SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VÕ VĂN CƯỜNG
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG VIỆC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS VƯƠNG VĂN QUỲNH
Đồng Nai, 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Võ Văn Cường
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện và hoàn thành theo chương trình đào tạo
Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp của Trường Đại học Lâm nghiệp, khóa 17 năm
2009 -2012.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Vương
Văn Quỳnh, người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp tận tình giúp đỡ, truyền
đạt những kiến thức và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong suốt thời
gian học tập cũng như thời gian thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn thạc sỹ này, tôi
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học và các
thầy, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp, Vườn quốc gia Cát Tiên, Hạt
Kiểm lâm VQG Cát Tiên, UBND xã Tà Lài và các bạn bè đồng nghiệp đã tạo
điều kiện, giúp đỡ và hỗ trợ tôi thu thập số liệu tại hiện trường.
Tôi xin cảm ơn Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa, đã tạo nhiều điều
kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã làm việc nghiêm túc với tất cả nỗ lực, nhưng do thời gian
hạn chế, nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo, các
bạn bè đồng nghiệp và xin chân thành tiếp thu các ý kiến đóng góp đó.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Võ Văn Cường
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................vi
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ..............................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................3
1.1. Vai trò của sự tham gia dựa của cộng đồng trong quản lý tài nguyên------------3
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến bảo tồn ĐDSH của cộng đồng -----------------------6
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới----------------------------------------------------------6
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam---------------------------------------------------------8
1.3. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan--------------------------------------- 13
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................................14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------- 14
2.2. Đối tượng nghiên cứu------------------------------------------------------------------------ 14
2.3. Nội dung nghiên cứu------------------------------------------------------------------------- 14
2.4. Phạm vi nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------- 15
2.5. Phương pháp nghiên cứu-------------------------------------------------------------------- 15
2.5.1. Phương pháp luận -------------------------------------------------------------------- 15
2.5.1.1.Kế thừa các tư liệu và phân tích các tài liệu thứ cấp.....................................15
2.5.1.2. Chọn địa điểm nghiên cứu ...........................................................................16
2.5.1.3 Dung lượng mẫu quan sát (đơn vị hộ) .........................................................17
2.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu hiện trường ----------------------------- 18
2.5.2.1. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham dự (PRA) .............................18
2.5.2.2.. Phương pháp chuyên gia.............................................................................19
2.5.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ------------------------------------------ 20
iv
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU.........................................................................................................22
3.1. Đặc điểm tự nhiên ---------------------------------------------------------------------------- 22
3.1.1. Vị trí địa lý ---------------------------------------------------------------------------- 22
3.1.2. Địa hình-------------------------------------------------------------------------------- 23
3.1.3. Thổ nhưỡng --------------------------------------------------------------------------- 24
3.1.4. Khí hậu -------------------------------------------------------------------------------- 24
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ------------------------------------------------------------------- 25
3.2.1. Dân số, dân tộc và sự phân bố dân cư --------------------------------------------- 25
3.2.2. Sơ lược đặc điểm xã nghiên cứu --------------------------------------------------- 26
3.2.3 Hiện trạng sử dụng đất --------------------------------------------------------------- 27
3.4. Tính đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên.------------------------------------ 28
3.4.1. Thực vật và thảm thực vật ---------------------------------------------------------- 28
3.4.2. Động vật------------------------------------------------------------------------------- 29
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................30
4.1. Tình hình quản lý bảo rừng tại Vườn quốc gia Cát Tiên ---------------------------- 30
4.1.1. Thực trạng công tác QLBVR ------------------------------------------------------- 30
4.1.2. Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng ----------------------------- 33
4.2. Đặc điểm tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý tài nguyên đa dạng sinh học
ở Vườn quốc gia Cát Tiên ------------------------------------------------------------------------ 36
4.2.1. Đặc điểm tổ chức cộng đồng ------------------------------------------------------- 36
4.2.1.1. Hoạt động kinh tế của người dân xã Tà Lài.................................................36
4.2.1.2. Cơ cấu lao động, việc làm, nghề nghiệp, thu nhập ......................................46
4.2.2. Những hoạt động bất lợi liên quan đến ĐDSH ở VQG Cát Tiên-------------- 51
4.2.2.1 Những vấn đề xã hội tác động đến việc bảo tồn VQG Cát Tiên ..................51
4.2.2.2 Những hình thức tác động bất lợi của người dân.........................................54
4.3. Vai trò của cộng đồng, những yếu tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia của họ
trong hoạt động quản lý tài nguyên ĐDSH--------------------------------------------------- 60
4.3.1. Vai trò của cộng đồng --------------------------------------------------------------- 60
4.3.1.1. Vai trò chính quyền cấp xã...........................................................................60
4.3.1.2. Vai trò của các tổ chức đoàn thể ..................................................................61
v
4.3.1.3. Vai trò của cộng đồng dân cư địa phương ...................................................62
4.3.1.4. Vai trò của cá nhân và hộ gia đình trong quản lý tài nguyên rừng..............63
4.3.1.5. Vai trò cá nhân và hộ gia đình trong quản lý tài nguyên đất .......................64
4.3.1.6. Vai trò của cá nhân và hộ gia đình trong quản lý tài nguyên ĐDSH..........65
4.3.2. Những nguyên nhân thúc đẩy và cản trở sự tham gia của cộng đồng trong hoạt
động quản lý tài nguyên -------------------------------------------------------------------- 66
4.3.2.1. Những nguyên nhân tự nhiên.......................................................................66
4.3.2.2. Những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến quản lý rừng ở VQG Cát Tiên..........69
4.3.2.3. Những yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến quản lý rừng ở VQG Cát Tiên..........74
4.4. Các giải pháp góp phần bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng ở Vườn quốc gia
Cát Tiên ----------------------------------------------------------------------------------------------- 77
4.4.1 Giải pháp chính sách hỗ trợ, bảo vệ lợi ích người dân--------------------------- 77
4.4.2. Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân---------- 78
4.4.3. Giải pháp về cơ cấu kinh tế, vật nuôi, cây trồng --------------------------------- 78
4.4.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực---------------------------------------------- 79
4.4.5. Giải pháp phối hợp giữa văn hóa, giáo dục, du lịch ----------------------------- 79
4.4.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp quản lý Vườn quốc gia Cát
Tiên. ------------------------------------------------------------------------------------------- 79
4.4.7. Giải pháp xây dựng khu dân cư bền vững ---------------------------------------- 80
4.4.8. Giải pháp xã hội hóa các hoạt động bảo vệ VQG Cát Tiên -------------------- 80
4.4.9. Giải pháp khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống. -------------------- 81
Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................82
5.1. Kết luận ----------------------------------------------------------------------------------------- 82
5.2. Tồn tại ------------------------------------------------------------------------------------------- 85
5.3. Kiến nghị.--------------------------------------------------------------------------------------- 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................86
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Chú giải
VQG : Vườn quốc gia
KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên
ĐDSH: : Đa dạng sinh học
PCCCR : phòng cháy, chữa cháy rừng
PRA : Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
RRA : Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
TNR : Tài nguyên rừng
TNTN: : Tài nguyên thiên nhiên
BVR : Bảo vệ rừng
QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng
SWOT : Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức
WWF : : Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF)
IRF : Quỹ Bảo tồn tê giác quốc tế
THCS : Trung học cơ sở
GDMT : Giáo dục môi trường
KHKT : Khoa học kỹ thuật
BQL : Ban quản lý
BV&PTR : Bảo vệ và phát triển rừng
CBD : Công ước đa dạng sinh học
SPSS : Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học
xã hội (Statistical package for Social Sciences)
BVTV : Bảo vệ thực vật
vii
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Vị trí và dân số của các ấp trong đối tượng nghiên cứu 17
Bảng 3.1. Chỉ tiêu khí hậu tại Vườn quốc gia Cát Tiên 25
Bảng 3.2. Diện tích, cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính 27
Bảng 4.1. Thống kê tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng ở VQG Cát Tiên từ năm 2006 đến năm 2010
32
Bảng 4.2. Nhận thức về tác động của cộng đồng đến TNR 35
Bảng 4.3. Phân tích SWOT về công tác QLBVR tại VQG Cát Tiên 35
Bảng 4.4. Tổng diện tích đất canh tác của các hộ 38
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện sử dụng đất 39
Bảng 4.6. Sản lượng từ trồng trọt 40
Bảng 4.7. Tổng thu nhập từ trồng trọt 40
Bảng 4.8. Mức độ từ chăn nuôi 43
Bảng 4.9. Sản lượng từ chăn nuôi 43
Bảng 4.10. Thu nhập từ chăn nuôi 44
Bảng 4.11. Thu nhập bình quân của hoạt động phi nông nghiệp 45
Bảng 4.12. Tổng thu nhập từ các nguồn 47
viii
Bảng 4.13. Các tiêu chí đánh giá kinh tế hộ gia đình 49
Bảng 4.14. Biểu đánh giá kinh tế các hộ 50
Bảng 4.15. Thống kê diện tích đất nông lâm nghiê ̣p xã Tà Lài 54
Bảng 4.16. Tình hình sử dụng sử dụng đất lâm nghiệp của người dân 55
Bảng 4.17. Số hộ chăn thả gia súc và số lượng chăn thả của hộ 58
Bảng 4.18. Các hình thức tác động bất lợi khác vào TNR 59
Bảng 4.19. Nhận thức về tác động của cộng đồng đến TNR 64
ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu Tên hình vẽ Trang
Hình 2.1. Sơ đồ biểu diễn phương pháp phân tích thông tin 21
Hình 3.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu 22
Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu đất đai của xã nghiên cứu 28
Hình 4.1. Biến động số vụ vi phạm ở VQG Cát Tiên 32
Hình 4.2. Kết quả thực hiện sử dụng đất 39
Hình 4.3. Thu nhập bình quân của hoạt động phi nông nghiệp 46
Hình 4.4. Biểu đồ so sánh các nguồn thu nhập 48
Hình 4.5. Biểu đồ đánh giá kinh tế các hộ điều tra 50
Hình 4.6. Biểu đồ thống kê số hộ vi phạm năm 2010 tại khu vực
Tà Lài
57
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vườn quốc gia Cát Tiên được UNESCO trao tặng danh hiệu khu dự trữ sinh
quyển thế giới ngày 10 tháng 11 năm 2001. Đây là danh hiệu cho các Khu Bảo tồn
thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú và đa dạng. Vườn quốc gia Cát
Tiên đã ghi nhận được 1.615 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 80 loài quý
hiếm và 105 loài thú, 351 loài chim, 109 loài bò sát, 41 loài lưỡng cư; 159 loài cá
nước ngọt. Trong đó có nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao như tê giác
một sừng, voi Châu Á…Vườn quốc gia Cát Tiên còn có các vùng đất ngập nước
đặc sắc, đặc biệt là Bàu Sấu. [24] Điều này một lần nữa càng khẳng định giá trị đặc
sắc của hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đất ngập nước của Vườn quốc gia Cát Tiên.
Theo quan niệm trước đây, các Khu Bảo tồn thiên nhiên thường được coi như
một khu vực tách biệt với con người, thuật ngữ “bảo tồn” đồng nghĩa với “bảo vệ”,
“không có sử dụng”. Quan niệm này đã dẫn đến những sai lầm trong việc quản lý các
Khu Bảo tồn thiên nhiên. Kết quả là thiên nhiên vẫn liên tục bị con người tác động
theo hướng tiêu cực, bị tàn phá mà nguyên nhân là do những áp lực xã hội và sinh
thái cả trong và ngoài Khu Bảo tồn. Hiện nay, theo Chương trình Con người và Sinh
quyển (viết tắt là MAB thuộc UNESCO) và trong thực tế đều cho thấy các Khu Bảo
tồn vẫn cần có một số khu vực không có hoặc chịu rất ít tác động của con người với
những quy định kiểm soát chặt chẽ, được gọi là “vùng lõi”. Bên cạnh đó cần thúc đẩy
phát triển kinh tế thân thiện với môi trường, phát triển giáo dục và bảo tồn các giá trị
văn hóa truyền thống ở các vùng xung quanh được gọi là “vùng đệm” hay “vùng
chuyển tiếp”, trong đó người dân địa phương đóng vai trò chủ chốt. Có như vậy công
tác bảo tồn mới đạt được hiệu quả lâu dài và bền vững .
Dự án “Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Cát Tiên,
giai đoạn 2010 – 2020” được thực hiện nhằm quy hoạch bảo tồn, phát triển bền
vững và sử dụng hợp lý giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan của Vườn quốc gia Cát
Tiên trong giai đoạn 2010 – 2020. Việc đánh giá tác động của cộng đồng trong vùng
2
dự án làm cơ sở cho công tác quản lý, xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn bền
vững, từng bước tạo điều kiện cho người dân tham gia vào công tác bảo vệ rừng,
tham gia hoạt động du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết.
Cát Tiên là một trong những Vườn quốc gia giàu có bậc nhất của đất nước.
Tuy nhiên, như nhiều Vườn quốc gia khác nó đang phải đối mặt với những tệ nạn
săn bắt, khai thác thực vật, và thậm chí xâm lấn diện tích. Mặc dù chưa phải là điểm
nóng nhất trong hệ thống các Vườn quốc gia song mỗi năm cũng có đến hàng chục
vụ vi phạm của người dân địa phương. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn Cát Tiên sẽ
bị suy thoái dần, mất đi những giá trị vô cùng quý báu của nó trong tương lai. Ngăn
chặn những tác động làm tổn hại đến Vườn quốc gia là điều băn khoăn, trăn trở của
nhiều ngành, nhiều cấp, của cả cán bộ và người dân địa phương. Để góp phần giải
quyết vấn đề trên, trong khuôn khổ của luận văn cao học, đề tài “Nghiên cứu tác
động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cát
Tiên” được thực hiện từ tháng 3/2011 đến tháng 02/2012.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vai trò của sự tham gia dựa của cộng đồng trong quản lý tài nguyên
Hiện nay, trong các tài liệu đã công bố có khá nhiều định nghĩa về Lâm
nghiệp xã hội. Tất cả các tác giả bàn về Lâm nghiệp xã hội có thể đi sâu vào khía
cạnh này hay khía cạnh khác của vấn đề một cách khác nhau nhưng nhìn chung
đều nhất trí ở một điểm là các hoạt động Lâm nghiệp xã hội phải vì mục đích cộng
đồng và có sự tham gia tích cực của người dân địa phương (Trần Văn Con, 2000).
Griffin (1988) đã nhận xét rằng những định nghĩa về khái niệm Lâm nghiệp xã hội
hay lâm nghiệp cộng đồng thường hay bị lẫn lộn và những gì xảy ra trong thực tiễn
chưa thật sự rõ ràng. Năm 1992, Rao đã đưa ra các câu hỏi có căn cứ như: “Tại sao
lại gọi là Lâm nghiệp xã hội?”; “Tại sao không thoả mãn khi chỉ gọi là lâm
nghiệp?”. Thậm chí Westoby (1989) còn cho rằng không nên chỉ giới hạn Lâm
nghiệp xã hội như là một lĩnh vực đặc biệt của lâm nghiệp mà tất cả những gì
thuộc về lâm nghiệp phải có tính xã hội [3] (dẫn theo Nguyễn Trọng Bằng).
Quản lý tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc nhiều vào kiến thức bản địa: Kiến
thức địa phương, hay kiến thức bản địa trong quản lý sử dụng tài nguyên thiên
nhiên là những kiến thức mà người dân địa phương nhận được qua quan sát có kinh
nghiệm của từng cá nhân trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên. Nó được
tích luỹ, kiểm nghiệm và thừa kế từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây thực sự là kho
tàng tri thức khổng lồ, một tài nguyên quan trọng cho quá trình phát triển
(Lammerink, Wolffers, 1996). Việc vận dụng tổng hợp kiến thức của người nghiên
cứu với kiến thức bản địa đã là kim chỉ nam cho công cuộc đổi mới nông thôn.
Nghiên cứu quan điểm, nhận thức, kiến thức quản lý tài nguyên thiên nhiên của
người dân sẽ là cơ sở quan trọng cho đề xuất những giải pháp thích hợp cho quản lý
tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở cộng đồng (dẫn theo Vương Văn Quỳnh và các
cộng sự, 2003). [13]
4
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển đã trở thành
vấn đề nổi lên trong các cuộc hội thảo, diễn đàn khoa học trong những năm gần đây.
Vào tháng 6 năm 1992, tại Hội nghị Liên hiệp quốc tế về Môi trường và Phát triển
bền vững ở Rio De Janeiro (Brasin), vấn đề này đã chính thức được công nhận, các
chính phủ đã đưa ra một kế hoạch hành động cải thiện sinh kế của người dân trên cơ
sở duy trì các tiến trình chức năng và sức sản xuất của đất đai và các loại tài nguyên
thiên nhiên khác [3]. Song việc bảo vệ, quản lý các khu bảo tồn, VQG đã và đang
gặp không ít khó khăn từ phía người dân và cộng đồng địa phương. Điều khó khăn
lớn nhất gặp phải trong việc quản lý khu bảo tồn là số dân sinh sống phía ngoài, sát
với khu bảo tồn, thậm chí ngay cả trong khu bảo tồn đã tạo sức ép nặng nề lên khu
bảo tồn. Bắt đầu từ những thay đổi của họ về vị trí nhà ở, về thói quen chiếm hữu
đất đai canh tác, phát nương làm rẫy, săn bắt động vật, chặt gỗ, lấy củi, thu lượm
các sản phẩm từ rừng và do đó ảnh hưởng đến công tác bảo vệ. TNR là nguồn sống
chủ yếu của người dân sống trong và gần rừng từ bao đời nay, giờ đây dường như
đã không còn là của họ. Họ đa số là người nghèo, dân trí thấp, họ cho rằng việc
thành lập khu bảo tồn, VQG không đem lại lợi ích gì cho họ, mà chỉ bị thiệt thòi vì
không được tự do khai thác một phần tài nguyên thiên nhiên như trước nữa. [11]
Trong khi đó, các sinh kế tạo nguồn thu nhập khác cho người dân địa phương chưa
bù đắp được sự thiếu hụt lớn lao này. Chính vì vậy, đã gây ra mâu thuẫn giữa khu
bảo tồn, Vườn quốc gia với người dân địa phương - những người đã và đang sống
phụ thuộc một phần vào nguồn TNR. Do đó, việc tồn tại những tác động bất lợi của
người dân vào TNR là một tất yếu.
Năm 1872, VQG đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Mỹ, đó là VQG
Yellowstone. VQG nằm trên vùng đất do người Crow và người Shoshone sinh sống
trên cơ sở sử dụng bạo lực ép buộc hai cộng đồng tộc người này phải rời bỏ mảnh
đất của họ. Nhiều KBTTN và VQG được thành lập sau đó ở các nước khác nhau
trên thế giới cũng sử dụng phương thức quản lý theo mô hình này, có nghĩa là ngăn
cấm người dân địa phương thâm nhập vào KBTTN, VQG và tiếp cận tài nguyên
trong đó. Điều đó dẫn đến những hậu quả tất yếu là làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn
5
giữa cộng đồng địa phương, KBTTN và mục đích bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đã
không đạt được. [15]
Dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, nhu cầu của con người cũng tăng lên
mạnh mẽ theo tốc độ tăng nhanh của khoa học kỹ thuật. Người ta ở khắp nơi đã và
đang khai thác TNTN một cách quá mức và nhiều vấn đề môi trường đang được đặt
ra ở cả các nước phát triển, đang phát triển và các nước nghèo. Nạn suy thoái môi
trường nghiêm trọng đã được con người nhìn nhận lại vấn đề phát triển bền vững,
và bảo vệ TNTN. [ 18]
Ở Châu Á, sự tham gia của người dân địa phương vào công tác bảo tồn đa
dạng sinh học là một biện pháp cần thiết và thường có hiệu quả. Lý do để khuyến
khích sự tham gia này là nỗ lực của các cơ quan chính phủ nhằm đưa dân chúng ra
khỏi các khu bảo tồn đã không mang lại kết quả như mong muốn trên cả phương
diện quản lý tài nguyên rừng và kinh tế xã hội. Việc đưa người dân vốn quen sống
trên địa bàn của họ đến một nơi mới và khi đó lực lượng khác có thể xâm lấn và
khai thác tài nguyên rừng mà không có người bảo vệ. Người dân địa phương có
nhiều kiến thức cổ truyền về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các thể chế
cộng đồng đã tỏ ra có hiệu quả trong việc quản lý các nguồn tài nguyên này. [21]
Trên thế giới, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nghiên cứu nhằm nỗ lực làm thay
đổi chiến lược bảo tồn từ đầu thập kỷ 1980. Một chiến lược bảo tồn mới dần được
hình thành và khẳng định tính ưu việt, đó là liên kết quản lý Khu Bảo tồn Thiên
nhiên và Vườn quốc gia với các hoạt động sinh kế của các cộng đồng địa phương,
cần thiết có sự tham gia bình đẳng của các cộng đồng trên cơ sở tôn trọng nền văn
hoá trong quá trình xây dựng các quyết định.
Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn của các Khu
Bảo tồn và Vườn quốc gia đã khẳng định rằng để quản lý thành công cần dựa trên
mô hình quản lý gắn bảo tồn đa dạng sinh học với bảo tồn văn hoá của cộng đồng
địa phương. Ở Vườn quốc gia Kakadu (Australia), những người thổ dân bản địa
chẳng những được chung sống với Vườn quốc gia một cách hợp pháp mà họ còn
6
được thừa nhận là chủ hợp pháp của Vườn quốc gia và được tham gia quản lý Vườn
quốc gia thông qua các đại diện của họ trong ban quản lý. Tại Vườn quốc gia Wasur
(Indonesia) vẫn tồn tại 13 làng bản với cuộc sống gắn với đánh bắt và săn bắn cổ
truyền .[11]
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến bảo tồn ĐDSH của cộng đồng
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Berkmuller và các cộng sự năm 1992 cho rằng việc nâng cao
nhận thức và mối quan tâm của cộng đồng địa phương đối với bảo tồn thiên nhiên
và các hoạt động có liên quan là rất quan trọng. Tác giả cho rằng nếu không nâng
cao nhận thức trong nhóm mục tiêu về các giá trị sinh thái và giá trị vô hình của
Khu Bảo tồn thiên nhiên thì rừng sẽ tiếp tục bị xem như là một tài nguyên có thể
khai thác. Để thực hiện thành công những giải pháp dài hạn cho những vấn đề về
môi trường, cần đưa việc giáo dục về các giá trị của môi trường vào trong các
chương trình giáo dục cho các Khu Bảo tồn. [27]
Dân cư sống trong và gần các KBTTN, một giải pháp đề nghị là cho phép
người dân địa phương củng cố quyền lợi của họ theo cách hiểu của các hệ quản lý
nông nghiệp hiện đại, bằng cách trồng cây, cho và nhận đất, nhà nước cần xác định
rõ các quyền lợi chính trị của dân trên mảnh đất mà họ nhận, với mục đích tạo thêm
công ăn việc làm, tăng thu nhập và giảm tác động đến tài nguyên rừng. [26]
Ở Thái Lan, vào khoảng những năm 1945, độ che phủ của rừng đạt tới 60%
nhưng đến năm 1995 giảm xuống còn 26%, hơn 170.000 km2
rừng bị tàn phá. Năm
1989, Cục Lâm nghiệp của Hoàng Gia Thái Lan thành lập các KBTTN để bảo vệ
diện tích rừng còn lại. Điều này đã dẫn tới xung đột giữa các cộng đồng địa phương
với các ban quản lý. Một thử nghiệm của dự án “Quản lý rừng bền vững thông qua
sự cộng tác” thực hiện tại khu Kheio Wildlife Sanctuary, tỉnh Chaiyaphum ở Đông
Bắc Thái Lan đã được tiến hành. Kết quả chỉ ra rằng, điều căn bản để quản lý bền
vững tài nguyên là phải thu hút sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là phải
7
bao gồm cả việc phát triển cộng đồng địa phương bằng các hoạt động làm tăng thu
nhập của họ (dẫn theo Ngô Ngọc Tuyên, 1999). [17]
Poffenberger và McGean, B. (1993), trong báo cáo “Liên minh cộng đồng:
đồng quản lý rừng ở Thái Lan” đã có nghiên cứu điểm tại Vườn quốc gia Dong Yai
nằm ở đông bắc và khu phòng hộ Nam Sa ở phía bắc Thái lan. Tại Dong Yai người
dân đã chứng minh được khả năng của họ trong việc tự tổ chức các hoạt động bảo
tồn, đồng thời phối hợp với Cục Lâm nghiệp Hoàng gia xây dựng hệ thống quản lý
rừng đảm bảo ổn định về môi trường sinh thái, đồng thời phục vụ lợi ích của người
dân trong khu vực. Tại Nam Sa cộng đồng người dân cũng rất thành công trong
công tác quản lý rừng phòng hộ. Họ khẳng định nếu chính phủ có chính sách
khuyến khích và chuyển giao quyền lực cho họ thì chắc chắn họ sẽ thành công trong việc
kiểm soát khai thác tài nguyên. [30]
Gilmour (1999) lại cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tính kém hiệu quả
của các chương trình dự án quản lý TNTN là chưa giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích
giữa các cá nhân trong cộng đồng, giữa lợi ích cộng đồng địa phương với lợi ích
quốc gia, do đó chưa phát huy được năng lực nội sinh của các cộng đồng cho quản
lý tài nguyên. Vì vậy, quản lý tài nguyên cần phải phát triển theo hướng kết hợp
giữa hoạt động bảo tồn và phát triển tài nguyên với hoạt động sản xuất để cải thiện
chất lượng cuộc sống của người dân, thống nhất lợi ích của người dân với lợi ích
quốc gia trong hoạt động bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng. [28]
Nick Salafky và các cộng sự (Biodiversity Support Program, 2000) cho rằng
vào những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà bảo tồn bắt đầu phát triển một cách tiếp
cận mới nhằm đáp ứng nhu cầu về lợi ích kinh tế và bảo tồn. Những cách tiếp cận
này dựa vào việc thực hiện các hoạt động sinh kế độc lập và có mối liên hệ trực tiếp
với bảo tồn. Đặc điểm cơ bản của chiến lược này là mối liên hệ giữa đa dạng sinh
học và con người xung quanh. Các chủ thể địa phương có cơ hội huởng lợi ích trực
tiếp từ da dạng sinh học và như vậy sẽ có thể hạn chế được các tác nhân gây hại từ
bên ngoài đối với da dạng sinh học. Sinh kế sẽ giúp cho bảo tồn da dạng sinh học
chứ không phải cạnh tranh với nhau. Hơn nữa chiến lược này công nhận vai trò của
8
người dân địa phương trong bảo tồn da dạng sinh học. Cũng trong chiến lược này,
các nhà bảo tồn có thể giúp cho người dân địa phương khai thác, sử dụng lâm sản
ngoài gỗ hoặc phát triển du lịch sinh thái. [29]
Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) năm 2001 đã đưa ra một thông
điệp chung rất đơn giản: “Hoạt động bảo tồn phải đề cập đến vấn đề xoá đói giảm
nghèo như là một phần quan trọng của chính sách bảo tồn tài nguyên rừng”. [31]
Năm 1986, trong tác phẩm “Lâm nghiệp xã hội và hành động của cộng đồng”,
các tác giả Dorji, Chavada, Thinley và Wangchuks cho rằng: Rừng chủ yếu là
nguồn cung cấp gỗ xây dựng và làm hàng rào, cung cấp củi, nơi chăn thả và chuồng
trại cho gia súc. Chúng cũng cung cấp một phần lớn những yêu cầu về thức ăn gia
súc, lợi tức, công ăn việc làm và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất và
nước trên vùng đất dốc. [16]
Các tác giả vùng Châu Á là Mol và Wiersum đã viết về kinh nghiệm của Việt
Nam, nêu lên rất rõ những ảnh hưởng tiêu cực đã xảy ra khi việc quản lý tập thể
được ấn định trực tiếp từ trên xuống mà không đánh giá hoặc hiểu rõ truyền thống,
kinh nghiệm hoặc khả năng của địa phương với sự hỗ trợ rất nhỏ bé của cơ quan
nhà nước. Kết quả tại Việt Nam, so với các nước Châu Á khác, hình như ít triển
vọng. [32]
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Từ những năm 1960, Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp qui, chỉ thị
và chính sách liên quan đến bảo vệ rừng. Tuy nhiên do yêu cầu trước mắt ưu tiên
cho phát triển kinh tế xã hội và chống đói nghèo nên trong những năm qua Việt
Nam chưa quan tâm đầy đủ tới mối quan hệ giữa phát triển và bảo tồn tài nguyên
sinh học. Từ những năm 1980, Chính phủ đã bắt đầu có những quan tâm đặc biệt tới
phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Nhiều văn
bản pháp quy liên quan đến các Khu Bảo tồn đã được ban hành, nhiều dự án,
chuơng trình lớn được thực hiện đã tạo ra nền tảng để nâng cao nhận thức và các
hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự hiểu biết về bảo tồn
9
thiên nhiên nói chung và Khu Bảo tồn nói riêng còn rất nhiều bất cập, nhất là đối
với các cộng đồng sinh sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa.[25]
Quan niệm về công tác bảo tồn trước hết phải xuất phát từ các quy định mang
tính pháp lý. Đó là các điều khoản được ghi trong Luật BV&PTR (1991, 2004).
Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ban hành ngày 11/01/2001 cũng đã đề cập đến việc
Ban quản lý các khu bảo vệ được xây dựng các quy định về phạm vi sử dụng rừng
đối với người dân địa phương sinh sống trong các KBT. Gần đây nhất, Thủ tướng
Chính phủ ký quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 về việc ban hành
Quy chế quản lý rừng, thay thế quyết định số 08/2001/QĐ-TTg, trong đó, quản lý
rừng đặc dụng được quy định rất rõ, cụ thể như sau:
- Rừng đặc dụng bao gồm các loại: VQG, KBTTN, khu bảo vệ cảnh quan, khu
rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học. [20]
- Trong VQG và KBTTN được chia thành 3 phân khu chức năng chính sau:(1)
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Là khu vực có diện tích vừa đủ để bảo vệ nguyên vẹn
hệ sinh thái tự nhiên như mẫu chuẩn sinh thái quốc gia, được quản lý, bảo vệ chặt
chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng và hệ sinh thái; Đối với rừng đặc dụng ở
vùng đất ngập nước, phạm vi và quy mô của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được xác
định theo mục tiêu, đối tượng, tiêu chí bảo tồn và điều kiện thuỷ văn; (2) Phân khu
phục hồi sinh thái: Là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để khôi phục các hệ
sinh thái rừng thông qua việc thực hiện một số hoạt động lâm sinh cần thiết; (3)
Phân khu dịch vụ - hành chính: Là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và
sinh hoạt của ban quản lý, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui
chơi giải trí. [20]
- VQG và KBTTN phải xây dựng vùng đệm cho khu rừng. Vùng đệm là vùng
rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm liền kề với Vườn quốc gia và khu
bảo tồn thiên nhiên; bao gồm toàn bộ hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm
sát ranh giới với Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Vùng đệm được xác lập
nhằm ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại của con người tới Vườn quốc gia và khu bảo
10
tồn thiên nhiên. Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng
đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài
nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập và gắn
sinh kế của người dân với các hoạt động của khu rừng đặc dụng. [20]
Trong nhiều năm qua, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm tới việc nâng cao
hiệu quả của các KBTTN và VQG theo quan điểm bảo tồn - phát triển. Đó là làm
sao dung hoà mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế -
xã hội của người dân địa phương.
Để ngăn chặn việc khai thác, sử dụng trái phép tài nguyên thiên nhiên ngày
càng gia tăng do yêu cầu ở trong nước và xuất khẩu, tạo sự liên kết và hỗ trợ của
Quốc tế, Chính phủ Việt Nam cũng đã tham gia vào 4 trong 5 công ước Quốc tế liên
quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý Khu Bảo tồn và quản lý các
loài động thực vật hoang dã.[14]
Công ước đa dạng sinh học (CBD) đặt ra một loạt các điều khoản về bảo tồn
và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Về mặt chính sách, CBD kêu gọi các bên
tham gia xây dựng các chiến lược và kế hoạch quốc gia, lồng ghép bảo tồn và sử
dụng bền vững đa dạng sinh học vào các kế hoạch, chương trình và chính sách của
các ngành khác, cũng như vào quá trình hoạch định chính sách quốc gia. Để có cơ
sở khoa học vững chắc cho quá trình ra chính sách và quyết định, các bên cần tiến
hành xác định các thành phần quan trọng của đa dạng sinh học cũng như các ưu tiên
bảo tồn đối với các thành phần đó. Các hoạt động gây ra tác động tiêu cực đối với
đa dạng sinh học cũng cần phải được xác định và giám sát.
Vấn đề bảo tồn nội vi (in-situ) được nhấn mạnh trong nội dung công ước.
Hàng loạt điều khoản được đưa ra về vấn đề này bao gồm xây dựng và quản lý khu
bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, khôi phục lại các loài bị đe doạ, bảo
vệ nơi sống tự nhiên và quần thể an toàn của các loài. Công ước cũng đề cập đến
bảo tồn ngoại vi (ex-situ), và coi bảo tồn ngoại vi là một biện pháp bổ trợ cho bảo
tồn nội vi.
11
Công ước dành điều 10 để đưa ra các cam kết về sử dụng bền vững tài nguyên
sinh học. Bên cạnh đó, nội dung sử dụng bền vững cũng được xen lẫn trong nhiều
điều khoản khác của công ước. Các bên tham gia cam kết quản lý tài nguyên sinh
học để bảo tồn và sử dụng một cách bền vững và xây dựng các biện pháp để đảm
bảo sự bền vững này. Công ước cũng thừa nhận vai trò, quyền, quyền lợi, và tri thức
truyền thống của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển bền vững và bảo
tồn đa dạng sinh học, đồng thời kêu gọi các bên tôn trọng, bảo vệ và kế thừa những
tri thức này. [7]
Năm 1998 khi nghiên cứu kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong
nông nghiệp và quản lý TNTN, Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc đã khẳng định
tầm quan trọng của kiến thức bản địa trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Chính
những cộng đồng địa phương là những người hiểu biết sâu sắc nhất về những tài
nguyên thiên nhiên nơi họ sinh sống, về cách thức giải quyết những mối quan hệ
kinh tế - xã hội trong cộng đồng. Họ có khả năng phát triển những loài cây trồng vật
nuôi cho hiệu quả cao và bền vững trong hoàn cảnh sinh thái của địa phương. Cộng
đồng dân cư địa phương vừa là người thực hiện các chương trình quản lý tài
nguyên, vừa là người hưởng lợi từ hoạt động quản lý tài nguyên, nên những giải
pháp quản lý tài nguyên phù hợp với những phong tục, tập quán, những nhận thức,
kiến thức của họ sẽ có tính khả thi cao. [23]
Việc xây dựng vùng đệm Kỳ Thượng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ được
Võ Quí và Đồng Nguyên Thuỵ nghiên cứu trong đề tài KT02-08-1992. Nghiên cứu
chỉ ra rằng để có thể bảo vệ đựơc rừng thì điều cần thiết phải cộng tác với nhân dân
địa phương, động viên họ bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ
bằng cách giúp họ nâng cao năng suất lúa với giống mới phù hợp với địa phương,
thực hiện nông lâm kết hợp, tổ chức trồng cây ăn quả, nuôi ong, xây dựng thuỷ điện
nhỏ cho gia đình… Huấn luyện nhân dân cách xây dựng và quản lý vùng đệm, sử
dụng bền vững tài nguyên rừng, giảm bớt sức ép lên rừng. [9]
Về quan hệ đồng tác trên cở sở cộng đồng trong vùng đệm các Khu Bảo tồn
thiên nhiên, Lê Quí An (2001) khẳng định quản lý và phát triển vùng đệm trên cơ sở
12
cộng đồng là phát huy lợi thế của cộng đồng, hạn chế tác động tiêu cực trong các
hoạt động bảo tồn. Cộng đồng còn có thể phát huy những mặt hay của phong tục,
tập quán trong mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, trong mối quan hệ
giữa con người và thiên nhiên, để xây dựng nề nếp của cuộc sống lành mạnh về mặt
môi trường, góp sức cho việc bảo tồn. Hương ước của các xóm, làng, buôn, bản là
một ví dụ. [1]
Khi nghiên cứu ở vùng lòng hồ sông Đà (Hoà Bình), Vương Văn Quỳnh và
các cộng sự (1998) cho thấy thiếu sự tham gia của các cộng đồng địa phương đã
không giải quyết hợp lý được mối quan hệ về lợi ích giữa quốc gia và cộng đồng
dân cư địa phương. Sự kém hiệu quả của Dự án 747 “ ổn định dân cư phát triển kinh
tế xã hội vùng chuyển dân Sông Đà” trong những năm đầu triển khai và thực hiện
dự án có một phần quan trọng là thiếu sự tham gia của cộng đồng trong việc xây
dựng những giải pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên. [12]
Nguyễn Thị Phượng (2003) khi: “Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa
phương vùng đệm đến tài nguyên rừng Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Tây” đã tổng hợp
và phân tích hình thức tác động và các nguyên nhân tác động. Tác giả chỉ ra rằng:
cộng đồng ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nhưng diện tích đất nông nghiệp rất
ít và năng suất lúa rất thấp. Vì vậy, để giải quyết nhu cầu cuộc sống hằng ngày, họ
tác động tới tài nguyên rừng dưới nhiều hình thức như: sử dụng đất rừng để sản xuất
hàng hóa, khai thác sản phẩm với mục đích tiêu dùng, chăn thả gia súc… Trong đó
hình thức sử dụng đất rừng để sản xuất hàng hóa cho tỷ trọng thu nhập cao nhất
trong cơ cấu thu nhập của cộng đồng (36,4%). Tuy nhiên, đề tài chưa đánh giá được
mức độ tác động tới tài nguyên rừng của các dân tộc, các nhóm hộ khác nhau. [8]
Hoàng Quốc Xạ (2005) với nghiên cứu “Tác động của cộng đồng địa phương
đến tài nguyên rừng vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”, đã có sự
kết hợp tốt giữa phân tích định tính và định lượng trong việc tồ chức các hình thức
tác động và nguyên nhân tác động, tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp giảm
thiểu tác động bất lợi đến tài nguyên rừng và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của địa
phương [22].
13
1.3. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan
Để quản lý tốt tài nguyên đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cát Tiên cần
phải thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa Vườn quốc gia với chính quyền và cộng
đồng dân cư địa phương trong quản lý rừng, phải thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa
Vườn quốc gia với chính quyền và cộng đồng ở đây là cùng tham gia trong xây
dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng. Thực tiễn đã cho thấy khi cộng đồng địa
phương được tham gia vào các hoạt động quản lý rừng từ khâu điều tra, lập kế
hoạch đến, thực hiện kế hoạch, giám sát kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch, trong đó
gắn kết được quyền lợi và trách nhiệm của họ trong quản lý rừng, thì chẳng những
kế hoạch quản lý rừng có tính khả thi cao mà người dân còn quan tâm đặc biệt đến
tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra. Vì vậy, tăng cường liên kết với chính quyền và
cộng đồng địa phương trong xây dựng và thực hiện kế hoạch chính là nâng cao vai
trò của cộng đồng là giải pháp được xem là hiệu quả hay nhất và cần phải có nghiên
cứu sâu để thực hiện toàn diện trên tất cả cộng đồng sống trong và ven Vườn quốc
gia Cát Tiên.
14
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG,
PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát của đề tài:
Góp phần hoàn thiện những giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học
dựa vào cộng đồng ở Vườn quốc gia Cát Tiên.
- Mục tiêu cụ thể của đề tài:
+ Xác định được đặc điểm tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý tài
nguyên đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên.
+ Đánh giá được vai trò của cộng đồng, những yếu tố thúc đẩy và cản
trở sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên ĐDSH.
+ Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng ở
Vườn quốc gia Cát Tiên.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của cộng đồng đến hoạt động
đến bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu. Đề tài tiến hành nghiên cứu
những nội dung sau:
+ Nghiên cứu đặc điểm tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý tài
nguyên đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên.
+ Phân tích được vai trò của cộng đồng, những yếu tố thúc đẩy và cản
trở sự tham gia của họ trong hoạt động quản lý tài nguyên ĐDSH.
15
+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào
cộng đồng ở Vườn quốc gia Cát Tiên.
2.4. Phạm vi nghiên cứu
Về địa bàn nghiên cứu, đề tài thực hiện trong phạm vi xã Tà Lài, huyện Tân
Phú, tỉnh Đồng Nai, là xã giáp ranh với Vườn quốc gia Cát Tiên.
Về lĩnh vực nghiên cứu, đề tài tập trung phân tích những hoạt động quản lý tài
nguyên đa dạng sinh học, đặc điểm các tổ chức cộng đồng và các tác động liên quan
đến quản lý sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học, vai trò của
quản lý tài nguyên đa dạng sinh học trên cơ sở cộng đồng, những nhân tố thuận lợi
và cản trở cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia
Cát Tiên, những giải pháp chủ yếu khuyến khích cộng đồng tham gia vào bảo tồn đa
dạng sinh học.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp luận
2.5.1.1.Kế thừa các tư liệu và phân tích các tài liệu thứ cấp
- Các thành quả của các công trình nghiên cứu đến tính đa dạng sinh học tại
Vườn quốc gia Cát Tiên.
- Những tài liệu đã có về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Tà Lài,
huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
- Cơ cấu ngành nghề, cơ cấu thu nhập và chi phí, thị trường, hàng hoá và dịch
vụ v.v... liên quan đến quản lý rừng.
- Dân số, dân tộc, sự phân bố dân cư, học vấn, phong tục, tập quán, tôn giáo,
tín ngưỡng, chính sách và hương ước liên quan đến quản lý rừng.
- Thu thập tình hình vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng tại Hạt Kiểm lâm
Vườn quốc gia Cát Tiên.
- Hệ thống chính sách về quản lý rừng đặc dụng:
Luật đất đai 1993 ban hành ngày 14 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung
16
một số điều của luật đất đai ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của luật đất đai ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Nghị định số 18-HĐBT ngày 17/1/1992của Hội đồng Bộ trưởng về việc quy
định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ;
Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về
việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng
ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;
Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng chính
phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng; Thông tư số 99/2006/QĐ-BNN ngày
06 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng
dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng;
Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng;
Quyết định số 2370/QĐ/BNN- KL ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng;
Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án về chương trình đầu tư xây
dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn
2008 – 2020;
Luật Đa dạng sinh học ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2008 theo Lệnh của
Chủ tịch nước số 20/2008/QH12 (được Quốc hội khóa XII nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 13 tháng 11 năm 2008.
2.5.1.2. Chọn địa điểm nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn
đa dạng sinh học. Theo đó các ấp được lựa chọn đảm bảo đại diện cho xã và các hộ
gia đình được lựa chọn phỏng vấn đảm bảo đại diện cho ấp. Qua khảo sát chúng tôi
thấy địa điểm nghiên cứu là các ấp giáp rừng là phù hợp nhất.
17
Bảng 2.1. Vị trí và dân số của các ấp trong đối tượng nghiên cứu
STT Ấp Số khẩu Số hộ
Giáp
rừng
Gần
rừng
Không
gần rừng
1 1 1.402 230 x
2 2 1.427 303 X
3 3 1.519 335 x
4 4 1.297 317 x
5 5 912 197 x
6 6 968 203 x
7 7 908 196 x
Tổng cộng 8.433 1.781
(Nguồn: công an xã Tà Lài, 2011)
Như vậy theo thứ tự ưu tiên, đề tài chọn các ấp gồm: ấp 3, ấp 4 và ấp 5 để
phỏng vấn các hộ gia đình.
2.5.1.3 Dung lượng mẫu quan sát (đơn vị hộ)
Mẫu điều tra phỏng vấn, là một phần của tổng thể được lựa chọn theo những
cách thức nhất định và với một dung lượng hợp lý. Mẫu có tính đại diện để có thể
suy rộng thông tin thu được cho tổng thể.
Với nghiên cứu này đề tài chọn dung lượng mẫu không lặp lại [2] theo công
thức sau:
2
2
2
2
2
.
.
S
t
Nd
S
t
N
n


Trong đó:
- n: số hộ cần điều tra
- t: hệ số tin cậy của kết quả (t = 1,96)
- d: sai số mẫu (10%)
- S2
: phương sai mẫu (0,25)
18
Kết quả tính toán số hộ gia đình cần lựa chọn phỏng vấn của xã Tà Lài là 91
hộ gia đình và phân theo các ấp được xác định là:
Ấp 3: 36 hộ gia đình
Ấp 4: 34 hộ gia đình
Ấp 5: 21 hộ gia đình
2.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu hiện trường
2.5.2.1. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham dự (PRA)
Sự tham gia định nghĩa như một quá trình, thông qua đó các chủ thể cùng tác
động và chia sẻ những sáng kiến phát triển và cùng quyết định. Điều quan trọng là
người dân địa phương có khả năng trao đổi các triển vọng của họ về TNR với các
nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và ngược lại, các cơ quan này có thể hiểu và
đáp ứng các nguyện vọng được nêu ra (dẫn theo Bùi Việt Hải, 2007). [4]
Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận cùng tham gia được áp dụng,
trong đó người dân địa phương tham gia ở mức độ 3, tức là tham gia qua hình thức
tư vấn, cung cấp thông tin. Các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và
phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) sẽ được sử dụng để thu thập
thông tin cho nghiên cứu.
Theo phương pháp này đề tài thực hiện những cuộc trao đổi, thảo luận với 5
nhóm người đại diện cho cộng đồng với các chủ đề có liên quan đến quản lý rừng.
Trong quá trình trao đổi, thảo luận, những người thực hiện đề tài giữ vai trò là
người thúc đẩy và định hướng cuộc trao đổi mà không đưa ra những ý kiến mang
tính quyết định và không áp đặt tư tưởng của mình cho những thành viên tham gia
thảo luận.
Lựa chọn đối tượng: Nhóm đối tượng chọn phỏng vấn, thảo luận thu thập
thông tin dựa vào: mức sống khác nhau, địa bàn cư trú khác nhau, địa vị xã hội khác
nhau, lĩnh vực quản lý khác nhau nhưng đều có sự hiểu biết về các vấn đề có liên
quan đến quản lý rừng.
19
Công cụ được lựa chọn trong phương pháp PRA là:
- Phỏng vấn cán bộ Vườn quốc gia Cát Tiên, hạt kiểm lâm, cán bộ của xã
nghiên cứu điểm để nắm bắt những thông tin chung nhất của khu vực như: Tình
hình đất đai, tài nguyên rừng, công tác QLBVR, cây trồng, vật nuôi, tình hình phát
triển KT-XH của địa phương…
- Phỏng vấn các ấp trưởng của các cộng đồng nghiên cứu: Công cụ này được
thực hiện đầu tiên khi tới ấp, bản, nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế -
xã hội của ấp, bản như: Dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, các hỗ trợ từ
bên ngoài, các hình thức sử dụng tài nguyên rừng...
- Bảng câu hỏi phỏng vấn: Các câu hỏi phỏng vấn là những câu hỏi bán định
hướng và được sắp xếp theo từng chủ đề phỏng vấn.
- Sử dụng phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
(SWOT) để đánh giá tình hình quản lý bảo vệ rừng tại VQG Cát Tiên.
- Phân loại kinh tế hộ gia đình đầu tư sản xuất, chi phí, thu nhập… được tính
toán theo nguyên tắc cụ thể sau: (1) Công lao động của gia đình không được quy
đổi sang chi phí đầu tư bằng tiền cho sản xuất; công lao động được tổng hợp theo 2
nhóm: nhóm đầu tư bằng công cho sản xuất tại HGĐ và nhóm đầu tư bằng công cho
canh tác trên rừng, đất rừng của VQG. (2) Gỗ, gỗ củi phục vụ nhu cầu của HGĐ
được lấy từ rừng không tính vào thu nhập từ rừng, chỉ tính khi mang bán.
2.5.2.2.. Phương pháp chuyên gia
Đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia để điều chỉnh và hoàn thiện kết quả
thông tin thu thập sau khi xử lý tài liệu ngoại nghiệp. Với phương pháp này đề tài
gửi kết quả phân tích đánh giá thông tin của đề tài cho một số chuyên gia có kinh
nghiệm trong lĩnh vực quản lý rừng và phát triển nông thôn miền núi, các nhà quản
lý và tổ chức cộng đồng ở địa phương đóng góp ý kiến. Những ý kiến của các
chuyên gia, nhà quản lý sẽ được sử dụng để điều chỉnh và hoàn thiện các thông tin
đã thu thập ở địa phương.
20
2.5.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Trong quá trình xử lý tài liệu, đề tài tiến hành thống kê, tổng hợp các thông tin
đã thu thập được trong thời gian ngoại nghiệp, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, thứ tự
quan trọng của từng vấn đề, từng ý kiến và theo từng quan điểm. Đồng thời thực
hiện những phân tích định lượng đối với một số thông tin, vấn đề có thể thực hiện
được, đối chiếu liên hệ nó với các vấn đề phát hiện bằng điều tra nhanh.
Số liệu thu thập qua bảng câu hỏi bán định hướng, được xử lý và phân tích
định lượng bằng phần mềm Excel và phần mềm SPSS 13.0. Kết quả xử lý và phân
tích được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả bằng bảng và biểu đồ. Ngoài ra, các
kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể
chế cộng đồng, thị trường được phân tích theo phương pháp định tính.
Những thông tin thu được bằng phân tích định tính và định lượng đều có tầm
quan trọng ngang nhau và được sử dụng làm tư liệu cơ bản để xây dựng báo cáo
tổng kết của đề tài. Các thông tin, số liệu được tổng hợp phân tích đánh giá theo các
mặt sau:
- Phân tích đánh giá các thông tin về điều kiện tự nhiên;
- Phân tích đánh giá các thông tin về kinh tế, về hiệu quả sản xuất theo các mô
hình canh tác của các hộ dân trong vùng nghiên cứu;
- Phân tích đánh giá các thông tin về xã hội; Phân tích đánh giá các thông tin
về thể chế chính sách, những tồn tại vướng mắc về chế độ chính sách trong quản lý
bảo vệ rừng.
- Phân tích thông tin về văn hóa, giáo dục.
- Thảo luận nhóm và phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và nguy cơ trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên đa dạng sinh học.
Thảo luận nhóm nhằm bổ sung và thống nhất về các hình thức, mức độ tác động của
người dân vào rừng và đất rừng của VQG Cát Tiên.
21
Hình 2.1. Sơ đồ biểu diễn phương pháp phân tích thông tin
Phân tích thông tin
Đề xuất giải pháp
Thông tin về xã
hội và thể chế
chính sách
Thông tin về
kinh tế
Thông tin về điều
kiện tự nhiên
22
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Hình 3.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu
23
Vườn quốc gia Cát Tiên có vị trí địa lý: Từ 110
20’50” đến 110
50’20” độ vĩ
Bắc; từ 1070
09’05” đến 1070
35’20” độ kinh Đông
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Phước.
- Phía Nam có ranh giới là đường 323, giáp Công ty lâm nghiệp La Ngà, Tỉnh
Đồng Nai.
- Phía Đông giáp với tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An (Đồng Nai).
3.1.2. Địa hình
Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên
Nam Trung bộ đến Đồng bằng Nam bộ, bao gồm các kiểu địa hình đặc trưng của
phần cuối dãy Trường sơn và địa hình vùng Đông Nam bộ, có 5 kiểu chính:
- Kiểu địa hình núi cao, sườn dốc: Chủ yếu ở phía Bắc Vườn quốc gia Cát
Tiên. Độ cao so với mặt nước biển từ 200 - 600m, độ dốc 15o
- 20o
, có nơi trên 30o
.
Địa hình bao gồm các dạng sườn dốc, phân bố giữa thung lũng sông, suối và đỉnh
bào mòn. Mức độ chia cắt sâu phức tạp, là đầu nguồn của các suối nhỏ chảy vào
sông Đồng Nai.
- Kiểu địa hình trung bình sườn dốc ít: ở phía Tây Nam Vườn quốc gia Cát
Tiên. Độ cao so với mặt nước biển từ 200 - 300m, độ dốc 15o
- 20o
. Đây là vùng
thượng nguồn của nhiều con suối lớn chảy ra sông Đồng Nai như suối Đaklua,
Datapok.
- Kiểu địa hình đồi thấp, bằng phẳng: ở phía Đông Nam Vườn quốc gia Cát
Tiên. Độ cao so với mặt nước biển từ 130-150m, độ dốc 5 – 7o
. Độ chia cắt thưa.
- Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm hồ:
Độ cao so với mặt nước biển 130m, chạy dọc theo sông Đồng Nai và vùng ven sông
Đồng Nai phía Tây Bắc Vườn từ khu vực giáp ranh Bình Phước - Đồng Nai đến Tà
Lài, bề rộng khoảng 1.000m.
- Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm: Độ cao so với mực nước biển
thấp hơn 130m, như các bàu nước: Bàu Cá, Bàu Chim, Bàu Sấu.
24
Toàn bộ Vườn quốc gia Cát Tiên có cấu trúc địa hình mang đặc trưng của kiểu
địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên cực Nam Trung bộ đến đồng bằng Nam bộ và
mang đặc trưng của các kiểu địa hình phần cuối dãy Trường Sơn và miền Đông
Nam bộ.
3.1.3. Thổ nhưỡng
Từ nền địa chất với 3 kiến tạo chính là: trầm tích, bazan và sa phiến thạch đã phát
triển thành 4 loại đất chính của Vườn quốc gia Cát Tiên như sau :
- Đất feralit phát triển trên đá bazan (Fk): loại đất này có diện tích lớn nhất
chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên của Vườn, phân bố ở khu vực phía Nam,.
- Đất feralit phát triển trên đá cát (sa phiến thạch) (Fq): chiếm diện tích lớn thứ
2 của Vườn quốc gia Cát Tiên, khoảng 20% phân bố chủ yếu ở phía bắc của Vườn
(khu Cát Lộc), dọc thượng nguồn sông Đồng Nai.
- Đất feralit phát triển trên phù sa cổ (đất xám bạc màu trên phù sa cổ) (Fo): gồm
các loại đất được bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai chiếm một diện tích khoảng 12%
tổng diện tích vườn, chủ yếu phía bắc và phía đông nam của Vườn quốc gia Cát Tiên.
Các loại đất này thường phân bố trên các vùng địa hình khá bằng phẳng và những vùng
trũng bị ngập nước vào mùa mưa.
- Đất feralit phát triển trên phiến sét (Fs): có diện tích không lớn chiếm khoảng
8% diện tích của Vườn, phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam xen kẽ các
vạt đất Bazan.
3.1.4. Khí hậu
Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt.
Muà khô từ tháng 11, 12 đến tháng 3, 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 4, 5 đến
tháng 10, 11.
Số liệu được thu thập từ 2 trạm thủy văn: Trạm Cát Tiên (Lâm Đồng) và Trạm
Tà Lài (Đồng Nai).
25
Bảng 3.1. Chỉ tiêu khí hậu tại Vườn quốc gia Cát Tiên
TT Mô tả
Vùng Cát
Lộc
Vùng Cát Tiên
1 Nhiệt độ trung bình năm (oC) 21,7 26,5
2 Nhiệt độ trung bình cao nhất (oC) 23,0 (tháng 6) 28,6 (tháng 6)
3 Nhiệt độ trung bình thấp nhất (oC) 21,1 (tháng 12) 20,5 (tháng 1)
4 Lượng mưa TB hàng năm (mm) 2.675 2.175
5 Lượng mưa TB tháng cao nhất (mm) 494,8 (tháng 9) 368 (tháng 9)
6 Lượng mưa TB tháng thấp nhất (mm) 23,8 (tháng 2) 11 (tháng 2)
7 Số ngày mưa TB hằng năm (ngày). 182 145
8 Độ ẩm trung bình hằng năm (%) 87 82
9
Thời gian mưa TB trong mùa mưa
(tháng)
10 (tháng 3-12) 8 (tháng 4-11)
10
Lượng mưa mùa mưa/Lượng mưa
hàng năm (%).
97,4 88,3
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.2.1. Dân số, dân tộc và sự phân bố dân cư
Vườn quốc gia Cát Tiên có vùng đệm tương đối rộng, với diện tích 251.445
ha, gồm 36 xã, thị trấn của 8 huyện thuộc 4 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước
và Đắc Nông. Tình hình dân sinh kinh tế của các địa phương vùng đệm có ảnh
hưởng rất lớn đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của vườn. Theo số
liệu thống kê năm 2000, có khoảng 17 vạn người đang cư trú và sinh sống trong
vùng đệm VQG Cát Tiên. Dân số đa số từ nơi khác chuyển đến, tập trung trong
khoảng thời gian từ năm 1990 – 1998 [19].
Theo số liệu điều tra dân số năm 2005, hiện trong vùng lõi VQG Cát Tiên có
834 hộ, 3.947 khẩu đang sinh sống và canh tác, trong đó có 131 hộ, 634 khẩu là
26
người Kinh, những hộ người Kinh này đa số là vào trong rừng để xâm canh, họ
thường sang nhượng đất đồng bào để canh tác, đồng thời làm dịch vụ cho đồng bào
như cung cấp vật tư, nhu yếu phẩm, thậm chí cho vay, mua lại những hàng hoá do
đồng bào sản xuất ra với giá rẻ. Các hộ này sống tập trung ở 3 khu vực sau: khu vực
Nam Cát Tiên, Đồng Nai; khu vực Tây Cát Tiên, Bình Phước; khu vực Cát Lộc,
Lâm Đồng. [19]
Thành phần dân tộc các xã trong khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên có hơn 30
dân tộc khác nhau, tuy nhiên người Kinh vẫn chiếm đại đa số (67,1 %); Tày
(11,1%); Nùng (8,1%); H’Mông (1,1%), Dao (1,3%); S’tiêng (2,3%); Châu Mạ
(6,2%); Hoa (1,1%); Châu Ro (0,1%); Mường (0,7%); Ê đê (0,001%); dân tộc khác
(0,001%),.. [19]
3.2.2. Sơ lược đặc điểm xã nghiên cứu
Xã Tà Lài thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, là một xã vùng sâu vùng xa,
được thành lập chính thức từ ngày 23/12/1988, trên cơ sở chia tách từ xã Phú Lập.
Nguyên nhân hình thành là do dân số của xã Phú Lập tăng nhanh do quá trình nhập
cư và cần được tách ra để quản lý. Tà Lài có diện tích tự nhiên là 2.791,13 ha, được
chia ra làm 7 ấp. Địa hình dạng đồi núi và đồng bằng xen lẫn nhau, tạo nên những
tiểu địa hình cao thấp khác nhau và bị chia cắt bởi sông Đồng Nai và nhiều suối nhỏ
khác nên khó khăn trong việc phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng và bố trí dân cư.
Tuy nhiên do địa hình tạo thành nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nên phù hợp với
nhiều loại mô hình sản xuất.
Ở xã Tà Lài có đồng bào dân tộc S’tiêng, Châu Mạ trước đây sống sâu trong
rừng, sau khi thành lập VQG Cát Tiên, Chính quyền địa phương đã vận động và
đưa các hộ này ra định canh định cư tại ấp 4. Hiện nay, trong khu vực có 317 hộ,
1.297 khẩu, trong đó có 47 hộ, 198 khẩu là người Kinh, mặc dù được sự quan tâm
và đầu tư rất nhiều từ ngân sách Nhà nước cũng như vốn tài trợ từ các dự án nhưng
đời sống người dân vẫn còn khó khăn, có hộ không còn đất sản xuất do đã sang
27
nhượng lại cho người Kinh từ nơi khác đến canh tác, những hộ khó khăn vẫn còn
lén vào rừng để săn bắt và hái lượm.
3.2.3 Hiện trạng sử dụng đất
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, tổng diện tích của xã Tà Lài là
2791,13 ha chiếm 3,60% diện tích toàn huyện; bao gồm đất nông nghiệp 2461,66ha,
chiếm 88,20%; đất phi nông nghiệp 292,58ha, chiếm 10,48% và nhóm đất chưa sử
dụng 36,89 ha, chiếm 1,32%. Diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn xã còn không
đáng kể, đất đai đã được xã khai thác và sử dụng một cách triệt để (nguồn: UBND
xã Tà Lài, 2010). [5]
Bảng 3.2. Diện tích, cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính
TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 2.791,13 100
1 Đất nông nghiệp 2.461,66 88,20
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.785,53 72,53
1.2 Đất lâm nghiệp 580,89 23,60
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 95,24 3,87
2 Đất phi nông nghiệp 292,58 10,48
2.1 Đất ở 44,45 15,19
2.2 Đất chuyên dùng 70,13 23,97
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,52 0,18
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,62 1,24
2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 173,86 59,42
3 Đất chưa sử dụng 36,89 1,32
(Nguồn: UBND xã Tà Lài, 2010 )
28
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Đất sản xuất
nông nghiệp
Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng
thủy sản
Đất phi nông
nghiệp
Đất chưa sử
dụng
Loại đất
Tỉ
lệ
%
Series1
Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu đất đai của xã nghiên cứu
3.4. Tính đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
3.4.1. Thực vật và thảm thực vật
Do tính đa dạng về địa hình thấp, hệ sinh thái rừng ở VQG Cát Tiên đặc trưng
cho các kiểu hệ sinh thái rừng của các tỉnh miền đông Nam bộ mà đặc trưng là hệ
sinh thái rừng ẩm nhiệt đới thường xanh, với các loài cây gỗ chủ yếu thuộc họ Dầu
(Dipterocarpaceae), họ Đậu (Fabaceae) và họ Tử vi (Lythraceae).
Vườn quốc gia Cát Tiên đã xác định được 1.610 loài, 724 chi, 162 họ, 75 bộ.
Trong đó: Cây gỗ lớn có 176 loài, cây gỗ nhỏ 335 loài, cây bụi 345 loài, thảm tươi
311 loài, dây leo 238 loài, thực vật phụ sinh, ký sinh 143 loài, khuyết thực vật 62
loài .
- Vườn quốc gia Cát Tiên có 5 kiểu rừng chính:
+ Rừng lá rộng thường xanh: ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ dầu
(Dipterocarpaceae) như: dầu rái (Dipterocarpus alatus), dầu lông (Dipterocarpus
intricatus), ... và họ đậu (Fabaceae) cẩm lai bà rịa (Dalbergia bariensis), cẩm lai vú
(Dalbergia mammosa), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), giáng hương (Pterocarpus
macrocarpus), …
29
+ Rừng lá rộng nửa rụng lá: thành phần các loài cây gỗ rụng lá trong mùa khô
như: bằng lăng (Lagerstoemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflira), râm
(Anogeissus acuminata), …
+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: đây là kiểu phụ thứ sinh nhân tác của rừng
thường xanh và nửa rụng lá, do bị lửa rừng, chất độc hoá học, rừng bị mở tán và tre
nứa xen vào.
+ Rừng tre nứa thuần loại: đây cũng là kiểu phụ thứ sinh nhân tác, sau khi
rừng bị phá làm nương rẫy bỏ hoang hoá, các loài tre nứa xâm nhập và phát triển.
+ Hệ đất ngập nước: VQG Cát Tiên có hệ đất ngập nước khá phong phú, nằm
ở trung tâm của khu Nam Cát Tiên, có diện tích rộng khoảng hơn 3.000 ha vào mùa
mưa và thu hẹp khoảng 100 – 150 ha vào mùa khô. Đây là nơi sâu nhất của các bàu
như Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá. Thảm thực vật đất ngập nước là sinh cảnh thích
hợp của loài cá sấu xiêm, các loài động thực vật thuỷ sinh, các loài chim nước, các
loài cá nước ngọt, các loài thú lớn cũng thường quần cư ở khu vực này vào mùa khô
hàng năm.
3.4.2. Động vật
Khu hệ động vật của VQG Cát Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ động
vật vùng bình nguyên đông Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, điển
hình là các loài thú móng guốc như bò tót, bò rừng, nai, cheo cheo, heo rừng, hoẵng
chiếm ưu thế. Vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những địa điểm dễ quan sát các
loài thú lớn trong các khu rừng đặc dụng hiện nay ở Việt Nam.
30
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình quản lý bảo rừng tại Vườn quốc gia Cát Tiên
4.1.1. Thực trạng công tác QLBVR
Trước đây, rừng Cát Tiên đã bị tác động bởi chiến tranh và hoạt động khai
thác lâm sản sau ngày giải phóng. Vì vậy, diện tích rừng gỗ giàu còn lại thấp, chủ
yếu là rừng gỗ trung bình và rừng tre nứa. Tỷ lệ diện tích các loại rừng như sau:
rừng tre và rừng lồ ô thuần loại chiếm 22,3%, rừng gỗ nghèo IIIA1 chiếm 7%, rừng
gỗ trung bình IIIA2 chiếm 13,2%. Rừng gỗ giàu IIIA3 và IIIB chiếm diện tích rất
nhỏ - 0,4% (nguồn VQG Cát Tiên, 2010).
Từ năm 1978, Cát Tiên được chuyển thành khu rừng cấm, được quản lý bảo
vệ theo quy chế rừng đặc dụng. Các đơn vị làm kinh tế được chuyển ra ngoài, rừng
được bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện nay, trước sức ép của dân số và nhu cầu cao của xã
hội đối với sản phẩm từ rừng công tác BVR ở Vườn quốc gia Cát Tiên được xem là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Lực lượng kiểm lâm VQG Cát Tiên hiện có 120 người, đa số đã qua đào tạo từ
các trường, một số được tuyển từ người dân địa phương, trong đó có cả dân tộc
thiểu số. Theo đánh giá chung của những người được phỏng vấn, đây là lực lượng
mạnh, họ công tác nhiệt tình và yêu nghề. Trong những năm qua, bằng các nguồn
vốn khác nhau, Vườn quốc gia Cát Tiên đã tạo điều kiện cho họ được tham gia
những lớp tập huấn về nghiệp vụ, trong đó có lớp về kỹ thuật tuần tra rừng, kỹ thuật
sử dụng máy tính phục vụ quản lí bảo vệ rừng, điều tra một số loài động vật quý
hiếm như tê giác, voi, bò rừng, các loài linh trưởng.
Để tăng cường cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ rừng VQG Cát Tiên đã đầu
tư một số trang thiết bị cần thiết cho lĩnh vực bảo vệ rừng như hệ thống máy bộ
đàm, 02 xe ô tô chữa cháy, 05 máy bơm nước, hệ thống dây ống dẫn nước, bình
chữa cháy thủ công, 05 máy thổi gió, máy GPS. Đây là những thiết bị có hiệu quả
31
trong thông tin, liên lạc, và phòng cháy chữa cháy rừng. Tuy nhiên, còn thiếu những
trang bị cho giám sát những hành vi xâm hại tài nguyên rừng, giám sát lửa rừng,
đấu tranh trực tiếp với lâm tặc, theo dõi diễn biến TNR rừng nói chung.
Kết quả điều tra cho thấy, vào những năm trước 2005, do hợp tác chưa chặt
chẽ với chính quyền địa phương và các ngành hữu quan như Công an, Quân đội nên
kiểm lâm đã có những xung đột lớn với với người dân, hậu quả là lực lượng kiểm
lâm gần như mất hiệu lực, tài nguyên rừng bị phá hoại nghiêm trọng. Từ bài học
thực tiễn đó, sau năm 2005, VQG tăng cường quan hệ với chính quyền địa phương,
xây dựng được quy chế phối hợp làm việc giữa VQG với chính quyền và các ngành
hữu quan, tổ chức nhiều cuộc họp với chính quyền và đại diện người dân địa
phương nhằm bàn biện pháp QLBVR, PCCCR. Qua các hội nghị đó đã tăng cường
công tác tuyên truyền ý thức về bảo vệ môi trường, tranh thủ cung cấp những thông
tin cần thiết để người dân hiểu hơn về nhiệm vụ của lực lượng kiểm lâm, hiểu hơn
các luật về môi trường, về bảo vệ rừng, từ đó đã tạo sự thông cảm, hiểu biết lẫn
nhau, đã hạn chế các vụ vi phạm tài nguyên rừng, từ đó công tác bảo vệ rừng được
thuận lợi và hiệu quả hơn.
Để ngăn chặn các hiện tượng xâm hại tài nguyên rừng Kiểm lâm VQG Cát
Tiên đã phối hợp với Công an địa phương và Kiểm lâm sở tại tổ chức các đợt tuần
tra, truy quét ngắn và dài ngày để ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm, lập hồ sơ răn
đe và phòng chống tái phạm đối với những cá nhân có hành vi vi phạm không
nghiêm trọng nhưng vi phạm nhiều lần. Vườn quốc gia Cát Tiên cũng tổ chức truy
quét các điểm thu mua lâm đặc sản rừng, kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản và các
cửa hàng ăn có dấu hiệu sử dụng trái phép sản phẩm rừng. Ngoài ra, để tăng cường
ý thức chấp hành pháp luật, VQG Cát Tiên đã phối hợp với cơ quan tố tụng tổ chức
những phiên toà xét xử lưu động đối với những vụ án điển hình tại các địa phương
nơi có nhiều người dân vi phạm nhằm răn đe và tuyên truyền người dân cùng tham
gia QLBVR.
32
Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên, từ năm 2006 đến năm
2010, nhìn chung tình hình vi phạm rừng lúc đầu có chiều hướng gia tăng, năm
2009, năm 2010 có chiều hướng giảm.
Bảng 4.1. Thống kê tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ở
VQG Cát Tiên từ năm 2006 đến năm 2010
Năm Số vụ Số người
2006 479 754
2007 566 947
2008 567 913
2009 313 581
2010 432 453
Tổng 2.357 3.648
(Nguồn: Hạt kiểm lâm VQG Cát Tiên, 2010)
Có thể nhận thấy rõ hơn sự thay đổi tình trạng vi phạm luật bảo vệ và phát
triển rừng qua biểu đồ sau.
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
2006 2007 2008 2009 2010
Số vụ
Số người
Hình 4.1. Biến động số vụ vi phạm ở VQG Cát Tiên
33
Số liệu cho thấy vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng chủ yếu xảy ra địa
phận của ba tỉnh là Đồng Nai (Nam Cát Tiên), Lâm Đồng (Cát Lộc) và Bình Phước
(Tây Cát Tiên). Số vụ vi phạm xảy ra ở địa phận tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai,
nhiều hơn các tỉnh khác. Trong những năm tới hoạt động quản lý bảo vệ rừng cần
tập trung nhiều hơn vào khu vực này.
Riêng trong địa phận Đồng Nai có xã nghiên cứu thì số vụ vi phạm khu vực
này tăng cao nhất, các hình thức vi phạm là vào rừng lấy măng, săn bắn thú rừng,
khai thác gỗ, lấy củi, xâm lấn đất rừng…Đặc biệt ngày 25/10, Quỹ Quốc tế bảo vệ
thiên nhiên (WWF) và Quỹ Bảo tồn tê giác quốc tế (IRF) đã công bố cá thể tê giác
cuối cùng ở Việt Nam tại Vườn quốc gia Cát Tiên đã chết và đưa loài động vật đặc
biệt quý hiếm này vào danh sách bị “xoá sổ” tại Việt Nam.
Qua số liệu vi phạm rừng cho thấy những loại hình vi phạm tài nguyên rừng
thường xảy ra ở Cát Tiên là khai thác gỗ quý hiếm, săn bắn thú rừng, đánh bắt cá,
thu hái lâm sản phụ và phát rừng làm nương rẫy… và xu hướng giảm dần các vụ vi
phạm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, xu hướng này chưa hoàn toàn ổn định.
Vì vậy, cần đánh giá lại hiệu quả của các biện pháp quản lý bảo vệ rừng đã thực
hiện để tiếp tục hoàn thiện nhằm đạt được hiệu quả cao hơn.
4.1.2. Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ QLBVR, lãnh đạo luôn yêu cầu lực lượng
kiểm lâm lấy công tác tuyên truyền, vận động nhân dân làm đầu. Kiểm lâm phải sâu
sát và gần nhân dân để được nhân dân giúp đỡ và đồng thời qua đó làm tốt công tác
dân vận. Ngoài ra, Vườn quốc gia Cát Tiên còn lồng ghép hoạt động tuyên truyền
trong tất cả các dự án thực hiện tại đây. Hình thức lồng ghép hoạt động tuyên truyền
về bảo vệ rừng với các dự án được thể hiện như sau.
Khi thực hiện Dự án 661, VQG Cát Tiên đã tiến hành giao khoán 8.851 ha
diện tích rừng tự nhiên cho các cộng đồng người dân, chủ yếu là đồng bào các dân
tộc đang sinh sống trong và ven rừng. Thông qua thảo luận xây dựng những cam kết
về quyền lợi và trách nhiệm đối với rừng nhận khoán ý thức của người dân về bảo
vệ rừng bảo vệ môi trường đã được được nâng lên. Trong quá trình thực hiện Dự án
34
Bảo tồn, VQG Cát Tiên đã tuyên truyền để người dân bỏ dần tập quán sống dựa vào
rừng tự nhiên, rừng quen dần với phương thức sản xuất mới. Trong Dự án Bảo vệ
rừng và Phát triển Nông thôn Vườn quốc gia Cát Tiên đã phát triển hoạt động
khuyến nông giúp người dân xây dựng những mô hình trình diễn sản xuất có hiệu
quả cao, mở các lớp đào tạo cho cán bộ và cho nông dân địa phương về kĩ thuật sản
xuất tiến bộ, lồng ghép với hoạt động bảo vệ rừng. Trong Chương trình GDMT
Vườn quốc gia đã tuyên truyền về vai trò của bảo vệ môi trường, nhờ tuyên truyền
giáo dục, nhiều người dân địa phương quan tâm đến VQG Cát Tiên hơn, nhận biết
đến giá trị của tài nguyên thiên nhiên và có trách nhiệm cùng tham gia bảo vệ rừng.
Thông qua những hoạt động tuyên truyền hình ảnh người Kiểm lâm, người làm
công tác tuyên truyền đã ngày càng gần gũi, tạo được mối quan hệ và sự hợp tác với
cộng đồng dân cư ngày càng tốt hơn.
Để nâng cao trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong việc bảo vệ rừng
Vườn quốc gia đã xây dựng mối quan hệ với các trường học trong vùng, đưa
chương trình giáo dục bảo tồn tuyên truyền cho các em học sinh. Sự hợp tác tích
cực của chính quyền địa phương các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ
làm giáo dục bảo tồn hoạt động.
Vườn quốc gia cũng phối hợp với chính quyền địa phương điều chỉnh ranh
giới giữa Vườn và các xã vùng đệm cho phù hợp với tình hình thực tế. Điều này có
ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn tranh chấp đất đai với cộng
đồng. Ranh giới rừng đặc dụng được làm rõ ngoài thực địa với sự nhất trí của chính
quyền các xã là căn cứ quan trọng để thi hành các quy định của nhà nước về bảo vệ
rừng của Vườn quốc gia.
Kết quả phỏng vấn cho thấy những hoạt động tuyên truyền đã có tác dụng tích
cực đến thay đổi ý thức và hành vi về bảo vệ rừng cho nhiều người, bao gồm cả
những người trực tiếp tham gia và những người không trực tiếp tham gia hoạt động
tuyên truyền, nhiều hộ qua phỏng vấn thì nhận thức rất tốt về hệ quả của tác động
đến tài nguyên rừng. Nhưng họ vẫn thường xuyên vào và xâm hại đến rừng.
35
Bảng 4.2. Nhận thức về tác động của cộng đồng đến TNR
Stt Nội dung
Hộ
đồng ý
Hộ không
đồng ý
Hộ
không
biết
Tổng hộ
1
Không tác động vào rừng nếu
thu nhập ổn định 83 4 4 91
2
Khai thác quá mức làm cạn
kiệt TNR 26 9 56 91
3
Đốt nương làm rẫy gây cháy
rừng 24 51 16 91
4
Chăn thả gia súc làm gẫy cành,
chết cây 24 32 35 91
5 Du canh, du cư làm mất rừng 28 25 38 91
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, chẳng hạn
chưa phân loại rõ đối tượng cần tuyên truyền, và do đó chưa tập trung tuyên truyền
cho nhóm đối tượng quan trọng nhất là những người đang trực tiếp thực hiện những
hành vi xâm hại tài nguyên Vườn quốc gia như các thợ săn, những người sống ven
rừng gần nơi tranh chấp v.v…
Bảng 4.3. Phân tích SWOT về công tác QLBVR tại VQG Cát Tiên
Điểm mạnh
- Hệ thống cơ sở hạ tầng của Vườn
được trang bị đầy đủ, các trạm kiểm
lâm đã được thiết lập cơ bản có trang bị
thông tin liên lạc và công cụ hỗ trợ.
- Vườn đã thực hiện dự án bảo tồn và
dự án bảo vệ rừng trên các xã giáp
ranh, Dự án nâng cao năng lực quản lý
Điểm yếu
- Cán bộ có trình độ chuyên môn luôn
biến động, thiếu cán bộ chuyên môn về
bảo tồn.
- Khả năng cập nhật thông tin, kỹ năng
tiếp cận cộng đồng của một số kiểm lâm
viên còn hạn chế nên khi triển khai
36
bảo tồn đa dạng sinh học (VCF), Dự án
bảo tồn bò hoang dã (Do Quỹ môi
trường toàn cầu Pháp tài trợ).
- Có kinh nghiệm trong quản lý tài
nguyên đa dạng sinh học.
- Được sự đồng thuận của các chính
quyền địa phương.
nhiệm vụ hiệu quả chưa cao.
- Hưởng lợi từ hoạt động giao khoán
BVR chưa tạo được sự quan tâm của
cộng đồng.
- Điều kiện tự nhiên như: địa hình khó
khăn, thời tiết diễn biến phức tạp gây
lụt lội, khô hạn, ... cũng gây khó khăn
cho hoạt động bảo tồn.
Cơ hội
- Công tác bảo tồn hay bảo tồn ĐDSH
ngày được quan tâm nhiều hơn.
- Có nhiều sự hỗ trợ, hợp tác của các tổ
chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về
bảo tồn và phát triển.
- Có tiềm năng lớn về phát triển du lịch
sinh thái và các dịch vụ môi trường.
Thách thức
- Giải quyết vấn đề sinh kế với QLTNR,
bảo tồn ĐDSH.
- Tác động đến TNR của người dân địa
phương và dân di cư.
- Hiểu biết và nhận thức của người dân
địa phương về hoạt động bảo tồn, luật
pháp còn hạn chế.
4.2. Đặc điểm tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý tài nguyên đa dạng sinh
học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
4.2.1. Đặc điểm tổ chức cộng đồng
4.2.1.1. Hoạt động kinh tế của người dân xã Tà Lài
Khu vực điều tra có 3 thành phần cơ bản như sau:
- Cộng đồng cư dân các dân tộc tại chỗ (châu mạ, S’Tiêng) chiếm 15,4%.
- Người Kinh từ khắp mọi miền đất nước chiếm 61,5%.
- Các dân tộc thiểu số từ các tỉnh miền núi phía Bắc (Tày, Nùng, Dao,
Mường…) chiếm 18,7% . Vì vậy, hoạt động kinh tế của các cộng đồng cư dân khu
vực này ảnh hưởng trực tiếp đến bảo vệ tính đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên.
Thực tế cho thấy, cấu trúc thành phần cư dân hiện nay trong khu vực rất phức tạp.
37
Nếu xét về nguồn gốc và thành phần dân tộc thì ở đây có nhiều đặc điểm đáng chú
ý. Cư dân khu vực xã Tà Lài thuộc đa dân tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa. Họ đến từ
khắp mọi miền đất nước, từ vùng núi cao Tây Bắc đến đồng bằng Bắc bộ và Miền
Trung, với các thành phần dân tộc khác nhau, thời gian cư trú tại địa phương cũng
khác nhau và cả việc họ đến đây theo cách thức, tổ chức nào? Một điều đáng chú ý
là họ đến đây tìm đất canh tác, vì ở quê hương họ có sức lao động mà thiếu đất. Vì
vậy hoạt động kinh tế của dân nhập cư là khai thác đất đai để tăng gia sản xuất nông
nghiệp. Bên cạnh đó là việc tận dụng những sản vật sẵn có tại rừng, với hình thức
săn bắt, hái lượm để sinh sống. Đó là tác nhân dẫn đến việc diện tích rừng ngày
càng suy giảm đáng kể.
Hoạt động kinh tế của toàn bộ dân cư, dù là tại chỗ hay nhập cư, chủ yếu đều
dự trên nền tảng kinh tế của các hộ, hộ gia đình nông dân. Mặc dù có những khác
biệt về dân tộc, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán… nhưng
hoạt động kinh tế hộ gia đình của cư dân xã Tà Lài cũng đã huy động được các
nguồn lực về đất đai, môi trường ở vùng miền sâu, miền xa. Cơ nghiệp của cư dân
nhập cư mới được bắt đầu từ việc khai hoang đất rừng, cải tạo đất đồi núi để lập
vườn, trồng cây ăn trái, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và chăn nuôi. Những
thung lũng được họ cải tạo để trồng lúa nước. Thực tế cho thấy, khi dân số cơ học
ngày càng tăng, thì việc khai khẩn đất rừng làm canh tác nông nghiệp có quy mô
ngày càng lớn, tỉ lệ thuận với việc gia tăng dân số.
Tại xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai tổng diện tích đất tự nhiên có
2.791ha, thì đất sản xuất nông nghiệp chiếm 1.785ha (chiếm 72,53%), đất lâm
nghiệp chỉ có 580,89ha (chiếm 23,6%). Qua dẫn chứng nói trên, có thể thấy hoạt
động kinh tế của cư dân xã Tà Lài chủ yếu là làm nương rẫy. Việc chăm sóc rừng
theo quy hoạch chưa được chú ý. Kinh tế hộ gia đình vẫn là chủ đạo và họ tập trung
khai thác trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn trái…
Còn toàn bộ đất lâm nghiệp, trong đó bao gồm đất có rừng tự nhiên, đất có
rừng trồng đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do Công ty Liên hiệp La Ngà và
VQG Cát Tiên quản lý.
38
Qua kết quả điều tra phân bổ diện tích các loại đất nông nghiệp của 91
hộ gia đình được ghi ở bảng 4.4 càng khẳng định diện tích người dân sử dụng
chủ yếu là canh tác nông nghiệp là chính.
Bảng 4.4. Tổng diện tích đất canh tác của các hộ
Stt Loại đất sử dụng Diện tích Tỉ lệ %
1 Diện tích đất vườn, thổ cư 19,779 8,30
2 Diện tích trồng cây CN 118,6 49,79
3 Diện tích đất làm rẫy 99,8 41,90
Tổng cộng 238,179 100,00
Trong đó diện tích đất vườn kể cả thổ cư chiếm 8,3%, diện tích trồng cây công
nghiệp 49,79%, diện tích làm rẫy 41,9%, diện tích bình quân/hộ là 2,6 ha.
Ngoài ra, một số hộ trong khu vực điều tra được nhận giao khoán bảo vệ rừng.
Có 2 hình thức khoán: cho hộ gia đình và hộ tập thể trong cộng đồng dân cư, đã
được triển khai từ năm 1995, theo chương trình 327 của Nhà nước và các dự án
khoanh nuôi bảo vệ rừng. Ở ấp 4 Xã Tà lài có 19 trường hợp do VQG Cát Tiên giao
khoán bảo vệ rừng, thì có 7 trường hợp nhận khoán theo hộ cá thể, còn hình thức
nhận khoán tập thể là 12. Kinh phí giao khoán mỗi ha là 100.000đ/năm. Ngoài làm
rẫy ở diện tích đất nông nghiệp, bà con các ấp nói trên dành thời gian bảo vệ tốt
những diện tích được giao khoán.
Nhìn chung, hoạt động kinh tế chủ yếu của các cộng đồng dân cư ở đây là khai
thác đất đai và rừng để làm kế sinh nhai. Cụ thể các sản phẩm nông nghiệp gồm có:
+ Về trồng trọt:
Cây lương thực có hạt (lúa, bắp, đậu phộng, đậu…), các loại rau, cây ăn quả
(nhãn, chôm chôm, cam, quít), cây chất bột lấy củ, cây công nghiệp ngắn ngày, cây
công nghiệp lâu năm (điều, cà phê, tiêu...).
Canh tác là hoạt động quan trọng bậc nhất của người dân. Hầu hết các hộ gia
đình đều có đất canh tác. Diện tích canh tác bình quân đầu người khoảng 2,6 ha.
39
Tuy nhiên, vẫn có những gia đình không có đất canh tác. Kết quả phỏng vấn cho
thấy đây là những gia đình nghèo và ít lao động. Họ sống bằng làm thuê cho người
khác. Tuy nhiên, việc làm thuê vẫn là trồng trọt và chăn nuôi. Còn diện tích bình
quân 2,6ha/ hộ, các hộ chỉ sử dụng 43,6% diện tích tương đương 1,14 ha/hộ, còn lại
khoảng 56,4% diện tích sử dụng chưa hợp lý.
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện sử dụng đất
Stt Loại đất sử dụng Diện tích Tỉ lệ %
1 Diện tích đất trồng lúa nước 23,8 22,91
2 Diện tích trồng điều, cà phê 25,8944 24,93
3 Diện tích trồng tiêu 40,974 39,45
4 Diện tích trồng bắp, mì các loại 13,2 12,71
Tổng cộng 103,8684 100
23%
25%
39%
13%
Diện tích đất trồng lúa nước
Diện tích trồng điều, cà phê
Diện tích trồng tiêu
diện tích trồng bắp, mì các loại
Hình 4.2. Kết quả thực hiện sử dụng đất
Người dân sử dụng 25% quỹ đất để trồng các loài điều, cà phê, tiêu 39%, lúa
nước 23%, bắp mì các loại 13%. Trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp chỉ trồng một
hay hai loài nhằm cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu lương thực của người dân
địa phương. Nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp.
Sản xuất nông nghiệp chưa hướng vào khai thác những thế mạnh của địa
phương. Những loài cây cho sản phẩm giá trị cao phù hợp với điều kiện khí hậu mát
40
ẩm của địa phương như: xoài, bưởi, cam và hàng chục loại cây thuốc quý hiếm
khác vẫn chưa có trong danh mục cây trồng của người dân.
Bảng 4.6. Sản lượng từ trồng trọt
Stt Loài cây trồng
Sản lượng
kg
Bìnhquân
hộ/ha/năm
Tỉ lệ %
1 Trồng lúa nước 85.690 942 33,97
2 Trồng điều, cà phê 30.320 333 12,02
3 Trồng tiêu 13.500 148 5,35
4 Trồng bắp, mì các loại 122.720 1.349 48,65
Qua bảng 4.6. ta thấy năng suất canh tác rất thấp. Theo số liệu điều tra năng
suất lúa nước 942kg/ha/hộ/năm; hạt điều và cà phê 333kg/ha/năm; năng suất hạt
tiêu chỉ đạt dưới 148kg/ha/năm; bắp, mì các loại 1.349 kg/ha/năm. Đây là hậu quả
của sản xuất quảng canh, khai thác độ phì tự nhiên là chính.
Bảng 4.7. Tổng thu nhập từ trồng trọt
Stt Nguồn thu nhập
Thành tiền
đồng/năm
Tỉ lệ %
1 Trồng lúa nước 449.402.000 10,95
2 Trồng điều, cà phê 1.220.100.000 29,73
3 Trồng tiêu 1.350.000.000 32,90
4 Trồng bắp, mì các loại 1.084.160.000 26,42
Tổng 4.103.662.000 100
Từ bảng 4.7 thu nhập bình quân theo hộ từ trồng trọt là 4.103.662.000đ/ 91 hộ
là 45.000.000đ/năm/hộ, trong đó thu nhập từ trồng tiêu là 32,9%; thu nhập từ điều,
cà phê 29,73%; thu nhập mì, bắp các loại 26,42%; lúa nước 10,95%; rau màu và cây
trồng khác các hộ trồng để sử dụng trong gia đình và chăn nuôi gia súc. Song do
một số gia đình không có đất, đúng hơn là không khai thác đất nông nghiệp mà chỉ
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên

More Related Content

What's hot

Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên QuangĐề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội.doc
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội.docNghiên cứu ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội.doc
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trung
Đề tài: Bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trungĐề tài: Bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trung
Đề tài: Bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trung
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đPhát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đLuận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOTLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAYLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAYĐề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên QuangĐề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
 
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội.doc
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội.docNghiên cứu ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội.doc
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội.doc
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
 
Đề tài: Bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trung
Đề tài: Bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trungĐề tài: Bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trung
Đề tài: Bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trung
 
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đPhát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
 
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
 
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
 
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đLuận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOTLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
 
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAYLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
 
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAYĐề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
 
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 

Similar to Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên

Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát BàLuận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
hieu anh
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
hieu anh
 
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa KhangẢnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
NuioKila
 
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
NuioKila
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.
ssuser499fca
 
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
luan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfluan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfNguyễn Công Huy
 
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 

Similar to Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên (20)

Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát BàLuận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
 
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
 
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
 
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa KhangẢnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
 
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
 
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.
 
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
 
luan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfluan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdf
 
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
 
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Recently uploaded

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (10)

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia cát tiên

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VÕ VĂN CƯỜNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS VƯƠNG VĂN QUỲNH Đồng Nai, 2012
  • 2.
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Võ Văn Cường
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện và hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp của Trường Đại học Lâm nghiệp, khóa 17 năm 2009 -2012. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Vương Văn Quỳnh, người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn thạc sỹ này, tôi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học và các thầy, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp, Vườn quốc gia Cát Tiên, Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên, UBND xã Tà Lài và các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ và hỗ trợ tôi thu thập số liệu tại hiện trường. Tôi xin cảm ơn Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã làm việc nghiêm túc với tất cả nỗ lực, nhưng do thời gian hạn chế, nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp và xin chân thành tiếp thu các ý kiến đóng góp đó. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Võ Văn Cường
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................vi DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ..............................................................................ix ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................3 1.1. Vai trò của sự tham gia dựa của cộng đồng trong quản lý tài nguyên------------3 1.2. Các nghiên cứu liên quan đến bảo tồn ĐDSH của cộng đồng -----------------------6 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới----------------------------------------------------------6 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam---------------------------------------------------------8 1.3. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan--------------------------------------- 13 Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................................14 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------- 14 2.2. Đối tượng nghiên cứu------------------------------------------------------------------------ 14 2.3. Nội dung nghiên cứu------------------------------------------------------------------------- 14 2.4. Phạm vi nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------- 15 2.5. Phương pháp nghiên cứu-------------------------------------------------------------------- 15 2.5.1. Phương pháp luận -------------------------------------------------------------------- 15 2.5.1.1.Kế thừa các tư liệu và phân tích các tài liệu thứ cấp.....................................15 2.5.1.2. Chọn địa điểm nghiên cứu ...........................................................................16 2.5.1.3 Dung lượng mẫu quan sát (đơn vị hộ) .........................................................17 2.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu hiện trường ----------------------------- 18 2.5.2.1. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham dự (PRA) .............................18 2.5.2.2.. Phương pháp chuyên gia.............................................................................19 2.5.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ------------------------------------------ 20
  • 6. iv Chương 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU.........................................................................................................22 3.1. Đặc điểm tự nhiên ---------------------------------------------------------------------------- 22 3.1.1. Vị trí địa lý ---------------------------------------------------------------------------- 22 3.1.2. Địa hình-------------------------------------------------------------------------------- 23 3.1.3. Thổ nhưỡng --------------------------------------------------------------------------- 24 3.1.4. Khí hậu -------------------------------------------------------------------------------- 24 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ------------------------------------------------------------------- 25 3.2.1. Dân số, dân tộc và sự phân bố dân cư --------------------------------------------- 25 3.2.2. Sơ lược đặc điểm xã nghiên cứu --------------------------------------------------- 26 3.2.3 Hiện trạng sử dụng đất --------------------------------------------------------------- 27 3.4. Tính đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên.------------------------------------ 28 3.4.1. Thực vật và thảm thực vật ---------------------------------------------------------- 28 3.4.2. Động vật------------------------------------------------------------------------------- 29 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................30 4.1. Tình hình quản lý bảo rừng tại Vườn quốc gia Cát Tiên ---------------------------- 30 4.1.1. Thực trạng công tác QLBVR ------------------------------------------------------- 30 4.1.2. Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng ----------------------------- 33 4.2. Đặc điểm tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý tài nguyên đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên ------------------------------------------------------------------------ 36 4.2.1. Đặc điểm tổ chức cộng đồng ------------------------------------------------------- 36 4.2.1.1. Hoạt động kinh tế của người dân xã Tà Lài.................................................36 4.2.1.2. Cơ cấu lao động, việc làm, nghề nghiệp, thu nhập ......................................46 4.2.2. Những hoạt động bất lợi liên quan đến ĐDSH ở VQG Cát Tiên-------------- 51 4.2.2.1 Những vấn đề xã hội tác động đến việc bảo tồn VQG Cát Tiên ..................51 4.2.2.2 Những hình thức tác động bất lợi của người dân.........................................54 4.3. Vai trò của cộng đồng, những yếu tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia của họ trong hoạt động quản lý tài nguyên ĐDSH--------------------------------------------------- 60 4.3.1. Vai trò của cộng đồng --------------------------------------------------------------- 60 4.3.1.1. Vai trò chính quyền cấp xã...........................................................................60 4.3.1.2. Vai trò của các tổ chức đoàn thể ..................................................................61
  • 7. v 4.3.1.3. Vai trò của cộng đồng dân cư địa phương ...................................................62 4.3.1.4. Vai trò của cá nhân và hộ gia đình trong quản lý tài nguyên rừng..............63 4.3.1.5. Vai trò cá nhân và hộ gia đình trong quản lý tài nguyên đất .......................64 4.3.1.6. Vai trò của cá nhân và hộ gia đình trong quản lý tài nguyên ĐDSH..........65 4.3.2. Những nguyên nhân thúc đẩy và cản trở sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động quản lý tài nguyên -------------------------------------------------------------------- 66 4.3.2.1. Những nguyên nhân tự nhiên.......................................................................66 4.3.2.2. Những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến quản lý rừng ở VQG Cát Tiên..........69 4.3.2.3. Những yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến quản lý rừng ở VQG Cát Tiên..........74 4.4. Các giải pháp góp phần bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng ở Vườn quốc gia Cát Tiên ----------------------------------------------------------------------------------------------- 77 4.4.1 Giải pháp chính sách hỗ trợ, bảo vệ lợi ích người dân--------------------------- 77 4.4.2. Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân---------- 78 4.4.3. Giải pháp về cơ cấu kinh tế, vật nuôi, cây trồng --------------------------------- 78 4.4.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực---------------------------------------------- 79 4.4.5. Giải pháp phối hợp giữa văn hóa, giáo dục, du lịch ----------------------------- 79 4.4.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp quản lý Vườn quốc gia Cát Tiên. ------------------------------------------------------------------------------------------- 79 4.4.7. Giải pháp xây dựng khu dân cư bền vững ---------------------------------------- 80 4.4.8. Giải pháp xã hội hóa các hoạt động bảo vệ VQG Cát Tiên -------------------- 80 4.4.9. Giải pháp khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống. -------------------- 81 Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................82 5.1. Kết luận ----------------------------------------------------------------------------------------- 82 5.2. Tồn tại ------------------------------------------------------------------------------------------- 85 5.3. Kiến nghị.--------------------------------------------------------------------------------------- 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................86
  • 8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Chú giải VQG : Vườn quốc gia KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên ĐDSH: : Đa dạng sinh học PCCCR : phòng cháy, chữa cháy rừng PRA : Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân RRA : Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn TNR : Tài nguyên rừng TNTN: : Tài nguyên thiên nhiên BVR : Bảo vệ rừng QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng SWOT : Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức WWF : : Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) IRF : Quỹ Bảo tồn tê giác quốc tế THCS : Trung học cơ sở GDMT : Giáo dục môi trường KHKT : Khoa học kỹ thuật BQL : Ban quản lý BV&PTR : Bảo vệ và phát triển rừng CBD : Công ước đa dạng sinh học SPSS : Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội (Statistical package for Social Sciences) BVTV : Bảo vệ thực vật
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1. Vị trí và dân số của các ấp trong đối tượng nghiên cứu 17 Bảng 3.1. Chỉ tiêu khí hậu tại Vườn quốc gia Cát Tiên 25 Bảng 3.2. Diện tích, cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính 27 Bảng 4.1. Thống kê tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ở VQG Cát Tiên từ năm 2006 đến năm 2010 32 Bảng 4.2. Nhận thức về tác động của cộng đồng đến TNR 35 Bảng 4.3. Phân tích SWOT về công tác QLBVR tại VQG Cát Tiên 35 Bảng 4.4. Tổng diện tích đất canh tác của các hộ 38 Bảng 4.5. Kết quả thực hiện sử dụng đất 39 Bảng 4.6. Sản lượng từ trồng trọt 40 Bảng 4.7. Tổng thu nhập từ trồng trọt 40 Bảng 4.8. Mức độ từ chăn nuôi 43 Bảng 4.9. Sản lượng từ chăn nuôi 43 Bảng 4.10. Thu nhập từ chăn nuôi 44 Bảng 4.11. Thu nhập bình quân của hoạt động phi nông nghiệp 45 Bảng 4.12. Tổng thu nhập từ các nguồn 47
  • 10. viii Bảng 4.13. Các tiêu chí đánh giá kinh tế hộ gia đình 49 Bảng 4.14. Biểu đánh giá kinh tế các hộ 50 Bảng 4.15. Thống kê diện tích đất nông lâm nghiê ̣p xã Tà Lài 54 Bảng 4.16. Tình hình sử dụng sử dụng đất lâm nghiệp của người dân 55 Bảng 4.17. Số hộ chăn thả gia súc và số lượng chăn thả của hộ 58 Bảng 4.18. Các hình thức tác động bất lợi khác vào TNR 59 Bảng 4.19. Nhận thức về tác động của cộng đồng đến TNR 64
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Số hiệu Tên hình vẽ Trang Hình 2.1. Sơ đồ biểu diễn phương pháp phân tích thông tin 21 Hình 3.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu 22 Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu đất đai của xã nghiên cứu 28 Hình 4.1. Biến động số vụ vi phạm ở VQG Cát Tiên 32 Hình 4.2. Kết quả thực hiện sử dụng đất 39 Hình 4.3. Thu nhập bình quân của hoạt động phi nông nghiệp 46 Hình 4.4. Biểu đồ so sánh các nguồn thu nhập 48 Hình 4.5. Biểu đồ đánh giá kinh tế các hộ điều tra 50 Hình 4.6. Biểu đồ thống kê số hộ vi phạm năm 2010 tại khu vực Tà Lài 57
  • 12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vườn quốc gia Cát Tiên được UNESCO trao tặng danh hiệu khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 10 tháng 11 năm 2001. Đây là danh hiệu cho các Khu Bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú và đa dạng. Vườn quốc gia Cát Tiên đã ghi nhận được 1.615 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 80 loài quý hiếm và 105 loài thú, 351 loài chim, 109 loài bò sát, 41 loài lưỡng cư; 159 loài cá nước ngọt. Trong đó có nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao như tê giác một sừng, voi Châu Á…Vườn quốc gia Cát Tiên còn có các vùng đất ngập nước đặc sắc, đặc biệt là Bàu Sấu. [24] Điều này một lần nữa càng khẳng định giá trị đặc sắc của hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đất ngập nước của Vườn quốc gia Cát Tiên. Theo quan niệm trước đây, các Khu Bảo tồn thiên nhiên thường được coi như một khu vực tách biệt với con người, thuật ngữ “bảo tồn” đồng nghĩa với “bảo vệ”, “không có sử dụng”. Quan niệm này đã dẫn đến những sai lầm trong việc quản lý các Khu Bảo tồn thiên nhiên. Kết quả là thiên nhiên vẫn liên tục bị con người tác động theo hướng tiêu cực, bị tàn phá mà nguyên nhân là do những áp lực xã hội và sinh thái cả trong và ngoài Khu Bảo tồn. Hiện nay, theo Chương trình Con người và Sinh quyển (viết tắt là MAB thuộc UNESCO) và trong thực tế đều cho thấy các Khu Bảo tồn vẫn cần có một số khu vực không có hoặc chịu rất ít tác động của con người với những quy định kiểm soát chặt chẽ, được gọi là “vùng lõi”. Bên cạnh đó cần thúc đẩy phát triển kinh tế thân thiện với môi trường, phát triển giáo dục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng xung quanh được gọi là “vùng đệm” hay “vùng chuyển tiếp”, trong đó người dân địa phương đóng vai trò chủ chốt. Có như vậy công tác bảo tồn mới đạt được hiệu quả lâu dài và bền vững . Dự án “Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Cát Tiên, giai đoạn 2010 – 2020” được thực hiện nhằm quy hoạch bảo tồn, phát triển bền vững và sử dụng hợp lý giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan của Vườn quốc gia Cát Tiên trong giai đoạn 2010 – 2020. Việc đánh giá tác động của cộng đồng trong vùng
  • 13. 2 dự án làm cơ sở cho công tác quản lý, xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn bền vững, từng bước tạo điều kiện cho người dân tham gia vào công tác bảo vệ rừng, tham gia hoạt động du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết. Cát Tiên là một trong những Vườn quốc gia giàu có bậc nhất của đất nước. Tuy nhiên, như nhiều Vườn quốc gia khác nó đang phải đối mặt với những tệ nạn săn bắt, khai thác thực vật, và thậm chí xâm lấn diện tích. Mặc dù chưa phải là điểm nóng nhất trong hệ thống các Vườn quốc gia song mỗi năm cũng có đến hàng chục vụ vi phạm của người dân địa phương. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn Cát Tiên sẽ bị suy thoái dần, mất đi những giá trị vô cùng quý báu của nó trong tương lai. Ngăn chặn những tác động làm tổn hại đến Vườn quốc gia là điều băn khoăn, trăn trở của nhiều ngành, nhiều cấp, của cả cán bộ và người dân địa phương. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, trong khuôn khổ của luận văn cao học, đề tài “Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cát Tiên” được thực hiện từ tháng 3/2011 đến tháng 02/2012.
  • 14. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Vai trò của sự tham gia dựa của cộng đồng trong quản lý tài nguyên Hiện nay, trong các tài liệu đã công bố có khá nhiều định nghĩa về Lâm nghiệp xã hội. Tất cả các tác giả bàn về Lâm nghiệp xã hội có thể đi sâu vào khía cạnh này hay khía cạnh khác của vấn đề một cách khác nhau nhưng nhìn chung đều nhất trí ở một điểm là các hoạt động Lâm nghiệp xã hội phải vì mục đích cộng đồng và có sự tham gia tích cực của người dân địa phương (Trần Văn Con, 2000). Griffin (1988) đã nhận xét rằng những định nghĩa về khái niệm Lâm nghiệp xã hội hay lâm nghiệp cộng đồng thường hay bị lẫn lộn và những gì xảy ra trong thực tiễn chưa thật sự rõ ràng. Năm 1992, Rao đã đưa ra các câu hỏi có căn cứ như: “Tại sao lại gọi là Lâm nghiệp xã hội?”; “Tại sao không thoả mãn khi chỉ gọi là lâm nghiệp?”. Thậm chí Westoby (1989) còn cho rằng không nên chỉ giới hạn Lâm nghiệp xã hội như là một lĩnh vực đặc biệt của lâm nghiệp mà tất cả những gì thuộc về lâm nghiệp phải có tính xã hội [3] (dẫn theo Nguyễn Trọng Bằng). Quản lý tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc nhiều vào kiến thức bản địa: Kiến thức địa phương, hay kiến thức bản địa trong quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên là những kiến thức mà người dân địa phương nhận được qua quan sát có kinh nghiệm của từng cá nhân trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên. Nó được tích luỹ, kiểm nghiệm và thừa kế từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây thực sự là kho tàng tri thức khổng lồ, một tài nguyên quan trọng cho quá trình phát triển (Lammerink, Wolffers, 1996). Việc vận dụng tổng hợp kiến thức của người nghiên cứu với kiến thức bản địa đã là kim chỉ nam cho công cuộc đổi mới nông thôn. Nghiên cứu quan điểm, nhận thức, kiến thức quản lý tài nguyên thiên nhiên của người dân sẽ là cơ sở quan trọng cho đề xuất những giải pháp thích hợp cho quản lý tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở cộng đồng (dẫn theo Vương Văn Quỳnh và các cộng sự, 2003). [13]
  • 15. 4 Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển đã trở thành vấn đề nổi lên trong các cuộc hội thảo, diễn đàn khoa học trong những năm gần đây. Vào tháng 6 năm 1992, tại Hội nghị Liên hiệp quốc tế về Môi trường và Phát triển bền vững ở Rio De Janeiro (Brasin), vấn đề này đã chính thức được công nhận, các chính phủ đã đưa ra một kế hoạch hành động cải thiện sinh kế của người dân trên cơ sở duy trì các tiến trình chức năng và sức sản xuất của đất đai và các loại tài nguyên thiên nhiên khác [3]. Song việc bảo vệ, quản lý các khu bảo tồn, VQG đã và đang gặp không ít khó khăn từ phía người dân và cộng đồng địa phương. Điều khó khăn lớn nhất gặp phải trong việc quản lý khu bảo tồn là số dân sinh sống phía ngoài, sát với khu bảo tồn, thậm chí ngay cả trong khu bảo tồn đã tạo sức ép nặng nề lên khu bảo tồn. Bắt đầu từ những thay đổi của họ về vị trí nhà ở, về thói quen chiếm hữu đất đai canh tác, phát nương làm rẫy, săn bắt động vật, chặt gỗ, lấy củi, thu lượm các sản phẩm từ rừng và do đó ảnh hưởng đến công tác bảo vệ. TNR là nguồn sống chủ yếu của người dân sống trong và gần rừng từ bao đời nay, giờ đây dường như đã không còn là của họ. Họ đa số là người nghèo, dân trí thấp, họ cho rằng việc thành lập khu bảo tồn, VQG không đem lại lợi ích gì cho họ, mà chỉ bị thiệt thòi vì không được tự do khai thác một phần tài nguyên thiên nhiên như trước nữa. [11] Trong khi đó, các sinh kế tạo nguồn thu nhập khác cho người dân địa phương chưa bù đắp được sự thiếu hụt lớn lao này. Chính vì vậy, đã gây ra mâu thuẫn giữa khu bảo tồn, Vườn quốc gia với người dân địa phương - những người đã và đang sống phụ thuộc một phần vào nguồn TNR. Do đó, việc tồn tại những tác động bất lợi của người dân vào TNR là một tất yếu. Năm 1872, VQG đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Mỹ, đó là VQG Yellowstone. VQG nằm trên vùng đất do người Crow và người Shoshone sinh sống trên cơ sở sử dụng bạo lực ép buộc hai cộng đồng tộc người này phải rời bỏ mảnh đất của họ. Nhiều KBTTN và VQG được thành lập sau đó ở các nước khác nhau trên thế giới cũng sử dụng phương thức quản lý theo mô hình này, có nghĩa là ngăn cấm người dân địa phương thâm nhập vào KBTTN, VQG và tiếp cận tài nguyên trong đó. Điều đó dẫn đến những hậu quả tất yếu là làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn
  • 16. 5 giữa cộng đồng địa phương, KBTTN và mục đích bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đã không đạt được. [15] Dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, nhu cầu của con người cũng tăng lên mạnh mẽ theo tốc độ tăng nhanh của khoa học kỹ thuật. Người ta ở khắp nơi đã và đang khai thác TNTN một cách quá mức và nhiều vấn đề môi trường đang được đặt ra ở cả các nước phát triển, đang phát triển và các nước nghèo. Nạn suy thoái môi trường nghiêm trọng đã được con người nhìn nhận lại vấn đề phát triển bền vững, và bảo vệ TNTN. [ 18] Ở Châu Á, sự tham gia của người dân địa phương vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học là một biện pháp cần thiết và thường có hiệu quả. Lý do để khuyến khích sự tham gia này là nỗ lực của các cơ quan chính phủ nhằm đưa dân chúng ra khỏi các khu bảo tồn đã không mang lại kết quả như mong muốn trên cả phương diện quản lý tài nguyên rừng và kinh tế xã hội. Việc đưa người dân vốn quen sống trên địa bàn của họ đến một nơi mới và khi đó lực lượng khác có thể xâm lấn và khai thác tài nguyên rừng mà không có người bảo vệ. Người dân địa phương có nhiều kiến thức cổ truyền về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các thể chế cộng đồng đã tỏ ra có hiệu quả trong việc quản lý các nguồn tài nguyên này. [21] Trên thế giới, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nghiên cứu nhằm nỗ lực làm thay đổi chiến lược bảo tồn từ đầu thập kỷ 1980. Một chiến lược bảo tồn mới dần được hình thành và khẳng định tính ưu việt, đó là liên kết quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Vườn quốc gia với các hoạt động sinh kế của các cộng đồng địa phương, cần thiết có sự tham gia bình đẳng của các cộng đồng trên cơ sở tôn trọng nền văn hoá trong quá trình xây dựng các quyết định. Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn của các Khu Bảo tồn và Vườn quốc gia đã khẳng định rằng để quản lý thành công cần dựa trên mô hình quản lý gắn bảo tồn đa dạng sinh học với bảo tồn văn hoá của cộng đồng địa phương. Ở Vườn quốc gia Kakadu (Australia), những người thổ dân bản địa chẳng những được chung sống với Vườn quốc gia một cách hợp pháp mà họ còn
  • 17. 6 được thừa nhận là chủ hợp pháp của Vườn quốc gia và được tham gia quản lý Vườn quốc gia thông qua các đại diện của họ trong ban quản lý. Tại Vườn quốc gia Wasur (Indonesia) vẫn tồn tại 13 làng bản với cuộc sống gắn với đánh bắt và săn bắn cổ truyền .[11] 1.2. Các nghiên cứu liên quan đến bảo tồn ĐDSH của cộng đồng 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu của Berkmuller và các cộng sự năm 1992 cho rằng việc nâng cao nhận thức và mối quan tâm của cộng đồng địa phương đối với bảo tồn thiên nhiên và các hoạt động có liên quan là rất quan trọng. Tác giả cho rằng nếu không nâng cao nhận thức trong nhóm mục tiêu về các giá trị sinh thái và giá trị vô hình của Khu Bảo tồn thiên nhiên thì rừng sẽ tiếp tục bị xem như là một tài nguyên có thể khai thác. Để thực hiện thành công những giải pháp dài hạn cho những vấn đề về môi trường, cần đưa việc giáo dục về các giá trị của môi trường vào trong các chương trình giáo dục cho các Khu Bảo tồn. [27] Dân cư sống trong và gần các KBTTN, một giải pháp đề nghị là cho phép người dân địa phương củng cố quyền lợi của họ theo cách hiểu của các hệ quản lý nông nghiệp hiện đại, bằng cách trồng cây, cho và nhận đất, nhà nước cần xác định rõ các quyền lợi chính trị của dân trên mảnh đất mà họ nhận, với mục đích tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và giảm tác động đến tài nguyên rừng. [26] Ở Thái Lan, vào khoảng những năm 1945, độ che phủ của rừng đạt tới 60% nhưng đến năm 1995 giảm xuống còn 26%, hơn 170.000 km2 rừng bị tàn phá. Năm 1989, Cục Lâm nghiệp của Hoàng Gia Thái Lan thành lập các KBTTN để bảo vệ diện tích rừng còn lại. Điều này đã dẫn tới xung đột giữa các cộng đồng địa phương với các ban quản lý. Một thử nghiệm của dự án “Quản lý rừng bền vững thông qua sự cộng tác” thực hiện tại khu Kheio Wildlife Sanctuary, tỉnh Chaiyaphum ở Đông Bắc Thái Lan đã được tiến hành. Kết quả chỉ ra rằng, điều căn bản để quản lý bền vững tài nguyên là phải thu hút sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là phải
  • 18. 7 bao gồm cả việc phát triển cộng đồng địa phương bằng các hoạt động làm tăng thu nhập của họ (dẫn theo Ngô Ngọc Tuyên, 1999). [17] Poffenberger và McGean, B. (1993), trong báo cáo “Liên minh cộng đồng: đồng quản lý rừng ở Thái Lan” đã có nghiên cứu điểm tại Vườn quốc gia Dong Yai nằm ở đông bắc và khu phòng hộ Nam Sa ở phía bắc Thái lan. Tại Dong Yai người dân đã chứng minh được khả năng của họ trong việc tự tổ chức các hoạt động bảo tồn, đồng thời phối hợp với Cục Lâm nghiệp Hoàng gia xây dựng hệ thống quản lý rừng đảm bảo ổn định về môi trường sinh thái, đồng thời phục vụ lợi ích của người dân trong khu vực. Tại Nam Sa cộng đồng người dân cũng rất thành công trong công tác quản lý rừng phòng hộ. Họ khẳng định nếu chính phủ có chính sách khuyến khích và chuyển giao quyền lực cho họ thì chắc chắn họ sẽ thành công trong việc kiểm soát khai thác tài nguyên. [30] Gilmour (1999) lại cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tính kém hiệu quả của các chương trình dự án quản lý TNTN là chưa giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa các cá nhân trong cộng đồng, giữa lợi ích cộng đồng địa phương với lợi ích quốc gia, do đó chưa phát huy được năng lực nội sinh của các cộng đồng cho quản lý tài nguyên. Vì vậy, quản lý tài nguyên cần phải phát triển theo hướng kết hợp giữa hoạt động bảo tồn và phát triển tài nguyên với hoạt động sản xuất để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thống nhất lợi ích của người dân với lợi ích quốc gia trong hoạt động bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng. [28] Nick Salafky và các cộng sự (Biodiversity Support Program, 2000) cho rằng vào những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà bảo tồn bắt đầu phát triển một cách tiếp cận mới nhằm đáp ứng nhu cầu về lợi ích kinh tế và bảo tồn. Những cách tiếp cận này dựa vào việc thực hiện các hoạt động sinh kế độc lập và có mối liên hệ trực tiếp với bảo tồn. Đặc điểm cơ bản của chiến lược này là mối liên hệ giữa đa dạng sinh học và con người xung quanh. Các chủ thể địa phương có cơ hội huởng lợi ích trực tiếp từ da dạng sinh học và như vậy sẽ có thể hạn chế được các tác nhân gây hại từ bên ngoài đối với da dạng sinh học. Sinh kế sẽ giúp cho bảo tồn da dạng sinh học chứ không phải cạnh tranh với nhau. Hơn nữa chiến lược này công nhận vai trò của
  • 19. 8 người dân địa phương trong bảo tồn da dạng sinh học. Cũng trong chiến lược này, các nhà bảo tồn có thể giúp cho người dân địa phương khai thác, sử dụng lâm sản ngoài gỗ hoặc phát triển du lịch sinh thái. [29] Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) năm 2001 đã đưa ra một thông điệp chung rất đơn giản: “Hoạt động bảo tồn phải đề cập đến vấn đề xoá đói giảm nghèo như là một phần quan trọng của chính sách bảo tồn tài nguyên rừng”. [31] Năm 1986, trong tác phẩm “Lâm nghiệp xã hội và hành động của cộng đồng”, các tác giả Dorji, Chavada, Thinley và Wangchuks cho rằng: Rừng chủ yếu là nguồn cung cấp gỗ xây dựng và làm hàng rào, cung cấp củi, nơi chăn thả và chuồng trại cho gia súc. Chúng cũng cung cấp một phần lớn những yêu cầu về thức ăn gia súc, lợi tức, công ăn việc làm và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất và nước trên vùng đất dốc. [16] Các tác giả vùng Châu Á là Mol và Wiersum đã viết về kinh nghiệm của Việt Nam, nêu lên rất rõ những ảnh hưởng tiêu cực đã xảy ra khi việc quản lý tập thể được ấn định trực tiếp từ trên xuống mà không đánh giá hoặc hiểu rõ truyền thống, kinh nghiệm hoặc khả năng của địa phương với sự hỗ trợ rất nhỏ bé của cơ quan nhà nước. Kết quả tại Việt Nam, so với các nước Châu Á khác, hình như ít triển vọng. [32] 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Từ những năm 1960, Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp qui, chỉ thị và chính sách liên quan đến bảo vệ rừng. Tuy nhiên do yêu cầu trước mắt ưu tiên cho phát triển kinh tế xã hội và chống đói nghèo nên trong những năm qua Việt Nam chưa quan tâm đầy đủ tới mối quan hệ giữa phát triển và bảo tồn tài nguyên sinh học. Từ những năm 1980, Chính phủ đã bắt đầu có những quan tâm đặc biệt tới phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Nhiều văn bản pháp quy liên quan đến các Khu Bảo tồn đã được ban hành, nhiều dự án, chuơng trình lớn được thực hiện đã tạo ra nền tảng để nâng cao nhận thức và các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự hiểu biết về bảo tồn
  • 20. 9 thiên nhiên nói chung và Khu Bảo tồn nói riêng còn rất nhiều bất cập, nhất là đối với các cộng đồng sinh sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa.[25] Quan niệm về công tác bảo tồn trước hết phải xuất phát từ các quy định mang tính pháp lý. Đó là các điều khoản được ghi trong Luật BV&PTR (1991, 2004). Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ban hành ngày 11/01/2001 cũng đã đề cập đến việc Ban quản lý các khu bảo vệ được xây dựng các quy định về phạm vi sử dụng rừng đối với người dân địa phương sinh sống trong các KBT. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng, thay thế quyết định số 08/2001/QĐ-TTg, trong đó, quản lý rừng đặc dụng được quy định rất rõ, cụ thể như sau: - Rừng đặc dụng bao gồm các loại: VQG, KBTTN, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học. [20] - Trong VQG và KBTTN được chia thành 3 phân khu chức năng chính sau:(1) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Là khu vực có diện tích vừa đủ để bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên như mẫu chuẩn sinh thái quốc gia, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng và hệ sinh thái; Đối với rừng đặc dụng ở vùng đất ngập nước, phạm vi và quy mô của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được xác định theo mục tiêu, đối tượng, tiêu chí bảo tồn và điều kiện thuỷ văn; (2) Phân khu phục hồi sinh thái: Là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để khôi phục các hệ sinh thái rừng thông qua việc thực hiện một số hoạt động lâm sinh cần thiết; (3) Phân khu dịch vụ - hành chính: Là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của ban quản lý, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí. [20] - VQG và KBTTN phải xây dựng vùng đệm cho khu rừng. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm liền kề với Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; bao gồm toàn bộ hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới với Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Vùng đệm được xác lập nhằm ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại của con người tới Vườn quốc gia và khu bảo
  • 21. 10 tồn thiên nhiên. Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập và gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của khu rừng đặc dụng. [20] Trong nhiều năm qua, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả của các KBTTN và VQG theo quan điểm bảo tồn - phát triển. Đó là làm sao dung hoà mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội của người dân địa phương. Để ngăn chặn việc khai thác, sử dụng trái phép tài nguyên thiên nhiên ngày càng gia tăng do yêu cầu ở trong nước và xuất khẩu, tạo sự liên kết và hỗ trợ của Quốc tế, Chính phủ Việt Nam cũng đã tham gia vào 4 trong 5 công ước Quốc tế liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý Khu Bảo tồn và quản lý các loài động thực vật hoang dã.[14] Công ước đa dạng sinh học (CBD) đặt ra một loạt các điều khoản về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Về mặt chính sách, CBD kêu gọi các bên tham gia xây dựng các chiến lược và kế hoạch quốc gia, lồng ghép bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vào các kế hoạch, chương trình và chính sách của các ngành khác, cũng như vào quá trình hoạch định chính sách quốc gia. Để có cơ sở khoa học vững chắc cho quá trình ra chính sách và quyết định, các bên cần tiến hành xác định các thành phần quan trọng của đa dạng sinh học cũng như các ưu tiên bảo tồn đối với các thành phần đó. Các hoạt động gây ra tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học cũng cần phải được xác định và giám sát. Vấn đề bảo tồn nội vi (in-situ) được nhấn mạnh trong nội dung công ước. Hàng loạt điều khoản được đưa ra về vấn đề này bao gồm xây dựng và quản lý khu bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, khôi phục lại các loài bị đe doạ, bảo vệ nơi sống tự nhiên và quần thể an toàn của các loài. Công ước cũng đề cập đến bảo tồn ngoại vi (ex-situ), và coi bảo tồn ngoại vi là một biện pháp bổ trợ cho bảo tồn nội vi.
  • 22. 11 Công ước dành điều 10 để đưa ra các cam kết về sử dụng bền vững tài nguyên sinh học. Bên cạnh đó, nội dung sử dụng bền vững cũng được xen lẫn trong nhiều điều khoản khác của công ước. Các bên tham gia cam kết quản lý tài nguyên sinh học để bảo tồn và sử dụng một cách bền vững và xây dựng các biện pháp để đảm bảo sự bền vững này. Công ước cũng thừa nhận vai trò, quyền, quyền lợi, và tri thức truyền thống của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời kêu gọi các bên tôn trọng, bảo vệ và kế thừa những tri thức này. [7] Năm 1998 khi nghiên cứu kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý TNTN, Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc đã khẳng định tầm quan trọng của kiến thức bản địa trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Chính những cộng đồng địa phương là những người hiểu biết sâu sắc nhất về những tài nguyên thiên nhiên nơi họ sinh sống, về cách thức giải quyết những mối quan hệ kinh tế - xã hội trong cộng đồng. Họ có khả năng phát triển những loài cây trồng vật nuôi cho hiệu quả cao và bền vững trong hoàn cảnh sinh thái của địa phương. Cộng đồng dân cư địa phương vừa là người thực hiện các chương trình quản lý tài nguyên, vừa là người hưởng lợi từ hoạt động quản lý tài nguyên, nên những giải pháp quản lý tài nguyên phù hợp với những phong tục, tập quán, những nhận thức, kiến thức của họ sẽ có tính khả thi cao. [23] Việc xây dựng vùng đệm Kỳ Thượng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ được Võ Quí và Đồng Nguyên Thuỵ nghiên cứu trong đề tài KT02-08-1992. Nghiên cứu chỉ ra rằng để có thể bảo vệ đựơc rừng thì điều cần thiết phải cộng tác với nhân dân địa phương, động viên họ bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ bằng cách giúp họ nâng cao năng suất lúa với giống mới phù hợp với địa phương, thực hiện nông lâm kết hợp, tổ chức trồng cây ăn quả, nuôi ong, xây dựng thuỷ điện nhỏ cho gia đình… Huấn luyện nhân dân cách xây dựng và quản lý vùng đệm, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, giảm bớt sức ép lên rừng. [9] Về quan hệ đồng tác trên cở sở cộng đồng trong vùng đệm các Khu Bảo tồn thiên nhiên, Lê Quí An (2001) khẳng định quản lý và phát triển vùng đệm trên cơ sở
  • 23. 12 cộng đồng là phát huy lợi thế của cộng đồng, hạn chế tác động tiêu cực trong các hoạt động bảo tồn. Cộng đồng còn có thể phát huy những mặt hay của phong tục, tập quán trong mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, để xây dựng nề nếp của cuộc sống lành mạnh về mặt môi trường, góp sức cho việc bảo tồn. Hương ước của các xóm, làng, buôn, bản là một ví dụ. [1] Khi nghiên cứu ở vùng lòng hồ sông Đà (Hoà Bình), Vương Văn Quỳnh và các cộng sự (1998) cho thấy thiếu sự tham gia của các cộng đồng địa phương đã không giải quyết hợp lý được mối quan hệ về lợi ích giữa quốc gia và cộng đồng dân cư địa phương. Sự kém hiệu quả của Dự án 747 “ ổn định dân cư phát triển kinh tế xã hội vùng chuyển dân Sông Đà” trong những năm đầu triển khai và thực hiện dự án có một phần quan trọng là thiếu sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng những giải pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên. [12] Nguyễn Thị Phượng (2003) khi: “Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm đến tài nguyên rừng Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Tây” đã tổng hợp và phân tích hình thức tác động và các nguyên nhân tác động. Tác giả chỉ ra rằng: cộng đồng ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nhưng diện tích đất nông nghiệp rất ít và năng suất lúa rất thấp. Vì vậy, để giải quyết nhu cầu cuộc sống hằng ngày, họ tác động tới tài nguyên rừng dưới nhiều hình thức như: sử dụng đất rừng để sản xuất hàng hóa, khai thác sản phẩm với mục đích tiêu dùng, chăn thả gia súc… Trong đó hình thức sử dụng đất rừng để sản xuất hàng hóa cho tỷ trọng thu nhập cao nhất trong cơ cấu thu nhập của cộng đồng (36,4%). Tuy nhiên, đề tài chưa đánh giá được mức độ tác động tới tài nguyên rừng của các dân tộc, các nhóm hộ khác nhau. [8] Hoàng Quốc Xạ (2005) với nghiên cứu “Tác động của cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”, đã có sự kết hợp tốt giữa phân tích định tính và định lượng trong việc tồ chức các hình thức tác động và nguyên nhân tác động, tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến tài nguyên rừng và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của địa phương [22].
  • 24. 13 1.3. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan Để quản lý tốt tài nguyên đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cát Tiên cần phải thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa Vườn quốc gia với chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quản lý rừng, phải thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa Vườn quốc gia với chính quyền và cộng đồng ở đây là cùng tham gia trong xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng. Thực tiễn đã cho thấy khi cộng đồng địa phương được tham gia vào các hoạt động quản lý rừng từ khâu điều tra, lập kế hoạch đến, thực hiện kế hoạch, giám sát kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch, trong đó gắn kết được quyền lợi và trách nhiệm của họ trong quản lý rừng, thì chẳng những kế hoạch quản lý rừng có tính khả thi cao mà người dân còn quan tâm đặc biệt đến tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra. Vì vậy, tăng cường liên kết với chính quyền và cộng đồng địa phương trong xây dựng và thực hiện kế hoạch chính là nâng cao vai trò của cộng đồng là giải pháp được xem là hiệu quả hay nhất và cần phải có nghiên cứu sâu để thực hiện toàn diện trên tất cả cộng đồng sống trong và ven Vườn quốc gia Cát Tiên.
  • 25. 14 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát của đề tài: Góp phần hoàn thiện những giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng ở Vườn quốc gia Cát Tiên. - Mục tiêu cụ thể của đề tài: + Xác định được đặc điểm tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý tài nguyên đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên. + Đánh giá được vai trò của cộng đồng, những yếu tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên ĐDSH. + Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng ở Vườn quốc gia Cát Tiên. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của cộng đồng đến hoạt động đến bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên. 2.3. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu. Đề tài tiến hành nghiên cứu những nội dung sau: + Nghiên cứu đặc điểm tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý tài nguyên đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên. + Phân tích được vai trò của cộng đồng, những yếu tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia của họ trong hoạt động quản lý tài nguyên ĐDSH.
  • 26. 15 + Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng ở Vườn quốc gia Cát Tiên. 2.4. Phạm vi nghiên cứu Về địa bàn nghiên cứu, đề tài thực hiện trong phạm vi xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, là xã giáp ranh với Vườn quốc gia Cát Tiên. Về lĩnh vực nghiên cứu, đề tài tập trung phân tích những hoạt động quản lý tài nguyên đa dạng sinh học, đặc điểm các tổ chức cộng đồng và các tác động liên quan đến quản lý sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học, vai trò của quản lý tài nguyên đa dạng sinh học trên cơ sở cộng đồng, những nhân tố thuận lợi và cản trở cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên, những giải pháp chủ yếu khuyến khích cộng đồng tham gia vào bảo tồn đa dạng sinh học. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp luận 2.5.1.1.Kế thừa các tư liệu và phân tích các tài liệu thứ cấp - Các thành quả của các công trình nghiên cứu đến tính đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cát Tiên. - Những tài liệu đã có về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. - Cơ cấu ngành nghề, cơ cấu thu nhập và chi phí, thị trường, hàng hoá và dịch vụ v.v... liên quan đến quản lý rừng. - Dân số, dân tộc, sự phân bố dân cư, học vấn, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, chính sách và hương ước liên quan đến quản lý rừng. - Thu thập tình hình vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng tại Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên. - Hệ thống chính sách về quản lý rừng đặc dụng: Luật đất đai 1993 ban hành ngày 14 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung
  • 27. 16 một số điều của luật đất đai ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai ngày 29 tháng 6 năm 2001; Nghị định số 18-HĐBT ngày 17/1/1992của Hội đồng Bộ trưởng về việc quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ; Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng; Thông tư số 99/2006/QĐ-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Quyết định số 2370/QĐ/BNN- KL ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng; Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 – 2020; Luật Đa dạng sinh học ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2008 theo Lệnh của Chủ tịch nước số 20/2008/QH12 (được Quốc hội khóa XII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 13 tháng 11 năm 2008. 2.5.1.2. Chọn địa điểm nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Theo đó các ấp được lựa chọn đảm bảo đại diện cho xã và các hộ gia đình được lựa chọn phỏng vấn đảm bảo đại diện cho ấp. Qua khảo sát chúng tôi thấy địa điểm nghiên cứu là các ấp giáp rừng là phù hợp nhất.
  • 28. 17 Bảng 2.1. Vị trí và dân số của các ấp trong đối tượng nghiên cứu STT Ấp Số khẩu Số hộ Giáp rừng Gần rừng Không gần rừng 1 1 1.402 230 x 2 2 1.427 303 X 3 3 1.519 335 x 4 4 1.297 317 x 5 5 912 197 x 6 6 968 203 x 7 7 908 196 x Tổng cộng 8.433 1.781 (Nguồn: công an xã Tà Lài, 2011) Như vậy theo thứ tự ưu tiên, đề tài chọn các ấp gồm: ấp 3, ấp 4 và ấp 5 để phỏng vấn các hộ gia đình. 2.5.1.3 Dung lượng mẫu quan sát (đơn vị hộ) Mẫu điều tra phỏng vấn, là một phần của tổng thể được lựa chọn theo những cách thức nhất định và với một dung lượng hợp lý. Mẫu có tính đại diện để có thể suy rộng thông tin thu được cho tổng thể. Với nghiên cứu này đề tài chọn dung lượng mẫu không lặp lại [2] theo công thức sau: 2 2 2 2 2 . . S t Nd S t N n   Trong đó: - n: số hộ cần điều tra - t: hệ số tin cậy của kết quả (t = 1,96) - d: sai số mẫu (10%) - S2 : phương sai mẫu (0,25)
  • 29. 18 Kết quả tính toán số hộ gia đình cần lựa chọn phỏng vấn của xã Tà Lài là 91 hộ gia đình và phân theo các ấp được xác định là: Ấp 3: 36 hộ gia đình Ấp 4: 34 hộ gia đình Ấp 5: 21 hộ gia đình 2.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu hiện trường 2.5.2.1. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham dự (PRA) Sự tham gia định nghĩa như một quá trình, thông qua đó các chủ thể cùng tác động và chia sẻ những sáng kiến phát triển và cùng quyết định. Điều quan trọng là người dân địa phương có khả năng trao đổi các triển vọng của họ về TNR với các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và ngược lại, các cơ quan này có thể hiểu và đáp ứng các nguyện vọng được nêu ra (dẫn theo Bùi Việt Hải, 2007). [4] Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận cùng tham gia được áp dụng, trong đó người dân địa phương tham gia ở mức độ 3, tức là tham gia qua hình thức tư vấn, cung cấp thông tin. Các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) sẽ được sử dụng để thu thập thông tin cho nghiên cứu. Theo phương pháp này đề tài thực hiện những cuộc trao đổi, thảo luận với 5 nhóm người đại diện cho cộng đồng với các chủ đề có liên quan đến quản lý rừng. Trong quá trình trao đổi, thảo luận, những người thực hiện đề tài giữ vai trò là người thúc đẩy và định hướng cuộc trao đổi mà không đưa ra những ý kiến mang tính quyết định và không áp đặt tư tưởng của mình cho những thành viên tham gia thảo luận. Lựa chọn đối tượng: Nhóm đối tượng chọn phỏng vấn, thảo luận thu thập thông tin dựa vào: mức sống khác nhau, địa bàn cư trú khác nhau, địa vị xã hội khác nhau, lĩnh vực quản lý khác nhau nhưng đều có sự hiểu biết về các vấn đề có liên quan đến quản lý rừng.
  • 30. 19 Công cụ được lựa chọn trong phương pháp PRA là: - Phỏng vấn cán bộ Vườn quốc gia Cát Tiên, hạt kiểm lâm, cán bộ của xã nghiên cứu điểm để nắm bắt những thông tin chung nhất của khu vực như: Tình hình đất đai, tài nguyên rừng, công tác QLBVR, cây trồng, vật nuôi, tình hình phát triển KT-XH của địa phương… - Phỏng vấn các ấp trưởng của các cộng đồng nghiên cứu: Công cụ này được thực hiện đầu tiên khi tới ấp, bản, nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của ấp, bản như: Dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, các hỗ trợ từ bên ngoài, các hình thức sử dụng tài nguyên rừng... - Bảng câu hỏi phỏng vấn: Các câu hỏi phỏng vấn là những câu hỏi bán định hướng và được sắp xếp theo từng chủ đề phỏng vấn. - Sử dụng phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) để đánh giá tình hình quản lý bảo vệ rừng tại VQG Cát Tiên. - Phân loại kinh tế hộ gia đình đầu tư sản xuất, chi phí, thu nhập… được tính toán theo nguyên tắc cụ thể sau: (1) Công lao động của gia đình không được quy đổi sang chi phí đầu tư bằng tiền cho sản xuất; công lao động được tổng hợp theo 2 nhóm: nhóm đầu tư bằng công cho sản xuất tại HGĐ và nhóm đầu tư bằng công cho canh tác trên rừng, đất rừng của VQG. (2) Gỗ, gỗ củi phục vụ nhu cầu của HGĐ được lấy từ rừng không tính vào thu nhập từ rừng, chỉ tính khi mang bán. 2.5.2.2.. Phương pháp chuyên gia Đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia để điều chỉnh và hoàn thiện kết quả thông tin thu thập sau khi xử lý tài liệu ngoại nghiệp. Với phương pháp này đề tài gửi kết quả phân tích đánh giá thông tin của đề tài cho một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rừng và phát triển nông thôn miền núi, các nhà quản lý và tổ chức cộng đồng ở địa phương đóng góp ý kiến. Những ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý sẽ được sử dụng để điều chỉnh và hoàn thiện các thông tin đã thu thập ở địa phương.
  • 31. 20 2.5.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Trong quá trình xử lý tài liệu, đề tài tiến hành thống kê, tổng hợp các thông tin đã thu thập được trong thời gian ngoại nghiệp, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, thứ tự quan trọng của từng vấn đề, từng ý kiến và theo từng quan điểm. Đồng thời thực hiện những phân tích định lượng đối với một số thông tin, vấn đề có thể thực hiện được, đối chiếu liên hệ nó với các vấn đề phát hiện bằng điều tra nhanh. Số liệu thu thập qua bảng câu hỏi bán định hướng, được xử lý và phân tích định lượng bằng phần mềm Excel và phần mềm SPSS 13.0. Kết quả xử lý và phân tích được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả bằng bảng và biểu đồ. Ngoài ra, các kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, thị trường được phân tích theo phương pháp định tính. Những thông tin thu được bằng phân tích định tính và định lượng đều có tầm quan trọng ngang nhau và được sử dụng làm tư liệu cơ bản để xây dựng báo cáo tổng kết của đề tài. Các thông tin, số liệu được tổng hợp phân tích đánh giá theo các mặt sau: - Phân tích đánh giá các thông tin về điều kiện tự nhiên; - Phân tích đánh giá các thông tin về kinh tế, về hiệu quả sản xuất theo các mô hình canh tác của các hộ dân trong vùng nghiên cứu; - Phân tích đánh giá các thông tin về xã hội; Phân tích đánh giá các thông tin về thể chế chính sách, những tồn tại vướng mắc về chế độ chính sách trong quản lý bảo vệ rừng. - Phân tích thông tin về văn hóa, giáo dục. - Thảo luận nhóm và phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên đa dạng sinh học. Thảo luận nhóm nhằm bổ sung và thống nhất về các hình thức, mức độ tác động của người dân vào rừng và đất rừng của VQG Cát Tiên.
  • 32. 21 Hình 2.1. Sơ đồ biểu diễn phương pháp phân tích thông tin Phân tích thông tin Đề xuất giải pháp Thông tin về xã hội và thể chế chính sách Thông tin về kinh tế Thông tin về điều kiện tự nhiên
  • 33. 22 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý Hình 3.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu
  • 34. 23 Vườn quốc gia Cát Tiên có vị trí địa lý: Từ 110 20’50” đến 110 50’20” độ vĩ Bắc; từ 1070 09’05” đến 1070 35’20” độ kinh Đông - Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Phước. - Phía Nam có ranh giới là đường 323, giáp Công ty lâm nghiệp La Ngà, Tỉnh Đồng Nai. - Phía Đông giáp với tỉnh Lâm Đồng. - Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An (Đồng Nai). 3.1.2. Địa hình Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ đến Đồng bằng Nam bộ, bao gồm các kiểu địa hình đặc trưng của phần cuối dãy Trường sơn và địa hình vùng Đông Nam bộ, có 5 kiểu chính: - Kiểu địa hình núi cao, sườn dốc: Chủ yếu ở phía Bắc Vườn quốc gia Cát Tiên. Độ cao so với mặt nước biển từ 200 - 600m, độ dốc 15o - 20o , có nơi trên 30o . Địa hình bao gồm các dạng sườn dốc, phân bố giữa thung lũng sông, suối và đỉnh bào mòn. Mức độ chia cắt sâu phức tạp, là đầu nguồn của các suối nhỏ chảy vào sông Đồng Nai. - Kiểu địa hình trung bình sườn dốc ít: ở phía Tây Nam Vườn quốc gia Cát Tiên. Độ cao so với mặt nước biển từ 200 - 300m, độ dốc 15o - 20o . Đây là vùng thượng nguồn của nhiều con suối lớn chảy ra sông Đồng Nai như suối Đaklua, Datapok. - Kiểu địa hình đồi thấp, bằng phẳng: ở phía Đông Nam Vườn quốc gia Cát Tiên. Độ cao so với mặt nước biển từ 130-150m, độ dốc 5 – 7o . Độ chia cắt thưa. - Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm hồ: Độ cao so với mặt nước biển 130m, chạy dọc theo sông Đồng Nai và vùng ven sông Đồng Nai phía Tây Bắc Vườn từ khu vực giáp ranh Bình Phước - Đồng Nai đến Tà Lài, bề rộng khoảng 1.000m. - Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm: Độ cao so với mực nước biển thấp hơn 130m, như các bàu nước: Bàu Cá, Bàu Chim, Bàu Sấu.
  • 35. 24 Toàn bộ Vườn quốc gia Cát Tiên có cấu trúc địa hình mang đặc trưng của kiểu địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên cực Nam Trung bộ đến đồng bằng Nam bộ và mang đặc trưng của các kiểu địa hình phần cuối dãy Trường Sơn và miền Đông Nam bộ. 3.1.3. Thổ nhưỡng Từ nền địa chất với 3 kiến tạo chính là: trầm tích, bazan và sa phiến thạch đã phát triển thành 4 loại đất chính của Vườn quốc gia Cát Tiên như sau : - Đất feralit phát triển trên đá bazan (Fk): loại đất này có diện tích lớn nhất chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên của Vườn, phân bố ở khu vực phía Nam,. - Đất feralit phát triển trên đá cát (sa phiến thạch) (Fq): chiếm diện tích lớn thứ 2 của Vườn quốc gia Cát Tiên, khoảng 20% phân bố chủ yếu ở phía bắc của Vườn (khu Cát Lộc), dọc thượng nguồn sông Đồng Nai. - Đất feralit phát triển trên phù sa cổ (đất xám bạc màu trên phù sa cổ) (Fo): gồm các loại đất được bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai chiếm một diện tích khoảng 12% tổng diện tích vườn, chủ yếu phía bắc và phía đông nam của Vườn quốc gia Cát Tiên. Các loại đất này thường phân bố trên các vùng địa hình khá bằng phẳng và những vùng trũng bị ngập nước vào mùa mưa. - Đất feralit phát triển trên phiến sét (Fs): có diện tích không lớn chiếm khoảng 8% diện tích của Vườn, phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam xen kẽ các vạt đất Bazan. 3.1.4. Khí hậu Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt. Muà khô từ tháng 11, 12 đến tháng 3, 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 4, 5 đến tháng 10, 11. Số liệu được thu thập từ 2 trạm thủy văn: Trạm Cát Tiên (Lâm Đồng) và Trạm Tà Lài (Đồng Nai).
  • 36. 25 Bảng 3.1. Chỉ tiêu khí hậu tại Vườn quốc gia Cát Tiên TT Mô tả Vùng Cát Lộc Vùng Cát Tiên 1 Nhiệt độ trung bình năm (oC) 21,7 26,5 2 Nhiệt độ trung bình cao nhất (oC) 23,0 (tháng 6) 28,6 (tháng 6) 3 Nhiệt độ trung bình thấp nhất (oC) 21,1 (tháng 12) 20,5 (tháng 1) 4 Lượng mưa TB hàng năm (mm) 2.675 2.175 5 Lượng mưa TB tháng cao nhất (mm) 494,8 (tháng 9) 368 (tháng 9) 6 Lượng mưa TB tháng thấp nhất (mm) 23,8 (tháng 2) 11 (tháng 2) 7 Số ngày mưa TB hằng năm (ngày). 182 145 8 Độ ẩm trung bình hằng năm (%) 87 82 9 Thời gian mưa TB trong mùa mưa (tháng) 10 (tháng 3-12) 8 (tháng 4-11) 10 Lượng mưa mùa mưa/Lượng mưa hàng năm (%). 97,4 88,3 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 3.2.1. Dân số, dân tộc và sự phân bố dân cư Vườn quốc gia Cát Tiên có vùng đệm tương đối rộng, với diện tích 251.445 ha, gồm 36 xã, thị trấn của 8 huyện thuộc 4 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và Đắc Nông. Tình hình dân sinh kinh tế của các địa phương vùng đệm có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của vườn. Theo số liệu thống kê năm 2000, có khoảng 17 vạn người đang cư trú và sinh sống trong vùng đệm VQG Cát Tiên. Dân số đa số từ nơi khác chuyển đến, tập trung trong khoảng thời gian từ năm 1990 – 1998 [19]. Theo số liệu điều tra dân số năm 2005, hiện trong vùng lõi VQG Cát Tiên có 834 hộ, 3.947 khẩu đang sinh sống và canh tác, trong đó có 131 hộ, 634 khẩu là
  • 37. 26 người Kinh, những hộ người Kinh này đa số là vào trong rừng để xâm canh, họ thường sang nhượng đất đồng bào để canh tác, đồng thời làm dịch vụ cho đồng bào như cung cấp vật tư, nhu yếu phẩm, thậm chí cho vay, mua lại những hàng hoá do đồng bào sản xuất ra với giá rẻ. Các hộ này sống tập trung ở 3 khu vực sau: khu vực Nam Cát Tiên, Đồng Nai; khu vực Tây Cát Tiên, Bình Phước; khu vực Cát Lộc, Lâm Đồng. [19] Thành phần dân tộc các xã trong khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên có hơn 30 dân tộc khác nhau, tuy nhiên người Kinh vẫn chiếm đại đa số (67,1 %); Tày (11,1%); Nùng (8,1%); H’Mông (1,1%), Dao (1,3%); S’tiêng (2,3%); Châu Mạ (6,2%); Hoa (1,1%); Châu Ro (0,1%); Mường (0,7%); Ê đê (0,001%); dân tộc khác (0,001%),.. [19] 3.2.2. Sơ lược đặc điểm xã nghiên cứu Xã Tà Lài thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, là một xã vùng sâu vùng xa, được thành lập chính thức từ ngày 23/12/1988, trên cơ sở chia tách từ xã Phú Lập. Nguyên nhân hình thành là do dân số của xã Phú Lập tăng nhanh do quá trình nhập cư và cần được tách ra để quản lý. Tà Lài có diện tích tự nhiên là 2.791,13 ha, được chia ra làm 7 ấp. Địa hình dạng đồi núi và đồng bằng xen lẫn nhau, tạo nên những tiểu địa hình cao thấp khác nhau và bị chia cắt bởi sông Đồng Nai và nhiều suối nhỏ khác nên khó khăn trong việc phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng và bố trí dân cư. Tuy nhiên do địa hình tạo thành nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nên phù hợp với nhiều loại mô hình sản xuất. Ở xã Tà Lài có đồng bào dân tộc S’tiêng, Châu Mạ trước đây sống sâu trong rừng, sau khi thành lập VQG Cát Tiên, Chính quyền địa phương đã vận động và đưa các hộ này ra định canh định cư tại ấp 4. Hiện nay, trong khu vực có 317 hộ, 1.297 khẩu, trong đó có 47 hộ, 198 khẩu là người Kinh, mặc dù được sự quan tâm và đầu tư rất nhiều từ ngân sách Nhà nước cũng như vốn tài trợ từ các dự án nhưng đời sống người dân vẫn còn khó khăn, có hộ không còn đất sản xuất do đã sang
  • 38. 27 nhượng lại cho người Kinh từ nơi khác đến canh tác, những hộ khó khăn vẫn còn lén vào rừng để săn bắt và hái lượm. 3.2.3 Hiện trạng sử dụng đất Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, tổng diện tích của xã Tà Lài là 2791,13 ha chiếm 3,60% diện tích toàn huyện; bao gồm đất nông nghiệp 2461,66ha, chiếm 88,20%; đất phi nông nghiệp 292,58ha, chiếm 10,48% và nhóm đất chưa sử dụng 36,89 ha, chiếm 1,32%. Diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn xã còn không đáng kể, đất đai đã được xã khai thác và sử dụng một cách triệt để (nguồn: UBND xã Tà Lài, 2010). [5] Bảng 3.2. Diện tích, cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 2.791,13 100 1 Đất nông nghiệp 2.461,66 88,20 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.785,53 72,53 1.2 Đất lâm nghiệp 580,89 23,60 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 95,24 3,87 2 Đất phi nông nghiệp 292,58 10,48 2.1 Đất ở 44,45 15,19 2.2 Đất chuyên dùng 70,13 23,97 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,52 0,18 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,62 1,24 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 173,86 59,42 3 Đất chưa sử dụng 36,89 1,32 (Nguồn: UBND xã Tà Lài, 2010 )
  • 39. 28 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Loại đất Tỉ lệ % Series1 Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu đất đai của xã nghiên cứu 3.4. Tính đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên 3.4.1. Thực vật và thảm thực vật Do tính đa dạng về địa hình thấp, hệ sinh thái rừng ở VQG Cát Tiên đặc trưng cho các kiểu hệ sinh thái rừng của các tỉnh miền đông Nam bộ mà đặc trưng là hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới thường xanh, với các loài cây gỗ chủ yếu thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Đậu (Fabaceae) và họ Tử vi (Lythraceae). Vườn quốc gia Cát Tiên đã xác định được 1.610 loài, 724 chi, 162 họ, 75 bộ. Trong đó: Cây gỗ lớn có 176 loài, cây gỗ nhỏ 335 loài, cây bụi 345 loài, thảm tươi 311 loài, dây leo 238 loài, thực vật phụ sinh, ký sinh 143 loài, khuyết thực vật 62 loài . - Vườn quốc gia Cát Tiên có 5 kiểu rừng chính: + Rừng lá rộng thường xanh: ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae) như: dầu rái (Dipterocarpus alatus), dầu lông (Dipterocarpus intricatus), ... và họ đậu (Fabaceae) cẩm lai bà rịa (Dalbergia bariensis), cẩm lai vú (Dalbergia mammosa), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), …
  • 40. 29 + Rừng lá rộng nửa rụng lá: thành phần các loài cây gỗ rụng lá trong mùa khô như: bằng lăng (Lagerstoemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflira), râm (Anogeissus acuminata), … + Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: đây là kiểu phụ thứ sinh nhân tác của rừng thường xanh và nửa rụng lá, do bị lửa rừng, chất độc hoá học, rừng bị mở tán và tre nứa xen vào. + Rừng tre nứa thuần loại: đây cũng là kiểu phụ thứ sinh nhân tác, sau khi rừng bị phá làm nương rẫy bỏ hoang hoá, các loài tre nứa xâm nhập và phát triển. + Hệ đất ngập nước: VQG Cát Tiên có hệ đất ngập nước khá phong phú, nằm ở trung tâm của khu Nam Cát Tiên, có diện tích rộng khoảng hơn 3.000 ha vào mùa mưa và thu hẹp khoảng 100 – 150 ha vào mùa khô. Đây là nơi sâu nhất của các bàu như Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá. Thảm thực vật đất ngập nước là sinh cảnh thích hợp của loài cá sấu xiêm, các loài động thực vật thuỷ sinh, các loài chim nước, các loài cá nước ngọt, các loài thú lớn cũng thường quần cư ở khu vực này vào mùa khô hàng năm. 3.4.2. Động vật Khu hệ động vật của VQG Cát Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ động vật vùng bình nguyên đông Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, điển hình là các loài thú móng guốc như bò tót, bò rừng, nai, cheo cheo, heo rừng, hoẵng chiếm ưu thế. Vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những địa điểm dễ quan sát các loài thú lớn trong các khu rừng đặc dụng hiện nay ở Việt Nam.
  • 41. 30 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tình hình quản lý bảo rừng tại Vườn quốc gia Cát Tiên 4.1.1. Thực trạng công tác QLBVR Trước đây, rừng Cát Tiên đã bị tác động bởi chiến tranh và hoạt động khai thác lâm sản sau ngày giải phóng. Vì vậy, diện tích rừng gỗ giàu còn lại thấp, chủ yếu là rừng gỗ trung bình và rừng tre nứa. Tỷ lệ diện tích các loại rừng như sau: rừng tre và rừng lồ ô thuần loại chiếm 22,3%, rừng gỗ nghèo IIIA1 chiếm 7%, rừng gỗ trung bình IIIA2 chiếm 13,2%. Rừng gỗ giàu IIIA3 và IIIB chiếm diện tích rất nhỏ - 0,4% (nguồn VQG Cát Tiên, 2010). Từ năm 1978, Cát Tiên được chuyển thành khu rừng cấm, được quản lý bảo vệ theo quy chế rừng đặc dụng. Các đơn vị làm kinh tế được chuyển ra ngoài, rừng được bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện nay, trước sức ép của dân số và nhu cầu cao của xã hội đối với sản phẩm từ rừng công tác BVR ở Vườn quốc gia Cát Tiên được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Lực lượng kiểm lâm VQG Cát Tiên hiện có 120 người, đa số đã qua đào tạo từ các trường, một số được tuyển từ người dân địa phương, trong đó có cả dân tộc thiểu số. Theo đánh giá chung của những người được phỏng vấn, đây là lực lượng mạnh, họ công tác nhiệt tình và yêu nghề. Trong những năm qua, bằng các nguồn vốn khác nhau, Vườn quốc gia Cát Tiên đã tạo điều kiện cho họ được tham gia những lớp tập huấn về nghiệp vụ, trong đó có lớp về kỹ thuật tuần tra rừng, kỹ thuật sử dụng máy tính phục vụ quản lí bảo vệ rừng, điều tra một số loài động vật quý hiếm như tê giác, voi, bò rừng, các loài linh trưởng. Để tăng cường cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ rừng VQG Cát Tiên đã đầu tư một số trang thiết bị cần thiết cho lĩnh vực bảo vệ rừng như hệ thống máy bộ đàm, 02 xe ô tô chữa cháy, 05 máy bơm nước, hệ thống dây ống dẫn nước, bình chữa cháy thủ công, 05 máy thổi gió, máy GPS. Đây là những thiết bị có hiệu quả
  • 42. 31 trong thông tin, liên lạc, và phòng cháy chữa cháy rừng. Tuy nhiên, còn thiếu những trang bị cho giám sát những hành vi xâm hại tài nguyên rừng, giám sát lửa rừng, đấu tranh trực tiếp với lâm tặc, theo dõi diễn biến TNR rừng nói chung. Kết quả điều tra cho thấy, vào những năm trước 2005, do hợp tác chưa chặt chẽ với chính quyền địa phương và các ngành hữu quan như Công an, Quân đội nên kiểm lâm đã có những xung đột lớn với với người dân, hậu quả là lực lượng kiểm lâm gần như mất hiệu lực, tài nguyên rừng bị phá hoại nghiêm trọng. Từ bài học thực tiễn đó, sau năm 2005, VQG tăng cường quan hệ với chính quyền địa phương, xây dựng được quy chế phối hợp làm việc giữa VQG với chính quyền và các ngành hữu quan, tổ chức nhiều cuộc họp với chính quyền và đại diện người dân địa phương nhằm bàn biện pháp QLBVR, PCCCR. Qua các hội nghị đó đã tăng cường công tác tuyên truyền ý thức về bảo vệ môi trường, tranh thủ cung cấp những thông tin cần thiết để người dân hiểu hơn về nhiệm vụ của lực lượng kiểm lâm, hiểu hơn các luật về môi trường, về bảo vệ rừng, từ đó đã tạo sự thông cảm, hiểu biết lẫn nhau, đã hạn chế các vụ vi phạm tài nguyên rừng, từ đó công tác bảo vệ rừng được thuận lợi và hiệu quả hơn. Để ngăn chặn các hiện tượng xâm hại tài nguyên rừng Kiểm lâm VQG Cát Tiên đã phối hợp với Công an địa phương và Kiểm lâm sở tại tổ chức các đợt tuần tra, truy quét ngắn và dài ngày để ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm, lập hồ sơ răn đe và phòng chống tái phạm đối với những cá nhân có hành vi vi phạm không nghiêm trọng nhưng vi phạm nhiều lần. Vườn quốc gia Cát Tiên cũng tổ chức truy quét các điểm thu mua lâm đặc sản rừng, kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản và các cửa hàng ăn có dấu hiệu sử dụng trái phép sản phẩm rừng. Ngoài ra, để tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, VQG Cát Tiên đã phối hợp với cơ quan tố tụng tổ chức những phiên toà xét xử lưu động đối với những vụ án điển hình tại các địa phương nơi có nhiều người dân vi phạm nhằm răn đe và tuyên truyền người dân cùng tham gia QLBVR.
  • 43. 32 Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên, từ năm 2006 đến năm 2010, nhìn chung tình hình vi phạm rừng lúc đầu có chiều hướng gia tăng, năm 2009, năm 2010 có chiều hướng giảm. Bảng 4.1. Thống kê tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ở VQG Cát Tiên từ năm 2006 đến năm 2010 Năm Số vụ Số người 2006 479 754 2007 566 947 2008 567 913 2009 313 581 2010 432 453 Tổng 2.357 3.648 (Nguồn: Hạt kiểm lâm VQG Cát Tiên, 2010) Có thể nhận thấy rõ hơn sự thay đổi tình trạng vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng qua biểu đồ sau. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2006 2007 2008 2009 2010 Số vụ Số người Hình 4.1. Biến động số vụ vi phạm ở VQG Cát Tiên
  • 44. 33 Số liệu cho thấy vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng chủ yếu xảy ra địa phận của ba tỉnh là Đồng Nai (Nam Cát Tiên), Lâm Đồng (Cát Lộc) và Bình Phước (Tây Cát Tiên). Số vụ vi phạm xảy ra ở địa phận tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai, nhiều hơn các tỉnh khác. Trong những năm tới hoạt động quản lý bảo vệ rừng cần tập trung nhiều hơn vào khu vực này. Riêng trong địa phận Đồng Nai có xã nghiên cứu thì số vụ vi phạm khu vực này tăng cao nhất, các hình thức vi phạm là vào rừng lấy măng, săn bắn thú rừng, khai thác gỗ, lấy củi, xâm lấn đất rừng…Đặc biệt ngày 25/10, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Quỹ Bảo tồn tê giác quốc tế (IRF) đã công bố cá thể tê giác cuối cùng ở Việt Nam tại Vườn quốc gia Cát Tiên đã chết và đưa loài động vật đặc biệt quý hiếm này vào danh sách bị “xoá sổ” tại Việt Nam. Qua số liệu vi phạm rừng cho thấy những loại hình vi phạm tài nguyên rừng thường xảy ra ở Cát Tiên là khai thác gỗ quý hiếm, săn bắn thú rừng, đánh bắt cá, thu hái lâm sản phụ và phát rừng làm nương rẫy… và xu hướng giảm dần các vụ vi phạm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, xu hướng này chưa hoàn toàn ổn định. Vì vậy, cần đánh giá lại hiệu quả của các biện pháp quản lý bảo vệ rừng đã thực hiện để tiếp tục hoàn thiện nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. 4.1.2. Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ QLBVR, lãnh đạo luôn yêu cầu lực lượng kiểm lâm lấy công tác tuyên truyền, vận động nhân dân làm đầu. Kiểm lâm phải sâu sát và gần nhân dân để được nhân dân giúp đỡ và đồng thời qua đó làm tốt công tác dân vận. Ngoài ra, Vườn quốc gia Cát Tiên còn lồng ghép hoạt động tuyên truyền trong tất cả các dự án thực hiện tại đây. Hình thức lồng ghép hoạt động tuyên truyền về bảo vệ rừng với các dự án được thể hiện như sau. Khi thực hiện Dự án 661, VQG Cát Tiên đã tiến hành giao khoán 8.851 ha diện tích rừng tự nhiên cho các cộng đồng người dân, chủ yếu là đồng bào các dân tộc đang sinh sống trong và ven rừng. Thông qua thảo luận xây dựng những cam kết về quyền lợi và trách nhiệm đối với rừng nhận khoán ý thức của người dân về bảo vệ rừng bảo vệ môi trường đã được được nâng lên. Trong quá trình thực hiện Dự án
  • 45. 34 Bảo tồn, VQG Cát Tiên đã tuyên truyền để người dân bỏ dần tập quán sống dựa vào rừng tự nhiên, rừng quen dần với phương thức sản xuất mới. Trong Dự án Bảo vệ rừng và Phát triển Nông thôn Vườn quốc gia Cát Tiên đã phát triển hoạt động khuyến nông giúp người dân xây dựng những mô hình trình diễn sản xuất có hiệu quả cao, mở các lớp đào tạo cho cán bộ và cho nông dân địa phương về kĩ thuật sản xuất tiến bộ, lồng ghép với hoạt động bảo vệ rừng. Trong Chương trình GDMT Vườn quốc gia đã tuyên truyền về vai trò của bảo vệ môi trường, nhờ tuyên truyền giáo dục, nhiều người dân địa phương quan tâm đến VQG Cát Tiên hơn, nhận biết đến giá trị của tài nguyên thiên nhiên và có trách nhiệm cùng tham gia bảo vệ rừng. Thông qua những hoạt động tuyên truyền hình ảnh người Kiểm lâm, người làm công tác tuyên truyền đã ngày càng gần gũi, tạo được mối quan hệ và sự hợp tác với cộng đồng dân cư ngày càng tốt hơn. Để nâng cao trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong việc bảo vệ rừng Vườn quốc gia đã xây dựng mối quan hệ với các trường học trong vùng, đưa chương trình giáo dục bảo tồn tuyên truyền cho các em học sinh. Sự hợp tác tích cực của chính quyền địa phương các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ làm giáo dục bảo tồn hoạt động. Vườn quốc gia cũng phối hợp với chính quyền địa phương điều chỉnh ranh giới giữa Vườn và các xã vùng đệm cho phù hợp với tình hình thực tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn tranh chấp đất đai với cộng đồng. Ranh giới rừng đặc dụng được làm rõ ngoài thực địa với sự nhất trí của chính quyền các xã là căn cứ quan trọng để thi hành các quy định của nhà nước về bảo vệ rừng của Vườn quốc gia. Kết quả phỏng vấn cho thấy những hoạt động tuyên truyền đã có tác dụng tích cực đến thay đổi ý thức và hành vi về bảo vệ rừng cho nhiều người, bao gồm cả những người trực tiếp tham gia và những người không trực tiếp tham gia hoạt động tuyên truyền, nhiều hộ qua phỏng vấn thì nhận thức rất tốt về hệ quả của tác động đến tài nguyên rừng. Nhưng họ vẫn thường xuyên vào và xâm hại đến rừng.
  • 46. 35 Bảng 4.2. Nhận thức về tác động của cộng đồng đến TNR Stt Nội dung Hộ đồng ý Hộ không đồng ý Hộ không biết Tổng hộ 1 Không tác động vào rừng nếu thu nhập ổn định 83 4 4 91 2 Khai thác quá mức làm cạn kiệt TNR 26 9 56 91 3 Đốt nương làm rẫy gây cháy rừng 24 51 16 91 4 Chăn thả gia súc làm gẫy cành, chết cây 24 32 35 91 5 Du canh, du cư làm mất rừng 28 25 38 91 Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, chẳng hạn chưa phân loại rõ đối tượng cần tuyên truyền, và do đó chưa tập trung tuyên truyền cho nhóm đối tượng quan trọng nhất là những người đang trực tiếp thực hiện những hành vi xâm hại tài nguyên Vườn quốc gia như các thợ săn, những người sống ven rừng gần nơi tranh chấp v.v… Bảng 4.3. Phân tích SWOT về công tác QLBVR tại VQG Cát Tiên Điểm mạnh - Hệ thống cơ sở hạ tầng của Vườn được trang bị đầy đủ, các trạm kiểm lâm đã được thiết lập cơ bản có trang bị thông tin liên lạc và công cụ hỗ trợ. - Vườn đã thực hiện dự án bảo tồn và dự án bảo vệ rừng trên các xã giáp ranh, Dự án nâng cao năng lực quản lý Điểm yếu - Cán bộ có trình độ chuyên môn luôn biến động, thiếu cán bộ chuyên môn về bảo tồn. - Khả năng cập nhật thông tin, kỹ năng tiếp cận cộng đồng của một số kiểm lâm viên còn hạn chế nên khi triển khai
  • 47. 36 bảo tồn đa dạng sinh học (VCF), Dự án bảo tồn bò hoang dã (Do Quỹ môi trường toàn cầu Pháp tài trợ). - Có kinh nghiệm trong quản lý tài nguyên đa dạng sinh học. - Được sự đồng thuận của các chính quyền địa phương. nhiệm vụ hiệu quả chưa cao. - Hưởng lợi từ hoạt động giao khoán BVR chưa tạo được sự quan tâm của cộng đồng. - Điều kiện tự nhiên như: địa hình khó khăn, thời tiết diễn biến phức tạp gây lụt lội, khô hạn, ... cũng gây khó khăn cho hoạt động bảo tồn. Cơ hội - Công tác bảo tồn hay bảo tồn ĐDSH ngày được quan tâm nhiều hơn. - Có nhiều sự hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về bảo tồn và phát triển. - Có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái và các dịch vụ môi trường. Thách thức - Giải quyết vấn đề sinh kế với QLTNR, bảo tồn ĐDSH. - Tác động đến TNR của người dân địa phương và dân di cư. - Hiểu biết và nhận thức của người dân địa phương về hoạt động bảo tồn, luật pháp còn hạn chế. 4.2. Đặc điểm tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý tài nguyên đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên 4.2.1. Đặc điểm tổ chức cộng đồng 4.2.1.1. Hoạt động kinh tế của người dân xã Tà Lài Khu vực điều tra có 3 thành phần cơ bản như sau: - Cộng đồng cư dân các dân tộc tại chỗ (châu mạ, S’Tiêng) chiếm 15,4%. - Người Kinh từ khắp mọi miền đất nước chiếm 61,5%. - Các dân tộc thiểu số từ các tỉnh miền núi phía Bắc (Tày, Nùng, Dao, Mường…) chiếm 18,7% . Vì vậy, hoạt động kinh tế của các cộng đồng cư dân khu vực này ảnh hưởng trực tiếp đến bảo vệ tính đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên. Thực tế cho thấy, cấu trúc thành phần cư dân hiện nay trong khu vực rất phức tạp.
  • 48. 37 Nếu xét về nguồn gốc và thành phần dân tộc thì ở đây có nhiều đặc điểm đáng chú ý. Cư dân khu vực xã Tà Lài thuộc đa dân tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa. Họ đến từ khắp mọi miền đất nước, từ vùng núi cao Tây Bắc đến đồng bằng Bắc bộ và Miền Trung, với các thành phần dân tộc khác nhau, thời gian cư trú tại địa phương cũng khác nhau và cả việc họ đến đây theo cách thức, tổ chức nào? Một điều đáng chú ý là họ đến đây tìm đất canh tác, vì ở quê hương họ có sức lao động mà thiếu đất. Vì vậy hoạt động kinh tế của dân nhập cư là khai thác đất đai để tăng gia sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó là việc tận dụng những sản vật sẵn có tại rừng, với hình thức săn bắt, hái lượm để sinh sống. Đó là tác nhân dẫn đến việc diện tích rừng ngày càng suy giảm đáng kể. Hoạt động kinh tế của toàn bộ dân cư, dù là tại chỗ hay nhập cư, chủ yếu đều dự trên nền tảng kinh tế của các hộ, hộ gia đình nông dân. Mặc dù có những khác biệt về dân tộc, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán… nhưng hoạt động kinh tế hộ gia đình của cư dân xã Tà Lài cũng đã huy động được các nguồn lực về đất đai, môi trường ở vùng miền sâu, miền xa. Cơ nghiệp của cư dân nhập cư mới được bắt đầu từ việc khai hoang đất rừng, cải tạo đất đồi núi để lập vườn, trồng cây ăn trái, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và chăn nuôi. Những thung lũng được họ cải tạo để trồng lúa nước. Thực tế cho thấy, khi dân số cơ học ngày càng tăng, thì việc khai khẩn đất rừng làm canh tác nông nghiệp có quy mô ngày càng lớn, tỉ lệ thuận với việc gia tăng dân số. Tại xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai tổng diện tích đất tự nhiên có 2.791ha, thì đất sản xuất nông nghiệp chiếm 1.785ha (chiếm 72,53%), đất lâm nghiệp chỉ có 580,89ha (chiếm 23,6%). Qua dẫn chứng nói trên, có thể thấy hoạt động kinh tế của cư dân xã Tà Lài chủ yếu là làm nương rẫy. Việc chăm sóc rừng theo quy hoạch chưa được chú ý. Kinh tế hộ gia đình vẫn là chủ đạo và họ tập trung khai thác trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn trái… Còn toàn bộ đất lâm nghiệp, trong đó bao gồm đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do Công ty Liên hiệp La Ngà và VQG Cát Tiên quản lý.
  • 49. 38 Qua kết quả điều tra phân bổ diện tích các loại đất nông nghiệp của 91 hộ gia đình được ghi ở bảng 4.4 càng khẳng định diện tích người dân sử dụng chủ yếu là canh tác nông nghiệp là chính. Bảng 4.4. Tổng diện tích đất canh tác của các hộ Stt Loại đất sử dụng Diện tích Tỉ lệ % 1 Diện tích đất vườn, thổ cư 19,779 8,30 2 Diện tích trồng cây CN 118,6 49,79 3 Diện tích đất làm rẫy 99,8 41,90 Tổng cộng 238,179 100,00 Trong đó diện tích đất vườn kể cả thổ cư chiếm 8,3%, diện tích trồng cây công nghiệp 49,79%, diện tích làm rẫy 41,9%, diện tích bình quân/hộ là 2,6 ha. Ngoài ra, một số hộ trong khu vực điều tra được nhận giao khoán bảo vệ rừng. Có 2 hình thức khoán: cho hộ gia đình và hộ tập thể trong cộng đồng dân cư, đã được triển khai từ năm 1995, theo chương trình 327 của Nhà nước và các dự án khoanh nuôi bảo vệ rừng. Ở ấp 4 Xã Tà lài có 19 trường hợp do VQG Cát Tiên giao khoán bảo vệ rừng, thì có 7 trường hợp nhận khoán theo hộ cá thể, còn hình thức nhận khoán tập thể là 12. Kinh phí giao khoán mỗi ha là 100.000đ/năm. Ngoài làm rẫy ở diện tích đất nông nghiệp, bà con các ấp nói trên dành thời gian bảo vệ tốt những diện tích được giao khoán. Nhìn chung, hoạt động kinh tế chủ yếu của các cộng đồng dân cư ở đây là khai thác đất đai và rừng để làm kế sinh nhai. Cụ thể các sản phẩm nông nghiệp gồm có: + Về trồng trọt: Cây lương thực có hạt (lúa, bắp, đậu phộng, đậu…), các loại rau, cây ăn quả (nhãn, chôm chôm, cam, quít), cây chất bột lấy củ, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp lâu năm (điều, cà phê, tiêu...). Canh tác là hoạt động quan trọng bậc nhất của người dân. Hầu hết các hộ gia đình đều có đất canh tác. Diện tích canh tác bình quân đầu người khoảng 2,6 ha.
  • 50. 39 Tuy nhiên, vẫn có những gia đình không có đất canh tác. Kết quả phỏng vấn cho thấy đây là những gia đình nghèo và ít lao động. Họ sống bằng làm thuê cho người khác. Tuy nhiên, việc làm thuê vẫn là trồng trọt và chăn nuôi. Còn diện tích bình quân 2,6ha/ hộ, các hộ chỉ sử dụng 43,6% diện tích tương đương 1,14 ha/hộ, còn lại khoảng 56,4% diện tích sử dụng chưa hợp lý. Bảng 4.5. Kết quả thực hiện sử dụng đất Stt Loại đất sử dụng Diện tích Tỉ lệ % 1 Diện tích đất trồng lúa nước 23,8 22,91 2 Diện tích trồng điều, cà phê 25,8944 24,93 3 Diện tích trồng tiêu 40,974 39,45 4 Diện tích trồng bắp, mì các loại 13,2 12,71 Tổng cộng 103,8684 100 23% 25% 39% 13% Diện tích đất trồng lúa nước Diện tích trồng điều, cà phê Diện tích trồng tiêu diện tích trồng bắp, mì các loại Hình 4.2. Kết quả thực hiện sử dụng đất Người dân sử dụng 25% quỹ đất để trồng các loài điều, cà phê, tiêu 39%, lúa nước 23%, bắp mì các loại 13%. Trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp chỉ trồng một hay hai loài nhằm cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu lương thực của người dân địa phương. Nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp. Sản xuất nông nghiệp chưa hướng vào khai thác những thế mạnh của địa phương. Những loài cây cho sản phẩm giá trị cao phù hợp với điều kiện khí hậu mát
  • 51. 40 ẩm của địa phương như: xoài, bưởi, cam và hàng chục loại cây thuốc quý hiếm khác vẫn chưa có trong danh mục cây trồng của người dân. Bảng 4.6. Sản lượng từ trồng trọt Stt Loài cây trồng Sản lượng kg Bìnhquân hộ/ha/năm Tỉ lệ % 1 Trồng lúa nước 85.690 942 33,97 2 Trồng điều, cà phê 30.320 333 12,02 3 Trồng tiêu 13.500 148 5,35 4 Trồng bắp, mì các loại 122.720 1.349 48,65 Qua bảng 4.6. ta thấy năng suất canh tác rất thấp. Theo số liệu điều tra năng suất lúa nước 942kg/ha/hộ/năm; hạt điều và cà phê 333kg/ha/năm; năng suất hạt tiêu chỉ đạt dưới 148kg/ha/năm; bắp, mì các loại 1.349 kg/ha/năm. Đây là hậu quả của sản xuất quảng canh, khai thác độ phì tự nhiên là chính. Bảng 4.7. Tổng thu nhập từ trồng trọt Stt Nguồn thu nhập Thành tiền đồng/năm Tỉ lệ % 1 Trồng lúa nước 449.402.000 10,95 2 Trồng điều, cà phê 1.220.100.000 29,73 3 Trồng tiêu 1.350.000.000 32,90 4 Trồng bắp, mì các loại 1.084.160.000 26,42 Tổng 4.103.662.000 100 Từ bảng 4.7 thu nhập bình quân theo hộ từ trồng trọt là 4.103.662.000đ/ 91 hộ là 45.000.000đ/năm/hộ, trong đó thu nhập từ trồng tiêu là 32,9%; thu nhập từ điều, cà phê 29,73%; thu nhập mì, bắp các loại 26,42%; lúa nước 10,95%; rau màu và cây trồng khác các hộ trồng để sử dụng trong gia đình và chăn nuôi gia súc. Song do một số gia đình không có đất, đúng hơn là không khai thác đất nông nghiệp mà chỉ