SlideShare a Scribd company logo
Nếp Sống Của Người Lãnh Đạo
Tác giả: Ajith Fernando
Lời nói đầu của Leighton Ford
Lời nói đầu của Jay Kesler
Tựa
Chương 1: Quyền lãnh đạo là quyền làm cha (ITi1Tm 1:2, 3)
Chương 2: Khải tượng về đức tin (1:11-17)
Chương 3: Giáo huấn và sửa trị (1:18-20)
Chương 4: Khát vọng lãnh đạo (3:2, 3, 7)
Chương 5: Cách ăn ở cư xử của người lãnh đạo (3:2, 3)
Chương 6: Sinh hoạt gia đìnhcủa người lãnh đạo (3:2, 4-6)
Chương 7: Cách trả lời với tà giáo (4:1-6)
Chương 8: Lòng tin kính của người lãnh đạo (4:7-8)
Chương 9: Một đời sống gương mẫu (4:9-12)
Chương 10: Một chức vụ gương mẫu (4:13-16b)
Chương 11: Các mối liên hệ của người lãnh đạo (5:1-16)
Chương 12: Giám sát các cấp lãnh đạo (5:17-25)
Chương 13: Thái độ của Cơ Đốc nhân đối với của cải (6:5b-10)
Chương 14: Giữ thái độ phải lẽ đối với của cải (6:17-19)
Kết luận
Sách tham khảo
Lời Giới Thiệu
Quyền lãnh đạo luôn luôn là tối quan trọng cho công trình của Hội Thánh khắp thế
giới. Nhưng hiện nay, đối với tôi thì dường như quyền lãnh đạo là vấn đề đặc biệt
cấp thiết.
Tại phương Tây, thế hệ các cấp lãnh đạo hậu thế chiến thứ II đã bắt đầu và lãnh
đạo nhiều phong trào truyền giảng Phúc Âm, truyền giáo, giáo dục, các chức vụ
của giới tín đồ thường và quan tâm đến công tác xã hội nổi bật. Trong thập niên
sắp tới, nhiều “conngười khổng lồ” như thế sẽ phải trao lại chức vụ lãnh đạo cho
người khác.
Trong cái gọi là hai phần ba của thế giới cònlại, các cấp lãnh đạo cao tuổi phải
thôi thúc các thanh niên nam nữ trẻ hơn tạo thêm nhiều môn đệ là người mới ăn
năn quy đạo, mở mang nhiều Hội Thánh và truyền bá Phúc Âm cho một con số
đông đảo hơn những người chưa được nghe Phúc Âm.
Mỗi một người lãnh đạo phải tự vấn: “Ai sẽ là người sắp thay thế cho tôi? Ai là
người mà Đức Chúa Trời sẽ dứt dấy? Tôiphải làm gì để khích lệ, giúp đỡ cho
những người sắp trở thành các cấp lãnh đạo?”
Trong khi đi tìm các cấp lãnh đạo, chúng ta phải chú trọng nhiều hơn là chỉ nhìn
vào nhân cáchmà thôi. Đức Chúa Trời không hề nhìn vào diện mạo bề ngoài.
Chúng ta cũng không nên chỉ trông cậy vào “cách tổ chức những người nam người
nữ” có thể giữ cho guồng máy chạy đều mà thôi. Nếu không có khải tượng, thì
guồng máy ấy sẽ rỉ sét, băng hoại, chẳng kết quả được.
Chúng ta đang cần các cấp lãnh đạo tin kính đã được chuẩn bị thuộc linh, có nền
móng vững chắc về Thánh Kinh và có tinh thần cảnh giác năng động về phương
diện thực tế. Vì các lý do ấy,t ôi rất hoan nghênh tác phẩm Nếp sống của người
lãnh đạo của Ajith Fernando.
Nó đã có căn cứ vững vàng là một tuyệt tác về phương pháp đào tạo các cấp lãnh
đạo. Bức thư của Phao-lô gởi cho Ti-mô-thê là một ânt ứ được linh cảm mà Đức
Chúa Trời đã ban cho chúng ta. Phao-lô nêu rõ các cấp lãnh đạo phải được tìm
kiếm, dạy dỗ, khích lệ, cảnh cáo và hướng dẫn như thế nào.
Nó cũng đã được viết thật hay. Tác giả đã suy nghĩ phân minh, đã đọc nhiều và đã
viết rất thực tế.
Điều cũng quan trọng là tác phẩm vốn có kinh nghiệm sống động nữa! Ajith
Fernando là một trong số nhiều lãnh tụ thanh niên nổi bật mà tôi từng được gặp.
Tôi từng được thấy nhiệt tình của ông trong việc đi tìm lời khuyên bảo về cách
thức để ông có thể tăng trưởng trong công tác của mình. Tôi đã thấy ông tôn trọng
các cấp lãnh đạo lớn tuổi hơn như thế nào, nhưng cũng khôn khéo không sợ bất
đồng ý kiến với họ. Tại Sri Lanka, ông đã nhận Ban trị sự hậu thanh niên vì Chúa
Cứu Thế (the Youth for Christ staff) mà ông lãnh đạo làm các Ti-mô-thê của mình.
Tôi cầu nguyện cho quyền nếp sống của người lãnh đạo này sẽ được sử dụng rộng
rãi, không những chỉ vì đây là một quyển sách hay, mà cònvì nó bắt nguồn từ một
con người đã lấy chính cuộc đời mình để chứng minh cho nó thật sinh động.
Leighton Ford, nhà truyền giảng Phúc Âm
Charlotte, North Carolina.
Lời Nói Đầu
Chẳng có nhan đề nào thích hợp hơn cho tác phẩm. Nếp sống của người lãnh đạo
mà ông Ajith Fernando đã viết đây. Ông là loại người đang thực hành những gì
mình truyền giảng. Và quyển sách này là một phần trình bày thực hành cái diễn
trình ấy, y hệt cách mà Phao-lô đã dùng đốivới môn đệ của mình là Ti-mô-thê.
Ajith Fernando đã từ Sri Lanka đến Hoa Kỳ để học hỏi nghiên cứu, và dĩ nhiên là
đã hưởng được nhiều lợi ích từ kinh nghiệm về phương Tây của mình. Tuy nhiên,
ông đã không trở thành một phiên bản của các Cơ Đốc nhân phương Tây nhưng
vẫn giữ được lòng trung thực của một người Châu Á, mà kết quả là ông đã trả lại
nhiều hơn là những gì mình tiếp thu được khi đến đây để theo cấp đại học.
Tôi có cảm tưởng rằng đọc các văn phẩm của ông Ajith là một cách quay trở lại
với cái diễn trình tinh thần của Do Thái giáo điển hình vào thời đại của Chúa
Giê-xu để giúp chúng ta nhìn xa hơn các ảnh hưởng của Hy Lạp và phương Tây
vốn đã ảnh hưởng của Hi Lạp và phương Tây vốn đã ảnh hưởng đến cách suy nghĩ
của chúng ta. Đây là một quyển sách phong phú và có giá trị giáo huấn mà tôi tin
là sẽ trở thành một công cụ giáo dục chuẩn mực về quyền lãnh đạo và là một trợ vụ
có giá trị cho việc nghiên cứu thư ITi-mô-thê.
Jay Kerler, Chủ tịch
Hội Thanh niên vì Chúa Cứu Thế
Wheaton, Illinois.
TỰA
Quyển sách nghiên cứu thư ITi-mô-thê này là kết quả của một yêu cầu của một số
các bạn đồng sự của tôi trong Hội Thanh niên vì Chúa Cứu Thế nhầm chuẩn bị một
công trình nghiên cứu về phương pháp đào tạo môn đệ. Từ lúc tôi dấn thân đọc
Thánh Kinh, xem đó như quyển sách giáo khoa căn bản cho một công tác huấn
luyện đào tạo như thế, tôi đã quyết định dùng hai thư I và IITi-mô-thê làm cơ sở
cho các công trình nghiên cứu ấy. Trong hai bức thư này, chúng ta có xem xét việc
Phao-lô, một nhà đào tạo môn đệ vĩ đại, đã trang bị cho người con thuộc linh của
ông là Ti-mô-thê. Các kho bán hàm chứa trong ITi-mô-thê đã chứng minh được
rằng nó rất rộng lớn đến mức tôi đã quyết định dành thì giờ để nghiên cứu về cách
đáo tạo môn đệ trong quyển sách đó. Muốn học hỏi cách đào tạo môn đệ của
Phao-lô, tôi đã sống theo ITi-mô-thê trong hơn một năm rưỡi.
Sau khi thấy cách nghiên cứu của mình có tiến bộ, tôi đã quyết định hơi mở rộng
thêm điều tập trung chú ý của mình để nghiên cứu chủ đề bao quát hơn về quyền
lãnh đạo Cơ Đốc giáo, một người làm môn đệ (của Chúa) là một thành phần tối
quan trọng. Phương pháp của tôi là học hỏi về quyền lãnh đạo từ hai quan điểm mà
cả hai đều được phản ảnh trong quyển sách này.
Thứ nhất, chúng ta sẽ khảo sát phương pháp mà nhà đại lãnh tụ Cơ Đốc giáo là
Phao-lô đã thực hiện vai trò lãnh đạo của mình liên hệ với Ti-mô-thê. Từ tấm
gương ấy, chúng ta sẽ rút ra các nguyên tắc về phương pháp lãnh đạo. Thứ hai,
chúng ta sẽ nghiên cứu những gì Phao-lô đã nói với nhà lãnh đạo trẻ tuổi là
Ti-mô-thê về phương pháp để ông chu toàn các trách nhiệm lãnh đạo của mình.
Thư Ti-mô-thê thứ nhất phù hợp thật lý tưởng với việc này,v ì đại khái nó là một
quyển sách về những lời chỉ giáo liên quan đến quyền lãnh đạo.
Khi làm việc với một văn bản của ITi-mô-thê trước hết tôi tự nghiên cứu mà suy
gẫm văn bản ấy rồi ghi lại các nhận xét của mình. Rồi tôi xem những gì mà các nhà
giải kinh quan trọng đã nói về văn bản ấy trong sách ITi-mô-thê. Bước đi này
nhiều khi đưa tôi đến chỗ sửa lại những cáchlý giải sai của tôi và bao giờ cũng
giúp cho cáchhiểu của tôi phong phú thêm (tôi tri ân sâu xa Hội Thánh bên
phương Tây về sự đóng góp lớn lao của nó cho Hội Thánh phổ quát trong các vấn
đề khảo cứu giải kinh).
Xuyên suốt tiến trình này, tôi luôn luôn đặt câu hỏi: văn bản muốn nói gì với các
cấp lãnh đạo Cơ Đốc giáo? Cho nên, một trong cách mục tiêu chủ yếu của tôi là
ứng dụng các nguyên tắc ẩn tàng trong ITi-mô-thê vào các hoàn cảnh mà một lãnh
đạo Hội Thánh ngày nay cũng đang gặp.
Phần lớn kết quả của công trình nghiên cứu về suy gẫm của tôi được chia sẻ với
các thành viên của hội đồng hội Thanh niên vì Chúa Cứu Thế tại Colombo, một
nhóm các nhà truyền đạo trẻ đang cùng phục vụ với hội ấy (YFC) với tư cách trợ
nguyện hoặc theo khả năng bằng trọn vẹn số thì giờ mà tôi được đặc quyền dạy
bảo thường xuyên. Những buổi họp mặt này đều đặc biệt có những cuộc thảo luận
sôiđộng. Tôi rất thường phải duyệt xét và tinh lọc lại số tài liệu của mình vì các
nhận xét sâu sắc và những câu hỏi thăm dò của họ. Một số các công trình nghiên
cứu ấy đã được thực hiện với các cấp lãnh đạo của nhiều tổ chức Cơ Đốc giáo
khác, cả tại Sri Lanka lẫn tại Pakistan. Nhiều phần của chương một đã được đưa
vào một bài giảng cho Hội đồng các Nhà Truyền đạo Lưu hành tại Amsterdam
năm 1983.
Cuối cùng, tôi đã có thể sắp xếp các công trình nghiên cứu này thành hình thức
hiện tại khi gia đình Hội YFC cho phép tôi giảm bớt các trách nhiệm của tôi đối
với Hội một thời gian để có thể dành nhiều thì giờ hơn cho việc viết lách.
Quyển sách không có ý hướng của một sách chú giải. Nó nhằm thôi thúc việc khảo
cứu các bộ sách chú giải rồi tìm cách ứng dụng cho đời sốngvà chức vụ của các
cấp lãnh đạo Cơ Đốc giáo. Nhiều đoạn rất quan trọng trong ITi-mô-thê vẫn chưa
được đưa vào công cuộc nghiên cứu của chúng tôi hoặc chỉ được đề cập thoáng
qua mà thôi vì chúng được xem là nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của chúng tôi.
Tôi đã viết quyển sách này khi nghĩ đến trước hết là các cấp lãnh đạo Cơ Đốc giáo
và những người đang được dự kiến để sẽ trở thành lãnh đạo. Nó có thể được sử
dụng cho việc nghiên cứu cá nhân hoặc để dạy cho các nhóm ít người (tiểu tổ),
hoặc cũng có thể đọc như một quyển sách bồilinh. Phần bài làm ở nhà đưa ra vào
cuối các bài học nhằm mục đíchgiúp người đọc ứng dụng các chân lý mình đã học
hỏi được vào sinh hoạt cá nhân.
Tôi đã đề tặng quyển sách này cho bốn nhà lãnh đạo Cơ Đốc giáo đã tạo được ảnh
hưởng sâu xa đốivới tôi. Vị thứ nhất là vị mục sư của những năm hãy còn niên
thiếu của tôi, đã đưa tôi đến với vẻ đẹp của sự tin kính. Vị thứ hai là nhà sáng lập
Hôị Thanh niên vì Chúa Cứu Thế tại Sri Lanka, mà đốivới tôi vốn giống như
Phao-lô đốivới Ti-mô-thê vậy. Hai vị kia là các giáo sư chủng viện vốn là những
mẫu mực về lòng tin kính và khảo cứu thận trọng, đã dấn thân sâu xa vào cả công
tác truyền bá Phúc Âm lẫn phục vụ cá nhân.
Tôi xin tỏ lòng tri ân hai bà Faith Berman và Sakuntala Dayapala, đã đánh máy bản
thảo quyển sách này, và vợ tôi, cha tôi và bà Parames Blacker đã đọc giúp bản vẽ.
QUYỀN LÃNH ĐẠO LÀ QUYỀN LÀM CHA
(ITi1Tm 1:23)
Quyền lãnh đạo ngày nay thường chỉ được nhìn vào theo các điều kiện là địa vị và
trách nhiệm mà một người nắm giữ trong một tổ chức. Người có địa vị trách nhiệm
cao hơn trong một bộ máy tổ chức thì được cho là một lãnh đạo quan trọng hơn.
Nhưng khi các Cơ Đốc nhân nhìn vào một chức vụ lãnh đạo, thì họ nhìn vào con
người chớ không phải là vào địa vị. Một trong các hình ảnh đẹp đẽ nhất đã được
Kinh Thánh dùng để mô tả mối liên hệ của người lãnh đạo với những người mà
mình lãnh đạo, là mối liên hệ cha con, là tình phụ tử.
Quyền làm cha thuộc linh có nghĩa gì (1:2)
Phao-lô đã ngỏ lời với Ti-mô-thê nhu “conthật của ta trong đức tin”. Phao-lô là
cha thuộc linh của Ti-mô-thê theo nghĩa nào?
Thứ nhất, hầu như chúng ta có thể chắc chắn rằng Phao-lô là cha thuộc linh của
Ti-mô-thê qua công tác truyền giảng Phúc Âm. Có lẽ Ti-mô-thê đã ăn năn quy đạo
nhân lần Phao-lô đến Lít-trơ đầu tiên. Sự kiện Phao-lô vốn là “công cụ là con
người giúp ITi-mô-thê ăn năn quy đạo (Stoot, Guard te Gospel, Inter Varsity,
1973) chắc chắn đã khiến ông có đầy đủ tư cách để tự xem mình là cha của
Ti-mô-thê. Điều này đem đến khả năng thứ nhất để dùng hình ảnh người cha áp
dụng vào quyền lãnh đạo trong Cơ Đốc giáo. Một lãnh đạo có thể được gọi bằng
cha vì đã giúp cho ra đời một đứa con thuộc linh.
Đây dường như là quyền làm ch amà Phao-lô đề cập trong Phi Pl 1:10. Phao-lô
viết: “Tôivì con tôi đã sanh trong vòng xiềng xích, tức là Ô-nê-sim, mà nài xin
anh”. Trước kia, tên nô lệ Ô-nê-sim của Phi-lê-môn vốn vô dụng cho ông. Nhưng
sự việc đã thay đổi. Anh ta đã trở thành một “anh em yêu dấu” (c.16). Ô-nê-sim đã
ăn nan quy đạo nhờ chức vụ của Phao-lô, nên do đó, đã trở thành một người con do
Phao-lô sinh ra.
Thứ hai, Phao-lô là cha của Ti-mô-thê nhờ mối quan tâm về tình thương yêu trìu
mến. Ý này ẩn tàng trong từ ngự “con”mà Phao-lô dùng ở đây. Thay vì dùng từ
ngữ thông dụng hơn, bìnhthường được dịch ra là “contrai” (hurios, xuất hiện 380
lần trong Tân Ước kinh) ông đã dùng một chữ khác có tính cách yêu thương trìu
mến hơn, thường được dịch ra là “concái” (child, Hy văn teknon, xuất hiện 100
lần), một từ ngữ gợi ý âu yếm, thân thương.
Trong một số các trường hợp khác, khi Phao-lô dùng từ ngữ này để ngỏ lời với các
con cái thuộc linh của ông, chúng ta thấy ý niệm về thương yêu trìu mến và quan
tâm càng nổi bật rõ rệt hơn. Khi viết cho các Cơ Đốc nhân người Ga-la-ti lạc
đường. Phao-lô nói: “Hỡi các con, vì các con mà ta lại chịu đau đớn của sự sanh
nở, cho đến chừng nào Đấng Christ thành hình trong các con, ta muốn ở cùng các
con và thay đổicách nói; vì về việc các con, ta rất là bốirối khó xử” (GaGl
4:19-20). Ông viết cho người Tê-sa-lô-ni-ca “Nhưng chúng tôi đã ăn ở nhu mì giữa
anh em, như một người vú săn sóc chính con mình cách dịu dàng vậy. Vậy, vì lòng
rất yêu thương của chúng tôi đối với anh em, nên ước ao ban cho anh em, không
những Tin Lành Đức Chúa Trời thôi đâu, song cả đến chính sự sống chúng tôi nữa,
bởi anh em đã trở nên thiết nghĩa với chúng tôi là bao” (ITe1Tx 2:7-8), viết trong
ngoặc đơn sau chưa con(tekna). Sau đó ít lâu, ông nói: “Anh em cũng biết rằng
chúng tôi đốiđãi với mỗi người trong anh em, như cha đối với con, khuyên lơn,
yên ủi, và nài xin anh em ăn ở một cách xứng đáng với Đức Chúa Trời, là Đấng
gọi anh em đến nước Ngài và sự vinh hiển Ngài” (2:11-12) - cũng viết trong ngoặc
đơn (tekna) sau chữ con.
Vậy trìu mến và quan tâm là ý niệm thứ hai được Phao-lô nói lên bằng cách dùng
hình ảnh của một người cha. Làm cha thuộc linh là thực thi việc yêu thương âu
yếm để quan tâm chăm sóc concái chúng ta. Trong quyển sách nhan đề The
Preacher Portrait (London: The Tyndall Press, 1961) của ông, John Stott viết rằng
việc gọi nhà truyền đạo bằng cha được dùng chủ yếu, nhằm mô tả tình yêu thương
trìu mến và quan tâm chăm sóc của nhà truyền đạo đối với gia đình thuộc linh của
mình.
Tình yêu thương trìu mến và quan tâm chăm sóc mà Phao-lô cảm thấy đối với
Ti-mô-thê được thấy rõ trong thư tín này. Phao-lô muốn Ti-mô-thê thực hiện điều
tốt nhất mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông (ITi1Tm 1:18). Chúng ta thấy ông quan
tâm đến sức khoẻ thuộc thể của Ti-mô-thê (5:23) và thuộc linh của Ti-mô-thê nữa
(4:12-16; 6:11-16).
Phần lớn thư tín này xuất phát từ một mối quan tâm đến chức vụ của Ti-mô-thê, vì
bức thư chứa đựng phần lớn những lời chỉ giáo liên quan đến các trách nhiệm đặc
thù của Ti-mô-thê. Có lẽ cái nhìn thoáng qua đẹp đẽ nhất vào tình yêu thương trìu
mến giữa Phao-lô và Ti-mô-thê đã được chứng minh trong IITi 2Tm 1:3, 4 “Ta
cảm tạ Đức Chúa Trời… cả ngày lẫn đêm ta ghi nhớ con không thôi trong khi cầu
nguyện. Vì ta nhớ đến nước mắt con, muốn đến thăm conquá chừng, để được đầy
lòng vui vẻ”.
Thứ ba, Phao-lô là cha của Ti-mô-thê qua chức vụ thầy trò đặc biệt. Phao-lô mô tả
Ti-mô-thê là “con(trai) thật” của ông, từ ngữ “thật” có nghĩa là “chân thật, chân
chính”. Phao-lô cũng dùng từ ngữ này trong mối liên hệ giữa ông với Tít (Tit Tt
1:4). Dường như khi dùng chữ này, Phao-lô ngụ ý nói rằng là một đứa con thật sự
của ông, Ti-mô-thê đang sống bằng mối tình cha con thuộc linh thật với ông, tự
chứng minh mình thật giống cha mình.
Trong khi dường như Phao-lô xem các Cơ Đốc nhân trong các hội chúng mà ông
đã thiết lập là concái mình theo nghĩa tổng quát, thì Ti-mô-thê và Tít đều là con
cái ông theo nghĩa riêng biệt. Ngay sau khi gọi người Cô-rinh-tô là “concái yêu
dấu” của ông (ICo1Cr 4:14), Phao-lô viết: “Vì cớ đó, tôi đã sai bắt chước tôi, là
con yêu dấu của tôi, cùng là trung thành trong Chúa, đến cùng anh em; người sẽ
nhắc lại cho anh em biết đường lối tôi trong Đấng Christ, và tôi dạy dỗ cách nào
trong các hội Thánh khắp các nơi” (4:17). Ở đây, Phao-lô bảo rằng Ti-mô-thê là
con trai ông theo một ý nghĩa đặc biệt ở chỗ Ti-mô-thê biết chính xác Phao-lô đã
hành động và truyền dạy như thế nào. Ralph Martin nói Phao-lô “xem (Ti-mô-thê)
hầu như chính nhân cách (con người) ông được mở rộng ra vậy” (Colossians and
Philemon, New Century Bible Commentary, Eerdmans, 1973).
Trước khi có thể tin cậy vào Ti-mô-thê. Phao-lô và Ti-mô-thê đã phát triển một
mối tình thầy trò. Dùng ngôn ngữ cha conđể diễn tả mối liên hệ thầy trò dường
như vốn phổ biến trong thời đại của Phao-lô, Ê-li-sê vốn đã có loại liên hệ như thế
với Ê-li. Cho nên ông đã gọi Ê-li là “cha tôi” (IIVua 2V 2:12).
Vậy, căn cứ vào việc quan sát mối liên hệ giữa Phao-lô với Ti-mô-thê và Tít,
chúng ta có thể kết luận rằng một người cha thuộc linh huấn luyện đào tạo một vài
con cái thuộc linh của mình theo một phương pháp đặc biệt vừa chi tiết vừa bao
quát, dành một số thì giờ nhiều hơn cho cá nhân họ. Đây chắc chắn cũng là phương
pháp của Chúa Giê-xu nữa. Tuy Ngài đã chẳng bao giờ bỏ qua các khối quần
chúng đông đảo, Ngài vẫn tập trung vào việc đào tạo huấn luyện một số ít người sẽ
đem bức thông điệp của Ngài đến cho cả thế gian!
Do đó, một người lãnh đão lắm khi được gọi là một người cha thuộc linh vì đã đưa
một người khác đến chỗ có được sự hiểu biết Chúa Cứu Thế để được cứu rỗi.
Người ấy cũng là một cha thuộc linh đối với tất cả những ai được người ấy lãnh
đạo, hướng dẫn vì người ấy liên hệ với họ bằng sự quan tâm chăm sóc đầy tình yêu
thương. Cuối cùng, với những người được người ấy chăm sóc, thì người ấy là một
người cha thuộc linh theo ý nghĩa là một người đào tạo môn đệ đã đào tạo được
nhiều môn đệ mà cá nhân người ấy đã nuôi nấng chăm sóc để đạt mức trưởng
thành trong Chúa Cứu Thế và huấn luyện đào tạo để họ trở thành những người
phục vụ Chúa Cứu Thế và Ti-mô-thê, cả ba phương diện trên về tình phụ tử dường
như đều đã được nghiệm đúng.
Quyền làm cha thuộc linh không có nghĩa là gì
Chúng tôi phải vội vàng thêm một điều cần thận trọng liên quan đến tình phụ tử
thuộc linh vì có một số người đã lạm dụng cái vai trò ấy. Do biết rõ các lạm dụng
ấy mà Chúa Giê-xu từng phán “Cũng đừng gọi người nào ở thế gian là cha mình;
vì các ngươi chỉ có một Cha, là Đấng ở trên trời” (Mat Mt 23:9). Chúa Giê-xu đang
cảnh cáo những người theo Ngài về thói kiêu ngạo và đạo đức giả của người
Pha-ri-si, vốn “ưa ngồi đầu trong đám tiệc, thích ngồi cao nhứt trong nhà hội;
muốn người ta chào mình giữa chợ, và ưng người ta gọi mình bằng thầy!” (23:6,
7). Cách đốixử như thế khiến họ cảm thấy mình cao trọng hơn người khác.
Một số người muốn làm cha thiên hạ vì cần có được cái địa vị và vinh dự mà họ
tưởng là tình phụ tử thuộc linh sẽ đem đến cho họ. Họ đã không thấy được rằng
một vinh dự như thế vốn chỉ thuộc về một mình Đức Chúa Trời mà thôi. Chúa
Giê-xu từng phán dạy rõ ràng, ngay trước khi truyền lệnh chớ có gọi một ai trên
đất này bằng cha, rằng “Nhưng các ngươi đừng chịu người ta gọi mình bằng thầy;
vì các ngươi chỉ có một Thầy, và các ngươi hết thảy đều là anh em” (23:8).
Có thể nói là về phương diện địa vị, thì các con cái thuộc linh của chúng ta cũng
bình đẳng với chúng ta. Chúng ta đều là anh chị em dưới quyền cùng một người
Thầy, người Cha chung.
Liên quan với vấn đề về việc tìm cầu địa vị sai lầm từ tình phụ tử thuộc linh này, là
điều mà Lerry Eims mô tả là “nguy cơ phát triển một thái độ chiếm hữu” (Tho Lost
Art of Disciple Making, Zondervan, 1978). Eims bảo rằng cái nguy cơ này thường
tự bộc lộ nơi người làm cha thuộc linh “sửdụng các lời lẽ như ‘người của tôi’, ‘đội
của tôi’, các học viên được tôi huấn luyện đào tạo’”. Ông vạch rõ rằng “trong Tân
Ước kinh… tuy Phao-lô và các vị sứ đồ khác cảm thấy mình gần gũi với những
người mà mình phục vụ và thỉnh thoảng nói về họ là “các concái bé mọn” của
mình, các vị ấy cũng vội vàng nhắc nhở họ rằng thật ra họ cũng đều thuộc về Chúa
Cứu Thế Giê-xu cả.
Theo Eims, có một cách khác nữa để bộc lộ thái độ chiếm hữu đốivới các môn đệ
của mình là khi người đào tạo huấn luyện họ “ngần ngại không giới thiệu họ với
nhiều người khác của Đức Chúa Trời cũng có thể có ảnh hưởng đến đời sống của
họ”. Họ bị các lãnh tụ kia đe doạ vì ‘chính chức vụ của họ có thể bị mât đi một
phần vẻ hào nhoáng của nó dưới conmắt của các thuộc cấp, nếu họ thấy nhiều
người khác nữa cũng được ban cho nhiều ân tứ có lẽ cũng có nhiều sức lực và tài
năng mà mình không có”.
Thói chiếm hữu này hoàn toàn xa lạ đốivới Kinh Thánh. Chúng ta không hề được
đặc quyền cầm giữ bất cứ một người nào. Một Phao-lô sẽ gieo hạt, một A-bô-lô sẽ
tưới nó. Nhưng chính Đức Chúa Trời mới khiến nó mọc lên (ICo1Cr 3:6). Chỉ một
mình Đức Chúa Trời mới được độc quyền trên đời sống của bất cứ một người nào.
Chúng ta nhận trách nhiệm làm cha thuộc linh thật nghiêm túc và đào tạo cho một
môn đệ bao lâu Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm như thế, và luôn luôn nhớ rằng
người môn đệ ấy không hề thuộc về chúng ta. Cho nên, trong khi người ấy ở dưới
quyền chúng ta, chúng ta sẽ vui vẻ giới thiệu người ấy với bất kỳ một ai khác mà
người ấy có thể được íchlợi. Và khi đã đến lúc, thì chúng ta sẽ trả tự do để người
ấy làm cái công việc mà Đức Chúa Trời đang muốn cho người ấy làm.
Thư Ti-mô-thê thứ hai chứng minh rằng Phao-lô đã thừa nhận không chút phân
vân nhiều ảnh hưởng quan trọng khác trên cuộc đời của Ti-mô-thê. Phao-lô viết:
“Mục đíchcủa sự răn bảo, ấy là sự yêu thương, bởi lòng tinh sạch, lương tâm tốt
và đức tin thật mà sanh ra” (ITi1Tm 1:5). Ti-mô-thê là conthuộc linh của Phao-lô.
Nhưng ông cũng là con cháu thuộc linh của mẹ và bà ngoại ông nữa. Một chức vụ
đào tạo thuộc linh thường có thể gây căng thẳng trong các mối liên hệ gia đình.
Các bậc làm cha làm mẹ có thể oán ghét phần ảnh hưởng mới của con người mà họ
cho là đã thình lình cướp mất địa vị của người cha người mẹ trong đời sống đứa
con của họ. Một sự hiểu lầm tai hại như thế có thể bị suy giảm đến mức tối thiểu
nếu người huấn luyện đào tạo môn đệ có nỗ lực thật sự để tránh thái độ chiếm hữu.
Điều chúng ta vừa đề cập không hề hàm ý rằng người đào tạo môn đệ không hề có
chút quyền hành gì. Là người đại diện cho Đấng vốn có toàn quyền, người ấy đã
đầu tư vào đó một thứ uy quyền thứ ha, từ Đức Chúa Trời mà có. Người ấy cũng
giống nhgư một đầy tớ trông nom các concái cho Chủ mình vậy. Trong IICo 2Cr
4:5. Phao-lô đã tự nhận mình là tôi tớ của các Cơ Đốc nhân tại Cô-rinh-tô. Một tôi
tớ không phải là một nhân vật quan trọng, nhưng khi đứa con đi lạc đường, thì kẻ
tôi tớ (hay người vú em) cần sửa trị nó.
Cho nên, sau khi bảo với người Cô-rinh-tô rằng “tôiđã dùng Tin lành mà sanh anh
em ra” (ICo1Cr 4:15), Phao-lô nói tiếp rằng lần sau khi đến Cô-rinh-tô, rất có thể
ông sẽ phải thi hành kỷ lật đốivới họ. Ông hỏi: “Anh em muốn điều gì hơn: muốn
tôi cầm roi mà đến cùng anh em hay là lấy tình yêu thương và ý nhu mì?” (c.21).
Với tư cách một người cha thuộc linh, Phao-lô có thể đến cả như một người sửa
phạt lẫn một người khích lệ dịu hiền. Thế nhưng mọi uy quyền của ông với tư cách
một người cha thuộc linh đều do Đức Chúa Trời mà có, Ngài là Đấng mà ông chỉ
làm đầy tớ mà thôi. Chỉ một mình Đức Chúa Trời mới là người cha thuộc linh.
Sắp xếp các concái trong chức vụ (ITi1Tm 1:3)
Một trong những điều quan trọng nhất mà Phao-lô phải làm cho người conthuộc
linh của ông là Ti-mô-thê, là đào tạo huấn luyện rồi sắp xếp ông vào chức vụ. Điều
này rất hiển nhiên trong 1:3 chỗ mà Phao-lô đã viết “Ta nay nhắc lại mạng lệnh mà
ta đã truyền cho con, khi ta đi sang xứ ma-xê-đoan, con phải ở lại Ê-phê-sô, để răn
bảo những người kia đừng truyền dạy một đạo giáo khác”.
Công việc được giao cho Ti-mô-thê. Phao-lô để Ti-mô-thê lại Ê-phê-sô với sứ
mạng quan trọng là bảo tồn sự thuần khiết của giáo lý, cho Hội Thánh tại đó. Nội
dung của thư tín này cho thấy Ti-mô-thê là người lãnh đạo của cả Hội Thánh, có
trách nhiệm chẳng những là duy trì sự thuần khiết của giáo lý, mà cả trong vấn đề
bổ nhiệm và giám sát các trưởng lão và chấp sự nữa.
Về mặt tôn giáo và chính trị, thì Ê-phê-sô là thành phố chủ yếu của Tiểu Á Châu.
Phao-lô đã từng lao động gian khổ hơn hai năm tại đấy. Trong thời gian đó, đã có
một trong những phong trào tăng trưởng của Hội Thánh gây kinh ngạc nhất trong
lịch sử, khi Phúc Âm được truyền bá cho mọi người ở trong cõi A-si đều được
nghe (Cong Cv 19:10), và nhiều Hội Thánh đã được thiết lập trong toàn tỉnh ấy.
Đây là chiến thuật điển hình của Phao-lô, tức là thiết lập nhiều Hội Thánh trong
các thành phố chủ chốt, để từ đó, công tác chứng đạo được bắt đầu cho các khu
vực phụ cận.
Vì tầm quan trọng của Hội Thánh tại Ê-phê-sô, người lãnh đạo Hội Thánh ấy phải
là một nhân vật chủ chốt. Ti-mô-thê đã được phó thác công tác ấy. Ti-mô-thê được
Phao-lô “truyền lịnh” phải ở lại Ê-phê-sô. Lời lẽ ở đây gợi ý rằng chắc Ti-mô-thê
đã phải miễn cưỡng ở lại đó. Ông vốn có bản tính rụt rè nên có lẽ đã muốn thoái
thác một trách nhiệm lớn lao như thế. Ngoài ra, ông vẫn còn quá trẻ nữa (ITi1Tm
4:12). Nhưng Phao-lô vốn biết rõ các khả năng của Ti-mô-thê, cho nên bất chấp
điều có vẻ như nhiều phẩm cách chưa đạt của ông, Phao-lô vẫn giao cho ông công
tác ấy. Bức thư này thuộc vào số những điều mà Phao-lô đã làm nhằm khích lệ
Ti-mô-thê để củng cố cho uy quyền của ông. Có lẽ Phao-lô trông mong cho bức
thư này sẽ được đọc công khai trong các Hội Thánh tại A-si. Khi nghe đọc bức thư
này, mọi người sẽ nhận biết là Ti-mô-thê đã được chính Phao-lô giao cho vai trò
quan trọng là lãnh đạo trong Hội Thánh.
Một phần nhiệm vụ của Ti-mô-thê là “răn bảo những người kia đừng truyền dạy
các tà giáo” (theo bản Anh văn). Từ ngữ được dịch ra là răn bảo là một danh từ
quân sự có nghĩa là “ra lệnh, truyền lệnh cách nghiêm ngặt”. Vì địa vị của
Ti-mô-thê là một địa vị có uy quyền, nên ông có thể có hành động đầy uy quyền.
Chúng ta có thể thấy những câu giống như thế này sẽ giúp thúc đẩy Ti-mô-thê sử
dụng quyền uy như thế nào.
Việc khá tình cờ là ở đây, chúng ta cũng thấy gợi ý thứ nhất trong số nhiều gợi ý
mà thư tín này đưa ra liên quan đến thái độ mà Ti-mô-thê phải có đốivới tà giáo
(xem ITi1Tm 1:3-11, 19, 20; 4:1-16; 6:3-5, 20-21). Ở đây cũng như ở những chỗ
khác, Phao-lô đều truyền dạy Ti-mô-thê phải có lập trừng vững vàng. Không thể có
thái độ dung hoà đốivới một việc nghiêm trọng như thế. Các giáo sư giả sẽ không
được cho phép giảng dạy trong Hội Thánh.
Chuẩn bị Ti-mô-thê cho chức vụ. Phao-lô có thể tin cậy giao cho Ti-mô-thê một
công tác quan trọng vì ông đã đầu tư đầy đủ vào đời sống của Ti-mô-thê. Một công
cuộc chuẩn bị như thế đã không xảy ra chỉ trong đầu hôm sớm mai hay chỉ qua một
“khoá đào tạo huấn luyện lãnh đạo” sơ sài mà thôi.
Là người sinh quán tại Lít-trơ, có lẽ Ti-mô-thê đã ăn năn quy đạo trong vòng lưu
hành truyền giáo đầu tiên của Phao-lô. Lúc Phao-lô đến đấy nhân lần thăm viếng
thứ hai, ông nhận thấy Ti-mô-thê đã được cộng đồng Cơ Đốc giáo đánh giá cao.
Cho nên ông đã đem Ti-mô-thê theo để giúp đỡ ông trong các chuyến du hành
(Cong Cv 16:1-4).
Suốt nhiều năm tiếp xúc thân mật với Phao-lô đó, Ti-mô-thê đã có cơ hội qua sát
thật gần cuộc đời của Phao-lô. Đời sốngấy đã trở thành một tấm gương cho
Ti-mô-thê noi theo. Phao-lô viết: “Về phần con, con đã noi theo ta, trong sự dạy
dỗ, tánh hạnh, ý muốn, đức tin, nhịn nhục, yêu thương, bền đỗ của ta, trong những
sự bắt bớ, và hoạn nạn đã xảy đến cho ta tại thành An-ti-ốt, Y-cô-ni và Lít-trơ.
Những sự bắt bớ đó ta đều chịu cả, và Chúa đã cứu ta thoát khỏi luôn luôn” (IITi
2Tm 3:10, 11). Từ ngữ được dịch ra là “noi theo” ở đây hàm ý Ti-mô-thê đã biết rõ
và theo gương mà Phao-lô đã nêu, đã cẩn thận chú ý với ý định là sẽ làm theo. Đây
là một thuật ngữ, xác định mối liên hệ giữa người môn đệ với sư phụ của mình.
Ti-mô-thê biết chính xác Phao-lô đã tin gì, dạy gì, hành động và phản ứng như thế
nào, là số kiến thức chỉ có thể thu thập được khi hai người cùng sống chung, cùng
cầu nguyện và chịu khổ chung với nhau. Trong những từng trải có chung với nhau
đó, Phao-lô đã mở rộng cuộc đời mình ra cho Ti-mô-thê. Ông đã áp dụng phương
pháp phục vụ bằng cách mở rộng tấm lòng mình ra. Từ phương pháp ấy, Phao-lô
viết: “Hỡi người Cô-rinh-tô, miệng chúng tôi hả ra vì anh em, lòng chúng tôi mở
rộng. Chẳng phải chúng tôi hẹp hòi đãi anh em, nhưng ấy là lòng anh em tự làm
nên hẹp hòi” (IICo 2Cr 6:11, 12 cũng xem ICo1Cr4:9).
Ngày nay, phương pháp mở rộng lòng mình ra để phục vụ này dã không còn là phổ
biến nữa. Chức nghiệp chỉ nghĩa đã xâm nhập các phương pháp phục vụ ngày nay
đến mức quý vị mục sư và giáo sư đều được khuyến khích phải giữ kín đời sống cá
nhân và riêng tư của mình, phân biệt với cuộc đời thi hành chức vụ. Họ đã được
dạy bảo là đừng phơi bày đời tư của mình ra cho những người mà họ phục vụ nhìn
thấy. Chỉ trong những buổi nhóm họp theo hình thức đã được sắp xếp trước như
những buổi họp tổ (nhóm nhỏ ít người), nội bộ, họ mới tỏ ra cởi mở để chia sẻ về
đời tư của họ mà thôi. Việc tiếp xúc với tín đồ chỉ giới hạn trong các buổi nhóm lại
và những lần hẹn gặp riêng thỉnh thoảng mới có mà thôi. Nhờ giữ kín đời tư của
mình, họ sẽ tự cứu được mình khỏi nhiều khổ đau rắc rối - họ được dạy bảo như
thế. Những nỗi đau của việc tự bộc lộ, tự phơi bày tấm lòng mình ra là cái giá phải
trả cho một chức vụ sâu sát. Phao-lô sẵn sàng chấp nhận cái nguy cơ là chính mình
bị tổn thương do tự mở lòng mình ra đối với những người như Ti-mô-thê. Mà
chúng ta đều biết rõ cái sự kiện là do liên hệ chặt chẽ mật thiết với các con cái
thuộc linh của mình như thế, nên ông đã rất thường bị tổn thương. Nhưng qua tiến
trình ấy, ông đã có thể nhân bộichức vụ của mình.
Hồi còntrẻ, tôi được đặc ân chịu ảnh hưởng của hai nhânv ật quan trọng về đào tạo
môn đệ, là Sam Sherrard, lãnh đạo của chúng tôi trong Hội Thanh niên vì Chúa
Cứu Thế, và Robert Coleman, một giáo sư chủng viện. Nhân cách và phương pháp
đào tạo môn đệ của họ rất khác nhau. Nhưng trong nhiều lãnh vực, cáchhọ phục
vụ tôi đều giống nhau. Tôi có nhiều thì giờ thường xuyên cũng cầu nguyện và
nghiên cứu Thánh Kinh với họ, thường thường là cùng với một vài người khác
nữa. Cả hai đều đưa tôi về nhà riêng cũng cùng với vài người người khác nữa để
dành riêng thì giờ với họ và gia đình họ. Chúng tôi đã nhiều lần cùng ăn với nhau
và thỉnh thoảng cùng làm việc chung quanh nhà họ. Chúng tôi từng cười đùa với
nhau, thảo luận về những việc thông thường nhiều khi tranh luận về những vấn đề
mà chúng tôi gặp và rất thường là về những điều liên quan đến Chúa.
Cả hai nhân vật ấy đều đem tôi theo họ khi họ đi ra ngoài, vì những công tác phục
vụ được giao phó. Tôiquan sát họ làm chứng đạo, làm công tác tham vấn, hướng
dẫn các buổi nhóm lại, truyền giảng và đối phó với những cuộc khủng hoảng. Có
khi tôi cũng được dành cho một phần nhỏ trong chương trình của họ. Những lần
vui nhất của chúng tôi là khi chúng tôi đi đến một nơi nào đó hay di chuyển từ một
nơi này đến nơi khác bằng tàu hoả, xe buýt, mô-tô. Qua những cuộc trò chuyện
như thế, họ chia sẻ cho tôi những chân lý đã ăn sâu vào tâm hồn tôi. Chắc chỉ khi
lên thiên đàng rồi, tôi mới biết là mình đã học hỏi được bao nhiêu điều nhờ sống
chung với những người của Đức Chúa trời như thế.
Cho nên, suốt thời gian ở chung với Phao-lô, Ti-mô-thê đã quan sát cuộc đời của
ông để làm gương cho mình noi theo. Vào những thời gian như thế, Phao-lô đã dạy
cho Ti-mô-thê các chân lý căn bản của Cơ Đốc giáo, như van bản nổi tiếng về chức
vụ đào tạo môn đệ sau đây đã chỉ cho thấy: “Những điều conđã nghe nơi ta ở
trước mắt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài
dạy dỗ kẻ khác” (IITi 2Tm 2:2). Ở đây mô tả một bộ phận chân lý cần phải truyền
lại qua bốn thế hệ Cơ Đốc nhân. Suốt thời gian ở chung với nhau, Phao-lô đã
truyền lại cho Ti-mô-thê trọn vẹn một nền giáo dục thần học. Ông đã làm hiệu
trưởng của cả một từng cao đẳng dạy Thánh Kinh trong khi vẫn du hành truyền
giáo?
Đó dường như cũng là phương pháp mà nhiều vị mục sư (người phục vụ Chúa) đã
được đào tạo, huấn luyện trong những ngày ấy - không phải là trong bối cảnh chính
thức của một chủng viện thần học, nhưng là trong bốicảnh của một đoàn người
đang phục vụ, cũng là phương pháp mà Chúa Giê-xu từng đào tạo huấn luyện các
môn đệ Ngài. Tôitin rằng đây vẫn còn là phương pháp kiến hiệu nhất để đào tạo
huấn luyện các cán bộ Cơ Đốc giáo. Quả đúng là nền giáo dục thần học chính thức
là tiếng gọi của Đức Chúa Trời đối với một số người, cho nên tôi không dám đánh
giá thấp nó. Nhưng tôi tin rằng chúng ta vốn thường dốc đổ hết mọi việc vào các
chủng viện mà đáng lẽ ra chính chúng ta phải tự làm lấy, như việc đào tạo cho các
nhà lãnh đạo đạt mức trưởng thành.
Tôi tin rằng môi trường kiến hiệu nhất để đào tạo cán bộ là một đội phục vụ mà bộ
phận sinh hoạt chủ yếu đang thu thập kinh nghiệm, và là nơi mà hoạt động phục vụ
tích cực, việc giám sát cẩn thận, và việc dạy dỗ đang được thực hiện. Tại đây, các
chiến sĩ đang được huấn luyện để chiến đấu ngay ngoài mặt trận. Những chiến
binh như thế sẽ là những người giỏi nhất để duy trì cuộc chiến đấu.
Một số các nhà truyền đạo tài giỏi có kết quả nhất tôi từng gặp vốn không hề đượfc
đào tạo chính thức về thần học. Lạ lùng thay, dường như tất cả họ đều trông mong
mình được huấn luyện đào tạo như thế một phần nào Nhưng chức vụ của họ đã
không cho thấy là họ cần đến điều đó. Họ là những con người của Lời Chúa, có
nhiệt tâm đốivới Chúa Cứu Thế, một gánh nặng đối với người đang bị hư vong, và
một ân tứ truyền giảng. Họ đã học tập để nghiên cứu Lời Chúa thật cẩn thận rồi
ứng dụng nó thật phải lẽ vào đời sống. Nhưng xin lưu ý là tất cả họ đều nói về một
nhà truyền đạo lớn tuổi hơn đã từng dạy Thánh Kinh cho họ, về cáchgiữ theo đó,
và cách truyền giảng nó ra. Họ đã được huấn luyện theo phương pháp của Thánh
Kinh do những người đã tin vào chức vụ nhân bội. Có một điều họ hãy cònthiếu là
một loại công nhận nào đó trong một số giới người nào đó. Nhưng điều công nhận
mà chúng ta tìm cầu hơn hết là trong thiên đàng. Và ở đó, chúng ta được công nhận
không phải vì số văn bằng đại học, nhưng là vì phẩm chất của công tác phục vụ
Chúa của chúng ta.
Một nét đặc trưng then chốtkhác nữa trong việc Phao-lô đào tạo Ti-mô-thê liên
quan với việc giao phó một vài chức vụ nào đó của mình cho Ti-mô-thê. Phần ký
thuật đầu tiên chúng ta có được về vấn đề này là chuyến du hành truyền giáo đầu
tiên mà Ti-mô-thê đã tháp tùng Phao-lô. Tại Bê-rê, nhiều người Do Thái từ
Tê-sa-lô-ni-ca đến đã sách động dân chúng nhiều đến nỗi Phao-lô phải rời khỏi
thành phố ấy. Ông để Ti-mô-thê ở lại phía sau với một người lớn tuổi hơn là Si-la
để hoàn tất những gì cần phải làm tại đấy (Cong Cv 17:14, 15). Về sau, Ti-mô-thê
còn được Phao-lô sai đi trong nhiều sứ mạng với tư cách người đại diện cho ông.
Trong nhiều bức thư của Phao-lô, tên Ti-mô-thê được nêu ra cùng với phần lý lịch
bắt đầu của ông (IICo 2Cr 1:1; Phi Pl 1:1; CoCl 1:1; ITe1Tx 1:1; IITe 2Tx 1:1;
Phil Plm 1:1). Sự kiện này chứng minh rằng Phao-lô đã tìm cách khiến cho nhiều
Hội Thánh công nhận Ti-mô-thê là một cấp lãnh đạo chủ chốt. Đây là trường hợp
của một nhân vật quan trọng muốn công khai chứng minh rằng một người trẻ tuổi
hơn đang là sĩ quan liên lạc của riêng mình!
Nhưng vào lúc thư ITi-mô-thê được viết ra, thì Ti-mô-thê dang phụ trách Hội
Thánh lớn tại Ê-phê-sô. Hội Thánh này là một trách nhiệm quá lớn lao đốivới một
người có độ tuổi như Ti-mô-thê, nên dường như Ti-mô-thê chỉ miễn cưỡng chấp
nhận nó mà thôi. Cho nên Phao-lô phải ra lệnh cho ông cứ tiếp tục như thế
(ITi1Tm 1:3).
Nếu Phao-lô không biết nhân bộichức vụ của mình nhờ những người như
Ti-mô-thê, chắc ông đã không thể làm nổi nhiều việc cho Nước Trời đến thế. Lẽ dĩ
nhiên, người ta phải trả giá khi muốn giao nhiệm vụ cho những phụ tá trẻ tuổi hơn.
Thoạt đầu, chắc họ không thể dám đứng nổi một công tác đòihỏi phẩm chất cao
như một người lãnh dạo. Thật vậy, họ có thể phạm nhiều sai lầm gây trở ngại cho
danh tiếng của người lãnh đạo. Mặt khác, một số người còn có thể kết thúc bằng
việc kế tục quyền lãnh đạo khi đã trở thành nổi trội. Điều này đã xảy ra với người
cựu chiến binh là Ba-na-ba, về sau đã bị người phụ tá trẻ tuổi của ông là Phao-lô
“qua mặt”. Nhưng Phúc Âm vẫn tiến lên phía trước. Một công tác tồn tại mãi đã
được hoàn thành. Nhiều Hội Thánh đã được thiết lập. Những người có khả năng đã
được để lại phía sau để lãnh đạo chúng. Và đó há không phải là điều mà bất cứ một
vị mục sư nào cũng muốn nhìn thấy là vốn do chức vụ của mình đã hoàn tất hay
sao?
Dành thì giờ để đào tạo môn đệ
Chỉ tập trung chú ý vào một vài người trong một chức vụ đào tạo môn đệ, thì
không phải là một công tác hấp dẫn lắm. Đào tạo môn đệ cần đến thì giờ, nên
nhiều người lãnh đạo không sẵn sàng trả giá để chính họ phải tự ban ra quá nhiều
trong một chức vụ đào tạo môn đệ một cách riêng tư như thế. Nhiều nhà lãnh đạo
có quá nhiều cống hiến cho nhiều giới quần chúng đông đảo, nên không tìm được
thì giờ để đào tạo cho các cá nhân.
Có khi nhiều cấp lãnh đạo than phiền rằng đang khi thi hành chức vụ, họ không thể
đồng thời phát triển bồi dưỡng cấp lãnh đạo, vì chẳng có ai sẵn sàng chịu đào tạo
huấn luyện cả. Thế nhưng vấn đề này có thể là do chính người lãnh đạo ấy. Có lẽ
người ấy đã tạo cho thiên hạ cái cảm tưởng rằng mình quá bận rộn nên không thể
có thì giờ cho việc phát triển việc đào tạo cá nhân. Như Lung Eims viết: “Muốn có
người dấn thân đến với bạn, bạn phải dấn thân đến với họ trước”. Eism gọi đó là
“một bí quyết, một yếu tố bí mật” trong chức vụ đào tạo môn đệ.
Các cấp lãnh đạo sẽ phải luôn luôn chiến đấu để tạo thế cân bằng giữa chức vụ
công khai với công tác đào tạo cá nhân. Thường thường thì sức quyến rủ của chức
vụ công khai có thể ngăn trở một cấp lãnh đạo trong việc dành riêng thì giờ để đào
tạo môn đệ. Walter Hewichsen đã mô tả rõ ràng điều này trong quyển sách tuyệt
vời của ông về chức vụ đào tạo môn đệ:
“Chức vụ đào tạo môn đệ thiếu hấp dẫn và sức thôi thúc của loại chức vụ trên bục
giảng hay của những buổihọp đông người. Nhưng chúng ta khó có thể đánh giá
quá cao tầm quan trọng của việc đầu tư cho loài người phải lẽ, một cuộc đầu tư có
khải tượng và đúng kỷ luật, hoàn toàn tận hiến cho Chúa Cứu Thế Giê-xu sẵn sàng
trả bất cứ giá nào để hoàn thành ý chỉ của Đức Chúa Trời trong đời sống mình.
Gắn bó với một người nhằm giúp người ấy vượt mọi trở ngại có thể có để trở thành
một môn đệ là một nhiệm vụ lâu dài và gian khổ” (Disciples Are Made Not Born,
Victor Books, 1974).
Đào tạo môn đệ là một chức vụ mà nhiều người ngày nay đề cập, nhưng thật ra lại
có ít người thực thi. Thế nhưng tầm quan trọng của nó là điều không thể phóng đại
(cường điệu). Cái thế hệ nổi tiếng hơn hết về công tác truyền bá Phúc Âm cho các
khối quần chúng đông đảo này, lại chú trọng vào tầm quan trọng của chức vụ đào
tạo môn đệ. Trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải trong tạp chí định kỳ
(Christianity Today, Tiến sĩ Billy Graham đã được hỏi: “Nếu ông là mục sư của
một Hội Thánh lớn trong một thành phố quan trọng, thì kế hoạch hành động của
ông sẽ là gì?”. Tiến sĩ Graham đáp:
Tôi nghĩ một trong những điều quan trọng đầu tiên mình sẽ làm là tập hợp một
nhóm từ tám, mười hoặc mười hai người chung quanh mình để cùng họp nhau lại
vài giờ mỗi tuần và trả giá! Điều đó sẽ khiến họ phải trả một giá nào đó về thì giờ
và nỗ lực. Tôisẽ chia sẻ cho họ tất cả những gì mình có trong một thời gian nhiều
năm. Rồi tôi sẽ thật sự có được mười hai vị mục sư trong số các tín đồ thường để
đến lượt họ sẽ có thể chọn tám, mười, mười hai hoặc nhiều người hơn nữa để dạy
bảo họ. Tôibiết có một hoặc hai Hội Thánh đang làm như thế, vì đó là làm cách
mạng trong Hội Thánh. Tôi nghĩ rằng Chúa Cứu Thế đã đặt ra cái mẫu mực ấy.
Ngài đã dành phần lớn thì giờ của mình cho một đám quần chúng đông đảo. Thật
vậy, mỗi lần Ngài gặp một đám quần chúng đông đảo thì đối với tôi, dường như đã
chẳng có kết quả nhiều lắm đâu. Dường như theo tôi thì các kết quả lớn lao là do
việc Ngài gặp gỡ riêng tư và trong số thì giờ Ngài dành riêng cho mười hai (môn
đệ) của Ngài. (Tríchcủa Coleman, The Master Plan of Evangelism, Revell, 1964).
Ứng dụng cá nhân
Chúng ta phải tự vấn mình đang dành bao nhiêu thì giờ mỗi tuần để đào tạo cho
các Cơ Đốc nhân trẻ tuổi trở thành môn đệ của Chúa. Chúng ta có cần sắp xếp lại
cho có thứ tự các công việc được xem là có quyền ưu tiên để dành nhiều thì giờ
hơn cho chức vụ này không? Chúng ta có cần quyết định ngay bây giờ là phải tìm
một người nào đó để đào tạo người ấy trở thành môn đệ hay không? Chúng ta phải
cầu nguyện để tự mình có câu trả lời cho vấn đề này.
KHẢI TƯỢNG VỀ ĐỨC TIN
(ITi1Tm 1:11-17)
Chương thứ nhất của chúng ta đã đề cập tình phụ tử thuộc linh. Trong đó chúng ta
đã mô tả nỗ lực của con người nhằm mở rộng Nước Trời. Một người bạn của tôi
sau khi đọc một quyển sách có một bức thông điệp tương tự, đã than phiền rằng
quyển sách ấy nhấn mạnh quá nhiều vào nỗ lực của con người để bồidưỡng các tín
hữu, mà quá ít vào ân điển của Đức Chúa Trời. Phao-lô đã trình bày cho Ti-mô-thê
cái ý niệm về ân điển làm nền tảng cho toàn thể chức vụ có kết quả. Và trong phần
nghiên cứu khúc sách này của chúng ta, chúng ta sẽ thảo luận các phương pháp
khác nhau, theo đó ân điển giữ một phần quan trọng trong đời sống và chức vụ của
Cơ Đốc nhân.
Trong 1:3-11 Phao-lô đã trả lời cho tà giáo mà Ti-mô-thê đã phải đương đầu tại
Ê-phê-sô (chúng ta sẽ không nghiên cứu khúc sách này bây giờ, nhưng về sau, sẽ
nghiên cứu một khúc sáchtương tự, là 4:1-5). Ở đoạn kết phần trả lời của Phao-lô,
ông có đề cập những điều “trái nghịch với đạo lành…. Là điều đạo Tin Lành vinh
hiển của Đức Chúa Trời hạnh phước dạy dỗ, mà sự truyền đạo đó đã giao phó cho
ta” (1:10b, 11). Ở đây có đề cập thoáng qua về việc Phao-lô đã được kêu gọi và
chức vụ của ông. Khi Phao-lô nghĩ đến tiếng gọi và chức vụ của mình, ông cũng đã
suy nghĩ về ân điển ẩn phía sau tiếng gọi và chức vụ đó (1:12-17).
An điển trong việc ăn năn quy đạo và trong chức vụ (1:12-15)
Khi thảo luận về việc ăn năn quy đạo và chức vụ của mình, Phao-lô chỉ dùng từ
ngữ ân điển có một lần trong mấy câu này (c.12-15). Thế nhưng ý niệm về ân điển,
như một đặc ân của Đức Chúa Trời ban cho mà chúng ta chẳng xứng đáng để được
nhận lãnh, đã là mũi nhọn, là sức thúc đẩy chủ yếu của từng câu nói một ở đây.
Được kêu gọi và trang bị (1:12). Phao-lô nêu ra ba lý do khiến ông tri ân Đức Chúa
Trời về chức vụ của ông. Ông viết: “Ta cảm tạ Đấng ban thêm sức cho ta, là Đức
Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta, về sự Ngài đã xét là trung thành, lập ta làm kẻ
giúp việc”. Ở đây Phao-lô dùng ba động từ Hy văn để mô tả sự kêu gọi và chức vụ
của ông, tất cả đều thuộc thì quá khứ (aorist). Cách dùng thì quá khứ cho thấy
Phao-lô đang đề cập một khoảnh khắc nhất định trong chuyến hành hương thuộc
linh của mình, lúc ông nhận được tiếng gọi vào chức vụ. Văn cảnh cho thấy việc ấy
đã xảy ra cho đời sống Phao-lô lúc ông ăn năn quy đạo.
Trước hết, Phao-lô bảo rằng Chúa Giê-xu “đãan thêm sức cho ta”. Động từ mà
Phao-lô dùng có nghĩa đen là đặt sức lực vào bên trong. Lúc Đức Chúa Trời gọi
Phao-lô vào chức vụ, Ngài đã đầu tư trong ông đầy đủ sức lực để hoàn thành tiếng
gọi ấy. Nhiều tôi tớ Chúa thường cảm thấy mình yếu đuối khi trực diện với các đòi
hỏi mình yếu đuối khi trực diện với các đòihỏi của chức vụ của mình. Nhưng họ
có thể quả quyết rằng tuy sức riêng của họ có thể thiếu khiến họ có thể thất bại,
nhưng sức lực của Đức Chúa Trời thì không phải thế. Họ có thể chiến đấu dưới sức
nặng của trách nhiệm, vùng vẫy để đủ sức đương cự với khối lượng công tác mà họ
phải làm, hay không chắc chắn vào các khả năng của riêng họ. Nhưng họ luôn luôn
có thể khẳng định rằng: “Đấng đã gọi anh em là thành tín, chính Ngài sẽ làm việc
đó” (ITe1Tx 5:24) đổihai chữ (anh em) thành (chúng ta).
Thứ hai, Phao-lô bảo rằng Chúa Cứu Thế “đã xét ta là trung thành”. Từ ngữ được
dùng ở đây có khi còn được dịch ra là “đáng tin cậy”. Phao-lô có thể được tin cậy
là sẽ hoàn thành các trách nhiệm được giao với các khả năng cao nhất. Lời bình
giải của Hiebert về câu này là “Phẩm cách đầu tiên của một người phụ vụ
(minister: mục sư) Chúa Cứu Thế không phải là tài năng hay kiến thức, mà là lòng
trung thành” (First Timothy Everyman’s Bible Commentary, Moody, 1957). Ở chỗ
khác, Phao-lô viết: “Vả lại, cái điều người ta trông mong nơi người quản trị là phải
trung thành” (ICo1Cr4:2).
Phao-lô vốn không có các phẩm chất tự nhiên mà chúng ta kết hợp với một nhà
truyền đạo vĩ đại. Ông vốn có một tâmt rí vĩ đại thiên phú, nhưng ông thường bảo
mình kém tài hùng biện hơn nhiêù người khác của thời đại mình (ICo1Cr 2:1-5;
IICo 2Cr 10:10; 11:6). Diện mạo thể xác của ông có vẻ yếu đuối (IICo 2Cr 10:10).
Ông thường đau yếu (12:7-10; GaGl 4:13, 14). Thế nhưng ông rất trung thành và
sẵn sàng kiên trì nhẫn nhục, bất chấp khó khăn gian khổ, chống đốivà căng thẳng
(xem IICo 2Cr 4:7-12; 6:4-10; 11:23-29). Thái độ sẵn sàng này là một trong những
bí quyết của tài năng làm được nhiều công tác tồn tại mãi cho Đức Chúa Trời của
ông.
Có người thuật lại rằng sau khi William Carey được ca ngợi về những thành tựu vĩ
đại của ông, đã trả lời “Tôi chỉ bền lòng mà thôi”. Bền lòng là thái độ sẵn sàng
bám vào công tác mà Đức Chúa Trời đã giao cho đến khi hoàn thành nó - là nhờ có
lòng tận trung với chức vụ Đức Chúa Trời đã nhìn thấy cái đức tính này trong
Phao-lô.
Thế nhưng tự nó, lòng trung thành có thể không dẫn đến thành công. Tuy nhiên,
khi được kết hợp với sức lực của Đức Chúa Trời, nó sẽ trở thành một lực lượng
mạnh mẽ để phục vụ Nước Trời.
Khẳng định thứ ba trong câu này, là Đức Chúa Trời đã căn cứ vào lòng trung thành
của Phao-lô để tin cậy ông, “lập (ông) làm kẻ giúp việc” cho Ngài. Phao-lô đang
đề cập một sự sai phái, một tiếng gọi phục vụ mà ông đã nhận được lúc mới ăn năn
quy đạo. Tuy đó không phải là một lễ tấn phong chính thức, đó là một lời từ Đức
Chúa Trời cho biết Ngài muốn ông phục vụ Ngài.
Trong những năm đầu tiên của cuộc đời làm Cơ Đốc nhân của mình (và cả đến bây
giờ nữa) có rất ít chân lý vào lại có nhiều ý nghĩa cho tôi cho bằng cái chân lý là
biết rằng Đức Chúa Trời đả kêu gọi tôi phục vụ Ngài. Về lý thuyết, tôi đã biết
mình là một con cái của Đức Chúa Trời. Nhưng bản tính của tôi nhận thấy rất khó
chấp nhận các hàm ý của địa vị làm con đó. Tôithường chiến đấu với cái cảm thức
rằng mình vốn hèn hạ và vô giá trị. Thế nhưng tôi phải nhìn nhận cái sự kiện mình
vốn được Đức Chúa Trời kêu gọi rằng Đức Chúa Trời đã xem tôi là thích hợp với
một công tác nào đó của Ngài. Chính sự kiện ấy đã bắt buộc tôi phải chấp nhận, rồi
sau đó, là vui vẻ với niềm hân hoan rằng mình được làm con cái Đức Chúa Trời.
Về lý thuyết tôi đã tin mình vốn quý báu cho Đức Chúa Trời, nhưng việc kêu gọi
tôi vào chức vụ giúp tôi nhận thấy nó một cách thực tế. Cái ý nghĩ này khiến tâm
trí tôi hoan hỉ. Chúa Tể của ông trình sáng tạo dang có một việc đặc biệt để tôi làm
cho Ngài!
Ba câu khẳng định trên đây của Phao-lô rằng Chúa Giê-xu đã ban cho ông sức lực,
đã xem ông là đáng tin cậy và đã bổ nhiệm ông vào chức vụ phục vụ Ngài, cho
chúng ta thấy Phao-lô xem chức vụ của ông trước nhất là một hệ quả của việc Đức
Chúa Trời đã kêu gọi và trang bị cho ông. Chắc điều này vốn là một nguồn khích
lệ lớn lao và là động cơ thúc đẩy ông kiên trì chịu đựng nhiều gian khổ và bắt bớ
bách hại mà ông đã gặp. Nếu chính Đức Chúa Trời Toàn năng đã chủ động đi bước
trước trong việc kêu gọi Phao-lô cho chính Ngài và để phục vụ Ngài, thì chắc chắn
Ngài sẽ tiếp tục ban phước cho ông, trang bị cho ông, và nhờ ông hoàn thành các
chủ đíchcủa Ngài. Chẳng hề có sức mạnh, hoàn cảnh hay sự chống đốinào có thể
thắng được các kết quả của việc Đức Chúa Trời đã ban quyền năng để ông phục
vụ.
Ơn thương xót cho kẻ bắt bớ bách hại (ITi1Tm 1:13). Phao-lô vừa nói việc ông
được kêu gọi. Bằng một cách thức đặc biệt, ông thêm ngay vào một điều gì đó về
sự không xứng đáng của chính ông. Ông bảo ông đã được gọi “mặc dù ông vốn là
người phạm thượng, hay bắt bớ và hung bạo”.
Có một số các Cơ Đốc nhân lấy làm hãnh diện về các công trình tội lỗi trước khi
họ trở thành Cơ Đốfc nhân. Khi làm chứng, họ cố tìm cách gậy ấn tượng trên
người khác về họ vốn xấu xa như thế nào. Dường như họ muốn nói rằng “Tôitừng
là người đứng đầu các tội nhân. Tôicũng từng tìm kiếm lạc thú”. Việc ăn năn quy
đạo của họ như mờ nhạt vô nghĩa trước cuộc đời tội lỗi đầy màu sắc của họ. Những
người nghe họ bị bỏ mặc với cái ấn tượng về tội lỗi, chớ không phải là về ân điển.
Phao-lô cũng thường dùng lời lẽ nặng nề để mô tả cách ăn ở cư xử trước ngày ăn
năn quy đạo của mình (cũng xem ICo1Cr15:9; GaGl 1:13, 14). Nhưng ông luôn
luôn làm việc ấy từ viễn cảnh của ân điển. Mục tiêu của ông là đề cao ân điển để
chứng minh rằng Chúa Cứu Thế thật tuyệt vời như thế nào. Việc đề cập cách ăn ở
cư xử trước khi trở thành Cơ Đốc nhân của ông giúp ông hoàn thành cái mục đích
ấy, nhưng rồi nó biến mất ngay vào bóng tối, để cho ân điển và lòng nhân từ
thương xót của Đức Chúa Trời toả sáng qua đó.
Phao-lô viết: “Tađã độiơn (được) thương xót”. Động từ này là một tiếng nói thụ
động, cho nên chúng ta có thể dịch nó theo đúng nguyên văn là “Tađã được
thương xót”. Nhưng bằng cáchdùng thể thụ động ở đây, một lần nữa, Phao-lô lại
đề cao ân điển. Mọi công lao cho việc ông được cứu rỗi đều từ Đức Chúa Trời đến.
Phao-lô vốn là một kẻ phạm thượng vô giá trị, một kẻ bắt bớ bách hại và là một
người hung bạo. Nhưng trong tình trạng hư hỏng xấu xa vô phương tự cứu đó, ông
đã “được thương xót”.
Từ ngữ “thương xót” (cũng được dùng trong c.16) hàm ý ám chỉ tình trạng khốn
khổ của người cần được cứu giúp. Nó có nghĩa tương tự như thương hại và thương
cảm. “An điển” trong c.14 hàm ý chúng ta không xứng đáng được giúp đỡ như đã
nhận được. Nó là một vật mà người nhận không xứng đáng để tiếp nhận. Cả hai từ
ngữ này đều chỉ vào điều mà Đức Chúa Trời đã cho không các tội nhân chẳng có
gì xứng đáng cả.
Một lần nữa, chúng ta khẳng định rằng Phao-lô không hề nghĩ đến việc ăn năn quy
đạo của ông như một quyết định quan trọng do chính mình đưa ra, mà như một
cách đáp lại với ân điển. Phao-lô chẳng bao giờ nói rằng chính ông đã chọn Chúa
Cứu Thế, nhưng luôn luôn bảo rằng chính Chúa Cứu Thế đã chọn ông.
Có một thanh niên đã nói: “Cuộc đời làm Cơ Đốc nhân đã không tạo ra tôi. Tôi đã
cố gắng, nhưng không thể nào sống đúng theo sự quyết định của mình là phải noi
theo Chúa Cứu Thế. Trong tình trạng như thế, tôi đã không thể đạo đức giả mà tự
gọi mình là Cơ Đốc nhân, cho nên tôi đã từ bỏ tất cả”. Điểm mà anh ta tập trung
chú ý là cái quyết định anh ta đưa ra để trở thành một người theo Chúa Cứu Thế.
Với anh ta, cứ làm Cơ Đốc nhân hoàn toàn tuỳ thuộc vào công việc dũng cảm của
chính anh ta. Một khi không sống được theo như mình đã quyết định, anh ta đã ra
đi và từ bỏ Cơ Đốc giáo.
Nhưng đời sống Cơ Đốc nhân hoàn toàn là việc đáp lại với ân điển. Và điểm nhấn
mạnh là trên ân điển, chớ không phải là vào cách đáp ứng hay quyết định của
chúng ta. Chính vì thế mà đức tin nhỏ bằng hạt cải đã đủ cho một đời sống quyền
năng (LuLc 17:6). Tất cả những gì cần thiết chỉ là một sự đáp lại với ân điển của
Đức Chúa Trời.
Cho dù sự đáp ứng ấy có yếu đuốiđến đâu, Đức Chúa Trời sẽ nhận lấy nó rồi ứng
dụng ân điển quyền năng của Ngài vào đó. Cách nhìn đúng, là xem đời sống làm
Cơ Đốc nhân như việc cộng tác giữa ân điển với đức tin. Nhưng ân điển là phần
quan trọng hơn, là thành phần chủ động đi bước trước và nâng đỡ cho sự hợp tác
ấy.
Cho nên, khải tượng về ân điển và ơn thương xót là một dấu hiệu của Cơ Đốc giáo
lành mạnh. Do đó, điều quan trọng là phải chia sẻ khải tượng về đức tin cho các
con cái thuộc linh của chúng ta. Các cấp lãnh đạo Cơ Đốc giáo phải thường bảo
với các tín hữu non trẻ hơn những điều như “Đừng bỏ cuộc”. “Phải chắc chắn là
bạn có dành thì giờ bồi linh (đọc Thánh Kinh và cầu nguyện riêng)” và “chớ
nhưỡng bộ sự cám dỗ”. Nhưng những câu khẳng định cần được giữ thăng bằng
nhờ những câu như “Đức Chúa Trời sẽ giúp bạn” hay “An điển của Đức Chúa Trời
vốn lớn hơn sự cám dỗ”, hoặc “Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã ấn chứng cho
bạn được sống đời đời rồi”.
Phao-lô có đưa ra một lý do khiến ông được thương xót. Đó là vì “ta đã làm những
sự đó đương lúc ta ngu muội, chưa tin” (ITi1Tm 1:13). Đây không phải là một nỗ
lực nhằm dạy tôi. Trong những câu trước và sau đó, Phao-lô đã tự giới thiệu mình
là kẻ cầm đầu các tội nhân. Ngay trong câu này, dường như Phao-lô đã thừa nhận
rằng tội căn bản là vô tín, bởi đó mới nảy sinh ra tất cả các tội khác, như ông đã
viết ở nhiều chỗ khác (RoRm 1:18-32). Phao-lô nói trong tình trạng vô tín như thế,
ông đã có hành động ngu dốt. Nhưng khi chân lý đã được giãi bày cho ông nhờ sự
hiện ra của Chúa Cứu Thế trên conđường Đa-mách, và khi mắt ông đã được mở ra
để hiểu được nó rồi, thì ông đã lập tức đáp ứng lại. Về an ninh, địa vị và thành
công trên đất này, ông đã phải trả giá đắt. Nhưng ông sẵn sàng trả cái giá ấy để có
được các lợi íchcủa chân lý.
Đã có chỗ khác nhau giữa các tội nhân - thậm chí là kẻ đứng đầu các tội nhân như
Phao-lô - đang hành động vì nguy dốt, với những kẻ cố tình chốibỏ Phúc Âm sau
khi họ đã biết rõ chân lý của nó rồi. Vì tội này người Pha-ri-si đã bị quở trách khi
họ gán cho Bê-ên-xê-bun những gì đã hiển nhiên là công việc của Đức Chúa Trời
được Chúa Cứu Thế thực hiện (Mat Mt 12:22-37; Mac Mc 3:20-30). Chúa Cứu
Thế bảo họ đã phạm vào cái tội không thể tha thứ là lộng ngôn chống lại Đức
Thánh Linh. Đức Chúa Trời không thể ngự vào lòng những người như thế vì họ đã
khép chặt tâm trí mình đốivới chân lý. Với những kẻ như thế thì chẳng còn có hy
vọng gì về sự cứu rỗi nữa. Sở dĩ như thế không phải vì tội của họ là quá nặng, vì ân
điển của Đức Chúa Trời vốn lớn hơn mọi tội lỗi của họ, mà vì họ sẽ không cho
phép ân điển của Đức Chúa Trời hành động trên họ.
An điển siêu việt vô cùng dư dật (ITi1Tm 1:14a). Phao-lô viết: An điển của Chúa
chúng ta đã dư dật trong ta, với đức tin cùng sự thương yêu trong Chúa Giê-xu
Christ”. “Đã (được đổ xuống) dư dật trong ta” là câu dịch chỉ một từ ngữ Hy văn
có nghĩa đen là “siêu dư dật”. Trước đó, Phao-lô đã mô tả số tội lỗi rất nhiều (dư
dật) của ông. Ở đây, ông trình bày ân điển siêu dư dật của Đức Chúa Trời. Phao-lô
luôn luôn phấn khởi về đặc tính “siêu” đó của ân điển và sự cứu chuộc. Trong
RoRm5:20 ông đã viết: “Nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật
hơn nữa” (cũng xem IICo 2Cr 7:4; 12:7-10; Phi Pl 4:7; IITe 2Tx 1:3). Biểu đồ dưới
đây cho thấy hai chủ đề về tội lỗi dư dật và ân điển siêu dư dật đan chéo vào nhau
như thế nào suốtkhúc sách chúng ta đang nghiên cứu đây.
Tội lỗi dư dật
Người phạm thương, hay bắt bớ, hung bạo (ITi1Tm 1:13a)
Kẻ đứng đầu các tội nhân (1:15b)
Kẻ đứng đầu các tội nhân (1:16)
An điển siêu dư dật
Ơn thương xót (1:13b)
An điển dư dật (1:14)
Chúa Cứu Thế Giê-xu đã đến để cứu rỗi tội nhân (1:15a)
Sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời được bày tỏ bằng ơn thương xót, một thí dụ cho
mọi người đều nhìn thấy (1:16)
Ý thức song phương về tội lỗi và ân điển này rất quan trọng cho từng trải Cơ Đốc
nhân. Nếu thiếu mất ý thức về ân điển siêu dư dật, chúng ta có thể bị nghiền nát
khi nhận thức được tính cách to lớn nặng nề của tội lỗi mình. Một ý thức về tính
cách trầm trọng của tội lỗi mình mà không có phần ý thức tương ứng về ân điển
Đức Chúa Trời, có lẽ chính là điều đã đưa Giu-đa đến chỗ tự sát.
Khi các lực lượng mạnh mẽ của điều ác hãm áp chúng ta, chúng ta sẽ bị mất tinh
thần nếu không khẳng định được rằng giữa cơn hỗn loạn đó, thì ân điển sẽ càng dư
dật hơn. Một niềmt in quyết vào ân điển như thế sẽ giúp chúng ta kiên trì chịu đựn
suốt nẻo đường vâng lời Chúa mà không chịu cúi đầu trước áp lực của điều ác.
Chúng ta biết rằng trong Chúa Cứu Thế, Đức Chúa Trời đã giáng cho điều ác một
đòn quyết định trí mạng. Tuy dường như điều ác đang tạm thời làm chủ tình hình,
đến cuốicùng Chúa Cứu Thế sẽ vượt lên thành người chiến thắng và những ai
được dự phần ân điển Ngài sẽ cũng được chia sẻ chiến thắng ấy.
Mặt khác, người nào không ý thức thích đáng về tội lỗi sẽ chẳng bao giờ thấu hiểu
vinh quang của sự cứu rỗi. Nhiều người từng lớn lên trong bối cảnh Cơ Đốc giáo
đã gặp phải vấn đề như thế. Họ tưởng mình đã được dự phần vào các nghi lễ Cơ
Đốc giáo hay cái gọi là các phương tiện của ân điển ấy như phép báp-tem và Tiệc
Thánh là họ đã xứng đáng để nhận được ân huệ của Đức Chúa Trời rồi. Nhưng họ
chỉ biết quá ít rằng các phương tiện của ân điển chỉ đứng trung gian để đem ân điển
đến cho những ai đã hoàn toàn thất vọng về khả năng có thể tự cứu của mình, để
biết ăn năn tội mình và chỉ tin cậy vào một mình Chúa Cứu Thế để được cứu rỗi
mà thôi.
Chứng cứ hiển nhiên của ân điển (ITi1Tm 1:14b). Phao-lô bảo rằng ân điển đã
được đổ ra cho ông “với đức tin cùng sự yêu thương trong Đức Chúa Giê-xu
Christ” (1:14). Đức tin và sự yêu thương được ghép đốivới nhau nhiều lần trong
các thư tín của Tân Ước kinh (RoRm5:1-5; ICo1Cr13:13; GaGl 5:5, 6; Eph Ep
1:15; 4:2-6; CoCl1:4, 5; ITe1Tx 1:3; 5:8; IITe 2Tx 1:3; Phil Plm 1:4; HeDt
6:10-12; 10:22-24; IPhi 1Pr 1:3-8, 21-22). Đức tin là nương cậy vào Đức Chúa
Trời trong mọi hoàn cảnh của đời sống. Đó là việc tự phó thác chúng ta cho Đức
Chúa Trời, tin vào những gì Kinh Thánh đã viết về Ngài,v à biết rằng Ngài có thể
và chắc chắn sẽ giải cứu, cung cấp cho chúng ta.
Yêu thương là kết quả trực tiếp của đức tin. Khi chúng ta đặt đức tin vào Đức Chúa
Trời, thì chúng ta được gia nhập gia đình của Đức Chúa Trời. Hay như Phao-lô đã
viết trong câu này, chúng ta được “ở trong Đức Chúa Giê-xu Christ”, nghĩa là
chúng ta đã nằm trong phạm vi hoạt động của Ngài. Chừng đó, tình yêu của Đức
Chúa Trời được đổ vào lòng chúng ta (RoRm 5:5). Khi chúng ta đã lấy đức tin đặt
cả đời sống mình đầu phục Đức Chúa Trời, tình yêu của Ngài sẽ có thể biến đổi
bản tính của chúng ta và tự vận hành ngay trong cách ăn ở cư xử của chúng ta và tự
vận hành ngay trong cách ăn ở cư xử của chúng ta. Chúng ta trở thành những
người yêu thương kẻ khác. Phao-lô dã mô tả tiến trình này là “đức tin hay làm ra
(tự bộc lộ) bởi sự yêu thương” (GaGl 5:6). Cho nên tình yêu của cơ Đốc nhân vốn
không phải trước hết là những gì chúng ta làm nhằm đáp lại với ân điển của đức
Chúa Trời (trong Đức Chúa Giê-xu Christ) và để cho các đức tính ấy trở thành một
phần của chúng ta do việc chúng ta đã mở lòng mình ra ohặc đặt đời sốngchúng ta
đầu phục Ngài.
Sự kiện các thư tín trong Tân Ước kinh rất thường dùng đức tin và tình yêu để mô
tả thực chất của Cơ Đốc giáo cho chúng ta thấy rằng đó là các chứng cứ hiển nhiên
quan trọng nhất của một người đã ăn năn quy đạo. Không phải tất cả những ai tự
xưng họ đặt lòng tin cậy vào Chúa Cứu Thế đều thực thi đức tin để được cứu rỗi.
Việc ăn năn quy đạo thật chỉ được chứng minh khi đức tin và tình yêu thương được
đem ra trắc nghiệm.
Một người quay trở lại với tôn giáo hay những điều mê tín dị đoan cũ của mình khi
gặp bắt bớ bách hại hoặc khủng hoảng chăng? Thế thì đức tin của người ấy vốn
không có thật. Một người tìm cách báo thù khi bị xúc phạm chăng? Hay chỉ nghĩ
đến phúc lợi riêng mà thôi chăng? Thế thì, tình yêu thương của người ấy vốn
không có thật. Chỉ một mình Đức Chúa Trời mới thật sự biết ai là người đã được
cứu còn ai thì không. Nhưng nói chung thì đức tin và tình yêu thương là những
chứng cứ hiển nhiên đáng tinc ậy về thực tại của việc ăn năn quy đạo.
Trái tim của Phúc Âm (ITi1Tm 1:15). Phao-lô đã đến với trái tim của Cơ Đốc giáo
“Đức Chúa Giê-xu Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc
chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy; trong những kẻ có tội đó ta là đầu”.
Từ trước cho đến đây, ông chỉ đề cập đức tin và lòng nhân từ thương xót. Tới đây
ông mới đến với biến cố khiến cho ân điển và ơn thương xót trở thành có giá trị,
sẵn sàng đem lợi ích đến cho mọi người.
Chính sự giáng lâm của Chúa Cứu Thế Giê-xu đã khiến cho sự cứu rỗi loài người
trở thành khả thi. Phao-lô giải thích thêm vấn đề này khi bảo rằng Chúa Cứu Thế
Giê-xu “đãphó chính mình Ngài làm giá chuộc mọi người” (2:6). Một cái giá đã
phải được trả cho sự tự do của chúng ta. Nhờ chịu chết trên thập tự giá, Chúa
Giê-xu đã trả cái giá ấy. Nhờ chính hành động ấy, mà ân điển mới trở thành có giá
trị cho chúng ta.
Phần tiếp theo của khúc sách này rất có ý nghĩa. Phao-lô đề cập thoáng qua việc
ông được kêu gọi rồi nói thêm về ân điển ẩn phía sau tiếng gọi đó. Điều ông suy
gẫm về vấn đề ấy đến lượt nó, đưa ông đến cái biến cố nằm ẩn phía sau ân điển, là
sự giáng lâm của Chúa Cứu Thế. Suy nghĩ về ân điển ấy làm nảy sinh một thái độ
tôn thờ dâng tràn cả tâm trí Phao-lô, khiến ông thốt ra lờ ca tụng Đức Chúa Trời
(c.17).
Phao-lô gắn liền Phúc Âm với bản thân ông bằng cách bảo rằng Chúa Cứu Thế đã
đến là để cứu rỗi “kẻ đứng đầu tệ hại nhất” trong các tội nhân là chính ông.
Phao-lô thường dùng câu “nói quá” để mô tả tình trạng chẳng có gì là xứng đáng
của ông (ICo1Cr 15:9; Eph Ep 3:8). Càng hiểu rõ tính cách vĩ đại của ân điển bao
nhiêu, Phao-lô càng ý thức nhiều hơn về tính cáchđầy dẫy tội lỗi của mình. Với
Phao-lô thì đây không phải là một thái độ khiêm tốn để tự trách mình, vì nhân
nhiều cơ hội khác nữa, ông đã không ngần ngại tự phê bình về chính sự không
vâng lời Đức Chúa Trời của ông, nhưng trong Cong Cv 23:1; 24:16; IICo 2Cr
11:5; 12:11; GaGl 2:6).
Ân điển trong công tác truyền giảng Phúc Âm
Căn cứ vào những câu trên đây, chúng ta có thể nói rằng ân điển phải là một đề
mục quan trọng cho côngtác truyền giảng Phúc Âm của chúng ta. Chúng ta phải
công bố cho mọi người biêt rằng Chúa Cứu Thế đã làm xong mọi điều cần thiết
cho sự cứu rỗi của họ rồi, và tất cả những gì họ cần làm chỉ là chịu mở rộng đời
sống của họ ra cho các phước hạnh của Đức Chúa Trời, bằng cách xây bỏ đời sống
quá khứ của họ rồi để cho Chúa Cứu Thế trở thành vị Cứu Tinh và Chúa Tể của
họ.
Thế nhưng ý niệm về ân điển tuy dễ lãnh hội, lại trái với cách suy nghĩ bình
thường của con nguời ta. Chẳng hạn như các Phật tử nhận thấy ý niệm về ân điển
rất khó chấp nhận. Công đức là ý niệm then chốt của Phật giáo. Con người ta có
thể cố công gắng sức để tạo công đức. Như Kinh Dhammapada viết “Thanh sạch
hay ô uê là tuỳ ở bản thân ta. Chẳng ai có thể tẩy sạch được cho người khác”
(c.165). Trái lại Cơ Đốc giáo khẳng định rằng “huyết Chúa Giê-xu…. Làm sạch
mọi tội chúng ta” (IGi1Ga 1:7). Mọi công đức để cứu rỗi chúng ta đều thuộc về
Chúa Cứu Thế. Người theo Phật giáo đem sự cứu rỗi như thế là quá rẻ và nó
khuyến khích người ta cứ tiếp tục phạm tội.
Người An giáo thì có phần cởi mở hơn đốivới ý niệm về ân điển. Trong một vài
hình thức của An giáo, thậm chí còncó niềm tin rằng sự cứu rỗi hay giải thoát xảy
ra là nhờ ân điển của Đức Chúa Trời (prasada), và Đức Chúa Trời được xem là kết
quả bằng conđường đi tắt của karma. Tín ngưỡng này là phổ biến trong phong trào
Bhakti của An giáo, nhấn mạnh trên việc kính mến ton thờ và tận hiến cho Đức
Chúa Trời.
Mahatma Gandhi là một thí dụ rất hay về một người theo An giáo phải miễn cưỡng
chấp nhận giáo lý về ân điển của Cơ Đốc giáo. Gadhi vốn chi chịu ảnh hưởng sâu
đậm của cả phong trào Bhakti An giáo lẫn đời sống của Chúa Cứu Thế, mà ông
xem là “một tấm gương đẹp đẽ về một con người trọn vẹn”. Gandhi chịu ảnh
hưởng sâu xa của Bài giảng trên núi nên đã tìm cách noi theo những lời giáo huấn
trong đó. Ông xem Chúa Cứu Thế như “một vị thánh tử đạo, một hiện thân của sự
hy sinh”, và sự chết của Ngài là “một tấm gương vĩ đại cho thế gian”. Nhưng ông
không chịu đi xa hơn thế. Ông không sẵn sàng “thật sự tin rằng bằng cái chết và
máu Ngài, Chúa Giê-xu đã chuộc tội cho cả thế gian”. Ông cho rằng ý niệm về ân
điển của Cơ Đốc giáo sẽ là nguồn gốc của sự phóng túng đạo đức (về một bảng
tóm tắt quan điểm của Gandhi liên quan đến Chúa Cứu Thế, xin xem quyển sách
của M.M.Thomas, The Acknowledged Christ of the Indian Renaissance, London
SCM Press, 1969).
Thái độ của Gandhi là điển hình cho các cao điểm mà conngười ta có thể đạt tới
trong tình trạng sa ngã. Yếu tính của sự sa ngã là nỗ lực mou61n sống độc lập đối
với Đức Chúa Trời. Loài người muốn tự quyết định lấy điều gì là thiên và điều gì
là ác. Đó là ý nghĩa của trái cấ (SaSt 3:5, 22). Cho nên, thậm chí con người khá
nhất trong số loài người sa ngã vẫn muốn tự cứu lấy mình bằng chính các nỗ lực
của bản thân, độc lập đốivới sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời.
Gandhi đã đi tìm sự cứu rỗi trong việc theo đuổi chân lý bằng thái độ bất bạo động.
Phật tử thì tìm sự cứu rỗi hay niết bàn nhờ bát chánh đạo (tám nẻo đường chính,
cao thượng). Một người sống trong bốicảnh Cơ Đốc giáo có thể phấn đấu để có
được nó nhờ ăn năn sám hối, các nghi lễ, chịu phép báp-tem, đi nhà thờ hoặc thậm
chí là sống như một công dân tốt nữa. Người ấy muốn lầm một việc gì đó cho sự
cứu rỗi của mình. Cho nên ân điển là một ý niệm mà con người sa ngã muốn sống
độc lập đối với Đức Chúa Trời nhận thấy là rất khó chấp nhận.
Trong một môi trường như thế, chúng ta được kêu gọi hãy truyền bá Phúc Âm của
ân điển. Và chẳng những chỉ truyền bá, mà còn phải thuyêt phục người ta về chân
lý của nó nữa (xem Cong Cv 17:2-4; 18:4, 13; 24:25; 26:28; 28:23, 24; IICo 2Cr
5:11). Thách thức này là một trong nhiều phương diện hấp dẫn nhất của công tác
truyền đạo ngày nay. Nhà truyền đạo phải trả lời các phản bác của người ta chống
lại ý niệm ấy. Ông ta phải chứng minh được rằng hy vọng của nhân loại chỉ có
trong ân điển mà thôi. Ông ta phải dùng lý luận so sánh để giải thích cái ý niệm xa
lạ là ân điển của mình có ý nghĩa gì, sử dụng các thí dụ minh hoạ rút ra từ sinh hoạt
hằng gnày. Ông ta phải công bố những gì Chúa Cứu Thế đã làm cho nhân loại.
Billy Graham đã làm đúng khi nhấn mạnh rằng bài giảng của một nhà truyền đạo
vẫn chưa đầy đủ khi chưa đề cập thập tự giá của Chúa Cứu Thế. Chúng tôi xin
thêm rằng một bài giảng như thế vẫn chưa có hiệu quả nếu nó chưa thuyết phục
được người nghe rằng những gì Chúa Cứu Thế đã làm trên thập tự giá là hy vọng
duy nhất để người ấy có thể được cứu rỗi. Điều này là đúng chẳng những trong các
trường hợp truyền giảng, mà cả trong việc chúng ta làm chứng đạo cá nhân cho
người chưa tin nữa.
Chúng ta là những tấm gương của ân điển (ITi1Tm 1:16)
Sau khi công bố trái tim của Phúc Âm đã cứu ông, Phao-lô giải thích lý do tại sao,
trong số tất cả mọi người, ông đã được dành cho một địa vị như thế trong lịch sử.
Ông viết “Nhưng ta đã độiơn thương xót, hầu cho Đức Chúa Giê-xu Christ tỏ mọi
sự nhịn nhục của Ngài ra trong ta là kẻ làm đầy, để dùng ta làm gương cho những
kẻ sẽ tin Ngài được sự sống đời đời”. Ông nói là một “tấm gương” về ân điển lớn
lao của Đức Chúa Trời. Từ ngữ đã được dịch ra là “làm gương” này nghĩa đen là
“phác hoạ”. Trước khi vẽ một bức tranh, thì một hoạ sĩ thường chuẩn bị một phần
phác thảo để trình bày các ý chính của mình. Cũng thế, ngay từ buổi đầu tiên của
lịch sử Hội Thánh, Chúa Cứu Thế đã dùng Phao-lô “bày tỏ” cho thế gian một “tấm
gương” về những gì ông đã làm cho triệu triệu đời sống. Chữ “bày tỏ” cũng có thể
được dịch là “phơi bày ra”, cũng là một chữ dễ gây ấn tượng mạnh.
Luận điểm của Phao-lô là nếu một tội nhân xấu xa như ông mà còncó thể được
cứu, thì vẫn còn hy vọng cho bất cứ một người nào khác. Sự cứu rỗi tuỳ thuộc vào
ơn thương xót của Đức Chúa Trời. Tất cả những gì chúng ta phải làm để nhận
được nó là “tin Ngài”.
Phao-lô bảo rằng ơn thương xót tự bộc lộ trong “sự nhịn nhục vô hạn”. Loài người
chỉ xứng đáng bị tiêu diệt ngay tức khắc mà thôi. Nhưng Đức Chúa Trời đã nhịn
nhục, muốn cho họ ăn năn (xem RoRm2:4). Bằng cách dùng nhóm từ “mọi sự
nhịn nhục (vô giới hạn)”, Phao-lô không ngụ ý nói rằng đến cuối cùng thì rối tất cả
mọi người đều sẽ được cứu, vì cùng một câu ấy bảo rằng sự cứu rỗi được dành cho
những người tin Chúa Cứu Thế. Sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời là vô hạn ở chỗ
chẳng hề có tội nào là quá lớn, quá nặng đến mức Ngài không có thể tha thứ.
Nhưng về phíacon người, cần phải có sự ăn năn. Nếu con người không chịu ăn
năn, thì không thể nhận được sự tha tội. Cho nên trong bức thư viết cho người
Rô-ma, ngay sau khi nói về lòng nhịn nhục của Đức Chúa Trời, Phao-lô viết “Bởi
lòng ngươi cứng cỏi, không ăn năn, thì tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày
thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời” (RoRm 2:5). Vì
lý do ấy, “vô giới hạn” có lẽ không phải là cách dịch sát nghĩa nhất cho từ ngữ
Phao-lô đã dùng trong ITi1Tm 1:16 mà nghĩa đen là “tất cả”. Cho nên với ai tin,
thì bao giờ cũng có hy vọng. Cho dù họ có tội lỗi đến đâu, họ sẽ đều được sống đời
đời.
Bất cứ ai tham gia công tác truyền giảng Phúc Âm chẳng bao lâu đều sẽ nhận thấy
rằng thiên hạ tưởng là họ chẳng còn hy vọng gì cả, họ đều đã đi lạc quá xa trong
đời sống tội lỗi. Khúc sáchnày dạy rằng hãy còn hy vọng cho tất cả mọi người.
R.A.Torrey có đưa ra thí dụ về một người như thế trong quyển sách đã trở thành
Kinh Thánh nhan đề Personal Work của ông (Revell). Sau một buổi nhóm lại sáng
Chúa nhật, tiến sĩ Torrey hỏi một người tài ba và thông minh: “Ông có phải là một
Cơ Đốc nhân thật sự hay không?”
Ông ta đáp: “Tôilà một tội nhân quá nặng để có thể được cứu”
Ông Torrey nói: “Thế thì câu này được dành cho ông đây”. Người ấy đã nhận thức
được rằng vẫn cònhy vọng cho mình. Tiến sĩ Torrey hỏi tiếp là ông ta có sẵn sàng
tiếp nhận sự cứu rỗi của Chúa Cứu Thế không, thì người ấy tức khắc quỳ xuống,
xưng tội mình, và xin Đức Chúa Trời tha cho. Chẳng bao lâu, ông ta công khai
xưng nhận Chúa Cứu Thế. Gia đình đã tan nát của ông ta được vãn hồi, và ông ta
trở thành một Cơ Đốc nhân nhiệt thành làm chứng đạo.
Vậy, theo một ý nghĩa, thì tất cả các cấp lãnh đạo Cơ Đốc giáo đều là những tấm
gương về ân điển cho người khác. Tấm gương của chúng ta có thể không ngoạn
mục bằng tấm gương của Phao-lô. Thế nhưng nó đều có ý nghĩa, vì mọi người
chúng ta đều là những tội nhân chẳng xứng đáng gì trước khi ăn năn quy đạo. Cũng
như Phao-lô thường đề cao ân điển bằng làm chứng của mình, chúng ta cũng phải
làm như thế. Khi các concái thuộc linh quan sát chúng ta, thì ấn tượng lớn lao nhất
họ có được phải là tính cách vĩ đại của ân điển Đức Chúa Trời.
Từ ân điển đến ca tụng (ITi1Tm 1:17)
Đến cuối phần suy nghĩ của Phao-lô về ân điển của Đức Chúa Trời, ông đã buột
miệng thốt ra một cách hồn nhiên tự phát lời ca ngợi tán tụng Đức Chúa Trời
“Nguyền xin sự tôn quý vinh hiển đời đời vô cùng về Vua muôn đời, không hề hư
nát, không thấy được, tức là Đức Chúa Trời có một mà thôi! A-men!” Bài tán ca
này là một trong nhiều bài ca ngợi tán tụng Đức Chúa Trời được tìm thấy trong các
bức thư cua Phao-lô (xem 6:16; IITi 2Tm 4:18; RoRm11:33-36; 16:27; GaGl 1:5;
Eph Ep 3:21; Phi Pl 4:20).
Ca tụng là một kết quả tự nhiên khi người ta tập trung chú ý để suy nghĩ về ân điển
của Đức Chúa Trời. An điển nhắc nhở chúng ta về tất cả những gì Chúa Cứu Thế
đã làm. Nhưng khi chúng ta quá đa mang bận rộn đối với những trách nhiệm trong
cuộc đời này, thì rất dễ quên đi những gì Chúa Cứu Thế đã làm. Khi việc ấy xảy ra
thì lời ca tụng của chúng ta nghe có vẻ không tự nhiên và bị bó buộc.
Quá sa đà vào công việc của đời này có thể là lý do khiến cho lời ca tụng Chúa của
chúng ta không được tự nhiên đối với quá nhiều Cơ Đốc nhân chúng ta. Chúng ta
đã bị mất đi phần khải tượn về ân điển vì đã để cho nhiều điều lo lắng của cuộc đời
đầy ắp tâm tư ý tưởng của chúng ta. Muốn đưa ân điển trở lại trong bức tranh,
chúng ta cần dành thì giờ để suy gẫm về nó, để nhắc lại những điều tốt lành Đức
Chúa Trời đã làm cho chúng ta, để đếm lại các phước hạnh của chúng ta. Nếu làm
như thế, chúng ta sẽ dễ dàng sống với một thái độ ca ngợi tán tụng Đức Chúa Trời.
Ứng dụng cá nhân
Dùng những điều thấy được trong khúc sách này và ở nhiều chỗ khác, kể ra các
cách thức bạn truyền đạt khải tượng về đức tin của mình cho các con cái thuộc linh
của bạn
GIÁO HUẤN VÀ SỬA TRỊ
(ITi1Tm 1:18-20)
Lý do chính khiến Phao-lô viết hai bức thư thứ nhất và thứ hai cho Ti-mô-thê là để
dạy cho Ti-mô-thê về nhiều nghĩa vụ khác nhau. Có thể tìm thấy trên dưới bảy
mươi lăm điều giáo huấn đặc thù trong hai thư tín này. Sự kiện Phao-lô dạy cho
người môn đệ Ti-mô-thê của ông ngần ấy lời chỉ giáo đặc thù cho chúng ta thấy
một cấp lãnh đạo Cơ Đốc giáo có trách nhiệm dạy bảo những người mà mình lãnh
đạo. Thư Ti-mô-thê thứ nhất 1:18-20 cung cấp cơ sở để nghiên cứu cáchthức một
người phải thi hành chức vụ giáo huấn này như thế nào.
Phương pháp giáo huấn (1:18a)
Phao-lô bắt đầu: “Hỡi Ti-mô-thê, conta, sự răn bảo mà ta truyền cho con”. Từ ngữ
“răn bảo” có khi cũng được dịch là truyền lệnh (truyền dạy, truyền bảo) này vốn
được dùng theo nghĩa mạnh trong lãnh vực quân sự nhằm nói lên ý bó buộc khẩn
cấp. Danh từ này và động từ tương ứng của nó xuất hiện bảy lần trong ITi-mô-thê
(1:3, 5, 18; 4:11; 4:7; 6:13, 17). Phao-lô cũng dùng một từ ngữ khác là “khuyên
bảo” hay “răn bảo” ám chỉ việc dạy dỗ trong I và IITi-mô-thê (1:3; 2:1; 5:1; 6:2;
IITi 2Tm 4:2). Mấy chữ này nói lên ý niệm về những lời răn dạy đặc thù, đưa ra
nhân những cơ hội đặc thù.
Trong thư tín thứ hai, Phao-lô đưa ra cho Ti-mô-thê một số hướng dẫn về phương
pháp mà ông phải dạy dỗ:“Hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không
gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ
chẳng thôi” (IITi 2Tm 4:2). Trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất của chúng ta
là “giảng đạo (Lời)”. Người dạy không thể hướng dẫn một người khác bằng ý kiến
riêng của mình. Trái lại, phải giúp người kia ứng dụng Lời Đức Chúa Trời cho đời
sống mình. Dù lời chỉ dạy mà người ấy đưa ra có là gì, thì nó phải khớp đúng với
Lời Chúa (Thánh Kinh). Lời Chúa tự nó phải là phần quan trọng nhất của việc chỉ
giáo.
Tuy nhiên giảng đạo (Lời) không phải là đã hoàn thành trọn vẹn chức vụ dạy bảo.
Bậc làm cha thuộc linh thường nhận thấy rằng coh dù mình có trung tín giảng đạo
đến đâu, đứa con thuộc linh của mình cũng vẫn sa vào tội lỗi, sai lầm. Chừng đó,
người ấy phải “bẻtrách, nài khuyên, sửa trị”. Từ ngữ “bẻ trách” được dùng ở đây
có khi cũng được dịch ra là “dùng lý luận” ám chỉ một phương pháp vạch rõ sự sai
lầm tri thức. Nhiều người khác mà sai lầm có tính cáchđạo đức hơn là tri thức, thì
cần được “sửa trị”. Họ đã phạm tội thì cần phải răn đe. Một số người khác nữa lại
còn “nài khuyên”. Từ ngữ này nói lên cái ý là cứ khuyên răn người ta. Ba từ ngữ
này đưa ra một bảng tóm tắt rất hay về phương pháp thực tiễn cầnđưa ra khi dạy
bảo. Như E.F.Scotttừng viết khi bình giải câu này: “Chức vụ đào tạo môn đệ thuộc
linh gồm có việc kêu gọi đến lý trí, lương tâm và ý chí” (The Pastoral Epistles,
London: Hodder and Stoughton, 1936). Tiếp theo đó, Phao-lô đưa ra thêm hai đức
tính nữa cần đi kèm song hành với việc dạy bảo “hãy đem lòng rất nhịn nhục… cứ
dạy dỗ chẳng thôi” (IITi 2Tm 4:2). Một huấn luyện viên giỏi cần phải kiên nhận.
Nếu thiếu kiên nhẫn, ta có thể làm tổn thương một người nhạy cảm khi bẻ trách
người ấy.
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao

More Related Content

What's hot

Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
co_doc_nhan
 
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Kiệm Phan
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcNguyen Kim Son
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
co_doc_nhan
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
co_doc_nhan
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanh
co_doc_nhan
 
Giáo Trình Phật Học (Chankhoonsan)
Giáo Trình Phật Học (Chankhoonsan)Giáo Trình Phật Học (Chankhoonsan)
Giáo Trình Phật Học (Chankhoonsan)
Phật Ngôn
 

What's hot (8)

Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
 
Ynghiahoangphaphophap
YnghiahoangphaphophapYnghiahoangphaphophap
Ynghiahoangphaphophap
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanh
 
Giáo Trình Phật Học (Chankhoonsan)
Giáo Trình Phật Học (Chankhoonsan)Giáo Trình Phật Học (Chankhoonsan)
Giáo Trình Phật Học (Chankhoonsan)
 

Viewers also liked

Thiêt lập muc tiêu làm chủ cuộc đời
Thiêt lập muc tiêu làm chủ cuộc đờiThiêt lập muc tiêu làm chủ cuộc đời
Thiêt lập muc tiêu làm chủ cuộc đời
Phat Loc
 
Bài thuyết trình về kế hoạch phát triển bản thân trong 2 năm học tại fpt
Bài thuyết trình về kế hoạch phát triển bản thân trong 2 năm học tại fptBài thuyết trình về kế hoạch phát triển bản thân trong 2 năm học tại fpt
Bài thuyết trình về kế hoạch phát triển bản thân trong 2 năm học tại fptCuội Chú
 
Tài liệu tham khảo lập kế hoạch công việc
Tài liệu tham khảo lập kế hoạch công việcTài liệu tham khảo lập kế hoạch công việc
Tài liệu tham khảo lập kế hoạch công việc
Tổ chức Đào tạo PTC
 
Xác định mục tiêu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu
Xác định mục tiêu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêuXác định mục tiêu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu
Xác định mục tiêu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu
Chuong Mai
 
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới
Viet Duong Nguyen
 
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công Việc
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công ViệcLập Kế Hoạch và Triển Khai Công Việc
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công Việc
Bill Quy
 

Viewers also liked (6)

Thiêt lập muc tiêu làm chủ cuộc đời
Thiêt lập muc tiêu làm chủ cuộc đờiThiêt lập muc tiêu làm chủ cuộc đời
Thiêt lập muc tiêu làm chủ cuộc đời
 
Bài thuyết trình về kế hoạch phát triển bản thân trong 2 năm học tại fpt
Bài thuyết trình về kế hoạch phát triển bản thân trong 2 năm học tại fptBài thuyết trình về kế hoạch phát triển bản thân trong 2 năm học tại fpt
Bài thuyết trình về kế hoạch phát triển bản thân trong 2 năm học tại fpt
 
Tài liệu tham khảo lập kế hoạch công việc
Tài liệu tham khảo lập kế hoạch công việcTài liệu tham khảo lập kế hoạch công việc
Tài liệu tham khảo lập kế hoạch công việc
 
Xác định mục tiêu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu
Xác định mục tiêu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêuXác định mục tiêu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu
Xác định mục tiêu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu
 
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới
 
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công Việc
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công ViệcLập Kế Hoạch và Triển Khai Công Việc
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công Việc
 

Similar to Nep song cua nguoi lanh dao

Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh daoDao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
co_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Long Do Hoang
 
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
nataliej4
 
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdfnhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
thomlt
 
Tuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanhTuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanh
co_doc_nhan
 
Biet kinh thanh
Biet kinh thanhBiet kinh thanh
Biet kinh thanh
co_doc_nhan
 
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
co_doc_nhan
 
đức đạt lai lạt ma
đức đạt lai lạt mađức đạt lai lạt ma
đức đạt lai lạt ma
lyquochoang
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Phật Ngôn
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
co_doc_nhan
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
co_doc_nhan
 
Lẫnh đạo. btnsố 1. lý thuyết lãnh đạo phục vụ
Lẫnh đạo. btnsố 1. lý thuyết lãnh đạo phục vụLẫnh đạo. btnsố 1. lý thuyết lãnh đạo phục vụ
Lẫnh đạo. btnsố 1. lý thuyết lãnh đạo phục vụ
Fan Tang
 
Co van day do va dan dat
Co van day do va dan datCo van day do va dan dat
Co van day do va dan dat
co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
co_doc_nhan
 
Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hoc
co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
co_doc_nhan
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhom
co_doc_nhan
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
Long Do Hoang
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
co_doc_nhan
 

Similar to Nep song cua nguoi lanh dao (20)

Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh daoDao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
 
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdfnhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
 
Tuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanhTuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanh
 
Biet kinh thanh
Biet kinh thanhBiet kinh thanh
Biet kinh thanh
 
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
 
đức đạt lai lạt ma
đức đạt lai lạt mađức đạt lai lạt ma
đức đạt lai lạt ma
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Lẫnh đạo. btnsố 1. lý thuyết lãnh đạo phục vụ
Lẫnh đạo. btnsố 1. lý thuyết lãnh đạo phục vụLẫnh đạo. btnsố 1. lý thuyết lãnh đạo phục vụ
Lẫnh đạo. btnsố 1. lý thuyết lãnh đạo phục vụ
 
Co van day do va dan dat
Co van day do va dan datCo van day do va dan dat
Co van day do va dan dat
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hoc
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhom
 
LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬTLỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
co_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
co_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
co_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
co_doc_nhan
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
co_doc_nhan
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
co_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
co_doc_nhan
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
co_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
co_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
co_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
co_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
co_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
co_doc_nhan
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
co_doc_nhan
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
co_doc_nhan
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
co_doc_nhan
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
co_doc_nhan
 
Lanh dao co doc
Lanh dao co docLanh dao co doc
Lanh dao co doc
co_doc_nhan
 
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tienKhuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
co_doc_nhan
 
Huong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nuHuong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nu
co_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
 
Lanh dao co doc
Lanh dao co docLanh dao co doc
Lanh dao co doc
 
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tienKhuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
 
Huong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nuHuong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nu
 

Nep song cua nguoi lanh dao

  • 1. Nếp Sống Của Người Lãnh Đạo Tác giả: Ajith Fernando Lời nói đầu của Leighton Ford Lời nói đầu của Jay Kesler Tựa Chương 1: Quyền lãnh đạo là quyền làm cha (ITi1Tm 1:2, 3) Chương 2: Khải tượng về đức tin (1:11-17) Chương 3: Giáo huấn và sửa trị (1:18-20) Chương 4: Khát vọng lãnh đạo (3:2, 3, 7) Chương 5: Cách ăn ở cư xử của người lãnh đạo (3:2, 3) Chương 6: Sinh hoạt gia đìnhcủa người lãnh đạo (3:2, 4-6) Chương 7: Cách trả lời với tà giáo (4:1-6) Chương 8: Lòng tin kính của người lãnh đạo (4:7-8) Chương 9: Một đời sống gương mẫu (4:9-12) Chương 10: Một chức vụ gương mẫu (4:13-16b) Chương 11: Các mối liên hệ của người lãnh đạo (5:1-16) Chương 12: Giám sát các cấp lãnh đạo (5:17-25) Chương 13: Thái độ của Cơ Đốc nhân đối với của cải (6:5b-10) Chương 14: Giữ thái độ phải lẽ đối với của cải (6:17-19) Kết luận Sách tham khảo Lời Giới Thiệu Quyền lãnh đạo luôn luôn là tối quan trọng cho công trình của Hội Thánh khắp thế giới. Nhưng hiện nay, đối với tôi thì dường như quyền lãnh đạo là vấn đề đặc biệt cấp thiết. Tại phương Tây, thế hệ các cấp lãnh đạo hậu thế chiến thứ II đã bắt đầu và lãnh đạo nhiều phong trào truyền giảng Phúc Âm, truyền giáo, giáo dục, các chức vụ của giới tín đồ thường và quan tâm đến công tác xã hội nổi bật. Trong thập niên sắp tới, nhiều “conngười khổng lồ” như thế sẽ phải trao lại chức vụ lãnh đạo cho người khác. Trong cái gọi là hai phần ba của thế giới cònlại, các cấp lãnh đạo cao tuổi phải thôi thúc các thanh niên nam nữ trẻ hơn tạo thêm nhiều môn đệ là người mới ăn năn quy đạo, mở mang nhiều Hội Thánh và truyền bá Phúc Âm cho một con số đông đảo hơn những người chưa được nghe Phúc Âm. Mỗi một người lãnh đạo phải tự vấn: “Ai sẽ là người sắp thay thế cho tôi? Ai là người mà Đức Chúa Trời sẽ dứt dấy? Tôiphải làm gì để khích lệ, giúp đỡ cho những người sắp trở thành các cấp lãnh đạo?”
  • 2. Trong khi đi tìm các cấp lãnh đạo, chúng ta phải chú trọng nhiều hơn là chỉ nhìn vào nhân cáchmà thôi. Đức Chúa Trời không hề nhìn vào diện mạo bề ngoài. Chúng ta cũng không nên chỉ trông cậy vào “cách tổ chức những người nam người nữ” có thể giữ cho guồng máy chạy đều mà thôi. Nếu không có khải tượng, thì guồng máy ấy sẽ rỉ sét, băng hoại, chẳng kết quả được. Chúng ta đang cần các cấp lãnh đạo tin kính đã được chuẩn bị thuộc linh, có nền móng vững chắc về Thánh Kinh và có tinh thần cảnh giác năng động về phương diện thực tế. Vì các lý do ấy,t ôi rất hoan nghênh tác phẩm Nếp sống của người lãnh đạo của Ajith Fernando. Nó đã có căn cứ vững vàng là một tuyệt tác về phương pháp đào tạo các cấp lãnh đạo. Bức thư của Phao-lô gởi cho Ti-mô-thê là một ânt ứ được linh cảm mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta. Phao-lô nêu rõ các cấp lãnh đạo phải được tìm kiếm, dạy dỗ, khích lệ, cảnh cáo và hướng dẫn như thế nào. Nó cũng đã được viết thật hay. Tác giả đã suy nghĩ phân minh, đã đọc nhiều và đã viết rất thực tế. Điều cũng quan trọng là tác phẩm vốn có kinh nghiệm sống động nữa! Ajith Fernando là một trong số nhiều lãnh tụ thanh niên nổi bật mà tôi từng được gặp. Tôi từng được thấy nhiệt tình của ông trong việc đi tìm lời khuyên bảo về cách thức để ông có thể tăng trưởng trong công tác của mình. Tôi đã thấy ông tôn trọng các cấp lãnh đạo lớn tuổi hơn như thế nào, nhưng cũng khôn khéo không sợ bất đồng ý kiến với họ. Tại Sri Lanka, ông đã nhận Ban trị sự hậu thanh niên vì Chúa Cứu Thế (the Youth for Christ staff) mà ông lãnh đạo làm các Ti-mô-thê của mình. Tôi cầu nguyện cho quyền nếp sống của người lãnh đạo này sẽ được sử dụng rộng rãi, không những chỉ vì đây là một quyển sách hay, mà cònvì nó bắt nguồn từ một con người đã lấy chính cuộc đời mình để chứng minh cho nó thật sinh động. Leighton Ford, nhà truyền giảng Phúc Âm Charlotte, North Carolina. Lời Nói Đầu Chẳng có nhan đề nào thích hợp hơn cho tác phẩm. Nếp sống của người lãnh đạo mà ông Ajith Fernando đã viết đây. Ông là loại người đang thực hành những gì mình truyền giảng. Và quyển sách này là một phần trình bày thực hành cái diễn trình ấy, y hệt cách mà Phao-lô đã dùng đốivới môn đệ của mình là Ti-mô-thê. Ajith Fernando đã từ Sri Lanka đến Hoa Kỳ để học hỏi nghiên cứu, và dĩ nhiên là đã hưởng được nhiều lợi ích từ kinh nghiệm về phương Tây của mình. Tuy nhiên, ông đã không trở thành một phiên bản của các Cơ Đốc nhân phương Tây nhưng vẫn giữ được lòng trung thực của một người Châu Á, mà kết quả là ông đã trả lại nhiều hơn là những gì mình tiếp thu được khi đến đây để theo cấp đại học. Tôi có cảm tưởng rằng đọc các văn phẩm của ông Ajith là một cách quay trở lại
  • 3. với cái diễn trình tinh thần của Do Thái giáo điển hình vào thời đại của Chúa Giê-xu để giúp chúng ta nhìn xa hơn các ảnh hưởng của Hy Lạp và phương Tây vốn đã ảnh hưởng của Hi Lạp và phương Tây vốn đã ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của chúng ta. Đây là một quyển sách phong phú và có giá trị giáo huấn mà tôi tin là sẽ trở thành một công cụ giáo dục chuẩn mực về quyền lãnh đạo và là một trợ vụ có giá trị cho việc nghiên cứu thư ITi-mô-thê. Jay Kerler, Chủ tịch Hội Thanh niên vì Chúa Cứu Thế Wheaton, Illinois. TỰA Quyển sách nghiên cứu thư ITi-mô-thê này là kết quả của một yêu cầu của một số các bạn đồng sự của tôi trong Hội Thanh niên vì Chúa Cứu Thế nhầm chuẩn bị một công trình nghiên cứu về phương pháp đào tạo môn đệ. Từ lúc tôi dấn thân đọc Thánh Kinh, xem đó như quyển sách giáo khoa căn bản cho một công tác huấn luyện đào tạo như thế, tôi đã quyết định dùng hai thư I và IITi-mô-thê làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu ấy. Trong hai bức thư này, chúng ta có xem xét việc Phao-lô, một nhà đào tạo môn đệ vĩ đại, đã trang bị cho người con thuộc linh của ông là Ti-mô-thê. Các kho bán hàm chứa trong ITi-mô-thê đã chứng minh được rằng nó rất rộng lớn đến mức tôi đã quyết định dành thì giờ để nghiên cứu về cách đáo tạo môn đệ trong quyển sách đó. Muốn học hỏi cách đào tạo môn đệ của Phao-lô, tôi đã sống theo ITi-mô-thê trong hơn một năm rưỡi. Sau khi thấy cách nghiên cứu của mình có tiến bộ, tôi đã quyết định hơi mở rộng thêm điều tập trung chú ý của mình để nghiên cứu chủ đề bao quát hơn về quyền lãnh đạo Cơ Đốc giáo, một người làm môn đệ (của Chúa) là một thành phần tối quan trọng. Phương pháp của tôi là học hỏi về quyền lãnh đạo từ hai quan điểm mà cả hai đều được phản ảnh trong quyển sách này. Thứ nhất, chúng ta sẽ khảo sát phương pháp mà nhà đại lãnh tụ Cơ Đốc giáo là Phao-lô đã thực hiện vai trò lãnh đạo của mình liên hệ với Ti-mô-thê. Từ tấm gương ấy, chúng ta sẽ rút ra các nguyên tắc về phương pháp lãnh đạo. Thứ hai, chúng ta sẽ nghiên cứu những gì Phao-lô đã nói với nhà lãnh đạo trẻ tuổi là Ti-mô-thê về phương pháp để ông chu toàn các trách nhiệm lãnh đạo của mình. Thư Ti-mô-thê thứ nhất phù hợp thật lý tưởng với việc này,v ì đại khái nó là một quyển sách về những lời chỉ giáo liên quan đến quyền lãnh đạo. Khi làm việc với một văn bản của ITi-mô-thê trước hết tôi tự nghiên cứu mà suy gẫm văn bản ấy rồi ghi lại các nhận xét của mình. Rồi tôi xem những gì mà các nhà giải kinh quan trọng đã nói về văn bản ấy trong sách ITi-mô-thê. Bước đi này nhiều khi đưa tôi đến chỗ sửa lại những cáchlý giải sai của tôi và bao giờ cũng giúp cho cáchhiểu của tôi phong phú thêm (tôi tri ân sâu xa Hội Thánh bên
  • 4. phương Tây về sự đóng góp lớn lao của nó cho Hội Thánh phổ quát trong các vấn đề khảo cứu giải kinh). Xuyên suốt tiến trình này, tôi luôn luôn đặt câu hỏi: văn bản muốn nói gì với các cấp lãnh đạo Cơ Đốc giáo? Cho nên, một trong cách mục tiêu chủ yếu của tôi là ứng dụng các nguyên tắc ẩn tàng trong ITi-mô-thê vào các hoàn cảnh mà một lãnh đạo Hội Thánh ngày nay cũng đang gặp. Phần lớn kết quả của công trình nghiên cứu về suy gẫm của tôi được chia sẻ với các thành viên của hội đồng hội Thanh niên vì Chúa Cứu Thế tại Colombo, một nhóm các nhà truyền đạo trẻ đang cùng phục vụ với hội ấy (YFC) với tư cách trợ nguyện hoặc theo khả năng bằng trọn vẹn số thì giờ mà tôi được đặc quyền dạy bảo thường xuyên. Những buổi họp mặt này đều đặc biệt có những cuộc thảo luận sôiđộng. Tôi rất thường phải duyệt xét và tinh lọc lại số tài liệu của mình vì các nhận xét sâu sắc và những câu hỏi thăm dò của họ. Một số các công trình nghiên cứu ấy đã được thực hiện với các cấp lãnh đạo của nhiều tổ chức Cơ Đốc giáo khác, cả tại Sri Lanka lẫn tại Pakistan. Nhiều phần của chương một đã được đưa vào một bài giảng cho Hội đồng các Nhà Truyền đạo Lưu hành tại Amsterdam năm 1983. Cuối cùng, tôi đã có thể sắp xếp các công trình nghiên cứu này thành hình thức hiện tại khi gia đình Hội YFC cho phép tôi giảm bớt các trách nhiệm của tôi đối với Hội một thời gian để có thể dành nhiều thì giờ hơn cho việc viết lách. Quyển sách không có ý hướng của một sách chú giải. Nó nhằm thôi thúc việc khảo cứu các bộ sách chú giải rồi tìm cách ứng dụng cho đời sốngvà chức vụ của các cấp lãnh đạo Cơ Đốc giáo. Nhiều đoạn rất quan trọng trong ITi-mô-thê vẫn chưa được đưa vào công cuộc nghiên cứu của chúng tôi hoặc chỉ được đề cập thoáng qua mà thôi vì chúng được xem là nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của chúng tôi. Tôi đã viết quyển sách này khi nghĩ đến trước hết là các cấp lãnh đạo Cơ Đốc giáo và những người đang được dự kiến để sẽ trở thành lãnh đạo. Nó có thể được sử dụng cho việc nghiên cứu cá nhân hoặc để dạy cho các nhóm ít người (tiểu tổ), hoặc cũng có thể đọc như một quyển sách bồilinh. Phần bài làm ở nhà đưa ra vào cuối các bài học nhằm mục đíchgiúp người đọc ứng dụng các chân lý mình đã học hỏi được vào sinh hoạt cá nhân. Tôi đã đề tặng quyển sách này cho bốn nhà lãnh đạo Cơ Đốc giáo đã tạo được ảnh hưởng sâu xa đốivới tôi. Vị thứ nhất là vị mục sư của những năm hãy còn niên thiếu của tôi, đã đưa tôi đến với vẻ đẹp của sự tin kính. Vị thứ hai là nhà sáng lập Hôị Thanh niên vì Chúa Cứu Thế tại Sri Lanka, mà đốivới tôi vốn giống như Phao-lô đốivới Ti-mô-thê vậy. Hai vị kia là các giáo sư chủng viện vốn là những mẫu mực về lòng tin kính và khảo cứu thận trọng, đã dấn thân sâu xa vào cả công tác truyền bá Phúc Âm lẫn phục vụ cá nhân. Tôi xin tỏ lòng tri ân hai bà Faith Berman và Sakuntala Dayapala, đã đánh máy bản thảo quyển sách này, và vợ tôi, cha tôi và bà Parames Blacker đã đọc giúp bản vẽ.
  • 5. QUYỀN LÃNH ĐẠO LÀ QUYỀN LÀM CHA (ITi1Tm 1:23) Quyền lãnh đạo ngày nay thường chỉ được nhìn vào theo các điều kiện là địa vị và trách nhiệm mà một người nắm giữ trong một tổ chức. Người có địa vị trách nhiệm cao hơn trong một bộ máy tổ chức thì được cho là một lãnh đạo quan trọng hơn. Nhưng khi các Cơ Đốc nhân nhìn vào một chức vụ lãnh đạo, thì họ nhìn vào con người chớ không phải là vào địa vị. Một trong các hình ảnh đẹp đẽ nhất đã được Kinh Thánh dùng để mô tả mối liên hệ của người lãnh đạo với những người mà mình lãnh đạo, là mối liên hệ cha con, là tình phụ tử. Quyền làm cha thuộc linh có nghĩa gì (1:2) Phao-lô đã ngỏ lời với Ti-mô-thê nhu “conthật của ta trong đức tin”. Phao-lô là cha thuộc linh của Ti-mô-thê theo nghĩa nào? Thứ nhất, hầu như chúng ta có thể chắc chắn rằng Phao-lô là cha thuộc linh của Ti-mô-thê qua công tác truyền giảng Phúc Âm. Có lẽ Ti-mô-thê đã ăn năn quy đạo nhân lần Phao-lô đến Lít-trơ đầu tiên. Sự kiện Phao-lô vốn là “công cụ là con người giúp ITi-mô-thê ăn năn quy đạo (Stoot, Guard te Gospel, Inter Varsity, 1973) chắc chắn đã khiến ông có đầy đủ tư cách để tự xem mình là cha của Ti-mô-thê. Điều này đem đến khả năng thứ nhất để dùng hình ảnh người cha áp dụng vào quyền lãnh đạo trong Cơ Đốc giáo. Một lãnh đạo có thể được gọi bằng cha vì đã giúp cho ra đời một đứa con thuộc linh. Đây dường như là quyền làm ch amà Phao-lô đề cập trong Phi Pl 1:10. Phao-lô viết: “Tôivì con tôi đã sanh trong vòng xiềng xích, tức là Ô-nê-sim, mà nài xin anh”. Trước kia, tên nô lệ Ô-nê-sim của Phi-lê-môn vốn vô dụng cho ông. Nhưng sự việc đã thay đổi. Anh ta đã trở thành một “anh em yêu dấu” (c.16). Ô-nê-sim đã ăn nan quy đạo nhờ chức vụ của Phao-lô, nên do đó, đã trở thành một người con do Phao-lô sinh ra. Thứ hai, Phao-lô là cha của Ti-mô-thê nhờ mối quan tâm về tình thương yêu trìu mến. Ý này ẩn tàng trong từ ngự “con”mà Phao-lô dùng ở đây. Thay vì dùng từ ngữ thông dụng hơn, bìnhthường được dịch ra là “contrai” (hurios, xuất hiện 380 lần trong Tân Ước kinh) ông đã dùng một chữ khác có tính cách yêu thương trìu mến hơn, thường được dịch ra là “concái” (child, Hy văn teknon, xuất hiện 100 lần), một từ ngữ gợi ý âu yếm, thân thương. Trong một số các trường hợp khác, khi Phao-lô dùng từ ngữ này để ngỏ lời với các con cái thuộc linh của ông, chúng ta thấy ý niệm về thương yêu trìu mến và quan tâm càng nổi bật rõ rệt hơn. Khi viết cho các Cơ Đốc nhân người Ga-la-ti lạc đường. Phao-lô nói: “Hỡi các con, vì các con mà ta lại chịu đau đớn của sự sanh nở, cho đến chừng nào Đấng Christ thành hình trong các con, ta muốn ở cùng các con và thay đổicách nói; vì về việc các con, ta rất là bốirối khó xử” (GaGl 4:19-20). Ông viết cho người Tê-sa-lô-ni-ca “Nhưng chúng tôi đã ăn ở nhu mì giữa
  • 6. anh em, như một người vú săn sóc chính con mình cách dịu dàng vậy. Vậy, vì lòng rất yêu thương của chúng tôi đối với anh em, nên ước ao ban cho anh em, không những Tin Lành Đức Chúa Trời thôi đâu, song cả đến chính sự sống chúng tôi nữa, bởi anh em đã trở nên thiết nghĩa với chúng tôi là bao” (ITe1Tx 2:7-8), viết trong ngoặc đơn sau chưa con(tekna). Sau đó ít lâu, ông nói: “Anh em cũng biết rằng chúng tôi đốiđãi với mỗi người trong anh em, như cha đối với con, khuyên lơn, yên ủi, và nài xin anh em ăn ở một cách xứng đáng với Đức Chúa Trời, là Đấng gọi anh em đến nước Ngài và sự vinh hiển Ngài” (2:11-12) - cũng viết trong ngoặc đơn (tekna) sau chữ con. Vậy trìu mến và quan tâm là ý niệm thứ hai được Phao-lô nói lên bằng cách dùng hình ảnh của một người cha. Làm cha thuộc linh là thực thi việc yêu thương âu yếm để quan tâm chăm sóc concái chúng ta. Trong quyển sách nhan đề The Preacher Portrait (London: The Tyndall Press, 1961) của ông, John Stott viết rằng việc gọi nhà truyền đạo bằng cha được dùng chủ yếu, nhằm mô tả tình yêu thương trìu mến và quan tâm chăm sóc của nhà truyền đạo đối với gia đình thuộc linh của mình. Tình yêu thương trìu mến và quan tâm chăm sóc mà Phao-lô cảm thấy đối với Ti-mô-thê được thấy rõ trong thư tín này. Phao-lô muốn Ti-mô-thê thực hiện điều tốt nhất mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông (ITi1Tm 1:18). Chúng ta thấy ông quan tâm đến sức khoẻ thuộc thể của Ti-mô-thê (5:23) và thuộc linh của Ti-mô-thê nữa (4:12-16; 6:11-16). Phần lớn thư tín này xuất phát từ một mối quan tâm đến chức vụ của Ti-mô-thê, vì bức thư chứa đựng phần lớn những lời chỉ giáo liên quan đến các trách nhiệm đặc thù của Ti-mô-thê. Có lẽ cái nhìn thoáng qua đẹp đẽ nhất vào tình yêu thương trìu mến giữa Phao-lô và Ti-mô-thê đã được chứng minh trong IITi 2Tm 1:3, 4 “Ta cảm tạ Đức Chúa Trời… cả ngày lẫn đêm ta ghi nhớ con không thôi trong khi cầu nguyện. Vì ta nhớ đến nước mắt con, muốn đến thăm conquá chừng, để được đầy lòng vui vẻ”. Thứ ba, Phao-lô là cha của Ti-mô-thê qua chức vụ thầy trò đặc biệt. Phao-lô mô tả Ti-mô-thê là “con(trai) thật” của ông, từ ngữ “thật” có nghĩa là “chân thật, chân chính”. Phao-lô cũng dùng từ ngữ này trong mối liên hệ giữa ông với Tít (Tit Tt 1:4). Dường như khi dùng chữ này, Phao-lô ngụ ý nói rằng là một đứa con thật sự của ông, Ti-mô-thê đang sống bằng mối tình cha con thuộc linh thật với ông, tự chứng minh mình thật giống cha mình. Trong khi dường như Phao-lô xem các Cơ Đốc nhân trong các hội chúng mà ông đã thiết lập là concái mình theo nghĩa tổng quát, thì Ti-mô-thê và Tít đều là con cái ông theo nghĩa riêng biệt. Ngay sau khi gọi người Cô-rinh-tô là “concái yêu dấu” của ông (ICo1Cr 4:14), Phao-lô viết: “Vì cớ đó, tôi đã sai bắt chước tôi, là con yêu dấu của tôi, cùng là trung thành trong Chúa, đến cùng anh em; người sẽ nhắc lại cho anh em biết đường lối tôi trong Đấng Christ, và tôi dạy dỗ cách nào
  • 7. trong các hội Thánh khắp các nơi” (4:17). Ở đây, Phao-lô bảo rằng Ti-mô-thê là con trai ông theo một ý nghĩa đặc biệt ở chỗ Ti-mô-thê biết chính xác Phao-lô đã hành động và truyền dạy như thế nào. Ralph Martin nói Phao-lô “xem (Ti-mô-thê) hầu như chính nhân cách (con người) ông được mở rộng ra vậy” (Colossians and Philemon, New Century Bible Commentary, Eerdmans, 1973). Trước khi có thể tin cậy vào Ti-mô-thê. Phao-lô và Ti-mô-thê đã phát triển một mối tình thầy trò. Dùng ngôn ngữ cha conđể diễn tả mối liên hệ thầy trò dường như vốn phổ biến trong thời đại của Phao-lô, Ê-li-sê vốn đã có loại liên hệ như thế với Ê-li. Cho nên ông đã gọi Ê-li là “cha tôi” (IIVua 2V 2:12). Vậy, căn cứ vào việc quan sát mối liên hệ giữa Phao-lô với Ti-mô-thê và Tít, chúng ta có thể kết luận rằng một người cha thuộc linh huấn luyện đào tạo một vài con cái thuộc linh của mình theo một phương pháp đặc biệt vừa chi tiết vừa bao quát, dành một số thì giờ nhiều hơn cho cá nhân họ. Đây chắc chắn cũng là phương pháp của Chúa Giê-xu nữa. Tuy Ngài đã chẳng bao giờ bỏ qua các khối quần chúng đông đảo, Ngài vẫn tập trung vào việc đào tạo huấn luyện một số ít người sẽ đem bức thông điệp của Ngài đến cho cả thế gian! Do đó, một người lãnh đão lắm khi được gọi là một người cha thuộc linh vì đã đưa một người khác đến chỗ có được sự hiểu biết Chúa Cứu Thế để được cứu rỗi. Người ấy cũng là một cha thuộc linh đối với tất cả những ai được người ấy lãnh đạo, hướng dẫn vì người ấy liên hệ với họ bằng sự quan tâm chăm sóc đầy tình yêu thương. Cuối cùng, với những người được người ấy chăm sóc, thì người ấy là một người cha thuộc linh theo ý nghĩa là một người đào tạo môn đệ đã đào tạo được nhiều môn đệ mà cá nhân người ấy đã nuôi nấng chăm sóc để đạt mức trưởng thành trong Chúa Cứu Thế và huấn luyện đào tạo để họ trở thành những người phục vụ Chúa Cứu Thế và Ti-mô-thê, cả ba phương diện trên về tình phụ tử dường như đều đã được nghiệm đúng. Quyền làm cha thuộc linh không có nghĩa là gì Chúng tôi phải vội vàng thêm một điều cần thận trọng liên quan đến tình phụ tử thuộc linh vì có một số người đã lạm dụng cái vai trò ấy. Do biết rõ các lạm dụng ấy mà Chúa Giê-xu từng phán “Cũng đừng gọi người nào ở thế gian là cha mình; vì các ngươi chỉ có một Cha, là Đấng ở trên trời” (Mat Mt 23:9). Chúa Giê-xu đang cảnh cáo những người theo Ngài về thói kiêu ngạo và đạo đức giả của người Pha-ri-si, vốn “ưa ngồi đầu trong đám tiệc, thích ngồi cao nhứt trong nhà hội; muốn người ta chào mình giữa chợ, và ưng người ta gọi mình bằng thầy!” (23:6, 7). Cách đốixử như thế khiến họ cảm thấy mình cao trọng hơn người khác. Một số người muốn làm cha thiên hạ vì cần có được cái địa vị và vinh dự mà họ tưởng là tình phụ tử thuộc linh sẽ đem đến cho họ. Họ đã không thấy được rằng một vinh dự như thế vốn chỉ thuộc về một mình Đức Chúa Trời mà thôi. Chúa Giê-xu từng phán dạy rõ ràng, ngay trước khi truyền lệnh chớ có gọi một ai trên đất này bằng cha, rằng “Nhưng các ngươi đừng chịu người ta gọi mình bằng thầy;
  • 8. vì các ngươi chỉ có một Thầy, và các ngươi hết thảy đều là anh em” (23:8). Có thể nói là về phương diện địa vị, thì các con cái thuộc linh của chúng ta cũng bình đẳng với chúng ta. Chúng ta đều là anh chị em dưới quyền cùng một người Thầy, người Cha chung. Liên quan với vấn đề về việc tìm cầu địa vị sai lầm từ tình phụ tử thuộc linh này, là điều mà Lerry Eims mô tả là “nguy cơ phát triển một thái độ chiếm hữu” (Tho Lost Art of Disciple Making, Zondervan, 1978). Eims bảo rằng cái nguy cơ này thường tự bộc lộ nơi người làm cha thuộc linh “sửdụng các lời lẽ như ‘người của tôi’, ‘đội của tôi’, các học viên được tôi huấn luyện đào tạo’”. Ông vạch rõ rằng “trong Tân Ước kinh… tuy Phao-lô và các vị sứ đồ khác cảm thấy mình gần gũi với những người mà mình phục vụ và thỉnh thoảng nói về họ là “các concái bé mọn” của mình, các vị ấy cũng vội vàng nhắc nhở họ rằng thật ra họ cũng đều thuộc về Chúa Cứu Thế Giê-xu cả. Theo Eims, có một cách khác nữa để bộc lộ thái độ chiếm hữu đốivới các môn đệ của mình là khi người đào tạo huấn luyện họ “ngần ngại không giới thiệu họ với nhiều người khác của Đức Chúa Trời cũng có thể có ảnh hưởng đến đời sống của họ”. Họ bị các lãnh tụ kia đe doạ vì ‘chính chức vụ của họ có thể bị mât đi một phần vẻ hào nhoáng của nó dưới conmắt của các thuộc cấp, nếu họ thấy nhiều người khác nữa cũng được ban cho nhiều ân tứ có lẽ cũng có nhiều sức lực và tài năng mà mình không có”. Thói chiếm hữu này hoàn toàn xa lạ đốivới Kinh Thánh. Chúng ta không hề được đặc quyền cầm giữ bất cứ một người nào. Một Phao-lô sẽ gieo hạt, một A-bô-lô sẽ tưới nó. Nhưng chính Đức Chúa Trời mới khiến nó mọc lên (ICo1Cr 3:6). Chỉ một mình Đức Chúa Trời mới được độc quyền trên đời sống của bất cứ một người nào. Chúng ta nhận trách nhiệm làm cha thuộc linh thật nghiêm túc và đào tạo cho một môn đệ bao lâu Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm như thế, và luôn luôn nhớ rằng người môn đệ ấy không hề thuộc về chúng ta. Cho nên, trong khi người ấy ở dưới quyền chúng ta, chúng ta sẽ vui vẻ giới thiệu người ấy với bất kỳ một ai khác mà người ấy có thể được íchlợi. Và khi đã đến lúc, thì chúng ta sẽ trả tự do để người ấy làm cái công việc mà Đức Chúa Trời đang muốn cho người ấy làm. Thư Ti-mô-thê thứ hai chứng minh rằng Phao-lô đã thừa nhận không chút phân vân nhiều ảnh hưởng quan trọng khác trên cuộc đời của Ti-mô-thê. Phao-lô viết: “Mục đíchcủa sự răn bảo, ấy là sự yêu thương, bởi lòng tinh sạch, lương tâm tốt và đức tin thật mà sanh ra” (ITi1Tm 1:5). Ti-mô-thê là conthuộc linh của Phao-lô. Nhưng ông cũng là con cháu thuộc linh của mẹ và bà ngoại ông nữa. Một chức vụ đào tạo thuộc linh thường có thể gây căng thẳng trong các mối liên hệ gia đình. Các bậc làm cha làm mẹ có thể oán ghét phần ảnh hưởng mới của con người mà họ cho là đã thình lình cướp mất địa vị của người cha người mẹ trong đời sống đứa con của họ. Một sự hiểu lầm tai hại như thế có thể bị suy giảm đến mức tối thiểu nếu người huấn luyện đào tạo môn đệ có nỗ lực thật sự để tránh thái độ chiếm hữu.
  • 9. Điều chúng ta vừa đề cập không hề hàm ý rằng người đào tạo môn đệ không hề có chút quyền hành gì. Là người đại diện cho Đấng vốn có toàn quyền, người ấy đã đầu tư vào đó một thứ uy quyền thứ ha, từ Đức Chúa Trời mà có. Người ấy cũng giống nhgư một đầy tớ trông nom các concái cho Chủ mình vậy. Trong IICo 2Cr 4:5. Phao-lô đã tự nhận mình là tôi tớ của các Cơ Đốc nhân tại Cô-rinh-tô. Một tôi tớ không phải là một nhân vật quan trọng, nhưng khi đứa con đi lạc đường, thì kẻ tôi tớ (hay người vú em) cần sửa trị nó. Cho nên, sau khi bảo với người Cô-rinh-tô rằng “tôiđã dùng Tin lành mà sanh anh em ra” (ICo1Cr 4:15), Phao-lô nói tiếp rằng lần sau khi đến Cô-rinh-tô, rất có thể ông sẽ phải thi hành kỷ lật đốivới họ. Ông hỏi: “Anh em muốn điều gì hơn: muốn tôi cầm roi mà đến cùng anh em hay là lấy tình yêu thương và ý nhu mì?” (c.21). Với tư cách một người cha thuộc linh, Phao-lô có thể đến cả như một người sửa phạt lẫn một người khích lệ dịu hiền. Thế nhưng mọi uy quyền của ông với tư cách một người cha thuộc linh đều do Đức Chúa Trời mà có, Ngài là Đấng mà ông chỉ làm đầy tớ mà thôi. Chỉ một mình Đức Chúa Trời mới là người cha thuộc linh. Sắp xếp các concái trong chức vụ (ITi1Tm 1:3) Một trong những điều quan trọng nhất mà Phao-lô phải làm cho người conthuộc linh của ông là Ti-mô-thê, là đào tạo huấn luyện rồi sắp xếp ông vào chức vụ. Điều này rất hiển nhiên trong 1:3 chỗ mà Phao-lô đã viết “Ta nay nhắc lại mạng lệnh mà ta đã truyền cho con, khi ta đi sang xứ ma-xê-đoan, con phải ở lại Ê-phê-sô, để răn bảo những người kia đừng truyền dạy một đạo giáo khác”. Công việc được giao cho Ti-mô-thê. Phao-lô để Ti-mô-thê lại Ê-phê-sô với sứ mạng quan trọng là bảo tồn sự thuần khiết của giáo lý, cho Hội Thánh tại đó. Nội dung của thư tín này cho thấy Ti-mô-thê là người lãnh đạo của cả Hội Thánh, có trách nhiệm chẳng những là duy trì sự thuần khiết của giáo lý, mà cả trong vấn đề bổ nhiệm và giám sát các trưởng lão và chấp sự nữa. Về mặt tôn giáo và chính trị, thì Ê-phê-sô là thành phố chủ yếu của Tiểu Á Châu. Phao-lô đã từng lao động gian khổ hơn hai năm tại đấy. Trong thời gian đó, đã có một trong những phong trào tăng trưởng của Hội Thánh gây kinh ngạc nhất trong lịch sử, khi Phúc Âm được truyền bá cho mọi người ở trong cõi A-si đều được nghe (Cong Cv 19:10), và nhiều Hội Thánh đã được thiết lập trong toàn tỉnh ấy. Đây là chiến thuật điển hình của Phao-lô, tức là thiết lập nhiều Hội Thánh trong các thành phố chủ chốt, để từ đó, công tác chứng đạo được bắt đầu cho các khu vực phụ cận. Vì tầm quan trọng của Hội Thánh tại Ê-phê-sô, người lãnh đạo Hội Thánh ấy phải là một nhân vật chủ chốt. Ti-mô-thê đã được phó thác công tác ấy. Ti-mô-thê được Phao-lô “truyền lịnh” phải ở lại Ê-phê-sô. Lời lẽ ở đây gợi ý rằng chắc Ti-mô-thê đã phải miễn cưỡng ở lại đó. Ông vốn có bản tính rụt rè nên có lẽ đã muốn thoái thác một trách nhiệm lớn lao như thế. Ngoài ra, ông vẫn còn quá trẻ nữa (ITi1Tm 4:12). Nhưng Phao-lô vốn biết rõ các khả năng của Ti-mô-thê, cho nên bất chấp
  • 10. điều có vẻ như nhiều phẩm cách chưa đạt của ông, Phao-lô vẫn giao cho ông công tác ấy. Bức thư này thuộc vào số những điều mà Phao-lô đã làm nhằm khích lệ Ti-mô-thê để củng cố cho uy quyền của ông. Có lẽ Phao-lô trông mong cho bức thư này sẽ được đọc công khai trong các Hội Thánh tại A-si. Khi nghe đọc bức thư này, mọi người sẽ nhận biết là Ti-mô-thê đã được chính Phao-lô giao cho vai trò quan trọng là lãnh đạo trong Hội Thánh. Một phần nhiệm vụ của Ti-mô-thê là “răn bảo những người kia đừng truyền dạy các tà giáo” (theo bản Anh văn). Từ ngữ được dịch ra là răn bảo là một danh từ quân sự có nghĩa là “ra lệnh, truyền lệnh cách nghiêm ngặt”. Vì địa vị của Ti-mô-thê là một địa vị có uy quyền, nên ông có thể có hành động đầy uy quyền. Chúng ta có thể thấy những câu giống như thế này sẽ giúp thúc đẩy Ti-mô-thê sử dụng quyền uy như thế nào. Việc khá tình cờ là ở đây, chúng ta cũng thấy gợi ý thứ nhất trong số nhiều gợi ý mà thư tín này đưa ra liên quan đến thái độ mà Ti-mô-thê phải có đốivới tà giáo (xem ITi1Tm 1:3-11, 19, 20; 4:1-16; 6:3-5, 20-21). Ở đây cũng như ở những chỗ khác, Phao-lô đều truyền dạy Ti-mô-thê phải có lập trừng vững vàng. Không thể có thái độ dung hoà đốivới một việc nghiêm trọng như thế. Các giáo sư giả sẽ không được cho phép giảng dạy trong Hội Thánh. Chuẩn bị Ti-mô-thê cho chức vụ. Phao-lô có thể tin cậy giao cho Ti-mô-thê một công tác quan trọng vì ông đã đầu tư đầy đủ vào đời sống của Ti-mô-thê. Một công cuộc chuẩn bị như thế đã không xảy ra chỉ trong đầu hôm sớm mai hay chỉ qua một “khoá đào tạo huấn luyện lãnh đạo” sơ sài mà thôi. Là người sinh quán tại Lít-trơ, có lẽ Ti-mô-thê đã ăn năn quy đạo trong vòng lưu hành truyền giáo đầu tiên của Phao-lô. Lúc Phao-lô đến đấy nhân lần thăm viếng thứ hai, ông nhận thấy Ti-mô-thê đã được cộng đồng Cơ Đốc giáo đánh giá cao. Cho nên ông đã đem Ti-mô-thê theo để giúp đỡ ông trong các chuyến du hành (Cong Cv 16:1-4). Suốt nhiều năm tiếp xúc thân mật với Phao-lô đó, Ti-mô-thê đã có cơ hội qua sát thật gần cuộc đời của Phao-lô. Đời sốngấy đã trở thành một tấm gương cho Ti-mô-thê noi theo. Phao-lô viết: “Về phần con, con đã noi theo ta, trong sự dạy dỗ, tánh hạnh, ý muốn, đức tin, nhịn nhục, yêu thương, bền đỗ của ta, trong những sự bắt bớ, và hoạn nạn đã xảy đến cho ta tại thành An-ti-ốt, Y-cô-ni và Lít-trơ. Những sự bắt bớ đó ta đều chịu cả, và Chúa đã cứu ta thoát khỏi luôn luôn” (IITi 2Tm 3:10, 11). Từ ngữ được dịch ra là “noi theo” ở đây hàm ý Ti-mô-thê đã biết rõ và theo gương mà Phao-lô đã nêu, đã cẩn thận chú ý với ý định là sẽ làm theo. Đây là một thuật ngữ, xác định mối liên hệ giữa người môn đệ với sư phụ của mình. Ti-mô-thê biết chính xác Phao-lô đã tin gì, dạy gì, hành động và phản ứng như thế nào, là số kiến thức chỉ có thể thu thập được khi hai người cùng sống chung, cùng cầu nguyện và chịu khổ chung với nhau. Trong những từng trải có chung với nhau đó, Phao-lô đã mở rộng cuộc đời mình ra cho Ti-mô-thê. Ông đã áp dụng phương
  • 11. pháp phục vụ bằng cách mở rộng tấm lòng mình ra. Từ phương pháp ấy, Phao-lô viết: “Hỡi người Cô-rinh-tô, miệng chúng tôi hả ra vì anh em, lòng chúng tôi mở rộng. Chẳng phải chúng tôi hẹp hòi đãi anh em, nhưng ấy là lòng anh em tự làm nên hẹp hòi” (IICo 2Cr 6:11, 12 cũng xem ICo1Cr4:9). Ngày nay, phương pháp mở rộng lòng mình ra để phục vụ này dã không còn là phổ biến nữa. Chức nghiệp chỉ nghĩa đã xâm nhập các phương pháp phục vụ ngày nay đến mức quý vị mục sư và giáo sư đều được khuyến khích phải giữ kín đời sống cá nhân và riêng tư của mình, phân biệt với cuộc đời thi hành chức vụ. Họ đã được dạy bảo là đừng phơi bày đời tư của mình ra cho những người mà họ phục vụ nhìn thấy. Chỉ trong những buổi nhóm họp theo hình thức đã được sắp xếp trước như những buổi họp tổ (nhóm nhỏ ít người), nội bộ, họ mới tỏ ra cởi mở để chia sẻ về đời tư của họ mà thôi. Việc tiếp xúc với tín đồ chỉ giới hạn trong các buổi nhóm lại và những lần hẹn gặp riêng thỉnh thoảng mới có mà thôi. Nhờ giữ kín đời tư của mình, họ sẽ tự cứu được mình khỏi nhiều khổ đau rắc rối - họ được dạy bảo như thế. Những nỗi đau của việc tự bộc lộ, tự phơi bày tấm lòng mình ra là cái giá phải trả cho một chức vụ sâu sát. Phao-lô sẵn sàng chấp nhận cái nguy cơ là chính mình bị tổn thương do tự mở lòng mình ra đối với những người như Ti-mô-thê. Mà chúng ta đều biết rõ cái sự kiện là do liên hệ chặt chẽ mật thiết với các con cái thuộc linh của mình như thế, nên ông đã rất thường bị tổn thương. Nhưng qua tiến trình ấy, ông đã có thể nhân bộichức vụ của mình. Hồi còntrẻ, tôi được đặc ân chịu ảnh hưởng của hai nhânv ật quan trọng về đào tạo môn đệ, là Sam Sherrard, lãnh đạo của chúng tôi trong Hội Thanh niên vì Chúa Cứu Thế, và Robert Coleman, một giáo sư chủng viện. Nhân cách và phương pháp đào tạo môn đệ của họ rất khác nhau. Nhưng trong nhiều lãnh vực, cáchhọ phục vụ tôi đều giống nhau. Tôi có nhiều thì giờ thường xuyên cũng cầu nguyện và nghiên cứu Thánh Kinh với họ, thường thường là cùng với một vài người khác nữa. Cả hai đều đưa tôi về nhà riêng cũng cùng với vài người người khác nữa để dành riêng thì giờ với họ và gia đình họ. Chúng tôi đã nhiều lần cùng ăn với nhau và thỉnh thoảng cùng làm việc chung quanh nhà họ. Chúng tôi từng cười đùa với nhau, thảo luận về những việc thông thường nhiều khi tranh luận về những vấn đề mà chúng tôi gặp và rất thường là về những điều liên quan đến Chúa. Cả hai nhân vật ấy đều đem tôi theo họ khi họ đi ra ngoài, vì những công tác phục vụ được giao phó. Tôiquan sát họ làm chứng đạo, làm công tác tham vấn, hướng dẫn các buổi nhóm lại, truyền giảng và đối phó với những cuộc khủng hoảng. Có khi tôi cũng được dành cho một phần nhỏ trong chương trình của họ. Những lần vui nhất của chúng tôi là khi chúng tôi đi đến một nơi nào đó hay di chuyển từ một nơi này đến nơi khác bằng tàu hoả, xe buýt, mô-tô. Qua những cuộc trò chuyện như thế, họ chia sẻ cho tôi những chân lý đã ăn sâu vào tâm hồn tôi. Chắc chỉ khi lên thiên đàng rồi, tôi mới biết là mình đã học hỏi được bao nhiêu điều nhờ sống chung với những người của Đức Chúa trời như thế.
  • 12. Cho nên, suốt thời gian ở chung với Phao-lô, Ti-mô-thê đã quan sát cuộc đời của ông để làm gương cho mình noi theo. Vào những thời gian như thế, Phao-lô đã dạy cho Ti-mô-thê các chân lý căn bản của Cơ Đốc giáo, như van bản nổi tiếng về chức vụ đào tạo môn đệ sau đây đã chỉ cho thấy: “Những điều conđã nghe nơi ta ở trước mắt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác” (IITi 2Tm 2:2). Ở đây mô tả một bộ phận chân lý cần phải truyền lại qua bốn thế hệ Cơ Đốc nhân. Suốt thời gian ở chung với nhau, Phao-lô đã truyền lại cho Ti-mô-thê trọn vẹn một nền giáo dục thần học. Ông đã làm hiệu trưởng của cả một từng cao đẳng dạy Thánh Kinh trong khi vẫn du hành truyền giáo? Đó dường như cũng là phương pháp mà nhiều vị mục sư (người phục vụ Chúa) đã được đào tạo, huấn luyện trong những ngày ấy - không phải là trong bối cảnh chính thức của một chủng viện thần học, nhưng là trong bốicảnh của một đoàn người đang phục vụ, cũng là phương pháp mà Chúa Giê-xu từng đào tạo huấn luyện các môn đệ Ngài. Tôitin rằng đây vẫn còn là phương pháp kiến hiệu nhất để đào tạo huấn luyện các cán bộ Cơ Đốc giáo. Quả đúng là nền giáo dục thần học chính thức là tiếng gọi của Đức Chúa Trời đối với một số người, cho nên tôi không dám đánh giá thấp nó. Nhưng tôi tin rằng chúng ta vốn thường dốc đổ hết mọi việc vào các chủng viện mà đáng lẽ ra chính chúng ta phải tự làm lấy, như việc đào tạo cho các nhà lãnh đạo đạt mức trưởng thành. Tôi tin rằng môi trường kiến hiệu nhất để đào tạo cán bộ là một đội phục vụ mà bộ phận sinh hoạt chủ yếu đang thu thập kinh nghiệm, và là nơi mà hoạt động phục vụ tích cực, việc giám sát cẩn thận, và việc dạy dỗ đang được thực hiện. Tại đây, các chiến sĩ đang được huấn luyện để chiến đấu ngay ngoài mặt trận. Những chiến binh như thế sẽ là những người giỏi nhất để duy trì cuộc chiến đấu. Một số các nhà truyền đạo tài giỏi có kết quả nhất tôi từng gặp vốn không hề đượfc đào tạo chính thức về thần học. Lạ lùng thay, dường như tất cả họ đều trông mong mình được huấn luyện đào tạo như thế một phần nào Nhưng chức vụ của họ đã không cho thấy là họ cần đến điều đó. Họ là những con người của Lời Chúa, có nhiệt tâm đốivới Chúa Cứu Thế, một gánh nặng đối với người đang bị hư vong, và một ân tứ truyền giảng. Họ đã học tập để nghiên cứu Lời Chúa thật cẩn thận rồi ứng dụng nó thật phải lẽ vào đời sống. Nhưng xin lưu ý là tất cả họ đều nói về một nhà truyền đạo lớn tuổi hơn đã từng dạy Thánh Kinh cho họ, về cáchgiữ theo đó, và cách truyền giảng nó ra. Họ đã được huấn luyện theo phương pháp của Thánh Kinh do những người đã tin vào chức vụ nhân bội. Có một điều họ hãy cònthiếu là một loại công nhận nào đó trong một số giới người nào đó. Nhưng điều công nhận mà chúng ta tìm cầu hơn hết là trong thiên đàng. Và ở đó, chúng ta được công nhận không phải vì số văn bằng đại học, nhưng là vì phẩm chất của công tác phục vụ Chúa của chúng ta. Một nét đặc trưng then chốtkhác nữa trong việc Phao-lô đào tạo Ti-mô-thê liên
  • 13. quan với việc giao phó một vài chức vụ nào đó của mình cho Ti-mô-thê. Phần ký thuật đầu tiên chúng ta có được về vấn đề này là chuyến du hành truyền giáo đầu tiên mà Ti-mô-thê đã tháp tùng Phao-lô. Tại Bê-rê, nhiều người Do Thái từ Tê-sa-lô-ni-ca đến đã sách động dân chúng nhiều đến nỗi Phao-lô phải rời khỏi thành phố ấy. Ông để Ti-mô-thê ở lại phía sau với một người lớn tuổi hơn là Si-la để hoàn tất những gì cần phải làm tại đấy (Cong Cv 17:14, 15). Về sau, Ti-mô-thê còn được Phao-lô sai đi trong nhiều sứ mạng với tư cách người đại diện cho ông. Trong nhiều bức thư của Phao-lô, tên Ti-mô-thê được nêu ra cùng với phần lý lịch bắt đầu của ông (IICo 2Cr 1:1; Phi Pl 1:1; CoCl 1:1; ITe1Tx 1:1; IITe 2Tx 1:1; Phil Plm 1:1). Sự kiện này chứng minh rằng Phao-lô đã tìm cách khiến cho nhiều Hội Thánh công nhận Ti-mô-thê là một cấp lãnh đạo chủ chốt. Đây là trường hợp của một nhân vật quan trọng muốn công khai chứng minh rằng một người trẻ tuổi hơn đang là sĩ quan liên lạc của riêng mình! Nhưng vào lúc thư ITi-mô-thê được viết ra, thì Ti-mô-thê dang phụ trách Hội Thánh lớn tại Ê-phê-sô. Hội Thánh này là một trách nhiệm quá lớn lao đốivới một người có độ tuổi như Ti-mô-thê, nên dường như Ti-mô-thê chỉ miễn cưỡng chấp nhận nó mà thôi. Cho nên Phao-lô phải ra lệnh cho ông cứ tiếp tục như thế (ITi1Tm 1:3). Nếu Phao-lô không biết nhân bộichức vụ của mình nhờ những người như Ti-mô-thê, chắc ông đã không thể làm nổi nhiều việc cho Nước Trời đến thế. Lẽ dĩ nhiên, người ta phải trả giá khi muốn giao nhiệm vụ cho những phụ tá trẻ tuổi hơn. Thoạt đầu, chắc họ không thể dám đứng nổi một công tác đòihỏi phẩm chất cao như một người lãnh dạo. Thật vậy, họ có thể phạm nhiều sai lầm gây trở ngại cho danh tiếng của người lãnh đạo. Mặt khác, một số người còn có thể kết thúc bằng việc kế tục quyền lãnh đạo khi đã trở thành nổi trội. Điều này đã xảy ra với người cựu chiến binh là Ba-na-ba, về sau đã bị người phụ tá trẻ tuổi của ông là Phao-lô “qua mặt”. Nhưng Phúc Âm vẫn tiến lên phía trước. Một công tác tồn tại mãi đã được hoàn thành. Nhiều Hội Thánh đã được thiết lập. Những người có khả năng đã được để lại phía sau để lãnh đạo chúng. Và đó há không phải là điều mà bất cứ một vị mục sư nào cũng muốn nhìn thấy là vốn do chức vụ của mình đã hoàn tất hay sao? Dành thì giờ để đào tạo môn đệ Chỉ tập trung chú ý vào một vài người trong một chức vụ đào tạo môn đệ, thì không phải là một công tác hấp dẫn lắm. Đào tạo môn đệ cần đến thì giờ, nên nhiều người lãnh đạo không sẵn sàng trả giá để chính họ phải tự ban ra quá nhiều trong một chức vụ đào tạo môn đệ một cách riêng tư như thế. Nhiều nhà lãnh đạo có quá nhiều cống hiến cho nhiều giới quần chúng đông đảo, nên không tìm được thì giờ để đào tạo cho các cá nhân. Có khi nhiều cấp lãnh đạo than phiền rằng đang khi thi hành chức vụ, họ không thể đồng thời phát triển bồi dưỡng cấp lãnh đạo, vì chẳng có ai sẵn sàng chịu đào tạo
  • 14. huấn luyện cả. Thế nhưng vấn đề này có thể là do chính người lãnh đạo ấy. Có lẽ người ấy đã tạo cho thiên hạ cái cảm tưởng rằng mình quá bận rộn nên không thể có thì giờ cho việc phát triển việc đào tạo cá nhân. Như Lung Eims viết: “Muốn có người dấn thân đến với bạn, bạn phải dấn thân đến với họ trước”. Eism gọi đó là “một bí quyết, một yếu tố bí mật” trong chức vụ đào tạo môn đệ. Các cấp lãnh đạo sẽ phải luôn luôn chiến đấu để tạo thế cân bằng giữa chức vụ công khai với công tác đào tạo cá nhân. Thường thường thì sức quyến rủ của chức vụ công khai có thể ngăn trở một cấp lãnh đạo trong việc dành riêng thì giờ để đào tạo môn đệ. Walter Hewichsen đã mô tả rõ ràng điều này trong quyển sách tuyệt vời của ông về chức vụ đào tạo môn đệ: “Chức vụ đào tạo môn đệ thiếu hấp dẫn và sức thôi thúc của loại chức vụ trên bục giảng hay của những buổihọp đông người. Nhưng chúng ta khó có thể đánh giá quá cao tầm quan trọng của việc đầu tư cho loài người phải lẽ, một cuộc đầu tư có khải tượng và đúng kỷ luật, hoàn toàn tận hiến cho Chúa Cứu Thế Giê-xu sẵn sàng trả bất cứ giá nào để hoàn thành ý chỉ của Đức Chúa Trời trong đời sống mình. Gắn bó với một người nhằm giúp người ấy vượt mọi trở ngại có thể có để trở thành một môn đệ là một nhiệm vụ lâu dài và gian khổ” (Disciples Are Made Not Born, Victor Books, 1974). Đào tạo môn đệ là một chức vụ mà nhiều người ngày nay đề cập, nhưng thật ra lại có ít người thực thi. Thế nhưng tầm quan trọng của nó là điều không thể phóng đại (cường điệu). Cái thế hệ nổi tiếng hơn hết về công tác truyền bá Phúc Âm cho các khối quần chúng đông đảo này, lại chú trọng vào tầm quan trọng của chức vụ đào tạo môn đệ. Trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải trong tạp chí định kỳ (Christianity Today, Tiến sĩ Billy Graham đã được hỏi: “Nếu ông là mục sư của một Hội Thánh lớn trong một thành phố quan trọng, thì kế hoạch hành động của ông sẽ là gì?”. Tiến sĩ Graham đáp: Tôi nghĩ một trong những điều quan trọng đầu tiên mình sẽ làm là tập hợp một nhóm từ tám, mười hoặc mười hai người chung quanh mình để cùng họp nhau lại vài giờ mỗi tuần và trả giá! Điều đó sẽ khiến họ phải trả một giá nào đó về thì giờ và nỗ lực. Tôisẽ chia sẻ cho họ tất cả những gì mình có trong một thời gian nhiều năm. Rồi tôi sẽ thật sự có được mười hai vị mục sư trong số các tín đồ thường để đến lượt họ sẽ có thể chọn tám, mười, mười hai hoặc nhiều người hơn nữa để dạy bảo họ. Tôibiết có một hoặc hai Hội Thánh đang làm như thế, vì đó là làm cách mạng trong Hội Thánh. Tôi nghĩ rằng Chúa Cứu Thế đã đặt ra cái mẫu mực ấy. Ngài đã dành phần lớn thì giờ của mình cho một đám quần chúng đông đảo. Thật vậy, mỗi lần Ngài gặp một đám quần chúng đông đảo thì đối với tôi, dường như đã chẳng có kết quả nhiều lắm đâu. Dường như theo tôi thì các kết quả lớn lao là do việc Ngài gặp gỡ riêng tư và trong số thì giờ Ngài dành riêng cho mười hai (môn đệ) của Ngài. (Tríchcủa Coleman, The Master Plan of Evangelism, Revell, 1964). Ứng dụng cá nhân
  • 15. Chúng ta phải tự vấn mình đang dành bao nhiêu thì giờ mỗi tuần để đào tạo cho các Cơ Đốc nhân trẻ tuổi trở thành môn đệ của Chúa. Chúng ta có cần sắp xếp lại cho có thứ tự các công việc được xem là có quyền ưu tiên để dành nhiều thì giờ hơn cho chức vụ này không? Chúng ta có cần quyết định ngay bây giờ là phải tìm một người nào đó để đào tạo người ấy trở thành môn đệ hay không? Chúng ta phải cầu nguyện để tự mình có câu trả lời cho vấn đề này. KHẢI TƯỢNG VỀ ĐỨC TIN (ITi1Tm 1:11-17) Chương thứ nhất của chúng ta đã đề cập tình phụ tử thuộc linh. Trong đó chúng ta đã mô tả nỗ lực của con người nhằm mở rộng Nước Trời. Một người bạn của tôi sau khi đọc một quyển sách có một bức thông điệp tương tự, đã than phiền rằng quyển sách ấy nhấn mạnh quá nhiều vào nỗ lực của con người để bồidưỡng các tín hữu, mà quá ít vào ân điển của Đức Chúa Trời. Phao-lô đã trình bày cho Ti-mô-thê cái ý niệm về ân điển làm nền tảng cho toàn thể chức vụ có kết quả. Và trong phần nghiên cứu khúc sách này của chúng ta, chúng ta sẽ thảo luận các phương pháp khác nhau, theo đó ân điển giữ một phần quan trọng trong đời sống và chức vụ của Cơ Đốc nhân. Trong 1:3-11 Phao-lô đã trả lời cho tà giáo mà Ti-mô-thê đã phải đương đầu tại Ê-phê-sô (chúng ta sẽ không nghiên cứu khúc sách này bây giờ, nhưng về sau, sẽ nghiên cứu một khúc sáchtương tự, là 4:1-5). Ở đoạn kết phần trả lời của Phao-lô, ông có đề cập những điều “trái nghịch với đạo lành…. Là điều đạo Tin Lành vinh hiển của Đức Chúa Trời hạnh phước dạy dỗ, mà sự truyền đạo đó đã giao phó cho ta” (1:10b, 11). Ở đây có đề cập thoáng qua về việc Phao-lô đã được kêu gọi và chức vụ của ông. Khi Phao-lô nghĩ đến tiếng gọi và chức vụ của mình, ông cũng đã suy nghĩ về ân điển ẩn phía sau tiếng gọi và chức vụ đó (1:12-17). An điển trong việc ăn năn quy đạo và trong chức vụ (1:12-15) Khi thảo luận về việc ăn năn quy đạo và chức vụ của mình, Phao-lô chỉ dùng từ ngữ ân điển có một lần trong mấy câu này (c.12-15). Thế nhưng ý niệm về ân điển, như một đặc ân của Đức Chúa Trời ban cho mà chúng ta chẳng xứng đáng để được nhận lãnh, đã là mũi nhọn, là sức thúc đẩy chủ yếu của từng câu nói một ở đây. Được kêu gọi và trang bị (1:12). Phao-lô nêu ra ba lý do khiến ông tri ân Đức Chúa Trời về chức vụ của ông. Ông viết: “Ta cảm tạ Đấng ban thêm sức cho ta, là Đức Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta, về sự Ngài đã xét là trung thành, lập ta làm kẻ giúp việc”. Ở đây Phao-lô dùng ba động từ Hy văn để mô tả sự kêu gọi và chức vụ của ông, tất cả đều thuộc thì quá khứ (aorist). Cách dùng thì quá khứ cho thấy Phao-lô đang đề cập một khoảnh khắc nhất định trong chuyến hành hương thuộc linh của mình, lúc ông nhận được tiếng gọi vào chức vụ. Văn cảnh cho thấy việc ấy đã xảy ra cho đời sống Phao-lô lúc ông ăn năn quy đạo.
  • 16. Trước hết, Phao-lô bảo rằng Chúa Giê-xu “đãan thêm sức cho ta”. Động từ mà Phao-lô dùng có nghĩa đen là đặt sức lực vào bên trong. Lúc Đức Chúa Trời gọi Phao-lô vào chức vụ, Ngài đã đầu tư trong ông đầy đủ sức lực để hoàn thành tiếng gọi ấy. Nhiều tôi tớ Chúa thường cảm thấy mình yếu đuối khi trực diện với các đòi hỏi mình yếu đuối khi trực diện với các đòihỏi của chức vụ của mình. Nhưng họ có thể quả quyết rằng tuy sức riêng của họ có thể thiếu khiến họ có thể thất bại, nhưng sức lực của Đức Chúa Trời thì không phải thế. Họ có thể chiến đấu dưới sức nặng của trách nhiệm, vùng vẫy để đủ sức đương cự với khối lượng công tác mà họ phải làm, hay không chắc chắn vào các khả năng của riêng họ. Nhưng họ luôn luôn có thể khẳng định rằng: “Đấng đã gọi anh em là thành tín, chính Ngài sẽ làm việc đó” (ITe1Tx 5:24) đổihai chữ (anh em) thành (chúng ta). Thứ hai, Phao-lô bảo rằng Chúa Cứu Thế “đã xét ta là trung thành”. Từ ngữ được dùng ở đây có khi còn được dịch ra là “đáng tin cậy”. Phao-lô có thể được tin cậy là sẽ hoàn thành các trách nhiệm được giao với các khả năng cao nhất. Lời bình giải của Hiebert về câu này là “Phẩm cách đầu tiên của một người phụ vụ (minister: mục sư) Chúa Cứu Thế không phải là tài năng hay kiến thức, mà là lòng trung thành” (First Timothy Everyman’s Bible Commentary, Moody, 1957). Ở chỗ khác, Phao-lô viết: “Vả lại, cái điều người ta trông mong nơi người quản trị là phải trung thành” (ICo1Cr4:2). Phao-lô vốn không có các phẩm chất tự nhiên mà chúng ta kết hợp với một nhà truyền đạo vĩ đại. Ông vốn có một tâmt rí vĩ đại thiên phú, nhưng ông thường bảo mình kém tài hùng biện hơn nhiêù người khác của thời đại mình (ICo1Cr 2:1-5; IICo 2Cr 10:10; 11:6). Diện mạo thể xác của ông có vẻ yếu đuối (IICo 2Cr 10:10). Ông thường đau yếu (12:7-10; GaGl 4:13, 14). Thế nhưng ông rất trung thành và sẵn sàng kiên trì nhẫn nhục, bất chấp khó khăn gian khổ, chống đốivà căng thẳng (xem IICo 2Cr 4:7-12; 6:4-10; 11:23-29). Thái độ sẵn sàng này là một trong những bí quyết của tài năng làm được nhiều công tác tồn tại mãi cho Đức Chúa Trời của ông. Có người thuật lại rằng sau khi William Carey được ca ngợi về những thành tựu vĩ đại của ông, đã trả lời “Tôi chỉ bền lòng mà thôi”. Bền lòng là thái độ sẵn sàng bám vào công tác mà Đức Chúa Trời đã giao cho đến khi hoàn thành nó - là nhờ có lòng tận trung với chức vụ Đức Chúa Trời đã nhìn thấy cái đức tính này trong Phao-lô. Thế nhưng tự nó, lòng trung thành có thể không dẫn đến thành công. Tuy nhiên, khi được kết hợp với sức lực của Đức Chúa Trời, nó sẽ trở thành một lực lượng mạnh mẽ để phục vụ Nước Trời. Khẳng định thứ ba trong câu này, là Đức Chúa Trời đã căn cứ vào lòng trung thành của Phao-lô để tin cậy ông, “lập (ông) làm kẻ giúp việc” cho Ngài. Phao-lô đang đề cập một sự sai phái, một tiếng gọi phục vụ mà ông đã nhận được lúc mới ăn năn quy đạo. Tuy đó không phải là một lễ tấn phong chính thức, đó là một lời từ Đức
  • 17. Chúa Trời cho biết Ngài muốn ông phục vụ Ngài. Trong những năm đầu tiên của cuộc đời làm Cơ Đốc nhân của mình (và cả đến bây giờ nữa) có rất ít chân lý vào lại có nhiều ý nghĩa cho tôi cho bằng cái chân lý là biết rằng Đức Chúa Trời đả kêu gọi tôi phục vụ Ngài. Về lý thuyết, tôi đã biết mình là một con cái của Đức Chúa Trời. Nhưng bản tính của tôi nhận thấy rất khó chấp nhận các hàm ý của địa vị làm con đó. Tôithường chiến đấu với cái cảm thức rằng mình vốn hèn hạ và vô giá trị. Thế nhưng tôi phải nhìn nhận cái sự kiện mình vốn được Đức Chúa Trời kêu gọi rằng Đức Chúa Trời đã xem tôi là thích hợp với một công tác nào đó của Ngài. Chính sự kiện ấy đã bắt buộc tôi phải chấp nhận, rồi sau đó, là vui vẻ với niềm hân hoan rằng mình được làm con cái Đức Chúa Trời. Về lý thuyết tôi đã tin mình vốn quý báu cho Đức Chúa Trời, nhưng việc kêu gọi tôi vào chức vụ giúp tôi nhận thấy nó một cách thực tế. Cái ý nghĩ này khiến tâm trí tôi hoan hỉ. Chúa Tể của ông trình sáng tạo dang có một việc đặc biệt để tôi làm cho Ngài! Ba câu khẳng định trên đây của Phao-lô rằng Chúa Giê-xu đã ban cho ông sức lực, đã xem ông là đáng tin cậy và đã bổ nhiệm ông vào chức vụ phục vụ Ngài, cho chúng ta thấy Phao-lô xem chức vụ của ông trước nhất là một hệ quả của việc Đức Chúa Trời đã kêu gọi và trang bị cho ông. Chắc điều này vốn là một nguồn khích lệ lớn lao và là động cơ thúc đẩy ông kiên trì chịu đựng nhiều gian khổ và bắt bớ bách hại mà ông đã gặp. Nếu chính Đức Chúa Trời Toàn năng đã chủ động đi bước trước trong việc kêu gọi Phao-lô cho chính Ngài và để phục vụ Ngài, thì chắc chắn Ngài sẽ tiếp tục ban phước cho ông, trang bị cho ông, và nhờ ông hoàn thành các chủ đíchcủa Ngài. Chẳng hề có sức mạnh, hoàn cảnh hay sự chống đốinào có thể thắng được các kết quả của việc Đức Chúa Trời đã ban quyền năng để ông phục vụ. Ơn thương xót cho kẻ bắt bớ bách hại (ITi1Tm 1:13). Phao-lô vừa nói việc ông được kêu gọi. Bằng một cách thức đặc biệt, ông thêm ngay vào một điều gì đó về sự không xứng đáng của chính ông. Ông bảo ông đã được gọi “mặc dù ông vốn là người phạm thượng, hay bắt bớ và hung bạo”. Có một số các Cơ Đốc nhân lấy làm hãnh diện về các công trình tội lỗi trước khi họ trở thành Cơ Đốfc nhân. Khi làm chứng, họ cố tìm cách gậy ấn tượng trên người khác về họ vốn xấu xa như thế nào. Dường như họ muốn nói rằng “Tôitừng là người đứng đầu các tội nhân. Tôicũng từng tìm kiếm lạc thú”. Việc ăn năn quy đạo của họ như mờ nhạt vô nghĩa trước cuộc đời tội lỗi đầy màu sắc của họ. Những người nghe họ bị bỏ mặc với cái ấn tượng về tội lỗi, chớ không phải là về ân điển. Phao-lô cũng thường dùng lời lẽ nặng nề để mô tả cách ăn ở cư xử trước ngày ăn năn quy đạo của mình (cũng xem ICo1Cr15:9; GaGl 1:13, 14). Nhưng ông luôn luôn làm việc ấy từ viễn cảnh của ân điển. Mục tiêu của ông là đề cao ân điển để chứng minh rằng Chúa Cứu Thế thật tuyệt vời như thế nào. Việc đề cập cách ăn ở cư xử trước khi trở thành Cơ Đốc nhân của ông giúp ông hoàn thành cái mục đích
  • 18. ấy, nhưng rồi nó biến mất ngay vào bóng tối, để cho ân điển và lòng nhân từ thương xót của Đức Chúa Trời toả sáng qua đó. Phao-lô viết: “Tađã độiơn (được) thương xót”. Động từ này là một tiếng nói thụ động, cho nên chúng ta có thể dịch nó theo đúng nguyên văn là “Tađã được thương xót”. Nhưng bằng cáchdùng thể thụ động ở đây, một lần nữa, Phao-lô lại đề cao ân điển. Mọi công lao cho việc ông được cứu rỗi đều từ Đức Chúa Trời đến. Phao-lô vốn là một kẻ phạm thượng vô giá trị, một kẻ bắt bớ bách hại và là một người hung bạo. Nhưng trong tình trạng hư hỏng xấu xa vô phương tự cứu đó, ông đã “được thương xót”. Từ ngữ “thương xót” (cũng được dùng trong c.16) hàm ý ám chỉ tình trạng khốn khổ của người cần được cứu giúp. Nó có nghĩa tương tự như thương hại và thương cảm. “An điển” trong c.14 hàm ý chúng ta không xứng đáng được giúp đỡ như đã nhận được. Nó là một vật mà người nhận không xứng đáng để tiếp nhận. Cả hai từ ngữ này đều chỉ vào điều mà Đức Chúa Trời đã cho không các tội nhân chẳng có gì xứng đáng cả. Một lần nữa, chúng ta khẳng định rằng Phao-lô không hề nghĩ đến việc ăn năn quy đạo của ông như một quyết định quan trọng do chính mình đưa ra, mà như một cách đáp lại với ân điển. Phao-lô chẳng bao giờ nói rằng chính ông đã chọn Chúa Cứu Thế, nhưng luôn luôn bảo rằng chính Chúa Cứu Thế đã chọn ông. Có một thanh niên đã nói: “Cuộc đời làm Cơ Đốc nhân đã không tạo ra tôi. Tôi đã cố gắng, nhưng không thể nào sống đúng theo sự quyết định của mình là phải noi theo Chúa Cứu Thế. Trong tình trạng như thế, tôi đã không thể đạo đức giả mà tự gọi mình là Cơ Đốc nhân, cho nên tôi đã từ bỏ tất cả”. Điểm mà anh ta tập trung chú ý là cái quyết định anh ta đưa ra để trở thành một người theo Chúa Cứu Thế. Với anh ta, cứ làm Cơ Đốc nhân hoàn toàn tuỳ thuộc vào công việc dũng cảm của chính anh ta. Một khi không sống được theo như mình đã quyết định, anh ta đã ra đi và từ bỏ Cơ Đốc giáo. Nhưng đời sống Cơ Đốc nhân hoàn toàn là việc đáp lại với ân điển. Và điểm nhấn mạnh là trên ân điển, chớ không phải là vào cách đáp ứng hay quyết định của chúng ta. Chính vì thế mà đức tin nhỏ bằng hạt cải đã đủ cho một đời sống quyền năng (LuLc 17:6). Tất cả những gì cần thiết chỉ là một sự đáp lại với ân điển của Đức Chúa Trời. Cho dù sự đáp ứng ấy có yếu đuốiđến đâu, Đức Chúa Trời sẽ nhận lấy nó rồi ứng dụng ân điển quyền năng của Ngài vào đó. Cách nhìn đúng, là xem đời sống làm Cơ Đốc nhân như việc cộng tác giữa ân điển với đức tin. Nhưng ân điển là phần quan trọng hơn, là thành phần chủ động đi bước trước và nâng đỡ cho sự hợp tác ấy. Cho nên, khải tượng về ân điển và ơn thương xót là một dấu hiệu của Cơ Đốc giáo lành mạnh. Do đó, điều quan trọng là phải chia sẻ khải tượng về đức tin cho các con cái thuộc linh của chúng ta. Các cấp lãnh đạo Cơ Đốc giáo phải thường bảo
  • 19. với các tín hữu non trẻ hơn những điều như “Đừng bỏ cuộc”. “Phải chắc chắn là bạn có dành thì giờ bồi linh (đọc Thánh Kinh và cầu nguyện riêng)” và “chớ nhưỡng bộ sự cám dỗ”. Nhưng những câu khẳng định cần được giữ thăng bằng nhờ những câu như “Đức Chúa Trời sẽ giúp bạn” hay “An điển của Đức Chúa Trời vốn lớn hơn sự cám dỗ”, hoặc “Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã ấn chứng cho bạn được sống đời đời rồi”. Phao-lô có đưa ra một lý do khiến ông được thương xót. Đó là vì “ta đã làm những sự đó đương lúc ta ngu muội, chưa tin” (ITi1Tm 1:13). Đây không phải là một nỗ lực nhằm dạy tôi. Trong những câu trước và sau đó, Phao-lô đã tự giới thiệu mình là kẻ cầm đầu các tội nhân. Ngay trong câu này, dường như Phao-lô đã thừa nhận rằng tội căn bản là vô tín, bởi đó mới nảy sinh ra tất cả các tội khác, như ông đã viết ở nhiều chỗ khác (RoRm 1:18-32). Phao-lô nói trong tình trạng vô tín như thế, ông đã có hành động ngu dốt. Nhưng khi chân lý đã được giãi bày cho ông nhờ sự hiện ra của Chúa Cứu Thế trên conđường Đa-mách, và khi mắt ông đã được mở ra để hiểu được nó rồi, thì ông đã lập tức đáp ứng lại. Về an ninh, địa vị và thành công trên đất này, ông đã phải trả giá đắt. Nhưng ông sẵn sàng trả cái giá ấy để có được các lợi íchcủa chân lý. Đã có chỗ khác nhau giữa các tội nhân - thậm chí là kẻ đứng đầu các tội nhân như Phao-lô - đang hành động vì nguy dốt, với những kẻ cố tình chốibỏ Phúc Âm sau khi họ đã biết rõ chân lý của nó rồi. Vì tội này người Pha-ri-si đã bị quở trách khi họ gán cho Bê-ên-xê-bun những gì đã hiển nhiên là công việc của Đức Chúa Trời được Chúa Cứu Thế thực hiện (Mat Mt 12:22-37; Mac Mc 3:20-30). Chúa Cứu Thế bảo họ đã phạm vào cái tội không thể tha thứ là lộng ngôn chống lại Đức Thánh Linh. Đức Chúa Trời không thể ngự vào lòng những người như thế vì họ đã khép chặt tâm trí mình đốivới chân lý. Với những kẻ như thế thì chẳng còn có hy vọng gì về sự cứu rỗi nữa. Sở dĩ như thế không phải vì tội của họ là quá nặng, vì ân điển của Đức Chúa Trời vốn lớn hơn mọi tội lỗi của họ, mà vì họ sẽ không cho phép ân điển của Đức Chúa Trời hành động trên họ. An điển siêu việt vô cùng dư dật (ITi1Tm 1:14a). Phao-lô viết: An điển của Chúa chúng ta đã dư dật trong ta, với đức tin cùng sự thương yêu trong Chúa Giê-xu Christ”. “Đã (được đổ xuống) dư dật trong ta” là câu dịch chỉ một từ ngữ Hy văn có nghĩa đen là “siêu dư dật”. Trước đó, Phao-lô đã mô tả số tội lỗi rất nhiều (dư dật) của ông. Ở đây, ông trình bày ân điển siêu dư dật của Đức Chúa Trời. Phao-lô luôn luôn phấn khởi về đặc tính “siêu” đó của ân điển và sự cứu chuộc. Trong RoRm5:20 ông đã viết: “Nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa” (cũng xem IICo 2Cr 7:4; 12:7-10; Phi Pl 4:7; IITe 2Tx 1:3). Biểu đồ dưới đây cho thấy hai chủ đề về tội lỗi dư dật và ân điển siêu dư dật đan chéo vào nhau như thế nào suốtkhúc sách chúng ta đang nghiên cứu đây. Tội lỗi dư dật Người phạm thương, hay bắt bớ, hung bạo (ITi1Tm 1:13a)
  • 20. Kẻ đứng đầu các tội nhân (1:15b) Kẻ đứng đầu các tội nhân (1:16) An điển siêu dư dật Ơn thương xót (1:13b) An điển dư dật (1:14) Chúa Cứu Thế Giê-xu đã đến để cứu rỗi tội nhân (1:15a) Sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời được bày tỏ bằng ơn thương xót, một thí dụ cho mọi người đều nhìn thấy (1:16) Ý thức song phương về tội lỗi và ân điển này rất quan trọng cho từng trải Cơ Đốc nhân. Nếu thiếu mất ý thức về ân điển siêu dư dật, chúng ta có thể bị nghiền nát khi nhận thức được tính cách to lớn nặng nề của tội lỗi mình. Một ý thức về tính cách trầm trọng của tội lỗi mình mà không có phần ý thức tương ứng về ân điển Đức Chúa Trời, có lẽ chính là điều đã đưa Giu-đa đến chỗ tự sát. Khi các lực lượng mạnh mẽ của điều ác hãm áp chúng ta, chúng ta sẽ bị mất tinh thần nếu không khẳng định được rằng giữa cơn hỗn loạn đó, thì ân điển sẽ càng dư dật hơn. Một niềmt in quyết vào ân điển như thế sẽ giúp chúng ta kiên trì chịu đựn suốt nẻo đường vâng lời Chúa mà không chịu cúi đầu trước áp lực của điều ác. Chúng ta biết rằng trong Chúa Cứu Thế, Đức Chúa Trời đã giáng cho điều ác một đòn quyết định trí mạng. Tuy dường như điều ác đang tạm thời làm chủ tình hình, đến cuốicùng Chúa Cứu Thế sẽ vượt lên thành người chiến thắng và những ai được dự phần ân điển Ngài sẽ cũng được chia sẻ chiến thắng ấy. Mặt khác, người nào không ý thức thích đáng về tội lỗi sẽ chẳng bao giờ thấu hiểu vinh quang của sự cứu rỗi. Nhiều người từng lớn lên trong bối cảnh Cơ Đốc giáo đã gặp phải vấn đề như thế. Họ tưởng mình đã được dự phần vào các nghi lễ Cơ Đốc giáo hay cái gọi là các phương tiện của ân điển ấy như phép báp-tem và Tiệc Thánh là họ đã xứng đáng để nhận được ân huệ của Đức Chúa Trời rồi. Nhưng họ chỉ biết quá ít rằng các phương tiện của ân điển chỉ đứng trung gian để đem ân điển đến cho những ai đã hoàn toàn thất vọng về khả năng có thể tự cứu của mình, để biết ăn năn tội mình và chỉ tin cậy vào một mình Chúa Cứu Thế để được cứu rỗi mà thôi. Chứng cứ hiển nhiên của ân điển (ITi1Tm 1:14b). Phao-lô bảo rằng ân điển đã được đổ ra cho ông “với đức tin cùng sự yêu thương trong Đức Chúa Giê-xu Christ” (1:14). Đức tin và sự yêu thương được ghép đốivới nhau nhiều lần trong các thư tín của Tân Ước kinh (RoRm5:1-5; ICo1Cr13:13; GaGl 5:5, 6; Eph Ep 1:15; 4:2-6; CoCl1:4, 5; ITe1Tx 1:3; 5:8; IITe 2Tx 1:3; Phil Plm 1:4; HeDt 6:10-12; 10:22-24; IPhi 1Pr 1:3-8, 21-22). Đức tin là nương cậy vào Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh của đời sống. Đó là việc tự phó thác chúng ta cho Đức Chúa Trời, tin vào những gì Kinh Thánh đã viết về Ngài,v à biết rằng Ngài có thể và chắc chắn sẽ giải cứu, cung cấp cho chúng ta. Yêu thương là kết quả trực tiếp của đức tin. Khi chúng ta đặt đức tin vào Đức Chúa
  • 21. Trời, thì chúng ta được gia nhập gia đình của Đức Chúa Trời. Hay như Phao-lô đã viết trong câu này, chúng ta được “ở trong Đức Chúa Giê-xu Christ”, nghĩa là chúng ta đã nằm trong phạm vi hoạt động của Ngài. Chừng đó, tình yêu của Đức Chúa Trời được đổ vào lòng chúng ta (RoRm 5:5). Khi chúng ta đã lấy đức tin đặt cả đời sống mình đầu phục Đức Chúa Trời, tình yêu của Ngài sẽ có thể biến đổi bản tính của chúng ta và tự vận hành ngay trong cách ăn ở cư xử của chúng ta và tự vận hành ngay trong cách ăn ở cư xử của chúng ta. Chúng ta trở thành những người yêu thương kẻ khác. Phao-lô dã mô tả tiến trình này là “đức tin hay làm ra (tự bộc lộ) bởi sự yêu thương” (GaGl 5:6). Cho nên tình yêu của cơ Đốc nhân vốn không phải trước hết là những gì chúng ta làm nhằm đáp lại với ân điển của đức Chúa Trời (trong Đức Chúa Giê-xu Christ) và để cho các đức tính ấy trở thành một phần của chúng ta do việc chúng ta đã mở lòng mình ra ohặc đặt đời sốngchúng ta đầu phục Ngài. Sự kiện các thư tín trong Tân Ước kinh rất thường dùng đức tin và tình yêu để mô tả thực chất của Cơ Đốc giáo cho chúng ta thấy rằng đó là các chứng cứ hiển nhiên quan trọng nhất của một người đã ăn năn quy đạo. Không phải tất cả những ai tự xưng họ đặt lòng tin cậy vào Chúa Cứu Thế đều thực thi đức tin để được cứu rỗi. Việc ăn năn quy đạo thật chỉ được chứng minh khi đức tin và tình yêu thương được đem ra trắc nghiệm. Một người quay trở lại với tôn giáo hay những điều mê tín dị đoan cũ của mình khi gặp bắt bớ bách hại hoặc khủng hoảng chăng? Thế thì đức tin của người ấy vốn không có thật. Một người tìm cách báo thù khi bị xúc phạm chăng? Hay chỉ nghĩ đến phúc lợi riêng mà thôi chăng? Thế thì, tình yêu thương của người ấy vốn không có thật. Chỉ một mình Đức Chúa Trời mới thật sự biết ai là người đã được cứu còn ai thì không. Nhưng nói chung thì đức tin và tình yêu thương là những chứng cứ hiển nhiên đáng tinc ậy về thực tại của việc ăn năn quy đạo. Trái tim của Phúc Âm (ITi1Tm 1:15). Phao-lô đã đến với trái tim của Cơ Đốc giáo “Đức Chúa Giê-xu Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy; trong những kẻ có tội đó ta là đầu”. Từ trước cho đến đây, ông chỉ đề cập đức tin và lòng nhân từ thương xót. Tới đây ông mới đến với biến cố khiến cho ân điển và ơn thương xót trở thành có giá trị, sẵn sàng đem lợi ích đến cho mọi người. Chính sự giáng lâm của Chúa Cứu Thế Giê-xu đã khiến cho sự cứu rỗi loài người trở thành khả thi. Phao-lô giải thích thêm vấn đề này khi bảo rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu “đãphó chính mình Ngài làm giá chuộc mọi người” (2:6). Một cái giá đã phải được trả cho sự tự do của chúng ta. Nhờ chịu chết trên thập tự giá, Chúa Giê-xu đã trả cái giá ấy. Nhờ chính hành động ấy, mà ân điển mới trở thành có giá trị cho chúng ta. Phần tiếp theo của khúc sách này rất có ý nghĩa. Phao-lô đề cập thoáng qua việc ông được kêu gọi rồi nói thêm về ân điển ẩn phía sau tiếng gọi đó. Điều ông suy
  • 22. gẫm về vấn đề ấy đến lượt nó, đưa ông đến cái biến cố nằm ẩn phía sau ân điển, là sự giáng lâm của Chúa Cứu Thế. Suy nghĩ về ân điển ấy làm nảy sinh một thái độ tôn thờ dâng tràn cả tâm trí Phao-lô, khiến ông thốt ra lờ ca tụng Đức Chúa Trời (c.17). Phao-lô gắn liền Phúc Âm với bản thân ông bằng cách bảo rằng Chúa Cứu Thế đã đến là để cứu rỗi “kẻ đứng đầu tệ hại nhất” trong các tội nhân là chính ông. Phao-lô thường dùng câu “nói quá” để mô tả tình trạng chẳng có gì là xứng đáng của ông (ICo1Cr 15:9; Eph Ep 3:8). Càng hiểu rõ tính cách vĩ đại của ân điển bao nhiêu, Phao-lô càng ý thức nhiều hơn về tính cáchđầy dẫy tội lỗi của mình. Với Phao-lô thì đây không phải là một thái độ khiêm tốn để tự trách mình, vì nhân nhiều cơ hội khác nữa, ông đã không ngần ngại tự phê bình về chính sự không vâng lời Đức Chúa Trời của ông, nhưng trong Cong Cv 23:1; 24:16; IICo 2Cr 11:5; 12:11; GaGl 2:6). Ân điển trong công tác truyền giảng Phúc Âm Căn cứ vào những câu trên đây, chúng ta có thể nói rằng ân điển phải là một đề mục quan trọng cho côngtác truyền giảng Phúc Âm của chúng ta. Chúng ta phải công bố cho mọi người biêt rằng Chúa Cứu Thế đã làm xong mọi điều cần thiết cho sự cứu rỗi của họ rồi, và tất cả những gì họ cần làm chỉ là chịu mở rộng đời sống của họ ra cho các phước hạnh của Đức Chúa Trời, bằng cách xây bỏ đời sống quá khứ của họ rồi để cho Chúa Cứu Thế trở thành vị Cứu Tinh và Chúa Tể của họ. Thế nhưng ý niệm về ân điển tuy dễ lãnh hội, lại trái với cách suy nghĩ bình thường của con nguời ta. Chẳng hạn như các Phật tử nhận thấy ý niệm về ân điển rất khó chấp nhận. Công đức là ý niệm then chốt của Phật giáo. Con người ta có thể cố công gắng sức để tạo công đức. Như Kinh Dhammapada viết “Thanh sạch hay ô uê là tuỳ ở bản thân ta. Chẳng ai có thể tẩy sạch được cho người khác” (c.165). Trái lại Cơ Đốc giáo khẳng định rằng “huyết Chúa Giê-xu…. Làm sạch mọi tội chúng ta” (IGi1Ga 1:7). Mọi công đức để cứu rỗi chúng ta đều thuộc về Chúa Cứu Thế. Người theo Phật giáo đem sự cứu rỗi như thế là quá rẻ và nó khuyến khích người ta cứ tiếp tục phạm tội. Người An giáo thì có phần cởi mở hơn đốivới ý niệm về ân điển. Trong một vài hình thức của An giáo, thậm chí còncó niềm tin rằng sự cứu rỗi hay giải thoát xảy ra là nhờ ân điển của Đức Chúa Trời (prasada), và Đức Chúa Trời được xem là kết quả bằng conđường đi tắt của karma. Tín ngưỡng này là phổ biến trong phong trào Bhakti của An giáo, nhấn mạnh trên việc kính mến ton thờ và tận hiến cho Đức Chúa Trời. Mahatma Gandhi là một thí dụ rất hay về một người theo An giáo phải miễn cưỡng chấp nhận giáo lý về ân điển của Cơ Đốc giáo. Gadhi vốn chi chịu ảnh hưởng sâu đậm của cả phong trào Bhakti An giáo lẫn đời sống của Chúa Cứu Thế, mà ông xem là “một tấm gương đẹp đẽ về một con người trọn vẹn”. Gandhi chịu ảnh
  • 23. hưởng sâu xa của Bài giảng trên núi nên đã tìm cách noi theo những lời giáo huấn trong đó. Ông xem Chúa Cứu Thế như “một vị thánh tử đạo, một hiện thân của sự hy sinh”, và sự chết của Ngài là “một tấm gương vĩ đại cho thế gian”. Nhưng ông không chịu đi xa hơn thế. Ông không sẵn sàng “thật sự tin rằng bằng cái chết và máu Ngài, Chúa Giê-xu đã chuộc tội cho cả thế gian”. Ông cho rằng ý niệm về ân điển của Cơ Đốc giáo sẽ là nguồn gốc của sự phóng túng đạo đức (về một bảng tóm tắt quan điểm của Gandhi liên quan đến Chúa Cứu Thế, xin xem quyển sách của M.M.Thomas, The Acknowledged Christ of the Indian Renaissance, London SCM Press, 1969). Thái độ của Gandhi là điển hình cho các cao điểm mà conngười ta có thể đạt tới trong tình trạng sa ngã. Yếu tính của sự sa ngã là nỗ lực mou61n sống độc lập đối với Đức Chúa Trời. Loài người muốn tự quyết định lấy điều gì là thiên và điều gì là ác. Đó là ý nghĩa của trái cấ (SaSt 3:5, 22). Cho nên, thậm chí con người khá nhất trong số loài người sa ngã vẫn muốn tự cứu lấy mình bằng chính các nỗ lực của bản thân, độc lập đốivới sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Gandhi đã đi tìm sự cứu rỗi trong việc theo đuổi chân lý bằng thái độ bất bạo động. Phật tử thì tìm sự cứu rỗi hay niết bàn nhờ bát chánh đạo (tám nẻo đường chính, cao thượng). Một người sống trong bốicảnh Cơ Đốc giáo có thể phấn đấu để có được nó nhờ ăn năn sám hối, các nghi lễ, chịu phép báp-tem, đi nhà thờ hoặc thậm chí là sống như một công dân tốt nữa. Người ấy muốn lầm một việc gì đó cho sự cứu rỗi của mình. Cho nên ân điển là một ý niệm mà con người sa ngã muốn sống độc lập đối với Đức Chúa Trời nhận thấy là rất khó chấp nhận. Trong một môi trường như thế, chúng ta được kêu gọi hãy truyền bá Phúc Âm của ân điển. Và chẳng những chỉ truyền bá, mà còn phải thuyêt phục người ta về chân lý của nó nữa (xem Cong Cv 17:2-4; 18:4, 13; 24:25; 26:28; 28:23, 24; IICo 2Cr 5:11). Thách thức này là một trong nhiều phương diện hấp dẫn nhất của công tác truyền đạo ngày nay. Nhà truyền đạo phải trả lời các phản bác của người ta chống lại ý niệm ấy. Ông ta phải chứng minh được rằng hy vọng của nhân loại chỉ có trong ân điển mà thôi. Ông ta phải dùng lý luận so sánh để giải thích cái ý niệm xa lạ là ân điển của mình có ý nghĩa gì, sử dụng các thí dụ minh hoạ rút ra từ sinh hoạt hằng gnày. Ông ta phải công bố những gì Chúa Cứu Thế đã làm cho nhân loại. Billy Graham đã làm đúng khi nhấn mạnh rằng bài giảng của một nhà truyền đạo vẫn chưa đầy đủ khi chưa đề cập thập tự giá của Chúa Cứu Thế. Chúng tôi xin thêm rằng một bài giảng như thế vẫn chưa có hiệu quả nếu nó chưa thuyết phục được người nghe rằng những gì Chúa Cứu Thế đã làm trên thập tự giá là hy vọng duy nhất để người ấy có thể được cứu rỗi. Điều này là đúng chẳng những trong các trường hợp truyền giảng, mà cả trong việc chúng ta làm chứng đạo cá nhân cho người chưa tin nữa. Chúng ta là những tấm gương của ân điển (ITi1Tm 1:16) Sau khi công bố trái tim của Phúc Âm đã cứu ông, Phao-lô giải thích lý do tại sao,
  • 24. trong số tất cả mọi người, ông đã được dành cho một địa vị như thế trong lịch sử. Ông viết “Nhưng ta đã độiơn thương xót, hầu cho Đức Chúa Giê-xu Christ tỏ mọi sự nhịn nhục của Ngài ra trong ta là kẻ làm đầy, để dùng ta làm gương cho những kẻ sẽ tin Ngài được sự sống đời đời”. Ông nói là một “tấm gương” về ân điển lớn lao của Đức Chúa Trời. Từ ngữ đã được dịch ra là “làm gương” này nghĩa đen là “phác hoạ”. Trước khi vẽ một bức tranh, thì một hoạ sĩ thường chuẩn bị một phần phác thảo để trình bày các ý chính của mình. Cũng thế, ngay từ buổi đầu tiên của lịch sử Hội Thánh, Chúa Cứu Thế đã dùng Phao-lô “bày tỏ” cho thế gian một “tấm gương” về những gì ông đã làm cho triệu triệu đời sống. Chữ “bày tỏ” cũng có thể được dịch là “phơi bày ra”, cũng là một chữ dễ gây ấn tượng mạnh. Luận điểm của Phao-lô là nếu một tội nhân xấu xa như ông mà còncó thể được cứu, thì vẫn còn hy vọng cho bất cứ một người nào khác. Sự cứu rỗi tuỳ thuộc vào ơn thương xót của Đức Chúa Trời. Tất cả những gì chúng ta phải làm để nhận được nó là “tin Ngài”. Phao-lô bảo rằng ơn thương xót tự bộc lộ trong “sự nhịn nhục vô hạn”. Loài người chỉ xứng đáng bị tiêu diệt ngay tức khắc mà thôi. Nhưng Đức Chúa Trời đã nhịn nhục, muốn cho họ ăn năn (xem RoRm2:4). Bằng cách dùng nhóm từ “mọi sự nhịn nhục (vô giới hạn)”, Phao-lô không ngụ ý nói rằng đến cuối cùng thì rối tất cả mọi người đều sẽ được cứu, vì cùng một câu ấy bảo rằng sự cứu rỗi được dành cho những người tin Chúa Cứu Thế. Sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời là vô hạn ở chỗ chẳng hề có tội nào là quá lớn, quá nặng đến mức Ngài không có thể tha thứ. Nhưng về phíacon người, cần phải có sự ăn năn. Nếu con người không chịu ăn năn, thì không thể nhận được sự tha tội. Cho nên trong bức thư viết cho người Rô-ma, ngay sau khi nói về lòng nhịn nhục của Đức Chúa Trời, Phao-lô viết “Bởi lòng ngươi cứng cỏi, không ăn năn, thì tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời” (RoRm 2:5). Vì lý do ấy, “vô giới hạn” có lẽ không phải là cách dịch sát nghĩa nhất cho từ ngữ Phao-lô đã dùng trong ITi1Tm 1:16 mà nghĩa đen là “tất cả”. Cho nên với ai tin, thì bao giờ cũng có hy vọng. Cho dù họ có tội lỗi đến đâu, họ sẽ đều được sống đời đời. Bất cứ ai tham gia công tác truyền giảng Phúc Âm chẳng bao lâu đều sẽ nhận thấy rằng thiên hạ tưởng là họ chẳng còn hy vọng gì cả, họ đều đã đi lạc quá xa trong đời sống tội lỗi. Khúc sáchnày dạy rằng hãy còn hy vọng cho tất cả mọi người. R.A.Torrey có đưa ra thí dụ về một người như thế trong quyển sách đã trở thành Kinh Thánh nhan đề Personal Work của ông (Revell). Sau một buổi nhóm lại sáng Chúa nhật, tiến sĩ Torrey hỏi một người tài ba và thông minh: “Ông có phải là một Cơ Đốc nhân thật sự hay không?” Ông ta đáp: “Tôilà một tội nhân quá nặng để có thể được cứu” Ông Torrey nói: “Thế thì câu này được dành cho ông đây”. Người ấy đã nhận thức được rằng vẫn cònhy vọng cho mình. Tiến sĩ Torrey hỏi tiếp là ông ta có sẵn sàng
  • 25. tiếp nhận sự cứu rỗi của Chúa Cứu Thế không, thì người ấy tức khắc quỳ xuống, xưng tội mình, và xin Đức Chúa Trời tha cho. Chẳng bao lâu, ông ta công khai xưng nhận Chúa Cứu Thế. Gia đình đã tan nát của ông ta được vãn hồi, và ông ta trở thành một Cơ Đốc nhân nhiệt thành làm chứng đạo. Vậy, theo một ý nghĩa, thì tất cả các cấp lãnh đạo Cơ Đốc giáo đều là những tấm gương về ân điển cho người khác. Tấm gương của chúng ta có thể không ngoạn mục bằng tấm gương của Phao-lô. Thế nhưng nó đều có ý nghĩa, vì mọi người chúng ta đều là những tội nhân chẳng xứng đáng gì trước khi ăn năn quy đạo. Cũng như Phao-lô thường đề cao ân điển bằng làm chứng của mình, chúng ta cũng phải làm như thế. Khi các concái thuộc linh quan sát chúng ta, thì ấn tượng lớn lao nhất họ có được phải là tính cách vĩ đại của ân điển Đức Chúa Trời. Từ ân điển đến ca tụng (ITi1Tm 1:17) Đến cuối phần suy nghĩ của Phao-lô về ân điển của Đức Chúa Trời, ông đã buột miệng thốt ra một cách hồn nhiên tự phát lời ca ngợi tán tụng Đức Chúa Trời “Nguyền xin sự tôn quý vinh hiển đời đời vô cùng về Vua muôn đời, không hề hư nát, không thấy được, tức là Đức Chúa Trời có một mà thôi! A-men!” Bài tán ca này là một trong nhiều bài ca ngợi tán tụng Đức Chúa Trời được tìm thấy trong các bức thư cua Phao-lô (xem 6:16; IITi 2Tm 4:18; RoRm11:33-36; 16:27; GaGl 1:5; Eph Ep 3:21; Phi Pl 4:20). Ca tụng là một kết quả tự nhiên khi người ta tập trung chú ý để suy nghĩ về ân điển của Đức Chúa Trời. An điển nhắc nhở chúng ta về tất cả những gì Chúa Cứu Thế đã làm. Nhưng khi chúng ta quá đa mang bận rộn đối với những trách nhiệm trong cuộc đời này, thì rất dễ quên đi những gì Chúa Cứu Thế đã làm. Khi việc ấy xảy ra thì lời ca tụng của chúng ta nghe có vẻ không tự nhiên và bị bó buộc. Quá sa đà vào công việc của đời này có thể là lý do khiến cho lời ca tụng Chúa của chúng ta không được tự nhiên đối với quá nhiều Cơ Đốc nhân chúng ta. Chúng ta đã bị mất đi phần khải tượn về ân điển vì đã để cho nhiều điều lo lắng của cuộc đời đầy ắp tâm tư ý tưởng của chúng ta. Muốn đưa ân điển trở lại trong bức tranh, chúng ta cần dành thì giờ để suy gẫm về nó, để nhắc lại những điều tốt lành Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta, để đếm lại các phước hạnh của chúng ta. Nếu làm như thế, chúng ta sẽ dễ dàng sống với một thái độ ca ngợi tán tụng Đức Chúa Trời. Ứng dụng cá nhân Dùng những điều thấy được trong khúc sách này và ở nhiều chỗ khác, kể ra các cách thức bạn truyền đạt khải tượng về đức tin của mình cho các con cái thuộc linh của bạn GIÁO HUẤN VÀ SỬA TRỊ (ITi1Tm 1:18-20) Lý do chính khiến Phao-lô viết hai bức thư thứ nhất và thứ hai cho Ti-mô-thê là để
  • 26. dạy cho Ti-mô-thê về nhiều nghĩa vụ khác nhau. Có thể tìm thấy trên dưới bảy mươi lăm điều giáo huấn đặc thù trong hai thư tín này. Sự kiện Phao-lô dạy cho người môn đệ Ti-mô-thê của ông ngần ấy lời chỉ giáo đặc thù cho chúng ta thấy một cấp lãnh đạo Cơ Đốc giáo có trách nhiệm dạy bảo những người mà mình lãnh đạo. Thư Ti-mô-thê thứ nhất 1:18-20 cung cấp cơ sở để nghiên cứu cáchthức một người phải thi hành chức vụ giáo huấn này như thế nào. Phương pháp giáo huấn (1:18a) Phao-lô bắt đầu: “Hỡi Ti-mô-thê, conta, sự răn bảo mà ta truyền cho con”. Từ ngữ “răn bảo” có khi cũng được dịch là truyền lệnh (truyền dạy, truyền bảo) này vốn được dùng theo nghĩa mạnh trong lãnh vực quân sự nhằm nói lên ý bó buộc khẩn cấp. Danh từ này và động từ tương ứng của nó xuất hiện bảy lần trong ITi-mô-thê (1:3, 5, 18; 4:11; 4:7; 6:13, 17). Phao-lô cũng dùng một từ ngữ khác là “khuyên bảo” hay “răn bảo” ám chỉ việc dạy dỗ trong I và IITi-mô-thê (1:3; 2:1; 5:1; 6:2; IITi 2Tm 4:2). Mấy chữ này nói lên ý niệm về những lời răn dạy đặc thù, đưa ra nhân những cơ hội đặc thù. Trong thư tín thứ hai, Phao-lô đưa ra cho Ti-mô-thê một số hướng dẫn về phương pháp mà ông phải dạy dỗ:“Hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi” (IITi 2Tm 4:2). Trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất của chúng ta là “giảng đạo (Lời)”. Người dạy không thể hướng dẫn một người khác bằng ý kiến riêng của mình. Trái lại, phải giúp người kia ứng dụng Lời Đức Chúa Trời cho đời sống mình. Dù lời chỉ dạy mà người ấy đưa ra có là gì, thì nó phải khớp đúng với Lời Chúa (Thánh Kinh). Lời Chúa tự nó phải là phần quan trọng nhất của việc chỉ giáo. Tuy nhiên giảng đạo (Lời) không phải là đã hoàn thành trọn vẹn chức vụ dạy bảo. Bậc làm cha thuộc linh thường nhận thấy rằng coh dù mình có trung tín giảng đạo đến đâu, đứa con thuộc linh của mình cũng vẫn sa vào tội lỗi, sai lầm. Chừng đó, người ấy phải “bẻtrách, nài khuyên, sửa trị”. Từ ngữ “bẻ trách” được dùng ở đây có khi cũng được dịch ra là “dùng lý luận” ám chỉ một phương pháp vạch rõ sự sai lầm tri thức. Nhiều người khác mà sai lầm có tính cáchđạo đức hơn là tri thức, thì cần được “sửa trị”. Họ đã phạm tội thì cần phải răn đe. Một số người khác nữa lại còn “nài khuyên”. Từ ngữ này nói lên cái ý là cứ khuyên răn người ta. Ba từ ngữ này đưa ra một bảng tóm tắt rất hay về phương pháp thực tiễn cầnđưa ra khi dạy bảo. Như E.F.Scotttừng viết khi bình giải câu này: “Chức vụ đào tạo môn đệ thuộc linh gồm có việc kêu gọi đến lý trí, lương tâm và ý chí” (The Pastoral Epistles, London: Hodder and Stoughton, 1936). Tiếp theo đó, Phao-lô đưa ra thêm hai đức tính nữa cần đi kèm song hành với việc dạy bảo “hãy đem lòng rất nhịn nhục… cứ dạy dỗ chẳng thôi” (IITi 2Tm 4:2). Một huấn luyện viên giỏi cần phải kiên nhận. Nếu thiếu kiên nhẫn, ta có thể làm tổn thương một người nhạy cảm khi bẻ trách người ấy.