SlideShare a Scribd company logo
QU N
TRƢ Ọ Ọ XÃ HỘ VÀ Â VĂ
-----------------------
NGUYỄN THỊ YẾN
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊ VĂ Ó U VỰC
PHÍA TÂY YÊN TỬ (TỈNH BẮC GIANG)
LUẬ VĂ T SĨ DU LỊCH
Hà Nội, 2015
QU N
TRƢ Ọ Ọ XÃ HỘ VÀ Â VĂ
-----------------------
NGUYỄN THỊ YẾN
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊ VĂ Ó U VỰC
PHÍA TÂY YÊN TỬ (TỈNH BẮC GIANG)
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬ VĂN TH SĨ DU LỊCH
N ƯỜ ƯỚNG DẪN KHOA H C: PGS.TS PH M QU C SỬ
Hà Nội, 2015
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................4
DANH MỤC BẢNG BIÊU.....................................................................5
DANH MỤC BIỂU Ồ VÀ MÔ HÌNH .................................................6
MỞ ẦU ................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................9
4. ối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 10
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10
6. óng góp của luận văn................................................................................ 10
7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................. 11
ƢƠ 1: Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊ VĂ
HÓA ..................................................................................................... 12
1.1. Những căn cứ xác định khu vực Tây Yên Tử .................................. 12
1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử .................................................................. 12
1.1.2. Những căn cứ pháp lý ........................................................................... 16
1.2. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa................................................. 17
1.2.1. Du lịch văn hóa ..................................................................................... 17
1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hoá................................................................... 17
1.2.3. Điểm đến du lịch văn hóa ..................................................................... 18
1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa......................................... 19
1.2.5. Sản phẩm du lịch văn hóa..................................................................... 20
1.2.6. Khách du lịch văn hóa........................................................................... 22
1.2.7. Nhân lực trong du lịch văn hóa ............................................................ 22
1.2.8. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa.......................................................... 23
1.2.9. Xúc tiến du lịch văn hóa........................................................................ 25
2
1.2.10. Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch.................................................. 26
1.3. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu du lịch văn hóa khu vực phía Tây
Yên Tử - tỉnh Bắc Giang................................................................................. 29
1.3.1. Tầm quan trọng của du lịch văn hóa trong hoạt động du lịch phía Tây
Yên Tử.............................................................................................................. 29
1.3.2. Những thuận lợi trong hoạt động du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên
Tử - tỉnh Bắc Giang......................................................................................... 30
1.3.3. Những khó khăn trong hoạt động du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử -
tỉnh Bắc Giang ................................................................................................ 31
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 33
ƢƠ 2: T ỰC TR NG HO T ỘNG DU LỊ VĂ Ó Ở
KHU VỰC PHÍA TÂY YÊN TỬ ( TỈNH BẮC GIANG) .................... 34
2.1. Hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử....... 34
2.1.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể ....................................................... 34
2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể................................................. 36
2.2. ác điểm du lịch văn hóa tiêu biểu.......................................................... 45
2.2.1. Chùa Vĩnh Nghiêm................................................................................ 45
2.2.2. Khu di tích và danh thắng Suối Mỡ ...................................................... 48
2.2.3. Khu bảo tồn sinh thái Đồng Thông....................................................... 51
2.3. Khảo sát thực trạng du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử...................... 54
2.3.1. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa................................................ 54
2.3.2. Nhân lực du lịch.................................................................................... 58
2.3.3. Thị trường khách du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử........................ 64
2.3.4. Sản phẩm, tour tuyến du lịch văn hóa................................................... 68
2.3.5. Tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa......................................... 70
2.3.6. Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa...................................... 73
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 76
ƢƠ 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU
3
QUẢ HO T ỘNG DU LỊ VĂ Ó U VỰC PHÍA TÂY
YÊN TỬ ............................................................................................... 77
3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp ...................................................... 77
3.1.1. Chủ trương chính sách nhà nước.......................................................... 77
3.1.2. Căn cứ thực tiễn.................................................................................... 87
3.2. Những giải pháp phát triển du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử.............. 88
3.2.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa .................... 88
3.2.2. Giải pháp về đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật ....................... 92
3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch.................................................... 94
3.2.4. Giải pháp về thị trường du lịch............................................................. 97
3.2.5. Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa................................................ 98
3.2.6. Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch ................................. 101
3.2.7. Giải pháp về bảo tồn di sản ................................................................ 103
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 105
KẾT LUẬN ........................................................................................ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 109
PHỤ LỤC........................................................................................... 112
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQL Ban quản lý
ao đẳng
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CSHT ơ sở hạ tầng
ại học
N -CP Nghị định – Chính phủ
NQ/TW Nghị quyết /Trung ương
Q -SVHTTDL Quyết định – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Q -UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân
QH Quốc hội
QL Quốc lộ
TN Tự nhiên
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hiệp quốc
UNWTO (World Tourism Organization)
Tổ chức Du lịch thế giới
VHTT Văn hóa Thể thao
5
DANH MỤC BẢNG BIÊU
Bảng 2.1: ác di tích được xếp hạng cấp quốc gia ở khu vực phía Tây
Yên Tử………………………………………………………………………34
Bảng 2.2: Hiện trạng phân bổ cơ sở lưu trú tại các huyện đến tháng
4/2015………………………………………………………………………..54
Bảng 2.3: Hiện trạng chất lượng cơ sở lưu trú của khu vực phía Tây Yên Tử
đến hết tháng 4/2015………………………………………………………...55
Bảng 2.4: Hiện trạng đơn vị kinh doanh lữ hành tại khu vực phía Tây
Yên Tử………………………………………………………………………56
Bảng 2.5: Các lớp nghiệp vụ du lịch đã được tổ chức………………………59
Bảng 2.6: Lao động trực tiếp trong du lịch của khu vực phía Tây Yên Tử giai
đoạn 2010 - 2014 ……………………………………………………………60
6
DANH MỤC BIỂU Ồ VÀ MÔ HÌNH
Sơ đồ 1.1: Quy trình bảo tồn di sản………………………………………….27
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ trình độ lao động của khu vực Tây Yên Tử năm 2014…..61
Biểu đồ 2.2: Mục đích đi du lịch của khách du lịch đến khu vực Tây Yên Tử
năm 2014.........................................................................................................66
7
MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu xã hội phổ biến. Nhu cầu du
lịch ngày càng tăng lên chính là lúc khách du lịch mong muốn được tìm hiểu
khám phá những nét phong phú và đa dạng trong nếp sinh hoạt văn hóa của
người dân tại các quốc gia, các địa phương, vùng miền khác nhau. Vì thế mà
bên cạnh những loại hình như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch
chữa bệnh.... gần đây du lịch văn hóa được xem là sản phẩm du lịch đặc thù
của các nước đang phát triển thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn
hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống, phong tục
tín ngưỡng…để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và khách du lịch
quốc tế.
Du lịch văn hóa rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam, khi nền tảng
phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du
lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong
bản sắc văn hóa dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị to lớn cho
ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển của cộng
đồng xã hội.
Khu vực phía Tây Yên Tử (tỉnh Bắc Giang) trải dài từ Sơn ộng, dọc
theo sông Lục Nam xuống đến Yên Dũng. Dọc sườn Tây Yên Tử còn lưu lại
nhiều di tích, công trình lịch sử văn hóa liên quan đến quá trình dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta. Hệ thống các chùa tháp, di tích lịch sử, lễ hội văn hóa
cùng sự kỳ vĩ của rừng, núi trùng điệp kết hợp cùng với khu phía ông dãy
Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh) đã tạo thành một quần thể danh thắng Yên
Tử thống nhất, có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch.
ăn cứ vào thực trạng và tính cấp bách của vấn đề, tác giả đã lựa chọn
đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử (tỉnh
8
Bắc iang)” nhằm tìm ra những định hướng và giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa của khu vực này trong thời gian
tới, đưa du lịch văn hóa trở thành loại hình chủ đạo đem lại nhiều lợi ích kinh
tế xã hội cho khu vực.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
ã có nhiều nghiên cứu văn hóa và du lịch văn hóa khu vực phía Tây
Yên Tử, ví dụ như: “Tục hát Sli với phát triển du lịch văn hóa huyện Lục
Ngạn” tác giả Nguyễn Thị Phương, “Truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền
Hả Lục Ngạn – Bắc iang” tác giả Trần Duy Phương, “Tiềm năng du lịch
văn hóa huyện Lục Nam” tác giả ỗ Huỳnh Bộ, Trần Văn òa, “Bảo tồn và
khai thác các giá trị di sản văn hóa khu thắng cảnh Suối Mỡ” tác giả Trần Văn
Lạng...
Năm 2006, Bắc Giang cho ấn hành cuốn sách Dân ca Cao Lan của tác
giả Ngô Văn Trụ, đã cho thấy loại hình văn hóa phi vật thể được người già,
thanh niên, trẻ nhỏ, ai cũng say mê “Sịnh ca”, bởi nó không chỉ là những bài
hát giao duyên của trai gái, mà còn là những bài hát ca ngợi sản xuất, hát
“phụng” Thổ công và Thần Nông, hát mừng nhà mới, hát ru con, hát đố, hát
ghẹo…Qua những làn điệu dân ca này, người Cao Lan có thể gửi gắm những
tâm tư, tình cảm với nhau, những ước mơ, nguyện vọng của người lao động
với thiên nhiên và thần linh…Mỗi khi có dịp gặp nhau, người Cao Lan hát
cho nhau nghe những bài hát ca ngợi cảnh đẹp quê hương, làng bản. Những
lúc lao động vất vả, mệt nhọc, họ thường cất lên tiếng hát ca ngợi tinh thần
lao động, cầu chúc những mùa tươi tốt. Khi trai gái làm quen hay bén duyên
nhau, họ hát những làn điệu dân ca để ngỏ ý giao duyên và hẹn ước…
Năm 2011, trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Bảo tồn và khai thác các
giá trị văn hóa khu thắng cảnh Suối Mỡ xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam,
với 21 tham luận khoa học đã nêu bật hệ thống di tích thắng cảnh Suối Mỡ và
đã đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy hết các giá trị của khu di
9
tích danh thắng này. Muốn làm được điều đó phải quảng bá du lịch một cách
bền vững.
Tháng 10 năm 2015, trong hội thảo khoa học Xây dựng phát triển sản
phẩm du lịch Văn hóa tâm linh – Sinh thái vùng Yên Tử, với 12 tham luận
khoa học đã nêu bật hệ thống các di tích khu vực Yên Tử và đã đưa ra các giải
pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di tích để phát triển du lịch vùng Yên
Tử nói chung cũng như du lịch Bắc Giang nói riêng ngày càng phát triển.
Tuy nhiên các công trình trên chưa nghiên cứu tổng thể, toàn diện về
du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử. Cùng với đó, thực tiễn hoạt động
du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử hiện nay cho thấy sản phẩm du lịch ở
đây còn nghèo, đơn điệu, chưa tương xứng với tiềm năng, vì thế chưa thỏa
mãn nhu cầu tìm hiểu của du khách. Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được
nghiên cứu thấu đáo, chưa được đầu tư phát triển dẫn tới việc chưa thể thu hút
khách du lịch trong và ngoài nước đến khu vực Tây Yên Tử.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn khi thực hiện là góp phần phát triển du lịch văn
hóa khu vực phía Tây Yên Tử, cũng như góp phần bảo tồn di sản văn hóa
trong kinh doanh du lịch của Bắc Giang nói chung.
ể đạt được mục đích trên, luận văn sẽ tiến hành giải quyết các nhiệm
vụ chính là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch văn hóa như: tài nguyên du lịch
nhân văn, điểm đến du lịch văn hóa, thị trường, nguồn khách...để từ đó xây
dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, tổ chức thực hiện và quản lý
chúng nhằm mục đích phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa
khu vực phía Tây Yên Tử.
- Nêu ra những đề xuất góp phần phát triển du lịch văn hóa và bảo tồn
di sản văn hóa ở khu vực phía Tây Yên Tử.
10
4. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn
ối tượng nghiên cứu của luận văn là các điều kiện phát triển du lịch
văn hóa; iện trạng hoạt động du lịch văn hóa; ác tổ chức, quản lý, cơ sở
vật chất, sản phẩm du lịch văn hóa.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Giới hạn không gian nghiên cứu gồm toàn bộ
bốn huyện khu vực Tây Yên Tử (Bắc Giang): huyện Yên Dũng, huyện Lục
Ngạn, Huyện Lục Nam, huyện Sơn ộng.
- Phạm vi về thời gian: số liệu, tài liệu sẽ thu thập từ thời điểm năm
2010 đến nay, các định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của khu
vực Tây Yên Tử và các giải pháp được đưa ra trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
- Phương pháp nghiên cứu thực địa
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Luận văn cũng sử dụng các tài liệu thứ cấp, các nguồn thông tin từ các
sở, ban ngành, thư viện, các tổ chức hiệp hội khoa học lớn, các diễn đàn
chuyên môn để làm cơ sở cho việc nghiên cứu của mình
6. óng góp của luận văn
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa
- Hệ thống hóa giá trị nguồn tài nguyên du lịch văn hóa khu vực phía
Tây Yên Tử.
- ưa ra những nhận định đánh giá thực trạng của du lịch văn hóa khu vực
phía Tây Yên Tử.
- ề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa khu vực
phía Tây Yên Tử.
11
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn chia làm 3 chương:
hương 1: ơ sở lý luận về phát triển du lịch văn hóa
hương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở khu vực phía Tây
Yên Tử (tỉnh Bắc Giang)
hương 3: Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa khu vực phía Tây
Yên Tử
12
ƢƠ 1: Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊ VĂ Ó
1.1. Những căn cứ xác định khu vực Tây Yên Tử
1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử
Núi Yên Tử nằm trên cánh cung ông Triều, ôm gọn vùng ông Bắc.
Sườn ông Yên Tử chủ yếu thuộc tỉnh Quảng Ninh, sườn Tây Yên Tử thuộc
các huyện Yến Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn ộng tỉnh Bắc Giang. Từ
xa xưa, Yên Tử đã được các nhà địa lý cổ phương ông ghi nhận là một trong
những nơi phúc địa của Giao Châu. Nơi tích tụ khí thiêng sông núi, nơi trời
đất giao hòa, giúp con người thoát tục để đến với một không gian thanh tịnh.
Yên Tử còn được biết đến là một trong những trung tâm Phật giáo hàng đầu
của cả nước, gắn liền với vai trò của đức vua Trần Nhân Tông, người sáng lập
ra thiền phái Trúc Lâm, dòng thiền nổi tiếng của quốc gia ại Việt. Ngày này,
Yên Tử là một quần thể di tích với nhiều kiến trúc cổ có giá trị lịch sử văn
hóa, được xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau Lý, Trần, Lê, Nguyễn.
Về địa lý, Yên Tử là dãy núi thấp, thuộc hệ thống cánh cung ông
Triều, một vùng địa chất được hình thành từ kỷ ệ tứ, với các loại đá gốc như
sa thạch, sỏi kết sạn và phù sa cổ… Cánh cung ông Triều chạy từ Quảng
Ninh qua ải Dương và Bắc Giang, án ngữ bên bờ tả sông Lục Nam. ộ cao,
thế núi của từng ngọn cũng rất phong phú. Ở sơn phận này có các mạch núi
chính như: Lôi Âm (tức Yên Tử), Phật Sơn, Am Ni, Chúng Sơn, Thanh Mai,
Bác Mã, Côn Sơn, uyền inh, Tượng Sơn, Khám Lạng… ỉnh cao nhất của
dãy Yên Tử là ngọn Lôi Âm (khoảng 1200m so với mực nước biển). Tiếp
theo là ngọn Phú Lâm của núi Phật Sơn (khoảng 1000m). Trong các mạch núi
này có hai loại thảm thực vật nguyên sinh là thảm thực vật rừng nhiều tầng và
thảm thực vật rừng xavan khô hạn. ịa hình, địa chất phức tạp của khu vực đã
kiến tạo nên các cảnh quan kỳ vĩ như: thác Ngự Dội, thác Vàng, thác Bạc,
cổng Trời, đường Tùng, rừng trúc, đỉnh núi Yên Tử…
13
Khu vực Yên Tử có tổng diện tích tự nhiên khoảng 2686ha. Trong đó
có 1736ha rừng tự nhiên, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ông Bắc, nơi còn
bảo tồn được nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Xen kẽ với thiên
nhiên là hệ thống chùa, am, tháp… Ven lối dẫn lên các chùa, am, tháp thường
trồng rất nhiều tùng. Trong khu vực này hiện còn khoảng hơn 200 cây tùng
đại thụ, thuộc 4 nhóm quý hiếm, được trồng cách đây khoảng 700 năm. Ngoài
đường tùng cổ thụ, rừng trúc ở đây cũng đã nổi tiếng từ ngàn xưa... Trúc là
sản phẩm độc đáo của Yên Tử, tượng trưng cho sức sống dẻo dai, vẻ đẹp
thanh bạch và tao nhã của tạo hóa. Có lẽ, đó cũng chính là lý do mà Trần
Nhân Tông đã chọn nơi đây để tu hành, lấy tên là rừng trúc (Trúc Lâm), để
đặt tên cho dòng thiền do ông sáng lập.
Trong vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ, núi rừng gắn với cõi Thiền xưa, nơi
phát tích của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây còn in đậm dấu tích lịch
sử và di tích văn hóa gắn với sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm
và hệ thống lăng mộ các vua Trần.
Từ khi hình thành, trải qua nhiều năm tháng, Thiền phái Trúc Lâm Yên
Tử ngày càng thu hút được nhiều phật tử, có lúc lên tới 1.500 người, nên việc
xây dựng những chùa, miếu, am, thiền viện để phục vụ sinh hoạt tôn giáo
được xây cất ở nhiều nơi. Tuy nhiên do thời gian xây dựng cách đây quá lâu
(thế kỷ XIII và XIV) lại thêm thiên nhiên khắc nghiệt, nên những di sản này
chỉ còn lại dấu tích. Mặc dù vậy, nó đã minh chứng cho sự hiện hữu của một
chốn Tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. iện nay, hệ thống chùa, miếu,
am, thiền viện phân bố ở không gian Yên Tử:
Tỉnh Quảng Ninh: Chùa ồng trên đỉnh cao nhất Yên Tử, chùa Bảo
Sái, chùa Một Mái, chùa Tiêu, chùa Hoa Yên, Ngự Dược am, Tử Tiêu am,
Thạch Thất Ngộ Ngữ viện, chùa Long ộng, chùa iải Oan, chùa Lân, chùa
Tú Lâm, chùa Quan Âm, chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngũ ài Sơn, Chùa Bắc Mã.
14
Tỉnh Bắc Giang: chùa Vĩnh Nghiêm, chùa ồ Bấc, chùa Bình Long,
chùa Cao, chùa Hang Non, chùa Hòn Tháp, chùa Yên Mã, chùa AmVãi, chùa
ồng Vành, chùa hỉ Tác.
Tỉnh ải Dƣơng: ền, chùa Côn Sơn – Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai,
chùa Thời Lời, Ngũ ài, á Bạc, chùa Dạo, chùa Kỳ Lân,..
Có thể thấy Tây Yên Tử (Bắc Giang) là một phần quan trọng trong sự
hình thành và phát triển của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Trong đó Bắc
Giang, Quảng Ninh, ải Dương còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể quan trọng và độc đáo của Thiền Phái Trúc Lâm minh chứng
những giá trị văn hóa tinh thần từng ngự trị ở nơi đây.
Theo tài liệu của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, vùng Tây Yên Tử
trải dài qua 4 huyện: Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn ộng. Trừ
huyện Yên Dũng là vùng trung du, 3 huyện còn lại đều là các huyện miền núi
của tỉnh Bắc Giang. Các huyện này nằm ở phía ông của tỉnh, có các tuyến
giao thông là quốc lộ 1A, quốc lộ 31, quốc lộ 279… chạy qua. ịa bàn 4
huyện này tiếp giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tuy là địa bàn miền
núi, song Tây Yên Tử nằm trong vùng có điều kiện khá thuận lợi trong việc
giao lưu kinh tế, văn hóa với các huyện trong tỉnh, các tỉnh lân cận như: Hà
Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, giao lưu với Trung Quốc qua cửa khẩu của các
tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn.
ây là vùng có 13 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là
Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Dao, Sán Chí. ồng bào các dân tộc trong vùng
đa số vẫn còn giữ được nhiều nét sinh hoạt truyền thống trong đời sống văn
hóa, tập quán sản xuất… tạo nên sự đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, khu
bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử với hàng nghìn loài động thực vật quý hiếm
được quy hoạch diện tích rộng, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp. Khá gần với
Hà Nội, ải Phòng, khu di tích Yên Tử tỉnh Quảng Ninh, có điều kiện thuận
lợi để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
15
Trong vùng có khá nhiều con sông chảy qua, nhất là huyện Lục Nam,
Lục Ngạn và Yên Dũng. Với 3 con sông lớn là: sông Thương, sông ầu và
sông Lục Nam, chiều dài chừng 130km, các con sông này có lượng nước dồi
dào quanh năm, không chỉ cung cấp nước tưới cho nông nghiệp mà còn phục
vụ việc đi lại, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa, thông thương hàng hóa, phát
triển du lịch từ xưa đến nay và mai sau. ệ thống đê bao của các con sông này
khá vững chắc đã ngăn được những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống dân
sinh và sản xuất. Rừng trong khu vực chiếm khoảng trên 60% diện tích.
Trong đó chủ yếu diện tích rừng đặc dụng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tây
Yên Tử và một phần là rừng trồng kinh tế. Thảm thực vật rừng ở đây vẫn còn
có độ che phủ lớn, chủ yếu là các loại cây bản địa và các loại gỗ quý như: lim,
lát, pơmu, dẻ…
ệ thống di tích Tây Yên Tử cơ bản được xây dựng dưới thời Lý –
Trần. Thời kỳ đầu, các nhà tu hành thường áp dụng phương pháp thiền định
khổ hạnh, tìm những nơi núi cao, cảnh đẹp mà hoang vắng để lập am, dựng
chùa tu hành. Ngoài ra còn có những di sản văn hóa phi vật thể khác liên quan
như: lễ hội, truyền thuyết, phong tục tập quán, tri thức dân gian, thi ca và di
sản Hán – Nôm khác…
Khu vực Tây Yên Tử tập trung khá đa dạng các di tích văn hóa. Chùa
Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng) là thiền viện Trúc Lâm Yên Tử,
chốn đào luyện tăng đồ Phật giáo, do Trần Nhân Tông tạo dựng, là nơi khởi
đầu của hành trình Tây Yên Tử. Chùa Hòn Tháp (xã ẩm Lý, huyện Lục
Nam) xây dựng từ thời Trần TK XIII-XIV, chùa trong núi, kề khe suối hạ
nguồn Vực Rêu, có thác nước. Trên đường đi Yên Tử, đức Phật hoàng Trần
Nhân Tông đã từng cư ngụ tại đây. Chùa Yên Mã (xã ẩm Lý, huyện Lục
Nam) do Pháp Loa thiền sư và các tăng ni tạo dựng. Chùa Non, chùa Cao, đền
Thượng, đền Trung, đền ạ (xã Khám Lạng, huyện Lục Nam) có từ thời Trần,
nằm trên núi Khám Lạng, gắn liền với nhiều tích lạ có liên quan đến Phật giáo
16
theo lối tu hành khổ hạnh (dấu chân Phật). Chùa Bình Long (xã uyền Sơn,
huyện Lục Nam) gồm núi uyền inh, núi Hòn Chùa có từ thời Lý, Trần.
iện chỉ là phế tích với một số di vật đá, chữ khắc trên vách đá. Thắng cảnh
suối Mỡ, hồ Bấc (xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam) là thắng cảnh suối, thác,
gắn với hệ thống đền, chùa. Thắng cảnh suối nước Vàng (xã Lục Sơn, huyện
Lục Nam) là thắng cảnh gắn với chùa ồng Vàng, nơi sinh sống của dân tộc
Dao, Thanh Phán. Chùa Am Vãi (xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn) xây dựng
thời Lý, Trần. iện nay, cảnh quan di tích đang được đầu tư, tôn tạo. Khu
ồng Thông (xã Thanh Sơn, Sơn ộng) là nơi sinh hoạt văn hóa của dân tộc
Dao…
1.1.2. Những căn cứ pháp lý
Trong giai đoạn đầu xây dựng các định hướng bảo tồn và phát huy giá
trị di sản khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch văn hóa, vai trò của
Nhà nước có một vị trí quan trọng. Với ý nghĩa này, từ những ý tưởng của các
nhà khoa học, nhà quản lý tỉnh Bắc Giang đã đề xuất với Chính Phủ về những
giá trị di sản ở khu vực Bắc Giang liên quan đến các giá trị di sản văn hóa ở
vùng Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh. Những đề xuất của tỉnh Bắc Giang đã
được Chính phủ quan tâm và cho phép quy hoạch bảo tồn các di sản văn hóa
khu vực Tây Yên Tử. ược thể hiện ở các văn bản sau:
- Thông báo số 162/TB-VPCP ngày 14/6/2010 của Văn phòng Chính
phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh
Bắc Giang, về việc cho phép tỉnh Bắc Giang lập quy hoạch di tích và danh
thắng Tây Yên Tử.
- Quyết định số 855/Q -UBND ngày 08/6/2010 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu du lịch sinh thái
Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang.
- Quyết định số 223/Q -UBND ngày 20/6/2011 của UBND tỉnh Bắc
Giang, về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch vùng bảo tồn tổng thể di tích và
17
danh thắng Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang.
- Quyết định số 105/Q -UBND ngày 29/01/2013 của UBND tỉnh Bắc
Giang, về việc phê duyệt quy hoạch vùng bảo tồn tổng thể hệ thống di tích và
danh thắng Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang.
1.2. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa
1.2.1. Du lịch văn hóa
Theo khảo sát đánh giá của chuyên gia Tổ chức Du lịch Thế giới, trong
những năm gần đây, tại hầu hết các quốc gia, điểm đến, đặc biệt là những
nước có ngành du lịch đang phát triển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
đang từng bước điều chỉnh định hướng chiến lược sản phẩm, tập trung quan
tâm đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển và quảng bá xúc tiến du lịch văn hóa,
một loại hình sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn và tính trường tồn cao, đó là
nhân tố thiết yếu góp phần đáng kể cho sự nghiệp phát triển bền vững.
“Du lịch văn hóa là loại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập
trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các công trình văn hóa cổ kim”1
Theo Luật Du lịch, “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản
sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống”.
Hoặc “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa trên cơ sở khai thác các
giá rị di sản văn hóa dân tộc và được tổ chức một cách có văn hóa”2
.
Như vậy, du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà điểm đến là các địa chỉ
văn hóa, dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc,
kể cả những phong tục tín ngưỡng...để tạo sức hút đối với khách du lịch bản
địa và khắp nơi trên thế giới.
1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hoá
1
Trần Thúy Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb ại
học Quốc gia Hà Nội, tr22.
2
Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – một công cụ bảo vệ môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trường du lịch, Tổng cục Du lịch
18
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu,
năng lượng và thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ mà con
người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên
nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội. Tài nguyên du lịch
là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên du lịch
luôn gắn liền với khái niệm du lịch.
Theo Luật Du lịch Việt Nam, Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động
sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch;
là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự
hấp dẫn du lịch.
Tài nguyên du lịch văn hóa là một bộ phận quan trọng của tài nguyên
du lịch. Hiểu theo cách này thì các thành tố văn hóa được xếp vào dạng tài
nguyên du lịch văn hóa như truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn
nghệ dân gian...và đây cũng là nguồn tài nguyên hết sức độc đáo trong du lịch.
Tuy nhiên, tài nguyên văn hóa được chia ra làm hai loại cơ bản là tài nguyên
văn hóa vật thể thì tồn tại dưới dạng hữu hình mà con người có thể thấy và
chạm vào được như các công trình kiến trúc, hàng thủ công, các công cụ...;
còn tài nguyên văn hóa phi vật thể thì tồn tại ở dạng vô hình, không hiện hữu
trong không gian con người chỉ có thể cảm nhận thông qua các giác quan như
lễ hội, các loại hình nghệ thuật, giao tiếp, ứng xử...
ể phát triển du lịch văn hóa thì cần có tài nguyên du lịch văn hóa, đây
là yếu tố quyết định. Tài nguyên du lịch văn hóa với những đặc điểm kỳ diệu,
đa dạng, độc đáo sẽ ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch đến thăm quan
nhằm thỏa mãn trí tò mò cũng như đáp ứng phần nào lòng mong muốn hiểu
biết sâu rộng về cái hay, cái đẹp của mỗi vùng, mỗi địa phương.
1.2.3. Điểm đến du lịch văn hóa
19
Theo M.Buchvarov (1982) điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống
phân vị du lịch gồm 5 cấp: điểm du lịch – hạt nhân du lịch – tiểu vùng du lịch
– á vùng du lịch – vùng du lịch. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ,
“là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa – lịch sử hoặc
kinh tế xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp
cả hai ở quy mô nhỏ.”3
“ iểm đến du lịch là một thành phố, thị xã, khu vực mà có sự phụ
thuộc đáng kể vào nguồn lợi nhuận thu được từ du lịch. Nó có thể chứa một
hoặc nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn”.4
iểm đến du lịch chính là sự kết hợp các yếu tố vật chất và tinh thần,
nhằm cung cấp cho du khách khi lưu trú và dừng chân tham quan tại một
điểm du lịch của địa phương, làm bàn đạp cho sự tăng trưởng và phát triển du
lịch của một điểm đến, tạo được bản sắc hấp dẫn, đủ để cạnh tranh, đó không
chỉ là lời phản ánh, một lời hứa kinh nghiệm của điểm đến mà còn chứng
minh khả năng đáp ứng các dịch vụ của điểm đến du lịch.
Như vậy, điểm đến du lịch văn hóa là nơi có tài nguyên du lịch văn hóa hấp
dẫn, có khả năng thu hút và thỏa mãn các yêu cầu của du khách về du lịch văn
hóa như: những di tích văn hóa lịch sử, những danh thắng, các công trình cổ
đại và đương đại, các cổ vật, những giá trị văn hóa phi vật thể, truyền miệng,
phong tục tập quán, ứng xử, các lễ hội, làng nghề, nghệ thuật ẩm thực, những
tác phẩm văn học, nhạc họa, thơ ca, những sự kiện, những hoạt động văn hóa,
thể thao, khoa học, kinh tế, xã hội...
1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa
Muốn khai thác tài nguyên du lịch thì phải có cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch đi kèm. ơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là yếu tố đảm bảo điều kiện thuận
lợi cho du khách trong quá trình tham quan tìm hiểu về tài nguyên du lịch,
3
Nguyễn Minh Tuệ và đồng sự (1999), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.113
4
http://en.wikipedia.org/wiki/Tourist destination
20
góp phần quyết định đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh tế của điểm đến
du lịch văn hóa.
Hiểu theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch được xem là
toàn bộ cơ sở hạ tầng, phương tiện, vật chất và kỹ thuật tham gia vào hoạt
động du lịch. Bao gồm cả cơ sở vật chất của bản thân ngành du lịch như nhà
hàng, khách sạn, hệ thống điện, nước, vệ sinh phục vụ tại điểm du lịch và cơ
sở vật chất của các ngành kinh tế khác có liên quan như: mạng lưới giao
thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước của vùng...
Hiểu theo nghĩa hẹp, thì cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch là toàn bộ
những cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật được các nhà làm du lịch đầu tư xây
dựng để phục vụ cho hoạt động du lịch như nhà hàng, khách sạn, đường giao
thông nội bộ trong khu, điểm du lịch, công trình điện nước tại khu điểm du
lịch, các khu vui chơi giải trí, phương tiện giao thông, camping, và các công
trình bổ trợ khác gắn liền với hoạt động du lịch.
Theo hai cách hiểu trên, cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch là toàn bộ
các cơ sở vật chất của bản thân ngành du lịch và cả cơ sở hạ tầng của các
ngành nghề khác có liên quan đến hoạt động du lịch. ơ sở vật chất kỹ thuật
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển du lịch của một địa phương
hay một quốc gia.
Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa là toàn bộ các cơ
sở vật chất kỹ thuật tại điểm du lịch văn hóa và cơ sở hạ tầng của ngành nghề
khác tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa như: hệ thống giao thông, thông
tin liên lạc, các công trình cung cấp điện nước, cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú,
các cửa hàng, khu giải trí, thể thao, cơ sở y tế, trạm xăng dầu, nhà ga, bến
cảng...phục vụ trực tiếp cho du khách đến tham quan tìm hiểu du lịch văn hóa.
1.2.5. Sản phẩm du lịch văn hóa
Văn hóa có ý nghĩa quyết định trong các mối quan hệ giữa các cá nhân
và cộng đồng, giữa các quốc gia trên thế giới. Trong nền kinh tế tri thức, mọi
21
sản phẩm đều chứa đựng hàm lượng trí tuệ và hàm lượng văn hóa cao. Do vậy
có thể nói mỗi sản phẩm do con người tạo ra trong giai đoạn hiện nay đều là
một sản phẩm văn hóa. Từ đó cho thấy, các sản phẩm du lịch đều phải là
những sản phẩm văn hóa.
Theo Tiến sĩ Dương Văn Sáu thì “Sản phẩm du lịch là toàn bộ những
dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ
chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối
tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo
thông lệ quốc tế; đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa,
đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ
chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch”.
Sản phẩm văn hóa chỉ biến thành sản phẩm du lịch khi nó tham gia vào
các quá trình hoạt động kinh doanh du lịch, phục vụ các nhu cầu khác nhau
của khách du lịch. Khi đó, nó được gọi tên là sản phẩm du lịch văn hóa, trở
thành một yếu tố hợp thành của các chương trình du lịch văn hóa để thỏa mãn
nhu cầu của du khách tham gia loại hình du lịch này. Có xuất xứ từ sản phẩm
văn hóa, nhưng sản phẩm du lịch văn hóa mang nhiều đặc trưng của sản phẩm
du lịch. húng đã trở thành hàng hóa phục vụ kinh doanh, đem lại lợi ích kinh
tế. Tuy nhiên, từ thực tế của hoạt động kinh doanh du lịch cho thấy, tất cả các
sản phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hóa nhưng không phải sản phẩm văn
hóa nào cũng trở thành sản phẩm du lịch.
Như vậy, sản phẩm du lịch văn hóa là là tập hợp các dịch vụ cần thiết
để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch văn hóa trong chuyến đi du lịch.
Tuy nhiên, nếu xem sản phẩm du lịch chỉ là dịch vụ thì mới chỉ chú ý
đến sự tham gia của yếu tố chủ thể là con người, người phục vụ nhu cầu của
du khách, hay các hình thức phục vụ nhu cầu của du khách. Sản phẩm du lịch
bắt buộc phải cần đối tượng khách thể, nằm ngoài người phục vụ, hay hình
thức dịch vụ, chi phối nhu cầu của du khách, để có khả năng và hình thức
22
phục vụ thích hợp, đó là tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch nào thì dịch
vụ du lịch ấy, sản phẩm du lịch ấy. Không có tài nguyên du lịch thì không có
sản phẩm du lịch. Vì vậy, sản phẩm du lịch phải là sự kết hợp giữa toàn bộ
các loại tài nguyên du lịch và toàn bộ các loại dịch vụ du lich thích hợp nhằm
phục vụ nhu cầu thưởng thức, khám phá, trải nghiệm về những điều khác biệt,
mới lạ của du khách. Sản phẩm du lịch văn hóa phải là sự kết hợp giữa tài
nguyên du lịch văn hóa và các dịch vụ du lịch văn hóa thích hợp phục vụ nhu
cầu thưởng thức, khám phá, trải nghiệm của du khách về những điều khác
biệt, mới lạ của các nền văn hóa khác nhau.5
1.2.6. Khách du lịch
“Du khách là những người từ nơi khác đến với (hoặc kèm theo) mục
đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hay vô hình
của thiên nhiên hoặc cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là
những người sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu
trú, ăn uống...6
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế (Luật
Du lịch, chương 4, điều 34):
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam đu du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.2.7. Nhân lực trong du lịch văn hóa
Nguồn nhân lực được hiểu là tất ca người lao động làm việc trong một
tổ chức, bao gồm trí lực và thể lực. Nguồn nhân lực luôn được xem là yếu tố
quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả công việc.
5
Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng. Những vấn
đề lý luận. ề tài khoa học trọng điểm nhóm , ại học Quốc gia Hà Nội.
6
Trần ức Thanh (2005), Nhập môn Khoa học Du lịch, Nxb ại học Quốc gia Hà Nội, tr20.
23
Nguồn nhân lực trong du lịch hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ đội ngũ
lao động làm việc có liên quan đến lĩnh vực du lịch. Bao gồm cả nguồn nhân
lực thường xuyên và nguồn nhân lực không thường xuyên như nhân viên
quản lý nhà nước về du lich, quản lý trong các doanh nghiệp du lịch, nhân
viên nhà hàng, khách sạn, bán vé tại các điểm du lịch, hướng dẫn viên du lịch,
nhân viên y tế, ngân hàng, hàng không...
Hiểu theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực du lịch là đội ngũ nhân viên làm
việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch,
các khu, điểm du lịch...
Do vậy, nguồn nhân lực trong du lịch văn hóa là toàn bộ những người
trực tiếp và gián tiếp làm việc có liên quan đến du lịch văn hóa. ội ngũ này
có vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch, đến ấn
tượng về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam, ảnh hưởng đến hiệu quả
cạnh tranh cũng như khả năng hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
1.2.8. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
Ngành kinh doanh du lịch giống như một cơ thể sống và luôn đòi hỏi sự
quản lý sáng tạo để duy trì và phát triển. Việc thành công hay thất bại của
ngành Du lịch cũng như nhu cầu nền kinh tế của một nước phụ thuộc hoàn
toàn vào việc xây dựng một cách sáng tạo những chính sách thích hợp với
điều kiện và trình độ phát triển của đất nước. Do vậy, vấn đề quản lý Nhà
nước đối với du lịch là một vấn đề cần thiết được đặt lên hàng đầu.
Công tác tổ chức quản lý du lịch văn hóa và quản lý di sản nhằm mục
đích khai thác, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa trong du lịch theo
hướng bền vững. ăn cứ vào Luật Du lịch quy định nội dung quản lý nhà
nước về du lịch, có thể suy ra công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa là
trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, của các cấp chính
quyền địa phương cũng như của chính các đơn vị, công ty hoạt động trong
lĩnh vực du lịch. Mỗi cơ quan sẽ có chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong
24
công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách
phát triển du lịch văn hóa.
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm về tiêu
chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch văn hóa.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch văn hóa.
- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch
văn hóa; nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ.
- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa để xây dựng
quy hoạch phát triển du lịch văn hóa, xác định tuyến du lịch văn hóa, điểm du
lịch văn hóa...
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của cac cơ
quan nhà nước trong việc quản lý du lịch văn hóa.
- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch văn hóa.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật
trong hoạt động du lịch văn hóa.
Đối với chính quyền địa phương:
Ủy ban nhan dân tỉnh, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý
nhà nước về du lịch văn hóa tại địa phương; cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch,
cơ chế, chính sách phát triển du lịch văn hóa phù hợp với thực tế tại địa
phương và có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội vệ sinh môi
trường tại khu du lịch văn hóa, điểm du lịch văn hóa, tuyến du lịch văn hóa...
Đối với cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch:
Thực hiện các hoạt động của đơn vị, tuân thủ các quy đinh của nhà
nước và sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương,
như quy đinh về khai thác tài nguyên du lịch văn hóa, kinh doanh du lịch văn
25
hóa, quy định về đóng góp cho mục đích bảo tồn di sản văn hóa...
1.2.9. Xúc tiến du lịch văn hóa
Như chúng ta đã biết, nhu cầu du lịch không phải là nhu cầu thiết yếu
của con người, nó được xem là nhu cầu thứ hai, sau khi đã đủ ăn, ở, mặc và
có phương tiện đi lại…. Vì thế, nó sẽ dễ bị thay đổi nếu không có sự tác động
mạnh mẽ của tuyên truyền, quảng cáo du lịch lên động cơ đi du lịch, thì người
có nhu cầu về du lịch dễ chuyển hóa sang nhu cầu khác như: mua sắm hàng
hóa hoặc dùng để tiết kiệm…. Mặt khác, khi có cùng một nhu cầu về đi du
lịch, nhưng con người dễ thay đổi nơi đến về du lịch, do sự tác động mạnh mẽ
của tuyên truyền, quảng cáo. Vì vậy, tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du
lịch được xem như một biện pháp hữu hiệu để cạnh tranh thu hút nguồn khách.
Luật Du lịch 2005 quy định các hình thức và nội dung xúc tiến du lịch
bao gồm:
- Các hình thức xúc tiến du lịch là: (chương 7, điều 37)
+ Tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại
chúng trong nước và nước ngoài;
+ Xây dựng các sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch;
+ Công bố các sản phẩm du lịch mới;
+ Khảo sát điểm đến;
+ Tổ chức và thực hiện các chương trình, sự kiện, hội chợ, hội thảo,
triển lãm, hoạt động thông tin du lịch (ở trong nước và nước ngoài) của quốc
gia, khu vực và địa phương;
+ Hợp tác quốc tế về xúc tiến du lịch
+ Lập văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài
+ Các hình thức xúc tiến du lịch khác.
26
- Nội dung xúc tiến là: (chương 7, điều 38)
+ Tuyên truyền, quảng bá về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam về
các doanh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hóa,
về các khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch, về tiềm năng,
thế mạnh về du lịch của cả nước, nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo
môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn;
+ Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong nước và nước ngoài, xây dựng
cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia, xây dựng, quảng bá các sản phẩm du lịch.
+ Xây dựng các tiêu chí và tổ chức việc trao tặng các danh hiệu du lịch
quốc gia cho các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực kinh doanh du lịch;
+ Kết hợp với xúc tiến đầu tư, thương mại, giao lưu văn hóa và các lĩnh
vực khác nhằm xúc tiến du lịch ở trong nước va nước ngoài;
+ Các nội dung xúc tiến du lịch khác.
Như vậy, xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá trong du lịch văn hóa là
tranh thủ mọi cơ hội có thể để quảng bá hình ảnh du lịch văn hóa đến với thị
trường du lịch trong và ngoài nước.
1.2.10. Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt,
hay nói một cách khác, du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các
giá trị tài nguyên du lịch. ứng ở góc độ này, các giá trị văn hóa được xem là
dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác
biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương
trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc
gia luôn phải đối mặt với một bài toán khó là giải quyết hài hóa mối quan hệ
giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế với giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa, di sản văn hóa. Bởi vậy, việc bảo tồn, khôi phục, gìn giữ những
27
tài sản quý báu đó vừa là nhu cầu tự thân, vừa là yêu cầu bắt buộc đối với
hoạt động du lịch và được tiến hành theo quy trình cụ thể như sau7
:
Sơ đồ 1.2. Quy trình bảo tồn di sản
Nhận diện di sản
Nghiên cứu và kiểm kê di sản
Xây dựng chính sách bảo tồn
Chỉ định cơ quan bảo tồn
Trùng tu, tôn tạo và phát triển
Quản lý và quảng bá di sản
- Nhận diện di sản: là bước nhận xét, xác định khoanh vùng di sản,
chứng minh các đặc điểm, đặc tính cần được quan tâm của di sản.
- Nghiên cứu và kiểm kê di sản: là bước xác định và phân loại các đặc
điểm của di sản được nêu ở bước 1. Công việc này thông thường sẽ nghiên
cứu những ý nghĩa về lịch sử, sinh thái, khảo cổ học để tìm ra giá trị văn hóa
và quy mô của di sản; đồng thời xác định những điều kiện bắt buộc đối với
thực tiễn quản lý di sản đó.
- Xây dựng chính sách bảo tồn: ở bước này, mục đích của việc bảo tồn
cũng nhu khung chương trình bảo tồn được thiết lập. Nội dung trên phụ thuộc
rất nhiều vào giá trị văn hóa của di sản và những quy định bắt buộc trong
7
Dallen J. Timothy, Stephen W. Boyd (2003), Heritage tourism, Prentice Hall, tr.107.
28
quản lý di sản đó.
- Chỉ định cơ quan bảo tồn di sản: Xác định cơ quan tổ chức thực hiện
công tác bảo tồn di sản theo các quy định của Luật Di sản. ơ quan được xác
định sẽ có một phần hay toàn bộ trách nhiệm huy động nguồn vốn cho bảo
tồn. Nếu di sản là sở hữu của cá nhân hay tổ chức khác với cơ quan đang có
trách nhiệm triển khai thì cần mua lại di sản từ các tổ chức hay cá nhân đó.
- Trùng tu, tôn tạo và phát triển: bước này chú trọng tới các công việc
cụ thể, như là trùng tu, tôn tạo, làm mới, đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất cho di sản. Trong nhiều trường hợp, công việc cấp bách nhất là tu tạo lại
các công trình kiến trúc đang bị hư hỏng nặng và hạn chế sự xuống cấp của
các công trình.
- Quản lý và quảng bá di sản: đây là bước cuối cùng của công tác bảo
tồn di sản, đặt ra yêu cầu phải tiếp tục giám sát, theo dõi và đánh giá di sản. Ở
bước này phải quan tâm tới tốc độ tăng lên của số lượng du khách tới di sản
và mục đích hướng tới của việc quảng bá di sản.
Trong hoạt động du lịch văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa không phải là
công việc của riêng ai, mà là trách nhiệm chung của cả 4 thành phần tham gia
cấu thành hoạt động du lịch:
+ ơ quan quản lý du lịch: là cơ quan xây dựng các văn bản quy phạm
về bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch làm chế tài quản lý các cá nhân, tổ
chức kinh doanh du lịch. Xây dựng các chương trình giáo dục, nâng cao ý
thức, trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh du lịch và cư dân địa phương về
bảo tồn di sản. Hiện nay ở nước ta đã có các văn bản pháp luật để tạo hành
lang pháp lý chặt chẽ cho việc thực hiện công tác bảo tồn di sản trong hoạt
động du lịch như: Luật Di sản Văn hóa 28/2001/QH10, Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Di sản văn hóa 32/2009/Q 12, Nghị định 98/2010/N
– CP, Luật Du lịch 44/2005/QH11...
29
+ ơn vị cung ứng du lịch: có trách nhiệm thực hiện những quy định
của cơ quan quản lý về bảo tồn di sản cũng nhu đóng góp vào nguồn quỹ bảo
tồn, trùng tu di sản văn hóa trong quá trình khai thác du lịch.
+ Khách du lịch: thực hiện những quy định của điểm đến về bảo vệ môi
trường, gìn giữ di sản. óng góp vào quỹ bảo tồn di sản.
+ ư dân địa phương: là chủ nhân của các di sản văn hóa nên họ cần
nhận thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống
đối với sự phát triển du lịch; từ đó có những hành động cụ thể trong bảo tồn.
1.3. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu du lịch văn hóa khu vực
phía Tây Yên Tử - tỉnh Bắc Giang
1.3.1. Tầm quan trọng của du lịch văn hóa trong hoạt động du lịch
phía Tây Yên Tử
Khu vực Tây Yên Tử nói riêng, Bắc Bộ nói chung được coi là vùng đất
hướng đạo cho cả nước về văn hóa. Mật độ lễ hội dày đặc, các giá trị nổi trội
của di sản văn hóa, sự cuốn hút về ẩm thực, sự yên tĩnh của làng quê, sự đa
dạng văn hóa của các tộc người…là những lý do mang tính quyết định trong
việc hình thành và xây dựng loại hình du lịch văn hóa trở thành loại hình quan
trọng và chủ yếu.
Trên phương diện lý luận và thực tế, con người – với tư cách là chủ thể
văn hóa, ở đây cụ thể là cư dân khu vực Tây Yên Tử không thể quyết định
cuộc sống của mình về mọi mặt, trong đó có du lịch với tư cách là một ngành
kinh tế có đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương mà không tính
đến yếu tố đầu tiên là địa lý tự nhiên của vùng đất mình sinh sống. Tất yếu họ
phải nương theo những đặc điểm địa lý mang chất thuộc tính riêng Tây Yên
Tử để xây dựng các nội dung cuộc sống, xây dựng kế hoạch phát triển du lịch
tương thích với tự nhiên ấy. Nếu Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông
tu tập, nơi lưu giữ xá lị sau khi viên tịch, thì Tây Yên Tử là con đường hoằng
dương phật pháp của Ngài. Nơi đây gồm nhiều di tích được phân bố dọc theo
30
tuyến đường 293. Khu di tích, danh thắng Tây Yên Tử thuộc quần thể di tích
Phật giáo Yên Tử nằm trong vùng đất địa linh, có cảnh quan thiên nhiên tươi
đẹp, hùng vĩ. Vị trí địa lý với núi cao, rừng rậm, thiên nhiên kỳ thú, hội tụ khí
thiêng rất phù hợp với việc dựng chùa, tu thiền, giác ngộ đạo pháp xứng đáng
là vùng đất linh thiêng, là chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm, tiêu biểu cho bản
sắc văn hóa và ý thức độc lập tự chủ của dân tộc. Với đặc điểm quan trọng về
nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và các yếu tố mang tính chất
“sinh”, “dưỡng” cho nguồn tài nguyên ấy như hệ thống lễ hội, các di sản
(đình, chùa, tư liệu ký ức, các làn điệu dân ca…), những điểm linh thiêng về
mặt tâm linh, một số làng nghề có lịch sử lâu đời tạo thành tiền đề trong lộ
trình phát triển du lịch của khu vực phía Tây Yên Tử.
Có những khu vực, địa phương khác trên cùng một vùng văn hóa – du
lịch Bắc Bộ như khu vực Tây Yên Tử nhưng do những điều kiện khác về tự
nhiên cũng như về văn hóa xã hội mà du lịch văn hóa sẽ không phải là lựa
chọn thích hợp. Với những lý do riêng biệt về tự nhiên –xã hội thì du lịch văn
hóa đóng vai trò quan trọng trong việc dùng doanh thu từ loại hình du lịch này
để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội
của địa phương.
1.3.2. Những thuận lợi trong hoạt động du lịch văn hóa khu vực phía
Tây Yên Tử - tỉnh Bắc Giang
Tây Yên Tử nằm trong vùng đất địa linh, có cảnh quan thiên nhiên
tươi đẹp, hùng vĩ với núi cao, rừng rậm, thiên nhiên kỳ thú, hội tụ khí thiêng,
là chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm, tiêu biểu cho bản sắc văn hóa và ý thức
độc lập tự chủ của dân tộc. Là miền đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng với
địa hình có sông núi xen cài hài hoà từ miền thượng du đến hạ nguồn con
sông Lục. Ở đâu có núi là ở đó có sông, có suối phong thuỷ giao hoà. Núi ở
Lục Nam hùng vĩ xanh thẫm bốn mùa cây lá. Con sông Lục hiền hoà được
tiếp nhựa sống dồi dào từ muôn vàn suối khe. Sông Lục Nam được tôn vinh là
31
con sông đẹp hàng đầu trên đất Việt.
Khu vực Tây Yên Tử cách trung tâm thành phố Bắc Giang 87 km và
Thành phố Hà Nội 130 km về phía Tây, phía Bắc và ông giáp Lạng Sơn,
phía Nam giáp Hải Dương và Quảng Ninh, đây là điều kiện thuận lợi để xây
dựng chương trình du lịch có lưu trú qua đêm.
Hiện, dọc sườn Tây Yên Tử còn lưu lại nhiều các di tích, công trình
lịch sử văn hóa liên quan đến quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta,
nhất là vào thời Lý - Trần trải dài từ Sơn ộng dọc theo sông Lục Nam xuống
đến Yên Dũng. Qua khảo sát bước đầu đã thống kê trên 130 di tích lớn nhỏ
nằm trong khu vực Tây Yên Tử, tỉnh Bắc iang đã lập hồ sơ đề nghị và công
nhận 26 điểm di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Với hệ thống các chùa tháp, di tích cùng sự kỳ vĩ của rừng, núi trùng
điệp, thảm thực vật và nhiều loài động vật phong phú đã tạo cho nơi đây tiềm
năng, cùng với khu phía ông dãy Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh) kết nối
tạo thành một quần thể danh thắng Yên Tử thống nhất, tạo điều kiện cho phát
triển du lịch, phát huy giá trị các di sản văn hóa mà cha ông chúng ta đã để lại.
Lực lượng lao động trẻ, cần cù, linh hoạt là yếu tố tích cực trong phát
triển dịch vụ du lịch.
ơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đang từng bước được cải thiện; đời sống,
thu nhập và điều kiện làm việc của nhân dân được nâng cao, nhu cầu giao lưu
văn hóa ngày càng tăng là cơ hội cho phát triển du lịch ở khu vực Tây Yên Tử.
ây là những yếu tố thuận lợi về tự nhiên và xã hội để thực hiện hoạt
động du lịch văn hóa trên cơ sở xây dựng và tổ chức hợp lý.
1.3.3. Những khó khăn trong hoạt động du lịch văn hóa khu vực Tây
Yên Tử - tỉnh Bắc Giang
Bên cạnh những thuận lợi, khu vực Tây Yên Tử cũng có những khó
khăn nhất định trong hoạt động du lịch văn hóa.
Tài nguyên du lịch phong phú song số lượng di sản văn hóa có quy mô
32
lớn không nhiều.
Kết cấu hạ tầng hạn chế, chưa đồng bộ, giao thông nối các điểm du lịch
trong tỉnh chưa được hoàn thiện, nhiều nơi đường sá chưa thuận tiện, khổ
đường hẹp, chất lượng kém dẫn tới khả năng tiếp cận điểm đến du lịch còn
gặp nhiều khó khăn.
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở thành phố và các huyện, chủ yếu là của
các hộ tư nhân, kiến thức về quản lý, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế,
nhân viên phục vụ hầu như chưa qua các lớp đào tạo cơ bản, quy mô kinh
doanh nhỏ, trang thiết bị ở một số cơ sở chỉ đạt ở mức tối thiểu. ác cơ sở này
chỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ tạm, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu ngày càng
cao của du khách. a số các cơ sở lưu trú du lịch chưa có dịch vụ ăn uống, cũng
như các dịch vụ khác đi kèm. Khách nghỉ tại các cơ sở này phần lớn là khách kết
hợp công tác có nghỉ lại trong ngày, khách nghỉ lại qua đêm không nhiều.
Nhận thức, kiến thức quản lý và phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu
cầu phát triển; cơ chế chính sách quản lý còn nhiều bất cập chưa thu hút được
nguồn nhân lực có trình độ, chưa tạo điều kiện phát huy năng lực của người
lao động; đồng thời vai trò và năng lực của khối tư nhân chưa được phát huy
đúng mức.
Sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đặc sắc, trùng lặp và thiếu quy chuẩn,
chất lượng chưa đáp ứng dẫn tới sức cạnh tranh yếu, kém so với sản phẩm của
các khu vực lân cận.
Các dịch vụ hỗ trợ, như bưu chính viễn thông, điểm internet, bến xe,
các đại lý bán vé máy bay, tàu xe, ngân hàng, chợ, nơi bán đồ lưu niệm đều
phân bố không đều và ở xa các điểm du lịch, đã phần nào ảnh hưởng đến việc
đi lại, giao lưu, trao đổi, mua bán, sử dụng các dịch vụ đều rất khó khăn.
Mức sống của dân cư trong khu vực phần đông còn thấp, các vấn đề về
an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm…là những khó khăn cho phát
triển du lịch có chất lượng và có tính cạnh tranh của du lịch Tây Yên Tử.
33
Tiểu kết chƣơng 1
Du lịch Việt Nam trong những năm qua có được những thành tựu là do
đã và đang khai thác hiệu quả các giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc đưa vào
trong kinh doanh du lịch. Văn hóa tự bản thân nó đã là một sự trường tồn, dựa
vào văn hóa đê phát triển du lịch là một mục tiêu chiến lược đưa đến sự bền
vững. Mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và du lịch trong quá trình vận
động phát triển là rất rõ. Du lịch khai thác các giá trị văn hóa làm nền tảng
cho mục đích của các chuyến đi và tựa vào văn hóa để phát triển. Sự phát
triển của du lịch đã làm cho các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại ở một
số vùng địa phương được khôi phục và phát triển. Nhà văn Nguyên Ngọc
nhận định “Du lịch bao giờ cũng là văn hóa, là trao đổi văn hóa, là hành động
của những con người tìm đến với nhau bằng văn hóa, qua văn hóa. Du lịch rất
cần tìm hiểu cho ra sự chuyển động và hình thành văn hóa mới của chuyển
động đó trên vùng đất này đế làm món “hàng độc” của mình”.
hương 1 của đề tài này đóng vai trò xác định cơ sở lý luận, soi sang
những nội dung nối tiếp ở những chương sau, mang tính chất chỉ đường. Khu
vực phía Tây Yên Tử là vùng đất thuộc tỉnh Bắc iang mà xưa kia nhiều bậc
cao nhân đã chọn để tu hành. Nơi đây còn lưu giữ hệ thống di sản văn hóa vật
thể độc đáo có từ thời Lý, Trần,..cùng với nó là hệ thống di sản văn hóa phi
vật thể đa dạng và phong phú của những cộng đồng các dân tộc liên quan.
Nếu kết hợp tốt giữa khai thác các tiềm năng văn hóa vùng, khu vực với phát
triển du lịch, diện mạo cộng đồng sẽ có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích
cưc, đời sống người dân ngay tại cộng đồng được cải thiện và quan trọng hơn
cả, những giá trị, bản sắc truyền thống ngày càng được nhiều người biết đến,
có điều kiện được bảo tồn và phát huy.
34
ƢƠ 2: THỰC TR NG HO T ỘNG DU LỊ VĂ Ó Ở
KHU VỰC PHÍA TÂY YÊN TỬ ( TỈNH BẮC GIANG)
2.1. Hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử
2.1.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể
Với địa thế núi cao cảnh đẹp nên từ xa xưa, khu vực các này đã được
các vị vua thời Lý – Trần quan tâm lựa chọn là nơi dựng chùa, tu tâm, tham
thiền học đạo. Dọc sườn Tây Yên Tử hiện còn lưu lại nhiều các di tích, công
trình lịch sử văn hóa có giá trị. Tính đến năm 2014, Bắc Giang đã thống kê
trên 130 di tích lớn nhỏ nằm trong khu vực Tây Yên Tử, đã lập hồ sơ đề nghị
và công nhận 26 điểm di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Nếu ông Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, nơi lưu
giữ xá lị của Ngài sau khi viên tịch, thì Tây Yên Tử là con đường hoằng
dương phật pháp của Ngài. on đường trước đây nhà vua đến với đỉnh Yên
Tử chính là từ phía Tây sang phía ông. Không chỉ Phật hoàng Trần Nhân
Tông mà từ thế kỷ X cho đến thế kỷ X , đã có nhiều nhà sư chọn con
đường lên Yên Tử phía Tây để tu hành, dựng chùa, xây tháp, phát đạo. ặc
biệt phía sường Tây Yên tử còn hàng loạt các công trình di tích liên quan chặt
chẽ đến quá trình hình thành và hưng thịnh của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
như: hùa Vĩnh Nghiêm, m Vãi, ồ Bấc, Bình Long, Suối Mỡ, khu sinh
thái ồng Thông...
Hệ thống di tích Tây Yên Tử cùng với ông Yên Tử và khu di tích lịch
sử nhà Trần ở ông Triều tạo thành Quần thể di tích danh thắng Yên Tử đang
được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2017.
Bảng 2.1: Các di tích được xếp hạng cấp quốc gia ở khu vực phía Tây
35
Yên Tử
S
TT
Tên di tích Loại hình ịa phƣơng
Xếp hạng cấp
quốc gia
1
1
hùa Vĩnh Nghiêm
( hùa ức La)
Di tích lịch sử
văn hóa Yên Dũng
Q số 29/Q -
BVH, ngày
13/1/1964
2
2
Sinh từ, phần mộ
và đền thờ Việp
Quận công Hoàng
Ngũ Phúc
Di tích lịch
sử, văn hóa
Yên Dũng
Q số 154/Q -
BVH, ngày
25/01/1991
3
3 ền Ngọc Lâm Di tích lịch sử Yên Dũng
Q 138/Q -
BVH, ngày
31/01/91
4
4
ịa điểm Lưu
Niệm Bác Hồ
Di tích lịch sử Yên Dũng
Q số 295/Q -
BVH, ngày
12/01/1994
6
5
Khu di tích khởi
nghĩa Yên Thế
(gồm 23 di tích)
Di tích lịch sử
đặc biệt
Yên Dũng
Q số 548/Q -
TTg ngày
10/5/2012
7
6
Chùa Kem (Khu di
tích khởi nghĩa
Yên Thế)
Di tích lịch sử
đặc biệt
Yên Dũng
Q số 548/Q -
TTg ngày
10/5/2012
8
7
ình và hùa Sàn
Di tích
nghệ thuật
Lục Nam Năm 1994
9
8
Chùa Khám Lạng
Di tích
nghệ thuật
Lục Nam Năm 1999
1 ền Hả Di tích lịch sử Lục Ngạn Q số 154/Q -
36
S
TT
Tên di tích Loại hình ịa phƣơng
Xếp hạng cấp
quốc gia
9 BVH, ngày
25/1/1991
1
10
ình – ền – Chùa
Thượng Lâm
Di tích lịch sử
văn hóa
Lục Nam
Q số138/Q –
BVH, ngày
31/01/1992
1
11 Suối Mỡ Di tích lịch sử Lục Nam
Q số 28 –
BV /Q , ngày
18/01/1988
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể
Ngoài những tài nguyên du lịch văn hóa vật thể, ở khu vực Tây Yên Tử
còn có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể rất phong phú như: tín
ngưỡng; phong tục tập quán; lễ hội cổ truyền; lễ tiết; làng nghề ẩm thực...
* Tôn giáo và tín ngƣỡng dân gian
Phật giáo
Sách Thiền uyển tập anh (1337) ghi nhận chuyện thiền sư Ẩn Không
từng trụ trì ở huyện Na Ngạn thuộc châu Lạng, người đương thời thường gọi
là Na Ngạn đại sư. Ông là đệ tử thiền sư Thần Nghi (? – 1216) – một trong
những vị cuối cùng của thiền phái Vô Ngôn Thông đời Lý. ất Na Ngạn sau
đổi thành Lục Na, chủ yếu thuộc địa phận ba huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn
ộng ngày nay.
Phật giáo vùng Tây Yên Tử với tất cả những đặc điểm riêng, trong đó
có sự phát triển nội tại ngay từ thời Lý - Trần, có xu thế tiếp nối và định hình
bền vững trong nhiều thế kỷ sau đó, đồng thời đặt trong tầm nhìn của hiện đại
về một con đường tâm linh kết nối bản sắc ngàn năm văn hóa Phật giáo dân
tộc. Chính với cách nhìn ấy, chúng ta càng thấy rõ và trân trọng hơn những
37
giá trị văn hóa Phật giáo vùng Tây Yên Tử mà cha ông đã vượt qua biết bao
gian khó, nhiều đời tiếp nối tạo dựng, phát huy, phát triển cho đến hôm nay.
i theo con đường tâm linh Tây Yên Tử là hành hương đến cõi Phật, về
với đất Phật nhưng cũng có sự dung hợp, đan kết, chuyển hóa của các yếu tố
lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng bản địa (Nho giáo, ạo giáo, lễ hội, lễ
cấp sắc, thờ mẫu, thờ thần hoàng, hát chầu văn, dân ca, giao duyên các dân
tộc…).
Tín ngƣỡng dân gian
Do đặc điểm về vị trí, địa hình và do những biến cố lịch sử, khu vực
Tây Yên Tử trở thành nơi tụ hội của nhiều luồng dân cư đến sinh sống và lập
nghiệp. Mỗi một dân tộc tập trung thành từng bản có quan hệ họ hàng, huyết
thống sống gần nhau, nương tựa vào nhau cùng sản xuất, sinh sống, giúp đỡ
nhau trong cuộc sống. Trong cách giao tiếp và ứng xử hàng ngày mang nặng
tư tưởng quan hệ thân tộc, dòng dõi lai lịch. Vì thế tín ngưỡng ở khu vực này
mang nặng tính bản địa với các tín ngưỡng nhiên thần, nhân thần, tín ngưỡng
phồn thực, tín ngưỡng vạn vật hữu linh...được biểu hiện thông qua các nghi
thức cầu cúng, các hoạt động vui hội, trò chơi, văn nghệ, ẩm thực...
Những điểm tín ngưỡng ở khu vực Tây Yên Tử là những nét đặc trưng
văn hóa vùng ông Bắc và không thể tách rời trong đời sống sinh hoạt, xã hội
của cộng đồng dân cư.
* Các lễ hội
- Lễ hội lồng tồng của dân tộc Tày thôn Cầu Chét xã Phì Điền huyện
Lục Ngạn
Lễ hội lồng tồng hay còn gọi là lễ hội xuống đồng của người dân tộc
Tày. ây là một lễ hội dân gian truyền thống mang ý nghĩa cầu cho mưa
thuận gió hòa, nhà nhà no ấm, hạnh phúc, tổng kết một năm sản xuất đã qua
và chuẩn bị cho công việc gieo trồng của một năm mới. Lễ hội được tổ chức
vào 15/1 âm lịch hàng năm.
38
- Lễ hội Từ Hả (xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn)
Lễ hội được tổ chức từ ngày 7 - 9 tháng giêng âm lịch hàng năm. Ngoài
nghi lễ tế Vũ Thành còn có diễn tích trận mạc tượng trưng cho chiến thắng do
Vũ Thành chỉ huy. Sau tế lễ là các trò hội như: múa sư tử, hát Soong hao, Sli,
Lượn,... của các dân tộc ít người. Những hoạt động này nhằm thoả mãn nhu
cầu về tâm linh, nhu cầu văn hóa và qua đó giáo dục lòng yêu nước, niềm tự
hào và tính đoàn kết dân tộc cho các thế hệ.
- Hội chùa Khánh Vân - Đền Quan quận ( Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn)
ội chùa Khánh Vân gồm hai phần: Phần tế lễ rước sách và phần vui
chơi, giải trí, biểu diễn tích trò. Phần tế lễ do dân trong làng đảm nhiệm. Làng
cử ra 4 ông cai đám mỗi ông cai đám ở một khoảnh, bốn ông cai đám có trách
nhiệm về phần lễ hội trong ba ngày này.
Ngày 18 tháng 2 làng mở cửa đền, chùa làm lễ tắm phật, lau chùi quét
dọn chuẩn bị cho lễ hội; Ngày 19 tháng 2 làm lễ nhập tịch vào đám. Làng cho
đóng kiệu ở trong đình để rước tế lễ làm lễ cầu đảo diễn tích trò và bơi trải
trên sông; ngày 20 tháng 2 dã đám, dân làng dọn dẹp và đóng cửa đền. ội tế
gồm 21 người lo việc tế lễ trong đền từ 10 giờ đến 11 giờ, trong lúc tế dân
làng ra xem rất đông. Trong phần tế lễ ngoài phần khấn nôm nói đến công lao
của Vi ùng Thắng và những người được thờ ở đền, dân làng còn tụng hết
một quyển khoa cúng của đền. Tế lễ xong dân làng tổ chức rước kiệu dương
thần và âm thần do con cháu họ Vi ở xã Thanh ải rước vì cụ tổ họ Vi chính
là Vi ùng Thắng. ịa điểm rước thần từ đền, chùa lên Nghè Mưa, một địa
danh có truyền tích về quân dân nhà Trần đánh giặc Nguyên tại đây. Năm nào
trời hạn thì dừng kiệu làm lễ cầu mưa, sau đó tiếp tục hành rước qua cầu ôi
lên Bình Nội rồi lại trở về đền Khánh Vân. Trong cuộc rước có nhiều đoạn
đường " kiệu bay". Những trai kiệu " cứ rầm rập, rầm rập" đi như bay như có
phép mầu nhiệm.
Sáng ngày 19 tháng 2 tại khúc sông khu vực làng à Thị, dân làng tổ
39
chức diễn lại tích trận thủy chiến trên sông Lục Nam. Từ bến Thảo đến đền
Khánh Vân, người ta sắp xếp khoảng 50 đến 60 thuyền chia làm hai phe: ta và
giặc. Phe giặc (quân Nguyên) mặc áo đen, phe ta mặc áo nâu đỏ đầu đội nón,
trước ngực có gắn vòng chữ "Trần". Diễn lại tích trò thủy chiến trên sông là
tượng trưng cho trận đánh giữa quân đội nhà Trần với quân Nguyên ở thế kỷ
X diễn ra tại vùng đất này. Diễn xong tích trò này làng đốt pháo, những
thủy binh diễn trận được thưởng một mâm cỗ dọn cạnh đống lửa để họ vừa ăn
vừa sưởi tránh rét.
Trong ngày hội, tục lệ ở đây có làm cỗ tế thành hoàng, cỗ cho khách
thập phương và dân làng ăn. ơm cỗ cho khách không quy định nhiều mâm
hay ít mâm, ai đến gặp bữa thì đi ghi phiếu vào ăn. Tục lệ này xưa nay vẫn thế
vì đó chính là khao quân của nhà thánh.
Ngoài các tiết lệ trên trong 3 ngày hội còn có các tro chơi khác như:
chọi gà, tổ tôm điếm, cờ tướng và hát phường chèo, hát ca trù, thường đội hát
là những trai thanh gái sắc của làng, họ bắt đầu hát từ lúc 5 giờ chiều cho đến
nửa đêm mới thôi.
Trong hội đền Khánh Vân còn có lệ bơi chải trên sông để tưởng nhớ tới
quân đội nhà Trần và tướng quân Vi ùng Thắng trong trận chiến năm xưa đã
hy sinh tại đây.
- Hội hát dân ca ở Khuôn Thần
ây là hội hát dân ca của người Sán hí xã Kiên Lao (Lục Ngạn) được
tổ chức vào ngày diễn ra phiên chợ 18 -2 âm lịch. Trước khi vào hội, bạn trẻ
các nơi trong huyện và tỉnh Lạng Sơn đã về dự từ hôm trước. Người Sán hí
đón bạn hát về nghỉ ngơi, xơi rượu và hát.
- Hội hát Soong hao
Mỗi độ xuân về, khi công việc đồng áng, mùa màng đã xong xuôi, từ
khắp các thôn, bản thanh niên nam nữ người Nùng ở Lục Ngạn lại bắt đầu rủ
nhau đi hát Soong hao trong những phiên chợ xuân, ngày lễ hội mừng xuân,
40
đón năm mới.
Soong hao là lối hát giao duyên có truyền thống từ rất lâu đời của đồng bào
dân tộc Nùng và trở thành một cây cầu bắt mối lương duyên cho các đôi trai
gái đến với nhau. Nhiều đôi trai gái nhờ những cuộc hát đầu xuân ấy mà quen
nhau, yêu nhau và kết thành vợ chồng.
- Lễ cấp sắc của đồng bào Dao Sơn Động
ấp sắc là thủ tục không thể thiếu của người đàn ông dân tộc Dao. Lễ
cấp sắc cũng tương tự như lễ thành đinh của một số dân tộc khác. ối với
người đàn ông dân tộc Dao, được cấp sắc mới được coi là trưởng thành. hưa
được cấp sắc khi chết dù cao tuổi dân bản vẫn coi như một đứa trẻ. Thông
thường lễ cấp sắc được tổ chức vào khoảng tháng Mười năm trước đến tháng
Ba Âm lịch năm sau (Vì đây là khoảng thời gian gặt hái đã xong, thóc lúa đầy
nhà, lợn béo đầy chuồng, rau xanh đầy nương bãi- suối khe). ác nghi lễ
chính trong lễ cấp sắc gồm: Lễ trình diện, gia chủ mổ lợn để tế tổ tiên. ác
thầy cúng phải tẩy uế xong mới đánh trống mời tổ tiên về dự. Sau đó thầy
cúng làm lễ khai đàn nhằm báo cho tổ tiên biết lý do của buổi lễ. Lễ thụ đèn,
người được cấp sắc phải ăn mặc chỉnh tề ngồi trước bàn thờ, hai tay giữ một
cây tre, nứa, ngang vai có đục và xuyên một thanh ngang để thầy đốt đèn, đặt
nến làm lễ. ặc biệt trong lễ cấp sắc là cấp đạo sắc cho người thụ lễ với 10
điều cấm và 10 điều nguyện. Tại đạo sắc này tên âm của người thụ lễ được
ghi luôn để khi chết về với tổ tiên.
Quan trọng nhất trong nghi lễ là cấp pháp danh cho người thụ lễ.
Người thụ lễ lấy vạt áo để hứng gạo từ thầy cả và bố đẻ. Sau đó các thầy sẽ
dạy cho người thụ lễ một số điệu múa. Kết thúc nghi lễ, các thầy múa để dâng
rượu, lễ vật tạ ơn thần linh.
- Lễ hội làng Chẽ và hội thi bơi chải (An Châu - Sơn Động)
ội ình làng hẽ được khai mở hàng năm từ sau ngày 10 tháng giêng
tại tất cả các địa điểm là nơi thờ tự gồm: Khu vực chính ình hẽ, khu vực
41
thứ hai Miếu ức Ông, khu vực thứ ba ền Vua Bà, Khu vực thư tư là khu
tổ chức thi bơi chải trên đoạn sông n hâu chảy qua làng hẽ. Tại những
địa điểm trên, dân làng chuẩn bị đầy đủ cờ quạt, đồ tế lễ, kiệu, đồ rước.... để
phục vụ cho nghi lễ khai hội. Trong dòng người đi trẩy hội có nhiều gia đình,
bà con người Tày, Nùng, Dao, oa.... quần sáo sặc sỡ, mầu sắc khác nhau tạo
cho không khí ngày hội thêm phong phú, đa dạng.
- Lễ hội Suối Mỡ ( xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn)
Hội đền Suối Mỡ đã có từ rất lâu đời, được tổ chức hàng năm vào ngày
30 tháng 3 và 01 tháng 4 âm lịch. là dịp để người dân địa phương cầu một
năm mưa thuận gió hoà, yên bình, no đủ, hạnh phúc...
ến với hội đền Suối Mỡ du khách còn được nghe hát quan họ, hát
chầu văn… tìm hiểu phong tục tập quán của địa phương.
- Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm ở Yên Dũng (14/2 hàng năm)
hùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa cổ nổi tiếng có từ thời Lý, Trần (thế
kỷ XII - XIII) thuộc dòng Thiền phái Trúc Lâm. hùa Vĩnh Nghiêm vốn từ
xưa là nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo nên là nơi tàng trữ các bộ ván khắc
kinh, theo sách nhà chùa để lại "Tàng kinh các" rộng tới 10 gian nhà. Nhiều
kệ ván in kinh vẫn còn. ó là kho ván khắc in, người xưa gọi là Mộc thư khố,
là hiện vật minh chứng chùa Vĩnh Nghiêm từng thống lĩnh 72 chốn tùng lâm.
Vừa qua mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản
ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2012.
- Lễ hội thui trâu, rước cỗ làng Chiền (Yên Dũng)
Là một trong những làng cổ của huyện Yên Dũng hiện còn bảo lưu
được rất nhiều những giá trị lịch sử và những phong tục đẹp từ xa xưa. ứ 3
năm một lần, lễ hội làng hiền lại được tổ chức trong ba ngày 8, 9 và mùng
10 tháng 8 âm lịch quy mô lớn để tưởng nhớ tới các vị Thành oàng có công
với quê hương, đất nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. ặc
biệt, lễ hội diễn ra với những tục riêng biệt mà ít nơi có, đó là tục thui trâu tế
42
thần, tục rước cỗ về đình.
* Phong tục tập quán
Do nhiều đặc điểm về lịch sử phát triển nên khu vực có đông đảo các
dân tộc cư trú và sinh sống như Tày, ao Lan, Sán Chí, Dao, Kinh, Sán Dìu,
Hoa, Nùng... nhưng các phong tục tập quán, trình độ phát triển xã hội, trình
độ dân trí và bản sắc văn hóa của các tộc người này lại rất khác nhau, những
đặc điểm đó không chỉ tạo ra sự đa dạng văn hóa mà còn tạo ra sự đa dạng tín
ngưỡng. Những phong tục, tập quán tín ngưỡng không chỉ làm nên những giá
trị tinh thần, tình cảm, tâm thức và tâm linh của văn hóa mà còn góp phần tạo
nên bản sắc và sức sống lâu bền của văn hóa các dân tộc nơi đây. Qua tiến
trình lịch sử, những lễ thức đời thường dần được hình thành và lưu truyền từ
đời này sang đời khác như các ngày lễ tết, giỗ, tín ngưỡng vòng đời người,
mừng thọ, nhà mới...
* Nghề thủ công truyền thống
Khách du lịch trong nước cũng như quốc tế, ngoài nhu cầu đi thăm
quan, nghỉ dưỡng, mua sắm, nhiều du khách muốn khám phá, nghiên cứu, tìm
hiểu về đời sống, văn hóa của người dân địa phương. Trong những năm gần
đây Du lịch làng nghề đang là một loại hình du lịch được nhiều quốc gia trên
thế giới khai thác rất có hiệu quả, đây là một loại hình du lịch vốn đầu tư ban
đầu không lớn nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Làng nghề thường là nơi thu
hút nhiều nhất sự quan tâm của du khách bởi nó phản ánh đầy đủ các mặt
trong đời sống sinh hoạt văn hoá của người dân địa phương. Tây Yên Tử là
khu vực đa dân tộc với những sắc thái văn hóa độc đáo, đa dạng. Vì thế, việc
phát triển nghề, sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống các dân tộc có vai
trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Thực trạng hiện nay khu vực Tây Yên Tử có rất nhiều làng nghề truyền
thống vẫn đang được duy trì, phát triển như: Nghề dệt thổ cẩm, nghề làm giấy
gió, nghề làm mỳ chũ, nghề làm ngói, làm mộc...Tuy vậy, các làng nghề
43
truyền thống vẫn chủ yếu là sự tự thân vận động, sự hỗ trợ của các cấp các
ngành còn rất hạn hẹp, lượng khách đến tham quan chưa nhiều.
* Ẩm thực
Việc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc khu vực Tây Yên Tử mang
phong vị, bản sắc của vùng ông Bắc. Mỗi một dân tộc đều có riêng cách chế
biến, nấu nướng riêng trong ăn uống; những sản phẩm trong ẩm thực đều làm
chính từ những nguyên liệu sản vật do chính người dân lao động nơi đây làm ra.
Thông qua những sản phẩm ẩm thực mà người ta có thể biết được đời
sống văn hóa tinh thần cũng như điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên của
vùng đất ấy. Mỗi một sản phẩm ẩm thực là những chắt lọc kinh nghiệm sống,
kinh nghiệm ứng xử giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con
người...Ẩm thực chính là hồn quê trong tâm hồn mỗi con người, có những
điều tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nó rất dung dị mà chứa đựng bao
nhiêu tình cảm sâu xa không có gì có thể so sánh được. Và có những món ăn
trở thành “quốc hồn, quốc túy” của một đất nước là vì vậy.
Sản phẩm văn hóa ẩm thực ở khu vực Tây Yên Tử có thể chia thành
một số nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất: là các món ăn được chế biến trong lễ hội đình chùa
như: món chay, món mặn..các loại thức ăn này thường là không sử dụng trong
dịch vụ du lịch (bán cho khách tham quan) mà nó lại mang tính thiêng liêng,
trang trọng dùng để cúng Phật, tế Thánh và sau đó nhân dân địa phương thụ
lộc và mời thưởng thức.
Nhóm thứ hai: là các sản vật từ thiên nhiên chưa qua chế biến, nấu
nướng: măng đắng, hạt dẻ vùng Mai Sưu, vải thiều tươi, cua Da...
Nhóm thứ ba: là các món ăn đặc trưng của từng dân tộc sử dụng trong
ăn uống hàng ngày, trong ngày lễ và đặc biệt là được giới thiệu trong cuộc thi
ẩm thực ở các kỳ “ Ngày hội văn hóa các dân tộc” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
như: lợn quay của các dân tộc, xôi trứng kiến của người Cao Lan – Sán Chí,
44
bánh vắt vai của người Tày – Nùng..., món khau nhục của người oa...đã làm
nên một Tây Yên Tử đa dạng và phong phú về hương vị ẩm thực.
Nhóm thứ tư: các món ẩm thực qua chế biến, được bán tương đối rộng
rãi và đã gây được tiếng vang như: mỳ hũ, vải thiều khô Lục Ngạn...
Du lịch chính là đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình ở, dịch vụ du
lịch chính là công việc phục vụ trực tiếp cho nhu cầu du lịch của khách tham
quan. Ẩm thực chính là ăn uống, văn hóa ẩm thực là văn hóa được thể hiện
qua ăn uống. Như vậy, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực trong dịch vụ du lịch
là làm cho những giá trị tiêu biểu, quí báu của văn hóa ẩm thực được tốt hơn
trong dịch vụ du lịch.
* Văn nghệ dân gian
Tây Yên Tử là một vùng đất tụ cư, nơi giao thoa giữa các vùng văn hóa
Việt và các dân tộc ít người, như: Tày, Nùng, Dao, ao Lan, Sán hí… Vì
vậy, Bắc Giang có một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú
và đa dạng, trong đó đáng chú ý là mảng văn nghệ dân gian.
ời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc ở Tây Yên Tử rất
phong phú và đa dạng. Thể hiện đời sống tinh thần của các dân tộc vùng
ông Bắc tổ quốc. iển hình phải kể đến các làn điệu dân ca, dân vũ như: Sli,
lượn, sình ca, múa xòe ô, múa chèo thuyền, ca trù, quan họ.. Trong đó có dân
ca Cao Lan (sình ca) và Sán Chí (cnắng cọô) được công nhận là Di sản văn
hóa phi vật thể Quốc gia năm 2012.
Tuy nhiên trước sự giao thoa mạnh mẽ của văn hóa và tác động của kinh
tế thị trường, các làn điệu dân ca ở đây đối diện với nguy cơ mai một. Trước
thực trạng trên, công tác bảo tồn, phát huy làn điệu dân ca được các cấp chính
quyền quan tâm mạnh mẽ. ồng thời duy trì, tổ chức thường xuyên hội hát
soong hao, hội hát Then, đàn tính gắn với thi trình diễn trang phục dân tộc.
* Trò chơi dân gian
Từ xa xưa, cha ông ta đã sáng tạo ra nhiều trò chơi dân gian, góp phần
45
tạo nên sự đa dạng và đặc sắc của văn hóa cổ truyền dân tộc. ác trò chơi
thường được tổ chức quy củ trong lễ hội, tạo nên nét đặc trưng tiêu biểu, làm
phong phú đời sống văn hoá tinh thần của cư dân các vùng miền của đất nước.
Trò chơi dân gian bên cạnh việc khuyến khích rèn luyện sức khỏe, thể hiện sự
khéo léo của người chơi còn góp phần nâng cao tinh thần cộng đồng, gắn kết
tình làng nghĩa xóm. Tiêu biểu là các trò như múa võ, vật, đua ngựa, bắn cung,
bắn nỏ, bắn phết và nhiều trò chơi dân gian ném còn, chơi đu, chọi gà, thi thả
diều, thi thổi cơm, chạy chữ, đập niêu, nhảy bao bố... ây chính là yếu tố tạo
nên sức hấp dẫn đối với sức hấp dẫn đối với du khách tham gia vào loại hình
du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử.
2.2. ác điểm du lịch văn hóa tiêu biểu
Khu vực Tây Yên Tử tập trung nhiều di tích văn hóa vật thể và phi vật
thể, nổi bật hơn cả là 3 điểm: chùa Vĩnh Nghiêm, khu di tích và danh thắng
Suối Mỡ và khu bảo tồn sinh thái ồng Thông. Sở dĩ đây là các điểm được
chọn nghiên cứ là do giá trị nổi bật của chúng xét trên bình diện di sản văn
hóa và phát triển du lịch.
2.2.1. Chùa Vĩnh Nghiêm
hùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng vào thời Vua Lý Thái Tổ (1009 –
1028) với tên gọi là húc Thánh. ến thời Vua Trần Nhân Tông (1278 –
1293), chùa được mở mang, trùng tu lại và đổi tên thành Vĩnh Nghiêm. uối
thế kỷ 19, chùa thuộc địa phận thôn ức La nên nhân dân trong vùng còn gọi
là chùa La hay chùa ức La.
hùa từng là nơi thuyết pháp của Trúc Lâm Tam Tổ (Trần Nhân Tông,
Pháp Loa, uyền Quang) và là nơi đào tạo, định chức danh cho các tăng sĩ
thời Trần. Nơi đây được coi là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm, có vị trí đặc
biệt trong lịch sử Phật giáo thời Trần nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung.
Nằm trên một quả đồi thấp, sau lưng là dãy núi ô Tiên, mặt hướng ra
nơi tụ hội của sông Thương và sông Lục Nam, chùa Vĩnh Nghiêm có tổng
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )

More Related Content

What's hot

Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Man_Ebook
 
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóaKhóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định 6793716.pdf
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định 6793716.pdfNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định 6793716.pdf
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định 6793716.pdf
NuioKila
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangNghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Man_Ebook
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOTĐề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều LýĐề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
 
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
 
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóaKhóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định 6793716.pdf
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định 6793716.pdfNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định 6793716.pdf
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định 6793716.pdf
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangNghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOTĐề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
 
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều LýĐề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
 

Similar to Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )

[Yrc] tiem nang phat trien loai hinh du lich van hoa o vung mien nui lao cai
[Yrc] tiem nang phat trien loai hinh du lich van hoa o vung mien nui lao cai[Yrc] tiem nang phat trien loai hinh du lich van hoa o vung mien nui lao cai
[Yrc] tiem nang phat trien loai hinh du lich van hoa o vung mien nui lao caiFurin Hn
 
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAYĐề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninhNghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Man_Ebook
 
Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch 6...
Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch 6...Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch 6...
Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch 6...
NuioKila
 
[123doc] - nghien-cuu-van-hoa-am-thuc-dong-bang-song-cuu-long-trong-phat-trie...
[123doc] - nghien-cuu-van-hoa-am-thuc-dong-bang-song-cuu-long-trong-phat-trie...[123doc] - nghien-cuu-van-hoa-am-thuc-dong-bang-song-cuu-long-trong-phat-trie...
[123doc] - nghien-cuu-van-hoa-am-thuc-dong-bang-song-cuu-long-trong-phat-trie...
NuioKila
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại Vũng Tàu
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại Vũng TàuLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại Vũng Tàu
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại Vũng Tàu
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN ...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN ...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN ...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN ...
nataliej4
 
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đLuận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdfNghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
HanaTiti
 
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
HanaTiti
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAYLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ CỦA TỈNH HẬU GIANG.pdf
NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ CỦA TỈNH HẬU GIANG.pdfNGHIÊN CỨU SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ CỦA TỈNH HẬU GIANG.pdf
NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ CỦA TỈNH HẬU GIANG.pdf
NuioKila
 
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf
jackjohn45
 
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdf
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdfQUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdf
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdf
jackjohn45
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Bản Lác
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Bản LácLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Bản Lác
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Bản Lác
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdfLuan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
QuynBi45
 
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
TieuNgocLy
 
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt NamDu lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
nataliej4
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang ) (20)

[Yrc] tiem nang phat trien loai hinh du lich van hoa o vung mien nui lao cai
[Yrc] tiem nang phat trien loai hinh du lich van hoa o vung mien nui lao cai[Yrc] tiem nang phat trien loai hinh du lich van hoa o vung mien nui lao cai
[Yrc] tiem nang phat trien loai hinh du lich van hoa o vung mien nui lao cai
 
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAYĐề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
 
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninhNghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
 
Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch 6...
Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch 6...Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch 6...
Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch 6...
 
[123doc] - nghien-cuu-van-hoa-am-thuc-dong-bang-song-cuu-long-trong-phat-trie...
[123doc] - nghien-cuu-van-hoa-am-thuc-dong-bang-song-cuu-long-trong-phat-trie...[123doc] - nghien-cuu-van-hoa-am-thuc-dong-bang-song-cuu-long-trong-phat-trie...
[123doc] - nghien-cuu-van-hoa-am-thuc-dong-bang-song-cuu-long-trong-phat-trie...
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại Vũng Tàu
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại Vũng TàuLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại Vũng Tàu
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại Vũng Tàu
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN ...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN ...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN ...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN ...
 
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đLuận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
 
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdfNghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
 
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAYLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
 
NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ CỦA TỈNH HẬU GIANG.pdf
NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ CỦA TỈNH HẬU GIANG.pdfNGHIÊN CỨU SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ CỦA TỈNH HẬU GIANG.pdf
NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ CỦA TỈNH HẬU GIANG.pdf
 
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf
 
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdf
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdfQUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdf
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdf
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Bản Lác
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Bản LácLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Bản Lác
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Bản Lác
 
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdfLuan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
 
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
 
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt NamDu lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 

More from Man_Ebook

TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTETL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
Man_Ebook
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
Man_Ebook
 
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTETL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
 
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 

Recently uploaded (18)

FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )

  • 1. QU N TRƢ Ọ Ọ XÃ HỘ VÀ Â VĂ ----------------------- NGUYỄN THỊ YẾN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊ VĂ Ó U VỰC PHÍA TÂY YÊN TỬ (TỈNH BẮC GIANG) LUẬ VĂ T SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2015
  • 2. QU N TRƢ Ọ Ọ XÃ HỘ VÀ Â VĂ ----------------------- NGUYỄN THỊ YẾN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊ VĂ Ó U VỰC PHÍA TÂY YÊN TỬ (TỈNH BẮC GIANG) Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬ VĂN TH SĨ DU LỊCH N ƯỜ ƯỚNG DẪN KHOA H C: PGS.TS PH M QU C SỬ Hà Nội, 2015
  • 3. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC..............................................................................................1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................4 DANH MỤC BẢNG BIÊU.....................................................................5 DANH MỤC BIỂU Ồ VÀ MÔ HÌNH .................................................6 MỞ ẦU ................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................9 4. ối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 10 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10 6. óng góp của luận văn................................................................................ 10 7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................. 11 ƢƠ 1: Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊ VĂ HÓA ..................................................................................................... 12 1.1. Những căn cứ xác định khu vực Tây Yên Tử .................................. 12 1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử .................................................................. 12 1.1.2. Những căn cứ pháp lý ........................................................................... 16 1.2. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa................................................. 17 1.2.1. Du lịch văn hóa ..................................................................................... 17 1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hoá................................................................... 17 1.2.3. Điểm đến du lịch văn hóa ..................................................................... 18 1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa......................................... 19 1.2.5. Sản phẩm du lịch văn hóa..................................................................... 20 1.2.6. Khách du lịch văn hóa........................................................................... 22 1.2.7. Nhân lực trong du lịch văn hóa ............................................................ 22 1.2.8. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa.......................................................... 23 1.2.9. Xúc tiến du lịch văn hóa........................................................................ 25
  • 4. 2 1.2.10. Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch.................................................. 26 1.3. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử - tỉnh Bắc Giang................................................................................. 29 1.3.1. Tầm quan trọng của du lịch văn hóa trong hoạt động du lịch phía Tây Yên Tử.............................................................................................................. 29 1.3.2. Những thuận lợi trong hoạt động du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử - tỉnh Bắc Giang......................................................................................... 30 1.3.3. Những khó khăn trong hoạt động du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử - tỉnh Bắc Giang ................................................................................................ 31 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 33 ƢƠ 2: T ỰC TR NG HO T ỘNG DU LỊ VĂ Ó Ở KHU VỰC PHÍA TÂY YÊN TỬ ( TỈNH BẮC GIANG) .................... 34 2.1. Hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử....... 34 2.1.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể ....................................................... 34 2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể................................................. 36 2.2. ác điểm du lịch văn hóa tiêu biểu.......................................................... 45 2.2.1. Chùa Vĩnh Nghiêm................................................................................ 45 2.2.2. Khu di tích và danh thắng Suối Mỡ ...................................................... 48 2.2.3. Khu bảo tồn sinh thái Đồng Thông....................................................... 51 2.3. Khảo sát thực trạng du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử...................... 54 2.3.1. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa................................................ 54 2.3.2. Nhân lực du lịch.................................................................................... 58 2.3.3. Thị trường khách du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử........................ 64 2.3.4. Sản phẩm, tour tuyến du lịch văn hóa................................................... 68 2.3.5. Tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa......................................... 70 2.3.6. Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa...................................... 73 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 76 ƢƠ 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU
  • 5. 3 QUẢ HO T ỘNG DU LỊ VĂ Ó U VỰC PHÍA TÂY YÊN TỬ ............................................................................................... 77 3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp ...................................................... 77 3.1.1. Chủ trương chính sách nhà nước.......................................................... 77 3.1.2. Căn cứ thực tiễn.................................................................................... 87 3.2. Những giải pháp phát triển du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử.............. 88 3.2.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa .................... 88 3.2.2. Giải pháp về đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật ....................... 92 3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch.................................................... 94 3.2.4. Giải pháp về thị trường du lịch............................................................. 97 3.2.5. Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa................................................ 98 3.2.6. Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch ................................. 101 3.2.7. Giải pháp về bảo tồn di sản ................................................................ 103 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 105 KẾT LUẬN ........................................................................................ 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 109 PHỤ LỤC........................................................................................... 112
  • 6. 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý ao đẳng CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CSHT ơ sở hạ tầng ại học N -CP Nghị định – Chính phủ NQ/TW Nghị quyết /Trung ương Q -SVHTTDL Quyết định – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Q -UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân QH Quốc hội QL Quốc lộ TN Tự nhiên UBND Ủy ban nhân dân UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNWTO (World Tourism Organization) Tổ chức Du lịch thế giới VHTT Văn hóa Thể thao
  • 7. 5 DANH MỤC BẢNG BIÊU Bảng 2.1: ác di tích được xếp hạng cấp quốc gia ở khu vực phía Tây Yên Tử………………………………………………………………………34 Bảng 2.2: Hiện trạng phân bổ cơ sở lưu trú tại các huyện đến tháng 4/2015………………………………………………………………………..54 Bảng 2.3: Hiện trạng chất lượng cơ sở lưu trú của khu vực phía Tây Yên Tử đến hết tháng 4/2015………………………………………………………...55 Bảng 2.4: Hiện trạng đơn vị kinh doanh lữ hành tại khu vực phía Tây Yên Tử………………………………………………………………………56 Bảng 2.5: Các lớp nghiệp vụ du lịch đã được tổ chức………………………59 Bảng 2.6: Lao động trực tiếp trong du lịch của khu vực phía Tây Yên Tử giai đoạn 2010 - 2014 ……………………………………………………………60
  • 8. 6 DANH MỤC BIỂU Ồ VÀ MÔ HÌNH Sơ đồ 1.1: Quy trình bảo tồn di sản………………………………………….27 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ trình độ lao động của khu vực Tây Yên Tử năm 2014…..61 Biểu đồ 2.2: Mục đích đi du lịch của khách du lịch đến khu vực Tây Yên Tử năm 2014.........................................................................................................66
  • 9. 7 MỞ ẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu xã hội phổ biến. Nhu cầu du lịch ngày càng tăng lên chính là lúc khách du lịch mong muốn được tìm hiểu khám phá những nét phong phú và đa dạng trong nếp sinh hoạt văn hóa của người dân tại các quốc gia, các địa phương, vùng miền khác nhau. Vì thế mà bên cạnh những loại hình như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh.... gần đây du lịch văn hóa được xem là sản phẩm du lịch đặc thù của các nước đang phát triển thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống, phong tục tín ngưỡng…để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam, khi nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc văn hóa dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị to lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển của cộng đồng xã hội. Khu vực phía Tây Yên Tử (tỉnh Bắc Giang) trải dài từ Sơn ộng, dọc theo sông Lục Nam xuống đến Yên Dũng. Dọc sườn Tây Yên Tử còn lưu lại nhiều di tích, công trình lịch sử văn hóa liên quan đến quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Hệ thống các chùa tháp, di tích lịch sử, lễ hội văn hóa cùng sự kỳ vĩ của rừng, núi trùng điệp kết hợp cùng với khu phía ông dãy Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh) đã tạo thành một quần thể danh thắng Yên Tử thống nhất, có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch. ăn cứ vào thực trạng và tính cấp bách của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử (tỉnh
  • 10. 8 Bắc iang)” nhằm tìm ra những định hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa của khu vực này trong thời gian tới, đưa du lịch văn hóa trở thành loại hình chủ đạo đem lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội cho khu vực. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ã có nhiều nghiên cứu văn hóa và du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử, ví dụ như: “Tục hát Sli với phát triển du lịch văn hóa huyện Lục Ngạn” tác giả Nguyễn Thị Phương, “Truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả Lục Ngạn – Bắc iang” tác giả Trần Duy Phương, “Tiềm năng du lịch văn hóa huyện Lục Nam” tác giả ỗ Huỳnh Bộ, Trần Văn òa, “Bảo tồn và khai thác các giá trị di sản văn hóa khu thắng cảnh Suối Mỡ” tác giả Trần Văn Lạng... Năm 2006, Bắc Giang cho ấn hành cuốn sách Dân ca Cao Lan của tác giả Ngô Văn Trụ, đã cho thấy loại hình văn hóa phi vật thể được người già, thanh niên, trẻ nhỏ, ai cũng say mê “Sịnh ca”, bởi nó không chỉ là những bài hát giao duyên của trai gái, mà còn là những bài hát ca ngợi sản xuất, hát “phụng” Thổ công và Thần Nông, hát mừng nhà mới, hát ru con, hát đố, hát ghẹo…Qua những làn điệu dân ca này, người Cao Lan có thể gửi gắm những tâm tư, tình cảm với nhau, những ước mơ, nguyện vọng của người lao động với thiên nhiên và thần linh…Mỗi khi có dịp gặp nhau, người Cao Lan hát cho nhau nghe những bài hát ca ngợi cảnh đẹp quê hương, làng bản. Những lúc lao động vất vả, mệt nhọc, họ thường cất lên tiếng hát ca ngợi tinh thần lao động, cầu chúc những mùa tươi tốt. Khi trai gái làm quen hay bén duyên nhau, họ hát những làn điệu dân ca để ngỏ ý giao duyên và hẹn ước… Năm 2011, trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa khu thắng cảnh Suối Mỡ xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, với 21 tham luận khoa học đã nêu bật hệ thống di tích thắng cảnh Suối Mỡ và đã đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy hết các giá trị của khu di
  • 11. 9 tích danh thắng này. Muốn làm được điều đó phải quảng bá du lịch một cách bền vững. Tháng 10 năm 2015, trong hội thảo khoa học Xây dựng phát triển sản phẩm du lịch Văn hóa tâm linh – Sinh thái vùng Yên Tử, với 12 tham luận khoa học đã nêu bật hệ thống các di tích khu vực Yên Tử và đã đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di tích để phát triển du lịch vùng Yên Tử nói chung cũng như du lịch Bắc Giang nói riêng ngày càng phát triển. Tuy nhiên các công trình trên chưa nghiên cứu tổng thể, toàn diện về du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử. Cùng với đó, thực tiễn hoạt động du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử hiện nay cho thấy sản phẩm du lịch ở đây còn nghèo, đơn điệu, chưa tương xứng với tiềm năng, vì thế chưa thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của du khách. Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu thấu đáo, chưa được đầu tư phát triển dẫn tới việc chưa thể thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến khu vực Tây Yên Tử. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn khi thực hiện là góp phần phát triển du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử, cũng như góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong kinh doanh du lịch của Bắc Giang nói chung. ể đạt được mục đích trên, luận văn sẽ tiến hành giải quyết các nhiệm vụ chính là: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch văn hóa như: tài nguyên du lịch nhân văn, điểm đến du lịch văn hóa, thị trường, nguồn khách...để từ đó xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, tổ chức thực hiện và quản lý chúng nhằm mục đích phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử. - Nêu ra những đề xuất góp phần phát triển du lịch văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa ở khu vực phía Tây Yên Tử.
  • 12. 10 4. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn ối tượng nghiên cứu của luận văn là các điều kiện phát triển du lịch văn hóa; iện trạng hoạt động du lịch văn hóa; ác tổ chức, quản lý, cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch văn hóa. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Giới hạn không gian nghiên cứu gồm toàn bộ bốn huyện khu vực Tây Yên Tử (Bắc Giang): huyện Yên Dũng, huyện Lục Ngạn, Huyện Lục Nam, huyện Sơn ộng. - Phạm vi về thời gian: số liệu, tài liệu sẽ thu thập từ thời điểm năm 2010 đến nay, các định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của khu vực Tây Yên Tử và các giải pháp được đưa ra trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin - Phương pháp nghiên cứu thực địa - Phương pháp điều tra xã hội học - Phương pháp bản đồ, biểu đồ Luận văn cũng sử dụng các tài liệu thứ cấp, các nguồn thông tin từ các sở, ban ngành, thư viện, các tổ chức hiệp hội khoa học lớn, các diễn đàn chuyên môn để làm cơ sở cho việc nghiên cứu của mình 6. óng góp của luận văn - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa - Hệ thống hóa giá trị nguồn tài nguyên du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử. - ưa ra những nhận định đánh giá thực trạng của du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử. - ề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử.
  • 13. 11 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn chia làm 3 chương: hương 1: ơ sở lý luận về phát triển du lịch văn hóa hương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở khu vực phía Tây Yên Tử (tỉnh Bắc Giang) hương 3: Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử
  • 14. 12 ƢƠ 1: Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊ VĂ Ó 1.1. Những căn cứ xác định khu vực Tây Yên Tử 1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử Núi Yên Tử nằm trên cánh cung ông Triều, ôm gọn vùng ông Bắc. Sườn ông Yên Tử chủ yếu thuộc tỉnh Quảng Ninh, sườn Tây Yên Tử thuộc các huyện Yến Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn ộng tỉnh Bắc Giang. Từ xa xưa, Yên Tử đã được các nhà địa lý cổ phương ông ghi nhận là một trong những nơi phúc địa của Giao Châu. Nơi tích tụ khí thiêng sông núi, nơi trời đất giao hòa, giúp con người thoát tục để đến với một không gian thanh tịnh. Yên Tử còn được biết đến là một trong những trung tâm Phật giáo hàng đầu của cả nước, gắn liền với vai trò của đức vua Trần Nhân Tông, người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm, dòng thiền nổi tiếng của quốc gia ại Việt. Ngày này, Yên Tử là một quần thể di tích với nhiều kiến trúc cổ có giá trị lịch sử văn hóa, được xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Về địa lý, Yên Tử là dãy núi thấp, thuộc hệ thống cánh cung ông Triều, một vùng địa chất được hình thành từ kỷ ệ tứ, với các loại đá gốc như sa thạch, sỏi kết sạn và phù sa cổ… Cánh cung ông Triều chạy từ Quảng Ninh qua ải Dương và Bắc Giang, án ngữ bên bờ tả sông Lục Nam. ộ cao, thế núi của từng ngọn cũng rất phong phú. Ở sơn phận này có các mạch núi chính như: Lôi Âm (tức Yên Tử), Phật Sơn, Am Ni, Chúng Sơn, Thanh Mai, Bác Mã, Côn Sơn, uyền inh, Tượng Sơn, Khám Lạng… ỉnh cao nhất của dãy Yên Tử là ngọn Lôi Âm (khoảng 1200m so với mực nước biển). Tiếp theo là ngọn Phú Lâm của núi Phật Sơn (khoảng 1000m). Trong các mạch núi này có hai loại thảm thực vật nguyên sinh là thảm thực vật rừng nhiều tầng và thảm thực vật rừng xavan khô hạn. ịa hình, địa chất phức tạp của khu vực đã kiến tạo nên các cảnh quan kỳ vĩ như: thác Ngự Dội, thác Vàng, thác Bạc, cổng Trời, đường Tùng, rừng trúc, đỉnh núi Yên Tử…
  • 15. 13 Khu vực Yên Tử có tổng diện tích tự nhiên khoảng 2686ha. Trong đó có 1736ha rừng tự nhiên, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ông Bắc, nơi còn bảo tồn được nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Xen kẽ với thiên nhiên là hệ thống chùa, am, tháp… Ven lối dẫn lên các chùa, am, tháp thường trồng rất nhiều tùng. Trong khu vực này hiện còn khoảng hơn 200 cây tùng đại thụ, thuộc 4 nhóm quý hiếm, được trồng cách đây khoảng 700 năm. Ngoài đường tùng cổ thụ, rừng trúc ở đây cũng đã nổi tiếng từ ngàn xưa... Trúc là sản phẩm độc đáo của Yên Tử, tượng trưng cho sức sống dẻo dai, vẻ đẹp thanh bạch và tao nhã của tạo hóa. Có lẽ, đó cũng chính là lý do mà Trần Nhân Tông đã chọn nơi đây để tu hành, lấy tên là rừng trúc (Trúc Lâm), để đặt tên cho dòng thiền do ông sáng lập. Trong vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ, núi rừng gắn với cõi Thiền xưa, nơi phát tích của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây còn in đậm dấu tích lịch sử và di tích văn hóa gắn với sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm và hệ thống lăng mộ các vua Trần. Từ khi hình thành, trải qua nhiều năm tháng, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ngày càng thu hút được nhiều phật tử, có lúc lên tới 1.500 người, nên việc xây dựng những chùa, miếu, am, thiền viện để phục vụ sinh hoạt tôn giáo được xây cất ở nhiều nơi. Tuy nhiên do thời gian xây dựng cách đây quá lâu (thế kỷ XIII và XIV) lại thêm thiên nhiên khắc nghiệt, nên những di sản này chỉ còn lại dấu tích. Mặc dù vậy, nó đã minh chứng cho sự hiện hữu của một chốn Tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. iện nay, hệ thống chùa, miếu, am, thiền viện phân bố ở không gian Yên Tử: Tỉnh Quảng Ninh: Chùa ồng trên đỉnh cao nhất Yên Tử, chùa Bảo Sái, chùa Một Mái, chùa Tiêu, chùa Hoa Yên, Ngự Dược am, Tử Tiêu am, Thạch Thất Ngộ Ngữ viện, chùa Long ộng, chùa iải Oan, chùa Lân, chùa Tú Lâm, chùa Quan Âm, chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngũ ài Sơn, Chùa Bắc Mã.
  • 16. 14 Tỉnh Bắc Giang: chùa Vĩnh Nghiêm, chùa ồ Bấc, chùa Bình Long, chùa Cao, chùa Hang Non, chùa Hòn Tháp, chùa Yên Mã, chùa AmVãi, chùa ồng Vành, chùa hỉ Tác. Tỉnh ải Dƣơng: ền, chùa Côn Sơn – Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai, chùa Thời Lời, Ngũ ài, á Bạc, chùa Dạo, chùa Kỳ Lân,.. Có thể thấy Tây Yên Tử (Bắc Giang) là một phần quan trọng trong sự hình thành và phát triển của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Trong đó Bắc Giang, Quảng Ninh, ải Dương còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quan trọng và độc đáo của Thiền Phái Trúc Lâm minh chứng những giá trị văn hóa tinh thần từng ngự trị ở nơi đây. Theo tài liệu của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, vùng Tây Yên Tử trải dài qua 4 huyện: Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn ộng. Trừ huyện Yên Dũng là vùng trung du, 3 huyện còn lại đều là các huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang. Các huyện này nằm ở phía ông của tỉnh, có các tuyến giao thông là quốc lộ 1A, quốc lộ 31, quốc lộ 279… chạy qua. ịa bàn 4 huyện này tiếp giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tuy là địa bàn miền núi, song Tây Yên Tử nằm trong vùng có điều kiện khá thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các huyện trong tỉnh, các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, giao lưu với Trung Quốc qua cửa khẩu của các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn. ây là vùng có 13 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Dao, Sán Chí. ồng bào các dân tộc trong vùng đa số vẫn còn giữ được nhiều nét sinh hoạt truyền thống trong đời sống văn hóa, tập quán sản xuất… tạo nên sự đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử với hàng nghìn loài động thực vật quý hiếm được quy hoạch diện tích rộng, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp. Khá gần với Hà Nội, ải Phòng, khu di tích Yên Tử tỉnh Quảng Ninh, có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
  • 17. 15 Trong vùng có khá nhiều con sông chảy qua, nhất là huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Dũng. Với 3 con sông lớn là: sông Thương, sông ầu và sông Lục Nam, chiều dài chừng 130km, các con sông này có lượng nước dồi dào quanh năm, không chỉ cung cấp nước tưới cho nông nghiệp mà còn phục vụ việc đi lại, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa, thông thương hàng hóa, phát triển du lịch từ xưa đến nay và mai sau. ệ thống đê bao của các con sông này khá vững chắc đã ngăn được những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống dân sinh và sản xuất. Rừng trong khu vực chiếm khoảng trên 60% diện tích. Trong đó chủ yếu diện tích rừng đặc dụng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử và một phần là rừng trồng kinh tế. Thảm thực vật rừng ở đây vẫn còn có độ che phủ lớn, chủ yếu là các loại cây bản địa và các loại gỗ quý như: lim, lát, pơmu, dẻ… ệ thống di tích Tây Yên Tử cơ bản được xây dựng dưới thời Lý – Trần. Thời kỳ đầu, các nhà tu hành thường áp dụng phương pháp thiền định khổ hạnh, tìm những nơi núi cao, cảnh đẹp mà hoang vắng để lập am, dựng chùa tu hành. Ngoài ra còn có những di sản văn hóa phi vật thể khác liên quan như: lễ hội, truyền thuyết, phong tục tập quán, tri thức dân gian, thi ca và di sản Hán – Nôm khác… Khu vực Tây Yên Tử tập trung khá đa dạng các di tích văn hóa. Chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng) là thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, chốn đào luyện tăng đồ Phật giáo, do Trần Nhân Tông tạo dựng, là nơi khởi đầu của hành trình Tây Yên Tử. Chùa Hòn Tháp (xã ẩm Lý, huyện Lục Nam) xây dựng từ thời Trần TK XIII-XIV, chùa trong núi, kề khe suối hạ nguồn Vực Rêu, có thác nước. Trên đường đi Yên Tử, đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đã từng cư ngụ tại đây. Chùa Yên Mã (xã ẩm Lý, huyện Lục Nam) do Pháp Loa thiền sư và các tăng ni tạo dựng. Chùa Non, chùa Cao, đền Thượng, đền Trung, đền ạ (xã Khám Lạng, huyện Lục Nam) có từ thời Trần, nằm trên núi Khám Lạng, gắn liền với nhiều tích lạ có liên quan đến Phật giáo
  • 18. 16 theo lối tu hành khổ hạnh (dấu chân Phật). Chùa Bình Long (xã uyền Sơn, huyện Lục Nam) gồm núi uyền inh, núi Hòn Chùa có từ thời Lý, Trần. iện chỉ là phế tích với một số di vật đá, chữ khắc trên vách đá. Thắng cảnh suối Mỡ, hồ Bấc (xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam) là thắng cảnh suối, thác, gắn với hệ thống đền, chùa. Thắng cảnh suối nước Vàng (xã Lục Sơn, huyện Lục Nam) là thắng cảnh gắn với chùa ồng Vàng, nơi sinh sống của dân tộc Dao, Thanh Phán. Chùa Am Vãi (xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn) xây dựng thời Lý, Trần. iện nay, cảnh quan di tích đang được đầu tư, tôn tạo. Khu ồng Thông (xã Thanh Sơn, Sơn ộng) là nơi sinh hoạt văn hóa của dân tộc Dao… 1.1.2. Những căn cứ pháp lý Trong giai đoạn đầu xây dựng các định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch văn hóa, vai trò của Nhà nước có một vị trí quan trọng. Với ý nghĩa này, từ những ý tưởng của các nhà khoa học, nhà quản lý tỉnh Bắc Giang đã đề xuất với Chính Phủ về những giá trị di sản ở khu vực Bắc Giang liên quan đến các giá trị di sản văn hóa ở vùng Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh. Những đề xuất của tỉnh Bắc Giang đã được Chính phủ quan tâm và cho phép quy hoạch bảo tồn các di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử. ược thể hiện ở các văn bản sau: - Thông báo số 162/TB-VPCP ngày 14/6/2010 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, về việc cho phép tỉnh Bắc Giang lập quy hoạch di tích và danh thắng Tây Yên Tử. - Quyết định số 855/Q -UBND ngày 08/6/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu du lịch sinh thái Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang. - Quyết định số 223/Q -UBND ngày 20/6/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang, về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch vùng bảo tồn tổng thể di tích và
  • 19. 17 danh thắng Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang. - Quyết định số 105/Q -UBND ngày 29/01/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang, về việc phê duyệt quy hoạch vùng bảo tồn tổng thể hệ thống di tích và danh thắng Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang. 1.2. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa 1.2.1. Du lịch văn hóa Theo khảo sát đánh giá của chuyên gia Tổ chức Du lịch Thế giới, trong những năm gần đây, tại hầu hết các quốc gia, điểm đến, đặc biệt là những nước có ngành du lịch đang phát triển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang từng bước điều chỉnh định hướng chiến lược sản phẩm, tập trung quan tâm đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển và quảng bá xúc tiến du lịch văn hóa, một loại hình sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn và tính trường tồn cao, đó là nhân tố thiết yếu góp phần đáng kể cho sự nghiệp phát triển bền vững. “Du lịch văn hóa là loại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các công trình văn hóa cổ kim”1 Theo Luật Du lịch, “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. Hoặc “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa trên cơ sở khai thác các giá rị di sản văn hóa dân tộc và được tổ chức một cách có văn hóa”2 . Như vậy, du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà điểm đến là các địa chỉ văn hóa, dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng...để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và khắp nơi trên thế giới. 1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hoá 1 Trần Thúy Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb ại học Quốc gia Hà Nội, tr22. 2 Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – một công cụ bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trường du lịch, Tổng cục Du lịch
  • 20. 18 Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội. Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Theo Luật Du lịch Việt Nam, Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. Tài nguyên du lịch văn hóa là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch. Hiểu theo cách này thì các thành tố văn hóa được xếp vào dạng tài nguyên du lịch văn hóa như truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian...và đây cũng là nguồn tài nguyên hết sức độc đáo trong du lịch. Tuy nhiên, tài nguyên văn hóa được chia ra làm hai loại cơ bản là tài nguyên văn hóa vật thể thì tồn tại dưới dạng hữu hình mà con người có thể thấy và chạm vào được như các công trình kiến trúc, hàng thủ công, các công cụ...; còn tài nguyên văn hóa phi vật thể thì tồn tại ở dạng vô hình, không hiện hữu trong không gian con người chỉ có thể cảm nhận thông qua các giác quan như lễ hội, các loại hình nghệ thuật, giao tiếp, ứng xử... ể phát triển du lịch văn hóa thì cần có tài nguyên du lịch văn hóa, đây là yếu tố quyết định. Tài nguyên du lịch văn hóa với những đặc điểm kỳ diệu, đa dạng, độc đáo sẽ ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch đến thăm quan nhằm thỏa mãn trí tò mò cũng như đáp ứng phần nào lòng mong muốn hiểu biết sâu rộng về cái hay, cái đẹp của mỗi vùng, mỗi địa phương. 1.2.3. Điểm đến du lịch văn hóa
  • 21. 19 Theo M.Buchvarov (1982) điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị du lịch gồm 5 cấp: điểm du lịch – hạt nhân du lịch – tiểu vùng du lịch – á vùng du lịch – vùng du lịch. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ, “là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa – lịch sử hoặc kinh tế xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ.”3 “ iểm đến du lịch là một thành phố, thị xã, khu vực mà có sự phụ thuộc đáng kể vào nguồn lợi nhuận thu được từ du lịch. Nó có thể chứa một hoặc nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn”.4 iểm đến du lịch chính là sự kết hợp các yếu tố vật chất và tinh thần, nhằm cung cấp cho du khách khi lưu trú và dừng chân tham quan tại một điểm du lịch của địa phương, làm bàn đạp cho sự tăng trưởng và phát triển du lịch của một điểm đến, tạo được bản sắc hấp dẫn, đủ để cạnh tranh, đó không chỉ là lời phản ánh, một lời hứa kinh nghiệm của điểm đến mà còn chứng minh khả năng đáp ứng các dịch vụ của điểm đến du lịch. Như vậy, điểm đến du lịch văn hóa là nơi có tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn, có khả năng thu hút và thỏa mãn các yêu cầu của du khách về du lịch văn hóa như: những di tích văn hóa lịch sử, những danh thắng, các công trình cổ đại và đương đại, các cổ vật, những giá trị văn hóa phi vật thể, truyền miệng, phong tục tập quán, ứng xử, các lễ hội, làng nghề, nghệ thuật ẩm thực, những tác phẩm văn học, nhạc họa, thơ ca, những sự kiện, những hoạt động văn hóa, thể thao, khoa học, kinh tế, xã hội... 1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa Muốn khai thác tài nguyên du lịch thì phải có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đi kèm. ơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là yếu tố đảm bảo điều kiện thuận lợi cho du khách trong quá trình tham quan tìm hiểu về tài nguyên du lịch, 3 Nguyễn Minh Tuệ và đồng sự (1999), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.113 4 http://en.wikipedia.org/wiki/Tourist destination
  • 22. 20 góp phần quyết định đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh tế của điểm đến du lịch văn hóa. Hiểu theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch được xem là toàn bộ cơ sở hạ tầng, phương tiện, vật chất và kỹ thuật tham gia vào hoạt động du lịch. Bao gồm cả cơ sở vật chất của bản thân ngành du lịch như nhà hàng, khách sạn, hệ thống điện, nước, vệ sinh phục vụ tại điểm du lịch và cơ sở vật chất của các ngành kinh tế khác có liên quan như: mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước của vùng... Hiểu theo nghĩa hẹp, thì cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch là toàn bộ những cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật được các nhà làm du lịch đầu tư xây dựng để phục vụ cho hoạt động du lịch như nhà hàng, khách sạn, đường giao thông nội bộ trong khu, điểm du lịch, công trình điện nước tại khu điểm du lịch, các khu vui chơi giải trí, phương tiện giao thông, camping, và các công trình bổ trợ khác gắn liền với hoạt động du lịch. Theo hai cách hiểu trên, cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch là toàn bộ các cơ sở vật chất của bản thân ngành du lịch và cả cơ sở hạ tầng của các ngành nghề khác có liên quan đến hoạt động du lịch. ơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển du lịch của một địa phương hay một quốc gia. Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa là toàn bộ các cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm du lịch văn hóa và cơ sở hạ tầng của ngành nghề khác tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa như: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, các công trình cung cấp điện nước, cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú, các cửa hàng, khu giải trí, thể thao, cơ sở y tế, trạm xăng dầu, nhà ga, bến cảng...phục vụ trực tiếp cho du khách đến tham quan tìm hiểu du lịch văn hóa. 1.2.5. Sản phẩm du lịch văn hóa Văn hóa có ý nghĩa quyết định trong các mối quan hệ giữa các cá nhân và cộng đồng, giữa các quốc gia trên thế giới. Trong nền kinh tế tri thức, mọi
  • 23. 21 sản phẩm đều chứa đựng hàm lượng trí tuệ và hàm lượng văn hóa cao. Do vậy có thể nói mỗi sản phẩm do con người tạo ra trong giai đoạn hiện nay đều là một sản phẩm văn hóa. Từ đó cho thấy, các sản phẩm du lịch đều phải là những sản phẩm văn hóa. Theo Tiến sĩ Dương Văn Sáu thì “Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế; đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa, đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch”. Sản phẩm văn hóa chỉ biến thành sản phẩm du lịch khi nó tham gia vào các quá trình hoạt động kinh doanh du lịch, phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách du lịch. Khi đó, nó được gọi tên là sản phẩm du lịch văn hóa, trở thành một yếu tố hợp thành của các chương trình du lịch văn hóa để thỏa mãn nhu cầu của du khách tham gia loại hình du lịch này. Có xuất xứ từ sản phẩm văn hóa, nhưng sản phẩm du lịch văn hóa mang nhiều đặc trưng của sản phẩm du lịch. húng đã trở thành hàng hóa phục vụ kinh doanh, đem lại lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, từ thực tế của hoạt động kinh doanh du lịch cho thấy, tất cả các sản phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hóa nhưng không phải sản phẩm văn hóa nào cũng trở thành sản phẩm du lịch. Như vậy, sản phẩm du lịch văn hóa là là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch văn hóa trong chuyến đi du lịch. Tuy nhiên, nếu xem sản phẩm du lịch chỉ là dịch vụ thì mới chỉ chú ý đến sự tham gia của yếu tố chủ thể là con người, người phục vụ nhu cầu của du khách, hay các hình thức phục vụ nhu cầu của du khách. Sản phẩm du lịch bắt buộc phải cần đối tượng khách thể, nằm ngoài người phục vụ, hay hình thức dịch vụ, chi phối nhu cầu của du khách, để có khả năng và hình thức
  • 24. 22 phục vụ thích hợp, đó là tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch nào thì dịch vụ du lịch ấy, sản phẩm du lịch ấy. Không có tài nguyên du lịch thì không có sản phẩm du lịch. Vì vậy, sản phẩm du lịch phải là sự kết hợp giữa toàn bộ các loại tài nguyên du lịch và toàn bộ các loại dịch vụ du lich thích hợp nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức, khám phá, trải nghiệm về những điều khác biệt, mới lạ của du khách. Sản phẩm du lịch văn hóa phải là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch văn hóa và các dịch vụ du lịch văn hóa thích hợp phục vụ nhu cầu thưởng thức, khám phá, trải nghiệm của du khách về những điều khác biệt, mới lạ của các nền văn hóa khác nhau.5 1.2.6. Khách du lịch “Du khách là những người từ nơi khác đến với (hoặc kèm theo) mục đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hay vô hình của thiên nhiên hoặc cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là những người sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống...6 Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế (Luật Du lịch, chương 4, điều 34): - Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đu du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. - Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. 1.2.7. Nhân lực trong du lịch văn hóa Nguồn nhân lực được hiểu là tất ca người lao động làm việc trong một tổ chức, bao gồm trí lực và thể lực. Nguồn nhân lực luôn được xem là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả công việc. 5 Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng. Những vấn đề lý luận. ề tài khoa học trọng điểm nhóm , ại học Quốc gia Hà Nội. 6 Trần ức Thanh (2005), Nhập môn Khoa học Du lịch, Nxb ại học Quốc gia Hà Nội, tr20.
  • 25. 23 Nguồn nhân lực trong du lịch hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ đội ngũ lao động làm việc có liên quan đến lĩnh vực du lịch. Bao gồm cả nguồn nhân lực thường xuyên và nguồn nhân lực không thường xuyên như nhân viên quản lý nhà nước về du lich, quản lý trong các doanh nghiệp du lịch, nhân viên nhà hàng, khách sạn, bán vé tại các điểm du lịch, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên y tế, ngân hàng, hàng không... Hiểu theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực du lịch là đội ngũ nhân viên làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các khu, điểm du lịch... Do vậy, nguồn nhân lực trong du lịch văn hóa là toàn bộ những người trực tiếp và gián tiếp làm việc có liên quan đến du lịch văn hóa. ội ngũ này có vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch, đến ấn tượng về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam, ảnh hưởng đến hiệu quả cạnh tranh cũng như khả năng hội nhập và cạnh tranh quốc tế. 1.2.8. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa Ngành kinh doanh du lịch giống như một cơ thể sống và luôn đòi hỏi sự quản lý sáng tạo để duy trì và phát triển. Việc thành công hay thất bại của ngành Du lịch cũng như nhu cầu nền kinh tế của một nước phụ thuộc hoàn toàn vào việc xây dựng một cách sáng tạo những chính sách thích hợp với điều kiện và trình độ phát triển của đất nước. Do vậy, vấn đề quản lý Nhà nước đối với du lịch là một vấn đề cần thiết được đặt lên hàng đầu. Công tác tổ chức quản lý du lịch văn hóa và quản lý di sản nhằm mục đích khai thác, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa trong du lịch theo hướng bền vững. ăn cứ vào Luật Du lịch quy định nội dung quản lý nhà nước về du lịch, có thể suy ra công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, của các cấp chính quyền địa phương cũng như của chính các đơn vị, công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Mỗi cơ quan sẽ có chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong
  • 26. 24 công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: - Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch văn hóa. - Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm về tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch văn hóa. - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch văn hóa. - Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch văn hóa; nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ. - Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch văn hóa, xác định tuyến du lịch văn hóa, điểm du lịch văn hóa... - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của cac cơ quan nhà nước trong việc quản lý du lịch văn hóa. - Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch văn hóa. - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch văn hóa. Đối với chính quyền địa phương: Ủy ban nhan dân tỉnh, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại địa phương; cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch văn hóa phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội vệ sinh môi trường tại khu du lịch văn hóa, điểm du lịch văn hóa, tuyến du lịch văn hóa... Đối với cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch: Thực hiện các hoạt động của đơn vị, tuân thủ các quy đinh của nhà nước và sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, như quy đinh về khai thác tài nguyên du lịch văn hóa, kinh doanh du lịch văn
  • 27. 25 hóa, quy định về đóng góp cho mục đích bảo tồn di sản văn hóa... 1.2.9. Xúc tiến du lịch văn hóa Như chúng ta đã biết, nhu cầu du lịch không phải là nhu cầu thiết yếu của con người, nó được xem là nhu cầu thứ hai, sau khi đã đủ ăn, ở, mặc và có phương tiện đi lại…. Vì thế, nó sẽ dễ bị thay đổi nếu không có sự tác động mạnh mẽ của tuyên truyền, quảng cáo du lịch lên động cơ đi du lịch, thì người có nhu cầu về du lịch dễ chuyển hóa sang nhu cầu khác như: mua sắm hàng hóa hoặc dùng để tiết kiệm…. Mặt khác, khi có cùng một nhu cầu về đi du lịch, nhưng con người dễ thay đổi nơi đến về du lịch, do sự tác động mạnh mẽ của tuyên truyền, quảng cáo. Vì vậy, tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch được xem như một biện pháp hữu hiệu để cạnh tranh thu hút nguồn khách. Luật Du lịch 2005 quy định các hình thức và nội dung xúc tiến du lịch bao gồm: - Các hình thức xúc tiến du lịch là: (chương 7, điều 37) + Tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài; + Xây dựng các sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch; + Công bố các sản phẩm du lịch mới; + Khảo sát điểm đến; + Tổ chức và thực hiện các chương trình, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm, hoạt động thông tin du lịch (ở trong nước và nước ngoài) của quốc gia, khu vực và địa phương; + Hợp tác quốc tế về xúc tiến du lịch + Lập văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài + Các hình thức xúc tiến du lịch khác.
  • 28. 26 - Nội dung xúc tiến là: (chương 7, điều 38) + Tuyên truyền, quảng bá về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam về các doanh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hóa, về các khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch, về tiềm năng, thế mạnh về du lịch của cả nước, nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn; + Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong nước và nước ngoài, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia, xây dựng, quảng bá các sản phẩm du lịch. + Xây dựng các tiêu chí và tổ chức việc trao tặng các danh hiệu du lịch quốc gia cho các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực kinh doanh du lịch; + Kết hợp với xúc tiến đầu tư, thương mại, giao lưu văn hóa và các lĩnh vực khác nhằm xúc tiến du lịch ở trong nước va nước ngoài; + Các nội dung xúc tiến du lịch khác. Như vậy, xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá trong du lịch văn hóa là tranh thủ mọi cơ hội có thể để quảng bá hình ảnh du lịch văn hóa đến với thị trường du lịch trong và ngoài nước. 1.2.10. Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác, du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. ứng ở góc độ này, các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia luôn phải đối mặt với một bài toán khó là giải quyết hài hóa mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế với giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, di sản văn hóa. Bởi vậy, việc bảo tồn, khôi phục, gìn giữ những
  • 29. 27 tài sản quý báu đó vừa là nhu cầu tự thân, vừa là yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động du lịch và được tiến hành theo quy trình cụ thể như sau7 : Sơ đồ 1.2. Quy trình bảo tồn di sản Nhận diện di sản Nghiên cứu và kiểm kê di sản Xây dựng chính sách bảo tồn Chỉ định cơ quan bảo tồn Trùng tu, tôn tạo và phát triển Quản lý và quảng bá di sản - Nhận diện di sản: là bước nhận xét, xác định khoanh vùng di sản, chứng minh các đặc điểm, đặc tính cần được quan tâm của di sản. - Nghiên cứu và kiểm kê di sản: là bước xác định và phân loại các đặc điểm của di sản được nêu ở bước 1. Công việc này thông thường sẽ nghiên cứu những ý nghĩa về lịch sử, sinh thái, khảo cổ học để tìm ra giá trị văn hóa và quy mô của di sản; đồng thời xác định những điều kiện bắt buộc đối với thực tiễn quản lý di sản đó. - Xây dựng chính sách bảo tồn: ở bước này, mục đích của việc bảo tồn cũng nhu khung chương trình bảo tồn được thiết lập. Nội dung trên phụ thuộc rất nhiều vào giá trị văn hóa của di sản và những quy định bắt buộc trong 7 Dallen J. Timothy, Stephen W. Boyd (2003), Heritage tourism, Prentice Hall, tr.107.
  • 30. 28 quản lý di sản đó. - Chỉ định cơ quan bảo tồn di sản: Xác định cơ quan tổ chức thực hiện công tác bảo tồn di sản theo các quy định của Luật Di sản. ơ quan được xác định sẽ có một phần hay toàn bộ trách nhiệm huy động nguồn vốn cho bảo tồn. Nếu di sản là sở hữu của cá nhân hay tổ chức khác với cơ quan đang có trách nhiệm triển khai thì cần mua lại di sản từ các tổ chức hay cá nhân đó. - Trùng tu, tôn tạo và phát triển: bước này chú trọng tới các công việc cụ thể, như là trùng tu, tôn tạo, làm mới, đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cho di sản. Trong nhiều trường hợp, công việc cấp bách nhất là tu tạo lại các công trình kiến trúc đang bị hư hỏng nặng và hạn chế sự xuống cấp của các công trình. - Quản lý và quảng bá di sản: đây là bước cuối cùng của công tác bảo tồn di sản, đặt ra yêu cầu phải tiếp tục giám sát, theo dõi và đánh giá di sản. Ở bước này phải quan tâm tới tốc độ tăng lên của số lượng du khách tới di sản và mục đích hướng tới của việc quảng bá di sản. Trong hoạt động du lịch văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa không phải là công việc của riêng ai, mà là trách nhiệm chung của cả 4 thành phần tham gia cấu thành hoạt động du lịch: + ơ quan quản lý du lịch: là cơ quan xây dựng các văn bản quy phạm về bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch làm chế tài quản lý các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch. Xây dựng các chương trình giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh du lịch và cư dân địa phương về bảo tồn di sản. Hiện nay ở nước ta đã có các văn bản pháp luật để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho việc thực hiện công tác bảo tồn di sản trong hoạt động du lịch như: Luật Di sản Văn hóa 28/2001/QH10, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 32/2009/Q 12, Nghị định 98/2010/N – CP, Luật Du lịch 44/2005/QH11...
  • 31. 29 + ơn vị cung ứng du lịch: có trách nhiệm thực hiện những quy định của cơ quan quản lý về bảo tồn di sản cũng nhu đóng góp vào nguồn quỹ bảo tồn, trùng tu di sản văn hóa trong quá trình khai thác du lịch. + Khách du lịch: thực hiện những quy định của điểm đến về bảo vệ môi trường, gìn giữ di sản. óng góp vào quỹ bảo tồn di sản. + ư dân địa phương: là chủ nhân của các di sản văn hóa nên họ cần nhận thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống đối với sự phát triển du lịch; từ đó có những hành động cụ thể trong bảo tồn. 1.3. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử - tỉnh Bắc Giang 1.3.1. Tầm quan trọng của du lịch văn hóa trong hoạt động du lịch phía Tây Yên Tử Khu vực Tây Yên Tử nói riêng, Bắc Bộ nói chung được coi là vùng đất hướng đạo cho cả nước về văn hóa. Mật độ lễ hội dày đặc, các giá trị nổi trội của di sản văn hóa, sự cuốn hút về ẩm thực, sự yên tĩnh của làng quê, sự đa dạng văn hóa của các tộc người…là những lý do mang tính quyết định trong việc hình thành và xây dựng loại hình du lịch văn hóa trở thành loại hình quan trọng và chủ yếu. Trên phương diện lý luận và thực tế, con người – với tư cách là chủ thể văn hóa, ở đây cụ thể là cư dân khu vực Tây Yên Tử không thể quyết định cuộc sống của mình về mọi mặt, trong đó có du lịch với tư cách là một ngành kinh tế có đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương mà không tính đến yếu tố đầu tiên là địa lý tự nhiên của vùng đất mình sinh sống. Tất yếu họ phải nương theo những đặc điểm địa lý mang chất thuộc tính riêng Tây Yên Tử để xây dựng các nội dung cuộc sống, xây dựng kế hoạch phát triển du lịch tương thích với tự nhiên ấy. Nếu Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, nơi lưu giữ xá lị sau khi viên tịch, thì Tây Yên Tử là con đường hoằng dương phật pháp của Ngài. Nơi đây gồm nhiều di tích được phân bố dọc theo
  • 32. 30 tuyến đường 293. Khu di tích, danh thắng Tây Yên Tử thuộc quần thể di tích Phật giáo Yên Tử nằm trong vùng đất địa linh, có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ. Vị trí địa lý với núi cao, rừng rậm, thiên nhiên kỳ thú, hội tụ khí thiêng rất phù hợp với việc dựng chùa, tu thiền, giác ngộ đạo pháp xứng đáng là vùng đất linh thiêng, là chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm, tiêu biểu cho bản sắc văn hóa và ý thức độc lập tự chủ của dân tộc. Với đặc điểm quan trọng về nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và các yếu tố mang tính chất “sinh”, “dưỡng” cho nguồn tài nguyên ấy như hệ thống lễ hội, các di sản (đình, chùa, tư liệu ký ức, các làn điệu dân ca…), những điểm linh thiêng về mặt tâm linh, một số làng nghề có lịch sử lâu đời tạo thành tiền đề trong lộ trình phát triển du lịch của khu vực phía Tây Yên Tử. Có những khu vực, địa phương khác trên cùng một vùng văn hóa – du lịch Bắc Bộ như khu vực Tây Yên Tử nhưng do những điều kiện khác về tự nhiên cũng như về văn hóa xã hội mà du lịch văn hóa sẽ không phải là lựa chọn thích hợp. Với những lý do riêng biệt về tự nhiên –xã hội thì du lịch văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc dùng doanh thu từ loại hình du lịch này để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của địa phương. 1.3.2. Những thuận lợi trong hoạt động du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử - tỉnh Bắc Giang Tây Yên Tử nằm trong vùng đất địa linh, có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ với núi cao, rừng rậm, thiên nhiên kỳ thú, hội tụ khí thiêng, là chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm, tiêu biểu cho bản sắc văn hóa và ý thức độc lập tự chủ của dân tộc. Là miền đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng với địa hình có sông núi xen cài hài hoà từ miền thượng du đến hạ nguồn con sông Lục. Ở đâu có núi là ở đó có sông, có suối phong thuỷ giao hoà. Núi ở Lục Nam hùng vĩ xanh thẫm bốn mùa cây lá. Con sông Lục hiền hoà được tiếp nhựa sống dồi dào từ muôn vàn suối khe. Sông Lục Nam được tôn vinh là
  • 33. 31 con sông đẹp hàng đầu trên đất Việt. Khu vực Tây Yên Tử cách trung tâm thành phố Bắc Giang 87 km và Thành phố Hà Nội 130 km về phía Tây, phía Bắc và ông giáp Lạng Sơn, phía Nam giáp Hải Dương và Quảng Ninh, đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng chương trình du lịch có lưu trú qua đêm. Hiện, dọc sườn Tây Yên Tử còn lưu lại nhiều các di tích, công trình lịch sử văn hóa liên quan đến quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhất là vào thời Lý - Trần trải dài từ Sơn ộng dọc theo sông Lục Nam xuống đến Yên Dũng. Qua khảo sát bước đầu đã thống kê trên 130 di tích lớn nhỏ nằm trong khu vực Tây Yên Tử, tỉnh Bắc iang đã lập hồ sơ đề nghị và công nhận 26 điểm di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia. Với hệ thống các chùa tháp, di tích cùng sự kỳ vĩ của rừng, núi trùng điệp, thảm thực vật và nhiều loài động vật phong phú đã tạo cho nơi đây tiềm năng, cùng với khu phía ông dãy Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh) kết nối tạo thành một quần thể danh thắng Yên Tử thống nhất, tạo điều kiện cho phát triển du lịch, phát huy giá trị các di sản văn hóa mà cha ông chúng ta đã để lại. Lực lượng lao động trẻ, cần cù, linh hoạt là yếu tố tích cực trong phát triển dịch vụ du lịch. ơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đang từng bước được cải thiện; đời sống, thu nhập và điều kiện làm việc của nhân dân được nâng cao, nhu cầu giao lưu văn hóa ngày càng tăng là cơ hội cho phát triển du lịch ở khu vực Tây Yên Tử. ây là những yếu tố thuận lợi về tự nhiên và xã hội để thực hiện hoạt động du lịch văn hóa trên cơ sở xây dựng và tổ chức hợp lý. 1.3.3. Những khó khăn trong hoạt động du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử - tỉnh Bắc Giang Bên cạnh những thuận lợi, khu vực Tây Yên Tử cũng có những khó khăn nhất định trong hoạt động du lịch văn hóa. Tài nguyên du lịch phong phú song số lượng di sản văn hóa có quy mô
  • 34. 32 lớn không nhiều. Kết cấu hạ tầng hạn chế, chưa đồng bộ, giao thông nối các điểm du lịch trong tỉnh chưa được hoàn thiện, nhiều nơi đường sá chưa thuận tiện, khổ đường hẹp, chất lượng kém dẫn tới khả năng tiếp cận điểm đến du lịch còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở thành phố và các huyện, chủ yếu là của các hộ tư nhân, kiến thức về quản lý, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, nhân viên phục vụ hầu như chưa qua các lớp đào tạo cơ bản, quy mô kinh doanh nhỏ, trang thiết bị ở một số cơ sở chỉ đạt ở mức tối thiểu. ác cơ sở này chỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ tạm, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. a số các cơ sở lưu trú du lịch chưa có dịch vụ ăn uống, cũng như các dịch vụ khác đi kèm. Khách nghỉ tại các cơ sở này phần lớn là khách kết hợp công tác có nghỉ lại trong ngày, khách nghỉ lại qua đêm không nhiều. Nhận thức, kiến thức quản lý và phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; cơ chế chính sách quản lý còn nhiều bất cập chưa thu hút được nguồn nhân lực có trình độ, chưa tạo điều kiện phát huy năng lực của người lao động; đồng thời vai trò và năng lực của khối tư nhân chưa được phát huy đúng mức. Sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đặc sắc, trùng lặp và thiếu quy chuẩn, chất lượng chưa đáp ứng dẫn tới sức cạnh tranh yếu, kém so với sản phẩm của các khu vực lân cận. Các dịch vụ hỗ trợ, như bưu chính viễn thông, điểm internet, bến xe, các đại lý bán vé máy bay, tàu xe, ngân hàng, chợ, nơi bán đồ lưu niệm đều phân bố không đều và ở xa các điểm du lịch, đã phần nào ảnh hưởng đến việc đi lại, giao lưu, trao đổi, mua bán, sử dụng các dịch vụ đều rất khó khăn. Mức sống của dân cư trong khu vực phần đông còn thấp, các vấn đề về an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm…là những khó khăn cho phát triển du lịch có chất lượng và có tính cạnh tranh của du lịch Tây Yên Tử.
  • 35. 33 Tiểu kết chƣơng 1 Du lịch Việt Nam trong những năm qua có được những thành tựu là do đã và đang khai thác hiệu quả các giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc đưa vào trong kinh doanh du lịch. Văn hóa tự bản thân nó đã là một sự trường tồn, dựa vào văn hóa đê phát triển du lịch là một mục tiêu chiến lược đưa đến sự bền vững. Mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và du lịch trong quá trình vận động phát triển là rất rõ. Du lịch khai thác các giá trị văn hóa làm nền tảng cho mục đích của các chuyến đi và tựa vào văn hóa để phát triển. Sự phát triển của du lịch đã làm cho các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại ở một số vùng địa phương được khôi phục và phát triển. Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định “Du lịch bao giờ cũng là văn hóa, là trao đổi văn hóa, là hành động của những con người tìm đến với nhau bằng văn hóa, qua văn hóa. Du lịch rất cần tìm hiểu cho ra sự chuyển động và hình thành văn hóa mới của chuyển động đó trên vùng đất này đế làm món “hàng độc” của mình”. hương 1 của đề tài này đóng vai trò xác định cơ sở lý luận, soi sang những nội dung nối tiếp ở những chương sau, mang tính chất chỉ đường. Khu vực phía Tây Yên Tử là vùng đất thuộc tỉnh Bắc iang mà xưa kia nhiều bậc cao nhân đã chọn để tu hành. Nơi đây còn lưu giữ hệ thống di sản văn hóa vật thể độc đáo có từ thời Lý, Trần,..cùng với nó là hệ thống di sản văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú của những cộng đồng các dân tộc liên quan. Nếu kết hợp tốt giữa khai thác các tiềm năng văn hóa vùng, khu vực với phát triển du lịch, diện mạo cộng đồng sẽ có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cưc, đời sống người dân ngay tại cộng đồng được cải thiện và quan trọng hơn cả, những giá trị, bản sắc truyền thống ngày càng được nhiều người biết đến, có điều kiện được bảo tồn và phát huy.
  • 36. 34 ƢƠ 2: THỰC TR NG HO T ỘNG DU LỊ VĂ Ó Ở KHU VỰC PHÍA TÂY YÊN TỬ ( TỈNH BẮC GIANG) 2.1. Hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử 2.1.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể Với địa thế núi cao cảnh đẹp nên từ xa xưa, khu vực các này đã được các vị vua thời Lý – Trần quan tâm lựa chọn là nơi dựng chùa, tu tâm, tham thiền học đạo. Dọc sườn Tây Yên Tử hiện còn lưu lại nhiều các di tích, công trình lịch sử văn hóa có giá trị. Tính đến năm 2014, Bắc Giang đã thống kê trên 130 di tích lớn nhỏ nằm trong khu vực Tây Yên Tử, đã lập hồ sơ đề nghị và công nhận 26 điểm di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia. Nếu ông Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, nơi lưu giữ xá lị của Ngài sau khi viên tịch, thì Tây Yên Tử là con đường hoằng dương phật pháp của Ngài. on đường trước đây nhà vua đến với đỉnh Yên Tử chính là từ phía Tây sang phía ông. Không chỉ Phật hoàng Trần Nhân Tông mà từ thế kỷ X cho đến thế kỷ X , đã có nhiều nhà sư chọn con đường lên Yên Tử phía Tây để tu hành, dựng chùa, xây tháp, phát đạo. ặc biệt phía sường Tây Yên tử còn hàng loạt các công trình di tích liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành và hưng thịnh của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử như: hùa Vĩnh Nghiêm, m Vãi, ồ Bấc, Bình Long, Suối Mỡ, khu sinh thái ồng Thông... Hệ thống di tích Tây Yên Tử cùng với ông Yên Tử và khu di tích lịch sử nhà Trần ở ông Triều tạo thành Quần thể di tích danh thắng Yên Tử đang được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2017. Bảng 2.1: Các di tích được xếp hạng cấp quốc gia ở khu vực phía Tây
  • 37. 35 Yên Tử S TT Tên di tích Loại hình ịa phƣơng Xếp hạng cấp quốc gia 1 1 hùa Vĩnh Nghiêm ( hùa ức La) Di tích lịch sử văn hóa Yên Dũng Q số 29/Q - BVH, ngày 13/1/1964 2 2 Sinh từ, phần mộ và đền thờ Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc Di tích lịch sử, văn hóa Yên Dũng Q số 154/Q - BVH, ngày 25/01/1991 3 3 ền Ngọc Lâm Di tích lịch sử Yên Dũng Q 138/Q - BVH, ngày 31/01/91 4 4 ịa điểm Lưu Niệm Bác Hồ Di tích lịch sử Yên Dũng Q số 295/Q - BVH, ngày 12/01/1994 6 5 Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế (gồm 23 di tích) Di tích lịch sử đặc biệt Yên Dũng Q số 548/Q - TTg ngày 10/5/2012 7 6 Chùa Kem (Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế) Di tích lịch sử đặc biệt Yên Dũng Q số 548/Q - TTg ngày 10/5/2012 8 7 ình và hùa Sàn Di tích nghệ thuật Lục Nam Năm 1994 9 8 Chùa Khám Lạng Di tích nghệ thuật Lục Nam Năm 1999 1 ền Hả Di tích lịch sử Lục Ngạn Q số 154/Q -
  • 38. 36 S TT Tên di tích Loại hình ịa phƣơng Xếp hạng cấp quốc gia 9 BVH, ngày 25/1/1991 1 10 ình – ền – Chùa Thượng Lâm Di tích lịch sử văn hóa Lục Nam Q số138/Q – BVH, ngày 31/01/1992 1 11 Suối Mỡ Di tích lịch sử Lục Nam Q số 28 – BV /Q , ngày 18/01/1988 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể Ngoài những tài nguyên du lịch văn hóa vật thể, ở khu vực Tây Yên Tử còn có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể rất phong phú như: tín ngưỡng; phong tục tập quán; lễ hội cổ truyền; lễ tiết; làng nghề ẩm thực... * Tôn giáo và tín ngƣỡng dân gian Phật giáo Sách Thiền uyển tập anh (1337) ghi nhận chuyện thiền sư Ẩn Không từng trụ trì ở huyện Na Ngạn thuộc châu Lạng, người đương thời thường gọi là Na Ngạn đại sư. Ông là đệ tử thiền sư Thần Nghi (? – 1216) – một trong những vị cuối cùng của thiền phái Vô Ngôn Thông đời Lý. ất Na Ngạn sau đổi thành Lục Na, chủ yếu thuộc địa phận ba huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn ộng ngày nay. Phật giáo vùng Tây Yên Tử với tất cả những đặc điểm riêng, trong đó có sự phát triển nội tại ngay từ thời Lý - Trần, có xu thế tiếp nối và định hình bền vững trong nhiều thế kỷ sau đó, đồng thời đặt trong tầm nhìn của hiện đại về một con đường tâm linh kết nối bản sắc ngàn năm văn hóa Phật giáo dân tộc. Chính với cách nhìn ấy, chúng ta càng thấy rõ và trân trọng hơn những
  • 39. 37 giá trị văn hóa Phật giáo vùng Tây Yên Tử mà cha ông đã vượt qua biết bao gian khó, nhiều đời tiếp nối tạo dựng, phát huy, phát triển cho đến hôm nay. i theo con đường tâm linh Tây Yên Tử là hành hương đến cõi Phật, về với đất Phật nhưng cũng có sự dung hợp, đan kết, chuyển hóa của các yếu tố lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng bản địa (Nho giáo, ạo giáo, lễ hội, lễ cấp sắc, thờ mẫu, thờ thần hoàng, hát chầu văn, dân ca, giao duyên các dân tộc…). Tín ngƣỡng dân gian Do đặc điểm về vị trí, địa hình và do những biến cố lịch sử, khu vực Tây Yên Tử trở thành nơi tụ hội của nhiều luồng dân cư đến sinh sống và lập nghiệp. Mỗi một dân tộc tập trung thành từng bản có quan hệ họ hàng, huyết thống sống gần nhau, nương tựa vào nhau cùng sản xuất, sinh sống, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Trong cách giao tiếp và ứng xử hàng ngày mang nặng tư tưởng quan hệ thân tộc, dòng dõi lai lịch. Vì thế tín ngưỡng ở khu vực này mang nặng tính bản địa với các tín ngưỡng nhiên thần, nhân thần, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng vạn vật hữu linh...được biểu hiện thông qua các nghi thức cầu cúng, các hoạt động vui hội, trò chơi, văn nghệ, ẩm thực... Những điểm tín ngưỡng ở khu vực Tây Yên Tử là những nét đặc trưng văn hóa vùng ông Bắc và không thể tách rời trong đời sống sinh hoạt, xã hội của cộng đồng dân cư. * Các lễ hội - Lễ hội lồng tồng của dân tộc Tày thôn Cầu Chét xã Phì Điền huyện Lục Ngạn Lễ hội lồng tồng hay còn gọi là lễ hội xuống đồng của người dân tộc Tày. ây là một lễ hội dân gian truyền thống mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà no ấm, hạnh phúc, tổng kết một năm sản xuất đã qua và chuẩn bị cho công việc gieo trồng của một năm mới. Lễ hội được tổ chức vào 15/1 âm lịch hàng năm.
  • 40. 38 - Lễ hội Từ Hả (xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn) Lễ hội được tổ chức từ ngày 7 - 9 tháng giêng âm lịch hàng năm. Ngoài nghi lễ tế Vũ Thành còn có diễn tích trận mạc tượng trưng cho chiến thắng do Vũ Thành chỉ huy. Sau tế lễ là các trò hội như: múa sư tử, hát Soong hao, Sli, Lượn,... của các dân tộc ít người. Những hoạt động này nhằm thoả mãn nhu cầu về tâm linh, nhu cầu văn hóa và qua đó giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào và tính đoàn kết dân tộc cho các thế hệ. - Hội chùa Khánh Vân - Đền Quan quận ( Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn) ội chùa Khánh Vân gồm hai phần: Phần tế lễ rước sách và phần vui chơi, giải trí, biểu diễn tích trò. Phần tế lễ do dân trong làng đảm nhiệm. Làng cử ra 4 ông cai đám mỗi ông cai đám ở một khoảnh, bốn ông cai đám có trách nhiệm về phần lễ hội trong ba ngày này. Ngày 18 tháng 2 làng mở cửa đền, chùa làm lễ tắm phật, lau chùi quét dọn chuẩn bị cho lễ hội; Ngày 19 tháng 2 làm lễ nhập tịch vào đám. Làng cho đóng kiệu ở trong đình để rước tế lễ làm lễ cầu đảo diễn tích trò và bơi trải trên sông; ngày 20 tháng 2 dã đám, dân làng dọn dẹp và đóng cửa đền. ội tế gồm 21 người lo việc tế lễ trong đền từ 10 giờ đến 11 giờ, trong lúc tế dân làng ra xem rất đông. Trong phần tế lễ ngoài phần khấn nôm nói đến công lao của Vi ùng Thắng và những người được thờ ở đền, dân làng còn tụng hết một quyển khoa cúng của đền. Tế lễ xong dân làng tổ chức rước kiệu dương thần và âm thần do con cháu họ Vi ở xã Thanh ải rước vì cụ tổ họ Vi chính là Vi ùng Thắng. ịa điểm rước thần từ đền, chùa lên Nghè Mưa, một địa danh có truyền tích về quân dân nhà Trần đánh giặc Nguyên tại đây. Năm nào trời hạn thì dừng kiệu làm lễ cầu mưa, sau đó tiếp tục hành rước qua cầu ôi lên Bình Nội rồi lại trở về đền Khánh Vân. Trong cuộc rước có nhiều đoạn đường " kiệu bay". Những trai kiệu " cứ rầm rập, rầm rập" đi như bay như có phép mầu nhiệm. Sáng ngày 19 tháng 2 tại khúc sông khu vực làng à Thị, dân làng tổ
  • 41. 39 chức diễn lại tích trận thủy chiến trên sông Lục Nam. Từ bến Thảo đến đền Khánh Vân, người ta sắp xếp khoảng 50 đến 60 thuyền chia làm hai phe: ta và giặc. Phe giặc (quân Nguyên) mặc áo đen, phe ta mặc áo nâu đỏ đầu đội nón, trước ngực có gắn vòng chữ "Trần". Diễn lại tích trò thủy chiến trên sông là tượng trưng cho trận đánh giữa quân đội nhà Trần với quân Nguyên ở thế kỷ X diễn ra tại vùng đất này. Diễn xong tích trò này làng đốt pháo, những thủy binh diễn trận được thưởng một mâm cỗ dọn cạnh đống lửa để họ vừa ăn vừa sưởi tránh rét. Trong ngày hội, tục lệ ở đây có làm cỗ tế thành hoàng, cỗ cho khách thập phương và dân làng ăn. ơm cỗ cho khách không quy định nhiều mâm hay ít mâm, ai đến gặp bữa thì đi ghi phiếu vào ăn. Tục lệ này xưa nay vẫn thế vì đó chính là khao quân của nhà thánh. Ngoài các tiết lệ trên trong 3 ngày hội còn có các tro chơi khác như: chọi gà, tổ tôm điếm, cờ tướng và hát phường chèo, hát ca trù, thường đội hát là những trai thanh gái sắc của làng, họ bắt đầu hát từ lúc 5 giờ chiều cho đến nửa đêm mới thôi. Trong hội đền Khánh Vân còn có lệ bơi chải trên sông để tưởng nhớ tới quân đội nhà Trần và tướng quân Vi ùng Thắng trong trận chiến năm xưa đã hy sinh tại đây. - Hội hát dân ca ở Khuôn Thần ây là hội hát dân ca của người Sán hí xã Kiên Lao (Lục Ngạn) được tổ chức vào ngày diễn ra phiên chợ 18 -2 âm lịch. Trước khi vào hội, bạn trẻ các nơi trong huyện và tỉnh Lạng Sơn đã về dự từ hôm trước. Người Sán hí đón bạn hát về nghỉ ngơi, xơi rượu và hát. - Hội hát Soong hao Mỗi độ xuân về, khi công việc đồng áng, mùa màng đã xong xuôi, từ khắp các thôn, bản thanh niên nam nữ người Nùng ở Lục Ngạn lại bắt đầu rủ nhau đi hát Soong hao trong những phiên chợ xuân, ngày lễ hội mừng xuân,
  • 42. 40 đón năm mới. Soong hao là lối hát giao duyên có truyền thống từ rất lâu đời của đồng bào dân tộc Nùng và trở thành một cây cầu bắt mối lương duyên cho các đôi trai gái đến với nhau. Nhiều đôi trai gái nhờ những cuộc hát đầu xuân ấy mà quen nhau, yêu nhau và kết thành vợ chồng. - Lễ cấp sắc của đồng bào Dao Sơn Động ấp sắc là thủ tục không thể thiếu của người đàn ông dân tộc Dao. Lễ cấp sắc cũng tương tự như lễ thành đinh của một số dân tộc khác. ối với người đàn ông dân tộc Dao, được cấp sắc mới được coi là trưởng thành. hưa được cấp sắc khi chết dù cao tuổi dân bản vẫn coi như một đứa trẻ. Thông thường lễ cấp sắc được tổ chức vào khoảng tháng Mười năm trước đến tháng Ba Âm lịch năm sau (Vì đây là khoảng thời gian gặt hái đã xong, thóc lúa đầy nhà, lợn béo đầy chuồng, rau xanh đầy nương bãi- suối khe). ác nghi lễ chính trong lễ cấp sắc gồm: Lễ trình diện, gia chủ mổ lợn để tế tổ tiên. ác thầy cúng phải tẩy uế xong mới đánh trống mời tổ tiên về dự. Sau đó thầy cúng làm lễ khai đàn nhằm báo cho tổ tiên biết lý do của buổi lễ. Lễ thụ đèn, người được cấp sắc phải ăn mặc chỉnh tề ngồi trước bàn thờ, hai tay giữ một cây tre, nứa, ngang vai có đục và xuyên một thanh ngang để thầy đốt đèn, đặt nến làm lễ. ặc biệt trong lễ cấp sắc là cấp đạo sắc cho người thụ lễ với 10 điều cấm và 10 điều nguyện. Tại đạo sắc này tên âm của người thụ lễ được ghi luôn để khi chết về với tổ tiên. Quan trọng nhất trong nghi lễ là cấp pháp danh cho người thụ lễ. Người thụ lễ lấy vạt áo để hứng gạo từ thầy cả và bố đẻ. Sau đó các thầy sẽ dạy cho người thụ lễ một số điệu múa. Kết thúc nghi lễ, các thầy múa để dâng rượu, lễ vật tạ ơn thần linh. - Lễ hội làng Chẽ và hội thi bơi chải (An Châu - Sơn Động) ội ình làng hẽ được khai mở hàng năm từ sau ngày 10 tháng giêng tại tất cả các địa điểm là nơi thờ tự gồm: Khu vực chính ình hẽ, khu vực
  • 43. 41 thứ hai Miếu ức Ông, khu vực thứ ba ền Vua Bà, Khu vực thư tư là khu tổ chức thi bơi chải trên đoạn sông n hâu chảy qua làng hẽ. Tại những địa điểm trên, dân làng chuẩn bị đầy đủ cờ quạt, đồ tế lễ, kiệu, đồ rước.... để phục vụ cho nghi lễ khai hội. Trong dòng người đi trẩy hội có nhiều gia đình, bà con người Tày, Nùng, Dao, oa.... quần sáo sặc sỡ, mầu sắc khác nhau tạo cho không khí ngày hội thêm phong phú, đa dạng. - Lễ hội Suối Mỡ ( xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn) Hội đền Suối Mỡ đã có từ rất lâu đời, được tổ chức hàng năm vào ngày 30 tháng 3 và 01 tháng 4 âm lịch. là dịp để người dân địa phương cầu một năm mưa thuận gió hoà, yên bình, no đủ, hạnh phúc... ến với hội đền Suối Mỡ du khách còn được nghe hát quan họ, hát chầu văn… tìm hiểu phong tục tập quán của địa phương. - Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm ở Yên Dũng (14/2 hàng năm) hùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa cổ nổi tiếng có từ thời Lý, Trần (thế kỷ XII - XIII) thuộc dòng Thiền phái Trúc Lâm. hùa Vĩnh Nghiêm vốn từ xưa là nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo nên là nơi tàng trữ các bộ ván khắc kinh, theo sách nhà chùa để lại "Tàng kinh các" rộng tới 10 gian nhà. Nhiều kệ ván in kinh vẫn còn. ó là kho ván khắc in, người xưa gọi là Mộc thư khố, là hiện vật minh chứng chùa Vĩnh Nghiêm từng thống lĩnh 72 chốn tùng lâm. Vừa qua mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2012. - Lễ hội thui trâu, rước cỗ làng Chiền (Yên Dũng) Là một trong những làng cổ của huyện Yên Dũng hiện còn bảo lưu được rất nhiều những giá trị lịch sử và những phong tục đẹp từ xa xưa. ứ 3 năm một lần, lễ hội làng hiền lại được tổ chức trong ba ngày 8, 9 và mùng 10 tháng 8 âm lịch quy mô lớn để tưởng nhớ tới các vị Thành oàng có công với quê hương, đất nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. ặc biệt, lễ hội diễn ra với những tục riêng biệt mà ít nơi có, đó là tục thui trâu tế
  • 44. 42 thần, tục rước cỗ về đình. * Phong tục tập quán Do nhiều đặc điểm về lịch sử phát triển nên khu vực có đông đảo các dân tộc cư trú và sinh sống như Tày, ao Lan, Sán Chí, Dao, Kinh, Sán Dìu, Hoa, Nùng... nhưng các phong tục tập quán, trình độ phát triển xã hội, trình độ dân trí và bản sắc văn hóa của các tộc người này lại rất khác nhau, những đặc điểm đó không chỉ tạo ra sự đa dạng văn hóa mà còn tạo ra sự đa dạng tín ngưỡng. Những phong tục, tập quán tín ngưỡng không chỉ làm nên những giá trị tinh thần, tình cảm, tâm thức và tâm linh của văn hóa mà còn góp phần tạo nên bản sắc và sức sống lâu bền của văn hóa các dân tộc nơi đây. Qua tiến trình lịch sử, những lễ thức đời thường dần được hình thành và lưu truyền từ đời này sang đời khác như các ngày lễ tết, giỗ, tín ngưỡng vòng đời người, mừng thọ, nhà mới... * Nghề thủ công truyền thống Khách du lịch trong nước cũng như quốc tế, ngoài nhu cầu đi thăm quan, nghỉ dưỡng, mua sắm, nhiều du khách muốn khám phá, nghiên cứu, tìm hiểu về đời sống, văn hóa của người dân địa phương. Trong những năm gần đây Du lịch làng nghề đang là một loại hình du lịch được nhiều quốc gia trên thế giới khai thác rất có hiệu quả, đây là một loại hình du lịch vốn đầu tư ban đầu không lớn nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Làng nghề thường là nơi thu hút nhiều nhất sự quan tâm của du khách bởi nó phản ánh đầy đủ các mặt trong đời sống sinh hoạt văn hoá của người dân địa phương. Tây Yên Tử là khu vực đa dân tộc với những sắc thái văn hóa độc đáo, đa dạng. Vì thế, việc phát triển nghề, sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống các dân tộc có vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế du lịch. Thực trạng hiện nay khu vực Tây Yên Tử có rất nhiều làng nghề truyền thống vẫn đang được duy trì, phát triển như: Nghề dệt thổ cẩm, nghề làm giấy gió, nghề làm mỳ chũ, nghề làm ngói, làm mộc...Tuy vậy, các làng nghề
  • 45. 43 truyền thống vẫn chủ yếu là sự tự thân vận động, sự hỗ trợ của các cấp các ngành còn rất hạn hẹp, lượng khách đến tham quan chưa nhiều. * Ẩm thực Việc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc khu vực Tây Yên Tử mang phong vị, bản sắc của vùng ông Bắc. Mỗi một dân tộc đều có riêng cách chế biến, nấu nướng riêng trong ăn uống; những sản phẩm trong ẩm thực đều làm chính từ những nguyên liệu sản vật do chính người dân lao động nơi đây làm ra. Thông qua những sản phẩm ẩm thực mà người ta có thể biết được đời sống văn hóa tinh thần cũng như điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên của vùng đất ấy. Mỗi một sản phẩm ẩm thực là những chắt lọc kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người...Ẩm thực chính là hồn quê trong tâm hồn mỗi con người, có những điều tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nó rất dung dị mà chứa đựng bao nhiêu tình cảm sâu xa không có gì có thể so sánh được. Và có những món ăn trở thành “quốc hồn, quốc túy” của một đất nước là vì vậy. Sản phẩm văn hóa ẩm thực ở khu vực Tây Yên Tử có thể chia thành một số nhóm như sau: Nhóm thứ nhất: là các món ăn được chế biến trong lễ hội đình chùa như: món chay, món mặn..các loại thức ăn này thường là không sử dụng trong dịch vụ du lịch (bán cho khách tham quan) mà nó lại mang tính thiêng liêng, trang trọng dùng để cúng Phật, tế Thánh và sau đó nhân dân địa phương thụ lộc và mời thưởng thức. Nhóm thứ hai: là các sản vật từ thiên nhiên chưa qua chế biến, nấu nướng: măng đắng, hạt dẻ vùng Mai Sưu, vải thiều tươi, cua Da... Nhóm thứ ba: là các món ăn đặc trưng của từng dân tộc sử dụng trong ăn uống hàng ngày, trong ngày lễ và đặc biệt là được giới thiệu trong cuộc thi ẩm thực ở các kỳ “ Ngày hội văn hóa các dân tộc” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như: lợn quay của các dân tộc, xôi trứng kiến của người Cao Lan – Sán Chí,
  • 46. 44 bánh vắt vai của người Tày – Nùng..., món khau nhục của người oa...đã làm nên một Tây Yên Tử đa dạng và phong phú về hương vị ẩm thực. Nhóm thứ tư: các món ẩm thực qua chế biến, được bán tương đối rộng rãi và đã gây được tiếng vang như: mỳ hũ, vải thiều khô Lục Ngạn... Du lịch chính là đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình ở, dịch vụ du lịch chính là công việc phục vụ trực tiếp cho nhu cầu du lịch của khách tham quan. Ẩm thực chính là ăn uống, văn hóa ẩm thực là văn hóa được thể hiện qua ăn uống. Như vậy, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực trong dịch vụ du lịch là làm cho những giá trị tiêu biểu, quí báu của văn hóa ẩm thực được tốt hơn trong dịch vụ du lịch. * Văn nghệ dân gian Tây Yên Tử là một vùng đất tụ cư, nơi giao thoa giữa các vùng văn hóa Việt và các dân tộc ít người, như: Tày, Nùng, Dao, ao Lan, Sán hí… Vì vậy, Bắc Giang có một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng, trong đó đáng chú ý là mảng văn nghệ dân gian. ời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc ở Tây Yên Tử rất phong phú và đa dạng. Thể hiện đời sống tinh thần của các dân tộc vùng ông Bắc tổ quốc. iển hình phải kể đến các làn điệu dân ca, dân vũ như: Sli, lượn, sình ca, múa xòe ô, múa chèo thuyền, ca trù, quan họ.. Trong đó có dân ca Cao Lan (sình ca) và Sán Chí (cnắng cọô) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2012. Tuy nhiên trước sự giao thoa mạnh mẽ của văn hóa và tác động của kinh tế thị trường, các làn điệu dân ca ở đây đối diện với nguy cơ mai một. Trước thực trạng trên, công tác bảo tồn, phát huy làn điệu dân ca được các cấp chính quyền quan tâm mạnh mẽ. ồng thời duy trì, tổ chức thường xuyên hội hát soong hao, hội hát Then, đàn tính gắn với thi trình diễn trang phục dân tộc. * Trò chơi dân gian Từ xa xưa, cha ông ta đã sáng tạo ra nhiều trò chơi dân gian, góp phần
  • 47. 45 tạo nên sự đa dạng và đặc sắc của văn hóa cổ truyền dân tộc. ác trò chơi thường được tổ chức quy củ trong lễ hội, tạo nên nét đặc trưng tiêu biểu, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của cư dân các vùng miền của đất nước. Trò chơi dân gian bên cạnh việc khuyến khích rèn luyện sức khỏe, thể hiện sự khéo léo của người chơi còn góp phần nâng cao tinh thần cộng đồng, gắn kết tình làng nghĩa xóm. Tiêu biểu là các trò như múa võ, vật, đua ngựa, bắn cung, bắn nỏ, bắn phết và nhiều trò chơi dân gian ném còn, chơi đu, chọi gà, thi thả diều, thi thổi cơm, chạy chữ, đập niêu, nhảy bao bố... ây chính là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đối với sức hấp dẫn đối với du khách tham gia vào loại hình du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử. 2.2. ác điểm du lịch văn hóa tiêu biểu Khu vực Tây Yên Tử tập trung nhiều di tích văn hóa vật thể và phi vật thể, nổi bật hơn cả là 3 điểm: chùa Vĩnh Nghiêm, khu di tích và danh thắng Suối Mỡ và khu bảo tồn sinh thái ồng Thông. Sở dĩ đây là các điểm được chọn nghiên cứ là do giá trị nổi bật của chúng xét trên bình diện di sản văn hóa và phát triển du lịch. 2.2.1. Chùa Vĩnh Nghiêm hùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng vào thời Vua Lý Thái Tổ (1009 – 1028) với tên gọi là húc Thánh. ến thời Vua Trần Nhân Tông (1278 – 1293), chùa được mở mang, trùng tu lại và đổi tên thành Vĩnh Nghiêm. uối thế kỷ 19, chùa thuộc địa phận thôn ức La nên nhân dân trong vùng còn gọi là chùa La hay chùa ức La. hùa từng là nơi thuyết pháp của Trúc Lâm Tam Tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, uyền Quang) và là nơi đào tạo, định chức danh cho các tăng sĩ thời Trần. Nơi đây được coi là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm, có vị trí đặc biệt trong lịch sử Phật giáo thời Trần nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung. Nằm trên một quả đồi thấp, sau lưng là dãy núi ô Tiên, mặt hướng ra nơi tụ hội của sông Thương và sông Lục Nam, chùa Vĩnh Nghiêm có tổng