SlideShare a Scribd company logo
1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. ĐỀ TÀI:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP CHUẨN BỊ TÂM THẾ CHO TRẺ VÀO LỚP 1
Người viết: Nguyễn Thị Lợi
Đơn vị: Trường Mẫu giáo Đại Hưng
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Quả đúng vậy trẻ em trông như một búp non nếu được chăm sóc chu đáo thì
chắc chắn chồi non sẽ phát triển tốt. Cũng như con người nếu được chăm sóc có sự
đầu tư ngay từ nhỏ thì trẻ sẽ dần dần lớn lên và phát triển toàn diện cả về “đức, trí,
lao, thể, mỹ”.
Với lứa tuổi Mầm non, đối với trẻ mẫu giáo lớn sắp bước vào lớp 1, chuẩn
bị bước sang một bước ngoặc vô cùng quan trọng đối với trẻ, vì trẻ đang sống
trong một môi trường được sự chăm lo chu đáo của các cô giáo Mầm non giống
như người mẹ thứ hai. Chuyển sang giai đoạn hoàn toàn mới một cách đột ngột trẻ
sẽ khó thích nghi. Vì thế cô giáo Mầm non phải tạo cho trẻ một tâm thế vững vàng
để trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1 một cách thoải mái và tự tin, nhằm giúp trẻ tiếp thu
kiến thức tốt ở bậc tiểu học.
Chính vì lý do ấy tôi đã chọn đề tài: “Một vài biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ
vào lớp 1”. Trong những năm được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn tôi đã nghiên
cứu, tìm hiểu từ đó tôi rút ra một số biện pháp cụ thể để áp dụng vào thực tế lớp
mình nhằm giúp trẻ có một tâm thế vững vàng bước vào lớp 1. Trẻ cần được chuẩn
bị tâm lý sẵn sàng đi học hay còn gọi là “độ chín mùi” một cách hoàn thiện nhất.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong mỗi giai đoạn phát triển trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng Việc
chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là một sự chuyển biến mang tính nhảy
vọt có sự biến đổi cả về chất và lượng. Sự phát triển ở một giai đoạn nhất định vừa
là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn
tiếp theo. Nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn này cũng chính là sự chuẩn bị tốt
cho giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng dễ dàng thích nghi
được vào bước ngoặc này là một sự kiện quan trọng khiến các bậc cha mẹ và các
nhà giáo dục cần phải quan tâm. Một mặc là để giúp trẻ hoàn thiện những thành
tựu trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặc khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện
để thích nghi với cuộc sống ở trường phổ thông với hoạt động chủ đạo là hoạt động
học tập.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Rất nhiều phụ huynh lo lắng là thế nào để cháu vào lớp 1 học được vì cháu
còn khờ và chưa biết gì cả. Nhìn kết quả hiện tại của trẻ nhiều phụ huynh và bản
thân tôi cũng luôn trăn trở: Làm thế nào để trang bị cho tất cả các cháu một tâm thế
vững vàng khi bước vào lớp 1.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên ngay từ đầu năm học tôi
đã tìm ra một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Sẽ gặp những thuận
2
lợi và khó khăn:
1. Thuận lợi:
- Phòng học rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ
chơi tương đối đầy đủ.
- Được ban giám hiệu giúp đỡ, tạo điều kiện dự giờ, học hỏi ở các trường
bạn để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và đầu tư cho các hoạt động ở lớp được
phong phú hơn.
2. Khó khăn:
- Nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ trong lớp còn rụt rè, nhút
nhát, chưa mạnh dạn trong giao tiếp.
- Phụ huynh đa số mong trẻ viết được, đọc được để phụ huynh an tâm vì
luôn nghĩ đọc được, viết tốt thì mới vào lớp 1 học tốt được.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
“Một vài biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1”
Việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 giúp trẻ có kiến thức phổ thông để
vào lớp 1 không chỉ yêu cầu trẻ nhận biết thành thạo 29 chữ cái, đếm thành thạo
trong phạm vi 10 mà quan trọng hơn cả là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Chuẩn bị
tâm thế cho trẻ vào lớp 1, cần hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng
tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần
thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn,
đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
1. Chuẩn bị về thể lực:
Điều kiện vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của người học
sinh là thể lực. Thể lực phát triển tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những tư chất,
những yếu tố sinh học với tư cách là tiền đề vật chất của sự phát triển nhân cách có
cơ hội phát huy tác dụng. Trẻ có thể lực tốt, khỏe mạnh, tăng cân đều. da dẻ hồng
hào… tất cả các yếu tố này giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và
vui chơi đạt kết quả tốt nhất.
Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng
phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về chất cụ thể là
năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh,
cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tinh nhạy của các giác quan…Để có được các
phẩm chất đó, cô giáo cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện
tập…cho trẻ một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian cũng như phù hợp với
đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ.
Giáo viên thực hiện đúng chế độ sinh hoạt trong một ngày từ đón trẻ đến trả
trẻ: Thường xuyên tổ chức cho trẻ tập thể dục buổi sáng, tập đúng, đủ các động tác.
Cho trẻ hoạt động ngoài trời: giáo viên cần tổ chức một cách khoa học nội dung bám
sát theo từng chủ đề, cho trẻ chơi các trò chơi vận động thay đổi phù hợp độ tuổi, phù
hợp chủ đề đang thực hiện. Tổ chức tốt các hoạt động chơi và hoạt động học, cho trẻ
ngủ đúng giờ, ngủ sâu và đủ giấc.
Quan tâm đến những trẻ khó ngủ, hay nói chuyện trong giờ ngủ…
Ví dụ: Lớp tôi có cháu Minh, cháu Lâm rất khó ngủ, ở nhà phụ huynh bảo
3
cháu không bao giờ ngủ trưa đã là thói quen của cháu rồi. Đến lớp giờ ngủ cháu
hay trằn trọc, lăn qua lăn lại không ngủ, tôi luôn quan tâm, đến gần nằm cạnh
trẻ vỗ về xoa mông cháu như vậy cháu sẽ ngủ ngay, làm vài ngày như vậy trẻ sẽ
có thói quen ngủ trưa rất tốt, phụ huynh rất hài lòng.
Khuyến khích, động viên trẻ tự xúc ăn, ăn hết xuất, ăn không quá lâu. Những trẻ
ăn quá chậm tôi có biện pháp động viên trẻ như: tuyên dương vào cuối ngày nếu
ngày đó trẻ ăn có nhanh hơn một chút, hoặc con ăn nhanh chiều cô cho cắm cờ,
hoa bé ngoan. Mọi lúc mọi nơi tôi đều khuyến khích trẻ: con ăn nhiều sẽ có một
cơ thể khỏe mạnh, thông minh học giỏi. Đặc biệt chú ý tư thế ngồi học của trẻ.
Cần chú ý quan tâm đến những cháu ít vận động, chưa tham gia tích cực vào
hoạt động.
Ví dụ: Lớp tôi đầu năm có một số cháu: Quốc, Vân, Linh giờ học, giờ chơi đều
rất thụ động, ngồi yên một chỗ, bạn rủ cũng không chơi. Tôi thấy vậy liền rủ 3
cháu cùng chơi với cô, hướng dẫn trẻ chơi, khuyến khích động viên từng trẻ, rồi
rủ vài cháu khác cùng vào chơi. Sau vài lần như vậy cảm thấy cháu rất thích
chơi, vui vẻ, tích cực, tính thụ động của trẻ đã biến mất từ lúc nào không biết.
Tôi thấy rằng: Làm được tất cả các điều trên là ta đã chuẩn bị cho trẻ tốt về mặt
thể lực. Trẻ được vận động hợp lý, ăn ngủ tốt sẽ có một thể lực tốt, trẻ khỏe
mạnh, tăng cân đều, vận động tốt, ít ốm đau sẽ hạn chế được các bệnh truyền
nhiễm và đặc biệt quan trọng là trẻ sẽ có một tinh thần tốt, rất tích cực tham gia
vào các hoạt động mà cô giáo tổ chức. Có như vậy thì mới trang bị cho các cháu
có một thể lực tốt để bước vào lớp 1.
2. Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ:
Như chúng ta đều biết, để làm tiền đề cho trẻ mẫu giáo lớn bước vào lớp một
một cách tốt nhất không thể không chuẩn bị tốt cho trẻ về tri thức. Bởi tri thức là
vô cùng quan trọng và cần thiết cho trẻ. Trẻ có một trí tuệ tốt, trẻ thông minh
nhanh trí, nắm bắt được những kiến thức do cô giáo truyền đạt ở lứa tuổi mẫu giáo
sẽ rất thuận lợi cho trẻ bước vào lớp 1. Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ta phải đáp
ứng được nhu cầu nhận thức của trẻ ở lứa tuổi này. Điều này được thực hiện thông
qua các hoạt động học và hoạt động chơi ở trẻ.
Thông qua hoạt động khám phá khoa học dạy trẻ biết các bộ phận của cơ thể
người, tìm hiểu về động vật thực vật, một số hiện tượng tự nhiên. Khám phá về xã
hội: tìm hiểu về bản thân, gia đình, họ hàng cộng đồng, tìm hiểu về trường lớp
mầm non, tiểu học, một số nghề phổ biến trong xã hội, các danh lam thắng cảnh và
các ngày hội, ngày lễ…Các kiến thức đó được trải dài trong 10 chủ đề trong năm.
Rèn luyện các thao tác trí tuệ, kích thích những hứng thú đối với hoạt động trí
óc như ham hiểu biết, kích thích khám phá những điều mới lạ…gợi mở, khuyến khích
trẻ quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh. Biết phát hiện, so sánh các đặc điểm riêng
biệt của các sự vật hiện tượng (các con vật, cỏ cây, hoa lá, hiện tượng thời tiết…) biết
phán đoán, suy luận qua nhiều câu đố, trò chơi, chuyện kể…giúp trẻ hiểu biết thêm
thế giới xung quanh. Rèn luyện sự tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định, linh hoạt
trong việc sử dụng các thao tác trí tuệ, kích thích trẻ năng động, sáng tạo, ham tìm tòi
khám phá.
Khả năng định hướng trong không gian và thời gian cũng là một biểu hiện của
sự phát triển trí tuệ. Việc xác định được vị trí không gian, thời gian của các sự vật
4
hiện tượng: mình đang ở đâu, vật ở trên dưới, trước sau, phải trái …mình đang ở thời
điểm nào của thời gian: sáng, trưa, chiều, tối bây giờ là mùa đông hay mùa thu, mùa
xuân hay mùa hè…Biết ước tính quá khứ, hiện tại và tương lai tức là biết được “bây
giờ”, “lát nữa”, “hôm qua”, “ngày mai” “năm ngoái”, “năm nay” “sang năm”…dạy
trẻ nhận biết đếm thành thạo đến 10, biết so sánh, thêm bớt tạo nhóm có số lượng 10,
phân chia 10 đối tượng thành 2 nhóm và biết kết quả các nhóm. Nhận biết các chữ số
1-10 và các số liền trước, liền sau, cung cấp cho trẻ biết số chẵn, số lẻ… được thể hiện
trong hoạt động làm quen với toán. Nhận biết và phát âm thành thạo 29 chữ cái, nhận
biết các chữ cái có trong từ, cụm từ, nhận biết các chữ cái thông qua trò chơi… thông
qua hoạt động làm quen với chữ cái. Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện dành cho
lứa tuổi. biết đánh giá các nhân vật trong chuyện… thông qua hoạt động làm quen văn
học. Đó là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập cũng như tham
gia vào các hoạt động khác ở trường phổ thông.
Môi trường trang trí cũng rất quan trọng, góp phần giúp trẻ phát triển trí tuệ thông qua
hoạt động chơi, học cùng cô, bạn.
Ở lớp tôi có trang trí góc “Bé vui học toán” ở đó những đồ vật, con vật theo chủ đề, có số
lượng thay đổi theo chương trình trẻ đang học. đặc biệt ở góc này tôi và trẻ cùng thực
hiện, giống như trẻ đang chơi mà lại học. Hoạt động này trẻ vô cùng thích và đây là một
góc mở của lớp tôi.
Ví dụ: Tuần này trẻ học làm quen với toán đề tài: “Một tuần của bé” sau giờ học tôi cùng
trẻ thực hiện góc này: cùng trẻ gắn thứ tự các ngày trong tuần : Thứ hai- thứ ba…chủ
nhật. Hoặc tuần này cháu học “Bé đếm đến 9”, lớp đang thực hiện chủ đề “Động vật” tôi
cùng các cháu thực hiện: Cùng dán con vật có số lượng 8, 9 và cùng tìm chữ số tương
ứng.
Tôi luôn tổ chức chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ đúng thời gian biểu, không bao giờ
cắt xắn. Tổ chức các hoạt động một cách khoa học, có hiệu quả, thường xuyên sử dụng
câu hỏi mở để phát triển tư duy cho trẻ.
Ví dụ: Giờ học làm quen văn học: Câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn”
Ngoài câu hỏi đàm thoại theo nội dung câu chuyện tôi còn hỏi thêm:
+Nếu cháu là Thỏ em cháu sẽ làm gì khi gặp Sóc và Nhím ?.
+Qua câu chuyện cháu học được gì ở Thỏ anh ?....
Hoặc giờ học: Khám phá khoa học: “Nước đối với đời sống con người”
Tôi hỏi thêm:
+Con làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
+Hàng ngày con tiết kiệm nước bằng cách nào ?..
Cung cấp kiến thức cho trẻ thông qua hoạt động học là chính ngoài ra còn cung cấp,
nhắc nhở thường xuyên cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi để trang bị kiến thức và hình thành
thói quen cho trẻ.
3. Chuẩn bị về tình cảm xã hội:
Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ, ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép,
kính trọng người lớn, đoàn kết thân ái với bạn bè, thông cảm thương xót những
người bất hạnh. Biết được vị trí của mình trong gia đình và trong xã hội (là con ai,
cháu ai, em hay anh chị của ai, là học sinh lớp nào…) và cách ứng xử phù hợp với
vai trò của mình. Giáo dục hành vi và qui tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia
đình, trường lớp, cộng đồng gần gũi…giáo dục trẻ biết quan tâm bảo vệ môi
5
trường. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện
tượng xung quanh…. Là sự chuẩn bị rất cần thiết để giúp trẻ thích nghi tốt với môi
trường học tập mới. Thông qua các hoạt động mang tính tập thể, trẻ làm quen dần
với sinh hoạt trong nhóm bạn bè, qua đó làm nảy nở trẻ những động cơ xã hội tốt
đẹp, hào hứng được đi học, được trở thành một người học sinh. Được trải nghiệm
những câu chuyện kể, các trò chơi, sử dụng những đồ dùng học tập của lớp một,
tham quan trường tiểu học..(chủ điểm trường tiểu học) giúp trẻ có những biểu
tượng chính xác về trường phổ thông về các mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô giáo
…Từ đó kích thích được sự háo hức đến trường học tập của trẻ Hình thành những
thói quen vệ sinh cá nhân, tính tự lập và khả năng tự phục vụ trong các công việc
sinh hoạt hàng ngày vừa sức cũng là một khía cạnh quan trọng cho trẻ trước khi
bước vào trường phổ thông.
Ví dụ: Tập trẻ có thói quen lao động tự phục vụ như: Tự rửa mặt, chải răng hàng
ngày, tự xếp bàn ghế giờ ăn, giờ học, nhặt rác trên sân trường, từ bê giường
ngủ…Khuyến khích trẻ làm những việc nhỏ giúp đỡ cô giáo như: Sắp xếp kệ đồ
chơi, quét lớp…
Ở lớp tôi có trang trí góc lễ giáo, ở đó có những hình ảnh đẹp mang tính giáo dục cao
như: Bé mời nước cho ông, bà, bé giúp đỡ ba mẹ, cụ già, biết vòng tay chào khách
đến nhà, biết nhận quà bằng hai tay…thông qua góc đó giáo dục trẻ biết kính trọng, lễ
phép với người lớn, giúp đỡ cụ già, em nhỏ, mọi người xung quanh…
Ví dụ: Vào buổi chiều tôi cùng trẻ về góc lễ giáo. Tôi hỏi trẻ qua hình ảnh:
+ Hình ảnh gì ? Con có nhận xét gì về hình ảnh này ?
+ Con đã làm được điều đó chưa?.
+ Con kể những việc tốt mà con đã làm ?.
Những hình ảnh tôi luôn thay đổi thường xuyên, hình ảnh đẹp mắt có sức hấp dẫn,
phù hợp độ tuổi đặc biệt phải có tính giáo dục cao.
Giáo dục tình cảm xã hội được tích hợp vào trong tất cả các hoạt động trong ngày
của trẻ, trong cả hoạt động học và chơi phù hợp chủ đề, đề tài đang thực hiện một
cách phong phú, hiệu quả.
Để chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tình cảm xã hội nghe thì như dễ mà mà lại rất
khó vì độ tuổi của trẻ chưa có thể nhận thức được vấn đề. Chính vì vậy giáo dục
cho trẻ thông qua hoạt động góc, mọi lúc, mọi nơi, qua các giờ nêu gương
…nhưng phải thường xuyên để hình thành kỹ năng, thói quen cho trẻ.
4. Chuẩn bị về ngôn ngữ:
Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ
và giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở trường phổ thông. Hình thành và
phát triển những kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng. Đó là nền
tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới. thông qua các
hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, qua các buổi tham quan, dạo chơi…cần
khuyến khích trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo, mở rộng vốn từ về thế
giới xung quanh. Tập cho trẻ biết diễn đạt những gì mình muốn nói một cách rõ
ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp. Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt
thì đồng thời các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác… của
trẻ cũng phát triển tốt.
6
Bên cạnh đó chuẩn bị cho việc đọc, viết: như cho trẻ tiếp xúc với chữ viết
trong môi trường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái, từ,
xem và nghe đọc các loại sách. Cho trẻ làm quen với cách đọc, hướng đọc, từ phải
sang trái, từ dòng trên xuống dòng dưới, đọc truyện qua các tranh vẽ, đọc phải diễn
cảm, các tranh vẽ phải đẹp và to, chữ viết rõ ràng.
Dạy trẻ làm quen chữ cái thông qua giờ học: Làm quen chữ cái, tôi tổ chức
giờ học không những đúng phương pháp mà còn phải phong phú qua các giờ học
làm quen, trò chơi với chữ cái… giúp trẻ nhận biết được 29 chữ cái trong bảng chữ
cái tiếng việt, nhận biết các chữ cái có trong từ, cụm từ. Cho trẻ làm quen với các
kiểu chữ in thường, viết thường, in hoa viết hoa để làm tiền đề cho việc bước vào
lớp một.
Không những trong giờ học làm quen với chữ cái mà thông qua các hoạt
động khác, mọi lúc mọi nơi ta cũng cần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Do vốn từ
của trẻ chưa phong phú, trẻ chưa có khả năng hiểu nghĩa của từ, khả năng tư duy
còn hạn chế… Vì vậy tôi cho rằng một trong những hướng thiết thực cần chuẩn bị
cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp một là rèn luyện cho trẻ kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời
câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. Tôi có thể rèn các kỹ năng trên thông qua giờ học: Làm
quen văn học, khám phá khoa học, làm quen với toán, trong các giờ chơi và mọi
lúc mọi nơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Ví dụ: Khi trẻ trả lời không trọn câu tôi sửa trẻ kịp thời, các giờ học luôn sử dụng
các câu hỏi mở như: Theo con thì phải làm gì ? Con nghĩ như thế nào về điều đó ?
Con có suy nghĩ gì qua câu chuyện vừa nghe ?...nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, trả
lời trọn câu, đủ ý giúp trẻ dần dần phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên, hiệu quả.
Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông giờ chơi ở các góc: Tôi thường xuyên tổ
chức cho trẻ chơi mỗi ngày ở các góc qua đó trẻ được trò chuyện, giao lưu cùng
bạn, được giải quyết các tình huống đơn giản.
Ví dụ: Trẻ chơi ở các góc phân vai, xây dựng nghệ thuật… trẻ biết thể hiện vai cô
bán hàng, người mua hàng như: Qủa cam này bao nhiêu tiền vậy chị ?. cám ơn chị
nhé…qua đó giúp trẻ biết đặt câu hỏi, trả lời trọn câu, đủ ý. Tôi luôn tham gia chơi
cùng trẻ để nhắc nhở, động viên trẻ, đồng thời đặt ra nhiều câu hỏi giúp trẻ trả lời
để làm giàu và phát triển vốn từ cho trẻ.
Môi trường trang trí chữ viết cũng góp phần giúp trẻ nhận biết và phát triển ngôn
ngữ.
Ví dụ: Trong lớp tôi trang trí môi trường chữ rất phong phú như các cụm từ: “Bé
làm đẹp môi trường, vui khúc đồng dao, bé cùng sáng tạo, bé học điều hay, bé vui
học toán, bé cao lớn mỗi ngày”… kèm theo hình ảnh phù hợp. Trong giờ học làm
quen chữ cái kết thúc giờ học cho trẻ tìm những chữ đã học xung quanh lớp hoặc
buổi chiều cho trẻ làm quen cụm từ, tìm chữ đã học rồi…Môi trường chữ cái trong
lớp vẫn có sự thay đổi theo hình ảnh từng chủ đề, thay đổi cụm từ trong lớp để tránh
nhàm chán và trẻ được làm quen nhiều cụm từ mới.
5. Chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết của hoạt động học tập và tinh thần:
Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập cần thiết như
giúp cho trẻ biết cách cầm bút, cách đặt vở trong giờ học vẽ, mở sách, vở trong các
lần học tập tô, làm quen với toán, tạo hình… , tư thế ngồi đúng trong khi ngồi học,
chơi. Giúp trẻ thích nghi với hoạt động học tập mới, tránh được những bỡ ngỡ ban
7
đầu dễ gây cho trẻ những cảm giác sợ sệt, thiếu tự tin. Để đạt được những hiệu quả
cần tạo điều kiện cho trẻ làm quen dần với môi trường học tập như: bố trí bàn ghế
cho trẻ ngồi học cung cấp và cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với sách, truyện, bút,
thước… hướng dẫn trẻ cách sử dụng các dụng cụ học tập đó như thế nào cho đúng
thông qua việc làm mẫu, quan sát và uốn nắn trực tiếp cho trẻ.
Ví dụ: Trong giờ học vẽ một số cháu hay nhìn gần, ngồi sai tư thế. Tôi luôn chú ý
và nhắc nhở thường xuyên, sửa ngay tư thế cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ
bằng cách: con ngồi đúng lớn lên sẽ có một thân hình đẹp, vẽ cũng sẽ rất đẹp, ngồi
sai tư thế sẽ bị gù lưng, cong vẹo cột sống, sẽ thành người xấu lắm.
Được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần đối với trẻ cũng rất quan trọng. Trẻ có
một tinh thần tốt, luôn luôn vui vẻ, thích thú trong mọi công việc, và đặc biệt là
luôn vươn tới, luôn mong mỏi mình sẽ được đi học lớp 1 đó là một điều rất tốt. Vì
vậy, tôi luôn động viên, khích lệ trẻ ngoan, biết vâng lời người lớn, hoàn thành các
nhiệm vụ được người lớn giao cho.
Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo trước khi vào lớp 1 được tiến hành thường xuyên,
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp thông qua các trò chơi hay các hoạt động
hấp dẫn mà trẻ yêu thích. Cần tránh nôn nóng, áp đặt ép buộc trẻ học trước những
gì trẻ em được tiếp thu một cách bài bản ở trường phổ thông sau này. Bởi dễ gây ra
cho trẻ những chán nản, chủ quan, chểnh mảng dần đến tiêu diệt hứng thú học tập
ngay từ những buổi học ban đầu và gây ra không ít những khó khăn cho giáo viên
tiểu học trong việc khắc phục, uốn nắn những hậu quả sai lầm mà trẻ đã mắc phải.
Trong giờ ăn, giờ chơi giáo viên tập cho trẻ biết sử dụng những đồ dùng một
cách gọn gàng, khéo léo. Các nhà khoa học đã từng khẳng định: “Những vận động
bằng tay của trẻ càng khéo léo, càng phong phú bao nhiêu càng dễ hình thành các
thao tác trí tuệ bấy nhiêu.”
6. Thực hiện tốt các chỉ số trong bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi:
Như chúng ta đã biết: Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi nhằm hỗ trợ thực
hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo
dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em 5 tuổi vào lớp 1.
Vào đầu năm học tôi căn cử 120 chỉ số trong bộ chuẩn để xác định mục
tiêu giáo dục năm học. Từ mục tiêu năm, tôi phân bổ vào mục tiêu chủ đề, tuần cho
phù hợp. Có những chỉ số tôi lấy làm đề tài của bài dạy, có những chỉ số nhắc nhở,
hướng dẫn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để giáo dục trẻ. Các chỉ số được nhắc đến trong
10 chủ đề và thực hiện có hiệu quả từng chỉ số, nếu chỉ số nào trẻ thực hiện còn
thấp so với yêu cầu tôi đưa vào chủ đề tiếp theo để giúp trẻ thực hiện tốt. Tôi quyết
tâm tổ chức thực hiện hết 120 chỉ số và có sự nhắc nhở thường xuyên, động viên
khuyến khích kịp thời của giáo viên.
Vào đầu năm họp phụ huynh tôi đã thông qua cho phụ huynh rõ mục đích
của bộ chuẩn đối với trẻ 5 tuổi và photo bộ chuẩn gồm 5 lĩnh vực và 120 chỉ số
cho mỗi phụ huynh nghiên cứu để cùng với giáo viên thực hiện bộ chuẩn đạt
hiệu quả hơn.
Tôi nghĩ nếu chúng ta thực hiện đầy đủ các chỉ số trong bộ chuẩn và thực
hiện có hiệu quả thì ta đã chuẩn bị đầy đủ cho trẻ cả 5 lĩnh vực: thể chất, nhận
thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội đó là một tâm thế rất vững chắc cho trẻ
bước vào lớp một cách vững vàng và đầy tự tin.
8
7. Phối hợp với phụ huynh để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1:
Đa số phụ huynh đầu năm lớp mẫu giáo lớn đã nôn nóng cho con học chữ,
xin cô ra bài về nhà viết….Việc ép trẻ học quá sớm vô tình chúng ta làm mất đi sự
tập trung chú ý và hứng thú học tập của trẻ sau này, đồng thời làm giảm đi sự phát
triển của bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi mà ở lớp lớn trẻ phải hoàn thiện mới vững vàng
bước vào lớp 1. Mặc khác không ít phụ huynh lại phó mặc con mình cho trường
mầm non, không tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Dẫn đến hiệu quả chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không cao và khi vào lớp 1 trẻ rất bỡ
ngỡ. Vì vậy chúng ta cần phối hợp với phụ huynh để có sự thống nhất giáo dục trẻ
tốt hơn.
Việc phối hợp giữa gia đình với nhà trường là một việc làm hết sức thiết
thực giúp trẻ lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Ở nhà bé có ba mẹ, đến trường bé có cô,
nếu gia đình và nhà trường có sự phối hợp tốt sẽ giáo dục trẻ tốt hơn và duy trì
được thói quen tốt thường xuyên cho trẻ.
Thường xuyên tạo mối quan hệ gần gũi với phụ huynh, kết hợp cùng phụ
huynh để giáo dục con cái. Tôi tổ chức họp phụ huynh theo quí, 3 lần/ 1 năm: vào
đầu năm học, hết học kỳ 1 và cuối năm học. Vào đầu năm học họp phụ huynh mục
đích để phụ huynh biết được kết quả khảo khát đầu năm của trẻ, kết quả chiều cao
cân nặng của mỗi trẻ để phụ huynh có hướng kết hợp cùng nhà trường giáo dục trẻ.
Thông báo với phụ huynh về các chủ đề thực hiện trong năm, 120 chỉ số trong bộ
chuẩn để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc đến trường. Đến hết học kỳ
1 tổ chức họp phụ huynh lần 2 để phụ huynh biết được sự tiến bộ của trẻ sau một
học kỳ. Đến cuối năm tổ chức họp phụ huynh lần thứ 3 để phụ huynh thấy được
tầm quan trọng của trẻ khi được đến trường và phụ huynh sẽ biết được đến lúc này
trẻ đã có một tâm thế vững vàng để bước vào lớp một.
Tổ chức cân đo cho trẻ 3lần/ năm theo dõi kết quả trên biểu đồ và thông báo
kịp thời với nhà trường, phụ huynh những cháu suy dinh dưỡng, thấp còi để nhà
trường, phụ huynh có hướng bồi dưỡng thêm hoặc điều chỉnh khẩu phần ăn cho trẻ
lúc ở nhà.
Hàng ngày, đến giờ trả trẻ tôi luôn trao đổi với phụ huynh về tình hình của
cháu trong ngày: về sức khỏe, thói quen, ăn uống, để phụ huynh cùng với cô giáo
kịp thời có hướng giải quyết tốt.
Ở trước lớp tôi có góc phụ huynh, nhiều nội dung rất bổ ích: tuyên truyền
kiến thức về một số bệnh đang gặp, thông báo với phụ huynh những điều cần thiết,
thời gian biểu của tuần đang thực hiện. Buổi sáng phụ huynh đưa trẻ đến, buổi
chiều đón trẻ phụ huynh thường hay xem, qua đó phụ huynh có thêm một số kiến
thức, biết được tuần này, hôm nay con mình đang học gì để kết hợp cùng giáo viên
giáo dục trẻ tốt hơn.
Ví dụ: Đến trường cô luôn giáo dục trẻ có thói quen lễ phép với người lớn, đoàn
kết với bạn, ở lớp cô đã hình thành cho trẻ thói quen và kỹ năng đó nhưng nếu về
nhà phụ huynh ít quan tâm đến trẻ, trẻ nói thế nào cũng mặc kệ thì môi trường gia
đình sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến trẻ. Thói quen ở trường của trẻ sẽ dần mất đi đến
khi không còn tồn tại trong trẻ nữa. Còn nếu có sự phối hợp tốt với phụ huynh luôn
nhắc nhở, khen ngợi động viên trẻ thì sẽ phát huy hơn nữa. Trẻ
sẽ rất vui, chắc chắn sẽ duy trì và phát triển thói quen tốt cho trẻ.
9
Tôi nghĩ để giáo dục trẻ có hiệu quả tốt nhất thì phải có sự phối hợp chặt chẽ
giữa gia đình và nhà trường. Cha mẹ trẻ và cô giáo luôn có mối quan hệ thật gần
gũi. Làm thế nào để trong cảm nhận của trẻ luôn có:
“Cô và mẹ là hai cô giáo
Mẹ và cô đấy hai mẹ hiền”
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ những nổ lực cố gắng của bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào lớp mình.
Tôi thấy các cháu lớp tôi thực tế có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tốt. Kết
quả thể hiện như sau:
Những biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ Đầu năm Hiện nay
Trẻ tập trung chú ý, lắng nghe cô hướng dẫn.
Tinh thần thoải mái, không có biểu hiện bị gò bó.
Tham gia phát biểu bài.
Tích cực tham gia vào hoạt động.
Hợp tác sôi nổi cùng bạn khi tham gia chơi và học.
Trẻ chủ động giao lưu cùng cô và bạn.
Khả năng sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt sự hiểu
biết của mình.
Mạnh dạn trong giao tiếp với mọi người xung
quanh…
Trẻ hay đặt câu hỏi trong các hoạt động.
40%
45%
30%
40%
40%
30%
40%
45%
35%
85%
90%
80%
90%
85%
87%
85%
90%
90%
Đặc biệt các cháu rụt rè, nhút nhát đã trở nên tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp và
tham gia tích cực vào các hoạt động trong lớp. Vốn từ của trẻ ngày thêm phong
phú và trẻ có thể tự giải quyết một số tình huống đơn giản, phát huy óc sáng tạo
tưởng tượng của trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
VII. KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu lý luận công tác chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một và
thực tế, tôi thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ
thông, thấy được phải làm như thế nào để công tác chuẩn bị được tốt. Vừa phù hợp
với yêu cầu của ngành học đề ra, vừa phù hợp với tâm lý lứa tuổi, đồng thời cũng
thấy được chuẩn bị cho trẻ vào lớp một không phải là việc làm của riêng ai, của gia
đình nào mà của toàn xã hội. Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một cần chuẩn bị một
cách toàn diện, không coi trọng mặt nào, buông lỏng mặt nào. Vì chuẩn bị tâm thế
cho trẻ vào lớp một sẽ tạo tiền đề cho việc học tập sau này của trẻ.
Vậy nhiệm vụ của giáo viên là thực hiện tốt chế độ sinh hoạt một
ngày của trẻ: tổ chức một cách có đầu tư, khoa học. Chuẩn bị tốt cho trẻ cả về 5
lĩnh vực phát triển, chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết của hoạt động học và
giúp trẻ có một tinh thần tốt khi tham gia vào các hoạt động. Giáo viên không chỉ
là cô giáo mà còn là người bạn đồng hành, gần gũi, thân thiết với trẻ.
Nhận thức được điều đó tôi đã nghiên cứu và áp dụng trực tiếp vào lớp mình
đã đạt được hiệu quả cao. Nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ
cũng như trang bị một tâm thế vững vàng cho trẻ bước vào lớp một.
10
VIII. ĐỀ NGHỊ
Lãnh đạo cấp trên, nhà trường tạo điều kiện để có một môi trường phong
phú cho trẻ hoạt động.
Đại Hưng, ngày 2 tháng 03 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Lợi
Tải bản FULL (15 trang): https://bit.ly/3a2iCtU
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
11
IX. PHẦN PHỤ LỤC
Hình ảnh minh họa.
*Các hoạt động của trẻ:
Giờ ăn của bé Giờ ngủ của bé.
Bé chơi xây dựng. Bé đang ngồi học
Môi trường chữ trong lớp Góc bé vui học toán
4077370

More Related Content

What's hot

Tuyển Tập Tâm Lý Học Phạm Minh Hạc
Tuyển Tập Tâm Lý Học Phạm Minh HạcTuyển Tập Tâm Lý Học Phạm Minh Hạc
Tuyển Tập Tâm Lý Học Phạm Minh Hạc
nataliej4
 
200+ MẪU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HAY VÀ ẤN TƯỢNG NHẤT 2022
200+ MẪU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HAY VÀ ẤN TƯỢNG NHẤT 2022200+ MẪU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HAY VÀ ẤN TƯỢNG NHẤT 2022
200+ MẪU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HAY VÀ ẤN TƯỢNG NHẤT 2022
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
ducd2415
 
Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...
Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...
Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...
The Boss
 
Tài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý họcTài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý học
Điều Dưỡng
 
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thônĐề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
longvanhien
 
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAYLuận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Mẫu báo cáo tiến độ và tự đánh giá hoạt động nhóm
Mẫu báo cáo tiến độ và tự đánh giá hoạt động nhómMẫu báo cáo tiến độ và tự đánh giá hoạt động nhóm
Mẫu báo cáo tiến độ và tự đánh giá hoạt động nhóm
Vi Hà
 
Nhóm 3- Tưởng tượng ở HSTH.pptx
Nhóm 3- Tưởng tượng ở HSTH.pptxNhóm 3- Tưởng tượng ở HSTH.pptx
Nhóm 3- Tưởng tượng ở HSTH.pptx
ThnhNguyn140331
 
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHU
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHUHướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHU
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHU
Đại học Văn Hiến
 
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
nataliej4
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
nataliej4
 
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con ngườiQuan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người
Sayuri Huỳnh
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Võ Thùy Linh
 
Phương pháp học đại học
Phương pháp học đại họcPhương pháp học đại học
Phương pháp học đại học
University of Technology
 
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
nataliej4
 

What's hot (20)

Tuyển Tập Tâm Lý Học Phạm Minh Hạc
Tuyển Tập Tâm Lý Học Phạm Minh HạcTuyển Tập Tâm Lý Học Phạm Minh Hạc
Tuyển Tập Tâm Lý Học Phạm Minh Hạc
 
200+ MẪU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HAY VÀ ẤN TƯỢNG NHẤT 2022
200+ MẪU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HAY VÀ ẤN TƯỢNG NHẤT 2022200+ MẪU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HAY VÀ ẤN TƯỢNG NHẤT 2022
200+ MẪU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HAY VÀ ẤN TƯỢNG NHẤT 2022
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
 
Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...
Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...
Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...
 
Tài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý họcTài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý học
 
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thônĐề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
 
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAYLuận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
 
Mẫu báo cáo tiến độ và tự đánh giá hoạt động nhóm
Mẫu báo cáo tiến độ và tự đánh giá hoạt động nhómMẫu báo cáo tiến độ và tự đánh giá hoạt động nhóm
Mẫu báo cáo tiến độ và tự đánh giá hoạt động nhóm
 
Nhóm 3- Tưởng tượng ở HSTH.pptx
Nhóm 3- Tưởng tượng ở HSTH.pptxNhóm 3- Tưởng tượng ở HSTH.pptx
Nhóm 3- Tưởng tượng ở HSTH.pptx
 
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHU
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHUHướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHU
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHU
 
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
 
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
 
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con ngườiQuan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
 
Phương pháp học đại học
Phương pháp học đại họcPhương pháp học đại học
Phương pháp học đại học
 
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
 

Similar to Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1

Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bản
Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bảnTìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bản
Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bản
Nguyen Huong
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Học Tập Long An
 
Phuong phap nuoi day con cua nguoi nhat
Phuong phap nuoi day con cua nguoi nhatPhuong phap nuoi day con cua nguoi nhat
Phuong phap nuoi day con cua nguoi nhat
Lê Thế Hùng
 
Day con som
Day con somDay con som
Day con som
minh phuc
 
Đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi ấu nhi
Đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi ấu nhiĐặc điểm tâm lý ở lứa tuổi ấu nhi
Đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi ấu nhi
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Lê Cường
 
Skkntoan2013
Skkntoan2013Skkntoan2013
Skkntoan2013Anh Thu
 
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Trần Đức Anh
 
Thien tai-duoc-dao-luyen-nhu-the-nao
Thien tai-duoc-dao-luyen-nhu-the-naoThien tai-duoc-dao-luyen-nhu-the-nao
Thien tai-duoc-dao-luyen-nhu-the-nao
Hà Thu
 
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoiDay con kieu nhat giai doan 1 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoi
Anna Nguyen
 
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
NuioKila
 
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
NuioKila
 
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoiDay con kieu nhat giai doan 2 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoi
Anna Nguyen
 
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...
nataliej4
 
Noi sao-cho-tre-nghe-loi
Noi sao-cho-tre-nghe-loiNoi sao-cho-tre-nghe-loi
Noi sao-cho-tre-nghe-loi
Quang Đại Phạm
 
Nghe thuat-giao-duc-con-tu-0-9
Nghe thuat-giao-duc-con-tu-0-9Nghe thuat-giao-duc-con-tu-0-9
Nghe thuat-giao-duc-con-tu-0-9
Hà Thu
 
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
nataliej4
 
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-somTong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Hà Thu
 
VŨ VIỆT ANH - GIÁO DỤC TRẺ THÔNG MINH SỚM
VŨ VIỆT ANH - GIÁO DỤC TRẺ THÔNG MINH SỚMVŨ VIỆT ANH - GIÁO DỤC TRẺ THÔNG MINH SỚM
VŨ VIỆT ANH - GIÁO DỤC TRẺ THÔNG MINH SỚM
VU VIET ANH
 

Similar to Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1 (20)

Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bản
Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bảnTìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bản
Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bản
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
 
Phuong phap nuoi day con cua nguoi nhat
Phuong phap nuoi day con cua nguoi nhatPhuong phap nuoi day con cua nguoi nhat
Phuong phap nuoi day con cua nguoi nhat
 
Day con som
Day con somDay con som
Day con som
 
Đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi ấu nhi
Đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi ấu nhiĐặc điểm tâm lý ở lứa tuổi ấu nhi
Đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi ấu nhi
 
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
 
Skkntoan2013
Skkntoan2013Skkntoan2013
Skkntoan2013
 
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
 
Thien tai-duoc-dao-luyen-nhu-the-nao
Thien tai-duoc-dao-luyen-nhu-the-naoThien tai-duoc-dao-luyen-nhu-the-nao
Thien tai-duoc-dao-luyen-nhu-the-nao
 
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoiDay con kieu nhat giai doan 1 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoi
 
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
 
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
 
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoiDay con kieu nhat giai doan 2 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoi
 
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...
 
Noi sao-cho-tre-nghe-loi
Noi sao-cho-tre-nghe-loiNoi sao-cho-tre-nghe-loi
Noi sao-cho-tre-nghe-loi
 
Nghe thuat-giao-duc-con-tu-0-9
Nghe thuat-giao-duc-con-tu-0-9Nghe thuat-giao-duc-con-tu-0-9
Nghe thuat-giao-duc-con-tu-0-9
 
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
 
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-somTong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
 
VŨ VIỆT ANH - GIÁO DỤC TRẺ THÔNG MINH SỚM
VŨ VIỆT ANH - GIÁO DỤC TRẺ THÔNG MINH SỚMVŨ VIỆT ANH - GIÁO DỤC TRẺ THÔNG MINH SỚM
VŨ VIỆT ANH - GIÁO DỤC TRẺ THÔNG MINH SỚM
 
HđHđ
 

More from nataliej4

Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớiBài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớiBài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (18)

CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1

  • 1. 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. ĐỀ TÀI: MỘT VÀI BIỆN PHÁP CHUẨN BỊ TÂM THẾ CHO TRẺ VÀO LỚP 1 Người viết: Nguyễn Thị Lợi Đơn vị: Trường Mẫu giáo Đại Hưng II. ĐẶT VẤN ĐỀ: Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Quả đúng vậy trẻ em trông như một búp non nếu được chăm sóc chu đáo thì chắc chắn chồi non sẽ phát triển tốt. Cũng như con người nếu được chăm sóc có sự đầu tư ngay từ nhỏ thì trẻ sẽ dần dần lớn lên và phát triển toàn diện cả về “đức, trí, lao, thể, mỹ”. Với lứa tuổi Mầm non, đối với trẻ mẫu giáo lớn sắp bước vào lớp 1, chuẩn bị bước sang một bước ngoặc vô cùng quan trọng đối với trẻ, vì trẻ đang sống trong một môi trường được sự chăm lo chu đáo của các cô giáo Mầm non giống như người mẹ thứ hai. Chuyển sang giai đoạn hoàn toàn mới một cách đột ngột trẻ sẽ khó thích nghi. Vì thế cô giáo Mầm non phải tạo cho trẻ một tâm thế vững vàng để trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1 một cách thoải mái và tự tin, nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức tốt ở bậc tiểu học. Chính vì lý do ấy tôi đã chọn đề tài: “Một vài biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1”. Trong những năm được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu từ đó tôi rút ra một số biện pháp cụ thể để áp dụng vào thực tế lớp mình nhằm giúp trẻ có một tâm thế vững vàng bước vào lớp 1. Trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học hay còn gọi là “độ chín mùi” một cách hoàn thiện nhất. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong mỗi giai đoạn phát triển trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng Việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là một sự chuyển biến mang tính nhảy vọt có sự biến đổi cả về chất và lượng. Sự phát triển ở một giai đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn tiếp theo. Nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn này cũng chính là sự chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng dễ dàng thích nghi được vào bước ngoặc này là một sự kiện quan trọng khiến các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục cần phải quan tâm. Một mặc là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặc khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để thích nghi với cuộc sống ở trường phổ thông với hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN Rất nhiều phụ huynh lo lắng là thế nào để cháu vào lớp 1 học được vì cháu còn khờ và chưa biết gì cả. Nhìn kết quả hiện tại của trẻ nhiều phụ huynh và bản thân tôi cũng luôn trăn trở: Làm thế nào để trang bị cho tất cả các cháu một tâm thế vững vàng khi bước vào lớp 1. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên ngay từ đầu năm học tôi đã tìm ra một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Sẽ gặp những thuận
  • 2. 2 lợi và khó khăn: 1. Thuận lợi: - Phòng học rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ. - Được ban giám hiệu giúp đỡ, tạo điều kiện dự giờ, học hỏi ở các trường bạn để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và đầu tư cho các hoạt động ở lớp được phong phú hơn. 2. Khó khăn: - Nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ trong lớp còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong giao tiếp. - Phụ huynh đa số mong trẻ viết được, đọc được để phụ huynh an tâm vì luôn nghĩ đọc được, viết tốt thì mới vào lớp 1 học tốt được. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU “Một vài biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1” Việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 giúp trẻ có kiến thức phổ thông để vào lớp 1 không chỉ yêu cầu trẻ nhận biết thành thạo 29 chữ cái, đếm thành thạo trong phạm vi 10 mà quan trọng hơn cả là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, cần hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. 1. Chuẩn bị về thể lực: Điều kiện vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của người học sinh là thể lực. Thể lực phát triển tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những tư chất, những yếu tố sinh học với tư cách là tiền đề vật chất của sự phát triển nhân cách có cơ hội phát huy tác dụng. Trẻ có thể lực tốt, khỏe mạnh, tăng cân đều. da dẻ hồng hào… tất cả các yếu tố này giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi đạt kết quả tốt nhất. Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về chất cụ thể là năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tinh nhạy của các giác quan…Để có được các phẩm chất đó, cô giáo cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập…cho trẻ một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian cũng như phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ. Giáo viên thực hiện đúng chế độ sinh hoạt trong một ngày từ đón trẻ đến trả trẻ: Thường xuyên tổ chức cho trẻ tập thể dục buổi sáng, tập đúng, đủ các động tác. Cho trẻ hoạt động ngoài trời: giáo viên cần tổ chức một cách khoa học nội dung bám sát theo từng chủ đề, cho trẻ chơi các trò chơi vận động thay đổi phù hợp độ tuổi, phù hợp chủ đề đang thực hiện. Tổ chức tốt các hoạt động chơi và hoạt động học, cho trẻ ngủ đúng giờ, ngủ sâu và đủ giấc. Quan tâm đến những trẻ khó ngủ, hay nói chuyện trong giờ ngủ… Ví dụ: Lớp tôi có cháu Minh, cháu Lâm rất khó ngủ, ở nhà phụ huynh bảo
  • 3. 3 cháu không bao giờ ngủ trưa đã là thói quen của cháu rồi. Đến lớp giờ ngủ cháu hay trằn trọc, lăn qua lăn lại không ngủ, tôi luôn quan tâm, đến gần nằm cạnh trẻ vỗ về xoa mông cháu như vậy cháu sẽ ngủ ngay, làm vài ngày như vậy trẻ sẽ có thói quen ngủ trưa rất tốt, phụ huynh rất hài lòng. Khuyến khích, động viên trẻ tự xúc ăn, ăn hết xuất, ăn không quá lâu. Những trẻ ăn quá chậm tôi có biện pháp động viên trẻ như: tuyên dương vào cuối ngày nếu ngày đó trẻ ăn có nhanh hơn một chút, hoặc con ăn nhanh chiều cô cho cắm cờ, hoa bé ngoan. Mọi lúc mọi nơi tôi đều khuyến khích trẻ: con ăn nhiều sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, thông minh học giỏi. Đặc biệt chú ý tư thế ngồi học của trẻ. Cần chú ý quan tâm đến những cháu ít vận động, chưa tham gia tích cực vào hoạt động. Ví dụ: Lớp tôi đầu năm có một số cháu: Quốc, Vân, Linh giờ học, giờ chơi đều rất thụ động, ngồi yên một chỗ, bạn rủ cũng không chơi. Tôi thấy vậy liền rủ 3 cháu cùng chơi với cô, hướng dẫn trẻ chơi, khuyến khích động viên từng trẻ, rồi rủ vài cháu khác cùng vào chơi. Sau vài lần như vậy cảm thấy cháu rất thích chơi, vui vẻ, tích cực, tính thụ động của trẻ đã biến mất từ lúc nào không biết. Tôi thấy rằng: Làm được tất cả các điều trên là ta đã chuẩn bị cho trẻ tốt về mặt thể lực. Trẻ được vận động hợp lý, ăn ngủ tốt sẽ có một thể lực tốt, trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, vận động tốt, ít ốm đau sẽ hạn chế được các bệnh truyền nhiễm và đặc biệt quan trọng là trẻ sẽ có một tinh thần tốt, rất tích cực tham gia vào các hoạt động mà cô giáo tổ chức. Có như vậy thì mới trang bị cho các cháu có một thể lực tốt để bước vào lớp 1. 2. Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ: Như chúng ta đều biết, để làm tiền đề cho trẻ mẫu giáo lớn bước vào lớp một một cách tốt nhất không thể không chuẩn bị tốt cho trẻ về tri thức. Bởi tri thức là vô cùng quan trọng và cần thiết cho trẻ. Trẻ có một trí tuệ tốt, trẻ thông minh nhanh trí, nắm bắt được những kiến thức do cô giáo truyền đạt ở lứa tuổi mẫu giáo sẽ rất thuận lợi cho trẻ bước vào lớp 1. Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ta phải đáp ứng được nhu cầu nhận thức của trẻ ở lứa tuổi này. Điều này được thực hiện thông qua các hoạt động học và hoạt động chơi ở trẻ. Thông qua hoạt động khám phá khoa học dạy trẻ biết các bộ phận của cơ thể người, tìm hiểu về động vật thực vật, một số hiện tượng tự nhiên. Khám phá về xã hội: tìm hiểu về bản thân, gia đình, họ hàng cộng đồng, tìm hiểu về trường lớp mầm non, tiểu học, một số nghề phổ biến trong xã hội, các danh lam thắng cảnh và các ngày hội, ngày lễ…Các kiến thức đó được trải dài trong 10 chủ đề trong năm. Rèn luyện các thao tác trí tuệ, kích thích những hứng thú đối với hoạt động trí óc như ham hiểu biết, kích thích khám phá những điều mới lạ…gợi mở, khuyến khích trẻ quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh. Biết phát hiện, so sánh các đặc điểm riêng biệt của các sự vật hiện tượng (các con vật, cỏ cây, hoa lá, hiện tượng thời tiết…) biết phán đoán, suy luận qua nhiều câu đố, trò chơi, chuyện kể…giúp trẻ hiểu biết thêm thế giới xung quanh. Rèn luyện sự tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định, linh hoạt trong việc sử dụng các thao tác trí tuệ, kích thích trẻ năng động, sáng tạo, ham tìm tòi khám phá. Khả năng định hướng trong không gian và thời gian cũng là một biểu hiện của sự phát triển trí tuệ. Việc xác định được vị trí không gian, thời gian của các sự vật
  • 4. 4 hiện tượng: mình đang ở đâu, vật ở trên dưới, trước sau, phải trái …mình đang ở thời điểm nào của thời gian: sáng, trưa, chiều, tối bây giờ là mùa đông hay mùa thu, mùa xuân hay mùa hè…Biết ước tính quá khứ, hiện tại và tương lai tức là biết được “bây giờ”, “lát nữa”, “hôm qua”, “ngày mai” “năm ngoái”, “năm nay” “sang năm”…dạy trẻ nhận biết đếm thành thạo đến 10, biết so sánh, thêm bớt tạo nhóm có số lượng 10, phân chia 10 đối tượng thành 2 nhóm và biết kết quả các nhóm. Nhận biết các chữ số 1-10 và các số liền trước, liền sau, cung cấp cho trẻ biết số chẵn, số lẻ… được thể hiện trong hoạt động làm quen với toán. Nhận biết và phát âm thành thạo 29 chữ cái, nhận biết các chữ cái có trong từ, cụm từ, nhận biết các chữ cái thông qua trò chơi… thông qua hoạt động làm quen với chữ cái. Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện dành cho lứa tuổi. biết đánh giá các nhân vật trong chuyện… thông qua hoạt động làm quen văn học. Đó là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập cũng như tham gia vào các hoạt động khác ở trường phổ thông. Môi trường trang trí cũng rất quan trọng, góp phần giúp trẻ phát triển trí tuệ thông qua hoạt động chơi, học cùng cô, bạn. Ở lớp tôi có trang trí góc “Bé vui học toán” ở đó những đồ vật, con vật theo chủ đề, có số lượng thay đổi theo chương trình trẻ đang học. đặc biệt ở góc này tôi và trẻ cùng thực hiện, giống như trẻ đang chơi mà lại học. Hoạt động này trẻ vô cùng thích và đây là một góc mở của lớp tôi. Ví dụ: Tuần này trẻ học làm quen với toán đề tài: “Một tuần của bé” sau giờ học tôi cùng trẻ thực hiện góc này: cùng trẻ gắn thứ tự các ngày trong tuần : Thứ hai- thứ ba…chủ nhật. Hoặc tuần này cháu học “Bé đếm đến 9”, lớp đang thực hiện chủ đề “Động vật” tôi cùng các cháu thực hiện: Cùng dán con vật có số lượng 8, 9 và cùng tìm chữ số tương ứng. Tôi luôn tổ chức chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ đúng thời gian biểu, không bao giờ cắt xắn. Tổ chức các hoạt động một cách khoa học, có hiệu quả, thường xuyên sử dụng câu hỏi mở để phát triển tư duy cho trẻ. Ví dụ: Giờ học làm quen văn học: Câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn” Ngoài câu hỏi đàm thoại theo nội dung câu chuyện tôi còn hỏi thêm: +Nếu cháu là Thỏ em cháu sẽ làm gì khi gặp Sóc và Nhím ?. +Qua câu chuyện cháu học được gì ở Thỏ anh ?.... Hoặc giờ học: Khám phá khoa học: “Nước đối với đời sống con người” Tôi hỏi thêm: +Con làm gì để bảo vệ nguồn nước ? +Hàng ngày con tiết kiệm nước bằng cách nào ?.. Cung cấp kiến thức cho trẻ thông qua hoạt động học là chính ngoài ra còn cung cấp, nhắc nhở thường xuyên cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi để trang bị kiến thức và hình thành thói quen cho trẻ. 3. Chuẩn bị về tình cảm xã hội: Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ, ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép, kính trọng người lớn, đoàn kết thân ái với bạn bè, thông cảm thương xót những người bất hạnh. Biết được vị trí của mình trong gia đình và trong xã hội (là con ai, cháu ai, em hay anh chị của ai, là học sinh lớp nào…) và cách ứng xử phù hợp với vai trò của mình. Giáo dục hành vi và qui tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp, cộng đồng gần gũi…giáo dục trẻ biết quan tâm bảo vệ môi
  • 5. 5 trường. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh…. Là sự chuẩn bị rất cần thiết để giúp trẻ thích nghi tốt với môi trường học tập mới. Thông qua các hoạt động mang tính tập thể, trẻ làm quen dần với sinh hoạt trong nhóm bạn bè, qua đó làm nảy nở trẻ những động cơ xã hội tốt đẹp, hào hứng được đi học, được trở thành một người học sinh. Được trải nghiệm những câu chuyện kể, các trò chơi, sử dụng những đồ dùng học tập của lớp một, tham quan trường tiểu học..(chủ điểm trường tiểu học) giúp trẻ có những biểu tượng chính xác về trường phổ thông về các mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô giáo …Từ đó kích thích được sự háo hức đến trường học tập của trẻ Hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân, tính tự lập và khả năng tự phục vụ trong các công việc sinh hoạt hàng ngày vừa sức cũng là một khía cạnh quan trọng cho trẻ trước khi bước vào trường phổ thông. Ví dụ: Tập trẻ có thói quen lao động tự phục vụ như: Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày, tự xếp bàn ghế giờ ăn, giờ học, nhặt rác trên sân trường, từ bê giường ngủ…Khuyến khích trẻ làm những việc nhỏ giúp đỡ cô giáo như: Sắp xếp kệ đồ chơi, quét lớp… Ở lớp tôi có trang trí góc lễ giáo, ở đó có những hình ảnh đẹp mang tính giáo dục cao như: Bé mời nước cho ông, bà, bé giúp đỡ ba mẹ, cụ già, biết vòng tay chào khách đến nhà, biết nhận quà bằng hai tay…thông qua góc đó giáo dục trẻ biết kính trọng, lễ phép với người lớn, giúp đỡ cụ già, em nhỏ, mọi người xung quanh… Ví dụ: Vào buổi chiều tôi cùng trẻ về góc lễ giáo. Tôi hỏi trẻ qua hình ảnh: + Hình ảnh gì ? Con có nhận xét gì về hình ảnh này ? + Con đã làm được điều đó chưa?. + Con kể những việc tốt mà con đã làm ?. Những hình ảnh tôi luôn thay đổi thường xuyên, hình ảnh đẹp mắt có sức hấp dẫn, phù hợp độ tuổi đặc biệt phải có tính giáo dục cao. Giáo dục tình cảm xã hội được tích hợp vào trong tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ, trong cả hoạt động học và chơi phù hợp chủ đề, đề tài đang thực hiện một cách phong phú, hiệu quả. Để chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tình cảm xã hội nghe thì như dễ mà mà lại rất khó vì độ tuổi của trẻ chưa có thể nhận thức được vấn đề. Chính vì vậy giáo dục cho trẻ thông qua hoạt động góc, mọi lúc, mọi nơi, qua các giờ nêu gương …nhưng phải thường xuyên để hình thành kỹ năng, thói quen cho trẻ. 4. Chuẩn bị về ngôn ngữ: Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ và giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở trường phổ thông. Hình thành và phát triển những kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng. Đó là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới. thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, qua các buổi tham quan, dạo chơi…cần khuyến khích trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo, mở rộng vốn từ về thế giới xung quanh. Tập cho trẻ biết diễn đạt những gì mình muốn nói một cách rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp. Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt thì đồng thời các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác… của trẻ cũng phát triển tốt.
  • 6. 6 Bên cạnh đó chuẩn bị cho việc đọc, viết: như cho trẻ tiếp xúc với chữ viết trong môi trường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái, từ, xem và nghe đọc các loại sách. Cho trẻ làm quen với cách đọc, hướng đọc, từ phải sang trái, từ dòng trên xuống dòng dưới, đọc truyện qua các tranh vẽ, đọc phải diễn cảm, các tranh vẽ phải đẹp và to, chữ viết rõ ràng. Dạy trẻ làm quen chữ cái thông qua giờ học: Làm quen chữ cái, tôi tổ chức giờ học không những đúng phương pháp mà còn phải phong phú qua các giờ học làm quen, trò chơi với chữ cái… giúp trẻ nhận biết được 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, nhận biết các chữ cái có trong từ, cụm từ. Cho trẻ làm quen với các kiểu chữ in thường, viết thường, in hoa viết hoa để làm tiền đề cho việc bước vào lớp một. Không những trong giờ học làm quen với chữ cái mà thông qua các hoạt động khác, mọi lúc mọi nơi ta cũng cần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Do vốn từ của trẻ chưa phong phú, trẻ chưa có khả năng hiểu nghĩa của từ, khả năng tư duy còn hạn chế… Vì vậy tôi cho rằng một trong những hướng thiết thực cần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp một là rèn luyện cho trẻ kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. Tôi có thể rèn các kỹ năng trên thông qua giờ học: Làm quen văn học, khám phá khoa học, làm quen với toán, trong các giờ chơi và mọi lúc mọi nơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ví dụ: Khi trẻ trả lời không trọn câu tôi sửa trẻ kịp thời, các giờ học luôn sử dụng các câu hỏi mở như: Theo con thì phải làm gì ? Con nghĩ như thế nào về điều đó ? Con có suy nghĩ gì qua câu chuyện vừa nghe ?...nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, trả lời trọn câu, đủ ý giúp trẻ dần dần phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên, hiệu quả. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông giờ chơi ở các góc: Tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi mỗi ngày ở các góc qua đó trẻ được trò chuyện, giao lưu cùng bạn, được giải quyết các tình huống đơn giản. Ví dụ: Trẻ chơi ở các góc phân vai, xây dựng nghệ thuật… trẻ biết thể hiện vai cô bán hàng, người mua hàng như: Qủa cam này bao nhiêu tiền vậy chị ?. cám ơn chị nhé…qua đó giúp trẻ biết đặt câu hỏi, trả lời trọn câu, đủ ý. Tôi luôn tham gia chơi cùng trẻ để nhắc nhở, động viên trẻ, đồng thời đặt ra nhiều câu hỏi giúp trẻ trả lời để làm giàu và phát triển vốn từ cho trẻ. Môi trường trang trí chữ viết cũng góp phần giúp trẻ nhận biết và phát triển ngôn ngữ. Ví dụ: Trong lớp tôi trang trí môi trường chữ rất phong phú như các cụm từ: “Bé làm đẹp môi trường, vui khúc đồng dao, bé cùng sáng tạo, bé học điều hay, bé vui học toán, bé cao lớn mỗi ngày”… kèm theo hình ảnh phù hợp. Trong giờ học làm quen chữ cái kết thúc giờ học cho trẻ tìm những chữ đã học xung quanh lớp hoặc buổi chiều cho trẻ làm quen cụm từ, tìm chữ đã học rồi…Môi trường chữ cái trong lớp vẫn có sự thay đổi theo hình ảnh từng chủ đề, thay đổi cụm từ trong lớp để tránh nhàm chán và trẻ được làm quen nhiều cụm từ mới. 5. Chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết của hoạt động học tập và tinh thần: Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập cần thiết như giúp cho trẻ biết cách cầm bút, cách đặt vở trong giờ học vẽ, mở sách, vở trong các lần học tập tô, làm quen với toán, tạo hình… , tư thế ngồi đúng trong khi ngồi học, chơi. Giúp trẻ thích nghi với hoạt động học tập mới, tránh được những bỡ ngỡ ban
  • 7. 7 đầu dễ gây cho trẻ những cảm giác sợ sệt, thiếu tự tin. Để đạt được những hiệu quả cần tạo điều kiện cho trẻ làm quen dần với môi trường học tập như: bố trí bàn ghế cho trẻ ngồi học cung cấp và cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với sách, truyện, bút, thước… hướng dẫn trẻ cách sử dụng các dụng cụ học tập đó như thế nào cho đúng thông qua việc làm mẫu, quan sát và uốn nắn trực tiếp cho trẻ. Ví dụ: Trong giờ học vẽ một số cháu hay nhìn gần, ngồi sai tư thế. Tôi luôn chú ý và nhắc nhở thường xuyên, sửa ngay tư thế cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ bằng cách: con ngồi đúng lớn lên sẽ có một thân hình đẹp, vẽ cũng sẽ rất đẹp, ngồi sai tư thế sẽ bị gù lưng, cong vẹo cột sống, sẽ thành người xấu lắm. Được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần đối với trẻ cũng rất quan trọng. Trẻ có một tinh thần tốt, luôn luôn vui vẻ, thích thú trong mọi công việc, và đặc biệt là luôn vươn tới, luôn mong mỏi mình sẽ được đi học lớp 1 đó là một điều rất tốt. Vì vậy, tôi luôn động viên, khích lệ trẻ ngoan, biết vâng lời người lớn, hoàn thành các nhiệm vụ được người lớn giao cho. Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo trước khi vào lớp 1 được tiến hành thường xuyên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp thông qua các trò chơi hay các hoạt động hấp dẫn mà trẻ yêu thích. Cần tránh nôn nóng, áp đặt ép buộc trẻ học trước những gì trẻ em được tiếp thu một cách bài bản ở trường phổ thông sau này. Bởi dễ gây ra cho trẻ những chán nản, chủ quan, chểnh mảng dần đến tiêu diệt hứng thú học tập ngay từ những buổi học ban đầu và gây ra không ít những khó khăn cho giáo viên tiểu học trong việc khắc phục, uốn nắn những hậu quả sai lầm mà trẻ đã mắc phải. Trong giờ ăn, giờ chơi giáo viên tập cho trẻ biết sử dụng những đồ dùng một cách gọn gàng, khéo léo. Các nhà khoa học đã từng khẳng định: “Những vận động bằng tay của trẻ càng khéo léo, càng phong phú bao nhiêu càng dễ hình thành các thao tác trí tuệ bấy nhiêu.” 6. Thực hiện tốt các chỉ số trong bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi: Như chúng ta đã biết: Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em 5 tuổi vào lớp 1. Vào đầu năm học tôi căn cử 120 chỉ số trong bộ chuẩn để xác định mục tiêu giáo dục năm học. Từ mục tiêu năm, tôi phân bổ vào mục tiêu chủ đề, tuần cho phù hợp. Có những chỉ số tôi lấy làm đề tài của bài dạy, có những chỉ số nhắc nhở, hướng dẫn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để giáo dục trẻ. Các chỉ số được nhắc đến trong 10 chủ đề và thực hiện có hiệu quả từng chỉ số, nếu chỉ số nào trẻ thực hiện còn thấp so với yêu cầu tôi đưa vào chủ đề tiếp theo để giúp trẻ thực hiện tốt. Tôi quyết tâm tổ chức thực hiện hết 120 chỉ số và có sự nhắc nhở thường xuyên, động viên khuyến khích kịp thời của giáo viên. Vào đầu năm họp phụ huynh tôi đã thông qua cho phụ huynh rõ mục đích của bộ chuẩn đối với trẻ 5 tuổi và photo bộ chuẩn gồm 5 lĩnh vực và 120 chỉ số cho mỗi phụ huynh nghiên cứu để cùng với giáo viên thực hiện bộ chuẩn đạt hiệu quả hơn. Tôi nghĩ nếu chúng ta thực hiện đầy đủ các chỉ số trong bộ chuẩn và thực hiện có hiệu quả thì ta đã chuẩn bị đầy đủ cho trẻ cả 5 lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội đó là một tâm thế rất vững chắc cho trẻ bước vào lớp một cách vững vàng và đầy tự tin.
  • 8. 8 7. Phối hợp với phụ huynh để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1: Đa số phụ huynh đầu năm lớp mẫu giáo lớn đã nôn nóng cho con học chữ, xin cô ra bài về nhà viết….Việc ép trẻ học quá sớm vô tình chúng ta làm mất đi sự tập trung chú ý và hứng thú học tập của trẻ sau này, đồng thời làm giảm đi sự phát triển của bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi mà ở lớp lớn trẻ phải hoàn thiện mới vững vàng bước vào lớp 1. Mặc khác không ít phụ huynh lại phó mặc con mình cho trường mầm non, không tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Dẫn đến hiệu quả chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không cao và khi vào lớp 1 trẻ rất bỡ ngỡ. Vì vậy chúng ta cần phối hợp với phụ huynh để có sự thống nhất giáo dục trẻ tốt hơn. Việc phối hợp giữa gia đình với nhà trường là một việc làm hết sức thiết thực giúp trẻ lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Ở nhà bé có ba mẹ, đến trường bé có cô, nếu gia đình và nhà trường có sự phối hợp tốt sẽ giáo dục trẻ tốt hơn và duy trì được thói quen tốt thường xuyên cho trẻ. Thường xuyên tạo mối quan hệ gần gũi với phụ huynh, kết hợp cùng phụ huynh để giáo dục con cái. Tôi tổ chức họp phụ huynh theo quí, 3 lần/ 1 năm: vào đầu năm học, hết học kỳ 1 và cuối năm học. Vào đầu năm học họp phụ huynh mục đích để phụ huynh biết được kết quả khảo khát đầu năm của trẻ, kết quả chiều cao cân nặng của mỗi trẻ để phụ huynh có hướng kết hợp cùng nhà trường giáo dục trẻ. Thông báo với phụ huynh về các chủ đề thực hiện trong năm, 120 chỉ số trong bộ chuẩn để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc đến trường. Đến hết học kỳ 1 tổ chức họp phụ huynh lần 2 để phụ huynh biết được sự tiến bộ của trẻ sau một học kỳ. Đến cuối năm tổ chức họp phụ huynh lần thứ 3 để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của trẻ khi được đến trường và phụ huynh sẽ biết được đến lúc này trẻ đã có một tâm thế vững vàng để bước vào lớp một. Tổ chức cân đo cho trẻ 3lần/ năm theo dõi kết quả trên biểu đồ và thông báo kịp thời với nhà trường, phụ huynh những cháu suy dinh dưỡng, thấp còi để nhà trường, phụ huynh có hướng bồi dưỡng thêm hoặc điều chỉnh khẩu phần ăn cho trẻ lúc ở nhà. Hàng ngày, đến giờ trả trẻ tôi luôn trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu trong ngày: về sức khỏe, thói quen, ăn uống, để phụ huynh cùng với cô giáo kịp thời có hướng giải quyết tốt. Ở trước lớp tôi có góc phụ huynh, nhiều nội dung rất bổ ích: tuyên truyền kiến thức về một số bệnh đang gặp, thông báo với phụ huynh những điều cần thiết, thời gian biểu của tuần đang thực hiện. Buổi sáng phụ huynh đưa trẻ đến, buổi chiều đón trẻ phụ huynh thường hay xem, qua đó phụ huynh có thêm một số kiến thức, biết được tuần này, hôm nay con mình đang học gì để kết hợp cùng giáo viên giáo dục trẻ tốt hơn. Ví dụ: Đến trường cô luôn giáo dục trẻ có thói quen lễ phép với người lớn, đoàn kết với bạn, ở lớp cô đã hình thành cho trẻ thói quen và kỹ năng đó nhưng nếu về nhà phụ huynh ít quan tâm đến trẻ, trẻ nói thế nào cũng mặc kệ thì môi trường gia đình sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến trẻ. Thói quen ở trường của trẻ sẽ dần mất đi đến khi không còn tồn tại trong trẻ nữa. Còn nếu có sự phối hợp tốt với phụ huynh luôn nhắc nhở, khen ngợi động viên trẻ thì sẽ phát huy hơn nữa. Trẻ sẽ rất vui, chắc chắn sẽ duy trì và phát triển thói quen tốt cho trẻ.
  • 9. 9 Tôi nghĩ để giáo dục trẻ có hiệu quả tốt nhất thì phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Cha mẹ trẻ và cô giáo luôn có mối quan hệ thật gần gũi. Làm thế nào để trong cảm nhận của trẻ luôn có: “Cô và mẹ là hai cô giáo Mẹ và cô đấy hai mẹ hiền” VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ những nổ lực cố gắng của bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào lớp mình. Tôi thấy các cháu lớp tôi thực tế có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tốt. Kết quả thể hiện như sau: Những biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ Đầu năm Hiện nay Trẻ tập trung chú ý, lắng nghe cô hướng dẫn. Tinh thần thoải mái, không có biểu hiện bị gò bó. Tham gia phát biểu bài. Tích cực tham gia vào hoạt động. Hợp tác sôi nổi cùng bạn khi tham gia chơi và học. Trẻ chủ động giao lưu cùng cô và bạn. Khả năng sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt sự hiểu biết của mình. Mạnh dạn trong giao tiếp với mọi người xung quanh… Trẻ hay đặt câu hỏi trong các hoạt động. 40% 45% 30% 40% 40% 30% 40% 45% 35% 85% 90% 80% 90% 85% 87% 85% 90% 90% Đặc biệt các cháu rụt rè, nhút nhát đã trở nên tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp và tham gia tích cực vào các hoạt động trong lớp. Vốn từ của trẻ ngày thêm phong phú và trẻ có thể tự giải quyết một số tình huống đơn giản, phát huy óc sáng tạo tưởng tượng của trẻ trong cuộc sống hàng ngày. VII. KẾT LUẬN Qua việc tìm hiểu lý luận công tác chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một và thực tế, tôi thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông, thấy được phải làm như thế nào để công tác chuẩn bị được tốt. Vừa phù hợp với yêu cầu của ngành học đề ra, vừa phù hợp với tâm lý lứa tuổi, đồng thời cũng thấy được chuẩn bị cho trẻ vào lớp một không phải là việc làm của riêng ai, của gia đình nào mà của toàn xã hội. Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một cần chuẩn bị một cách toàn diện, không coi trọng mặt nào, buông lỏng mặt nào. Vì chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một sẽ tạo tiền đề cho việc học tập sau này của trẻ. Vậy nhiệm vụ của giáo viên là thực hiện tốt chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ: tổ chức một cách có đầu tư, khoa học. Chuẩn bị tốt cho trẻ cả về 5 lĩnh vực phát triển, chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết của hoạt động học và giúp trẻ có một tinh thần tốt khi tham gia vào các hoạt động. Giáo viên không chỉ là cô giáo mà còn là người bạn đồng hành, gần gũi, thân thiết với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã nghiên cứu và áp dụng trực tiếp vào lớp mình đã đạt được hiệu quả cao. Nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ cũng như trang bị một tâm thế vững vàng cho trẻ bước vào lớp một.
  • 10. 10 VIII. ĐỀ NGHỊ Lãnh đạo cấp trên, nhà trường tạo điều kiện để có một môi trường phong phú cho trẻ hoạt động. Đại Hưng, ngày 2 tháng 03 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Lợi Tải bản FULL (15 trang): https://bit.ly/3a2iCtU Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 11. 11 IX. PHẦN PHỤ LỤC Hình ảnh minh họa. *Các hoạt động của trẻ: Giờ ăn của bé Giờ ngủ của bé. Bé chơi xây dựng. Bé đang ngồi học Môi trường chữ trong lớp Góc bé vui học toán 4077370