SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1
THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH TÍNH TRƢƠNG NỞ CỦA ĐẤT ------------------------ 1
I. Mục đích thí nghiệm------------------------------------------------------------------- 2
1. Mức độ trương nở ----------------------------------------------------------------------- 2
2. Áp lực trương nở ------------------------------------------------------------------------ 2
3. Độ ẩm trương nở ------------------------------------------------------------------------ 2
II. Quy định chung ------------------------------------------------------------------------ 2
III. Phƣơng pháp xác định độ trƣơng nở thể tích và độ ẩm trƣơng nở của đất 3
1. Nguyên tắc chung ----------------------------------------------------------------------- 3
2. Dụng cụ thiết bị ---------------------------------------------------------------------------------- 3
2.1. Thiết bị thí nghiệm------------------------------------------------------------------------------- 3
2.2. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm----------------------------------------------------------------------- 3
3. Trình tự thí nghiệm------------------------------------------------------------------------------ 4
4. Tính toán kết quả thí nghiệm------------------------------------------------------------------- 5
4.1. Độ ẩm --------------------------------------------------------------------------------------------- 5
4.2. Tính độ trương nở của đất---------------------------------------------------------------------- 5
IV. Phƣơng pháp xác định áp lực trƣơng nở của đất ------------------------------- 5
1. Nguyên tắc chung ----------------------------------------------------------------------- 5
2. Dụng cụ thiết bị ---------------------------------------------------------------------------------- 6
2.1. Thiết bị thí nghiệm------------------------------------------------------------------------------- 6
2.2. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm----------------------------------------------------------------------- 6
3. Trình tự thí nghiệm------------------------------------------------------------------------------ 6
4. Tính toán kết quả thí nghiệm------------------------------------------------------------------- 7
KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------------------------------------ 8
Trang
PHẦN 2
THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH TÍNH LÚN ƢỚT CỦA ĐẤT ----------------------------- 9
I. Khái niệm-------------------------------------------------------------------------------10
II. Nguyên nhân và cơ chế --------------------------------------------------------------10
1. Nguyên nhân ----------------------------------------------------------------------------10
2. Cơ chế------------------------------------------------------------------------------------10
III. Mục đích thí nghiệm------------------------------------------------------------------10
IV. Quy định chung -----------------------------------------------------------------------10
V. Phƣơng pháp thí nghiệm một đƣờng cong nén ---------------------------------11
1. Nguyên tắc chung ----------------------------------------------------------------------11
2. Dụng cụ, thiết bị ------------------------------------------------------------------------11
2.1. Thiết bị thí nghiệm---------------------------------------------------------------------11
2.2. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm--------------------------------------------------------------12
3. Trình tự thí nghiệm---------------------------------------------------------------------13
4. Tính toán kết quả thí nghiệm ---------------------------------------------------------14
4.1. Độ ẩm tự nhiên -------------------------------------------------------------------------14
4.2. Khối lượng riêng tự nhiên, khối lượng riêng khô ----------------------------------14
4.3. Tính hệ số rỗng ban đầu e0------------------------------------------------------------15
4.4. Tính độ bão hòa nước ban đầu Sr ----------------------------------------------------15
4.5. Tính hệ số rỗng ei-----------------------------------------------------------------------15
4.6. Tính hệ số rỗng '
ie ----------------------------------------------------------------------15
4.7. Tính hệ số lún ướt tương đối am ------------------------------------------------------15
4.8. Vẽ biểu đồ nén lún ướt của đất -------------------------------------------------------16
VI. Phƣơng pháp thí nghiệm hai đƣờng cong nén ----------------------------------16
1. Nguyên tắc chung ----------------------------------------------------------------------16
2. Dụng cụ, thiết bị ------------------------------------------------------------------------16
3. Trình tự thí nghiệm---------------------------------------------------------------------16
4. Tính toán kết quả thí nghiệm ---------------------------------------------------------17
KẾT LUẬN--------------------------------------------------------------------------------------18
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính trương nở của đất Trang 1
PHẦN 1: THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH TÍNH TRƢƠNG NỞ CỦA ĐẤT
Nhằm mục đích hạ giá thành công trình, trong các dạng đường giao thông, đê,
đập, người ta thường chú ý sử dụng vật liệu có tại chỗ, hoặc các mỏ vật liệu, không
quá xa công trình như đất, đá, cát, sỏi. Đất là loại vật liệu chủ yếu được sử dụng với
khối lượng lớn nhất trong các công trình đất đắp.
Trong thực tế xây dựng các công trình đất đắp, đặc biệt là khi đắp đập xây dựng
hồ chứa nước, thường gặp những loại đất sét có tính trương nở trung bình đến mạnh
khi hồ tích nước. Do chưa xác định được đặc điểm trương nở của các loại đất đó và
chưa có giải pháp thích hợp để phòng chống trương nở, nên có nhiều trường hợp gây
ra mất ổn định mái dốc đập và sự cố cho công trình. Nhiều đơn vị khảo sát thiết kế
ngại dùng đất có tính trương nở để đắp đập, có xu hướng tìm kiếm những mỏ vật liệu
không trương nở ở xa công trình, vận chuyển tốn kém, hoặc dùng đất ruộng để đắp đập
làm mất diện tích dất trồng trọt.
Trong tự nhiên hiện tượng trương nở thường rất hay gặp do nước mưa, nước
mặt đất, nước dưới đất chảy vào các vùng đất dính ở trạng thái khô, đặc biệt ở các
vùng khí hậu khô ráo. Hiện tượng trương nở đó thường làm cho cường độ của đất
giảm xuống, toàn bộ khối đất bị biến dạng và phá hỏng, do đó gây ra nhiều tác hại cho
các công trình xây dựng trên nền đất đó, phá hoại tính ổn định của bờ dốc, bờ đường,
gây bùng nền, v.v...
Những tác động của hiện tượng trương nở
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính trương nở của đất Trang 2
I. Mục đích thí nghiệm:
Sự tăng thể tích của đất trong quá trình ướt nước được gọi là sự trương nở. Tính
chất trương nở của đất được biểu thị bởi các đặc trưng dưới đây:
1. Mức độ trƣơng nở (DTr.n): được xác định bởi sự thay đổi chiều cao (hoặc thể
tích) của mẫu đất và được thể hiện bằng số phần trăm.
2. Áp lực trƣơng nở (PTr.n): là áp lực mà tại đó không thể xảy ra biến dạng trong
quá trình trương nở.
3. Độ ẩm trƣơng nở (WTr.n): độ ẩm ứng với trạng thái của đất mà tại đó quá trình
hút nước ngừng lại, kết thúc quá trình trương nở.
Sự trương nở có ảnh hưởng rất lớn đến tính năng xây dựng của đất nền cũng
như công trình đất đắp khi ngấm nước, nên các nhà xây dựng rất quan tâm đến việc
nghiên cứu sử dụng hợp lý đất loại sét có tính trương nở.
II. Quy định chung:
Các đặc trưng trương nở của đất được xác định bằng phương pháp thí nghiệm
trương nở theo phương thẳng đứng và không cho nở hông, tiến hành đồng thời hai
mẫu thí nghiệm:
- Một mẫu thí nghiệm trương nở tự do theo phương thẳng đứng, khi đất bị làm
ướt nước, để xác định độ trương nở và độ ẩm trương nở của đất;
- Một mẫu thí nghiệm với tải trọng phản áp vừa đủ làm kìm hãm hoàn toàn sự
trương nở tức thời của đất trong quá trình trương nở khi đất bị làm ướt nước, để xác
định áp lực trương nở.
Chú thích:
- Đối với đất có độ trương nở xác định được Dmin ≤ 4% thể tích, thì không cần thí
nghiệm mẫu xác định áp lực trương nở.
- Tính trương nở của đất được đánh giá theo trị số độ trương nở DTr.n, được quy
định như sau:
Phân loại đất Độ trƣơng nở
Đất không có tính trương nở DTr.n ≤ 4 %
Đất có tính trương nở yếu 4% < DTr.n ≤ 8 %
Đất có tính trương nở trung bình 8% < DTr.n ≤ 12 %
Đất có tính trương nở mạnh DTr.n > 12 %
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính trương nở của đất Trang 3
III. Phƣơng pháp xác định độ trƣơng nở thể tích và độ ẩm trƣơng nở của đất:
1. Nguyên tắc chung:
Dùng thiết bị thí nghiệm trương nở chuyên
dụng để đo lượng trương nở tự do của mẫu đất thí
nghiệm theo phương thẳng đứng (lượng tăng chiều
cao của mẫu), khi đất bị làm ướt nước; quan trắc
lượng trương nở của mẫu đất theo thời gian cho đến
khi đất chấm dứt trương nở; sau đó xác định độ ẩm
của đất tại thời điểm đất kết thúc trương nở; từ đó,
xác định được độ trương nở và độ ẩm trương nở của
đất.
2. Dụng cụ thiết bị:
2.1. Thiết bị thí nghiệm:
Thiết bị thí nghiệm trương nở chuyên dụng, gồm các bộ phận chính như sau:
Chú thích:
1. Bàn và giá đỡ
2. Hộc chứa nước
3. Pitstong
4. Đồng hồ đo biến dạng
5. Dao vòng chứa mẫu
6. Hộc đặt dao vòng chứa mẫu
Lưu ý:
1. Dao vòng chứa mẫu thí nghiệm trương nở có dạng trụ tròn có các kích thước
tương tự như kích thước của dao vòng chứa mẫu thí nghiệm nén lún.
2. Trường hợp không có thiết bị thí nghiệm trương nở chuyên dụng, được phép sử
dụng riêng bộ phận hộp nén của thiết bị thí nghiệm nén lún một chiều để tiến hành thí
nghiệm.
2.2. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:
- Với mẫu nguyên dạng: dùng dao vòng cắt mẫu đất, chú ý bỏ lại phần mẫu bị
xáo động ở 2 phía đầu hộp mẫu.
- Với mẫu xáo động: mẫu được đầm chặt trong cối đầm tiêu chuẩn, sử dụng
phương pháp đầm tĩnh hoặc động. Dùng dao vòng cắt đất từ mẫu đầm chặt hoặc tiến
hành chế bị mẫu luôn trong dao vòng. Sau khi chế bị mẫu cần mang đi thí nghiệm xác
định dung trọng của đất.
H1. Bộ trương nở chuyên dụng
H2. Chi tiết thiết bị trương nở
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính trương nở của đất Trang 4
3. Trình tự thí nghiệm:
Lắp dao vòng chứa mẫu vào thiết bị: đặt giấy thấm đã tẩm nước lên bề mặt hai
đầu mẫu thí nghiệm rồi lắp dao vòng chứa mẫu vào hộp đặt mẫu; vặn chặt các ốc cố
định dao vòng với hộp đặt mẫu; đặt pitstong đỡ chân đồng hồ đo biến dạng lên sát với
bề mặt mẫu đất. Sau đó, lắp thẳng đứng đồng hồ đo biến dạng vào giá đỡ và điều chỉnh
sao cho đuôi trục chuyển vị tiếp xúc với mặt đỉnh pitstong tại trung tâm và đảm bảo có
thể đo được biến dạng nở của đất từ 5 mm đến 6mm, rồi điều chỉnh kim đồng hồ về số
0.
Chế nước cất hoặc nước sạch đã khử khoáng vào hộp chứa mẫu cho đến gần
ngang với mặt mẫu đất, rồi lập tức bấm đồng hồ, theo dõi và ghi số đọc biến dạng nở
của đất ở các thời điểm: 1; 2; 5; 10; 20; 30 min (phút); 1; 2; 3; 4; 6; 8; 10; 12; 24 h
(giờ). Sau đó, từng giờ một lấy số đọc trên đồng hồ đo biến dạng một lần cho đến khi
số đọc hai lần liên tiếp không chênh lệch quá 0,01 mm, thì được coi là đất đã chấm dứt
trương nở và kết thúc quan trắc.
Hút ra hết nước trong hộc chứa mẫu, tháo dỡ đồng hồ đo biến dạng; lấy dao
vòng chứa mẫu ra, dùng khăn sạch để thấm nước ở bề mặt hai đầu mẫu, bóc bỏ các
giấy thấm; đùn mẫu ra khỏi dao vòng, gạt bỏ đất phần ngoài rồi lấy mẫu đại biểu để
xác định độ ẩm trương nở của đất (Wtr.n), như quy định trong TCVN 4196:2012.
H3. Mẫu đất nguyên dạng, dao vòng, bộ cối chày tiêu chuẩn
H4. Trình tự thí nghiệm
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính trương nở của đất Trang 5
4. Tính toán kết quả thí nghiệm:
4.1. Độ ẩm:
1
. 100(%)o
Tr n
o
m m
W
m m

 

Trong đó:
m – khối lượng của hộp nhôm có số hiệu (g);
m1 - khối lượng của mẫu đất và hộp nhôm đem thí nghiệm (g);
mo - khối lượng của đất đã sấy khô đến khối lượng không đổi và hộp nhôm (g);
4.2. Tính độ trương nở của đất:
. 100Tr n
o
h
D
h

 
Trong đó:
DTr.n là độ trương nở thể tích của đất, % thể tích (được đơn giản hóa tính toán
theo sự thay đổi chiều cao mẫu);
h là lượng biến dạng nở của mẫu đất sau khi chấm dứt trương nở, mm;
ho là chiều cao ban đầu của mẫu thí nghiệm, mm.
IV. Phƣơng pháp xác định áp lực trƣơng nở của đất:
1. Nguyên tắc chung:
Dùng thiết bị nén lún một chiều để tiến hành thí nghiệm mẫu đất theo nguyên
tắc áp lực nén lún bằng không (0) - gia tải phản áp với từng lượng hợp lý để kìm hãm
hoàn toàn sự trương nở tức thời của đất trong quá trình trương nở, kể từ khi đất bị làm
ướt nước, bằng cách: hệ có biến dạng nở biểu kiến trên đồng hồ đo biến dạng thì gia
tải áp lực nén với từng lượng nhỏ vừa đủ không cho nó biến dạng nở (kim đồng hồ đo
H5. Mẫu đất trước và sau trương nở
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính trương nở của đất Trang 6
biến dạng chỉ số 0). Cứ ứng xử như vậy cho đến khi đất không còn biểu hiện biến dạng
nở, kim đồng hồ đo biến dạng ổn định ở vị trí số 0 (thông thường là sau hơn 24 h, kể
từ khi bắt đầu thí nghiệm) thì được cho là đất đã chấm dứt trương nở và kết thúc quan
trắc. Ghi lại thời gian cùng với tải trọng phản áp sử dụng để tính toán áp lực trương nở.
2. Dụng cụ, thiết bị:
2.1. Thiết bị thí nghiệm:
Chú thích:
1. Hộp ngoài
2. Vòng bảo vệ
3. Dao vòng chứa mẫu
4. Vòng chụp định hướng
5. Đá thấm nước
6. Tấm đặt tải
7. Khung gia tải
8. Giá lắp đồng hồ
9. Đồng hồ đo biến dạng
10. Mẫu đất
11. Quả cân gia tải
2.2. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm: (tương tự II.2.2)
3. Trình tự thí nghiệm:
Lắp mẫu thí nghiệm vào thiết bị nén lún: lắp dao vòng bảo vệ (2) vào hộp ngoài
(1); đặt một tấm đá xốp thấm nước vào vòng bảo vệ cho sát với đáy của hộp ngoài; đặt
lên mỗi đầu của mẫu đất một tờ giấy thấm đã làm ẩm, rồi lắp dao vòng chứa mẫu vào
vòng bảo vệ (2); lắp vòng định hướng (4) lên vòng bảo vệ; đặt một tấm đá xốp thấm
nước lên bề mặt mẫu đất rồi đặt tấm nén có đầu bi tròn (6) lên bề mặt mẫu đất.
Việc lắp mẫu và các chi tiết của hộp nén phải đảm bảo bề mặt của chúng tiếp
xúc hoàn toàn với nhau, viên đá thấm bên trên cùng với tờ giấy thấm và tấm nén nằm
lọt đều trên bề mặt mẫu đất.
- Đặt hộp nén vào vị trí mà đỉnh đầu bi của tấm nén chính tâm với dầm trên của
khung truyền tải;
- Lắp đặt bộ phận gây áp lực nén thẳng đứng tác dụng lên mẫu theo trình tự: đặt
khung truyền tải lên đỉnh đầu bi của tấm nén rồi điều chỉnh cho đòn bẩy nằm ngang
H6. Thiết bị nén lún 1 chiều
Xác định áp lực trương nở
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính trương nở của đất Trang 7
bằng cách dịch chuyển quả đối trọng đến vị trí thích hợp. Sau đó, đặt một quả cân
khoảng 100g lên đầu mút đòn bẩy (vị trí treo quang chất tải) để làm cho mẫu đất, tấm
nén và các viên đá thấm tiếp xúc hoàn toàn với nhau; lắp thẳng đứng đồng hồ đo biến
dạng nở vào giá đỡ rồi điều chỉnh sao cho đuôi đồng hồ đặt đúng tâm bề mặt cọc dẫn
và có thể dịch chuyển nhạy bén cùng với cọc dẫn khi đất trương nở. Lấy ra quả cân
100 g đã đặt vào trước đó ở mút đòn bẩy, rồi chỉnh kim đồng hồ đo biến dạng nở về số
0.
Chế nước cất hoặc nước sạch đã khử khoáng vào hộp đặt mẫu cho đến gần
ngang với mặt mẫu đất, đồng thời bấm đồng hồ giây và thường xuyên theo dõi sự
trương nở của đất. Hệ khi kim đồng hồ đo biến dạng có sự dịch chuyển do đất trương
nở, thì lập tức cho tác dụng tải trọng phản áp với từng cấp nhỏ (tương ứng với áp lực
nén lên mẫu từ 1 kPa đến 2 kPa) vừa đủ để kìm hãm sự trương nở tức thời của đất,
đảm bảo sao cho kim đồng hồ đo biến dạng luôn được duy trì ở vị trí số 0. Tiếp tục
theo dõi và xử lý như vậy trong 24h liên tục, sau đó đến khi mà kim đồng hồ đo biến
dạng luôn ổn định ở số không (0) trong vòng 1h thì được cho là đất đã chấm dứt
trương nở. Ghi lại thời gian cùng với các cấp tải trọng phản áp đã sử dụng, rồi kết thúc
thí nghiệm.
4. Tính toán kết quả thí nghiệm:
Áp lực trương nở của đất Ptr.n, tính bằng kPa, được xác định theo công thức:
.
1
n
tr n
i
P Pi

 
Trong đó:
1
n
i
Pi

 là tổng lượng các áp lực gia tải phản áp Pi, từ cấp thứ nhất (1) đến cấp
cuối cùng (n) đã sử dụng để kìm hãm hoàn toàn sự trương nở tức thời của đất trong
quá trình thí nghiệm, kPa.
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính trương nở của đất Trang 8
KẾT LUẬN
Sét trƣơng nở là một loại đất sét có khả năng thay đổi thể tích lớn liên quan
trực tiếp đến sự thay đổi hàm lượng nước. Khi hàm lượng nước giảm thì thể tích của
đất cũng giảm theo hay co lại. Việc giảm thiểu những tác động của sét trương nở vẫn
còn là một thách thức trong địa kỹ thuật. Các loại đất này thường phát triển ở những
vùng có khí hậu khô hạn hoặc bán khô hạn.
Đặc điểm khí hậu nhiệt đới - ẩm của Việt Nam làm cho quá trình trương nở - co
ngót của đất loại sét phát triển phức tạp và có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của công
trình đất. Thế nhưng từ năm 1980 trở về trước hầu như chưa quan tâm đến nghiên cứu
vấn đề trương nở của vật liệu đất. Từ sau 1980, nhất là từ năm 1990 đến nay, do yêu
cầu xây dựng nhiều đê đập, hồ chứa nước phục vụ thủy lợi, thủy điện, người ta mới
quan tâm nghiên cứu đến vấn đề trương nở của đất loại sét.
Từ những tài liệu tham khảo: bài báo nghiên cứu, báo cáo khoa học và tiêu
chuẩn thí nghiệm… nhóm tiểu luận rút ra những kết luận sau:
- Áp lực trương nở có tác dụng giảm tính nén lún của đất khi áp lực ngoài tác
dụng lên mặt lớp đất nhỏ hơn áp lực trương nở của đất. Lợi dụng tính chất này, khi
muốn chống lại sự trương nở của đất cần tác dụng lên mặt lớp đất một áp lực có giá trị
lớn hơn áp lực trương nở của nó.
- Sự trương nở và co ngót không đều giữa các khối đất đắp, giữa các loại vật liệu
dất đắp sẽ tạo ra khe nứt. Đó là nguyên nhân chính tạo ra các vết nứt trên mặt đê, đập,
đường giao thông.
- Khi đắp đất loại sét có tính trương nở vào lõi đập, trong quá trình khai thác hồ
chứa nước, đất ngấm nước và trương nở có áp. Sự trương nở có áp làm giảm hệ số
thấm của đất, có lợi về mặt chống thấm.
- Sức chống cắt của đất loại sét có tính trương nở bị giảm mạnh trong quá trình
ngấm nước và trương nở tự do.
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 9
PHẦN 2: THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH TÍNH LÚN ƯỚT CỦA ĐẤT
Thời gian gần đây nhiều sự cố công trình xảy ra ở TP.HCM liên quan đến đặc
tính của đất và nước ngầm, gây quan ngại và lo lắng cho cơ quan chức năng, cũng như
gây thiệt hại và bất an cho người dân. Qua nghiên cứu, Liên đoàn quy hoạch và điều
tra tài nguyên nước miền Nam đã đưa ra hai vấn đề có liên quan là lún ướt và xoáy
ngầm…
Đất lún ướt là một trong những kiểu đất đặc biệt. Đất lún ướt là đất không bão
hòa và chịu sự biến đổi lớn khi bão hòa. Nguyên nhân của hiện tượng là dưới tác dụng
của nước, các liên kết kiến trúc và cấu trúc trong đất bị phá hoại, các lỗ rỗng lớn bị sạt
xuống. Móng xây dựng trên đất lún ướt có khả năng bị lún lớn và đột ngột khi đất nằm
dưới chúng trở nên bão hòa bằng lượng nước không được dự đoán, có thể từ các nguồn
rò rỉ ống dẫn nước hoặc mực nước ngầm dâng cao chậm.
Khi thiết kế và xây dựng công trình trên nền đất lún ướt, chúng ta phải chú ý
đến những chỉ tiêu đặc trưng cho tính lún sập của nó. Vì vậy, việc xác định và đánh giá
đặc tính lún ướt của đất là rất quan trọng khi xây dựng công trình trên nền đất này.
Những tác động của hiện tượng lún ướt
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 10
I. Khái niệm:
Là hiện tượng lún đặc biệt, được hiểu là sự lún thêm đáng kể của đất xảy ra rất
mau lẹ, khi đất bị làm ướt (bão hòa nước) dưới tải trọng giữ nguyên; vì vậy, còn được
gọi là "lún sập".
Lún ướt là khả năng lún nhiều và đột ngột của một số loại đất do bị nước tẩm
ướt, có thể vẫn biểu hiện khi đã được nén chặt dưới tác dụng của tải trọng.
II. Nguyên nhân và cơ chế:
1. Nguyên nhân:
Khi đất bị tẩm ướt, các liên kết kiến trúc và cấu trúc trong đất bị phá hoại, các
lỗ rỗng lớn bị sạt xuống.
Có 2 hình thức tẩm ướt:
- Tẩm ướt ngẫu nhiên: nước mưa, nước tuyết tan, nước chảy trên mặt bị rối loạn,
dòng nước ngầm.
- Tẩm ướt tất nhiên: tẩm nước cho đất, xây dựng kênh đào, hồ nước…
2. Cơ chế:
Dưới tác dụng của nước, dù không tăng tải trọng các liên kết cấu trúc trong đất
và các cấu trúc của đất bị phá hoại, các lỗ rỗng đại bị sụt xuống, dẫn đến đất bị sụt lún
đáng kể (lún sập) theo kiểu bị sụp đổ. Lún sập phát triển tương đối nhanh trong chớp
nhoáng với quy mô không đồng đều ở các khu đất. Đất chuyển từ trạng thái dẻo sang
trạng thái chảy.
Đất lún ướt là đất không bão hòa và chịu sự biến đổi lớn khi bão hòa.
III. Mục đích thí nghiệm:
Xác định hệ số nén lún tương đối am: tỷ số giữa lượng lún do lún ướt của mẫu
đất thí nghiệm dưới tải trọng nén nào đó và chiều cao ban đầu của mẫu đất, biểu thị
bằng số thập phân và lấy chính xác đến 0.001. Với đất có trị số am ≥ 0.01 dưới tải
trọng nào đó, thì được coi là đất có tính lún ướt dưới tải trọng đó.
Vẽ biểu đồ quan hệ giữa hệ số rỗng lún ướt (e) của đất và áp lực nén lún (P).
IV. Quy định chung:
Mẫu đất lấy về dùng cho thí nghiệm này phải đảm bảo đại biểu cho đất được
nghiên cứu và yêu cầu chất lượng theo như quy định trong TCVN 2683:2012. Mẫu thí
nghiệm được lấy ra từ mẫu đất nguyên trạng, hoặc từ mẫu đất không nguyên trạng (kết
cấu bị phá hoại) nhưng sau đó đã được đầm chặt đồng đều và đạt khối lượng thể tích
đơn vị đất khô và độ ẩm theo yêu cầu.
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 11
Nước dùng cho thí nghiệm phải là nước sạch đã khử khoáng, hoặc nước máy.
Có hai phương pháp xác định đặc trưng lún ướt của đất: phương pháp thí
nghiệm một đường cong nén và phương pháp thí nghiệm hai đường cong nén; áp dụng
phương pháp nào là tùy theo yêu cầu cụ thể.
Chú thích:
Đối với đất có trạng thái từ dẻo mềm trở lên (độ sệt IL > 0.5) hoặc có độ bão
hòa nước St ≥ 0.85, thì không cần yêu cầu xác định đặc trưng lún ướt.
V. Phương pháp thí nghiệm một đường cong nén:
1. Nguyên tắc chung:
Phương pháp này được áp dụng khi có yêu cầu xác định hệ số lún ướt tương đối
của đất dưới một trị số áp lực nén (cấp áp lực nén) cụ thể:
- Mỗi mẫu đất, được tiến hành thí nghiệm nén lún một mẫu, dưới 4 cấp đến 5 cấp
áp lực nén, trong đó có 1 cấp đến 2 cấp áp lực, có trị số lớn hơn trị số áp lực nén yêu
cầu xác định hệ số lún ướt (thông thường được áp dụng các cấp áp lực nén lần lượt
bằng 50; 100; 200; 300 và 400 KPa.
- Tiến hành thí nghiệm nén lún mẫu đất trong điều kiện không nở hông, theo
phương pháp nén lún ổn định, bắt đầu từ cấp áp lực nén nhỏ nhất đến cấp áp lực nén
yêu cầu xác định hệ số lún ướt tương đối; tại cấp áp lực này, sau khi lún ổn định và đã
ghi lại lượng lún của đất trên đồng hồ đo lún, vẫn giữ nguyên áp lực nén, dùng nước
máy hoặc nước sạch đã khử khoáng chế vào hộp chứa mẫu đất thí nghiệm cho đến khi
mặt nước gần ngang với bề mặt mẫu đất để làm cho đất ướt nước hoàn toàn, rồi tiếp
tục quan trắc lún theo định kỳ cho đến khi độ lún đạt đến ổn định, ghi lại lượng lún của
đất trên đồng hồ đo lún, rồi mới tiếp tục nén mẫu dưới các cấp áp lực còn lại.
Tính toán kết quả và biểu diễn quan hệ giữa hệ số rỗng của đất và áp lực nén
tương ứng (đường quan hệ e - P) trên một đường cong nén.
2. Dụng cụ thiết bị:
2.1. Thiết bị thí nghiệm:
Thiết bị thí nghiệm nén lún một chiều và các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm độ ẩm
và khối lượng thể tích của đất được nêu trong các tiêu chuẩn.
Cối chế bị mẫu thí nghiệm từ đất bị phá hoại kết cấu và nước máy hoặc nước
sạch đã khử khoáng.
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 12
CHÚ DẪN
1. Hộp ngoài
2. Vòng bảo vệ
3. Dao vòng chứa mẫu
4. Vòng chụp định hướng
5. Đá thấm nước
6. Tấm (mũ) đặt tải
7. Cọc dẫn đo lún
8. Giá lắp đồng hồ
9. Đồng hồ đo lún
10. Mẫu đất
2.2. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:
- Với mẫu nguyên dạng: dùng dao vòng cắt mẫu đất, chú ý bỏ lại phần mẫu bị
xáo động ở 2 phía đầu hộp mẫu.
- Với mẫu xáo động: mẫu được đầm chặt trong cối đầm tiêu chuẩn, sử dụng
phương pháp đầm tĩnh hoặc động. Dùng dao vòng cắt đất từ mẫu đầm chặt hoặc tiến
hành chế bị mẫu luôn trong dao vòng. Sau khi chế bị mẫu cần mang đi thí nghiệm xác
định dung trọng của đất.
H1. Chi tiết thiết bị nén lún
H2. Mẫu đất nguyên dạng, dao vòng, bộ cối chày tiêu chuẩn
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 13
3. Trình tự thí nghiệm:
3.1. Lắp dao vòng chứa mẫu vào hộp nén: lắp vòng bảo vệ (2) vào hộp ngoài (1);
đặt một tấm đá xốp thấm nước vào trong cho sát với đáy của hộp ngoài; đặt lên bề mặt
mỗi đầu của mẫu đất một tờ giấy thấm nước đã được tẩm ướt, rồi lắp dao vòng chứa
mẫu vào vòng bảo vệ (2); lắp vòng chụp định hướng (4) lên vòng bảo vệ (2); đặt một
tấm đá xốp thấm nước lên bề mặt mẫu đất, rồi đặt tấn nén (6) lên trên tấm nén này.
Sau đó, đặt hộp nén vào vị trí làm việc sao cho đỉnh đầu bi của tấm nén tiếp xúc chính
tâm với dầm trên của khung truyền tải. Việc lắp mẫu và các chi tiết của hộp nén phải
đảm bảo bề mặt của chúng tiếp xúc với nhau hoàn toàn, viên đá thấm bên trên cùng
với tờ giấy thấm và tấm nén nằm lọt đều trên bề mặt mẫu đất.
3.2. Lắp đặt bộ phận gây áp lực nén thẳng đứng theo trình tự; đặt khung truyền tải
lên đỉnh đầu bi của tấm nén, rồi điều chỉnh cho đòn bẩy nằm ngang bằng cách dịch
chuyển quả đối trọng đến vị trí thích hợp. Sau đó, đặt một quả cân khoảng 100g lên
đầu mút đòn bẩy để làm cho mẫu đất, các tấm đá thấm, tấm nén và các chi tiết của bộ
phận gia tải đảm bảo tiếp xúc hoàn toàn với nhau; cắm cọc dẫn đo lún (7) lên đầu bi
của tấm nén.
3.3. Lắp thẳng đứng đồng hồ đo lún vào giá đỡ, rồi điều chỉnh sao cho đuôi đồng
hồ đặt lên đúng tâm bề mặt cọc dẫn (7) và có thể dịch chuyển cùng với cọc dẫn một
khoảng từ 5 mm đến 6 mm khi đất bị lún. Sau đó, chỉnh cho kim đồng hồ chỉ vào số
không (0).
3.4. Nhẹ nhàng đặt tải trọng của cấp áp lực nén thứ nhất vào quang chất tải, lấy ra
quả cân 100 g đã dùng cân chỉnh máy trước đó, đồng thời bấm đồng hồ giây và theo
dõi, ghi lại lượng lún của mẫu đất theo thời gian sau: 10; 20; 30s (giây); 1; 2; 4; 8; 15;
30 min (phút); 1; 2; 3; 4; 8; 12 và 24 h (giờ) kể từ khi chất tải, rồi kết thúc thí nghiệm
cấp áp lực này. Sau đó, nén mẫu ở các cấp áp lực tiếp theo.
3.5. Thí nghiệm nén mẫu ở cấp áp lực thứ hai, rồi từng cấp áp lực tiếp theo và cấp
áp lực cần phải xác định hệ số lún ướt tương đối của đất. Thời gian thí nghiệm từng
cấp là 24 h và quan trắc định kỳ như nêu tại 3.4;
3.6. Sau khi quan trắc được độ lún ổn định của mẫu dưới cấp áp lực cần xác định hệ
số lún ướt tương đối, giữ nguyên tải trọng nén, dùng nước máy hoặc nước sạch đã khử
khoáng chế vào hộp chứa mẫu cho đến gần ngang bề mặt mẫu đất, rồi theo dõi và ghi
chép lượng lún của mẫu đất theo thời gian như trên, cho đến sau 24 h, kể từ khi đất bị
làm ướt nước (tương tự như quan trắc lún của mẫu đất dưới một cấp áp lực nén tác
dụng);
3.7. Tăng tải trọng của cấp áp lực nén tiếp theo và quan trắc lún của mẫu đất như
nêu trong 3.4. Tiếp tục như vậy đối với các cấp áp lực còn lại.
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 14
Kết thúc thí nghiệm: hút ra hết nước trong hộp chứa mẫu, rồi dỡ tải trọng, tháo
dỡ đồng hồ đo lún, dỡ khung chất tải ra khỏi hộp nén, tháo ra mẫu đất ở trong dao
vòng và làm vệ sinh thiết bị.
4. Tính toán kết quả thí nghiệm:
4.1. Độ ẩm tự nhiên:
1 2
0
2 3
100 (%)
m m
W
m m

 

Trong đó:
m1 - khối lượng hộp và đất ẩm, g;
m2 - khối lượng hộp và đất ẩm sau khi sấy khô, g;
m3 - khối lượng hộp, g.
4.2. Khối lượng riêng tự nhiên, khối lượng riêng khô:
- Khối lượng riêng tự nhiên: 31 2
( / )
m m
g cm
V



- Khối lượng riêng khô: 3
0
( / )
1
d g cm
W

 

Trong đó:
m1 là khối lượng dao vòng và đất ẩm, g;
m2 là khối lượng dao vòng, g;
V là dung tích dao vòng (chính là thể tích của mẫu thí nghiệm), cm3
;
W0 là độ ẩm của đất, xác định được ở 4.1.
H3. Trình tự thí nghiệm
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 15
4.3. Tính hệ số rỗng ban đầu e0:
0 1s
d
e


 
Trong đó:
s là khối lượng riêng của hạt đất, g/cm3
;
d là khối lượng riêng khô, xác định được ở 4.2.
4.4. Tính độ bão hòa nước ban đầu Sr:
0
0
s
r
W
S
e
 

4.5. Tính hệ số rỗng ei của mẫu đất sau khi lún ổn định dưới cấp áp lực nén Pi nào
đó khi đất chưa bị làm ướt nước:
0 0
0
(1 ) i
i
h
e e e
h

   
Trong đó:
e0 là hệ số rỗng ban đầu của mẫu đất thí nghiệm;
h0 là chiều cao ban đầu của mẫu đất thí nghiệm, mm;
hi là lượng lún ổn định tích lũy đã được hiệu chỉnh của mẫu đất ở độ ẩm tự
nhiên hoặc chế bị, sau khi lún ổn định dưới cấp áp lực nén Pi đang xét, mm;
4.6. Tính hệ số rỗng '
ie của mẫu đất sau khi lún ổn định, đối với đất bị làm ướt
nước dưới cấp áp lực được xác định hệ số lún ướt và dưới các cấp áp lực nén tiếp tục
sau đó:
0 0
0
'
' (1 ) i
i
h
e e e
h

   
Trong đó:
hi' là lượng lún ổn định tích lũy đã được hiệu chỉnh của mẫu đất sau khi bị
làm ướt nước dưới cấp áp lực được xác định hệ số lún ướt và dưới các cấp áp lực tiếp
tục sau đó, mm;
Các kí hiệu khác: như trên.
4.7. Tính hệ số lún ướt tương đối am của đất, dưới cấp áp lực nén được xét:
0
'i i
m
h h
a
h
  

Trong đó:
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 16
hi là lượng lún ổn định tích lũy đã hiệu chỉnh của mẫu đất ở độ ẩm tự nhiêm
hoặc chế bị, dưới cấp áp lực nén xác định hệ số lún ướt, mm;
hi' là lượng lún ổn định tích lũy đã được hiệu chỉnh của mẫu đất thí nghiệm,
sau khi đất bị làm ướt nước nhân tạo dưới áp lực nén đó được giữ nguyên, mm;
Biểu thị trị số của hệ số lún ướt tương đối am chính xác đến 0,001. Nếu đất có
hệ số lún ướt am ≥ 0,01, thì đất đó được coi là có tính lún ướt dưới tải trọng đang xét;
4.8. Vẽ biểu đồ nén lún ướt của đất:
Biểu đồ quan hệ giữa hệ số rỗng của đất (e) và áp lực nén lún (P)
em là lượng giảm hệ số rỗng của đất khi bị làm ướt tại cấp áp lực nén đang xét.
VI. Phương pháp thí nghiệm hai đường cong nén:
1. Nguyên tắc chung:
Đối với mỗi mẫu đất nguyên trạng hoặc chế bị, phải chuẩn bị đồng thời hai mẫu
thí nghiệm đảm bảo có thành phần, kết cấu và độ ẩm như nhau. Áp dụng phương pháp
nén lún ổn định để thí nghiệm mẫu; trong đó, một mẫu được thí nghiệm với đất ở độ
ẩm ban đầu (tự nhiên hoặc chế bị), còn mẫu thứ hai thì thí nghiệm với đất đã được làm
bão hòa nước hoàn toàn. Cả hai mẫu thí nghiệm đều được nén lún với cùng các cấp áp
lực thẳng đứng có trị số lần lượt thường là 50; 100; 200; 300 và 400 KPa. Biểu diễn
hai đường cong nén lún của đất (đường cong nén lún của đất ở độ ẩm tự nhiên hoặc
chế bị và đường cong nén lún của đất đã bão hòa nước) trên cùng một biểu đồ.
2. Dụng cụ, thiết bị: (tương tự V.2)
3. Trình tự thí nghiệm:
3.1. Đối với mẫu đất được chuẩn bị có độ ẩm tự nhiên hoặc chế bị theo yêu cầu,
trình tự các bước thí nghiệm như sau:
Lắp ráp mẫu đất thí nghiệm vào thiết bị thí nghiệm nén lún, theo như đã nêu từ
V.3.1 đến V.3.3;
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 17
Tiến hành thí nghiệm nén mẫu và quan trắc lún, từ cấp áp lực đầu tiên cho đến
cấp áp lực cuối cùng, theo như nêu trong V.3.4.
3.2. Đối với mẫu đất được chuẩn bị có độ ẩm tự nhiên hoặc chế bị theo yêu cầu,
nhưng sau đó đã được làm bão hòa nước hoàn toàn trước khi thí nghiệm, trình tự các
bước thí nghiệm theo như nêu trong V.3.1 đến V.3.4.
Chú thích:
Sau khi chất tải cấp áp lực thứ nhất, thì chế nước vào hộp chứa mẫu cho đến
gần ngang với bề mặt mẫu đất.
4. Tính toán kết quả thí nghiệm:
Trình tự và các bước tính toán tương tự như đã nêu ở V.4
Lưu ý:
hi' là lượng lún ổn định tích lũy của mẫu đất thí nghiệm ở độ ẩm bão hòa,
dưới áp lực nén Pi, mm;
hi là lượng lún ổn định tích lũy của mẫu đất thí nghiệm ở độ ẩm tự nhiên hoặc
chế bị, cũng dưới áp lực nén Pi đang xét, mm;
h0 là chiều cao ban đầu của mẫu đất thí nghiệm, mm;
0
'i i
mi
h h
a
h
  

Biểu thị trị số của ami chính xác đến 0,001. Nếu đất có trị số ami ≥ 0,01 bắt đầu ở
cấp áp lực nào, thì được coi là đất có tính lún ướt từ cấp áp lực đó trở đi.
Biểu đồ quan hệ giữa hệ số rỗng của đất (e) và áp lực nén lún (P)
em là lượng giảm hệ số rỗng của đất khi bị làm ướt tại cấp áp lực nén đang xét.
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 18
KẾT LUẬN
Đất có tính lún ướt là loại đất không thuận lợi về mặt xây dựng. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp phải xây dựng trên nền đất lún ướt, để đảm bảo độ bền, độ ổn
định và sự thuận tiện về mặt khai thác nhà và công trình xây dựng trên đất lún ướt cần
áp dụng các biện pháp sau:
1. Ngăn ngừa đất lún uớt khỏi bị tẩm ướt: san sửa khu đất xây dựng, làm rãnh thu
và rãnh tháo để thoát nước mưa và nước tuyết tan khỏi khu đất đó. Mục đích chính của
biện pháp này là thoát nhanh chóng nước mặt ra khỏi diện tích xây dựng, không cho
nước tập trung lại ở đây và bảo vệ cho khu đất khỏi bị nước tuôn từ các yếu tố địa hình
cao hơn.
2. Dùng móng sâu cắt qua đất lún ướt: Làm lớp mặt cách li xung quanh cũng như
bên trong nhà và công trình, ở đáy và mái dốc của rãnh, kênh, bể lắng và những công
trình khác, để đề phòng nước mặt và nước sản xuất thấm vào tầng đất lún ướt, tẩm ướt
đất lún ướt ở nền nhà và công trình cũng như ở phạm vi tiếp cận.
3. Loại trừ tính chất lún ướt của đất lún ướt: Đặt hệ thông ống dẫn nước, dẫn hơi;
thoát nước và các dạng khác của công trình vận hành nước trong các máng (vỏ) cách
nước đế tránh hiện tượng rò rỉ nước và làm ẩm ướt đất lún ướt trong phạm vi có công
trình;
4. Dùng các kết cấu nhà và công trình ít nhạy với lún ướt chênh lệch: Bố trí nhà,
công trình và đường ống ngầm như thế nào, để nếu nước có rò ra cũng không có ảnh
hưởng gì đến độ ổn định của các công trình bên cạnh. Ở đây cần chú ý đặc biệt đến
việc bố trí những nhà và công trình liên quan với quá trình công nghệ có sử dụng
nước.
Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn
Trang 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Trường Sơn, Địa chất công trình, NXB ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, 2013.
[2] TCVN 8719 : 2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi – Phương pháp xác định các
đặc trưng trương nở của đất trong phòng thí nghiệm.
[3] TCVN 8722 : 2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi – Phương pháp xác định các
đặc trưng lún ướt của đất trong phòng thí nghiệm.
[4] Trần Thị Thanh, LATS Những nguyên lý sử dụng loại sét có tính trương nở - co
ngót vào công trình đắp đập trong điều kiện nhiệt đới ẩm Việt Nam, 1998.

More Related Content

Viewers also liked

Viewers also liked (20)

Detailed study of a wire Factory
Detailed study of a wire FactoryDetailed study of a wire Factory
Detailed study of a wire Factory
 
Amor eterno amj
Amor eterno amjAmor eterno amj
Amor eterno amj
 
Урожай – Витязь
Урожай – ВитязьУрожай – Витязь
Урожай – Витязь
 
Gasteizko irteera 2A VANS
Gasteizko irteera 2A VANSGasteizko irteera 2A VANS
Gasteizko irteera 2A VANS
 
Πρότυπο παρουσίασης wiki
Πρότυπο παρουσίασης wikiΠρότυπο παρουσίασης wiki
Πρότυπο παρουσίασης wiki
 
Planul evadarii
Planul evadariiPlanul evadarii
Planul evadarii
 
Fcp
FcpFcp
Fcp
 
Testing
TestingTesting
Testing
 
catch us if you can
catch us if you cancatch us if you can
catch us if you can
 
التكاثر غير الجنسي 1
التكاثر غير الجنسي 1التكاثر غير الجنسي 1
التكاثر غير الجنسي 1
 
Hope
HopeHope
Hope
 
Trp no 21 final jun 15
Trp no 21 final jun 15  Trp no 21 final jun 15
Trp no 21 final jun 15
 
Nanotubo gabriel artigo
Nanotubo gabriel artigoNanotubo gabriel artigo
Nanotubo gabriel artigo
 
Konsument göteborg zviedrijas vizīte
Konsument göteborg zviedrijas vizīteKonsument göteborg zviedrijas vizīte
Konsument göteborg zviedrijas vizīte
 
Dibujos invierno
Dibujos inviernoDibujos invierno
Dibujos invierno
 
An approach to use PERA in Enterprise Modeling for industrial systems
An approach to use PERA in Enterprise Modeling for industrial systemsAn approach to use PERA in Enterprise Modeling for industrial systems
An approach to use PERA in Enterprise Modeling for industrial systems
 
Materiales
MaterialesMateriales
Materiales
 
Question Focus Recognition in Question Answering Systems
Question Focus Recognition in Question  Answering Systems Question Focus Recognition in Question  Answering Systems
Question Focus Recognition in Question Answering Systems
 
The place we_call_home_zsp6_sp_27_prezentacja
The place we_call_home_zsp6_sp_27_prezentacjaThe place we_call_home_zsp6_sp_27_prezentacja
The place we_call_home_zsp6_sp_27_prezentacja
 
Design thinking chapter10
Design thinking chapter10Design thinking chapter10
Design thinking chapter10
 

Similar to Tieu luandcct

Nội dung chuẩn bị_Nguyễn Thanh Bình.pptx
Nội dung chuẩn bị_Nguyễn Thanh Bình.pptxNội dung chuẩn bị_Nguyễn Thanh Bình.pptx
Nội dung chuẩn bị_Nguyễn Thanh Bình.pptxssuserd5cd7d
 
Báo cáo thực tập vật liệu xây dựng
Báo cáo thực tập vật liệu xây dựng Báo cáo thực tập vật liệu xây dựng
Báo cáo thực tập vật liệu xây dựng Phước Nguyễn
 
Thi công đập bêtông đầm lăn định bình kết quả và kinh nghiệm nguyễn lương a...
Thi công đập bêtông đầm lăn định bình kết quả và kinh nghiệm   nguyễn lương a...Thi công đập bêtông đầm lăn định bình kết quả và kinh nghiệm   nguyễn lương a...
Thi công đập bêtông đầm lăn định bình kết quả và kinh nghiệm nguyễn lương a...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bang tinh do chat k dat
Bang tinh do chat k datBang tinh do chat k dat
Bang tinh do chat k datNoi Nguyen
 
Báo cáo thực tập công nhân
Báo cáo thực tập công nhânBáo cáo thực tập công nhân
Báo cáo thực tập công nhânDanh Tran
 
Presentation liquefaction - Hóa lỏng nền đất
Presentation liquefaction - Hóa lỏng nền đấtPresentation liquefaction - Hóa lỏng nền đất
Presentation liquefaction - Hóa lỏng nền đấtKhuất Thanh
 
Tcvn 4253 2012 907187
Tcvn 4253 2012 907187Tcvn 4253 2012 907187
Tcvn 4253 2012 907187Pham Thinh
 
2 1-chuong2-ppcohoctrongxulynuoc-101105104432-phpapp01
2 1-chuong2-ppcohoctrongxulynuoc-101105104432-phpapp012 1-chuong2-ppcohoctrongxulynuoc-101105104432-phpapp01
2 1-chuong2-ppcohoctrongxulynuoc-101105104432-phpapp01phuongdungphi
 
Quy trình thi công đường
Quy trình thi công đườngQuy trình thi công đường
Quy trình thi công đườngduongle0
 
TTĐC-TT.pptx
TTĐC-TT.pptxTTĐC-TT.pptx
TTĐC-TT.pptxtminh85
 
107 tn duong o to
107  tn duong o to107  tn duong o to
107 tn duong o totranchinhc
 
Silde-Lê Hữu Hoàng.pptx
Silde-Lê Hữu Hoàng.pptxSilde-Lê Hữu Hoàng.pptx
Silde-Lê Hữu Hoàng.pptxssuserd5cd7d
 
2.1. chuong 2.pp co hoc trong xu ly nuoc
2.1. chuong 2.pp co hoc trong xu ly nuoc2.1. chuong 2.pp co hoc trong xu ly nuoc
2.1. chuong 2.pp co hoc trong xu ly nuochunglamvinh
 

Similar to Tieu luandcct (20)

Đề tài: Xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm cho công trình bể chứa
Đề tài: Xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm cho công trình bể chứaĐề tài: Xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm cho công trình bể chứa
Đề tài: Xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm cho công trình bể chứa
 
Nội dung chuẩn bị_Nguyễn Thanh Bình.pptx
Nội dung chuẩn bị_Nguyễn Thanh Bình.pptxNội dung chuẩn bị_Nguyễn Thanh Bình.pptx
Nội dung chuẩn bị_Nguyễn Thanh Bình.pptx
 
Báo cáo thực tập vật liệu xây dựng
Báo cáo thực tập vật liệu xây dựng Báo cáo thực tập vật liệu xây dựng
Báo cáo thực tập vật liệu xây dựng
 
Thi công đập bêtông đầm lăn định bình kết quả và kinh nghiệm nguyễn lương a...
Thi công đập bêtông đầm lăn định bình kết quả và kinh nghiệm   nguyễn lương a...Thi công đập bêtông đầm lăn định bình kết quả và kinh nghiệm   nguyễn lương a...
Thi công đập bêtông đầm lăn định bình kết quả và kinh nghiệm nguyễn lương a...
 
Bao cao
Bao caoBao cao
Bao cao
 
Bang tinh do chat k dat
Bang tinh do chat k datBang tinh do chat k dat
Bang tinh do chat k dat
 
Đề tài: Xây dựng mô hình khoan tự động ứng dụng PLC, HOT
Đề tài: Xây dựng mô hình khoan tự động ứng dụng PLC, HOTĐề tài: Xây dựng mô hình khoan tự động ứng dụng PLC, HOT
Đề tài: Xây dựng mô hình khoan tự động ứng dụng PLC, HOT
 
Luận văn: Xây dựng mô hình khoan tự động ứng dụng PLC, HAY
Luận văn: Xây dựng mô hình khoan tự động ứng dụng PLC, HAYLuận văn: Xây dựng mô hình khoan tự động ứng dụng PLC, HAY
Luận văn: Xây dựng mô hình khoan tự động ứng dụng PLC, HAY
 
Báo cáo thực tập công nhân
Báo cáo thực tập công nhânBáo cáo thực tập công nhân
Báo cáo thực tập công nhân
 
Presentation liquefaction - Hóa lỏng nền đất
Presentation liquefaction - Hóa lỏng nền đấtPresentation liquefaction - Hóa lỏng nền đất
Presentation liquefaction - Hóa lỏng nền đất
 
Tcvn 4253 2012 907187
Tcvn 4253 2012 907187Tcvn 4253 2012 907187
Tcvn 4253 2012 907187
 
2 1-chuong2-ppcohoctrongxulynuoc-101105104432-phpapp01
2 1-chuong2-ppcohoctrongxulynuoc-101105104432-phpapp012 1-chuong2-ppcohoctrongxulynuoc-101105104432-phpapp01
2 1-chuong2-ppcohoctrongxulynuoc-101105104432-phpapp01
 
Quy trình thi công đường
Quy trình thi công đườngQuy trình thi công đường
Quy trình thi công đường
 
TTĐC-TT.pptx
TTĐC-TT.pptxTTĐC-TT.pptx
TTĐC-TT.pptx
 
đề Tài 8
đề Tài 8đề Tài 8
đề Tài 8
 
107 tn duong o to
107  tn duong o to107  tn duong o to
107 tn duong o to
 
Silde-Lê Hữu Hoàng.pptx
Silde-Lê Hữu Hoàng.pptxSilde-Lê Hữu Hoàng.pptx
Silde-Lê Hữu Hoàng.pptx
 
Bài 1
Bài 1Bài 1
Bài 1
 
2.1. chuong 2.pp co hoc trong xu ly nuoc
2.1. chuong 2.pp co hoc trong xu ly nuoc2.1. chuong 2.pp co hoc trong xu ly nuoc
2.1. chuong 2.pp co hoc trong xu ly nuoc
 
Luận văn: Lực cản của đất nền lên thành giếng Chìm, HAY
Luận văn: Lực cản của đất nền lên thành giếng Chìm, HAYLuận văn: Lực cản của đất nền lên thành giếng Chìm, HAY
Luận văn: Lực cản của đất nền lên thành giếng Chìm, HAY
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 

Tieu luandcct

  • 1. MỤC LỤC Trang PHẦN 1 THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH TÍNH TRƢƠNG NỞ CỦA ĐẤT ------------------------ 1 I. Mục đích thí nghiệm------------------------------------------------------------------- 2 1. Mức độ trương nở ----------------------------------------------------------------------- 2 2. Áp lực trương nở ------------------------------------------------------------------------ 2 3. Độ ẩm trương nở ------------------------------------------------------------------------ 2 II. Quy định chung ------------------------------------------------------------------------ 2 III. Phƣơng pháp xác định độ trƣơng nở thể tích và độ ẩm trƣơng nở của đất 3 1. Nguyên tắc chung ----------------------------------------------------------------------- 3 2. Dụng cụ thiết bị ---------------------------------------------------------------------------------- 3 2.1. Thiết bị thí nghiệm------------------------------------------------------------------------------- 3 2.2. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm----------------------------------------------------------------------- 3 3. Trình tự thí nghiệm------------------------------------------------------------------------------ 4 4. Tính toán kết quả thí nghiệm------------------------------------------------------------------- 5 4.1. Độ ẩm --------------------------------------------------------------------------------------------- 5 4.2. Tính độ trương nở của đất---------------------------------------------------------------------- 5 IV. Phƣơng pháp xác định áp lực trƣơng nở của đất ------------------------------- 5 1. Nguyên tắc chung ----------------------------------------------------------------------- 5 2. Dụng cụ thiết bị ---------------------------------------------------------------------------------- 6 2.1. Thiết bị thí nghiệm------------------------------------------------------------------------------- 6 2.2. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm----------------------------------------------------------------------- 6 3. Trình tự thí nghiệm------------------------------------------------------------------------------ 6 4. Tính toán kết quả thí nghiệm------------------------------------------------------------------- 7 KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------------------------------------ 8
  • 2. Trang PHẦN 2 THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH TÍNH LÚN ƢỚT CỦA ĐẤT ----------------------------- 9 I. Khái niệm-------------------------------------------------------------------------------10 II. Nguyên nhân và cơ chế --------------------------------------------------------------10 1. Nguyên nhân ----------------------------------------------------------------------------10 2. Cơ chế------------------------------------------------------------------------------------10 III. Mục đích thí nghiệm------------------------------------------------------------------10 IV. Quy định chung -----------------------------------------------------------------------10 V. Phƣơng pháp thí nghiệm một đƣờng cong nén ---------------------------------11 1. Nguyên tắc chung ----------------------------------------------------------------------11 2. Dụng cụ, thiết bị ------------------------------------------------------------------------11 2.1. Thiết bị thí nghiệm---------------------------------------------------------------------11 2.2. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm--------------------------------------------------------------12 3. Trình tự thí nghiệm---------------------------------------------------------------------13 4. Tính toán kết quả thí nghiệm ---------------------------------------------------------14 4.1. Độ ẩm tự nhiên -------------------------------------------------------------------------14 4.2. Khối lượng riêng tự nhiên, khối lượng riêng khô ----------------------------------14 4.3. Tính hệ số rỗng ban đầu e0------------------------------------------------------------15 4.4. Tính độ bão hòa nước ban đầu Sr ----------------------------------------------------15 4.5. Tính hệ số rỗng ei-----------------------------------------------------------------------15 4.6. Tính hệ số rỗng ' ie ----------------------------------------------------------------------15 4.7. Tính hệ số lún ướt tương đối am ------------------------------------------------------15 4.8. Vẽ biểu đồ nén lún ướt của đất -------------------------------------------------------16 VI. Phƣơng pháp thí nghiệm hai đƣờng cong nén ----------------------------------16 1. Nguyên tắc chung ----------------------------------------------------------------------16 2. Dụng cụ, thiết bị ------------------------------------------------------------------------16 3. Trình tự thí nghiệm---------------------------------------------------------------------16 4. Tính toán kết quả thí nghiệm ---------------------------------------------------------17 KẾT LUẬN--------------------------------------------------------------------------------------18
  • 3. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính trương nở của đất Trang 1 PHẦN 1: THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH TÍNH TRƢƠNG NỞ CỦA ĐẤT Nhằm mục đích hạ giá thành công trình, trong các dạng đường giao thông, đê, đập, người ta thường chú ý sử dụng vật liệu có tại chỗ, hoặc các mỏ vật liệu, không quá xa công trình như đất, đá, cát, sỏi. Đất là loại vật liệu chủ yếu được sử dụng với khối lượng lớn nhất trong các công trình đất đắp. Trong thực tế xây dựng các công trình đất đắp, đặc biệt là khi đắp đập xây dựng hồ chứa nước, thường gặp những loại đất sét có tính trương nở trung bình đến mạnh khi hồ tích nước. Do chưa xác định được đặc điểm trương nở của các loại đất đó và chưa có giải pháp thích hợp để phòng chống trương nở, nên có nhiều trường hợp gây ra mất ổn định mái dốc đập và sự cố cho công trình. Nhiều đơn vị khảo sát thiết kế ngại dùng đất có tính trương nở để đắp đập, có xu hướng tìm kiếm những mỏ vật liệu không trương nở ở xa công trình, vận chuyển tốn kém, hoặc dùng đất ruộng để đắp đập làm mất diện tích dất trồng trọt. Trong tự nhiên hiện tượng trương nở thường rất hay gặp do nước mưa, nước mặt đất, nước dưới đất chảy vào các vùng đất dính ở trạng thái khô, đặc biệt ở các vùng khí hậu khô ráo. Hiện tượng trương nở đó thường làm cho cường độ của đất giảm xuống, toàn bộ khối đất bị biến dạng và phá hỏng, do đó gây ra nhiều tác hại cho các công trình xây dựng trên nền đất đó, phá hoại tính ổn định của bờ dốc, bờ đường, gây bùng nền, v.v... Những tác động của hiện tượng trương nở
  • 4. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính trương nở của đất Trang 2 I. Mục đích thí nghiệm: Sự tăng thể tích của đất trong quá trình ướt nước được gọi là sự trương nở. Tính chất trương nở của đất được biểu thị bởi các đặc trưng dưới đây: 1. Mức độ trƣơng nở (DTr.n): được xác định bởi sự thay đổi chiều cao (hoặc thể tích) của mẫu đất và được thể hiện bằng số phần trăm. 2. Áp lực trƣơng nở (PTr.n): là áp lực mà tại đó không thể xảy ra biến dạng trong quá trình trương nở. 3. Độ ẩm trƣơng nở (WTr.n): độ ẩm ứng với trạng thái của đất mà tại đó quá trình hút nước ngừng lại, kết thúc quá trình trương nở. Sự trương nở có ảnh hưởng rất lớn đến tính năng xây dựng của đất nền cũng như công trình đất đắp khi ngấm nước, nên các nhà xây dựng rất quan tâm đến việc nghiên cứu sử dụng hợp lý đất loại sét có tính trương nở. II. Quy định chung: Các đặc trưng trương nở của đất được xác định bằng phương pháp thí nghiệm trương nở theo phương thẳng đứng và không cho nở hông, tiến hành đồng thời hai mẫu thí nghiệm: - Một mẫu thí nghiệm trương nở tự do theo phương thẳng đứng, khi đất bị làm ướt nước, để xác định độ trương nở và độ ẩm trương nở của đất; - Một mẫu thí nghiệm với tải trọng phản áp vừa đủ làm kìm hãm hoàn toàn sự trương nở tức thời của đất trong quá trình trương nở khi đất bị làm ướt nước, để xác định áp lực trương nở. Chú thích: - Đối với đất có độ trương nở xác định được Dmin ≤ 4% thể tích, thì không cần thí nghiệm mẫu xác định áp lực trương nở. - Tính trương nở của đất được đánh giá theo trị số độ trương nở DTr.n, được quy định như sau: Phân loại đất Độ trƣơng nở Đất không có tính trương nở DTr.n ≤ 4 % Đất có tính trương nở yếu 4% < DTr.n ≤ 8 % Đất có tính trương nở trung bình 8% < DTr.n ≤ 12 % Đất có tính trương nở mạnh DTr.n > 12 %
  • 5. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính trương nở của đất Trang 3 III. Phƣơng pháp xác định độ trƣơng nở thể tích và độ ẩm trƣơng nở của đất: 1. Nguyên tắc chung: Dùng thiết bị thí nghiệm trương nở chuyên dụng để đo lượng trương nở tự do của mẫu đất thí nghiệm theo phương thẳng đứng (lượng tăng chiều cao của mẫu), khi đất bị làm ướt nước; quan trắc lượng trương nở của mẫu đất theo thời gian cho đến khi đất chấm dứt trương nở; sau đó xác định độ ẩm của đất tại thời điểm đất kết thúc trương nở; từ đó, xác định được độ trương nở và độ ẩm trương nở của đất. 2. Dụng cụ thiết bị: 2.1. Thiết bị thí nghiệm: Thiết bị thí nghiệm trương nở chuyên dụng, gồm các bộ phận chính như sau: Chú thích: 1. Bàn và giá đỡ 2. Hộc chứa nước 3. Pitstong 4. Đồng hồ đo biến dạng 5. Dao vòng chứa mẫu 6. Hộc đặt dao vòng chứa mẫu Lưu ý: 1. Dao vòng chứa mẫu thí nghiệm trương nở có dạng trụ tròn có các kích thước tương tự như kích thước của dao vòng chứa mẫu thí nghiệm nén lún. 2. Trường hợp không có thiết bị thí nghiệm trương nở chuyên dụng, được phép sử dụng riêng bộ phận hộp nén của thiết bị thí nghiệm nén lún một chiều để tiến hành thí nghiệm. 2.2. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm: - Với mẫu nguyên dạng: dùng dao vòng cắt mẫu đất, chú ý bỏ lại phần mẫu bị xáo động ở 2 phía đầu hộp mẫu. - Với mẫu xáo động: mẫu được đầm chặt trong cối đầm tiêu chuẩn, sử dụng phương pháp đầm tĩnh hoặc động. Dùng dao vòng cắt đất từ mẫu đầm chặt hoặc tiến hành chế bị mẫu luôn trong dao vòng. Sau khi chế bị mẫu cần mang đi thí nghiệm xác định dung trọng của đất. H1. Bộ trương nở chuyên dụng H2. Chi tiết thiết bị trương nở
  • 6. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính trương nở của đất Trang 4 3. Trình tự thí nghiệm: Lắp dao vòng chứa mẫu vào thiết bị: đặt giấy thấm đã tẩm nước lên bề mặt hai đầu mẫu thí nghiệm rồi lắp dao vòng chứa mẫu vào hộp đặt mẫu; vặn chặt các ốc cố định dao vòng với hộp đặt mẫu; đặt pitstong đỡ chân đồng hồ đo biến dạng lên sát với bề mặt mẫu đất. Sau đó, lắp thẳng đứng đồng hồ đo biến dạng vào giá đỡ và điều chỉnh sao cho đuôi trục chuyển vị tiếp xúc với mặt đỉnh pitstong tại trung tâm và đảm bảo có thể đo được biến dạng nở của đất từ 5 mm đến 6mm, rồi điều chỉnh kim đồng hồ về số 0. Chế nước cất hoặc nước sạch đã khử khoáng vào hộp chứa mẫu cho đến gần ngang với mặt mẫu đất, rồi lập tức bấm đồng hồ, theo dõi và ghi số đọc biến dạng nở của đất ở các thời điểm: 1; 2; 5; 10; 20; 30 min (phút); 1; 2; 3; 4; 6; 8; 10; 12; 24 h (giờ). Sau đó, từng giờ một lấy số đọc trên đồng hồ đo biến dạng một lần cho đến khi số đọc hai lần liên tiếp không chênh lệch quá 0,01 mm, thì được coi là đất đã chấm dứt trương nở và kết thúc quan trắc. Hút ra hết nước trong hộc chứa mẫu, tháo dỡ đồng hồ đo biến dạng; lấy dao vòng chứa mẫu ra, dùng khăn sạch để thấm nước ở bề mặt hai đầu mẫu, bóc bỏ các giấy thấm; đùn mẫu ra khỏi dao vòng, gạt bỏ đất phần ngoài rồi lấy mẫu đại biểu để xác định độ ẩm trương nở của đất (Wtr.n), như quy định trong TCVN 4196:2012. H3. Mẫu đất nguyên dạng, dao vòng, bộ cối chày tiêu chuẩn H4. Trình tự thí nghiệm
  • 7. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính trương nở của đất Trang 5 4. Tính toán kết quả thí nghiệm: 4.1. Độ ẩm: 1 . 100(%)o Tr n o m m W m m     Trong đó: m – khối lượng của hộp nhôm có số hiệu (g); m1 - khối lượng của mẫu đất và hộp nhôm đem thí nghiệm (g); mo - khối lượng của đất đã sấy khô đến khối lượng không đổi và hộp nhôm (g); 4.2. Tính độ trương nở của đất: . 100Tr n o h D h    Trong đó: DTr.n là độ trương nở thể tích của đất, % thể tích (được đơn giản hóa tính toán theo sự thay đổi chiều cao mẫu); h là lượng biến dạng nở của mẫu đất sau khi chấm dứt trương nở, mm; ho là chiều cao ban đầu của mẫu thí nghiệm, mm. IV. Phƣơng pháp xác định áp lực trƣơng nở của đất: 1. Nguyên tắc chung: Dùng thiết bị nén lún một chiều để tiến hành thí nghiệm mẫu đất theo nguyên tắc áp lực nén lún bằng không (0) - gia tải phản áp với từng lượng hợp lý để kìm hãm hoàn toàn sự trương nở tức thời của đất trong quá trình trương nở, kể từ khi đất bị làm ướt nước, bằng cách: hệ có biến dạng nở biểu kiến trên đồng hồ đo biến dạng thì gia tải áp lực nén với từng lượng nhỏ vừa đủ không cho nó biến dạng nở (kim đồng hồ đo H5. Mẫu đất trước và sau trương nở
  • 8. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính trương nở của đất Trang 6 biến dạng chỉ số 0). Cứ ứng xử như vậy cho đến khi đất không còn biểu hiện biến dạng nở, kim đồng hồ đo biến dạng ổn định ở vị trí số 0 (thông thường là sau hơn 24 h, kể từ khi bắt đầu thí nghiệm) thì được cho là đất đã chấm dứt trương nở và kết thúc quan trắc. Ghi lại thời gian cùng với tải trọng phản áp sử dụng để tính toán áp lực trương nở. 2. Dụng cụ, thiết bị: 2.1. Thiết bị thí nghiệm: Chú thích: 1. Hộp ngoài 2. Vòng bảo vệ 3. Dao vòng chứa mẫu 4. Vòng chụp định hướng 5. Đá thấm nước 6. Tấm đặt tải 7. Khung gia tải 8. Giá lắp đồng hồ 9. Đồng hồ đo biến dạng 10. Mẫu đất 11. Quả cân gia tải 2.2. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm: (tương tự II.2.2) 3. Trình tự thí nghiệm: Lắp mẫu thí nghiệm vào thiết bị nén lún: lắp dao vòng bảo vệ (2) vào hộp ngoài (1); đặt một tấm đá xốp thấm nước vào vòng bảo vệ cho sát với đáy của hộp ngoài; đặt lên mỗi đầu của mẫu đất một tờ giấy thấm đã làm ẩm, rồi lắp dao vòng chứa mẫu vào vòng bảo vệ (2); lắp vòng định hướng (4) lên vòng bảo vệ; đặt một tấm đá xốp thấm nước lên bề mặt mẫu đất rồi đặt tấm nén có đầu bi tròn (6) lên bề mặt mẫu đất. Việc lắp mẫu và các chi tiết của hộp nén phải đảm bảo bề mặt của chúng tiếp xúc hoàn toàn với nhau, viên đá thấm bên trên cùng với tờ giấy thấm và tấm nén nằm lọt đều trên bề mặt mẫu đất. - Đặt hộp nén vào vị trí mà đỉnh đầu bi của tấm nén chính tâm với dầm trên của khung truyền tải; - Lắp đặt bộ phận gây áp lực nén thẳng đứng tác dụng lên mẫu theo trình tự: đặt khung truyền tải lên đỉnh đầu bi của tấm nén rồi điều chỉnh cho đòn bẩy nằm ngang H6. Thiết bị nén lún 1 chiều Xác định áp lực trương nở
  • 9. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính trương nở của đất Trang 7 bằng cách dịch chuyển quả đối trọng đến vị trí thích hợp. Sau đó, đặt một quả cân khoảng 100g lên đầu mút đòn bẩy (vị trí treo quang chất tải) để làm cho mẫu đất, tấm nén và các viên đá thấm tiếp xúc hoàn toàn với nhau; lắp thẳng đứng đồng hồ đo biến dạng nở vào giá đỡ rồi điều chỉnh sao cho đuôi đồng hồ đặt đúng tâm bề mặt cọc dẫn và có thể dịch chuyển nhạy bén cùng với cọc dẫn khi đất trương nở. Lấy ra quả cân 100 g đã đặt vào trước đó ở mút đòn bẩy, rồi chỉnh kim đồng hồ đo biến dạng nở về số 0. Chế nước cất hoặc nước sạch đã khử khoáng vào hộp đặt mẫu cho đến gần ngang với mặt mẫu đất, đồng thời bấm đồng hồ giây và thường xuyên theo dõi sự trương nở của đất. Hệ khi kim đồng hồ đo biến dạng có sự dịch chuyển do đất trương nở, thì lập tức cho tác dụng tải trọng phản áp với từng cấp nhỏ (tương ứng với áp lực nén lên mẫu từ 1 kPa đến 2 kPa) vừa đủ để kìm hãm sự trương nở tức thời của đất, đảm bảo sao cho kim đồng hồ đo biến dạng luôn được duy trì ở vị trí số 0. Tiếp tục theo dõi và xử lý như vậy trong 24h liên tục, sau đó đến khi mà kim đồng hồ đo biến dạng luôn ổn định ở số không (0) trong vòng 1h thì được cho là đất đã chấm dứt trương nở. Ghi lại thời gian cùng với các cấp tải trọng phản áp đã sử dụng, rồi kết thúc thí nghiệm. 4. Tính toán kết quả thí nghiệm: Áp lực trương nở của đất Ptr.n, tính bằng kPa, được xác định theo công thức: . 1 n tr n i P Pi    Trong đó: 1 n i Pi   là tổng lượng các áp lực gia tải phản áp Pi, từ cấp thứ nhất (1) đến cấp cuối cùng (n) đã sử dụng để kìm hãm hoàn toàn sự trương nở tức thời của đất trong quá trình thí nghiệm, kPa.
  • 10. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính trương nở của đất Trang 8 KẾT LUẬN Sét trƣơng nở là một loại đất sét có khả năng thay đổi thể tích lớn liên quan trực tiếp đến sự thay đổi hàm lượng nước. Khi hàm lượng nước giảm thì thể tích của đất cũng giảm theo hay co lại. Việc giảm thiểu những tác động của sét trương nở vẫn còn là một thách thức trong địa kỹ thuật. Các loại đất này thường phát triển ở những vùng có khí hậu khô hạn hoặc bán khô hạn. Đặc điểm khí hậu nhiệt đới - ẩm của Việt Nam làm cho quá trình trương nở - co ngót của đất loại sét phát triển phức tạp và có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của công trình đất. Thế nhưng từ năm 1980 trở về trước hầu như chưa quan tâm đến nghiên cứu vấn đề trương nở của vật liệu đất. Từ sau 1980, nhất là từ năm 1990 đến nay, do yêu cầu xây dựng nhiều đê đập, hồ chứa nước phục vụ thủy lợi, thủy điện, người ta mới quan tâm nghiên cứu đến vấn đề trương nở của đất loại sét. Từ những tài liệu tham khảo: bài báo nghiên cứu, báo cáo khoa học và tiêu chuẩn thí nghiệm… nhóm tiểu luận rút ra những kết luận sau: - Áp lực trương nở có tác dụng giảm tính nén lún của đất khi áp lực ngoài tác dụng lên mặt lớp đất nhỏ hơn áp lực trương nở của đất. Lợi dụng tính chất này, khi muốn chống lại sự trương nở của đất cần tác dụng lên mặt lớp đất một áp lực có giá trị lớn hơn áp lực trương nở của nó. - Sự trương nở và co ngót không đều giữa các khối đất đắp, giữa các loại vật liệu dất đắp sẽ tạo ra khe nứt. Đó là nguyên nhân chính tạo ra các vết nứt trên mặt đê, đập, đường giao thông. - Khi đắp đất loại sét có tính trương nở vào lõi đập, trong quá trình khai thác hồ chứa nước, đất ngấm nước và trương nở có áp. Sự trương nở có áp làm giảm hệ số thấm của đất, có lợi về mặt chống thấm. - Sức chống cắt của đất loại sét có tính trương nở bị giảm mạnh trong quá trình ngấm nước và trương nở tự do.
  • 11. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 9 PHẦN 2: THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH TÍNH LÚN ƯỚT CỦA ĐẤT Thời gian gần đây nhiều sự cố công trình xảy ra ở TP.HCM liên quan đến đặc tính của đất và nước ngầm, gây quan ngại và lo lắng cho cơ quan chức năng, cũng như gây thiệt hại và bất an cho người dân. Qua nghiên cứu, Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Nam đã đưa ra hai vấn đề có liên quan là lún ướt và xoáy ngầm… Đất lún ướt là một trong những kiểu đất đặc biệt. Đất lún ướt là đất không bão hòa và chịu sự biến đổi lớn khi bão hòa. Nguyên nhân của hiện tượng là dưới tác dụng của nước, các liên kết kiến trúc và cấu trúc trong đất bị phá hoại, các lỗ rỗng lớn bị sạt xuống. Móng xây dựng trên đất lún ướt có khả năng bị lún lớn và đột ngột khi đất nằm dưới chúng trở nên bão hòa bằng lượng nước không được dự đoán, có thể từ các nguồn rò rỉ ống dẫn nước hoặc mực nước ngầm dâng cao chậm. Khi thiết kế và xây dựng công trình trên nền đất lún ướt, chúng ta phải chú ý đến những chỉ tiêu đặc trưng cho tính lún sập của nó. Vì vậy, việc xác định và đánh giá đặc tính lún ướt của đất là rất quan trọng khi xây dựng công trình trên nền đất này. Những tác động của hiện tượng lún ướt
  • 12. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 10 I. Khái niệm: Là hiện tượng lún đặc biệt, được hiểu là sự lún thêm đáng kể của đất xảy ra rất mau lẹ, khi đất bị làm ướt (bão hòa nước) dưới tải trọng giữ nguyên; vì vậy, còn được gọi là "lún sập". Lún ướt là khả năng lún nhiều và đột ngột của một số loại đất do bị nước tẩm ướt, có thể vẫn biểu hiện khi đã được nén chặt dưới tác dụng của tải trọng. II. Nguyên nhân và cơ chế: 1. Nguyên nhân: Khi đất bị tẩm ướt, các liên kết kiến trúc và cấu trúc trong đất bị phá hoại, các lỗ rỗng lớn bị sạt xuống. Có 2 hình thức tẩm ướt: - Tẩm ướt ngẫu nhiên: nước mưa, nước tuyết tan, nước chảy trên mặt bị rối loạn, dòng nước ngầm. - Tẩm ướt tất nhiên: tẩm nước cho đất, xây dựng kênh đào, hồ nước… 2. Cơ chế: Dưới tác dụng của nước, dù không tăng tải trọng các liên kết cấu trúc trong đất và các cấu trúc của đất bị phá hoại, các lỗ rỗng đại bị sụt xuống, dẫn đến đất bị sụt lún đáng kể (lún sập) theo kiểu bị sụp đổ. Lún sập phát triển tương đối nhanh trong chớp nhoáng với quy mô không đồng đều ở các khu đất. Đất chuyển từ trạng thái dẻo sang trạng thái chảy. Đất lún ướt là đất không bão hòa và chịu sự biến đổi lớn khi bão hòa. III. Mục đích thí nghiệm: Xác định hệ số nén lún tương đối am: tỷ số giữa lượng lún do lún ướt của mẫu đất thí nghiệm dưới tải trọng nén nào đó và chiều cao ban đầu của mẫu đất, biểu thị bằng số thập phân và lấy chính xác đến 0.001. Với đất có trị số am ≥ 0.01 dưới tải trọng nào đó, thì được coi là đất có tính lún ướt dưới tải trọng đó. Vẽ biểu đồ quan hệ giữa hệ số rỗng lún ướt (e) của đất và áp lực nén lún (P). IV. Quy định chung: Mẫu đất lấy về dùng cho thí nghiệm này phải đảm bảo đại biểu cho đất được nghiên cứu và yêu cầu chất lượng theo như quy định trong TCVN 2683:2012. Mẫu thí nghiệm được lấy ra từ mẫu đất nguyên trạng, hoặc từ mẫu đất không nguyên trạng (kết cấu bị phá hoại) nhưng sau đó đã được đầm chặt đồng đều và đạt khối lượng thể tích đơn vị đất khô và độ ẩm theo yêu cầu.
  • 13. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 11 Nước dùng cho thí nghiệm phải là nước sạch đã khử khoáng, hoặc nước máy. Có hai phương pháp xác định đặc trưng lún ướt của đất: phương pháp thí nghiệm một đường cong nén và phương pháp thí nghiệm hai đường cong nén; áp dụng phương pháp nào là tùy theo yêu cầu cụ thể. Chú thích: Đối với đất có trạng thái từ dẻo mềm trở lên (độ sệt IL > 0.5) hoặc có độ bão hòa nước St ≥ 0.85, thì không cần yêu cầu xác định đặc trưng lún ướt. V. Phương pháp thí nghiệm một đường cong nén: 1. Nguyên tắc chung: Phương pháp này được áp dụng khi có yêu cầu xác định hệ số lún ướt tương đối của đất dưới một trị số áp lực nén (cấp áp lực nén) cụ thể: - Mỗi mẫu đất, được tiến hành thí nghiệm nén lún một mẫu, dưới 4 cấp đến 5 cấp áp lực nén, trong đó có 1 cấp đến 2 cấp áp lực, có trị số lớn hơn trị số áp lực nén yêu cầu xác định hệ số lún ướt (thông thường được áp dụng các cấp áp lực nén lần lượt bằng 50; 100; 200; 300 và 400 KPa. - Tiến hành thí nghiệm nén lún mẫu đất trong điều kiện không nở hông, theo phương pháp nén lún ổn định, bắt đầu từ cấp áp lực nén nhỏ nhất đến cấp áp lực nén yêu cầu xác định hệ số lún ướt tương đối; tại cấp áp lực này, sau khi lún ổn định và đã ghi lại lượng lún của đất trên đồng hồ đo lún, vẫn giữ nguyên áp lực nén, dùng nước máy hoặc nước sạch đã khử khoáng chế vào hộp chứa mẫu đất thí nghiệm cho đến khi mặt nước gần ngang với bề mặt mẫu đất để làm cho đất ướt nước hoàn toàn, rồi tiếp tục quan trắc lún theo định kỳ cho đến khi độ lún đạt đến ổn định, ghi lại lượng lún của đất trên đồng hồ đo lún, rồi mới tiếp tục nén mẫu dưới các cấp áp lực còn lại. Tính toán kết quả và biểu diễn quan hệ giữa hệ số rỗng của đất và áp lực nén tương ứng (đường quan hệ e - P) trên một đường cong nén. 2. Dụng cụ thiết bị: 2.1. Thiết bị thí nghiệm: Thiết bị thí nghiệm nén lún một chiều và các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm độ ẩm và khối lượng thể tích của đất được nêu trong các tiêu chuẩn. Cối chế bị mẫu thí nghiệm từ đất bị phá hoại kết cấu và nước máy hoặc nước sạch đã khử khoáng.
  • 14. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 12 CHÚ DẪN 1. Hộp ngoài 2. Vòng bảo vệ 3. Dao vòng chứa mẫu 4. Vòng chụp định hướng 5. Đá thấm nước 6. Tấm (mũ) đặt tải 7. Cọc dẫn đo lún 8. Giá lắp đồng hồ 9. Đồng hồ đo lún 10. Mẫu đất 2.2. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm: - Với mẫu nguyên dạng: dùng dao vòng cắt mẫu đất, chú ý bỏ lại phần mẫu bị xáo động ở 2 phía đầu hộp mẫu. - Với mẫu xáo động: mẫu được đầm chặt trong cối đầm tiêu chuẩn, sử dụng phương pháp đầm tĩnh hoặc động. Dùng dao vòng cắt đất từ mẫu đầm chặt hoặc tiến hành chế bị mẫu luôn trong dao vòng. Sau khi chế bị mẫu cần mang đi thí nghiệm xác định dung trọng của đất. H1. Chi tiết thiết bị nén lún H2. Mẫu đất nguyên dạng, dao vòng, bộ cối chày tiêu chuẩn
  • 15. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 13 3. Trình tự thí nghiệm: 3.1. Lắp dao vòng chứa mẫu vào hộp nén: lắp vòng bảo vệ (2) vào hộp ngoài (1); đặt một tấm đá xốp thấm nước vào trong cho sát với đáy của hộp ngoài; đặt lên bề mặt mỗi đầu của mẫu đất một tờ giấy thấm nước đã được tẩm ướt, rồi lắp dao vòng chứa mẫu vào vòng bảo vệ (2); lắp vòng chụp định hướng (4) lên vòng bảo vệ (2); đặt một tấm đá xốp thấm nước lên bề mặt mẫu đất, rồi đặt tấn nén (6) lên trên tấm nén này. Sau đó, đặt hộp nén vào vị trí làm việc sao cho đỉnh đầu bi của tấm nén tiếp xúc chính tâm với dầm trên của khung truyền tải. Việc lắp mẫu và các chi tiết của hộp nén phải đảm bảo bề mặt của chúng tiếp xúc với nhau hoàn toàn, viên đá thấm bên trên cùng với tờ giấy thấm và tấm nén nằm lọt đều trên bề mặt mẫu đất. 3.2. Lắp đặt bộ phận gây áp lực nén thẳng đứng theo trình tự; đặt khung truyền tải lên đỉnh đầu bi của tấm nén, rồi điều chỉnh cho đòn bẩy nằm ngang bằng cách dịch chuyển quả đối trọng đến vị trí thích hợp. Sau đó, đặt một quả cân khoảng 100g lên đầu mút đòn bẩy để làm cho mẫu đất, các tấm đá thấm, tấm nén và các chi tiết của bộ phận gia tải đảm bảo tiếp xúc hoàn toàn với nhau; cắm cọc dẫn đo lún (7) lên đầu bi của tấm nén. 3.3. Lắp thẳng đứng đồng hồ đo lún vào giá đỡ, rồi điều chỉnh sao cho đuôi đồng hồ đặt lên đúng tâm bề mặt cọc dẫn (7) và có thể dịch chuyển cùng với cọc dẫn một khoảng từ 5 mm đến 6 mm khi đất bị lún. Sau đó, chỉnh cho kim đồng hồ chỉ vào số không (0). 3.4. Nhẹ nhàng đặt tải trọng của cấp áp lực nén thứ nhất vào quang chất tải, lấy ra quả cân 100 g đã dùng cân chỉnh máy trước đó, đồng thời bấm đồng hồ giây và theo dõi, ghi lại lượng lún của mẫu đất theo thời gian sau: 10; 20; 30s (giây); 1; 2; 4; 8; 15; 30 min (phút); 1; 2; 3; 4; 8; 12 và 24 h (giờ) kể từ khi chất tải, rồi kết thúc thí nghiệm cấp áp lực này. Sau đó, nén mẫu ở các cấp áp lực tiếp theo. 3.5. Thí nghiệm nén mẫu ở cấp áp lực thứ hai, rồi từng cấp áp lực tiếp theo và cấp áp lực cần phải xác định hệ số lún ướt tương đối của đất. Thời gian thí nghiệm từng cấp là 24 h và quan trắc định kỳ như nêu tại 3.4; 3.6. Sau khi quan trắc được độ lún ổn định của mẫu dưới cấp áp lực cần xác định hệ số lún ướt tương đối, giữ nguyên tải trọng nén, dùng nước máy hoặc nước sạch đã khử khoáng chế vào hộp chứa mẫu cho đến gần ngang bề mặt mẫu đất, rồi theo dõi và ghi chép lượng lún của mẫu đất theo thời gian như trên, cho đến sau 24 h, kể từ khi đất bị làm ướt nước (tương tự như quan trắc lún của mẫu đất dưới một cấp áp lực nén tác dụng); 3.7. Tăng tải trọng của cấp áp lực nén tiếp theo và quan trắc lún của mẫu đất như nêu trong 3.4. Tiếp tục như vậy đối với các cấp áp lực còn lại.
  • 16. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 14 Kết thúc thí nghiệm: hút ra hết nước trong hộp chứa mẫu, rồi dỡ tải trọng, tháo dỡ đồng hồ đo lún, dỡ khung chất tải ra khỏi hộp nén, tháo ra mẫu đất ở trong dao vòng và làm vệ sinh thiết bị. 4. Tính toán kết quả thí nghiệm: 4.1. Độ ẩm tự nhiên: 1 2 0 2 3 100 (%) m m W m m     Trong đó: m1 - khối lượng hộp và đất ẩm, g; m2 - khối lượng hộp và đất ẩm sau khi sấy khô, g; m3 - khối lượng hộp, g. 4.2. Khối lượng riêng tự nhiên, khối lượng riêng khô: - Khối lượng riêng tự nhiên: 31 2 ( / ) m m g cm V    - Khối lượng riêng khô: 3 0 ( / ) 1 d g cm W     Trong đó: m1 là khối lượng dao vòng và đất ẩm, g; m2 là khối lượng dao vòng, g; V là dung tích dao vòng (chính là thể tích của mẫu thí nghiệm), cm3 ; W0 là độ ẩm của đất, xác định được ở 4.1. H3. Trình tự thí nghiệm
  • 17. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 15 4.3. Tính hệ số rỗng ban đầu e0: 0 1s d e     Trong đó: s là khối lượng riêng của hạt đất, g/cm3 ; d là khối lượng riêng khô, xác định được ở 4.2. 4.4. Tính độ bão hòa nước ban đầu Sr: 0 0 s r W S e    4.5. Tính hệ số rỗng ei của mẫu đất sau khi lún ổn định dưới cấp áp lực nén Pi nào đó khi đất chưa bị làm ướt nước: 0 0 0 (1 ) i i h e e e h      Trong đó: e0 là hệ số rỗng ban đầu của mẫu đất thí nghiệm; h0 là chiều cao ban đầu của mẫu đất thí nghiệm, mm; hi là lượng lún ổn định tích lũy đã được hiệu chỉnh của mẫu đất ở độ ẩm tự nhiên hoặc chế bị, sau khi lún ổn định dưới cấp áp lực nén Pi đang xét, mm; 4.6. Tính hệ số rỗng ' ie của mẫu đất sau khi lún ổn định, đối với đất bị làm ướt nước dưới cấp áp lực được xác định hệ số lún ướt và dưới các cấp áp lực nén tiếp tục sau đó: 0 0 0 ' ' (1 ) i i h e e e h      Trong đó: hi' là lượng lún ổn định tích lũy đã được hiệu chỉnh của mẫu đất sau khi bị làm ướt nước dưới cấp áp lực được xác định hệ số lún ướt và dưới các cấp áp lực tiếp tục sau đó, mm; Các kí hiệu khác: như trên. 4.7. Tính hệ số lún ướt tương đối am của đất, dưới cấp áp lực nén được xét: 0 'i i m h h a h     Trong đó:
  • 18. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 16 hi là lượng lún ổn định tích lũy đã hiệu chỉnh của mẫu đất ở độ ẩm tự nhiêm hoặc chế bị, dưới cấp áp lực nén xác định hệ số lún ướt, mm; hi' là lượng lún ổn định tích lũy đã được hiệu chỉnh của mẫu đất thí nghiệm, sau khi đất bị làm ướt nước nhân tạo dưới áp lực nén đó được giữ nguyên, mm; Biểu thị trị số của hệ số lún ướt tương đối am chính xác đến 0,001. Nếu đất có hệ số lún ướt am ≥ 0,01, thì đất đó được coi là có tính lún ướt dưới tải trọng đang xét; 4.8. Vẽ biểu đồ nén lún ướt của đất: Biểu đồ quan hệ giữa hệ số rỗng của đất (e) và áp lực nén lún (P) em là lượng giảm hệ số rỗng của đất khi bị làm ướt tại cấp áp lực nén đang xét. VI. Phương pháp thí nghiệm hai đường cong nén: 1. Nguyên tắc chung: Đối với mỗi mẫu đất nguyên trạng hoặc chế bị, phải chuẩn bị đồng thời hai mẫu thí nghiệm đảm bảo có thành phần, kết cấu và độ ẩm như nhau. Áp dụng phương pháp nén lún ổn định để thí nghiệm mẫu; trong đó, một mẫu được thí nghiệm với đất ở độ ẩm ban đầu (tự nhiên hoặc chế bị), còn mẫu thứ hai thì thí nghiệm với đất đã được làm bão hòa nước hoàn toàn. Cả hai mẫu thí nghiệm đều được nén lún với cùng các cấp áp lực thẳng đứng có trị số lần lượt thường là 50; 100; 200; 300 và 400 KPa. Biểu diễn hai đường cong nén lún của đất (đường cong nén lún của đất ở độ ẩm tự nhiên hoặc chế bị và đường cong nén lún của đất đã bão hòa nước) trên cùng một biểu đồ. 2. Dụng cụ, thiết bị: (tương tự V.2) 3. Trình tự thí nghiệm: 3.1. Đối với mẫu đất được chuẩn bị có độ ẩm tự nhiên hoặc chế bị theo yêu cầu, trình tự các bước thí nghiệm như sau: Lắp ráp mẫu đất thí nghiệm vào thiết bị thí nghiệm nén lún, theo như đã nêu từ V.3.1 đến V.3.3;
  • 19. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 17 Tiến hành thí nghiệm nén mẫu và quan trắc lún, từ cấp áp lực đầu tiên cho đến cấp áp lực cuối cùng, theo như nêu trong V.3.4. 3.2. Đối với mẫu đất được chuẩn bị có độ ẩm tự nhiên hoặc chế bị theo yêu cầu, nhưng sau đó đã được làm bão hòa nước hoàn toàn trước khi thí nghiệm, trình tự các bước thí nghiệm theo như nêu trong V.3.1 đến V.3.4. Chú thích: Sau khi chất tải cấp áp lực thứ nhất, thì chế nước vào hộp chứa mẫu cho đến gần ngang với bề mặt mẫu đất. 4. Tính toán kết quả thí nghiệm: Trình tự và các bước tính toán tương tự như đã nêu ở V.4 Lưu ý: hi' là lượng lún ổn định tích lũy của mẫu đất thí nghiệm ở độ ẩm bão hòa, dưới áp lực nén Pi, mm; hi là lượng lún ổn định tích lũy của mẫu đất thí nghiệm ở độ ẩm tự nhiên hoặc chế bị, cũng dưới áp lực nén Pi đang xét, mm; h0 là chiều cao ban đầu của mẫu đất thí nghiệm, mm; 0 'i i mi h h a h     Biểu thị trị số của ami chính xác đến 0,001. Nếu đất có trị số ami ≥ 0,01 bắt đầu ở cấp áp lực nào, thì được coi là đất có tính lún ướt từ cấp áp lực đó trở đi. Biểu đồ quan hệ giữa hệ số rỗng của đất (e) và áp lực nén lún (P) em là lượng giảm hệ số rỗng của đất khi bị làm ướt tại cấp áp lực nén đang xét.
  • 20. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm xác định tính lún ướt của đất Trang 18 KẾT LUẬN Đất có tính lún ướt là loại đất không thuận lợi về mặt xây dựng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phải xây dựng trên nền đất lún ướt, để đảm bảo độ bền, độ ổn định và sự thuận tiện về mặt khai thác nhà và công trình xây dựng trên đất lún ướt cần áp dụng các biện pháp sau: 1. Ngăn ngừa đất lún uớt khỏi bị tẩm ướt: san sửa khu đất xây dựng, làm rãnh thu và rãnh tháo để thoát nước mưa và nước tuyết tan khỏi khu đất đó. Mục đích chính của biện pháp này là thoát nhanh chóng nước mặt ra khỏi diện tích xây dựng, không cho nước tập trung lại ở đây và bảo vệ cho khu đất khỏi bị nước tuôn từ các yếu tố địa hình cao hơn. 2. Dùng móng sâu cắt qua đất lún ướt: Làm lớp mặt cách li xung quanh cũng như bên trong nhà và công trình, ở đáy và mái dốc của rãnh, kênh, bể lắng và những công trình khác, để đề phòng nước mặt và nước sản xuất thấm vào tầng đất lún ướt, tẩm ướt đất lún ướt ở nền nhà và công trình cũng như ở phạm vi tiếp cận. 3. Loại trừ tính chất lún ướt của đất lún ướt: Đặt hệ thông ống dẫn nước, dẫn hơi; thoát nước và các dạng khác của công trình vận hành nước trong các máng (vỏ) cách nước đế tránh hiện tượng rò rỉ nước và làm ẩm ướt đất lún ướt trong phạm vi có công trình; 4. Dùng các kết cấu nhà và công trình ít nhạy với lún ướt chênh lệch: Bố trí nhà, công trình và đường ống ngầm như thế nào, để nếu nước có rò ra cũng không có ảnh hưởng gì đến độ ổn định của các công trình bên cạnh. Ở đây cần chú ý đặc biệt đến việc bố trí những nhà và công trình liên quan với quá trình công nghệ có sử dụng nước.
  • 21. Địa chất công trình nâng cao GVHD: TS. Bùi Trường Sơn Trang 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Trường Sơn, Địa chất công trình, NXB ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, 2013. [2] TCVN 8719 : 2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi – Phương pháp xác định các đặc trưng trương nở của đất trong phòng thí nghiệm. [3] TCVN 8722 : 2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi – Phương pháp xác định các đặc trưng lún ướt của đất trong phòng thí nghiệm. [4] Trần Thị Thanh, LATS Những nguyên lý sử dụng loại sét có tính trương nở - co ngót vào công trình đắp đập trong điều kiện nhiệt đới ẩm Việt Nam, 1998.