SlideShare a Scribd company logo
Nguyên Tắc Giảng Dạy
Tác giả: Barnabas
PHẦN THỨ NHẤT
Các Mục Tiêu Của Người Giáo Viên Cơ Đốc Giáo Dục
PHẦN THỨ HAI
Người Giáo Viên Cơ Đốc Giáo Dục Phải Biết Gì
PHẦN THỨ BA
Người Giáo Viên Cơ Đốc Giáo Dục Phải Làm Gì
PHẦN THỨ TƯ
Các Nguyên Tắc Giảng Dạy Và Học Tập
Người Giáo Viên Cơ Đốc Giáo Dục Cần Nắm Vững
MỤC TIÊU CỦA NGƯỜIGIÁO VIÊN CƠ ĐỐC GIÁO DỤC
Bảy trăm người Bên-gia-min thuận tay trái nhờ thường xuyên luyện tập đã tập
thành một cách hoàn hảo việc sử dụng phối hợp tay và mắt trong việc sử dụng
trành ném đá đến mức “dùng trành ném đá trúng một sợi tóc mà chẳng hề sai trật”
(Cac Tl 20:16). Việc ném đá tài tình như vậy không có nhiều. Người ta thực ra họ
đã phải khổ luyện cho mắt ngắm thật chính xác và tay ném thật thẳng cho đến mức
hoàn hảo. Người giáo viên trường Chúa Nhật cũng cần phải có một mục tiêu rõ
ràng cho việc giảng dạy của mình để nhắm đến.
A. HƯỚNG DẪN SAO CHO MỌI HỌC VIÊN ĐỀU TIẾP NHẬN CHÚA CỨU
THẾ
1. Vạch rõ con đường cứu rỗi.
a. Thừa nhận vấn đề tội lỗi.
b. Nhận thực rằng Chúa Cứu Thế Jêsus đã chết thay cho tội nhân.
c. Tiếp nhận Chúa Cứu Thế Jêsus làm Cứu Chúa của đời sống mình.
2. Cầu nguyện thiết tha cho từng học viên của mình.
3. Nài mời một cách khéo léo để học viên có quyết định dứt khoát tiếp nhận Chúa.
Cần nên để cho học viên có một quyết định tự nguyện, đừng thúc ép, không giả
tạo.
B.CHUẨN BỊ VÀ ĐÀO TẠO CHO MỌI HỌC VIÊN ĐỀU BIẾT SỐNG VÀ
LÀM VIỆC CHO ĐỨC CHÚA TRỜI
1. Có hiểu biết về Lời Đức Chúa Trời
2. Có thói quen cầu nguyện và suy gẫm Lời Chúa mỗi ngày.
3. Biết luôn luôn vâng theo Lời Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh.
4. Có sự trung tín trong sự làm chứng cho Chúa Cứu Thế và cho sự hầu việc Ngài.
NGƯỜI GIÁO VIÊN CƠ ĐỐC GIÁO DỤC PHẢI BIẾT GÌ?
Người giáo viên Cơ đốc giáo dục trước hết phải là người học viên. Tâm tình của
người giáo viên phải là “Chúa ơi, xin ban cho conmột lớp học Trường Chúa Nhật,
không phải vì con đã biết đủ nhiều mà vì con cần học hỏi nhiều hơn”. Điều quan
trọng là người giáo viên phải nhận chân được tầm quan trọng của nhiệm vụ mình
hầu tự tu dưỡng rèn luyện để được xứng hiệp với vai trò của mình. Điều ấy có liên
quan đến sự rèn luyện bản thân.
Thép 8 có thể dùng làm trục xe, nhưng một thỏi thép 8# không phải là một cái trục
xe. Muốn trở thành cái trục xe thì thỏi thép ấy phải được tạo hình, tiện gờ, tinh
chế,... Chúa có thể sử dụng những người được huấn luyện kỹ lưỡng thuận lợi hơn
những ai không được và không chịu huấn luyện.
1. Về Kinh Thánh.
Mọi công việc mang tính chuyên nghiệp đều đòi hỏi sự đào tạo. Không ai có thể
dạy về phân số hay về hệ thống thập phân mà chính mình lại không nắm vững về
số học trước. Để có thể dạy tốt một phần Kinh Thánh, phải quen thuộc với toàn bộ
Kinh Thánh trước.
2. Về các bộ môn hổ trợ.
a. Địa lý Kinh Thánh: Phải định vị cho được núi, sông, thành, làng, ...được đề cập
trong các câu chuyện sẽ giảng dạy.
b. Lịch sử Kinh Thánh: Phải biết về lịch sử của Kinh Thánh, lịch sử của các xứ
trong Kinh Thánh xưa và nay. Phải biết vận dụng các sự kiện học biết được qua
môn lịch sử ở trường phổ thông có liên quan đến các nhân vật Kinh Thánh.
c. Phong tục Kinh Thánh: Những hiểu biết về cuộc sống và phong tục của các dân
tộc được đề cập trong Kinh Thánh sẽ giúp cho các câu chuyện giảng dạy và bối
cảnh của nó được sáng tỏ và sinh động.
3. Về giáo học pháp bô môn.
a. Sư phạm: Để nắm vững nghệ thuật giảng dạy.
b. Giáo dục học nhi đồng: Để nắm vững về tâm sinh lý lứa tuổi nhi đồng và bản
chất chung của conngười.
c. Quản trị học đường: Để nắm vững về điều hành trường học.
NGƯỜI GIÁO VIÊN CƠ ĐỐC GIÁO DỤC
PHẢI LÀM GÌ
Sau đây là một số điểm cơ bản mang tính nguyên tắc cho một người giáo viên Cơ
đốc giáo dục tuân thủ để có thể thực hiện việc giảng dạy có hiệu quả:
1. Phải giữ cho thể trạng cân bằng.
2. Phải giữ cho trí tuệ sáng suốt.
3. Phải có sự tăng trưởng thuộc linh.
4. Phải có lịch học tập cho mình:
a. Lập thời biểu cho từng tuần.
b. Tự biệt mình ra để học cho khỏi bị làm gián đoạn.
5. Phải định rõ đề tài học:
a. Tâp chú trên đề tài sẽ dạy tiếp theo.
b. Tập chú vào nhu cần của học viên.
6. Phải có sự tiếp xúc sâu sát với học viên ngoài giờ học:
a. Phải tiếp xúc cho được những người đã vắng học buổi vừa qua.
b. Tiếp xúc bằng cách thăm viếng tận nhà.
c. Thỉnh thoảng nên tổ chức sinh hoạt dã ngoại, hoặc bữa ăn thông công.
d. Phải cầu nguyện cho học viên mỗi ngày.
7. Phải bảo đảm về giờ giấc và nền nếp:
a. Đến lớp đúng giờ.
b. Tránh bỏ dạy. Nếu phải vắng trong trường hợp bất khả kháng, phải bố trí dạy
thay.
c. Luôn luôn chuẩn bị bài chu đáo.
8. Phải giữ cho việc phục sức của mình phù hợp với lớp học theo lệ thường.
Sự thành công của người giáo viên phụ thuộc vào sự nhiệt tình với phận sự, vào
lòng yêu thương học viên, vào sự nhuần nhuyễn và chu đáo của sự cầu nguyện và
chuẩn bị, và vào ý thức tự điều chỉnh cho đúng theo các nguyên tắc sư phạm được
biết.
CÁC NGUYÊN TẮC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP NGƯỜI GIÁO VIÊN CƠ
ĐỐC GIÁO DỤC CẦN NẮM VỮNG
I.NGUYÊN TẮC VỀ GIÁO VIÊN
Người giáo viên phải biết mình sẽ dạy gì.
Để có thể nắm vững đề tài giảng dạy, người giáo viên phải dành thì giờ nghiên cứu
nhằm thủ đắc đủ kiến thức cho việc giảng dạy đề tài. Nguyên tắc chuẩn bị bài dạy
như sau:
1. Nghiên cứu bài học sẽ dạy.
a. Quỹ tài liệu:
i. Ưu tiên hàng đầu là Kinh Thánh.
ii. Bài học theo quí (tam cá nguyệt).
iii. Các nguồn tham khảo:
- Thánh Kinh Tự điển
- Bản đồ Kinh Thánh.
- Thánh Kinh Phù dẫn
- Thánh Kinh Khảo học
b. Quỹ thời gian:
i. Phải chuẩn bị cho có một tầm xa (hành lang an toàn rộng).
ii. Ngay chiều Chúa Nhật trước đã bắt đầu nghiên cứu bài học cho Chúa Nhật tiếp
theo.
iii. Nghiên cứu mỗi ngày.
2. Soạn giáo án.
a. Phù hợp theo độ tuổi.
b. Với sự biết chăc về nhu cần tâm sinh lý của học viên.
c. Xác định yêu cầu chung cho bài học.
d. Vạch rõ yêu cầu cụ thể trên từng phương diện:
- Về kiến thức: Học viên cần biết gì.
- Về tư tưởng, tình cảm: Học viên cần nghĩ gì.
- Về kỹ năng: Học viên cần làm gì.
3. Sưu tập tài liệu giảng dạy.
a. Theo cá nhân:
- Các mẫu tin tức liên quan.
- Các tranh ảnh, đặc biệt là tranh màu.
- Chế tác tranh dùng cho bảng nỉ.
- Tìm bài học cảnh báo hoặc cảnh cáo.
- Bản đồ.
- Phấn màu.
b. Theo sự hiệp tác: Có thể thảo luận, bàn bạc xin các giáo viên khác góp ý kiến để
giúp hình thành ý đồ giảng dạy
4. Chọn phương pháp trình bày bài dạy.
a. Các phương pháp chính:
- Phương pháp kể chuyện.
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp diễn giảng.
- Phương pháp dự án (tài liệu sư phạm cũ gọi là đồ án ).
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp truyền thụ.
b. Chọn phương pháp cho phù hợp độ tuổi học viên. Chú ý khai thác tính đa dạng
và phong phú của các phương pháp.
i. Đốivới thiếu nhi:
- Phương pháp kể chuyện.
- Phương pháp dùng bảng nỉ.
ii. Đốivới thanh_thiếu niên.
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp dự án.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp nghiên cứu.
iii. Đối với trung-tráng niên (người lớn nói chung).
- Phương pháp diễn giảng.
- Phương pháp thảo luận.
5. Soạn các bước lên lớp.
Một giáo án đạt yêu cầu phải tuân thủ đúng theo trình tự bài dạy với các phân bố
thời gian thỏa đáng và đầy đủ các hướng dẫn, ghi chú cần thiết cho sự thao tác trên
lớp học của người giáo viên bắt đầu từ phần giới thiệu bài học cho đến phần áp
dụng bài học, kết thúc, dặn dò,... Đừng dựa hoàn toàn vào trí nhớ mà phải viết giáo
án ra dưới dạng đề cương.
II. NGUYÊN TẮC VỀ HỌC VIÊN
Học viên phải tập trung chú ý vào bài học
với sự ham thích
1. Thế nào là sự chú ý?
a. Im lặng không chắc đã là chú ý.
b. Nhìn thẳng vào giáo viên không chắc đã là chú ý.
c. Chỉ lắng nghe không thôi thì chưa phải là chú ý.
d. Lễ độ với giáo viên không chắc đã là chú ý.
e. Sự chú ý là sự huy động tâm trí vào một chủ đề với tâm thế muốn lĩnh hội, muốn
thâu suốt, và muốn vận dụng nó. Sự chú ý đến theo sự ham thích.
2. Phân loại sự chú ý.
a. Sự chú ý tự động.
Sự chú ý tự động là sự chú ý được thực hiện bởi bán cầu đại não mà không cần có
sự can thiệp của ý chí. Đây là loại chú ý được điều khiển bởi sự đáp ứng của cảm
giác một cách vô ý thức đối với các sự vật đem lại sự thú vị hoặc sự đau đớn. Não
bộ thường được tươi tĩnh theo sự chú ý này chứ không bị mỏi mệt vì nó được đáp
ứng đúng theo những gì nó muốn cảm thụ.
b. Sự chú ý cố ý (cũng gọi là sự chú ý có cố gắng).
Sự chú ý cố ý là một loại chú ý theo năng lực của ý chí. Loại chú ý này phát triển
thấp ở trẻ dưới 12 tuổi. Sự chú ý cố ý là sự chú ý mà chúng ta vốn thường vận
dụng lúc bắt đầu các sự luyện tập. Sự tồn tại của sự chú ý cố ý ở não bộ khá ngắn.
Phần lớn các tiết học trên lớp đều phải khởi đầu với sự chú ý cố ý. Để não bộ hoạt
động tốt trong việc học tập, sự chú ý cần có phải là sự chú ý tự động (là kết quả
của cảm thức quan tâm). Người giáo viên phải có cách kết nối đề tài giảng dạy với
các lạc điểm của học viên để sớm chuyển đổi từ sự chú ý cố ý sang sự chú ý tự
động.
3. Giá trị đốivới sự giảng dạy.
Sự chú ý là yếu tố then chốtđối với việc học tập. Nếu nhận thấy học viên mất chú
ý đối với đề tài, việc mà người giáo viên phải làm ngay là tác động lập tức trên sự
chú ý của học viên. Hoặc bằng cách tác động trực tiếp trên sự chú ý tự động, hoặc
tác động gián tiếp qua sự chú ý cố ý. Sự chú ý là công cụ ghi nhớ, người giáo viên
phải luôn luôn biết đặt tâm trí của học viên tại điều mình đang truyền đạt.
4. Để bảo đảm cho sự chú ý.
a. Không tác động trên sự chú ý bằng cách gây sợ hãi hoặc
bằng mệnh lệnh.
b. Bằng cách lượng định trước các sự xao lãng có thể có là gì? (sức nóng, ánh sáng,
cảnh quan phản sư phạm, tiếng ồn,...), người giáo viên có thể sắp xếp các học viên
trong lớp theo cách thế phù hợp. Thông thường thì lớp được bố trí sao cho giáo
viên phải nhìn được mặt học viên dễ nhất, thẳng nhất, rõ nhất. Các học viên cũng
cần được sắp đặt cách nào có thể dễ nhìn mặt nhau. Lớp phải tránh hướng về phía
có yếu tố làm cho xao lãng. Phải chọn chỗ ngồi phù hợp cho các học viên hay làm
ồn.
c. Vận dụng tính hiếu kỳ (tò mò) của học viên để:
- Cuốn hút sự chú ý của mắt vào tranh ảnh, minh họa, trợ huấn cụ, tranh nỉ,...
- Cuốn hút sự chú ý của tai vào các tình tiết của chuyện kể, minh họa, câu hỏi, sự
cảm thán bằng lời,...
d. Khám phá những lạc điểm nội tại của bài học nào có thể liên kết được với các
lạc điểm trong tâm lý chung của học viên.
e. Thường để ý thăm dò về sự chú ý của học viên. Phải chắc chắn là tài liệu đã
được chuẩn bị chu đáo; phải nhiệt tình; hãy nói theo cách thế đối thoại (tránh độc
thoại); nói bằng nhiệt tâm; nói với sự êm dịu nhỏ nhẹ thỏa đáng.
5. Một số các lạc điểm có tính bản năng.
- Sự quan tâm đốivới sự mạo hiểm và sự lãng mạn.
- Sự quan tâm đốivới sự hành động, con người, thú vật.
- Ước muốn được có sự chấp nhận xã hội.
- Sự quan tâm đốivới thi ca.
- Sự hiếu kỳ, sự ngạc nhiên, sự quan tâm đối với câu đố, bài toán hóc búa.
- Sự quan tâm đốivới sự truyền đạt và được diễn đạt.
- Sự vận động tay chân và các hoạt động thể lý chung chung.
- Sở thích sưu tập.
- Sở thích làm kịch tự biên tự diễn.
- Trò chơi.
III. NGUYÊN TẮC VỀ NGÔN NGỮ (của cá nhân, phân biệt với ngôn ngữ của
một cộng đồng người).
Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy phải tương đồng cho cả người dạy và người
học.
1. Thường xuyên nghiên cứu, học hỏi ngữ ngôn của học viên.
2. Nói bằng ngữ ngôn của học viên càng có thể càng tốt.
3. Diễn đạt ý tưởng ngắn gọn nhất, ít ngôn từ nhất.
(Hãy chú ý cách trước thuật trong LuLc 11:1-4, ngắn gọn nhưng có đủ các yếu tố
về thờ phượng, tôn vinh, xưng nhận, và cầu xin).
4. Dùng câu có cấu trúc đơn.
5. Giải thích bằng minh họa qua tranh ảnh, vật thât, nét vẽ, và biểu đồ trên bảng.
Phải chắc là sự giải thích của mình được hiểu đúng. Phải để ý giải thích sao cho
học viên ở mức thấp nhất cũng hiểu được.
6. Thường có biện pháp kiểm tra sức hiểu từ liệu của học viên.
7. Nói một cách dễ nghe và dễ hiểu.
8. Một khi học viên có thể kể lại câu chuyện theo ngữ ngôn riêng của mình thì đó
là dấu hiệu cho thấy rằng học viên hiểu được giáo viên.
IV. NGUYÊN TẮC VỀ BÀI HỌC
Lẽ thật được dạy phải suy hiểu được từ lẽ thật đã được học biết rồi.(Cũng còn gọi
là “nguyên tắc nhận thức”: Dạy điều chưa biết nhờ điều đã biết)
1. Chúa chúng ta đã vận dụng nguyên tắc này.
Ngài thường dạy những lẽ thật Tân Ước rút từ những lẽ thật Cựu Ước : GiGa 3:14;
LuLc 11:29-32; 17:26-30 ...
Ngài dạy những lẽ thật thuộc linh có liên quan đến Ngài bằng cách so sánh với
những sự vật quen thuộc: Nước, Người Chăn Chiên, Cái Cửa, Anh Sáng,...
2. Cách thế vận dụng.
a. Xác định những điều chưa biết của học viên bằng:
- Dành thời gian để gần gũi, nói chuyện, chơi với họ.
- Đến gia đình họ để thăm viếng.
- Khuyên bảo riêng.
b. Khởi sự (việc giảng dạy) từ những diểm học viên đã thấy hoặc đã biết rồi.
Thường thường là khởi sự với việc ôn tập hoặc kiểm tra bài cũ.
c. Xác định những điều chưa biết.
- Về mặt sự kiện.
Liệt kê những điều trong bài học mà có thể là học viên chưa biết, từ đó chuẩn bị
việc giảng giải cho thích hợp.
- Về mặt thuộc linh.
Liệt kê những lẽ thật thuộc linh mà học viên chưa hiểu được, từ đó vạch mục tiêu
cần thiết cho bài học.
d. Tiến hành từng bước theo phương pháp so sánh để đi từ nhữngđiều đã biết đến
những điều chưa biết.
- Vận dụng (cũng là lợi dụng) các câu chuyện kể.
- Vận dụng sự minh họa hoặc tranh vẽ chiết tự.
- Vận dụng tranh vẽ hoặc vật thật.
- Vận dụng phép so sánh.
Nên luôn luôn nhớ rằng sự minh họa như những chiếc cửa sổ cho ánh sáng soirọi
vào phòng.
V. NGUYÊN TẮC VỀ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Giáo viên phải điều động hoạt động tư duy tích cực của học viên, coitrọng việc
giúp học viên khám phá.
1. Kích thích tư duy.
a. Trình bày tài liệu nghiên cứu nhưng giúp học viên biết động não suy nghĩ.
- Giúp đỡ để cho từng cá nhân trong lớp học đều là người khám phá biết đi tìm lẽ
thật.
- Giúp đỡ để từng học viên trở thành “người điều tra” đốivới đề tài được học.
b. Yêu cầu học viên nêu lên những điều mình suy nghĩ. Kêu gọi họ:
- Kể lại.
- Viết tóm lượt câu chuyện.
- Kể lại toàn bài học với sự trợ giúp của một ít tranh ảnh.
2. Dấy lên tinh thần học hỏi.
a. Tận dụng các câu hỏi.
- Luôn luôn hỏi “tại sao?’ đối với các sự vật.
- Khích lệ học viên đặt câu hỏi về bài học.
- Đừng dập tắt tinh thần học hỏi bằng cách đưa ra câu trả lời sớm quá và trực tiếp
quá.
- Phải có sự trả lời chân thật cho mỗi câu hỏi trước khi nó được cho qua.
- Tuyệt đối không được chế nhạo gì cả.
- Đừng nên bỏ qua những câu hỏi chưa thành lời trong ánh mắt học viên.
- Khuyến khích các học viên thử tìm cách trả lời cho câu hỏi của bạn trong lớp nêu
lên.
b. Giáo viên cũng phải hòa nhập với học viên thành một người khám phá.
c. Khích lệ các học viên tự đặt câu hỏi với chính mình cho sự việc: Cái gì? Bao
nhiêu? Tại sao? Khi nào? Ở đâu? Ai?
3. Cho học viên làm việc.
a. Đưa ra các hoạt động.
-Đối với thiếu_nhi: vẽ tranh màu, trò lắp ghép.
- Đối với thanh_thiếu: các dự án, các đề tài thảo luận.
b. Tạo cơ hội thực hành những gì đã được học.
- Dạy về chức vụ quản gia: Tạo cơ hội để dâng hiến.
- Dạy về cầu nguyện: Tạo cơ hội cho trẻ tập cầu nguyện.
- Dạy về nghiên cứu Lời Chúa: Cho thực hành phương pháp nghiên cứu bằng cách
ra bài tập về các phương pháp đã dạy:
+ Cách sử dụng Kinh Thánh phù dẫn.
+ Cách sử dụng bản đồ Kinh Thánh.
c. Khích lệ các học viên hầu việc.
- Nhờ những em lớn đến giúp đỡ cho các nhóm của những em nhỏ hơn.
- Hướng dẫn họ biết góp phần hầu việc Chúa ngay trong nhóm mình.
- Kêu gọi họ dự phần trong chức vụ âm nhạc của hội thánh.
- Hướng dẫn họ biết cách làm chứng đạo.
VI. NGUYÊN TẮC VỀ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP
Học viên phải tái tạo được lẽ thật đã được giảng dạy bằng chính trí tuệ của mình.
Tiến trình học tập kinh qua các bước sau đây
1. Ghi nhớ.
a. Đây là bước đầu tiên và là bước thấp nhất của tiến trình.
b. Một số giáo viên thường chỉ dừng lại ở bước này.
c. Là một bước quan trọng đối với việc học Kinh Thánh.
d. Tự thân bước này là bất toàn.
2. Lĩnh hội (hiểu sau khi ghi nhớ, một từ liệu sư phạm) .
a. Là một bước thăng tiến của sự ghi nhớ.
b. Khi học viên có thể diễn đạt bài học theo ngữ ngôn riêng của mình thì có nghĩa
là họ đã nắm bắt được bài học.
3. Vận dụng vào đời sống.
a. Cho đến lúc nào bài học phát huy được tác dụng trên đời sống của người học
viên thì đó mới là lúc học viên hấp thụ được bài học.
b. Người giáo viên có thể khích lệ học viên áp dụng bài học vào đời sống mình
bằng cách khuyến khích họ nêu lên những câu hỏi có liên quan đến bài học:
- Bài học nói về điều gì?
- Bài học có ý nghĩa như thế nào?
- Có thể diễn đạt lại bằng ngữ ngôn riêng như thế nào đây?
- Có thể tin được vào những gì bài học dạy không?
- Có thể áp dụng những kiến thức mới học này theo cách thế nào?
c. Sự thành công của việc giảng dạy được lượng định trên mức độ nhuần nhuyễn
mà học viên vận dụng.
- Việc giảng dạy của người giáo viên phải được thoát ra từ mối quan hệ đúng đắn
với Đức Chúa Trời.
- Việc giảng dạy của người giáo viên phải giúp hình thành được mối quan hệ đúng
đắn với tha nhân.
VII. NGUYÊN TẮC VỀ ÔN TẬP VÀ ÁP DỤNG
Việc tổng kết và củng cố bài học phải được thực hiện qua việc ôn tập và áp dụng.
1. Tại sao phải có sự ôn tập?
a. Để vận dụng sức mạnh của sự lặp đi lặp lại.Các mẫu điển hình về việc áp dụng
nguyên tắc này ngày nay thường được thấy dưới các hình thức:
- Quảng cáo thời hiện đại:
+ Bảng quảng cáo.
+Tạp chí.
+ Phát thanh.
- Giúp trí nhớ:
+ Bảng nhân, chia.
+ Các thành ngữ thông dụng.
- Hạnh kiểm của chúng ta và những sự chứng giải (cáo trách) trong đời sốngcủa
chúng ta luôn luôn chịu ảnh hưởng của những lẽ thật quen thuộc với chúng ta.
b. Sự ôn tập giúp xác định được học viên của chúng ta đã học biết được những gì.
- Sự ôn tập hoàn hảo giúp thăm dò được cả học viên lẫn giáo viên.
- Sự ôn tập giúp người giáo viên biết được những vấn đề nào học viên chưa nắm
bắt được.
-Sự ôn tạp giúp chúng ta bù đắp được những lỗ hổng kiến thức của học viên.
- Tự thân bài kiểm tra về các sự kiện của bài học chưa đầy đủ là sự ôn tập.
c. Sự ôn tập đem lại cơ hội để liên hệ với các bài học đã qua và cũng có thể được
dùng để giới thiệu (phần nào) bài học sắp đến.
2. Phải ôn tập như thế nào?
a. Mỗi lần ôn tập cần bao nhiêu?
- Một số phần nào đó của bài học.
- Ôn tập cả bài học.
- Một loạt bài học được ôn lại.
b. Ôn tập vào lúc nào?
- Bài học cũ có thể được ôn vào đầu buổi học.
- Một số phần của bài học hiện hành có thể được ôn vào cuối buổi.
c. Các hình thức ôn tập:
- Giáo viên tóm tắt bài học.
- Cho học viên kể lại.
- Dành riêng trong tiết vấn đáp (còn gọi là phát vấn).
- Tổ chức cho mọi học viên cùng thảo luận theo một phần bài học nào đó hay một
đề tài nào đó.
- Cho viết bài thu hoạch.
- Cho làm thủ công (ấu_nhi)
MỤC LỤC
7 Nguyên Tắc Giảng Dạy
Tác giả: David Garrison
TỰA
GIỚI THIỆU
Chương 1: THẾ NÀO LÀ MỘT PHONG TRÀO MỞ MANG HỘI THÁNH?
Chương 2: CẬN CẢNH CPM
Chương 3: MƯỜI YẾU TỐ PHỔ BIẾN
Chương 4: MƯỜI YẾU TỐ CHUNG
Chương 5: NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
Chương 6: NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Chương 7: NHỮNG TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI CPM
Chương 8: NHỮNG BÍ QUYẾT DÙNG ĐỂ KIỂM SOÁT MỘT CPM.
Chương 9: KHẢI TƯỢNG CPM ĐỐI VỚI THẾ GIỚI
GIỚI THIỆU
Ở khắp mọi góc nẻo của địa cầu này các báo cáo đang được tới tấp gửi về. Lúc đầu
chỉ một ít mà thôi, nhưng những báo cáo càng ngày càng nhiều và càng thường
xuyên hơn, tăng viện cho nhau với các bản tin đáng ngạc nhiên về việc hàng trăm,
hàng ngàn, thậm chí hàng vạn người đến với Đấng Christ, thành lập nên các hội
thánh mới và rao truyền đức tin mới vừa tìm được.
Đông Nam Á
Khi một nhà điều phối chiến lược bắt đầu công việc của mình vào năm 1993, chỉ
có ba hội thánh và 85 tín hữu giữa vòng 7 triệu linh hồn hư mất. Bốn năm sau, có
đến 550 hội thánh và gần 55.000 tín hữu.
Bắc Phi
Trong một bài giảng Thứ Sáu hàng tuần của mình, một tăng lữ Hồi Giáo Ả-rập đã
than phiền rằng hơn 10.000 tín đồ Hồi Giáo sống trong các vùng núi lân cận đã bội
đạo từ bỏ Hồi Giáo để trở nên những Cơ-đốc-nhân.
Một thành phố ở Trung Hoa
Trong khoảng thời gian hơn bốn năm (1993-1997), hơn 20.000 người đã tin nhận
Đấng Christ, và kết quả là hơn 500 hội thánh được thành lập.
Châu Mỹ La-tinh
Hai hiệp hội Báp-tít đã khắc phục được sự bắt bớ để mở mang 235 hội thánh vào
năm 1990 thành 3.200 hội thánh vào năm 1998.
Trung Tâm Châu Á
Một nhà điều phối chiến lược đã thuật lại: “Vào khoảng năm 1996, chúng tôi đã
triệu tập các hội thánh trong khu vực và nhờ họ thử đếm có bao nhiêu người đã đến
với Đấng Christ trong năm đó. Khi họ cộng lại, có đến 15.000 Thánh Lễ Báp-tem
trong một năm. Năm trước đó theo ước tính chỉ có 200 tín hữu mà thôi.”
Tây Âu
Một vị giáo sĩ ở Châu Âu thuật lại rằng: “Năm ngoái (1998), vợ tôi và tôi đã mở
mang được 15 nhóm tế bào của một hội thánh mới. Khi chúng tôi đi công tác ở
Hoa Kỳ trong vòng 6 tháng từ tháng Sáu năm rồi, chúng tôi ngạc nhiên trước
những gì chúng tôi chứng kiến khi trở về. Thật là kỳ diệu! Chúng tôi có thể xác
nhận rằng hiện giờ có ít nhất đến 30 hội thánh, nhưng tôi tin rằng số hội thánh có
thể nhiều gấp đôi hoặc gấp ba.”
Ê-thi-ô-pi
Một nhà chuyến lược truyền giáo đã bình luận, “Đã phải mất đến 30 năm chúng tôi
mới có thể thành lập được bốn hội thánh. Chúng tôi vừa khởi lập được 65 nhóm tế
bào trong vòng chín tháng qua.”
Hiện giờ, mọi khu vực trên thế giới đều rộn ràng với Phong Trào Mở Mang Hội
Thánh. Đôi khi chúng ta chỉ thấy những con số, nhưng thường chúng được kèm
theo với những lời tường thuật sốngđộng, như mẩu tin e-mail mà chúng tôi mới
vừa nhận được sau đây: “Tất cả các hội thánh tế bào của chúng tôi đều có các mục
sư / lãnh đạo không thuộc tầng lớp tăng lữ bởi vì chúng tôi thực hiện công việc
nhanh đến nỗi vị giáo sĩ hiếm khi hướng dẫn được hai hoặc ba lớp học Kinh Thánh
trước khi Đức Chúa Trời dấy lên ít nhất một giáo sĩ. Một vị lãnh đạo mới dường
như vừa được cứu vừa đồng thời được kêu gọi để lãnh đạo tại cùng một thời điểm,
vì thế chúng tôi thực hiện thánh lễ Báp-tem cho anh và tặng anh một cuốn Kinh
Thánh. Sau khi các mục sư / lãnh đạo được báp-tem, họ nóng cháy đến nỗi họ
không thể kìm giữ được nữa. Họ tỏa đi khắp hướng trên đất nước và khởi mở các
lớp học Kinh Thánh, và một ít tuần sau đó, họ đã bắt đầu nhận được tin tức về việc
bao nhiêu hội thánh đã được khởi lập. Đây là điều hào hứng nhất mà chúng tôi đã
từng chứng kiến! Chúng tôi không khởi sự nó, chúng tôi không thể ngăn cản nó
nếu thử làm như vậy.”
Trong khoảng thời gian hơn bốn năm (1993-1997),
hơn 20.000 người đã tin nhận Đấng Christ, và kết quả là hơn 500 hội thánh được
thành lập .
Bên cạnh lòng mong mỏi và nỗi vui mừng của mình, các giáo sĩ cũng đã gặp phải
một số câu hỏi. Hầu hết chưa hề mục kích được một Phong Trào Mở Mang Hội
Thánh nào. Giấc mơ của tất cả giáo sĩ là việc gọi mời toàn bộ một nhóm nguời đến
với Đấng Christ. Cứ nghĩ đến việc hàng ngàn người không đếm xuể đang đợi để
được nghe và ứng đáp với phúc âm thì niềm say đã mê hun đúc tấm lòng và tâm
tình của các giáo sĩ trên khắp thế giới.
Vậy thì thế nào là một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh? Hiện tượng này là gì mà
nó hấp dẫn chúng ta đến thế? Các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh hội thánh này
đang xảy ra ở đâu? Vì sao chúng xảy ra? Đây có phải là một điều gì mới mẻ hoặc
chúng đã từng và đang ở với chúng ta? Nguyên nhân nào đã làm cho chúng xảy ra?
Chúng là các sự kiện ngẫu nhiên hay là chúng có những đặc tính chung nào?
Chúng ta có thể làm điều gì để khuyến khích chúng không?
Ngày càng có nhiều các giáo sĩ và các nhà chiến lược đang đặt ra nhũng câu hỏi
hắc búa này và tìm hiểu về tính chất của các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh.
Những câu hỏi hắc búa dẫn đến những câu trả lời bổ ích. Các câu hỏi và các câu trả
lời này là chủ đề của cuốn sách này.
Để có thể đạt đến những hiểu biết sâu nhiệm này, chúng tôi đã chất vấn một số các
giáo sĩ, các nhà điều phốichiến lược và các cá nhân đã từng có kinh nghiệm cá
nhân đối với các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh để nhờ họ phản ánh lại các kinh
nghiệm chung của họ và đưa chúng lên một diễn đàn kêu gọi sự phê bình và phân
tích. Trong conmắt của họ, chúng tôi đã và đang cố tách ra những yếu tố chính yếu
đã làm nên hiện tượng này cũng như những trở ngại ngăn cản những Phong Trào
Mở Mang Hội Thánh. Chúng tôi cũng đã giao việc cho họ bằng cách cung cấp cho
họ các công việc thực tiễn để khởi xướng và nuôi dưỡng các Phong Trào Mở Mang
Hội Thánh. Tác giả mang ơn sâu sắc đối với những đồng nghiệp là các giáo sĩ này.
Mục đíchcủa cuốn sách này là: 1) định nghĩa các Phong Trào Mở Mang Hội
Thánh; 2) xác định các đặc tích phổ biến của chúng; 3) xem xét những trở ngại
thường gặp đốivới các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh; 4) phân tíchmột loạt
bao gồm nhiều trường hợp nghiên cứu điển hình thực tế; 5) cung cấp những công
cụ thực tiễn để khởi xướng và nuôi dưỡng các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh;
và 6) xác định các câu hỏi thường gặp (FAQ) về các Phong Trào Mở Mang Hội
Thánh.
Các trường hợp nghiên cứu điển hình và các minh họa được sử dụng trong cuốn
sách này bắt nguồn từ khắp nơi trên thế giới. Một số đã và đang được thu thập từ
các quốc gia mở là nơi có ít các rào cản chính thức ngăn cản việc rao truyền phúc
âm. Những cái khác phát nguồn từ những nơi mà Cơ-đốc-giáo bị bắt bớ hoặc thậm
chí bị cấm đoán. Chúng tôi không dám loại bỏ các Phong Trào Mở Mang Hội
Thánh này ra khỏi bản tổng kết của chúng tôi, nhưng chúng tôi phải giấu các tên và
các địa danh này để có thể bảo vệ những người có liên hệ.
Cuốn sách này khôgn đưa ra những lý thuyết mà chúng tôi dự định chứng minh
chúng, nó cũng không phải là một khuôn mẫu mà chúng tôi muốn áp đặt trên một
số kiểu tình huống khác nhau. Đây là những mô tả về những gì mà chúng tới đã
được thấy và được biết. Những người liên quan cũng đã rút ra những nguyên tắc từ
các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh trong thực tế. Để có thể phản ánh lại một
bức tranh cách càng chân thật càng tốt, chúng tôi sẽ cho bạn biết những đặc tính
nào xảy ra thường xuyên và những đặc tính nào là bất thường.
Chúng tôi cầu nguyện để cuốn sách nhỏ này có thể được sử dụng như là một nguồn
tài nguyên bổ ích cho các giáo sĩ và những người bạn truyền giáo trên khắp thế
giới, vì tất cả chúng ta đều muốn tìm hiểu xem Đức Chúa Trời đang làm những gì
và Ngài đặt chúng ta trên công trường truyền giáo với Ngài như thế nào khi Ngài
đang dấy lên những Phong Trào Mở Mang Hội Thánh giữa vòng các dân tộc.
Chương 1:
THẾ NÀO LÀ MỘT PHONG TRÀO MỞ MANG HỘI THÁNH?
Vào năm 1998, một cuộc truyền giáo đã ứng dụng lời phát biểu về khải tượng:
Chúng ta sẽ tạo điều kiện cho những người hư mất đến với Đức Chúa Giê-xu
Christ bằng cách khởi xướng và nuôi dưỡng các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh
giữa vòng các dân tộc . Lời phát biểu về khải tượng này là kim chỉ nam cho công
việc của các giáo sĩ đang hầu việc trên hơn 150 quốc gia vòng quanh thế giới.
Vậy thì, thế nào là một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh? Một định nghĩa đơn
giản về một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh là một sự tăng trưởng nhanh chóng
theo số mũ của các hội thánh bản địa trong vòng một nhóm người hoặc một bộ
phận dân số cụ thể nào đó .
Có một số yếu tố then chốt trong định nghĩa này. Thứ nhất là nhanh chóng . Là một
phong trào, một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh xảy ra trong sự gia tăng nhanh
chóng về số lần khởi lập hội thánh mới. Việc thành lập hội thánh liên tiếp nhau
trong hàng thập kỷ và thậm hàng thế kỷ qua là tốt nhưng chưa đủ để được gọi là
một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh.
Thứ hai là sự gia tăng theo số mũ . Điều này có nghĩa là sự gia tăng về số lượng
các hội thánh không phải là tăng theo cấp số cộng - cộng thêm một ít hội thánh mỗi
năm hay đại loại như vậy. Thay vì đó, nó tăng lên theo số mũ - hai hội thánh trở
nên bốn, bốn hội thánh trở thành 16 và cứ thế tiếp tục. Việc phát triển gấp bộitheo
số mũ chỉ có thể xảy ra khi nào các hội thánh mới được khởi lập bởi chính các hội
thánh - thay vì bởi các nhà mở mang hội thánh chuyên nghiệp hoặc các giáo sĩ.
Cuối cùng, chúng là các hội thánh bản địa . Điều này có nghĩa là chúng được phát
sinh từ bên trong hơn là từ bên ngoài. Điều này không có ý nói là phúc âm có khả
năng phát triển một cách ngẫu nhiên theo trực giác giữa vòng một nhóm người.
Phúc âm thuờng đến từ một nhóm người từ bên ngoài vào; đây là công việc của
giáo sĩ. Tuy nhiên, trong một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh, đà phát triển
thường nhanh chóng trở nên mang tính bản địa để rồi thế chủ động và nỗ lực của
phong trào đến từ bên trong một nhóm người thay vì đến từ những người ngoài.
Nếu định nghĩa này không đủ sáng tỏ, chúng ta có lẽ sẽ cũng phải làm sáng tỏ bằng
các xem xét những gì là không thuộc một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh. Một
Phong Trào Mở Mang Hội Thánh không phải còn hơn “việc chứng đạo mà kết quả
là các hội thánh” Việc chứng đạo mà kết quả của nó là các hội thánh là một phần
của một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh, nhưng “khải tượng cuốicùng” thì kém
bao quát hơn. Một người mở mang hội thánh có lẽ đã thỏa mãn với chính mình về
mục tiêu là thành lập chỉ một hội thánh mới hoặc thậm chí cả lố hội thánh, nhưng
không nhìn thấy rằng cần phải có một phong trào các hội thánh mở mang hội thánh
để có thể cứu toàn bộ cả một dân tộc.
Một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh là một sự tăng trưởng của các hội thánh bản
địa một cách nhanh chóng theo số mũ trong vòng một nhóm người hoặc một bộ
phận dân số cụ thể nào đó .
Một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh cũng cònhơn hẳn một cuộc phục hưng của
các hội thánh đã tồn tại sẵn. Người ta rất mong muốn có được các cuộc phục hưng,
nhưng chúng không phải là các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh. Các buổi nhóm
truyền giảng và các chương trình làm chứng có thể dẫn hàng ngàn người đến với
Đấng Christ, và thật kỳ diệu, nhưng chúng không giống như một Phong Trào Mở
Mang Hội Thánh. Các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh nhà nhân tố đặc trưng là
các hội thánh tự phát triển chính mình.
Có thể là cái gần gũi nhất với một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh, là cái vẫn
chưa phải là một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh, là khi những người mở mang
hội thánh tại địa phương được huấn luyện và sử dụng để mở mang hàng loạt các
hội thánh giữa vòng chính dân tộc mình. Đây là một phương pháp khá hiệu quả
trong việc mở mang hội các thánh giữa vòng một bộ phận dân số hoặc một nhóm
người, nhưng đà phát triển vẫn nằm trong tay của một nhóm hữu hạn những người
mở mang hội thánh chuyên nghiệp thay vì nằm trong lòng của mỗi một hội thánh
mới được khởi lập.
Cuối cùng, một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh không phải là mục đíchcủa
chính nó . Mục đíchcủa tất các các nỗ lực của chúng ta là cho Đức Chúa Trời được
vinh hiển. Điều này xảy ra bất kỳ lúc nào mà các cá nhân được vào trong mối
tương giao với Đức Chúa Trời thông qua Đức Chúa Giê-xu Christ. Khi họ làm như
vậy, họ được đem vào trong các hội thánh là những hội thánh giúp họ có thể tiếp
tục tăng trưởng trong ân điển với những tín hữu khác có đồng một tâm tình. Bất kỳ
khi nào nguời ta có được cuộc sống mới trong Đức Chúa Giê-xu Christ thì Đức
Chúa Trời được vinh hiển. Bất kỳ khi nào một hội thánh được khởi lập - bất kể là
ai đã làm điều đó - thì có các lý do để ngợi khen.
Thế thì vì sao một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh lại đặc biệt đến như vậy? Bởi
vì dường như nó bày tỏ một tiềm năng vĩ đại nhất để cho số lượng những người hư
mất đông đảo nhất mang vinh hiển cho Đức Chúa Trời thông qua cuộc sốngmới
trong Đấng Christ và bước vào trong cộng đồng đức tin.
Tuy nhiên, một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh không chỉ đơn thuần là sự gia
tăng về số lượng hội thánh, dù rằng điều này cũng mang tính tíchcực. Một Phong
Trào Mở Mang Hội Thánh xảy ra khi khải tượng về các hội thánh mở mang hội
thánh lan từ giáo sĩ và người mở mang hội thánh chuyên nghiệp đến chính các hội
thánh, để rồi với chính đặc tính của chúng, chúng sẽ cứu những người hư mất và
phát triển họ.
Chúng ta hãy ôn lại một số điểm chính yếu. Các giáo sĩ là những người mở mang
hội thánh có năng lực, nhưng luôn bị giới hạn về số lượng. Những người mở mang
hội thánh tại địa phương có triển vọng hơn, đơn giản chỉ là vì lực lượng những
người sẵn lòng này đông đảo hơn. Các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh hội thánh
có tiềm năng vĩ đại hơn, vì việc mở mang hội thánh đang được thực hiện bởi chính
các hội thánh, dẫn đến số lượng hội thánh mới được khởi lập là đông đảo hơn hết.
Để có thể hiểu thấu đáo hơn về các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh, chúng ta hãy
xem xét một số các trường hợp nghiên cứu điển hình và phân tách chúng ra để có
thể phân tích một cách thấu đáo hơn.
Chương 2:
CẬN CẢNH CÁC PHONG TRÀO MỞ MANG HỘI THÁNH
Các giáo sĩ hiện đang tham gia vào một số các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh
và các Phong Trào gần giống như các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh trên thế
giới. Trong khi mỗi một phong trào này đều chịu ảnh hưởng của các giáo sĩ chúng
tôi, thì mỗi một phong trào đều có những khác biệt nữa.
Dù có các dị biệt này, hầu hết tất các các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh đều
vẫn có một số những đặc tính chung đặc trưng. Trong các điển hình sau đây, bạn sẽ
thấy được vì sao một số giáo sĩ lại tham gia vào các Phong Trào Mở Mang Hội
Thánh. Một số đã đóng góp cho phong trào từ lúc nó vừa phôi thai, trong khi đó
một số khác thì đã đến với phong trào sau khi phong trào đã bắt đầu khá lâu. Trong
mỗi trường hợp, từ chúng chúng ta có thể rút ra một số các bài học mà chúng ta có
thể áp dụng sang những tình huống khác.
Một Nhóm Người ở Châu Mỹ La-tinh
Bối cảnh
Giống như các quốc gia khác ở Châu Mỹ La-tinh, nhóm người này có một số dân
pha tạp bởi các dòng giống Châu Âu, Tây Ban Nha, và Châu Phi. Hàng thập kỷ
dưới sự cai trị độc đoán đã bóp nghẹt sự phát triển về kinh tế và hạn chế những
quyền tự do cá nhân. Quốc gia này nghèo khổ, nhưng dân chúng tương đối có học
thức so với các quốc gia khác trong khu vực, với tỷ lệ biết chữ trên 90 phần trăm.
Theo truyền thống, có khoảng hơn 95 phần trăm dân số là Công Giáo La Mã. Tuy
nhiên, trong hơn 25 năm qua, chính quyền đã cố đàn áp tự do tôn giáo. Sau đó,
năm 1991, chính quyền đã bớt gay gắt, tự do hóa nền kinh tế của đất nước mình và
xoa dịu tôn giáo. Sự tự do tôn giáo không phải là một quyền được bảo vệ, nhưng
những điều kiện đang được cải thiện. Những tín hữu Báp-tít Nam Phương bắt đầu
công tác truyền giáo của mình ở quốc gia này cách đây đã hơn một thế kỷ. Hơn 75
năm, các giáo sĩ đã thành lập các hội thánh, huấn luyện các lãnh đạo, và phát triển
hiệp hội Báp-tít tại địa phương bao gồm khoảng 3.000 thành viên. Sau một cuộc
đảo chính quân đội, toàn bộ các giáo sĩ bị cầm tù và sau đó bị trục xuất ra khỏi
quốc gia. Cùng ra đi với họ là một nữa số thành viên các tín hữu Báp-tít tại địa
phương và nhiều người trong hàng ngũ lãnh đạo. Nhũng thập niên sau đó đã đe dọa
loại bỏ hội thánh ra khỏi quốc gia này. Bắt bớ, lao tù và tra tấn tràn lan. Trong thời
gian bắt bớ, số lượng tín hữu tăng lên chậm chạp.
Điều đã xảy ra
Nhờ vào những nỗ lực truyền giáo của Hoa kỳ và Hiệp Hội Báp-tít Phương Nam,
những tín hữu Báp-tít ở quốc gia này đã phát triển thành hiệp hội bắc phương và
hiệp hội nam phương. Bất kể sự chia rẽ này, các hai hiệp hội này đã kinh nghiệm
được các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh trong thập niên 1960.
Trước năm 1989, hiệp hội bắc phương có tổng số thành viên ngót nghét 5.800.
Cũng trong năm đó, họ đã bắt đầu kinh nghiệm đuọc một sự thức tỉnh khi số thành
viên tăng 5,3 phần trăm và sau đó là 6,9 phần trăm trong năm kế tiếp. Cuối thập kỷ
1990, những thành viên của hiệp hội bắc phương đã tăng từ 5.800 lên hơn 14.000.
Cũng trong cùng một giai đoạn này, số lượng hội thánh tăng từ 100 lên đến 1.340.
Trong báo cáo cuốicùng, có dấu hiệu nho nhỏ cho thấy sự phát triển này đang
chậm dần. Hiện nay, hơn 38.000 tín hữu thường xuyên đi nhóm lại trong các hội
thánh đang đợi thánh lễ báp-tem.
Những sự phát triển tương tự cũng đang xảy ra trong hiệp hội nam phương. Trong
năm 1989, họ có 129 hội thánh với số lượng các thành viên dưới 7.000. Với 533
thánh lễ báp tem trong năm này, chúng cho thấy các dấu hiệu của sức sống. Đến
năm 1998, số lượng thành viên của họ đã lên đến gần 16.000 với số lượng thánh lễ
báp tem hàng năm gần đến 2.000. Số luợng hội thánh tăng lên trong giai đoạn này
là từ 129 đến 1.918, một tỷ lệ tăng trưởng đáng chú ý 1.387 phần trăm trong thập
kỷ này.
Các yếu tố then chốt
Một vài yếu tố đóng góp cho Phong Trào Mở Mang Hội Thánh ở quốc gia Châu
Mỹ La-tinh này. Các giáo sĩ ngoại quốc đã đóng các vai trò rất mang tính chiến
lược. Vai trò thứ nhất là khi các giáo sĩ giới thiệu phúc âm cho quốc gia này lần
đầu tiên. Họ đã lập các hội thánh mới một cách vững chắc trên Lời Đức Chúa Trời
và chức tế lễ của tất cả các thánh đồ. Tuy nhiên, cuộc biến động trong chính phủ
xảy ra đã buộc họ phải ra đi, Cơ-đốc-giáo có một lựa chọn: Trở nên mang tính bản
địa hoặc là chết đi. Trong những năm sau đó, việc quốc gia này tách ly khỏi sự tiếp
xúc với các tín hữu bên ngoài đã làm tăng thêm tiến trình bản địa hóa bằng cách
giảm tối thiểu khả năng hỗ trợ các nguồn ngân quĩ từ hải ngoại cho dùng để xây
các đền thờ và chi cho các khoản phụ cấp cho các mục sư.
Trong suốt những năm bị cách ly này, các giáo sĩ trung gian làm việc bên ngoài
quốc gia đã truyền ra phúc âm đều khắp trên vùng đất này bằng các chương trình
phát thanh truyền giảng phúc âm bằng ngôn ngữ của bản xứ là Tây Ban Nha. Các
giáo sĩ và các Cơ-đốc-nhânlưu vong đã dành thời gian dài và đều đặn để cầu
nguyện cho các tín hữu và những người hư mất đang sống trong nước.
Khi các giáo sĩ IMB tái liên lạc với các hội thánh này vào cuối thập niên 1980, họ
đã tìm thấy đức tin Báp-tít đã bén rễ sâu trong quốc gia này. Vào thời điểm này,
các giáo sĩ đã cống hiến sự đóng góp thứ hai bằng cách nuôi dưỡng phong trào này
thông qua sự cầu nguyện, môn đồ hóa, huấn luyện cho hàng ngũ lãnh đạo và các tổ
chức truyền giảng và phương pháp hội thánh tế bào - không tạo ra sự phụ thuộc
hoặc áp đặt sắc thái ngoại quốc lên phong trào.
Một vài các yếu tố và đặc tính khác đã đóng góp cho phong trào. Ngay từ đầu,
Kinh Thánh và sự thờ phượng đã ở trong ngôn ngữ của tấm lòng những người ở
đây. Được hỗ trợ bởi tỷ lệ biết chữ cao, Kinh Thánh đã trở thành trung tâm đời
sống thuộc linh của tập thể và cá nhân.
Cầu nguyện cũng là một thành phần chủ yếu. Những tín hữu Báp-tít trong phong
trào này đã miêu tả chính mình như là “những nguời quì gối.” Cầu nguyện đã chan
chứa trong sự thờ phượng và đời sống hàng ngày của họ. Họ cũng là những người
yêu thích ca hát. Các buổi nhóm thờ phượng vang vọng những bài thánh ca và
những bài hát ngợi khen bằng ngôn ngữ tấm lòng của họ. Một lãnh đạo hội thánh
đã miêu tả âm nhạc như là “một hình thức đấu tranh chống lại một thế giới vô tín”.
Một thử thách quan trọng đã xảy ra cùng với sự khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng
vào năm 1992, đã làm cho các thành viên của hội thánh không còn vượt qua những
đoạn đường xa để đến các ngôi nhà thờ để thờ phượng. Một lần nữa, phong trào lại
ở ngã ba đường: Họ có thể tự rút lui và chuyển sang đức tin không có hội thánh,
hoặc là phản ứng một cách sáng tạo đối với thử thách này. Các tín hữu đã chọn giải
pháp sau khi họ chuyển các cuộc nhóm họp của mình vào trong những ngôi nhà và
thấy rằng sự tăng trưởng phát triển khá nhanh chóng. Một lần nữa, các giáo sĩ
Báp-tít lại đóng vai trò chiến lược bằng cách giới thiệu các khuôn mẫu hội thánh tế
bào đang được sử dụng ở một số vùng trên thế giới. Trong năm đầu tiên (1992-93),
chỉ riêng hiệp hội bắc phương đã mở mang 237 hội thánh.
Trên khắp đất nước, nền kinh tế què quẹt và tiền đồ chính trị bất ổn đã tạo nên một
môi trường chín mùi cho các giải pháp và các phương án mới. Càng ngày càng ít
khó khăn và càng ít cần phải nói cho người ta về sự hư mất; mọi thứ xung quanh
họ đã phản ánh sự vô vọng và chán nản. Trong mối hỗn loạn này, các nhà lãnh đạo
Báp-tít đã thúc giục đàn chiên của mình sử dụng lòng nhiệt thành truyền giảng của
mình để cứu cả dân tộc. Vào giữa thập niên 90, hiệp hội bắc phương đã mở một
Học Viện Truyền Giáo bán chuyên để cung cấp chương trình huấn luyện một năm
cho các nhà truyền giáo bán chuyên. Vào năm 1998, đã có 110 người tốt nghiệp và
thêm 40 người đăng ký học. Hai hiệp hội đã sử dụng gần 800 giáo sĩ tư gia trên
khắp đất nước. Trong hai năm qua, các nhà lãnh đạo hiệp hội đã thuật lại rằng
“hàng trăm người đang đáp ứng đáp sự kêu gọi cho các chuyến truyền giáo trong
đất nước của họ.” Phong Trào Mở Mang Hội Thánh trong quốc gia này đang sẵn
sàng ảnh hưởng đến các quốc gia khác ở khắp Châu Mỹ La-tinh và trên khắp thế
giới.
Các Yếu Tố Duy Nhất
Tuy rằng Đức Chúa Trời rõ ràng là đang làm một việc lớn lao ở quốc gia này của
Châu Mỹ La-tinh, một phần bóng tối vẫn bao phủ trên phong trào. Theo báo cáo
gân đây nhất, hơn 38.000 tín hữu trung tín nhóm lại trong các hội thánh của hiệp
hội bắc phương nhưng vẫn chưa được làm phép báp-tem. Thêm 2.800 tân tín hữu
đăng ký vào các lớp báp-tem. Tại sao có sự trì hoãn này trong việc làm phép
báp-tem cho các tân tín hữu?
Một nhà lãnh đạo của hiệp hội giải thích “Trước khi đất nước chúng tôi đóng các
cửa không cho các giáo sĩ vào, các hội thánh ở Châu Mỹ đã hỗ trợ chúng tôi xây
dựng sáu công trình. Cách đây hai mươi năm, một trong các hội thánh của chúng
tôi đã có cuộc thảo luận nóng bỏng về một vấn đề thần học nào đó (đã lâu nên đã
quên) và đã mang lại hậu quả là sự chia rẽ và các ngôi đền thờ bị mất. Kể từ đó,
chúng tôi đã học biết rằng cần phải cẩn trọng trong việc cho phép những người
ngoài trở nên những thành viên đủ lông đủ cánh, e rằng họ cũng cướp mất những
tòa nhà còn lại của chúng tôi.”
Các Điểm Học Tập
1. Sự chuyển đổi thành các hội thánh tư gia trùng khớp với sự gia tăng nhanh
chóng trong sự phát triển của hội thánh. Nó giúp hội thánh thoát khỏi những giới
hạn thuộc thể và đưa chứng nhân cho phúc âm vào trong cộng đồng.
2. Hàng ngũ lãnh đạo của hiệp hội giúp định hướng và khuyến khích phong trào
hội thánh tư gia, dù rằng điều này có nghĩa là họ phải giảm thiểu phương tiện kiểm
soát.
3. Sự bắt bớ giúp loại trừ ra những ai không phải là những người thực sự quyết tâm
bước theo Đấng Christ. Cũng trong giai đoạn này, giáo lý của Báp-tít về chức tế lế
của thánh đồ đảm bảo được sự sống còncủa hội thánh, khi đó các hội thánh khác,
những hội thánh được tổ chức theo cơ chế hẳn hoi thì bị đè bẹp.
4. Các giáo sĩ đóng các vai trò then chốttrong việc giới thiệu phúc âm; họ khích lệ
khải tượng về Phong Trào Mở Mang Hội Thánh; giới thiệu phương pháp hội thánh
tế bào và giúp bảo vệ phong trào khỏi phải phụ thuộc vào các nguồn ngân quĩ hải
ngoại.
5. Các giáo sĩ bán chuyên được huy động và huấn luyện đã và đang là bí quyết của
việc khởi xướng phong trào trên khắp đất nước.
Một Vùng ỏ Trung Hoa
Bối cảnh
Trung Hoa vào những năm đầu của thập kỷ 1990 quay cuồng trong cuộc biến động
kinh tế dữ dội. Sự bùng nổ kinh tế đã để lại những chênh lệch khá lớn về người có
và người không. Sự đô thị hóa nhanh chóng đã hủy bỏ gia đình theo truyền thống
và những hiệp hội của cộng đồng. Cả quốc gia hồi hộp chờ đợi một chế độ kế thừa
các học thuyết của Mao Trạch Đông là học thuyết đã duy trì tư tưởng tập thể trong
gần bốnthập niên.
Những tư tưởng mới lây lan khắp quốc gia và được xem xét với nhiệt tình xen lẫn
phản đối. Phong trào dân chủ của sinh viên bị đàn áp, dẫn đến cuộc đụng độ với
các lực lượng chính quyền tại Quảng Trường Thiên An Môn vào năm 1989, đã làm
cho nhiều thanh niên tuyệt vọng về sự cải cáchchính trị, tuy nhiên vẫn tìm kiếm
một hy vọng mới nào đó cho một tương lai sáng lạn hơn.
Điều đã xảy ra
Trong bối cảnh này, vào năm 1991 Ủy Ban Truyền Giáo Quốc Tế đã cử một nhà
điều phối chiến lược sang một địa phương mà chúng tôi gọi là Yanyin. Trong vòng
một năm học ngôn ngữ và tìm hiểu về văn hóa, vị giáo sĩ đã tiến hành cuộc phân
tích cặn kẽ về Yanyin. Nó gồm 7 triệu dân sống rải rác giữa vòng bốn sắc tộc trong
một số các vùng nông thôn và thành thị. Ông đã vẽ các bản đồ các trung tâm dân
cư của họ và bắt đầu các cuộc thăm dò cho công tác truyền giáo. Sau một số những
khởi đầu sai lạc, nhà điều phối chiến lược đã triển khai một khuôn mẫu mở mang
hội thánh mang sắc thái bản địa và nó đã mang lại hiệu qủa lớn lao.
Trong cuộc khảo sát đầu tiên của mình, nhà điều phối chiến lược đã tìm thấy ba hội
thánh địa phương bao gồm 85 Cơ-đốc-nhânthuộc tộc người Hán. Các thành viên
chủ yếu là người già cả và đã và đang giảm sút dần trong nhiều năm rồi mà không
có khải tượng hay viễn cảnh nào cho sự phát triển cả. Trong vòng bốn năm sau đó,
với ân điển của Đức Chúa Trời, nhà điều phối chiến lược đã giúp cho phúc âm bén
rễ tươi mới giữa vòng nhóm người này và nhanh chóng lây lan khắp vùng Yanyin.
Vào thời điểm này, phong trào đang lây lan quá nhanh chóng đến nỗi nhà điều phối
chiến lược nghĩ rằng Ông có thể rút ra khỏi công việc một cáchan toàn mà không
làm giảm sút đà phát triển của nó. Năm sau đó, dù không có mặt ông, phong trào
gần như tăng lên gấp ba khi tổng số hội thánh lên đến 550 với hơn 55.000 tín hữu.
Nhận thức được các rào cản khá lớn về văn hóa và ngôn ngữ đã làm cho ông tách
biệt khỏi người dân Yanyin, vị giáo sĩ đã bắt đầu huy động những cộng sự viên
Cơ-đốc Trung Hoa từ Châu Á. Sau đó, cùng với những người mở mang hội thánh
người Trung Hoa này, với một độinhỏ các tín hữu địa phương, nhóm này đã mở
mang được sáu hội thánh vào năm 1994. Năm sau, thêm 17 hội thánh nữa được
khởi lập. Năm kế tiếp, 50 hội thánh nữa được khởi lập. Vào khoảng năm 1997, sau
ba năm khởi lập, số lượng hội thánh đã lên đến 195 và lây lan ra khắp vùng và bén
rễ trong mỗi một trong năm nhóm này.
Các yếu tố then chốt
Từ khi không còn hầu việc với chức vụ của mình tại Yanyin kể từ năm 1997, nhà
điều phối chiến lược đã lưu ý khá nhiều đến việc xem xét các yếu tố đã làm cho
các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh hội thánh phát triển một cách nhanh chóng
đến như vậy. Tất cả chúng tôi đều là những người hưởng lợi từ sự phân tích này, là
cuộc phân tích mà tôi sẽ đề cập đến dưới hình thức tóm tắt trong đây.
Cũng như với nhiều chức vụ khác, chức vụ tại Yanyin cũng được kèm theo sự cầu
nguyện ngay cả trước khi nó được phôi thai. Những gì khởi đầu bằng một niềm tin
cá nhân trong phẩm chất cầu nguyện đã trở thành một phần của gien di truyền của
Phong Trào Mở Mang Hội Thánh khi các tín hữu đầu tiên mô phỏng theo khuôn
mẫu của vị giáo sĩ.
Sự huấn luyện và cơ cấu tổ chức là các yếu tố then chốt để khởi đầu sự phát triển
nhanh chóng của phong trào, và thông lệ “ứng đáp có chọn lọc” cũng vậy. Ứng đáp
có chọn lọc là một thông lệ sử dụng một công cụ truyền giảng với qui mô lớn,
chẳng hạn như video, radio, hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng khác,
được kết hợp song đôivới “vòng phản hồi” hoặc một cơ chế chọn lọc khác cho
phép nhà truyền giáo góp nhặt từ việc công bố những người nào thích được tiến xa
hơn trong mối quan hệ. Trong phương thức này, việc gieo giống lúc nào cũng được
kết hợp với một nỗ lực “kéo lưới” và tập hợp những người muốn tìm hiểu vào lớp
học Kinh Thánh là mục tiêu được hướng đến lúc mối thành lập hội thánh.
Chúng ta hãy quan sát kỹ càng hơn về việc huấn luyện và cơ cấu tổ chức mà vị
giáo sĩ đã áp dụng. Vị giáo sĩ đã khởi đầu với một nhóm nhỏ làm nên tảng gồm
một số các tín hữu được ông môn đồ hóa và huấn luyện về các phương pháp căn
bản trong việc mở mang hội thánh. Vị giáo sĩ gọi phương pháp mở mang hội thánh
của mình là phương pháp POUCH. POUCH là một chữ viết tắt của các chữ cái
đầu. P chỉ các nhóm học Kinh Thánh và thờ phượng theo phương thức cùng tham
gia , miêu tả các buổinhóm của các nhóm tế bào thông qua các cảm tình viên là
những người được đưa đến đức tin và các tân tín hữu sau đó sẽ kế tục với tư cách
là một hội thánh. O chỉ sự vâng phục Lời Đức Chúa Trời như là một phương tiện
duy nhất cho sự thành công của một cá nhân hoặc một hội thánh. U chỉ về các nhà
lãnh đạo hội thánh không huởng lương , đa hoặc lưỡng nghiệp. C chỉ về các hội
thánh tế bào với số lượng hiếm khi vượt quá 15 thành viên trước khi phát triển
thành các nhóm mới. H chỉ về những ngôi nhà hoặc phần trước của các cửa hiệu
các nơi nhóm hàng đầu cho các hội thánh tế bào. Mỗi một đặc tính này góp phần
của mình cho sự phát triển của các hội thánh theo phương thức không dựa trên sự
trợ giúp về tài chánh, kỹ thuật, hoặc việc khởi xướng từ bên ngoài.
Nhà điều phốichiến lược này đã làm thấm nhuần những tân tín hữu đầu tiên với
một khải tượng để cứu toàn bộ người dân Yanyin bằng phúc âm. Ông đã san sẻ với
học cuộc nghiên cứu của ông về nơi các nhóm người chưa được cứu sống và đảm
bảo với họ rằng Đấng Christ đã trang bị cho họ tất cả những gì họ cần để cứu toàn
bộ khu vực này bằng phúc âm.
Khuôn mẫu mà ông đã dạy dỗ về việc mở mang hội thánh mới được xây dựng theo
bốn bước:1) Mô phỏng , 2) Hỗ trợ , 3) Quan sát và 4) Ra đi . Mô phỏng chỉ về
việc mở mang hội thánh với những tín hữu mới (hoặc sắp trở thành) bằng cách áp
dụng phương pháp POUCH như đã được miêu tả ở trên. Hỗ trợ là việc giúp đỡ hội
thánh mới được thành lập mở mang thêm một hội thánh mới. Quan sát là một nỗ
lực quan trọng và tỉnh táo để kiểm tra xem hội thánh thuộc thế hệ thứ ba này có
được thành lập mà không cần đến sụ hỗ trợ hoặc can thiệp trực tiếp của vị giáo sĩ
không. Ra đi là một bước trọng yếu cuốicùng để đảm bảo rằng phong trào thực sự
là mang tính bản địa và tự truyền giáo.
Trong một thời gian rất ngắn, những tân tín hữu tại Yanyin đã khởi lập nhiều hội
thánh POUCH trong khắp vùng, mỗi một trong số các hội thánh này đã mô phỏng,
hỗ trợ các nỗ lực khởi lập hội thánh thánh mới, quan sát xem sự phát triển của
chúng có liên tục hay không và sau đó rời nó để thành lập một hội thánh mới ở nơi
khác. Điều chắc chắn là thỉnh thoảng dây chuyền phát triển này đôikhi cũng bị phá
đứt vì nhiều, nhiều hội thánh được khởi lập, tuy nhiên những lần đứt vỡ này không
làm sự phát triển của phong trào chậm lại đáng kể.
Vùng xa xôi hẻo lánh Yanyin này khá xa các chủng viện Kinh Thánh hay các
trường Kinh Thánh. Những cấm đoán của chính phủ ngăn cấm việc xây dựng bất
kỳ một chủng viện địa phương nào. Thay vì đó các nhà chiến lược truyền giáo mô
phỏng theo các khuôn mẫu huấn luyện trong Tân Ước. Khi một giáo sĩ huấn luyện
thế hệ các giáo sĩ thứ nhất, vì giáo sĩ chắc chắn rằng họ huấn luyện một người
khác. Vì thế, sự huấn luyện được thực hiện qua các mối quan hệ huấn luyện
một-một. Mỗi một nhà lãnh đạo có hoài bão của hội thánh được yêu cầu phải vừa
là một môn đồ vừa là một nhà môn đồ hóa theo một hệ thống dạy dỗ và được dạy
dỗ về “những điều mà ta đã truyền dạy cho các ngươi” (Mat Mt 28:20). Bất cứ điều
gì mà một mục sư bán chuyên học được ngày hôm nay, ông có có dạy dỗ nó cho
một nhà lãnh đạo bán chuyên khác vào ngày kế tiếp. Điều này chính là một điển
hình tối hậu về việc huấn luyện tại công trường mang tính chất quan trọng, tươi
mới và “đúng thời điểm” cần phải được sử dụng.
Các yếu tố duy nhất
Mặc dù sự bắt bớ và cái chết có thể kèm theo sau việc ra giảng phúc âm trên khắp
vùng Yanyin, không có những nỗ lực mang tính hệ thống nào từ phía chính quyền
nhằm chặn đứng phong trào này . Điều này một phần có thể là do tính kín đáo của
các hội thánh tế bào và sự vắng mặt của các hội thánh có ngôi nhà thờ mới.
Các tân tín hữu ngay lập tức được làm báp-tem và được dạy dỗ rằng việc đem
những người khác đến với Đấng Christ và hướng dẫn họ trong việc thành lập các
hội thánh mới là chuyện bình thường. Niềm tin “nhu cầu cao/hiểm họa cao” rằng
những người mới tin sẽ là những người truyền giảng phúc âm và những người gây
dựng hội thánh đóng góp một phần lớn vào sự phát triển nhanh chóng của phong
trào.
Hoàn cảnh phi giáo phái của các hội thánh ở Trung Hoa có nghĩa là hội thánh
không sử dụng một truyền thống mang tính giáo phái nào. Cần phải xác định xem
có những biểu hiện nào của tà giáo len lỏi vào phong trào hay không. Tuy nhiên,
tính tập trung hóa cao của Phong Trào Mở Mang Hội Thánh ở Yanyin không cho
phép một cá nhân đơn lẻ nào kiểm soát được cả tập thể. Trung tâm của giáo lý
trong mỗi một hội thánh tế bào là lòng vâng phục đối với Kinh Thánh. Khi sự thờ
phượng của hội thánh của hội thánh bao gồm việc học Kinh Thánh theo phương
thức cùng tham gia với nhiều lãnh đạo, có một bằng chứng hiển nhiên trong nhóm
cho thấy rằng có thể tồn tại sự giải thích sai lạc hoặc các thái cực của sự giải thích
sai lạc.
Khi được hỏi về sự thiếu vắng dấu hiệu của giáo phái của phong trào, nhà điều
phối chiến lược đã bình luận rằng, dù rằng chính phủ ngăn cấm những biểu hiện
của giáo phái ở Trung Quốc, các hội thánh Yanyin mang tính chất Báp-tít nhiều
hơn so với các hội thánh Báp-tít khác mà ông được biết đến. Ông tiên đoán trước
rằng khuôn mẫu vâng phục đối với Kinh Thánh và sự thuận phục đối với chức thầy
tế lễ của những nhà lãnh đạo bán chuyên sẽ duy trì được phong trào.
Các điểm học tập
1. Ngay từ đầu, việc truyền giảng được chỉ đạo bởi giới lãnh đạo bán chuyên và tập
trung giữa vòng những người hư mất thay vì bên trong các ngôi đến thờ.
2. Nhiều người lãnh đạo không huởng lương đã đảm bảo cung cấp một số lượng
các lãnh đạo không ngừng tăng cần để khởi sự các các công việc mới.
3. Khuôn mẫu hội thánh tư gia của phong trào Yanyin khá thích hợp với sự phát
triển trong hoàn cảnh bắt bớ.
4. Bằng cách rút lui khỏi chức vụ trước khi nó trở nên đủ lớn để thu hút sự khảo sát
cẩn thận của chính phủ, vị giáo sĩ đã giúp cho phong trào Yanyin tránh được sự
hiện diện của sắc thái ngoại quốc trong một quốc gia được biết đến với tính dân tộc
và tính bài ngoại của nó.
Bholdari của Ấn Độ
Hoàn cảnh
Bên trong đất nước Ấn Độ đông đúc, có một nhóm người mà chúng tôi gọi là
Bholdari. Cái tên này có liên quan đến ngôn ngữ của họ, là ngôn ngữ được sử dụng
bởi 90 triệu người sống ở 170.000 ngôi làng chạy ngang qua các tiểu bang của Ấn
Độ. Số dân này bao gồm bốn đẳng cấp và các tiện dân không đẳng cấp. Đa số
người thuộc nhóm người này cực kỳ nghèo đói, thất học và tồn tại dựa trên nền
nông nghiệp tự túc và nền kinh tế trao đổi.
Khu vực này cũng là mái nhà nơi thánh của Ấn Độ và Brahmin, hay thầy tu, đẳng
cấp được coitrọng giữa vòng tộc người Bholdari. Hơn 85 phần trăm dân số
Bholdari là Ấn Độ Giáo, phần cònlại là Hồi Giáo hoặc vô thần. Trong khu vực
này, còn có bốn thành phố lớn với hơn một triệu dân ở mỗi thành phố.
Sự tiếp xúc của các Cơ-đốc-nhânvới những người này bắt đầu với chức vụ của
William Carey và những người Báp-tít kế tục ông vào đầu thế kỷ XIX. Các giáo sĩ
Dòng Tên của Công Giáo La Mã cũng bắt đầu làm việc cùng một thời điểm này.
Trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hàng ngàn người thuộc tầng lớp tiện dân đổ
xô vào các Hội Thánh Công Giáo La Mã. Tuy nhiên, kể từ khi Ấn Độ giành được
độc lập vào năm 1947, sự phát triển của Công Giáo đã bình ổn ở mức một phần
mười của một phần trăm số người cho là mình thuộc Công Giáo.
Công việc của Báp-tít đã nhận được tia sáng của sự sống từ các giáo sĩ Báp-tít
người Thụy Điển vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Những giáo sĩ này đã
thành công trong việc thành lập và nuôi dưỡng 28 hội thánh trong khu vực trước
khi rời khỏi công trường này vào giữa thế kỷ XX. Công việc của Hội Thánh
Báp-tít gặp phải một sự thất bại khá nặng nề các đội quân của Anh Quốc, lúc này
đang tìm cáchdập tắt phong trào độc lập dân tộc, đã đóng trại quân chiếm đóng
của mình trong nhà của các tín hữu Báp-tít địa phương. Trong suốt nửa sau của thế
kỷ XX, Cơ-đốc-giáo đã đạt đến đỉnh cao của nó và sau đó bắt đầu đi xuống. Cuối
thập kỳ 1980, đã hơn 25 năm nhưng không hề có một hội thánh nào từ mở mang
chính mình.
Điều đã xảy ra
Vào năm 1989, những tín hữu Báp-tít Nam phương đã sai phái một nhà điều phối
chiến lược đến với tộc người Bholdari. Sau một năm học ngôn ngữ và tìm hiểu về
nền văn hóa, vì giáo sĩ này đã phát động một chiến lược hành động thông qua một
số hội thánh địa phương là những hội thánh đã nắm bắt được khải tượng của ông
về các hội thánh mới. Ông thật kinh hoàng khi sáu nguời mở mang hội thánh mới
người Ấn Độ đầu tiên, sử dụng các phương pháp thông thường đối với việc mở
mang hội thánh trong một môi trường dễ dãi hơn ở miền Nam Ấn Độ, đã bị giết
hại một cách dã man trong những lần khác nhau khi họ bắt đầu công tác truyền
giáo của mình.
Tuy nhiên, năm 1992 phong trào đã đổihướng khi nhà chiến lược truyền giáo đã
áp dụng một phương pháp mới cho phong trào mở mang hội thánh. Dựa trên
những dạy dỗ của Đức Chúa Giê-xu Christ trong Lu-ca đoạn10, trong đó Đức
Chúa Giê-xu Christ đã sai phái các môn đồ của mình ra đi theo từng cặp đến các
làng thuộc miền Ga-li-lê và dạy bảo họ phải tìm gặp “người đáng tiếp rước mình”,
những người mở mang hội thánh và truyền giáo Bholdari cũng bắt đầu làm như
vậy. Trước khi mở miệng công bố phúc âm, mỗi giáo sĩ Bholdari đã chung sống
với “người đáng tiếp rước mình” tại địa phương và bắt đầu môn đồ hóa gia đình
này (thậm chí trước khi họ trở thành các tín hữu) để đưa họ vào trong đức tin
Cơ-đốc bằng cách kể lại câu chuyện Kinh Thánh theo trình tự thời gian. Khi những
tân tín hữu đầu tiên này có đức tin, họ đã dẫn dắt gia đình mình đến với Đức Chúa
Trời, làm phép báp-tem cho họ và đặt họ vào trong các trung tâm của các hội thánh
mới ở mỗi làng.
Năm 1993, số lượng hội thánh đã phát triển từ 28 đến 36. Năm kế sau đó đã chứng
kiến được 42 hội thánh nữa được thành lập. Một trung tâm huấn luyện đã đảm bảo
nguồn cung cấp liên tục những nhà truyền giáo / những người mở mang hội thánh.
Với cách này, các hội thánh đã bắt đầu tự mở mang. Năm 1996, số lượng hội thánh
lên đến con số 547, và sau đó là 1.200 vào năm 1997. Năm 1998, có 200 hội thánh
giữa vòng tộc người Bholdari. Trong vòng bảy năm, có hơn 55.000 người Bholdari
đã đặt đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu Christ.
Các yếu tố then chốt
Một số điểm quan trọng đã đánh dấu sự phát triển của Phong Trào Mở Mang Hội
Thánh này. Điểm đầu tiên là quyết định của nhà chiến lược truyền giáo nhằm thực
nghiệm nhiều khuôn mẫu để xác định được hiệu quả tối ưu. Những sáng kiến đồng
thời trong việc mở mang hội thánh đã được phát động thông qua các hội thánh
Báp-tít hiện có tại địa phương, thông qua dự án hỗ trợ nhân đạo và thông qua mạng
lưới của những người mở mang hội thánh truyền giáo tại địa phương.
Sau sáu tháng, nhà chiến lược đã cẩn thận đánh giá mỗi công việc. Một khi ông xác
định được rằng những người mở mang hội thánh địa phương đã là những tác nhân
có khả năng thành lập hội thánh tốt nhất, ông bắt đầu đầu tư nhiều thời gian và
công tác huấn luyện đốivới những người này.
Một bước then chốt thứ hai cần làm khi nhà chiến lược xác định và huấn luyện một
giáo sĩ Ấn Độ nào đó để cùng làm việc với ông như là một nhà đồng điều phối
chiến lược với mình trong phong trào này. Nhà điều phối chiến lược tóc vàng với
khả năng ngôn ngữ hạn chế có thể sẽ kém thích hợp hơn cho việc đi lại khắp các
tỉnh Bholdari so với một người Ấn Độ. Cả hai cùng nhau tạo nên sự phối hợp nhịp
nhàng năng động. Nhà chiến lược sống bên ngoài Ấn Độ và đi lại khá nhiều và
phát triển một liên minh quốc tế rộng khắp để hỗ trợ cho chức vụ của mình. Nhà
chiến lược Ấn Độ sống trong vòng khu vực này, thực hiện và điều phối mạng lưới
liên tục phát triển về huấn luyện, chứng đạo và mở mang hội thánh.
Cũng giống như khi nhà chiến lược Ấn Độ đã có thể làm những việc và đi những
nơi mà vị giáo sĩ không thể nào làm và đi đến được, thì nhà điều phối chiến lược
cùng đã có thể thực hiện những chức vụ quan trọng là người cộng sự của ông sống
trong phạm vi đất nước này không thể làm được. Những vai trò này bao gồm: phát
triển chức vụ cầu nguyện rộng khắp trên toàn cầu; soạn thảo những tài liệu truyền
giảng và khích lệ; tổ chức việc dịch thuật Kinh Thánh và các cuốn băng cassette;
phát triển tài liệu huấn luyện và lãnh đạo; và thành lập các liên minh chiến lược với
các nhà truyền giáo từ nhữhg vùng khác của Á Châu là những người đóng góp cho
các chi phí của những người mở mang hội thánh Bholdari.
Trong nỗ lực hầu giảm thiểu hóa tình thể chế và sự phụ thuộc vào ngoại quốc, nhà
điều phối chiến lược đã được toàn bộ các chương trình trong chức vụ tại Bholdari
vào trong một thời khóa biểu với thời hạn hai năm. Sau hai năm, các nguồn ngân
quĩ được thu hồi và toàn bộ công việc được tái đánh giá. Ngay cả các chương trình
huấn luyện dành cho những người mở mang hội thánh cũng được tổ chức trong các
cơ sớ vật chất được thuê và được tái bố trí lại sau mỗi hai năm một lần.
Các yếu tố duy nhất
Những gì đã khởi đầu như một phong trào Báp-tít thịnh hành đã phân rã thành
nhiều liên minh trong những năm đầu tồn tại. Điều này một phần là do những hội
thánh Báp-tít địa phương không có khả năng bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng
của phong trào.
Thay vì đổi huớng tập trung của mình từ việc mở mang hội thánh sang việc gây
dựng giáo phái của mình, nhà điều phối chiến lược đã chọn các phương tiện khác
nhằm hiệp nhất phong trào đang ù lì. Mối liên kết thông dụng giữa vòng tất cả các
hội thánh là: niềm tin vào Kinh Thánh như là một thẩm quyền không thể chối cãi.
Một đặc tính khác trong Phong Trào Mở Mang Hội Thánh Bholdari là niềm tin của
nhà điều phối chiến lược vào nguồn ngân quĩ từ bên ngoài hỗ trợ cho công việc của
mình. Tuy nhiên, tiền bạc cũng có hạn chế của nó về mặt sử dụng. Nguồn ngân quĩ
này được dùng để thành lập các trung tâm huấn luyện cho những người mở mang
hội thánh và những mục sư bán chuyên, để hỗ trợ cho những người mở mang hội
thánh trong công tác huấn luyện và để hỗ trợ cho các khoản chi phí của những nhà
truyền giáo và những người mở mang hội thánh lưu động. Nó hỗ trợ khoản trợ cấp
căn bản cho những người mở mang hội thánh khi họ thực hiện công việc của mình
trong một vùng lành thổ thù nghịch nào đó. Khi các hội thánh đã được thành lập,
thì các khoản trợ cấp cũng được ngưng. Không có khoản trợ cấp nào được cấp cho
các mục sư địa phương. Thay vì đó, những mục sư này được huấn luyện trở nên
những người lưỡng nghiệp. Nguồn ngân quĩ cũng không được dùng vào việc xây
cất những ngôi đền thờ.
Sự phụ thuộc vào nguồn ngân quĩ từ bên ngoài để hỗ trợ cho nhà truyền giáo /
những người mở mang hội thánh đã phát sinh ra nhiều thắc mắc về khả năng phát
triển của phong trào theo sắc thái bản địa. Việc tránh được khoản phụ cấp cho các
mục sư và khoảng trợ cấp cho việc xây cất các ngôi đền thờ đã và đang khích lệ
cho tiến trình bản địa hóa, nhưng việc hỗ trợ tài chánh cho các giáo sĩ tại địa
phương đã đem lại một mối quan tâm về một số lĩnh vực. Câu trả lời của nhà điều
phối chiến lược là “toàn bộ các giáo sĩ, với đúng đặc tính của mình, phải nhận các
khoản ngân quĩ từ bên ngoài. Những gì đúng với các giáo sĩ Phương Tây cũng
đúng với các giáo sĩ Ấn Độ”. Có thể tìm thấy một dấu hiệu khá lạc quan trong cách
mà các hội thánh địa phương nắm bắt được khải tượng về việc gây dựng các hội
chúng mới. Tại một cuộc hội nghị hàng năm của các mục sư, cứ mỗi một trong
1.000 mục sư tham dự đã thuật rằng chính các hội thánh của họ đã đang khởi lập
khoảng hai đến năm hội thánh mới.
Khởi đầu với gia đình của người đáng tiếp rước mình, tiếp sau đó là những người
bà con dòng họ của gia đình và lan rộng ra khắp làng. Những những này được làm
phép báp-tem chung với hộ gia đình của mình. Những thành viên nam của gia đình
làm phép báp-tem cho gia đìnhhội thánh của họ và hướng dẫn hội chúng của hội
thánh được thành lập.
Các điểm để học tập
1. Thất bại có thể là khởi đầu cho thành công, nếu chúng ta sẵn sàng rút tỉa bài học
từ nó và không thối lui. Những nỗ lực đầu tiên trong phong trào mở mang hội
thánh giữa vòng những người Bholdari đã dẫn đến hậu quả là sáu người đã tử đạo.
2. Kiểm nghiệm và đánh giá cẩn trọng có thể định hướng và duy trì sự tồn tại của
phong trào.
3. Ở tầm mức đồ hóa giáo lý, hai vấn đề đã tạo nên thực tiễn của các tín hữu
Bholdari. Mỗi vấn đề đức tin và thực tiễn được thỏa ứng bởi:
a. những gì đem vinh hiển cho Đấng Christ trong hoàn cảnh này và
b. những gì Lời Chúa tỏ bày
4. Sự kể chuyện Kinh Thánh theo thứ tự thời gian và các cuốn băng cassettee Kinh
Thánh đã giúp cho Lời Chúa trở nên sức mạnh trung tâm ngay cả giữa vòng một
nhóm người chủ yếu là thất học nào đó.
Khme của Campuchia
Hoàn cảnh
Thế kỷ XX đã chứng kiến nhiều hơn phần của nó về các cuộc chiến tranh, các nhà
độc tài và sự diệt chủng, nhưng ít có những sư kiện nào bi ai hơn lịch sữ hiện đại
đầy bi kịch của Campuchia. Bị vùi dập bởi cuộc chiến tranh Việt Nam trong hơn
hai thập kỷ, Campuchia đã thoát khỏi cuộc chiến tranh này và rơi vào tay của nhà
độc tài Mao Pôn Pốtlà kẻ đã đưa đất nước vào chỗ diệt vong. Trong năm năm cầm
quyền của mình từ 1975 đến 1979, Khme đỏ của PônPốt đã mang lại sự chết chóc,
hủy diệt và đóinghèo cho 3,3 triệu dân của đất nước có 8 triệu dân này.
Sự cai trị của kẻ khủng bố này đã để lại cho Campuchia một cơ sở hạ tầng trong đổ
nát, số dân nam trưởng thành tiêu hao và số thanh niên thất học. Sự cai trị sau đó
của một chính phủ được xắp xếp bởi Việt nam đã ngừng được nạn diệt chủng
nhưng không thể nào phục hồi lại những thiệt hại đã gây nên cho xã hội
Campuchia.
Cuộc biến động xã hội đã mở màn cho những thay đổisắp xảy ra. Sự ảnh hưởng
hàng mấy thế kỷ của Phật giáo đã bị ngấm ngầm phá hoại bởi lý tưởng cộng sản.
Công giáo La Mã, sau khi đã ổn định được chỗ đứng của mình trong quốc gia này,
đã là mục tiêu của Khme Đỏ vì các mối quan hệ của nó với Vatican và Pháp. Vào
đầu thế kỷ này, các giáo sĩ từ Hiệp Hội Giáo Sĩ và Cơ-đốc-nhân và Hiệp Hội Giáo
Sĩ Hải Ngoại đã giới thiệu Tin Lành vào đất nước này, nhưng số tín hữu của họ
chưa bao giờ vượt quá 5.000. Trong suốt thời gian cai trị của Pôn Pốt, Khme Đỏ đã
gây cho họ cực kỳ khó khăn, trục xuất các giáo sĩ và giết rất nhiều chiên trong đàn
vốn đã bị tản lạc. Năm 1990, số tín hữu tin lành của Campuchia đã hao mòn và chỉ
còn lại khoảng 600 tín hữu.
Điều đã xảy ra
Theo một giáo sĩ lâu năm phục vụ Chúa tại Campuchia hàng nhiều thập kỷ trong
Hiệp Hội Giáo Sĩ Hải Ngoại, bước ngoặc cho Cơ-đốc-giáo ở quốc gia này bắt đầu
vào năm 1990. Trước năm 1999, số tín hữu Tin Lành đã tăng từ 600 đến hơn
60.000. Số lượng tín hũu đông đảo nhất của Báp-tít với 10.000 thành viên, kế sau
là một giáo phái Campus Crusade của bản địa, tiếp đó là Hiệp Hội Các Giáo Sĩ và
Các Cơ-đốc-nhânvà một số các nhóm khác.
Tác nhân đầu tiên gây ra sự thay đổiđã xảy ra vào tháng Mười Hai năm 1989, khi
các tín hữu Báp-tít Nam Phương đã sai phái một nhà điều phối chiến lược đến với
dân tộc Khme. Năm 1991, ông đã hoàn thành việc học ngôn ngữ và đã bắt đầu thực
hiện chiến lược để cứu dân tộc Khme.
Thay vì tự mình thành lập một hội thánh, như thường lệ của mình trước đây, vị
giáo sĩ này đã bắt đầu thiết lập mối quan hệ huấn luyện của mình với những người
bán chuyên Campuchia. Trong vòng một năm, ông đã mời gọi được 6 người mở
mang hội thánh người Campuchia vào trong chu kỳ huấn luyện của mình. Mấy
tháng sau, ông đã viết một cẩm nang mở mang hội thánh mới bằng ngôn ngữ
Khme và dạy dỗ những người mở mang hội thánh người Khme về giáo lý, sự
chứng đạo và kỹ năng mở mang hội thánh với các nguồn tài liệu như phim Giê-xu,
việc kể chuyện Kinh Thánh theo trình tự thời gian và việc phát triển hội thánh tư
gia đơn giản. Ông cũng làm họ thấm nhuần với khải tượng và lòng nóng cháy
mong ước cứu toàn bộ quốc gia của họ bằng Phong Trào Mở Mang Hội Thánh.
Năm 1993, số lượng hội thánh Báp-tít đã tăng từ sáu đến mười. Năm sau đó, con
số này đã tăng lên gấp đôi đến 20. Năm 1995, khi số lượng hội thánh đạt được 43,
các nhà lãnh đạo hội thánh của Campuchia đã thành lập một hiệp hội của những
hội thánh có cùng tâm tình, và họ gọi tên là Hiệp Hội Báp-Tít Khme (và sau đó
được đổi tên là Hiệp Hội Báp-Tít Campuchia). Năm sau, số lượng hội thánh đã lên
đến 78. Năm 1997, đã có 124 hội thánh Báp-tít rải rác khắp 53 trong số 117 huyện
của quốc gia này. Vào mùa xuân năm 1999, các tín hữu Báp-tít đã thống kê được
hơn 200 hội thánh và 10.000 thành viên. Một ít trong số các hội thánh này đã nhóm
lại trong các tòa đền thờ được cung hiến. Đại đa số nhóm lại trong các ngôi nhà mà
ở vùng nông thôn, nó có thể chứa được 50 người hoặc nhiều hơn.
Nhà điều phốichiến lược đã rời công việc của mình năm 1996, để lại một đội nhỏ
các giáo sĩ và một hệ thống quan trọng có khả các hội thánh mở mang các hội
thánh khác rải rác trên phần lớn của đất nước này. Công việc đã tiếp tục phát triển
và cũng cố.
Các yếu tố then chốt
Trong bài tường thuật của mình về lý do vì sao Phong Trào Mở Mang Hội Thánh
đã xảy ra, nhà điều phối chiến lược đã nêu ra một số những yếu tố then chốt. Ông
viết: “Trongvòng sáu năm, dân tộc Campuchia đã được khích lệ và đã cầu nguyện
thiết tha hơn so với bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử của họ”. Vị giáo sĩ tin
rằng sự cầu nguyện này sẽ bảo vệ những người mở mang hội thánh và mở lòng của
những người Khme bị hư mất để họ tiếp nhận tin lành của Đức Chúa Giê-xu
Christ.
Sự cầu nguyện cũng là đặc tính của đời sống của những thành viên mới của hội
thánh, trang bị họ với ý thức mạnh mẽ về sự can thiệp trực tiếp của Đức Chúa Trời
trong các sự kiện hàng ngày của họ. Các dấu kỳ phép lạ, chẳng hạn như những lần
đuổi ma quỉ, những lần chữa lành và những công việc khác trong trận chiến thuộc
linh, tiếp tục trở nên thường lệ giữa vòng những tín hữu Campuchia.
Việc huấn luyện đã và đang là một yếu tố căn bản trong phong trào ngay từ lúc
mới hình thành. Nhà điều phốichiến lược đã thành lập Các Chuơng Trình Huấn
Luyện Lãnh Đạo Nông Thôn (RLTPs)khi có thể được. Những trung tâm cho việc
mở mang hội thánh và giáo dục thần học hàm thụ đã ngày càng trở nên thực tiễn
hơn. Họ nhóm lại trong càc cơ sở vật chất ở gần khu vực mà họ hy vọng là sẽ mở
mang các hội thánh và dựa vào sự hỗ trợ hậu cần từ những hội thánh lân cận. Việc
huấn luyện được cung cấp dưới dạng tám đơn vị giáo trình, mỗi đơn vị trong hai
tuần, giúp cho lãnh đạo hội thánh tiêp tục cả công việc chăn bầy và cả cuộc sống
trần tục của mình trong khi đó vẫn được huấn luyện theo nhu cầu.
Nhà điều phốichiến lược cũng khẳng định rằng việc mô phỏng và huấn luyện là
giá trị cốtlõi của phong trào. Bằng cách trích dẫn từ nhữhg sự dạy dỗ của Phao-lô
trong IITi 2Tm 2:2, nhà điều phối chiến lược đã triển khai cái mà ông gọi là
“Nguyên tắc 222”: Đừng một mình làm bất cứ điều gì . Theo cách này, khải tượng,
các tài năng, các giá trị và các nguyên tắc được truyền từ tín hữu này sang tín hữu
khác.
Khi phong trào nổ ra, đà phát triển của phong trào được hun đúc từ chính bên
trong. Các nhà lãnh đạo địa phương bày tỏ khải tượng của chính mình đối với việc
mở mang các hội thánh ở tại mọi huyện và trong vòng mỗi cộngđồng sắc tộc. Khi
nhận được sự huấn luyện và khích lệ, những người đầu tiên mở mang hội thánh
chính là thành viên của hội thánh, thay vì là những giáo sĩ hoặc những người mở
mang hội thánh chuyên nghiệp. Sau đó, nhà điều phối đã nhận thấy rằng “các hội
thánh được thành lập bởi những hội thánh khác có khả năng phát triển, nhưng
những hội thánh nào được thành lập bởi những người mở mang hội thánh được trả
lương thì không (với một ít ngoại lệ).”
Để đảm bảo tính bản địa hóa và giới hạn sự phụ thuộc vào những người bên ngoài,
vì giáo sĩ đã áp dụng những giới hạn về thời gian cho việc thành lập một hội thánh
mới. Điều này cũng đã làm cho phong trào thấm nhuần đặc tính của sự phát triển
nhanh chóng.
Với sự ra đi của nhà điều phối chiến lược vào năm 1996, phong trào trào đã bước
vào một giai đoạn mới. Đội giáo sĩ IMB cònlại ở quốc gia nàydã hỗ trợ phong trào
bằng cách đóng vai trò xúc tác thay vì vai trò quyết đoán nổi bật. Một thành viên
của độiđã thổ lộ điều này ??
Các yếu tố duy nhất
Dù không phải hoàn toàn là duy nhất, vẫn bổ íchkhi Hiệp Hội Báp-Tít Campuchia
đã nhanh chóng áp dụng những mục tiêu đầy hoài bão của họ để thành lập hiệp hội
các hội thánh. Họ cùng khích lệ nhau truyền bá phúc âm trên khắp đất nước và mở
mang hội thánh ở mọi quận huyện. Lòng nóng cháy truyền giảng và mở mang hội
thánh đã ảnh hưởng đến việc chọn lựa hàng ngũ lãnh đạo của hiệp hội. Người ta
tìm kiếm những người nào đã tự chính mình mở mang hội thánh và đã phục vụ như
là những người hướng dẫn những người mở mang hội thánh khác trong Các
Chương Trình Huấn Luyện ĐộiNgũ Lãnh Đạo Nông Thôn. Trong vòng các hội
thánh Báp-tít một mô hình độc nhất đã xuất hiện, là mô hình pha trộn đặc tính của
Tân Ước với những hình thức của các truyền thống cộng sản. Mỗi một hội thánh
mới được tổ chức xung quanh một thành phần cốtlõi bao gồm bảy nhà lãnh đạo
bán chuyên (xem Cong Cv 6:3, là đoạn mô tả về việc chọn lựa bảy chấp sự). Tuy
nhiên, thuật ngữ mà họ dùng để gọi thành phần cốt lõi gồm bảy thành viên này
không phải là các chấp sự, mà là “Ủy Ban Trung Ương”. Ủy Ban Trung Ương này
chỉ đạo các cuộc truyền giảng đến với cộng đồng, bao gồm việc chứng đạo, ấn
phẩm, sự thờ phượng, dạy dỗ các mục sư và những chăm sóc đốivới phụ nữ, thanh
niên và nam giới.
Khi Phong Trào Mở Mang Hội Thánh tiến bộ, nó trở nên rõ ràng rằng Chương
Trình Huấn Luyện ĐộiNgũ Lãnh Đạo Nông Thôn là yếu tố quan trọng cho sự phát
triển của nó. Sau này, một giáo sĩ đã thấy rằng “Nơi nào có các Chương Trình
Huấn Luyện ĐộiNgũ Lãnh Đạo Nông Thôn, thì nơi đó hội thánh được mở mang”.
Với tư tưởng này, vị giáo sĩ đã đầu tư khá nhiều và việc tổ chức và phát triển các
tài liệu huấn luyện cũng như tăng sự trợ cấp cho các Chương Trình Huấn Luyện
Đội Ngũ Lãnh Đạo Nông Thôn từ các hội thánh ở Châu Á.
Các điểm để học tập
1. Trong một thời gian ngắn sau khi nhà điều phối chiến lược được sai phái đến
Campuchia, hơn 30 tổ chức truyền giáo đã vào trong quốc gia này. Không một tổ
chức nào trong các tổ chức này thấy được sự thành công của việc mở mang hội
thánh với nỗ lực của IMB, chủ yếu là không ý định chiến lược trong việc mở mang
hội thánh.
2. Vị giáo sĩ đã tránh được bước “chuyền bó đuốc”tới các tín hữu Campuchia bằng
các khởi xướng phong trào với bó đuốc cầm chặt trong tay của họ. Ông đã đảm bảo
rằng mọi hội thánh phải được thành lập bởi nhũng người Campuchia.
3. “Nguyên Tắc 222” (IITi 2Tm 2:2) về việc mô phỏng và huấn luyện đã chứng
mình là một phương tiện vô giá cho việc huấn luyện các lãnh cho Phong Trào Mở
Mang Hội Thánh.
4. Hiệp Hội Báp-tít Campuchia đã và đang sử dụng các đặc tính và khải tượng của
Phong Trào Mở Mang Hội Thánh. Các nhà lãnh đạo được chọn lựa theo khả năng
đóng góp của họ vào khải tượng này.
Các Phong Trào Nổi Bật Khác
Khi chúng ta nhìn vòng quan thế giới, chúng ta thấy các Phong Trào Mở Mang Hội
Thánh khác đang nổi lên. Các dấu hiệu khích lệ đang xuất hiện giữa vòng nhừng
người Maasai của Tanzania và Kenya. Chính khả năng bất tiếp cận các miền đất
hoang mạc lởm chởm của miền Bình Nguyên Maasai đã hạn chế các giáo sĩ tiếp
cận các miền đất này. Việc hỗ trợ sự xây cất các ngôi đền thờ và việc trợ cấp cho
các mục sư chẳng có ý nghĩa lớn lao gì cho những người bán du mục với nền kinh
tế hoán vật này. Khi xâm nhập vào vùng đất cấm này, các giáo sĩ IMB đã đem
phúc âm đến với Maasai, nhấn mạnh chủ yếu vào việc huấn luyện những người mở
mang hội thánh và các lãnh đạo hội thánh tại Maasai.
Kết quả đạt được là sự phát triển nhanh chóng của hội thánh giữa vòng những
người Maasai. Sự thờ phượng đầy dẫy những biểu hiện của sự kính sợ vào quyền
năng khi những người Maasai đã trông nhìn nơi Đức Chúa Trời với lòng mong mỏi
nhận được sự chữa lành và những hướng dẫn về mặt cá nhân. Sự kể chuyện Kinh
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang day

More Related Content

What's hot

Phuong phap day hoc
Phuong phap day hocPhuong phap day hoc
Phuong phap day hoc
Trung Huynh
 
Baokhoa hoc 09
Baokhoa hoc 09Baokhoa hoc 09
Baokhoa hoc 09
nthuyen
 

What's hot (18)

Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
 
Phuong phap day hoc
Phuong phap day hocPhuong phap day hoc
Phuong phap day hoc
 
Skkn co ly nam hoc 2014 2015
Skkn co ly nam hoc 2014 2015Skkn co ly nam hoc 2014 2015
Skkn co ly nam hoc 2014 2015
 
Baokhoa hoc 09
Baokhoa hoc 09Baokhoa hoc 09
Baokhoa hoc 09
 
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCS
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCSQuá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCS
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCS
 
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
 
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
 
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
 
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucMot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
 
Sáng kiến kinh nghiệm môn toán THCS
Sáng kiến kinh nghiệm môn toán THCSSáng kiến kinh nghiệm môn toán THCS
Sáng kiến kinh nghiệm môn toán THCS
 
Mot so bien phap giup hoc sinh lop 1 quay phai, quay trai dung huong, dung go...
Mot so bien phap giup hoc sinh lop 1 quay phai, quay trai dung huong, dung go...Mot so bien phap giup hoc sinh lop 1 quay phai, quay trai dung huong, dung go...
Mot so bien phap giup hoc sinh lop 1 quay phai, quay trai dung huong, dung go...
 
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu họcĐề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học
 
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
 
Bài học " QUẢN TRỊ NĂNG LƯỢNG TOÀN DIỆN "
Bài học " QUẢN TRỊ NĂNG LƯỢNG TOÀN DIỆN "Bài học " QUẢN TRỊ NĂNG LƯỢNG TOÀN DIỆN "
Bài học " QUẢN TRỊ NĂNG LƯỢNG TOÀN DIỆN "
 
Phương pháp và kỹ năng học tập đại học
Phương pháp và kỹ năng học tập đại họcPhương pháp và kỹ năng học tập đại học
Phương pháp và kỹ năng học tập đại học
 
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
 

Viewers also liked

How do you get followers on keek for free
How do you get followers on keek for freeHow do you get followers on keek for free
How do you get followers on keek for free
tom639
 
Perbandingan implementasi otonomi daerah orde lama
Perbandingan implementasi otonomi daerah orde lamaPerbandingan implementasi otonomi daerah orde lama
Perbandingan implementasi otonomi daerah orde lama
natal kristiono
 
Presentation global conference1
Presentation global conference1Presentation global conference1
Presentation global conference1
Ary Mas-Aranguiz
 

Viewers also liked (20)

Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tienKhuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
 
Asesoría 8.2 marco teórico
Asesoría 8.2 marco teóricoAsesoría 8.2 marco teórico
Asesoría 8.2 marco teórico
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
 
ΠΛΗ31 ΤΕΣΤ 21
ΠΛΗ31 ΤΕΣΤ 21ΠΛΗ31 ΤΕΣΤ 21
ΠΛΗ31 ΤΕΣΤ 21
 
How do you get followers on keek for free
How do you get followers on keek for freeHow do you get followers on keek for free
How do you get followers on keek for free
 
Perbandingan implementasi otonomi daerah orde lama
Perbandingan implementasi otonomi daerah orde lamaPerbandingan implementasi otonomi daerah orde lama
Perbandingan implementasi otonomi daerah orde lama
 
Presentation global conference1
Presentation global conference1Presentation global conference1
Presentation global conference1
 
Disaster recovery. prepare.plan.perform.
Disaster recovery. prepare.plan.perform.Disaster recovery. prepare.plan.perform.
Disaster recovery. prepare.plan.perform.
 
Generating Income for Telecentres: [Bridging] E-Commerce Services to Small an...
Generating Income for Telecentres: [Bridging] E-Commerce Services to Small an...Generating Income for Telecentres: [Bridging] E-Commerce Services to Small an...
Generating Income for Telecentres: [Bridging] E-Commerce Services to Small an...
 
PDCA AND SEVEN STEPS
PDCA AND SEVEN STEPSPDCA AND SEVEN STEPS
PDCA AND SEVEN STEPS
 
Pancasila kuliah(1)
Pancasila kuliah(1)Pancasila kuliah(1)
Pancasila kuliah(1)
 
Pancasilatgs
PancasilatgsPancasilatgs
Pancasilatgs
 

Similar to Nguyen tac giang day

Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuu
Hoai Bao
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
Min Ku
 
Bocauhoidinh huong
Bocauhoidinh huongBocauhoidinh huong
Bocauhoidinh huong
lethithuhoai
 
Chien Luoc Su Pham Thanh Cong
Chien Luoc Su Pham Thanh CongChien Luoc Su Pham Thanh Cong
Chien Luoc Su Pham Thanh Cong
Nguyen Chien
 
Nghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nopNghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nop
tranthikimngan
 

Similar to Nguyen tac giang day (20)

Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuu
 
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
 
Bocauhoidinh huong
Bocauhoidinh huongBocauhoidinh huong
Bocauhoidinh huong
 
Giảng dạy tích cực - Active training
Giảng dạy tích cực - Active trainingGiảng dạy tích cực - Active training
Giảng dạy tích cực - Active training
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinhSkkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
 
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinhDay hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
 
Chien Luoc Su Pham Thanh Cong
Chien Luoc Su Pham Thanh CongChien Luoc Su Pham Thanh Cong
Chien Luoc Su Pham Thanh Cong
 
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdfGIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
 
Dung lam nua voi
Dung lam nua voiDung lam nua voi
Dung lam nua voi
 
Dung lam nua voi
Dung lam nua voiDung lam nua voi
Dung lam nua voi
 
Nghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nopNghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nop
 
Sơ đồ tư duy dạy lý 8
Sơ đồ tư duy dạy lý 8Sơ đồ tư duy dạy lý 8
Sơ đồ tư duy dạy lý 8
 
Assignment 01 ôn tập _Võ Tâm Long
Assignment 01 ôn tập  _Võ Tâm LongAssignment 01 ôn tập  _Võ Tâm Long
Assignment 01 ôn tập _Võ Tâm Long
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Lanh dao co doc
Lanh dao co docLanh dao co doc
Lanh dao co doc
 
Huong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nuHuong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nu
 

Nguyen tac giang day

  • 1. Nguyên Tắc Giảng Dạy Tác giả: Barnabas PHẦN THỨ NHẤT Các Mục Tiêu Của Người Giáo Viên Cơ Đốc Giáo Dục PHẦN THỨ HAI Người Giáo Viên Cơ Đốc Giáo Dục Phải Biết Gì PHẦN THỨ BA Người Giáo Viên Cơ Đốc Giáo Dục Phải Làm Gì PHẦN THỨ TƯ Các Nguyên Tắc Giảng Dạy Và Học Tập Người Giáo Viên Cơ Đốc Giáo Dục Cần Nắm Vững MỤC TIÊU CỦA NGƯỜIGIÁO VIÊN CƠ ĐỐC GIÁO DỤC Bảy trăm người Bên-gia-min thuận tay trái nhờ thường xuyên luyện tập đã tập thành một cách hoàn hảo việc sử dụng phối hợp tay và mắt trong việc sử dụng trành ném đá đến mức “dùng trành ném đá trúng một sợi tóc mà chẳng hề sai trật” (Cac Tl 20:16). Việc ném đá tài tình như vậy không có nhiều. Người ta thực ra họ đã phải khổ luyện cho mắt ngắm thật chính xác và tay ném thật thẳng cho đến mức hoàn hảo. Người giáo viên trường Chúa Nhật cũng cần phải có một mục tiêu rõ ràng cho việc giảng dạy của mình để nhắm đến. A. HƯỚNG DẪN SAO CHO MỌI HỌC VIÊN ĐỀU TIẾP NHẬN CHÚA CỨU THẾ 1. Vạch rõ con đường cứu rỗi. a. Thừa nhận vấn đề tội lỗi. b. Nhận thực rằng Chúa Cứu Thế Jêsus đã chết thay cho tội nhân. c. Tiếp nhận Chúa Cứu Thế Jêsus làm Cứu Chúa của đời sống mình. 2. Cầu nguyện thiết tha cho từng học viên của mình. 3. Nài mời một cách khéo léo để học viên có quyết định dứt khoát tiếp nhận Chúa. Cần nên để cho học viên có một quyết định tự nguyện, đừng thúc ép, không giả tạo. B.CHUẨN BỊ VÀ ĐÀO TẠO CHO MỌI HỌC VIÊN ĐỀU BIẾT SỐNG VÀ LÀM VIỆC CHO ĐỨC CHÚA TRỜI
  • 2. 1. Có hiểu biết về Lời Đức Chúa Trời 2. Có thói quen cầu nguyện và suy gẫm Lời Chúa mỗi ngày. 3. Biết luôn luôn vâng theo Lời Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. 4. Có sự trung tín trong sự làm chứng cho Chúa Cứu Thế và cho sự hầu việc Ngài. NGƯỜI GIÁO VIÊN CƠ ĐỐC GIÁO DỤC PHẢI BIẾT GÌ? Người giáo viên Cơ đốc giáo dục trước hết phải là người học viên. Tâm tình của người giáo viên phải là “Chúa ơi, xin ban cho conmột lớp học Trường Chúa Nhật, không phải vì con đã biết đủ nhiều mà vì con cần học hỏi nhiều hơn”. Điều quan trọng là người giáo viên phải nhận chân được tầm quan trọng của nhiệm vụ mình hầu tự tu dưỡng rèn luyện để được xứng hiệp với vai trò của mình. Điều ấy có liên quan đến sự rèn luyện bản thân. Thép 8 có thể dùng làm trục xe, nhưng một thỏi thép 8# không phải là một cái trục xe. Muốn trở thành cái trục xe thì thỏi thép ấy phải được tạo hình, tiện gờ, tinh chế,... Chúa có thể sử dụng những người được huấn luyện kỹ lưỡng thuận lợi hơn những ai không được và không chịu huấn luyện. 1. Về Kinh Thánh. Mọi công việc mang tính chuyên nghiệp đều đòi hỏi sự đào tạo. Không ai có thể dạy về phân số hay về hệ thống thập phân mà chính mình lại không nắm vững về số học trước. Để có thể dạy tốt một phần Kinh Thánh, phải quen thuộc với toàn bộ Kinh Thánh trước. 2. Về các bộ môn hổ trợ. a. Địa lý Kinh Thánh: Phải định vị cho được núi, sông, thành, làng, ...được đề cập trong các câu chuyện sẽ giảng dạy. b. Lịch sử Kinh Thánh: Phải biết về lịch sử của Kinh Thánh, lịch sử của các xứ trong Kinh Thánh xưa và nay. Phải biết vận dụng các sự kiện học biết được qua môn lịch sử ở trường phổ thông có liên quan đến các nhân vật Kinh Thánh. c. Phong tục Kinh Thánh: Những hiểu biết về cuộc sống và phong tục của các dân tộc được đề cập trong Kinh Thánh sẽ giúp cho các câu chuyện giảng dạy và bối cảnh của nó được sáng tỏ và sinh động. 3. Về giáo học pháp bô môn. a. Sư phạm: Để nắm vững nghệ thuật giảng dạy. b. Giáo dục học nhi đồng: Để nắm vững về tâm sinh lý lứa tuổi nhi đồng và bản chất chung của conngười. c. Quản trị học đường: Để nắm vững về điều hành trường học.
  • 3. NGƯỜI GIÁO VIÊN CƠ ĐỐC GIÁO DỤC PHẢI LÀM GÌ Sau đây là một số điểm cơ bản mang tính nguyên tắc cho một người giáo viên Cơ đốc giáo dục tuân thủ để có thể thực hiện việc giảng dạy có hiệu quả: 1. Phải giữ cho thể trạng cân bằng. 2. Phải giữ cho trí tuệ sáng suốt. 3. Phải có sự tăng trưởng thuộc linh. 4. Phải có lịch học tập cho mình: a. Lập thời biểu cho từng tuần. b. Tự biệt mình ra để học cho khỏi bị làm gián đoạn. 5. Phải định rõ đề tài học: a. Tâp chú trên đề tài sẽ dạy tiếp theo. b. Tập chú vào nhu cần của học viên. 6. Phải có sự tiếp xúc sâu sát với học viên ngoài giờ học: a. Phải tiếp xúc cho được những người đã vắng học buổi vừa qua. b. Tiếp xúc bằng cách thăm viếng tận nhà. c. Thỉnh thoảng nên tổ chức sinh hoạt dã ngoại, hoặc bữa ăn thông công. d. Phải cầu nguyện cho học viên mỗi ngày. 7. Phải bảo đảm về giờ giấc và nền nếp: a. Đến lớp đúng giờ. b. Tránh bỏ dạy. Nếu phải vắng trong trường hợp bất khả kháng, phải bố trí dạy thay. c. Luôn luôn chuẩn bị bài chu đáo. 8. Phải giữ cho việc phục sức của mình phù hợp với lớp học theo lệ thường. Sự thành công của người giáo viên phụ thuộc vào sự nhiệt tình với phận sự, vào lòng yêu thương học viên, vào sự nhuần nhuyễn và chu đáo của sự cầu nguyện và chuẩn bị, và vào ý thức tự điều chỉnh cho đúng theo các nguyên tắc sư phạm được biết. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP NGƯỜI GIÁO VIÊN CƠ ĐỐC GIÁO DỤC CẦN NẮM VỮNG I.NGUYÊN TẮC VỀ GIÁO VIÊN Người giáo viên phải biết mình sẽ dạy gì. Để có thể nắm vững đề tài giảng dạy, người giáo viên phải dành thì giờ nghiên cứu nhằm thủ đắc đủ kiến thức cho việc giảng dạy đề tài. Nguyên tắc chuẩn bị bài dạy
  • 4. như sau: 1. Nghiên cứu bài học sẽ dạy. a. Quỹ tài liệu: i. Ưu tiên hàng đầu là Kinh Thánh. ii. Bài học theo quí (tam cá nguyệt). iii. Các nguồn tham khảo: - Thánh Kinh Tự điển - Bản đồ Kinh Thánh. - Thánh Kinh Phù dẫn - Thánh Kinh Khảo học b. Quỹ thời gian: i. Phải chuẩn bị cho có một tầm xa (hành lang an toàn rộng). ii. Ngay chiều Chúa Nhật trước đã bắt đầu nghiên cứu bài học cho Chúa Nhật tiếp theo. iii. Nghiên cứu mỗi ngày. 2. Soạn giáo án. a. Phù hợp theo độ tuổi. b. Với sự biết chăc về nhu cần tâm sinh lý của học viên. c. Xác định yêu cầu chung cho bài học. d. Vạch rõ yêu cầu cụ thể trên từng phương diện: - Về kiến thức: Học viên cần biết gì. - Về tư tưởng, tình cảm: Học viên cần nghĩ gì. - Về kỹ năng: Học viên cần làm gì. 3. Sưu tập tài liệu giảng dạy. a. Theo cá nhân: - Các mẫu tin tức liên quan. - Các tranh ảnh, đặc biệt là tranh màu. - Chế tác tranh dùng cho bảng nỉ. - Tìm bài học cảnh báo hoặc cảnh cáo. - Bản đồ. - Phấn màu. b. Theo sự hiệp tác: Có thể thảo luận, bàn bạc xin các giáo viên khác góp ý kiến để giúp hình thành ý đồ giảng dạy 4. Chọn phương pháp trình bày bài dạy. a. Các phương pháp chính: - Phương pháp kể chuyện. - Phương pháp thảo luận. - Phương pháp diễn giảng. - Phương pháp dự án (tài liệu sư phạm cũ gọi là đồ án ). - Phương pháp nghiên cứu.
  • 5. - Phương pháp truyền thụ. b. Chọn phương pháp cho phù hợp độ tuổi học viên. Chú ý khai thác tính đa dạng và phong phú của các phương pháp. i. Đốivới thiếu nhi: - Phương pháp kể chuyện. - Phương pháp dùng bảng nỉ. ii. Đốivới thanh_thiếu niên. - Phương pháp thảo luận. - Phương pháp dự án. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp nghiên cứu. iii. Đối với trung-tráng niên (người lớn nói chung). - Phương pháp diễn giảng. - Phương pháp thảo luận. 5. Soạn các bước lên lớp. Một giáo án đạt yêu cầu phải tuân thủ đúng theo trình tự bài dạy với các phân bố thời gian thỏa đáng và đầy đủ các hướng dẫn, ghi chú cần thiết cho sự thao tác trên lớp học của người giáo viên bắt đầu từ phần giới thiệu bài học cho đến phần áp dụng bài học, kết thúc, dặn dò,... Đừng dựa hoàn toàn vào trí nhớ mà phải viết giáo án ra dưới dạng đề cương. II. NGUYÊN TẮC VỀ HỌC VIÊN Học viên phải tập trung chú ý vào bài học với sự ham thích 1. Thế nào là sự chú ý? a. Im lặng không chắc đã là chú ý. b. Nhìn thẳng vào giáo viên không chắc đã là chú ý. c. Chỉ lắng nghe không thôi thì chưa phải là chú ý. d. Lễ độ với giáo viên không chắc đã là chú ý. e. Sự chú ý là sự huy động tâm trí vào một chủ đề với tâm thế muốn lĩnh hội, muốn thâu suốt, và muốn vận dụng nó. Sự chú ý đến theo sự ham thích. 2. Phân loại sự chú ý. a. Sự chú ý tự động. Sự chú ý tự động là sự chú ý được thực hiện bởi bán cầu đại não mà không cần có sự can thiệp của ý chí. Đây là loại chú ý được điều khiển bởi sự đáp ứng của cảm giác một cách vô ý thức đối với các sự vật đem lại sự thú vị hoặc sự đau đớn. Não bộ thường được tươi tĩnh theo sự chú ý này chứ không bị mỏi mệt vì nó được đáp ứng đúng theo những gì nó muốn cảm thụ. b. Sự chú ý cố ý (cũng gọi là sự chú ý có cố gắng).
  • 6. Sự chú ý cố ý là một loại chú ý theo năng lực của ý chí. Loại chú ý này phát triển thấp ở trẻ dưới 12 tuổi. Sự chú ý cố ý là sự chú ý mà chúng ta vốn thường vận dụng lúc bắt đầu các sự luyện tập. Sự tồn tại của sự chú ý cố ý ở não bộ khá ngắn. Phần lớn các tiết học trên lớp đều phải khởi đầu với sự chú ý cố ý. Để não bộ hoạt động tốt trong việc học tập, sự chú ý cần có phải là sự chú ý tự động (là kết quả của cảm thức quan tâm). Người giáo viên phải có cách kết nối đề tài giảng dạy với các lạc điểm của học viên để sớm chuyển đổi từ sự chú ý cố ý sang sự chú ý tự động. 3. Giá trị đốivới sự giảng dạy. Sự chú ý là yếu tố then chốtđối với việc học tập. Nếu nhận thấy học viên mất chú ý đối với đề tài, việc mà người giáo viên phải làm ngay là tác động lập tức trên sự chú ý của học viên. Hoặc bằng cách tác động trực tiếp trên sự chú ý tự động, hoặc tác động gián tiếp qua sự chú ý cố ý. Sự chú ý là công cụ ghi nhớ, người giáo viên phải luôn luôn biết đặt tâm trí của học viên tại điều mình đang truyền đạt. 4. Để bảo đảm cho sự chú ý. a. Không tác động trên sự chú ý bằng cách gây sợ hãi hoặc bằng mệnh lệnh. b. Bằng cách lượng định trước các sự xao lãng có thể có là gì? (sức nóng, ánh sáng, cảnh quan phản sư phạm, tiếng ồn,...), người giáo viên có thể sắp xếp các học viên trong lớp theo cách thế phù hợp. Thông thường thì lớp được bố trí sao cho giáo viên phải nhìn được mặt học viên dễ nhất, thẳng nhất, rõ nhất. Các học viên cũng cần được sắp đặt cách nào có thể dễ nhìn mặt nhau. Lớp phải tránh hướng về phía có yếu tố làm cho xao lãng. Phải chọn chỗ ngồi phù hợp cho các học viên hay làm ồn. c. Vận dụng tính hiếu kỳ (tò mò) của học viên để: - Cuốn hút sự chú ý của mắt vào tranh ảnh, minh họa, trợ huấn cụ, tranh nỉ,... - Cuốn hút sự chú ý của tai vào các tình tiết của chuyện kể, minh họa, câu hỏi, sự cảm thán bằng lời,... d. Khám phá những lạc điểm nội tại của bài học nào có thể liên kết được với các lạc điểm trong tâm lý chung của học viên. e. Thường để ý thăm dò về sự chú ý của học viên. Phải chắc chắn là tài liệu đã được chuẩn bị chu đáo; phải nhiệt tình; hãy nói theo cách thế đối thoại (tránh độc thoại); nói bằng nhiệt tâm; nói với sự êm dịu nhỏ nhẹ thỏa đáng. 5. Một số các lạc điểm có tính bản năng. - Sự quan tâm đốivới sự mạo hiểm và sự lãng mạn. - Sự quan tâm đốivới sự hành động, con người, thú vật. - Ước muốn được có sự chấp nhận xã hội. - Sự quan tâm đốivới thi ca. - Sự hiếu kỳ, sự ngạc nhiên, sự quan tâm đối với câu đố, bài toán hóc búa.
  • 7. - Sự quan tâm đốivới sự truyền đạt và được diễn đạt. - Sự vận động tay chân và các hoạt động thể lý chung chung. - Sở thích sưu tập. - Sở thích làm kịch tự biên tự diễn. - Trò chơi. III. NGUYÊN TẮC VỀ NGÔN NGỮ (của cá nhân, phân biệt với ngôn ngữ của một cộng đồng người). Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy phải tương đồng cho cả người dạy và người học. 1. Thường xuyên nghiên cứu, học hỏi ngữ ngôn của học viên. 2. Nói bằng ngữ ngôn của học viên càng có thể càng tốt. 3. Diễn đạt ý tưởng ngắn gọn nhất, ít ngôn từ nhất. (Hãy chú ý cách trước thuật trong LuLc 11:1-4, ngắn gọn nhưng có đủ các yếu tố về thờ phượng, tôn vinh, xưng nhận, và cầu xin). 4. Dùng câu có cấu trúc đơn. 5. Giải thích bằng minh họa qua tranh ảnh, vật thât, nét vẽ, và biểu đồ trên bảng. Phải chắc là sự giải thích của mình được hiểu đúng. Phải để ý giải thích sao cho học viên ở mức thấp nhất cũng hiểu được. 6. Thường có biện pháp kiểm tra sức hiểu từ liệu của học viên. 7. Nói một cách dễ nghe và dễ hiểu. 8. Một khi học viên có thể kể lại câu chuyện theo ngữ ngôn riêng của mình thì đó là dấu hiệu cho thấy rằng học viên hiểu được giáo viên. IV. NGUYÊN TẮC VỀ BÀI HỌC Lẽ thật được dạy phải suy hiểu được từ lẽ thật đã được học biết rồi.(Cũng còn gọi là “nguyên tắc nhận thức”: Dạy điều chưa biết nhờ điều đã biết) 1. Chúa chúng ta đã vận dụng nguyên tắc này. Ngài thường dạy những lẽ thật Tân Ước rút từ những lẽ thật Cựu Ước : GiGa 3:14; LuLc 11:29-32; 17:26-30 ... Ngài dạy những lẽ thật thuộc linh có liên quan đến Ngài bằng cách so sánh với những sự vật quen thuộc: Nước, Người Chăn Chiên, Cái Cửa, Anh Sáng,... 2. Cách thế vận dụng. a. Xác định những điều chưa biết của học viên bằng: - Dành thời gian để gần gũi, nói chuyện, chơi với họ. - Đến gia đình họ để thăm viếng. - Khuyên bảo riêng. b. Khởi sự (việc giảng dạy) từ những diểm học viên đã thấy hoặc đã biết rồi. Thường thường là khởi sự với việc ôn tập hoặc kiểm tra bài cũ. c. Xác định những điều chưa biết.
  • 8. - Về mặt sự kiện. Liệt kê những điều trong bài học mà có thể là học viên chưa biết, từ đó chuẩn bị việc giảng giải cho thích hợp. - Về mặt thuộc linh. Liệt kê những lẽ thật thuộc linh mà học viên chưa hiểu được, từ đó vạch mục tiêu cần thiết cho bài học. d. Tiến hành từng bước theo phương pháp so sánh để đi từ nhữngđiều đã biết đến những điều chưa biết. - Vận dụng (cũng là lợi dụng) các câu chuyện kể. - Vận dụng sự minh họa hoặc tranh vẽ chiết tự. - Vận dụng tranh vẽ hoặc vật thật. - Vận dụng phép so sánh. Nên luôn luôn nhớ rằng sự minh họa như những chiếc cửa sổ cho ánh sáng soirọi vào phòng. V. NGUYÊN TẮC VỀ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY Giáo viên phải điều động hoạt động tư duy tích cực của học viên, coitrọng việc giúp học viên khám phá. 1. Kích thích tư duy. a. Trình bày tài liệu nghiên cứu nhưng giúp học viên biết động não suy nghĩ. - Giúp đỡ để cho từng cá nhân trong lớp học đều là người khám phá biết đi tìm lẽ thật. - Giúp đỡ để từng học viên trở thành “người điều tra” đốivới đề tài được học. b. Yêu cầu học viên nêu lên những điều mình suy nghĩ. Kêu gọi họ: - Kể lại. - Viết tóm lượt câu chuyện. - Kể lại toàn bài học với sự trợ giúp của một ít tranh ảnh. 2. Dấy lên tinh thần học hỏi. a. Tận dụng các câu hỏi. - Luôn luôn hỏi “tại sao?’ đối với các sự vật. - Khích lệ học viên đặt câu hỏi về bài học. - Đừng dập tắt tinh thần học hỏi bằng cách đưa ra câu trả lời sớm quá và trực tiếp quá. - Phải có sự trả lời chân thật cho mỗi câu hỏi trước khi nó được cho qua. - Tuyệt đối không được chế nhạo gì cả. - Đừng nên bỏ qua những câu hỏi chưa thành lời trong ánh mắt học viên. - Khuyến khích các học viên thử tìm cách trả lời cho câu hỏi của bạn trong lớp nêu lên. b. Giáo viên cũng phải hòa nhập với học viên thành một người khám phá.
  • 9. c. Khích lệ các học viên tự đặt câu hỏi với chính mình cho sự việc: Cái gì? Bao nhiêu? Tại sao? Khi nào? Ở đâu? Ai? 3. Cho học viên làm việc. a. Đưa ra các hoạt động. -Đối với thiếu_nhi: vẽ tranh màu, trò lắp ghép. - Đối với thanh_thiếu: các dự án, các đề tài thảo luận. b. Tạo cơ hội thực hành những gì đã được học. - Dạy về chức vụ quản gia: Tạo cơ hội để dâng hiến. - Dạy về cầu nguyện: Tạo cơ hội cho trẻ tập cầu nguyện. - Dạy về nghiên cứu Lời Chúa: Cho thực hành phương pháp nghiên cứu bằng cách ra bài tập về các phương pháp đã dạy: + Cách sử dụng Kinh Thánh phù dẫn. + Cách sử dụng bản đồ Kinh Thánh. c. Khích lệ các học viên hầu việc. - Nhờ những em lớn đến giúp đỡ cho các nhóm của những em nhỏ hơn. - Hướng dẫn họ biết góp phần hầu việc Chúa ngay trong nhóm mình. - Kêu gọi họ dự phần trong chức vụ âm nhạc của hội thánh. - Hướng dẫn họ biết cách làm chứng đạo. VI. NGUYÊN TẮC VỀ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP Học viên phải tái tạo được lẽ thật đã được giảng dạy bằng chính trí tuệ của mình. Tiến trình học tập kinh qua các bước sau đây 1. Ghi nhớ. a. Đây là bước đầu tiên và là bước thấp nhất của tiến trình. b. Một số giáo viên thường chỉ dừng lại ở bước này. c. Là một bước quan trọng đối với việc học Kinh Thánh. d. Tự thân bước này là bất toàn. 2. Lĩnh hội (hiểu sau khi ghi nhớ, một từ liệu sư phạm) . a. Là một bước thăng tiến của sự ghi nhớ. b. Khi học viên có thể diễn đạt bài học theo ngữ ngôn riêng của mình thì có nghĩa là họ đã nắm bắt được bài học. 3. Vận dụng vào đời sống. a. Cho đến lúc nào bài học phát huy được tác dụng trên đời sống của người học viên thì đó mới là lúc học viên hấp thụ được bài học. b. Người giáo viên có thể khích lệ học viên áp dụng bài học vào đời sống mình bằng cách khuyến khích họ nêu lên những câu hỏi có liên quan đến bài học: - Bài học nói về điều gì? - Bài học có ý nghĩa như thế nào? - Có thể diễn đạt lại bằng ngữ ngôn riêng như thế nào đây? - Có thể tin được vào những gì bài học dạy không?
  • 10. - Có thể áp dụng những kiến thức mới học này theo cách thế nào? c. Sự thành công của việc giảng dạy được lượng định trên mức độ nhuần nhuyễn mà học viên vận dụng. - Việc giảng dạy của người giáo viên phải được thoát ra từ mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời. - Việc giảng dạy của người giáo viên phải giúp hình thành được mối quan hệ đúng đắn với tha nhân. VII. NGUYÊN TẮC VỀ ÔN TẬP VÀ ÁP DỤNG Việc tổng kết và củng cố bài học phải được thực hiện qua việc ôn tập và áp dụng. 1. Tại sao phải có sự ôn tập? a. Để vận dụng sức mạnh của sự lặp đi lặp lại.Các mẫu điển hình về việc áp dụng nguyên tắc này ngày nay thường được thấy dưới các hình thức: - Quảng cáo thời hiện đại: + Bảng quảng cáo. +Tạp chí. + Phát thanh. - Giúp trí nhớ: + Bảng nhân, chia. + Các thành ngữ thông dụng. - Hạnh kiểm của chúng ta và những sự chứng giải (cáo trách) trong đời sốngcủa chúng ta luôn luôn chịu ảnh hưởng của những lẽ thật quen thuộc với chúng ta. b. Sự ôn tập giúp xác định được học viên của chúng ta đã học biết được những gì. - Sự ôn tập hoàn hảo giúp thăm dò được cả học viên lẫn giáo viên. - Sự ôn tập giúp người giáo viên biết được những vấn đề nào học viên chưa nắm bắt được. -Sự ôn tạp giúp chúng ta bù đắp được những lỗ hổng kiến thức của học viên. - Tự thân bài kiểm tra về các sự kiện của bài học chưa đầy đủ là sự ôn tập. c. Sự ôn tập đem lại cơ hội để liên hệ với các bài học đã qua và cũng có thể được dùng để giới thiệu (phần nào) bài học sắp đến. 2. Phải ôn tập như thế nào? a. Mỗi lần ôn tập cần bao nhiêu? - Một số phần nào đó của bài học. - Ôn tập cả bài học. - Một loạt bài học được ôn lại. b. Ôn tập vào lúc nào? - Bài học cũ có thể được ôn vào đầu buổi học. - Một số phần của bài học hiện hành có thể được ôn vào cuối buổi. c. Các hình thức ôn tập: - Giáo viên tóm tắt bài học.
  • 11. - Cho học viên kể lại. - Dành riêng trong tiết vấn đáp (còn gọi là phát vấn). - Tổ chức cho mọi học viên cùng thảo luận theo một phần bài học nào đó hay một đề tài nào đó. - Cho viết bài thu hoạch. - Cho làm thủ công (ấu_nhi) MỤC LỤC 7 Nguyên Tắc Giảng Dạy Tác giả: David Garrison TỰA GIỚI THIỆU Chương 1: THẾ NÀO LÀ MỘT PHONG TRÀO MỞ MANG HỘI THÁNH? Chương 2: CẬN CẢNH CPM Chương 3: MƯỜI YẾU TỐ PHỔ BIẾN Chương 4: MƯỜI YẾU TỐ CHUNG Chương 5: NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN Chương 6: NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Chương 7: NHỮNG TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI CPM Chương 8: NHỮNG BÍ QUYẾT DÙNG ĐỂ KIỂM SOÁT MỘT CPM. Chương 9: KHẢI TƯỢNG CPM ĐỐI VỚI THẾ GIỚI GIỚI THIỆU Ở khắp mọi góc nẻo của địa cầu này các báo cáo đang được tới tấp gửi về. Lúc đầu chỉ một ít mà thôi, nhưng những báo cáo càng ngày càng nhiều và càng thường xuyên hơn, tăng viện cho nhau với các bản tin đáng ngạc nhiên về việc hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng vạn người đến với Đấng Christ, thành lập nên các hội thánh mới và rao truyền đức tin mới vừa tìm được. Đông Nam Á Khi một nhà điều phối chiến lược bắt đầu công việc của mình vào năm 1993, chỉ có ba hội thánh và 85 tín hữu giữa vòng 7 triệu linh hồn hư mất. Bốn năm sau, có đến 550 hội thánh và gần 55.000 tín hữu. Bắc Phi Trong một bài giảng Thứ Sáu hàng tuần của mình, một tăng lữ Hồi Giáo Ả-rập đã than phiền rằng hơn 10.000 tín đồ Hồi Giáo sống trong các vùng núi lân cận đã bội đạo từ bỏ Hồi Giáo để trở nên những Cơ-đốc-nhân.
  • 12. Một thành phố ở Trung Hoa Trong khoảng thời gian hơn bốn năm (1993-1997), hơn 20.000 người đã tin nhận Đấng Christ, và kết quả là hơn 500 hội thánh được thành lập. Châu Mỹ La-tinh Hai hiệp hội Báp-tít đã khắc phục được sự bắt bớ để mở mang 235 hội thánh vào năm 1990 thành 3.200 hội thánh vào năm 1998. Trung Tâm Châu Á Một nhà điều phối chiến lược đã thuật lại: “Vào khoảng năm 1996, chúng tôi đã triệu tập các hội thánh trong khu vực và nhờ họ thử đếm có bao nhiêu người đã đến với Đấng Christ trong năm đó. Khi họ cộng lại, có đến 15.000 Thánh Lễ Báp-tem trong một năm. Năm trước đó theo ước tính chỉ có 200 tín hữu mà thôi.” Tây Âu Một vị giáo sĩ ở Châu Âu thuật lại rằng: “Năm ngoái (1998), vợ tôi và tôi đã mở mang được 15 nhóm tế bào của một hội thánh mới. Khi chúng tôi đi công tác ở Hoa Kỳ trong vòng 6 tháng từ tháng Sáu năm rồi, chúng tôi ngạc nhiên trước những gì chúng tôi chứng kiến khi trở về. Thật là kỳ diệu! Chúng tôi có thể xác nhận rằng hiện giờ có ít nhất đến 30 hội thánh, nhưng tôi tin rằng số hội thánh có thể nhiều gấp đôi hoặc gấp ba.” Ê-thi-ô-pi Một nhà chuyến lược truyền giáo đã bình luận, “Đã phải mất đến 30 năm chúng tôi mới có thể thành lập được bốn hội thánh. Chúng tôi vừa khởi lập được 65 nhóm tế bào trong vòng chín tháng qua.” Hiện giờ, mọi khu vực trên thế giới đều rộn ràng với Phong Trào Mở Mang Hội Thánh. Đôi khi chúng ta chỉ thấy những con số, nhưng thường chúng được kèm theo với những lời tường thuật sốngđộng, như mẩu tin e-mail mà chúng tôi mới vừa nhận được sau đây: “Tất cả các hội thánh tế bào của chúng tôi đều có các mục sư / lãnh đạo không thuộc tầng lớp tăng lữ bởi vì chúng tôi thực hiện công việc nhanh đến nỗi vị giáo sĩ hiếm khi hướng dẫn được hai hoặc ba lớp học Kinh Thánh trước khi Đức Chúa Trời dấy lên ít nhất một giáo sĩ. Một vị lãnh đạo mới dường như vừa được cứu vừa đồng thời được kêu gọi để lãnh đạo tại cùng một thời điểm, vì thế chúng tôi thực hiện thánh lễ Báp-tem cho anh và tặng anh một cuốn Kinh Thánh. Sau khi các mục sư / lãnh đạo được báp-tem, họ nóng cháy đến nỗi họ không thể kìm giữ được nữa. Họ tỏa đi khắp hướng trên đất nước và khởi mở các lớp học Kinh Thánh, và một ít tuần sau đó, họ đã bắt đầu nhận được tin tức về việc bao nhiêu hội thánh đã được khởi lập. Đây là điều hào hứng nhất mà chúng tôi đã từng chứng kiến! Chúng tôi không khởi sự nó, chúng tôi không thể ngăn cản nó nếu thử làm như vậy.”
  • 13. Trong khoảng thời gian hơn bốn năm (1993-1997), hơn 20.000 người đã tin nhận Đấng Christ, và kết quả là hơn 500 hội thánh được thành lập . Bên cạnh lòng mong mỏi và nỗi vui mừng của mình, các giáo sĩ cũng đã gặp phải một số câu hỏi. Hầu hết chưa hề mục kích được một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh nào. Giấc mơ của tất cả giáo sĩ là việc gọi mời toàn bộ một nhóm nguời đến với Đấng Christ. Cứ nghĩ đến việc hàng ngàn người không đếm xuể đang đợi để được nghe và ứng đáp với phúc âm thì niềm say đã mê hun đúc tấm lòng và tâm tình của các giáo sĩ trên khắp thế giới. Vậy thì thế nào là một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh? Hiện tượng này là gì mà nó hấp dẫn chúng ta đến thế? Các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh hội thánh này đang xảy ra ở đâu? Vì sao chúng xảy ra? Đây có phải là một điều gì mới mẻ hoặc chúng đã từng và đang ở với chúng ta? Nguyên nhân nào đã làm cho chúng xảy ra? Chúng là các sự kiện ngẫu nhiên hay là chúng có những đặc tính chung nào? Chúng ta có thể làm điều gì để khuyến khích chúng không? Ngày càng có nhiều các giáo sĩ và các nhà chiến lược đang đặt ra nhũng câu hỏi hắc búa này và tìm hiểu về tính chất của các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh. Những câu hỏi hắc búa dẫn đến những câu trả lời bổ ích. Các câu hỏi và các câu trả lời này là chủ đề của cuốn sách này. Để có thể đạt đến những hiểu biết sâu nhiệm này, chúng tôi đã chất vấn một số các giáo sĩ, các nhà điều phốichiến lược và các cá nhân đã từng có kinh nghiệm cá nhân đối với các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh để nhờ họ phản ánh lại các kinh nghiệm chung của họ và đưa chúng lên một diễn đàn kêu gọi sự phê bình và phân tích. Trong conmắt của họ, chúng tôi đã và đang cố tách ra những yếu tố chính yếu đã làm nên hiện tượng này cũng như những trở ngại ngăn cản những Phong Trào Mở Mang Hội Thánh. Chúng tôi cũng đã giao việc cho họ bằng cách cung cấp cho họ các công việc thực tiễn để khởi xướng và nuôi dưỡng các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh. Tác giả mang ơn sâu sắc đối với những đồng nghiệp là các giáo sĩ này. Mục đíchcủa cuốn sách này là: 1) định nghĩa các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh; 2) xác định các đặc tích phổ biến của chúng; 3) xem xét những trở ngại thường gặp đốivới các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh; 4) phân tíchmột loạt bao gồm nhiều trường hợp nghiên cứu điển hình thực tế; 5) cung cấp những công cụ thực tiễn để khởi xướng và nuôi dưỡng các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh; và 6) xác định các câu hỏi thường gặp (FAQ) về các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh. Các trường hợp nghiên cứu điển hình và các minh họa được sử dụng trong cuốn
  • 14. sách này bắt nguồn từ khắp nơi trên thế giới. Một số đã và đang được thu thập từ các quốc gia mở là nơi có ít các rào cản chính thức ngăn cản việc rao truyền phúc âm. Những cái khác phát nguồn từ những nơi mà Cơ-đốc-giáo bị bắt bớ hoặc thậm chí bị cấm đoán. Chúng tôi không dám loại bỏ các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh này ra khỏi bản tổng kết của chúng tôi, nhưng chúng tôi phải giấu các tên và các địa danh này để có thể bảo vệ những người có liên hệ. Cuốn sách này khôgn đưa ra những lý thuyết mà chúng tôi dự định chứng minh chúng, nó cũng không phải là một khuôn mẫu mà chúng tôi muốn áp đặt trên một số kiểu tình huống khác nhau. Đây là những mô tả về những gì mà chúng tới đã được thấy và được biết. Những người liên quan cũng đã rút ra những nguyên tắc từ các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh trong thực tế. Để có thể phản ánh lại một bức tranh cách càng chân thật càng tốt, chúng tôi sẽ cho bạn biết những đặc tính nào xảy ra thường xuyên và những đặc tính nào là bất thường. Chúng tôi cầu nguyện để cuốn sách nhỏ này có thể được sử dụng như là một nguồn tài nguyên bổ ích cho các giáo sĩ và những người bạn truyền giáo trên khắp thế giới, vì tất cả chúng ta đều muốn tìm hiểu xem Đức Chúa Trời đang làm những gì và Ngài đặt chúng ta trên công trường truyền giáo với Ngài như thế nào khi Ngài đang dấy lên những Phong Trào Mở Mang Hội Thánh giữa vòng các dân tộc. Chương 1: THẾ NÀO LÀ MỘT PHONG TRÀO MỞ MANG HỘI THÁNH? Vào năm 1998, một cuộc truyền giáo đã ứng dụng lời phát biểu về khải tượng: Chúng ta sẽ tạo điều kiện cho những người hư mất đến với Đức Chúa Giê-xu Christ bằng cách khởi xướng và nuôi dưỡng các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh giữa vòng các dân tộc . Lời phát biểu về khải tượng này là kim chỉ nam cho công việc của các giáo sĩ đang hầu việc trên hơn 150 quốc gia vòng quanh thế giới. Vậy thì, thế nào là một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh? Một định nghĩa đơn giản về một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh là một sự tăng trưởng nhanh chóng theo số mũ của các hội thánh bản địa trong vòng một nhóm người hoặc một bộ phận dân số cụ thể nào đó . Có một số yếu tố then chốt trong định nghĩa này. Thứ nhất là nhanh chóng . Là một phong trào, một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh xảy ra trong sự gia tăng nhanh chóng về số lần khởi lập hội thánh mới. Việc thành lập hội thánh liên tiếp nhau trong hàng thập kỷ và thậm hàng thế kỷ qua là tốt nhưng chưa đủ để được gọi là một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh. Thứ hai là sự gia tăng theo số mũ . Điều này có nghĩa là sự gia tăng về số lượng
  • 15. các hội thánh không phải là tăng theo cấp số cộng - cộng thêm một ít hội thánh mỗi năm hay đại loại như vậy. Thay vì đó, nó tăng lên theo số mũ - hai hội thánh trở nên bốn, bốn hội thánh trở thành 16 và cứ thế tiếp tục. Việc phát triển gấp bộitheo số mũ chỉ có thể xảy ra khi nào các hội thánh mới được khởi lập bởi chính các hội thánh - thay vì bởi các nhà mở mang hội thánh chuyên nghiệp hoặc các giáo sĩ. Cuối cùng, chúng là các hội thánh bản địa . Điều này có nghĩa là chúng được phát sinh từ bên trong hơn là từ bên ngoài. Điều này không có ý nói là phúc âm có khả năng phát triển một cách ngẫu nhiên theo trực giác giữa vòng một nhóm người. Phúc âm thuờng đến từ một nhóm người từ bên ngoài vào; đây là công việc của giáo sĩ. Tuy nhiên, trong một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh, đà phát triển thường nhanh chóng trở nên mang tính bản địa để rồi thế chủ động và nỗ lực của phong trào đến từ bên trong một nhóm người thay vì đến từ những người ngoài. Nếu định nghĩa này không đủ sáng tỏ, chúng ta có lẽ sẽ cũng phải làm sáng tỏ bằng các xem xét những gì là không thuộc một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh. Một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh không phải còn hơn “việc chứng đạo mà kết quả là các hội thánh” Việc chứng đạo mà kết quả của nó là các hội thánh là một phần của một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh, nhưng “khải tượng cuốicùng” thì kém bao quát hơn. Một người mở mang hội thánh có lẽ đã thỏa mãn với chính mình về mục tiêu là thành lập chỉ một hội thánh mới hoặc thậm chí cả lố hội thánh, nhưng không nhìn thấy rằng cần phải có một phong trào các hội thánh mở mang hội thánh để có thể cứu toàn bộ cả một dân tộc. Một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh là một sự tăng trưởng của các hội thánh bản địa một cách nhanh chóng theo số mũ trong vòng một nhóm người hoặc một bộ phận dân số cụ thể nào đó . Một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh cũng cònhơn hẳn một cuộc phục hưng của các hội thánh đã tồn tại sẵn. Người ta rất mong muốn có được các cuộc phục hưng, nhưng chúng không phải là các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh. Các buổi nhóm truyền giảng và các chương trình làm chứng có thể dẫn hàng ngàn người đến với Đấng Christ, và thật kỳ diệu, nhưng chúng không giống như một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh. Các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh nhà nhân tố đặc trưng là các hội thánh tự phát triển chính mình. Có thể là cái gần gũi nhất với một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh, là cái vẫn chưa phải là một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh, là khi những người mở mang hội thánh tại địa phương được huấn luyện và sử dụng để mở mang hàng loạt các hội thánh giữa vòng chính dân tộc mình. Đây là một phương pháp khá hiệu quả trong việc mở mang hội các thánh giữa vòng một bộ phận dân số hoặc một nhóm người, nhưng đà phát triển vẫn nằm trong tay của một nhóm hữu hạn những người
  • 16. mở mang hội thánh chuyên nghiệp thay vì nằm trong lòng của mỗi một hội thánh mới được khởi lập. Cuối cùng, một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh không phải là mục đíchcủa chính nó . Mục đíchcủa tất các các nỗ lực của chúng ta là cho Đức Chúa Trời được vinh hiển. Điều này xảy ra bất kỳ lúc nào mà các cá nhân được vào trong mối tương giao với Đức Chúa Trời thông qua Đức Chúa Giê-xu Christ. Khi họ làm như vậy, họ được đem vào trong các hội thánh là những hội thánh giúp họ có thể tiếp tục tăng trưởng trong ân điển với những tín hữu khác có đồng một tâm tình. Bất kỳ khi nào nguời ta có được cuộc sống mới trong Đức Chúa Giê-xu Christ thì Đức Chúa Trời được vinh hiển. Bất kỳ khi nào một hội thánh được khởi lập - bất kể là ai đã làm điều đó - thì có các lý do để ngợi khen. Thế thì vì sao một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh lại đặc biệt đến như vậy? Bởi vì dường như nó bày tỏ một tiềm năng vĩ đại nhất để cho số lượng những người hư mất đông đảo nhất mang vinh hiển cho Đức Chúa Trời thông qua cuộc sốngmới trong Đấng Christ và bước vào trong cộng đồng đức tin. Tuy nhiên, một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh không chỉ đơn thuần là sự gia tăng về số lượng hội thánh, dù rằng điều này cũng mang tính tíchcực. Một Phong Trào Mở Mang Hội Thánh xảy ra khi khải tượng về các hội thánh mở mang hội thánh lan từ giáo sĩ và người mở mang hội thánh chuyên nghiệp đến chính các hội thánh, để rồi với chính đặc tính của chúng, chúng sẽ cứu những người hư mất và phát triển họ. Chúng ta hãy ôn lại một số điểm chính yếu. Các giáo sĩ là những người mở mang hội thánh có năng lực, nhưng luôn bị giới hạn về số lượng. Những người mở mang hội thánh tại địa phương có triển vọng hơn, đơn giản chỉ là vì lực lượng những người sẵn lòng này đông đảo hơn. Các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh hội thánh có tiềm năng vĩ đại hơn, vì việc mở mang hội thánh đang được thực hiện bởi chính các hội thánh, dẫn đến số lượng hội thánh mới được khởi lập là đông đảo hơn hết. Để có thể hiểu thấu đáo hơn về các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh, chúng ta hãy xem xét một số các trường hợp nghiên cứu điển hình và phân tách chúng ra để có thể phân tích một cách thấu đáo hơn. Chương 2: CẬN CẢNH CÁC PHONG TRÀO MỞ MANG HỘI THÁNH Các giáo sĩ hiện đang tham gia vào một số các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh và các Phong Trào gần giống như các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh trên thế
  • 17. giới. Trong khi mỗi một phong trào này đều chịu ảnh hưởng của các giáo sĩ chúng tôi, thì mỗi một phong trào đều có những khác biệt nữa. Dù có các dị biệt này, hầu hết tất các các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh đều vẫn có một số những đặc tính chung đặc trưng. Trong các điển hình sau đây, bạn sẽ thấy được vì sao một số giáo sĩ lại tham gia vào các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh. Một số đã đóng góp cho phong trào từ lúc nó vừa phôi thai, trong khi đó một số khác thì đã đến với phong trào sau khi phong trào đã bắt đầu khá lâu. Trong mỗi trường hợp, từ chúng chúng ta có thể rút ra một số các bài học mà chúng ta có thể áp dụng sang những tình huống khác. Một Nhóm Người ở Châu Mỹ La-tinh Bối cảnh Giống như các quốc gia khác ở Châu Mỹ La-tinh, nhóm người này có một số dân pha tạp bởi các dòng giống Châu Âu, Tây Ban Nha, và Châu Phi. Hàng thập kỷ dưới sự cai trị độc đoán đã bóp nghẹt sự phát triển về kinh tế và hạn chế những quyền tự do cá nhân. Quốc gia này nghèo khổ, nhưng dân chúng tương đối có học thức so với các quốc gia khác trong khu vực, với tỷ lệ biết chữ trên 90 phần trăm. Theo truyền thống, có khoảng hơn 95 phần trăm dân số là Công Giáo La Mã. Tuy nhiên, trong hơn 25 năm qua, chính quyền đã cố đàn áp tự do tôn giáo. Sau đó, năm 1991, chính quyền đã bớt gay gắt, tự do hóa nền kinh tế của đất nước mình và xoa dịu tôn giáo. Sự tự do tôn giáo không phải là một quyền được bảo vệ, nhưng những điều kiện đang được cải thiện. Những tín hữu Báp-tít Nam Phương bắt đầu công tác truyền giáo của mình ở quốc gia này cách đây đã hơn một thế kỷ. Hơn 75 năm, các giáo sĩ đã thành lập các hội thánh, huấn luyện các lãnh đạo, và phát triển hiệp hội Báp-tít tại địa phương bao gồm khoảng 3.000 thành viên. Sau một cuộc đảo chính quân đội, toàn bộ các giáo sĩ bị cầm tù và sau đó bị trục xuất ra khỏi quốc gia. Cùng ra đi với họ là một nữa số thành viên các tín hữu Báp-tít tại địa phương và nhiều người trong hàng ngũ lãnh đạo. Nhũng thập niên sau đó đã đe dọa loại bỏ hội thánh ra khỏi quốc gia này. Bắt bớ, lao tù và tra tấn tràn lan. Trong thời gian bắt bớ, số lượng tín hữu tăng lên chậm chạp. Điều đã xảy ra Nhờ vào những nỗ lực truyền giáo của Hoa kỳ và Hiệp Hội Báp-tít Phương Nam, những tín hữu Báp-tít ở quốc gia này đã phát triển thành hiệp hội bắc phương và hiệp hội nam phương. Bất kể sự chia rẽ này, các hai hiệp hội này đã kinh nghiệm được các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh trong thập niên 1960. Trước năm 1989, hiệp hội bắc phương có tổng số thành viên ngót nghét 5.800. Cũng trong năm đó, họ đã bắt đầu kinh nghiệm đuọc một sự thức tỉnh khi số thành viên tăng 5,3 phần trăm và sau đó là 6,9 phần trăm trong năm kế tiếp. Cuối thập kỷ
  • 18. 1990, những thành viên của hiệp hội bắc phương đã tăng từ 5.800 lên hơn 14.000. Cũng trong cùng một giai đoạn này, số lượng hội thánh tăng từ 100 lên đến 1.340. Trong báo cáo cuốicùng, có dấu hiệu nho nhỏ cho thấy sự phát triển này đang chậm dần. Hiện nay, hơn 38.000 tín hữu thường xuyên đi nhóm lại trong các hội thánh đang đợi thánh lễ báp-tem. Những sự phát triển tương tự cũng đang xảy ra trong hiệp hội nam phương. Trong năm 1989, họ có 129 hội thánh với số lượng các thành viên dưới 7.000. Với 533 thánh lễ báp tem trong năm này, chúng cho thấy các dấu hiệu của sức sống. Đến năm 1998, số lượng thành viên của họ đã lên đến gần 16.000 với số lượng thánh lễ báp tem hàng năm gần đến 2.000. Số luợng hội thánh tăng lên trong giai đoạn này là từ 129 đến 1.918, một tỷ lệ tăng trưởng đáng chú ý 1.387 phần trăm trong thập kỷ này. Các yếu tố then chốt Một vài yếu tố đóng góp cho Phong Trào Mở Mang Hội Thánh ở quốc gia Châu Mỹ La-tinh này. Các giáo sĩ ngoại quốc đã đóng các vai trò rất mang tính chiến lược. Vai trò thứ nhất là khi các giáo sĩ giới thiệu phúc âm cho quốc gia này lần đầu tiên. Họ đã lập các hội thánh mới một cách vững chắc trên Lời Đức Chúa Trời và chức tế lễ của tất cả các thánh đồ. Tuy nhiên, cuộc biến động trong chính phủ xảy ra đã buộc họ phải ra đi, Cơ-đốc-giáo có một lựa chọn: Trở nên mang tính bản địa hoặc là chết đi. Trong những năm sau đó, việc quốc gia này tách ly khỏi sự tiếp xúc với các tín hữu bên ngoài đã làm tăng thêm tiến trình bản địa hóa bằng cách giảm tối thiểu khả năng hỗ trợ các nguồn ngân quĩ từ hải ngoại cho dùng để xây các đền thờ và chi cho các khoản phụ cấp cho các mục sư. Trong suốt những năm bị cách ly này, các giáo sĩ trung gian làm việc bên ngoài quốc gia đã truyền ra phúc âm đều khắp trên vùng đất này bằng các chương trình phát thanh truyền giảng phúc âm bằng ngôn ngữ của bản xứ là Tây Ban Nha. Các giáo sĩ và các Cơ-đốc-nhânlưu vong đã dành thời gian dài và đều đặn để cầu nguyện cho các tín hữu và những người hư mất đang sống trong nước. Khi các giáo sĩ IMB tái liên lạc với các hội thánh này vào cuối thập niên 1980, họ đã tìm thấy đức tin Báp-tít đã bén rễ sâu trong quốc gia này. Vào thời điểm này, các giáo sĩ đã cống hiến sự đóng góp thứ hai bằng cách nuôi dưỡng phong trào này thông qua sự cầu nguyện, môn đồ hóa, huấn luyện cho hàng ngũ lãnh đạo và các tổ chức truyền giảng và phương pháp hội thánh tế bào - không tạo ra sự phụ thuộc hoặc áp đặt sắc thái ngoại quốc lên phong trào. Một vài các yếu tố và đặc tính khác đã đóng góp cho phong trào. Ngay từ đầu, Kinh Thánh và sự thờ phượng đã ở trong ngôn ngữ của tấm lòng những người ở đây. Được hỗ trợ bởi tỷ lệ biết chữ cao, Kinh Thánh đã trở thành trung tâm đời
  • 19. sống thuộc linh của tập thể và cá nhân. Cầu nguyện cũng là một thành phần chủ yếu. Những tín hữu Báp-tít trong phong trào này đã miêu tả chính mình như là “những nguời quì gối.” Cầu nguyện đã chan chứa trong sự thờ phượng và đời sống hàng ngày của họ. Họ cũng là những người yêu thích ca hát. Các buổi nhóm thờ phượng vang vọng những bài thánh ca và những bài hát ngợi khen bằng ngôn ngữ tấm lòng của họ. Một lãnh đạo hội thánh đã miêu tả âm nhạc như là “một hình thức đấu tranh chống lại một thế giới vô tín”. Một thử thách quan trọng đã xảy ra cùng với sự khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng vào năm 1992, đã làm cho các thành viên của hội thánh không còn vượt qua những đoạn đường xa để đến các ngôi nhà thờ để thờ phượng. Một lần nữa, phong trào lại ở ngã ba đường: Họ có thể tự rút lui và chuyển sang đức tin không có hội thánh, hoặc là phản ứng một cách sáng tạo đối với thử thách này. Các tín hữu đã chọn giải pháp sau khi họ chuyển các cuộc nhóm họp của mình vào trong những ngôi nhà và thấy rằng sự tăng trưởng phát triển khá nhanh chóng. Một lần nữa, các giáo sĩ Báp-tít lại đóng vai trò chiến lược bằng cách giới thiệu các khuôn mẫu hội thánh tế bào đang được sử dụng ở một số vùng trên thế giới. Trong năm đầu tiên (1992-93), chỉ riêng hiệp hội bắc phương đã mở mang 237 hội thánh. Trên khắp đất nước, nền kinh tế què quẹt và tiền đồ chính trị bất ổn đã tạo nên một môi trường chín mùi cho các giải pháp và các phương án mới. Càng ngày càng ít khó khăn và càng ít cần phải nói cho người ta về sự hư mất; mọi thứ xung quanh họ đã phản ánh sự vô vọng và chán nản. Trong mối hỗn loạn này, các nhà lãnh đạo Báp-tít đã thúc giục đàn chiên của mình sử dụng lòng nhiệt thành truyền giảng của mình để cứu cả dân tộc. Vào giữa thập niên 90, hiệp hội bắc phương đã mở một Học Viện Truyền Giáo bán chuyên để cung cấp chương trình huấn luyện một năm cho các nhà truyền giáo bán chuyên. Vào năm 1998, đã có 110 người tốt nghiệp và thêm 40 người đăng ký học. Hai hiệp hội đã sử dụng gần 800 giáo sĩ tư gia trên khắp đất nước. Trong hai năm qua, các nhà lãnh đạo hiệp hội đã thuật lại rằng “hàng trăm người đang đáp ứng đáp sự kêu gọi cho các chuyến truyền giáo trong đất nước của họ.” Phong Trào Mở Mang Hội Thánh trong quốc gia này đang sẵn sàng ảnh hưởng đến các quốc gia khác ở khắp Châu Mỹ La-tinh và trên khắp thế giới. Các Yếu Tố Duy Nhất Tuy rằng Đức Chúa Trời rõ ràng là đang làm một việc lớn lao ở quốc gia này của Châu Mỹ La-tinh, một phần bóng tối vẫn bao phủ trên phong trào. Theo báo cáo gân đây nhất, hơn 38.000 tín hữu trung tín nhóm lại trong các hội thánh của hiệp hội bắc phương nhưng vẫn chưa được làm phép báp-tem. Thêm 2.800 tân tín hữu đăng ký vào các lớp báp-tem. Tại sao có sự trì hoãn này trong việc làm phép
  • 20. báp-tem cho các tân tín hữu? Một nhà lãnh đạo của hiệp hội giải thích “Trước khi đất nước chúng tôi đóng các cửa không cho các giáo sĩ vào, các hội thánh ở Châu Mỹ đã hỗ trợ chúng tôi xây dựng sáu công trình. Cách đây hai mươi năm, một trong các hội thánh của chúng tôi đã có cuộc thảo luận nóng bỏng về một vấn đề thần học nào đó (đã lâu nên đã quên) và đã mang lại hậu quả là sự chia rẽ và các ngôi đền thờ bị mất. Kể từ đó, chúng tôi đã học biết rằng cần phải cẩn trọng trong việc cho phép những người ngoài trở nên những thành viên đủ lông đủ cánh, e rằng họ cũng cướp mất những tòa nhà còn lại của chúng tôi.” Các Điểm Học Tập 1. Sự chuyển đổi thành các hội thánh tư gia trùng khớp với sự gia tăng nhanh chóng trong sự phát triển của hội thánh. Nó giúp hội thánh thoát khỏi những giới hạn thuộc thể và đưa chứng nhân cho phúc âm vào trong cộng đồng. 2. Hàng ngũ lãnh đạo của hiệp hội giúp định hướng và khuyến khích phong trào hội thánh tư gia, dù rằng điều này có nghĩa là họ phải giảm thiểu phương tiện kiểm soát. 3. Sự bắt bớ giúp loại trừ ra những ai không phải là những người thực sự quyết tâm bước theo Đấng Christ. Cũng trong giai đoạn này, giáo lý của Báp-tít về chức tế lế của thánh đồ đảm bảo được sự sống còncủa hội thánh, khi đó các hội thánh khác, những hội thánh được tổ chức theo cơ chế hẳn hoi thì bị đè bẹp. 4. Các giáo sĩ đóng các vai trò then chốttrong việc giới thiệu phúc âm; họ khích lệ khải tượng về Phong Trào Mở Mang Hội Thánh; giới thiệu phương pháp hội thánh tế bào và giúp bảo vệ phong trào khỏi phải phụ thuộc vào các nguồn ngân quĩ hải ngoại. 5. Các giáo sĩ bán chuyên được huy động và huấn luyện đã và đang là bí quyết của việc khởi xướng phong trào trên khắp đất nước. Một Vùng ỏ Trung Hoa Bối cảnh Trung Hoa vào những năm đầu của thập kỷ 1990 quay cuồng trong cuộc biến động kinh tế dữ dội. Sự bùng nổ kinh tế đã để lại những chênh lệch khá lớn về người có và người không. Sự đô thị hóa nhanh chóng đã hủy bỏ gia đình theo truyền thống và những hiệp hội của cộng đồng. Cả quốc gia hồi hộp chờ đợi một chế độ kế thừa các học thuyết của Mao Trạch Đông là học thuyết đã duy trì tư tưởng tập thể trong gần bốnthập niên. Những tư tưởng mới lây lan khắp quốc gia và được xem xét với nhiệt tình xen lẫn phản đối. Phong trào dân chủ của sinh viên bị đàn áp, dẫn đến cuộc đụng độ với các lực lượng chính quyền tại Quảng Trường Thiên An Môn vào năm 1989, đã làm
  • 21. cho nhiều thanh niên tuyệt vọng về sự cải cáchchính trị, tuy nhiên vẫn tìm kiếm một hy vọng mới nào đó cho một tương lai sáng lạn hơn. Điều đã xảy ra Trong bối cảnh này, vào năm 1991 Ủy Ban Truyền Giáo Quốc Tế đã cử một nhà điều phối chiến lược sang một địa phương mà chúng tôi gọi là Yanyin. Trong vòng một năm học ngôn ngữ và tìm hiểu về văn hóa, vị giáo sĩ đã tiến hành cuộc phân tích cặn kẽ về Yanyin. Nó gồm 7 triệu dân sống rải rác giữa vòng bốn sắc tộc trong một số các vùng nông thôn và thành thị. Ông đã vẽ các bản đồ các trung tâm dân cư của họ và bắt đầu các cuộc thăm dò cho công tác truyền giáo. Sau một số những khởi đầu sai lạc, nhà điều phối chiến lược đã triển khai một khuôn mẫu mở mang hội thánh mang sắc thái bản địa và nó đã mang lại hiệu qủa lớn lao. Trong cuộc khảo sát đầu tiên của mình, nhà điều phối chiến lược đã tìm thấy ba hội thánh địa phương bao gồm 85 Cơ-đốc-nhânthuộc tộc người Hán. Các thành viên chủ yếu là người già cả và đã và đang giảm sút dần trong nhiều năm rồi mà không có khải tượng hay viễn cảnh nào cho sự phát triển cả. Trong vòng bốn năm sau đó, với ân điển của Đức Chúa Trời, nhà điều phối chiến lược đã giúp cho phúc âm bén rễ tươi mới giữa vòng nhóm người này và nhanh chóng lây lan khắp vùng Yanyin. Vào thời điểm này, phong trào đang lây lan quá nhanh chóng đến nỗi nhà điều phối chiến lược nghĩ rằng Ông có thể rút ra khỏi công việc một cáchan toàn mà không làm giảm sút đà phát triển của nó. Năm sau đó, dù không có mặt ông, phong trào gần như tăng lên gấp ba khi tổng số hội thánh lên đến 550 với hơn 55.000 tín hữu. Nhận thức được các rào cản khá lớn về văn hóa và ngôn ngữ đã làm cho ông tách biệt khỏi người dân Yanyin, vị giáo sĩ đã bắt đầu huy động những cộng sự viên Cơ-đốc Trung Hoa từ Châu Á. Sau đó, cùng với những người mở mang hội thánh người Trung Hoa này, với một độinhỏ các tín hữu địa phương, nhóm này đã mở mang được sáu hội thánh vào năm 1994. Năm sau, thêm 17 hội thánh nữa được khởi lập. Năm kế tiếp, 50 hội thánh nữa được khởi lập. Vào khoảng năm 1997, sau ba năm khởi lập, số lượng hội thánh đã lên đến 195 và lây lan ra khắp vùng và bén rễ trong mỗi một trong năm nhóm này. Các yếu tố then chốt Từ khi không còn hầu việc với chức vụ của mình tại Yanyin kể từ năm 1997, nhà điều phối chiến lược đã lưu ý khá nhiều đến việc xem xét các yếu tố đã làm cho các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh hội thánh phát triển một cách nhanh chóng đến như vậy. Tất cả chúng tôi đều là những người hưởng lợi từ sự phân tích này, là cuộc phân tích mà tôi sẽ đề cập đến dưới hình thức tóm tắt trong đây. Cũng như với nhiều chức vụ khác, chức vụ tại Yanyin cũng được kèm theo sự cầu
  • 22. nguyện ngay cả trước khi nó được phôi thai. Những gì khởi đầu bằng một niềm tin cá nhân trong phẩm chất cầu nguyện đã trở thành một phần của gien di truyền của Phong Trào Mở Mang Hội Thánh khi các tín hữu đầu tiên mô phỏng theo khuôn mẫu của vị giáo sĩ. Sự huấn luyện và cơ cấu tổ chức là các yếu tố then chốt để khởi đầu sự phát triển nhanh chóng của phong trào, và thông lệ “ứng đáp có chọn lọc” cũng vậy. Ứng đáp có chọn lọc là một thông lệ sử dụng một công cụ truyền giảng với qui mô lớn, chẳng hạn như video, radio, hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng khác, được kết hợp song đôivới “vòng phản hồi” hoặc một cơ chế chọn lọc khác cho phép nhà truyền giáo góp nhặt từ việc công bố những người nào thích được tiến xa hơn trong mối quan hệ. Trong phương thức này, việc gieo giống lúc nào cũng được kết hợp với một nỗ lực “kéo lưới” và tập hợp những người muốn tìm hiểu vào lớp học Kinh Thánh là mục tiêu được hướng đến lúc mối thành lập hội thánh. Chúng ta hãy quan sát kỹ càng hơn về việc huấn luyện và cơ cấu tổ chức mà vị giáo sĩ đã áp dụng. Vị giáo sĩ đã khởi đầu với một nhóm nhỏ làm nên tảng gồm một số các tín hữu được ông môn đồ hóa và huấn luyện về các phương pháp căn bản trong việc mở mang hội thánh. Vị giáo sĩ gọi phương pháp mở mang hội thánh của mình là phương pháp POUCH. POUCH là một chữ viết tắt của các chữ cái đầu. P chỉ các nhóm học Kinh Thánh và thờ phượng theo phương thức cùng tham gia , miêu tả các buổinhóm của các nhóm tế bào thông qua các cảm tình viên là những người được đưa đến đức tin và các tân tín hữu sau đó sẽ kế tục với tư cách là một hội thánh. O chỉ sự vâng phục Lời Đức Chúa Trời như là một phương tiện duy nhất cho sự thành công của một cá nhân hoặc một hội thánh. U chỉ về các nhà lãnh đạo hội thánh không huởng lương , đa hoặc lưỡng nghiệp. C chỉ về các hội thánh tế bào với số lượng hiếm khi vượt quá 15 thành viên trước khi phát triển thành các nhóm mới. H chỉ về những ngôi nhà hoặc phần trước của các cửa hiệu các nơi nhóm hàng đầu cho các hội thánh tế bào. Mỗi một đặc tính này góp phần của mình cho sự phát triển của các hội thánh theo phương thức không dựa trên sự trợ giúp về tài chánh, kỹ thuật, hoặc việc khởi xướng từ bên ngoài. Nhà điều phốichiến lược này đã làm thấm nhuần những tân tín hữu đầu tiên với một khải tượng để cứu toàn bộ người dân Yanyin bằng phúc âm. Ông đã san sẻ với học cuộc nghiên cứu của ông về nơi các nhóm người chưa được cứu sống và đảm bảo với họ rằng Đấng Christ đã trang bị cho họ tất cả những gì họ cần để cứu toàn bộ khu vực này bằng phúc âm. Khuôn mẫu mà ông đã dạy dỗ về việc mở mang hội thánh mới được xây dựng theo bốn bước:1) Mô phỏng , 2) Hỗ trợ , 3) Quan sát và 4) Ra đi . Mô phỏng chỉ về việc mở mang hội thánh với những tín hữu mới (hoặc sắp trở thành) bằng cách áp
  • 23. dụng phương pháp POUCH như đã được miêu tả ở trên. Hỗ trợ là việc giúp đỡ hội thánh mới được thành lập mở mang thêm một hội thánh mới. Quan sát là một nỗ lực quan trọng và tỉnh táo để kiểm tra xem hội thánh thuộc thế hệ thứ ba này có được thành lập mà không cần đến sụ hỗ trợ hoặc can thiệp trực tiếp của vị giáo sĩ không. Ra đi là một bước trọng yếu cuốicùng để đảm bảo rằng phong trào thực sự là mang tính bản địa và tự truyền giáo. Trong một thời gian rất ngắn, những tân tín hữu tại Yanyin đã khởi lập nhiều hội thánh POUCH trong khắp vùng, mỗi một trong số các hội thánh này đã mô phỏng, hỗ trợ các nỗ lực khởi lập hội thánh thánh mới, quan sát xem sự phát triển của chúng có liên tục hay không và sau đó rời nó để thành lập một hội thánh mới ở nơi khác. Điều chắc chắn là thỉnh thoảng dây chuyền phát triển này đôikhi cũng bị phá đứt vì nhiều, nhiều hội thánh được khởi lập, tuy nhiên những lần đứt vỡ này không làm sự phát triển của phong trào chậm lại đáng kể. Vùng xa xôi hẻo lánh Yanyin này khá xa các chủng viện Kinh Thánh hay các trường Kinh Thánh. Những cấm đoán của chính phủ ngăn cấm việc xây dựng bất kỳ một chủng viện địa phương nào. Thay vì đó các nhà chiến lược truyền giáo mô phỏng theo các khuôn mẫu huấn luyện trong Tân Ước. Khi một giáo sĩ huấn luyện thế hệ các giáo sĩ thứ nhất, vì giáo sĩ chắc chắn rằng họ huấn luyện một người khác. Vì thế, sự huấn luyện được thực hiện qua các mối quan hệ huấn luyện một-một. Mỗi một nhà lãnh đạo có hoài bão của hội thánh được yêu cầu phải vừa là một môn đồ vừa là một nhà môn đồ hóa theo một hệ thống dạy dỗ và được dạy dỗ về “những điều mà ta đã truyền dạy cho các ngươi” (Mat Mt 28:20). Bất cứ điều gì mà một mục sư bán chuyên học được ngày hôm nay, ông có có dạy dỗ nó cho một nhà lãnh đạo bán chuyên khác vào ngày kế tiếp. Điều này chính là một điển hình tối hậu về việc huấn luyện tại công trường mang tính chất quan trọng, tươi mới và “đúng thời điểm” cần phải được sử dụng. Các yếu tố duy nhất Mặc dù sự bắt bớ và cái chết có thể kèm theo sau việc ra giảng phúc âm trên khắp vùng Yanyin, không có những nỗ lực mang tính hệ thống nào từ phía chính quyền nhằm chặn đứng phong trào này . Điều này một phần có thể là do tính kín đáo của các hội thánh tế bào và sự vắng mặt của các hội thánh có ngôi nhà thờ mới. Các tân tín hữu ngay lập tức được làm báp-tem và được dạy dỗ rằng việc đem những người khác đến với Đấng Christ và hướng dẫn họ trong việc thành lập các hội thánh mới là chuyện bình thường. Niềm tin “nhu cầu cao/hiểm họa cao” rằng những người mới tin sẽ là những người truyền giảng phúc âm và những người gây dựng hội thánh đóng góp một phần lớn vào sự phát triển nhanh chóng của phong trào.
  • 24. Hoàn cảnh phi giáo phái của các hội thánh ở Trung Hoa có nghĩa là hội thánh không sử dụng một truyền thống mang tính giáo phái nào. Cần phải xác định xem có những biểu hiện nào của tà giáo len lỏi vào phong trào hay không. Tuy nhiên, tính tập trung hóa cao của Phong Trào Mở Mang Hội Thánh ở Yanyin không cho phép một cá nhân đơn lẻ nào kiểm soát được cả tập thể. Trung tâm của giáo lý trong mỗi một hội thánh tế bào là lòng vâng phục đối với Kinh Thánh. Khi sự thờ phượng của hội thánh của hội thánh bao gồm việc học Kinh Thánh theo phương thức cùng tham gia với nhiều lãnh đạo, có một bằng chứng hiển nhiên trong nhóm cho thấy rằng có thể tồn tại sự giải thích sai lạc hoặc các thái cực của sự giải thích sai lạc. Khi được hỏi về sự thiếu vắng dấu hiệu của giáo phái của phong trào, nhà điều phối chiến lược đã bình luận rằng, dù rằng chính phủ ngăn cấm những biểu hiện của giáo phái ở Trung Quốc, các hội thánh Yanyin mang tính chất Báp-tít nhiều hơn so với các hội thánh Báp-tít khác mà ông được biết đến. Ông tiên đoán trước rằng khuôn mẫu vâng phục đối với Kinh Thánh và sự thuận phục đối với chức thầy tế lễ của những nhà lãnh đạo bán chuyên sẽ duy trì được phong trào. Các điểm học tập 1. Ngay từ đầu, việc truyền giảng được chỉ đạo bởi giới lãnh đạo bán chuyên và tập trung giữa vòng những người hư mất thay vì bên trong các ngôi đến thờ. 2. Nhiều người lãnh đạo không huởng lương đã đảm bảo cung cấp một số lượng các lãnh đạo không ngừng tăng cần để khởi sự các các công việc mới. 3. Khuôn mẫu hội thánh tư gia của phong trào Yanyin khá thích hợp với sự phát triển trong hoàn cảnh bắt bớ. 4. Bằng cách rút lui khỏi chức vụ trước khi nó trở nên đủ lớn để thu hút sự khảo sát cẩn thận của chính phủ, vị giáo sĩ đã giúp cho phong trào Yanyin tránh được sự hiện diện của sắc thái ngoại quốc trong một quốc gia được biết đến với tính dân tộc và tính bài ngoại của nó. Bholdari của Ấn Độ Hoàn cảnh Bên trong đất nước Ấn Độ đông đúc, có một nhóm người mà chúng tôi gọi là Bholdari. Cái tên này có liên quan đến ngôn ngữ của họ, là ngôn ngữ được sử dụng bởi 90 triệu người sống ở 170.000 ngôi làng chạy ngang qua các tiểu bang của Ấn Độ. Số dân này bao gồm bốn đẳng cấp và các tiện dân không đẳng cấp. Đa số người thuộc nhóm người này cực kỳ nghèo đói, thất học và tồn tại dựa trên nền nông nghiệp tự túc và nền kinh tế trao đổi. Khu vực này cũng là mái nhà nơi thánh của Ấn Độ và Brahmin, hay thầy tu, đẳng cấp được coitrọng giữa vòng tộc người Bholdari. Hơn 85 phần trăm dân số
  • 25. Bholdari là Ấn Độ Giáo, phần cònlại là Hồi Giáo hoặc vô thần. Trong khu vực này, còn có bốn thành phố lớn với hơn một triệu dân ở mỗi thành phố. Sự tiếp xúc của các Cơ-đốc-nhânvới những người này bắt đầu với chức vụ của William Carey và những người Báp-tít kế tục ông vào đầu thế kỷ XIX. Các giáo sĩ Dòng Tên của Công Giáo La Mã cũng bắt đầu làm việc cùng một thời điểm này. Trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hàng ngàn người thuộc tầng lớp tiện dân đổ xô vào các Hội Thánh Công Giáo La Mã. Tuy nhiên, kể từ khi Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, sự phát triển của Công Giáo đã bình ổn ở mức một phần mười của một phần trăm số người cho là mình thuộc Công Giáo. Công việc của Báp-tít đã nhận được tia sáng của sự sống từ các giáo sĩ Báp-tít người Thụy Điển vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Những giáo sĩ này đã thành công trong việc thành lập và nuôi dưỡng 28 hội thánh trong khu vực trước khi rời khỏi công trường này vào giữa thế kỷ XX. Công việc của Hội Thánh Báp-tít gặp phải một sự thất bại khá nặng nề các đội quân của Anh Quốc, lúc này đang tìm cáchdập tắt phong trào độc lập dân tộc, đã đóng trại quân chiếm đóng của mình trong nhà của các tín hữu Báp-tít địa phương. Trong suốt nửa sau của thế kỷ XX, Cơ-đốc-giáo đã đạt đến đỉnh cao của nó và sau đó bắt đầu đi xuống. Cuối thập kỳ 1980, đã hơn 25 năm nhưng không hề có một hội thánh nào từ mở mang chính mình. Điều đã xảy ra Vào năm 1989, những tín hữu Báp-tít Nam phương đã sai phái một nhà điều phối chiến lược đến với tộc người Bholdari. Sau một năm học ngôn ngữ và tìm hiểu về nền văn hóa, vì giáo sĩ này đã phát động một chiến lược hành động thông qua một số hội thánh địa phương là những hội thánh đã nắm bắt được khải tượng của ông về các hội thánh mới. Ông thật kinh hoàng khi sáu nguời mở mang hội thánh mới người Ấn Độ đầu tiên, sử dụng các phương pháp thông thường đối với việc mở mang hội thánh trong một môi trường dễ dãi hơn ở miền Nam Ấn Độ, đã bị giết hại một cách dã man trong những lần khác nhau khi họ bắt đầu công tác truyền giáo của mình. Tuy nhiên, năm 1992 phong trào đã đổihướng khi nhà chiến lược truyền giáo đã áp dụng một phương pháp mới cho phong trào mở mang hội thánh. Dựa trên những dạy dỗ của Đức Chúa Giê-xu Christ trong Lu-ca đoạn10, trong đó Đức Chúa Giê-xu Christ đã sai phái các môn đồ của mình ra đi theo từng cặp đến các làng thuộc miền Ga-li-lê và dạy bảo họ phải tìm gặp “người đáng tiếp rước mình”, những người mở mang hội thánh và truyền giáo Bholdari cũng bắt đầu làm như vậy. Trước khi mở miệng công bố phúc âm, mỗi giáo sĩ Bholdari đã chung sống với “người đáng tiếp rước mình” tại địa phương và bắt đầu môn đồ hóa gia đình
  • 26. này (thậm chí trước khi họ trở thành các tín hữu) để đưa họ vào trong đức tin Cơ-đốc bằng cách kể lại câu chuyện Kinh Thánh theo trình tự thời gian. Khi những tân tín hữu đầu tiên này có đức tin, họ đã dẫn dắt gia đình mình đến với Đức Chúa Trời, làm phép báp-tem cho họ và đặt họ vào trong các trung tâm của các hội thánh mới ở mỗi làng. Năm 1993, số lượng hội thánh đã phát triển từ 28 đến 36. Năm kế sau đó đã chứng kiến được 42 hội thánh nữa được thành lập. Một trung tâm huấn luyện đã đảm bảo nguồn cung cấp liên tục những nhà truyền giáo / những người mở mang hội thánh. Với cách này, các hội thánh đã bắt đầu tự mở mang. Năm 1996, số lượng hội thánh lên đến con số 547, và sau đó là 1.200 vào năm 1997. Năm 1998, có 200 hội thánh giữa vòng tộc người Bholdari. Trong vòng bảy năm, có hơn 55.000 người Bholdari đã đặt đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu Christ. Các yếu tố then chốt Một số điểm quan trọng đã đánh dấu sự phát triển của Phong Trào Mở Mang Hội Thánh này. Điểm đầu tiên là quyết định của nhà chiến lược truyền giáo nhằm thực nghiệm nhiều khuôn mẫu để xác định được hiệu quả tối ưu. Những sáng kiến đồng thời trong việc mở mang hội thánh đã được phát động thông qua các hội thánh Báp-tít hiện có tại địa phương, thông qua dự án hỗ trợ nhân đạo và thông qua mạng lưới của những người mở mang hội thánh truyền giáo tại địa phương. Sau sáu tháng, nhà chiến lược đã cẩn thận đánh giá mỗi công việc. Một khi ông xác định được rằng những người mở mang hội thánh địa phương đã là những tác nhân có khả năng thành lập hội thánh tốt nhất, ông bắt đầu đầu tư nhiều thời gian và công tác huấn luyện đốivới những người này. Một bước then chốt thứ hai cần làm khi nhà chiến lược xác định và huấn luyện một giáo sĩ Ấn Độ nào đó để cùng làm việc với ông như là một nhà đồng điều phối chiến lược với mình trong phong trào này. Nhà điều phối chiến lược tóc vàng với khả năng ngôn ngữ hạn chế có thể sẽ kém thích hợp hơn cho việc đi lại khắp các tỉnh Bholdari so với một người Ấn Độ. Cả hai cùng nhau tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng năng động. Nhà chiến lược sống bên ngoài Ấn Độ và đi lại khá nhiều và phát triển một liên minh quốc tế rộng khắp để hỗ trợ cho chức vụ của mình. Nhà chiến lược Ấn Độ sống trong vòng khu vực này, thực hiện và điều phối mạng lưới liên tục phát triển về huấn luyện, chứng đạo và mở mang hội thánh. Cũng giống như khi nhà chiến lược Ấn Độ đã có thể làm những việc và đi những nơi mà vị giáo sĩ không thể nào làm và đi đến được, thì nhà điều phối chiến lược cùng đã có thể thực hiện những chức vụ quan trọng là người cộng sự của ông sống trong phạm vi đất nước này không thể làm được. Những vai trò này bao gồm: phát triển chức vụ cầu nguyện rộng khắp trên toàn cầu; soạn thảo những tài liệu truyền
  • 27. giảng và khích lệ; tổ chức việc dịch thuật Kinh Thánh và các cuốn băng cassette; phát triển tài liệu huấn luyện và lãnh đạo; và thành lập các liên minh chiến lược với các nhà truyền giáo từ nhữhg vùng khác của Á Châu là những người đóng góp cho các chi phí của những người mở mang hội thánh Bholdari. Trong nỗ lực hầu giảm thiểu hóa tình thể chế và sự phụ thuộc vào ngoại quốc, nhà điều phối chiến lược đã được toàn bộ các chương trình trong chức vụ tại Bholdari vào trong một thời khóa biểu với thời hạn hai năm. Sau hai năm, các nguồn ngân quĩ được thu hồi và toàn bộ công việc được tái đánh giá. Ngay cả các chương trình huấn luyện dành cho những người mở mang hội thánh cũng được tổ chức trong các cơ sớ vật chất được thuê và được tái bố trí lại sau mỗi hai năm một lần. Các yếu tố duy nhất Những gì đã khởi đầu như một phong trào Báp-tít thịnh hành đã phân rã thành nhiều liên minh trong những năm đầu tồn tại. Điều này một phần là do những hội thánh Báp-tít địa phương không có khả năng bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của phong trào. Thay vì đổi huớng tập trung của mình từ việc mở mang hội thánh sang việc gây dựng giáo phái của mình, nhà điều phối chiến lược đã chọn các phương tiện khác nhằm hiệp nhất phong trào đang ù lì. Mối liên kết thông dụng giữa vòng tất cả các hội thánh là: niềm tin vào Kinh Thánh như là một thẩm quyền không thể chối cãi. Một đặc tính khác trong Phong Trào Mở Mang Hội Thánh Bholdari là niềm tin của nhà điều phối chiến lược vào nguồn ngân quĩ từ bên ngoài hỗ trợ cho công việc của mình. Tuy nhiên, tiền bạc cũng có hạn chế của nó về mặt sử dụng. Nguồn ngân quĩ này được dùng để thành lập các trung tâm huấn luyện cho những người mở mang hội thánh và những mục sư bán chuyên, để hỗ trợ cho những người mở mang hội thánh trong công tác huấn luyện và để hỗ trợ cho các khoản chi phí của những nhà truyền giáo và những người mở mang hội thánh lưu động. Nó hỗ trợ khoản trợ cấp căn bản cho những người mở mang hội thánh khi họ thực hiện công việc của mình trong một vùng lành thổ thù nghịch nào đó. Khi các hội thánh đã được thành lập, thì các khoản trợ cấp cũng được ngưng. Không có khoản trợ cấp nào được cấp cho các mục sư địa phương. Thay vì đó, những mục sư này được huấn luyện trở nên những người lưỡng nghiệp. Nguồn ngân quĩ cũng không được dùng vào việc xây cất những ngôi đền thờ. Sự phụ thuộc vào nguồn ngân quĩ từ bên ngoài để hỗ trợ cho nhà truyền giáo / những người mở mang hội thánh đã phát sinh ra nhiều thắc mắc về khả năng phát triển của phong trào theo sắc thái bản địa. Việc tránh được khoản phụ cấp cho các mục sư và khoảng trợ cấp cho việc xây cất các ngôi đền thờ đã và đang khích lệ cho tiến trình bản địa hóa, nhưng việc hỗ trợ tài chánh cho các giáo sĩ tại địa
  • 28. phương đã đem lại một mối quan tâm về một số lĩnh vực. Câu trả lời của nhà điều phối chiến lược là “toàn bộ các giáo sĩ, với đúng đặc tính của mình, phải nhận các khoản ngân quĩ từ bên ngoài. Những gì đúng với các giáo sĩ Phương Tây cũng đúng với các giáo sĩ Ấn Độ”. Có thể tìm thấy một dấu hiệu khá lạc quan trong cách mà các hội thánh địa phương nắm bắt được khải tượng về việc gây dựng các hội chúng mới. Tại một cuộc hội nghị hàng năm của các mục sư, cứ mỗi một trong 1.000 mục sư tham dự đã thuật rằng chính các hội thánh của họ đã đang khởi lập khoảng hai đến năm hội thánh mới. Khởi đầu với gia đình của người đáng tiếp rước mình, tiếp sau đó là những người bà con dòng họ của gia đình và lan rộng ra khắp làng. Những những này được làm phép báp-tem chung với hộ gia đình của mình. Những thành viên nam của gia đình làm phép báp-tem cho gia đìnhhội thánh của họ và hướng dẫn hội chúng của hội thánh được thành lập. Các điểm để học tập 1. Thất bại có thể là khởi đầu cho thành công, nếu chúng ta sẵn sàng rút tỉa bài học từ nó và không thối lui. Những nỗ lực đầu tiên trong phong trào mở mang hội thánh giữa vòng những người Bholdari đã dẫn đến hậu quả là sáu người đã tử đạo. 2. Kiểm nghiệm và đánh giá cẩn trọng có thể định hướng và duy trì sự tồn tại của phong trào. 3. Ở tầm mức đồ hóa giáo lý, hai vấn đề đã tạo nên thực tiễn của các tín hữu Bholdari. Mỗi vấn đề đức tin và thực tiễn được thỏa ứng bởi: a. những gì đem vinh hiển cho Đấng Christ trong hoàn cảnh này và b. những gì Lời Chúa tỏ bày 4. Sự kể chuyện Kinh Thánh theo thứ tự thời gian và các cuốn băng cassettee Kinh Thánh đã giúp cho Lời Chúa trở nên sức mạnh trung tâm ngay cả giữa vòng một nhóm người chủ yếu là thất học nào đó. Khme của Campuchia Hoàn cảnh Thế kỷ XX đã chứng kiến nhiều hơn phần của nó về các cuộc chiến tranh, các nhà độc tài và sự diệt chủng, nhưng ít có những sư kiện nào bi ai hơn lịch sữ hiện đại đầy bi kịch của Campuchia. Bị vùi dập bởi cuộc chiến tranh Việt Nam trong hơn hai thập kỷ, Campuchia đã thoát khỏi cuộc chiến tranh này và rơi vào tay của nhà độc tài Mao Pôn Pốtlà kẻ đã đưa đất nước vào chỗ diệt vong. Trong năm năm cầm quyền của mình từ 1975 đến 1979, Khme đỏ của PônPốt đã mang lại sự chết chóc, hủy diệt và đóinghèo cho 3,3 triệu dân của đất nước có 8 triệu dân này. Sự cai trị của kẻ khủng bố này đã để lại cho Campuchia một cơ sở hạ tầng trong đổ nát, số dân nam trưởng thành tiêu hao và số thanh niên thất học. Sự cai trị sau đó
  • 29. của một chính phủ được xắp xếp bởi Việt nam đã ngừng được nạn diệt chủng nhưng không thể nào phục hồi lại những thiệt hại đã gây nên cho xã hội Campuchia. Cuộc biến động xã hội đã mở màn cho những thay đổisắp xảy ra. Sự ảnh hưởng hàng mấy thế kỷ của Phật giáo đã bị ngấm ngầm phá hoại bởi lý tưởng cộng sản. Công giáo La Mã, sau khi đã ổn định được chỗ đứng của mình trong quốc gia này, đã là mục tiêu của Khme Đỏ vì các mối quan hệ của nó với Vatican và Pháp. Vào đầu thế kỷ này, các giáo sĩ từ Hiệp Hội Giáo Sĩ và Cơ-đốc-nhân và Hiệp Hội Giáo Sĩ Hải Ngoại đã giới thiệu Tin Lành vào đất nước này, nhưng số tín hữu của họ chưa bao giờ vượt quá 5.000. Trong suốt thời gian cai trị của Pôn Pốt, Khme Đỏ đã gây cho họ cực kỳ khó khăn, trục xuất các giáo sĩ và giết rất nhiều chiên trong đàn vốn đã bị tản lạc. Năm 1990, số tín hữu tin lành của Campuchia đã hao mòn và chỉ còn lại khoảng 600 tín hữu. Điều đã xảy ra Theo một giáo sĩ lâu năm phục vụ Chúa tại Campuchia hàng nhiều thập kỷ trong Hiệp Hội Giáo Sĩ Hải Ngoại, bước ngoặc cho Cơ-đốc-giáo ở quốc gia này bắt đầu vào năm 1990. Trước năm 1999, số tín hữu Tin Lành đã tăng từ 600 đến hơn 60.000. Số lượng tín hũu đông đảo nhất của Báp-tít với 10.000 thành viên, kế sau là một giáo phái Campus Crusade của bản địa, tiếp đó là Hiệp Hội Các Giáo Sĩ và Các Cơ-đốc-nhânvà một số các nhóm khác. Tác nhân đầu tiên gây ra sự thay đổiđã xảy ra vào tháng Mười Hai năm 1989, khi các tín hữu Báp-tít Nam Phương đã sai phái một nhà điều phối chiến lược đến với dân tộc Khme. Năm 1991, ông đã hoàn thành việc học ngôn ngữ và đã bắt đầu thực hiện chiến lược để cứu dân tộc Khme. Thay vì tự mình thành lập một hội thánh, như thường lệ của mình trước đây, vị giáo sĩ này đã bắt đầu thiết lập mối quan hệ huấn luyện của mình với những người bán chuyên Campuchia. Trong vòng một năm, ông đã mời gọi được 6 người mở mang hội thánh người Campuchia vào trong chu kỳ huấn luyện của mình. Mấy tháng sau, ông đã viết một cẩm nang mở mang hội thánh mới bằng ngôn ngữ Khme và dạy dỗ những người mở mang hội thánh người Khme về giáo lý, sự chứng đạo và kỹ năng mở mang hội thánh với các nguồn tài liệu như phim Giê-xu, việc kể chuyện Kinh Thánh theo trình tự thời gian và việc phát triển hội thánh tư gia đơn giản. Ông cũng làm họ thấm nhuần với khải tượng và lòng nóng cháy mong ước cứu toàn bộ quốc gia của họ bằng Phong Trào Mở Mang Hội Thánh. Năm 1993, số lượng hội thánh Báp-tít đã tăng từ sáu đến mười. Năm sau đó, con số này đã tăng lên gấp đôi đến 20. Năm 1995, khi số lượng hội thánh đạt được 43, các nhà lãnh đạo hội thánh của Campuchia đã thành lập một hiệp hội của những
  • 30. hội thánh có cùng tâm tình, và họ gọi tên là Hiệp Hội Báp-Tít Khme (và sau đó được đổi tên là Hiệp Hội Báp-Tít Campuchia). Năm sau, số lượng hội thánh đã lên đến 78. Năm 1997, đã có 124 hội thánh Báp-tít rải rác khắp 53 trong số 117 huyện của quốc gia này. Vào mùa xuân năm 1999, các tín hữu Báp-tít đã thống kê được hơn 200 hội thánh và 10.000 thành viên. Một ít trong số các hội thánh này đã nhóm lại trong các tòa đền thờ được cung hiến. Đại đa số nhóm lại trong các ngôi nhà mà ở vùng nông thôn, nó có thể chứa được 50 người hoặc nhiều hơn. Nhà điều phốichiến lược đã rời công việc của mình năm 1996, để lại một đội nhỏ các giáo sĩ và một hệ thống quan trọng có khả các hội thánh mở mang các hội thánh khác rải rác trên phần lớn của đất nước này. Công việc đã tiếp tục phát triển và cũng cố. Các yếu tố then chốt Trong bài tường thuật của mình về lý do vì sao Phong Trào Mở Mang Hội Thánh đã xảy ra, nhà điều phối chiến lược đã nêu ra một số những yếu tố then chốt. Ông viết: “Trongvòng sáu năm, dân tộc Campuchia đã được khích lệ và đã cầu nguyện thiết tha hơn so với bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử của họ”. Vị giáo sĩ tin rằng sự cầu nguyện này sẽ bảo vệ những người mở mang hội thánh và mở lòng của những người Khme bị hư mất để họ tiếp nhận tin lành của Đức Chúa Giê-xu Christ. Sự cầu nguyện cũng là đặc tính của đời sống của những thành viên mới của hội thánh, trang bị họ với ý thức mạnh mẽ về sự can thiệp trực tiếp của Đức Chúa Trời trong các sự kiện hàng ngày của họ. Các dấu kỳ phép lạ, chẳng hạn như những lần đuổi ma quỉ, những lần chữa lành và những công việc khác trong trận chiến thuộc linh, tiếp tục trở nên thường lệ giữa vòng những tín hữu Campuchia. Việc huấn luyện đã và đang là một yếu tố căn bản trong phong trào ngay từ lúc mới hình thành. Nhà điều phốichiến lược đã thành lập Các Chuơng Trình Huấn Luyện Lãnh Đạo Nông Thôn (RLTPs)khi có thể được. Những trung tâm cho việc mở mang hội thánh và giáo dục thần học hàm thụ đã ngày càng trở nên thực tiễn hơn. Họ nhóm lại trong càc cơ sở vật chất ở gần khu vực mà họ hy vọng là sẽ mở mang các hội thánh và dựa vào sự hỗ trợ hậu cần từ những hội thánh lân cận. Việc huấn luyện được cung cấp dưới dạng tám đơn vị giáo trình, mỗi đơn vị trong hai tuần, giúp cho lãnh đạo hội thánh tiêp tục cả công việc chăn bầy và cả cuộc sống trần tục của mình trong khi đó vẫn được huấn luyện theo nhu cầu. Nhà điều phốichiến lược cũng khẳng định rằng việc mô phỏng và huấn luyện là giá trị cốtlõi của phong trào. Bằng cách trích dẫn từ nhữhg sự dạy dỗ của Phao-lô trong IITi 2Tm 2:2, nhà điều phối chiến lược đã triển khai cái mà ông gọi là “Nguyên tắc 222”: Đừng một mình làm bất cứ điều gì . Theo cách này, khải tượng,
  • 31. các tài năng, các giá trị và các nguyên tắc được truyền từ tín hữu này sang tín hữu khác. Khi phong trào nổ ra, đà phát triển của phong trào được hun đúc từ chính bên trong. Các nhà lãnh đạo địa phương bày tỏ khải tượng của chính mình đối với việc mở mang các hội thánh ở tại mọi huyện và trong vòng mỗi cộngđồng sắc tộc. Khi nhận được sự huấn luyện và khích lệ, những người đầu tiên mở mang hội thánh chính là thành viên của hội thánh, thay vì là những giáo sĩ hoặc những người mở mang hội thánh chuyên nghiệp. Sau đó, nhà điều phối đã nhận thấy rằng “các hội thánh được thành lập bởi những hội thánh khác có khả năng phát triển, nhưng những hội thánh nào được thành lập bởi những người mở mang hội thánh được trả lương thì không (với một ít ngoại lệ).” Để đảm bảo tính bản địa hóa và giới hạn sự phụ thuộc vào những người bên ngoài, vì giáo sĩ đã áp dụng những giới hạn về thời gian cho việc thành lập một hội thánh mới. Điều này cũng đã làm cho phong trào thấm nhuần đặc tính của sự phát triển nhanh chóng. Với sự ra đi của nhà điều phối chiến lược vào năm 1996, phong trào trào đã bước vào một giai đoạn mới. Đội giáo sĩ IMB cònlại ở quốc gia nàydã hỗ trợ phong trào bằng cách đóng vai trò xúc tác thay vì vai trò quyết đoán nổi bật. Một thành viên của độiđã thổ lộ điều này ?? Các yếu tố duy nhất Dù không phải hoàn toàn là duy nhất, vẫn bổ íchkhi Hiệp Hội Báp-Tít Campuchia đã nhanh chóng áp dụng những mục tiêu đầy hoài bão của họ để thành lập hiệp hội các hội thánh. Họ cùng khích lệ nhau truyền bá phúc âm trên khắp đất nước và mở mang hội thánh ở mọi quận huyện. Lòng nóng cháy truyền giảng và mở mang hội thánh đã ảnh hưởng đến việc chọn lựa hàng ngũ lãnh đạo của hiệp hội. Người ta tìm kiếm những người nào đã tự chính mình mở mang hội thánh và đã phục vụ như là những người hướng dẫn những người mở mang hội thánh khác trong Các Chương Trình Huấn Luyện ĐộiNgũ Lãnh Đạo Nông Thôn. Trong vòng các hội thánh Báp-tít một mô hình độc nhất đã xuất hiện, là mô hình pha trộn đặc tính của Tân Ước với những hình thức của các truyền thống cộng sản. Mỗi một hội thánh mới được tổ chức xung quanh một thành phần cốtlõi bao gồm bảy nhà lãnh đạo bán chuyên (xem Cong Cv 6:3, là đoạn mô tả về việc chọn lựa bảy chấp sự). Tuy nhiên, thuật ngữ mà họ dùng để gọi thành phần cốt lõi gồm bảy thành viên này không phải là các chấp sự, mà là “Ủy Ban Trung Ương”. Ủy Ban Trung Ương này chỉ đạo các cuộc truyền giảng đến với cộng đồng, bao gồm việc chứng đạo, ấn phẩm, sự thờ phượng, dạy dỗ các mục sư và những chăm sóc đốivới phụ nữ, thanh
  • 32. niên và nam giới. Khi Phong Trào Mở Mang Hội Thánh tiến bộ, nó trở nên rõ ràng rằng Chương Trình Huấn Luyện ĐộiNgũ Lãnh Đạo Nông Thôn là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của nó. Sau này, một giáo sĩ đã thấy rằng “Nơi nào có các Chương Trình Huấn Luyện ĐộiNgũ Lãnh Đạo Nông Thôn, thì nơi đó hội thánh được mở mang”. Với tư tưởng này, vị giáo sĩ đã đầu tư khá nhiều và việc tổ chức và phát triển các tài liệu huấn luyện cũng như tăng sự trợ cấp cho các Chương Trình Huấn Luyện Đội Ngũ Lãnh Đạo Nông Thôn từ các hội thánh ở Châu Á. Các điểm để học tập 1. Trong một thời gian ngắn sau khi nhà điều phối chiến lược được sai phái đến Campuchia, hơn 30 tổ chức truyền giáo đã vào trong quốc gia này. Không một tổ chức nào trong các tổ chức này thấy được sự thành công của việc mở mang hội thánh với nỗ lực của IMB, chủ yếu là không ý định chiến lược trong việc mở mang hội thánh. 2. Vị giáo sĩ đã tránh được bước “chuyền bó đuốc”tới các tín hữu Campuchia bằng các khởi xướng phong trào với bó đuốc cầm chặt trong tay của họ. Ông đã đảm bảo rằng mọi hội thánh phải được thành lập bởi nhũng người Campuchia. 3. “Nguyên Tắc 222” (IITi 2Tm 2:2) về việc mô phỏng và huấn luyện đã chứng mình là một phương tiện vô giá cho việc huấn luyện các lãnh cho Phong Trào Mở Mang Hội Thánh. 4. Hiệp Hội Báp-tít Campuchia đã và đang sử dụng các đặc tính và khải tượng của Phong Trào Mở Mang Hội Thánh. Các nhà lãnh đạo được chọn lựa theo khả năng đóng góp của họ vào khải tượng này. Các Phong Trào Nổi Bật Khác Khi chúng ta nhìn vòng quan thế giới, chúng ta thấy các Phong Trào Mở Mang Hội Thánh khác đang nổi lên. Các dấu hiệu khích lệ đang xuất hiện giữa vòng nhừng người Maasai của Tanzania và Kenya. Chính khả năng bất tiếp cận các miền đất hoang mạc lởm chởm của miền Bình Nguyên Maasai đã hạn chế các giáo sĩ tiếp cận các miền đất này. Việc hỗ trợ sự xây cất các ngôi đền thờ và việc trợ cấp cho các mục sư chẳng có ý nghĩa lớn lao gì cho những người bán du mục với nền kinh tế hoán vật này. Khi xâm nhập vào vùng đất cấm này, các giáo sĩ IMB đã đem phúc âm đến với Maasai, nhấn mạnh chủ yếu vào việc huấn luyện những người mở mang hội thánh và các lãnh đạo hội thánh tại Maasai. Kết quả đạt được là sự phát triển nhanh chóng của hội thánh giữa vòng những người Maasai. Sự thờ phượng đầy dẫy những biểu hiện của sự kính sợ vào quyền năng khi những người Maasai đã trông nhìn nơi Đức Chúa Trời với lòng mong mỏi nhận được sự chữa lành và những hướng dẫn về mặt cá nhân. Sự kể chuyện Kinh