SlideShare a Scribd company logo
1 of 389
Download to read offline
Sổ tay
HỒI SỨC TÍCH CỰC
Biên soạn: Scott McNeily
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC CẦN THƠ
2020
Biên dịch: Võ Thị Kim Loan, Võ Phạm Minh Thư,
Trần Nguyễn Trọng Phú, Dương Thị Thanh Vân,
Trần Trọng Anh Tuấn, Đinh Chí Thiện
BIÊN SOẠN:
SCOTT MCNEILY
BIÊN DỊCH:
VÕ THỊ KIM LOAN
VÕ PHẠM MINH THƯ
TRẦN NGUYỄN TRỌNG PHÚ
DƯƠNG THỊ THANH VÂN
TRẦN TRỌNG ANH TUẤN
ĐINH CHÍ THIỆN
i
LỜI NÓI ĐẦU
Sổ tay Hồi sức tích cực được dịch từ quyển Adult Critical Care
Review, do Scott A. McNeily chủ biên. Nội dung Sổ tay Hồi sức tích
cực được chia thành 6 chương và phần Phụ lục như sau:
Chương A: Đánh giá bệnh nhân
Chương B: Chăm sóc đường thở
Chương C: Hồi sức tích cực tổng quát
Chương D: Các thủ thuật đặc biệt
Chương E: Thông khí cơ học
Chương F: Bệnh học
Phụ lục
Sổ tay Hồi sức tích cực được Nhóm giảng viên Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ biên dịch và các bác sĩ của tổ chức VietMD đọc hiệu
đính, với mong muốn cung cấp một tài liệu tóm lược và hệ thống hóa
các kiến thức về đánh giá, chăm sóc, điều trị một số vấn đề ở bệnh
nhân hồi sức tích cực, cung cấp cách tiếp cận và điều chỉnh các thông
số, xử trí báo động trong thông khí cơ học. Nhóm biên dịch và hiệu
đính tin rằng đây sẽ là một tài liệu học tập hữu ích và xin trân trọng
giới thiệu đến toàn thể độc giả và sinh viên.
ii
iii
MỤC LỤC
A. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN
B. CHĂM SÓC ĐƯỜNG THỞ
C. CHĂM SÓC TÍCH CỰC TỔNG QUÁT
D. CÁC THỦ THUẬT ĐẶC BIỆT
E. THÔNG KHÍ CƠ HỌC
F. BỆNH HỌC
G. PHỤ LỤC
iv
Đánh giá bệnh nhân
A - 1
ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN
PHẦN A
“Hỡi các tình yêu, tôi nguyện cầu cho các bạn có thể đạt thành
tựu trong mọi việc và có sức khỏe đủ đầy” 3 John 1:2
Đánh giá bệnh nhân là bước đầu tiên trong quá trình chăm sóc
những bệnh nhân nặng
Đánh giá bệnh nhân bao gồm việc nghiên cứu hồ sơ bệnh án
của bệnh nhân, giao tiếp tại giường bệnh, thăm khám lâm sàng,
làm các xét nghiệm cơ bản và những thủ thuật đặc biệt được
thực hiện để xác định những vấn đề chính yếu và chỉ định điều
trị tốt nhất.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 2
NỘI DUNG
I. Đánh giá các chức năng sống
II. Nghiên cứu hồ sơ bệnh án
III. Giao tiếp và hỏi bệnh sử tại giường
IV. Thăm khám thực thể bệnh nhân
V. Đánh giá sự thông khí
VI. Đánh giá sự oxy hóa
VII. Theo dõi huyết động học
VIII. Xét nghiệm
IX. Phân tích hình ảnh học
X. Phiên giải khí máu động mạch
XI. Điện tâm đồ
XII. Nguyên tắc đạo đức
Đánh giá bệnh nhân
A - 3
I. Đánh giá các chức năng sống
A. Các chức năng sống - đảm bảo phân phối oxy trong khí hít vào
tới mọi tế bào của cơ thể.
B. Bốn (4) chức năng sống quan trọng
1. Thông khí - đưa không khí đi vào và đi ra khỏi phổi.
2. Sự oxy hóa - đem oxy vào trong máu.
3. Tuần hoàn - mang máu đi khắp cơ thể.
4. Tưới máu - đưa máu và oxy cho mô sử dụng.
C. Đánh giá 4 chức năng sống này - là đánh giá Sinh hiệu, Khí máu
động mạch, Huyết động học
1. Thông khí - tần số thở, thể tích khí lưu thông (TV), cử động
ngực, tiếng thở, ETCO2
, PaCO2
.
2. Sự oxy hóa - tần số tim, màu sắc da, sự đáp ứng (sensorium),
SpO2
, PaO2
.
3. Tuần hoàn - tần số và lực của mạch/tim, cung lượng tim.
4. Tưới máu - huyết áp, sự đáp ứng (sensorium), nhiệt độ, lượng
nước tiểu, huyết động.
5. Việc đánh giá và điều trị nên dựa vào các chức năng sống.
a. Hầu hết mỗi phần của việc đánh giá đều liên quan đến các
phần của các chức năng còn lại.
b. Nếu bất kì một chức năng nào có nguy cơ, bệnh nhân phải
được điều trị ngay.
c. Nếu bất kì một chức năng nào mất đi (ngưng thở, mạch bằng
0, huyết áp bằng 0), thì cần cấp cứu - hồi sinh bệnh nhân ngay
lập tức.
d. Khi cấp cứu bệnh nhân, ưu tiên hàng đầu là thông khí (khai
thông đường thở và giúp thở), thứ nhì là sự oxy hóa (tăng
FIO2
), thứ ba là tuần hoàn (ấn ngực, khử rung, thuốc cho tim,
v.v.) và cuối cùng thứ tư là tưới máu (duy trì huyết áp).
6. Vấn đề thường gặp nhất với sự oxy hóa.
II. Nghiên cứu hồ sơ bệnh án
A. Xem lại biểu đồ (chart) bệnh nhân
1. Những ghi nhận lúc nhập viện.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 4
a. Chẩn đoán lúc nhập viện.
b. Bệnh sử của tình trạng hiện tại.
c. Những than phiền chính.
d. Tiền sử của bệnh.
2. Các dấu hiệu và triệu chứng.
a. Dấu hiệu - thông tin khách quan, có thể nhìn thấy hoặc đong
đếm được (màu sắc, mạch, phù, huyết áp, v.v.).
b. Triệu chứng - thông tin chủ quan, do chính bệnh nhân kể ra
(khó thở, đau, buồn nôn, yếu cơ, v.v.).
3. Nghề nghiệp hoặc những công việc đã làm.
4. Dị ứng hoặc phản ứng dị ứng.
5. Tiền sử phẫu thuật, bệnh lí hoặc chấn thương.
6. Sinh hiệu - thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ.
7. Khám thực thể ngực (nhìn, sờ, gõ, nghe).
8. Hút thuốc - tính ra số gói năm.
a. Số gói/năm = số gói hút/ngày x số năm hút.
b. Ví dụ: 4 gói/ngày x 10 năm = 40 gói/năm.
9. Những chỉ thị nâng cao.
a. Định nghĩa.
1) Cần có những hướng dẫn để dẫn chứng những gì cần điều trị
bệnh nhân nếu bệnh nhân không thể ra quyết định.
2) Những tài liệu nên được ghi ngày, kí tên, giám sát, và
công chứng. Những bản sao cũng nên được đưa đến bác sĩ
và thân nhân.
3) Bệnh nhân có thể thay đổi bất kì lúc nào.
4) Thông tin được lưu lại trong biểu đồ của bệnh nhân.
b. Các loại chỉ thị nâng cao.
1) Yêu cầu không hồi sinh.
a) Yêu cầu không thực hiện hồi sinh tim phổi.
b) Yêu cầu này được chấp nhận ở mọi tình trạng.
Đánh giá bệnh nhân
A - 5
c) Không đặt nội khí quản.
i. Yêu cầu không phải đặt nội khí quản.
ii. Có thể sử dụng phương pháp thông khí không xâm nhập
nếu cần thiết.
2) Di chúc sống
a) Mô tả điều trị mà bệnh nhân muốn nếu bệnh nhân đến giai
đoạn cuối (có ít hơn 6 tháng để sống).
b) Không cho phép bệnh nhân chỉ định bất kì một ai khác để
quyết định y khoa.
3. Năng lực lâu dài của luật sư cho chăm sóc y tế.
a) Tài liệu hợp pháp có đề tên một cá nhân hay đại diện ủy quyền
chăm sóc y tế chịu trách nhiệm ra các quyết định chăm sóc
y tế cho bệnh nhân.
b) Chỉ có hiệu lực khi bệnh nhân không thể tự ra quyết định.
B. Y lệnh chăm sóc hô hấp
1. Kiểu liệu pháp.
2. Tần số.
3. Liều thuốc và pha loãng thuốc.
4. Chữ kí bác sĩ.
C. Ghi nhận sự tiến triển của bệnh nhân
1. Những ghi nhận hô hấp - ghi nhận ngày tháng, thời gian, phản
ứng, v.v.
2. Những ghi nhận điều dưỡng - kiểm tra tình trạng bệnh nhân.
3. Ghi nhận lúc nhập viện - ghi lại những thông tin đúng của bệnh
nhân (như tên, địa chỉ, ngày sinh, bác sĩ nhận bệnh và chẩn
đoán).
4. Ghi chú của bác sĩ - nếu có thay đổi trong tiến triển của bệnh
nhân, hãy kiểm tra y lệnh (order) hô hấp tương xứng.
D. Kết quả xét nghiệm
1. Phân tích khí máu động mạch.
2. Kiểm tra chức năng phổi.
3. Kết quả hình ảnh (X-quang, CT, MRI, PET, v.v.).
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 6
4. Đánh giá xét nghiệm cơ bản (công thức máu, điện giải đồ, phân
tích nước tiểu, dịch màng phổi, v.v.).
E. Lượng nhập và xuất
1. Lượng nước tiểu bình thường là 40-80 mL/giờ (xấp xỉ 1,0-2, 0
lít/ngày)
2. Lượng nước mất nhận thấy được - qua nước tiểu, nôn ói.
3. Lượng nước mất không nhận thấy được - qua phổi và da.
4. Nếu lượng nhập vượt quá lượng xuất, có thể dẫn tới:
a. Tăng cân.
b. Mất cân bằng điện giải.
c. Tăng áp lực huyết động.
d. Giảm khả năng dãn nở của phổi.
F. Cân bằng dịch
1. Thay đổi áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) phản ánh thay đổi
trong cân bằng dịch.
a. CVP giảm (<2 mm Hg) có thể biểu hiện của giảm thể tích (điều
trị bằng test nước (fluid challenge)).
b. CVP tăng (>6 mm Hg) có thể biểu hiện của quá tải thể tích
(điều trị bằng lợi tiểu).
III. Thăm khám và hỏi bệnh
A. Thăm khám
1. Xác định mức độ tỉnh táo (sự đáp ứng (sensorium)).
a. Thức tỉnh và đáp ứng - bình thường.
b. Thờ ơ, lơ mơ, buồn ngủ - xem xét quá liều thuốc hoặc ngưng
thở khi ngủ.
c. Sững sờ, bối rối - đáp ứng không thích hợp, quá liều thuốc,
nhiễm độc.
d. Bán hôn mê - chỉ đáp ứng với kích thích đau.
e. Trơ cảm giác - trạng thái ngủ gà, có thể giảm phản xạ ho hay
phản xạ hầu họng.
f. Hôn mê - không đáp ứng với kích thích đau.
g. Thang điểm hôn mê Glasgow (GCS): Tổng điểm = 3 - 15.
Đánh giá bệnh nhân
A - 7
Đáp ứng mở mắt Tự mở mắt 4
Khi kêu, gọi 3
Khi kích thích đau 2
Không mở 1
Đáp ứng lời nói phù hợp nhất Có định hướng 5
Trả lời sai định hướng 4
Từ ngữ không thích hợp 3
Ú ớ 2
Không một lời nào 1
Đáp ứng hành động phối hợp
tốt nhất (tay)
Làm theo y lệnh 6
Gạt đúng chỗ đau 5
Co tay lại khi đau 4
Gập lại khi đau 3
Duỗi ra khi đau 2
Không một cử động 1
2. Kiểm tra định hướng về thời gian, không gian và bản thân.
a. Định hướng tốt, biết hợp tác, biết người nào là ai.
b. Rối loạn định hướng, bối rối, sảng.
c. Khả năng hợp tác - yêu cầu thực hiện một vài động tác đơn
giản, yêu cầu lặp lại hướng dẫn.
d. Mất khả năng hợp tác có thể do:
1) Khó khăn trong lời nói.
2) Ảnh hưởng của thuốc.
3) Giảm thính lực.
4) Sợ hãi, lo lắng, trầm cảm, v.v.
3. Đánh giá trạng thái tình cảm.
a. Lo âu, lo lắng - theo dõi mọi cử động, hen suyễn, suy hô hấp,
giảm oxy máu.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 8
b. Trầm cảm - im lặng hoặc phủ nhận.
c. Giận dữ, hung hăng, kích thích - rối loạn điện giải.
d. Khoan khoái, phởn phờ - quá liều thuốc.
e. Hốt hoảng - giảm oxy máu, tràn khí màng phổi áp lực, cơn hen.
4. Đo lường các triệu chứng chủ quan.
a. Khó thở khi nằm - khó thở trừ khi ở tư thế ngồi thẳng (vấn
đề của tim, suy tim sung huyết).
b. Khó chịu toàn thân - cảm giác kiệt sức, buồn nôn, yếu ớt,
mệt mỏi, nhức đầu (rối loạn điện giải).
c. Khó thở - cảm giác hụt hơi hoặc khó để thở.
1) Có các độ khó thở được mô tả theo sự liên quan đến các
hoạt động thường ngày.
a) Độ I - khó thở sau gắng sức nặng.
b) Độ II - không thở được sau leo đồi hoặc lầu.
c) Độ III - khó thở khi đang đi bộ với tốc độ bình thường.
d) Độ IV - khó thở khi đi chậm với khoảng cách ngắn.
e) Độ V - khó thở khi nghỉ, cạo râu, mặc quần áo, v.v.
d. Đau - phản ứng của mô thần kinh đặc hiệu. Có thể làm tăng
huyết áp và nhịp tim.
1) Mô phổi không nhạy cảm đau, nhưng xương sườn, cơ, và
màng phổi thì nhạy với đau.
2) Khi phân tích triệu chứng đau, 8 đặc điểm sẽ xác định đặc
tính của đau và tất cả các đặc điểm này đều quan trọng.
a) Vị trí.
b) Tính chất (đau kiểu gì?).
c) Mức độ (theo thang điểm 10).
d) Yếu tố làm tăng đau.
e) Yếu tố giảm đau.
f) Bệnh sử (từ khi cơn đau bắt đầu và diễn tiến thế nào?).
g) Hoàn cảnh (đau xảy ra trong tình huống nào?).
h) Triệu chứng đi kèm.
Đánh giá bệnh nhân
A - 9
e. Chóng mặt và ngất.
1) Ngất: sự mất ý thức tạm thời.
2) Phân loại ngất.
a) Ngất phế vị-mạch: choáng váng thông thường và ngất,
nguyên nhân do mất trương lực tĩnh mạch ngoại biên.
b) Hạ huyết áp tư thế đứng: huyết áp tụt quá mức khi
đứng dậy.
c) Ngất xoang cảnh: đi kèm với tăng áp lực xoang cảnh -
thường gặp hơn ở người cao tuổi.
d) Ngất ho: mất ý thức thoáng qua sau cơn ho nặng.
f. Triệu chứng của mũi và họng.
1) Tăng tiết dịch mũi quá mức do chất kích ứng, ô nhiễm và
dị ứng.
2) Cảm giác mũi và họng ngứa ngáy hay bỏng rát.
3) Nuốt khó và khàn giọng cũng là những triệu chứng thường
gặp.
g. Sốt và ớn lạnh.
1) Sốt có thể do môi trường nóng, mất nước, phản ứng với
hóa chất, thuốc, nhiễm trùng, các u tân sinh ác tính, hoặc
bệnh mô liên kết.
2) Ở một vài bệnh nhân, không tìm được nguyên nhân, và
tình trạng này được mô tả là “sốt không rõ nguồn gốc”
(như nhiễm trùng huyết).
h. Ngáy.
1) Có thể là triệu chứng khởi đầu được ghi nhận bởi người
ngủ chung với bệnh nhân.
2) Cần được đánh giá sâu thêm nếu ngày đi kèm với những
đợt ngưng thở khi ngủ.
5. Kế hoạch chăm sóc hô hấp - xác định xem kế hoạch chăm sóc
có hợp lí không, đưa ra các thay đổi nếu cần thiết.
a. Kế hoạch quản lí ca bệnh.
b. Biên bản trị liệu.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 10
c. Quản lí bệnh.
d. Nhu cầu giáo dục bệnh nhân và gia đình.
6. Hệ thống trợ giúp xã hội - dịch vụ gia đình, bạn bè, xã hội, v.v.
7. Môi trường vật chất - sự hiện diện của các yếu tố kích phát hen,
dị ứng, khói thuốc lá, v.v.
8. Dùng kĩ thuật giao tiếp thích hợp.
a. Hỏi các câu hỏi mở, không dùng câu hỏi có hoặc không.
b. Giao tiếp dùng từ ngữ đơn giản (phương pháp KISS).
c. Tận dụng hình ảnh, sơ đồ, v.v. cho những bệnh nhân mù chữ
hoặc có khó khăn về ngôn ngữ.
d. Bắt đầu xác định những vấn đề chủ yếu của bệnh nhân.
9. Việc đánh giá nhu cầu học tập bệnh nhân.
a. Định nghĩa/Mô tả.
1) Giáo dục bệnh nhân là tiến trình có ảnh hưởng đến hành
vi bệnh nhân và tạo ra những thay đổi về kiến thức, thái
độ và kĩ năng cần thiết để duy trì và nâng cao sức khỏe.
2) Giáo dục hiệu quả bắt đầu bằng việc đánh giá nhu cầu
học tập của bệnh nhân và gia đình để xác định những nhu
cầu học tập nào cần thiết và cách để việc học có thể diễn
ra tốt nhất.
b. Đánh giá.
1) Khả năng học tập của bệnh nhân dựa vào:
a) Giá trị văn hóa và tôn giáo.
b) Rào cản tình cảm.
c) Khát khao và động lực để học tập.
d) Giới hạn về thể chất và nhận thức.
e) Rào cản ngôn ngữ.
f) Tuổi tác và trình độ giáo dục.
2) Những rào cản khác có khả năng ảnh hưởng tới việc học
của bệnh nhân.
a) Sự cân nhắc về tài chính.
b) Thiếu hệ thống hỗ trợ.
Đánh giá bệnh nhân
A - 11
c) Môi trường.
d) Kém nhận thức về bệnh và điều trị.
e) Chưa có trải nghiệm trước đó.
f) Sự phủ nhận trách nhiệm cá nhân.
c. Việc học những chủ đề.
1) Việc học có thể diễn ra trịnh trọng hoặc thân mật.
2) Tận dụng mọi lúc có thể giáo dục được.
3) Những bệnh nhân sẽ được hưởng lợi từ giáo dục về:
a) Trạng thái sức khỏe.
b) Quản lí bệnh.
c) Cách dùng thuốc và thiết bị.
d) Dinh dưỡng.
e) Nguồn lực cộng đồng.
f) Kĩ thuật phục hồi chức năng.
10. Tình trạng dinh dưỡng.
a. Xem lại tình hình ăn uống.
1) Việc ăn thức ăn lạ.
2) Thức ăn ưa thích và không thích.
3) Những thay đổi về cảm giác thèm ăn gần đây.
b. Ghi nhận bất kì việc tăng/sút cân gần đây.
B. Bệnh sử của bệnh hiện tại
1. Khởi đầu.
2. Dấu hiệu và triệu chứng.
3. Kết quả của các thủ thuật chẩn đoán.
4. Biện pháp được khởi trị và đáp ứng của bệnh nhân.
C. Tiền sử bệnh
1. Những vấn đề y khoa/thể chất trước đó.
2. Bệnh đồng mắc.
3. Thuốc/điều trị đang dùng.
4. Phẫu thuật và những lần nhập viện trước đó.
5. Tai nạn, chấn thương, v.v.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 12
6. Bệnh sử về mặt xã hội - ăn uống, thể dục, hút thuốc lá, rượu
bia, cà phê, thuốc bất hợp pháp.
7. Bệnh sử gia đình - tập trung vào những họ hàng cùng huyết
thống và gia đình ruột thịt:
a. Bệnh tim.
b. Đái tháo đường.
c. Ung thư.
d. Bệnh phổi.
IV. Thăm khám thực thể bệnh nhân
A. Đo dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân và so sánh với giá trị bình
thường
1. Tần số tim: 60-100 nhịp trên phút.
2. Tần số hô hấp: 12-20 nhịp trên phút.
3. Nhiệt độ:
Đo ở miệng 97,0-99,5o
F 36,5-37,5o
C
Đo ở trực tràng 98,7-100,5o
F 37,1-38,1o
C
Đo ở tai 98,7-100,5o
F 37,1-38,1o
C
4. Huyết áp: 120/80 mm Hg (90/60 đến 140/90).
B. Đánh giá bằng nhìn - Những điều có thể thấy được.
1. Diện mạo chung.
a. Tuổi - bề ngoài bệnh nhân có phù hợp với tuổi thực của họ?
b. Chiều cao và cân nặng - được đo ngay thời điểm nhập viện.
Cân nặng nên được ghi theo kg (1 kg = 2,2 lb).
c. Tư thế.
1) Liệt nửa người (tư thế bất thường) có thể chỉ ra tổn
thương não.
2) Gồng cứng mất vỏ (decorticate) - cánh tay gập, bàn tay
nắm chặt, chân duỗi thẳng.
2. Mắt.
a. Đồng tử bình thường bằng nhau, tròn, và phản xạ với ánh sáng
và có sự điều tiết (PERRLA).
b. Những dấu hiệu bất thường có thể là do:
Đánh giá bệnh nhân
A - 13
1) Chấn thương đầu.
2) Khối u.
3) Bệnh hệ thống thần kinh trung ương.
4) Thuốc (như atropine).
c. Khám mắt tìm:
1) Đồng tử như đinh ghim (chứng co đồng tử).
2) Sụp mi trên (sụp mi do thần kinh).
3) Nhìn mờ hoặc nhìn đôi (song thị).
4) Cử động xoay tròn của nhãn cầu (rung giật nhãn cầu).
3. Phù.
a. Phù ngoại biên.
1) Sự hiện diện của dịch dư thừa trong mô.
2) Xảy ra chủ yếu ở cánh tay và mắt cá.
3) Nguyên nhân do suy tim sung huyết, tăng áp phổi, suy
tĩnh mạch và suy thận.
4) Đánh giá +1, +2, +3, hoặc +4, số càng lớn thể hiện phù
càng nặng.
5) Có thể được mô tả là “phù thũng”.
b. Báng bụng: sự tích lũy dịch trong ổ bụng thường do suy gan.
4. Ngón tay dùi trống - nguyên nhân bởi thiếu oxy máu mạn. Hiện
diện dấu hiệu này gợi ý bệnh lí phổi.
a. Xảy ra ở ngón cái và ngón trỏ. Các ngón chân cũng có thể bị.
b. Dấu hiệu này là có khi góc giữa giường móng và mặt da
rộng ra.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 14
5. Tĩnh mạch cổ nổi - tĩnh mạch căng phồng.
a. Quan sát được ở tĩnh mạch cảnh (tĩnh mạch cảnh nổi).
b. Thường xảy ra ở bệnh nhân suy tim sung huyết.
c. Cũng có thể gặp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn.
6. Đổ đầy mao mạch - chỉ điểm của tuần hoàn ngoại biên.
a. Làm tái nhợt bàn tay và xem sự hồi lưu của máu.
b. Thường được làm trong nghiệm pháp Allen sửa đổi, trước khi
lấy khí máu động mạch.
7. Đổ mồ hôi.
a. Trạng thái tiết quá nhiều mồ hôi.
b. Suy tim.
c. Sốt, nhiễm trùng.
d. Lo lắng, hồi hộp.
e. Lao (đổ mồ hôi đêm).
8. Màu da.
a. Bình thường - hồng, sạm, nâu, đen.
b. Bất thường - giảm sắc tố (tái xanh, nhợt) do thiếu máu hoặc
mất máu cấp (Sự co mạch sẽ làm da đổi màu do giảm lượng
máu đến).
c. Vàng da - tăng lượng bilirubin trong máu và mô. Hiện tượng
này xuất hiện chủ yếu ở mặt và tay chân.
d. Phát ban - đỏ ở da. Có thể do sung huyết mao mạch, viêm hay
nhiễm trùng.
e. Xanh tím - đổi màu da và niêm mạc thành xanh hoặc xanh-xám
(xám xịt). Nguyên nhân bởi thiếu oxy máu do giảm lượng huyết
sắc tố (giảm 5g hemoglobin).
f. Vết bầm máu - ban xuất huyết, tụ máu hoặc bầm tím dưới da.
9. Cấu trúc của ngực.
a. Bình thường - bình thường đường kính trước-sau.
1) Cột sống thẳng, không có sự thay đổi kích thước ngực.
2) Không cúi người về trước (gù) hay nghiêng sang bên (vẹo).
b. Ngực ức gà - sự đẩy lồi xương ức ra phía trước.
c. Ngực lõm hình phễu bẩm sinh - sự lún xuống một phần hay
toàn bộ xương ức.
Đánh giá bệnh nhân
A - 15
d. Gù - sự cong lồi của cột sống (cúi người về trước).
e. Vẹo - cong cột sống sang bên (nghiêng người sang bên).
f. Gù vẹo là sự kết hợp của cả 2 hiện tượng và gây nên một khiếm
khuyết làm hạn chế nghiêm trọng.
g. Tăng đường kính trước - sau - kết quả của hiện tượng khí
kẹt lại ở phổi trong suốt thời gian dài.
1) Thường đo bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
2) Có thể được gọi là ngực Barrel.
10. Cử động của ngực/cơ hoành.
a. Cử động ngực cân đối khi cả 2 bên ngực di chuyển cùng một
lúc.
b. Bụng cử động ra ngoài suốt thì hít vào bởi vì cơ hoành đi
xuống. Lồng ngực di chuyển ra ngoài và lên trên.
c. Cử động ngực không cân đối (không bằng nhau) có thể chỉ ra
những tình trạng bệnh nền tảng sau:
1) Xẹp phổi.
2) Tràn khí màng phổi.
3) Mảng sườn di động - cử động ngược chiều hô hấp.
4) Ống nội khí quản vào một bên phổi ở những bệnh nhân
được đặt nội khí quản.
11. Kiểu thở.
a. Hô hấp bình thường - bình thường về tần số, biên độ và nhịp
điệu hô hấp.
1) Tần số hô hấp bình thường là 12-20 lần/phút.
b. Thở nhanh - tăng về tần số hô hấp (trên 20 nhịp/phút).
1) Nguyên nhân: hạ oxy máu, sốt, đau, vấn đề của hệ thống
thần kinh trung ương.
c. Thở chậm (chứng thở nông) - giảm về tần số hô hấp (ít hơn 12
lần/phút), biên độ biến đổi và loạn nhịp thở.
1) Nguyên nhân: lúc ngủ (bình thường), do thuốc, rượu, rối
loạn chuyển hóa.
d. Ngưng thở - gián đoạn việc thở.
e. Thở nhanh sâu - tần số hô hấp tăng, biên độ tăng, nhịp điệu đều.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 16
1) Nguyên nhân: rối loạn chuyển hóa/rối loạn hệ thần kinh
trung ương.
f. Cheyne-Stokes - tăng dần sau đó giảm dần tần số và biên độ
theo chu kì kéo dài từ 30-180 giây, với mỗi đợt ngưng thở kéo
dài tới 60 giây.
1) Nguyên nhân: tăng áp lực nội sọ, viêm màng não, quá
liều thuốc.
g. Biot’s - tăng tần số và biên độ với những cơn ngưng thở không
đều. Mỗi nhịp thở có cùng biên độ.
1) Nguyên nhân: vấn đề của hệ thần kinh trung ương.
h. Kussmaul’s - tăng tần số hô hấp (thường trên 20 nhịp/phút),
tăng biên độ, nhịp không đều, tiếng thở nặng nhọc.
1) Nguyên nhân: hạ oxy máu, toan chuyển hóa, suy thận,
toan ceton acid ở bệnh nhân đái tháo đường.
i. Chứng thở không đều - hít vào há hốc miệng kéo dài, sau đó là
thì thở ra cực kì ngắn và thở không hết.
1) Nguyên nhân: vấn đề ở trung tâm hô hấp, chấn thương
hay khối u.
12. Hoạt động cơ hô hấp phụ.
a. Những cơ này được sử dụng để tăng cường thông khí trong
suốt những lúc yếu cơ, kháng lực đường thở tăng, v.v.
b. Những cơ cô hấp bình thường.
1) Cơ hoành.
2) Có liên sườn ngoài.
3) Việc thở ra bình thường là thụ động.
c. Những cơ hô hấp phụ.
1) Cơ liên sườn, cơ thang, cơ ức đòn chũm, cơ ngực lớn.
2) Các cơ thành bụng (cơ chéo bụng, cơ thẳng bụng, v.v.).
13. Tình trạng cơ.
a. Phì đại (tăng kích thước cơ) các cơ hô hấp phụ xảy ra ở COPD.
b. Teo cơ (hao mòn cơ) là việc mất trương lực cơ và xảy ra ở liệt.
1) Có thể được gọi là suy mòn.
14. Co rút.
Đánh giá bệnh nhân
A - 17
a. Co rút liên sườn và/hoặc xương ức xảy ra khi ngực cử động
vào trong suốt thì hít vào gắng sức thay vì di chuyển ra ngoài.
b. Đây là do tắc nghẽn đường thở.
c. Một dấu hiệu của suy hô hấp.
15. Phập phồng cánh mũi.
a. Lỗ mũi ngoài phập phồng ở thì hít vào.
b. Một dấu hiệu của suy hô hấp.
16. Tính chất ho.
a. Mạnh, vừa hay yếu.
b. Có đàm hay không đàm.
c. Thường xuyên hay không thường xuyên/loãng, đặc hay có mủ.
1) Ho khan hay không có đàm có thể biểu thị của một khối u
trong phổi hay hen.
2) Ho có đàm có thể là gợi ý nhiễm trùng (xem phần Phân
tích đàm).
17. Bằng chứng của đường thở khó.
a. Sự tồn tại những yếu tố lâm sàng làm phức tạp hoặc cho thông
khí qua mặt nạ hoặc cho việc đặt nội khí quản bởi các bác sĩ
giỏi và có kinh nghiệm.
1) Nhìn bên ngoài tìm dấu hiệu bệnh lí của mặt hoặc cổ.
a) Hàm ngắn và thụt về sau (tật hàm nhỏ).
b) Lưỡi lớn (tật lưỡi to).
c) Cổ bò (to và ngắn).
d) Giới hạn biên độ cử động của cổ.
2) Xem phần Đặt nội khí quản chăm sóc đường thở về
Mallampati, Cormack-Lehane và khoảng cách cằm-giáp.
C. Đánh giá bằng sờ - Những gì bạn có thể cảm nhận
1. Mạch.
a. Tần số mạch/tim - tim đang đập nhanh thế nào trong một phút.
1) Bình thường: 60-100 lần/phút.
2) Tim nhanh: >100 biểu hiện của hạ oxy máu, lo lắng,
căng thẳng.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 18
3) Tim chậm: <60 biểu hiện suy tim, sốc, mã/cấp cứu.
4) Nhịp tim: thay đổi trên 20 nhịp/phút được xem là phản ứng
bất lợi, ngưng trị liệu, thông báo cho điều dưỡng và bác sĩ.
b. Nhịp điệu của mạch - đều hay không đều.
1) Bất kì thay đổi nào về nhịp điệu đều cần theo dõi kĩ hơn.
c. Lực của mạch - mạnh hay yếu/nhỏ.
d. Mạch nghịch thường - mạch/huyết áp biến đổi theo hô hấp.
Có thể biểu hiện ứ khí (tình trạng cơn hen hoặc chèn ép tim).
2. Sự phân chia khí quản.
a. Sờ có thể được dùng để xác định vị trí khí quản.
b. Để xác định vị trí khí quản, đặt ngón tay trỏ vào trong hõm trên
ức.
c. So sánh khoảng trống giữa xương đòn trái và bờ trái khí quản.
d. Nguyên nhân của lệch khí quản:
Bị kéo sang bên bất thường
(về phía bệnh)
Bị đẩy sang bên bình thường
(ra xa bên bệnh)
1) Xẹp phổi 1) Tràn dịch màng phổi lượng nhiều
2) Xơ phổi 2) Tràn khí màng phổi áp lực
3) Cắt phổi 3) Khối u ở cổ hoặc u tuyến ức
4) Liệt cơ hoành 4) Khối u trung thất lớn
3. Sờ rung.
a. Sự rung có thể được cảm nhận bằng tay trên thành ngực.
b. Các phân khu của sờ rung bao gồm:
1) Rung thanh âm - sự rung của thành ngực khi nói.
2) Rung cọ màng phổi - cảm thấy “rin rít” ở thành ngực do bề
mặt màng phổi thô ráp đang cọ vào nhau.
3) Rung phế quản (phế quản sờ thấy được) - xuất tiết ở
đường thở.
4. Nhạy cảm đau.
a. Da của bệnh nhân có thể nhạy đau quanh các mũi khâu, ống
dẫn lưu thành ngực, các chỗ bầm, xương gãy và bỏng. Tránh
đụng chạm những vùng nhạy cảm đau nếu có thể.
Đánh giá bệnh nhân
A - 19
5. Tiếng lép bép.
a. Những bong bóng khí dưới da có thể được sờ thấy và biểu
hiện của sự hiện diện của tràn khí dưới da.
6. Cử động ngực cân đối
a. Bàn tay người khám được đặt trên ngực bệnh nhân và khoảng
cách bàn tay di chuyển suốt thì hít vào được ghi nhận. Trong
điều kiện bình thường, cả 2 tay đều có cùng khoảng di chuyển,
biểu hiện ngực dãn nở đều. Nếu một tay di chuyển nhiều hơn
tay kia, là dãn nở ngực không đều.
D. Đánh giá bằng gõ
1. Gõ ngực bệnh nhân giúp biết những thay đổi về âm vực được
phát ra từ lồng ngực.
2. Gõ được thực hiện bằng cách đặt ngón tay giữa ở giữa 2 xương
sườn và gõ lên đốt thứ nhất của ngón tay giữa bằng đầu ngón
tay giữa của bàn tay còn lại.
3. So sánh phần trước và sau của ngực, bên trái với bên phải,
phần đỉnh với đáy.
4. Những âm thanh sau đây được phát ra:
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 20
a. Vang - phổi bình thường chứa đầy không khí. Đây là âm trống.
b. Phẳng - được nghe khi gõ lên xương ức, cơ hay vùng phổi xẹp.
c. Đục - nghe trên cơ quan chứa dịch như tim hoặc gan. Tràn
dịch màng phổi hoặc viêm phổi cũng nghe được tiếng “thịch”
thế này.
d. Vang như trống - nghe khi gõ lên dạ dày có khí. Nghe như tiếng
trống và thể hiện thể tích phổi tăng khi nghe trên vùng phổi.
e. Tăng cộng hưởng - được thấy ở vùng phổi bị tràn khí màng
phổi hoặc có khí phế thũng. Tiếng này nghe oang oang.
5. Độ di chuyển của cơ hoành được đo bằng cách gõ vào cuối thì
hít vào rồi sau đó là cuối thì thở ra. Độ di chuyển suốt kì thở
sâu của cơ hoành xấp xỉ 5 đến 7 cm.
E. Đánh giá bằng nghe.
1. Tiếng thở bình thường - là tiếng của phế nang.
a. Âm phế bào hai bên - nghe bình thường ở cả 2 phổi.
b. Tiếng thở phế quản - tiếng bình thường được nghe ở khí quản
hoặc phế quản. Những tiếng này nếu ở ngoại vi phổi là chỉ
điểm của đông đặc phổi.
2. Tăng, giảm âm, âm không cân xứng hay mất âm thở.
a. So sánh 2 bên.
b. Những sự thay đổi về tiếng thở này giúp chỉ ra nơi có vấn đề.
c. Tiếng dê kêu - hướng dẫn bệnh nhân nói “E” (phát âm là /i:/)
và sẽ nghe được tiếng như “A” (phát âm là /ei/). Hiện tượng
này biểu hiện đông đặc mô phổi chẳng hạn như trong trường
hợp viêm phổi.
Đánh giá bệnh nhân
A - 21
d. Tiếng vang phế quản và tiếng ngực thầm là những thuật ngữ
chỉ sự tăng cường độ hoặc dẫn truyền của âm nói và biểu thị
đông đặc hay viêm phổi.
e. Bất cứ sự tăng tiếng âm nói đều là đông đặc, và sự giảm âm
có thể do tắc phế quản, tràn khí màng phổi, khí phế thũng, v.v.
3. Tiếng thở bất thường - mắc phải.
a. Ran (crackles) - có xuất tiết/dịch.
1) Ran ẩm thô (coarse rales hay rhonchi) - xuất tiết ở đường
thở lớn.
a) Bệnh nhân cần hút đàm.
2) Ran ẩm vừa hạt (medium rales) - xuất tiết đường thở
trung bình.
a) Bệnh nhân cần vật lí trị liệu ở ngực.
3) Ran ẩm nhỏ hạt (moist creptitant rales) - phế nang, dịch.
a) Bệnh nhân có suy tim sung huyết/phù phổi.
b) Bệnh nhân cần thở áp lực dương, thuốc cho tim, thuốc
lợi tiểu và oxy.
b. Ran rít-ngáy (wheeze).
1) Nguyên nhân là co thắt phế quản.
2) Bệnh nhân cần thuốc dãn phế quãn.
3) Ran rít-ngáy một bên chỉ điểm của tắc do dị vật.
c. Tiếng thở rít (tiếng chỉ nghe ở thì thở ra, tiếng gà gáy)
1) Do tắc nghẽn đường thở trên.
a) Sưng trên thanh môn.
b) Sưng dưới thanh môn (sau rút nội khí quản)
c) Hút dị vật (đặc hay lỏng).
2) Điều trị đặc hiệu.
a) Thuốc chống sung huyết mũi tại chỗ (epinephrine
racemic (hỗn hợp 2 đồng phân)) trong trường hợp
sưng và phù.
b) Hút đàm và/hoặc nội soi phế quản khi có dịch tiết và
hút dị vật.
c) Đặt nội khí quản trong trường hợp thở rít rõ/nặng.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 22
d. Tiếng cọ màng phổi.
1) Âm thanh thô nghe rin rít hoặc lạo xạo.
2) Nguyên nhân do bề mặt của màng phổi thành và tạng bị
viêm và cọ vào nhau.
3) Có thể gặp trong viêm màng phổi, lao, viêm phổi, nhồi
máu phổi, ung thư, v.v.
4) Steroids và kháng sinh có thể được chỉ định.
4. Tiếng tim.
a. Tiếng tim bình thường.
1) Âm thanh được tạo bởi sự đóng của các van tim.
2) Tiếng đầu tiên (S1 hay T1) - được tạo bởi sự đóng bình
thường của van 2 lá và van 3 lá vào lúc khởi đầu của quá
trình co tâm thất.
3) Tiếng thứ 2 (S2) - bình thường và nghe được khi kết thúc
thì tâm thu. Tâm thất nghỉ và van động mạch phổi và van
động mạch chủ đóng.
b. Tiếng tim bất thường.
1) Ở người lớn, tiếng S3 là bất thường và có thể gợi ý suy
tim sung huyết.
2) Sự xuất hiện tiếng thứ tư (S4) biểu thị bất thường tim như
nhồi máu cơ tim hay phì đại tim.
3) Cả tiếng S3 và S4 đều có âm vực thấp và khó phân biệt.
4) Âm thổi tim (heart murmurs) là âm thanh gây ra do dòng
máu hỗn loạn. Có thể do khiếm khuyết van tim hoặc bất
thường tim bẩm sinh và cần được khám kĩ.		
5) Âm thổi tim có thể xảy ra khi máu được tống qua một lỗ bất
thường như khiếm khuyết vách liên nhĩ hay vách liên thất.
6) Âm thổi mạch máu (bruits) được nghe ở động mạch hay
tĩnh mạch khi dòng máu trở nên hỗn loạn hay chảy với tốc
độ bất thường. Âm thổi mạch máu thường nghe qua ống
nghe trên những mạch máu xác định, như động mạch cảnh.
Đánh giá bệnh nhân
A - 23
5. Huyết áp.
a. Đo huyết áp tâm thu và tâm trương.
b. Thường được đo nhất bằng máy đo huyết áp (loại băng quấn
cánh tay).
c. Bình thường ở người lớn: 120/80 mm Hg với độ dao động cho
phép là 90/60 tới 140/90.
d. Tăng huyết áp biểu hiện tình trạng căng thẳng tim - hạ oxy
máu.
e. Hạ huyết áp biểu hiện tưới máu kém - giảm thể tích, suy tim
sung huyết.
V. Đánh giá sự thông khí
A. Thán đồ/ (Đo mật độ thán khí)
1. Định nghĩa
a. Là đo thành phần carbon dioxide trong khí thở ra bằng phương
pháp hấp thụ hồng ngoại.
b. Từ đó tính ra ECO2
, ETCO2
, PETCO2.
B. Phân loại thán đồ
1. Thán khí so màu hay hóa học (như EasyCap II®
).
a. Sự biến đổi hóa học màu sắc từ tím (không CO2
) sang vàng
(CO2
tăng).
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 24
2. Thán đồ.
a. Định lượng PET
CO2
.
b. Có hoặc không có dạng sóng của thán đồ.
c. Đo giá trị carbon dioxide trong khí thở ra bằng phương pháp
hấp thụ hồng ngoại.
3. Thán đồ thể tích.
a. Được tích hợp với sự phân phối thể tích máy thở để đo thể tích
theo đường cong thán đồ.
b. Thể tích của PET
CO2
đã cho được tận dụng để tính toán các giá
trị như VD
/VT
, VCO2
, v.v.
C. Quy trình cách thực hiện
1. Khi thực hiện thán đồ, cần lấy khí máu động mạch để liên hệ
với các giá trị.
2. Cảm biến cần được đặt gần với chỗ nối đường thở của bệnh
nhân (tại ống nội khí quản).
D. Khuyến cáo từ Hướng dẫn thực hành lâm sàng AARC: Thán
đồ/Đo mật độ thán khí suốt quá trình thông khí cơ học, 2011.
1. Thán đồ dạng sóng liên tục để kiểm tra vị trí chính xác ống nội
khí quản.
a. Nếu thán đồ dạng sống không có sẵn, đo mật độ thán khí
không dạng sóng (phương pháp so màu) sẽ được thực hiện.
2. PET
CO2
được đề nghị để hướng dẫn quản lí những bệnh nhân
cần thông khí cơ học.
3. Thán đồ liên tục suốt quá trình vận chuyển những bệnh nhân
đang thở máy.
4. Sử dụng thán đồ để xác định những bất thường luồng khí thở ra.
5. Áp dụng thán đồ thể tích để đánh giá sự thải bỏ CO2
và VD
/VT
để tối ưu hóa thông khí cơ học.
6. Thán đồ định lượng được tận dụng ở những bệnh nhân đặt nội
khí quản suốt quá trình hồi sức tim phổi để đánh giá.
a. Tình trạng tim phổi.
b. Sự hiệu quả của việc ấn ngực.
Đánh giá bệnh nhân
A - 25
c. Sự trở lại của tuần hoàn tự thân bệnh nhân.
E. PET
CO2
1. PET
CO2
phản ánh PaCO2
.
a. Cả hai đều chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi VCO2
(sản phẩm CO2
).
b. Là một bộ phận của chuyển hóa (tỉ số chuyển hóa cơ bản).
1) Tăng tỉ số chuyển hóa cơ bản do:
a) Sốt.
b) Nhiễm trùng huyết.
c) Rùng mình.
d) Co giật.
e) Cường giáp.
2) Giảm tỉ số chuyển hóa cơ bản do:
a) An thần.
b) Hạ thân nhiệt.
c) Dinh dưỡng không thích hợp/Bị đói.
2. PET
CO2
bình thường thấp hơn PaCO2
4-6 mm Hg.
a. PaCO2
bình thường là 40 mm Hg.
b. PET
CO2
bình thường 34-36 mm Hg.
c. PET
CO2
có thể được thể hiện bằng phần trăm khí CO2
thở ra
(phương pháp Châu Âu).
1) PET
CO2
bình thường là 3-5%.
d. Khi PaCO2
giảm, PET
CO2
giảm.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 26
1) Tăng thông khí.
2) Hạ CO2
máu.
3) Kiềm hô hấp.
4) Giảm tưới máu (bệnh kèm khoảng chết).
c. Khi PaCO2
tăng, PETCO2
tăng.
1) Giảm thông khí.
2) Tăng CO2
máu.
3) Toan hô hấp.
3. Cách xử lí.
a. PET
CO2
thấp ngay sau đặt nội khí quản cho hay đã đặt vào thực
quản, cần chỉnh sửa.
b. PET
CO2
sẽ tăng suốt quá trình ấn ngực hồi sức tim phổi vì CO2
tạo ra được đào thải.
c. PET
CO2
giảm tới 0 cho thấy có rò rỉ hoặc sút máy thở.
d. Độ ẩm và chất tiết có thể gây đọc kết quả sai và làm tắc ống
chứng (sẽ cho kết quả là 0).
Đánh giá bệnh nhân
A - 27
e. Đọc kết quả sai có thể gặp ở bệnh nhân không có hồi sức tim
phổi trong một thời gian.
4. Thán đồ được sử dụng để theo dõi.
a. Độ nặng của bệnh phổi.
b. Đáp ứng trị liệu.
1) Cải thiện VD
/VT
.
2) Cải thiện sự bất xứng hợp V/Q.
c. Xác nhận đặt nội khí quản.
1) Hướng dẫn của AHA/ACLS khuyên dùng thán đồ dạng
sóng có định lượng.
d. Hệ thống máy thở/ống nội khí quản khi có rò rỉ hay sút ống.
1) PET
CO2
giảm đột ngột về 0.
e. Cho cả lưu lượng máu phổi và tim.
1) Giảm cung lượng tim làm PET
CO2
giảm thấp đột ngột.
Chỉ điểm sớm của suy tim/nhồi máu cơ tim/suy tim sung huyết.
2) Giảm lưu lượng máu phổi dẫn đến PET
CO2
đột ngột thấp.
Chỉ điểm sớm của thuyên tắc phổi.
f. Theo dõi hiệu quả của thuốc ức chế thần kinh-cơ.
1) Khi thuốc ức chế thần kinh cơ hết tác dụng, PET
CO2
tăng
do tăng chuyển hóa.
5. Thán đồ thể tích.
c. PET
CO2
tăng lên có thể chỉ ra bệnh nhân sốt hoặc thuốc ức chế
thần kinh-cơ đang dần hết tác dụng.
b. PET
CO2
giảm dần có thể cho thấy VD
/VT
đang tăng, suy tim
hoặc cung lượng tim giảm.
c. VA
tăng dần cho biết tình trạng thở máy dần cải thiện.
1) Bệnh nhân có thể sẵn sàng cai máy thở.
d. VD
/VT
giảm dần cho thấy tình trạng thở máy cải thiện dần.
1) Bệnh nhân có thể chuẩn bị cai máy khi VD
/VT
< 60%.
F. Thông khí khoảng chết (VD).
1. Khoảng chết giải phẫu - là lượng thể tích lưu thông hít vào
nhưng không đến phế nang.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 28
a. Xấp xỉ 1 mL trên lb cần nặng lí tưởng (ví dụ, 150 lb = 150 mL VD
).
Thường xấp xỉ thông khí phế nang.
2. Khoảng chết phế nang - là lượng thông khí phế nang không
được tưới máu. Xảy ra trong thuyên tắc phổi.
3. Khoảng chết sinh lí là tổng khoảng chết giải phẫu và khoảng
chết phế nang và được ước lượng bằng ti số Khoảng chết chia
Thể tích lưu thông (VD
/VT
).
4. Khoảng chết cơ học - lượng lưu thông trong ống giữa bệnh
nhân và chạc nối chữ Y của hệ thống máy thở.
a. Xấp xỉ 10 mL trên ich ống gập (5’’ = 50 mL VD
).
b. Có thể được dùng để điều chỉnh mức PaCO2
.
G. Tính toán.
1. Thông khí phút (VE
).
a. Công thức: VE
= (VT
x f).
b. Ví dụ: Một bệnh nhân được thông khí thể tích với thể tích lưu
thông 600 mL với tần số thở 10 nhịp trên phút. VE
của bệnh
nhân này là bao nhiêu?
(VE
= VT
x f)
VE
= 600 x 10 = 6000 mL hay 6 L
2. Thông khí phút phế nang (VA
).
a. Công thức: VA
= (VT
- VD
) x f.
b. Ví dụ: Một bệnh nhân 68 kg (150 lb) nhận thông khí thể tích
với thể tích lưu thông là 600 mL và tần số là 10. VA
của bệnh
nhân là mấy?
VA
= (600 - 150) x 10 = 4500 mL hay 4,5 L.
3. Tỉ lệ Khoảng chết với Thể tích khí lưu thông (VD
/VT
).
a. Giá trị bình thường = 20-40% (lên đến 60% đối với bệnh nhân
thở máy).
b. Công thức: x 100
c. PE
CO2
là trung bình lượng PCO2
trong khí thở ra và có thể
được đo bằng thán đồ.
PaCO2
- PE
CO2
PaCO2
Đánh giá bệnh nhân
A - 29
d. Tăng tỉ số VD
/VT
chỉ ra bệnh gây nên khoảng chết (thuyên tắc
động mạch phổi).
e. Ví dụ: Tính toán tỉ số VD
/VT
đối với bệnh nhân với PaCO2
40 torr và PE
CO2
30 torr.
VD
/VT
= x 100
VD
/VT
= x 100
VD
/VT
= x 100
VD
/VT
= 0,25 hoặc 25%
4. Thông khí khoảng chết (VD
).
a. Công thức: VD
/VT
x VT
= VD
b. Ví dụ: Một bệnh nhân với tỉ số VD
/VT
là 25% đang thở máy với
thể tích khí lưu thông 800 mL. VD
của bệnh nhân thế nào?
VD
= VD
/VT
x VT
VD
= 0,25 x 800 = 200 mL.
VI. Đánh giá sự oxy hóa
A. Chỉ điểm của sự oxy hóa
1. PaO2
.
a. Áp suất riêng phần của oxy hòa tan trong máu động mạch.
b. Được đo trực tiếp từ mẫu máu động mạch bởi điện cực Clark
trong máy phân tích khí máu.
c. Giá trị bình thường = 80-100 torr.
2. SaO2
.
a. Biểu thị phần trăm số hemoglobin trong máu động mạch gắn
với oxy.
b. Được đo trực tiếp từ mẫu máu động mạch bằng máy đo độ bão
hòa oxy-CO, oxy hem (co-oximeter hoặc hemoximeter).
c. Ước lượng bằng máy đo bão hòa oxy theo mạch đập.
PaCO2
- PE
CO2
PaCO2
40-30
40
10
40
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 30
1) Độ bão hòa hiển thị từ máy đo độ bão hòa oxy theo mạch
nảy sẽ chính xác ở những bệnh nhân có tưới máu tốt và
độ bão hòa là 70% hoặc hơn.
2) Được khuyến cáo trong theo dõi suốt nghiên cứu giấc ngủ,
và trong đánh giá sự khử bão hòa khi nghỉ và gắng sức.
3) Độ chính xác chịu ảnh hưởng bởi việc tưới máu (sốc và
hạ huyết áp) và những trường hợp cản trở việc dẫn truyền
ánh sáng (ban đỏ, ánh sáng môi trường quá sáng, v.v.).
4) Máy đo bão hòa oxy theo mạch nảy cho độ bão hòa cao
hơn nếu có nhiễm độc carbon monoxide.
d. Được tính toán bằng máy phân tích khí máu.
e. Sự khác biệt lớn giữa các giá trị tính toán và giá trị đo được có
thể là cho sự tăng nồng độ carbon monoxide (COHb),
f. Giới hạn bình thường là 93-98%.
g. Đường cong phân ly oxyhemoglobin.
1) Chuyển sang trái (ái lực oxy tăng) nghĩa là sẽ có thành
phần oxy cao hơn với bất kì PO2
sẵn có.
2) Chuyển sang phải (ái lực oxy giảm) nghĩa là sẽ có thành
phần oxy thấp hơn với bất kì PO2
sẵn có.
3)
CHUYỂN SANG TRÁI
(ái lực tăng)
CHUYỂN SANG PHẢI
(ái lực giảm)
↓ H+
(↑pH) ↑ H+
(↓pH)
↓ PCO2
↑ PCO2
↓ NHIỆT ↑ NHIỆT ĐỘ
↓ 2-3 DPG ↑ 2-3 DPG
Đánh giá bệnh nhân
A - 31
4) Mối quan hệ giữa PaO2
và SaO2
được mô tả bằng đường
cong phân ly oxyhemoglobin.
5) P50
là phương pháp biểu thị vị trí của đường cong.
Bình thường 27 torr
Chuyển phải >27 torr Ái lực giảm
Chuyển trái <27 torr Ái lực tăng
i. Giá trị PaO2
có thể được ước lượng bằng cách trừ 30
từ SaO2
PaO2
SaO2
40 70
50 80
60 90
B. Tính toán
1. Áp lực oxy phế nang (PA
O2
): Phương trình khí phế nang.
a. Tính áp suất riêng phần của oxy (PO2
) trong phế nang.
b. Công thức: PA
O2
= (PB
- PH2O
)Fi
O2
-
PaCO2
0,8
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 32
c. Ví dụ: Tính PA
O2
cho một bệnh nhân nhận 50% oxy với PaCO2
40 torr và áp suất khí quyển là 747 torr.
PA
O2
= (PB
- PH2O
)FI
O2
-
PA
O2
= (747 - 47) 0,50 -
PA
O2
= (700 x 0,50) - 50
PA
O2
= 350 - 50
PA
O2
= 300 torr
d. Giá trị bình thường thay đổi trực tiếp theo Fi
O2
của bệnh nhân
và PB.
2. Khuynh độ (gradient) oxy phế nang-động mạch (P(A-a)O2
hay
khuynh độ A-aDO2
).
a. Ước lượng sự khác biệt (về khuynh độ) giữa PO2
phế nang và
động mạch.
b. Được ước lượng tốt nhất khi bệnh nhân thở 100% O2
được 20
phút hoặc hơn.
c. Công thức: A-aDO2
= PA
O2
- PaO2
d. Ví dụ: Khuynh độ A-a của bệnh nhân trong ví dụ trước là bao
nhiêu nếu PaO2
là 80 torr?
		 A-aDO2
= PA
O2
- PaO2
		
A-aDO2
= 300 torr - 80 torr = 220 torr
e. Phiên giải.
1) Đáp ứng với oxy liệu pháp:
a) Nếu PaO2
tăng với oxy liệu pháp, thì bệnh nhân có bất
xứng hợp V/Q.
b) Nếu PaO2
không tăng với oxy liệu pháp, thì bệnh nhân
có shunt.	
25-65 torr với 100% O2
Giá trị bình thường
66-300 torr bất xứng V/Q
>300 torr hiện tượng shunting
f. Giá trị bình thường thay đổi trực tiếp theo Fi
O2
bệnh nhân.
PaCO2
0,8
40
0,8
Đánh giá bệnh nhân
A - 33
3. Thành phần oxy động mạch (arterial oxygen content CaO2
).
a. Tốt nhất để đo lường oxy được phân phối tới mô, hay chỉ số tốt
nhất vận chuyển oxy.
b. Ước lượng lượng oxy được mang bởi hemoglobin cũng như
lượng hòa tan trong huyết tương.
c. Công thức: CaO2
= (Hb x 1,34 x SaO2
) + (PaO2
x 0,003)
Oxy trong hồng cầu Oxy trong huyết tương
d. Ví dụ: Tính CaO2
của bệnh nhân có SaO2
98%, PaO2
99 torr và
Hb 14 g/100 mL máu.
CaO2
= (Hb x 1,34 x SaO2
) + (PaO2
x 0,003)
CaO2
= (14 x 1,34 x 0,98) + (90 x 0,003)
CaO2
= (18,76 x 0,98) + (0,27)
CaO2
= 18,38 + 0,27
CaO2
= 18,65 vol%
e. Giới hạn bình thường là 17-20 vol% (mL/dL).
4. Thành phần oxy tĩnh mạch trộn (Mixed venous oxygen content
Cv
O2
).
a. Tổng lượng oxy được mang trong máu tĩnh mạch trộn.
b. Được tính bằng cùng công thức tính CaO2
ngoại trừ việc dùng
PO2(PvO2)
và độ bão hòa (Sv
O2
) tĩnh mạch trộn.
c. Máu được rút từ Động mạch phổi qua catheter bịt đầu bằng
bóng, điểu khiển theo dòng chảy (Swan-Ganz).
d. Công thức: Cv
O2
= (Hb x 1,34 x Sv
O2
) + (Pv
O2
x 0,003).
e. Giá trị bình thường = 14 vol% (12-16 vol%).
f. Các giá trị Cv
O2
sẽ giảm khi cung lượng tim giảm.
g. Các giá trị Sv
O2
sẽ giảm khi cung lượng tim giảm.
5. Sự khác biệt thành phần oxy động mạch - tĩnh mạch (C(a-v)O2
)
a. Cv
O2
được tính bằng cách trừ đi từ CaO2
.
b. Đo sự tiêu thụ oxy của mô.
c. Công thức C(a-v)O2
= CaO2
- Cv
O2
.
d. Giới hạn bình thường 4-5 vol%.
e. Được sử dụng trong phương trình Fick để tính cung lượng tim
(L/phút) hay sự tiêu thụ oxy (mL/phút).
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 34
f. Sự khác biệt C(a-v)O2
sẽ tăng khi Cv
O2
đang giảm và sẽ co biết
rằng cung lượng tim đang giảm.
6. Phương trình shunt (QS
/QT
).
a. Là phần cung lượng tim (QT
) bị shunt (QS
).
b. Công thức: QS
/QT
=
c. Phương pháp: khí máu động mạch và tĩnh mạch trộn được rút
và phân tích để xác định A-aDO2
và C(a-v)O2
.
d. Ví dụ: Tính QS
/QT
khi A-aDO2
là 300 torr và C(a-v)O2
là 3,6
vol%.
QS
/QT
=
QS
/QT
=
QS
/QT
=
QS
/QT
=
QS
/QT
= 0,20 hay 20% shunt
e. Giới hạn bình thường là 3-5%.
7. Tỉ số PaO2
/FI
O2
hay tỉ số P/F.
a. Tỉ số áp suất riêng phần của oxy động mạch và nông độ phân
suất oxy hít vào (Pa
O2
/Fi
O2
).
b. Được dùng trong việc xác định tổn thương phổi cấp (ALI) hoặc
hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS).
c. Đo hiệu quả của chuyển oxy qua phổi.
d. Giá trị bình thường 380 torr hoặc lớn hơn.
e. Phân mức độ nặng.
(A-aDO2
)(0,003)
(A-aDO2
)(0,003)+C(a-v)O2
(A-aDO2
)(0,003)
(A-aDO2
)(0,003)+C(a-v)O2
(300)(0,003)
(300)(0,003)+3,6
0,9
0,9+3,6
0,9
4,5
Đánh giá bệnh nhân
A - 35
Tiêu chuẩn ATS/ERS Tiêu chuẩn Berlin
Tổn thương phổi cấp ARDS nhẹ
Tỉ số P/F < 300 Tỉ số P/F 200-300
ARDS ARDS trung bình
Tỉ số P/F < 200 Tỉ số P/F 100-200
PCWP < 18 mm Hg
Thâm nhiễm lan tỏa 2 bên ARDS nặng
Tỉ số P/F < 100
Mờ lan tỏa 2 bên
8. Chỉ số oxy (OI).
a. Đo lượng hỗ trợ thông khí cần để đảm bảo mức oxy hóa đã
có được.
b. Công thức: x 100
c. Ví dụ: Tính chỉ số oxy cho bệnh nhân cần áp lực đường thở
trung bình là 20 cm H2
O và 100% oxy để đạt được PaO2
50 torr.
d. Đáp án: OI = x 100
OI = x 100
Ol = x 100
Ol = 40
Giá trị bình thường = < 10
e. Ý nghĩa.
1) Chỉ số oxy đang tăng có nghĩa tình trạng bệnh nhân đang
nặng dần.
2) Chỉ số oxy lớn hơn 40 kèm theo tỉ lệ tử vong 80% và là
tiêu chuẩn phổ biến cho ECMO.
Paw
x Fl
O2
PaO2
Paw
x Fl
O2
PaO2
20 x 1,00
50
20
50
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 36
VII. Theo dõi huyết động học
A. Định nghĩa
1. Sự co bóp: khả năng các sợi cơ tim co ngắn lại trong thì tâm thu.
a. Sự co bóp và thể tích nhát bóp là tương xứng trực tiếp.
b. Tăng sự co bóp dẫn đến thể tích nhát bóp lớn hơn.
c. Giảm co bóp cơ tim, như trong suy tim sung huyết, làm giảm
thể tích nhát bóp.
2. Tiền tải: đo lường hay ước lượng thể tích tâm thất vào cuối kì
tâm trương.
a. Được xác định bằng lượng trở về từ tĩnh mạch và khả năng
chứa của tâm thất.
b. Thể tích cuối tâm trương càng lớn dẫn đến tăng sự dãn ra của
sợi cơ tim, và thể tích nhát bóp càng lớn.
c. Được mô tả bằng đường cong Frank-Starling.
3. Hậu tải: áp lực thành cơ tim cần để thắng sức cản hoặc tải lượng
áp lực chống lại sự tống máu từ tâm thất suốt thì tâm thu.
a. Hậu tải và sự làm việc của tâm thất thì tương xứng trực tiếp.
b. Có thể được ước lượng bằng cách kiểm tra áp lực động mạch
trung bình (hệ thống và phổi) và sức cản mạch máu (hệ thống
và phổi).
4. Điều hòa tần số: bình thường được điều hòa bằng nút xoang-
nhĩ (SA).
a. Sự thay đổi tần số tim có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cung
lượng tim.
b. Tần số tim bình thường là 60-100 nhịp/phút.
Đánh giá bệnh nhân
A - 37
B. Mô tả
1. Huyết động học chỉ đề cập về chức năng sống thứ 3 và thứ 4:
Tuần hoàn và Tưới máu.
2. Huyết nghĩa là máu và động nghĩa là cử động hoặc di chuyển.
Vì vậy huyết động có nghĩa là sự chuyển động của máu hay
Tuần hoàn/Tưới máu.
3. Sự chuyển động của máu (Tuần hoàn/Tưới máu) diễn ra nhờ
áp lực của máu.
4. Huyết động là chỉ theo dõi huyết áp.
C. Điều hòa huyết áp
1. Có 3 yếu tố điều hòa huyết áp.
a. Tim - tim là cái bơm để tạo nên huyết áp. Những thay đổi về
tần số tim và sự co bóp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp.
1) Tăng tần số tim làm tăng huyết áp.
a) Thuốc làm tăng nhịp tim (chronotropic): atropine.
2) Giảm tần số tim làm giảm huyết áp.
a) Thuốc làm giảm nhịp tim: chẹn β hay đối vận β: atenolol,
propranolol, labetalol.
3) Tăng co bóp làm tăng huyết áp.
a) Thuốc làm tăng co bóp (inotropic): digitalis, digoxin,
levosimendan (Simdax®).
4) Giảm co bóp làm giảm huyết áp - xảy ra trong suy tim
sung huyết.
b. Máu - lượng dịch (máu) trong hệ tuần hoàn sẽ ảnh hưởng đến
huyết áp.
1) Quá tải dịch - tăng huyết áp.
a) Điều trị bằng thuốc lợi tiểu.
2) Mất dịch - hạ huyết áp.
a) Điều trị bằng dịch hoặc các sản phẩm của máu.
c. Mạch máu - tình trạng mạch máu sẽ làm huyết áp thay đổi.
1) Co thắt mạch - tăng huyết áp.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 38
a) Điều trị bằng thuốc dãn mạch.
i. Dãn mạch trực tiếp (nitroprusside, hydralazine).
ii. Chẹn kênh calci (nifedipine),
iii. Ức chế men chuyển (Lisinopril, Perindopril,
Captopril, Enalapril, Ramipril).
2) Dãn mạch máu - giảm huyết áp.
a) Điều trị bằng thuốc co mạch (epinephrine, phenylephrine,
dopamine, dobutamine).
2. Huyết áp hệ thống bình thường như sau:
a. Tâm thu - 120 mm Hg.
b. Tâm trương - 80 mm Hg.
c. Trung bình - 93 mm Hg.
3. Huyết áp động mạch trung bình được tính như sau:
	
MAP =
a. Bởi vì thời gian tâm trương dài gấp 2 lần thời gian tâm thu, nên
công thức tính huyết áp trung bình là 2 phần tâm trương cộng
1 phần tâm thu, rồi chia 3.
4. Huyết áp tâm thu, tâm trương và động mạch trung bình được
theo dõi liên tục bằng sử dụng catheter trong lòng động mạch
với cảm biến áp lực (sức căng-áp suất).
5. Bộ cảm biến ở cùng mức với đầu của catheter.
a. Nếu bộ cảm biến vượt quá catheter, kết quả đọc sẽ thấp hơn
thực tế.
b. Nếu bộ cảm biến dưới mức catheter, kết quả đọc cao hơn thực
tế.
D. Nhắc lại giải phẫu tim và sự tuần hoàn
1. Dòng máu chảy khắp cơ thể như sau:
a. Đầu tiên ở thất trái, nơi có áp lực bình thường là 120/0 mm Hg,
máu rời tim qua van động mạch chủ và vào hệ động mạch
hệ thống.
(2 x tâm trương) + tâm thu
3
Đánh giá bệnh nhân
A - 39
b. Áp lực trung bình ở các động mạch hệ thống bình thường
là 90 mm Hg (120/80) và giảm còn 30 mm Hg khi vào đến
mao mạch.
c. Bên trong các mao mạch áp lực lúc này là 20 mm Hg và khi
máu đi vào tĩnh mạch hệ thống thì lúc này khoảng 10 mm Hg.
d. Máu tĩnh mạch hệ thống di chuyển chậm về tim phải. Khi máu
vào nhĩ phải, áp lực khi đó chỉ còn 2-6 mm Hg hay 4-12 cm
H2
O.
e. Áp lực nhĩ phải là chỉ điểm của tiền tải thất phải.
f. Máu ở nhĩ phải đi qua van ba lá vào thất phải nơi áp lực máu
bình thường 25/0 mm Hg.
g. Từ thất phải, máu đi qua van động mạch phổi vào trong
động mạch phổi có áp suất bình thường là 25/8 mm Hg. Áp lực
trung bình ở đây vào khoảng 14 mm Hg.
h. Từ động mạch phổi lúc này máu đi qua phổi, nơi mà áp lực
mao mạch bình thường khoảng 8-10 mm Hg, và sau đó vào
tĩnh mạch phổi.
i. Máu trong tĩnh mạch phổi đi vào thất trái nơi mà áp lực rớt còn
khoảng 2-6 mm Hg.
j. Áp lực nhĩ trái là chỉ điểm hay tiền thải thất trái.
k. Từ nhĩ trái máu đi qua van 2 lá và lại vào thất trái.
l. Cung lượng thất trái được đo theo L/phút, và được gọi là Cung
lượng tim. Cung lượng tim (QT) ở người lớn bình thường là
4-8 L/phút.
m. Chỉ số tim là cung lượng tim chia theo diện tích bề mặt cơ thể
của bệnh nhân. Chỉ số tim (CI) ở người lớn bình thường là 2-4
L/phút/m2
.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 40
E. Phiên giải huyết động
Vấn đề bệnh học Chỉ điểm Điều trị
Suy tim phải
. Tâm phế bệnh
. Hẹp van 3 lá
Tăng áp lực tĩnh mạch
trung tâm
. Áp lực động mạch
phổi thấp
Thuốc ức chế men
chuyển
Bệnh phổi
. Tăng áp phổi
. ARDS
. Thuyên tắc phổi
Tăng áp lực tĩnh mạch
trung tâm
. Áp lực mao mạch
phổi bít thấp
Oxy
Nitric oxide hít vào
Prostacycilns
Suy tim trái
. Suy tim sung
huyết/Phù phổi
. Hẹp van 2 lá
Tăng áp lực mao mạch
phổi bít
. Áp lực động mạch
trung bình thấp
. QT
thấp
Oxy
Thuốc lợi tiểu
Thuốc tăng co bóp
Thuốc giảm hậu tải
Tăng thể tích Tất cả các giá trị huyết
động đều tăng
Thuốc lợi tiểu
Giảm thể tích Tất cả các giá trị huyết
động đều thấp
Bù dịch
Đánh giá bệnh nhân
A - 41
F. Thuật ngữ
1. Áp lực tĩnh mạch trung tâm có thể cũng được biết như là:
Áp lực nhĩ phải.
Áp lực đổ đầy nhĩ phải.
Tiền tải bên phải.
Áp lực đổ đầy thất phải.
Áp lực cuối tâm trương thất phải.
2. Áp lực mao mạch phổi bít (wedge-bít) cũng có thể được biết như:
Áp lực nhĩ trái.
Áp lực đổ đầy nhĩ trái.
Tiền tải bên trái.
Áp lực đổ đầy thất trái.
Áp lực cuối tâm trương thất trái.
G. Kỹ thuật đặt catheter (catheter động mạch phổi, bịt đầu bằng
bóng, điều khiển theo dòng chảy [Swan-Ganz])
1. Catheter được đặt qua một tĩnh mạch trung tâm (với bóng xẹp)
và được đặt lên vào trong tĩnh mạch chủ trên để vào nhĩ phải.
2. Khi mà catheter nằm ở nhĩ phải, bóng được bơm lên để thả nổi
catheter đi vào đúng vị trí.
3. Catheter được đặt lên qua phía phải của tim (qua van 3 lá, thất
phải và van động mạch phổi) và được đặt vào động mạch phổi.
4. Một khi catheter đã nằm trong động mạch phổi thì bóng được
xả hơi.
5. Catheter bây giờ sẽ sử dụng cảm biến áp lực (sức căng - áp
suất) để theo dõi áp lực động mạch phổi (PAP).
6. Bộ cảm biến cần được đặt ở ngang mức với đầu của catheter
a. Nếu bộ cảm biến vượt quá catheter, kết quả đọc sẽ thấp hơn
thực tế.
b. Nếu bộ cảm biến dưới mức catheter, kế quả đọc cao hơn
thực tế.
7. Khi bóng được bơm căng (được bít), catheter khi đó sẽ đo áp
lực mao mạch phổi bít (PCWP).
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 42
8. Mẫu máu tĩnh mạch trộn tốt nhất khi được rút từ động mạch
phổi.
a. Bóng cần được xả xẹp (không bít) trong khi đang lấy máu tĩnh
mạch phổi trộn từ động mạch phổi.
9. Catheter đặt qua tĩnh mạch cảnh hoặc tĩnh mạch dưới đòn vào
động mạch phổi khi mà catheter đã được đặt xấp xỉ 50 cm.
a. Nếu đã đặt catheter vào >50 cm và không ghi nhận được dạng
sóng động mạch phổi, thì catheter đã bị cuộn trong nhĩ phải
hoặc thất phải.
b. Bóng cần được xả và rút catheter.
H. Vị trí catheter và các dạng song
1. Kiểu áp lực và dạng sóng sẽ phản ánh vị trí của đầu catheter
Swan-Ganz.
2. Khi bóng được bơm căng, catheter sẽ “bít” và áp lực ngược từ
mao mạch phổi sẽ được đo.
3. Nếu trong khi đang đo áp lực động mạch phổi PAP bạn không
thể thu được giá trị cao và thấp riêng biệt (áp lực tâm thu và
tâm trương); hãy kiểm tra xem bóng có được xả chưa.
4. Sự xuất hiện gai đôi (sóng dội đôi tai thỏ) là bình thường đối
với dạng sóng áp lực động mạch phổi và xảy ra khi van động
mạch phổi đóng.
5. Sự tắt dần áp lực (pressure dampening) là khi theo dõi không
cho thấy sóng dội đôi tai thỏ bình thường và catheter bằng cách
nào đó đã bị tắc.
Đánh giá bệnh nhân
A - 43
6. Cục máu đông, bóng khí trong catheter hay nắp bộ cảm biến
hoặc chỗ thắt của ống có thể gây tắc.
7. Sự dịch chuyển của catheter không gây nên hiện tượng tắt dần
(dampening).
8. Cục máu đông có thể xảy ra:
a. Hút (aspirate).
b. Trôi catheter (flush).
c. Xoay catheter.
I. Đánh giá huyết động bổ sung:
1. Áp lực mạch nảy hay hiệu áp (pulse pressure) - sự khác biệt
giữa áp lực tâm thu và tâm trương.
a. Công thức: = Áp lực mạch nảy = áp lực tâm thu - áp lực tâm
trương.
b. Giá trị bình thường: 40 mm Hg.
2. Cung lượng tim (QT
) - đo lượng tống ra của thất trái vào tuần
hoàn động mạch hệ thống và được đo bằng một trong các
cách sau:
a. Phương trình Fick: QT
=
b. Phương trình thể tích nhát bóp: QT = Nhịp tim X Thể tích
nhát bóp.
c. Làm giảm nhiệt độ: Tiêm nước muối sinh lý lạnh - cần có
catheter động mạch phổi.
d. Giá trị bình thường: 4-8 L/phút và phụ thuộc kích thước cơ thể.
3. Chỉ số tim là cung lượng tim (QT
) được chia theo diện tích bề
mặt cơ thể tính bằng mét vuông (m2
).
	 CI =
a. Giới hạn bình thường là 2,5-4,0 lít/phút/m2
đối với mọi kích
thước cơ thể bệnh nhân.
4. Sức cản mạch máu hệ thống - khuynh hướng áp lực xuyên qua
tuần hoàn hệ thống được phân chia bởi cung lượng tim.
VO2
C(a-v)O2
(10)
QT
Diện tích bề mặt cơ thể
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 44
a. Công thức:
Sức cản mạch máu hệ thống =
b. Giá trị bình thường: <20 mm Hg/L/phút hay 1600 Dynes/giây/cm-5
.
c. Để chuyển mm Hg/L/phút sang Dynes, nhân với 80
		 (ví dụ, 20 x 80 = 1600 Dynes/giây/cm-5
).
d. Sức cản mạch máu hệ thống được tăng với huyết áp hệ thống
và/hoặc co mạch (đặc biệt bởi thuốc Alpha).
e. Sức cản mạch máu hệ thống có thể thay đổi theo những thay
đổi về cung lượng tim hoặc chỉ số tim nếu những giá trị khác
hằng định.
f. Chỉ điểm cho hậu tải thất trái.
5. Sức cản mạch máu phổi - khuynh hướng áp lực xuyên tuần
hoàn phổi được phân chia bởi cung lượng tim.
a. Công thức:
Sức cản mạch máu phổi =
b. Giá trị bình thường:<2,5 mmHg/L/phút hay 800 Dynes/giây/
cm-5
.
c. Để chuyển mm Hg/L/phút sang Dynes, nhân với 80
		 (ví dụ, 20 x 80 = 1600 Dynes/giây/cm-5
).
d. Sức cản mạch máu phổi tăng khi hạ oxy máu, tăng áp phổi và
bệnh phổi.
e. Chỉ điểm cho hậu tải thất phải.
VIII. Xét nghiệm
A. Công thức máu - đo đếm tất cả các thành phần chính của máu.
1. Tế bào hồng cầu.
a. Chứa huyết sắc tố (hemoglobin) cần thiết cho việc chuyên chở
oxy.
b. Giới hạn bình thường là 4-6 triệu/mm3
.
c. Số lượng hồng cầu cao (đa hồng cầu) gặp trong thiếu oxy mô
mạn tính (như COPD, sống ở vùng cao).
d. Số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu) xảy ra khi mất máu, xất
huyết, rối loạn về máu.
(Áp lực ĐM trung bình-Áp lực TM trung tâm)
Cung lượng tim
(Áp lực ĐM trung bình-Áp lực mao mạch phổi bít)
Cung lượng tim
Đánh giá bệnh nhân
A - 45
2. Huyết sắc tố (hemoglobin-Hb).
a. Mang oxy (1, 34 mL trên gram Hb).
b. Giới hạn bình thường 12-16 g/100 mL máu (g/dL).
c. Hb thấp = thiếu máu.
d. Hb cao = đa hồng cầu.
3. Hematocrit (Hct).
a. Quay máu toàn phần và đo số % tế bào hồng cầu trong thể tích
máu ban đầu.
b. Giới hạn bình thường 40-50%.
c. Hct thấp = thiếu máu.
d. Hct cao = đa hồng cầu.
4. Tế bào bạch cầu.
a. Tế bào bạch cầu được cơ thể dùng chống lại nhiễm trùng.
b. Giới hạn bình thường là 5.000-10.000 trên mm3
.
c. Tăng bạch cầu (chứng tăng bạch cầu) = nhiễm vi trùng.
d. Giảm bạch cầu (chứng giảm bạch cầu) = nhiễm virus.
5. Các loại bạch cầu.
a. Bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophils) - loại bạch cầu chính.
1) Bạch cầu đũa (bands) - tế bào chưa trưởng thành; bình
thường 4% thành phần bạch cầu; tăng khi nhiễm vi trùng.
2) Bạch cầu hạt (tạm dịch, từ gốc segs) - tế bào trưởng thành;
thường 60% thành phần bạch cầu; giảm khi nhiễm vi trùng.
b. Bạch cầu đa nhân ưa axit (Eosinophils) - liên quan với hen phế
quản; chiếm 2% trong số lượng bạch cầu; tăng khi có phản
ứng dị ứng.
c. Bạch cầu đơn nhân (Monocytes) - đi kèm khi mắc lao; chiếm
3% về số lượng bạch cầu.
d. Bạch cầu lympho (Lymphocytes) - 30% số lượng bạch cầu.
e. Bạch cầu đa nhân ưa kiềm (Basophils) - 1% số lượng bạch cầu.
6. Khởi đầu truyền máu.
a. Giá trị huyết sắc tố >10 g/dL thường không cần truyền máu.
b. Huyết sắc tố 6-10 g/dL có thể cần truyền máu nếu bệnh nhân
không ổn định.
c. Huyết sắc tố ít hơn 6 g/dL sẽ cần truyền máu.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 46
7. Từ chối truyền máu.
a. Từ chối truyền máu vì những lí do cá nhân, y khoa hay tôn
giáo.
b. Các chế phẩm thay thế máu có thể được sử dụng thay cho
máu người.
1) Chất chuyên chở oxy dựa vào huyết sắc tố (hemoglobin-
based oxygen carriers - HBOC).
2) Chất chuyên chở oxy dựa vào Perfluorocarbon.
B. Điện giải
1. Biểu hiện lâm sàng về rối loạn điện giải: yếu cơ, đau, buồn nôn,
và những thay đổi tâm thần như mệt mỏi, chóng mặt và choáng
váng là tất cả những dấu hiệu liên quan với rối loạn điện giải.
2. Kali (K+
) - cation nội bào chính.
a. Quan trọng trong cân bằng acid-base và chức năng cơ, gồm
cả cơ tim.
b. Bình thường = 4,0 mEg/L (giới hạn 3,5-4,5).
c. Hạ kali máu = K+
thấp; xảy ra với kiềm chuyển hóa, bài tiết quá
nhiều, mất qua thận, nôn ói, tiêu chảy, hút dạ dày-mũi và dinh
dưỡng kém.
d. Tăng kali máu = K+
cao; toan máu, suy thận và nhập vào
quá nhiều.
3. Natri (Na+
) - cation ngoại bào chính, được kiểm soát bởi thận.
a. Bình thường = 140 mEq/L (giới hạn 135-145).
b. Hạ natri máu = Na+
thấp; mất dịch từ: thuốc lợi tiểu, nôn, tiêu
chảy, dịch tăng từ suy tim sung huyết, liệu pháp truyền dịch.
c. Tăng natri máu = Na+
cao; mất nước.
d. Na+
được giữ lại trong việc trao đổi cho K+
.
4. Chloride (Cl
-
) - anion ngoại bào chính.
a. Mức độ liên quan mật thiết với Natri (Na+
).
b. Bình thường = 90 mEq/L (giới hạn 80-100).
c. Hạ chlor máu = Cl
-
thấp (kiềm chuyển hóa).
d. Tăng chlor máu = Cl
-
cao (toan chuyển hóa).
Đánh giá bệnh nhân
A - 47
5. Bicarbonate (HCO3
-
) (lượng CO2
toàn phần).
a. Đa phần CO2
trong máu đều được chuyên chở dưới dạng HCO3
-
để những thay đổi về tổng lượng CO2
phản ánh những thay đổi
về kiềm máu.
1) ↑lượng CO2
= ↑HCO3
-
= kiềm chuyển hóa.
2) ↓lượng CO2
= ↓HCO3
-
= toan chuyển hóa.
b. Điều này tương phản với những thay đổi về PCO2
.
c. Bình thường = 24 mEq/L (giới hạn 22-26).
6. Calci (Ca2+
) - cần cho co cơ, dẫn truyền xung động thần kinh,
bài tiết hormone, đông máu, phân chia tế bào, sự chuyển động
tế bào và lành vết thương.
a. Giới hạn bình thường 4,5-5,0 mEq/L hay 8,7-10,2 mg/dL.
b. Hạ calci máu (tổng lượng calci <8,7 mg/dL) thường thấy ở
những bệnh nhân rất nặng và do bất toàn hệ thống tuyến cận
giáp và/hoặc vitamin D.
c. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất của hạ calci máu bao
gồm hạ huyết áp, nhịp tim chậm, rối loạn nhịp, suy tim, ngưng
tim, và không nhạy cảm digitalis.
7. Phosphor (P)/Phosphate (PO4
3-
) - quan trọng trong chuyển hóa
năng lượng tế bào.
a. Giới hạn bình thường là 1,0-2,0 mEq/L hoặc 3,0-4,5 mg/dL.
b. Hạ phosphate máu (phosphate <2,5 mg/dL) là do dịch chuyển
qua tế bào, mất qua thận, mất qua dạ dày-ruột, hoặc nhập vào
không thích hợp.
c. Giảm phosphate chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh cơ
và thần kinh trung ương.
d. Triệu chứng bao gồm yếu cơ, suy hô hấp, mệt mỏi, mất định
hướng, trơ cảm giác, hôn mê và co giật.
e. Mức độ bất thường có thể làm cho không cai máy thở được.
8. Magne (Mg2+
) - quan trọng đối với cơ thể trong truyền đạt năng
lượng và ổn định điện thế.
a. Giới hạn bình thường 1,7-2,5 mEq/L.
b. Hạ magne máu (magne <1,7 mg/dL) có thể do bệnh thận,
hạ kali máu, kém hấp thu, tiêu chảy, hút mũi-dạ dày, và dinh
dưỡng kém.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 48
c. Biểu hiện lâm sàng bao gồm bất thường về tim mạch, thần kinh
cơ và điện giải.
d. Mức magne bất thường có thể làm không cai máy được.
C. Các dấu ấn sinh học tim
1. Troponin - protein được tìm thấy ở các tế bào cơ tim.
a. Chỉ điểm đặc biệt của tổn thương cơ tim.
b. Những bệnh nhân đã từng nhồi máu cơ tim sẽ có mức troponin
cao.
c. Giá trị bình thường ≤ 0,01 ng/mL.
d. Mức troponin > 0,10 ng/mL đặt bệnh nhân vào nguy cơ cao tử
vong do nhồi máu cơ tim.
2. Peptide thải natri niệu kiểu não (BNP).
a. Được tiết bởi cơ tim khi suy tim tiến triển hoặc xấu hơn.
d. Giá trị bình thường <100 pg/mL.
c. Đo BNP huyết thanh giúp xác định xem những triệu chứng của
bệnh nhân có phải là do suy tim sung huyết hay là bệnh khác,
như COPD.
d. Mức cao (>100 pg/mL) chỉ điểm suy tim sung huyết.
D. Các dấu ấn sinh học “không tim”
1. Mức lactate
a. Chỉ điểm của phân bố oxy tổng thể cho mô.
b. Mức lactate bình thường là 5,0-20,0 mg/dL.
c. Được tạo ra trong chuyển hóa kị khí khi tình trạng thiếu oxy tế
bào xảy ra.
d. Mức lactate tăng trong sốc nhiễm trùng và giảm tưới máu chỉ
ra việc cung cấp oxy không thích hợp tới mô.
e. Mức lactate giảm dần có thể giúp trong việc xác định sự thành
công của điều trị.
f. Các giá trị tăng lên liên quan với nhiễm trùng huyết nặng.
2. Test D-dimer.
a. Test D-dimer được sử dụng để loại trừ sự hiện diện của cục máu
đông bất thường (thuyên tắc phổi hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu).
b. D-dimer là một phân mảnh protein từ sự phá vỡ cục máu đông.
c. Giá trị bình thường nhỏ hơn 500 ng/mL.
Đánh giá bệnh nhân
A - 49
d. D-dimer giảm (test âm tính) có nghĩa là cục máu đông không
hiện diện.
e. D-dimer tăng (test dương tính) có nghĩa là có thể có cục máu
đông.
3. Procalcitonin (Pro CT, PCT).
a. Procalcitonin là một xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng huyết.
b. Giá trị bình thường nhỏ hơn 0,15 ng/mL.
c. Mức cao hơn 2,0 ng/mL chỉ điểm nhiễm trùng huyết nặng.
d. Mức cao hơn 10 ng/mL chỉ điểm sốc nhiễm trùng.
4. Khoảng trống anion (Anion gap).
a. Khoảng trống anion là sự khác biệt giữa các cation dương
(Na+
, K+
) và các anion âm (Cl
-
, HCO3
-
).
b. Giới hạn bình thường là 8-16 mEq/L.
c. Khoảng trống anion cao chỉ ra toan chuyển hóa (đái tháo
đường, suy thận).
5. Ketone.
a. Ketone được tạo ra khi cơ thể không thể chuyển hóa glucose
và thay vào đó là chuyển hóa chất béo (đái tháo đường).
b. Giá trị ketone máu bình thường là dưới 0,6 mmol/L.
c. Giá trị ketone máu giữa 0,6 và 1,5 mmol/L cần được kiểm tra
lại trong 2-4 giờ tới.
d. Giá trị ketone máu giữa 1,5 và 3,0 mmol/L xác định bệnh nhân
có nguy cơ nhiễm toan ketone.
e. Giá trị ketone máu cao hơn 3,0 mmol/L cần điều trị cấp cứu.
6. Glucose huyết thanh
a. Đo bằng máy đo mức glucose (đường) trong máu.
b. Nguồn năng lượng chính cho phần lớn tế bào cơ thể gồm cả
não.
c. Giới hạn bình thường là 70-100 mg/dL (< 180 mg/dL có thể
chấp nhận).
d. Mức tăng (tăng đường huyết).
1) Có thể do đái tháo đường hoặc việc dùng đường quá mức.
2) Chấn thương hoặc phẫu thuật có thể làm tăng mức đường.
3) Điều trị insulin (administer insulin).
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 50
e. Mức giảm (hạ đường huyết).
1) Có thể do đái tháo đường hoặc nhịn đói.
2) Administer glucose.
7. Albumin.
a. Protein được tạo bởi gan.
b. Giữ cho dịch không thoát khỏi mạch máu (áp lực keo).
c. Nuôi dưỡng mô, vận chuyển hormone, vitamin, thuốc và calci.
d. Giới hạn bình thường 3,5-5,5 g/dL.
e. Albumin thấp chỉ điểm dinh dưỡng kém, tổn thương gan hoặc viêm.
f. Mức albumin cao chỉ ra nhiễm trùng cấp, bỏng, hoặc stress do
chấn thương hoặc cơn đau tim (heart attack).
E. Bộ đông máu
1. Một loạt xét nghiệm định ra các cơ chế đông máu của cơ thể.
2. Được đo bằng cách chích da và đo xem bao lâu cho tới khi máu
được cầm.
3. Chỉ định bộ đông máu:
a. Đánh giá bệnh nhân trước phẫu thuật về nguy cơ chảy máu.
b. Đánh giá các dấu hiệu/triệu chứng chảy máu.
c. Chẩn đoán đông máu nội mạch lan tỏa (DIC).
d. Theo dõi liệu pháp chống đông.
e. Xác định những bệnh nhân có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch
sâu (DVT).
4. Thời gian đông máu.
a. Giá trị bình thường lên đến 6 phút.
5. Số lượng tiểu cầu.
a. Tiểu cầu quan trọng trong đông máu trong việc hình thành cục
máu đông.	
b. Giới hạn bình thường 150.000-400.000/mm3
.
c. Giá trị giảm liên quan việc giảm chức năng tủy xương.
6. Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (APTT).
a. Đo độ dài thời gian cần cho huyết tương để tạo được cục fibrin.
b. Giới hạn bình thường là 24-32 giây (>100 giây có thể gây chảy
máu tự nhiên).
c. Được dùng để theo dõi liệu pháp heparin.
Đánh giá bệnh nhân
A - 51
7. Thời gian prothrombin (PT).
a. Giống với APTT và có thể được dùng để theo dõi liệu pháp
warfarin (Coumadin).
b. Giới hạn bình thường là 12-15 giây (>30 giây có thể gây ra
chảy máu tự nhiên).
8. Tỉ số chuẩn hóa quốc tế (INR).
a. Tỉ số thời gian prothrombin so với mẫu bình thường (chứng).
b. Giới hạn bình thường điển hình là 0,8 đến khoảng 1,2.
c. Trong liệu pháp warfarin, mục tiêu đối với INR là 2,0-3,0.
9. Giảm số lượng tiểu cầu: đặc trưng bởi chảy máu tự nhiên, thời
gian chảy máu kéo dài.
a. Số lượng tiểu cầu <100.000/mm3
.
b. Triệu chứng gồm bầm, chảy máu mũi, chảy máu nướu.
c. PT và APTT bình thường nhưng thời gian máu chảy và số
lượng tiểu cầu bất thường.
d. Có thể liên quan đến nhiễm trùng huyết hoặc DIC.
10. Tăng tiểu cầu: đặc trưng bởi số lượng tiểu cầu cao.
a. Số lượng tiểu cầu >1.000.000/mm3
.
b. Có thể làm cho bệnh nhân bị tắc mạch.
c. Có thể liên quan đến phản ứng viêm cấp, cắt lách (chấn
thương).
F. Cấy và độ nhạy cảm
1. Cấy: quét một mẫu lên trên đĩa chứa môi trường cho phép sinh
vật mọc. Có ích trong xác định những loại vi khuẩn đặc trưng
nào có thể hiện diện.
2. Độ nhạy cảm: tiến trình để xác định những kháng sinh nào sẽ
diệt được vi khuẩn.
3. Phân tích cấy và độ nhạy cảm có thể được làm trên các mẫu
đàm, máu, nước tiểu, phân và dịch màng phổi.
4. Có thể hữu ích trong việc xác định kháng sinh tốt nhất để điều
trị nhiễm khuẩn.
5. Kết quả thì chưa có trong 48-72 giờ.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 52
G. Nhuộm Gram
1. Nhuộm mẫu để xác định liệu vi khuẩn hiện diện là gram dương
hay gram âm.
2. Phân tích nhuộm gram có thể được thực hiện trên mẫu đàm,
máu, nước tiểu, phân và dịch màng phổi.
3. Kết quả nhuộm gram có thể dùng xác định kháng sinh tốt nhất
để điều trị nhiễm khuẩn.
4. Kết quả có trong 10 phút.
H. Nhuộm kháng cồn-acid
1. Kĩ thuật được dùng để xác định sự hiện diện Mycobacterium
tuberculosis.
I . Đo độ bão hòa oxy (co-oximetry hoặc hemoximetry).
1. Đo trực tiếp độ bão hòa hemoglobin.
2. Đo chính xác hơn về carboxyhemoglobin (COHb), oxyhemoglobin
(O2
Hb) và methemoglobin (MetHb).
3. Phương pháp đo xâm lấn và không liên tục.
4. Được dùng để chẩn đoán nhiễm độc carbon monoxide và
methemoglobin máu (methemoglobinemia).
5. COHb bình thường: 1-3%. Có thể cao đến 15% trong trường
hợp những người hút thuốc.
J. Đánh giá chức năng thận
1. Creatinin - sản phẩm đào thải được lọc bởi thận.
a. Đánh giá chức năng thận.
b. Giới hạn bình thường là 0,7-1,3 mg/dL.
c. Mức tăng cho thấy suy thận.
d. Chỉ điểm tốt nhất cho chức năng thận.
2. Nitro urea máu (BUN) - sản phẩm đào thải được tổng hợp bởi thận.
a. Đánh giá chức năng thận.
b. Giới hạn bình thường 7-20 mg/dL.
c. BUN tăng có thể chỉ điểm suy thận.
d. BUN tăng kèm với tăng creatinin chỉ điểm suy thận.
Đánh giá bệnh nhân
A - 53
3. Lượng nước tiểu.
a. Giới hạn bình thường 40-80 mL/giờ, xấp xỉ 1,0-2,0 L trên ngày.
b. Lượng nước tiểu giảm là do mất nước hoặc suy thận.
4. Suy/tổn thương thận cấp (ARF/ARI).
a. Là sự đột ngột mất chức năng thận.
b. Dịch có thể tăng đến mức nguy hiểm khi thận ngưng lọc máu.
c. Điện giải và sản phẩm đào thải tích tụ trong cơ thể.
d. Gây ra bởi chấn thương hoặc giảm lượng máu tới thận.
e. Được chẩn đoán bằng tăng nhanh BUN và creatinin và giảm
lượng nước tiểu.
f. Điều trị.
1) Lọc máu sẽ loại bỏ chất thải và dịch thừa.
2) Ghép thận nếu cần.
K. Đánh giá nội tiết.
1. Cortisol.
a. Một hormone glucocorticoid được sản xuất bởi vỏ tuyến
thượng thận để giúp điều hòa chuyển hóa tế bào và hệ thống
miễn dịch.
b. Cortisol được giải phóng khi stress và mức glucose máu thấp.
c. Giá trị trong máu bình thường từ 6-23 mcg/dL.
d. Mức cortisol thấp có thể gợi ra bệnh Addison hoặc suy
tuyến yên.
e. Mức cao liên quan:
1) Giảm miễn dịch.
2) Tăng huyết áp.
3) Mức đường máu cao.
4) Khối u.
5) Cường tuyến yên (Hội chứng Cushing).
2. Điều hòa mức đường huyết.
a. Đường huyết dùng cho tạo năng lượng.
b. Mức glucose máu cần được ổn định trong giới hạn hẹp.
c. Insulin và glucagon là những hormone từ tuyến tụy điều hòa
glucose.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 54
d. Giới hạn bình thường 70-100 mg/dL (lúc đói) và lên đến
140 mg/dL 2 giờ sau ăn.
e. Đái tháo đường (mức insulin thấp), bệnh hoặc stress có thể
gây ra tăng đường huyết.
f. Hạ đường huyết khi mức glucose máu dưới 70 mg/dL.
g. Hạ đường huyết do bỏ bữa, liều insulin quá cao hoặc tập luyện
quá mức.
3. Chức năng tuyến giáp.
a. Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH) đo chức năng
tuyến giáp.
b. Giới hạn bình thường của TSH là 0,4-4,0 µg/dL.
c. Mức TSH cao (>4,0 µg/dL) chỉ ra tuyến giáp hoạt động kém
(nhược giáp).
d. Mức cao TSH là do bệnh tự miễn, xạ trị, hoặc phẫu thuật cắt
tuyến ức.
1) Điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone giáp trạng
(levothyroxine).
e. Mức TSH thấp (<0,4 µg/dL) chỉ ra tuyến giáp tăng hoạt.
1) Được điều trị bằng thuốc kháng giáp (methimazole) và iod
phóng xạ.
L. Chức năng gan
1. Bilirubin
a. Là một sản phẩm đào thải màu vàng cam được tạo ra ở gan
bởi việc phá hủy Hb và được bài tiết qua mật.
b. Giới hạn bình thường 0,1-1,2 mg/dL.
c. Tăng trong máu có liên quan:
1) Bệnh gan.
2) Thiếu máu tán huyết.
3) Tắc đường mật.
2. Amoniac.
a. Amoniac được hình thành khi vi khuẩn ở ruột thoái giáng
protein.
b. Bình thường được chuyển đổi ở gan thành urea.
Đánh giá bệnh nhân
A - 55
c. Tăng khi có bệnh gan (xơ gan, viêm gan).
d. Triệu chứng của bệnh gan bao gồm:
1) Giảm tri giác.
2) Buồn ngủ.
3) Hôn mê.
4) Run tay.
5) Nôn ói.
6) Tăng thông khí.
7) Co giật.
e. Giới hạn bình thường 15-45 mcg/dL.
f. Điều trị bằng lactulose để lấy amoniac vào đại tràng rồi bài tiết.
3. Xét nghiệm chức năng gan.
a. Aspartatr transaminase (AST).
b. Alanine transaminase (ALT).
c. Tế bào gan viêm hoặc bị tổn thương sẽ phóng thích các
enzyme AST và ALT.
d. Giá trị bình thường.
1) AST 10-40 IU/L.
2) ALT 10-50 IU/L.
M. Phân tích dịch
1. Dịch được lấy từ khoang màng phổi, bàng quang (nước tiểu),
khoang phúc mạc, và/hoặc hệ thần kinh trung ương (dịch não
tủy) có thể được phân tích bằng một số cơ chế.
2. Những phân tích này có thể gồm:
a. Quan sát bằng mắt thường.
b. Xem bằng kính hiển vi.
c. Cấy và xác định độ nhạy cảm.
d. Nhuộm gram.
e. Tìm tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu).
f. Tỉ trọng.
N. Xử trí
1. Nếu giá trị xét nghiệm báo về không khớp với tình trạng lâm
sàng của bệnh nhân, xem lại:
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 56
a. Mẫu được lấy đúng cách không?
b. Mẫu có được thực hiện đúng giờ, đúng cách không?
c. Các kết quả có được báo cáo bằng miệng không?
IX. Phân tích hình ảnh học
A. X-quang ngực
1. Nhiều vấn đề của phổi sẽ được phát hiện bằng X-quang trước
khi được phát hiện bằng các dấu hiệu thăm khám lâm sàng
khác, đặc biệt tràn khí màng phổi, dị vật, ống bị lệch chỗ, v.v.
2. X-quang ngực bình thường.
a. Cả 2 nửa cơ hoành đều tròn trịa (dạng hình vòm).
b. Nửa cơ hoành phải cao hơn một chút so với bên trái.
c. Nửa cơ hoành phải ngang mức cung trước xương sườn số 6.
d. Khí quản nằm giữa, thấu quang 2 bên, góc sườn hoành nhọn.
e. Đầu các xương đòn ngang nhau.
3. Sự thông thoáng đường dẫn khí lớn.
a. Phổi phải chứa 55% tổng thể tích phổi và nhìn thấy lớn hơn
phổi trái.
b. Mất sự thông thoáng đường dẫn khí là một cấp cứu rõ ràng và
có thể do nhiều nguyên nhân:
1) Tắc do dị vật.
2) Phù do phản ứng dị ứng.
Đánh giá bệnh nhân
A - 57
3) Co thắt khí quản.
4) Chèn ép bên trong hoặc bên ngoài.
5) Chấn thương gây rò khí.
c. Đánh giá đường dẫn khí lớn cần được thực hiện khi đánh giá
trung thất.
d. X-quang bình thường không cho thấy những đường dẫn khí ở
xa hơn thế hệ các phế quản chính.
4. Các mốc giải phẫu - X-quang ngực.
a. Khí quản - thấy được vùng tối ở đường giữa.
1) Lệch sang một bên nghĩ đến có bệnh một bên.
2) Khí quản bình thường có cùng kích thước với cột sống.
3) Phế quản chính bình thường không hẹp ở carina hoặc ở đầu
xa. Nếu bị hẹp, là chỉ điểm ung thư phế quản nguyên phát.
b. Trung thất - vùng ở giữa 2 phổi, nơi mà tim, bạch huyết, mạch
máu và phế quản chính được tìm thấy. Có thể lệch do tràn dịch
hay tràn khí màng phổi.
c. Đường kính trước-sau - tăng trong COPD, ngực hình thùng,
căng phồng ngực quá mức.
d. Góc sườn hoành - góc được hình thành bởi đường cong phía
ngoài của cơ hoành và thành ngực. Các góc này bị xóa mờ bởi
tràn dịch màng phổi.
e. Cơ hoành - bình thường có dạng hình vòm, bị dẹt trong COPD.
Nửa cơ hoành phải hoặc trái có thể bị đẩy xuống khi có tràn khí
màng phổi, nhìn thấy bị dẹt một bên.
f. Vết in hằn của mạch máu - chỉ ra mạch máu, bạch huyết,
mô phổi.
g. Bóng tim - thất trái bình thường thấy được trên phim, tim to gặp
trong suy tim sung huyết.
h. Mô mềm - mô bao quanh ngực và ở trên vùng cổ. Trần khí
dưới da xảy ra khi khí (tăng sáng) được thấy ở mô mềm
xung quanh.
5. Tư thế/Hình chiếu.
a. Hình chiếu trước-sau: từ trước ra sau - bản nhận hình ảnh ở
sau lưng, ở những bệnh nhân nằm tại giường.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 58
b. Hình chiếu sau-trước: từ sau ra trước - bản nhận hình ảnh áp
vào ngực, lưng hướng về nguồn tia X.
c. Tư thế bên.
1) Hình chiếu từ bên phải hoặc bên trái.
2) Thêm một chiều thứ 3 cho những cấu trúc thấy ở phim
trước sau hoặc sau trước.
d. Tư thế chếch.
1) Nhìn chéo hoặc xéo.
2) Giúp định vị tổn thương.
e. Tư thế nằm nghiêng.
1) Bệnh nhân nằm nghiêng về bên bị ảnh hưởng.
2) Có giá trị để phát hiện những tràn dịch màng phổi lượng ít.
f. Đỉnh ưỡn.
1) Hình chiếu đỉnh phổi.
g. Chụp cuối kì thở ra.
1) Được chụp khi bệnh nhân ở cuối kì thở ra.
2) Có giá trị phát hiện tràn khí màng phổi lượng ít hoặc dị vật.
6. Vị trí của ống nội khí quản hoặc mở khí quản.
a. Đầu của ống nội khí quản cần được đặt ở dưới dây thanh âm
và xấp xỉ 2-6 cm (1-2,4 inch) phía trên carina. Vị trí này xấp xỉ
ngang mức quai động mạch chủ hoặc cung động mạch chủ
(mức của xương đòn thì quá cao).
b. Ống mở khí quản không giống vấn đề của đặt nội khí quản,
nhưng cần đặt vào trong lòng khí quản.
7. Bằng chứng của căng quá mức bóng của ống nội khí quản hoặc
mở khí quản.
a. Bóng không nên dài qua đầu của ống nội khí quản hay mở
khí quản.
8. Kích thước Silhouette (Bóng) tim.
a. Bình thường bằng ½ đường kính ngực.
b. Lớn hơn ½ đường kính ngực chỉ ra suy tim sung huyết, tim to.
9. Vị trí của máy tạo nhịp, catheter, và những ống khác.
a. Dây máy tạo nhịp cần được đặt vào thất phải.
Đánh giá bệnh nhân
A - 59
b. Catheter động mạch phổi phải thấy ở phế trường thùy dưới
phổi phải.
c. Catheter tĩnh mạch trung tâm được đặt ở tĩnh mạch dưới đòn
hoặc tĩnh mạch cảnh bên phải hay bên trái và nằm ở tĩnh mạch
chủ trên hoặc nhĩ phải của tim.
d. Ống dẫn lưu ngực phải nằm trong khoang màng phổi bao
quanh phổi.
e. Ống thông mũi-dạ dày và ống nuôi ăn cần được đặt vào dạ dày
2-5 cm dưới cơ hoành.
1) Ống thông mũi-dạ dày bị lệch qua phổi bên phải.
10. Ống nội khí quản vào nhánh phế quản chính phải.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 60
11. Khí ngoài phổi.
a. Được định nghĩa là khí được tìm thấy ở bên ngoài phổi.
b. Ví dụ gồm:
1) Tràn khí màng phổi.
2) Tràn khí trong ổ bụng.
3) Tràn khí trung thất.
4) Tràn khí dưới da.
5) Tràn khí màng ngoài tim.
c. Tràn khí màng phổi.
1) Tràn khí màng phổi bên phải, bắt đầu từ giữa cơ hoành
và di chuyển lên trên.
2) Gãy xương sườn bên phải ở xương sườn thứ 3 và 4.
3) Tim lệch về bên trái, nghĩ đến tràn khí màng phổi áp lực.
12. Xẹp phổi.
Đánh giá bệnh nhân
A - 61
13. Hội chứng nguy cập hô hấp cấp (ARDS).
a. Hình ảnh kính mờ.
b. Mờ 2 bên lan tỏa ở toàn bộ phế trường.
14. Viêm phế quản-phổi.
a. Viêm phế quản-phổi thùy giữa phổi phải.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 62
15. Viêm phổi virus.
a. Viêm phổi virus kiểu lan tỏa
b. Không có dấu silhouette tim trên đường bờ bên trái và phải.
16. Viêm phổi thùy.
a. Viêm phổi thùy ở thùy trên bên trái.
b. Cơ hoành trái lên cao.
Đánh giá bệnh nhân
A - 63
17. Viêm phổi hít.
a. Viêm phổi hít ở thùy giữa phải.
18. Tràn dịch màng phổi.
a. Tràn dịch màng thổi thùy giữa bên phải.
b. Tù góc sườn hoành bên phải và cơ hoành lên cao.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 64
c. Tràn dịch màng phổi phải.
d. Mức dịch ngay đáy phổi phải.
19. Thuật ngữ và phiên giải X-quang.
Thuật ngữ Mô tả Chẩn đoán
1. Thấu quang đậm độ tối, không khí bình thường của phổi
2. Cản quang/mờ
đậm độ trắng,
chất lỏng, dịch
bình thường của
xương, cơ quan
3. Thâm nhiễm
cản quang giới hạn
không rõ
xẹp phổi
4. Đông đặc vùng trắng dạng lỏng
viêm phổi/tràn dịch
màng phổi
5. Tăng thấu quang
khí trong phổi
tăng lên
COPD, cơn hen,
tràn khí màng phổi
6. Vết hằn mạch máu
bạch huyết,
mạch máu, mô phổi
tăng lên trong suy tim
sung huyết, không
thấy trong tràn khí
màng phổi
7. Lan tỏa lan ra rộng khắp xẹp phổi/viêm phổi
8. Mờ đục dịch, chất lỏng đông đặc phổi
Đánh giá bệnh nhân
A - 65
20. Mô tả chẩn đoán và phiên giải.
Thuật ngữ Mô tả Chẩn đoán
1. Thâm nhiễm
“dạng lông tơ” (fluffy)
trắng lan tỏa phù phổi
2. Kiểu cánh bướm/cánh dơi
thâm nhiễm
hình dạng cánh
bướm
phù phổi
3. Đường Kerley B phù phổi
4. Thâm nhiễm mảng đậm dạng chấm xẹp phổi
5. Thâm nhiễm dạng đĩa
đậm dạng
lớp mỏng
xẹp phổi
6. Hình ảnh kính mờ lưới hạt ARDS
7. Kiểu tổ ong lưới hạt ARDS
8. Cản quan 2 bên lan tỏa ARDS
9. Khí phế quản đồ viêm phổi
10. Thâm nhiễm có hình bờ
ngoại biên
thuyên tắc phổi
11. Bề mặt/Bờ phía trên lõm
tràn dịch màng
phổi
12. Thâm nhiễm đáy
với hình lồi
tràn dịch màng
phổi
13. Tạo hang ở thùy trên lao
14. Dấu khe sâu
tràn khí màng
phổi
B. X-quang bụng: (Thận, Niệu quản và Bàng quang [KUB], phim
không chuẩn bị, phim thăm dò)
1. Tầm soát trong trường hợp chấn thương hay đau bụng.
2. Tắc ruột (ví dụ ruột non).
a. Lượng hơi bất thường.
b. Tắc hoặc liệt ruột.
c. Tắc ruột là sự tắc nghẽn ruột do sự gián đoạn khả năng đẩy
trong ống tiêu hóa.
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 66
3. Khối mô mềm.
a. Khối lớn dễ dàng nhìn thấy.
b. Thủng tạng.
1) Hơi tự do ra ngoài ruột.
4. Dịch ổ bụng (thường trong suy gan).
a. Hình kính mờ khắp bụng.
5. Tràn dịch phúc mạc.
6. Bình thường: dạng hơi của ống tiêu hóa, không có sỏi.
C. X-quang cột sống (Cổ, Ngực, Thắt lưng, Cùng, Cụt)
1. Gồm thế trước sau, bên và chếch.
2. Chụp cột sống cổ trong trường hợp đa chấn thương trước khi di
chuyển bệnh nhân hoặc cổ.
a. Chụp cắt lớp vi tính cổ đang dần thay thế X-quang trong trường
hợp này.
3. Đau cổ hoặc lưng tăng lên.
a. Gãy xương chấn thương.
b. Di căn của u.
c. Viêm khớp thoái hóa nặng lên.
d. Gai cột sống (bệnh thoái hóa cột sống).
e. Trượt đốt sống (đĩa sống bị trượt).
D. Cắt lớp vi tính (CT Scan)
1. Cắt lớp vi tính là hình ảnh
X-quang từ máy quét cơ
thể chuyển hình ảnh tại
nhiều góc khác nhau để
tạo hình ảnh 2 chiều từ
quét 3 chiều.
2. CT xoắn ốc (trung bình
thể tích) là loại CT được
cải tiến rõ rệt.
3. Ngực (CT ngực, CT
xoắn ốc).
Đánh giá bệnh nhân
A - 67
a. Có ích để chẩn
đoán các bệnh ảnh
hưởng đến phổi và
trung thất.
b. Ví dụ:
1) CT ngực bình
thường.
2) ARDS.
3) Tràn khí màng phổi.
4) Xẹp phổi
4. Bụng (CT bụng, CT nội soi đại tràng, nội soi đại tràng ảo).
a. Đánh giá cơ quan ổ bụng, hướng dẫn kim trong sinh thiết khối
u và chọc hút dịch.
b. Chẩn đoán bệnh.
1) Thủng ruột.
2) Xuất huyết trong ổ bụng (máu trong khoang phúc mạc).
SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC
A - 68
3) Tắc ruột hoặc niệu quản.
4) Phình mạch máu.
5) Dịch ổ bụng.
c. Có thể được thực hiện với thuốc cản quang hoặc không
(bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch).
5. Não (CT não).
a. Đánh giá bệnh nhân tìm bệnh hệ thống thần kinh trung ương.
1) Đánh giá chấn thương ban đầu.
2) Xác định bệnh.
3) Chảy máu nội sọ và u máu.
4) Chảy máu dưới nhện.
5) Chấn thương và không do chấn thương.
b. Đẩy lệch não thất.
c. Phình mạch/nhồi máu não.
d. Đột quỵ.
e. U não.
f. Đa xơ cứng.
E. Cộng hưởng từ (MRI, Cộng hưởng từ hạt nhân [NMRI])
1. Kĩ thuật chẩn đoán không xâm lấn và không phơi nhiễm tia xạ.
2. Tương phản tốt hơn giữa mô lành và mô bệnh.
3. Chỉ định bao gồm đánh giá hệ thần kinh trung ương, cổ và lưng,
xương, khớp, và vú.
4. Không giúp ích trong đánh giá bụng.
5. Những dụng cụ cấy không chứa sắt (II) làm méo mó hình ảnh.
6. Kim loại chứa sắt (II/III) có thể nguy hiểm.
a. Nhân viên phải loại bỏ tất cả kim loại trước khi vào buồng MRI.
b. Kim loại, bao gồm trang thiết bị, sẽ bị hút vào nam châm.
c. Những miếng dán với dạng lá, như miếng dán nicotine, có thể
làm bỏng bệnh nhân.
7. Cử động làm méo hình ảnh.
8. Chứng sợ không gian hẹp có thể gặp đối với MRI kín.
a. An thần có thể cần.
b. MRI mở thì hữu ích.
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực
Số tay hồi sức tích cực

More Related Content

What's hot

SUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤPSUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤPSoM
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Phân tích huyết đồ bất thường
Phân tích huyết đồ bất thườngPhân tích huyết đồ bất thường
Phân tích huyết đồ bất thườngThanh Liem Vo
 
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNGVIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNGSoM
 
Bài giảng hồi sức cấp cứu chống độc - đh y dược hcm phần 1
Bài giảng hồi sức cấp cứu chống độc - đh y dược hcm phần 1Bài giảng hồi sức cấp cứu chống độc - đh y dược hcm phần 1
Bài giảng hồi sức cấp cứu chống độc - đh y dược hcm phần 1SoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙSoM
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤPTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤPSoM
 
Powpoint liệt vii
Powpoint liệt viiPowpoint liệt vii
Powpoint liệt viidenui2325
 
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPDBỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPDSoM
 
Phân loại gãy xương theo ao
Phân loại gãy xương theo aoPhân loại gãy xương theo ao
Phân loại gãy xương theo aoNguyen Kieu My
 
Giải thích một số triệu chứng trong suy thận mạn
Giải thích một số triệu chứng trong suy thận mạnGiải thích một số triệu chứng trong suy thận mạn
Giải thích một số triệu chứng trong suy thận mạnBs. Nhữ Thu Hà
 
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docx
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docxBệnh án Nhi Hen phế quản.docx
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docxSoM
 
THỰC TẬP LÂM SÀNG.PDF
THỰC TẬP LÂM SÀNG.PDFTHỰC TẬP LÂM SÀNG.PDF
THỰC TẬP LÂM SÀNG.PDFSoM
 
ECG TRONG LỚN NHĨ THẤT
ECG  TRONG LỚN NHĨ THẤTECG  TRONG LỚN NHĨ THẤT
ECG TRONG LỚN NHĨ THẤTSoM
 
Bài giảng Xuất huyết tiêu hóa
Bài giảng Xuất huyết tiêu hóaBài giảng Xuất huyết tiêu hóa
Bài giảng Xuất huyết tiêu hóatrongnghia2692
 
CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXY
CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXYCÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXY
CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXYSoM
 

What's hot (20)

SUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤPSUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤP
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
Phân tích huyết đồ bất thường
Phân tích huyết đồ bất thườngPhân tích huyết đồ bất thường
Phân tích huyết đồ bất thường
 
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNGVIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
 
Bài giảng hồi sức cấp cứu chống độc - đh y dược hcm phần 1
Bài giảng hồi sức cấp cứu chống độc - đh y dược hcm phần 1Bài giảng hồi sức cấp cứu chống độc - đh y dược hcm phần 1
Bài giảng hồi sức cấp cứu chống độc - đh y dược hcm phần 1
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤPTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
 
Powpoint liệt vii
Powpoint liệt viiPowpoint liệt vii
Powpoint liệt vii
 
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPDBỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
 
Phân loại gãy xương theo ao
Phân loại gãy xương theo aoPhân loại gãy xương theo ao
Phân loại gãy xương theo ao
 
Giải thích một số triệu chứng trong suy thận mạn
Giải thích một số triệu chứng trong suy thận mạnGiải thích một số triệu chứng trong suy thận mạn
Giải thích một số triệu chứng trong suy thận mạn
 
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docx
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docxBệnh án Nhi Hen phế quản.docx
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docx
 
Thiếu máu y4
Thiếu máu y4Thiếu máu y4
Thiếu máu y4
 
THỰC TẬP LÂM SÀNG.PDF
THỰC TẬP LÂM SÀNG.PDFTHỰC TẬP LÂM SÀNG.PDF
THỰC TẬP LÂM SÀNG.PDF
 
Hội chứng lâm sàng hô hấp
Hội chứng lâm sàng hô hấpHội chứng lâm sàng hô hấp
Hội chứng lâm sàng hô hấp
 
Hội chứng khó thở
Hội chứng khó thởHội chứng khó thở
Hội chứng khó thở
 
ECG TRONG LỚN NHĨ THẤT
ECG  TRONG LỚN NHĨ THẤTECG  TRONG LỚN NHĨ THẤT
ECG TRONG LỚN NHĨ THẤT
 
Bài giảng Xuất huyết tiêu hóa
Bài giảng Xuất huyết tiêu hóaBài giảng Xuất huyết tiêu hóa
Bài giảng Xuất huyết tiêu hóa
 
Chẩn đoán và xử trí hôn mê
Chẩn đoán và xử trí hôn mêChẩn đoán và xử trí hôn mê
Chẩn đoán và xử trí hôn mê
 
CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXY
CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXYCÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXY
CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXY
 

Similar to Số tay hồi sức tích cực

Phac do icu 2014
Phac do icu 2014Phac do icu 2014
Phac do icu 2014docnghia
 
CHƯƠNG TRÌNH TỰ HỌCCHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN CÓ BỆNH NỘI KHOA I.pdf
CHƯƠNG TRÌNH TỰ HỌCCHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN CÓ BỆNH NỘI KHOA I.pdfCHƯƠNG TRÌNH TỰ HỌCCHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN CÓ BỆNH NỘI KHOA I.pdf
CHƯƠNG TRÌNH TỰ HỌCCHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN CÓ BỆNH NỘI KHOA I.pdfNuioKila
 
TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH
TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCHTIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH
TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCHSoM
 
tiếp cận bệnh nhân nặng cấp cứu ngoại viện
tiếp cận bệnh nhân nặng cấp cứu ngoại việntiếp cận bệnh nhân nặng cấp cứu ngoại viện
tiếp cận bệnh nhân nặng cấp cứu ngoại việnSauDaiHocYHGD
 
tiep can benh nhan mac benh nang
tiep can benh nhan mac benh nangtiep can benh nhan mac benh nang
tiep can benh nhan mac benh nangSauDaiHocYHGD
 
Bg YHCT_phuc_hoi_di_chung_liet_nua_nguoi.pdf
Bg YHCT_phuc_hoi_di_chung_liet_nua_nguoi.pdfBg YHCT_phuc_hoi_di_chung_liet_nua_nguoi.pdf
Bg YHCT_phuc_hoi_di_chung_liet_nua_nguoi.pdfVân Quách
 
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinhHướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinhdangphucduc
 
BỆNH ÁN NỘI TIẾT
BỆNH ÁN NỘI TIẾTBỆNH ÁN NỘI TIẾT
BỆNH ÁN NỘI TIẾTSoM
 
DNC PP BỆNH ÁN NGOẠI KHOA.pptx
DNC PP BỆNH ÁN NGOẠI KHOA.pptxDNC PP BỆNH ÁN NGOẠI KHOA.pptx
DNC PP BỆNH ÁN NGOẠI KHOA.pptxhoangminhTran8
 
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOAGIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOAOnTimeVitThu
 
Bai giang pp yersin 1
Bai giang pp yersin 1Bai giang pp yersin 1
Bai giang pp yersin 1Flower Phan
 
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdfGiáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdfGiáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdfMan_Ebook
 
Triệu chứng học nội khoa - Đại học Y dược TPHCM
Triệu chứng học nội khoa - Đại học Y dược TPHCMTriệu chứng học nội khoa - Đại học Y dược TPHCM
Triệu chứng học nội khoa - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOATRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOASoM
 
ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINHĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINHSoM
 
Nội khoa cơ sở học viện quân y
Nội khoa cơ sở học viện quân yNội khoa cơ sở học viện quân y
Nội khoa cơ sở học viện quân ynataliej4
 
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch nãoBệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch nãoDucha254
 
Cham soc bn xhth
Cham soc bn xhth Cham soc bn xhth
Cham soc bn xhth ebookedu
 

Similar to Số tay hồi sức tích cực (20)

Phac do icu 2014
Phac do icu 2014Phac do icu 2014
Phac do icu 2014
 
CHƯƠNG TRÌNH TỰ HỌCCHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN CÓ BỆNH NỘI KHOA I.pdf
CHƯƠNG TRÌNH TỰ HỌCCHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN CÓ BỆNH NỘI KHOA I.pdfCHƯƠNG TRÌNH TỰ HỌCCHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN CÓ BỆNH NỘI KHOA I.pdf
CHƯƠNG TRÌNH TỰ HỌCCHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN CÓ BỆNH NỘI KHOA I.pdf
 
kham ls than kinh
kham ls than kinhkham ls than kinh
kham ls than kinh
 
TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH
TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCHTIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH
TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH
 
tiếp cận bệnh nhân nặng cấp cứu ngoại viện
tiếp cận bệnh nhân nặng cấp cứu ngoại việntiếp cận bệnh nhân nặng cấp cứu ngoại viện
tiếp cận bệnh nhân nặng cấp cứu ngoại viện
 
tiep can benh nhan mac benh nang
tiep can benh nhan mac benh nangtiep can benh nhan mac benh nang
tiep can benh nhan mac benh nang
 
Bg YHCT_phuc_hoi_di_chung_liet_nua_nguoi.pdf
Bg YHCT_phuc_hoi_di_chung_liet_nua_nguoi.pdfBg YHCT_phuc_hoi_di_chung_liet_nua_nguoi.pdf
Bg YHCT_phuc_hoi_di_chung_liet_nua_nguoi.pdf
 
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinhHướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh
 
BỆNH ÁN NỘI TIẾT
BỆNH ÁN NỘI TIẾTBỆNH ÁN NỘI TIẾT
BỆNH ÁN NỘI TIẾT
 
DNC PP BỆNH ÁN NGOẠI KHOA.pptx
DNC PP BỆNH ÁN NGOẠI KHOA.pptxDNC PP BỆNH ÁN NGOẠI KHOA.pptx
DNC PP BỆNH ÁN NGOẠI KHOA.pptx
 
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOAGIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
 
Bai giang pp yersin 1
Bai giang pp yersin 1Bai giang pp yersin 1
Bai giang pp yersin 1
 
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdfGiáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
 
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdfGiáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
 
Triệu chứng học nội khoa - Đại học Y dược TPHCM
Triệu chứng học nội khoa - Đại học Y dược TPHCMTriệu chứng học nội khoa - Đại học Y dược TPHCM
Triệu chứng học nội khoa - Đại học Y dược TPHCM
 
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOATRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
 
ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINHĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
 
Nội khoa cơ sở học viện quân y
Nội khoa cơ sở học viện quân yNội khoa cơ sở học viện quân y
Nội khoa cơ sở học viện quân y
 
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch nãoBệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch não
 
Cham soc bn xhth
Cham soc bn xhth Cham soc bn xhth
Cham soc bn xhth
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Số tay hồi sức tích cực

  • 1.
  • 2. Sổ tay HỒI SỨC TÍCH CỰC Biên soạn: Scott McNeily NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC CẦN THƠ 2020 Biên dịch: Võ Thị Kim Loan, Võ Phạm Minh Thư, Trần Nguyễn Trọng Phú, Dương Thị Thanh Vân, Trần Trọng Anh Tuấn, Đinh Chí Thiện
  • 3. BIÊN SOẠN: SCOTT MCNEILY BIÊN DỊCH: VÕ THỊ KIM LOAN VÕ PHẠM MINH THƯ TRẦN NGUYỄN TRỌNG PHÚ DƯƠNG THỊ THANH VÂN TRẦN TRỌNG ANH TUẤN ĐINH CHÍ THIỆN i
  • 4. LỜI NÓI ĐẦU Sổ tay Hồi sức tích cực được dịch từ quyển Adult Critical Care Review, do Scott A. McNeily chủ biên. Nội dung Sổ tay Hồi sức tích cực được chia thành 6 chương và phần Phụ lục như sau: Chương A: Đánh giá bệnh nhân Chương B: Chăm sóc đường thở Chương C: Hồi sức tích cực tổng quát Chương D: Các thủ thuật đặc biệt Chương E: Thông khí cơ học Chương F: Bệnh học Phụ lục Sổ tay Hồi sức tích cực được Nhóm giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ biên dịch và các bác sĩ của tổ chức VietMD đọc hiệu đính, với mong muốn cung cấp một tài liệu tóm lược và hệ thống hóa các kiến thức về đánh giá, chăm sóc, điều trị một số vấn đề ở bệnh nhân hồi sức tích cực, cung cấp cách tiếp cận và điều chỉnh các thông số, xử trí báo động trong thông khí cơ học. Nhóm biên dịch và hiệu đính tin rằng đây sẽ là một tài liệu học tập hữu ích và xin trân trọng giới thiệu đến toàn thể độc giả và sinh viên. ii
  • 5. iii
  • 6. MỤC LỤC A. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN B. CHĂM SÓC ĐƯỜNG THỞ C. CHĂM SÓC TÍCH CỰC TỔNG QUÁT D. CÁC THỦ THUẬT ĐẶC BIỆT E. THÔNG KHÍ CƠ HỌC F. BỆNH HỌC G. PHỤ LỤC iv
  • 7.
  • 8. Đánh giá bệnh nhân A - 1 ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN PHẦN A “Hỡi các tình yêu, tôi nguyện cầu cho các bạn có thể đạt thành tựu trong mọi việc và có sức khỏe đủ đầy” 3 John 1:2 Đánh giá bệnh nhân là bước đầu tiên trong quá trình chăm sóc những bệnh nhân nặng Đánh giá bệnh nhân bao gồm việc nghiên cứu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, giao tiếp tại giường bệnh, thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cơ bản và những thủ thuật đặc biệt được thực hiện để xác định những vấn đề chính yếu và chỉ định điều trị tốt nhất.
  • 9. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 2 NỘI DUNG I. Đánh giá các chức năng sống II. Nghiên cứu hồ sơ bệnh án III. Giao tiếp và hỏi bệnh sử tại giường IV. Thăm khám thực thể bệnh nhân V. Đánh giá sự thông khí VI. Đánh giá sự oxy hóa VII. Theo dõi huyết động học VIII. Xét nghiệm IX. Phân tích hình ảnh học X. Phiên giải khí máu động mạch XI. Điện tâm đồ XII. Nguyên tắc đạo đức
  • 10. Đánh giá bệnh nhân A - 3 I. Đánh giá các chức năng sống A. Các chức năng sống - đảm bảo phân phối oxy trong khí hít vào tới mọi tế bào của cơ thể. B. Bốn (4) chức năng sống quan trọng 1. Thông khí - đưa không khí đi vào và đi ra khỏi phổi. 2. Sự oxy hóa - đem oxy vào trong máu. 3. Tuần hoàn - mang máu đi khắp cơ thể. 4. Tưới máu - đưa máu và oxy cho mô sử dụng. C. Đánh giá 4 chức năng sống này - là đánh giá Sinh hiệu, Khí máu động mạch, Huyết động học 1. Thông khí - tần số thở, thể tích khí lưu thông (TV), cử động ngực, tiếng thở, ETCO2 , PaCO2 . 2. Sự oxy hóa - tần số tim, màu sắc da, sự đáp ứng (sensorium), SpO2 , PaO2 . 3. Tuần hoàn - tần số và lực của mạch/tim, cung lượng tim. 4. Tưới máu - huyết áp, sự đáp ứng (sensorium), nhiệt độ, lượng nước tiểu, huyết động. 5. Việc đánh giá và điều trị nên dựa vào các chức năng sống. a. Hầu hết mỗi phần của việc đánh giá đều liên quan đến các phần của các chức năng còn lại. b. Nếu bất kì một chức năng nào có nguy cơ, bệnh nhân phải được điều trị ngay. c. Nếu bất kì một chức năng nào mất đi (ngưng thở, mạch bằng 0, huyết áp bằng 0), thì cần cấp cứu - hồi sinh bệnh nhân ngay lập tức. d. Khi cấp cứu bệnh nhân, ưu tiên hàng đầu là thông khí (khai thông đường thở và giúp thở), thứ nhì là sự oxy hóa (tăng FIO2 ), thứ ba là tuần hoàn (ấn ngực, khử rung, thuốc cho tim, v.v.) và cuối cùng thứ tư là tưới máu (duy trì huyết áp). 6. Vấn đề thường gặp nhất với sự oxy hóa. II. Nghiên cứu hồ sơ bệnh án A. Xem lại biểu đồ (chart) bệnh nhân 1. Những ghi nhận lúc nhập viện.
  • 11. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 4 a. Chẩn đoán lúc nhập viện. b. Bệnh sử của tình trạng hiện tại. c. Những than phiền chính. d. Tiền sử của bệnh. 2. Các dấu hiệu và triệu chứng. a. Dấu hiệu - thông tin khách quan, có thể nhìn thấy hoặc đong đếm được (màu sắc, mạch, phù, huyết áp, v.v.). b. Triệu chứng - thông tin chủ quan, do chính bệnh nhân kể ra (khó thở, đau, buồn nôn, yếu cơ, v.v.). 3. Nghề nghiệp hoặc những công việc đã làm. 4. Dị ứng hoặc phản ứng dị ứng. 5. Tiền sử phẫu thuật, bệnh lí hoặc chấn thương. 6. Sinh hiệu - thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ. 7. Khám thực thể ngực (nhìn, sờ, gõ, nghe). 8. Hút thuốc - tính ra số gói năm. a. Số gói/năm = số gói hút/ngày x số năm hút. b. Ví dụ: 4 gói/ngày x 10 năm = 40 gói/năm. 9. Những chỉ thị nâng cao. a. Định nghĩa. 1) Cần có những hướng dẫn để dẫn chứng những gì cần điều trị bệnh nhân nếu bệnh nhân không thể ra quyết định. 2) Những tài liệu nên được ghi ngày, kí tên, giám sát, và công chứng. Những bản sao cũng nên được đưa đến bác sĩ và thân nhân. 3) Bệnh nhân có thể thay đổi bất kì lúc nào. 4) Thông tin được lưu lại trong biểu đồ của bệnh nhân. b. Các loại chỉ thị nâng cao. 1) Yêu cầu không hồi sinh. a) Yêu cầu không thực hiện hồi sinh tim phổi. b) Yêu cầu này được chấp nhận ở mọi tình trạng.
  • 12. Đánh giá bệnh nhân A - 5 c) Không đặt nội khí quản. i. Yêu cầu không phải đặt nội khí quản. ii. Có thể sử dụng phương pháp thông khí không xâm nhập nếu cần thiết. 2) Di chúc sống a) Mô tả điều trị mà bệnh nhân muốn nếu bệnh nhân đến giai đoạn cuối (có ít hơn 6 tháng để sống). b) Không cho phép bệnh nhân chỉ định bất kì một ai khác để quyết định y khoa. 3. Năng lực lâu dài của luật sư cho chăm sóc y tế. a) Tài liệu hợp pháp có đề tên một cá nhân hay đại diện ủy quyền chăm sóc y tế chịu trách nhiệm ra các quyết định chăm sóc y tế cho bệnh nhân. b) Chỉ có hiệu lực khi bệnh nhân không thể tự ra quyết định. B. Y lệnh chăm sóc hô hấp 1. Kiểu liệu pháp. 2. Tần số. 3. Liều thuốc và pha loãng thuốc. 4. Chữ kí bác sĩ. C. Ghi nhận sự tiến triển của bệnh nhân 1. Những ghi nhận hô hấp - ghi nhận ngày tháng, thời gian, phản ứng, v.v. 2. Những ghi nhận điều dưỡng - kiểm tra tình trạng bệnh nhân. 3. Ghi nhận lúc nhập viện - ghi lại những thông tin đúng của bệnh nhân (như tên, địa chỉ, ngày sinh, bác sĩ nhận bệnh và chẩn đoán). 4. Ghi chú của bác sĩ - nếu có thay đổi trong tiến triển của bệnh nhân, hãy kiểm tra y lệnh (order) hô hấp tương xứng. D. Kết quả xét nghiệm 1. Phân tích khí máu động mạch. 2. Kiểm tra chức năng phổi. 3. Kết quả hình ảnh (X-quang, CT, MRI, PET, v.v.).
  • 13. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 6 4. Đánh giá xét nghiệm cơ bản (công thức máu, điện giải đồ, phân tích nước tiểu, dịch màng phổi, v.v.). E. Lượng nhập và xuất 1. Lượng nước tiểu bình thường là 40-80 mL/giờ (xấp xỉ 1,0-2, 0 lít/ngày) 2. Lượng nước mất nhận thấy được - qua nước tiểu, nôn ói. 3. Lượng nước mất không nhận thấy được - qua phổi và da. 4. Nếu lượng nhập vượt quá lượng xuất, có thể dẫn tới: a. Tăng cân. b. Mất cân bằng điện giải. c. Tăng áp lực huyết động. d. Giảm khả năng dãn nở của phổi. F. Cân bằng dịch 1. Thay đổi áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) phản ánh thay đổi trong cân bằng dịch. a. CVP giảm (<2 mm Hg) có thể biểu hiện của giảm thể tích (điều trị bằng test nước (fluid challenge)). b. CVP tăng (>6 mm Hg) có thể biểu hiện của quá tải thể tích (điều trị bằng lợi tiểu). III. Thăm khám và hỏi bệnh A. Thăm khám 1. Xác định mức độ tỉnh táo (sự đáp ứng (sensorium)). a. Thức tỉnh và đáp ứng - bình thường. b. Thờ ơ, lơ mơ, buồn ngủ - xem xét quá liều thuốc hoặc ngưng thở khi ngủ. c. Sững sờ, bối rối - đáp ứng không thích hợp, quá liều thuốc, nhiễm độc. d. Bán hôn mê - chỉ đáp ứng với kích thích đau. e. Trơ cảm giác - trạng thái ngủ gà, có thể giảm phản xạ ho hay phản xạ hầu họng. f. Hôn mê - không đáp ứng với kích thích đau. g. Thang điểm hôn mê Glasgow (GCS): Tổng điểm = 3 - 15.
  • 14. Đánh giá bệnh nhân A - 7 Đáp ứng mở mắt Tự mở mắt 4 Khi kêu, gọi 3 Khi kích thích đau 2 Không mở 1 Đáp ứng lời nói phù hợp nhất Có định hướng 5 Trả lời sai định hướng 4 Từ ngữ không thích hợp 3 Ú ớ 2 Không một lời nào 1 Đáp ứng hành động phối hợp tốt nhất (tay) Làm theo y lệnh 6 Gạt đúng chỗ đau 5 Co tay lại khi đau 4 Gập lại khi đau 3 Duỗi ra khi đau 2 Không một cử động 1 2. Kiểm tra định hướng về thời gian, không gian và bản thân. a. Định hướng tốt, biết hợp tác, biết người nào là ai. b. Rối loạn định hướng, bối rối, sảng. c. Khả năng hợp tác - yêu cầu thực hiện một vài động tác đơn giản, yêu cầu lặp lại hướng dẫn. d. Mất khả năng hợp tác có thể do: 1) Khó khăn trong lời nói. 2) Ảnh hưởng của thuốc. 3) Giảm thính lực. 4) Sợ hãi, lo lắng, trầm cảm, v.v. 3. Đánh giá trạng thái tình cảm. a. Lo âu, lo lắng - theo dõi mọi cử động, hen suyễn, suy hô hấp, giảm oxy máu.
  • 15. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 8 b. Trầm cảm - im lặng hoặc phủ nhận. c. Giận dữ, hung hăng, kích thích - rối loạn điện giải. d. Khoan khoái, phởn phờ - quá liều thuốc. e. Hốt hoảng - giảm oxy máu, tràn khí màng phổi áp lực, cơn hen. 4. Đo lường các triệu chứng chủ quan. a. Khó thở khi nằm - khó thở trừ khi ở tư thế ngồi thẳng (vấn đề của tim, suy tim sung huyết). b. Khó chịu toàn thân - cảm giác kiệt sức, buồn nôn, yếu ớt, mệt mỏi, nhức đầu (rối loạn điện giải). c. Khó thở - cảm giác hụt hơi hoặc khó để thở. 1) Có các độ khó thở được mô tả theo sự liên quan đến các hoạt động thường ngày. a) Độ I - khó thở sau gắng sức nặng. b) Độ II - không thở được sau leo đồi hoặc lầu. c) Độ III - khó thở khi đang đi bộ với tốc độ bình thường. d) Độ IV - khó thở khi đi chậm với khoảng cách ngắn. e) Độ V - khó thở khi nghỉ, cạo râu, mặc quần áo, v.v. d. Đau - phản ứng của mô thần kinh đặc hiệu. Có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim. 1) Mô phổi không nhạy cảm đau, nhưng xương sườn, cơ, và màng phổi thì nhạy với đau. 2) Khi phân tích triệu chứng đau, 8 đặc điểm sẽ xác định đặc tính của đau và tất cả các đặc điểm này đều quan trọng. a) Vị trí. b) Tính chất (đau kiểu gì?). c) Mức độ (theo thang điểm 10). d) Yếu tố làm tăng đau. e) Yếu tố giảm đau. f) Bệnh sử (từ khi cơn đau bắt đầu và diễn tiến thế nào?). g) Hoàn cảnh (đau xảy ra trong tình huống nào?). h) Triệu chứng đi kèm.
  • 16. Đánh giá bệnh nhân A - 9 e. Chóng mặt và ngất. 1) Ngất: sự mất ý thức tạm thời. 2) Phân loại ngất. a) Ngất phế vị-mạch: choáng váng thông thường và ngất, nguyên nhân do mất trương lực tĩnh mạch ngoại biên. b) Hạ huyết áp tư thế đứng: huyết áp tụt quá mức khi đứng dậy. c) Ngất xoang cảnh: đi kèm với tăng áp lực xoang cảnh - thường gặp hơn ở người cao tuổi. d) Ngất ho: mất ý thức thoáng qua sau cơn ho nặng. f. Triệu chứng của mũi và họng. 1) Tăng tiết dịch mũi quá mức do chất kích ứng, ô nhiễm và dị ứng. 2) Cảm giác mũi và họng ngứa ngáy hay bỏng rát. 3) Nuốt khó và khàn giọng cũng là những triệu chứng thường gặp. g. Sốt và ớn lạnh. 1) Sốt có thể do môi trường nóng, mất nước, phản ứng với hóa chất, thuốc, nhiễm trùng, các u tân sinh ác tính, hoặc bệnh mô liên kết. 2) Ở một vài bệnh nhân, không tìm được nguyên nhân, và tình trạng này được mô tả là “sốt không rõ nguồn gốc” (như nhiễm trùng huyết). h. Ngáy. 1) Có thể là triệu chứng khởi đầu được ghi nhận bởi người ngủ chung với bệnh nhân. 2) Cần được đánh giá sâu thêm nếu ngày đi kèm với những đợt ngưng thở khi ngủ. 5. Kế hoạch chăm sóc hô hấp - xác định xem kế hoạch chăm sóc có hợp lí không, đưa ra các thay đổi nếu cần thiết. a. Kế hoạch quản lí ca bệnh. b. Biên bản trị liệu.
  • 17. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 10 c. Quản lí bệnh. d. Nhu cầu giáo dục bệnh nhân và gia đình. 6. Hệ thống trợ giúp xã hội - dịch vụ gia đình, bạn bè, xã hội, v.v. 7. Môi trường vật chất - sự hiện diện của các yếu tố kích phát hen, dị ứng, khói thuốc lá, v.v. 8. Dùng kĩ thuật giao tiếp thích hợp. a. Hỏi các câu hỏi mở, không dùng câu hỏi có hoặc không. b. Giao tiếp dùng từ ngữ đơn giản (phương pháp KISS). c. Tận dụng hình ảnh, sơ đồ, v.v. cho những bệnh nhân mù chữ hoặc có khó khăn về ngôn ngữ. d. Bắt đầu xác định những vấn đề chủ yếu của bệnh nhân. 9. Việc đánh giá nhu cầu học tập bệnh nhân. a. Định nghĩa/Mô tả. 1) Giáo dục bệnh nhân là tiến trình có ảnh hưởng đến hành vi bệnh nhân và tạo ra những thay đổi về kiến thức, thái độ và kĩ năng cần thiết để duy trì và nâng cao sức khỏe. 2) Giáo dục hiệu quả bắt đầu bằng việc đánh giá nhu cầu học tập của bệnh nhân và gia đình để xác định những nhu cầu học tập nào cần thiết và cách để việc học có thể diễn ra tốt nhất. b. Đánh giá. 1) Khả năng học tập của bệnh nhân dựa vào: a) Giá trị văn hóa và tôn giáo. b) Rào cản tình cảm. c) Khát khao và động lực để học tập. d) Giới hạn về thể chất và nhận thức. e) Rào cản ngôn ngữ. f) Tuổi tác và trình độ giáo dục. 2) Những rào cản khác có khả năng ảnh hưởng tới việc học của bệnh nhân. a) Sự cân nhắc về tài chính. b) Thiếu hệ thống hỗ trợ.
  • 18. Đánh giá bệnh nhân A - 11 c) Môi trường. d) Kém nhận thức về bệnh và điều trị. e) Chưa có trải nghiệm trước đó. f) Sự phủ nhận trách nhiệm cá nhân. c. Việc học những chủ đề. 1) Việc học có thể diễn ra trịnh trọng hoặc thân mật. 2) Tận dụng mọi lúc có thể giáo dục được. 3) Những bệnh nhân sẽ được hưởng lợi từ giáo dục về: a) Trạng thái sức khỏe. b) Quản lí bệnh. c) Cách dùng thuốc và thiết bị. d) Dinh dưỡng. e) Nguồn lực cộng đồng. f) Kĩ thuật phục hồi chức năng. 10. Tình trạng dinh dưỡng. a. Xem lại tình hình ăn uống. 1) Việc ăn thức ăn lạ. 2) Thức ăn ưa thích và không thích. 3) Những thay đổi về cảm giác thèm ăn gần đây. b. Ghi nhận bất kì việc tăng/sút cân gần đây. B. Bệnh sử của bệnh hiện tại 1. Khởi đầu. 2. Dấu hiệu và triệu chứng. 3. Kết quả của các thủ thuật chẩn đoán. 4. Biện pháp được khởi trị và đáp ứng của bệnh nhân. C. Tiền sử bệnh 1. Những vấn đề y khoa/thể chất trước đó. 2. Bệnh đồng mắc. 3. Thuốc/điều trị đang dùng. 4. Phẫu thuật và những lần nhập viện trước đó. 5. Tai nạn, chấn thương, v.v.
  • 19. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 12 6. Bệnh sử về mặt xã hội - ăn uống, thể dục, hút thuốc lá, rượu bia, cà phê, thuốc bất hợp pháp. 7. Bệnh sử gia đình - tập trung vào những họ hàng cùng huyết thống và gia đình ruột thịt: a. Bệnh tim. b. Đái tháo đường. c. Ung thư. d. Bệnh phổi. IV. Thăm khám thực thể bệnh nhân A. Đo dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân và so sánh với giá trị bình thường 1. Tần số tim: 60-100 nhịp trên phút. 2. Tần số hô hấp: 12-20 nhịp trên phút. 3. Nhiệt độ: Đo ở miệng 97,0-99,5o F 36,5-37,5o C Đo ở trực tràng 98,7-100,5o F 37,1-38,1o C Đo ở tai 98,7-100,5o F 37,1-38,1o C 4. Huyết áp: 120/80 mm Hg (90/60 đến 140/90). B. Đánh giá bằng nhìn - Những điều có thể thấy được. 1. Diện mạo chung. a. Tuổi - bề ngoài bệnh nhân có phù hợp với tuổi thực của họ? b. Chiều cao và cân nặng - được đo ngay thời điểm nhập viện. Cân nặng nên được ghi theo kg (1 kg = 2,2 lb). c. Tư thế. 1) Liệt nửa người (tư thế bất thường) có thể chỉ ra tổn thương não. 2) Gồng cứng mất vỏ (decorticate) - cánh tay gập, bàn tay nắm chặt, chân duỗi thẳng. 2. Mắt. a. Đồng tử bình thường bằng nhau, tròn, và phản xạ với ánh sáng và có sự điều tiết (PERRLA). b. Những dấu hiệu bất thường có thể là do:
  • 20. Đánh giá bệnh nhân A - 13 1) Chấn thương đầu. 2) Khối u. 3) Bệnh hệ thống thần kinh trung ương. 4) Thuốc (như atropine). c. Khám mắt tìm: 1) Đồng tử như đinh ghim (chứng co đồng tử). 2) Sụp mi trên (sụp mi do thần kinh). 3) Nhìn mờ hoặc nhìn đôi (song thị). 4) Cử động xoay tròn của nhãn cầu (rung giật nhãn cầu). 3. Phù. a. Phù ngoại biên. 1) Sự hiện diện của dịch dư thừa trong mô. 2) Xảy ra chủ yếu ở cánh tay và mắt cá. 3) Nguyên nhân do suy tim sung huyết, tăng áp phổi, suy tĩnh mạch và suy thận. 4) Đánh giá +1, +2, +3, hoặc +4, số càng lớn thể hiện phù càng nặng. 5) Có thể được mô tả là “phù thũng”. b. Báng bụng: sự tích lũy dịch trong ổ bụng thường do suy gan. 4. Ngón tay dùi trống - nguyên nhân bởi thiếu oxy máu mạn. Hiện diện dấu hiệu này gợi ý bệnh lí phổi. a. Xảy ra ở ngón cái và ngón trỏ. Các ngón chân cũng có thể bị. b. Dấu hiệu này là có khi góc giữa giường móng và mặt da rộng ra.
  • 21. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 14 5. Tĩnh mạch cổ nổi - tĩnh mạch căng phồng. a. Quan sát được ở tĩnh mạch cảnh (tĩnh mạch cảnh nổi). b. Thường xảy ra ở bệnh nhân suy tim sung huyết. c. Cũng có thể gặp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn. 6. Đổ đầy mao mạch - chỉ điểm của tuần hoàn ngoại biên. a. Làm tái nhợt bàn tay và xem sự hồi lưu của máu. b. Thường được làm trong nghiệm pháp Allen sửa đổi, trước khi lấy khí máu động mạch. 7. Đổ mồ hôi. a. Trạng thái tiết quá nhiều mồ hôi. b. Suy tim. c. Sốt, nhiễm trùng. d. Lo lắng, hồi hộp. e. Lao (đổ mồ hôi đêm). 8. Màu da. a. Bình thường - hồng, sạm, nâu, đen. b. Bất thường - giảm sắc tố (tái xanh, nhợt) do thiếu máu hoặc mất máu cấp (Sự co mạch sẽ làm da đổi màu do giảm lượng máu đến). c. Vàng da - tăng lượng bilirubin trong máu và mô. Hiện tượng này xuất hiện chủ yếu ở mặt và tay chân. d. Phát ban - đỏ ở da. Có thể do sung huyết mao mạch, viêm hay nhiễm trùng. e. Xanh tím - đổi màu da và niêm mạc thành xanh hoặc xanh-xám (xám xịt). Nguyên nhân bởi thiếu oxy máu do giảm lượng huyết sắc tố (giảm 5g hemoglobin). f. Vết bầm máu - ban xuất huyết, tụ máu hoặc bầm tím dưới da. 9. Cấu trúc của ngực. a. Bình thường - bình thường đường kính trước-sau. 1) Cột sống thẳng, không có sự thay đổi kích thước ngực. 2) Không cúi người về trước (gù) hay nghiêng sang bên (vẹo). b. Ngực ức gà - sự đẩy lồi xương ức ra phía trước. c. Ngực lõm hình phễu bẩm sinh - sự lún xuống một phần hay toàn bộ xương ức.
  • 22. Đánh giá bệnh nhân A - 15 d. Gù - sự cong lồi của cột sống (cúi người về trước). e. Vẹo - cong cột sống sang bên (nghiêng người sang bên). f. Gù vẹo là sự kết hợp của cả 2 hiện tượng và gây nên một khiếm khuyết làm hạn chế nghiêm trọng. g. Tăng đường kính trước - sau - kết quả của hiện tượng khí kẹt lại ở phổi trong suốt thời gian dài. 1) Thường đo bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 2) Có thể được gọi là ngực Barrel. 10. Cử động của ngực/cơ hoành. a. Cử động ngực cân đối khi cả 2 bên ngực di chuyển cùng một lúc. b. Bụng cử động ra ngoài suốt thì hít vào bởi vì cơ hoành đi xuống. Lồng ngực di chuyển ra ngoài và lên trên. c. Cử động ngực không cân đối (không bằng nhau) có thể chỉ ra những tình trạng bệnh nền tảng sau: 1) Xẹp phổi. 2) Tràn khí màng phổi. 3) Mảng sườn di động - cử động ngược chiều hô hấp. 4) Ống nội khí quản vào một bên phổi ở những bệnh nhân được đặt nội khí quản. 11. Kiểu thở. a. Hô hấp bình thường - bình thường về tần số, biên độ và nhịp điệu hô hấp. 1) Tần số hô hấp bình thường là 12-20 lần/phút. b. Thở nhanh - tăng về tần số hô hấp (trên 20 nhịp/phút). 1) Nguyên nhân: hạ oxy máu, sốt, đau, vấn đề của hệ thống thần kinh trung ương. c. Thở chậm (chứng thở nông) - giảm về tần số hô hấp (ít hơn 12 lần/phút), biên độ biến đổi và loạn nhịp thở. 1) Nguyên nhân: lúc ngủ (bình thường), do thuốc, rượu, rối loạn chuyển hóa. d. Ngưng thở - gián đoạn việc thở. e. Thở nhanh sâu - tần số hô hấp tăng, biên độ tăng, nhịp điệu đều.
  • 23. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 16 1) Nguyên nhân: rối loạn chuyển hóa/rối loạn hệ thần kinh trung ương. f. Cheyne-Stokes - tăng dần sau đó giảm dần tần số và biên độ theo chu kì kéo dài từ 30-180 giây, với mỗi đợt ngưng thở kéo dài tới 60 giây. 1) Nguyên nhân: tăng áp lực nội sọ, viêm màng não, quá liều thuốc. g. Biot’s - tăng tần số và biên độ với những cơn ngưng thở không đều. Mỗi nhịp thở có cùng biên độ. 1) Nguyên nhân: vấn đề của hệ thần kinh trung ương. h. Kussmaul’s - tăng tần số hô hấp (thường trên 20 nhịp/phút), tăng biên độ, nhịp không đều, tiếng thở nặng nhọc. 1) Nguyên nhân: hạ oxy máu, toan chuyển hóa, suy thận, toan ceton acid ở bệnh nhân đái tháo đường. i. Chứng thở không đều - hít vào há hốc miệng kéo dài, sau đó là thì thở ra cực kì ngắn và thở không hết. 1) Nguyên nhân: vấn đề ở trung tâm hô hấp, chấn thương hay khối u. 12. Hoạt động cơ hô hấp phụ. a. Những cơ này được sử dụng để tăng cường thông khí trong suốt những lúc yếu cơ, kháng lực đường thở tăng, v.v. b. Những cơ cô hấp bình thường. 1) Cơ hoành. 2) Có liên sườn ngoài. 3) Việc thở ra bình thường là thụ động. c. Những cơ hô hấp phụ. 1) Cơ liên sườn, cơ thang, cơ ức đòn chũm, cơ ngực lớn. 2) Các cơ thành bụng (cơ chéo bụng, cơ thẳng bụng, v.v.). 13. Tình trạng cơ. a. Phì đại (tăng kích thước cơ) các cơ hô hấp phụ xảy ra ở COPD. b. Teo cơ (hao mòn cơ) là việc mất trương lực cơ và xảy ra ở liệt. 1) Có thể được gọi là suy mòn. 14. Co rút.
  • 24. Đánh giá bệnh nhân A - 17 a. Co rút liên sườn và/hoặc xương ức xảy ra khi ngực cử động vào trong suốt thì hít vào gắng sức thay vì di chuyển ra ngoài. b. Đây là do tắc nghẽn đường thở. c. Một dấu hiệu của suy hô hấp. 15. Phập phồng cánh mũi. a. Lỗ mũi ngoài phập phồng ở thì hít vào. b. Một dấu hiệu của suy hô hấp. 16. Tính chất ho. a. Mạnh, vừa hay yếu. b. Có đàm hay không đàm. c. Thường xuyên hay không thường xuyên/loãng, đặc hay có mủ. 1) Ho khan hay không có đàm có thể biểu thị của một khối u trong phổi hay hen. 2) Ho có đàm có thể là gợi ý nhiễm trùng (xem phần Phân tích đàm). 17. Bằng chứng của đường thở khó. a. Sự tồn tại những yếu tố lâm sàng làm phức tạp hoặc cho thông khí qua mặt nạ hoặc cho việc đặt nội khí quản bởi các bác sĩ giỏi và có kinh nghiệm. 1) Nhìn bên ngoài tìm dấu hiệu bệnh lí của mặt hoặc cổ. a) Hàm ngắn và thụt về sau (tật hàm nhỏ). b) Lưỡi lớn (tật lưỡi to). c) Cổ bò (to và ngắn). d) Giới hạn biên độ cử động của cổ. 2) Xem phần Đặt nội khí quản chăm sóc đường thở về Mallampati, Cormack-Lehane và khoảng cách cằm-giáp. C. Đánh giá bằng sờ - Những gì bạn có thể cảm nhận 1. Mạch. a. Tần số mạch/tim - tim đang đập nhanh thế nào trong một phút. 1) Bình thường: 60-100 lần/phút. 2) Tim nhanh: >100 biểu hiện của hạ oxy máu, lo lắng, căng thẳng.
  • 25. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 18 3) Tim chậm: <60 biểu hiện suy tim, sốc, mã/cấp cứu. 4) Nhịp tim: thay đổi trên 20 nhịp/phút được xem là phản ứng bất lợi, ngưng trị liệu, thông báo cho điều dưỡng và bác sĩ. b. Nhịp điệu của mạch - đều hay không đều. 1) Bất kì thay đổi nào về nhịp điệu đều cần theo dõi kĩ hơn. c. Lực của mạch - mạnh hay yếu/nhỏ. d. Mạch nghịch thường - mạch/huyết áp biến đổi theo hô hấp. Có thể biểu hiện ứ khí (tình trạng cơn hen hoặc chèn ép tim). 2. Sự phân chia khí quản. a. Sờ có thể được dùng để xác định vị trí khí quản. b. Để xác định vị trí khí quản, đặt ngón tay trỏ vào trong hõm trên ức. c. So sánh khoảng trống giữa xương đòn trái và bờ trái khí quản. d. Nguyên nhân của lệch khí quản: Bị kéo sang bên bất thường (về phía bệnh) Bị đẩy sang bên bình thường (ra xa bên bệnh) 1) Xẹp phổi 1) Tràn dịch màng phổi lượng nhiều 2) Xơ phổi 2) Tràn khí màng phổi áp lực 3) Cắt phổi 3) Khối u ở cổ hoặc u tuyến ức 4) Liệt cơ hoành 4) Khối u trung thất lớn 3. Sờ rung. a. Sự rung có thể được cảm nhận bằng tay trên thành ngực. b. Các phân khu của sờ rung bao gồm: 1) Rung thanh âm - sự rung của thành ngực khi nói. 2) Rung cọ màng phổi - cảm thấy “rin rít” ở thành ngực do bề mặt màng phổi thô ráp đang cọ vào nhau. 3) Rung phế quản (phế quản sờ thấy được) - xuất tiết ở đường thở. 4. Nhạy cảm đau. a. Da của bệnh nhân có thể nhạy đau quanh các mũi khâu, ống dẫn lưu thành ngực, các chỗ bầm, xương gãy và bỏng. Tránh đụng chạm những vùng nhạy cảm đau nếu có thể.
  • 26. Đánh giá bệnh nhân A - 19 5. Tiếng lép bép. a. Những bong bóng khí dưới da có thể được sờ thấy và biểu hiện của sự hiện diện của tràn khí dưới da. 6. Cử động ngực cân đối a. Bàn tay người khám được đặt trên ngực bệnh nhân và khoảng cách bàn tay di chuyển suốt thì hít vào được ghi nhận. Trong điều kiện bình thường, cả 2 tay đều có cùng khoảng di chuyển, biểu hiện ngực dãn nở đều. Nếu một tay di chuyển nhiều hơn tay kia, là dãn nở ngực không đều. D. Đánh giá bằng gõ 1. Gõ ngực bệnh nhân giúp biết những thay đổi về âm vực được phát ra từ lồng ngực. 2. Gõ được thực hiện bằng cách đặt ngón tay giữa ở giữa 2 xương sườn và gõ lên đốt thứ nhất của ngón tay giữa bằng đầu ngón tay giữa của bàn tay còn lại. 3. So sánh phần trước và sau của ngực, bên trái với bên phải, phần đỉnh với đáy. 4. Những âm thanh sau đây được phát ra:
  • 27. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 20 a. Vang - phổi bình thường chứa đầy không khí. Đây là âm trống. b. Phẳng - được nghe khi gõ lên xương ức, cơ hay vùng phổi xẹp. c. Đục - nghe trên cơ quan chứa dịch như tim hoặc gan. Tràn dịch màng phổi hoặc viêm phổi cũng nghe được tiếng “thịch” thế này. d. Vang như trống - nghe khi gõ lên dạ dày có khí. Nghe như tiếng trống và thể hiện thể tích phổi tăng khi nghe trên vùng phổi. e. Tăng cộng hưởng - được thấy ở vùng phổi bị tràn khí màng phổi hoặc có khí phế thũng. Tiếng này nghe oang oang. 5. Độ di chuyển của cơ hoành được đo bằng cách gõ vào cuối thì hít vào rồi sau đó là cuối thì thở ra. Độ di chuyển suốt kì thở sâu của cơ hoành xấp xỉ 5 đến 7 cm. E. Đánh giá bằng nghe. 1. Tiếng thở bình thường - là tiếng của phế nang. a. Âm phế bào hai bên - nghe bình thường ở cả 2 phổi. b. Tiếng thở phế quản - tiếng bình thường được nghe ở khí quản hoặc phế quản. Những tiếng này nếu ở ngoại vi phổi là chỉ điểm của đông đặc phổi. 2. Tăng, giảm âm, âm không cân xứng hay mất âm thở. a. So sánh 2 bên. b. Những sự thay đổi về tiếng thở này giúp chỉ ra nơi có vấn đề. c. Tiếng dê kêu - hướng dẫn bệnh nhân nói “E” (phát âm là /i:/) và sẽ nghe được tiếng như “A” (phát âm là /ei/). Hiện tượng này biểu hiện đông đặc mô phổi chẳng hạn như trong trường hợp viêm phổi.
  • 28. Đánh giá bệnh nhân A - 21 d. Tiếng vang phế quản và tiếng ngực thầm là những thuật ngữ chỉ sự tăng cường độ hoặc dẫn truyền của âm nói và biểu thị đông đặc hay viêm phổi. e. Bất cứ sự tăng tiếng âm nói đều là đông đặc, và sự giảm âm có thể do tắc phế quản, tràn khí màng phổi, khí phế thũng, v.v. 3. Tiếng thở bất thường - mắc phải. a. Ran (crackles) - có xuất tiết/dịch. 1) Ran ẩm thô (coarse rales hay rhonchi) - xuất tiết ở đường thở lớn. a) Bệnh nhân cần hút đàm. 2) Ran ẩm vừa hạt (medium rales) - xuất tiết đường thở trung bình. a) Bệnh nhân cần vật lí trị liệu ở ngực. 3) Ran ẩm nhỏ hạt (moist creptitant rales) - phế nang, dịch. a) Bệnh nhân có suy tim sung huyết/phù phổi. b) Bệnh nhân cần thở áp lực dương, thuốc cho tim, thuốc lợi tiểu và oxy. b. Ran rít-ngáy (wheeze). 1) Nguyên nhân là co thắt phế quản. 2) Bệnh nhân cần thuốc dãn phế quãn. 3) Ran rít-ngáy một bên chỉ điểm của tắc do dị vật. c. Tiếng thở rít (tiếng chỉ nghe ở thì thở ra, tiếng gà gáy) 1) Do tắc nghẽn đường thở trên. a) Sưng trên thanh môn. b) Sưng dưới thanh môn (sau rút nội khí quản) c) Hút dị vật (đặc hay lỏng). 2) Điều trị đặc hiệu. a) Thuốc chống sung huyết mũi tại chỗ (epinephrine racemic (hỗn hợp 2 đồng phân)) trong trường hợp sưng và phù. b) Hút đàm và/hoặc nội soi phế quản khi có dịch tiết và hút dị vật. c) Đặt nội khí quản trong trường hợp thở rít rõ/nặng.
  • 29. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 22 d. Tiếng cọ màng phổi. 1) Âm thanh thô nghe rin rít hoặc lạo xạo. 2) Nguyên nhân do bề mặt của màng phổi thành và tạng bị viêm và cọ vào nhau. 3) Có thể gặp trong viêm màng phổi, lao, viêm phổi, nhồi máu phổi, ung thư, v.v. 4) Steroids và kháng sinh có thể được chỉ định. 4. Tiếng tim. a. Tiếng tim bình thường. 1) Âm thanh được tạo bởi sự đóng của các van tim. 2) Tiếng đầu tiên (S1 hay T1) - được tạo bởi sự đóng bình thường của van 2 lá và van 3 lá vào lúc khởi đầu của quá trình co tâm thất. 3) Tiếng thứ 2 (S2) - bình thường và nghe được khi kết thúc thì tâm thu. Tâm thất nghỉ và van động mạch phổi và van động mạch chủ đóng. b. Tiếng tim bất thường. 1) Ở người lớn, tiếng S3 là bất thường và có thể gợi ý suy tim sung huyết. 2) Sự xuất hiện tiếng thứ tư (S4) biểu thị bất thường tim như nhồi máu cơ tim hay phì đại tim. 3) Cả tiếng S3 và S4 đều có âm vực thấp và khó phân biệt. 4) Âm thổi tim (heart murmurs) là âm thanh gây ra do dòng máu hỗn loạn. Có thể do khiếm khuyết van tim hoặc bất thường tim bẩm sinh và cần được khám kĩ. 5) Âm thổi tim có thể xảy ra khi máu được tống qua một lỗ bất thường như khiếm khuyết vách liên nhĩ hay vách liên thất. 6) Âm thổi mạch máu (bruits) được nghe ở động mạch hay tĩnh mạch khi dòng máu trở nên hỗn loạn hay chảy với tốc độ bất thường. Âm thổi mạch máu thường nghe qua ống nghe trên những mạch máu xác định, như động mạch cảnh.
  • 30. Đánh giá bệnh nhân A - 23 5. Huyết áp. a. Đo huyết áp tâm thu và tâm trương. b. Thường được đo nhất bằng máy đo huyết áp (loại băng quấn cánh tay). c. Bình thường ở người lớn: 120/80 mm Hg với độ dao động cho phép là 90/60 tới 140/90. d. Tăng huyết áp biểu hiện tình trạng căng thẳng tim - hạ oxy máu. e. Hạ huyết áp biểu hiện tưới máu kém - giảm thể tích, suy tim sung huyết. V. Đánh giá sự thông khí A. Thán đồ/ (Đo mật độ thán khí) 1. Định nghĩa a. Là đo thành phần carbon dioxide trong khí thở ra bằng phương pháp hấp thụ hồng ngoại. b. Từ đó tính ra ECO2 , ETCO2 , PETCO2. B. Phân loại thán đồ 1. Thán khí so màu hay hóa học (như EasyCap II® ). a. Sự biến đổi hóa học màu sắc từ tím (không CO2 ) sang vàng (CO2 tăng).
  • 31. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 24 2. Thán đồ. a. Định lượng PET CO2 . b. Có hoặc không có dạng sóng của thán đồ. c. Đo giá trị carbon dioxide trong khí thở ra bằng phương pháp hấp thụ hồng ngoại. 3. Thán đồ thể tích. a. Được tích hợp với sự phân phối thể tích máy thở để đo thể tích theo đường cong thán đồ. b. Thể tích của PET CO2 đã cho được tận dụng để tính toán các giá trị như VD /VT , VCO2 , v.v. C. Quy trình cách thực hiện 1. Khi thực hiện thán đồ, cần lấy khí máu động mạch để liên hệ với các giá trị. 2. Cảm biến cần được đặt gần với chỗ nối đường thở của bệnh nhân (tại ống nội khí quản). D. Khuyến cáo từ Hướng dẫn thực hành lâm sàng AARC: Thán đồ/Đo mật độ thán khí suốt quá trình thông khí cơ học, 2011. 1. Thán đồ dạng sóng liên tục để kiểm tra vị trí chính xác ống nội khí quản. a. Nếu thán đồ dạng sống không có sẵn, đo mật độ thán khí không dạng sóng (phương pháp so màu) sẽ được thực hiện. 2. PET CO2 được đề nghị để hướng dẫn quản lí những bệnh nhân cần thông khí cơ học. 3. Thán đồ liên tục suốt quá trình vận chuyển những bệnh nhân đang thở máy. 4. Sử dụng thán đồ để xác định những bất thường luồng khí thở ra. 5. Áp dụng thán đồ thể tích để đánh giá sự thải bỏ CO2 và VD /VT để tối ưu hóa thông khí cơ học. 6. Thán đồ định lượng được tận dụng ở những bệnh nhân đặt nội khí quản suốt quá trình hồi sức tim phổi để đánh giá. a. Tình trạng tim phổi. b. Sự hiệu quả của việc ấn ngực.
  • 32. Đánh giá bệnh nhân A - 25 c. Sự trở lại của tuần hoàn tự thân bệnh nhân. E. PET CO2 1. PET CO2 phản ánh PaCO2 . a. Cả hai đều chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi VCO2 (sản phẩm CO2 ). b. Là một bộ phận của chuyển hóa (tỉ số chuyển hóa cơ bản). 1) Tăng tỉ số chuyển hóa cơ bản do: a) Sốt. b) Nhiễm trùng huyết. c) Rùng mình. d) Co giật. e) Cường giáp. 2) Giảm tỉ số chuyển hóa cơ bản do: a) An thần. b) Hạ thân nhiệt. c) Dinh dưỡng không thích hợp/Bị đói. 2. PET CO2 bình thường thấp hơn PaCO2 4-6 mm Hg. a. PaCO2 bình thường là 40 mm Hg. b. PET CO2 bình thường 34-36 mm Hg. c. PET CO2 có thể được thể hiện bằng phần trăm khí CO2 thở ra (phương pháp Châu Âu). 1) PET CO2 bình thường là 3-5%. d. Khi PaCO2 giảm, PET CO2 giảm.
  • 33. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 26 1) Tăng thông khí. 2) Hạ CO2 máu. 3) Kiềm hô hấp. 4) Giảm tưới máu (bệnh kèm khoảng chết). c. Khi PaCO2 tăng, PETCO2 tăng. 1) Giảm thông khí. 2) Tăng CO2 máu. 3) Toan hô hấp. 3. Cách xử lí. a. PET CO2 thấp ngay sau đặt nội khí quản cho hay đã đặt vào thực quản, cần chỉnh sửa. b. PET CO2 sẽ tăng suốt quá trình ấn ngực hồi sức tim phổi vì CO2 tạo ra được đào thải. c. PET CO2 giảm tới 0 cho thấy có rò rỉ hoặc sút máy thở. d. Độ ẩm và chất tiết có thể gây đọc kết quả sai và làm tắc ống chứng (sẽ cho kết quả là 0).
  • 34. Đánh giá bệnh nhân A - 27 e. Đọc kết quả sai có thể gặp ở bệnh nhân không có hồi sức tim phổi trong một thời gian. 4. Thán đồ được sử dụng để theo dõi. a. Độ nặng của bệnh phổi. b. Đáp ứng trị liệu. 1) Cải thiện VD /VT . 2) Cải thiện sự bất xứng hợp V/Q. c. Xác nhận đặt nội khí quản. 1) Hướng dẫn của AHA/ACLS khuyên dùng thán đồ dạng sóng có định lượng. d. Hệ thống máy thở/ống nội khí quản khi có rò rỉ hay sút ống. 1) PET CO2 giảm đột ngột về 0. e. Cho cả lưu lượng máu phổi và tim. 1) Giảm cung lượng tim làm PET CO2 giảm thấp đột ngột. Chỉ điểm sớm của suy tim/nhồi máu cơ tim/suy tim sung huyết. 2) Giảm lưu lượng máu phổi dẫn đến PET CO2 đột ngột thấp. Chỉ điểm sớm của thuyên tắc phổi. f. Theo dõi hiệu quả của thuốc ức chế thần kinh-cơ. 1) Khi thuốc ức chế thần kinh cơ hết tác dụng, PET CO2 tăng do tăng chuyển hóa. 5. Thán đồ thể tích. c. PET CO2 tăng lên có thể chỉ ra bệnh nhân sốt hoặc thuốc ức chế thần kinh-cơ đang dần hết tác dụng. b. PET CO2 giảm dần có thể cho thấy VD /VT đang tăng, suy tim hoặc cung lượng tim giảm. c. VA tăng dần cho biết tình trạng thở máy dần cải thiện. 1) Bệnh nhân có thể sẵn sàng cai máy thở. d. VD /VT giảm dần cho thấy tình trạng thở máy cải thiện dần. 1) Bệnh nhân có thể chuẩn bị cai máy khi VD /VT < 60%. F. Thông khí khoảng chết (VD). 1. Khoảng chết giải phẫu - là lượng thể tích lưu thông hít vào nhưng không đến phế nang.
  • 35. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 28 a. Xấp xỉ 1 mL trên lb cần nặng lí tưởng (ví dụ, 150 lb = 150 mL VD ). Thường xấp xỉ thông khí phế nang. 2. Khoảng chết phế nang - là lượng thông khí phế nang không được tưới máu. Xảy ra trong thuyên tắc phổi. 3. Khoảng chết sinh lí là tổng khoảng chết giải phẫu và khoảng chết phế nang và được ước lượng bằng ti số Khoảng chết chia Thể tích lưu thông (VD /VT ). 4. Khoảng chết cơ học - lượng lưu thông trong ống giữa bệnh nhân và chạc nối chữ Y của hệ thống máy thở. a. Xấp xỉ 10 mL trên ich ống gập (5’’ = 50 mL VD ). b. Có thể được dùng để điều chỉnh mức PaCO2 . G. Tính toán. 1. Thông khí phút (VE ). a. Công thức: VE = (VT x f). b. Ví dụ: Một bệnh nhân được thông khí thể tích với thể tích lưu thông 600 mL với tần số thở 10 nhịp trên phút. VE của bệnh nhân này là bao nhiêu? (VE = VT x f) VE = 600 x 10 = 6000 mL hay 6 L 2. Thông khí phút phế nang (VA ). a. Công thức: VA = (VT - VD ) x f. b. Ví dụ: Một bệnh nhân 68 kg (150 lb) nhận thông khí thể tích với thể tích lưu thông là 600 mL và tần số là 10. VA của bệnh nhân là mấy? VA = (600 - 150) x 10 = 4500 mL hay 4,5 L. 3. Tỉ lệ Khoảng chết với Thể tích khí lưu thông (VD /VT ). a. Giá trị bình thường = 20-40% (lên đến 60% đối với bệnh nhân thở máy). b. Công thức: x 100 c. PE CO2 là trung bình lượng PCO2 trong khí thở ra và có thể được đo bằng thán đồ. PaCO2 - PE CO2 PaCO2
  • 36. Đánh giá bệnh nhân A - 29 d. Tăng tỉ số VD /VT chỉ ra bệnh gây nên khoảng chết (thuyên tắc động mạch phổi). e. Ví dụ: Tính toán tỉ số VD /VT đối với bệnh nhân với PaCO2 40 torr và PE CO2 30 torr. VD /VT = x 100 VD /VT = x 100 VD /VT = x 100 VD /VT = 0,25 hoặc 25% 4. Thông khí khoảng chết (VD ). a. Công thức: VD /VT x VT = VD b. Ví dụ: Một bệnh nhân với tỉ số VD /VT là 25% đang thở máy với thể tích khí lưu thông 800 mL. VD của bệnh nhân thế nào? VD = VD /VT x VT VD = 0,25 x 800 = 200 mL. VI. Đánh giá sự oxy hóa A. Chỉ điểm của sự oxy hóa 1. PaO2 . a. Áp suất riêng phần của oxy hòa tan trong máu động mạch. b. Được đo trực tiếp từ mẫu máu động mạch bởi điện cực Clark trong máy phân tích khí máu. c. Giá trị bình thường = 80-100 torr. 2. SaO2 . a. Biểu thị phần trăm số hemoglobin trong máu động mạch gắn với oxy. b. Được đo trực tiếp từ mẫu máu động mạch bằng máy đo độ bão hòa oxy-CO, oxy hem (co-oximeter hoặc hemoximeter). c. Ước lượng bằng máy đo bão hòa oxy theo mạch đập. PaCO2 - PE CO2 PaCO2 40-30 40 10 40
  • 37. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 30 1) Độ bão hòa hiển thị từ máy đo độ bão hòa oxy theo mạch nảy sẽ chính xác ở những bệnh nhân có tưới máu tốt và độ bão hòa là 70% hoặc hơn. 2) Được khuyến cáo trong theo dõi suốt nghiên cứu giấc ngủ, và trong đánh giá sự khử bão hòa khi nghỉ và gắng sức. 3) Độ chính xác chịu ảnh hưởng bởi việc tưới máu (sốc và hạ huyết áp) và những trường hợp cản trở việc dẫn truyền ánh sáng (ban đỏ, ánh sáng môi trường quá sáng, v.v.). 4) Máy đo bão hòa oxy theo mạch nảy cho độ bão hòa cao hơn nếu có nhiễm độc carbon monoxide. d. Được tính toán bằng máy phân tích khí máu. e. Sự khác biệt lớn giữa các giá trị tính toán và giá trị đo được có thể là cho sự tăng nồng độ carbon monoxide (COHb), f. Giới hạn bình thường là 93-98%. g. Đường cong phân ly oxyhemoglobin. 1) Chuyển sang trái (ái lực oxy tăng) nghĩa là sẽ có thành phần oxy cao hơn với bất kì PO2 sẵn có. 2) Chuyển sang phải (ái lực oxy giảm) nghĩa là sẽ có thành phần oxy thấp hơn với bất kì PO2 sẵn có. 3) CHUYỂN SANG TRÁI (ái lực tăng) CHUYỂN SANG PHẢI (ái lực giảm) ↓ H+ (↑pH) ↑ H+ (↓pH) ↓ PCO2 ↑ PCO2 ↓ NHIỆT ↑ NHIỆT ĐỘ ↓ 2-3 DPG ↑ 2-3 DPG
  • 38. Đánh giá bệnh nhân A - 31 4) Mối quan hệ giữa PaO2 và SaO2 được mô tả bằng đường cong phân ly oxyhemoglobin. 5) P50 là phương pháp biểu thị vị trí của đường cong. Bình thường 27 torr Chuyển phải >27 torr Ái lực giảm Chuyển trái <27 torr Ái lực tăng i. Giá trị PaO2 có thể được ước lượng bằng cách trừ 30 từ SaO2 PaO2 SaO2 40 70 50 80 60 90 B. Tính toán 1. Áp lực oxy phế nang (PA O2 ): Phương trình khí phế nang. a. Tính áp suất riêng phần của oxy (PO2 ) trong phế nang. b. Công thức: PA O2 = (PB - PH2O )Fi O2 - PaCO2 0,8
  • 39. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 32 c. Ví dụ: Tính PA O2 cho một bệnh nhân nhận 50% oxy với PaCO2 40 torr và áp suất khí quyển là 747 torr. PA O2 = (PB - PH2O )FI O2 - PA O2 = (747 - 47) 0,50 - PA O2 = (700 x 0,50) - 50 PA O2 = 350 - 50 PA O2 = 300 torr d. Giá trị bình thường thay đổi trực tiếp theo Fi O2 của bệnh nhân và PB. 2. Khuynh độ (gradient) oxy phế nang-động mạch (P(A-a)O2 hay khuynh độ A-aDO2 ). a. Ước lượng sự khác biệt (về khuynh độ) giữa PO2 phế nang và động mạch. b. Được ước lượng tốt nhất khi bệnh nhân thở 100% O2 được 20 phút hoặc hơn. c. Công thức: A-aDO2 = PA O2 - PaO2 d. Ví dụ: Khuynh độ A-a của bệnh nhân trong ví dụ trước là bao nhiêu nếu PaO2 là 80 torr? A-aDO2 = PA O2 - PaO2 A-aDO2 = 300 torr - 80 torr = 220 torr e. Phiên giải. 1) Đáp ứng với oxy liệu pháp: a) Nếu PaO2 tăng với oxy liệu pháp, thì bệnh nhân có bất xứng hợp V/Q. b) Nếu PaO2 không tăng với oxy liệu pháp, thì bệnh nhân có shunt. 25-65 torr với 100% O2 Giá trị bình thường 66-300 torr bất xứng V/Q >300 torr hiện tượng shunting f. Giá trị bình thường thay đổi trực tiếp theo Fi O2 bệnh nhân. PaCO2 0,8 40 0,8
  • 40. Đánh giá bệnh nhân A - 33 3. Thành phần oxy động mạch (arterial oxygen content CaO2 ). a. Tốt nhất để đo lường oxy được phân phối tới mô, hay chỉ số tốt nhất vận chuyển oxy. b. Ước lượng lượng oxy được mang bởi hemoglobin cũng như lượng hòa tan trong huyết tương. c. Công thức: CaO2 = (Hb x 1,34 x SaO2 ) + (PaO2 x 0,003) Oxy trong hồng cầu Oxy trong huyết tương d. Ví dụ: Tính CaO2 của bệnh nhân có SaO2 98%, PaO2 99 torr và Hb 14 g/100 mL máu. CaO2 = (Hb x 1,34 x SaO2 ) + (PaO2 x 0,003) CaO2 = (14 x 1,34 x 0,98) + (90 x 0,003) CaO2 = (18,76 x 0,98) + (0,27) CaO2 = 18,38 + 0,27 CaO2 = 18,65 vol% e. Giới hạn bình thường là 17-20 vol% (mL/dL). 4. Thành phần oxy tĩnh mạch trộn (Mixed venous oxygen content Cv O2 ). a. Tổng lượng oxy được mang trong máu tĩnh mạch trộn. b. Được tính bằng cùng công thức tính CaO2 ngoại trừ việc dùng PO2(PvO2) và độ bão hòa (Sv O2 ) tĩnh mạch trộn. c. Máu được rút từ Động mạch phổi qua catheter bịt đầu bằng bóng, điểu khiển theo dòng chảy (Swan-Ganz). d. Công thức: Cv O2 = (Hb x 1,34 x Sv O2 ) + (Pv O2 x 0,003). e. Giá trị bình thường = 14 vol% (12-16 vol%). f. Các giá trị Cv O2 sẽ giảm khi cung lượng tim giảm. g. Các giá trị Sv O2 sẽ giảm khi cung lượng tim giảm. 5. Sự khác biệt thành phần oxy động mạch - tĩnh mạch (C(a-v)O2 ) a. Cv O2 được tính bằng cách trừ đi từ CaO2 . b. Đo sự tiêu thụ oxy của mô. c. Công thức C(a-v)O2 = CaO2 - Cv O2 . d. Giới hạn bình thường 4-5 vol%. e. Được sử dụng trong phương trình Fick để tính cung lượng tim (L/phút) hay sự tiêu thụ oxy (mL/phút).
  • 41. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 34 f. Sự khác biệt C(a-v)O2 sẽ tăng khi Cv O2 đang giảm và sẽ co biết rằng cung lượng tim đang giảm. 6. Phương trình shunt (QS /QT ). a. Là phần cung lượng tim (QT ) bị shunt (QS ). b. Công thức: QS /QT = c. Phương pháp: khí máu động mạch và tĩnh mạch trộn được rút và phân tích để xác định A-aDO2 và C(a-v)O2 . d. Ví dụ: Tính QS /QT khi A-aDO2 là 300 torr và C(a-v)O2 là 3,6 vol%. QS /QT = QS /QT = QS /QT = QS /QT = QS /QT = 0,20 hay 20% shunt e. Giới hạn bình thường là 3-5%. 7. Tỉ số PaO2 /FI O2 hay tỉ số P/F. a. Tỉ số áp suất riêng phần của oxy động mạch và nông độ phân suất oxy hít vào (Pa O2 /Fi O2 ). b. Được dùng trong việc xác định tổn thương phổi cấp (ALI) hoặc hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS). c. Đo hiệu quả của chuyển oxy qua phổi. d. Giá trị bình thường 380 torr hoặc lớn hơn. e. Phân mức độ nặng. (A-aDO2 )(0,003) (A-aDO2 )(0,003)+C(a-v)O2 (A-aDO2 )(0,003) (A-aDO2 )(0,003)+C(a-v)O2 (300)(0,003) (300)(0,003)+3,6 0,9 0,9+3,6 0,9 4,5
  • 42. Đánh giá bệnh nhân A - 35 Tiêu chuẩn ATS/ERS Tiêu chuẩn Berlin Tổn thương phổi cấp ARDS nhẹ Tỉ số P/F < 300 Tỉ số P/F 200-300 ARDS ARDS trung bình Tỉ số P/F < 200 Tỉ số P/F 100-200 PCWP < 18 mm Hg Thâm nhiễm lan tỏa 2 bên ARDS nặng Tỉ số P/F < 100 Mờ lan tỏa 2 bên 8. Chỉ số oxy (OI). a. Đo lượng hỗ trợ thông khí cần để đảm bảo mức oxy hóa đã có được. b. Công thức: x 100 c. Ví dụ: Tính chỉ số oxy cho bệnh nhân cần áp lực đường thở trung bình là 20 cm H2 O và 100% oxy để đạt được PaO2 50 torr. d. Đáp án: OI = x 100 OI = x 100 Ol = x 100 Ol = 40 Giá trị bình thường = < 10 e. Ý nghĩa. 1) Chỉ số oxy đang tăng có nghĩa tình trạng bệnh nhân đang nặng dần. 2) Chỉ số oxy lớn hơn 40 kèm theo tỉ lệ tử vong 80% và là tiêu chuẩn phổ biến cho ECMO. Paw x Fl O2 PaO2 Paw x Fl O2 PaO2 20 x 1,00 50 20 50
  • 43. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 36 VII. Theo dõi huyết động học A. Định nghĩa 1. Sự co bóp: khả năng các sợi cơ tim co ngắn lại trong thì tâm thu. a. Sự co bóp và thể tích nhát bóp là tương xứng trực tiếp. b. Tăng sự co bóp dẫn đến thể tích nhát bóp lớn hơn. c. Giảm co bóp cơ tim, như trong suy tim sung huyết, làm giảm thể tích nhát bóp. 2. Tiền tải: đo lường hay ước lượng thể tích tâm thất vào cuối kì tâm trương. a. Được xác định bằng lượng trở về từ tĩnh mạch và khả năng chứa của tâm thất. b. Thể tích cuối tâm trương càng lớn dẫn đến tăng sự dãn ra của sợi cơ tim, và thể tích nhát bóp càng lớn. c. Được mô tả bằng đường cong Frank-Starling. 3. Hậu tải: áp lực thành cơ tim cần để thắng sức cản hoặc tải lượng áp lực chống lại sự tống máu từ tâm thất suốt thì tâm thu. a. Hậu tải và sự làm việc của tâm thất thì tương xứng trực tiếp. b. Có thể được ước lượng bằng cách kiểm tra áp lực động mạch trung bình (hệ thống và phổi) và sức cản mạch máu (hệ thống và phổi). 4. Điều hòa tần số: bình thường được điều hòa bằng nút xoang- nhĩ (SA). a. Sự thay đổi tần số tim có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cung lượng tim. b. Tần số tim bình thường là 60-100 nhịp/phút.
  • 44. Đánh giá bệnh nhân A - 37 B. Mô tả 1. Huyết động học chỉ đề cập về chức năng sống thứ 3 và thứ 4: Tuần hoàn và Tưới máu. 2. Huyết nghĩa là máu và động nghĩa là cử động hoặc di chuyển. Vì vậy huyết động có nghĩa là sự chuyển động của máu hay Tuần hoàn/Tưới máu. 3. Sự chuyển động của máu (Tuần hoàn/Tưới máu) diễn ra nhờ áp lực của máu. 4. Huyết động là chỉ theo dõi huyết áp. C. Điều hòa huyết áp 1. Có 3 yếu tố điều hòa huyết áp. a. Tim - tim là cái bơm để tạo nên huyết áp. Những thay đổi về tần số tim và sự co bóp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp. 1) Tăng tần số tim làm tăng huyết áp. a) Thuốc làm tăng nhịp tim (chronotropic): atropine. 2) Giảm tần số tim làm giảm huyết áp. a) Thuốc làm giảm nhịp tim: chẹn β hay đối vận β: atenolol, propranolol, labetalol. 3) Tăng co bóp làm tăng huyết áp. a) Thuốc làm tăng co bóp (inotropic): digitalis, digoxin, levosimendan (Simdax®). 4) Giảm co bóp làm giảm huyết áp - xảy ra trong suy tim sung huyết. b. Máu - lượng dịch (máu) trong hệ tuần hoàn sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. 1) Quá tải dịch - tăng huyết áp. a) Điều trị bằng thuốc lợi tiểu. 2) Mất dịch - hạ huyết áp. a) Điều trị bằng dịch hoặc các sản phẩm của máu. c. Mạch máu - tình trạng mạch máu sẽ làm huyết áp thay đổi. 1) Co thắt mạch - tăng huyết áp.
  • 45. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 38 a) Điều trị bằng thuốc dãn mạch. i. Dãn mạch trực tiếp (nitroprusside, hydralazine). ii. Chẹn kênh calci (nifedipine), iii. Ức chế men chuyển (Lisinopril, Perindopril, Captopril, Enalapril, Ramipril). 2) Dãn mạch máu - giảm huyết áp. a) Điều trị bằng thuốc co mạch (epinephrine, phenylephrine, dopamine, dobutamine). 2. Huyết áp hệ thống bình thường như sau: a. Tâm thu - 120 mm Hg. b. Tâm trương - 80 mm Hg. c. Trung bình - 93 mm Hg. 3. Huyết áp động mạch trung bình được tính như sau: MAP = a. Bởi vì thời gian tâm trương dài gấp 2 lần thời gian tâm thu, nên công thức tính huyết áp trung bình là 2 phần tâm trương cộng 1 phần tâm thu, rồi chia 3. 4. Huyết áp tâm thu, tâm trương và động mạch trung bình được theo dõi liên tục bằng sử dụng catheter trong lòng động mạch với cảm biến áp lực (sức căng-áp suất). 5. Bộ cảm biến ở cùng mức với đầu của catheter. a. Nếu bộ cảm biến vượt quá catheter, kết quả đọc sẽ thấp hơn thực tế. b. Nếu bộ cảm biến dưới mức catheter, kết quả đọc cao hơn thực tế. D. Nhắc lại giải phẫu tim và sự tuần hoàn 1. Dòng máu chảy khắp cơ thể như sau: a. Đầu tiên ở thất trái, nơi có áp lực bình thường là 120/0 mm Hg, máu rời tim qua van động mạch chủ và vào hệ động mạch hệ thống. (2 x tâm trương) + tâm thu 3
  • 46. Đánh giá bệnh nhân A - 39 b. Áp lực trung bình ở các động mạch hệ thống bình thường là 90 mm Hg (120/80) và giảm còn 30 mm Hg khi vào đến mao mạch. c. Bên trong các mao mạch áp lực lúc này là 20 mm Hg và khi máu đi vào tĩnh mạch hệ thống thì lúc này khoảng 10 mm Hg. d. Máu tĩnh mạch hệ thống di chuyển chậm về tim phải. Khi máu vào nhĩ phải, áp lực khi đó chỉ còn 2-6 mm Hg hay 4-12 cm H2 O. e. Áp lực nhĩ phải là chỉ điểm của tiền tải thất phải. f. Máu ở nhĩ phải đi qua van ba lá vào thất phải nơi áp lực máu bình thường 25/0 mm Hg. g. Từ thất phải, máu đi qua van động mạch phổi vào trong động mạch phổi có áp suất bình thường là 25/8 mm Hg. Áp lực trung bình ở đây vào khoảng 14 mm Hg. h. Từ động mạch phổi lúc này máu đi qua phổi, nơi mà áp lực mao mạch bình thường khoảng 8-10 mm Hg, và sau đó vào tĩnh mạch phổi. i. Máu trong tĩnh mạch phổi đi vào thất trái nơi mà áp lực rớt còn khoảng 2-6 mm Hg. j. Áp lực nhĩ trái là chỉ điểm hay tiền thải thất trái. k. Từ nhĩ trái máu đi qua van 2 lá và lại vào thất trái. l. Cung lượng thất trái được đo theo L/phút, và được gọi là Cung lượng tim. Cung lượng tim (QT) ở người lớn bình thường là 4-8 L/phút. m. Chỉ số tim là cung lượng tim chia theo diện tích bề mặt cơ thể của bệnh nhân. Chỉ số tim (CI) ở người lớn bình thường là 2-4 L/phút/m2 .
  • 47. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 40 E. Phiên giải huyết động Vấn đề bệnh học Chỉ điểm Điều trị Suy tim phải . Tâm phế bệnh . Hẹp van 3 lá Tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm . Áp lực động mạch phổi thấp Thuốc ức chế men chuyển Bệnh phổi . Tăng áp phổi . ARDS . Thuyên tắc phổi Tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm . Áp lực mao mạch phổi bít thấp Oxy Nitric oxide hít vào Prostacycilns Suy tim trái . Suy tim sung huyết/Phù phổi . Hẹp van 2 lá Tăng áp lực mao mạch phổi bít . Áp lực động mạch trung bình thấp . QT thấp Oxy Thuốc lợi tiểu Thuốc tăng co bóp Thuốc giảm hậu tải Tăng thể tích Tất cả các giá trị huyết động đều tăng Thuốc lợi tiểu Giảm thể tích Tất cả các giá trị huyết động đều thấp Bù dịch
  • 48. Đánh giá bệnh nhân A - 41 F. Thuật ngữ 1. Áp lực tĩnh mạch trung tâm có thể cũng được biết như là: Áp lực nhĩ phải. Áp lực đổ đầy nhĩ phải. Tiền tải bên phải. Áp lực đổ đầy thất phải. Áp lực cuối tâm trương thất phải. 2. Áp lực mao mạch phổi bít (wedge-bít) cũng có thể được biết như: Áp lực nhĩ trái. Áp lực đổ đầy nhĩ trái. Tiền tải bên trái. Áp lực đổ đầy thất trái. Áp lực cuối tâm trương thất trái. G. Kỹ thuật đặt catheter (catheter động mạch phổi, bịt đầu bằng bóng, điều khiển theo dòng chảy [Swan-Ganz]) 1. Catheter được đặt qua một tĩnh mạch trung tâm (với bóng xẹp) và được đặt lên vào trong tĩnh mạch chủ trên để vào nhĩ phải. 2. Khi mà catheter nằm ở nhĩ phải, bóng được bơm lên để thả nổi catheter đi vào đúng vị trí. 3. Catheter được đặt lên qua phía phải của tim (qua van 3 lá, thất phải và van động mạch phổi) và được đặt vào động mạch phổi. 4. Một khi catheter đã nằm trong động mạch phổi thì bóng được xả hơi. 5. Catheter bây giờ sẽ sử dụng cảm biến áp lực (sức căng - áp suất) để theo dõi áp lực động mạch phổi (PAP). 6. Bộ cảm biến cần được đặt ở ngang mức với đầu của catheter a. Nếu bộ cảm biến vượt quá catheter, kết quả đọc sẽ thấp hơn thực tế. b. Nếu bộ cảm biến dưới mức catheter, kế quả đọc cao hơn thực tế. 7. Khi bóng được bơm căng (được bít), catheter khi đó sẽ đo áp lực mao mạch phổi bít (PCWP).
  • 49. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 42 8. Mẫu máu tĩnh mạch trộn tốt nhất khi được rút từ động mạch phổi. a. Bóng cần được xả xẹp (không bít) trong khi đang lấy máu tĩnh mạch phổi trộn từ động mạch phổi. 9. Catheter đặt qua tĩnh mạch cảnh hoặc tĩnh mạch dưới đòn vào động mạch phổi khi mà catheter đã được đặt xấp xỉ 50 cm. a. Nếu đã đặt catheter vào >50 cm và không ghi nhận được dạng sóng động mạch phổi, thì catheter đã bị cuộn trong nhĩ phải hoặc thất phải. b. Bóng cần được xả và rút catheter. H. Vị trí catheter và các dạng song 1. Kiểu áp lực và dạng sóng sẽ phản ánh vị trí của đầu catheter Swan-Ganz. 2. Khi bóng được bơm căng, catheter sẽ “bít” và áp lực ngược từ mao mạch phổi sẽ được đo. 3. Nếu trong khi đang đo áp lực động mạch phổi PAP bạn không thể thu được giá trị cao và thấp riêng biệt (áp lực tâm thu và tâm trương); hãy kiểm tra xem bóng có được xả chưa. 4. Sự xuất hiện gai đôi (sóng dội đôi tai thỏ) là bình thường đối với dạng sóng áp lực động mạch phổi và xảy ra khi van động mạch phổi đóng. 5. Sự tắt dần áp lực (pressure dampening) là khi theo dõi không cho thấy sóng dội đôi tai thỏ bình thường và catheter bằng cách nào đó đã bị tắc.
  • 50. Đánh giá bệnh nhân A - 43 6. Cục máu đông, bóng khí trong catheter hay nắp bộ cảm biến hoặc chỗ thắt của ống có thể gây tắc. 7. Sự dịch chuyển của catheter không gây nên hiện tượng tắt dần (dampening). 8. Cục máu đông có thể xảy ra: a. Hút (aspirate). b. Trôi catheter (flush). c. Xoay catheter. I. Đánh giá huyết động bổ sung: 1. Áp lực mạch nảy hay hiệu áp (pulse pressure) - sự khác biệt giữa áp lực tâm thu và tâm trương. a. Công thức: = Áp lực mạch nảy = áp lực tâm thu - áp lực tâm trương. b. Giá trị bình thường: 40 mm Hg. 2. Cung lượng tim (QT ) - đo lượng tống ra của thất trái vào tuần hoàn động mạch hệ thống và được đo bằng một trong các cách sau: a. Phương trình Fick: QT = b. Phương trình thể tích nhát bóp: QT = Nhịp tim X Thể tích nhát bóp. c. Làm giảm nhiệt độ: Tiêm nước muối sinh lý lạnh - cần có catheter động mạch phổi. d. Giá trị bình thường: 4-8 L/phút và phụ thuộc kích thước cơ thể. 3. Chỉ số tim là cung lượng tim (QT ) được chia theo diện tích bề mặt cơ thể tính bằng mét vuông (m2 ). CI = a. Giới hạn bình thường là 2,5-4,0 lít/phút/m2 đối với mọi kích thước cơ thể bệnh nhân. 4. Sức cản mạch máu hệ thống - khuynh hướng áp lực xuyên qua tuần hoàn hệ thống được phân chia bởi cung lượng tim. VO2 C(a-v)O2 (10) QT Diện tích bề mặt cơ thể
  • 51. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 44 a. Công thức: Sức cản mạch máu hệ thống = b. Giá trị bình thường: <20 mm Hg/L/phút hay 1600 Dynes/giây/cm-5 . c. Để chuyển mm Hg/L/phút sang Dynes, nhân với 80 (ví dụ, 20 x 80 = 1600 Dynes/giây/cm-5 ). d. Sức cản mạch máu hệ thống được tăng với huyết áp hệ thống và/hoặc co mạch (đặc biệt bởi thuốc Alpha). e. Sức cản mạch máu hệ thống có thể thay đổi theo những thay đổi về cung lượng tim hoặc chỉ số tim nếu những giá trị khác hằng định. f. Chỉ điểm cho hậu tải thất trái. 5. Sức cản mạch máu phổi - khuynh hướng áp lực xuyên tuần hoàn phổi được phân chia bởi cung lượng tim. a. Công thức: Sức cản mạch máu phổi = b. Giá trị bình thường:<2,5 mmHg/L/phút hay 800 Dynes/giây/ cm-5 . c. Để chuyển mm Hg/L/phút sang Dynes, nhân với 80 (ví dụ, 20 x 80 = 1600 Dynes/giây/cm-5 ). d. Sức cản mạch máu phổi tăng khi hạ oxy máu, tăng áp phổi và bệnh phổi. e. Chỉ điểm cho hậu tải thất phải. VIII. Xét nghiệm A. Công thức máu - đo đếm tất cả các thành phần chính của máu. 1. Tế bào hồng cầu. a. Chứa huyết sắc tố (hemoglobin) cần thiết cho việc chuyên chở oxy. b. Giới hạn bình thường là 4-6 triệu/mm3 . c. Số lượng hồng cầu cao (đa hồng cầu) gặp trong thiếu oxy mô mạn tính (như COPD, sống ở vùng cao). d. Số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu) xảy ra khi mất máu, xất huyết, rối loạn về máu. (Áp lực ĐM trung bình-Áp lực TM trung tâm) Cung lượng tim (Áp lực ĐM trung bình-Áp lực mao mạch phổi bít) Cung lượng tim
  • 52. Đánh giá bệnh nhân A - 45 2. Huyết sắc tố (hemoglobin-Hb). a. Mang oxy (1, 34 mL trên gram Hb). b. Giới hạn bình thường 12-16 g/100 mL máu (g/dL). c. Hb thấp = thiếu máu. d. Hb cao = đa hồng cầu. 3. Hematocrit (Hct). a. Quay máu toàn phần và đo số % tế bào hồng cầu trong thể tích máu ban đầu. b. Giới hạn bình thường 40-50%. c. Hct thấp = thiếu máu. d. Hct cao = đa hồng cầu. 4. Tế bào bạch cầu. a. Tế bào bạch cầu được cơ thể dùng chống lại nhiễm trùng. b. Giới hạn bình thường là 5.000-10.000 trên mm3 . c. Tăng bạch cầu (chứng tăng bạch cầu) = nhiễm vi trùng. d. Giảm bạch cầu (chứng giảm bạch cầu) = nhiễm virus. 5. Các loại bạch cầu. a. Bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophils) - loại bạch cầu chính. 1) Bạch cầu đũa (bands) - tế bào chưa trưởng thành; bình thường 4% thành phần bạch cầu; tăng khi nhiễm vi trùng. 2) Bạch cầu hạt (tạm dịch, từ gốc segs) - tế bào trưởng thành; thường 60% thành phần bạch cầu; giảm khi nhiễm vi trùng. b. Bạch cầu đa nhân ưa axit (Eosinophils) - liên quan với hen phế quản; chiếm 2% trong số lượng bạch cầu; tăng khi có phản ứng dị ứng. c. Bạch cầu đơn nhân (Monocytes) - đi kèm khi mắc lao; chiếm 3% về số lượng bạch cầu. d. Bạch cầu lympho (Lymphocytes) - 30% số lượng bạch cầu. e. Bạch cầu đa nhân ưa kiềm (Basophils) - 1% số lượng bạch cầu. 6. Khởi đầu truyền máu. a. Giá trị huyết sắc tố >10 g/dL thường không cần truyền máu. b. Huyết sắc tố 6-10 g/dL có thể cần truyền máu nếu bệnh nhân không ổn định. c. Huyết sắc tố ít hơn 6 g/dL sẽ cần truyền máu.
  • 53. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 46 7. Từ chối truyền máu. a. Từ chối truyền máu vì những lí do cá nhân, y khoa hay tôn giáo. b. Các chế phẩm thay thế máu có thể được sử dụng thay cho máu người. 1) Chất chuyên chở oxy dựa vào huyết sắc tố (hemoglobin- based oxygen carriers - HBOC). 2) Chất chuyên chở oxy dựa vào Perfluorocarbon. B. Điện giải 1. Biểu hiện lâm sàng về rối loạn điện giải: yếu cơ, đau, buồn nôn, và những thay đổi tâm thần như mệt mỏi, chóng mặt và choáng váng là tất cả những dấu hiệu liên quan với rối loạn điện giải. 2. Kali (K+ ) - cation nội bào chính. a. Quan trọng trong cân bằng acid-base và chức năng cơ, gồm cả cơ tim. b. Bình thường = 4,0 mEg/L (giới hạn 3,5-4,5). c. Hạ kali máu = K+ thấp; xảy ra với kiềm chuyển hóa, bài tiết quá nhiều, mất qua thận, nôn ói, tiêu chảy, hút dạ dày-mũi và dinh dưỡng kém. d. Tăng kali máu = K+ cao; toan máu, suy thận và nhập vào quá nhiều. 3. Natri (Na+ ) - cation ngoại bào chính, được kiểm soát bởi thận. a. Bình thường = 140 mEq/L (giới hạn 135-145). b. Hạ natri máu = Na+ thấp; mất dịch từ: thuốc lợi tiểu, nôn, tiêu chảy, dịch tăng từ suy tim sung huyết, liệu pháp truyền dịch. c. Tăng natri máu = Na+ cao; mất nước. d. Na+ được giữ lại trong việc trao đổi cho K+ . 4. Chloride (Cl - ) - anion ngoại bào chính. a. Mức độ liên quan mật thiết với Natri (Na+ ). b. Bình thường = 90 mEq/L (giới hạn 80-100). c. Hạ chlor máu = Cl - thấp (kiềm chuyển hóa). d. Tăng chlor máu = Cl - cao (toan chuyển hóa).
  • 54. Đánh giá bệnh nhân A - 47 5. Bicarbonate (HCO3 - ) (lượng CO2 toàn phần). a. Đa phần CO2 trong máu đều được chuyên chở dưới dạng HCO3 - để những thay đổi về tổng lượng CO2 phản ánh những thay đổi về kiềm máu. 1) ↑lượng CO2 = ↑HCO3 - = kiềm chuyển hóa. 2) ↓lượng CO2 = ↓HCO3 - = toan chuyển hóa. b. Điều này tương phản với những thay đổi về PCO2 . c. Bình thường = 24 mEq/L (giới hạn 22-26). 6. Calci (Ca2+ ) - cần cho co cơ, dẫn truyền xung động thần kinh, bài tiết hormone, đông máu, phân chia tế bào, sự chuyển động tế bào và lành vết thương. a. Giới hạn bình thường 4,5-5,0 mEq/L hay 8,7-10,2 mg/dL. b. Hạ calci máu (tổng lượng calci <8,7 mg/dL) thường thấy ở những bệnh nhân rất nặng và do bất toàn hệ thống tuyến cận giáp và/hoặc vitamin D. c. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất của hạ calci máu bao gồm hạ huyết áp, nhịp tim chậm, rối loạn nhịp, suy tim, ngưng tim, và không nhạy cảm digitalis. 7. Phosphor (P)/Phosphate (PO4 3- ) - quan trọng trong chuyển hóa năng lượng tế bào. a. Giới hạn bình thường là 1,0-2,0 mEq/L hoặc 3,0-4,5 mg/dL. b. Hạ phosphate máu (phosphate <2,5 mg/dL) là do dịch chuyển qua tế bào, mất qua thận, mất qua dạ dày-ruột, hoặc nhập vào không thích hợp. c. Giảm phosphate chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh cơ và thần kinh trung ương. d. Triệu chứng bao gồm yếu cơ, suy hô hấp, mệt mỏi, mất định hướng, trơ cảm giác, hôn mê và co giật. e. Mức độ bất thường có thể làm cho không cai máy thở được. 8. Magne (Mg2+ ) - quan trọng đối với cơ thể trong truyền đạt năng lượng và ổn định điện thế. a. Giới hạn bình thường 1,7-2,5 mEq/L. b. Hạ magne máu (magne <1,7 mg/dL) có thể do bệnh thận, hạ kali máu, kém hấp thu, tiêu chảy, hút mũi-dạ dày, và dinh dưỡng kém.
  • 55. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 48 c. Biểu hiện lâm sàng bao gồm bất thường về tim mạch, thần kinh cơ và điện giải. d. Mức magne bất thường có thể làm không cai máy được. C. Các dấu ấn sinh học tim 1. Troponin - protein được tìm thấy ở các tế bào cơ tim. a. Chỉ điểm đặc biệt của tổn thương cơ tim. b. Những bệnh nhân đã từng nhồi máu cơ tim sẽ có mức troponin cao. c. Giá trị bình thường ≤ 0,01 ng/mL. d. Mức troponin > 0,10 ng/mL đặt bệnh nhân vào nguy cơ cao tử vong do nhồi máu cơ tim. 2. Peptide thải natri niệu kiểu não (BNP). a. Được tiết bởi cơ tim khi suy tim tiến triển hoặc xấu hơn. d. Giá trị bình thường <100 pg/mL. c. Đo BNP huyết thanh giúp xác định xem những triệu chứng của bệnh nhân có phải là do suy tim sung huyết hay là bệnh khác, như COPD. d. Mức cao (>100 pg/mL) chỉ điểm suy tim sung huyết. D. Các dấu ấn sinh học “không tim” 1. Mức lactate a. Chỉ điểm của phân bố oxy tổng thể cho mô. b. Mức lactate bình thường là 5,0-20,0 mg/dL. c. Được tạo ra trong chuyển hóa kị khí khi tình trạng thiếu oxy tế bào xảy ra. d. Mức lactate tăng trong sốc nhiễm trùng và giảm tưới máu chỉ ra việc cung cấp oxy không thích hợp tới mô. e. Mức lactate giảm dần có thể giúp trong việc xác định sự thành công của điều trị. f. Các giá trị tăng lên liên quan với nhiễm trùng huyết nặng. 2. Test D-dimer. a. Test D-dimer được sử dụng để loại trừ sự hiện diện của cục máu đông bất thường (thuyên tắc phổi hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu). b. D-dimer là một phân mảnh protein từ sự phá vỡ cục máu đông. c. Giá trị bình thường nhỏ hơn 500 ng/mL.
  • 56. Đánh giá bệnh nhân A - 49 d. D-dimer giảm (test âm tính) có nghĩa là cục máu đông không hiện diện. e. D-dimer tăng (test dương tính) có nghĩa là có thể có cục máu đông. 3. Procalcitonin (Pro CT, PCT). a. Procalcitonin là một xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng huyết. b. Giá trị bình thường nhỏ hơn 0,15 ng/mL. c. Mức cao hơn 2,0 ng/mL chỉ điểm nhiễm trùng huyết nặng. d. Mức cao hơn 10 ng/mL chỉ điểm sốc nhiễm trùng. 4. Khoảng trống anion (Anion gap). a. Khoảng trống anion là sự khác biệt giữa các cation dương (Na+ , K+ ) và các anion âm (Cl - , HCO3 - ). b. Giới hạn bình thường là 8-16 mEq/L. c. Khoảng trống anion cao chỉ ra toan chuyển hóa (đái tháo đường, suy thận). 5. Ketone. a. Ketone được tạo ra khi cơ thể không thể chuyển hóa glucose và thay vào đó là chuyển hóa chất béo (đái tháo đường). b. Giá trị ketone máu bình thường là dưới 0,6 mmol/L. c. Giá trị ketone máu giữa 0,6 và 1,5 mmol/L cần được kiểm tra lại trong 2-4 giờ tới. d. Giá trị ketone máu giữa 1,5 và 3,0 mmol/L xác định bệnh nhân có nguy cơ nhiễm toan ketone. e. Giá trị ketone máu cao hơn 3,0 mmol/L cần điều trị cấp cứu. 6. Glucose huyết thanh a. Đo bằng máy đo mức glucose (đường) trong máu. b. Nguồn năng lượng chính cho phần lớn tế bào cơ thể gồm cả não. c. Giới hạn bình thường là 70-100 mg/dL (< 180 mg/dL có thể chấp nhận). d. Mức tăng (tăng đường huyết). 1) Có thể do đái tháo đường hoặc việc dùng đường quá mức. 2) Chấn thương hoặc phẫu thuật có thể làm tăng mức đường. 3) Điều trị insulin (administer insulin).
  • 57. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 50 e. Mức giảm (hạ đường huyết). 1) Có thể do đái tháo đường hoặc nhịn đói. 2) Administer glucose. 7. Albumin. a. Protein được tạo bởi gan. b. Giữ cho dịch không thoát khỏi mạch máu (áp lực keo). c. Nuôi dưỡng mô, vận chuyển hormone, vitamin, thuốc và calci. d. Giới hạn bình thường 3,5-5,5 g/dL. e. Albumin thấp chỉ điểm dinh dưỡng kém, tổn thương gan hoặc viêm. f. Mức albumin cao chỉ ra nhiễm trùng cấp, bỏng, hoặc stress do chấn thương hoặc cơn đau tim (heart attack). E. Bộ đông máu 1. Một loạt xét nghiệm định ra các cơ chế đông máu của cơ thể. 2. Được đo bằng cách chích da và đo xem bao lâu cho tới khi máu được cầm. 3. Chỉ định bộ đông máu: a. Đánh giá bệnh nhân trước phẫu thuật về nguy cơ chảy máu. b. Đánh giá các dấu hiệu/triệu chứng chảy máu. c. Chẩn đoán đông máu nội mạch lan tỏa (DIC). d. Theo dõi liệu pháp chống đông. e. Xác định những bệnh nhân có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). 4. Thời gian đông máu. a. Giá trị bình thường lên đến 6 phút. 5. Số lượng tiểu cầu. a. Tiểu cầu quan trọng trong đông máu trong việc hình thành cục máu đông. b. Giới hạn bình thường 150.000-400.000/mm3 . c. Giá trị giảm liên quan việc giảm chức năng tủy xương. 6. Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (APTT). a. Đo độ dài thời gian cần cho huyết tương để tạo được cục fibrin. b. Giới hạn bình thường là 24-32 giây (>100 giây có thể gây chảy máu tự nhiên). c. Được dùng để theo dõi liệu pháp heparin.
  • 58. Đánh giá bệnh nhân A - 51 7. Thời gian prothrombin (PT). a. Giống với APTT và có thể được dùng để theo dõi liệu pháp warfarin (Coumadin). b. Giới hạn bình thường là 12-15 giây (>30 giây có thể gây ra chảy máu tự nhiên). 8. Tỉ số chuẩn hóa quốc tế (INR). a. Tỉ số thời gian prothrombin so với mẫu bình thường (chứng). b. Giới hạn bình thường điển hình là 0,8 đến khoảng 1,2. c. Trong liệu pháp warfarin, mục tiêu đối với INR là 2,0-3,0. 9. Giảm số lượng tiểu cầu: đặc trưng bởi chảy máu tự nhiên, thời gian chảy máu kéo dài. a. Số lượng tiểu cầu <100.000/mm3 . b. Triệu chứng gồm bầm, chảy máu mũi, chảy máu nướu. c. PT và APTT bình thường nhưng thời gian máu chảy và số lượng tiểu cầu bất thường. d. Có thể liên quan đến nhiễm trùng huyết hoặc DIC. 10. Tăng tiểu cầu: đặc trưng bởi số lượng tiểu cầu cao. a. Số lượng tiểu cầu >1.000.000/mm3 . b. Có thể làm cho bệnh nhân bị tắc mạch. c. Có thể liên quan đến phản ứng viêm cấp, cắt lách (chấn thương). F. Cấy và độ nhạy cảm 1. Cấy: quét một mẫu lên trên đĩa chứa môi trường cho phép sinh vật mọc. Có ích trong xác định những loại vi khuẩn đặc trưng nào có thể hiện diện. 2. Độ nhạy cảm: tiến trình để xác định những kháng sinh nào sẽ diệt được vi khuẩn. 3. Phân tích cấy và độ nhạy cảm có thể được làm trên các mẫu đàm, máu, nước tiểu, phân và dịch màng phổi. 4. Có thể hữu ích trong việc xác định kháng sinh tốt nhất để điều trị nhiễm khuẩn. 5. Kết quả thì chưa có trong 48-72 giờ.
  • 59. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 52 G. Nhuộm Gram 1. Nhuộm mẫu để xác định liệu vi khuẩn hiện diện là gram dương hay gram âm. 2. Phân tích nhuộm gram có thể được thực hiện trên mẫu đàm, máu, nước tiểu, phân và dịch màng phổi. 3. Kết quả nhuộm gram có thể dùng xác định kháng sinh tốt nhất để điều trị nhiễm khuẩn. 4. Kết quả có trong 10 phút. H. Nhuộm kháng cồn-acid 1. Kĩ thuật được dùng để xác định sự hiện diện Mycobacterium tuberculosis. I . Đo độ bão hòa oxy (co-oximetry hoặc hemoximetry). 1. Đo trực tiếp độ bão hòa hemoglobin. 2. Đo chính xác hơn về carboxyhemoglobin (COHb), oxyhemoglobin (O2 Hb) và methemoglobin (MetHb). 3. Phương pháp đo xâm lấn và không liên tục. 4. Được dùng để chẩn đoán nhiễm độc carbon monoxide và methemoglobin máu (methemoglobinemia). 5. COHb bình thường: 1-3%. Có thể cao đến 15% trong trường hợp những người hút thuốc. J. Đánh giá chức năng thận 1. Creatinin - sản phẩm đào thải được lọc bởi thận. a. Đánh giá chức năng thận. b. Giới hạn bình thường là 0,7-1,3 mg/dL. c. Mức tăng cho thấy suy thận. d. Chỉ điểm tốt nhất cho chức năng thận. 2. Nitro urea máu (BUN) - sản phẩm đào thải được tổng hợp bởi thận. a. Đánh giá chức năng thận. b. Giới hạn bình thường 7-20 mg/dL. c. BUN tăng có thể chỉ điểm suy thận. d. BUN tăng kèm với tăng creatinin chỉ điểm suy thận.
  • 60. Đánh giá bệnh nhân A - 53 3. Lượng nước tiểu. a. Giới hạn bình thường 40-80 mL/giờ, xấp xỉ 1,0-2,0 L trên ngày. b. Lượng nước tiểu giảm là do mất nước hoặc suy thận. 4. Suy/tổn thương thận cấp (ARF/ARI). a. Là sự đột ngột mất chức năng thận. b. Dịch có thể tăng đến mức nguy hiểm khi thận ngưng lọc máu. c. Điện giải và sản phẩm đào thải tích tụ trong cơ thể. d. Gây ra bởi chấn thương hoặc giảm lượng máu tới thận. e. Được chẩn đoán bằng tăng nhanh BUN và creatinin và giảm lượng nước tiểu. f. Điều trị. 1) Lọc máu sẽ loại bỏ chất thải và dịch thừa. 2) Ghép thận nếu cần. K. Đánh giá nội tiết. 1. Cortisol. a. Một hormone glucocorticoid được sản xuất bởi vỏ tuyến thượng thận để giúp điều hòa chuyển hóa tế bào và hệ thống miễn dịch. b. Cortisol được giải phóng khi stress và mức glucose máu thấp. c. Giá trị trong máu bình thường từ 6-23 mcg/dL. d. Mức cortisol thấp có thể gợi ra bệnh Addison hoặc suy tuyến yên. e. Mức cao liên quan: 1) Giảm miễn dịch. 2) Tăng huyết áp. 3) Mức đường máu cao. 4) Khối u. 5) Cường tuyến yên (Hội chứng Cushing). 2. Điều hòa mức đường huyết. a. Đường huyết dùng cho tạo năng lượng. b. Mức glucose máu cần được ổn định trong giới hạn hẹp. c. Insulin và glucagon là những hormone từ tuyến tụy điều hòa glucose.
  • 61. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 54 d. Giới hạn bình thường 70-100 mg/dL (lúc đói) và lên đến 140 mg/dL 2 giờ sau ăn. e. Đái tháo đường (mức insulin thấp), bệnh hoặc stress có thể gây ra tăng đường huyết. f. Hạ đường huyết khi mức glucose máu dưới 70 mg/dL. g. Hạ đường huyết do bỏ bữa, liều insulin quá cao hoặc tập luyện quá mức. 3. Chức năng tuyến giáp. a. Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH) đo chức năng tuyến giáp. b. Giới hạn bình thường của TSH là 0,4-4,0 µg/dL. c. Mức TSH cao (>4,0 µg/dL) chỉ ra tuyến giáp hoạt động kém (nhược giáp). d. Mức cao TSH là do bệnh tự miễn, xạ trị, hoặc phẫu thuật cắt tuyến ức. 1) Điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone giáp trạng (levothyroxine). e. Mức TSH thấp (<0,4 µg/dL) chỉ ra tuyến giáp tăng hoạt. 1) Được điều trị bằng thuốc kháng giáp (methimazole) và iod phóng xạ. L. Chức năng gan 1. Bilirubin a. Là một sản phẩm đào thải màu vàng cam được tạo ra ở gan bởi việc phá hủy Hb và được bài tiết qua mật. b. Giới hạn bình thường 0,1-1,2 mg/dL. c. Tăng trong máu có liên quan: 1) Bệnh gan. 2) Thiếu máu tán huyết. 3) Tắc đường mật. 2. Amoniac. a. Amoniac được hình thành khi vi khuẩn ở ruột thoái giáng protein. b. Bình thường được chuyển đổi ở gan thành urea.
  • 62. Đánh giá bệnh nhân A - 55 c. Tăng khi có bệnh gan (xơ gan, viêm gan). d. Triệu chứng của bệnh gan bao gồm: 1) Giảm tri giác. 2) Buồn ngủ. 3) Hôn mê. 4) Run tay. 5) Nôn ói. 6) Tăng thông khí. 7) Co giật. e. Giới hạn bình thường 15-45 mcg/dL. f. Điều trị bằng lactulose để lấy amoniac vào đại tràng rồi bài tiết. 3. Xét nghiệm chức năng gan. a. Aspartatr transaminase (AST). b. Alanine transaminase (ALT). c. Tế bào gan viêm hoặc bị tổn thương sẽ phóng thích các enzyme AST và ALT. d. Giá trị bình thường. 1) AST 10-40 IU/L. 2) ALT 10-50 IU/L. M. Phân tích dịch 1. Dịch được lấy từ khoang màng phổi, bàng quang (nước tiểu), khoang phúc mạc, và/hoặc hệ thần kinh trung ương (dịch não tủy) có thể được phân tích bằng một số cơ chế. 2. Những phân tích này có thể gồm: a. Quan sát bằng mắt thường. b. Xem bằng kính hiển vi. c. Cấy và xác định độ nhạy cảm. d. Nhuộm gram. e. Tìm tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu). f. Tỉ trọng. N. Xử trí 1. Nếu giá trị xét nghiệm báo về không khớp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, xem lại:
  • 63. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 56 a. Mẫu được lấy đúng cách không? b. Mẫu có được thực hiện đúng giờ, đúng cách không? c. Các kết quả có được báo cáo bằng miệng không? IX. Phân tích hình ảnh học A. X-quang ngực 1. Nhiều vấn đề của phổi sẽ được phát hiện bằng X-quang trước khi được phát hiện bằng các dấu hiệu thăm khám lâm sàng khác, đặc biệt tràn khí màng phổi, dị vật, ống bị lệch chỗ, v.v. 2. X-quang ngực bình thường. a. Cả 2 nửa cơ hoành đều tròn trịa (dạng hình vòm). b. Nửa cơ hoành phải cao hơn một chút so với bên trái. c. Nửa cơ hoành phải ngang mức cung trước xương sườn số 6. d. Khí quản nằm giữa, thấu quang 2 bên, góc sườn hoành nhọn. e. Đầu các xương đòn ngang nhau. 3. Sự thông thoáng đường dẫn khí lớn. a. Phổi phải chứa 55% tổng thể tích phổi và nhìn thấy lớn hơn phổi trái. b. Mất sự thông thoáng đường dẫn khí là một cấp cứu rõ ràng và có thể do nhiều nguyên nhân: 1) Tắc do dị vật. 2) Phù do phản ứng dị ứng.
  • 64. Đánh giá bệnh nhân A - 57 3) Co thắt khí quản. 4) Chèn ép bên trong hoặc bên ngoài. 5) Chấn thương gây rò khí. c. Đánh giá đường dẫn khí lớn cần được thực hiện khi đánh giá trung thất. d. X-quang bình thường không cho thấy những đường dẫn khí ở xa hơn thế hệ các phế quản chính. 4. Các mốc giải phẫu - X-quang ngực. a. Khí quản - thấy được vùng tối ở đường giữa. 1) Lệch sang một bên nghĩ đến có bệnh một bên. 2) Khí quản bình thường có cùng kích thước với cột sống. 3) Phế quản chính bình thường không hẹp ở carina hoặc ở đầu xa. Nếu bị hẹp, là chỉ điểm ung thư phế quản nguyên phát. b. Trung thất - vùng ở giữa 2 phổi, nơi mà tim, bạch huyết, mạch máu và phế quản chính được tìm thấy. Có thể lệch do tràn dịch hay tràn khí màng phổi. c. Đường kính trước-sau - tăng trong COPD, ngực hình thùng, căng phồng ngực quá mức. d. Góc sườn hoành - góc được hình thành bởi đường cong phía ngoài của cơ hoành và thành ngực. Các góc này bị xóa mờ bởi tràn dịch màng phổi. e. Cơ hoành - bình thường có dạng hình vòm, bị dẹt trong COPD. Nửa cơ hoành phải hoặc trái có thể bị đẩy xuống khi có tràn khí màng phổi, nhìn thấy bị dẹt một bên. f. Vết in hằn của mạch máu - chỉ ra mạch máu, bạch huyết, mô phổi. g. Bóng tim - thất trái bình thường thấy được trên phim, tim to gặp trong suy tim sung huyết. h. Mô mềm - mô bao quanh ngực và ở trên vùng cổ. Trần khí dưới da xảy ra khi khí (tăng sáng) được thấy ở mô mềm xung quanh. 5. Tư thế/Hình chiếu. a. Hình chiếu trước-sau: từ trước ra sau - bản nhận hình ảnh ở sau lưng, ở những bệnh nhân nằm tại giường.
  • 65. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 58 b. Hình chiếu sau-trước: từ sau ra trước - bản nhận hình ảnh áp vào ngực, lưng hướng về nguồn tia X. c. Tư thế bên. 1) Hình chiếu từ bên phải hoặc bên trái. 2) Thêm một chiều thứ 3 cho những cấu trúc thấy ở phim trước sau hoặc sau trước. d. Tư thế chếch. 1) Nhìn chéo hoặc xéo. 2) Giúp định vị tổn thương. e. Tư thế nằm nghiêng. 1) Bệnh nhân nằm nghiêng về bên bị ảnh hưởng. 2) Có giá trị để phát hiện những tràn dịch màng phổi lượng ít. f. Đỉnh ưỡn. 1) Hình chiếu đỉnh phổi. g. Chụp cuối kì thở ra. 1) Được chụp khi bệnh nhân ở cuối kì thở ra. 2) Có giá trị phát hiện tràn khí màng phổi lượng ít hoặc dị vật. 6. Vị trí của ống nội khí quản hoặc mở khí quản. a. Đầu của ống nội khí quản cần được đặt ở dưới dây thanh âm và xấp xỉ 2-6 cm (1-2,4 inch) phía trên carina. Vị trí này xấp xỉ ngang mức quai động mạch chủ hoặc cung động mạch chủ (mức của xương đòn thì quá cao). b. Ống mở khí quản không giống vấn đề của đặt nội khí quản, nhưng cần đặt vào trong lòng khí quản. 7. Bằng chứng của căng quá mức bóng của ống nội khí quản hoặc mở khí quản. a. Bóng không nên dài qua đầu của ống nội khí quản hay mở khí quản. 8. Kích thước Silhouette (Bóng) tim. a. Bình thường bằng ½ đường kính ngực. b. Lớn hơn ½ đường kính ngực chỉ ra suy tim sung huyết, tim to. 9. Vị trí của máy tạo nhịp, catheter, và những ống khác. a. Dây máy tạo nhịp cần được đặt vào thất phải.
  • 66. Đánh giá bệnh nhân A - 59 b. Catheter động mạch phổi phải thấy ở phế trường thùy dưới phổi phải. c. Catheter tĩnh mạch trung tâm được đặt ở tĩnh mạch dưới đòn hoặc tĩnh mạch cảnh bên phải hay bên trái và nằm ở tĩnh mạch chủ trên hoặc nhĩ phải của tim. d. Ống dẫn lưu ngực phải nằm trong khoang màng phổi bao quanh phổi. e. Ống thông mũi-dạ dày và ống nuôi ăn cần được đặt vào dạ dày 2-5 cm dưới cơ hoành. 1) Ống thông mũi-dạ dày bị lệch qua phổi bên phải. 10. Ống nội khí quản vào nhánh phế quản chính phải.
  • 67. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 60 11. Khí ngoài phổi. a. Được định nghĩa là khí được tìm thấy ở bên ngoài phổi. b. Ví dụ gồm: 1) Tràn khí màng phổi. 2) Tràn khí trong ổ bụng. 3) Tràn khí trung thất. 4) Tràn khí dưới da. 5) Tràn khí màng ngoài tim. c. Tràn khí màng phổi. 1) Tràn khí màng phổi bên phải, bắt đầu từ giữa cơ hoành và di chuyển lên trên. 2) Gãy xương sườn bên phải ở xương sườn thứ 3 và 4. 3) Tim lệch về bên trái, nghĩ đến tràn khí màng phổi áp lực. 12. Xẹp phổi.
  • 68. Đánh giá bệnh nhân A - 61 13. Hội chứng nguy cập hô hấp cấp (ARDS). a. Hình ảnh kính mờ. b. Mờ 2 bên lan tỏa ở toàn bộ phế trường. 14. Viêm phế quản-phổi. a. Viêm phế quản-phổi thùy giữa phổi phải.
  • 69. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 62 15. Viêm phổi virus. a. Viêm phổi virus kiểu lan tỏa b. Không có dấu silhouette tim trên đường bờ bên trái và phải. 16. Viêm phổi thùy. a. Viêm phổi thùy ở thùy trên bên trái. b. Cơ hoành trái lên cao.
  • 70. Đánh giá bệnh nhân A - 63 17. Viêm phổi hít. a. Viêm phổi hít ở thùy giữa phải. 18. Tràn dịch màng phổi. a. Tràn dịch màng thổi thùy giữa bên phải. b. Tù góc sườn hoành bên phải và cơ hoành lên cao.
  • 71. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 64 c. Tràn dịch màng phổi phải. d. Mức dịch ngay đáy phổi phải. 19. Thuật ngữ và phiên giải X-quang. Thuật ngữ Mô tả Chẩn đoán 1. Thấu quang đậm độ tối, không khí bình thường của phổi 2. Cản quang/mờ đậm độ trắng, chất lỏng, dịch bình thường của xương, cơ quan 3. Thâm nhiễm cản quang giới hạn không rõ xẹp phổi 4. Đông đặc vùng trắng dạng lỏng viêm phổi/tràn dịch màng phổi 5. Tăng thấu quang khí trong phổi tăng lên COPD, cơn hen, tràn khí màng phổi 6. Vết hằn mạch máu bạch huyết, mạch máu, mô phổi tăng lên trong suy tim sung huyết, không thấy trong tràn khí màng phổi 7. Lan tỏa lan ra rộng khắp xẹp phổi/viêm phổi 8. Mờ đục dịch, chất lỏng đông đặc phổi
  • 72. Đánh giá bệnh nhân A - 65 20. Mô tả chẩn đoán và phiên giải. Thuật ngữ Mô tả Chẩn đoán 1. Thâm nhiễm “dạng lông tơ” (fluffy) trắng lan tỏa phù phổi 2. Kiểu cánh bướm/cánh dơi thâm nhiễm hình dạng cánh bướm phù phổi 3. Đường Kerley B phù phổi 4. Thâm nhiễm mảng đậm dạng chấm xẹp phổi 5. Thâm nhiễm dạng đĩa đậm dạng lớp mỏng xẹp phổi 6. Hình ảnh kính mờ lưới hạt ARDS 7. Kiểu tổ ong lưới hạt ARDS 8. Cản quan 2 bên lan tỏa ARDS 9. Khí phế quản đồ viêm phổi 10. Thâm nhiễm có hình bờ ngoại biên thuyên tắc phổi 11. Bề mặt/Bờ phía trên lõm tràn dịch màng phổi 12. Thâm nhiễm đáy với hình lồi tràn dịch màng phổi 13. Tạo hang ở thùy trên lao 14. Dấu khe sâu tràn khí màng phổi B. X-quang bụng: (Thận, Niệu quản và Bàng quang [KUB], phim không chuẩn bị, phim thăm dò) 1. Tầm soát trong trường hợp chấn thương hay đau bụng. 2. Tắc ruột (ví dụ ruột non). a. Lượng hơi bất thường. b. Tắc hoặc liệt ruột. c. Tắc ruột là sự tắc nghẽn ruột do sự gián đoạn khả năng đẩy trong ống tiêu hóa.
  • 73. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 66 3. Khối mô mềm. a. Khối lớn dễ dàng nhìn thấy. b. Thủng tạng. 1) Hơi tự do ra ngoài ruột. 4. Dịch ổ bụng (thường trong suy gan). a. Hình kính mờ khắp bụng. 5. Tràn dịch phúc mạc. 6. Bình thường: dạng hơi của ống tiêu hóa, không có sỏi. C. X-quang cột sống (Cổ, Ngực, Thắt lưng, Cùng, Cụt) 1. Gồm thế trước sau, bên và chếch. 2. Chụp cột sống cổ trong trường hợp đa chấn thương trước khi di chuyển bệnh nhân hoặc cổ. a. Chụp cắt lớp vi tính cổ đang dần thay thế X-quang trong trường hợp này. 3. Đau cổ hoặc lưng tăng lên. a. Gãy xương chấn thương. b. Di căn của u. c. Viêm khớp thoái hóa nặng lên. d. Gai cột sống (bệnh thoái hóa cột sống). e. Trượt đốt sống (đĩa sống bị trượt). D. Cắt lớp vi tính (CT Scan) 1. Cắt lớp vi tính là hình ảnh X-quang từ máy quét cơ thể chuyển hình ảnh tại nhiều góc khác nhau để tạo hình ảnh 2 chiều từ quét 3 chiều. 2. CT xoắn ốc (trung bình thể tích) là loại CT được cải tiến rõ rệt. 3. Ngực (CT ngực, CT xoắn ốc).
  • 74. Đánh giá bệnh nhân A - 67 a. Có ích để chẩn đoán các bệnh ảnh hưởng đến phổi và trung thất. b. Ví dụ: 1) CT ngực bình thường. 2) ARDS. 3) Tràn khí màng phổi. 4) Xẹp phổi 4. Bụng (CT bụng, CT nội soi đại tràng, nội soi đại tràng ảo). a. Đánh giá cơ quan ổ bụng, hướng dẫn kim trong sinh thiết khối u và chọc hút dịch. b. Chẩn đoán bệnh. 1) Thủng ruột. 2) Xuất huyết trong ổ bụng (máu trong khoang phúc mạc).
  • 75. SỔ TAY HỒI SỨC TÍCH CỰC A - 68 3) Tắc ruột hoặc niệu quản. 4) Phình mạch máu. 5) Dịch ổ bụng. c. Có thể được thực hiện với thuốc cản quang hoặc không (bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch). 5. Não (CT não). a. Đánh giá bệnh nhân tìm bệnh hệ thống thần kinh trung ương. 1) Đánh giá chấn thương ban đầu. 2) Xác định bệnh. 3) Chảy máu nội sọ và u máu. 4) Chảy máu dưới nhện. 5) Chấn thương và không do chấn thương. b. Đẩy lệch não thất. c. Phình mạch/nhồi máu não. d. Đột quỵ. e. U não. f. Đa xơ cứng. E. Cộng hưởng từ (MRI, Cộng hưởng từ hạt nhân [NMRI]) 1. Kĩ thuật chẩn đoán không xâm lấn và không phơi nhiễm tia xạ. 2. Tương phản tốt hơn giữa mô lành và mô bệnh. 3. Chỉ định bao gồm đánh giá hệ thần kinh trung ương, cổ và lưng, xương, khớp, và vú. 4. Không giúp ích trong đánh giá bụng. 5. Những dụng cụ cấy không chứa sắt (II) làm méo mó hình ảnh. 6. Kim loại chứa sắt (II/III) có thể nguy hiểm. a. Nhân viên phải loại bỏ tất cả kim loại trước khi vào buồng MRI. b. Kim loại, bao gồm trang thiết bị, sẽ bị hút vào nam châm. c. Những miếng dán với dạng lá, như miếng dán nicotine, có thể làm bỏng bệnh nhân. 7. Cử động làm méo hình ảnh. 8. Chứng sợ không gian hẹp có thể gặp đối với MRI kín. a. An thần có thể cần. b. MRI mở thì hữu ích.