SlideShare a Scribd company logo
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ NGUYỄN THANH THẢO
THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG
LĨNH VỰC VỀ GIÁ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – NĂM 2023
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ NGUYỄN THANH THẢO
THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
TRONG LĨNH VỰC VỀ GIÁ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60.38.01.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS BÙI ANH THỦY
HÀ NỘI – 2023
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC GIÁ………………………………..6
1.1. Khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại.............................................6
1.2. Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh Việt Nam.....8
1.3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực về giá theo pháp luật Việt Nam
...............................................................................................................................12
1.4. Kinh nghiệm của một số nước về vấn đề thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong
lĩnh vực giá ............................................................................................................24
Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH
TRANH TRONG LĨNH VỰC GIÁ Ở VIỆT NAM .............................................36
2.1. Nhận định về quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam, các hình thức xử lý
vi phạm ..............................................................................................................36 2.2.
Thực trạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực giá ở Việt Nam ....47
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH
TRANH TRONG LĨNH VỰC GIÁ.......................................................................62
3.1. Phương hướng chung hoàn thiện pháp luật điều chỉnh thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh trong lĩnh vực giá.................................................................................62
3.2. Một số giải pháp cụ thể hạn chế tối đa hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
trong lĩnh vực giá...................................................................................................65
KẾT LUẬN..............................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................74
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP Chính phủ
HĐCT Hội đồng cạnh tranh
LCT Luật Cạnh tranh
NĐ Nghị định
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry (Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thỏa Thuận Hạn
Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về
Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
1.1. Khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại
Cạnh tranh là một khái niệm rộng lớn, xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực
trong đời sống như kinh tế, chính trị, thương mại, luật, quân sự … và có nhiều các
hiểu khác nhau. Trong lĩnh vực thương mại, cạnh tranh cũng được tiếp cận ở những
góc độ khác nhau tùy thuộc vào sự nhìn nhận của các nhà nghiên cứu và pháp luật
của các nước [27, 11].
Dưới góc nhìn trong lĩnh vực thương mại, việc đưa ra định nghĩa “ cạnh
tranh” cũng khác nhau theo quan niệm của các nước khác nhau:
Theo Từ điển kinh doanh ( xuất bản ở Anh năm 1992), khái niệm “ cạnh
tranh” được hiểu là “ sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị
trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại
khách hàng về phía mình”.
Từ điển tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông cũng giải thích khái niệm
cạnh tranh theo khía cạnh kinh tế là “ hoạt động tranh đua giữa những người sản
xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm
giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.
Tuy được nhìn nhận ở nhiều góc độ và các cách giải thích khác nhau nhưng
tổng hợp chung về những định nghĩa trên có thể hiểu “cạnh tranh” trong khoa học
kinh tế là “sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh (nhất là giữa các doanh nghiệp)
để chiếm lĩnh những ưu thế trong kinh doanh”.
Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc
có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn
bán hàng hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối
thủ trong cùng một ngành…
Mặc dù được nhìn nhận bằng nhiều cách nhìn khác nhau nhưng xét cho cùng
về bản chất, cạnh tranh là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, và có thể được mô tả
thong qua những dấu hiệu riêng biệt. Dưới góc độ kinh tế học, đặc điểm của cạnh
tranh được thể hiện:
- Sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường để giành giật khách
hàng. Các chủ thể này thường được gọi là các “ đối thủ cạnh tranh. Có thể
hiểu rằng cạnh tranh chỉ diễn ra khi có sự ganh đua của ít nhất hai chủ thể trở
lên và là đối thủ của nhau. Nếu không có đối thủ thì tình trạng cạnh tranh
không diễn ra.
- Quá trình cạnh tranh giữa các đối thủ canh tranh diễn ra trên thị trường.
Lý thuyết cạnh tranh xác định sự cạnh tranh tồn tại khi có sự ganh đua giữa
các chủ thể kinh doanh là đối thủ của nhau và sự ganh đua đó được thể hiện
trên thị trường vì khi các chủ thể kinh doanh tham gia vào thị trường luôn cố
gắng giành lấy cơ hội tốt nhất để mở rộng thị trường. Đặc điểm này còn được
thấy rõ trong trường hợp để xác định hành vi hạn chế cạnh tranh có xảy ra
hay không bằng cách xác định chủ thể thực hiện hành vi đó hoạt động trên
thị trường liên quan nào. “ Thị trường liên quan” là thị trường của tất cả các
sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế cho nhau trong khu vực địa lý riêng
biệt nhất định. (theo pháp luật của các nước trên thế giới và Luật cạnh tranh
Việt Nam)
- Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Tính chất
của cạnh tranh là sự ganh đua kinh tế của các đối thủ hoạt động trên cùng thị
trường nên cạnh tranh chỉ có thể xảy ra trong cơ chế thị trường khi công dân
có quyền tự do kinh doanh, tự do thành lập doanh nghiệp hay tìm cơ hội để
pháp triển sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh doanh
không chỉ được tự do cạnh tranh mà còn được tự do sáng tạo ra phương thức
để ganh đua giành phần có lợi về phía mình.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
7
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
1.2. Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh Việt Nam
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là hành vi giữa các chủ thể thống
nhất ý chí để nhằm đạt được mục đích kinh doanh nhất định.
Tương tự như định nghĩa cạnh tranh, khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau:
 Dưới góc nhìn kinh tế học, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể hiểu là sự
thống nhất của nhiều doanh nghiệp về hành động với mục đích giảm bớt hay
loại bỏ sức ép về mặt cạnh tranh hay hạn chế khả năng hành động của các đối
thủ
 Dưới góc độ khoa học pháp lý, có thể hiểu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là
sự thống nhất ý chí của từ hai chủ thể kinh doanh trở lên được thể hiện dưới
bất kỳ hình thức nào, có hậu quả làm giảm, sai lệch hay cản trở cạnh tranh
trên thị trường.
Dựa vào các nghiên cứu trên ta có thể hiểu khái niệm thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh một cách tổng quát là sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp độc lập
với nhau (gọi là các thành viên) để thực hiện các hành vi nhằm mục đích thủ tiêu
hoặc hạn chế sự cạnh tranh giữa chúng và qua đó ngăn cản sự tham gia thị trường
của các đối thủ cạnh tranh khác cũng như của các doanh nghiệp tiềm năng.
Pháp luật Việt Nam chưa có một định nghĩa cụ thể về thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh mà chỉ liệt kê các hành vi được coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại
Điều 8 Luật Canh tranh 2004:
-Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung
ứng dịch vụ.
-Thỏa thuận hạn chế kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng
hóa, dịch vụ
- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ
-Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghệ khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
8
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên
quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
-Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm ngăn không cho doanh nghiệp khác tham gia
thị trường hoặc phát triển kinh doanh
-Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các
bên của thỏa thuận
- Thông đồng để một hoặc các bên thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa,
cung ứng dịch vụ.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các đối thủ thiết lập ở nhiều quy trình
khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa và nó cũng diễn ra
ở các chủ thể tham gia thỏa thuận có vị trí khác nhau trong quá trình này. Dựa trên
căn cứ đó, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được chia là các loại sau đây:
Thỏa thuận giữa những người bán với nhau (thỏa thuận ấn định giá, phân
chia thị trường tiêu thụ);
Thỏa thuận giữa những người mua (thông đồng đấu thầu);
Thỏa thuận theo chiều ngang là những thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, đối
thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau trong cùng ngành hàng (thỏa thuận giữa những
người bán, giữa các doanh nghiệp);
Thỏa thuận theo chiều dọc là những thỏa thuận giữa doanh nghiệp ở các
công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa (thỏa thuận giữa
doanh nghiệp với đại lý hoặc người bán lẻ hàng hóa của doanh nghiệp);
Dưới góc độ của pháp luật canh tranh, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
mang bản chất hạn chế cạnh tranh nên cần được kiểm soát. Hành vi thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ thể, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh là những đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Canh tranh, doanh nghiệp bao gồm
tổ chức, cá nhân kinh doanh (gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm,
dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
9
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam). Thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ của nhau trên thị
trường, có nghĩa là các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải hoạt động độc lập
với nhau, hoàn toàn không phụ thuộc với nhau về tài chính và cùng trên một thị
trường liên quan. Như vậy, trường hợp công ty mẹ - công ty con, tập đoàn hay các
công ty trong tổng công ty có sự thỏa thuận với nhau thì không coi là thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh.
Thứ hai, giữa các doanh nghiệp có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ được hình thành khi có sự thống nhất ý
chí của các bên tham gia thỏa thuận. Đó thường là kết quả của quá trình đàm phán,
thương lượng của các bên tham gia với nhau liên quan đến cùng một hoặc một vài
nội dung hay yếu tố nào đó của thị trường. Sự thống nhất cùng hành động của các
doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được thể hiện công khai hoặc không công khai.
Nội dung thỏa thuận thường là về việc ấn định giá, phân chia thị trường tiêu thụ,
hạn chế nguồn cung. Pháp luật Việt Nam chỉ ghi nhận một thỏa thuận là thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh khi đã có đủ bằng chứng kết luận giữa họ đã tồn tại một hợp
đồng chính thức bằng văn bản (hợp đồng; bản ghi nhớ; nghị quyết, quyết định
chung của Hiệp hội mà các bên là thành viên…) hay có thể bằng hình thức không
thành văn bản như các cuộc họp bàn, gặp mặt… ngoài ra còn biểu hiện dưới dạng
cam kết tuân thủ hay đáp ứng một số yêu cầu do một hay một số bên đặt ra. Tuy
nhiên, chỉ có thể kết luận sự tồn tại của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các doanh
nghiệp đã tìm được tiếng nói chung và hành động mà không bị ảnh hưởng bởi bất
cứ lý do gì
Thứ ba, mục đích của thỏa thuận là nhằm hạn chế cạnh tranh
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể theo chiều ngang hay chiều dọc, với
mục đích làm giảm sức ép cạnh tranh hay nói cách khác là hạn chế cạnh tranh,
thông qua đó gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận, các
doanh nghiệp tiềm năng, ảnh hưởng đến lợi ich chính đáng của người tiêu dung và
xã hội. Ngoài ra, với việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
10
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
thỏa thuận có thể áp đặt những điều kiện bất lợi cho các doanh nghiệp ngoài thỏa
thuận. Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuậ n có thể nhằm cùng một hay nhiều mục
đích khác nhau. Dù với mục đích nào thì việc các doanh nghiệp có sự thống nhất ý
chí về việc cùng thực hiện một hành động nào đó đều bị coi là hành vi thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh. Yếu tố hành vi được coi là điều kiện cơ bản bởi không thể coi là
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Thứ tư, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được biểu hiện dưới một hình thức
nhất định.
Hình thức biểu hiện của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không được coi là tiêu
chí bắt buộc, có thể bằng miệng hoặc văn bản, chính thức hay không chính thức.
Việc xác định hình thức biểu hiện của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không ảnh
hưởng đến hâu quả pháp lý nhưng có khả năng ảnh hưởng đến mức độ thành công
của việc chứng minh sự tồn tại của thỏa thuận.
Thứ năm, hậu quả của hạn chế cạnh tranh là làm giảm, sai lệch, cản trở hay
triệt tiêu các hoạt động cạnh tranh bình thường trên thị trường.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gây ra cho thị trường sự xóa bỏ cạnh tranh,
các đối thủ trên thị trường sẽ không còn cạnh tranh nữa. Hậu quả của nó ảnh hưởng
trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không
tham gia thỏa thuận. Tuy nhiên hậu quả này có thể đã xảy ra hoặc chưa xảy ra. Thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh chỉ đòi hỏi yếu tố cấu thành về mặt hình thức, khi các định
hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không cần xác định hậu quả thực tế mà chỉ
cần xác định hậu quả về mặt hình thức. Việc xác định hậu quả thực tế chỉ có ý nghĩa
trong việc xác định trách nhiệm pháp lý hay mức phạt.
Về nguyên tắc, thỏa thuận của những doanh nghiệp về hạn chế cạnh tranh
trên thị trường sẽ bị cấm. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh đều bị cấm. Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh chỉ cấm đối với những thỏa
thuận khi chúng thỏa mãn những điều kiện nhất định.
Các thỏa thuận tại khoản 6, 7 và 8 của Điều 8 đương nhiên bị cấm, các thỏa
thuận tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 chỉ bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
11
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên và có thể được miễn trừ có
thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện nhằm hạ giá thành, có lợi cho người
tiêu dùng.
Các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối và các thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có điều kiện (thị phần kết hợp trên thị trường liên
quan từ 30% trở lên) sẽ là căn cứ để cơ quan quản lý cạnh tranh có thể thực hiện
điều tra, đề xuất các vi phạm, đồng thời cũng là cơ sở để các chủ thể kinh doanh có
thể vận dụng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trong kinh doanh.
1.3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực về giá theo pháp luật Việt
Nam
Như đã đề cập từ trước, cạnh tranh trong thị trường là vấn đề sống còn liên
quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực để có
được lợi thế so với đối thủ. Chính vì thế có không ít doanh nghiệp đã lựa chọn con
đường thỏa thuận, dàn xếp các yếu tố để đạt được lợi ích bất chính trong kinh doanh
và lĩnh vực thông thường của các doanh nghiệp lựa chọn khi tham gia thỏa thuận là
giá hay các vấn đề liên quan trực tiếp đến giá của sản phẩm hay dịch vụ, và những
hành vi thỏa thuận này được gọi chung là thỏa thuận ấn định giá.
1.3.1. Khái niệm, vấn đề pháp lý của thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh
tranh
Pháp luật các nước trên thế giới tuy đều có những quy định điều chỉnh hành
vi thỏa thuận ấn định giá nhưng trên thực tế hầu như chưa có một định nghĩa thống
nhất nào giữa các quốc gia về thỏa thuận ấn định giá.
Ủy ban cạnh tranh Singapore giải thích thỏa thuận ấn định giá là việc các đối
thủ cạnh tranh cùng thống nhất ấn định, kiểm soát hoặc duy trì mức giá bán của
hàng hóa hay dịch vụ. Đó có thể là thỏa thuận ấn định trực tiếp giá hàng hóa dịch
vụ, là việc có một thỏa thuận nhằm tăng hoặc duy trì mức giá thực tế. Nó cũng có
thể là thỏa thuận không trực tiếp ấn định mức giá, ví dụ như việc các đối thủ cạnh
tranh đồng ý cùng đưa ra mức chiết khấu giống nhau hoặc dành các điều khoản tín
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
12
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
dụng giống nhau cho khách hàng. Thỏa thuận ấn định giá không nhất thiết phải
bằng văn bản, có khi chỉ cần là một sự thống nhất chung thông qua trao đổi miệng,
ví dụ như tại một cuộc họp của Hiệp hội hay tại một sự kiện xã hội nào đó, có thể
đã là đủ để minh chứng và cho thấy rằng có tồn tại một thỏa thuận ấn định giá. Vấn
đề không nằm ở chỗ thỏa thuận này đạt được như thế nào, bằng hình thức nào hoặc
là được thực hiện như thế nào, mà vấn đề là ở chỗ các đối thủ cạnh tranh đã cùng
thống nhất với nhau.
Theo Cơ quan thương mại công bằng Anh thì thỏa thuận ấn định giá là một
khái niệm rộng bao gồm các dạng thỏa thuận về mặt pháp lý có thể thực hiện hoặc
không thực hiện được, có thể được lập thành văn bản hoặc thỏa thuận miệng, nó bao
gồm cả cái được gọi là thỏa thuận quân tử. Cũng không cần đòi hỏi các bên phải đạt
được thỏa thuận thông qua gặp mặt và trao đổi trực tiếp, mà việc trao đổi thông tin
qua thư tín hay điện thoại cũng đủ để nói lên thỏa thuận.
Thuật ngữ “ấn định giá” cũng có thể được hiểu là từ dùng để chỉ những hành
động chung của các đối thủ cạnh tranh làm ảnh hưởng đến giá cả. Tuy không có
một định nghĩa thống nhất giữa các pháp luật của các quốc gia nhưng có thể hiểu
một cách chung nhất “thỏa thuận ấn định giá” là một thỏa thuận bất kỳ giữa các đối
thủ cạnh tranh nhằm tăng, giảm, ấn định hoặc duy trì giá sản phẩm, dịch vụ trên thị
trường. Đối với hành vi thỏa thuận ấn định giá không nhất thiết đòi hỏi các bên
tham gia thỏa thuận phải bán ở cùng một mức giá giống nhau, một mức giá đồng
nhất hoặc tất cả các đối thủ cạnh tranh trong một ngành nhất định cùng phải tham
gia vào thỏa thuận.
Luật Cạnh tranh Việt Nam cũng không định nghĩa cụ thể về thỏa thuận ấn
định giá tuy nhiên theo quy định của pháp luật Việt Nam thì bản chất của thỏa thuận
ấn định giá là việc thống nhất cùng hành động ấn định giá một các trực tiếp hay
gián tiếp và được thực hiện dưới một trong các hinh thức được quy định tại Điều
14 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của luật cạnh tranh “Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực
tiếp hay gián tiếp là việc thống nhất cùng hành động dưới một trong các hình thức
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
13
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
sau đây:
1. Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng.
2. Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể.
3. Áp dụng công thức tính giá chung.
4. Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan.
5. Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất.
6. Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng.
7. Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả
thuận.
8. Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt
đầu.”
1.3.2. Căn cứ để xác định hành vi ấn định giá, trường hợp miễn trừ và nhu cầu
điều chỉnh của pháp luật
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh
2004 và Điều 14 Nghị định 116/2005/ NĐ-CP ngày 15/09/2005 về việc quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh, thỏa thuận ấn định giá hàng hóa,
dịch vụ là việc các doanh nghiệp thống nhất chung một mức giá hoặc một cách thức
tính giá chung cho hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp này sẽ giao dịch với
khách hàng. Với khái niệm chung như vậy, cho dù thỏa thuận diễn ra dưới hình thức
nào thì có thể nhận thấy những hành vi ấn định giá đều tồn tại những đặc điểm
chung, chính những đặc điểm đó là căn cứ để xác định hành vi ấn định giá và hỗ trợ
cho việc phát hiện những trường hợp vi phạm pháp luật cạnh tranh trong thực tế.
Trong thực tế, hành vi thỏa thuận ấn định giá có thể diễn ra ở bất cứ khâu
nào trong quá trình sản xuất và phân phối. Đó có thể là thỏa thuận về giá của hàng
hóa thiết yếu, trung gian hay hàng hóa thành phẩm; cũng có thể là thỏa thuận về
tăng giá, giảm giá, áp dụng thống nhất một mức giá với khách hàng; áp dụng công
thức tính giá và những cách thức trao đổi thông tin về giá.
Thỏa thuận ấn định giá buộc các thành viên tham gia thỏa thuận phải giữ nguyên
một mức giá trong một thời gian nhất định để tối đa hóa lợi nhuận và làm
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
14
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
cho các đối thủ cạnh tranh trên thị trường phải nâng giá trên mức cạnh tranh hoặc
giảm giá dưới mức cạnh tranh. Như vậy cũng có nghĩa là các thành viên tham gia
thỏa thuận phải thống nhất với nhau một mức giá và có sự giám sát lẫn nhau nhằm
tránh trường hợp có thành viên phá vỡ thỏa thuận. Việc thống nhất chung một mức
giá giữa các thành viên tham gia thỏa thuận là việc không dễ thực hiện vì mỗi doanh
nghiệp đều có sự khác nhau về công nghệ cũng như quy mô kinh tế nên mỗi doanh
nghiệp đều mong muốn một mức giá khác nhau tùy thuộc vào chi phí đầu tư.
Ngoài ra vấn đề ấn định giá còn liên quan đến giá của toàn bộ sản phẩm
trong thỏa thuận hoặc các sản phẩm của các doanh nghiệp không đồng nhất thì cần
có sự thỏa thuận về tỉ lệ giá giữa các doanh nghiệp.
Yêu cầu chung của thỏa thuận ấn định giá là ít nhất một thành viên trong
thỏa thuận nắm giữ một thị phần tương đối lớn trên thị trường để tránh trường hợp
các đối thủ cạnh tranh sẽ đưa ra mức giá sản phẩm thấp hơn mức giá thỏa thuận gây
ra sức ép lớn cho các thành viên tham gia thỏa thuận.
Đặc điểm chung của thị trường có tỉ lệ cao hình thành thỏa thuận ấn định giá:
 Tỉ lệ doanh nghiệp trên thị trường rất ít và chỉ vài doanh nghiệp nắm
giữ phần lớn thị phần.
 Có sự tương đồng về quy mô sản xuất và cơ cấu giá cả
 Sản phẩm của các doanh nghiệp không có sự khác biệt nhiều
 Hầu như không có sản phẩm thay thế
 Kênh thông tin về giao dịch sản phẩm có thể đảm bảo cho sự giám sát
lẫn nhau của các doanh nghiệp
 Sự tiêu thụ sụt giảm không đáng kể trong một thời gian
 Hình thức biểu hiện của thỏa thuận ấn định giá:
 Thỏa thuận tăng giá;
 Thỏa thuận về một công thức chuẩn dùng để tính giá;
 Thỏa thuận về việc duy trì một tỷ lệ cố định về giá cả của những sản
phẩm cạnh tranh giống nhau nhưng không đồng nhất;
 Thỏa thuận để loại trừ việc chiết khấu giá hoặc thiết lập mức chiết
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
15
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
khấu đồng bộ;
 Thỏa thuận về những điều khoản tín dụng dành cho khách hàng;
 Thỏa thuận đưa ra thị trường những sản phẩm được chào bán ở mức
giá thấp nhằm hạn chế nguồn cung và giữ giá cao;
 Thỏa thuận về việc không giảm giá nếu không thông báo cho các
thành viên khác của cartel;
 Thỏa thuận về việc tuân theo mức giá đã được công bố;
 Thỏa thuận không bán, trừ khi các điều khoản về giá cả được thỏa
thuận và đáp ứng;
 Thỏa thuận sử dụng mức giá đồng bộ tại thời điểm khởi đầu của cuộc
đàm phán (Điều 14 Nghị định 116/2005/ NĐ-CP).
Đối với hành vi ấn định giá bán lại, cũng coi là một dạng của thỏa thuận về
giá, nhưng lại có những dấu hiệu đặc thù.
Nội dung của thỏa thuận bao gồm:
 Thống nhất áp dụng giá đối với một số hay tất cả khách hàng. Thống
nhất cùng tăng giá ở một mức độ cụ thể, áp dụng chung công thức
tính giá
 Duy trì tỉ lệ cố định về giá của các sản phẩm cạnh tranh như nhau
nhưng không đồng nhất
 Loại trừ trường hợp chiết khấu giá hay mức chiết khấu không đồng bộ
 Duy trì tỉ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan
 Không được giảm giá khi không thông báo cho các thành viên khác
Dựa trên nội dung của thỏa thuận có thể phân chia thỏa thuận thành hai
nhóm với những đặc điểm riêng:
Thứ nhất, gồm các thỏa thuận trực tiếp giá mua gồm việc các doanh nghiệp
thỏa thuận áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng (tăng giá
hoặc giảm giá; áp dụng công thức chung). Đặc điểm của nhóm thỏa thuận này là
việc các doanh nghiệp đã tạo ra mặt bằng chung về giá bán hoặc mua hàng hóa trên
thị trường. Như vậy, mức giá đó được hình thành dựa trên thỏa thuận của các doanh
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
16
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
nghiệp mà không liên quan gì đến quy luật tự nhiên của thị trường.
Thứ hai, các loại thỏa thuận tác động gián tiếp đến giá mua, bán hàng hóa
dịch vụ (bao gồm việc các doanh nghiệp cùng thỏa thuận duy trì tỉ lệ cố định về giá
của sản phẩm cạnh tranh giống nhau nhưng không đồng nhất, duy trì tỉ lệ cố định về
giá của sản phẩm liên quan, loại trừ trường hợp chiết khấu giá hay mức chiết khấu
không đồng bộ, không được giảm giá khi không thông báo cho các thành viên
khác). Về bản chất, các dạng thỏa thuận này không trực tiếp tạo ra mặt bằng chung
về giá, nhưng lại khuyến khích doanh nghiệp tham gia định giá dựa trên những tiêu
chuẩn có sẵn trong thỏa thuận mà không phải định giá một cách độc lập và tự do
theo điều kiện riêng của từng doanh nghiệp.Như vậy có thể thấy rằng dù mức giá về
hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp đưa ra tuy không giống nhau nhưng đều là
kết quả của những thỏa thuận chung mà không phải hình thành từ những quy luật
của thị trường.
Hành vi ấn định giá là một trong các loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, do
vậy hậu quả kinh tế của loại hành vi này cũng tương đồng với thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh. Hành vi này gây thiệt hại cho khách hàng do mức giá được ấn định đã
loại bỏ sự cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận, đồng nghĩa
với việc thông qua thỏa thuận các doanh nghiệp đã tạo ra mặt bằng giá chung của
hàng hóa, dịch vụ. Hệ quả là tước đoạt cơ hội để khách hàng có thể tự do lựa chọn
mức giá cạnh tranh hợp lý trên thị trường và làm giảm đi mức độ cạnh tranh bằng
các xóa bỏ sự cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.
Các hành vi bị cấm đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là
những hành vị bị cấm tương đối. Trong các hành vi bị cấm của hành vi thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh có những hành vi bị cấm nhưng vẫn được thực hiện trong giới
hạn (thị phần kết hợp dưới 30% trên thị trường liên quan), những hành vi bị cấm
tuyệt đối và những hành vi cấm có miễn trừ.
Theo quy định tại Điều 10 LCT năm 2004 các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 LCT nếu các doanh nghiệp trong thỏa
thuận có thị phần kết hợp dưới 30% trên thị trường liên quan thì được miễn trừ
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
17
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
trong một thời hạn nhưng phải đáp ứng một trong các điều kiện là: Hợp lý hoá cơ
cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; Thúc đẩy tiến bộ
kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ; Thúc đẩy việc áp dụng
thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan
đến giá và các yếu tố của giá; Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và
vừa; Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc
tế. Và nhằm mục đích hạ giá thành có lợi cho người tiêu dùng.
1.3.3. Pháp luật cần điều chỉnh trong việc kiểm soát thỏa thuận ấn định giá
Thực tế trên thị trường Việt Nam thời gian qua, thỏa thuận ấn định giá là
thỏa thuận phổ biến nhất mà các doanh nghiệp lựa chọn để hạn chế cạnh tranh. Sự
thỏa thuận ấn định giá thường xảy ra trong hai trường hợp: thỏa thuận về giá với
mức giá cao hơn so với mức giá trong môi trường cạnh tranh lành mạnh và thỏa
thuận về giá với mức giá thấp hơn mức gía được hình thành trong môi trường cạnh
tranh lành mạnh.
Ngoài ra, việc ấn định giá còn có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân
phối đặc biệt trong lĩnh vực mà hàng hóa, dịch vụ chủ yếu phải nhập khẩu như hàng
dược phẩm… Thỏa thuận ấn định giá không chỉ được thực hiện giữa nhà sản xuất,
phân phối mà còn phổ biến ở việc thực hiện, thống nhất cùng hành động giữa các
doanh nghiệp dưới hình thức liên minh, hiệp hội. Thêm nữa, thỏa thuận ấn định giá
thường được gặp trong những lĩnh vực xăng dầu, ngân hàng, thị trường viễn
thông…
Dựa trên những căn cứ để xác định các thỏa thuận ấn định giá, việc kiểm
soát hành vi ấn định giá theo luật định cũng bộc lộ những bất cập trong thực thi cần
được điều chỉnh như sau.
Sự khó khăn trong việc nhận dạng hành vi của thỏa thuận. Như đã biết, hầu
hết các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung và thỏa thuận ấn định giá nói riêng
đều là những thỏa thuận ngầm nên rất khó để kiểm soát. Như vậy, bất cập đầu tiên
đến từ cách tiếp cận khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Có thể nói, cách tiếp
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
18
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
cận khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định của luật hiện hành là khá
cứng nhắc. Theo lý thuyết cạnh tranh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được chia làm
hai dạng là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang (là dạng thỏa thuận giữa
các doanh nghiệp ở cùng một khâu, một giai đoạn của quá trình kinh doanh và có
thể tính được thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận trên thị trường liên
quan) và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc (dạng thỏa thuận giữa các
doanh nghiệp ở các giai đoạn khác nhau của quá trình kinh doanh và mỗi bên hoạt
động trên thị trường liên quan khác nhau). Luật Cạnh tranh Việt Nam 2004 không
có định nghĩa về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà luật hiện hành chỉ liệt kê những
hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định tại Điều 8 Luật Cạnh tranh và quy định
chi tiết trong Nghị định 116/2005/ NĐ-CP từ Điều 14 đến Điều 21. Với cách quy
định như vậy có thể thấy phạm vi các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được điều
chỉnh chỉ nằm trong khuôn khổ quy định của Luật và Nghị định. Có thể thấy vấn đề
nảy sinh ở đây là cách quy định dưới dạng liệt kê chủ yếu nhắm vào các hình thức
biểu hiện bên ngoài mà không phân tích bản chất của hành vi. Cách thức liệt kê
hành vi cụ thể còn gây hạn chế trong việc bao quát những dạng thức kinh doanh
ngày càng phức tạp của doanh nghiệp. Cụ thể về quy định thỏa thuận ấn định giá
hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp ngoài những hành vi được liệt kê
cụ thể tại Điều 14 Nghị định 116/2005/NĐ-CP như áp dụng thống nhất mức giá với
khách hàng, tăng giá hoặc giảm giá, áp dụng công thức tính giá chung… thì trong
thực tế kinh doanh còn có nhiều thỏa thuận khác cũng mang bản chất hạn chế cạnh
tranh như thỏa thuận ấn định mức giá sàn, giá trần; thỏa thuận tăng hoặc giảm giá
không ở mức cụ thể hay hành vi ấn định giá bán lại cho bên thứ ba… Những hành
vi này chưa được pháp luật đề cập đến mặc dù cũng gây ra hậu quả làm phá vỡ môi
trường cạnh tranh. Việc tiếp cận khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thông qua
cách liệt kê hành vi hạn chế cạnh tranh như luật hiện hành vừa không bao quát hết
các biểu hiện của hành vi mà còn gây khó khăn trong việc phát hiện, điều tra cũng
như xử lý các vụ việc sai phạm. Mặc khác, những quy định về thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh trong pháp luật Việt Nam chỉ áp dụng đối với dạng thỏa thuận hạn chế
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
19
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
cạnh tranh theo chiều ngang mà chưa đề cập đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo
chiều dọc.
Vướng mắc thứ hai trong quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung và thỏa thuận ấn định giá nói riêng là việc
quy định các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Điều 9 Luật Cạnh tranh. Có
thể nhận thấy một số thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như thỏa thuận ấn định giá,
phân chia thị trường, hạn chế sản lượng hay thông đồng đấu thầu về cơ bản luôn
mang bản chất phản cạnh tranh, hơn thế nữa xét về mặt hậu quả những thỏa thuận
này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cạnh tranh và có tác động đến các yếu tố của
thị trường như giá cả, sản lượng, khu vực phân phối… Chính vì thế đối với nhiều cơ
quan cạnh tranh trên thế giới, những thỏa thuận này bị nghiêm cấm trong mọi
trường hợp mà không cần xem xét các yếu tố liên quan cũng như không được miễn
trừ trong mọi tình huống. Pháp luật cạnh tranh của một số quốc gia có nền kinh tế
thị trường phát triển như Anh, Ý, Hà Lan… quy định cấm tuyệt đối các loại thỏa
thuận này. Đối với quy định trong Luật Cạnh tranh Việt Nam tại khoản 2 Điều 9 về
các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, các hành vi thỏa thuận ấn định giá, phân
chia thị trường và hạn chế sản lượng (được quy định tại Khoản 1, 2, 3, Điều 8, Luật
Cạnh tranh và Khoản 14, 15, 16, Nghị định 116/2005/NĐ-CP) chỉ bị cấm khi thị
phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan chiếm từ
30% trở lên. Dễ dàng nhận thấy sự bất cập trong quy định này khi bỏ qua ảnh
hưởng của thỏa thuận đến môi trường cạnh tranh hay người tiêu dùng. Trong trường
hợp cụ thể, thỏa thuận ấn định giá sẽ không bị cấm nếu thị phần kết hợp của các
doanh nghiệp trên thị trường liên quan không quá 30%. Trước tiên xét đến mức độ
gây hại của thỏa thuận ấn định giá đã có thể mặc nhiên thừa nhận hành vi này vi
phạm quy định về hạn chế cạnh tranh và cần bị cấm tuyệt đối mà không cần xem
xét thêm các yếu tố khác. Mặt khác trong các trường hợp này thị phần không đủ để
phản ánh về mức độ tác động đến môi trường cạnh tranh hay khả năng gây hạn chế
cạnh tranh của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.
Tiếp theo là tiêu chí để phân biệt mức độ cấm đoán theo quy định tại Điều 9.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
20
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
Một số hành vi gây hạn chế cạnh tranh chỉ được xem là vi phạm các quy định của
Luật cạnh tranh khi chủ thể gây ra có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một các
đáng kể trên thị trường liên quan. Chiếu theo quy định này thì thị phần là yếu tố duy
nhất để phân biệt mức độ cấm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Đầu tiên, theo lý
thuyết cạnh tranh, để xác định mức cấm đoán của các hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh cần dựa vào nhiều yếu tố như bản chất hạn chế cạnh tranh của hành vi,
tính chất hay mức độ tác động đến các yếu tố cạnh tranh trên thị trường một cách
trực tiếp hay gián tiếp… Theo quan điểm kinh tế học, tổng thị phần của các doanh
nghiệp tham gia thỏa thuận luôn tỉ lệ thuận với mức độ hạn chế cạnh tranh của thỏa
thuận đó. Đối với pháp luật cạnh tranh của nhiều nước phát triển, việc phân chia
mức độ cấm đoán của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dựa vào các tiêu chí như hiệu
quả kinh tế, hiệu quả đầu tư ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn (pháp luật cạnh tranh
của Hoa Kỳ) hay dựa vào các tiêu chí xã hội như lợi ích của doanh nghiệp vừa và
nhỏ, mức độ tự chủ về tài chính, làm chủ thương trường trong kinh doanh hoặc khả
năng đàm phán (pháp luật cạnh tranh Châu Âu). Điều khác biệt trong Luật Cạnh
tranh Việt Nam là chỉ dựa vào tiêu chí thị phần kết hợp trên 30% để xác định thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh. Việc chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất là thị phần để
phân biệt mức độ cấm đoán của thỏa thuận là chưa đầy đủ vì thị phần chỉ là một
trong nhiều tiêu chí sử dụng để đánh giá mức độ và phạm vi tác động của thỏa
thuận đến thị trường. Ngoài ra, việc xác định thị phần cũng không phải là việc dễ
dàng khi áp dụng trong thực tiễn. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh
tranh, thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỷ
lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất
cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan
hoặc tỉ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh
số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên
thị trường liên quan theo tháng, quý, năm. Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh quy
định thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh
nghiệp tham gia vào thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế. Theo
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
21
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
định nghĩa về thị phần, cơ sở xác định thị phần của doanh nghiệp đói với một loại
hàng hóa, dịch vụ nhất định trên thị trường liên quan chính là doanh thu bán ra hoặc
doanh số mua vào đối với loại hàng hoá, dịch vụ đó của doanh nghiệp trên thị
trường liên quan. Doanh thu bán ra, doanh số mua vào được xác định theo quy định
của pháp luật về thuế, chuẩn mực kế toán Việt Nam và một số quy định đặc thù
dành cho nhóm doanh nghiệp liên kết về tổ chức và tài chính , doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp tín dụng (quy định tại Điều 9 Nghị định số 116). Với tính chất
năng động của doanh nghiệp hiện nay việc xác định chính xác thị phần tương đối
khó khăn vì thị phần của một số doanh nghiệp có thể thay đổi một cách nhanh
chóng.
Vấn đề vướng mắc tiếp theo liên quan đến các quy định về miễn trừ. Theo
quy định của Luật Cạnh tranh 2004 các thỏa thuận được hưởng miễn trừ nếu được
thực hiện để hạ giá thành và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng bằng những chiến
lược như liên doanh và hợp tác phát triển, xây dựng tiêu chuẩn chung về sản phẩm
và các điều kiện kinh doanh hoặc chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh. Những
thỏa thuận đáp ứng các tiêu chuẩn trên sẽ được xem xét miễn trừ bao gồm: thỏa
thuận ấn định giá, phân chia thị trường, hạn chế sản lượng, hạn chế phát triển kỹ
thuật công nghệ và thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp những điều kiện ký kết hợp
đồng hay chấp nhận những nghĩa vụ không liên quan. Luật Cạnh tranh 2004 quy
định các thỏa thuận này được phép miễn trừ có thời hạn nếu thỏa mãn những điều
kiện tại Khoản 1 Điều 10 Luật Cạnh tranh. Theo những phân tích ở trên, các thỏa
thuận như áp đặt giá, hạn chế sản lượng hay phân chia thị trường về bản chất luôn là
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cạnh tranh,
như vậy về nguyên tắc các thỏa thuận này phải bị cấm tuyệt đối và không được
miễn trừ. Mặc dù pháp luật cạnh tranh của một số nước cũng có quy định miễn trừ
đối với thỏa thuận ấn định giá nhưng hầu hết các dạng hành vi của thỏa thuận này
khó đáp ứng được những điều kiện khắc khe để được hưởng miễn trừ vì về cơ bản
mục đích hình thành thỏa thuận này hướng đến việc thu lợi nhuận một cách bất hợp
pháp, hay nói đơn giản hơn là bản chất của các thỏa thuận ấn định giá đã thể hiện
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
22
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
mục đích không lành mạnh của các thành viên tham gia thỏa thuận, đó cũng chính
là lý do mà pháp luật cạnh tranh của một số nước đã xếp thỏa thuận ấn định giá vào
dạng thỏa thuận đen cũng có nghĩa là không có bất kỳ một lý do gì để biện minh
cho quyền được miễn trừ của dạng thỏa thuận này. Việc phân loại thỏa thuận ấn
định giá vào dạng thỏa thuận bị cấm và không được miễn trừ là xu hướng tất yếu
của pháp luật cạnh tranh. Sự khác nhau trong quy định miễn trừ của pháp luật cạnh
tranh Việt Nam với các nước khác thể hiện thêm nữa ở khía cạnh Luật Cạnh tranh
Việt Nam quy định miễn trừ cho tất cả các ngành nghề nếu những hoạt động đó đáp
ứng đủ điều kiện của Luật Cạnh tranh mà không có sựu phân biệt giữa các ngành
nghề, lĩnh vực hoạt động. Cũng có thể dễ dàng nhận thấy quy định miễn trừ đối với
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có sự mâu thuẫn liên quan đến thỏa thuận về
giá. Đối với quy định về xử lý vi phạm, Luật Cạnh tranh 2004 và Nghị định
71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về xử lý vi phạm trong pháp luật cạnh tranh đã có
quy định cụ thể về mức tiền phạt tối đa nhưng chưa đề cập đến mức tiền phạt tối
thiểu. Việc chưa có quy định về mức tiền phạt tối thiểu dẫn đến khả năng doanh
nghiệp có thể chịu mức tiền phạt bằng 0 đồng, do tổng doanh thu trong năm tài
chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp bằng 0. Trong những
trường hợp này việc áp dụng hình thức phạt tiền không còn tác dụng răn đe đối với
hành vi vi phạm của doanh nghiệp. Chính sự thiếu sót này đôi khi lại là “lỗ hổng”
cho các doanh nghiệp vi phạm tìm cách lách luật thoát khỏi nhưng chế tài mà pháp
luật đã đặt ra.
Điều khó khăn nhất của cơ quan điều tra vụ việc liên quan đến thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh nói chung và thỏa thuận ấn định giá nói riêng là việc phát hiện
và xử lý vụ việc vi phạm chưa thật sự tỉ lệ thuận với vụ việc vi phạm trong thực tế.
Có tình trạng trên trước hết là do bản chất của hầu hết các hành vi thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh mà cụ thể ở đây là hành vi thỏa thuận ấn định giá đều là những thỏa
thuận ngầm nên khó bị phát hiện và xử lý. Hơn thế nữa là mức xử lý chưa thật sự
nghiêm trọng đển ảnh hưởng đến lợi nhuận mà thỏa thuận đó mang lại nên việc các
doanh nghiệp bất chấp vi phạm luật định để chạy theo doanh thu là điều để hiểu.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
23
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
Hơn thế nữa, phần nhiều các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự ý thức và chấp hành
theo luật cạnh tranh để tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, và quan trọng nhất
là càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp lợi dụng lỗ hổng trong phát luật để lách
luật bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và phức tạp khiến cho việc phát hiện và xử lý càng
trở nên khó khăn. Việc giải quyết vấn đề đó là thách thức đang đặt ra không chỉ cho
các nhà làm luật mà còn là cho những doanh nghiệp trung thực trong kinh doanh –
đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng của thỏa thuận ấn định, phương hướng giải
quyết nhằm tạo ra môi trường kinh doanh công bằng trong cạnh tranh và hướng đến
quyền lợi của người tiêu dùng
1.4. Kinh nghiệm của một số nước về vấn đề thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
trong lĩnh vực giá
Có một thực tế đáng buồn là không phải doanh nghiệp nào cũng thích cạnh
tranh, vì đơn giản, trong cạnh tranh có người thắng thì cũng có kẻ thua, và đã là
kinh doanh thì không một doanh nghiệp nào muốn mình rơi vào tình trạng bất lợi.
Phát luật cạnh tranh ra đời cũng như là một quy luật vốn dĩ phải có, chỉ có điều,
cạnh tranh đã có từ lâu nhưng pháp luật cạnh tranh lại xuất hiện muộn hơn rất
nhiều. Sở dĩ có tình trạng như vậy vì trong lịch sử phát triển thị trýờng ðã có thời kì
nguyên tắc tự do trong cạnh tranh được tôn trọng tuyết đối đến mức Nhà nước cũng
không được quyền can thiệp vào các quan hệ thị trường. Nhưng kết quả cuối cùng
của đời sống cạnh tranh trong thị trường vẫn là việc cần có Nhà nước, với công cụ
là pháp luật cạnh tranh, can thiệp vào thị trường để duy trì một trật tự ổn định đảm
bảo cho sự lành mạnh và phát triển của thị trường.
Cùng với sự thừa nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh thì phát luật cạnh
tranh cũng ra đời. Trong lịch sử, phát luật cạnh tranh đã được hiện diện một cách
không chính thức bằng những nguyên tắc trong dân luật và được thực hiện bằng
trách nhiệm dân sự (Điều 1382-1383 Luật Dân sự Pháp). Đi cùng với sự phát triển
của thị trường là sự biến đổi ngày càng phức tạp của các biểu hiện trong cạnh tranh
đã dẫn đến việc các Nhà nước ngày càng tích cực nhận dạng những biểu hiện của
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
24
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
cạnh tranh không lành mạnh và ngăn cấm bằng những quy định trong các văn bản
pháp luật. . Theo thống kê của UNCTAD (Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại
và Phát triển), trên thế giới tính tới năm 2007, đã có tới 113 nước và vùng lãnh thổ
có luật điều tiết hoạt động cạnh tranh và kiểm soát độc quyền.
Như vậy, đi cùng với sự phát triển của lịch sử, pháp luật cạnh tranh ngày
càng được nhìn nhận hoàn thiện. Có thể nói, tuy Hoa Kỳ được xem là quốc gia đầu
tiên ban hành Luật Cạnh tranh hoàn chỉnh sớm nhất thông qua Đạo luật chống độc
quyền Sherman 1890, nhưng Châu Âu mới là nơi mà những quy định pháp luật về
cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện sớm nhất. Việc xem xét và học tập kinh
nghiệm của những nước này về pháp luật cạnh tranh nói chung và vấn đề thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực về giá nói riêng là điều cần thiết để Việt Nam
hoàn thiện và xây dựng Luật Cạnh tranh mới trong tương lai.
1.4.1. Hành vi thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh trong pháp luật
của Mỹ
Mặc dù Luật Sherman được xem là viên gạch đầu tiên trong hệ thống pháp
luật chống độc quyền của Hoa Kỳ và loài người nhưng phải đến năm 1897, lần đầu
tiên Đạo luật này mới được sử dụng đúng chức năng của nó để ngăn chặn và cấm
đoán các thỏa thuận ngầm về giá. Năm 1904, lần đầu tiên Tổng thống Roosevelt đã
sử dụng luật Sherman để chống lại một số tập đoàn khổng lồ của Mỹ. Trước đó,
Đạo luật này chỉ được sử dụng như công cụ pháp lý để chống lại các cuộc đình công
của công nhân. Luật Sherman có hai mục đích chính là chống lại các thỏa thuận
giữa các doanh nghiệp nhằm lũng đoạn thị trường và chống lại sự lũng đoạn của
một số doanh nghiệp lớn của nền kinh tế. Hoa Kỳ lấy tiêu chí “ cản trở thương mại”
để xem xét tính bất hợp pháp của thỏa thuận nghĩa là mọi thỏa thuận có tác dụng
cản trở thương mại hay hạn chế cạnh tranh đều được xem là bất hợp pháp. Điều đó
thể hiện rõ ngay trong quy định tại Điều 1 Luật Sherman “Mọi hợp đồng, việc kết
hợp giữa các hình thức độc quyền hay những hình thức hay những âm mưu mà làm
kiềm chế thương mại giữa các bang hoặc giữa các quốc gia thì được xem là bất hợp
pháp” và Điều 2 Luật Sherman “Mọi cá nhân mà được xem là độc quyền, hoặc nổ
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
25
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
lực để có độc quyền, hoặc sáp nhập hoặc chung sức với bất kỳ cá nhân khác hay
cộng đồng khác để có độc quyền trong bất kỳ thành phần thương mại nào giữa các
bang hoặc các quốc gia sẽ được xem là mắc trọng tội”[4, tr.1]
So với các nước khác trên thế giới, pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ có bề dày
lịch sử với những đạo luật khác nhau quy định về chống các hành vi phản cạnh
tranh, hành vi độc quyền. Ngoài Luật Sherman được ban hành với mục đích bảo vệ
môi trường cạnh tranh và công chúng trước những khuyết tật của thị trường bằng
việc ngăn chặn hành vi cố tình tăng giá thông qua hạn chế thương mại, pháp luật
Hoa Kỳ còn có các luật khác bổ sung và hoàn thiện quy định về kiểm soát thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh như: Đạo luật Clayton, được ban hành vào năm 1914, bắt
nguồn từ luật Sherman, quy định bổ sung một số nội dung bổ sung cho đạo luật
chống độc quyền Sherman. Đạo luật Robinson- Patman, được ban hành vào năm
1936, quy định xử lý một cách nghiêm khắc đối với các hành vi phân biệt đối xử.
Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có các đạo luật khác như luật Celler-Kefauver, được ban
hành vào năm 1950, bổ sung cho đạo luật Clayton. Đạo luật Hart-Scott-Rodino phát
triển luật chống độc quyền (Hart-Scott-Rodino Antitrust Improvement Act), được
ban hành vào năm 1976, là tập hợp những sửa đổi, bổ sung cho các luật chống độc
quyền, chủ yếu là luật Clayton.(12)
Việc phân loại các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật Hoa Kỳ
được phân chia thành hai nhóm hành vi: nhóm hành vi vi phạm mặc nhiên
(violations per se) và nhóm hành vi vi phạm theo đánh giá tác động hợp lý
(violations of the rule of reason). Tòa án Hoa Kỳ áp dụng một trong hai nhóm hành
vi trên để xác định một thỏa thuận cạnh tranh có vi phạm nguyên tắc ngăn cản cạnh
tranh một cách bất hợp lý hay không. Tòa án tối cao Hoa Kỳ xem thỏa thuận được
xác định là vi phạm mặc nhiên là những thỏa thuận có tác động nguy hại đến môi
trường cạnh tranh nên mặc định là bất hợp pháp mà không phải điều tra về những
tác động gây ra hoặc lý do để thực hiện thỏa thuận. Các dạng thỏa thuận được coi là
hiển nhiên gây tác động tiêu cực đến cạnh tranh tới mức chỉ cần thỏa thuận này tồn
tại cũng đủ xem là bất hợp pháp không kể đó là dự định hay đã có tác động thực tế
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
26
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
đến thị trường bao gồm thỏa thuận ấn định giá theo chiều ngang, phân chia thị
trường theo chiều ngang, hạn chế sản lượng và thông đồng đấu thầu. Những hành vi
khác không nằm trong nhóm hành vi vi phạm mặc nhiên, khi xem xét cần phải đánh
giá những tác động tích cực hoặc hiệu quả kinh tế của hành vi thỏa thuận đó đối với
môi trường cạnh tranh hay người tiêu dùng, đó là nhóm hành vi được xem xét theo
đánh giá tác động hợp lý. Trong việc đánh giá thỏa thuận thuộc nhóm này, cần so
sánh dự định thực hiện thỏa thuận và ảnh hưởng cạnh tranh của thỏa thuận với lợi
ích hoặc hiệu quả kinh tế mà thỏa thuận mang lại.
Pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ cũng quy định về một số trường hợp thỏa thuận
được hưởng miễn trừ bên cạnh các quy định cấm, thường là thỏa thuận theo ngành.
Việc hưởng miễn trừ này không phụ thuộc vào một nguyên tắc nào mà thường theo
danh sách các lĩnh vực được quyền hưởng miễn trừ. Một số lĩnh vực trong danh
sách được điều chỉnh bởi những chương trình kế hoạch theo luật định của liên bang,
một số trường hợp Nghị viện Hoa Kỳ ban hành văn ban quy định luật chống độc
quyền không áp dụng đối với một ngành công nghiệp trong những tình huống theo
luật định. Một số trường hợp khác tuy không có quy định pháp luật nhưng việc loại
trừ được lý giải nhằm bảo vệ sự thống nhất trong kế hoạch hành động của Quốc hội.
Cũng có một số tình huống Tòa án trĩ hoãn việc áp dụng luật chống độc quyền cho
đến khi cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật của ngành công nghiệp đó
đưa ra những xác nhận về tranh chấp hoặc những yếu tố quan trọng. Những lĩnh vực
được hưởng miễn trừ khỏi sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh theo thống kê của
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ năm 1977 gồm: nông nghiệp, năng lượng, giao thông, ngân
hàng và bảo hiểm, báo chí, tổ chức giáo dục chuyên nghiệp và bóng chầy. Tuy
nhiên danh sách này cũng thay đổi theo thời gian và sau đó đã được thu hẹp lại.
Việc xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong luật pháp Hoa Kỳ
đươc tiến hành theo án lệ nhưng biện pháp xử lý được các cơ quan cạnh tranh kiến
nghị áp dụng là căn cứ vào mức độ tác động của thỏa thuận đối với môi trường cạnh
tranh và thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng. Các hình thức xử phạt thường là phạt
tiền, phạt tù đối với doanh nghiệp, cá nhân vi phạm (đặc biệt đối với những thỏa
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
27
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
thuận thuộc dạng vi phạm mặc nhiên), phạt cảnh cáo và các biện pháp khắc phục
hậu quả nếu cần thiết (chấm dứt hoặc đình chỉ hành vi thỏa thuận). Trong thực tế áp
dụng tại Hoa Kỳ, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nhất là thỏa thuận có tính chất
mức độ tác động nghiêm trọng, bị coi là vi phạm hình sự.
Điểm nổi bật trong pháp luật Hoa Kỳ đối với việc điều tra hạn chế cạnh tranh
là áp dụng chính sách khoan hồng và chương trình ân xá bổ sung. Chính những quy
định hợp lý và ngày càng hoàn thiện của chính sách khoan hồng đã mang lại hiệu
quả hỗ trợ rất lớn cho cơ quan cạnh tranh trong quá trình thực thi việc điều tra vi
phạm cạnh tranh. Đây được xem là công cụ điều tra hữu hiệu nhất của cơ quan cạnh
tranh Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, việc sửa đổi quy định xử lý hành vi vi phạm theo
hướng tăng mức xử phạt đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bất hợp
pháp có tác dụng hỗ trợ tích cực và tăng tính hiệu quả cho việc áp dụng chính sách
khoan hồng. Cụ thể đối với doanh nghiệp vi phạm, mức phạt tối đa có thể áp dụng
được quy định tăng từ 10 triệu lên 100 triệu đô la Mỹ. Đối với cá nhân vi phạm,
mức phạt tối đa có thể áp dụng được quy định tăng từ 350.000 lên 1 triệu đô la Mỹ.
Về thời hạn phạt tù tối đa được quy định tăng từ 3 lên 10 năm. Việc xây dựng và kết
hợp các quy định một các hợp lý đã khuyến khích các doanh nghiệp và cả nhân viên
của họ tự nguyện khai báo và hợp tác điều tra, hiệu quả đạt được từ chương trình
này không nhỏ.
Điểm then chốt tạo nên thành công trong việc điều tra các vụ việc thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh của Hoa Kỳ là pháp luật cạnh tranh nước này cho phép cơ quan
cạnh tranh được thực hiện quyền khám xét nhằm tìm kiếm thông tin và chứng cứ về
hành vi vi phạm. Cụ thể, trong quá trình điều tra các vụ việc thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh, cơ quan điều tra có quyền tiến hành khám xét, thu giữ tang vật, tài
liệu… được cho là liên quan đến hành vi vi phạm của doanh nghiệp và có thẩm
quyền điều động điều tra viên tiến hành khám xét đúng lúc, đúng thời điểm để tìm
kiếm và thu giữ những chứng cứ quan trọng, xác thực.
Có thể nói chính nhờ những quy định tiến bộ và hiệu quả, luật pháp Hoa Kỳ
đã quản lý và thành công trong kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, phát hiện
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
28
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
và xử lý tốt các vụ việc vi phạm như trong các vụ điều tra về hành vi thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh trên thị trường vitamin, điện cực than chì, đấu giá tác phẩm nghệ
thuật và bộ nhớ ngoài DRAM của máy tính, cơ quan cạnh tranh đã có những lợi thế
điều tra đáng kể nhờ các thông tin do người xin hưởng khoan hồng cung cấp. Nhờ
vậy, Hoa Kỳ được xem là một trong các quốc gia có môi trường kinh doanh, môi
trường cạnh tranh thông thoáng, trật tự, ổn định và tương đối bình đẳng. Chính môi
trường kinh doanh – cạnh tranh này đã góp phần tạo nên thành công của một số
doanh nghiệp của Mỹ khi các doanh nghiệp này đã đạt tới tầm cỡ thống trị, thao
túng, khống chế, kiểm soát một số ngành sản xuất - kinh doanh xuất khẩu trên thị
trường thế giới.
1.4.2. Hành vi thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh trong pháp luật
của các nước Châu Âu
Bên cạnh sự thành công của pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ, chính sách cạnh
tranh Châu Âu cũng được xem là công cụ hữu hiệu để thúc đẩy quá trình liên kết
của các nước trong khối cộng đồng. Pháp luật cạnh tranh Châu Âu được ghi lần đầu
tiên trong Hiệp định Rome năm 1957 (Điều 81 đến Điều 89) , các quy định về luật
cạnh tranh được hoàn thiện trong các hiệp ước sau và trong hệ thống pháp luật Châu
Âu như Hiệp ước Nices (Điều 85 đến Điều 92), các Hiệp ước thành lập Châu Âu,
các Điều ước quốc tế mà EU là thành viên như Hiệp ước giữa EU và chính phủ Hoa
Kỳ, Canada… về việc hợp tác cạnh tranh, các bản án của Tòa án Liên minh Châu
Âu…
Chính sách cạnh tranh Châu Âu được quy định tại Hiệp định Rome thể hiện
trên ba lĩnh vực:
•
(cartel)
•
•
Chính sách chống độc quyền và các thỏa thuận phản cạnh tranh
Chính sách kiểm soát sáp nhập doanh nghiệp;
Chính sách kiểm soát trợ cấp nhà nước.
Chính sách chống thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại Điều 101
Hiệp ước thành lập Liên minh Châu Âu ( Điều 81 cũ của Hiệp định Rome): “Mọi
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
29
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
thoả thuận giữa các doanh nghiệp, quyết định của hiệp hội các doanh nghiệp và mọi
hành vi liên kết khác có thể ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước thành viên và
có mục đích hoặc hệ quả ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch quy luật cạnh tranh
trên thị trường của liên minh, đều bị coi là đi ngược lại với mục đích thành lập thị
trường chung và bị cấm”.
Nhìn vào hoàn cảnh lịch sử, pháp luật cạnh tranh Châu Âu ra đời sau pháp
luật cạnh tranh Hoa Kỳ 7 thập kỉ, nên hoàn toàn có cơ sơ để đánh giá rằng pháp luật
cạnh tranh Châu Âu chịu ảnh hưởng rất nhiều từ pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ.
Tương tự như việc đánh giá tính chất bất hợp pháp của một thỏa thuận trong pháp
luật Hoa Kỳ, chính sách cạnh tranh Liên minh Châu Âu cũng có những tiêu chí
đánh giá gần như tương đồng nhưng vẫn có sự khác biệt đáng kể. Pháp luật Hoa Kỳ
không quan tâm đến bản chất pháp lý của chủ thể tham gia thỏa thuận, trong khi
luật cạnh tranh EU quy định chủ thể tham gia thỏa thuận phải là doanh nghiệp. Như
vậy, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội … không thuộc đối tượng điều chỉnh
của luật.
Ngay trong quy định tại Điều 101 Hiệp ước thành lập Liên minh Châu Âu đã
ghi rõ các hành vi bị cấm và coi là không phù hợp với tiêu chuẩn của thị trường
chung:
a) ấn định một cách trực tiếp hoặc gián tiếp giá bán/mua hoặc các điều kiện
giao dịch khác,
b) hạn chế hoặc kiểm soát sản xuất, thị trường, tiến bộ kỹ thuật hoặc đầu tư,
c) phân chia thị trường hoặc các nguồn cung cấp,
d) áp dụng, đối với các đối tác thương mại, các điều kiện mang tính phân
biệt đối xử đối với các chào hàng tương đương gây thiệt hại cho đối tác trong cạnh
tranh,
e) buộc bên giao kết hợp đồng phải chấp nhận các điều kiện thương mại bổ
sung mà xét về bản chất hoặc theo tập quán thương mại, không có mối liên hệ nào
với đối tượng của hợp đồng
Như vậy, cũng giống với luật Hoa Kỳ, pháp luật cạnh tranh Châu Âu cũng
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
30
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
xem 4 dạng thỏa thuận gồm thỏa thuận ấn định giá, thỏa thuận phân chia thị trường,
thỏa thuận kiểm soát số lượng, mua bán và thông đồng đấu thầu là các thỏa thuận vi
phạm cạnh tranh trong mọi trường hợp, không xem xét đến tác động tích cực đối
với thị trường hay hiệu quả của thỏa thuận và mặc nhiên bị cấm trong mọi trường
hợp.
Tương tự như vậy, với các thỏa thuận không thuộc nhóm hành vi trên, luật
cạnh tranh Châu Âu cũng áp dụng nguyên tắc hợp lý để xem xét tính bất hợp pháp
của hành vi. Việc đánh giá một thỏa thuận bao gồm việc xem xét thỏa thuận đó có
gây hạn chế cạnh tranh không và thỏa thuận có mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn tác
động cạnh tranh không. Theo pháp luật Châu Âu hiện tại thì điều kiện để cơ quan
cạnh tranh căn cứ đánh giá thỏa thuận gồm: lợi ích kinh tế, tính cần thiết, chia sẻ lợi
ích công bằng cho người tiêu dùng và không loại bỏ cạnh tranh.
Ngoài ra, theo ủy quyền của Hội đồng Châu Âu, Ủy ban Châu Âu được phép
ban hành danh mục các thỏa thuận được miễn trừ theo nhóm hành vi nhằm tạo điều
kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh. Ủy ban Châu Âu
đã ban hành những quy định thỏa thuận giữa các doanh nghiệp có thị phần kết hợp
ít hơn 20% đối với những thỏa thuận chuyên môn hóa hoặc 25% đối với những thỏa
thuận nghiên cứu và phát triển sẽ được tự động miễn trừ.
Cơ quan chịu trách nhiệm chính thi hành chính sách cạnh tranh của Liên
minh Châu Âu là Ủy ban Châu Âu. Việc điều tra, xử lý các hành vi vi phạm chính
sách cạnh tranh do Ủy ban Châu Âu thực thi với những thẩm quyền được quy định
tại Quy chế 1/2003 của Hội đồng Châu Âu nhằm thực hiện các quy định về cạnh
tranh trong Hiệp ước hoạt động của Liên minh Châu Âu ( từ Điều 17 đến Điều 20),
theo đó Ủy ban Châu Âu có thẩm quyền tiến hành điều tra trong trường hợp nhận
thấy cạnh tranh trên thị trường đang có vấn đề ( việc điều tra có thể hướng về một
ngành, một lĩnh vực hay một dạng hành vi thỏa thuận nào đó trên thị trường); để
phục vụ điều tra, Ủy ban Châu Âu có quyền yêu cầu các bên liên quan cung cấp
toàn bộ thông tin cần thiết; việc thẩm vấn lấy lời khai cũng là một thẩm quyền cần
thiết trong quá trình điều tra. Ngoài ra, quyền lực lớn nhất của Ủy ban Châu Âu để
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
31
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
phục vụ quá trình điều tra là khám xét, cụ thể Ủy ban Châu Âu giao quyền cho điều
tra viên và cán bộ hỗ trợ trong cuộc điều tra có thể tiếp cận và khám xét bất kỳ một
địa điểm, bất kỳ một phương tiện ghi chép, thu giữ bất kỳ một bảo sao nào về
phương tiện ghi chép, niêm phong địa điểm hay phương tiện bất kỳ có dấu hiệu liên
quan đến cuộc điều tra, yêu cầu bất kỳ một người nào lý giải cho những bằng chứng
liên quan đến nội dung điều tra.
Cách thức mà pháp luật cạnh tranh Châu Âu sử dụng để giúp cho Ủy ban
Châu Âu điều tra và phát hiện những thỏa thuận vi phạm một cách nhanh chóng và
chính xác nhất là sử dụng chính sách khoan hồng trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm
của Hoa Kỳ, biểu hiện thành công của chính sách này là số vụ việc sai phạm được
phát hiện và xử lý tăng thêm đáng kể. Nhờ hình thức này mà hiện nay có từ 5 – 10
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực được phát hiện và điều tra mỗi
năm. Tương tự như pháp luật Hoa Kỳ, Châu Âu cũng áp dụng chính sách ân xá bổ
sung để hỗ trợ cho việc kiểm soát hành vi vi phạm luật cạnh tranh. Ngoài ra, việc đề
cao vai trò của Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là một cách để nâng
cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh được Châu Âu và nhiều nước khác trên
thế giới áp dụng thực hiện.
Trong các nước Châu Âu, Đức là nước ban hành luật cạnh tranh từ rất sớm.
Pháp luật cạnh tranh của Đức được ban hành với tên gọi Luật chống hạn chế cạnh
tranh (còn được gọi là Luật Cartel) có hiệu lực từ 01/01/1958. Italia ban hành Luật
Cạnh tranh và Thương mại công bằng ngày 10/10/1990. Sau đó Quốc hội Italia dựa
trên Điều 41 Hiến pháp, ban hành pháp luật chống độc quyền quốc gia để đảm bảo
quyền tự do kinh doanh và phù hợp với luật lệ chung Châu Âu. Tại Pháp, các quy
định về cạnh tranh được ghi nhận trong Bộ Luật thương mại. Pháp luật cạnh tranh
của Hà Lan được ban hành lần đầu tiên vào năm 1956 với tên gọi Luật Cạnh tranh
kinh tế. Đến năm 1997 Chính phủ mới ban hành Luật cạnh tranh thay thế cho luật
cũ có hiệu lực từ 01/01/1998. Riêng ở Anh, pháp luật cạnh tranh tuy được quy định
tại Luật Cạnh tranh ban hành ngày 09/11/1998 để sửa đổi cho Luật Thương mại
lành mạnh 1973 nhưng khi xét xử vụ việc vi phạm Văn phòng Thương mại lành
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
32
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
mạnh của Anh không chỉ chiếu theo quy định trong Luật Cạnh tranh mà còn tuân
theo các luật có liên quan khác như Luật Doanh nghiệp 2002 có các điều khoản quy
định vi phạm cartel. Ngoài ra, Anh còn có Luật Truất quyền các nhà điều hành
doanh nghiệp, theo đó khi các nhà điều hành doanh nghiệp vi phạm pháp luật cạnh
tranh có khả năng phải nhận Lệnh Truất quyền cạnh tranh, cụ thể là Lệnh này sẽ
chấm dứt hành vi có liên quan và buộc họ không được quản lý doanh nghiệp trong
thời gian tối đa 15 năm.
Một ví dụ điển hình trong việc phát hiện, điều tra và xử phạt hành vi thỏa
thuận ấn định giá trong ngành thương mại thép của Pháp ( theo quyết định của Hội
đồng cạnh tranh Pháp ngày 16/12/2008) cho thấy hiệu quả trong việc áp dụng chính
sách khoan hồng. Vụ việc cụ thể như sau:
“Các sản phẩm được giao dịch (xà, ống, thép cuốn lá, thanh cốt thép, v.v.) là
các hàng hóa trung gian được các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô sử dụng trong
nhiều ngành công nghiệp, bao gồm xây dựng, kỹ thuật công trình, sản xuất, gia
công kim loại tấm và công nghiệp hàng hải. Một lượng lớn khách hàng của ngành
thương mại thép là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) (sản xuất khóa, v.v.), các
đối tượng này có nhu cầu quá nhỏ để được cung cấp trực tiếp từ nhà sản xuất, vì thế
họ bắt buộc phải mua thông qua các thương nhân.
Trên thị trường thực tế liên quan, có năm nhà phân phối chính, ba trong số
đó chiếm từ 60% đến 75% thị phần cho mỗi nhóm sản phẩm cùng loại. Doanh thu
toàn cầu của hoạt động này vào khoảng 1,5 tỷ Euro trong năm 2006. Hầu hết các
doanh nghiệp trên thị trường là thành viên của một hiệp hội ngành nghề có nhiệm
vụ đại diện và hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.
Căn cứ vào các khiếu nại từ khách hàng của các nhóm doanh nghiệp thương
mại thép về các nghi vấn trong khi bỏ thầu, Bộ Kinh tế Pháp đã tiến hành điều tra,
bắt đầu từ việc yêu cầu cung cấp thông tin vào tháng 5 năm 2004. Kết quả này được
chuyển cho Hội đồng Cạnh tranh của Pháp vào tháng 7 năm 2005. Vào tháng 10
năm 2006, một doanh nghiệp trong diện bị điều tra đã xin hưởng khoan hồng và
cung cấp các thông tin mới cho cuộc điều tra.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
33
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
Cuộc điều tra và yêu cầu cung cấp thông tin đã phát hiện ra cartel này bao
trùm toàn nước Pháp và tồn tại trong vòng 5 năm, mặc dù một vài doanh nghiệp liên
quan mới tham gia vi phạm trong một thời gian ngắn. Hồ sơ và các loại tài liệu
khác nhau chỉ ra rằng các doanh nghiệp vi phạm đã tổ chức rất nhiều phiên họp
thường kỳ, tại đó các doanh nghiệp này thống nhất các điều khoản thương mại khi
chào cho khách hàng (ấn định các biểu giá, phân loại khách hàng theo tiềm năng, ấn
định mức chiết khấu tối đa v.v.), phân chia khách hàng và hợp đồng giữa các bên.
Thỏa thuận bất hợp pháp được che đậy dưới vỏ bọc của hiệp hội nghề nghiệp, theo
sáng kiến của ba nhà nhà cung cấp chính: PUM/Arcelor (Tập đoàn Arcelor Mittal),
KDI (doanh nghiệp con của Tập đoàn German Kloeckner) và Descours & Cabaud
(Tập đoàn Thương mại tại Lyons). Cơ quan cạnh tranh của Pháp cho rằng các vi
phạm này đặc biệt biệt nghiêm trọng, vì chúng không chỉ hủy hoại cạnh tranh về giá
thông thường mà còn phân chia khách hàng và các hợp đồng, do đó đã loại trừ cơ
chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp liên quan. Thỏa thuận này cũng nhằm mục
đích ngăn cản các đối thủ cạnh tranh có được chỗ đứng trên thị trường. Hơn nữa,
cartel này kiểm soát một địa bàn thị trường rất rộng lớn (khoảng 70% đến 90% khối
lượng giao dịch bán ra của hầu hết các sản phẩm liên quan). Nó cũng là thỏa thuận
của các cấp lãnh đạo cao nhất của các doanh nghiệp liên quan, những người này
hoàn toàn nhận thức được rằng họ đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, điều
này được chứng minh tại các chỉ dẫn bằng văn bản trong số các tài liệu thu giữ
(“không được đề cập đến các từ như thỏa thuận hay cartel”, “không được tiết lộ
thông tin về các cuộc họp”, “tránh nói về các cộng sự”, v.v). Quan điểm của cơ
quan có thẩm quyền của Pháp là nền kinh tế đã phải chịu thiệt hại rất lớn. Tổng
doanh thu của các hoạt động này vào khoảng 1,5 tỷ Euro vào năm 2006. Thiệt hại
trong các năm vừa qua lên đến hàng trăm triệu Euro, tác động đến các doanh nghiệp
khác và khách hàng của họ tại thị trường liên quan và cả trong các thị trường thứ
cấp. Trong các trường hợp như vậy, việc tính giá cao tại điểm đầu của mạng lưới
phân phối ít nhất đã chuyển tiếp một phần sang các doanh nghiệp thấp hơn trong
mạng lưới phân phối, do đó nâng giá cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
34
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
Khi quyết định mức phạt, Hội đồng Cạnh tranh của Pháp đã cho một doanh
nghiệp được miễn trừ một phần khoản phạt theo thủ tục khoan hồng. Tổng các
khoản phạt áp dụng cho các thành viên của cartel lên đến 575.454.500 Euro. Tại
phiên điều trần trước Hội đồng Cạnh tranh của Pháp, một số doanh nghiệp bị phạt
đã chỉ ra rằng họ sẽ phải đối mặt với khó khăn do khủng hoảng kinh tế vào giai
đoạn sáu tháng cuối năm 2008. Hội đồng Cạnh tranh của Pháp đã cân nhắc bối cảnh
có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp và quyết định nếu
các doanh nghiệp có thể chứng minh khó khăn cụ thể khi chi trả các khoản phạt, thì
các doanh nghiệp được quyền đề nghị một lịch thanh toán hoặc thời hạn thanh toán
với văn phòng kế toán công chịu trách nhiệm thu các khoản phạt này.[16, tr.19]
Chương 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
TRONG LĨNH VỰC GIÁ Ở VIỆT NAM
2.1. Nhận định về quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam, các hình thức
xử lý vi phạm
2.1.1. Nhận định về quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam
Việt Nam có thể được xem là một trong số các nước ban hành luật cạnh tranh
muộn, nhưng cũng không nằm ngoài xu hướng chung. Những quy định của pháp
luật cạnh tranh Việt Nam cũng có những điểm chung giống như các luật cạnh tranh
của các nước khác nhưng không có nghĩa là không có những điểm khác biệt. Bối
cảnh ra đời và mục đích của pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã làm cho Luật Cạnh
tranh Việt Nam có những đặc điểm khác biệt so với luật cạnh tranh của các nước
khác trên thế giới.
Pháp luật Việt Nam cũng giống như các nước có nền kinh tế chuyển đổi
khác, Luật Cạnh tranh Việt Nam ngoài việc điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp
còn cấm sự can thiệp của cơ quan nhà nước vào môi trường kinh doanh.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
Đặc điểm thứ hai của Luật Cạnh tranh Việt Nam là cùng với các quy định
điều chỉnh cạnh tranh, Luật Cạnh tranh Việt Nam còn thành lập các thiết chế thực
thi Luật lần đầu tiên có tại Việt Nam, đó là sự ra đời của Hội đồng cạnh tranh và
Cục quản lý cạnh tranh. Hội đồng Cạnh tranh là một cơ quan thuộc hệ thống hành
pháp và có vị trí độc lập tương đối trong mối quan hệ với Bộ Công thương do Chính
phủ thành lập gồm 11-15 thành viên được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn
nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương. Nhiệm vụ của Hội đồng cạnh
tranh là tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan
đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh. Như vậy, Hội
đồng cạnh tranh là cơ quan hành chính nhưng lại có chức năng xét xử độc lập.
Điểm đặc biệt nhất của Luật Cạnh tranh Việt Nam là sự ra đời của tố tụng
cạnh tranh song song với Luật cạnh tranh, bên cạnh các tố tụng khác như tố tụng
hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính. Tố tụng cạnh tranh ra đời đã thiết lập
36
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
cơ chế ra quyết định trên cơ sở tranh tụng khác với các biện pháp xử phạt trên cơ sở
biên bản vi phạm mà không có tranh tụng về quyết định của cơ quan hành chính.
Đây được xem là sự đột phá trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Đặc điểm khác nữa của Luật Cạnh tranh Việt Nam là chế tài phạt tiền được
quy định theo tỷ lệ phần tram doanh thu. Trước khi ban hành Luật Cạnh tranh, pháp
luật Việt Nam với các chế tài hành chính phạt hành vi vi phạm pháp luật chỉ ở mức
phạt tiền theo số tuyệt đối. Việc phạt tiền sẽ được quy định từ mức này đến mức
khác cho những hành vi vi phạm. Cùng với sự ra đời của Luật Cạnh tranh, hệ thống
pháp luật Việt Nam có thêm chế tài phạt tiền theo tỉ lệ phần trăm. Việc xử phạt cho
các hành vi vi phạm cụ thể được quy định tại Nghị định 71/2014/NĐ-CP và mức
phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm (Điều 118 Luật Cạnh tranh 2004).
So với mức phạt tiền tối đa của các vi phạm hành chính, đây là một mức phạt khá
nặng có sức răn đe đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Đặc thù cuối cùng của Luật cạnh tranh Việt Nam so với pháp luật cạnh tranh
của các nước trên thế giới là quy định về trường hợp miễn trừ. Pháp luật cạnh tranh
của các quốc gia trên thế giới đều đặt ra trường hợp ngoại lệ đối với các hành vi
cạnh tranh bị cấm tuy vẫn có sự khác nhau nhất định về quy định áp dụng đối với
mỗi loại hành vi hạn chế cạnh tranh. Luật Cạnh tranh Việt Nam cấm tuyệt đối
(không miễn trừ) đối với những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí
độc quyền đề hạn chế cạnh tranh. Trường hợp miễn trừ chỉ được áp dụng đối với
những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế bị cấm. Quy định này
chứng tỏ sự nghiêm khắc của Nhà nước đối với hành vi của doanh nghiệp hay nhóm
doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh hay độc quyền nhằm cản trở cạnh tranh,
giành lấy lợi ích không chính đáng.
Điểm thiếu sót dễ nhận thấy đầu tiên của Luật Cạnh tranh Việt Nam là việc
quy định về đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh. Khoản 2 Điều 2 Luật Cạnh
tranh quy định: Hiệp hội ngành nghề là đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh. Bên
cạnh đó, Khoản 1 Điều 2 Nghị định 74/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về xử lý vi
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
37
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam

More Related Content

Similar to Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam

Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mạiLuận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại Việt Nam, HAY
Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại Việt Nam, HAYHạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại Việt Nam, HAY
Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docxĐộc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh v...
Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh v...Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh v...
Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh v...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Th...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Th...Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Th...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Th...
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Tiểu Luận Pháp Luật Về Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Ở Việt Nam.docx
Tiểu Luận Pháp Luật Về Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Ở Việt Nam.docxTiểu Luận Pháp Luật Về Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Ở Việt Nam.docx
Tiểu Luận Pháp Luật Về Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Ở Việt Nam.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mạ...
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mạ...Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mạ...
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mạ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại ở Việt NamLuận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Khóa luận ZALO 0909232620
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019
hanhha12
 
Cơ sở lý luận về pháp luật hạn chế cạnh tranh nhượng quyền thương mại
Cơ sở lý luận về pháp luật hạn chế cạnh tranh nhượng quyền thương mạiCơ sở lý luận về pháp luật hạn chế cạnh tranh nhượng quyền thương mại
Cơ sở lý luận về pháp luật hạn chế cạnh tranh nhượng quyền thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quá trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Quá trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lựcQuá trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Quá trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Quy Định Pháp Luật Về Thỏa Thuận Hạn Chế Cạn...
Chuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Quy Định Pháp Luật Về Thỏa Thuận Hạn Chế Cạn...Chuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Quy Định Pháp Luật Về Thỏa Thuận Hạn Chế Cạn...
Chuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Quy Định Pháp Luật Về Thỏa Thuận Hạn Chế Cạn...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOTĐề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiệnChuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
nataliej4
 
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Và Thực Tiễn Áp Dụng Của Các Doanh Nghiệp Vừ...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Và Thực Tiễn Áp Dụng Của Các Doanh Nghiệp Vừ...Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Và Thực Tiễn Áp Dụng Của Các Doanh Nghiệp Vừ...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Và Thực Tiễn Áp Dụng Của Các Doanh Nghiệp Vừ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Báo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Báo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt NamBáo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Báo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam (20)

Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mạiLuận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
 
Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại Việt Nam, HAY
Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại Việt Nam, HAYHạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại Việt Nam, HAY
Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại Việt Nam, HAY
 
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
 
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
 
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docxĐộc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
 
Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh v...
Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh v...Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh v...
Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh v...
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Th...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Th...Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Th...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Th...
 
Tiểu Luận Pháp Luật Về Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Ở Việt Nam.docx
Tiểu Luận Pháp Luật Về Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Ở Việt Nam.docxTiểu Luận Pháp Luật Về Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Ở Việt Nam.docx
Tiểu Luận Pháp Luật Về Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Ở Việt Nam.docx
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mạ...
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mạ...Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mạ...
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mạ...
 
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
 
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại ở Việt NamLuận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019
 
Cơ sở lý luận về pháp luật hạn chế cạnh tranh nhượng quyền thương mại
Cơ sở lý luận về pháp luật hạn chế cạnh tranh nhượng quyền thương mạiCơ sở lý luận về pháp luật hạn chế cạnh tranh nhượng quyền thương mại
Cơ sở lý luận về pháp luật hạn chế cạnh tranh nhượng quyền thương mại
 
Quá trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Quá trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lựcQuá trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Quá trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
 
Chuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Quy Định Pháp Luật Về Thỏa Thuận Hạn Chế Cạn...
Chuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Quy Định Pháp Luật Về Thỏa Thuận Hạn Chế Cạn...Chuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Quy Định Pháp Luật Về Thỏa Thuận Hạn Chế Cạn...
Chuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Quy Định Pháp Luật Về Thỏa Thuận Hạn Chế Cạn...
 
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOTĐề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
 
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiệnChuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
 
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Và Thực Tiễn Áp Dụng Của Các Doanh Nghiệp Vừ...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Và Thực Tiễn Áp Dụng Của Các Doanh Nghiệp Vừ...Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Và Thực Tiễn Áp Dụng Của Các Doanh Nghiệp Vừ...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Và Thực Tiễn Áp Dụng Của Các Doanh Nghiệp Vừ...
 
Báo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Báo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt NamBáo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Báo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
 
Bai viet toa dam ve ctklm mr phuoc
Bai viet toa dam ve ctklm   mr phuocBai viet toa dam ve ctklm   mr phuoc
Bai viet toa dam ve ctklm mr phuoc
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149

Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụn...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụn...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụn...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụn...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Một Số Yếu Tố Của Tư Duy Sáng Tạo Cho H...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Một Số Yếu Tố Của Tư Duy Sáng Tạo Cho H...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Một Số Yếu Tố Của Tư Duy Sáng Tạo Cho H...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Một Số Yếu Tố Của Tư Duy Sáng Tạo Cho H...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Chống Thất Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Các D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Chống Thất Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Các D...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Chống Thất Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Các D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Chống Thất Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Các D...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Tài Chính Và Biện Phá...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Tài Chính Và Biện Phá...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Tài Chính Và Biện Phá...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Tài Chính Và Biện Phá...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Đồ Án Thiết Kế Chế Tạo Mô Hình Nhà Thông Minh Sử Dụng Ardu...
Cơ Sở Lý Luận Đồ Án Thiết Kế Chế Tạo Mô Hình Nhà Thông Minh Sử Dụng Ardu...Cơ Sở Lý Luận Đồ Án Thiết Kế Chế Tạo Mô Hình Nhà Thông Minh Sử Dụng Ardu...
Cơ Sở Lý Luận Đồ Án Thiết Kế Chế Tạo Mô Hình Nhà Thông Minh Sử Dụng Ardu...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình Dương
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình DươngCơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình Dương
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình Dương
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Điều Tra Vụ Án Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Phá...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Điều Tra Vụ Án Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Phá...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Điều Tra Vụ Án Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Phá...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Điều Tra Vụ Án Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Phá...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Một Số Giải Pháp Về Việc Hoàn Thiện Chất Lượng P...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Một Số Giải Pháp Về Việc Hoàn Thiện Chất Lượng P...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Một Số Giải Pháp Về Việc Hoàn Thiện Chất Lượng P...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Một Số Giải Pháp Về Việc Hoàn Thiện Chất Lượng P...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ C...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ C...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ C...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ C...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tiền Lương Và Các Kho...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tiền Lương Và Các Kho...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tiền Lương Và Các Kho...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tiền Lương Và Các Kho...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Trong Hoạt Động Du Lịch ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Trong Hoạt Động Du Lịch ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Trong Hoạt Động Du Lịch ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Trong Hoạt Động Du Lịch ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Đẩy Mạnh Hoạt Động Về Xúc Tiến Thương Mại Tr...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Đẩy Mạnh Hoạt Động Về Xúc Tiến Thương Mại Tr...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Đẩy Mạnh Hoạt Động Về Xúc Tiến Thương Mại Tr...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Đẩy Mạnh Hoạt Động Về Xúc Tiến Thương Mại Tr...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụn...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụn...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụn...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụn...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Giải Pháp Đảm Bảo Thực Thi Quyền Trưng Cầu Dân Ý...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Giải Pháp Đảm Bảo Thực Thi Quyền Trưng Cầu Dân Ý...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Giải Pháp Đảm Bảo Thực Thi Quyền Trưng Cầu Dân Ý...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Giải Pháp Đảm Bảo Thực Thi Quyền Trưng Cầu Dân Ý...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Của Người La...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Của Người La...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Của Người La...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Của Người La...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoạt Động Marketing Cho Nhóm Sản Phẩm Bất Động S...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoạt Động Marketing Cho Nhóm Sản Phẩm Bất Động S...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoạt Động Marketing Cho Nhóm Sản Phẩm Bất Động S...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoạt Động Marketing Cho Nhóm Sản Phẩm Bất Động S...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại...
Cơ Sở Lý Luận Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại...Cơ Sở Lý Luận Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại...
Cơ Sở Lý Luận Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149 (20)

Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụn...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụn...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụn...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụn...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Một Số Yếu Tố Của Tư Duy Sáng Tạo Cho H...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Một Số Yếu Tố Của Tư Duy Sáng Tạo Cho H...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Một Số Yếu Tố Của Tư Duy Sáng Tạo Cho H...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Một Số Yếu Tố Của Tư Duy Sáng Tạo Cho H...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Chống Thất Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Các D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Chống Thất Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Các D...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Chống Thất Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Các D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Chống Thất Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Các D...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Tài Chính Và Biện Phá...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Tài Chính Và Biện Phá...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Tài Chính Và Biện Phá...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Tài Chính Và Biện Phá...
 
Cơ Sở Lý Luận Đồ Án Thiết Kế Chế Tạo Mô Hình Nhà Thông Minh Sử Dụng Ardu...
Cơ Sở Lý Luận Đồ Án Thiết Kế Chế Tạo Mô Hình Nhà Thông Minh Sử Dụng Ardu...Cơ Sở Lý Luận Đồ Án Thiết Kế Chế Tạo Mô Hình Nhà Thông Minh Sử Dụng Ardu...
Cơ Sở Lý Luận Đồ Án Thiết Kế Chế Tạo Mô Hình Nhà Thông Minh Sử Dụng Ardu...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình Dương
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình DươngCơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình Dương
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình Dương
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Điều Tra Vụ Án Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Phá...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Điều Tra Vụ Án Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Phá...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Điều Tra Vụ Án Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Phá...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Điều Tra Vụ Án Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Phá...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Một Số Giải Pháp Về Việc Hoàn Thiện Chất Lượng P...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Một Số Giải Pháp Về Việc Hoàn Thiện Chất Lượng P...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Một Số Giải Pháp Về Việc Hoàn Thiện Chất Lượng P...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Một Số Giải Pháp Về Việc Hoàn Thiện Chất Lượng P...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ C...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ C...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ C...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ C...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tiền Lương Và Các Kho...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tiền Lương Và Các Kho...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tiền Lương Và Các Kho...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tiền Lương Và Các Kho...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Trong Hoạt Động Du Lịch ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Trong Hoạt Động Du Lịch ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Trong Hoạt Động Du Lịch ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Trong Hoạt Động Du Lịch ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Đẩy Mạnh Hoạt Động Về Xúc Tiến Thương Mại Tr...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Đẩy Mạnh Hoạt Động Về Xúc Tiến Thương Mại Tr...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Đẩy Mạnh Hoạt Động Về Xúc Tiến Thương Mại Tr...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Đẩy Mạnh Hoạt Động Về Xúc Tiến Thương Mại Tr...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụn...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụn...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụn...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụn...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Giải Pháp Đảm Bảo Thực Thi Quyền Trưng Cầu Dân Ý...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Giải Pháp Đảm Bảo Thực Thi Quyền Trưng Cầu Dân Ý...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Giải Pháp Đảm Bảo Thực Thi Quyền Trưng Cầu Dân Ý...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Giải Pháp Đảm Bảo Thực Thi Quyền Trưng Cầu Dân Ý...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Của Người La...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Của Người La...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Của Người La...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Của Người La...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoạt Động Marketing Cho Nhóm Sản Phẩm Bất Động S...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoạt Động Marketing Cho Nhóm Sản Phẩm Bất Động S...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoạt Động Marketing Cho Nhóm Sản Phẩm Bất Động S...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoạt Động Marketing Cho Nhóm Sản Phẩm Bất Động S...
 
Cơ Sở Lý Luận Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại...
Cơ Sở Lý Luận Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại...Cơ Sở Lý Luận Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại...
Cơ Sở Lý Luận Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại...
 

Recently uploaded

Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
NhNguynTQunh
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
Luận Văn Uy Tín
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
gorse871
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 

Recently uploaded (20)

Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 

Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ NGUYỄN THANH THẢO THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VỀ GIÁ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – NĂM 2023
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
  • 4. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ NGUYỄN THANH THẢO THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VỀ GIÁ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI ANH THỦY HÀ NỘI – 2023
  • 5. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC GIÁ………………………………..6 1.1. Khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại.............................................6 1.2. Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh Việt Nam.....8 1.3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực về giá theo pháp luật Việt Nam ...............................................................................................................................12 1.4. Kinh nghiệm của một số nước về vấn đề thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực giá ............................................................................................................24 Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC GIÁ Ở VIỆT NAM .............................................36 2.1. Nhận định về quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam, các hình thức xử lý vi phạm ..............................................................................................................36 2.2. Thực trạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực giá ở Việt Nam ....47 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC GIÁ.......................................................................62 3.1. Phương hướng chung hoàn thiện pháp luật điều chỉnh thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực giá.................................................................................62 3.2. Một số giải pháp cụ thể hạn chế tối đa hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực giá...................................................................................................65 KẾT LUẬN..............................................................................................................72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................74
  • 6. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CP Chính phủ HĐCT Hội đồng cạnh tranh LCT Luật Cạnh tranh NĐ Nghị định TNHH Trách nhiệm hữu hạn VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)
  • 7. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật Việt Nam 1.1. Khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại Cạnh tranh là một khái niệm rộng lớn, xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực trong đời sống như kinh tế, chính trị, thương mại, luật, quân sự … và có nhiều các hiểu khác nhau. Trong lĩnh vực thương mại, cạnh tranh cũng được tiếp cận ở những góc độ khác nhau tùy thuộc vào sự nhìn nhận của các nhà nghiên cứu và pháp luật của các nước [27, 11]. Dưới góc nhìn trong lĩnh vực thương mại, việc đưa ra định nghĩa “ cạnh tranh” cũng khác nhau theo quan niệm của các nước khác nhau: Theo Từ điển kinh doanh ( xuất bản ở Anh năm 1992), khái niệm “ cạnh tranh” được hiểu là “ sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Từ điển tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông cũng giải thích khái niệm cạnh tranh theo khía cạnh kinh tế là “ hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”. Tuy được nhìn nhận ở nhiều góc độ và các cách giải thích khác nhau nhưng tổng hợp chung về những định nghĩa trên có thể hiểu “cạnh tranh” trong khoa học kinh tế là “sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh (nhất là giữa các doanh nghiệp) để chiếm lĩnh những ưu thế trong kinh doanh”. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp.
  • 8. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành… Mặc dù được nhìn nhận bằng nhiều cách nhìn khác nhau nhưng xét cho cùng về bản chất, cạnh tranh là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, và có thể được mô tả thong qua những dấu hiệu riêng biệt. Dưới góc độ kinh tế học, đặc điểm của cạnh tranh được thể hiện: - Sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường để giành giật khách hàng. Các chủ thể này thường được gọi là các “ đối thủ cạnh tranh. Có thể hiểu rằng cạnh tranh chỉ diễn ra khi có sự ganh đua của ít nhất hai chủ thể trở lên và là đối thủ của nhau. Nếu không có đối thủ thì tình trạng cạnh tranh không diễn ra. - Quá trình cạnh tranh giữa các đối thủ canh tranh diễn ra trên thị trường. Lý thuyết cạnh tranh xác định sự cạnh tranh tồn tại khi có sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh là đối thủ của nhau và sự ganh đua đó được thể hiện trên thị trường vì khi các chủ thể kinh doanh tham gia vào thị trường luôn cố gắng giành lấy cơ hội tốt nhất để mở rộng thị trường. Đặc điểm này còn được thấy rõ trong trường hợp để xác định hành vi hạn chế cạnh tranh có xảy ra hay không bằng cách xác định chủ thể thực hiện hành vi đó hoạt động trên thị trường liên quan nào. “ Thị trường liên quan” là thị trường của tất cả các sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế cho nhau trong khu vực địa lý riêng biệt nhất định. (theo pháp luật của các nước trên thế giới và Luật cạnh tranh Việt Nam) - Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Tính chất của cạnh tranh là sự ganh đua kinh tế của các đối thủ hoạt động trên cùng thị trường nên cạnh tranh chỉ có thể xảy ra trong cơ chế thị trường khi công dân có quyền tự do kinh doanh, tự do thành lập doanh nghiệp hay tìm cơ hội để pháp triển sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh doanh không chỉ được tự do cạnh tranh mà còn được tự do sáng tạo ra phương thức để ganh đua giành phần có lợi về phía mình.
  • 9. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 7
  • 10. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 1.2. Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh Việt Nam Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là hành vi giữa các chủ thể thống nhất ý chí để nhằm đạt được mục đích kinh doanh nhất định. Tương tự như định nghĩa cạnh tranh, khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau:  Dưới góc nhìn kinh tế học, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể hiểu là sự thống nhất của nhiều doanh nghiệp về hành động với mục đích giảm bớt hay loại bỏ sức ép về mặt cạnh tranh hay hạn chế khả năng hành động của các đối thủ  Dưới góc độ khoa học pháp lý, có thể hiểu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ hai chủ thể kinh doanh trở lên được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, có hậu quả làm giảm, sai lệch hay cản trở cạnh tranh trên thị trường. Dựa vào các nghiên cứu trên ta có thể hiểu khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh một cách tổng quát là sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp độc lập với nhau (gọi là các thành viên) để thực hiện các hành vi nhằm mục đích thủ tiêu hoặc hạn chế sự cạnh tranh giữa chúng và qua đó ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh khác cũng như của các doanh nghiệp tiềm năng. Pháp luật Việt Nam chưa có một định nghĩa cụ thể về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà chỉ liệt kê các hành vi được coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Điều 8 Luật Canh tranh 2004: -Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. - Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ. -Thỏa thuận hạn chế kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ - Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ -Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghệ khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán
  • 11. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 8
  • 12. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. -Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm ngăn không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh -Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận - Thông đồng để một hoặc các bên thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các đối thủ thiết lập ở nhiều quy trình khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa và nó cũng diễn ra ở các chủ thể tham gia thỏa thuận có vị trí khác nhau trong quá trình này. Dựa trên căn cứ đó, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được chia là các loại sau đây: Thỏa thuận giữa những người bán với nhau (thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường tiêu thụ); Thỏa thuận giữa những người mua (thông đồng đấu thầu); Thỏa thuận theo chiều ngang là những thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau trong cùng ngành hàng (thỏa thuận giữa những người bán, giữa các doanh nghiệp); Thỏa thuận theo chiều dọc là những thỏa thuận giữa doanh nghiệp ở các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa (thỏa thuận giữa doanh nghiệp với đại lý hoặc người bán lẻ hàng hóa của doanh nghiệp); Dưới góc độ của pháp luật canh tranh, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mang bản chất hạn chế cạnh tranh nên cần được kiểm soát. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có những đặc điểm sau: Thứ nhất, về chủ thể, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là những đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Canh tranh, doanh nghiệp bao gồm tổ chức, cá nhân kinh doanh (gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc
  • 13. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 9
  • 14. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam). Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ của nhau trên thị trường, có nghĩa là các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải hoạt động độc lập với nhau, hoàn toàn không phụ thuộc với nhau về tài chính và cùng trên một thị trường liên quan. Như vậy, trường hợp công ty mẹ - công ty con, tập đoàn hay các công ty trong tổng công ty có sự thỏa thuận với nhau thì không coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Thứ hai, giữa các doanh nghiệp có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ được hình thành khi có sự thống nhất ý chí của các bên tham gia thỏa thuận. Đó thường là kết quả của quá trình đàm phán, thương lượng của các bên tham gia với nhau liên quan đến cùng một hoặc một vài nội dung hay yếu tố nào đó của thị trường. Sự thống nhất cùng hành động của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được thể hiện công khai hoặc không công khai. Nội dung thỏa thuận thường là về việc ấn định giá, phân chia thị trường tiêu thụ, hạn chế nguồn cung. Pháp luật Việt Nam chỉ ghi nhận một thỏa thuận là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi đã có đủ bằng chứng kết luận giữa họ đã tồn tại một hợp đồng chính thức bằng văn bản (hợp đồng; bản ghi nhớ; nghị quyết, quyết định chung của Hiệp hội mà các bên là thành viên…) hay có thể bằng hình thức không thành văn bản như các cuộc họp bàn, gặp mặt… ngoài ra còn biểu hiện dưới dạng cam kết tuân thủ hay đáp ứng một số yêu cầu do một hay một số bên đặt ra. Tuy nhiên, chỉ có thể kết luận sự tồn tại của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các doanh nghiệp đã tìm được tiếng nói chung và hành động mà không bị ảnh hưởng bởi bất cứ lý do gì Thứ ba, mục đích của thỏa thuận là nhằm hạn chế cạnh tranh Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể theo chiều ngang hay chiều dọc, với mục đích làm giảm sức ép cạnh tranh hay nói cách khác là hạn chế cạnh tranh, thông qua đó gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận, các doanh nghiệp tiềm năng, ảnh hưởng đến lợi ich chính đáng của người tiêu dung và xã hội. Ngoài ra, với việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia
  • 15. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 10
  • 16. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM thỏa thuận có thể áp đặt những điều kiện bất lợi cho các doanh nghiệp ngoài thỏa thuận. Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuậ n có thể nhằm cùng một hay nhiều mục đích khác nhau. Dù với mục đích nào thì việc các doanh nghiệp có sự thống nhất ý chí về việc cùng thực hiện một hành động nào đó đều bị coi là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Yếu tố hành vi được coi là điều kiện cơ bản bởi không thể coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Thứ tư, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được biểu hiện dưới một hình thức nhất định. Hình thức biểu hiện của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không được coi là tiêu chí bắt buộc, có thể bằng miệng hoặc văn bản, chính thức hay không chính thức. Việc xác định hình thức biểu hiện của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không ảnh hưởng đến hâu quả pháp lý nhưng có khả năng ảnh hưởng đến mức độ thành công của việc chứng minh sự tồn tại của thỏa thuận. Thứ năm, hậu quả của hạn chế cạnh tranh là làm giảm, sai lệch, cản trở hay triệt tiêu các hoạt động cạnh tranh bình thường trên thị trường. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gây ra cho thị trường sự xóa bỏ cạnh tranh, các đối thủ trên thị trường sẽ không còn cạnh tranh nữa. Hậu quả của nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận. Tuy nhiên hậu quả này có thể đã xảy ra hoặc chưa xảy ra. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ đòi hỏi yếu tố cấu thành về mặt hình thức, khi các định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không cần xác định hậu quả thực tế mà chỉ cần xác định hậu quả về mặt hình thức. Việc xác định hậu quả thực tế chỉ có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm pháp lý hay mức phạt. Về nguyên tắc, thỏa thuận của những doanh nghiệp về hạn chế cạnh tranh trên thị trường sẽ bị cấm. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều bị cấm. Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh chỉ cấm đối với những thỏa thuận khi chúng thỏa mãn những điều kiện nhất định. Các thỏa thuận tại khoản 6, 7 và 8 của Điều 8 đương nhiên bị cấm, các thỏa thuận tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 chỉ bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị
  • 17. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 11
  • 18. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên và có thể được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng. Các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối và các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có điều kiện (thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên) sẽ là căn cứ để cơ quan quản lý cạnh tranh có thể thực hiện điều tra, đề xuất các vi phạm, đồng thời cũng là cơ sở để các chủ thể kinh doanh có thể vận dụng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trong kinh doanh. 1.3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực về giá theo pháp luật Việt Nam Như đã đề cập từ trước, cạnh tranh trong thị trường là vấn đề sống còn liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực để có được lợi thế so với đối thủ. Chính vì thế có không ít doanh nghiệp đã lựa chọn con đường thỏa thuận, dàn xếp các yếu tố để đạt được lợi ích bất chính trong kinh doanh và lĩnh vực thông thường của các doanh nghiệp lựa chọn khi tham gia thỏa thuận là giá hay các vấn đề liên quan trực tiếp đến giá của sản phẩm hay dịch vụ, và những hành vi thỏa thuận này được gọi chung là thỏa thuận ấn định giá. 1.3.1. Khái niệm, vấn đề pháp lý của thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh Pháp luật các nước trên thế giới tuy đều có những quy định điều chỉnh hành vi thỏa thuận ấn định giá nhưng trên thực tế hầu như chưa có một định nghĩa thống nhất nào giữa các quốc gia về thỏa thuận ấn định giá. Ủy ban cạnh tranh Singapore giải thích thỏa thuận ấn định giá là việc các đối thủ cạnh tranh cùng thống nhất ấn định, kiểm soát hoặc duy trì mức giá bán của hàng hóa hay dịch vụ. Đó có thể là thỏa thuận ấn định trực tiếp giá hàng hóa dịch vụ, là việc có một thỏa thuận nhằm tăng hoặc duy trì mức giá thực tế. Nó cũng có thể là thỏa thuận không trực tiếp ấn định mức giá, ví dụ như việc các đối thủ cạnh tranh đồng ý cùng đưa ra mức chiết khấu giống nhau hoặc dành các điều khoản tín
  • 19. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 12
  • 20. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM dụng giống nhau cho khách hàng. Thỏa thuận ấn định giá không nhất thiết phải bằng văn bản, có khi chỉ cần là một sự thống nhất chung thông qua trao đổi miệng, ví dụ như tại một cuộc họp của Hiệp hội hay tại một sự kiện xã hội nào đó, có thể đã là đủ để minh chứng và cho thấy rằng có tồn tại một thỏa thuận ấn định giá. Vấn đề không nằm ở chỗ thỏa thuận này đạt được như thế nào, bằng hình thức nào hoặc là được thực hiện như thế nào, mà vấn đề là ở chỗ các đối thủ cạnh tranh đã cùng thống nhất với nhau. Theo Cơ quan thương mại công bằng Anh thì thỏa thuận ấn định giá là một khái niệm rộng bao gồm các dạng thỏa thuận về mặt pháp lý có thể thực hiện hoặc không thực hiện được, có thể được lập thành văn bản hoặc thỏa thuận miệng, nó bao gồm cả cái được gọi là thỏa thuận quân tử. Cũng không cần đòi hỏi các bên phải đạt được thỏa thuận thông qua gặp mặt và trao đổi trực tiếp, mà việc trao đổi thông tin qua thư tín hay điện thoại cũng đủ để nói lên thỏa thuận. Thuật ngữ “ấn định giá” cũng có thể được hiểu là từ dùng để chỉ những hành động chung của các đối thủ cạnh tranh làm ảnh hưởng đến giá cả. Tuy không có một định nghĩa thống nhất giữa các pháp luật của các quốc gia nhưng có thể hiểu một cách chung nhất “thỏa thuận ấn định giá” là một thỏa thuận bất kỳ giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm tăng, giảm, ấn định hoặc duy trì giá sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Đối với hành vi thỏa thuận ấn định giá không nhất thiết đòi hỏi các bên tham gia thỏa thuận phải bán ở cùng một mức giá giống nhau, một mức giá đồng nhất hoặc tất cả các đối thủ cạnh tranh trong một ngành nhất định cùng phải tham gia vào thỏa thuận. Luật Cạnh tranh Việt Nam cũng không định nghĩa cụ thể về thỏa thuận ấn định giá tuy nhiên theo quy định của pháp luật Việt Nam thì bản chất của thỏa thuận ấn định giá là việc thống nhất cùng hành động ấn định giá một các trực tiếp hay gián tiếp và được thực hiện dưới một trong các hinh thức được quy định tại Điều 14 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật cạnh tranh “Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp là việc thống nhất cùng hành động dưới một trong các hình thức
  • 21. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 13
  • 22. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM sau đây: 1. Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng. 2. Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể. 3. Áp dụng công thức tính giá chung. 4. Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan. 5. Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất. 6. Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng. 7. Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận. 8. Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu.” 1.3.2. Căn cứ để xác định hành vi ấn định giá, trường hợp miễn trừ và nhu cầu điều chỉnh của pháp luật Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh 2004 và Điều 14 Nghị định 116/2005/ NĐ-CP ngày 15/09/2005 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh, thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ là việc các doanh nghiệp thống nhất chung một mức giá hoặc một cách thức tính giá chung cho hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp này sẽ giao dịch với khách hàng. Với khái niệm chung như vậy, cho dù thỏa thuận diễn ra dưới hình thức nào thì có thể nhận thấy những hành vi ấn định giá đều tồn tại những đặc điểm chung, chính những đặc điểm đó là căn cứ để xác định hành vi ấn định giá và hỗ trợ cho việc phát hiện những trường hợp vi phạm pháp luật cạnh tranh trong thực tế. Trong thực tế, hành vi thỏa thuận ấn định giá có thể diễn ra ở bất cứ khâu nào trong quá trình sản xuất và phân phối. Đó có thể là thỏa thuận về giá của hàng hóa thiết yếu, trung gian hay hàng hóa thành phẩm; cũng có thể là thỏa thuận về tăng giá, giảm giá, áp dụng thống nhất một mức giá với khách hàng; áp dụng công thức tính giá và những cách thức trao đổi thông tin về giá. Thỏa thuận ấn định giá buộc các thành viên tham gia thỏa thuận phải giữ nguyên một mức giá trong một thời gian nhất định để tối đa hóa lợi nhuận và làm
  • 23. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 14
  • 24. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM cho các đối thủ cạnh tranh trên thị trường phải nâng giá trên mức cạnh tranh hoặc giảm giá dưới mức cạnh tranh. Như vậy cũng có nghĩa là các thành viên tham gia thỏa thuận phải thống nhất với nhau một mức giá và có sự giám sát lẫn nhau nhằm tránh trường hợp có thành viên phá vỡ thỏa thuận. Việc thống nhất chung một mức giá giữa các thành viên tham gia thỏa thuận là việc không dễ thực hiện vì mỗi doanh nghiệp đều có sự khác nhau về công nghệ cũng như quy mô kinh tế nên mỗi doanh nghiệp đều mong muốn một mức giá khác nhau tùy thuộc vào chi phí đầu tư. Ngoài ra vấn đề ấn định giá còn liên quan đến giá của toàn bộ sản phẩm trong thỏa thuận hoặc các sản phẩm của các doanh nghiệp không đồng nhất thì cần có sự thỏa thuận về tỉ lệ giá giữa các doanh nghiệp. Yêu cầu chung của thỏa thuận ấn định giá là ít nhất một thành viên trong thỏa thuận nắm giữ một thị phần tương đối lớn trên thị trường để tránh trường hợp các đối thủ cạnh tranh sẽ đưa ra mức giá sản phẩm thấp hơn mức giá thỏa thuận gây ra sức ép lớn cho các thành viên tham gia thỏa thuận. Đặc điểm chung của thị trường có tỉ lệ cao hình thành thỏa thuận ấn định giá:  Tỉ lệ doanh nghiệp trên thị trường rất ít và chỉ vài doanh nghiệp nắm giữ phần lớn thị phần.  Có sự tương đồng về quy mô sản xuất và cơ cấu giá cả  Sản phẩm của các doanh nghiệp không có sự khác biệt nhiều  Hầu như không có sản phẩm thay thế  Kênh thông tin về giao dịch sản phẩm có thể đảm bảo cho sự giám sát lẫn nhau của các doanh nghiệp  Sự tiêu thụ sụt giảm không đáng kể trong một thời gian  Hình thức biểu hiện của thỏa thuận ấn định giá:  Thỏa thuận tăng giá;  Thỏa thuận về một công thức chuẩn dùng để tính giá;  Thỏa thuận về việc duy trì một tỷ lệ cố định về giá cả của những sản phẩm cạnh tranh giống nhau nhưng không đồng nhất;  Thỏa thuận để loại trừ việc chiết khấu giá hoặc thiết lập mức chiết
  • 25. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 15
  • 26. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM khấu đồng bộ;  Thỏa thuận về những điều khoản tín dụng dành cho khách hàng;  Thỏa thuận đưa ra thị trường những sản phẩm được chào bán ở mức giá thấp nhằm hạn chế nguồn cung và giữ giá cao;  Thỏa thuận về việc không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của cartel;  Thỏa thuận về việc tuân theo mức giá đã được công bố;  Thỏa thuận không bán, trừ khi các điều khoản về giá cả được thỏa thuận và đáp ứng;  Thỏa thuận sử dụng mức giá đồng bộ tại thời điểm khởi đầu của cuộc đàm phán (Điều 14 Nghị định 116/2005/ NĐ-CP). Đối với hành vi ấn định giá bán lại, cũng coi là một dạng của thỏa thuận về giá, nhưng lại có những dấu hiệu đặc thù. Nội dung của thỏa thuận bao gồm:  Thống nhất áp dụng giá đối với một số hay tất cả khách hàng. Thống nhất cùng tăng giá ở một mức độ cụ thể, áp dụng chung công thức tính giá  Duy trì tỉ lệ cố định về giá của các sản phẩm cạnh tranh như nhau nhưng không đồng nhất  Loại trừ trường hợp chiết khấu giá hay mức chiết khấu không đồng bộ  Duy trì tỉ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan  Không được giảm giá khi không thông báo cho các thành viên khác Dựa trên nội dung của thỏa thuận có thể phân chia thỏa thuận thành hai nhóm với những đặc điểm riêng: Thứ nhất, gồm các thỏa thuận trực tiếp giá mua gồm việc các doanh nghiệp thỏa thuận áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng (tăng giá hoặc giảm giá; áp dụng công thức chung). Đặc điểm của nhóm thỏa thuận này là việc các doanh nghiệp đã tạo ra mặt bằng chung về giá bán hoặc mua hàng hóa trên thị trường. Như vậy, mức giá đó được hình thành dựa trên thỏa thuận của các doanh
  • 27. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 16
  • 28. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM nghiệp mà không liên quan gì đến quy luật tự nhiên của thị trường. Thứ hai, các loại thỏa thuận tác động gián tiếp đến giá mua, bán hàng hóa dịch vụ (bao gồm việc các doanh nghiệp cùng thỏa thuận duy trì tỉ lệ cố định về giá của sản phẩm cạnh tranh giống nhau nhưng không đồng nhất, duy trì tỉ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan, loại trừ trường hợp chiết khấu giá hay mức chiết khấu không đồng bộ, không được giảm giá khi không thông báo cho các thành viên khác). Về bản chất, các dạng thỏa thuận này không trực tiếp tạo ra mặt bằng chung về giá, nhưng lại khuyến khích doanh nghiệp tham gia định giá dựa trên những tiêu chuẩn có sẵn trong thỏa thuận mà không phải định giá một cách độc lập và tự do theo điều kiện riêng của từng doanh nghiệp.Như vậy có thể thấy rằng dù mức giá về hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp đưa ra tuy không giống nhau nhưng đều là kết quả của những thỏa thuận chung mà không phải hình thành từ những quy luật của thị trường. Hành vi ấn định giá là một trong các loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, do vậy hậu quả kinh tế của loại hành vi này cũng tương đồng với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Hành vi này gây thiệt hại cho khách hàng do mức giá được ấn định đã loại bỏ sự cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận, đồng nghĩa với việc thông qua thỏa thuận các doanh nghiệp đã tạo ra mặt bằng giá chung của hàng hóa, dịch vụ. Hệ quả là tước đoạt cơ hội để khách hàng có thể tự do lựa chọn mức giá cạnh tranh hợp lý trên thị trường và làm giảm đi mức độ cạnh tranh bằng các xóa bỏ sự cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận. Các hành vi bị cấm đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là những hành vị bị cấm tương đối. Trong các hành vi bị cấm của hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có những hành vi bị cấm nhưng vẫn được thực hiện trong giới hạn (thị phần kết hợp dưới 30% trên thị trường liên quan), những hành vi bị cấm tuyệt đối và những hành vi cấm có miễn trừ. Theo quy định tại Điều 10 LCT năm 2004 các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 LCT nếu các doanh nghiệp trong thỏa thuận có thị phần kết hợp dưới 30% trên thị trường liên quan thì được miễn trừ
  • 29. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 17
  • 30. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM trong một thời hạn nhưng phải đáp ứng một trong các điều kiện là: Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ; Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm; Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá; Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Và nhằm mục đích hạ giá thành có lợi cho người tiêu dùng. 1.3.3. Pháp luật cần điều chỉnh trong việc kiểm soát thỏa thuận ấn định giá Thực tế trên thị trường Việt Nam thời gian qua, thỏa thuận ấn định giá là thỏa thuận phổ biến nhất mà các doanh nghiệp lựa chọn để hạn chế cạnh tranh. Sự thỏa thuận ấn định giá thường xảy ra trong hai trường hợp: thỏa thuận về giá với mức giá cao hơn so với mức giá trong môi trường cạnh tranh lành mạnh và thỏa thuận về giá với mức giá thấp hơn mức gía được hình thành trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Ngoài ra, việc ấn định giá còn có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối đặc biệt trong lĩnh vực mà hàng hóa, dịch vụ chủ yếu phải nhập khẩu như hàng dược phẩm… Thỏa thuận ấn định giá không chỉ được thực hiện giữa nhà sản xuất, phân phối mà còn phổ biến ở việc thực hiện, thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp dưới hình thức liên minh, hiệp hội. Thêm nữa, thỏa thuận ấn định giá thường được gặp trong những lĩnh vực xăng dầu, ngân hàng, thị trường viễn thông… Dựa trên những căn cứ để xác định các thỏa thuận ấn định giá, việc kiểm soát hành vi ấn định giá theo luật định cũng bộc lộ những bất cập trong thực thi cần được điều chỉnh như sau. Sự khó khăn trong việc nhận dạng hành vi của thỏa thuận. Như đã biết, hầu hết các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung và thỏa thuận ấn định giá nói riêng đều là những thỏa thuận ngầm nên rất khó để kiểm soát. Như vậy, bất cập đầu tiên đến từ cách tiếp cận khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Có thể nói, cách tiếp
  • 31. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 18
  • 32. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM cận khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định của luật hiện hành là khá cứng nhắc. Theo lý thuyết cạnh tranh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được chia làm hai dạng là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang (là dạng thỏa thuận giữa các doanh nghiệp ở cùng một khâu, một giai đoạn của quá trình kinh doanh và có thể tính được thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan) và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc (dạng thỏa thuận giữa các doanh nghiệp ở các giai đoạn khác nhau của quá trình kinh doanh và mỗi bên hoạt động trên thị trường liên quan khác nhau). Luật Cạnh tranh Việt Nam 2004 không có định nghĩa về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà luật hiện hành chỉ liệt kê những hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định tại Điều 8 Luật Cạnh tranh và quy định chi tiết trong Nghị định 116/2005/ NĐ-CP từ Điều 14 đến Điều 21. Với cách quy định như vậy có thể thấy phạm vi các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được điều chỉnh chỉ nằm trong khuôn khổ quy định của Luật và Nghị định. Có thể thấy vấn đề nảy sinh ở đây là cách quy định dưới dạng liệt kê chủ yếu nhắm vào các hình thức biểu hiện bên ngoài mà không phân tích bản chất của hành vi. Cách thức liệt kê hành vi cụ thể còn gây hạn chế trong việc bao quát những dạng thức kinh doanh ngày càng phức tạp của doanh nghiệp. Cụ thể về quy định thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp ngoài những hành vi được liệt kê cụ thể tại Điều 14 Nghị định 116/2005/NĐ-CP như áp dụng thống nhất mức giá với khách hàng, tăng giá hoặc giảm giá, áp dụng công thức tính giá chung… thì trong thực tế kinh doanh còn có nhiều thỏa thuận khác cũng mang bản chất hạn chế cạnh tranh như thỏa thuận ấn định mức giá sàn, giá trần; thỏa thuận tăng hoặc giảm giá không ở mức cụ thể hay hành vi ấn định giá bán lại cho bên thứ ba… Những hành vi này chưa được pháp luật đề cập đến mặc dù cũng gây ra hậu quả làm phá vỡ môi trường cạnh tranh. Việc tiếp cận khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thông qua cách liệt kê hành vi hạn chế cạnh tranh như luật hiện hành vừa không bao quát hết các biểu hiện của hành vi mà còn gây khó khăn trong việc phát hiện, điều tra cũng như xử lý các vụ việc sai phạm. Mặc khác, những quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật Việt Nam chỉ áp dụng đối với dạng thỏa thuận hạn chế
  • 33. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 19
  • 34. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM cạnh tranh theo chiều ngang mà chưa đề cập đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc. Vướng mắc thứ hai trong quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung và thỏa thuận ấn định giá nói riêng là việc quy định các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Điều 9 Luật Cạnh tranh. Có thể nhận thấy một số thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường, hạn chế sản lượng hay thông đồng đấu thầu về cơ bản luôn mang bản chất phản cạnh tranh, hơn thế nữa xét về mặt hậu quả những thỏa thuận này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cạnh tranh và có tác động đến các yếu tố của thị trường như giá cả, sản lượng, khu vực phân phối… Chính vì thế đối với nhiều cơ quan cạnh tranh trên thế giới, những thỏa thuận này bị nghiêm cấm trong mọi trường hợp mà không cần xem xét các yếu tố liên quan cũng như không được miễn trừ trong mọi tình huống. Pháp luật cạnh tranh của một số quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển như Anh, Ý, Hà Lan… quy định cấm tuyệt đối các loại thỏa thuận này. Đối với quy định trong Luật Cạnh tranh Việt Nam tại khoản 2 Điều 9 về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, các hành vi thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường và hạn chế sản lượng (được quy định tại Khoản 1, 2, 3, Điều 8, Luật Cạnh tranh và Khoản 14, 15, 16, Nghị định 116/2005/NĐ-CP) chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan chiếm từ 30% trở lên. Dễ dàng nhận thấy sự bất cập trong quy định này khi bỏ qua ảnh hưởng của thỏa thuận đến môi trường cạnh tranh hay người tiêu dùng. Trong trường hợp cụ thể, thỏa thuận ấn định giá sẽ không bị cấm nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan không quá 30%. Trước tiên xét đến mức độ gây hại của thỏa thuận ấn định giá đã có thể mặc nhiên thừa nhận hành vi này vi phạm quy định về hạn chế cạnh tranh và cần bị cấm tuyệt đối mà không cần xem xét thêm các yếu tố khác. Mặt khác trong các trường hợp này thị phần không đủ để phản ánh về mức độ tác động đến môi trường cạnh tranh hay khả năng gây hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận. Tiếp theo là tiêu chí để phân biệt mức độ cấm đoán theo quy định tại Điều 9.
  • 35. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 20
  • 36. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM Một số hành vi gây hạn chế cạnh tranh chỉ được xem là vi phạm các quy định của Luật cạnh tranh khi chủ thể gây ra có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một các đáng kể trên thị trường liên quan. Chiếu theo quy định này thì thị phần là yếu tố duy nhất để phân biệt mức độ cấm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Đầu tiên, theo lý thuyết cạnh tranh, để xác định mức cấm đoán của các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần dựa vào nhiều yếu tố như bản chất hạn chế cạnh tranh của hành vi, tính chất hay mức độ tác động đến các yếu tố cạnh tranh trên thị trường một cách trực tiếp hay gián tiếp… Theo quan điểm kinh tế học, tổng thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận luôn tỉ lệ thuận với mức độ hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận đó. Đối với pháp luật cạnh tranh của nhiều nước phát triển, việc phân chia mức độ cấm đoán của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dựa vào các tiêu chí như hiệu quả kinh tế, hiệu quả đầu tư ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn (pháp luật cạnh tranh của Hoa Kỳ) hay dựa vào các tiêu chí xã hội như lợi ích của doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức độ tự chủ về tài chính, làm chủ thương trường trong kinh doanh hoặc khả năng đàm phán (pháp luật cạnh tranh Châu Âu). Điều khác biệt trong Luật Cạnh tranh Việt Nam là chỉ dựa vào tiêu chí thị phần kết hợp trên 30% để xác định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất là thị phần để phân biệt mức độ cấm đoán của thỏa thuận là chưa đầy đủ vì thị phần chỉ là một trong nhiều tiêu chí sử dụng để đánh giá mức độ và phạm vi tác động của thỏa thuận đến thị trường. Ngoài ra, việc xác định thị phần cũng không phải là việc dễ dàng khi áp dụng trong thực tiễn. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh tranh, thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỉ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm. Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh quy định thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế. Theo
  • 37. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 21
  • 38. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM định nghĩa về thị phần, cơ sở xác định thị phần của doanh nghiệp đói với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định trên thị trường liên quan chính là doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào đối với loại hàng hoá, dịch vụ đó của doanh nghiệp trên thị trường liên quan. Doanh thu bán ra, doanh số mua vào được xác định theo quy định của pháp luật về thuế, chuẩn mực kế toán Việt Nam và một số quy định đặc thù dành cho nhóm doanh nghiệp liên kết về tổ chức và tài chính , doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tín dụng (quy định tại Điều 9 Nghị định số 116). Với tính chất năng động của doanh nghiệp hiện nay việc xác định chính xác thị phần tương đối khó khăn vì thị phần của một số doanh nghiệp có thể thay đổi một cách nhanh chóng. Vấn đề vướng mắc tiếp theo liên quan đến các quy định về miễn trừ. Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004 các thỏa thuận được hưởng miễn trừ nếu được thực hiện để hạ giá thành và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng bằng những chiến lược như liên doanh và hợp tác phát triển, xây dựng tiêu chuẩn chung về sản phẩm và các điều kiện kinh doanh hoặc chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh. Những thỏa thuận đáp ứng các tiêu chuẩn trên sẽ được xem xét miễn trừ bao gồm: thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường, hạn chế sản lượng, hạn chế phát triển kỹ thuật công nghệ và thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp những điều kiện ký kết hợp đồng hay chấp nhận những nghĩa vụ không liên quan. Luật Cạnh tranh 2004 quy định các thỏa thuận này được phép miễn trừ có thời hạn nếu thỏa mãn những điều kiện tại Khoản 1 Điều 10 Luật Cạnh tranh. Theo những phân tích ở trên, các thỏa thuận như áp đặt giá, hạn chế sản lượng hay phân chia thị trường về bản chất luôn là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cạnh tranh, như vậy về nguyên tắc các thỏa thuận này phải bị cấm tuyệt đối và không được miễn trừ. Mặc dù pháp luật cạnh tranh của một số nước cũng có quy định miễn trừ đối với thỏa thuận ấn định giá nhưng hầu hết các dạng hành vi của thỏa thuận này khó đáp ứng được những điều kiện khắc khe để được hưởng miễn trừ vì về cơ bản mục đích hình thành thỏa thuận này hướng đến việc thu lợi nhuận một cách bất hợp pháp, hay nói đơn giản hơn là bản chất của các thỏa thuận ấn định giá đã thể hiện
  • 39. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 22
  • 40. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM mục đích không lành mạnh của các thành viên tham gia thỏa thuận, đó cũng chính là lý do mà pháp luật cạnh tranh của một số nước đã xếp thỏa thuận ấn định giá vào dạng thỏa thuận đen cũng có nghĩa là không có bất kỳ một lý do gì để biện minh cho quyền được miễn trừ của dạng thỏa thuận này. Việc phân loại thỏa thuận ấn định giá vào dạng thỏa thuận bị cấm và không được miễn trừ là xu hướng tất yếu của pháp luật cạnh tranh. Sự khác nhau trong quy định miễn trừ của pháp luật cạnh tranh Việt Nam với các nước khác thể hiện thêm nữa ở khía cạnh Luật Cạnh tranh Việt Nam quy định miễn trừ cho tất cả các ngành nghề nếu những hoạt động đó đáp ứng đủ điều kiện của Luật Cạnh tranh mà không có sựu phân biệt giữa các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Cũng có thể dễ dàng nhận thấy quy định miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có sự mâu thuẫn liên quan đến thỏa thuận về giá. Đối với quy định về xử lý vi phạm, Luật Cạnh tranh 2004 và Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về xử lý vi phạm trong pháp luật cạnh tranh đã có quy định cụ thể về mức tiền phạt tối đa nhưng chưa đề cập đến mức tiền phạt tối thiểu. Việc chưa có quy định về mức tiền phạt tối thiểu dẫn đến khả năng doanh nghiệp có thể chịu mức tiền phạt bằng 0 đồng, do tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp bằng 0. Trong những trường hợp này việc áp dụng hình thức phạt tiền không còn tác dụng răn đe đối với hành vi vi phạm của doanh nghiệp. Chính sự thiếu sót này đôi khi lại là “lỗ hổng” cho các doanh nghiệp vi phạm tìm cách lách luật thoát khỏi nhưng chế tài mà pháp luật đã đặt ra. Điều khó khăn nhất của cơ quan điều tra vụ việc liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung và thỏa thuận ấn định giá nói riêng là việc phát hiện và xử lý vụ việc vi phạm chưa thật sự tỉ lệ thuận với vụ việc vi phạm trong thực tế. Có tình trạng trên trước hết là do bản chất của hầu hết các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà cụ thể ở đây là hành vi thỏa thuận ấn định giá đều là những thỏa thuận ngầm nên khó bị phát hiện và xử lý. Hơn thế nữa là mức xử lý chưa thật sự nghiêm trọng đển ảnh hưởng đến lợi nhuận mà thỏa thuận đó mang lại nên việc các doanh nghiệp bất chấp vi phạm luật định để chạy theo doanh thu là điều để hiểu.
  • 41. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 23
  • 42. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM Hơn thế nữa, phần nhiều các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự ý thức và chấp hành theo luật cạnh tranh để tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, và quan trọng nhất là càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp lợi dụng lỗ hổng trong phát luật để lách luật bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và phức tạp khiến cho việc phát hiện và xử lý càng trở nên khó khăn. Việc giải quyết vấn đề đó là thách thức đang đặt ra không chỉ cho các nhà làm luật mà còn là cho những doanh nghiệp trung thực trong kinh doanh – đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng của thỏa thuận ấn định, phương hướng giải quyết nhằm tạo ra môi trường kinh doanh công bằng trong cạnh tranh và hướng đến quyền lợi của người tiêu dùng 1.4. Kinh nghiệm của một số nước về vấn đề thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực giá Có một thực tế đáng buồn là không phải doanh nghiệp nào cũng thích cạnh tranh, vì đơn giản, trong cạnh tranh có người thắng thì cũng có kẻ thua, và đã là kinh doanh thì không một doanh nghiệp nào muốn mình rơi vào tình trạng bất lợi. Phát luật cạnh tranh ra đời cũng như là một quy luật vốn dĩ phải có, chỉ có điều, cạnh tranh đã có từ lâu nhưng pháp luật cạnh tranh lại xuất hiện muộn hơn rất nhiều. Sở dĩ có tình trạng như vậy vì trong lịch sử phát triển thị trýờng ðã có thời kì nguyên tắc tự do trong cạnh tranh được tôn trọng tuyết đối đến mức Nhà nước cũng không được quyền can thiệp vào các quan hệ thị trường. Nhưng kết quả cuối cùng của đời sống cạnh tranh trong thị trường vẫn là việc cần có Nhà nước, với công cụ là pháp luật cạnh tranh, can thiệp vào thị trường để duy trì một trật tự ổn định đảm bảo cho sự lành mạnh và phát triển của thị trường. Cùng với sự thừa nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh thì phát luật cạnh tranh cũng ra đời. Trong lịch sử, phát luật cạnh tranh đã được hiện diện một cách không chính thức bằng những nguyên tắc trong dân luật và được thực hiện bằng trách nhiệm dân sự (Điều 1382-1383 Luật Dân sự Pháp). Đi cùng với sự phát triển của thị trường là sự biến đổi ngày càng phức tạp của các biểu hiện trong cạnh tranh đã dẫn đến việc các Nhà nước ngày càng tích cực nhận dạng những biểu hiện của
  • 43. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 24
  • 44. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM cạnh tranh không lành mạnh và ngăn cấm bằng những quy định trong các văn bản pháp luật. . Theo thống kê của UNCTAD (Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển), trên thế giới tính tới năm 2007, đã có tới 113 nước và vùng lãnh thổ có luật điều tiết hoạt động cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Như vậy, đi cùng với sự phát triển của lịch sử, pháp luật cạnh tranh ngày càng được nhìn nhận hoàn thiện. Có thể nói, tuy Hoa Kỳ được xem là quốc gia đầu tiên ban hành Luật Cạnh tranh hoàn chỉnh sớm nhất thông qua Đạo luật chống độc quyền Sherman 1890, nhưng Châu Âu mới là nơi mà những quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện sớm nhất. Việc xem xét và học tập kinh nghiệm của những nước này về pháp luật cạnh tranh nói chung và vấn đề thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực về giá nói riêng là điều cần thiết để Việt Nam hoàn thiện và xây dựng Luật Cạnh tranh mới trong tương lai. 1.4.1. Hành vi thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh trong pháp luật của Mỹ Mặc dù Luật Sherman được xem là viên gạch đầu tiên trong hệ thống pháp luật chống độc quyền của Hoa Kỳ và loài người nhưng phải đến năm 1897, lần đầu tiên Đạo luật này mới được sử dụng đúng chức năng của nó để ngăn chặn và cấm đoán các thỏa thuận ngầm về giá. Năm 1904, lần đầu tiên Tổng thống Roosevelt đã sử dụng luật Sherman để chống lại một số tập đoàn khổng lồ của Mỹ. Trước đó, Đạo luật này chỉ được sử dụng như công cụ pháp lý để chống lại các cuộc đình công của công nhân. Luật Sherman có hai mục đích chính là chống lại các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhằm lũng đoạn thị trường và chống lại sự lũng đoạn của một số doanh nghiệp lớn của nền kinh tế. Hoa Kỳ lấy tiêu chí “ cản trở thương mại” để xem xét tính bất hợp pháp của thỏa thuận nghĩa là mọi thỏa thuận có tác dụng cản trở thương mại hay hạn chế cạnh tranh đều được xem là bất hợp pháp. Điều đó thể hiện rõ ngay trong quy định tại Điều 1 Luật Sherman “Mọi hợp đồng, việc kết hợp giữa các hình thức độc quyền hay những hình thức hay những âm mưu mà làm kiềm chế thương mại giữa các bang hoặc giữa các quốc gia thì được xem là bất hợp pháp” và Điều 2 Luật Sherman “Mọi cá nhân mà được xem là độc quyền, hoặc nổ
  • 45. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 25
  • 46. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM lực để có độc quyền, hoặc sáp nhập hoặc chung sức với bất kỳ cá nhân khác hay cộng đồng khác để có độc quyền trong bất kỳ thành phần thương mại nào giữa các bang hoặc các quốc gia sẽ được xem là mắc trọng tội”[4, tr.1] So với các nước khác trên thế giới, pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ có bề dày lịch sử với những đạo luật khác nhau quy định về chống các hành vi phản cạnh tranh, hành vi độc quyền. Ngoài Luật Sherman được ban hành với mục đích bảo vệ môi trường cạnh tranh và công chúng trước những khuyết tật của thị trường bằng việc ngăn chặn hành vi cố tình tăng giá thông qua hạn chế thương mại, pháp luật Hoa Kỳ còn có các luật khác bổ sung và hoàn thiện quy định về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như: Đạo luật Clayton, được ban hành vào năm 1914, bắt nguồn từ luật Sherman, quy định bổ sung một số nội dung bổ sung cho đạo luật chống độc quyền Sherman. Đạo luật Robinson- Patman, được ban hành vào năm 1936, quy định xử lý một cách nghiêm khắc đối với các hành vi phân biệt đối xử. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có các đạo luật khác như luật Celler-Kefauver, được ban hành vào năm 1950, bổ sung cho đạo luật Clayton. Đạo luật Hart-Scott-Rodino phát triển luật chống độc quyền (Hart-Scott-Rodino Antitrust Improvement Act), được ban hành vào năm 1976, là tập hợp những sửa đổi, bổ sung cho các luật chống độc quyền, chủ yếu là luật Clayton.(12) Việc phân loại các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật Hoa Kỳ được phân chia thành hai nhóm hành vi: nhóm hành vi vi phạm mặc nhiên (violations per se) và nhóm hành vi vi phạm theo đánh giá tác động hợp lý (violations of the rule of reason). Tòa án Hoa Kỳ áp dụng một trong hai nhóm hành vi trên để xác định một thỏa thuận cạnh tranh có vi phạm nguyên tắc ngăn cản cạnh tranh một cách bất hợp lý hay không. Tòa án tối cao Hoa Kỳ xem thỏa thuận được xác định là vi phạm mặc nhiên là những thỏa thuận có tác động nguy hại đến môi trường cạnh tranh nên mặc định là bất hợp pháp mà không phải điều tra về những tác động gây ra hoặc lý do để thực hiện thỏa thuận. Các dạng thỏa thuận được coi là hiển nhiên gây tác động tiêu cực đến cạnh tranh tới mức chỉ cần thỏa thuận này tồn tại cũng đủ xem là bất hợp pháp không kể đó là dự định hay đã có tác động thực tế
  • 47. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 26
  • 48. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM đến thị trường bao gồm thỏa thuận ấn định giá theo chiều ngang, phân chia thị trường theo chiều ngang, hạn chế sản lượng và thông đồng đấu thầu. Những hành vi khác không nằm trong nhóm hành vi vi phạm mặc nhiên, khi xem xét cần phải đánh giá những tác động tích cực hoặc hiệu quả kinh tế của hành vi thỏa thuận đó đối với môi trường cạnh tranh hay người tiêu dùng, đó là nhóm hành vi được xem xét theo đánh giá tác động hợp lý. Trong việc đánh giá thỏa thuận thuộc nhóm này, cần so sánh dự định thực hiện thỏa thuận và ảnh hưởng cạnh tranh của thỏa thuận với lợi ích hoặc hiệu quả kinh tế mà thỏa thuận mang lại. Pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ cũng quy định về một số trường hợp thỏa thuận được hưởng miễn trừ bên cạnh các quy định cấm, thường là thỏa thuận theo ngành. Việc hưởng miễn trừ này không phụ thuộc vào một nguyên tắc nào mà thường theo danh sách các lĩnh vực được quyền hưởng miễn trừ. Một số lĩnh vực trong danh sách được điều chỉnh bởi những chương trình kế hoạch theo luật định của liên bang, một số trường hợp Nghị viện Hoa Kỳ ban hành văn ban quy định luật chống độc quyền không áp dụng đối với một ngành công nghiệp trong những tình huống theo luật định. Một số trường hợp khác tuy không có quy định pháp luật nhưng việc loại trừ được lý giải nhằm bảo vệ sự thống nhất trong kế hoạch hành động của Quốc hội. Cũng có một số tình huống Tòa án trĩ hoãn việc áp dụng luật chống độc quyền cho đến khi cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật của ngành công nghiệp đó đưa ra những xác nhận về tranh chấp hoặc những yếu tố quan trọng. Những lĩnh vực được hưởng miễn trừ khỏi sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh theo thống kê của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ năm 1977 gồm: nông nghiệp, năng lượng, giao thông, ngân hàng và bảo hiểm, báo chí, tổ chức giáo dục chuyên nghiệp và bóng chầy. Tuy nhiên danh sách này cũng thay đổi theo thời gian và sau đó đã được thu hẹp lại. Việc xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong luật pháp Hoa Kỳ đươc tiến hành theo án lệ nhưng biện pháp xử lý được các cơ quan cạnh tranh kiến nghị áp dụng là căn cứ vào mức độ tác động của thỏa thuận đối với môi trường cạnh tranh và thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng. Các hình thức xử phạt thường là phạt tiền, phạt tù đối với doanh nghiệp, cá nhân vi phạm (đặc biệt đối với những thỏa
  • 49. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 27
  • 50. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM thuận thuộc dạng vi phạm mặc nhiên), phạt cảnh cáo và các biện pháp khắc phục hậu quả nếu cần thiết (chấm dứt hoặc đình chỉ hành vi thỏa thuận). Trong thực tế áp dụng tại Hoa Kỳ, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nhất là thỏa thuận có tính chất mức độ tác động nghiêm trọng, bị coi là vi phạm hình sự. Điểm nổi bật trong pháp luật Hoa Kỳ đối với việc điều tra hạn chế cạnh tranh là áp dụng chính sách khoan hồng và chương trình ân xá bổ sung. Chính những quy định hợp lý và ngày càng hoàn thiện của chính sách khoan hồng đã mang lại hiệu quả hỗ trợ rất lớn cho cơ quan cạnh tranh trong quá trình thực thi việc điều tra vi phạm cạnh tranh. Đây được xem là công cụ điều tra hữu hiệu nhất của cơ quan cạnh tranh Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, việc sửa đổi quy định xử lý hành vi vi phạm theo hướng tăng mức xử phạt đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bất hợp pháp có tác dụng hỗ trợ tích cực và tăng tính hiệu quả cho việc áp dụng chính sách khoan hồng. Cụ thể đối với doanh nghiệp vi phạm, mức phạt tối đa có thể áp dụng được quy định tăng từ 10 triệu lên 100 triệu đô la Mỹ. Đối với cá nhân vi phạm, mức phạt tối đa có thể áp dụng được quy định tăng từ 350.000 lên 1 triệu đô la Mỹ. Về thời hạn phạt tù tối đa được quy định tăng từ 3 lên 10 năm. Việc xây dựng và kết hợp các quy định một các hợp lý đã khuyến khích các doanh nghiệp và cả nhân viên của họ tự nguyện khai báo và hợp tác điều tra, hiệu quả đạt được từ chương trình này không nhỏ. Điểm then chốt tạo nên thành công trong việc điều tra các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của Hoa Kỳ là pháp luật cạnh tranh nước này cho phép cơ quan cạnh tranh được thực hiện quyền khám xét nhằm tìm kiếm thông tin và chứng cứ về hành vi vi phạm. Cụ thể, trong quá trình điều tra các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cơ quan điều tra có quyền tiến hành khám xét, thu giữ tang vật, tài liệu… được cho là liên quan đến hành vi vi phạm của doanh nghiệp và có thẩm quyền điều động điều tra viên tiến hành khám xét đúng lúc, đúng thời điểm để tìm kiếm và thu giữ những chứng cứ quan trọng, xác thực. Có thể nói chính nhờ những quy định tiến bộ và hiệu quả, luật pháp Hoa Kỳ đã quản lý và thành công trong kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, phát hiện
  • 51. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 28
  • 52. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM và xử lý tốt các vụ việc vi phạm như trong các vụ điều tra về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên thị trường vitamin, điện cực than chì, đấu giá tác phẩm nghệ thuật và bộ nhớ ngoài DRAM của máy tính, cơ quan cạnh tranh đã có những lợi thế điều tra đáng kể nhờ các thông tin do người xin hưởng khoan hồng cung cấp. Nhờ vậy, Hoa Kỳ được xem là một trong các quốc gia có môi trường kinh doanh, môi trường cạnh tranh thông thoáng, trật tự, ổn định và tương đối bình đẳng. Chính môi trường kinh doanh – cạnh tranh này đã góp phần tạo nên thành công của một số doanh nghiệp của Mỹ khi các doanh nghiệp này đã đạt tới tầm cỡ thống trị, thao túng, khống chế, kiểm soát một số ngành sản xuất - kinh doanh xuất khẩu trên thị trường thế giới. 1.4.2. Hành vi thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh trong pháp luật của các nước Châu Âu Bên cạnh sự thành công của pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ, chính sách cạnh tranh Châu Âu cũng được xem là công cụ hữu hiệu để thúc đẩy quá trình liên kết của các nước trong khối cộng đồng. Pháp luật cạnh tranh Châu Âu được ghi lần đầu tiên trong Hiệp định Rome năm 1957 (Điều 81 đến Điều 89) , các quy định về luật cạnh tranh được hoàn thiện trong các hiệp ước sau và trong hệ thống pháp luật Châu Âu như Hiệp ước Nices (Điều 85 đến Điều 92), các Hiệp ước thành lập Châu Âu, các Điều ước quốc tế mà EU là thành viên như Hiệp ước giữa EU và chính phủ Hoa Kỳ, Canada… về việc hợp tác cạnh tranh, các bản án của Tòa án Liên minh Châu Âu… Chính sách cạnh tranh Châu Âu được quy định tại Hiệp định Rome thể hiện trên ba lĩnh vực: • (cartel) • • Chính sách chống độc quyền và các thỏa thuận phản cạnh tranh Chính sách kiểm soát sáp nhập doanh nghiệp; Chính sách kiểm soát trợ cấp nhà nước. Chính sách chống thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại Điều 101 Hiệp ước thành lập Liên minh Châu Âu ( Điều 81 cũ của Hiệp định Rome): “Mọi
  • 53. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 29
  • 54. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM thoả thuận giữa các doanh nghiệp, quyết định của hiệp hội các doanh nghiệp và mọi hành vi liên kết khác có thể ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước thành viên và có mục đích hoặc hệ quả ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch quy luật cạnh tranh trên thị trường của liên minh, đều bị coi là đi ngược lại với mục đích thành lập thị trường chung và bị cấm”. Nhìn vào hoàn cảnh lịch sử, pháp luật cạnh tranh Châu Âu ra đời sau pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ 7 thập kỉ, nên hoàn toàn có cơ sơ để đánh giá rằng pháp luật cạnh tranh Châu Âu chịu ảnh hưởng rất nhiều từ pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ. Tương tự như việc đánh giá tính chất bất hợp pháp của một thỏa thuận trong pháp luật Hoa Kỳ, chính sách cạnh tranh Liên minh Châu Âu cũng có những tiêu chí đánh giá gần như tương đồng nhưng vẫn có sự khác biệt đáng kể. Pháp luật Hoa Kỳ không quan tâm đến bản chất pháp lý của chủ thể tham gia thỏa thuận, trong khi luật cạnh tranh EU quy định chủ thể tham gia thỏa thuận phải là doanh nghiệp. Như vậy, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội … không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật. Ngay trong quy định tại Điều 101 Hiệp ước thành lập Liên minh Châu Âu đã ghi rõ các hành vi bị cấm và coi là không phù hợp với tiêu chuẩn của thị trường chung: a) ấn định một cách trực tiếp hoặc gián tiếp giá bán/mua hoặc các điều kiện giao dịch khác, b) hạn chế hoặc kiểm soát sản xuất, thị trường, tiến bộ kỹ thuật hoặc đầu tư, c) phân chia thị trường hoặc các nguồn cung cấp, d) áp dụng, đối với các đối tác thương mại, các điều kiện mang tính phân biệt đối xử đối với các chào hàng tương đương gây thiệt hại cho đối tác trong cạnh tranh, e) buộc bên giao kết hợp đồng phải chấp nhận các điều kiện thương mại bổ sung mà xét về bản chất hoặc theo tập quán thương mại, không có mối liên hệ nào với đối tượng của hợp đồng Như vậy, cũng giống với luật Hoa Kỳ, pháp luật cạnh tranh Châu Âu cũng
  • 55. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 30
  • 56. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM xem 4 dạng thỏa thuận gồm thỏa thuận ấn định giá, thỏa thuận phân chia thị trường, thỏa thuận kiểm soát số lượng, mua bán và thông đồng đấu thầu là các thỏa thuận vi phạm cạnh tranh trong mọi trường hợp, không xem xét đến tác động tích cực đối với thị trường hay hiệu quả của thỏa thuận và mặc nhiên bị cấm trong mọi trường hợp. Tương tự như vậy, với các thỏa thuận không thuộc nhóm hành vi trên, luật cạnh tranh Châu Âu cũng áp dụng nguyên tắc hợp lý để xem xét tính bất hợp pháp của hành vi. Việc đánh giá một thỏa thuận bao gồm việc xem xét thỏa thuận đó có gây hạn chế cạnh tranh không và thỏa thuận có mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn tác động cạnh tranh không. Theo pháp luật Châu Âu hiện tại thì điều kiện để cơ quan cạnh tranh căn cứ đánh giá thỏa thuận gồm: lợi ích kinh tế, tính cần thiết, chia sẻ lợi ích công bằng cho người tiêu dùng và không loại bỏ cạnh tranh. Ngoài ra, theo ủy quyền của Hội đồng Châu Âu, Ủy ban Châu Âu được phép ban hành danh mục các thỏa thuận được miễn trừ theo nhóm hành vi nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh. Ủy ban Châu Âu đã ban hành những quy định thỏa thuận giữa các doanh nghiệp có thị phần kết hợp ít hơn 20% đối với những thỏa thuận chuyên môn hóa hoặc 25% đối với những thỏa thuận nghiên cứu và phát triển sẽ được tự động miễn trừ. Cơ quan chịu trách nhiệm chính thi hành chính sách cạnh tranh của Liên minh Châu Âu là Ủy ban Châu Âu. Việc điều tra, xử lý các hành vi vi phạm chính sách cạnh tranh do Ủy ban Châu Âu thực thi với những thẩm quyền được quy định tại Quy chế 1/2003 của Hội đồng Châu Âu nhằm thực hiện các quy định về cạnh tranh trong Hiệp ước hoạt động của Liên minh Châu Âu ( từ Điều 17 đến Điều 20), theo đó Ủy ban Châu Âu có thẩm quyền tiến hành điều tra trong trường hợp nhận thấy cạnh tranh trên thị trường đang có vấn đề ( việc điều tra có thể hướng về một ngành, một lĩnh vực hay một dạng hành vi thỏa thuận nào đó trên thị trường); để phục vụ điều tra, Ủy ban Châu Âu có quyền yêu cầu các bên liên quan cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết; việc thẩm vấn lấy lời khai cũng là một thẩm quyền cần thiết trong quá trình điều tra. Ngoài ra, quyền lực lớn nhất của Ủy ban Châu Âu để
  • 57. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 31
  • 58. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM phục vụ quá trình điều tra là khám xét, cụ thể Ủy ban Châu Âu giao quyền cho điều tra viên và cán bộ hỗ trợ trong cuộc điều tra có thể tiếp cận và khám xét bất kỳ một địa điểm, bất kỳ một phương tiện ghi chép, thu giữ bất kỳ một bảo sao nào về phương tiện ghi chép, niêm phong địa điểm hay phương tiện bất kỳ có dấu hiệu liên quan đến cuộc điều tra, yêu cầu bất kỳ một người nào lý giải cho những bằng chứng liên quan đến nội dung điều tra. Cách thức mà pháp luật cạnh tranh Châu Âu sử dụng để giúp cho Ủy ban Châu Âu điều tra và phát hiện những thỏa thuận vi phạm một cách nhanh chóng và chính xác nhất là sử dụng chính sách khoan hồng trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của Hoa Kỳ, biểu hiện thành công của chính sách này là số vụ việc sai phạm được phát hiện và xử lý tăng thêm đáng kể. Nhờ hình thức này mà hiện nay có từ 5 – 10 thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực được phát hiện và điều tra mỗi năm. Tương tự như pháp luật Hoa Kỳ, Châu Âu cũng áp dụng chính sách ân xá bổ sung để hỗ trợ cho việc kiểm soát hành vi vi phạm luật cạnh tranh. Ngoài ra, việc đề cao vai trò của Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là một cách để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh được Châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới áp dụng thực hiện. Trong các nước Châu Âu, Đức là nước ban hành luật cạnh tranh từ rất sớm. Pháp luật cạnh tranh của Đức được ban hành với tên gọi Luật chống hạn chế cạnh tranh (còn được gọi là Luật Cartel) có hiệu lực từ 01/01/1958. Italia ban hành Luật Cạnh tranh và Thương mại công bằng ngày 10/10/1990. Sau đó Quốc hội Italia dựa trên Điều 41 Hiến pháp, ban hành pháp luật chống độc quyền quốc gia để đảm bảo quyền tự do kinh doanh và phù hợp với luật lệ chung Châu Âu. Tại Pháp, các quy định về cạnh tranh được ghi nhận trong Bộ Luật thương mại. Pháp luật cạnh tranh của Hà Lan được ban hành lần đầu tiên vào năm 1956 với tên gọi Luật Cạnh tranh kinh tế. Đến năm 1997 Chính phủ mới ban hành Luật cạnh tranh thay thế cho luật cũ có hiệu lực từ 01/01/1998. Riêng ở Anh, pháp luật cạnh tranh tuy được quy định tại Luật Cạnh tranh ban hành ngày 09/11/1998 để sửa đổi cho Luật Thương mại lành mạnh 1973 nhưng khi xét xử vụ việc vi phạm Văn phòng Thương mại lành
  • 59. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 32
  • 60. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM mạnh của Anh không chỉ chiếu theo quy định trong Luật Cạnh tranh mà còn tuân theo các luật có liên quan khác như Luật Doanh nghiệp 2002 có các điều khoản quy định vi phạm cartel. Ngoài ra, Anh còn có Luật Truất quyền các nhà điều hành doanh nghiệp, theo đó khi các nhà điều hành doanh nghiệp vi phạm pháp luật cạnh tranh có khả năng phải nhận Lệnh Truất quyền cạnh tranh, cụ thể là Lệnh này sẽ chấm dứt hành vi có liên quan và buộc họ không được quản lý doanh nghiệp trong thời gian tối đa 15 năm. Một ví dụ điển hình trong việc phát hiện, điều tra và xử phạt hành vi thỏa thuận ấn định giá trong ngành thương mại thép của Pháp ( theo quyết định của Hội đồng cạnh tranh Pháp ngày 16/12/2008) cho thấy hiệu quả trong việc áp dụng chính sách khoan hồng. Vụ việc cụ thể như sau: “Các sản phẩm được giao dịch (xà, ống, thép cuốn lá, thanh cốt thép, v.v.) là các hàng hóa trung gian được các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm xây dựng, kỹ thuật công trình, sản xuất, gia công kim loại tấm và công nghiệp hàng hải. Một lượng lớn khách hàng của ngành thương mại thép là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) (sản xuất khóa, v.v.), các đối tượng này có nhu cầu quá nhỏ để được cung cấp trực tiếp từ nhà sản xuất, vì thế họ bắt buộc phải mua thông qua các thương nhân. Trên thị trường thực tế liên quan, có năm nhà phân phối chính, ba trong số đó chiếm từ 60% đến 75% thị phần cho mỗi nhóm sản phẩm cùng loại. Doanh thu toàn cầu của hoạt động này vào khoảng 1,5 tỷ Euro trong năm 2006. Hầu hết các doanh nghiệp trên thị trường là thành viên của một hiệp hội ngành nghề có nhiệm vụ đại diện và hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Căn cứ vào các khiếu nại từ khách hàng của các nhóm doanh nghiệp thương mại thép về các nghi vấn trong khi bỏ thầu, Bộ Kinh tế Pháp đã tiến hành điều tra, bắt đầu từ việc yêu cầu cung cấp thông tin vào tháng 5 năm 2004. Kết quả này được chuyển cho Hội đồng Cạnh tranh của Pháp vào tháng 7 năm 2005. Vào tháng 10 năm 2006, một doanh nghiệp trong diện bị điều tra đã xin hưởng khoan hồng và cung cấp các thông tin mới cho cuộc điều tra.
  • 61. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 33
  • 62. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM Cuộc điều tra và yêu cầu cung cấp thông tin đã phát hiện ra cartel này bao trùm toàn nước Pháp và tồn tại trong vòng 5 năm, mặc dù một vài doanh nghiệp liên quan mới tham gia vi phạm trong một thời gian ngắn. Hồ sơ và các loại tài liệu khác nhau chỉ ra rằng các doanh nghiệp vi phạm đã tổ chức rất nhiều phiên họp thường kỳ, tại đó các doanh nghiệp này thống nhất các điều khoản thương mại khi chào cho khách hàng (ấn định các biểu giá, phân loại khách hàng theo tiềm năng, ấn định mức chiết khấu tối đa v.v.), phân chia khách hàng và hợp đồng giữa các bên. Thỏa thuận bất hợp pháp được che đậy dưới vỏ bọc của hiệp hội nghề nghiệp, theo sáng kiến của ba nhà nhà cung cấp chính: PUM/Arcelor (Tập đoàn Arcelor Mittal), KDI (doanh nghiệp con của Tập đoàn German Kloeckner) và Descours & Cabaud (Tập đoàn Thương mại tại Lyons). Cơ quan cạnh tranh của Pháp cho rằng các vi phạm này đặc biệt biệt nghiêm trọng, vì chúng không chỉ hủy hoại cạnh tranh về giá thông thường mà còn phân chia khách hàng và các hợp đồng, do đó đã loại trừ cơ chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp liên quan. Thỏa thuận này cũng nhằm mục đích ngăn cản các đối thủ cạnh tranh có được chỗ đứng trên thị trường. Hơn nữa, cartel này kiểm soát một địa bàn thị trường rất rộng lớn (khoảng 70% đến 90% khối lượng giao dịch bán ra của hầu hết các sản phẩm liên quan). Nó cũng là thỏa thuận của các cấp lãnh đạo cao nhất của các doanh nghiệp liên quan, những người này hoàn toàn nhận thức được rằng họ đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, điều này được chứng minh tại các chỉ dẫn bằng văn bản trong số các tài liệu thu giữ (“không được đề cập đến các từ như thỏa thuận hay cartel”, “không được tiết lộ thông tin về các cuộc họp”, “tránh nói về các cộng sự”, v.v). Quan điểm của cơ quan có thẩm quyền của Pháp là nền kinh tế đã phải chịu thiệt hại rất lớn. Tổng doanh thu của các hoạt động này vào khoảng 1,5 tỷ Euro vào năm 2006. Thiệt hại trong các năm vừa qua lên đến hàng trăm triệu Euro, tác động đến các doanh nghiệp khác và khách hàng của họ tại thị trường liên quan và cả trong các thị trường thứ cấp. Trong các trường hợp như vậy, việc tính giá cao tại điểm đầu của mạng lưới phân phối ít nhất đã chuyển tiếp một phần sang các doanh nghiệp thấp hơn trong mạng lưới phân phối, do đó nâng giá cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả.
  • 63. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 34
  • 64. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM Khi quyết định mức phạt, Hội đồng Cạnh tranh của Pháp đã cho một doanh nghiệp được miễn trừ một phần khoản phạt theo thủ tục khoan hồng. Tổng các khoản phạt áp dụng cho các thành viên của cartel lên đến 575.454.500 Euro. Tại phiên điều trần trước Hội đồng Cạnh tranh của Pháp, một số doanh nghiệp bị phạt đã chỉ ra rằng họ sẽ phải đối mặt với khó khăn do khủng hoảng kinh tế vào giai đoạn sáu tháng cuối năm 2008. Hội đồng Cạnh tranh của Pháp đã cân nhắc bối cảnh có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp và quyết định nếu các doanh nghiệp có thể chứng minh khó khăn cụ thể khi chi trả các khoản phạt, thì các doanh nghiệp được quyền đề nghị một lịch thanh toán hoặc thời hạn thanh toán với văn phòng kế toán công chịu trách nhiệm thu các khoản phạt này.[16, tr.19] Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC GIÁ Ở VIỆT NAM 2.1. Nhận định về quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam, các hình thức xử lý vi phạm 2.1.1. Nhận định về quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam Việt Nam có thể được xem là một trong số các nước ban hành luật cạnh tranh muộn, nhưng cũng không nằm ngoài xu hướng chung. Những quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam cũng có những điểm chung giống như các luật cạnh tranh của các nước khác nhưng không có nghĩa là không có những điểm khác biệt. Bối cảnh ra đời và mục đích của pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã làm cho Luật Cạnh tranh Việt Nam có những đặc điểm khác biệt so với luật cạnh tranh của các nước khác trên thế giới. Pháp luật Việt Nam cũng giống như các nước có nền kinh tế chuyển đổi khác, Luật Cạnh tranh Việt Nam ngoài việc điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp còn cấm sự can thiệp của cơ quan nhà nước vào môi trường kinh doanh.
  • 65. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM Đặc điểm thứ hai của Luật Cạnh tranh Việt Nam là cùng với các quy định điều chỉnh cạnh tranh, Luật Cạnh tranh Việt Nam còn thành lập các thiết chế thực thi Luật lần đầu tiên có tại Việt Nam, đó là sự ra đời của Hội đồng cạnh tranh và Cục quản lý cạnh tranh. Hội đồng Cạnh tranh là một cơ quan thuộc hệ thống hành pháp và có vị trí độc lập tương đối trong mối quan hệ với Bộ Công thương do Chính phủ thành lập gồm 11-15 thành viên được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương. Nhiệm vụ của Hội đồng cạnh tranh là tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh. Như vậy, Hội đồng cạnh tranh là cơ quan hành chính nhưng lại có chức năng xét xử độc lập. Điểm đặc biệt nhất của Luật Cạnh tranh Việt Nam là sự ra đời của tố tụng cạnh tranh song song với Luật cạnh tranh, bên cạnh các tố tụng khác như tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính. Tố tụng cạnh tranh ra đời đã thiết lập 36
  • 66. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM cơ chế ra quyết định trên cơ sở tranh tụng khác với các biện pháp xử phạt trên cơ sở biên bản vi phạm mà không có tranh tụng về quyết định của cơ quan hành chính. Đây được xem là sự đột phá trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đặc điểm khác nữa của Luật Cạnh tranh Việt Nam là chế tài phạt tiền được quy định theo tỷ lệ phần tram doanh thu. Trước khi ban hành Luật Cạnh tranh, pháp luật Việt Nam với các chế tài hành chính phạt hành vi vi phạm pháp luật chỉ ở mức phạt tiền theo số tuyệt đối. Việc phạt tiền sẽ được quy định từ mức này đến mức khác cho những hành vi vi phạm. Cùng với sự ra đời của Luật Cạnh tranh, hệ thống pháp luật Việt Nam có thêm chế tài phạt tiền theo tỉ lệ phần trăm. Việc xử phạt cho các hành vi vi phạm cụ thể được quy định tại Nghị định 71/2014/NĐ-CP và mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm (Điều 118 Luật Cạnh tranh 2004). So với mức phạt tiền tối đa của các vi phạm hành chính, đây là một mức phạt khá nặng có sức răn đe đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Đặc thù cuối cùng của Luật cạnh tranh Việt Nam so với pháp luật cạnh tranh của các nước trên thế giới là quy định về trường hợp miễn trừ. Pháp luật cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới đều đặt ra trường hợp ngoại lệ đối với các hành vi cạnh tranh bị cấm tuy vẫn có sự khác nhau nhất định về quy định áp dụng đối với mỗi loại hành vi hạn chế cạnh tranh. Luật Cạnh tranh Việt Nam cấm tuyệt đối (không miễn trừ) đối với những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền đề hạn chế cạnh tranh. Trường hợp miễn trừ chỉ được áp dụng đối với những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế bị cấm. Quy định này chứng tỏ sự nghiêm khắc của Nhà nước đối với hành vi của doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh hay độc quyền nhằm cản trở cạnh tranh, giành lấy lợi ích không chính đáng. Điểm thiếu sót dễ nhận thấy đầu tiên của Luật Cạnh tranh Việt Nam là việc quy định về đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh. Khoản 2 Điều 2 Luật Cạnh tranh quy định: Hiệp hội ngành nghề là đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh. Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 2 Nghị định 74/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về xử lý vi
  • 67. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 37