)
  • 33. 28 Qua bảng 2.1 ta thấy tình hình nhân sự của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2013 số lượng nhân viên của công ty là 124 người, năm 2014 tăng lên thành 133 người tương ứng với mức tăng là 9 người và tỷ lệ tăng là 7%. Như vậy ta thấy rằng năm 2014 hiệu quả kinh doanh của công ty tăng lên nhu cầu về nguồn nhân lực cũng tăng. Số lượng nhân viên tăng chia đều ở trình độ, trình độ trên đại học tăng 2 người, đại học 2 người, cao đẳng không tăng, trung cấp giảm 9 người và lao động phô thông tăng 25 người. Qua năm 2015 số lượng nhân viên tiếp tục tăng lên 140 người tương ứng với mức tăng là 6 người và tỷ lệ tăng là 5,26%. Số lượng lao động chủ yếu tăng và biến động ở các trình độ như lao động phổ thông và trung cấp. Về tỷ trọng ta thấy tỷ trọng của nhân viên có trình độ trung cấp và lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao nhất, dao động trong khoảng 19%-46%, còn lại trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng chiếm tỷ trong tương đối thấp. Với việc phân bổ trình độ lao động như trên đối với Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát là rất phù hợp. Công ty làm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng nên cần một lượng lớn công nhân để thi công công trình vì vậy kết cấu lao động như trên là phù hợp với Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát nói riêng và các công ty sản xuất nói chung 2.3.1.2 Chế độ tiền lương tại công ty Do tính chất ngành nghề kinh doanh của công ty nên chế độ tính lương của công ty cũng tương đối phức tạp, tuỳ theo bộ phận sẽ có cách tính lương khác nhau. Sau đây là những cách tính lương mà công ty đang áp dụng: Tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm của từng nhân viên và năng lực làm việc mà sẽ có mức lương khác nhau. Đối với bộ phận hành chính, văn phòng Tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm của từng nhân viên sẽ có mức lương cơ bản khác nhau.
  • 34. 29 Bảng 2.2: Mức lương và phụ cấp của bộ phận văn phòng Chỉ tiêu Lương cơ bản Tiền cơm Tiền xăng Tiền ĐT Trách nhiệm Thâm niên Công tác phí Phụ cấp khác Trung cấp 3,200,000 600,000 100,000 200,000 600,000 Tuỳ vị trí Tuỳ từng đợt công tác Theo xếp loại hàng tháng Cao đẳng 3,600,000 600,000 100,000 200,000 900,000 Tuỳ vị trí Tuỳ từng đợt công tác Theo xếp loại hàng tháng Đại học 4,000,000 600,000 100,000 200,000 1,200,000 Tuỳ vị trí Tuỳ từng đợt công tác Theo xếp loại hàng tháng Trên đại học 4,400,000 600,000 100,000 200,000 1,800,000 Tuỳ vị trí Tuỳ từng đợt công tác Theo xếp loại hàng tháng Bảng 2.3: Hệ số lương Trình độ Hệ số lương Trên đại học >2 Đại học 2 Cao đẳng 1.8 Trung cấp 1.6 Lao động phổ thông 1.4 Cứ 2 năm thì mỗi nhân viên sẽ được tăng lương cơ bản theo bậc, mỗi một lần tăng lương thì sẽ tăng 0.2 lần hệ số lương. Nếu nhân viên học nổ túc thêm, có bằng cấp cao hơn sẽ dựa vào bảng trình độ trên để ấn định hệ số lương tương ứng Lương có bản được tính bằng cách lấy: hệ số lương x mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định tại thời điểm hiện hành Theo năng lực chuyên môn của từng nhân viên công ty cũng có chế độ phụ cấp theo năng lực
  • 35. 30 Bảng 2.4: Phục cấp theo xếp loại Năng lực chuyên môn Số tiền phụ cấp Xuất sắc 1,600,000 Giỏi 1,300,000 Khá 1,000,000 Trung Bình 700,000 Hàng tháng Ban giám đốc công ty sẽ tổng kết và xét thi đua của nhân viên để có mức phụ cấp hàng tháng. Dựa trên những xếp loại hàng tháng cuối năm sẽ tổng kết xếp loại của nhân viên trong năm để xét thưởng tết cho nhân viên văn phòng MẪU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN - Họ tên nhân viên: - Công việc: - Bộ phận: - Giai đoạn đánh giá: Các yếu tố Điểm đánh giá Ghi chú Khối lượng công việc hoàn thành Tốt (A) Khá (B) Trung bình (C) Kém (D) Chất lượng thực hiện công việc Tốt (A) Khá (B) Trung bình (C) Kém (D) Hành vi, tác phong trong công việc Tốt (A) Khá (B) Trung bình (C) Kém (D) Tổng hợp kết quả Tốt (A) Khá (B) Trung bình (C) Kém (D)
  • 36. 31 Ngoài lương cơ bản và phụ cấp theo năng lực chuyên môn, bộ phận văn phòng còn được trợ cấp tiền cơm, tiền xăng, phụ cấp trách nhiệm hàng tháng Đối với bộ phận kinh doanh Có thể nói nhân viên kinh doanh cũng như tiếp thị trong Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát nói riêng và các công ty khác nói chung sẽ có mức lương rất hấp dẫn. Ngoài mức lương cơ bản, thì chính sách thưởng theo doanh thu rất hấp dẫn. Bảng 2.5: Mức thưởng theo doanh số Doanh thu % Mức thưởng Số tiền thưởng Dưới 200 triệu Không thưởng Không thưởng Từ 200 – 299 triệu 5% 5,000,000 Từ 300 – 399 triệu 10% 10,000,000 Từ 400 – 499 triệu 15% 15,000,000 Từ 500 – 599 triệu 20% 20,000,000 Mức thưởng trên áp dụng cho từng tiếp thị, mỗi nhân viên tiếp thị phải đạt doanh thu tối thiểu hàng tháng là 200 triệu đồng. Nếu doanh thu tháng đó vượt qua 200 triệu thì sẽ áp dụng mức thưởng theo bảng trên. Nếu doanh thu dưới 200 triệu thì nhân viên đó chỉ được hưởng lương cơ bản, cộng thêm phụ cấp trách nhiệm, cơm và phụ cấp tiền xăng. Bảng mức thưởng theo sản phẩm trên chỉ áp dụng trong năm 2014, mỗi năm công ty sẽ xem xét tình hình kinh tế và quy mô hoạt động của công ty để đề ra mức thưởng cho phù hợp với từng thời kỳ Đối với bộ phận công nhân Tại bộ phận công nhân công trình thì lương của nhân viên tại bộ phận này sẽ được tính vào giá thành của từng công trình của công ty. Mức lương đối với nhân viên tại bộ phận này cũng tương đối khác so với bộ phận văn phòng. Nhân viên ở bộ phận này cũng được hưởng mức lương cơ bản, ngoài những phụ cấp khác nhân viên còn được hưởng lương theo khối lượng công việc hoàn thành Nhân viên tại bộ phận công trình chủ yếu là lao động phổ thông, hoặc học nghề. Có thể sử dụng được máy móc thiết bị.Vì vậy mà mức lương cơ bản và phụ cấp của các nhân viên tại bộ phận công trình là giống nhau. Chỉ khác nhau ở lượng công việc hoàn thành
  • 37. 32 Bảng 2.6: Mức lương áp dụng cho công nhân công trình Chỉ tiêu Số tiền Lương cơ bản 2,200,000 Cơm 600,000 Trách nhiệm 200,000 Trợ cấp công việc 550,000 Xăng 100,000 Khối lượng CV Tuỳ từng nhân viên 2.3.2 Kế toán tiền lương 2.3.2.1 Chứng từ sử dụng  Bảng chấm công tháng  Danh sách đăng ký tự nguyện làm thêm giờ  Báo cáo chấm công ngoài giờ  Bảng thanh toán lương tháng  Hợp đồng lao động + Bảng chấm công Để phản ánh chính xác kết quả lao động của nhân viên trong doanh nghiệp, kế toán phải sử dụng một số chứng từ sau: Bảng chấm công.Hàng ngày các phòng ban công ty có nhiệm vụ theo dõi chấm công cho từng người trong ngày. Cuối tháng các phòng gửi bảng chấm công này cho phòng nhân sự (Phó giám đốc phụ trách). Tại đây người làm công việc tính lương có nhiệm vụ kiểm tra, tính toán số ngày làm việc thực tế của từng nhân viên trên trên bảng chấm công và lapạ bảng chi tiết tiền lương, sau đó giao cho phòng kế toán. + Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động và là căn cứ để thống kê lao động tiền lương. Cách lập: Hàng tháng kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công hàng ngày của các đơn vị làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương rồi chuyển cho kế toán trưởng duyệt.
  • 38. 33 + Hợp đồng lao động Mỗi nhân viên khi được tuyển dụng vào công ty sẽ có thời gian thử việc nhất định, sau thời gian thử việc nếu nhân viên đó đạt yêu cầu về tính chất công việc sẽ được ký hợp đồng với công ty, hợp đồng này gọi là hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động thường ký 1 năm 1 lần, hết hạn hợp đồng nếu công ty tiếp tục thuê nhân viên đó thì sẽ ký tiếp hợp đồng, nếu không sẽ chấm dứt hợp đồng tại ngày hợp đồng hết hạn. 2.3.2.2 Tài khoản sử dụng TK 334 : (Phải trả công nhân viên) Dùng để phản ánh các khoản thanh toán cho CNV của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH vàcác khoản phải trả khác về thu nhập của cán bộ công nhân viên. 2.3.2.3 Sổ sách kế toán liên quan đến kế toán tiền lương  Sổ cái TK 334  Sổ chi tiết TK 3341  Sổ nhật ký chung 2.3.2.4 Hệ thống thang bảng lương tại công ty HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG NĂM 2012 I/- MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU : Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng: 2.000.000 đồng/tháng. II/- HỆ THỐNG THÀNG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG : 1/- BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP: Đơn vị tính : 1.000 đồng. CHỨC DANH CÔNG VIỆC MÃ SỐ BẬC I II III IV V VI VII VIII v.v … … 01/- Giám đốc - Hệ số : - Mức lương GĐ 2.2 4.4000 2.3 2.4 2.5 2.6 02/- Phó Giám đốc PG Đ 2 2.1 2.2 2.3 2.4
  • 39. 34 - Hệ số : - Mức lương 4.000 03/- Kế toán trưởng - Hệ số : - Mức lương KT T 2 4.000 2.1 2.2 2.3 2.4 Ghi chú : *Mức lương = (Hệ số lương x mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng). 2/- BẢNG LƯƠNG VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ, THỪA HÀNH, PHỤC VỤ Đơn vị tính : 1.000 đồng. CHỨC DANH CÔNG VIỆC MÃ SỐ BẬC I II III IV V VI VII VIII v.v … … 01/- Ngạch lương - Hệ số : - Mức lương QL 1.8 3.600 1.9 2.0 2.1 2.2 02/- Ngạch lương - Hệ số : - Mức lương VP 1.6 3.600 1.7 1.8 1.9 2.0 03/- Ngạch lương - Hệ số : - Mức lương KD 1.1 2.200 1.2 1.3 1.4 1.5 01 : Ngạch lương : Áp dụng cho các chức danh sau : (đề nghị doanh nghiệp liệt kê đầy đủ các chức danh được xếp vào ngạch lương này).
  • 40. 35 02 : Ngạch lương : Áp dụng cho các chức danh sau: Kế toán viên và quản lý, nhân viên kinh doanh Ghi chú : Một ngạch lương có thể áp dụng đối với nhiều chức danh. Tiêu chuẩn chức danh đầy đủ do doanh nghiệp quy định 3/- THÀNG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHỤC VỤ. Đơn vị tính : 1.000 đồng. CHỨC DANH CÔNG VIỆC MÃ SỐ BẬC I II III IV V VI VII VIII v.v … … 01/- Ngạch lương - Hệ số : - Mức lương CN 1.1 2.200 1.2 1.3 1.4 1.5 2.3.2.5 Quy trình kế toán tiền lương Quy trình : Tính lương cho tất cả các bộ phận Nhânviên chấmcông Nhânviên nhânsựtiền lươngä Trưởngcácbộ phận Chấm công Thu thập thông tin tăng ca, bảng chấm công Lập bảng lương thâm niên, tăng ca, doanh thu Lập bảng thanh toán lương Kiểm tra tổng hợp
  • 41. 36 Chứngtừ Quy trình: Ký duyệt bảng lương Trưởng phòngnhân sựtiềnlưng Nhânviên nhânsự tiềnlương Kếtoán trưởng Giámđốc (PhóGiám đốc) PhòngkếtoánChứngtừ Bảng chấm công Phiếu tăng ca Bảng đơn giá lương Bảng thanh toán lương (chưa duyệt) Bảng thanh toán tăng ca + phép (Chưa duyệt) Phiếu báo tăng ca Lập bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán lương (chưa duyệt) ) Bảng thanh toán tăng ca + phép (Chưa duyệt) Kiểm tra xác nhận Kiểm tra ký duyệt Kiểm tra ký duyệt Tiến hành chi lương và hạch toán Bảng thanh toán lương (Ký duyệt) Bảng thanh toán tăng ca + phép (Ký duyệt)
  • 42. 37 Quy trình: Thanh toán và hạch toán lương Kếtoántiền lương Kếtoán thanhtoán Thủquỹ Nhânsự tiềnlương Đạidiệncác bộphận Chứngtừ Phiếu chi lương Nhận lương/chi lương Bảng thanh toán lương (Ký duyệt) ) Bảng thanh toán tăng ca + phép (Ký duyệt) Nhậnbản g lương đã được ký duyệt Hạch toán vào hệ thống kế toán Lập phiếu chi lương Chuẩn bị chi lương In phiếu chi lương Chi lương cho nhân viên trong bộ phận Phiếu lương
  • 43. 38 2.3.2.6 Trích dẫn một số nghiệp vụ phát sinh tại công ty Căn cứ vào bảng lương tháng 11/2015 của công ty kế toán hạch toán chi phí lương của công ty như sau: Chi phí lương phải trả tháng 11/2015 Nợ TK 6421 : 1.120.586.220 đồng Có TK 3341: 1.120.586.220 đồng Trích BHXH, BHYT, BHTN: Nợ TK 6421: 132.440.000 đồng (602.000.000 x 22%) Nợ TK 3341: 63.210.000 đồng (602.000.000 x 10.5%) Có TK 3383: 156.520.000 đồng (602.000.000 x 26%) Có TK 3384: 27.090.000 đồng (602.000.000 x 4.5%) Có TK 3386: 12.040.000 đồng (602.000.000 x 2%) Chi lương tháng 11/2015: Nợ TK 3341 : 1.057.376.220 đồng Có TK 1111: 1.057.376.220 đồng Chi tiết cách tính lương trong bảng lương: Lương cơ bản: Là mức lương công ty đóng bảo hiểm cho toàn bộ nhân viên trong công ty Ngày công thực tế: Số ngày đi làm thực tế trong tháng Lương ngày công = lương cơ bản / số ngày đi làm trong tháng x số ngày đi làm thực tế của nhân viên Phụ cấp: gồm các khoản phụ cấp cơm, xăng, điện thoại, công tác phí… Thưởng: Xếp loại nhân viên hàng tháng, thâm niên,… Tổng thu nhập = Lương cơ bản + phụ cấp + thưởng BHXH = lương cơ bản x 8% BHYT = lương cơ bản x 1.5% BHTN = lương cơ bản x 1% Giảm trừ phụ thuộc: bản than người lao động là 9.000.000 đồng, phụ cấp cho gia đình mỗi người sẽ được tính 3.600.000 đồng. Thuế TNCN : công ty không phát sinh Thực lĩnh = Tổng thu nhập – Các khoản giảm trừ Căn cứ vào nghiệp vụ phát sinh trên kế toán lập các chứng từ phát sinh đi kèm gồm:
  • 44. 39
  • 45. 40
  • 46. 41
  • 48. 43 2.3.3 Kế toán các khoản trích theo lương 2.3.3.1 Chứng từ sử dụng  Bảng tính trích BHXH, BHYT  Bảng thanh toán BHXH,…  Phiếu nghỉ hưởng BHXH MẪU PHIẾU NGHỈ HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI Họ tên : Nguyễn Thị Bé Tuổi : 30T 2.3.3.2 Tài khoản sử dụng TK 338 : (Phải trả phải nộp khác) được dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài nội dung, đã được phản ánh ở các tài khoản khác.Nội dung phản ánh trên các TK này: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí SXKD và BHYT trừ vào thu nhập của CNV được phản ánh vào bên có. Tình hình chỉ tiêu sử dụng KPCĐ, tính trả trợ cấp BHXH cho CNV và nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý cấp trên được phản ánh vào bên có. TK 338 công ty sử dụng 2 loại TK cấp 2 như sau: + TK 3383 : Bảo hiểm xã hội + TK 3384 : Bảo hiểm y tế + TK 3386 : Kinh phí công đoàn 2.3.3.3 Sổ sách sử dụng  Sổ cái TK 338  Sổ chi tiết TK 3383  Sổ chi tiết TK 3384  Sổ chi tiết TK 3386 Tên cơ quan y tế Ngày, tháng, năm Lý do Căn bệnh Số ngày nghỉ Y Bác sĩ Ký tên Số ngày thực nghỉ Xác nhậnTổng số Từ ngày Đến ngày A B C D 1 2 3 E 4 F Bệnh viên phụ sản TW 26/6 Khám thai 4 26/6 31/6 5
  • 49. 44  Sổ nhật ký chung 2.3.3.4 Quy định trích bảo hiểm hiện nay Ngoài các khoản tiền lương chính, lương phụ, tiền thưởng, công ty và công nhân viên (CNV) còn phải thực hiện nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội (BHXH ), bảo hiểm y tế ( BHYT ) … theo quy định của Nhà nước, cụ thể như sau : Quỹ bảo hiểm xã hội: Được hình thành từ việc trích lập bằng một tỷ lệ theo quy định là 18% trên tiền lương phải trả cho CNV. Công ty được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và khấu trừ từ lương phải trả cho CNV là 8%. Nhằm chi trả, trợ cấp cho CNV tạo điều kiện làm việc tốt nhất Quỹ bảo hiểm y tế: Được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ là 3% trên lương phải trả cho CNV và công ty được khấu trừ từ lương phải trả cho CNV là 1.5%. Theo quy định của Luật BHXH (2006) và văn bản pháp luật khác có liên quan hiện hành, tỷ lệ các khoản trích theo lương bao gồm Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và Kinh phí công đoàn (KPCĐ) áp dụng cho từng giai đoạn (xem Bảng 1 đến Bảng 4). Tỷ lệ trích đối với doanh nghiệp (DN) đóng góp được đưa vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và người lao động (NLĐ) đóng góp thường được trừ vào lương như sau: Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng giai đoạn từ 1995 đến 2009 Các khoản trích theo lương DN (%) NLĐ (%) Cộng (%) 1. BHXH 15 5 20 2. BHYT 2 1 3 3. BHTN - - - 4. KPCĐ 2 - 2 Cộng (%) 19 6 25 Tỷ lệ các khoản tríchtheo lương áp dụng giai đoạn từ 2010 đến 2011 Các khoản trích theo lương DN (%) NLĐ (%) Cộng (%) 1. BHXH 16 6 22 2. BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 4. KPCĐ 2 2 Cộng (%) 22 8,5 30,5
  • 50. 45 Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng giai đoạn từ 2012 đến 2013 Các khoản trích theo lương DN (%) NLĐ (%) Cộng (%) 1. BHXH 17 7 24 2. BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 4. KPCĐ 2 2 Cộng (%) 23 9,5 32,5 Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng giai đoạn từ 2014 trở về sau Các khoản trích theo lương DN (%) NLĐ (%) Cộng (%) 1. BHXH 18 8 26 2. BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 4. KPCĐ 2 2 Cộng (%) 24 10,5 34,5 2.3.3.5 Trích dẫn một số nghiệp vụ phát sinh tại công ty Chi phí lương phải trả tháng 11/2015 Nợ TK 6421 : 1.120.586.220 đồng Có TK 3341: 1.120.586.220 đồng Trích BHXH, BHYT, BHTN: Nợ TK 6421: 132.440.000 đồng (602.000.000 x 22%) Nợ TK 3341: 63.210.000 đồng (602.000.000 x 10.5%) Có TK 3383: 156.520.000 đồng (602.000.000 x 26%) Có TK 3384: 27.090.000 đồng (602.000.000 x 4.5%) Có TK 3386: 12.040.000 đồng (602.000.000 x 2%) Chi lương tháng 11/2015: Nợ TK 3341 : 1.057.376.220 đồng Có TK 1111: 1.057.376.220 đồng
  • 51. 46 Kế toán lập các chứng từ và sổ sách liênquan như sau: Bảng tríchnộp các khoản theo lương
  • 56. 51 PHẦN 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HOÀ PHÁT 3.1 Đánh giá chung về công ty 3.1.1 Những thành tựu đạt được Việc quản lý lao động của công ty được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Công ty có phân công cán bộ quản lý riêng việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động BHXH, BHYT, BHTN Việc bố trí, sắp xếp lao động hợp lý, tính toán và trả công cho người lao động một cách thoả đáng, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm hao phí lao động. Từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực tế, cán bộ Tài chính – Kế toán ở Công ty áp dụng các quy định mới và có vận dụng hợp lý nhằm hoàn thiện hệ thống chứng từ, sổ sách và phương pháp hạch toán. Nhờ có sự điều chỉnh kịp thời theo những tiến bộ mới nhất về chuyên môn và đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực, nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc nên bộ máy kế toán đã thực hiện tốt chức năng, đồng thời góp phần quan trọng và sự phát triển chung của Công ty. Công ty áp dụng kế toán máy, đã làm giảm khối lượng công việc đi rất nhiều, tận dụng được số lượng lao động ít ỏi, tiết kiệm được chi phí tiền lương cho bộ phận gián tiếp. Việc hạch toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương đảm bảo đúng nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành. Thu nhập của cán bộ công nhân viên là tương đối cao và ổn định, làm cho Cán bộ công nhân viên làm việc trong Công ty yên tâm công tác, phát huy sáng kiến kỹ thuật, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.1.2 Những hạn chế và khó khăn của công ty Công ty chỉ chi lương vào ngày cuối tháng vì vậy hay xảy ra tình trạng khoảng giữa tháng hết tiền nhân viên phải ứng lương trước. Đồng thời cuối tháng nhân viên phụ trách tính lương rất vất vả, do đợi cuối ngày tổng kết và chấm công xem có nhân
  • 57. 52 viên nào nghỉ không để tính lương vào ngày cuối tháng, chờ Giám đốc xét duyệt rồi chuyển qua cho thủ quỹ chi lương Chi phí lương rất lớn công ty vẫn áp dụng hình thức trả lương bằng tiền mặt, điều này làm mất thời gian đếm tiền và phát lương cho nhân viên Cách tính lương của công ty chưa thực sự đa dạng, mang tính chất tương đồng nhau Số lượng nhân viên tương đối đông nhưng công ty chưa tham gia công đoàn, đây là quyền lợi của người lao động nên công ty cần xem xét để tham gia công đoàn nhằm thực hiện đúng theo quy định của luật bảo hiểm xã hội Hàng tháng công ty có giữ lại 2% chi phí đóng bảo hiểm để khi nhân viên ốm đau hay thai sản công ty sẽ thay BHXH chi trả trước một phần chi phí và cuối mỗi quý kế toán sẽ làm quyết toán khoản giữ lại này với bên bảo hiểm. Nhưng thực tế nhân viên đợi chi khoản này cũng tương đối lâu. Khoảng 3-5 ngày Hạch toán tài khoản kế toán tiền lương bị sai về đối tượng sử dụng. Lương của công ty được chia ra làm 3 bộ phận là lương công trinhg, lương kinh doanh và lương quản lý nhưng khi tính lương kế toán đưa hết vào tài khoản 6421 (lương bộ phận quản lý) như vậy là sai, vì thực tế bộ phận kinh doanh có nhận lương nên hạch toán vào tài khoản 641, bộ phận công trình nên hạch toán vào tài khoản 622 để tập hợp chi phí tính giá thành công trình. Về chi phí thì vẫn như nhau nhưng làm như vậy là chưa hợp lý, dồn chi phí quá nhiều vào tài khoản 642 làm mất cân đối và phản ánh không đúng tình hình hạch toán chi phí của công ty Mức lương tối thiểu vùng tham gia bảo hiểm xã hội năm 2015 đã tăng lên 3.100.000 đồng, nhưng thực tế bộ phận công nhân của công ty vẫn còn áp dụng mức lương 2.200.000 đồng. Như vậy là công ty chưa thực hiện đúng quy định của luật bảo hiểm xã hội và luật lao động, né tránh chi phí bảo hiểm của công nhân. 3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 3.2.1 Về lao động Các bộ phận phòng ban nghiệp vụ phải có đủ trình độ và năng lực để làm tròn nhiệm vụ của mình và có thể tự trao dồi nghiên cứu chuyên môn và nghiệp vụ.
  • 58. 53 Chủ động tìm kiếm bạn hàng, ký kết hợp đồng và thực hiện các hợp đồng kinh tế với khách hàng. Việc áp dụng các nguyên tắc khuyến khích bằng vật chất của từng người lao động thì cần phải thường xuyên làm tốt công tác chính trị tư tưởng trong công nhân bằng các biện pháp tuyên truyền phổ biến đầy đủ các chế độ chính sách về lao động tiền lương mà nhà nước ban hành. 3.2.2 Phương thức trả lương Hiện nay, ngày càng phát triển các hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, hàng loạt các Ngân hàng trong nước và Quốc tế đã xây dựng một hệ thống các ATM rút tiền bằng thẻ, hay sử dụng tài khoản cá nhân. Đây là một bước phát triển lớn của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, giảm bớt sự lưu thông về tiền mặt, tránh được những phiền phức mà tiền mặt gây ra như độ an toàn không cao, cồng kềnh trong việc di chuyển. Do mức lương tại Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát nói chung là tương đối cao và nhiều. Vậy có nên chăng thay vì một tháng thanh toán tiền lương cho công nhân viên bằng tiền mặt một lần , thì hàng tháng có thể trả lương cho công nhân viên vào tài khoản cá nhân của mỗi người, như vậy vừa giảm bớt được công việc cho nhân viên kế toán, vừa giảm bớt việc sử dụng tiền mặt của doanh nghiệp. 3.2.3 Hình thức trả lương Bên cạnh kiến nghị trả lương cho công nhân viên bằng chuyển khoản thì việc thanh toán tiền lương theo hình thức trả lương cuối tháng 1 lần. Như vậy nhân viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn về công tác chi tiêu, số tiền nhận được vào cuối tháng rất nhiều, nhưng gần cuối tháng thì nhân viên rất khó khăn về tài chính Vậy có thể Công ty áp dụng hình thức trả lương 2 lần trong tháng (lần 1 tạm ứng lương, bằng một số tiền tương ứng với 1/2 tiền lương tháng tạm tính, cuối tháng sẽ thanh toán toàn bộ số lương tháng trừ đi số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập tạm tính …) 3.2.4 Điều kiện và môi trường làm việc Công ty nên tạo điều kiện thuận lợi trong môi trường làm việc cho mọi nhân viên của công ty. Cải thiện cuộc sống, cảnh quan môi trường.
  • 59. 54 Thường xuyen tổ chức các phong trào thi đua trong lao động. Công ty nên đầu tư chiều sâu vào máy móc trang thiết bị mới đồng bộ để đem lại hiệu quả, chất lượng công việc và đảm bảo an toàn trong lao động. Tạo môi trường tâm lý thoải mái như các giờ giải trí như: Công ty tổ chức các buổi tham quan nghỉ mát.Tổ chức các phong trào thể dục thể thao rèn luyện sức khoẻ, cùng giúp nhau tiến bộ. Thông qua công tác quản trị nhân lực của Công ty, đã cho thấy Công ty ngày càng hoàn thiện hơn cả về con người lẫn bộ máy làm việc. Do vậy đã tạo điều kiện cho Công ty ngày càng phát triển hơn nữa. 3.2.5 Về đãi ngộ thông qua công việc Tại mỗi Phòng ban của Công ty, mỗi nhân viên cần phải được phân công công việc cụ thể rõ rảng, nếu hoàn thành tốt sẽ có thưởng, hoàn thành không tốt sẽ phê bình nhắc nhở, nặng có thể trừ lương Để nâng cao công việc và hiệu quả sử dụng lao động, Công ty cần có biện pháp: Sử dụng đúng khả năng lao động, bố trí công việc của họ phù hợp với nguyện vọng, năng lực tạo điều kiện cho họ nâng cao trình độ và phát huy hết năng lực của mình. Phân công giao trách nhiệm về công việc cụ thể cho từng người, một mặt giúp các nhà lãnh đạo kiểm soát nhân viên của mình, mặt khác nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi nhân viên. Các cấp lãnh đạo của Công ty cần nắm vững hoàn cảnh gia đình của mỗi nhân viên, thường xuyên quan tâm và động viên cấp dưới để tạo bầu không khí thoải mái khi làm việc. Kịp thời đánh giá những thành tích đạt được của nhân viên và tổ chức khen thưởng động viên kịp thời để khích lệ tinh thần công nhân viên. Đánh giá thành tích của nhân viên Công ty bao gồm những điểm sau : Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả làm việc, chủ quan hay khách quan, những tiêu chuẩn này nên có sự thoả thuận giữa các nhà quản trị và nhân viên. Trước khi đánh giá phải được thực hiện đều đặn trong thời gian đó hiệu quả làm việc của người lao động phải được thường xuyên theo dõi.
  • 60. 55 Định mức hiệu quả làm việc do nhà quản trị ấn định, dựa trên cơ sở quan sát và nhìn nhận. Đôi khi cũng nên tham khảo ý kiến của nhân viên. Bên cạnh đó cũng có thể tổ chức cho cán bộ các bộ phận đánh giá lẫn nhau, tìm ra những cá nhân nổi bật để kíp thời biểu dương họ nhằm khuyến khích các nhân viên khác của Công ty đều tập trung phấn đấu.
  • 61. 56 KẾT LUẬN Công tác tổ chức quản lý kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một nội dung cơ bản, quan trọng trong công tác quản lý kinh tế. Tổ chức quản lý tốt về công tác lao động đó mỗi công ty phải tính toán hợp lý khoa học trong việc lập kế hoạch lao động tiền lương, thanh toán các khoản chi trả cho cán bộ công nhân viên sẽ góp phần không nhỏ trong công việc giảm giá thành sản phẩm. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phản ánh chính xác kịp thời và đáp ứng yêu cầu chung của công ty thì nó sẽ giúp cho người lãnh đạo công ty nắm được tình hình lao động và chỉ đạo nhân viên có hiệu quả, đồng thời có những biện pháp kịp thời, đúng đắn với tình hình của Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát Do đó công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng và công tác kế toán nói chung phải luôn luôn không ngừng hoàn thiện. Qua thời gian thực tập tìm hiểu về tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát, em đã thu được nhiều kiến thức thực tế về tổ chức kế toán với từng phần hành, đi sâu tìm hiểu về tiền lương của công ty. Từ đó em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương tại Công ty. Mặc dù đã cố gắng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn công tác kế toán, nhưng do trình độ nhận thức còn hạn chế chắc chắn bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy (Cô) đến vấn đề để bài viết hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn GVHD báo cáo tốt nghiệp và cảm ơn Ban giám đốc cùng cán bộ phòng Kế toán tài vụ Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Phát đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn!