SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
Download to read offline
Tấm Lòng Cha Trên Trời
Tác giả: Floyd Mcclung jr
Tại sao Tôi Sống trong Khu Đèn Đỏ ở Amsterdam?
1. Trái Tim Tan Vỡ của Con Người
2. Tấm Lòng Cha Trên Trời
3. Người Cha Chờ Đợi
4. Tấm Lòng Tan Vỡ của Cha Thiên Thượng
5. Chúa Là Người Cha Yêu Thương
6. Tại Sao Chúa Hàn Gắn Những Tấm Lòng Tan Vỡ
7. Làm Thế Nào Chúa Hàn Gắn Những Tấm Lòng Tan Vỡ
8. Những Hội Chứng của Saulơ
9. Cha Thuộc Linh Trong Chúa
10. Đối Phó với Sự Thất Vọng
Phần Kết
Phụ Lục A
Phụ Lục B
Tại sao Tôi Sống trong Khu Đèn Đỏ ở Amsterdam?
Khi hai con tôi, Misha, Matthew và tôi ngắm xem một bức tranh nọ, chúng
tôi cảm thấy thật buồn bã. Bức tranh này được vẽ trên một tấm vải lớn, với
những đường nét rất mạnh bạo và như của một đứa trẻ. Trong bức tranh có
hình của một người thật gầy với cái đầu hình vuông thật to. Màu sắc tối tăm
và hình dáng thiếu sức sống khiến bức tranh này thật lạnh lùng và cay đắng.
Mũi của người này giống như mỏ chim và hai cánh tay to lớn nhô ra khiến
người này giống như một con quái vật.
Bức tranh được đặt tên là Con Người . Nhưng một hướng dẫn viên ở viện
bảo tàng Stedelijk tại Amsterdam cho biết, tên nguyên thủy của bức tranh là
Cha Tôi vẽ ra bởi họa sĩ Karel Appel.
Tôi và hai con tôi thảo luận về bức tranh này khá lâu. Họa sĩ Karel Appel đã
có một mối tương giao như thế nào với cha mình? Quan trọng hơn nữa,
chúng tôi thảo luận rằng việc này ảnh hưởng cái nhìn của anh ta với Chúa ra
sao? Chúng tôi không biết Karel Appel có tin Chúa không? Và nếu có, ông
ta có tin rằng Chúa là một người Cha yêu thương không?
Tôi viết quyển sách này bởi vì hầu hết mọi người không biết Chúa là Người
Cha yêu thương. Họ không biết Chúa là Đấng mà họ có thể yêu mến và tin
cậy, một Người đáng được họ bày tỏ sự trung thành và sự dâng mình tuyệt
đối. Mỗi người, dù tin Chúa hay không tin, đều có đôi lúc suy gẫm về câu
hỏi Đức Chúa Trời là ai và Ngài là Người như thế nào.
Quyển sách này đã được viết ra nhằm cho bạn biết một khía cạnh khác để
nhìn vào Chúa một cách khác ngoài những ai hay những gì mà thiếu vắng
trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Có người tin Chúa, nhưng nghĩ rằng Ngài chỉ là một quyền lực vô tri, vô
giác hoặc là một Đấng quá cao xa mà không thể biết đến một cách thân mật
được.
Có người khác muốn biết Chúa một cách thân mật, nhưng phải phấn đấu để
làm điều này. Họ nhìn vào Chúa như một ông già, râu dài và bạc, bận áo
đen, trừng trừng nhìn xuống từ thiên đàng tìm kiếm người nào đó để phán
xét họ, vì họ đã dám cười trong ngày Chúa Nhật.
Một phần của sách này cho thấy Chúa là Cha và làm sao điều đó liên quan
với chúng ta là những người đang cố gắng phấn đấu để tin cậy vào Ngài, vì
đã trải qua những đau khổ, những thắc mắc, hoặc những kinh nghiệm đầy
thất vọng.
Một phần khác của sách này chỉ dẫn chúng ta nên đáp ứng như thế nào đối
với Chúa nếu thật sự Ngài là Người Cha yêu thương. Nói về Chúa: “Ngài là
ai? Ngài như thế nào?” là một chuyện. Nhưng nói về trách nhiệm của chúng
ta đối với Người Cha này là một việc khác nữa nếu thật sự Ngài là Đấng
công bình và yêu thương.
Tôi tin Chúa đã sáng tạo chúng ta để trở nên giống như Ngài, dĩ nhiên trong
một tỉ lệ nhỏ hơn. Ngài sáng tạo chúng ta để chúng ta yêu thương lẫn nhau,
có trách nhiệm chăm sóc tạo vật của Ngài, và để trở thành những người an
tâm và tự tin biết rằng chúng ta là ai trước mặt Chúa. Nhưng sự ích kỷ và
những vết thương nội tâm đã kìm giữ chúng ta lại, không cho chúng ta trở
thành người mà Chúa mong muốn. Bạn có thể tưởng tượng thế gian này sẽ
hạnh phúc như thế nào nếu chúng ta sống đúng theo ý định ban đầu của
Chúa khi Ngài sáng tạo chúng ta.
Vì Chúa thật sự quan tâm đến chúng ta, và vì chúng ta có thể được hàn gắn
những vết thương lòng và thoát khỏi sự ích kỷ, ấy chính là động cơ thúc đẩy
gia đình chúng tôi sống tại khu đèn đỏ ở Amsterdam. Ấy cũng chính là lý do
chúng tôi đã sống ở Afghanistan trong ba năm, bởi vì những người như
Steve mà lang thang vào nhà tôi ở Kabul, Afghanistan một ngày kia, và kể
cho chúng tôi một câu chuyện hi hữu.
Trái Tim Tan Vỡ của Con Người
Tôi gặp người bạn trẻ này lần đầu tiên trên tầng năm của khách sạn Olfat ở
Kabul, Afghanistan. Anh cho biết tên anh là Steve, nhưng tôi có cảm tưởng
rằng đây không phải là tên thật của anh. Chiếc quần jean của anh đã cũ và
bạc màu, không phải vì anh theo thời trang mua những quần áo nhuộm sẵn,
nhưng vì đã bận quá nhiều trên “con đường hippie”. Anh đã du lịch với một
người bạn tên Jack từ Amsterdam trên xe buýt Magic, một hãng xe buýt rẻ
tiền nhưng không bảo đảm hành khác sẽ đến nơi an toàn.
Steve cố lẫn tránh và thối lui, và chỉ đến thăm vài lần trong những tuần đầu
sau khi chúng tôi gặp nhau. Lúc đó chúng tôi gồm có Sally, vợ tôi, chính tôi,
và một số người bạn đầy nhiệt huyết đảm trách một phòng mạch miễn phí
cho những người Tây Phương đã bấp bênh đến Trung Á để tìm mạo hiểm,
ma túy, vì quá chán ngán và thù hận nền văn hóa Tây Phương của họ. Nhiều
người này đã bị đẩy ra ngoài vòng pháp luật của xã hội bởi sự ruồng bỏ và
mặc cảm xa lạ. Không có điều gì xung quanh họ cho họ thấy họ có giá trị và
được yêu mến trong nơi họ đang sống. Steve cũng như vậy, không phải là
một trường hợp ngoại lệ.
Tôi sẽ không bao giờ quên ngày mà Steve hỏi tôi nếu tôi muốn biết ngày
hạnh phúc nhất trong đời anh là ngày gì không? Vì quá hăm hở để biết thêm
về anh ta, tôi đã không ngờ được câu trả lời của anh sau đó. Lúc ấy anh ta
vẫn rất khép kín và không muốn tâm sự về chính mình trong những lúc nói
chuyện bình thường. Những nỗi đau thương khóa kín trong lòng anh và
những sự thù hận dường như nổ tung trong một tràng lời nói căm phẩn, “Tôi
sẽ nói cho ông biết ngày hạnh phúc nhất của đời tôi”, Steve nói với một nụ
cười kỳ dị trên khuôn mặt, “Đó là ngày sinh nhật thứ mười một của tôi và cả
hai cha mẹ tôi đã chết trong một tai nạn xe hơi!”
Tôi không tin được những gì mà tai tôi đang nghe. Steve tiếp theo, “mỗi
ngày trong cuộc sống của tôi, họ nói với tôi rằng họ thù ghét tôi và đã không
muốn có tôi. Cha tôi ghen ghét tôi và mẹ tôi luôn luôn nhắc tôi rằng tôi chỉ
là hậu quả của một sự rủi ro đáng tiếc. Họ đã không có ý định sanh tôi, và họ
cũng không muốn có tôi. Tôi rất vui rằng họ đã chết”.
Sau đó chúng tôi mất liên lạc với Steve. Nhưng tôi vẫn nhớ đến anh nhiều
lần từ lúc đó.
Steve là một trong nhiều thanh niên bước đi theo con đường hippie mà
chúng tôi đã làm bạn ở Afghanistan. Rất nhiều người trẻ tuổi này đã chịu
đau khổ, ruồng bỏ, và tìm lối thoát khỏi thực tế phủ phàng vì những mối liên
hệ đổ vỡ trong gia đình.
Trong những năm đầu của 1970, Sally và tôi khám phá rằng không phải chỉ
có một số thanh niên “du lịch thế giới” này là một phần của một xã hội đau
thương. Từ lúc đó chúng tôi đã đầu tư cuộc đời mình để giúp những người
đổ vỡ và đau thương, và không chỉ những thanh niên hay những người bỏ
nhà ra đi. Chúng tôi nhận thấy rằng không có giai cấp nào trong xã hội mà
có thể tránh khỏi sự đau thương trong những mối liên hệ đổ vỡ.
Trong thập niên 1970, có người ước lượng rằng có khoảng 10 triệu phụ nữ
Hoa Kỳ lệ thuộc vào thuốc an thần. Một nhà tâm lý học cho tôi biết khoảng
70% của tất cả những tội ác hung bạo đã gây ra bởi những thanh thiếu niên
từ những gia đình ly dị hoặc gia đình chỉ có một mẹ hoặc một cha. Trung
bình một bậc phụ huynh ở Châu Âu coi tivi ba tiếng rưỡi mỗi ngày nhưng
chỉ để 30 giây trò chuyện với con cái mình!
Không, những thanh thiếu niên đau khổ, ghiền thuốc phiện và đang hấp hối
trong những “khách sạn” đầy rận rệp không chỉ có ở Afhanistan mà còn ở
nhiều nơi khác. Họ là hậu quả của một thế hệ bị gieo rắc bởi chủ nghĩa cá
nhân, vật chất, và khoái lạc. Cha mẹ họ đã khước từ Chúa, khước từ nền
luân lý đạo đức tuyệt đối, và tầm quan trọng của đơn vị gia đình. Vì thế, sự
ruồng bỏ và những vết thương nội tâm là thông thường . Con tôi có lần học
trong một lớp với mười hai trẻ em khác mà cháu là đứa trẻ duy nhất đến từ
gia đình có cha và mẹ còn sống bên với nhau.
Chúng ta không thể làm ngơ trước những ảnh hưởng kinh hoàng mà xã hội
hiện nay đang có trên cảm xúc của chúng ta. Sự lệ thuộc vào máy vi tính và
kỹ thuật, sự thành thị hóa nhanh chóng, tội ác, sự hung bạo, và sự hăm dọa
diệt chủng bởi vũ khí nguyên tử đã ảnh hưởng nhiều người một cách sâu
đậm.
Như tôi đã bày tỏ, câu chuyện của Steve không phải là một trường hợp ngoại
lệ. Nếu chúng ta để thì giờ quan tâm, và lắng nghe đến những người xung
quanh, họ sẽ bắt đầu tin cậy chúng ta và mở lòng để chia xẻ với chúng ta
những đau đớn và lo sợ của họ.
Một thanh niên thượng lưu một ngày kia đến với chúng tôi xin được tư vấn
(counseling). Anh ta tâm sự rằng cha của anh đã bắt anh quan sát khi ông
hành hạ mẹ anh và cắt mẹ anh bằng con dao. Một em gái khác chia xẻ sự
nhục nhã vì bị cưỡng hiếp bởi cha, anh em, và người ông của mình. Một
thanh niên nữa tâm sự rằng cha mẹ anh đã giao anh cho ông bà vì họ không
muốn nuôi anh. Anh không có ích lợi cho họ. Ông bà anh sau đó giao anh
cho một viện mồ côi lúc năm tuổi, nơi mà anh bị đánh mỗi Chúa nhật bởi
người cai quản nếu anh không chịu đi nhà thờ. Nhiều năm sau, anh trở thành
người tin Chúa qua chúng tôi ở Afghanistan. Sau đó, anh trở về nhà với một
món quà để bày tỏ tình thương và sự tha thứ đối với cha mẹ anh. Nhưng mẹ
anh đã quát tháo lên và nhất quyết không cho anh vào nhà. Một người chồng
trẻ tuổi đẹp trai khác đã rơi nước mắt vì anh không thể nhớ được một lần nào
mà cha nói với anh rằng cha yêu anh.
Chúng ta dễ quên rằng ngày nay trên thế giới vấn đề mà nhiều người mang
những nỗi đau thương nội tâm là chuyện thường. Tôi đã từng thắc mắc tại
sao tôi và vợ tôi thu hút nhiều người cần sự giúp đỡ quá như vậy. Tôi tự hỏi
chúng tôi có điều gì bất bình thường không? Nhưng tôi kết luận rằng khi
chúng ta là những người theo Chúa, để thì giờ quan tâm và tạo ra một không
khí yêu thương, tiếp nhận, và tha thứ, nhiều người sẽ mở lòng họ cho chúng
ta.
Một lần kia, Sally và tôi ngồi trong phòng của một cô gái mãi dâm trong khu
đèn đỏ ở Amsterdam. Chúng tôi lắng nghe trong sự ngạc nhiên khi Annerie
(không phải tên thật), cởi mở tâm sự với chúng tôi về mối liên hệ của cô với
một người “mối lái”. Cô ta và một cô mãi dâm khác cùng trợ giúp người
này. Anh ta sống nửa ngày ở nhà Annerie và nửa ngày ở nhà cô mãi dâm
kia. Khi Sally hỏi cô ta tại sao cô bỏ tiền nuôi người này khi cô biết anh ta
đang sống với một người đàn bà khác, cô ta trả lời sau vài phút suy nghĩ,
“Gái mãi dâm cũng cần người để cùng khóc và cười”.
“Tại sao?” Tôi tự hỏi. Tại sao một cô gái mãi dâm phải trả tiền để có tình
bạn? Điều gì đã xảy đến thế giới chúng ta?
Tôi sẽ không bao giờ quên một buổi tâm sự với một em gái ở Cornwall. Em
đã khóc rất nhiều khi kể lại em đã chịu sự bối rối như thế nào, bởi vì cha em
muốn có con trai. Em đã được đặt tên của một người nam và đã cố gắng để
trở thành một người con trai để làm vừa lòng cha mình, nhưng em không thể
làm được. Vì thế em đã mang một vết thương lòng, tất cả chỉ vì em là con
gái và cha em đã khước từ em.
Tôi cũng sẽ không quên một em gái khác được lớn lên trong một gia đình
“tốt”, giàu có, và tin Chúa. Em đã ước gì mình chết đi, vì mẹ luôn so sánh
em với người chị đã chết, rằng chị ấy luôn giỏi giang hơn em. Cuối cùng,
trong sự tuyệt vọng, em cảm thấy con đường duy nhất mà em có thể khiến
mẹ yêu em và hài lòng với em là em phải chết, bởi vì mẹ em luôn có sự trìu
mến khi nói về người chị đã chết của em!
Vậy thì chúng ta có lạ gì khi nhiều người có hình ảnh méo mó về Chúa? Họ
nhìn Chúa qua những song sắt của kinh nghiệm của họ, và nếu những kinh
nghiệm này là đau thương thì nó góp phần vào ấn tượng sai lầm về Chúa.
Nhiều thanh niên phản ứng rất hung bạo khi được chia xẻ rằng Chúa là một
Người Cha. Họ là những trẻ mồ côi thuộc linh: đau khổ, cô đơn, bối rối, và
tách rời.
Nếu đặt Chúa vào những nghịch cảnh trong cuộc đời thì khi có ấn tượng xấu
về Chúa vì những kinh nghiệm đau buồn, chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nhiều và
sẽ khó có một mối liên hệ tốt với Chúa. Chúng ta không muốn nghe về Chúa
hay nói về Ngài. Hoặc nếu chúng ta muốn biết về Chúa, chúng ta không thể
đến gần trong sự yêu mến và tin cậy. Kinh Thánh cho biết điều này là “lòng
buồn bã” và “trí bị nao sờn”. Châm ngôn chép “lòng khoái lạc làm cho mặt
mày vui vẻ. Nhưng tại lòng buồn bã trí bèn bị nao sờn” (ChCn 15:13). “Tâm
thần người nâng đỡ sự bịnh hoạn mình. Nhưng trí bị nao sờn ai chịu sao nổi”
(18:14).
Một ví dụ về một người với tâm thần tan vỡ trong Kinh Thánh là Micanh,
con của vua Saulơ. Cô ta đã được nuôi dưỡng trong một hoàn cảnh đầy va
chạm và tranh chấp. Cha cô là một người không kiên nhẫn, không tự tin, dễ
nóng giận và ghen ghét. Chắc chắn cô ta đã bị ảnh hưởng không ít bởi sự
giận dữ không kềm chế của cha cô.
Sự ghen ghét của Saulơ đối với Đavít, vua tương lai đã khiến ông nghĩ kế để
sát hại Đavít. Để dụ dỗ, ông đã hứa gả con gái mình cho Đavít nếu Đavít
giết 100 người Philitin (kẻ thù của dân Do thái lúc bấy giờ), Saulơ nghĩ bụng
“chắc chắn Đavít sẽ bị dân Philitin giết chết và hắn sẽ khuất mắt ta mãi
mãi”.
Nhưng bực tức thay cho Saulơ, Đavít thành công. Hơn thế nữa, Đavít làm
trội hơn điều Saulơ đòi hỏi: Đavít giết 200 quân Philitin! Saulơ gả Micanh
làm “giải thưởng” cho Đavít. Tuy nhiên chẳng bao lâu Đavid phải lẩn trốn
trước một cơn thịnh nộ khác của Saulơ và đã để Micanh lại. Vài năm sau,
Đavít trở lại và lúc đó Micanh đã lấy một người đàn ông khác. Đavít nhất
quyết đòi nàng trở lại, nghịch với ước muốn của nàng và chồng mới của
nàng. Cuối cùng, Micanh đã bị tách ra khỏi vòng tay của người chồng của
mình và bị ép trở lại với Đavít, mặc dù người chồng của cô đau khổ và than
khóc không muốn sự chia ly.
Dường như Micanh bị di chuyển từ người đàn ông này đến người đàn ông
khác như là một con chốt trong một ván cờ. Lòng tôi đau xót cho Micanh. Vì
lớn lên trong một hoàn cảnh như vậy, thật dễ hiểu tại sao cô phản ứng lại với
Đavít trong sự đắng cay. Và sau cùng sự đắng cay này đã dẫn dến sự đối đầu
với Đavít.
“Nhưng khi hòm của Đức Giêhôva vào thành Đavít, thì Micanh, con gái của
Saulơ, dòm ngang qua cửa sổ, thấy Đavít múa nhảy trước mặt Đức Giêhôva,
thì trong lòng khinh bỉ người... Đavít cũng trở về đặng chúc phước cho nhà
mình. Nhưng Micanh, con gái của Saulơ, đến đón người mà nói rằng: Hôm
nay vua Ysơraên được vinh hiển thay, mà ở trần trước mặt các con đòi của
tôi tớ vua, làm như một kẻ không ra gì vậy!
Đavít đáp với Micanh rằng: Ấy tại trước mặt Đức Giêhôva, là Đấng đã chọn
lấy ta làm hơn cha nàng và cả nhà người, lập ta làm vua Chúa Ysơraên, là
dân của Đức Giêhôva; phải, trước mặt Đức Giêhôva, ta có hát múa. Ta sẽ hạ
mình xuống nhiều hơn nữa, tự xem mình là hèn mạt. Dầu vậy, những con
đòi nàng nói đó lại sẽ tôn kính ta. Vì vậy, Micanh, con gái Saulơ, không
sanh con cho đến ngày nàng thác.”
(IISa 2Sm 6:16, 20-23)
Micanh đã bị tổn thương trầm trọng. Thật rất khó cho cô, cũng như những
người trong trường hợp của cô. Nhưng chỉ có một lối thoát khỏi ngục tù của
sự đau thương, là sự tha thứ. Bạn có thể phản đối rằng điều này không thể
làm được. Không đâu, không phải không làm được đâu! Rất khó, nhưng có
thể làm được. Nhiều người đã làm được điều này và ngày nay họ đã được sự
tự do. Tôi biết vì tôi đã tâm sự và cầu nguyện với nhiều người như vậy.
Ngày nay có nhiều người trong tình cảnh của Micanh, nhưng họ không phải
kết cuộc như cô, hay như Steve, chàng thanh niên quá hao mòn với hận thù
đến nỗi anh mừng rỡ vì cha mẹ anh chết đi.
Điều gì gây nên sự khác biệt này? Tấm lòng của Cha Trên Trời. Chỉ có Ngài
mới thay đổi chúng ta, hàn gắn chúng ta, và ban cho chúng ta sự trọn vẹn trở
lại. Nhưng trước hết chúng ta phải dò xét kỹ lưỡng tại sao chúng ta bị tổn
thương. Hơn nữa, những vết thương này đang cản trở tình yêu thương của
Người Cha và sự hàn gắn của chúng ta như thế nào?
Tấm Lòng Cha Trên Trời
Cô bé là một thiếu nữ hay e thẹn, và cao hơn một số bạn. Tôi đã rất mệt mỏi
và tôi không muốn nói chuyện nữa nhất là với một thiếu niên đang vui cười.
Tôi vừa giảng dạy xong cho một nhóm thiếu niên Nam Phi về tấm lòng của
Cha thiên thượng và tôi rất mong muốn được nghỉ ngơi. Nhưng có một điều
gì đó đã cáo trách tôi khiến tôi phải lắng nghe cẩn thận những gì em sắp nói.
Câu hỏi của em dường như vô nghĩa, nhưng tôi tự hỏi không biết em đang
cố gắng để tâm sự với tôi một điều gì khác không? Có lẽ câu hỏi của em chỉ
là cách để duy trì cuộc đàm thoại giữa em với tôi cho đến khi em có thể tâm
sự hết những gì từ đáy lòng của mình. Tôi chờ đợi, và sau khi em nói xong,
tôi hỏi em có điều gì muốn nói thêm không? Em thấy lòng nhẹ hẳn lên. Sau
đó, em ngồi xuống bên tôi trong một giảng đường chật hẹp, đông đúc, và nói
thầm vào tai tôi. “Mục sư cho phép em khóc trên vai của mục sư nhé?”
“Được”, tôi trả lời, “Nhưng em phải cho tôi biết tại sao?”
Cô bé bắt đầu tuôn tràn nước mắt khi câu chuyện được bày tỏ ra. Cha em đã
chết khi em còn rất nhỏ. Từ lúc đó, em không có người nào để dựa vào mà
khóc, không người cha để tâm sự về những thắc mắc, thất vọng, những
thành đạt trong trường học và những dự định trong cuộc sống. Trong lòng
em có một nỗi đau buồn. Em rất nhớ cánh tay đã ôm ấp và an ủi em ngày
nào.
Cô bé khóc trên vai tôi, không e lệ, trước các bạn của em, và sau đó chúng
tôi trò chuyện với người Cha thiên thượng. Chúng tôi xin Cha hàn gắn vết
thương mà đã khiến lòng em thiếu vắng.
Và Chúa đã làm điều đó. Vài năm sau khi tôi trở lại Nam Phi, tôi gặp lại em.
Lúc đầu, tôi không nhận ra em. Nhưng sau khi em nhắc lại với tôi, những kỷ
niệm tuôn tràn trở lại. Em cảm ơn tôi đã cầu nguyện với em và chia xẻ cuộc
đời em đã thay đổi như thế nào. Trong thời gian ngắn ngủi đó em đã kinh
nghiệm được tình yêu thương của Cha thiên thượng.
Một trong những khải tượng tuyệt diệu nhất từ Kinh Thánh là Đức Chúa
Trời chính là Cha chúng ta. Thế nhưng bạn nghĩ như thế nào khi bạn nghe
chữ “cha”? Bạn có nghĩ về sự bảo vệ, chu cấp, ấm áp, dịu hiền không? Hay
chữ này vẽ lên những hình ảnh khác cho bạn? Từ Kinh Thánh Chúa đã cho
thấy Ngài là người Cha nhân từ, tha thứ luôn và muốn sống cùng chúng ta
trong từng khoảnh khắc của cuộc đời. Đây không phải chỉ là một hình ảnh
đẹp đẽ nhưng cũng là một hình ảnh xác thực. Tuy nhiên dường như mỗi
người đều có một ý nghĩa khác nhau về Chúa. Lý do là vì họ vô tình gắn
cảm xúc và ấn tượng của họ đối với người cha trên thế gian và những người
có uy quyền vào khái niệm của họ đối với Cha thiên thượng. Những kinh
nghiệm đẹp đẽ khiến chúng ta biết và hiểu Chúa, cũng như những kinh
nghiệm xấu gây ra những hình ảnh méo mó về tình yêu của Chúa.
Bạn có bao giờ ngẫm nghĩ tại sao chúng ta lại sinh ra trên thế gian này yếu
đuối, thiếu thốn, nhưng rồi từ từ lớn lên trong thể xác, tinh thần, và cảm xúc,
để trở nên một người tự lập và trưởng thành không? Bạn có bao giờ tự hỏi
tại sao Chúa không sinh chúng ta ra hoàn tất trong thân thể như Ngài đã
dựng nên Ađam và Êva không?
Tôi tin rằng Chúa muốn chúng ta sinh ra nhỏ bé, hoàn toàn lệ thuộc và bất
lực, bởi vì Ngài muốn gia đình là nơi mà tình yêu của Ngài được bày tỏ ra.
Chúa muốn gia đình là nơi những đưa trẻ lớn lên nhận biết mình được thông
cảm, yêu mến, và tiếp nhận. Vì sống trong khung cảnh yêu thương và an
toàn này, những đứa trẻ sẽ cảm thấy tự tin và sẽ có khái niệm đúng về chính
mình như ý nghĩ mà Chúa có đối với các em. Các em là những đứa trẻ được
yêu mến, trân trọng, quí giá, và tốt lành.
Tuy nhiên, nếu lý tưởng này không xảy ra thì sao? Nếu cha mẹ bạn đã thất
bại trong vài phương diện khi nuôi nấng bạn thì sao? Rất nhiều người đã
chịu đau đớn và ruồng bỏ bởi gia đình mình đến nỗi những người này khó
thấy được Chúa là ai. Tuy nhiên, hiểu biết được phẩm chất của Chúa là điều
tối hậu nếu chúng ta muốn yêu Chúa.
Tôi muốn nêu ra bảy phương diện mà dễ có quan niệm sai lầm về Chúa và
tình yêu của Ngài cho chúng ta. Để dễ dàng thông đạt những điều này, tôi sẽ
chỉ nói về phẩm chất Người Cha của Chúa. Tuy nhiên, rất quan trọng để
chúng ta nhấn mạnh rằng Kinh Thánh dạy “Ngài dựng nên loài người giống
như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ”. Nói
một cách khác, bản chất của Chúa gồm có cả nam lẫn nữ. Vì thế nếu một gia
đình không có cả cha và mẹ thì không thể bày tỏ đầy đủ được tình yêu của
Cha thiên thượng, bởi vì cả hai tượng trưng những khía cạnh riêng biệt về
phẩm chất của Chúa. Khi gia đình chỉ có một phụ huynh, Chúa sẽ bù đắp
cho sự thiếu tình thương từ người Cha hay người Mẹ khi chúng ta cầu
nguyện và xin Chúa giúp đỡ. Tuy nhiên, ý định của Chúa là chúng ta có cha
lẫn mẹ vì khi hợp tác với nhau , cả hai phản ảnh một hình ảnh đầy đủ hơn về
Chúa.
Tôi muốn bạn nhìn vào quá khứ của mình và xem thử mối liên hệ của bạn
với Chúa có bị ngăn trở trong bất cứ phương diện nào không? Bạn có bị
ngăn trở bởi một sự thất bại, thiếu vắng tình thương chăm sóc, từ một hoặc
cả hai cha lẫn mẹ của bạn trong những phương diện sau đây không?
Uy quyền của Cha Mẹ
Có bao giờ bạn đến nhà một người bạn và được tiếp đón bởi một chú chó
con được nuôi trong nhà này không? Chó con này có thể lánh xa bạn, run
rẩy sợ hãi, hoặc nhảy lên người của bạn bày tỏ tình cảm thân mật của nó qua
cái lưỡi, cái đuôi và những móng chân dơ. Một chó con bị hất hủi không thể
tin cậy bạn vì nó đã bị ngược đãi. Ngược lại một chú chó con vui mừng sẽ
cố muốn “thoa bóp” mặt bạn với cái lưỡi của nó chứng tỏ nó có chủ nhân
tốt. Và cũng như vậy là cách mà chúng ta đến gần với Chúa. Kinh nghiệm
trong quá khứ ảnh hưởng sự đáp lại của chúng ta khi Chúa đưa tay Ngài cho
chúng ta.
Uy quyền có thể đem đến sự đau đớn cho người khác như thế nào? Hãy
mường tượng một cánh cửa phòng ngủ bị đá mở toan. Một cậu bé bị đánh
thức giấc giữa đêm khuya bởi một người đàn ông say rượu và giận dữ. Cậu
bé kinh hoảng bị hành hạ tàn nhẫn trong đêm tơi bời bởi vóc dáng to lớn của
người đàn ông mà em gọi là “cha”. Cậu bé này sẽ nghĩ gì khi em nghe chữ
“cha” những năm sau này?
Một em gái mãi dâm, mười lăm tuổi, với cặp mắt trống vắng, mỗi đêm làm
những điều nhục mạ danh giá mình. Em không thiết đến điều gì xảy ra cho
em nữa. Em đã không cảm thấy trong sạch từ khi em bị cha em cưỡng hiếp.
Một cô gái mãi dâm khác ở Amsterdam nói vì sao cô lại không đòi tiền
những người đàn ông đến với cô vì ông nội của cô đã làm điều đó “miễn
phí”.
Một thế hệ lảo đảo bước đi qua tuổi thanh thiếu niên, nhưng rồi cũng đem sự
đau đớn cho chính con cái mình. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, điều này cứ
vẫn tái diễn. Có ai an ủi chúng ta? Ai sẽ làm cha cho những đứa trẻ này?
Cánh tay của ai sẽ rộng mở đủ để ôm ấp tất cả những đứa trẻ cô đơn trên thế
giới? Ai sẽ rơi nước mắt vì sự đau đớn của chúng ta? Ai sẽ an ủi chúng ta
trong sự cô đơn? Chỉ có Cha. Tấm lòng của Ngài tan vỡ vì bị những người
con của Ngài khước từ, những người con mà Ngài mong muốn hàn gắn vết
thương cho. Như chó con bị hất hủi, chúng ta thụt lui lánh xa Chúa nghĩ rằng
Ngài cũng giống những người có uy quyền trong đời sống chúng ta. Nhưng
Chúa không phải vậy. Chúa là tình yêu tuyệt hảo. Chúa là Người Cha mà đã
dạy điều này cho các bậc cha mẹ, “Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con
cái mình giận dữ, hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng
chúng nó” (Eph Ep 6:4).
Sự trung tín của Cha Mẹ
Bạn là con của Chúa và ngay lúc này Chúa đang gọi tên bạn, nhưng có lẽ
trong lòng, bạn nghi ngờ sự thành tín của Ngài. Khi còn bé, bạn đã phải kinh
nghiệm sự thiếu vắng của người cha vì sự chết hoặc vì ly dị. Có lẽ bạn bị
“mồ côi” bởi sự đòi hỏi của nghề nghiệp của cha mẹ bạn. Hay là những sự
thất hứa và sự lơ là của cha mẹ trong ký ức của tuổi niên thiếu khiến ám ảnh
bạn? Bạn có từng khóc la hàng giờ khi còn bé, nhưng không ai đến để xóa
dịu sự khó chịu và cơn đói của bạn? Bạn có từng khóc thút thít sau cánh cửa
khóa kín khi còn bé, bị bỏ rơi một mình? Bạn có cảm thấy không thể nhận
diện được sự hiện diện của Chúa với bạn không? Tấm lòng của bạn đối với
Chúa mềm mại hay chai đá với sự chua cay và nghi ngờ?
Có lẽ bạn nói, “Nhưng nếu Chúa yêu tôi thật nhiều, tại sao tôi không cảm
nhận được Ngài và thấy Ngài?” Chúa không là người phản bội bạn đâu, mà
chính những người xung quanh bạn. Quá nhiều lần chúng ta thất bại, không
trở thành tiếng nói và bàn tay của Chúa cho những người chưa biết Ngài. Rất
ít người chịu để mình được hướng dẫn bởi tấm lòng tan vỡ của Chúa Jesus
đối với những người cần được thấy tình yêu của Ngài bày tỏ qua chúng ta.
Chúa Jesus không bị thu hút đến những nơi thoải mái, nhưng đến những
người đau đớn. Ngài tìm kiếm chúng ta với tình yêu của Ngài từ lúc chúng
ta thở hơi thở đầu tiên đến lúc chúng ta trút hơi thở cuối cùng.
Cha Trên Trời của bạn đã ở cùng bạn chập chững bước đi. Cha đã ở với bạn
qua sự đau khổ và thất vọng. Ngài cũng đang hiện diện hiện nay trong giờ
phút này. Ngài đã cho cha mẹ của bạn tạm thời, và trong vài năm này họ có
trách nhiệm dồn dập bạn với tình thương như tình thương của Ngài. Tình
yêu thương và sự an toàn của một gia đình đã được Chúa định trước để
chuẩn bị cho bạn nhận lấy tình yêu của Ngài. Nếu cha mẹ chúng ta thất bại
đối với chúng ta, thì chúng ta phải nhận thức điều đó, tha thứ cho họ, và tiến
lên tiếp tục mở lòng mình đối với tình yêu của Chúa. Cha yêu thương của
bạn đang chờ đợi bạn, ngay lúc này, với cánh tay mở rộng. Điều gì đang
kềm giữ bạn?
Không nhiều người biết Chúa một cách trọn vẹn với cuộc sống ngắn ngủi
trên trái đất này. Nhiều người trong chúng ta như tên cướp chết trên cây thập
tự kề bên Chúa. Đầu tiên thì anh ta thấy một thân thể đẫm máu, biến dạng,
nhưng sau đó anh nhận ra được phẩm chất thật của Chúa, và trong giây phút
cuối của cuộc đời, đã vào gia đình của Chúa qua đức tin. Chúng ta cũng phải
thấy xuyên qua được sự méo mó về Chúa gây ra bởi tôn giáo và sự thương
mại. Chúng ta cũng phải vượt qua những sự thất bại của những người ruồng
bỏ chúng ta, và nhìn thấy được Đấng yêu thương đang mở rộng vòng tay nói
rằng: “Còn Ta đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật”
(GiGa 10:10).
Nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự
chối mình được” (IITi 2Tm 2:13).
Sự rộng lượng của Cha Mẹ
Một vài năm trước đây người bạn tôi đã đến một làng quê ở Miền Nam Thái
Bình Dương. Anh đã quan sát nhiều đứa bé đang chơi đùa với nhau. Và anh
đã chia xẻ với tôi rằng các em này ít khi bị nghe những lời quở mắng như,
“Đừng đụng vào cái này. Hãy để nó yên! Phải cẩn thận”. Những căn nhà của
họ thật đơn sơ, chỉ có nền bằng đất, mái lợp tranh và những chiếc chiếu cuộn
tròn được thả xuống mỗi tối để làm tường.
Ngược lại, ngày nay những căn nhà tối tân đầy dẫy những thứ đồ đạc đắt
tiền và mảnh mai và những máy móc hiện đại đã đem đến những lời quở
trách cho các em vì bản tánh tò mò tự nhiên. Bao nhiêu lần những bà mẹ đã
nổi cơn tức giận khi đứa con mình lỡ tay làm vỡ một vật đắt tiền hoặc có giá
trị lưu niệm? Các em luôn được nhắc rằng đồ vật rất quan trọng và có giá trị
lớn lao. Các em phải làm thể nào để chăm sóc nó. Các em ít khi nghe những
lời đơn sơ, thân mật, “Cha mẹ yêu con ”.
Có những ý nghĩ mà luôn được lập lại và rất tác hại xâm chiếm tiềm thức
của tâm trí của các con em chúng ta. “Đồ vật quan trọng hơn tôi . Đồ vật
quan trọng hơn tôi !” Chúng ta phải làm gì? Từ bỏ nhà cửa chúng ta? Dĩ
nhiên là không. Nhưng chúng ta phải nhận thức rằng khái niệm của chúng ta
về sự rộng lượng của Chúa có thể bị tàn phế bởi kinh nghiệm của chúng ta
khi còn bé. Chúng ta phải thay đổi sự chọn lựa của chúng ta để tạo một bước
đột phá (radical) ngõ hầu truyền đạt tình yêu thương của Chúa cho các con
chúng ta.
Thật ra sự rộng lượng là trong bẩm sinh của Chúa chúng ta. Những gì Chúa
sáng tạo cho chúng ta thấy màu sắc rực rở, phức tạp và kiến trúc mà không
cần phải quá công phu như vậy. Một bông hoa nhỏ đang long lanh trong
nắng trên một triền núi ở Ý mang đầy ý nghĩa, mặc dù có thể mắt con người
không bao giờ thấy nó. Nó không có giá trị kinh tế, nhưng nó được Chúa
sáng tạo trong sự mong mỏi rằng một ngày nào đó, con cái của Ađam và Eva
sẽ ngắm xem và hưởng phước bởi vẻ đẹp của nó.
Sự biểu lộ lớn nhất về tấm lòng Người Cha của Chúa dường như đến từ sự
quan tâm của Ngài vào các chi tiết của cuộc sống. Ngài ao ước chúng ta
được hưởng nhiều cái bất ngờ bởi sự ban cho đặc biệt của Ngài. Những sự
vui thú nho nhỏ, những vật quí báu mà chỉ có Cha mới biết chúng ta đang ao
ước. Chúa không phải là một Người keo kiệt, luôn muốn chiếm đoạt, hoặc
theo chủ nghĩa vật chất. Chúng ta dùng con người như đồ vật nhưng Chúa
dùng đồ vật để ban phước cho con người. Con người có giá trị vô cùng, gấp
nhiều lần so với đồ vật. Chúa bày tỏ sự rộng lượng của Chúa qua nhiều cách
hơn là chỉ qua những vật chất. Ngài cho chúng ta thấy những gì mà không
chạm đến được nhưng nó có giá trị lớn hơn nhiều như: sự tha thứ, sự thương
xót, và tình yêu.
Tình yêu của Cha Mẹ
Bạn có biết đối với Chúa bạn rất hấp dẫn hay không? Một trong những điều
cản trở Ngài là khi chúng ta cảm thấy xác thịt chúng ta rất ghê tởm trước
mặt Chúa. Khi con trai tôi bị lấm bùn ở sau nhà, tôi bồng em lên, tắm rửa em
bằng vòi nước. Tôi ghét bùn đã làm bẩn con tôi, chứ không phải tôi ruồng bỏ
con tôi.
Đúng vậy, bạn đã phạm tội. Thật như thế, bạn đã phá vỡ trái tim của Chúa.
Nhưng bạn vẫn là trung tâm điểm của tình yêu của Chúa - con ngươi của
mắt Chúa. Ngài là người đeo đuổi chúng ta với tấm lòng tha thứ. Chúng ta
nói rằng, “tôi tìm được Chúa”, nhưng thật ra, Chúa đã tìm được chúng ta sau
bao nhiêu năm qua.
Nhiều trẻ em, nhất là các em trai, đã lớn lên trong sự thiếu vắng tình thương.
Các em không được Cha mình thể hiện tình cảm một cách rõ rệt hoặc không
được thông cảm khi các em bị đau khổ. Bởi vì con người có khái niệm sai
lầm về nam nhi, chúng ta được khuyên rằng, “Con ơi, đừng khóc. Con trai
không được khóc”. Chúa Jesus không như vậy. Sự thương xót và thông cảm
của Ngài vô bờ bến. Ngài cảm thấy sự đau xót của chúng ta sâu đậm hơn
chính chúng ta nữa vì Ngài nhạy cảm gấp mấy lần đối với sự đau khổ hơn
chúng ta.
Bạn có thể đã lảng quên hầu hết những nỗi đau buồn của bạn nhưng Chúa
không quên. Ngài nhớ tuyệt đối từng thời điểm của đời sống bạn. Nước mắt
bạn đang hòa trộn với nước mắt Ngài, ngay trong lúc này.
Chúa đã ở cùng bạn khi bạn chịu sự trêu chọc ác độc của bạn bè trên sân
trong trường và khi bạn bước đi một mình, cố tránh ánh mắt của những
người xung quanh. Khi bạn ngồi một mình trong lớp toán, bối rối và chán
nản, Ngài đã ở cùng bạn. Khi lên bốn tuổi, bạn bị lạc và lang thang rất sợ hãi
trong đám đông, Chúa là Người cảm động tấm lòng của người phụ nữ hiền
lành đó để giúp bạn tìm mẹ bạn. “Ta đã dùng dây nhân tình dùng xích yêu
thương kéo chúng nó đến” (OsHs 11:4).
Đôi khi chúng ta không hiểu Chúa yêu chúng ta mê mẫn như thế nào. Cha
mẹ bạn có thể khoe những tấm hình của bạn trong album. Nhưng điều đó
làm sao so sánh được với khả năng vô hạn của Chúa để cùng vui sướng
trước sự thành công của bạn. Chúa chính là Người đã nghe chữ đầu tiên phát
ra từ miệng bạn. Những giờ phút mà bạn đã tìm tòi với những bàn tay bé nhỏ
của bạn đã đem sự vui thỏa thật nhiều cho Cha Trên Trời. Những điều quý
nhất của Chúa là những kỷ niệm về những tiếng cười trong quá khứ của bạn.
Chưa hề có một em bé như bạn và sẽ chẳng bao giờ có một em bé như bạn.
Môise có một lần chúc phước cho các chi phái Ysơraên. Ông chúc phước
cho một chi phái nọ rằng họ sẽ đặt nơi cư ngụ của họ giữa vai của Chúa
(PhuDnl 33:12). Đây thật là một lời chúc phước tuyệt diệu. Đó cũng là nơi
chúng ta cư ngụ. Dưới mắt con người dù chúng ta trở thành một người đầy
uy quyền danh tiếng hay có chức vị quan trọng chúng ta sẽ không bao giờ
ngưng là em bé trong cánh tay của Chúa.
Sự hiện diện của Cha Mẹ
Có một phẩm chất về Chúa mà ngay cả người cha mẹ tốt nhất cũng không
thể làm được. Đó là khả năng của Chúa hiện diện với bạn luôn luôn. Là cha
mẹ chúng ta không thể quan tâm cho con cái hai mươi bốn tiếng đồng hồ
mỗi ngày. Chúng ta là những tạo vật hạn chế mà không thể quan tâm đến
nhiều việc cùng một lúc được. Nhưng Chúa thì khác. Không những Ngài có
thể ở cùng bạn luôn luôn, Ngài còn quan tâm đến bạn trọn vẹn. “Lại hãy trao
mọi điều lo lắng mình cho Ngài vì Ngài hay săn sóc anh em” (IPhi 1Pr 5:7).
Chúa luôn luôn có những ý nghĩ trìu mến đối với bạn, làm như là chỉ có một
mình bạn trên thế giới này thôi vậy. “Ngài làm điều đó như thế nào? Làm
thế nào Ngài có thể quan tâm mật thiết đến với hàng tỉ người cùng một lúc”.
Tôi không biết, nhưng tôi biết điều này không khó gì đối với Đấng sáng tạo
thế gian. Ai biết được Ngài làm như thế nào? Hãy cứ vui hưởng điều này đi!
Cha mẹ của bạn thường bận tâm với những công việc của họ, và đôi khi
không chú ý gì đến những sự xảy ra nho nhỏ trong đời sống của bạn. Nhưng
Chúa thì không phải vậy Chúa rất quan tâm. Chúa là Đấng coi trọng về chi
tiết. Tại sao Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời đếm từng sợi tóc trên đầu
bạn? Không phải là vì Đức Chúa Trời quan tâm đến toán học trừu tượng
đâu. Ngài không phải là một máy vi tính mà đang cần những dữ kiện. Hình
ảnh này cho chúng ta thấy rằng Chúa biết chúng ta rất chi tiết và Ngài quan
tâm đến đời sống chúng ta.
Hãy tưởng tượng một em trai đã làm việc suốt buổi chiều đóng đinh những
miếng gỗ vụn. Cuối cùng em từ nhà kho đi ra và khoe với mẹ chiếc tàu chiến
ba tầng. Em rất mong đợi cha về nhà. Hôm nay cha về trễ. Vào lúc 6.30 một
người đàn ông mệt mỏi và bận tâm cuối cùng về đến nhà. Thức ăn tối đã
nguội lạnh và đang chờ ông cũng như nhiều việc sửa chữa khác cần làm
trong nhà. Em bé vui mừng hãnh diện khoe cho cha chiếc tàu này. Nhưng
ông chỉ nhìn thoáng qua và cứ miệt mài với cái máy tính. Người cha không
thấy, nhưng Chúa đã thấy. Cha Trên Trời luôn luôn thấy, và luôn luôn sung
sướng nhận lấy những gì tay bạn đã làm. Ngài đã đang và sẽ luôn luôn là
Người Cha thật của bạn. Đừng bao giờ bực tức đối với những thất bại của
cha mẹ bạn. Họ chỉ là những em bé đã lớn lên và cũng đã có em bé khác.
Ngược lại hãy vui mừng trong tình yêu thương tuyệt diệu của Cha Trên Trời.
Sự chấp nhận của Cha Mẹ
Chúng ta đang sống trong một xã hội nhấn mạnh công suất của con người.
Sự tiếp nhận luôn luôn có điều kiện. Nếu bạn được chọn vào đội banh, nếu
bạn đem về nhà những điểm tốt, nếu bạn có dung nhan đẹp đẽ, nếu bạn có
tiền, nếu bạn thành công thì bạn được thừa nhận và “được yêu”. Nhưng
Chúa là Chúa của tình yêu thương vô điều kiện . Tình yêu thương của Chúa
không dựa vào năng suất. Chúa yêu chúng ta vì Chúa là tình yêu thương .
Những lời hứa của Chúa có điều kiện. Chúng ta phải vâng lời mới được
phước. Nhưng tình yêu của Ngài vô điều kiện. Điều này có nghĩa là bởi vì
Chúa là tình yêu thương, bởi bản tính và sự lựa chọn của Ngài chúng ta
không cần phải làm gì để khiến Chúa yêu chúng ta. Chúng ta cần phải đến
với Chúa để nhận tình yêu của Ngài, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng
ta phải trở thành một người thánh thiện trước. Cứ đến ngay lúc này. Bạn chỉ
cần thành thật với Ngài. Chúa rất vui sướng để tha thứ cho bạn. Mặc dù
trong quá khứ bạn đã chống nghịch cùng Chúa mạnh liệt như thế nào, nhưng
Ngài vẫn yêu bạn.
Có lẽ bạn không có khả năng để nhận lãnh tình yêu và sự tán thưởng của
Chúa. Một mối tình thật sự phải có sự trao tặng và nhận lãnh của tình yêu.
Hãy tưởng tượng rằng một ngày kia tôi cảm thấy yêu đương và quyết định
mua cho vợ tôi một đóa hoa và sau đó tặng vợ tôi và nói rằng: “Anh yêu em,
Sally”. Thí dụ sau đó vợ tôi đi lấy tiền để trả cho đóa hoa này. Bạn nghĩ tôi
sẽ cảm thấy như thế nào. Chắc chắn tôi không muốn vợ tôi làm điều đó! Tôi
chỉ muốn vợ tôi đáp lại tình yêu mà tôi dành cho vợ tôi. Tôi muốn biết vợ tôi
yêu tôi như tôi yêu vợ tôi.
Bạn phản ứng như thế nào đối với Chúa nếu Ngài nói rằng Ngài yêu bạn?
Bạn có thể nhận tình yêu của Ngài mà không phải rối rít làm điều này điều
kia để được Ngài tán thành không? Một trong những hình ảnh đẹp nhất của
sự bình an và thỏa lòng của con người là hình ảnh của một em bé đang ngủ
trong vòng tay của mẹ, sau khi no nê. Đứa bé không còn bực bội và đòi hỏi
nữa nhưng nghỉ ngơi trong sự ôm ấp của cánh tay yêu thương. Một sự vui
thỏa đậm đà tràn dâng vào âm thanh của những bài ca ru ngủ của những
người mẹ trong lúc này. Trong Kinh Thánh tiên tri Sôphôni có chép về tình
cảm tương tự mà lòng của Chúa dành cho chúng ta “Giêhôva Đức Chúa Trời
ngươi ở giữa ngươi; Ngài là Đấng quyền năng sẽ giải cứu ngươi: Ngài sẽ vui
mừng cả thể vì cớ ngươi; vì lòng yêu thương mình Ngài sẽ nín lặng; và vì cớ
ngươi Ngài sẽ ca hát mừng rỡ” (SoXp 3:17).
Chúa đã yêu bạn rồi. Suốt cuộc đời bạn đã phải gắng sức có thành tích và
tranh đấu. Kể cả khi là một em bé bạn đã bị so sánh với những em bé khác.
Người này nói bạn mập quá hay ốm quá, hoặc thừa hưởng cái chân của cha
bạn hoặc mũi của mẹ bạn. Nhưng Chúa đã vui sướng với sự đặc biệt của bạn
và Ngài vẫn đang vui sướng.
Đúng, trong đời sống bạn và qua đời sống bạn có bao nhiêu chuyện cần làm.
Sẽ có những ngày mà Chúa cho bạn thấy sự thông hiểu sâu sắc trong lãnh
vực tội lỗi và ích kỷ của đời sống bạn mà cần được thay đổi và vâng phục.
Nhưng Chúa không phải lúc nào cũng đòi hỏi sự thay đổi. Chúa biết sự hạn
chế của chúng ta và Ngài ban cho chúng ta quyền năng và ân điển để làm
công việc mà Chúa đòi hỏi chúng ta. Chúa rất dịu hiền và thương xót. Nhiều
lúc Chúa chỉ nói “Ta yêu con”. Ngay cả khi Chúa không vui với những gì
chúng ta đã làm, Chúa vẫn yêu chúng ta. Con tôi có lần học được một bài
hát mà tóm tắt được tình yêu thương vĩ đại mà Chúa đã cho chúng ta.
Chúa Giêxu yêu tôi khi tôi làm tốt, Khi tôi làm những điều tôi nên làm.
Chúa Giêxu yêu tôi khi tôi làm xấu, Mặc dù Ngài rất đau buồn.
Sự truyền thông của Cha Mẹ
Bạn có cảm thấy khó khăn nhìn thẳng vào mắt của người mà mình đang nói
chuyện không? Có phải trước đây những lúc duy nhất mà bạn nhìn thẳng
vào mắt của cha mẹ bạn là những lúc họ la mắng và chỉ trích bạn không?
Sự giao thông một cách cởi mở và ấm cúng thì rất khó cho nhiều cha mẹ
nhất là những người cha. Nhưng Chúa luôn luôn nói lên tình yêu của Ngài
cho chúng ta. Thật vậy Ngài yêu chúng ta đến nỗi Ngài ban cho chúng ta
Con Một của Ngài, hầu cho ai tin Con ấy không bị hư mất nhưng được sự
sống đời đời (GiGa 3:16).
Một em gái có lần nói với tôi rằng em không thể cầu nguyện. Dường như
thiên đàng là một bức tường đá. Em không nhớ bao giờ nghe được tiếng
Chúa nói trong lòng em. Khi chúng tôi cầu nguyện với nhau em nhận thấy
rằng em coi Chúa như cha ruột của mình - một người tốt, nhưng là một
người rất yên lặng và nhút nhát. Ông ta ít khi nói chuyện với con mình và
không bao giờ nói với chúng rằng ông yêu chúng. Khi cô ta thú nhận rằng
cha cô ta đã là một người yếu đuối kể cả phụ lòng em, em đã có thể tha thứ
và chấp nhận ông như vậy. Điều này đã mở rộng một cái nhìn hoàn toàn mới
mẻ trong mối liên hệ của em với Chúa. Đức tin đã được tuôn ra trong lòng
em để em cầu nguyện, biết rằng Chúa yêu em và em đã nghe được tiếng
Chúa.
Nếu bạn thấy bạn bị cản trở trong mối liên hệ với Chúa, bởi vì một số thất
bại của cha mẹ bạn thì hãy đem những điều này đến với Chúa. Bạn phải tha
thứ trong tấm lòng đối với những người đã xúc phạm đến bạn. Nếu bạn
không tha thứ sự cay đắng sẽ hủy diệt bạn và bạn sẽ không thấy được sự
bình an với Chúa. Hãy cũng nhận thức rằng không phải chỉ một mình bạn là
như vậy đâu. Tôi chưa hề gặp một người toàn hảo hoặc một bậc phụ huynh
mà không có lỗi lầm. Tất cả mọi người đều phải chịu những sự đau khổ khác
nhau trong cuộc sống. Điều quan trọng là bạn biết thật sự Chúa là ai chứ
không phải bạn nghĩ Chúa là ai. Ngài là bậc cha mẹ toàn hảo. Ngài luôn luôn
kỷ luật trong tình yêu thương. Ngài là thành tín, rộng lượng, nhơn từ và công
bằng. Ngài yêu bạn là một người đặc biệt đối với Ngài. Bạn có muốn nhận
tình yêu thương và trìu mến của Ngài không? Bạn có muốn mở lòng và bước
vào một mối liên hệ mật thiết với Người Cha thật sự không? Ngài đang kiên
nhẫn chờ đợi bạn đến với Ngài.
Người Cha Chờ Đợi
Người ta nói với tôi rằng lần đầu tiên Sawat lên lầu thượng của khách sạn,
anh rất sửng sốt. Anh ta không bao giờ nghĩ rằng có những việc như vậy.
Mỗi phòng có một cửa sổ nhìn ra hành lang và trong mỗi phòng có một cô
gái. Một số trông lớn tuổi và đang đùa giỡn. Nhưng nhiều cô chỉ có mười hai
hoặc mười ba, và có em nhỏ hơn nữa. Họ trông bối rối và sợ hãi.
Đây là lần đầu tiên Sawat bước vào thế giới mãi dâm của Bangkok. Tất cả
đều bắt đầu trong sự ngây thơ khờ dại, nhưng chẳng bao lâu anh đã bị sa vào
tội lỗi như một miếng gỗ trong một dòng sông giận dữ. Dòng sông này quá
mạnh và quá nhanh đối với anh.
Chẳng bao lâu anh bắt đầu bán thuốc phiện cho những khách hàng và
thương lượng để đem du khách đến khách sạn. Anh đã hạ thấp đến độ giúp
đỡ mua bán những thiếu nữ, thiếu niên, một vài em chỉ chín hoặc mười tuổi.
Đây là một sự thương mại ghê tởm, và anh trở thành một trong những “nhà
thương mại” trẻ tuổi và quan trọng.
Sawat trở thành một nhân vật chính yếu trong những nhà thương mại lớn
nhất và ghê tởm nhất trên thế giới: kinh doanh về tình dục ở Thái Lan.
Người ta ước lượng rằng có trên 10% của tất cả thanh thiếu niên nữ ở Thái
Lan trở thành gái mãi dâm. Những lầu thượng của đa số các khách sạn được
dùng làm điều này. Những phòng sau của các sàn nhảy, tiệm rượu cũng vậy.
Mặc dù việc làm này không được khuyến khích bởi gia đình vua chúa của
Thái Lan, nhiều gia đình nghèo khổ vẫn bán con gái của họ để trả nợ. Ai biết
được các em bé, nhiều em chỉ mười tuổi, nét mặt sợ hãi này sau này sẽ trở
nên như thế nào sau khi các em không còn “hấp dẫn” nữa?
Sawat làm nhục gia đình và danh dự của cha mình. Anh đã đến Bangkok để
trốn thoát khỏi cuộc sống buồn tẻ ở thôn quê. Anh ta đã tìm được sự thích
thú, và khi sống giàu có trong cuộc sống bẩn thỉu này, anh đã trở nên rất nổi
tiếng. Nhưng chẳng bao lâu, thế giới của anh bắt đầu sụp đổ. Nhiều điều
không may đã xảy ra cho anh: anh bị cướp và khi bắt đầu gây dựng lại, anh
bị bắt giam. Tất cả mọi việc đã thất bại. Có tiếng đồn trong xã hội đen rằng
anh là mật vụ của cảnh sát. Cuối dùng, anh bị hất hủi và sống trong một xó
bẩn thỉu kế bên đống rác trong thành phố.
Ngồi trong xó này, anh nhớ về gia đình anh, nhất là cha anh. Anh nhớ lời
cha anh trước khi anh lìa nhà ra đi: “Cha đang chờ đợi con”. Cha anh là một
người Cơ đốc nhân từ ở một làng ở miền nam, gần biên giới Mã Lai. Liệu
cha anh vẫn chờ đợi anh sau tất cả những gì anh đã làm, gây hổ nhục cho
danh dự của gia đình không? Liệu cha anh sẽ tiếp nhận anh về nhà sau khi
anh đã khước từ tất cả những gì anh học về Chúa? Đã có tiếng đồn về đến
thôn làng của gia đình anh về cuộc sống tội lỗi và tội ác của anh.
Cuối cùng anh ta nghĩ ra một chương trình.
Anh viết, “Cha yêu dấu, con muốn quay về nhưng con không biết cha sẽ
nhận con sau khi tất cả những điều con đã làm. Con đã phạm tội rất lớn đối
với cha, xin cha tha thứ cho con. Tối thứ bảy này con sẽ ngồi trên xe lửa đi
ngang làng chúng ta. Nếu cha còn đợi chờ con, xin cha treo miếng vải trên
cây bồ đề trước nhà cho con biết”.
Trên chuyến xe lửa về nhà, anh suy nghĩ về cuộc đời tội lỗi của anh. Anh
biết cha anh có toàn quyền để từ chối gặp lại anh. và khi chiếc xe bắt đầu về
đến làng, anh ta trở nên rất lo lắng. Anh sẽ phải làm gì nếu không có miếng
vải treo trên cây trước nhà?
Ngồi đối diện với Sawat là một người lạ nhân từ đã để ý rằng chàng trai
đồng hành với mình bắt đầu trở nên rất lo lắng. Cuối cùng Sawat không thể
chịu đựng áp lực trong lòng nữa. Câu chuyện của anh tuôn tràn ra. Anh chia
xẻ với người này tất cả. Khi họ bắt đầu vào làng, Sawat nói: “Ông ơi, tôi
không thể nhìn được. Ông có thể nhìn xem cho tôi không? Nếu cha tôi
không tiếp nhận tôi về nhà thì sao?”
Sawat vùi đầu mình giữa hai đầu gối. “Ông có thấy không? Trong làng chỉ
có một nhà có cây bồ đề trước cửa”.
“Anh ơi, cha anh không có treo một miếng vải... Hãy nhìn xem! Này, ông ta
đã bao phủ trọn cây bồ đề bởi rất nhiều tấm vải trắng”. Sawat không thể tin
được mắt anh. Thật vậy cây bồ đề đã được bao trùm, và trước sân người cha
già của anh đang vui mừng nhảy nhót và đang vẫy một miếng vải trắng!
Người Cha của anh chạy đến gần xe lửa. Khi xe ngừng tại trạm, người cha
ôm chầm lấy người con, nước mắt tuôn ra vì vui mừng “Cha đã chờ đợi
con!” ông ta lớn tiếng reo mừng.
“Ngài lại phán rằng: Một người kia có hai con trai. Người em nói với cha
rằng: Thưa cha, xin chia cho tôi phần của mà tôi sẽ được. Người cha liền
chia của mình cho hai con.
Cách ít ngày, người em tóm thâu hết, đi phương xa, ở đó, ăn chơi hoang
đàng, tiêu sạch gia tài mình. Khi đã xài hết của rồi, trong xứ xảy có cơn đói
lớn; nó mới bị nghèo thiếu, bèn đi làm mướn cho một người bổn xứ, thì họ
sai ra đồng chăn heo. Nó muốn lấy vỏ đậu của heo ăn mà ăn cho no, nhưng
chẳng ai cho. Vậy nó mới tỉnh ngộ, mà rằng: tại nhà cha ta, biết bao người
làm mướn được bánh ăn dư dật, mà ta đây phải chết đói! Ta sẽ đứng dậy trở
về cùng cha, mà rằng: Thưa cha, tôi đã đặng tội với trời và với cha, không
đáng gọi là con của cha nữa; xin cha đãi tôi như đứa làm mướn của cha vậy.
Nó bèn đứng dậy mà về cùng cha mình. Khi còn ở đàng xa, cha nó thấy thì
động lòng thương xót, chạy ra ôm lấy cổ mà hôn. Con thưa cùng cha rằng:
Cha ơi, tôi đã đặng tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con của cha
nữa. Nhưng người cha bảo đầy tớ rằng: hãy mau mau lấy áo tốt nhứt mặc
cho nó; đeo nhẫn vào ngón tay, mang giày vào chơn. hãy bắt bò con mập
làm thịt đi. Chúng ta hãy ăn mừng vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống,
đã mất bây giờ lại thấy được. Đoạn, họ khởi sự vui mừng”
(LuLc 15:11-24)
Thật là một hình ảnh tuyệt đẹp về Chúa được bày tỏ qua hai câu chuyện này.
Câu chuyện trong Kinh Thánh thường được gọi là “đứa con hoang đàng”
nhưng tôi nghĩ đúng hơn thì nên gọi là “người cha chờ đợi”. Có ba khía cạnh
về phẩm chất của người cha trong hai câu truyện này nhất là câu chuyện
trong Kinh Thánh, để giúp chúng ta hiểu tấm lòng Cha Trên Trời.
Cha đã yêu con mình đủ đến nỗi cho phép con lìa gia đình . Người cha đã bỏ
nhiều thời giờ để chuẩn bị cho con mình được trưởng thành trong phong tục
của người Do Thái. Điều này có nghĩa là để nhiều giờ để dạy con mình về
luật pháp của Chúa. Dù ông biết con có thể gặp những trắc trở như thế nào
khi bỏ nhà đi và dù ông đã cố gắng chuẩn bị cho anh trở thành một người
công chính và trách nhiệm trong xã hội Do Thái, nhưng ông đã khôn ngoan
cho phép con ông đi không phản đối cũng không áp lực.
Người Cha này hiểu được mục đích của kỷ luật và huấn luyện. Ông không
muốn có sự vâng lời bên ngoài, ông muốn chiếm hữu tấm lòng của người
con. Bấy giờ người con đã đến tuổi xin phần gia tài, như phong tục người
Do Thái, cho phép. Người cha đồng ý mặc dù rất buồn khi thấy người con
cứng đầu của mình đã nhẫn tâm và tự cao khi đòi hỏi một phần của gia tài
khi còn trẻ như vậy.
Người cha đã tạo cơ hội để có mối liên hệ thật sự qua sự sẵn sàng cho phép
người con sự tự do này. Mặc dù bên trong ông đau buồn về đứa con, ông
không cố ép người con có mối liên hệ với mình. Ông chỉ sẵn sàng phục vụ
người con như ông đã luôn làm. Ông không cho người con sự tự do vì đồng
ý với con, nhưng vì ông yêu con và vì ông đủ khôn ngoan để chờ đợi khi
người con muốn có sự liên hệ này. Ông đã dành rất nhiều năm hướng dẫn
con đi đúng hướng. Ông đã để hàng trăm giờ để dạy con tìm kiếm từ luật
pháp của Chúa. Ông đã vun xới tình bạn với con từ khi con ông sinh ra. Bây
giờ người con phải chọn lựa. Và người cha đã để anh đi. Ông biết rằng nếu
ông ép buộc người con ở lại là ông đòi hỏi sự vâng phục theo khuôn khổ bên
ngoài nhưng không có mối liên hệ bên trong. Ông hiểu Chúa đủ để biết rằng
một người có thể sống dưới luật pháp Môise, mà đồng thời trong lòng có thể
thờ phượng và ao ước theo những thần khác. Không, ông muốn một mối liên
hệ với người con hơn là sự vâng lời vì ép buộc. Nhưng ông phải chờ đợi đến
khi người con sẵn sàng làm điều này. Ông sẽ cầu nguyện và chờ đợi. Tấm
lòng của ông sẽ theo con ông, nhưng ông phải chờ đợi đến khi anh về nhà.
Khi một người cha đối phó như vầy đối người con chống nghịch, điều này
cho thấy người cha hiểu được tấm lòng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời
đã quyết định cho con người sự tự do. Và khi Ngài làm điều này, Ngài đã
sẵn sàng gánh chịu sự khước từ của con người. Chúa không muốn có một
“tôn giáo”, nghĩa là một sự vâng lời một cách ép buộc vào những luật pháp.
Ngài muốn một mối liên hệ từ đáy lòng với những người đã sáng tạo. Ban
cho con người sự tự do lựa chọn là một sự nguy hiểm. Nhưng nếu không có
sự nguy hiểm này thì sẽ không có một mối liên hệ chân thật. Không phải
Ngài muốn chúng ta có quyền lựa chọn chống nghịch lại Ngài. Tuy nhiên
một giải đáp nào khác ngoài sự tự do cá nhân của chúng ta sẽ xúc phạm đến
mối liên hệ chân thật.
Sự tự do này có thể bị xúc phạm nếu chúng ta không cho người khác chính
sự tự do mà Chúa đã ban cho chúng ta. Nếu chúng ta ép buộc đức tin hoặc
sự vâng lời của người khác vào khuôn khổ quá áp lực, sự hăm dọa, qui luật,
“chiến tranh lạnh”, đòi hỏi quá đáng hoặc những thủ đoạn khác, thì chúng ta
phá hủy điểm chính yếu của Cơ đốc Giáo. Việc này phá hủy ân điển của
Chúa và dẫn đến chủ nghĩa theo luật pháp tôn giáo.
Nhiều khi những kẻ thiếu tự tin thường tìm sự bảo an qua sự vâng theo
khuôn khổ bên ngoài của luật pháp tôn giáo, hoặc sự hài lòng của con người,
thay vì đặt đức tin vào mối liên hệ mật thiết với Chúa Giêxu vì cái chết của
Ngài trên cây thập tự.
Ông đã yêu con mình sâu đậm đến nỗi ông trông nom mỗi ngày chờ đợi con
ông về . Có một người kia mỗi tối đến tòa giảng lớn để nghe một nhà truyền
giáo danh tiếng giảng Tin lành. Đêm này qua đêm nọ ông đã đến. Nhưng
lòng ông không cảm động, nhất quyết rằng ông không cần phải bước lên khi
được kêu gọi tin Chúa. Ông ta nghĩ rằng, “Tôi có thể cầu nguyện ở đây ngay
chỗ tôi ngồi”. Và mỗi đêm ông trở lại để nghe tiếp tục và luôn ngồi đúng chỗ
cũ. Đêm này qua đêm nọ một người tiếp tân trẻ tuổi lịch sự mời người khách
giàu có này bước lên để tiếp nhận Chúa Giêxu.
Và mỗi lần như vậy ông ta nói với người tiếp tân trẻ tuổi rằng “Tôi có thể
cầu nguyện tại đây, ngay chỗ tôi ngồi. Tôi không cần phải bước lên để cầu
nguyện hay trở thành một người tin Chúa”. Và sau đó người tiếp tân luôn
luôn trả lời lịch sự, “Tôi xin lỗi ông, nhưng ông lầm rồi. Ông không thể cầu
nguyện ở đây. Ông phải bước lên nếu ông muốn hứa nguyện dâng mình để
tiếp nhận Chúa Giêxu làm Chúa và Đấng Cứu rỗi của ông”. Cuộc đàm thoại
như vầy lập lại dường như hằng đêm, nhưng người đàn ông này nhất định
không chịu bày tỏ “Cảm xúc trước tập thể”.
Nhưng đến đêm cuối cùng sau nhiều đêm truyền giảng. Người thượng khách
này vẫn ngồi chỗ cũ mà ông ta đã ngồi nhiều đêm trước. Người giáo sĩ giảng
xong và lần cuối cùng ông mời thân hữu đáp ứng bằng cách bước lên trên
tòa giảng để chứng tỏ tấm lòng muốn dâng mình cho Chúa Giêxu. Một lần
nữa người tiếp tân mời người khách này bước lên trên. Anh ta nói rằng “Tôi
sẽ bước đi với ông nếu ông muốn bước lên phía trên để dâng cuộc sống cho
Chúa”.
Lần này người đàn ông ngước lên, mắt đẫm lệ. Ông đã được cảm động sâu
sắc qua bài giảng. Ông đáp lại với anh tiếp tân: “Xin anh bước lên với tôi,
tôi cần dâng đời sống tôi cho Chúa. Tôi sẵn sàng bước lên để cầu nguyện”.
Người tiếp tân trẻ tuổi liền đáp lại: “Ông ơi, ông không cần bước lên để tiếp
nhận Chúa. Ông có thể cầu nguyện tại đây nơi ông đang ngồi”.
Khi người thượng khách này đã chịu hạ mình xuống thì Chúa mới có thể đáp
ứng lại với ông ngay vị trí của ông. Đứa con lầm lạc cuối cùng đã có thái độ
như vậy. Anh ta đã nhận thấy tội lỗi của mình. Và sau đó sự thay đổi đã xảy
ra trong lòng anh. Người cha của anh đã muốn anh nhận thức sự đau đớn và
buồn rầu về tội lỗi của anh. Người cha thiết tha ao ước có một mối liên hệ từ
đáy lòng với người con bướng bĩnh, nhưng ông biết điều này không thể có
được nếu người con không thay đổi lòng. Mỗi ngày người Cha đứng ở cuối
đường và chờ đợi con mình. Ông ta rất mong người con trở lại. Thật sự kiên
nhẫn và sự thương xót của ông lớn lắm thay.
Người con không thể đổ lỗi cho người cha vì nan đề của mình. Cuối cùng
anh ta đã phải ăn với heo vì sự ngu xuẩn của anh. Nhưng sau khi nhận thức
được sự ngu xuẩn của mình, anh ăn năn về sự ích kỷ của mình và quyết định
quay trở về nhà với người cha đang chờ đợi. Trong câu truyện này ân điển
và sự ăn năn đến với nhau. Vì anh biết Cha mình rất yêu thương, anh đã
quyết định trở về nhà, sau khi nhận thức thái độ và hành động sai lầm của
mình. Sự nhận thức về tình yêu thương của người cha cuối cùng đã đem anh
đến vị trí ăn năn. Tôi tin rằng khi chúng ta biết đến Cha Trên Trời là khi
chúng ta yêu Ngài! Và yêu Cha Trên Trời là trở lại với Ngài.
Cha Trên Trời của chúng ta mong mỏi chúng ta quay về. Dù nhu cầu bạn là
gì, Cha Trên Trời đang chờ đợi bạn quay trở về với Ngài. Kinh Thánh dạy
rằng: “Đức Giê-Hô-va còn chờ đợi để làm ơn cho các ngươi Ngài sẽ được
tôn lên mà thương xót các ngươi” (EsIs 30:18). Một câu Kinh Thánh khác
chép rằng: “Các ngươi không nhận biết lòng nhân từ của Đức Chúa Trời
đem các ngươi đến sự ăn năn sao?” (RoRm 2:4).
Chúa là người Cha chờ đợi.
Người Cha đã yêu người con đến nổi khi người con trở về nhà ông không
lên án người con vì lỗi lầm của nó, nhưng đã tha thứ và mở tiệc lớn ăn mừng
! Thật là một người cha cao quý! Thật vậy, khi chúng ta đọc câu chuyện
trong Kinh Thánh này một lần nữa chúng ta sẽ nhận thấy rằng người cha này
không những chỉ là người Cha chờ đợi mà còn là người cha chạy đến. Khi
ông thấy đứa con bẩn thỉu, mệt mỏi và tội lỗi bước đến từ đằng xa, đang đắn
đo và lo ngại, không biết người cha sẽ đối xử với mình như thế nào, thì
người cha đã chạy đến quàng tay và ôm chầm lấy con mình. Người Cha đã
không cầm giữ tình cảm của mình đối với người con mà đã phạm tội. Ông ta
đã tha thứ hoàn toàn. Niềm vui của ông ta nói lên tất cả điều đó.
Hãy nhìn xem tình yêu thương mà Cha trên trời dành cho chúng ta. Ngài gọi
chúng ta “con trai” hoặc “con gái”. Chúng ta là hoàng tử và công chúa.
Chúng ta thuộc về Vua trên trời. Ngài là Cha của chúng ta! Ngài không ép
buộc chúng ta thuộc về Ngài. Đây là quyền lựa chọn của chúng ta. Và khi
chúng ta phản nghịch và hành động trong sự ích kỷ, Ngài không trở nên lạnh
lùng hay chai đá và từ bỏ chúng ta Ngài khóc vì chúng ta và chờ đợi chúng
ta. Mỗi ngày Ngài tìm kiếm chúng ta, lo lắng, chờ đợi chúng ta. Và khi
chúng ta trở lại Ngài mở một tiệc lớn để vui vẻ ăn mừng.
Chúa không bỏ qua sự chống nghịch và ích kỷ của chúng ta. Ngài rất đau
lòng khi thấy chúng ta làm khổ chính mình và những người khác. Điều này
là sai và chúng ta biết điều đó vì Ngài đã nói với chúng ta nhiều lần. Nhưng
sự đau đớn của Chúa, tấm lòng tan vỡ của Ngài, sự thương xót của Chúa, và
sự sẵn sàng ban cho chúng ta thật nhiều tình yêu mà cuối cùng chiếm hữu
tấm lòng của chúng ta. Biết Ngài là yêu Ngài và yêu Ngài là vâng lời Ngài.
Chúng ta không nên nghĩ rằng vì Ngài dễ tha thứ, tình yêu Ngài là ủy mị và
mềm yếu. Ngài rất mạnh mẽ. Ngài có thể gầm lên như sư tử. Trong sự yên
lặng của Ngài thì có một sức mạnh vĩ đại. Không ai biết về Ngài có thể nghi
ngờ điều đó. Ngài không phải là một Đức Chúa Trời rỗng tuếch. Sự thù ghét
tội ác của Ngài không cho phép chúng ta có sự hai lòng. Nhưng sự thương
xót của Ngài là vô hạn đối với những người cần đến Ngài. Ngài thấy tấm
lòng của chúng ta. Ngài biết ý tưởng sâu sắc nhất của chúng ta. Dưới ánh
mắt thánh khiết và soi thủng của Ngài thì có sự bình an cho những người
thiết tha muốn vào gia đình của Ngài.
Kinh Thánh diễn tả bản chất của người Cha chờ đợi qua nhiều phương diện.
Không chỗ nào trong lời Chúa cho chúng ta đổ lỗi Chúa vì những sự bất
công. Mặc dù nhiều người vu khống Chúa vì những nan đề và đau khổ của
họ, chúng ta thấy rõ rằng bản chất của Ngài không chỗ trách được. Hãy xem
một số phẩm chất mà Kinh Thánh dạy về Chúa.
1. Đấng sáng tạo
Chúa sáng tạo chúng ta trong hình ảnh của Ngài với sự tự do lựa chọn, nếu
chúng ta có đáp lại tình yêu Chúa hay không?
“Vì trong Ngài, chúng ta có sự sống, di chuyển, và hiện hữu. Chúng ta cũng
là dòng dõi của Ngài” (Cong Cv 17:28).
“Chúng tôi là đất sét, Ngài là thợ gốm của chúng tôi; chúng tôi thảy là việc
của tay Ngài” (EsIs 64:8).
2. Đấng chu cấp
Đấng sẵn sàng chu cấp cho chúng ta những nhu cầu thể xác, cảm xúc, trí tuệ
và tâm linh.
“Vậy nếu các ngươi vốn là xấu còn biết cho con cái mình các vật tốt thay,
huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt cho những
người xin Ngài sao” (Mat Mt 7:11).
3. Người bạn và người khuyên nhủ
Đấng mà ao ước được có một mối liên hệ mật thiết với chúng ta và chia xẻ
cho chúng ta những lời khuyên lơn và hướng dẫn khôn ngoan với chúng ta.
“Ngài là Đấng dẫn dắt tôi trong khi tôi trẻ” (Gie Gr 3:4).
“Ngài sẽ được xưng là Đấng lạ lùng, là Đấng Mưu Luận, là Đức Chúa Trời
Quyền năng, là Cha đời đời là Chúa bình an” (EsIs 9:6).
“Chúa sẽ dùng sự khuyên dạy mà dẫn dắt tôi” (Thi Tv 73:24).
4. Đấng sửa phạt
Ngài là Đấng sửa phạt và kỷ luật chúng ta trong tình yêu thương.
“Hỡi con, chớ dễ ngươi sự sửa phạt của Chúa...vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài
yêu, hễ ai mà Ngài nhận làm con thì cho roi cho vọt... Nhưng nếu anh em
được khỏi sự sửa phạt...thì anh em là con ngoại tình chớ không phải là con
thật. Thật các sự phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự
vui mừng? Nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những
kẻ đã chịu luyện tập như vậy” (HeDt 12:5, 6, 8, 11).
5. Đấng Cứu Chuộc
Đấng tha thứ tội lỗi của con cái Ngài và đem những điều tốt ra từ những sự
thất bại và yếu đuối của chúng ta. Đấng mà xem chúng ta trở lại từ con
đường lầm lạc.
“Đức Giêhôva có lòng thương xót, hay làm ơn, chậm nóng giận và đầy sự
nhân từ. Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu thì Ngài đã đem sự vi
phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu. Đức Giêhôva thương xót kẻ
kính sợ Ngài, khác nào cha thương xót con cái mình vậy.” (Thi Tv 103:8,
12, 13).
6. Đấng an ủi
Đấng chăm sóc cho chúng ta và an ủi cho chúng ta trong hoạn nạn.
“Chúc tạ Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta, là Cha hay
thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi” (IICo 2Cr 1:3).
7. Đấng bảo vệ và giải thoát
Đấng sẵn sàng bảo vệ bênh vực và giải thoát con cái Ngài.
“Người nào ở nơi kín đáo của Đấng Chí Cao sẽ được hằng ở dưới bóng của
Đấng toàn năng. Tôi nói về Đức Giêhôva rằng: ‘Ngài là nơi nương náu tôi
và là đồn lũy tôi; cũng là Đức Chúa Trời tôi, tôi tin cậy nơi Ngài’. Ngài sẽ
giải cứu ngươi. . .” (Thi Tv 91:1-3).
8. Người Cha
Đấng mà muốn giải thoát chúng ta ra khỏi sự thờ tà thần để Ngài trở thành
người Cha của chúng ta.
“Ta sẽ làm Cha các ngươi, các ngươi làm con trai con gái ta, Chúa toàn năng
phán như vậy” (IICo 2Cr 6:18).
9. Cha của những kẻ mồ côi
Đấng chăm sóc cho những kẻ vô gia đình và những góa phụ.
“Đức Chúa Trời ở nơi thánh Ngài, là Cha kẻ mồ côi và quan sát của người
góa bụa. Đức Chúa Trời làm cho kẻ cô độc có nhà cửa” (Thi Tv 68:5, 6).
10. Cha yêu thương
Đấng bày tỏ chính Ngài cho chúng ta và hàn gắn chúng ta với Ngài qua
Chúa Giêxu Christ.
“Vì chính Cha yêu thương các ngươi, nhơn các ngươi đã yêu mến Ta và tin
rằng ta từ nơi Cha mà đến” (GiGa 16:27).
Có nhiều từ ngữ khác trong Kinh Thánh được dùng để diễn tả bản chất của
Cha Trên Trời chúng ta. Liệt kê dưới đây là một số từ ngữ đó và địa chỉ của
những câu Kinh Thánh mà bạn có thể tham khảo, khi bạn suy gẫm về bản
chất tuyệt diệu của Đức Chúa Trời chúng ta. Ngài là:
Kiên nhẫn Thi Tv 78:35-39
Ân cần GiGa 2:11; 19:25-27
Thánh khiết 2:13-22
Nhận thức 2:23-25
Cảm thương LuLc 19:1-10
Tế nhị 8:40-48
Chăm sóc Mat Mt 9:35-38
Diệu hiền GiGa 12:1-8
Khoan dung 4:7-27
Tha thứ 8:1-11
Công bình PhuDnl 32:4-5
Yêu thương và nhân từ XuXh 34:6-7
Thương xót CaAc 3:23; LuLc 23:29-43
Quan tâm 18:15-17
Rộng rãi Mat Mt 14:13-21; 15:30-38
Quyền năng 17:14-21
Khôn ngoan 17:24-27
Mạnh mẽ 4:35-41
Yêu thương LuLc 6:27-36
Mặc dù Kinh Thánh dạy rằng Chúa là Đấng yêu thương và công bình, đã có
một thời gian trong đời tôi, tôi tôn kính Ngài nhưng tôi đã không yêu Ngài.
Thậm chí tôi còn sợ Ngài vì Ngài có quyền năng kinh khủng. Nhưng tôi đã
không yêu Ngài vì sự tốt lành của Ngài.
Nhưng đến khi tôi nhìn xuyên qua được thành kiến của tôi về Đức Chúa
Trời, vượt qua được sự ham thích tranh cãi và tranh luận, và xin Chúa bày tỏ
Ngài cho tôi thấy sự ích kỷ của tôi qua mắt Ngài, lúc đó tôi bắt đầu kinh
nghiệm được một mối liên hệ sâu đậm hơn với Chúa.
Lúc đó tôi khám phá ra được tấm lòng tan vỡ của Đức Chúa Trời.
Tấm Lòng Tan Vỡ của Cha Thiên Thượng
Sau khi đã giảng dạy và khuyên nhủ trong suốt một tuần ở Na Uy, tôi cảm
thấy thật mệt mỏi. Tôi thích hòa đồng với mọi người, nhưng đến cuối tuần,
sau nhiều ngày làm đến 18 tiếng đồng hồ, tôi chỉ muốn có thì giờ một mình.
Mỗi ngày, 18 tiếng làm việc, đến cuối tuần tôi đã mệt nhoài và không muốn
gặp bất cứ ai.
Khi tôi bước ra khỏi taxi trước phi trường quốc tế ở thành phố Oslo, tôi cầu
nguyện thầm với Chúa. Lời cầu xin của tôi rất đơn giản. Tôi chỉ mong ước
một ghế trên máy bay dành riêng cho mình để không bị ai quấy rầy và có
chổ để duỗi chơn cho thân hình hai mét của tôi, và nghỉ ngơi trong ba giờ
đồng hồ khi bay về thành phố Amsterdam.
Bước đi giữa những hàng ghế trên máy bay, đầu tôi cúi xuống một chút để
tránh đụng trần. Tôi tìm được một dãy ghế trống, gần đầu máy bay. Điều này
có nghĩa là tôi có chỗ để duỗi chân và một chuyến bay yên tĩnh về phi
trường Schiphol. Tôi mỉm cười một cách tự mãn rồi ngồi xuống, nghĩ rằng
Chúa rất tốt và đã trả lời cầu nguyện của tôi, ban cho tôi sự yên tỉnh và thanh
thản. “Chúa hiểu rằng tôi rất mệt mỏi” tôi nghỉ điều đó.
Khi tôi ngồi xuống, một người đàn ông mỉm cười, quần áo nhếch nhác đến
gần và chào tôi một cách náo nhiệt “Chào ông, ông có phải là người Mỹ hay
không?”
“Vâng... Vâng” Tôi trả lời không được vui vẻ lắm, khi bắt đầu ngồi xuống.
Tôi đã chọn ngồi ghế ngoài nghĩ rằng khó có ai có thể ngồi cạnh tôi vì họ
phải bước qua đôi chân dài của tôi! Tôi nghe người đàn ông chào tôi ngồi ở
ghế phía sau, nhưng tôi không chú ý đến và bắt đầu đọc sách.
Sau một vài phút anh ta nói với đầu tới. “Ông đang đọc gì vậy?” Anh hỏi khi
anh nhìn qua vai tôi. “Kinh Thánh” Tôi trả lời với thái độ miễn cường. Anh
này không thấy tôi muốn được yên tịnh hay sao? Tôi ngã người ra vào ghế.
Nhưng vài phút sau, cặp mắt này lại một lần nữa nhìn qua ghế tôi. “Ông làm
nghề gì?” Ông ta hỏi tôi.
Vì không muốn có một cuộc đàm thoại dài dòng tôi trả lời rất ngắn gọn.
“Một công việc xã hội” Tôi nói với hy vọng rằng anh ta sẽ không muốn hỏi
nữa. Tôi bắt đầu cảm thấy hơi khó chịu vì mình đang gần như nói dối.
Nhưng tôi không dám nói tôi đang tham gia giúp đỡ những người thiếu thốn
ở nội thành Amsterdam. Điều này sẽ chắc chắn gây sự tò mò thêm.
“Tôi có thể ngồi cạnh ông được không?” Anh ta hỏi khi anh bước qua chân
tôi. Dường như anh ta không chú tâm gì đến sự gắng sức của tôi để tránh
tiếp xúc với anh ta. Anh ta quay nhìn tôi, miệng sặc mùi rượu. Khi anh nói
hơi rượu bay ra đầy mặt tôi.
Tôi rất bực tức bởi sự thiếu tế nhị của người đàn ông này. Tại sao anh không
thấy tôi muốn được yên tỉnh? Tất cả ước vọng của tôi để có một buổi sáng
yên tịnh đã bị phá tan bởi sự thiếu tế nhị này. “Chúa ôi! Xin giúp đỡ con”.
Tôi kêu cầu bên trong. Cuộc đàm thoại di chuyển chậm chạp lúc đầu. Tôi
cho biết một ít về công việc của chúng tôi tại Amsterdam. Tôi cũng bắt đầu
tự hỏi tại sao người đàn ông này khẩn thiết cần một người để nói chuyện như
vậy. Khi cuộc đàm thoại bắt đầu diễn tiến tôi cảm thấy chính tôi là người
thiếu tế nhị.
“Vợ tôi trước đây như ông vậy”, anh bắt đầu chia xẻ. “Bà ta đã cầu nguyện
với các con tôi, ca hát cho chúng nó và đem chúng đến nhà thờ. Thật vậy, bà
ta là người bạn thật sự và duy nhất mà tôi đã có”. Ông ta nói chậm rãi, nước
mắt bắt đầu rơi. “Đã có?”
Tôi hỏi: “Tại sao anh nói về chị như vậy?”.
“Bà ta đã mất rồi”. Lúc này nước mắt bắt đầu rơi trên đôi má của anh. “Bà ta
đã chết ba tháng trước đây, khi sinh ra đứa con thứ năm của chúng tôi. Tại
sao vậy? Tại sao Đức Chúa Trời yêu thương của ông lại cất đi vợ tôi? Bà ta
rất nhân từ. Tại sao không phải tôi? Tại sao không cất tôi đi? Tại sao lại là
bà? Và bây giờ chính quyền nói rằng tôi không đủ khả năng chăm sóc con
cái tôi, và chúng nó đã đi mất luôn!”
Tôi với tay ra và nắm lấy tay anh và chúng tôi cùng khóc. Thật tôi quá ích
kỷ và không nhạy cảm. Tôi chỉ nghĩ đến nhu cầu cần nghỉ ngơi của mình
trong khi một người như người đàn ông này khẩn thiết cần một người bạn.
Ông tiếp tục chia xẻ hết cho tôi câu chuyện của anh. Sau khi vợ anh chết,
chính quyền cho một người nhân viên xã hội đến. Người này khuyên rằng
những đứa trẻ này nên được chăm sóc bởi chính quyền. Anh ta quá đau khổ
đến nỗi anh ta không thể làm việc nữa. Vì thế anh ta mất việc làm. Trong chỉ
một vài tuần anh ta đã mất tất cả: vợ anh, con anh, và công việc làm của anh.
Bấy giờ là tháng chạp nên anh đã quyết định rời khỏi nhà. Anh ta không thể
chịu được ý nghĩ ở nhà một mình trong mùa Giáng Sinh mà không có vợ con
anh. Và anh đã cố gắng chôn vùi sự đau khổ của mình qua rượu.
Dường như anh ta quá cay đắng để nhận sự an ủi. Anh đã lớn lên với bốn
người cha ghẻ và anh chưa bao giờ biết người cha thật của anh. Tất cả những
người đàn ông này đều là những người khắc nghiệt. Khi tôi nói về Đức Chúa
Trời, anh phản ứng rất cay đắng anh nói “Đức Chúa Trời? Tôi nghĩ nếu Đức
Chúa Trời hiện hữu, Ngài chắc là một quái vật! Tại sao Đức Chúa Trời yêu
thương của anh khiến điều này xảy ra cho tôi?”
Khi tôi ở trên máy bay cùng người đàn ông đau khổ này, tôi được nhắc nhở
rằng có rất nhiều người trên thế giới của chúng ta không hiểu biết về Đức
Chúa Trời yêu thương. Khi chia xẻ rằng Đức Chúa Trời là một người Cha
chỉ gợi lên một sự đau đớn và tức giận cho họ. Khi nói về tấm lòng Cha
thiên thượng với những người này mà không cảm thông với những đau khổ
của họ, là một sự tàn nhẫn. Cách duy nhất mà tôi có thể trở thành một người
bạn với người đó, trên chuyến bay từ Olso đến Amsterda, là trở thành chính
tình yêu thương của Chúa cho anh ấy. Tôi đã không trả lời suông. Tôi đã
không có những câu trả lời đó. Tôi đã để anh ta cứ tức giận và xức một ít
dầu trên vết thương của anh. Anh muốn tin vào Chúa, nhưng bên trong anh
cảm thấy mình không được đối xử công bình. Anh cần một người nói với
anh rằng anh có thể giận dữ, và cũng nói với anh rằng Chúa cũng rất tức
giận. Khi tôi đã lắng nghe, quan tâm, và khóc với anh, lúc đó anh đã sẵn
sàng nghe tôi nói rằng Thượng đế đau đớn hơn anh nhiều bởi những gì đã
xảy ra cho anh và vợ anh.
Chưa có người nào nói với anh rằng trái tim của Chúa đang tan vỡ .
Anh lắng nghe trong sự yên lặng khi tôi giải thích rằng sự sáng tạo của Chúa
đã bị hư hỏng bởi tội lỗi và sự ích kỷ, rằng nó khác hẳn bây giờ so với lúc
Ngài sáng tạo nó. Nó đã suy đồi. Nó không còn bình thường. Câu hỏi mà
anh hỏi và cũng là một câu hỏi mà chúng ta đều hỏi trong những giai đoạn
khác nhau là tại sao Đức Chúa Trời để việc này xảy ra? Tại sao Ngài không
can thiệp? Tại sao Ngài sáng tạo một điều gì mà lại để nó suy đồi và hư
hoại? Nếu Ngài là Cha yêu thương, tại sao Ngài để cho tất cả sự đau đớn và
bất công xảy ra trên thế gian này?
Tôi đã cố gắng giúp đỡ anh với những câu trả lời mà trước đây đã giúp tôi.
Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng trước khi chúng ta cố gắng trả lời những
câu hỏi này với trí óc chúng ta, chúng ta phải cảm nhận điều này trong tấm
lòng của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ trả lời những câu hỏi này như là một
cách thức để tập luyện trí óc thì điều đó rất thiếu tế nhị. Nếu chúng ta cảm
thấy đau buồn và nhạy cảm trước sự đau đớn của người khác, thì tôi nghĩ
rằng chúng ta có thể chỉ dẫn họ đúng hướng để tìm những câu trả lời này.
Chúng ta phải nhớ rằng nhiều người từ chối sự hiện hữu của Chúa bởi vì
kinh nghiệm đau khổ của họ chứ không phải vì họ chống nghịch. Khi họ
chịu đau đớn họ lên án Chúa. Họ không thể hiểu được tại sao một Đức Chúa
Trời nhân từ lại chứa chấp tội ác trong vũ trụ của Ngài. Vì thế họ khước từ
sự hiện hữu của Ngài.
Nhưng lên án Chúa không thể đem đến sự giải đáp. Nếu không có một Đức
Chúa Trời mật thiết và quyền năng sự đau khổ mất hết ý nghĩa. Nếu không
có Đức Chúa Trời, con người chỉ là một kết quả phức tạp của sự may rủi .
Và sự đau khổ chỉ là kết cuộc của một sự tiến hóa. Có lẽ trường hợp sống
tồn của những kẻ mạnh nhất, nhưng nếu không có Đức Chúa Trời thì sẽ
không có luân lý tuyệt đối, và vì thế sẽ không có căn bản nào để nói rằng bất
cứ sự đau khổ nào là sai luân lý. Khi chúng ta khước từ sự hiện hữu của
Ngài, chúng ta khước từ ý nghĩa của chính sự sống và vì thế chúng ta nói
rằng dù con người đau khổ hay không, không có quan trọng gì. Chúng ta
cũng không thể trả lời câu hỏi: “Tại sao những kẻ vô tội phải chịu đau khổ?”
bởi vì không có sự vô tội. Sự vô tội ám chỉ tội lỗi và tội lỗi ám chỉ rằng phải
có những điều tuyệt đối và sai luân lý.
Tôi tin rằng sự đau đớn là sai, và sự hiện hữu của Chúa cho chúng ta có thể
nói điều này một cách chắc chắn. Nhưng điều này đem chúng ta tới một sự
cân nhắc quan trọng. Chúa cảm thấy như thế nào về sự đau khổ và tội ác
trong tạo vật của Ngài? Kinh Thánh đã trả lời rất rõ ràng. Kinh Thánh chép
rằng điều đó đem đến sự buồn rầu trong lòng Ngài. “Đức Giêhôva thấy sự
hung ác của loài người rất nhiều trên mặt đất, và các ý tưởng của lòng họ là
xấu luôn, và tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong
lòng” (SaSt 6:5-6).
Đến đây chúng ta đã hỏi những câu hỏi về sự công bình của Chúa. Bây giờ
hãy đổi đề tài và đặt những câu hỏi về sự phản ứng của chúng ta về tội ác và
sự đau khổ. Chúng ta có phản ứng mạnh mẽ như Ngài đối với tội ác trong
thế gian không? Quan trọng hơn nữa chúng ta phản ứng với những tội ác
trong cuộc đời chúng ta như thế nào? Chúng ta có chia xớt sự buồn rầu của
Chúa về tội lỗi và những sự hủy diệt mà tội lỗi ảnh hưởng đến không?
Chúng ta sẽ là người giả hình nếu chúng ta nói rằng chúng ta quan tâm đến
sự đau khổ của thế gian, nhưng lại không đau đớn về sự đau khổ mà chính
sự ích kỷ của chúng ta đã ảnh hưởng đến Chúa và người khác.
Tội lỗi khiến tấm lòng Chúa rất đau buồn. Tội lỗi của tôi và bạn đã đem đến
sự đau đớn sâu thẳm nhiều cho tấm lòng Chúa. Bởi vì đây không phải là một
sự luyện tập trí thức và tôi nghĩ rằng bạn sẽ không đọc một cuốn sách như
vầy nếu bạn không muốn tìm kiếm chân lý thật sự. Tôi xin đề nghị bạn
nhưng ngay bây giờ và suy gẫm về một câu hỏi rất quan trọng. Nếu bạn chưa
bao giờ kinh nghiệm được sự đau buồn của Chúa về tội lỗi, tại sao bạn
không mời Ngài đến để đem sự đau buồn thật sự trong lòng bạn về tội lỗi và
hậu quả của nó?
Chúng ta không bao giờ kinh nghiệm được sự hàn gắn trọn vẹn cho những
vết thương nội tâm, hoặc nhận lãnh hoàn toàn tình yêu của Cha Trên Trời
nếu chúng ta không chia xẻ sự đau buồn của Chúa về tội lỗi và sự ích kỷ.
Kinh Thánh dạy rằng có sự khác biệt giữa sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời
và sự buồn rầu theo thế gian. Sứ đồ Phaolô đã viết cho các tín hữu của hội
thánh Côrinhtô rằng: “Nay tôi lại mừng, không phải mừng về sự anh em đã
phải buồn rầu, song mừng về sự buồn rầu làm cho anh em sanh lòng hối cải.
Thật, anh em đã buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời, đến nỗi chưa chịu thiệt hại
bởi chúng tôi chút nào. Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối
cải, và sự hối cải dẫn đến sự cứu rỗi linh hồn; về sự đó người ta chẳng hề ăn
năn, còn sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết” (IICo 2Cr 7:9-10).
Sự ăn năn không chỉ là sự xin lỗi. Sự ăn năn là sự nhận thức lỗi lầm của
mình đến nỗi nhất quyết chấm dứt tội lỗi. Sự buồn rầu theo Đức Chúa Trời
không phải chỉ là xưng tội. Nếu chúng ta xưng tội nhưng vẫn tiếp tục phạm
tội, chúng ta chưa thật sự kinh nghiệm được sự buồn rầu theo ý Đức Chúa
Trời. Sự ăn năn cũng không có nghĩa là cảm thấy không vui vì những gì
mình đã làm. Đôi khi chúng ta cảm thấy không vui vì chúng ta bị khám phá
hoặc khi chúng ta phải ngưng phạm tội. Nhưng sự buồn rầu theo ý Đức
Chúa Trời thì không căn cứ vào cảm xúc và động cơ ích kỷ. Sự buồn rầu
theo ý Đức Chúa Trời căn cứ vào sự đau buồn mà tội lỗi đem đến cho Chúa
và những người khác. Sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sinh ra một sự thay
đổi trong thái độ của chúng ta đối với tội lỗi. Chúng ta bắt đầu ghét tội lỗi và
yêu sự thánh sạch.
Sự buồn rầu theo Đức Chúa Trời cũng đem đến sự kính trọng Chúa và luật
pháp Chúa một cách mới mẻ. Nếu chúng ta ngẫm nghĩ thì chúng ta sẽ thấy
luật pháp Chúa rất hữu lý: chớ giết người, chớ trộm cắp, chớ nói dối, chớ lấy
chồng hoặc vợ của người khác...vâng theo những luật pháp này không phải
là tự ép mình sống theo luân lý bên ngoài, nhưng sống theo con đường mà
chúng ta đã được sáng tạo để sống. Xe hơi được chế tạo để sử dụng trên
đường phố chứ không phải để lướt trên kênh hay chạy trên đồng hoặc trên
sườn núi. Những chiếc xe được tạo ra để chạy bằng xăng chứ không phải
bằng nước hay nước ngọt. Nhiều người có thể nói rằng nếu không lái xe trên
núi hay trong hồ nước thì không còn thích thú nữa. Tuy nhiên những chiếc
xe này đã không được chế tạo để chịu như vậy. Nếu chúng ta không sử dụng
một chiếc xe đúng theo quy định thì chúng ta sẽ làm nó hư hỏng.
Đối với chúng ta cũng vậy. Chúa đã sáng tạo chúng ta để chúng ta yêu
thương lẫn nhau, để bày tỏ sự nhân từ, rộng lượng, tha thứ, trung thực,
chung thủy đối với chồng và vợ, tin nhận Chúa và sống trong sự thông công
với Ngài. Thật ra sự quan trọng nhất và ý nghĩa của sự hiện hữu của chúng
ta được tìm thấy trong sự yêu mến Chúa. Nếu chúng ta yêu mến Chúa, vâng
theo luật pháp Chúa sẽ đến một cách rất tự nhiên. Chúng ta không nên cố
gắng vâng theo luật pháp của Chúa để được lên Thiên đàng, hoặc tránh
xuống địa ngục hoặc được tôn trọng, hoặc được một điều gì từ Chúa. Chúng
ta nên vâng theo luật pháp Chúa vì Chúa yêu chúng ta và vì chúng ta muốn
đáp lại tình yêu của Ngài bằng cách làm vừa lòng Ngài bởi lời nói và hành
động. Sự vâng lời là sự đáp lại yêu thương đến với Chúa.
ở thành phố Amsterdam có luật không cho phép chồng đánh vợ. Tôi không
đánh vợ tôi và tôi cũng chẳng có một người cảnh sát đi theo sau chỉa súng
vào lưng tôi nói rằng: “Tôi đang đứng sau anh nên anh không được đánh vợ
anh”. Tại sao tôi không đánh vợ tôi? Có phải sự sợ luật pháp thúc đẩy tôi
không? Không! Ấy là bởi tình yêu thương .
Chia sớt tấm lòng tan vỡ của Chúa sẽ giải thoát chúng ta để chúng ta thù
ghét những gì Chúa thù ghét, mà không cảm thấy chúng ta mất đi sự liêm
chính. Nhiều người hận thù Chúa vì tôn giáo. Họ liên hệ Chúa với rơm rác
và đạo đức giả mà họ đã thấy trong Cơ đốc Giáo, và họ đã khước từ Ngài
cũng như những rơm rác và đạo đức giả mà họ đã thấy trong Cơ đốc Giáo,
và họ đã khước từ Ngài cũng như những rơm rác này. Nhiều người phân vân
về sự hiện hữu của Chúa và đã không muốn tin Chúa vì thấy những hình ảnh
sai lầm về Đức Chúa Trời hoặc Đấng Christ qua những người trong hội
thánh. Tôi nghĩ người Úc là một điển hình về điều này. Một số người, kể cả
chính người Úc, sẽ nói với bạn rằng đa số những người Úc không thiết gì về
Chúa. Nhưng tôi không tin điều này. Họ đã không khước từ Chúa, nhưng họ
khước từ những hình ảnh sai lạc về Chúa. “Đức Chúa Trời” mà họ khước từ,
tôi cũng khước từ.
Khi Bob Hawke được làm thủ tướng của Úc Đại Lợi, qua một cuộc phỏng
vấn, ông chia xẻ rằng ông đã học được sự quan tâm đến tầng lớp lao động
qua sự quan tâm sâu sắc của cha ông đối với tầng lớp này. Xuất phát từ đức
tin của cha ông nơi Cha Trên Trời. Nhưng Bob Hawke đã từ bỏ đức tin của
ông trong Chúa vì một kinh nghiệm thất vọng với hội thánh trong khi dự
một hội nghị ở Ấn Độ. John Smith, một người bạn Úc chia xẻ trong một
buổi nói chuyện về đức tin tại một đại học rằng có ba hình ảnh sai lầm về
Đức Chúa Trời mà người Úc khước từ mà họ nghĩ rằng họ khước từ Đức
Chúa Trời của Kinh Thánh:
1. Một Đức Chúa Trời lãnh đạm
2. Đức Chúa Trời thiên vị kẻ giàu
3. Đức Chúa Trời phán xét không công bình
Những người Mỹ đầu tiên đến Châu Mỹ vì lý do tôn giáo. Nhưng những
người Úc đầu tiên đến Úc vì bị kết án. Một nhà văn viết lên rằng gởi đi
những tù nhân không ai muốn từ Anh Quốc sang Úc là cũng như vứt đi rác
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troi

More Related Content

What's hot

Nội san TSC Thanh Đa 2020 final
Nội san TSC Thanh Đa 2020 final Nội san TSC Thanh Đa 2020 final
Nội san TSC Thanh Đa 2020 final Phuc Dinh
 
Tai sao do thich tinh duc va pn can tinh yeu
Tai sao do thich tinh duc va pn can tinh yeuTai sao do thich tinh duc va pn can tinh yeu
Tai sao do thich tinh duc va pn can tinh yeuHoa Bien
 
Em doc than em quyen ru
Em doc than em quyen ruEm doc than em quyen ru
Em doc than em quyen ruJenny Nguyen
 
Dám thất bại dare to fail
Dám thất bại   dare to failDám thất bại   dare to fail
Dám thất bại dare to failsuccesstuan
 
Vantieuhoc.com van 8 - bai viet so 7 - tuoi tre tuong lai dat nuoc
Vantieuhoc.com   van  8 - bai viet so 7 - tuoi tre tuong lai dat nuocVantieuhoc.com   van  8 - bai viet so 7 - tuoi tre tuong lai dat nuoc
Vantieuhoc.com van 8 - bai viet so 7 - tuoi tre tuong lai dat nuocDân Phạm Việt
 
Buoc tim hieu trong tinh yeu
Buoc tim hieu trong tinh yeuBuoc tim hieu trong tinh yeu
Buoc tim hieu trong tinh yeuco_doc_nhan
 
Những Bài Văn Nghị Luận Ngắn Ôn Thi THPT
Những Bài Văn Nghị Luận Ngắn Ôn Thi THPT Những Bài Văn Nghị Luận Ngắn Ôn Thi THPT
Những Bài Văn Nghị Luận Ngắn Ôn Thi THPT quangnhon vu
 
điểm tựa niềm tin phần 1
điểm tựa niềm tin phần 1điểm tựa niềm tin phần 1
điểm tựa niềm tin phần 1MrTran
 
Nhung cau chuyen chua duoc ke
Nhung cau chuyen chua duoc keNhung cau chuyen chua duoc ke
Nhung cau chuyen chua duoc keThien Pham
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 4
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 4[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 4
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 4Đặng Phương Nam
 
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imasVo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imasQuang Đại Phạm
 
[Www.downloadsach.com] khi ta thay doi the gioi se doi - karen casey15
[Www.downloadsach.com] khi ta thay doi the gioi se doi - karen casey15[Www.downloadsach.com] khi ta thay doi the gioi se doi - karen casey15
[Www.downloadsach.com] khi ta thay doi the gioi se doi - karen casey15dinhdaidai
 
Sức mạnh tình bạn
Sức mạnh tình bạn    Sức mạnh tình bạn
Sức mạnh tình bạn Xephang Daihoc
 

What's hot (17)

Nội san TSC Thanh Đa 2020 final
Nội san TSC Thanh Đa 2020 final Nội san TSC Thanh Đa 2020 final
Nội san TSC Thanh Đa 2020 final
 
Tai sao do thich tinh duc va pn can tinh yeu
Tai sao do thich tinh duc va pn can tinh yeuTai sao do thich tinh duc va pn can tinh yeu
Tai sao do thich tinh duc va pn can tinh yeu
 
Em doc than em quyen ru
Em doc than em quyen ruEm doc than em quyen ru
Em doc than em quyen ru
 
Dám thất bại dare to fail
Dám thất bại   dare to failDám thất bại   dare to fail
Dám thất bại dare to fail
 
Vantieuhoc.com van 8 - bai viet so 7 - tuoi tre tuong lai dat nuoc
Vantieuhoc.com   van  8 - bai viet so 7 - tuoi tre tuong lai dat nuocVantieuhoc.com   van  8 - bai viet so 7 - tuoi tre tuong lai dat nuoc
Vantieuhoc.com van 8 - bai viet so 7 - tuoi tre tuong lai dat nuoc
 
Buoc tim hieu trong tinh yeu
Buoc tim hieu trong tinh yeuBuoc tim hieu trong tinh yeu
Buoc tim hieu trong tinh yeu
 
Ephata 622
Ephata 622Ephata 622
Ephata 622
 
Những Bài Văn Nghị Luận Ngắn Ôn Thi THPT
Những Bài Văn Nghị Luận Ngắn Ôn Thi THPT Những Bài Văn Nghị Luận Ngắn Ôn Thi THPT
Những Bài Văn Nghị Luận Ngắn Ôn Thi THPT
 
Ephata 614
Ephata 614Ephata 614
Ephata 614
 
điểm tựa niềm tin phần 1
điểm tựa niềm tin phần 1điểm tựa niềm tin phần 1
điểm tựa niềm tin phần 1
 
Tam Nhin Phat Giao 02
Tam Nhin Phat Giao 02Tam Nhin Phat Giao 02
Tam Nhin Phat Giao 02
 
Nhung cau chuyen chua duoc ke
Nhung cau chuyen chua duoc keNhung cau chuyen chua duoc ke
Nhung cau chuyen chua duoc ke
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 4
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 4[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 4
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 4
 
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imasVo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
 
[Www.downloadsach.com] khi ta thay doi the gioi se doi - karen casey15
[Www.downloadsach.com] khi ta thay doi the gioi se doi - karen casey15[Www.downloadsach.com] khi ta thay doi the gioi se doi - karen casey15
[Www.downloadsach.com] khi ta thay doi the gioi se doi - karen casey15
 
Sức mạnh tình bạn
Sức mạnh tình bạn    Sức mạnh tình bạn
Sức mạnh tình bạn
 

Viewers also liked

Platform_Platinum_Awards
Platform_Platinum_AwardsPlatform_Platinum_Awards
Platform_Platinum_AwardsWilson Liaw
 
Song voi cam xuc
Song voi cam xucSong voi cam xuc
Song voi cam xucco_doc_nhan
 
Brainstorming questions
Brainstorming questionsBrainstorming questions
Brainstorming questionsclynnc
 
Proyecto grupo 8
Proyecto grupo 8Proyecto grupo 8
Proyecto grupo 8neyla13
 
What have you learned from your target audience? Question 3
What have you learned from your target audience? Question 3 What have you learned from your target audience? Question 3
What have you learned from your target audience? Question 3 ShaneJackson123
 

Viewers also liked (7)

Platform_Platinum_Awards
Platform_Platinum_AwardsPlatform_Platinum_Awards
Platform_Platinum_Awards
 
SH.DAVIS Resume K
SH.DAVIS Resume KSH.DAVIS Resume K
SH.DAVIS Resume K
 
Song voi cam xuc
Song voi cam xucSong voi cam xuc
Song voi cam xuc
 
Sustentabilidad
SustentabilidadSustentabilidad
Sustentabilidad
 
Brainstorming questions
Brainstorming questionsBrainstorming questions
Brainstorming questions
 
Proyecto grupo 8
Proyecto grupo 8Proyecto grupo 8
Proyecto grupo 8
 
What have you learned from your target audience? Question 3
What have you learned from your target audience? Question 3 What have you learned from your target audience? Question 3
What have you learned from your target audience? Question 3
 

Similar to Tam long cha tren troi

Thu gui con gai 11
Thu gui con gai 11Thu gui con gai 11
Thu gui con gai 11Nam Ninh Hà
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songco_doc_nhan
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songLong Do Hoang
 
Hạt giống tâm hồn
Hạt giống tâm hồnHạt giống tâm hồn
Hạt giống tâm hồnNgọc Khánh
 
Thu gui con gai 12
Thu gui con gai 12Thu gui con gai 12
Thu gui con gai 12Nam Ninh Hà
 
Sách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Sách Nghệ Thuật Sống Quân BìnhSách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Sách Nghệ Thuật Sống Quân BìnhNhân Nguyễn Sỹ
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucLong Do Hoang
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucco_doc_nhan
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucco_doc_nhan
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachHoa Bien
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachHoa Bien
 
VIỆC BẤT NGỜ.docx
VIỆC BẤT NGỜ.docxVIỆC BẤT NGỜ.docx
VIỆC BẤT NGỜ.docxTOAN Kieu Bao
 
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucDem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucco_doc_nhan
 
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucDem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucLong Do Hoang
 
TÌNH BẰNG HỮU.docx
TÌNH BẰNG HỮU.docxTÌNH BẰNG HỮU.docx
TÌNH BẰNG HỮU.docxTOAN Kieu Bao
 
Đi tìm công lý cho mẹ
Đi tìm công lý cho mẹĐi tìm công lý cho mẹ
Đi tìm công lý cho mẹDoan Trang
 

Similar to Tam long cha tren troi (20)

Thu gui con gai 11
Thu gui con gai 11Thu gui con gai 11
Thu gui con gai 11
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Hạt giống tâm hồn22
Hạt giống tâm hồn22Hạt giống tâm hồn22
Hạt giống tâm hồn22
 
Hạt giống tâm hồn
Hạt giống tâm hồnHạt giống tâm hồn
Hạt giống tâm hồn
 
Hạt giống tâm hồn
Hạt giống tâm hồnHạt giống tâm hồn
Hạt giống tâm hồn
 
Thu gui con gai 12
Thu gui con gai 12Thu gui con gai 12
Thu gui con gai 12
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
Sách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Sách Nghệ Thuật Sống Quân BìnhSách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Sách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 
Thu gui con gai 8
Thu gui con gai 8Thu gui con gai 8
Thu gui con gai 8
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
Giantruanchilathuthach
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
Giantruanchilathuthach
 
VIỆC BẤT NGỜ.docx
VIỆC BẤT NGỜ.docxVIỆC BẤT NGỜ.docx
VIỆC BẤT NGỜ.docx
 
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucDem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
 
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucDem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
 
TÌNH BẰNG HỮU.docx
TÌNH BẰNG HỮU.docxTÌNH BẰNG HỮU.docx
TÌNH BẰNG HỮU.docx
 
Đi tìm công lý cho mẹ
Đi tìm công lý cho mẹĐi tìm công lý cho mẹ
Đi tìm công lý cho mẹ
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 

Tam long cha tren troi

  • 1. Tấm Lòng Cha Trên Trời Tác giả: Floyd Mcclung jr Tại sao Tôi Sống trong Khu Đèn Đỏ ở Amsterdam? 1. Trái Tim Tan Vỡ của Con Người 2. Tấm Lòng Cha Trên Trời 3. Người Cha Chờ Đợi 4. Tấm Lòng Tan Vỡ của Cha Thiên Thượng 5. Chúa Là Người Cha Yêu Thương 6. Tại Sao Chúa Hàn Gắn Những Tấm Lòng Tan Vỡ 7. Làm Thế Nào Chúa Hàn Gắn Những Tấm Lòng Tan Vỡ 8. Những Hội Chứng của Saulơ 9. Cha Thuộc Linh Trong Chúa 10. Đối Phó với Sự Thất Vọng Phần Kết Phụ Lục A Phụ Lục B Tại sao Tôi Sống trong Khu Đèn Đỏ ở Amsterdam? Khi hai con tôi, Misha, Matthew và tôi ngắm xem một bức tranh nọ, chúng tôi cảm thấy thật buồn bã. Bức tranh này được vẽ trên một tấm vải lớn, với những đường nét rất mạnh bạo và như của một đứa trẻ. Trong bức tranh có hình của một người thật gầy với cái đầu hình vuông thật to. Màu sắc tối tăm và hình dáng thiếu sức sống khiến bức tranh này thật lạnh lùng và cay đắng. Mũi của người này giống như mỏ chim và hai cánh tay to lớn nhô ra khiến người này giống như một con quái vật. Bức tranh được đặt tên là Con Người . Nhưng một hướng dẫn viên ở viện bảo tàng Stedelijk tại Amsterdam cho biết, tên nguyên thủy của bức tranh là Cha Tôi vẽ ra bởi họa sĩ Karel Appel. Tôi và hai con tôi thảo luận về bức tranh này khá lâu. Họa sĩ Karel Appel đã có một mối tương giao như thế nào với cha mình? Quan trọng hơn nữa, chúng tôi thảo luận rằng việc này ảnh hưởng cái nhìn của anh ta với Chúa ra sao? Chúng tôi không biết Karel Appel có tin Chúa không? Và nếu có, ông ta có tin rằng Chúa là một người Cha yêu thương không? Tôi viết quyển sách này bởi vì hầu hết mọi người không biết Chúa là Người Cha yêu thương. Họ không biết Chúa là Đấng mà họ có thể yêu mến và tin cậy, một Người đáng được họ bày tỏ sự trung thành và sự dâng mình tuyệt đối. Mỗi người, dù tin Chúa hay không tin, đều có đôi lúc suy gẫm về câu
  • 2. hỏi Đức Chúa Trời là ai và Ngài là Người như thế nào. Quyển sách này đã được viết ra nhằm cho bạn biết một khía cạnh khác để nhìn vào Chúa một cách khác ngoài những ai hay những gì mà thiếu vắng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Có người tin Chúa, nhưng nghĩ rằng Ngài chỉ là một quyền lực vô tri, vô giác hoặc là một Đấng quá cao xa mà không thể biết đến một cách thân mật được. Có người khác muốn biết Chúa một cách thân mật, nhưng phải phấn đấu để làm điều này. Họ nhìn vào Chúa như một ông già, râu dài và bạc, bận áo đen, trừng trừng nhìn xuống từ thiên đàng tìm kiếm người nào đó để phán xét họ, vì họ đã dám cười trong ngày Chúa Nhật. Một phần của sách này cho thấy Chúa là Cha và làm sao điều đó liên quan với chúng ta là những người đang cố gắng phấn đấu để tin cậy vào Ngài, vì đã trải qua những đau khổ, những thắc mắc, hoặc những kinh nghiệm đầy thất vọng. Một phần khác của sách này chỉ dẫn chúng ta nên đáp ứng như thế nào đối với Chúa nếu thật sự Ngài là Người Cha yêu thương. Nói về Chúa: “Ngài là ai? Ngài như thế nào?” là một chuyện. Nhưng nói về trách nhiệm của chúng ta đối với Người Cha này là một việc khác nữa nếu thật sự Ngài là Đấng công bình và yêu thương. Tôi tin Chúa đã sáng tạo chúng ta để trở nên giống như Ngài, dĩ nhiên trong một tỉ lệ nhỏ hơn. Ngài sáng tạo chúng ta để chúng ta yêu thương lẫn nhau, có trách nhiệm chăm sóc tạo vật của Ngài, và để trở thành những người an tâm và tự tin biết rằng chúng ta là ai trước mặt Chúa. Nhưng sự ích kỷ và những vết thương nội tâm đã kìm giữ chúng ta lại, không cho chúng ta trở thành người mà Chúa mong muốn. Bạn có thể tưởng tượng thế gian này sẽ hạnh phúc như thế nào nếu chúng ta sống đúng theo ý định ban đầu của Chúa khi Ngài sáng tạo chúng ta. Vì Chúa thật sự quan tâm đến chúng ta, và vì chúng ta có thể được hàn gắn những vết thương lòng và thoát khỏi sự ích kỷ, ấy chính là động cơ thúc đẩy gia đình chúng tôi sống tại khu đèn đỏ ở Amsterdam. Ấy cũng chính là lý do chúng tôi đã sống ở Afghanistan trong ba năm, bởi vì những người như Steve mà lang thang vào nhà tôi ở Kabul, Afghanistan một ngày kia, và kể cho chúng tôi một câu chuyện hi hữu. Trái Tim Tan Vỡ của Con Người Tôi gặp người bạn trẻ này lần đầu tiên trên tầng năm của khách sạn Olfat ở Kabul, Afghanistan. Anh cho biết tên anh là Steve, nhưng tôi có cảm tưởng
  • 3. rằng đây không phải là tên thật của anh. Chiếc quần jean của anh đã cũ và bạc màu, không phải vì anh theo thời trang mua những quần áo nhuộm sẵn, nhưng vì đã bận quá nhiều trên “con đường hippie”. Anh đã du lịch với một người bạn tên Jack từ Amsterdam trên xe buýt Magic, một hãng xe buýt rẻ tiền nhưng không bảo đảm hành khác sẽ đến nơi an toàn. Steve cố lẫn tránh và thối lui, và chỉ đến thăm vài lần trong những tuần đầu sau khi chúng tôi gặp nhau. Lúc đó chúng tôi gồm có Sally, vợ tôi, chính tôi, và một số người bạn đầy nhiệt huyết đảm trách một phòng mạch miễn phí cho những người Tây Phương đã bấp bênh đến Trung Á để tìm mạo hiểm, ma túy, vì quá chán ngán và thù hận nền văn hóa Tây Phương của họ. Nhiều người này đã bị đẩy ra ngoài vòng pháp luật của xã hội bởi sự ruồng bỏ và mặc cảm xa lạ. Không có điều gì xung quanh họ cho họ thấy họ có giá trị và được yêu mến trong nơi họ đang sống. Steve cũng như vậy, không phải là một trường hợp ngoại lệ. Tôi sẽ không bao giờ quên ngày mà Steve hỏi tôi nếu tôi muốn biết ngày hạnh phúc nhất trong đời anh là ngày gì không? Vì quá hăm hở để biết thêm về anh ta, tôi đã không ngờ được câu trả lời của anh sau đó. Lúc ấy anh ta vẫn rất khép kín và không muốn tâm sự về chính mình trong những lúc nói chuyện bình thường. Những nỗi đau thương khóa kín trong lòng anh và những sự thù hận dường như nổ tung trong một tràng lời nói căm phẩn, “Tôi sẽ nói cho ông biết ngày hạnh phúc nhất của đời tôi”, Steve nói với một nụ cười kỳ dị trên khuôn mặt, “Đó là ngày sinh nhật thứ mười một của tôi và cả hai cha mẹ tôi đã chết trong một tai nạn xe hơi!” Tôi không tin được những gì mà tai tôi đang nghe. Steve tiếp theo, “mỗi ngày trong cuộc sống của tôi, họ nói với tôi rằng họ thù ghét tôi và đã không muốn có tôi. Cha tôi ghen ghét tôi và mẹ tôi luôn luôn nhắc tôi rằng tôi chỉ là hậu quả của một sự rủi ro đáng tiếc. Họ đã không có ý định sanh tôi, và họ cũng không muốn có tôi. Tôi rất vui rằng họ đã chết”. Sau đó chúng tôi mất liên lạc với Steve. Nhưng tôi vẫn nhớ đến anh nhiều lần từ lúc đó. Steve là một trong nhiều thanh niên bước đi theo con đường hippie mà chúng tôi đã làm bạn ở Afghanistan. Rất nhiều người trẻ tuổi này đã chịu đau khổ, ruồng bỏ, và tìm lối thoát khỏi thực tế phủ phàng vì những mối liên hệ đổ vỡ trong gia đình. Trong những năm đầu của 1970, Sally và tôi khám phá rằng không phải chỉ có một số thanh niên “du lịch thế giới” này là một phần của một xã hội đau thương. Từ lúc đó chúng tôi đã đầu tư cuộc đời mình để giúp những người đổ vỡ và đau thương, và không chỉ những thanh niên hay những người bỏ nhà ra đi. Chúng tôi nhận thấy rằng không có giai cấp nào trong xã hội mà có thể tránh khỏi sự đau thương trong những mối liên hệ đổ vỡ.
  • 4. Trong thập niên 1970, có người ước lượng rằng có khoảng 10 triệu phụ nữ Hoa Kỳ lệ thuộc vào thuốc an thần. Một nhà tâm lý học cho tôi biết khoảng 70% của tất cả những tội ác hung bạo đã gây ra bởi những thanh thiếu niên từ những gia đình ly dị hoặc gia đình chỉ có một mẹ hoặc một cha. Trung bình một bậc phụ huynh ở Châu Âu coi tivi ba tiếng rưỡi mỗi ngày nhưng chỉ để 30 giây trò chuyện với con cái mình! Không, những thanh thiếu niên đau khổ, ghiền thuốc phiện và đang hấp hối trong những “khách sạn” đầy rận rệp không chỉ có ở Afhanistan mà còn ở nhiều nơi khác. Họ là hậu quả của một thế hệ bị gieo rắc bởi chủ nghĩa cá nhân, vật chất, và khoái lạc. Cha mẹ họ đã khước từ Chúa, khước từ nền luân lý đạo đức tuyệt đối, và tầm quan trọng của đơn vị gia đình. Vì thế, sự ruồng bỏ và những vết thương nội tâm là thông thường . Con tôi có lần học trong một lớp với mười hai trẻ em khác mà cháu là đứa trẻ duy nhất đến từ gia đình có cha và mẹ còn sống bên với nhau. Chúng ta không thể làm ngơ trước những ảnh hưởng kinh hoàng mà xã hội hiện nay đang có trên cảm xúc của chúng ta. Sự lệ thuộc vào máy vi tính và kỹ thuật, sự thành thị hóa nhanh chóng, tội ác, sự hung bạo, và sự hăm dọa diệt chủng bởi vũ khí nguyên tử đã ảnh hưởng nhiều người một cách sâu đậm. Như tôi đã bày tỏ, câu chuyện của Steve không phải là một trường hợp ngoại lệ. Nếu chúng ta để thì giờ quan tâm, và lắng nghe đến những người xung quanh, họ sẽ bắt đầu tin cậy chúng ta và mở lòng để chia xẻ với chúng ta những đau đớn và lo sợ của họ. Một thanh niên thượng lưu một ngày kia đến với chúng tôi xin được tư vấn (counseling). Anh ta tâm sự rằng cha của anh đã bắt anh quan sát khi ông hành hạ mẹ anh và cắt mẹ anh bằng con dao. Một em gái khác chia xẻ sự nhục nhã vì bị cưỡng hiếp bởi cha, anh em, và người ông của mình. Một thanh niên nữa tâm sự rằng cha mẹ anh đã giao anh cho ông bà vì họ không muốn nuôi anh. Anh không có ích lợi cho họ. Ông bà anh sau đó giao anh cho một viện mồ côi lúc năm tuổi, nơi mà anh bị đánh mỗi Chúa nhật bởi người cai quản nếu anh không chịu đi nhà thờ. Nhiều năm sau, anh trở thành người tin Chúa qua chúng tôi ở Afghanistan. Sau đó, anh trở về nhà với một món quà để bày tỏ tình thương và sự tha thứ đối với cha mẹ anh. Nhưng mẹ anh đã quát tháo lên và nhất quyết không cho anh vào nhà. Một người chồng trẻ tuổi đẹp trai khác đã rơi nước mắt vì anh không thể nhớ được một lần nào mà cha nói với anh rằng cha yêu anh. Chúng ta dễ quên rằng ngày nay trên thế giới vấn đề mà nhiều người mang những nỗi đau thương nội tâm là chuyện thường. Tôi đã từng thắc mắc tại sao tôi và vợ tôi thu hút nhiều người cần sự giúp đỡ quá như vậy. Tôi tự hỏi chúng tôi có điều gì bất bình thường không? Nhưng tôi kết luận rằng khi
  • 5. chúng ta là những người theo Chúa, để thì giờ quan tâm và tạo ra một không khí yêu thương, tiếp nhận, và tha thứ, nhiều người sẽ mở lòng họ cho chúng ta. Một lần kia, Sally và tôi ngồi trong phòng của một cô gái mãi dâm trong khu đèn đỏ ở Amsterdam. Chúng tôi lắng nghe trong sự ngạc nhiên khi Annerie (không phải tên thật), cởi mở tâm sự với chúng tôi về mối liên hệ của cô với một người “mối lái”. Cô ta và một cô mãi dâm khác cùng trợ giúp người này. Anh ta sống nửa ngày ở nhà Annerie và nửa ngày ở nhà cô mãi dâm kia. Khi Sally hỏi cô ta tại sao cô bỏ tiền nuôi người này khi cô biết anh ta đang sống với một người đàn bà khác, cô ta trả lời sau vài phút suy nghĩ, “Gái mãi dâm cũng cần người để cùng khóc và cười”. “Tại sao?” Tôi tự hỏi. Tại sao một cô gái mãi dâm phải trả tiền để có tình bạn? Điều gì đã xảy đến thế giới chúng ta? Tôi sẽ không bao giờ quên một buổi tâm sự với một em gái ở Cornwall. Em đã khóc rất nhiều khi kể lại em đã chịu sự bối rối như thế nào, bởi vì cha em muốn có con trai. Em đã được đặt tên của một người nam và đã cố gắng để trở thành một người con trai để làm vừa lòng cha mình, nhưng em không thể làm được. Vì thế em đã mang một vết thương lòng, tất cả chỉ vì em là con gái và cha em đã khước từ em. Tôi cũng sẽ không quên một em gái khác được lớn lên trong một gia đình “tốt”, giàu có, và tin Chúa. Em đã ước gì mình chết đi, vì mẹ luôn so sánh em với người chị đã chết, rằng chị ấy luôn giỏi giang hơn em. Cuối cùng, trong sự tuyệt vọng, em cảm thấy con đường duy nhất mà em có thể khiến mẹ yêu em và hài lòng với em là em phải chết, bởi vì mẹ em luôn có sự trìu mến khi nói về người chị đã chết của em! Vậy thì chúng ta có lạ gì khi nhiều người có hình ảnh méo mó về Chúa? Họ nhìn Chúa qua những song sắt của kinh nghiệm của họ, và nếu những kinh nghiệm này là đau thương thì nó góp phần vào ấn tượng sai lầm về Chúa. Nhiều thanh niên phản ứng rất hung bạo khi được chia xẻ rằng Chúa là một Người Cha. Họ là những trẻ mồ côi thuộc linh: đau khổ, cô đơn, bối rối, và tách rời. Nếu đặt Chúa vào những nghịch cảnh trong cuộc đời thì khi có ấn tượng xấu về Chúa vì những kinh nghiệm đau buồn, chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nhiều và sẽ khó có một mối liên hệ tốt với Chúa. Chúng ta không muốn nghe về Chúa hay nói về Ngài. Hoặc nếu chúng ta muốn biết về Chúa, chúng ta không thể đến gần trong sự yêu mến và tin cậy. Kinh Thánh cho biết điều này là “lòng buồn bã” và “trí bị nao sờn”. Châm ngôn chép “lòng khoái lạc làm cho mặt mày vui vẻ. Nhưng tại lòng buồn bã trí bèn bị nao sờn” (ChCn 15:13). “Tâm thần người nâng đỡ sự bịnh hoạn mình. Nhưng trí bị nao sờn ai chịu sao nổi” (18:14).
  • 6. Một ví dụ về một người với tâm thần tan vỡ trong Kinh Thánh là Micanh, con của vua Saulơ. Cô ta đã được nuôi dưỡng trong một hoàn cảnh đầy va chạm và tranh chấp. Cha cô là một người không kiên nhẫn, không tự tin, dễ nóng giận và ghen ghét. Chắc chắn cô ta đã bị ảnh hưởng không ít bởi sự giận dữ không kềm chế của cha cô. Sự ghen ghét của Saulơ đối với Đavít, vua tương lai đã khiến ông nghĩ kế để sát hại Đavít. Để dụ dỗ, ông đã hứa gả con gái mình cho Đavít nếu Đavít giết 100 người Philitin (kẻ thù của dân Do thái lúc bấy giờ), Saulơ nghĩ bụng “chắc chắn Đavít sẽ bị dân Philitin giết chết và hắn sẽ khuất mắt ta mãi mãi”. Nhưng bực tức thay cho Saulơ, Đavít thành công. Hơn thế nữa, Đavít làm trội hơn điều Saulơ đòi hỏi: Đavít giết 200 quân Philitin! Saulơ gả Micanh làm “giải thưởng” cho Đavít. Tuy nhiên chẳng bao lâu Đavid phải lẩn trốn trước một cơn thịnh nộ khác của Saulơ và đã để Micanh lại. Vài năm sau, Đavít trở lại và lúc đó Micanh đã lấy một người đàn ông khác. Đavít nhất quyết đòi nàng trở lại, nghịch với ước muốn của nàng và chồng mới của nàng. Cuối cùng, Micanh đã bị tách ra khỏi vòng tay của người chồng của mình và bị ép trở lại với Đavít, mặc dù người chồng của cô đau khổ và than khóc không muốn sự chia ly. Dường như Micanh bị di chuyển từ người đàn ông này đến người đàn ông khác như là một con chốt trong một ván cờ. Lòng tôi đau xót cho Micanh. Vì lớn lên trong một hoàn cảnh như vậy, thật dễ hiểu tại sao cô phản ứng lại với Đavít trong sự đắng cay. Và sau cùng sự đắng cay này đã dẫn dến sự đối đầu với Đavít. “Nhưng khi hòm của Đức Giêhôva vào thành Đavít, thì Micanh, con gái của Saulơ, dòm ngang qua cửa sổ, thấy Đavít múa nhảy trước mặt Đức Giêhôva, thì trong lòng khinh bỉ người... Đavít cũng trở về đặng chúc phước cho nhà mình. Nhưng Micanh, con gái của Saulơ, đến đón người mà nói rằng: Hôm nay vua Ysơraên được vinh hiển thay, mà ở trần trước mặt các con đòi của tôi tớ vua, làm như một kẻ không ra gì vậy! Đavít đáp với Micanh rằng: Ấy tại trước mặt Đức Giêhôva, là Đấng đã chọn lấy ta làm hơn cha nàng và cả nhà người, lập ta làm vua Chúa Ysơraên, là dân của Đức Giêhôva; phải, trước mặt Đức Giêhôva, ta có hát múa. Ta sẽ hạ mình xuống nhiều hơn nữa, tự xem mình là hèn mạt. Dầu vậy, những con đòi nàng nói đó lại sẽ tôn kính ta. Vì vậy, Micanh, con gái Saulơ, không sanh con cho đến ngày nàng thác.” (IISa 2Sm 6:16, 20-23) Micanh đã bị tổn thương trầm trọng. Thật rất khó cho cô, cũng như những người trong trường hợp của cô. Nhưng chỉ có một lối thoát khỏi ngục tù của sự đau thương, là sự tha thứ. Bạn có thể phản đối rằng điều này không thể
  • 7. làm được. Không đâu, không phải không làm được đâu! Rất khó, nhưng có thể làm được. Nhiều người đã làm được điều này và ngày nay họ đã được sự tự do. Tôi biết vì tôi đã tâm sự và cầu nguyện với nhiều người như vậy. Ngày nay có nhiều người trong tình cảnh của Micanh, nhưng họ không phải kết cuộc như cô, hay như Steve, chàng thanh niên quá hao mòn với hận thù đến nỗi anh mừng rỡ vì cha mẹ anh chết đi. Điều gì gây nên sự khác biệt này? Tấm lòng của Cha Trên Trời. Chỉ có Ngài mới thay đổi chúng ta, hàn gắn chúng ta, và ban cho chúng ta sự trọn vẹn trở lại. Nhưng trước hết chúng ta phải dò xét kỹ lưỡng tại sao chúng ta bị tổn thương. Hơn nữa, những vết thương này đang cản trở tình yêu thương của Người Cha và sự hàn gắn của chúng ta như thế nào? Tấm Lòng Cha Trên Trời Cô bé là một thiếu nữ hay e thẹn, và cao hơn một số bạn. Tôi đã rất mệt mỏi và tôi không muốn nói chuyện nữa nhất là với một thiếu niên đang vui cười. Tôi vừa giảng dạy xong cho một nhóm thiếu niên Nam Phi về tấm lòng của Cha thiên thượng và tôi rất mong muốn được nghỉ ngơi. Nhưng có một điều gì đó đã cáo trách tôi khiến tôi phải lắng nghe cẩn thận những gì em sắp nói. Câu hỏi của em dường như vô nghĩa, nhưng tôi tự hỏi không biết em đang cố gắng để tâm sự với tôi một điều gì khác không? Có lẽ câu hỏi của em chỉ là cách để duy trì cuộc đàm thoại giữa em với tôi cho đến khi em có thể tâm sự hết những gì từ đáy lòng của mình. Tôi chờ đợi, và sau khi em nói xong, tôi hỏi em có điều gì muốn nói thêm không? Em thấy lòng nhẹ hẳn lên. Sau đó, em ngồi xuống bên tôi trong một giảng đường chật hẹp, đông đúc, và nói thầm vào tai tôi. “Mục sư cho phép em khóc trên vai của mục sư nhé?” “Được”, tôi trả lời, “Nhưng em phải cho tôi biết tại sao?” Cô bé bắt đầu tuôn tràn nước mắt khi câu chuyện được bày tỏ ra. Cha em đã chết khi em còn rất nhỏ. Từ lúc đó, em không có người nào để dựa vào mà khóc, không người cha để tâm sự về những thắc mắc, thất vọng, những thành đạt trong trường học và những dự định trong cuộc sống. Trong lòng em có một nỗi đau buồn. Em rất nhớ cánh tay đã ôm ấp và an ủi em ngày nào. Cô bé khóc trên vai tôi, không e lệ, trước các bạn của em, và sau đó chúng tôi trò chuyện với người Cha thiên thượng. Chúng tôi xin Cha hàn gắn vết thương mà đã khiến lòng em thiếu vắng. Và Chúa đã làm điều đó. Vài năm sau khi tôi trở lại Nam Phi, tôi gặp lại em. Lúc đầu, tôi không nhận ra em. Nhưng sau khi em nhắc lại với tôi, những kỷ niệm tuôn tràn trở lại. Em cảm ơn tôi đã cầu nguyện với em và chia xẻ cuộc đời em đã thay đổi như thế nào. Trong thời gian ngắn ngủi đó em đã kinh
  • 8. nghiệm được tình yêu thương của Cha thiên thượng. Một trong những khải tượng tuyệt diệu nhất từ Kinh Thánh là Đức Chúa Trời chính là Cha chúng ta. Thế nhưng bạn nghĩ như thế nào khi bạn nghe chữ “cha”? Bạn có nghĩ về sự bảo vệ, chu cấp, ấm áp, dịu hiền không? Hay chữ này vẽ lên những hình ảnh khác cho bạn? Từ Kinh Thánh Chúa đã cho thấy Ngài là người Cha nhân từ, tha thứ luôn và muốn sống cùng chúng ta trong từng khoảnh khắc của cuộc đời. Đây không phải chỉ là một hình ảnh đẹp đẽ nhưng cũng là một hình ảnh xác thực. Tuy nhiên dường như mỗi người đều có một ý nghĩa khác nhau về Chúa. Lý do là vì họ vô tình gắn cảm xúc và ấn tượng của họ đối với người cha trên thế gian và những người có uy quyền vào khái niệm của họ đối với Cha thiên thượng. Những kinh nghiệm đẹp đẽ khiến chúng ta biết và hiểu Chúa, cũng như những kinh nghiệm xấu gây ra những hình ảnh méo mó về tình yêu của Chúa. Bạn có bao giờ ngẫm nghĩ tại sao chúng ta lại sinh ra trên thế gian này yếu đuối, thiếu thốn, nhưng rồi từ từ lớn lên trong thể xác, tinh thần, và cảm xúc, để trở nên một người tự lập và trưởng thành không? Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao Chúa không sinh chúng ta ra hoàn tất trong thân thể như Ngài đã dựng nên Ađam và Êva không? Tôi tin rằng Chúa muốn chúng ta sinh ra nhỏ bé, hoàn toàn lệ thuộc và bất lực, bởi vì Ngài muốn gia đình là nơi mà tình yêu của Ngài được bày tỏ ra. Chúa muốn gia đình là nơi những đưa trẻ lớn lên nhận biết mình được thông cảm, yêu mến, và tiếp nhận. Vì sống trong khung cảnh yêu thương và an toàn này, những đứa trẻ sẽ cảm thấy tự tin và sẽ có khái niệm đúng về chính mình như ý nghĩ mà Chúa có đối với các em. Các em là những đứa trẻ được yêu mến, trân trọng, quí giá, và tốt lành. Tuy nhiên, nếu lý tưởng này không xảy ra thì sao? Nếu cha mẹ bạn đã thất bại trong vài phương diện khi nuôi nấng bạn thì sao? Rất nhiều người đã chịu đau đớn và ruồng bỏ bởi gia đình mình đến nỗi những người này khó thấy được Chúa là ai. Tuy nhiên, hiểu biết được phẩm chất của Chúa là điều tối hậu nếu chúng ta muốn yêu Chúa. Tôi muốn nêu ra bảy phương diện mà dễ có quan niệm sai lầm về Chúa và tình yêu của Ngài cho chúng ta. Để dễ dàng thông đạt những điều này, tôi sẽ chỉ nói về phẩm chất Người Cha của Chúa. Tuy nhiên, rất quan trọng để chúng ta nhấn mạnh rằng Kinh Thánh dạy “Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ”. Nói một cách khác, bản chất của Chúa gồm có cả nam lẫn nữ. Vì thế nếu một gia đình không có cả cha và mẹ thì không thể bày tỏ đầy đủ được tình yêu của Cha thiên thượng, bởi vì cả hai tượng trưng những khía cạnh riêng biệt về phẩm chất của Chúa. Khi gia đình chỉ có một phụ huynh, Chúa sẽ bù đắp cho sự thiếu tình thương từ người Cha hay người Mẹ khi chúng ta cầu
  • 9. nguyện và xin Chúa giúp đỡ. Tuy nhiên, ý định của Chúa là chúng ta có cha lẫn mẹ vì khi hợp tác với nhau , cả hai phản ảnh một hình ảnh đầy đủ hơn về Chúa. Tôi muốn bạn nhìn vào quá khứ của mình và xem thử mối liên hệ của bạn với Chúa có bị ngăn trở trong bất cứ phương diện nào không? Bạn có bị ngăn trở bởi một sự thất bại, thiếu vắng tình thương chăm sóc, từ một hoặc cả hai cha lẫn mẹ của bạn trong những phương diện sau đây không? Uy quyền của Cha Mẹ Có bao giờ bạn đến nhà một người bạn và được tiếp đón bởi một chú chó con được nuôi trong nhà này không? Chó con này có thể lánh xa bạn, run rẩy sợ hãi, hoặc nhảy lên người của bạn bày tỏ tình cảm thân mật của nó qua cái lưỡi, cái đuôi và những móng chân dơ. Một chó con bị hất hủi không thể tin cậy bạn vì nó đã bị ngược đãi. Ngược lại một chú chó con vui mừng sẽ cố muốn “thoa bóp” mặt bạn với cái lưỡi của nó chứng tỏ nó có chủ nhân tốt. Và cũng như vậy là cách mà chúng ta đến gần với Chúa. Kinh nghiệm trong quá khứ ảnh hưởng sự đáp lại của chúng ta khi Chúa đưa tay Ngài cho chúng ta. Uy quyền có thể đem đến sự đau đớn cho người khác như thế nào? Hãy mường tượng một cánh cửa phòng ngủ bị đá mở toan. Một cậu bé bị đánh thức giấc giữa đêm khuya bởi một người đàn ông say rượu và giận dữ. Cậu bé kinh hoảng bị hành hạ tàn nhẫn trong đêm tơi bời bởi vóc dáng to lớn của người đàn ông mà em gọi là “cha”. Cậu bé này sẽ nghĩ gì khi em nghe chữ “cha” những năm sau này? Một em gái mãi dâm, mười lăm tuổi, với cặp mắt trống vắng, mỗi đêm làm những điều nhục mạ danh giá mình. Em không thiết đến điều gì xảy ra cho em nữa. Em đã không cảm thấy trong sạch từ khi em bị cha em cưỡng hiếp. Một cô gái mãi dâm khác ở Amsterdam nói vì sao cô lại không đòi tiền những người đàn ông đến với cô vì ông nội của cô đã làm điều đó “miễn phí”. Một thế hệ lảo đảo bước đi qua tuổi thanh thiếu niên, nhưng rồi cũng đem sự đau đớn cho chính con cái mình. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, điều này cứ vẫn tái diễn. Có ai an ủi chúng ta? Ai sẽ làm cha cho những đứa trẻ này? Cánh tay của ai sẽ rộng mở đủ để ôm ấp tất cả những đứa trẻ cô đơn trên thế giới? Ai sẽ rơi nước mắt vì sự đau đớn của chúng ta? Ai sẽ an ủi chúng ta trong sự cô đơn? Chỉ có Cha. Tấm lòng của Ngài tan vỡ vì bị những người con của Ngài khước từ, những người con mà Ngài mong muốn hàn gắn vết thương cho. Như chó con bị hất hủi, chúng ta thụt lui lánh xa Chúa nghĩ rằng Ngài cũng giống những người có uy quyền trong đời sống chúng ta. Nhưng Chúa không phải vậy. Chúa là tình yêu tuyệt hảo. Chúa là Người Cha mà đã dạy điều này cho các bậc cha mẹ, “Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con
  • 10. cái mình giận dữ, hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó” (Eph Ep 6:4). Sự trung tín của Cha Mẹ Bạn là con của Chúa và ngay lúc này Chúa đang gọi tên bạn, nhưng có lẽ trong lòng, bạn nghi ngờ sự thành tín của Ngài. Khi còn bé, bạn đã phải kinh nghiệm sự thiếu vắng của người cha vì sự chết hoặc vì ly dị. Có lẽ bạn bị “mồ côi” bởi sự đòi hỏi của nghề nghiệp của cha mẹ bạn. Hay là những sự thất hứa và sự lơ là của cha mẹ trong ký ức của tuổi niên thiếu khiến ám ảnh bạn? Bạn có từng khóc la hàng giờ khi còn bé, nhưng không ai đến để xóa dịu sự khó chịu và cơn đói của bạn? Bạn có từng khóc thút thít sau cánh cửa khóa kín khi còn bé, bị bỏ rơi một mình? Bạn có cảm thấy không thể nhận diện được sự hiện diện của Chúa với bạn không? Tấm lòng của bạn đối với Chúa mềm mại hay chai đá với sự chua cay và nghi ngờ? Có lẽ bạn nói, “Nhưng nếu Chúa yêu tôi thật nhiều, tại sao tôi không cảm nhận được Ngài và thấy Ngài?” Chúa không là người phản bội bạn đâu, mà chính những người xung quanh bạn. Quá nhiều lần chúng ta thất bại, không trở thành tiếng nói và bàn tay của Chúa cho những người chưa biết Ngài. Rất ít người chịu để mình được hướng dẫn bởi tấm lòng tan vỡ của Chúa Jesus đối với những người cần được thấy tình yêu của Ngài bày tỏ qua chúng ta. Chúa Jesus không bị thu hút đến những nơi thoải mái, nhưng đến những người đau đớn. Ngài tìm kiếm chúng ta với tình yêu của Ngài từ lúc chúng ta thở hơi thở đầu tiên đến lúc chúng ta trút hơi thở cuối cùng. Cha Trên Trời của bạn đã ở cùng bạn chập chững bước đi. Cha đã ở với bạn qua sự đau khổ và thất vọng. Ngài cũng đang hiện diện hiện nay trong giờ phút này. Ngài đã cho cha mẹ của bạn tạm thời, và trong vài năm này họ có trách nhiệm dồn dập bạn với tình thương như tình thương của Ngài. Tình yêu thương và sự an toàn của một gia đình đã được Chúa định trước để chuẩn bị cho bạn nhận lấy tình yêu của Ngài. Nếu cha mẹ chúng ta thất bại đối với chúng ta, thì chúng ta phải nhận thức điều đó, tha thứ cho họ, và tiến lên tiếp tục mở lòng mình đối với tình yêu của Chúa. Cha yêu thương của bạn đang chờ đợi bạn, ngay lúc này, với cánh tay mở rộng. Điều gì đang kềm giữ bạn? Không nhiều người biết Chúa một cách trọn vẹn với cuộc sống ngắn ngủi trên trái đất này. Nhiều người trong chúng ta như tên cướp chết trên cây thập tự kề bên Chúa. Đầu tiên thì anh ta thấy một thân thể đẫm máu, biến dạng, nhưng sau đó anh nhận ra được phẩm chất thật của Chúa, và trong giây phút cuối của cuộc đời, đã vào gia đình của Chúa qua đức tin. Chúng ta cũng phải thấy xuyên qua được sự méo mó về Chúa gây ra bởi tôn giáo và sự thương mại. Chúng ta cũng phải vượt qua những sự thất bại của những người ruồng bỏ chúng ta, và nhìn thấy được Đấng yêu thương đang mở rộng vòng tay nói
  • 11. rằng: “Còn Ta đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật” (GiGa 10:10). Nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được” (IITi 2Tm 2:13). Sự rộng lượng của Cha Mẹ Một vài năm trước đây người bạn tôi đã đến một làng quê ở Miền Nam Thái Bình Dương. Anh đã quan sát nhiều đứa bé đang chơi đùa với nhau. Và anh đã chia xẻ với tôi rằng các em này ít khi bị nghe những lời quở mắng như, “Đừng đụng vào cái này. Hãy để nó yên! Phải cẩn thận”. Những căn nhà của họ thật đơn sơ, chỉ có nền bằng đất, mái lợp tranh và những chiếc chiếu cuộn tròn được thả xuống mỗi tối để làm tường. Ngược lại, ngày nay những căn nhà tối tân đầy dẫy những thứ đồ đạc đắt tiền và mảnh mai và những máy móc hiện đại đã đem đến những lời quở trách cho các em vì bản tánh tò mò tự nhiên. Bao nhiêu lần những bà mẹ đã nổi cơn tức giận khi đứa con mình lỡ tay làm vỡ một vật đắt tiền hoặc có giá trị lưu niệm? Các em luôn được nhắc rằng đồ vật rất quan trọng và có giá trị lớn lao. Các em phải làm thể nào để chăm sóc nó. Các em ít khi nghe những lời đơn sơ, thân mật, “Cha mẹ yêu con ”. Có những ý nghĩ mà luôn được lập lại và rất tác hại xâm chiếm tiềm thức của tâm trí của các con em chúng ta. “Đồ vật quan trọng hơn tôi . Đồ vật quan trọng hơn tôi !” Chúng ta phải làm gì? Từ bỏ nhà cửa chúng ta? Dĩ nhiên là không. Nhưng chúng ta phải nhận thức rằng khái niệm của chúng ta về sự rộng lượng của Chúa có thể bị tàn phế bởi kinh nghiệm của chúng ta khi còn bé. Chúng ta phải thay đổi sự chọn lựa của chúng ta để tạo một bước đột phá (radical) ngõ hầu truyền đạt tình yêu thương của Chúa cho các con chúng ta. Thật ra sự rộng lượng là trong bẩm sinh của Chúa chúng ta. Những gì Chúa sáng tạo cho chúng ta thấy màu sắc rực rở, phức tạp và kiến trúc mà không cần phải quá công phu như vậy. Một bông hoa nhỏ đang long lanh trong nắng trên một triền núi ở Ý mang đầy ý nghĩa, mặc dù có thể mắt con người không bao giờ thấy nó. Nó không có giá trị kinh tế, nhưng nó được Chúa sáng tạo trong sự mong mỏi rằng một ngày nào đó, con cái của Ađam và Eva sẽ ngắm xem và hưởng phước bởi vẻ đẹp của nó. Sự biểu lộ lớn nhất về tấm lòng Người Cha của Chúa dường như đến từ sự quan tâm của Ngài vào các chi tiết của cuộc sống. Ngài ao ước chúng ta được hưởng nhiều cái bất ngờ bởi sự ban cho đặc biệt của Ngài. Những sự vui thú nho nhỏ, những vật quí báu mà chỉ có Cha mới biết chúng ta đang ao ước. Chúa không phải là một Người keo kiệt, luôn muốn chiếm đoạt, hoặc theo chủ nghĩa vật chất. Chúng ta dùng con người như đồ vật nhưng Chúa dùng đồ vật để ban phước cho con người. Con người có giá trị vô cùng, gấp
  • 12. nhiều lần so với đồ vật. Chúa bày tỏ sự rộng lượng của Chúa qua nhiều cách hơn là chỉ qua những vật chất. Ngài cho chúng ta thấy những gì mà không chạm đến được nhưng nó có giá trị lớn hơn nhiều như: sự tha thứ, sự thương xót, và tình yêu. Tình yêu của Cha Mẹ Bạn có biết đối với Chúa bạn rất hấp dẫn hay không? Một trong những điều cản trở Ngài là khi chúng ta cảm thấy xác thịt chúng ta rất ghê tởm trước mặt Chúa. Khi con trai tôi bị lấm bùn ở sau nhà, tôi bồng em lên, tắm rửa em bằng vòi nước. Tôi ghét bùn đã làm bẩn con tôi, chứ không phải tôi ruồng bỏ con tôi. Đúng vậy, bạn đã phạm tội. Thật như thế, bạn đã phá vỡ trái tim của Chúa. Nhưng bạn vẫn là trung tâm điểm của tình yêu của Chúa - con ngươi của mắt Chúa. Ngài là người đeo đuổi chúng ta với tấm lòng tha thứ. Chúng ta nói rằng, “tôi tìm được Chúa”, nhưng thật ra, Chúa đã tìm được chúng ta sau bao nhiêu năm qua. Nhiều trẻ em, nhất là các em trai, đã lớn lên trong sự thiếu vắng tình thương. Các em không được Cha mình thể hiện tình cảm một cách rõ rệt hoặc không được thông cảm khi các em bị đau khổ. Bởi vì con người có khái niệm sai lầm về nam nhi, chúng ta được khuyên rằng, “Con ơi, đừng khóc. Con trai không được khóc”. Chúa Jesus không như vậy. Sự thương xót và thông cảm của Ngài vô bờ bến. Ngài cảm thấy sự đau xót của chúng ta sâu đậm hơn chính chúng ta nữa vì Ngài nhạy cảm gấp mấy lần đối với sự đau khổ hơn chúng ta. Bạn có thể đã lảng quên hầu hết những nỗi đau buồn của bạn nhưng Chúa không quên. Ngài nhớ tuyệt đối từng thời điểm của đời sống bạn. Nước mắt bạn đang hòa trộn với nước mắt Ngài, ngay trong lúc này. Chúa đã ở cùng bạn khi bạn chịu sự trêu chọc ác độc của bạn bè trên sân trong trường và khi bạn bước đi một mình, cố tránh ánh mắt của những người xung quanh. Khi bạn ngồi một mình trong lớp toán, bối rối và chán nản, Ngài đã ở cùng bạn. Khi lên bốn tuổi, bạn bị lạc và lang thang rất sợ hãi trong đám đông, Chúa là Người cảm động tấm lòng của người phụ nữ hiền lành đó để giúp bạn tìm mẹ bạn. “Ta đã dùng dây nhân tình dùng xích yêu thương kéo chúng nó đến” (OsHs 11:4). Đôi khi chúng ta không hiểu Chúa yêu chúng ta mê mẫn như thế nào. Cha mẹ bạn có thể khoe những tấm hình của bạn trong album. Nhưng điều đó làm sao so sánh được với khả năng vô hạn của Chúa để cùng vui sướng trước sự thành công của bạn. Chúa chính là Người đã nghe chữ đầu tiên phát ra từ miệng bạn. Những giờ phút mà bạn đã tìm tòi với những bàn tay bé nhỏ của bạn đã đem sự vui thỏa thật nhiều cho Cha Trên Trời. Những điều quý nhất của Chúa là những kỷ niệm về những tiếng cười trong quá khứ của bạn.
  • 13. Chưa hề có một em bé như bạn và sẽ chẳng bao giờ có một em bé như bạn. Môise có một lần chúc phước cho các chi phái Ysơraên. Ông chúc phước cho một chi phái nọ rằng họ sẽ đặt nơi cư ngụ của họ giữa vai của Chúa (PhuDnl 33:12). Đây thật là một lời chúc phước tuyệt diệu. Đó cũng là nơi chúng ta cư ngụ. Dưới mắt con người dù chúng ta trở thành một người đầy uy quyền danh tiếng hay có chức vị quan trọng chúng ta sẽ không bao giờ ngưng là em bé trong cánh tay của Chúa. Sự hiện diện của Cha Mẹ Có một phẩm chất về Chúa mà ngay cả người cha mẹ tốt nhất cũng không thể làm được. Đó là khả năng của Chúa hiện diện với bạn luôn luôn. Là cha mẹ chúng ta không thể quan tâm cho con cái hai mươi bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày. Chúng ta là những tạo vật hạn chế mà không thể quan tâm đến nhiều việc cùng một lúc được. Nhưng Chúa thì khác. Không những Ngài có thể ở cùng bạn luôn luôn, Ngài còn quan tâm đến bạn trọn vẹn. “Lại hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài vì Ngài hay săn sóc anh em” (IPhi 1Pr 5:7). Chúa luôn luôn có những ý nghĩ trìu mến đối với bạn, làm như là chỉ có một mình bạn trên thế giới này thôi vậy. “Ngài làm điều đó như thế nào? Làm thế nào Ngài có thể quan tâm mật thiết đến với hàng tỉ người cùng một lúc”. Tôi không biết, nhưng tôi biết điều này không khó gì đối với Đấng sáng tạo thế gian. Ai biết được Ngài làm như thế nào? Hãy cứ vui hưởng điều này đi! Cha mẹ của bạn thường bận tâm với những công việc của họ, và đôi khi không chú ý gì đến những sự xảy ra nho nhỏ trong đời sống của bạn. Nhưng Chúa thì không phải vậy Chúa rất quan tâm. Chúa là Đấng coi trọng về chi tiết. Tại sao Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời đếm từng sợi tóc trên đầu bạn? Không phải là vì Đức Chúa Trời quan tâm đến toán học trừu tượng đâu. Ngài không phải là một máy vi tính mà đang cần những dữ kiện. Hình ảnh này cho chúng ta thấy rằng Chúa biết chúng ta rất chi tiết và Ngài quan tâm đến đời sống chúng ta. Hãy tưởng tượng một em trai đã làm việc suốt buổi chiều đóng đinh những miếng gỗ vụn. Cuối cùng em từ nhà kho đi ra và khoe với mẹ chiếc tàu chiến ba tầng. Em rất mong đợi cha về nhà. Hôm nay cha về trễ. Vào lúc 6.30 một người đàn ông mệt mỏi và bận tâm cuối cùng về đến nhà. Thức ăn tối đã nguội lạnh và đang chờ ông cũng như nhiều việc sửa chữa khác cần làm trong nhà. Em bé vui mừng hãnh diện khoe cho cha chiếc tàu này. Nhưng ông chỉ nhìn thoáng qua và cứ miệt mài với cái máy tính. Người cha không thấy, nhưng Chúa đã thấy. Cha Trên Trời luôn luôn thấy, và luôn luôn sung sướng nhận lấy những gì tay bạn đã làm. Ngài đã đang và sẽ luôn luôn là Người Cha thật của bạn. Đừng bao giờ bực tức đối với những thất bại của cha mẹ bạn. Họ chỉ là những em bé đã lớn lên và cũng đã có em bé khác. Ngược lại hãy vui mừng trong tình yêu thương tuyệt diệu của Cha Trên Trời.
  • 14. Sự chấp nhận của Cha Mẹ Chúng ta đang sống trong một xã hội nhấn mạnh công suất của con người. Sự tiếp nhận luôn luôn có điều kiện. Nếu bạn được chọn vào đội banh, nếu bạn đem về nhà những điểm tốt, nếu bạn có dung nhan đẹp đẽ, nếu bạn có tiền, nếu bạn thành công thì bạn được thừa nhận và “được yêu”. Nhưng Chúa là Chúa của tình yêu thương vô điều kiện . Tình yêu thương của Chúa không dựa vào năng suất. Chúa yêu chúng ta vì Chúa là tình yêu thương . Những lời hứa của Chúa có điều kiện. Chúng ta phải vâng lời mới được phước. Nhưng tình yêu của Ngài vô điều kiện. Điều này có nghĩa là bởi vì Chúa là tình yêu thương, bởi bản tính và sự lựa chọn của Ngài chúng ta không cần phải làm gì để khiến Chúa yêu chúng ta. Chúng ta cần phải đến với Chúa để nhận tình yêu của Ngài, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải trở thành một người thánh thiện trước. Cứ đến ngay lúc này. Bạn chỉ cần thành thật với Ngài. Chúa rất vui sướng để tha thứ cho bạn. Mặc dù trong quá khứ bạn đã chống nghịch cùng Chúa mạnh liệt như thế nào, nhưng Ngài vẫn yêu bạn. Có lẽ bạn không có khả năng để nhận lãnh tình yêu và sự tán thưởng của Chúa. Một mối tình thật sự phải có sự trao tặng và nhận lãnh của tình yêu. Hãy tưởng tượng rằng một ngày kia tôi cảm thấy yêu đương và quyết định mua cho vợ tôi một đóa hoa và sau đó tặng vợ tôi và nói rằng: “Anh yêu em, Sally”. Thí dụ sau đó vợ tôi đi lấy tiền để trả cho đóa hoa này. Bạn nghĩ tôi sẽ cảm thấy như thế nào. Chắc chắn tôi không muốn vợ tôi làm điều đó! Tôi chỉ muốn vợ tôi đáp lại tình yêu mà tôi dành cho vợ tôi. Tôi muốn biết vợ tôi yêu tôi như tôi yêu vợ tôi. Bạn phản ứng như thế nào đối với Chúa nếu Ngài nói rằng Ngài yêu bạn? Bạn có thể nhận tình yêu của Ngài mà không phải rối rít làm điều này điều kia để được Ngài tán thành không? Một trong những hình ảnh đẹp nhất của sự bình an và thỏa lòng của con người là hình ảnh của một em bé đang ngủ trong vòng tay của mẹ, sau khi no nê. Đứa bé không còn bực bội và đòi hỏi nữa nhưng nghỉ ngơi trong sự ôm ấp của cánh tay yêu thương. Một sự vui thỏa đậm đà tràn dâng vào âm thanh của những bài ca ru ngủ của những người mẹ trong lúc này. Trong Kinh Thánh tiên tri Sôphôni có chép về tình cảm tương tự mà lòng của Chúa dành cho chúng ta “Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi ở giữa ngươi; Ngài là Đấng quyền năng sẽ giải cứu ngươi: Ngài sẽ vui mừng cả thể vì cớ ngươi; vì lòng yêu thương mình Ngài sẽ nín lặng; và vì cớ ngươi Ngài sẽ ca hát mừng rỡ” (SoXp 3:17). Chúa đã yêu bạn rồi. Suốt cuộc đời bạn đã phải gắng sức có thành tích và tranh đấu. Kể cả khi là một em bé bạn đã bị so sánh với những em bé khác. Người này nói bạn mập quá hay ốm quá, hoặc thừa hưởng cái chân của cha bạn hoặc mũi của mẹ bạn. Nhưng Chúa đã vui sướng với sự đặc biệt của bạn
  • 15. và Ngài vẫn đang vui sướng. Đúng, trong đời sống bạn và qua đời sống bạn có bao nhiêu chuyện cần làm. Sẽ có những ngày mà Chúa cho bạn thấy sự thông hiểu sâu sắc trong lãnh vực tội lỗi và ích kỷ của đời sống bạn mà cần được thay đổi và vâng phục. Nhưng Chúa không phải lúc nào cũng đòi hỏi sự thay đổi. Chúa biết sự hạn chế của chúng ta và Ngài ban cho chúng ta quyền năng và ân điển để làm công việc mà Chúa đòi hỏi chúng ta. Chúa rất dịu hiền và thương xót. Nhiều lúc Chúa chỉ nói “Ta yêu con”. Ngay cả khi Chúa không vui với những gì chúng ta đã làm, Chúa vẫn yêu chúng ta. Con tôi có lần học được một bài hát mà tóm tắt được tình yêu thương vĩ đại mà Chúa đã cho chúng ta. Chúa Giêxu yêu tôi khi tôi làm tốt, Khi tôi làm những điều tôi nên làm. Chúa Giêxu yêu tôi khi tôi làm xấu, Mặc dù Ngài rất đau buồn. Sự truyền thông của Cha Mẹ Bạn có cảm thấy khó khăn nhìn thẳng vào mắt của người mà mình đang nói chuyện không? Có phải trước đây những lúc duy nhất mà bạn nhìn thẳng vào mắt của cha mẹ bạn là những lúc họ la mắng và chỉ trích bạn không? Sự giao thông một cách cởi mở và ấm cúng thì rất khó cho nhiều cha mẹ nhất là những người cha. Nhưng Chúa luôn luôn nói lên tình yêu của Ngài cho chúng ta. Thật vậy Ngài yêu chúng ta đến nỗi Ngài ban cho chúng ta Con Một của Ngài, hầu cho ai tin Con ấy không bị hư mất nhưng được sự sống đời đời (GiGa 3:16). Một em gái có lần nói với tôi rằng em không thể cầu nguyện. Dường như thiên đàng là một bức tường đá. Em không nhớ bao giờ nghe được tiếng Chúa nói trong lòng em. Khi chúng tôi cầu nguyện với nhau em nhận thấy rằng em coi Chúa như cha ruột của mình - một người tốt, nhưng là một người rất yên lặng và nhút nhát. Ông ta ít khi nói chuyện với con mình và không bao giờ nói với chúng rằng ông yêu chúng. Khi cô ta thú nhận rằng cha cô ta đã là một người yếu đuối kể cả phụ lòng em, em đã có thể tha thứ và chấp nhận ông như vậy. Điều này đã mở rộng một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ trong mối liên hệ của em với Chúa. Đức tin đã được tuôn ra trong lòng em để em cầu nguyện, biết rằng Chúa yêu em và em đã nghe được tiếng Chúa. Nếu bạn thấy bạn bị cản trở trong mối liên hệ với Chúa, bởi vì một số thất bại của cha mẹ bạn thì hãy đem những điều này đến với Chúa. Bạn phải tha thứ trong tấm lòng đối với những người đã xúc phạm đến bạn. Nếu bạn không tha thứ sự cay đắng sẽ hủy diệt bạn và bạn sẽ không thấy được sự bình an với Chúa. Hãy cũng nhận thức rằng không phải chỉ một mình bạn là như vậy đâu. Tôi chưa hề gặp một người toàn hảo hoặc một bậc phụ huynh mà không có lỗi lầm. Tất cả mọi người đều phải chịu những sự đau khổ khác nhau trong cuộc sống. Điều quan trọng là bạn biết thật sự Chúa là ai chứ
  • 16. không phải bạn nghĩ Chúa là ai. Ngài là bậc cha mẹ toàn hảo. Ngài luôn luôn kỷ luật trong tình yêu thương. Ngài là thành tín, rộng lượng, nhơn từ và công bằng. Ngài yêu bạn là một người đặc biệt đối với Ngài. Bạn có muốn nhận tình yêu thương và trìu mến của Ngài không? Bạn có muốn mở lòng và bước vào một mối liên hệ mật thiết với Người Cha thật sự không? Ngài đang kiên nhẫn chờ đợi bạn đến với Ngài. Người Cha Chờ Đợi Người ta nói với tôi rằng lần đầu tiên Sawat lên lầu thượng của khách sạn, anh rất sửng sốt. Anh ta không bao giờ nghĩ rằng có những việc như vậy. Mỗi phòng có một cửa sổ nhìn ra hành lang và trong mỗi phòng có một cô gái. Một số trông lớn tuổi và đang đùa giỡn. Nhưng nhiều cô chỉ có mười hai hoặc mười ba, và có em nhỏ hơn nữa. Họ trông bối rối và sợ hãi. Đây là lần đầu tiên Sawat bước vào thế giới mãi dâm của Bangkok. Tất cả đều bắt đầu trong sự ngây thơ khờ dại, nhưng chẳng bao lâu anh đã bị sa vào tội lỗi như một miếng gỗ trong một dòng sông giận dữ. Dòng sông này quá mạnh và quá nhanh đối với anh. Chẳng bao lâu anh bắt đầu bán thuốc phiện cho những khách hàng và thương lượng để đem du khách đến khách sạn. Anh đã hạ thấp đến độ giúp đỡ mua bán những thiếu nữ, thiếu niên, một vài em chỉ chín hoặc mười tuổi. Đây là một sự thương mại ghê tởm, và anh trở thành một trong những “nhà thương mại” trẻ tuổi và quan trọng. Sawat trở thành một nhân vật chính yếu trong những nhà thương mại lớn nhất và ghê tởm nhất trên thế giới: kinh doanh về tình dục ở Thái Lan. Người ta ước lượng rằng có trên 10% của tất cả thanh thiếu niên nữ ở Thái Lan trở thành gái mãi dâm. Những lầu thượng của đa số các khách sạn được dùng làm điều này. Những phòng sau của các sàn nhảy, tiệm rượu cũng vậy. Mặc dù việc làm này không được khuyến khích bởi gia đình vua chúa của Thái Lan, nhiều gia đình nghèo khổ vẫn bán con gái của họ để trả nợ. Ai biết được các em bé, nhiều em chỉ mười tuổi, nét mặt sợ hãi này sau này sẽ trở nên như thế nào sau khi các em không còn “hấp dẫn” nữa? Sawat làm nhục gia đình và danh dự của cha mình. Anh đã đến Bangkok để trốn thoát khỏi cuộc sống buồn tẻ ở thôn quê. Anh ta đã tìm được sự thích thú, và khi sống giàu có trong cuộc sống bẩn thỉu này, anh đã trở nên rất nổi tiếng. Nhưng chẳng bao lâu, thế giới của anh bắt đầu sụp đổ. Nhiều điều không may đã xảy ra cho anh: anh bị cướp và khi bắt đầu gây dựng lại, anh bị bắt giam. Tất cả mọi việc đã thất bại. Có tiếng đồn trong xã hội đen rằng anh là mật vụ của cảnh sát. Cuối dùng, anh bị hất hủi và sống trong một xó bẩn thỉu kế bên đống rác trong thành phố.
  • 17. Ngồi trong xó này, anh nhớ về gia đình anh, nhất là cha anh. Anh nhớ lời cha anh trước khi anh lìa nhà ra đi: “Cha đang chờ đợi con”. Cha anh là một người Cơ đốc nhân từ ở một làng ở miền nam, gần biên giới Mã Lai. Liệu cha anh vẫn chờ đợi anh sau tất cả những gì anh đã làm, gây hổ nhục cho danh dự của gia đình không? Liệu cha anh sẽ tiếp nhận anh về nhà sau khi anh đã khước từ tất cả những gì anh học về Chúa? Đã có tiếng đồn về đến thôn làng của gia đình anh về cuộc sống tội lỗi và tội ác của anh. Cuối cùng anh ta nghĩ ra một chương trình. Anh viết, “Cha yêu dấu, con muốn quay về nhưng con không biết cha sẽ nhận con sau khi tất cả những điều con đã làm. Con đã phạm tội rất lớn đối với cha, xin cha tha thứ cho con. Tối thứ bảy này con sẽ ngồi trên xe lửa đi ngang làng chúng ta. Nếu cha còn đợi chờ con, xin cha treo miếng vải trên cây bồ đề trước nhà cho con biết”. Trên chuyến xe lửa về nhà, anh suy nghĩ về cuộc đời tội lỗi của anh. Anh biết cha anh có toàn quyền để từ chối gặp lại anh. và khi chiếc xe bắt đầu về đến làng, anh ta trở nên rất lo lắng. Anh sẽ phải làm gì nếu không có miếng vải treo trên cây trước nhà? Ngồi đối diện với Sawat là một người lạ nhân từ đã để ý rằng chàng trai đồng hành với mình bắt đầu trở nên rất lo lắng. Cuối cùng Sawat không thể chịu đựng áp lực trong lòng nữa. Câu chuyện của anh tuôn tràn ra. Anh chia xẻ với người này tất cả. Khi họ bắt đầu vào làng, Sawat nói: “Ông ơi, tôi không thể nhìn được. Ông có thể nhìn xem cho tôi không? Nếu cha tôi không tiếp nhận tôi về nhà thì sao?” Sawat vùi đầu mình giữa hai đầu gối. “Ông có thấy không? Trong làng chỉ có một nhà có cây bồ đề trước cửa”. “Anh ơi, cha anh không có treo một miếng vải... Hãy nhìn xem! Này, ông ta đã bao phủ trọn cây bồ đề bởi rất nhiều tấm vải trắng”. Sawat không thể tin được mắt anh. Thật vậy cây bồ đề đã được bao trùm, và trước sân người cha già của anh đang vui mừng nhảy nhót và đang vẫy một miếng vải trắng! Người Cha của anh chạy đến gần xe lửa. Khi xe ngừng tại trạm, người cha ôm chầm lấy người con, nước mắt tuôn ra vì vui mừng “Cha đã chờ đợi con!” ông ta lớn tiếng reo mừng. “Ngài lại phán rằng: Một người kia có hai con trai. Người em nói với cha rằng: Thưa cha, xin chia cho tôi phần của mà tôi sẽ được. Người cha liền chia của mình cho hai con. Cách ít ngày, người em tóm thâu hết, đi phương xa, ở đó, ăn chơi hoang đàng, tiêu sạch gia tài mình. Khi đã xài hết của rồi, trong xứ xảy có cơn đói lớn; nó mới bị nghèo thiếu, bèn đi làm mướn cho một người bổn xứ, thì họ sai ra đồng chăn heo. Nó muốn lấy vỏ đậu của heo ăn mà ăn cho no, nhưng chẳng ai cho. Vậy nó mới tỉnh ngộ, mà rằng: tại nhà cha ta, biết bao người
  • 18. làm mướn được bánh ăn dư dật, mà ta đây phải chết đói! Ta sẽ đứng dậy trở về cùng cha, mà rằng: Thưa cha, tôi đã đặng tội với trời và với cha, không đáng gọi là con của cha nữa; xin cha đãi tôi như đứa làm mướn của cha vậy. Nó bèn đứng dậy mà về cùng cha mình. Khi còn ở đàng xa, cha nó thấy thì động lòng thương xót, chạy ra ôm lấy cổ mà hôn. Con thưa cùng cha rằng: Cha ơi, tôi đã đặng tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con của cha nữa. Nhưng người cha bảo đầy tớ rằng: hãy mau mau lấy áo tốt nhứt mặc cho nó; đeo nhẫn vào ngón tay, mang giày vào chơn. hãy bắt bò con mập làm thịt đi. Chúng ta hãy ăn mừng vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống, đã mất bây giờ lại thấy được. Đoạn, họ khởi sự vui mừng” (LuLc 15:11-24) Thật là một hình ảnh tuyệt đẹp về Chúa được bày tỏ qua hai câu chuyện này. Câu chuyện trong Kinh Thánh thường được gọi là “đứa con hoang đàng” nhưng tôi nghĩ đúng hơn thì nên gọi là “người cha chờ đợi”. Có ba khía cạnh về phẩm chất của người cha trong hai câu truyện này nhất là câu chuyện trong Kinh Thánh, để giúp chúng ta hiểu tấm lòng Cha Trên Trời. Cha đã yêu con mình đủ đến nỗi cho phép con lìa gia đình . Người cha đã bỏ nhiều thời giờ để chuẩn bị cho con mình được trưởng thành trong phong tục của người Do Thái. Điều này có nghĩa là để nhiều giờ để dạy con mình về luật pháp của Chúa. Dù ông biết con có thể gặp những trắc trở như thế nào khi bỏ nhà đi và dù ông đã cố gắng chuẩn bị cho anh trở thành một người công chính và trách nhiệm trong xã hội Do Thái, nhưng ông đã khôn ngoan cho phép con ông đi không phản đối cũng không áp lực. Người Cha này hiểu được mục đích của kỷ luật và huấn luyện. Ông không muốn có sự vâng lời bên ngoài, ông muốn chiếm hữu tấm lòng của người con. Bấy giờ người con đã đến tuổi xin phần gia tài, như phong tục người Do Thái, cho phép. Người cha đồng ý mặc dù rất buồn khi thấy người con cứng đầu của mình đã nhẫn tâm và tự cao khi đòi hỏi một phần của gia tài khi còn trẻ như vậy. Người cha đã tạo cơ hội để có mối liên hệ thật sự qua sự sẵn sàng cho phép người con sự tự do này. Mặc dù bên trong ông đau buồn về đứa con, ông không cố ép người con có mối liên hệ với mình. Ông chỉ sẵn sàng phục vụ người con như ông đã luôn làm. Ông không cho người con sự tự do vì đồng ý với con, nhưng vì ông yêu con và vì ông đủ khôn ngoan để chờ đợi khi người con muốn có sự liên hệ này. Ông đã dành rất nhiều năm hướng dẫn con đi đúng hướng. Ông đã để hàng trăm giờ để dạy con tìm kiếm từ luật pháp của Chúa. Ông đã vun xới tình bạn với con từ khi con ông sinh ra. Bây giờ người con phải chọn lựa. Và người cha đã để anh đi. Ông biết rằng nếu ông ép buộc người con ở lại là ông đòi hỏi sự vâng phục theo khuôn khổ bên ngoài nhưng không có mối liên hệ bên trong. Ông hiểu Chúa đủ để biết rằng
  • 19. một người có thể sống dưới luật pháp Môise, mà đồng thời trong lòng có thể thờ phượng và ao ước theo những thần khác. Không, ông muốn một mối liên hệ với người con hơn là sự vâng lời vì ép buộc. Nhưng ông phải chờ đợi đến khi người con sẵn sàng làm điều này. Ông sẽ cầu nguyện và chờ đợi. Tấm lòng của ông sẽ theo con ông, nhưng ông phải chờ đợi đến khi anh về nhà. Khi một người cha đối phó như vầy đối người con chống nghịch, điều này cho thấy người cha hiểu được tấm lòng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã quyết định cho con người sự tự do. Và khi Ngài làm điều này, Ngài đã sẵn sàng gánh chịu sự khước từ của con người. Chúa không muốn có một “tôn giáo”, nghĩa là một sự vâng lời một cách ép buộc vào những luật pháp. Ngài muốn một mối liên hệ từ đáy lòng với những người đã sáng tạo. Ban cho con người sự tự do lựa chọn là một sự nguy hiểm. Nhưng nếu không có sự nguy hiểm này thì sẽ không có một mối liên hệ chân thật. Không phải Ngài muốn chúng ta có quyền lựa chọn chống nghịch lại Ngài. Tuy nhiên một giải đáp nào khác ngoài sự tự do cá nhân của chúng ta sẽ xúc phạm đến mối liên hệ chân thật. Sự tự do này có thể bị xúc phạm nếu chúng ta không cho người khác chính sự tự do mà Chúa đã ban cho chúng ta. Nếu chúng ta ép buộc đức tin hoặc sự vâng lời của người khác vào khuôn khổ quá áp lực, sự hăm dọa, qui luật, “chiến tranh lạnh”, đòi hỏi quá đáng hoặc những thủ đoạn khác, thì chúng ta phá hủy điểm chính yếu của Cơ đốc Giáo. Việc này phá hủy ân điển của Chúa và dẫn đến chủ nghĩa theo luật pháp tôn giáo. Nhiều khi những kẻ thiếu tự tin thường tìm sự bảo an qua sự vâng theo khuôn khổ bên ngoài của luật pháp tôn giáo, hoặc sự hài lòng của con người, thay vì đặt đức tin vào mối liên hệ mật thiết với Chúa Giêxu vì cái chết của Ngài trên cây thập tự. Ông đã yêu con mình sâu đậm đến nỗi ông trông nom mỗi ngày chờ đợi con ông về . Có một người kia mỗi tối đến tòa giảng lớn để nghe một nhà truyền giáo danh tiếng giảng Tin lành. Đêm này qua đêm nọ ông đã đến. Nhưng lòng ông không cảm động, nhất quyết rằng ông không cần phải bước lên khi được kêu gọi tin Chúa. Ông ta nghĩ rằng, “Tôi có thể cầu nguyện ở đây ngay chỗ tôi ngồi”. Và mỗi đêm ông trở lại để nghe tiếp tục và luôn ngồi đúng chỗ cũ. Đêm này qua đêm nọ một người tiếp tân trẻ tuổi lịch sự mời người khách giàu có này bước lên để tiếp nhận Chúa Giêxu. Và mỗi lần như vậy ông ta nói với người tiếp tân trẻ tuổi rằng “Tôi có thể cầu nguyện tại đây, ngay chỗ tôi ngồi. Tôi không cần phải bước lên để cầu nguyện hay trở thành một người tin Chúa”. Và sau đó người tiếp tân luôn luôn trả lời lịch sự, “Tôi xin lỗi ông, nhưng ông lầm rồi. Ông không thể cầu nguyện ở đây. Ông phải bước lên nếu ông muốn hứa nguyện dâng mình để tiếp nhận Chúa Giêxu làm Chúa và Đấng Cứu rỗi của ông”. Cuộc đàm thoại
  • 20. như vầy lập lại dường như hằng đêm, nhưng người đàn ông này nhất định không chịu bày tỏ “Cảm xúc trước tập thể”. Nhưng đến đêm cuối cùng sau nhiều đêm truyền giảng. Người thượng khách này vẫn ngồi chỗ cũ mà ông ta đã ngồi nhiều đêm trước. Người giáo sĩ giảng xong và lần cuối cùng ông mời thân hữu đáp ứng bằng cách bước lên trên tòa giảng để chứng tỏ tấm lòng muốn dâng mình cho Chúa Giêxu. Một lần nữa người tiếp tân mời người khách này bước lên trên. Anh ta nói rằng “Tôi sẽ bước đi với ông nếu ông muốn bước lên phía trên để dâng cuộc sống cho Chúa”. Lần này người đàn ông ngước lên, mắt đẫm lệ. Ông đã được cảm động sâu sắc qua bài giảng. Ông đáp lại với anh tiếp tân: “Xin anh bước lên với tôi, tôi cần dâng đời sống tôi cho Chúa. Tôi sẵn sàng bước lên để cầu nguyện”. Người tiếp tân trẻ tuổi liền đáp lại: “Ông ơi, ông không cần bước lên để tiếp nhận Chúa. Ông có thể cầu nguyện tại đây nơi ông đang ngồi”. Khi người thượng khách này đã chịu hạ mình xuống thì Chúa mới có thể đáp ứng lại với ông ngay vị trí của ông. Đứa con lầm lạc cuối cùng đã có thái độ như vậy. Anh ta đã nhận thấy tội lỗi của mình. Và sau đó sự thay đổi đã xảy ra trong lòng anh. Người cha của anh đã muốn anh nhận thức sự đau đớn và buồn rầu về tội lỗi của anh. Người cha thiết tha ao ước có một mối liên hệ từ đáy lòng với người con bướng bĩnh, nhưng ông biết điều này không thể có được nếu người con không thay đổi lòng. Mỗi ngày người Cha đứng ở cuối đường và chờ đợi con mình. Ông ta rất mong người con trở lại. Thật sự kiên nhẫn và sự thương xót của ông lớn lắm thay. Người con không thể đổ lỗi cho người cha vì nan đề của mình. Cuối cùng anh ta đã phải ăn với heo vì sự ngu xuẩn của anh. Nhưng sau khi nhận thức được sự ngu xuẩn của mình, anh ăn năn về sự ích kỷ của mình và quyết định quay trở về nhà với người cha đang chờ đợi. Trong câu truyện này ân điển và sự ăn năn đến với nhau. Vì anh biết Cha mình rất yêu thương, anh đã quyết định trở về nhà, sau khi nhận thức thái độ và hành động sai lầm của mình. Sự nhận thức về tình yêu thương của người cha cuối cùng đã đem anh đến vị trí ăn năn. Tôi tin rằng khi chúng ta biết đến Cha Trên Trời là khi chúng ta yêu Ngài! Và yêu Cha Trên Trời là trở lại với Ngài. Cha Trên Trời của chúng ta mong mỏi chúng ta quay về. Dù nhu cầu bạn là gì, Cha Trên Trời đang chờ đợi bạn quay trở về với Ngài. Kinh Thánh dạy rằng: “Đức Giê-Hô-va còn chờ đợi để làm ơn cho các ngươi Ngài sẽ được tôn lên mà thương xót các ngươi” (EsIs 30:18). Một câu Kinh Thánh khác chép rằng: “Các ngươi không nhận biết lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đem các ngươi đến sự ăn năn sao?” (RoRm 2:4). Chúa là người Cha chờ đợi. Người Cha đã yêu người con đến nổi khi người con trở về nhà ông không
  • 21. lên án người con vì lỗi lầm của nó, nhưng đã tha thứ và mở tiệc lớn ăn mừng ! Thật là một người cha cao quý! Thật vậy, khi chúng ta đọc câu chuyện trong Kinh Thánh này một lần nữa chúng ta sẽ nhận thấy rằng người cha này không những chỉ là người Cha chờ đợi mà còn là người cha chạy đến. Khi ông thấy đứa con bẩn thỉu, mệt mỏi và tội lỗi bước đến từ đằng xa, đang đắn đo và lo ngại, không biết người cha sẽ đối xử với mình như thế nào, thì người cha đã chạy đến quàng tay và ôm chầm lấy con mình. Người Cha đã không cầm giữ tình cảm của mình đối với người con mà đã phạm tội. Ông ta đã tha thứ hoàn toàn. Niềm vui của ông ta nói lên tất cả điều đó. Hãy nhìn xem tình yêu thương mà Cha trên trời dành cho chúng ta. Ngài gọi chúng ta “con trai” hoặc “con gái”. Chúng ta là hoàng tử và công chúa. Chúng ta thuộc về Vua trên trời. Ngài là Cha của chúng ta! Ngài không ép buộc chúng ta thuộc về Ngài. Đây là quyền lựa chọn của chúng ta. Và khi chúng ta phản nghịch và hành động trong sự ích kỷ, Ngài không trở nên lạnh lùng hay chai đá và từ bỏ chúng ta Ngài khóc vì chúng ta và chờ đợi chúng ta. Mỗi ngày Ngài tìm kiếm chúng ta, lo lắng, chờ đợi chúng ta. Và khi chúng ta trở lại Ngài mở một tiệc lớn để vui vẻ ăn mừng. Chúa không bỏ qua sự chống nghịch và ích kỷ của chúng ta. Ngài rất đau lòng khi thấy chúng ta làm khổ chính mình và những người khác. Điều này là sai và chúng ta biết điều đó vì Ngài đã nói với chúng ta nhiều lần. Nhưng sự đau đớn của Chúa, tấm lòng tan vỡ của Ngài, sự thương xót của Chúa, và sự sẵn sàng ban cho chúng ta thật nhiều tình yêu mà cuối cùng chiếm hữu tấm lòng của chúng ta. Biết Ngài là yêu Ngài và yêu Ngài là vâng lời Ngài. Chúng ta không nên nghĩ rằng vì Ngài dễ tha thứ, tình yêu Ngài là ủy mị và mềm yếu. Ngài rất mạnh mẽ. Ngài có thể gầm lên như sư tử. Trong sự yên lặng của Ngài thì có một sức mạnh vĩ đại. Không ai biết về Ngài có thể nghi ngờ điều đó. Ngài không phải là một Đức Chúa Trời rỗng tuếch. Sự thù ghét tội ác của Ngài không cho phép chúng ta có sự hai lòng. Nhưng sự thương xót của Ngài là vô hạn đối với những người cần đến Ngài. Ngài thấy tấm lòng của chúng ta. Ngài biết ý tưởng sâu sắc nhất của chúng ta. Dưới ánh mắt thánh khiết và soi thủng của Ngài thì có sự bình an cho những người thiết tha muốn vào gia đình của Ngài. Kinh Thánh diễn tả bản chất của người Cha chờ đợi qua nhiều phương diện. Không chỗ nào trong lời Chúa cho chúng ta đổ lỗi Chúa vì những sự bất công. Mặc dù nhiều người vu khống Chúa vì những nan đề và đau khổ của họ, chúng ta thấy rõ rằng bản chất của Ngài không chỗ trách được. Hãy xem một số phẩm chất mà Kinh Thánh dạy về Chúa. 1. Đấng sáng tạo Chúa sáng tạo chúng ta trong hình ảnh của Ngài với sự tự do lựa chọn, nếu chúng ta có đáp lại tình yêu Chúa hay không?
  • 22. “Vì trong Ngài, chúng ta có sự sống, di chuyển, và hiện hữu. Chúng ta cũng là dòng dõi của Ngài” (Cong Cv 17:28). “Chúng tôi là đất sét, Ngài là thợ gốm của chúng tôi; chúng tôi thảy là việc của tay Ngài” (EsIs 64:8). 2. Đấng chu cấp Đấng sẵn sàng chu cấp cho chúng ta những nhu cầu thể xác, cảm xúc, trí tuệ và tâm linh. “Vậy nếu các ngươi vốn là xấu còn biết cho con cái mình các vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt cho những người xin Ngài sao” (Mat Mt 7:11). 3. Người bạn và người khuyên nhủ Đấng mà ao ước được có một mối liên hệ mật thiết với chúng ta và chia xẻ cho chúng ta những lời khuyên lơn và hướng dẫn khôn ngoan với chúng ta. “Ngài là Đấng dẫn dắt tôi trong khi tôi trẻ” (Gie Gr 3:4). “Ngài sẽ được xưng là Đấng lạ lùng, là Đấng Mưu Luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha đời đời là Chúa bình an” (EsIs 9:6). “Chúa sẽ dùng sự khuyên dạy mà dẫn dắt tôi” (Thi Tv 73:24). 4. Đấng sửa phạt Ngài là Đấng sửa phạt và kỷ luật chúng ta trong tình yêu thương. “Hỡi con, chớ dễ ngươi sự sửa phạt của Chúa...vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, hễ ai mà Ngài nhận làm con thì cho roi cho vọt... Nhưng nếu anh em được khỏi sự sửa phạt...thì anh em là con ngoại tình chớ không phải là con thật. Thật các sự phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng? Nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy” (HeDt 12:5, 6, 8, 11). 5. Đấng Cứu Chuộc Đấng tha thứ tội lỗi của con cái Ngài và đem những điều tốt ra từ những sự thất bại và yếu đuối của chúng ta. Đấng mà xem chúng ta trở lại từ con đường lầm lạc. “Đức Giêhôva có lòng thương xót, hay làm ơn, chậm nóng giận và đầy sự nhân từ. Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu thì Ngài đã đem sự vi phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu. Đức Giêhôva thương xót kẻ kính sợ Ngài, khác nào cha thương xót con cái mình vậy.” (Thi Tv 103:8, 12, 13). 6. Đấng an ủi Đấng chăm sóc cho chúng ta và an ủi cho chúng ta trong hoạn nạn. “Chúc tạ Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta, là Cha hay thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi” (IICo 2Cr 1:3). 7. Đấng bảo vệ và giải thoát Đấng sẵn sàng bảo vệ bênh vực và giải thoát con cái Ngài.
  • 23. “Người nào ở nơi kín đáo của Đấng Chí Cao sẽ được hằng ở dưới bóng của Đấng toàn năng. Tôi nói về Đức Giêhôva rằng: ‘Ngài là nơi nương náu tôi và là đồn lũy tôi; cũng là Đức Chúa Trời tôi, tôi tin cậy nơi Ngài’. Ngài sẽ giải cứu ngươi. . .” (Thi Tv 91:1-3). 8. Người Cha Đấng mà muốn giải thoát chúng ta ra khỏi sự thờ tà thần để Ngài trở thành người Cha của chúng ta. “Ta sẽ làm Cha các ngươi, các ngươi làm con trai con gái ta, Chúa toàn năng phán như vậy” (IICo 2Cr 6:18). 9. Cha của những kẻ mồ côi Đấng chăm sóc cho những kẻ vô gia đình và những góa phụ. “Đức Chúa Trời ở nơi thánh Ngài, là Cha kẻ mồ côi và quan sát của người góa bụa. Đức Chúa Trời làm cho kẻ cô độc có nhà cửa” (Thi Tv 68:5, 6). 10. Cha yêu thương Đấng bày tỏ chính Ngài cho chúng ta và hàn gắn chúng ta với Ngài qua Chúa Giêxu Christ. “Vì chính Cha yêu thương các ngươi, nhơn các ngươi đã yêu mến Ta và tin rằng ta từ nơi Cha mà đến” (GiGa 16:27). Có nhiều từ ngữ khác trong Kinh Thánh được dùng để diễn tả bản chất của Cha Trên Trời chúng ta. Liệt kê dưới đây là một số từ ngữ đó và địa chỉ của những câu Kinh Thánh mà bạn có thể tham khảo, khi bạn suy gẫm về bản chất tuyệt diệu của Đức Chúa Trời chúng ta. Ngài là: Kiên nhẫn Thi Tv 78:35-39 Ân cần GiGa 2:11; 19:25-27 Thánh khiết 2:13-22 Nhận thức 2:23-25 Cảm thương LuLc 19:1-10 Tế nhị 8:40-48 Chăm sóc Mat Mt 9:35-38 Diệu hiền GiGa 12:1-8 Khoan dung 4:7-27 Tha thứ 8:1-11 Công bình PhuDnl 32:4-5 Yêu thương và nhân từ XuXh 34:6-7 Thương xót CaAc 3:23; LuLc 23:29-43 Quan tâm 18:15-17 Rộng rãi Mat Mt 14:13-21; 15:30-38 Quyền năng 17:14-21 Khôn ngoan 17:24-27
  • 24. Mạnh mẽ 4:35-41 Yêu thương LuLc 6:27-36 Mặc dù Kinh Thánh dạy rằng Chúa là Đấng yêu thương và công bình, đã có một thời gian trong đời tôi, tôi tôn kính Ngài nhưng tôi đã không yêu Ngài. Thậm chí tôi còn sợ Ngài vì Ngài có quyền năng kinh khủng. Nhưng tôi đã không yêu Ngài vì sự tốt lành của Ngài. Nhưng đến khi tôi nhìn xuyên qua được thành kiến của tôi về Đức Chúa Trời, vượt qua được sự ham thích tranh cãi và tranh luận, và xin Chúa bày tỏ Ngài cho tôi thấy sự ích kỷ của tôi qua mắt Ngài, lúc đó tôi bắt đầu kinh nghiệm được một mối liên hệ sâu đậm hơn với Chúa. Lúc đó tôi khám phá ra được tấm lòng tan vỡ của Đức Chúa Trời. Tấm Lòng Tan Vỡ của Cha Thiên Thượng Sau khi đã giảng dạy và khuyên nhủ trong suốt một tuần ở Na Uy, tôi cảm thấy thật mệt mỏi. Tôi thích hòa đồng với mọi người, nhưng đến cuối tuần, sau nhiều ngày làm đến 18 tiếng đồng hồ, tôi chỉ muốn có thì giờ một mình. Mỗi ngày, 18 tiếng làm việc, đến cuối tuần tôi đã mệt nhoài và không muốn gặp bất cứ ai. Khi tôi bước ra khỏi taxi trước phi trường quốc tế ở thành phố Oslo, tôi cầu nguyện thầm với Chúa. Lời cầu xin của tôi rất đơn giản. Tôi chỉ mong ước một ghế trên máy bay dành riêng cho mình để không bị ai quấy rầy và có chổ để duỗi chơn cho thân hình hai mét của tôi, và nghỉ ngơi trong ba giờ đồng hồ khi bay về thành phố Amsterdam. Bước đi giữa những hàng ghế trên máy bay, đầu tôi cúi xuống một chút để tránh đụng trần. Tôi tìm được một dãy ghế trống, gần đầu máy bay. Điều này có nghĩa là tôi có chỗ để duỗi chân và một chuyến bay yên tĩnh về phi trường Schiphol. Tôi mỉm cười một cách tự mãn rồi ngồi xuống, nghĩ rằng Chúa rất tốt và đã trả lời cầu nguyện của tôi, ban cho tôi sự yên tỉnh và thanh thản. “Chúa hiểu rằng tôi rất mệt mỏi” tôi nghỉ điều đó. Khi tôi ngồi xuống, một người đàn ông mỉm cười, quần áo nhếch nhác đến gần và chào tôi một cách náo nhiệt “Chào ông, ông có phải là người Mỹ hay không?” “Vâng... Vâng” Tôi trả lời không được vui vẻ lắm, khi bắt đầu ngồi xuống. Tôi đã chọn ngồi ghế ngoài nghĩ rằng khó có ai có thể ngồi cạnh tôi vì họ phải bước qua đôi chân dài của tôi! Tôi nghe người đàn ông chào tôi ngồi ở ghế phía sau, nhưng tôi không chú ý đến và bắt đầu đọc sách. Sau một vài phút anh ta nói với đầu tới. “Ông đang đọc gì vậy?” Anh hỏi khi anh nhìn qua vai tôi. “Kinh Thánh” Tôi trả lời với thái độ miễn cường. Anh này không thấy tôi muốn được yên tịnh hay sao? Tôi ngã người ra vào ghế.
  • 25. Nhưng vài phút sau, cặp mắt này lại một lần nữa nhìn qua ghế tôi. “Ông làm nghề gì?” Ông ta hỏi tôi. Vì không muốn có một cuộc đàm thoại dài dòng tôi trả lời rất ngắn gọn. “Một công việc xã hội” Tôi nói với hy vọng rằng anh ta sẽ không muốn hỏi nữa. Tôi bắt đầu cảm thấy hơi khó chịu vì mình đang gần như nói dối. Nhưng tôi không dám nói tôi đang tham gia giúp đỡ những người thiếu thốn ở nội thành Amsterdam. Điều này sẽ chắc chắn gây sự tò mò thêm. “Tôi có thể ngồi cạnh ông được không?” Anh ta hỏi khi anh bước qua chân tôi. Dường như anh ta không chú tâm gì đến sự gắng sức của tôi để tránh tiếp xúc với anh ta. Anh ta quay nhìn tôi, miệng sặc mùi rượu. Khi anh nói hơi rượu bay ra đầy mặt tôi. Tôi rất bực tức bởi sự thiếu tế nhị của người đàn ông này. Tại sao anh không thấy tôi muốn được yên tỉnh? Tất cả ước vọng của tôi để có một buổi sáng yên tịnh đã bị phá tan bởi sự thiếu tế nhị này. “Chúa ôi! Xin giúp đỡ con”. Tôi kêu cầu bên trong. Cuộc đàm thoại di chuyển chậm chạp lúc đầu. Tôi cho biết một ít về công việc của chúng tôi tại Amsterdam. Tôi cũng bắt đầu tự hỏi tại sao người đàn ông này khẩn thiết cần một người để nói chuyện như vậy. Khi cuộc đàm thoại bắt đầu diễn tiến tôi cảm thấy chính tôi là người thiếu tế nhị. “Vợ tôi trước đây như ông vậy”, anh bắt đầu chia xẻ. “Bà ta đã cầu nguyện với các con tôi, ca hát cho chúng nó và đem chúng đến nhà thờ. Thật vậy, bà ta là người bạn thật sự và duy nhất mà tôi đã có”. Ông ta nói chậm rãi, nước mắt bắt đầu rơi. “Đã có?” Tôi hỏi: “Tại sao anh nói về chị như vậy?”. “Bà ta đã mất rồi”. Lúc này nước mắt bắt đầu rơi trên đôi má của anh. “Bà ta đã chết ba tháng trước đây, khi sinh ra đứa con thứ năm của chúng tôi. Tại sao vậy? Tại sao Đức Chúa Trời yêu thương của ông lại cất đi vợ tôi? Bà ta rất nhân từ. Tại sao không phải tôi? Tại sao không cất tôi đi? Tại sao lại là bà? Và bây giờ chính quyền nói rằng tôi không đủ khả năng chăm sóc con cái tôi, và chúng nó đã đi mất luôn!” Tôi với tay ra và nắm lấy tay anh và chúng tôi cùng khóc. Thật tôi quá ích kỷ và không nhạy cảm. Tôi chỉ nghĩ đến nhu cầu cần nghỉ ngơi của mình trong khi một người như người đàn ông này khẩn thiết cần một người bạn. Ông tiếp tục chia xẻ hết cho tôi câu chuyện của anh. Sau khi vợ anh chết, chính quyền cho một người nhân viên xã hội đến. Người này khuyên rằng những đứa trẻ này nên được chăm sóc bởi chính quyền. Anh ta quá đau khổ đến nỗi anh ta không thể làm việc nữa. Vì thế anh ta mất việc làm. Trong chỉ một vài tuần anh ta đã mất tất cả: vợ anh, con anh, và công việc làm của anh. Bấy giờ là tháng chạp nên anh đã quyết định rời khỏi nhà. Anh ta không thể chịu được ý nghĩ ở nhà một mình trong mùa Giáng Sinh mà không có vợ con
  • 26. anh. Và anh đã cố gắng chôn vùi sự đau khổ của mình qua rượu. Dường như anh ta quá cay đắng để nhận sự an ủi. Anh đã lớn lên với bốn người cha ghẻ và anh chưa bao giờ biết người cha thật của anh. Tất cả những người đàn ông này đều là những người khắc nghiệt. Khi tôi nói về Đức Chúa Trời, anh phản ứng rất cay đắng anh nói “Đức Chúa Trời? Tôi nghĩ nếu Đức Chúa Trời hiện hữu, Ngài chắc là một quái vật! Tại sao Đức Chúa Trời yêu thương của anh khiến điều này xảy ra cho tôi?” Khi tôi ở trên máy bay cùng người đàn ông đau khổ này, tôi được nhắc nhở rằng có rất nhiều người trên thế giới của chúng ta không hiểu biết về Đức Chúa Trời yêu thương. Khi chia xẻ rằng Đức Chúa Trời là một người Cha chỉ gợi lên một sự đau đớn và tức giận cho họ. Khi nói về tấm lòng Cha thiên thượng với những người này mà không cảm thông với những đau khổ của họ, là một sự tàn nhẫn. Cách duy nhất mà tôi có thể trở thành một người bạn với người đó, trên chuyến bay từ Olso đến Amsterda, là trở thành chính tình yêu thương của Chúa cho anh ấy. Tôi đã không trả lời suông. Tôi đã không có những câu trả lời đó. Tôi đã để anh ta cứ tức giận và xức một ít dầu trên vết thương của anh. Anh muốn tin vào Chúa, nhưng bên trong anh cảm thấy mình không được đối xử công bình. Anh cần một người nói với anh rằng anh có thể giận dữ, và cũng nói với anh rằng Chúa cũng rất tức giận. Khi tôi đã lắng nghe, quan tâm, và khóc với anh, lúc đó anh đã sẵn sàng nghe tôi nói rằng Thượng đế đau đớn hơn anh nhiều bởi những gì đã xảy ra cho anh và vợ anh. Chưa có người nào nói với anh rằng trái tim của Chúa đang tan vỡ . Anh lắng nghe trong sự yên lặng khi tôi giải thích rằng sự sáng tạo của Chúa đã bị hư hỏng bởi tội lỗi và sự ích kỷ, rằng nó khác hẳn bây giờ so với lúc Ngài sáng tạo nó. Nó đã suy đồi. Nó không còn bình thường. Câu hỏi mà anh hỏi và cũng là một câu hỏi mà chúng ta đều hỏi trong những giai đoạn khác nhau là tại sao Đức Chúa Trời để việc này xảy ra? Tại sao Ngài không can thiệp? Tại sao Ngài sáng tạo một điều gì mà lại để nó suy đồi và hư hoại? Nếu Ngài là Cha yêu thương, tại sao Ngài để cho tất cả sự đau đớn và bất công xảy ra trên thế gian này? Tôi đã cố gắng giúp đỡ anh với những câu trả lời mà trước đây đã giúp tôi. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng trước khi chúng ta cố gắng trả lời những câu hỏi này với trí óc chúng ta, chúng ta phải cảm nhận điều này trong tấm lòng của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ trả lời những câu hỏi này như là một cách thức để tập luyện trí óc thì điều đó rất thiếu tế nhị. Nếu chúng ta cảm thấy đau buồn và nhạy cảm trước sự đau đớn của người khác, thì tôi nghĩ rằng chúng ta có thể chỉ dẫn họ đúng hướng để tìm những câu trả lời này. Chúng ta phải nhớ rằng nhiều người từ chối sự hiện hữu của Chúa bởi vì kinh nghiệm đau khổ của họ chứ không phải vì họ chống nghịch. Khi họ
  • 27. chịu đau đớn họ lên án Chúa. Họ không thể hiểu được tại sao một Đức Chúa Trời nhân từ lại chứa chấp tội ác trong vũ trụ của Ngài. Vì thế họ khước từ sự hiện hữu của Ngài. Nhưng lên án Chúa không thể đem đến sự giải đáp. Nếu không có một Đức Chúa Trời mật thiết và quyền năng sự đau khổ mất hết ý nghĩa. Nếu không có Đức Chúa Trời, con người chỉ là một kết quả phức tạp của sự may rủi . Và sự đau khổ chỉ là kết cuộc của một sự tiến hóa. Có lẽ trường hợp sống tồn của những kẻ mạnh nhất, nhưng nếu không có Đức Chúa Trời thì sẽ không có luân lý tuyệt đối, và vì thế sẽ không có căn bản nào để nói rằng bất cứ sự đau khổ nào là sai luân lý. Khi chúng ta khước từ sự hiện hữu của Ngài, chúng ta khước từ ý nghĩa của chính sự sống và vì thế chúng ta nói rằng dù con người đau khổ hay không, không có quan trọng gì. Chúng ta cũng không thể trả lời câu hỏi: “Tại sao những kẻ vô tội phải chịu đau khổ?” bởi vì không có sự vô tội. Sự vô tội ám chỉ tội lỗi và tội lỗi ám chỉ rằng phải có những điều tuyệt đối và sai luân lý. Tôi tin rằng sự đau đớn là sai, và sự hiện hữu của Chúa cho chúng ta có thể nói điều này một cách chắc chắn. Nhưng điều này đem chúng ta tới một sự cân nhắc quan trọng. Chúa cảm thấy như thế nào về sự đau khổ và tội ác trong tạo vật của Ngài? Kinh Thánh đã trả lời rất rõ ràng. Kinh Thánh chép rằng điều đó đem đến sự buồn rầu trong lòng Ngài. “Đức Giêhôva thấy sự hung ác của loài người rất nhiều trên mặt đất, và các ý tưởng của lòng họ là xấu luôn, và tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng” (SaSt 6:5-6). Đến đây chúng ta đã hỏi những câu hỏi về sự công bình của Chúa. Bây giờ hãy đổi đề tài và đặt những câu hỏi về sự phản ứng của chúng ta về tội ác và sự đau khổ. Chúng ta có phản ứng mạnh mẽ như Ngài đối với tội ác trong thế gian không? Quan trọng hơn nữa chúng ta phản ứng với những tội ác trong cuộc đời chúng ta như thế nào? Chúng ta có chia xớt sự buồn rầu của Chúa về tội lỗi và những sự hủy diệt mà tội lỗi ảnh hưởng đến không? Chúng ta sẽ là người giả hình nếu chúng ta nói rằng chúng ta quan tâm đến sự đau khổ của thế gian, nhưng lại không đau đớn về sự đau khổ mà chính sự ích kỷ của chúng ta đã ảnh hưởng đến Chúa và người khác. Tội lỗi khiến tấm lòng Chúa rất đau buồn. Tội lỗi của tôi và bạn đã đem đến sự đau đớn sâu thẳm nhiều cho tấm lòng Chúa. Bởi vì đây không phải là một sự luyện tập trí thức và tôi nghĩ rằng bạn sẽ không đọc một cuốn sách như vầy nếu bạn không muốn tìm kiếm chân lý thật sự. Tôi xin đề nghị bạn nhưng ngay bây giờ và suy gẫm về một câu hỏi rất quan trọng. Nếu bạn chưa bao giờ kinh nghiệm được sự đau buồn của Chúa về tội lỗi, tại sao bạn không mời Ngài đến để đem sự đau buồn thật sự trong lòng bạn về tội lỗi và hậu quả của nó?
  • 28. Chúng ta không bao giờ kinh nghiệm được sự hàn gắn trọn vẹn cho những vết thương nội tâm, hoặc nhận lãnh hoàn toàn tình yêu của Cha Trên Trời nếu chúng ta không chia xẻ sự đau buồn của Chúa về tội lỗi và sự ích kỷ. Kinh Thánh dạy rằng có sự khác biệt giữa sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời và sự buồn rầu theo thế gian. Sứ đồ Phaolô đã viết cho các tín hữu của hội thánh Côrinhtô rằng: “Nay tôi lại mừng, không phải mừng về sự anh em đã phải buồn rầu, song mừng về sự buồn rầu làm cho anh em sanh lòng hối cải. Thật, anh em đã buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời, đến nỗi chưa chịu thiệt hại bởi chúng tôi chút nào. Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến sự cứu rỗi linh hồn; về sự đó người ta chẳng hề ăn năn, còn sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết” (IICo 2Cr 7:9-10). Sự ăn năn không chỉ là sự xin lỗi. Sự ăn năn là sự nhận thức lỗi lầm của mình đến nỗi nhất quyết chấm dứt tội lỗi. Sự buồn rầu theo Đức Chúa Trời không phải chỉ là xưng tội. Nếu chúng ta xưng tội nhưng vẫn tiếp tục phạm tội, chúng ta chưa thật sự kinh nghiệm được sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời. Sự ăn năn cũng không có nghĩa là cảm thấy không vui vì những gì mình đã làm. Đôi khi chúng ta cảm thấy không vui vì chúng ta bị khám phá hoặc khi chúng ta phải ngưng phạm tội. Nhưng sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời thì không căn cứ vào cảm xúc và động cơ ích kỷ. Sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời căn cứ vào sự đau buồn mà tội lỗi đem đến cho Chúa và những người khác. Sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sinh ra một sự thay đổi trong thái độ của chúng ta đối với tội lỗi. Chúng ta bắt đầu ghét tội lỗi và yêu sự thánh sạch. Sự buồn rầu theo Đức Chúa Trời cũng đem đến sự kính trọng Chúa và luật pháp Chúa một cách mới mẻ. Nếu chúng ta ngẫm nghĩ thì chúng ta sẽ thấy luật pháp Chúa rất hữu lý: chớ giết người, chớ trộm cắp, chớ nói dối, chớ lấy chồng hoặc vợ của người khác...vâng theo những luật pháp này không phải là tự ép mình sống theo luân lý bên ngoài, nhưng sống theo con đường mà chúng ta đã được sáng tạo để sống. Xe hơi được chế tạo để sử dụng trên đường phố chứ không phải để lướt trên kênh hay chạy trên đồng hoặc trên sườn núi. Những chiếc xe được tạo ra để chạy bằng xăng chứ không phải bằng nước hay nước ngọt. Nhiều người có thể nói rằng nếu không lái xe trên núi hay trong hồ nước thì không còn thích thú nữa. Tuy nhiên những chiếc xe này đã không được chế tạo để chịu như vậy. Nếu chúng ta không sử dụng một chiếc xe đúng theo quy định thì chúng ta sẽ làm nó hư hỏng. Đối với chúng ta cũng vậy. Chúa đã sáng tạo chúng ta để chúng ta yêu thương lẫn nhau, để bày tỏ sự nhân từ, rộng lượng, tha thứ, trung thực, chung thủy đối với chồng và vợ, tin nhận Chúa và sống trong sự thông công với Ngài. Thật ra sự quan trọng nhất và ý nghĩa của sự hiện hữu của chúng ta được tìm thấy trong sự yêu mến Chúa. Nếu chúng ta yêu mến Chúa, vâng
  • 29. theo luật pháp Chúa sẽ đến một cách rất tự nhiên. Chúng ta không nên cố gắng vâng theo luật pháp của Chúa để được lên Thiên đàng, hoặc tránh xuống địa ngục hoặc được tôn trọng, hoặc được một điều gì từ Chúa. Chúng ta nên vâng theo luật pháp Chúa vì Chúa yêu chúng ta và vì chúng ta muốn đáp lại tình yêu của Ngài bằng cách làm vừa lòng Ngài bởi lời nói và hành động. Sự vâng lời là sự đáp lại yêu thương đến với Chúa. ở thành phố Amsterdam có luật không cho phép chồng đánh vợ. Tôi không đánh vợ tôi và tôi cũng chẳng có một người cảnh sát đi theo sau chỉa súng vào lưng tôi nói rằng: “Tôi đang đứng sau anh nên anh không được đánh vợ anh”. Tại sao tôi không đánh vợ tôi? Có phải sự sợ luật pháp thúc đẩy tôi không? Không! Ấy là bởi tình yêu thương . Chia sớt tấm lòng tan vỡ của Chúa sẽ giải thoát chúng ta để chúng ta thù ghét những gì Chúa thù ghét, mà không cảm thấy chúng ta mất đi sự liêm chính. Nhiều người hận thù Chúa vì tôn giáo. Họ liên hệ Chúa với rơm rác và đạo đức giả mà họ đã thấy trong Cơ đốc Giáo, và họ đã khước từ Ngài cũng như những rơm rác và đạo đức giả mà họ đã thấy trong Cơ đốc Giáo, và họ đã khước từ Ngài cũng như những rơm rác này. Nhiều người phân vân về sự hiện hữu của Chúa và đã không muốn tin Chúa vì thấy những hình ảnh sai lầm về Đức Chúa Trời hoặc Đấng Christ qua những người trong hội thánh. Tôi nghĩ người Úc là một điển hình về điều này. Một số người, kể cả chính người Úc, sẽ nói với bạn rằng đa số những người Úc không thiết gì về Chúa. Nhưng tôi không tin điều này. Họ đã không khước từ Chúa, nhưng họ khước từ những hình ảnh sai lạc về Chúa. “Đức Chúa Trời” mà họ khước từ, tôi cũng khước từ. Khi Bob Hawke được làm thủ tướng của Úc Đại Lợi, qua một cuộc phỏng vấn, ông chia xẻ rằng ông đã học được sự quan tâm đến tầng lớp lao động qua sự quan tâm sâu sắc của cha ông đối với tầng lớp này. Xuất phát từ đức tin của cha ông nơi Cha Trên Trời. Nhưng Bob Hawke đã từ bỏ đức tin của ông trong Chúa vì một kinh nghiệm thất vọng với hội thánh trong khi dự một hội nghị ở Ấn Độ. John Smith, một người bạn Úc chia xẻ trong một buổi nói chuyện về đức tin tại một đại học rằng có ba hình ảnh sai lầm về Đức Chúa Trời mà người Úc khước từ mà họ nghĩ rằng họ khước từ Đức Chúa Trời của Kinh Thánh: 1. Một Đức Chúa Trời lãnh đạm 2. Đức Chúa Trời thiên vị kẻ giàu 3. Đức Chúa Trời phán xét không công bình Những người Mỹ đầu tiên đến Châu Mỹ vì lý do tôn giáo. Nhưng những người Úc đầu tiên đến Úc vì bị kết án. Một nhà văn viết lên rằng gởi đi những tù nhân không ai muốn từ Anh Quốc sang Úc là cũng như vứt đi rác