SlideShare a Scribd company logo
1 of 162
Download to read offline
LOGO
LUẬT CẠNH TRANH
TS. Trần Thùy Linh
Khoa Quản lý – Luật Kinh tế
NỘI DUNG HỌC PHẦN
Chương 1. Những vấn đề chung về cạnh tranh và PL cạnh tranh
Chương 2. Pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh
Chương 3. Pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế
Chương 4. Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
Chương 5. Bộ máy thực thi cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh
Chương 6. Xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh
TÀI LIỆU HỌC TẬP
 Giáo trình:
 Giáo trình Luật cạnh tranh của trường ĐH Luật HN, NXB
CAND, năm 2015
 Giáo trình Luật cạnh tranh của ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc
gia TP. HCM), NXB Dân trí 2010
 VBQPPL
 Luật cạnh tranh 2004, Luật cạnh tranh sửa đổi 2018
 NĐ 35/2020 Quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh
 NĐ 75/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực cạnh tranh
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
CẠNH TRANH
1. TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH
1.1.Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh (trong kinh doanh) là sự ganh đua giữa
các DN, các tổ chức kinh tế trong việc giành giật thị
trường, khách hàng và các điều kiện thuân lợi trong
các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích
kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường
Cạnh trạnh là hiện tượng riêng có của nền KTTT.
Cạnh tranh là vừa là quy luật tất yếu khách quan
vừa là động lực phát triển của nền KTTT
Đặc trưng của cạnh tranh
Phải tồn tại thị trường cụ thể là môi trường diễn ra hoạt
động cạnh tranh
Là hiện tượng xảy ra giữa các chủ thể kinh doanh
Xuất hiện sự ganh đua, tranh giành lợi ích giữa các chủ thể
kinh doanh
Mục đích: tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm
1.2. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CẠNH TRANH
• Cạnh tranh tự do
• Cạnh tranh có sự điều tiết của NN
Dựa vào vai trò điều tiết của NN
• Cạnh tranh hoàn hảo
• Cạnh tranh không hoàn hảo
• Độc quyền
Căn cứ vào tính chất
• Cạnh tranh lành mạnh
• Cạnh tranh không lành mạnh
• Hạn chế cạnh tranh
Tính lành mạnh và sự tác động của hành vi đến TT
1.2. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CẠNH TRANH
Cạnh tranh tự do
• Thị trường tự do tồn tại khi không có sự
can thiệp của Chính phủ và tại đó các tác nhân
cung cầu được phép hoạt động tự do.
• Học thuyết “bàn tay vô hình” của
Adam Smith (1723-1790)
Cạnh tranh có sự điều tiết của NN
• Nhà nước bằng các
chính sách và công cụ
pháp luật can thiệp vào
đời sống thị trường để
điều tiết, hướng các
quan hệ cạnh tranh vận
động và phát triển trong
một trật tự, đảm bảo sự
phát triển công bằng và
lành mạnh.
CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CẠNH
TRANH
CẠNH TRANH HOÀN HẢO
Là hình thức cạnh tranh mà ở đó người mua và người bán đều
không có khả năng tác động đến giá cả của sản phẩm trên thị
trường, giá cả của sản phẩm hoàn toàn do quan hệ cung cầu, quy
luật giá trị quyết định; không có sự tồn tại của bất cứ khả năng hay
quyền lực nào có thể chi phối các quan hệ trên thị trường.
.
CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CẠNH TRANH
CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO
 Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các
ngành sản xuất mà ở đó, các DN phân phối hoặc sản xuất có đủ sức mạnh và
thế lực để có thể chi phối giá cả các sản phẩm của mình trên thị trường.
 Cạnh tranh không hoàn hảo ra đời do sự khuyết đi một trong những yếu tố để
tạo nên sự hoàn hảo của thị trường.
 Mỗi thành viên của thị trường đều có một mức độ quyền lực nhất định đủ để
tác động đến giá cả của sản phẩm.
CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CẠNH TRANH
ĐỘC QUYỀN
 Độc quyền xảy ra khi chỉ có một DN duy nhất sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm
trên thị trường mà không có sự thay thế từ các sản phẩm hoặc các chủ thể kinh
doanh khác.
 DN độc quyền có thể độc quyền nguồn cung (độc quyền bán) hoặc độc quyền cầu
(độc quyền mua) trên thị trường.
 DN độc quyền có khả năng khống chế ý chí của đối tác hoặc của khách hàng, tước
bỏ khả năng lựa chọn của khách hàng.
CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CẠNH TRANH
CẠNH TRANH LÀNH MẠNH
 Khái niệm: Theo Black’s Law Dictionary: “là hình thức
cạnh tranh công khai, công bằng và ngay thẳng giữa các
đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh”
 Đặc điểm:
 Cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có.
 Có mục đích thu hút khách hàng.
 Không trái pháp luật và tập quán kinh doanh lành mạnh.
CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CẠNH TRANH
CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
 Khái niệm: Điều 10 Bis Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp quy định: “bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với các
hoạt động thực tiễn, không trung thực trong lĩnh vực công nghiệp
và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”.
 Đặc điểm:
 Nhằm mục đích cạnh tranh phát sinh trong kinh doanh.
 Trái với pháp luật cạnh tranh hoặc tập quán kinh doanhthông
thường;
 Gây thiệt hại cho đối thủ hoặc cho khách hàng..
CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CẠNH TRANH
HẠN CHẾ CẠNH TRANH
 Khái niệm: Là hành vi luôn hướng đến việc hình thành một
sức mạnh thị trường hoặc tận dụng sức mạnh thị trường để
làm cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường bị biến dạng”.
 Đặc điểm:
 Chủ thể thực hiện hành vi có thể là một DN hoặc một nhóm DN, các DN này
hoặc là đã có sức mạnh thị trường, hoặc hướng đến việc hình thành nên sức mạnh
thị trường bằng cách thỏa thuận hoặc tập trung kinh tế.
 Các hành vi được thực hiện nhằm mục tiêu làm biến dạng cạnh tranh: làm thay
đổi cấu trúc thị trường, thay đổi tương quan cạnh tranh giữa các DN, loại bỏ đối
thủ, ngăn cản đối thủ tiềm năng để làm giảm đi sức ép cạnh tranh hiện có hoặc sẽ
có, bóc lột khách hàng…
1.3. VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH VÀ NHU CẦU ĐIỀU
TIẾT CẠNH TRANH BẰNG CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH
 Vai trò của cạnh tranh
 Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển KT –
XH
 Cạnh tranh khuyến khích việc áp dụng KH – KT,
cải tiến CN KD có hiệu quả
 Cạnh tranh mang lại lợi ích và thỏa mãn nhu
cầu của người TD
 Cạnh tranh đảm bảo việc sử dụng các nguồn
lực là tối ưu nhất
1.3. VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH VÀ NHU CẦU ĐIỀU
TIẾT CẠNH TRANH BẰNG CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH
 Nhu cầu điều tiết cạnh tranh của NN
Thực tế cạnh tranh trên thị trường.
Sự bất cập của thuyết cạnh tranh tự do.
 Các học thuyết hiện đại về cạnh tranh.
Chính sách cạnh tranh.
Pháp luật cạnh tranh
2. TỔNG QUAN VỀ LUẬT CẠNH TRANH
2.1. Khái niệm, đặc trưng của PL cạnh tranh
 Khái niệm: PL cạnh tranh bao gồm tổng
thể các QPPL điều chỉnh các nhóm QH:
 QH cạnh tranh giữa các DN trong quá trình
KD trên thị trường
QH giữa CQ thực thi luật CT với các chủ thể
KD khi họ thực hiện các hành vi hạn chế
cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không
lành mạnh
Đặc trưng của PL cạnh tranh:
PL cạnh tranh có tính tiếp cận từ mặt trái
PL cạnh tranh luôn có tính mềm dẻo, linh
hoạt, được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ
với nền kinh tế
 Luật cạnh tranh vừa mang tính chất của
luật công, vừa mang tính chất của luật tư
 Luật cạnh tranh vừa bao gồm các quy định
của luật nội dung vừa chứa đựng các quy
định của luật hình thức
2.2. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của LCT
Việt Nam
 Phạm vi điều chỉnh
Đối với hành vi hạn chế cạnh tranh;
Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
Đối với thẩm quyền và thủ tục tố tụng cạnh
tranh;
Đối với các biện pháp xử lý VPPL về cạnh tranh;
Đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh
Tổ chức, cá nhân kinh doanh (gọi chung là DN );
Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam.
 Sinh viên nghiên cứu
 Mục tiêu ban hành Luật cạnh
tranh
 Quá trình phát triển và hoàn
thiện PL cạnh tranh trên TG
 Quá trình phát triển PL cạnh
tranh VN
Một số câu hỏi ôn tập
1. Chủ thể nào sau đây là đối tượng điều chỉnh
của LCT 2018
• Doanh nghiệp
• Người tiêu dùng
• Cơ quan quản lý nhà nước
• Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng
Một số câu hỏi ôn tập
2. LCT được áp dụng để điều chỉnh hành vi nào
dưới đây:
a. Hành vi vi phạm HĐ mua bán hàng hóa
b. Hành vi hợp nhất doanh nghiệp
c. Hành vi chia, tách DN
d. Hành vi thành lập DN
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT
HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH
TRANH
NỘI DUNG
Những vấn đề chung về hành vi hạn chế cạnh
tranh
Quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh
Quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường và vị trí độc quyền
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
1.1. Khái niệm:
K3Đ3 Luật cạnh tranh
2004:
Hành vi của dn làm giảm,
sai lệch cản trở cạnh tranh
gồm:
+ Thỏa thuận HCCT
+ Lạm dụng vị trí TLTT
+ Lạm dụng vị thế ĐQ
+ Tập trung kinh tế
LUẬT CẠNH TRANH 2018
Hành vi gây tác động hoặc có
khả năng gây tác động hạn
chế cạnh tranh, bao gồm
hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh, lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường và lạm
dụng vị trí độc quyền (K2 Đ3
LCT 2018)
Tác động hạn chế cạnh
tranh là tác động loại trừ,
làm giảm, sai lệch hoặc cản
trở cạnh tranh trên thị
trường (K3 Đ3 LCT 2018)
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
1.2. Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh
Xác định thị trường liên quan
Xác định sức mạnh thị trường
 XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN
 Ý nghĩa: là bước đầu tiên, đóng vai trò quyết định trong việc
đánh giá một vụ việc hạn chế cạnh tranh
 xác định TTLQ là công việc đầu tiên để xác định thị phần của
từng DN trong vụ việc cạnh tranh.
 xác định TTLQ là cơ sở quan trong để xác định hai DN có
phải là đối thủ cạnh tranh của nhau hay không. Các DN chỉ
có thể là đối thủ cạnh tranh của nhau nếu những DN này
cùng hoạt động trên cùng một thị trường liên quan.
 xác định TTLQ giúp cho việc xác định mức độ gây HCCT do
hành vi VP các quy định của Luật Cạnh tranh gây ra
Xác định thị trường liên quan
 Bản chất: là xác định số lượng DN là đối thủ cạnh tranh của
nhau cũng như vị trí của chúng trong khu vực thị trường nhất
định
 Theo Luật cạnh tranh Việt Nam, TT liên quan là thị trường của
những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính,
mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các
điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các
khu vực địa lý lân cận, bao gồm:
 Thị trường sản phẩm liên quan
 Thị trường địa lý liên quan
Thị trường sản phẩm liên quan
 Quan điểm EC: Thị trường sản phẩm liên quan bao gồm tất cả các sản
phẩm hay dịch vụ được người tiêu dùng coi là có khả năng thay thế cho
nhau do các đặc tính của sản phẩm, giá cả cũng như mục đích sử dụng của
chúng
 Theo K1Đ3 Luật cạnh tranh 2004: Thị trường sản phẩm liên quan là thị
trường của những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính,
mục đích sử dụng và giá cả.
 Theo K1 Đ9 Luật cạnh tranh 2018: Thị trường sản phẩm liên quan là thị
trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính,
mục đích sử dụng và giá cả.
Thị trường sản phẩm liên quan
 Có hai phương pháp xác định chính: xem xét khả
năng thay thế về cầu và khả năng thay thế về cung.
 Trong hầu hết các trường hợp, thị trường thường
được xác định dựa trên quan điểm của khách hàng,
tức là xét từ góc độ khả năng thay thế về cầu.
 Nếu cần thiết phải xác định thị trường dựa trên
quan điểm của nhà cung cấp, tức là xem xét khả
năng thay thế về cung
Thay thế về cầu
 Xác định khả năng thay thế về cầu là việc xác định đâu
là sp mà NTD cân nhắc làm SP thay thế cho SP đang bị
điều tra. Khi các SP có thể thay thế cho nhau tức là
chúng cùng phục vụ cho một nhu cầu của thị trường, là
cơ sở để xác định chúng cùng cạnh tranh trong một thị
trường cụ thể.
 Luật cạnh tranh VN dựa trên 3 tiêu chí để xác định khả
năng thay thế (về cầu ) của sản phẩm: Đặc tính, mục
đích sử dung (Tính chất của SP) và giá cả.
Tính chất của sản phẩm (K2 &3 Đ4 NĐ 35/2020)
Các SP được coi là cạnh tranh với nhau khi tính chất của nó giống
nhau
Các SP được coi là có tính chất giống nhau (nên có thể thay thế cho
nhau) nếu có mục đích sử dụng và đặc tính giống nhau
Mục đích sử dụng: Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho
nhau về mục đích sử dụng nếu hàng hóa, dịch vụ đó có mục đích sử
dụng chủ yếu giống nhau
Đặc tính của SP: Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho
nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có sự giống nhau hoặc
tương tự nhau về một hoặc một số yếu tố quy định tại K2 Đ4 NĐ
35/2020
Sự thay thế về giá của SP (K4 NĐ 35/2020)
Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế
cho nhau về giá cả khi giá của hàng hóa, dịch
vụ chênh lệch nhau không quá 5% trong điều
kiện giao dịch tương tự. Trường hợp có sự
chênh lệch nhau trên 5%, Ủy ban Cạnh tranh
Quốc gia xác định hàng hóa, dịch vụ có thể
thay thế cho nhau về giá cả căn cứ thêm vào
một số yếu tố quy định tại khoản 5 hoặc thực
hiện theo phương pháp quy định tại khoản 6
Điều 4 NĐ 35/2020
Một số công cụ khác xác định khả năng thay thế
của SP
Khoản 5 Điều 4 NĐ 35/2020
Khoản 6 Điều 4 NĐ 35/2020
Điều 5, Điều 6 NĐ 35/2020
Thị trường địa lý liên
quan
 Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch
vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và
có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận (Đ7 NĐ 35/2020)
 Nhằm trả lời một câu hỏi tương tự như câu hỏi đã được đặt ra khi xác định thị trường
sản phẩm liên quan: ―Người tiêu dùng sẽ chuyển sang nguồn cung nào nếu giá của
sản phẩm liên quan tăng một mức nhỏ nhưng đáng kể và không phải trong một thời
gian ngắn?‖ Nếu như một số lượng đáng kể người tiêu dùng chuyển sang mua hàng
tại một khu vực ngoài khu vực đang được xem xét, vậy khu vực địa lý mà người tiêu
dùng sẽ quyết định chuyển sang mua hàng sẽ phải nằm trong thị trường địa lý liên
quan.
Căn cứ để xác định ranh giới của Thị trường địa lý
liên quan
 Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của DN tham gia phân
phối sản phẩm liên quan;
 Cơ sở kinh doanh của DN khác đóng trên khu vực địa lý lân
cận đủ gần với khu vực địa lý đang xem xét để có thể tham gia
phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó;
 Chi phí vận chuyển trong khu vực địa lý đang xem xét;
 Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong khu
vực địa lý đang xem xét;
 Rào cản gia nhập thị trường
Chủ yếu dựa trên quan điểm của khách hàng về khả năng thay thế cho
nhau của những SP được SX hoặc được mua bán tại những địa điểm khác nhau
Ranh giới của Thị trường địa lý liên quan
 Trong ranh giới đó phải có Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh
của DN tham gia phân phối sản phẩm liên quan và khu vực
địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý đang xem xét có cơ sở
kinh doanh của DN khác để có thể tham gia phân phối sản
phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó;
 Chi phí và thời gian vận chuyển giữa các địa điểm trong khu
vực địa lý đang xem xét phải không làm giá bán lẻ sp tăng quá
10% (mức suy đoán là NTD chấp nhận được)
 Đánh giá sự tồn tại của Rào cản gia nhập thị trường để có kết
luận chính xác
 SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG
Là khả năng DN duy trì giá cả trên mức giá cạnh tranh
hoặc giảm chất lượng hoặc sản lượng xuống dưới mức cạnh
tranh mà vẫn thu được lợi nhuận
 DN có sức mạnh thị trường là DN không phải chịu sức ép
cạnh tranh đáng kể nào
 SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG (market power)
 Xác định sức mạnh thị trường để đánh giá, phân tích tác động
phản cạnh tranh của một hành vi hay một thỏa thuận của DN
(nhóm DN) trên thị trường
 Hành vi mang tính phản cạnh tranh của DN (nhóm DN) sẽ không
thể tác động xấu đến thị trường nếu như DN (nhóm DN) không
có sức mạnh thị trường.
 Đặc trưng của SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG
(market power)
 Thường được chỉ sức mạnh của người bán
MARKET POWER
BUYER POWER
 Đặc trưng của SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG
(market power)
 Sức mạnh thị trường không mang tính chất tuyệt đối, việc đánh
giá sức mạnh thị trường tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể,
do các yếu tố về quy mô, đặc điểm của thị trường quyết định.
 Đặc trưng của SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG
(market power)
 Sức mạnh thị trường không chỉ giới hạn trong khả năng
tăng giá trên mức cạnh tranh hay giảm chất lượng, sản
lượng xuống dưới mức cạnh tranh mà còn có thể tác
động xấu đến thị trường bằng nhiều cách thức khác:
 Làm suy giảm tình hình cạnh tranh hiện tại
 Nâng cao các rào cản gia nhập thị trường
 Làm chậm quá trình cải tiến sản phẩm
 Đặc trưng của SỨC MẠNH THỊ
TRƯỜNG (market power)
 Ngoài sức mạnh thị trường của một DN (đơn lẻ), các DN
cũng có thể (công khai hoặc không công khai) thỏa thuận
làm hình thành sức mạnh thị trường của nhóm DN
 VD: Vụ việc 19 DN bảo hiểm
 Xác định SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG
 Pháp luật các nước xem xét tổng hợp nhiều yếu tố:
 Số lượng các nhà cung cấp cạnh tranh với cùng một SP, thị phần
và mức độ tập trung
 Rào cản gia nhập thị trường
 Rào cản mở rộng thị trường
 Sức mạnh của người mua
 Lợi nhuận thu được
 Khả năng loại bỏ cạnh tranh
 Xác định SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG theo PL VN
THEO LUẬT CẠNH TRANH 2004:
Thị phần đóng vai trò trung tâm và gần như là duy nhất
trong việc đánh giá sức mạnh thị trường:
Quy định về TTHCCT, lạm dụng VTTLTT, TTKT đều lấy
ngưỡng thị phần nhất định làm căn cứ xác định việc xác
lập sức mạnh thị trường của doanh nghiệp hay nhóm
doanh nghiệp
Ngoài thị phần có tiêu chí khả năng gây hạn chế cạnh
tranh một cách đáng kể nhưng quy định khó thực thi
 Xác định SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG theo PL VN
THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018:
Thị phần vẫn có vai trò quan trọng nhưng
không phải là tiêu chí duy nhất trong việc đánh
giá sức mạnh thị trường.
Tiêu chí về sức mạnh thị trường đáng kể (Điều
26)
Thị phần, Điều 10 Luật CT 2018
Phương pháp xác định
a) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng
doanh thu bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan
theo tháng, quý, năm;
b) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng
doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan
theo tháng, quý, năm;
c) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh
nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của tất cả các doanh
nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
d) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh
nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của tất cả các
doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.
Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh
Sức mạnh thị trường đáng kể, Điều 26 Luật CT 2018
Căn cứ xác định:
a) Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
b) Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;
c) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;
d) Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ
hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;
đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;
e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;
g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
h) Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch
vụ liên quan khác;
i) Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt
động kinh doanh.
2. QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
2.1. Khái niệm Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luật CT 2004 không đưa ra kn, mà chỉ liệt kê các thỏa
thuận bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Căn cứ vào kn hành vi HCCT và bản chất của thỏa thuận,
có thể rút ra kn TTHCCT
Tuy nhiên, chỉ những thỏa thuận được liệt kê tại điều 8
Luật CT 2004 mới bị coi là TTHCCT và có thể bị cấm
2. QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
2.1. Khái niệm Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luật CT 2018 đã đưa ra khái niệm: Thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây
tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh (K4
Đ3)
 Điều 11 liệt kê các TTHCCT nhưng có điều khoản quét, tức là
không chỉ những thỏa thuận được liệt kê tại điều 11 Luật CT
2018 mới bị coi là TTHCCT mà bao gồm cả các thỏa thuận khác
đáp ứng khái niệm được nêu tại K4Đ3
2. THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
2.2. Đặc điểm của TTHCCT
Có hai hay nhiều chủ thể tham gia thỏa thuận là các DN độc lập
Biểu hiện của hành vi: các bên có sự thỏa thuận thống nhất cùng hành
động
Hậu quả: Làm giảm, loại bỏ cạnh tranh trên thị trường
2. THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
2.3. Phân loại TTHCCT
 Thỏa thuận theo chiều ngang (horizontal agreements)
Là thoả thuận được thực hiện giữa các chủ thể cùng cấp độ kinh doanh (là
đối thủ của nhau, hoạt động trên cùng thị trường liên quan)
Thỏa thuận theo chiều dọc (vertical agreements)
Là thoả thuận được thực hiện giữa các chủ thể ở các cấp độ kinh doanh
khác nhau (nhà sản xuất, nhà phân phối, người bán lẻ).
2. THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
2.3. Phân loại TTHCCT
Thỏa thuận theo chiều ngang tạo ra khả năng khống chế thị
trường, gây nhiều tác động xấu đến môi trường cạnh
tranh hơn là thỏa thuận theo chiều dọc
Thỏa thuận theo chiều ngang thường liên quan đến ấn định giá, phân
chia thị trường, ngăn cản DN khác tham gia thị trường, kiểm soát sản
lượng…
Thỏa thuận theo chiều dọc thường liên quan đến phân phối độc quyền
theo lãnh thổ, giao dịch độc quyền, Nhà SX buộc các DN phân phối chấp
nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến HĐ, thỏa thuận ấn định
giá bán lại…
2. THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
2.3. Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (Điều 11 LCT 2018)
1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
2. Thoả thuận phân chia khách hàng, thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch
vụ;
3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ;
4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong
việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
5. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát
triển kinh doanh.
6. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa
thuận. Cấm tuyệt đối
7. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
8. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên
quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
của các bên không tham gia thỏa thuận.
11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
2. THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
Điều 8 Luật Cạnh tranh 2004
1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch
vụ;
3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng
hoá, dịch vụ;
4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
5. Thoả thuận áp đặt cho DN khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch
vụ hoặc buộc DN khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng
của hợp đồng;
6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho DN khác tham gia thị trường hoặc phát
triển kinh doanh;
7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những DN không phải là các bên của thoả thuận;
8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp
hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
2.4. Nguyên tắc xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luật CT 2018 quy định cấm đối với các Thỏa thuận tại Đ11
như sau:
• Cấm tuyệt đối: Thỏa thuận theo chiều ngang K1-3, Thỏa thuận
K4-6
• Cấm có điều kiện: Thỏa thuận K7-11, Thỏa thuận theo chiều
dọc K1- 3
• Điều kiện: thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác
động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường )
2.4. Nguyên tắc xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luật CT 2004 quy định:
• Cấm tuyệt đối với các thỏa thuận từ K6- K8 và
• Cấm có điều kiện và cho hưởng miễn trừ với các thỏa
thuận từ K1-K5
• Điều kiện: Thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận đạt
từ 30% trở lên
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HƯỞNG MIỄN TRỪ
 Cơ sở của việc miễn trừ là dựa trên nguyên tắc lập luận hợp lý, tức là
cân nhắc giữa tác động hạn chế cạnh tranh và những lợi ích có được
từ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với nền kinh tế và người tiêu
dùng .
Một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vẫn có thể được cho phép thực
hiện nếu xét thấy lợi ích đối với nền kinh tế và người tiêu dùng vẫn
lớn hơn tác động hạn chế cạnh tranh, hay nói cách khác tác động tích
cực lớn hơn tác động tiêu cực
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HƯỞNG MIỄN TRỪ
 Điều kiện hưởng miễn trừ :Khi có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng
một trong các điều kiện quy định tại K1 Đ14 LCT 2018
Phạm vi áp dụng: Chỉ áp dụng với các TTHCCT quy định tại K1- 3,
K7-11 Điều 11 bị cấm theo quy định tại Đ 12 của LCT 2018
 Thời gian áp dụng: Chỉ áp dụng trong một thời hạn nhất định
 Thẩm quyền thụ lý hồ sơ và quyết định cho hưởng miễn trừ: Ủy ban
cạnh tranh quốc gia
Thủ tục miễn trừ: Đ15 – Đ23 Luật cạnh tranh 2018
3. QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG
3.1. Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền?
Theo quan điểm của ECJ, thống lĩnh thị trường là
“Vị trí của doanh nghiệp mang sức mạnh kinh tế có khả năng
ngăn cản cạnh tranh hiệu quả được duy trì trên thị trường liên
quan bằng cách cho phép nó hành xử độc lập ở một mức độ đáng
kể không phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh, khách hàng và cuối
cùng là người tiêu dùng
3. QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG
3.1. Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền?
Luật mẫu về cạnh tranh của Liên Hợp Quốc (sửa đổi năm
2017) Vị trí thống lĩnh của quyền lực thị trường (dominant
position of market power) là tình trạng mà một doanh nghiệp,
tự nó hoặc cùng hành động với một số doanh nghiệp khác ở
vào vị trí kiểm soát thị trường liên quan của một hoặc một
nhóm hàng hóa, dịch vụ cụ thể
3. QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG
3.1. Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền?
Mục 2 đạo luật Sherman Act (Hoa Kỳ)
Doanh nghiệp (có sức mạnh) độc quyền được hiểu là “doanh
nghiệp có khả năng (1) định giá cao hơn đáng kể so với mức
giá cạnh tranh và (2) cố tình gây ra hành vi này trong khoảng
thời gian nhất định nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh mới gia
nhập hoặc mở rộng thị trường.
3. QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG
3.1. Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền?
 Thống lĩnh/độc quyền thị trường là khả năng của doanh
nghiệp (nhóm DN) có Quyền lực thị trường, cho phép doanh
nghiệp (nhóm doanh nghiệp) hành động độc lập, không phụ
thuộc vào các quy luật của thị trường, đối thủ cạnh tranh,
khách hàng, hay người tiêu dùng, nghĩa là nó có khả năng chi
phối, kiểm soát thị trường.
3. QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG
3.1. Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền?
Luật CT Việt Nam không đưa ra định nghĩa mà chỉ đưa ra tiêu
chí để xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hay
không
 PL CT Việt Nam phân biệt VTTLTT và VTĐQTT
3. QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG
Các thức xác định VTTL và VTĐQ?
 Các quốc gia khác nhau sử dụng các cách thức
khác nhau nhưng phổ biến có các tiêu chí:
 Thị phần (market share),
 Rào cản gia nhập thị trường (barriers to entry),
 Quy mô của đối thủ (size of competitors),
 Năng lực tài chính của doanh nghiệp (financial
power of enterprise).
3. QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG
Các thức xác định VTTL và VTĐQ?
 Theo LCT Việt Nam 2004, thị phần gần như
là tiêu chí duy nhất để xác định vị trí thống
lĩnh của doanh nghiệp hay nhóm doanh
nghiệp
Vị trí thống lĩnh (Đ.11)
oDN có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan
hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể
oNhóm DN
+ 2 DN: có tổng thị phần từ 50% trở lên,
+ 3 DN: từ 65% trở lên
+ 4 DN: có thị phần từ 75%
 Vị trí thống lĩnh (Đ.11)
Khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của dn
(Đ.22 NĐ116) căn cứ vào:
 Năng lực tài chính của DN.
 Năng lực tài chính của tổ chức kinh tế, cá nhân thành lập DN.
 Năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có quyền kiểm soát hoặc chi phối
hoạt động của của DN
 Năng lực tài chính của công ty mẹ.
 Năng lực công nghệ.
 Quy mô của mạng lưới phân phối.
 Vị trí thống lĩnh (Đ.11)
 Như vậy để xác định VTTL của DN trên thị trường cần phải xác định
 Thị phần của DN (hoặc nhóm DN) trên thị trường liên quan dựa trên 1) tổng
Doanh thu hoặc doanh số của tất cả các DN cùng trên một thị trường liên
quan và 2) Doanh thu hoặc doanh số của Dn (hoặc nhóm DN) bị điều tra;
hoặc
 Khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của DN (chỉ áp dụng với
DN có thị phần dưới 30%)
 Ưu tiên tiêu chí thứ nhất
 Vị trí thống lĩnh thị trường theo LCT 2018
Một doanh nghiệp
• Thị phần 30% trở lên; hoặc
• Có sức mạnh thị trường đáng kể (quy định tại Điều 26)
Nhóm doanh nghiệp
• Cùng hành động, và
• Thị phần 50% trở lên (2 DN); 65% trở lên (3 DN); 75% trở lên
(4 DN) hoặc 85% trở lên (từ 5 DN trở lên) hoặc có sức mạnh thị
trường đáng kể
• Không gồm DN có thị phần < 10%
DN được coi là có vị trí độc quyền nếu không có DN nào cạnh
tranh về hàng hóa, dịch vụ mà DN đó kinh doanh trên thị
trường liên quan (tương tự quy định Đ 25 Luật CT 2018)
 Vị trí độc quyền đã loại bỏ khả năng có sự tồn tại của cạnh
tranh trên thị trường liên quan
Để xác định vị trí ĐQ, chỉ cần xác định 1) thị trường liên quan,
2) số lượng DN trên thị trường
VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN
3.2. KHÁI NIỆM HÀNH VI LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG
Theo Bộ quy tắc về cạnh tranh của Liên Hợp Quốc được
thông qua ngày 22/04/1980 và Luật mẫu về cạnh tranh của
UNCTAD:
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền để
hạn chế cạnh tranh là hành vi hạn chế cạnh tranh mà doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền sử dụng để duy trì hay
tăng cường vị trí của nó trên thị trường bằng cách hạn chế khả
năng gia nhập thị trường hoặc hạn chế quá mức cạnh tranh
3.2. KHÁI NIỆM HÀNH VI LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG
 Quan điểm của ECJ (Hoffmann-La Roche & Co. AG) :
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là hành vi của doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh, có tác động đến cấu trúc thị trường, làm suy giảm mức độ cạnh
tranh của thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp khác biệt
với những phương pháp cạnh tranh được sử dụng trong điều kiện cạnh
tranh thông thường của hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở các giao dịch của các
thương gia, gây trở ngại cho việc duy trì mức độ cạnh tranh đang tồn tại
trên thị trường hoặc sự gia tăng mức độ cạnh tranh của thị trường đó
3.2. KHÁI NIỆM HÀNH VI LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG
 Ngoài quy định trong bộ quy tắc về cạnh tranh của UNCTAD, hầu hết các
hệ thống pháp luật không đưa ra định nghĩa mà chỉ liệt kê các hành vi bị
coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
Những hành vi được liệt kê như vậy là khác nhau giữa các hệ thống pháp
luật nhưng đều mang tính mô tả, minh họa cho suy đoán của nhà làm luật
và thường không đủ khả năng bao quát hết những hành vi lạm dụng mà
doanh nghiệp có thể thực hiện trên thực tế.
 LCT 2018 của VN quy định: Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm
dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn
chế cạnh tranh
3.2. KHÁI NIỆM HÀNH VI LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG
 Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường
 Chủ thể: là DN, nhóm DN có vị trí thống lĩnh thị trường
Về hành vi thực hiện: Dn có VTTLTT đã đơn phương thực hiện
những hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định tại Luật CT
Mục đích/hậu quả của hành vi là làm cản trở, sai lệch hoặc triệt
tiêu cạnh tranh, tiêu diệt đối thủ cạnh tranh và trục lợi từ
khách hàng
So sánh hành vi TTHCCT và hành vi lạm dụng
VTTLTT của một nhóm DN?
3.3. PHÂN LOẠI HÀNH VI LDVTTL, VTĐQ
Lạm dụng mang tính bóc lột / trục lợi và Lạm dụng mang tính loại trừ/ loại bỏ.
Lạm dụng bóc lột (exploitative abuses): là hành vi đối xử không công bằng hoặc bất hợp lý đối với
những bên bị phụ thuộc vào doanh nghiệp thống lĩnh trong việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ
trên thị trường liên quan. Những đối tượng này có thể là các khách hàng (khi doanh nghiệp thống
lĩnh định giá quá cao) hoặc các nhà cung cấp của doanh nghiệp thống lĩnh (khi trả một mức giá quá
thấp
Các hành vi cụ thể:
- Bán kèm, bán hàng theo gói
- Phân biệt giá;
- Định giá quá cao hay định giá để trục lợi.
………
3.3. PHÂN LOẠI HÀNH VI LDVTTL, VTĐQ
 Lạm dụng loại trừ (Exclusionary Abuses): là hành vi có tác động ngăn cản cạnh
tranh hiệu quả trên thị trường liên quan bằng cách loại bỏ hoặc cản trở các đối thủ
cạnh tranh hiện tại và/hoặc tăng các rào cản gia nhập thị trường đối với các đối thủ
tiềm năng.
Các hình thức cụ thể:
 Từ chối giao dịch, ví dụ như từ chối cung ứng các dịch vụ thiết yếu;
· Tẩy chay;
· Định giá hủy diệt; ép giá
· Loại bỏ đối thủ bằng hình thức cạnh tranh phi giá;
· Các thỏa thuận kinh doanh độc quyền (nhà phân phối không được bán hàng hóa hay
dịch vụ của nhà cung cấp khác)….
Câu hỏi thảo luận
Trong các hành vi lạm dụng VTTLTT,
LDVTĐQTT được quy định trong LCT 2004,
LCT 2018 đâu là hành vi mang tính loại
bỏ, đâu là hành vi mang tính trục lợi?
CÁC HÀNH VI LDVTTLTT THEO LUẬT CT 2004
Đ 22- 31 NĐ 116/2005
1.Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ
đối thủ cạnh tranh;
2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định
giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;
3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường,
cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;
4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau
nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;
5. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán
hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa
vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
6. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
CÁC HÀNH VI LẠM DỤNG VTTLTT THEO LUẬT CT 2018
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng
dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối
thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát
triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến
hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường
hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa,
dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không
liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng đến ngăn
cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
Bài tập tình huống
Các doanh nghiệp A, B, C, D đều cung ứng một sản
phẩm có cùng một thương hiệu trên thị trường trên
cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp X, doanh nghiệp
khởi tạo ra thương hiệu đó. Để đảm bảo cho việc
cung ứng sản phẩm đạt được chất lượng mà thương
hiệu đã tạo ra, trong hợp đồng ký kết lần lượt với
A, B, C, D, doanh nghiệp X đã yêu cầu 4 doanh
nghiệp này phải mua cùng một nguồn nguyên liệu
được cung cấp bởi doanh nghiệp Z, đồng thời mỗi
doanh nghiệp sẽ chỉ được kinh doanh ở một khu
vực nhất định, không được đặt cơ sở cung ứng sản
3.4. CÁC HÀNH VI LẠM DỤNG CỤ THỂ
 Các hành vi lạm dụng VTTLTT bị cấm: 7 nhóm hành vi
được quy định tại K1 Đ 27 LCT 2018
 Các hành vi lạm dụng VTĐQ bị cấm: 5 nhóm hành vi được
quy định tại K1 Đ27 + 3 nhóm hành vi quy định tại K2Đ27
Hành vi bán dưới giá thành toàn
bộ (predatory pricing)
- Tại sao lại can thiệp vào quyền tự do kinh doanh, quyền định giá
của doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp bán giá thấp sẽ có lợi cho
người tiêu dùng?
- Tại sao Doanh nghiệp lớn, thống lĩnh thị trường lại bán hàng dưới
chi phí? Có mâu thuẫn với mục đích kinh doanh của DN khi tham
gia thị trường không
Hành vi bán dưới giá thành toàn
bộ (predatory pricing)
Cơ sở kinh tế: chiến lược về giá của các công ty
• Các công ty áp dụng chiến lược về giá nhằm hướng tới việc hủy
diệt các đối thủ có tiềm lực yếu hơn hoặc có chi phí sản xuất cao
hơn mình
• Sau khi áp dụng, cấu trúc thị trường có thể được xác lập theo dự
đoán của DN
• DN thực hiện phải là DN hoạt động trên phạm vi thị trường rộng
• Tồn tại những rào cản gia nhập thị trường
Hành vi bán dưới giá thành toàn bộ
(predatory pricing)
Quy định của Luật CT Việt Nam (Đ27.K1.a)
Doanh nghiệp, nhóm DN có VTTLTT bị cấm thực hiện hành vi bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có
khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh
Tham khảo Đ23 NĐ 116/2005
Hành vi bán dưới giá thành toàn
bộ (predatory pricing)
Điều 23 NĐ 116/2005
Trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh
tranh là việc bán hàng, cung ứng dịch vụ với mức giá thấp hơn
tổng các chi phí dưới đây:
a) Chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ theo
quy định tại Điều 24 của Nghị định này hoặc giá mua hàng hóa để bán
lại;
b) Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 25
của Nghị định này.
Hành vi bán dưới giá thành toàn
bộ (predatory pricing)
Điều 23 NĐ 116/2005
Bị coi là bán dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
khi: Giá bán < chi phí sx + chi phí lưu thông
Khoản 2 Điều 23: Ngoại lệ không bị coi là bán dưới giá thành toàn
bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
Việc chứng minh mục đích, hậu quả của hành vi???
Hành vi bán dưới giá thành toàn
bộ (predatory pricing)
Không bị coi là bán dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh:
Hạ giá bán hàng hóa tươi sống;
Hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp
với thị hiếu người tiêu dùng;
Hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ;
Hạ giá bán hàng hoá trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật;
Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất,
kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh;
Các biện pháp thực hiện chính sách bình ổn giá của nhà nước theo quy định hiện hành
của pháp luật về giá.
Hành vi áp đặt giá mua, bán bất
hợp lý (excessive pricing)
Cơ sở kinh tế: doanh nghiệp TLTT nắm phần lớn nguồn cung hoặc
cầu nên lạm dụng sức mạnh để tước đoạt lợi ích từ khách hàng:
- Bán với giá cao
- Mua với giá thấp
Quy định của LCT VN Đ27.K1.b LCT 2018
“...áp đạt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý...gây ra hoặc
có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng”
Hành vi áp đặt giá mua, bán bất
hợp lý (excessive pricing)
Tham khảo Đ27.K1&2 Nghị định 116/2005
Bán bất hợp lý
• Cầu không tăng đột biến
• Không có biến động làm chi phí sx
tăng quá 5%, và
• Giá bán tăng quá 5% trong thời
gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp
Mua bất hợp lý
• chất lượng không giảm,
• Không có sự kiện bất thường, và
• Giá mua nhỏ hơn giá thành sản
xuất
Bài tập nhóm
Sinh viên chia nhóm và thực hiện việc phân tích cơ sở kinh tế và quy định
pháp lý với các hành vi lạm dụng VTTLTT, VTĐQ còn lại
CÁC HÀNH VI LDVT ĐQ BỊ CẤM THEO LCT 2018
a) Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản
1 Điều này;
b) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi
hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do
chính đáng;
d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy
định của luật khác
CHƯƠNG 3
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT TẬP
TRUNG KINH TẾ
3.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ
CỦA TTKT
1 2
PLCT VN không đưa ra định nghĩa mang tính
khái quát mà chỉ liệt kê các hình thức TTKT.
Điều 29: Tập trung kinh tế là hành vi của DN bao
gồm:
Sáp nhập DN
Hợp nhất DN
Mua lại DN
Liên doanh giữa các DN
Các hành vi tập trung kinh tế khác
Góc độ kinh tế: Tập trung kinh tế là quá trình làm hình
thành và thay đổi cấu trúc thị trường thông qua các hình
thức tích tụ, tập trung nguồn lực của DN trên thị trường
làm giảm số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh
trên thị trường nhằm:
- Hình thành chủ thể kinh doanh lớn hơn hoặc hình
thành 1 chủ thể kinh doanh thống nhất;
- Củng cố, gia tăng sức mạnh thị trường
CÁC HÌNH THỨC TẬP TRUNG KINH TẾ
HỢP NHẤT
DN
MUA
LẠI DN
Một hoặc một số DN
chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ
và lợi ích hợp pháp
của mình sang một
DN khác, đồng thời
chấm dứt sự tồn tại
của DN bị sáp nhập
Hai hoặc nhiều DN
chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ
và lợi ích hợp pháp
của mình để hình
thành một DN mới,
đồng thời chấm dứt
sự tồn tại của các DN
bị hợp nhất
Một DN mua toàn
bộ hoặc một phần
tài sản của DN
khác đủ để kiểm
soát, chi phối toàn
bộ hoặc một
ngành nghề của
Dn bị mua lại
Hai hoặc nhiều
doanh nghiệp cùng
nhau góp một phần
tài sản, quyền,
nghĩa vụ và lợi ích
hợp pháp của mình
để hình thành một
doanh nghiệp mới
SÁP NHẬP
DN
LIÊN
DOANH
GIỮA CÁC
DN
 Đặc điểm pháp lý của tập trung kinh tế:
 Chủ thể: là các DN (gồm các t/c, cá nhân KD)
- Tùy thuộc từng loại hình tập trung KT mà chủ thể phải
đáp ứng đk nhất định
VD: hợp nhất, sáp nhập DN…
- Các DN tham gia tập trung kinh tế có thể là DN cùng hoạt
động trên cùng thị trường liên quan hoặc không. (Luật cạnh
tranh 2004 chỉ tập trung kiểm soát các hành vi tập trung KT
giữa các DN hoạt động trên cùng thị trường)
 Đặc điểm pháp lý của tập trung kinh
tế:
 Hành vi Tập trung KT được thực hiện dưới
những hình thức nhất định theo quy định của PL
- Hợp nhất
` - Sáp nhập
- Mua lại DN
- Liên doanh giữa các DN
 Đặc điểm pháp lý của tập trung kinh tế
 Hậu quả của tập trung kinh tế là làm hình thành các DN, tập đoàn kinh tế
lớn mạnh, thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh trên thị
trường
 TTKT bằng việc tích tụ các nguồn lực về TC, KT, LĐ, Năng lực tổ chức
của các DN riêng lẻ sẽ làm hình thành các DN, tập đoàn KT lớn mạnh hơn
 TTKT là quá trình tích tụ tư bản mang tính ngoại sinh, phân biệt với tích
tụ TB trong KT học, quá trình phát triển nội sinh DN
 Sau TTKT xuất hiện đột ngột các Dn có tiềm lực và lợi thế cạnh tranh lớn
mạnh khiến cho vị trí và lợi thế cạnh tranh của các DN thay đổi, cấu trúc
TT thay đổi
3.2. Sự cần thiết phải kiểm soát TTKT
TTKT có ảnh hưởng (tác động) như thế nào
đến nền kinh tế?
3.2. Sự cần thiết phải kiểm soát TTKT
TTKT là quyền tự do kinh doanh của DN, được ghi nhận trong các VBPL
(Luật DN, Luật đầu tư, Luật chứng khoán) được coi là các biện pháp tổ
chức lại doanh nghiệp, thay đổi hình thức đầu tư để hoạt động hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, TTKT cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác động tiêu cực tới hoạt
động cạnh tranh trên thị trường. Các quy định về kiểm soát TTKT có tác
động tiền kiểm, nhằm ngăn chặn các vụ việc sáp nhập có khả năng làm
phương hại tới cạnh tranh.
 Cơ chế điều chỉnh Pl đối với TTKT chỉ có thể là kiểm soát mà không thể là
ngăn cấm
3.2. Sự cần thiết phải kiểm soát TTKT
Thứ nhất, TTKT ngay lập tức loại bỏ áp lực cạnh tranh giữa các bên tham gia vào vụ
việc và làm giảm số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thị trường sẽ mất
dần định hướng hiệu quả kinh tế; doanh nghiệp thành lập sau vụ việc TTKT có thể
gây tác động loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh và thu lợi từ thị trường.
Thứ hai, hiệu quả của công tác thực thi Luật Cạnh tranh không phải là 100%. Không
phải vi phạm nào cũng có thể bị phát hiện và xử lý. Do đó, việc áp dụng các biện
pháp tiền kiểm có thể giúp giảm bớt áp lực cho cơ quan thực thi Luật. Ngoài ra, ngay
cả khi có thể thực hiện các biện pháp khắc phục ở khâu hậu kiểm đối với các vụ việc
TTKT bị phát hiện có tác động xấu tới cạnh tranh, thì các biện pháp này cũng rất tốn
kém.
Tóm lại, chính sách kiểm soát TTKT là nhằm mục đích ngăn ngừa việc thay đổi cấu
trúc thị trường có thể dẫn đến việc làm tổn hại tới động lực cạnh tranh trên thị trường,
từ đó làm suy giảm hiệu quả kinh tế và xâm hại tới lợi ích của người tiêu dùng.
Các hình thức TTKT
TTKT theo chiều ngang
 Hình thức này bao gồm những vụ TTKT của các doanh nghiệp tham gia cung
ứng cùng một loại sản phẩm hoặc các sản phẩm có thể khả năng thay thế mật
thiết cho nhau. Khái niệm TTKT theo chiều ngang ngầm ý rằng các doanh
nghiệp tồn tại trên cùng một cấp trong chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm.
Trước khi thực hiện TTKT, các doanh nghiệp này thường là những đối thủ cạnh
tranh trực tiếp hoặc đối thủ tiềm năng.
 TTKT theo chiều ngang được coi là có khả năng gây quan ngại đến cạnh tranh
trên thị trường nhất do việc TTKT trực tiếp làm suy giảm số lượng đối thủ cạnh
tranh độc lập trên thị trường.
3.3. Các hình thức TTKT
TTKT theo chiều dọc
 Hình thức này bao gồm các vụ TTKT giữa các doanh nghiệp ở cấp độ khác nhau
trong cùng một chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm. Nói cách khác, các vụ việc
này phát sinh khi các doanh nghiệp đang hoặc sẽ có mối quan hệ mua - bán sản
phẩm thực hiện TTKT.
 Không giống như các vụ việc TTKT theo chiều ngang, các vụ TTKT theo chiều
dọc không làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, tuy
nhiên, cũng có thể gây ra những quan ngại đáng kể đối với cạnh tranh trên thị
trường. Quan ngại nghiêm trọng nhất liên quan tới cạnh tranh là khi vụ việc
TTKT gây ra tác động đóng cửa thị trường, ví dụ, trường hợp một doanh nghiệp
sản xuất tiến hành TTKT với các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào thiết yếu và
từ chối cung cấp nguyên liệu thiết yếu đó cho các đối thủ cạnh tranh khác.
3.3. Các hình thức TTKT
TTKT theo dạng tổ hợp
Hình thức này bao gồm các vụ TTKT khi các bên tham gia hoạt động sản xuất kinh
doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Điển hình là khi các công ty không cùng sản
xuất một loại sản phẩm, và cũng không có mối quan hệ mua – bán hiện hữu hoặc
tiềm năng. Các vụ sáp nhập theo dạng tổ hợp được coi là những hình thức TTKT ít
gây quan ngại nhất đến cạnh tranh trên thị trường và thường được miễn trừ trong
các quy định của Luật Cạnh tranh.
Kiểm soát TTKT theo PLCT Việt
Nam
Mục đích của việc kiểm soát: Vừa đảm bảo không xâm phạm
vào quyền tự do kinh doanh của Dn, vừa bảo vệ được cạnh
tranh trên thương trường
Kiểm soát TTKT theo PLCT Việt Nam

Các hình thức kiểm soát TTKT theo Luật Cạnh tranh
2004

Các hình thức kiểm soát cụ thể
Nghĩa vụ Thông báo: trường hợp cần phải báo cáo với cơ quan quản lý
cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế: Thị phần kết hợp của các
bên sau tập trung KT đạt từ 30 – 50% trên TTLQ (Đ 20 LCT 2004)
Cấm: Các vụ việc TTKT mà thị phần kết hợp của các bên sau TTKT chiếm
trên 50% trên TTLQ (Đ 18)
Miễn trừ: Luật Cạnh tranh cho phép một số trường hợp trong diện bị cấm
nhưng vẫn được tiến hành tập trung kinh tế.(Đ19 + DN sau TTKT vẫn thuộc
loại DN nhỏ và vừa ?)
TẬP TRUNG KINH TẾ THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018
TẬP TRUNG KINH TẾ BỊ CẤM: Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc
có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam
TÁC ĐỘNG HOẶC KHẢ NĂNG GÂY HẠN CHẾ CẠNH TRANH: được xác định dựa trên nhiều
yếu tố (Điều 31 LCT 2018):
a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên
quan;
b) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;
c) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất,
phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh
doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ
cho nhau;
d) Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan;
đ) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu một cách đáng kể;
e) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác
gia nhập hoặc mở rộng thị trường;
g) Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
TẬP TRUNG KINH TẾ THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018
ghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế
Cơ sở pháp lý
Điều 33
Luật CT
2018
Điều 13
NĐ
35/2020
Trường hợp áp dụng: DN tham gia tập trung kinh tế
thuộc ngưỡng thông báo
Ngưỡng thông báo: Điều 13 NĐ 35/2020
TẬP TRUNG KINH TẾ THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018
ghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế
Ngưỡng thông báo: Điều 13 NĐ 35/2020
DN thuộc một trong các
trường hợp:
Tổng tài
sản: 3000
tỷ đồng
trở lên
Tổng doanh
thu bán ra
hoặc doanh
số mua vào:
3000 tỷ đồng
trở lên
Giá trị
giao dịch
của tập
trung kinh
tế: 1000 tỷ
đồng trở
lên
Thị phần
kết hợp:
20% trở
lên
Riêng tổ chức tín
dụng, doanh nghiệp
bảo hiểm, công ty
chứng khoán: K2
Đ13
Tổng tài sản: ???
Tổng doanh thu bán ra
hoặc doanh số mua
vào: ???
Giá trị giao dịch của
tập trung kinh tế: ???
Thị phần kết hợp: ???
TẬP TRUNG KINH TẾ THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VIỆC TẬP TRUNG KINH TẾ: Ủy ban
cạnh tranh Quốc gia
Thủ tục giải quyết vụ việc TTKT: (1) Nộp HS thông báo; (2) Kiểm
tra tính đầy đủ, hợp lệ của HS; (3) Thẩm định sơ bộ; (4) Thẩm
định chính thức; (5) Ra quyết định về việc TTKT
Quyết định về việc TTKT:
- Tập trung kinh tế được thực hiện
- Tập trung kinh tế có điều kiện
- Tập trung kinh tế bị cấm
CHƯƠNG 4
PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH
MẠNH
NỘI DUNG
Khái quát về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh
Hành vi cạnh tranh không lành
mạnh bị cấm theo Luật cạnh
tranh 2018
3.1. Khái quát về hành vi CTKLM
Dạ, để em đọc
khoản 6 điều 3 LCT 2018 ạ
Là hành vi của DN trái với nguyên tắc thiện chí, trung thưc, tập
quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây
thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp
của DN khác
Đặc điểm
Là hành vi cạnh tranh của DN, các hiệp hội trong quá trình
kinh doanh
Hành vi trái với trái với nguyên tắc thiện chí, trung thưc, tập quán
thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh
Hành vi gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của DN khác
Xâm phạm bí mật kinh doanh
Ép buộc trong kinh doanh
Gièm pha DN khác
Gây rối hoạt động KD của
DN khác
Lôi kéo khách hàng bất chính
Bán hàng hóa, dịch vụ dứoi
giá thành
HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỤ THỂ
3.2.1. Xâm phạm bí mật kinh doanh
BÍ MẬT KINH DOANH
 K10 Đ3 Luật CT 2004: Là thông tin thỏa mãn các điều kiện:
 Không phải là hiểu biết thông thường
 Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ
tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người
không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;
 Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông
tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được
 Luật Cạnh tranh 2018 không đưa ra định nghĩa
Lý do bảo vệ bí mật kinh doanh???
 Pháp luật về bí mật kinh doanh muốn duy trì và khuyến thích
những chuẩn mực đạo đức và sự công bằng trong thương mại
 Mục đích chính của pháp luật về bí mật kinh doanh là tạo ra
động lực cho các doanh nghiệp sáng tạo bằng cách bảo vệ
thời gian và nguồn vốn đáng kể đã được đầu tư vào việc phát
triển những sáng tạo mang lại lợi thế cạnh tranh, cả về mặt kỹ
thuật và thương mại, đặc biệt là những sáng tạo không được
cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc chưa đủ điều kiện để được
cấp bằng độc quyền sáng chế.
 Nếu không được bảo hộ bởi pháp luật về bí mật kinh doanh thì
những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó có thể sử dụng
những sáng tạo này mà không phải gánh chịu bất kỳ phí tổn
cũng như rủi ro nào trong quá trình nghiên cứu và phát triển
những sáng tạo này.
VD về bí mật kinh doanh
Có lẽ công thức Coca cola là “bí mật kinh doanh được giữ gìn
cẩn trọng nhất trên thế giới.”
Quy trình để bảo vệ công thức của Coca-cola (còn được biết đến với cái
tên “Hàng hoá 7X”) theo lời của một Phó Chủ tịch cấp cao và Cố vấn
trưởng cho Coca-Cola tại một phiên tòa, như sau: Các tài liệu dạng giấy
mô tả công thức bí mật được giữ trong kho bảo đảm tại Ngân hàng Tín
thác ở Atlanta, và kho này chỉ có thể được mở khi có một Nghị quyết của
Ban Giám đốc Công ty. Chính sách của Công ty là vào bất cứ thời điểm
nào cũng chỉ có hai người trong Công ty biết được công thức này, và chỉ
những người đó mới có thể giám sát việc chuẩn bị Hàng hóa 7X trên thực
tế. Công ty cũng từ chối công bố danh tính của những người này và
không cho phép những người này ở cùng trên một chuyến bay. Các biện
pháp phòng ngừa tương tự cũng được áp dụng đối với các công thức bí
mật của các loại nước uống Cola khác của Công ty như: Coke dành cho
người ăn kiêng, Coke không chứa cafein dành cho người ăn kiêng, TAB,
TAB không có chứa cafein và CocaCola không chứa cafein.
3.2.1. Xâm phạm bí mật kinh doanh
XÂM PHẠM
BÍ MẬT KINH DOANH
Là hành vi:
(1) Tiếp cận, thu thập thông tin;
(2) Tiết lộ thông tin;
(3) Sử dụng thông tin
thuộc bí mật kinh doanh của DN khác nhằm gây bất lợi
cạnh tranh cho DN khác
3.2.1. Xâm phạm bí mật kinh doanh
Tiếp cận, thu thập thông tin
thuộc
BÍ MẬT KINH DOANH của DN
khác
DN vi phạm đang nỗ lực tiếp xúc hoặc góp nhặt
những thông tin thuộc bí mât kinh doanh của DN
khác
Việc tiếp cận, thu thập thông tin là bất chính,
không lành mạnh = chống lại các biện pháp bảo
mật của người sở hữu bí mật kinh doanh đó
3.2.1. Xâm phạm bí mật kinh doanh
Tiết lộ thông tin thuộc
BÍ MẬT KINH DOANH của DN
DN (có nghĩa vụ phải bảo mật thông tin đó) đã để cho
người khác biết các thông tin thuộc bí mật KD của DN
mà không được phép của chủ sở hữu
Vi phạm HĐ bảo mật với chủ sở hữu bí mật kinh doanh
hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ
bảo mật
3.2.1. Xâm phạm bí mật kinh doanh
Sử dụng thuộc
BÍ MẬT KINH DOANH của DN khác
Mà không được phép của chủ sở hữu bí mật đó
Nhằm mục đích kinh doanh, xin giấy phép liên quan
đến KD hoặc lưu hành SP
3.2.2. Ép buộc trong kinh doanh
Ép buộc trong kinh doanh là hành vi của
doanh nghiệp đe dọa, hoặc cưỡng ép khách
hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp
khác, buộc họ không giao dịch hoặc ngừng
giao dịch đối với doanh nghiệp đó
Đặc điểm của hành vi
 Chủ thể thực hiện: Chủ doanh nghiệp, nhân viên của doanh nghiệp, ...
 Đối tượng hướng tới: Khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác.
 Hình thức: Sử dụng thủ đoạn mang khác nhau nhằm gây áp lực, đe dọa gây thiệt
hại, khống chế ý chí khách hàng, buộc khách hàng không giao dịch/ngừng giao
dịch với doanh nghiệp khác
 Mục đích: nhằm lôi kéo khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của đối thủ cạnh
tranh để từ đó buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp
đó, qua đó làm giảm lượng khách hàng hoặc đối tác làm ăn của đối thủ cạnh tranh
với mình.
 Hậu quả bất lợi: Quyền lựa chọn của khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh
nghiệp khác bị xâm phạm; Việc kinh doanh của doanh nghiệp khác bị cản trở, rối
loạn.
3.2.4. GIÈM PHA DOANH NGHIỆP KHÁC
• Là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp;
• Đưa thông tin không trung thực;
• Gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng
tài chính và hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
3.2.4. GIÈM PHA DOANH NGHIỆP KHÁC
Chủ thể
DOANH NGHIỆP
Tác giả
Người tuyên truyền thông
tin
Người tuyên truyền thông
tin
3.2.4. GIÈM PHA DOANH NGHIỆP KHÁC
Hình thức hành vi
Đưa ra thông tin không
trung thực Công khai hoặc
không công
khai
Trực tiếp hoặc
gián tiếp
ND rất đa dạng, như chất lượng sản
phẩm, tình hình tài chính, uy tín và đạo
đức của người quản lý, về cổ phiếu……
3.2.4. GIÈM PHA DOANH NGHIỆP KHÁC
Mục đích và hậu quả hành vi
Làm sai lệch nhận thức về sản phẩm, tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp khác
Gây ảnh hướng xấu đến uy tín, tình trạng tài
chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
khác
3.2.5. Gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác
• Hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp;
• Cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp khác
3.2.5. Gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác
Đặc điểm hành vi
 Hình thức: Tất cả thủ đoạn
 Hậu quả bất lợi:
Hoạt động kinh doanh của DN khác bị cản trở, gián
đoạn;
Thiệt hại về vật chất và uy tín của doanh nghiệp.
 Mục đích: Làm cản trở gián đoạn hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
SV TỰ NGHIÊN CỨU
 LÔI KÉO KHÁCH HÀNG BẤT CHÍNH
 BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ DƯỚI GIÁ THÀNH TOÀN BỘ
CHƯƠNG 5. BỘ MÁY THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH VÀ TỐ TỤNG CẠNH TRANH
5.1. Bộ máy thực thi Luật Cạnh tranh
5.2. Tố tụng cạnh tranh
5.1. Bộ máy thực thi Luật Cạnh tranh
• Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn
• Cơ cấu tổ chức
ỦY BAN CẠNH TRANH QUỐC GIA
5.1. Bộ máy thực thi Luật Cạnh tranh
Là cơ quan thuộc Bộ Công thương.
Nhiệm vụ, quyền hạn:
Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về cạnh tranh;
Tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế;
quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
bị cấm; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
Vị trí và nhiệm vụ, quyền hạn của
ỦY BAN CẠNH TRANH QUỐC GIA
5.1. Bộ máy thực thi Luật Cạnh tranh
• Cơ cấu gồm: Chủ tịch, các phó chủ tịch và các thành viên và bộ
máy giúp việc
• Bộ máy giúp việc gồm: Cơ quan điều tra và các đơn vị chức
năng
• Số lượng thành viên: max 15 do Thủ tướng CP bổ nhiệm, miễn
nhiệm
• Nhiệm kỳ: 5 năm và có thể bổ nhiệm lại;
 Tiêu chuẩn: Theo Điều 49 Luật Cạnh tranh 2018
Cơ cấu tổ chức UBCT quốc gia
5.2. Tố tụng Cạnh tranh
 Tố tụng cạnh tranh là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc
cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Cạnh tranh
(Điều 3.8 Luật Cạnh tranh 2018).
 Tố tụng cạnh tranh được quy định tại Luật Cạnh tranh.
 Trình tự, thủ tục khác so với tố tụng hình sự và tố tụng dân
sự, nhằm giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh.
 Đưa ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lý có tính hành
chính;
 Không giải quyết bồi thường thiệt hại.
 Khái niệm tố tụng cạnh tranh
5.2. Tố tụng Cạnh tranh
Đối tượng của tố tụng cạnh tranh là vụ việc cạnh tranh:
 Vụ việc có dấu hiệu vi phạm PL Cạnh tranh;
 Bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của
pháp luật, bao gồm:
• Vụ việc hạn chế cạnh tranh;
• Vụ việc vi phạm về tập trung kinh tế;
• Vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
(Xem Điều 3.9 LCT 2018)
Khái niệm tố tụng cạnh tranh
5.2. Tố tụng Cạnh tranh
 Đối tượng của tố tụng cạnh tranh là vụ việc cạnh tranh
 Chủ thể tiến hành:
• Cơ quan quản lý cạnh tranh;
• Cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh.
 Mang bản chất tố tụng hành chính: Không cần đơn kiện các
bên có liên quan;
 Quyết định của cơ quan có thẩm quyền tố tụng có hiệu lực thi
hành sau 30 ngày kể từ ngày ký (nếu không có khiếu nại) và
được thực thi bởi chính cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh.
 Đặc điểm tố tụng cạnh tranh
5.2. Tố tụng Cạnh tranh
 Phát hiện vi phạm
 Điều tra vụ việc cạnh tranh
 Giải quyết vụ việc cạnh tranh
 Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.
 Khiếu nại quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh;
 Xử lý vi phạm Luật cạnh tranh.
Nội dung của tố tụng cạnh tranh
5.2. Tố tụng Cạnh tranh
 Hoạt động tố tụng cạnh tranh của cơ quan tiến hành tố tụng
cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia
tố tụng cạnh tranh và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
phải tuân theo quy định tại Luật này.
 Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng
cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, trong phạm vi
trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, phải giữ bí mật về
thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh, bí mật kinh doanh của
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
 Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức
và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh
Nguyên tắc của tố tụng cạnh tranh Đ54
5.2. Tố tụng Cạnh tranh
Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh
Người tiến hành tố tụng cạnh tranh
Người tham gia tố tụng cạnh tranh
Chủ thể của tố tụng cạnh tranh
5.2. Tố tụng Cạnh tranh
Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh
Ủy ban cạnh tranh Quốc gia
HĐ xử lý vụ việc HCCT
HĐ giải quyết khiếu nại QĐ xử lý vụ việc CT
Cơ quan điều tra vụ việc CT
Chủ thể của tố tụng cạnh tranh
5.2. Tố tụng Cạnh tranh
Người tiến hành tố tụng cạnh tranh
Chủ tịch UB CT QG
Chủ tịch HĐ XLVVHCCT, HĐGQ khiếu
nại QĐ XLVVHCCT
Thủ trưởng CQ ĐT vụ việc CT
Điều tra viên và thư ký phiên điều trần
5.2. Tố tụng Cạnh tranh
Người tham gia tố tụng cạnh
tranh
Bên
khiếu
nại
Bên
bị
khiếu
nại
Bên
bị
điều
tra
Luật
sư
Người
làm
chứng
Người
giám
định
Người
phiên
dịch
Người có
quyền
lợi,
nghĩa vụ
liên
quan
5.2. Tố tụng Cạnh tranh
Bên khiếu nại
 Bên khiếu nại là t/chức, cá nhân cho rằng, quyền và lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm phạm do hành vi vi phạm pháp luật cạnh
tranh;
 Thời hiệu khiếu nại là 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu
VPPLCT được thực hiện;
 Hồ sơ khiếu nại: Khoản 3, Điều 77 Luật Cạnh tranh 2018.
 Bên khiếu nại chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ;
 Cơ quan thụ lý hồ sơ khiếu nại: Ủy ban cạnh tranh quốc gia
Thông báo bằng VB cho bên khiếu nại về việc thụ lý HS, thời
hạn là 7 ngày làm việc.
4.2. Tố tụng Cạnh tranh
Bên bị điều tra vụ việc
• Bên bị điều tra vụ việc là tổ chức, cá nhân bị cơ quan quản lý cạnh
tranh quyết định điều tra trong những trường hợp sau đây:
 Bị khiếu nại;
 Bị cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện là đang hoặc đã thực hiện
hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn hai
năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh
được thực hiện..
Chủ thể của tố tụng cạnh tranh
5.2. Tố tụng Cạnh tranh
 Hiệu lực của QĐ: Sau 30 ngày kể từ ngày ký nếu không bị khiếu nại trong
thời hạn.
 Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có
hiệu lực PL
 Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc trong trường hợp không nhất trí một
phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý.
 Thẩm quyền thụ lý: chủ tịch UBCT quốc gia.
 Hậu quả PL: Những phần của QĐ xử lý bị khiếu nại chưa được đưa ra thi
hành.
 Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày ra QĐ thành lập HĐ giải quyết
khiếu nại
 Thẩm quyền giải quyết:
• Hội đồng giải quyết khiếu nại : đối với vụ việc HCCT
Quyết định xử lý vụ việc CT
5.2. Tố tụng Cạnh tranh
 Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại: Kể từ ngày
ký.
 Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại:
• Chủ thể khởi kiện: Các bên có liên quan;
• Trường hợp: Không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ nội
dung quyết định giải quyết khiếu nại;
• Tính chất của việc khởi kiện: Vụ án hành chính;
• Nơi khởi kiện: Tòa án cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung
ương;
• Hậu quả của việc khởi kiện: Những phần của QĐ xử lý vụ
việc CT không bị khởi kiện ra Tòa án vẫn được tiếp tục đưa ra
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ
ViỆC CẠNH TRANH CHƯA CÓ HIỆU LỰC PHÁP
LUẬT
Bài tập tình huống
1. Nhận thấy có một nhóm doanh nghiệp kinh doanh taxi đang liên kết lại
với nhau nhằm tăng giá cung ứng dịch vụ làm ảnh hưởng đến người tiêu
dùng, người tiêu dùng có thể kiện các doanh nghiệp này theo quy định
của pháp luật cạnh tranh không? Nêu phương thức để kiểm soát hành vi
của nhóm doanh nghiệp này theo quy định của pháp luật cạnh tranh.
2. Nhận thấy một số doanh nghiệp kinh doanh sim thẻ 3G cùng tiến hành
tăng giá dịch vụ 3G lên 5% so với giá trước đó, doanh nghiệp A, cũng
cung cấp dịch vụ 3G, liền tăng giá dịch vụ 3G của mình với cùng mức
giá so với giá cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp kia. Hành vi của A
có hợp pháp không? Có bị kiểm soát theo quy định của pháp luật cạnh
tranh không? Để xác định được cần phải tiến hành những trình tự, thủ
tục nào?
CHƯƠNG 6
XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ CẠNH TRANH
Hình thức xử lý
Thẩm quyền xử lý
HÌNH THỨC XỬ LÝ
Hình thức xử phạt vi phạm
Các biện pháp khắc phục hậu quả
Nguồn luật
• Luật cạnh tranh 2004; Luật cạnh tranh 2018
• Nghị định 75/2019/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực cạnh tranh;
Căn cứ quyết định hình thức xử lý
Mức độ gây hạn chế cạnh tranh;
Mức độ thiệt hại;
 Khả năng gây hạn chế cạnh tranh;
 Thời gian thực hiện;
 Khoản lợi nhuận thu được;
 Tình tiết tăng năng, giảm nhẹ:
• Theo quy định của pháp luật cạnh tranh;
• Theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Hình thức xử phạt vi phạm
Hìnhthức xử phạt chính:
Cảnh cáo;
Phạt tiền.
Hình thức xử phạt bổ sung:
• Thu hồi GCNĐK doanh nghiệp; Tước quyền sử dụng GP,
chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoat động từ 06 – 12 tháng
• Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng VPPL CT
• Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi
phạm.
 Mức phạt tiền quy định tại Đ111 Luật CT 2018, Điều 4 NĐ 75/2019
Phạt tiền đối với hành vi VPPL về cạnh tranh
75/2019
1. Đối với hành vi VP quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng
vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền: là 10% tổng doanh thu
của doanh nghiệp có hành vi VP trên thị trường liên quan trong năm tài
chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức
phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật
Hình sự.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế
là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan
trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh
không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Luật này
là 200.000.000 đồng.
Đ 111 Luật Cạnh tranh 2018; Điều 4 NĐ 75/2019
Câu hỏi mở rộng
 Trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi
phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề
trước năm thực hiện hành vi vi phạm về HCCT hoặc TTKT được
xác định bằng 0, thì mức phạt tiền tối đa theo quy định tại
điều 111 xác định ntn?
 Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của tổ chức và cá nhân
có như nhau không?
 Cách xác định mức phạt tiền cụ thể ntn?
 Chính sách khoan hồng có ý nghĩa gì trong việc xác định mức
xử phạt? Nội dung của chính sách khoan hồng
Các biện pháp khắc phục hậu quả
• Cơ cấu lại DN lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí
độc quyền;
• Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa
thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
• Chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của
doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
• Chịu sự kiểm soát của CQNN có thẩm quyền về giá mua, giá bán
hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp
đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
• Cải chính công khai;
• Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi
vi phạm
(Xem chi tiết tại Khoản 3, 4, 5 Điều 3 NĐ 75/2019 quy định)
Thẩm quyền xử lý vi
phạm
 Chủ thể có thẩm quyền:
• Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
• Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
• Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
Điều 113 Luật Cạnh tranh 2018
Thẩm quyền xử lý vi phạm
1. Trường hợp CQNN thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị
trường theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật CT, Ủy ban Cạnh tranh
Quốc gia có trách nhiệm yêu cầu CQNN chấm dứt hành vi vi phạm và khắc
phục hậu quả. CQNN được yêu cầu phải chấm dứt hành vi vi phạm, khắc
phục hậu quả và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cung cấp thông tin, vận
động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi
hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Khoản
2 Điều 8 Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn
chế cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 111
c) Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và điểm đ, điểm
e khoản 4 Điều 110 của Luật CT 2018;
d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định
tại điểm a khoản 3 Điều 110 của Luật Ct 2018
1. Theo luật CT 2018, thị phần không phải là căn cứ duy nhất để xác định vị
trí thống lĩnh của một doanh nghiệp trên thị trường liên quan.
2. Theo luật CT 2018 việc xác đinh các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị
cấm không căn cứ vào thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận.
3. Theo luật CT 2018, thoả thuận hạn chế cạnh tranh ấn định giá hàng hóa,
dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp là thỏa thuận theo chiều ngang
và bị cấm tuyệt đối.
4. Theo Luật CT 2018, Bí mật kinh doanh của doanh nghiệp vẫn có thể được
bảo hộ mà không cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Theo Luật CT 2018, Doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường
liên quan không thể bị coi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
Hành vi sau có VP Luật cạnh tranh không? Giải thích
 Các doanh nghiệp A, B, C, D là các doanh nghiệp đều cung ứng một sản
phẩm có cùng một thương hiệu trên thị trường trên cơ sở hợp đồng với
doanh nghiệp X, doanh nghiệp khởi tạo ra thương hiệu đó. Để đảm bảo cho
việc cung ứng sản phẩm đạt được chất lượng mà thương hiệu đã tạo ra, trong
hợp đồng ký kết lần lượt với A, B, C, D, doanh nghiệp X đã yêu cầu 4 doanh
nghiệp này phải mua cùng một nguồn nguyên liệu được cung cấp bởi doanh
nghiệp Z. Trong các hợp đồng ký lần lượt với A, B, C, D, doanh nghiệp X
cũng yêu cầu mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ được kinh doanh ở một khu vực nhất
định, không được đặt cơ sở cung ứng sản phẩm tại những khu vực khác

More Related Content

What's hot

Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trườngPhương thức giải quyết tranh chấp môi trường
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trườnghajz_zjah
 
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013Vũ Thắng
 
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTOCơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTOToru Yukiyo
 
Bài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộiBài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộihajz_zjah
 

What's hot (20)

Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
 
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trườngPhương thức giải quyết tranh chấp môi trường
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
 
Luận văn: Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam
Luận văn: Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt NamLuận văn: Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam
Luận văn: Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam
 
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013
 
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Hành vi trục lợi của Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Hành vi trục lợi của Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trườngHành vi trục lợi của Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Hành vi trục lợi của Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
 
Luận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAYLuận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAY
 
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTOCơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO
 
Bài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộiBài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hội
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOTLuận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệpLuận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mạiLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
 

Similar to - slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf

Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiệnChuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiệnnataliej4
 
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...nataliej4
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mạiPháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mạianh hieu
 
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to - slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf (20)

Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiệnChuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
 
Luật cạnh tranh
Luật cạnh tranhLuật cạnh tranh
Luật cạnh tranh
 
Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.
Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.
Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.
 
Cơ sở lý luận về pháp luật hạn chế cạnh tranh nhượng quyền thương mại
Cơ sở lý luận về pháp luật hạn chế cạnh tranh nhượng quyền thương mạiCơ sở lý luận về pháp luật hạn chế cạnh tranh nhượng quyền thương mại
Cơ sở lý luận về pháp luật hạn chế cạnh tranh nhượng quyền thương mại
 
Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh v...
Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh v...Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh v...
Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh v...
 
Bai viet toa dam ve ctklm mr phuoc
Bai viet toa dam ve ctklm   mr phuocBai viet toa dam ve ctklm   mr phuoc
Bai viet toa dam ve ctklm mr phuoc
 
Tiểu Luận Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh, 10 điểm.docx
Tiểu Luận Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh, 10 điểm.docxTiểu Luận Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh, 10 điểm.docx
Tiểu Luận Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh, 10 điểm.docx
 
Quá trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Quá trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lựcQuá trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Quá trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
 
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docxĐộc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
 
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranhLuận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
 
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
 
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
 
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật ...
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật ...Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật ...
Luận Văn Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Về Giá Theo Pháp Luật ...
 
Thực trạng thực thi pháp luật về cạnh trạnh không lành mạnh trong l...
Thực trạng thực thi pháp luật về cạnh trạnh không lành mạnh trong l...Thực trạng thực thi pháp luật về cạnh trạnh không lành mạnh trong l...
Thực trạng thực thi pháp luật về cạnh trạnh không lành mạnh trong l...
 
Báo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Báo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt NamBáo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Báo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
 
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
 
Giải Pháp Góp Phần Hoàn Thiện Pháp Luật Hành Vi Cạnh Tranh Không La...
Giải Pháp Góp Phần Hoàn Thiện Pháp Luật Hành Vi Cạnh Tranh Không La...Giải Pháp Góp Phần Hoàn Thiện Pháp Luật Hành Vi Cạnh Tranh Không La...
Giải Pháp Góp Phần Hoàn Thiện Pháp Luật Hành Vi Cạnh Tranh Không La...
 
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mạiPháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
 
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
 

- slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf

  • 1. LOGO LUẬT CẠNH TRANH TS. Trần Thùy Linh Khoa Quản lý – Luật Kinh tế
  • 2. NỘI DUNG HỌC PHẦN Chương 1. Những vấn đề chung về cạnh tranh và PL cạnh tranh Chương 2. Pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh Chương 3. Pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế Chương 4. Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh Chương 5. Bộ máy thực thi cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh Chương 6. Xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh
  • 3. TÀI LIỆU HỌC TẬP  Giáo trình:  Giáo trình Luật cạnh tranh của trường ĐH Luật HN, NXB CAND, năm 2015  Giáo trình Luật cạnh tranh của ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP. HCM), NXB Dân trí 2010  VBQPPL  Luật cạnh tranh 2004, Luật cạnh tranh sửa đổi 2018  NĐ 35/2020 Quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh  NĐ 75/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh
  • 4. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH
  • 5. 1. TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH 1.1.Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh (trong kinh doanh) là sự ganh đua giữa các DN, các tổ chức kinh tế trong việc giành giật thị trường, khách hàng và các điều kiện thuân lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường Cạnh trạnh là hiện tượng riêng có của nền KTTT. Cạnh tranh là vừa là quy luật tất yếu khách quan vừa là động lực phát triển của nền KTTT
  • 6. Đặc trưng của cạnh tranh Phải tồn tại thị trường cụ thể là môi trường diễn ra hoạt động cạnh tranh Là hiện tượng xảy ra giữa các chủ thể kinh doanh Xuất hiện sự ganh đua, tranh giành lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh Mục đích: tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm
  • 7. 1.2. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CẠNH TRANH • Cạnh tranh tự do • Cạnh tranh có sự điều tiết của NN Dựa vào vai trò điều tiết của NN • Cạnh tranh hoàn hảo • Cạnh tranh không hoàn hảo • Độc quyền Căn cứ vào tính chất • Cạnh tranh lành mạnh • Cạnh tranh không lành mạnh • Hạn chế cạnh tranh Tính lành mạnh và sự tác động của hành vi đến TT
  • 8. 1.2. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CẠNH TRANH Cạnh tranh tự do • Thị trường tự do tồn tại khi không có sự can thiệp của Chính phủ và tại đó các tác nhân cung cầu được phép hoạt động tự do. • Học thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith (1723-1790) Cạnh tranh có sự điều tiết của NN • Nhà nước bằng các chính sách và công cụ pháp luật can thiệp vào đời sống thị trường để điều tiết, hướng các quan hệ cạnh tranh vận động và phát triển trong một trật tự, đảm bảo sự phát triển công bằng và lành mạnh.
  • 9. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CẠNH TRANH CẠNH TRANH HOÀN HẢO Là hình thức cạnh tranh mà ở đó người mua và người bán đều không có khả năng tác động đến giá cả của sản phẩm trên thị trường, giá cả của sản phẩm hoàn toàn do quan hệ cung cầu, quy luật giá trị quyết định; không có sự tồn tại của bất cứ khả năng hay quyền lực nào có thể chi phối các quan hệ trên thị trường. .
  • 10. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CẠNH TRANH CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO  Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất mà ở đó, các DN phân phối hoặc sản xuất có đủ sức mạnh và thế lực để có thể chi phối giá cả các sản phẩm của mình trên thị trường.  Cạnh tranh không hoàn hảo ra đời do sự khuyết đi một trong những yếu tố để tạo nên sự hoàn hảo của thị trường.  Mỗi thành viên của thị trường đều có một mức độ quyền lực nhất định đủ để tác động đến giá cả của sản phẩm.
  • 11. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN  Độc quyền xảy ra khi chỉ có một DN duy nhất sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường mà không có sự thay thế từ các sản phẩm hoặc các chủ thể kinh doanh khác.  DN độc quyền có thể độc quyền nguồn cung (độc quyền bán) hoặc độc quyền cầu (độc quyền mua) trên thị trường.  DN độc quyền có khả năng khống chế ý chí của đối tác hoặc của khách hàng, tước bỏ khả năng lựa chọn của khách hàng.
  • 12. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CẠNH TRANH CẠNH TRANH LÀNH MẠNH  Khái niệm: Theo Black’s Law Dictionary: “là hình thức cạnh tranh công khai, công bằng và ngay thẳng giữa các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh”  Đặc điểm:  Cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có.  Có mục đích thu hút khách hàng.  Không trái pháp luật và tập quán kinh doanh lành mạnh.
  • 13. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CẠNH TRANH CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH  Khái niệm: Điều 10 Bis Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định: “bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với các hoạt động thực tiễn, không trung thực trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”.  Đặc điểm:  Nhằm mục đích cạnh tranh phát sinh trong kinh doanh.  Trái với pháp luật cạnh tranh hoặc tập quán kinh doanhthông thường;  Gây thiệt hại cho đối thủ hoặc cho khách hàng..
  • 14. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CẠNH TRANH HẠN CHẾ CẠNH TRANH  Khái niệm: Là hành vi luôn hướng đến việc hình thành một sức mạnh thị trường hoặc tận dụng sức mạnh thị trường để làm cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường bị biến dạng”.  Đặc điểm:  Chủ thể thực hiện hành vi có thể là một DN hoặc một nhóm DN, các DN này hoặc là đã có sức mạnh thị trường, hoặc hướng đến việc hình thành nên sức mạnh thị trường bằng cách thỏa thuận hoặc tập trung kinh tế.  Các hành vi được thực hiện nhằm mục tiêu làm biến dạng cạnh tranh: làm thay đổi cấu trúc thị trường, thay đổi tương quan cạnh tranh giữa các DN, loại bỏ đối thủ, ngăn cản đối thủ tiềm năng để làm giảm đi sức ép cạnh tranh hiện có hoặc sẽ có, bóc lột khách hàng…
  • 15. 1.3. VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH VÀ NHU CẦU ĐIỀU TIẾT CẠNH TRANH BẰNG CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH  Vai trò của cạnh tranh  Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển KT – XH  Cạnh tranh khuyến khích việc áp dụng KH – KT, cải tiến CN KD có hiệu quả  Cạnh tranh mang lại lợi ích và thỏa mãn nhu cầu của người TD  Cạnh tranh đảm bảo việc sử dụng các nguồn lực là tối ưu nhất
  • 16. 1.3. VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH VÀ NHU CẦU ĐIỀU TIẾT CẠNH TRANH BẰNG CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH  Nhu cầu điều tiết cạnh tranh của NN Thực tế cạnh tranh trên thị trường. Sự bất cập của thuyết cạnh tranh tự do.  Các học thuyết hiện đại về cạnh tranh. Chính sách cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh
  • 17. 2. TỔNG QUAN VỀ LUẬT CẠNH TRANH 2.1. Khái niệm, đặc trưng của PL cạnh tranh  Khái niệm: PL cạnh tranh bao gồm tổng thể các QPPL điều chỉnh các nhóm QH:  QH cạnh tranh giữa các DN trong quá trình KD trên thị trường QH giữa CQ thực thi luật CT với các chủ thể KD khi họ thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh
  • 18. Đặc trưng của PL cạnh tranh: PL cạnh tranh có tính tiếp cận từ mặt trái PL cạnh tranh luôn có tính mềm dẻo, linh hoạt, được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế  Luật cạnh tranh vừa mang tính chất của luật công, vừa mang tính chất của luật tư  Luật cạnh tranh vừa bao gồm các quy định của luật nội dung vừa chứa đựng các quy định của luật hình thức
  • 19. 2.2. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của LCT Việt Nam  Phạm vi điều chỉnh Đối với hành vi hạn chế cạnh tranh; Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Đối với thẩm quyền và thủ tục tố tụng cạnh tranh; Đối với các biện pháp xử lý VPPL về cạnh tranh; Đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh Tổ chức, cá nhân kinh doanh (gọi chung là DN ); Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam.
  • 20.  Sinh viên nghiên cứu  Mục tiêu ban hành Luật cạnh tranh  Quá trình phát triển và hoàn thiện PL cạnh tranh trên TG  Quá trình phát triển PL cạnh tranh VN
  • 21. Một số câu hỏi ôn tập 1. Chủ thể nào sau đây là đối tượng điều chỉnh của LCT 2018 • Doanh nghiệp • Người tiêu dùng • Cơ quan quản lý nhà nước • Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng
  • 22. Một số câu hỏi ôn tập 2. LCT được áp dụng để điều chỉnh hành vi nào dưới đây: a. Hành vi vi phạm HĐ mua bán hàng hóa b. Hành vi hợp nhất doanh nghiệp c. Hành vi chia, tách DN d. Hành vi thành lập DN
  • 23. CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
  • 24. NỘI DUNG Những vấn đề chung về hành vi hạn chế cạnh tranh Quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh Quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền
  • 25. 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH 1.1. Khái niệm: K3Đ3 Luật cạnh tranh 2004: Hành vi của dn làm giảm, sai lệch cản trở cạnh tranh gồm: + Thỏa thuận HCCT + Lạm dụng vị trí TLTT + Lạm dụng vị thế ĐQ + Tập trung kinh tế LUẬT CẠNH TRANH 2018 Hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền (K2 Đ3 LCT 2018) Tác động hạn chế cạnh tranh là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường (K3 Đ3 LCT 2018)
  • 26. 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH 1.2. Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh Xác định thị trường liên quan Xác định sức mạnh thị trường
  • 27.  XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN  Ý nghĩa: là bước đầu tiên, đóng vai trò quyết định trong việc đánh giá một vụ việc hạn chế cạnh tranh  xác định TTLQ là công việc đầu tiên để xác định thị phần của từng DN trong vụ việc cạnh tranh.  xác định TTLQ là cơ sở quan trong để xác định hai DN có phải là đối thủ cạnh tranh của nhau hay không. Các DN chỉ có thể là đối thủ cạnh tranh của nhau nếu những DN này cùng hoạt động trên cùng một thị trường liên quan.  xác định TTLQ giúp cho việc xác định mức độ gây HCCT do hành vi VP các quy định của Luật Cạnh tranh gây ra
  • 28. Xác định thị trường liên quan  Bản chất: là xác định số lượng DN là đối thủ cạnh tranh của nhau cũng như vị trí của chúng trong khu vực thị trường nhất định  Theo Luật cạnh tranh Việt Nam, TT liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận, bao gồm:  Thị trường sản phẩm liên quan  Thị trường địa lý liên quan
  • 29. Thị trường sản phẩm liên quan  Quan điểm EC: Thị trường sản phẩm liên quan bao gồm tất cả các sản phẩm hay dịch vụ được người tiêu dùng coi là có khả năng thay thế cho nhau do các đặc tính của sản phẩm, giá cả cũng như mục đích sử dụng của chúng  Theo K1Đ3 Luật cạnh tranh 2004: Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.  Theo K1 Đ9 Luật cạnh tranh 2018: Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
  • 30. Thị trường sản phẩm liên quan  Có hai phương pháp xác định chính: xem xét khả năng thay thế về cầu và khả năng thay thế về cung.  Trong hầu hết các trường hợp, thị trường thường được xác định dựa trên quan điểm của khách hàng, tức là xét từ góc độ khả năng thay thế về cầu.  Nếu cần thiết phải xác định thị trường dựa trên quan điểm của nhà cung cấp, tức là xem xét khả năng thay thế về cung
  • 31. Thay thế về cầu  Xác định khả năng thay thế về cầu là việc xác định đâu là sp mà NTD cân nhắc làm SP thay thế cho SP đang bị điều tra. Khi các SP có thể thay thế cho nhau tức là chúng cùng phục vụ cho một nhu cầu của thị trường, là cơ sở để xác định chúng cùng cạnh tranh trong một thị trường cụ thể.  Luật cạnh tranh VN dựa trên 3 tiêu chí để xác định khả năng thay thế (về cầu ) của sản phẩm: Đặc tính, mục đích sử dung (Tính chất của SP) và giá cả.
  • 32. Tính chất của sản phẩm (K2 &3 Đ4 NĐ 35/2020) Các SP được coi là cạnh tranh với nhau khi tính chất của nó giống nhau Các SP được coi là có tính chất giống nhau (nên có thể thay thế cho nhau) nếu có mục đích sử dụng và đặc tính giống nhau Mục đích sử dụng: Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về mục đích sử dụng nếu hàng hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng chủ yếu giống nhau Đặc tính của SP: Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có sự giống nhau hoặc tương tự nhau về một hoặc một số yếu tố quy định tại K2 Đ4 NĐ 35/2020
  • 33. Sự thay thế về giá của SP (K4 NĐ 35/2020) Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả khi giá của hàng hóa, dịch vụ chênh lệch nhau không quá 5% trong điều kiện giao dịch tương tự. Trường hợp có sự chênh lệch nhau trên 5%, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xác định hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về giá cả căn cứ thêm vào một số yếu tố quy định tại khoản 5 hoặc thực hiện theo phương pháp quy định tại khoản 6 Điều 4 NĐ 35/2020
  • 34. Một số công cụ khác xác định khả năng thay thế của SP Khoản 5 Điều 4 NĐ 35/2020 Khoản 6 Điều 4 NĐ 35/2020 Điều 5, Điều 6 NĐ 35/2020
  • 35. Thị trường địa lý liên quan  Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận (Đ7 NĐ 35/2020)  Nhằm trả lời một câu hỏi tương tự như câu hỏi đã được đặt ra khi xác định thị trường sản phẩm liên quan: ―Người tiêu dùng sẽ chuyển sang nguồn cung nào nếu giá của sản phẩm liên quan tăng một mức nhỏ nhưng đáng kể và không phải trong một thời gian ngắn?‖ Nếu như một số lượng đáng kể người tiêu dùng chuyển sang mua hàng tại một khu vực ngoài khu vực đang được xem xét, vậy khu vực địa lý mà người tiêu dùng sẽ quyết định chuyển sang mua hàng sẽ phải nằm trong thị trường địa lý liên quan.
  • 36. Căn cứ để xác định ranh giới của Thị trường địa lý liên quan  Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của DN tham gia phân phối sản phẩm liên quan;  Cơ sở kinh doanh của DN khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý đang xem xét để có thể tham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó;  Chi phí vận chuyển trong khu vực địa lý đang xem xét;  Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong khu vực địa lý đang xem xét;  Rào cản gia nhập thị trường Chủ yếu dựa trên quan điểm của khách hàng về khả năng thay thế cho nhau của những SP được SX hoặc được mua bán tại những địa điểm khác nhau
  • 37. Ranh giới của Thị trường địa lý liên quan  Trong ranh giới đó phải có Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của DN tham gia phân phối sản phẩm liên quan và khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý đang xem xét có cơ sở kinh doanh của DN khác để có thể tham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó;  Chi phí và thời gian vận chuyển giữa các địa điểm trong khu vực địa lý đang xem xét phải không làm giá bán lẻ sp tăng quá 10% (mức suy đoán là NTD chấp nhận được)  Đánh giá sự tồn tại của Rào cản gia nhập thị trường để có kết luận chính xác
  • 38.  SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG Là khả năng DN duy trì giá cả trên mức giá cạnh tranh hoặc giảm chất lượng hoặc sản lượng xuống dưới mức cạnh tranh mà vẫn thu được lợi nhuận  DN có sức mạnh thị trường là DN không phải chịu sức ép cạnh tranh đáng kể nào
  • 39.  SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG (market power)  Xác định sức mạnh thị trường để đánh giá, phân tích tác động phản cạnh tranh của một hành vi hay một thỏa thuận của DN (nhóm DN) trên thị trường  Hành vi mang tính phản cạnh tranh của DN (nhóm DN) sẽ không thể tác động xấu đến thị trường nếu như DN (nhóm DN) không có sức mạnh thị trường.
  • 40.  Đặc trưng của SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG (market power)  Thường được chỉ sức mạnh của người bán MARKET POWER BUYER POWER
  • 41.  Đặc trưng của SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG (market power)  Sức mạnh thị trường không mang tính chất tuyệt đối, việc đánh giá sức mạnh thị trường tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, do các yếu tố về quy mô, đặc điểm của thị trường quyết định.
  • 42.  Đặc trưng của SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG (market power)  Sức mạnh thị trường không chỉ giới hạn trong khả năng tăng giá trên mức cạnh tranh hay giảm chất lượng, sản lượng xuống dưới mức cạnh tranh mà còn có thể tác động xấu đến thị trường bằng nhiều cách thức khác:  Làm suy giảm tình hình cạnh tranh hiện tại  Nâng cao các rào cản gia nhập thị trường  Làm chậm quá trình cải tiến sản phẩm
  • 43.  Đặc trưng của SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG (market power)  Ngoài sức mạnh thị trường của một DN (đơn lẻ), các DN cũng có thể (công khai hoặc không công khai) thỏa thuận làm hình thành sức mạnh thị trường của nhóm DN  VD: Vụ việc 19 DN bảo hiểm
  • 44.  Xác định SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG  Pháp luật các nước xem xét tổng hợp nhiều yếu tố:  Số lượng các nhà cung cấp cạnh tranh với cùng một SP, thị phần và mức độ tập trung  Rào cản gia nhập thị trường  Rào cản mở rộng thị trường  Sức mạnh của người mua  Lợi nhuận thu được  Khả năng loại bỏ cạnh tranh
  • 45.  Xác định SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG theo PL VN THEO LUẬT CẠNH TRANH 2004: Thị phần đóng vai trò trung tâm và gần như là duy nhất trong việc đánh giá sức mạnh thị trường: Quy định về TTHCCT, lạm dụng VTTLTT, TTKT đều lấy ngưỡng thị phần nhất định làm căn cứ xác định việc xác lập sức mạnh thị trường của doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp Ngoài thị phần có tiêu chí khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể nhưng quy định khó thực thi
  • 46.  Xác định SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG theo PL VN THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018: Thị phần vẫn có vai trò quan trọng nhưng không phải là tiêu chí duy nhất trong việc đánh giá sức mạnh thị trường. Tiêu chí về sức mạnh thị trường đáng kể (Điều 26)
  • 47. Thị phần, Điều 10 Luật CT 2018 Phương pháp xác định a) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm; b) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm; c) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm; d) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm. Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh
  • 48. Sức mạnh thị trường đáng kể, Điều 26 Luật CT 2018 Căn cứ xác định: a) Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan; b) Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp; c) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác; d) Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ; đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật; e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng; g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; h) Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác; i) Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
  • 49. 2. QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 2.1. Khái niệm Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Luật CT 2004 không đưa ra kn, mà chỉ liệt kê các thỏa thuận bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Căn cứ vào kn hành vi HCCT và bản chất của thỏa thuận, có thể rút ra kn TTHCCT Tuy nhiên, chỉ những thỏa thuận được liệt kê tại điều 8 Luật CT 2004 mới bị coi là TTHCCT và có thể bị cấm
  • 50. 2. QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 2.1. Khái niệm Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Luật CT 2018 đã đưa ra khái niệm: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh (K4 Đ3)  Điều 11 liệt kê các TTHCCT nhưng có điều khoản quét, tức là không chỉ những thỏa thuận được liệt kê tại điều 11 Luật CT 2018 mới bị coi là TTHCCT mà bao gồm cả các thỏa thuận khác đáp ứng khái niệm được nêu tại K4Đ3
  • 51. 2. THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 2.2. Đặc điểm của TTHCCT Có hai hay nhiều chủ thể tham gia thỏa thuận là các DN độc lập Biểu hiện của hành vi: các bên có sự thỏa thuận thống nhất cùng hành động Hậu quả: Làm giảm, loại bỏ cạnh tranh trên thị trường
  • 52. 2. THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 2.3. Phân loại TTHCCT  Thỏa thuận theo chiều ngang (horizontal agreements) Là thoả thuận được thực hiện giữa các chủ thể cùng cấp độ kinh doanh (là đối thủ của nhau, hoạt động trên cùng thị trường liên quan) Thỏa thuận theo chiều dọc (vertical agreements) Là thoả thuận được thực hiện giữa các chủ thể ở các cấp độ kinh doanh khác nhau (nhà sản xuất, nhà phân phối, người bán lẻ).
  • 53. 2. THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 2.3. Phân loại TTHCCT Thỏa thuận theo chiều ngang tạo ra khả năng khống chế thị trường, gây nhiều tác động xấu đến môi trường cạnh tranh hơn là thỏa thuận theo chiều dọc Thỏa thuận theo chiều ngang thường liên quan đến ấn định giá, phân chia thị trường, ngăn cản DN khác tham gia thị trường, kiểm soát sản lượng… Thỏa thuận theo chiều dọc thường liên quan đến phân phối độc quyền theo lãnh thổ, giao dịch độc quyền, Nhà SX buộc các DN phân phối chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến HĐ, thỏa thuận ấn định giá bán lại…
  • 54. 2. THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 2.3. Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (Điều 11 LCT 2018) 1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; 2. Thoả thuận phân chia khách hàng, thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ; 3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; 4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 5. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh. 6. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận. Cấm tuyệt đối 7. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư. 8. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. 9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận. 10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận. 11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
  • 55. 2. THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH Điều 8 Luật Cạnh tranh 2004 1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; 2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ; 3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ; 4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; 5. Thoả thuận áp đặt cho DN khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc DN khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; 6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho DN khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; 7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những DN không phải là các bên của thoả thuận; 8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
  • 56. 2.4. Nguyên tắc xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Luật CT 2018 quy định cấm đối với các Thỏa thuận tại Đ11 như sau: • Cấm tuyệt đối: Thỏa thuận theo chiều ngang K1-3, Thỏa thuận K4-6 • Cấm có điều kiện: Thỏa thuận K7-11, Thỏa thuận theo chiều dọc K1- 3 • Điều kiện: thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường )
  • 57. 2.4. Nguyên tắc xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Luật CT 2004 quy định: • Cấm tuyệt đối với các thỏa thuận từ K6- K8 và • Cấm có điều kiện và cho hưởng miễn trừ với các thỏa thuận từ K1-K5 • Điều kiện: Thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận đạt từ 30% trở lên
  • 58. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HƯỞNG MIỄN TRỪ  Cơ sở của việc miễn trừ là dựa trên nguyên tắc lập luận hợp lý, tức là cân nhắc giữa tác động hạn chế cạnh tranh và những lợi ích có được từ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với nền kinh tế và người tiêu dùng . Một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vẫn có thể được cho phép thực hiện nếu xét thấy lợi ích đối với nền kinh tế và người tiêu dùng vẫn lớn hơn tác động hạn chế cạnh tranh, hay nói cách khác tác động tích cực lớn hơn tác động tiêu cực
  • 59. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HƯỞNG MIỄN TRỪ  Điều kiện hưởng miễn trừ :Khi có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại K1 Đ14 LCT 2018 Phạm vi áp dụng: Chỉ áp dụng với các TTHCCT quy định tại K1- 3, K7-11 Điều 11 bị cấm theo quy định tại Đ 12 của LCT 2018  Thời gian áp dụng: Chỉ áp dụng trong một thời hạn nhất định  Thẩm quyền thụ lý hồ sơ và quyết định cho hưởng miễn trừ: Ủy ban cạnh tranh quốc gia Thủ tục miễn trừ: Đ15 – Đ23 Luật cạnh tranh 2018
  • 60. 3. QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG 3.1. Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền? Theo quan điểm của ECJ, thống lĩnh thị trường là “Vị trí của doanh nghiệp mang sức mạnh kinh tế có khả năng ngăn cản cạnh tranh hiệu quả được duy trì trên thị trường liên quan bằng cách cho phép nó hành xử độc lập ở một mức độ đáng kể không phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh, khách hàng và cuối cùng là người tiêu dùng
  • 61. 3. QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG 3.1. Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền? Luật mẫu về cạnh tranh của Liên Hợp Quốc (sửa đổi năm 2017) Vị trí thống lĩnh của quyền lực thị trường (dominant position of market power) là tình trạng mà một doanh nghiệp, tự nó hoặc cùng hành động với một số doanh nghiệp khác ở vào vị trí kiểm soát thị trường liên quan của một hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ cụ thể
  • 62. 3. QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG 3.1. Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền? Mục 2 đạo luật Sherman Act (Hoa Kỳ) Doanh nghiệp (có sức mạnh) độc quyền được hiểu là “doanh nghiệp có khả năng (1) định giá cao hơn đáng kể so với mức giá cạnh tranh và (2) cố tình gây ra hành vi này trong khoảng thời gian nhất định nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh mới gia nhập hoặc mở rộng thị trường.
  • 63. 3. QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG 3.1. Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền?  Thống lĩnh/độc quyền thị trường là khả năng của doanh nghiệp (nhóm DN) có Quyền lực thị trường, cho phép doanh nghiệp (nhóm doanh nghiệp) hành động độc lập, không phụ thuộc vào các quy luật của thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, hay người tiêu dùng, nghĩa là nó có khả năng chi phối, kiểm soát thị trường.
  • 64. 3. QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG 3.1. Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền? Luật CT Việt Nam không đưa ra định nghĩa mà chỉ đưa ra tiêu chí để xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hay không  PL CT Việt Nam phân biệt VTTLTT và VTĐQTT
  • 65. 3. QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG Các thức xác định VTTL và VTĐQ?  Các quốc gia khác nhau sử dụng các cách thức khác nhau nhưng phổ biến có các tiêu chí:  Thị phần (market share),  Rào cản gia nhập thị trường (barriers to entry),  Quy mô của đối thủ (size of competitors),  Năng lực tài chính của doanh nghiệp (financial power of enterprise).
  • 66. 3. QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG Các thức xác định VTTL và VTĐQ?  Theo LCT Việt Nam 2004, thị phần gần như là tiêu chí duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp
  • 67. Vị trí thống lĩnh (Đ.11) oDN có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể oNhóm DN + 2 DN: có tổng thị phần từ 50% trở lên, + 3 DN: từ 65% trở lên + 4 DN: có thị phần từ 75%
  • 68.  Vị trí thống lĩnh (Đ.11) Khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của dn (Đ.22 NĐ116) căn cứ vào:  Năng lực tài chính của DN.  Năng lực tài chính của tổ chức kinh tế, cá nhân thành lập DN.  Năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có quyền kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của của DN  Năng lực tài chính của công ty mẹ.  Năng lực công nghệ.  Quy mô của mạng lưới phân phối.
  • 69.  Vị trí thống lĩnh (Đ.11)  Như vậy để xác định VTTL của DN trên thị trường cần phải xác định  Thị phần của DN (hoặc nhóm DN) trên thị trường liên quan dựa trên 1) tổng Doanh thu hoặc doanh số của tất cả các DN cùng trên một thị trường liên quan và 2) Doanh thu hoặc doanh số của Dn (hoặc nhóm DN) bị điều tra; hoặc  Khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của DN (chỉ áp dụng với DN có thị phần dưới 30%)  Ưu tiên tiêu chí thứ nhất
  • 70.  Vị trí thống lĩnh thị trường theo LCT 2018 Một doanh nghiệp • Thị phần 30% trở lên; hoặc • Có sức mạnh thị trường đáng kể (quy định tại Điều 26) Nhóm doanh nghiệp • Cùng hành động, và • Thị phần 50% trở lên (2 DN); 65% trở lên (3 DN); 75% trở lên (4 DN) hoặc 85% trở lên (từ 5 DN trở lên) hoặc có sức mạnh thị trường đáng kể • Không gồm DN có thị phần < 10%
  • 71. DN được coi là có vị trí độc quyền nếu không có DN nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà DN đó kinh doanh trên thị trường liên quan (tương tự quy định Đ 25 Luật CT 2018)  Vị trí độc quyền đã loại bỏ khả năng có sự tồn tại của cạnh tranh trên thị trường liên quan Để xác định vị trí ĐQ, chỉ cần xác định 1) thị trường liên quan, 2) số lượng DN trên thị trường VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN
  • 72. 3.2. KHÁI NIỆM HÀNH VI LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG Theo Bộ quy tắc về cạnh tranh của Liên Hợp Quốc được thông qua ngày 22/04/1980 và Luật mẫu về cạnh tranh của UNCTAD: Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh là hành vi hạn chế cạnh tranh mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền sử dụng để duy trì hay tăng cường vị trí của nó trên thị trường bằng cách hạn chế khả năng gia nhập thị trường hoặc hạn chế quá mức cạnh tranh
  • 73. 3.2. KHÁI NIỆM HÀNH VI LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG  Quan điểm của ECJ (Hoffmann-La Roche & Co. AG) : Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, có tác động đến cấu trúc thị trường, làm suy giảm mức độ cạnh tranh của thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp khác biệt với những phương pháp cạnh tranh được sử dụng trong điều kiện cạnh tranh thông thường của hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở các giao dịch của các thương gia, gây trở ngại cho việc duy trì mức độ cạnh tranh đang tồn tại trên thị trường hoặc sự gia tăng mức độ cạnh tranh của thị trường đó
  • 74. 3.2. KHÁI NIỆM HÀNH VI LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG  Ngoài quy định trong bộ quy tắc về cạnh tranh của UNCTAD, hầu hết các hệ thống pháp luật không đưa ra định nghĩa mà chỉ liệt kê các hành vi bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Những hành vi được liệt kê như vậy là khác nhau giữa các hệ thống pháp luật nhưng đều mang tính mô tả, minh họa cho suy đoán của nhà làm luật và thường không đủ khả năng bao quát hết những hành vi lạm dụng mà doanh nghiệp có thể thực hiện trên thực tế.  LCT 2018 của VN quy định: Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh
  • 75. 3.2. KHÁI NIỆM HÀNH VI LẠM DỤNG VTTL, VTĐQ THỊ TRƯỜNG  Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường  Chủ thể: là DN, nhóm DN có vị trí thống lĩnh thị trường Về hành vi thực hiện: Dn có VTTLTT đã đơn phương thực hiện những hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định tại Luật CT Mục đích/hậu quả của hành vi là làm cản trở, sai lệch hoặc triệt tiêu cạnh tranh, tiêu diệt đối thủ cạnh tranh và trục lợi từ khách hàng
  • 76. So sánh hành vi TTHCCT và hành vi lạm dụng VTTLTT của một nhóm DN?
  • 77. 3.3. PHÂN LOẠI HÀNH VI LDVTTL, VTĐQ Lạm dụng mang tính bóc lột / trục lợi và Lạm dụng mang tính loại trừ/ loại bỏ. Lạm dụng bóc lột (exploitative abuses): là hành vi đối xử không công bằng hoặc bất hợp lý đối với những bên bị phụ thuộc vào doanh nghiệp thống lĩnh trong việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường liên quan. Những đối tượng này có thể là các khách hàng (khi doanh nghiệp thống lĩnh định giá quá cao) hoặc các nhà cung cấp của doanh nghiệp thống lĩnh (khi trả một mức giá quá thấp Các hành vi cụ thể: - Bán kèm, bán hàng theo gói - Phân biệt giá; - Định giá quá cao hay định giá để trục lợi. ………
  • 78. 3.3. PHÂN LOẠI HÀNH VI LDVTTL, VTĐQ  Lạm dụng loại trừ (Exclusionary Abuses): là hành vi có tác động ngăn cản cạnh tranh hiệu quả trên thị trường liên quan bằng cách loại bỏ hoặc cản trở các đối thủ cạnh tranh hiện tại và/hoặc tăng các rào cản gia nhập thị trường đối với các đối thủ tiềm năng. Các hình thức cụ thể:  Từ chối giao dịch, ví dụ như từ chối cung ứng các dịch vụ thiết yếu; · Tẩy chay; · Định giá hủy diệt; ép giá · Loại bỏ đối thủ bằng hình thức cạnh tranh phi giá; · Các thỏa thuận kinh doanh độc quyền (nhà phân phối không được bán hàng hóa hay dịch vụ của nhà cung cấp khác)….
  • 79. Câu hỏi thảo luận Trong các hành vi lạm dụng VTTLTT, LDVTĐQTT được quy định trong LCT 2004, LCT 2018 đâu là hành vi mang tính loại bỏ, đâu là hành vi mang tính trục lợi?
  • 80. CÁC HÀNH VI LDVTTLTT THEO LUẬT CT 2004 Đ 22- 31 NĐ 116/2005 1.Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; 2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; 3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; 4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; 5. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; 6. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
  • 81. CÁC HÀNH VI LẠM DỤNG VTTLTT THEO LUẬT CT 2018 a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh; b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng; c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng; d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác; đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác; e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác; g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
  • 82. Bài tập tình huống Các doanh nghiệp A, B, C, D đều cung ứng một sản phẩm có cùng một thương hiệu trên thị trường trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp X, doanh nghiệp khởi tạo ra thương hiệu đó. Để đảm bảo cho việc cung ứng sản phẩm đạt được chất lượng mà thương hiệu đã tạo ra, trong hợp đồng ký kết lần lượt với A, B, C, D, doanh nghiệp X đã yêu cầu 4 doanh nghiệp này phải mua cùng một nguồn nguyên liệu được cung cấp bởi doanh nghiệp Z, đồng thời mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ được kinh doanh ở một khu vực nhất định, không được đặt cơ sở cung ứng sản
  • 83. 3.4. CÁC HÀNH VI LẠM DỤNG CỤ THỂ  Các hành vi lạm dụng VTTLTT bị cấm: 7 nhóm hành vi được quy định tại K1 Đ 27 LCT 2018  Các hành vi lạm dụng VTĐQ bị cấm: 5 nhóm hành vi được quy định tại K1 Đ27 + 3 nhóm hành vi quy định tại K2Đ27
  • 84. Hành vi bán dưới giá thành toàn bộ (predatory pricing) - Tại sao lại can thiệp vào quyền tự do kinh doanh, quyền định giá của doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp bán giá thấp sẽ có lợi cho người tiêu dùng? - Tại sao Doanh nghiệp lớn, thống lĩnh thị trường lại bán hàng dưới chi phí? Có mâu thuẫn với mục đích kinh doanh của DN khi tham gia thị trường không
  • 85. Hành vi bán dưới giá thành toàn bộ (predatory pricing) Cơ sở kinh tế: chiến lược về giá của các công ty • Các công ty áp dụng chiến lược về giá nhằm hướng tới việc hủy diệt các đối thủ có tiềm lực yếu hơn hoặc có chi phí sản xuất cao hơn mình • Sau khi áp dụng, cấu trúc thị trường có thể được xác lập theo dự đoán của DN • DN thực hiện phải là DN hoạt động trên phạm vi thị trường rộng • Tồn tại những rào cản gia nhập thị trường
  • 86. Hành vi bán dưới giá thành toàn bộ (predatory pricing) Quy định của Luật CT Việt Nam (Đ27.K1.a) Doanh nghiệp, nhóm DN có VTTLTT bị cấm thực hiện hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh Tham khảo Đ23 NĐ 116/2005
  • 87. Hành vi bán dưới giá thành toàn bộ (predatory pricing) Điều 23 NĐ 116/2005 Trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là việc bán hàng, cung ứng dịch vụ với mức giá thấp hơn tổng các chi phí dưới đây: a) Chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này hoặc giá mua hàng hóa để bán lại; b) Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
  • 88. Hành vi bán dưới giá thành toàn bộ (predatory pricing) Điều 23 NĐ 116/2005 Bị coi là bán dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh khi: Giá bán < chi phí sx + chi phí lưu thông Khoản 2 Điều 23: Ngoại lệ không bị coi là bán dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh Việc chứng minh mục đích, hậu quả của hành vi???
  • 89. Hành vi bán dưới giá thành toàn bộ (predatory pricing) Không bị coi là bán dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh: Hạ giá bán hàng hóa tươi sống; Hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; Hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ; Hạ giá bán hàng hoá trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật; Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh; Các biện pháp thực hiện chính sách bình ổn giá của nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật về giá.
  • 90. Hành vi áp đặt giá mua, bán bất hợp lý (excessive pricing) Cơ sở kinh tế: doanh nghiệp TLTT nắm phần lớn nguồn cung hoặc cầu nên lạm dụng sức mạnh để tước đoạt lợi ích từ khách hàng: - Bán với giá cao - Mua với giá thấp Quy định của LCT VN Đ27.K1.b LCT 2018 “...áp đạt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý...gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng”
  • 91. Hành vi áp đặt giá mua, bán bất hợp lý (excessive pricing) Tham khảo Đ27.K1&2 Nghị định 116/2005 Bán bất hợp lý • Cầu không tăng đột biến • Không có biến động làm chi phí sx tăng quá 5%, và • Giá bán tăng quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp Mua bất hợp lý • chất lượng không giảm, • Không có sự kiện bất thường, và • Giá mua nhỏ hơn giá thành sản xuất
  • 92. Bài tập nhóm Sinh viên chia nhóm và thực hiện việc phân tích cơ sở kinh tế và quy định pháp lý với các hành vi lạm dụng VTTLTT, VTĐQ còn lại
  • 93. CÁC HÀNH VI LDVT ĐQ BỊ CẤM THEO LCT 2018 a) Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này; b) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng; c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng; d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác
  • 94. CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
  • 95. 3.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA TTKT 1 2 PLCT VN không đưa ra định nghĩa mang tính khái quát mà chỉ liệt kê các hình thức TTKT. Điều 29: Tập trung kinh tế là hành vi của DN bao gồm: Sáp nhập DN Hợp nhất DN Mua lại DN Liên doanh giữa các DN Các hành vi tập trung kinh tế khác Góc độ kinh tế: Tập trung kinh tế là quá trình làm hình thành và thay đổi cấu trúc thị trường thông qua các hình thức tích tụ, tập trung nguồn lực của DN trên thị trường làm giảm số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường nhằm: - Hình thành chủ thể kinh doanh lớn hơn hoặc hình thành 1 chủ thể kinh doanh thống nhất; - Củng cố, gia tăng sức mạnh thị trường
  • 96. CÁC HÌNH THỨC TẬP TRUNG KINH TẾ HỢP NHẤT DN MUA LẠI DN Một hoặc một số DN chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một DN khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của DN bị sáp nhập Hai hoặc nhiều DN chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một DN mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các DN bị hợp nhất Một DN mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của DN khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của Dn bị mua lại Hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới SÁP NHẬP DN LIÊN DOANH GIỮA CÁC DN
  • 97.  Đặc điểm pháp lý của tập trung kinh tế:  Chủ thể: là các DN (gồm các t/c, cá nhân KD) - Tùy thuộc từng loại hình tập trung KT mà chủ thể phải đáp ứng đk nhất định VD: hợp nhất, sáp nhập DN… - Các DN tham gia tập trung kinh tế có thể là DN cùng hoạt động trên cùng thị trường liên quan hoặc không. (Luật cạnh tranh 2004 chỉ tập trung kiểm soát các hành vi tập trung KT giữa các DN hoạt động trên cùng thị trường)
  • 98.  Đặc điểm pháp lý của tập trung kinh tế:  Hành vi Tập trung KT được thực hiện dưới những hình thức nhất định theo quy định của PL - Hợp nhất ` - Sáp nhập - Mua lại DN - Liên doanh giữa các DN
  • 99.  Đặc điểm pháp lý của tập trung kinh tế  Hậu quả của tập trung kinh tế là làm hình thành các DN, tập đoàn kinh tế lớn mạnh, thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh trên thị trường  TTKT bằng việc tích tụ các nguồn lực về TC, KT, LĐ, Năng lực tổ chức của các DN riêng lẻ sẽ làm hình thành các DN, tập đoàn KT lớn mạnh hơn  TTKT là quá trình tích tụ tư bản mang tính ngoại sinh, phân biệt với tích tụ TB trong KT học, quá trình phát triển nội sinh DN  Sau TTKT xuất hiện đột ngột các Dn có tiềm lực và lợi thế cạnh tranh lớn mạnh khiến cho vị trí và lợi thế cạnh tranh của các DN thay đổi, cấu trúc TT thay đổi
  • 100. 3.2. Sự cần thiết phải kiểm soát TTKT TTKT có ảnh hưởng (tác động) như thế nào đến nền kinh tế?
  • 101. 3.2. Sự cần thiết phải kiểm soát TTKT TTKT là quyền tự do kinh doanh của DN, được ghi nhận trong các VBPL (Luật DN, Luật đầu tư, Luật chứng khoán) được coi là các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp, thay đổi hình thức đầu tư để hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, TTKT cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác động tiêu cực tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Các quy định về kiểm soát TTKT có tác động tiền kiểm, nhằm ngăn chặn các vụ việc sáp nhập có khả năng làm phương hại tới cạnh tranh.  Cơ chế điều chỉnh Pl đối với TTKT chỉ có thể là kiểm soát mà không thể là ngăn cấm
  • 102. 3.2. Sự cần thiết phải kiểm soát TTKT Thứ nhất, TTKT ngay lập tức loại bỏ áp lực cạnh tranh giữa các bên tham gia vào vụ việc và làm giảm số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thị trường sẽ mất dần định hướng hiệu quả kinh tế; doanh nghiệp thành lập sau vụ việc TTKT có thể gây tác động loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh và thu lợi từ thị trường. Thứ hai, hiệu quả của công tác thực thi Luật Cạnh tranh không phải là 100%. Không phải vi phạm nào cũng có thể bị phát hiện và xử lý. Do đó, việc áp dụng các biện pháp tiền kiểm có thể giúp giảm bớt áp lực cho cơ quan thực thi Luật. Ngoài ra, ngay cả khi có thể thực hiện các biện pháp khắc phục ở khâu hậu kiểm đối với các vụ việc TTKT bị phát hiện có tác động xấu tới cạnh tranh, thì các biện pháp này cũng rất tốn kém. Tóm lại, chính sách kiểm soát TTKT là nhằm mục đích ngăn ngừa việc thay đổi cấu trúc thị trường có thể dẫn đến việc làm tổn hại tới động lực cạnh tranh trên thị trường, từ đó làm suy giảm hiệu quả kinh tế và xâm hại tới lợi ích của người tiêu dùng.
  • 103. Các hình thức TTKT TTKT theo chiều ngang  Hình thức này bao gồm những vụ TTKT của các doanh nghiệp tham gia cung ứng cùng một loại sản phẩm hoặc các sản phẩm có thể khả năng thay thế mật thiết cho nhau. Khái niệm TTKT theo chiều ngang ngầm ý rằng các doanh nghiệp tồn tại trên cùng một cấp trong chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm. Trước khi thực hiện TTKT, các doanh nghiệp này thường là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc đối thủ tiềm năng.  TTKT theo chiều ngang được coi là có khả năng gây quan ngại đến cạnh tranh trên thị trường nhất do việc TTKT trực tiếp làm suy giảm số lượng đối thủ cạnh tranh độc lập trên thị trường.
  • 104. 3.3. Các hình thức TTKT TTKT theo chiều dọc  Hình thức này bao gồm các vụ TTKT giữa các doanh nghiệp ở cấp độ khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm. Nói cách khác, các vụ việc này phát sinh khi các doanh nghiệp đang hoặc sẽ có mối quan hệ mua - bán sản phẩm thực hiện TTKT.  Không giống như các vụ việc TTKT theo chiều ngang, các vụ TTKT theo chiều dọc không làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, tuy nhiên, cũng có thể gây ra những quan ngại đáng kể đối với cạnh tranh trên thị trường. Quan ngại nghiêm trọng nhất liên quan tới cạnh tranh là khi vụ việc TTKT gây ra tác động đóng cửa thị trường, ví dụ, trường hợp một doanh nghiệp sản xuất tiến hành TTKT với các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào thiết yếu và từ chối cung cấp nguyên liệu thiết yếu đó cho các đối thủ cạnh tranh khác.
  • 105. 3.3. Các hình thức TTKT TTKT theo dạng tổ hợp Hình thức này bao gồm các vụ TTKT khi các bên tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Điển hình là khi các công ty không cùng sản xuất một loại sản phẩm, và cũng không có mối quan hệ mua – bán hiện hữu hoặc tiềm năng. Các vụ sáp nhập theo dạng tổ hợp được coi là những hình thức TTKT ít gây quan ngại nhất đến cạnh tranh trên thị trường và thường được miễn trừ trong các quy định của Luật Cạnh tranh.
  • 106. Kiểm soát TTKT theo PLCT Việt Nam Mục đích của việc kiểm soát: Vừa đảm bảo không xâm phạm vào quyền tự do kinh doanh của Dn, vừa bảo vệ được cạnh tranh trên thương trường
  • 107. Kiểm soát TTKT theo PLCT Việt Nam  Các hình thức kiểm soát TTKT theo Luật Cạnh tranh 2004  Các hình thức kiểm soát cụ thể Nghĩa vụ Thông báo: trường hợp cần phải báo cáo với cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế: Thị phần kết hợp của các bên sau tập trung KT đạt từ 30 – 50% trên TTLQ (Đ 20 LCT 2004) Cấm: Các vụ việc TTKT mà thị phần kết hợp của các bên sau TTKT chiếm trên 50% trên TTLQ (Đ 18) Miễn trừ: Luật Cạnh tranh cho phép một số trường hợp trong diện bị cấm nhưng vẫn được tiến hành tập trung kinh tế.(Đ19 + DN sau TTKT vẫn thuộc loại DN nhỏ và vừa ?)
  • 108. TẬP TRUNG KINH TẾ THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018 TẬP TRUNG KINH TẾ BỊ CẤM: Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam TÁC ĐỘNG HOẶC KHẢ NĂNG GÂY HẠN CHẾ CẠNH TRANH: được xác định dựa trên nhiều yếu tố (Điều 31 LCT 2018): a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan; b) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế; c) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau; d) Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan; đ) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể; e) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường; g) Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
  • 109. TẬP TRUNG KINH TẾ THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018 ghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế Cơ sở pháp lý Điều 33 Luật CT 2018 Điều 13 NĐ 35/2020 Trường hợp áp dụng: DN tham gia tập trung kinh tế thuộc ngưỡng thông báo Ngưỡng thông báo: Điều 13 NĐ 35/2020
  • 110. TẬP TRUNG KINH TẾ THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018 ghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế Ngưỡng thông báo: Điều 13 NĐ 35/2020 DN thuộc một trong các trường hợp: Tổng tài sản: 3000 tỷ đồng trở lên Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào: 3000 tỷ đồng trở lên Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế: 1000 tỷ đồng trở lên Thị phần kết hợp: 20% trở lên Riêng tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán: K2 Đ13 Tổng tài sản: ??? Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào: ??? Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế: ??? Thị phần kết hợp: ???
  • 111. TẬP TRUNG KINH TẾ THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018 THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VIỆC TẬP TRUNG KINH TẾ: Ủy ban cạnh tranh Quốc gia Thủ tục giải quyết vụ việc TTKT: (1) Nộp HS thông báo; (2) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của HS; (3) Thẩm định sơ bộ; (4) Thẩm định chính thức; (5) Ra quyết định về việc TTKT Quyết định về việc TTKT: - Tập trung kinh tế được thực hiện - Tập trung kinh tế có điều kiện - Tập trung kinh tế bị cấm
  • 112. CHƯƠNG 4 PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
  • 113. NỘI DUNG Khái quát về hành vi cạnh tranh không lành mạnh Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo Luật cạnh tranh 2018
  • 114. 3.1. Khái quát về hành vi CTKLM Dạ, để em đọc khoản 6 điều 3 LCT 2018 ạ Là hành vi của DN trái với nguyên tắc thiện chí, trung thưc, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của DN khác
  • 115. Đặc điểm Là hành vi cạnh tranh của DN, các hiệp hội trong quá trình kinh doanh Hành vi trái với trái với nguyên tắc thiện chí, trung thưc, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh Hành vi gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của DN khác
  • 116. Xâm phạm bí mật kinh doanh Ép buộc trong kinh doanh Gièm pha DN khác Gây rối hoạt động KD của DN khác Lôi kéo khách hàng bất chính Bán hàng hóa, dịch vụ dứoi giá thành HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỤ THỂ
  • 117. 3.2.1. Xâm phạm bí mật kinh doanh BÍ MẬT KINH DOANH  K10 Đ3 Luật CT 2004: Là thông tin thỏa mãn các điều kiện:  Không phải là hiểu biết thông thường  Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;  Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được  Luật Cạnh tranh 2018 không đưa ra định nghĩa
  • 118. Lý do bảo vệ bí mật kinh doanh???  Pháp luật về bí mật kinh doanh muốn duy trì và khuyến thích những chuẩn mực đạo đức và sự công bằng trong thương mại  Mục đích chính của pháp luật về bí mật kinh doanh là tạo ra động lực cho các doanh nghiệp sáng tạo bằng cách bảo vệ thời gian và nguồn vốn đáng kể đã được đầu tư vào việc phát triển những sáng tạo mang lại lợi thế cạnh tranh, cả về mặt kỹ thuật và thương mại, đặc biệt là những sáng tạo không được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc chưa đủ điều kiện để được cấp bằng độc quyền sáng chế.  Nếu không được bảo hộ bởi pháp luật về bí mật kinh doanh thì những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó có thể sử dụng những sáng tạo này mà không phải gánh chịu bất kỳ phí tổn cũng như rủi ro nào trong quá trình nghiên cứu và phát triển những sáng tạo này.
  • 119. VD về bí mật kinh doanh Có lẽ công thức Coca cola là “bí mật kinh doanh được giữ gìn cẩn trọng nhất trên thế giới.” Quy trình để bảo vệ công thức của Coca-cola (còn được biết đến với cái tên “Hàng hoá 7X”) theo lời của một Phó Chủ tịch cấp cao và Cố vấn trưởng cho Coca-Cola tại một phiên tòa, như sau: Các tài liệu dạng giấy mô tả công thức bí mật được giữ trong kho bảo đảm tại Ngân hàng Tín thác ở Atlanta, và kho này chỉ có thể được mở khi có một Nghị quyết của Ban Giám đốc Công ty. Chính sách của Công ty là vào bất cứ thời điểm nào cũng chỉ có hai người trong Công ty biết được công thức này, và chỉ những người đó mới có thể giám sát việc chuẩn bị Hàng hóa 7X trên thực tế. Công ty cũng từ chối công bố danh tính của những người này và không cho phép những người này ở cùng trên một chuyến bay. Các biện pháp phòng ngừa tương tự cũng được áp dụng đối với các công thức bí mật của các loại nước uống Cola khác của Công ty như: Coke dành cho người ăn kiêng, Coke không chứa cafein dành cho người ăn kiêng, TAB, TAB không có chứa cafein và CocaCola không chứa cafein.
  • 120. 3.2.1. Xâm phạm bí mật kinh doanh XÂM PHẠM BÍ MẬT KINH DOANH Là hành vi: (1) Tiếp cận, thu thập thông tin; (2) Tiết lộ thông tin; (3) Sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh của DN khác nhằm gây bất lợi cạnh tranh cho DN khác
  • 121. 3.2.1. Xâm phạm bí mật kinh doanh Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc BÍ MẬT KINH DOANH của DN khác DN vi phạm đang nỗ lực tiếp xúc hoặc góp nhặt những thông tin thuộc bí mât kinh doanh của DN khác Việc tiếp cận, thu thập thông tin là bất chính, không lành mạnh = chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu bí mật kinh doanh đó
  • 122. 3.2.1. Xâm phạm bí mật kinh doanh Tiết lộ thông tin thuộc BÍ MẬT KINH DOANH của DN DN (có nghĩa vụ phải bảo mật thông tin đó) đã để cho người khác biết các thông tin thuộc bí mật KD của DN mà không được phép của chủ sở hữu Vi phạm HĐ bảo mật với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật
  • 123. 3.2.1. Xâm phạm bí mật kinh doanh Sử dụng thuộc BÍ MẬT KINH DOANH của DN khác Mà không được phép của chủ sở hữu bí mật đó Nhằm mục đích kinh doanh, xin giấy phép liên quan đến KD hoặc lưu hành SP
  • 124. 3.2.2. Ép buộc trong kinh doanh Ép buộc trong kinh doanh là hành vi của doanh nghiệp đe dọa, hoặc cưỡng ép khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác, buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch đối với doanh nghiệp đó
  • 125. Đặc điểm của hành vi  Chủ thể thực hiện: Chủ doanh nghiệp, nhân viên của doanh nghiệp, ...  Đối tượng hướng tới: Khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác.  Hình thức: Sử dụng thủ đoạn mang khác nhau nhằm gây áp lực, đe dọa gây thiệt hại, khống chế ý chí khách hàng, buộc khách hàng không giao dịch/ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác  Mục đích: nhằm lôi kéo khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của đối thủ cạnh tranh để từ đó buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó, qua đó làm giảm lượng khách hàng hoặc đối tác làm ăn của đối thủ cạnh tranh với mình.  Hậu quả bất lợi: Quyền lựa chọn của khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bị xâm phạm; Việc kinh doanh của doanh nghiệp khác bị cản trở, rối loạn.
  • 126. 3.2.4. GIÈM PHA DOANH NGHIỆP KHÁC • Là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp; • Đưa thông tin không trung thực; • Gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 127. 3.2.4. GIÈM PHA DOANH NGHIỆP KHÁC Chủ thể DOANH NGHIỆP Tác giả Người tuyên truyền thông tin Người tuyên truyền thông tin
  • 128. 3.2.4. GIÈM PHA DOANH NGHIỆP KHÁC Hình thức hành vi Đưa ra thông tin không trung thực Công khai hoặc không công khai Trực tiếp hoặc gián tiếp ND rất đa dạng, như chất lượng sản phẩm, tình hình tài chính, uy tín và đạo đức của người quản lý, về cổ phiếu……
  • 129. 3.2.4. GIÈM PHA DOANH NGHIỆP KHÁC Mục đích và hậu quả hành vi Làm sai lệch nhận thức về sản phẩm, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khác Gây ảnh hướng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
  • 130. 3.2.5. Gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác • Hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp; • Cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
  • 131. 3.2.5. Gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác Đặc điểm hành vi  Hình thức: Tất cả thủ đoạn  Hậu quả bất lợi: Hoạt động kinh doanh của DN khác bị cản trở, gián đoạn; Thiệt hại về vật chất và uy tín của doanh nghiệp.  Mục đích: Làm cản trở gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
  • 132. SV TỰ NGHIÊN CỨU  LÔI KÉO KHÁCH HÀNG BẤT CHÍNH  BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ DƯỚI GIÁ THÀNH TOÀN BỘ
  • 133. CHƯƠNG 5. BỘ MÁY THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH VÀ TỐ TỤNG CẠNH TRANH 5.1. Bộ máy thực thi Luật Cạnh tranh 5.2. Tố tụng cạnh tranh
  • 134. 5.1. Bộ máy thực thi Luật Cạnh tranh • Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn • Cơ cấu tổ chức ỦY BAN CẠNH TRANH QUỐC GIA
  • 135. 5.1. Bộ máy thực thi Luật Cạnh tranh Là cơ quan thuộc Bộ Công thương. Nhiệm vụ, quyền hạn: Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh; Tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật Vị trí và nhiệm vụ, quyền hạn của ỦY BAN CẠNH TRANH QUỐC GIA
  • 136. 5.1. Bộ máy thực thi Luật Cạnh tranh • Cơ cấu gồm: Chủ tịch, các phó chủ tịch và các thành viên và bộ máy giúp việc • Bộ máy giúp việc gồm: Cơ quan điều tra và các đơn vị chức năng • Số lượng thành viên: max 15 do Thủ tướng CP bổ nhiệm, miễn nhiệm • Nhiệm kỳ: 5 năm và có thể bổ nhiệm lại;  Tiêu chuẩn: Theo Điều 49 Luật Cạnh tranh 2018 Cơ cấu tổ chức UBCT quốc gia
  • 137. 5.2. Tố tụng Cạnh tranh  Tố tụng cạnh tranh là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Cạnh tranh (Điều 3.8 Luật Cạnh tranh 2018).  Tố tụng cạnh tranh được quy định tại Luật Cạnh tranh.  Trình tự, thủ tục khác so với tố tụng hình sự và tố tụng dân sự, nhằm giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh.  Đưa ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lý có tính hành chính;  Không giải quyết bồi thường thiệt hại.  Khái niệm tố tụng cạnh tranh
  • 138. 5.2. Tố tụng Cạnh tranh Đối tượng của tố tụng cạnh tranh là vụ việc cạnh tranh:  Vụ việc có dấu hiệu vi phạm PL Cạnh tranh;  Bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, bao gồm: • Vụ việc hạn chế cạnh tranh; • Vụ việc vi phạm về tập trung kinh tế; • Vụ việc cạnh tranh không lành mạnh (Xem Điều 3.9 LCT 2018) Khái niệm tố tụng cạnh tranh
  • 139. 5.2. Tố tụng Cạnh tranh  Đối tượng của tố tụng cạnh tranh là vụ việc cạnh tranh  Chủ thể tiến hành: • Cơ quan quản lý cạnh tranh; • Cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh.  Mang bản chất tố tụng hành chính: Không cần đơn kiện các bên có liên quan;  Quyết định của cơ quan có thẩm quyền tố tụng có hiệu lực thi hành sau 30 ngày kể từ ngày ký (nếu không có khiếu nại) và được thực thi bởi chính cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh.  Đặc điểm tố tụng cạnh tranh
  • 140. 5.2. Tố tụng Cạnh tranh  Phát hiện vi phạm  Điều tra vụ việc cạnh tranh  Giải quyết vụ việc cạnh tranh  Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.  Khiếu nại quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh;  Xử lý vi phạm Luật cạnh tranh. Nội dung của tố tụng cạnh tranh
  • 141. 5.2. Tố tụng Cạnh tranh  Hoạt động tố tụng cạnh tranh của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo quy định tại Luật này.  Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, phải giữ bí mật về thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.  Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh Nguyên tắc của tố tụng cạnh tranh Đ54
  • 142. 5.2. Tố tụng Cạnh tranh Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh Người tiến hành tố tụng cạnh tranh Người tham gia tố tụng cạnh tranh Chủ thể của tố tụng cạnh tranh
  • 143. 5.2. Tố tụng Cạnh tranh Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh Ủy ban cạnh tranh Quốc gia HĐ xử lý vụ việc HCCT HĐ giải quyết khiếu nại QĐ xử lý vụ việc CT Cơ quan điều tra vụ việc CT Chủ thể của tố tụng cạnh tranh
  • 144. 5.2. Tố tụng Cạnh tranh Người tiến hành tố tụng cạnh tranh Chủ tịch UB CT QG Chủ tịch HĐ XLVVHCCT, HĐGQ khiếu nại QĐ XLVVHCCT Thủ trưởng CQ ĐT vụ việc CT Điều tra viên và thư ký phiên điều trần
  • 145. 5.2. Tố tụng Cạnh tranh Người tham gia tố tụng cạnh tranh Bên khiếu nại Bên bị khiếu nại Bên bị điều tra Luật sư Người làm chứng Người giám định Người phiên dịch Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
  • 146. 5.2. Tố tụng Cạnh tranh Bên khiếu nại  Bên khiếu nại là t/chức, cá nhân cho rằng, quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh;  Thời hiệu khiếu nại là 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu VPPLCT được thực hiện;  Hồ sơ khiếu nại: Khoản 3, Điều 77 Luật Cạnh tranh 2018.  Bên khiếu nại chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ;  Cơ quan thụ lý hồ sơ khiếu nại: Ủy ban cạnh tranh quốc gia Thông báo bằng VB cho bên khiếu nại về việc thụ lý HS, thời hạn là 7 ngày làm việc.
  • 147. 4.2. Tố tụng Cạnh tranh Bên bị điều tra vụ việc • Bên bị điều tra vụ việc là tổ chức, cá nhân bị cơ quan quản lý cạnh tranh quyết định điều tra trong những trường hợp sau đây:  Bị khiếu nại;  Bị cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện là đang hoặc đã thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn hai năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.. Chủ thể của tố tụng cạnh tranh
  • 148. 5.2. Tố tụng Cạnh tranh  Hiệu lực của QĐ: Sau 30 ngày kể từ ngày ký nếu không bị khiếu nại trong thời hạn.  Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực PL  Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc trong trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý.  Thẩm quyền thụ lý: chủ tịch UBCT quốc gia.  Hậu quả PL: Những phần của QĐ xử lý bị khiếu nại chưa được đưa ra thi hành.  Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày ra QĐ thành lập HĐ giải quyết khiếu nại  Thẩm quyền giải quyết: • Hội đồng giải quyết khiếu nại : đối với vụ việc HCCT Quyết định xử lý vụ việc CT
  • 149. 5.2. Tố tụng Cạnh tranh  Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại: Kể từ ngày ký.  Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại: • Chủ thể khởi kiện: Các bên có liên quan; • Trường hợp: Không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định giải quyết khiếu nại; • Tính chất của việc khởi kiện: Vụ án hành chính; • Nơi khởi kiện: Tòa án cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương; • Hậu quả của việc khởi kiện: Những phần của QĐ xử lý vụ việc CT không bị khởi kiện ra Tòa án vẫn được tiếp tục đưa ra GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ ViỆC CẠNH TRANH CHƯA CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT
  • 150. Bài tập tình huống 1. Nhận thấy có một nhóm doanh nghiệp kinh doanh taxi đang liên kết lại với nhau nhằm tăng giá cung ứng dịch vụ làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể kiện các doanh nghiệp này theo quy định của pháp luật cạnh tranh không? Nêu phương thức để kiểm soát hành vi của nhóm doanh nghiệp này theo quy định của pháp luật cạnh tranh. 2. Nhận thấy một số doanh nghiệp kinh doanh sim thẻ 3G cùng tiến hành tăng giá dịch vụ 3G lên 5% so với giá trước đó, doanh nghiệp A, cũng cung cấp dịch vụ 3G, liền tăng giá dịch vụ 3G của mình với cùng mức giá so với giá cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp kia. Hành vi của A có hợp pháp không? Có bị kiểm soát theo quy định của pháp luật cạnh tranh không? Để xác định được cần phải tiến hành những trình tự, thủ tục nào?
  • 151. CHƯƠNG 6 XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH Hình thức xử lý Thẩm quyền xử lý
  • 152. HÌNH THỨC XỬ LÝ Hình thức xử phạt vi phạm Các biện pháp khắc phục hậu quả
  • 153. Nguồn luật • Luật cạnh tranh 2004; Luật cạnh tranh 2018 • Nghị định 75/2019/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh;
  • 154. Căn cứ quyết định hình thức xử lý Mức độ gây hạn chế cạnh tranh; Mức độ thiệt hại;  Khả năng gây hạn chế cạnh tranh;  Thời gian thực hiện;  Khoản lợi nhuận thu được;  Tình tiết tăng năng, giảm nhẹ: • Theo quy định của pháp luật cạnh tranh; • Theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính
  • 155. Hình thức xử phạt vi phạm Hìnhthức xử phạt chính: Cảnh cáo; Phạt tiền. Hình thức xử phạt bổ sung: • Thu hồi GCNĐK doanh nghiệp; Tước quyền sử dụng GP, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoat động từ 06 – 12 tháng • Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng VPPL CT • Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.  Mức phạt tiền quy định tại Đ111 Luật CT 2018, Điều 4 NĐ 75/2019
  • 156. Phạt tiền đối với hành vi VPPL về cạnh tranh 75/2019 1. Đối với hành vi VP quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền: là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi VP trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. 2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm. 3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng. 4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Luật này là 200.000.000 đồng. Đ 111 Luật Cạnh tranh 2018; Điều 4 NĐ 75/2019
  • 157. Câu hỏi mở rộng  Trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm về HCCT hoặc TTKT được xác định bằng 0, thì mức phạt tiền tối đa theo quy định tại điều 111 xác định ntn?  Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của tổ chức và cá nhân có như nhau không?  Cách xác định mức phạt tiền cụ thể ntn?  Chính sách khoan hồng có ý nghĩa gì trong việc xác định mức xử phạt? Nội dung của chính sách khoan hồng
  • 158. Các biện pháp khắc phục hậu quả • Cơ cấu lại DN lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; • Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh; • Chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế; • Chịu sự kiểm soát của CQNN có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế; • Cải chính công khai; • Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm (Xem chi tiết tại Khoản 3, 4, 5 Điều 3 NĐ 75/2019 quy định)
  • 159. Thẩm quyền xử lý vi phạm  Chủ thể có thẩm quyền: • Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia • Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia • Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh Điều 113 Luật Cạnh tranh 2018
  • 160. Thẩm quyền xử lý vi phạm 1. Trường hợp CQNN thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật CT, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm yêu cầu CQNN chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả. CQNN được yêu cầu phải chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 111 c) Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và điểm đ, điểm e khoản 4 Điều 110 của Luật CT 2018; d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 110 của Luật Ct 2018
  • 161. 1. Theo luật CT 2018, thị phần không phải là căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp trên thị trường liên quan. 2. Theo luật CT 2018 việc xác đinh các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm không căn cứ vào thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận. 3. Theo luật CT 2018, thoả thuận hạn chế cạnh tranh ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp là thỏa thuận theo chiều ngang và bị cấm tuyệt đối. 4. Theo Luật CT 2018, Bí mật kinh doanh của doanh nghiệp vẫn có thể được bảo hộ mà không cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 5. Theo Luật CT 2018, Doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan không thể bị coi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
  • 162. Hành vi sau có VP Luật cạnh tranh không? Giải thích  Các doanh nghiệp A, B, C, D là các doanh nghiệp đều cung ứng một sản phẩm có cùng một thương hiệu trên thị trường trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp X, doanh nghiệp khởi tạo ra thương hiệu đó. Để đảm bảo cho việc cung ứng sản phẩm đạt được chất lượng mà thương hiệu đã tạo ra, trong hợp đồng ký kết lần lượt với A, B, C, D, doanh nghiệp X đã yêu cầu 4 doanh nghiệp này phải mua cùng một nguồn nguyên liệu được cung cấp bởi doanh nghiệp Z. Trong các hợp đồng ký lần lượt với A, B, C, D, doanh nghiệp X cũng yêu cầu mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ được kinh doanh ở một khu vực nhất định, không được đặt cơ sở cung ứng sản phẩm tại những khu vực khác