SlideShare a Scribd company logo
1 of 9
Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám
1
A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
Sau khi học xong bài này SV phải:
1. Đánh giá và phân loại trẻ ho hoặc khó thở
2. Đánh giá và phân loại trẻ tiêu chảy
3. Thực hành các bài tập theo các tình huống cho trước và qua video.
B. PHÂN BỐ THỜI GIAN:
- Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 5’
- Giới thiệu nội dung bài giảng: 15’
- Thực hành kỹ năng: 60’
- Tổng kết cuối buổi: 10’
C. NỘI DUNG:
1. Đánh giá và phân loạiho hoặc khó thở
1.1. Đánh giá trẻ ho hoặc khó thở
Một trẻ bị ho hoặc khó thở cần được đánh giá để tìm xem:
- Trẻ ho hoặc khó thở đã bao lâu ?
- Trẻ có thở nhanh không ?
- Trẻ có rút lõm lồng ngực không ?
- Trẻ có thở rít khi nằm yên không ?
Đây là một khung trong phiếu đánh giá có ghi từng bước để đánh giá trẻ ho hoặc
khó thở.
TRẺ CÓ HO HOẶC KHÓ THỞ KHÔNG? Có ___ Không ___
* Trong bao lâu ___ ngày? *Đếm nhịp thở trong một phút
*___ nhịp/phút. Có thở nhanh không?
*Tìm dấu hiệu rút lõm lồng ngực
* Tìm và nghe tiếng thở rít
PHÂN LOẠI
ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ HO, KHÓ THỞ VÀ
TIÊU CHẢY (IMCI)
Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám
2
Đối với tất cả trẻ bệnh, phải hỏi về ho hoặc khó thở
HỎI: Trẻ có ho hoặc khó thở không?
Khó thở là thở không bình thường. Các bà mẹ mô tả tình trạng này theo các cách
khác nhau. Họ có thể nói rằng trẻ thở nhanh, có tiếng thở bất thường, ngưng thở
hoặc ngực bụng di dộng khác thường.
Nếu bà mẹ trả lời KHÔNG, hãy quan sát kỹ thêm nếu bạn cho rằng trẻ có ho và
khó thở. Nếu bạn cho rằng trẻ có ho và khó thở, thì giải thích cho bà mẹ tại sao bạn
nghĩ như vậy. Nếu trẻ không ho hoặc khó thở, hỏi về triệu chứng chính tiếp theo, về
tiêu chảy. Không tiếp tục đánh giá trẻ về các dấu hiệu liên quan đến ho hoặc khó
thở.
Nếu bà mẹ trả lời CÓ, hoặc bạn cho rằng trẻ có ho hoặc khó thở, hãy hỏi câu hỏi
tiếp theo.
HỎI: Ho trong bao lâu?
Trẻ ho hoặc khó thở trên 30 ngày là ho mãn tính. Đây là có thể là dấu hiệu của
lao, hen, ho gà hoặc bệnh khác.
ĐẾM nhịp thở trong một phút
Bạn phải đếm nhịp thở của trẻ trong một phút để xác định xem trẻ có thở nhanh
hay không.
Để đếm nhịp thở trong một phút:
- Dùng đồng hồ có kim giây
- Trẻ phải im lặng và nằm yên khi bạn quan sát và đếm nhịp thở của trẻ
- Nhìn cử động hô hấp ở một điểm trên lồng ngực hoặc bụng trẻ.
Giới hạn để đánh giá thở nhanh phụ thuộc tuổi của trẻ.
TUỔI THỞ NHANH
2-12 tháng
12 tháng- 5 tuổi
>= 50 nhịp/phút
>= 40 nhịp/phút
TÌM dấu hiệu rút lõm lồng ngực
Trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi:
- Phần dưới lồng ngực lõm vào khi trẻ hít vào. Bình thường toàn bộ lồng ngực
và bụng phình ra khi trẻ hít vào, dấu hiệu rút lõm lồng ngực xuất hiện khi trẻ
phải gắng sức nhiều hơn bình thường trẻ hít vào.
Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám
3
- Khi có rút lõm lồng ngực thì dấu hiệu này phải rõ ràng và thường xuyên.
- Nếu chỉ thấy trẻ có rút lõm lồng ngực khi khóc, bú hoặc chỉ có phần mềm
giữa các xương sườn lõm vào khi hít vào (co kéo cơ liên sườn) thì trẻ
KHÔNG có rút lõm lồng ngực.
Hình 1. Dấu hiệu rút lõm lồng ngực
(http://www.youtube.com/watch?v=bzyea6w_xp0#t=73)
TÌM và NGHE tiếng thở rít
Thở rít là tiếng thở thô ráp được tạo ra khi trẻ hít vào, xảy ra khi phù nề thanh
quản, nắp thanh quản hoặc khí quản.Sự phù nề này cản trở không khí đi vào phổi.
Để tìm và nghe tiếng thở rít:
- Quan sát khi trẻ nằm yên và hít vào
- Ghé tai đến gần miệng trẻ tìm nghe tiếng thở rít
- Đôi khi nghe thấy tiếng thở bất thường do tắc mũi (làm sạch mũi và nghe lại)
hoặc tiếng khò khè khi thở ra. Đó KHÔNG phải là tiếng thở rít.
(http://www.youtube.com/watch?v=LYhWyLM--SI)
1.2. Phân loại trẻ ho hoặc khó thở
Có 3 mức phân loại cho trẻ ho hoặc khó thở:
- Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng
- Viêm phổi
- Không viêm phổi: ho hoặc cảm lạnh.
Dưới đây là bảng phân loại ho hoặc khó thở
Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám
4
DẤU HIỆU PHÂN LOẠI ĐIỀU TRỊ
 Bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm
toàn thân* nào, hoặc
 Rút lõm lồng ngực, hoặc
 Thở rít khi nằm yên
VIÊM PHỔI
NẶNG hoặc
BỆNH RẤT
NẶNG
- Cho liều đầu kháng sinh
thích hợp với viêm phổi
nặng hoặc bệnh rất nặng
- Chuyển gấp đi bệnh viện
 Thở nhanh
Nếu trẻ: Thở nhanh là:
2-12 tháng >= 50 lần/phút
12 tháng-5 tuổi >= 40 lần/phút
VIÊM PHỔI - Cho kháng sinh thích hợp
với viêm phổi trong 3 ngày
- Cho Salbutamol nếu trẻ có
khò khè
- Làm giảm ho bằng các thuốc
an toàn
- Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ
khám ngay
- Khám lại sau 2 ngày
 Không có dấu hiệu của viêm
phổi hoặc bệnh rất nặng
KHÔNG VIÊM
PHỔI:
HO hoặc CẢM
LẠNH
- Nếu ho trên 30 ngày chuyển
đi bệnh viện
- Làm giảm ho bằng các thuốc
an toàn
- Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ
khám ngay
- Khám lại trong 5 ngày nếu
không tiến triển tốt
- Xử trí vấn đề họng nếu có
* Các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
- Không uống được hoặc bỏ bú
- Li bì hoặc khó đánh thức
- Nôn tất cả mọi thứ
- Co giật
Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám
5
2. Đánh giá và phân loại tiêu chảy
Tiêu chảy xảy ra khi phân chứa nhiều nước hơn bình thường.Tiêu chảy được
định nghĩa là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước 3 lần hoặc hơn trong 24 giờ.
2.1. Đánh giá trẻ tiêu chảy
Một trẻ tiêu chảy cần được đánh giá về:
- Thời gian trẻ tiêu chảy
- Máu trong phân để xác định trẻ có bị lỵ hay không
- Dấu hiệu mất nước
Các bước dưới đây để đánh giá một trẻ bị tiêu chảy:
TRẺ CÓ BỊ TIÊU CHẢY KHÔNG?Có ___ Không ___
* Đã bao lâu ___ ngày?* Quan sát tình trạng chung của trẻ để phát hiện
* Có máu trong phân Li bì hoặc khó đánh thức
không? Vật vã kích thích
* Tìm dấu hiệu mắt trũng
* Đưa nước cho trẻ xem trẻ có
Không uống được hoặc uống kém
Uống háo hức, khát
* Nếp véo da bụng
Mất rất chậm (trên 2 giây)
Mất chậm
PHÂN
LOẠI
Phải hỏi về tiêu chảy ở mọi trẻ:
HỎI: Trẻ có bị tiêu chảy không?
Nếu bà mẹ trả lời KHÔNG, không cần đánh giá các dấu hiệu liên quan đến tiêu
chảy.
Nếu bà mẹ trả lời CÓ, đánh giá các dấu hiệu mất nước, tiêu chảy kéo dài và lỵ.
HỎI: Đã bao lâu?
Tiêu chảy 14 ngày hoặc hơn là tiêu chảy kéo dài.
HỎI: Có máu trong phân không?
Hỏi bà mẹ xem có thấy máu trong phân bất kỳ lúc nào trong thời gian tiêu chảy
không.
Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám
6
QUAN SÁT toàn trạng trẻ
Khi kiểm tra dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, phải xem trẻ có li bì hoặc khó đánh
thức không.Nếu trẻ li bì hoặc khó đánh thức nghĩa là có dấu hiệu nguy hiểm.Hãy
dùng dấu hiệu nguy hiểm này để phân loại bệnh tiêu chảy.
Nếu trẻ có dấu hiệu vật vã kích thích, xem trẻ có vật vã, quấy khóc cả lúc được
mẹ âu yếm và bế không.Nếu trẻ nằm yên khi cho bú nhưng lại vật vã, quấy khóc khi
dừng cho bú nghĩa là có dấu hiệu vật vã kích thích.Nhiều trẻ cảm thấy sợ hãi khi đến
phòng khám nhưng có thể dỗ dành và giữ yên được, chúng không có dấu hiệu vật vã
kích thích.
TÌM dấu hiệu mắt trũng
Khi bị mất nước, mắt trẻ có có thể trũng.Hãy xác định trẻ có mắt trũng hay
không.Nếu bạn không chắc chắn thì hãy hỏi mẹ xem mắt trẻ có khác thường
không.Ý kiến của mẹ trẻ sẽ giúp xác định mắt trẻ có trũng không.
Hình 2. Dấu hiệu mắt trũng
(http://www.youtube.com/watch?v=dkGNxIuN6-4#t=18)
CHO trẻ uống nước
Đề nghị mẹ trẻ cho trẻ uống một chút nước bằng cốc hoặc muỗng, quan sát trẻ
uống.
Trẻ không uống được: trẻ không tự nuốt được khi đổ nước hoặc sữa vào miệng
trẻ.Trẻ không uống được vì trẻ ở trạng thái ngủ li bì hoặc khó đánh thức.
Trẻ uống kém: khi trẻ yếu và không thể tự uống nước nếu không có sự giúp đỡ,
Trẻ chỉ có thể nuốt nếu đã đưa nước vào miệng.
Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám
7
Trẻ uống nước háo hức, khát: trẻ muốn uống nước một cách rõ ràng. Hãy nhìn
xem trẻ có với lấy cốc hoặc muỗng khi đưa nước cho trẻ không.Khi đưa nước ra xa,
hãy nhìn xem trẻ có khó chịu vì trẻ muốn uống thêm không.Nếu trẻ uống nước khi
được khuyến khích và không muốn uống thêm thì không có dấu hiệu uống háo hức,
khát.
VÉO da bụng
Đề nghị mẹ đặt trẻ nằm ngửa trên bàn khám hoặc bế trẻ nằm thẳng trong lòng
mẹ, để lưng trẻ thẳng, hai tay hai bên và chân duỗi thẳng.Vị trí để véo nếp da ở bụng
trẻ là ở đường giữa đường nối từ rốn đến thành bụng. Để khám nếp véo da, hãy
dung ngón cái và ngón trỏ, không dùng đầu ngón tay sẽ gây đau. Đặt tay khi nếp
véo da sao cho nếp gấp da sẽ ở trên đường dọc theo thân trẻ và không nằm ngang.
Nhấc tất cả lớp da và lớp dưới da, giữ trong 1 giây và thả ra.Khi thả nếp da, hãy
quan sát nếp véo da.
Mất rất chậm: nếu vẫn có thể nhìn thấy nếp véo da rõ ràng (trên 2 giây) sau khi
thả tay ra.
Mất chậm: nếu vẫn có thể kịp nhìn thấy nếp da trong một thời gian rất ngắn sau
khi thả tay ra.
Mất nhanh: trường hợp còn lại.
(http://www.youtube.com/watch?v=Sq9rDyfbrTk)
Chú ý: Ở trẻ suy dinh dưỡng nặng (thể teo đét), mắt trẻ thường trũng và/hoặc nếp
véo da mất rất chậm ngay cả khi không mất nước. Mặc dù mắt trũng và/hoặc nếp
véo da là dấu hiệu ít tin cậy, nhưng vẫn được dùng để phân loại độ mất nước ở trẻ.
2.2. Phân loại trẻ tiêu chảy
2.2.1. Phân loại tiêu chảy
Các loại tiêu chảy:
- Tiêu chảy cấp: khi thời gian tiêu chảy dưới 14 ngày. Khi bị tiêu chảy cấp,
phân nhiều nước là nguyên nhân gây mất nước và góp phần làm suy dinh
dưỡng. Tử vong ở trẻ tiêu chảy cấp thường do mất nước.
- Tiêu chảy kéo dài: khi thời gian tiêu chảy kéo dài 14 ngày hoặc hơn. Trên
20% các trường hợp tiêu chảy trở thành tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy kéo dài
thường gây suy dinh dưỡng và làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám
8
- Lỵ: khi tiêu chảy có máu trong phân, có hoặc không có nhầy. Nguyên nhân
phổ biến nhất của lỵ là Shigella. Lỵ Amip không thường gặp ở trẻ nhỏ.
2.2.2. Phân loại độ mất nước
Có 3 mức phân loại cho trẻ tiêu chảy:
- Mất nước nặng
- Có mất nước
- Không mất nước.
Dưới đây là bảng phân loại độ mất nước
DẤU HIỆU PHÂN LOẠI ĐIỀU TRỊ
Hai trong các dấu hiệu sau:
 Li bì hoặc khó đánh thức
 Mắt trũng
 Không uống được hoặc uống
kém
 Nếp véo da mất rất chậm
MẤT NƯỚC
NẶNG
- Nếu trẻ có các phân loại bệnh
nặng khác: chuyển gấp đến bệnh
viện, nhắc mẹ trẻ cho uống liên
tục từng muỗng ORS trên đường
đi và tiếp tục cho trẻ bú
- Nếu trẻ không có các phân loại
bệnh nặng khác: bù dịch đối với
mất nước nặng (phác đồ C)
- Nếu trẻ >= 2 tuổi và đang có
dịch tả tại địa phương, hãy cho
một liều kháng sinh tả.
Hai trong các dấu hiệu sau:
 Vật vã hoặc kích thích
 Mắt trũng
 Uống háo hức, khát
 Nếp véo da mất chậm
CÓ MẤT
NƯỚC
- Nếu trẻ có các phân loại bệnh
nặng khác: chuyển gấp đến bệnh
viện, nhắc mẹ trẻ cho uống liên
tục từng muỗng ORS trên đường
đi và tiếp tục cho trẻ bú
- Bù dịch và cho ăn đối với có
mất nước (phác đồ B)
- Bổ sung kẽm
- Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ khám
ngay
- Khám lại trong 5 ngày nếu
không tiến triển tốt
Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám
9
 Không đủ các dấu hiệu của
mất nước nặng hoặc có mất
nước
KHÔNG
MẤT NƯỚC
- Bù dịch và cho ăn đối với không
mất nước (phác đồ A)
- Bổ sung kẽm
- Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ khám
ngay
- Khám lại trong 5 ngày nếu
không tiến triển tốt
3. Thực hành các bài tập tình huống
D. THỰC HÀNH: 60 phút
- Lần 1: 45 phút
SV chia thành từng nhóm 3 sinh viên thực hành các bài tập tình huống.Một SV
thực hiện, các SV còn lại góp ý.
- Lần 2: (10 phút). Chọn 1 SV
+ SV thực hành bài tập tình huống trên video.
+ Các SV còn lại nhận xét và đóng góp ý kiến.
- CBG nhận xét và tổng kết (5 phút).
E. ĐÁNH GIÁ:
Thi cuối module theo OSCE.
F. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đánh giá và phân loại trẻ bệnh từ 2 tháng đến 5 tuổi, Tài liệu huấn luyện kỹ
năng xử trí lồng ghép trẻ bệnh cho cán bộ y tế phòng khám đa khoa khu vực và
trạm y tế xã, Nhà xuất bản Bộ y tế, 2001.
2. A guide to identifying necessary adaptations of clinical policies and guidelines
and to adapting the charts and modules for the WHO/UNICEF course,
Adaptation guide, WHO, 1997.

More Related Content

What's hot

Chẩn đoán và điều trị bệnh não gan
Chẩn đoán và điều trị bệnh não ganChẩn đoán và điều trị bệnh não gan
Chẩn đoán và điều trị bệnh não ganNgãidr Trancong
 
SUY HÔ HẤP CẤP
SUY HÔ HẤP CẤPSUY HÔ HẤP CẤP
SUY HÔ HẤP CẤPSoM
 
VÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docxVÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docxSoM
 
LAO MÀNG PHỔI
LAO MÀNG PHỔILAO MÀNG PHỔI
LAO MÀNG PHỔISoM
 
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯCÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯSoM
 
ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN
ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢNĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN
ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢNSoM
 
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGKHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxBệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxSoM
 
BỆNH ÁN TIM MẠCH
BỆNH ÁN TIM MẠCHBỆNH ÁN TIM MẠCH
BỆNH ÁN TIM MẠCHSoM
 
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU BỆNH NHÂN HÔN MÊ
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU BỆNH NHÂN HÔN MÊCHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU BỆNH NHÂN HÔN MÊ
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU BỆNH NHÂN HÔN MÊSoM
 
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦNBƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦNSoM
 
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTHỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTSoM
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
SÔT XUẤT HUYẾT
SÔT XUẤT HUYẾTSÔT XUẤT HUYẾT
SÔT XUẤT HUYẾTSoM
 
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶPCÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶPSoM
 
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCH
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCHKHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCH
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCHSoM
 
BỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOABỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOASoM
 
TIẾP CẶN KHÒ KHÈ
TIẾP CẶN KHÒ KHÈTIẾP CẶN KHÒ KHÈ
TIẾP CẶN KHÒ KHÈSoM
 
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docxXUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docxSoM
 

What's hot (20)

Chẩn đoán và điều trị bệnh não gan
Chẩn đoán và điều trị bệnh não ganChẩn đoán và điều trị bệnh não gan
Chẩn đoán và điều trị bệnh não gan
 
SUY HÔ HẤP CẤP
SUY HÔ HẤP CẤPSUY HÔ HẤP CẤP
SUY HÔ HẤP CẤP
 
VÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docxVÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docx
 
LAO MÀNG PHỔI
LAO MÀNG PHỔILAO MÀNG PHỔI
LAO MÀNG PHỔI
 
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯCÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
 
ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN
ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢNĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN
ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN
 
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGKHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxBệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
 
TBMMN
TBMMNTBMMN
TBMMN
 
BỆNH ÁN TIM MẠCH
BỆNH ÁN TIM MẠCHBỆNH ÁN TIM MẠCH
BỆNH ÁN TIM MẠCH
 
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU BỆNH NHÂN HÔN MÊ
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU BỆNH NHÂN HÔN MÊCHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU BỆNH NHÂN HÔN MÊ
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU BỆNH NHÂN HÔN MÊ
 
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦNBƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
 
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTHỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
 
SÔT XUẤT HUYẾT
SÔT XUẤT HUYẾTSÔT XUẤT HUYẾT
SÔT XUẤT HUYẾT
 
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶPCÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
 
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCH
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCHKHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCH
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCH
 
BỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOABỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOA
 
TIẾP CẶN KHÒ KHÈ
TIẾP CẶN KHÒ KHÈTIẾP CẶN KHÒ KHÈ
TIẾP CẶN KHÒ KHÈ
 
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docxXUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
 

Similar to ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI HO VÀ TIÊU CHẢY

TIẾP CẬN TRẺ HO VÀ KHÓ THỞ
TIẾP CẬN TRẺ HO VÀ KHÓ THỞTIẾP CẬN TRẺ HO VÀ KHÓ THỞ
TIẾP CẬN TRẺ HO VÀ KHÓ THỞSoM
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG NHI
THỰC HÀNH LÂM SÀNG NHITHỰC HÀNH LÂM SÀNG NHI
THỰC HÀNH LÂM SÀNG NHISoM
 
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINHKHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINHSoM
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCSoM
 
Phác đồ điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi
Phác đồ điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 đến 5 tuổiPhác đồ điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi
Phác đồ điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 đến 5 tuổitrongnghia2692
 
IMCI 0-2m.pptx
IMCI 0-2m.pptxIMCI 0-2m.pptx
IMCI 0-2m.pptxHT TK
 
2020. HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM Phàn 2 - Nhìn & Đếm :
2020. HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM Phàn 2 - Nhìn & Đếm :2020. HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM Phàn 2 - Nhìn & Đếm :
2020. HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM Phàn 2 - Nhìn & Đếm :thuyet le
 
300 cau hoi cua bo me tre
300 cau hoi cua bo me tre300 cau hoi cua bo me tre
300 cau hoi cua bo me trebigwalltt
 
Y4_Khám dấu mất nước.pptx
Y4_Khám dấu mất nước.pptxY4_Khám dấu mất nước.pptx
Y4_Khám dấu mất nước.pptxssuserf760fc1
 
nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre so sinh phan 1
nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre so sinh phan 1nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre so sinh phan 1
nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre so sinh phan 1Hồng Ngây Thơ
 
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH CẤP CỨU TRẺ EM
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH CẤP CỨU TRẺ EMKHÁM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH CẤP CỨU TRẺ EM
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH CẤP CỨU TRẺ EMSoM
 
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCI
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCIPHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCI
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCISoM
 
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢYKHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢYSoM
 
Tieu dâm o tre em 2016
Tieu dâm o tre em 2016Tieu dâm o tre em 2016
Tieu dâm o tre em 2016SauDaiHocYHGD
 
Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2
Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2
Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2Hồng Ngây Thơ
 

Similar to ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI HO VÀ TIÊU CHẢY (20)

TIẾP CẬN TRẺ HO VÀ KHÓ THỞ
TIẾP CẬN TRẺ HO VÀ KHÓ THỞTIẾP CẬN TRẺ HO VÀ KHÓ THỞ
TIẾP CẬN TRẺ HO VÀ KHÓ THỞ
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG NHI
THỰC HÀNH LÂM SÀNG NHITHỰC HÀNH LÂM SÀNG NHI
THỰC HÀNH LÂM SÀNG NHI
 
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINHKHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
 
benh tieu khong tu chu o tre em.docx
benh tieu khong tu chu o tre em.docxbenh tieu khong tu chu o tre em.docx
benh tieu khong tu chu o tre em.docx
 
Sặc sữa.ppt
Sặc sữa.pptSặc sữa.ppt
Sặc sữa.ppt
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
 
Phác đồ điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi
Phác đồ điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 đến 5 tuổiPhác đồ điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi
Phác đồ điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi
 
IMCI 0-2m.pptx
IMCI 0-2m.pptxIMCI 0-2m.pptx
IMCI 0-2m.pptx
 
Chăm sóc trẻ em mắc Covid 19 tại nhà - Bệnh viện Nhi Trung Ương
Chăm sóc trẻ em mắc Covid 19 tại nhà - Bệnh viện Nhi Trung ƯơngChăm sóc trẻ em mắc Covid 19 tại nhà - Bệnh viện Nhi Trung Ương
Chăm sóc trẻ em mắc Covid 19 tại nhà - Bệnh viện Nhi Trung Ương
 
2020. HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM Phàn 2 - Nhìn & Đếm :
2020. HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM Phàn 2 - Nhìn & Đếm :2020. HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM Phàn 2 - Nhìn & Đếm :
2020. HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM Phàn 2 - Nhìn & Đếm :
 
300 cau hoi cua bo me tre
300 cau hoi cua bo me tre300 cau hoi cua bo me tre
300 cau hoi cua bo me tre
 
Y4_Khám dấu mất nước.pptx
Y4_Khám dấu mất nước.pptxY4_Khám dấu mất nước.pptx
Y4_Khám dấu mất nước.pptx
 
Sinh lý phát triển trẻ sơ sinh
Sinh lý phát triển trẻ sơ sinhSinh lý phát triển trẻ sơ sinh
Sinh lý phát triển trẻ sơ sinh
 
nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre so sinh phan 1
nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre so sinh phan 1nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre so sinh phan 1
nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre so sinh phan 1
 
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH CẤP CỨU TRẺ EM
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH CẤP CỨU TRẺ EMKHÁM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH CẤP CỨU TRẺ EM
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH CẤP CỨU TRẺ EM
 
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCI
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCIPHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCI
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCI
 
Bi kip tri coi
Bi kip tri coiBi kip tri coi
Bi kip tri coi
 
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢYKHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
 
Tieu dâm o tre em 2016
Tieu dâm o tre em 2016Tieu dâm o tre em 2016
Tieu dâm o tre em 2016
 
Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2
Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2
Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxHongBiThi1
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfPhngKhmaKhoaTnBnh495
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất haySGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạHongBiThi1
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩHongBiThi1
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéHongBiThi1
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấyHongBiThi1
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Phngon26
 
SGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéHongBiThi1
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bảnTiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bảnPhngon26
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hayHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất haySGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
 
SGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
 
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bảnTiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
 

ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI HO VÀ TIÊU CHẢY

  • 1. Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám 1 A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: Sau khi học xong bài này SV phải: 1. Đánh giá và phân loại trẻ ho hoặc khó thở 2. Đánh giá và phân loại trẻ tiêu chảy 3. Thực hành các bài tập theo các tình huống cho trước và qua video. B. PHÂN BỐ THỜI GIAN: - Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 5’ - Giới thiệu nội dung bài giảng: 15’ - Thực hành kỹ năng: 60’ - Tổng kết cuối buổi: 10’ C. NỘI DUNG: 1. Đánh giá và phân loạiho hoặc khó thở 1.1. Đánh giá trẻ ho hoặc khó thở Một trẻ bị ho hoặc khó thở cần được đánh giá để tìm xem: - Trẻ ho hoặc khó thở đã bao lâu ? - Trẻ có thở nhanh không ? - Trẻ có rút lõm lồng ngực không ? - Trẻ có thở rít khi nằm yên không ? Đây là một khung trong phiếu đánh giá có ghi từng bước để đánh giá trẻ ho hoặc khó thở. TRẺ CÓ HO HOẶC KHÓ THỞ KHÔNG? Có ___ Không ___ * Trong bao lâu ___ ngày? *Đếm nhịp thở trong một phút *___ nhịp/phút. Có thở nhanh không? *Tìm dấu hiệu rút lõm lồng ngực * Tìm và nghe tiếng thở rít PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ HO, KHÓ THỞ VÀ TIÊU CHẢY (IMCI)
  • 2. Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám 2 Đối với tất cả trẻ bệnh, phải hỏi về ho hoặc khó thở HỎI: Trẻ có ho hoặc khó thở không? Khó thở là thở không bình thường. Các bà mẹ mô tả tình trạng này theo các cách khác nhau. Họ có thể nói rằng trẻ thở nhanh, có tiếng thở bất thường, ngưng thở hoặc ngực bụng di dộng khác thường. Nếu bà mẹ trả lời KHÔNG, hãy quan sát kỹ thêm nếu bạn cho rằng trẻ có ho và khó thở. Nếu bạn cho rằng trẻ có ho và khó thở, thì giải thích cho bà mẹ tại sao bạn nghĩ như vậy. Nếu trẻ không ho hoặc khó thở, hỏi về triệu chứng chính tiếp theo, về tiêu chảy. Không tiếp tục đánh giá trẻ về các dấu hiệu liên quan đến ho hoặc khó thở. Nếu bà mẹ trả lời CÓ, hoặc bạn cho rằng trẻ có ho hoặc khó thở, hãy hỏi câu hỏi tiếp theo. HỎI: Ho trong bao lâu? Trẻ ho hoặc khó thở trên 30 ngày là ho mãn tính. Đây là có thể là dấu hiệu của lao, hen, ho gà hoặc bệnh khác. ĐẾM nhịp thở trong một phút Bạn phải đếm nhịp thở của trẻ trong một phút để xác định xem trẻ có thở nhanh hay không. Để đếm nhịp thở trong một phút: - Dùng đồng hồ có kim giây - Trẻ phải im lặng và nằm yên khi bạn quan sát và đếm nhịp thở của trẻ - Nhìn cử động hô hấp ở một điểm trên lồng ngực hoặc bụng trẻ. Giới hạn để đánh giá thở nhanh phụ thuộc tuổi của trẻ. TUỔI THỞ NHANH 2-12 tháng 12 tháng- 5 tuổi >= 50 nhịp/phút >= 40 nhịp/phút TÌM dấu hiệu rút lõm lồng ngực Trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi: - Phần dưới lồng ngực lõm vào khi trẻ hít vào. Bình thường toàn bộ lồng ngực và bụng phình ra khi trẻ hít vào, dấu hiệu rút lõm lồng ngực xuất hiện khi trẻ phải gắng sức nhiều hơn bình thường trẻ hít vào.
  • 3. Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám 3 - Khi có rút lõm lồng ngực thì dấu hiệu này phải rõ ràng và thường xuyên. - Nếu chỉ thấy trẻ có rút lõm lồng ngực khi khóc, bú hoặc chỉ có phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi hít vào (co kéo cơ liên sườn) thì trẻ KHÔNG có rút lõm lồng ngực. Hình 1. Dấu hiệu rút lõm lồng ngực (http://www.youtube.com/watch?v=bzyea6w_xp0#t=73) TÌM và NGHE tiếng thở rít Thở rít là tiếng thở thô ráp được tạo ra khi trẻ hít vào, xảy ra khi phù nề thanh quản, nắp thanh quản hoặc khí quản.Sự phù nề này cản trở không khí đi vào phổi. Để tìm và nghe tiếng thở rít: - Quan sát khi trẻ nằm yên và hít vào - Ghé tai đến gần miệng trẻ tìm nghe tiếng thở rít - Đôi khi nghe thấy tiếng thở bất thường do tắc mũi (làm sạch mũi và nghe lại) hoặc tiếng khò khè khi thở ra. Đó KHÔNG phải là tiếng thở rít. (http://www.youtube.com/watch?v=LYhWyLM--SI) 1.2. Phân loại trẻ ho hoặc khó thở Có 3 mức phân loại cho trẻ ho hoặc khó thở: - Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng - Viêm phổi - Không viêm phổi: ho hoặc cảm lạnh. Dưới đây là bảng phân loại ho hoặc khó thở
  • 4. Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám 4 DẤU HIỆU PHÂN LOẠI ĐIỀU TRỊ  Bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm toàn thân* nào, hoặc  Rút lõm lồng ngực, hoặc  Thở rít khi nằm yên VIÊM PHỔI NẶNG hoặc BỆNH RẤT NẶNG - Cho liều đầu kháng sinh thích hợp với viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng - Chuyển gấp đi bệnh viện  Thở nhanh Nếu trẻ: Thở nhanh là: 2-12 tháng >= 50 lần/phút 12 tháng-5 tuổi >= 40 lần/phút VIÊM PHỔI - Cho kháng sinh thích hợp với viêm phổi trong 3 ngày - Cho Salbutamol nếu trẻ có khò khè - Làm giảm ho bằng các thuốc an toàn - Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ khám ngay - Khám lại sau 2 ngày  Không có dấu hiệu của viêm phổi hoặc bệnh rất nặng KHÔNG VIÊM PHỔI: HO hoặc CẢM LẠNH - Nếu ho trên 30 ngày chuyển đi bệnh viện - Làm giảm ho bằng các thuốc an toàn - Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ khám ngay - Khám lại trong 5 ngày nếu không tiến triển tốt - Xử trí vấn đề họng nếu có * Các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân - Không uống được hoặc bỏ bú - Li bì hoặc khó đánh thức - Nôn tất cả mọi thứ - Co giật
  • 5. Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám 5 2. Đánh giá và phân loại tiêu chảy Tiêu chảy xảy ra khi phân chứa nhiều nước hơn bình thường.Tiêu chảy được định nghĩa là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước 3 lần hoặc hơn trong 24 giờ. 2.1. Đánh giá trẻ tiêu chảy Một trẻ tiêu chảy cần được đánh giá về: - Thời gian trẻ tiêu chảy - Máu trong phân để xác định trẻ có bị lỵ hay không - Dấu hiệu mất nước Các bước dưới đây để đánh giá một trẻ bị tiêu chảy: TRẺ CÓ BỊ TIÊU CHẢY KHÔNG?Có ___ Không ___ * Đã bao lâu ___ ngày?* Quan sát tình trạng chung của trẻ để phát hiện * Có máu trong phân Li bì hoặc khó đánh thức không? Vật vã kích thích * Tìm dấu hiệu mắt trũng * Đưa nước cho trẻ xem trẻ có Không uống được hoặc uống kém Uống háo hức, khát * Nếp véo da bụng Mất rất chậm (trên 2 giây) Mất chậm PHÂN LOẠI Phải hỏi về tiêu chảy ở mọi trẻ: HỎI: Trẻ có bị tiêu chảy không? Nếu bà mẹ trả lời KHÔNG, không cần đánh giá các dấu hiệu liên quan đến tiêu chảy. Nếu bà mẹ trả lời CÓ, đánh giá các dấu hiệu mất nước, tiêu chảy kéo dài và lỵ. HỎI: Đã bao lâu? Tiêu chảy 14 ngày hoặc hơn là tiêu chảy kéo dài. HỎI: Có máu trong phân không? Hỏi bà mẹ xem có thấy máu trong phân bất kỳ lúc nào trong thời gian tiêu chảy không.
  • 6. Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám 6 QUAN SÁT toàn trạng trẻ Khi kiểm tra dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, phải xem trẻ có li bì hoặc khó đánh thức không.Nếu trẻ li bì hoặc khó đánh thức nghĩa là có dấu hiệu nguy hiểm.Hãy dùng dấu hiệu nguy hiểm này để phân loại bệnh tiêu chảy. Nếu trẻ có dấu hiệu vật vã kích thích, xem trẻ có vật vã, quấy khóc cả lúc được mẹ âu yếm và bế không.Nếu trẻ nằm yên khi cho bú nhưng lại vật vã, quấy khóc khi dừng cho bú nghĩa là có dấu hiệu vật vã kích thích.Nhiều trẻ cảm thấy sợ hãi khi đến phòng khám nhưng có thể dỗ dành và giữ yên được, chúng không có dấu hiệu vật vã kích thích. TÌM dấu hiệu mắt trũng Khi bị mất nước, mắt trẻ có có thể trũng.Hãy xác định trẻ có mắt trũng hay không.Nếu bạn không chắc chắn thì hãy hỏi mẹ xem mắt trẻ có khác thường không.Ý kiến của mẹ trẻ sẽ giúp xác định mắt trẻ có trũng không. Hình 2. Dấu hiệu mắt trũng (http://www.youtube.com/watch?v=dkGNxIuN6-4#t=18) CHO trẻ uống nước Đề nghị mẹ trẻ cho trẻ uống một chút nước bằng cốc hoặc muỗng, quan sát trẻ uống. Trẻ không uống được: trẻ không tự nuốt được khi đổ nước hoặc sữa vào miệng trẻ.Trẻ không uống được vì trẻ ở trạng thái ngủ li bì hoặc khó đánh thức. Trẻ uống kém: khi trẻ yếu và không thể tự uống nước nếu không có sự giúp đỡ, Trẻ chỉ có thể nuốt nếu đã đưa nước vào miệng.
  • 7. Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám 7 Trẻ uống nước háo hức, khát: trẻ muốn uống nước một cách rõ ràng. Hãy nhìn xem trẻ có với lấy cốc hoặc muỗng khi đưa nước cho trẻ không.Khi đưa nước ra xa, hãy nhìn xem trẻ có khó chịu vì trẻ muốn uống thêm không.Nếu trẻ uống nước khi được khuyến khích và không muốn uống thêm thì không có dấu hiệu uống háo hức, khát. VÉO da bụng Đề nghị mẹ đặt trẻ nằm ngửa trên bàn khám hoặc bế trẻ nằm thẳng trong lòng mẹ, để lưng trẻ thẳng, hai tay hai bên và chân duỗi thẳng.Vị trí để véo nếp da ở bụng trẻ là ở đường giữa đường nối từ rốn đến thành bụng. Để khám nếp véo da, hãy dung ngón cái và ngón trỏ, không dùng đầu ngón tay sẽ gây đau. Đặt tay khi nếp véo da sao cho nếp gấp da sẽ ở trên đường dọc theo thân trẻ và không nằm ngang. Nhấc tất cả lớp da và lớp dưới da, giữ trong 1 giây và thả ra.Khi thả nếp da, hãy quan sát nếp véo da. Mất rất chậm: nếu vẫn có thể nhìn thấy nếp véo da rõ ràng (trên 2 giây) sau khi thả tay ra. Mất chậm: nếu vẫn có thể kịp nhìn thấy nếp da trong một thời gian rất ngắn sau khi thả tay ra. Mất nhanh: trường hợp còn lại. (http://www.youtube.com/watch?v=Sq9rDyfbrTk) Chú ý: Ở trẻ suy dinh dưỡng nặng (thể teo đét), mắt trẻ thường trũng và/hoặc nếp véo da mất rất chậm ngay cả khi không mất nước. Mặc dù mắt trũng và/hoặc nếp véo da là dấu hiệu ít tin cậy, nhưng vẫn được dùng để phân loại độ mất nước ở trẻ. 2.2. Phân loại trẻ tiêu chảy 2.2.1. Phân loại tiêu chảy Các loại tiêu chảy: - Tiêu chảy cấp: khi thời gian tiêu chảy dưới 14 ngày. Khi bị tiêu chảy cấp, phân nhiều nước là nguyên nhân gây mất nước và góp phần làm suy dinh dưỡng. Tử vong ở trẻ tiêu chảy cấp thường do mất nước. - Tiêu chảy kéo dài: khi thời gian tiêu chảy kéo dài 14 ngày hoặc hơn. Trên 20% các trường hợp tiêu chảy trở thành tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy kéo dài thường gây suy dinh dưỡng và làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
  • 8. Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám 8 - Lỵ: khi tiêu chảy có máu trong phân, có hoặc không có nhầy. Nguyên nhân phổ biến nhất của lỵ là Shigella. Lỵ Amip không thường gặp ở trẻ nhỏ. 2.2.2. Phân loại độ mất nước Có 3 mức phân loại cho trẻ tiêu chảy: - Mất nước nặng - Có mất nước - Không mất nước. Dưới đây là bảng phân loại độ mất nước DẤU HIỆU PHÂN LOẠI ĐIỀU TRỊ Hai trong các dấu hiệu sau:  Li bì hoặc khó đánh thức  Mắt trũng  Không uống được hoặc uống kém  Nếp véo da mất rất chậm MẤT NƯỚC NẶNG - Nếu trẻ có các phân loại bệnh nặng khác: chuyển gấp đến bệnh viện, nhắc mẹ trẻ cho uống liên tục từng muỗng ORS trên đường đi và tiếp tục cho trẻ bú - Nếu trẻ không có các phân loại bệnh nặng khác: bù dịch đối với mất nước nặng (phác đồ C) - Nếu trẻ >= 2 tuổi và đang có dịch tả tại địa phương, hãy cho một liều kháng sinh tả. Hai trong các dấu hiệu sau:  Vật vã hoặc kích thích  Mắt trũng  Uống háo hức, khát  Nếp véo da mất chậm CÓ MẤT NƯỚC - Nếu trẻ có các phân loại bệnh nặng khác: chuyển gấp đến bệnh viện, nhắc mẹ trẻ cho uống liên tục từng muỗng ORS trên đường đi và tiếp tục cho trẻ bú - Bù dịch và cho ăn đối với có mất nước (phác đồ B) - Bổ sung kẽm - Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ khám ngay - Khám lại trong 5 ngày nếu không tiến triển tốt
  • 9. Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng thăm khám 9  Không đủ các dấu hiệu của mất nước nặng hoặc có mất nước KHÔNG MẤT NƯỚC - Bù dịch và cho ăn đối với không mất nước (phác đồ A) - Bổ sung kẽm - Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ khám ngay - Khám lại trong 5 ngày nếu không tiến triển tốt 3. Thực hành các bài tập tình huống D. THỰC HÀNH: 60 phút - Lần 1: 45 phút SV chia thành từng nhóm 3 sinh viên thực hành các bài tập tình huống.Một SV thực hiện, các SV còn lại góp ý. - Lần 2: (10 phút). Chọn 1 SV + SV thực hành bài tập tình huống trên video. + Các SV còn lại nhận xét và đóng góp ý kiến. - CBG nhận xét và tổng kết (5 phút). E. ĐÁNH GIÁ: Thi cuối module theo OSCE. F. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Đánh giá và phân loại trẻ bệnh từ 2 tháng đến 5 tuổi, Tài liệu huấn luyện kỹ năng xử trí lồng ghép trẻ bệnh cho cán bộ y tế phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, Nhà xuất bản Bộ y tế, 2001. 2. A guide to identifying necessary adaptations of clinical policies and guidelines and to adapting the charts and modules for the WHO/UNICEF course, Adaptation guide, WHO, 1997.