SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
1
MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường bước vào thiên niên kỷ mới,
con đường đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập đó đã
khép lại một thời kỳ kinh tế tự cung tự cấp, phát triển chạm chạp và lạc hậu.
Nhìn lại những năm qua, tốc độ đầu tư trong nền kinh tế nước ta có sự tăng
trưởng mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển cũng như cải thiện đời sống xã
hội. Trong đó, không thể không kể đến vai trò của các NHTM với tư cách là
nhà tài trợ lớn cho các doanh nghiệp và các dự án đầu tư. Phải khẳng định
rằng,để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nhằm
tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước khác, trong khi xuất phát
điểm của chúng ta lại thấp hơn họ nhiều, đòi hỏi chúng ta phải có sự ưu tiên
về đầu tư chiều sâu, đặc biệt cần bổ sung một lượng vốn đáng kể bao gồm vốn
ngắn hạn và vốn trung dài hạn để đầu tư vào các dự án có khả năng tranh thủ
“đi tắt, đón đầu”công nghệ.
Trong khi đó, khả năng về vốn tự có của các doanh nghiệp rất hạn chế,
việc huy động vốn của các doanh nghiệp qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu
cũng rất khó khăn do thị trường chứng khoán của nước ta còn đang ở giai
đoạn sơ khai, nhiều người dân và nhà đầu tư còn chưa quen thuộc và tin tưởng
vào loại hình đầu tư này. Do vậy để có thể đáp ứng nhu cầu về vốn,các doanh
nghiệp chủ yếu đi vay các tổ chức tài chính trung gian trong đó hệ thống
NHTM là nguồn huy động và cung cấp vốn trung dài hạn chủ yếu cho nền
kinh tế.
Với tư cách là trung tâm tiền tệ tín dụng của nền kinh tế, để phù hợp với
xu hướng đa dạng hoá các hoạt động của Ngân hàng nhằm phục vụ bổ sung
vốn lưu động và vốn cố định cho doanh nghiệp, hệ thống NHTM Việt Nam
cũng đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngắn,trung - dài hạn đối với
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, hoạt động tín dụng
cũng chứa đầy rẫy những rủi ro. Do đặc thù kinh doanh tín dụng Ngân hàng là
kinh doanh chủ yếu dựa vào tiền của người khác, kinh doanh qua tay người
khác nên rủi ro trong hoạt động tín dụng cao hơn nhiều so với các doanh
nghiệp vì nó vừa phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của chính bản thân Ngân
hàng và vừa phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hậu quả của
nó rất dễ lan truyền trong cả hệ thống Ngân hàng gây ra những vụ hoảng loạn
và sụp đổ của hàng loạt Ngân hàng cùng một loạt hậu quả nghiêm trọng khác
về mọi mặt kinh tế, xã hội đặc biệt là lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo
của chính phủ bị suy giảm. Trong thời gian qua, những mất mát to lớn về tiền
của tập trung qua công tác tín dụng đã là những hậu quả đáng quan tâm. Nhất
là trong vài năm gần đây, số lượng dự án đầu tư trong nước và nước ngoài
ngày càng gia tăng, mang lại một tỷ lệ lợi nhuận đáng kể cho các doanh
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
2
nghiệp và Ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó cũng không tránh khỏi một số
vướng mắc sai sót trong quá trình thực hiện cho vay các dự án .
Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để nâng cao chất lượng tín dụng cho vay
các dự án và các doanh nghiệp vay vốn. Vì tính cấp bách, tầm quan trọng của
công tác này đã tạo cho em một niềm say mê hứng thú đi sâu vào tìm tòi
nghiên cứu. Đồng thời, có sự tận tình hướng dẫn và những ý kiến đóng góp
quý báu của TS Hà Minh Sơn cùng sự giúp đỡ của các anh chị trong chi
nhánh đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp đề tài “Các giải pháp
nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công
thương Việt Nam – chi nhánh Ba Đình”.
Đề tài được nghiên cứu và hoàn thiện ngoài phần mở đầu, phần kết luận
và danh mục tài liệu tham khảo gồm những nội dung sau:
Chương I : Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của
các NHTM.
Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCT Ba
Đình trong thời gian qua.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại
chi nhánh NHCT Ba Đình..
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều, trình độ lý
luận và năng lực bản thân còn hạn chế, chuyên đề tốt nghiệp này không tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và
các bạn để bài viết của em đạt kết quả tốt hơn.
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
3
CHƯƠNG I
SỰ CẦNTHIẾT PHẢINÂNG CAOCHẤT LƯỢNGHOẠTĐỘNG
TÍN DỤNGCỦA CÁCNHTM
1.1. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM
1.1.1. NHTM và các hoạtđộng chủ yếu
1.1.1.1. Kháiniệm NHTM
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.
Tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng
mà người ta phân loại ngân hàng theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, NHTM
thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân
hàng.
Ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng mà chúng thực hiện trong
nền kinh tế. Qua thời gian, không chỉ chức năng của các ngân hàng thay đổi mà chức
năng của các đối thủ cạnh tranh chính của ngân hàng cũng không ngừng thay đổi.
Thực tế là rất nhiều tổ chức tài chính, gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán,
công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm đều đang cố gắng
cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng cũng đối phó với đối thủ cạnh
tranh – các tổ chức tài chính phi ngân hàng bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp
dịch vụ, hướng về lĩnh vực bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt
động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác.
Trên phương diện các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, chúng ta có
thể hiểu: ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ
tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực
hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong
nền kinh tế.
Theo Luật các TCTD của Việt Nam ban hành ngày 12/12/1997 thì NHTM
được định nghĩa như sau: “NHTM là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm
dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng,
cung ứng dịch vụ thanh toán và các hoạt độngkhác theo quy định của pháp luật”.
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
4
1.1.1.2. Các hoạtđộng chủyếu của NHTM
1.1.1.2.1 Hoạtđộng huyđộng vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động tạo vốn từ việc nhận tiền gửi của các tổ
chức, cá nhân, từ các hoạt động thanh toán, ủy thác hoặc từ việc phát hành các chứng
từ có giá đểphục vụ cho các hoạt độngcho vay và đầu tư củaNHTM.
Trong kinh doanh, bất cứ một tổ chức, cá nhân nào cũng cần có vốn, đối với
NHTM, vốn là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng, nó thể hiện khả năng, quy
mô hoạt động của ngân hàng. NHTM có nguồn vốn kinh doanh lớn tạo tiền đề để mở
rộng mạng lưới các chi nhánh; đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh; tăng khả năng
thanh toán, nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ lợi thế về quy mô, tạo dựng được uy tín
và thương hiệu. Nguồn vốn của NHTM gồm: vốn chủ sở hữu – vốn thuộc sở hữu của
ngân hàng và vốn nợ, trong đó vốn nợ thường chiếm đa số, từ 90%-95% tổng nguồn
vốn.
1.1.1.2.2 .Hoạtđộng tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân và
các tổ chức khác dưới nhiều hình thức nghiệp vụ khác nhau dựa trên nguyên tắc có
hoàn trả cả nợ gốc và lãi vay. Cấp tín dụng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách
hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả thông qua các nghiệp vụ cho
vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
Thực chất, việc cấp tín dụng là một quá trình cung ứng dịch vụ ngân hàng. Nó đòi
hỏi sự tham gia đồng thời của nhân viên ngân hàng, khách hàng và các bên liên quan
như: Cán bộ và lãnh đạo phòng tín dụng, phòng thẩm định tài sản bảo đảm, phòng
giao dịch kho quỹ, trung tâm thanh toán; Giám đốc, phó giám đốc ngân hàng; Khách
hàng và bên thứ ba.
Hoạt động tín dụng của NHTM là hoạt động cơ bản, mang lạinguồn thu nhập chủ
yếu cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nên khi thực hiện
cấp tín dụng, NHTM thương đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và điều kiện
cấp tín dụng do NHNN và các ngân hàng đặt ra.
1.1.1.2.3 Hoạtđộng đầu tư
Ngày nay, không một NHTM nào sử dụng toàn bộ vốn huy động để cho vay, mà
thường sử dụng một tỷ lệ vốn phù hợp để đầu tư vào các loại chứng khoán vì các lý
do: Thứ nhất, nâng cao tính thanh khoản vì chứng khoán có tính thanh khoản cao hơn
nhiều so với các khoản cho vay, việc bán nợ của ngân hàng thường khó khăn, phức
tạp và mất nhiều thời gian hơn so với bán chứng khoán; Thứ hai, phân tán và giảm rủi
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
5
ro tài sản, những khoản cho vay là nhóm tài sản có mức độ rủi ro cao nhất. Do vậy,
đầu tư một phần vào chứng khoán là để phân tán rủi ro; Thứ ba, đầu tư vào chứng
khoán là một kênh tạo thêm thu nhập cho NHTM.
Hoạt động đầu tư của các NHTM thực chất là mua bán các loại chứng khoán: tín
phiếu và trái phiếu chính phủ; cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp; các loại chứng
khoán khác trên thị trường chứng khoán.
1.1.1.2.4 Mộtsố hoạt động cung ứng dịchvụ khác
Ngày nay, do thành tựu về phát triển kinh tế và công nghệ, NHTM đã và đang
thực hiện một số dịch vụ khác trong kinh doanh như: mua bán ngoại tệ; chuyển tiền
và thanh toán hoặc thực hiện các ủy thác khác thu lệ phí, tăng thêm nguồn thu nhập
cho ngân hàng.
Mua bán ngoại tệ: là hoạt động mua hoặc bán một loại ngoại tệ này để lấy một
loại ngoại tệ khác từ khách hàng và hưởng phí dịch vụ. Hiện nay, cùng với sự phát
triển của các công cụ tài chính, hoạt động mua bán ngoại tệ ngày càng trở nên sôi
động hơn thông qua các công cụ như quyền chọn, mua bán ngoại tệ có kỳ hạn để
tránh rủi ro về tỷ giá.
Dịch vụ chuyển tiền và thanh toán nội bộ: NHTM nhận sự ủy thác của khách
hàng để chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở một địa điểm quy định
trong nước hoặc ngoài nước và được hưởng phí dịch vụ theo thỏa thuận. Ngày nay,
khách hàng có thể sử dụng thẻ ATM để thực hiện thanh toán chuyển khoản tại các
máy rút tiền, thanh toán tự động của các NHTM một cách đơn giản, nhanh chóng và
tiện lợi (phí chuyển tiền tương đốithấp).
Dịch vụ thu hộ: NHTM nhận ủy thác của khách hàng để thu hộ các khoản tiền căn
cứ vào các chứng từ của khách hàng cho như séc, thương phiếu… và được hưởng
phí.
Cácdịch vụ khác: dịch vụ tư vấn; bảo hiểm; bảo quản giấy tờ có giá…
1.1.2. Hoạtđộng tín dụng của NHTM
1.1.2.1 Kháiniệm
Khó có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng về tín dụng. Vì vậy tuỳ theo
góc độ nghiên cứu mà ta có thể xác định nội dung của thuật ngữ này.
Tín dụng(credit) xuất phát từ chữ la tinh là credo( tin tưởng, tín nhiệm).
Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng dược hiểu theo nhiều nghĩa khac
nhau; ngay cả trong quan hệ tài chính, tuỳ theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
6
ngữ tín dụng có một nội dung riêng. Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể
hiểu theo các nghĩa sau:
- Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm
sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển
dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay.
- Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài
sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Như một công ty công nghiệp hoặc
thương mại bán hàng trả chậm cho một công ty khác, trong trường hợp này
người bán chuyển giao hàng hoá cho bên mua và sau một thời gian nhất định
theo thoả thuận bên mua phải trả tiền cho bên bán. Phổ biến hơn cả là giao
dịch giữa ngân hàng và các tổ chức tài chính khác với các doanh nghiệp và cá
nhân thể hiện dưới hình thức cho vay, tức là ngân hàng cấp tiền cay cho bên đi
vay và sau một thời hạn nhất định người đi vay phải thanh toán vốn gốc và lãi.
- Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài
chính cung cấp cho khách hàng.
- Trong một số ngữ cảnh cụ thể thuật ngữ tín dụng đồng nghĩa với thuật
ngữ cho vay
Mục đích của chương này là xem xét tín dụng như là một chức năng cơ
bản của ngân hàng, vì vậy trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của
ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: Tín dụng là một giao dịch về tài
sản( tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay( ngân hàng và các định chế tài
chính khác) và bên đi vay( cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong
đó bên đi vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn
nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn
gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên
cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau:
Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng bao gồm hai hình thức là cho
vay( bằng tiền) và cho thuê( bất động sản và động sản). Trong những năm
1960 trở về trước hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ có cho vay bằng tiền.
Xuất phát từ tính đặc thù đó mà nhiều lúc thuật ngữ tín dụng và cho vay được
coi là đồng nghĩa với nhau. Từ những năm 1970 trở lại đây, dịch vụ cho thuê
vận hành và cho thuê tài chính đã được các ngân hàng hoặc các định chế tài
chính khác cung cấp cho khách hàng
Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao
tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả
đúng hạn. đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trin tín dụng.
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
7
Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói
cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài phần vốn gốc. Để thực
hiện được nguyên tắc này phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm
phát, hay nói cách khác phải xác định lãi suất thực dương( lãi suất thực = lãi
suất danh nghĩa- tỷ lệ lạm phát). Tuy nhiên vì lãi xuất chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khác nhau, nên trong một số trường hợp cụ thể lãi xuất danh
nghĩa có thể thấp hơn tỷ lệ lạm phát, ngoại lệ này chỉ tồn tại trong một giai
đoạn ngắn.
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết
hoàn trả vô điều kiện. Về khíacạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín
dụng như hợp đồngtíndụng, khế ước… thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi
vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
1.1.2.2 Phânloạitín dụng
Trongquátrình hoạtđộngkinh doanh, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và
mục tiêu quản lý của NHTM mà có cách phân loại tín dụng như sau:
1.1.2.2.1. Căn cứ vào thời hạn:
- Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở xuống
- Tín dụng trung hạn: có thời gian từ 1 đến 5 năm (có nơi quy định:7 năm).
- Tín dụng dài hạn: có thời hạn từ 5 năm trở nên (có nơi quy định là 7 năm).
Thời hạn tín dụng đó chính là thời hạn mà trong đó NH cam kết cấp cho
khách hàng một khoản tín dụng và nó được xác định cụ thể ngày, tháng, năm.
Hay thời hạn tín dụng còn được hiểu là thời hạn được tính từ lúc đồng vốn đầu
tiên của NH được phát ra cho đến lúc đồng vốn và lãi cuối cùng phải thu về.
Tín dụng ngắn hạn thường gắn với những khoản vay của doanh nghiệp
để bổ sung vào tài sản lưu động, bởi vì tài sản lưu động thường có vòng quay
trên một vòng thấp hơn một năm. Do vậy trong một năm doanh nghiệp có thể
hoàn trả được số tiền vay ở NH.
Các tài sản cố định như phương tiện sản xuất, vận tải, một số cây
trồng... các trang thiết bị nhanh hao mòn có nhu cầu nguồn vốn từ 1 năm đến
5 năm.
Ngược lại, những công trình đầu tư lớn, thu hồi vốn lâu, thuộc tầm vĩ
mô như: máy móc thiết bị công nghiệp nặng, xây dựng cầu đường... có nhu
cầu nguồn vốn từ 5 năm đến 10 năm có khi tới 20 năm.
Tất nhiên cùng với độ dài của thời gian, việc thu hồi vốn đối với các dự
án có thời hạn dài gặp nhiều khó khăn hơn do ở thời điểm hiện tại doanh
nghiệp khó có thể tính được hết khó khăn sẽ gặp trong tương lai. Do vậy mức
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
8
độ rủi ro của các khoản tín dụng có thời gian lớn đối với NH sẽ tăng nên. Điều
này một phần lý giải tại sao lãi suất các khoản cho vay dài hạn thường cao
hơn các khoản các khoản cho vay ngắn hạn.
Phân loại tín dụng theo thời gian có ý nghĩa rất quan trọng đối với
NHTM. Nó phản ánh khả năng hoàn trả, độ rủi ro cũng như ảnh hưởng trực
tiếp đến tính an toàn và sinh lợi của một NHTM.
1.1.2.2.2 Căn cứ theo hình thức cho vay.
Chiết khấu là việc NHTM ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với
giá trị của thương phiếu sau khi đã trừ đi phần thu nhập của NH để sở hữu
một thương phiếu chưa đến hạn. Về mặt pháp lý thì NH không phải là nhà cho
vay với chủ sở hữu thương phiếu và chỉ là hình thức trao đổi trái quyền. Tuy
nhiên đối với NH, việc bỏ tiền ở thời điểm hiện tại để thu về một khoản tiền
lớn hơn trong tương lai với lãi suất ấn định trước được coi như là hoạt động
tín dụng, nhưng có lẽ coi đây là một hoạt động đầu tư của NH hơn là một hoạt
động tín dụng.
Cho vay được hiểu là việc NH cấp tín dụng cho khách hàng với sự cam
kết khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định với
mức lãi suất cam kết. Cho vay được gọi là một trong các nghiệp truyền thống
của NHTM, nó được hình thành ngay từ buổi sơ khai của các NH, và được
đánh giá là hoạt động sinh lời cao nhất cho các NHTM.
Bảo lãnh là việc NH cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay
khách hàng khi khách hàng của mình không có khả năng trả nợ. Mặc dù
không phải xuất tiền ra, song NH vẫn thu được lợi từ khách hàng nhờ uy tín
của mình. Nghiệp vụ này được đưa vào tài khoản ngoại bảng của NH. Tuy
nhiên nếu có nghiệp vụ phát sinh tức là NH đứng ra thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho khách hàng của mình thì nó lại được đưa vào tài khoản nội
bảng.
Cho thuê đó là việc NH đứng ra bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng
thuê theo những điều kiện nhất định. Sau thời gian đó khách hàng phải trả cả
gốc lẫn lãi cho NH.Hoạt động này sinh lời khá cao, nhưng nó cũng chứa đựng
nhiều rủi ro trong đó có yếu tố về công nghệ. Điều này đòihỏi cán bộ tín dụng
không những phải có chuyên môn về nghề nghiệp mà còn có cả sự hiểu biết
về kỹ thuật, về công nghệ.
1.1.2.2.3 Căn cứ theo tài sản đảm bảo:
Tín dụng đảm bảo đó là sự cam kết của người nhận tín dụng về việc
dùng tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ tài chính
đối với NH trong trường hợp không trả được nợ. Trong trường hợp này khi
khách hàng không trả được nợ, hoặc vì sử dụng sai mục đích nguồn vốn vay
dẫn đến không thanh toán được thì NH sẽ bán tài sản đi để thu hồi nguồn vốn.
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
9
Tín dụng đảm bảo áp dụng đối với các khách hàng có độ rủi ro cao như khách
hàng mới hay những khách hàng có tình hình tài chính không tốt...
Tín dụng không có tài sản đảm bảo đó là loại hình tín dụng mà khách
hàng có nhu cầu vay vốn với một hạn mức nhất định mà không cần tài sản
đảm bảo. Loại tín dụng này thường được cấp cho các khách hàng có uy tín
cao, những khách hàng có mối quan hệ tốt và lâu dài đối với NH, họ có tình
hình tài chính lành mạnh, có mối quan hệ tốt với các tổ chức tài chính. Cũng
có thể là các khoản vay thực hiên theo chỉ thị của Chính phủ, hay Chính phủ
yêu cầu không cần tài sản đảm bảo.
Bên cạnh những tiêu thức phân loại trên, các NHTM còn sử dụng các
tiêu thức khác tuỳ theo đối tượng cho vay, tính đa dạng của sản phẩm hay tính
chuyên môn hoá trong ngành để phân chia ví dụ như: Tín dụng lành mạnh, tín
dụng có vấn đề, tín dụng sản xuất, tín dụng tiêu dùng...
1.1.2.2.4 Căn cứ vào đối tượng xin vay.
Tín dụng đầu tư trong nước:là loại tín dụng NH cấp cho người vay nhằm
thực hiện các dự án đầu tư trong nước.
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu:loại này có thể chia thành:
+Tín dụng người cung cấp:tai trợ cho các nhà cung cấp máy móc.thiết
bị công cụ để xuát khẩu.
+Tín dụng người mua:cấp tín dụng cho người mua các máy móc thiết bị
của nước ngoài.
1.1.2.2.5 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn.
Phục vụ cho tiêu dùng:cấp cho các cá nhân để đáp ứng các nhu cầu tiêu
dùng như mua sắm nhà cửa,phương tiện sinh hoạt…
Phục vụ cho sản xuất kinh doanh:cấp cho các tổ choc kinh tế để tiến hành
sản xuất kinh doanh,lưu thông hàng hoá.
1.1.2.2.6 Căn cứ vào cách thức hoàn trả.
Có kì hạn trả nợ đều nhau theo ngày,tháng,quý,năm :khách hàng phải
hoàn trả vốn gốc và vốn lãi theo định kì.
Có kì hạn trả nợ 1 lần:bên vay phải hoàn trả cả gốc và lãi một lần vào
thời điểm kết thúc khoản vay.
Có kì hạn trả nợ có tính thời vụ:người vay có thể hoàn trả vốn gốc và lãi
bất cứ khi nào khi có khả năng có thu nhập.
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
10
1.1.2.3 Vai trò của tín dụng.
1.1.2.3.1 Vai trò của tín dụng đối với các doanh nghiệp:
-Tín dụnglà nguồntàitrợ giúp doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy
mô sản xuất, mởrộng thịtrường.Đó là mục tiêu hàng đầucủa doanhnghiệp. Bất
cứdoanhnghiệp nào cũng muốn mở rộng thị trường hoạt động của mình và nếu
vậy phảimở rộng sảnxuất. Mở rộngsản xuất không phải là hoạt động mà doanh
nghiệp có thể tiến hành một sớm một chiều. Đó là hoạt động lâu dài và cần có
nguồn vốn dài hạn. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ vốn để tiến
hành mở rộng sản xuất kinh doanh. Do vậy nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất
kinh doanh đối với doanh nghiệp rất cần thiết. Với những lợi thế đặc thù, tín
dụng củaNH được các doanhnghiệp ưa thíchhơn hìnhthức phát hành cổ phiếu.
- Tín dụngtạođiều kiện chocác doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thay
đổi cơ cấu sản xuất. Điều đó giúp doanh nghiệp thích nghi với tình hình thị
trường cũng như đặc thù củachínhdoanhnghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp
hoạt động có hiệu quả hơn. Về dài hạn, các doanh nghiệp luôn chú trọng đến
việc mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, đổi mới công
nghệ đểkhông ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí
đến mức tối thiểu. Đặc biệt đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu vốn
xây dựng cơ bản là rất lớn trong lúc các nhà kinh doanh chưa tích luỹ được
nhiều, chưa có nhiều thời gian để tích luỹ vốn, tâm lý đầu tư trực tiếp của công
chúng vào các doanh nghiệp còn hạn chế.
Việc vay vốn ở NHTM sẽ làm cho doanh nghiệp có thể tự chủ và có khả
năng kiểm soát độc lập được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
mình mà không phải phân chia quyền kiểm soát với các cổ đông nếu huy động
vốn bằng phát hành cổ phiếu.
- Tín dụngcòn là trợ thủ đắclựccủa doanh nghiệp trong việc thoả mãn
và chớp cơ hộikinh doanh. Khi có cơ hội kinh doanh, các doanh nghiệp có thể
nhanh chóng vay vốn của NH để mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng sản
lượng để chiếm lĩnh thị trường. Khi doanh nghiệp đi vay vốn NHTM sẽ có thể
điều chỉnhđược kỳ hạn nợ, nghĩa là họ có thể trả nợ sớm hơn thời gian đến hạn
trả nợ khi họ không cần đến việc sử dụng vốn trung và dài hạn nữa. Khi doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ tại một thời điểm nhất định nào đó thì có
xin NH gia hạn nợ. Ngoài ra, tín dụng tránh được các chi phí phát hành, lệ phí
bảo hiểm, lệ phí đăng ký...
- Góp phầnthúcđẩycácdoanhnghiệpsửdụngvốn có hiệu quả.Trong thời
hạn củakhoản vay NH thực hiện chức năng giám sáthoạtđộngsử dụng vốn cho
vay đốivới các doanhnghiệp. NH căn cứvào các nguyên tắc tíndụng,hướngcác
doanhnghiệp sử dụngvốn có mục đíchcó hiệu quả,đônđốckhách hàng vay vốn
trả gốc và lãi đúng thời hạn thoả thuận đã kí trong hợp đồng tín dụng,khác với
vốn tự có là không phảI trả chi phí vốn,vốn vay NH phải chịu những điều kiện
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
11
ràng buộc về lãi suất thời hạn và mục đích sử dụng tiền vay nên các doanh
nghiệp vay vốn phảicó sựtínhtoán chiphí sảnxuất hợp lí tốc độ vòng quay vốn
nhanh để đảm bảo trả nợ NH đúng hạn và có lợi nhuận để lại.
1.1.2.3.2 Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế
- Tín dụngthúcđẩyquátrìnhtích tụ và tập trung vốn, điềuhoà lượngcungcầu
về vốn trong nền kinh tế. Với chức năng là trung gian tài chính, các NH tập trung
các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho vay đối với các đối tượng có
nhu cầuđiều đó được thểhiện rõ trong hoạt động tín dụng của NH, nó giúp các
doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung hoạt động một cách liền
mạch khôngngắt quãng và là một kênh truyền dẫn vốn có hiệu quả. Thông qua
cho vay mà xây dựng cơ sở hạ tầng, đổimới côngnghệ, góp phầnđẩy nhanh quá
trìnhtái sảnxuất mở rộng, đầutư pháttriển nền kinh tế. Hoạt động tín dụng thúc
đẩy lưu thônghàng hoá, đẩy nhanh chu chuyển tiền tệ, thúc đẩy tái sản xuất mở
rộng.
- Tín dụngcũngcóvaitrò quantrọngtrong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, pháttriển cácngành côngnghiệpmũinhọn, tăng tỷ trọng các ngành sản xuất
vật chất là nền tảng cho phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng nhu cầu trước mắt
cũng như lâu dài. Đầu tư cho vay hạn trực tiếp hay gián tiếp góp phần phát triển
khoa học côngnghệ, tạo công ăn việc làm, ổn định lạm phát, nâng cao đời sống
của dân cư, phát triển lực lượng lao động, giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định.
- Tín dụngtạođiều kiện pháttriển cácquanhệkinh tếđốingoại. trong điều kiện
hiện nay sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn với thị trường thế giới,
nền kinh tế đóng trước đây đã nhường bước cho nền kinh tế mở phát triển. Tín
dụng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với
nhau dưới các hình thức: tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, tín dụng hỗ trợ phát
triển, cho vay viện trợ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là nhiệm vụ có ý nghĩa với sự phát triển
kinh tế tronghiện tại và tương lai.Vấn đềnày trở nên cấp thiết với thực trạng nền
kinh tế nước ta hiện nay:Nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại
hoá là rất lớn trong khi việc sửdụng vốn còn có nhiều bất cập,hiệu quả sử dụng
vốn không cao, còn thất thoát và gây lãng phí lớn.
1.1.2.3.3 Vai trò của tín dụng đối với hoạt động của NHTM.
- Tín dụngmanglạilợinhuận chủ yếu cho NH, đồng thời nâng cao khả năng
cạnh tranh của NH. Tín dụng cả về số lượng và chất lượng là hoạt động mang
tínhchiến lược củacác NHTM. Với những khoản tín dụng có quy mô lớn và lãi
suất cao, thời gian dài, tín dụng đã mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NH. Do vậy
tíndụng mang lại thu nhập chủ yếu trong tổng thể các hoạt động của NHTM từ
trước đến nay.
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
12
- KhiNH cấp tín dụngchokháchhàngchínhlà NH đangtạora và duy trì khách
hàngcủa mình trongtươnglai. Tạo điềukiện đểNH mở rộngphạm vi hoạt động
của mìnhvà ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mìnhtrong nền kinh tế. Khi
NH không đadạng hoáhoạt độngcho vay, đa dạnghoá kháchhàng, thời hạn vay
tiền thì NH khôngthể đứng vững được trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh
tranh gay gắt của các NH khác. Mặt khác, tín dụng còn là công cụ cạnh tranh
hiệu quả của NH nhằm thu hút khách hàng về phíamình. Khi có được mối quan
hệ, NH có điều kiện lôi kéo khách hàng sử dụngcác dịch vụ khác do mình cung
cấp
- Mặtkháctín dụngcòn là cách thứckhả thiđể giải quyết nguồn vốn huy động
còn dưthừa tạimỗiNHTM. Đồngthờilà cáchđể NH gọi vốn từ nền kinh tế đáp
ứng nhu cầu về vốn cho các doanhnghiệp. Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng
tíndụng để giải quyếtvấn đềhuy độngvà sử dụngvốn có hiệu quả, thu được lợi
nhuận quađó pháttriển hoạtđộngcủamình, tăng cườngkhả năng cạnh tranh với
các NH khác.
-Thôngquatín dụngNH thựchiện chứcnăngxã hộicủa mình.Thực hiện nghiệp
vụ tín dụng NH đã thể hiện vai trò người tài trợ lớn đối với toàn bộ nền kinh
tế,góp phần mở rộng vốn đầu tư,gia tang sản phẩm xã hội và cải thiện đời sống
nhân dân.
1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CỦACÁC NHTM
1.2.1 Kháiniệmchất lượng tíndụng ngânhàng
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa càng phát triển thì sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Sự cạnh tranh diễn ra trên 3
phương diện chủ yếu: chất lượng, giá cả và số lượng, trong đó chất lượng là yếu tố
quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
Theo hiệp hội tiêu chuẩn Pháp thì chất lượng là “năng lực của một sản phẩm hoặc
dịch vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu của người sửdụng”.
Trên cơ sở đó, ta có thể hiểu: “Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với khách
hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín
dụng. Đối với ngân hàng, chất lượng tín dụng là đảm bảo an toàn vốn, tăng lợi
nhuận và phù hợp vớinhiệm vụ pháttriển kinh tế xã hội”.
Xét trên góc độ kinh doanh của ngân hàng, chất lượng tín dụng là một phạm
trù phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một tổ chức tín dụng.
Nói đến chất lượng tín dụng là nói đến các khoản tín dụng được đảm bảo an toàn, sử
dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, được hoàn trả
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
13
gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp
nhất, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, làm lành mạnh hóa các
quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và phát triển.
1.2.2 Chỉtiêu đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM
Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM. Do đó, đo lường chất
lượng tín dụng là một nội dụng quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh của NHTM đặc biệt là trong điều kiện khủng hoảng kinh tế – tài chính
toàn cầu. Tuỳ theo mục đích phân tích mà người ta đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau,
nhưng có thể phân ra làm 2 nhóm chỉ tiêu chính thường được dùng khi phân tích chất
lượng tíndụng đó là nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu định lượng.
1.2.2.1. Chỉtiêu định tính:
Về mặt định tính, các chỉ tiêu được thể hiện thông qua một số khía cạnh sau:
- Chất lượng tín dụng được thể hiện thông qua khả năng đáp ứng tốt nhu
cầu của khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời,
an toàn, kỳ hạn và phương thức thanh toán phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách
hàng.
- Những ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời, cơ sở vật chất trang thiết
bị tốt, đồng thời ngân hàng tham gia vào nhiều hình thức huy động vốn, đa dạng hoá
và không ngừng ứng dụng các dịch vụ ngân hàng mới. Ngân hàng có tổng nguồn vốn
huy động lớn, ổn định có lượng khách hàng vay đông đảo chứng tỏ ngân hàng có uy
tín.
- Ngoài ra chất lượng tín dụng còn được xem xét thông qua tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, tình hình khai thác tiềm năng của ngân
hàng trên địa bàn hoạt động.
1.2.2.2. Chỉtiêu định lượng:
Chỉ tiêu định lượng gồm một số chỉ tiêu cơ bản như:
- Chỉ tiêu sử dụng vốn:
Vốn huy động
Hệ số sửdụng vốn = ──────
Vốn sửdụng
Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng tín dụng, cho phép đánh giá tính
hiệu quả trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng
chứng tỏ ngân hàng đãsửdụng một cáchhiệu quả nguồn vốn huy động được.
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
14
- Chỉ tiêu dưnợ: Dư nợ ngắn hạn (hoặc trung-dài hạn) /Tổng dưnợ
Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ
được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn). Chỉ tiêu này còn cho thấy
biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời
kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng
càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín.
- Chỉ tiêu nợ quá hạn
Nợ quá hạn /Tổng dưnợ
Nợ quá hạn khó đòi/Tổng dưnợ
Nợ quá hạn khó đòi/Tổng nợ quá hạn
Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ
tín dụng. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng
cao của mình và ngược lại.
Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức <= 3%. Tuy nhiên, chỉ tiêu
này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Bởi vì
bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các
khâu trong quy trình tín dụng, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp
thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định,…
- Chỉ tiêu vềtốc độchu chuyển vốn tín dụng (vòng quayvốn tín dụng)
Doanh số thu trong năm
Vòng quay vốn tín dụng trong năm = ────────────────
Dư nợ bình quân trong năm
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mấy
lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân
hàng đãluân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sảnxuất kinh doanh.
1.2.3. Nhântố ảnh hưởng đến chấtlượng tín dụng của NHTM
1.2.3.1 Nhântố từ phía kháchhàng
Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng bị hạn chế là một
nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Hồ sơ xin vay ban đầu của khách hàng là có
hiệu quả và có tính khả thi cao nhưng trong quá trình thực hiện do trình độ quản lý
còn thấp nên năng suất, chất lượng, hiệu quả không đạt được như kế hoạch. Khi thị
trường biến động lại không có biện pháp xử lý kịp thời nên không ứng phó được, sản
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
15
phẩm sản xuất ra tiêu thụ khó khăn dẫn đến không trả được nợ đúng hạn cho ngân
hàng.
Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không đúng với phương án kinh
doanh đã đề ra. Nhiều khách hàng dùng tiền vay được đầu tư vào những kế hoạch
sản xuất có rủi ro cao nhằm tìm kiếm nhiều lợi nhuận, sử dụng vốn của ngân hàng để
vui chơi, dùng vốn ngân hàng đầu tư vào tài sản cố định, kinh doanh bất động sản nên
không trả được nợ cho ngân hàng. Trong thực tế, hoạt động thẩm định đã xuất hiện
nhiều trường hợp khách hàng lập phương án kinh doanh (thực chất là phương án kinh
doanh giả, thậm chí nhờ tư vấn lập phương án kinh doanh chỉ để rút được tiền của
ngân hàng) có vẻ rất hiệu quả, ký kết hợp đồng kinh tế chứng minh đầu vào, đầu ra
rất khả thi, tài sản thế chấp rất cụ thể nhưng đến khi vay được vốn ngân hàng lại
không kinh doanh lại cho vay lại hoặc bỏ trốn để chiếm số tiền vay, vật tư hàng hóa
thế chấp là hàng chậm luân chuyển, ứ đọng hoặc bất động sản rất khó chuyển thành
tiền để thu nợ.
Các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau. Tín dụng thương mạingày càng
giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế. Để cạnh tranh, để thu hút khách hàng.
Để tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp thường chấp nhận cho khách hàng thanh
toán chậm. Tuy nhiên do nước ta chưa có luật về thương phiếu, việc giải quyết tranh
chấp còn nhiều khúc mắc nên nhiều doanh nghiệp đã sử dụng tín dụng thương mại
như một phương tiện để chiếm dụng vốn lẫn nhau vì đây là lượng vốn không phải trả
hoặc chỉ phải trả với chi phí rất thấp so với lãi suất đi vay cùng loại và các hình thức
hoạt động khác. Thậm chí một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên có hành vi lừa
đảo, cố tình chiếm dụng vốn của người khác. Chính điều này ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của khách hàng, đến các nguồn thu của khách hàng dành trả nợ qua
đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín
dụng của ngân hàng. Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM
thường đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại, chọn ra những
khách hàng có thể hay không thể cho vay. Chỉ những khách hàng nào đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu của ngân hàng thì mới được xem xét cho vay. Những điều kiện tiêu
chuẩn này có thể rất khác nhau tuỳ theo ngân hàng cụ thể, song nhìn chung các ngân
hàng đều quan tâm tới một số vấn đề sau: tính hợp lý, hợp pháp của mục đích sử
dụng vốn, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tính
khả thi của dự án, các biện pháp bảo đảm. Rõ ràng khả năng của doanh nghiệp trong
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
16
việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
tín dụng của ngân hàng. Bởi nếu đa số các khách hàng không thể đáp ứng được yêu
cầu của ngân hàng, có thể do điều kiện đặt ra quá khắt khe, không thực tế hoặc do khả
năng của các doanh nghiệp quá thấp, thì ngân hàng không thể mở rộng cho vay trong
khi vẫn bảo đảm an toàn tíndụng.
1.2.3.2. Nhântố thuộc phía ngân hàng
- Chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư: Ngân hàng thẩm định dự án
nhằm rút ra những kết luận chính xác về tính khả thi, khả năng trả nợ và những rủi ro
có thể xảy ra của dự án để ra quyết định cho vay hay từ chốicho vay. Mặt khác, thẩm
định dự án là cơ sở để ngân hàng xác định số tiền cho vay, thờigian cho vay, mức thu
nợ hợp lý, tạo điều kiện cho dự án hoạt động có hiệu quả tối ưu. Qua việc thẩm định
dự án, cán bộ tín dụng xác định cơ cấu vốn đầu tư của dự án, xác định tỷ trọng của
vốn đầu tư từ đó đánh giá mức độ tự chủ về vốn của doanh nghiệp trong phương án
đầu tư, vốn bổ sung là bao nhiêu, từ những nguồn nào. Ngân hàng rất chú ý đến cơ
cấu vốn của dự án đầu tư vì nó là cơ sở để ngân hàng hạch toán thu hồivốn và lãi, để
ngân hàng lựa chọn phương án về thời gian và phương thức thu hồi vốn, lãi phù hợp
với hoạt động củadự án.
Do đó, công tác thẩm định dự án nếu được thực hiện một cách nghiêm túc,
chặt chẽ, cẩn thận với chất lượng cao sẽ mang lại các quyết định chính xác, hạn chế
được rủi ro đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận cho ngân hàng. Trái
lại, nếu chỉ thẩm định một cách qua loa, hình thức, thiếu cẩn thận sẽ dẫn đến sự "lựa
chọn đối nghịch", cho vay những dự án khả năng hoàn vốn thấp bởivì những cá nhân
và doanh nghiệp với những dự án đầu tư rủi ro cao nhất là những người sẵn sàng vay
nhất kể cả với lãi suất cao. Họ sẽ trở nên giàu có nhanh chóng nếu thực hiện thành
công một cuộc đầu tư rủi ro cao nhưng đối với ngân hàng khả năng dự án không
thành công là rất cao và ngân hàng sẽ không được thanh toán, từ đó ảnh hưởng rất lớn
đến nguồn thu từ hoạt động tín dụng cũng như làm gia tăng các khoản nợ xấu cho
ngân hàng. Theo đó, chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng không được đảm bảo.
Chính vì vậy trong quá trình hoạt động của các NHTM phải không ngừng cải tiến,
hoàn thiện côngtác thẩm định của mình.
- Công tác tổ chức của ngân hàng: Công tác tổ chức không chỉ tác động đến
chất lượng tín dụng mà còn tác động đến mọi hoạt động của ngân hàng. Nếu chỉ xét
riêng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, thì việc tổ chức thiếu khoa học sẽ tạo sự
chồng chéo trong việc phối hợp công việc giữa các bộ phận trong ngân hàng, ảnh
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
17
hưởng tới thời gian ra quyết định đối với một món vay. Tổ chức thiếu khoa học cũng
có thể tạo ra sự thiếu chặt chẽ giữa các khâu, tính ỷ lại, thiếu trách nhiệm của các cán
bộ tín dụng đối với công việc. Vì vậy, công tác tổ chức trong ngân hàng phảiđược hết
sức coi trọng. Tổ chức phải đảm bảo đúng người đúng việc, phát huy được khả năng
của cán bộ, tạo ra sự nhịp nhàng giữa các khâu. nếu được tổ chức một cách hợp lý,
ngân hàng sẽ rút ngắn thời gian thẩm định nhưng vẫn hạn chế tối đa sự thiếu chính
xác trong quá trình thẩm định, vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng vừa phục vụ
khách hàng tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.
- Đội ngũ cán bộ tín dụng: Khả năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức
của cán bộ tín dụng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tín dụng nói chung và chất
lượng tín dụng nói riêng. Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, coi tiền
ngân hàng như thứ "tiền chùa", coi việc cho vay như là một sự ban phát, làm việc
thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, thậm chí tham nhũng, nhận phong bao, quà
cáp để rồi cho vay trái pháp luật: cho vay không cần thế chấp, nhận thế chấp không
cần kiểm soát... để rồi đến khi vụ việc đổ bể thì để lạicho ngân hàng cả một khoản nợ
không thu hồi được ảnh hưởng đến uy tín chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công
tác tín dụng. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, kinh nghiệm
đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chân thực của các báo
cáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng như:sửa chữa báo
cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp để đivay ở nhiều nơi...
từ đó phân tích được khả năng quản lý doanh nghiệp và năng lực thực sự của khách
hàng đểquyết định có cho vay hay không.
Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng
về pháp luật, môi trường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, của thị
trường... dự đoán trước được những biến động có thể xảy ra từ đó tư vấn cho khách
hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp. Nghiệp vụ hoạt động ngân
hàng càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để sử dụng các
phương tiện, phương pháp làm việc hiện đại thích ứng với sự phát triển không ngừng
của xã hội. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp
và sự hiểu biết rộng chính là cơ sở để nâng cao chất lượng công tác tín dụng trong
hoạt động của các ngân hàng thương mại.
-Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng
theo nghĩa rộng. Nhờ có thông tin tín dụng, ngân hàng có thêm cơ sở để đánh giá uy
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
18
tín, năng lực thực sự của khách hàng. Thông tin tín dụng càng nhanh càng chính xác
và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng tốt. Do
số liệu báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa thực hiện chế
độ kiểm toán do vậy không phản ánh chính xác tình trạng tài chính của doanh nghiệp
khi xét duyệt cho vay thậm chí họ còn cố tình đưa số liệu sai lệch. Những món vay
trên thiếu cơ sở thiếu thông tin sẽ gặp rủi ro. Thông tin tín dụng có thể thu thập được
từ rất nhiều nguồn: từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, từ
phòng thông tin tín dụng của các ngân hàng thương mại, qua báo chí, các tổ chức
nghề nghiệp... Tương lai với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, với sự lớn mạnh
trong hoạt động và sự hợp tác mạnh mẽ giữa các ngân hàng thì việc khaithác và xử lý
thông tin sẽđem lại kết quả tíchcực đốivới các hoạt động tín dụng củangân hàng.
1.2.3.3 Nhântố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô
- Môi trường tự nhiên:
Nói chung môi trường tự nhiên không tác động trực tiếp tới hoạt động tín dụng
của ngân hàng mà vai trò của nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mà hoạt động của chúng phụ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành
nông nghiệp, ngư nghiệp. Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng tới khả
năng trả nợ cho ngân hàng.
- Môi trường kinh tế:
Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng
như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường này. Sự biến động của
nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân
hàng và doanh nghiệp biến động theo. Đặc biệt, trong điều kiện khủng hoảng tài
chính toàn cầu hiện nay, hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ
chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế.
Những tác động do môi trường kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối với ngân hàng
hoặc tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh
hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng.
- Môi trường pháp lý:
Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ,
thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành luật
và trình độ dân trí trong lĩnh vực này.
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
19
Pháp luật là bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường có sự
điều tiết của Nhà nước. Không có pháp luật hay pháp luật không phù hợp với những
yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường thì mọi hoạt động trong nền kinh tế thị
trường không thể trôi chảy được. Với vai trò đảm bảo cho việc chuyển nền kinh tế thị
trường tự phát, kém tổ chức sang một nền kinh tế thị trường văn minh, pháp luật có
một nhiệm vụ hết sức to lớn trong việc tạo ra một môi trường pháp lý cho hoạt động
sản xuất kinh doanh được thuận tiện và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giảiquyết
mọi tranh chấp, khiếu nại xảy ra. Do đó, yếu tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng
đối với hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và chất lượng tín dụng nói
riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ chấp
hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới mang lại hiệu quả,
lợi íchcho cả2 bên và chất lượng tín dụng mới được bảo đảm.
1.2.4. Sựcầnthiết phải nâng cao chấtlượng tín dụng của các NHTM
Vì quá chú tâm đến mục tiêu lợi nhuận, các ngân hàng thương mại ở Mỹ đã trở
nên mạo hiểm trong việc cho vay, bất chấp những điều kiện tín dụng và khả năng trả
nợ của người vay đã trở thành nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của hàng loạt các “cây
cổ thụ” trong lĩnh vực tài chinh – ngân hàng ở Mỹ. Từ thực trạng đó vấn đề đặt ra với
các NHTM là phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, lấy chất
lượng tíndụng làm thước đo sựan toàn trong hoạt động của mình.
1.2.4.1 Đốivớinền kinh tế
Khi chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt
chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân, là cầu nối giữa tiết kiệm và
đầu tư, góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông,
giải quyết mối quan hệ cung – cầu về vốn.
Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ,
tăng trưởng kinh tế. Khi các khoản vay đến đúng tay người sử dụng, doanh nghiệp
vay vốn làm ăn hiệu quả sẽ khuyếch đại nguồn vốn đi vay, tạo ra một khối lượng
hàng hóa lớn, một mặt thúc đẩy tổng cung cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm, mặt
khác tạo ra nhiều sản phẩm, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn mới, ai cũng có công
ăn việc làm sẽ tiêu dùng nhiều hơn, thúc đẩy tổng cầu của nền kinh tế, tạo ra sự tăng
trưởng cần thiết đối với nền kinh tế quốc dân. Mặt khác để nâng cao chất lượng tín
dụng, các ngân hàng cũng sẽ xem xét khách hàng theo hướng chọn lọc hơn, do đó sẽ
không xảy ra tình trạng cho vay ồ ạt, tràn lan, khả năng của nền kinh tế đến đâu, thì
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
20
ngân hàng sẽ đẩy dòng tiền ra bấy nhiêu, thị trường tiền tệ theo đó mà trở nên ổn định
hơn, tình trạng lạm phát cũng được kiểm soátmột cách dễdàng hơn.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng Mỹ là các khoản cho vay dưới chuẩn. Từ
việc không đảm bảo chất lượng trong hoạt động tín dụng dẫn đến sự mất khả năng
chi trả của các ngân hàng. Khi hệ thống tài chính – ngân hàng gặp khó khăn thì toàn
bộ hoạt động của nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Sự sụp đổ
của hệ thống ngân hàng sẽ kéo theo hệ quả của nó là sự suy giảm kinh tế. Do đó, nâng
cao chất lượng hoạt động tín dụng không chỉ có ý nghĩa với hoạt động của ngân hàng
nói riêng mà cònlà điều kiện để đảm bảo cho sựphát triển bền vững của nền kinh tế.
1.2.4.2 ĐốivớiNHTM
Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ tín
dụng ngân hàng, các thủ tục tín dụng đơn giản, thuận tiên, hiệu quả sẽ tạo điều kiện
để mở rộng quan hệ tín dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân
hàng.
Nâng cao chất lượng tín dụng cũng có nghĩa là sự đảm bảo thu hồi vốn và lãi
đúng thời hạn cho ngân hàng, giúp ngân hàng hoạch định được kế hoạch nguồn vốn
cho vay hiệu quả, tăng khả năng cung cấp dịch vụ do tăng nhanh vòng quay vốn tín
dụng, nâng cao uy tíncủa ngân hàng để có thể thu hút nhiều khách hàng hơn.
Nâng cao chất lượng tín dụng tạo thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của ngân
hàng bởi nó cho phép ngân hàng giữ được khách hàng và thu hút được các khách
hàng khác.
Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu, nguồn vốn huy
động trở nên đắt đỏ, nếu nâng cao được chất lượng tín dụng, giảm được các khoản nợ
quá hạn, đảm bảo thu hồi vốn đúng thời hạn sẽ giúp ngân hàng vừa tiết kiệm được chi
phí huy động vốn, vừa đảm bảo nguồn thu từ hoạt động tín dụng và đảm bảo tính
thanh khoản cao cho ngân hàng.
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
21
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH
NHCT BA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH
NHCT BA ĐÌNH
2.1.1. Sựhình thành và phát triển của chi nhánh NHCT Ba Đình
2.1.1.1 Giớithiệu chung
Tên gọi NH : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH BA ĐÌNH .
Tên viết tắt : Vietinbank
Trụ sở chính : số 126 Phố Đội Cấn - Quận Ba Đình - T.p Hà Nội
Điện thoại : 04.3.8452826
Giám đốc chi nhánh : Ô. Nguyễn Long Hải
Logo NH :
2.1.1.2 Sựhình thành và phát triển
Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình ra đời từ năm 1959.
Tên gọilúc được thànhlập : Chiđiểm Ngân hàng Ba Đìnhtrực thuộc Ngân hàng
Hà Nội, được đặt tại trụ sở: Đội Cấn – Hà Nội.
Nhiệm vụ ban đầu: vừa xây dựng cơ sở vật chất, củng cố tổ chức và hoạt
độngNgân hàng (Hoạt độngdướihình thức cung ứng, cấp pháttheo chỉ tiêu – kế
hoạch được giao).
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
22
Ngày 1-7-1988, thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng
ngành Ngân hàng chuyển từ cơ chế quảnlý hành chính, kế hoạch hóa sang hạch
toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp lấy lợi nhuận
làm mục tiêu tronghoạt động kinh doanh, các NHTMQD lần lượt ra đời. Trong
bốicảnh chuyển đổiđó, Ngân hàng Ba Đìnhcũng đãđược chuyểnđổi thành một
chinhánh NHTM quốc doanh với tên gọi là Chi nhánh Ngân hàng Công thương
quận Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội.
Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi
mới giao tiếp, phục vụ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa
dạng hóacác loại hình kinh doanhdịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưa
thêm các sảnphẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Lúc này NHCT Ba Đình hoạt
động theo mô hình quản lý NHCT ba cấp (Trung Ương - Thành phố - Quận).
Với mô hình quản lý này, trong những năm đầu thành lập từ tháng 7-1988 đến
tháng 3-1993 hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình kém hiệu quả, không
phát huy được thế mạnh và ưu thế của một Chi nhánh trên địa bàn Thủ đô, do
hoạtđộngkinh doanhphụthuộc vào NHCT Thành phố Hà Nội, cùng với những
khó khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường
lối đổi mới của Đảng. Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chức
quản lý, cũng như từ cơ chế, bắt đầu từ 1- 4-1993, NHCTVN thực hiện thí điểm
mô hìnhtổ chức NHCT hai cấp (TW – Quận), xóa bỏ cấp trung gian là NHCT
Thành phố Hà Nội, cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ. Do
vậy, ngay saukhi nâng cấp quảnlý cùngvới việc đổimới cơ chếhoạt động, tăng
cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh doanh của NHCT Ba
Đình đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình một NHTM đa
năng, có đầyđủ năng lực, uy tín đểtham gia cạnh tranh một cáchtíchcực trênthị
trường. Nhanh chóngtiếp cận được thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn
thiện để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị
trường.
Kể từ khi chuyển đổimô hình quảnlý cho đến nay, hoạt động kinh doanh
của Chinhánh NHCT khu vực Ba Đìnhkhôngngừng phát triển theo định hướng
“ Ổn định – An toàn– Hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng,
địa bàn hoạtđộng, cũngnhư về cơ cấu mạng lưới, tổ chức bộ máy. Cho đến nay,
bộ máy hoạt độngcủaChi nhánh NHCT Ba Đìnhcó trên 300 cán bộ - nhân viên
(Trongđó trên 85% có trìnhđộ Đạihọc và trên Đại học, 10% có trình độ Trung
cấp và đang đào tạo Đại học, còn lại là lao động giản đơn) với 12 phòng nghiệp
vụ, 1 phònggiao dịch, 12 quỹ tiết kiệm, hoạtđộngtrên mộtđịa bànbao rộng bao
gồm các quận : Ba Đình – Hoàn Kiếm – Tây Hồ . Từ năm 1995 đến nay hoạt
độngkinh doanhcủaChi nhánh NHCT Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam
công nhận là một trong những Chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT
Việt Nam. Năm 1998 được Thủ Tướng Chính Phủ tặng bằng khen, năm 1999
được Chủtịch nước tặng huân chươnglao độnghạng Ba. Liên tục trong các năm
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
23
2000 - 2005 được nhiều cấp khen thưởng : Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội
tặng bằng khen, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam tặng Bằng khen,
được HĐTĐ – KT Ngành Ngân hàng đề nghị Thủ tướng Chính Phủ tặng Bằng
khen.
2.1.2 Cơ cấutổ chức của chinhánh NHCT Ba Đình
* Biểu đồ: Bộ máy hoạt động của NHCT Ba Đình
Ban
Giám
Đốc
Khối
Kinh
doanh
Khối
Dịch vụ
Khối quản
lý rủi ro
Khối hỗ
trợ
Khối
CNTT
PGD Tây
Hồ
Phòng
KH DN
lớn
Phòng
DNVVN
Phòng
KH cá
nhân
Phòng
Quản lí
rủi ro
Phòng
Thông tin
Điện toán
Phòng
Thanh
toán
XNK
Phòng
Thẻ
Phòng Kế
Toán
Phòng Tổ
chức
Hành
chính
Phòng
Tổng hợp
Phòng
Tiền Tệ
& Kho
quỹ
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
24
* Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh NHCT Ba Đình
Theo Pháp lệnh Ngân hàng và điều lệ hoạt động của NHCT Ba Đình có
những chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức: mở
tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kì phiếu, trái phiếu…
- Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành
phần kinh tế.
- Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức Tài chính, Tín dụng và cá
nhân trong và ngoài nước như tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giải
ngân cho các dự án, thanh toán thẻ Tín dụng, séc du lịch…
- Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: chuyển tiền
điện tử trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT…
- Chi trả kiều hối, mua bán ngoạitệ, chiết khấu, cho vay cầm cố các chứng
từ có giá.
- Bảo lãnh bằngđồngViệt Nam và ngoạitệ dướinhiều hình thức khác nhau
trong và ngoài nước.
- Thực hiện các dịch vụ khác.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình trong 2
năm gầnđây
Trong những năm gần đây, kết quả kinh doanh của chi nhánh nhìn chung rất
khả quan, liên tục có lãi trong nhiều năm:
Bảng 2.1:Kết quả kinh doanh của chi nhánh trong 2 năm 2008, 2009
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 2009
Tổng thu nhập hoạt động 511.500 620.177
Tổng chi phí hoạt động 355.483 428.435
Lợi nhuận trước thuế 156.017 191.742
Lợi nhuận sau thuế 112.332 138.054
(Nguồn: Báocáo thường niên của NHCT Ba Đình)
Tổng thu nhập của chi nhánh tăng đều qua các năm. Năm 2009 tổng thu nhập
tăng 108.677 triệu đồng trong khi tổng chi phí chỉ tăng 72.952 triệu đồng làm cho lợi
nhuận trước thuế đạt được gần 200 tỷ đồng tăng 35.725 triệu đồng, tương ứng tăng
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
25
22,90% so với năm 2008 và đạt 100,9% so với kế hoạch đề ra. Năm 2009 đánh dấu
sự khởi sắc của ngành ngân hàng nói chung và của chi nhánh NHCT Ba Đình nói
riêng. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 của chi nhánh là 138.054 triệu đồng , tăng so với
năm 2008 là 25.722 triệu đồng, tương ứng tăng gần 25% . Điều này càng thể hiện
quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ
trong chi nhánh.
Bảng 2.2:Chỉ tiêu về Tổng vốnhuy động và Tổng dư nợ của chi nhánh năm
2008, 2009
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 2009
Tổng vốn huy động 4.493 5.578
Tổng dưnợ 3.201 3.734
(Nguồn: Báocáo KQKD của NHCT Ba Đình)
Thành tựu lớn mà chi nhánh đạt được trong năm 2009 đó là sự gia tăng của
nguồn vốn huy động trong điều kiện cạnh tranh lãi suất huy động giữa các NHTM
diễn ra gay gắt. Tổng vốn huy động trong năm 2009 đạt 5.578 tỷ đồng tăng 1.085 tỷ
đồng so với năm 2008, tức là tăng 24,15%. Nguồn vốn huy động tăng mạnh không
chỉ do lãi suất huy động của Vietinbank hấp dẫn mà phần lớn là do sự tin tưởng của
khách hàng vào Ngân hàng, đặc biệt là chi nhánh NHCT Ba Đình. Với lượng vốn
huy động tăng mạnh đã tạo điều kiện rất lớn cho sự gia tăng nguồn vốn cho vay và
đảm bảo tính thanh khoản tốt cho chinhánh.
Trong khi đó, Tổng dư nợ năm 2009 tăng 533 tỷ đồng so vớinăm 2008, tương
ứng với tỷ lệ tăng 16,65%. Tuy tỷ lệ này còn thấp hơn so với tỷ lệ tăng của nguồn vốn
huy động nhưng đây cũng là một thành tích đáng khen ngợi của chi nhánh trong năm
2009.
2.1.3.1. Hoạtđộng huy động vốn của chi nhánh
Huy động vốn là một hoạt động được chi nhánh rất chú trọng, với mục tiêu
bảo đảm vốn cho vay, đảm bảo tính thanh khoản và tăng nhanh tàisản có, nâng cao vị
thế của Vietinbank trong hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các năm qua, các hoạt
động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ các tổ chức kinh tế đều được chi
nhánh khai thác triệt để.
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
26
Bảng 2.3:Tình hình huy động vốn của chi nhánh 2 năm 2008, 2009
Đơn vị tính: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2008 Năm 2009
Nguồn vốn huy động 4.493 5.578
Tỷtrọng (%) 100 100
1.Theo đốitượng khách hàng
a, Tiền gửi Dân cư 2.305 2.531
Tỷtrọng (%) 51,30 45,37
b, Tiền gửi các TCKT 2.188 3.047
Tỷtrọng (%) 48,70 54,63
2. Theo loại tiền tệ
a ,Tiền gửi VNĐ 3.410 4.190
Tỷtrọng (%) 75,90 75,12
b, Tiền gửi ngoại tệ qui VNĐ 1.082 1.388
Tỷtrọng (%) 24,10 24,88
(Nguồn :Báo cáo KQKD NHCT Ba Đình)
Qua bảng trên, ta thấy sự tăng trưởng về vốn huy động của chi nhánh trong
năm 2009. Năm 2009, hoạt động hoạt động huy động vốn đạt mức tăng trưởng cao.
Tổng nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2009 đạt hơn 5.500 tỷ đồng tăng 24,15%
so với năm 2008. Trong đó, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 3.047 tỷ đồng,
chiếm 54,63% tổng nguồn vốn, tăng 859 tỷ đồng so với năm 2008 ( tức là tăng
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
27
39,26%) ; vốn huy động từ dân cư đạt 2.531 tỷ đồng chiếm 45,37% tổng nguồn vốn,
tăng so với năm 2008 là 226 tỷ đồng, tức là tăng khoảng 9,8%.
Năm 2008, hoạt động huy động chịu nhiều sức ép từ thị trường thế giới cũng
như trong nước, nhưng nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn ở mức cao đạt gần
4.500 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm khoảng 51,30%, từ
TCKT chiếm 48,70%.
Về cơ cấu theo loại tiền, tiền gửi VNĐ luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng
vốn huy động. Năm 2009 so với năm 2008, tỷ trọng các loại tiền gửi thay đổi rất nhỏ,
chủ yếu là tăng về số lượng. Năm 2009, tiền gửi VNĐ là 4.190 tỷ đồng, chiếm
75,12% Tổng vốn huy động, tăng 780 tỷ đồng(+22,87%) so với năm 2008, tiền gửi
ngoại tệ qui VNĐ tăng 306 tỷ đồng( tương đương tăng 28,2%).
2.1.3.2. Hoạtđộng cho vay
Ngân hàng huy động vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh trong
đó hoạt động kinh doanh chủ yếu và quan trọng nhất là cho vay nền kinh tế.
Đây là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.Vì thế chi nhánh
NHCT Ba Đình đã và đang cố gắng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động được,
không để ứ đọng vốn.
Bảng 2.4:Tình hình cho vay của chi nhánh năm 2008,2009
Đơn vị tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 2009
Nguồn vốn huy động 4.493 5.578
Tăng trưởng huyđộng (%) 0 24,15
Dư nợ cho vay 3.201 3.734
Tăng trưởng tín dụng (%) 0 16,65
Hiệu suất sửdụng vốn (%) 71,24 66,94
(Nguồn: báocáo thường niên chi nhánh NHCT Ba Đình)
Thực hiện chủ trương ngăn chặn suy giảm kinh tế của chính phủ thông qua
chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn, chi nhánh đã nghiêm túc triển
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
28
khai thực hiện cho vay đúng đối tượng, kiểm tra việc sử dụng vốn vay chặt chẽ , đảm
bảo an toàn. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến 31/12/2009 đạt 2.103 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 56,3% trong tổng dư nợ ; tổng số tiền lãi đã hỗ trợ là 48 tỷ 905 triệu đồng. Tất
cả cac khoản vay đều phát huy hiệu quả kinh tế, thực sự giaups cho doanh nghiêp
đứng vững và phát triển.
Năm 2009, trong điều kiện môi trường kinh tế, tài chính không thuận lợi, tiềm
ẩn nhiều rủi ro, hoạt động tín dụng của chi nhánh Ba Đình luôn tuân thủ nghiêm túc
chỉ đạo của của NHCT, thân trọng, vững chắc, đảm bảo chất lượng cao và hiệu quả
bền vững. Với việc phục vụ tốt các khánh hàng chiến lược, các nghành kinh tế quan
trọng nhue: Dầu khí, lương thực, thông tin truyền thông, thương mạ dich vụ, công
nghiệp chế biến, xây dựng,giao thông… hoạt động tín dụng của chi nhánh đã góp
phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Với chủ trương đa dạng hóa đối
tượng khách hàng, từng bước cải thiện cơ cấu dư nợ, nâng dần tỷ trọng dư nợ cho vay
co TSĐB trong tổng dư nợ, bên cạnh việc tích cực tuyên truyền các sản phẩm tín
dụng mới như cho vay mua nhà dự án, mua ô tô, cho vay các DNV&N.. Chi nhánh
còn phát triển các khách hàng mới là các DN có năng lực tài chính tốt, có tiềm năng
phát triển như: Công ty Thông tin di động Mobifone, Công ty CP phát triển đô thị
Quốc tế…
Qua bảng trên ta có thể thấy dư nợ cho vay của chi nhánh năm 2009 đạt 3.734
tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là 16,65%. Đây là một tỷ lệ tăng chưa cao nhưng cũng
rất đáng khích lệ. Hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh đạt mức cao trong cả 2 năm,
cụ thể, năm 2008 là 71,24%, năm 2009 là 66,94 %.. Mặc dù hoạt động cho vay của
chi nhánh luôn tăng trưởng cao nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, nợ quá hạn luôn
được duy trì dướimức qui định.
2.1.3.3. Các hoạt động dich vụ của chi nhánh NHCT Ba Đình
Trong điều kiện Việt nam đã chính thức gia nhập WTO, việc mở rộng,
đa dạng hóa các dịch vụ NH của các NHTM, đặc biệt việc đẩy mạnh phát
triển các nghiệp vụ NH Quốc tế là điều tất yếu. Chi nhánh NHCT khu vực Ba
Đình đã tiếp thị các khách hàng xuất nhập khẩu, triển khai nghiệp vụ kinh
doanh đối ngoại, dịch vụ NH bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống
như tín dụng, kế toán, nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng.
Trải qua nhiều khó khăn trong điều kiện sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng,
nhiều cơ chế, qui chế cần được thay đổi để phù hợp với tiến tŕnh hội nhập
WTO... dịch vụ NH của Chi nhánh NHCT Ba Đ́ ình vẫn phát triển vững vàng,
đi vào nề nếp, đạt hiệu quả kinh doanh đúc kết thêm nhiều bài học kinh
nghiệm trong xử lý nghiệp vụ.
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
29
Bảng 2.5: Hoạt động dịch vụ của NHCT Ba Đình năm 2008, 2009
Đơn vị tính: triệu USD
Nghiệp vụ Năm 2008 Năm 2009
I. Kinh doanh ngoại tệ 640,972 403
1. Lãi kinh doanh ngoại tệ(tr.đ) 6.830 4.100
II. Thanh toán xuất nhập khẩu 273 267
1. Thanh toán L/C và nhờ thu 159 263
2. Thanh toán chứng từ xuất khẩu 114 4
III.Bảo lãnh ( tỷ đồng) 1.455 1.231
IV. Giải ngân vốn ODA 27,316 45,569
V. Thẻ
1. Phát hành thẻ ATM 18.657 19.534
2. Phát hành thẻ TDQT 89 155
(Nguồn: Báo cáo KQKD NHCT Ba Đình năm 2008, 2009)
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, thị trường ngoại hối năm
qua diễn biến rất phức tạp, tỷ giá biến động tăng, việc mua bán ngoại tệ rất
khó khăn, ảnh hưởng lớn đến các DN nhập khẩu hàng hóa và nguyên liệu sản
xuất. Song, bên cạnh sự hỗ trợ tích cực của NHCT, chi nhánh đã chủ động
khai thác thêm nhiều khách hàng có tiềm năng ngoại tệ, chủ động đàm phán
với các doanh nghiệp để cân đối nguồn ngoại tệ khi phát sinh các nhu cầu mở
L/C.
Về kinh doanh ngoại tệ, mặc dù nguồn ngoại tệ mua bán khó khăn, tỷ
giá biến động phức tạp nhưng thu lãi kinh doanh ngoại tệ năm 2009 đạt khá
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
30
cao 4.100 tr.đồng, tuy so với năm 2008 có giảm khoảng 2.730 tr.đồng( tương
ứng với tỷ lệ giảm 40%), các dịch vụ khác vẫn duy trì và phát triển
Về thanh toán xuất nhập khẩu, năm 2009 thanh toán L/C nhập, xuất và
nhờ thu đến, đi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán xuất nhập
khẩu cả năm, cụ thể chiếm tới 98,5% tổng doanh số, so với năm 2008 tăng
104 triệu USD, tức là tăng khoảng 65%. Đây là điều đáng khích lệ với chi
nhánh. Tuy nhiên cũng phải đề cập đến vấn đề thanh toán chuyển tiền ra nước
ngoài của chi nhánh, năm 2009, thanh toán chứng từ xuất khẩu chỉ đạt 4 triệu
USD, kém xa so với năm 2008. Điều này có thể giái thích với lý do ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế thế giới.
Được khách hàng tín nhiệm nên số món và giá trị bảo lãnh phát hành tại
chi nhánh Ba Đình từ năm 2008 trở lại đây có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm
2009, chi nhánh đã phát hành 1.596 món, trị giá 1.231 tỷ đồng, bằng 84,6% so
với năm 2008. Số dư bảo lãnh tính đến 31/12/2009 đạt 1.335 tỷ đồng.
Nghiệp vụ giải ngân Dự án vay ODA là một mảng nghiệp vụ mới mang
lại nhiều lợi ích cho chi nhánh. Năm 2009 chi nhánh đã phục vụ tốt 8 dự án
với số dư bình quân trên tài khoản là 13,4 triệu USD góp phần tạo thêm nguồn
ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh , số tiền đã phục vụ giải ngân năm 2009 là
45,569 triệu USD, tăng 1,7 lần so với năm 2008. Năm 2008, chi nhánh đã
phục vụ tốt 8 dự án với số dư bình quân trên tài khoản là 9 triệu USD.
Công tác phát triển các dịch vụ thẻ và các dich vụ Ngân hàng điện tử đã
được toàn bộ các phòng, tổ nghiệp vụ triển khai tích cực. Xác định công tác
thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử là một mảng nghiệp vụ mang tính chất dịch
vụ gia tăng cho khách hàng nên Ban lãnh đạo chi nhánh đã quan tâm, chỉ đạo
sát sao nhằm mở rộng và phát triển. Năm 2009, chi nhánh đã phát hành
19.534 thẻ ATM, vượt 63% kế hoạch, so với năm 2008 hơn 877 thẻ (khoảng
4,7%). Tổng số thẻ ATM chi nhánh đang quản lý là 50.179 thẻ, trong đó: Phát
hành 7.836 thẻ ATM cho học sinh, sinh viên của 18 trường ĐH- CĐ và
khoảng 11.698 thẻ ATM cho các đối tượng khác, đa số là thẻ trả lương của
các tổ chức. Về thẻ TDQT ( tín dụng quốc tế ) , năm 2009 chi nhánh đã phát
hành 155 thẻ, vượt 11,3% kế hoạch, hơn năm 2008 là 66 thẻ ( + 74%) .Tổng
số thẻ TDQT chi nhánh đang quản lý là 404 thẻ.
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
31
2.2. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH
TRONG THỜIGIAN QUA
2.2.1. Chế độ tín dụng tại chi nhánh NHCT Ba Đình
.* Nguyên tắc tín dụng
- Sử dụng vốn có mục đích:. Khách phải cam kết sử dụng tín dụng theo
mục đích được thoả thuận với ngân hàng, không trái với những quy định của
pháp luật, và các quy định khác của ngân hàng cấp trên. Luật pháp quy định
phạm vi hoạt động cho các ngân hàng. Bên cạnh đó mỗi ngân hàng có thể có
mục đích và phạm vi hoạt động riêng. Mục đích tài trợ được ghi trong hợp
đồng tín dụng đảm bảo ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái luật và
việc tài trợ đó là phù hợp với cương lĩnh của ngân hàng. Chính vì vậy khách
hàng cũng phải cam kết việc sử dụng vốn là đúng mục đích như trong hợp
đồng tín dụng quy định.
- Quan hệtín dụng thựchiện trên cơ sở thoả thuận giữa 2 bên: Quan hệ
tín dụng phải được thực hiện trên cơ sở người cần vốn có nhu cầu đi vay ngân
hàng và ngân hàng có khả năng đáp ứng. Ngoài ra nhu cầu của người đi vay
và khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng phải nằm trong khuôn khổ mà pháp
luật quy định, người đi vay có thể lựa chọn ngân hàng cung cấp vốn, ngân
hàng cũng có quyền lựa chọn đối tượng khách hàng để cho vay. Do đó hợp
đồng tín dụng phải được thực hiện trên cơ sở thoả thuận giữa người đi vay và
người cho vay.
- Nguyên tắc có kỳ hạn, hoàn trả vốn gốc và lãi: khách hàngphải cam
kết hoàn trả vốn ( gốc ) và lãi với thời gian xác định. Các khoản tín dụng của
ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của khách hàng và các
khoản ngân hàng vay mượn. Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc
và lãi như đã cam kết. Do vậy, ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
32
phải thực hiện đúng cam kết này. Đây là điều kiện để ngân hàng tồn tại và
phát triển.
- Nguyên tắc có hiệu quả kinh tế xã hội cao: Thực hiện nguyên tắc này
có nhiều ý nghĩa và cũng chính để bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc sử
dụng vốn có mục đích. Khi các dự án vay trung dài hạn đem lại hiệu quả kinh
tế xã hội, cũng chính là việc các dự án đem lại lợi ích cho chính người đi vay.
Do đó mục đích vay của họ được thực hiện đúng, dự án mang lại lợi nhuận
cho người đi vay. Họ sẽ có khả năng thanh toán vốn gốc, lãi cho ngân hàng và
thực hiện các điều kiện trong hợp đồng tín dụng
* Quytrình tín dụng đang áp dụng tại chi nhánhNHCT Ba Đình
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của NHTM trong việc
cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ
khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Quy
trình sẽ phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận chuyên môn, giúp cho
việc phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và hoàn hảo hơn.
Quy trình tín dụng là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn liên hoàn, theo
một trình tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ gắn bó với nhau. Việc tuân thủ
nghiêm túc quy trình tín dụng giúp ngân hàng kiểm soát được hoạt động của các cán
bộ, các phòng ban có liên quan trong việc cấp tín dụng, đồng thời đảm bảo việc kiểm
tra lẫn nhau giữa các phòng ban, đảm bảo chính xác, trung thực trong tác nghiệp của
CBTD… Từđó giúp nâng cao hiệu quả hoạt độngtín dụng.
Quy trình nghiệp vụ tín dụng của chi nhánh NHCT Ba Đình
Bước 1:
Tiếp xúc khách hàng,
hướng dẫn lập hồ sơ
Bước 2:
Tiếp nhận hồ sơ
vay vốn
Bước 3:
Thẩm định hồ sơ của
khách hàng
Bước 4:
Tập hợp hồ sơ trình
Ban TD/Hội đồng TD
Bước 5:
Hoàn thiện hồ sơ
tín dụng
Bước 6:
Thực hiện quyết định
cấp tín dụng
Bước 7:
Kiểm tra và xử lý
nợ vay
Bước 8:
Tất toán
hợp đồng tín dụng
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
33
Bước 1:Tiếp xúc kháchhàng và hướng dẫn lậphồ sơ:
- CBTD giới thiệu với khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng.
- Trao đổivới khách hàng để nắm bắt các thông tin liên quan, gồm:
+ Thông tin về tư cách pháp lý của người vay và những người có liên quan:
Họ tên, số điện thoại, số chứng minh thư, địa chỉ…
+ Các thông tin về lai lịch khách hàng: trình độ học vấn, nghề nghiệp, quá
trình công tác, quan hệ gia đình…
+ Thông tin về nhu cầu và điều kiện vay của khách hàng: nội dung phương án
vay vốn, số tiền – thời hạn – lãi suất vay, dựkiến phương án bảo đảm tín dụng…
- CBTD đối chiếu nhanh với các quy định của Nhà nước và của Vietinbank để
đánh giá xem các điều kiện đó có phùhợp không.
- CBTD thông báo cho khách hàng về các điều kiện và thủ tục vay vốn
- Hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết
Trong các bước công việc trên, CBTD phải nắm vững các quy định của Nhà
nước và của Vietinbank liên quan đến việc cho vay để có thể nhận định nhanh chóng
và chính xác khả năng cho vay đối với nhu cầu của khách hàng. Điều này đòi hỏi các
CBTD phải luôn cập nhật các văn bản quy định của Nhà nước và Vietinbank và áp
dụng linh hoạt đối với các điều kiện của từng khách hàng. Bên cạnh đó, việc yêu cầu
cung cấp nhiều hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khoản vay cũng khiến cho khách hàng
thấy ngại khi đivay vốn ngân hàng.
Trong quy trình trên, CBTD chỉ hướng dẫn trực tiếp cho khách hàng về các
thủ tục, giấy tờ cần thiết cho khoản vay chứ không được làm hồ sơ thay khách hàng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số CBTD đã phối hợp với khách hàng ngụy
tạo hồ sơ đểđủ điều kiện vay vốn ngân hàng.
Bước 2:Tiếp nhận hồ sơ vayvốn
CBTD kiểm tra về số lượng và tính hợp lệ của hồ sơ:Căn cứ vào danh mục hồ
sơ khách hàng cần cung cấp quy định tại quy chế cho vay của Vietinbank và các quy
định khác có liên quan để kiểm tra đối chiếu với hồ sơ thực tế của khách hàng. Nếu
nhận thấy chưa đủ về số lượng, tính hợp lệ hoặc không đúng yêu cầu của ngân hàng
về nội dung thì yêu cầukhách hàng bổ sung chỉnh sửa hồ sơ.
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
34
Thực tế, trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, một số CBTD không thực hiện việc
đối chiếu với bản chính dẫn đến việc khách hàng giả mạo giấy tờ mà không được
phát hiện sớm, ảnh hưởng đến quá trình thẩm định sau này.
Bước 3:Thẩm định hồ sơ vayvốn của khách hàng
- Thẩm định vềtưcách và lai lịch khách hàng:
+ Lịch sửxuất thân, hoàn cảnh, quá trình côngtác của người vay
+ Nhận xét về sức khỏe, khả năng làm việc, quan hệ giữa các thành viên trong
gia đìnhngười vay
+ Đánh giá về tư cách của bản thân người vay về các phương diện như: trình
độ học vấn, chuyên môn, khả năng quản lý; kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực có
liên quan đến việc sử dụng tiền vay; hiểu biết về pháp luật, ý thức chấp hành pháp
luật, nhận thức về trách nhiệm của người vay vốn, tính hợp tác với CBTD để hoàn
thiện các thủ tục vay vốn; kinh nghiệm đã trải qua trên thương trường, những thành
công, thất bại…
+ Đánh giá về uy tín, dưluận tại nơi côngtác, cưtrú
+ Các thông tin khác liên quan đến bên vay
- Thẩm định về mục đích sử dụng tiền vay, tính khả thicủa phương án vayvốn và khả
năng trả nợ của khách hàng
+ Mục đích vay tiền phải hợp pháp, ngân hàng có thể giám sát được mục đích
sửdụng tiền vay
+ Phương án vay vốn phải có tính khả thi, có hiệu quả về mặt kinh tế hoặc về
mặt đờisống
+ Khách hàng có thể giải trình được các nguồn thu nhập đảm bảo trả nợ gốc
và lãi vay cho ngân hàng
- Thẩm định vềTSBĐ
CBTD được trực tiếp định giá TSBĐ trong các trường hợp sau:
+ TSBĐ là giấy tờ có giá do Chính phủ hoặc VIB hoặc các NHTM khác phát
hành
+ TSBĐ là chiếc xe ô tô hình thành từ vốn vay
Các TSBĐ thuộc loại khác thì chuyển hồ sơ TSBĐ đến phòng Thẩm định
TSBĐ đểtiến hành định giá.
Thông thường việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng được thực hiện trong
vòng từ 3 đến 5 ngày tùy theo tính chất của khoản vay. Qua việc thẩm định này,
CBTD phải đưa ra kết luận về tư cách khách hàng, tính hợp lý của việc sử dụng tiền
Häc ViÖn Tµi ChÝnh
Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸
SV: Vò Thµnh T©m
Líp: CQ44/15.01
35
vay và khả năng trả nợ theo kế hoạch trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, trong quá
trình thẩm định, một số CBTD chỉ dựa vào kinh nghiệm của mình mà chưa căn cứ
trên các điều kiện thực tế nên đã đưa ra những nhận định mang tính chủ quan, không
đánh giá đúng khả năng của khách hàng. Điều này dẫn đến những kết luận thiếu
chính xác khi quyết định cho vay.
Bước 4:Tậphợp hồ sơ trình Bantín dụng/ Hội đồng tín dụng
Sau khi tiến hành thẩm định đầy đủ theo các nội dung như trên, CBTD tập hợp hồ
sơ thẩm định và lập tờ trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng xét duyệt. Trong bước
công việc này, ngoài các thông tin về khách hàng và các nội dung CBTD đã thẩm
khách hàng ở trên, CBTD còn phải thực hiện việc chấm điểm xếp hạng tín dụng
khách hàng. Việc chấm điểm này là bắt buộc đối với các khách hàng có phát sinh
khoản vay mới .
Bước 5:Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
- Bộ phận Thẩm định TSBĐ thực hiện các thủ tục cầm cố, thế chấp:
+ Lập hợp đồng thế chấp/ cầm cố/ bảo lãnh: Trên cơ sở chấp thuận của Ban tín
dụng/ Hội đồng tín dụng, cán bộ thẩm định tàisản căn cứ trên hồ sơ tàisản để lập hợp
đồng thế chấp/ cầm cố/ bảo lãnh, cán bộ thẩm định tài sản tiến hành nhận bàn giao hồ
sơ TSBĐ và hoàn tất thủ tục nhập kho.
+ Đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký: Việc đăng ký giao dịch bảo đảm
hiện do khách hàng thực hiện. Đây cũng là một rủi ro cho ngân hàng trong trường
hợp khách hàng phối hợp với nhân viên của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm để
giả mạo việc đăng ký.
+ Thông báo cầm cố, thế chấp:Sau khihoàn thành việc ký thế chấp, cầm cố, cán bộ
thẩm định tài sản lập văn bản trình Ban Giám đốc ký gửi các cơ quan quản lý, đăng
ký sở hữu tài sản.
- Lập và trình ký duyệt hồ sơ tín dụng: Sau khi nhận bản chính hợp đồng thế chấp/
cầm cố/ bảo lãnh và các tài liệu liên quan do bộ phận thẩm định TSBĐ chuyển đến,
CBTD lập các hồ sơ cần thiết như hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ tiền vay,…
trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 6:Thực hiện quyết định cấptín dụng
- Sau khi hồ sơ tín dụng đã hoàn tất, CBTD thực hiện việc cấp tín dụng cho khách
hàng phù hợp với quyết định của Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng: Chuyển 01 bản
hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến bộ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY

More Related Content

What's hot

Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Nam Hương
 
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áNOT
 

What's hot (20)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Kiên Long
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Kiên LongĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Kiên Long
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Kiên Long
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOTĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao tín dụng tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao tín dụng tại Ngân hàng Thương mại, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao tín dụng tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao tín dụng tại Ngân hàng Thương mại, HAY
 
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docxBáo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại VietcombankĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng VietcombankGiải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 

Similar to Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY

Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Dương Hà
 
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...nataliej4
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTrần Đức Anh
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Hạnh Ngọc
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxBÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxnataliej4
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtThanh Hoa
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTrần Đức Anh
 
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiDương Hà
 

Similar to Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY (20)

Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
 
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
 
Nh077 6947
Nh077 6947Nh077 6947
Nh077 6947
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
 
Mở Rộng Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Nhđt&Ptvn Chi Nhánh Quang Trung
Mở Rộng Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Nhđt&Ptvn Chi Nhánh Quang TrungMở Rộng Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Nhđt&Ptvn Chi Nhánh Quang Trung
Mở Rộng Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Nhđt&Ptvn Chi Nhánh Quang Trung
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
 
Nh132
Nh132Nh132
Nh132
 
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxBÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
 
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
 
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại.docx
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
 
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
 
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
 
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
 
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY

  • 1. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 1 MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường bước vào thiên niên kỷ mới, con đường đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập đó đã khép lại một thời kỳ kinh tế tự cung tự cấp, phát triển chạm chạp và lạc hậu. Nhìn lại những năm qua, tốc độ đầu tư trong nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển cũng như cải thiện đời sống xã hội. Trong đó, không thể không kể đến vai trò của các NHTM với tư cách là nhà tài trợ lớn cho các doanh nghiệp và các dự án đầu tư. Phải khẳng định rằng,để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nhằm tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước khác, trong khi xuất phát điểm của chúng ta lại thấp hơn họ nhiều, đòi hỏi chúng ta phải có sự ưu tiên về đầu tư chiều sâu, đặc biệt cần bổ sung một lượng vốn đáng kể bao gồm vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn để đầu tư vào các dự án có khả năng tranh thủ “đi tắt, đón đầu”công nghệ. Trong khi đó, khả năng về vốn tự có của các doanh nghiệp rất hạn chế, việc huy động vốn của các doanh nghiệp qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu cũng rất khó khăn do thị trường chứng khoán của nước ta còn đang ở giai đoạn sơ khai, nhiều người dân và nhà đầu tư còn chưa quen thuộc và tin tưởng vào loại hình đầu tư này. Do vậy để có thể đáp ứng nhu cầu về vốn,các doanh nghiệp chủ yếu đi vay các tổ chức tài chính trung gian trong đó hệ thống NHTM là nguồn huy động và cung cấp vốn trung dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế. Với tư cách là trung tâm tiền tệ tín dụng của nền kinh tế, để phù hợp với xu hướng đa dạng hoá các hoạt động của Ngân hàng nhằm phục vụ bổ sung vốn lưu động và vốn cố định cho doanh nghiệp, hệ thống NHTM Việt Nam cũng đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngắn,trung - dài hạn đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, hoạt động tín dụng cũng chứa đầy rẫy những rủi ro. Do đặc thù kinh doanh tín dụng Ngân hàng là kinh doanh chủ yếu dựa vào tiền của người khác, kinh doanh qua tay người khác nên rủi ro trong hoạt động tín dụng cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp vì nó vừa phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của chính bản thân Ngân hàng và vừa phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hậu quả của nó rất dễ lan truyền trong cả hệ thống Ngân hàng gây ra những vụ hoảng loạn và sụp đổ của hàng loạt Ngân hàng cùng một loạt hậu quả nghiêm trọng khác về mọi mặt kinh tế, xã hội đặc biệt là lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của chính phủ bị suy giảm. Trong thời gian qua, những mất mát to lớn về tiền của tập trung qua công tác tín dụng đã là những hậu quả đáng quan tâm. Nhất là trong vài năm gần đây, số lượng dự án đầu tư trong nước và nước ngoài ngày càng gia tăng, mang lại một tỷ lệ lợi nhuận đáng kể cho các doanh
  • 2. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 2 nghiệp và Ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó cũng không tránh khỏi một số vướng mắc sai sót trong quá trình thực hiện cho vay các dự án . Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để nâng cao chất lượng tín dụng cho vay các dự án và các doanh nghiệp vay vốn. Vì tính cấp bách, tầm quan trọng của công tác này đã tạo cho em một niềm say mê hứng thú đi sâu vào tìm tòi nghiên cứu. Đồng thời, có sự tận tình hướng dẫn và những ý kiến đóng góp quý báu của TS Hà Minh Sơn cùng sự giúp đỡ của các anh chị trong chi nhánh đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Ba Đình”. Đề tài được nghiên cứu và hoàn thiện ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo gồm những nội dung sau: Chương I : Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các NHTM. Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCT Ba Đình trong thời gian qua. Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCT Ba Đình.. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều, trình độ lý luận và năng lực bản thân còn hạn chế, chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết của em đạt kết quả tốt hơn.
  • 3. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 3 CHƯƠNG I SỰ CẦNTHIẾT PHẢINÂNG CAOCHẤT LƯỢNGHOẠTĐỘNG TÍN DỤNGCỦA CÁCNHTM 1.1. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM 1.1.1. NHTM và các hoạtđộng chủ yếu 1.1.1.1. Kháiniệm NHTM Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng mà người ta phân loại ngân hàng theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, NHTM thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Qua thời gian, không chỉ chức năng của các ngân hàng thay đổi mà chức năng của các đối thủ cạnh tranh chính của ngân hàng cũng không ngừng thay đổi. Thực tế là rất nhiều tổ chức tài chính, gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng cũng đối phó với đối thủ cạnh tranh – các tổ chức tài chính phi ngân hàng bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, hướng về lĩnh vực bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác. Trên phương diện các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, chúng ta có thể hiểu: ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Theo Luật các TCTD của Việt Nam ban hành ngày 12/12/1997 thì NHTM được định nghĩa như sau: “NHTM là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các hoạt độngkhác theo quy định của pháp luật”.
  • 4. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 4 1.1.1.2. Các hoạtđộng chủyếu của NHTM 1.1.1.2.1 Hoạtđộng huyđộng vốn Hoạt động huy động vốn là hoạt động tạo vốn từ việc nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, từ các hoạt động thanh toán, ủy thác hoặc từ việc phát hành các chứng từ có giá đểphục vụ cho các hoạt độngcho vay và đầu tư củaNHTM. Trong kinh doanh, bất cứ một tổ chức, cá nhân nào cũng cần có vốn, đối với NHTM, vốn là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng, nó thể hiện khả năng, quy mô hoạt động của ngân hàng. NHTM có nguồn vốn kinh doanh lớn tạo tiền đề để mở rộng mạng lưới các chi nhánh; đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh; tăng khả năng thanh toán, nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ lợi thế về quy mô, tạo dựng được uy tín và thương hiệu. Nguồn vốn của NHTM gồm: vốn chủ sở hữu – vốn thuộc sở hữu của ngân hàng và vốn nợ, trong đó vốn nợ thường chiếm đa số, từ 90%-95% tổng nguồn vốn. 1.1.1.2.2 .Hoạtđộng tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức khác dưới nhiều hình thức nghiệp vụ khác nhau dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả nợ gốc và lãi vay. Cấp tín dụng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. Thực chất, việc cấp tín dụng là một quá trình cung ứng dịch vụ ngân hàng. Nó đòi hỏi sự tham gia đồng thời của nhân viên ngân hàng, khách hàng và các bên liên quan như: Cán bộ và lãnh đạo phòng tín dụng, phòng thẩm định tài sản bảo đảm, phòng giao dịch kho quỹ, trung tâm thanh toán; Giám đốc, phó giám đốc ngân hàng; Khách hàng và bên thứ ba. Hoạt động tín dụng của NHTM là hoạt động cơ bản, mang lạinguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nên khi thực hiện cấp tín dụng, NHTM thương đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng do NHNN và các ngân hàng đặt ra. 1.1.1.2.3 Hoạtđộng đầu tư Ngày nay, không một NHTM nào sử dụng toàn bộ vốn huy động để cho vay, mà thường sử dụng một tỷ lệ vốn phù hợp để đầu tư vào các loại chứng khoán vì các lý do: Thứ nhất, nâng cao tính thanh khoản vì chứng khoán có tính thanh khoản cao hơn nhiều so với các khoản cho vay, việc bán nợ của ngân hàng thường khó khăn, phức tạp và mất nhiều thời gian hơn so với bán chứng khoán; Thứ hai, phân tán và giảm rủi
  • 5. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 5 ro tài sản, những khoản cho vay là nhóm tài sản có mức độ rủi ro cao nhất. Do vậy, đầu tư một phần vào chứng khoán là để phân tán rủi ro; Thứ ba, đầu tư vào chứng khoán là một kênh tạo thêm thu nhập cho NHTM. Hoạt động đầu tư của các NHTM thực chất là mua bán các loại chứng khoán: tín phiếu và trái phiếu chính phủ; cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp; các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán. 1.1.1.2.4 Mộtsố hoạt động cung ứng dịchvụ khác Ngày nay, do thành tựu về phát triển kinh tế và công nghệ, NHTM đã và đang thực hiện một số dịch vụ khác trong kinh doanh như: mua bán ngoại tệ; chuyển tiền và thanh toán hoặc thực hiện các ủy thác khác thu lệ phí, tăng thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng. Mua bán ngoại tệ: là hoạt động mua hoặc bán một loại ngoại tệ này để lấy một loại ngoại tệ khác từ khách hàng và hưởng phí dịch vụ. Hiện nay, cùng với sự phát triển của các công cụ tài chính, hoạt động mua bán ngoại tệ ngày càng trở nên sôi động hơn thông qua các công cụ như quyền chọn, mua bán ngoại tệ có kỳ hạn để tránh rủi ro về tỷ giá. Dịch vụ chuyển tiền và thanh toán nội bộ: NHTM nhận sự ủy thác của khách hàng để chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở một địa điểm quy định trong nước hoặc ngoài nước và được hưởng phí dịch vụ theo thỏa thuận. Ngày nay, khách hàng có thể sử dụng thẻ ATM để thực hiện thanh toán chuyển khoản tại các máy rút tiền, thanh toán tự động của các NHTM một cách đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi (phí chuyển tiền tương đốithấp). Dịch vụ thu hộ: NHTM nhận ủy thác của khách hàng để thu hộ các khoản tiền căn cứ vào các chứng từ của khách hàng cho như séc, thương phiếu… và được hưởng phí. Cácdịch vụ khác: dịch vụ tư vấn; bảo hiểm; bảo quản giấy tờ có giá… 1.1.2. Hoạtđộng tín dụng của NHTM 1.1.2.1 Kháiniệm Khó có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng về tín dụng. Vì vậy tuỳ theo góc độ nghiên cứu mà ta có thể xác định nội dung của thuật ngữ này. Tín dụng(credit) xuất phát từ chữ la tinh là credo( tin tưởng, tín nhiệm). Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng dược hiểu theo nhiều nghĩa khac nhau; ngay cả trong quan hệ tài chính, tuỳ theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật
  • 6. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 6 ngữ tín dụng có một nội dung riêng. Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau: - Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay. - Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Như một công ty công nghiệp hoặc thương mại bán hàng trả chậm cho một công ty khác, trong trường hợp này người bán chuyển giao hàng hoá cho bên mua và sau một thời gian nhất định theo thoả thuận bên mua phải trả tiền cho bên bán. Phổ biến hơn cả là giao dịch giữa ngân hàng và các tổ chức tài chính khác với các doanh nghiệp và cá nhân thể hiện dưới hình thức cho vay, tức là ngân hàng cấp tiền cay cho bên đi vay và sau một thời hạn nhất định người đi vay phải thanh toán vốn gốc và lãi. - Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng. - Trong một số ngữ cảnh cụ thể thuật ngữ tín dụng đồng nghĩa với thuật ngữ cho vay Mục đích của chương này là xem xét tín dụng như là một chức năng cơ bản của ngân hàng, vì vậy trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: Tín dụng là một giao dịch về tài sản( tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay( ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay( cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên đi vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau: Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng bao gồm hai hình thức là cho vay( bằng tiền) và cho thuê( bất động sản và động sản). Trong những năm 1960 trở về trước hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ có cho vay bằng tiền. Xuất phát từ tính đặc thù đó mà nhiều lúc thuật ngữ tín dụng và cho vay được coi là đồng nghĩa với nhau. Từ những năm 1970 trở lại đây, dịch vụ cho thuê vận hành và cho thuê tài chính đã được các ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác cung cấp cho khách hàng Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trin tín dụng.
  • 7. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 7 Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài phần vốn gốc. Để thực hiện được nguyên tắc này phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát, hay nói cách khác phải xác định lãi suất thực dương( lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa- tỷ lệ lạm phát). Tuy nhiên vì lãi xuất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, nên trong một số trường hợp cụ thể lãi xuất danh nghĩa có thể thấp hơn tỷ lệ lạm phát, ngoại lệ này chỉ tồn tại trong một giai đoạn ngắn. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Về khíacạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồngtíndụng, khế ước… thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 1.1.2.2 Phânloạitín dụng Trongquátrình hoạtđộngkinh doanh, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của NHTM mà có cách phân loại tín dụng như sau: 1.1.2.2.1. Căn cứ vào thời hạn: - Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở xuống - Tín dụng trung hạn: có thời gian từ 1 đến 5 năm (có nơi quy định:7 năm). - Tín dụng dài hạn: có thời hạn từ 5 năm trở nên (có nơi quy định là 7 năm). Thời hạn tín dụng đó chính là thời hạn mà trong đó NH cam kết cấp cho khách hàng một khoản tín dụng và nó được xác định cụ thể ngày, tháng, năm. Hay thời hạn tín dụng còn được hiểu là thời hạn được tính từ lúc đồng vốn đầu tiên của NH được phát ra cho đến lúc đồng vốn và lãi cuối cùng phải thu về. Tín dụng ngắn hạn thường gắn với những khoản vay của doanh nghiệp để bổ sung vào tài sản lưu động, bởi vì tài sản lưu động thường có vòng quay trên một vòng thấp hơn một năm. Do vậy trong một năm doanh nghiệp có thể hoàn trả được số tiền vay ở NH. Các tài sản cố định như phương tiện sản xuất, vận tải, một số cây trồng... các trang thiết bị nhanh hao mòn có nhu cầu nguồn vốn từ 1 năm đến 5 năm. Ngược lại, những công trình đầu tư lớn, thu hồi vốn lâu, thuộc tầm vĩ mô như: máy móc thiết bị công nghiệp nặng, xây dựng cầu đường... có nhu cầu nguồn vốn từ 5 năm đến 10 năm có khi tới 20 năm. Tất nhiên cùng với độ dài của thời gian, việc thu hồi vốn đối với các dự án có thời hạn dài gặp nhiều khó khăn hơn do ở thời điểm hiện tại doanh nghiệp khó có thể tính được hết khó khăn sẽ gặp trong tương lai. Do vậy mức
  • 8. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 8 độ rủi ro của các khoản tín dụng có thời gian lớn đối với NH sẽ tăng nên. Điều này một phần lý giải tại sao lãi suất các khoản cho vay dài hạn thường cao hơn các khoản các khoản cho vay ngắn hạn. Phân loại tín dụng theo thời gian có ý nghĩa rất quan trọng đối với NHTM. Nó phản ánh khả năng hoàn trả, độ rủi ro cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn và sinh lợi của một NHTM. 1.1.2.2.2 Căn cứ theo hình thức cho vay. Chiết khấu là việc NHTM ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu sau khi đã trừ đi phần thu nhập của NH để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn. Về mặt pháp lý thì NH không phải là nhà cho vay với chủ sở hữu thương phiếu và chỉ là hình thức trao đổi trái quyền. Tuy nhiên đối với NH, việc bỏ tiền ở thời điểm hiện tại để thu về một khoản tiền lớn hơn trong tương lai với lãi suất ấn định trước được coi như là hoạt động tín dụng, nhưng có lẽ coi đây là một hoạt động đầu tư của NH hơn là một hoạt động tín dụng. Cho vay được hiểu là việc NH cấp tín dụng cho khách hàng với sự cam kết khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định với mức lãi suất cam kết. Cho vay được gọi là một trong các nghiệp truyền thống của NHTM, nó được hình thành ngay từ buổi sơ khai của các NH, và được đánh giá là hoạt động sinh lời cao nhất cho các NHTM. Bảo lãnh là việc NH cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay khách hàng khi khách hàng của mình không có khả năng trả nợ. Mặc dù không phải xuất tiền ra, song NH vẫn thu được lợi từ khách hàng nhờ uy tín của mình. Nghiệp vụ này được đưa vào tài khoản ngoại bảng của NH. Tuy nhiên nếu có nghiệp vụ phát sinh tức là NH đứng ra thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của mình thì nó lại được đưa vào tài khoản nội bảng. Cho thuê đó là việc NH đứng ra bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những điều kiện nhất định. Sau thời gian đó khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho NH.Hoạt động này sinh lời khá cao, nhưng nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro trong đó có yếu tố về công nghệ. Điều này đòihỏi cán bộ tín dụng không những phải có chuyên môn về nghề nghiệp mà còn có cả sự hiểu biết về kỹ thuật, về công nghệ. 1.1.2.2.3 Căn cứ theo tài sản đảm bảo: Tín dụng đảm bảo đó là sự cam kết của người nhận tín dụng về việc dùng tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với NH trong trường hợp không trả được nợ. Trong trường hợp này khi khách hàng không trả được nợ, hoặc vì sử dụng sai mục đích nguồn vốn vay dẫn đến không thanh toán được thì NH sẽ bán tài sản đi để thu hồi nguồn vốn.
  • 9. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 9 Tín dụng đảm bảo áp dụng đối với các khách hàng có độ rủi ro cao như khách hàng mới hay những khách hàng có tình hình tài chính không tốt... Tín dụng không có tài sản đảm bảo đó là loại hình tín dụng mà khách hàng có nhu cầu vay vốn với một hạn mức nhất định mà không cần tài sản đảm bảo. Loại tín dụng này thường được cấp cho các khách hàng có uy tín cao, những khách hàng có mối quan hệ tốt và lâu dài đối với NH, họ có tình hình tài chính lành mạnh, có mối quan hệ tốt với các tổ chức tài chính. Cũng có thể là các khoản vay thực hiên theo chỉ thị của Chính phủ, hay Chính phủ yêu cầu không cần tài sản đảm bảo. Bên cạnh những tiêu thức phân loại trên, các NHTM còn sử dụng các tiêu thức khác tuỳ theo đối tượng cho vay, tính đa dạng của sản phẩm hay tính chuyên môn hoá trong ngành để phân chia ví dụ như: Tín dụng lành mạnh, tín dụng có vấn đề, tín dụng sản xuất, tín dụng tiêu dùng... 1.1.2.2.4 Căn cứ vào đối tượng xin vay. Tín dụng đầu tư trong nước:là loại tín dụng NH cấp cho người vay nhằm thực hiện các dự án đầu tư trong nước. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu:loại này có thể chia thành: +Tín dụng người cung cấp:tai trợ cho các nhà cung cấp máy móc.thiết bị công cụ để xuát khẩu. +Tín dụng người mua:cấp tín dụng cho người mua các máy móc thiết bị của nước ngoài. 1.1.2.2.5 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn. Phục vụ cho tiêu dùng:cấp cho các cá nhân để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà cửa,phương tiện sinh hoạt… Phục vụ cho sản xuất kinh doanh:cấp cho các tổ choc kinh tế để tiến hành sản xuất kinh doanh,lưu thông hàng hoá. 1.1.2.2.6 Căn cứ vào cách thức hoàn trả. Có kì hạn trả nợ đều nhau theo ngày,tháng,quý,năm :khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và vốn lãi theo định kì. Có kì hạn trả nợ 1 lần:bên vay phải hoàn trả cả gốc và lãi một lần vào thời điểm kết thúc khoản vay. Có kì hạn trả nợ có tính thời vụ:người vay có thể hoàn trả vốn gốc và lãi bất cứ khi nào khi có khả năng có thu nhập.
  • 10. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 10 1.1.2.3 Vai trò của tín dụng. 1.1.2.3.1 Vai trò của tín dụng đối với các doanh nghiệp: -Tín dụnglà nguồntàitrợ giúp doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, mởrộng thịtrường.Đó là mục tiêu hàng đầucủa doanhnghiệp. Bất cứdoanhnghiệp nào cũng muốn mở rộng thị trường hoạt động của mình và nếu vậy phảimở rộng sảnxuất. Mở rộngsản xuất không phải là hoạt động mà doanh nghiệp có thể tiến hành một sớm một chiều. Đó là hoạt động lâu dài và cần có nguồn vốn dài hạn. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ vốn để tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh. Do vậy nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp rất cần thiết. Với những lợi thế đặc thù, tín dụng củaNH được các doanhnghiệp ưa thíchhơn hìnhthức phát hành cổ phiếu. - Tín dụngtạođiều kiện chocác doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thay đổi cơ cấu sản xuất. Điều đó giúp doanh nghiệp thích nghi với tình hình thị trường cũng như đặc thù củachínhdoanhnghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Về dài hạn, các doanh nghiệp luôn chú trọng đến việc mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, đổi mới công nghệ đểkhông ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí đến mức tối thiểu. Đặc biệt đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu vốn xây dựng cơ bản là rất lớn trong lúc các nhà kinh doanh chưa tích luỹ được nhiều, chưa có nhiều thời gian để tích luỹ vốn, tâm lý đầu tư trực tiếp của công chúng vào các doanh nghiệp còn hạn chế. Việc vay vốn ở NHTM sẽ làm cho doanh nghiệp có thể tự chủ và có khả năng kiểm soát độc lập được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình mà không phải phân chia quyền kiểm soát với các cổ đông nếu huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu. - Tín dụngcòn là trợ thủ đắclựccủa doanh nghiệp trong việc thoả mãn và chớp cơ hộikinh doanh. Khi có cơ hội kinh doanh, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng vay vốn của NH để mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng sản lượng để chiếm lĩnh thị trường. Khi doanh nghiệp đi vay vốn NHTM sẽ có thể điều chỉnhđược kỳ hạn nợ, nghĩa là họ có thể trả nợ sớm hơn thời gian đến hạn trả nợ khi họ không cần đến việc sử dụng vốn trung và dài hạn nữa. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ tại một thời điểm nhất định nào đó thì có xin NH gia hạn nợ. Ngoài ra, tín dụng tránh được các chi phí phát hành, lệ phí bảo hiểm, lệ phí đăng ký... - Góp phầnthúcđẩycácdoanhnghiệpsửdụngvốn có hiệu quả.Trong thời hạn củakhoản vay NH thực hiện chức năng giám sáthoạtđộngsử dụng vốn cho vay đốivới các doanhnghiệp. NH căn cứvào các nguyên tắc tíndụng,hướngcác doanhnghiệp sử dụngvốn có mục đíchcó hiệu quả,đônđốckhách hàng vay vốn trả gốc và lãi đúng thời hạn thoả thuận đã kí trong hợp đồng tín dụng,khác với vốn tự có là không phảI trả chi phí vốn,vốn vay NH phải chịu những điều kiện
  • 11. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 11 ràng buộc về lãi suất thời hạn và mục đích sử dụng tiền vay nên các doanh nghiệp vay vốn phảicó sựtínhtoán chiphí sảnxuất hợp lí tốc độ vòng quay vốn nhanh để đảm bảo trả nợ NH đúng hạn và có lợi nhuận để lại. 1.1.2.3.2 Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế - Tín dụngthúcđẩyquátrìnhtích tụ và tập trung vốn, điềuhoà lượngcungcầu về vốn trong nền kinh tế. Với chức năng là trung gian tài chính, các NH tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho vay đối với các đối tượng có nhu cầuđiều đó được thểhiện rõ trong hoạt động tín dụng của NH, nó giúp các doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung hoạt động một cách liền mạch khôngngắt quãng và là một kênh truyền dẫn vốn có hiệu quả. Thông qua cho vay mà xây dựng cơ sở hạ tầng, đổimới côngnghệ, góp phầnđẩy nhanh quá trìnhtái sảnxuất mở rộng, đầutư pháttriển nền kinh tế. Hoạt động tín dụng thúc đẩy lưu thônghàng hoá, đẩy nhanh chu chuyển tiền tệ, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng. - Tín dụngcũngcóvaitrò quantrọngtrong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, pháttriển cácngành côngnghiệpmũinhọn, tăng tỷ trọng các ngành sản xuất vật chất là nền tảng cho phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Đầu tư cho vay hạn trực tiếp hay gián tiếp góp phần phát triển khoa học côngnghệ, tạo công ăn việc làm, ổn định lạm phát, nâng cao đời sống của dân cư, phát triển lực lượng lao động, giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định. - Tín dụngtạođiều kiện pháttriển cácquanhệkinh tếđốingoại. trong điều kiện hiện nay sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn với thị trường thế giới, nền kinh tế đóng trước đây đã nhường bước cho nền kinh tế mở phát triển. Tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau dưới các hình thức: tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, tín dụng hỗ trợ phát triển, cho vay viện trợ... Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là nhiệm vụ có ý nghĩa với sự phát triển kinh tế tronghiện tại và tương lai.Vấn đềnày trở nên cấp thiết với thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay:Nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá là rất lớn trong khi việc sửdụng vốn còn có nhiều bất cập,hiệu quả sử dụng vốn không cao, còn thất thoát và gây lãng phí lớn. 1.1.2.3.3 Vai trò của tín dụng đối với hoạt động của NHTM. - Tín dụngmanglạilợinhuận chủ yếu cho NH, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của NH. Tín dụng cả về số lượng và chất lượng là hoạt động mang tínhchiến lược củacác NHTM. Với những khoản tín dụng có quy mô lớn và lãi suất cao, thời gian dài, tín dụng đã mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NH. Do vậy tíndụng mang lại thu nhập chủ yếu trong tổng thể các hoạt động của NHTM từ trước đến nay.
  • 12. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 12 - KhiNH cấp tín dụngchokháchhàngchínhlà NH đangtạora và duy trì khách hàngcủa mình trongtươnglai. Tạo điềukiện đểNH mở rộngphạm vi hoạt động của mìnhvà ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mìnhtrong nền kinh tế. Khi NH không đadạng hoáhoạt độngcho vay, đa dạnghoá kháchhàng, thời hạn vay tiền thì NH khôngthể đứng vững được trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt của các NH khác. Mặt khác, tín dụng còn là công cụ cạnh tranh hiệu quả của NH nhằm thu hút khách hàng về phíamình. Khi có được mối quan hệ, NH có điều kiện lôi kéo khách hàng sử dụngcác dịch vụ khác do mình cung cấp - Mặtkháctín dụngcòn là cách thứckhả thiđể giải quyết nguồn vốn huy động còn dưthừa tạimỗiNHTM. Đồngthờilà cáchđể NH gọi vốn từ nền kinh tế đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanhnghiệp. Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng tíndụng để giải quyếtvấn đềhuy độngvà sử dụngvốn có hiệu quả, thu được lợi nhuận quađó pháttriển hoạtđộngcủamình, tăng cườngkhả năng cạnh tranh với các NH khác. -Thôngquatín dụngNH thựchiện chứcnăngxã hộicủa mình.Thực hiện nghiệp vụ tín dụng NH đã thể hiện vai trò người tài trợ lớn đối với toàn bộ nền kinh tế,góp phần mở rộng vốn đầu tư,gia tang sản phẩm xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. 1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦACÁC NHTM 1.2.1 Kháiniệmchất lượng tíndụng ngânhàng Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Sự cạnh tranh diễn ra trên 3 phương diện chủ yếu: chất lượng, giá cả và số lượng, trong đó chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Theo hiệp hội tiêu chuẩn Pháp thì chất lượng là “năng lực của một sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu của người sửdụng”. Trên cơ sở đó, ta có thể hiểu: “Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với khách hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín dụng. Đối với ngân hàng, chất lượng tín dụng là đảm bảo an toàn vốn, tăng lợi nhuận và phù hợp vớinhiệm vụ pháttriển kinh tế xã hội”. Xét trên góc độ kinh doanh của ngân hàng, chất lượng tín dụng là một phạm trù phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một tổ chức tín dụng. Nói đến chất lượng tín dụng là nói đến các khoản tín dụng được đảm bảo an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, được hoàn trả
  • 13. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 13 gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp nhất, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và phát triển. 1.2.2 Chỉtiêu đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM. Do đó, đo lường chất lượng tín dụng là một nội dụng quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM đặc biệt là trong điều kiện khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu. Tuỳ theo mục đích phân tích mà người ta đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau, nhưng có thể phân ra làm 2 nhóm chỉ tiêu chính thường được dùng khi phân tích chất lượng tíndụng đó là nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu định lượng. 1.2.2.1. Chỉtiêu định tính: Về mặt định tính, các chỉ tiêu được thể hiện thông qua một số khía cạnh sau: - Chất lượng tín dụng được thể hiện thông qua khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời, an toàn, kỳ hạn và phương thức thanh toán phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng. - Những ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời, cơ sở vật chất trang thiết bị tốt, đồng thời ngân hàng tham gia vào nhiều hình thức huy động vốn, đa dạng hoá và không ngừng ứng dụng các dịch vụ ngân hàng mới. Ngân hàng có tổng nguồn vốn huy động lớn, ổn định có lượng khách hàng vay đông đảo chứng tỏ ngân hàng có uy tín. - Ngoài ra chất lượng tín dụng còn được xem xét thông qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, tình hình khai thác tiềm năng của ngân hàng trên địa bàn hoạt động. 1.2.2.2. Chỉtiêu định lượng: Chỉ tiêu định lượng gồm một số chỉ tiêu cơ bản như: - Chỉ tiêu sử dụng vốn: Vốn huy động Hệ số sửdụng vốn = ────── Vốn sửdụng Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng tín dụng, cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đãsửdụng một cáchhiệu quả nguồn vốn huy động được.
  • 14. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 14 - Chỉ tiêu dưnợ: Dư nợ ngắn hạn (hoặc trung-dài hạn) /Tổng dưnợ Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn). Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín. - Chỉ tiêu nợ quá hạn Nợ quá hạn /Tổng dưnợ Nợ quá hạn khó đòi/Tổng dưnợ Nợ quá hạn khó đòi/Tổng nợ quá hạn Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại. Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức <= 3%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong quy trình tín dụng, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định,… - Chỉ tiêu vềtốc độchu chuyển vốn tín dụng (vòng quayvốn tín dụng) Doanh số thu trong năm Vòng quay vốn tín dụng trong năm = ──────────────── Dư nợ bình quân trong năm Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mấy lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đãluân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sảnxuất kinh doanh. 1.2.3. Nhântố ảnh hưởng đến chấtlượng tín dụng của NHTM 1.2.3.1 Nhântố từ phía kháchhàng Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng bị hạn chế là một nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Hồ sơ xin vay ban đầu của khách hàng là có hiệu quả và có tính khả thi cao nhưng trong quá trình thực hiện do trình độ quản lý còn thấp nên năng suất, chất lượng, hiệu quả không đạt được như kế hoạch. Khi thị trường biến động lại không có biện pháp xử lý kịp thời nên không ứng phó được, sản
  • 15. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 15 phẩm sản xuất ra tiêu thụ khó khăn dẫn đến không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng. Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không đúng với phương án kinh doanh đã đề ra. Nhiều khách hàng dùng tiền vay được đầu tư vào những kế hoạch sản xuất có rủi ro cao nhằm tìm kiếm nhiều lợi nhuận, sử dụng vốn của ngân hàng để vui chơi, dùng vốn ngân hàng đầu tư vào tài sản cố định, kinh doanh bất động sản nên không trả được nợ cho ngân hàng. Trong thực tế, hoạt động thẩm định đã xuất hiện nhiều trường hợp khách hàng lập phương án kinh doanh (thực chất là phương án kinh doanh giả, thậm chí nhờ tư vấn lập phương án kinh doanh chỉ để rút được tiền của ngân hàng) có vẻ rất hiệu quả, ký kết hợp đồng kinh tế chứng minh đầu vào, đầu ra rất khả thi, tài sản thế chấp rất cụ thể nhưng đến khi vay được vốn ngân hàng lại không kinh doanh lại cho vay lại hoặc bỏ trốn để chiếm số tiền vay, vật tư hàng hóa thế chấp là hàng chậm luân chuyển, ứ đọng hoặc bất động sản rất khó chuyển thành tiền để thu nợ. Các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau. Tín dụng thương mạingày càng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế. Để cạnh tranh, để thu hút khách hàng. Để tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp thường chấp nhận cho khách hàng thanh toán chậm. Tuy nhiên do nước ta chưa có luật về thương phiếu, việc giải quyết tranh chấp còn nhiều khúc mắc nên nhiều doanh nghiệp đã sử dụng tín dụng thương mại như một phương tiện để chiếm dụng vốn lẫn nhau vì đây là lượng vốn không phải trả hoặc chỉ phải trả với chi phí rất thấp so với lãi suất đi vay cùng loại và các hình thức hoạt động khác. Thậm chí một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên có hành vi lừa đảo, cố tình chiếm dụng vốn của người khác. Chính điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, đến các nguồn thu của khách hàng dành trả nợ qua đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng. Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM thường đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại, chọn ra những khách hàng có thể hay không thể cho vay. Chỉ những khách hàng nào đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng thì mới được xem xét cho vay. Những điều kiện tiêu chuẩn này có thể rất khác nhau tuỳ theo ngân hàng cụ thể, song nhìn chung các ngân hàng đều quan tâm tới một số vấn đề sau: tính hợp lý, hợp pháp của mục đích sử dụng vốn, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tính khả thi của dự án, các biện pháp bảo đảm. Rõ ràng khả năng của doanh nghiệp trong
  • 16. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 16 việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Bởi nếu đa số các khách hàng không thể đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng, có thể do điều kiện đặt ra quá khắt khe, không thực tế hoặc do khả năng của các doanh nghiệp quá thấp, thì ngân hàng không thể mở rộng cho vay trong khi vẫn bảo đảm an toàn tíndụng. 1.2.3.2. Nhântố thuộc phía ngân hàng - Chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư: Ngân hàng thẩm định dự án nhằm rút ra những kết luận chính xác về tính khả thi, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của dự án để ra quyết định cho vay hay từ chốicho vay. Mặt khác, thẩm định dự án là cơ sở để ngân hàng xác định số tiền cho vay, thờigian cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện cho dự án hoạt động có hiệu quả tối ưu. Qua việc thẩm định dự án, cán bộ tín dụng xác định cơ cấu vốn đầu tư của dự án, xác định tỷ trọng của vốn đầu tư từ đó đánh giá mức độ tự chủ về vốn của doanh nghiệp trong phương án đầu tư, vốn bổ sung là bao nhiêu, từ những nguồn nào. Ngân hàng rất chú ý đến cơ cấu vốn của dự án đầu tư vì nó là cơ sở để ngân hàng hạch toán thu hồivốn và lãi, để ngân hàng lựa chọn phương án về thời gian và phương thức thu hồi vốn, lãi phù hợp với hoạt động củadự án. Do đó, công tác thẩm định dự án nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, cẩn thận với chất lượng cao sẽ mang lại các quyết định chính xác, hạn chế được rủi ro đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận cho ngân hàng. Trái lại, nếu chỉ thẩm định một cách qua loa, hình thức, thiếu cẩn thận sẽ dẫn đến sự "lựa chọn đối nghịch", cho vay những dự án khả năng hoàn vốn thấp bởivì những cá nhân và doanh nghiệp với những dự án đầu tư rủi ro cao nhất là những người sẵn sàng vay nhất kể cả với lãi suất cao. Họ sẽ trở nên giàu có nhanh chóng nếu thực hiện thành công một cuộc đầu tư rủi ro cao nhưng đối với ngân hàng khả năng dự án không thành công là rất cao và ngân hàng sẽ không được thanh toán, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu từ hoạt động tín dụng cũng như làm gia tăng các khoản nợ xấu cho ngân hàng. Theo đó, chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng không được đảm bảo. Chính vì vậy trong quá trình hoạt động của các NHTM phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện côngtác thẩm định của mình. - Công tác tổ chức của ngân hàng: Công tác tổ chức không chỉ tác động đến chất lượng tín dụng mà còn tác động đến mọi hoạt động của ngân hàng. Nếu chỉ xét riêng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, thì việc tổ chức thiếu khoa học sẽ tạo sự chồng chéo trong việc phối hợp công việc giữa các bộ phận trong ngân hàng, ảnh
  • 17. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 17 hưởng tới thời gian ra quyết định đối với một món vay. Tổ chức thiếu khoa học cũng có thể tạo ra sự thiếu chặt chẽ giữa các khâu, tính ỷ lại, thiếu trách nhiệm của các cán bộ tín dụng đối với công việc. Vì vậy, công tác tổ chức trong ngân hàng phảiđược hết sức coi trọng. Tổ chức phải đảm bảo đúng người đúng việc, phát huy được khả năng của cán bộ, tạo ra sự nhịp nhàng giữa các khâu. nếu được tổ chức một cách hợp lý, ngân hàng sẽ rút ngắn thời gian thẩm định nhưng vẫn hạn chế tối đa sự thiếu chính xác trong quá trình thẩm định, vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng vừa phục vụ khách hàng tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. - Đội ngũ cán bộ tín dụng: Khả năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ tín dụng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng. Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, coi tiền ngân hàng như thứ "tiền chùa", coi việc cho vay như là một sự ban phát, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, thậm chí tham nhũng, nhận phong bao, quà cáp để rồi cho vay trái pháp luật: cho vay không cần thế chấp, nhận thế chấp không cần kiểm soát... để rồi đến khi vụ việc đổ bể thì để lạicho ngân hàng cả một khoản nợ không thu hồi được ảnh hưởng đến uy tín chất lượng hoạt động của ngân hàng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chân thực của các báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng như:sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp để đivay ở nhiều nơi... từ đó phân tích được khả năng quản lý doanh nghiệp và năng lực thực sự của khách hàng đểquyết định có cho vay hay không. Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, của thị trường... dự đoán trước được những biến động có thể xảy ra từ đó tư vấn cho khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp. Nghiệp vụ hoạt động ngân hàng càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để sử dụng các phương tiện, phương pháp làm việc hiện đại thích ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp và sự hiểu biết rộng chính là cơ sở để nâng cao chất lượng công tác tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. -Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng theo nghĩa rộng. Nhờ có thông tin tín dụng, ngân hàng có thêm cơ sở để đánh giá uy
  • 18. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 18 tín, năng lực thực sự của khách hàng. Thông tin tín dụng càng nhanh càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng tốt. Do số liệu báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa thực hiện chế độ kiểm toán do vậy không phản ánh chính xác tình trạng tài chính của doanh nghiệp khi xét duyệt cho vay thậm chí họ còn cố tình đưa số liệu sai lệch. Những món vay trên thiếu cơ sở thiếu thông tin sẽ gặp rủi ro. Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, từ phòng thông tin tín dụng của các ngân hàng thương mại, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp... Tương lai với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, với sự lớn mạnh trong hoạt động và sự hợp tác mạnh mẽ giữa các ngân hàng thì việc khaithác và xử lý thông tin sẽđem lại kết quả tíchcực đốivới các hoạt động tín dụng củangân hàng. 1.2.3.3 Nhântố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô - Môi trường tự nhiên: Nói chung môi trường tự nhiên không tác động trực tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng mà vai trò của nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mà hoạt động của chúng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp. Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng. - Môi trường kinh tế: Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường này. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo. Đặc biệt, trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế. Những tác động do môi trường kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối với ngân hàng hoặc tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng. - Môi trường pháp lý: Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành luật và trình độ dân trí trong lĩnh vực này.
  • 19. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 19 Pháp luật là bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Không có pháp luật hay pháp luật không phù hợp với những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường thì mọi hoạt động trong nền kinh tế thị trường không thể trôi chảy được. Với vai trò đảm bảo cho việc chuyển nền kinh tế thị trường tự phát, kém tổ chức sang một nền kinh tế thị trường văn minh, pháp luật có một nhiệm vụ hết sức to lớn trong việc tạo ra một môi trường pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận tiện và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giảiquyết mọi tranh chấp, khiếu nại xảy ra. Do đó, yếu tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới mang lại hiệu quả, lợi íchcho cả2 bên và chất lượng tín dụng mới được bảo đảm. 1.2.4. Sựcầnthiết phải nâng cao chấtlượng tín dụng của các NHTM Vì quá chú tâm đến mục tiêu lợi nhuận, các ngân hàng thương mại ở Mỹ đã trở nên mạo hiểm trong việc cho vay, bất chấp những điều kiện tín dụng và khả năng trả nợ của người vay đã trở thành nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của hàng loạt các “cây cổ thụ” trong lĩnh vực tài chinh – ngân hàng ở Mỹ. Từ thực trạng đó vấn đề đặt ra với các NHTM là phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, lấy chất lượng tíndụng làm thước đo sựan toàn trong hoạt động của mình. 1.2.4.1 Đốivớinền kinh tế Khi chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, giải quyết mối quan hệ cung – cầu về vốn. Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế. Khi các khoản vay đến đúng tay người sử dụng, doanh nghiệp vay vốn làm ăn hiệu quả sẽ khuyếch đại nguồn vốn đi vay, tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn, một mặt thúc đẩy tổng cung cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm, mặt khác tạo ra nhiều sản phẩm, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn mới, ai cũng có công ăn việc làm sẽ tiêu dùng nhiều hơn, thúc đẩy tổng cầu của nền kinh tế, tạo ra sự tăng trưởng cần thiết đối với nền kinh tế quốc dân. Mặt khác để nâng cao chất lượng tín dụng, các ngân hàng cũng sẽ xem xét khách hàng theo hướng chọn lọc hơn, do đó sẽ không xảy ra tình trạng cho vay ồ ạt, tràn lan, khả năng của nền kinh tế đến đâu, thì
  • 20. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 20 ngân hàng sẽ đẩy dòng tiền ra bấy nhiêu, thị trường tiền tệ theo đó mà trở nên ổn định hơn, tình trạng lạm phát cũng được kiểm soátmột cách dễdàng hơn. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng Mỹ là các khoản cho vay dưới chuẩn. Từ việc không đảm bảo chất lượng trong hoạt động tín dụng dẫn đến sự mất khả năng chi trả của các ngân hàng. Khi hệ thống tài chính – ngân hàng gặp khó khăn thì toàn bộ hoạt động của nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng sẽ kéo theo hệ quả của nó là sự suy giảm kinh tế. Do đó, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng không chỉ có ý nghĩa với hoạt động của ngân hàng nói riêng mà cònlà điều kiện để đảm bảo cho sựphát triển bền vững của nền kinh tế. 1.2.4.2 ĐốivớiNHTM Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ tín dụng ngân hàng, các thủ tục tín dụng đơn giản, thuận tiên, hiệu quả sẽ tạo điều kiện để mở rộng quan hệ tín dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng cũng có nghĩa là sự đảm bảo thu hồi vốn và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng, giúp ngân hàng hoạch định được kế hoạch nguồn vốn cho vay hiệu quả, tăng khả năng cung cấp dịch vụ do tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng, nâng cao uy tíncủa ngân hàng để có thể thu hút nhiều khách hàng hơn. Nâng cao chất lượng tín dụng tạo thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của ngân hàng bởi nó cho phép ngân hàng giữ được khách hàng và thu hút được các khách hàng khác. Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu, nguồn vốn huy động trở nên đắt đỏ, nếu nâng cao được chất lượng tín dụng, giảm được các khoản nợ quá hạn, đảm bảo thu hồi vốn đúng thời hạn sẽ giúp ngân hàng vừa tiết kiệm được chi phí huy động vốn, vừa đảm bảo nguồn thu từ hoạt động tín dụng và đảm bảo tính thanh khoản cao cho ngân hàng.
  • 21. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 21 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHCT BA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHCT BA ĐÌNH 2.1.1. Sựhình thành và phát triển của chi nhánh NHCT Ba Đình 2.1.1.1 Giớithiệu chung Tên gọi NH : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH BA ĐÌNH . Tên viết tắt : Vietinbank Trụ sở chính : số 126 Phố Đội Cấn - Quận Ba Đình - T.p Hà Nội Điện thoại : 04.3.8452826 Giám đốc chi nhánh : Ô. Nguyễn Long Hải Logo NH : 2.1.1.2 Sựhình thành và phát triển Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình ra đời từ năm 1959. Tên gọilúc được thànhlập : Chiđiểm Ngân hàng Ba Đìnhtrực thuộc Ngân hàng Hà Nội, được đặt tại trụ sở: Đội Cấn – Hà Nội. Nhiệm vụ ban đầu: vừa xây dựng cơ sở vật chất, củng cố tổ chức và hoạt độngNgân hàng (Hoạt độngdướihình thức cung ứng, cấp pháttheo chỉ tiêu – kế hoạch được giao).
  • 22. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 22 Ngày 1-7-1988, thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng ngành Ngân hàng chuyển từ cơ chế quảnlý hành chính, kế hoạch hóa sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp lấy lợi nhuận làm mục tiêu tronghoạt động kinh doanh, các NHTMQD lần lượt ra đời. Trong bốicảnh chuyển đổiđó, Ngân hàng Ba Đìnhcũng đãđược chuyểnđổi thành một chinhánh NHTM quốc doanh với tên gọi là Chi nhánh Ngân hàng Công thương quận Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới giao tiếp, phục vụ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hóacác loại hình kinh doanhdịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sảnphẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Lúc này NHCT Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý NHCT ba cấp (Trung Ương - Thành phố - Quận). Với mô hình quản lý này, trong những năm đầu thành lập từ tháng 7-1988 đến tháng 3-1993 hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một Chi nhánh trên địa bàn Thủ đô, do hoạtđộngkinh doanhphụthuộc vào NHCT Thành phố Hà Nội, cùng với những khó khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng. Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chức quản lý, cũng như từ cơ chế, bắt đầu từ 1- 4-1993, NHCTVN thực hiện thí điểm mô hìnhtổ chức NHCT hai cấp (TW – Quận), xóa bỏ cấp trung gian là NHCT Thành phố Hà Nội, cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ. Do vậy, ngay saukhi nâng cấp quảnlý cùngvới việc đổimới cơ chếhoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình một NHTM đa năng, có đầyđủ năng lực, uy tín đểtham gia cạnh tranh một cáchtíchcực trênthị trường. Nhanh chóngtiếp cận được thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường. Kể từ khi chuyển đổimô hình quảnlý cho đến nay, hoạt động kinh doanh của Chinhánh NHCT khu vực Ba Đìnhkhôngngừng phát triển theo định hướng “ Ổn định – An toàn– Hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạtđộng, cũngnhư về cơ cấu mạng lưới, tổ chức bộ máy. Cho đến nay, bộ máy hoạt độngcủaChi nhánh NHCT Ba Đìnhcó trên 300 cán bộ - nhân viên (Trongđó trên 85% có trìnhđộ Đạihọc và trên Đại học, 10% có trình độ Trung cấp và đang đào tạo Đại học, còn lại là lao động giản đơn) với 12 phòng nghiệp vụ, 1 phònggiao dịch, 12 quỹ tiết kiệm, hoạtđộngtrên mộtđịa bànbao rộng bao gồm các quận : Ba Đình – Hoàn Kiếm – Tây Hồ . Từ năm 1995 đến nay hoạt độngkinh doanhcủaChi nhánh NHCT Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận là một trong những Chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam. Năm 1998 được Thủ Tướng Chính Phủ tặng bằng khen, năm 1999 được Chủtịch nước tặng huân chươnglao độnghạng Ba. Liên tục trong các năm
  • 23. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 23 2000 - 2005 được nhiều cấp khen thưởng : Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng khen, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam tặng Bằng khen, được HĐTĐ – KT Ngành Ngân hàng đề nghị Thủ tướng Chính Phủ tặng Bằng khen. 2.1.2 Cơ cấutổ chức của chinhánh NHCT Ba Đình * Biểu đồ: Bộ máy hoạt động của NHCT Ba Đình Ban Giám Đốc Khối Kinh doanh Khối Dịch vụ Khối quản lý rủi ro Khối hỗ trợ Khối CNTT PGD Tây Hồ Phòng KH DN lớn Phòng DNVVN Phòng KH cá nhân Phòng Quản lí rủi ro Phòng Thông tin Điện toán Phòng Thanh toán XNK Phòng Thẻ Phòng Kế Toán Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Tổng hợp Phòng Tiền Tệ & Kho quỹ
  • 24. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 24 * Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh NHCT Ba Đình Theo Pháp lệnh Ngân hàng và điều lệ hoạt động của NHCT Ba Đình có những chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: - Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức: mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kì phiếu, trái phiếu… - Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế. - Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức Tài chính, Tín dụng và cá nhân trong và ngoài nước như tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giải ngân cho các dự án, thanh toán thẻ Tín dụng, séc du lịch… - Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: chuyển tiền điện tử trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT… - Chi trả kiều hối, mua bán ngoạitệ, chiết khấu, cho vay cầm cố các chứng từ có giá. - Bảo lãnh bằngđồngViệt Nam và ngoạitệ dướinhiều hình thức khác nhau trong và ngoài nước. - Thực hiện các dịch vụ khác. 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình trong 2 năm gầnđây Trong những năm gần đây, kết quả kinh doanh của chi nhánh nhìn chung rất khả quan, liên tục có lãi trong nhiều năm: Bảng 2.1:Kết quả kinh doanh của chi nhánh trong 2 năm 2008, 2009 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 Tổng thu nhập hoạt động 511.500 620.177 Tổng chi phí hoạt động 355.483 428.435 Lợi nhuận trước thuế 156.017 191.742 Lợi nhuận sau thuế 112.332 138.054 (Nguồn: Báocáo thường niên của NHCT Ba Đình) Tổng thu nhập của chi nhánh tăng đều qua các năm. Năm 2009 tổng thu nhập tăng 108.677 triệu đồng trong khi tổng chi phí chỉ tăng 72.952 triệu đồng làm cho lợi nhuận trước thuế đạt được gần 200 tỷ đồng tăng 35.725 triệu đồng, tương ứng tăng
  • 25. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 25 22,90% so với năm 2008 và đạt 100,9% so với kế hoạch đề ra. Năm 2009 đánh dấu sự khởi sắc của ngành ngân hàng nói chung và của chi nhánh NHCT Ba Đình nói riêng. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 của chi nhánh là 138.054 triệu đồng , tăng so với năm 2008 là 25.722 triệu đồng, tương ứng tăng gần 25% . Điều này càng thể hiện quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ trong chi nhánh. Bảng 2.2:Chỉ tiêu về Tổng vốnhuy động và Tổng dư nợ của chi nhánh năm 2008, 2009 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 Tổng vốn huy động 4.493 5.578 Tổng dưnợ 3.201 3.734 (Nguồn: Báocáo KQKD của NHCT Ba Đình) Thành tựu lớn mà chi nhánh đạt được trong năm 2009 đó là sự gia tăng của nguồn vốn huy động trong điều kiện cạnh tranh lãi suất huy động giữa các NHTM diễn ra gay gắt. Tổng vốn huy động trong năm 2009 đạt 5.578 tỷ đồng tăng 1.085 tỷ đồng so với năm 2008, tức là tăng 24,15%. Nguồn vốn huy động tăng mạnh không chỉ do lãi suất huy động của Vietinbank hấp dẫn mà phần lớn là do sự tin tưởng của khách hàng vào Ngân hàng, đặc biệt là chi nhánh NHCT Ba Đình. Với lượng vốn huy động tăng mạnh đã tạo điều kiện rất lớn cho sự gia tăng nguồn vốn cho vay và đảm bảo tính thanh khoản tốt cho chinhánh. Trong khi đó, Tổng dư nợ năm 2009 tăng 533 tỷ đồng so vớinăm 2008, tương ứng với tỷ lệ tăng 16,65%. Tuy tỷ lệ này còn thấp hơn so với tỷ lệ tăng của nguồn vốn huy động nhưng đây cũng là một thành tích đáng khen ngợi của chi nhánh trong năm 2009. 2.1.3.1. Hoạtđộng huy động vốn của chi nhánh Huy động vốn là một hoạt động được chi nhánh rất chú trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, đảm bảo tính thanh khoản và tăng nhanh tàisản có, nâng cao vị thế của Vietinbank trong hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ các tổ chức kinh tế đều được chi nhánh khai thác triệt để.
  • 26. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 26 Bảng 2.3:Tình hình huy động vốn của chi nhánh 2 năm 2008, 2009 Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Nguồn vốn huy động 4.493 5.578 Tỷtrọng (%) 100 100 1.Theo đốitượng khách hàng a, Tiền gửi Dân cư 2.305 2.531 Tỷtrọng (%) 51,30 45,37 b, Tiền gửi các TCKT 2.188 3.047 Tỷtrọng (%) 48,70 54,63 2. Theo loại tiền tệ a ,Tiền gửi VNĐ 3.410 4.190 Tỷtrọng (%) 75,90 75,12 b, Tiền gửi ngoại tệ qui VNĐ 1.082 1.388 Tỷtrọng (%) 24,10 24,88 (Nguồn :Báo cáo KQKD NHCT Ba Đình) Qua bảng trên, ta thấy sự tăng trưởng về vốn huy động của chi nhánh trong năm 2009. Năm 2009, hoạt động hoạt động huy động vốn đạt mức tăng trưởng cao. Tổng nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2009 đạt hơn 5.500 tỷ đồng tăng 24,15% so với năm 2008. Trong đó, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 3.047 tỷ đồng, chiếm 54,63% tổng nguồn vốn, tăng 859 tỷ đồng so với năm 2008 ( tức là tăng
  • 27. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 27 39,26%) ; vốn huy động từ dân cư đạt 2.531 tỷ đồng chiếm 45,37% tổng nguồn vốn, tăng so với năm 2008 là 226 tỷ đồng, tức là tăng khoảng 9,8%. Năm 2008, hoạt động huy động chịu nhiều sức ép từ thị trường thế giới cũng như trong nước, nhưng nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn ở mức cao đạt gần 4.500 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm khoảng 51,30%, từ TCKT chiếm 48,70%. Về cơ cấu theo loại tiền, tiền gửi VNĐ luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động. Năm 2009 so với năm 2008, tỷ trọng các loại tiền gửi thay đổi rất nhỏ, chủ yếu là tăng về số lượng. Năm 2009, tiền gửi VNĐ là 4.190 tỷ đồng, chiếm 75,12% Tổng vốn huy động, tăng 780 tỷ đồng(+22,87%) so với năm 2008, tiền gửi ngoại tệ qui VNĐ tăng 306 tỷ đồng( tương đương tăng 28,2%). 2.1.3.2. Hoạtđộng cho vay Ngân hàng huy động vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh trong đó hoạt động kinh doanh chủ yếu và quan trọng nhất là cho vay nền kinh tế. Đây là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.Vì thế chi nhánh NHCT Ba Đình đã và đang cố gắng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động được, không để ứ đọng vốn. Bảng 2.4:Tình hình cho vay của chi nhánh năm 2008,2009 Đơn vị tính : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 Nguồn vốn huy động 4.493 5.578 Tăng trưởng huyđộng (%) 0 24,15 Dư nợ cho vay 3.201 3.734 Tăng trưởng tín dụng (%) 0 16,65 Hiệu suất sửdụng vốn (%) 71,24 66,94 (Nguồn: báocáo thường niên chi nhánh NHCT Ba Đình) Thực hiện chủ trương ngăn chặn suy giảm kinh tế của chính phủ thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn, chi nhánh đã nghiêm túc triển
  • 28. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 28 khai thực hiện cho vay đúng đối tượng, kiểm tra việc sử dụng vốn vay chặt chẽ , đảm bảo an toàn. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến 31/12/2009 đạt 2.103 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56,3% trong tổng dư nợ ; tổng số tiền lãi đã hỗ trợ là 48 tỷ 905 triệu đồng. Tất cả cac khoản vay đều phát huy hiệu quả kinh tế, thực sự giaups cho doanh nghiêp đứng vững và phát triển. Năm 2009, trong điều kiện môi trường kinh tế, tài chính không thuận lợi, tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoạt động tín dụng của chi nhánh Ba Đình luôn tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo của của NHCT, thân trọng, vững chắc, đảm bảo chất lượng cao và hiệu quả bền vững. Với việc phục vụ tốt các khánh hàng chiến lược, các nghành kinh tế quan trọng nhue: Dầu khí, lương thực, thông tin truyền thông, thương mạ dich vụ, công nghiệp chế biến, xây dựng,giao thông… hoạt động tín dụng của chi nhánh đã góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Với chủ trương đa dạng hóa đối tượng khách hàng, từng bước cải thiện cơ cấu dư nợ, nâng dần tỷ trọng dư nợ cho vay co TSĐB trong tổng dư nợ, bên cạnh việc tích cực tuyên truyền các sản phẩm tín dụng mới như cho vay mua nhà dự án, mua ô tô, cho vay các DNV&N.. Chi nhánh còn phát triển các khách hàng mới là các DN có năng lực tài chính tốt, có tiềm năng phát triển như: Công ty Thông tin di động Mobifone, Công ty CP phát triển đô thị Quốc tế… Qua bảng trên ta có thể thấy dư nợ cho vay của chi nhánh năm 2009 đạt 3.734 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là 16,65%. Đây là một tỷ lệ tăng chưa cao nhưng cũng rất đáng khích lệ. Hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh đạt mức cao trong cả 2 năm, cụ thể, năm 2008 là 71,24%, năm 2009 là 66,94 %.. Mặc dù hoạt động cho vay của chi nhánh luôn tăng trưởng cao nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, nợ quá hạn luôn được duy trì dướimức qui định. 2.1.3.3. Các hoạt động dich vụ của chi nhánh NHCT Ba Đình Trong điều kiện Việt nam đã chính thức gia nhập WTO, việc mở rộng, đa dạng hóa các dịch vụ NH của các NHTM, đặc biệt việc đẩy mạnh phát triển các nghiệp vụ NH Quốc tế là điều tất yếu. Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đã tiếp thị các khách hàng xuất nhập khẩu, triển khai nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, dịch vụ NH bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống như tín dụng, kế toán, nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng. Trải qua nhiều khó khăn trong điều kiện sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, nhiều cơ chế, qui chế cần được thay đổi để phù hợp với tiến tŕnh hội nhập WTO... dịch vụ NH của Chi nhánh NHCT Ba Đ́ ình vẫn phát triển vững vàng, đi vào nề nếp, đạt hiệu quả kinh doanh đúc kết thêm nhiều bài học kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ.
  • 29. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 29 Bảng 2.5: Hoạt động dịch vụ của NHCT Ba Đình năm 2008, 2009 Đơn vị tính: triệu USD Nghiệp vụ Năm 2008 Năm 2009 I. Kinh doanh ngoại tệ 640,972 403 1. Lãi kinh doanh ngoại tệ(tr.đ) 6.830 4.100 II. Thanh toán xuất nhập khẩu 273 267 1. Thanh toán L/C và nhờ thu 159 263 2. Thanh toán chứng từ xuất khẩu 114 4 III.Bảo lãnh ( tỷ đồng) 1.455 1.231 IV. Giải ngân vốn ODA 27,316 45,569 V. Thẻ 1. Phát hành thẻ ATM 18.657 19.534 2. Phát hành thẻ TDQT 89 155 (Nguồn: Báo cáo KQKD NHCT Ba Đình năm 2008, 2009) Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, thị trường ngoại hối năm qua diễn biến rất phức tạp, tỷ giá biến động tăng, việc mua bán ngoại tệ rất khó khăn, ảnh hưởng lớn đến các DN nhập khẩu hàng hóa và nguyên liệu sản xuất. Song, bên cạnh sự hỗ trợ tích cực của NHCT, chi nhánh đã chủ động khai thác thêm nhiều khách hàng có tiềm năng ngoại tệ, chủ động đàm phán với các doanh nghiệp để cân đối nguồn ngoại tệ khi phát sinh các nhu cầu mở L/C. Về kinh doanh ngoại tệ, mặc dù nguồn ngoại tệ mua bán khó khăn, tỷ giá biến động phức tạp nhưng thu lãi kinh doanh ngoại tệ năm 2009 đạt khá
  • 30. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 30 cao 4.100 tr.đồng, tuy so với năm 2008 có giảm khoảng 2.730 tr.đồng( tương ứng với tỷ lệ giảm 40%), các dịch vụ khác vẫn duy trì và phát triển Về thanh toán xuất nhập khẩu, năm 2009 thanh toán L/C nhập, xuất và nhờ thu đến, đi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cả năm, cụ thể chiếm tới 98,5% tổng doanh số, so với năm 2008 tăng 104 triệu USD, tức là tăng khoảng 65%. Đây là điều đáng khích lệ với chi nhánh. Tuy nhiên cũng phải đề cập đến vấn đề thanh toán chuyển tiền ra nước ngoài của chi nhánh, năm 2009, thanh toán chứng từ xuất khẩu chỉ đạt 4 triệu USD, kém xa so với năm 2008. Điều này có thể giái thích với lý do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Được khách hàng tín nhiệm nên số món và giá trị bảo lãnh phát hành tại chi nhánh Ba Đình từ năm 2008 trở lại đây có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm 2009, chi nhánh đã phát hành 1.596 món, trị giá 1.231 tỷ đồng, bằng 84,6% so với năm 2008. Số dư bảo lãnh tính đến 31/12/2009 đạt 1.335 tỷ đồng. Nghiệp vụ giải ngân Dự án vay ODA là một mảng nghiệp vụ mới mang lại nhiều lợi ích cho chi nhánh. Năm 2009 chi nhánh đã phục vụ tốt 8 dự án với số dư bình quân trên tài khoản là 13,4 triệu USD góp phần tạo thêm nguồn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh , số tiền đã phục vụ giải ngân năm 2009 là 45,569 triệu USD, tăng 1,7 lần so với năm 2008. Năm 2008, chi nhánh đã phục vụ tốt 8 dự án với số dư bình quân trên tài khoản là 9 triệu USD. Công tác phát triển các dịch vụ thẻ và các dich vụ Ngân hàng điện tử đã được toàn bộ các phòng, tổ nghiệp vụ triển khai tích cực. Xác định công tác thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử là một mảng nghiệp vụ mang tính chất dịch vụ gia tăng cho khách hàng nên Ban lãnh đạo chi nhánh đã quan tâm, chỉ đạo sát sao nhằm mở rộng và phát triển. Năm 2009, chi nhánh đã phát hành 19.534 thẻ ATM, vượt 63% kế hoạch, so với năm 2008 hơn 877 thẻ (khoảng 4,7%). Tổng số thẻ ATM chi nhánh đang quản lý là 50.179 thẻ, trong đó: Phát hành 7.836 thẻ ATM cho học sinh, sinh viên của 18 trường ĐH- CĐ và khoảng 11.698 thẻ ATM cho các đối tượng khác, đa số là thẻ trả lương của các tổ chức. Về thẻ TDQT ( tín dụng quốc tế ) , năm 2009 chi nhánh đã phát hành 155 thẻ, vượt 11,3% kế hoạch, hơn năm 2008 là 66 thẻ ( + 74%) .Tổng số thẻ TDQT chi nhánh đang quản lý là 404 thẻ.
  • 31. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 31 2.2. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH TRONG THỜIGIAN QUA 2.2.1. Chế độ tín dụng tại chi nhánh NHCT Ba Đình .* Nguyên tắc tín dụng - Sử dụng vốn có mục đích:. Khách phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thoả thuận với ngân hàng, không trái với những quy định của pháp luật, và các quy định khác của ngân hàng cấp trên. Luật pháp quy định phạm vi hoạt động cho các ngân hàng. Bên cạnh đó mỗi ngân hàng có thể có mục đích và phạm vi hoạt động riêng. Mục đích tài trợ được ghi trong hợp đồng tín dụng đảm bảo ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái luật và việc tài trợ đó là phù hợp với cương lĩnh của ngân hàng. Chính vì vậy khách hàng cũng phải cam kết việc sử dụng vốn là đúng mục đích như trong hợp đồng tín dụng quy định. - Quan hệtín dụng thựchiện trên cơ sở thoả thuận giữa 2 bên: Quan hệ tín dụng phải được thực hiện trên cơ sở người cần vốn có nhu cầu đi vay ngân hàng và ngân hàng có khả năng đáp ứng. Ngoài ra nhu cầu của người đi vay và khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng phải nằm trong khuôn khổ mà pháp luật quy định, người đi vay có thể lựa chọn ngân hàng cung cấp vốn, ngân hàng cũng có quyền lựa chọn đối tượng khách hàng để cho vay. Do đó hợp đồng tín dụng phải được thực hiện trên cơ sở thoả thuận giữa người đi vay và người cho vay. - Nguyên tắc có kỳ hạn, hoàn trả vốn gốc và lãi: khách hàngphải cam kết hoàn trả vốn ( gốc ) và lãi với thời gian xác định. Các khoản tín dụng của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản ngân hàng vay mượn. Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi như đã cam kết. Do vậy, ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng
  • 32. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 32 phải thực hiện đúng cam kết này. Đây là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển. - Nguyên tắc có hiệu quả kinh tế xã hội cao: Thực hiện nguyên tắc này có nhiều ý nghĩa và cũng chính để bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc sử dụng vốn có mục đích. Khi các dự án vay trung dài hạn đem lại hiệu quả kinh tế xã hội, cũng chính là việc các dự án đem lại lợi ích cho chính người đi vay. Do đó mục đích vay của họ được thực hiện đúng, dự án mang lại lợi nhuận cho người đi vay. Họ sẽ có khả năng thanh toán vốn gốc, lãi cho ngân hàng và thực hiện các điều kiện trong hợp đồng tín dụng * Quytrình tín dụng đang áp dụng tại chi nhánhNHCT Ba Đình Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của NHTM trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Quy trình sẽ phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận chuyên môn, giúp cho việc phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và hoàn hảo hơn. Quy trình tín dụng là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn liên hoàn, theo một trình tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ gắn bó với nhau. Việc tuân thủ nghiêm túc quy trình tín dụng giúp ngân hàng kiểm soát được hoạt động của các cán bộ, các phòng ban có liên quan trong việc cấp tín dụng, đồng thời đảm bảo việc kiểm tra lẫn nhau giữa các phòng ban, đảm bảo chính xác, trung thực trong tác nghiệp của CBTD… Từđó giúp nâng cao hiệu quả hoạt độngtín dụng. Quy trình nghiệp vụ tín dụng của chi nhánh NHCT Ba Đình Bước 1: Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn Bước 3: Thẩm định hồ sơ của khách hàng Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình Ban TD/Hội đồng TD Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng
  • 33. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 33 Bước 1:Tiếp xúc kháchhàng và hướng dẫn lậphồ sơ: - CBTD giới thiệu với khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng. - Trao đổivới khách hàng để nắm bắt các thông tin liên quan, gồm: + Thông tin về tư cách pháp lý của người vay và những người có liên quan: Họ tên, số điện thoại, số chứng minh thư, địa chỉ… + Các thông tin về lai lịch khách hàng: trình độ học vấn, nghề nghiệp, quá trình công tác, quan hệ gia đình… + Thông tin về nhu cầu và điều kiện vay của khách hàng: nội dung phương án vay vốn, số tiền – thời hạn – lãi suất vay, dựkiến phương án bảo đảm tín dụng… - CBTD đối chiếu nhanh với các quy định của Nhà nước và của Vietinbank để đánh giá xem các điều kiện đó có phùhợp không. - CBTD thông báo cho khách hàng về các điều kiện và thủ tục vay vốn - Hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết Trong các bước công việc trên, CBTD phải nắm vững các quy định của Nhà nước và của Vietinbank liên quan đến việc cho vay để có thể nhận định nhanh chóng và chính xác khả năng cho vay đối với nhu cầu của khách hàng. Điều này đòi hỏi các CBTD phải luôn cập nhật các văn bản quy định của Nhà nước và Vietinbank và áp dụng linh hoạt đối với các điều kiện của từng khách hàng. Bên cạnh đó, việc yêu cầu cung cấp nhiều hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khoản vay cũng khiến cho khách hàng thấy ngại khi đivay vốn ngân hàng. Trong quy trình trên, CBTD chỉ hướng dẫn trực tiếp cho khách hàng về các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho khoản vay chứ không được làm hồ sơ thay khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số CBTD đã phối hợp với khách hàng ngụy tạo hồ sơ đểđủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Bước 2:Tiếp nhận hồ sơ vayvốn CBTD kiểm tra về số lượng và tính hợp lệ của hồ sơ:Căn cứ vào danh mục hồ sơ khách hàng cần cung cấp quy định tại quy chế cho vay của Vietinbank và các quy định khác có liên quan để kiểm tra đối chiếu với hồ sơ thực tế của khách hàng. Nếu nhận thấy chưa đủ về số lượng, tính hợp lệ hoặc không đúng yêu cầu của ngân hàng về nội dung thì yêu cầukhách hàng bổ sung chỉnh sửa hồ sơ.
  • 34. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 34 Thực tế, trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, một số CBTD không thực hiện việc đối chiếu với bản chính dẫn đến việc khách hàng giả mạo giấy tờ mà không được phát hiện sớm, ảnh hưởng đến quá trình thẩm định sau này. Bước 3:Thẩm định hồ sơ vayvốn của khách hàng - Thẩm định vềtưcách và lai lịch khách hàng: + Lịch sửxuất thân, hoàn cảnh, quá trình côngtác của người vay + Nhận xét về sức khỏe, khả năng làm việc, quan hệ giữa các thành viên trong gia đìnhngười vay + Đánh giá về tư cách của bản thân người vay về các phương diện như: trình độ học vấn, chuyên môn, khả năng quản lý; kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan đến việc sử dụng tiền vay; hiểu biết về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức về trách nhiệm của người vay vốn, tính hợp tác với CBTD để hoàn thiện các thủ tục vay vốn; kinh nghiệm đã trải qua trên thương trường, những thành công, thất bại… + Đánh giá về uy tín, dưluận tại nơi côngtác, cưtrú + Các thông tin khác liên quan đến bên vay - Thẩm định về mục đích sử dụng tiền vay, tính khả thicủa phương án vayvốn và khả năng trả nợ của khách hàng + Mục đích vay tiền phải hợp pháp, ngân hàng có thể giám sát được mục đích sửdụng tiền vay + Phương án vay vốn phải có tính khả thi, có hiệu quả về mặt kinh tế hoặc về mặt đờisống + Khách hàng có thể giải trình được các nguồn thu nhập đảm bảo trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng - Thẩm định vềTSBĐ CBTD được trực tiếp định giá TSBĐ trong các trường hợp sau: + TSBĐ là giấy tờ có giá do Chính phủ hoặc VIB hoặc các NHTM khác phát hành + TSBĐ là chiếc xe ô tô hình thành từ vốn vay Các TSBĐ thuộc loại khác thì chuyển hồ sơ TSBĐ đến phòng Thẩm định TSBĐ đểtiến hành định giá. Thông thường việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng được thực hiện trong vòng từ 3 đến 5 ngày tùy theo tính chất của khoản vay. Qua việc thẩm định này, CBTD phải đưa ra kết luận về tư cách khách hàng, tính hợp lý của việc sử dụng tiền
  • 35. Häc ViÖn Tµi ChÝnh Chuyªn §Ò Cuèi Kho¸ SV: Vò Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01 35 vay và khả năng trả nợ theo kế hoạch trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định, một số CBTD chỉ dựa vào kinh nghiệm của mình mà chưa căn cứ trên các điều kiện thực tế nên đã đưa ra những nhận định mang tính chủ quan, không đánh giá đúng khả năng của khách hàng. Điều này dẫn đến những kết luận thiếu chính xác khi quyết định cho vay. Bước 4:Tậphợp hồ sơ trình Bantín dụng/ Hội đồng tín dụng Sau khi tiến hành thẩm định đầy đủ theo các nội dung như trên, CBTD tập hợp hồ sơ thẩm định và lập tờ trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng xét duyệt. Trong bước công việc này, ngoài các thông tin về khách hàng và các nội dung CBTD đã thẩm khách hàng ở trên, CBTD còn phải thực hiện việc chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng. Việc chấm điểm này là bắt buộc đối với các khách hàng có phát sinh khoản vay mới . Bước 5:Hoàn thiện hồ sơ tín dụng - Bộ phận Thẩm định TSBĐ thực hiện các thủ tục cầm cố, thế chấp: + Lập hợp đồng thế chấp/ cầm cố/ bảo lãnh: Trên cơ sở chấp thuận của Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng, cán bộ thẩm định tàisản căn cứ trên hồ sơ tàisản để lập hợp đồng thế chấp/ cầm cố/ bảo lãnh, cán bộ thẩm định tài sản tiến hành nhận bàn giao hồ sơ TSBĐ và hoàn tất thủ tục nhập kho. + Đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký: Việc đăng ký giao dịch bảo đảm hiện do khách hàng thực hiện. Đây cũng là một rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng phối hợp với nhân viên của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm để giả mạo việc đăng ký. + Thông báo cầm cố, thế chấp:Sau khihoàn thành việc ký thế chấp, cầm cố, cán bộ thẩm định tài sản lập văn bản trình Ban Giám đốc ký gửi các cơ quan quản lý, đăng ký sở hữu tài sản. - Lập và trình ký duyệt hồ sơ tín dụng: Sau khi nhận bản chính hợp đồng thế chấp/ cầm cố/ bảo lãnh và các tài liệu liên quan do bộ phận thẩm định TSBĐ chuyển đến, CBTD lập các hồ sơ cần thiết như hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ tiền vay,… trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt. Bước 6:Thực hiện quyết định cấptín dụng - Sau khi hồ sơ tín dụng đã hoàn tất, CBTD thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng phù hợp với quyết định của Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng: Chuyển 01 bản hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến bộ