SlideShare a Scribd company logo
Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây
dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục – đào tạo đa
ngành...
Ngày cập nhật 16/07/2021
Ngày 29 tháng 6 năm 2021, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch
số 18-KH/ĐUK thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục – đào tạo đa ngành, đa
lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Để quán triệt, triển khai Kế hoạch số
18-KH/ĐUK và Nghị quyết số 05-NQ/TU, bài viết giới thiệu một số nội dung chính của các văn bản liên quan,
gồm: Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về
xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; hành Kết
luận số 76-KL/TW, ngày 04 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-
NQ/TW; Nghị quyết số 05-NQ/TU về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước
về giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
1. Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây
dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (gọi tắt là Nghị
quyết số 33-NQ/TW)
Nghị quyết số 33-NQ/TW đề ra mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng
đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền
tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Về mục tiêu cụ thể: hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để
phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân,
ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản
thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối
cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống
chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò
của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy
con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách. Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây
dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây
dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt
Nam. Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các
giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.
Về quan điểm, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước.
Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn,
dân chủ và khoa học. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển
văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các
đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Xây dựng đồng bộ môi trường
văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy
đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân
do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
Nghị quyết số 33-NQ/TW nêu rõ các nhiệm vụ chính: xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh; xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; chủ động hội nhập quốc
tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Giải pháp để thực hiện là tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, tăng cường nguồn lực
cho lĩnh vực văn hóa.
2. Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số
33-NQ/TW (gọi tắt là Kết luận số 76-KL/TW)
Tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020
của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW. Theo đó, đã đánh giá việc phát triển văn hoá ngày
càng gắn bó hơn với xây dựng con người Việt Nam, từng bước trở thành một trong những nguồn lực quan trọng của
sự nghiệp phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Vai trò của văn học, nghệ thuật trong việc nuôi dưỡng tâm
hồn, tình cảm của con người được coi trọng phát huy hơn. Tầm vóc, thể lực con người Việt Nam có bước cải thiện.
Chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hoá từng bước được nâng cao; xây dựng môi trường văn hoá đã được chú trọng,
nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của từng vùng, miền được kế thừa. Nhiều di sản văn hoá
được bảo tồn, phát huy. Đời sống văn hoá của nhân dân không ngừng được cải thiện. Một số chính sách, pháp luật
tạo cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng và phát triển văn hoá, con người được ban hành. Hệ thống thiết chế văn hoá
được đầu tư và từng bước chuyển đổi cơ chế, đổi mới về phương thức hoạt động. Thị trường văn hoá bước đầu được
hình thành. Hội nhập quốc tế về văn hoá, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ngày càng chủ động hơn.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc xây dựng hệ
giá trị văn hoá và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập
quốc tế chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại. Môi trường văn hoá có những
mặt chưa thực sự lành mạnh. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá đạt hiệu quả chưa cao. Tiếng nói, chữ viết,
phong tục, tập quán, văn hoá đặc trưng của một số dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một dần. Còn ít những tác phẩm
văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chưa
thực hiện tốt chức năng hướng dẫn, điều chỉnh và đồng hành với thực tiễn sáng tác. Một số chủ trương, quan điểm
nêu trong Nghị quyết chậm được thể chế; chưa có những chiến lược, giải pháp đồng bộ để phát triển và nâng cao
năng lực hội nhập quốc tế về văn hoá. Chưa giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong quản lý
văn hoá. Hệ thống thiết chế văn hoá chậm chuyển đổi sang phương thức tự chủ, xã hội hoá. Việc chỉ đạo phát triển
công nghiệp văn hoá còn chậm. Các đặc trưng cơ bản của nền văn hoá là "dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học"
cùng quan điểm xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp chưa được quán triệt thường xuyên; có dấu hiệu
bị buông lỏng trong cả ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội.
Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể,
các tổ chức xã hội và một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của việc xây
dựng và phát triển văn hoá, con người đối với phát triển bền vững đất nước. Vị trí, vai trò của văn hoá chưa thực sự
được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chưa thực sự đổi mới, nhất là
trong việc xây dựng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá. Việc thực hiện nêu gương của cán bộ, đảng
viên ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn hình thức, chưa tạo được sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ. Hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hoá có mặt còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Chưa phát huy
mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp, sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ của các chủ thể văn hoá, khích lệ, động viên tính tích cực
xã hội của nhân dân, nhất là đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức trong tổ chức thực hiện Nghị quyết. Công tác nghiên cứu,
tổng kết thực tiễn để hình thành cơ sở lý luận, đúc kết hệ giá trị văn hoá, con người Việt Nam còn chậm, lúng túng, bị
động.
Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 33-NQ/TW, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp quyết tâm thực hiện có hiệu quả, tạo chuyển biến sâu sắc, toàn diện các quan điểm,
mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết. Đồng thời, quan tâm những nội dung sau: tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của văn hoá trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước. Tập trung xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng
hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Đẩy
mạnh xây dựng môi trường và đời sống văn hoá lành mạnh, gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá", "xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Tăng cường xây dựng văn hoá trong chính trị và kinh tế.
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hoá. Tăng cường bảo hộ quyền tác giả, phát triển công
nghiệp văn hoá đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hoá. Chủ động hội nhập quốc tế về văn hoá, tiếp thu
tinh hoa văn hoá nhân loại và truyền bá văn hoá Việt Nam ra thế giới,...
3. Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 24/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về xây dựng Thừa
Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất
lượng cao giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Nghị quyết số 05-NQ/TU).
Nghị quyết số 05-NQ/TU đề ra mục tiêu tổng quát là xây dựng Thừa Thiên Huế là trung tâm lớn của cả nước về giáo
dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Đổi mới toàn diện giáo dục Phổ thông, giáo dục Nghề nghiệp và
giáo dục Đại học, phát triển Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia.Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút
nguồn nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có lợi thế,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh mới, yêu cầu cấp thiết về nghiên cứu, thực hiện
chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Góp phần xây dựng Thừa
Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Về mục tiêu cụ thể: Phát triển Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia, phấn đấu nằm trong tốp 300 các trường đại
học hàng đầu Châu Á. Hoàn thiện khu đô thị Đại học Huế với đầy đủ công năng. Phát triển trường Đại học Y Dược
Huế theo mô hình “Trường – Viện” cấp quốc gia và hướng tới đạt chuẩn quốc tế. Xây dựng Học viện Âm nhạc Huế
xứng tầm là một trong ba cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sáng tác và biểu diễn có uy tín, thương hiệu của cả nước. Phát
triển từ 1 đến 2 trường cao đẳng chất lượng cao. Xây dựng trường THPT chuyên Quốc học Huế trở thành điểm sáng
về chất lượng giáo dục; Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường kiểu mẫu, chất lượng cao của toàn quốc.
Các chỉ tiêu cụ thể: đến năm 2025, Đại học Huế có từ 150-155 ngành đào tạo đại học; 95-100 ngành đào tạo thạc sỹ,
55-60 ngành đào tạo tiến sỹ, 20-30 ngành đào tạo trọng điểm, tiên tiến và liên kết quốc tế; 10-15 chương trình đào tạo
đồng cấp bằng; 30% chương trình đào tạo đại học và sau đại học song ngữ Việt – Anh; 50% chương trình đào tạo
trực tiếp kết hợp trực tuyến. Có ít nhất 90% sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành đào tạo, khởi nghiệp hoặc
tiếp tục học tập, nghiên cứu. Quy mô tuyển sinh mới hàng năm: 11.000-12.000 sinh viên; tổng quy mô sinh viên toàn
tỉnh là 55.000-60.000 sinh viên và học viên. Tuyển sinh trình độ thạc sỹ, tiến sỹ hàng năm không thấp hơn 20% tổng
quy mô tuyển sinh.
Đến năm 2025, có 1.400 tiến sỹ, trong đó có 400 giảng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. 100% cơ
sở đào tạo nghề được chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia, trong đó, một số tiêu chí tiếp cận trình độ các nước ASEAN và
quốc tế. Phấn đấu có 80% người học có việc làm sau đào tạo. Mạng lưới đủ năng lực đào tạo bình quân hàng năm
khoảng 16.000-18.000 người. 100% giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn theo quy định, trong đó, 40-
50% có trình độ sau đại học.
Đến năm 2025, toàn tỉnh huy động được ít nhất 43% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 98% trẻ em độ tuổi mẫu giáo đến trường.
100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở. Phân luồng sau trung học cơ sở tỷ lệ 70% -30% và
sau trung học phổ thông tỷ lệ 60%-40%. Xếp hạng tốt nghiệp phổ thông nằm trong top 15 của quốc gia. Trung bình
đạt 01 giải quốc tế/năm; trên 80% học sinh dự thi quốc gia đạt giải. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức
độ III trước năm 2030. Tăng tỷ lệ trường đạt kiểm định chất lượng, trường đạt chuẩn quốc gia tất cả các cấp bậc học
lên 90%. Có trên 90% cán bộ quản lý và giáo viên cấp học mầm non và phổ thông đạt chuẩn theo quy định của Luật
Giáo dục năm 2019, trong đó có 23-25% trên tiêu chuẩn.
Các nhiệm vụ và giải pháp chính để thực hiện, đó là tiếp tục rà soát, sắp xếp bảo đảm quy hoạch mạng lưới trường,
lớp và cơ sở đào tạo; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; nâng cao chất lượng giáo
dục – đào tạo; đổi mới mạnh mẽ và tăng cường hiệu lực,hiệu quả công tác quản lý giáo dục; phát huy hiệu quả ứng
dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục – đào tạo đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư; tăng cường liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; xây dựng các chính sách phù hợp để phát triển giáo dục – đào tạo chất lượng cao;
đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục với hình thức phù hợp; nâng cao vài trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý Nhà
nước về giáo dục – đào tạo./.
Triển khai Nghị quyết số 05.docx

More Related Content

Similar to Triển khai Nghị quyết số 05.docx

Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
jackjohn45
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Pham Long
 
Đường lối xây dựng phát triển văn hóa từ 1986
Đường lối xây dựng phát triển văn hóa từ 1986Đường lối xây dựng phát triển văn hóa từ 1986
Đường lối xây dựng phát triển văn hóa từ 1986
Vũ Ngọc Tú
 
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
bookbooming
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
sividocz
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ ĐứcĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAYBài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.docx
Xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.docxXây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.docx
Xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.docx
DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Man_Ebook
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
nataliej4
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
Quang Huy
 
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.docBáo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà NẵngLuận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂMLuận văn:  Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
nataliej4
 

Similar to Triển khai Nghị quyết số 05.docx (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
 
Đường lối xây dựng phát triển văn hóa từ 1986
Đường lối xây dựng phát triển văn hóa từ 1986Đường lối xây dựng phát triển văn hóa từ 1986
Đường lối xây dựng phát triển văn hóa từ 1986
 
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ ĐứcĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
 
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAYBài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
 
Xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.docx
Xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.docxXây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.docx
Xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.docx
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Full
FullFull
Full
 
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
 
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.docBáo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà NẵngLuận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂMLuận văn:  Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂM
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (11)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 

Triển khai Nghị quyết số 05.docx

  • 1. Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục – đào tạo đa ngành... Ngày cập nhật 16/07/2021 Ngày 29 tháng 6 năm 2021, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 18-KH/ĐUK thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Để quán triệt, triển khai Kế hoạch số 18-KH/ĐUK và Nghị quyết số 05-NQ/TU, bài viết giới thiệu một số nội dung chính của các văn bản liên quan, gồm: Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; hành Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW; Nghị quyết số 05-NQ/TU về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 1. Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (gọi tắt là Nghị quyết số 33-NQ/TW) Nghị quyết số 33-NQ/TW đề ra mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Về mục tiêu cụ thể: hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách. Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam. Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội. Về quan điểm, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Nghị quyết số 33-NQ/TW nêu rõ các nhiệm vụ chính: xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • 2. Giải pháp để thực hiện là tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa. 2. Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW (gọi tắt là Kết luận số 76-KL/TW) Tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW. Theo đó, đã đánh giá việc phát triển văn hoá ngày càng gắn bó hơn với xây dựng con người Việt Nam, từng bước trở thành một trong những nguồn lực quan trọng của sự nghiệp phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Vai trò của văn học, nghệ thuật trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người được coi trọng phát huy hơn. Tầm vóc, thể lực con người Việt Nam có bước cải thiện. Chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hoá từng bước được nâng cao; xây dựng môi trường văn hoá đã được chú trọng, nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của từng vùng, miền được kế thừa. Nhiều di sản văn hoá được bảo tồn, phát huy. Đời sống văn hoá của nhân dân không ngừng được cải thiện. Một số chính sách, pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng và phát triển văn hoá, con người được ban hành. Hệ thống thiết chế văn hoá được đầu tư và từng bước chuyển đổi cơ chế, đổi mới về phương thức hoạt động. Thị trường văn hoá bước đầu được hình thành. Hội nhập quốc tế về văn hoá, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ngày càng chủ động hơn. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc xây dựng hệ giá trị văn hoá và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại. Môi trường văn hoá có những mặt chưa thực sự lành mạnh. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá đạt hiệu quả chưa cao. Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, văn hoá đặc trưng của một số dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một dần. Còn ít những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chưa thực hiện tốt chức năng hướng dẫn, điều chỉnh và đồng hành với thực tiễn sáng tác. Một số chủ trương, quan điểm nêu trong Nghị quyết chậm được thể chế; chưa có những chiến lược, giải pháp đồng bộ để phát triển và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế về văn hoá. Chưa giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong quản lý văn hoá. Hệ thống thiết chế văn hoá chậm chuyển đổi sang phương thức tự chủ, xã hội hoá. Việc chỉ đạo phát triển công nghiệp văn hoá còn chậm. Các đặc trưng cơ bản của nền văn hoá là "dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học" cùng quan điểm xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp chưa được quán triệt thường xuyên; có dấu hiệu bị buông lỏng trong cả ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội và một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hoá, con người đối với phát triển bền vững đất nước. Vị trí, vai trò của văn hoá chưa thực sự được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chưa thực sự đổi mới, nhất là trong việc xây dựng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá. Việc thực hiện nêu gương của cán bộ, đảng viên ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn hình thức, chưa tạo được sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hoá có mặt còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Chưa phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp, sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ của các chủ thể văn hoá, khích lệ, động viên tính tích cực xã hội của nhân dân, nhất là đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức trong tổ chức thực hiện Nghị quyết. Công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để hình thành cơ sở lý luận, đúc kết hệ giá trị văn hoá, con người Việt Nam còn chậm, lúng túng, bị động. Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 33-NQ/TW, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp quyết tâm thực hiện có hiệu quả, tạo chuyển biến sâu sắc, toàn diện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết. Đồng thời, quan tâm những nội dung sau: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của văn hoá trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Tập trung xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh xây dựng môi trường và đời sống văn hoá lành mạnh, gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", "xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Tăng cường xây dựng văn hoá trong chính trị và kinh tế. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hoá. Tăng cường bảo hộ quyền tác giả, phát triển công
  • 3. nghiệp văn hoá đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hoá. Chủ động hội nhập quốc tế về văn hoá, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và truyền bá văn hoá Việt Nam ra thế giới,... 3. Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 24/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Nghị quyết số 05-NQ/TU). Nghị quyết số 05-NQ/TU đề ra mục tiêu tổng quát là xây dựng Thừa Thiên Huế là trung tâm lớn của cả nước về giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Đổi mới toàn diện giáo dục Phổ thông, giáo dục Nghề nghiệp và giáo dục Đại học, phát triển Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia.Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh mới, yêu cầu cấp thiết về nghiên cứu, thực hiện chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Về mục tiêu cụ thể: Phát triển Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia, phấn đấu nằm trong tốp 300 các trường đại học hàng đầu Châu Á. Hoàn thiện khu đô thị Đại học Huế với đầy đủ công năng. Phát triển trường Đại học Y Dược Huế theo mô hình “Trường – Viện” cấp quốc gia và hướng tới đạt chuẩn quốc tế. Xây dựng Học viện Âm nhạc Huế xứng tầm là một trong ba cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sáng tác và biểu diễn có uy tín, thương hiệu của cả nước. Phát triển từ 1 đến 2 trường cao đẳng chất lượng cao. Xây dựng trường THPT chuyên Quốc học Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục; Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường kiểu mẫu, chất lượng cao của toàn quốc. Các chỉ tiêu cụ thể: đến năm 2025, Đại học Huế có từ 150-155 ngành đào tạo đại học; 95-100 ngành đào tạo thạc sỹ, 55-60 ngành đào tạo tiến sỹ, 20-30 ngành đào tạo trọng điểm, tiên tiến và liên kết quốc tế; 10-15 chương trình đào tạo đồng cấp bằng; 30% chương trình đào tạo đại học và sau đại học song ngữ Việt – Anh; 50% chương trình đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến. Có ít nhất 90% sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành đào tạo, khởi nghiệp hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu. Quy mô tuyển sinh mới hàng năm: 11.000-12.000 sinh viên; tổng quy mô sinh viên toàn tỉnh là 55.000-60.000 sinh viên và học viên. Tuyển sinh trình độ thạc sỹ, tiến sỹ hàng năm không thấp hơn 20% tổng quy mô tuyển sinh. Đến năm 2025, có 1.400 tiến sỹ, trong đó có 400 giảng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. 100% cơ sở đào tạo nghề được chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia, trong đó, một số tiêu chí tiếp cận trình độ các nước ASEAN và quốc tế. Phấn đấu có 80% người học có việc làm sau đào tạo. Mạng lưới đủ năng lực đào tạo bình quân hàng năm khoảng 16.000-18.000 người. 100% giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn theo quy định, trong đó, 40- 50% có trình độ sau đại học. Đến năm 2025, toàn tỉnh huy động được ít nhất 43% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 98% trẻ em độ tuổi mẫu giáo đến trường. 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở. Phân luồng sau trung học cơ sở tỷ lệ 70% -30% và sau trung học phổ thông tỷ lệ 60%-40%. Xếp hạng tốt nghiệp phổ thông nằm trong top 15 của quốc gia. Trung bình đạt 01 giải quốc tế/năm; trên 80% học sinh dự thi quốc gia đạt giải. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ III trước năm 2030. Tăng tỷ lệ trường đạt kiểm định chất lượng, trường đạt chuẩn quốc gia tất cả các cấp bậc học lên 90%. Có trên 90% cán bộ quản lý và giáo viên cấp học mầm non và phổ thông đạt chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019, trong đó có 23-25% trên tiêu chuẩn. Các nhiệm vụ và giải pháp chính để thực hiện, đó là tiếp tục rà soát, sắp xếp bảo đảm quy hoạch mạng lưới trường, lớp và cơ sở đào tạo; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo; đổi mới mạnh mẽ và tăng cường hiệu lực,hiệu quả công tác quản lý giáo dục; phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục – đào tạo đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tăng cường liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; xây dựng các chính sách phù hợp để phát triển giáo dục – đào tạo chất lượng cao; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục với hình thức phù hợp; nâng cao vài trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý Nhà nước về giáo dục – đào tạo./.