SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Download to read offline
Nghệ thuật sống
Nguồn: http://www.xitrum.net
Bí quyết
Tôi lấychồng đã gần 40 năm. Tuổi tác làm cho Scott đẫyđà hơn. Từng là
vận động viên marathon, giờ anh ấychỉ có thể chậm rãi đi trong hành lang
bệnh viện. Mái tóc anh thưa dần, lưng đã hơi còng xuống vì những năm
tháng lao động vất vả. Thế nhưng ánh mắt vừa dịu dàng vừa sôi nổi của
Scott vẫn khiến tôi muốn kéo anh chạyùa ra đồng cỏ, hệt như thủa chúng
tôi còn trẻ.
Khi người xung quanh hỏi tôi: "Điều gì khiến cho tình yêu của bạn kéo dài
mãi mãi?", tôi thầm điểm qua trong óc những lý do như sự ràng buộc,
cùng chia sẻ những mối quan tâm, không ích kỷ... Còn gì nữa nhỉ? Vui
nhộn, ngạc nhiên. Thỉnh thoảng chúng tôi quaylại cái thời trẻ trung nghịch
ngợm. Mới hôm qua, trong siêu thị, khách mua hàng tròn mắt khi thấyhai
ông bà già (chúng tôi tự cho mình là như vậy) hùng hổ mua hàng như ăn
cướp. Chẳng là chúng tôi chia đôi danh sách những món cần mua và cá
độ xem ai mua xong trước. Scott giành được giải thưởng là một cây kem.
Nhưng mới ăn được mấymiếng thì bị bể mánh: "Ông già" láu cá đã đẩyxe
tới chỗ khuất và nhờ mấycô bán hàng trong siêu thị lựa hàng giùm.
Tôi yêu Scott vì lúc nào anh cũng tặng tôi những điều ngạc nhiên. Ngày
sinh nhật tôi năm nọ, vừa bước chân về nhà tôi nhìn thấymẩu giấydán trên
cửa ra vào. "Có tin nhắn quan trọng trong ngăn kéo bàn trang điểm của
em. Hôn em". Mảnh giấy trong ngăn kéo viết: "Anh vội đi. Em nhớ mở tủ
quần áo ngay kẻo hư hết đồ. Chìa khóa giấu dưới thảm chùi chân trong
bếp". Lo lắng không hiểu đã xảy ra chuyện gì, tôi hớt hãi tra khóa mở tủ.
Scott! Diện một bộ đồ mới cứng, mồ hôi đầm đìa như tắm, chồng tôi đứng
trong tủ, một tay cầm bó hoa tay kia cầm một cái ấm đun nước điện làm
quà!
Giữa chúng tôi có sự hiểu biết. Tôi chẳng phàn nàn nếu thỉnh thoảng sau
những trận bóng rổ, đám đàn ông rủ nhau làm vài vại bia. Anh cũng hiểu
tại sao mỗi năm một lần, tôi giao con cái nhà cửa cho anh cai quản vài
ngày để vượt vài trăm cây số tới chỗ mấy bà chị gái... tán gẫu cho sướng
miệng.
Ngoài việc cùng gánh vác những công việc gia đình, Scott cố chia sẻ với tôi
cuộc sống tinh thần. Biết tôi thích tiểu thuyết tình cảm, Scott chịu khó tranh
thủ những lúc ngồi trên máy bay giữa các chuyến công tác để đọc chúng.
Tôi biết anh chỉ thích truyện trinh thám và rùng rợn thôi, nhưng anh đã ép
mình đọc tiểu thuyết tình cảm để tôi có người giãi bày, để tôi không cảm
thấyđơn độc.
Chúng tôi sẵn sàng tha thứcho nhau.Anh không bao giờ cằn nhằn nếu tôi
vì bực bội ở sở làm mà lỡ to tiếng ở nhà. Và khi anh thú thật là đã để thua
lỗ trong khi dùng tiền tiết kiệm của chúng tôi để đầu tư chứng khoán, tôi
ôm hôn anh và nói: "Kệ nó. Dù sao cũng chỉ là tiền thôi mà, anh yêu".
Làm nghề bác sĩ, cảnh chết chóc hàng ngàycó thể làm cho con tim người
ta chai đi, nhưng điều nàykhông xảyra với Scott. Tuần trước, anh đi làm về
với ánh mắt buồn rầu. Sau bữa cơm tối, để anh chơi với các con một lát rồi
tôi mới kéo anh xuống bếp. Sau một thoáng im lặng, Scott giải thích lýdo.
Hôm nay, anh đã chứng kiến một người chồng đứng cạnh vợ đang hấp hối
trên giường bệnh. Nhìn người chồng đau khổ vì bất lực, không thể cứu
được vợ sau 40 năm chung sống, Scott cảm thấybị dằn vặt. Nghe anh kể,
tôi không cầm được nước mắt. Tôi khóc vì thương người đàn ông bất hạnh
kia, tôi cũng khóc vì mừng rằng trái tim của người mà tôi yêu chưa hề
nguội lạnh.
Truyện Hải Âu và Dương Mai
Louise Dickínon Rich
Bà tôi có một kẻ thù tên là Wilcox. Cả bà tôi và bà Wilcox đều về làm dâu
của hai nhà cách nhau một hàng giậu trên con đường tỉnh nhỏ, nơi mà
nhà cửa lợp mái bằng câydu. Hai bà đã về làm dâu và sống suốt đời ở đó.
nhà cửa lợp mái bằng câydu. Hai bà đã về làm dâu và sống suốt đời ở đó.
Tôi không biết điều gì đã khiến hai bà trở thành kẻ thù địch của nhau từ
thủa tôi chưa ra đời - và tôi nghĩ rằng khi tôi có mặt và lớn lên - 30 năm sau
- chính hai bà cũng không còn nhớ được điều gì đã gây nên cuộc chiến,
nhưng hai bà vẫn khiêu chiến gaygắt!
Tôi không nói sai sự thực. Ðâykhông phải là cuộc đấu khẩu tầm thường,
mà đây là cuộc chiến toàn diện giữa các bà. Không có nơi nào trong tỉnh
nhỏ nàymà không bị ảnh hưởng của cuộc chiến đấu: ngôi nhà thờ ba trăm
năm, vững chãi qua cuộc cách mạng nội chiến, và rồi cuộc chiến tranh
giữa nước Mỹvới TâyBan Nha, hầu như phải lung laykhi hai bà tiến hành
cuộc chiến trong tổ chức tương trợ phụ nữtrong giáo hội. Bà tôi thắng cuộc
chiến ấy, nhưng chiến thắng đó là một chiến thắng chỉ mang tiếng bên
ngoài mà thôi. Bà Wilcox phải từ chức khỏi tổ chức này vì không làm chủ
tịch được.
Bà Wilcoxlại chiến thắng trong cuộc chiến ở thư viện tỉnh, khi vận động để
cháu gái bà tên Gertrude được bổ nhiệm thủ thư thay vì cô tôi là Phyllis.
Ngày mà cô Gertrude nhậm chức là ngày mà bà tôi ngưng đọc sách thư
viện. Qua một đêm, sách của thư viện đã trở thành những thứ "ố bẩn" đối
với bà. Bà tôi bắt đầu bỏ tiền mua lấysách để đọc.
Trận chiến ở trường học là trận hòa không phân thắng bại. Hiệu trưởng
trường xin được một công việc tốt hơn trước khi bà Wilcox vận động để
tống khứ ông đi, haytrước khi bà tôi vận động giữ ông lại làm việc suốt đời
ở đó.
Ngoài những trận chiến chính này, hai bà còn có những cuộc đột kích và trả
đũa ngang qua biên giới. Khi còn nhỏ, chúng tôi thăm bà, và một phần
sinh hoạt vui chơi hồi đó là khiêu khích lũ cháu hỗn láo của bà Wilcox -
(hỗn láo giống như chúng tôi!) - hái trộm nho của bà, những chùm nho
mọc giữa hàng rào của hai người. Chúng tôi cũng đuổi gà của bà Wilcox,
và đặt thuốc súng ở đường rayxe điện, ngaytrước nhà bà Wilcox, hyvọng
khi xe chạyngang thuốc sẽ nổ làm bà Wilcoxhoảng hồn cho vui.
Vào một ngàycao trào, chúng tôi thả rắn vào thùng đựng nước mưa của bà
Wilcox. Bà tôi phản đối tượng trưng, nhưng chúng tôi cảm nhận được sự
thông cảm ngầm của bà. Sự phản đối này rất khác biệt với tiếng trả lời
"không" của mẹ tôi, nên chúng tôi vui vẻ tiếp tục với trò nghịch ngợm của
chúng tôi. Nếu con tôi mà... Nhưng đó là chuyện khác.
Ðừng vội nghĩ đây là một cuộc chiến tranh khiêu chiến bởi một phía. Bà
Wilcoxcũng có một đàn cháu nữa chứ. Bọn chúng khỏe mạnh và tinh khôn
hơn chúng tôi nữa là khác. Bà nội chúng tôi làm sao mà tránh khỏi sự trả
đũa của chúng vào ngày lễ Halloween: Bàn ghế đồ đạc bỏ quên ngoài
vườn, sáng hôm sau được thấy nằm hết trên mái của kho thóc, và bà tôi
phải mất nhiều tiền mướn những người đàn ông khỏe mạnh để đưa
chúng xuống.
Vào những ngày không có gió, ấy thế mà dây phơi quần áo lại bị đứt một
cách bí ẩn, khiến những tấm trải giường bị lấm đất phải mang đi giặt lại.
Một số chuyện bí ẩn đó xảyra là mọi người nghĩ đến lũ cháu của bà Wilcox.
Tôi không hiểu sao bà tôi lại có thể chịu đựng nổi những nghịch ngợm
quấy quả đó! May là bà có một trang báo "gia đình" trong tờ nhật báo
Boston để đọc cho khuâykhỏa.
Trang gia đình là một trang rất hấp dẫn. Ngoài việc đăng tải những bí quyết
về nội trợ, nấu ăn, lau chùi, còn có một cột hộp thư đăng những lá thư của
độc giả viết cho nhau. Mục đích của cột nàylà khi người ta gặp vấn đề hay
chuyện bức xúc, người ta có thể viết thư đăng báo, kýtên bằng những bút
hiệu riêng, tỷnhư bút hiệu của bà tôi là câyDương Mai. Rồi người khác đã
từng gặp vấn đề giống vậy sẽ viết thư trả lời giải thích kinh nghiệm của
mình ký tên bằng bút hiệu riêng. Thường thường khi vấn đề giải quyết
xong, mọi việc chìm vào dĩ vãng, thì người ta tiếp tục viết thư cho nhau trao
đổi những vấn đề khác nhưcon cái, nhà cửa, nội trợ.
Bà tôi bị lôi cuốn vào sinh hoạt này. Bà và một bà khác bút hiệu là Hải Âu
đã thư từ trao đổi với nhau hơn hai chục năm, và bà tôi đã trao đổi với Hải
Âu những chuyện mà bà không bao giờ hé răng với một người khác. Tỷ
như có lần bà muốn sanh thêm một người con nữa, nhưng đã không
sanh; một lần khác chú tôi, chú Steve đã bị lây chí ở trường, và bà tôi rất
mắc cỡ, dù là bà đã cố gắng chữa trị cho chú tôi để mọi người không biết
đến. Hải Âu đích thực là người bạn tri kỷcủa bà tôi.
Khi tôi được 16 tuổi, bà Wilcoxqua đời. Ởmột tỉnh nhỏ như tỉnh này, bất kể
người ta có ghét người hàng xóm đến mức nào đi chăng nữa, cách xử thế
đúng đắn thông thường là phải chạy qua để xem người ta có thể giúp gì
được cho gia đình có người chết.
Bà tôi, gọn ghẽ trong cái tạp dề dường như có ý chứng tỏ là bà chuẩn bị
nấu ăn, bước băng qua hai bồn bông để qua nhà bà Wilcox. Lúc ấycon gái
của bà Wilcoxđành nhờ bà tôi sắp xếp hộ gian ngoài tiếp khách. Và ở đó,
trên bàn của phòng tiếp khách là một tập sách lớn dùng để dán sưu tập
báo, trong sách sưu tập này, được dán gọn gàng theo cột, là thư từ của bà
tôi gửi cho Hải Âu và thư của Hải Âu gửi lại cho bà. Kẻ thù ghê gớm nhất
của bà tôi lại chính là người bạn tốt nhất của bà tôi bấylâu nay.
Ðó cũng là dịp duynhất mà tôi thấybà tôi khóc, lúc ấytôi không nhớ chính
xác là bà khóc lóc điều gì, nhưng bây giờ thì tôi hiểu. Bà đã khóc cho
những năm dài phung phí trôi qua không bao giờ có thể vớt vát được. Lúc
đó tôi đã bị ấn tượng mạnh mẽ bởi nước mắt của bà, mà đã làm cho tôi
không thể quên được ngàyấy. Ðó là ngàymà tôi bắt đầu ýthức được rằng:
Có những người chúng ta có thể không chấp nhận họ được. Họ có thể là
bần tiện và nhỏ mọn, nhưng nếu bạn bước sang bên trái mười bước và
nhìn lại, với ánh sáng chiếu ở một góc độ khác, có thể bạn sẽ thấyngười
đó rộng rãi, hào phóng và tử tế. Còn tùythuộc vào góc cạnh chúng ta đứng
nhìn họ.
Truyện này do bạn Khắc Trọng (Email: ban_co_thu@msn.com) gởi đến
Xitrum.net
Ga cuối
Rober J.Hastings
Chìm sâu trong tiềm thức của chúng ta là một hình ảnh hoàn hảo về cuộc
sống! Chúng ta hãy tưởng tượng mình đang đi trên một cuộc hành trình
bằng xe lửa xuyên qua lục địa. Chúng ta băng qua cảnh xe hơi chạytrên xa
lộ, cảnh trẻ em vẫy chào trên đường băng qua phố, cảnh sườn đồi xanh
mướt xa xa có đàn bò gặm cỏ, cảnh khói trắng tuôn ra từ nhà máy, cảnh
bình nguyên, thung lũng hẹp, núi đồi chen nhau, cảnh đường chân trời và
làng mạc.
Nhưng ngự trị cao nhất trong tâm trí chúng ta là cảnh ga cuối cùng. Vào
một ngày nào đó, một giờ nào đó chúng ta sẽ vào sân ga cuối. Cờ được
vẫychào và nhạc sẽ được cử lên. Khi chúng ta tới đó, ước mơ thành hiện
thực và cuộc sống sẽ hoàn chỉnh giống như hoàn thiện một truyện tranh
lắp ghép hình. Chúng ta vẫn chờ đợi giờ phút tới ga cuối, đi không biết mệt
mỏi và không chút nghỉ ngơi.
"Tới nơi rồi đây" - chúng ta reo lên. "Khi tôi mười tám tuổi", "Khi tôi mua một
chiếc Mercedes Benz 450SL", "Khi con út tôi vào đại học", "Khi tôi trả hết
tiền thế chấp", "Khi tôi được đề bạt thăng chức", "Khi tôi đến tuổi hưu"... tôi
sẽ sống thoải mái.
Chẳng chóng thì chầy chúng ta sẽ ý thức được là không có một chỗ đích
nào để chúng ta đến. Vui thú của cuộc sống là trên chuyến đi. "Ga Cuối" chỉ
là một giấc mơ, và thường vượt quá tầm với của chúng ta.
"Vui hưởng với thực tại đi" là một phương châm. "Thực tại không phải là
gánh nặng của hôm naymà làm cho ta điên dại. Chúng cũng không phải
là sự nuối tiếc quá khứ và sự sợ hãi của tương lai. Nuối tiếc và sợ hãi là
hai nguyên nhân song sinh cướp đi mất vui thú thực tại của chúng ta".
Nên đừng vội rong ruổi đếm mau những dặm đường, mà hãyđể thời gian
leo núi, tắm sông, ngắm nhìn hoàng hôn, vui nhiều, buồn nhiều. Cuộc
sống phải được tận hưởng mỗi ngày. Rồi ta sẽ tới đích.
Truyện này do bạn Khắc Trọng (Email: ban_co_thu@msn.com) gởi đến
Xitrum.net
Nhớ đến tôi
Robert N.Test
Ngàyấysẽ đến, khi thân xác tôi nằm trên một chiếc giường phủ drap trắng
trong một bệnh viện đầyắp những người sống và những người đang hấp
hối. Chẳng bao lâu bác sĩ sẽ quyết định rằng bộ não tôi ngưng hoạt động
và rằng thực tế là cuộc sống của tôi đã chấm dứt.
Khi điều đó xảy ra, đừng cố gắng giúp tôi một cuộc sống nhân tạo bằng
việc sử dụng máymóc. Ðừng gọi chiếc giường nàylà giường chết mà hãy
gọi nó là chiếc giường của cuộc sống, và hãy mang thân xác tôi ra khỏi
giường để giúp đỡ những kẻ khác có cuộc sống vẹn toàn hơn.
Hãy lấy thị giác của tôi cho người đàn ông chưa bao giờ được nhìn thấy
ánh mặt trời lúc bình minh, một gương mặt trẻ thơ hay tình yêu trong ánh
mắt của người phụ nữ. Hãyđưa trái tim của tôi cho người có trái tim tim bị
đau đớn trong những ngàytháng vô tận. Hãylấymáu của tôi cho một thiếu
niên vừa được kéo ra khỏi đống vụn xe sau tai nạn để cháu có thể sống
mà nhìn thấyhậu sinh của mình. Hãyđưa trái thận của tôi cho một người
phải lệ thuộc vào máy để sinh tồn từ tuần này sang tuần khác. Hãy lấy
xương của tôi, lấytừng bắp thịt, thớ thịt và từng sợi dâythần kinh trong thân
xác tôi và tìm cách giúp một đứa trẻ tàn tật có thể đi được.
Tìm kiếm trong từng góc cạnh của bộ não tôi. Hãy lấy những tế bào nếu
cần thiết hãyđể nó phát triển để đến một ngàynào đó, một cậu bé không
biết nói sẽ la lớn và một cô bé bị điếc có thể nghe được tiếng mưa rơi trên
cửa sổ.
Hãy đốt những gì còn lại của tôi và rải tro vào gió để giúp cho những bụi
hoa nở rộ.
Nếu phải chôn một thứ gì đó, hãy chôn đi những lỗi lầm của tôi, sự yếu
đuối của tôi và tất cả những thành kiến nhân loại.
Hãy đưa những tội lỗi của tôi cho quỷ dữ. Hãy gửi linh hồn của tôi cho
thượng đế.
Nếu tình cờ bạn mong muốn nhớ đến tôi, bạn hãy có những lời nói hoặc
việc làm thật tử tế đối với những người cần bạn. Nếu bạn làm được như
vậytôi sẽ còn sống mãi mãi.
Cảm ơn bạn Khắc Trọng (Email: ban_co_thu@yahoo.com) đã gởi truyện này
đến Xitrum.net
Đánh nhau bằng gậy
Trong một tiết học của các sinh viên trường mỹthuật, vị giáo sư đưa cả lớp
xem bức tranh mô tả thân phận con người của Goya, họa sĩ nổi tiếng
người TâyBan Nha. Bức tranh mang tên Đánh nhau bằng gậy.
Trong bức tranh, Goya vẽ hai người nông dân đang xô xát nhau. Mỗi người
cầm trên taymột chiếc dùi cui sần sùi. Một người đang giơ dùi cui để bảo
vệ mặt mình. Nền trời trong xanh không để lộ một nét gì sắp xảy đến.
Người ta không đoán được trời sắp dông bão haysáng rực nữa.
Cả lớp nhốn nháo.Ai nấyđều lao nhao muốn phát biểu trước. Có sinh viên
nói đây là bức tranh diễn tả định luật bảo tồn của con người: “Đấu tranh
bảo tồn sinh mạng”. Sinh viên khác: "Bức tranh diễn tả mục đích của con
người là muốn hạnh phúc vì hạnh phúc là đấu tranh". Sinh viên khác nữa
lại phân tích: "Bức tranh muốn diễn tả chân lý con người là động vật có lý
trí, vì chỉ có thú vật mới cắn nhau mà ở đâylà thú vật có lýtrí nên cắn nhau
bằng gậy".
Vị giáo sư ra hiệu cho cả lớp im lặng rồi bảo các sinh viên hãy quan sát
thật kỹmột lần nữa. Cả lớp im ăng ắng. Mãi một lúc sau ông mới chậm rãi
nói: "Thoạt nhìn ai cũng nghĩ đây chỉ là bức tranh tầm thường như những
bức tranh khác. Thế nhưng có một chi tiết nói lên tất cả ý nghĩa của bức
tranh: hai người nông dân đang hằm hằm sát khí để loại trừ nhau lại đang
mắc cạn trong cồn cát. Từng cơn gió thổi đến, cát bụi đang kéo tới phủ lấp
hai người đến quá đầu gối mà hai người không ai haybiết".
Vị giáo sư ngừng lại hồi lâu rồi nói tiếp: "Goya muốn cho chúng ta thấy
rằng cả hai người nông dân này sắp chết. Họ sẽ không chết vì những cú
dùi cui giáng vào nhau mà do cát bụi đang từ từ chôn vùi họ. Thế nhưng
thay vì giúp nhau để thoát khỏi cái chết, họ lại cư xử chẳng khác nào loài
thú dữ: họ cắn xé nhau. Bức tranh trên đây của danh họa Goya nói lên
phần nào tình cảnh mà nhân loại chúng ta đang trải qua. Thayvì giúp nhau
để ra khỏi không biết bao nhiêu tai họa, đói khổ, động đất, khủng bố, chiến
tranh…thì con người lại giành giật chém giết lẫn nhau.
Bức tranh ấycó lẽ không chỉ diễn ra ở một nơi nào đó ngoài cuộc sống của
các bạn, mà không chừng đang diễn ra hằng ngày trong các mối tương
quan của ta với người xung quanh. Cơn cám dỗ muốn thanh toán và loại
trừngười khác có lẽ vẫn còn đang gặm nhấm nơi từng con người.
Một trong những cách tốt đẹp nhất để tiêu diệt một kẻ thù chính là biến kẻ
thù ấytrở thành một người bạn. Ngaychính trong cơn quẫn bách và đe dọa
tứ phía, ta hãyliên đới để bảo vệ nhau, bảo vệ sự sống, bảo vệ hành tinh
này".
Bobsy
Jack Canfield & Mark V. Hansen
Người mẹ trẻ 26 tuổi nhìn xuống đứa con đang bị bệnh bạch cầu đến giai
đoạn chót. Mặc dù trái tim người mẹ tràn ngập đau khổ, cô vẫn có sự quả
quyết mạnh mẽ. Như mọi cha mẹ khác, cô rất muốn con mình lớn lên và
đạt được mọi ước mơ của mình. Bâygiờ thì chuyện đó không thể có được
nữa. Bệnh bạch cầu không cho phép con cô thực hiện ước mơ của mình.
Nhưng cô vẫn muốn tạo ra cho con một điều kỳdiệu. Cô nắm lấytaycon và
hỏi "Bobsy, con có bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ trở thành gì khi lớn lên
không? Con có mơ ước về điều mà con sẽ làm trong cuộc đời mình?"
"Mẹ à, con vẫn ước mơ sẽ trở thành lính cứu hỏa khi con lớn lên."
Người mẹ mỉm cười "Hãychờ xem chúng ta có thể làm cho ước mơ đó trở
thành sự thật hay không." Trong ngày hôm đó, cô đi đến đội cứu hoả khu
vực cua Phoenix, Arizona. Ởđó cô gặp Lính cứu hoả Bob, người có trái tim
lớn hơn cả thành phố Phoenix. Cô giải thích ước mơ của con mình và xin
cho con cô được đi một vòng trên xe cứu hỏa.
Người lính cứu hỏa Bob nói "Xem này, chúng tôi có thể làm hơn thế nữa.
Nếu cô có thể chuẩn bị cho con vào 7 giờ sáng thứ Tư, chúng tôi sẽ cho
cậu bé trở thành lính cứu hỏa danh dự của cả ngày. Cậu bé có thể tới trạm
cứu hỏa, ăn cùng chúng tôi, chạycùng chúng tôi tới tất cả các vụ cứu hoả
trong ngày. Và nếu cô cho chúng tôi kích cỡ của con cô, chúng tôi sẽ làm
cho cậu bé một bộ đồng phục lính cứu hỏa dành riêng cho cậu, với một cái
mũ cứu hỏa - không phải là đồ chơi - với phù hiệu lính cứu hoả Phoenix
trên đó, một bộ áo nhựa màu vàng nhưcủa chúng tôi và ủng cao su. Tất cả
đều được làm tại Phoenixnên chúng ta sẽ có rất nhanh thôi." Ba ngàysau
người lính cứu hỏa Bob đến đón Bobsy, mặc cho cậu bộ đồng phục của
lính cứu hỏa và đưa cậu từ giường bệnh đến chiếc xe cứu hỏa đang chờ.
Bobsy ngồi ở ghế sau và giúp lái chiếc xe về đến trạm. Cậu bé cảm thấy
như đang ở trên thiên đường. Hôm đó có ba cú điện thoại gọi cứu hỏa và
Bobsy tham dự cả ba cuộc xuất quân. Cậu đi trên một chiếc xe cứu hoả
khác, một chiếc xe ytế, và cả trên chiếc xe của Chỉ huylính cứu hỏa. Cậu
còn được đài truyền hình địa phương quayphim.
Với giấc mơ trở thành sự thật, với tất cả tình yêu và sự quan tâm săn sóc
mà mọi người dành cho, Bobsyvô cùng xúc động và hạnh phúc đến mức
mà cậu đã sống thêm được ba tháng – một thời gian dài hơn mức tất cả
các bác sĩ tiên đoán.
Một đêm nọ, tất cả các dấu hiệu sự sống của cậu bé tụt xuống một cách
đột ngột. Người y tá trưởng nhớ đến ngày mà Bobsy sống như một lính
cứu hỏa, cô gọi cho chỉ huylính cứu hỏa và hỏi có thể gửi một người lính
cứu hỏa trong đồng phục đến với cậu trong lúc này hay không. Người chỉ
huytrả lời, "Chúng tôi sẽ có mặt ở đó trong vòng 5 phút nữa. Cô có thể giúp
chúng tôi một việc được không? Khi cô nghe tiếng và ánh chớp phát ra từ
xe cứu hỏa chạyđến thì xin cô hãythông báo qua radio cho toàn bệnh viện
nghe rằng đó không phải là có báo động cháy. Đó chỉ là đội cứu hỏa đến
để chia tay với một trong trong những thành viên tuyệt vời nhất của mình.
Và xin cô hãymở cửa sổ của phòng cậu bé. Xin cám ơn."
Khoảng 5 phút sau, chiếc xe cứu hỏa với cả móc và thang chạyđến bệnh
viện. dựng cái thang lên cho đến cửa sổ phòng Bobsyở lầu 3, 14 lính cứu
hỏa nam và 2 lính cứu hỏa nữ trèo qua thang vào phòng của Bobsy. Được
mẹ cậu bé cho phép, họ ôm cậu và nói với cậu bé rằng họ rất yêu cậu.
Với hơi thở cuối cùng trong cuộc đời mình, Bobsynhìn lên người chỉ huyvà
nói "Thưa chỉ huy, vậycháu là lính cứu hỏa thật sựphải không?"
"Phải, cháu là lính cứu hỏa thật sự." người chỉ huynói.
Với những lời nói đó, Bobsymỉm cười và nhắm mắt lại mãi mãi.
Sắc màu của tình bạn
Có một ngàysắc màu của thế giới nàybắt đầu tranh luận với nhau xem ai
có gam màu đẹp nhất, quan trọng nhất, hữu dụng nhất và được yêu thích
nhất.
Xanh lá cây nói: "Tôi quan trọng nhất. Tôi là dấu hiệu của sự sống và hy
vọng. Tôi được chọn màu cho cỏ cây, hoa lá. Không có tôi, tất cả mọi loài
trên thế gian nàysẽ không thể tồn tại. Cứ hãynhìn về cánh đồng kia, bạn
sẽ thấymột màu xanh bạt ngàn của tôi".
Xanh dương chen vào: "Bạn có nghĩ về trái đất. Vậybạn hãynghĩ về bầu trời
và đại dương xem sao. Nước chính là nguồn sống cơ bản nhất, được tạo
ra bởi những đám mâyhình thành bởi những vùng biển rộng lớn này. Hơn
nữa, bầu trời sẽ cho khoảng không rộng lớn, hòa bình và sựêm ả".
Màu vàng cười lớn: "Ôi các bạn cứ quan trọng hóa. Tôi thì thực tế hơn, tôi
đem lạ tiếng cười, hạnh phúc và sự ấm áp cho thế giới này. Nàynhé, mặt
trời màu vàng, mặt trăng màu vàng và các vì sao cũng màu vàng. Mỗi khi
bạn nhìn vào một đóa hướng dương, bạn sẽ cảm thấycả thế giới nàyđang
mỉm cười. Không có tôi cả thế giới nàysẽ không có niềm vui".
Màu cam lên tiếng: "Tôi là gam màu của sự mạnh khoẻ và sức mạnh. Mặc
dù lượng màu của tôi không nhiều bằng các bạn, nhưng tôi mới đáng giá
nhất vì tôi là nhu cầu của sự sống. Tôi mang đến hầu hết các vitamin tối
quan trọng như cà rốt, cam, xoài, bí ngô, đu đủ ...Tôi không ở bên ngoài
nhiều nhưng khi bình minh hayhoàng hôn xuất hiện là màu sắc của tôi. Ở
đâycó bạn nào sánh kịp được với vẻ đẹp ấykhông ?".
Màu đỏ không thể nhịn được cũng nhảyvào cuộc: "Tôi là máu, cuộc sống
nàylà máu. Tôi là màu sắc của sự đe dọa nhưng cũng là biểu tượng của
lòng dũng cảm. Tôi mang lửa đến cho con người. Tôi sẵn sàng chiến đấu
vì mục đích cao cả. Không có tôi, trái đất nàysẽ trống rỗng như mặt trăng.
Tôi là sắc màu của tình yêu và đam mê, của hoa hồng đỏ, của hoa anh
túc".
Màu tím bắt đầu vươn lên góp tiếng: "Tôi tượng trưng cho quyền lực và lòng
trung thành. Vua chúa thường chọn tôi vì tôi là dấu hiệu của quyền năng và
sựxuất chúng. Không ai dám chất vấn tôi. Họ chỉ nghe lệnh và thi hành!".
Cuối cùng, màu chàm lên tiếng, không ồn ào nhưng đầyquyết đoán: "Hãy
nghĩ đến tôi. Tôi là sắc màu im lặng và hầu như không ai chú ý đến tôi.
Nhưng nếu không có tôi thì các bạn cũng chỉ là vẻ đẹp bên ngoài. Tôi
tượng trưng cho suynghĩ và sự tương phản, bình minh và đáysâu cả biển
cả. Các bạn phải cần đến tôi để cân bằng cho bề ngoài của các bạn. Tôi
chính là vẻ đẹp bên trong".
Và cứ thế các sắc màu cứ tiếp tục tranh luận, thuyết phục màu khác về sự
trội hơn của mình. Bỗng một ánh chớp sáng lóe trên nền trời, âm thanh dữ
dội của sấm sét và mưa bắt đầu nặng hạt. Các sắc màu sợ hãi đứng nép
sát vào nhau để tìm sựấm áp.
Mưa nghiêm nghị nói: "Các bạn thật là ngớ ngẩn khi chỉ cố gắng vật lộn với
chính các bạn. Các bạn không biết các bạn được tạo ra từ một mục đính
thật đặc biệt, đồng nhất nhưng cũng khác nhau? Các bạn là những màu
sắc thật tuyệt vời. Thế giới nàysẽ trở nên nhàm chán nếu thiếu một trong
các bạn. Nào, bâygiờ hãynắm lấytaynhau và bước nhanh đến tôi".
Các màu sắc cùng nắm lấytaynhau và tạo thành những màu sắc đa dạng.
Mưa tiếp tục: "Và từbâygiờ, mỗi khi trời mưa tất cả các bạn sẽ vươn ra bầu
trời bằng chính màu sắc của mình và phải hợp lại thành vòng để nhắc nhở
rằng các bạn phải luôn sống trong hòa thuận, và ta gọi đó là cầu vồng. Cầu
vồng tượng trưng cho niềm hyvọng của ngàymai".
Và cứ như thế mỗi khi trời mưa, để gội rửa thế giới này, trên nền trời sẽ
ánh lên những sắc cầu vồng làm đẹp thêm cho cuộc sống, để nhắc nhở
chúng ta phải luôn luôn tôn trọng lẫn nhau.
Cậu bé chờ thư
Louise Baker
Hồi đó tôi làm giáo sư một trường trung học con trai. Một học sinh tên là
Bob, trái hẳn với các bạn, không bao giờ nhận được một bức thư nào cả.
Vậymà buổi chiều nào em cũng mau chân nhất, chạylại chỗ đặt các hộc
riêng chăm chú ngó vào hộc của em cho tới khi thư phát hết rồi mới quay
ra.
Không phải là gia đình em quên em đâu. Tiền ăn ở trong trường, tiền tiêu
vặt của em vẫn gởi tới đều đều đúng hạn. Tháng sáu, ông Hiệu trưởng
nhận được thư xin cho em đi nghỉ ở một trại hè. Thì ra viên thư kýcủa thân
phụ em lãnh nhiệm vụ lo cho em tất cả những chi tiết dó.
Nhưng song thân em không ai viết cho em một bức thư nào cả. Khi em kể
lể với tôi rằng ba má em đã lythân nhau, tôi mới hiểu tất cả nguyên do. Và
tội nghiệp em, em vẫn tiếp tục trông thư một cách tuyệt vọng. Tôi thường
đem tình cảm sầu thảm của em ra nói với một ông bạn đồng nghiệp, ông
Joe Hargrove. ông ấybảo:
- Nếu em đó ít lâu nữa mà không nhận được bức thư nào cả thì đáng ngại
cho em lắm, có thể tai hại.
Thế rồi một bạn học thân nhất của em, tên là Laurent nảyra một sáng kiến.
Laurent ở trong một gia đình hòa thuận, có hạnh phúc, tuần nào cũng nhận
được nhiều bức thư của cha mẹ, cả của anh chị em nữa. Một hôm Bob rầu
rĩ ngó xấp thưLaurent cấm trong tay. Laurent thấyvậy, bảo ngay:
- Bob, vô trong phòng tôi di, tôi đọc thưcủa má cho Bob nghe.
Một lát sau tôi thấy hai em ngồi sát nhau cùng bàn tán về bức thư đó.
Chiều hôm sau tôi nhận thấykhi phát thư, Bob chẳng những ngó hộc của
em mà còn ngó hộc của Laurent nữa. Bob hỏi bạn:
- Lại có thưcủa má anh nữa hả?
- Không, hôm naylà thưcủa chị tôi.
Rồi Bob hỏi một bạn khác:
- Anh có thưcủa má anh không?
- Có !
- Anh cho tôi đọc chung với nhé?
- Ừ! Để tôi đọc lớn tiếng lên nhé!
Từhôm đó, Bob tha hồ đọc thưcủa bạn. Khắp tứphía nhao nhao lên:
- Ê, Bob, hôm naymuốn đọc thưcủa má không?
Tụi con trai đôi khi có vẻ tàn nhẫn, không giữ ýgì cả, nhưng tuyệt nhiên tôi
không thấymột em nào thốt một lời mỉa mai bóng gió haychế giễu gì em
Bob cả. Một hôm tôi kinh ngạc nghe em Bob tựdo hỏi ngayLaurent:
- Hôm naychúng mình có thưkhông?
Như vậy có dễ thương không chứ! Nên thưởng cho các em nhiều kẹo,
nhiều bi mới phải ! Laurent mỉm cười đáp liền, không hề do dự:
- Có, hôm naychúng mình có một bức.
Chuyện đó làm cho ông Joe Hargrove quyết tâm hành động. Tôi thì tôi cho
má em Bob là hạng người ra sao rồi. Nhưng ông Joe đã gặp bà ta nhiều
lần, định làm liều xem sao. Một hôm ông ta lại kiếm tôi, tay cầm sáu bức
thư đánh máyvà sáu bao thư đề địa chỉ của Bob, dán cò sẵn sàng. ông ta
bảo:
- Coi này, tôi gởi cho bà Lennouxđây. Bà ta chỉ cần kýtên: "Má của con" rồi
mỗi tuần bỏ một bức vào thùng thư.
Tôi đọc những bức thư đó. Viết được lắm, ít bữa sau, Bob cũng lại ngong
ngóng đợi ở chỗ đặt các hộc riêng, nhưng chú hết ý vào cái hộc của
Laurent. Bỗng học sinh lãnh việc phát thư, la lên:
- Ê, Bob, màycó thưnày! Có thưnày!
Bob nhẹ nhàng đưa hai tay lên, cử chỉ y hệt một thiên thần đương cầu
nguyện, để đỡ lấybức thư. Em nói ,nhưthể vẫn chưa tin:
- Ờcó tên tôi ngoài bao thưnè!
Rồi em la lên:
- A! Tôi cũng có thư! Tôi cũng có thư!Anh em ơi, có ai muốn đọc thư của
tôi không?
Những đứa khác cũng vui mừng, đồng thanh la lớn:
- Có ! Có ! Bob, đọc thưcủa bồ lên, đọc lên?
Cuộc phát thưtức thì tạm ngưng lại. Chúng đun Bob lên cho đứng trên một
cái bàn rồi cả bọn vâychung quanh. Bob ngập ngừng đọc:
- Con cưng của má !
Rồi ngẩng lên nói:
- Tôi không đọc nhanh được !
Laurent bảo:
- Không sao, Bob! Cứ đọc chầm chậm, càng tốt. Đọc chậm mới hiểu rõ
từng chữchớ.
Và Bob chậm chạp đọc bức thưđó, lời lẽ âu yếm nhưbức thưcủa bất kỳbà
mẹ nào gởi cho con.
Tháng sáu, buổi phát phần thưởng, tôi thấy má em Bob lại dự. Tôi không
ngạc nhiên về điều đó vì, sau khi gởi hết mấybức thư ông Joe viết sẵn cho
rồi, bà ta đích thân viết cho con , quả là một phép màu ! Bob đã cho tôi coi
bức thư bà báo trước sẽ tới dự buổi lễ. Phát phần thưởng xong, bà ta kéo
tôi ra một chỗ, hỏi tôi:
- Bà thấythưtôi viết cho cháu được không?
- Được lắm!
Bà ta nói tiếp giọng hơi ngập ngừng:
- Tôi nhờ bà nói về tôi cho cháu Bob nghe...
- Vợ chồng tôi đã hòa thuận với nhau hơn trước, và chúng tôi tính với nhau
nghỉ hè nàycho cháu về nhà, và... chúng tôi sẽ tìm cách hiểu cháu hơn.
- Xin bà yên tâm, tôi sẽ hết sức giúp bà.
Tôi có cần gì nói thêm rằng không có công việc nào làm cho tôi vui bằng
công việc đó không?
Shmily
Ông bà tôi đã cưới nhau được hơn nửa thế kỷvà họ cứ luôn haychơi một
trò đặc biệt của họ hằng ngày. Mục tiêu của trò chơi là một người phải viết
từ"shmily" ở một bất ngờ quanh nhà ,còn người kia sẽ đi tìm.
Ông bà bôi từ đó lên gờ cửa sổ. Nó được viết lên hơi nước còn đọng lại
trên gương sau vòi nước nóng. Thậm chí, có lần bà còn lật từng tờ của tập
giấynháp trên bàn để tìm thấy"shmily" trên tờ cuối cùng. Những mảnh giấy
nhỏ với chữ "shmily" được viết nguệch ngoạc được tìm thấy khắp nơi, có
khi được nhét vào trong giàyhoặc dưới gối. Từ "shmily" bí ẩn nàygần như
trở thành một phần trong ngôi nhà của ông bà tôi, cũng giống như đồ đạc
vậy.
Thái độ hoài nghi và sự thực dụng ngăn cản tôi tin vào tình yêu nồng nàn
và lâu dài. Cho đến khi tôi khám phá được "trò chơi" của ông bà tôi.
"Trò chơi" đi tìm từ "shmily" cứ tiếp diễn, cho đến khi bà bị bệnh ung thư.
Bà yếu dần và không dậy được khỏi giường nữa. Và một ngày kia, tất cả
chúng tôi đều phải đối diện với một thực tế đau lòng: Bà mất. "Shmily"
được viết nguệch ngoạc bằng màu vàng trên một dải lụa hồng đặt cạnh
giường bà vào hôm bà mất. Khi tất cả họ hàng và những người quen biết
đã đi về, ông tôi lại gần giường bà nằm và bắt đầu hát cho bà nghe. Giọng
ông khàn và nghẹn.
Tôi không bao giờ quên được khoảnh khắc ấy. Vì tôi biết tôi đã được chứng
kiến một tình yêu không bao giờ chết.
Tôi hỏi ông tôi, sau bao nhiêu năm, rằng "shmily" có nghĩa là gì. Và lần đầu
tiên sau bao nhiêu năm, tôi được biết "shmily" đơn giản là "See how much
I love you"
Di chúc
Một lần tình cờ, tôi phát hiện một chiếc hộp sắt tâykhóa kín để trên nóc tủ.
Ba nói, nó đựng di chúc của ông nội. Trong đó viết rõ ông để lại cho tôi cái
gì khi ông "về với đất". Tôi chợt nghĩ, nếu mình cũng phải đi xa, xa thật xa,
mình sẽ để lại gì cho những người mình thương yêu. Vậylà tôi quyết định
mình cũng sẽ làm "di chúc". Tôi cũng tìm một chiếc hộp có khóa. Trong đó,
tôi cất tờ "di chúc" và tất cả... gia tài sản nghiệp của tôi.
Bản di chúc đầu tiên năm tôi 8 tuổi, rất ngắn vì gia tài của tôi chẳng có gì
nhiều, và những người chung quanh tôi chỉ có thế. Tôi để lại cho ba tấm
ảnh ba đang bế tôi trên taycười toe toét, để lại cho mẹ tấm ảnh mẹ đang
dỗ tôi ngaytrước nhà thờ Đức Bà. Để lại cho hai đứa em trai của tôi những
chiếc xe điện mới toanh mà tôi đã phải dọa dẫm để giành với chúng... Để
lại cho ông nội cây gậy mà tôi nhặt được ở nhà kho, để lại cho đứa bạn
thân nhất của tôi chiếc nón vải....
Rồi tôi lớn lên, dù có ra sao tôi vẫn về nhà vào mỗi đêm giao thừa, ngồi vào
chiếc bàn bên cạnh cửa sổ, nhìn ra bầu trời tối đen, mịn màng của đêm ba
mươi và viết. Mỗi năm, tôi đến nhiều nơi hơn trong những chuyến du lịch
với bạn bè, những chuyến công tác.. và những thứ tôi nhặt nhạnh về cũng
nhiều hơn: một chiếc lược đồi mồi từ Hà Tiên, những nụ hoa ngọc lan khô
cong vẫn thơm nồng nàn như khi chúng đánh thức tôi dậytrong một đêm
rất trong bên cạnh sông Tiền, một chiếc vỏ ốc tầm thường dạt vào bãi cát ở
Nha Trang. Một mảnh đất xấu xí văng ra khi tôi những người thợ đục đá
Non Nước. Và mỗi lần nhặt lên, tôi đều nghĩ rằng tôi sẽ dành lại chúng cho
một người nào đó mà tôi đã gặp trong đời. Chúng đánh dấu sự hiện hữu
của tôi trên thế gian, đánh dấu những bước chân của tôi đã đặt lên mảnh
đất này, miền đất nọ, và đánh dấu tình yêu thương mà tôi dành cho những
con người đã đến rồi đi trong đời tôi. Mỗi năm, những đồ vật chẳng đáng
giá gì cứ chất đầy chiếc hộp, cả một quả bàng khô, một con ve sầu chưa
kịp lột xác còn giữ nguyên màu xanh óng... đến nỗi tôi phải thaymột chiếc
hộp lớn hơn.
Khi ông nội mất, ba tôi mở hộp ra và đọc cho mọi người nghe tờ di chúc,
thứ duy nhất ông để lại là những khoảnh đất, chia đều cho tất cả mọi
người, đất trồng câyăn trái, đất trồng khoai sắn và đất trồng lúa.. Ông để lại
cho tôi tủ sách và một rẻo đất rất nhỏ hình tam giác, nằm cạnh những
mảnh ruộng mà ông đã làm lụng suốt đời trên đó. Một mảnh đất đủ để tôi
trồng những câycà chua và những luống rau muống, ông viết vậy, với tất cả
tình thương. Trước đây, có lần ông bảo rằng, chỉ với một miếng đất nhỏ xíu
nhưthế thôi, người ta cũng chẳng thể nào đói được...
Tôi đã đứng trước rẻo đất ấyvà khóc rất nhiều. Những ngàytháng qua đi,
đến một lúc nào đó rồi chợt nhận ra là cuộc sống thật ngắn ngủi và đầybất
trắc. Tôi cũng nhận ra là làm cho những người khác biết mình yêu thương
họ ngay lúc này tốt hơn là ấp ủ tình yêu đó trong những đồ vật, để rồi, có
thể, một ngày nào đó, những kỷ vật ấy sẽ làm cho họ hụt hẫng.. Tôi buồn
bã khi nghĩ rằng đáng lý, tôi phải cho em tôi những chiếc xe điện khi điều
đó còn làm cho chúng vui sướng, hơn là cất giữ hàng năm trời. Từ đó, tôi
không viết di chúc nữa, tôi vẫn nhặt nhạnh những đồ vật xinh xinh mà tôi
nhìn thấy, nhưng không cất đi mà tặng ngayai đó mỗi khi có dịp.
Cho đến bâygiờ tôi vẫn giữ chiếc hộp đã trống không của tôi, cũng như tờ
di chúc dài hai trang của ông nội, vì tôi biết, có một thứ ông để lại cho tôi
vẫn luôn đầy ắp trong những chiếc hộp ấy, đó là tình yêu thương tôi dành
cho mỗi người tôi gặp, và cho cuộc sống này.
Niềm tin
Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánh
đồng đều khô hạn, cỏ cây héo úa cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn.
Hàng tháng đã trôi qua và mọi người dường như đã mất hết kiên nhẫn.
Nhiều gia đình đã rời khỏi làng, còn những gia đình khác chỉ còn biết chờ
đợi trong tuyệt vọng. Cuối cùng ông trưởng làng quyết định tổ chức một
buổi cầu nguyện tập thể trên ngọn đồi cao nhất vùng. Ông thuyết phục tất
cả mọi người trong làng đến dự và mỗi người phải mang theo một vật thể
hiện lòng tin của mình.
Chiều thứ bảy, những người dân làng với vẻ mặt mệt mỏi tập trung trên
ngọn đồi và đều không quên mang theo những đồ vật thể hiện lòng tin. Có
người mang theo một cái móng ngựa maymắn, có người mang theo chiếc
mũ bảo vật của gia đình…Mặc dù chẳng ai tin chúng có thể thayđổi điều gì
nhưng họ cũng đã mang theo rất nhiều thứ quý giá. Tất cả những người
tham dự bắt đầu cầu nguyện và giơ cao những vật tượng trưng cho niềm
tham dự bắt đầu cầu nguyện và giơ cao những vật tượng trưng cho niềm
tin. Như thể có phép màu, mây đen kéo tới và trời đổ mưa – những giọt
mưa đầu tiên sau bao tháng trời khô hạn. Mọi người đề hân hoan vui
sướng và ngaylập tức nổ ra một cuộc tranh cãi xem đồ vật nào đã mang lại
may mắn cho ngôi làng. Ai cũng cho rằng đồ vật của mình là linh thiêng
nhất. Bỗng người ta nghe thấytiếng một em bé gái reo lên:
- Con đã biết thế nào trời cũng đổ mưa mà. Mẹ thấykhông, con mang theo
chiếc ô này, bâygiờ thì mẹ con mình về nhà mà không bị ướt!
Em bé giơ cao chiếc ô và cùng mẹ đi về nhà trong niềm hân hoan. Những
người còn lại nhìn theo và hiểu rằng chính em bé mới là người có niềm tin
lớn nhất. Niềm tin ấyđã mang mưa đến.
Cách nhìn cuộc sống
John là một ông lão ít nói và thông thái. Ông thường ngồi trên chiếc ghế
bành cũ kỹtrước hiên nhà, nhìn mọi người qua lại. Đôi khi ông vẫytaychào
họ. Một hôm, cô cháu gái nhỏ của ông John ngồi xuống cạnh ông mình, và
cả hai cùng nhìn những người qua lại trước nhà họ.
Một người đàn ông lạ, cao lớn, anh ta nhìn quanh như tìm một nơi nào đó
để dừng chân, rồi tiến đến gần hỏi ông John:
- Trong ngôi làng nàyngười ta sống kiểu gì hả ông lão?
Ông John chậm rãi hỏi lại:
- Vậynơi mà anh vừa đi khỏi, người ta sống ra sao?
Người lạ nhăn mặt:
- Nơi ấy hả? Mọi người chỉ toàn chỉ trích nhau. Hàng xóm thì ngồi lê đôi
mách và nói chung là một nơi rất đáng chán!
John nhìn thẳng vào mắt người lạ và nói:
John nhìn thẳng vào mắt người lạ và nói:
- Anh biết không, nơi nàycũng nhưthế, hệt nhưnơi anh vừa đi khỏi vậy!
Người đàn ông không nói gì, anh ta quay đi. Một lát sau, một chiếc ôtô
dừng lại bên vệ đường. Người đàn ông trên xe đỡ vợ con mình xuống xe.
Người vợ hỏi ông John có thể mua một ít thức ăn cho bọn trẻ ở đâu, còn
người đàn ông ở lại chỗ chiếc xe. Anh ta lại gần ông John và hỏi:
- Thưa ông, nơi nàysống có tốt không ạ?
Vẫn nhưlần trước, ông John hỏi lại:
- Vậynơi mà anh vừa đi khỏi thì thế nào?
Người đàn ông tươi cười :
- Ởđó, mọi người sống rất thân thiết, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau. Chúng
tôi không muốn ra đi chút nào, nhưng vì điều kiện làm việc nên phải
chuyển tới đây.
Ông John nở một nụ cười ấm áp:
- Đừng lo, nơi này cũng giống như nơi anh vừa đi khỏi đấy mà, cũng tốt
lắm!
Vợ con người đàn ông quaylại, họ cảm ơn và tạm biệt hai ông cháu John
rồi lái xe đi. Khi chiếc xe đã đi xa, cô cháu nhỏ cất tiếng hỏi ông:
- Ông ơi, tại sao ông nói với người thứ nhất là nơi đâykhông tốt lành còn
với người thứhai ông lại nói là một nơi tuyệt vời?
Ông John âu yếm nhìn vào đôi mắt xanh băn khoăn của đứa cháu nhỏ và
bảo:
- Cháu ạ, dù có đi đến đâu, mỗi người vẫn mang thái độ của chính mình
đối với cuộc sống đi theo. Chính thái độ của riêng mình, cộng với phản ứng
đối với cuộc sống đi theo. Chính thái độ của riêng mình, cộng với phản ứng
của những người xung quanh với thái độ đó thì nơi mới đến có thể rất tồi
tệ, hoặc rất tuyệt vời theo cảm giác của riêng họ mà thôi.
Nụ hôn
Chiếc tàu tôi đang đi ghé vào một ga nhỏ. Lúc ấyđã gần sáng và trời vẫn
đầy sao. Không khí lạnh cóng ùa vào toa khi tàu dừng và mở cửa đón
khách. Toa tôi có thêm hai người nữa, một người đàn ông và một cậu bé.
Cậu bé phải mất một lúc mới ngồi được vào chỗ của mình sau khi len qua
nhiều hàng chân người lớn. Trong khi cha cậu bé ngồi cạnh cửa ra vào,
cậu bé lại ngồi cạnh cửa sổ, giữa những người trông ngái ngủ, khó tính và
mệt mỏi sau một đêm không được ngủ đẫy giấc. Khi tàu bắt đầu vào
đường hầm, cậu bé trượt khỏi chỗ và tôi cảm thấy tay cậu chống vào đầu
gối lên một chút. Cậu bé rướn người lên, có lẽ muốn nói gì đó với tôi. Tôi
cúi xuống để nghe nhưng bất ngờ thay, cậu bé hôn vào má tôi một cái!
Lúc đó tàu ra khỏi đường hầm. Rồi cậu bé ngồi lại vào chỗ của mình và
ngắm cảnh bên ngoài cửa sổ. Trông cậu rất hạnh phúc. Tôi thật sự ngạc
nhiên. Sao cậu bé lại hôn một người lớn không hề quen biết trên tàu nhỉ?
Tôi còn ngạc nhiên hơn nữa khi cứ thỉnh thoảng, cậu bé lại đứng lên, hôn
vào má những người lớn ngồi cạnh cậu, từng người một.
Bối rối, chúng tôi nhìn về phía người đàn ông. Cha cậu giải thích:
- Cháu nó rất hạnh phúc vì khỏe mạnh trở lại và được sống. Cháu đã ốm
nặng rất lâu rồi!
Chuyến tàu dừng ở ga cuối. Người đàn ông và cậu bé hòa mình vào đám
hành khách. Tôi vẫn còn cảm thấycái hôn của cậu bé trên má, cái hôn làm
tôi hạnh phúc và cả băn khoăn nữa. Liệu có bao nhiêu người trưởng thành
trao cho nhau những cái hôn để chia sẻ niềm vui được sống? Cậu bé đã
không chỉ chia sẻ với tôi một cái hôn ngọt ngào mà còn cả những băn
khoăn muốn nhắn gửi: đừng để bản thân mình "chết" trước khi tim ngừng
đập.
Gai hoa hồng
Ông đúng là ông già khó chịu! – Becky nói với ông già khi cô đi ra khỏi
phòng bệnh của ông ta ở bệnh viện nhân đạo, nơi mà cô đã làm việc hơn
một năm nay. Bệnh nhân mới này ở đây được khoảng hai tuần và ông ta
làm cho cuộc sống của tất cả các ytá trở thành địa ngục. Ông ta chửa rủa,
quát, đá tất cả những ai lại gần ông ta. Đó là còn chưa kể việc ông ta cố
tình đổ thức ăn ra giường để ytá phải đến dọn, và để ông ta có thể nguyền
rủa thêm. Becky không nghĩ là ông ta có người thân vì chẳng có ai đến
thăm ông, ít nhất là trong khoảng thời gian cô phải chăm sóc ông ta.
Một hôm, một tổ chức phụ nữ đến thăm bệnh viện. Họ hát và đem hoa
hồng đến, tặng mỗi bệnh nhân một bông hoa đỏ thắm. Ông già khó tính
nhìn bông hoa được cắm tử tế trong lọ thủy tinh trên bàn, lấy mu bàn tay
gạt cái lọ. Cái lọ rơi xuống, vỡ tan tành. Mọi người chỉ đứng nhìn ông ta vẻ
kỳ lạ. Ông trở mình quay mặt vào tường xoay lưng lại những người từ tổ
chức phụ nữđến thăm.
Một người bắt đầu dọn những mảnh vụn của cái lọ. Becky nhặt bông hoa
lên, cắm nó vào một cái cốc nhựa và đặt lên tủ đầu giường của bệnh nhân
già kia. Khi người của tổ chức phụ nữ đã đi về, Beckyquaylại phòng ông
bệnh nhân khó chịu, cầm bông hoa hồng và ngắt từng cánh một, ném vào
thùng rác bên cạnh. Ông già nhìn thẳng cô y tá, cho đến khi cô ngắt đến
cánh cuối cùng. Còn lại cuống hoa, cô cắm trả lại cốc nhựa. Vừa khi cô
định quayđi thì ông bệnh nhân già làu bàu:
- Sao cô lại làm thế?
- Tôi chỉ muốn ông thấynhững gì ông đã làm? – Beckyđáp – Ông đã phá
vỡ những mối quan tâm của chúng tôi với ông như là ngắt bỏ từng cánh
hoa một, kể từkhi ông đến đây.
Rồi Beckyđi ra.
Sáng hôm sau, khi đến bệnh viện thì các bác sĩ bảo Beckyđến dọn phòng
Sáng hôm sau, khi đến bệnh viện thì các bác sĩ bảo Beckyđến dọn phòng
ông bệnh nhân già. Ông đã mất vào đêm hôm trước. Khi Becky thu khăn
trải giường đi giặt, cô nhìn thấy bông hoa hồng vẫn còn nguyên vẹn trong
cái cốc nhựa. Những cánh hoa đã được đính vào cuống hoa bằng băng
dính một cách vụng về. Becky cũng thấy ở dưới gối của ông lão có một
quyển Kinh thánh. Khi cô nhấc quyển sách lên, trong đó rơi ra một tờ giấy,
có ghi: "Không phải tôi muốn mọi người ghét tôi. Tôi chỉ không muốn tất cả
mọi người sẽ quên tôi. Tôi đã là một đứa trẻ mồ côi và tôi chẳng bao giờ
có một người thân."
Là một đứa trẻ mồ côi từ nhỏ, Becky hiểu rằng người bệnh nhân già đó
không phải là một ông lão khó chịu. Chỉ vì không có ai trên thế giới này
quan tâm đến ông ấy. Vì ông thấymọi người đều quên ông ấy, ngaycả khi
ông ấyvẫn còn sống. Và tất cả những gì ông lão muốn chỉ là có ai đó nhớ
tới ông...
Cạm bẫy
"Người Eskimo đã săn chó sói như thế nào trong vùng băng giá và lạnh
cóng của Bắc Cực?” là một câu hỏi đã làm nhiều người dàycông suynghĩ
để tìm câu trả lời.
Những người Eskimo lấycác lưỡi dao thật bén đem nhúng vào máu động
vật, sau đó họ mang ra ngoài trời cho đóng băng lại. Họ làm nhưvậynhiều
lần để càng lúc lớp băng càng dàythêm, đến một thời điểm mà lớp băng
bằng máu bên ngoài hoàn toàn che dấu lưỡi dao bên trong. Tối đến họ
găm cán dao xuống tuyết. Những con chó sói đánh hơi được mùi máu của
thú rừng từ lưỡi dao và mon men đến. Chúng bắt đầu liếm những lớp
băng bằng máu đó, càng lúc càng hăng sayhơn với tất cả những sự thèm
thuồng. Cho đến một lúc những lớp băng bên ngoài lưỡi dao đã tan chảy
hết và chạm đến lưỡi dao. Khi liếm những lưỡi dao, lưỡi của những con
chó sói bị đứt và máu chảy ra, nhưng chúng lại tưởng đó là máu của thú
rừng nên càng liếm hăng say hơn. Càng chảy máu thì nó càng khát, và
càng khát thì nó lại càng liếm … Sáng hôm sau, những ngưởi Eskimo chỉ
việc đi thu lượm xác của những con chó sói nằm chết bên cạnh những lưỡi
dao đó.
dao đó.
Cái bên ngoài cạm bẫybao giờ cũng rất hấp dẫn và thật quyến rũ.
Truyện này do bạn Huynh Thao (Email: kindgrass@) gởi đến Xitrum.net
7 kỳ quan thế giới
Một nhóm học sinh đang học cách viết luận về chủ đề 7 kỳ quan thế giới.
Cuối giờ, mỗi em phải liệt kê được 7 kỳ quan thế giới theo suy nghĩ của
riêng mình.
Học sinh ngồi ríu rít bàn luận rằng những công trình nào là kỳquan của thế
giới. Tháp nghiêng Pisa, tháp Effeil, Vạn lý trường thành, Kim tự tháp Ai
cập…đều được chọn lựa.
Cuối giờ thu bài, một cô bé vẫn băn khoăn cầm bài viết để trắng. Cô bé giải
thích:
- Em vẫn chưa liệt kê xong vì có nhiều kỳquan quá ạ!
- Em hãythử kể những kỳquan theo ýem để các bạn và cô nghe xem có
thể giúp em được không? – Cô giáo nhiệt tình hướng dẫn.
Cô bé do dự:
- Em nghĩ 7 kỳ quan trên thế giới nên là: Xúc giác, vị giác, thị giác, thính
giác, khả năng đi lại được, nụ cười và sựyêu thương.
Bạn thân mến, bạn không phản đối cô bạn nhỏ của chúng ta chứ ? Thật
vậy, chúng ta vẫn có thể sống vui nếu không có tháp Pisa, không có tháp
Eiffel và kim tự tháp Ai cập… nhưng chúng ta khó khăn biết bao nếu thiếu
một trong bảy “kỳ quan” của cuộc sống mà cô bạn này đã kể. Hơn nữa,
nhiều tỉ người trên Trái Đất mới có một kỳquan như Kim tự tháp, trong khi
mỗi chúng ta lại có cho riêng mình 7 kỳ quan. Chúng ta thật giàu có biết
bao. Đó mới là những kỳquan mà chúng ta cần yêu quývà trân trọng nhất.
Truyện này do thành viên SkyMaster gởi đến Xitrum.net
Giúp đỡ
Năm 18 tuổi, tôi sang Anh học Đại học. Và vẫn học đối mặt với nỗi đau
quen thuộc, nỗi đau của một đứa trẻ mồ côi.
Một hôm, khi đang đi chợ, tôi thấy một cụ già đang loay hoay với một cây
gậy và một túi táo với những quả táo đang thi nhau rơi khỏi túi. Tôi chạy
đến đỡ lấytúi táo và nhặt từng quả vào túi cho ông.
- Cảm ơn cô bé. Ông ổn rồi! – Ông mỉm cười với tôi, đôi mắt sáng hiền từ.
- Cháu đi cùng ông nhé? – Tôi nói – Cháu sợ táo sẽ rơi nữa đấy!
Tình bạn của tôi với ông Burns, người có nụ cười ấm áp như cha của tôi
bắt đầu nhưvậy.
Tôi xách túi táo, ông Burns tì câygậy, lê từng bước khó nhọc. Đến nơi, tôi
đặt túi táo lên bàn và đi pha trà, tôi hỏi ông liệu thỉnh thoảng tôi có thể đến
thăm ông không.
Ngayhôm sau, tôi lại đến, lại giúp ông pha trà. Tôi kể cho ông nghe tôi là
một đứa trẻ mồ côi, sống với họ hàng và giờ đâyđi du học để tự lập. Ông
chỉ cho tôi hai bức ảnh đặt trên bàn. Đó là bác gái Maryvà cô con gái Alice
của ông, hai người cùng mất trong một tai nạn cách đâysáu năm...
Tôi tới thăm ông Burns hai lần mỗi tuần, đúng giờ và đúng ngày. Khi đến,
tôi thường thấy ông ngồi trên chiếc ghế to với cây gậy bên cạnh. Thấy tôi,
ông cụ luôn vui mừng. Dù tôi tự nhủ rằng tôi đã đem lại niềm vui cho một
ông già cô đơn, nhưng kì thực, tôi mới chính là người hạnh phúc nhất khi
bước chân lên bậc cửa căn nhà này. Đơn giản là tôi được chia sẻ và có
người lắng nghe những lời tâm sựcủa tôi.
Sau hai tháng, tôi đến thăm ông Burns vào một ngày khác với lệ thường.
Tôi cũng không gọi điện thông báo trước vì nghĩ rằng mình sẽ gâymột bất
ngờ đặc biệt.
Và tôi thấyông đang làm vườn, đang đi lại, đang cúi xuống, ngẩng lên, một
cách dễ dàng không cần gậy! Liệu đó có phải là ông Burns mọi khi, lúc nào
cũng tựa hẳn mình vào cây gậy? Ông Burns bỗng ngẩng lên và nhìn thấy
tôi. Thấyrõ sựbăn khoăn lẫn ngạc nhiên của tôi, ông vẫytôi lại gần.
- Nào, cháu yêu quý, hôm nayđể ông pha trà cho cháu... – Ông Burns dẫn
tôi vào nhà.
- Cháu đã nghĩ... – Tôi bắt đầu
- Ông biết cháu nghĩ gì, cháu yêu quý. Lần đầu tiên cháu gặp ông ở chợ, ừ
hôm đó đầu gối ông bị đau. Va phải cánh cửa ấymà...
- Nhưng... ông lại đi lại bình thường... từlúc nào?
- Ngayhôm sau –Ông cụ hấp háymắt.
- Nhưng tại sao...? – Tôi lúng túng.
- Lần thứ hai cháu đến đây, cháu yêu quýạ, đó là khi ông nhận thấycháu
mới buồn và cô đơn có thể tựa vào vai ông. Nhưng ông e rằng cháu sẽ
không đến nữa nếu biết ông khỏe mạnh.
- Còn cái gậythì sao ạ?
- À, cái gậytốt! Ông haydùng nó để chặn cửa hàng rào.
Ông Burns đã biến mình trở thành một người cần được giúp đỡ để giúp đỡ
tôi nhưthế đấy. Đó là một cách tuyệt vời để một cô bé non nớt và nhạycảm
nhưtôi thấymình thật mạnh mẽ.
Người làm công kỳ lạ
Tôi rúc đầu vào gối , đầu nặng trĩu tuyệt vọng. Chẳng lẽ với tôi đây là cả
cuộc đời còn lại. Tôi, hai năm sau khi ra trường, đang bỏ cả ngày tháng
cho một công việc hoàn toàn không thích hợp, lương thấp mà cũng chẳng
có tương lai. Đã nhiều lần tôi cố không nghĩ đến câu hỏi này, nhưng cảm
giác chán nản đó đã không tài nào thoát ra được.
Sáng hôm sau, tôi cố lết ra khỏi giường để đến chỗ làm. Hôm naycó một
vài người mới - họ là những người làm công tạm thời, lương còn thấp hơn
nhiều so với nhân viên chính thức nhưchúng tôi. Sau một lúc làm việc, ánh
mắt tôi chú ýđến một người.Anh ta có vẻ lớn tuổi nhất trong số họ, mặc bộ
đồng phục. Đó là điều đặc biệt vì công tychúng tôi không hề có đồng phục.
Thật ra, họ cũng không biết chúng tôi ăn mặc như thế nào.Anh ta mặc một
chiếc quần thẫm màu thẳng nếp với chiếc áo xanh lao động, trên ngực túi
còn may ngay ngắn cả bảng tên. Có lẽ anh ta tự mua cho mình bộ đồng
phục đó.
Tôi quan sát anh trong suốt ngàyhôm đó, và cả những ngàykế tiếp khi anh
còn làm việc với chúng tôi. Anh không bao giờ đi trễ hay sớm, chính xác
như một chiếc đồng hồ vậy. Với một công việc hết sức bình thường, anh
làm việc rất cần mẫn, chuẩn xác với một sự cẩn trọng đặc biệt. Anh hòa
nhã thân thiện với tất cả mọi người nhưng không bao giờ nói chuyện trong
lúc làm việc.
Đến giờ cơm trưa, trong khi chúng tôi đến nhận phần ăn của mình tại quầy
phân phát, anh lại lặng lẽ lôi trong túi đồ một hộp cơm cũ kỹbằng inox, và
sau mỗi bữa ăn chỗ của anh lúc nào cũng sạch sẽ. Và dĩ nhiên, lúc nào
anh ta cũng trở lại công việc đúng giờ. Có thể nói anh là một người làm
công mà bất cứ ông chủ nào cũng đều hài lòng. Chúng tôi đều có những
suynghĩ nhưvậy, anh không chỉ tốt mà thật sựđáng khâm phục.
Rồi công việc tạm thời đó cũng chấm dứt, anh rời công tyrồi đi đâu không
rõ. Nhưng đối với cuộc đời tôi anh đã hoàn toàn thayđổi cách suynghĩ của
tôi .
Tôi không mua cho mình bộ đồng phục, cũng không có hộp cơm trưa
nhưng tôi bắt đầu đặt ra cho mình những nguyên tắc . Tôi bắt đầu tập làm
việc như một doanh nhân chuẩn bị kỹcàng cho hợp đồng của mình, và rồi
tôi được người quản lý đề bạt lên chức vụ cao hơn. Vài năm sau, tôi
chuyển đến một công việc tốt hơn ở một công tykhác.
Cuối cùng, tôi cũng tự đứng ra lập công ty riêng. Cho đến mãi sau này,
những thành công của tôi đều đến từ sự cần mẫn và maymắn của mình,
nhưng tôi vẫn luôn nghĩ điều maymắn lớn nhất của tôi là bài học tôi đã học
được từ người công nhân kỳ lạ năm xưa : SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG ĐẾN
TỪ CÔNG VIỆC MÀ BẠN ĐANG LÀM , NÓ ĐẾN TỪ CÁI CÁCH MÀ BẠN
ĐANGLÀMCÔNGVIỆC ĐÓ.
Bức ảnh gia đình
Trong nhiều năm qua, gia đình chúng tôi haycó một thói quen vừa xấu vừa
tốt. Thói quen tốt là ở chỗ chúng tôi thường nhét phim vào máyảnh, chụp
bất kỳ kiểu gì chúng tôi thích. Nhưng xấu ở chỗ khi chụp hết cuộn phim,
chúng tôi bỏ nó vào tủ chứkhông đi rửa.
Mấyhôm trước, Susan cầm vài cuộn đi rửa. Chẳng ai biết rửa sẽ ra những
hình gì vì chụp cũng lâu rồi. Chúng tôi hồi hộp nhưchơi xổ số vậy.
Trong những bức ảnh rửa ra, rất nhiều ảnh, từ ảnh trong bếp đến bọn trẻ
con chơi ngoài sân. Nhưng tất cả những bức ảnh đều giống nhau ở chỗ:
không ảnh nào có Susan. Tại sao? Susan luôn là người chụp ảnh.
Khi xem những bức ảnh, tôi nhớ lại câu chuyện của anh bạn Dan kể tôi
nghe năm ngoái. Dan làm việc ở một công ty lớn với hai chi nhánh ở hai
đầu thành phố nên rất bận. Như bất kỳ một ông trưởng phòng nào khác,
Dan có rất rất nhiều việc phải làm: Hai ngày phải họp một lần, phải làm
thêm vào cuối tuần...
Dan kể chuyện, có lần cô giáo của đứa con gái anh gửi giấy mời họp tới
cho anh. Tất nhiên, anh quá bận và vợ anh lo mọi chuyện họp hành cho
con cái. Nhưng cô giáo nói rằng cô muốn gặp anh, chứkhông phải vợ anh.
Do đó, Dan buộc phải thu xếp công việc, tới trường gặp cô. Cô giáo đưa
cho Dan một bức vẽ:
- Tôi muốn anh xem bức tranh con gái anh vẽ gia đình.
Dan xem bức tranh rồi hỏi:
- Thế tôi đâu?
- Đó là lí do tôi mời anh đến đây- Cô giáo nói - Tôi đã hỏi con gái anh là bố
cháu đâu. Cô bé nói anh chẳng bao giờ ở nhà, nên cô bé không vẽ anh
trong bức tranh.
Một cú đấm cũng không làm Dan đau như lúc ấy. Từ lúc đó, Dan đã thay
đổi lịch làm việc của mình, quan tâm đến gia đình hơn để vừa là một
doanh nhân giỏi, vừa là một người cha tốt.
Còn bạn, bạn có ở trong bức ảnh của gia đình không? Hay bạn quá bận
rộn hoặc thờ ơ?
Có thể người đó là bạn
Tối hôm đó trời mưa và rất lạnh, còn tôi thì đang lái cái-gọi-là-xe-ôtô. Chỉ có
hai loại người có thể công nhận đó là chiếc xe ôtô: một là những kẻ nói dối
không ngượng mặt và hai là những người thông cảm cho tôi nhất.
Hồi mới mua, nó vẫn còn nguyên hình là một chiếc xe, nhưng tôi đã không
bảo dưỡng nó. Bởi mỗi lần bảo dưỡng còn nhiều tiền hơn cả số tiền tôi bỏ
ra mua nó, mà tôi thì chẳng dưgiả gì.
Xăng bị chảyngaycả khi tắt máyvà dừng hẳn lại, xe chạynhư một con ốc
sên khổng lồ và tôi luôn tựan ủi rằng dù gì thì tôi cũng còn điều khiển được
nó, chứ ốc sên thật thì có điều khiển được đâu. Mọi người trên đường vẫn
hướng đôi mắt tò mò mỗi khi tôi lái xe chạyqua bởi họ không phân biệt nổi
đâylà tiếng động cơ ôtô haymáycắt cỏ bị vỡ.
Mỗi lần lái xe, tôi thường phải đặt một taylên ngực trái để cầu nguyện cho
xe chạy. Nhưng hôm nay tôi không làm thế vì tay còn bận cầm cái điện
thoại. Và hậu quả tức thì: ngaygiữa đường, chiếc xe khốn khổ thình lình tắt
máy. Tôi cố dùng đà xe trôi để tìm chỗ đậu xe vào nhưng xe đậu dày đặc
bên lề, mỏi mắt cũng không tìm ra một chỗ. Cuối cùng, nó dừng lại, ngay
trước một ngã tư. Hàng loạt còi xe vang lên phía sau. Bỗng tôi thấyngười
lái xe ngaysau xe tôi chui ra khỏi xe rồi tiến đến gần. Tôi lo quá. Có lẽ anh
ta sẽ chửi bới.
Nhưng người đàn ông gõ vào cửa xe và hỏi:
- Có cần tôi đẩygiúp một đoạn không?
Tôi ngạc nhiên đến mức không nói được gì, chỉ gật đầu. Anh ta ngoái lại
phía xe mình, vẫy tay và hai cậu bé khác chạy ra. Họ đẩy xe tôi về phía
trước, sát lề đường. Sau đó, họ nhảylên xe và nhanh chóng hòa vào dòng
xe đông đúc.
Tôi đã không kịp nói lời cảm ơn.
Nhiều năm trôi qua, tôi nhận ra đôi điều về "người lạ" đã dừng xe giúp tôi.
Mỗi lần tôi gặp khó khăn, người đó lại xuất hiện, nhưng trông không giống
như lần đầu tiên. Có lần người đó là phụ nữ. Tuổi tác cũng khác, nhưng
người đó luôn xuất hiện. Và tôi hiểu được phần tốt đẹp nhất trong mỗi con
người: Lòng nhân hậu không cần yêu cầu, từ một người không quen biết.
Đó là sợi dâynhỏ vô hình nối kết chúng ta.
Hãy là chính mình
Denis Waitley
Lương tâm, sự trung thực, sự liêm khiết: đó là ba giá trị để đối diện với
tương lai.
Đối với ông bà nội của tôi, người ta hoặc là sống trung thực hoặc là không.
Ông bà đã cho gắn lên tường phòng khách câu châm ngôn sau đây: “Cuộc
đời như một cánh đồng phủ đầytuyết mới; mỗi bước chân của ta sẽ lộ ra
con đường ta đi”.
Bằng vào bản năng của mình, họ đã hiểu rằng sống liêm khiết, đó là có
một ýthức đạo đức và ýthức nàykhông biến đổi theo lợi ích hayhoàn cảnh
nào. Sự liêm khiết là một chuẩn mực cá nhân cho phép tự đánh giá cách
ứng xửcủa mình. Tiếc thay, phẩm chất nàymỗi ngàymỗi hiếm đi.
Thế mà sự liêm khiết lại quan trọng cho mọi tầng lớp xã hội, và chúng ta
cần phải tựđòi hỏi cho bản thân mình.
Một phương cách tốt để đánh giá sự trung thực của mình là tuân giữ điều
mà tôi gọi là “Tam giác liêm khiết”, dựa trên ba nguyên tắc sau đây:
Bảovệ các xác tíncủa mìnhbằngmọi giá. Lấyví dụ về một nữytá bắt đầu
ngàylàm việc đầu tiên giữa một nhóm bác sĩ phẫu thuật của một bệnh viện
nổi tiếng. Cô chịu trách nhiệm về các dụng cụ và thiết bị trong ca phẫu
thuật vùng bụng. Cô nói với bác sĩ:
- Bác sĩ chỉ lấyra 11 miếng bông thấm, trong khi chúng ta đã dùng đến 12
miếng. Chúng ta cần phải tìm ra miếng còn lại.
Bác sĩ đáp:
- Tôi đã lấyra hết rồi. Giờ thì chúng ta bắt đầu maylại vết mổ.
- Bác sĩ không được làm như thế - cô y tá nghiêm giọng - Hãy nghĩ đến
bệnh nhân.
Với nụ cười trên môi, bác sĩ nhón chân lên và chỉ cho cô ytá miếng bông
thứ12. Rồi ông nói với cô:
- Tôi tin rằng cô sẽ trở nên xuất sắc trong nghề này.
Khi bạn biết chắc mình có lý, hãygiữvững lập trường của mình.
Luônnhìnnhậngiá trị đúngđắncủa người khác.
Bạn đừng sợ những người có ý tưởng hay hơn bạn hoặc những người
xem ra thông minh hơn bạn. Đây là nguyên tắc mà David Ogilvy, người
sáng lập công tyquảng cáo nổi tiếng Ogilvyand Mather, đã nhắc nhở các
cán bộ lãnh đạo mới. Ông tặng mỗi người một con búp bê Nga, bên trong
có năm hình nhân nhỏ dần. Trong hình nhân bé nhất ông đặt một tờ giấy
có ghi mấy hàng chữ: “Nếu mỗi người trong chúng ta chọn những người
cộng sự nhỏ hơn mình, chúng ta sẽ trở nên một công tycủa những người
lùn. Nhưng nếu chúng ta chọn những người cộng sự lớn hơn mình, thì lúc
ấyOgilvyand Mather sẽ trở thành công tycủa những người khổng lồ”.
Và quả thật, Ogilvy and Mather đã trở thành một trong những công ty lớn
nhất và được kính trọng nhất thế giới.
Hãy trung thực với chính mình và chấp nhận nhân cách của mình. Khi
người ta thiếu các giá trị chính yếu, người ta có xu hướng dựa vào các yếu
tố bên ngoài - dáng dấp - để tựtrấn an. Người ta sẽ hành động vì dáng dấp
bề ngoài ấychứ không phải vì sự phát triển của phẩm chất cá nhân. Do đó
hãy là chính mình. Đừng bao giờ che đậy các mặt yếu kém trong nhân
cách của mình. Hãynhìn thẳng vào thực tế và trước các thửthách hãyhành
động nhưmột người trưởng thành.
Sự tự trọng và một lương tâm trong sáng: đó là các thành tố chủ yếu của
sự liêm khiết. Đó cũng chính là những phẩm chất thiết yếu nếu như ta
muốn cải thiện mối quan hệ với người khác.
Một cuộc sống có nguyên tắc không hạ mình trước sức cám dỗ của thứ
đạo đức dễ dãi, sẽ luôn giành phần thắng. Cuộc sống đó sẽ dẫn đường
cho chúng ta mà không cần phải xem xét lại xem ta có đang đi đúng đường
haykhông.
Hai biển hồ
Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển
Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung
quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống
nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển
hồ thứ hai là Galilê. Đâylà biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước
ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được
mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xâycất rất nhiều ở nơi đây.
Vườn câyở đâytốt tươi nhờ nguồn nước này...
Nhưng điều kỳlạ là cả hai biển hồ nàyđều được đón nhận nguồn nước từ
sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận
và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở
nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan
rồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong
biển hồ nàyluôn sạch và mang lại sự sống cho câycối, muôn thú và con
người.
Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là
một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi.
Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười . Bàn tay có mở rộng trao
ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình . "Sự sống"
trong họ rồi cũng chết dần chết mòn nhưnước trong lòng biển chết!
Phải, bạn có thể!
16 cuộc phẫu thuật sau tai nạn xe hơi đã làm Mitchell có một cơ thể bị
phỏng hơn 60%, không thể nhấc dù chỉ là muỗng thức ăn, không thể quay
số điện thoại hayđi vào nhà tắm mà không có người giúp.
Nhưng Mitchell, nguyên là lính thuỷ, không bao giờ tin là mình đã bị đánh
bại. “Tôi phải chịu trách nhiệm về con tàu của mình”, - ông nói - “Nó là sự
thành bại của tôi. Tôi có thế nhưlà khởi đầu lại từđiểm xuất phát”.
Sáu tháng sau, ông đã lái máybayđược. Mitchell mua một căn nhà lớn tại
Colorado, vài mảnh đất, một chiếc máy bay và một quán bar. Sau đó kết
hợp với hai người bạn, ông mở một công tysản xuất đồ gốm với số nhân
công lớn thứnhì Vermont.
Và bốn năm sau ngày bị tai xe hơi, cái máy bay mà Mitchell lái đã bị rớt
xuống đường băng khi vừa cất cánh làm ông gãy12 đốt xương sống vùng
ngực và liệt hẳn nửa người bên dưới. “Tôi không hiểu chuyện quái quỉ gì
đã xảyra. Tôi đã làm gì mà phải lãnh kết quả nhưvậy?”.
Nhưng rồi không nản lòng, Mitchell tập luyện ngày đêm để có thể lấy lại
được sự độc lập cho mình càng nhiều càng tốt. Ông được bầu làm thị
trưởng của Crested Butte, Colorado, để đấu tranh giữ cho thành phố thoát
khỏi nguy cơ bị ô nhiễm bởi một mỏ quặng sắp được khai thác. Mitchell
còn ứng cử vào quốc hội, chuyển cái vẻ bề ngoài khó coi của ông thành
một sức mạnh qua khẩu hiệu: “Not just another pretty face” (Không chỉ là
một khuôn mặt đẹp nữa vào quốc hội).
Mặc cho vẻ bề ngoài khó coi và khả năng hoạt động giới hạn, Mitchell vẫn
tham gia đi hè, yêu và lập gia đình, lấyđược bằng cao học về công tác xã
hội và tiếp tục bay, tích cực bảo vệ môi trường và diễn thuyết.
Tinh thần mạnh mẽ tích cực của Mitchell đã làm ông được mời lên truyền
hình trong “Chương trình hôm nay” và “Chào nước Mỹ”. Nhiều bài viết về
ông đã được đăng trong các báo, tạp chí như Parade, Times, The New
York Times…
“Trước khi bị tai nạn tôi có thể làm được 10.000 việc, bâygiờ chỉ còn 9.000
thôi. Tôi có thể cứ nghĩ đến 1.000 điều bị mất haytập trung vào 9.000 điều
tôi còn? Tôi biết mình phải làm gì. Tôi vẫn nói với mọi người rằng tôi đã
lãnh hai cú đập của số phận. Nhưng tôi đã không dùng điều đó để bào
chữa cho sự đào ngũ. Những kinh nghiệm đau đớn đã có thể được nhìn
với một góc độ mới. Nhìn một cách toàn diện hơn, tôi có thể nói cũng
không tệ lắm”.
Xin nhớ rằng: “Điều quan trọng không phải là điều xảy ra với bạn mà là
điều bạn làm sau đó”.
Một câu chuyện cảm động
Câu chuyện đã xảyra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy
tại trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm
học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp năm, nhìn cả lớp và nói cô
sẽ yêu tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không
làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấycậu học sinh TeddyStoddard ngồi lù
lù ngay bàn đầu. Năm ngoái, cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi
không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì
lại quá bẩn thỉu. “Teddytrông thật khó ưa.”
Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng câybút đỏ vạch một chữ thật rõ
đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài
(chữ F là hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều
phải xem thành tích của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô
Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra
xem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1
nhận xét Teddynhư sau: “Teddylà một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ.
Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”. Cô
giáo lớp 2 nhận xét: “Teddylà một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý
nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống trong gia đình thật
sự là một cuộc chiến đấu”. Giáo viên lớp 3 ghi: “Cái chết của người mẹ đã
tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy
quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em
không được giúp đỡ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: “Teddy tỏ ra
lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và
thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp”.
Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấytự hổ thẹn. Cô
còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem
tặng cô những gói quà gói giấymàu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừmón quà
của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói
hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấygói hàng của tiệm tạp hoá.
Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp.
Một vài học sinh đã bật cười khi thấycô giơ lên chiếc vòng giả kim cương
cũ đã sút mất một vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít.
Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng
đẹp, đeo nó vào tayvà xịt ít nước hoa trong chai lên cổ.
Hôm đó Teddy đã nén lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hôm
naycô thơm nhưmẹ em ngàyxưa”. Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã
ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu
tâm chăm sóc cho Teddyhơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn
thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên
em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh
giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không
yêu thương mọi học sinh nhưnhau. Teddylà học sinh cưng nhất của cô.
Một năm sau, cô tìm thấymột mẩu giấynhét qua khe cửa. Teddyviết: “Cô
là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em”. Sáu năm sau, cô lại nhận được một
bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3
trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”. Bốn năm
sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddycho biết dù hoàn cảnh rất khó
khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại
học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em
yêu quýnhất trong đời”. Rồi bốn năm sau nữa, cô nhận được bức thưtrong
đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên.
“Cô vẫn là người thầytuyệt nhất của đời em”, nhưng lúc nàytên cậu đã dài
hơn. Bức thưkýtên Theodore F. Stoddard - giáo sưtiến sĩ.
Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà
cô Thompson. Teddykể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu
giải thích vì cha cậu đã mất cách đâyvài năm nên cậu mong cô Thompson
sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường dành cho mẹ chú rể. Và bạn
thửđoán xem việc gì đã xảyra?
Ngàyđó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddyđã tặng cô
năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng
sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư
Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: “Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám
ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em
niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”. Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với
cậu: “Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có
thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạyhọc cho tới khi cô gặp được em.”
(English Version:
Teacher’s Story
There is a storymany years ago of an elementary teacher. Her name
was Mrs. Thompson. And as she stood in front of her 5th grade class on
the veryfirst dayof school, she told the children a lie. Like most teachers,
she looked at her students and said that she loved them all the same. But
that was impossible, because there in the front row, slumped in his seat,
was a little boynamed Teddy.
Mrs. Thompson had watched Teddy the year before and noticed that
he didn’t playwell with the other children, that his clothes were messyand
that he constantlyneeded a bath. And Teddycould be unpleasant.
At the school where Mrs. Thompson taught, she was required to
review each child’s past records and she put Teddy’s off until last.
However, when she reviewed his file, she was in for a surprise.
Teddy’s first grade teacher wrote, “Teddyis a bright child with a ready
laugh. He does his work neatly and has good manners...he is a joy to be
around.”
His second grade teacher wrote, “Teddyis an excellent student, well-
liked by his classmates, but he is troubled because his mother has a
terminal illness and life at home must be a struggle.”
His third grade teacher wrote, “His mother’s death has been hard on
him. He tries to do his best but his father doesn’t show much interest and
his home life will soon affect him if some steps aren’t taken.”
Teddy’s fourth grade teacher wrote, “Teddy is withdrawn and doesn’t
show much interest in school. He doesn’t have many friends and
sometimes sleeps in class.”
Bynow, Mrs. Thompson realized the problem and she was ashamed
of herself. She felt even worse when her students brought her Christmas
presents, wrapped in beautiful ribbons and bright paper, except for
Teddy’s. His present was clumsilywrapped in the heavy, brown paper that
he got from a grocery bag. Mrs. Thompson took pains to open it in the
middle of the other presents. Some of the children started to laugh when
she found a rhinestone bracelet with some of the stones missing and a
bottle that was one quarter full of perfume. She stifled the children’s
laughter when she exclaimed how prettythe bracelet was, putting it on, and
dabbing some of the perfume on her wrist.
Teddy stayed after school that day just long enough to say, “Mrs.
Thompson, todayyou smelled just like myMom used to.”After the children
left she cried for at least an hour.
On that veryday, she quit teaching reading, and writing, and arithmetic.
Instead, she began to teach children.
Mrs. Thompson paid particular attention to Teddy.As she worked with
him, his mind seemed to come alive. The more she encouraged him, the
faster he responded. Bythe end of the year, Teddyhad become one of the
smartest children in the class and, despite her lie that she would love all
the children same, Teddybecame one of her “teacher’s pets.”
Ayear later, she found a note under her door, from Teddy, telling her
that she was still the best teacher he ever had in his whole life.
Six years went by before she got another note from Teddy. He then
wrote that he had finished high school, second in his class, and she was
still the best teacher he ever had in his whole life.
Four years after that, she got another letter, saying that while things had
been tough at times, he’d stayed in school, had stuck with it, and would
soon graduate from college with the highest of honors. He assured Mrs.
Thompson that she was still the best and favorite teacher he ever had in
his whole life.
Then four more years passed and yet another letter came. This time
he explained that after he got his bachelor’s degree, he decided to go a
little further. The letter explained that she was still the best and favorite
teacher he ever had. But now his name was a little longer. The letter was
signed, Theodore F. Stoller, M.D.
The storydoesn’t end there. You see, there was yet another letter that
spring. Teddy said he’d met this girl and was going to be married. He
explained that his father had died a couple of years ago and he was
wondering if Mrs. Thompson might agree to sit in the place at the wedding
that was usuallyreserved for the mother of the groom.
Of course, Mrs. Thompson, did. And guess what? She wore that
bracelet, the one with several rhinestones missing. And she made sure
she was wearing the perfume that Teddyremembered his mother wearing
on their last Christmas together.
They hugged each other, and Teddy whispered in Mrs. Thompson’s
ear, “Thank you, Mrs. Thompson, for believing in me. Thank you so much
for making me feel important and showing me that I could make a
difference.”
Mrs. Thompson, with tears in her eyes, whispered back. She said,
“Teddy, you have it all wrong. You were the one who taught me that I could
make a difference. I didn’t know how to teach until I met you.”
From: www.4ewriting.com)
Một câu chuyện đẹp
Khi tôi dám nhận một người từ hè phố, họ đói, tôi cho họ bánh mì. Nhưng
một người đang cảm thấychán nản, cô đơn, mặc cảm, lại là người muốn
bước ra hè phố. Đó là một người thiếu nghị lực. Nghèo về tinh thần là điều
khó khăn hơn để vượt qua những ngịch cảnh của cuộc đời.
Có thể những người nghèo không của cải, nhưng họ lại thấycuộc đời đầy
thú vị và ấm áp biết bao.
Một buổi tối nọ, tôi ra ngoài và đón nhận bốn người ăn xin, một trong số họ
đang trong tình trạng nguykịch. Tôi báo với người cùng đi là hãychăm sóc
ba người kia, còn tôi sẽ mang người đó về nhà, đặt lên giường, nhưng mắt
người đó đã nhắm nghiền, tuyvậynụ cười vẫn trên môi, nắm lấybàn taytôi
và cô ta thốt lên “cảm ơn”, sau đó nhắm mắt và ra đi vĩnh viễn. Tôi không
thể làm gì hơn nhưng tựhỏi lòng mình: “Tôi sẽ nói gì nếu nhưtôi trong tình
trạng giống như cô ta?”. Và tôi cũng tự trả lời rất đơn giản: “Tôi sẽ phải cố
gắng làm mọi cách để mọi người chú ýđến mình và cho tôi ăn, tôi sẽ nói
tôi lạnh, đau đớn…”.
Nhưng cô ta đã cho tôi thấynhiều hơn nữa, đó là tình yêu, sựcảm kích của
mình. Cô ta chết với một nụ cười sung sướng.
Sau đó, có lần tôi đón nhận một người đàn ông từ một ống cống, nửa
người của anh ta đã bị ruồi nhặng phá hoại. Sau khi mang anh ta về nhà,
anh ta chỉ nói: “Tôi đã sống như một con thú và tôi sắp chết như một thiên
thần, đã được yêu mến và chăm sóc”, sau đó anh chết vẫn với nụ cười trên
môi.
Điều đó quả thật tuyệt vời, anh ta đã không đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho bất
cứ ai hayso sánh với điều gì. Như một thiên thần - giàu có về lòng thương,
tình nhân ái ngaycả khi nghèo khổ về của cải.
• Cuộc sống nhưmột cơ may, hãynắm lấynó.
• Cuộc sống rất đẹp, hãychiêm ngưỡng nó.
• Cuộc sống nhưmột giấc mơ, hãyđón nhận nó.
• Cuộc sống nhưmột thửthách, hãyđáp ứng nó.
• Cuộc sống nhưmột trò chơi, hãychơi với nó.
• Cuộc sống nhưmột gia tài, hãygiữgìn nó.
• Cuộc sống nhưmột tình yêu, hãythưởng thức nó.
• Cuộc sống nhưmột nỗi buồn, hãyvượt qua nó.
• Cuộc sống nhưmột lời hứa, hãycố thực hiện.
• Cuộc sống nhưmột bí ẩn, hãykhám phá nó.
• Cuộc sống nhưmột cuộc tranh đấu, hãychấp nhận nó.
• Cuộc sống nhưmột sựphiêu lưu, hãycan đảm lên.
• Cuộc sống nhưmột bài ca, hãyreo hò cùng với nó.
• Và cuộc sống vô cùng tuyệt vời, đừng bao giờ phá huỷnó.
Chúng ta thật giàu có
Chúng ta sinh ra có Hai Mắt đằng trước thì chúng ta không nên luôn nhìn
lại phía sau mà là nhìn xem có gì đang đợi chúng ta ở phía trước.
Chúng ta sinh ra có Hai Tai: một bên phải một bên trái, để chúng ta nghe
được hai phía, nghe được cả lời khen và lời chê.
Chúng ta sinh ra có Bộ Não được giấu trong một hộp xương, dù chúng ta
có nghèo về vật chất đến đâu, chúng ta vẫn giàu vì không ai lấy đi được
những gì trong bộ não của chúng ta - những thứấyquýhơn cả vàng bạc và
trang sức mà bạn có.
Chúng ta sinh ra có hai mắt, hai tai, nhưng chỉ có một cái miệng. Hẳn bạn
biết tại sao chứ? Vì miệng lưỡi là một vũ khí sắc bén, có thể làm cho người
khác cảm thấyyêu thương haythù ghét. Hãynhớ: nói ít, nghe và quan sát
nhiều hơn.
Chúng ta sinh ra chỉ có một Trái Tim, nằm sâu trong lồng ngực để nhắc
chúng ta hãybiết trân trọng và luôn cho đi sự thương yêu từ sâu trong lòng
mình.
Đừng thay đổi thế giới
Ngày xưa, có một nhà vua trị vì vương quốc nọ rất thịnh vượng. Một hôm,
ông quyết định vi hành đến những miền đất xa xôi của đất nước. Khi trở về
cung điện, ông than phiền chân ông rất đau đớn vì lần đầu tiên đi một
chuyến dài ngày như thế trên những con đường rất gồ ghề và lởm chởm
đá vụn. Nhà vua ban lệnh cho mọi người phải phủ da thuộc lên khắp các
con đường của vương quốc. Rõ ràng việc này cần hàng triệu bộ da bò và
sẽ tiêu phí rất nhiều tiền của.
Một hầu cận thông minh, dũng cảm tâu với nhà vua:
- Sao bệ hạ lại dùng tiền một cách không cần thiết như thế? Sao bệ hạ
không đo cắt một miếng da vừa với chân mình?
Nhà vua rất ngạc nhiên nhưng rồi ông chấp thuận gợi ýcủa người hầu cận
để cho làm một “đôi giày” cho riêng mình.
Bài học vô giá từcâu chuyện nàylà: Để thế giới nàytrở thành một nơi hạnh
phúc với mọi người, tốt hơn hết hãythayđổi chính mình chứ đừng thayđổi
thế giới.
(Don't Change the World
Once upon a time, there was a king who ruled a prosperous country.
One day,
he went for a trip to some distant areas of his country. When he was back
to
his palace, he complained that his feet were verypainful, because it was
the first time that he went for such a long trip, and the road that he went
through was very rough and stony. He then ordered his people to cover
every
road of the entire countrywith leather. Definitely, this would need
thousands of cows' skin, and would cost a huge amount of money.
Then one of his wise servant dared himself to tell the king, "Whydo you
have to spend that unnecessaryamount of money? Whydon't you just cut
a
little piece of leather to cover your feet ?"
The king was surprised, but he later agreed to his suggestion, to make a
"shoe" for himself.
There is actuallya valuable lesson of life in this story: to make this
world a happyplace to live, you better change yourself - your heart; and
not the world.
From: http://thirumurugan.spaces.live.com/Blog/cns!1p14Qb66n3O4heKkxp5Sz-
sw!10174.entry)
Hãy thắp lên một que diêm
Một bữa tối tại vận động trường Los Angeles, Mỹ, một diễn giả nồi tiếng -
ông John Keller, được mời thuyết trình trước khoảng 100.000 người. Đang
diễn thuyết bỗng ông dừng lại và dõng dạc nói:
- Bây giờ xin các bạn đừng sợ! Tôi sắp cho tắt tất cả đèn trong sân vận
động này.
Đèn tắt. Cả sân vận động chìm sâu trong boáng tối âm u. Ông John Keller
nói tiếp:
- Bây giờ tôi đốt lên một que diêm. những ai nhìn thấy ánh lửa của que
diêm đang cháythì hãyhô to "Đã thấy!".
Một que diêm được bật lên, cả sân vận động vang lên: "Đã thấy!".
Sau khi đèn được bật sáng trở lại, ông John Keller giải thích:
- Ánh sáng của một hành động nhân ái dù nhỏ bé như một que diêm cũng
sẽ chiếu sáng trong đêm tăm tối của nhân loại ynhưvậy.
Một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại được tắt. Một giọng nói vang
lên:
- Tất cả những ai ở đây có mang theo diêm quẹt, xin hãy đốt cháy lên !
Bỗng chốc cả vận động trường rực sáng.
Ông John Keller kết luận:
- Tất cả chúng ta cùng hợp lực nhau có thể chiến thắng bóng tối, chiến
tranh, khủng bố, cái ác và oán thù bằng những đóm sáng nhỏ của tình
thương, sự tha thứ và lòng tốt của chúng ta. Hoà bình không chỉ là môi
trường sống vắng bóng của chiến tranh. Hòa bình không chỉ là cuộc sống
chung không tiếng súng. Vì trong sựgiao tiếp giữa người với người, đôi khi
con người giết hại nhau mà không cần súng đạn, đôi khi con người làm
khổ nhau, áp bức bóc lột nhau mà không cần chiến tranh.
Cách tốt nhất để xây dựng hòa bình là tăng thêm thật nhiều những hành
động yêu thương và hảo tâm với đồng loại. Những hành động yêu thương
xuất phát từ lòng nhân hậu sẽ như những ánh sáng nho nhỏ của một que
diêm. Nhưng nếu mọi người cùng đốt lên những ánh sáng bé nhỏ, những
hành động yêu thương sẽ có đủ sức mạnh để xua tan bóng tối của những
đau khổ và cái ác.
Cho ngày hôm nay
Có hai ngàytrong tuần chúng ta không nên lo lắng.
Một ngàylà ngàyhôm qua, với những sai lầm, những âu lo, những tội lỗi,
những thiếu sót ngớ ngẩn, sự nhức nhối và những nỗi đau. Ngàyhôm qua
đã đi qua. Mọi tiền bạc trên đời này cũng không thể đem ngày hôm qua
quay trở lại. Chúng ta không thể hủy bỏ một hành động mà chúng ta đã
làm cũng như không thể nào xóa đi một ngôn từ mà chúng ta đã thốt ra.
Ngàyhôm qua cũng đã đi xa rồi.
Còn một ngàynữa mà chúng ta cũng không nên lo lắng, đó là ngàymai với
những kẻ thù quá quắt, gánh nặng cuộc sống, những hứa hẹn tràn trề hi
vọng mà việc thực hiện thì tồi tệ. Mặt trời của ngàymai sẽ mọc lên hoặc là
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4
[Sách] Nghệ thuật sống 4

More Related Content

Viewers also liked

Language is everywhere and nowhere nov 2015
Language is everywhere and nowhere  nov 2015Language is everywhere and nowhere  nov 2015
Language is everywhere and nowhere nov 2015amadorlankster
 
Istoria quebec ului
Istoria quebec uluiIstoria quebec ului
Istoria quebec uluiCosmin BG
 
Template ejournal-unesa
Template ejournal-unesaTemplate ejournal-unesa
Template ejournal-unesaIndra Patmoko
 
Lang is everywhere and nowhere
Lang is everywhere and nowhereLang is everywhere and nowhere
Lang is everywhere and nowhereamadorlankster
 
Organisasi Pendidikan
Organisasi PendidikanOrganisasi Pendidikan
Organisasi PendidikanLen Himeyuki
 
Gospel of John - #10 - Jesus' Method of Personal Evangelism
Gospel of John - #10 - Jesus' Method of Personal EvangelismGospel of John - #10 - Jesus' Method of Personal Evangelism
Gospel of John - #10 - Jesus' Method of Personal EvangelismBibleTalk.tv
 
Master_Resume__Ron_White_9
Master_Resume__Ron_White_9Master_Resume__Ron_White_9
Master_Resume__Ron_White_9Ron White
 
Trabajo de sistema
Trabajo de sistemaTrabajo de sistema
Trabajo de sistemaglorikarin
 
Epicor-UnleashWD2012-WP
Epicor-UnleashWD2012-WPEpicor-UnleashWD2012-WP
Epicor-UnleashWD2012-WPKathy Lang
 
Personal Evangelism
Personal EvangelismPersonal Evangelism
Personal EvangelismJOHN ODEYEMI
 
Perfil del egresado de Educación Primaria
Perfil del egresado de Educación PrimariaPerfil del egresado de Educación Primaria
Perfil del egresado de Educación PrimariaMa. Raquel Maizoub G.
 

Viewers also liked (13)

M1B Parijs
 M1B Parijs M1B Parijs
M1B Parijs
 
Language is everywhere and nowhere nov 2015
Language is everywhere and nowhere  nov 2015Language is everywhere and nowhere  nov 2015
Language is everywhere and nowhere nov 2015
 
Istoria quebec ului
Istoria quebec uluiIstoria quebec ului
Istoria quebec ului
 
Template ejournal-unesa
Template ejournal-unesaTemplate ejournal-unesa
Template ejournal-unesa
 
Lang is everywhere and nowhere
Lang is everywhere and nowhereLang is everywhere and nowhere
Lang is everywhere and nowhere
 
Organisasi Pendidikan
Organisasi PendidikanOrganisasi Pendidikan
Organisasi Pendidikan
 
Gospel of John - #10 - Jesus' Method of Personal Evangelism
Gospel of John - #10 - Jesus' Method of Personal EvangelismGospel of John - #10 - Jesus' Method of Personal Evangelism
Gospel of John - #10 - Jesus' Method of Personal Evangelism
 
Master_Resume__Ron_White_9
Master_Resume__Ron_White_9Master_Resume__Ron_White_9
Master_Resume__Ron_White_9
 
Trabajo de sistema
Trabajo de sistemaTrabajo de sistema
Trabajo de sistema
 
Epicor-UnleashWD2012-WP
Epicor-UnleashWD2012-WPEpicor-UnleashWD2012-WP
Epicor-UnleashWD2012-WP
 
[Sách] Nghệ thuật sống 3
[Sách] Nghệ thuật sống 3[Sách] Nghệ thuật sống 3
[Sách] Nghệ thuật sống 3
 
Personal Evangelism
Personal EvangelismPersonal Evangelism
Personal Evangelism
 
Perfil del egresado de Educación Primaria
Perfil del egresado de Educación PrimariaPerfil del egresado de Educación Primaria
Perfil del egresado de Educación Primaria
 

Similar to [Sách] Nghệ thuật sống 4

Doc thu-guong- danh- nhan
Doc thu-guong- danh- nhanDoc thu-guong- danh- nhan
Doc thu-guong- danh- nhanhangnguyenhn
 
điểm tựa niềm tin phần 1
điểm tựa niềm tin phần 1điểm tựa niềm tin phần 1
điểm tựa niềm tin phần 1MrTran
 
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chếtJenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chếtJenny Phương
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christLong Do Hoang
 
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019KhoTi1
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 2
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 2Điểm Tựa Niềm Tin Phần 2
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 2Mai PM
 
Kho ma tim duoc mot nguoi tot
Kho ma tim duoc mot nguoi totKho ma tim duoc mot nguoi tot
Kho ma tim duoc mot nguoi totPhan Book
 
Kho ma tim duoc mot nguoi tot
Kho ma tim duoc mot nguoi totKho ma tim duoc mot nguoi tot
Kho ma tim duoc mot nguoi totPhan Book
 
Thư của bà vợ gửi cho bồ nhí
Thư của bà vợ gửi cho bồ nhíThư của bà vợ gửi cho bồ nhí
Thư của bà vợ gửi cho bồ nhíUyên Hoàng
 
Ganh xuong trau ho thi hai au
Ganh xuong trau   ho thi hai auGanh xuong trau   ho thi hai au
Ganh xuong trau ho thi hai aukathylaw119
 
File doc thu cach bien 1000 usd thanh doanh nghiep ty do
File doc thu   cach bien 1000 usd thanh doanh nghiep ty doFile doc thu   cach bien 1000 usd thanh doanh nghiep ty do
File doc thu cach bien 1000 usd thanh doanh nghiep ty doAdam1906
 
[Www.downloadsach] loi vang cua bo sh t my dad say - justin halpern
[Www.downloadsach] loi vang cua bo sh t my dad say - justin halpern[Www.downloadsach] loi vang cua bo sh t my dad say - justin halpern
[Www.downloadsach] loi vang cua bo sh t my dad say - justin halpernOanh Huỳnh Thúy
 
Dt7 kiem chong de cay nho
Dt7 kiem chong de cay nhoDt7 kiem chong de cay nho
Dt7 kiem chong de cay nhoNam Ninh Hà
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troiLong Do Hoang
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troico_doc_nhan
 
Cuốn theo chiều gió (622p)
Cuốn theo chiều gió (622p)Cuốn theo chiều gió (622p)
Cuốn theo chiều gió (622p)Kiệm Phan
 

Similar to [Sách] Nghệ thuật sống 4 (20)

Doc thu-guong- danh- nhan
Doc thu-guong- danh- nhanDoc thu-guong- danh- nhan
Doc thu-guong- danh- nhan
 
Ctcg02
Ctcg02Ctcg02
Ctcg02
 
điểm tựa niềm tin phần 1
điểm tựa niềm tin phần 1điểm tựa niềm tin phần 1
điểm tựa niềm tin phần 1
 
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chếtJenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 2
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 2Điểm Tựa Niềm Tin Phần 2
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 2
 
NHÀ GIẢ KIM
NHÀ GIẢ KIMNHÀ GIẢ KIM
NHÀ GIẢ KIM
 
Kho ma tim duoc mot nguoi tot
Kho ma tim duoc mot nguoi totKho ma tim duoc mot nguoi tot
Kho ma tim duoc mot nguoi tot
 
Kho ma tim duoc mot nguoi tot
Kho ma tim duoc mot nguoi totKho ma tim duoc mot nguoi tot
Kho ma tim duoc mot nguoi tot
 
Thư của bà vợ gửi cho bồ nhí
Thư của bà vợ gửi cho bồ nhíThư của bà vợ gửi cho bồ nhí
Thư của bà vợ gửi cho bồ nhí
 
Ganh xuong trau ho thi hai au
Ganh xuong trau   ho thi hai auGanh xuong trau   ho thi hai au
Ganh xuong trau ho thi hai au
 
File doc thu cach bien 1000 usd thanh doanh nghiep ty do
File doc thu   cach bien 1000 usd thanh doanh nghiep ty doFile doc thu   cach bien 1000 usd thanh doanh nghiep ty do
File doc thu cach bien 1000 usd thanh doanh nghiep ty do
 
[Www.downloadsach] loi vang cua bo sh t my dad say - justin halpern
[Www.downloadsach] loi vang cua bo sh t my dad say - justin halpern[Www.downloadsach] loi vang cua bo sh t my dad say - justin halpern
[Www.downloadsach] loi vang cua bo sh t my dad say - justin halpern
 
Dt7 kiem chong de cay nho
Dt7 kiem chong de cay nhoDt7 kiem chong de cay nho
Dt7 kiem chong de cay nho
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Cuốn theo chiều gió (622p)
Cuốn theo chiều gió (622p)Cuốn theo chiều gió (622p)
Cuốn theo chiều gió (622p)
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 
Bi mat cua_phan_thien_an
Bi mat cua_phan_thien_anBi mat cua_phan_thien_an
Bi mat cua_phan_thien_an
 

More from Đặng Phương Nam

[Sách] Nghĩ lớn để thành công
[Sách] Nghĩ lớn để thành công [Sách] Nghĩ lớn để thành công
[Sách] Nghĩ lớn để thành công Đặng Phương Nam
 
[Sách] Định hình cho thành công của bạn
[Sách] Định hình cho thành công của bạn[Sách] Định hình cho thành công của bạn
[Sách] Định hình cho thành công của bạnĐặng Phương Nam
 
[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc đạt lai lạt ma
[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc   đạt lai lạt ma[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc   đạt lai lạt ma
[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc đạt lai lạt maĐặng Phương Nam
 
[Sách] Hãy cười lên các con
[Sách] Hãy cười lên các con[Sách] Hãy cười lên các con
[Sách] Hãy cười lên các conĐặng Phương Nam
 
[Sách] Con đường đi tìm hạnh phúc
[Sách] Con đường đi tìm hạnh phúc[Sách] Con đường đi tìm hạnh phúc
[Sách] Con đường đi tìm hạnh phúcĐặng Phương Nam
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 4
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 4[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 4
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 4Đặng Phương Nam
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3Đặng Phương Nam
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2Đặng Phương Nam
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 1
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 1[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 1
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 1Đặng Phương Nam
 
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 4
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 4[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 4
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 4Đặng Phương Nam
 
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 3
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 3[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 3
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 3Đặng Phương Nam
 
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 2
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 2[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 2
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 2Đặng Phương Nam
 
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 1
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 1[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 1
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 1Đặng Phương Nam
 
[Sách] Phương pháp luyện trí não 2
[Sách] Phương pháp luyện trí não 2[Sách] Phương pháp luyện trí não 2
[Sách] Phương pháp luyện trí não 2Đặng Phương Nam
 

More from Đặng Phương Nam (20)

[Sách] Nghĩ lớn để thành công
[Sách] Nghĩ lớn để thành công [Sách] Nghĩ lớn để thành công
[Sách] Nghĩ lớn để thành công
 
[Sách] Định hình cho thành công của bạn
[Sách] Định hình cho thành công của bạn[Sách] Định hình cho thành công của bạn
[Sách] Định hình cho thành công của bạn
 
[Sách] Tâm hồn cao thượng
[Sách] Tâm hồn cao thượng[Sách] Tâm hồn cao thượng
[Sách] Tâm hồn cao thượng
 
[Sách] Sống thương yêu
[Sách] Sống thương yêu[Sách] Sống thương yêu
[Sách] Sống thương yêu
 
[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc đạt lai lạt ma
[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc   đạt lai lạt ma[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc   đạt lai lạt ma
[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc đạt lai lạt ma
 
[Sách] Nghệ thuật sống 7
[Sách] Nghệ thuật sống 7[Sách] Nghệ thuật sống 7
[Sách] Nghệ thuật sống 7
 
[Sách] Nghệ thuật sống 6
[Sách] Nghệ thuật sống 6[Sách] Nghệ thuật sống 6
[Sách] Nghệ thuật sống 6
 
[Sách] Nghệ thuật sống 2
[Sách] Nghệ thuật sống 2[Sách] Nghệ thuật sống 2
[Sách] Nghệ thuật sống 2
 
[Sách] Nghệ thuật sống 1
[Sách] Nghệ thuật sống 1[Sách] Nghệ thuật sống 1
[Sách] Nghệ thuật sống 1
 
[Sách] Hãy cười lên các con
[Sách] Hãy cười lên các con[Sách] Hãy cười lên các con
[Sách] Hãy cười lên các con
 
[Sách] Con đường đi tìm hạnh phúc
[Sách] Con đường đi tìm hạnh phúc[Sách] Con đường đi tìm hạnh phúc
[Sách] Con đường đi tìm hạnh phúc
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 4
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 4[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 4
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 4
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 1
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 1[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 1
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 1
 
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 4
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 4[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 4
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 4
 
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 3
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 3[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 3
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 3
 
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 2
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 2[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 2
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 2
 
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 1
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 1[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 1
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 1
 
[Sách] Phương pháp luyện trí não 2
[Sách] Phương pháp luyện trí não 2[Sách] Phương pháp luyện trí não 2
[Sách] Phương pháp luyện trí não 2
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

[Sách] Nghệ thuật sống 4

  • 1.
  • 2. Nghệ thuật sống Nguồn: http://www.xitrum.net Bí quyết Tôi lấychồng đã gần 40 năm. Tuổi tác làm cho Scott đẫyđà hơn. Từng là vận động viên marathon, giờ anh ấychỉ có thể chậm rãi đi trong hành lang bệnh viện. Mái tóc anh thưa dần, lưng đã hơi còng xuống vì những năm tháng lao động vất vả. Thế nhưng ánh mắt vừa dịu dàng vừa sôi nổi của Scott vẫn khiến tôi muốn kéo anh chạyùa ra đồng cỏ, hệt như thủa chúng tôi còn trẻ. Khi người xung quanh hỏi tôi: "Điều gì khiến cho tình yêu của bạn kéo dài mãi mãi?", tôi thầm điểm qua trong óc những lý do như sự ràng buộc, cùng chia sẻ những mối quan tâm, không ích kỷ... Còn gì nữa nhỉ? Vui nhộn, ngạc nhiên. Thỉnh thoảng chúng tôi quaylại cái thời trẻ trung nghịch ngợm. Mới hôm qua, trong siêu thị, khách mua hàng tròn mắt khi thấyhai ông bà già (chúng tôi tự cho mình là như vậy) hùng hổ mua hàng như ăn cướp. Chẳng là chúng tôi chia đôi danh sách những món cần mua và cá độ xem ai mua xong trước. Scott giành được giải thưởng là một cây kem. Nhưng mới ăn được mấymiếng thì bị bể mánh: "Ông già" láu cá đã đẩyxe tới chỗ khuất và nhờ mấycô bán hàng trong siêu thị lựa hàng giùm. Tôi yêu Scott vì lúc nào anh cũng tặng tôi những điều ngạc nhiên. Ngày sinh nhật tôi năm nọ, vừa bước chân về nhà tôi nhìn thấymẩu giấydán trên cửa ra vào. "Có tin nhắn quan trọng trong ngăn kéo bàn trang điểm của em. Hôn em". Mảnh giấy trong ngăn kéo viết: "Anh vội đi. Em nhớ mở tủ quần áo ngay kẻo hư hết đồ. Chìa khóa giấu dưới thảm chùi chân trong bếp". Lo lắng không hiểu đã xảy ra chuyện gì, tôi hớt hãi tra khóa mở tủ. Scott! Diện một bộ đồ mới cứng, mồ hôi đầm đìa như tắm, chồng tôi đứng trong tủ, một tay cầm bó hoa tay kia cầm một cái ấm đun nước điện làm quà!
  • 3. Giữa chúng tôi có sự hiểu biết. Tôi chẳng phàn nàn nếu thỉnh thoảng sau những trận bóng rổ, đám đàn ông rủ nhau làm vài vại bia. Anh cũng hiểu tại sao mỗi năm một lần, tôi giao con cái nhà cửa cho anh cai quản vài ngày để vượt vài trăm cây số tới chỗ mấy bà chị gái... tán gẫu cho sướng miệng. Ngoài việc cùng gánh vác những công việc gia đình, Scott cố chia sẻ với tôi cuộc sống tinh thần. Biết tôi thích tiểu thuyết tình cảm, Scott chịu khó tranh thủ những lúc ngồi trên máy bay giữa các chuyến công tác để đọc chúng. Tôi biết anh chỉ thích truyện trinh thám và rùng rợn thôi, nhưng anh đã ép mình đọc tiểu thuyết tình cảm để tôi có người giãi bày, để tôi không cảm thấyđơn độc. Chúng tôi sẵn sàng tha thứcho nhau.Anh không bao giờ cằn nhằn nếu tôi vì bực bội ở sở làm mà lỡ to tiếng ở nhà. Và khi anh thú thật là đã để thua lỗ trong khi dùng tiền tiết kiệm của chúng tôi để đầu tư chứng khoán, tôi ôm hôn anh và nói: "Kệ nó. Dù sao cũng chỉ là tiền thôi mà, anh yêu". Làm nghề bác sĩ, cảnh chết chóc hàng ngàycó thể làm cho con tim người ta chai đi, nhưng điều nàykhông xảyra với Scott. Tuần trước, anh đi làm về với ánh mắt buồn rầu. Sau bữa cơm tối, để anh chơi với các con một lát rồi tôi mới kéo anh xuống bếp. Sau một thoáng im lặng, Scott giải thích lýdo. Hôm nay, anh đã chứng kiến một người chồng đứng cạnh vợ đang hấp hối trên giường bệnh. Nhìn người chồng đau khổ vì bất lực, không thể cứu được vợ sau 40 năm chung sống, Scott cảm thấybị dằn vặt. Nghe anh kể, tôi không cầm được nước mắt. Tôi khóc vì thương người đàn ông bất hạnh kia, tôi cũng khóc vì mừng rằng trái tim của người mà tôi yêu chưa hề nguội lạnh. Truyện Hải Âu và Dương Mai Louise Dickínon Rich Bà tôi có một kẻ thù tên là Wilcox. Cả bà tôi và bà Wilcox đều về làm dâu của hai nhà cách nhau một hàng giậu trên con đường tỉnh nhỏ, nơi mà nhà cửa lợp mái bằng câydu. Hai bà đã về làm dâu và sống suốt đời ở đó.
  • 4. nhà cửa lợp mái bằng câydu. Hai bà đã về làm dâu và sống suốt đời ở đó. Tôi không biết điều gì đã khiến hai bà trở thành kẻ thù địch của nhau từ thủa tôi chưa ra đời - và tôi nghĩ rằng khi tôi có mặt và lớn lên - 30 năm sau - chính hai bà cũng không còn nhớ được điều gì đã gây nên cuộc chiến, nhưng hai bà vẫn khiêu chiến gaygắt! Tôi không nói sai sự thực. Ðâykhông phải là cuộc đấu khẩu tầm thường, mà đây là cuộc chiến toàn diện giữa các bà. Không có nơi nào trong tỉnh nhỏ nàymà không bị ảnh hưởng của cuộc chiến đấu: ngôi nhà thờ ba trăm năm, vững chãi qua cuộc cách mạng nội chiến, và rồi cuộc chiến tranh giữa nước Mỹvới TâyBan Nha, hầu như phải lung laykhi hai bà tiến hành cuộc chiến trong tổ chức tương trợ phụ nữtrong giáo hội. Bà tôi thắng cuộc chiến ấy, nhưng chiến thắng đó là một chiến thắng chỉ mang tiếng bên ngoài mà thôi. Bà Wilcox phải từ chức khỏi tổ chức này vì không làm chủ tịch được. Bà Wilcoxlại chiến thắng trong cuộc chiến ở thư viện tỉnh, khi vận động để cháu gái bà tên Gertrude được bổ nhiệm thủ thư thay vì cô tôi là Phyllis. Ngày mà cô Gertrude nhậm chức là ngày mà bà tôi ngưng đọc sách thư viện. Qua một đêm, sách của thư viện đã trở thành những thứ "ố bẩn" đối với bà. Bà tôi bắt đầu bỏ tiền mua lấysách để đọc. Trận chiến ở trường học là trận hòa không phân thắng bại. Hiệu trưởng trường xin được một công việc tốt hơn trước khi bà Wilcox vận động để tống khứ ông đi, haytrước khi bà tôi vận động giữ ông lại làm việc suốt đời ở đó. Ngoài những trận chiến chính này, hai bà còn có những cuộc đột kích và trả đũa ngang qua biên giới. Khi còn nhỏ, chúng tôi thăm bà, và một phần sinh hoạt vui chơi hồi đó là khiêu khích lũ cháu hỗn láo của bà Wilcox - (hỗn láo giống như chúng tôi!) - hái trộm nho của bà, những chùm nho mọc giữa hàng rào của hai người. Chúng tôi cũng đuổi gà của bà Wilcox, và đặt thuốc súng ở đường rayxe điện, ngaytrước nhà bà Wilcox, hyvọng khi xe chạyngang thuốc sẽ nổ làm bà Wilcoxhoảng hồn cho vui. Vào một ngàycao trào, chúng tôi thả rắn vào thùng đựng nước mưa của bà Wilcox. Bà tôi phản đối tượng trưng, nhưng chúng tôi cảm nhận được sự
  • 5. thông cảm ngầm của bà. Sự phản đối này rất khác biệt với tiếng trả lời "không" của mẹ tôi, nên chúng tôi vui vẻ tiếp tục với trò nghịch ngợm của chúng tôi. Nếu con tôi mà... Nhưng đó là chuyện khác. Ðừng vội nghĩ đây là một cuộc chiến tranh khiêu chiến bởi một phía. Bà Wilcoxcũng có một đàn cháu nữa chứ. Bọn chúng khỏe mạnh và tinh khôn hơn chúng tôi nữa là khác. Bà nội chúng tôi làm sao mà tránh khỏi sự trả đũa của chúng vào ngày lễ Halloween: Bàn ghế đồ đạc bỏ quên ngoài vườn, sáng hôm sau được thấy nằm hết trên mái của kho thóc, và bà tôi phải mất nhiều tiền mướn những người đàn ông khỏe mạnh để đưa chúng xuống. Vào những ngày không có gió, ấy thế mà dây phơi quần áo lại bị đứt một cách bí ẩn, khiến những tấm trải giường bị lấm đất phải mang đi giặt lại. Một số chuyện bí ẩn đó xảyra là mọi người nghĩ đến lũ cháu của bà Wilcox. Tôi không hiểu sao bà tôi lại có thể chịu đựng nổi những nghịch ngợm quấy quả đó! May là bà có một trang báo "gia đình" trong tờ nhật báo Boston để đọc cho khuâykhỏa. Trang gia đình là một trang rất hấp dẫn. Ngoài việc đăng tải những bí quyết về nội trợ, nấu ăn, lau chùi, còn có một cột hộp thư đăng những lá thư của độc giả viết cho nhau. Mục đích của cột nàylà khi người ta gặp vấn đề hay chuyện bức xúc, người ta có thể viết thư đăng báo, kýtên bằng những bút hiệu riêng, tỷnhư bút hiệu của bà tôi là câyDương Mai. Rồi người khác đã từng gặp vấn đề giống vậy sẽ viết thư trả lời giải thích kinh nghiệm của mình ký tên bằng bút hiệu riêng. Thường thường khi vấn đề giải quyết xong, mọi việc chìm vào dĩ vãng, thì người ta tiếp tục viết thư cho nhau trao đổi những vấn đề khác nhưcon cái, nhà cửa, nội trợ. Bà tôi bị lôi cuốn vào sinh hoạt này. Bà và một bà khác bút hiệu là Hải Âu đã thư từ trao đổi với nhau hơn hai chục năm, và bà tôi đã trao đổi với Hải Âu những chuyện mà bà không bao giờ hé răng với một người khác. Tỷ như có lần bà muốn sanh thêm một người con nữa, nhưng đã không sanh; một lần khác chú tôi, chú Steve đã bị lây chí ở trường, và bà tôi rất mắc cỡ, dù là bà đã cố gắng chữa trị cho chú tôi để mọi người không biết
  • 6. đến. Hải Âu đích thực là người bạn tri kỷcủa bà tôi. Khi tôi được 16 tuổi, bà Wilcoxqua đời. Ởmột tỉnh nhỏ như tỉnh này, bất kể người ta có ghét người hàng xóm đến mức nào đi chăng nữa, cách xử thế đúng đắn thông thường là phải chạy qua để xem người ta có thể giúp gì được cho gia đình có người chết. Bà tôi, gọn ghẽ trong cái tạp dề dường như có ý chứng tỏ là bà chuẩn bị nấu ăn, bước băng qua hai bồn bông để qua nhà bà Wilcox. Lúc ấycon gái của bà Wilcoxđành nhờ bà tôi sắp xếp hộ gian ngoài tiếp khách. Và ở đó, trên bàn của phòng tiếp khách là một tập sách lớn dùng để dán sưu tập báo, trong sách sưu tập này, được dán gọn gàng theo cột, là thư từ của bà tôi gửi cho Hải Âu và thư của Hải Âu gửi lại cho bà. Kẻ thù ghê gớm nhất của bà tôi lại chính là người bạn tốt nhất của bà tôi bấylâu nay. Ðó cũng là dịp duynhất mà tôi thấybà tôi khóc, lúc ấytôi không nhớ chính xác là bà khóc lóc điều gì, nhưng bây giờ thì tôi hiểu. Bà đã khóc cho những năm dài phung phí trôi qua không bao giờ có thể vớt vát được. Lúc đó tôi đã bị ấn tượng mạnh mẽ bởi nước mắt của bà, mà đã làm cho tôi không thể quên được ngàyấy. Ðó là ngàymà tôi bắt đầu ýthức được rằng: Có những người chúng ta có thể không chấp nhận họ được. Họ có thể là bần tiện và nhỏ mọn, nhưng nếu bạn bước sang bên trái mười bước và nhìn lại, với ánh sáng chiếu ở một góc độ khác, có thể bạn sẽ thấyngười đó rộng rãi, hào phóng và tử tế. Còn tùythuộc vào góc cạnh chúng ta đứng nhìn họ. Truyện này do bạn Khắc Trọng (Email: ban_co_thu@msn.com) gởi đến Xitrum.net Ga cuối Rober J.Hastings Chìm sâu trong tiềm thức của chúng ta là một hình ảnh hoàn hảo về cuộc sống! Chúng ta hãy tưởng tượng mình đang đi trên một cuộc hành trình
  • 7. bằng xe lửa xuyên qua lục địa. Chúng ta băng qua cảnh xe hơi chạytrên xa lộ, cảnh trẻ em vẫy chào trên đường băng qua phố, cảnh sườn đồi xanh mướt xa xa có đàn bò gặm cỏ, cảnh khói trắng tuôn ra từ nhà máy, cảnh bình nguyên, thung lũng hẹp, núi đồi chen nhau, cảnh đường chân trời và làng mạc. Nhưng ngự trị cao nhất trong tâm trí chúng ta là cảnh ga cuối cùng. Vào một ngày nào đó, một giờ nào đó chúng ta sẽ vào sân ga cuối. Cờ được vẫychào và nhạc sẽ được cử lên. Khi chúng ta tới đó, ước mơ thành hiện thực và cuộc sống sẽ hoàn chỉnh giống như hoàn thiện một truyện tranh lắp ghép hình. Chúng ta vẫn chờ đợi giờ phút tới ga cuối, đi không biết mệt mỏi và không chút nghỉ ngơi. "Tới nơi rồi đây" - chúng ta reo lên. "Khi tôi mười tám tuổi", "Khi tôi mua một chiếc Mercedes Benz 450SL", "Khi con út tôi vào đại học", "Khi tôi trả hết tiền thế chấp", "Khi tôi được đề bạt thăng chức", "Khi tôi đến tuổi hưu"... tôi sẽ sống thoải mái. Chẳng chóng thì chầy chúng ta sẽ ý thức được là không có một chỗ đích nào để chúng ta đến. Vui thú của cuộc sống là trên chuyến đi. "Ga Cuối" chỉ là một giấc mơ, và thường vượt quá tầm với của chúng ta. "Vui hưởng với thực tại đi" là một phương châm. "Thực tại không phải là gánh nặng của hôm naymà làm cho ta điên dại. Chúng cũng không phải là sự nuối tiếc quá khứ và sự sợ hãi của tương lai. Nuối tiếc và sợ hãi là hai nguyên nhân song sinh cướp đi mất vui thú thực tại của chúng ta". Nên đừng vội rong ruổi đếm mau những dặm đường, mà hãyđể thời gian leo núi, tắm sông, ngắm nhìn hoàng hôn, vui nhiều, buồn nhiều. Cuộc sống phải được tận hưởng mỗi ngày. Rồi ta sẽ tới đích. Truyện này do bạn Khắc Trọng (Email: ban_co_thu@msn.com) gởi đến Xitrum.net Nhớ đến tôi
  • 8. Robert N.Test Ngàyấysẽ đến, khi thân xác tôi nằm trên một chiếc giường phủ drap trắng trong một bệnh viện đầyắp những người sống và những người đang hấp hối. Chẳng bao lâu bác sĩ sẽ quyết định rằng bộ não tôi ngưng hoạt động và rằng thực tế là cuộc sống của tôi đã chấm dứt. Khi điều đó xảy ra, đừng cố gắng giúp tôi một cuộc sống nhân tạo bằng việc sử dụng máymóc. Ðừng gọi chiếc giường nàylà giường chết mà hãy gọi nó là chiếc giường của cuộc sống, và hãy mang thân xác tôi ra khỏi giường để giúp đỡ những kẻ khác có cuộc sống vẹn toàn hơn. Hãy lấy thị giác của tôi cho người đàn ông chưa bao giờ được nhìn thấy ánh mặt trời lúc bình minh, một gương mặt trẻ thơ hay tình yêu trong ánh mắt của người phụ nữ. Hãyđưa trái tim của tôi cho người có trái tim tim bị đau đớn trong những ngàytháng vô tận. Hãylấymáu của tôi cho một thiếu niên vừa được kéo ra khỏi đống vụn xe sau tai nạn để cháu có thể sống mà nhìn thấyhậu sinh của mình. Hãyđưa trái thận của tôi cho một người phải lệ thuộc vào máy để sinh tồn từ tuần này sang tuần khác. Hãy lấy xương của tôi, lấytừng bắp thịt, thớ thịt và từng sợi dâythần kinh trong thân xác tôi và tìm cách giúp một đứa trẻ tàn tật có thể đi được. Tìm kiếm trong từng góc cạnh của bộ não tôi. Hãy lấy những tế bào nếu cần thiết hãyđể nó phát triển để đến một ngàynào đó, một cậu bé không biết nói sẽ la lớn và một cô bé bị điếc có thể nghe được tiếng mưa rơi trên cửa sổ. Hãy đốt những gì còn lại của tôi và rải tro vào gió để giúp cho những bụi hoa nở rộ. Nếu phải chôn một thứ gì đó, hãy chôn đi những lỗi lầm của tôi, sự yếu đuối của tôi và tất cả những thành kiến nhân loại. Hãy đưa những tội lỗi của tôi cho quỷ dữ. Hãy gửi linh hồn của tôi cho thượng đế.
  • 9. Nếu tình cờ bạn mong muốn nhớ đến tôi, bạn hãy có những lời nói hoặc việc làm thật tử tế đối với những người cần bạn. Nếu bạn làm được như vậytôi sẽ còn sống mãi mãi. Cảm ơn bạn Khắc Trọng (Email: ban_co_thu@yahoo.com) đã gởi truyện này đến Xitrum.net Đánh nhau bằng gậy Trong một tiết học của các sinh viên trường mỹthuật, vị giáo sư đưa cả lớp xem bức tranh mô tả thân phận con người của Goya, họa sĩ nổi tiếng người TâyBan Nha. Bức tranh mang tên Đánh nhau bằng gậy. Trong bức tranh, Goya vẽ hai người nông dân đang xô xát nhau. Mỗi người cầm trên taymột chiếc dùi cui sần sùi. Một người đang giơ dùi cui để bảo vệ mặt mình. Nền trời trong xanh không để lộ một nét gì sắp xảy đến. Người ta không đoán được trời sắp dông bão haysáng rực nữa. Cả lớp nhốn nháo.Ai nấyđều lao nhao muốn phát biểu trước. Có sinh viên nói đây là bức tranh diễn tả định luật bảo tồn của con người: “Đấu tranh bảo tồn sinh mạng”. Sinh viên khác: "Bức tranh diễn tả mục đích của con người là muốn hạnh phúc vì hạnh phúc là đấu tranh". Sinh viên khác nữa lại phân tích: "Bức tranh muốn diễn tả chân lý con người là động vật có lý trí, vì chỉ có thú vật mới cắn nhau mà ở đâylà thú vật có lýtrí nên cắn nhau bằng gậy". Vị giáo sư ra hiệu cho cả lớp im lặng rồi bảo các sinh viên hãy quan sát thật kỹmột lần nữa. Cả lớp im ăng ắng. Mãi một lúc sau ông mới chậm rãi nói: "Thoạt nhìn ai cũng nghĩ đây chỉ là bức tranh tầm thường như những bức tranh khác. Thế nhưng có một chi tiết nói lên tất cả ý nghĩa của bức tranh: hai người nông dân đang hằm hằm sát khí để loại trừ nhau lại đang mắc cạn trong cồn cát. Từng cơn gió thổi đến, cát bụi đang kéo tới phủ lấp hai người đến quá đầu gối mà hai người không ai haybiết".
  • 10. Vị giáo sư ngừng lại hồi lâu rồi nói tiếp: "Goya muốn cho chúng ta thấy rằng cả hai người nông dân này sắp chết. Họ sẽ không chết vì những cú dùi cui giáng vào nhau mà do cát bụi đang từ từ chôn vùi họ. Thế nhưng thay vì giúp nhau để thoát khỏi cái chết, họ lại cư xử chẳng khác nào loài thú dữ: họ cắn xé nhau. Bức tranh trên đây của danh họa Goya nói lên phần nào tình cảnh mà nhân loại chúng ta đang trải qua. Thayvì giúp nhau để ra khỏi không biết bao nhiêu tai họa, đói khổ, động đất, khủng bố, chiến tranh…thì con người lại giành giật chém giết lẫn nhau. Bức tranh ấycó lẽ không chỉ diễn ra ở một nơi nào đó ngoài cuộc sống của các bạn, mà không chừng đang diễn ra hằng ngày trong các mối tương quan của ta với người xung quanh. Cơn cám dỗ muốn thanh toán và loại trừngười khác có lẽ vẫn còn đang gặm nhấm nơi từng con người. Một trong những cách tốt đẹp nhất để tiêu diệt một kẻ thù chính là biến kẻ thù ấytrở thành một người bạn. Ngaychính trong cơn quẫn bách và đe dọa tứ phía, ta hãyliên đới để bảo vệ nhau, bảo vệ sự sống, bảo vệ hành tinh này". Bobsy Jack Canfield & Mark V. Hansen Người mẹ trẻ 26 tuổi nhìn xuống đứa con đang bị bệnh bạch cầu đến giai đoạn chót. Mặc dù trái tim người mẹ tràn ngập đau khổ, cô vẫn có sự quả quyết mạnh mẽ. Như mọi cha mẹ khác, cô rất muốn con mình lớn lên và đạt được mọi ước mơ của mình. Bâygiờ thì chuyện đó không thể có được nữa. Bệnh bạch cầu không cho phép con cô thực hiện ước mơ của mình. Nhưng cô vẫn muốn tạo ra cho con một điều kỳdiệu. Cô nắm lấytaycon và hỏi "Bobsy, con có bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ trở thành gì khi lớn lên không? Con có mơ ước về điều mà con sẽ làm trong cuộc đời mình?" "Mẹ à, con vẫn ước mơ sẽ trở thành lính cứu hỏa khi con lớn lên." Người mẹ mỉm cười "Hãychờ xem chúng ta có thể làm cho ước mơ đó trở thành sự thật hay không." Trong ngày hôm đó, cô đi đến đội cứu hoả khu
  • 11. vực cua Phoenix, Arizona. Ởđó cô gặp Lính cứu hoả Bob, người có trái tim lớn hơn cả thành phố Phoenix. Cô giải thích ước mơ của con mình và xin cho con cô được đi một vòng trên xe cứu hỏa. Người lính cứu hỏa Bob nói "Xem này, chúng tôi có thể làm hơn thế nữa. Nếu cô có thể chuẩn bị cho con vào 7 giờ sáng thứ Tư, chúng tôi sẽ cho cậu bé trở thành lính cứu hỏa danh dự của cả ngày. Cậu bé có thể tới trạm cứu hỏa, ăn cùng chúng tôi, chạycùng chúng tôi tới tất cả các vụ cứu hoả trong ngày. Và nếu cô cho chúng tôi kích cỡ của con cô, chúng tôi sẽ làm cho cậu bé một bộ đồng phục lính cứu hỏa dành riêng cho cậu, với một cái mũ cứu hỏa - không phải là đồ chơi - với phù hiệu lính cứu hoả Phoenix trên đó, một bộ áo nhựa màu vàng nhưcủa chúng tôi và ủng cao su. Tất cả đều được làm tại Phoenixnên chúng ta sẽ có rất nhanh thôi." Ba ngàysau người lính cứu hỏa Bob đến đón Bobsy, mặc cho cậu bộ đồng phục của lính cứu hỏa và đưa cậu từ giường bệnh đến chiếc xe cứu hỏa đang chờ. Bobsy ngồi ở ghế sau và giúp lái chiếc xe về đến trạm. Cậu bé cảm thấy như đang ở trên thiên đường. Hôm đó có ba cú điện thoại gọi cứu hỏa và Bobsy tham dự cả ba cuộc xuất quân. Cậu đi trên một chiếc xe cứu hoả khác, một chiếc xe ytế, và cả trên chiếc xe của Chỉ huylính cứu hỏa. Cậu còn được đài truyền hình địa phương quayphim. Với giấc mơ trở thành sự thật, với tất cả tình yêu và sự quan tâm săn sóc mà mọi người dành cho, Bobsyvô cùng xúc động và hạnh phúc đến mức mà cậu đã sống thêm được ba tháng – một thời gian dài hơn mức tất cả các bác sĩ tiên đoán. Một đêm nọ, tất cả các dấu hiệu sự sống của cậu bé tụt xuống một cách đột ngột. Người y tá trưởng nhớ đến ngày mà Bobsy sống như một lính cứu hỏa, cô gọi cho chỉ huylính cứu hỏa và hỏi có thể gửi một người lính cứu hỏa trong đồng phục đến với cậu trong lúc này hay không. Người chỉ huytrả lời, "Chúng tôi sẽ có mặt ở đó trong vòng 5 phút nữa. Cô có thể giúp chúng tôi một việc được không? Khi cô nghe tiếng và ánh chớp phát ra từ xe cứu hỏa chạyđến thì xin cô hãythông báo qua radio cho toàn bệnh viện nghe rằng đó không phải là có báo động cháy. Đó chỉ là đội cứu hỏa đến để chia tay với một trong trong những thành viên tuyệt vời nhất của mình. Và xin cô hãymở cửa sổ của phòng cậu bé. Xin cám ơn."
  • 12. Khoảng 5 phút sau, chiếc xe cứu hỏa với cả móc và thang chạyđến bệnh viện. dựng cái thang lên cho đến cửa sổ phòng Bobsyở lầu 3, 14 lính cứu hỏa nam và 2 lính cứu hỏa nữ trèo qua thang vào phòng của Bobsy. Được mẹ cậu bé cho phép, họ ôm cậu và nói với cậu bé rằng họ rất yêu cậu. Với hơi thở cuối cùng trong cuộc đời mình, Bobsynhìn lên người chỉ huyvà nói "Thưa chỉ huy, vậycháu là lính cứu hỏa thật sựphải không?" "Phải, cháu là lính cứu hỏa thật sự." người chỉ huynói. Với những lời nói đó, Bobsymỉm cười và nhắm mắt lại mãi mãi. Sắc màu của tình bạn Có một ngàysắc màu của thế giới nàybắt đầu tranh luận với nhau xem ai có gam màu đẹp nhất, quan trọng nhất, hữu dụng nhất và được yêu thích nhất. Xanh lá cây nói: "Tôi quan trọng nhất. Tôi là dấu hiệu của sự sống và hy vọng. Tôi được chọn màu cho cỏ cây, hoa lá. Không có tôi, tất cả mọi loài trên thế gian nàysẽ không thể tồn tại. Cứ hãynhìn về cánh đồng kia, bạn sẽ thấymột màu xanh bạt ngàn của tôi". Xanh dương chen vào: "Bạn có nghĩ về trái đất. Vậybạn hãynghĩ về bầu trời và đại dương xem sao. Nước chính là nguồn sống cơ bản nhất, được tạo ra bởi những đám mâyhình thành bởi những vùng biển rộng lớn này. Hơn nữa, bầu trời sẽ cho khoảng không rộng lớn, hòa bình và sựêm ả". Màu vàng cười lớn: "Ôi các bạn cứ quan trọng hóa. Tôi thì thực tế hơn, tôi đem lạ tiếng cười, hạnh phúc và sự ấm áp cho thế giới này. Nàynhé, mặt trời màu vàng, mặt trăng màu vàng và các vì sao cũng màu vàng. Mỗi khi bạn nhìn vào một đóa hướng dương, bạn sẽ cảm thấycả thế giới nàyđang mỉm cười. Không có tôi cả thế giới nàysẽ không có niềm vui".
  • 13. Màu cam lên tiếng: "Tôi là gam màu của sự mạnh khoẻ và sức mạnh. Mặc dù lượng màu của tôi không nhiều bằng các bạn, nhưng tôi mới đáng giá nhất vì tôi là nhu cầu của sự sống. Tôi mang đến hầu hết các vitamin tối quan trọng như cà rốt, cam, xoài, bí ngô, đu đủ ...Tôi không ở bên ngoài nhiều nhưng khi bình minh hayhoàng hôn xuất hiện là màu sắc của tôi. Ở đâycó bạn nào sánh kịp được với vẻ đẹp ấykhông ?". Màu đỏ không thể nhịn được cũng nhảyvào cuộc: "Tôi là máu, cuộc sống nàylà máu. Tôi là màu sắc của sự đe dọa nhưng cũng là biểu tượng của lòng dũng cảm. Tôi mang lửa đến cho con người. Tôi sẵn sàng chiến đấu vì mục đích cao cả. Không có tôi, trái đất nàysẽ trống rỗng như mặt trăng. Tôi là sắc màu của tình yêu và đam mê, của hoa hồng đỏ, của hoa anh túc". Màu tím bắt đầu vươn lên góp tiếng: "Tôi tượng trưng cho quyền lực và lòng trung thành. Vua chúa thường chọn tôi vì tôi là dấu hiệu của quyền năng và sựxuất chúng. Không ai dám chất vấn tôi. Họ chỉ nghe lệnh và thi hành!". Cuối cùng, màu chàm lên tiếng, không ồn ào nhưng đầyquyết đoán: "Hãy nghĩ đến tôi. Tôi là sắc màu im lặng và hầu như không ai chú ý đến tôi. Nhưng nếu không có tôi thì các bạn cũng chỉ là vẻ đẹp bên ngoài. Tôi tượng trưng cho suynghĩ và sự tương phản, bình minh và đáysâu cả biển cả. Các bạn phải cần đến tôi để cân bằng cho bề ngoài của các bạn. Tôi chính là vẻ đẹp bên trong". Và cứ thế các sắc màu cứ tiếp tục tranh luận, thuyết phục màu khác về sự trội hơn của mình. Bỗng một ánh chớp sáng lóe trên nền trời, âm thanh dữ dội của sấm sét và mưa bắt đầu nặng hạt. Các sắc màu sợ hãi đứng nép sát vào nhau để tìm sựấm áp. Mưa nghiêm nghị nói: "Các bạn thật là ngớ ngẩn khi chỉ cố gắng vật lộn với chính các bạn. Các bạn không biết các bạn được tạo ra từ một mục đính thật đặc biệt, đồng nhất nhưng cũng khác nhau? Các bạn là những màu sắc thật tuyệt vời. Thế giới nàysẽ trở nên nhàm chán nếu thiếu một trong các bạn. Nào, bâygiờ hãynắm lấytaynhau và bước nhanh đến tôi".
  • 14. Các màu sắc cùng nắm lấytaynhau và tạo thành những màu sắc đa dạng. Mưa tiếp tục: "Và từbâygiờ, mỗi khi trời mưa tất cả các bạn sẽ vươn ra bầu trời bằng chính màu sắc của mình và phải hợp lại thành vòng để nhắc nhở rằng các bạn phải luôn sống trong hòa thuận, và ta gọi đó là cầu vồng. Cầu vồng tượng trưng cho niềm hyvọng của ngàymai". Và cứ như thế mỗi khi trời mưa, để gội rửa thế giới này, trên nền trời sẽ ánh lên những sắc cầu vồng làm đẹp thêm cho cuộc sống, để nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn tôn trọng lẫn nhau. Cậu bé chờ thư Louise Baker Hồi đó tôi làm giáo sư một trường trung học con trai. Một học sinh tên là Bob, trái hẳn với các bạn, không bao giờ nhận được một bức thư nào cả. Vậymà buổi chiều nào em cũng mau chân nhất, chạylại chỗ đặt các hộc riêng chăm chú ngó vào hộc của em cho tới khi thư phát hết rồi mới quay ra. Không phải là gia đình em quên em đâu. Tiền ăn ở trong trường, tiền tiêu vặt của em vẫn gởi tới đều đều đúng hạn. Tháng sáu, ông Hiệu trưởng nhận được thư xin cho em đi nghỉ ở một trại hè. Thì ra viên thư kýcủa thân phụ em lãnh nhiệm vụ lo cho em tất cả những chi tiết dó. Nhưng song thân em không ai viết cho em một bức thư nào cả. Khi em kể lể với tôi rằng ba má em đã lythân nhau, tôi mới hiểu tất cả nguyên do. Và tội nghiệp em, em vẫn tiếp tục trông thư một cách tuyệt vọng. Tôi thường đem tình cảm sầu thảm của em ra nói với một ông bạn đồng nghiệp, ông Joe Hargrove. ông ấybảo: - Nếu em đó ít lâu nữa mà không nhận được bức thư nào cả thì đáng ngại cho em lắm, có thể tai hại. Thế rồi một bạn học thân nhất của em, tên là Laurent nảyra một sáng kiến.
  • 15. Laurent ở trong một gia đình hòa thuận, có hạnh phúc, tuần nào cũng nhận được nhiều bức thư của cha mẹ, cả của anh chị em nữa. Một hôm Bob rầu rĩ ngó xấp thưLaurent cấm trong tay. Laurent thấyvậy, bảo ngay: - Bob, vô trong phòng tôi di, tôi đọc thưcủa má cho Bob nghe. Một lát sau tôi thấy hai em ngồi sát nhau cùng bàn tán về bức thư đó. Chiều hôm sau tôi nhận thấykhi phát thư, Bob chẳng những ngó hộc của em mà còn ngó hộc của Laurent nữa. Bob hỏi bạn: - Lại có thưcủa má anh nữa hả? - Không, hôm naylà thưcủa chị tôi. Rồi Bob hỏi một bạn khác: - Anh có thưcủa má anh không? - Có ! - Anh cho tôi đọc chung với nhé? - Ừ! Để tôi đọc lớn tiếng lên nhé! Từhôm đó, Bob tha hồ đọc thưcủa bạn. Khắp tứphía nhao nhao lên: - Ê, Bob, hôm naymuốn đọc thưcủa má không? Tụi con trai đôi khi có vẻ tàn nhẫn, không giữ ýgì cả, nhưng tuyệt nhiên tôi không thấymột em nào thốt một lời mỉa mai bóng gió haychế giễu gì em Bob cả. Một hôm tôi kinh ngạc nghe em Bob tựdo hỏi ngayLaurent: - Hôm naychúng mình có thưkhông? Như vậy có dễ thương không chứ! Nên thưởng cho các em nhiều kẹo, nhiều bi mới phải ! Laurent mỉm cười đáp liền, không hề do dự:
  • 16. - Có, hôm naychúng mình có một bức. Chuyện đó làm cho ông Joe Hargrove quyết tâm hành động. Tôi thì tôi cho má em Bob là hạng người ra sao rồi. Nhưng ông Joe đã gặp bà ta nhiều lần, định làm liều xem sao. Một hôm ông ta lại kiếm tôi, tay cầm sáu bức thư đánh máyvà sáu bao thư đề địa chỉ của Bob, dán cò sẵn sàng. ông ta bảo: - Coi này, tôi gởi cho bà Lennouxđây. Bà ta chỉ cần kýtên: "Má của con" rồi mỗi tuần bỏ một bức vào thùng thư. Tôi đọc những bức thư đó. Viết được lắm, ít bữa sau, Bob cũng lại ngong ngóng đợi ở chỗ đặt các hộc riêng, nhưng chú hết ý vào cái hộc của Laurent. Bỗng học sinh lãnh việc phát thư, la lên: - Ê, Bob, màycó thưnày! Có thưnày! Bob nhẹ nhàng đưa hai tay lên, cử chỉ y hệt một thiên thần đương cầu nguyện, để đỡ lấybức thư. Em nói ,nhưthể vẫn chưa tin: - Ờcó tên tôi ngoài bao thưnè! Rồi em la lên: - A! Tôi cũng có thư! Tôi cũng có thư!Anh em ơi, có ai muốn đọc thư của tôi không? Những đứa khác cũng vui mừng, đồng thanh la lớn: - Có ! Có ! Bob, đọc thưcủa bồ lên, đọc lên? Cuộc phát thưtức thì tạm ngưng lại. Chúng đun Bob lên cho đứng trên một cái bàn rồi cả bọn vâychung quanh. Bob ngập ngừng đọc: - Con cưng của má !
  • 17. Rồi ngẩng lên nói: - Tôi không đọc nhanh được ! Laurent bảo: - Không sao, Bob! Cứ đọc chầm chậm, càng tốt. Đọc chậm mới hiểu rõ từng chữchớ. Và Bob chậm chạp đọc bức thưđó, lời lẽ âu yếm nhưbức thưcủa bất kỳbà mẹ nào gởi cho con. Tháng sáu, buổi phát phần thưởng, tôi thấy má em Bob lại dự. Tôi không ngạc nhiên về điều đó vì, sau khi gởi hết mấybức thư ông Joe viết sẵn cho rồi, bà ta đích thân viết cho con , quả là một phép màu ! Bob đã cho tôi coi bức thư bà báo trước sẽ tới dự buổi lễ. Phát phần thưởng xong, bà ta kéo tôi ra một chỗ, hỏi tôi: - Bà thấythưtôi viết cho cháu được không? - Được lắm! Bà ta nói tiếp giọng hơi ngập ngừng: - Tôi nhờ bà nói về tôi cho cháu Bob nghe... - Vợ chồng tôi đã hòa thuận với nhau hơn trước, và chúng tôi tính với nhau nghỉ hè nàycho cháu về nhà, và... chúng tôi sẽ tìm cách hiểu cháu hơn. - Xin bà yên tâm, tôi sẽ hết sức giúp bà. Tôi có cần gì nói thêm rằng không có công việc nào làm cho tôi vui bằng công việc đó không? Shmily
  • 18. Ông bà tôi đã cưới nhau được hơn nửa thế kỷvà họ cứ luôn haychơi một trò đặc biệt của họ hằng ngày. Mục tiêu của trò chơi là một người phải viết từ"shmily" ở một bất ngờ quanh nhà ,còn người kia sẽ đi tìm. Ông bà bôi từ đó lên gờ cửa sổ. Nó được viết lên hơi nước còn đọng lại trên gương sau vòi nước nóng. Thậm chí, có lần bà còn lật từng tờ của tập giấynháp trên bàn để tìm thấy"shmily" trên tờ cuối cùng. Những mảnh giấy nhỏ với chữ "shmily" được viết nguệch ngoạc được tìm thấy khắp nơi, có khi được nhét vào trong giàyhoặc dưới gối. Từ "shmily" bí ẩn nàygần như trở thành một phần trong ngôi nhà của ông bà tôi, cũng giống như đồ đạc vậy. Thái độ hoài nghi và sự thực dụng ngăn cản tôi tin vào tình yêu nồng nàn và lâu dài. Cho đến khi tôi khám phá được "trò chơi" của ông bà tôi. "Trò chơi" đi tìm từ "shmily" cứ tiếp diễn, cho đến khi bà bị bệnh ung thư. Bà yếu dần và không dậy được khỏi giường nữa. Và một ngày kia, tất cả chúng tôi đều phải đối diện với một thực tế đau lòng: Bà mất. "Shmily" được viết nguệch ngoạc bằng màu vàng trên một dải lụa hồng đặt cạnh giường bà vào hôm bà mất. Khi tất cả họ hàng và những người quen biết đã đi về, ông tôi lại gần giường bà nằm và bắt đầu hát cho bà nghe. Giọng ông khàn và nghẹn. Tôi không bao giờ quên được khoảnh khắc ấy. Vì tôi biết tôi đã được chứng kiến một tình yêu không bao giờ chết. Tôi hỏi ông tôi, sau bao nhiêu năm, rằng "shmily" có nghĩa là gì. Và lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, tôi được biết "shmily" đơn giản là "See how much I love you" Di chúc Một lần tình cờ, tôi phát hiện một chiếc hộp sắt tâykhóa kín để trên nóc tủ. Ba nói, nó đựng di chúc của ông nội. Trong đó viết rõ ông để lại cho tôi cái
  • 19. gì khi ông "về với đất". Tôi chợt nghĩ, nếu mình cũng phải đi xa, xa thật xa, mình sẽ để lại gì cho những người mình thương yêu. Vậylà tôi quyết định mình cũng sẽ làm "di chúc". Tôi cũng tìm một chiếc hộp có khóa. Trong đó, tôi cất tờ "di chúc" và tất cả... gia tài sản nghiệp của tôi. Bản di chúc đầu tiên năm tôi 8 tuổi, rất ngắn vì gia tài của tôi chẳng có gì nhiều, và những người chung quanh tôi chỉ có thế. Tôi để lại cho ba tấm ảnh ba đang bế tôi trên taycười toe toét, để lại cho mẹ tấm ảnh mẹ đang dỗ tôi ngaytrước nhà thờ Đức Bà. Để lại cho hai đứa em trai của tôi những chiếc xe điện mới toanh mà tôi đã phải dọa dẫm để giành với chúng... Để lại cho ông nội cây gậy mà tôi nhặt được ở nhà kho, để lại cho đứa bạn thân nhất của tôi chiếc nón vải.... Rồi tôi lớn lên, dù có ra sao tôi vẫn về nhà vào mỗi đêm giao thừa, ngồi vào chiếc bàn bên cạnh cửa sổ, nhìn ra bầu trời tối đen, mịn màng của đêm ba mươi và viết. Mỗi năm, tôi đến nhiều nơi hơn trong những chuyến du lịch với bạn bè, những chuyến công tác.. và những thứ tôi nhặt nhạnh về cũng nhiều hơn: một chiếc lược đồi mồi từ Hà Tiên, những nụ hoa ngọc lan khô cong vẫn thơm nồng nàn như khi chúng đánh thức tôi dậytrong một đêm rất trong bên cạnh sông Tiền, một chiếc vỏ ốc tầm thường dạt vào bãi cát ở Nha Trang. Một mảnh đất xấu xí văng ra khi tôi những người thợ đục đá Non Nước. Và mỗi lần nhặt lên, tôi đều nghĩ rằng tôi sẽ dành lại chúng cho một người nào đó mà tôi đã gặp trong đời. Chúng đánh dấu sự hiện hữu của tôi trên thế gian, đánh dấu những bước chân của tôi đã đặt lên mảnh đất này, miền đất nọ, và đánh dấu tình yêu thương mà tôi dành cho những con người đã đến rồi đi trong đời tôi. Mỗi năm, những đồ vật chẳng đáng giá gì cứ chất đầy chiếc hộp, cả một quả bàng khô, một con ve sầu chưa kịp lột xác còn giữ nguyên màu xanh óng... đến nỗi tôi phải thaymột chiếc hộp lớn hơn. Khi ông nội mất, ba tôi mở hộp ra và đọc cho mọi người nghe tờ di chúc, thứ duy nhất ông để lại là những khoảnh đất, chia đều cho tất cả mọi người, đất trồng câyăn trái, đất trồng khoai sắn và đất trồng lúa.. Ông để lại cho tôi tủ sách và một rẻo đất rất nhỏ hình tam giác, nằm cạnh những mảnh ruộng mà ông đã làm lụng suốt đời trên đó. Một mảnh đất đủ để tôi trồng những câycà chua và những luống rau muống, ông viết vậy, với tất cả
  • 20. tình thương. Trước đây, có lần ông bảo rằng, chỉ với một miếng đất nhỏ xíu nhưthế thôi, người ta cũng chẳng thể nào đói được... Tôi đã đứng trước rẻo đất ấyvà khóc rất nhiều. Những ngàytháng qua đi, đến một lúc nào đó rồi chợt nhận ra là cuộc sống thật ngắn ngủi và đầybất trắc. Tôi cũng nhận ra là làm cho những người khác biết mình yêu thương họ ngay lúc này tốt hơn là ấp ủ tình yêu đó trong những đồ vật, để rồi, có thể, một ngày nào đó, những kỷ vật ấy sẽ làm cho họ hụt hẫng.. Tôi buồn bã khi nghĩ rằng đáng lý, tôi phải cho em tôi những chiếc xe điện khi điều đó còn làm cho chúng vui sướng, hơn là cất giữ hàng năm trời. Từ đó, tôi không viết di chúc nữa, tôi vẫn nhặt nhạnh những đồ vật xinh xinh mà tôi nhìn thấy, nhưng không cất đi mà tặng ngayai đó mỗi khi có dịp. Cho đến bâygiờ tôi vẫn giữ chiếc hộp đã trống không của tôi, cũng như tờ di chúc dài hai trang của ông nội, vì tôi biết, có một thứ ông để lại cho tôi vẫn luôn đầy ắp trong những chiếc hộp ấy, đó là tình yêu thương tôi dành cho mỗi người tôi gặp, và cho cuộc sống này. Niềm tin Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánh đồng đều khô hạn, cỏ cây héo úa cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Hàng tháng đã trôi qua và mọi người dường như đã mất hết kiên nhẫn. Nhiều gia đình đã rời khỏi làng, còn những gia đình khác chỉ còn biết chờ đợi trong tuyệt vọng. Cuối cùng ông trưởng làng quyết định tổ chức một buổi cầu nguyện tập thể trên ngọn đồi cao nhất vùng. Ông thuyết phục tất cả mọi người trong làng đến dự và mỗi người phải mang theo một vật thể hiện lòng tin của mình. Chiều thứ bảy, những người dân làng với vẻ mặt mệt mỏi tập trung trên ngọn đồi và đều không quên mang theo những đồ vật thể hiện lòng tin. Có người mang theo một cái móng ngựa maymắn, có người mang theo chiếc mũ bảo vật của gia đình…Mặc dù chẳng ai tin chúng có thể thayđổi điều gì nhưng họ cũng đã mang theo rất nhiều thứ quý giá. Tất cả những người tham dự bắt đầu cầu nguyện và giơ cao những vật tượng trưng cho niềm
  • 21. tham dự bắt đầu cầu nguyện và giơ cao những vật tượng trưng cho niềm tin. Như thể có phép màu, mây đen kéo tới và trời đổ mưa – những giọt mưa đầu tiên sau bao tháng trời khô hạn. Mọi người đề hân hoan vui sướng và ngaylập tức nổ ra một cuộc tranh cãi xem đồ vật nào đã mang lại may mắn cho ngôi làng. Ai cũng cho rằng đồ vật của mình là linh thiêng nhất. Bỗng người ta nghe thấytiếng một em bé gái reo lên: - Con đã biết thế nào trời cũng đổ mưa mà. Mẹ thấykhông, con mang theo chiếc ô này, bâygiờ thì mẹ con mình về nhà mà không bị ướt! Em bé giơ cao chiếc ô và cùng mẹ đi về nhà trong niềm hân hoan. Những người còn lại nhìn theo và hiểu rằng chính em bé mới là người có niềm tin lớn nhất. Niềm tin ấyđã mang mưa đến. Cách nhìn cuộc sống John là một ông lão ít nói và thông thái. Ông thường ngồi trên chiếc ghế bành cũ kỹtrước hiên nhà, nhìn mọi người qua lại. Đôi khi ông vẫytaychào họ. Một hôm, cô cháu gái nhỏ của ông John ngồi xuống cạnh ông mình, và cả hai cùng nhìn những người qua lại trước nhà họ. Một người đàn ông lạ, cao lớn, anh ta nhìn quanh như tìm một nơi nào đó để dừng chân, rồi tiến đến gần hỏi ông John: - Trong ngôi làng nàyngười ta sống kiểu gì hả ông lão? Ông John chậm rãi hỏi lại: - Vậynơi mà anh vừa đi khỏi, người ta sống ra sao? Người lạ nhăn mặt: - Nơi ấy hả? Mọi người chỉ toàn chỉ trích nhau. Hàng xóm thì ngồi lê đôi mách và nói chung là một nơi rất đáng chán! John nhìn thẳng vào mắt người lạ và nói:
  • 22. John nhìn thẳng vào mắt người lạ và nói: - Anh biết không, nơi nàycũng nhưthế, hệt nhưnơi anh vừa đi khỏi vậy! Người đàn ông không nói gì, anh ta quay đi. Một lát sau, một chiếc ôtô dừng lại bên vệ đường. Người đàn ông trên xe đỡ vợ con mình xuống xe. Người vợ hỏi ông John có thể mua một ít thức ăn cho bọn trẻ ở đâu, còn người đàn ông ở lại chỗ chiếc xe. Anh ta lại gần ông John và hỏi: - Thưa ông, nơi nàysống có tốt không ạ? Vẫn nhưlần trước, ông John hỏi lại: - Vậynơi mà anh vừa đi khỏi thì thế nào? Người đàn ông tươi cười : - Ởđó, mọi người sống rất thân thiết, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau. Chúng tôi không muốn ra đi chút nào, nhưng vì điều kiện làm việc nên phải chuyển tới đây. Ông John nở một nụ cười ấm áp: - Đừng lo, nơi này cũng giống như nơi anh vừa đi khỏi đấy mà, cũng tốt lắm! Vợ con người đàn ông quaylại, họ cảm ơn và tạm biệt hai ông cháu John rồi lái xe đi. Khi chiếc xe đã đi xa, cô cháu nhỏ cất tiếng hỏi ông: - Ông ơi, tại sao ông nói với người thứ nhất là nơi đâykhông tốt lành còn với người thứhai ông lại nói là một nơi tuyệt vời? Ông John âu yếm nhìn vào đôi mắt xanh băn khoăn của đứa cháu nhỏ và bảo: - Cháu ạ, dù có đi đến đâu, mỗi người vẫn mang thái độ của chính mình đối với cuộc sống đi theo. Chính thái độ của riêng mình, cộng với phản ứng
  • 23. đối với cuộc sống đi theo. Chính thái độ của riêng mình, cộng với phản ứng của những người xung quanh với thái độ đó thì nơi mới đến có thể rất tồi tệ, hoặc rất tuyệt vời theo cảm giác của riêng họ mà thôi. Nụ hôn Chiếc tàu tôi đang đi ghé vào một ga nhỏ. Lúc ấyđã gần sáng và trời vẫn đầy sao. Không khí lạnh cóng ùa vào toa khi tàu dừng và mở cửa đón khách. Toa tôi có thêm hai người nữa, một người đàn ông và một cậu bé. Cậu bé phải mất một lúc mới ngồi được vào chỗ của mình sau khi len qua nhiều hàng chân người lớn. Trong khi cha cậu bé ngồi cạnh cửa ra vào, cậu bé lại ngồi cạnh cửa sổ, giữa những người trông ngái ngủ, khó tính và mệt mỏi sau một đêm không được ngủ đẫy giấc. Khi tàu bắt đầu vào đường hầm, cậu bé trượt khỏi chỗ và tôi cảm thấy tay cậu chống vào đầu gối lên một chút. Cậu bé rướn người lên, có lẽ muốn nói gì đó với tôi. Tôi cúi xuống để nghe nhưng bất ngờ thay, cậu bé hôn vào má tôi một cái! Lúc đó tàu ra khỏi đường hầm. Rồi cậu bé ngồi lại vào chỗ của mình và ngắm cảnh bên ngoài cửa sổ. Trông cậu rất hạnh phúc. Tôi thật sự ngạc nhiên. Sao cậu bé lại hôn một người lớn không hề quen biết trên tàu nhỉ? Tôi còn ngạc nhiên hơn nữa khi cứ thỉnh thoảng, cậu bé lại đứng lên, hôn vào má những người lớn ngồi cạnh cậu, từng người một. Bối rối, chúng tôi nhìn về phía người đàn ông. Cha cậu giải thích: - Cháu nó rất hạnh phúc vì khỏe mạnh trở lại và được sống. Cháu đã ốm nặng rất lâu rồi! Chuyến tàu dừng ở ga cuối. Người đàn ông và cậu bé hòa mình vào đám hành khách. Tôi vẫn còn cảm thấycái hôn của cậu bé trên má, cái hôn làm tôi hạnh phúc và cả băn khoăn nữa. Liệu có bao nhiêu người trưởng thành trao cho nhau những cái hôn để chia sẻ niềm vui được sống? Cậu bé đã không chỉ chia sẻ với tôi một cái hôn ngọt ngào mà còn cả những băn khoăn muốn nhắn gửi: đừng để bản thân mình "chết" trước khi tim ngừng đập.
  • 24. Gai hoa hồng Ông đúng là ông già khó chịu! – Becky nói với ông già khi cô đi ra khỏi phòng bệnh của ông ta ở bệnh viện nhân đạo, nơi mà cô đã làm việc hơn một năm nay. Bệnh nhân mới này ở đây được khoảng hai tuần và ông ta làm cho cuộc sống của tất cả các ytá trở thành địa ngục. Ông ta chửa rủa, quát, đá tất cả những ai lại gần ông ta. Đó là còn chưa kể việc ông ta cố tình đổ thức ăn ra giường để ytá phải đến dọn, và để ông ta có thể nguyền rủa thêm. Becky không nghĩ là ông ta có người thân vì chẳng có ai đến thăm ông, ít nhất là trong khoảng thời gian cô phải chăm sóc ông ta. Một hôm, một tổ chức phụ nữ đến thăm bệnh viện. Họ hát và đem hoa hồng đến, tặng mỗi bệnh nhân một bông hoa đỏ thắm. Ông già khó tính nhìn bông hoa được cắm tử tế trong lọ thủy tinh trên bàn, lấy mu bàn tay gạt cái lọ. Cái lọ rơi xuống, vỡ tan tành. Mọi người chỉ đứng nhìn ông ta vẻ kỳ lạ. Ông trở mình quay mặt vào tường xoay lưng lại những người từ tổ chức phụ nữđến thăm. Một người bắt đầu dọn những mảnh vụn của cái lọ. Becky nhặt bông hoa lên, cắm nó vào một cái cốc nhựa và đặt lên tủ đầu giường của bệnh nhân già kia. Khi người của tổ chức phụ nữ đã đi về, Beckyquaylại phòng ông bệnh nhân khó chịu, cầm bông hoa hồng và ngắt từng cánh một, ném vào thùng rác bên cạnh. Ông già nhìn thẳng cô y tá, cho đến khi cô ngắt đến cánh cuối cùng. Còn lại cuống hoa, cô cắm trả lại cốc nhựa. Vừa khi cô định quayđi thì ông bệnh nhân già làu bàu: - Sao cô lại làm thế? - Tôi chỉ muốn ông thấynhững gì ông đã làm? – Beckyđáp – Ông đã phá vỡ những mối quan tâm của chúng tôi với ông như là ngắt bỏ từng cánh hoa một, kể từkhi ông đến đây. Rồi Beckyđi ra. Sáng hôm sau, khi đến bệnh viện thì các bác sĩ bảo Beckyđến dọn phòng
  • 25. Sáng hôm sau, khi đến bệnh viện thì các bác sĩ bảo Beckyđến dọn phòng ông bệnh nhân già. Ông đã mất vào đêm hôm trước. Khi Becky thu khăn trải giường đi giặt, cô nhìn thấy bông hoa hồng vẫn còn nguyên vẹn trong cái cốc nhựa. Những cánh hoa đã được đính vào cuống hoa bằng băng dính một cách vụng về. Becky cũng thấy ở dưới gối của ông lão có một quyển Kinh thánh. Khi cô nhấc quyển sách lên, trong đó rơi ra một tờ giấy, có ghi: "Không phải tôi muốn mọi người ghét tôi. Tôi chỉ không muốn tất cả mọi người sẽ quên tôi. Tôi đã là một đứa trẻ mồ côi và tôi chẳng bao giờ có một người thân." Là một đứa trẻ mồ côi từ nhỏ, Becky hiểu rằng người bệnh nhân già đó không phải là một ông lão khó chịu. Chỉ vì không có ai trên thế giới này quan tâm đến ông ấy. Vì ông thấymọi người đều quên ông ấy, ngaycả khi ông ấyvẫn còn sống. Và tất cả những gì ông lão muốn chỉ là có ai đó nhớ tới ông... Cạm bẫy "Người Eskimo đã săn chó sói như thế nào trong vùng băng giá và lạnh cóng của Bắc Cực?” là một câu hỏi đã làm nhiều người dàycông suynghĩ để tìm câu trả lời. Những người Eskimo lấycác lưỡi dao thật bén đem nhúng vào máu động vật, sau đó họ mang ra ngoài trời cho đóng băng lại. Họ làm nhưvậynhiều lần để càng lúc lớp băng càng dàythêm, đến một thời điểm mà lớp băng bằng máu bên ngoài hoàn toàn che dấu lưỡi dao bên trong. Tối đến họ găm cán dao xuống tuyết. Những con chó sói đánh hơi được mùi máu của thú rừng từ lưỡi dao và mon men đến. Chúng bắt đầu liếm những lớp băng bằng máu đó, càng lúc càng hăng sayhơn với tất cả những sự thèm thuồng. Cho đến một lúc những lớp băng bên ngoài lưỡi dao đã tan chảy hết và chạm đến lưỡi dao. Khi liếm những lưỡi dao, lưỡi của những con chó sói bị đứt và máu chảy ra, nhưng chúng lại tưởng đó là máu của thú rừng nên càng liếm hăng say hơn. Càng chảy máu thì nó càng khát, và càng khát thì nó lại càng liếm … Sáng hôm sau, những ngưởi Eskimo chỉ việc đi thu lượm xác của những con chó sói nằm chết bên cạnh những lưỡi dao đó.
  • 26. dao đó. Cái bên ngoài cạm bẫybao giờ cũng rất hấp dẫn và thật quyến rũ. Truyện này do bạn Huynh Thao (Email: kindgrass@) gởi đến Xitrum.net 7 kỳ quan thế giới Một nhóm học sinh đang học cách viết luận về chủ đề 7 kỳ quan thế giới. Cuối giờ, mỗi em phải liệt kê được 7 kỳ quan thế giới theo suy nghĩ của riêng mình. Học sinh ngồi ríu rít bàn luận rằng những công trình nào là kỳquan của thế giới. Tháp nghiêng Pisa, tháp Effeil, Vạn lý trường thành, Kim tự tháp Ai cập…đều được chọn lựa. Cuối giờ thu bài, một cô bé vẫn băn khoăn cầm bài viết để trắng. Cô bé giải thích: - Em vẫn chưa liệt kê xong vì có nhiều kỳquan quá ạ! - Em hãythử kể những kỳquan theo ýem để các bạn và cô nghe xem có thể giúp em được không? – Cô giáo nhiệt tình hướng dẫn. Cô bé do dự: - Em nghĩ 7 kỳ quan trên thế giới nên là: Xúc giác, vị giác, thị giác, thính giác, khả năng đi lại được, nụ cười và sựyêu thương. Bạn thân mến, bạn không phản đối cô bạn nhỏ của chúng ta chứ ? Thật vậy, chúng ta vẫn có thể sống vui nếu không có tháp Pisa, không có tháp Eiffel và kim tự tháp Ai cập… nhưng chúng ta khó khăn biết bao nếu thiếu một trong bảy “kỳ quan” của cuộc sống mà cô bạn này đã kể. Hơn nữa, nhiều tỉ người trên Trái Đất mới có một kỳquan như Kim tự tháp, trong khi mỗi chúng ta lại có cho riêng mình 7 kỳ quan. Chúng ta thật giàu có biết
  • 27. bao. Đó mới là những kỳquan mà chúng ta cần yêu quývà trân trọng nhất. Truyện này do thành viên SkyMaster gởi đến Xitrum.net Giúp đỡ Năm 18 tuổi, tôi sang Anh học Đại học. Và vẫn học đối mặt với nỗi đau quen thuộc, nỗi đau của một đứa trẻ mồ côi. Một hôm, khi đang đi chợ, tôi thấy một cụ già đang loay hoay với một cây gậy và một túi táo với những quả táo đang thi nhau rơi khỏi túi. Tôi chạy đến đỡ lấytúi táo và nhặt từng quả vào túi cho ông. - Cảm ơn cô bé. Ông ổn rồi! – Ông mỉm cười với tôi, đôi mắt sáng hiền từ. - Cháu đi cùng ông nhé? – Tôi nói – Cháu sợ táo sẽ rơi nữa đấy! Tình bạn của tôi với ông Burns, người có nụ cười ấm áp như cha của tôi bắt đầu nhưvậy. Tôi xách túi táo, ông Burns tì câygậy, lê từng bước khó nhọc. Đến nơi, tôi đặt túi táo lên bàn và đi pha trà, tôi hỏi ông liệu thỉnh thoảng tôi có thể đến thăm ông không. Ngayhôm sau, tôi lại đến, lại giúp ông pha trà. Tôi kể cho ông nghe tôi là một đứa trẻ mồ côi, sống với họ hàng và giờ đâyđi du học để tự lập. Ông chỉ cho tôi hai bức ảnh đặt trên bàn. Đó là bác gái Maryvà cô con gái Alice của ông, hai người cùng mất trong một tai nạn cách đâysáu năm... Tôi tới thăm ông Burns hai lần mỗi tuần, đúng giờ và đúng ngày. Khi đến, tôi thường thấy ông ngồi trên chiếc ghế to với cây gậy bên cạnh. Thấy tôi, ông cụ luôn vui mừng. Dù tôi tự nhủ rằng tôi đã đem lại niềm vui cho một ông già cô đơn, nhưng kì thực, tôi mới chính là người hạnh phúc nhất khi bước chân lên bậc cửa căn nhà này. Đơn giản là tôi được chia sẻ và có
  • 28. người lắng nghe những lời tâm sựcủa tôi. Sau hai tháng, tôi đến thăm ông Burns vào một ngày khác với lệ thường. Tôi cũng không gọi điện thông báo trước vì nghĩ rằng mình sẽ gâymột bất ngờ đặc biệt. Và tôi thấyông đang làm vườn, đang đi lại, đang cúi xuống, ngẩng lên, một cách dễ dàng không cần gậy! Liệu đó có phải là ông Burns mọi khi, lúc nào cũng tựa hẳn mình vào cây gậy? Ông Burns bỗng ngẩng lên và nhìn thấy tôi. Thấyrõ sựbăn khoăn lẫn ngạc nhiên của tôi, ông vẫytôi lại gần. - Nào, cháu yêu quý, hôm nayđể ông pha trà cho cháu... – Ông Burns dẫn tôi vào nhà. - Cháu đã nghĩ... – Tôi bắt đầu - Ông biết cháu nghĩ gì, cháu yêu quý. Lần đầu tiên cháu gặp ông ở chợ, ừ hôm đó đầu gối ông bị đau. Va phải cánh cửa ấymà... - Nhưng... ông lại đi lại bình thường... từlúc nào? - Ngayhôm sau –Ông cụ hấp háymắt. - Nhưng tại sao...? – Tôi lúng túng. - Lần thứ hai cháu đến đây, cháu yêu quýạ, đó là khi ông nhận thấycháu mới buồn và cô đơn có thể tựa vào vai ông. Nhưng ông e rằng cháu sẽ không đến nữa nếu biết ông khỏe mạnh. - Còn cái gậythì sao ạ? - À, cái gậytốt! Ông haydùng nó để chặn cửa hàng rào. Ông Burns đã biến mình trở thành một người cần được giúp đỡ để giúp đỡ tôi nhưthế đấy. Đó là một cách tuyệt vời để một cô bé non nớt và nhạycảm nhưtôi thấymình thật mạnh mẽ.
  • 29. Người làm công kỳ lạ Tôi rúc đầu vào gối , đầu nặng trĩu tuyệt vọng. Chẳng lẽ với tôi đây là cả cuộc đời còn lại. Tôi, hai năm sau khi ra trường, đang bỏ cả ngày tháng cho một công việc hoàn toàn không thích hợp, lương thấp mà cũng chẳng có tương lai. Đã nhiều lần tôi cố không nghĩ đến câu hỏi này, nhưng cảm giác chán nản đó đã không tài nào thoát ra được. Sáng hôm sau, tôi cố lết ra khỏi giường để đến chỗ làm. Hôm naycó một vài người mới - họ là những người làm công tạm thời, lương còn thấp hơn nhiều so với nhân viên chính thức nhưchúng tôi. Sau một lúc làm việc, ánh mắt tôi chú ýđến một người.Anh ta có vẻ lớn tuổi nhất trong số họ, mặc bộ đồng phục. Đó là điều đặc biệt vì công tychúng tôi không hề có đồng phục. Thật ra, họ cũng không biết chúng tôi ăn mặc như thế nào.Anh ta mặc một chiếc quần thẫm màu thẳng nếp với chiếc áo xanh lao động, trên ngực túi còn may ngay ngắn cả bảng tên. Có lẽ anh ta tự mua cho mình bộ đồng phục đó. Tôi quan sát anh trong suốt ngàyhôm đó, và cả những ngàykế tiếp khi anh còn làm việc với chúng tôi. Anh không bao giờ đi trễ hay sớm, chính xác như một chiếc đồng hồ vậy. Với một công việc hết sức bình thường, anh làm việc rất cần mẫn, chuẩn xác với một sự cẩn trọng đặc biệt. Anh hòa nhã thân thiện với tất cả mọi người nhưng không bao giờ nói chuyện trong lúc làm việc. Đến giờ cơm trưa, trong khi chúng tôi đến nhận phần ăn của mình tại quầy phân phát, anh lại lặng lẽ lôi trong túi đồ một hộp cơm cũ kỹbằng inox, và sau mỗi bữa ăn chỗ của anh lúc nào cũng sạch sẽ. Và dĩ nhiên, lúc nào anh ta cũng trở lại công việc đúng giờ. Có thể nói anh là một người làm công mà bất cứ ông chủ nào cũng đều hài lòng. Chúng tôi đều có những suynghĩ nhưvậy, anh không chỉ tốt mà thật sựđáng khâm phục. Rồi công việc tạm thời đó cũng chấm dứt, anh rời công tyrồi đi đâu không rõ. Nhưng đối với cuộc đời tôi anh đã hoàn toàn thayđổi cách suynghĩ của tôi .
  • 30. Tôi không mua cho mình bộ đồng phục, cũng không có hộp cơm trưa nhưng tôi bắt đầu đặt ra cho mình những nguyên tắc . Tôi bắt đầu tập làm việc như một doanh nhân chuẩn bị kỹcàng cho hợp đồng của mình, và rồi tôi được người quản lý đề bạt lên chức vụ cao hơn. Vài năm sau, tôi chuyển đến một công việc tốt hơn ở một công tykhác. Cuối cùng, tôi cũng tự đứng ra lập công ty riêng. Cho đến mãi sau này, những thành công của tôi đều đến từ sự cần mẫn và maymắn của mình, nhưng tôi vẫn luôn nghĩ điều maymắn lớn nhất của tôi là bài học tôi đã học được từ người công nhân kỳ lạ năm xưa : SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG ĐẾN TỪ CÔNG VIỆC MÀ BẠN ĐANG LÀM , NÓ ĐẾN TỪ CÁI CÁCH MÀ BẠN ĐANGLÀMCÔNGVIỆC ĐÓ. Bức ảnh gia đình Trong nhiều năm qua, gia đình chúng tôi haycó một thói quen vừa xấu vừa tốt. Thói quen tốt là ở chỗ chúng tôi thường nhét phim vào máyảnh, chụp bất kỳ kiểu gì chúng tôi thích. Nhưng xấu ở chỗ khi chụp hết cuộn phim, chúng tôi bỏ nó vào tủ chứkhông đi rửa. Mấyhôm trước, Susan cầm vài cuộn đi rửa. Chẳng ai biết rửa sẽ ra những hình gì vì chụp cũng lâu rồi. Chúng tôi hồi hộp nhưchơi xổ số vậy. Trong những bức ảnh rửa ra, rất nhiều ảnh, từ ảnh trong bếp đến bọn trẻ con chơi ngoài sân. Nhưng tất cả những bức ảnh đều giống nhau ở chỗ: không ảnh nào có Susan. Tại sao? Susan luôn là người chụp ảnh. Khi xem những bức ảnh, tôi nhớ lại câu chuyện của anh bạn Dan kể tôi nghe năm ngoái. Dan làm việc ở một công ty lớn với hai chi nhánh ở hai đầu thành phố nên rất bận. Như bất kỳ một ông trưởng phòng nào khác, Dan có rất rất nhiều việc phải làm: Hai ngày phải họp một lần, phải làm thêm vào cuối tuần... Dan kể chuyện, có lần cô giáo của đứa con gái anh gửi giấy mời họp tới
  • 31. cho anh. Tất nhiên, anh quá bận và vợ anh lo mọi chuyện họp hành cho con cái. Nhưng cô giáo nói rằng cô muốn gặp anh, chứkhông phải vợ anh. Do đó, Dan buộc phải thu xếp công việc, tới trường gặp cô. Cô giáo đưa cho Dan một bức vẽ: - Tôi muốn anh xem bức tranh con gái anh vẽ gia đình. Dan xem bức tranh rồi hỏi: - Thế tôi đâu? - Đó là lí do tôi mời anh đến đây- Cô giáo nói - Tôi đã hỏi con gái anh là bố cháu đâu. Cô bé nói anh chẳng bao giờ ở nhà, nên cô bé không vẽ anh trong bức tranh. Một cú đấm cũng không làm Dan đau như lúc ấy. Từ lúc đó, Dan đã thay đổi lịch làm việc của mình, quan tâm đến gia đình hơn để vừa là một doanh nhân giỏi, vừa là một người cha tốt. Còn bạn, bạn có ở trong bức ảnh của gia đình không? Hay bạn quá bận rộn hoặc thờ ơ? Có thể người đó là bạn Tối hôm đó trời mưa và rất lạnh, còn tôi thì đang lái cái-gọi-là-xe-ôtô. Chỉ có hai loại người có thể công nhận đó là chiếc xe ôtô: một là những kẻ nói dối không ngượng mặt và hai là những người thông cảm cho tôi nhất. Hồi mới mua, nó vẫn còn nguyên hình là một chiếc xe, nhưng tôi đã không bảo dưỡng nó. Bởi mỗi lần bảo dưỡng còn nhiều tiền hơn cả số tiền tôi bỏ ra mua nó, mà tôi thì chẳng dưgiả gì. Xăng bị chảyngaycả khi tắt máyvà dừng hẳn lại, xe chạynhư một con ốc sên khổng lồ và tôi luôn tựan ủi rằng dù gì thì tôi cũng còn điều khiển được
  • 32. nó, chứ ốc sên thật thì có điều khiển được đâu. Mọi người trên đường vẫn hướng đôi mắt tò mò mỗi khi tôi lái xe chạyqua bởi họ không phân biệt nổi đâylà tiếng động cơ ôtô haymáycắt cỏ bị vỡ. Mỗi lần lái xe, tôi thường phải đặt một taylên ngực trái để cầu nguyện cho xe chạy. Nhưng hôm nay tôi không làm thế vì tay còn bận cầm cái điện thoại. Và hậu quả tức thì: ngaygiữa đường, chiếc xe khốn khổ thình lình tắt máy. Tôi cố dùng đà xe trôi để tìm chỗ đậu xe vào nhưng xe đậu dày đặc bên lề, mỏi mắt cũng không tìm ra một chỗ. Cuối cùng, nó dừng lại, ngay trước một ngã tư. Hàng loạt còi xe vang lên phía sau. Bỗng tôi thấyngười lái xe ngaysau xe tôi chui ra khỏi xe rồi tiến đến gần. Tôi lo quá. Có lẽ anh ta sẽ chửi bới. Nhưng người đàn ông gõ vào cửa xe và hỏi: - Có cần tôi đẩygiúp một đoạn không? Tôi ngạc nhiên đến mức không nói được gì, chỉ gật đầu. Anh ta ngoái lại phía xe mình, vẫy tay và hai cậu bé khác chạy ra. Họ đẩy xe tôi về phía trước, sát lề đường. Sau đó, họ nhảylên xe và nhanh chóng hòa vào dòng xe đông đúc. Tôi đã không kịp nói lời cảm ơn. Nhiều năm trôi qua, tôi nhận ra đôi điều về "người lạ" đã dừng xe giúp tôi. Mỗi lần tôi gặp khó khăn, người đó lại xuất hiện, nhưng trông không giống như lần đầu tiên. Có lần người đó là phụ nữ. Tuổi tác cũng khác, nhưng người đó luôn xuất hiện. Và tôi hiểu được phần tốt đẹp nhất trong mỗi con người: Lòng nhân hậu không cần yêu cầu, từ một người không quen biết. Đó là sợi dâynhỏ vô hình nối kết chúng ta. Hãy là chính mình Denis Waitley Lương tâm, sự trung thực, sự liêm khiết: đó là ba giá trị để đối diện với
  • 33. tương lai. Đối với ông bà nội của tôi, người ta hoặc là sống trung thực hoặc là không. Ông bà đã cho gắn lên tường phòng khách câu châm ngôn sau đây: “Cuộc đời như một cánh đồng phủ đầytuyết mới; mỗi bước chân của ta sẽ lộ ra con đường ta đi”. Bằng vào bản năng của mình, họ đã hiểu rằng sống liêm khiết, đó là có một ýthức đạo đức và ýthức nàykhông biến đổi theo lợi ích hayhoàn cảnh nào. Sự liêm khiết là một chuẩn mực cá nhân cho phép tự đánh giá cách ứng xửcủa mình. Tiếc thay, phẩm chất nàymỗi ngàymỗi hiếm đi. Thế mà sự liêm khiết lại quan trọng cho mọi tầng lớp xã hội, và chúng ta cần phải tựđòi hỏi cho bản thân mình. Một phương cách tốt để đánh giá sự trung thực của mình là tuân giữ điều mà tôi gọi là “Tam giác liêm khiết”, dựa trên ba nguyên tắc sau đây: Bảovệ các xác tíncủa mìnhbằngmọi giá. Lấyví dụ về một nữytá bắt đầu ngàylàm việc đầu tiên giữa một nhóm bác sĩ phẫu thuật của một bệnh viện nổi tiếng. Cô chịu trách nhiệm về các dụng cụ và thiết bị trong ca phẫu thuật vùng bụng. Cô nói với bác sĩ: - Bác sĩ chỉ lấyra 11 miếng bông thấm, trong khi chúng ta đã dùng đến 12 miếng. Chúng ta cần phải tìm ra miếng còn lại. Bác sĩ đáp: - Tôi đã lấyra hết rồi. Giờ thì chúng ta bắt đầu maylại vết mổ. - Bác sĩ không được làm như thế - cô y tá nghiêm giọng - Hãy nghĩ đến bệnh nhân. Với nụ cười trên môi, bác sĩ nhón chân lên và chỉ cho cô ytá miếng bông thứ12. Rồi ông nói với cô:
  • 34. - Tôi tin rằng cô sẽ trở nên xuất sắc trong nghề này. Khi bạn biết chắc mình có lý, hãygiữvững lập trường của mình. Luônnhìnnhậngiá trị đúngđắncủa người khác. Bạn đừng sợ những người có ý tưởng hay hơn bạn hoặc những người xem ra thông minh hơn bạn. Đây là nguyên tắc mà David Ogilvy, người sáng lập công tyquảng cáo nổi tiếng Ogilvyand Mather, đã nhắc nhở các cán bộ lãnh đạo mới. Ông tặng mỗi người một con búp bê Nga, bên trong có năm hình nhân nhỏ dần. Trong hình nhân bé nhất ông đặt một tờ giấy có ghi mấy hàng chữ: “Nếu mỗi người trong chúng ta chọn những người cộng sự nhỏ hơn mình, chúng ta sẽ trở nên một công tycủa những người lùn. Nhưng nếu chúng ta chọn những người cộng sự lớn hơn mình, thì lúc ấyOgilvyand Mather sẽ trở thành công tycủa những người khổng lồ”. Và quả thật, Ogilvy and Mather đã trở thành một trong những công ty lớn nhất và được kính trọng nhất thế giới. Hãy trung thực với chính mình và chấp nhận nhân cách của mình. Khi người ta thiếu các giá trị chính yếu, người ta có xu hướng dựa vào các yếu tố bên ngoài - dáng dấp - để tựtrấn an. Người ta sẽ hành động vì dáng dấp bề ngoài ấychứ không phải vì sự phát triển của phẩm chất cá nhân. Do đó hãy là chính mình. Đừng bao giờ che đậy các mặt yếu kém trong nhân cách của mình. Hãynhìn thẳng vào thực tế và trước các thửthách hãyhành động nhưmột người trưởng thành. Sự tự trọng và một lương tâm trong sáng: đó là các thành tố chủ yếu của sự liêm khiết. Đó cũng chính là những phẩm chất thiết yếu nếu như ta muốn cải thiện mối quan hệ với người khác. Một cuộc sống có nguyên tắc không hạ mình trước sức cám dỗ của thứ đạo đức dễ dãi, sẽ luôn giành phần thắng. Cuộc sống đó sẽ dẫn đường cho chúng ta mà không cần phải xem xét lại xem ta có đang đi đúng đường haykhông. Hai biển hồ
  • 35. Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đâylà biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xâycất rất nhiều ở nơi đây. Vườn câyở đâytốt tươi nhờ nguồn nước này... Nhưng điều kỳlạ là cả hai biển hồ nàyđều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ nàyluôn sạch và mang lại sự sống cho câycối, muôn thú và con người. Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười . Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình . "Sự sống" trong họ rồi cũng chết dần chết mòn nhưnước trong lòng biển chết! Phải, bạn có thể! 16 cuộc phẫu thuật sau tai nạn xe hơi đã làm Mitchell có một cơ thể bị phỏng hơn 60%, không thể nhấc dù chỉ là muỗng thức ăn, không thể quay số điện thoại hayđi vào nhà tắm mà không có người giúp. Nhưng Mitchell, nguyên là lính thuỷ, không bao giờ tin là mình đã bị đánh bại. “Tôi phải chịu trách nhiệm về con tàu của mình”, - ông nói - “Nó là sự thành bại của tôi. Tôi có thế nhưlà khởi đầu lại từđiểm xuất phát”.
  • 36. Sáu tháng sau, ông đã lái máybayđược. Mitchell mua một căn nhà lớn tại Colorado, vài mảnh đất, một chiếc máy bay và một quán bar. Sau đó kết hợp với hai người bạn, ông mở một công tysản xuất đồ gốm với số nhân công lớn thứnhì Vermont. Và bốn năm sau ngày bị tai xe hơi, cái máy bay mà Mitchell lái đã bị rớt xuống đường băng khi vừa cất cánh làm ông gãy12 đốt xương sống vùng ngực và liệt hẳn nửa người bên dưới. “Tôi không hiểu chuyện quái quỉ gì đã xảyra. Tôi đã làm gì mà phải lãnh kết quả nhưvậy?”. Nhưng rồi không nản lòng, Mitchell tập luyện ngày đêm để có thể lấy lại được sự độc lập cho mình càng nhiều càng tốt. Ông được bầu làm thị trưởng của Crested Butte, Colorado, để đấu tranh giữ cho thành phố thoát khỏi nguy cơ bị ô nhiễm bởi một mỏ quặng sắp được khai thác. Mitchell còn ứng cử vào quốc hội, chuyển cái vẻ bề ngoài khó coi của ông thành một sức mạnh qua khẩu hiệu: “Not just another pretty face” (Không chỉ là một khuôn mặt đẹp nữa vào quốc hội). Mặc cho vẻ bề ngoài khó coi và khả năng hoạt động giới hạn, Mitchell vẫn tham gia đi hè, yêu và lập gia đình, lấyđược bằng cao học về công tác xã hội và tiếp tục bay, tích cực bảo vệ môi trường và diễn thuyết. Tinh thần mạnh mẽ tích cực của Mitchell đã làm ông được mời lên truyền hình trong “Chương trình hôm nay” và “Chào nước Mỹ”. Nhiều bài viết về ông đã được đăng trong các báo, tạp chí như Parade, Times, The New York Times… “Trước khi bị tai nạn tôi có thể làm được 10.000 việc, bâygiờ chỉ còn 9.000 thôi. Tôi có thể cứ nghĩ đến 1.000 điều bị mất haytập trung vào 9.000 điều tôi còn? Tôi biết mình phải làm gì. Tôi vẫn nói với mọi người rằng tôi đã lãnh hai cú đập của số phận. Nhưng tôi đã không dùng điều đó để bào chữa cho sự đào ngũ. Những kinh nghiệm đau đớn đã có thể được nhìn với một góc độ mới. Nhìn một cách toàn diện hơn, tôi có thể nói cũng không tệ lắm”.
  • 37. Xin nhớ rằng: “Điều quan trọng không phải là điều xảy ra với bạn mà là điều bạn làm sau đó”. Một câu chuyện cảm động Câu chuyện đã xảyra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tại trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp năm, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấycậu học sinh TeddyStoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái, cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. “Teddytrông thật khó ưa.” Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng câybút đỏ vạch một chữ thật rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 nhận xét Teddynhư sau: “Teddylà một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”. Cô giáo lớp 2 nhận xét: “Teddylà một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống trong gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu”. Giáo viên lớp 3 ghi: “Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: “Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp”. Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấytự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những gói quà gói giấymàu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừmón quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói
  • 38. hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấygói hàng của tiệm tạp hoá. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấycô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất một vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tayvà xịt ít nước hoa trong chai lên cổ. Hôm đó Teddy đã nén lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hôm naycô thơm nhưmẹ em ngàyxưa”. Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddyhơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh nhưnhau. Teddylà học sinh cưng nhất của cô. Một năm sau, cô tìm thấymột mẩu giấynhét qua khe cửa. Teddyviết: “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em”. Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3 trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”. Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddycho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quýnhất trong đời”. Rồi bốn năm sau nữa, cô nhận được bức thưtrong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. “Cô vẫn là người thầytuyệt nhất của đời em”, nhưng lúc nàytên cậu đã dài hơn. Bức thưkýtên Theodore F. Stoddard - giáo sưtiến sĩ. Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddykể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đâyvài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường dành cho mẹ chú rể. Và bạn thửđoán xem việc gì đã xảyra? Ngàyđó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddyđã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng
  • 39. sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: “Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”. Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: “Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạyhọc cho tới khi cô gặp được em.” (English Version: Teacher’s Story There is a storymany years ago of an elementary teacher. Her name was Mrs. Thompson. And as she stood in front of her 5th grade class on the veryfirst dayof school, she told the children a lie. Like most teachers, she looked at her students and said that she loved them all the same. But that was impossible, because there in the front row, slumped in his seat, was a little boynamed Teddy. Mrs. Thompson had watched Teddy the year before and noticed that he didn’t playwell with the other children, that his clothes were messyand that he constantlyneeded a bath. And Teddycould be unpleasant. At the school where Mrs. Thompson taught, she was required to review each child’s past records and she put Teddy’s off until last. However, when she reviewed his file, she was in for a surprise. Teddy’s first grade teacher wrote, “Teddyis a bright child with a ready laugh. He does his work neatly and has good manners...he is a joy to be around.”
  • 40. His second grade teacher wrote, “Teddyis an excellent student, well- liked by his classmates, but he is troubled because his mother has a terminal illness and life at home must be a struggle.” His third grade teacher wrote, “His mother’s death has been hard on him. He tries to do his best but his father doesn’t show much interest and his home life will soon affect him if some steps aren’t taken.” Teddy’s fourth grade teacher wrote, “Teddy is withdrawn and doesn’t show much interest in school. He doesn’t have many friends and sometimes sleeps in class.” Bynow, Mrs. Thompson realized the problem and she was ashamed of herself. She felt even worse when her students brought her Christmas presents, wrapped in beautiful ribbons and bright paper, except for Teddy’s. His present was clumsilywrapped in the heavy, brown paper that he got from a grocery bag. Mrs. Thompson took pains to open it in the middle of the other presents. Some of the children started to laugh when she found a rhinestone bracelet with some of the stones missing and a bottle that was one quarter full of perfume. She stifled the children’s laughter when she exclaimed how prettythe bracelet was, putting it on, and dabbing some of the perfume on her wrist. Teddy stayed after school that day just long enough to say, “Mrs. Thompson, todayyou smelled just like myMom used to.”After the children left she cried for at least an hour. On that veryday, she quit teaching reading, and writing, and arithmetic. Instead, she began to teach children. Mrs. Thompson paid particular attention to Teddy.As she worked with him, his mind seemed to come alive. The more she encouraged him, the faster he responded. Bythe end of the year, Teddyhad become one of the smartest children in the class and, despite her lie that she would love all the children same, Teddybecame one of her “teacher’s pets.” Ayear later, she found a note under her door, from Teddy, telling her that she was still the best teacher he ever had in his whole life. Six years went by before she got another note from Teddy. He then
  • 41. wrote that he had finished high school, second in his class, and she was still the best teacher he ever had in his whole life. Four years after that, she got another letter, saying that while things had been tough at times, he’d stayed in school, had stuck with it, and would soon graduate from college with the highest of honors. He assured Mrs. Thompson that she was still the best and favorite teacher he ever had in his whole life. Then four more years passed and yet another letter came. This time he explained that after he got his bachelor’s degree, he decided to go a little further. The letter explained that she was still the best and favorite teacher he ever had. But now his name was a little longer. The letter was signed, Theodore F. Stoller, M.D. The storydoesn’t end there. You see, there was yet another letter that spring. Teddy said he’d met this girl and was going to be married. He explained that his father had died a couple of years ago and he was wondering if Mrs. Thompson might agree to sit in the place at the wedding that was usuallyreserved for the mother of the groom. Of course, Mrs. Thompson, did. And guess what? She wore that bracelet, the one with several rhinestones missing. And she made sure she was wearing the perfume that Teddyremembered his mother wearing on their last Christmas together. They hugged each other, and Teddy whispered in Mrs. Thompson’s ear, “Thank you, Mrs. Thompson, for believing in me. Thank you so much for making me feel important and showing me that I could make a difference.” Mrs. Thompson, with tears in her eyes, whispered back. She said, “Teddy, you have it all wrong. You were the one who taught me that I could make a difference. I didn’t know how to teach until I met you.” From: www.4ewriting.com) Một câu chuyện đẹp
  • 42. Khi tôi dám nhận một người từ hè phố, họ đói, tôi cho họ bánh mì. Nhưng một người đang cảm thấychán nản, cô đơn, mặc cảm, lại là người muốn bước ra hè phố. Đó là một người thiếu nghị lực. Nghèo về tinh thần là điều khó khăn hơn để vượt qua những ngịch cảnh của cuộc đời. Có thể những người nghèo không của cải, nhưng họ lại thấycuộc đời đầy thú vị và ấm áp biết bao. Một buổi tối nọ, tôi ra ngoài và đón nhận bốn người ăn xin, một trong số họ đang trong tình trạng nguykịch. Tôi báo với người cùng đi là hãychăm sóc ba người kia, còn tôi sẽ mang người đó về nhà, đặt lên giường, nhưng mắt người đó đã nhắm nghiền, tuyvậynụ cười vẫn trên môi, nắm lấybàn taytôi và cô ta thốt lên “cảm ơn”, sau đó nhắm mắt và ra đi vĩnh viễn. Tôi không thể làm gì hơn nhưng tựhỏi lòng mình: “Tôi sẽ nói gì nếu nhưtôi trong tình trạng giống như cô ta?”. Và tôi cũng tự trả lời rất đơn giản: “Tôi sẽ phải cố gắng làm mọi cách để mọi người chú ýđến mình và cho tôi ăn, tôi sẽ nói tôi lạnh, đau đớn…”. Nhưng cô ta đã cho tôi thấynhiều hơn nữa, đó là tình yêu, sựcảm kích của mình. Cô ta chết với một nụ cười sung sướng. Sau đó, có lần tôi đón nhận một người đàn ông từ một ống cống, nửa người của anh ta đã bị ruồi nhặng phá hoại. Sau khi mang anh ta về nhà, anh ta chỉ nói: “Tôi đã sống như một con thú và tôi sắp chết như một thiên thần, đã được yêu mến và chăm sóc”, sau đó anh chết vẫn với nụ cười trên môi. Điều đó quả thật tuyệt vời, anh ta đã không đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho bất cứ ai hayso sánh với điều gì. Như một thiên thần - giàu có về lòng thương, tình nhân ái ngaycả khi nghèo khổ về của cải. • Cuộc sống nhưmột cơ may, hãynắm lấynó. • Cuộc sống rất đẹp, hãychiêm ngưỡng nó. • Cuộc sống nhưmột giấc mơ, hãyđón nhận nó. • Cuộc sống nhưmột thửthách, hãyđáp ứng nó. • Cuộc sống nhưmột trò chơi, hãychơi với nó.
  • 43. • Cuộc sống nhưmột gia tài, hãygiữgìn nó. • Cuộc sống nhưmột tình yêu, hãythưởng thức nó. • Cuộc sống nhưmột nỗi buồn, hãyvượt qua nó. • Cuộc sống nhưmột lời hứa, hãycố thực hiện. • Cuộc sống nhưmột bí ẩn, hãykhám phá nó. • Cuộc sống nhưmột cuộc tranh đấu, hãychấp nhận nó. • Cuộc sống nhưmột sựphiêu lưu, hãycan đảm lên. • Cuộc sống nhưmột bài ca, hãyreo hò cùng với nó. • Và cuộc sống vô cùng tuyệt vời, đừng bao giờ phá huỷnó. Chúng ta thật giàu có Chúng ta sinh ra có Hai Mắt đằng trước thì chúng ta không nên luôn nhìn lại phía sau mà là nhìn xem có gì đang đợi chúng ta ở phía trước. Chúng ta sinh ra có Hai Tai: một bên phải một bên trái, để chúng ta nghe được hai phía, nghe được cả lời khen và lời chê. Chúng ta sinh ra có Bộ Não được giấu trong một hộp xương, dù chúng ta có nghèo về vật chất đến đâu, chúng ta vẫn giàu vì không ai lấy đi được những gì trong bộ não của chúng ta - những thứấyquýhơn cả vàng bạc và trang sức mà bạn có. Chúng ta sinh ra có hai mắt, hai tai, nhưng chỉ có một cái miệng. Hẳn bạn biết tại sao chứ? Vì miệng lưỡi là một vũ khí sắc bén, có thể làm cho người khác cảm thấyyêu thương haythù ghét. Hãynhớ: nói ít, nghe và quan sát nhiều hơn. Chúng ta sinh ra chỉ có một Trái Tim, nằm sâu trong lồng ngực để nhắc chúng ta hãybiết trân trọng và luôn cho đi sự thương yêu từ sâu trong lòng mình. Đừng thay đổi thế giới Ngày xưa, có một nhà vua trị vì vương quốc nọ rất thịnh vượng. Một hôm,
  • 44. ông quyết định vi hành đến những miền đất xa xôi của đất nước. Khi trở về cung điện, ông than phiền chân ông rất đau đớn vì lần đầu tiên đi một chuyến dài ngày như thế trên những con đường rất gồ ghề và lởm chởm đá vụn. Nhà vua ban lệnh cho mọi người phải phủ da thuộc lên khắp các con đường của vương quốc. Rõ ràng việc này cần hàng triệu bộ da bò và sẽ tiêu phí rất nhiều tiền của. Một hầu cận thông minh, dũng cảm tâu với nhà vua: - Sao bệ hạ lại dùng tiền một cách không cần thiết như thế? Sao bệ hạ không đo cắt một miếng da vừa với chân mình? Nhà vua rất ngạc nhiên nhưng rồi ông chấp thuận gợi ýcủa người hầu cận để cho làm một “đôi giày” cho riêng mình. Bài học vô giá từcâu chuyện nàylà: Để thế giới nàytrở thành một nơi hạnh phúc với mọi người, tốt hơn hết hãythayđổi chính mình chứ đừng thayđổi thế giới. (Don't Change the World Once upon a time, there was a king who ruled a prosperous country. One day, he went for a trip to some distant areas of his country. When he was back to his palace, he complained that his feet were verypainful, because it was the first time that he went for such a long trip, and the road that he went through was very rough and stony. He then ordered his people to cover every road of the entire countrywith leather. Definitely, this would need thousands of cows' skin, and would cost a huge amount of money. Then one of his wise servant dared himself to tell the king, "Whydo you have to spend that unnecessaryamount of money? Whydon't you just cut a
  • 45. little piece of leather to cover your feet ?" The king was surprised, but he later agreed to his suggestion, to make a "shoe" for himself. There is actuallya valuable lesson of life in this story: to make this world a happyplace to live, you better change yourself - your heart; and not the world. From: http://thirumurugan.spaces.live.com/Blog/cns!1p14Qb66n3O4heKkxp5Sz- sw!10174.entry) Hãy thắp lên một que diêm Một bữa tối tại vận động trường Los Angeles, Mỹ, một diễn giả nồi tiếng - ông John Keller, được mời thuyết trình trước khoảng 100.000 người. Đang diễn thuyết bỗng ông dừng lại và dõng dạc nói: - Bây giờ xin các bạn đừng sợ! Tôi sắp cho tắt tất cả đèn trong sân vận động này. Đèn tắt. Cả sân vận động chìm sâu trong boáng tối âm u. Ông John Keller nói tiếp: - Bây giờ tôi đốt lên một que diêm. những ai nhìn thấy ánh lửa của que diêm đang cháythì hãyhô to "Đã thấy!". Một que diêm được bật lên, cả sân vận động vang lên: "Đã thấy!". Sau khi đèn được bật sáng trở lại, ông John Keller giải thích: - Ánh sáng của một hành động nhân ái dù nhỏ bé như một que diêm cũng sẽ chiếu sáng trong đêm tăm tối của nhân loại ynhưvậy. Một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại được tắt. Một giọng nói vang lên:
  • 46. - Tất cả những ai ở đây có mang theo diêm quẹt, xin hãy đốt cháy lên ! Bỗng chốc cả vận động trường rực sáng. Ông John Keller kết luận: - Tất cả chúng ta cùng hợp lực nhau có thể chiến thắng bóng tối, chiến tranh, khủng bố, cái ác và oán thù bằng những đóm sáng nhỏ của tình thương, sự tha thứ và lòng tốt của chúng ta. Hoà bình không chỉ là môi trường sống vắng bóng của chiến tranh. Hòa bình không chỉ là cuộc sống chung không tiếng súng. Vì trong sựgiao tiếp giữa người với người, đôi khi con người giết hại nhau mà không cần súng đạn, đôi khi con người làm khổ nhau, áp bức bóc lột nhau mà không cần chiến tranh. Cách tốt nhất để xây dựng hòa bình là tăng thêm thật nhiều những hành động yêu thương và hảo tâm với đồng loại. Những hành động yêu thương xuất phát từ lòng nhân hậu sẽ như những ánh sáng nho nhỏ của một que diêm. Nhưng nếu mọi người cùng đốt lên những ánh sáng bé nhỏ, những hành động yêu thương sẽ có đủ sức mạnh để xua tan bóng tối của những đau khổ và cái ác. Cho ngày hôm nay Có hai ngàytrong tuần chúng ta không nên lo lắng. Một ngàylà ngàyhôm qua, với những sai lầm, những âu lo, những tội lỗi, những thiếu sót ngớ ngẩn, sự nhức nhối và những nỗi đau. Ngàyhôm qua đã đi qua. Mọi tiền bạc trên đời này cũng không thể đem ngày hôm qua quay trở lại. Chúng ta không thể hủy bỏ một hành động mà chúng ta đã làm cũng như không thể nào xóa đi một ngôn từ mà chúng ta đã thốt ra. Ngàyhôm qua cũng đã đi xa rồi. Còn một ngàynữa mà chúng ta cũng không nên lo lắng, đó là ngàymai với những kẻ thù quá quắt, gánh nặng cuộc sống, những hứa hẹn tràn trề hi vọng mà việc thực hiện thì tồi tệ. Mặt trời của ngàymai sẽ mọc lên hoặc là