SlideShare a Scribd company logo
- 0 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________________
Hoàng Văn Tuyên
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
(R&D) TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Hà Nội – 2016
- 1 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________________
Hoàng Văn Tuyên
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
(R&D) TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: Đào tạo thí điểm
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
CẤP ĐHQG CHẤM LUẬN ÁN TIẾN SĨ
PGS.TS. Vũ Cao Đàm
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Nguyễn Quân
2. PGS.TS. Mai Hà
Hà Nội – 2016
- 2 -
LỜI CAM ĐOAN
Tôi, tác giả luận án này, xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quân và PGS.TS. Mai Hà. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án là do chính bản thân tác giả thực hiện, được phân tích một
cách khách quan, trung thực. Các số liệu và tư liệu thứ cấp được trích dẫn từ những
nguồn chính thống theo chuẩn mực khoa học.
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả luận án
Hoàng Văn Tuyên
- 3 -
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Quân và
PGS.TS. Mai Hà, hai người Thầy đã hướng dẫn tận tình và chu đáo cũng như đóng
góp những ý kiến bổ ích để tác giả hoàn thành luận án tiến sĩ của mình.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Khoa Khoa học Quản lý
(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), đặc biệt
là Thầy PGS.TS.Vũ Cao Đàm, PGS.TS.Trần Văn Hải và PGS.TS.Đào Thanh Trường
đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích cho tác giả trong quá trình học
tập tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lời cảm ơn của tác giả xin được gửi tới các Công ty, Tổng công ty và Tập đoàn
đã rất thiện chí tham gia, dành nhiều thời gian và cung cấp cho tác giả nhiều số liệu,
tư liệu (thông qua bảng hỏi) cũng như những ý tưởng bổ ích (thông qua các cuộc tọa
đàm, trao đổi ý kiến) trong quá trình thực hiện luận án.
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến sự giúp đỡ của TS. Trần Lệ Thu (Đại học
Công nghiệp Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh), ThS. Phạm Thiên Hoàng (Viện Quản lý
Kinh tế Trung ương), một số bạn bè và đồng nghiệp khác giúp tác giả tham gia khảo
sát thực địa và nhiều công việc mang tính hành chính cho việc triển khai luận án.
Lời cảm ơn cuối cùng của tác giả xin dành cho vợ và các con đã có nhiều giúp
đỡ, tạo điều cả về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình thực hiện luận án này.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận án không tránh khỏi những thiếu
sót. Tác giả xin trân trọng mọi ý kiến góp ý, bổ sung của Quý Thầy, Cô, bạn bè và
đồng nghiệp cho luận án của mình.
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả luận án
Hoàng Văn Tuyên
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................6
1. Sự cần thiết nghiên cứu...................................................................................6
2. Ý nghĩa của nghiên cứu ..................................................................................9
3. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................10
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .................................................................11
5. Phương pháp và tiếp cận nghiên cứu ............................................................11
6. Nguồn dữ liệu và công cụ hỗ trợ nghiên cứu................................................12
7. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................12
8. Cấu trúc luận án ............................................................................................13
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................14
1.1. Giới thiệu ......................................................................................................14
1.2. Chức năng của hoạt động R&D trong doanh nghiệp....................................14
1.2.1. Các nghiên cứu liên quan..........................................................................14
1.2.2. Nhận xét ....................................................................................................19
1.3. Tầm quan trọng của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp.........................19
1.3.1. Các nghiên cứu liên quan..........................................................................19
1.3.2. Nhận xét ....................................................................................................23
1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp ...........................23
1.4.1. Các nghiên cứu liên quan..........................................................................23
1.4.2. Nhận xét ....................................................................................................35
1.5. Tiểu kết chương 1 .........................................................................................35
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG R&D CỦA
DOANH NGHIỆP......................................................................................................37
2.1. Một số khái niệm cơ bản...............................................................................37
2.1.1. Doanh nghiệp ............................................................................................37
2.1.2. Nghiên cứu và triển khai (R&D) và Đổi mới............................................41
2.2. Phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp ...............................................45
2.2.1. Phát triển nguồn lực R&D của doanh nghiệp ...........................................46
2.2.2. Thực hiện hoạt động R&D của doanh nghiệp...........................................46
2.2.3. Phát triển kết quả R&D của doanh nghiệp................................................50
2.3. Vai trò của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp .......................................50
2.3.1. Tăng khả năng đổi mới của doanh nghiệp ................................................50
2.3.1.1. Mô hình đổi mới tuyến tính................................................................50
2.3.1.2. Mô hình đổi mới theo liên kết chuỗi ..................................................52
2.3.1.3. Mô hình đổi mới mở...........................................................................54
2.3.1.4. Mô hình “đổi mới động” ...................................................................55
2.3.2. Hình thành công nghệ ―lõi‖ cho doanh nghiệp .........................................56
2.3.3. Tăng vị thế và giá trị của doanh nghiệp ....................................................56
2.3.4. Tăng cường hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.................................57
2.3.5. Giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển nhanh.................................57
2.3.6. Nhận xét ....................................................................................................57
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp.....................58
2.4.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp...........................................................58
2
2.4.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ..........................................................61
2.4.3. Nhận xét ....................................................................................................67
2.5. Tiểu kết chương 2 .........................................................................................68
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG R&D VÀ CHÍNH SÁCH ẢNH
HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG R&D CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.........69
3.1. Thực trạng hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam ............................69
3.1.1. Thực trạng chung.......................................................................................69
3.1.1.1. Thực trạng tổ chức R&D trong doanh nghiệp...................................69
3.1.1.2. Nguồn gốc hình thành các đơn vị R&D trong doanh nghiệp ............69
3.1.1.3. Mô hình tổ chức và quản lý hoạt động R&D trong doanh nghiệp ....69
3.1.1.4. Thực trạng quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp .....................72
3.1.1.5. Thực trạng hoạt động R&D của doanh nghiệp .................................73
3.1.2. Thực trạng hoạt động R&D: trường hợp ngành công nghiệp thực phẩm
Việt Nam ..............................................................................................................79
3.1.2.1. Lý do chọn ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam........................79
3.1.2.2. Doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam...................81
3.1.2.3. Hoạt động R&D của doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm
qua mẫu điều tra...............................................................................................81
3.2. Thực trạng chính sách ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp
Việt Nam..................................................................................................................91
3.2.1. Chính sách tạo lập nguồn vốn cho hoạt động R&D của doanh nghiệp ....91
3.2.1.1. Trên phương diện chính sách ............................................................91
3.2.1.2. Nhận xét .............................................................................................94
3.2.2. Thuế cho hoạt động R&D của doanh nghiệp............................................97
3.2.2.1. Trên phương diện chính sách ............................................................98
3.2.2.2. Nhận xét ...........................................................................................106
3.2.3. Phát triển nhân lực hoạt động R&D cho doanh nghiệp ..........................108
3.2.3.1. Trên phương diện chính sách ..........................................................108
3.2.3.2. Nhận xét ...........................................................................................108
3.2.4. Chính sách đối với máy móc, trang thiết bị và thông tin cho hoạt động
R&D của doanh nghiệp ......................................................................................110
3.2.4.1. Trên phương diện chính sách ..........................................................110
3.2.4.2. Nhận xét ...........................................................................................111
3.2.5. Chính sách về SHTT và quản lý tài sản vô hình doanh nghiệp ..............111
3.2.5.1. Trên phương diện chính sách ..........................................................111
3.2.5.2. Nhận xét ...........................................................................................112
3.2.6. Phát triển ―môi trường‖ liên kết khu vực Hàn lâm – Công nghiệp.........113
3.2.6.1. Trên phương diện chính sách ..........................................................113
3.2.6.2. Nhận xét ...........................................................................................114
3.3. Tiểu kết chương 3 .......................................................................................115
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG R&D TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ..............................................................................117
4.1. Giải pháp chính sách từ phía nhà nước.......................................................117
4.1.1. Đầu tư tài chính cho hoạt động R&D của doanh nghiệp ........................117
4.1.1.1. Đa dạng hóa nguồn đầu tư tài chính cho R&D...............................117
3
4.1.1.2. Khuyến khích thuế............................................................................120
4.1.1.3. Khuyến khích, hỗ trợ tài chính khác................................................121
4.1.2. Phát triển nhân lực cho hoạt động R&D của doanh nghiệp....................122
4.1.2.1. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực R&D doanh nghiệp................122
4.1.2.2. Tăng cường lưu chuyển nhân lực khu vực Hàn lâm-Công nghiệp..122
4.1.2.3. Thu hút nhân lực R&D quốc tế........................................................123
4.1.2.4. Tạo lập môi trường phát triển nhân lực R&D.................................124
4.1.3. Phát triển ―phương tiện‖ hỗ trợ R&D của doanh nghiệp........................125
4.1.3.1. Cơ sở vật chất, máy móc và trang thiết bị .......................................125
4.1.3.2. Thông tin KH&CN...........................................................................126
4.1.3.3. Tư vấn, môi giới và hỗ trợ kỹ thuật..................................................126
4.1.4. Phát triển liên kết đa dạng Hàn lâm – Công nghiệp................................126
4.1.5. Đổi mới quản lý KH&CN .......................................................................127
4.1.6. Tạo điều kiện khung khuyến khích R&D (chính sách đổi mới) .............129
4.1.6.1. Tạo môi trường thuận lợi cho R&D và đổi mới ..............................129
4.1.6.2. Tăng truyền bá tri thức trong nền kinh tế và thiết chế hỗ trợ..........133
4.1.6.3. Phát triển nguồn nhân lực và văn hóa đổi mới ...............................135
4.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp ...................................................................136
4.2.1. Đề xuất khung xây dựng chiến lược R&D của doanh nghiệp Việt Nam.137
4.2.2. Các giải pháp khác ...................................................................................140
4.3. Tiểu kết chương 4.........................................................................................144
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................153
PHỤ LỤC..................................................................................................................168
Phụ lục 1. Cách thức điều tra doanh nghiệp..........................................................168
Phụ lục 2. Mẫu phiếu điều tra doanh nghiệp.........................................................173
Phụ lục 3. Một số kết quả kiểm định thống kê......................................................177
Phụ lục 4. Lợi ích (thuế) của doanh nghiệp tính trên 01 đ.v.t.t. đầu tư cho R&D 181
4
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ HỘP
Danh mục bảng
Bảng 2.1. So sánh giữa tự thực hiện R&D và hợp tác thực hiện hoạt động R&D..50
Bảng 2.2. So sánh giữa doanh nghiệp lớn và DNNVV trên phương diện R&D.... 58
Bảng 2.3. So sánh khuyến khích thuế và hỗ trợ vốn trực tiếp cho hoạt động R&D
doanh nghiệp .......................................................................................................... 65
Bảng 3.1. Nhân lực R&D trong doanh nghiệp theo chức năng và trình độ ........... 73
Bảng 3.2. Số lượng đơn và bằng độc quyền cấp cho ―doanh nghiệp‖ Việt Nam .. 76
Bảng 3.3. Doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra phân theo quy mô và loại hình...... 81
Bảng 3.4. Cơ cấu các nguồn tài chính (%) đầu tư cho R&D của doanh nghiệp .... 82
Bảng 3.5. Chi cho R&D và thu nạp công nghệ ngoài doanh nghiệp ..................... 83
Bảng 3.6. Kết quả hoạt động trung bình tính cho 01 doanh nghiệp....................... 84
Bảng 3.7. Lý do chính mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D..................... 86
Bảng 3.8. Lý do chính mà doanh nghiệp không thực hiện hoạt động R&D.......... 87
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của R&D đối với doanh nghiệp thời gian qua.................... 89
Bảng 3.10. Ảnh hưởng lâu dài của R&D đối với doanh nghiệp ............................ 89
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chính sách đến hoạt động R&D của doanh nghiệp .... 90
Danh mục hình
Hình 0.1. Cấu trúc của luận án ............................................................................... 13
Hình 2.1. Mô hình đổi mới tuyến tính (khoa học/ công nghệ đẩy) ....................... 52
Hình 2.2. Mô hình đổi mới theo liên kết chuỗi ...................................................... 52
Hình 2.3. Mô hình đổi mới đóng (trái) và mở (phải) ............................................. 55
Hình 2.4. Mô hình đổi mới động............................................................................ 55
Hình 3.1a. Mô hình tổ chức R&D kiểu tập trung................................................... 70
Hình 3.1b. Mô hình tổ chức R&D kiểu phi tập trung ............................................ 71
Hình 3.1c. Mô hình tổ chức R&D kiểu kết hợp..................................................... 71
Hình 3.2. Cơ cấu kinh phí thực hiện R&D năm 2012............................................ 74
Hình 3.3. Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện cải tiến công nghệ và R&D .................... 77
Hình 4.1. Mô hình tổ chức hoạt động R&D của doanh nghiệp............................ 137
Hình 4.2. Khung xây dựng chiến lược R&D của doanh nghiệp .......................... 139
Danh mục hộp
Hộp 3.1. Minh họa về tỷ lệ trích lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.. 95
5
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CGCN chuyển giao công nghệ
CNH-HĐH công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CNTP công nghiệp thực phẩm
ĐMCN đổi mới công nghệ
DNCNC doanh nghiệp công nghệ cao
DNKH&CN doanh nghiệp khoa học và công nghệ
DNNVV doanh nghiệp nhỏ và vừa
FDI đầu tư trực tiếp nước ngoài
GD&ĐT giáo dục và đào tạo
GTGT giá trị gia tăng
KCN khu công nghiệp
KH&CN khoa học và công nghệ
KT-XH kinh tế - xã hội
NCKH nghiên cứu khoa học
NCKH&PTCN nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
NCS nghiên cứu sinh
NCV nghiên cứu viên
NSNN ngân sách nhà nước
QPPL quy phạm pháp luật
R&D nghiên cứu và triển khai
SHTT sở hữu trí tuệ
SX-KD sản xuất – kinh doanh
SXTN sản xuất thử nghiệm
TNCN thu nhập cá nhân
TNDN thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ tài sản cố định
WTO tổ chức thương mại thế giới
XNK xuất nhập khẩu
6
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo
ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Theo số liệu của Bộ tài chính, tính đến thời điểm
31/01/2015, cả nước có 488.148 doanh nghiệp đang hoạt động SX-KD.
Về tỷ trọng trong cơ cấu GDP, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao
nhất, ở mức 48-49% tổng GDP; khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 33-
34%; khu vực doanh nghiệp FDI, chiếm tỷ trọng ổn định ở mức 17-18% trong giai
đoạn 2009-2012. Vào năm 2012, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là khu vực
thu hút nhiều lao động nhất với 6,76 triệu lao động (chiếm 60,97%); khu vực doanh
nghiệp FDI với 2,72 triệu lao động (chiếm 24,54%); khu vực doanh nghiệp nhà nước
với 1,61 triệu lao động (chiếm 14,49%). Doanh nghiệp nhà nước có quy mô lao động
lớn nhất, bình quân 496 lao động/ doanh nghiệp; tiếp đó là doanh nghiệp FDI với 303
lao động; doanh nghiệp ngoài nhà nước với chỉ 20 lao động. Nếu xét về qui mô lao
động năm 2012, trong tổng số doanh nghiệp của tất cả các khu vực kinh tế thì doanh
nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tới 97,7%. Trong khối doanh nghiệp ngoài nhà
nước thì DNNVV cũng chiếm đa số với tỷ lệ 98,6%. Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp có
quy mô vừa chỉ chiếm 1,6% trong tổng số các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Báo cáo tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2014 cho thấy
mặc dù doanh nghiệp Việt Nam đã thể hiện những bước phát triển nhất định, góp
phần vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân
sách, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, v.v. nhưng sự phát triển còn nhiều hạn chế.
Chất lượng phát triển của doanh nghiệp còn ở mức thấp, thể hiện qua quy mô doanh
nghiệp chủ yếu là nhỏ và vừa; hiệu quả SX-KD của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà
nước còn thấp; thị trường trong nước phát triển chậm, nguy cơ mất thị phần gia tăng;
khả năng hấp thụ vốn thấp, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn.
Ngoài những hạn chế vừa nêu, thông qua các công trình nghiên cứu và thực tế
cho thấy khả năng cạnh tranh của đa số doanh nghiệp Việt Nam khá thấp. Trong tiến
trình toàn cầu hóa, tự do hoá và hội nhập quốc tế, vấn đề cạnh tranh gay gắt đang đặt
ra cho các doanh nghiệp phải tiến hành hàng loạt các hoạt động cần thiết nhằm vượt
7
qua áp lực cạnh tranh này. Để tăng năng lực cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp có những
kế hoạch hành động khác nhau: đầu tư nghiên cứu, cải tiến thiết kế, thay đổi mẫu mã,
kiểm soát chất lượng, v.v... Trong các hoạt động này thì hoạt động nghiên cứu và
triển khai (R&D) của doanh nghiệp và làm thế nào để gắn kết quả hoạt động R&D
với hoạt động SX-KD của doanh nghiệp được xem là hoạt động đem lại lợi ích cho
doanh nghiệp từ nhiều khía cạnh: thúc đẩy năng lực công nghệ của doanh nghiệp, hấp
thụ và đồng hoá công nghệ nhập, đổi mới công nghệ đang có, v.v... và từ đó giúp
doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm/ dịch vụ có chất lượng cao và từ đó
gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoạt động R&D có tầm quan trọng
như vậy nhưng thực tế thì doanh nghiệp Việt Nam chưa mặn mà với hoạt động R&D,
đầu tư cho KH&CN rất khiêm tốn. Số liệu điều tra 325.304 doanh nghiệp của Tổng
cục thống kê cho thấy năm 2011 chỉ có 1.090 doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN và
đạt 5.439 tỷ đồng.
Ở Việt Nam, Đảng và Chính phủ cũng đã thể hiện sự quan tâm nhất định đến phát
triển KH&CN nói chung, phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp nói riêng. Vấn
đề này đã được thể hiện trong nhiều văn bản từ Nghị quyết của Bộ chính trị, Ban
chấp hành trung ương đến các luật và văn bản dưới luật. Điển hình là Nghị Quyết 37
của Bộ Chính trị (khóa IV), Nghị Quyết TW2 (Khóa VIII), Quyết định số 134/HĐBT
ngày 31/8/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) cho phép các tổ chức
KH&CN, các cơ sở đào tạo, các cơ sở SX-KD thuộc các thành phần kinh tế được
quyền chủ động thiết lập và mở rộng mọi hình thức liên doanh, liên kết để ứng dụng
có hiệu quả các thành tựu khoa học và kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; Nghị định
35-HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về công tác
quản lý KH&CN đặt nền móng cho việc tự do hóa và thị trường hóa các hoạt động
KH&CN, các tổ chức KH&CN có nhiều chủ động hơn trong lĩnh vực nghiên cứu, sản
xuất và phục vụ sản xuất; Quyết định 782/TTg ngày 24/10/1996 của Thủ tướng Chính
phủ về việc sắp hệ thống các cơ quan R&D ở nước ta với việc đưa một số viện R&D
chuyên ngành về trực thuộc các công ty, tổng công ty nhà nước. Mới đây nhất, Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số
20-NQ/TW) về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện
8
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng đề cập đến
việc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư thực hiện R&D và đổi mới, thành lập quỹ phát
triển KH&CN của doanh nghiệp, gia tăng liên kết doanh nghiệp với tổ chức KH&CN
trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đổi mới, đào tạo nhân lực.
Tuy nhiên, việc một doanh nghiệp có quyết định đầu tư vào R&D hay không và
mức độ đầu tư như thế nào, nội dung phát triển hoạt động R&D trong doanh nghiệp
ra sao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả yếu tố bên trong (quy mô doanh nghiệp, ngành
nghề hoạt động của doanh nghiệp, sở hữu doanh nghiệp, v.v...) và yếu tố bên ngoài
(chính sách hỗ trợ, đảm bảo của nhà nước). Hầu hết các nghiên cứu chưa lý giải một
cách đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động R&D đối với sự phát triển của doanh
nghiệp; phân tích từng yếu tố đơn lẻ như quy mô, ngành nghề, chưa nghiên cứu một
cách toàn diện các yếu tố bên trong doanh nghiệp và môi trường chính sách của nhà
nước (các yếu tố bên ngoài) ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động R&D của doanh
nghiệp. Mặt khác, các nghiên cứu này lại được thực hiện tại các quốc gia phát triển,
một bức tranh về hoạt động R&D của doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động R&D của doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển chưa được làm rõ.
Trên thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số biện pháp chính sách được thực hiện,
một số mô hình hoạt động R&D của doanh nghiệp thành công. Tuy nhiên, còn nhiều
vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp trong phát triển hoạt động R&D mà chính sách
chưa đề cập hoặc chưa tìm ra phương thức khuyến khích phù hợp, ngược lại một số
chính sách đã nhằm đến khuyến khích doanh nghiệp phát triển hoạt động R&D nhưng
hoặc chưa được doanh nghiệp khai thác hoặc chưa đến được doanh nghiệp hoặc khó
khăn khi doanh nghiệp áp dụng. Vì vậy, nhà nước cần có các biện pháp chính sách
phát triển phù hợp, rõ ràng và cụ thể. Ngược lại, doanh nghiệp cũng cần có những
giải pháp thích hợp để tiếp cận dần đến hoạt động R&D của mình.
Xét theo giác độ đó, chủ đề làm rõ lý luận về hoạt động R&D; thực tế hoạt động
R&D của doanh nghiệp cũng như môi trường chính sách của nhà nước ảnh hưởng
như thế nào đến hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam, từ đó có những giải
pháp phù hợp và khả thi là cần thiết – xét từ bối cảnh doanh nghiệp tại quốc gia đang
phát triển.
9
2. Ý nghĩa của nghiên cứu
Về khía cạnh lý thuyết, nghiên cứu cung cấp khung cơ sở lý thuyết để giải thích
vai trò của R&D trong hoạt động đổi mới của doanh nghiệp, đánh giá hoạt động R&D
của doanh nghiệp tại quốc gia đang phát triển. Kết quả nghiên cứu này có thể làm tài
liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo cũng như cho doanh nghiệp trong xây
dựng chiến lược R&D của doanh nghiệp.
Về khía cạnh thực tế, nghiên cứu này đưa ra một bức tranh tổng quát của doanh
nghiệp Việt Nam về các vấn đề sau:
- Thực trạng hoạt động R&D: các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động R&D,
đầu tư thực hiện hoạt động R&D trong doanh nghiệp, kết quả hoạt động R&D, tác
động của hoạt động R&D lên doanh nghiệp.
- Các yếu tố về thể chế, chính sách ảnh hưởng đến quyết định thực hiện hoạt
động R&D của doanh nghiệp.
Dựa trên kết quả này, các doanh nghiệp có thể nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu
liên quan đến hoạt động R&D của mình. Doanh nghiệp có thể so sánh hoạt động
R&D của mình với mức độ hoạt động trung bình của các doanh nghiệp để có thể biết
được vị trí của mình so với mức trung bình các doanh nghiệp Việt Nam. Dựa trên đề
xuất của luận án, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược R&D hay chiến lược công
nghệ, lộ trình tương ứng và các đối sách trong tương lai.
Về khía cạnh chính sách, nghiên cứu này làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các
nhà hoạch định chính sách phát triển KH&CN và đổi mới để có thể có được những
chính sách phù hợp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường năng lực R&D và
đổi mới của mình với việc lựa chọn chiến lược phát triển R&D phù hợp nhất, từ đó
dẫn đến tăng năng lực đổi mới, tăng chỉ số cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tính mới của luận án
- Về cách tiếp cận: Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống đổi mới (innovation
system).
- Về khía cạnh lý thuyết: Luận án đã xây dựng mô hình đổi mới ―động‖ (hay mô
hình đổi mới ―xoắn ốc‖) trong việc giải thích vai trò của R&D trong hoạt động đổi
10
mới của doanh nghiệp; Xây dựng khung phân tích hệ thống các yếu tố (cả bên trong
và bên ngoài doanh nghiệp) ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp.
- Về khía cạnh thực tiễn: Luận án đưa ra các kết quả sau:
+ Doanh nghiệp Việt Nam hầu như không xây dựng chiến lược R&D, rất ít doanh
nghiệp tự thực hiện hoạt động R&D cũng như hợp tác trong hoạt động R&D với các
viện R&D, trường đại học, doanh nghiệp bên ngoài. Lý do cơ bản đó là doanh nghiệp
chưa chịu nhiều áp lực cạnh tranh, khó khăn huy động các nguồn lực hỗ trợ từ bên
ngoài, chính sách của nhà nước không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư R&D.
+ Mặc dù thực hiện hoạt động R&D đối với các doanh nghiệp Việt Nam là rất
khó khăn, nhưng doanh nghiệp cần phải kết hợp cả tiếp thu công nghệ từ các nguồn
bên ngoài và phát triển công nghệ bên trong (thông qua R&D) để tăng cường năng
lực đổi mới và tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Có 15 yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam, trong
đó có 08 yếu tố bên trong và 07 yếu tố bên ngoài.
+ Đề xuất 06 nhóm giải pháp chính sách từ phía nhà nước, đặc biệt là khuyến
khích R&D của doanh nghiệp dựa trên công cụ thuế (tax-based incentive) trên cơ sở
môi trường (chính sách đổi mới) tạo điều kiện cho R&D của doanh nghiệp. Đồng
thời, luận án cũng đề xuất 02 nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp (trong đó có
khung xây dựng chiến lược R&D cho doanh nghiệp Việt Nam).
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn và đề
xuất giải pháp phát triển hoạt động R&D trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý thuyết về phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp, vai trò
của R&D đối với doanh nghiệp, yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh
nghiệp.
- Làm rõ thực trạng về hoạt động R&D trong các doanh nghiệp Việt Nam; Làm
rõ thực trạng chính sách ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam
(thành công và hạn chế).
- Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động R&D trong các doanh nghiệp Việt Nam.
11
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu cần được làm rõ trong nghiên cứu này là: Giải pháp nào để
phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam?
Kiến thức có được từ tổng quan tài liệu trong và ngoài nước cũng như những vấn
đề đặt ra cho quốc gia đang phát triển về chủ đề phát triển hoạt động R&D của doanh
nghiệp là nền tảng cho việc hình thành giả thuyết nghiên cứu dưới đây để trả lời câu
hỏi nghiên cứu đưa ra: Doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược
R&D, đồng thời nhà nước cần hoàn thiện và xây dựng mới chính sách khuyến
khích hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam.
5. Phƣơng pháp và tiếp cận nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là:
- Nghiên cứu tài liệu: Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến chủ đề hoạt
động R&D của doanh nghiệp, gồm các tài liệu nghiên cứu về cơ sở lý thuyết của đề
tài, các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, các chính sách của
nhà nước và các số liệu thống kê chính thống liên quan đến hoạt động R&D của
doanh nghiệp. Nghiên cứu tài liệu qua ba bước: thu thập tài liệu, phân tích tài liệu và
tổng hợp, trình bày tóm tắt nội dung tài liệu.
- Nghiên cứu phi thực nghiệm: Điều tra mẫu doanh nghiệp bằng bảng hỏi, phỏng
vấn sâu, quan sát, chuyên gia, hội thảo/ tọa đàm khoa học, cụ thể:
+ Điều tra mẫu doanh nghiệp bằng bảng hỏi (questionnaire): Để thu thập cả
thông tin định tính và định luợng, tác giả thực hiện điều tra bằng bảng hỏi với phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuần túy. Bảng hỏi được thiết kế dành riêng cho đối
tượng là doanh nghiệp Việt Nam (lấy mẫu trong ngành công nghiệp thực phẩm). Chi
tiết về cách thức tiến hành điều tra và nội dung bảng hỏi được thể hiện tại phần phụ
lục của luận án.
+ Phỏng vấn sâu (in-depth interview): Đây là phương pháp được sử dụng nhằm
mục đích thu thập thêm những thông tin chi tiết, những phát hiện mới về các khía
cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu với các
đối tượng là lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định
chính sách. Tác giả trực tiếp tiến hành các phỏng vấn sâu.
12
+ Phương pháp quan sát (Observation): Phương pháp quan sát được sử dụng như
một phương pháp bổ trợ cho các phương pháp khác, đặc biệt trong việc phát hiện vấn
đề và phát huy tác dụng cao đối với việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cách
thức tổ chức thực hiện hoạt động R&D của doanh nghiệp.
+ Phương pháp chuyên gia (Specialist): Với mục đích của đề tài nghiên cứu là
tìm giải pháp nên việc sử dụng ý kiến chuyên gia là một giải pháp nghiên cứu rất cần
thiết. Tác giả sử dụng ý kiến chuyên gia am tường về thực trạng hoạt động R&D của
doanh nghiệp, chính sách khuyến khích hoạt động R&D của doanh nghiệp và các giải
pháp để khuyến khích hoạt động R&D của doanh nghiệp.
+ Hội thảo/ toạ đàm khoa học (Seminar/Dialogue): Tác giả sử dụng một số cuộc
tọa đàm gắn với các nội dung nghiên cứu cụ thể và một số hội thảo lấy ý kiến của các
nhà khoa học có kinh nghiệm trong quản lý KH&CN và nghiên cứu chính sách
KH&CN đóng góp cho các nội dung nghiên cứu của luận án.
Nghiên cứu này dựa trên tiếp cận hệ thống đổi mới (innovation system):
Hệ thống đổi mới dựa trên cơ sở mạng lưới các thiết chế, tổ chức cả khu vực
công và tư, các viện R&D và trường đại học, cơ quan chính phủ và sự tương tác giữa
các thể chế quy định hoạt động đổi mới, tỷ lệ và chiều hướng học hỏi đổi mới. Cách
tiếp cận hệ thống đổi mới lấy doanh nghiệp làm trung tâm.
6. Nguồn dữ liệu và công cụ hỗ trợ nghiên cứu
- Nguồn dữ liệu nghiên cứu:
+ Dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua các nghiên cứu phi thực nghiệm.
+ Dữ liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn: giáo trình, sách chuyên khảo, tập san,
báo cáo nghiên cứu chuyên đề, tạp chí khoa học, báo cáo tại hội nghị khoa học, luận
văn, luận án, văn bản quy phạm và một số nguồn tài liệu khoa học chính thống khác.
- Công cụ hỗ trợ nghiên cứu: Chủ yếu là các phần mềm máy tính văn phòng như
Microsoft Word và Microsoft Excel. Ngoài ra, một số phần mềm chuyên dụng cũng
được sử dụng như: phát triển ý tưởng nghiên cứu (Mindjet); thống kê (Stata); trích
dẫn và tham chiếu tài liệu (Endnote) và một số công cụ hỗ trợ nghiên cứu khác.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: hoạt động R&D của doanh nghiệp
13
- Về không gian nghiên cứu: doanh nghiệp có đăng ký và hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam (chịu tác động của chính sách phát triển hoạt động R&D doanh nghiệp).
- Về thời gian: phân tích chính sách có ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh
nghiệp từ cuối những năm 1990 đầu năm 2000 (thời điểm ban hành Nghị định số
119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 và Luật KH&CN số 21/2000/QH10), riêng chính
sách thuế từ năm 2005 (thời điểm ban hành luật doanh nghiệp, thuế GTGT, thuế
XNK,...); đánh giá hoạt động R&D của doanh nghiệp trong 3-5 năm gần nhất.
8. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận án được cấu trúc thành bốn
chương, Các nội dung chính của nghiên cứu này được trình bày như sau (Hình 0.1).
Hình 0.1. Cấu trúc của luận án
Tổng quan tài liệu
(Chương 1)
Vấn đề nghiên cứu (RQ)?
Giải pháp phát triển hoạt động
R&D của doanh nghiệp Việt Nam
(Chương 4)
Cơ sở lý luận về phát triển hoạt
động R&D của doanh nghiệp
(Chương 2)
Cơ sở thực tiễn
 Thực trạng chính sách ảnh
hưởng đến hoạt động R&D
của doanh nghiệp Việt Nam
(Chương 3)
Cơ sở thực tiễn
 Thực trạng hoạt động R&D
của doanh nghiệp Việt Nam
(Chương 3)
14
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu
Doanh nghiệp phải sử dụng một hoặc nhiều công nghệ để có thể phát triển và duy
trì lợi thế cạnh tranh. Do đó nhu cầu về công nghệ mới luôn đặt ra đối với hầu hết các
doanh nghiệp. Nhưng bằng cách nào để có công nghệ, chỉ có hai con đường hoặc là
tự tạo công nghệ ngay tại doanh nghiệp hoặc là thu nạp từ nguồn bên ngoài. Tuy rằng
việc thực hiện hoạt động R&D có thể gặp một số khó khăn nhất định nhưng doanh
nghiệp muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững thì không thể không
thực hiện hoạt động R&D ngay cả trong những trường hợp doanh nghiệp thu nạp
công nghệ từ nguồn bên ngoài. Ngoài tạo công nghệ, hoạt động R&D của doanh
nghiệp còn đóng nhiều vai trò trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
việc một doanh nghiệp tiến hành hoạt động R&D hay không phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác nhau, cả yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
Chương này tổng quan những tài liệu và công trình nghiên cứu từ trước đến nay
liên quan đến chức năng hoạt động R&D của doanh nghiệp, vai trò của hoạt động
R&D đối với doanh nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của
doanh nghiệp.
1.2. Chức năng của hoạt động R&D trong doanh nghiệp
1.2.1. Các nghiên cứu liên quan
Đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến chức năng của hoạt động R&D
doanh nghiệp như một phương thức tự tạo công nghệ bên trong doanh nghiệp.
Phương thức tự tạo công nghệ bên trong doanh nghiệp (internal sourcing) luôn được
nhắc đến khi so sánh với phương thức thu nạp công nghệ từ các nguồn bên ngoài
doanh nghiệp (external sourcing). Các nghiên cứu điển hình phải kể đến là:
Nghiên cứu của Kurokawa (1991) đề cập đến quan hệ giữa hoạt động in-house
R&D và các kênh thu nạp công nghệ bên ngoài của doanh nghiệp trên cơ sở số liệu
điều tra doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại hai quốc gia Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Trong nghiên cứu của mình tác giả đã đề cập đến một số lợi thế và bất lợi thế của mỗi
phương thức hoặc là in-house R&D hoặc là thu nạp công nghệ bên ngoài, xem xét
những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định in-house R&D hoặc thu nạp công nghệ bên
15
ngoài (được tác giả đề cập đến như là ―make-or-buy‖). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
có 2 lợi thế mà doanh nghiệp nên lựa chọn phương thức thu nạp công nghệ bên ngoài
thay vì R&D đó là rút ngắn thời gian tạo công nghệ và có thể nhanh chóng có được
lợi ích ngắn hạn, đồng thời tối đa hóa lợi ích dài hạn trong suốt vòng đời đổi mới. Sau
đó tác giả đã kiểm chứng kết quả này thông qua hai mẫu điều tra doanh nghiệp nhỏ
dựa trên công nghệ tại Nhật Bản và Hoa Kỳ. Một số học giả khác cũng đề cập đến
chức năng của hoạt động R&D nội tại khi nghiên cứu về các mô hình thu nạp công
nghệ của doanh nghiệp (Narula, 2001; Simatupang, 2006; Boeing và cs., 2013; Cruz-
Cázares và cs., 2013).
Một số nghiên cứu so sánh giữa hoạt động R&D nội tại và thu nạp công nghệ bên
ngoài doanh nghiệp căn cứ vào nguồn lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện
hoạt động R&D cần phải có một lực lượng cán bộ kỹ thuật có năng lực liên kết mạng
lưới và doanh nghiệp có nền tảng tài chính mạnh. Doanh nghiệp sẽ mất một thời gian
dài và nguồn lực lớn vì phải giải quyết nhiều vấn đề mang tính chất rủi ro cao cũng
như rất khó khăn để lường trước kết quả đạt được của việc tự tạo công nghệ nhưng
việc tự tạo công nghệ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có được sự tự do trong
các hoạt động của doanh nghiệp (Dussauge, Hart & Ramanantsoa, 1992). Vấn đề về
nguồn lực của doanh nghiệp quyết định đến kênh thu nạp công nghệ được
Simatupang (2006) một lần nữa đề cập trong nghiên cứu của mình. Trong nghiên cứu
này tác giả tiếp tục nhấn mạnh đến chức năng của hoạt động in-house R&D. Tuy
nhiên, tác giả cũng cho rằng trong trường hợp doanh nghiệp với nguồn lực hữu hạn
thì nên kết hợp cả hai phương thức.
Ngược lại với quan điểm nêu trên, nghiên cứu của Hemmert cho rằng tạo nguồn
công nghệ bên trong doanh nghiệp trên cơ sở R&D nội tại rẻ hơn thu nạp công nghệ
từ bên ngoài (Hemmert, 2003). Có lẽ quan điểm này của các tác giả được giải thích
trên cơ sở lý thuyết về kinh tế chi phí giao dịch. Lý thuyết kinh tế chi phí giao dịch
khẳng định khi một doanh nghiệp quyết định đầu tư vào các tài sản đặc biệt mà không
có sự chắc chắn về môi trường đầu tư và cơ hội đầu tư thì các chi phí cho R&D và
mở rộng thị trường trở nên nhiều rủi ro. Như vậy, hiệu quả là cao hơn khi những hàng
16
hóa như vậy được trao đổi trong nội bộ và hiệu quả là cao nhất trong trường hợp tạo
nguồn công nghệ bên trong (Simatupang, 2006).
Mặc dầu có những chi phí và rủi ro cao nhưng vấn đề tạo nguồn công nghệ bên
trong vẫn còn được xem như nguồn công nghệ quan trọng nhất đối với hầu hết các
doanh nghiệp bởi một số lý do: vấn đề quan trọng đó là công nghệ lõi của doanh
nghiệp; công nghệ có thể được thích nghi theo yêu cầu của khách hàng với những đòi
hỏi kỹ thuật chính xác; bản chất ngầm của đổi mới và những rủi ro đi cùng với việc
mất tính cạnh tranh của công nghệ là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định ―tự tạo‖
công nghệ của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, các doanh nghiệp
có nguồn lực R&D bên trong mạnh thì ít hướng đến việc tiếp nhận công nghệ từ bên
ngoài (Aggarwal, 2000; Kurokawa, 1991; Sen & Rubenstein, 1989; Sikka, 1998).
Nagarajan & Mitchell (1998) xác định rằng có hai lợi thế chính của R&D bên
trong doanh nghiệp. Thứ nhất là giảm nhẹ rủi ro của hành vi cơ hội và thứ hai là để
xây dựng thói quen về mặt tổ chức. Tuy nhiên, sức mạnh của R&D bên trong cũng có
những hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế thường thấy đó là chi phí và khó
khăn để phát triển năng lực đổi mới với R&D nội tại đang có của doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, cũng cần phải nhấn mạnh rằng việc duy trì tất cả các hoạt động R&D bên
trong nhiều khi dẫn đến sự ―cô lập‖ và hạn chế khả năng hợp tác của doanh nghiệp
với các đối tác bên ngoài. Những lợi ích khác của phát triển công nghệ dựa trên R&D
nội tại đó là: có được chuyên môn trong một công nghệ đặc biệt, để tránh hội chứng
(NIH)1
và một số lợi ích khác.
Nhiều cuộc điều tra mẫu đối với các doanh nghiệp thực hiện R&D trên thế giới tại
Hoa Kỳ, Ca-na-đa, một số quốc gia Tây Âu và Nhật Bản cũng kết luận rằng so với
hoạt động thu nạp công nghệ bên ngoài thì phát triển công nghệ thông qua hoạt động
R&D bên trong là nguồn đầu tiên và quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh
nghiệp (Roberts, 2001). Trong nghiên cứu của Daim & Kocaoglu năm 1998 về công
nghiệp điện tử ở Hoa Kỳ chỉ ra rằng phát triển công nghệ nội tại là kênh thu nạp công
1
Hội chứng NIH (Not-invented-here - nó không được sáng chế ra ở đây) là từ lóng chỉ việc một cá nhân/ tổ chức kiên quyết không chịu sử
dụng kết quả công việc của người khác trong công việc của mình, mặc dù việc đó có thể giúp ích cho họ. Câu này thường đi với câu ―Re-
invent the wheel‖ (sáng chế lại bánh xe), chỉ việc một người/ tổ chức bỏ rất nhiều thời gian, công sức để tìm cách thực hiện một công việc
mà người khác đã làm được từ trước. Nhìn chung, hiện tượng NIH thường được đánh giá là cố chấp, không chịu công nhận kết quả công
việc của cá nhân/ tổ chức khác. Tuy vậy, trong một số trường hợp nhất định, việc này lại được đánh giá là khôn ngoan vì giảm thiểu sự phụ
thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
17
nghệ chính thống nhất được sử dụng. Trong một nghiên cứu quy mô lớn hơn của
Ford & Saren năm 1996 về 07 lĩnh vực công nghệ liên quan đến 703 doanh nghiệp
của Anh, cho thấy R&D nội tại là phương pháp chung nhất cho việc thu nạp công
nghệ (Simatupang, 2006). Tidd & Trewhella (1997) cũng đưa ra kết luận tương tự.
Nghiên cứu khác so sách các phương pháp thu nạp công nghệ của các tập đoàn lớn
của Nhật Bản, Hoa Kỳ và Thụy Điển ủng họ quan điểm rằng thực hiện hoạt động
R&D nội tại là cơ sở tạo nguồn công nghệ quan trọng nhất cho doanh nghiệp
(Granstrand & cs., 1992). Một số nghiên cứu ở Xin-ga-po (Wong, 1998) và Hàn
Quốc (Cho & Yu, 2000) một lần nữa khẳng định kết luận này.
Tầm quan trọng của phương thức tự tạo so với các phương thức tiếp nhận công
nghệ khác được nhấn mạnh trong nhiều công trình nghiên cứu. Các tác giả cho rằng
công nghệ mới hoặc công nghệ đang phát triển thể hiện một nguồn lợi thế cạnh tranh,
nên được tự tạo bên trong doanh nghiệp hơn là tiếp nhận bên ngoài. Chiesa & Mazini
chỉ ra rằng tự tạo công nghệ bên trong nên được tập trung cho phần tri thức lõi hoặc
làm mới năng lực của doanh nghiệp (Chiesa & Manzini, 1998). Nghiên cứu của
Coombs cho thấy năng lực công nghệ là một thành phần quan trọng của năng lực lõi
(core competency). Vì vậy, việc thực hiện R&D là để tạo ra và duy trì năng lực công
nghệ và năng lực lõi của doanh nghiệp. Nghiên cứu khác cho rằng việc có được công
nghệ từ bên ngoài có thể cung cấp lợi ích tài chính ngắn hạn nhưng kết quả sẽ dẫn
đến mất tính cạnh tranh dài hạn (Coombs, 1996).
Những nghiên cứu trên đây cho thấy rằng phương thức tạo công nghệ bên trong
doanh nghiệp là một phương thức rất quan trọng trong hoạt động thu nạp công nghệ
của doanh nghiệp và doanh nghiệp nên sử dụng phương thức này trong các lĩnh vực
hoạt động đòi hỏi năng lực lõi, công nghệ lõi.
Đa số học giả thống nhất một vấn đề chung đó là một doanh nghiệp có thể không
cần thực hiện hoặc đáp ứng tất cả các yêu cầu về công nghệ cần thiết của doanh
nghiệp mình. Trong một số giai đoạn phát triển, doanh nghiệp cần phải thu nạp công
nghệ từ các nguồn bên ngoài (Cassiman & Veugelers, 2002; Hemmert, 2003; Jones &
cs., 2000; Kessler & cs., 2000; Li, 2011; Sen & Rubenstein 1989; Tsai & Wang,
2008; Veugelers, 1997; Veugelers & Cassiman, 1999). Tính đa dạng của công nghệ
18
đã minh chứng rằng không có doanh nghiệp nào có thể tồn tại lâu dài và bền vững
như một ―đảo công nghệ‖ và doanh nghiệp phải hợp tác với các tổ chức khác (Tidd &
Trewhella, 1997).
Nhu cầu để tiết kiệm thời gian gần như là nguyên nhân chung nhất lý giải tại sao
một doanh nghiệp lại chọn phương thức thu nạp công nghệ từ nguồn bên ngoài để
phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh toàn cầu đã làm cho vòng đời sản
phẩm ngắn hơn và vì vậy các doanh nghiệp hiện nay đang cạnh tranh nhau trong việc
giảm thời gian phát triển công nghệ.
Một doanh nghiệp lựa chọn cách thu nạp công nghệ từ bên ngoài bởi vì có những
hạn chế về nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, kỹ
thuật,...). Hạn chế về nguồn lực đã đẩy doanh nghiệp giảm đầu tư tối đa nhằm tiết
kiệm chi phí, sử dụng nhân lực chủ chốt vào các cơ hội khác và phân bổ các nguồn
lực có hạn của doanh nghiệp một cách hiệu quả (Tidd & Trewhella, 1997).
Một nghiên cứu khác cho rằng phát triển R&D trong doanh nghiệp là một sự mạo
hiểm lớn vì rất nhiều lý do: công nghệ có thể được phát triển, hoàn thiện hoặc có thể
không. Vì vậy, khả năng thất bại có thể xảy ra. Để có thể giảm tối đa rủi ro hoặc chia
sẻ rủi ro và giảm chi phí R&D, nhiều doanh nghiệp tham gia vào sự hợp tác với bên
ngoài (Ranft & Lord, 2002). Một số doanh nghiệp chuyển rủi ro sang các nhà cung
cấp công nghệ bởi vì các nhà cung cấp công nghệ có năng lực quản lý rủi ro nhất
định; một số doanh nghiệp tránh phải chi trả khoản tiền lớn cho R&D bằng cách cùng
triển khai ứng dụng và thử nghiệm công nghệ với các doanh nghiệp khác
(Simatupang, 2006). Bên cạnh lý do về rủi ro, một lý do khác mà được nhiều doanh
nghiệp đưa ra đó là doanh nghiệp thiếu năng lực R&D nội tại để giải quyết sự phát
triển phức tạp của công nghệ.
Những nguyên nhân khác lý giải cho việc doanh nghiệp sử dụng phương thức có
được công nghệ từ bên ngoài đó là: sự phức tạp trong quá trình phát triển công nghệ,
sự phức tạp của chính bản thân công nghệ, những thay đổi nhanh chóng của công
nghệ, để bổ sung năng lực R&D hay bổ sung lỗ hổng năng lực công nghệ bên trong
doanh nghiệp.
19
1.2.2. Nhận xét
Như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về chức năng hoạt động R&D của
doanh nghiệp khi so sánh với các phương thức (mô hình) thu nạp công nghệ bên
ngoài. Các nghiên cứu này phần nào lý giải nguyên nhân mà doanh nghiệp thực hiện
hoạt động R&D hay không. Các nguyên nhân được các nghiên cứu ở đây đề cập đó là
nguồn lực của doanh nghiệp; doanh nghiệp sợ rủi ro trong hoạt động R&D; doanh
nghiệp muốn tiết kiệm thời gian; v.v. Tuy nhiên, thứ nhất các nghiên cứu chỉ đề cập
đến chức năng hoạt động R&D của doanh nghiệp như một phương thức tạo công
nghệ ngay tại doanh nghiệp khi so sánh với các phương thức thu nạp công nghệ bên
ngoài, chưa nêu các chức năng của hoạt động R&D trong doanh nghiệp; thứ hai, hầu
hết các nghiên cứu dựa trên điều tra mẫu doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển và
chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ nào đề cập đến vấn đề này tại Việt Nam.
1.3. Tầm quan trọng của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp
1.3.1. Các nghiên cứu liên quan
Hoạt động R&D có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Dưới
đây là các công trình nghiên cứu đề cập đến tầm quan trọng của hoạt động R&D đối
với sự phát triển của doanh nghiệp.
Hoạt động R&D có tác động nhiều nhất đến khả năng đổi mới của một doanh
nghiệp (Freeman & Soete, 1997). Theo các tác giả Guan & Ma (2003) thì năng lực
R&D là một trong bảy năng lực quan trọng của đổi mới2
. Các doanh nghiệp đổi mới
xem hoạt động R&D như là một hợp phần chủ yếu của phát triển doanh nghiệp nói
chung bởi việc đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao, tăng cường sự tự
chủ và khả năng hấp thu công nghệ, thích nghi và nâng cấp các công nghệ nhập, từ
đó dẫn đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp được cải thiện, tránh nhập các
công nghệ lạc hậu và tiết kiệm ngoại tệ (Sikka, 1998).
Theo Cohen & Levinthal (1989), doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động R&D nhằm
hai mục đích. Doanh nghiệp đầu tư vào R&D không chỉ để đổi mới mà còn để phát
triển và duy trì năng lực của mình trong việc xác định, đồng hoá và sử dụng tri thức
từ môi trường bên ngoài. Nói cách khác, một trong những nguyên nhân mà doanh
2
Theo Guan và Ma thì 7 năng lực đổi mới của doanh nghiệp gồm: năng lực học hỏi, năng lực R&D, năng lực
chế tạo, năng lực marketing, năng lực tổ chức, năng lực khai thác nguồn lực và năng lực chiến lược.
20
nghiệp tiến hành hoạt động R&D là để phát triển cái gọi là ―năng lực tiếp thu‖. Trong
ngữ cảnh đó, R&D nội tại doanh nghiệp đóng góp cho năng lực tri thức bên trong,
năng lực hấp thu, cho phép sử dụng một cách hiệu quả bí quyết kỹ thuật (know-how)
bên ngoài. Một số tác giả khác cũng có quan điểm tương tự (Deeds, 2001;
Gambardella, 1992; Leahy & Neary, 2007; Li, 2011; Zahra & George, 2002). Tác giả
Chesbrough (2006) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì khả năng lồng
ghép giữa năng lực R&D bên trong và R&D bên ngoài. Xét theo quan điểm này thì
doanh nghiệp đổi mới với những thành tựu và năng lực R&D của mình được xem
như chiến lược hữu dụng, nhờ chiến lược này mà thành tựu thu được của doanh
nghiệp đổi mới ngày một tăng bởi những nỗ lực R&D trước đó. Điều này giải thích vì
sao một số doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu cơ bản - nghiên cứu mà các kết quả
không trực tiếp thương mại ngay được. Thậm chí có tác giả còn cho rằng R&D là sự
đầu tư cho tương lai, không phải là chi phí.
Một số tác giả sử dụng khái niệm năng lực lõi khi đề cập đến vai trò của hoạt
động in-house R&D.
Sử dụng khái niệm năng lực lõi (core competence – CC), Granstrand & cs. (1992)
phân thành 4 loại năng lực lõi: năng lực đặc biệt hoặc năng lực lõi, năng lực biên,
năng lực nền và năng lực riêng. Năng lực đặc biệt (distinctive competences) hình
thành xương sống của doanh nghiệp và xác định phổ công nghệ và tính cạnh tranh
của doanh nghiệp, trong khi đó năng lực biên (marginal/peripheral competence) là
các công nghệ quan trọng đối với doanh nghiệp trong quá khứ hoặc có thể trở nên
quan trọng trong tương lai. Năng lực riêng (niche competence) là các công nghệ mà
doanh nghiệp sở hữu ở một số cấp độ chuyên môn nhưng chỉ bao gồm một tỷ lệ nhỏ
các nguồn công nghệ của doanh nghiệp và thông thường một sự bổ sung cho năng lực
đặc biệt. Năng lực nền là rất quan trọng đối với tính cạnh tranh của doanh nghiệp và
gồm một tỷ lệ phần trăm nhỏ các nguồn công nghệ của doanh nghiệp nhưng là một
phần quan trọng của tài sản công nghệ doanh nghiệp. Dựa trên sự phân loại này,
Narula (2001) và Simatupang (2006) đưa ra mô hình mô tả mối quan hệ giữa tài sản
công nghệ và các năng lực. Trục tung thể hiện tài sản công nghệ trong khi đó trục
hoành thể hiện mức độ năng lực. Năng lực nền (Góc phần tư II) là vùng công nghệ
21
trong đó hầu hết được thuê ngoài. Doanh nghiệp sử dụng R&D bên trong cho năng
lực đặc biệt/ lõi (Góc phần tư I). Đối với năng lực riêng (Góc phần tư IV), có một
phần chồng lấn giữa sử dụng R&D nội tại và liên minh. Tương tự như vậy cũng có
phần chồng lấn giữa sử dụng thuê ngoài và liên minh trong vùng năng lực biên (Góc
phần tư III).
Khác với các tác giả trên, Chiesa & Manzini (1998) phát triển mô hình chiến lược
thu nạp công nghệ khác. Mô hình này dựa trên 02 yếu tố. Yếu tố thứ nhất kiểu tri
thức (cốt lõi, làm mới năng lực hoặc không phải cốt lõi). Yếu tố thứ hai là kiểu năng
lực liệu nó là sự kết hợp của các công nghệ khác nhau (đa công nghệ) hoặc dựa trên
một công nghệ đơn lẻ.
Hai mô hình này cho rằng doanh nghiệp nên sử dụng R&D nội tại (internal
R&D) khi công nghệ liên quan đến năng lực lõi của doanh nghiệp, các công nghệ
khác doanh nghiệp có thể thu nạp từ nguồn bên ngoài hoặc thậm chí thuê ngoài (mua
ngoài).
Các mô hình chiến lược thu nạp công nghệ khác không sử dụng các cái gọi là
―năng lực lõi‖. Tác giả Simatupang đã trích dẫn trong nghiên cứu của Leonard năm
1998 đưa ra mô hình của mình dựa trên tầm quan trọng chiến lược và mức độ hiểu
biết rõ công nghệ của một doanh nghiệp (Simatupang, 2006). Có 4 tình huống có thể
mà doanh nghiệp phải đối diện.
Một công nghệ mà doanh nghiệp không quen và có tầm quan trọng chiến lược rất
thấp chỉ cần một ít chú ý; điều đó có thể là một công nghệ cho tương lai. Những công
nghệ mà doanh nghiệp hiểu rõ và có tầm quan trọng chiến lược thấp có thể thuê ngoài
cho doanh nghiệp khác. Công nghệ quan trọng về mặt chiến lược và doanh nghiệp
hiểu biết về công nghệ thì công nghệ thể phải được tạo ra bên trong doanh nghiệp (in-
house R&D), trong khi đó nếu sự hiểu biết công nghệ của doanh nghiệp thấp thì
doanh nghiệp nên thu nạp từ các nguồn bên ngoài.
Một số nghiên cứu khác không sử dụng năng lực lõi nhưng giải thích các vai trò
khác nhau của chiến lược thu nạp công nghệ đối với doanh nghiệp (Cho & Yu, 2000;
Cohen & Levinthal, 1990; Foss & cs., 2013; Granstrand & cs., 1992; Jones & cs.,
2001; Ranft & Lord, 2002). Như vậy từ giải thích của các học giả có thể kết luận
22
R&D có vai trò đặc biệt quan trọng hình thành năng lực lõi, cụ thể hơn là công nghệ
lõi của doanh nghiệp.
Một số tác giả đề xuất mối quan hệ giữa R&D và nhận giấy phép công nghệ: in-
house R&D làm giảm giá của công nghệ được cấp phép bởi việc tăng cường năng lực
trả giá của người nhận giấy phép công nghệ. Theo họ, in-house R&D bổ sung cho
việc nhận phép công nghệ bằng việc tăng cường khả năng sử dụng các cơ hội công
nghệ và cho phép các doanh nghiệp lựa chọn hiệu quả hơn, tập trung nhiều hơn vào
những nguồn công nghệ bên ngoài có giá trị hơn (Artés, 2009). Tuy nhiên, đầu tư vào
R&D sẽ gia tăng khả năng của người tiếp nhận công nghệ tiềm năng để phát triển đổi
mới của chính họ và vì vậy cải thiện vị trí đàm phán của người nhận phép công nghệ,
do đó giảm giá của công nghệ được cấp phép. Một số nghiên cứu còn chỉ ra tác động
tích cực của R&D đối với hoạt động pa-tăng (Stam & Wennberg, 2009) hay thậm chí
giá trị và hiệu quả hoạt động nói chung của doanh nghiệp (Ghosh, 2012; Kumbhakar
& cs., 2012).
Hoạt động R&D của doanh nghiệp chính là hoạt động sản xuất thâm dụng tri thức
trong một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động R&D có lợi thế
cạnh tranh trong việc xuất khẩu sang các nơi khác không có loại sản phẩm đó
(Esteve-Perez & Rodriguez, 2013; Pla-Barber & Alegre, 2007; Smith & cs., 2002;
Tomiura, 2007; Wang & cs., 2013). Ngoài ra, doanh nghiệp đầu tư nhiều cho R&D
có thể giữ vị trí hàng đầu trong thị trường công nghệ khi họ sáng tạo ra những sản
phẩm mới hoặc những quy trình sản xuất mới. Các doanh nghiệp này sẽ có được lợi
thế cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành công nghiệp
(Kessler & cs., 2000; Liao & Cheung, 2002).
Rõ ràng việc đưa ra những sản phẩm mới hay những sản phẩm được cải tiến giúp
cho doanh nghiệp chiếm lĩnh được nhiều thị phần hơn, bán được nhiều sản phẩm và
thậm chí thâm nhập vào các thị trường nước ngoài như vừa đề cập ở trên. Chính vì
vậy một số nghiên cứu kết luận rằng doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động R&D tạo
điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển nhanh (Nunes & cs., 2013;
Stam & Wennberg, 2009; Yang & Huang, 2005). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu
gần đây còn cho thấy ảnh hưởng tích cực của in-house R&D đối với năng suất và kết
23
quả hoạt động của doanh nghiệp (Bravo-Ortega & Marín, 2011; Heshmati & Kim,
2011; Rogers, 2010; Ward, 2006) và năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) ở cấp độ doanh
nghiệp (Boeing & cs., 2013).
1.3.2. Nhận xét
Như vậy đã có một số công trình nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của hoạt động
R&D đối với doanh nghiệp, như: tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới, tăng cường
năng lực công nghệ cho doanh nghiệp, tăng vị thế và giá trị của doanh nghiệp, gia
tăng hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát
triển nhanh. Tuy nhiên, thứ nhất các nghiên cứu trên chỉ là các nghiên cứu đề cập đến
từng vai trò đơn lẻ của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp, chưa đề cập một cách
tổng thể các vai trò của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp; thứ hai, chưa có
nghiên cứu nào lý giải đầy đủ về mối quan hệ giữa hoạt động R&D và đổi mới của
doanh nghiệp; thứ ba, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động R&D của doanh nghiệp và; thứ tư, hầu hết các nghiên cứu này dựa trên
mẫu doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển và chưa có công trình nghiên cứu đầy
đủ nào đề cập đến vấn đề này tại Việt Nam.
1.4. Yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp
1.4.1. Các nghiên cứu liên quan
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hoạt động R&D của doanh nghiệp bị
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là các nghiên cứu điển hình về các
yếu tố ảnh hưởng lên hoạt động R&D của doanh nghiệp.
1) Quy mô doanh nghiệp
Có thể nói yếu tố quy mô doanh nghiệp là yếu tố được nhiều tác giả đề cập trong
nghiên cứu về hoạt động R&D của doanh nghiệp. Các nghiên cứu điển hình đề cập
đến mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ hoạt động R&D của doanh
nghiệp là các nghiên cứu của Bin (2008); Chang & Robin (2006); Cho & Yu (2000);
Chun & Mun (2012); Czarnitzki & Hottenrott (2011); Goodwin, 1998; H.V.Tuyên
(2010); Kumar & Saqib (1996); Ortega-Argilés & cs. (2009); Pamukçu & Utku-
İsmihan (2009); Pradhan (2003); Shefer & Frenkel (2005); Stock & cs. (2002);
Tingvall & Poldahl (2011); Tsai & Wang (2005); Tsai (2005); Wang (2010); Yang &
24
Huang (2005). Trên cơ sở các mẫu điều tra doanh khác nhau, đa số nghiên cứu cho
rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn có lợi hơn doanh nghiệp quy mô nhỏ trong hoạt
động R&D.
2) Nguồn lực của doanh nghiệp
Del Canto & González (1999) chỉ ra rằng các nguồn vốn bên trong (nguồn vốn tự
có) của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hoạt động R&D nhiều hơn so với các nguồn
vốn bên ngoài. Các tác giả này giải thích khi một doanh nghiệp tìm nguồn vốn bên
ngoài thì doanh nghiệp phải giải trình về dự án R&D đó. Điều này cản trở doanh
nghiệp vì họ sợ những thông tin của họ sẽ bị tiết lộ cho các đối thủ cạnh tranh và như
vậy doanh nghiệp sẽ mất cơ hội để duy trì đổi mới và do vậy họ sẽ mất khả năng
chuyển những đổi mới này thành những nguồn lợi thế cạnh tranh.
Trên quan điểm chiến lược thì đây là nguồn tài sản quan trọng nhất đối với doanh
nghiệp vì tài sản này sẽ là cơ sở của lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp (tài sản có giá
trị, các đối thủ cạnh tranh khó bắt chước và thay thế). Nguồn tài sản này sẽ rất khó
khăn trong việc phát hiện, đánh giá (Cohen & Levinthal, 1990; Deeds, 2001). Nguồn
tài sản vô hình này gồm 2 nguồn lực quan trọng đó là nguồn nhân lực và nguồn lực
mang tính thương mại.
Thứ nhất, nguồn nhân lực bao gồm tất cả những kinh nghiệm, tri thức, cách nhìn
nhận, khả năng và kỹ năng, cách thức tổ chức công việc, v.v. của những người làm
việc trong doanh nghiệp. Nguồn nhân lực này sẽ tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp với
những kỹ năng và tri thức cao hơn, có lợi cho hiện thực hoá hoạt động R&D và đổi
mới của doanh nghiệp (Bianchi & cs., 2011; Cohen & Levinthal, 1990).
Thứ hai, nguồn lực mang tính thương mại chính là danh tiếng hay hình ảnh của
doanh nghiệp. Nguồn lực này có thể rất cần thiết đối với doanh nghiệp trong việc
khai thác đổi mới - xuất phát từ R&D - một cách hợp lý nhất (Cohen & Levinthal,
1990). Nguồn lực này bao gồm những mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài
nước và cũng chính những mối quan hệ này thúc ép doanh nghiệp đầu tư vào R&D để
càng ngày càng nâng cao danh tiếng/ hình ảnh của doanh nghiệp mình.
3) Sở hữu của doanh nghiệp
25
Doanh nghiệp có chế độ sở hữu khác nhau (doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp ngoài nhà nước) thì có những quyết định khác nhau trong tiến hành hoạt động
R&D (Aerts, 2008; Jiang & cs., 2013). Đặc biệt, trong hoàn cảnh của các quốc gia
đang phát triển điều này càng được thể hiện rõ. Thực tế và một số nghiên cứu chỉ ra
rằng so với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác thì doanh nghiệp nhà
nước nhận được sự ưu ái hơn (H.V.Tuyên, 2010). Ngoài đặc quyền được kinh doanh
trong một số ngành nghề, phải kể đến những ưu ái liên quan đến quyền sử dụng đất,
được tiếp cận đến các nguồn tín dụng dễ dàng, đối tác ưu tiên của các nhà đầu tư
nước ngoài, v.v.
4) Chiến lược và kế hoạch của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có những chiến lược và kế hoạch hoạt động khác nhau tuỳ
theo lĩnh vực, ngành nghề SX-KD, mô hình phát triển, giai đoạn phát triển của doanh
nghiệp, v.v. Chiến lược và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp sẽ quyết định đến
việc liệu doanh nghiệp có tiến hành hoạt động R&D hay không (tự mình hay hợp tác
với các tổ chức bên ngoài) và mức độ đầu tư vào hoạt động này ra sao? (Beneito,
2006; Cesaroni, 2004; Cruz-Cázares & cs., 2013; Hipkin, 2004; Huang & cs., 2009;
Lanctot & Swan, 2000; Yoshikawa, 2003).
Định hướng nhập khẩu - nỗ lực công nghệ của chính bản thân doanh nghiệp để
hấp thu và đồng hoá các công nghệ nhập. Bên cạnh đó các mô hình nhập công nghệ
khác nhau (FDI, nhận phép công nghệ,...) cũng ảnh hưởng đến khả năng của doanh
nghiệp tiến hành hoạt động R&D (Kumar & Saqib, 1996). Định hướng xuất khẩu- sự
tham gia vào thị trường nước ngoài sẽ gia tăng đòi hỏi của doanh nghiệp về công
nghệ và những yêu cầu khác dẫn đến doanh nghiệp phải đầu tư vào hoạt động R&D
để đổi mới và cải tiến liên tục sản phẩm của mình nhằm đáp ứng với đòi hỏi ngày
càng cao của thị trường.
Ngoài ra, đối với mô hình hoạt động theo kiểu ―công ty mẹ- công ty con‖, thì
chiến lược của mỗi doanh nghiệp con còn tùy thuộc vào chiến lược của các công ty
con khác và chiến lược của công ty mẹ.
5) Ngành nghề doanh nghiệp
26
Một số nghiên cứu đã chỉ ra hành vi đầu tư vào R&D của doanh nghiệp trong các
ngành khác nhau, phân biệt mức độ chi cho hoạt động R&D giữa các doanh nghiệp
trong lĩnh vực công nghệ cao (điện tử, quang điện tử, dụng cụ chính xác, v.v) với các
doanh nghiệp trong lĩnh vực truyền thống hơn (nhựa, sản phẩm kim loại, v.v)
(Aggarwal, 2000; Blanes & Busom, 2004; Kumar & Saqib, 1996; Kumar &
Aggarwal, 2005; Vossen, 2000). Bên cạnh đó, những định hướng chiến lược và chính
sách phát triển ngành của nhà nước qua từng thời kỳ cũng ảnh hưởng tới hoạt động
R&D và đổi mới của doanh nghiệp. Như vậy, cường độ tiến hành các hoạt động R&D
và đổi mới trong các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào ngành nghề mà doanh nghiệp
đang hoạt động.
6) Vị trí địa lý của doanh nghiệp
Vị trí địa lý, nơi doanh nghiệp hoạt động, cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng của
doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D (Arvanitis & Hollenstein, 2006; Ho, 2006;
Smith & cs., 2000; Cuervo-Cazurra & Un, 2007; Mukherjee & cs., 2012).
7) Chính sách hỗ trợ vốn cho hoạt động R&D của doanh nghiệp
Đây có thể xem là một trong những chính sách quan trọng ảnh hưởng đến hoạt
động R&D của doanh nghiệp. Nhà nước có thể hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp hoạt
động R&D dưới nhiều hình thức: tài trợ trực tiếp, cho vay và các hình thức khác để
bổ sung nguồn vốn cho hoạt động R&D của doanh nghiệp. Các nghiên cứu điển hình
về ảnh hưởng của chương trình, sáng kiến hỗ trợ vốn cho hoạt động R&D của doanh
nghiệp đó là các nghiên cứu của Aerts & Schmidt ( 2006); Aerts & Thorwarth (2008);
Almus & Czarnitzki (2002); Bougheas (2004); Carvalho (2011); Czarnitzki &
Hottenrott (2011); Dahlman (2010); David & cs. (2000); González & Pazáo (2008);
Guellec & van Pottelsberghe de la Potterie (2000); Klassen & cs. (2003); Koga
(2005); Lee (2011); Roper & cs. (2004); Wanzenbӧck & cs. (2013).
8) Chính sách thuế đối với hoạt động R&D của doanh nghiệp
Cùng với hỗ trợ vốn trực tiếp, khuyến khích thuế cho hoạt động R&D của doanh
nghiệp là loại chính sách được chú ý nhiều nhất. Đã có một số nghiên cứu đề cập về
khuyến khích thuế ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp đó là các nghiên
cứu của Bloom & cs. (2002); Carvalho (2011); Czarnitzki & cs. (2011); EC (2006);
27
Elschner & cs. (2011); Klassen & cs. (2003); Kobayashi (2013); Koga (2003);
Lokshin & Mohnen (2013); OECD (2002b); Tassey (2007); Watkins & Paff (2009);
Yang & cs. (2012).
9) Chính sách phát triển nhân lực hoạt động R&D cho doanh nghiệp
Nhân lực KH&CN nói chung, nhân lực hoạt động R&D cho doanh nghiệp nói
riêng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Chính vì vậy chính sách phát triển nhân lực hoạt động R&D cho doanh nghiệp có ảnh
hưởng lớn đến hoạt động R&D của doanh nghiệp (Wolff & Reinthaler, 2008).
10) Chính sách sở hữu trí tuệ
Trong nền kinh tế tri thức, R&D và đổi mới của doanh nghiệp để cạnh tranh và
tăng lợi nhuận càng trở nên gay gắt. Điều này đòi hỏi một hệ thống bảo hộ SHTT hữu
hiệu và chặt chẽ để ngăn chặn sự cạnh tranh hỗn loạn, không trung thực, đồng thời
kích thích năng lực công nghệ nội sinh (Del Canto & González, 1999; Sasidharan &
Kathuria, 2011; Yam & cs., 2011).
Ngoài ra, một số nghiên cứu đề cập đến vai trò của chính sách công nghệ đối với
hành vi R&D của doanh nghiệp (Moncada-Paterno-Castello & cs., 2010; Sujit &
Padhan, 2012; Upadhyay & cs., 2010; Veugelers & Cassiman, 2004; Sasidharan &
Kathuria, 2011; Yoon, 2006). Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi nhập khẩu trang thiết
bị, máy móc phục vụ hoạt động R&D của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến hoạt
động R&D của doanh nghiệp (Dahlman, 2010).
Bên cạnh những nghiên cứu định tính đề cập đến yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
R&D của doanh nghiệp, một số nghiên cứu định lượng xác định mức độ ý nghĩa của
mỗi nhân tố tác động, ảnh hưởng đến quyết định R&D và thậm chí cường độ đầu tư
cho R&D của doanh nghiệp. Điển hình là nghiên cứu của Kumar and Saqib (1996) đã
phân tích một số yếu tố quyết định đến khả năng tiến hành các hoạt động R&D và
cường độ R&D trong 291 doanh nghiệp ngành chế tạo ở Ấn độ; của Del Canto and
González (1999) trong 100 doanh nghiệp ở Tây Ban Nha; của Shefer & Frenkel
(2005) trong 209 doanh nghiệp ở I-xra-en.
28
Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về khía cạnh đổi mới công
nghệ của doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới công nghệ
của doanh nghiệp. Dưới đây là các nghiên cứu điển hình:
Dự án điều tra năng lực công nghệ một số ngành kinh tế do Viện chiến lược và
chính sách khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) thực hiện trong các
năm 1996 và 1997. Kết quả của dự án này cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
tới đổi mới công nghệ (theo thang điểm 5) như sau:
(i) những yếu tố bên trong doanh nghiệp: thiếu nhân lực có đủ trình độ chuyên
môn (2,5 điểm); thiếu cơ hội hợp tác với các tổ chức KH&CN bên ngoài (2,7 điểm);
tư tưởng bảo thủ, sợ đổi mới của doanh nghiệp (1,5 điểm).
(ii) những yếu tố khác: thiếu nguồn tài trợ thích hợp (3,9 điểm); môi trường luật
pháp không thuận lợi (2,5 điểm); chế độ thuế không khích lệ đổi mới (3,4 điểm).
Như vậy về các yếu tố ảnh hưởng có thể thấy rằng yếu tố môi trường chính sách
là ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, đặc biệt các
vấn đề về tài chính và thuế cũng như cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp với các tổ
chức nghiên cứu.
Trong một số nghiên cứu sâu hơn về các biện pháp chính sách cụ thể đối với hoạt
động KH&CN phải kể đến các nghiên cứu như: Hoàng Trọng Cư & cs. (1999)
―nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động KH&CN‖. Các tác giả đã đánh giá một cách
về các sắc thuế được thể hiện trong các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động
KH&CN, bao gồm R&D, dịch vụ KH&CN và đổi mới công nghệ. Kết quả của đề tài
cho thấy rằng bên cạnh những tác động tích cực, các văn bản thuế này còn bộc lộ một
số điểm không phù hợp.
Ngoài ra trong một số văn bản còn cho thấy có sự phân biệt đối xử giữa các loại
hình doanh nghiệp (quy mô, sở hữu) khác nhau, tạo ra một môi trường cạnh tranh
không bình đẳng. Một số nghiên cứu đề cập đến tín dụng cho hoạt động KH&CN (Vũ
Cao Đàm, 2003; Nguyễn Thanh Tùng, 1999) cho thấy rằng tín dụng đối với hoạt
động KH&CN hầu như không phát huy được hiệu quả do sự khác nhau giữa bản chất
hoạt động của ngân hàng và hoạt động KH&CN. Vấn đề dịch vụ KH&CN hỗ trợ cho
doanh nghiệp, tác giả Nguyễn Minh Nga (2003) nhận định chúng ta đã có một hệ
29
thống các tổ chức tư vấn KH&CN khá lớn nhưng lại chưa có nhiều tổ chức tư vấn
chuyên nghiệp để cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng; lực lượng cán
bộ tư vấn KH&CN thiếu kiến thức và kinh nghiệm; thị trường tư vấn chưa được thiết
lập, cạnh tranh không lành mạnh; các chính sách của nhà nước còn nhiều bất cập và
chưa đồng bộ. Vấn đề nhân lực (đào tạo, tuyển dụng và đãi ngộ) hoạt động KH&CN
nói chung và R&D nói riêng đã được đề cập trong một số nghiên cứu (Nguyễn Thị
Anh Thu, 2005; Nguyễn Thị Minh Nga, 2009; Trần Xuân Định, 1994). Những nghiên
cứu này đã đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện và thay đổi chính sách phát triển
nguồn nhân lực KH&CN nói chung và tất nhiên kể cả hoạt động KH&CN trong các
doanh nghiệp Việt Nam.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng Việt (2001) về một số giải pháp khuyến
khích doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đổi mới công nghệ theo hướng thân môi
trường cũng đã đề cập đến một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới công nghệ
của các DNNVV gồm: (i) các yếu tố bên trong doanh nghiệp (yếu tố kỹ thuật, yếu tố
con người, yếu tố quản lý tổ chức, yếu tố thông tin và khả năng tài chính); (ii) các yếu
tố bên ngoài doanh nghiệp như thị trường, môi trường kinh doanh, các chính sách của
chính quyền và cộng đồng. Ngoài chính sách liên quan đến môi trường, các chính
sách liên quan đến thị trường, dịch vụ hỗ trợ là những biện pháp cần thiết để kết nối
hiệu quả hơn những yếu tố bên trong và bên ngoài cho đổi mới của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn những ưu đãi về thuế, tín dụng cũng là những biện pháp bên ngoài
khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
Nghiên cứu của Trần Ngọc Ca (1999) chỉ tập trung vào hai mảng chính sách (tài
chính và nhân lực) và chủ yếu phân tích ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ của doanh
nghiệp qua số liệu thứ cấp. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra: i) về chính sách tài
chính, bên cạnh những điểm tích cực của những chính sách này cũng cho thấy có sự
chưa phù hợp của môi trường chính sách với nhu cầu của hoạt động đổi mới công
nghệ trong doanh nghiệp; ii) về chính sách nhân lực: thứ nhất là các chính sách về
giáo dục đào tạo nhân lực, mặc dù đã có những thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của
tình hình mới và có những đóng góp đáng kể nhưng còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế
như cơ cấu đào tạo, trình độ ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo thấp; thứ hai là
30
chính sách tuyển dụng và di chuyển lao động, vấn đề biên chế cứng của các tổ chức
kinh tế đã tạo ra tình trạng mất cân đối về tương quan tỷ lệ lao động, phương thức
quản lý cũ tạo ra tình trạng sử dụng không hợp lý lao động KH&CN; thứ ba chính
sách tiền công, tiền lương: lực lượng cán bộ có kỹ thuật cao chưa nhận được sự hỗ trợ
của các chính sách này, mức lương không những thấp mà còn mang nặng tính bình
quân, bất lợi cho lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, lao động công nghệ và
R&D.
Bên cạnh đó, đề tài còn đưa ra kết luận: có khá nhiều các văn bản được xây dựng
thúc đẩy các doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới công nghệ, nhưng lại không được
các doanh nghiệp biết đến và sử dụng (số doanh nghiệp không biết đến văn bản là 28-
100% với đa phần là trên 50% tuỳ theo chính sách); Sự thiếu vắng các thể chế hỗ trợ
như các cơ quan trung gian, các cơ quan tư vấn, các hình thức tạo liên kết giữa doanh
nghiệp và trường đại học, viện nghiên cứu và giữa các doanh nghiệp với nhau.
Nghiên cứu của Nguyễn Võ Hưng (2005) ―Nghiên cứu cơ chế và chính sách
KH&CN khuyến khích ĐMCN đối với DNNVV có vốn nhà nước‖ đã tập trung vào
phân tích các chính sách điều chỉnh hoạt động KH&CN ảnh hưởng tới hoạt động đổi
mới của DNNVV nói chung và hành vi đổi mới của DNNVV thuộc các loại hình sở
hữu khác nhau. Nghiên cứu này đã tập trung vào 4 nhóm vấn đề hỗ trợ ĐMCN cho
các DNNVV là: (i) tạo/hoàn thiện/làm chủ những công nghệ phù hợp với DNNVV;
(ii) thúc đẩy CGCN cho DNNVV; (iii) trợ giúp kỹ thuật cho DNNVV trong quá trình
đổi mới; (iv) hỗ trợ tài chính cho DNNVV thực hiện đổi mới. Kết quả nghiên cứu của
đề tài chỉ ra rằng tuy còn thiếu những chính sách theo tư duy linh hoạt, hiện vẫn còn
khá nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho DNNVV trong ĐMCN. Hạn chế chung lớn
nhất của những chính sách này là phần lớn chưa được thực hiện. Nguyên nhân của
tình trạng này là do thứ nhất, nhiều chính sách còn tham vọng, năng lực thực hiện
chính sách (bao gồm cả khả năng về tài chính) của nhiều bộ, ngành, địa phương chưa
cho phép thực hiện tốt chính sách đó. Thứ hai, là sự xung đột chính sách, dẫn đến
việc chính sách bị giảm hiệu lực, thậm chí vô hiệu hoá. Thứ ba là công tác phổ biến
chính sách còn chưa tốt khiến nhiều chính sách tuy tiến bộ nhưng không được phổ
biến nên cũng làm giảm hiệu lực.
31
Một kết quả nữa trong nghiên cứu này là tác giả đã nhấn mạnh sự ―bất bình đẳng‖
giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước trong các lĩnh vực nói
chung và trong lĩnh vực KH&CN nói riêng. Theo tác giả thì các doanh nghiệp nhà
nước ở Việt Nam nhận được nhiều ưu ái hơn các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác ở một số nội dung này nhưng lại gặp khó khăn ở một số nội dung khác.
Cũng từ nhận định này tác giả cho rằng nhà nước không nên có những cơ chế chính
sách về KH&CN khuyến khích ĐMCN riêng cho các DNNVV có vốn nhà nước mà
phải nhắm tới mọi loại hình doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
Về vấn đề mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp và hoạt động KH&CN trong
các loại hình doanh nghiệp khác nhau cũng đã có một số tác giả khác đề cập đến.
Những biểu hiện thực tế của sự khác nhau trong hoạt động KH&CN giữa doanh
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước đã được tác giả Hoàng Xuân Long
(2005) liệt kê như: Số hợp đồng KH&CN với viện nghiên cứu/ trường đại học của
doanh nghiệp ngoài nhà nước thấp hơn khá nhiều so với doanh nhiệp nhà nước; số đề
tài nghiên cứu được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở doanh nhiệp nhà nước
lớn hơn nhiều so với doanh nhiệp ngoài nhà nước; việc thu hút lao động có trình độ
KH&CN vào các doanh nghiệp nhà nước khó khăn hơn doanh nghiệp ngoài nhà
nước.
Sau khi phân tích các đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, những khó
khăn vướng mắc của các doanh nghiệp này trong quá trình phát triển KH&CN (vốn,
năng lực công nghệ, kỹ thuật, trình độ lao động và quản lý, thiếu thông tin kiến thức,
v.v...), tác giả Lê Nguyên Lương (2006) đưa ra một nhóm các giải pháp chính sách
thúc đẩy các doanh nghiệp này phát triển KH&CN. Nhóm các giải pháp này gồm: xác
định nhiệm vụ KH&CN; ứng dụng kết quả KH&CN; hỗ trợ dịch vụ KH&CN; đào tạo
nhân lực KH&CN; và các ưu đãi về thuế.
Một số nghiên cứu đề cập đến liên kết, liên doanh giữa khu vực nghiên cứu, đào
tạo và khu vực doanh nghiệp trong thực hiện hoạt động R&D (Hoàng Văn Tuyên,
2014; Hoàng Xuân Long và Hoàng Văn Tuyên, 2004; Nguyễn Văn Học, 2000;
Nguyễn Việt Hoà, 2007). Các nghiên cứu này đều nhận định là mối quan hệ giữa khu
32
vực nghiên cứu và đào tạo với khu vực doanh nghiệp còn rất yếu. Nguyên nhân của
vấn đề này xuất phát từ cả 2 hai phía: từ chính bản thân doanh nghiệp và từ môi
trường chính sách của nhà nước chưa thực sự thúc đẩy mối liên kết này.
Trong một nghiên cứu của Hoàng Xuân Long (2005) ―phân tích một số mô hình
liên kết viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp để phát triển công nghệ
mới‖, sau khi phân tích một số mô hình liên kết viện nghiên cứu -trường đại học -
doanh nghiệp, tác giả đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến sự liên kết này,
gồm: Lãnh đạo doanh nghiệp phải thực sự coi trọng KH&CN. Đồng thời thái độ đối
với KH&CN phải thể hiện cụ thể ở các mặt như đầu tư kinh phí cho R&D, chú trọng
phát triển bộ phận R&D trong doanh nghiệp; Có chiến lược phát triển kinh doanh và
định hướng phát triển công nghệ rõ ràng; doanh nghiệp phải nắm vững thông tin và
có khả năng phân tích về các đối tác cần liên kết; Xây dựng được quan hệ tin cậy lẫn
nhau; Phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp với viện, trường trong quá trình thực hiện
các nhiệm vụ liên kết, thay vì giao trọn gói cho viện hoặc trường tiến hành nghiên
cứu; Chú trọng vận dụng kinh nghiệm nước ngoài vào điều kiện Việt Nam. Những
yếu tố này cũng có thể được xem như là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D
của doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Hoà (2007), tác giả so sánh hai hình thức đầu
tư vào KH&CN dựa vào cơ chế chính sách và không dựa vào cơ chế chính sách. Nói
cách khác tác giả đã phân tích hai hình thức doanh nghiệp được hưởng lợi và không
được hưởng lợi từ cơ chế chính sách. Kết quả của đề tài cho thấy đối tượng được
hưởng lợi từ cơ chế chính sách của nhà nước chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần và
doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó là một số tổ chức đã chuyển đổi từ viện/ trung
tâm nghiên cứu thành doanh nghiệp. Đối tượng không được hưởng lợi từ cơ chế
chính sách của nhà nước hoặc không quan tâm đến các cơ chế chính sách của nhà
nước hoặc chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Sau khi phân tích hai hình
thức đầu tư dựa vào cơ chế chính sách và không dựa vào cơ chế chính sách, tác giả đã
chỉ ra một số yếu tố thúc đẩy/cản trở doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN đó là: (i) hội
nhập kinh tế và cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ, đổi mới là một trong những vấn đề
sống còn của doanh nghiệp, bên cạnh đó cơ chế thị trường hiện nay tác tác động đến
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam

More Related Content

What's hot

Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 ĐiểmLuận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Bài mẫu Khóa luận: yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4G, HAY
Bài mẫu Khóa luận: yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4G, HAYBài mẫu Khóa luận: yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4G, HAY
Bài mẫu Khóa luận: yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4G, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tếLuận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Nguyễn Công Huy
 
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu t...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu t...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu t...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu t...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOTLuận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAYLuận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinhLuận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
 
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 ĐiểmLuận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
 
Bài mẫu Khóa luận: yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4G, HAY
Bài mẫu Khóa luận: yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4G, HAYBài mẫu Khóa luận: yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4G, HAY
Bài mẫu Khóa luận: yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4G, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...
 
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tếLuận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
 
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu t...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu t...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu t...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu t...
 
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOTLuận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
 
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAYLuận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
 
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinhLuận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
 
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
 

Similar to Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam

Đề tài: Động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đông Anh, HAY
Đề tài: Động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đông Anh, HAYĐề tài: Động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đông Anh, HAY
Đề tài: Động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đông Anh, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện, HAYĐề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa - Gửi miễn ph...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa - Gửi miễn ph...Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa - Gửi miễn ph...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoaLuận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAYLuận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm...
Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm...Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm...
Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm...
hieu anh
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàngPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm ToánCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn du lịch: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ăn uống chuỗi nhà hàng
Luận văn du lịch: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ăn uống chuỗi nhà hàngLuận văn du lịch: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ăn uống chuỗi nhà hàng
Luận văn du lịch: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ăn uống chuỗi nhà hàng
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành độngLuận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAYLuận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
anh hieu
 
Quy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đ
Quy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đQuy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đ
Quy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
ssuser499fca
 
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam (20)

Đề tài: Động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đông Anh, HAY
Đề tài: Động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đông Anh, HAYĐề tài: Động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đông Anh, HAY
Đề tài: Động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đông Anh, HAY
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện, HAYĐề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện, HAY
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa - Gửi miễn ph...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa - Gửi miễn ph...Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa - Gửi miễn ph...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoaLuận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
 
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAYLuận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
 
Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm...
Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm...Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm...
Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàngPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm ToánCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
 
Luận văn du lịch: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ăn uống chuỗi nhà hàng
Luận văn du lịch: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ăn uống chuỗi nhà hàngLuận văn du lịch: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ăn uống chuỗi nhà hàng
Luận văn du lịch: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ăn uống chuỗi nhà hàng
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
 
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành độngLuận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
 
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAYLuận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
 
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
 
Quy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đ
Quy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đQuy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đ
Quy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
 
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 

Recently uploaded (10)

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 

Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam

  • 1. - 0 - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______________________________ Hoàng Văn Tuyên PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI (R&D) TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội – 2016
  • 2. - 1 - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______________________________ Hoàng Văn Tuyên PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI (R&D) TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số: Đào tạo thí điểm LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CẤP ĐHQG CHẤM LUẬN ÁN TIẾN SĨ PGS.TS. Vũ Cao Đàm NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. Nguyễn Quân 2. PGS.TS. Mai Hà Hà Nội – 2016
  • 3. - 2 - LỜI CAM ĐOAN Tôi, tác giả luận án này, xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quân và PGS.TS. Mai Hà. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là do chính bản thân tác giả thực hiện, được phân tích một cách khách quan, trung thực. Các số liệu và tư liệu thứ cấp được trích dẫn từ những nguồn chính thống theo chuẩn mực khoa học. Hà Nội, tháng 11 năm 2016 Tác giả luận án Hoàng Văn Tuyên
  • 4. - 3 - LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Quân và PGS.TS. Mai Hà, hai người Thầy đã hướng dẫn tận tình và chu đáo cũng như đóng góp những ý kiến bổ ích để tác giả hoàn thành luận án tiến sĩ của mình. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Khoa Khoa học Quản lý (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), đặc biệt là Thầy PGS.TS.Vũ Cao Đàm, PGS.TS.Trần Văn Hải và PGS.TS.Đào Thanh Trường đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích cho tác giả trong quá trình học tập tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Lời cảm ơn của tác giả xin được gửi tới các Công ty, Tổng công ty và Tập đoàn đã rất thiện chí tham gia, dành nhiều thời gian và cung cấp cho tác giả nhiều số liệu, tư liệu (thông qua bảng hỏi) cũng như những ý tưởng bổ ích (thông qua các cuộc tọa đàm, trao đổi ý kiến) trong quá trình thực hiện luận án. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến sự giúp đỡ của TS. Trần Lệ Thu (Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh), ThS. Phạm Thiên Hoàng (Viện Quản lý Kinh tế Trung ương), một số bạn bè và đồng nghiệp khác giúp tác giả tham gia khảo sát thực địa và nhiều công việc mang tính hành chính cho việc triển khai luận án. Lời cảm ơn cuối cùng của tác giả xin dành cho vợ và các con đã có nhiều giúp đỡ, tạo điều cả về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả xin trân trọng mọi ý kiến góp ý, bổ sung của Quý Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp cho luận án của mình. Hà Nội, tháng 11 năm 2016 Tác giả luận án Hoàng Văn Tuyên
  • 5. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................................6 1. Sự cần thiết nghiên cứu...................................................................................6 2. Ý nghĩa của nghiên cứu ..................................................................................9 3. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................10 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .................................................................11 5. Phương pháp và tiếp cận nghiên cứu ............................................................11 6. Nguồn dữ liệu và công cụ hỗ trợ nghiên cứu................................................12 7. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................12 8. Cấu trúc luận án ............................................................................................13 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................14 1.1. Giới thiệu ......................................................................................................14 1.2. Chức năng của hoạt động R&D trong doanh nghiệp....................................14 1.2.1. Các nghiên cứu liên quan..........................................................................14 1.2.2. Nhận xét ....................................................................................................19 1.3. Tầm quan trọng của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp.........................19 1.3.1. Các nghiên cứu liên quan..........................................................................19 1.3.2. Nhận xét ....................................................................................................23 1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp ...........................23 1.4.1. Các nghiên cứu liên quan..........................................................................23 1.4.2. Nhận xét ....................................................................................................35 1.5. Tiểu kết chương 1 .........................................................................................35 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG R&D CỦA DOANH NGHIỆP......................................................................................................37 2.1. Một số khái niệm cơ bản...............................................................................37 2.1.1. Doanh nghiệp ............................................................................................37 2.1.2. Nghiên cứu và triển khai (R&D) và Đổi mới............................................41 2.2. Phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp ...............................................45 2.2.1. Phát triển nguồn lực R&D của doanh nghiệp ...........................................46 2.2.2. Thực hiện hoạt động R&D của doanh nghiệp...........................................46 2.2.3. Phát triển kết quả R&D của doanh nghiệp................................................50 2.3. Vai trò của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp .......................................50 2.3.1. Tăng khả năng đổi mới của doanh nghiệp ................................................50 2.3.1.1. Mô hình đổi mới tuyến tính................................................................50 2.3.1.2. Mô hình đổi mới theo liên kết chuỗi ..................................................52 2.3.1.3. Mô hình đổi mới mở...........................................................................54 2.3.1.4. Mô hình “đổi mới động” ...................................................................55 2.3.2. Hình thành công nghệ ―lõi‖ cho doanh nghiệp .........................................56 2.3.3. Tăng vị thế và giá trị của doanh nghiệp ....................................................56 2.3.4. Tăng cường hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.................................57 2.3.5. Giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển nhanh.................................57 2.3.6. Nhận xét ....................................................................................................57 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp.....................58 2.4.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp...........................................................58
  • 6. 2 2.4.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ..........................................................61 2.4.3. Nhận xét ....................................................................................................67 2.5. Tiểu kết chương 2 .........................................................................................68 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG R&D VÀ CHÍNH SÁCH ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG R&D CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.........69 3.1. Thực trạng hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam ............................69 3.1.1. Thực trạng chung.......................................................................................69 3.1.1.1. Thực trạng tổ chức R&D trong doanh nghiệp...................................69 3.1.1.2. Nguồn gốc hình thành các đơn vị R&D trong doanh nghiệp ............69 3.1.1.3. Mô hình tổ chức và quản lý hoạt động R&D trong doanh nghiệp ....69 3.1.1.4. Thực trạng quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp .....................72 3.1.1.5. Thực trạng hoạt động R&D của doanh nghiệp .................................73 3.1.2. Thực trạng hoạt động R&D: trường hợp ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam ..............................................................................................................79 3.1.2.1. Lý do chọn ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam........................79 3.1.2.2. Doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam...................81 3.1.2.3. Hoạt động R&D của doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm qua mẫu điều tra...............................................................................................81 3.2. Thực trạng chính sách ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam..................................................................................................................91 3.2.1. Chính sách tạo lập nguồn vốn cho hoạt động R&D của doanh nghiệp ....91 3.2.1.1. Trên phương diện chính sách ............................................................91 3.2.1.2. Nhận xét .............................................................................................94 3.2.2. Thuế cho hoạt động R&D của doanh nghiệp............................................97 3.2.2.1. Trên phương diện chính sách ............................................................98 3.2.2.2. Nhận xét ...........................................................................................106 3.2.3. Phát triển nhân lực hoạt động R&D cho doanh nghiệp ..........................108 3.2.3.1. Trên phương diện chính sách ..........................................................108 3.2.3.2. Nhận xét ...........................................................................................108 3.2.4. Chính sách đối với máy móc, trang thiết bị và thông tin cho hoạt động R&D của doanh nghiệp ......................................................................................110 3.2.4.1. Trên phương diện chính sách ..........................................................110 3.2.4.2. Nhận xét ...........................................................................................111 3.2.5. Chính sách về SHTT và quản lý tài sản vô hình doanh nghiệp ..............111 3.2.5.1. Trên phương diện chính sách ..........................................................111 3.2.5.2. Nhận xét ...........................................................................................112 3.2.6. Phát triển ―môi trường‖ liên kết khu vực Hàn lâm – Công nghiệp.........113 3.2.6.1. Trên phương diện chính sách ..........................................................113 3.2.6.2. Nhận xét ...........................................................................................114 3.3. Tiểu kết chương 3 .......................................................................................115 CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG R&D TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ..............................................................................117 4.1. Giải pháp chính sách từ phía nhà nước.......................................................117 4.1.1. Đầu tư tài chính cho hoạt động R&D của doanh nghiệp ........................117 4.1.1.1. Đa dạng hóa nguồn đầu tư tài chính cho R&D...............................117
  • 7. 3 4.1.1.2. Khuyến khích thuế............................................................................120 4.1.1.3. Khuyến khích, hỗ trợ tài chính khác................................................121 4.1.2. Phát triển nhân lực cho hoạt động R&D của doanh nghiệp....................122 4.1.2.1. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực R&D doanh nghiệp................122 4.1.2.2. Tăng cường lưu chuyển nhân lực khu vực Hàn lâm-Công nghiệp..122 4.1.2.3. Thu hút nhân lực R&D quốc tế........................................................123 4.1.2.4. Tạo lập môi trường phát triển nhân lực R&D.................................124 4.1.3. Phát triển ―phương tiện‖ hỗ trợ R&D của doanh nghiệp........................125 4.1.3.1. Cơ sở vật chất, máy móc và trang thiết bị .......................................125 4.1.3.2. Thông tin KH&CN...........................................................................126 4.1.3.3. Tư vấn, môi giới và hỗ trợ kỹ thuật..................................................126 4.1.4. Phát triển liên kết đa dạng Hàn lâm – Công nghiệp................................126 4.1.5. Đổi mới quản lý KH&CN .......................................................................127 4.1.6. Tạo điều kiện khung khuyến khích R&D (chính sách đổi mới) .............129 4.1.6.1. Tạo môi trường thuận lợi cho R&D và đổi mới ..............................129 4.1.6.2. Tăng truyền bá tri thức trong nền kinh tế và thiết chế hỗ trợ..........133 4.1.6.3. Phát triển nguồn nhân lực và văn hóa đổi mới ...............................135 4.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp ...................................................................136 4.2.1. Đề xuất khung xây dựng chiến lược R&D của doanh nghiệp Việt Nam.137 4.2.2. Các giải pháp khác ...................................................................................140 4.3. Tiểu kết chương 4.........................................................................................144 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................153 PHỤ LỤC..................................................................................................................168 Phụ lục 1. Cách thức điều tra doanh nghiệp..........................................................168 Phụ lục 2. Mẫu phiếu điều tra doanh nghiệp.........................................................173 Phụ lục 3. Một số kết quả kiểm định thống kê......................................................177 Phụ lục 4. Lợi ích (thuế) của doanh nghiệp tính trên 01 đ.v.t.t. đầu tư cho R&D 181
  • 8. 4 DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ HỘP Danh mục bảng Bảng 2.1. So sánh giữa tự thực hiện R&D và hợp tác thực hiện hoạt động R&D..50 Bảng 2.2. So sánh giữa doanh nghiệp lớn và DNNVV trên phương diện R&D.... 58 Bảng 2.3. So sánh khuyến khích thuế và hỗ trợ vốn trực tiếp cho hoạt động R&D doanh nghiệp .......................................................................................................... 65 Bảng 3.1. Nhân lực R&D trong doanh nghiệp theo chức năng và trình độ ........... 73 Bảng 3.2. Số lượng đơn và bằng độc quyền cấp cho ―doanh nghiệp‖ Việt Nam .. 76 Bảng 3.3. Doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra phân theo quy mô và loại hình...... 81 Bảng 3.4. Cơ cấu các nguồn tài chính (%) đầu tư cho R&D của doanh nghiệp .... 82 Bảng 3.5. Chi cho R&D và thu nạp công nghệ ngoài doanh nghiệp ..................... 83 Bảng 3.6. Kết quả hoạt động trung bình tính cho 01 doanh nghiệp....................... 84 Bảng 3.7. Lý do chính mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D..................... 86 Bảng 3.8. Lý do chính mà doanh nghiệp không thực hiện hoạt động R&D.......... 87 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của R&D đối với doanh nghiệp thời gian qua.................... 89 Bảng 3.10. Ảnh hưởng lâu dài của R&D đối với doanh nghiệp ............................ 89 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chính sách đến hoạt động R&D của doanh nghiệp .... 90 Danh mục hình Hình 0.1. Cấu trúc của luận án ............................................................................... 13 Hình 2.1. Mô hình đổi mới tuyến tính (khoa học/ công nghệ đẩy) ....................... 52 Hình 2.2. Mô hình đổi mới theo liên kết chuỗi ...................................................... 52 Hình 2.3. Mô hình đổi mới đóng (trái) và mở (phải) ............................................. 55 Hình 2.4. Mô hình đổi mới động............................................................................ 55 Hình 3.1a. Mô hình tổ chức R&D kiểu tập trung................................................... 70 Hình 3.1b. Mô hình tổ chức R&D kiểu phi tập trung ............................................ 71 Hình 3.1c. Mô hình tổ chức R&D kiểu kết hợp..................................................... 71 Hình 3.2. Cơ cấu kinh phí thực hiện R&D năm 2012............................................ 74 Hình 3.3. Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện cải tiến công nghệ và R&D .................... 77 Hình 4.1. Mô hình tổ chức hoạt động R&D của doanh nghiệp............................ 137 Hình 4.2. Khung xây dựng chiến lược R&D của doanh nghiệp .......................... 139 Danh mục hộp Hộp 3.1. Minh họa về tỷ lệ trích lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.. 95
  • 9. 5 CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CGCN chuyển giao công nghệ CNH-HĐH công nghiệp hóa – hiện đại hóa CNTP công nghiệp thực phẩm ĐMCN đổi mới công nghệ DNCNC doanh nghiệp công nghệ cao DNKH&CN doanh nghiệp khoa học và công nghệ DNNVV doanh nghiệp nhỏ và vừa FDI đầu tư trực tiếp nước ngoài GD&ĐT giáo dục và đào tạo GTGT giá trị gia tăng KCN khu công nghiệp KH&CN khoa học và công nghệ KT-XH kinh tế - xã hội NCKH nghiên cứu khoa học NCKH&PTCN nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ NCS nghiên cứu sinh NCV nghiên cứu viên NSNN ngân sách nhà nước QPPL quy phạm pháp luật R&D nghiên cứu và triển khai SHTT sở hữu trí tuệ SX-KD sản xuất – kinh doanh SXTN sản xuất thử nghiệm TNCN thu nhập cá nhân TNDN thu nhập doanh nghiệp TSCĐ tài sản cố định WTO tổ chức thương mại thế giới XNK xuất nhập khẩu
  • 10. 6 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Theo số liệu của Bộ tài chính, tính đến thời điểm 31/01/2015, cả nước có 488.148 doanh nghiệp đang hoạt động SX-KD. Về tỷ trọng trong cơ cấu GDP, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, ở mức 48-49% tổng GDP; khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 33- 34%; khu vực doanh nghiệp FDI, chiếm tỷ trọng ổn định ở mức 17-18% trong giai đoạn 2009-2012. Vào năm 2012, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là khu vực thu hút nhiều lao động nhất với 6,76 triệu lao động (chiếm 60,97%); khu vực doanh nghiệp FDI với 2,72 triệu lao động (chiếm 24,54%); khu vực doanh nghiệp nhà nước với 1,61 triệu lao động (chiếm 14,49%). Doanh nghiệp nhà nước có quy mô lao động lớn nhất, bình quân 496 lao động/ doanh nghiệp; tiếp đó là doanh nghiệp FDI với 303 lao động; doanh nghiệp ngoài nhà nước với chỉ 20 lao động. Nếu xét về qui mô lao động năm 2012, trong tổng số doanh nghiệp của tất cả các khu vực kinh tế thì doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tới 97,7%. Trong khối doanh nghiệp ngoài nhà nước thì DNNVV cũng chiếm đa số với tỷ lệ 98,6%. Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vừa chỉ chiếm 1,6% trong tổng số các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Báo cáo tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2014 cho thấy mặc dù doanh nghiệp Việt Nam đã thể hiện những bước phát triển nhất định, góp phần vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, v.v. nhưng sự phát triển còn nhiều hạn chế. Chất lượng phát triển của doanh nghiệp còn ở mức thấp, thể hiện qua quy mô doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và vừa; hiệu quả SX-KD của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước còn thấp; thị trường trong nước phát triển chậm, nguy cơ mất thị phần gia tăng; khả năng hấp thụ vốn thấp, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Ngoài những hạn chế vừa nêu, thông qua các công trình nghiên cứu và thực tế cho thấy khả năng cạnh tranh của đa số doanh nghiệp Việt Nam khá thấp. Trong tiến trình toàn cầu hóa, tự do hoá và hội nhập quốc tế, vấn đề cạnh tranh gay gắt đang đặt ra cho các doanh nghiệp phải tiến hành hàng loạt các hoạt động cần thiết nhằm vượt
  • 11. 7 qua áp lực cạnh tranh này. Để tăng năng lực cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp có những kế hoạch hành động khác nhau: đầu tư nghiên cứu, cải tiến thiết kế, thay đổi mẫu mã, kiểm soát chất lượng, v.v... Trong các hoạt động này thì hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) của doanh nghiệp và làm thế nào để gắn kết quả hoạt động R&D với hoạt động SX-KD của doanh nghiệp được xem là hoạt động đem lại lợi ích cho doanh nghiệp từ nhiều khía cạnh: thúc đẩy năng lực công nghệ của doanh nghiệp, hấp thụ và đồng hoá công nghệ nhập, đổi mới công nghệ đang có, v.v... và từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm/ dịch vụ có chất lượng cao và từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoạt động R&D có tầm quan trọng như vậy nhưng thực tế thì doanh nghiệp Việt Nam chưa mặn mà với hoạt động R&D, đầu tư cho KH&CN rất khiêm tốn. Số liệu điều tra 325.304 doanh nghiệp của Tổng cục thống kê cho thấy năm 2011 chỉ có 1.090 doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN và đạt 5.439 tỷ đồng. Ở Việt Nam, Đảng và Chính phủ cũng đã thể hiện sự quan tâm nhất định đến phát triển KH&CN nói chung, phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp nói riêng. Vấn đề này đã được thể hiện trong nhiều văn bản từ Nghị quyết của Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương đến các luật và văn bản dưới luật. Điển hình là Nghị Quyết 37 của Bộ Chính trị (khóa IV), Nghị Quyết TW2 (Khóa VIII), Quyết định số 134/HĐBT ngày 31/8/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) cho phép các tổ chức KH&CN, các cơ sở đào tạo, các cơ sở SX-KD thuộc các thành phần kinh tế được quyền chủ động thiết lập và mở rộng mọi hình thức liên doanh, liên kết để ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; Nghị định 35-HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về công tác quản lý KH&CN đặt nền móng cho việc tự do hóa và thị trường hóa các hoạt động KH&CN, các tổ chức KH&CN có nhiều chủ động hơn trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và phục vụ sản xuất; Quyết định 782/TTg ngày 24/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp hệ thống các cơ quan R&D ở nước ta với việc đưa một số viện R&D chuyên ngành về trực thuộc các công ty, tổng công ty nhà nước. Mới đây nhất, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 20-NQ/TW) về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện
  • 12. 8 kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng đề cập đến việc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư thực hiện R&D và đổi mới, thành lập quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp, gia tăng liên kết doanh nghiệp với tổ chức KH&CN trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đổi mới, đào tạo nhân lực. Tuy nhiên, việc một doanh nghiệp có quyết định đầu tư vào R&D hay không và mức độ đầu tư như thế nào, nội dung phát triển hoạt động R&D trong doanh nghiệp ra sao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả yếu tố bên trong (quy mô doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp, sở hữu doanh nghiệp, v.v...) và yếu tố bên ngoài (chính sách hỗ trợ, đảm bảo của nhà nước). Hầu hết các nghiên cứu chưa lý giải một cách đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động R&D đối với sự phát triển của doanh nghiệp; phân tích từng yếu tố đơn lẻ như quy mô, ngành nghề, chưa nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố bên trong doanh nghiệp và môi trường chính sách của nhà nước (các yếu tố bên ngoài) ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. Mặt khác, các nghiên cứu này lại được thực hiện tại các quốc gia phát triển, một bức tranh về hoạt động R&D của doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển chưa được làm rõ. Trên thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số biện pháp chính sách được thực hiện, một số mô hình hoạt động R&D của doanh nghiệp thành công. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp trong phát triển hoạt động R&D mà chính sách chưa đề cập hoặc chưa tìm ra phương thức khuyến khích phù hợp, ngược lại một số chính sách đã nhằm đến khuyến khích doanh nghiệp phát triển hoạt động R&D nhưng hoặc chưa được doanh nghiệp khai thác hoặc chưa đến được doanh nghiệp hoặc khó khăn khi doanh nghiệp áp dụng. Vì vậy, nhà nước cần có các biện pháp chính sách phát triển phù hợp, rõ ràng và cụ thể. Ngược lại, doanh nghiệp cũng cần có những giải pháp thích hợp để tiếp cận dần đến hoạt động R&D của mình. Xét theo giác độ đó, chủ đề làm rõ lý luận về hoạt động R&D; thực tế hoạt động R&D của doanh nghiệp cũng như môi trường chính sách của nhà nước ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam, từ đó có những giải pháp phù hợp và khả thi là cần thiết – xét từ bối cảnh doanh nghiệp tại quốc gia đang phát triển.
  • 13. 9 2. Ý nghĩa của nghiên cứu Về khía cạnh lý thuyết, nghiên cứu cung cấp khung cơ sở lý thuyết để giải thích vai trò của R&D trong hoạt động đổi mới của doanh nghiệp, đánh giá hoạt động R&D của doanh nghiệp tại quốc gia đang phát triển. Kết quả nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo cũng như cho doanh nghiệp trong xây dựng chiến lược R&D của doanh nghiệp. Về khía cạnh thực tế, nghiên cứu này đưa ra một bức tranh tổng quát của doanh nghiệp Việt Nam về các vấn đề sau: - Thực trạng hoạt động R&D: các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động R&D, đầu tư thực hiện hoạt động R&D trong doanh nghiệp, kết quả hoạt động R&D, tác động của hoạt động R&D lên doanh nghiệp. - Các yếu tố về thể chế, chính sách ảnh hưởng đến quyết định thực hiện hoạt động R&D của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả này, các doanh nghiệp có thể nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu liên quan đến hoạt động R&D của mình. Doanh nghiệp có thể so sánh hoạt động R&D của mình với mức độ hoạt động trung bình của các doanh nghiệp để có thể biết được vị trí của mình so với mức trung bình các doanh nghiệp Việt Nam. Dựa trên đề xuất của luận án, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược R&D hay chiến lược công nghệ, lộ trình tương ứng và các đối sách trong tương lai. Về khía cạnh chính sách, nghiên cứu này làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách phát triển KH&CN và đổi mới để có thể có được những chính sách phù hợp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường năng lực R&D và đổi mới của mình với việc lựa chọn chiến lược phát triển R&D phù hợp nhất, từ đó dẫn đến tăng năng lực đổi mới, tăng chỉ số cạnh tranh của doanh nghiệp. Tính mới của luận án - Về cách tiếp cận: Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống đổi mới (innovation system). - Về khía cạnh lý thuyết: Luận án đã xây dựng mô hình đổi mới ―động‖ (hay mô hình đổi mới ―xoắn ốc‖) trong việc giải thích vai trò của R&D trong hoạt động đổi
  • 14. 10 mới của doanh nghiệp; Xây dựng khung phân tích hệ thống các yếu tố (cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp) ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. - Về khía cạnh thực tiễn: Luận án đưa ra các kết quả sau: + Doanh nghiệp Việt Nam hầu như không xây dựng chiến lược R&D, rất ít doanh nghiệp tự thực hiện hoạt động R&D cũng như hợp tác trong hoạt động R&D với các viện R&D, trường đại học, doanh nghiệp bên ngoài. Lý do cơ bản đó là doanh nghiệp chưa chịu nhiều áp lực cạnh tranh, khó khăn huy động các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, chính sách của nhà nước không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư R&D. + Mặc dù thực hiện hoạt động R&D đối với các doanh nghiệp Việt Nam là rất khó khăn, nhưng doanh nghiệp cần phải kết hợp cả tiếp thu công nghệ từ các nguồn bên ngoài và phát triển công nghệ bên trong (thông qua R&D) để tăng cường năng lực đổi mới và tính cạnh tranh của doanh nghiệp. + Có 15 yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có 08 yếu tố bên trong và 07 yếu tố bên ngoài. + Đề xuất 06 nhóm giải pháp chính sách từ phía nhà nước, đặc biệt là khuyến khích R&D của doanh nghiệp dựa trên công cụ thuế (tax-based incentive) trên cơ sở môi trường (chính sách đổi mới) tạo điều kiện cho R&D của doanh nghiệp. Đồng thời, luận án cũng đề xuất 02 nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp (trong đó có khung xây dựng chiến lược R&D cho doanh nghiệp Việt Nam). 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn và đề xuất giải pháp phát triển hoạt động R&D trong các doanh nghiệp Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở lý thuyết về phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp, vai trò của R&D đối với doanh nghiệp, yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. - Làm rõ thực trạng về hoạt động R&D trong các doanh nghiệp Việt Nam; Làm rõ thực trạng chính sách ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam (thành công và hạn chế). - Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động R&D trong các doanh nghiệp Việt Nam.
  • 15. 11 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu cần được làm rõ trong nghiên cứu này là: Giải pháp nào để phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam? Kiến thức có được từ tổng quan tài liệu trong và ngoài nước cũng như những vấn đề đặt ra cho quốc gia đang phát triển về chủ đề phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp là nền tảng cho việc hình thành giả thuyết nghiên cứu dưới đây để trả lời câu hỏi nghiên cứu đưa ra: Doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược R&D, đồng thời nhà nước cần hoàn thiện và xây dựng mới chính sách khuyến khích hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam. 5. Phƣơng pháp và tiếp cận nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là: - Nghiên cứu tài liệu: Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến chủ đề hoạt động R&D của doanh nghiệp, gồm các tài liệu nghiên cứu về cơ sở lý thuyết của đề tài, các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, các chính sách của nhà nước và các số liệu thống kê chính thống liên quan đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. Nghiên cứu tài liệu qua ba bước: thu thập tài liệu, phân tích tài liệu và tổng hợp, trình bày tóm tắt nội dung tài liệu. - Nghiên cứu phi thực nghiệm: Điều tra mẫu doanh nghiệp bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát, chuyên gia, hội thảo/ tọa đàm khoa học, cụ thể: + Điều tra mẫu doanh nghiệp bằng bảng hỏi (questionnaire): Để thu thập cả thông tin định tính và định luợng, tác giả thực hiện điều tra bằng bảng hỏi với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuần túy. Bảng hỏi được thiết kế dành riêng cho đối tượng là doanh nghiệp Việt Nam (lấy mẫu trong ngành công nghiệp thực phẩm). Chi tiết về cách thức tiến hành điều tra và nội dung bảng hỏi được thể hiện tại phần phụ lục của luận án. + Phỏng vấn sâu (in-depth interview): Đây là phương pháp được sử dụng nhằm mục đích thu thập thêm những thông tin chi tiết, những phát hiện mới về các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu với các đối tượng là lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách. Tác giả trực tiếp tiến hành các phỏng vấn sâu.
  • 16. 12 + Phương pháp quan sát (Observation): Phương pháp quan sát được sử dụng như một phương pháp bổ trợ cho các phương pháp khác, đặc biệt trong việc phát hiện vấn đề và phát huy tác dụng cao đối với việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cách thức tổ chức thực hiện hoạt động R&D của doanh nghiệp. + Phương pháp chuyên gia (Specialist): Với mục đích của đề tài nghiên cứu là tìm giải pháp nên việc sử dụng ý kiến chuyên gia là một giải pháp nghiên cứu rất cần thiết. Tác giả sử dụng ý kiến chuyên gia am tường về thực trạng hoạt động R&D của doanh nghiệp, chính sách khuyến khích hoạt động R&D của doanh nghiệp và các giải pháp để khuyến khích hoạt động R&D của doanh nghiệp. + Hội thảo/ toạ đàm khoa học (Seminar/Dialogue): Tác giả sử dụng một số cuộc tọa đàm gắn với các nội dung nghiên cứu cụ thể và một số hội thảo lấy ý kiến của các nhà khoa học có kinh nghiệm trong quản lý KH&CN và nghiên cứu chính sách KH&CN đóng góp cho các nội dung nghiên cứu của luận án. Nghiên cứu này dựa trên tiếp cận hệ thống đổi mới (innovation system): Hệ thống đổi mới dựa trên cơ sở mạng lưới các thiết chế, tổ chức cả khu vực công và tư, các viện R&D và trường đại học, cơ quan chính phủ và sự tương tác giữa các thể chế quy định hoạt động đổi mới, tỷ lệ và chiều hướng học hỏi đổi mới. Cách tiếp cận hệ thống đổi mới lấy doanh nghiệp làm trung tâm. 6. Nguồn dữ liệu và công cụ hỗ trợ nghiên cứu - Nguồn dữ liệu nghiên cứu: + Dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua các nghiên cứu phi thực nghiệm. + Dữ liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn: giáo trình, sách chuyên khảo, tập san, báo cáo nghiên cứu chuyên đề, tạp chí khoa học, báo cáo tại hội nghị khoa học, luận văn, luận án, văn bản quy phạm và một số nguồn tài liệu khoa học chính thống khác. - Công cụ hỗ trợ nghiên cứu: Chủ yếu là các phần mềm máy tính văn phòng như Microsoft Word và Microsoft Excel. Ngoài ra, một số phần mềm chuyên dụng cũng được sử dụng như: phát triển ý tưởng nghiên cứu (Mindjet); thống kê (Stata); trích dẫn và tham chiếu tài liệu (Endnote) và một số công cụ hỗ trợ nghiên cứu khác. 7. Phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng nghiên cứu: hoạt động R&D của doanh nghiệp
  • 17. 13 - Về không gian nghiên cứu: doanh nghiệp có đăng ký và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (chịu tác động của chính sách phát triển hoạt động R&D doanh nghiệp). - Về thời gian: phân tích chính sách có ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp từ cuối những năm 1990 đầu năm 2000 (thời điểm ban hành Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 và Luật KH&CN số 21/2000/QH10), riêng chính sách thuế từ năm 2005 (thời điểm ban hành luật doanh nghiệp, thuế GTGT, thuế XNK,...); đánh giá hoạt động R&D của doanh nghiệp trong 3-5 năm gần nhất. 8. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận án được cấu trúc thành bốn chương, Các nội dung chính của nghiên cứu này được trình bày như sau (Hình 0.1). Hình 0.1. Cấu trúc của luận án Tổng quan tài liệu (Chương 1) Vấn đề nghiên cứu (RQ)? Giải pháp phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam (Chương 4) Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp (Chương 2) Cơ sở thực tiễn  Thực trạng chính sách ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam (Chương 3) Cơ sở thực tiễn  Thực trạng hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam (Chương 3)
  • 18. 14 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu Doanh nghiệp phải sử dụng một hoặc nhiều công nghệ để có thể phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh. Do đó nhu cầu về công nghệ mới luôn đặt ra đối với hầu hết các doanh nghiệp. Nhưng bằng cách nào để có công nghệ, chỉ có hai con đường hoặc là tự tạo công nghệ ngay tại doanh nghiệp hoặc là thu nạp từ nguồn bên ngoài. Tuy rằng việc thực hiện hoạt động R&D có thể gặp một số khó khăn nhất định nhưng doanh nghiệp muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững thì không thể không thực hiện hoạt động R&D ngay cả trong những trường hợp doanh nghiệp thu nạp công nghệ từ nguồn bên ngoài. Ngoài tạo công nghệ, hoạt động R&D của doanh nghiệp còn đóng nhiều vai trò trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc một doanh nghiệp tiến hành hoạt động R&D hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cả yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Chương này tổng quan những tài liệu và công trình nghiên cứu từ trước đến nay liên quan đến chức năng hoạt động R&D của doanh nghiệp, vai trò của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. 1.2. Chức năng của hoạt động R&D trong doanh nghiệp 1.2.1. Các nghiên cứu liên quan Đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến chức năng của hoạt động R&D doanh nghiệp như một phương thức tự tạo công nghệ bên trong doanh nghiệp. Phương thức tự tạo công nghệ bên trong doanh nghiệp (internal sourcing) luôn được nhắc đến khi so sánh với phương thức thu nạp công nghệ từ các nguồn bên ngoài doanh nghiệp (external sourcing). Các nghiên cứu điển hình phải kể đến là: Nghiên cứu của Kurokawa (1991) đề cập đến quan hệ giữa hoạt động in-house R&D và các kênh thu nạp công nghệ bên ngoài của doanh nghiệp trên cơ sở số liệu điều tra doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại hai quốc gia Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã đề cập đến một số lợi thế và bất lợi thế của mỗi phương thức hoặc là in-house R&D hoặc là thu nạp công nghệ bên ngoài, xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định in-house R&D hoặc thu nạp công nghệ bên
  • 19. 15 ngoài (được tác giả đề cập đến như là ―make-or-buy‖). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 2 lợi thế mà doanh nghiệp nên lựa chọn phương thức thu nạp công nghệ bên ngoài thay vì R&D đó là rút ngắn thời gian tạo công nghệ và có thể nhanh chóng có được lợi ích ngắn hạn, đồng thời tối đa hóa lợi ích dài hạn trong suốt vòng đời đổi mới. Sau đó tác giả đã kiểm chứng kết quả này thông qua hai mẫu điều tra doanh nghiệp nhỏ dựa trên công nghệ tại Nhật Bản và Hoa Kỳ. Một số học giả khác cũng đề cập đến chức năng của hoạt động R&D nội tại khi nghiên cứu về các mô hình thu nạp công nghệ của doanh nghiệp (Narula, 2001; Simatupang, 2006; Boeing và cs., 2013; Cruz- Cázares và cs., 2013). Một số nghiên cứu so sánh giữa hoạt động R&D nội tại và thu nạp công nghệ bên ngoài doanh nghiệp căn cứ vào nguồn lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D cần phải có một lực lượng cán bộ kỹ thuật có năng lực liên kết mạng lưới và doanh nghiệp có nền tảng tài chính mạnh. Doanh nghiệp sẽ mất một thời gian dài và nguồn lực lớn vì phải giải quyết nhiều vấn đề mang tính chất rủi ro cao cũng như rất khó khăn để lường trước kết quả đạt được của việc tự tạo công nghệ nhưng việc tự tạo công nghệ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có được sự tự do trong các hoạt động của doanh nghiệp (Dussauge, Hart & Ramanantsoa, 1992). Vấn đề về nguồn lực của doanh nghiệp quyết định đến kênh thu nạp công nghệ được Simatupang (2006) một lần nữa đề cập trong nghiên cứu của mình. Trong nghiên cứu này tác giả tiếp tục nhấn mạnh đến chức năng của hoạt động in-house R&D. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng trong trường hợp doanh nghiệp với nguồn lực hữu hạn thì nên kết hợp cả hai phương thức. Ngược lại với quan điểm nêu trên, nghiên cứu của Hemmert cho rằng tạo nguồn công nghệ bên trong doanh nghiệp trên cơ sở R&D nội tại rẻ hơn thu nạp công nghệ từ bên ngoài (Hemmert, 2003). Có lẽ quan điểm này của các tác giả được giải thích trên cơ sở lý thuyết về kinh tế chi phí giao dịch. Lý thuyết kinh tế chi phí giao dịch khẳng định khi một doanh nghiệp quyết định đầu tư vào các tài sản đặc biệt mà không có sự chắc chắn về môi trường đầu tư và cơ hội đầu tư thì các chi phí cho R&D và mở rộng thị trường trở nên nhiều rủi ro. Như vậy, hiệu quả là cao hơn khi những hàng
  • 20. 16 hóa như vậy được trao đổi trong nội bộ và hiệu quả là cao nhất trong trường hợp tạo nguồn công nghệ bên trong (Simatupang, 2006). Mặc dầu có những chi phí và rủi ro cao nhưng vấn đề tạo nguồn công nghệ bên trong vẫn còn được xem như nguồn công nghệ quan trọng nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp bởi một số lý do: vấn đề quan trọng đó là công nghệ lõi của doanh nghiệp; công nghệ có thể được thích nghi theo yêu cầu của khách hàng với những đòi hỏi kỹ thuật chính xác; bản chất ngầm của đổi mới và những rủi ro đi cùng với việc mất tính cạnh tranh của công nghệ là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định ―tự tạo‖ công nghệ của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, các doanh nghiệp có nguồn lực R&D bên trong mạnh thì ít hướng đến việc tiếp nhận công nghệ từ bên ngoài (Aggarwal, 2000; Kurokawa, 1991; Sen & Rubenstein, 1989; Sikka, 1998). Nagarajan & Mitchell (1998) xác định rằng có hai lợi thế chính của R&D bên trong doanh nghiệp. Thứ nhất là giảm nhẹ rủi ro của hành vi cơ hội và thứ hai là để xây dựng thói quen về mặt tổ chức. Tuy nhiên, sức mạnh của R&D bên trong cũng có những hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế thường thấy đó là chi phí và khó khăn để phát triển năng lực đổi mới với R&D nội tại đang có của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần phải nhấn mạnh rằng việc duy trì tất cả các hoạt động R&D bên trong nhiều khi dẫn đến sự ―cô lập‖ và hạn chế khả năng hợp tác của doanh nghiệp với các đối tác bên ngoài. Những lợi ích khác của phát triển công nghệ dựa trên R&D nội tại đó là: có được chuyên môn trong một công nghệ đặc biệt, để tránh hội chứng (NIH)1 và một số lợi ích khác. Nhiều cuộc điều tra mẫu đối với các doanh nghiệp thực hiện R&D trên thế giới tại Hoa Kỳ, Ca-na-đa, một số quốc gia Tây Âu và Nhật Bản cũng kết luận rằng so với hoạt động thu nạp công nghệ bên ngoài thì phát triển công nghệ thông qua hoạt động R&D bên trong là nguồn đầu tiên và quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp (Roberts, 2001). Trong nghiên cứu của Daim & Kocaoglu năm 1998 về công nghiệp điện tử ở Hoa Kỳ chỉ ra rằng phát triển công nghệ nội tại là kênh thu nạp công 1 Hội chứng NIH (Not-invented-here - nó không được sáng chế ra ở đây) là từ lóng chỉ việc một cá nhân/ tổ chức kiên quyết không chịu sử dụng kết quả công việc của người khác trong công việc của mình, mặc dù việc đó có thể giúp ích cho họ. Câu này thường đi với câu ―Re- invent the wheel‖ (sáng chế lại bánh xe), chỉ việc một người/ tổ chức bỏ rất nhiều thời gian, công sức để tìm cách thực hiện một công việc mà người khác đã làm được từ trước. Nhìn chung, hiện tượng NIH thường được đánh giá là cố chấp, không chịu công nhận kết quả công việc của cá nhân/ tổ chức khác. Tuy vậy, trong một số trường hợp nhất định, việc này lại được đánh giá là khôn ngoan vì giảm thiểu sự phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
  • 21. 17 nghệ chính thống nhất được sử dụng. Trong một nghiên cứu quy mô lớn hơn của Ford & Saren năm 1996 về 07 lĩnh vực công nghệ liên quan đến 703 doanh nghiệp của Anh, cho thấy R&D nội tại là phương pháp chung nhất cho việc thu nạp công nghệ (Simatupang, 2006). Tidd & Trewhella (1997) cũng đưa ra kết luận tương tự. Nghiên cứu khác so sách các phương pháp thu nạp công nghệ của các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hoa Kỳ và Thụy Điển ủng họ quan điểm rằng thực hiện hoạt động R&D nội tại là cơ sở tạo nguồn công nghệ quan trọng nhất cho doanh nghiệp (Granstrand & cs., 1992). Một số nghiên cứu ở Xin-ga-po (Wong, 1998) và Hàn Quốc (Cho & Yu, 2000) một lần nữa khẳng định kết luận này. Tầm quan trọng của phương thức tự tạo so với các phương thức tiếp nhận công nghệ khác được nhấn mạnh trong nhiều công trình nghiên cứu. Các tác giả cho rằng công nghệ mới hoặc công nghệ đang phát triển thể hiện một nguồn lợi thế cạnh tranh, nên được tự tạo bên trong doanh nghiệp hơn là tiếp nhận bên ngoài. Chiesa & Mazini chỉ ra rằng tự tạo công nghệ bên trong nên được tập trung cho phần tri thức lõi hoặc làm mới năng lực của doanh nghiệp (Chiesa & Manzini, 1998). Nghiên cứu của Coombs cho thấy năng lực công nghệ là một thành phần quan trọng của năng lực lõi (core competency). Vì vậy, việc thực hiện R&D là để tạo ra và duy trì năng lực công nghệ và năng lực lõi của doanh nghiệp. Nghiên cứu khác cho rằng việc có được công nghệ từ bên ngoài có thể cung cấp lợi ích tài chính ngắn hạn nhưng kết quả sẽ dẫn đến mất tính cạnh tranh dài hạn (Coombs, 1996). Những nghiên cứu trên đây cho thấy rằng phương thức tạo công nghệ bên trong doanh nghiệp là một phương thức rất quan trọng trong hoạt động thu nạp công nghệ của doanh nghiệp và doanh nghiệp nên sử dụng phương thức này trong các lĩnh vực hoạt động đòi hỏi năng lực lõi, công nghệ lõi. Đa số học giả thống nhất một vấn đề chung đó là một doanh nghiệp có thể không cần thực hiện hoặc đáp ứng tất cả các yêu cầu về công nghệ cần thiết của doanh nghiệp mình. Trong một số giai đoạn phát triển, doanh nghiệp cần phải thu nạp công nghệ từ các nguồn bên ngoài (Cassiman & Veugelers, 2002; Hemmert, 2003; Jones & cs., 2000; Kessler & cs., 2000; Li, 2011; Sen & Rubenstein 1989; Tsai & Wang, 2008; Veugelers, 1997; Veugelers & Cassiman, 1999). Tính đa dạng của công nghệ
  • 22. 18 đã minh chứng rằng không có doanh nghiệp nào có thể tồn tại lâu dài và bền vững như một ―đảo công nghệ‖ và doanh nghiệp phải hợp tác với các tổ chức khác (Tidd & Trewhella, 1997). Nhu cầu để tiết kiệm thời gian gần như là nguyên nhân chung nhất lý giải tại sao một doanh nghiệp lại chọn phương thức thu nạp công nghệ từ nguồn bên ngoài để phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh toàn cầu đã làm cho vòng đời sản phẩm ngắn hơn và vì vậy các doanh nghiệp hiện nay đang cạnh tranh nhau trong việc giảm thời gian phát triển công nghệ. Một doanh nghiệp lựa chọn cách thu nạp công nghệ từ bên ngoài bởi vì có những hạn chế về nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật,...). Hạn chế về nguồn lực đã đẩy doanh nghiệp giảm đầu tư tối đa nhằm tiết kiệm chi phí, sử dụng nhân lực chủ chốt vào các cơ hội khác và phân bổ các nguồn lực có hạn của doanh nghiệp một cách hiệu quả (Tidd & Trewhella, 1997). Một nghiên cứu khác cho rằng phát triển R&D trong doanh nghiệp là một sự mạo hiểm lớn vì rất nhiều lý do: công nghệ có thể được phát triển, hoàn thiện hoặc có thể không. Vì vậy, khả năng thất bại có thể xảy ra. Để có thể giảm tối đa rủi ro hoặc chia sẻ rủi ro và giảm chi phí R&D, nhiều doanh nghiệp tham gia vào sự hợp tác với bên ngoài (Ranft & Lord, 2002). Một số doanh nghiệp chuyển rủi ro sang các nhà cung cấp công nghệ bởi vì các nhà cung cấp công nghệ có năng lực quản lý rủi ro nhất định; một số doanh nghiệp tránh phải chi trả khoản tiền lớn cho R&D bằng cách cùng triển khai ứng dụng và thử nghiệm công nghệ với các doanh nghiệp khác (Simatupang, 2006). Bên cạnh lý do về rủi ro, một lý do khác mà được nhiều doanh nghiệp đưa ra đó là doanh nghiệp thiếu năng lực R&D nội tại để giải quyết sự phát triển phức tạp của công nghệ. Những nguyên nhân khác lý giải cho việc doanh nghiệp sử dụng phương thức có được công nghệ từ bên ngoài đó là: sự phức tạp trong quá trình phát triển công nghệ, sự phức tạp của chính bản thân công nghệ, những thay đổi nhanh chóng của công nghệ, để bổ sung năng lực R&D hay bổ sung lỗ hổng năng lực công nghệ bên trong doanh nghiệp.
  • 23. 19 1.2.2. Nhận xét Như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về chức năng hoạt động R&D của doanh nghiệp khi so sánh với các phương thức (mô hình) thu nạp công nghệ bên ngoài. Các nghiên cứu này phần nào lý giải nguyên nhân mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D hay không. Các nguyên nhân được các nghiên cứu ở đây đề cập đó là nguồn lực của doanh nghiệp; doanh nghiệp sợ rủi ro trong hoạt động R&D; doanh nghiệp muốn tiết kiệm thời gian; v.v. Tuy nhiên, thứ nhất các nghiên cứu chỉ đề cập đến chức năng hoạt động R&D của doanh nghiệp như một phương thức tạo công nghệ ngay tại doanh nghiệp khi so sánh với các phương thức thu nạp công nghệ bên ngoài, chưa nêu các chức năng của hoạt động R&D trong doanh nghiệp; thứ hai, hầu hết các nghiên cứu dựa trên điều tra mẫu doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển và chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ nào đề cập đến vấn đề này tại Việt Nam. 1.3. Tầm quan trọng của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp 1.3.1. Các nghiên cứu liên quan Hoạt động R&D có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây là các công trình nghiên cứu đề cập đến tầm quan trọng của hoạt động R&D đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Hoạt động R&D có tác động nhiều nhất đến khả năng đổi mới của một doanh nghiệp (Freeman & Soete, 1997). Theo các tác giả Guan & Ma (2003) thì năng lực R&D là một trong bảy năng lực quan trọng của đổi mới2 . Các doanh nghiệp đổi mới xem hoạt động R&D như là một hợp phần chủ yếu của phát triển doanh nghiệp nói chung bởi việc đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao, tăng cường sự tự chủ và khả năng hấp thu công nghệ, thích nghi và nâng cấp các công nghệ nhập, từ đó dẫn đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp được cải thiện, tránh nhập các công nghệ lạc hậu và tiết kiệm ngoại tệ (Sikka, 1998). Theo Cohen & Levinthal (1989), doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động R&D nhằm hai mục đích. Doanh nghiệp đầu tư vào R&D không chỉ để đổi mới mà còn để phát triển và duy trì năng lực của mình trong việc xác định, đồng hoá và sử dụng tri thức từ môi trường bên ngoài. Nói cách khác, một trong những nguyên nhân mà doanh 2 Theo Guan và Ma thì 7 năng lực đổi mới của doanh nghiệp gồm: năng lực học hỏi, năng lực R&D, năng lực chế tạo, năng lực marketing, năng lực tổ chức, năng lực khai thác nguồn lực và năng lực chiến lược.
  • 24. 20 nghiệp tiến hành hoạt động R&D là để phát triển cái gọi là ―năng lực tiếp thu‖. Trong ngữ cảnh đó, R&D nội tại doanh nghiệp đóng góp cho năng lực tri thức bên trong, năng lực hấp thu, cho phép sử dụng một cách hiệu quả bí quyết kỹ thuật (know-how) bên ngoài. Một số tác giả khác cũng có quan điểm tương tự (Deeds, 2001; Gambardella, 1992; Leahy & Neary, 2007; Li, 2011; Zahra & George, 2002). Tác giả Chesbrough (2006) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì khả năng lồng ghép giữa năng lực R&D bên trong và R&D bên ngoài. Xét theo quan điểm này thì doanh nghiệp đổi mới với những thành tựu và năng lực R&D của mình được xem như chiến lược hữu dụng, nhờ chiến lược này mà thành tựu thu được của doanh nghiệp đổi mới ngày một tăng bởi những nỗ lực R&D trước đó. Điều này giải thích vì sao một số doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu cơ bản - nghiên cứu mà các kết quả không trực tiếp thương mại ngay được. Thậm chí có tác giả còn cho rằng R&D là sự đầu tư cho tương lai, không phải là chi phí. Một số tác giả sử dụng khái niệm năng lực lõi khi đề cập đến vai trò của hoạt động in-house R&D. Sử dụng khái niệm năng lực lõi (core competence – CC), Granstrand & cs. (1992) phân thành 4 loại năng lực lõi: năng lực đặc biệt hoặc năng lực lõi, năng lực biên, năng lực nền và năng lực riêng. Năng lực đặc biệt (distinctive competences) hình thành xương sống của doanh nghiệp và xác định phổ công nghệ và tính cạnh tranh của doanh nghiệp, trong khi đó năng lực biên (marginal/peripheral competence) là các công nghệ quan trọng đối với doanh nghiệp trong quá khứ hoặc có thể trở nên quan trọng trong tương lai. Năng lực riêng (niche competence) là các công nghệ mà doanh nghiệp sở hữu ở một số cấp độ chuyên môn nhưng chỉ bao gồm một tỷ lệ nhỏ các nguồn công nghệ của doanh nghiệp và thông thường một sự bổ sung cho năng lực đặc biệt. Năng lực nền là rất quan trọng đối với tính cạnh tranh của doanh nghiệp và gồm một tỷ lệ phần trăm nhỏ các nguồn công nghệ của doanh nghiệp nhưng là một phần quan trọng của tài sản công nghệ doanh nghiệp. Dựa trên sự phân loại này, Narula (2001) và Simatupang (2006) đưa ra mô hình mô tả mối quan hệ giữa tài sản công nghệ và các năng lực. Trục tung thể hiện tài sản công nghệ trong khi đó trục hoành thể hiện mức độ năng lực. Năng lực nền (Góc phần tư II) là vùng công nghệ
  • 25. 21 trong đó hầu hết được thuê ngoài. Doanh nghiệp sử dụng R&D bên trong cho năng lực đặc biệt/ lõi (Góc phần tư I). Đối với năng lực riêng (Góc phần tư IV), có một phần chồng lấn giữa sử dụng R&D nội tại và liên minh. Tương tự như vậy cũng có phần chồng lấn giữa sử dụng thuê ngoài và liên minh trong vùng năng lực biên (Góc phần tư III). Khác với các tác giả trên, Chiesa & Manzini (1998) phát triển mô hình chiến lược thu nạp công nghệ khác. Mô hình này dựa trên 02 yếu tố. Yếu tố thứ nhất kiểu tri thức (cốt lõi, làm mới năng lực hoặc không phải cốt lõi). Yếu tố thứ hai là kiểu năng lực liệu nó là sự kết hợp của các công nghệ khác nhau (đa công nghệ) hoặc dựa trên một công nghệ đơn lẻ. Hai mô hình này cho rằng doanh nghiệp nên sử dụng R&D nội tại (internal R&D) khi công nghệ liên quan đến năng lực lõi của doanh nghiệp, các công nghệ khác doanh nghiệp có thể thu nạp từ nguồn bên ngoài hoặc thậm chí thuê ngoài (mua ngoài). Các mô hình chiến lược thu nạp công nghệ khác không sử dụng các cái gọi là ―năng lực lõi‖. Tác giả Simatupang đã trích dẫn trong nghiên cứu của Leonard năm 1998 đưa ra mô hình của mình dựa trên tầm quan trọng chiến lược và mức độ hiểu biết rõ công nghệ của một doanh nghiệp (Simatupang, 2006). Có 4 tình huống có thể mà doanh nghiệp phải đối diện. Một công nghệ mà doanh nghiệp không quen và có tầm quan trọng chiến lược rất thấp chỉ cần một ít chú ý; điều đó có thể là một công nghệ cho tương lai. Những công nghệ mà doanh nghiệp hiểu rõ và có tầm quan trọng chiến lược thấp có thể thuê ngoài cho doanh nghiệp khác. Công nghệ quan trọng về mặt chiến lược và doanh nghiệp hiểu biết về công nghệ thì công nghệ thể phải được tạo ra bên trong doanh nghiệp (in- house R&D), trong khi đó nếu sự hiểu biết công nghệ của doanh nghiệp thấp thì doanh nghiệp nên thu nạp từ các nguồn bên ngoài. Một số nghiên cứu khác không sử dụng năng lực lõi nhưng giải thích các vai trò khác nhau của chiến lược thu nạp công nghệ đối với doanh nghiệp (Cho & Yu, 2000; Cohen & Levinthal, 1990; Foss & cs., 2013; Granstrand & cs., 1992; Jones & cs., 2001; Ranft & Lord, 2002). Như vậy từ giải thích của các học giả có thể kết luận
  • 26. 22 R&D có vai trò đặc biệt quan trọng hình thành năng lực lõi, cụ thể hơn là công nghệ lõi của doanh nghiệp. Một số tác giả đề xuất mối quan hệ giữa R&D và nhận giấy phép công nghệ: in- house R&D làm giảm giá của công nghệ được cấp phép bởi việc tăng cường năng lực trả giá của người nhận giấy phép công nghệ. Theo họ, in-house R&D bổ sung cho việc nhận phép công nghệ bằng việc tăng cường khả năng sử dụng các cơ hội công nghệ và cho phép các doanh nghiệp lựa chọn hiệu quả hơn, tập trung nhiều hơn vào những nguồn công nghệ bên ngoài có giá trị hơn (Artés, 2009). Tuy nhiên, đầu tư vào R&D sẽ gia tăng khả năng của người tiếp nhận công nghệ tiềm năng để phát triển đổi mới của chính họ và vì vậy cải thiện vị trí đàm phán của người nhận phép công nghệ, do đó giảm giá của công nghệ được cấp phép. Một số nghiên cứu còn chỉ ra tác động tích cực của R&D đối với hoạt động pa-tăng (Stam & Wennberg, 2009) hay thậm chí giá trị và hiệu quả hoạt động nói chung của doanh nghiệp (Ghosh, 2012; Kumbhakar & cs., 2012). Hoạt động R&D của doanh nghiệp chính là hoạt động sản xuất thâm dụng tri thức trong một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động R&D có lợi thế cạnh tranh trong việc xuất khẩu sang các nơi khác không có loại sản phẩm đó (Esteve-Perez & Rodriguez, 2013; Pla-Barber & Alegre, 2007; Smith & cs., 2002; Tomiura, 2007; Wang & cs., 2013). Ngoài ra, doanh nghiệp đầu tư nhiều cho R&D có thể giữ vị trí hàng đầu trong thị trường công nghệ khi họ sáng tạo ra những sản phẩm mới hoặc những quy trình sản xuất mới. Các doanh nghiệp này sẽ có được lợi thế cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành công nghiệp (Kessler & cs., 2000; Liao & Cheung, 2002). Rõ ràng việc đưa ra những sản phẩm mới hay những sản phẩm được cải tiến giúp cho doanh nghiệp chiếm lĩnh được nhiều thị phần hơn, bán được nhiều sản phẩm và thậm chí thâm nhập vào các thị trường nước ngoài như vừa đề cập ở trên. Chính vì vậy một số nghiên cứu kết luận rằng doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động R&D tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển nhanh (Nunes & cs., 2013; Stam & Wennberg, 2009; Yang & Huang, 2005). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy ảnh hưởng tích cực của in-house R&D đối với năng suất và kết
  • 27. 23 quả hoạt động của doanh nghiệp (Bravo-Ortega & Marín, 2011; Heshmati & Kim, 2011; Rogers, 2010; Ward, 2006) và năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) ở cấp độ doanh nghiệp (Boeing & cs., 2013). 1.3.2. Nhận xét Như vậy đã có một số công trình nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp, như: tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới, tăng cường năng lực công nghệ cho doanh nghiệp, tăng vị thế và giá trị của doanh nghiệp, gia tăng hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển nhanh. Tuy nhiên, thứ nhất các nghiên cứu trên chỉ là các nghiên cứu đề cập đến từng vai trò đơn lẻ của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp, chưa đề cập một cách tổng thể các vai trò của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp; thứ hai, chưa có nghiên cứu nào lý giải đầy đủ về mối quan hệ giữa hoạt động R&D và đổi mới của doanh nghiệp; thứ ba, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp và; thứ tư, hầu hết các nghiên cứu này dựa trên mẫu doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển và chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ nào đề cập đến vấn đề này tại Việt Nam. 1.4. Yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp 1.4.1. Các nghiên cứu liên quan Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hoạt động R&D của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là các nghiên cứu điển hình về các yếu tố ảnh hưởng lên hoạt động R&D của doanh nghiệp. 1) Quy mô doanh nghiệp Có thể nói yếu tố quy mô doanh nghiệp là yếu tố được nhiều tác giả đề cập trong nghiên cứu về hoạt động R&D của doanh nghiệp. Các nghiên cứu điển hình đề cập đến mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ hoạt động R&D của doanh nghiệp là các nghiên cứu của Bin (2008); Chang & Robin (2006); Cho & Yu (2000); Chun & Mun (2012); Czarnitzki & Hottenrott (2011); Goodwin, 1998; H.V.Tuyên (2010); Kumar & Saqib (1996); Ortega-Argilés & cs. (2009); Pamukçu & Utku- İsmihan (2009); Pradhan (2003); Shefer & Frenkel (2005); Stock & cs. (2002); Tingvall & Poldahl (2011); Tsai & Wang (2005); Tsai (2005); Wang (2010); Yang &
  • 28. 24 Huang (2005). Trên cơ sở các mẫu điều tra doanh khác nhau, đa số nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn có lợi hơn doanh nghiệp quy mô nhỏ trong hoạt động R&D. 2) Nguồn lực của doanh nghiệp Del Canto & González (1999) chỉ ra rằng các nguồn vốn bên trong (nguồn vốn tự có) của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hoạt động R&D nhiều hơn so với các nguồn vốn bên ngoài. Các tác giả này giải thích khi một doanh nghiệp tìm nguồn vốn bên ngoài thì doanh nghiệp phải giải trình về dự án R&D đó. Điều này cản trở doanh nghiệp vì họ sợ những thông tin của họ sẽ bị tiết lộ cho các đối thủ cạnh tranh và như vậy doanh nghiệp sẽ mất cơ hội để duy trì đổi mới và do vậy họ sẽ mất khả năng chuyển những đổi mới này thành những nguồn lợi thế cạnh tranh. Trên quan điểm chiến lược thì đây là nguồn tài sản quan trọng nhất đối với doanh nghiệp vì tài sản này sẽ là cơ sở của lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp (tài sản có giá trị, các đối thủ cạnh tranh khó bắt chước và thay thế). Nguồn tài sản này sẽ rất khó khăn trong việc phát hiện, đánh giá (Cohen & Levinthal, 1990; Deeds, 2001). Nguồn tài sản vô hình này gồm 2 nguồn lực quan trọng đó là nguồn nhân lực và nguồn lực mang tính thương mại. Thứ nhất, nguồn nhân lực bao gồm tất cả những kinh nghiệm, tri thức, cách nhìn nhận, khả năng và kỹ năng, cách thức tổ chức công việc, v.v. của những người làm việc trong doanh nghiệp. Nguồn nhân lực này sẽ tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp với những kỹ năng và tri thức cao hơn, có lợi cho hiện thực hoá hoạt động R&D và đổi mới của doanh nghiệp (Bianchi & cs., 2011; Cohen & Levinthal, 1990). Thứ hai, nguồn lực mang tính thương mại chính là danh tiếng hay hình ảnh của doanh nghiệp. Nguồn lực này có thể rất cần thiết đối với doanh nghiệp trong việc khai thác đổi mới - xuất phát từ R&D - một cách hợp lý nhất (Cohen & Levinthal, 1990). Nguồn lực này bao gồm những mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước và cũng chính những mối quan hệ này thúc ép doanh nghiệp đầu tư vào R&D để càng ngày càng nâng cao danh tiếng/ hình ảnh của doanh nghiệp mình. 3) Sở hữu của doanh nghiệp
  • 29. 25 Doanh nghiệp có chế độ sở hữu khác nhau (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước) thì có những quyết định khác nhau trong tiến hành hoạt động R&D (Aerts, 2008; Jiang & cs., 2013). Đặc biệt, trong hoàn cảnh của các quốc gia đang phát triển điều này càng được thể hiện rõ. Thực tế và một số nghiên cứu chỉ ra rằng so với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác thì doanh nghiệp nhà nước nhận được sự ưu ái hơn (H.V.Tuyên, 2010). Ngoài đặc quyền được kinh doanh trong một số ngành nghề, phải kể đến những ưu ái liên quan đến quyền sử dụng đất, được tiếp cận đến các nguồn tín dụng dễ dàng, đối tác ưu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài, v.v. 4) Chiến lược và kế hoạch của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp có những chiến lược và kế hoạch hoạt động khác nhau tuỳ theo lĩnh vực, ngành nghề SX-KD, mô hình phát triển, giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, v.v. Chiến lược và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp sẽ quyết định đến việc liệu doanh nghiệp có tiến hành hoạt động R&D hay không (tự mình hay hợp tác với các tổ chức bên ngoài) và mức độ đầu tư vào hoạt động này ra sao? (Beneito, 2006; Cesaroni, 2004; Cruz-Cázares & cs., 2013; Hipkin, 2004; Huang & cs., 2009; Lanctot & Swan, 2000; Yoshikawa, 2003). Định hướng nhập khẩu - nỗ lực công nghệ của chính bản thân doanh nghiệp để hấp thu và đồng hoá các công nghệ nhập. Bên cạnh đó các mô hình nhập công nghệ khác nhau (FDI, nhận phép công nghệ,...) cũng ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp tiến hành hoạt động R&D (Kumar & Saqib, 1996). Định hướng xuất khẩu- sự tham gia vào thị trường nước ngoài sẽ gia tăng đòi hỏi của doanh nghiệp về công nghệ và những yêu cầu khác dẫn đến doanh nghiệp phải đầu tư vào hoạt động R&D để đổi mới và cải tiến liên tục sản phẩm của mình nhằm đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Ngoài ra, đối với mô hình hoạt động theo kiểu ―công ty mẹ- công ty con‖, thì chiến lược của mỗi doanh nghiệp con còn tùy thuộc vào chiến lược của các công ty con khác và chiến lược của công ty mẹ. 5) Ngành nghề doanh nghiệp
  • 30. 26 Một số nghiên cứu đã chỉ ra hành vi đầu tư vào R&D của doanh nghiệp trong các ngành khác nhau, phân biệt mức độ chi cho hoạt động R&D giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao (điện tử, quang điện tử, dụng cụ chính xác, v.v) với các doanh nghiệp trong lĩnh vực truyền thống hơn (nhựa, sản phẩm kim loại, v.v) (Aggarwal, 2000; Blanes & Busom, 2004; Kumar & Saqib, 1996; Kumar & Aggarwal, 2005; Vossen, 2000). Bên cạnh đó, những định hướng chiến lược và chính sách phát triển ngành của nhà nước qua từng thời kỳ cũng ảnh hưởng tới hoạt động R&D và đổi mới của doanh nghiệp. Như vậy, cường độ tiến hành các hoạt động R&D và đổi mới trong các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động. 6) Vị trí địa lý của doanh nghiệp Vị trí địa lý, nơi doanh nghiệp hoạt động, cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng của doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D (Arvanitis & Hollenstein, 2006; Ho, 2006; Smith & cs., 2000; Cuervo-Cazurra & Un, 2007; Mukherjee & cs., 2012). 7) Chính sách hỗ trợ vốn cho hoạt động R&D của doanh nghiệp Đây có thể xem là một trong những chính sách quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. Nhà nước có thể hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp hoạt động R&D dưới nhiều hình thức: tài trợ trực tiếp, cho vay và các hình thức khác để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động R&D của doanh nghiệp. Các nghiên cứu điển hình về ảnh hưởng của chương trình, sáng kiến hỗ trợ vốn cho hoạt động R&D của doanh nghiệp đó là các nghiên cứu của Aerts & Schmidt ( 2006); Aerts & Thorwarth (2008); Almus & Czarnitzki (2002); Bougheas (2004); Carvalho (2011); Czarnitzki & Hottenrott (2011); Dahlman (2010); David & cs. (2000); González & Pazáo (2008); Guellec & van Pottelsberghe de la Potterie (2000); Klassen & cs. (2003); Koga (2005); Lee (2011); Roper & cs. (2004); Wanzenbӧck & cs. (2013). 8) Chính sách thuế đối với hoạt động R&D của doanh nghiệp Cùng với hỗ trợ vốn trực tiếp, khuyến khích thuế cho hoạt động R&D của doanh nghiệp là loại chính sách được chú ý nhiều nhất. Đã có một số nghiên cứu đề cập về khuyến khích thuế ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp đó là các nghiên cứu của Bloom & cs. (2002); Carvalho (2011); Czarnitzki & cs. (2011); EC (2006);
  • 31. 27 Elschner & cs. (2011); Klassen & cs. (2003); Kobayashi (2013); Koga (2003); Lokshin & Mohnen (2013); OECD (2002b); Tassey (2007); Watkins & Paff (2009); Yang & cs. (2012). 9) Chính sách phát triển nhân lực hoạt động R&D cho doanh nghiệp Nhân lực KH&CN nói chung, nhân lực hoạt động R&D cho doanh nghiệp nói riêng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy chính sách phát triển nhân lực hoạt động R&D cho doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động R&D của doanh nghiệp (Wolff & Reinthaler, 2008). 10) Chính sách sở hữu trí tuệ Trong nền kinh tế tri thức, R&D và đổi mới của doanh nghiệp để cạnh tranh và tăng lợi nhuận càng trở nên gay gắt. Điều này đòi hỏi một hệ thống bảo hộ SHTT hữu hiệu và chặt chẽ để ngăn chặn sự cạnh tranh hỗn loạn, không trung thực, đồng thời kích thích năng lực công nghệ nội sinh (Del Canto & González, 1999; Sasidharan & Kathuria, 2011; Yam & cs., 2011). Ngoài ra, một số nghiên cứu đề cập đến vai trò của chính sách công nghệ đối với hành vi R&D của doanh nghiệp (Moncada-Paterno-Castello & cs., 2010; Sujit & Padhan, 2012; Upadhyay & cs., 2010; Veugelers & Cassiman, 2004; Sasidharan & Kathuria, 2011; Yoon, 2006). Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi nhập khẩu trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động R&D của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp (Dahlman, 2010). Bên cạnh những nghiên cứu định tính đề cập đến yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp, một số nghiên cứu định lượng xác định mức độ ý nghĩa của mỗi nhân tố tác động, ảnh hưởng đến quyết định R&D và thậm chí cường độ đầu tư cho R&D của doanh nghiệp. Điển hình là nghiên cứu của Kumar and Saqib (1996) đã phân tích một số yếu tố quyết định đến khả năng tiến hành các hoạt động R&D và cường độ R&D trong 291 doanh nghiệp ngành chế tạo ở Ấn độ; của Del Canto and González (1999) trong 100 doanh nghiệp ở Tây Ban Nha; của Shefer & Frenkel (2005) trong 209 doanh nghiệp ở I-xra-en.
  • 32. 28 Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về khía cạnh đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Dưới đây là các nghiên cứu điển hình: Dự án điều tra năng lực công nghệ một số ngành kinh tế do Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) thực hiện trong các năm 1996 và 1997. Kết quả của dự án này cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới đổi mới công nghệ (theo thang điểm 5) như sau: (i) những yếu tố bên trong doanh nghiệp: thiếu nhân lực có đủ trình độ chuyên môn (2,5 điểm); thiếu cơ hội hợp tác với các tổ chức KH&CN bên ngoài (2,7 điểm); tư tưởng bảo thủ, sợ đổi mới của doanh nghiệp (1,5 điểm). (ii) những yếu tố khác: thiếu nguồn tài trợ thích hợp (3,9 điểm); môi trường luật pháp không thuận lợi (2,5 điểm); chế độ thuế không khích lệ đổi mới (3,4 điểm). Như vậy về các yếu tố ảnh hưởng có thể thấy rằng yếu tố môi trường chính sách là ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, đặc biệt các vấn đề về tài chính và thuế cũng như cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp với các tổ chức nghiên cứu. Trong một số nghiên cứu sâu hơn về các biện pháp chính sách cụ thể đối với hoạt động KH&CN phải kể đến các nghiên cứu như: Hoàng Trọng Cư & cs. (1999) ―nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động KH&CN‖. Các tác giả đã đánh giá một cách về các sắc thuế được thể hiện trong các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động KH&CN, bao gồm R&D, dịch vụ KH&CN và đổi mới công nghệ. Kết quả của đề tài cho thấy rằng bên cạnh những tác động tích cực, các văn bản thuế này còn bộc lộ một số điểm không phù hợp. Ngoài ra trong một số văn bản còn cho thấy có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp (quy mô, sở hữu) khác nhau, tạo ra một môi trường cạnh tranh không bình đẳng. Một số nghiên cứu đề cập đến tín dụng cho hoạt động KH&CN (Vũ Cao Đàm, 2003; Nguyễn Thanh Tùng, 1999) cho thấy rằng tín dụng đối với hoạt động KH&CN hầu như không phát huy được hiệu quả do sự khác nhau giữa bản chất hoạt động của ngân hàng và hoạt động KH&CN. Vấn đề dịch vụ KH&CN hỗ trợ cho doanh nghiệp, tác giả Nguyễn Minh Nga (2003) nhận định chúng ta đã có một hệ
  • 33. 29 thống các tổ chức tư vấn KH&CN khá lớn nhưng lại chưa có nhiều tổ chức tư vấn chuyên nghiệp để cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng; lực lượng cán bộ tư vấn KH&CN thiếu kiến thức và kinh nghiệm; thị trường tư vấn chưa được thiết lập, cạnh tranh không lành mạnh; các chính sách của nhà nước còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ. Vấn đề nhân lực (đào tạo, tuyển dụng và đãi ngộ) hoạt động KH&CN nói chung và R&D nói riêng đã được đề cập trong một số nghiên cứu (Nguyễn Thị Anh Thu, 2005; Nguyễn Thị Minh Nga, 2009; Trần Xuân Định, 1994). Những nghiên cứu này đã đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện và thay đổi chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN nói chung và tất nhiên kể cả hoạt động KH&CN trong các doanh nghiệp Việt Nam. Trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng Việt (2001) về một số giải pháp khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đổi mới công nghệ theo hướng thân môi trường cũng đã đề cập đến một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới công nghệ của các DNNVV gồm: (i) các yếu tố bên trong doanh nghiệp (yếu tố kỹ thuật, yếu tố con người, yếu tố quản lý tổ chức, yếu tố thông tin và khả năng tài chính); (ii) các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như thị trường, môi trường kinh doanh, các chính sách của chính quyền và cộng đồng. Ngoài chính sách liên quan đến môi trường, các chính sách liên quan đến thị trường, dịch vụ hỗ trợ là những biện pháp cần thiết để kết nối hiệu quả hơn những yếu tố bên trong và bên ngoài cho đổi mới của doanh nghiệp. Ngoài ra còn những ưu đãi về thuế, tín dụng cũng là những biện pháp bên ngoài khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Nghiên cứu của Trần Ngọc Ca (1999) chỉ tập trung vào hai mảng chính sách (tài chính và nhân lực) và chủ yếu phân tích ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp qua số liệu thứ cấp. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra: i) về chính sách tài chính, bên cạnh những điểm tích cực của những chính sách này cũng cho thấy có sự chưa phù hợp của môi trường chính sách với nhu cầu của hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp; ii) về chính sách nhân lực: thứ nhất là các chính sách về giáo dục đào tạo nhân lực, mặc dù đã có những thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của tình hình mới và có những đóng góp đáng kể nhưng còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế như cơ cấu đào tạo, trình độ ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo thấp; thứ hai là
  • 34. 30 chính sách tuyển dụng và di chuyển lao động, vấn đề biên chế cứng của các tổ chức kinh tế đã tạo ra tình trạng mất cân đối về tương quan tỷ lệ lao động, phương thức quản lý cũ tạo ra tình trạng sử dụng không hợp lý lao động KH&CN; thứ ba chính sách tiền công, tiền lương: lực lượng cán bộ có kỹ thuật cao chưa nhận được sự hỗ trợ của các chính sách này, mức lương không những thấp mà còn mang nặng tính bình quân, bất lợi cho lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, lao động công nghệ và R&D. Bên cạnh đó, đề tài còn đưa ra kết luận: có khá nhiều các văn bản được xây dựng thúc đẩy các doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới công nghệ, nhưng lại không được các doanh nghiệp biết đến và sử dụng (số doanh nghiệp không biết đến văn bản là 28- 100% với đa phần là trên 50% tuỳ theo chính sách); Sự thiếu vắng các thể chế hỗ trợ như các cơ quan trung gian, các cơ quan tư vấn, các hình thức tạo liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học, viện nghiên cứu và giữa các doanh nghiệp với nhau. Nghiên cứu của Nguyễn Võ Hưng (2005) ―Nghiên cứu cơ chế và chính sách KH&CN khuyến khích ĐMCN đối với DNNVV có vốn nhà nước‖ đã tập trung vào phân tích các chính sách điều chỉnh hoạt động KH&CN ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới của DNNVV nói chung và hành vi đổi mới của DNNVV thuộc các loại hình sở hữu khác nhau. Nghiên cứu này đã tập trung vào 4 nhóm vấn đề hỗ trợ ĐMCN cho các DNNVV là: (i) tạo/hoàn thiện/làm chủ những công nghệ phù hợp với DNNVV; (ii) thúc đẩy CGCN cho DNNVV; (iii) trợ giúp kỹ thuật cho DNNVV trong quá trình đổi mới; (iv) hỗ trợ tài chính cho DNNVV thực hiện đổi mới. Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra rằng tuy còn thiếu những chính sách theo tư duy linh hoạt, hiện vẫn còn khá nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho DNNVV trong ĐMCN. Hạn chế chung lớn nhất của những chính sách này là phần lớn chưa được thực hiện. Nguyên nhân của tình trạng này là do thứ nhất, nhiều chính sách còn tham vọng, năng lực thực hiện chính sách (bao gồm cả khả năng về tài chính) của nhiều bộ, ngành, địa phương chưa cho phép thực hiện tốt chính sách đó. Thứ hai, là sự xung đột chính sách, dẫn đến việc chính sách bị giảm hiệu lực, thậm chí vô hiệu hoá. Thứ ba là công tác phổ biến chính sách còn chưa tốt khiến nhiều chính sách tuy tiến bộ nhưng không được phổ biến nên cũng làm giảm hiệu lực.
  • 35. 31 Một kết quả nữa trong nghiên cứu này là tác giả đã nhấn mạnh sự ―bất bình đẳng‖ giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực KH&CN nói riêng. Theo tác giả thì các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam nhận được nhiều ưu ái hơn các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác ở một số nội dung này nhưng lại gặp khó khăn ở một số nội dung khác. Cũng từ nhận định này tác giả cho rằng nhà nước không nên có những cơ chế chính sách về KH&CN khuyến khích ĐMCN riêng cho các DNNVV có vốn nhà nước mà phải nhắm tới mọi loại hình doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Về vấn đề mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp và hoạt động KH&CN trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau cũng đã có một số tác giả khác đề cập đến. Những biểu hiện thực tế của sự khác nhau trong hoạt động KH&CN giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước đã được tác giả Hoàng Xuân Long (2005) liệt kê như: Số hợp đồng KH&CN với viện nghiên cứu/ trường đại học của doanh nghiệp ngoài nhà nước thấp hơn khá nhiều so với doanh nhiệp nhà nước; số đề tài nghiên cứu được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở doanh nhiệp nhà nước lớn hơn nhiều so với doanh nhiệp ngoài nhà nước; việc thu hút lao động có trình độ KH&CN vào các doanh nghiệp nhà nước khó khăn hơn doanh nghiệp ngoài nhà nước. Sau khi phân tích các đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp này trong quá trình phát triển KH&CN (vốn, năng lực công nghệ, kỹ thuật, trình độ lao động và quản lý, thiếu thông tin kiến thức, v.v...), tác giả Lê Nguyên Lương (2006) đưa ra một nhóm các giải pháp chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp này phát triển KH&CN. Nhóm các giải pháp này gồm: xác định nhiệm vụ KH&CN; ứng dụng kết quả KH&CN; hỗ trợ dịch vụ KH&CN; đào tạo nhân lực KH&CN; và các ưu đãi về thuế. Một số nghiên cứu đề cập đến liên kết, liên doanh giữa khu vực nghiên cứu, đào tạo và khu vực doanh nghiệp trong thực hiện hoạt động R&D (Hoàng Văn Tuyên, 2014; Hoàng Xuân Long và Hoàng Văn Tuyên, 2004; Nguyễn Văn Học, 2000; Nguyễn Việt Hoà, 2007). Các nghiên cứu này đều nhận định là mối quan hệ giữa khu
  • 36. 32 vực nghiên cứu và đào tạo với khu vực doanh nghiệp còn rất yếu. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ cả 2 hai phía: từ chính bản thân doanh nghiệp và từ môi trường chính sách của nhà nước chưa thực sự thúc đẩy mối liên kết này. Trong một nghiên cứu của Hoàng Xuân Long (2005) ―phân tích một số mô hình liên kết viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp để phát triển công nghệ mới‖, sau khi phân tích một số mô hình liên kết viện nghiên cứu -trường đại học - doanh nghiệp, tác giả đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến sự liên kết này, gồm: Lãnh đạo doanh nghiệp phải thực sự coi trọng KH&CN. Đồng thời thái độ đối với KH&CN phải thể hiện cụ thể ở các mặt như đầu tư kinh phí cho R&D, chú trọng phát triển bộ phận R&D trong doanh nghiệp; Có chiến lược phát triển kinh doanh và định hướng phát triển công nghệ rõ ràng; doanh nghiệp phải nắm vững thông tin và có khả năng phân tích về các đối tác cần liên kết; Xây dựng được quan hệ tin cậy lẫn nhau; Phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp với viện, trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ liên kết, thay vì giao trọn gói cho viện hoặc trường tiến hành nghiên cứu; Chú trọng vận dụng kinh nghiệm nước ngoài vào điều kiện Việt Nam. Những yếu tố này cũng có thể được xem như là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Hoà (2007), tác giả so sánh hai hình thức đầu tư vào KH&CN dựa vào cơ chế chính sách và không dựa vào cơ chế chính sách. Nói cách khác tác giả đã phân tích hai hình thức doanh nghiệp được hưởng lợi và không được hưởng lợi từ cơ chế chính sách. Kết quả của đề tài cho thấy đối tượng được hưởng lợi từ cơ chế chính sách của nhà nước chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó là một số tổ chức đã chuyển đổi từ viện/ trung tâm nghiên cứu thành doanh nghiệp. Đối tượng không được hưởng lợi từ cơ chế chính sách của nhà nước hoặc không quan tâm đến các cơ chế chính sách của nhà nước hoặc chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Sau khi phân tích hai hình thức đầu tư dựa vào cơ chế chính sách và không dựa vào cơ chế chính sách, tác giả đã chỉ ra một số yếu tố thúc đẩy/cản trở doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN đó là: (i) hội nhập kinh tế và cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ, đổi mới là một trong những vấn đề sống còn của doanh nghiệp, bên cạnh đó cơ chế thị trường hiện nay tác tác động đến