SlideShare a Scribd company logo
Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1037 ngày 15/8/2013
Đề án tổ chức các hoạt động
Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng
Điện Biên Phủ
(Tr.8)
- Thực hiện chính sách,
pháp luật về di sản văn hóa
(Tr.7)
- Nghệ thuật xiếc, hành trình
“thầy đi tìm trò”
(Tr.18)
- Bứt phá trong đầu tư mạnh
cho bóng đá nữ
(Tr.19)
tRoNg số Này
Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh
làm việc với lãnh đạo
TP Hà Nội
Chiều 06/8, tại trụ sở UBND TPHà
Nội, Đoàn công tác Bộ VHTTDLđã có
buổi làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội
về công tác văn hóa, thể thao và du
lịch 7 tháng đầu năm và nhiệm vụ
trọng tâm những tháng cuối năm. Dự
buổi làm việc về phía Bộ VHTTDL có
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh; các Thứ
trưởng: Lê Khánh Hải, Đặng Thị Bích
Liên, Huỳnh Vĩnh Ái; đại diện lãnh
đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ.
Về phía TP Hà Nội có Bí thư Thành
ủy Phạm Quang Nghị, Chủ tịch
UBND TP Nguyễn Thế Thảo, cùng
đại diện một số Sở, Ban ngành của
thành phố.
(Xem tiếp trang 6)
Đợt phim kỷ niệm 68 năm Cách mạng
tháng Tám và Quốc khánh 02/9
Bộ VHTTDL vừa có quyết định giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với
Công ty CP Phim truyện I, Công ty TNHH Một thành viên Hãng phim Tài
liệu và Khoa học Trung ương tổ chức Đợt phim kỷ niệm 68 năm Cách mạng
tháng Tám và Quốc khánh 02/9 trong phạm vi cả nước. Các phim được chọn
chiếu gồm: “Hoài vũ trắng”, “Chớp mắt cùng số phận” (Phim truyện - Công
ty Cổ phần Phim truyện I sản xuất) và “Vì màu xanh của rừng”, “Tài nguyên
của sự tồn vong” (Phim khoa học - Công tyTNHH Một thành viên Hãng phim
Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất). H.P
Ngày 08/8, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm
(1998-2013) thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII “Về xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tham dự
Hội nghị có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Đinh Thế Huynh - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 15 năm thực hiện
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ
trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh; đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành
Trung ương, các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành
phố, Sở VHTTDL trong cả nước. (Xem tiếp trang 2)
Ảnh:TRẦNHUẤN
Tổngkết15nămthựchiện
NghịquyếtTrungương5khóaVIII
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị
quản lý nhà nước
2 số 1037 l 15.8.2013
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ
trưởng Bộ VHTTDL Hoàng TuấnAnh
khẳng định, Nghị quyết “Về xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là
văn kiện chuyên đề, sâu sắc và toàn
diện về văn hoá sau Đề cương văn hóa
Việt Nam năm 1943. Nghị quyết
Trung ương 5 Khóa VIII vừa có tính
chiến lược lâu dài, vừa có tính cương
lĩnh hành động trong việc xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam thời
kỳ đổi mới để thực sự bước vào thời
kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế,
tạo bước ngoặt về tư duy và nhận thức
văn hóa. Hội nghị lần thứ 10 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
(7/2004) đã khẳng định Nghị quyết
Trung ương 5 Khóa VIII thực sự có ý
nghĩa chiến lược về văn hóa của Đảng
ta.
Bộ trưởng nhấn mạnh, với trách
nhiệm trước Đảng, trước Nhà nước và
nhân dân, được sự chỉ đạo trực tiếp của
Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo
Trung ương tổng kết Nghị quyết Trung
ương 5 Khóa VIII, Ngành VHTTDL
đã nghiêm túc chỉ đạo, hướng dẫn các
đơn vị, địa phương tiến hành đánh giá,
tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết
và nhận thức đây là một đợt sinh hoạt
chính trị sâu rộng, một lần nữa khẳng
định sức mạnh của văn hoá, khả năng
thẩm thấu và lan toả trong đời sống
nhân dân, gần 1 năm qua với 7 đề tài
nghiên cứu cấp Bộ, 10 chuyên đề khoa
học, 5 hội thảo, 2 cuộc điều tra xã hội
học, 01 diễn đàn, tổ chức khảo sát,
đánh giá việc thực hiện Nghị quyết tại
một số địa phương, cùng với báo cáo
đánh giá của các đơn vị, địa phương,
Bộ VHTTDL đã chuẩn bị tổng kết 15
năm thực hiện Nghị quyết Trung ương
5 Khóa VIII trên tinh thần khách quan,
trung thực, nhìn thẳng vào sự thật để
đánh giá.
Theo Báo cáo tại hội nghị, sau khi
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII
“Về xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc” ra đời, Ngành văn hoá từ
Trung ương đến cơ sở đã tổ chức quán
triệt, ban hành Chương trình hành
động, tổ chức triển khai, nhiều văn bản
quy phạm pháp luật, các quy chế được
ban hành nhằm hướng dẫn, điều chỉnh
các hoạt động văn hoá.
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết
đã đạt được nhiều thành tựu, vị trí, vai
trò của văn hoá truyền thống được đề
cao, tư tưởng, đạo đức, lối sống của
người Việt Nam có nhiều chuyển biến
tích cực; thể chế, thiết chế văn hoá
được củng cố, tăng cường về số lượng,
từng bước nâng cao chất lượng; vai trò
của văn hoá trong phát triển kinh tế
ngày càng được chú trọng; công tác tu
bổ, tôn tạo, bảo tồn di sản văn hoá đạt
được nhiều kết quả tốt, từ việc xây
dựng các văn bản pháp quy đến việc
đưa các di sản đến với thế giới; đời
sống văn hoá cơ sở đã có bước phát
triển mới; nhận thức về giá trị di sản
văn hoá và truyền thống văn hoá được
nâng cao; xã hội hoá hoạt động văn
hoá được đẩy mạnh nhất là trong lĩnh
vực bảo tồn di sản văn hoá, hoạt động
sân khấu, văn nghệ quần chúng; giao
lưu, hợp tác, hội nhập văn hoá quốc tế
từng bước được mở rộng. Đội ngũ
sáng tác, biểu diễn ngày càng đông,
hoạt động nghệ thuật biểu diễn phong
phú; đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa
ngày một trưởng thành. Phong trào
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá" có tác động to lớn đối với
việc xây dựng gương người tốt việc
tốt, uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp
nghĩa, việc xoá đói giảm nghèo, xây
dựng gia đình văn hóa, làng, xã,
phường, khu phố văn hóa... góp phần
ổn định chính trị, giữ gìn, bảo vệ trật
tự, an toàn xã hội, xây dựng nếp sống
văn hoá, môi trường văn hoá lành
mạnh ở cơ sở.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu đạt được, việc triển khai thực hiện
Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII
vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm
mà chúng ta chưa làm được. Sự xuống
cấp về đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
đang tác động đến đời sống tinh thần
của xã hội, căn bệnh “vô cảm” trong
xã hội xuất hiện; hệ giá trị văn hoá
truyền thống bị đảo lộn, trong khi
những giá trị mới tốt đẹp chưa được
khẳng định, mất cân bằng giữa đời
sống vật chất và đời sống tinh thần;
thành tựu sáng tạo văn học, nghệ thuật
chưa nổi bật…
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn
mạnh, Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 5 Khóa VIII (năm 1998) về "Xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc",
thể hiện tầm nhìn chiến lược và tư duy
cách mạng của Đảng trong thời kỳ đổi
mới với việc đánh giá cao vai trò, sứ
mệnh cao cả của văn hóa đối với sự
phát triển kinh tế - chính trị - xã hội; sự
hình thành, phát triển nhân cách trí tuệ
con người trong sự nghiệp CNH, HĐH
và xây dựng, phát triển văn hóa là sự
nghiệp cách mạng lâu dài của toàn dân
tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 Khoá VIII, nhận thức về
vai trò, vị trí văn hóa trong Đảng, trong
xã hội được nâng lên rõ rệt. Chủ trương
của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa được lan tỏa rộng sâu rộng
trong đời sống xã hội. Nguồn lực văn
hoá, mà trước hết là nguồn lực con
người ngày càng được phát huy, phát
triển toàn diện. Quan hệ hợp tác quốc
tế về văn hóa ngày càng được mở rộng
và phát huy sức mạnh. Nhiệm vụ xây
dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đã
đạt được nhiều kết quả rất quan trọng.
Tổng kết 15 năm… (Tiếp theo trang 1)
quản lý nhà nước
3số 1037 l 15.8.2013
Bên cạnh những kết quả đã đạt
được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
yêu cầu cần nghiêm khắc nhìn thẳng
vào sự thật, những hạn chế, thiếu sót
của sự nghiệp phát triển văn hóa trong
thời gian qua. Việc tổng kết 15 năm
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
Khóa VIII cần đặt trong bối cảnh toàn
Đảng, toàn dân thực hiện Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, kế
thừa và phát huy những truyền thống
văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa
văn hoá nhân loại, xây dựng một xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày
tỏ tin tưởng kết quả Hội nghị lần này
sẽ có những đóng góp thiết thực với
những định hướng, nhiệm vụ, giải
pháp mới phù hợp, sáng tạo trong điều
kiện mới để tất cả mọi người cùng
chung sức xây dựng nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
trong giai đoạn mới, để Tổ quốc ta mãi
mãi là một quốc gia văn hiến, để dân
tộc ta mãi mãi là một dân tộc văn hóa,
xứng đáng với tầm vóc của mình trong
lịch sử và tự tin, đủ sức vững bước tiến
cùng thời đại.
Các ý kiến đều khẳng định đóng
góp to lớn, giá trị lịch sử của Nghị
quyết Trung ương 5 Khóa VIII, nhưng
cũng thẳng thắn chỉ ra những đòi hỏi
mới của cuộc sống đang thay đổi đặt
ra như: Làm sao nâng cao vị trí, vai trò
của văn hoá, để văn hoá thực sự thấm
sâu vào đời sống xã hội, trở thành hệ
điều tiết sự phát triển của xã hội; tập
trung xây dựng nhân cách, đạo đức, lối
sống của con người trong bối cảnh
toàn cầu hoá. Đẩy mạnh vai trò của gia
đình, cộng đồng trong việc tu dưỡng,
rèn luyện con người trở thành một
nhân cách văn hóa; xây dựng và phát
triển văn hóa phải là trách nhiệm của
cả hệ thống chính trị, của mỗi gia đình,
cộng đồng và toàn xã hội.
Xuất phát từ thực tiễn và lý luận
của công tác quản lý nhà nước về văn
hóa, các đại biểu cũng đã đề xuất Ban
Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư khóa XI xây dựng và ban
hành một Nghị quyết mới về văn hóa,
vừa kế thừa và phát huy những giá trị
lịch sử của Nghị quyết Trung ương 5
Khóa VIII, vừa bổ sung những phương
diện lý luận mới, đáp ứng những đòi
hỏi của thực tiễn và xu thế của thời đại.
tHtt
Tại phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ
đạo, Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc
gia 2014 được tổ chức ngày 10/8 tại Đà
Lạt, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Trưởng
Ban Chỉ đạo đã đề nghị các địa phương
trong khu vực Tây Nguyên, cùng với
sự tham gia, hỗ trợ của các đơn vị
thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
nhân Năm Du lịch quốc gia tăng cường
công tác sưu tầm, kiểm kê các di tích,
di sản văn hóa vật thể và phi vật thể,
đặc biệt là trang phục, sử thi và nghệ
thuật truyền thống, của đồng bào các
dân tộc Tây Nguyên.
Đến nay, Ban Tổ chức Năm Du lịch
quốc gia 2014 đã chốt lại 44 sự kiện,
hoạt động chính thức, gồm các sự kiện
do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ
chức và các sự kiện do 5 tỉnh Lâm
Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai,
Kon Tum tổ chức. Một số sự kiện tiêu
biểu là: Liên hoan nghệ thuật thổ cẩm
và trình diễn trang phục Tây Nguyên;
Diễn xướng dân gian văn hóa các dân
tộc; Liên hoan độc tấu và hòa tấu nhạc
cụ dân tộc; Tuần phim Việt Nam và
Triển lãm ảnh toàn quốc tại Đà Lạt,
Ngày hội văn hóa - thể thao và du lịch
các dân tộc Tây Nguyên, Festival Cồng
chiêng quốc tế lần II, Liên hoan tượng
gỗ Tây Nguyên, Hội chợ triển lãm văn
hóa - du lịch Tây Nguyên…
Cùng với các chương trình lễ hội,
sự kiện văn hóa, trong khuôn khổ Năm
Du lịch quốc gia 2014 sẽ diễn ra nhiều
hoạt động thể dục thể thao chuyên
nghiệp và thể thao mang tính đặc thù
Tây Nguyên như: Giải việt dã báo Tiền
Phong, giải vô địch cờ vua hạng nhất
quốc gia, giải eSport toàn quốc,
Festival thể dục cổ động, giải golf chào
mừng 120 năm Đà Lạt, giải đua thuyền
KrôngAna, lễ hội đua voi Buôn Đôn…
Các tỉnh Tây Nguyên cũng thiết kế
nhiều tour du lịch đặc sắc phục vụ du
khách như các tour: Đại ngàn xanh,
Thiên đường tình yêu, Đà Lạt không ở
phố (tại Đà Lạt); các tour homestay:
Đến với voi Bản Đôn, dã ngoại Hồ Lắk
hoang sơ và kỹ vĩ (Đắk Lắk); khám phá
cao nguyên M’Nông, khám phá những
thác nước hùng vĩ (Đắk Nông); tour
Một thoáng Pleiku, du ngoạn sông
nước hồ Ayun Hạ, du lịch về nguồn
thăm di tích Tây Sơn Thượng Đạo và
quê hương Anh hùng Núp (Gia Lai);
tour Về với đại ngàn thông xanh Kon
Plông và tour du lịch văn hóa Cột mốc
quốc gia chung 3 nước Việt Nam - Lào
- Campuchia (Kon Tum)… cùng nhiều
tour du lịch dã ngoại, tìm hiểu đời sống
và văn hóa của đồng bào các dân tộc
Tây Nguyên.
Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây
Nguyên - Đà Lạt với chủ đề “Đại ngàn
Tây Nguyên” sẽ được khai mạc vào
cuối tháng 12/2013 và diễn ra xuyên
suốt trong năm 2014 tại địa bàn chính
là thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), cùng
nhiều hoạt động được tổ chức tại các
địa phương trong khu vực Tây Nguyên.
MạnH Cường
Phiên họp thứ 2 của Ban chỉ đạo,
Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2014
Sự kiện vấn đề
4 số 1037 l 15.8.2013
quản lý nhà nước
Ngày 06/8, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 1318/QĐ-TTg
phê duyệt Đề án phát triển kinh tế-xã
hội vùng trung tâmATK Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2020 với
phạm vi Đề án bao gồm 24 xã, thị trấn
trên phạm vi huyện Định Hóa.
Đề án đã đề cập các giải pháp và
nhiệm vụ chủ yếu nhằm thực hiện Đề
án. Một trong các giải pháp nhằm phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội
phục vụ du lịch và xây dựng nông thôn
mới, đó là hoàn thiện quy hoạch các xã
theo tiêu chí nông thôn mới, trên cơ sở
đó xây dựng các đề án, chương trình
phát triển kinh tế để huy động các
nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế-
xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
lợi thế của từng vùng theo quy hoạch
được duyệt. Đối với việc bảo tồn, tôn
tạo các di tích lịch sử và phát triển du
lịch, Đề án nêu rõ: Huy động các
nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, nâng cấp, phục hồi, tôn
tạo các điểm di tích lịch sử. Tăng mức
hưởng thụ văn hóa, thể thao cho đồng
bào các dân tộc thiểu số. Xây dựng lộ
trình liên kết các di tích lịch sử cách
mạng đã được xếp hạng quốc gia và
các di tích lịch sử đã được các bộ,
ngành Trung ương đầu tư xây dựng để
thoả mãn nhu cầu của du khách khi đến
với vùng ATK.
Bên cạnh đó, lồng ghép các chương
trình, dự án đầu tư bảo vệ tôn tạo di
tích, giữ môi trường, cảnh quan trong
các khu điểm du lịch. Xây dựng mạng
lưới dịch vụ du lịch góp phần giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho
nhân dân trong vùng căn cứ cách
mạng.
Tập trung đầu tư tôn tạo 18 di tích
lịch sử quan trọng bằng nguồn vốn
ATK; huy động xã hội hóa từ các bộ,
ngành và các doanh nghiệp tôn tạo 28
di tích khác. Xây dựng hạ tầng các khu
du lịch lịch sử ATK Phú Đình và phát
triển, hình thành thêm các khu du lịch
lịch sử tại các xã Điềm Mặc, Định
Biên. Đồng thời tôn tạo, phục dựng các
điểm di tích lịch sử để dần hình thành
khu du lịch lịch sử-văn hóa-sinh thái
trọng điểm quốc gia.
Được biết, tổng vốn đầu tư của Đề
án là 1.688 tỷ đồng, trong đó vốn ngân
sách Trung ương hỗ trợ đầu tư vùng
ATK là 490 tỷ đồng, vốn Chương trình
Mục tiêu quốc gia: 228 tỷ đồng, vốn
đầu tư của ngành Điện: 71 tỷ đồng,
ngân sách tỉnh Thái Nguyên cân đối
232,75 tỷ đồng, các nguồn vốn vay cho
đầu tư phát triển: 295 tỷ đồng, ngân
sách huyện, xã và nhân dân đóng góp:
231,25 tỷ đồng, các nguồn vốn huy
động khác: 120 tỷ đồng.
t.HợP
Thủ tướng phê duyệt Đề án phát triển trung tâm ATK Định Hóa
Ngày 07/8, Bộ VHTTDL đã có văn
bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị
xét đặc cách truy tặng danh hiệu
“Nghệ sĩ Ưu tú” cho cố nghệ sĩ
Nguyễn Văn Hiệp.
Theo đó, trên cơ sở đề nghị của Hội
Nghệ sĩ Sân khấuViệt Nam; căn cứ Luật
thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ
sungmộtsốđiềucủaLuậtThiđua,Khen
thưởng; căn cứThông tư số 06/2010/TT-
BVHTTDL của Bộ VHTTDL, ngày
02/8/2013, Bộ VHTTDLđã tổ chức họp
Hội đồng xét đặc cách truy tặng danh
hiệu “Nghệ sĩ Ưu tú” cho cố nghệ sĩ
Nguyễn Văn Hiệp. Kết quả 8/8 (100%)
thànhviênHộiđồngnhấttríđềnghịtrình
Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch
nước xét đặc cách truy tặng danh hiệu
“Nghệ sĩ Ưu tú” cho cố nghệ sĩ Nguyễn
Văn Hiệp - Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân
khấu Việt Nam vì những cống hiến hết
mình của nghệ sĩ đối với nền nghệ thuật
sân khấu và điện ảnh nước nhà. Qua gần
50 năm hoạt động nghệ thuật, cố nghệ sĩ
Nguyễn Văn Hiệp đã có nhiều đóng góp
tolớnchosựpháttriểncủasânkhấukịch
Việt Nam nói chung, của Nhà hát kịch
Việt Nam nói riêng, cùng với các nghệ sĩ
NSND: Trọng Khôi, Thế Anh, Đoàn
Dũng, Doãn Châu… làm nên thương
hiệu “Anh cả đỏ” của Nhà hát Kịch Việt
Nam. Cố nghệ sĩ đã tham gia trên dưới
1.000 tác phẩm lớn nhỏ của sân khấu và
điện ảnh, truyền hình. Trong hoạt động
nghệ thuật, cố nghệ sĩ luôn khẳng định
phong cách riêng, có tính chuyên nghiệp
cao, có nhiều tìm tòi, sáng tạo với một
tinhthầnlaođộngnghệthuậtnghiêmtúc,
để lại nhiều vai diễn nổi tiếng, có giá trị
trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, được các
đồng nghiệp đánh giá cao, được khán giả
mến mộ như: Vai “Phi Vân” trong vở
kịch “Pháo Hoa”, vai “Háp” trong vở
kịch“Đôimắt”,vai“Billy”trongvởkịch
“Đêm đen”, vai “Vinh” trong vở “Bài ca
Điện Biên”, và đặc biệt là vai “Sacca”
trong vở “Nita”, vai “Ốc” trong vở
“Nghêu, Sò, Ốc, Hến” góp phần quan
trọng vào thành công của vở diễn.
Trong nhiều năm, cố nghệ sĩ Nguyễn
Văn Hiệp tham gia nhiều phim truyền
hình, tạo ra một thương hiệu “nghệ sĩ
hài Văn Hiệp” rất được mến mộ, điển
hình là vai “Bác Trưởng thôn”, “Cụ Tổ
làng”, “Ông Trưởng họ”… Ngoài sự
đóng góp về nghệ thuật biểu diễn, cố
nghệ sĩ Nguyễn Văn Hiệp còn sáng tác
rất nhiều tiểu phẩm, kịch ngắn, các
chương trình giải trí trên truyền hình,
các vở kịch truyền thanh… Những
đóng góp của cố nghệ sĩ Nguyễn Văn
Hiệp cho nghệ thuật đã để lại trong
lòng khán giả cả nước một tình cảm
yêu mến và một sự đánh giá rất cao tài
năng cũng như đạo đức nghệ sĩ của
ông; nghệ sĩ được nhiều người mến
mộ, yêu thích, được gọi là “danh hề”,
là “Nghệ sĩ Nhân dân”.
tHtt
ĐềnghịtruytặngdanhhiệuNSƯTchocốnghệsĩNguyễnVănHiệp
Sự kiện vấn đề
5số 1037 l 15.8.2013
quản lý nhà nước
- Bộ VHTTDL có Quyết định số
2662/QĐ-BVHTTDLngày 02/8/2013
giao Văn phòng Bộ phối hợp với Cục
Hợp tác quốc tế đón đoàn Cố vấn cấp
cao Tập đoàn CJ Hàn Quốc gồm 08
thành viên sangViệt Nam khảo sát các
địa điểm xây dựng cơ sở phục vụ hoạt
động văn hóa giải trị tại một số
tỉnh/thành của Việt Nam.
- Ngày 02/8/2013 BộVHTTDLcó
Quyết định số 2666/QĐ-BVHTTDL
giao Cục Văn hóa cơ sở tổ chức cuộc
thi phát động sáng tác ca khúc ca ngợi
phong trào thi đua “Cả nước chung
sức xây dựng nông thôn mới”. Thời
gian từ tháng 5-11/2013.
- Tại Quyết định 2676/QĐ-
BVHTTDL ngày 02/8/2013 Bộ
VHTTDL giao Vụ Gia đình chủ trì,
phối hợp với Viện Nghiên cứu Gia
đình và Giới thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn,
in ấn và phát hánh kết quả điều tra thực
trạng bạo lực gia đình, đề xuất giải
pháp có tính đột phá giai đoạn 2012-
2016.
- Bộ VHTTDL có Quyết định số
2684/QĐ-BVHTTDLngày 05/8/2013
giao Cục Văn hóa cơ sở chủ trì, phối
hợp với Trung tâm Triển lãm Văn hóa
nghệ thuậtViệt Nam tổ chức trưng bày
ảnh và giới thiệu các hoạt động văn
hóa trong 15 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 khóa VIII, tại
thành phố Hà Nội vào ngày 08/8/2013.
- Ngày 06/8/2013 BộVHTTDLcó
Quyết định số 2690/QĐ-BVHTTDL
giao Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL
tại thành phố Hồ Chí Minh chủ trì,
phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Tiền
Giang tổ chức “Chương trình nghệ
thuật Lễ khai mạc Đại hội thể dục, thể
thao vùng đồng bằng sông Cửu Long
lần thứ V-2013”.
tHtt
VăN BảN mớI
Ngày 06/8,Thủ tướng Chính phủ đã
ký Quyết định số 1319/QĐ-TTg ban
hành một số cơ chế, chính sách đặc thù
cho các dự án đầu tư tại Khu di tích lịch
sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Theo đó, Thủ tướng giao Chủ tịch
UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt các
nhóm dự án thành phần của Khu di tích
lịch sử Đền Hùng, nhưng trước khi có
quyết định phải được sự đồng ý bằng
văn bản của Bộ trưởng Bộ VHTTDLvà
các Bộ, ngành có liên quan. Riêng đối
với các dự án tu bổ, tôn tạo và phục dựng
các hạng mục di tích gốc phải thực hiện
theo trình tự, thủ tục được quy định tại
Luật di sản văn hóa, Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật di sản văn
hóa; Nghị định số 98/2010/NĐ-CPngày
21/9/2010 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật di sản văn hóa
và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật di sản văn hóa; Nghị định số
70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của
Chính phủ quy định thẩm quyền, trình
tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự
án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch
sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Ủy quyền cho Chủ tịch UBND tỉnh
PhúThọ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch
chi tiết các nhóm dự án thành phần của
Khu di tích lịch sử Đền Hùng, sau khi có
ý kiến thẩm định của Bộ VHTTDL.
Về cơ chế đấu thầu: Thủ tướng yêu
cầu tỉnh Phú Thọ thực hiện theo các quy
định hiện hành theo Luật Đấu thầu. Đối
với những trường hợp đặc biệt cần áp
dụng hình thức chỉ định thầu, cho từng
dự án, từng công trình cụ thể, nếu thực
sự cần thiết và cấp bách thì trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Về tổ chức lễ hội: Thủ tướng Chính
phủ giao UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp
vớiUBNDcáctỉnh,thànhphốtrựcthuộc
Trung ương, các Bộ, ngành có liên quan
xây dựng kế hoạch tổ chức GiỗTổ Hùng
Vương hàng năm theo Đề án đã được
Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Công
văn số 465/TTg-KGVX ngày 01/4/2009
báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL để tổ
chức triển khai thực hiện.
Về cơ chế hỗ trợ và thu hút vốn đầu
tư: Ngân sáchTrung ương hỗ trợ có mục
tiêu trong kế hoạch đầu tư phát triển
hàng năm cho tỉnh PhúThọ để thực hiện
nhiệm vụ đầu tư các dự án thuộc Khu di
tích lịch sử Đền Hùng theo Quy hoạch
phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng
đến năm 2015 đã được phê duyệt tại
Quyết định số 48/2004/QĐ-TTg ngày
30/3/2004. Giao UBND tỉnh Phú Thọ
chủ động, phối hợp với các Bộ, ngành
có liên quan xây dưng phương án huy
động các nguồn lực hợp pháp khác để
thực hiện các dự án thuộc quy hoạch.
Thủ tướng giao Bộ VHTTDL chỉ
đạo và hướng dẫn UBND tỉnh Phú Thọ
về mặt chuyên môn, theo dõi, giám sát
đảm bảo các dự án tu bổ tôn tạo di tích;
phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ trong
việc phê duyệt các quy hoạch chi tiết các
nhóm dự án, phê duyệt các dự án thành
phần phù hợp với quy định của Luật di
sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật di sản văn hóa.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ
Ngoại giao chỉ đạo, phối hợp với UBND
tỉnh Phú Thọ thống nhất lựa chọn danh
mục các dự án đầu tư phù hợp với khả
năng cân đối nguồn vốn hàng năm và
theo từng giai đoạn; xác định mức hỗ trợ
từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của
Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ…
t.HợP
Áp dụng chính sách đặc thù cho các dự án
đầu tư tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Sự kiện vấn đề
6 số 1037 l 15.8.2013
quản lý nhà nước
Ngày 06/8, Thủ tướng Chính phủ đã
ký ban hành Nghị quyết phê duyệt Hiệp
định Văn hóa giữa Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ nước Cộng hòa Hy Lạp.
Theo Hiệp định, trong thời gian tới
các bên sẽ xúc tiến việc hợp tác cũng
như tạo cơ hội thích hợp cho các cuộc
tiếp xúc trực tiếp trong các lĩnh vực:
Ngôn ngữ và văn học, âm nhạc, xuất
bản, nghề thủ công, nghệ thuật biểu
diễn, nghệ thuật thị giác và các hoạt
động khác thuộc lĩnh vực văn hóa.
Các bên khuyến khích và tạo điều
kiện, trên cơ sở đó có đi có lại và cùng
có lợi, các hoạt động hợp tác đã nêu trên
thông qua: Trao đổi các triển lãm và
trưng bày các tác phẩm văn hóa, văn
học, nghệ thuật; dịch và xuất bản các tác
phẩm văn học, nghệ thuật; giới thiệu các
tác phẩm kịch, múa và âm nhạc; cử đại
diện tham gia các hội, hội thảo, hội nghị,
diễn đàn; trao đổi chuyên gia và thông
tin cũng như phát triển hợp tác trong
lĩnh vực lưu trữ, thư viện, lịch sử, bảo
tàng, khảo cổ…
Đồng thời các bên khuyến khích việc
trao đổi sinh viên, nghiên cứu sinh, học
giả, giáo viên, giảng viên, các nhà nghiên
cứu, các giáo sư, các cán bộ quản lý cũng
như các chuyên gia khác trong lĩnh vực
giáo dục trên cơ sở phù hợp với các quy
định của luật pháp mỗi nước. Tạo điều
kiện, trên cơ sở có lợi, trao đổi và hợp
tác trong các lĩnh vực khoa học lý thuyết,
ứng dụng và tạo các cơ hội thích hợp cho
việc tiếp xúc trực tiếp giữa các viện và
tổ chức khoa học, các cơ sở nghiên cứu
và các trường đại học cũng như là các cơ
sở đào tạo sau đại học, các học giả, các
nhà nghiên cứu và các chuyên gia của
hai nước. t.HợP
Theo báo cáo tại buổi làm việc, thời
gian qua, công tác quản lý văn hóa của
Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực,
các lễ hội, các nghi lễ đã được tổ chức
gọn nhẹ, không kéo dài; có sự kết hợp
tổ chức các hoạt động văn hóa văn
nghệ, thể dục thể thao biểu diễn nghệ
thuật quần chúng và thi đấu bóng đá,
cầu lông, bóng bàn… Điều này đã thu
hút hàng nghìn lượt người tham gia.
Việc cưới, việc tang theo nếp sống mới
được tổ chức văn minh, tiết kiệm,
trang trọng, nhận được sự hưởng ứng
của cả hệ thống chính trị và mọi tầng
lớp nhân dân.
Hệ thống thiết chế văn hóa được
quan tâm đầu tư với 26/29 quận, huyện,
thị xã có trung tâm văn hóa, nhà văn
hóa; 112/577 xã, phường, thị trấn có nhà
văn hóa; 2.914/12.048 thôn, làng, tổ dân
phố có nhà văn hóa.
UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo các
quận, huyện, thị xã tăng cường công tác
quản lý nhà nước đối với các di sản văn
hóa trên địa bàn. Tính đến thời điểm
hiện tại đã xếp hạng 30 di tích lịch sử
văn hóa cấp thành phố, tu bổ, tôn tạo 37
di tích trên địa bàn các quận, huyện.
Lĩnh vực TDTT cũng được đặc biệt
quan tâm, UBND thành phố đã phối
hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ
chức thành công Đại hội Thể thao học
sinh Đông Nam Á lần thứ V; tổ chức
nhiều hoạt động TDTT mừng Đảng,
mừng Xuân Quý Tỵ; đồng thời triển
khai xây dựng quy hoạch ngành TDTT
giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến
năm 2030.
Lĩnh vực du lịch, 6 tháng đầu năm
2013, khách quốc tế đến Hà Nội ước đạt
1.184.500 lượt khách, tăng 15% so với
cùng kỳ năm 2012. Khách nội địa đạt
7.911.000 lượt khách, tăng 8% so với
năm 2012. Tổng ước đạt 9.095.500,
tăng 9% so với năm 2012. Những tháng
cuối năm, Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường
công tác quản lý nhà nước đối với các
hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch;
chủ động xây dựng một số cơ chế đặc
thù của ngành nhằm tháo gỡ khó khăn
cho các đơn vị, khuyến khích việc thu
hút nguồn vốn của các cá nhân, tổ chức
ngoài Nhà nước tham gia các hoạt động
văn hóa, thể thao và du lịch của Thủ đô.
Để hoạt động văn hóa, thể thao và
du lịch Thủ đô xứng tầm với truyền
thống ngàn năm văn hiến, TP Hà Nội
kiến nghị Bộ VHTTDLcó cơ chế hỗ trợ
Hà Nội trong việc giữ gìn, phát huy các
giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn
thành phố, đặc biệt là các di sản thế giới
đã được UNESCO công nhận như Hát
Ca Trù, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và
đền Sóc…; hướng dẫn Hà Nội xây dựng
cơ chế đặc thù để thu hút huấn luyện
viên, vận động viên xuất sắc; đặc biệt là
chế độ đãi ngộ, động viên xứng đáng
đối với các huấn luyện viên, Vận động
viên đạt thành tích xuất sắc tại các kỳ
Đại hội thể thao khu vực, châu lục và
Thế giới; tăng cường phối hợp, hỗ trợ
Hà Nội trong việc quảng bá, xúc tiến du
lịch ở trong nước và nước ngoài.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao
những nỗ lực của Hà Nội trong bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa trong thời
gian qua đồng thời đề nghị TP Hà Nội
xử lý kịp thời những "điểm nóng" trong
quản lý di sản, thực hiện đúng Luật
Quảng cáo trong quản lý loại hình này
và quan tâm hơn nữa công tác quản lý
hoạt động lễ hội. Bộ trưởng đề nghị
Thành phố sớm tổ chức trưng bày tại
Bảo tàng Hà Nội để phục vụ khách
tham quan, nghiên cứu; thống nhất
trong việc xây dựng và trình hồ sơ tu
bổ, tôn tạo di tích. Tiến hành kiểm kê di
sản văn hóa phi vật thể. Thành phố cần
xử lý một cách nhanh và hiệu quả hơn
nữa đối với những vụ việc xâm phạm,
xâm hại di tích.
tHtt
BộtrưởngHoàngTuấnAnh… (Tiếp theo trang 1)
Phê duyệt Hiệp định Văn hóa giữa Việt Nam và Hy Lạp
Sự kiện vấn đề
7số 1037 l 15.8.2013
quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL đã có văn bản số
179/BC-BVHTTDL ngày 07/8 gửi Ủy
ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên,
Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
báo cáo tình hình thực hiện chính sách,
pháp luật về di sản văn hóa. Theo đó,
trong thời gian qua, Dự án sưu tầm, bảo
tồn vàpháthuy disản văn hóaphivậtthể
các dân tộc Việt Nam được triển khai
rộng khắp và đã cơ bản hoàn thành các
mục tiêu đề ra: Tổng số dự án sưu tầm
bảo tồn văn hóa phi vật thể được thực
hiện là 458 dự án, trong đó có 319 dự án
docácđịaphươngtrựctiếpthựchiện.Hỗ
trợ lập hồ sơ khoa học 4 di sản văn hoá
phi vật thể tiêu biểu để trình UNESCO
công nhận là di sản văn hoá thể giới. Cấp
trang thiết bị cho 15 trạm vệ tinh ngân
hàngdữliệudisảnvănhoáphivậtthểtại
15 tỉnh, thành phố với kinh phí 52,5 tỷ
đồng. Việc thực hiện dự án sưu tầm, bảo
tồnvàpháthuycácdisảnvănhoáphivật
thể trong những năm qua đã góp phần
nângcaonhậnthứccủanhândân,cánbộ,
của toàn xã hội về truyền thống văn hoá
của dân tộc. Điểm mới trong giai đoạn
nàyđólà,việctổchứcsưutầmkhôngchỉ
là để bảo tồn, lưu giữ, mà đã chú trọng
đến việc phát huy giá trị các di sản văn
hoá phi vật thể thông qua công tác quảng
bá và chọn lọc những di sản phi vật thể
cógiátrịđặcsắcđểđưavàođờisốngvăn
hoá của cộng đồng dân cư. Việc kết hợp
giữa phát huy giá trị văn hoá vật thể (các
di tích) và các giá trị văn hoá phi vật thể
đãđượcđặcbiệtquantâm,cácditíchsau
khi được tu bổ, tôn tạo chỉ thực sự phát
huy được giá trị vốn có của nó khi được
gắn với một lễ hội, một nghi lễ, truyền
thuyết, đây chính là các di sản văn hoá
phi vật thể.
Về thực trạng bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa vật thể, Luật di sản văn
hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật di sản văn hóa và hệ thống văn
bản hướng dẫn thi hành là một công cụ
pháp lý có hiệu quả thực tiễn giúp cho
việc ngăn ngừa và đấu tranh chống vi
phạm di tích. Trên địa bàn cả nước còn
khá nhiều di tích đang bị vi phạm, đặc
biệt là ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Nhiều vụ vi phạm di tích đã được đấu
tranh mạnh mẽ hơn, triệt để hơn. Từ khi
có Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày
18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm
quyền,trìnhtự,thủtụclập,phêduyệtquy
hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di
tíchlịchsử-vănhóa,danhlamthắngcảnh
và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có
Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL
ngày 28/12/2012 quy định chi tiết một số
quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di
tích có hiệu lực thi hành, những vấn đề
còn vướng mắc trong lĩnh vực này đã có
cơ sở pháp lý để giải quyết.
Về vấn đề quản lý cổ vật (đăng ký,
mua bán cổ vật, bảo vật quốc gia), Luật
di sản văn hóa năm 2001, Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật di sản văn
hóa năm 2009 và những văn bản hướng
dẫn thi hành đã ban hành những quy
định mới trong việc quản lý di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia, trên cơ sở đó các
địa phương ngày càng chú ý tới việc bảo
vệ cổ vật trong các bảo tàng, di tích và
di chỉ khảo cổ học. Tuy nhiên, hiện
tượng trộm cắp cổ vật tại di tích vẫn diễn
ra, nhất là tại các di tích ở đồng bằng và
trung du Bắc Bộ, trong những năm qua
đã phát hiện và thu giữ nhiều vụ đưa cổ
vật trái phép ra nước ngoài. Thực tế trên
cho thấy, công tác quản lý di tích ở cơ
sở, một số nơi, còn bị buông lỏng, nhiều
nơi chính quyền địa phương giao di tích
cho các cụ cao tuổi hoặc sư trụ trì quản
lý mà không có phương án tổ chức quản
lý, bảo vệ chặt chẽ dẫn đến hiện tượng
mất trộm cổ vật tại những di tích này.
Bên cạnh đó, còn có thực tế là việc truy
tìm kẻ gian, thu hồi cổ vật bị trộm cắp
chưa thu được kết quả cao nên chưa xử
lý nghiêm những kẻ trộm cắp…
Những năm qua, một số vi phạm di
tích đã được xử lý nhưng vẫn còn rất
nhiều di tích chưa được giải quyết dứt
điểm dẫn đến tình trạng nhếch nhác ở di
tích, gây nên sự xuống cấp cho chính bản
thân di tích. Nguyên nhân chủ yếu của
việc vi phạm do lịch sử để lại; quá trình
đô thị hoá tại các thành phố trong cả
nước diễn ra nhanh, vì thế đất đai trở
thành tài sản có giá trị vô cùng lớn, một
món hàng hoá có giá trị, đem lại lợi
nhuận cao, cộng với tình trạng buông
lỏng quản lý nên đất đai di tích bị lấn
chiếm; nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương; việc quản lý di tích của
chính quyền địa phương còn lỏng lẻo, sự
phối hợp giữa các cấp, các ngành trong
việc bảo vệ và phát huy di tích còn chưa
tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
cán bộ quản lý trực tiếp di tích nói riêng
vẫn còn hạn chế.
H.P
Thực hiện chính sách, pháp luật về di sản văn hóa
Từ 05-08/8/2013, tại Hà Nội, Sở
VHTTDLHà Nội phối hợp với Chương
trình phát triển năng lực Du lịch có trách
nhiệm với môi trường và xã hội (TCDL)
tổ chức khóa đào tạo dành cho gần 100
học viên là cán bộ quản lý các cơ sở
kinh doanh dịch vụ du lịch, các khách
sạn từ 1-2 sao trên địa bàn Hà Nội.
Tại Khóa học, các chuyên gia là
giảng viên thuộc Trường Đại học Mở
Hà Nội đã trình bày các nội dung, theo
từng chuyên đề, như: “Kỹ năng lãnh đạo
và giám sát”; “Quản trị nhân sự trong
khách sạn vừa và nhỏ”; “Kỹ năng giải
quyết tình huống”; “Kỹ năng quản lý
nhân sự thay đổi, quản lý rủi ro”... Đồng
thời các học viên được đi khảo sát thực
tế một số khách sạn trên địa bàn Hà Nội.
H.Quân
Đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý
các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch
Sự kiện vấn đề
8 số 1037 l 15.8.2013
Sự kiện vấn đề
Ngày 07/8, Cục trưởng Cục Nghệ
thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) đã có
công văn hỏa tốc số 633/NTBD-PQL
gửi các Sở VHTTDL về việc tạm thời
chưa cho phép “bà Tưng” tham gia
biểu diễn nghệ thuật trên toàn quốc.
Công văn nêu rõ: Trong thời gian vừa
qua, trên các trang mạng xã hội trực
tuyến xuất hiện tràn lan nhiều ảnh, clip
ghi âm thanh, hình ảnh có nội dung
dung tục, không phù hợp với truyền
thống văn hóa dân tộc của nhân vật Lê
Thị Huyền Anh (hay còn gọi là “bà
Tưng”). Nội dung các hình ảnh và clip
nêu trên đã tác động xấu đến nhận
thức, tâm lý, tình cảm của giới trẻ, gây
bất bình trong dư luận xã hội. Qua
công tác quản lý, Cục Nghệ thuật biểu
diễn nhận được thông tin qua đường
dây nóng nhân vật Lê Thị HuyềnAnh
đã cùng êkíp thực hiện chụp các hình
ảnh, quay clip trên mạng Internet
nhằm mục đích gây sự chú ý của công
chúng để nổi tiếng và tham gia biểu
diễn nghệ thuật. Chính vì vậy, để thực
hiện nghiêm túc Nghị định số
79/2012/NĐ-CP, Thông tư số
03/2013/TT-BVHTTDL, Chỉ thị số
65/CT-BVHTTDL, Cục Nghệ thuật
biểu diễn đề nghị Sở VHTTDL các
tỉnh, thành phố tạm thời chưa cho phép
LêThị HuyềnAnh (hay còn gọi là “bà
Tưng”) tham gia các chương trình
biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang. Có văn bản thông báo đến các
Công ty hoạt động tổ chức biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời trang, các
chủ địa điểm (Nhà hàng, Khách sạn,
quán Bar, Vũ trường…) không được
tổ chức cho Lê Thị Huyền Anh (Bà
Tưng) tham gia biểu diễn nghệ thuật,
trình diễn thời trang. H.P
Chưa cho phép“bà Tưng”tham gia
biểu diễn nghệ thuật trên toàn quốc
Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số
172/TTr-BVHTTDLngày 31/7 gửi Phó
Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc
ban hành Quyết định phê duyệt Kế
hoạch tổ chức các hoạt động Kỷ niệm
60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Căn cứ nội dung Đề án Tổ chức các
hoạt động Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng
Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014)
của UBND tỉnh Điện Biên đã được Ban
Bí thư và Thủ tướng Chính phủ cho ý
kiến; căn cứ ý kiến đề xuất của các Ban,
Bộ, Ngành, Bộ VHTTDL đề xuất 2
phương án tổ chức chương trình nghệ
thuật đặc biệt Kỷ niệm 60 năm Chiến
thắng Điện Biên Phủ:
Phương án 1: Tổ chức trước Lễ kỷ
niệm 01 ngày, vào 20h00 ngày
06/5/2014; Phương án 2: Tổ chức vào
20h00 ngày 07/5/2014.
Để phù hợp với thông lệ những lần
tổ chức kỷ niệm cấp quốc gia trước đây,
Bộ VHTTDL đề nghị việc bắn pháo
hoa tại thành phố Điện Biên Phủ thực
hiện vào tối 07/5/2014, theo quy định
của Nghị định 36/2009/NĐ-CPvề quản
lý, sử dụng pháo.
Về quy mô diễu binh, diễu hành: Bộ
Quốc phòng và Bộ VHTTDL sẽ phối
hợp với các bộ, ngành liên quan và tỉnh
Điện Biên báo cáo Phó Thủ tướng tại
Đề án riêng trong tháng 9/2013.
Về ấn phẩm làm quà tặng cho đại
biểu, gồm: 01 bộ tem kỷ niệm (giao Bộ
Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thực
hiện); 01 huy hiệu kỷ niệm (giao Bộ
VHTTDL chỉ đạo thực hiện).
Về sản xuất bộ phim tài liệu (dự
kiến 05 tập, mỗi tập 30 phút), nội dung
về 9 năm kháng chiến chống Pháp
1945-1954; giới thiệu đất nước Việt
Nam hoà bình, phát triển và hội nhập
quốc tế, trong đó có sự nỗ lực đi lên của
cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc và
tỉnh Điện Biên: giao Công ty TNHH
MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học
Trung ương, Bộ VHTTDL thực hiện.
tHtt
ĐềántổchứccáchoạtđộngKỷniệm
60nămChiếnthắngĐiệnBiênPhủ
Hưởng ứng Chương trình kích cầu
du lịch năm 2013, Sở VHTTDL Đồng
Nai phối hợp với Hiệp hội Du lịch
Tỉnh triển khai chương trình “Nụ cười
du lịch”.
Chương trình gồm các nội dung: Vệ
sinh du lịch với trọng tâm là triển khai
xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các
điểm du lịch, các hoạt động làm sạch
môi trường...; tổ chức thường xuyên
chương trình tập huấn về nghiệp vụ du
lịch, chú trọng đào tạo thái độ phục vụ
với khách hàng cho các doanh nghiệp
du lịch; khuyến khích các đơn vị
khuyến mại, giảm giá các dịch vụ vào
mùa thấp điểm. Nhiều đơn vị kinh
doanh lữ hành, khách sạn, nhà hàng,
các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai đã tham gia chương trình
như: Vườn quốc gia Cát Tiên phối hợp
với Công ty mạo hiểm Việt (VietAd-
venture) tại thành phố Hồ Chí Minh
giới thiệu sản phẩm du lịch cộng đồng
- mô hình du lịch dưới dạng các lớp học
kỹ năng dã ngoại, phù hợp với đối
tượng học sinh, sinh viên; giảm giá từ
10-40% tất cả dịch vụ lưu trú, phí tham
quan, phí hướng dẫn... cho các công ty
lữ hành (đến hết tháng 9/2013)...
Duyêntrần
Đồng Nai: Triển khai chương trình“Nụ cười du lịch”
Sự kiện vấn đề
9số 1037 l 15.8.2013
Sự kiện vấn đề
Sở VHTTDL TP. Hồ Chí Minh vừa
trình UBND thành phố Kế hoạch tổ
chức Lễ hội “Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngôi nhà của chúng ta” từ ngày 10 -
12/9//2013 tại Khu Du lịch Văn Thánh.
Lễ hội được tổ chức nhằm tạo điều
kiện cho các nước giới thiệu và quảng
bá những nét đặc trưng về văn hóa, bản
sắc của đất nước mình cho nhân dân
thành phố, tăng cường mối quan hệ hữu
nghị đoàn kết giữa các nước. Chủ động
giới thiện với bè bạn quốc tế những nét
đặc trưng, đa dạng của bản sắc văn hóa
Việt Nam nói chung và thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng, tạo thương hiệu,
thu hút khách du lịch quốc tế.
Lễ hội “Thành phố Hồ Chí Minh -
Ngôi nhà của chúng ta” bao gồm các
hoạt động: Triển lãm “Hoạt động đối
ngoại của thành phố Hồ Chí Minh - Hội
nhập và phát triển”; Khu gian nhà văn
hóa các nước; Khu sân khấu với các
chương trình biễu diễn nghệ thuật; Khu
ẩm thực với nhiều hoạt động trong đó
có Hội thi nấu ăn Món ngon Đất Việt
do các gia đình người nước ngoài đang
sinh sống và công tác tại thành phố
tham gia; khu vực trò chơi và một số
hoạt động khác…
tuệ AnH
Liên hoan diễn ra tại thành phố
Đông Hà, Quảng Trị từ ngày 12 -
18/8/2013 do Cục Nghệ thuật biểu diễn
phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội
Nhạc sỹ Việt Nam, Hội Nghệ sỹ Múa
Việt Nam, Sở VHTTDL Quảng Trị tổ
chức. Liên hoan là dịp để nghệ sỹ các
nước giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh
nghiệm trong lao động sáng tạo nghệ
thuật, tiếp thu tinh hoa nghệ thuật, thắt
chặt tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị của
cộng đồng khối ASEAN trong lĩnh vực
văn hóa nghệ thuật.
Liên hoan có sự tham gia của các
đoàn nghệ thuật quốc tế: Đoàn nghệ
thuật vương quốc Campuchia, Đoàn
nghệ thuật Cộng hòa DCND Lào,
Đoàn nghệ thuật Cộng hòa Liên bang
Myanmar và 14 đoàn nghệ thuật thuộc
lực lượng vũ trang, đại diện các vùng
miền đến từ các tỉnh/thành trong cả
nước như: Sơn La, Kon Tum, Bình
Dương, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Cao
Bằng, Lào Cai, Đắk Lắk, Quảng Trị,
Hà Tĩnh...
Nội dung chương trình ca ngợi vẻ
đẹp quê hương, đất nước, con người, ca
ngợi những thành tựu của quốc gia, dân
tộc đã đạt được trong quá khứ, hiện tại,
thể hiện niềm tin, khát vọng vươn tới
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, ca ngợi
tình hữu nghị của các nước trong cộng
đồng khốiASEAN. Chương trình mang
đậm bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi
quốc gia cũng như bản sắc văn hóa vùng
miền và cộng đồng 54 dân tộc anh em.
Hội đồng nghệ thuật tham gia chấm
và xét giải thưởng của Liên hoan là gồm
07 thành viên, trong đó 3 thành viên
thuộc các đoàn Lào, Campuchia,
Myanmar, là các nghệ sỹ, nhà nghiên
cứu, quản lý nghệ thuật có uy tín, tài
năng được lựa chọn đảm bảo sự chinh
xác, khách quan, công bằng.
Giải thưởng gồm Huy chương
Vàng, Huy chương Bạc cho chương
trình, tiết mục gắn với đơn vị nghệ sỹ
biểu diễn đạt thành tích xuất sắc tại Liên
hoan kèm theo tiền thưởng, giấy chứng
nhận giải thưởng và Cúp lưu niệm.
Liên hoan nghệ thuật Campuchia,
Lào, Myanmar và Việt Nam xuất phát
từ Liên hoan đường 9 xanh được tổ
chức thường kỳ tại Quảng Trị để tri ân
những anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống
trên mảnh đất Quảng Trị.
tHtt
Liên hoan Ca múa Nhạc Việt Nam - Lào - Campuchia - myanmar
Hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia
Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng
2013, UBND TP. Hà Nội vừa có Kế
hoạch tổ chức Liên hoan du lịch Làng
nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh
Đồng bằng sông Hồng năm 2013 Liên
hoan Làng nghề truyền thống năm
2013) dự kiến diễn ra từ 09 -
12/10/2013 tại Cung Thể thao Quần
Ngựa, Hà Nội.
Với chủ đề "Hội tụ tinh hoa làng
nghề truyền thống sông Hồng", Liên
hoan Làng nghề truyền thống năm 2013
là dịp để quảng bá thương hiệu và sản
phẩm làng nghề truyền thống tiêu biểu
bên cạnh giới thiệu sản phẩm và dịch
vụ du lịch của từng địa phương, góp
phần cho phát triển làng nghề truyền
thống nói riêng và sự nghiệp phát triển
ngành du lịch nói chung, đồng thời tôn
vinh, bảo tồn và phát triển các nghề thủ
công truyền thống của Hà Nội và các
địa phương khu vực đồng bằng sông
Hồng cũng như một số tỉnh, thành trong
cả nước.
Liên hoan có quy mô 400 gian hàng
trưng bày với nhiều nội dung phong
phú như: Lễ khai mạc và Bế mạc; tổ
chức các hoạt động triển lãm giới thiệu
sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
truyền thống; quảng bá các chương
trình du lịch làng nghề tiêu biểu; giới
thiệu tinh hoa nghệ thuật ẩm thực của
Hà Nội và các địa phương; tọa đàm về
“Thực trạng và giải pháp phát triển du
lịch làng nghề, phố nghề truyền thống
của Hà Nội”; và một số hoạt động biểu
diễn loại hình văn hóa dân gian như: rối
nước, rối cạn, ca trù… tuệ AnH
Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội
Lễ hội“thành phố Hồ Chí minh - Ngôi nhà của chúng ta”
Sự kiện vấn đề
10 số 1037 l 15.8.2013
Sự kiện vấn đề
Đây là lần đầu tiên một cuộc thi
sáng tạo về vấn đề bản quyền phim
dành cho sinh viên các trường đại học
trên toàn Hà Nội được tổ chức, với sự
hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế
Hoa Kỳ (USAID) nhằm mục đích nâng
cao hiểu biết của giới trẻ về vấn đề bản
quyền trong điện ảnh.
Cuộc thi nhằm khuyến khích sinh
viên viết kịch bản thông điệp truyền
thông (PSAs) về chủ đề bản quyền
phim với hình thức nội dung giải trí
nhưng vẫn truyền tải được đầy đủ về
tầm quan trọng cũng như những lợi ích
của việc bảo vệ bản quyền phim. Đây
cũng là cơ hội để sinh viên Hà Nội
được thử sức mình, thể hiện khả năng
sáng tạo, rèn luyện tinh thần làm việc
nhóm và làm việc với các nhà sản xuất
phim chuyên nghiệp.
Cuộc thi hướng đến việc tìm kiếm
kịch bản hay, đạt tiêu chuẩn phát sóng
trên các kênh truyền hình quốc gia về
chủ đề bảo vệ bản quyền với mong
muốn phát triển thành một cuộc thi
thường niên, là sân chơi cho các bạn trẻ
có đam mê với điện ảnh nói riêng và
giới trẻ Việt Nam nói chung. Tiêu chí:
Ý tưởng có nội dung phù hợp với cuộc
thi, thể hiện được sự sáng tạo và có tính
đột phá, tính khả thi của ý tưởng thuyết
phục được thành phần Ban Giám khảo.
Giải thưởng gồm 1 giải Nhất, 1 giải
Nhì và 1 giải Ba với các giá trị tương
ứng 10 triệu đồng, 7 triệu đồng và 3
triệu đồng. Thời gian tiếp nhận các tác
phẩm cuộc thi bắt đầu từ ngày 15/8 -
15/9/2013.
n.tHAnH
Trong quá trình hội nhập và phát
triển, hoạt động âm nhạc nói chung, âm
nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam nói
riêng đang đứng trước những biến đổi
và thách thức. Nhằm nhận diện rõ thực
trạng, đồng thời tìm giải pháp bảo tồn,
phát huy âm nhạc cổ truyền dân tộc,
đưa âm nhạc cổ truyền dân tộc phục vụ
cho cuộc sống, ngày 09/8/2013, Trung
tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm
nhạc dân tộc (thuộc Trung tâm Nghiên
cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc
Việt Nam) đã tổ chức hội thảo “Âm
nhạc dân tộc với cuộc sống con người
hôm nay” tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ
VHTTDL Vương Duy Biên đã đến dự.
Hầu hết các đại biểu tham dự hội
thảo đều tỏ ra lo lắng trước thực tế đa
số thanh thiếu niên - lực lượng thưởng
thức đông đảo của xã hội lại ít mặn mà
với âm nhạc dân tộc, ngược lại họ rất
sành các bài hát tiếng Anh trong các
trào lưu âm nhạc Jazz – Rock – Pop.
Rõ ràng âm nhạc dân tộc đang mất vị
trí trong thị hiếu thưởng thức nghệ
thuật của giới trẻ ngày hôm nay. Nhiều
ý kiến cho rằng, bảo tồn thôi chưa đủ,
nghệ thuật dân tộc, trong đó có âm
nhạc dân tộc cần phải có một không
gian diễn xướng xứng tầm. Nhà nước
cần phải đầu tư thích đáng hơn nữa cho
loại hình nghệ thuật này, qua đó đào tạo
những lớp nghệ sĩ kế cận đủ sức lôi kéo
được người nghe, người xem, đặc biệt
là giới trẻ.
Thay mặt Bộ VHTTDL, Thứ
trưởng Vương Duy Biên cho biết sẽ tiếp
thu những ý kiến đóng góp tại hội thảo
để nghiên cứu đề xuất với Nhà nước và
Chính phủ để có những chủ trương,
chính sách và cơ chế thỏa đáng hơn đối
với lực lượng làm nghệ thuật âm nhạc
dân tộc.
Đồng thời cũng mong các nhà
nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực
này tiếp tục đóng góp những ý kiến để
định hướng tuyên truyền trên báo chí,
đồng thời cũng rất mong sự hỗ trợ vào
cuộc của các Bộ, ngành khác để tạo nên
nhiều kênh định hướng thẩm mỹ cho
giới trẻ, giúp âm nhạc dân tộc xác lập
lại vị trí xứng đáng của nó trong đời
sống xã hội.
Đ.AnH
Hội thảo khoa học“Âm nhạc dân tộc với cuộc sống hôm nay”
Thi bản quyền điện ảnh dành cho giới trẻ
Chào mừng kỷ niệm 68 năm Cách
mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9,
Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển
lãm các tác phẩm mới của hội viên tại 8
khu vực trong cả nước, trong đó thành
phố Hồ Chí Minh là khu vực 6.
Triển lãm trưng bày 109 tác phẩm
của 92 tác giả là hội viên Hội Mỹ thuật
Việt Nam và hội viên Hội Mỹ thuật
thành phố Hồ Chí Minh, với các thể
loại tranh, tượng, sắp đặt, bằng nhiều
chất liệu như: sơn dầu, sơn mài, lụa,
khắc gỗ, màu nước, đá, đồng… Hầu
hết các tác phẩm mang nội dung phản
ánh phong cảnh và con người với sinh
hoạt lao động hàng ngày trên khắp mọi
miền đất nước.
Hội đồng nghệ thuật Triển lãm mỹ
thuật khu vực 6 đã xét chọn, trao giải
cho 12 tác phẩm; trong đó có một giải
A, hai giải B, ba giải C. GiảiAcủa Triển
lãm năm nay thuộc về tác phẩm “Tích
tụ của biển” bằng chất liệu tổng hợp của
tác giả Lâm Thanh, hội viên Hội Mỹ
thuật Việt Nam. Các giải thưởng A, B,
C được Hội đồng nghệ thuật chọn để
tham gia Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt
Nam cùng 7 khu vực trong cả nước, tổ
chức tại Hà Nội vào tháng 9 này.
n.tHAnH
Triển lãm mỹ thuật khu vực 6 năm 2013
Sự kiện vấn đề
11số 1037 l 15.8.2013
Sự kiện vấn đề
Từ 05-11/8, Cục Nghệ thuật biểu
diễn phối hợp với Hội Nghệ sĩ Múa
Việt Nam tổ chức “Cuộc thi Tài năng
trẻ Biên đạo Múa toàn quốc-2013” đợt
I và Hội Nghệ sĩ Múa TP.HCM phối
hợp với trường Trung cấp Múa
TP.HCM tổ chức “Liên hoan Nghệ
thuật Múa TP.HCM mở rộng lần thứ 4
năm 2013”.
Cuộc thi “Tài năng trẻ Biên đạo
múa toàn quốc năm 2013” kết hợp với
“Liên hoan Nghệ thuật Múa TP.HCM
mở rộng lần thứ 4 năm 2013” nhằm
phát hiện các tài năng trẻ đạo diễn trong
lĩnh vực sân khấu. Thứ trưởng Vương
Duy Biên cho biết, đây là dịp để các
biên đạo múa trẻ giao lưu, trao đổi, học
tập kinh nghiệm. Bên cạnh đó, qua
Cuộc thi và Liên hoan, các nhà quản lý
nghệ thuật phát hiện, đánh giá thực
trang lực lượng Biên đạo múa hiện nay
để có những giải pháp thiết thực trong
công tác đào tạo, bồi dưỡng những tài
năng trẻ và tìm kiếm những tác phẩm
múa có chất lượng cao. Từ đây, xây
dựng và định hướng phát triển nghệ
thuật múa trong thời gian tới mang tính
bền vững, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ
văn hóa nghệ thuật của nhân dân trong
thời kỳ mới.
Cuộc thi sẽ góp phần khẳng định vị
trí, vai trò cũng như trách nhiệm của
những người nghệ sỹ, biên đạo múa trẻ
trong việc sáng tác những tác phẩm
nghệ thuật có giá trị cao cả về nghệ thuật
lẫn tư tưởng, không những ở đề tài mới
mẻ, hiện đại mà còn phải bám sát đề tài
cách mạng, lịch sử của quốc gia. Đồng
thời, khơi gợi lòng yêu nước, tinh thần
tự tôn dân tộc, góp phần sáng tạo nên
những giá trị mới cho nghệ thuật múa.
Kết thúc cuộc thi Tài năng trẻ biên
đạo múa toàn quốc (đợt 1), Ban Tổ
chức đã chọn được 12 tác phẩm xuất
sắc để trao giải, gồm 4 Huy chương
Vàng dành cho Tạ Thùy Chi - tác phẩm
Nỗi lòng Trưng Trắc, Trần Ly Ly - Linh
thiêng đêm tháp cổ, Nguyễn Minh Mẫn
- Hồn rối, Lê Trung Thảo - Nợ núi sông;
8 Huy chương Bạc được trao cho
Nguyễn Bạch Vân, Lê Ngô Bảo Việt,
Phạm Ngọc Hiền, Võ Nguyễn Thành
Nhân, Lương Xuân Thành, Lê Thị Thu
Hoài, Trần Bích Vân, Lê Minh Thu -
Trần Văn Hiệp. Bên cạnh đó, Hội Nghệ
sĩ Múa Việt Nam cũng trao tặng bằng
khen cho 6 biên đạo múa có nhiều sáng
tạo tại cuộc thi này. Theo kế hoạch, đợt
2 của cuộc thi dành cho khu vực phía
bắc sẽ diễn ra từ 25 - 29/8 tại TP.Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh.
Diễn ra đồng thời với cuộc thi, tối
qua 10/8, lễ tổng kết và trao giải Liên
hoan múa TP.HCM mở rộng lần 4 -
2013 đã được tổ chức tại Nhà hát Thành
phố (TP.HCM). Từ 40 tác phẩm của 27
đơn vị tham gia, Ban Tổ chức đã trao 7
giải A, 8 giải B, 8 giải C và 5 giải
khuyến khích; ngoài ra còn có 10 giải
dành cho các diễn viên xuất sắc. Theo
kết quả, Trường múa TP.HCM và Vũ
đoàn Phương Việt là hai đơn vị gặt hái
nhiều giải thưởng nhất trong cuộc thi và
liên hoan lần này.
Đ.n
Thi tài năng trẻ Biên đạo múa toàn quốc năm 2013
Tối 10/8, tại Cung Văn hóa Hữu
nghị Việt Tiệp, Hải Phòng, 11 thí sinh
đã tham gia đêm chung kết đầu tiên
dành cho dòng nhạc thính phòng trong
Liên hoan tiếng hát truyền hình Sao
Mai 2013. Ban tổ chức đã chọn được 4
thí sinh xuất sắc nhất để tham gia đêm
chung kết Sao Mai 2013 diễn ra vào
31/8 gồm: Võ Hồng Quân (Cộng hòa
Pháp), Ngô Văn Đức (Thái Bình) và 2
thí sinh của NghệAn là Đinh Thị Trang
và Trần Thị Trang. Tại vòng thi này, Võ
Hồng Quân cũng là thí sinh nhận được
nhiều phiếu bình chọn qua mạng nhất.
Tại Lễ Khai mạc, ông Lê Khắc
Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Hải Phòng khẳng định đây
là một trong những hoạt động nổi bật
chào mừng Năm Du lịch quốc gia
Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng
2013. Lần đầu tiên giải Sao Mai được
tổ chức tại Hải Phòng sẽ góp phần
quảng bá hình ảnh thành phố biển
năng động, thơ mộng với nhiều danh
lam nổi tiếng như Đồ Sơn, Cát Bà.
Trong thời gian qua, thành phố đã tạo
điều kiện để các thí sinh có thời gian
trải nghiệm thực tế tại các danh lam,
thắng cảnh của thành phố.
5 giám khảo của đêm nhạc thính
phòng gồm: Nhà giáo ưu tú-Nhạc sĩ
Đức Trịnh, Hiệu trưởng Trường Đại
học Văn hóa Nghệ thuật quân đội, Phó
Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Nhạc
sĩ Tuấn Phương, Phó trưởng Ban Văn
nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam; Nghệ
sĩ ưu tú Ngọc Lan, Trưởng khoa Thanh
nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt
Nam; Nghệ sĩ ưu tú Ánh Tuyết, Chủ
nhiệm khoa Thanh nhạc, Nhạc viện
thành phố Hồ Chí Minh; Nhạc sĩ Quốc
Hưng, Phó trưởng khoa Thanh nhạc,
Học Viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
Trong số 11 thí sinh tham gia đêm
chung kết, có 3 thí sinh đến từ thành
phố Hồ Chí Minh, 2 thí sinh đến từ
Nghệ An, 2 thí sinh đến từ cộng đồng
người Việt ở châu Âu và 4 thí sinh đến
từ Hưng Yên, Hải Phòng, Thanh Hóa,
Thái Bình. Tại đêm chung kết, mỗi thí
sinh hát 2 bài hát. Điểm mới trong việc
chấm giải năm nay là nếu vị giám khảo
nào có bài hát được thí sinh hát thì
không được chấm điểm phần thi đó.
Điểm của thí sinh sẽ là điểm trung bình
của 4 vị giám khảo còn lại.
Hải PHong
4 thí sinh dòng nhạc thính phòng lọt vào
vòng Chung kết Sao mai 2013
Sự kiện vấn đề
12 số 1037 l 15.8.2013
Ngày 12/8, Bộ Tài nguyên và Môi
trường phối hợp với UBND tỉnh Kiên
Giang tổ chức trao Chứng chỉ công
nhận Vườn di sản ASEAN cho Vườn
quốc gia U Minh Thượng.
Đây là Vườn quốc gia thứ 5 của
Việt Nam được công nhận là Vườn Di
sản ASEAN sau vườn quốc gia Hoàng
Liên, Ba Bể, Chư Mom Ray và Kon
Ka Kinh. Đây cũng là Vườn di sản trên
đất than bùn đầu tiên của khu vực
ASEAN.
Vườn quốc gia U Minh Thượng
thuộc huyện U Minh Thượng tỉnh
Kiên Giang, được nâng cấp từ khu Bảo
tồn thiên nhiên U Minh Thượng lên
thành vườn quốc gia theo Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ. Vườn quốc
gia U Minh Thượng có diện tích
21.107ha, trong đó vũng lõi chiếm
8.038ha, vùng đệm chiếm 13.069ha.
Đây là loại rừng với hệ sinh thái rừng
nhiệt đới ngập nước thuộc loại rất
hiếm trên thế giới. Hệ thống động thực
vật tại vườn quốc gia U Minh Thượng
rất đa dạng và phong phú: bên cạnh
cây tràm (Melaleuca cajuputi) bản địa,
tại đây còn có hơn 243 loài thực vật có
mạch bậc cao, trong đó có nhiều loài
cây thân gỗ cao, to như: Bùi, Mốp,
Dấu, Trâm, Gáo… Với sự hiện diện
của 32 loài thú, 186 loài chim, 39 loài
bò sát lưỡng cư, 34 loài cá Vườn quốc
gia U Minh Thượng có khu hệ động
thực vật phong phú nhất ở khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều loài
động vật tại đây như: Rái cá lông mũi,
Mèo cá, Bồ nông chân xám, Già đãy
Java,… được ghi trong sách đỏ Việt
Nam và thế giới.
Được biết, để được công nhận là
vườn di sản, vườn quốc gia phải đảm
bảo được các tiêu chí về tính tự nhiên,
hoang dã, tính nguyên vẹn về hệ sinh
thái, sự đa dạng và giá trị nổi bật quần
thể. Các vườn di sảnASEAN phải thực
thi và chịu trách nhiệm về các chính
sách bảo tồn sinh vật quý hiếm sống
trong khu vực Đông Nam Á.
Tại Hội nghị Ban Chỉ đạo Dự án
“Phục hồi và sử dụng bền vững đất
than bùn trong khu vực Đông Nam Á”
(Dự án Peatland) lần thứ 3, Vườn Quốc
gia U Minh Thượng được các chuyên
gia môi trường trong và ngoài nước
đánh giá cao về tính đa dạng sinh học
và khuyến nghị Việt Nam xây dựng hồ
sơ đề xuất công nhận Vườn Quốc gia
U Minh Thượng là Vườn Di sản
ASEAN. Trước khuyến nghị của các
chuyên gia môi trường, Tổng cục Môi
trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường)
đã phối hợp với chuyên gia kỹ thuật
quốc gia của Dự án Peatland và Vườn
quốc gia U Minh Thượng xây dựng hồ
sơ trình và đã được Hội nghị Bộ trưởng
môi trường ASEAN chính thức công
nhận vào tháng 9/2012.
t.HợP
VườnquốcgiaUminhThượngđượccôngnhậnVườndisảnASEAN
Ngày 08/8, Sở VHTTDL tỉnh Bắc
Ninh đã tổ chức Hội nghị thực hiện
Quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo
và phát huy giá trị khu di tích lịch sử
- văn hóa Chùa Dạm, xã Nam Sơn,
thành phố Bắc Ninh để chuẩn bị cho
khởi công dự án tôn tạo, bảo tồn di
tích này vào cuối năm 2013.
Sau khi nghe báo cáo quy hoạch
chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy
giá trị khu di tích lịch sử - văn hóa
Chùa Dạm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Bắc Ninh Nguyễn Tiến Nhường đề
nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
phối hợp với đơn vị tư vấn tiếp tục
nghiên cứu Quy hoạch chi tiết trên cơ
sở kết hợp giữa các phương án nêu
trong quy hoạch. Trong đó, cần thiết
kế lại không gian dịch vụ để bảo đảm
tính khả thi; mở rộng thêm không
gian quy hoạch. Các đơn vị tập trung
nghiên cứu phương án thực hiện để
hoàn thiện quy hoạch trình UBND
tỉnh quyết định trong tháng 8 này.
Các phương án bảo tồn, tôn tạo
khu di tích chùa Dạm dựa trên quan
điểm phát triển chùa Dạm thành
“Trung tâm tâm linh tín ngưỡng quy
mô”, là điểm đến du lịch sinh thái
hấp dẫn, tương xứng với giá trị của
một trong những trung tâm Phật
giáo Đại Việt lớn nhất trong lịch sử.
Phương án có tính khả thi được đưa
ra gồm: Tổng diện tích đất quy
hoạch là 41,33 ha gồm 4 không gian
chính: Tâm linh (8,62 ha); văn hóa
lễ hội (2,05 ha); dịch vụ (4,84 ha) và
không gian cây xanh cảnh quan
(19,24 ha). Các không gian này
được kết nối với nhau bằng một trục
thần đạo.
Chùa Dạm được xây dựng từ
năm 1086 đến 1094 dưới thời Lý
Nhân Tông, được coi là Trung tâm
Phật giáo lớn nhất của nước Đại Việt
xưa. Đến nay, chùa đã bị phá hủy
hoàn toàn, còn lại dấu vết 4 cấp nền
với diện tích 0,87 ha. Năm 1964,
Chùa Dạm được xếp hạng là di tích
lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Việc
lập Quy hoạch di tích Chùa Dạm
mang ý nghĩa lớn nhằm khoanh
vùng bảo vệ di tích; khai thác hiệu
quả khu di tích theo hướng mở rộng
không gian, phát huy giá trị, nâng
tầm khu di tích thành trung tâm văn
hóa, tín ngưỡng và trở thành điểm
du lịch hấp dẫn; làm cơ sở pháp lý
cho việc xây dựng các dự án trùng
tu, tôn tạo và phát huy giá trị của
khu di tích Chùa Dạm. t.H
Hoàn thiện Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo,
phát huy giá trị khu di tích Chùa Dạm
Sự kiện vấn đề
13số 1037 l 15.8.2013
Chiều 09/8, tại Cần Thơ, Tổng cục
Thể dục thể thao phối hợp với Trung
tâm Huấn luyện thể thao quốc gia
Cần Thơ tổ chức hội nghị "Tổng kết
công tác liên kết đào tạo vận động
viên trẻ khu vực đồng bằng sông Cửu
Long giai đoạn 8/2012 - 8/2013 và
định hướng phát triển năm 2014”.
Từ tháng 8/2012 đến 8/2013, Tổng
cục Thể dục thể thao đã giao Trung
tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia
Cần Thơ quản lý, tập huấn 18 đội
tuyển trẻ và đội dự tuyển trẻ quốc gia
với 267 vận động viên ở các bộ môn
như: Cầu lông, điền kinh, bóng bàn,
judo, taekwondo, bơi, bắn cung, cử tạ,
điền kinh… Các vận động viên đã
tham gia thi đấu ở 45 giải trong và
ngoài nước, đạt được 325 Huy chương
các loại; trong đó có 4 huy chương
Vàng, 3 Huy chương Bạc và 4 Huy
chương Đồng ở các giải quốc tế. Công
tác tuyển chọn đào tạo vận động viên
dự tuyển trẻ quốc gia tại trung tâm
được đánh giá là một trong những chủ
trương lớn nằm trong chiến lược phát
triển thể thao thành tích cao của
ngành, từ đó tạo cú hích thay đổi diện
mạo thể thao khu vực đồng bằng sông
Cửu Long và cả nước trong tương lai.
Theo ông Trần Chí Quân - Giám
đốc Trung tâm Huấn luyện Thể thao
quốc gia Cần Thơ, đồng bằng sông
Cửu Long là khu vực có tiềm năng lớn
về thể dục thể thao, tuy nhiên một số
môn thể thao Olympic ở khá nhiều nơi
hiện vẫn chưa được coi trọng và đầu
tư phát triển mạnh. Đánh giá về công
tác liên kết đào tạo huấn luyện viên,
vận động các môn thể thao thành tích
cao của khu vực đồng bằng sông Cửu
Long trong thời gian qua, ông Quân
cho biết: Việc liên kết, đào tạo tuy mới
ở giai đoạn sơ khai và gặp không ít
khó khăn nhưng hiệu quả bước đầu
đạt được rất khả quan. Điều này là tín
hiệu báo trước các bước thành công kế
tiếp trong chiến lược phát triển thể
thao thành tích cao của khu vực đồng
bằng sông Cửu Long thời gian tới, hứa
hẹn sẽ cống hiến nhiều tài năng thể
thao trẻ đầy triển vọng cho nước nhà.
Trong năm 2014, Trung tâm Huấn
luyện tThể thao quốc gia Cần Thơ sẽ
hỗ trợ mạnh mẽ các tỉnh trong khu
vực đồng bằng sông Cửu Long phát
triển 9 môn thể thao gồm: Bắn cung,
cử tạ, canoeing, điền kinh, boxing nữ,
billards - snooker, bóng chuyền bãi
biển nữ, cầu mây nữ và xe đạp địa
hình. Kỳ Đại hội Thể dục thể thao
toàn quốc lần thứ VII - 2014 tại Nam
Định sắp tới, thể thao đồng bằng sông
Cửu Long phấn đấu đạt thành tích
cao, là đối trọng lớn với các khu vực
khác trong cả nước. Hồ tHAnH
Ngày 09/8, Liên đoàn thể thao
dưới nước thành phố Hồ Chí Minh tổ
chức Hội thảo về Quản lý các hoạt
động thể thao dưới nước an toàn,
hiệu quả.
Theo khảo sát của Quỹ Nhi đồng
Liên hiệp quốc (Unicef), mỗi năm ở
Việt Nam có khoảng 12.700 trẻ bị chết
do đuối nước. Do đó, việc trang bị kỹ
năng sống và dạy bơi cho trẻ là cấp
thiết. Tại Hội thảo, các đại biểu đã đóng
góp các ý kiến nhằm giảm thiểu các
nguy cơ chấn thương, đuối nước tại các
hồ bơi; làm rõ thực trạng các hồ bơi của
thành phố; nâng cao nhận thức xã hội,
nhận thức của cộng đồng về an toàn
sông nước; đồng thời, chỉ ra những bất
cập trong quản lý, những quy định chưa
sát thực tế, những việc chưa làm được
trong quản lý các hồ bơi.
Liên đoàn Thể thao dưới nước
thành phố Hồ Chí Minh nêu thực
trạng: Hiện có 5 loại hồ bơi tại thành
phố Hồ Chí Minh, gồm: Hồ bơi công
cộng, trường học, khu vui chơi,
khách sạn, chung cư. Trong đó, chỉ
tại các hồ bơi công cộng là có chú
trọng đến việc cứu hộ chuyên nghiệp.
Trong khi các loại hồ bơi khác, nhất
là khách sạn, chung cư, do chỉ mang
tính chất giải trí, nên độ an toàn cũng
khá hạn chế. Hiện trên địa bàn thành
phố có hàng trăm hồ bơi chưa qua
kiểm định tại các quận, huyện, nhất
là các khu vực ngoại thành. Việc các
hồ bơi này không đáp ứng các tiêu
chuẩn về an toàn như không trang bị
dây phao, các biển báo độ sâu, độ sâu
và độ dốc của hồ không đúng
chuẩn… khiến nguy cơ xảy ra tai nạn
khá cao. Bên cạnh đó, các hồ bơi vẫn
còn tồn tại nhiều nguy cơ về mất an
toàn cũng như dịch bệnh. Các đợt
khảo sát, kiểm tra tại các hồ bơi cho
thấy, chỉ khoảng 60 - 70% số hồ đạt
tiêu chuẩn về vệ sinh, nhưng cũng chỉ
ở mức tương đối. Việc đảm bảo về độ
Clo dư, độ pH tại đây rất khó thực
hiện theo đúng quy định. Do đó, cần
hướng dẫn các đơn vị kinh doanh hồ
bơi đảm bảo vệ sinh môi trường
nước, nhằm bảo vệ sức khỏe cho
người bơi.
Nhằm khắc phục những bất cập
trong quản lý cũng như trang bị kỹ
năng bơi lội cho trẻ em, các giải pháp
được đưa ra tại Hội thảo chủ yếu
nhấn mạnh hai vấn đề: Tăng cường
kiểm tra, giám sát các đơn vị hoạt
động thể thao dưới nước về đảm bảo
các quy chuẩn về an toàn, vệ sinh;
đưa bơi lội trở thành một môn học
chính khóa trong trường, trang bị kỹ
năng sống trong môi trường nước và
nâng cao thể chất cho học sinh.
ĐứC MinH
Quản lý các hoạt động thể thao dưới nước an toàn, hiệu quả
LiênkếtđàotạovậnđộngviêntrẻvùngđồngbằngsôngCửuLong
Sự kiện vấn đề
14 số 1037 l 15.8.2013
Sự kiện vấn đề
Chiều 10/8, tại sân vận động Quân
đoàn 4 (tỉnh Bình Dương) đã diễn lễ khai
mạc vòng 6 giải đua Mô tô 125cc-135cc
cúp vô địch quốc gia 2013, với sự tranh
tài của 96 tay đua chuyên nghiệp và bán
chuyên nghiệp đến từ 30 câu lạc bộ trên
toàn quốc.
Ở nội dung bán chuyên nghiệp, các
tay đua sử dụng loại xe 2 thì 125 phân
khối. Ở nội dung chuyên nghiệp sử dụng
xe 4 thì 135 phân khối. Ở vòng loại, mỗi
lượt đấu gồm 4 vận động viên đua 8
vòng sân vận động để loại trực tiếp. Hai
tay đua về nhất và nhì đi tiếp vào vòng
bán kết 2, sau đó đến bán kết 1 và chung
kết. Nét mới ở giải lần này là các vận
động viên thi đấu phải mang mũ bảo hộ
kín đầu và mặt, kèm theo giày, găng tay,
quần áo bảo hộ chuyên dụng. Ban tổ
chức cũng mua bảo hiểm cho các vận
động viên tham dự cuộc đua, bắt đầu từ
ngày tập làm quen sân, với mức bồi
thường tối thiểu là 20 triệu đồng.
Tổng giải thưởng của giải lên đến
120 triệu đồng. Trong đó, mỗi hạng đấu
sẽ có 4 giải với giải nhất là 15 triệu đồng,
hạng nhì 10 triệu đồng và hạng ba 8 triệu
đồng. Đây là giải đấu do Liên đoàn Xe
đạp - Mô tô thể thao Việt Nam phối hợp
với Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương tổ
chức, nằm trong hệ thống thi đấu của
Liên đoàn với 10 giải mỗi năm trên khắp
cả nước. A.tùng
Qua 3 ngày tranh tài tại vòng chung
kết toàn quốc trên sân vận động Thống
Nhất (thành phố Hồ Chí Minh),
chương trình “Giấc mơ sân cỏ 2013” –
Tìm kiếm tài năng bóng đá trẻ Việt
Nam, đã chọn được học viên đi đào tạo
và tranh tài vòng chung kết thế giới của
Học viện Aspire (Qatar).
Sau khi trải qua các bài kiểm tra thể
lực, tốc độ, tư duy chiến thuật, phối
hợp đồng đội, kỹ thuật cá nhân và thi
đấu đối kháng… cầu thủ Nguyễn Hồng
Sơn đã xuất sắc vượt qua 29 đối thủ
khác tại vòng chung kết toàn quốc để
giành suất duy nhất của Việt Nam sang
Học viện Aspire (Qatar). Hồng Sơn
năm nay 13 tuổi (cao 1m63, nặng
56kg), là một trong những học viên
xuất sắc nhất của lò đào tạo Quỹ đầu tư
và phát triển tài năng bóng đá Việt
Nam (PVF). Dù đã giành chiến thắng
tại Việt Nam, nhưng Hồng Sơn sẽ phải
nỗ lực rất nhiều nếu muốn trụ lại tại
Học viện này. Theo dự kiến, đầu năm
2014, Hồng Sơn sẽ lên đường sang
Qatar để gia nhập Học việnAspire. Sau
thời gian học tập một tháng, Hồng Sơn
sẽ tranh tài với học viên khác đến từ
khắp nơi trên thế giới của Học viện.
Những học viên đáp ứng được yêu cầu
qua đợt sàng lọc này sẽ được giữ lại
đào tạo lâu dài.
Chương trình “Giấc mơ sân cỏ
2013” của Học viện Aspire - Qatar
triển khai tại Việt Nam từ tháng
4/2013, nhằm tuyển chọn các cầu thủ
có tài năng, tố chất chơi bóng đá để đưa
sang đào tạo tại Học viện. Đây là một
trong số những học viện được đào tạo
bài bản trên thế giới, do các huấn luyện
viên trẻ của câu lạc bộ Barcelona (Tây
Ban Nha) phụ trách. Trong lần tuyển
chọn này tại Việt Nam, đích thân huấn
luyện viên kỳ cựu Bora Milutinovic,
người từng dẫn dắt 5 đội tuyển quốc
gia khác nhau tại các vòng chung kết
World Cup, trực tiếp chọn lựa.
Trong khi đó, 29 cầu thủ còn lại sẽ
được Học viện Aspire cấp giấy chứng
nhận đã vượt qua hơn 30.000 thí sinh
khác để tham dự vòng chung kết tại
Việt Nam. Dự kiến ban đầu, “Giấc mơ
sân cỏ 2013” sẽ chọn tối đa 3 cầu thủ
Việt Nam sang Qatar đào tạo và thi đấu.
Tuy nhiên, cuối cùng chỉ có cầu thủ
Hồng Sơn được chọn. Đây là điều đáng
tiếc đối với các cầu thủ trẻ Việt Nam.
Vũ MinH
Cầu thủ trẻ Hồng Sơn được chọn đào tạo
tại Học viện Aspire - Qatar
Sau4ngàytranhtàisôinổi(08-11/8),
Giải Vô địch Vovinam tỉnh Gia Lai -
2013 đã kết thúc. Huyện Đăk Đoa
giành ngôi vô địch toàn đoàn với 5
HCV, 2 HCB, 2HCĐ; Cao đẳng Nghề
1 giành giải nhì với 5 Huy chương
vàng, 2 Huy chương đồng; thị xã An
Khê giành giải 3 với 3 Huy chương
Vàng, 2 Huy chương Bạc và 5 Huy
chương Đồng.
Tham gia giải lần này có 149 vận
động viên đến từ 11 đoàn của 7 huyện,
thị xã, thành phố và 4 câu lạc bộ
Vovinam trên toàn tỉnh Gia Lai. Các
vận động viên tham gia tranh tài ở hai
nội dung thi quyền và thi đấu đối
kháng. Ở nội dung quyền, các vận
động viên thi đấu ở hai lứa tuổi 13-15
và trên 16 tuổi. Ở nội dung thi đấu đối
kháng, các vận động viên nam thi đấu
ở 8 hạng cân còn vận động viên nữ thi
đấu 6 hạng cân.
Giải vô địch Vovinam tỉnh Gia Lai
2013 được tổ chức nhằm tạo ra sân
chơi lành mạnh, bổ ích; tạo cơ hội cho
các em được thể hiện năng khiếu cũng
như tài năng võ thuật của mình; là dịp
để cho các em giao lưu, học hỏi, rèn
luyện sức khoẻ. Giải cũng là dịp để
tuyển chọn những em nhỏ có năng
khiếu, có triển vọng phát triển bộ môn
Vovinam để đào tạo nguồn cho thể thao
tỉnh Gia Lai.
QuAng tHái
Gần 100 vận động viên dự giải đua xe mô tô toàn quốc 2013
Giải vô địch Vovinam tỉnh Gia Lai 2013
Sự kiện vấn đề
15số 1037 l 15.8.2013
Sự kiện vấn đề
Tối 09/8, giải Bóng đá futsal nữ
thành phố Hồ Chí Minh mở rộng –
cúp Thái Sơn Nam năm 2013 đã khép
lại với chức vô địch thuộc về Phong
Phú Hà Nam, sau khi đánh bại quận
1 (thành phố Hồ Chí Minh) trên
chấm luân lưu 6m.
Trận chung kết diễn ra giữa quận
1 và Phong Phú Hà Nam thật sự là
một bất ngờ lớn của giải. Phong Phú
Hà Nam là đội khá trẻ, không có
nhiều tuyển thủ quốc gia nhưng đã
vượt qua hai ứng cử viên nặng ký
nhất của giải là đương kim vô địch
Hà Nội và quận 8. Qua các trận đấu
vòng loại, Phong phú Hà Nam đã thể
hiện lối chơi chắc chắn với chiến
thuật linh hoạt và điều này được
chứng minh trong trận đấu cuối cùng
của giải.
Hai đội của thành phố Hồ Chí
Minh là quận 1 và quận 8 lần lượt
xếp vị trí thứ hai và thứ ba. Tuyển thủ
quốc gia Nguyễn Thị Châu (quận 8)
giành danh hiệu vua phá lưới với 7
bàn thắng; cầu thủ xuất sắc nhất
thuộc về Trịnh Ngọc Hoa (quận 1);
danh hiệu thủ môn xuất sắc nhất
thuộc về Nguyễn Thị Ngọc (Phong
Phú Hà Nam).
Giải Bóng đá futsal nữ TP Hồ Chí
Minh mở rộng lần 3 có sự góp mặt
của 5 đội bóng mạnh của cả nước là
quận 1, quận 8, Đại học Hồng Bàng
(TP Hồ Chí Minh), Phong Phú Hà
Nam và Hà Nội. Các đội thi đấu vòng
tròn một lượt, chọn hai đội đứng đầu
vào tranh chung kết. Giải đấu quy tụ
phần lớn tuyển thủ futsal nữ quốc gia
nên đây là dịp quan trọng để Ban
huấn luyện tuyển futsal Việt Nam
xem xét phong độ và tuyển chọn
thành phần cho đội tuyển tham dự
SEA Games 27 sắp tới.
L.KHánH
Ngày 10/8, Giải Taekwondo các
tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long lần thứ V đã bế mạc với hạng
nhất toàn đoàn thuộc về đơn vị Cà Mau
(7 Huy chương Vàng, 3 Huy chương
Bạc và 9 Huy chương Đồng), đơn vị
Tiền Giang đạt Hạng Nhì và đơn vị
Vĩnh Long đạt Hạng Ba.
Tham dự Giải Taekwondo lần này,
có trên 150 vận động viên đến từ các
tỉnh: Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang,
Vĩnh Long, Đồng Tháp,An Giang, Trà
Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau.
Sau 3 ngày tranh tài với 27 nội
dung thi đấu và 90 trận đấu quyết liệt,
các vận động viên đã cống hiến những
màn trình diễn đầy ấn tượng và thuyết
phục thông qua các bài quyền và thi
đấu đòn thế Taekwondo.
Theo Ban Tổ chức giải, trong thi
đấu, các võ sĩ đều thể hiện sự bình tĩnh,
tự tin và luôn phát huy tốt trình độ, kỹ
thuật chuyên môn trong từng trận thi
đấu. Ban Giám khảo và các tổ trọng tài
làm việc khách quan, công tâm và hầu
hết các vận động viên thi đấu trên tinh
thần đoàn kết, giao lưu, học hỏi nhằm
nâng cao trình độ chuyên môn và rèn
luyện sức khỏe. Qua mùa giải năm nay,
Ban Tổ chức đã chọn được một số võ sĩ
có thể lực và trình độ kỹ thuật thi đấu tốt
để đưa đi tham dự Giải Taekwondo toàn
quốc vào năm 2014. ĐứC Kiên
Cà mau dẫn đầu Giải Taekwondo các tỉnh ĐBSCL 2013
Phong Phú Hà Nam vô địch giải Bóng đá futsal nữ mở rộng
Ông Đỗ Văn Trung, Giám đốc Đài
Phát thanh – Truyền hình tỉnh Bình
Dương, Trưởng Ban tổ chức giải cho
biết: Từ ngày 15-18/8 tại Trung tâm
hội nghị Lucky Square, thành phố mới
Bình Dương sẽ diễn ra giải Billiards
Carom 3 băng quốc tế Bình Dương
năm 2013 tranh Cúp BTV-Bacamxex
IJC. Đây là giải đấu do Đài Phát thanh
- Truyền hình Bình Dương tổ chức
nhằm tạo cơ hội cho các tay cơ trong
nước có dịp cọ xát chuẩn bị cho SEA
Games 27 được tổ chức ở Myanamar
vào năm nay.
Giải thu hút sự tham gia của 48 vận
động viên đến từ 15 tỉnh, thành ngành
trong cả nước như Đà Nẵng, thành phố
Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế, Bình
Định, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình
Dương, Quân đội...; cùng với 4 cơ thủ
hàng đầu thế giới là tay cơArai Tatsuo
(Nhật Bản) cựu Vô địch thế giới năm
2003, Francisco Dela Cruz
(Philippines) Huy chương bạc SEA
Games 26, Takeshima (Nhật Bản) và
Rudy Hasan (Indonesia). Trong số 48
tay cơ đến từ 15 tỉnh, thành trong cả
nước thì các tay cơ thành phố Hồ Chí
Minh vẫn là ứng cử viên nặng ký cho
các danh hiệu. Tham dự giải năm nay,
thành phố Hồ Chí Minh có mặt các tay
cơ mạnh như: Trần Đình Nại (Vô địch
quốc gia 2013), Trương Quang Hào
(Vô địch quốc gia 2012) cùng với
những tên tuổi khá quen thuộc như
Nguyễn Quốc Nguyện, Mã Xuân
Cường và Dương Anh Vũ.
Các tay cơ sẽ thi đấu theo thể thức
loại trực tiếp 1 vòng thua; trong đó ở
vòng loại đấu 1 ván 30 điểm, vòng tứ
kết- chung kết đấu 1 ván 40 điểm. Cơ
thủ vô địch sẽ đoạt cúp và phần thưởng
15 triệu đồng, hạng nhì 10 triệu đồng
và hạng ba 5 triệu đồng.
K.Hoàn
48taycơthamdựgiảiBilliardsCarom3băngquốctếBìnhDương
Sự kiện vấn đề
16 số 1037 l 15.8.2013
Sự kiện vấn đề
Bộ VHTTDL đã có công văn số
2870/BVHTTDL-DSVHngày05/8/2013
đồng ý thoả thuận Dự án tu bổ, tôn tạo
di tích đền Thắng Trí, huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội. Theo đó, Bộ có ý
kiến như sau: Thoả thuận Dự án tu bổ,
tôn tạo di tích đền Thắng trí, bao gồm
các hạng mục: Tu bổ, tôn tạo đền
Thượng (tu bố Đại bái, ống muống, hậu
cung; xây dựng nhà phụ trợ); tu bổ, tôn
tạo đền Hạ (tu bổ Đại bái, ống muống,
Hậu cung); xây dựng am hoá sớ và hạ
tầng kỹ thuật.
Tuy nhiên, SởVHTTDLHà Nội cần
hướng dẫn chủ đầu tư lưu ý việc tu bổ
đền Hạ. Do phần lớn hệ kết cấu còn tốt,
chỉ tiến hành gia cố, tu bổ các cấu kiện
đơn lẻ, cho nên cần có giải pháp thiết kế
hạ giải từng phần để đảm bảo bảo tồn
nguyên vẹn cấu trúc công trình. Không
xây dựng, phục hồi Tả mạc, Hữu mạc
của đền Thượng, đền Hạ do chưa đủ cơ
sở khoa học. Bộ VHTTDL đề nghị Sở
VHTTDL Hà Nội chỉ đạo các cơ quan
liên quan lưu ý những vấn đề trên để
hoàn thiện hồ sơ, báo cáo nội dung Dự
án với nhân dân địa phương để tạo sự
đồng thuận và huy động nhân dân tham
gia giám sát, đóng góp cho việc tu bổ di
tích. Bộ VHTTDL giao Cục Di sản văn
hoá thoả thuận Thiết kế bản vẽ thi công
các hạng mục của Dự án.
H.P
Tu bổ, tôn tạo di tích đền Thắng Trí, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Ngày 07/8, UBND tỉnh Kon Tum
đã tổ chức Hội thảo “Phục dựng, tôn
tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử
Ngục Kon Tum”. Tham dự Hội thảo có
các nhà khoa học, sử học; Cục Di sản
văn hóa, Công ty Cổ phần Tu bổ di tích
Trung ương; Bảo tàng Xô Viết Nghệ
Tĩnh, Quảng Trị, Đắk Lắk; lãnh đạo
các Sở, ban, ngành của Tỉnh và thành
phố Kon Tum; các đồng chí lãnh đạo
tỉnh Kon Tum qua các thời kỳ.
Ngục Kon Tum do thực dân Pháp
xây dựng đầu thế kỷ XX (khoảng từ
năm 1915 đến năm 1917) bên bờ sông
Đắc Bla. Tại nhà ngục này, từ năm
1930- 1933, thực dân Pháp đã giam
cầm, đày ải hơn 500 lượt tù chính trị và
gần một nửa trong số đó đã hy sinh tại
đây và dọc quốc lộ 14.
Ngày 16/11/1988, Bộ Văn hóa
Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch) đã ban hành Quyết định số
1288/QĐ-VHTT công nhận Ngục Kon
Tum là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Sau khi được công nhận là di tích lịch
sử cấp Quốc gia, di tích lịch sử Ngục
Kon Tum đã được đầu tư tôn tạo và xây
dựng 1 số hạng mục. Tuy nhiên, việc
tôn tạo di tích mới ở giai đoạn đầu,
chưa chú ý nhiều đến yếu tố bảo tồn di
tích gốc (phần lớn di tích gốc là phế
tích, vị trí di tích đã bị xâm lấn hoặc
hủy hoại). Hệ thống tư liệu, hình ảnh,
hiện vật phục vụ công tác trưng bày,
giới thiệu khách tham quan còn hạn
chế... Công tác quy hoạch và kinh phí
đầu tư cho khu di tích còn nhiều khó
khăn, bất cập nên chưa phát huy hết giá
trị của di tích.
Tại hội thảo các đại biểu đã thảo
luận, đưa ra những giải pháp thiết thực,
hiệu quả, làm cơ sở cho công tác
nghiên cứu bảo tồn, phục dựng và tôn
tạo di tích lịch sử Ngục Kon Tum thời
gian tới. Trong đó tập trung vào các
vấn đề công tác quy hoạch; các nội
dung liên quan đến công tác bảo tồn,
phục dựng, tôn tạo và phát huy giá trị
di tích; các giải pháp tăng cường công
tác quản lý nhà nước về di tích.
MinH tHu
Bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử Ngục Kon Tum
Bộ VHTTDL đã có Quyết định số
2690/QĐ-BVHTTDL phê duyệt tổ
chức Chương trình nghệ thuật Lễ khai
mạc Đại hội TDTT vùng ĐBSCL lần
thứ V-2013.
Theo Quyết định, Bộ VHTTDL
giao Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại
thành phố Hồ Chí Minh chủ trì phối
hợp với Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang
tổ chức Chương trình nghệ thuật Lễ
khai mạc Đại hội TDTT vùng ĐBSCL
lần thứ V-2013, diễn ra từ ngày
31/12/2012 đến ngày 07/9/2013 và
chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (từ ngày 31/12/2012
đến ngày 5/8/2013) tổ chức thi đấu các
môn trước Đại hội tại nhiều tỉnh, thành
và Trung tâm TDTT Quốc phòng 4.
Giai đoạn 2 (từ ngày 01/9/2013 đến
ngày 07/9/2013) tổ chức khai mạc, bế
mạc và thi đấu các môn còn lại của Đại
hội tại TP. Mỹ Tho (Tiền Giang).
Đại hội năm nay có sự tham gia của
13 tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL
và Trung tâm Thể dục thể thao Quốc
phòng 4. Có 29 môn được chọn thi
đấu: Bóng đá nam, bóng chuyền nam,
cầu lông, bóng bàn, bơi lội, điền kinh,
việt dã, đá cầu, cờ vua, cờ tướng,
canoeing, xe đạp, quần vợt, judo,
taekwondo, vovinam, võ cổ truyền,
karatedo, petanque, boxing, cử tạ,
muay, billiards&snooker, đua thuyền
rồng, pencak silat, kick boxing, thể
hình, bắn cung và đua ghe ngo.
tHtt
Tổ chức Chương trình nghệ thuật Lễ khai mạc Đại hội TDTT
vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V-2013
Sự kiện vấn đề
17số 1037 l 15.8.2013
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Ngày 06/8, Phó Thủ tướng Nguyễn
Thiện Nhân đã yêu cầu Bộ VHTTDL
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan khẩn trương xây dựng và trình
Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ
chế, chính sách đối với vận động viên
thể thao quốc gia.
Bộ VHTTDL chủ động đề xuất cấp
có thẩm quyền hoặc ban hành theo
thẩm quyền các cơ chế, chính sách
khác đối với vận động viên thể thao
nếu cần thiết.
Đối với các vận động viên quốc gia
gặp tai nạn, chấn thương trong tập
luyện và thi đấu, Bộ VHTTDL chủ
động phối hợp với các địa phương, cơ
quan, tổ chức liên quan trên cơ sở các
quy định hiện hành, quan tâm đầy đủ
và kịp thời, tổ chức, vận động các hình
thức hỗ trợ vận động viên và gia đình
vận động viên một cách phù hợp, hiệu
quả; đề xuất ban hành các chính sách
cần thiết đối với các vận động viên này.
Trước đó, tại văn bản số
3985/VPCP-TTĐT ngày 20/5/2013,
Phó Thủ tướng đã giao Bộ VHTTDL
chủ trì phối hợp với Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội và các cơ
quan liên quan rà soát các quy định
về chế độ, chính sách hiện hành đối
với vận động viên quốc gia, nhất là
với vận động viên gặp tai nạn, chấn
thương trong lúc tập luyện, tập đấu;
đề xuất sửa đổi, bổ sung những bất
cập (nếu có).
t.HợP
Khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
cơ chế, chính sách đối với VĐV thể thao quốc gia
Cuộc thi Marathon quốc tế sẽ
diễn ra tại Đà Nẵng vào ngày
01/9, dự kiến sẽ thu hút gần 3.000
vận động viên quốc tế chuyên
nghiệp và phong trào tham gia.
Cuộc thi gồm 3 nội dung:
Marathon 42,195km; bán
marathon 21,0975 km; chạy và đi
bộ 5km. Các vận động viên sẽ
xuất phát và về đích tại Công viên
Biển Đông, lộ trình thi đấu qua
tuyến đường Hoàng Sa - Trường
Sa ven biển, qua cầu Trần Thị Lý,
cầu quay sông Hàn và Thuận
Phước. Đường chạy của cuộc thi
đã được đo và cấp chứng nhận của
IAAF-AIMS (Hiệp hội Thể dục
quốc tế và Hiệp hội Marathon
quốc tế). Theo ông Dave Cundy-
Phó Chủ tịch Hiệp hội Marathon
quốc tế, toàn bộ chi phí tổ chức do
Công ty Wold Marathon Tours
chịu trách nhiệm dưới hình thức
xã hội hóa. Số tiền quyên góp
được từ cuộc thi sẽ dành ủng hộ
cho Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng.
H.Quân
Cuộc thi marathon quốc tế tại Đà Nẵng
Ngày 08/8, tỉnh Phú Yên đã tổ
chức Hội nghị tuyên dương Gia đình
văn hóa tiêu biểu xuất sắc lần thứ IV.
Dự Hội nghị, có ông Nông Quốc
Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân
tộc, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung
ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa”.
Tại Hội nghị, Ban Tổ chức đã
trao Bằng khen của Chủ tịch UBND
tỉnh Phú Yên cho 61 gia đình tiêu
biểu có thành tích xuất sắc trong
phong trào xây dựng Gia đình
văn hóa.
Để phong trào xây dựng Gia
đình văn hóa giai đoạn 2013-2017
được triển khai sâu rộng hơn nữa,
Hội nghị đã đề ra 3 nhiệm vụ: Tập
trung phát triển phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” rộng khắp, hiệu quả và chất
lượng trong địa bàn dân cư; xây
dựng gương “người tốt, việc tốt”
gắn với Cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, đẩy mạnh phong trào xây
dựng các điển hình tiên tiến, gia
đình văn hóa, làng văn hóa. Bên
cạnh đó, tỉnh Phú Yên sẽ tăng
cường công tác tuyên truyền nâng
cao nhận thức của người dân về văn
hóa gia đình, tiêu chuẩn công nhận
Gia đình văn hóa, ý thức tự nguyện
của người dân trong việc xây dựng
và giữ vững danh hiệu “Gia đình
văn hoá”; tạo sự chuyển biến rõ nét
trong thực hiện bình đẳng giới, xoá
bỏ bạo lực gia đình.
Qua 5 năm thực hiện phong trào
xây dựng gia đình văn hóa giai đoạn
2007 - 2012, tỉnh Phú Yên có gần
200.000 hộ đạt danh hiệu Gia đình
văn hóa, chiếm tỉ lệ 86,5% số hộ;
377 thôn, buôn, khu phố đạt danh
hiệu thôn, buôn, khu phố văn hóa,
chiếm 62% số thôn, buôn, khu phố.
Tỉnh Phú Yên cũng đã thành lập 226
Câu lạc bộ gia đình phát triển bền
vững và 30 nhóm phòng, chống bạo
lực gia đình...
MạnH Huân
Phú Yên tuyên dương 61 gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Pham Long
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
Pham Long
 
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt NamSeminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt NamNguyen Ha
 
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
nataliej4
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Pham Long
 
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mớiĐường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
Phạm Trung Đức
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
longvanhien
 
giáo dục
giáo dụcgiáo dục
giáo dục
Dương Bông
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Pham Long
 
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa
Thu Quyên
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
longvanhien
 
Bc cong tac doan thang 9
Bc cong tac doan thang 9 Bc cong tac doan thang 9
Bc cong tac doan thang 9
Linh Linpine
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Pham Long
 
134
134134

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt NamSeminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
 
Full
FullFull
Full
 
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
 
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mớiĐường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
giáo dục
giáo dụcgiáo dục
giáo dục
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
 
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Bc cong tac doan thang 9
Bc cong tac doan thang 9 Bc cong tac doan thang 9
Bc cong tac doan thang 9
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
134
134134
134
 

Viewers also liked

Superior LCC Achievement_2015
Superior LCC Achievement_2015Superior LCC Achievement_2015
Superior LCC Achievement_2015Tatiana Popa
 
МЕТТЭМ-Строительные технологии: Создание социальных объектов на базе концесси...
МЕТТЭМ-Строительные технологии: Создание социальных объектов на базе концесси...МЕТТЭМ-Строительные технологии: Создание социальных объектов на базе концесси...
МЕТТЭМ-Строительные технологии: Создание социальных объектов на базе концесси...
МЕТТЭМ-СТРОИТЕЛЬНЫЕ ТЕХНОЛОГИИ
 
Volume 2-issue-6-1939-1944
Volume 2-issue-6-1939-1944Volume 2-issue-6-1939-1944
Volume 2-issue-6-1939-1944
Editor IJARCET
 
Ijarcet vol-2-issue-7-2323-2327
Ijarcet vol-2-issue-7-2323-2327Ijarcet vol-2-issue-7-2323-2327
Ijarcet vol-2-issue-7-2323-2327
Editor IJARCET
 
Volume 2-issue-6-1987-1992
Volume 2-issue-6-1987-1992Volume 2-issue-6-1987-1992
Volume 2-issue-6-1987-1992
Editor IJARCET
 
1834 1840
1834 18401834 1840
1834 1840
Editor IJARCET
 
Volume 2-issue-6-2114-2118
Volume 2-issue-6-2114-2118Volume 2-issue-6-2114-2118
Volume 2-issue-6-2114-2118
Editor IJARCET
 
NS2 Projects for ME MTech Phd Final Year Projects in NS2
NS2 Projects for ME MTech Phd Final Year Projects in NS2NS2 Projects for ME MTech Phd Final Year Projects in NS2
NS2 Projects for ME MTech Phd Final Year Projects in NS2
ns2matrixcube
 
Alaa Fathey
Alaa FatheyAlaa Fathey
Alaa Fathey
Alaa Fathey
 
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
IJERD Editor
 
Wireless Communications courses and research at COMNET
Wireless Communications courses and research at COMNET Wireless Communications courses and research at COMNET
Wireless Communications courses and research at COMNET
ProjectENhANCE
 
Mocio vilanova
Mocio vilanovaMocio vilanova
Mocio vilanovaPAH Garraf
 
Mbti activity quiz
Mbti activity quizMbti activity quiz
Mbti activity quiz
mwett001
 
MSProject Certificate
MSProject CertificateMSProject Certificate
MSProject Certificatetazm4u
 
Volume 2-issue-6-2143-2147
Volume 2-issue-6-2143-2147Volume 2-issue-6-2143-2147
Volume 2-issue-6-2143-2147
Editor IJARCET
 
Антиуправление бизнесом
Антиуправление бизнесомАнтиуправление бизнесом
Антиуправление бизнесом
Dmitry Maslov
 
Volume 2-issue-6-2081-2084
Volume 2-issue-6-2081-2084Volume 2-issue-6-2081-2084
Volume 2-issue-6-2081-2084
Editor IJARCET
 
Anno delle stelle 18 agosto 2013
Anno delle stelle 18 agosto 2013Anno delle stelle 18 agosto 2013
Anno delle stelle 18 agosto 2013Manos Italia
 

Viewers also liked (20)

Superior LCC Achievement_2015
Superior LCC Achievement_2015Superior LCC Achievement_2015
Superior LCC Achievement_2015
 
МЕТТЭМ-Строительные технологии: Создание социальных объектов на базе концесси...
МЕТТЭМ-Строительные технологии: Создание социальных объектов на базе концесси...МЕТТЭМ-Строительные технологии: Создание социальных объектов на базе концесси...
МЕТТЭМ-Строительные технологии: Создание социальных объектов на базе концесси...
 
Volume 2-issue-6-1939-1944
Volume 2-issue-6-1939-1944Volume 2-issue-6-1939-1944
Volume 2-issue-6-1939-1944
 
Ijarcet vol-2-issue-7-2323-2327
Ijarcet vol-2-issue-7-2323-2327Ijarcet vol-2-issue-7-2323-2327
Ijarcet vol-2-issue-7-2323-2327
 
Volume 2-issue-6-1987-1992
Volume 2-issue-6-1987-1992Volume 2-issue-6-1987-1992
Volume 2-issue-6-1987-1992
 
1834 1840
1834 18401834 1840
1834 1840
 
Volume 2-issue-6-2114-2118
Volume 2-issue-6-2114-2118Volume 2-issue-6-2114-2118
Volume 2-issue-6-2114-2118
 
NS2 Projects for ME MTech Phd Final Year Projects in NS2
NS2 Projects for ME MTech Phd Final Year Projects in NS2NS2 Projects for ME MTech Phd Final Year Projects in NS2
NS2 Projects for ME MTech Phd Final Year Projects in NS2
 
Alaa Fathey
Alaa FatheyAlaa Fathey
Alaa Fathey
 
Iris Magda
Iris MagdaIris Magda
Iris Magda
 
Help een redder
Help een redderHelp een redder
Help een redder
 
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
 
Wireless Communications courses and research at COMNET
Wireless Communications courses and research at COMNET Wireless Communications courses and research at COMNET
Wireless Communications courses and research at COMNET
 
Mocio vilanova
Mocio vilanovaMocio vilanova
Mocio vilanova
 
Mbti activity quiz
Mbti activity quizMbti activity quiz
Mbti activity quiz
 
MSProject Certificate
MSProject CertificateMSProject Certificate
MSProject Certificate
 
Volume 2-issue-6-2143-2147
Volume 2-issue-6-2143-2147Volume 2-issue-6-2143-2147
Volume 2-issue-6-2143-2147
 
Антиуправление бизнесом
Антиуправление бизнесомАнтиуправление бизнесом
Антиуправление бизнесом
 
Volume 2-issue-6-2081-2084
Volume 2-issue-6-2081-2084Volume 2-issue-6-2081-2084
Volume 2-issue-6-2081-2084
 
Anno delle stelle 18 agosto 2013
Anno delle stelle 18 agosto 2013Anno delle stelle 18 agosto 2013
Anno delle stelle 18 agosto 2013
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn

Xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.docx
Xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.docxXây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.docx
Xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.docx
DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
 
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxTriển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
BnhMinh89
 
Tuantin 993-sua
Tuantin 993-suaTuantin 993-sua
Tuantin 993-suaHoang Thuc
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Pham Long
 
176
176176
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Pham Long
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
nataliej4
 
Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Bình Hoàng
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
longvanhien
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
Quang Huy
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nội dung nghị quyết tường
Nội dung nghị quyết   tườngNội dung nghị quyết   tường
Nội dung nghị quyết tườnghtxhanhthinh
 
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
nataliej4
 
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
bookbooming
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
longvanhien
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
Linh Thuc
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ ĐứcĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Pham Long
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn (20)

Xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.docx
Xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.docxXây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.docx
Xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.docx
 
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxTriển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
 
Tuantin 993-sua
Tuantin 993-suaTuantin 993-sua
Tuantin 993-sua
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
176
176176
176
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
 
Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
 
Nội dung nghị quyết tường
Nội dung nghị quyết   tườngNội dung nghị quyết   tường
Nội dung nghị quyết tường
 
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
 
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ ĐứcĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
 

More from longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
longvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
longvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
longvanhien
 
So 12
So 12So 12
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
longvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
longvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
longvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
longvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
longvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
longvanhien
 

More from longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1037 ngày 15/8/2013 Đề án tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Tr.8) - Thực hiện chính sách, pháp luật về di sản văn hóa (Tr.7) - Nghệ thuật xiếc, hành trình “thầy đi tìm trò” (Tr.18) - Bứt phá trong đầu tư mạnh cho bóng đá nữ (Tr.19) tRoNg số Này Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội Chiều 06/8, tại trụ sở UBND TPHà Nội, Đoàn công tác Bộ VHTTDLđã có buổi làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội về công tác văn hóa, thể thao và du lịch 7 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm. Dự buổi làm việc về phía Bộ VHTTDL có Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh; các Thứ trưởng: Lê Khánh Hải, Đặng Thị Bích Liên, Huỳnh Vĩnh Ái; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ. Về phía TP Hà Nội có Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo, cùng đại diện một số Sở, Ban ngành của thành phố. (Xem tiếp trang 6) Đợt phim kỷ niệm 68 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9 Bộ VHTTDL vừa có quyết định giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Công ty CP Phim truyện I, Công ty TNHH Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức Đợt phim kỷ niệm 68 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9 trong phạm vi cả nước. Các phim được chọn chiếu gồm: “Hoài vũ trắng”, “Chớp mắt cùng số phận” (Phim truyện - Công ty Cổ phần Phim truyện I sản xuất) và “Vì màu xanh của rừng”, “Tài nguyên của sự tồn vong” (Phim khoa học - Công tyTNHH Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất). H.P Ngày 08/8, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm (1998-2013) thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tham dự Hội nghị có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh; đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố, Sở VHTTDL trong cả nước. (Xem tiếp trang 2) Ảnh:TRẦNHUẤN Tổngkết15nămthựchiện NghịquyếtTrungương5khóaVIII Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1037 l 15.8.2013 Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng TuấnAnh khẳng định, Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là văn kiện chuyên đề, sâu sắc và toàn diện về văn hoá sau Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943. Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa có tính cương lĩnh hành động trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam thời kỳ đổi mới để thực sự bước vào thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, tạo bước ngoặt về tư duy và nhận thức văn hóa. Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (7/2004) đã khẳng định Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII thực sự có ý nghĩa chiến lược về văn hóa của Đảng ta. Bộ trưởng nhấn mạnh, với trách nhiệm trước Đảng, trước Nhà nước và nhân dân, được sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII, Ngành VHTTDL đã nghiêm túc chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tiến hành đánh giá, tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết và nhận thức đây là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, một lần nữa khẳng định sức mạnh của văn hoá, khả năng thẩm thấu và lan toả trong đời sống nhân dân, gần 1 năm qua với 7 đề tài nghiên cứu cấp Bộ, 10 chuyên đề khoa học, 5 hội thảo, 2 cuộc điều tra xã hội học, 01 diễn đàn, tổ chức khảo sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết tại một số địa phương, cùng với báo cáo đánh giá của các đơn vị, địa phương, Bộ VHTTDL đã chuẩn bị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII trên tinh thần khách quan, trung thực, nhìn thẳng vào sự thật để đánh giá. Theo Báo cáo tại hội nghị, sau khi Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” ra đời, Ngành văn hoá từ Trung ương đến cơ sở đã tổ chức quán triệt, ban hành Chương trình hành động, tổ chức triển khai, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế được ban hành nhằm hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động văn hoá. Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết đã đạt được nhiều thành tựu, vị trí, vai trò của văn hoá truyền thống được đề cao, tư tưởng, đạo đức, lối sống của người Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực; thể chế, thiết chế văn hoá được củng cố, tăng cường về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng; vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế ngày càng được chú trọng; công tác tu bổ, tôn tạo, bảo tồn di sản văn hoá đạt được nhiều kết quả tốt, từ việc xây dựng các văn bản pháp quy đến việc đưa các di sản đến với thế giới; đời sống văn hoá cơ sở đã có bước phát triển mới; nhận thức về giá trị di sản văn hoá và truyền thống văn hoá được nâng cao; xã hội hoá hoạt động văn hoá được đẩy mạnh nhất là trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hoá, hoạt động sân khấu, văn nghệ quần chúng; giao lưu, hợp tác, hội nhập văn hoá quốc tế từng bước được mở rộng. Đội ngũ sáng tác, biểu diễn ngày càng đông, hoạt động nghệ thuật biểu diễn phong phú; đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa ngày một trưởng thành. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" có tác động to lớn đối với việc xây dựng gương người tốt việc tốt, uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, việc xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa, làng, xã, phường, khu phố văn hóa... góp phần ổn định chính trị, giữ gìn, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn hoá, môi trường văn hoá lành mạnh ở cơ sở. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm mà chúng ta chưa làm được. Sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang tác động đến đời sống tinh thần của xã hội, căn bệnh “vô cảm” trong xã hội xuất hiện; hệ giá trị văn hoá truyền thống bị đảo lộn, trong khi những giá trị mới tốt đẹp chưa được khẳng định, mất cân bằng giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; thành tựu sáng tạo văn học, nghệ thuật chưa nổi bật… Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa VIII (năm 1998) về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", thể hiện tầm nhìn chiến lược và tư duy cách mạng của Đảng trong thời kỳ đổi mới với việc đánh giá cao vai trò, sứ mệnh cao cả của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội; sự hình thành, phát triển nhân cách trí tuệ con người trong sự nghiệp CNH, HĐH và xây dựng, phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khoá VIII, nhận thức về vai trò, vị trí văn hóa trong Đảng, trong xã hội được nâng lên rõ rệt. Chủ trương của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa được lan tỏa rộng sâu rộng trong đời sống xã hội. Nguồn lực văn hoá, mà trước hết là nguồn lực con người ngày càng được phát huy, phát triển toàn diện. Quan hệ hợp tác quốc tế về văn hóa ngày càng được mở rộng và phát huy sức mạnh. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Tổng kết 15 năm… (Tiếp theo trang 1)
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1037 l 15.8.2013 Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cần nghiêm khắc nhìn thẳng vào sự thật, những hạn chế, thiếu sót của sự nghiệp phát triển văn hóa trong thời gian qua. Việc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII cần đặt trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tin tưởng kết quả Hội nghị lần này sẽ có những đóng góp thiết thực với những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp mới phù hợp, sáng tạo trong điều kiện mới để tất cả mọi người cùng chung sức xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn mới, để Tổ quốc ta mãi mãi là một quốc gia văn hiến, để dân tộc ta mãi mãi là một dân tộc văn hóa, xứng đáng với tầm vóc của mình trong lịch sử và tự tin, đủ sức vững bước tiến cùng thời đại. Các ý kiến đều khẳng định đóng góp to lớn, giá trị lịch sử của Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII, nhưng cũng thẳng thắn chỉ ra những đòi hỏi mới của cuộc sống đang thay đổi đặt ra như: Làm sao nâng cao vị trí, vai trò của văn hoá, để văn hoá thực sự thấm sâu vào đời sống xã hội, trở thành hệ điều tiết sự phát triển của xã hội; tập trung xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống của con người trong bối cảnh toàn cầu hoá. Đẩy mạnh vai trò của gia đình, cộng đồng trong việc tu dưỡng, rèn luyện con người trở thành một nhân cách văn hóa; xây dựng và phát triển văn hóa phải là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Xuất phát từ thực tiễn và lý luận của công tác quản lý nhà nước về văn hóa, các đại biểu cũng đã đề xuất Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI xây dựng và ban hành một Nghị quyết mới về văn hóa, vừa kế thừa và phát huy những giá trị lịch sử của Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII, vừa bổ sung những phương diện lý luận mới, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn và xu thế của thời đại. tHtt Tại phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2014 được tổ chức ngày 10/8 tại Đà Lạt, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Trưởng Ban Chỉ đạo đã đề nghị các địa phương trong khu vực Tây Nguyên, cùng với sự tham gia, hỗ trợ của các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhân Năm Du lịch quốc gia tăng cường công tác sưu tầm, kiểm kê các di tích, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt là trang phục, sử thi và nghệ thuật truyền thống, của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đến nay, Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2014 đã chốt lại 44 sự kiện, hoạt động chính thức, gồm các sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức và các sự kiện do 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum tổ chức. Một số sự kiện tiêu biểu là: Liên hoan nghệ thuật thổ cẩm và trình diễn trang phục Tây Nguyên; Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc; Liên hoan độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc; Tuần phim Việt Nam và Triển lãm ảnh toàn quốc tại Đà Lạt, Ngày hội văn hóa - thể thao và du lịch các dân tộc Tây Nguyên, Festival Cồng chiêng quốc tế lần II, Liên hoan tượng gỗ Tây Nguyên, Hội chợ triển lãm văn hóa - du lịch Tây Nguyên… Cùng với các chương trình lễ hội, sự kiện văn hóa, trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia 2014 sẽ diễn ra nhiều hoạt động thể dục thể thao chuyên nghiệp và thể thao mang tính đặc thù Tây Nguyên như: Giải việt dã báo Tiền Phong, giải vô địch cờ vua hạng nhất quốc gia, giải eSport toàn quốc, Festival thể dục cổ động, giải golf chào mừng 120 năm Đà Lạt, giải đua thuyền KrôngAna, lễ hội đua voi Buôn Đôn… Các tỉnh Tây Nguyên cũng thiết kế nhiều tour du lịch đặc sắc phục vụ du khách như các tour: Đại ngàn xanh, Thiên đường tình yêu, Đà Lạt không ở phố (tại Đà Lạt); các tour homestay: Đến với voi Bản Đôn, dã ngoại Hồ Lắk hoang sơ và kỹ vĩ (Đắk Lắk); khám phá cao nguyên M’Nông, khám phá những thác nước hùng vĩ (Đắk Nông); tour Một thoáng Pleiku, du ngoạn sông nước hồ Ayun Hạ, du lịch về nguồn thăm di tích Tây Sơn Thượng Đạo và quê hương Anh hùng Núp (Gia Lai); tour Về với đại ngàn thông xanh Kon Plông và tour du lịch văn hóa Cột mốc quốc gia chung 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia (Kon Tum)… cùng nhiều tour du lịch dã ngoại, tìm hiểu đời sống và văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên” sẽ được khai mạc vào cuối tháng 12/2013 và diễn ra xuyên suốt trong năm 2014 tại địa bàn chính là thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), cùng nhiều hoạt động được tổ chức tại các địa phương trong khu vực Tây Nguyên. MạnH Cường Phiên họp thứ 2 của Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2014
  • 4. Sự kiện vấn đề 4 số 1037 l 15.8.2013 quản lý nhà nước Ngày 06/8, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1318/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế-xã hội vùng trung tâmATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2020 với phạm vi Đề án bao gồm 24 xã, thị trấn trên phạm vi huyện Định Hóa. Đề án đã đề cập các giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu nhằm thực hiện Đề án. Một trong các giải pháp nhằm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phục vụ du lịch và xây dựng nông thôn mới, đó là hoàn thiện quy hoạch các xã theo tiêu chí nông thôn mới, trên cơ sở đó xây dựng các đề án, chương trình phát triển kinh tế để huy động các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lợi thế của từng vùng theo quy hoạch được duyệt. Đối với việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử và phát triển du lịch, Đề án nêu rõ: Huy động các nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp, phục hồi, tôn tạo các điểm di tích lịch sử. Tăng mức hưởng thụ văn hóa, thể thao cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Xây dựng lộ trình liên kết các di tích lịch sử cách mạng đã được xếp hạng quốc gia và các di tích lịch sử đã được các bộ, ngành Trung ương đầu tư xây dựng để thoả mãn nhu cầu của du khách khi đến với vùng ATK. Bên cạnh đó, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư bảo vệ tôn tạo di tích, giữ môi trường, cảnh quan trong các khu điểm du lịch. Xây dựng mạng lưới dịch vụ du lịch góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân trong vùng căn cứ cách mạng. Tập trung đầu tư tôn tạo 18 di tích lịch sử quan trọng bằng nguồn vốn ATK; huy động xã hội hóa từ các bộ, ngành và các doanh nghiệp tôn tạo 28 di tích khác. Xây dựng hạ tầng các khu du lịch lịch sử ATK Phú Đình và phát triển, hình thành thêm các khu du lịch lịch sử tại các xã Điềm Mặc, Định Biên. Đồng thời tôn tạo, phục dựng các điểm di tích lịch sử để dần hình thành khu du lịch lịch sử-văn hóa-sinh thái trọng điểm quốc gia. Được biết, tổng vốn đầu tư của Đề án là 1.688 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư vùng ATK là 490 tỷ đồng, vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia: 228 tỷ đồng, vốn đầu tư của ngành Điện: 71 tỷ đồng, ngân sách tỉnh Thái Nguyên cân đối 232,75 tỷ đồng, các nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển: 295 tỷ đồng, ngân sách huyện, xã và nhân dân đóng góp: 231,25 tỷ đồng, các nguồn vốn huy động khác: 120 tỷ đồng. t.HợP Thủ tướng phê duyệt Đề án phát triển trung tâm ATK Định Hóa Ngày 07/8, Bộ VHTTDL đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xét đặc cách truy tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Ưu tú” cho cố nghệ sĩ Nguyễn Văn Hiệp. Theo đó, trên cơ sở đề nghị của Hội Nghệ sĩ Sân khấuViệt Nam; căn cứ Luật thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sungmộtsốđiềucủaLuậtThiđua,Khen thưởng; căn cứThông tư số 06/2010/TT- BVHTTDL của Bộ VHTTDL, ngày 02/8/2013, Bộ VHTTDLđã tổ chức họp Hội đồng xét đặc cách truy tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Ưu tú” cho cố nghệ sĩ Nguyễn Văn Hiệp. Kết quả 8/8 (100%) thànhviênHộiđồngnhấttríđềnghịtrình Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước xét đặc cách truy tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Ưu tú” cho cố nghệ sĩ Nguyễn Văn Hiệp - Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam vì những cống hiến hết mình của nghệ sĩ đối với nền nghệ thuật sân khấu và điện ảnh nước nhà. Qua gần 50 năm hoạt động nghệ thuật, cố nghệ sĩ Nguyễn Văn Hiệp đã có nhiều đóng góp tolớnchosựpháttriểncủasânkhấukịch Việt Nam nói chung, của Nhà hát kịch Việt Nam nói riêng, cùng với các nghệ sĩ NSND: Trọng Khôi, Thế Anh, Đoàn Dũng, Doãn Châu… làm nên thương hiệu “Anh cả đỏ” của Nhà hát Kịch Việt Nam. Cố nghệ sĩ đã tham gia trên dưới 1.000 tác phẩm lớn nhỏ của sân khấu và điện ảnh, truyền hình. Trong hoạt động nghệ thuật, cố nghệ sĩ luôn khẳng định phong cách riêng, có tính chuyên nghiệp cao, có nhiều tìm tòi, sáng tạo với một tinhthầnlaođộngnghệthuậtnghiêmtúc, để lại nhiều vai diễn nổi tiếng, có giá trị trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, được các đồng nghiệp đánh giá cao, được khán giả mến mộ như: Vai “Phi Vân” trong vở kịch “Pháo Hoa”, vai “Háp” trong vở kịch“Đôimắt”,vai“Billy”trongvởkịch “Đêm đen”, vai “Vinh” trong vở “Bài ca Điện Biên”, và đặc biệt là vai “Sacca” trong vở “Nita”, vai “Ốc” trong vở “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” góp phần quan trọng vào thành công của vở diễn. Trong nhiều năm, cố nghệ sĩ Nguyễn Văn Hiệp tham gia nhiều phim truyền hình, tạo ra một thương hiệu “nghệ sĩ hài Văn Hiệp” rất được mến mộ, điển hình là vai “Bác Trưởng thôn”, “Cụ Tổ làng”, “Ông Trưởng họ”… Ngoài sự đóng góp về nghệ thuật biểu diễn, cố nghệ sĩ Nguyễn Văn Hiệp còn sáng tác rất nhiều tiểu phẩm, kịch ngắn, các chương trình giải trí trên truyền hình, các vở kịch truyền thanh… Những đóng góp của cố nghệ sĩ Nguyễn Văn Hiệp cho nghệ thuật đã để lại trong lòng khán giả cả nước một tình cảm yêu mến và một sự đánh giá rất cao tài năng cũng như đạo đức nghệ sĩ của ông; nghệ sĩ được nhiều người mến mộ, yêu thích, được gọi là “danh hề”, là “Nghệ sĩ Nhân dân”. tHtt ĐềnghịtruytặngdanhhiệuNSƯTchocốnghệsĩNguyễnVănHiệp
  • 5. Sự kiện vấn đề 5số 1037 l 15.8.2013 quản lý nhà nước - Bộ VHTTDL có Quyết định số 2662/QĐ-BVHTTDLngày 02/8/2013 giao Văn phòng Bộ phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế đón đoàn Cố vấn cấp cao Tập đoàn CJ Hàn Quốc gồm 08 thành viên sangViệt Nam khảo sát các địa điểm xây dựng cơ sở phục vụ hoạt động văn hóa giải trị tại một số tỉnh/thành của Việt Nam. - Ngày 02/8/2013 BộVHTTDLcó Quyết định số 2666/QĐ-BVHTTDL giao Cục Văn hóa cơ sở tổ chức cuộc thi phát động sáng tác ca khúc ca ngợi phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Thời gian từ tháng 5-11/2013. - Tại Quyết định 2676/QĐ- BVHTTDL ngày 02/8/2013 Bộ VHTTDL giao Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn, in ấn và phát hánh kết quả điều tra thực trạng bạo lực gia đình, đề xuất giải pháp có tính đột phá giai đoạn 2012- 2016. - Bộ VHTTDL có Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDLngày 05/8/2013 giao Cục Văn hóa cơ sở chủ trì, phối hợp với Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuậtViệt Nam tổ chức trưng bày ảnh và giới thiệu các hoạt động văn hóa trong 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, tại thành phố Hà Nội vào ngày 08/8/2013. - Ngày 06/8/2013 BộVHTTDLcó Quyết định số 2690/QĐ-BVHTTDL giao Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang tổ chức “Chương trình nghệ thuật Lễ khai mạc Đại hội thể dục, thể thao vùng đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V-2013”. tHtt VăN BảN mớI Ngày 06/8,Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1319/QĐ-TTg ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án đầu tư tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Theo đó, Thủ tướng giao Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt các nhóm dự án thành phần của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, nhưng trước khi có quyết định phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ VHTTDLvà các Bộ, ngành có liên quan. Riêng đối với các dự án tu bổ, tôn tạo và phục dựng các hạng mục di tích gốc phải thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật di sản văn hóa, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa; Nghị định số 98/2010/NĐ-CPngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh. Ủy quyền cho Chủ tịch UBND tỉnh PhúThọ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết các nhóm dự án thành phần của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ VHTTDL. Về cơ chế đấu thầu: Thủ tướng yêu cầu tỉnh Phú Thọ thực hiện theo các quy định hiện hành theo Luật Đấu thầu. Đối với những trường hợp đặc biệt cần áp dụng hình thức chỉ định thầu, cho từng dự án, từng công trình cụ thể, nếu thực sự cần thiết và cấp bách thì trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Về tổ chức lễ hội: Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp vớiUBNDcáctỉnh,thànhphốtrựcthuộc Trung ương, các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức GiỗTổ Hùng Vương hàng năm theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Công văn số 465/TTg-KGVX ngày 01/4/2009 báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL để tổ chức triển khai thực hiện. Về cơ chế hỗ trợ và thu hút vốn đầu tư: Ngân sáchTrung ương hỗ trợ có mục tiêu trong kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm cho tỉnh PhúThọ để thực hiện nhiệm vụ đầu tư các dự án thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng theo Quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015 đã được phê duyệt tại Quyết định số 48/2004/QĐ-TTg ngày 30/3/2004. Giao UBND tỉnh Phú Thọ chủ động, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dưng phương án huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện các dự án thuộc quy hoạch. Thủ tướng giao Bộ VHTTDL chỉ đạo và hướng dẫn UBND tỉnh Phú Thọ về mặt chuyên môn, theo dõi, giám sát đảm bảo các dự án tu bổ tôn tạo di tích; phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ trong việc phê duyệt các quy hoạch chi tiết các nhóm dự án, phê duyệt các dự án thành phần phù hợp với quy định của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao chỉ đạo, phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ thống nhất lựa chọn danh mục các dự án đầu tư phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn hàng năm và theo từng giai đoạn; xác định mức hỗ trợ từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ… t.HợP Áp dụng chính sách đặc thù cho các dự án đầu tư tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng
  • 6. Sự kiện vấn đề 6 số 1037 l 15.8.2013 quản lý nhà nước Ngày 06/8, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết phê duyệt Hiệp định Văn hóa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Hy Lạp. Theo Hiệp định, trong thời gian tới các bên sẽ xúc tiến việc hợp tác cũng như tạo cơ hội thích hợp cho các cuộc tiếp xúc trực tiếp trong các lĩnh vực: Ngôn ngữ và văn học, âm nhạc, xuất bản, nghề thủ công, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật thị giác và các hoạt động khác thuộc lĩnh vực văn hóa. Các bên khuyến khích và tạo điều kiện, trên cơ sở đó có đi có lại và cùng có lợi, các hoạt động hợp tác đã nêu trên thông qua: Trao đổi các triển lãm và trưng bày các tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật; dịch và xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật; giới thiệu các tác phẩm kịch, múa và âm nhạc; cử đại diện tham gia các hội, hội thảo, hội nghị, diễn đàn; trao đổi chuyên gia và thông tin cũng như phát triển hợp tác trong lĩnh vực lưu trữ, thư viện, lịch sử, bảo tàng, khảo cổ… Đồng thời các bên khuyến khích việc trao đổi sinh viên, nghiên cứu sinh, học giả, giáo viên, giảng viên, các nhà nghiên cứu, các giáo sư, các cán bộ quản lý cũng như các chuyên gia khác trong lĩnh vực giáo dục trên cơ sở phù hợp với các quy định của luật pháp mỗi nước. Tạo điều kiện, trên cơ sở có lợi, trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực khoa học lý thuyết, ứng dụng và tạo các cơ hội thích hợp cho việc tiếp xúc trực tiếp giữa các viện và tổ chức khoa học, các cơ sở nghiên cứu và các trường đại học cũng như là các cơ sở đào tạo sau đại học, các học giả, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia của hai nước. t.HợP Theo báo cáo tại buổi làm việc, thời gian qua, công tác quản lý văn hóa của Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, các lễ hội, các nghi lễ đã được tổ chức gọn nhẹ, không kéo dài; có sự kết hợp tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao biểu diễn nghệ thuật quần chúng và thi đấu bóng đá, cầu lông, bóng bàn… Điều này đã thu hút hàng nghìn lượt người tham gia. Việc cưới, việc tang theo nếp sống mới được tổ chức văn minh, tiết kiệm, trang trọng, nhận được sự hưởng ứng của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Hệ thống thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư với 26/29 quận, huyện, thị xã có trung tâm văn hóa, nhà văn hóa; 112/577 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa; 2.914/12.048 thôn, làng, tổ dân phố có nhà văn hóa. UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các di sản văn hóa trên địa bàn. Tính đến thời điểm hiện tại đã xếp hạng 30 di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố, tu bổ, tôn tạo 37 di tích trên địa bàn các quận, huyện. Lĩnh vực TDTT cũng được đặc biệt quan tâm, UBND thành phố đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thành công Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ V; tổ chức nhiều hoạt động TDTT mừng Đảng, mừng Xuân Quý Tỵ; đồng thời triển khai xây dựng quy hoạch ngành TDTT giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030. Lĩnh vực du lịch, 6 tháng đầu năm 2013, khách quốc tế đến Hà Nội ước đạt 1.184.500 lượt khách, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2012. Khách nội địa đạt 7.911.000 lượt khách, tăng 8% so với năm 2012. Tổng ước đạt 9.095.500, tăng 9% so với năm 2012. Những tháng cuối năm, Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; chủ động xây dựng một số cơ chế đặc thù của ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị, khuyến khích việc thu hút nguồn vốn của các cá nhân, tổ chức ngoài Nhà nước tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch của Thủ đô. Để hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch Thủ đô xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến, TP Hà Nội kiến nghị Bộ VHTTDLcó cơ chế hỗ trợ Hà Nội trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các di sản thế giới đã được UNESCO công nhận như Hát Ca Trù, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc…; hướng dẫn Hà Nội xây dựng cơ chế đặc thù để thu hút huấn luyện viên, vận động viên xuất sắc; đặc biệt là chế độ đãi ngộ, động viên xứng đáng đối với các huấn luyện viên, Vận động viên đạt thành tích xuất sắc tại các kỳ Đại hội thể thao khu vực, châu lục và Thế giới; tăng cường phối hợp, hỗ trợ Hà Nội trong việc quảng bá, xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những nỗ lực của Hà Nội trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trong thời gian qua đồng thời đề nghị TP Hà Nội xử lý kịp thời những "điểm nóng" trong quản lý di sản, thực hiện đúng Luật Quảng cáo trong quản lý loại hình này và quan tâm hơn nữa công tác quản lý hoạt động lễ hội. Bộ trưởng đề nghị Thành phố sớm tổ chức trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội để phục vụ khách tham quan, nghiên cứu; thống nhất trong việc xây dựng và trình hồ sơ tu bổ, tôn tạo di tích. Tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Thành phố cần xử lý một cách nhanh và hiệu quả hơn nữa đối với những vụ việc xâm phạm, xâm hại di tích. tHtt BộtrưởngHoàngTuấnAnh… (Tiếp theo trang 1) Phê duyệt Hiệp định Văn hóa giữa Việt Nam và Hy Lạp
  • 7. Sự kiện vấn đề 7số 1037 l 15.8.2013 quản lý nhà nước Bộ VHTTDL đã có văn bản số 179/BC-BVHTTDL ngày 07/8 gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về di sản văn hóa. Theo đó, trong thời gian qua, Dự án sưu tầm, bảo tồn vàpháthuy disản văn hóaphivậtthể các dân tộc Việt Nam được triển khai rộng khắp và đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra: Tổng số dự án sưu tầm bảo tồn văn hóa phi vật thể được thực hiện là 458 dự án, trong đó có 319 dự án docácđịaphươngtrựctiếpthựchiện.Hỗ trợ lập hồ sơ khoa học 4 di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu để trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá thể giới. Cấp trang thiết bị cho 15 trạm vệ tinh ngân hàngdữliệudisảnvănhoáphivậtthểtại 15 tỉnh, thành phố với kinh phí 52,5 tỷ đồng. Việc thực hiện dự án sưu tầm, bảo tồnvàpháthuycácdisảnvănhoáphivật thể trong những năm qua đã góp phần nângcaonhậnthứccủanhândân,cánbộ, của toàn xã hội về truyền thống văn hoá của dân tộc. Điểm mới trong giai đoạn nàyđólà,việctổchứcsưutầmkhôngchỉ là để bảo tồn, lưu giữ, mà đã chú trọng đến việc phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể thông qua công tác quảng bá và chọn lọc những di sản phi vật thể cógiátrịđặcsắcđểđưavàođờisốngvăn hoá của cộng đồng dân cư. Việc kết hợp giữa phát huy giá trị văn hoá vật thể (các di tích) và các giá trị văn hoá phi vật thể đãđượcđặcbiệtquantâm,cácditíchsau khi được tu bổ, tôn tạo chỉ thực sự phát huy được giá trị vốn có của nó khi được gắn với một lễ hội, một nghi lễ, truyền thuyết, đây chính là các di sản văn hoá phi vật thể. Về thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, Luật di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành là một công cụ pháp lý có hiệu quả thực tiễn giúp cho việc ngăn ngừa và đấu tranh chống vi phạm di tích. Trên địa bàn cả nước còn khá nhiều di tích đang bị vi phạm, đặc biệt là ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nhiều vụ vi phạm di tích đã được đấu tranh mạnh mẽ hơn, triệt để hơn. Từ khi có Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền,trìnhtự,thủtụclập,phêduyệtquy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tíchlịchsử-vănhóa,danhlamthắngcảnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích có hiệu lực thi hành, những vấn đề còn vướng mắc trong lĩnh vực này đã có cơ sở pháp lý để giải quyết. Về vấn đề quản lý cổ vật (đăng ký, mua bán cổ vật, bảo vật quốc gia), Luật di sản văn hóa năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 và những văn bản hướng dẫn thi hành đã ban hành những quy định mới trong việc quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, trên cơ sở đó các địa phương ngày càng chú ý tới việc bảo vệ cổ vật trong các bảo tàng, di tích và di chỉ khảo cổ học. Tuy nhiên, hiện tượng trộm cắp cổ vật tại di tích vẫn diễn ra, nhất là tại các di tích ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, trong những năm qua đã phát hiện và thu giữ nhiều vụ đưa cổ vật trái phép ra nước ngoài. Thực tế trên cho thấy, công tác quản lý di tích ở cơ sở, một số nơi, còn bị buông lỏng, nhiều nơi chính quyền địa phương giao di tích cho các cụ cao tuổi hoặc sư trụ trì quản lý mà không có phương án tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ dẫn đến hiện tượng mất trộm cổ vật tại những di tích này. Bên cạnh đó, còn có thực tế là việc truy tìm kẻ gian, thu hồi cổ vật bị trộm cắp chưa thu được kết quả cao nên chưa xử lý nghiêm những kẻ trộm cắp… Những năm qua, một số vi phạm di tích đã được xử lý nhưng vẫn còn rất nhiều di tích chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến tình trạng nhếch nhác ở di tích, gây nên sự xuống cấp cho chính bản thân di tích. Nguyên nhân chủ yếu của việc vi phạm do lịch sử để lại; quá trình đô thị hoá tại các thành phố trong cả nước diễn ra nhanh, vì thế đất đai trở thành tài sản có giá trị vô cùng lớn, một món hàng hoá có giá trị, đem lại lợi nhuận cao, cộng với tình trạng buông lỏng quản lý nên đất đai di tích bị lấn chiếm; nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; việc quản lý di tích của chính quyền địa phương còn lỏng lẻo, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc bảo vệ và phát huy di tích còn chưa tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý trực tiếp di tích nói riêng vẫn còn hạn chế. H.P Thực hiện chính sách, pháp luật về di sản văn hóa Từ 05-08/8/2013, tại Hà Nội, Sở VHTTDLHà Nội phối hợp với Chương trình phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (TCDL) tổ chức khóa đào tạo dành cho gần 100 học viên là cán bộ quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các khách sạn từ 1-2 sao trên địa bàn Hà Nội. Tại Khóa học, các chuyên gia là giảng viên thuộc Trường Đại học Mở Hà Nội đã trình bày các nội dung, theo từng chuyên đề, như: “Kỹ năng lãnh đạo và giám sát”; “Quản trị nhân sự trong khách sạn vừa và nhỏ”; “Kỹ năng giải quyết tình huống”; “Kỹ năng quản lý nhân sự thay đổi, quản lý rủi ro”... Đồng thời các học viên được đi khảo sát thực tế một số khách sạn trên địa bàn Hà Nội. H.Quân Đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch
  • 8. Sự kiện vấn đề 8 số 1037 l 15.8.2013 Sự kiện vấn đề Ngày 07/8, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) đã có công văn hỏa tốc số 633/NTBD-PQL gửi các Sở VHTTDL về việc tạm thời chưa cho phép “bà Tưng” tham gia biểu diễn nghệ thuật trên toàn quốc. Công văn nêu rõ: Trong thời gian vừa qua, trên các trang mạng xã hội trực tuyến xuất hiện tràn lan nhiều ảnh, clip ghi âm thanh, hình ảnh có nội dung dung tục, không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc của nhân vật Lê Thị Huyền Anh (hay còn gọi là “bà Tưng”). Nội dung các hình ảnh và clip nêu trên đã tác động xấu đến nhận thức, tâm lý, tình cảm của giới trẻ, gây bất bình trong dư luận xã hội. Qua công tác quản lý, Cục Nghệ thuật biểu diễn nhận được thông tin qua đường dây nóng nhân vật Lê Thị HuyềnAnh đã cùng êkíp thực hiện chụp các hình ảnh, quay clip trên mạng Internet nhằm mục đích gây sự chú ý của công chúng để nổi tiếng và tham gia biểu diễn nghệ thuật. Chính vì vậy, để thực hiện nghiêm túc Nghị định số 79/2012/NĐ-CP, Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL, Chỉ thị số 65/CT-BVHTTDL, Cục Nghệ thuật biểu diễn đề nghị Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố tạm thời chưa cho phép LêThị HuyềnAnh (hay còn gọi là “bà Tưng”) tham gia các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang. Có văn bản thông báo đến các Công ty hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, các chủ địa điểm (Nhà hàng, Khách sạn, quán Bar, Vũ trường…) không được tổ chức cho Lê Thị Huyền Anh (Bà Tưng) tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang. H.P Chưa cho phép“bà Tưng”tham gia biểu diễn nghệ thuật trên toàn quốc Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 172/TTr-BVHTTDLngày 31/7 gửi Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Căn cứ nội dung Đề án Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014) của UBND tỉnh Điện Biên đã được Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến; căn cứ ý kiến đề xuất của các Ban, Bộ, Ngành, Bộ VHTTDL đề xuất 2 phương án tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Phương án 1: Tổ chức trước Lễ kỷ niệm 01 ngày, vào 20h00 ngày 06/5/2014; Phương án 2: Tổ chức vào 20h00 ngày 07/5/2014. Để phù hợp với thông lệ những lần tổ chức kỷ niệm cấp quốc gia trước đây, Bộ VHTTDL đề nghị việc bắn pháo hoa tại thành phố Điện Biên Phủ thực hiện vào tối 07/5/2014, theo quy định của Nghị định 36/2009/NĐ-CPvề quản lý, sử dụng pháo. Về quy mô diễu binh, diễu hành: Bộ Quốc phòng và Bộ VHTTDL sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan và tỉnh Điện Biên báo cáo Phó Thủ tướng tại Đề án riêng trong tháng 9/2013. Về ấn phẩm làm quà tặng cho đại biểu, gồm: 01 bộ tem kỷ niệm (giao Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thực hiện); 01 huy hiệu kỷ niệm (giao Bộ VHTTDL chỉ đạo thực hiện). Về sản xuất bộ phim tài liệu (dự kiến 05 tập, mỗi tập 30 phút), nội dung về 9 năm kháng chiến chống Pháp 1945-1954; giới thiệu đất nước Việt Nam hoà bình, phát triển và hội nhập quốc tế, trong đó có sự nỗ lực đi lên của cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc và tỉnh Điện Biên: giao Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Bộ VHTTDL thực hiện. tHtt ĐềántổchứccáchoạtđộngKỷniệm 60nămChiếnthắngĐiệnBiênPhủ Hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch năm 2013, Sở VHTTDL Đồng Nai phối hợp với Hiệp hội Du lịch Tỉnh triển khai chương trình “Nụ cười du lịch”. Chương trình gồm các nội dung: Vệ sinh du lịch với trọng tâm là triển khai xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các điểm du lịch, các hoạt động làm sạch môi trường...; tổ chức thường xuyên chương trình tập huấn về nghiệp vụ du lịch, chú trọng đào tạo thái độ phục vụ với khách hàng cho các doanh nghiệp du lịch; khuyến khích các đơn vị khuyến mại, giảm giá các dịch vụ vào mùa thấp điểm. Nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành, khách sạn, nhà hàng, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tham gia chương trình như: Vườn quốc gia Cát Tiên phối hợp với Công ty mạo hiểm Việt (VietAd- venture) tại thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu sản phẩm du lịch cộng đồng - mô hình du lịch dưới dạng các lớp học kỹ năng dã ngoại, phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên; giảm giá từ 10-40% tất cả dịch vụ lưu trú, phí tham quan, phí hướng dẫn... cho các công ty lữ hành (đến hết tháng 9/2013)... Duyêntrần Đồng Nai: Triển khai chương trình“Nụ cười du lịch”
  • 9. Sự kiện vấn đề 9số 1037 l 15.8.2013 Sự kiện vấn đề Sở VHTTDL TP. Hồ Chí Minh vừa trình UBND thành phố Kế hoạch tổ chức Lễ hội “Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà của chúng ta” từ ngày 10 - 12/9//2013 tại Khu Du lịch Văn Thánh. Lễ hội được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các nước giới thiệu và quảng bá những nét đặc trưng về văn hóa, bản sắc của đất nước mình cho nhân dân thành phố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị đoàn kết giữa các nước. Chủ động giới thiện với bè bạn quốc tế những nét đặc trưng, đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, tạo thương hiệu, thu hút khách du lịch quốc tế. Lễ hội “Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà của chúng ta” bao gồm các hoạt động: Triển lãm “Hoạt động đối ngoại của thành phố Hồ Chí Minh - Hội nhập và phát triển”; Khu gian nhà văn hóa các nước; Khu sân khấu với các chương trình biễu diễn nghệ thuật; Khu ẩm thực với nhiều hoạt động trong đó có Hội thi nấu ăn Món ngon Đất Việt do các gia đình người nước ngoài đang sinh sống và công tác tại thành phố tham gia; khu vực trò chơi và một số hoạt động khác… tuệ AnH Liên hoan diễn ra tại thành phố Đông Hà, Quảng Trị từ ngày 12 - 18/8/2013 do Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Hội Nghệ sỹ Múa Việt Nam, Sở VHTTDL Quảng Trị tổ chức. Liên hoan là dịp để nghệ sỹ các nước giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong lao động sáng tạo nghệ thuật, tiếp thu tinh hoa nghệ thuật, thắt chặt tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị của cộng đồng khối ASEAN trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Liên hoan có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật quốc tế: Đoàn nghệ thuật vương quốc Campuchia, Đoàn nghệ thuật Cộng hòa DCND Lào, Đoàn nghệ thuật Cộng hòa Liên bang Myanmar và 14 đoàn nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang, đại diện các vùng miền đến từ các tỉnh/thành trong cả nước như: Sơn La, Kon Tum, Bình Dương, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lào Cai, Đắk Lắk, Quảng Trị, Hà Tĩnh... Nội dung chương trình ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước, con người, ca ngợi những thành tựu của quốc gia, dân tộc đã đạt được trong quá khứ, hiện tại, thể hiện niềm tin, khát vọng vươn tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, ca ngợi tình hữu nghị của các nước trong cộng đồng khốiASEAN. Chương trình mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia cũng như bản sắc văn hóa vùng miền và cộng đồng 54 dân tộc anh em. Hội đồng nghệ thuật tham gia chấm và xét giải thưởng của Liên hoan là gồm 07 thành viên, trong đó 3 thành viên thuộc các đoàn Lào, Campuchia, Myanmar, là các nghệ sỹ, nhà nghiên cứu, quản lý nghệ thuật có uy tín, tài năng được lựa chọn đảm bảo sự chinh xác, khách quan, công bằng. Giải thưởng gồm Huy chương Vàng, Huy chương Bạc cho chương trình, tiết mục gắn với đơn vị nghệ sỹ biểu diễn đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan kèm theo tiền thưởng, giấy chứng nhận giải thưởng và Cúp lưu niệm. Liên hoan nghệ thuật Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam xuất phát từ Liên hoan đường 9 xanh được tổ chức thường kỳ tại Quảng Trị để tri ân những anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống trên mảnh đất Quảng Trị. tHtt Liên hoan Ca múa Nhạc Việt Nam - Lào - Campuchia - myanmar Hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013, UBND TP. Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức Liên hoan du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng năm 2013 Liên hoan Làng nghề truyền thống năm 2013) dự kiến diễn ra từ 09 - 12/10/2013 tại Cung Thể thao Quần Ngựa, Hà Nội. Với chủ đề "Hội tụ tinh hoa làng nghề truyền thống sông Hồng", Liên hoan Làng nghề truyền thống năm 2013 là dịp để quảng bá thương hiệu và sản phẩm làng nghề truyền thống tiêu biểu bên cạnh giới thiệu sản phẩm và dịch vụ du lịch của từng địa phương, góp phần cho phát triển làng nghề truyền thống nói riêng và sự nghiệp phát triển ngành du lịch nói chung, đồng thời tôn vinh, bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của Hà Nội và các địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng cũng như một số tỉnh, thành trong cả nước. Liên hoan có quy mô 400 gian hàng trưng bày với nhiều nội dung phong phú như: Lễ khai mạc và Bế mạc; tổ chức các hoạt động triển lãm giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề truyền thống; quảng bá các chương trình du lịch làng nghề tiêu biểu; giới thiệu tinh hoa nghệ thuật ẩm thực của Hà Nội và các địa phương; tọa đàm về “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề, phố nghề truyền thống của Hà Nội”; và một số hoạt động biểu diễn loại hình văn hóa dân gian như: rối nước, rối cạn, ca trù… tuệ AnH Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội Lễ hội“thành phố Hồ Chí minh - Ngôi nhà của chúng ta”
  • 10. Sự kiện vấn đề 10 số 1037 l 15.8.2013 Sự kiện vấn đề Đây là lần đầu tiên một cuộc thi sáng tạo về vấn đề bản quyền phim dành cho sinh viên các trường đại học trên toàn Hà Nội được tổ chức, với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của giới trẻ về vấn đề bản quyền trong điện ảnh. Cuộc thi nhằm khuyến khích sinh viên viết kịch bản thông điệp truyền thông (PSAs) về chủ đề bản quyền phim với hình thức nội dung giải trí nhưng vẫn truyền tải được đầy đủ về tầm quan trọng cũng như những lợi ích của việc bảo vệ bản quyền phim. Đây cũng là cơ hội để sinh viên Hà Nội được thử sức mình, thể hiện khả năng sáng tạo, rèn luyện tinh thần làm việc nhóm và làm việc với các nhà sản xuất phim chuyên nghiệp. Cuộc thi hướng đến việc tìm kiếm kịch bản hay, đạt tiêu chuẩn phát sóng trên các kênh truyền hình quốc gia về chủ đề bảo vệ bản quyền với mong muốn phát triển thành một cuộc thi thường niên, là sân chơi cho các bạn trẻ có đam mê với điện ảnh nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung. Tiêu chí: Ý tưởng có nội dung phù hợp với cuộc thi, thể hiện được sự sáng tạo và có tính đột phá, tính khả thi của ý tưởng thuyết phục được thành phần Ban Giám khảo. Giải thưởng gồm 1 giải Nhất, 1 giải Nhì và 1 giải Ba với các giá trị tương ứng 10 triệu đồng, 7 triệu đồng và 3 triệu đồng. Thời gian tiếp nhận các tác phẩm cuộc thi bắt đầu từ ngày 15/8 - 15/9/2013. n.tHAnH Trong quá trình hội nhập và phát triển, hoạt động âm nhạc nói chung, âm nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam nói riêng đang đứng trước những biến đổi và thách thức. Nhằm nhận diện rõ thực trạng, đồng thời tìm giải pháp bảo tồn, phát huy âm nhạc cổ truyền dân tộc, đưa âm nhạc cổ truyền dân tộc phục vụ cho cuộc sống, ngày 09/8/2013, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc (thuộc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam) đã tổ chức hội thảo “Âm nhạc dân tộc với cuộc sống con người hôm nay” tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên đã đến dự. Hầu hết các đại biểu tham dự hội thảo đều tỏ ra lo lắng trước thực tế đa số thanh thiếu niên - lực lượng thưởng thức đông đảo của xã hội lại ít mặn mà với âm nhạc dân tộc, ngược lại họ rất sành các bài hát tiếng Anh trong các trào lưu âm nhạc Jazz – Rock – Pop. Rõ ràng âm nhạc dân tộc đang mất vị trí trong thị hiếu thưởng thức nghệ thuật của giới trẻ ngày hôm nay. Nhiều ý kiến cho rằng, bảo tồn thôi chưa đủ, nghệ thuật dân tộc, trong đó có âm nhạc dân tộc cần phải có một không gian diễn xướng xứng tầm. Nhà nước cần phải đầu tư thích đáng hơn nữa cho loại hình nghệ thuật này, qua đó đào tạo những lớp nghệ sĩ kế cận đủ sức lôi kéo được người nghe, người xem, đặc biệt là giới trẻ. Thay mặt Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Vương Duy Biên cho biết sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp tại hội thảo để nghiên cứu đề xuất với Nhà nước và Chính phủ để có những chủ trương, chính sách và cơ chế thỏa đáng hơn đối với lực lượng làm nghệ thuật âm nhạc dân tộc. Đồng thời cũng mong các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực này tiếp tục đóng góp những ý kiến để định hướng tuyên truyền trên báo chí, đồng thời cũng rất mong sự hỗ trợ vào cuộc của các Bộ, ngành khác để tạo nên nhiều kênh định hướng thẩm mỹ cho giới trẻ, giúp âm nhạc dân tộc xác lập lại vị trí xứng đáng của nó trong đời sống xã hội. Đ.AnH Hội thảo khoa học“Âm nhạc dân tộc với cuộc sống hôm nay” Thi bản quyền điện ảnh dành cho giới trẻ Chào mừng kỷ niệm 68 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm các tác phẩm mới của hội viên tại 8 khu vực trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là khu vực 6. Triển lãm trưng bày 109 tác phẩm của 92 tác giả là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam và hội viên Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, với các thể loại tranh, tượng, sắp đặt, bằng nhiều chất liệu như: sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, màu nước, đá, đồng… Hầu hết các tác phẩm mang nội dung phản ánh phong cảnh và con người với sinh hoạt lao động hàng ngày trên khắp mọi miền đất nước. Hội đồng nghệ thuật Triển lãm mỹ thuật khu vực 6 đã xét chọn, trao giải cho 12 tác phẩm; trong đó có một giải A, hai giải B, ba giải C. GiảiAcủa Triển lãm năm nay thuộc về tác phẩm “Tích tụ của biển” bằng chất liệu tổng hợp của tác giả Lâm Thanh, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Các giải thưởng A, B, C được Hội đồng nghệ thuật chọn để tham gia Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam cùng 7 khu vực trong cả nước, tổ chức tại Hà Nội vào tháng 9 này. n.tHAnH Triển lãm mỹ thuật khu vực 6 năm 2013
  • 11. Sự kiện vấn đề 11số 1037 l 15.8.2013 Sự kiện vấn đề Từ 05-11/8, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam tổ chức “Cuộc thi Tài năng trẻ Biên đạo Múa toàn quốc-2013” đợt I và Hội Nghệ sĩ Múa TP.HCM phối hợp với trường Trung cấp Múa TP.HCM tổ chức “Liên hoan Nghệ thuật Múa TP.HCM mở rộng lần thứ 4 năm 2013”. Cuộc thi “Tài năng trẻ Biên đạo múa toàn quốc năm 2013” kết hợp với “Liên hoan Nghệ thuật Múa TP.HCM mở rộng lần thứ 4 năm 2013” nhằm phát hiện các tài năng trẻ đạo diễn trong lĩnh vực sân khấu. Thứ trưởng Vương Duy Biên cho biết, đây là dịp để các biên đạo múa trẻ giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm. Bên cạnh đó, qua Cuộc thi và Liên hoan, các nhà quản lý nghệ thuật phát hiện, đánh giá thực trang lực lượng Biên đạo múa hiện nay để có những giải pháp thiết thực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ và tìm kiếm những tác phẩm múa có chất lượng cao. Từ đây, xây dựng và định hướng phát triển nghệ thuật múa trong thời gian tới mang tính bền vững, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của nhân dân trong thời kỳ mới. Cuộc thi sẽ góp phần khẳng định vị trí, vai trò cũng như trách nhiệm của những người nghệ sỹ, biên đạo múa trẻ trong việc sáng tác những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao cả về nghệ thuật lẫn tư tưởng, không những ở đề tài mới mẻ, hiện đại mà còn phải bám sát đề tài cách mạng, lịch sử của quốc gia. Đồng thời, khơi gợi lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, góp phần sáng tạo nên những giá trị mới cho nghệ thuật múa. Kết thúc cuộc thi Tài năng trẻ biên đạo múa toàn quốc (đợt 1), Ban Tổ chức đã chọn được 12 tác phẩm xuất sắc để trao giải, gồm 4 Huy chương Vàng dành cho Tạ Thùy Chi - tác phẩm Nỗi lòng Trưng Trắc, Trần Ly Ly - Linh thiêng đêm tháp cổ, Nguyễn Minh Mẫn - Hồn rối, Lê Trung Thảo - Nợ núi sông; 8 Huy chương Bạc được trao cho Nguyễn Bạch Vân, Lê Ngô Bảo Việt, Phạm Ngọc Hiền, Võ Nguyễn Thành Nhân, Lương Xuân Thành, Lê Thị Thu Hoài, Trần Bích Vân, Lê Minh Thu - Trần Văn Hiệp. Bên cạnh đó, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam cũng trao tặng bằng khen cho 6 biên đạo múa có nhiều sáng tạo tại cuộc thi này. Theo kế hoạch, đợt 2 của cuộc thi dành cho khu vực phía bắc sẽ diễn ra từ 25 - 29/8 tại TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Diễn ra đồng thời với cuộc thi, tối qua 10/8, lễ tổng kết và trao giải Liên hoan múa TP.HCM mở rộng lần 4 - 2013 đã được tổ chức tại Nhà hát Thành phố (TP.HCM). Từ 40 tác phẩm của 27 đơn vị tham gia, Ban Tổ chức đã trao 7 giải A, 8 giải B, 8 giải C và 5 giải khuyến khích; ngoài ra còn có 10 giải dành cho các diễn viên xuất sắc. Theo kết quả, Trường múa TP.HCM và Vũ đoàn Phương Việt là hai đơn vị gặt hái nhiều giải thưởng nhất trong cuộc thi và liên hoan lần này. Đ.n Thi tài năng trẻ Biên đạo múa toàn quốc năm 2013 Tối 10/8, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng, 11 thí sinh đã tham gia đêm chung kết đầu tiên dành cho dòng nhạc thính phòng trong Liên hoan tiếng hát truyền hình Sao Mai 2013. Ban tổ chức đã chọn được 4 thí sinh xuất sắc nhất để tham gia đêm chung kết Sao Mai 2013 diễn ra vào 31/8 gồm: Võ Hồng Quân (Cộng hòa Pháp), Ngô Văn Đức (Thái Bình) và 2 thí sinh của NghệAn là Đinh Thị Trang và Trần Thị Trang. Tại vòng thi này, Võ Hồng Quân cũng là thí sinh nhận được nhiều phiếu bình chọn qua mạng nhất. Tại Lễ Khai mạc, ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khẳng định đây là một trong những hoạt động nổi bật chào mừng Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013. Lần đầu tiên giải Sao Mai được tổ chức tại Hải Phòng sẽ góp phần quảng bá hình ảnh thành phố biển năng động, thơ mộng với nhiều danh lam nổi tiếng như Đồ Sơn, Cát Bà. Trong thời gian qua, thành phố đã tạo điều kiện để các thí sinh có thời gian trải nghiệm thực tế tại các danh lam, thắng cảnh của thành phố. 5 giám khảo của đêm nhạc thính phòng gồm: Nhà giáo ưu tú-Nhạc sĩ Đức Trịnh, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Nhạc sĩ Tuấn Phương, Phó trưởng Ban Văn nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam; Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Lan, Trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam; Nghệ sĩ ưu tú Ánh Tuyết, Chủ nhiệm khoa Thanh nhạc, Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh; Nhạc sĩ Quốc Hưng, Phó trưởng khoa Thanh nhạc, Học Viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Trong số 11 thí sinh tham gia đêm chung kết, có 3 thí sinh đến từ thành phố Hồ Chí Minh, 2 thí sinh đến từ Nghệ An, 2 thí sinh đến từ cộng đồng người Việt ở châu Âu và 4 thí sinh đến từ Hưng Yên, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình. Tại đêm chung kết, mỗi thí sinh hát 2 bài hát. Điểm mới trong việc chấm giải năm nay là nếu vị giám khảo nào có bài hát được thí sinh hát thì không được chấm điểm phần thi đó. Điểm của thí sinh sẽ là điểm trung bình của 4 vị giám khảo còn lại. Hải PHong 4 thí sinh dòng nhạc thính phòng lọt vào vòng Chung kết Sao mai 2013
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1037 l 15.8.2013 Ngày 12/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức trao Chứng chỉ công nhận Vườn di sản ASEAN cho Vườn quốc gia U Minh Thượng. Đây là Vườn quốc gia thứ 5 của Việt Nam được công nhận là Vườn Di sản ASEAN sau vườn quốc gia Hoàng Liên, Ba Bể, Chư Mom Ray và Kon Ka Kinh. Đây cũng là Vườn di sản trên đất than bùn đầu tiên của khu vực ASEAN. Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, được nâng cấp từ khu Bảo tồn thiên nhiên U Minh Thượng lên thành vườn quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Vườn quốc gia U Minh Thượng có diện tích 21.107ha, trong đó vũng lõi chiếm 8.038ha, vùng đệm chiếm 13.069ha. Đây là loại rừng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ngập nước thuộc loại rất hiếm trên thế giới. Hệ thống động thực vật tại vườn quốc gia U Minh Thượng rất đa dạng và phong phú: bên cạnh cây tràm (Melaleuca cajuputi) bản địa, tại đây còn có hơn 243 loài thực vật có mạch bậc cao, trong đó có nhiều loài cây thân gỗ cao, to như: Bùi, Mốp, Dấu, Trâm, Gáo… Với sự hiện diện của 32 loài thú, 186 loài chim, 39 loài bò sát lưỡng cư, 34 loài cá Vườn quốc gia U Minh Thượng có khu hệ động thực vật phong phú nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều loài động vật tại đây như: Rái cá lông mũi, Mèo cá, Bồ nông chân xám, Già đãy Java,… được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Được biết, để được công nhận là vườn di sản, vườn quốc gia phải đảm bảo được các tiêu chí về tính tự nhiên, hoang dã, tính nguyên vẹn về hệ sinh thái, sự đa dạng và giá trị nổi bật quần thể. Các vườn di sảnASEAN phải thực thi và chịu trách nhiệm về các chính sách bảo tồn sinh vật quý hiếm sống trong khu vực Đông Nam Á. Tại Hội nghị Ban Chỉ đạo Dự án “Phục hồi và sử dụng bền vững đất than bùn trong khu vực Đông Nam Á” (Dự án Peatland) lần thứ 3, Vườn Quốc gia U Minh Thượng được các chuyên gia môi trường trong và ngoài nước đánh giá cao về tính đa dạng sinh học và khuyến nghị Việt Nam xây dựng hồ sơ đề xuất công nhận Vườn Quốc gia U Minh Thượng là Vườn Di sản ASEAN. Trước khuyến nghị của các chuyên gia môi trường, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phối hợp với chuyên gia kỹ thuật quốc gia của Dự án Peatland và Vườn quốc gia U Minh Thượng xây dựng hồ sơ trình và đã được Hội nghị Bộ trưởng môi trường ASEAN chính thức công nhận vào tháng 9/2012. t.HợP VườnquốcgiaUminhThượngđượccôngnhậnVườndisảnASEAN Ngày 08/8, Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị thực hiện Quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử - văn hóa Chùa Dạm, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh để chuẩn bị cho khởi công dự án tôn tạo, bảo tồn di tích này vào cuối năm 2013. Sau khi nghe báo cáo quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử - văn hóa Chùa Dạm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tiến Nhường đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với đơn vị tư vấn tiếp tục nghiên cứu Quy hoạch chi tiết trên cơ sở kết hợp giữa các phương án nêu trong quy hoạch. Trong đó, cần thiết kế lại không gian dịch vụ để bảo đảm tính khả thi; mở rộng thêm không gian quy hoạch. Các đơn vị tập trung nghiên cứu phương án thực hiện để hoàn thiện quy hoạch trình UBND tỉnh quyết định trong tháng 8 này. Các phương án bảo tồn, tôn tạo khu di tích chùa Dạm dựa trên quan điểm phát triển chùa Dạm thành “Trung tâm tâm linh tín ngưỡng quy mô”, là điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn, tương xứng với giá trị của một trong những trung tâm Phật giáo Đại Việt lớn nhất trong lịch sử. Phương án có tính khả thi được đưa ra gồm: Tổng diện tích đất quy hoạch là 41,33 ha gồm 4 không gian chính: Tâm linh (8,62 ha); văn hóa lễ hội (2,05 ha); dịch vụ (4,84 ha) và không gian cây xanh cảnh quan (19,24 ha). Các không gian này được kết nối với nhau bằng một trục thần đạo. Chùa Dạm được xây dựng từ năm 1086 đến 1094 dưới thời Lý Nhân Tông, được coi là Trung tâm Phật giáo lớn nhất của nước Đại Việt xưa. Đến nay, chùa đã bị phá hủy hoàn toàn, còn lại dấu vết 4 cấp nền với diện tích 0,87 ha. Năm 1964, Chùa Dạm được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Việc lập Quy hoạch di tích Chùa Dạm mang ý nghĩa lớn nhằm khoanh vùng bảo vệ di tích; khai thác hiệu quả khu di tích theo hướng mở rộng không gian, phát huy giá trị, nâng tầm khu di tích thành trung tâm văn hóa, tín ngưỡng và trở thành điểm du lịch hấp dẫn; làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các dự án trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của khu di tích Chùa Dạm. t.H Hoàn thiện Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị khu di tích Chùa Dạm
  • 13. Sự kiện vấn đề 13số 1037 l 15.8.2013 Chiều 09/8, tại Cần Thơ, Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ tổ chức hội nghị "Tổng kết công tác liên kết đào tạo vận động viên trẻ khu vực đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 8/2012 - 8/2013 và định hướng phát triển năm 2014”. Từ tháng 8/2012 đến 8/2013, Tổng cục Thể dục thể thao đã giao Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Cần Thơ quản lý, tập huấn 18 đội tuyển trẻ và đội dự tuyển trẻ quốc gia với 267 vận động viên ở các bộ môn như: Cầu lông, điền kinh, bóng bàn, judo, taekwondo, bơi, bắn cung, cử tạ, điền kinh… Các vận động viên đã tham gia thi đấu ở 45 giải trong và ngoài nước, đạt được 325 Huy chương các loại; trong đó có 4 huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 4 Huy chương Đồng ở các giải quốc tế. Công tác tuyển chọn đào tạo vận động viên dự tuyển trẻ quốc gia tại trung tâm được đánh giá là một trong những chủ trương lớn nằm trong chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của ngành, từ đó tạo cú hích thay đổi diện mạo thể thao khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước trong tương lai. Theo ông Trần Chí Quân - Giám đốc Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Cần Thơ, đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có tiềm năng lớn về thể dục thể thao, tuy nhiên một số môn thể thao Olympic ở khá nhiều nơi hiện vẫn chưa được coi trọng và đầu tư phát triển mạnh. Đánh giá về công tác liên kết đào tạo huấn luyện viên, vận động các môn thể thao thành tích cao của khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua, ông Quân cho biết: Việc liên kết, đào tạo tuy mới ở giai đoạn sơ khai và gặp không ít khó khăn nhưng hiệu quả bước đầu đạt được rất khả quan. Điều này là tín hiệu báo trước các bước thành công kế tiếp trong chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của khu vực đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới, hứa hẹn sẽ cống hiến nhiều tài năng thể thao trẻ đầy triển vọng cho nước nhà. Trong năm 2014, Trung tâm Huấn luyện tThể thao quốc gia Cần Thơ sẽ hỗ trợ mạnh mẽ các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long phát triển 9 môn thể thao gồm: Bắn cung, cử tạ, canoeing, điền kinh, boxing nữ, billards - snooker, bóng chuyền bãi biển nữ, cầu mây nữ và xe đạp địa hình. Kỳ Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII - 2014 tại Nam Định sắp tới, thể thao đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu đạt thành tích cao, là đối trọng lớn với các khu vực khác trong cả nước. Hồ tHAnH Ngày 09/8, Liên đoàn thể thao dưới nước thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo về Quản lý các hoạt động thể thao dưới nước an toàn, hiệu quả. Theo khảo sát của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (Unicef), mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 12.700 trẻ bị chết do đuối nước. Do đó, việc trang bị kỹ năng sống và dạy bơi cho trẻ là cấp thiết. Tại Hội thảo, các đại biểu đã đóng góp các ý kiến nhằm giảm thiểu các nguy cơ chấn thương, đuối nước tại các hồ bơi; làm rõ thực trạng các hồ bơi của thành phố; nâng cao nhận thức xã hội, nhận thức của cộng đồng về an toàn sông nước; đồng thời, chỉ ra những bất cập trong quản lý, những quy định chưa sát thực tế, những việc chưa làm được trong quản lý các hồ bơi. Liên đoàn Thể thao dưới nước thành phố Hồ Chí Minh nêu thực trạng: Hiện có 5 loại hồ bơi tại thành phố Hồ Chí Minh, gồm: Hồ bơi công cộng, trường học, khu vui chơi, khách sạn, chung cư. Trong đó, chỉ tại các hồ bơi công cộng là có chú trọng đến việc cứu hộ chuyên nghiệp. Trong khi các loại hồ bơi khác, nhất là khách sạn, chung cư, do chỉ mang tính chất giải trí, nên độ an toàn cũng khá hạn chế. Hiện trên địa bàn thành phố có hàng trăm hồ bơi chưa qua kiểm định tại các quận, huyện, nhất là các khu vực ngoại thành. Việc các hồ bơi này không đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn như không trang bị dây phao, các biển báo độ sâu, độ sâu và độ dốc của hồ không đúng chuẩn… khiến nguy cơ xảy ra tai nạn khá cao. Bên cạnh đó, các hồ bơi vẫn còn tồn tại nhiều nguy cơ về mất an toàn cũng như dịch bệnh. Các đợt khảo sát, kiểm tra tại các hồ bơi cho thấy, chỉ khoảng 60 - 70% số hồ đạt tiêu chuẩn về vệ sinh, nhưng cũng chỉ ở mức tương đối. Việc đảm bảo về độ Clo dư, độ pH tại đây rất khó thực hiện theo đúng quy định. Do đó, cần hướng dẫn các đơn vị kinh doanh hồ bơi đảm bảo vệ sinh môi trường nước, nhằm bảo vệ sức khỏe cho người bơi. Nhằm khắc phục những bất cập trong quản lý cũng như trang bị kỹ năng bơi lội cho trẻ em, các giải pháp được đưa ra tại Hội thảo chủ yếu nhấn mạnh hai vấn đề: Tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị hoạt động thể thao dưới nước về đảm bảo các quy chuẩn về an toàn, vệ sinh; đưa bơi lội trở thành một môn học chính khóa trong trường, trang bị kỹ năng sống trong môi trường nước và nâng cao thể chất cho học sinh. ĐứC MinH Quản lý các hoạt động thể thao dưới nước an toàn, hiệu quả LiênkếtđàotạovậnđộngviêntrẻvùngđồngbằngsôngCửuLong
  • 14. Sự kiện vấn đề 14 số 1037 l 15.8.2013 Sự kiện vấn đề Chiều 10/8, tại sân vận động Quân đoàn 4 (tỉnh Bình Dương) đã diễn lễ khai mạc vòng 6 giải đua Mô tô 125cc-135cc cúp vô địch quốc gia 2013, với sự tranh tài của 96 tay đua chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp đến từ 30 câu lạc bộ trên toàn quốc. Ở nội dung bán chuyên nghiệp, các tay đua sử dụng loại xe 2 thì 125 phân khối. Ở nội dung chuyên nghiệp sử dụng xe 4 thì 135 phân khối. Ở vòng loại, mỗi lượt đấu gồm 4 vận động viên đua 8 vòng sân vận động để loại trực tiếp. Hai tay đua về nhất và nhì đi tiếp vào vòng bán kết 2, sau đó đến bán kết 1 và chung kết. Nét mới ở giải lần này là các vận động viên thi đấu phải mang mũ bảo hộ kín đầu và mặt, kèm theo giày, găng tay, quần áo bảo hộ chuyên dụng. Ban tổ chức cũng mua bảo hiểm cho các vận động viên tham dự cuộc đua, bắt đầu từ ngày tập làm quen sân, với mức bồi thường tối thiểu là 20 triệu đồng. Tổng giải thưởng của giải lên đến 120 triệu đồng. Trong đó, mỗi hạng đấu sẽ có 4 giải với giải nhất là 15 triệu đồng, hạng nhì 10 triệu đồng và hạng ba 8 triệu đồng. Đây là giải đấu do Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương tổ chức, nằm trong hệ thống thi đấu của Liên đoàn với 10 giải mỗi năm trên khắp cả nước. A.tùng Qua 3 ngày tranh tài tại vòng chung kết toàn quốc trên sân vận động Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh), chương trình “Giấc mơ sân cỏ 2013” – Tìm kiếm tài năng bóng đá trẻ Việt Nam, đã chọn được học viên đi đào tạo và tranh tài vòng chung kết thế giới của Học viện Aspire (Qatar). Sau khi trải qua các bài kiểm tra thể lực, tốc độ, tư duy chiến thuật, phối hợp đồng đội, kỹ thuật cá nhân và thi đấu đối kháng… cầu thủ Nguyễn Hồng Sơn đã xuất sắc vượt qua 29 đối thủ khác tại vòng chung kết toàn quốc để giành suất duy nhất của Việt Nam sang Học viện Aspire (Qatar). Hồng Sơn năm nay 13 tuổi (cao 1m63, nặng 56kg), là một trong những học viên xuất sắc nhất của lò đào tạo Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF). Dù đã giành chiến thắng tại Việt Nam, nhưng Hồng Sơn sẽ phải nỗ lực rất nhiều nếu muốn trụ lại tại Học viện này. Theo dự kiến, đầu năm 2014, Hồng Sơn sẽ lên đường sang Qatar để gia nhập Học việnAspire. Sau thời gian học tập một tháng, Hồng Sơn sẽ tranh tài với học viên khác đến từ khắp nơi trên thế giới của Học viện. Những học viên đáp ứng được yêu cầu qua đợt sàng lọc này sẽ được giữ lại đào tạo lâu dài. Chương trình “Giấc mơ sân cỏ 2013” của Học viện Aspire - Qatar triển khai tại Việt Nam từ tháng 4/2013, nhằm tuyển chọn các cầu thủ có tài năng, tố chất chơi bóng đá để đưa sang đào tạo tại Học viện. Đây là một trong số những học viện được đào tạo bài bản trên thế giới, do các huấn luyện viên trẻ của câu lạc bộ Barcelona (Tây Ban Nha) phụ trách. Trong lần tuyển chọn này tại Việt Nam, đích thân huấn luyện viên kỳ cựu Bora Milutinovic, người từng dẫn dắt 5 đội tuyển quốc gia khác nhau tại các vòng chung kết World Cup, trực tiếp chọn lựa. Trong khi đó, 29 cầu thủ còn lại sẽ được Học viện Aspire cấp giấy chứng nhận đã vượt qua hơn 30.000 thí sinh khác để tham dự vòng chung kết tại Việt Nam. Dự kiến ban đầu, “Giấc mơ sân cỏ 2013” sẽ chọn tối đa 3 cầu thủ Việt Nam sang Qatar đào tạo và thi đấu. Tuy nhiên, cuối cùng chỉ có cầu thủ Hồng Sơn được chọn. Đây là điều đáng tiếc đối với các cầu thủ trẻ Việt Nam. Vũ MinH Cầu thủ trẻ Hồng Sơn được chọn đào tạo tại Học viện Aspire - Qatar Sau4ngàytranhtàisôinổi(08-11/8), Giải Vô địch Vovinam tỉnh Gia Lai - 2013 đã kết thúc. Huyện Đăk Đoa giành ngôi vô địch toàn đoàn với 5 HCV, 2 HCB, 2HCĐ; Cao đẳng Nghề 1 giành giải nhì với 5 Huy chương vàng, 2 Huy chương đồng; thị xã An Khê giành giải 3 với 3 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 5 Huy chương Đồng. Tham gia giải lần này có 149 vận động viên đến từ 11 đoàn của 7 huyện, thị xã, thành phố và 4 câu lạc bộ Vovinam trên toàn tỉnh Gia Lai. Các vận động viên tham gia tranh tài ở hai nội dung thi quyền và thi đấu đối kháng. Ở nội dung quyền, các vận động viên thi đấu ở hai lứa tuổi 13-15 và trên 16 tuổi. Ở nội dung thi đấu đối kháng, các vận động viên nam thi đấu ở 8 hạng cân còn vận động viên nữ thi đấu 6 hạng cân. Giải vô địch Vovinam tỉnh Gia Lai 2013 được tổ chức nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích; tạo cơ hội cho các em được thể hiện năng khiếu cũng như tài năng võ thuật của mình; là dịp để cho các em giao lưu, học hỏi, rèn luyện sức khoẻ. Giải cũng là dịp để tuyển chọn những em nhỏ có năng khiếu, có triển vọng phát triển bộ môn Vovinam để đào tạo nguồn cho thể thao tỉnh Gia Lai. QuAng tHái Gần 100 vận động viên dự giải đua xe mô tô toàn quốc 2013 Giải vô địch Vovinam tỉnh Gia Lai 2013
  • 15. Sự kiện vấn đề 15số 1037 l 15.8.2013 Sự kiện vấn đề Tối 09/8, giải Bóng đá futsal nữ thành phố Hồ Chí Minh mở rộng – cúp Thái Sơn Nam năm 2013 đã khép lại với chức vô địch thuộc về Phong Phú Hà Nam, sau khi đánh bại quận 1 (thành phố Hồ Chí Minh) trên chấm luân lưu 6m. Trận chung kết diễn ra giữa quận 1 và Phong Phú Hà Nam thật sự là một bất ngờ lớn của giải. Phong Phú Hà Nam là đội khá trẻ, không có nhiều tuyển thủ quốc gia nhưng đã vượt qua hai ứng cử viên nặng ký nhất của giải là đương kim vô địch Hà Nội và quận 8. Qua các trận đấu vòng loại, Phong phú Hà Nam đã thể hiện lối chơi chắc chắn với chiến thuật linh hoạt và điều này được chứng minh trong trận đấu cuối cùng của giải. Hai đội của thành phố Hồ Chí Minh là quận 1 và quận 8 lần lượt xếp vị trí thứ hai và thứ ba. Tuyển thủ quốc gia Nguyễn Thị Châu (quận 8) giành danh hiệu vua phá lưới với 7 bàn thắng; cầu thủ xuất sắc nhất thuộc về Trịnh Ngọc Hoa (quận 1); danh hiệu thủ môn xuất sắc nhất thuộc về Nguyễn Thị Ngọc (Phong Phú Hà Nam). Giải Bóng đá futsal nữ TP Hồ Chí Minh mở rộng lần 3 có sự góp mặt của 5 đội bóng mạnh của cả nước là quận 1, quận 8, Đại học Hồng Bàng (TP Hồ Chí Minh), Phong Phú Hà Nam và Hà Nội. Các đội thi đấu vòng tròn một lượt, chọn hai đội đứng đầu vào tranh chung kết. Giải đấu quy tụ phần lớn tuyển thủ futsal nữ quốc gia nên đây là dịp quan trọng để Ban huấn luyện tuyển futsal Việt Nam xem xét phong độ và tuyển chọn thành phần cho đội tuyển tham dự SEA Games 27 sắp tới. L.KHánH Ngày 10/8, Giải Taekwondo các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V đã bế mạc với hạng nhất toàn đoàn thuộc về đơn vị Cà Mau (7 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 9 Huy chương Đồng), đơn vị Tiền Giang đạt Hạng Nhì và đơn vị Vĩnh Long đạt Hạng Ba. Tham dự Giải Taekwondo lần này, có trên 150 vận động viên đến từ các tỉnh: Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp,An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau. Sau 3 ngày tranh tài với 27 nội dung thi đấu và 90 trận đấu quyết liệt, các vận động viên đã cống hiến những màn trình diễn đầy ấn tượng và thuyết phục thông qua các bài quyền và thi đấu đòn thế Taekwondo. Theo Ban Tổ chức giải, trong thi đấu, các võ sĩ đều thể hiện sự bình tĩnh, tự tin và luôn phát huy tốt trình độ, kỹ thuật chuyên môn trong từng trận thi đấu. Ban Giám khảo và các tổ trọng tài làm việc khách quan, công tâm và hầu hết các vận động viên thi đấu trên tinh thần đoàn kết, giao lưu, học hỏi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và rèn luyện sức khỏe. Qua mùa giải năm nay, Ban Tổ chức đã chọn được một số võ sĩ có thể lực và trình độ kỹ thuật thi đấu tốt để đưa đi tham dự Giải Taekwondo toàn quốc vào năm 2014. ĐứC Kiên Cà mau dẫn đầu Giải Taekwondo các tỉnh ĐBSCL 2013 Phong Phú Hà Nam vô địch giải Bóng đá futsal nữ mở rộng Ông Đỗ Văn Trung, Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Bình Dương, Trưởng Ban tổ chức giải cho biết: Từ ngày 15-18/8 tại Trung tâm hội nghị Lucky Square, thành phố mới Bình Dương sẽ diễn ra giải Billiards Carom 3 băng quốc tế Bình Dương năm 2013 tranh Cúp BTV-Bacamxex IJC. Đây là giải đấu do Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các tay cơ trong nước có dịp cọ xát chuẩn bị cho SEA Games 27 được tổ chức ở Myanamar vào năm nay. Giải thu hút sự tham gia của 48 vận động viên đến từ 15 tỉnh, thành ngành trong cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Dương, Quân đội...; cùng với 4 cơ thủ hàng đầu thế giới là tay cơArai Tatsuo (Nhật Bản) cựu Vô địch thế giới năm 2003, Francisco Dela Cruz (Philippines) Huy chương bạc SEA Games 26, Takeshima (Nhật Bản) và Rudy Hasan (Indonesia). Trong số 48 tay cơ đến từ 15 tỉnh, thành trong cả nước thì các tay cơ thành phố Hồ Chí Minh vẫn là ứng cử viên nặng ký cho các danh hiệu. Tham dự giải năm nay, thành phố Hồ Chí Minh có mặt các tay cơ mạnh như: Trần Đình Nại (Vô địch quốc gia 2013), Trương Quang Hào (Vô địch quốc gia 2012) cùng với những tên tuổi khá quen thuộc như Nguyễn Quốc Nguyện, Mã Xuân Cường và Dương Anh Vũ. Các tay cơ sẽ thi đấu theo thể thức loại trực tiếp 1 vòng thua; trong đó ở vòng loại đấu 1 ván 30 điểm, vòng tứ kết- chung kết đấu 1 ván 40 điểm. Cơ thủ vô địch sẽ đoạt cúp và phần thưởng 15 triệu đồng, hạng nhì 10 triệu đồng và hạng ba 5 triệu đồng. K.Hoàn 48taycơthamdựgiảiBilliardsCarom3băngquốctếBìnhDương
  • 16. Sự kiện vấn đề 16 số 1037 l 15.8.2013 Sự kiện vấn đề Bộ VHTTDL đã có công văn số 2870/BVHTTDL-DSVHngày05/8/2013 đồng ý thoả thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đền Thắng Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Theo đó, Bộ có ý kiến như sau: Thoả thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đền Thắng trí, bao gồm các hạng mục: Tu bổ, tôn tạo đền Thượng (tu bố Đại bái, ống muống, hậu cung; xây dựng nhà phụ trợ); tu bổ, tôn tạo đền Hạ (tu bổ Đại bái, ống muống, Hậu cung); xây dựng am hoá sớ và hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, SởVHTTDLHà Nội cần hướng dẫn chủ đầu tư lưu ý việc tu bổ đền Hạ. Do phần lớn hệ kết cấu còn tốt, chỉ tiến hành gia cố, tu bổ các cấu kiện đơn lẻ, cho nên cần có giải pháp thiết kế hạ giải từng phần để đảm bảo bảo tồn nguyên vẹn cấu trúc công trình. Không xây dựng, phục hồi Tả mạc, Hữu mạc của đền Thượng, đền Hạ do chưa đủ cơ sở khoa học. Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL Hà Nội chỉ đạo các cơ quan liên quan lưu ý những vấn đề trên để hoàn thiện hồ sơ, báo cáo nội dung Dự án với nhân dân địa phương để tạo sự đồng thuận và huy động nhân dân tham gia giám sát, đóng góp cho việc tu bổ di tích. Bộ VHTTDL giao Cục Di sản văn hoá thoả thuận Thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục của Dự án. H.P Tu bổ, tôn tạo di tích đền Thắng Trí, huyện Sóc Sơn, Hà Nội Ngày 07/8, UBND tỉnh Kon Tum đã tổ chức Hội thảo “Phục dựng, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Ngục Kon Tum”. Tham dự Hội thảo có các nhà khoa học, sử học; Cục Di sản văn hóa, Công ty Cổ phần Tu bổ di tích Trung ương; Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quảng Trị, Đắk Lắk; lãnh đạo các Sở, ban, ngành của Tỉnh và thành phố Kon Tum; các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kon Tum qua các thời kỳ. Ngục Kon Tum do thực dân Pháp xây dựng đầu thế kỷ XX (khoảng từ năm 1915 đến năm 1917) bên bờ sông Đắc Bla. Tại nhà ngục này, từ năm 1930- 1933, thực dân Pháp đã giam cầm, đày ải hơn 500 lượt tù chính trị và gần một nửa trong số đó đã hy sinh tại đây và dọc quốc lộ 14. Ngày 16/11/1988, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ban hành Quyết định số 1288/QĐ-VHTT công nhận Ngục Kon Tum là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Sau khi được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia, di tích lịch sử Ngục Kon Tum đã được đầu tư tôn tạo và xây dựng 1 số hạng mục. Tuy nhiên, việc tôn tạo di tích mới ở giai đoạn đầu, chưa chú ý nhiều đến yếu tố bảo tồn di tích gốc (phần lớn di tích gốc là phế tích, vị trí di tích đã bị xâm lấn hoặc hủy hoại). Hệ thống tư liệu, hình ảnh, hiện vật phục vụ công tác trưng bày, giới thiệu khách tham quan còn hạn chế... Công tác quy hoạch và kinh phí đầu tư cho khu di tích còn nhiều khó khăn, bất cập nên chưa phát huy hết giá trị của di tích. Tại hội thảo các đại biểu đã thảo luận, đưa ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu bảo tồn, phục dựng và tôn tạo di tích lịch sử Ngục Kon Tum thời gian tới. Trong đó tập trung vào các vấn đề công tác quy hoạch; các nội dung liên quan đến công tác bảo tồn, phục dựng, tôn tạo và phát huy giá trị di tích; các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về di tích. MinH tHu Bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử Ngục Kon Tum Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 2690/QĐ-BVHTTDL phê duyệt tổ chức Chương trình nghệ thuật Lễ khai mạc Đại hội TDTT vùng ĐBSCL lần thứ V-2013. Theo Quyết định, Bộ VHTTDL giao Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại thành phố Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang tổ chức Chương trình nghệ thuật Lễ khai mạc Đại hội TDTT vùng ĐBSCL lần thứ V-2013, diễn ra từ ngày 31/12/2012 đến ngày 07/9/2013 và chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ ngày 31/12/2012 đến ngày 5/8/2013) tổ chức thi đấu các môn trước Đại hội tại nhiều tỉnh, thành và Trung tâm TDTT Quốc phòng 4. Giai đoạn 2 (từ ngày 01/9/2013 đến ngày 07/9/2013) tổ chức khai mạc, bế mạc và thi đấu các môn còn lại của Đại hội tại TP. Mỹ Tho (Tiền Giang). Đại hội năm nay có sự tham gia của 13 tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL và Trung tâm Thể dục thể thao Quốc phòng 4. Có 29 môn được chọn thi đấu: Bóng đá nam, bóng chuyền nam, cầu lông, bóng bàn, bơi lội, điền kinh, việt dã, đá cầu, cờ vua, cờ tướng, canoeing, xe đạp, quần vợt, judo, taekwondo, vovinam, võ cổ truyền, karatedo, petanque, boxing, cử tạ, muay, billiards&snooker, đua thuyền rồng, pencak silat, kick boxing, thể hình, bắn cung và đua ghe ngo. tHtt Tổ chức Chương trình nghệ thuật Lễ khai mạc Đại hội TDTT vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V-2013
  • 17. Sự kiện vấn đề 17số 1037 l 15.8.2013 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Ngày 06/8, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách đối với vận động viên thể thao quốc gia. Bộ VHTTDL chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách khác đối với vận động viên thể thao nếu cần thiết. Đối với các vận động viên quốc gia gặp tai nạn, chấn thương trong tập luyện và thi đấu, Bộ VHTTDL chủ động phối hợp với các địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan trên cơ sở các quy định hiện hành, quan tâm đầy đủ và kịp thời, tổ chức, vận động các hình thức hỗ trợ vận động viên và gia đình vận động viên một cách phù hợp, hiệu quả; đề xuất ban hành các chính sách cần thiết đối với các vận động viên này. Trước đó, tại văn bản số 3985/VPCP-TTĐT ngày 20/5/2013, Phó Thủ tướng đã giao Bộ VHTTDL chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan rà soát các quy định về chế độ, chính sách hiện hành đối với vận động viên quốc gia, nhất là với vận động viên gặp tai nạn, chấn thương trong lúc tập luyện, tập đấu; đề xuất sửa đổi, bổ sung những bất cập (nếu có). t.HợP Khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đối với VĐV thể thao quốc gia Cuộc thi Marathon quốc tế sẽ diễn ra tại Đà Nẵng vào ngày 01/9, dự kiến sẽ thu hút gần 3.000 vận động viên quốc tế chuyên nghiệp và phong trào tham gia. Cuộc thi gồm 3 nội dung: Marathon 42,195km; bán marathon 21,0975 km; chạy và đi bộ 5km. Các vận động viên sẽ xuất phát và về đích tại Công viên Biển Đông, lộ trình thi đấu qua tuyến đường Hoàng Sa - Trường Sa ven biển, qua cầu Trần Thị Lý, cầu quay sông Hàn và Thuận Phước. Đường chạy của cuộc thi đã được đo và cấp chứng nhận của IAAF-AIMS (Hiệp hội Thể dục quốc tế và Hiệp hội Marathon quốc tế). Theo ông Dave Cundy- Phó Chủ tịch Hiệp hội Marathon quốc tế, toàn bộ chi phí tổ chức do Công ty Wold Marathon Tours chịu trách nhiệm dưới hình thức xã hội hóa. Số tiền quyên góp được từ cuộc thi sẽ dành ủng hộ cho Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng. H.Quân Cuộc thi marathon quốc tế tại Đà Nẵng Ngày 08/8, tỉnh Phú Yên đã tổ chức Hội nghị tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc lần thứ IV. Dự Hội nghị, có ông Nông Quốc Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tại Hội nghị, Ban Tổ chức đã trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho 61 gia đình tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng Gia đình văn hóa. Để phong trào xây dựng Gia đình văn hóa giai đoạn 2013-2017 được triển khai sâu rộng hơn nữa, Hội nghị đã đề ra 3 nhiệm vụ: Tập trung phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” rộng khắp, hiệu quả và chất lượng trong địa bàn dân cư; xây dựng gương “người tốt, việc tốt” gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đẩy mạnh phong trào xây dựng các điển hình tiên tiến, gia đình văn hóa, làng văn hóa. Bên cạnh đó, tỉnh Phú Yên sẽ tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa gia đình, tiêu chuẩn công nhận Gia đình văn hóa, ý thức tự nguyện của người dân trong việc xây dựng và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hoá”; tạo sự chuyển biến rõ nét trong thực hiện bình đẳng giới, xoá bỏ bạo lực gia đình. Qua 5 năm thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa giai đoạn 2007 - 2012, tỉnh Phú Yên có gần 200.000 hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, chiếm tỉ lệ 86,5% số hộ; 377 thôn, buôn, khu phố đạt danh hiệu thôn, buôn, khu phố văn hóa, chiếm 62% số thôn, buôn, khu phố. Tỉnh Phú Yên cũng đã thành lập 226 Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và 30 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình... MạnH Huân Phú Yên tuyên dương 61 gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc