SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
1
VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM TRONG QUẢN LÝ NỀN KTTT
ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP QUỐC TẾ
MÃ TÀI LIỆU: 80002
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :
luanvantrust.com
2
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công
nhất đều không thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ
của Nhà nước. Nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng dưới tác động bên ngoài
ngày một phức tạp nên sự can thiệp của Nhà nước xuất hiện như một tất yếu
cho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Theo quan điểm của Paul Samuelra - Nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng
để điều hành một nền kinh tế không có cả chỉnh phủ lẫn thị trường cũng như
định vỗ tay bằng một bàn tay. Sự thành côngcủa đổimới kinh tế ở nước ta càng
khẳng định vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là rất cần thiết vì
nó dẫn dắt thị trường phát triển theo hướng tích cực và khắc phục những hạn
chế của nền kinh tế thị trường gây ra đểphát triển nền kinh tế một cách tốtnhất.
Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh
tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội
nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh".
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ
sản xuất tiến bộ phùhợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các
chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bìnhđẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp
luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy độngvà phân bổ có hiệu quả các
3
nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sảnxuất; các nguồn
lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với
cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện
thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh;
sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và
điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực
hiện tiến bộ, côngbằng xã hội trong từng bước, từng chính sáchphát triển. Phát
huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.
4
PHẦN NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ
NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1. Vai trò của Nhà nước
Nhà nước là một thiết chế đặc biệt của xã hội, có vai trò to lớn trong việc duy
trì và phát triển xã hội loài người. Nhân loại đã và đang tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu
nhằm phát huy hơn nữa vai trò to lớn của Nhà nước nhằm hướng tới xây dựng một
Nhà nước ngày càng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của con người. Từ thời cổ đại,
vai trò kinh tế của Nhà nước đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như
chính trị học, triết học, luật học thể hiện qua các quan điểm của các nhà triết học Hy
Lạp, La Mã, Trung Quốc như Aritxtốt, Platôn, Mạnh Tử, Khổng Tử... Khi chủ nghĩa
tư bản phát triển đến giai đoạn cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, nhiều lý
thuyết kinh tế học chính trị đã đi sâu tìm hiểu về cơ chế tác dụng của Nhà nước đối
với nền kinh tế, trong đó tiểu biểu như: A.Smith về nền kinh tế tự do, lý thuyết của
Keynes về nền kinh tế có sự điều tiết của Nhà nước, lý thuyết của A.Samuelson về
nền kinh tế hỗn hợp. Và lịch sửđã chứng minh các nền kinh tế thị trường thành công
đều không phát triển một cách tự phát mà cần có sự can thiệp và hỗ trợ từ phía Nhà
nước. Vì vậy vai trò “bàn tay hữu hình” của Nhà nước ngày càng thể hiện rõ và trở
thành yếu tố không thể thiếu đối với nền kinh tế. Với những quan niệm về vai trò
kinh tế của các Nhà nước trên thế giới có thể thấy việc vận dụng mô hình kinh tế hợp
lý cũng như xác định rõ vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế hiện đại có ý
nghĩa rất quan trọng trong quá trình đổi mới Nhà nước ta, đặc biệt là trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng chính là cơ sở lý luận và thực
tiễn quốc tế cho quá trình nhận thức về chức năng kinh tế của Nhà nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
5
Trong quá trình đổi mới, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước không hề
bị suy giảm mà ngày càng tăng lên. Cần nhận thức rằng, tăng cường vai trò của
Nhà nước trong quản lý kinh tế không có nghĩa là Nhà nước nắm tất cả, can
thiệp vào tất cả mọi hoạt động kinh tế mà Nhà nước phải nắm những lĩnh vực,
những khâu, thực hiện những côngviệc quan trọng nhất mà thị trường và nhân
dân không làm được, biết sử dụng cơ chế thị trường một cách khôn khéo, hiệu
quả để phục vụ cho mục tiêu quản lý của mình, biết phát huy những mặt tích
cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế đó.
Để nhận thức đầy đủ hơn vai trò của Nhà nước Việt Nam hiện nay, cần
thấy rõ Nhà nước có vai trò trên hai phương diện, hai tư cách khác nhau trong
quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Một là, với tư cáchlà bộ máy hành chính, bộ máy kiến tạo, Nhà nước phải
quản lý toàn diện tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội như: văn hóa,
giáo dục, y tế, chính trị, quân sự, đối ngoại..., trong đó quản lý kinh tế là trọng
tâm. Lúc này, Nhà nước sử dụng pháp luật, chính sách, các côngcụ quan trọng
khác để quản lý nền kinh tế. Các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kể
cả doanh nghiệp nhà nước hoạt động bình đẳng trước pháp luật.
Hailà, Nhà nước Việt Nam đại diện cho toàn dân, thực hiện quyền sở hữu
đối với tài sản công như: tài nguyên, đất đai, vùng trời, vùng biển, nguồn lực
dự trữ, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước...
Lúc này, Nhà nước đóng vai trò như chủ sở hữu, chủ đầu tư tham gia hoạt động
trong nền kinh tế thị trường như một chủ thể kinh tế lớn.
Với tư cách là bộ máy hành chính nước bộ máy kiến tạo, nếu Nhà nước
không hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì toàn bộ nền kinh tế thị
trường sẽ không phát triển được, thậm chí còn trở thành yếu tố cản trở sự phát
triển, càng không thể định hướng xã hội chủ nghĩa của nền , kinh tế thị trường.
6
Với tư cách là đại diện cho toàn dân, Nhà nước quản lý một lượng rất lớn
tài sản quốc gia, nếu quản lý không tốt sẽ gây lãng phí, thất thoát lớn, vừa thiệt
hại về kinh tế, vừa làm suygiảm hiệu lực, hiệu quảquảnlý củaNhà nước, nghiêm
trọng hơn nữa là giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
Trong bốicảnh hiện nay, vai trò củaNhà nước trong quản lý kinh tế ờ Việt
Nam hết sức quan trọng và nặng nề, Nhà nước phải liên tục hoàn thiện phương
pháp, công cụ và kỹ thuật điều hành nền kinh tế thị trường đang hình thành lại
đặt trong điều kiện mới của hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đồngthời phải đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh
tế thị trường. Một mô hình kinh tế chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Nhà nước
phải huy động cao nhất mọi nguồn lực trong xã hội, mọi sự sáng tạo trong nhân
dân, trong doanh nghiệp vào phát triển kinh tế -xã hội của đất nước.
1.2. Chức năng của Nhà nước
Chức năng của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường là những
hoạt động tổng quát nhất mà nhà nước phải thực hiện để đạt mục tiêu đã đề ra,
trả lời câu hỏi: Nhà nước phải làm những gì?
Chức năng đó do bảnchấtcủaNhà nước, do yêucầucủa nhiệm vụ chínhtrị,
kinh tế-xãhộivà do tìnhhình kinh tế-xã hội của từng giai đoạn lịch sử quy định.
Chức năng của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường là căn cứ để
xác định các nhiệm vụ cụ thể, là cơ sờ khách quan để xây dựng hệ thống bộ
máy quản lý nhà nước về kinh tế và bố trí cán bộ, công chức quản lý kinh tế
cho phù hợp.
Chức năng cũng là căn cứ để đánh giá, khen thưởng, kỷ luật các tổ chức
và cá nhân cán bộ, côngchức trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh
tế. Chức năng quyết định vị trí, mối quan hệ của mỗi tổ chức và cá nhân cán
bộ, công chức trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế.
7
Nội dung cụ thể các chức năng của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị
trường không cố định mà có sự vận động, phát triển cho phù họp với mục tiêu,
yêu cầu của các giai đoạn. Trong những điều kiện cụ thể, do mục tiêu và những
điều kiện kinh tế - xã hội thay đổithì vai trò và thứ tự ưu tiên của các chức năng
có thể có sự thay đổi nhất định, tuy nhiên tên gọi của các chức năng ít thay đổi.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh
các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế ừong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là:
“Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho cácdoanh
nghiệp cạnh tranh và họp tác để phát triển; bằng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và chính sách kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất của Nhà nước để
định hướng phát triển kinh tế - xã hội, khai thác họp lý các nguồn lực của đất
nước, bảo đảm cân đối vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thu nhập; kiểm tra, kiểm
soát, thanh tra mọi hạot động kinh doanh theo qui định của pháp luật.
TrongVăn kiện Đại hội XI của Đảng đãnêu: “Nhà nước quản lý điều hành
nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên
cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường”.
Đại hội XII của Đảng cũng đã khẳng định: “Nhà nước đóng vai trò định
hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình
đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn
lực củaNhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng
bước,từng chính sách phát triển”.
Có 5 chức năng quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta hiện nay như sau:
(1) Tạo lập môi trường
8
Các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế chỉ có thể hoạt động tốt khi có
môi trường thuận lợi. Bằng quyền lực và sức mạnh kinh tế của mình, Nhà nước
có trách nhiệm chính trong việc xây dựng và bảo đảm môi trường thuận lợi,
bình đẳng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời còn bảo đảm môi
trường phù hợp cho chính cơ chế mới đang hình thành, phát triển và phát huy
tác dụng. Có nhiều loại môi trường, trong đó bao gồm các môi trường chính
như:
Một là, xây dựng môi trường chínhtrị ổn định, thật sự phát huy các nguồn
lực và sức sáng tạo của nhân dân, của các doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống
pháp luật ổnđịnh, thuận lợi, phù hợp với sựphát triển củanền kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế, thực thi pháp luật phải nghiêm minh, xây dựng môi trường
văn hóa pháp luật cho mọi công dân, mọi tổ chức...
Hai là, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế vận động
và phát triển thuận lợi. Hệ thống kết cấu hạ tầng có ý nghĩa sống còn với nền
kinh tế, bao gồm nhiều loại như: hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt,
đường không, sân bay, bến cảng, điện;nước, kết cấu hạ tầng văn hóa, xã hội,
kết cấu hạ tầng thông tin...
Ba là, xâydựngmôitrườngvănhóaxãhộiphùhọp vớinềnkinh tếthịtrường,
xã hội ngày càng tôn trọng và tôn vinh nghề kinh doanh và người kinh doanh.
Bốn là, bảo đảm môi trường an ninh trật tự, kỷ luật, kỷ cương, mọi cánhân
và tổ chức đều phải tuân thủ pháp luật. Nhà nước phải bảo vệ những doanh
nghiệp và doanh nhân hoạt động đúng luật pháp.
Năm là, xây dựng và hoàn thiện môi trường thông tin. Nhà nước phải là
trung tâm cung cấp thông tin tin cậy nhất cho các doanh nghiệp một cách
thường xuyên, kịp thòi và chính xác...
9
Tấtcảnhững môitrường, điều kiện cầnthiết khôngthể thiếu được khôngchỉ
cho hoạt độngkinh tế mà còncho sựphát triển toàn diện của một quốc gia cả về
kinh tế, văn hóa, xã hội. Khi có các điều kiện, môi trường thuận lợi thì các nhà
kinh doanhmới có thể yên tâm bỏ vốn đầu tư và phát triển kinh doanhthuận lợi,
ổn đinh, đồngthời quá trình đó tiếp tục bồiđắp, pháttriển môi trường ngày càng
cao hơn, phát triển xã hội ngày càng toàn diện và văn minh hơn.
Nóicáchkhác, nhànước có chứcnăngtạo racác dịchvụcôngvềmôitrường
chínhtrị, pháp lý, an ninh, thủ tục quảnlý, điều kiện kinh doanh, thôngtin, antoàn
xã hội... Trongcơ chếthị trường, muốn có một môitrường sản xuất - kinh doanh
ổn định, tiến bộ, cần phải có bàn tay của Nhà nước từ việc ban hành và bảo đảm
thi hành pháp luật đến bảo đảmcác điều kiện và nguyên tắc cơ bảnnhư quyền sở
hữu, quyền tựdo kinh doanh, xửlý tranh chấp theo pháp luật, bảo đảmmộtxã hội
phát triển lành mạnh, có văn hóa.
(2) Định hướng, hướng dẫn
Trongnền kinh tế thị trường có sựquảnlý của Nhà nước định hướng xã hội
chủ nghĩa, nhà kinh doanhvà các tổ chức kinh tế được tự chủ kinh doanhnhưng
không thể nắm được hết tình hình và xu hướng vận động của thị trường, do đó
thường chạy theo thị trường một cách bị động, dễ gây ra thua lỗ, thất bại và đổ
vỡ, gây thiệt hại chungcho nền kinh tế. Hơn nữa, Nhà nước cònphảiđịnh hướng
nền kinh tế phát triển theo quỹ đạo và mục tiêu kinh tế - xã hội đãđược Đảng và
Nhà nước định ra cho mỗi giai đoạn. Do đó, Nhà nước có chức năng định hướng
phát triển kinh tế và hướng dẫn các nhà kinh doanh, các tổ chức kinh tế hoạt
động hướng đích theo các mục tiêu chung của đất nước. Nhà nước định hướng
và hướng dẫnbằng các côngcụnhưchiến lược, quyhoạch, chínhsách, kếhoạch,
thông tin và các nguồn lực của Nhà nước.
10
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để thực hiện
chức năngđịnh hướng, hướng dẫn, Nhà nước khôngcanthiệp thô bạo bằngmệnh
lệnh hành chính vào nền kinh tế thị trường mà chủ yếu sử dụng cách thức và
phương pháp tác động gián tiếp, theo các nguyên tắc của thị trường. Cách thức
tác động gián tiếp của các chủ thê kinh tê, vừa thực hiện mục tiêu chung.
(3) Tổ chức
Nhà nước phải sắp xếp, tổ chức lại các ngành, các lĩnh vực, các vùng kinh
tế quan trọng, trong đó có sắp xếp, củng cố lại các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước, các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức các khu công nghiệp, khu chế xuất,
các đặc khu hành chính – kinh tế... Đây là những công việc nhằm tạo cơ cấu
kinh tế họp lý.
Nhà nước phải bảo đảm các cân đốilớn của nền kinh tế thị trường như cân
đốitổng cung - tổng cầu, cân đối xuất khẩu - nhập khẩu, cân đối thu - chi ngân
sách... bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô của nền kinh tế thị trường.
Nhà nước phải bảo hộ và bảo vệ cho các chủ thể kinh doanh đúng pháp
luật, canthiệp vào nền kinh tế thị trường khi có những biến động lớn như khủng
hoảng, suy thoái kinh tế...
Nhà nước có trách nhiệm tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan quản lý của nhà
nước về kinh tế từ Trung ương đến cơ sở, đổimới thể chế và thủ tục hành chính,
đào tạo và đào tạo lại, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước và
quản lý doanh nghiệp nhà nước, thiết lập mối quan hệ kinh tế vói các nước và
các tổ chức quốc tế...
(4). Điều tiết
Trong khi điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
Nhà nước vừa phải tuân thủ và vận dụng các quyluật khách quan củathị trường,
11
phát huy mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực của thị trường, vừa điều tiết sự
hoạt động của thị trường theo định hướng của Nhà nước, đảm bảo cho kinh tế
phát triển ổn định, công bằng và có hiệu quả. Để điều tiết, Nhà nước phải sử
dụng hệ thống các công cụ, bao gồm cả các công cụ mang tính hành chính và
kinh tế. Các công cụ phổ biến thường được sử dụng là thuế, tín dụng… Phạm
vi, mức độ sửdụng các công cụđể điều tiết phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, lĩnh
vực cụ thể…
(5). Kiểm tra và xử lý vi phạm
Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soátvà xử lý vi phạm nhằm
thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế, phát hiện và ngăn ngừa các
hiện tượng vi phạm pháp luật, sai phạm chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và
lợi íchcủa nhân dân, góp phần tăng trường kinh tế và từng bước thực hiện công
bằng xã hội.
Kiểm tra, kiểm soátluônlà hoạtđộngquanhọng củaNhà nước, ở Việt Nam
trong điều kiện nền kinh tế thị trường mới phát triển, thậm chí cònsơ khai, tình
trạng rối loạn, tự phát, vô tổ chức và các hiện tượng tiêu cực còn khá phổ biến,
có nơi, có lúc rất ưầm trọng và phức tạp, càng cần phải đề cao chức năng của
Nhà nước kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với các chủ thể kinh tế tham
gia thị trường, đồng thời cũng kiểm ừa, kiểm soát, xử lý vi phạm của chính các
cơ quan và cán bộ, công chức quản lý kinh tế của Nhà nước.
Hiện nay, các chức năng của Nhà nước phải thể hiện và bảo đảm thật sự
là Nhà nước kiến tạo, Nhà nước phục vụ doanh nghiệp, phục vụ nhân dân, Nhà
nước phải khích lệ, hỗ trợ, bảo hộ và bảo vệ cho các chủ thể kinh tế, cho nhân
dân kinh doanh đúng pháp luật.
12
II. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG THỜI GIAN QUA
Qua gần 30 năm đổi mới, nước ta đã dần chuyển từ nền kinh tế kế hoạch
hoá, tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Vai trò, chức năng quản lý của nhà nước có những bước chuyển biến lớn
trong điều kiện kinh tế thị trường, thể hiện ở những điểm sau:
2.1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế thị
trường
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tư cách một nhiệm
vụ chiến lược quan trọng trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước. Việc xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa
với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm xây dựng một
chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để
xây dựng được một chế độ xã hội có tính mục tiêu như vậy thì côngcụ, phương
tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh.
2.2. Các nguồn lực do Nhà nước quản lý được phân bổ theo chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp cơ chế thị trường
Chính phủ có thể thông qua hệ thống luật pháp và thông qua sự lựa chọn
của mình để tác động đến sản xuất. Đồng thời, thông qua thuế và các khoản
chuyển nhượng để tác động đến khâu phân phối, từ đó tác động đến việc phân
bổ các nguồn lực của nền kinh tế. Kinh nghiệm của Việt Nam trong những năm
qua cho thấy để phân bổ nguồn vốn hiệu quả thì khâu đột phá là giải quyết mối
13
quan hệ Nhà nước và thị trường. Cho dù sự phân bổ các nguồn lực thuộc về
Nhà nước thì cũng phải tôn trọng các nguyên tắc của thị trường.
Với chủ trương phát triển đồng bộ và vững chắc thị trường tài chính, Nhà
nước đã sử dụng nhiều biện pháp tăng cường quản lý thị trường vốn, đảm bảo
thị trường này vận hành thống suốt, côngkhai và hiệu quả; nâng cao tính thanh
khoản và tạo được những thay đổicăn bản về thể chế, cấu trúc thị trường đểtạo
dựng nền tảng tài chính vững mạnh, đảm đương được vai trò phân bổ nguồn
lực xã hội hiệu quả, đồngthời đảm bảo ổnđịnh tài chínhđểphát triển bềnvững.
2.3. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể
chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch
Vai trò và chức năng kinh tế của nhà nước là hướng tới mục tiêu chung,
làm cho dân giàu, nước mạnh, tăng trưởng ổn định và công bằng xã hội. Sự
định hướng nền kinh tế của nhà nước được thực hiện thông qua việc nhà
nước xây dựng quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Mặt khác, nhà nước tạo môi trường pháp
lý thuận lợi như: hệ thống luật pháp đồng bộ, phù hợp với luật pháp và thông
lệ quốc tế; hệ thống các văn bản hướng dẫn, các định chế, các chính sách phát
triển kinh tế …để các chủ thể kinh tế giảm thiểu rủi ro, tranh chấp. Nhà nước
đã xây dựng hệ thống pháp lý để chống lại gian lận bao gồm: hệ thống có liên
quan tới những quyền sở hữu, những điều luật về phá sản và khả năng thanh
toán, hệ thống tài chính với ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương
mại để giữ cho việc cung cấp tiền mặt được thực hiện một cách nghiêm ngặt
Đồng thời, Nhà nước sử dụng công cụ chiến lược, kế hoạch, luật pháp và
chính sách làm căn cứ cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát, đánh giá đốivới nền
kinh tế để điều tiết các hành vi ứng xử của các chủ thể trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
14
2.4. Nhà nước sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, cơ
chế, chính sáchđể định hướng, điều tiết nền kinh tế, thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, bên
cạnh sự phát triển tất yếu của xã hội xuất hiện sự phân hoá giàu nghèo ngày
càng tăng. Do vậy, nhà nước cần phải có những biện pháp phân phối lại của cải
xã hội nhằm hạn chế sự phân hoá này, làm lành mạnh xã hội. Nhà nước thực
hiện phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng, thực hiện tăng trưởng
kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội.
Điều này thể hiện rõ rệt nhất tính định hướng xã hội của nền kinh tế thị trường
ở nước ta.
Về vấn đề thu nhập, Nhà nước sử dụng hai biện pháp là: Điều tiết tăng thu
nhập được thực hiện thông qua trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách
mạng; chính sáchđốivới người già, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người tàn
tật; điều tiết giảm thu nhập được thực hiện thông qua côngcụ thuế: như thuế thu
nhập cá nhân; thuế thu nhập doanh nghiệp; mặt hàng xa xỉ, cao cấp việc tăng
thuế sẽ góp phần phân phối lại một bộ phận thu nhập trong xã hội.
Về vấn đề an sinh xã hội, Nhà nước có vai trò quyết định trong việc nâng
cao phúc lợi công cộng, xoá đói, giảm nghèo. Các vấn đề như việc làm, sức
khoẻ, bảo hiểm y tế, lương hưu, trợ cấp khó khăn… luôn là những vấn đề rất
cần đến sự quan tâm của Nhà nước.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VAI TRÒ, CHỨC
NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY
3.1. Hoàn thiện việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế
15
Thứ nhất, tiếp tục đổimới và hoàn thiện công tác phân tích, đánh giá, dự
báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, cần khắc phục nhược điểm trong công tác xây dựng chiến lược
phát triển kinh tế xã hội đó là ôm đồm quá nhiều mục tiêu, theo đó tập trung
cho những mục tiêu hiệu quả và phát triển bền vững.
Thứba, đổimới và hoàn thiện côngtác kế hoạch, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội theo hướng nâng cao chất lượng quy hoạchbằng cáchnâng
vị trí pháp lý của văn bản banhành quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội
lên tương đương với kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 10 năm cầnlược bỏ sựtrùng lặp các nộidung được xác định
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, thay vào đó là định hướng
cho việc quy hoạchtổng thể kinh tế - xã hội các vùng, các ngành có vai trò chiến
lược, có căncứ khoa học, có tầm nhìn dàihạn, được côngkhai hóa và thu hút sự
đóng góp ý kiến của đông đảo nhân dân.
- Đổi mới cách thức thông qua và phê duyệt kế hoạch, đồng thời tăng
cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Cần có kế hoạchtổng thể cho vực kinh tế nhà nước theo hướng tập trung
đầu tư cho các doanh nghiệp hoạt động công ích, phát triển mạnh các lĩnh vực
hạ tầng cơ sở; giữ các vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế; giải quyết
những vướng mắc trong việc thực thi những chínhsách cổ phần hóa, giao, bán,
khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
3.2. Hoàn thiện việc xây dựng pháp luật và các công cụ quản lý vĩ mô
của nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường
Thứ nhất, đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế cần tiến
hành cải cách đồng bộ trong cả hoạt động xây dựng, ban hành cũng như thực
16
thi pháp luật trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và nhu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế.
- Khẩn trương xây dựng một hệ thống pháp luật kinh tế đầy đủ và phù hợp
với luật pháp và thông lệ quốc tế. Cần sớm ban hành những văn bản dưới luật
đảm bảo thực thi nhanh và đúng đắn các Luật cạnh tranh và kiểm soát độc
quyền, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư... Xây dựng mặt bằng luật pháp cho các
loại hình doanh nghiệp, theo đó tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
đều bị điều chỉnh bởi một luật chung không để quy định tản mạn như hiện nay
là: Luật doanh nghiệp chung thay thế các Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật
hợp tác xã...,Luật đầu tư chung thay cho Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến
khích đầu tư trong nước...;Xúc tiến xây dựng và ban hành Luật thuế chống bán
phá giá, Luật kinh doanh bất động sản, Luật chống đầu cơ, Luật chi ngân sách
nhà nước, Luật về quy hoạch, kế hoạch...
- Tiến hành có hiệu quả việc rà soát lại toàn bộ hệ thống pháp luật và văn
bản hiện hành để kịp thời phát hiện và sửa đổi những chồng chéo, bổ sung
những văn bản còn thiếu, chưa phù hợp, đặc biệt là chưa phù hợp với luật pháp
và thông lệ quốc tế, trước mắt là các nguyên tắc của WTO.
- Chủ động nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các mô hình, hình thức
pháp lý cho các loại thị trường, các giao dịch kinh tế.
- Tiến hành hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp
kinh tế, tranh chấp lao động, giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Thứ hai là tiến hành đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính:
- Tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của các công cụ tài chính đối với nền
kinh tế, trong đó đặc biệt là công cụ thuế, ngân sách, tín dụng... Nhà nước tạo
sự bìnhđẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp được ưu đãi, miễn, giảm thuế, cải
cách chính sách thuế theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện công khai
17
minh bạch; coi trọng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý trong việc sử
dụng và phân bổ các nguồn vốn, nhất là ngân sách nhà nước.
- Đối với chính sách tiền tệ, ngân hàng Nhà nước cần theo dõi sát việc
thực hiện các văn bản, thể lệ, chế độ đã ban hành, phát hiện sớm những vướng
mắc để sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tiễn.
- Đối với chính sách thương mại, nhà nước cần xác định các cân đối lớn
như tổng cung - tổng cầu, tiền - hàng, xuất khẩu - nhập khẩu; nghiên cứu và dự
đoán tốt những biến động của thị trường trong và ngoài nước để định hướng và
điều tiết các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp.
3.3. Hoànthiệnviệc xâydựng hệ thống hạ tầng hỗ trợ cho nền kinh tế
Trên cơ sở bổ sung hoàn chỉnhquy hoạch, Nhà nước cần tiến hành ưu tiên
ngân sách và các nguồn lực khác để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ kết cấu
hạ tầng của từng vùng và trên phạm vi cả nước; khuyến khích và tạo điều kiện
cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tham gia phát triển vào lĩnh vực này, chú trọng các công trình quan trọng,
thiết yếu và khắc phục tình trạng đầu tư giàn trải, lãng phí, kém chất lượng. Bên
cạnh đó, Nhà nước cần ưu tiên phát triển hạ tầng thị trường, đó là: hệ thống
giao thông, thông tin liên lạc, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, giao dịch, hệ
thống bến bãi, kho hàng và các dịch vụ khác như điện, nước, trường học, y tế...
3.4. Hoàn thiện việc xây dựng bộ máy nhà nước phục vụ quản lý hiệu
quả nền kinh tế thị trường
- Cần sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy nhà nước để tăng cường quản lý kinh
tế trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Bộ máy nhà nước cần có sự thay
đổi căn bản theo hướng tách bạch và phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các
cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cải cách tòa án phải hướng đến việc
18
giải quyết được mọi tranh chấp xuất hiện trong đời sống, trong nền kinh tế thị
trường với sự phức tạp và đa dạng của các mối quan hệ xã hội.
- Cùng với quá trình hoàn thiện các cơ quan bảo vệ pháp luật, cần tiến
hành đổi mới chất lượng hoạt động của các tổ chức giúp đỡ pháp lý như văn
phòng luật sư, công chứng, các trung tâm tư vấn và dịch vụ pháp lý...
- Cần tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận
tiện, tạo ra môi trường cho các quan hệ kinh tế diễn ra một cách dễ dàng, tạo
điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- Tăng cườngvề trình độ, nănglực, phẩm chất, đạo đức củađộingũ cán bộ,
côngchức trongnền kinh tế thị trường; thực hiện chế độ tuyển chọncánbộ, công
chức một cách dân chủ, công khai, tránh hình thức và đảm bảo chất lượng.
3.5. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế,
đẩy mạnh ứng dụng thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Triển khai và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương khóa XII về thực hiện có tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế, giữ vững ổn định chínhtrị - xã hội trong bốicảnh nước ta tham gia các
hiệp đinh thương mại tự do thế hệ mới.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật và các thiết chế, cơ chế
liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế. Xây dựng và hoàn
thiện cơ chế phối họp điều hành giữa các bộ, ngành, địa phương trong thực thi
các cam kết hội nhập và tiếp cận thị trường. Đổi mới công tác xúc tiến thương
mại và đầu tư, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường,
nhất là thị trường xuất khẩu. Nâng cao năng lực phòng ngừa, giải quyết tranh
chấp thương mại, đầu tư quốc tế.
19
Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong họp
tác kinh tế quốc tế, không để lệ thuộc vào một số ít thị trường. Nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia, tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước. Xây dựng
và thực hiện các cơ chế phù họp với thông lệ quốc tế để phản ứng nhanh nhạy
trước các diễn biến bất lợi trên thị trường thế giới, bảo vệ lợi íchquốc gia - dân
tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Thực hiện các biện pháp cụ thể đẩy
mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, côngnghệ, tranh thủ đitắt, đónđầu, tận dụng
những cơ hội của cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ 4 trong tất cả các ngành,
các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó chú trọng phát ừiển các ngành công
nghiệp chế biến, công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao...
3.6. Hoàn thiện và tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết; kịp thời phát
hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề lớn, quan trọng, phức tạp về kinh tế
- xã hội của đất nước. Tăng cường sự phối họp và kiểm soát quyền lực giữa cơ
quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
Đẩy mạnh cải cáchtư pháp, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của các
thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, trọng tâm là các
hoạt động hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án nhân dân các cấp, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.
Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về kinh tế. Tăng cường tính độc
lập của hệ thống tư pháp các cấp trong xét xử, thi hành án dân sự, kinh tế. Bảo
đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản
xuất, kinh doanh.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội - nghề nghiệp vào việc giám
sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
20
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Mở rộng thu thập ý kiến đánh giá từ
doanh nghiệp và người dân đốivới quá trình triển khai thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia vào
các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, thúc đẩy các hình
thức liên kết doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thâm
nhập, phát triển thị trường.
3.7. Hoàn thiệc việc đổi mới quản trị nhà nước, xây dựng Nhà nước
kiến tạo
Đổi mới phương thức quản trị nhà nước; thực hiện đúng đắn và đầy đủ
chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Điều hành nền kinh tế
không chỉ bảo đảm mục tiêu ngắn hạn mà cònhướng tới thực hiện các mục tiêu
trung và dài hạn. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo, nhất là dự báo chiến
lược. Đổi mới căn bản và toàn diện công tác xây dựng và thực hiện các quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công và tài chính công thực
sự theo cơ chế thị trường, khắc phục tình trạng “xin - cho”, chủ quan, duy ý
chí.
Nghiên cứu, rà soát, đổi mới việc xây dựng, ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật. Nâng cao chất luợng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm
tính minh bạch, tính nhất quán, ổn định và dự đoán được của pháp luật.
Cơ cấu lại bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Hoàn
thiện thể chế về chính quyền địa phuơng và quan hệ giữa Chính phủ với chính
quyền địa phuơng. Đổi mới tiêu chí và cách thức đánh giá kết quả hoạt động
của chính quyền các cấp phù hợp với thể chế kinh tế thị truờng định huớng xã
hội chủ nghĩa. Hoàn thiện quy định về phân cấp; bổ sung quy định rõ nhiệm
21
vụ, quyền hạn của các cơ quan Trung uơng và địa phuơng về phát triển kinh tế
- xã hội.
Kiên quyết đẩy lùi tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Ở nuớc ta
đang trong thời kỳ đổi mới, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp chưa
hoàn toàn bị xóa bỏ, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ra đời chưa
đồng bộ là điều kiện tốt cho tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí phát triển, vừa
cản trở sự phát triển của đất nước, vừa làm mất uy tín và làm suy yếu hiệu lực
quản lý của Nhà nước. Đấu tranh xóa bỏ quan liêu, tham nhũng phải gắn liền
với hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước và xây dựng độingũ cán bộ, côngchức
quản lý nhà nước về kinh tế. Đây là nhiệm vụ vừa cơ bản, lâu dài, vừa là nhiệm
vụ to lớn, rất cấp bách trước mắt của toàn Đảng, toàn dân ta. Văn kiện Đại hội
XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đồng thời là nhiệm vụ khó khăn,
phức tạp, lâu dài”.
22
IV. LIÊN HỆ VẬN DỤNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG, ĐƠN VỊ
Quận 8 là quận nội thị của thành phố, với lợi thế cửa ngõ phía Nam của
thành phố, sự phát triển các khu vực quận – huyện lân cận, nhất là khu đô thị
Nam Sài Gòn đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của quận. Đảng bộ quận
chủ trương tập trung khai thác các nguồn lực đểđầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng
giao thông, hạ tầng kỹ thuật làm nền tảng thu hút các nguồn đầu tư phát triển
kinh tế theo hướng đẩy mạnh thưong mại – dịch vụ, từng bước hình thành
“thương hiệu” đậm nét riêng có của Quận 8: “trên bến dưới thuyền” mang tính
hiện đại. Kinh tế theo hướng dịch vụ, thương mại – công nghiệp sạch, gắn với
xây dựng và thực hiện quy hoạch dân cư, quy hoạch phát triển mạng lưới trung
tâm thương mại - siêu thị - chợ, chỉnh trang đô thị, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, đã đưa quận 8 từng bước định hình là một trong những trung tâm
thương mại dịch vụ lớn của thành phố Hồ Chí Minh, giúp quận 8 đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước.
Quận luôn chú ý tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích, thu hút các
doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư lâu dài tại Quận 8; định kỳ tổ chức
tiếp xúc, thăm hỏi, đối thoại giữa lãnh đạo Quận và doanh nghiệp, hộ kinh
doanh để lắng nghe và kịp thời hỗ trợ giải quyết khó khăn; tổ chức kết nối để
doanh nghiệp, hộ kinh doanh được tiếp cận vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng và
các hình thực huy động vốn khác cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ.
Tổ chức rà soát, sắp xếp, xử lý, khai thác sử dụng nhà đất thuộc sở hữu Nhà
nước; tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam “ thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế phát triển
hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn góp phần ổn định thị trường.
23
Tuy nhiên, vẫn cóntồn tại một số hạn chế cần khắc phục, cụ thể như kinh
tế tăng trưởng chậm và thiếu vững chắc, sức cạnh tranh chưa cao, chưa tương
xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm;
hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm, chưa
tương xứng với tiềm năng. Thu ngân sách Nhà nước đạt thấp so với yêu cầu,
nợ đọng thuế còn cao, thu cân đối ngân sách tuy có tăng nhưng không đạt dự
toán.
Vì vậy, đểthực hiện hiệu quả vai trò, chức năng của Nhà nước trong việc
quản lý và phát triển kinhn tế tại địa phương cần tập trung một số nội dung sau:
1. Tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về nhiệm vụ phát
triển kinh tế đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế “Dịch vụ - thương mại -
công nghiệp sạch”, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; xây dựng đồngbộ
kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo thúc đẩy kinh tế Quận 8 phát triển bền
vững.
2. Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, hộ kinh
doanh, khai thác tốt nhất tiềm năng và lợi thế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
tăng cường công tác quản lý thu thuế, chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, kiểm
tra giá cảthị trường, chống buônlậu, gian lận thương mại; tạo tiền đề phát triển
nguồn thu ổn định, vững chắc cho ngân sách nhà nước.
3. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ và củng cố hoạt động các hợp tác
xã; tăng cường nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tích
cực hỗ trợ doanh nghiệp ổn định và phát triển mở rộng quy mô sản xuất.
4. Thực hiện các công trình trọng điểm để tạo điều kiện phát triển kinh tế
- xã hội và đảm bảo chỉ tiêu thu ngân sách, như: hoàn chỉnh hệ thống dịch vụ
24
cảng sông Phú Định, Trung tâm thương mại Bình Điền; cơ bản chuyển đổicụm
công nghiệp Bình Đăng thành trung tâm thương mại, dịch vụ và khu dân cư;
hình thành trên 5 trung tâm thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận; hoàn thành
các công trình giao thông quan trọng.
5. Nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ công chức trên
các lĩnh vực được phấn công, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động nhân dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia thực hiện nhiệm vụ, giải
pháp phát triển kinh tế trên địa bàn Quận./.
25
PHẦN KẾT LUẬN
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ XII, thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện và được
chứng minh tính đúng đắn trên thực tế khi đã giúp đất nước ta thoát khỏi thời
kỳ khó khăn về kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng có lúc thuộc nhóm cao nhất thế
giới. Từ nước nghèo, thu nhập thấp, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu
nhập trung bình, hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổimới của nền kinh tế Việt Nam để đạt tốc độ
tăng trưởng nhanh, bền vững, Đảng và Nhà nước đang nghiên cứu, xem xét
những vấn đề đặt ra để hoàn thiện hơn thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong đó, vai trò kiến tạo của Nhà nước, vai trò của
doanh nghiệp nhà nước, vai trò của kinh tế tư nhân được nhìn nhận sẽ là những
trụ cột để tạo nên sức mạnh kinh tế cho quốc gia. Nhận diện và chấn chỉnh các
biểu hiện chệch hướng trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng là vấn đề thường xuyên, không thể xem nhẹ.
Vai trò và chức năng của Nhà nước chính là những hoạt động cơ bản của
Nhà nước thể hiện vai trò, sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực
kinh tế. Nội dung vai trò, chức năng kinh tế của Nhà nước hiện nay đã chứng
tỏ xu hướng chuyển đổi vai trò, chức năng kinh tế của Nhà nước từ cơ chế kế
hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, mà biểu hiện của sự chuyển đổi ấy
là cơ chế quản lý trực tiếp đã được thay thế bởi chế độ quản lý gián tiếp vĩ mô
của Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế thông qua hệ thống pháp luật, các
công cụ quản lý vĩ mô và hoạt động của bộ máy nhà nước đảm bảo hiệu lực,
hiệu quả kinh tế - xã hội.
Nhằm hoàn thiện vai trò, chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay cần tiếp tục đổi mới
26
tư duy nhận thức về vai trò, chức năng kinh tế của Nhà nước; đổi mới quản lý
nhà nước trong việc quy hoạch, kế hoạch, định hướng chiến lược phát triển;
hoàn thiện hệ thống pháp luật và các côngcụ, chính sáchquản lý vĩ mô, tổ chức
bộ máy nhà nước, cũng như đảm bảo bình đẳng xã hội và phát triển bền vững.
Đồng thời tiếp tục nghiên cứu thực tiễn, tổng kết lý luận, học tập kinh nghiệm
về thực hiện chức năng kinh tế của các nước một cách hợp lý. Với mục tiêu
phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản Việt Nam trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại thì việc hoàn thiện vai trò, chức năng kinh tế của Nhà nước
hiện nay là yếu tố có ý nghĩa quyết định. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về
vai trò, chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam đã trình bày sẽ góp phần vào quá trình nhận thức và
hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp
quyền của dân, do dân, vì dân theo đường lối cách mạng của Đảng cộng sản
Việt Nam./.
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980, 1992),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình Lý luận
chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Lý luận chính trị.
8. Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình cao cấp
lý luận chính trị, môn Quản lý kinh tế, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội.
9. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Nxb Từ điển, Hà Nội
10. Từ điển Tiếng Việt (2000), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
 
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
 
Đề tài: Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
Đề tài: Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Ia Grai, tỉnh Gia LaiĐề tài: Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
Đề tài: Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
 
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAY
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAYĐề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAY
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAY
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án nhân dân
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án nhân dânLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án nhân dân
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án nhân dân
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOTLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
 
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAYĐề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
 
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOTLuận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
 
Luận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án, HOT
Luận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án, HOTLuận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án, HOT
Luận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng lao động giúp việc gia đình theo pháp luật
Luận văn: Hợp đồng lao động giúp việc gia đình theo pháp luậtLuận văn: Hợp đồng lao động giúp việc gia đình theo pháp luật
Luận văn: Hợp đồng lao động giúp việc gia đình theo pháp luật
 
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAYLuận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
 
Pháp chế trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Pháp chế trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luậtPháp chế trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Pháp chế trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
 
Tham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sư
Tham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sưTham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sư
Tham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sư
 
Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự c...
Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự c...Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự c...
Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự c...
 
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà NguyễnLuận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
 
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
 
Nhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docx
Nhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docxNhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docx
Nhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docx
 

Similar to Tiểu luận Vai trò và chức năng của nhà nước việt nam trong quản lý nền kttt định hướng xhcn trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Cat Love
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Cat Love
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vcoi Vit
 

Similar to Tiểu luận Vai trò và chức năng của nhà nước việt nam trong quản lý nền kttt định hướng xhcn trong bối cảnh hội nhập quốc tế (20)

Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
 
Luận Văn Kinh Tế Chính Trị - Vai Trò Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Việc ...
Luận Văn Kinh Tế Chính Trị - Vai Trò Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Việc ...Luận Văn Kinh Tế Chính Trị - Vai Trò Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Việc ...
Luận Văn Kinh Tế Chính Trị - Vai Trò Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Việc ...
 
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
 
Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...
Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...
Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...
 
Chuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.pptChuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.ppt
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
 
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
5. CHƯƠNG 5.pptx
5. CHƯƠNG 5.pptx5. CHƯƠNG 5.pptx
5. CHƯƠNG 5.pptx
 
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
 
Cau 1+2+3
Cau 1+2+3Cau 1+2+3
Cau 1+2+3
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
 
Luận Văn Một Vài Kiến Nghị Xung Quanh Vấn Đề Đảm Bảo Cho Kinh Tế Nhà Nước Giữ...
Luận Văn Một Vài Kiến Nghị Xung Quanh Vấn Đề Đảm Bảo Cho Kinh Tế Nhà Nước Giữ...Luận Văn Một Vài Kiến Nghị Xung Quanh Vấn Đề Đảm Bảo Cho Kinh Tế Nhà Nước Giữ...
Luận Văn Một Vài Kiến Nghị Xung Quanh Vấn Đề Đảm Bảo Cho Kinh Tế Nhà Nước Giữ...
 

More from luanvantrust

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 

Tiểu luận Vai trò và chức năng của nhà nước việt nam trong quản lý nền kttt định hướng xhcn trong bối cảnh hội nhập quốc tế

  • 1. 1 VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG QUẢN LÝ NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ MÃ TÀI LIỆU: 80002 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao : luanvantrust.com
  • 2. 2 PHẦN MỞ ĐẦU Trong lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất đều không thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước. Nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng dưới tác động bên ngoài ngày một phức tạp nên sự can thiệp của Nhà nước xuất hiện như một tất yếu cho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm của Paul Samuelra - Nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng để điều hành một nền kinh tế không có cả chỉnh phủ lẫn thị trường cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay. Sự thành côngcủa đổimới kinh tế ở nước ta càng khẳng định vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là rất cần thiết vì nó dẫn dắt thị trường phát triển theo hướng tích cực và khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường gây ra đểphát triển nền kinh tế một cách tốtnhất. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phùhợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bìnhđẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy độngvà phân bổ có hiệu quả các
  • 3. 3 nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sảnxuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, côngbằng xã hội trong từng bước, từng chính sáchphát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.
  • 4. 4 PHẦN NỘI DUNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1. Vai trò của Nhà nước Nhà nước là một thiết chế đặc biệt của xã hội, có vai trò to lớn trong việc duy trì và phát triển xã hội loài người. Nhân loại đã và đang tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu nhằm phát huy hơn nữa vai trò to lớn của Nhà nước nhằm hướng tới xây dựng một Nhà nước ngày càng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của con người. Từ thời cổ đại, vai trò kinh tế của Nhà nước đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như chính trị học, triết học, luật học thể hiện qua các quan điểm của các nhà triết học Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc như Aritxtốt, Platôn, Mạnh Tử, Khổng Tử... Khi chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, nhiều lý thuyết kinh tế học chính trị đã đi sâu tìm hiểu về cơ chế tác dụng của Nhà nước đối với nền kinh tế, trong đó tiểu biểu như: A.Smith về nền kinh tế tự do, lý thuyết của Keynes về nền kinh tế có sự điều tiết của Nhà nước, lý thuyết của A.Samuelson về nền kinh tế hỗn hợp. Và lịch sửđã chứng minh các nền kinh tế thị trường thành công đều không phát triển một cách tự phát mà cần có sự can thiệp và hỗ trợ từ phía Nhà nước. Vì vậy vai trò “bàn tay hữu hình” của Nhà nước ngày càng thể hiện rõ và trở thành yếu tố không thể thiếu đối với nền kinh tế. Với những quan niệm về vai trò kinh tế của các Nhà nước trên thế giới có thể thấy việc vận dụng mô hình kinh tế hợp lý cũng như xác định rõ vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế hiện đại có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đổi mới Nhà nước ta, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng chính là cơ sở lý luận và thực tiễn quốc tế cho quá trình nhận thức về chức năng kinh tế của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • 5. 5 Trong quá trình đổi mới, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước không hề bị suy giảm mà ngày càng tăng lên. Cần nhận thức rằng, tăng cường vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế không có nghĩa là Nhà nước nắm tất cả, can thiệp vào tất cả mọi hoạt động kinh tế mà Nhà nước phải nắm những lĩnh vực, những khâu, thực hiện những côngviệc quan trọng nhất mà thị trường và nhân dân không làm được, biết sử dụng cơ chế thị trường một cách khôn khéo, hiệu quả để phục vụ cho mục tiêu quản lý của mình, biết phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế đó. Để nhận thức đầy đủ hơn vai trò của Nhà nước Việt Nam hiện nay, cần thấy rõ Nhà nước có vai trò trên hai phương diện, hai tư cách khác nhau trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một là, với tư cáchlà bộ máy hành chính, bộ máy kiến tạo, Nhà nước phải quản lý toàn diện tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội như: văn hóa, giáo dục, y tế, chính trị, quân sự, đối ngoại..., trong đó quản lý kinh tế là trọng tâm. Lúc này, Nhà nước sử dụng pháp luật, chính sách, các côngcụ quan trọng khác để quản lý nền kinh tế. Các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kể cả doanh nghiệp nhà nước hoạt động bình đẳng trước pháp luật. Hailà, Nhà nước Việt Nam đại diện cho toàn dân, thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản công như: tài nguyên, đất đai, vùng trời, vùng biển, nguồn lực dự trữ, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước... Lúc này, Nhà nước đóng vai trò như chủ sở hữu, chủ đầu tư tham gia hoạt động trong nền kinh tế thị trường như một chủ thể kinh tế lớn. Với tư cách là bộ máy hành chính nước bộ máy kiến tạo, nếu Nhà nước không hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì toàn bộ nền kinh tế thị trường sẽ không phát triển được, thậm chí còn trở thành yếu tố cản trở sự phát triển, càng không thể định hướng xã hội chủ nghĩa của nền , kinh tế thị trường.
  • 6. 6 Với tư cách là đại diện cho toàn dân, Nhà nước quản lý một lượng rất lớn tài sản quốc gia, nếu quản lý không tốt sẽ gây lãng phí, thất thoát lớn, vừa thiệt hại về kinh tế, vừa làm suygiảm hiệu lực, hiệu quảquảnlý củaNhà nước, nghiêm trọng hơn nữa là giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Trong bốicảnh hiện nay, vai trò củaNhà nước trong quản lý kinh tế ờ Việt Nam hết sức quan trọng và nặng nề, Nhà nước phải liên tục hoàn thiện phương pháp, công cụ và kỹ thuật điều hành nền kinh tế thị trường đang hình thành lại đặt trong điều kiện mới của hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồngthời phải đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Một mô hình kinh tế chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Nhà nước phải huy động cao nhất mọi nguồn lực trong xã hội, mọi sự sáng tạo trong nhân dân, trong doanh nghiệp vào phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. 1.2. Chức năng của Nhà nước Chức năng của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường là những hoạt động tổng quát nhất mà nhà nước phải thực hiện để đạt mục tiêu đã đề ra, trả lời câu hỏi: Nhà nước phải làm những gì? Chức năng đó do bảnchấtcủaNhà nước, do yêucầucủa nhiệm vụ chínhtrị, kinh tế-xãhộivà do tìnhhình kinh tế-xã hội của từng giai đoạn lịch sử quy định. Chức năng của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường là căn cứ để xác định các nhiệm vụ cụ thể, là cơ sờ khách quan để xây dựng hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế và bố trí cán bộ, công chức quản lý kinh tế cho phù hợp. Chức năng cũng là căn cứ để đánh giá, khen thưởng, kỷ luật các tổ chức và cá nhân cán bộ, côngchức trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. Chức năng quyết định vị trí, mối quan hệ của mỗi tổ chức và cá nhân cán bộ, công chức trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế.
  • 7. 7 Nội dung cụ thể các chức năng của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường không cố định mà có sự vận động, phát triển cho phù họp với mục tiêu, yêu cầu của các giai đoạn. Trong những điều kiện cụ thể, do mục tiêu và những điều kiện kinh tế - xã hội thay đổithì vai trò và thứ tự ưu tiên của các chức năng có thể có sự thay đổi nhất định, tuy nhiên tên gọi của các chức năng ít thay đổi. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế ừong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là: “Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho cácdoanh nghiệp cạnh tranh và họp tác để phát triển; bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất của Nhà nước để định hướng phát triển kinh tế - xã hội, khai thác họp lý các nguồn lực của đất nước, bảo đảm cân đối vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thu nhập; kiểm tra, kiểm soát, thanh tra mọi hạot động kinh doanh theo qui định của pháp luật. TrongVăn kiện Đại hội XI của Đảng đãnêu: “Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường”. Đại hội XII của Đảng cũng đã khẳng định: “Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực củaNhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước,từng chính sách phát triển”. Có 5 chức năng quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta hiện nay như sau: (1) Tạo lập môi trường
  • 8. 8 Các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế chỉ có thể hoạt động tốt khi có môi trường thuận lợi. Bằng quyền lực và sức mạnh kinh tế của mình, Nhà nước có trách nhiệm chính trong việc xây dựng và bảo đảm môi trường thuận lợi, bình đẳng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời còn bảo đảm môi trường phù hợp cho chính cơ chế mới đang hình thành, phát triển và phát huy tác dụng. Có nhiều loại môi trường, trong đó bao gồm các môi trường chính như: Một là, xây dựng môi trường chínhtrị ổn định, thật sự phát huy các nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân, của các doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống pháp luật ổnđịnh, thuận lợi, phù hợp với sựphát triển củanền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, thực thi pháp luật phải nghiêm minh, xây dựng môi trường văn hóa pháp luật cho mọi công dân, mọi tổ chức... Hai là, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế vận động và phát triển thuận lợi. Hệ thống kết cấu hạ tầng có ý nghĩa sống còn với nền kinh tế, bao gồm nhiều loại như: hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, sân bay, bến cảng, điện;nước, kết cấu hạ tầng văn hóa, xã hội, kết cấu hạ tầng thông tin... Ba là, xâydựngmôitrườngvănhóaxãhộiphùhọp vớinềnkinh tếthịtrường, xã hội ngày càng tôn trọng và tôn vinh nghề kinh doanh và người kinh doanh. Bốn là, bảo đảm môi trường an ninh trật tự, kỷ luật, kỷ cương, mọi cánhân và tổ chức đều phải tuân thủ pháp luật. Nhà nước phải bảo vệ những doanh nghiệp và doanh nhân hoạt động đúng luật pháp. Năm là, xây dựng và hoàn thiện môi trường thông tin. Nhà nước phải là trung tâm cung cấp thông tin tin cậy nhất cho các doanh nghiệp một cách thường xuyên, kịp thòi và chính xác...
  • 9. 9 Tấtcảnhững môitrường, điều kiện cầnthiết khôngthể thiếu được khôngchỉ cho hoạt độngkinh tế mà còncho sựphát triển toàn diện của một quốc gia cả về kinh tế, văn hóa, xã hội. Khi có các điều kiện, môi trường thuận lợi thì các nhà kinh doanhmới có thể yên tâm bỏ vốn đầu tư và phát triển kinh doanhthuận lợi, ổn đinh, đồngthời quá trình đó tiếp tục bồiđắp, pháttriển môi trường ngày càng cao hơn, phát triển xã hội ngày càng toàn diện và văn minh hơn. Nóicáchkhác, nhànước có chứcnăngtạo racác dịchvụcôngvềmôitrường chínhtrị, pháp lý, an ninh, thủ tục quảnlý, điều kiện kinh doanh, thôngtin, antoàn xã hội... Trongcơ chếthị trường, muốn có một môitrường sản xuất - kinh doanh ổn định, tiến bộ, cần phải có bàn tay của Nhà nước từ việc ban hành và bảo đảm thi hành pháp luật đến bảo đảmcác điều kiện và nguyên tắc cơ bảnnhư quyền sở hữu, quyền tựdo kinh doanh, xửlý tranh chấp theo pháp luật, bảo đảmmộtxã hội phát triển lành mạnh, có văn hóa. (2) Định hướng, hướng dẫn Trongnền kinh tế thị trường có sựquảnlý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà kinh doanhvà các tổ chức kinh tế được tự chủ kinh doanhnhưng không thể nắm được hết tình hình và xu hướng vận động của thị trường, do đó thường chạy theo thị trường một cách bị động, dễ gây ra thua lỗ, thất bại và đổ vỡ, gây thiệt hại chungcho nền kinh tế. Hơn nữa, Nhà nước cònphảiđịnh hướng nền kinh tế phát triển theo quỹ đạo và mục tiêu kinh tế - xã hội đãđược Đảng và Nhà nước định ra cho mỗi giai đoạn. Do đó, Nhà nước có chức năng định hướng phát triển kinh tế và hướng dẫn các nhà kinh doanh, các tổ chức kinh tế hoạt động hướng đích theo các mục tiêu chung của đất nước. Nhà nước định hướng và hướng dẫnbằng các côngcụnhưchiến lược, quyhoạch, chínhsách, kếhoạch, thông tin và các nguồn lực của Nhà nước.
  • 10. 10 Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để thực hiện chức năngđịnh hướng, hướng dẫn, Nhà nước khôngcanthiệp thô bạo bằngmệnh lệnh hành chính vào nền kinh tế thị trường mà chủ yếu sử dụng cách thức và phương pháp tác động gián tiếp, theo các nguyên tắc của thị trường. Cách thức tác động gián tiếp của các chủ thê kinh tê, vừa thực hiện mục tiêu chung. (3) Tổ chức Nhà nước phải sắp xếp, tổ chức lại các ngành, các lĩnh vực, các vùng kinh tế quan trọng, trong đó có sắp xếp, củng cố lại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức các khu công nghiệp, khu chế xuất, các đặc khu hành chính – kinh tế... Đây là những công việc nhằm tạo cơ cấu kinh tế họp lý. Nhà nước phải bảo đảm các cân đốilớn của nền kinh tế thị trường như cân đốitổng cung - tổng cầu, cân đối xuất khẩu - nhập khẩu, cân đối thu - chi ngân sách... bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô của nền kinh tế thị trường. Nhà nước phải bảo hộ và bảo vệ cho các chủ thể kinh doanh đúng pháp luật, canthiệp vào nền kinh tế thị trường khi có những biến động lớn như khủng hoảng, suy thoái kinh tế... Nhà nước có trách nhiệm tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan quản lý của nhà nước về kinh tế từ Trung ương đến cơ sở, đổimới thể chế và thủ tục hành chính, đào tạo và đào tạo lại, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp nhà nước, thiết lập mối quan hệ kinh tế vói các nước và các tổ chức quốc tế... (4). Điều tiết Trong khi điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước vừa phải tuân thủ và vận dụng các quyluật khách quan củathị trường,
  • 11. 11 phát huy mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực của thị trường, vừa điều tiết sự hoạt động của thị trường theo định hướng của Nhà nước, đảm bảo cho kinh tế phát triển ổn định, công bằng và có hiệu quả. Để điều tiết, Nhà nước phải sử dụng hệ thống các công cụ, bao gồm cả các công cụ mang tính hành chính và kinh tế. Các công cụ phổ biến thường được sử dụng là thuế, tín dụng… Phạm vi, mức độ sửdụng các công cụđể điều tiết phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, lĩnh vực cụ thể… (5). Kiểm tra và xử lý vi phạm Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soátvà xử lý vi phạm nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, sai phạm chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi íchcủa nhân dân, góp phần tăng trường kinh tế và từng bước thực hiện công bằng xã hội. Kiểm tra, kiểm soátluônlà hoạtđộngquanhọng củaNhà nước, ở Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường mới phát triển, thậm chí cònsơ khai, tình trạng rối loạn, tự phát, vô tổ chức và các hiện tượng tiêu cực còn khá phổ biến, có nơi, có lúc rất ưầm trọng và phức tạp, càng cần phải đề cao chức năng của Nhà nước kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với các chủ thể kinh tế tham gia thị trường, đồng thời cũng kiểm ừa, kiểm soát, xử lý vi phạm của chính các cơ quan và cán bộ, công chức quản lý kinh tế của Nhà nước. Hiện nay, các chức năng của Nhà nước phải thể hiện và bảo đảm thật sự là Nhà nước kiến tạo, Nhà nước phục vụ doanh nghiệp, phục vụ nhân dân, Nhà nước phải khích lệ, hỗ trợ, bảo hộ và bảo vệ cho các chủ thể kinh tế, cho nhân dân kinh doanh đúng pháp luật.
  • 12. 12 II. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI GIAN QUA Qua gần 30 năm đổi mới, nước ta đã dần chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò, chức năng quản lý của nhà nước có những bước chuyển biến lớn trong điều kiện kinh tế thị trường, thể hiện ở những điểm sau: 2.1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế thị trường Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tư cách một nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm xây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để xây dựng được một chế độ xã hội có tính mục tiêu như vậy thì côngcụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 2.2. Các nguồn lực do Nhà nước quản lý được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp cơ chế thị trường Chính phủ có thể thông qua hệ thống luật pháp và thông qua sự lựa chọn của mình để tác động đến sản xuất. Đồng thời, thông qua thuế và các khoản chuyển nhượng để tác động đến khâu phân phối, từ đó tác động đến việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế. Kinh nghiệm của Việt Nam trong những năm qua cho thấy để phân bổ nguồn vốn hiệu quả thì khâu đột phá là giải quyết mối
  • 13. 13 quan hệ Nhà nước và thị trường. Cho dù sự phân bổ các nguồn lực thuộc về Nhà nước thì cũng phải tôn trọng các nguyên tắc của thị trường. Với chủ trương phát triển đồng bộ và vững chắc thị trường tài chính, Nhà nước đã sử dụng nhiều biện pháp tăng cường quản lý thị trường vốn, đảm bảo thị trường này vận hành thống suốt, côngkhai và hiệu quả; nâng cao tính thanh khoản và tạo được những thay đổicăn bản về thể chế, cấu trúc thị trường đểtạo dựng nền tảng tài chính vững mạnh, đảm đương được vai trò phân bổ nguồn lực xã hội hiệu quả, đồngthời đảm bảo ổnđịnh tài chínhđểphát triển bềnvững. 2.3. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch Vai trò và chức năng kinh tế của nhà nước là hướng tới mục tiêu chung, làm cho dân giàu, nước mạnh, tăng trưởng ổn định và công bằng xã hội. Sự định hướng nền kinh tế của nhà nước được thực hiện thông qua việc nhà nước xây dựng quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Mặt khác, nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi như: hệ thống luật pháp đồng bộ, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế; hệ thống các văn bản hướng dẫn, các định chế, các chính sách phát triển kinh tế …để các chủ thể kinh tế giảm thiểu rủi ro, tranh chấp. Nhà nước đã xây dựng hệ thống pháp lý để chống lại gian lận bao gồm: hệ thống có liên quan tới những quyền sở hữu, những điều luật về phá sản và khả năng thanh toán, hệ thống tài chính với ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại để giữ cho việc cung cấp tiền mặt được thực hiện một cách nghiêm ngặt Đồng thời, Nhà nước sử dụng công cụ chiến lược, kế hoạch, luật pháp và chính sách làm căn cứ cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát, đánh giá đốivới nền kinh tế để điều tiết các hành vi ứng xử của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • 14. 14 2.4. Nhà nước sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, cơ chế, chính sáchđể định hướng, điều tiết nền kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, bên cạnh sự phát triển tất yếu của xã hội xuất hiện sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng. Do vậy, nhà nước cần phải có những biện pháp phân phối lại của cải xã hội nhằm hạn chế sự phân hoá này, làm lành mạnh xã hội. Nhà nước thực hiện phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội. Điều này thể hiện rõ rệt nhất tính định hướng xã hội của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Về vấn đề thu nhập, Nhà nước sử dụng hai biện pháp là: Điều tiết tăng thu nhập được thực hiện thông qua trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; chính sáchđốivới người già, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật; điều tiết giảm thu nhập được thực hiện thông qua côngcụ thuế: như thuế thu nhập cá nhân; thuế thu nhập doanh nghiệp; mặt hàng xa xỉ, cao cấp việc tăng thuế sẽ góp phần phân phối lại một bộ phận thu nhập trong xã hội. Về vấn đề an sinh xã hội, Nhà nước có vai trò quyết định trong việc nâng cao phúc lợi công cộng, xoá đói, giảm nghèo. Các vấn đề như việc làm, sức khoẻ, bảo hiểm y tế, lương hưu, trợ cấp khó khăn… luôn là những vấn đề rất cần đến sự quan tâm của Nhà nước. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY 3.1. Hoàn thiện việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
  • 15. 15 Thứ nhất, tiếp tục đổimới và hoàn thiện công tác phân tích, đánh giá, dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, cần khắc phục nhược điểm trong công tác xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đó là ôm đồm quá nhiều mục tiêu, theo đó tập trung cho những mục tiêu hiệu quả và phát triển bền vững. Thứba, đổimới và hoàn thiện côngtác kế hoạch, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nâng cao chất lượng quy hoạchbằng cáchnâng vị trí pháp lý của văn bản banhành quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội lên tương đương với kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 10 năm cầnlược bỏ sựtrùng lặp các nộidung được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, thay vào đó là định hướng cho việc quy hoạchtổng thể kinh tế - xã hội các vùng, các ngành có vai trò chiến lược, có căncứ khoa học, có tầm nhìn dàihạn, được côngkhai hóa và thu hút sự đóng góp ý kiến của đông đảo nhân dân. - Đổi mới cách thức thông qua và phê duyệt kế hoạch, đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện kế hoạch. - Cần có kế hoạchtổng thể cho vực kinh tế nhà nước theo hướng tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp hoạt động công ích, phát triển mạnh các lĩnh vực hạ tầng cơ sở; giữ các vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế; giải quyết những vướng mắc trong việc thực thi những chínhsách cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. 3.2. Hoàn thiện việc xây dựng pháp luật và các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường Thứ nhất, đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế cần tiến hành cải cách đồng bộ trong cả hoạt động xây dựng, ban hành cũng như thực
  • 16. 16 thi pháp luật trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. - Khẩn trương xây dựng một hệ thống pháp luật kinh tế đầy đủ và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Cần sớm ban hành những văn bản dưới luật đảm bảo thực thi nhanh và đúng đắn các Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư... Xây dựng mặt bằng luật pháp cho các loại hình doanh nghiệp, theo đó tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều bị điều chỉnh bởi một luật chung không để quy định tản mạn như hiện nay là: Luật doanh nghiệp chung thay thế các Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật hợp tác xã...,Luật đầu tư chung thay cho Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước...;Xúc tiến xây dựng và ban hành Luật thuế chống bán phá giá, Luật kinh doanh bất động sản, Luật chống đầu cơ, Luật chi ngân sách nhà nước, Luật về quy hoạch, kế hoạch... - Tiến hành có hiệu quả việc rà soát lại toàn bộ hệ thống pháp luật và văn bản hiện hành để kịp thời phát hiện và sửa đổi những chồng chéo, bổ sung những văn bản còn thiếu, chưa phù hợp, đặc biệt là chưa phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, trước mắt là các nguyên tắc của WTO. - Chủ động nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các mô hình, hình thức pháp lý cho các loại thị trường, các giao dịch kinh tế. - Tiến hành hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế, tranh chấp lao động, giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Thứ hai là tiến hành đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính: - Tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của các công cụ tài chính đối với nền kinh tế, trong đó đặc biệt là công cụ thuế, ngân sách, tín dụng... Nhà nước tạo sự bìnhđẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp được ưu đãi, miễn, giảm thuế, cải cách chính sách thuế theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện công khai
  • 17. 17 minh bạch; coi trọng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý trong việc sử dụng và phân bổ các nguồn vốn, nhất là ngân sách nhà nước. - Đối với chính sách tiền tệ, ngân hàng Nhà nước cần theo dõi sát việc thực hiện các văn bản, thể lệ, chế độ đã ban hành, phát hiện sớm những vướng mắc để sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tiễn. - Đối với chính sách thương mại, nhà nước cần xác định các cân đối lớn như tổng cung - tổng cầu, tiền - hàng, xuất khẩu - nhập khẩu; nghiên cứu và dự đoán tốt những biến động của thị trường trong và ngoài nước để định hướng và điều tiết các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp. 3.3. Hoànthiệnviệc xâydựng hệ thống hạ tầng hỗ trợ cho nền kinh tế Trên cơ sở bổ sung hoàn chỉnhquy hoạch, Nhà nước cần tiến hành ưu tiên ngân sách và các nguồn lực khác để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng của từng vùng và trên phạm vi cả nước; khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia phát triển vào lĩnh vực này, chú trọng các công trình quan trọng, thiết yếu và khắc phục tình trạng đầu tư giàn trải, lãng phí, kém chất lượng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần ưu tiên phát triển hạ tầng thị trường, đó là: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, giao dịch, hệ thống bến bãi, kho hàng và các dịch vụ khác như điện, nước, trường học, y tế... 3.4. Hoàn thiện việc xây dựng bộ máy nhà nước phục vụ quản lý hiệu quả nền kinh tế thị trường - Cần sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy nhà nước để tăng cường quản lý kinh tế trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Bộ máy nhà nước cần có sự thay đổi căn bản theo hướng tách bạch và phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cải cách tòa án phải hướng đến việc
  • 18. 18 giải quyết được mọi tranh chấp xuất hiện trong đời sống, trong nền kinh tế thị trường với sự phức tạp và đa dạng của các mối quan hệ xã hội. - Cùng với quá trình hoàn thiện các cơ quan bảo vệ pháp luật, cần tiến hành đổi mới chất lượng hoạt động của các tổ chức giúp đỡ pháp lý như văn phòng luật sư, công chứng, các trung tâm tư vấn và dịch vụ pháp lý... - Cần tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận tiện, tạo ra môi trường cho các quan hệ kinh tế diễn ra một cách dễ dàng, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. - Tăng cườngvề trình độ, nănglực, phẩm chất, đạo đức củađộingũ cán bộ, côngchức trongnền kinh tế thị trường; thực hiện chế độ tuyển chọncánbộ, công chức một cách dân chủ, công khai, tránh hình thức và đảm bảo chất lượng. 3.5. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Triển khai và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về thực hiện có tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chínhtrị - xã hội trong bốicảnh nước ta tham gia các hiệp đinh thương mại tự do thế hệ mới. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật và các thiết chế, cơ chế liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối họp điều hành giữa các bộ, ngành, địa phương trong thực thi các cam kết hội nhập và tiếp cận thị trường. Đổi mới công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Nâng cao năng lực phòng ngừa, giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế.
  • 19. 19 Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong họp tác kinh tế quốc tế, không để lệ thuộc vào một số ít thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước. Xây dựng và thực hiện các cơ chế phù họp với thông lệ quốc tế để phản ứng nhanh nhạy trước các diễn biến bất lợi trên thị trường thế giới, bảo vệ lợi íchquốc gia - dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Thực hiện các biện pháp cụ thể đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, côngnghệ, tranh thủ đitắt, đónđầu, tận dụng những cơ hội của cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ 4 trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó chú trọng phát ừiển các ngành công nghiệp chế biến, công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao... 3.6. Hoàn thiện và tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết; kịp thời phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề lớn, quan trọng, phức tạp về kinh tế - xã hội của đất nước. Tăng cường sự phối họp và kiểm soát quyền lực giữa cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Đẩy mạnh cải cáchtư pháp, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, trọng tâm là các hoạt động hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án nhân dân các cấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp. Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về kinh tế. Tăng cường tính độc lập của hệ thống tư pháp các cấp trong xét xử, thi hành án dân sự, kinh tế. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội - nghề nghiệp vào việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
  • 20. 20 Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Mở rộng thu thập ý kiến đánh giá từ doanh nghiệp và người dân đốivới quá trình triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia vào các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, thúc đẩy các hình thức liên kết doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập, phát triển thị trường. 3.7. Hoàn thiệc việc đổi mới quản trị nhà nước, xây dựng Nhà nước kiến tạo Đổi mới phương thức quản trị nhà nước; thực hiện đúng đắn và đầy đủ chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Điều hành nền kinh tế không chỉ bảo đảm mục tiêu ngắn hạn mà cònhướng tới thực hiện các mục tiêu trung và dài hạn. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo, nhất là dự báo chiến lược. Đổi mới căn bản và toàn diện công tác xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công và tài chính công thực sự theo cơ chế thị trường, khắc phục tình trạng “xin - cho”, chủ quan, duy ý chí. Nghiên cứu, rà soát, đổi mới việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Nâng cao chất luợng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính minh bạch, tính nhất quán, ổn định và dự đoán được của pháp luật. Cơ cấu lại bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Hoàn thiện thể chế về chính quyền địa phuơng và quan hệ giữa Chính phủ với chính quyền địa phuơng. Đổi mới tiêu chí và cách thức đánh giá kết quả hoạt động của chính quyền các cấp phù hợp với thể chế kinh tế thị truờng định huớng xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện quy định về phân cấp; bổ sung quy định rõ nhiệm
  • 21. 21 vụ, quyền hạn của các cơ quan Trung uơng và địa phuơng về phát triển kinh tế - xã hội. Kiên quyết đẩy lùi tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Ở nuớc ta đang trong thời kỳ đổi mới, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp chưa hoàn toàn bị xóa bỏ, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ra đời chưa đồng bộ là điều kiện tốt cho tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí phát triển, vừa cản trở sự phát triển của đất nước, vừa làm mất uy tín và làm suy yếu hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đấu tranh xóa bỏ quan liêu, tham nhũng phải gắn liền với hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước và xây dựng độingũ cán bộ, côngchức quản lý nhà nước về kinh tế. Đây là nhiệm vụ vừa cơ bản, lâu dài, vừa là nhiệm vụ to lớn, rất cấp bách trước mắt của toàn Đảng, toàn dân ta. Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài”.
  • 22. 22 IV. LIÊN HỆ VẬN DỤNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG, ĐƠN VỊ Quận 8 là quận nội thị của thành phố, với lợi thế cửa ngõ phía Nam của thành phố, sự phát triển các khu vực quận – huyện lân cận, nhất là khu đô thị Nam Sài Gòn đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của quận. Đảng bộ quận chủ trương tập trung khai thác các nguồn lực đểđầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật làm nền tảng thu hút các nguồn đầu tư phát triển kinh tế theo hướng đẩy mạnh thưong mại – dịch vụ, từng bước hình thành “thương hiệu” đậm nét riêng có của Quận 8: “trên bến dưới thuyền” mang tính hiện đại. Kinh tế theo hướng dịch vụ, thương mại – công nghiệp sạch, gắn với xây dựng và thực hiện quy hoạch dân cư, quy hoạch phát triển mạng lưới trung tâm thương mại - siêu thị - chợ, chỉnh trang đô thị, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đã đưa quận 8 từng bước định hình là một trong những trung tâm thương mại dịch vụ lớn của thành phố Hồ Chí Minh, giúp quận 8 đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Quận luôn chú ý tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư lâu dài tại Quận 8; định kỳ tổ chức tiếp xúc, thăm hỏi, đối thoại giữa lãnh đạo Quận và doanh nghiệp, hộ kinh doanh để lắng nghe và kịp thời hỗ trợ giải quyết khó khăn; tổ chức kết nối để doanh nghiệp, hộ kinh doanh được tiếp cận vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng và các hình thực huy động vốn khác cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ. Tổ chức rà soát, sắp xếp, xử lý, khai thác sử dụng nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước; tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam “ thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn góp phần ổn định thị trường.
  • 23. 23 Tuy nhiên, vẫn cóntồn tại một số hạn chế cần khắc phục, cụ thể như kinh tế tăng trưởng chậm và thiếu vững chắc, sức cạnh tranh chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm, chưa tương xứng với tiềm năng. Thu ngân sách Nhà nước đạt thấp so với yêu cầu, nợ đọng thuế còn cao, thu cân đối ngân sách tuy có tăng nhưng không đạt dự toán. Vì vậy, đểthực hiện hiệu quả vai trò, chức năng của Nhà nước trong việc quản lý và phát triển kinhn tế tại địa phương cần tập trung một số nội dung sau: 1. Tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về nhiệm vụ phát triển kinh tế đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế “Dịch vụ - thương mại - công nghiệp sạch”, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; xây dựng đồngbộ kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo thúc đẩy kinh tế Quận 8 phát triển bền vững. 2. Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, hộ kinh doanh, khai thác tốt nhất tiềm năng và lợi thế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường công tác quản lý thu thuế, chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, kiểm tra giá cảthị trường, chống buônlậu, gian lận thương mại; tạo tiền đề phát triển nguồn thu ổn định, vững chắc cho ngân sách nhà nước. 3. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ và củng cố hoạt động các hợp tác xã; tăng cường nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp ổn định và phát triển mở rộng quy mô sản xuất. 4. Thực hiện các công trình trọng điểm để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo chỉ tiêu thu ngân sách, như: hoàn chỉnh hệ thống dịch vụ
  • 24. 24 cảng sông Phú Định, Trung tâm thương mại Bình Điền; cơ bản chuyển đổicụm công nghiệp Bình Đăng thành trung tâm thương mại, dịch vụ và khu dân cư; hình thành trên 5 trung tâm thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận; hoàn thành các công trình giao thông quan trọng. 5. Nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ công chức trên các lĩnh vực được phấn công, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế trên địa bàn Quận./.
  • 25. 25 PHẦN KẾT LUẬN Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ XII, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện và được chứng minh tính đúng đắn trên thực tế khi đã giúp đất nước ta thoát khỏi thời kỳ khó khăn về kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng có lúc thuộc nhóm cao nhất thế giới. Từ nước nghèo, thu nhập thấp, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình, hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổimới của nền kinh tế Việt Nam để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, Đảng và Nhà nước đang nghiên cứu, xem xét những vấn đề đặt ra để hoàn thiện hơn thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong đó, vai trò kiến tạo của Nhà nước, vai trò của doanh nghiệp nhà nước, vai trò của kinh tế tư nhân được nhìn nhận sẽ là những trụ cột để tạo nên sức mạnh kinh tế cho quốc gia. Nhận diện và chấn chỉnh các biểu hiện chệch hướng trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng là vấn đề thường xuyên, không thể xem nhẹ. Vai trò và chức năng của Nhà nước chính là những hoạt động cơ bản của Nhà nước thể hiện vai trò, sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Nội dung vai trò, chức năng kinh tế của Nhà nước hiện nay đã chứng tỏ xu hướng chuyển đổi vai trò, chức năng kinh tế của Nhà nước từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, mà biểu hiện của sự chuyển đổi ấy là cơ chế quản lý trực tiếp đã được thay thế bởi chế độ quản lý gián tiếp vĩ mô của Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế thông qua hệ thống pháp luật, các công cụ quản lý vĩ mô và hoạt động của bộ máy nhà nước đảm bảo hiệu lực, hiệu quả kinh tế - xã hội. Nhằm hoàn thiện vai trò, chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay cần tiếp tục đổi mới
  • 26. 26 tư duy nhận thức về vai trò, chức năng kinh tế của Nhà nước; đổi mới quản lý nhà nước trong việc quy hoạch, kế hoạch, định hướng chiến lược phát triển; hoàn thiện hệ thống pháp luật và các côngcụ, chính sáchquản lý vĩ mô, tổ chức bộ máy nhà nước, cũng như đảm bảo bình đẳng xã hội và phát triển bền vững. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu thực tiễn, tổng kết lý luận, học tập kinh nghiệm về thực hiện chức năng kinh tế của các nước một cách hợp lý. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì việc hoàn thiện vai trò, chức năng kinh tế của Nhà nước hiện nay là yếu tố có ý nghĩa quyết định. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò, chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã trình bày sẽ góp phần vào quá trình nhận thức và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân theo đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam./.
  • 27. 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980, 1992), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Lý luận chính trị. 8. Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, môn Quản lý kinh tế, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội. 9. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Nxb Từ điển, Hà Nội 10. Từ điển Tiếng Việt (2000), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.