SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
------------------------------------------
Nguyễn Đắc Thủy
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN
Ở PHÚ THỌ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
------------------------------------------
Nguyễn Đắc Thủy
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN
Ở PHÚ THỌ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 9319042
Người hướng dẫn khoa học:
TS Lê Thị Minh Lý
PGS.TS Từ Thị Loan
Hà Nội - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các tƣ liệu đƣợc sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng; những luận
điểm nêu ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Đắc Thủy
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................iv
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN..........9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................9
1.2. Những khái niệm cơ bản................................................................................17
1.3. Mối quan hệ giữa di sản văn hoá và du lịch ..................................................23
1.4. Cơ sở lý luận..................................................................................................28
Tiểu kết .................................................................................................................40
Chƣơng 2: NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG
HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN TRONG KHO TÀNG DI SẢN VĂN HÓA
PHI VẬT THỂ Ở PHÚ THỌ .....................................................................................42
2.1. Khái lƣợc về di sản văn hoá phi vật thể ở Phú Thọ.......................................42
2.2. Giá trị của di sản tín ngƣỡng Thờ cúng Hùng Vƣơng...................................51
2.3. Giá trị của di sản Hát Xoan............................................................................55
Tiểu kết .................................................................................................................59
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
TÍN NGƢỠNG THỜ CÖNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ..........61
3.1. Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị của di sản Tín ngƣỡng thờ cúng
Hùng Vƣơng .........................................................................................................61
3.2. Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di sản Hát Xoan .................................72
Tiểu kết .................................................................................................................90
Chƣơng 4: KINH NGHIỆM QUỐC VỀ TẾ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA
PHI VẬT THỂ...........................................................................................................92
4.1. Một số kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể................92
4.2. Một số vấn đề rút ra qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ
di sản văn hóa phi vật thể....................................................................................109
Tiểu kết ...............................................................................................................112
Chƣơng 5: GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNGVÀ HÁT XOAN ..............................114
5.1. Những vấn đề đặt ra trong công tác bảo vệ và phát huy di sản Hát Xoan
và tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng.............................................................................114
5.2. Giải pháp quản lý, bảo vệ và phát huy Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng..116
5.3. Giải pháp quản lý, bảo vệ và phát huy di sản Hát Xoan..............................134
5.4. Kiến nghị, đề xuất........................................................................................143
Tiểu kết ...............................................................................................................144
KẾT LUẬN..............................................................................................................146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ...........................150
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................151
PHỤ LỤC ................................................................................................................162
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BBPV Biên bản phỏng vấn
CLB Câu lạc bộ
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
DSVH
DSVHPVT
Di sản văn hóa
Di sản văn hóa phi vật thể
GS Giáo sƣ
NCS Nghiên cứu sinh
Nxb Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sƣ
PL Phụ lục
PVT
THCS
TP
Tr
TS
Phi vật thể
Trung học cơ sở
Thành phố
Trang
Tiến sĩ
TSKH
TW
UBND
Tiến sĩ khoa học
Trung ƣơng
Ủy ban nhân dân
UNESCO United Nations Educational,
Scientific and Cutural
Organization(Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa của Liên
Hiệp quốc)
VHTTDL Văn hóa Thể thao và Du lịch
iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1: Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh chia theo loại
hình
43
Biểu đồ 2: Sự phân bố di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh 44
Biểu đồ 3: Sự phát triển thành viên CLB hát Xoan trƣớc khi UNESCO
ghi danh
75
Biểu đồ 4: Sự phát triển các Câu lạc bộ Xoan tại tỉnh Phú Thọ
sau khi UNESCO ghi danh
80
Biểu đồ 5: Tỷ lệ các trƣờng phổ thông đƣa hát Xoan vào giáo dục trên
địa bàn thành phố Việt Trì
81
Biểu đồ 6: Tỷ lệ di tích Hát Xoan đƣợc tu bổ, phục hồi trên toàn tỉnh 84
Biểu đồ 7: Số nghệ nhân có khả năng truyền dạy (trƣớc và sau khi
UNESCO ghi danh)
88
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di sản văn hoá phi vật thể là yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hoá dân
tộc, là một trong các nhân tố của đa dạng văn hoá đảm bảo cho sự phát triển bền
vững. Ngày nay bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể là mối
quan tâm chung của toàn nhân loại. Công ƣớc về bảo vệ DSVHPVT (gọi tắt là
Công ƣớc 2003) của UNESCO đã khuyến cáo các quốc gia tăng cƣờng các biện
pháp thống kê và ban hành các chính sách cụ thể nhằm bảo vệ và phát huy vai trò
của DSVHPVT của các quốc gia, trong đó nhấn mạnh đặc biệt tới công tác quản lý
và nghiên cứu khoa học, nhằm bảo vệ có hiệu quả DSVHPVT. Trong quá trình thực
hiện Công ƣớc, UNESCO đã ban hành các văn bản hƣớng dẫn và các Quyết nghị
nhằm bảo vệ di sản một cách bền vững và phù hợp với từng quốc gia. Nhận thấy
bản chất năng động của DSVHPVT, tháng 6/2016 Đại hội đồng các quốc gia thành
viện đã họp và ban hành quyết nghị trong đó đề cập đến việc bảo vệ DSVHPVT và
phát triển bền vững bao gồm phát triển xã hội toàn diện, phát triển kinh tế toàn diện,
tính bền vững của môi trƣờng, DSVHPVT và hòa bình. Đề cập đến phát triển kinh
tế toàn diện UNESCO khuyến cáo “các quốc gia nỗ lực để tận dụng đầy đủ lợi thế
của DSVHPVT nhƣ một lực lƣợng mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện và công
bằng”, bên cạnh đó UNESCO cũng đƣa ra các khuyến cáo nhằm tạo ra sinh kế bền
vững, năng suất lao động và việc làm bền vững, những tác động của du lịch đối với
bảo vệ DSVHPVT và ngƣợc lại. Đồng thời các nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ
DSVHPVT cũng đƣợc UNESCO quy định bổ sung cho Công ƣớc 2003 nhằm làm
cơ sở cho sự phát triển các chuẩn mực đạo đức và công cụ pháp lý phù hợp với từng
quốc gia trong quá trình bảo vệ di sản.
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, ở đó đậm đặc các di sản văn hoá, đặc
biệt là DSVHPVT. Hệ thống DSVHPVT phong phú trên địa bàn Phú Thọ đã đƣợc
các thế hệ ngƣời Việt sáng tạo, lƣu giữ hàng nghìn năm với những giá trị đặc trƣng
mang đậm dấu ấn nền văn minh nông nghiệp, văn minh lúa nƣớc của ngƣời Việt; thể
hiện một nền văn hóa lâu đời, một thời kỳ rực rỡ văn hoá thời đại Hùng Vƣơng, chứa
2
đựng giá trị văn hoá đặc sắc mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Với những
giá trị đặc trƣng và độc đáo, các DSVHPVT ở Phú Thọ đã vƣợt ra khỏi biên giới
quốc gia dân tộc trở thành di sản chung của nhân loại: Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng
Vƣơng ở Phú Thọ (năm 2012) Hát Xoan Phú Thọ (năm 2017) đƣợc UNESCO ghi
danh là DSVHPVT đại diện của nhân loại. Các di sản trên đã đóng góp vào kho tàng
di sản văn hoá quốc gia và thế giới, tạo nên bức tranh chung về đa dạng văn hoá.
Tuy nhiên, vấn đề thực tiễn đang đặt ra là các DSVHPVT sau khi đƣợc
UNESCO ghi danh thì bảo vệ thế nào? Làm thế nào để thực hiện Chƣơng trình hành
động quốc gia mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với UNESCO khi nộp hồ sơ
quốc gia trình UNESCO. Làm thế nào để phát huy giá trị di sản một cách bền vững?
Đó cũng chính là vấn đề của nghiên cứu, quản lý di sản.
Thứ nhất: Ngay sau khi Hát Xoan và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở
Phú Thọ đƣợc UNESCO ghi danh thì lƣợng du khách đến Phú Thọ tăng đột biến.
Chỉ tính riêng ba tháng đầu năm 2012, lƣợng du khách về Phú Thọ tham dự các
hoạt động lễ hội mùa xuân và Hát Xoan lên tới gần 6 triệu lƣợt ngƣời. Năm 2012
sau khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành di sản văn hoá phi vật thể đại
diện của nhân loại, lƣợng khách đến tham quan và thực hành di sản tăng hàng năm,
trong dịp giỗ tổ Hùng Vƣơng mùng 10 tháng 3 năm Ất Mùi - 2015, Phú Thọ đã đón
hơn 8 triệu lƣợt du khách.
Thứ hai: Di sản đang chịu sự tác động mạnh mẽ từ hoạt động du lịch, điều
này có thể dẫn đến khả năng tiềm tàng ảnh hƣởng đến sự tồn tại của di sản. Sẽ xuất
hiện những vấn đề mới trong công tác quản lý bảo vệ di sản, giữa bảo tồn và phát
huy; mục đích của bảo tồn di sản là bảo vệ các giá trị cốt lõi có tính truyền thống
của di sản trong khi du lịch luôn tối đa hoá lợi ích kinh tế. Bảo tồn tốt di sản tạo ra
giá trị, là tài nguyên cho hoạt động du lịch, nhƣng du lịch có hai khía cạnh đối lập:
du lịch có thể tác động tích cực khuyến khích việc bảo tồn làm cho di sản sống
trong cộng đồng nhƣng du lịch cũng có thể xâm hại, làm biến dạng DSVHPVT.
Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan Phú Thọ là trƣờng
hợp cụ thể đang chịu ảnh hƣởng của những phân tích nêu trên. Vì vậy, rất cần có
những nghiên cứu khoa học chuyên sâu nhằm tìm ra phƣơng pháp luận đúng đắn
3
tiếp cận vấn đề này để phân tích, đánh giá thực tiễn bảo tồn và phát huy giá trị các
di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ, trên cơ sở đó đề
xuất các biện pháp bảo vệ di sản văn hoá hƣớng tới sự phát triển bền vững.
Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015 và
định hƣớng đến 2020 đã chọn du lịch là khâu đột phá mũi nhọn trong phát triển
kinh tế xã hội, trong đó du lịch nhân văn, du lịch văn hoá dựa trên giá trị của di sản
phi vật thể là thế mạnh đặc trƣng của Phú Thọ. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển,
đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, nhu cầu hƣởng thụ và khám phá văn
hóa ngày càng trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Đó là
nhƣ những quy luật tất yếu trong đời sống kinh tế xã hội, các nhu cầu này thƣờng
đƣợc thỏa mãn thông qua các hoạt động du lịch văn hóa.
Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan sau khi đƣợc UNESCO ghi
danh đang trở thành mối quan tâm, nhu cầu tìm hiểu khám phá của khách du lịch,
thậm chí trở thành sản phẩm của du lịch. Nhƣ vậy, du lịch sẽ có tác động gì đến hai
di sản này? Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan sau khi đƣợc thế giới
công nhận sẽ đƣợc bảo tồn nhƣ thế nào? Công tác quản lý di sản sẽ đƣợc giải quyết
nhƣ thế nào để đảm bảo và xử lý tốt vấn đề vai trò của cộng đồng và nhà nƣớc trong
bảo vệ và phát huy giá trị của di sản? Đây là những luận điểm cần nghiên cứu và
làm sáng tỏ cả ở góc độ lý luận và thực tiễn.
Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một
cách đầy đủ về bảo vệ các di sản văn hóa của Việt Nam mà UNESCO vinh danh ở
Phú Thọ, do đó NCS chọn đề tài Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ với mong muốn làm sáng tỏ các luận
điểm nêu trên; đồng thời góp phần làm cơ sở cho việc hoạch định và thực thi các
chính sách quản lý, bảo tồn và phát huy DSVHPVT đảm bảo sự phát triển bền vững
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu: Từ những phân tích nêu trên câu hỏi nghiên cứu đặt ra
trong luận án là:
4
(1) Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan có giá trị nhƣ thế
nào trong đời sống xã hội hiện nay?
(2) Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ đã
đƣợc bảo vệ và phát huy nhƣ thế nào?
(3) Cần làm gì để bảo vệ di sản tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan?
Giả thuyết nghiên cứu
1. Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ có
những giá trị lớn trong đời sống xã hội hiện nay.
2.Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan hiện nay đang đƣợc
bảo vệ và phát huy có hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn.
3. Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan sẽ đƣợc bảo vệ và
phát huy tốt nếu thực hiện đúng các quan điểm bảo vệ di sản của UNESCO và các
lý thuyết phù hợp, cũng nhƣ triển khai công tác quản lý hiệu quả
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng bảo vệ và phát huy trị giá trị
di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ. Từ đó đề xuất
các giải pháp để hai di sản này đƣợc bảo vệ một cách bền vững và đƣợc bảo vệ theo
quy định luật pháp của quốc gia, Công ƣớc của quốc tế và các lý thuyết bảo tồn di
sản của các học giả.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, làm sáng tỏ các khái niệm then chốt, trình
bày những tiếp cận lý thuyết có liên quan.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ và phát huy hai di
sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO vinh danh là Hát Xoan và Tín ngƣỡng thờ
cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ.
- Nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế để rút ra những bài học và gợi mở
đối với việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Phú Thọ.
- Làm rõ những cơ sở thực tiễn, nhận diện những vấn đề đặt ra đối với việc
bảo vệ và phát huy giá trị di sản Hát Xoan và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng
5
- Đề xuất một hệ thống các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm bảo vệ và phát
huy giá trị của di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ
trong bối cảnh phát triển du lịch.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị hai di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng
Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ từ phƣơng diện quản lý văn hóa.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu khảo sát thực tế tại các làng Xoan cổ trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ bao gồm phƣờng Xoan An Thái, xã Phƣợng Lâu; phƣờng Xoan Thét,
Phù Đức, Kim Đái, xã Kim Đức, thành phố Việt trì; Khu di tích lịch sử đền Hùng,
một số làng có địa điểm thờ cúng Hùng Vƣơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (làng Vi,
làng Trẹo, thị trấn Hùng Sơn; đình Cả, xóm Mở, xóm Giã, xã Tiên Kiên, huyện
Lâm Thao...); các không gian văn hóa liên quan (lễ hội, sự kiện văn hóa, du lịch
cộng đồng…)
Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2017 (Đây là những năm di sản Hát
Xoan trong giai đoạn thực hiện các biện pháp bảo vệ để thoát khỏi tình trạng bảo vệ
khẩn cấp và đƣợc UNESCO ghi danh là di sản VHPVT đại diện của nhân loại, Tín
ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng đƣợc ghi danh là di sản VHPVT đại diện và thực
hiện các cam kết, chƣơng trình hành động bảo vệ di sản theo tinh thần công ƣớc
2003 của UNESCO)
Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Di sản văn hóa là một vấn đề rất lớn, tuy nhiên,
trong phạm vi của luận án này, NCS chỉ tập trung nghiên cứu và đề cập đến hoạt
động bảo vệ và phát huy những giá trị của 2 di sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã
đƣợc UNESCO ghi danh là Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan thông
qua việc nhận diện giá trị của 2 di sản, thực trạng công tác bảo vệ và phát huy 2 di
sản, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ di sản VHPVT từ đó đề xuất biện
pháp bảo vệ và phát huy giá trị của 2 di sản một cách bền vững.
6
5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận
Từ những đặc điểm của di sản văn hóa PVT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ NCS
chọn cách tiếp cận tổng thể, phát triển và cộng đồng.
Cách tiếp cận tổng thể: Do DSVHPVT ở Phú Thọ đang chịu sự tác động từ sự
phát triển của du lịch, nên nó sẽ ảnh hƣởng và chi phối đến tổng thể các vấn đề kinh tế -
xã hội trên địa bàn tỉnh từ vấn đề môi trƣờng, không gian văn hóa, giao thông, an ninh
trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, cƣ dân đến cơ chế chính sách, công tác quản
lý...Cách tiếp cận tổng thể sẽ giúp NCS xem xét và giải quyết tổng hòa các mối quan hệ
giữa DSVHPVT với các lĩnh vực kinh tế xã hội một cách toàn diện hơn.
Cách tiếp cận phát triển: Một đặc điểm của DSVHPVT là luôn luôn vận
động, nó luôn gắn với thực tiễn sinh động của đời sống kinh tế xã hội, chọn cách
tiếp cận phát triển sẽ đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu và xem
xét DSVHPVT trong sự vận động và phát triển chứ không bị đóng băng.
Cách tiếp cận cộng đồng: Cộng đồng là chủ thể sáng tạo và thực hành di sản
cũng là chủ thể trong việc bảo vệ, gìn giữ và trao truyền di sản, cách tiếp cận cộng đồng
sẽ giúp NCS xử lý các vấn đề bảo vệ và phát huy DSVHPVT một cách phù hợp và bền
vững, tôn trọng chủ thể di sản và vì lợi ích cộng đồng, lấy cộng đồng làm trung tâm.
Bên cạnh đó NCS sẽ chọn cách tiếp cận của khoa học quản lý văn hóa và
cách tiếp cận liên ngành của văn hóa học để xử lý các vấn đề đặt ra trong luận án.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: Trên cơ sở thu thập, tổng hợp,
phân tích các công trình nghiên cứu đã công bố, các báo cáo đề tài khoa học, các
luận văn, luận án, các nguồn tài liệu tham khảo khác có liên quan, NCS tiến hành
tổng quan tình hình nghiên cứu, làm rõ những gì có thể kế thừa từ các nghiên cứu đi
trƣớc, những gì còn là khoảng trống để luận án có thể bổ khuyết, lấp đầy. Việc tham
khảo công trình của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, các Công ƣớc, văn bản
của UNESCO cũng giúp NCS lựa chọn quan điểm lý thuyết, những vấn đề lý luận
phù hợp để soi chiếu, vận dụng xử lý, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra.
7
- Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa, quan sát tham dự của Nhân học:
NCS vận dụng phƣơng pháp này nhằm khảo sát đánh giá thực tế, đặc biệt là các địa
điểm các làng có di tích thờ cúng Hùng Vƣơng và các nghi lễ liên quan đến Tín
ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; khảo sát đánh giá các địa
điểm không gian tự nhiên, môi trƣờng tổ chức diễn xƣớng Hát Xoan tại các phƣờng
Xoan gốc; gặp gỡ phỏng vấn sâu các đối tƣợng nghệ nhân, những ngƣời thực hành
và nắm giữ di sản; khảo sát hiện trạng, đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ
hai di sản nêu trên từ đó có những đánh giá giá trị của di sản. Thông qua điền dã sẽ
có điều kiện đối chiếu bổ sung các thông tin cần thiết mà các nguồn tƣ liệu khác còn
thiếu hoặc chƣa chính xác.
- Phương pháp điều tra xã hội học: NCS dụng phƣơng pháp điều tra xã hội
học nhằm thu thập những thông tin khách quan của du khách về giá trị của hai di
sản ở Phú Thọ trong hoạt động du lịch, đồng thời sử dụng phƣơng pháp quan sát
tham dự và phỏng vấn sâu nhằm đƣa ra những đánh giá kết luận khách quan nhất về
nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá văn hoá của các đối tƣợng khách du lịch,
từ đó có những giải pháp hoặc khuyến nghị, đề xuất cho chính sách bảo tồn di sản
tránh những tác động xâm hại đến di sản.
- Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp: Bên cạnh các số liệu thu thập đƣợc từ
kết quả điều tra, khảo sát thực tế, NCS cũng sử dụng số liệu báo cáo của các Bộ,
ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan, số liệu thống kê của Nhà nƣớc, của các tổ chức
quốc tế, v.v...
Ngoài ra, luận án cũng sử dụng các phƣơng pháp khác của nghiên cứu khoa
học nói chung và các thao tác kỹ thuật nhƣ: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê,
biện luận, lý giải, đánh giá…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở tham khảo và kế thừa những kết quả nghiên cứu về lý luận của
các tác giả đi trƣớc, luận án tiếp tục tổng hợp, hệ thống, bổ sung cơ sở lý luận về di
sản văn hoá phi vật thể; cơ sở lý luận về bản chất, vai trò, giá trị của Tín ngƣỡng thờ
8
cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan; mối quan hệ tác động qua lại giữa di sản văn hoá
phi vật thể và du lịch. Đây là những đóng góp mới, góp phần bổ sung thiết thực vào
vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa "kinh tế" và "văn hoá" trong quá trình hội nhập
quốc tế.
Ý nghĩa thực tiễn
Từ những kết quả nghiên cứu thực trạng, đánh giá giá trị của di sản văn hoá
phi vật thể ở Phú Thọ, cụ thể là hai trƣờng hợp tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng
và hát Xoan, thực trạng công tác quản lý, bảo vệ hai di sản này trong sự tác động
của hoạt động du lịch, luận án đề xuất các biện pháp bảo tồn di sản tín ngƣỡng thờ
cúng Hùng Vƣơng và hát Xoan một cách thiết thực.
Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học, giúp tƣ vấn cho các nhà lãnh
đạo quản lý định hƣớng, hoạch định chiến lƣợc và thực thi chính sách bảo tồn hai di
sản tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng, hát Xoan và các di sản văn hoá phi vật thể
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ một cách bền vững.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu (8 trang), kết luận (5 trang), tài liệu tham khảo (11
trang), phụ lục (96 trang), luận án có kết cấu năm chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận (33 trang)
- Chƣơng 2: Nhận diện giá trị di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và
Hát Xoan trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể ở Phú Thọ (19 trang)
- Chƣơng 3: Thực trạng bảo vệ và phát huy di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng
Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ (31 trang).
- Chƣơng 4: Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (21 trang)
- Chƣơng 5: Giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngƣỡng thờ cúng
Hùng Vƣơng và Hát Xoan (32 trang).
9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những công trình đề cập đến khái niệm, quan điểm, biện pháp bảo
vệ di sản
Đối với các công trình nghiên cứu liên quan đến các quan điểm bảo vệ di
sản: Gregory J. Ashworth đã đƣa ra các quan điểm bảo tồn nguyên vẹn từ những
thập niên 50 của thế kỷ XIX. Quan điểm này cho rằng: “Những sản phẩm của quá
khứ, nên đƣợc bảo vệ một cách nguyên vẹn, nhƣ nó vốn có, cố gắng phục hồi
nguyên gốc các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể cũng nhƣ cố gắng cách ly di
sản khỏi môi trƣờng xã hội đƣơng đại” [121].
Một số học giả nhƣ Alfrey, Putnam, Ashworth và P.J. Larkham… đƣa ra các
quan điểm “bảo vệ trên cơ sở kế thừa”. Các học giả này xem di sản nhƣ những thiết
chế văn hoá có giá trị thƣơng mại, giá trị kinh tế và giá trị du lịch. Từ đó, cần phải
có cách thức quản lý di sản tƣơng tự nhƣ cách thức quản lý một ngành công nghiệp
văn hoá. Quan điểm này có sự nhìn nhận linh hoạt dựa trên cơ sở mỗi di sản cần
đƣợc thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và không gian cụ thể.
Khi tồn tại ở thời gian và không gian nào, di sản ấy cần phát huy giá trị văn hoá xã
hội phù hợp và phải loại bỏ những thứ không còn phù hợp với xã hội ấy.
Lucas Lixinski (2013), Intangible Cultural Heritage in International Law
(Cultural Heritage Law And Policy) Di sản văn hóa phi vật thể trong Luật quốc tế
(Luật Di sản văn hóa và Chính sách) đã phân tích toàn diện về các vấn đề pháp lý
xung quanh DSVHPVT. Theo đó, DSVHPVT đƣợc bảo vệ trên ba cấp độ khác
nhau: quốc tế, khu vực và quốc gia. Lixinski cũng đƣa ra các tranh luận lý thuyết
cũng nhƣ các vấn đề pháp lý về nội dung và thể chế phức tạp xung quanh bảo vệ
DSVHPVT; đồng thời đề cập chủ đề bao trùm trong các nỗ lực để bảo vệ di sản và
cung cấp các biện pháp, giải quyết các khó khăn trong việc bảo vệ pháp lý cho sự
phát triển và sự tồn tại đa dạng của các nền văn hóa [126].
GS.TS Ngô Đức Thịnh trong công trình Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật
thể đã giới thiệu phân loại di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, các dạng
10
thức chính của văn hóa phi vật thể đó là ngữ văn truyền miệng, các hình thức trình
diễn xƣớng và trình diễn, những hành vi ứng xử, các hình thức nghi lễ, tín ngƣỡng,
tôn giáo, phong tục, lễ hội, tri thức dân gian. Tác giả đã nghiên cứu một số đặc
trƣng của văn hóa PVT. Từ đó đề ra các giải pháp sƣu tầm, bảo tồn và phát huy văn
hóa phi vật thể dƣới dạng “tĩnh” và dạng “động” và nhất là giải pháp bảo vệ con
ngƣời - nghệ nhân văn hóa - “báu vật sống” của nhân loại [91].
GS.TS Trƣơng Quốc Bình trong công trình Về mối quan hệ văn hóa và du
lịch đã nghiên cứu và phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và du lịch
đƣợc thể hiện rõ trong sự kiên kết giữa việc bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử và
văn hóa. Tác giả đã chỉ ra đƣợc những tác động tiêu cực do hoạt động du lịch gây ra
đối với việc bảo tồn di sản văn hóa nói riêng và nếp sống văn hóa nói chung. Qua
đó đề xuất các giải pháp quản lý văn hóa và phát triển du lịch bền vững [10].
Công trình Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể: Quan niệm quốc tế và chính
sách pháp luật của một số quốc gia - Trƣơng Hồng Quang đã khái quát sự hình
thành và phát triển chính sách bảo tồn hệ thống DSVHPVT trên thế giới từ năm
1939 cho đến nay, phân tích các quan niệm về DSVHPVT của UNESCO và một số
quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, từ đó rút ra những nhận xét về điểm
giống và khác nhau trong các quan niệm. Tác giả cũng đƣa ra một số chính sách bảo
vệ DSVHPVT tại một số quốc gia cụ thể nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,
Philipin...[72]. Đây là những thông tin rất hữu ích giúp NCS tham khảo các biện
pháp bảo vệ DSVHPVT của một số quốc gia trong khu vực để so sánh và vận dụng
vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Công trình Du lịch và di sản văn hóa phi vật thể (Tourism and Intangible
Cultural Heritage) xuất bản năm 2012 của Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism
Organization UNWTO) đã đánh giá cơ hội cũng nhƣ thách thức lớn, rủi ro của phát
triển du lịch liên quan đến DSVHPVT, đồng thời gợi ý các bƣớc thực tế cho việc
lập, quản lý và tiếp thị các sản phẩm du lịch DSVHPVT [130]. Các tƣ liệu của công
trình này cung cấp thông tin khá đầy đủ và có tính thuyết phục trên cơ sở phân tích
hành động của chính phủ chỉ đạo, quan hệ đối tác công -tƣ và các sáng kiến cộng
11
đồng. Tƣ liệu này cũng tiếp tục cung cấp các khuyến nghị về thúc đẩy phát triển du
lịch có trách nhiệm và bền vững thông qua việc bảo vệ DSVHPVT.
Tác giả Đinh Thị Minh Tuyết với công trình Giáo dục ý thức bảo tồn lễ hội
truyền thống ở Việt Nam: Tiếp cận từ góc độ nhà quản lý, tác giả đã nghiên cứu và
nêu những thách thức đối với việc bảo tồn các lễ hội truyền thống nhƣ vấn đề nhận
thức, văn hóa ứng xử với lễ hội truyền thống, môi trƣờng, thƣơng mại hóa…Tác giả
đã có những nhận định sâu sắc, toàn diện về những thách thức trong việc bảo tồn lễ
hội truyền thống ở Việt Nam mà thách thức cơ bản nhất là do sự hạn chế, bất cập về
tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống [107].
Tác giả Nguyễn Phƣơng Lan trong Chính sách bảo tồn, khai thác tài nguyên
du lịch lễ hội đã giới thiệu một số chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhằm đẩy mạnh
công tác bảo tồn, khai thác di sản văn hóa trong đó có lễ hội dân gian Việt Nam từ
năm 1945 đến nay. Tác giả cũng chỉ ra những bấp cập trong công tác quản lý khai
thác du lịch lễ hội với những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà hai ngành Văn
hóa và Du lịch cần nhận thức và giải quyết. Từ góc độ chính sách văn hóa, tác giả đã
đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị tích cực của lễ hội, khai
thác tốt nguồn tài nguyên du lịch lễ hội trong thời gian tiếp theo [46].
Tác giả Phạm Văn Dƣơng trong công trình Từ lễ hội đền Hùng đến lễ hội
dân tộc - quốc gia vị trí, vai trò của người dân với việc gìn giữ nét truyền thống đã
giới thiệu quá trình phát triển của không gian lễ hội đền Hùng từ phạm vi địa
phƣơng đến khi trở thành lễ hội chung của dân tộc - quốc gia, khẳng định vị trí, vai
trò của ngƣời dân trong việc gìn giữ nét truyền thống của lễ hội đền Hùng và tầm
quan trọng, giá trị to lớn, sự thiêng liêng của lễ hội đền Hùng trong tâm thức cả dân
tộc Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả cho rằng với việc ngày càng chuyên nghiệp hóa lễ
hội đền Hùng bằng các kịch bản, vai trò của ngƣời dân đối với lễ hội trong những
năm gần đây bị hạn chế và mờ nhạt.Tác giả cũng nêu quan điểm cần nhìn nhận lại
vai trò của Nhà nƣớc và ngƣời dân trong vùng văn hóa Hùng Vƣơng [115].
Tác giả Lê Thị Minh Lý trong Bảo vệ tập quán xã hội, nghi lễ và lễ hội thờ
Hùng Vương ở Phú Thọ - đã nhận định hoàn cảnh và phân tích quá trình bảo vệ di
12
sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam cùng với những hệ quả kéo theo nhƣ: sự vận
dụng một cách máy móc và cứng nhắc những khái niệm và biện pháp bảo vệ di sản
vật thể đối với di sản phi vật thể làm cho quá trình bảo vệ di sản phi vật thể ở Việt
Nam một thời gian dài bị hạn chế, thiếu hiệu quả, lúng túng và trì trệ… Tác giả
phân tích những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động bảo vệ di sản ở
Việt Nam sau khi tiếp cận với những quan điểm của quốc tế, của UNESCO và đặc
biệt từ khi có Công ƣớc 2003. Bên cạnh đó là những thách thức và đề xuất, phƣơng
pháp để bảo vệ tập quán xã hội, nghi lễ và lễ hội thờ Hùng Vƣơng ở Phú Thọ [115].
Tác giả Lê Thị Hoài Phƣơng trong Bảo tồn Hát Xoan (Phú Thọ) gắn liền với
không gian thờ cúng Hùng Vương đã nghiên cứu vấn đề bảo tồn Hát Xoan ở Phú
Thọ gắn liền với không gian thờ cúng Hùng Vƣơng qua việc trả lời và giải quyết
từng câu hỏi: Bảo tồn bằng cách nào? Bảo tồn bằng cái gì? Bảo tồn nhƣ thế nào? Từ
những phân tích trên, tác giả đề xuất một số ý kiến mang tính phƣơng pháp luận
nhƣ: khôi phục lại càng sớm càng tốt môi trƣờng văn hóa cho Hát Xoan, Việc
truyền dạy nghệ thuật Hát Xoan, chính sách của nhà nƣớc hỗ trợ vật chất cho hoạt
động này [115].
1.1.2. Các công trình đề cập đến những giá trị của di sản tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương và hát Xoan
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến lịch sử thời đại Hùng Vƣơng và
quá trình hình thành tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng nhƣ Quốc Tổ Hùng Vương,
Nước Văn Lang - thời đại các vua Hùng [78] Thời đại Hùng Vương: Lịch sử - Kinh
tế - Văn hóa - Xã hội [86] là tổng hợp các kết quả nghiên cứu và kết luận của các
cuộc hội thảo khoa học; những bài nghiên cứu của các giáo sƣ, nhà nghiên cứu về
thời đại Hùng Vƣơng từ lúc hình thành đến khi tan rã, các lĩnh vực từ định danh, bờ
cõi, dân cƣ nƣớc Văn Lang đến nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, tổ chức
sản xuất - trao đổi, thể chế xã hội, chính trị hay đời sống văn hóa lúc bấy giờ. Một
số bài nghiên cứu trong cuốn sách đề cập đến các giá trị của di sản vật thể tuy nhiên
các giá trị văn hóa phi vật thể và tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ẩn chứa trong
các bài nghiên cứu khá rõ nét.
13
Trong công trình Những giá trị tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
- GS.TS Nguyễn Chí Bền đã giới thiệu Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng qua góc
nhìn lịch sử. Phân tích những giá trị Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng qua các
phƣơng diện: Ở phƣơng diện xã hội, giá trị của tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng là
sự thể hiện tính cố kết cộng đồng, truyền thống đoàn kết dân tộc. Có thể coi tín
ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng nhƣ một sợi chỉ đỏ, nối kết quá khứ với hiện tại, là
bệ đỡ tâm linh cho các thế hệ con ngƣời Việt Nam. Tác giả khẳng định tín ngƣỡng
thờ cúng Hùng Vƣơng là một sáng tạo văn hóa của ngƣời Việt qua trƣờng kỳ lịch
sử, sáng tạo này mang tầm kiệt tác của nhân loại. Đó là một kho tàng văn hóa dân
gian từ truyền thuyết đến lễ hội, từ ẩm thực đến nghi lễ liên quan đến Hùng Vƣơng
đƣợc dân gian sáng tạo và lƣu truyền [6].
Tác giả Trần Thị Tuyết Mai với Lễ hội đền Hùng trong đời sống văn hoá cộng
đồng đã nghiên cứu đánh giá giá trị của lễ hội Đền Hùng, sự biến đổi của lễ hội và sự
lan toả của lễ hội Đền Hùng, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của lễ hội
trong đời sống văn hoá cộng đồng; Tuy nhiên, công trình này mới chỉ nghiên cứu một
lễ hội cụ thể, chƣa đề cập đến toàn diện Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và giá trị
của nó trong đời sống;
Một công trình tập hợp các nghiên cứu của các nhà khoa học trong nƣớc và
quốc tế nghiên cứu trực tiếp đến Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng đƣợc tổng hợp
trong cuốn Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại (nghiên cứu trường
hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam) [115]. Trong công trình này các
vấn đề về lý thuyết, phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ở
Việt Nam và trên thế giới; các tập tục nghi lễ những giá trị lịch sử của tín ngƣỡng
thờ cúng tổ tiên của Việt Nam và trên thế giới đã đƣợc các nhà khoa học phân tích
so sánh với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Sự hình thành, quá trình phát triển, giá
trị lịch sử -văn hóa của Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng; sự biến đổi của Tín
ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng trong xã hội đƣơng đại và các nghiên cứu về bảo tồn
và phát huy tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu
hóa là những nội dung chính của các nghiên cứu nhƣ: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
14
Vương với việc hình thành bản sắc dân tộc” của tác giả Đặng Văn Bài; “Đôi điều về
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ quốc tổ Hùng Vương ở Việt Nam”
của tác giả Trƣơng Quốc Bình; “Đặc điểm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở
Phú Thọ” của tác giả Nguyễn Chí Bền; “Tục thờ Hùng Vương trong hệ thống tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt” của tác giả Từ Thị Loan; “Sáng tạo truyền
thống: Nghiên cứu trường hợp Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng 10 - 3 âm lịch
hàng năm” của tác giả Nguyễn Thị Hiền - Hoàng Cầm; “Tín ngưỡng thờ vua Hùng
và tín ngưỡng thờ lúa trên vùng đất Tổ” của tác giả Nguyễn Thị Huế; “Từ tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên đến giỗ tổ Hùng Vương - sự củng cố cộng đồng trước nhu
cầu tồn tại và phát triển quốc gia” của tác giả Lê Hồng Lý - Đào Thế Đức; “Quốc
Tổ Hùng Vương, biểu tượng cội nguồn quốc gia dân tộc Việt Nam” của tác giả Ngô
Đức Thịnh... Với những cách tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu trên đã đánh giá
về đặc điểm, nguồn gốc, giá trị, công tác bảo tồn phát huy giá trị của tín ngƣỡng thờ
cúng Hùng Vƣơng và sức sống mạnh mẽ của di sản này.
Hát Xoan - dân ca nghi lễ, phong tục của tác giả Tú Ngọc, nhà xuất bản Âm
nhạc (1997) là công trình nghiên cứu đa chiều về hát Xoan Phú Thọ. Tác giả đƣa ra
những nghiên cứu sâu về nguồn gốc và lịch sử phát triển của Hát Xoan trên cơ sở
nhận định và đánh giá những truyền thuyết, huyền thoại, những thƣ tịch, tƣ liệu cổ
về Hát Xoan; đề cập đến đặc trƣng của Hát Xoan, mối quan hệ giữa Hát Xoan và
một số hình thức dân ca nghi lễ của vùng trung du, châu thổ Bắc bộ; những đặc
điểm và tính phức hợp về mặt thể loại trong Hát Xoan. Tác giả khẳng định những
giá trị đặc sắc của Hát Xoan và đƣa ra những bàn luận, những hƣớng đi để bảo tồn
và phát huy đƣợc những giá trị của Hát Xoan trong điều kiện, tình hình mới [63].
Công trình Hát Xoan Phú Thọ của tác giả Nguyễn Khắc Xƣơng với cách tiếp
cận của văn hóa dân gian để phân tích: Nguồn gốc và sự phát triển của nghệ thuật
hát Xoan; không gian, thời gian, địa lý hành chính vùng Xoan, truyền thống văn hoá
quê Xoan; phƣơng thức trình diễn Hát Xoan; ngôn ngữ hát Xoan, các quả cách (làn
điệu) Xoan, trang phục Hát Xoan. Tác giả phân tích rõ mọi đặc điểm của Hát Xoan
không chỉ cái cốt lõi là âm nhạc đến hình thức diễn xƣớng của từng quả cách, mà
15
còn hiểu rõ mọi tín ngƣỡng, phong tục tập quán, lề lối tổ chức làng xã cổ truyền của
ngƣời Việt vùng trung du đất Tổ và các tục lệ của nó nhƣ: tục lệ đƣa đón, tiếp đãi.
tục giữ cửa đình, tục kết chạ, tục tế lễ, tục phƣờng họ…[118].
Hát Xoan - Hát Ghẹo dấu ấn một chặng đường của tác giả Cao Khắc Thùy
đã tổng quan về Hát Xoan và Hát Ghẹo - một trong những nét văn hóa đặc trƣng
thời kì Hùng Vƣơng. Tác giả cũng công bố những kết quả sƣu tầm, nghiên cứu Hát
Xoan, Hát Ghẹo từ giữa những năm 1950 đến nay,tác giả cũng đƣa ra một số giải
pháp nhằm khôi phục, bảo tồn ở các làng Xoan, Ghẹo gốc và tiếp tục phổ biến rộng
rãi trong nhân dân. Kiến nghị về việc thành lập các trung tâm sƣu tầm, nghiên cứu
Hát Xoan, Hát Ghẹo [95].
Tác phẩm“Hát Xoan ở Phú Thọ“(Xoan singing in Phú Thọ) là tập hợp các
bài viết, bài phát biểu trong Hội thảo khoa học quốc tế về Hát Xoan do Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức. Các bài viết tập
trung nghiên cứu về nguốn gốc hình thành, lịch sử phát triển, các giá trị đặc trƣng
trong điệu múa, lời ca của Hát Xoan, mối quan hệ giữa Hát Xoan với các loại hình
dân ca các tỉnh trung du và đồng bằng sông Hồng nhƣ hát quan họ, hát trống quân,
hát chèo thuyền. Tác giả Sheen Dea Cheol (Hàn Quốc) và tác giả Xiao Mei (Trung
Quốc) lại đƣa ra những so sánh những điểm tƣơng đồng giữa Hát Xoan của Việt
Nam với nghệ thuật biểu diễn mừng đầu năm - cuối năm của ngƣời Hàn Quốc và
phong cách ca hát của Trung Quốc. Vấn đề bảo tồn, phát huy và phổ biến Hát Xoan
trong xã hội ngày nay cũng là một vấn đề đƣợc nhiều tác giả đề cập đến để Hát
Xoan giữ mãi đƣợc những giá trị đặc trƣng đặc sắc và đƣợc phổ biến rộng rãi, có
đƣợc sức sống lâu bền [135].
Hát Xoan - Dân ca cội nguồn của tác giả Dƣơng Huy Thiện đã khái lƣợcvà
đƣa ra giả thuyết về nguồn gốc của Hát Xoan của từng khu vực dân cƣ nhƣ: ngƣời
dân ở Cao Mại (Lâm Thao) với giả thuyết Hát Xoan có từ thời vua Hùng; ngƣời dân
ở phƣờng Xoan Kim Đới (Việt Trì) với giả thuyết Hát Xoan có từ nhà Lê; ngƣời
dân ở Nhang Nộn (Tam Nông) với giả thuyết Hát Xoan có từ thời nhà Lý; ngƣời
dân phƣờng Xoan Thét (Phù Ninh) với truyền thuyết Hát Xoan phát tiết từ mối quan
16
hệ kết nghĩa giữa hai làng Tử Du và Phù Liễn. Tác giả cũng nêu những vấn đề về tổ
chức, sinh hoạt và trang phục về những đặc trƣng và giá trị nghệ thuật của Hát
Xoan; những đặc trƣng của âm nhạc, lời ca và điệu múa trong Hát Xoan [89].
Tác giả Duy Linh với Sức lan tỏa của làn điệu cổ - Hát Xoan đã giới thiệu
sức sống và sự lan toả của Hát Xoan qua vị trí, địa bàn hoạt động là trung tâm của
di sản hát Xoan và các vùng lân cận: thôn An Thái (xã Phƣợng Lâu - TP Việt Trì),
thôn Thét, thôn Phù Đức, thôn Kim Đái (xã Kim Đức - TP Việt Trì) và 17 xã, địa
bàn liên quan đến Hát Xoan. Quy mô phát triển của Hát Xoan qua thời gian [48].
Nhận xét chung: Nhƣ đã phân tích ở trên, các công trình nghiên cứu trƣớc
đề tài luận án đã đề cập đến việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể với cách tiếp cận
khác nhau và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Trƣờng hợp di sản tín ngƣỡng thờ
cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan cũng đƣợc đề cập với các cách tiếp cận khác nhau,
phản ánh các góc nhìn đa chiều về 2 di sản này. Tuy nhiên chƣa có công trình nào
nghiên cứu bảo vệ Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan trong sự tác
động của du lịch ở Phú Thọ, mặc dù trong thực tế hoạt động du lịch vẫn hàng ngày
tác động đến 2 di sản di sản này.
Xét về phƣơng diện lý thuyết: nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến lý
thuyết bảo tồn DSVH nói chung và DSVHPVT nói riêng; Chƣa có công trình nào
áp dụng lý thuyết cụ thể vào việc bảo vệ 2 di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng
và Hát Xoan ở Phú Thọ.
Về phƣơng diện thực tiễn: Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát
Xoan ở Phú Thọ đang chịu sự tác động mạnh mẽ từ du lịch, hàng năm du khách đến
trải nghiệm DSVH ở Phú Thọ đạt từ 6 đến 8 triệu lƣợt. Chiến lƣợc phát triển kinh tế -
xã hôi tỉnh Phú Thọ 15 năm qua đều xác định nhiệm vụ bảo tồn DSVH đất Tổ Hùng
Vƣơng là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó xác định du lịch là một trong những khâu đột
phá trong phát triển kinh tế xã hội. Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai
đoạn 2010 - 2015 định hƣớng đến 2020 cũng xác định xây dựng khu di tích lịch sử
đền Hùng là khu du lịch văn hóa tâm linh lớn nhất cả nƣớc. Tuy nhiên đến nay, chƣa
có công trình nào nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo vệ 2 di sản trên một cách cụ
17
thể, việc nghiên cứu bảo tồn di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan
dƣới tác động mạnh mẽ của du lịch cũng gần nhƣ bỏ ngỏ. Mối quan hệ tƣơng tác, sự
tác động của du lịch với di sản văn hóa và sự tác động ngƣợc lại giữa di sản văn hóa
với du lịch qua 2 trƣờng hợp Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan cũng
chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ.
Từ những phân tích trên đây cho thấy cần có một nghiên cứu cụ thể để tìm
mô hình riêng cho việc bảo vệ di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát
Xoan ở Phú Thọ. Tổng quan tình hình nghiên cứu và các phân tích trên cho thấy, đề
tài luận án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
và Hát Xoan ở Phú Thọ là rất cần thiết và là đề tài hoàn toàn mới, nghiên cứu này
xuất phát từ nhu cầu của lý luận và thực tiễn đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào trƣớc đó. Các vấn đề liên
quan đến đề tài luận án mà các công trình nghiên cứu của các học giả đi trƣớc đã đề
cập dƣới các góc độ và cách tiếp cận khác nhau sẽ là những thông tin, tƣ liệu rất
hữu ích để tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện với một cách nhìn mới,
điều kiện hoàn cảnh mới.
1.2. Những khái niệm cơ bản
1.2.1. Di sản văn hoá
Trong Công ước Bảo vệ và phát huy di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới
của UNESCO ban hành năm 1972, tại Điều 1 có quy định những loại hình sẽ đƣợc
coi nhƣ là “di sản văn hoá” bao gồm: Di tích kiến trúc (monuments), nhóm công
trình xây dựng (group of buildings) và các di chỉ (sites).
Theo quan niệm của UNESCO (Trong Tuyên bố về những chính sách văn
hoá - Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26 - 27 đến 6 -8 -1982 tại Mê hi cô),
Di sản văn hoá đƣợc chia làm hai loại:
Một là, những di sản văn hoá hữu thể (Tangible) nhƣ đình, đền, chùa,
miếu, lăng, mộ, nhà sàn v.v...
Hai là, những di sản văn hoá vô hình (Intangible) bao gồm các biểu hiện
tƣợng trƣng và “không sờ thấy đƣợc” của văn hoá đƣợc lƣu truyền và
18
biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo, “trùng tu” của cộng
đồng rộng rãi... [133].
Tại Việt Nam, sự xác lập khái niệm di sản văn hoá từ rất sớm. Ở Sắc lệnh số
65 ban hành ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng danh từ
chung là “cổ tích”. Nghị định số 519/Ttg ban hành ngày 29 tháng 10 năm 1957 của
Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quy định về thể lệ bảo tồn cổ tích thì sử dụng thuật
ngữ “động sản và bất động sản” có giá trị lịch sử hay nghệ thuật. Pháp lệnh bảo vệ
và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh ban hành ngày 4 tháng 4
năm 1984 gọi chung là “di tích lịch sử văn hoá”.
Năm 2001, Luật Di sản văn hoá đƣợc Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông
qua, thuật ngữ “di sản văn hoá” chính thức đƣợc xuất hiện trong văn bản pháp quy
cao nhất và đƣợc sử dụng phổ biến. Đến năm 2009, Luật Di sản văn hoá sửa đổi, bổ
sung đƣa ra thì DSVH bao gồm DSVH vật thể và DSVH phi vật thể [70].
Trong Những vấn đề văn hoá trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay của
tác giả Hoàng Vinh, “Di sản văn hoá” có cách quan niệm rộng hơn nhƣ sau:
Di sản văn hoá là toàn bộ sản phẩm do các thành viên trong cộng đồng
dân tộc sáng tạo, thể hiện dƣới dạng những đối tƣợng vật thể (hữu hình)
và phi vật thể (vô hình) mang tính biểu tƣợng, đƣợc lan tỏa (vô thức) và
trao truyền (hữu thức) từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, từ thế hệ
trƣớc cho thế hệ sau [116].
1.2.2. Di sản văn hoá phi vật thể
Tại Khoản 1 điều 2 trong Công ước bảo vệ Di sản phi vật thể của UNESCO
năm 2003 đã định nghĩa:
DSVHPVT đƣợc hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt,
tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và
các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm ngƣời
và trong một số trƣờng hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản
văn hóa của họ. Đƣợc chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác,
DSVHPVT đƣợc các cộng đồng và các nhóm ngƣời không ngừng tái tạo
19
để thích nghi với môi trƣờng và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với
tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về
bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa
dạng văn hóa và tính sáng tạo của con ngƣời [109].
Theo Luật Di sản văn hoá của nước CHXHCN Việt Nam:
DSVHPVT là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, đƣợc
lƣu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền bằng truyền miệng, truyền
nghề, trình diễn và các hình thức lƣu giữ, lƣu truyền khác, bao gồm tiếng
nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền
miệng, diễn xƣớng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ
công truyền thống, tri thức về y, dƣợc học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về
trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác [70].
Những khái niệm về DSVH, văn hoá vật thể và văn hoá PVT giúp tác giả
luận án hiểu đƣợc rõ nét đối tƣợng nghiên cứu của mình đó là Tín ngƣỡng thờ cúng
Hùng Vƣơng và Hát Xoan. Từ đó bắt tay vào việc nghiên cứu về việc bảo vệ và
phát huy giá trị của hai DSVHPVT này. DSVH là tài nguyên nhân văn phong phú
để du lịch khai thác, làm giàu. Ngƣợc lại, du lịch giúp quảng bá di sản, giới thiệu
một cách nhanh nhất di sản cho công chúng trong và ngoài nƣớc. Nguồn doanh thu
từ du lịch dùng để quay vòng phục vụ việc trung tu di tích, bảo vệ di sản.
1.2.3. Quản lý di sản văn hóa
Quản lý DSVH là quá trình theo dõi, chỉ đạo, định hƣớng và điều tiết quá
trình tồn tại và phát triển các DSVH trên một địa bàn cụ thể nhằm bảo tồn và phát
huy tốt nhất các giá trị của chúng. Công tác bảo vệ và quản DSVH luôn nhận đƣợc
sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay sau khi đất nƣớc
giành độc lập đã Sắc lệnh số 65 -SL ngày 23/11/1945 về bảo tồn cổ tích trên toàn
cõi Việt Nam. Từ đó đến nay, Đảng nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản, chính
sách liên quan đến quản lý di sản văn hóa nhƣ: Nghị quyết hội nghị lần thứ 5, Ban
chấp hành Trung ƣơng khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ quan trọng về xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết
20
hội nghị lần thứ 9 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về xây dựng và
phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nƣớc trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị của DSVH.
Nội dung quản lý nhà nƣớc về DSVH đƣợc nêu cụ thể và chi tiết trong Luật
Di sản văn hóa bao gồm:
(1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
(2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di
sản văn hóa; (3) Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản
văn hóa. (4) Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu khoa học; đào
tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa. (5) Huy
động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị của di
sản văn hóa; (6) Tổ chức, chỉ đạo khen thƣởng trong việc bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa; (7) Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo
vệ và phát huy giá trịdi sản văn hóa; (8) Thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về
di sản văn hóa [70].
Ngoài các nội dung công tác quản lý đƣợc nêu trong Luật di sản văn hóa, nội
hàm công tác quản lý di sản còn chứa đựng nhiều nội dung cần đề cập đó là đối
tƣợng quản lý, chủ thể quản lý, công cụ quản lý, các bên tham gia quản lý...Trong
trƣờng hợp này, đối tƣợng quản lý là DSVHPVT, cụ thể là 2 trƣờng hợp Tín
ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan. Chủ thể tham gia quản lý di sản này là
cộng đồng nắm giữ và thực hành di sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cấp ủy và chính
quyền các cấp tỉnh Phú Thọ; Các bên tham gia quản lý bao gồm chính phủ, Bộ văn
hóa Thể thao và Du lịch, một số Bộ và cơ quan có liên quan đến hoạch định và thực
thi các chính sách bảo vệ di sản; ở địa phƣơng là HĐND và UBND nơi có di sản,
các sở ban ngành có liên quan và cộng đồng tham gia trực tiếp vào công tác quản lý
di sản mà họ đang nắm giữ. Các công cụ quản lý di sản là hệ thống pháp luật liên
21
quan đến di sản, cụ thể là Công ƣớc 2003 của UNESCO về bảo vệ DSVHPVT, Luật
di sản văn hóa, các nghị định của chính phủ và các thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ
VHTTDL liên quan đến bảo vệ di sản; ngoài ra còn hệ thống cơ chế chính sách của
Trung ƣơng và địa phƣơng, các quy hoạch, kế hoạch, đề án, định hƣớng chiến lƣợc
và các nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở vật chất...
1.2.4. Bảo tồn, bảo vệ và phát huy
Theo quan điểm của UNESCO, trong bối cảnh của công ƣớc, bảo tồn có
nghĩa là những nỗ lực của cộng đồng và những ngƣời nắm giữ di sản để duy trì sự
liên tục trong thực hành di sản đó theo thời gian. Nó không có nghĩa là không có sự
thay đổi trong thực tế hoặc giá trị của di sản theo thời gian. Bảo vệ di sản có nghĩa
là đảm bảo khả năng tồn tại của DSVHPVT, khả năng đó đƣợc thực hành/thể hiện,
đƣợc phát triển và đƣợc chuyển giao trong hiện tại và tƣơng lai, và vẫn có ý nghĩa
quan trọng đối với cộng đồng, nhóm ngƣời hay các cá nhân liên quan.
Bảo vệ là những biện pháp nhằm đảm bảo khả năng tồn tại của
DSVHPVT, bao gồm các công việc nhận diện, tƣ liệu hóa, nghiên cứu,
bảo tồn, bảo vệ, quảng bá, phát huy giá trị, truyền thụ, đặc biệt là sự
truyền dạy qua hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy, cũng
nhƣ việc phục hồi những khía cạnh khác nhau của di sản đó [109].
Theo GS Đào Duy Anh: Bảo là giữ gìn, chăm sóc, gánh trách nhiệm; Tồn có
nghĩa là còn, hiện có, dồn cất lại, gởi cất [3]. Theo giáo sƣ Nguyễn Lân: Bảo tồn là
giữ lại không để mất đi [47].
Phát huy, theo GS Đào Duy Anh: Phát là bắn tên ra, nổi dậy, dựng lên, bới ra,
sáng; Huy là ánh sáng mặt trời [3]. Tuy nhiên, GS Nguyễn Lân cho rằng: Phát huy là
lay động, làm cho tác dụng lan rộng ra hoặc phát triển lên [47]. Trong cuốn Từ điển
tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học - Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam ấn hành thì
phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm [113].
Phát huy, theo quan điểm của UNESCO là những công cụ nhằm tăng thêm
giá trị gắn liền với di sản cả ở trong và ngoài các cộng đồng có liên quan, tăng
cƣờng vị thế và chức năng của DSVHPVT.
22
Quan niệm của UNESCO về bảo tồn, bảo vệ và phát huy DSVHPVT và của
các học giả trong nƣớc sẽ đƣợc NCS sử dụng để phân tích và đƣa ra các biện pháp bảo
vệ và phát huy di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan trong các
chƣơng sau của luận án.
1.2.5. Cộng đồng
Cộng đồng là thuật ngữ đƣợc UNESCO sử dụng liên tục trong Công ƣớc
2003, Hƣớng dẫn thực hiện Công ƣớc, Định hƣớng hoạt động và các văn kiện khác
của UNESCO. Ngay trong lời nói đầu, điều 2.1, điều 15 đều sử dụng thuật ngữ
“cộng đồng, các nhóm người và cá nhân liên quan” [111]; các điều 11b, 14(a)(ii) sử
dụng thuật ngữ “cộng đồng và nhóm ngƣời’’ nhƣng không đƣợc định nghĩa cụ thể.
Với mục tiêu thực hiện Công ƣớc, mỗi quốc gia thành viên có thể định nghĩa
cộng đồng theo các tiêu chí khác nhau nhƣ tiêu chí hành chính, địa lý, tiêu chí dân
tộc, tôn giáo hoặc tiêu chí ngôn ngữ, tộc ngƣời...Theo đó, có thể hình thành các thuật
ngữ nhƣ: cộng đồng Pháp ngữ, cộng đồng ngƣời Dao, cộng đồng ngƣời Mƣờng...
Trong Luật Di sản văn hóa đƣợc Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001, tại
điều 12 (mục 2) và điều 17 đã sử dụng thuật ngữ cộng đồng nhƣng trong phạm vi
rộng: “Di sản văn hóa Việt Nam đƣợc sử dụng nhằm mục đích: (1) Phát huy giá trị
của di sản văn hóa vì lợi ích toàn xã hội; (2) Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam” [70]. Trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
di sản văn hóa đƣợc Quốc hội thông qua ngày 18/6/2009, thuật ngữ cộng đồng đƣợc
sử dụng ngay trong điều 1: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với
cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng đƣợc tái tạo và lƣu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và
các hình thức khác” [70]. Thuật ngữ “cộng đồng” đƣợc sử dụng trong Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật di sản văn hóa (năm 2009) đồng nghĩa với thuật ngữ “cộng
đồng’’ đƣợc sử dụng trong Công ƣớc 2003 và các văn kiện khác của UNESCO.
Trong khuôn khổ cụ thể của việc bảo vệ DSVHPVT, NCS cho rằng: Cộng
đồng là những ngƣời sáng tạo, duy trì và chuyển giao DSVHPVT của họ, là những
23
ngƣời tham gia trực tiếp hay gián tiếp việc thực hành hoặc truyền dạy một di sản,
hoặc những ngƣời coi nó là một phần di sản văn hóa của họ. Thuật ngữ cộng đồng
đƣợc nhắc đến nhƣ tập thể những ngƣời có liên quan đến một hay nhiều di sản, còn
nhóm ngƣời nhƣ là mạng lƣới của cộng đồng; ví dụ nhóm ngƣời thực hành, nhóm
ngƣời truyền dạy hoặc nhóm ngƣời có vai trò đặc biệt trong việc tạo ra một
DSVHPVT. Chẳng hạn, cộng đồng liên quan đến di sản Hát Xoan là những ngƣời
nắm giữ di sản Hát Xoan, ngƣời thực hành, ngƣời truyền dạy, những ngƣời coi Hát
Xoan là di sản của họ. Cộng đồng liên quan đến Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng là
những ngƣời thực hành tín ngƣỡng, ngƣời truyền dạy, nắm giữ các nghi thức thực
hành tín ngƣỡng, ngƣời trông coi gìn giữ di tích và những ngƣời coi Tín ngƣỡng thờ
cúng Hùng Vƣơng là di sản của họ; một cá nhân có thể là một phần của nhiều cộng
đồng khác nhau trong cùng một thời điểm. Nhƣ vậy, đối với DSVHPVT cộng đồng
có vai trò thiết yếu trong quá trình sáng tạo, thực hành, truyền thụ di sản; không có họ
DSVHPVT không biểu hiện đƣợc. Họ là ngƣời chủ DSVHPVT của mình, là ngƣời
đảm đƣơng công việc bảo vệ DSVHPVT của họ. Từ các phân tích trên đây, chúng tôi
sử dụng thuật ngữ “cộng đồng” trong các phân tích ở các chƣơng sau của luận án.
1.3. Mối quan hệ giữa di sản văn hoá và du lịch
Di sản văn hóa và du lịch là hai lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
tác động qua lại và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Các DSVHPVT là những hình
thái ý thức xã hội. Triết học Mác Lê nin khẳng định tồn tại xã hội quyết định ý thức
xã hội, còn ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội và tác
động trở lại tồn tại xã hội. “Nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự thay đổi và phát triển của
văn hoá là do sự thay đổi của nền kinh tế. Mọi sự thay đổi của kinh tế sớm hay
muộn sẽ dẫn đến sự thay đổi của văn hoá” [19, tr.182]. Tuy nhiên văn hoá có tính
độc lập tƣơng đối và văn hoá không phải cái đuôi của nền kinh tế. Vấn đề này cố
Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt đã khẳng định: “Kinh tế và văn hoá gắn bó với nhau hết sức
chặt chẽ. Kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hoá và văn hoá
không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển trên cơ sở kết hợp hài hoà
kinh tế văn hoá là sự phát triển năng động, có hiệu quả và vững chắc nhất” [39].
24
Trong thực tế lãnh đạo đất nƣớc, Đảng ta cũng đã vận dụng đúng quy luật và mối
quan hệ giữa kinh tế và văn hoá: “Văn hoá là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội” [26]. Văn hoá là mục tiêu
của phát triển kinh tế vì mục tiêu của kinh tế xét đến cùng là vì con ngƣời, nâng cao
mức sống con ngƣời cả về vật chất và tinh thần với mức sống cao và lối sống đẹp,
vừa an toàn và bền vững, không chỉ cho một ngƣời mà cho cả cộng đồng, không chỉ
cho thế hệ hiện nay mà cho cả thế hệ mai sau. Không những thế văn hoá còn là hệ
điều tiết cho phát triển kinh tế, có vai trò định hƣớng điều chỉnh nền kinh tế. Khẳng
định vai trò mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hoá với kinh tế UNESCO cũng cho rằng:
“Hễ nƣớc nào tự đặt ra cho mình mục tiêu tăng trƣởng kinh tế mà tách rời môi trƣờng
văn hoá thì nhất định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hoá
và tiềm năng sáng tạo của nƣớc ấy sẽ mất đi rất nhiều…” [112, tr 19 -22].
Mối quan hệ giữa di sản văn hóa và du lịch là mối quan hệ biện chứng,
những giá trị văn hoá đặc sắc của di sản văn hóa là cơ hội thúc đẩy du lịch phát
triển, còn các yếu tố tiêu cực, phản giá trị thì sẽ cản trở hoặc kìm hãm sự phát triển
du lịch. Ngƣợc lại sự phát triển của du lịch sẽ tác động trở lại đối với việc bảo tồn
phát huy các giá trị của di sản văn hoá hoặc cũng có thể có ảnh hƣởng tiêu cực làm
biến đổi di sản. Do vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa di sản
văn hóa và du lịch trong luận án này nhằm làm rõ hơn mối quan hệ giữa di sản và
du lịch, qua đó xác định các biện pháp quản lý và bảo vệ di sản tốt hơn, tránh những
tác động tiêu cực của du lịch đối với di sản văn hóa.
1.3.1. Vai trò của di sản văn hoá phi vật thể đối với phát triển du lịch
* Những tác động tích cực
Các giá trị đặc sắc của di sản văn hóa là nguồn tài nguyên đặc biệt cho phát
triển du lịch, đồng thời là sản phẩm độc đáo của hoạt động du lịch. Các di sản
PVT nhƣ Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng, Hát Xoan, Nhã nhạc cung đình Huế,
Cồng chiêng Tây Nguyên… có thể là nguồn tài nguyên cho ngành du lịch khai
thác lâu dài nếu nhƣ phát triển một cách bền vững. Khác với các loại hình du lịch
khác, du lịch văn hóa với ý nghĩa tâm linh, các giá trị văn hoá cội nguồn độc đáo
25
đã trở thành lời mời gọi mãnh liệt, là sức mạnh thu hút khách du lịch mà các loại
hình du lịch khác không thể có đƣợc.
Các giá trị di sản văn hóa có thể làm phong phú các hoạt động du lịch, là cơ
hội cho du lịch phát triển. Với đặc thù của tính mùa vụ, lễ hội chủ yếu vào mùa
xuân, là lúc “nông nhàn” tạo điều kiện cho sự phát triển các tour, tuyến du lịch liên
hoàn để du khách khai thác, khám phá các giá trị văn hoá truyền thống đƣợc chứa
đựng trong kho tàng lễ hội mùa xuân, từ đó du khách đƣợc “hoà mình trong một
không gian văn hoá đặc sắc cô đọng của từng địa phƣơng, đƣợc tắm mình trong tình
cảm cộng đồng sâu sắc, thẩm nhận các giá trị văn hoá của mỗi địa phƣơng đƣợc
chung đúc và kiểm nghiệm qua thời gian” [75, tr 285].
Di sản văn hóa trong xã hội phát triển là một trong những nhân tố kích thích
sự phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà
nƣớc từ hoạt động du lịch, mang lại nguồn thu cho các hoạt động dịch vụ kèm theo
các hoạt động du lịch nhƣ dịch vụ ăn uống, dịch vụ khách sạn, vận tải hành khách,
dịch vụ hàng lƣu niệm… Đây là một nguồn thu rất lớn cho địa phƣơng và các thành
phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ và hoạt động dịch vụ. Đồng thời DSVH
cũng tạo ra công ăn việc làm cho cƣ dân địa phƣơng; cộng đồng địa phƣơng đƣợc
hƣởng lợi từ di sản do chính họ nắm giữ thông qua hoạt động du lịch.
Di sản văn hóa làm phong phú, đa dạng hấp dẫn các chƣơng trình du lịch,
các tour du lịch góp phần thu hút đông đảo du khách tham gia ở các loại hình du
lịch nhƣ du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dƣỡng… Nếu kết hợp các
tour du lịch, vừa du lịch văn hoá kết hợp với sinh thái, nghỉ dƣỡng sẽ góp phần tăng
tính hấp dẫn của chƣơng trình du lịch đáp ứng nhu cầu du khách tạo nên sự phát
triển đồng bộ các hoạt động dịch vụ mang tính liên hoàn, dịch vụ này thúc đẩy dịch
vụ kia phát triển, thậm chí kích thích cả sản xuất nhƣ sản xuất hàng tiêu dùng, hàng
lƣu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, kích thích làng nghề truyền thống…
* Những thách thức khi khai thác di sản phục vụ du lịch
DSVHPVT nhất là các lễ hội truyền thống là hoạt động cộng đồng có giá trị
văn hoá tín ngƣỡng tâm linh rất lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham
26
gia, ranh giới giữa hoạt động tín ngƣỡng với hoạt động mê tín dị đoan rất mong
manh. Vì vậy, khi di sản trở thành một hoạt động du lịch thì các yếu tố tiêu cực, lợi
dụng di sản để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan có nguy cơ trỗi dậy làm ảnh hƣởng
đến hình ảnh của du lịch.
DSVHPVT thƣờng đƣợc diễn ra trong một thời gian và không gian nhất định
nên khách du lịch tăng đột biến vào những thời điểm diễn ra hoạt động trình diễn di
sản, gây ách tắc giao thông, ảnh hƣởng đến an toàn về tài sản, sức khoẻ của du
khách, do đó cũng ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng hoạt động du lịch.
Do đặc điểm của du lịch văn hóa, nhất là văn hóa PVT thƣờng bị tác động
bởi tính mùa vụ nhất là các diễn xƣớng dân gian, lễ hội truyền thống đã dẫn đến
sự lệ thuộc của hoạt động du lịch vào thời gian cố định mà không thể thay đổi.
Tính mùa vụ của di sản buộc hoạt động du lịch phải tuân theo tạo nên sự cứng
nhắc đôi khi bất khả kháng. Chẳng hạn du khách muốn đến du lịch tại Đền Hùng
để thực hành Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và thƣởng thức không khí lễ
hội, tham gia các hoạt động lễ hội thì bắt buộc phải đi du lịch vào dịp 10/3 Âm
lịch hàng năm bất kể thời tiết mƣa hay nắng và sức khoẻ của du khách có thuận
lợi hay không.
1.3.2. Các tác động của du lịch đối với di sản văn hóa phi vật thể
* Các tác động tích cực
Du lịch là làm sống động các giá trị DSVH truyền thống góp phần quảng bá,
giới thiệu, lƣu giữ các giá trị văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác; nói cách khác
thông qua các hoạt động du lịch mà các giá trị văn hoá truyền thống đƣợc quảng bá,
lan tỏa rộng rãi. Sự lan tỏa này đƣợc thực hiện thông qua việc tiếp cận giao lƣu của
khách du lịch với các DSVH và ngƣời dân bản địa. DSVHPVT là một bảo tàng
sống động về lịch sử, truyền thống văn hoá dân tộc còn du lịch là công cụ, phƣơng
tiện để “bảo tàng sống” đƣợc quảng bá ra một cộng đồng rộng lớn, vƣợt qua biên
giới địa phƣơng khu vực. Từ đó các giá trị lịch sử, giá trị văn hoá truyền thống và
các giá trị khác mà di sản hàm chứa sẽ đƣợc hình thành và lƣu giữ trong từng khách
du lịch và tiếp tục hình thành nên những giá trị mới.
27
Du lịch là nhân tố thúc đẩy cộng đồng bảo vệ DSVH của mình một cách chặt
chẽ và bền vững hơn. Bởi lẽ nhu cầu khách du lịch văn hóa luôn muốn khai khai
thác tính độc đáo, bản sắc văn hóa và sự khác biệt của từng địa phƣơng. Không ai đi
du lịch để trải nghiệm, khám phá khai thác các giá trị văn hoá ở nơi giống y nhƣ
mình đang sinh sống. Và sẽ không ai muốn đi du lịch nếu các DSVHPVT của các
địa phƣơng nhƣ cách tổ chức các nghi lễ, trò diễn dân gian, các lễ hội cứ na ná
giống nhau, không có sự khác biệt. Do vậy, đặc điểm này đòi hỏi chính quyền và
cộng đồng nơi quản lý và thực hành di sản luôn phải tìm cách bảo tồn các giá trị văn
hoá đặc sắc của địa phƣơng, không lai căng pha tạp.
Du lịch tạo ra sự giao thoa văn hoá góp phần làm giàu cho văn hoá truyền
thống của cha ông, quảng bá rộng rãi văn hoá địa phƣơng, văn hoá tộc ngƣời tới
mọi miền tổ quốc. Đồng thời du lịch cũng góp phần quảng bá hình ảnh đất nƣớc con
ngƣời Việt Nam và truyền thống văn hoá dân tộc đối với bạn bè thế giới, tăng
cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc, tạo sự gắn kết trong quan hệ
ngoại giao và đƣờng lối đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc. Trong xu thế toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, du lịch văn hóa luôn là cầu nối cho các quan hệ
hợp tác kinh tế, chính trị và ngoại giao.
Du lịch gắn kết và tác động vào DSVHPVT làm cho DSVHPVT không chỉ
là một hoạt động văn hoá tinh thần, mà DSVH có giá trị to lớn về mặt kinh tế. “Sự
phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn hƣng và bảo tồn
các DSVH. Doanh thu từ các hoạt động du lịch đƣợc sử dụng một phần cho việc tu
bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục và phát huy các DSVHPVT,
đặc biệt là các nghề thủ công mỹ nghệ, ca múa nhạc truyền thống” [27]. Vai trò đó
đƣợc thể hiện qua việc tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phƣơng, phát triển
các loại hình dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách, tạo nên sự gắn kết chặt
chẽ giữa văn hoá và kinh tế.
* Các tác động tiêu cực
Bên cạnh các tác động tích cực, du lịch cũng có ảnh hƣởng tiêu cực đến các
DSVH. Do yếu tố đặc thù của du lịch thƣờng tập trung rất đông ngƣời và khách ở
28
nhiều vùng khác nhau, dẫn đến tình trạng có thể dẫn đến nguy cơ xâm hại, làm biến
đổi di sản theo nhu cầu của khách du lịch. Chẳng hạn lễ hội truyền thống thƣờng
gắn với những khuôn mẫu và không gian bản địa với nét văn hoá cổ truyền “Khi
hoạt động du lịch mang tính liên ngành liên vùng và xã hội hoá cao… sẽ dễ làm mất
sự cân bằng dẫn tới phá vỡ khuôn mẫu truyền thống của địa phƣơng trong quá trình
diễn ra lễ hội” [75, tr.288]. Các diễn xƣớng dân gian cũng có thể bị biến đổi khi
không đƣợc thực hành trong không gian văn hóa truyền thống mà bị biến thành các
sô diễn phục vụ theo nhu cầu khách du lịch.
Dƣới tác động của hoạt động du lịch, DSVH dễ bị thƣơng mại hoá để phục
vụ lợi nhuận, coi trọng yếu tố kinh tế, làm lu mờ các yếu tố văn hoá truyền thống.
Hòm công đức ở một số di tích, lễ hội đƣợc đặt quá nhiều, các nghi lễ trò diễn phục
vụ cho mục đích thu tiền, các loại hình dịch vụ lợi dụng di sản để tự ý nâng giá quá
mức, quảng cáo tràn lan vì mục đích thƣơng mại…có thể xâm hại làm ảnh hƣởng
đến giá trị cốt lõi của di sản.
Sự phát triển của các dịch vụ du lịch thiếu kiểm soát và sự bùng nổ du khách
có thể tác động làm ảnh hƣởng đến giá trị văn hoá nguyên sơ của di tích, xâm hại
đến di tích; Cảnh quan môi trƣờng cũng có thể bị phá huỷ do số lƣợng du khách tập
trung đông trong các ngày lễ hội.
Từ các phân tích trên về mối quan hệ giữa di sản và du lịch, luận án sẽ khai
thác các yếu tố tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của mối quan hệ này để
bảo vệ di sản một cách bền vững, tránh các tác động làm ảnh hƣởng, xâm hại đến
quá trình bảo vệ và gìn giữ di sản.
1.4. Cơ sở lý luận
Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan là hai DSVHPVT của Việt
Nam đƣợc UNESCO vinh danh. Riêng Hát Xoan, việc vinh danh trải qua hai danh
hiệu: giai đoạn là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp từ ngày 24 tháng
11 năm 2011 đến ngày 7/12/2017; giai đoạn là di sản văn hóa phi vật thể đại diện
của nhân loại từ ngày 8 tháng 12/2017 đến nay. Trong khi đó, Tín ngƣỡng thờ cúng
Hùng Vƣơng đƣợc vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ
ngày 6 tháng 12 năm 2012 đến nay.
29
Hai di sản văn hóa phi vật thể này, có nét khác biệt về loại hình, về danh hiệu
mà UNESCO vinh danh theo thời gian, nhƣng đều là DSVHPVT cần đƣợc bảo vệ
và phát huy theo các lý thuyết khác nhau. Các lý thuyết này là cơ sở lý luận của
luận án.
1.4.1. Quan điểm lý thuyết phát triển cộng đồng trong quan hệ với bảo vệ
và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Trƣớc tiên, cần thấy khái niệm “cộng đồng” là một khái niệm lý thuyết xuất
hiện vào thập kỷ 40 của thế kỷ XX ở các nƣớc thuộc địa của Vƣơng quốc Anh. Năm
1950, Liên hiệp quốc công nhận khái niệm phát triển cộng đồng, khuyến khích các
quốc gia thành viên sử dụng khái niệm phát triển cộng đồng nhƣ một công cụ để
thực hiện các chƣơng trình viện trợ về kỹ thuật và tài chính.
Theo tinh thần Công ƣớc, UNESCO luôn khuyến cáo và ƣu tiên các biện
pháp bảo vệ nhằm đảm bảo duy trì khả năng tồn tại của loại hình DSVHPVT đang
bị đe dọa và có nguy cơ mai một, biến mất. Tuy nhiên để đảm bảo sự tồn tại bền
vững của di sản, UNESCO cũng khuyến khích, ƣu tiên các biện pháp và sự chủ
động khởi xƣớng đề xuất các biện pháp bảo vệ của các cộng đồng với tƣ cách họ là
chủ thể của di sản một cách sâu rộng nhất; Chính phủ và chính quyền địa phƣơng
cũng có thể đề xuất các biện pháp bảo vệ coi nhƣ các biện pháp bổ trợ.
Về góc độ quản lý di sản, UNESCO cũng khuyến khích cộng đồng trực tiếp
tham gia quản lý di sản, trong đó các Quốc gia thành viên sẽ nỗ lực để đảm bảo
khả năng tham gia tối đa của các cộng đồng, nhóm ngƣời và khi thích hợp là cả
các cá nhân, những ngƣời sáng tạo, duy trì và truyền thụ loại hình di sản này, và sẽ
tích cực thu hút họ tham gia vào công tác quản lý di sản. Chú trọng các biện pháp
bảo vệ nhằm đảm bảo khả năng tồn tại của những DSVHPVT có các mối đe dọa
và nguy cơ đối với khả năng tồn tại. UNESCO tôn trọng vai trò của cộng đồng và
không bắt buộc cộng đồng phải phục hồi tất cả các di sản nếu cộng đồng đó không
còn coi các DSVHPVT là phù hợp hoặc có ý nghĩa nữa; đồng thời họ có thể ghi
lại trƣớc khi ngừng thực hành. Việc cam kết bảo vệ di sản của cộng đồng và
những ngƣời thực hành di sản cũng đƣợc UNESCO coi nhƣ biện pháp cần thiết:
30
“Nếu không có một động lực mạnh mẽ và cam kết từ phía những ngƣời thực hành
và các chủ thể khác của truyền thống, thì các hành động bảo vệ không thể thành
công mà là thất bại” [111].
Vai trò cộng đồng trong việc bảo vệ di sản: UNESCO luôn đề cao vai trò cộng
đồng trong hàng loạt chuỗi các vấn đề của quá trình bảo vệ và quản lý di sản, từ
việc kiểm kê, phục hồi, nâng cao nhận thức cho tới các biện pháp bảo vệ khác. Các
cộng đồng và các nhóm ngƣời (và trong những trƣờng hợp thích hợp là các cá nhân)
có liên quan là những bên liên quan chính có trách nhiệm truyền thụ và thực hành
DSVHPVT. Điều 2.1 của Công ƣớc nói rõ rằng việc quyết định một tập quán hay
hình thức biểu đạt nào đó có phải là một phần di sản văn hóa của họ hay không
thuộc về quyền hạn của các cộng đồng hay các nhóm chủ thể của truyền thống. Họ
ở địa vị tốt nhất để quyết định là một tập quán hay hình thức biểu đạt nhất định có
phải là cốt yếu đối với bản sắc hoặc ý thức về sự kế tục của họ hay không.
Đây là lý do khiến các Quốc gia thành viên đƣợc đề nghị đảm bảo là các
cộng đồng, các nhóm ngƣời và các cá nhân có liên quan tham gia càng sâu rộng
càng tốt vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến các di sản VHPVT của họ đƣợc
tiến hành trong quá trình thực hiện Công ƣớc. Vai trò của cộng đồng đƣợc công ƣớc
đề cao ngay từ quá trình nhận diện di sản. Theo đó, Công ƣớc quy định rằng các
DSVHPVT cần đƣợc nhận diện và xác định rõ “với sự tham gia của các cộng đồng,
các nhóm ngƣời và các tổ chức phi chính phủ có liên quan” [132]. Đồng thời, đề
nghị các Quốc gia thành viên đảm bảo khả năng tham gia tối đa của các cộng đồng
và các nhóm ngƣời vào công tác bảo vệ và quản lý DSVHPVT của chính họ.
Điều này có nghĩa là các cộng đồng, các nhóm ngƣời và các cá nhân có liên
quan cần phải đƣợc thông tin đầy đủ và tham gia một cách sâu rộng nhất vào mọi đề
nghị hay kiến nghị liên quan đến DSVHPVT của họ, những đề nghị mà các Quốc
gia thành viên có thể sẽ gửi tới Ủy ban Liên chính phủ. Do đó, các định hƣớng hoạt
động của Công ƣớc đòi hỏi là đối với các hồ sơ đề cử và một số hành động bảo vệ,
các Quốc gia thành viên cần phải có đƣợc sự đồng thuận trƣớc, hoàn toàn tự nguyện
và có hiểu biết của các cộng đồng có liên quan. Các quan điểm của UNESCO về vai
31
trò cộng đồng trong việc bảo vệ di sản sẽ đƣợc NCS sử dụng nhƣ một tiêu chí để
đánh giá thực trạng công tác bảo vệ di sản nhất là so sánh công tác bảo vệ di sản Tín
ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan trƣớc và sau khi di sản đƣợc UNESCO
ghi danh trong chƣơng III của luận án. Đồng thời quan điểm này cũng đƣợc coi là
tiêu chí để NCS đề xuất các giải pháp bảo vệ DSVHPVT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Quan điểm về nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ DSVHPVT: Để bảo vệ di sản
văn hóa PVT một cách bền vững UNESCO đã đƣa ra 12 nguyên tắc đạo đức theo
tinh thần công ƣớc 2003. Đây là những nội dung, quan điểm mới trong quá trình
nghiên cứu, bảo vệ di sản, nội dung này đã bổ sung cho Công ƣớc 2003 về bảo vệ
DSVHPVT, hƣớng dẫn hoạt động thực hiện Công ƣớc và các khuôn khổ pháp luật
quốc gia, các nguyên tắc này đƣợc xác định làm cơ sở cho việc xác định các biện
pháp và công cụ bảo vệ di sản phù hợp với từng địa phƣơng. Nội dung của các
nguyên tắc đề cập đến các vấn đề thuộc vai trò, quyền của nhóm ngƣời và cộng
đồng, cá nhân trong bảo vệ và quản lý di sản; đảm bảo sự tôn trọng và đa dạng văn
hóa giữa các cộng đồng và cá nhân, kể cả quyền đƣợc hƣởng lợi từ bảo vệ di sản:
Các cộng đồng, các nhóm ngƣời và các cá nhân tạo ra di sản văn hóa phi
vật thể cần đƣợc hƣởng lợi từ việc bảo vệ các quyền lợi tinh thần và vật
chất từ di sản này, và đặc biệt là việc sử dụng, nghiên cứu, tài liệu,
chƣơng trình xúc tiến hay sự mô phỏng di sản bởi các thành viên của
cộng đồng hoặc những ngƣời khác [131].
Một trong các nguyên tắc cơ bản đƣợc nêu trong văn kiện này đó là
UNESCO khuyến cáo các quốc gia cần tôn trọng sự vận động không ngừng và sức
sống tự nhiên của di sản: “Sự vận động không ngừng thay đổi và sức sống tự nhiên
của di sản văn hóa phi vật thể cần liên tục đƣợc tôn trọng. Tính xác thực và độc
quyền không nên trở thành mối quan tâm và những trở ngại trong việc bảo vệ di sản
văn hóa phi vật thể” [131]. Đây là các quan điểm mới mà NCS sẽ vận dụng trong
quá trình nghiên cứu luận án và đƣa ra các chính sách bảo vệ di sản đối với 2 di sản
Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan. Bên cạnh đó nguyên tắc (9) và
nguyên tắc (10) trong văn kiện này cũng khuyến cáo cần đánh giá các tác động có
32
thể ảnh hƣởng đến khả năng tồn tại của di sản và vai trò của cộng đồng, cá nhân
trong việc xác định những mối đe dọa và lựa chọn biện pháp bảo vệ:
Các cộng đồng, các nhóm, các tổ chức, cá nhân địa phƣơng, trong nƣớc
và xuyên quốc gia nên cẩn thận đánh giá những tác động trực tiếp và
gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn, tiềm ẩn và định hình của bất kỳ hành
động nào có thể ảnh hƣởng đến khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi
vật thể hoặc các cộng đồng ngƣời thực hành nó.
Các cộng đồng, nhóm ngƣời, và trong một số trƣờng hợp là các cá nhân sẽ
đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định những gì cấu thành mối
đe dọa đối với di sản văn hóa phi vật thể của họ bao gồm các hình thức
làm mai một, thƣơng mại hóa và trình bày sai lạc di sản và sẽ quyết định
làm thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu các mối đe dọa nhƣ vậy [131].
Các DSVHPVT nói chung, Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan
nói riêng sau khi đƣợc UNESCO ghi danh đang chịu ảnh hƣởng và tác động từ các
mối quan hệ kinh tế và quá trình vận động phát triển không ngừng của kinh tế xã
hội. Các quan điểm trên sẽ giúp NCS đánh giá, nhận định các nguy cơ tiềm ẩn có
thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại của di sản, trên cơ sở đó đề xuất
đƣợc các biện pháp bảo vệ di sản phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và cộng đồng
cƣ dân các làng Xoan gốc, các làng thờ cúng Hùng Vƣơng trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ đảm bảo sự phát triển bền vững, đồng thời đề ra các chính sách nhằm đảm bảo
quyền lợi và vai trò của các nghệ nhân trong việc bảo vệ di sản, đặc biệt là dƣới tác
động của hoạt động du lịch.
1.4.2. Quan điểm lý thuyết sáng tạo truyền thống
Tiếp cận các vấn đề lý thuyết về sáng tạo truyền thống ở góc độ di sản văn hóa
trong phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi quá trình vận dụng lý thuyết sáng tạo văn hóa
đối với các loại hình di sản văn hóa cần phải có những nghiên cứu và ứng dụng cho
từng trƣờng hợp cụ thể, nhất là đối với các yếu tố văn hóa truyền thống nhƣ lễ hội cổ
truyền, các diễn xƣớng dân gian…Ở Việt Nam, quá trình tiến hành phục dựng các lễ
hội truyền thống, các diễn xƣớng dân gian đã bị mai một có thể đƣợc coi là quá trình
33
“sáng tạo”. Tuy nhiên, quá trình sáng tạo vẫn đảm bảo các yếu tố truyền thống mà
cộng đồng (chủ thể sáng tạo và thực hành di sản) chấp nhận thì quá trình sáng tạo này
mới đảm bảo cho di sản “sống” và phát huy giá trị trong đời sống xã hội đƣơng đại.
Trong công trình Sáng tạo ra truyền thống, Eric Hobsbawm (2012) cho rằng:
Truyền thống đƣợc sáng tạo là tập hợp những thực hành, thƣờng nằm
dƣới sự chi phối của những luật lệ thành văn hay bất thành văn, có bản
chất nặng tính nghi thức hoặc hình tƣợng, nhằm khắc sâu các giá trị và
tiêu chuẩn hành vi nhất định vào tâm thức cộng đồng qua hình thức tái
diễn, đồng thời ngụ ý một dòng chảy tiếp nối từ quá khứ [30, tr.86].
Theo đó, những truyền thống đƣợc sáng tạo tồn tại ở 3 dạng cụ thể:
a) Những truyền thống đƣợc sáng tạo nhằm thiết lập hoặc biểu trƣng cho tính
gắn kết xã hội hay cho tƣ cách hội viên của nhóm hội, của những cộng đồng có thực
hay tƣởng tƣợng.
b) Những truyền thống đƣợc sáng tạo nhằm thiết lập các thiết chế xã hội, địa
vị hay quyền lực.
c) Những truyền thống đƣợc sáng tạo mà mục đích chính là giáo dục xã hội
hóa để khắc sâu những tín ngƣỡng, hệ thống giá trị và quy ƣớc hành xử.
GS Lƣơng Văn Hy cũng cho rằng: Truyền thống luôn đƣợc sáng tạo; tiến
trình sáng tạo truyền thống liên quan sự thƣơng thảo của nhiều chủ thể với những
tiếng nói đa dạng, đến nhiều hệ tƣ tƣởng địa phƣơng và xuyên địa phƣơng khác
nhau và đến những động thái phức tạp trong quan hệ đa chiều trong cộng đồng địa
phƣơng cũng nhƣ giữa cộng đồng địa phƣơng với nhà nƣớc. Ông cũng lập luận
rằng: Tiến trình sáng tạo truyền thống là một tiến trình liên tục, với mức độ sáng tạo
không phải là nhỏ và mặt khác có những nguyên tắc, những quy luật xã hội ít ai đặt
vấn đề để tranh cãi sửa đổi, hay tái tạo đổi mới, vì ngƣời ta chấp nhận nó nhƣ một
phần hiển nhiên của cuộc sống làng xã.
1.4.3. Quan điểm lý thuyết về tính xác thực
Trong giới khoa học, đã có một công trình của GS Regina Bendix: Đi tìm
tính xác thực: quá trình hình thành ngành nghiên cứu văn hóa dân gian ra mắt bạn
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

More Related Content

What's hot

Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh BìnhĐề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAYTín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Công tác quản lý chùa Sùng Thiên tỉnh Hải Dương, HOT
Luận văn: Công tác quản lý chùa Sùng Thiên tỉnh Hải Dương, HOTLuận văn: Công tác quản lý chùa Sùng Thiên tỉnh Hải Dương, HOT
Luận văn: Công tác quản lý chùa Sùng Thiên tỉnh Hải Dương, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk LắkĐề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOTĐề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XXLuận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAYĐề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý văn hóa, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAYMúa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng GiaĐề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
 
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh BìnhĐề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
 
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
 
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAYTín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
 
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn: Công tác quản lý chùa Sùng Thiên tỉnh Hải Dương, HOT
Luận văn: Công tác quản lý chùa Sùng Thiên tỉnh Hải Dương, HOTLuận văn: Công tác quản lý chùa Sùng Thiên tỉnh Hải Dương, HOT
Luận văn: Công tác quản lý chùa Sùng Thiên tỉnh Hải Dương, HOT
 
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk LắkĐề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOTĐề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
 
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XXLuận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
 
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAYĐề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý văn hóa, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
 
Đề tài: Quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
 
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAYMúa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng GiaĐề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
 

Similar to BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAYĐề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAYĐề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAYĐề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Mõ tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Mõ tại TP Hải Phòng, HAYĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Mõ tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Mõ tại TP Hải Phòng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
TieuNgocLy
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải PhòngĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đĐề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú ThọDi sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
NuioKila
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Man_Ebook
 
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên MôĐề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa xã Phú Sơn, Ninh Bình
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa xã Phú Sơn, Ninh BìnhĐề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa xã Phú Sơn, Ninh Bình
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa xã Phú Sơn, Ninh Bình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địaluận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
anh hieu
 
luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
ChiMaiHoang2
 
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, 9đ
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, 9đĐề tài: Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, 9đ
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang
Luận văn: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng KhoangLuận văn: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang
Luận văn: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Tứ Kỳ, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Tứ Kỳ, 9 ĐIỂMLuận văn:  Quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Tứ Kỳ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Tứ Kỳ, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Quản lý Di tích lịch sử - văn hóa xã Phùng Xá,Thạch Thất
Đề tài: Quản lý Di tích lịch sử - văn hóa xã Phùng Xá,Thạch ThấtĐề tài: Quản lý Di tích lịch sử - văn hóa xã Phùng Xá,Thạch Thất
Đề tài: Quản lý Di tích lịch sử - văn hóa xã Phùng Xá,Thạch Thất
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN QUÁT.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN QUÁT.pdfQUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN QUÁT.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN QUÁT.pdf
NuioKila
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA (20)

Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAYĐề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAY
 
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAYĐề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
 
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAYĐề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Mõ tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Mõ tại TP Hải Phòng, HAYĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Mõ tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Mõ tại TP Hải Phòng, HAY
 
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải PhòngĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
 
Đề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đĐề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đ
 
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú ThọDi sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
 
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên MôĐề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa xã Phú Sơn, Ninh Bình
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa xã Phú Sơn, Ninh BìnhĐề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa xã Phú Sơn, Ninh Bình
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa xã Phú Sơn, Ninh Bình
 
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địaluận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
 
luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
 
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, 9đ
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, 9đĐề tài: Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, 9đ
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, 9đ
 
Luận văn: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang
Luận văn: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng KhoangLuận văn: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang
Luận văn: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang
 
Luận văn: Quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Tứ Kỳ, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Tứ Kỳ, 9 ĐIỂMLuận văn:  Quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Tứ Kỳ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Tứ Kỳ, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Quản lý Di tích lịch sử - văn hóa xã Phùng Xá,Thạch Thất
Đề tài: Quản lý Di tích lịch sử - văn hóa xã Phùng Xá,Thạch ThấtĐề tài: Quản lý Di tích lịch sử - văn hóa xã Phùng Xá,Thạch Thất
Đề tài: Quản lý Di tích lịch sử - văn hóa xã Phùng Xá,Thạch Thất
 
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN QUÁT.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN QUÁT.pdfQUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN QUÁT.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN QUÁT.pdf
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đ
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúngTừ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
MinhSangPhmHunh
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 

Recently uploaded (19)

BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúngTừ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ------------------------------------------ Nguyễn Đắc Thủy BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội - 2018
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ------------------------------------------ Nguyễn Đắc Thủy BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042 Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Minh Lý PGS.TS Từ Thị Loan Hà Nội - 2018
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tƣ liệu đƣợc sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng; những luận điểm nêu ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án. Nghiên cứu sinh Nguyễn Đắc Thủy
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................iv MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN..........9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................9 1.2. Những khái niệm cơ bản................................................................................17 1.3. Mối quan hệ giữa di sản văn hoá và du lịch ..................................................23 1.4. Cơ sở lý luận..................................................................................................28 Tiểu kết .................................................................................................................40 Chƣơng 2: NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN TRONG KHO TÀNG DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở PHÚ THỌ .....................................................................................42 2.1. Khái lƣợc về di sản văn hoá phi vật thể ở Phú Thọ.......................................42 2.2. Giá trị của di sản tín ngƣỡng Thờ cúng Hùng Vƣơng...................................51 2.3. Giá trị của di sản Hát Xoan............................................................................55 Tiểu kết .................................................................................................................59 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÖNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ..........61 3.1. Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị của di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng .........................................................................................................61 3.2. Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di sản Hát Xoan .................................72 Tiểu kết .................................................................................................................90 Chƣơng 4: KINH NGHIỆM QUỐC VỀ TẾ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ...........................................................................................................92 4.1. Một số kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể................92 4.2. Một số vấn đề rút ra qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể....................................................................................109 Tiểu kết ...............................................................................................................112 Chƣơng 5: GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNGVÀ HÁT XOAN ..............................114 5.1. Những vấn đề đặt ra trong công tác bảo vệ và phát huy di sản Hát Xoan và tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng.............................................................................114 5.2. Giải pháp quản lý, bảo vệ và phát huy Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng..116 5.3. Giải pháp quản lý, bảo vệ và phát huy di sản Hát Xoan..............................134 5.4. Kiến nghị, đề xuất........................................................................................143 Tiểu kết ...............................................................................................................144 KẾT LUẬN..............................................................................................................146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ...........................150 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................151 PHỤ LỤC ................................................................................................................162
  • 5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BBPV Biên bản phỏng vấn CLB Câu lạc bộ CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa DSVH DSVHPVT Di sản văn hóa Di sản văn hóa phi vật thể GS Giáo sƣ NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sƣ PL Phụ lục PVT THCS TP Tr TS Phi vật thể Trung học cơ sở Thành phố Trang Tiến sĩ TSKH TW UBND Tiến sĩ khoa học Trung ƣơng Ủy ban nhân dân UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cutural Organization(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp quốc) VHTTDL Văn hóa Thể thao và Du lịch
  • 6. iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1: Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh chia theo loại hình 43 Biểu đồ 2: Sự phân bố di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh 44 Biểu đồ 3: Sự phát triển thành viên CLB hát Xoan trƣớc khi UNESCO ghi danh 75 Biểu đồ 4: Sự phát triển các Câu lạc bộ Xoan tại tỉnh Phú Thọ sau khi UNESCO ghi danh 80 Biểu đồ 5: Tỷ lệ các trƣờng phổ thông đƣa hát Xoan vào giáo dục trên địa bàn thành phố Việt Trì 81 Biểu đồ 6: Tỷ lệ di tích Hát Xoan đƣợc tu bổ, phục hồi trên toàn tỉnh 84 Biểu đồ 7: Số nghệ nhân có khả năng truyền dạy (trƣớc và sau khi UNESCO ghi danh) 88
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di sản văn hoá phi vật thể là yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc, là một trong các nhân tố của đa dạng văn hoá đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Ngày nay bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể là mối quan tâm chung của toàn nhân loại. Công ƣớc về bảo vệ DSVHPVT (gọi tắt là Công ƣớc 2003) của UNESCO đã khuyến cáo các quốc gia tăng cƣờng các biện pháp thống kê và ban hành các chính sách cụ thể nhằm bảo vệ và phát huy vai trò của DSVHPVT của các quốc gia, trong đó nhấn mạnh đặc biệt tới công tác quản lý và nghiên cứu khoa học, nhằm bảo vệ có hiệu quả DSVHPVT. Trong quá trình thực hiện Công ƣớc, UNESCO đã ban hành các văn bản hƣớng dẫn và các Quyết nghị nhằm bảo vệ di sản một cách bền vững và phù hợp với từng quốc gia. Nhận thấy bản chất năng động của DSVHPVT, tháng 6/2016 Đại hội đồng các quốc gia thành viện đã họp và ban hành quyết nghị trong đó đề cập đến việc bảo vệ DSVHPVT và phát triển bền vững bao gồm phát triển xã hội toàn diện, phát triển kinh tế toàn diện, tính bền vững của môi trƣờng, DSVHPVT và hòa bình. Đề cập đến phát triển kinh tế toàn diện UNESCO khuyến cáo “các quốc gia nỗ lực để tận dụng đầy đủ lợi thế của DSVHPVT nhƣ một lực lƣợng mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện và công bằng”, bên cạnh đó UNESCO cũng đƣa ra các khuyến cáo nhằm tạo ra sinh kế bền vững, năng suất lao động và việc làm bền vững, những tác động của du lịch đối với bảo vệ DSVHPVT và ngƣợc lại. Đồng thời các nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ DSVHPVT cũng đƣợc UNESCO quy định bổ sung cho Công ƣớc 2003 nhằm làm cơ sở cho sự phát triển các chuẩn mực đạo đức và công cụ pháp lý phù hợp với từng quốc gia trong quá trình bảo vệ di sản. Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, ở đó đậm đặc các di sản văn hoá, đặc biệt là DSVHPVT. Hệ thống DSVHPVT phong phú trên địa bàn Phú Thọ đã đƣợc các thế hệ ngƣời Việt sáng tạo, lƣu giữ hàng nghìn năm với những giá trị đặc trƣng mang đậm dấu ấn nền văn minh nông nghiệp, văn minh lúa nƣớc của ngƣời Việt; thể hiện một nền văn hóa lâu đời, một thời kỳ rực rỡ văn hoá thời đại Hùng Vƣơng, chứa
  • 8. 2 đựng giá trị văn hoá đặc sắc mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Với những giá trị đặc trƣng và độc đáo, các DSVHPVT ở Phú Thọ đã vƣợt ra khỏi biên giới quốc gia dân tộc trở thành di sản chung của nhân loại: Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ (năm 2012) Hát Xoan Phú Thọ (năm 2017) đƣợc UNESCO ghi danh là DSVHPVT đại diện của nhân loại. Các di sản trên đã đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá quốc gia và thế giới, tạo nên bức tranh chung về đa dạng văn hoá. Tuy nhiên, vấn đề thực tiễn đang đặt ra là các DSVHPVT sau khi đƣợc UNESCO ghi danh thì bảo vệ thế nào? Làm thế nào để thực hiện Chƣơng trình hành động quốc gia mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với UNESCO khi nộp hồ sơ quốc gia trình UNESCO. Làm thế nào để phát huy giá trị di sản một cách bền vững? Đó cũng chính là vấn đề của nghiên cứu, quản lý di sản. Thứ nhất: Ngay sau khi Hát Xoan và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ đƣợc UNESCO ghi danh thì lƣợng du khách đến Phú Thọ tăng đột biến. Chỉ tính riêng ba tháng đầu năm 2012, lƣợng du khách về Phú Thọ tham dự các hoạt động lễ hội mùa xuân và Hát Xoan lên tới gần 6 triệu lƣợt ngƣời. Năm 2012 sau khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, lƣợng khách đến tham quan và thực hành di sản tăng hàng năm, trong dịp giỗ tổ Hùng Vƣơng mùng 10 tháng 3 năm Ất Mùi - 2015, Phú Thọ đã đón hơn 8 triệu lƣợt du khách. Thứ hai: Di sản đang chịu sự tác động mạnh mẽ từ hoạt động du lịch, điều này có thể dẫn đến khả năng tiềm tàng ảnh hƣởng đến sự tồn tại của di sản. Sẽ xuất hiện những vấn đề mới trong công tác quản lý bảo vệ di sản, giữa bảo tồn và phát huy; mục đích của bảo tồn di sản là bảo vệ các giá trị cốt lõi có tính truyền thống của di sản trong khi du lịch luôn tối đa hoá lợi ích kinh tế. Bảo tồn tốt di sản tạo ra giá trị, là tài nguyên cho hoạt động du lịch, nhƣng du lịch có hai khía cạnh đối lập: du lịch có thể tác động tích cực khuyến khích việc bảo tồn làm cho di sản sống trong cộng đồng nhƣng du lịch cũng có thể xâm hại, làm biến dạng DSVHPVT. Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan Phú Thọ là trƣờng hợp cụ thể đang chịu ảnh hƣởng của những phân tích nêu trên. Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu khoa học chuyên sâu nhằm tìm ra phƣơng pháp luận đúng đắn
  • 9. 3 tiếp cận vấn đề này để phân tích, đánh giá thực tiễn bảo tồn và phát huy giá trị các di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp bảo vệ di sản văn hoá hƣớng tới sự phát triển bền vững. Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015 và định hƣớng đến 2020 đã chọn du lịch là khâu đột phá mũi nhọn trong phát triển kinh tế xã hội, trong đó du lịch nhân văn, du lịch văn hoá dựa trên giá trị của di sản phi vật thể là thế mạnh đặc trƣng của Phú Thọ. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, nhu cầu hƣởng thụ và khám phá văn hóa ngày càng trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Đó là nhƣ những quy luật tất yếu trong đời sống kinh tế xã hội, các nhu cầu này thƣờng đƣợc thỏa mãn thông qua các hoạt động du lịch văn hóa. Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan sau khi đƣợc UNESCO ghi danh đang trở thành mối quan tâm, nhu cầu tìm hiểu khám phá của khách du lịch, thậm chí trở thành sản phẩm của du lịch. Nhƣ vậy, du lịch sẽ có tác động gì đến hai di sản này? Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan sau khi đƣợc thế giới công nhận sẽ đƣợc bảo tồn nhƣ thế nào? Công tác quản lý di sản sẽ đƣợc giải quyết nhƣ thế nào để đảm bảo và xử lý tốt vấn đề vai trò của cộng đồng và nhà nƣớc trong bảo vệ và phát huy giá trị của di sản? Đây là những luận điểm cần nghiên cứu và làm sáng tỏ cả ở góc độ lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ về bảo vệ các di sản văn hóa của Việt Nam mà UNESCO vinh danh ở Phú Thọ, do đó NCS chọn đề tài Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ với mong muốn làm sáng tỏ các luận điểm nêu trên; đồng thời góp phần làm cơ sở cho việc hoạch định và thực thi các chính sách quản lý, bảo tồn và phát huy DSVHPVT đảm bảo sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu: Từ những phân tích nêu trên câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong luận án là:
  • 10. 4 (1) Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan có giá trị nhƣ thế nào trong đời sống xã hội hiện nay? (2) Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ đã đƣợc bảo vệ và phát huy nhƣ thế nào? (3) Cần làm gì để bảo vệ di sản tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan? Giả thuyết nghiên cứu 1. Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ có những giá trị lớn trong đời sống xã hội hiện nay. 2.Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan hiện nay đang đƣợc bảo vệ và phát huy có hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn. 3. Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan sẽ đƣợc bảo vệ và phát huy tốt nếu thực hiện đúng các quan điểm bảo vệ di sản của UNESCO và các lý thuyết phù hợp, cũng nhƣ triển khai công tác quản lý hiệu quả 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng bảo vệ và phát huy trị giá trị di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ. Từ đó đề xuất các giải pháp để hai di sản này đƣợc bảo vệ một cách bền vững và đƣợc bảo vệ theo quy định luật pháp của quốc gia, Công ƣớc của quốc tế và các lý thuyết bảo tồn di sản của các học giả. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, làm sáng tỏ các khái niệm then chốt, trình bày những tiếp cận lý thuyết có liên quan. - Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ và phát huy hai di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO vinh danh là Hát Xoan và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ. - Nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế để rút ra những bài học và gợi mở đối với việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Phú Thọ. - Làm rõ những cơ sở thực tiễn, nhận diện những vấn đề đặt ra đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản Hát Xoan và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng
  • 11. 5 - Đề xuất một hệ thống các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ trong bối cảnh phát triển du lịch. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị hai di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ từ phƣơng diện quản lý văn hóa. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu khảo sát thực tế tại các làng Xoan cổ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bao gồm phƣờng Xoan An Thái, xã Phƣợng Lâu; phƣờng Xoan Thét, Phù Đức, Kim Đái, xã Kim Đức, thành phố Việt trì; Khu di tích lịch sử đền Hùng, một số làng có địa điểm thờ cúng Hùng Vƣơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (làng Vi, làng Trẹo, thị trấn Hùng Sơn; đình Cả, xóm Mở, xóm Giã, xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao...); các không gian văn hóa liên quan (lễ hội, sự kiện văn hóa, du lịch cộng đồng…) Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2017 (Đây là những năm di sản Hát Xoan trong giai đoạn thực hiện các biện pháp bảo vệ để thoát khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và đƣợc UNESCO ghi danh là di sản VHPVT đại diện của nhân loại, Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng đƣợc ghi danh là di sản VHPVT đại diện và thực hiện các cam kết, chƣơng trình hành động bảo vệ di sản theo tinh thần công ƣớc 2003 của UNESCO) Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Di sản văn hóa là một vấn đề rất lớn, tuy nhiên, trong phạm vi của luận án này, NCS chỉ tập trung nghiên cứu và đề cập đến hoạt động bảo vệ và phát huy những giá trị của 2 di sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đƣợc UNESCO ghi danh là Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan thông qua việc nhận diện giá trị của 2 di sản, thực trạng công tác bảo vệ và phát huy 2 di sản, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ di sản VHPVT từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị của 2 di sản một cách bền vững.
  • 12. 6 5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu Cách tiếp cận Từ những đặc điểm của di sản văn hóa PVT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ NCS chọn cách tiếp cận tổng thể, phát triển và cộng đồng. Cách tiếp cận tổng thể: Do DSVHPVT ở Phú Thọ đang chịu sự tác động từ sự phát triển của du lịch, nên nó sẽ ảnh hƣởng và chi phối đến tổng thể các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh từ vấn đề môi trƣờng, không gian văn hóa, giao thông, an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, cƣ dân đến cơ chế chính sách, công tác quản lý...Cách tiếp cận tổng thể sẽ giúp NCS xem xét và giải quyết tổng hòa các mối quan hệ giữa DSVHPVT với các lĩnh vực kinh tế xã hội một cách toàn diện hơn. Cách tiếp cận phát triển: Một đặc điểm của DSVHPVT là luôn luôn vận động, nó luôn gắn với thực tiễn sinh động của đời sống kinh tế xã hội, chọn cách tiếp cận phát triển sẽ đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu và xem xét DSVHPVT trong sự vận động và phát triển chứ không bị đóng băng. Cách tiếp cận cộng đồng: Cộng đồng là chủ thể sáng tạo và thực hành di sản cũng là chủ thể trong việc bảo vệ, gìn giữ và trao truyền di sản, cách tiếp cận cộng đồng sẽ giúp NCS xử lý các vấn đề bảo vệ và phát huy DSVHPVT một cách phù hợp và bền vững, tôn trọng chủ thể di sản và vì lợi ích cộng đồng, lấy cộng đồng làm trung tâm. Bên cạnh đó NCS sẽ chọn cách tiếp cận của khoa học quản lý văn hóa và cách tiếp cận liên ngành của văn hóa học để xử lý các vấn đề đặt ra trong luận án. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: Trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu đã công bố, các báo cáo đề tài khoa học, các luận văn, luận án, các nguồn tài liệu tham khảo khác có liên quan, NCS tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu, làm rõ những gì có thể kế thừa từ các nghiên cứu đi trƣớc, những gì còn là khoảng trống để luận án có thể bổ khuyết, lấp đầy. Việc tham khảo công trình của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, các Công ƣớc, văn bản của UNESCO cũng giúp NCS lựa chọn quan điểm lý thuyết, những vấn đề lý luận phù hợp để soi chiếu, vận dụng xử lý, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra.
  • 13. 7 - Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa, quan sát tham dự của Nhân học: NCS vận dụng phƣơng pháp này nhằm khảo sát đánh giá thực tế, đặc biệt là các địa điểm các làng có di tích thờ cúng Hùng Vƣơng và các nghi lễ liên quan đến Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; khảo sát đánh giá các địa điểm không gian tự nhiên, môi trƣờng tổ chức diễn xƣớng Hát Xoan tại các phƣờng Xoan gốc; gặp gỡ phỏng vấn sâu các đối tƣợng nghệ nhân, những ngƣời thực hành và nắm giữ di sản; khảo sát hiện trạng, đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ hai di sản nêu trên từ đó có những đánh giá giá trị của di sản. Thông qua điền dã sẽ có điều kiện đối chiếu bổ sung các thông tin cần thiết mà các nguồn tƣ liệu khác còn thiếu hoặc chƣa chính xác. - Phương pháp điều tra xã hội học: NCS dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập những thông tin khách quan của du khách về giá trị của hai di sản ở Phú Thọ trong hoạt động du lịch, đồng thời sử dụng phƣơng pháp quan sát tham dự và phỏng vấn sâu nhằm đƣa ra những đánh giá kết luận khách quan nhất về nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá văn hoá của các đối tƣợng khách du lịch, từ đó có những giải pháp hoặc khuyến nghị, đề xuất cho chính sách bảo tồn di sản tránh những tác động xâm hại đến di sản. - Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp: Bên cạnh các số liệu thu thập đƣợc từ kết quả điều tra, khảo sát thực tế, NCS cũng sử dụng số liệu báo cáo của các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan, số liệu thống kê của Nhà nƣớc, của các tổ chức quốc tế, v.v... Ngoài ra, luận án cũng sử dụng các phƣơng pháp khác của nghiên cứu khoa học nói chung và các thao tác kỹ thuật nhƣ: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, biện luận, lý giải, đánh giá… 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở tham khảo và kế thừa những kết quả nghiên cứu về lý luận của các tác giả đi trƣớc, luận án tiếp tục tổng hợp, hệ thống, bổ sung cơ sở lý luận về di sản văn hoá phi vật thể; cơ sở lý luận về bản chất, vai trò, giá trị của Tín ngƣỡng thờ
  • 14. 8 cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan; mối quan hệ tác động qua lại giữa di sản văn hoá phi vật thể và du lịch. Đây là những đóng góp mới, góp phần bổ sung thiết thực vào vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa "kinh tế" và "văn hoá" trong quá trình hội nhập quốc tế. Ý nghĩa thực tiễn Từ những kết quả nghiên cứu thực trạng, đánh giá giá trị của di sản văn hoá phi vật thể ở Phú Thọ, cụ thể là hai trƣờng hợp tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và hát Xoan, thực trạng công tác quản lý, bảo vệ hai di sản này trong sự tác động của hoạt động du lịch, luận án đề xuất các biện pháp bảo tồn di sản tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và hát Xoan một cách thiết thực. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học, giúp tƣ vấn cho các nhà lãnh đạo quản lý định hƣớng, hoạch định chiến lƣợc và thực thi chính sách bảo tồn hai di sản tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng, hát Xoan và các di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh Phú Thọ một cách bền vững. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu (8 trang), kết luận (5 trang), tài liệu tham khảo (11 trang), phụ lục (96 trang), luận án có kết cấu năm chƣơng: - Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận (33 trang) - Chƣơng 2: Nhận diện giá trị di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể ở Phú Thọ (19 trang) - Chƣơng 3: Thực trạng bảo vệ và phát huy di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ (31 trang). - Chƣơng 4: Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (21 trang) - Chƣơng 5: Giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan (32 trang).
  • 15. 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những công trình đề cập đến khái niệm, quan điểm, biện pháp bảo vệ di sản Đối với các công trình nghiên cứu liên quan đến các quan điểm bảo vệ di sản: Gregory J. Ashworth đã đƣa ra các quan điểm bảo tồn nguyên vẹn từ những thập niên 50 của thế kỷ XIX. Quan điểm này cho rằng: “Những sản phẩm của quá khứ, nên đƣợc bảo vệ một cách nguyên vẹn, nhƣ nó vốn có, cố gắng phục hồi nguyên gốc các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể cũng nhƣ cố gắng cách ly di sản khỏi môi trƣờng xã hội đƣơng đại” [121]. Một số học giả nhƣ Alfrey, Putnam, Ashworth và P.J. Larkham… đƣa ra các quan điểm “bảo vệ trên cơ sở kế thừa”. Các học giả này xem di sản nhƣ những thiết chế văn hoá có giá trị thƣơng mại, giá trị kinh tế và giá trị du lịch. Từ đó, cần phải có cách thức quản lý di sản tƣơng tự nhƣ cách thức quản lý một ngành công nghiệp văn hoá. Quan điểm này có sự nhìn nhận linh hoạt dựa trên cơ sở mỗi di sản cần đƣợc thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và không gian cụ thể. Khi tồn tại ở thời gian và không gian nào, di sản ấy cần phát huy giá trị văn hoá xã hội phù hợp và phải loại bỏ những thứ không còn phù hợp với xã hội ấy. Lucas Lixinski (2013), Intangible Cultural Heritage in International Law (Cultural Heritage Law And Policy) Di sản văn hóa phi vật thể trong Luật quốc tế (Luật Di sản văn hóa và Chính sách) đã phân tích toàn diện về các vấn đề pháp lý xung quanh DSVHPVT. Theo đó, DSVHPVT đƣợc bảo vệ trên ba cấp độ khác nhau: quốc tế, khu vực và quốc gia. Lixinski cũng đƣa ra các tranh luận lý thuyết cũng nhƣ các vấn đề pháp lý về nội dung và thể chế phức tạp xung quanh bảo vệ DSVHPVT; đồng thời đề cập chủ đề bao trùm trong các nỗ lực để bảo vệ di sản và cung cấp các biện pháp, giải quyết các khó khăn trong việc bảo vệ pháp lý cho sự phát triển và sự tồn tại đa dạng của các nền văn hóa [126]. GS.TS Ngô Đức Thịnh trong công trình Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể đã giới thiệu phân loại di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, các dạng
  • 16. 10 thức chính của văn hóa phi vật thể đó là ngữ văn truyền miệng, các hình thức trình diễn xƣớng và trình diễn, những hành vi ứng xử, các hình thức nghi lễ, tín ngƣỡng, tôn giáo, phong tục, lễ hội, tri thức dân gian. Tác giả đã nghiên cứu một số đặc trƣng của văn hóa PVT. Từ đó đề ra các giải pháp sƣu tầm, bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể dƣới dạng “tĩnh” và dạng “động” và nhất là giải pháp bảo vệ con ngƣời - nghệ nhân văn hóa - “báu vật sống” của nhân loại [91]. GS.TS Trƣơng Quốc Bình trong công trình Về mối quan hệ văn hóa và du lịch đã nghiên cứu và phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và du lịch đƣợc thể hiện rõ trong sự kiên kết giữa việc bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử và văn hóa. Tác giả đã chỉ ra đƣợc những tác động tiêu cực do hoạt động du lịch gây ra đối với việc bảo tồn di sản văn hóa nói riêng và nếp sống văn hóa nói chung. Qua đó đề xuất các giải pháp quản lý văn hóa và phát triển du lịch bền vững [10]. Công trình Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể: Quan niệm quốc tế và chính sách pháp luật của một số quốc gia - Trƣơng Hồng Quang đã khái quát sự hình thành và phát triển chính sách bảo tồn hệ thống DSVHPVT trên thế giới từ năm 1939 cho đến nay, phân tích các quan niệm về DSVHPVT của UNESCO và một số quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, từ đó rút ra những nhận xét về điểm giống và khác nhau trong các quan niệm. Tác giả cũng đƣa ra một số chính sách bảo vệ DSVHPVT tại một số quốc gia cụ thể nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Philipin...[72]. Đây là những thông tin rất hữu ích giúp NCS tham khảo các biện pháp bảo vệ DSVHPVT của một số quốc gia trong khu vực để so sánh và vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Công trình Du lịch và di sản văn hóa phi vật thể (Tourism and Intangible Cultural Heritage) xuất bản năm 2012 của Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization UNWTO) đã đánh giá cơ hội cũng nhƣ thách thức lớn, rủi ro của phát triển du lịch liên quan đến DSVHPVT, đồng thời gợi ý các bƣớc thực tế cho việc lập, quản lý và tiếp thị các sản phẩm du lịch DSVHPVT [130]. Các tƣ liệu của công trình này cung cấp thông tin khá đầy đủ và có tính thuyết phục trên cơ sở phân tích hành động của chính phủ chỉ đạo, quan hệ đối tác công -tƣ và các sáng kiến cộng
  • 17. 11 đồng. Tƣ liệu này cũng tiếp tục cung cấp các khuyến nghị về thúc đẩy phát triển du lịch có trách nhiệm và bền vững thông qua việc bảo vệ DSVHPVT. Tác giả Đinh Thị Minh Tuyết với công trình Giáo dục ý thức bảo tồn lễ hội truyền thống ở Việt Nam: Tiếp cận từ góc độ nhà quản lý, tác giả đã nghiên cứu và nêu những thách thức đối với việc bảo tồn các lễ hội truyền thống nhƣ vấn đề nhận thức, văn hóa ứng xử với lễ hội truyền thống, môi trƣờng, thƣơng mại hóa…Tác giả đã có những nhận định sâu sắc, toàn diện về những thách thức trong việc bảo tồn lễ hội truyền thống ở Việt Nam mà thách thức cơ bản nhất là do sự hạn chế, bất cập về tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống [107]. Tác giả Nguyễn Phƣơng Lan trong Chính sách bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch lễ hội đã giới thiệu một số chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn, khai thác di sản văn hóa trong đó có lễ hội dân gian Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Tác giả cũng chỉ ra những bấp cập trong công tác quản lý khai thác du lịch lễ hội với những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà hai ngành Văn hóa và Du lịch cần nhận thức và giải quyết. Từ góc độ chính sách văn hóa, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị tích cực của lễ hội, khai thác tốt nguồn tài nguyên du lịch lễ hội trong thời gian tiếp theo [46]. Tác giả Phạm Văn Dƣơng trong công trình Từ lễ hội đền Hùng đến lễ hội dân tộc - quốc gia vị trí, vai trò của người dân với việc gìn giữ nét truyền thống đã giới thiệu quá trình phát triển của không gian lễ hội đền Hùng từ phạm vi địa phƣơng đến khi trở thành lễ hội chung của dân tộc - quốc gia, khẳng định vị trí, vai trò của ngƣời dân trong việc gìn giữ nét truyền thống của lễ hội đền Hùng và tầm quan trọng, giá trị to lớn, sự thiêng liêng của lễ hội đền Hùng trong tâm thức cả dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả cho rằng với việc ngày càng chuyên nghiệp hóa lễ hội đền Hùng bằng các kịch bản, vai trò của ngƣời dân đối với lễ hội trong những năm gần đây bị hạn chế và mờ nhạt.Tác giả cũng nêu quan điểm cần nhìn nhận lại vai trò của Nhà nƣớc và ngƣời dân trong vùng văn hóa Hùng Vƣơng [115]. Tác giả Lê Thị Minh Lý trong Bảo vệ tập quán xã hội, nghi lễ và lễ hội thờ Hùng Vương ở Phú Thọ - đã nhận định hoàn cảnh và phân tích quá trình bảo vệ di
  • 18. 12 sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam cùng với những hệ quả kéo theo nhƣ: sự vận dụng một cách máy móc và cứng nhắc những khái niệm và biện pháp bảo vệ di sản vật thể đối với di sản phi vật thể làm cho quá trình bảo vệ di sản phi vật thể ở Việt Nam một thời gian dài bị hạn chế, thiếu hiệu quả, lúng túng và trì trệ… Tác giả phân tích những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động bảo vệ di sản ở Việt Nam sau khi tiếp cận với những quan điểm của quốc tế, của UNESCO và đặc biệt từ khi có Công ƣớc 2003. Bên cạnh đó là những thách thức và đề xuất, phƣơng pháp để bảo vệ tập quán xã hội, nghi lễ và lễ hội thờ Hùng Vƣơng ở Phú Thọ [115]. Tác giả Lê Thị Hoài Phƣơng trong Bảo tồn Hát Xoan (Phú Thọ) gắn liền với không gian thờ cúng Hùng Vương đã nghiên cứu vấn đề bảo tồn Hát Xoan ở Phú Thọ gắn liền với không gian thờ cúng Hùng Vƣơng qua việc trả lời và giải quyết từng câu hỏi: Bảo tồn bằng cách nào? Bảo tồn bằng cái gì? Bảo tồn nhƣ thế nào? Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất một số ý kiến mang tính phƣơng pháp luận nhƣ: khôi phục lại càng sớm càng tốt môi trƣờng văn hóa cho Hát Xoan, Việc truyền dạy nghệ thuật Hát Xoan, chính sách của nhà nƣớc hỗ trợ vật chất cho hoạt động này [115]. 1.1.2. Các công trình đề cập đến những giá trị của di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan Một số công trình nghiên cứu liên quan đến lịch sử thời đại Hùng Vƣơng và quá trình hình thành tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng nhƣ Quốc Tổ Hùng Vương, Nước Văn Lang - thời đại các vua Hùng [78] Thời đại Hùng Vương: Lịch sử - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội [86] là tổng hợp các kết quả nghiên cứu và kết luận của các cuộc hội thảo khoa học; những bài nghiên cứu của các giáo sƣ, nhà nghiên cứu về thời đại Hùng Vƣơng từ lúc hình thành đến khi tan rã, các lĩnh vực từ định danh, bờ cõi, dân cƣ nƣớc Văn Lang đến nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, tổ chức sản xuất - trao đổi, thể chế xã hội, chính trị hay đời sống văn hóa lúc bấy giờ. Một số bài nghiên cứu trong cuốn sách đề cập đến các giá trị của di sản vật thể tuy nhiên các giá trị văn hóa phi vật thể và tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ẩn chứa trong các bài nghiên cứu khá rõ nét.
  • 19. 13 Trong công trình Những giá trị tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ - GS.TS Nguyễn Chí Bền đã giới thiệu Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng qua góc nhìn lịch sử. Phân tích những giá trị Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng qua các phƣơng diện: Ở phƣơng diện xã hội, giá trị của tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng là sự thể hiện tính cố kết cộng đồng, truyền thống đoàn kết dân tộc. Có thể coi tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng nhƣ một sợi chỉ đỏ, nối kết quá khứ với hiện tại, là bệ đỡ tâm linh cho các thế hệ con ngƣời Việt Nam. Tác giả khẳng định tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng là một sáng tạo văn hóa của ngƣời Việt qua trƣờng kỳ lịch sử, sáng tạo này mang tầm kiệt tác của nhân loại. Đó là một kho tàng văn hóa dân gian từ truyền thuyết đến lễ hội, từ ẩm thực đến nghi lễ liên quan đến Hùng Vƣơng đƣợc dân gian sáng tạo và lƣu truyền [6]. Tác giả Trần Thị Tuyết Mai với Lễ hội đền Hùng trong đời sống văn hoá cộng đồng đã nghiên cứu đánh giá giá trị của lễ hội Đền Hùng, sự biến đổi của lễ hội và sự lan toả của lễ hội Đền Hùng, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của lễ hội trong đời sống văn hoá cộng đồng; Tuy nhiên, công trình này mới chỉ nghiên cứu một lễ hội cụ thể, chƣa đề cập đến toàn diện Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và giá trị của nó trong đời sống; Một công trình tập hợp các nghiên cứu của các nhà khoa học trong nƣớc và quốc tế nghiên cứu trực tiếp đến Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng đƣợc tổng hợp trong cuốn Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại (nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam) [115]. Trong công trình này các vấn đề về lý thuyết, phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam và trên thế giới; các tập tục nghi lễ những giá trị lịch sử của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của Việt Nam và trên thế giới đã đƣợc các nhà khoa học phân tích so sánh với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Sự hình thành, quá trình phát triển, giá trị lịch sử -văn hóa của Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng; sự biến đổi của Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng trong xã hội đƣơng đại và các nghiên cứu về bảo tồn và phát huy tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa là những nội dung chính của các nghiên cứu nhƣ: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
  • 20. 14 Vương với việc hình thành bản sắc dân tộc” của tác giả Đặng Văn Bài; “Đôi điều về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ quốc tổ Hùng Vương ở Việt Nam” của tác giả Trƣơng Quốc Bình; “Đặc điểm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” của tác giả Nguyễn Chí Bền; “Tục thờ Hùng Vương trong hệ thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt” của tác giả Từ Thị Loan; “Sáng tạo truyền thống: Nghiên cứu trường hợp Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng 10 - 3 âm lịch hàng năm” của tác giả Nguyễn Thị Hiền - Hoàng Cầm; “Tín ngưỡng thờ vua Hùng và tín ngưỡng thờ lúa trên vùng đất Tổ” của tác giả Nguyễn Thị Huế; “Từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đến giỗ tổ Hùng Vương - sự củng cố cộng đồng trước nhu cầu tồn tại và phát triển quốc gia” của tác giả Lê Hồng Lý - Đào Thế Đức; “Quốc Tổ Hùng Vương, biểu tượng cội nguồn quốc gia dân tộc Việt Nam” của tác giả Ngô Đức Thịnh... Với những cách tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu trên đã đánh giá về đặc điểm, nguồn gốc, giá trị, công tác bảo tồn phát huy giá trị của tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và sức sống mạnh mẽ của di sản này. Hát Xoan - dân ca nghi lễ, phong tục của tác giả Tú Ngọc, nhà xuất bản Âm nhạc (1997) là công trình nghiên cứu đa chiều về hát Xoan Phú Thọ. Tác giả đƣa ra những nghiên cứu sâu về nguồn gốc và lịch sử phát triển của Hát Xoan trên cơ sở nhận định và đánh giá những truyền thuyết, huyền thoại, những thƣ tịch, tƣ liệu cổ về Hát Xoan; đề cập đến đặc trƣng của Hát Xoan, mối quan hệ giữa Hát Xoan và một số hình thức dân ca nghi lễ của vùng trung du, châu thổ Bắc bộ; những đặc điểm và tính phức hợp về mặt thể loại trong Hát Xoan. Tác giả khẳng định những giá trị đặc sắc của Hát Xoan và đƣa ra những bàn luận, những hƣớng đi để bảo tồn và phát huy đƣợc những giá trị của Hát Xoan trong điều kiện, tình hình mới [63]. Công trình Hát Xoan Phú Thọ của tác giả Nguyễn Khắc Xƣơng với cách tiếp cận của văn hóa dân gian để phân tích: Nguồn gốc và sự phát triển của nghệ thuật hát Xoan; không gian, thời gian, địa lý hành chính vùng Xoan, truyền thống văn hoá quê Xoan; phƣơng thức trình diễn Hát Xoan; ngôn ngữ hát Xoan, các quả cách (làn điệu) Xoan, trang phục Hát Xoan. Tác giả phân tích rõ mọi đặc điểm của Hát Xoan không chỉ cái cốt lõi là âm nhạc đến hình thức diễn xƣớng của từng quả cách, mà
  • 21. 15 còn hiểu rõ mọi tín ngƣỡng, phong tục tập quán, lề lối tổ chức làng xã cổ truyền của ngƣời Việt vùng trung du đất Tổ và các tục lệ của nó nhƣ: tục lệ đƣa đón, tiếp đãi. tục giữ cửa đình, tục kết chạ, tục tế lễ, tục phƣờng họ…[118]. Hát Xoan - Hát Ghẹo dấu ấn một chặng đường của tác giả Cao Khắc Thùy đã tổng quan về Hát Xoan và Hát Ghẹo - một trong những nét văn hóa đặc trƣng thời kì Hùng Vƣơng. Tác giả cũng công bố những kết quả sƣu tầm, nghiên cứu Hát Xoan, Hát Ghẹo từ giữa những năm 1950 đến nay,tác giả cũng đƣa ra một số giải pháp nhằm khôi phục, bảo tồn ở các làng Xoan, Ghẹo gốc và tiếp tục phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Kiến nghị về việc thành lập các trung tâm sƣu tầm, nghiên cứu Hát Xoan, Hát Ghẹo [95]. Tác phẩm“Hát Xoan ở Phú Thọ“(Xoan singing in Phú Thọ) là tập hợp các bài viết, bài phát biểu trong Hội thảo khoa học quốc tế về Hát Xoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức. Các bài viết tập trung nghiên cứu về nguốn gốc hình thành, lịch sử phát triển, các giá trị đặc trƣng trong điệu múa, lời ca của Hát Xoan, mối quan hệ giữa Hát Xoan với các loại hình dân ca các tỉnh trung du và đồng bằng sông Hồng nhƣ hát quan họ, hát trống quân, hát chèo thuyền. Tác giả Sheen Dea Cheol (Hàn Quốc) và tác giả Xiao Mei (Trung Quốc) lại đƣa ra những so sánh những điểm tƣơng đồng giữa Hát Xoan của Việt Nam với nghệ thuật biểu diễn mừng đầu năm - cuối năm của ngƣời Hàn Quốc và phong cách ca hát của Trung Quốc. Vấn đề bảo tồn, phát huy và phổ biến Hát Xoan trong xã hội ngày nay cũng là một vấn đề đƣợc nhiều tác giả đề cập đến để Hát Xoan giữ mãi đƣợc những giá trị đặc trƣng đặc sắc và đƣợc phổ biến rộng rãi, có đƣợc sức sống lâu bền [135]. Hát Xoan - Dân ca cội nguồn của tác giả Dƣơng Huy Thiện đã khái lƣợcvà đƣa ra giả thuyết về nguồn gốc của Hát Xoan của từng khu vực dân cƣ nhƣ: ngƣời dân ở Cao Mại (Lâm Thao) với giả thuyết Hát Xoan có từ thời vua Hùng; ngƣời dân ở phƣờng Xoan Kim Đới (Việt Trì) với giả thuyết Hát Xoan có từ nhà Lê; ngƣời dân ở Nhang Nộn (Tam Nông) với giả thuyết Hát Xoan có từ thời nhà Lý; ngƣời dân phƣờng Xoan Thét (Phù Ninh) với truyền thuyết Hát Xoan phát tiết từ mối quan
  • 22. 16 hệ kết nghĩa giữa hai làng Tử Du và Phù Liễn. Tác giả cũng nêu những vấn đề về tổ chức, sinh hoạt và trang phục về những đặc trƣng và giá trị nghệ thuật của Hát Xoan; những đặc trƣng của âm nhạc, lời ca và điệu múa trong Hát Xoan [89]. Tác giả Duy Linh với Sức lan tỏa của làn điệu cổ - Hát Xoan đã giới thiệu sức sống và sự lan toả của Hát Xoan qua vị trí, địa bàn hoạt động là trung tâm của di sản hát Xoan và các vùng lân cận: thôn An Thái (xã Phƣợng Lâu - TP Việt Trì), thôn Thét, thôn Phù Đức, thôn Kim Đái (xã Kim Đức - TP Việt Trì) và 17 xã, địa bàn liên quan đến Hát Xoan. Quy mô phát triển của Hát Xoan qua thời gian [48]. Nhận xét chung: Nhƣ đã phân tích ở trên, các công trình nghiên cứu trƣớc đề tài luận án đã đề cập đến việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể với cách tiếp cận khác nhau và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Trƣờng hợp di sản tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan cũng đƣợc đề cập với các cách tiếp cận khác nhau, phản ánh các góc nhìn đa chiều về 2 di sản này. Tuy nhiên chƣa có công trình nào nghiên cứu bảo vệ Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan trong sự tác động của du lịch ở Phú Thọ, mặc dù trong thực tế hoạt động du lịch vẫn hàng ngày tác động đến 2 di sản di sản này. Xét về phƣơng diện lý thuyết: nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến lý thuyết bảo tồn DSVH nói chung và DSVHPVT nói riêng; Chƣa có công trình nào áp dụng lý thuyết cụ thể vào việc bảo vệ 2 di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ. Về phƣơng diện thực tiễn: Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ đang chịu sự tác động mạnh mẽ từ du lịch, hàng năm du khách đến trải nghiệm DSVH ở Phú Thọ đạt từ 6 đến 8 triệu lƣợt. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hôi tỉnh Phú Thọ 15 năm qua đều xác định nhiệm vụ bảo tồn DSVH đất Tổ Hùng Vƣơng là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó xác định du lịch là một trong những khâu đột phá trong phát triển kinh tế xã hội. Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 định hƣớng đến 2020 cũng xác định xây dựng khu di tích lịch sử đền Hùng là khu du lịch văn hóa tâm linh lớn nhất cả nƣớc. Tuy nhiên đến nay, chƣa có công trình nào nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo vệ 2 di sản trên một cách cụ
  • 23. 17 thể, việc nghiên cứu bảo tồn di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan dƣới tác động mạnh mẽ của du lịch cũng gần nhƣ bỏ ngỏ. Mối quan hệ tƣơng tác, sự tác động của du lịch với di sản văn hóa và sự tác động ngƣợc lại giữa di sản văn hóa với du lịch qua 2 trƣờng hợp Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan cũng chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ. Từ những phân tích trên đây cho thấy cần có một nghiên cứu cụ thể để tìm mô hình riêng cho việc bảo vệ di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ. Tổng quan tình hình nghiên cứu và các phân tích trên cho thấy, đề tài luận án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ là rất cần thiết và là đề tài hoàn toàn mới, nghiên cứu này xuất phát từ nhu cầu của lý luận và thực tiễn đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào trƣớc đó. Các vấn đề liên quan đến đề tài luận án mà các công trình nghiên cứu của các học giả đi trƣớc đã đề cập dƣới các góc độ và cách tiếp cận khác nhau sẽ là những thông tin, tƣ liệu rất hữu ích để tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện với một cách nhìn mới, điều kiện hoàn cảnh mới. 1.2. Những khái niệm cơ bản 1.2.1. Di sản văn hoá Trong Công ước Bảo vệ và phát huy di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới của UNESCO ban hành năm 1972, tại Điều 1 có quy định những loại hình sẽ đƣợc coi nhƣ là “di sản văn hoá” bao gồm: Di tích kiến trúc (monuments), nhóm công trình xây dựng (group of buildings) và các di chỉ (sites). Theo quan niệm của UNESCO (Trong Tuyên bố về những chính sách văn hoá - Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26 - 27 đến 6 -8 -1982 tại Mê hi cô), Di sản văn hoá đƣợc chia làm hai loại: Một là, những di sản văn hoá hữu thể (Tangible) nhƣ đình, đền, chùa, miếu, lăng, mộ, nhà sàn v.v... Hai là, những di sản văn hoá vô hình (Intangible) bao gồm các biểu hiện tƣợng trƣng và “không sờ thấy đƣợc” của văn hoá đƣợc lƣu truyền và
  • 24. 18 biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo, “trùng tu” của cộng đồng rộng rãi... [133]. Tại Việt Nam, sự xác lập khái niệm di sản văn hoá từ rất sớm. Ở Sắc lệnh số 65 ban hành ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng danh từ chung là “cổ tích”. Nghị định số 519/Ttg ban hành ngày 29 tháng 10 năm 1957 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quy định về thể lệ bảo tồn cổ tích thì sử dụng thuật ngữ “động sản và bất động sản” có giá trị lịch sử hay nghệ thuật. Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh ban hành ngày 4 tháng 4 năm 1984 gọi chung là “di tích lịch sử văn hoá”. Năm 2001, Luật Di sản văn hoá đƣợc Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua, thuật ngữ “di sản văn hoá” chính thức đƣợc xuất hiện trong văn bản pháp quy cao nhất và đƣợc sử dụng phổ biến. Đến năm 2009, Luật Di sản văn hoá sửa đổi, bổ sung đƣa ra thì DSVH bao gồm DSVH vật thể và DSVH phi vật thể [70]. Trong Những vấn đề văn hoá trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay của tác giả Hoàng Vinh, “Di sản văn hoá” có cách quan niệm rộng hơn nhƣ sau: Di sản văn hoá là toàn bộ sản phẩm do các thành viên trong cộng đồng dân tộc sáng tạo, thể hiện dƣới dạng những đối tƣợng vật thể (hữu hình) và phi vật thể (vô hình) mang tính biểu tƣợng, đƣợc lan tỏa (vô thức) và trao truyền (hữu thức) từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, từ thế hệ trƣớc cho thế hệ sau [116]. 1.2.2. Di sản văn hoá phi vật thể Tại Khoản 1 điều 2 trong Công ước bảo vệ Di sản phi vật thể của UNESCO năm 2003 đã định nghĩa: DSVHPVT đƣợc hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm ngƣời và trong một số trƣờng hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Đƣợc chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, DSVHPVT đƣợc các cộng đồng và các nhóm ngƣời không ngừng tái tạo
  • 25. 19 để thích nghi với môi trƣờng và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con ngƣời [109]. Theo Luật Di sản văn hoá của nước CHXHCN Việt Nam: DSVHPVT là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, đƣợc lƣu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lƣu giữ, lƣu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xƣớng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dƣợc học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác [70]. Những khái niệm về DSVH, văn hoá vật thể và văn hoá PVT giúp tác giả luận án hiểu đƣợc rõ nét đối tƣợng nghiên cứu của mình đó là Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan. Từ đó bắt tay vào việc nghiên cứu về việc bảo vệ và phát huy giá trị của hai DSVHPVT này. DSVH là tài nguyên nhân văn phong phú để du lịch khai thác, làm giàu. Ngƣợc lại, du lịch giúp quảng bá di sản, giới thiệu một cách nhanh nhất di sản cho công chúng trong và ngoài nƣớc. Nguồn doanh thu từ du lịch dùng để quay vòng phục vụ việc trung tu di tích, bảo vệ di sản. 1.2.3. Quản lý di sản văn hóa Quản lý DSVH là quá trình theo dõi, chỉ đạo, định hƣớng và điều tiết quá trình tồn tại và phát triển các DSVH trên một địa bàn cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất các giá trị của chúng. Công tác bảo vệ và quản DSVH luôn nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay sau khi đất nƣớc giành độc lập đã Sắc lệnh số 65 -SL ngày 23/11/1945 về bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam. Từ đó đến nay, Đảng nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản, chính sách liên quan đến quản lý di sản văn hóa nhƣ: Nghị quyết hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ƣơng khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ quan trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết
  • 26. 20 hội nghị lần thứ 9 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị của DSVH. Nội dung quản lý nhà nƣớc về DSVH đƣợc nêu cụ thể và chi tiết trong Luật Di sản văn hóa bao gồm: (1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; (2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa; (3) Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa. (4) Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa. (5) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa; (6) Tổ chức, chỉ đạo khen thƣởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; (7) Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trịdi sản văn hóa; (8) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa [70]. Ngoài các nội dung công tác quản lý đƣợc nêu trong Luật di sản văn hóa, nội hàm công tác quản lý di sản còn chứa đựng nhiều nội dung cần đề cập đó là đối tƣợng quản lý, chủ thể quản lý, công cụ quản lý, các bên tham gia quản lý...Trong trƣờng hợp này, đối tƣợng quản lý là DSVHPVT, cụ thể là 2 trƣờng hợp Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan. Chủ thể tham gia quản lý di sản này là cộng đồng nắm giữ và thực hành di sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cấp ủy và chính quyền các cấp tỉnh Phú Thọ; Các bên tham gia quản lý bao gồm chính phủ, Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch, một số Bộ và cơ quan có liên quan đến hoạch định và thực thi các chính sách bảo vệ di sản; ở địa phƣơng là HĐND và UBND nơi có di sản, các sở ban ngành có liên quan và cộng đồng tham gia trực tiếp vào công tác quản lý di sản mà họ đang nắm giữ. Các công cụ quản lý di sản là hệ thống pháp luật liên
  • 27. 21 quan đến di sản, cụ thể là Công ƣớc 2003 của UNESCO về bảo vệ DSVHPVT, Luật di sản văn hóa, các nghị định của chính phủ và các thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ VHTTDL liên quan đến bảo vệ di sản; ngoài ra còn hệ thống cơ chế chính sách của Trung ƣơng và địa phƣơng, các quy hoạch, kế hoạch, đề án, định hƣớng chiến lƣợc và các nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở vật chất... 1.2.4. Bảo tồn, bảo vệ và phát huy Theo quan điểm của UNESCO, trong bối cảnh của công ƣớc, bảo tồn có nghĩa là những nỗ lực của cộng đồng và những ngƣời nắm giữ di sản để duy trì sự liên tục trong thực hành di sản đó theo thời gian. Nó không có nghĩa là không có sự thay đổi trong thực tế hoặc giá trị của di sản theo thời gian. Bảo vệ di sản có nghĩa là đảm bảo khả năng tồn tại của DSVHPVT, khả năng đó đƣợc thực hành/thể hiện, đƣợc phát triển và đƣợc chuyển giao trong hiện tại và tƣơng lai, và vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng, nhóm ngƣời hay các cá nhân liên quan. Bảo vệ là những biện pháp nhằm đảm bảo khả năng tồn tại của DSVHPVT, bao gồm các công việc nhận diện, tƣ liệu hóa, nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, quảng bá, phát huy giá trị, truyền thụ, đặc biệt là sự truyền dạy qua hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy, cũng nhƣ việc phục hồi những khía cạnh khác nhau của di sản đó [109]. Theo GS Đào Duy Anh: Bảo là giữ gìn, chăm sóc, gánh trách nhiệm; Tồn có nghĩa là còn, hiện có, dồn cất lại, gởi cất [3]. Theo giáo sƣ Nguyễn Lân: Bảo tồn là giữ lại không để mất đi [47]. Phát huy, theo GS Đào Duy Anh: Phát là bắn tên ra, nổi dậy, dựng lên, bới ra, sáng; Huy là ánh sáng mặt trời [3]. Tuy nhiên, GS Nguyễn Lân cho rằng: Phát huy là lay động, làm cho tác dụng lan rộng ra hoặc phát triển lên [47]. Trong cuốn Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học - Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam ấn hành thì phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm [113]. Phát huy, theo quan điểm của UNESCO là những công cụ nhằm tăng thêm giá trị gắn liền với di sản cả ở trong và ngoài các cộng đồng có liên quan, tăng cƣờng vị thế và chức năng của DSVHPVT.
  • 28. 22 Quan niệm của UNESCO về bảo tồn, bảo vệ và phát huy DSVHPVT và của các học giả trong nƣớc sẽ đƣợc NCS sử dụng để phân tích và đƣa ra các biện pháp bảo vệ và phát huy di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan trong các chƣơng sau của luận án. 1.2.5. Cộng đồng Cộng đồng là thuật ngữ đƣợc UNESCO sử dụng liên tục trong Công ƣớc 2003, Hƣớng dẫn thực hiện Công ƣớc, Định hƣớng hoạt động và các văn kiện khác của UNESCO. Ngay trong lời nói đầu, điều 2.1, điều 15 đều sử dụng thuật ngữ “cộng đồng, các nhóm người và cá nhân liên quan” [111]; các điều 11b, 14(a)(ii) sử dụng thuật ngữ “cộng đồng và nhóm ngƣời’’ nhƣng không đƣợc định nghĩa cụ thể. Với mục tiêu thực hiện Công ƣớc, mỗi quốc gia thành viên có thể định nghĩa cộng đồng theo các tiêu chí khác nhau nhƣ tiêu chí hành chính, địa lý, tiêu chí dân tộc, tôn giáo hoặc tiêu chí ngôn ngữ, tộc ngƣời...Theo đó, có thể hình thành các thuật ngữ nhƣ: cộng đồng Pháp ngữ, cộng đồng ngƣời Dao, cộng đồng ngƣời Mƣờng... Trong Luật Di sản văn hóa đƣợc Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001, tại điều 12 (mục 2) và điều 17 đã sử dụng thuật ngữ cộng đồng nhƣng trong phạm vi rộng: “Di sản văn hóa Việt Nam đƣợc sử dụng nhằm mục đích: (1) Phát huy giá trị của di sản văn hóa vì lợi ích toàn xã hội; (2) Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” [70]. Trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa đƣợc Quốc hội thông qua ngày 18/6/2009, thuật ngữ cộng đồng đƣợc sử dụng ngay trong điều 1: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng đƣợc tái tạo và lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác” [70]. Thuật ngữ “cộng đồng” đƣợc sử dụng trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (năm 2009) đồng nghĩa với thuật ngữ “cộng đồng’’ đƣợc sử dụng trong Công ƣớc 2003 và các văn kiện khác của UNESCO. Trong khuôn khổ cụ thể của việc bảo vệ DSVHPVT, NCS cho rằng: Cộng đồng là những ngƣời sáng tạo, duy trì và chuyển giao DSVHPVT của họ, là những
  • 29. 23 ngƣời tham gia trực tiếp hay gián tiếp việc thực hành hoặc truyền dạy một di sản, hoặc những ngƣời coi nó là một phần di sản văn hóa của họ. Thuật ngữ cộng đồng đƣợc nhắc đến nhƣ tập thể những ngƣời có liên quan đến một hay nhiều di sản, còn nhóm ngƣời nhƣ là mạng lƣới của cộng đồng; ví dụ nhóm ngƣời thực hành, nhóm ngƣời truyền dạy hoặc nhóm ngƣời có vai trò đặc biệt trong việc tạo ra một DSVHPVT. Chẳng hạn, cộng đồng liên quan đến di sản Hát Xoan là những ngƣời nắm giữ di sản Hát Xoan, ngƣời thực hành, ngƣời truyền dạy, những ngƣời coi Hát Xoan là di sản của họ. Cộng đồng liên quan đến Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng là những ngƣời thực hành tín ngƣỡng, ngƣời truyền dạy, nắm giữ các nghi thức thực hành tín ngƣỡng, ngƣời trông coi gìn giữ di tích và những ngƣời coi Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng là di sản của họ; một cá nhân có thể là một phần của nhiều cộng đồng khác nhau trong cùng một thời điểm. Nhƣ vậy, đối với DSVHPVT cộng đồng có vai trò thiết yếu trong quá trình sáng tạo, thực hành, truyền thụ di sản; không có họ DSVHPVT không biểu hiện đƣợc. Họ là ngƣời chủ DSVHPVT của mình, là ngƣời đảm đƣơng công việc bảo vệ DSVHPVT của họ. Từ các phân tích trên đây, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “cộng đồng” trong các phân tích ở các chƣơng sau của luận án. 1.3. Mối quan hệ giữa di sản văn hoá và du lịch Di sản văn hóa và du lịch là hai lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Các DSVHPVT là những hình thái ý thức xã hội. Triết học Mác Lê nin khẳng định tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, còn ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội và tác động trở lại tồn tại xã hội. “Nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự thay đổi và phát triển của văn hoá là do sự thay đổi của nền kinh tế. Mọi sự thay đổi của kinh tế sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự thay đổi của văn hoá” [19, tr.182]. Tuy nhiên văn hoá có tính độc lập tƣơng đối và văn hoá không phải cái đuôi của nền kinh tế. Vấn đề này cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt đã khẳng định: “Kinh tế và văn hoá gắn bó với nhau hết sức chặt chẽ. Kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hoá và văn hoá không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển trên cơ sở kết hợp hài hoà kinh tế văn hoá là sự phát triển năng động, có hiệu quả và vững chắc nhất” [39].
  • 30. 24 Trong thực tế lãnh đạo đất nƣớc, Đảng ta cũng đã vận dụng đúng quy luật và mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá: “Văn hoá là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội” [26]. Văn hoá là mục tiêu của phát triển kinh tế vì mục tiêu của kinh tế xét đến cùng là vì con ngƣời, nâng cao mức sống con ngƣời cả về vật chất và tinh thần với mức sống cao và lối sống đẹp, vừa an toàn và bền vững, không chỉ cho một ngƣời mà cho cả cộng đồng, không chỉ cho thế hệ hiện nay mà cho cả thế hệ mai sau. Không những thế văn hoá còn là hệ điều tiết cho phát triển kinh tế, có vai trò định hƣớng điều chỉnh nền kinh tế. Khẳng định vai trò mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hoá với kinh tế UNESCO cũng cho rằng: “Hễ nƣớc nào tự đặt ra cho mình mục tiêu tăng trƣởng kinh tế mà tách rời môi trƣờng văn hoá thì nhất định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hoá và tiềm năng sáng tạo của nƣớc ấy sẽ mất đi rất nhiều…” [112, tr 19 -22]. Mối quan hệ giữa di sản văn hóa và du lịch là mối quan hệ biện chứng, những giá trị văn hoá đặc sắc của di sản văn hóa là cơ hội thúc đẩy du lịch phát triển, còn các yếu tố tiêu cực, phản giá trị thì sẽ cản trở hoặc kìm hãm sự phát triển du lịch. Ngƣợc lại sự phát triển của du lịch sẽ tác động trở lại đối với việc bảo tồn phát huy các giá trị của di sản văn hoá hoặc cũng có thể có ảnh hƣởng tiêu cực làm biến đổi di sản. Do vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa di sản văn hóa và du lịch trong luận án này nhằm làm rõ hơn mối quan hệ giữa di sản và du lịch, qua đó xác định các biện pháp quản lý và bảo vệ di sản tốt hơn, tránh những tác động tiêu cực của du lịch đối với di sản văn hóa. 1.3.1. Vai trò của di sản văn hoá phi vật thể đối với phát triển du lịch * Những tác động tích cực Các giá trị đặc sắc của di sản văn hóa là nguồn tài nguyên đặc biệt cho phát triển du lịch, đồng thời là sản phẩm độc đáo của hoạt động du lịch. Các di sản PVT nhƣ Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng, Hát Xoan, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên… có thể là nguồn tài nguyên cho ngành du lịch khai thác lâu dài nếu nhƣ phát triển một cách bền vững. Khác với các loại hình du lịch khác, du lịch văn hóa với ý nghĩa tâm linh, các giá trị văn hoá cội nguồn độc đáo
  • 31. 25 đã trở thành lời mời gọi mãnh liệt, là sức mạnh thu hút khách du lịch mà các loại hình du lịch khác không thể có đƣợc. Các giá trị di sản văn hóa có thể làm phong phú các hoạt động du lịch, là cơ hội cho du lịch phát triển. Với đặc thù của tính mùa vụ, lễ hội chủ yếu vào mùa xuân, là lúc “nông nhàn” tạo điều kiện cho sự phát triển các tour, tuyến du lịch liên hoàn để du khách khai thác, khám phá các giá trị văn hoá truyền thống đƣợc chứa đựng trong kho tàng lễ hội mùa xuân, từ đó du khách đƣợc “hoà mình trong một không gian văn hoá đặc sắc cô đọng của từng địa phƣơng, đƣợc tắm mình trong tình cảm cộng đồng sâu sắc, thẩm nhận các giá trị văn hoá của mỗi địa phƣơng đƣợc chung đúc và kiểm nghiệm qua thời gian” [75, tr 285]. Di sản văn hóa trong xã hội phát triển là một trong những nhân tố kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nƣớc từ hoạt động du lịch, mang lại nguồn thu cho các hoạt động dịch vụ kèm theo các hoạt động du lịch nhƣ dịch vụ ăn uống, dịch vụ khách sạn, vận tải hành khách, dịch vụ hàng lƣu niệm… Đây là một nguồn thu rất lớn cho địa phƣơng và các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ và hoạt động dịch vụ. Đồng thời DSVH cũng tạo ra công ăn việc làm cho cƣ dân địa phƣơng; cộng đồng địa phƣơng đƣợc hƣởng lợi từ di sản do chính họ nắm giữ thông qua hoạt động du lịch. Di sản văn hóa làm phong phú, đa dạng hấp dẫn các chƣơng trình du lịch, các tour du lịch góp phần thu hút đông đảo du khách tham gia ở các loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dƣỡng… Nếu kết hợp các tour du lịch, vừa du lịch văn hoá kết hợp với sinh thái, nghỉ dƣỡng sẽ góp phần tăng tính hấp dẫn của chƣơng trình du lịch đáp ứng nhu cầu du khách tạo nên sự phát triển đồng bộ các hoạt động dịch vụ mang tính liên hoàn, dịch vụ này thúc đẩy dịch vụ kia phát triển, thậm chí kích thích cả sản xuất nhƣ sản xuất hàng tiêu dùng, hàng lƣu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, kích thích làng nghề truyền thống… * Những thách thức khi khai thác di sản phục vụ du lịch DSVHPVT nhất là các lễ hội truyền thống là hoạt động cộng đồng có giá trị văn hoá tín ngƣỡng tâm linh rất lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham
  • 32. 26 gia, ranh giới giữa hoạt động tín ngƣỡng với hoạt động mê tín dị đoan rất mong manh. Vì vậy, khi di sản trở thành một hoạt động du lịch thì các yếu tố tiêu cực, lợi dụng di sản để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan có nguy cơ trỗi dậy làm ảnh hƣởng đến hình ảnh của du lịch. DSVHPVT thƣờng đƣợc diễn ra trong một thời gian và không gian nhất định nên khách du lịch tăng đột biến vào những thời điểm diễn ra hoạt động trình diễn di sản, gây ách tắc giao thông, ảnh hƣởng đến an toàn về tài sản, sức khoẻ của du khách, do đó cũng ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng hoạt động du lịch. Do đặc điểm của du lịch văn hóa, nhất là văn hóa PVT thƣờng bị tác động bởi tính mùa vụ nhất là các diễn xƣớng dân gian, lễ hội truyền thống đã dẫn đến sự lệ thuộc của hoạt động du lịch vào thời gian cố định mà không thể thay đổi. Tính mùa vụ của di sản buộc hoạt động du lịch phải tuân theo tạo nên sự cứng nhắc đôi khi bất khả kháng. Chẳng hạn du khách muốn đến du lịch tại Đền Hùng để thực hành Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và thƣởng thức không khí lễ hội, tham gia các hoạt động lễ hội thì bắt buộc phải đi du lịch vào dịp 10/3 Âm lịch hàng năm bất kể thời tiết mƣa hay nắng và sức khoẻ của du khách có thuận lợi hay không. 1.3.2. Các tác động của du lịch đối với di sản văn hóa phi vật thể * Các tác động tích cực Du lịch là làm sống động các giá trị DSVH truyền thống góp phần quảng bá, giới thiệu, lƣu giữ các giá trị văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác; nói cách khác thông qua các hoạt động du lịch mà các giá trị văn hoá truyền thống đƣợc quảng bá, lan tỏa rộng rãi. Sự lan tỏa này đƣợc thực hiện thông qua việc tiếp cận giao lƣu của khách du lịch với các DSVH và ngƣời dân bản địa. DSVHPVT là một bảo tàng sống động về lịch sử, truyền thống văn hoá dân tộc còn du lịch là công cụ, phƣơng tiện để “bảo tàng sống” đƣợc quảng bá ra một cộng đồng rộng lớn, vƣợt qua biên giới địa phƣơng khu vực. Từ đó các giá trị lịch sử, giá trị văn hoá truyền thống và các giá trị khác mà di sản hàm chứa sẽ đƣợc hình thành và lƣu giữ trong từng khách du lịch và tiếp tục hình thành nên những giá trị mới.
  • 33. 27 Du lịch là nhân tố thúc đẩy cộng đồng bảo vệ DSVH của mình một cách chặt chẽ và bền vững hơn. Bởi lẽ nhu cầu khách du lịch văn hóa luôn muốn khai khai thác tính độc đáo, bản sắc văn hóa và sự khác biệt của từng địa phƣơng. Không ai đi du lịch để trải nghiệm, khám phá khai thác các giá trị văn hoá ở nơi giống y nhƣ mình đang sinh sống. Và sẽ không ai muốn đi du lịch nếu các DSVHPVT của các địa phƣơng nhƣ cách tổ chức các nghi lễ, trò diễn dân gian, các lễ hội cứ na ná giống nhau, không có sự khác biệt. Do vậy, đặc điểm này đòi hỏi chính quyền và cộng đồng nơi quản lý và thực hành di sản luôn phải tìm cách bảo tồn các giá trị văn hoá đặc sắc của địa phƣơng, không lai căng pha tạp. Du lịch tạo ra sự giao thoa văn hoá góp phần làm giàu cho văn hoá truyền thống của cha ông, quảng bá rộng rãi văn hoá địa phƣơng, văn hoá tộc ngƣời tới mọi miền tổ quốc. Đồng thời du lịch cũng góp phần quảng bá hình ảnh đất nƣớc con ngƣời Việt Nam và truyền thống văn hoá dân tộc đối với bạn bè thế giới, tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc, tạo sự gắn kết trong quan hệ ngoại giao và đƣờng lối đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, du lịch văn hóa luôn là cầu nối cho các quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị và ngoại giao. Du lịch gắn kết và tác động vào DSVHPVT làm cho DSVHPVT không chỉ là một hoạt động văn hoá tinh thần, mà DSVH có giá trị to lớn về mặt kinh tế. “Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn hƣng và bảo tồn các DSVH. Doanh thu từ các hoạt động du lịch đƣợc sử dụng một phần cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục và phát huy các DSVHPVT, đặc biệt là các nghề thủ công mỹ nghệ, ca múa nhạc truyền thống” [27]. Vai trò đó đƣợc thể hiện qua việc tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phƣơng, phát triển các loại hình dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa văn hoá và kinh tế. * Các tác động tiêu cực Bên cạnh các tác động tích cực, du lịch cũng có ảnh hƣởng tiêu cực đến các DSVH. Do yếu tố đặc thù của du lịch thƣờng tập trung rất đông ngƣời và khách ở
  • 34. 28 nhiều vùng khác nhau, dẫn đến tình trạng có thể dẫn đến nguy cơ xâm hại, làm biến đổi di sản theo nhu cầu của khách du lịch. Chẳng hạn lễ hội truyền thống thƣờng gắn với những khuôn mẫu và không gian bản địa với nét văn hoá cổ truyền “Khi hoạt động du lịch mang tính liên ngành liên vùng và xã hội hoá cao… sẽ dễ làm mất sự cân bằng dẫn tới phá vỡ khuôn mẫu truyền thống của địa phƣơng trong quá trình diễn ra lễ hội” [75, tr.288]. Các diễn xƣớng dân gian cũng có thể bị biến đổi khi không đƣợc thực hành trong không gian văn hóa truyền thống mà bị biến thành các sô diễn phục vụ theo nhu cầu khách du lịch. Dƣới tác động của hoạt động du lịch, DSVH dễ bị thƣơng mại hoá để phục vụ lợi nhuận, coi trọng yếu tố kinh tế, làm lu mờ các yếu tố văn hoá truyền thống. Hòm công đức ở một số di tích, lễ hội đƣợc đặt quá nhiều, các nghi lễ trò diễn phục vụ cho mục đích thu tiền, các loại hình dịch vụ lợi dụng di sản để tự ý nâng giá quá mức, quảng cáo tràn lan vì mục đích thƣơng mại…có thể xâm hại làm ảnh hƣởng đến giá trị cốt lõi của di sản. Sự phát triển của các dịch vụ du lịch thiếu kiểm soát và sự bùng nổ du khách có thể tác động làm ảnh hƣởng đến giá trị văn hoá nguyên sơ của di tích, xâm hại đến di tích; Cảnh quan môi trƣờng cũng có thể bị phá huỷ do số lƣợng du khách tập trung đông trong các ngày lễ hội. Từ các phân tích trên về mối quan hệ giữa di sản và du lịch, luận án sẽ khai thác các yếu tố tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của mối quan hệ này để bảo vệ di sản một cách bền vững, tránh các tác động làm ảnh hƣởng, xâm hại đến quá trình bảo vệ và gìn giữ di sản. 1.4. Cơ sở lý luận Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan là hai DSVHPVT của Việt Nam đƣợc UNESCO vinh danh. Riêng Hát Xoan, việc vinh danh trải qua hai danh hiệu: giai đoạn là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp từ ngày 24 tháng 11 năm 2011 đến ngày 7/12/2017; giai đoạn là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ ngày 8 tháng 12/2017 đến nay. Trong khi đó, Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng đƣợc vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ ngày 6 tháng 12 năm 2012 đến nay.
  • 35. 29 Hai di sản văn hóa phi vật thể này, có nét khác biệt về loại hình, về danh hiệu mà UNESCO vinh danh theo thời gian, nhƣng đều là DSVHPVT cần đƣợc bảo vệ và phát huy theo các lý thuyết khác nhau. Các lý thuyết này là cơ sở lý luận của luận án. 1.4.1. Quan điểm lý thuyết phát triển cộng đồng trong quan hệ với bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Trƣớc tiên, cần thấy khái niệm “cộng đồng” là một khái niệm lý thuyết xuất hiện vào thập kỷ 40 của thế kỷ XX ở các nƣớc thuộc địa của Vƣơng quốc Anh. Năm 1950, Liên hiệp quốc công nhận khái niệm phát triển cộng đồng, khuyến khích các quốc gia thành viên sử dụng khái niệm phát triển cộng đồng nhƣ một công cụ để thực hiện các chƣơng trình viện trợ về kỹ thuật và tài chính. Theo tinh thần Công ƣớc, UNESCO luôn khuyến cáo và ƣu tiên các biện pháp bảo vệ nhằm đảm bảo duy trì khả năng tồn tại của loại hình DSVHPVT đang bị đe dọa và có nguy cơ mai một, biến mất. Tuy nhiên để đảm bảo sự tồn tại bền vững của di sản, UNESCO cũng khuyến khích, ƣu tiên các biện pháp và sự chủ động khởi xƣớng đề xuất các biện pháp bảo vệ của các cộng đồng với tƣ cách họ là chủ thể của di sản một cách sâu rộng nhất; Chính phủ và chính quyền địa phƣơng cũng có thể đề xuất các biện pháp bảo vệ coi nhƣ các biện pháp bổ trợ. Về góc độ quản lý di sản, UNESCO cũng khuyến khích cộng đồng trực tiếp tham gia quản lý di sản, trong đó các Quốc gia thành viên sẽ nỗ lực để đảm bảo khả năng tham gia tối đa của các cộng đồng, nhóm ngƣời và khi thích hợp là cả các cá nhân, những ngƣời sáng tạo, duy trì và truyền thụ loại hình di sản này, và sẽ tích cực thu hút họ tham gia vào công tác quản lý di sản. Chú trọng các biện pháp bảo vệ nhằm đảm bảo khả năng tồn tại của những DSVHPVT có các mối đe dọa và nguy cơ đối với khả năng tồn tại. UNESCO tôn trọng vai trò của cộng đồng và không bắt buộc cộng đồng phải phục hồi tất cả các di sản nếu cộng đồng đó không còn coi các DSVHPVT là phù hợp hoặc có ý nghĩa nữa; đồng thời họ có thể ghi lại trƣớc khi ngừng thực hành. Việc cam kết bảo vệ di sản của cộng đồng và những ngƣời thực hành di sản cũng đƣợc UNESCO coi nhƣ biện pháp cần thiết:
  • 36. 30 “Nếu không có một động lực mạnh mẽ và cam kết từ phía những ngƣời thực hành và các chủ thể khác của truyền thống, thì các hành động bảo vệ không thể thành công mà là thất bại” [111]. Vai trò cộng đồng trong việc bảo vệ di sản: UNESCO luôn đề cao vai trò cộng đồng trong hàng loạt chuỗi các vấn đề của quá trình bảo vệ và quản lý di sản, từ việc kiểm kê, phục hồi, nâng cao nhận thức cho tới các biện pháp bảo vệ khác. Các cộng đồng và các nhóm ngƣời (và trong những trƣờng hợp thích hợp là các cá nhân) có liên quan là những bên liên quan chính có trách nhiệm truyền thụ và thực hành DSVHPVT. Điều 2.1 của Công ƣớc nói rõ rằng việc quyết định một tập quán hay hình thức biểu đạt nào đó có phải là một phần di sản văn hóa của họ hay không thuộc về quyền hạn của các cộng đồng hay các nhóm chủ thể của truyền thống. Họ ở địa vị tốt nhất để quyết định là một tập quán hay hình thức biểu đạt nhất định có phải là cốt yếu đối với bản sắc hoặc ý thức về sự kế tục của họ hay không. Đây là lý do khiến các Quốc gia thành viên đƣợc đề nghị đảm bảo là các cộng đồng, các nhóm ngƣời và các cá nhân có liên quan tham gia càng sâu rộng càng tốt vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến các di sản VHPVT của họ đƣợc tiến hành trong quá trình thực hiện Công ƣớc. Vai trò của cộng đồng đƣợc công ƣớc đề cao ngay từ quá trình nhận diện di sản. Theo đó, Công ƣớc quy định rằng các DSVHPVT cần đƣợc nhận diện và xác định rõ “với sự tham gia của các cộng đồng, các nhóm ngƣời và các tổ chức phi chính phủ có liên quan” [132]. Đồng thời, đề nghị các Quốc gia thành viên đảm bảo khả năng tham gia tối đa của các cộng đồng và các nhóm ngƣời vào công tác bảo vệ và quản lý DSVHPVT của chính họ. Điều này có nghĩa là các cộng đồng, các nhóm ngƣời và các cá nhân có liên quan cần phải đƣợc thông tin đầy đủ và tham gia một cách sâu rộng nhất vào mọi đề nghị hay kiến nghị liên quan đến DSVHPVT của họ, những đề nghị mà các Quốc gia thành viên có thể sẽ gửi tới Ủy ban Liên chính phủ. Do đó, các định hƣớng hoạt động của Công ƣớc đòi hỏi là đối với các hồ sơ đề cử và một số hành động bảo vệ, các Quốc gia thành viên cần phải có đƣợc sự đồng thuận trƣớc, hoàn toàn tự nguyện và có hiểu biết của các cộng đồng có liên quan. Các quan điểm của UNESCO về vai
  • 37. 31 trò cộng đồng trong việc bảo vệ di sản sẽ đƣợc NCS sử dụng nhƣ một tiêu chí để đánh giá thực trạng công tác bảo vệ di sản nhất là so sánh công tác bảo vệ di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan trƣớc và sau khi di sản đƣợc UNESCO ghi danh trong chƣơng III của luận án. Đồng thời quan điểm này cũng đƣợc coi là tiêu chí để NCS đề xuất các giải pháp bảo vệ DSVHPVT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Quan điểm về nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ DSVHPVT: Để bảo vệ di sản văn hóa PVT một cách bền vững UNESCO đã đƣa ra 12 nguyên tắc đạo đức theo tinh thần công ƣớc 2003. Đây là những nội dung, quan điểm mới trong quá trình nghiên cứu, bảo vệ di sản, nội dung này đã bổ sung cho Công ƣớc 2003 về bảo vệ DSVHPVT, hƣớng dẫn hoạt động thực hiện Công ƣớc và các khuôn khổ pháp luật quốc gia, các nguyên tắc này đƣợc xác định làm cơ sở cho việc xác định các biện pháp và công cụ bảo vệ di sản phù hợp với từng địa phƣơng. Nội dung của các nguyên tắc đề cập đến các vấn đề thuộc vai trò, quyền của nhóm ngƣời và cộng đồng, cá nhân trong bảo vệ và quản lý di sản; đảm bảo sự tôn trọng và đa dạng văn hóa giữa các cộng đồng và cá nhân, kể cả quyền đƣợc hƣởng lợi từ bảo vệ di sản: Các cộng đồng, các nhóm ngƣời và các cá nhân tạo ra di sản văn hóa phi vật thể cần đƣợc hƣởng lợi từ việc bảo vệ các quyền lợi tinh thần và vật chất từ di sản này, và đặc biệt là việc sử dụng, nghiên cứu, tài liệu, chƣơng trình xúc tiến hay sự mô phỏng di sản bởi các thành viên của cộng đồng hoặc những ngƣời khác [131]. Một trong các nguyên tắc cơ bản đƣợc nêu trong văn kiện này đó là UNESCO khuyến cáo các quốc gia cần tôn trọng sự vận động không ngừng và sức sống tự nhiên của di sản: “Sự vận động không ngừng thay đổi và sức sống tự nhiên của di sản văn hóa phi vật thể cần liên tục đƣợc tôn trọng. Tính xác thực và độc quyền không nên trở thành mối quan tâm và những trở ngại trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể” [131]. Đây là các quan điểm mới mà NCS sẽ vận dụng trong quá trình nghiên cứu luận án và đƣa ra các chính sách bảo vệ di sản đối với 2 di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan. Bên cạnh đó nguyên tắc (9) và nguyên tắc (10) trong văn kiện này cũng khuyến cáo cần đánh giá các tác động có
  • 38. 32 thể ảnh hƣởng đến khả năng tồn tại của di sản và vai trò của cộng đồng, cá nhân trong việc xác định những mối đe dọa và lựa chọn biện pháp bảo vệ: Các cộng đồng, các nhóm, các tổ chức, cá nhân địa phƣơng, trong nƣớc và xuyên quốc gia nên cẩn thận đánh giá những tác động trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn, tiềm ẩn và định hình của bất kỳ hành động nào có thể ảnh hƣởng đến khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể hoặc các cộng đồng ngƣời thực hành nó. Các cộng đồng, nhóm ngƣời, và trong một số trƣờng hợp là các cá nhân sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định những gì cấu thành mối đe dọa đối với di sản văn hóa phi vật thể của họ bao gồm các hình thức làm mai một, thƣơng mại hóa và trình bày sai lạc di sản và sẽ quyết định làm thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu các mối đe dọa nhƣ vậy [131]. Các DSVHPVT nói chung, Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan nói riêng sau khi đƣợc UNESCO ghi danh đang chịu ảnh hƣởng và tác động từ các mối quan hệ kinh tế và quá trình vận động phát triển không ngừng của kinh tế xã hội. Các quan điểm trên sẽ giúp NCS đánh giá, nhận định các nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại của di sản, trên cơ sở đó đề xuất đƣợc các biện pháp bảo vệ di sản phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và cộng đồng cƣ dân các làng Xoan gốc, các làng thờ cúng Hùng Vƣơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đảm bảo sự phát triển bền vững, đồng thời đề ra các chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi và vai trò của các nghệ nhân trong việc bảo vệ di sản, đặc biệt là dƣới tác động của hoạt động du lịch. 1.4.2. Quan điểm lý thuyết sáng tạo truyền thống Tiếp cận các vấn đề lý thuyết về sáng tạo truyền thống ở góc độ di sản văn hóa trong phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi quá trình vận dụng lý thuyết sáng tạo văn hóa đối với các loại hình di sản văn hóa cần phải có những nghiên cứu và ứng dụng cho từng trƣờng hợp cụ thể, nhất là đối với các yếu tố văn hóa truyền thống nhƣ lễ hội cổ truyền, các diễn xƣớng dân gian…Ở Việt Nam, quá trình tiến hành phục dựng các lễ hội truyền thống, các diễn xƣớng dân gian đã bị mai một có thể đƣợc coi là quá trình
  • 39. 33 “sáng tạo”. Tuy nhiên, quá trình sáng tạo vẫn đảm bảo các yếu tố truyền thống mà cộng đồng (chủ thể sáng tạo và thực hành di sản) chấp nhận thì quá trình sáng tạo này mới đảm bảo cho di sản “sống” và phát huy giá trị trong đời sống xã hội đƣơng đại. Trong công trình Sáng tạo ra truyền thống, Eric Hobsbawm (2012) cho rằng: Truyền thống đƣợc sáng tạo là tập hợp những thực hành, thƣờng nằm dƣới sự chi phối của những luật lệ thành văn hay bất thành văn, có bản chất nặng tính nghi thức hoặc hình tƣợng, nhằm khắc sâu các giá trị và tiêu chuẩn hành vi nhất định vào tâm thức cộng đồng qua hình thức tái diễn, đồng thời ngụ ý một dòng chảy tiếp nối từ quá khứ [30, tr.86]. Theo đó, những truyền thống đƣợc sáng tạo tồn tại ở 3 dạng cụ thể: a) Những truyền thống đƣợc sáng tạo nhằm thiết lập hoặc biểu trƣng cho tính gắn kết xã hội hay cho tƣ cách hội viên của nhóm hội, của những cộng đồng có thực hay tƣởng tƣợng. b) Những truyền thống đƣợc sáng tạo nhằm thiết lập các thiết chế xã hội, địa vị hay quyền lực. c) Những truyền thống đƣợc sáng tạo mà mục đích chính là giáo dục xã hội hóa để khắc sâu những tín ngƣỡng, hệ thống giá trị và quy ƣớc hành xử. GS Lƣơng Văn Hy cũng cho rằng: Truyền thống luôn đƣợc sáng tạo; tiến trình sáng tạo truyền thống liên quan sự thƣơng thảo của nhiều chủ thể với những tiếng nói đa dạng, đến nhiều hệ tƣ tƣởng địa phƣơng và xuyên địa phƣơng khác nhau và đến những động thái phức tạp trong quan hệ đa chiều trong cộng đồng địa phƣơng cũng nhƣ giữa cộng đồng địa phƣơng với nhà nƣớc. Ông cũng lập luận rằng: Tiến trình sáng tạo truyền thống là một tiến trình liên tục, với mức độ sáng tạo không phải là nhỏ và mặt khác có những nguyên tắc, những quy luật xã hội ít ai đặt vấn đề để tranh cãi sửa đổi, hay tái tạo đổi mới, vì ngƣời ta chấp nhận nó nhƣ một phần hiển nhiên của cuộc sống làng xã. 1.4.3. Quan điểm lý thuyết về tính xác thực Trong giới khoa học, đã có một công trình của GS Regina Bendix: Đi tìm tính xác thực: quá trình hình thành ngành nghiên cứu văn hóa dân gian ra mắt bạn