SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
KHOA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ 
LỚP MG009_1_121_T17 
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG. 
ĐỀ TÀI SỐ 16 : 
TÌNH HÌNH NỢ XẤU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 
THƯƠNG MẠI 
Thành viên nhóm: 
1. Nguyển Ba By 030125090082 
2. Nguyễn Lê Minh Hằng 030125090323 
3. Lâm Thanh Phong 030125090616 
4. Cao Hữu Trọng 030125090956 
5. Lê Thị Mỹ Ý 030125091144 
GVHD: Trịnh Quốc Trung
MỤC LỤC 
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 2 
Chương 1: TỔNG QUAN ........................................................................................................... 3 
1.1. Khái niệm: .........................................................................................................................3 
1.2. Nguyên nhân: .....................................................................................................................4 
1.2.1. Về phía khách hàng (doanh nghiệp):..............................................................................4 
1.2.2. Về phía Ngân hàng thương mại: ....................................................................................5 
1.2.3. Về phía hệ thống pháp luật, quy định của hoạt động ngân hàng:......................................6 
1.3. Dấu hiệu nhận biết nợ xấu: ................................................................................................6 
Chương 2: NỢ XẤU CỦA HỆ THÔNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ................................ 9 
2.1. Thực trạng: ........................................................................................................................9 
2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng suy giảm:............................................ 11 
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NỢ XẤU: ............................................... 14 
3.1. Xử lý nợ xấu tại NHTM: .................................................................................................. 14 
3.2. Các nhà đầu tư tài chính Việ t Nam (VAFI) đưa ra 10 giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ 
thống Ngân hàng thương mại:..................................................................................................... 16 
3.3. Giải pháp từ phía Chính phủ, Ngân hàng nhà nước:........................................................ 18 
1
LỜI MỞ ĐẦU 
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành ngân hàng càng nắm giữ một vai trò 
quan trọng trong nền kinh tế, nó không chỉ là cầu nối để chuyển vốn trong nền kinh tế mà 
nó còn được dùng như một công cụ vĩ mô để Chính phủ và Nhà nước có thể quản lý nền 
kinh tế. Hệ thống ngân hàng từ lâu đã quan tâm không ít đến vấn đề nợ xấu trong hoạt 
động kinh doanh ngân hàng và sau khi cuộc khủng hoảng toàn cầu, từ bài học về sự sụp 
đổ hàng loạt các định chế tài chính lớn trên thế giới, rung động không chỉ ở nền kinh tế số 
một thế giới là Hoa Kỳ mà toàn bộ nền kinh tế thế giới phải chịu hậu quả nặng nề từ nó. 
Một phần không nhỏ của cuộc khủng khoảng tài chính và phá sản hàng loạt các ngân 
hàng tại Mỹ và Châu Âu là do nợ xấu. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang đứng 
trước yêu cầu phải cải cách toàn diện và sâu sắc để đáp ứng nhu cầu mới của đất nước 
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua việc tìm hiểu tình hình nợ xấu của hệ 
thống ngân hàng ở Việt Nam, đồng thời tìm ra nguyên nhân thực sự dẫn đến thực trạng 
trên, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất của nhóm nhằm góp phần làm lành mạnh hoá 
tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng và tạo điều kiện cho các 
ngân hàng thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình trong lĩnh vực tín dụng nhất là 
trên lộ trình hội nhập quốc tế. 
Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế cùng với việc nghiên cứu có hạn nên chắc chắn 
nhóm còn những thiếu sót nhất định, nhóm 11 mong muốn nhận được sự quan tâm và ý 
kiến đóng góp của thầy để đề tài thật hoàn thiện. 
2
3 
Chương 1: TỔNG QUAN 
1.1. Khái ni ệm: 
Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ 
về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các 
con nợ đã tuyên bốphá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm gồm các khoản nợ quá 
hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách 
hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. 
Một định nghĩa khác của từ điển tài chính Farlex: “Nợ xấu là một khoản nợ từ việc 
tín dụng bán hàng mà chủ nợ không có khả năng thu hồi. Chủ nợ đã tiến hành tất cả mọi 
nỗ lực có thể để thu hồi nợ nhưng không thành công. Thông thường, nợ xấu xuất hiện khi 
con nợ tuyên bố phá sản hay chủ nợ thực hiện nhiều hoạt động thu nợ mà chi phí của 
chúng là tương đối so với khoản nợ. Một doanh nghiệp xóa sổ và kê khai nợ xấu như một 
chi phí làm giảm thu nhập chịu thuế của họ. Hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận nợ 
xấu ở một tỉ lệ nhất định (được xác định bằng số liệu nợ xấu ở kì trước) vì chắc chắn 
không thể thu hồi được tất cả các khoản nợ một cách đầy đủ nhất.” 
 Bản chất: 
- Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu 
hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối 
với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là 
các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua 
lỗ hoặc phá sản,.... Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ước tính trước những 
khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì 
trước. 
- Nợ xấu là một số tiền được viết bởi các doanh nghiệp như là một tổn thất cho 
doanh nghiệp và được phân loại như là một khoản chi phí vì nợ cho doanh nghiệp 
là không thể được thu thập, và tất cả những nỗ lực hợp lý đã được tận dụng để thu 
thập các số tiền nợ. Điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản 
hoặc chi phí của việc theo đuổi hành động hơn nữa trong một nỗ lực để thu thập 
các khoản nợ vượt quá các khoản nợ của chính nó. 
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt 
Nam quy định về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, nợ 
xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm ba (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm bốn (nợ nghi ngờ) 
và nợ nhóm năm (nợ có khả năng mất vốn), cụ thể: 
 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng 
đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được 
tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; 
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã 
cơ cấu lại; 
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và 
Khoản 4 Điều này. 
 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh 
4 
giá là khả năng tổn thất cao: 
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; 
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo 
thời hạn đã cơ cấu lại; 
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và 
Khoản 4(*). 
 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín 
dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn: 
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; 
- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. 
- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn 
đã được cơ cấu lại; 
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và 
Khoản 4(*). 
(*) Khoản 3: Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với tổ 
chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức 
tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm 
nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. 
(*) Khoản 4: Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các 
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức 
tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ 
chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro 
cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. 
1.2. Nguyên nhân: 
1.2.1. Về phía khách hàng (doanh nghiệp): 
 Nguyên nhân chủ quan:
- Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng kém, sử dụng vốn vay 
không đúng mục đích, tiền vay về không có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh 
doanh của doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp vay vốn làm ăn kém hiệu quả, 
nợ Ngân hàng tăng. 
- Doanh nghiệp thiếu thiện chí trả nợ, cố ý không cung cấp đầy đủ hoặc có hành 
vi che giấu thông tin trong suốt quá trình xin cấp tín dụng và sử dụng vốn vay, 
thực hiện việc đi vay ở nhiều tổ chức tín dụng. 
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch trong việc xử 
lý các loại giấy tờ, sổ sách kế toán. 
- Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay quá lớn trong cấu trúc vốn của mình. 
5 
... 
 Nguyên nhân khách quan: 
- Doanh nghiệp vay vốn gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình: thiên 
tai, hoả hoạn, chiến tranh,…và đặc biệt là tác động của khủng hoảng kinh tế 
trong khu vực và trên thế giới, do vậy việc sử dụng vốn vay không đạt hiệu 
quả, có thể mất hoàn toàn vốn. 
- Do anh nghi ệ p gặp phả i nhữ n g t h a y đ ổ i mô i trường kinh doanh 
không thể lường trước được như sự thay đổi về giá cả, nhu cầu thị trường, lạm 
phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, sự thay đổi về môi trường pháp lý hay chính sách 
của Chính phủ khiến doanh nghi ệp lâm vào tình tr ạng khó khăn tà i 
chính không thể khắc phục được. 
... 
1.2.2. Về phía Ngân hàng thương mại: 
- Quá trình thẩm định tín dụng, phân tích tình hình sử dụng vốn và khả năng 
hoàn trả nợ không kỹ lưỡng dẫn đến sự sai lầm trong quyết định cấp tín dụng. 
- Môi trường pháp lý chưa thật hoàn chỉnh không đảm bảo sự an toàn cho việc 
cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động kinh tế. 
- Chính sách tín dụng có sự khác biệt, chưa thống nhất ở các chi nhánh của một 
Ngân hàng nói riêng (do đặc điểm riêng của từng địa phương) và trong hệ 
thống Ngân hàng nói chung. Các NHTM quá chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận, 
gây nên tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng. 
- Năng lực và đạo đức của một bộ phận cán bộ tín dụng còn kém, không thể 
đánh giá tương đối đầy đủ về rủi ro của một khoản vay hay vì lợi ích cá nhân 
mà vi phạm đạo đức nghề nghiệp. 
- Do xuất hiện rủi ro đạo đức trong mối quan hệ giữa Chính phủ, các Ngân hàng 
thương mại quốc doanh và các doanh nghiệp nhà nước khiến quyết định cho 
vay bị bóp mép và thiếu an toàn.
- Việc chạy đua lãi suất huy động đẩy lãi suất cho vay lên cao, gây ra tâm lý thờ 
ơ của các doanh nghiệp mạnh khi họ có thể sử dụng nguồn vốn khác rẻ hơn. 
Các khách hàng còn lại được đưa vào diện nghi vấn về khả năng quản lý, kinh 
doanh để trả nợ cho Ngân hàng. 
- Các khoản cho vay của Ngân hàng tập trung vào những lĩnh vực có độ rủi ro 
cao, khiến cho danh mục nợ vay thiếu đi sự da dạng; từ đó, khả năng phân tán 
rủi ro của Ngân hàng sẽ giảm đi. 
- Vấn đề có thể phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng 
đi vay mà không được Ngân hàng giám sát, kiểm soát tốt. 
- Hoạt động chia sẻ thông tin về khách hàng giữa các Ngân hàng vẫn còn chưa 
6 
hiệu quả. 
1.2.3. Về phía hệ thống pháp luật, quy định của hoạt động ngân hàng: 
Những vướng mắc bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành về việc xử lý 
tài sản đảm bảo: lợi ích hợp pháp của chủ nợ có đảm bảo chưa được bảo vệ đầy đủ, 
vướng mắc trong việc xác định hiệu lực của giao dịch đảm bảo, gây rủi ro cho bên nhận 
đảm bảo, hoạt động xử lý tài sản đảm bảo chưa được sự hỗ trợ cần thiết còn phụ thuộc 
nhiều vào ý chí của bên sở hữu tài sản đảm bảo. 
1.3. Dấu hi ệu nhận bi ết nợ xấu: 
 Nhóm các dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng: 
Dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng bao gồm hai nhóm chính thể hiện trong mối 
quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng và phương thức quản lý, tình hình tài chính, hoạt 
động của khách hàng. 
Trước hết là có những biểu hiện không bình thường trong mối quan hệ giữa khách 
hàng với Ngân hàng như: 
- Khách nợ tìm mọi cách để lần tránh, không cho tiếp xúc liên lạc được. 
- Khách nợ đã rất nhiều lần hứa và cam kết nhưng không thanh toán. 
- Khách nợ có thanh toán nhưng chỉ thanh toán với giá trị rất thấp so với số công 
nợ còn lại. 
- Khách hàng gây khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ 
hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản 
xuất, kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích rõ ràng, minh bạch, 
thuyết phục. 
- Doanh nghiệp cố trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu hoặc không có 
các báo cáo về lưu chuyển tiền tệ mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết 
phục.
- Khách hàng có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp 
luật trong quá tŕnh quan hệ tín dụng. 
- Đề nghị gia hạn, điều chỉnh định kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu 
các căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về việc gia hạn hay điều chỉnh 
kỳ hạn nợ. 
- Có sự sút giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng; xuất 
hiện những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong 
tốc độ và tổng mức lưu chuyển tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng. 
- Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách 
hàng không muốn trả hoặc do việc thu hồi công nợ chậm hơn dự tính 
- Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu vay các khoản vượt quá nhu cầu 
7 
dự kiến. 
- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giá 
khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán, trao đổi hoặc đã 
biến mất hoặc không còn tồn tại. 
- Khách hàng có biểu hiện trông chờ các nguồn thu nhập bất thường khác, không 
phải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính hoặc từ hoạt động được đề xuất 
trong phương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán. Hoặc họ có t ìm 
kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác, đặc biệt là từ đối thủ 
cạnh tranh của Ngân hàng hay sử dụng các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt 
động đầu tư dài hạn. 
- Chấp nhận sử dụng các nguồn vốn vay với giá cao với mọi điều kiện. 
Thứ hai là xuất hiện các dấu hiệu bất thường liên quan tới phương pháp 
quản lý, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng. Những 
dấu hiệu này tác động trực tiếp tới chất lượng khoản tín dụng nhưng với tốc độ 
chậm hơn. Chúng không dễ nhận diện nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ của cán bộ 
tín dụng, bao gồm: 
- Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi 
khách hàng đề nghị cấp tín dụng. 
- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh toán hay mức độ hoạt 
động của khách hàng. 
- Xuất hiện ngày càng nhiều các chi phí bất hợp lý như sự gia tăng đột biến 
trong chi phí quảng cáo, tập trung quá nhiều chi phí để gây ấn tượng như thiết 
bị văn phòng hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền…. 
- Thay đối thường xuyên tổ chức của ban điều hành. Xuất hiện mâu thuẫn trong 
quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.
- Khách hàng sẵn sàng từ bỏ những hợp đồng giá trị nhỏ và vừa nhưng có khả 
năng thu được tỷ suất lợi nhuận cao để tìm kiếm các hợp đồng lớn với các bạn 
hàng có tên tuổi dù lợi nhuận thu về có khả năng đạt thấp hơn. 
- Do áp lực nội bộ, doanh nghiệp phải tung ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ 
quá sớm khi các sản phẩm chưa đạt được các điều kiện cần thiết hoặc đặt ra 
những hạn mức thời gian, doanh số không hợp lý. 
- Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh bất ngờ xảy ra và có ảnh hưởng đến lĩnh vực 
8 
kinh doanh của khách hàng. 
 Nhóm các dấu hiệu phát sinh từ phía Ngân hàng: 
Rủi ro có thể phát sinh từ phía khách hàng nhưng cũng có thể là bắt nguồn từ phía 
Ngân hàng. Nếu là rủi ro do Ngân hàng gây ra thì ta có thể nhận thấy thông qua một số 
các dấu hiệu như sau: 
- Có sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng. 
- Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo của 
khách hàng về việc duy trì một khoản tiền lớn hoặc các lợi ích do khách hàng 
đem lại từ khoản tín dụng được cấp. 
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt qua khả năng và năng lực kiểm 
soát của Ngân hàng. 
- Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra chẳng hạn như sáp nhập, 
thay đổi địa vị pháp lý từ chi nhánh lên công ty con hạch toán độc lập... 
- Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ 
ràng, không rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay; cán bộ tín dụng cố ý thoả 
hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có rủi ro tiềm ẩn, hồ 
sơ còn thiếu về mặt pháp lý để chứng minh cho khoản nợ là phù hợp, thiếu hóa 
đơn, chứng từ. 
- Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho các khách hàng không thuộc phân 
đoạn ưu tiên. 
- Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá: giảm thấp lãi suất hoặc phí dịch vụ hay 
giữ chân khách hàng bằng các khoản tín dụng mới để họ không quan hệ với tổ 
chức tín dụng khác...
Chương 2: NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 
9 
2.1. Thực trạng 
Quá trình tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đi kèm 
với đó là tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Đặc biệt là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong hệ thống ngân 
hàng đạt mức bình quân 30%/năm trong những năm gần đây, tỷ lệ tín dụng/GDP đã tăng 
từ 40,1% vào năm 2000 lên tới 125% vào năm 2010… đi cùng với sự tăng trưởng này thì 
số nợ xấu cũng tăng theo. Số liệu về nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) chính thức 
được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đầu tháng 7/2012 cho thấy: Nợ xấu của hệ 
thống ngân hàng đến cuối tháng 3/2012 là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ 
cấp tín dụng. Con số này vượt xa con số 117.000 tỷ đồng theo báo cáo của chính các 
TCTD. 
Cụ thể, theo báo cáo của các TCTD đến ngày 31/5/2012, nợ xấu là hơn 117.000 tỷ 
đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ. Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Cơ quan 
Thanh tra, giám sát ngân hàng thì đến 31/3/2012 nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 
8,6% tổng dư nợ. Kết quả này dựa trên giám sát của cơ quan đối với gần 1,01 triệu khách 
hàng vay được chọn mẫu của 57 TCTD Việt Nam, chiếm 90,1% tổng dư nợ tín dụng của 
các TCTD. Cũng theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đến 
cuối tháng 3/2012 trong hơn 1 triệu khách hàng được chọn mẫu khảo sát tại 57 TCTD 
của Việt Nam có 10.782 khách hàng có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu từ 3 lần trở lên. Một 
thực tế cho thấy, dù là con số nào thì số nợ xấu của Việt Nam là rất lớn. 
Cũng theo số liệu của các tổ chức tín dụng báo cáo lên, tính đến 30/6, nợ xấu của 
các Ngân hàng quốc doanh là 3,76%, trong khi khối cổ phần là 4,73%. Cụ thể, tỷ lệ nợ 
xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) là lớn nhất với 
6,14%, xếp sau lần lượt là các Ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 
(Vietcombank) là 3,55%, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL - MHB (2,635), Ngân hàng 
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (2,52%), Ngân hàng Công thương Việt Nam - 
VietinBank (2,45%). Theo báo cáo của chính các tổ chức tín dụng, nợ xấu của họ đều 
không quá 2,5% và đều có lãi. Nhưng khi Ngân hàng Nhà nước thanh tra thì có tổ chức 
tín dụng nợ xấu lên 30% và thậm chí tới 60%. Có những Ngân hàng mất hết cả vốn tự có 
và vốn điều lệ mà vẫn báo cáo kinh doanh có lãi. 
Tại Ngân hàng ACB, số liệu của Ngân hàng này cho thấy, đến 30/6/2012, tổng dư 
nợ cho vay khách hàng đạt 102.772,133 tỷ đồng, chỉ tăng tăng 0,86% so với đầu năm. 
Trong khi đó số lượng nợ xấu đã tăng từ 873,52 tỷ đồng lên 1.575,2 tỷ đồng, tương
đương hơn 80%. Tỷ lệ nợ xấu của ACB đã tăng từ 0,85% lên 1,53% Tình hình nợ xấu 
tăng cũng ở một số Ngân hàng khác như Navibank là 3,87%, ACB 1,53%, MB 1,85%, 
Eximbank 1,73%, SHB là 2,52%.... 
Nợ xấu hiện nay là tất yếu vì cả quá trình kinh tế khó khăn từ năm 2008. Thêm 
vào đó, nợ xấu cũng đã tồn tại từ lâu, không phải bây giờ mới xuất hiện và được quan 
tâm. Quan trọng là chúng ta nhìn nhận và đánh giá, xử lý nó như thế nào. Trong việc xác 
định nợ xấu, ngoài số nợ đã xuất hiện, cần tính tới cả nợ đã được giãn nợ, đảo nợ để xác 
định được các rủi ro tiềm ẩn có thể xuất hiện trong tương lai. Khi xác định được chính 
xác nợ xấu rồi mới tìm được hướng giải quyết. Cũng theo bà Hương, hiện tại yếu tố tồn 
kho lớn cũng góp phần làm nên nợ xấu lớn cho nền kinh tế và có giải quyết được tồn kho 
mới có thể giải quyết được nợ xấu. Theo đó, trước hết để giảm tồn kho của nền kinh tế, 
ngoài việc tăng chi tiêu chính phủ, mở rộng đầu tư thì cũng cần giảm thuế cho doanh 
nghiệp, giảm thuế VAT để giảm giá thành, nâng cao sức mua. 
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nợ xấu gia tăng là do năng lực 
quản trị rủi ro tại mỗi ngân hàng, thể hiện trong việc xếp hạng tín dụng nội bộ khách 
hàng, nên kết quả xếp hạng tín dụng mang tính chất chủ quan. Các ngân hàng chưa xây 
dựng được thước đo lượng hóa rủi ro nên chưa tính toán chính xác được yếu tố này dẫn 
đến quyết định cho vay, phân loại nợ chưa chính xác. Những khoản rủi ro to thì làm bé 
đi, khoản vay bé thì làm cho nó to lên. Bên cạnh đó, hiện có đến 90% là doanh nghiệp 
vừa và nhỏ, không ít doanh nghiệp có báo cáo tài chính không chính xác, trong khi phần 
lớn các báo cáo tài chính này lại không được kiểm toán. Ngay cả đối với những doanh 
nghiệp lớn được kiểm toán thì sự chậm chễ trong việc công bố báo cáo cũng như chất 
lượng kiểm toán cũng gây không ít khó khăn cho ngân hàng. 
Bên cạnh đó, nợ xấu còn có nguyên nhân sâu xa từ đạo đức nghề nghiệp của một 
số cán bộ ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù, cần dựa 
trên sự tin cậy và mức độ tín nhiệm thì đạo đức phải được đặt lên hàng đầu và ở khía 
cạnh nào đó còn mang tính bắt buộc. Thực tế cho thấy, nhiều cán bộ ngân hàng đã thông 
đồng rút ruột với khách hàng, cho vay khống dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. 
Chính vì vậy đã có chi nhánh phải xử lý hàng chục nhân viên do cấu kết với nhau rút ruột 
ngân hàng. Tuy nhiên hiện chưa có tính toán, trong tỷ lệ nợ xấu có bao nhiêu xuất phát từ 
đạo đức ngân hàng. Ngoài ra, nợ xấu còn nằm ở dạng “chuyển vốn cho vay thành vốn 
góp.” Khoản nợ này không chỉ “rất xấu” mà còn nguy hiểm ở chỗ đôi khi chỉ tồn tại trên 
sổ sách của con nợ và chủ nợ. 
Trước tình trạng nợ xấu gia tăng, các chuyên gia đều thống nhất quan điểm, trước khi 
bàn cơ chế xử lý nợ xấu, chúng ta phải tìm ra câu trả lời rằng tại sao nợ xấu lại lớn như 
10
vậy và con số nợ xấu hiện tại có đáng lo ngại hay không. Nợ xấu sẽ không thể xử lý được 
nếu như không biết rõ cơ cấu, bản chất của nợ xấu như thế nào. 
2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng suy gi ảm: 
2.2.1. Nhóm nguyên nhân thuộc môi trường kinh doanh 
Kể từ cuối năm 2008, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài 
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao và hiện nay là suy giảm 
tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước, do đó môi trường kinh doanh và hoạt động ngân 
hàng gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh 
hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trong giai đoạn 2008-2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín 
dụng bình quân 26,56% nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân 51%. Tốc độ tăng 
trưởng dư nợ tín dụng từ năm 2011 chậm lại đáng kể, đặc biệt là 5 tháng đầu năm 2012 
dư nợ tín dụng không tăng nhưng nợ xấu tăng tới 45,5% do tình hình kinh doanh và tài 
chính của các doanh nghiệp suy giảm mạnh. 
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng cầu chậm lại từ năm 2011: Năm 2011, tăng 
trưởng kinh tế 5,89%. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tăng trưởng kinh tế ước chỉ đạt 
4,38% so với cùng kỳ năm 2011 (cùng kỳ năm 2011 tăng 5,57%). 
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng chậm, thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước: 
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2011 tăng 6,8% so với năm 2010. Tính chung 06 tháng 
đầu năm 2012, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, chỉ 
bằng 45% mức tăng 6 tháng đầu năm 2011 (9,7%). Giá trị sản xuất xây dựng trong 6 
tháng đầu năm 2012 theo giá so sánh năm 1994 chỉ bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 
2011. Ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn do hoạt động đầu tư tăng chậm, thị trường bất 
động sản trầm lắng kéo dài. Nhiều công trình, dự án xây dựng giãn tiến độ hoặc dừng 
khởi công làm cho nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng không tăng cao, nhiều sản phẩm 
tiêu thụ khó khăn (như xi măng, sắt thép,…). 
Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp: Chỉ số tiêu thụ 
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2011 tăng 6,2% so với năm 2010. Trong 5 
tháng đầu năm 2012, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 3,6% 
so với cùng kỳ năm trước. 
Tiêu dùng cá nhân tăng chậm: Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ 
năm 2011 tăng 24,2% so với năm 2010 và chỉ tăng 4,7% nếu loại trừ đi yếu tố giá. Tính 
chung 06 tháng đầu năm 2012, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 
ước tính tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 6,5%, 
thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. 
11
Chỉ số tồn kho tăng mạnh và ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước. Cuối năm 
2011, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 23% so với cùng kỳ 
năm 2010. Tại thời điểm 01/6/2012, chỉ số hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến 
tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng 
như sức cầu tiêu dùng của nền kinh tế đang ở mức rất yếu dẫn đến đọng vốn trong sản 
xuất kinh doanh và làm tăng nợ xấu của các TCTD. 
Khách hàng vay của TCTD có tình hình tài chính suy giảm, kém lành mạnh hoặc 
kinh doanh thua lỗ. Sản xuất kinh doanh phải đối mặt với vấn đề chi phí cao, lãi suất 
ngân hàng cao, thiếu vốn, đồng thời tiêu thụ hàng hoá khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến 
điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh 
nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp giải thể, tạm 
ngừng hoạt động tăng nhanh: Năm 2011 có 79.014 doanh nghiệp và tính từ đầu năm đến 
ngày 21/6/2012 có khoảng 25.250 doanh nghiệp, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2011 
(23.358 doanh nghiệp bị phá sản trong 6 tháng đầu năm 2011). 
Nhiều doanh nghiệp hiện nay có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay 
ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh 
doanh hạn chế. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt 
chặt, lãi suất tăng thì các doanh nghiệp dễ gặp khó khăn về khả năng trả nợ. Theo kết quả 
giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đến cuối tháng 3/2012 trong hơn 1 
triệu khách hàng được chọn mẫu khảo sát tại 57 TCTD của Việt Nam có 10.782 khách 
hàng có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu từ 3 lần trở lên. 
12 
2.2.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan 
Hầu hết các TCTD theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi 
năng lực quản trị rủi ro của TCTD còn nhiều hạn chế và chậm được cải thiện, đặc biệt là 
các NHTMCP chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị dẫn đến nợ xấu tăng nhanh hơn dư nợ 
tín dụng. Một bộ phận không nhỏ vốn tín dụng và nhiều TCTD tập trung đầu tư vào các 
lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn bất động sản. Khi các lĩnh vực này, đặc biệt là 
thị trường bất động sản đóng băng và giá bất động sản giảm sâu kéo theo nợ xấu cho vay 
lĩnh vực này tăng nhanh. 
Ngoài ra, công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong một thời gian dài chưa phát 
huy hiệu quả cao trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro 
trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, nhất là các vi phạm quy định hạn chế cấp tín 
dụng và đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. 
2.2.3. Một số giải pháp xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng
Để từng bước xử lý nợ xấu một cách bền vững, hạn chế nợ xấu gia tăng nhằm khơi 
thông dòng vốn trong hệ thống các TCTD, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, thúc 
đẩy tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ vốn tích cực cho nền kinh tế, một số giải pháp sau đây 
cần được triển khai: 
- TCTD chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả 
nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm 
thời, có chiều hướng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực, được đánh giá có khả năng 
trả nợ theo thời gian cơ cấu lại nợ. 
- TCTD tăng cường trích lập, sử dụng DPRR để xử lý nợ xấu theo quy định của 
pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu để thu 
hồi vốn. 
- NHNN rà soát, hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng 
DPRR phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đồng thời 
nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp tín dụng và an toàn hoạt động ngân 
hàng. 
- Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để bảo 
đảm các TCTD tuân thủ đúng các quy định về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định 
về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập DPRR và quy định về an toàn hoạt động tín dụng. 
- Thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển thông qua ban hành và triển khai có 
hiệu quả các quy định, chính sách về mua bán nợ. 
- Một số giải pháp hỗ trợ khác cần triển khai bao gồm: 
+ Các Bộ, ngành triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất 
kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính 
phủ, trong đó bên cạnh các giải pháp miễn, giảm thuế, giãn thời hạn nộp thuế cần có giải 
pháp hữu hiệu đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hóa, giảm lượng hàng tồn kho và kích thích 
đầu tư, tiêu dùng trong nước. NHNN tích cực phối hợp với các Bộ, ngành phân tích, đánh 
giá hoạt động của các ngành, lĩnh vực để xây dựng, triển khai các chương trình tín dụng 
phù hợp, nhờ đó đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho hoạt 
động sản xuất kinh doanh. 
+ Bộ Tài chính chủ trì tổ chức triển khai có hiệu quả Quyết định số 03/2011/QĐ- 
TTg ngày 10/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh 
nghiệp nhỏ và vừa vay vốn NHTM; Trường hợp cần thiết, xem xét, đề xuất với Thủ 
tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung các điều kiện, thủ tục bảo lãnh theo Quyết định số 
03/2011/QĐ-TTg để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn 
ngân hàng. 
13
+ Tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại các 
doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước gắn với việc xử lý nợ 
xấu của các doanh nghiệp này. 
+ Các Bộ, ngành và địa phương có giải pháp khẩn trương hỗ trợ thị trường bất 
động sản phục hồi nhanh, quản lý chặt chẽ và bảo đảm thị trường này phát triển lành 
mạnh. 
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NỢ XẤU: 
14 
3.1. Xử lý nợ xấu tại NHTM: 
3.1.1. Tổ chức khai thác: 
Khai thác là một quá trình làm việc với khách hàng đi vay cho đến khi khoản cho 
vay được trả một phần hay toàn bộ mà người thu nợ không dựa vào các công cụ pháp lí 
để ép buộc con nợ. 
Khi khách hàng đi vay gặp khó khăn về tài chính, Ngân hàng có thể và sẽ thường 
tham gia tổ chức khai thác, dĩ nhiên phải đặt trong giả thuyết khách hàng có thái độ thật 
thà đối với khoản nợ và có khả năng chi trả một phần hay toàn bộ một cách thoả đáng. 
Điều này đặc biệt đúng cho trường hợp người đi vay có vốn lớn trong doanh nghiệp, một 
số tài sản cố định có giá trị, một tổ chức có thể tạo lợi nhuận đủ nhiều để hoàn trả khoản 
vay nghi vấn, cũng như những khoản cho vay khác cần cho việc duy trì hoạt động của 
doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đi vay không thể trả nợ theo đúng nghĩa vụ dẫn đến vỡ 
nợ thì Ngân hàng nên thực hiện thanh lí. 
Hầu hết các khoản cho vay khó đòi tại Ngân hàng thương mại được xử lí bằng 
phương pháp khai thác, nghĩa là người đi vay được phép tự khắc phục khó khăn tài chính 
và hoàn trả các khoản nợ Ngân hàng càng nhanh càng tốt. Vì tổ chức khai thác không 
phải là một công cụ pháp lí, nó có thể có một số hình thức khác nhau giữa những khoản 
cho vay. Các biện pháp có thể bao gồm lời khuyên trên nhiều chủ đề nhằm tác động đến 
khả năng tạo ra và thu lợi tức của người đi vay, gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho 
vay để giảm bớt quy mô hoàn trả, cấp phát thêm vốn nhằm tạo cho người vay có được vị 
thế tài chính mạnh hơn. Lúc này, Ngân hàng nắm phần chủ động trong hoạt động kinh 
doanh của nó cho đến khi bảo đảm rằng khoản cho vay sẽ được hoàn trả.
Khi bất cứ khoản cho vay nào đến giai đoạn khó khăn trong công tác thu hồi, lập 
tức Ngân hàng áp dụng biện pháp để bảo đảm bằng tài sản thế chấp hay một thoả thuận 
bảo đảm trên mọi tích sản khả dụng của người đi vay. 
15 
3.1.2. Tổ chức thanh lý: 
Thanh lí là một quá trình trong đó Ngân hàng thương mại sẽ ép buộc người vay 
tuân theo các điều khoản của hợp đồng cho vay, áp dụng và thực hiện tất cả biện pháp 
pháp lí để đạt mục tiêu thu hồi khoản nợ xấu. 
Nếu Ngân hàng thấy rõ là việc tổ chức khai thác không tiện lợi, việc thanh lí ở một 
trong vài hình thức có thể được coi là cách hay nhất để xử lí một khoản cho vay đã trở 
nên đáng nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn (thuộc nhóm 4 và 5). Khi phương pháp 
này được lựa chọn, có nghĩa là Ngân hàng đã quyết định sau khi cân nhắc tất cả mọi yếu 
tố kể trên và nhận thấy rằng khả năng cải thiện tình hình tài chính của người đi vay là xa 
vời, việc gia hạn hợp đồng cho vay hay cấp thêm vốn là mạo hiểm đối với Ngân hàng, 
biện pháp thanh lí là tối ưu nhất. Sự thanh lí thường được nhanh chóng thực hiện trong 
những trường hợp tư tưởng không sẵn lòng chi trả của khách hàng đã rõ, hành động lừa 
đảo hay không thật thà đã bộc lộ, tình trạng vỡ nợ đã hiện ra, tình hình tài chính của 
người vay là vô vọng, hay không có ý muốn trả nợ. 
Có một số biện pháp thực hiện việc thanh lí như sau: 
Nếu khoản cho vay được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, Ngân hàng có thể bán nó 
đi, thường thì nó không đem lại mức giá thị trường hợp lí. Trong trường hợp khối lượng 
nhận được từ việc bán vật thế chấp không đủ thanh toán nợ, Ngân hàng có thể nhận phán 
quyết của toà án về khoản chênh lệch; phán quyết như thế cho phép Ngân hàng được 
quyền thu thêm nếu người đi vay có các tích sản. 
Nhân viên Ngân hàng có thể thực hiện thanh lí với sự giúp đỡ của chuyên gia tư 
vấn pháp luật của Ngân hàng hay bộ phận liên quan đến những khoản cho vay có vấn đề 
và thành viên của bộ phận tham mưu có chuyên môn về lĩnh vực này. Cuối cùng, một 
nhân viên thanh lí chuyên nghiệp được Ngân hàng thuê xử lí việc thanh lí. 
Một hình thức thanh lí khác là tái sở hữu các hàng hoá tiêu dùng lâu bền trong một 
số trường hợp tư liệu sản xuất được bán theo hợp đồng bán có điều kiện và mua lại từ 
một nhà buôn. Quá trình này được thực hiện bằng cách giữ lại hàng hoá sau đó tiến hành 
bán với giá nào đó và hy vọng có thể trả hết nợ. 
Trong trường hợp Ngân hàng quyết định sử dụng biện pháp xử lý để thu hồi số nợ 
vay không bảo đảm, phán quyết cần phải có từ toà án một cách thích hợp. Phán quyết này 
cho phép Ngân hàng nắm giữ tài sản của người thiếu nợ với số lượng phù hợp với quyết 
định của toà án hay trừ vào lương theo mức được luật pháp cho phép.
Nếu Ngân hàng là một trong số các chủ nợ và các chủ nợ khác (có vị thế mạnh 
tương ứng như Ngân hàng) cũng muốn lấy lại tiền thì một uỷ ban chủ nợ có thể được 
thành lập. Cách giải quyết này không áp dụng cho trường hợp phá sản và cũng có thể áp 
dụng phương pháp khai thác. 
Phá sản có 2 hình thức bồi thường cơ bản cho các chủ nợ, thanh lí và hồi phục. 
Phá sản có thể miễn cưỡng hay cố ý. Nó là biện pháp cuối cùng theo quan điểm của các 
chủ nợ. Ngân hàng hay bất cứ chủ nợ nào khác bao giờ cũng mong muốn nhận được phần 
đáng kể các khoản cho vay từ quá trình thanh lí nhưng thực tế thường không được như 
mong muốn. 
Trong nhiều trường hợp, nó được áp dụng khi các chủ nợ không thể đạt thoả thuận 
hợp lý liên quan đến các biện pháp phải thực hiện để thu hồi được vốn vay, hay khi 1 chủ 
nợ nhỏ nào đó từ chối tiến hành một thoả thuận hợp tác hay khi người vay từ chối làm 
việc với chủ nợ để cố gắng giải quyết khó khăn tài chính. 
3.2. Các nhà đầu tư tài chính Vi ệt Nam (VAFI) đưa ra 10 gi ải pháp xử lý nợ xấu 
trong hệ thống Ngân hàng thương mại: 
Thứ nhất, các ngân hàng thương mại chủ động tăng mức trích lập dự phòng các 
khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. 
Việc tăng trích lập dự phòng sẽ giúp ngân hàng thương mại nhanh chóng bù đắp tổn thất, 
giảm số thuế Thu nhập doanh nghiệp, có thể giảm quỹ lương nhưng làm tăng khả năng tài 
chính nội tại của ngân hàng thương mại. 
Thứ hai, cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý trong giai đoạn khó khăn 
hiện nay. 
Theo VAFI, đây cũng là cách thức để giảm chi phí một cách hợp lý nhằm hỗ trợ cho việc 
tăng mức trích lập dự phòng tỷ lệ nợ xấu. 
Thứ ba, chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi. 
Với doanh nghiệp có quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc 
do tình hình kinh tế khó khăn, do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt 
động…thì có thể chuyển 1 phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn, nhằm hỗ trợ thanh 
khoản cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tồn tại phát triển. Chuyển nợ quá hạn, nợ 
xấu thành cổ phần và chuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn. 
Thứ tư, tăngtỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng lên 
40%, đồng thời cũng cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài 
lên mức 25% hoặc 30%/vốn điều lệ. 
16
VAFI cho rằng, việc triển khai nhanh tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong 
ngành ngân hàng sẽ có nhiều ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay vì tăng sức hấp dẫn trong 
thu hút vốn FII và nhất là đối với các nhà đầu tư chiến lược. Nếu giải pháp này ra đời 
sớm thì trong vòng 3 năm hệ thống ngân hàng thương mại sẽ huy động thêm vài tỷ USD. 
Thứ năm, cho phép một số ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, quản 
trị doanh nghiệp tốt mua lại những ngân hàng yếu kém. 
Thứ sáu, khuyến khích các ngân hàng thật sự mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém. 
Nếu như chỉ định các ngân hàng mạnh, ngân hàng thương mại cổ phần có cổ phần đa số 
của Nhà nước mua lại những ngân hàng ốm yếu mà không có sự hỗ trợ từ NHNN thì các 
ngân hàng mạnh sẽ không tham gia. Các ngân hàng chỉ tự nguyện tham gia khi họ thấy 
có lợi vì họ phải có trách nhiệm với các cổ đông của họ. “Vì vậy cần cơ chế hỗ trợ tài 
chính từ NHNN, hỗ trợ ở đây không phải cho ngân hàng mạnh mà là vì mục tiêu xử lý nợ 
xấu, vì mục tiêu làm cho hệ thống ngân hàng thương mại mạnh lên” - VAFI nhấn mạnh. 
Thứ bảy, miễn các loại thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…) 
cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường 
mua bán nợ. 
Thứ tám, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nghiệp vụ phát hành trái phiếu 
17 
doanh nghiệp. 
Việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong nghiệp vụ phát hành trái phiếu sẽ giúp giảm 
lãi suất huy động, giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại có điều kiện huy động vốn 
dài hạn, thay vì ngắn hạn như hiện nay; thúc đẩy tiến trình chứng khoán hóa các khoản 
nợ; giúp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, tăng tính ổn định trong việc 
huy động vốn cho hệ thống ngân hàng thương mại. 
Thứ chín, nhanh chóng có nhiều giải pháp hữu hiệu để phá băng thị trường bất 
động sản. 
Để phá “băng” bất động sản, theo VAFI cần nhanh chóng biến sáng kiến căn hộ nhỏ tối 
thiểu 25m2 thành hiện thực; các chính quyền địa phương (nhất là các đô thị lớn) cần quan 
tâm đẩy nhanh thủ tục hành chính trong việc cấp phép, sửa đổi giấy phép xây dựng nhà ở 
để làm sao giảm 70% thời gian duyệt cấp phép như hiện tại; Nhà nước nên giảm 50% 
thuế GTGT trong các ngành kinh tế đang gặp khó khăn như xây dựng, sản xuất vật liệu 
xây dựng, kinh doanh bất động sản, sửa chữa tàu biền, vận tải biển nội địa, cơ khí; giảm 
50% thuế GTGT cho các ngành bất động sản và vật liệu xây dựng. 
Thứ mười, cơ cấu lại phân bổ ngân sách cho năm 2013 theo hướng tăng chi ngân 
sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng:
VAFI cho rằng, tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng sẽ kích thích 
nhiều ngành kinh tế phát triển, đồng thời cũng là giải pháp hữu hiệu để giảm nhanh tỷ lệ 
nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại. 
3.3. Giải pháp từ phía Chính phủ, Ngân hàng nhà nước: 
3.3.1. Thành lập cơ quan chuyên biệt quản lý nợ xấu trực thuộc NHNN: 
Việc thành lập cơ quan xử lý nợ xấu chuyên biệt trực thuộc Chính phủ (có thể ủy 
quyền cho NHNN quản lý) là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cơ quan này sẽ xử lý một 
phần nợ xấu của các NHTM. Cụ thể, cơ quan này nên tập trung vào xử lý nợ xấu của các 
tập đoàn, DNNN tại các NHTM. Việc xử lý có thể thực hiện theo một trong những 
phương thức sau: 
 Xóa nợ thông qua việc thay thế bằng các trái phiếu do Chính phủ phát hành. 
NHNN có thể cho phép các ngân hàng chuyển các khoản nợ xấu hoặc nợ cũ sang 
trái phiếu kỳ hạn 20 năm. Cơ quan chuyên biệt xử lý nợ của Chính phủ sẽ dùng 
trái phiếu Chính phủ để đổi lấy các khoản nợ xấu được coi là các khoản nợ lớn và 
quan trọng. Cơ quan này có quyền bán các khoản nợ xấu hoặc tham gia vào quá 
trình tái cấu trúc các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. 
 Hoán đổi các khoản nợ của tập đoàn kinh tế và DNNN với các NHTM cho vay 
(gồm cả các NHTM Cổ phần và NHTM có vốn Nhà nước chi phối) thành vốn cổ 
phần. Theo đó, sở hữu Nhà nước sẽ gia tăng trong một số NHTM (gồm cả NHTM 
cổ phần). Điều này tuy tốn chi phí nhưng sẽ tạo thuận lợi cho NHNN trong chỉ đạo 
việc hợp nhất, sáp nhập các NHTM phục vụ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân 
hàng. 
Nguồn vốn của cơ quan quản lý nợ xấu chuyên biệt trên nên hình thành từ việc 
phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Trên thực tế, hoạt động của NHTM Việt 
Nam nếu được tái cấu trúc thành công và kinh doanh trong một môi trường thuận lợi thì 
sẽ tạo lượng lợi nhuận rất lớn (điều này đã được chứng minh trong giai đoạn từ 2005 đến 
2009), tăng tính khả thi trong việc hoàn trả các khoản nợ trái phiếu được bảo lãnh bởi 
Chính phủ. 
3.3.2. Xử lý nợ xấu thông qua các cơ quan quản lý tài sản của các NHTM: 
Theo tính toán, đến nay các NHTM đã trích lập dự phòng tín dụng 70.000 tỷ, trong 
đó 84% nợ xấu có tài sản đảm bảo với giá trị tài sản đảm bảo tương đương 130% giá trị 
các khoản nợ và đa phần là bảo đảm bằng bất động sản. Như vậy, các NHTM hoàn toàn 
có thể chủ động xử lý các khoản nợ xấu của mình (với điều kiện là có tài sản bảo đảm). 
Vấn đề là phải xây dựng cơ chế hợp lý. Cơ chế phải đảm bảo được 5 nguyên tắc: (1) Hỗ 
trợ các NHTM thu hồi được vốn đã đầu tư vào nợ xấu nhanh chóng nhưng không gây ra 
18
tổn thất quá lớn cho các NHTM; (2) việc thu hồi nợ xấu không làm trầm trọng thêm tình 
hình thị trường bất động sản; (3) giảm thiểu tối đa thiệt hại của các nhà đầu tư; (4) giảm 
thiểu tối đa chi phí của Chính phủ; (5) tách biệt hoạt động xử lý nợ xấu và hoạt động kinh 
doanh của NHTM. Căn cứ theo kinh nghiệm của 3 quốc gia được nghiên cứ trên, nên 
thực hiện cơ chế như sau: 
Thứ nhất, các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay 
đối với các doanh nghiệp tư nhân mà không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm 
nhưng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp. 
Thứ hai, tất cả các NHTM có nợ xấu bắt buộc phải thành lập công ty quản lý nợ (AMC) 
để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM. 
Thứ ba, các NHTM sẽ nhóm toàn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các 
AMC trực thuộc NHTM. Các AMC của NHTM sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các 
khoản nợ, giá trị thực của tài sản bảo đảm để phát hành ra các loại trái phiếu (đây là một 
dạng của phương thức chứng khoán hóa các khoản vay có bảo đảm). Chẳng hạn, AMC có 
thể chia trái phiếu thành 3 hạng ứng với 3 nhóm nợ là nhóm 3, 4 và 5. Mỗi loại này sẽ có 
mức lãi suất khác nhau nhưng tối thiểu phải cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn. Số tiền 
thu hồi này sẽ được chuyển cho NHTM để phục vụ việc cho vay các hoạt động kinh 
doanh, sản xuất. 
Thứ tư, Chính phủ nên thực hiện bảo lãnh với các trái phiếu trên đồng thời thành 
lập cơ quan quản lý bất động sản trực thuộc Chính phủ để quản lý các bất động sản trong 
trường hợp Chính phủ phải thực hiện chi trả bảo lãnh cho các trái phiếu. Chỉ với sự bảo 
lãnh của Chính phủ thì các nhà đầu tư trong nước và quốc tế mới thấy được sự hấp dẫn từ 
các loại trái phiếu trên. Hơn thế, sự trầm lắng của bất động sản cũng như hoạt động tín 
dụng bất động sản chỉ là tạm thời ở Việt Nam nếu nhìn toàn bộ chu kỳ phát triển của thị 
trường này tại Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Khi thị trường phục hồi thì mọi thứ sẽ trở 
lại quỹ đạo tích cực. Vấn đề là cơ chế phải tạo điều kiện cho các NHTM và thị trường 
vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. 
Thứ năm, Chính phủ nên giao nhiệm vụ rõ ràng cho NHNN trong việc ban hành 
quy chế về hoạt động AMC cũng như hoạt động chứng khoán hóa. Đồng thời xác định rõ 
trách nhiệm của NHNN trong việc giám sát hoạt động trên, tránh tối đa các NHTM sử 
dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa trên để làm gia tăng rủi ro hệ thống (giống trường hợp 
của Mỹ giai đoạn 2007-2009). 
19

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...vietlod.com
 
Báo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tậpBáo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tậpnguyendaiphong
 
Cẩm nang tín dụng Seabank
Cẩm nang tín dụng SeabankCẩm nang tín dụng Seabank
Cẩm nang tín dụng Seabankdissapointed
 
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng c...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng c...Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng c...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977tranthaong
 
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNGNghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNGThu Hong Dang
 
TUYEN TAP CAU HOI PHONG VAN NGAN HANG
TUYEN TAP CAU HOI PHONG VAN NGAN HANGTUYEN TAP CAU HOI PHONG VAN NGAN HANG
TUYEN TAP CAU HOI PHONG VAN NGAN HANGPham Dinh Nguyen
 
ôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtmôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtmvantai30
 

What's hot (20)

Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lậpLuận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)
 
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệpLuận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
 
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAYĐề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
 
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
 
Báo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tậpBáo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tập
 
Cẩm nang tín dụng Seabank
Cẩm nang tín dụng SeabankCẩm nang tín dụng Seabank
Cẩm nang tín dụng Seabank
 
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng c...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng c...Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng c...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng c...
 
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
 
Quy trình xét duyệt cho vay tại Ngân hàng Eximbank Xuất nhập khẩu
Quy trình xét duyệt cho vay tại Ngân hàng Eximbank Xuất nhập khẩuQuy trình xét duyệt cho vay tại Ngân hàng Eximbank Xuất nhập khẩu
Quy trình xét duyệt cho vay tại Ngân hàng Eximbank Xuất nhập khẩu
 
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hayĐề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
 
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAYĐề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
 
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_656712890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
 
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
 
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
 
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNGNghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
 
TUYEN TAP CAU HOI PHONG VAN NGAN HANG
TUYEN TAP CAU HOI PHONG VAN NGAN HANGTUYEN TAP CAU HOI PHONG VAN NGAN HANG
TUYEN TAP CAU HOI PHONG VAN NGAN HANG
 
ôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtmôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtm
 

Similar to Quantringanhangdetai16noxau 130107074605-phpapp01

Chuyen de
Chuyen deChuyen de
Chuyen deDat Vo
 
luận văn tcdn 2
luận văn tcdn 2luận văn tcdn 2
luận văn tcdn 2quynhlehvtc
 
Trường đại học kinh tế tp
Trường đại học kinh tế tpTrường đại học kinh tế tp
Trường đại học kinh tế tpQuang An Giang
 
quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài Trang Toét
 
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý - Hay nhất
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý - Hay nhấtCác chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý - Hay nhất
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý - Hay nhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dungTailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dungTrần Đức Anh
 

Similar to Quantringanhangdetai16noxau 130107074605-phpapp01 (20)

Chuyen de
Chuyen deChuyen de
Chuyen de
 
luận văn tcdn 2
luận văn tcdn 2luận văn tcdn 2
luận văn tcdn 2
 
Trường đại học kinh tế tp
Trường đại học kinh tế tpTrường đại học kinh tế tp
Trường đại học kinh tế tp
 
quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài
 
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...
 
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừaGiải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh ...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thươngĐề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương...Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương...
 
Báo cáo: Nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp tại Viettinbank
Báo cáo: Nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp tại ViettinbankBáo cáo: Nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp tại Viettinbank
Báo cáo: Nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp tại Viettinbank
 
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý - Hay nhất
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý - Hay nhấtCác chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý - Hay nhất
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý - Hay nhất
 
Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dungTailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
 
Khoá Luận Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Khoá Luận Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng.Khoá Luận Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Khoá Luận Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
 
Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại.docx
 
Hoàn Thiện Công Tác Cho Vay Hạn Mức Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...
Hoàn Thiện Công Tác Cho Vay Hạn Mức Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...Hoàn Thiện Công Tác Cho Vay Hạn Mức Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...
Hoàn Thiện Công Tác Cho Vay Hạn Mức Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...
 

Quantringanhangdetai16noxau 130107074605-phpapp01

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ LỚP MG009_1_121_T17 TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG. ĐỀ TÀI SỐ 16 : TÌNH HÌNH NỢ XẤU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Thành viên nhóm: 1. Nguyển Ba By 030125090082 2. Nguyễn Lê Minh Hằng 030125090323 3. Lâm Thanh Phong 030125090616 4. Cao Hữu Trọng 030125090956 5. Lê Thị Mỹ Ý 030125091144 GVHD: Trịnh Quốc Trung
  • 2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN ........................................................................................................... 3 1.1. Khái niệm: .........................................................................................................................3 1.2. Nguyên nhân: .....................................................................................................................4 1.2.1. Về phía khách hàng (doanh nghiệp):..............................................................................4 1.2.2. Về phía Ngân hàng thương mại: ....................................................................................5 1.2.3. Về phía hệ thống pháp luật, quy định của hoạt động ngân hàng:......................................6 1.3. Dấu hiệu nhận biết nợ xấu: ................................................................................................6 Chương 2: NỢ XẤU CỦA HỆ THÔNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ................................ 9 2.1. Thực trạng: ........................................................................................................................9 2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng suy giảm:............................................ 11 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NỢ XẤU: ............................................... 14 3.1. Xử lý nợ xấu tại NHTM: .................................................................................................. 14 3.2. Các nhà đầu tư tài chính Việ t Nam (VAFI) đưa ra 10 giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại:..................................................................................................... 16 3.3. Giải pháp từ phía Chính phủ, Ngân hàng nhà nước:........................................................ 18 1
  • 3. LỜI MỞ ĐẦU Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành ngân hàng càng nắm giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nó không chỉ là cầu nối để chuyển vốn trong nền kinh tế mà nó còn được dùng như một công cụ vĩ mô để Chính phủ và Nhà nước có thể quản lý nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng từ lâu đã quan tâm không ít đến vấn đề nợ xấu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và sau khi cuộc khủng hoảng toàn cầu, từ bài học về sự sụp đổ hàng loạt các định chế tài chính lớn trên thế giới, rung động không chỉ ở nền kinh tế số một thế giới là Hoa Kỳ mà toàn bộ nền kinh tế thế giới phải chịu hậu quả nặng nề từ nó. Một phần không nhỏ của cuộc khủng khoảng tài chính và phá sản hàng loạt các ngân hàng tại Mỹ và Châu Âu là do nợ xấu. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang đứng trước yêu cầu phải cải cách toàn diện và sâu sắc để đáp ứng nhu cầu mới của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua việc tìm hiểu tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, đồng thời tìm ra nguyên nhân thực sự dẫn đến thực trạng trên, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất của nhóm nhằm góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng và tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình trong lĩnh vực tín dụng nhất là trên lộ trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế cùng với việc nghiên cứu có hạn nên chắc chắn nhóm còn những thiếu sót nhất định, nhóm 11 mong muốn nhận được sự quan tâm và ý kiến đóng góp của thầy để đề tài thật hoàn thiện. 2
  • 4. 3 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Khái ni ệm: Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bốphá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Một định nghĩa khác của từ điển tài chính Farlex: “Nợ xấu là một khoản nợ từ việc tín dụng bán hàng mà chủ nợ không có khả năng thu hồi. Chủ nợ đã tiến hành tất cả mọi nỗ lực có thể để thu hồi nợ nhưng không thành công. Thông thường, nợ xấu xuất hiện khi con nợ tuyên bố phá sản hay chủ nợ thực hiện nhiều hoạt động thu nợ mà chi phí của chúng là tương đối so với khoản nợ. Một doanh nghiệp xóa sổ và kê khai nợ xấu như một chi phí làm giảm thu nhập chịu thuế của họ. Hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận nợ xấu ở một tỉ lệ nhất định (được xác định bằng số liệu nợ xấu ở kì trước) vì chắc chắn không thể thu hồi được tất cả các khoản nợ một cách đầy đủ nhất.”  Bản chất: - Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,.... Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trước. - Nợ xấu là một số tiền được viết bởi các doanh nghiệp như là một tổn thất cho doanh nghiệp và được phân loại như là một khoản chi phí vì nợ cho doanh nghiệp là không thể được thu thập, và tất cả những nỗ lực hợp lý đã được tận dụng để thu thập các số tiền nợ. Điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc chi phí của việc theo đuổi hành động hơn nữa trong một nỗ lực để thu thập các khoản nợ vượt quá các khoản nợ của chính nó. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm ba (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm bốn (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm năm (nợ có khả năng mất vốn), cụ thể:  Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi:
  • 5. - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; - Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.  Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh 4 giá là khả năng tổn thất cao: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; - Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4(*).  Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. - Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; - Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4(*). (*) Khoản 3: Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với tổ chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. (*) Khoản 4: Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. 1.2. Nguyên nhân: 1.2.1. Về phía khách hàng (doanh nghiệp):  Nguyên nhân chủ quan:
  • 6. - Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng kém, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiền vay về không có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp vay vốn làm ăn kém hiệu quả, nợ Ngân hàng tăng. - Doanh nghiệp thiếu thiện chí trả nợ, cố ý không cung cấp đầy đủ hoặc có hành vi che giấu thông tin trong suốt quá trình xin cấp tín dụng và sử dụng vốn vay, thực hiện việc đi vay ở nhiều tổ chức tín dụng. - Tình hình tài chính của doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch trong việc xử lý các loại giấy tờ, sổ sách kế toán. - Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay quá lớn trong cấu trúc vốn của mình. 5 ...  Nguyên nhân khách quan: - Doanh nghiệp vay vốn gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình: thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh,…và đặc biệt là tác động của khủng hoảng kinh tế trong khu vực và trên thế giới, do vậy việc sử dụng vốn vay không đạt hiệu quả, có thể mất hoàn toàn vốn. - Do anh nghi ệ p gặp phả i nhữ n g t h a y đ ổ i mô i trường kinh doanh không thể lường trước được như sự thay đổi về giá cả, nhu cầu thị trường, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, sự thay đổi về môi trường pháp lý hay chính sách của Chính phủ khiến doanh nghi ệp lâm vào tình tr ạng khó khăn tà i chính không thể khắc phục được. ... 1.2.2. Về phía Ngân hàng thương mại: - Quá trình thẩm định tín dụng, phân tích tình hình sử dụng vốn và khả năng hoàn trả nợ không kỹ lưỡng dẫn đến sự sai lầm trong quyết định cấp tín dụng. - Môi trường pháp lý chưa thật hoàn chỉnh không đảm bảo sự an toàn cho việc cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động kinh tế. - Chính sách tín dụng có sự khác biệt, chưa thống nhất ở các chi nhánh của một Ngân hàng nói riêng (do đặc điểm riêng của từng địa phương) và trong hệ thống Ngân hàng nói chung. Các NHTM quá chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận, gây nên tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng. - Năng lực và đạo đức của một bộ phận cán bộ tín dụng còn kém, không thể đánh giá tương đối đầy đủ về rủi ro của một khoản vay hay vì lợi ích cá nhân mà vi phạm đạo đức nghề nghiệp. - Do xuất hiện rủi ro đạo đức trong mối quan hệ giữa Chính phủ, các Ngân hàng thương mại quốc doanh và các doanh nghiệp nhà nước khiến quyết định cho vay bị bóp mép và thiếu an toàn.
  • 7. - Việc chạy đua lãi suất huy động đẩy lãi suất cho vay lên cao, gây ra tâm lý thờ ơ của các doanh nghiệp mạnh khi họ có thể sử dụng nguồn vốn khác rẻ hơn. Các khách hàng còn lại được đưa vào diện nghi vấn về khả năng quản lý, kinh doanh để trả nợ cho Ngân hàng. - Các khoản cho vay của Ngân hàng tập trung vào những lĩnh vực có độ rủi ro cao, khiến cho danh mục nợ vay thiếu đi sự da dạng; từ đó, khả năng phân tán rủi ro của Ngân hàng sẽ giảm đi. - Vấn đề có thể phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng đi vay mà không được Ngân hàng giám sát, kiểm soát tốt. - Hoạt động chia sẻ thông tin về khách hàng giữa các Ngân hàng vẫn còn chưa 6 hiệu quả. 1.2.3. Về phía hệ thống pháp luật, quy định của hoạt động ngân hàng: Những vướng mắc bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành về việc xử lý tài sản đảm bảo: lợi ích hợp pháp của chủ nợ có đảm bảo chưa được bảo vệ đầy đủ, vướng mắc trong việc xác định hiệu lực của giao dịch đảm bảo, gây rủi ro cho bên nhận đảm bảo, hoạt động xử lý tài sản đảm bảo chưa được sự hỗ trợ cần thiết còn phụ thuộc nhiều vào ý chí của bên sở hữu tài sản đảm bảo. 1.3. Dấu hi ệu nhận bi ết nợ xấu:  Nhóm các dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng: Dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng bao gồm hai nhóm chính thể hiện trong mối quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng và phương thức quản lý, tình hình tài chính, hoạt động của khách hàng. Trước hết là có những biểu hiện không bình thường trong mối quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng như: - Khách nợ tìm mọi cách để lần tránh, không cho tiếp xúc liên lạc được. - Khách nợ đã rất nhiều lần hứa và cam kết nhưng không thanh toán. - Khách nợ có thanh toán nhưng chỉ thanh toán với giá trị rất thấp so với số công nợ còn lại. - Khách hàng gây khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích rõ ràng, minh bạch, thuyết phục. - Doanh nghiệp cố trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu hoặc không có các báo cáo về lưu chuyển tiền tệ mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.
  • 8. - Khách hàng có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong quá tŕnh quan hệ tín dụng. - Đề nghị gia hạn, điều chỉnh định kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về việc gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ. - Có sự sút giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng; xuất hiện những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong tốc độ và tổng mức lưu chuyển tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng. - Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả hoặc do việc thu hồi công nợ chậm hơn dự tính - Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu vay các khoản vượt quá nhu cầu 7 dự kiến. - Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán, trao đổi hoặc đã biến mất hoặc không còn tồn tại. - Khách hàng có biểu hiện trông chờ các nguồn thu nhập bất thường khác, không phải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính hoặc từ hoạt động được đề xuất trong phương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán. Hoặc họ có t ìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác, đặc biệt là từ đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng hay sử dụng các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tư dài hạn. - Chấp nhận sử dụng các nguồn vốn vay với giá cao với mọi điều kiện. Thứ hai là xuất hiện các dấu hiệu bất thường liên quan tới phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng. Những dấu hiệu này tác động trực tiếp tới chất lượng khoản tín dụng nhưng với tốc độ chậm hơn. Chúng không dễ nhận diện nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ của cán bộ tín dụng, bao gồm: - Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng. - Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh toán hay mức độ hoạt động của khách hàng. - Xuất hiện ngày càng nhiều các chi phí bất hợp lý như sự gia tăng đột biến trong chi phí quảng cáo, tập trung quá nhiều chi phí để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền…. - Thay đối thường xuyên tổ chức của ban điều hành. Xuất hiện mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.
  • 9. - Khách hàng sẵn sàng từ bỏ những hợp đồng giá trị nhỏ và vừa nhưng có khả năng thu được tỷ suất lợi nhuận cao để tìm kiếm các hợp đồng lớn với các bạn hàng có tên tuổi dù lợi nhuận thu về có khả năng đạt thấp hơn. - Do áp lực nội bộ, doanh nghiệp phải tung ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ quá sớm khi các sản phẩm chưa đạt được các điều kiện cần thiết hoặc đặt ra những hạn mức thời gian, doanh số không hợp lý. - Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh bất ngờ xảy ra và có ảnh hưởng đến lĩnh vực 8 kinh doanh của khách hàng.  Nhóm các dấu hiệu phát sinh từ phía Ngân hàng: Rủi ro có thể phát sinh từ phía khách hàng nhưng cũng có thể là bắt nguồn từ phía Ngân hàng. Nếu là rủi ro do Ngân hàng gây ra thì ta có thể nhận thấy thông qua một số các dấu hiệu như sau: - Có sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng. - Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền lớn hoặc các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp. - Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt qua khả năng và năng lực kiểm soát của Ngân hàng. - Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra chẳng hạn như sáp nhập, thay đổi địa vị pháp lý từ chi nhánh lên công ty con hạch toán độc lập... - Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng, không rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay; cán bộ tín dụng cố ý thoả hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có rủi ro tiềm ẩn, hồ sơ còn thiếu về mặt pháp lý để chứng minh cho khoản nợ là phù hợp, thiếu hóa đơn, chứng từ. - Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho các khách hàng không thuộc phân đoạn ưu tiên. - Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá: giảm thấp lãi suất hoặc phí dịch vụ hay giữ chân khách hàng bằng các khoản tín dụng mới để họ không quan hệ với tổ chức tín dụng khác...
  • 10. Chương 2: NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 9 2.1. Thực trạng Quá trình tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đi kèm với đó là tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Đặc biệt là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong hệ thống ngân hàng đạt mức bình quân 30%/năm trong những năm gần đây, tỷ lệ tín dụng/GDP đã tăng từ 40,1% vào năm 2000 lên tới 125% vào năm 2010… đi cùng với sự tăng trưởng này thì số nợ xấu cũng tăng theo. Số liệu về nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) chính thức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đầu tháng 7/2012 cho thấy: Nợ xấu của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 3/2012 là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng. Con số này vượt xa con số 117.000 tỷ đồng theo báo cáo của chính các TCTD. Cụ thể, theo báo cáo của các TCTD đến ngày 31/5/2012, nợ xấu là hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ. Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thì đến 31/3/2012 nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ. Kết quả này dựa trên giám sát của cơ quan đối với gần 1,01 triệu khách hàng vay được chọn mẫu của 57 TCTD Việt Nam, chiếm 90,1% tổng dư nợ tín dụng của các TCTD. Cũng theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đến cuối tháng 3/2012 trong hơn 1 triệu khách hàng được chọn mẫu khảo sát tại 57 TCTD của Việt Nam có 10.782 khách hàng có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu từ 3 lần trở lên. Một thực tế cho thấy, dù là con số nào thì số nợ xấu của Việt Nam là rất lớn. Cũng theo số liệu của các tổ chức tín dụng báo cáo lên, tính đến 30/6, nợ xấu của các Ngân hàng quốc doanh là 3,76%, trong khi khối cổ phần là 4,73%. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) là lớn nhất với 6,14%, xếp sau lần lượt là các Ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là 3,55%, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL - MHB (2,635), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (2,52%), Ngân hàng Công thương Việt Nam - VietinBank (2,45%). Theo báo cáo của chính các tổ chức tín dụng, nợ xấu của họ đều không quá 2,5% và đều có lãi. Nhưng khi Ngân hàng Nhà nước thanh tra thì có tổ chức tín dụng nợ xấu lên 30% và thậm chí tới 60%. Có những Ngân hàng mất hết cả vốn tự có và vốn điều lệ mà vẫn báo cáo kinh doanh có lãi. Tại Ngân hàng ACB, số liệu của Ngân hàng này cho thấy, đến 30/6/2012, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 102.772,133 tỷ đồng, chỉ tăng tăng 0,86% so với đầu năm. Trong khi đó số lượng nợ xấu đã tăng từ 873,52 tỷ đồng lên 1.575,2 tỷ đồng, tương
  • 11. đương hơn 80%. Tỷ lệ nợ xấu của ACB đã tăng từ 0,85% lên 1,53% Tình hình nợ xấu tăng cũng ở một số Ngân hàng khác như Navibank là 3,87%, ACB 1,53%, MB 1,85%, Eximbank 1,73%, SHB là 2,52%.... Nợ xấu hiện nay là tất yếu vì cả quá trình kinh tế khó khăn từ năm 2008. Thêm vào đó, nợ xấu cũng đã tồn tại từ lâu, không phải bây giờ mới xuất hiện và được quan tâm. Quan trọng là chúng ta nhìn nhận và đánh giá, xử lý nó như thế nào. Trong việc xác định nợ xấu, ngoài số nợ đã xuất hiện, cần tính tới cả nợ đã được giãn nợ, đảo nợ để xác định được các rủi ro tiềm ẩn có thể xuất hiện trong tương lai. Khi xác định được chính xác nợ xấu rồi mới tìm được hướng giải quyết. Cũng theo bà Hương, hiện tại yếu tố tồn kho lớn cũng góp phần làm nên nợ xấu lớn cho nền kinh tế và có giải quyết được tồn kho mới có thể giải quyết được nợ xấu. Theo đó, trước hết để giảm tồn kho của nền kinh tế, ngoài việc tăng chi tiêu chính phủ, mở rộng đầu tư thì cũng cần giảm thuế cho doanh nghiệp, giảm thuế VAT để giảm giá thành, nâng cao sức mua. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nợ xấu gia tăng là do năng lực quản trị rủi ro tại mỗi ngân hàng, thể hiện trong việc xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng, nên kết quả xếp hạng tín dụng mang tính chất chủ quan. Các ngân hàng chưa xây dựng được thước đo lượng hóa rủi ro nên chưa tính toán chính xác được yếu tố này dẫn đến quyết định cho vay, phân loại nợ chưa chính xác. Những khoản rủi ro to thì làm bé đi, khoản vay bé thì làm cho nó to lên. Bên cạnh đó, hiện có đến 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không ít doanh nghiệp có báo cáo tài chính không chính xác, trong khi phần lớn các báo cáo tài chính này lại không được kiểm toán. Ngay cả đối với những doanh nghiệp lớn được kiểm toán thì sự chậm chễ trong việc công bố báo cáo cũng như chất lượng kiểm toán cũng gây không ít khó khăn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nợ xấu còn có nguyên nhân sâu xa từ đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù, cần dựa trên sự tin cậy và mức độ tín nhiệm thì đạo đức phải được đặt lên hàng đầu và ở khía cạnh nào đó còn mang tính bắt buộc. Thực tế cho thấy, nhiều cán bộ ngân hàng đã thông đồng rút ruột với khách hàng, cho vay khống dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy đã có chi nhánh phải xử lý hàng chục nhân viên do cấu kết với nhau rút ruột ngân hàng. Tuy nhiên hiện chưa có tính toán, trong tỷ lệ nợ xấu có bao nhiêu xuất phát từ đạo đức ngân hàng. Ngoài ra, nợ xấu còn nằm ở dạng “chuyển vốn cho vay thành vốn góp.” Khoản nợ này không chỉ “rất xấu” mà còn nguy hiểm ở chỗ đôi khi chỉ tồn tại trên sổ sách của con nợ và chủ nợ. Trước tình trạng nợ xấu gia tăng, các chuyên gia đều thống nhất quan điểm, trước khi bàn cơ chế xử lý nợ xấu, chúng ta phải tìm ra câu trả lời rằng tại sao nợ xấu lại lớn như 10
  • 12. vậy và con số nợ xấu hiện tại có đáng lo ngại hay không. Nợ xấu sẽ không thể xử lý được nếu như không biết rõ cơ cấu, bản chất của nợ xấu như thế nào. 2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng suy gi ảm: 2.2.1. Nhóm nguyên nhân thuộc môi trường kinh doanh Kể từ cuối năm 2008, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao và hiện nay là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước, do đó môi trường kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trong giai đoạn 2008-2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân 26,56% nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân 51%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ năm 2011 chậm lại đáng kể, đặc biệt là 5 tháng đầu năm 2012 dư nợ tín dụng không tăng nhưng nợ xấu tăng tới 45,5% do tình hình kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp suy giảm mạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng cầu chậm lại từ năm 2011: Năm 2011, tăng trưởng kinh tế 5,89%. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tăng trưởng kinh tế ước chỉ đạt 4,38% so với cùng kỳ năm 2011 (cùng kỳ năm 2011 tăng 5,57%). Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng chậm, thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2011 tăng 6,8% so với năm 2010. Tính chung 06 tháng đầu năm 2012, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, chỉ bằng 45% mức tăng 6 tháng đầu năm 2011 (9,7%). Giá trị sản xuất xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2012 theo giá so sánh năm 1994 chỉ bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2011. Ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn do hoạt động đầu tư tăng chậm, thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài. Nhiều công trình, dự án xây dựng giãn tiến độ hoặc dừng khởi công làm cho nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng không tăng cao, nhiều sản phẩm tiêu thụ khó khăn (như xi măng, sắt thép,…). Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp: Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2011 tăng 6,2% so với năm 2010. Trong 5 tháng đầu năm 2012, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Tiêu dùng cá nhân tăng chậm: Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2011 tăng 24,2% so với năm 2010 và chỉ tăng 4,7% nếu loại trừ đi yếu tố giá. Tính chung 06 tháng đầu năm 2012, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 6,5%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. 11
  • 13. Chỉ số tồn kho tăng mạnh và ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước. Cuối năm 2011, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 23% so với cùng kỳ năm 2010. Tại thời điểm 01/6/2012, chỉ số hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như sức cầu tiêu dùng của nền kinh tế đang ở mức rất yếu dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanh và làm tăng nợ xấu của các TCTD. Khách hàng vay của TCTD có tình hình tài chính suy giảm, kém lành mạnh hoặc kinh doanh thua lỗ. Sản xuất kinh doanh phải đối mặt với vấn đề chi phí cao, lãi suất ngân hàng cao, thiếu vốn, đồng thời tiêu thụ hàng hoá khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng nhanh: Năm 2011 có 79.014 doanh nghiệp và tính từ đầu năm đến ngày 21/6/2012 có khoảng 25.250 doanh nghiệp, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2011 (23.358 doanh nghiệp bị phá sản trong 6 tháng đầu năm 2011). Nhiều doanh nghiệp hiện nay có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh hạn chế. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng thì các doanh nghiệp dễ gặp khó khăn về khả năng trả nợ. Theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đến cuối tháng 3/2012 trong hơn 1 triệu khách hàng được chọn mẫu khảo sát tại 57 TCTD của Việt Nam có 10.782 khách hàng có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu từ 3 lần trở lên. 12 2.2.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan Hầu hết các TCTD theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi năng lực quản trị rủi ro của TCTD còn nhiều hạn chế và chậm được cải thiện, đặc biệt là các NHTMCP chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị dẫn đến nợ xấu tăng nhanh hơn dư nợ tín dụng. Một bộ phận không nhỏ vốn tín dụng và nhiều TCTD tập trung đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn bất động sản. Khi các lĩnh vực này, đặc biệt là thị trường bất động sản đóng băng và giá bất động sản giảm sâu kéo theo nợ xấu cho vay lĩnh vực này tăng nhanh. Ngoài ra, công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong một thời gian dài chưa phát huy hiệu quả cao trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, nhất là các vi phạm quy định hạn chế cấp tín dụng và đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. 2.2.3. Một số giải pháp xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng
  • 14. Để từng bước xử lý nợ xấu một cách bền vững, hạn chế nợ xấu gia tăng nhằm khơi thông dòng vốn trong hệ thống các TCTD, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ vốn tích cực cho nền kinh tế, một số giải pháp sau đây cần được triển khai: - TCTD chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời, có chiều hướng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực, được đánh giá có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu lại nợ. - TCTD tăng cường trích lập, sử dụng DPRR để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu để thu hồi vốn. - NHNN rà soát, hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng. - Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để bảo đảm các TCTD tuân thủ đúng các quy định về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập DPRR và quy định về an toàn hoạt động tín dụng. - Thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển thông qua ban hành và triển khai có hiệu quả các quy định, chính sách về mua bán nợ. - Một số giải pháp hỗ trợ khác cần triển khai bao gồm: + Các Bộ, ngành triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ, trong đó bên cạnh các giải pháp miễn, giảm thuế, giãn thời hạn nộp thuế cần có giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hóa, giảm lượng hàng tồn kho và kích thích đầu tư, tiêu dùng trong nước. NHNN tích cực phối hợp với các Bộ, ngành phân tích, đánh giá hoạt động của các ngành, lĩnh vực để xây dựng, triển khai các chương trình tín dụng phù hợp, nhờ đó đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Bộ Tài chính chủ trì tổ chức triển khai có hiệu quả Quyết định số 03/2011/QĐ- TTg ngày 10/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn NHTM; Trường hợp cần thiết, xem xét, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung các điều kiện, thủ tục bảo lãnh theo Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngân hàng. 13
  • 15. + Tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước gắn với việc xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp này. + Các Bộ, ngành và địa phương có giải pháp khẩn trương hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi nhanh, quản lý chặt chẽ và bảo đảm thị trường này phát triển lành mạnh. Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NỢ XẤU: 14 3.1. Xử lý nợ xấu tại NHTM: 3.1.1. Tổ chức khai thác: Khai thác là một quá trình làm việc với khách hàng đi vay cho đến khi khoản cho vay được trả một phần hay toàn bộ mà người thu nợ không dựa vào các công cụ pháp lí để ép buộc con nợ. Khi khách hàng đi vay gặp khó khăn về tài chính, Ngân hàng có thể và sẽ thường tham gia tổ chức khai thác, dĩ nhiên phải đặt trong giả thuyết khách hàng có thái độ thật thà đối với khoản nợ và có khả năng chi trả một phần hay toàn bộ một cách thoả đáng. Điều này đặc biệt đúng cho trường hợp người đi vay có vốn lớn trong doanh nghiệp, một số tài sản cố định có giá trị, một tổ chức có thể tạo lợi nhuận đủ nhiều để hoàn trả khoản vay nghi vấn, cũng như những khoản cho vay khác cần cho việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đi vay không thể trả nợ theo đúng nghĩa vụ dẫn đến vỡ nợ thì Ngân hàng nên thực hiện thanh lí. Hầu hết các khoản cho vay khó đòi tại Ngân hàng thương mại được xử lí bằng phương pháp khai thác, nghĩa là người đi vay được phép tự khắc phục khó khăn tài chính và hoàn trả các khoản nợ Ngân hàng càng nhanh càng tốt. Vì tổ chức khai thác không phải là một công cụ pháp lí, nó có thể có một số hình thức khác nhau giữa những khoản cho vay. Các biện pháp có thể bao gồm lời khuyên trên nhiều chủ đề nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu lợi tức của người đi vay, gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay để giảm bớt quy mô hoàn trả, cấp phát thêm vốn nhằm tạo cho người vay có được vị thế tài chính mạnh hơn. Lúc này, Ngân hàng nắm phần chủ động trong hoạt động kinh doanh của nó cho đến khi bảo đảm rằng khoản cho vay sẽ được hoàn trả.
  • 16. Khi bất cứ khoản cho vay nào đến giai đoạn khó khăn trong công tác thu hồi, lập tức Ngân hàng áp dụng biện pháp để bảo đảm bằng tài sản thế chấp hay một thoả thuận bảo đảm trên mọi tích sản khả dụng của người đi vay. 15 3.1.2. Tổ chức thanh lý: Thanh lí là một quá trình trong đó Ngân hàng thương mại sẽ ép buộc người vay tuân theo các điều khoản của hợp đồng cho vay, áp dụng và thực hiện tất cả biện pháp pháp lí để đạt mục tiêu thu hồi khoản nợ xấu. Nếu Ngân hàng thấy rõ là việc tổ chức khai thác không tiện lợi, việc thanh lí ở một trong vài hình thức có thể được coi là cách hay nhất để xử lí một khoản cho vay đã trở nên đáng nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn (thuộc nhóm 4 và 5). Khi phương pháp này được lựa chọn, có nghĩa là Ngân hàng đã quyết định sau khi cân nhắc tất cả mọi yếu tố kể trên và nhận thấy rằng khả năng cải thiện tình hình tài chính của người đi vay là xa vời, việc gia hạn hợp đồng cho vay hay cấp thêm vốn là mạo hiểm đối với Ngân hàng, biện pháp thanh lí là tối ưu nhất. Sự thanh lí thường được nhanh chóng thực hiện trong những trường hợp tư tưởng không sẵn lòng chi trả của khách hàng đã rõ, hành động lừa đảo hay không thật thà đã bộc lộ, tình trạng vỡ nợ đã hiện ra, tình hình tài chính của người vay là vô vọng, hay không có ý muốn trả nợ. Có một số biện pháp thực hiện việc thanh lí như sau: Nếu khoản cho vay được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, Ngân hàng có thể bán nó đi, thường thì nó không đem lại mức giá thị trường hợp lí. Trong trường hợp khối lượng nhận được từ việc bán vật thế chấp không đủ thanh toán nợ, Ngân hàng có thể nhận phán quyết của toà án về khoản chênh lệch; phán quyết như thế cho phép Ngân hàng được quyền thu thêm nếu người đi vay có các tích sản. Nhân viên Ngân hàng có thể thực hiện thanh lí với sự giúp đỡ của chuyên gia tư vấn pháp luật của Ngân hàng hay bộ phận liên quan đến những khoản cho vay có vấn đề và thành viên của bộ phận tham mưu có chuyên môn về lĩnh vực này. Cuối cùng, một nhân viên thanh lí chuyên nghiệp được Ngân hàng thuê xử lí việc thanh lí. Một hình thức thanh lí khác là tái sở hữu các hàng hoá tiêu dùng lâu bền trong một số trường hợp tư liệu sản xuất được bán theo hợp đồng bán có điều kiện và mua lại từ một nhà buôn. Quá trình này được thực hiện bằng cách giữ lại hàng hoá sau đó tiến hành bán với giá nào đó và hy vọng có thể trả hết nợ. Trong trường hợp Ngân hàng quyết định sử dụng biện pháp xử lý để thu hồi số nợ vay không bảo đảm, phán quyết cần phải có từ toà án một cách thích hợp. Phán quyết này cho phép Ngân hàng nắm giữ tài sản của người thiếu nợ với số lượng phù hợp với quyết định của toà án hay trừ vào lương theo mức được luật pháp cho phép.
  • 17. Nếu Ngân hàng là một trong số các chủ nợ và các chủ nợ khác (có vị thế mạnh tương ứng như Ngân hàng) cũng muốn lấy lại tiền thì một uỷ ban chủ nợ có thể được thành lập. Cách giải quyết này không áp dụng cho trường hợp phá sản và cũng có thể áp dụng phương pháp khai thác. Phá sản có 2 hình thức bồi thường cơ bản cho các chủ nợ, thanh lí và hồi phục. Phá sản có thể miễn cưỡng hay cố ý. Nó là biện pháp cuối cùng theo quan điểm của các chủ nợ. Ngân hàng hay bất cứ chủ nợ nào khác bao giờ cũng mong muốn nhận được phần đáng kể các khoản cho vay từ quá trình thanh lí nhưng thực tế thường không được như mong muốn. Trong nhiều trường hợp, nó được áp dụng khi các chủ nợ không thể đạt thoả thuận hợp lý liên quan đến các biện pháp phải thực hiện để thu hồi được vốn vay, hay khi 1 chủ nợ nhỏ nào đó từ chối tiến hành một thoả thuận hợp tác hay khi người vay từ chối làm việc với chủ nợ để cố gắng giải quyết khó khăn tài chính. 3.2. Các nhà đầu tư tài chính Vi ệt Nam (VAFI) đưa ra 10 gi ải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại: Thứ nhất, các ngân hàng thương mại chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Việc tăng trích lập dự phòng sẽ giúp ngân hàng thương mại nhanh chóng bù đắp tổn thất, giảm số thuế Thu nhập doanh nghiệp, có thể giảm quỹ lương nhưng làm tăng khả năng tài chính nội tại của ngân hàng thương mại. Thứ hai, cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Theo VAFI, đây cũng là cách thức để giảm chi phí một cách hợp lý nhằm hỗ trợ cho việc tăng mức trích lập dự phòng tỷ lệ nợ xấu. Thứ ba, chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi. Với doanh nghiệp có quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc do tình hình kinh tế khó khăn, do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt động…thì có thể chuyển 1 phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tồn tại phát triển. Chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần và chuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn. Thứ tư, tăngtỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng lên 40%, đồng thời cũng cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài lên mức 25% hoặc 30%/vốn điều lệ. 16
  • 18. VAFI cho rằng, việc triển khai nhanh tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng sẽ có nhiều ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay vì tăng sức hấp dẫn trong thu hút vốn FII và nhất là đối với các nhà đầu tư chiến lược. Nếu giải pháp này ra đời sớm thì trong vòng 3 năm hệ thống ngân hàng thương mại sẽ huy động thêm vài tỷ USD. Thứ năm, cho phép một số ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt mua lại những ngân hàng yếu kém. Thứ sáu, khuyến khích các ngân hàng thật sự mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém. Nếu như chỉ định các ngân hàng mạnh, ngân hàng thương mại cổ phần có cổ phần đa số của Nhà nước mua lại những ngân hàng ốm yếu mà không có sự hỗ trợ từ NHNN thì các ngân hàng mạnh sẽ không tham gia. Các ngân hàng chỉ tự nguyện tham gia khi họ thấy có lợi vì họ phải có trách nhiệm với các cổ đông của họ. “Vì vậy cần cơ chế hỗ trợ tài chính từ NHNN, hỗ trợ ở đây không phải cho ngân hàng mạnh mà là vì mục tiêu xử lý nợ xấu, vì mục tiêu làm cho hệ thống ngân hàng thương mại mạnh lên” - VAFI nhấn mạnh. Thứ bảy, miễn các loại thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…) cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ. Thứ tám, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nghiệp vụ phát hành trái phiếu 17 doanh nghiệp. Việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong nghiệp vụ phát hành trái phiếu sẽ giúp giảm lãi suất huy động, giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại có điều kiện huy động vốn dài hạn, thay vì ngắn hạn như hiện nay; thúc đẩy tiến trình chứng khoán hóa các khoản nợ; giúp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, tăng tính ổn định trong việc huy động vốn cho hệ thống ngân hàng thương mại. Thứ chín, nhanh chóng có nhiều giải pháp hữu hiệu để phá băng thị trường bất động sản. Để phá “băng” bất động sản, theo VAFI cần nhanh chóng biến sáng kiến căn hộ nhỏ tối thiểu 25m2 thành hiện thực; các chính quyền địa phương (nhất là các đô thị lớn) cần quan tâm đẩy nhanh thủ tục hành chính trong việc cấp phép, sửa đổi giấy phép xây dựng nhà ở để làm sao giảm 70% thời gian duyệt cấp phép như hiện tại; Nhà nước nên giảm 50% thuế GTGT trong các ngành kinh tế đang gặp khó khăn như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, sửa chữa tàu biền, vận tải biển nội địa, cơ khí; giảm 50% thuế GTGT cho các ngành bất động sản và vật liệu xây dựng. Thứ mười, cơ cấu lại phân bổ ngân sách cho năm 2013 theo hướng tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng:
  • 19. VAFI cho rằng, tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng sẽ kích thích nhiều ngành kinh tế phát triển, đồng thời cũng là giải pháp hữu hiệu để giảm nhanh tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại. 3.3. Giải pháp từ phía Chính phủ, Ngân hàng nhà nước: 3.3.1. Thành lập cơ quan chuyên biệt quản lý nợ xấu trực thuộc NHNN: Việc thành lập cơ quan xử lý nợ xấu chuyên biệt trực thuộc Chính phủ (có thể ủy quyền cho NHNN quản lý) là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cơ quan này sẽ xử lý một phần nợ xấu của các NHTM. Cụ thể, cơ quan này nên tập trung vào xử lý nợ xấu của các tập đoàn, DNNN tại các NHTM. Việc xử lý có thể thực hiện theo một trong những phương thức sau:  Xóa nợ thông qua việc thay thế bằng các trái phiếu do Chính phủ phát hành. NHNN có thể cho phép các ngân hàng chuyển các khoản nợ xấu hoặc nợ cũ sang trái phiếu kỳ hạn 20 năm. Cơ quan chuyên biệt xử lý nợ của Chính phủ sẽ dùng trái phiếu Chính phủ để đổi lấy các khoản nợ xấu được coi là các khoản nợ lớn và quan trọng. Cơ quan này có quyền bán các khoản nợ xấu hoặc tham gia vào quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.  Hoán đổi các khoản nợ của tập đoàn kinh tế và DNNN với các NHTM cho vay (gồm cả các NHTM Cổ phần và NHTM có vốn Nhà nước chi phối) thành vốn cổ phần. Theo đó, sở hữu Nhà nước sẽ gia tăng trong một số NHTM (gồm cả NHTM cổ phần). Điều này tuy tốn chi phí nhưng sẽ tạo thuận lợi cho NHNN trong chỉ đạo việc hợp nhất, sáp nhập các NHTM phục vụ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Nguồn vốn của cơ quan quản lý nợ xấu chuyên biệt trên nên hình thành từ việc phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Trên thực tế, hoạt động của NHTM Việt Nam nếu được tái cấu trúc thành công và kinh doanh trong một môi trường thuận lợi thì sẽ tạo lượng lợi nhuận rất lớn (điều này đã được chứng minh trong giai đoạn từ 2005 đến 2009), tăng tính khả thi trong việc hoàn trả các khoản nợ trái phiếu được bảo lãnh bởi Chính phủ. 3.3.2. Xử lý nợ xấu thông qua các cơ quan quản lý tài sản của các NHTM: Theo tính toán, đến nay các NHTM đã trích lập dự phòng tín dụng 70.000 tỷ, trong đó 84% nợ xấu có tài sản đảm bảo với giá trị tài sản đảm bảo tương đương 130% giá trị các khoản nợ và đa phần là bảo đảm bằng bất động sản. Như vậy, các NHTM hoàn toàn có thể chủ động xử lý các khoản nợ xấu của mình (với điều kiện là có tài sản bảo đảm). Vấn đề là phải xây dựng cơ chế hợp lý. Cơ chế phải đảm bảo được 5 nguyên tắc: (1) Hỗ trợ các NHTM thu hồi được vốn đã đầu tư vào nợ xấu nhanh chóng nhưng không gây ra 18
  • 20. tổn thất quá lớn cho các NHTM; (2) việc thu hồi nợ xấu không làm trầm trọng thêm tình hình thị trường bất động sản; (3) giảm thiểu tối đa thiệt hại của các nhà đầu tư; (4) giảm thiểu tối đa chi phí của Chính phủ; (5) tách biệt hoạt động xử lý nợ xấu và hoạt động kinh doanh của NHTM. Căn cứ theo kinh nghiệm của 3 quốc gia được nghiên cứ trên, nên thực hiện cơ chế như sau: Thứ nhất, các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay đối với các doanh nghiệp tư nhân mà không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp. Thứ hai, tất cả các NHTM có nợ xấu bắt buộc phải thành lập công ty quản lý nợ (AMC) để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM. Thứ ba, các NHTM sẽ nhóm toàn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các AMC trực thuộc NHTM. Các AMC của NHTM sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các khoản nợ, giá trị thực của tài sản bảo đảm để phát hành ra các loại trái phiếu (đây là một dạng của phương thức chứng khoán hóa các khoản vay có bảo đảm). Chẳng hạn, AMC có thể chia trái phiếu thành 3 hạng ứng với 3 nhóm nợ là nhóm 3, 4 và 5. Mỗi loại này sẽ có mức lãi suất khác nhau nhưng tối thiểu phải cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn. Số tiền thu hồi này sẽ được chuyển cho NHTM để phục vụ việc cho vay các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Thứ tư, Chính phủ nên thực hiện bảo lãnh với các trái phiếu trên đồng thời thành lập cơ quan quản lý bất động sản trực thuộc Chính phủ để quản lý các bất động sản trong trường hợp Chính phủ phải thực hiện chi trả bảo lãnh cho các trái phiếu. Chỉ với sự bảo lãnh của Chính phủ thì các nhà đầu tư trong nước và quốc tế mới thấy được sự hấp dẫn từ các loại trái phiếu trên. Hơn thế, sự trầm lắng của bất động sản cũng như hoạt động tín dụng bất động sản chỉ là tạm thời ở Việt Nam nếu nhìn toàn bộ chu kỳ phát triển của thị trường này tại Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Khi thị trường phục hồi thì mọi thứ sẽ trở lại quỹ đạo tích cực. Vấn đề là cơ chế phải tạo điều kiện cho các NHTM và thị trường vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Thứ năm, Chính phủ nên giao nhiệm vụ rõ ràng cho NHNN trong việc ban hành quy chế về hoạt động AMC cũng như hoạt động chứng khoán hóa. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của NHNN trong việc giám sát hoạt động trên, tránh tối đa các NHTM sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa trên để làm gia tăng rủi ro hệ thống (giống trường hợp của Mỹ giai đoạn 2007-2009). 19