SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
1. MỞ ĐẦU.

1.1.   Tính cấp thiết của vấn đề.
 Như chúng ta đã biết, Báo chí là một hoạt động tinh thần gắn bó và tham gia hiệu
quả vào nhiệm vụ phát triển xã hội. Báo chí xuất hiện do nhu cầu xã hội. Công
chúng cần có những thông tin về chính trị, kinh tế, những hiểu biết về văn hóa, đời
sống và thế giới xung quanh. Những thông tin ấy chỉ được chuyển tải đầy đủ và
chân thực trên các phương tiện thông tin đại chúng.
  Trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng thì Báo mạng điện tử
(BMĐT) là loại hình ra đời muộn nhất và hiện đang chiếm ưu thế vượt trội trong
việc chuyển tải thông tin nhanh nhất đến với công chúng. Đó không những là
những thông tin thời sự hàng ngày mà còn là những hiện tượng xã hội gây bức xúc
trong dư luận. Tất nhiên, nói như vậy không phải là phủ nhận vai trò của các loại
hình báo chí khác và cũng không phải vì quá đề cao vị trí của BMĐT trong việc
chuyển tải thông tin. Mà bởi do những thành công và cải tiến về mặt kĩ thuật và
phương tiện chuyển tải mà có thể thấy rằng Internet nói chung và BMĐT nói riêng
là công cụ tiện lợi nhất để chuyển tải một số lượng thông tin lớn với tốc độ nhanh
nhất đến không chỉ một vài chục người, vài trăm người mà là hàng triệu người
trong thế giới rộng mở không còn cách biệt địa lý.
Chức năng cũng như vai trò, nhiệm vụ của Báo chí nói chung và BMĐT nói riêng
không chỉ là chuyển tải những thông tin thời sự đến cho công chúng mà còn phải
bám sát những vấn đề xã hội nóng bỏng, bức xúc, tạo ra dư luận và định hướng dư
luận theo hướng tích cực. Khi xã hội ngày càng phát triển, xu hướng hội nhập cùng
với nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Báo
chí Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản, là nơi chuyển tải đường lối



                                         1
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và nguyện vọng chính đáng của nhân
dân.
Trong xã hội ta hiện nay đang xuất hiện nhiều vấn đề được tất cả moi người đặc
biệt quan tâm, đó là tệ nạn xã hội, thất nghiệp, thiếu việc làm, chênh lệch giàu
nghèo, suy thoái đạo đức, tham nhũng, tai nạn giao thông, bệnh tật, chất lượng
sống…. Và một trong rất nhiều vấn đề bức xúc đó, không thể không nhắc đến Bạo
lực gia đình.
 Bạo lực gia đình đang là một vấn đề được dư luận quan tâm sâu sắc. Đây là một
dạng tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội,
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Không những thế, bạo lực gia
đình còn là tác nhân gây hậu quả tai hại về cuộc đời, nhân cách của con người, gián
tiếp tạo nên những mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội.
 Bạo lực gia định thực ra đó là một hiện trạng vốn tồn tại từ lâu trong xã hội, tuy
nhiên do những quan niệm phong kiến đè nặng cùng tâm lý e ngại của mọi người
nên ít khi được nhắc tới một cách công khai, thậm chí người ta còn muốn che dấu.
Nhưng, trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề này cũng như nhiều vấn đề xã hội khác
đang trở nên nhức nhối. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện
truyền thông đại chúng, bạo lực gia đình càng được nhắc nhiều hơn và được quan
tâm nhiều hơn bởi người dân cũng như giới báo chí.
  Trong việc cung cấp những thông tin và kiến thức về Bạo lực gia đình đến với
mọi người thì hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng giữ một vai trò
quan trọng. Từ năm 2008, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số bắt đầu kết
hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với các tổ chức khác triển khai
chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” nhằm nâng cao nhận thức
của mọi người, đặc biệt là nam giới trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình. Chiến
dịch truyền thông này được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng: Truyền hình, phát thanh, internet…
                                        2
Riêng đối với các trang BMĐT, kể từ sau khi chiến dịch này được nhen nhóm từ
năm 2008 và khởi xướng cuối năm 2009 thì hầu hết các trang báo đều đăng tải một
cách thường xuyên những thông tin liên quan đến chiến dịch cũng như Bạo lực gia
đình. Tuy nhiên, khi bắt tay thực hiện chiến dịch này thì ban tổ chức chỉ chủ yếu
nhấn vào phương tiện truyền hình mà không biết rằng BMĐT có một sức mạnh
ghê gớm trong việc chuyển tải thông tin đến người đọc. Với ưu thế nhanh chóng và
tính tương tác cao, cùng với lợi thế sự dụng các yếu tố đa phương tiện của mình,
BMĐT đã và đang tạo ra những thay đổi lớn trong suy nghĩ, nhận thức, hành động
của công chúng báo chí đối với Bạo lực gia đình. Đồng thời, đến thời điểm hiện tại
cũng chưa có tài liệu chính thức nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề này.
 Chính vì lẽ đó, tiểu luận này dành thời lượng để bàn về chủ đề: Báo mạng điện tử
với chiến dịch truyền thông “Phòng chống bạo lực gia đình”. Từ đó mà rút ra
những vai trò của BMĐT với chiến dịch này cũng như rút ra những điều làm được
và chưa làm được của các bài báo mạng điện tử viết về chủ đề Bạo lực gia đình.
  Tuy chiến dịch này đã được phát động được 2 năm, và cho đến nay đã tạo ra
nhiều thay đổi. Tuy nhiên, tiểu luận không lấy tính thời sự của vấn đề làm căn cứ
nghiên cứu mà chính là lấy hiệu quả tạo ra từ các bài viết trên báo mạng trong 2
năm qua với chiến dịch phòng chống bạo lực làm cơ sở đánh giá. Tiểu luận tiến
hành khảo sát một cách khái quát các bài báo đăng trên 2 tờ báo điện tử là báo
Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online viết về Bạo lực gia đình từ ngày 25/11/2009
(ngày phát động chiến dịch) đến ngày 25/11/2011 (2 năm sau khi chiến dịch được
khởi xướng).

1.2.   Lịch sử nghiên cứu đề tài.
  Cho đến thời điểm này thì chưa có tài liệu chính thức nào nghiên cứu về vấn đề
này. Chỉ có những bài viết riêng về Bạo lực gia đình hoặc Báo mạng điện tử. Bởi
lẽ, đây là một đề tài mang tính chất xã hội. Nó bàn về vai trò của BMĐT trong

                                        3
việc hình thành dư luận xã hội về vấn đề bạo lực gia đình, và xa hơn nữa đó là mối
quan hệ giữa phương tiện truyền thông này với các vấn đề xã hội của đất nước.
   Mặt khác, sở dĩ chủ đề này chưa có tài liệu nào nghiên cứu bởi lẽ, chiến dịch
truyền thông ‘phòng chống bạo lực gia đình” vừa mới được khởi xướng được 2
năm, với thời gian như vậy, chưa đủ để tổng kết, đánh giá và có những nghiên cứu
hoàn chỉnh. Nếu có cũng chỉ là những bài báo viết một cách khái quát. Ví dụ như
trong bài “ Báo chí thông tin về bạo lực gia đình cần có nhạy cảm giới” đăng trên
trang minhladanong.com , ngày 16/3/2011 đã bàn về vấn đề này. Tuy nhiên cũng
chỉ dừng lại ở mức độ một bài bài bình luận và đánh giá một số bài báo viết về bạo
lực gia đình đăng trên các trang BMĐT chứ không đi sâu ngiên cứu về vai trò và
mối quan hệ của BMĐT với chiến dịch truyền thông “Phòng chống bạo lực gia
đình”. Trong bài có viết:
 “Truyền thông có một vai trò quan trọng trong các chiến lược nhằm thay đổi các
giá trị văn hóa, bởi vì truyền thông thể hiện sự đồng tình hoặc phản đối các giá trị
văn hóa hiện hành. Với sức mạnh này, truyền thông có vai trò quan trọng trong
việc phòng chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, “thông tin tuyên truyền phòng
chống bạo lực gia đình phải đảm bảo các yêu cầu sau: “chính xác, rõ ràng, đơn
giản, thiết thực; “không làm ảh hưởn tới bình đẳng giới” (Điều 9, luật phòng
chống bạo lực gia đình). Quan sát một số bài báo viết về bạo lực gai đình thời
gian gần đây, bên cạnh các bài phản ánh đúng thực trạng, bàn luận về nguyên
nhân, hậu quả nhằm cảnh tỉnh và kêu gọi cộng đồng hợp tác phòng chống bạo lực
gia đình, vẫn còn các bài báo gây ra những ngộ nhận nguy hại trong cộng đồng.
Thiếu sót chủ yếu chính là chỉ dừng lại mô tả hành vi bạo lực tại thời điểm xảy ra,
cung cấp thông tin thiếu chính xác về bản chất của bạo lực gia đình… Sự thiếu
nhạy cảm giới khi nhìn nhận về bạo lực gia đình thể hiện trong một số bài báo đã
không chỉ củng cố thêm những sai lệch trong nhận thức của công chúng mà còn
làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới”       Tiếp theo sau đó, tác giả bài viết đã trích
                                         4
dẫn một số bài báo và chỉ ra những lỗi sai về định kiến giới trong những bài báo
đó.
  Như vậy, tuy bài báo một phần có nhắc đến vai trò của các bài báo trong việc
phòng chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, chủ đề chính của bài báo là đánh giá
những bài viết về bạo lực có định kiến sai về giới chứ không hẳn là khảo sát hay
nghiên cứu về mối quan hệ của BMĐT với chiến dịch phòng chống bạo lực gia
đình.
  Ngoài ra, cũng chưa có một cuốn sách, tiểu luận hay luận văn nào viết về đề tài
này. Đây cũng chính là một trong những lý do quan trọng thể hiện tính cấp thiết
của vấn đề và lý do để tiến hành nghiên cứu đề tài “BMĐT với chiến dịch truyền
thông Phòng chống bạo lực gia đình”.

1.3.    Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu.

 1.3.1. Mục đích của việc nghiên cứu nghiên cứu.
 Đề tài này được tiến hành nghiên cứu nhằm 2 mục đích chính:
 Thứ nhất, việc nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ những thông tin về chiến dịch
truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình’ và vài trò của BMĐT trong việc
chuyển tải thông tin liên quan đến chiến dịch này đến công chúng báo chí. Mặt
khác, khẳng định vai trò của BMĐT trong việc thay đổi suy nghĩ, nhân thức, hành
động của công chúng báo chí về Bạo lực gia đình và bình đẳng giới.
 Thứ hai, cải thiện, nâng cao chất lượng của các tin, bài đăng trên BMĐT về chiến
dịch “phòng chống bạo lực gia đình” nói riêng và bạo lực gia đình nói chung.
Đồng thời, nâng cao hiệu quả tác động của các bài viết về đề tài xã hội đến công
chúng báo chí.
 Mục đích nghiên cứu chính là cơ sở để tiến hành lựa chọn đối tượng và phương
pháp nghiên cứu phù hợp, nhằm đạt hiệu quả cao. Đồng thời, mục đích nghiên cứu


                                       5
cũng tạo ra một sợi chỉ xuyên suốt để tiểu luận đi theo một hướng nghiên cứu
chính, không đi chệch vấn đề.

    1.3.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu.
• Cung cấp những kiến thức cơ bản về Bạo lực gia đình, về chiến dịch Truyền
     thông “phòng chống bạo lực gia đình”.
• Làm rõ những yêu cầu trong cách viết và trình bày một bài báo mạng điện tử.
•    Khảo sát khái quát những bài báo viết về chiến dịch “ Phòng chống bạo lực gia
     đình” cụ thể trên 2 tờ báo Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online từ khi chiến dịch
     được khởi xướng cho đến nay về cách viết và hiệu ứng tác động từ các bài viết
     đó.
• Từ việc khảo sát, rút ra kết luận về ưu và nhược điểm của các bài báo viết về
     chiến dịch truyền thông “ phòng chống bạo lực gia đình” và các bài viết liên
     quan đến bạo lực gia đình ở Việt Nam cũng như thế giới.
• Đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của các tin, bài viết về
     Bạo lực gia đình trên 2 tờ Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online. Đồng thời, mở
     rộng hơn trong việc nêu ra một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả tác
     động của các bài viết về chính trị- xã hội đăng trên các trang BMĐT.
    Nhiệm vụ và mục đích của việc nghiên cứu đề tài có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Mục đích chính là cơ sở để vạch ra những nhiệm vụ cần thực hiện. Và ngược
lại, nhiệm vụ chính là việc hiện thực hóa các công việc cần làm để hướng tới mục
tiêu đã đặt ra.
    Việc khảo sát những bài viết về Bạo lực gia đình đăng trên Nhân dân điện tử và
Tuổi trẻ Online trong 2 năm thực hiện chiến dịch truyền thông “Phòng chống bạo
lực gia đình” là một công việc cần đầu tư nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên,
tiểu luận này chỉ tiến hành nghiên cứu một cách khái quát, vậy nên việc xác định
mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu hết sức quan trọng. Bới lẽ, xác định đúng mục

                                           6
đích và nhiệm vụ nghiên cứu sẽ giúp việc khảo sát và nghiên cứu diễn ra đơn giản
hơn, tránh việc nhầm lẫn và đi xa đề tài.

1.4.    Đối tượng nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các tác phẩm báo chí viết về chiến
dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” và các bài viết liên quan đến
bạo lực gia đình đăng trên 2 tờ BMĐT là Nhân dân điện tử và tuổi trẻ online, từ
25/11/2009 đến ngày 25/11/2011.
  Do thời gian khảo sát khá dài, vậy nên tiểu luận này không đi phân tích cụ thể và
kĩ lưỡng từng bài mà chỉ tiến hành khảo sát, sau đó phân tích theo từng vấn đề mà
thôi.
Các bài viết liên quan đến báo mạng điện tử bao gồm tin, phóng sự, phỏng vấn,
các bài bình luận...

1.5.    Phạm vi nghiên cứu.
 Tiểu luận tiến hành khảo sát các bài viết liên quan đến Bạo lực gia đình đăng trên
2 tờ BMĐT, đó là báo Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online.
  a. Báo Nhân dân điện tử:

    Ra đời vào ngày 21/6/1998. Nhiệm vụ của Nhân dân điện tử là trở thành cổng
  thông tin đối nội, đối ngoại của Việt Nam, thông tin những chủ trương, đường
  lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với đông đảo quần chũng
  nhân dân, tới bạn bè trên khắp năm châu. Từ đó, thúc đẩy các mối quan hệ hữu
  nghĩ giữa nước ta với nước bạn.




                                            7
Giao diện trang chủ của báo Nhân dân điện tử. (Ảnh chụp màn hình)


  Nhân dân điện tử đăng tải gần như 100% nội dung của báo Nhân dân và cũng có
đầy đủ các mục, các lĩnh vực thông tin, gồm các chuyên trang: chính trị, kinh tế,
đời sống, sức khỏe, pháp luật, khoa học, giáo dục, thể thao, tin học, văn hóa quốc
tế, trang Hà Nội và trang TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra Nhân dân điện tử còn đăng
một số ấn phẩm khác như Nhân dân cuối tuần, Nhân dân hàng ngày, Thời nay.
 Sở dĩ tiểu luận chọn nhân dân dân điện tử là một trong hai tờ BMĐT để khảo sát
và nghiên cứu là bởi lẽ, Nhân dân điện tử “tập trung đi đầu trong công tác tuyên
truyền quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước. Ngoài
những tin bài mang tính chất thời sự và kịp thời, nhân dân điện tử còn có những bài
điều tra, phân tích, dự báo tình hình, những bài bình luận sâu sắc về các sự kiên
chính trị, kinh tế chủ yếu trong nước và thế giới, đáp ứng nhu cầu thông tin và định
hướng dư luận xã hội. Bên cạnh đó, Nhân dân điện tử cũng có nhiều bài viết mang
tính chiến đấu cao, kịp thời và sắc bén, có sức thuyết phục trong việc đấu tranh,
                                      (1)
phản bác những quan điểm sai trái”          . Và Nhân dân điện tử cũng là một trong
                                            8
những tờ BMĐT có số lượng các bài viết nhiều nhất về Bạo lực gia đình. Vì Bạo
lực gia đình là một tệ nạn của xã hội, của đất nước, tất nhiên sẽ được các cấp chính
quyền quan tâm. Với một tờ Báo Đẳng chính thống như Nhân dân điện tử thì việc
đăng tả, tuyên truyền về chiến dịch truyền thông “ phòng chống bạo lực gia đình”
là nhiệm vụ, là việc làm tất yếu.
  Ngoài ra, Nhân dân điện tử cũng có nhiều chuyên mục mới , tích hợp chức năng
nghe nhìn của BMĐT như: Media, thư viện ảnh…. Điều này làm tăng tính hấp dẫn
cho trang báo và các thông tin được đăng tải.
  Nhân dân điện tử đã và đang dành được sự quan tâm chú ý của đông đảo công
chúng (Lượt truy cập từ 800.000 đến 1.000.000 lượt mỗi ngày). Độc giả giờ đây
không chỉ là những người lớn tuổi mà còn là những độc giả trẻ. Với thành phần đa
dạng về công chúng như thế thì ắt hẳn sẽ có nhiều người biết đến những thông tin
về Bạo lực gia đình đăng trên trang BMĐT này.
  b. Tuổi trẻ online.

  Ra mắt vào ngày 1/12/ 2003, sau đó, nhanh chóng trở thành ấn phẩm có tốc độ
phát triển nhanh mạnh nhất với thứ hạng khoảng 740 trên thế giới và thứ 10 ở Việt
Nam.
  Báo Tuổi trẻ điện tử là sản phẩm thứ tư của Báo Tuổi trẻ (cơ quan ngôn luận
của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP.HCM) sau ấn phẩm Tuổi trẻ
ngày, Tuổi trẻ Chủ Nhật và Tuổi trẻ Cười.
    Hiện Tuổi Trẻ điện tử có 14 trang chính và 30 mục thông tin. Ngoài những
thông tin được cập nhật liên tục từ ba ấn phấm nói trên, Tuổi trẻ điện tử cũng cung
cấp nhiều thông tin riêng để tận dụng lợi thế cập nhật 24/24 của môi trường
Internet. Tuổi trẻ điện tử không chỉ đưa tin dưới dưới dạng văn bản, hình ảnh
truyền thống, mà còn bằng cả các phương tiện nghe nhìn.




                                         9
Trang chủ của Tuổi trẻ online (Ảnh chụp màn hình)


    Tuổi trẻ điện tử là một trong những tờ BMĐT được đánh giá có chất lượng tốt
về thông tin, đáp ứng tính thời sự và nhu cầu của người đọc và có lượng truy cập
nhiều nhất. Theo một khảo sát gần đây thì Báo tuổi trẻ online là báo được các tờ
BMĐT khác lấy lại thông tin nhiều nhất, điều này cho thấy tờ báo này có chất
lượng thông tin tốt.
    Đối tượng hướng đến của tuổi trẻ online là đa dạng các thành phần, bởi thế mà
các thông tin đưa trên trang BMĐT này sẽ nhanh chóng được chuyển tải tới tất cả
mọi người. Kết quả khảo sát cho thấy rằng, tuổi trẻ online cũng là một trong
những tờ báo viết nhiều cho chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia
đình”. Tác động đến dư luận xã hội từ những bài viết đó cũng không phải là nhỏ.
    Tóm lại, việc tiến hành khảo sát Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ online là vì:
•   Hai tờ báo đại diện tiếng nói cho 2 cơ quan riêng, có những chuyên mục khác
    nhau và cách thể hiện khác nhau , vì vậy việc khảo sát là để so sánh cách viết,
    phong cách của các bài báo về bạo lực gia đình đăng trên 2 tờ BMĐT này

                                          10
•   Mặc dù có nhiều bài viết hay, độc đáo, nhưng trên 2 tờ báo này vẫn có nhiều bài
    mắc lỗi. Việc khảo sát nhằm chỉ ra lỗi và cách điều chỉnh để tạo hiệu quả tác
    động tốt cho những bài viết về chủ đề Bạo lực gia đình.

1.6.      Phương pháp nghiên cứu.

    •    Thu thập tài liệu.: Đây là phương pháp được thực hiện đầu tiên trước khi bắt
         tay vào thực hiện đề tài. Đó là việc tiến hành tìm đọc và lưu trữ các nguồn
         thông tin, tài liệu được tìm kiếm trong sách vở và các bài viết trên mạng
         Internet liên quan đến Bạo lực gia đình, chiến dịch truyền thông “phòng
         chống bạo lực gia đình” và cách viết một bài BMĐT.
        Sau khi đọc và phân loại các nguồn tư liệu là đến công việc phân tích để tìm ra
    ngững nguồn tư liệu nào thật sự cần thiết đối với việc nghiên cứu đề tài.
    Phương pháp nghiên cứu và thu thập tài liệu là phương pháp rất quan trọng, đó
    là căn cứ để có thể tìm ra những cơ sở lý luận chung cho đề tài nghiên cứu.
    •     Khảo sát thực tế: Đây là phương pháp chủ yếu được thực hiện trong quá
         trình nghiên cứu đề tài, là cơ sở để thực hiện các phương pháp khác như
         thống kê, phân tích, tổng hợp….. Đó là việc tiến hành khảo sát hệ thống các
         bài báo đăng trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ online viết về bạo lực gia
         đình và chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” trong 2 năm
         thực hiện chiến dịch này (từ 25/11/2009 đến 25/11/2011). Nghĩa là việc tìm
         kiếm, thống kê, đọc hiểu những bài báo đó để làm căn cứ tiến hành phân
         tích, tổng hợp và đưa ra kết luận.
    •      Điều tra xã hội học: Điều tra xã hội được thực hiện qua bảng hỏi với 100
         mẫu được thực hiện với đối tượng ở nhiều thành phần khác nhau (giới tính,
         độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa…).
        Đây là phương pháp phụ được thực hiện nhằm tìm hiểu sự quan tâm của công
    chúng báo chí đối với chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình”.

                                              11
Đồng thời thăm dò quan điểm, sự đánh giá của họ đối với vai trò của BMĐT
nói chung , Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ điện tử nói riêng trong việc tuyên
truyền những chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về Bạo lực gia đình,
cũng như trong việc thay đổi suy nghĩ, nhận thức, hành động của xã hội về tệ
nạn này. Ngoài ra, phương pháp điều tra xã hội còn thu thập những ý kiến đóng
góp của độc giả, những kiến nghị của họ trong việc nâng cao chất lượng và hiệu
quả tác động của những bài báo viết về bạo lực gia đình cũng như các vấn đề
chính trị, thời sự, xã hội của đất nước.
•    Phân tích, tổng hợp: Sau khi tiến hành tìm hiểu, thu thập các nguồn thông
     tin, tài liệu và khảo sát thực tế thì phương pháp không thể thiếu tiếp theo là
     phân tích và tổng hợp. Từ những bài báo được khảo sát và số liệu thu thập
     được mà tiến hành phân tích, đánh giá tổng hợp nhằm tìm ra những ưu,
     nhược điểm của các bài viết đó. Đồng thời có thể đưa ra những kiến nghị,
     giải pháp cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của các bài báo viết về Bạo
     lực gia đình đăng trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online.
    Tất cả các phương pháp trên là không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu đề
tài. Mỗi phương pháp thực hiện một nhiệm vụ riêng, tuy nhiên, hiệu quả đạt
được chỉ khi kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt tất cả các phương pháp đó.




                                       12
2. NỘI DUNG.

2.1.    Cơ sở lý luận.

 2.1.1. Khái niệm chiến dịch truyền thông.

 Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một
kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ
các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi
tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và
người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một
người hiểu những giừ người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các
thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ.

 Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội
dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra
lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua
nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục
tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/tổ chức gửi
đi thông tin(8)

 Chiến dịch truyền thông là một kế hoạch dài hạn và tổng lực nhằm chuyển tải một
thông điệp chính, chủ yếu của một vấn đề xã hội cần được quan tâm nào đó tới mọi
người thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình,
Internet…Chiến dịch truyền thông được thực hiện nhằm 3 mục đích chính, đó là:
• Nhằm gây ảnh hưởng lên công luận;
• Để thuyết phục, gây ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo;
• Tạo ra các cuộc tranh luận trong xã hội.



                                        13
Trong thời đại bùng nổ thông tin và cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay, một sản
phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý nhưng thiếu quảng bá, kênh
phân phối thì cũng khó tiêu thụ. Một chính sách của Đảng hay một văn bản pháp
luật của nhà nước rất khó đi vào đời sống nhân dân nếu như không có các phương
tiện truyền thông đại chúng. Và những phong trào lớn, những câu khẩu hiệu hành
động cho những phong trào vì xã hội đó sẽ thực hiện thiếu hiệu quả nếu như không
chuyển tải thông qua các chiến dịch truyền thông. Tất nhiên, tùy vào từng trường
hợp, tính chất của vấn đề mà quyết định có nên thực hiện một chiến dịch truyền
thông hay không.
 Chúng ta đã từng biết đến những chiến dịch truyền thông như: “Người Việt dùng
hàng Việt”, “Xoa dịu nỗi đau da cam”, “chống hàng giả”, “biển Đông ra thế
giới”…Sau một thời gian thực hiện, những chiến dịch ấy đã cho thấy sức tác động
mạnh mẽ của mình đến dư luận xã hội thông qua ưu thế của việc sử dụng các
phương tiện truyền thông đại chúng.


 2.1.2. Về bạo lực gia đình.

Trước khi đưa ra khái niệm Bạo lực gia đình, chúng ta tìm hiểu về cụm từ “bạo
hành gia đình”

Theo Viện Khoa học xã hội thì: “Bạo hành gia đình là những hành vi đánh đập,
cưỡng bức tình dục; cưỡng bức tâm lý, nhục mạ, đe dọa, khủng bố tinh thần, cô
lập nạn nhân với xã hội và cưỡng kiểm soát tiền bạc, bao vây kinh tế đối với người
trong gia đình mình”.

Định nghĩa về bạo hành gia đình trên Wikipedia: “Bạo hành gia đình là thuật ngữ
dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình.
Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ

                                        14
với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu
cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này.”

 Ở Việt Nam, khái niệm “bạo lực gia đình” được hiểu với ý nghĩa hơi khác. Khái
niệm này được hiểu là tất cả các loại bạo lực mà một thành viên gia đình gây ra
cho một hay nhiều thành viên khác của gia đình bất kể giới tính của nạn nhân.
Theo Khoản 2 Điều 1 của Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định: “Bạo lực
gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng tổn
hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”.

  Bạo lực gia đình đang là vấn đề được dư luận quan tâm sâu sắc. Đây là một dạng
tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Trường hợp nhiêm trọng, bạo lực gia
đình là tác nhân gây ra những hậu quả tai hại về cuộc đời, nhân cách của con
người, gián tiếp tạo nên mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác trong
xã hội.

 Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mang tính địa phương mà là một vấn nạn
toàn cầu, ở đâu cũng có, từ các nước nghèo, đang phát triển cho đến giàu có, phát
triển cao độ. Mọi gia đình thuộc mọi tầng lớp của xã hội đều có thể gặp phải tệ nạn
này. Đối tượng của các hành vi bạo lực trong gia đình thường là những thành viên
yếu đuối, dễ bị tổn thương và trong hầu hết các trường hợp là phụ nữ, người già và
trẻ em.

 Bạo lực trong gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức, từ việc sử dụng sức lực, vật
dụng để đánh đập gây thương tích, tổn hại về thể chất cho các thành viên khác;
dùng quyền lực để kiểm soát, khống chế, cấm đoán các thành viên khác về nhiều
mặt; cưỡng bức trong quan hệ tình dục, nhất là ép buộc người phụ nữ làm những


                                          15
việc liên quan đến tình dục trái với mong muốn của họ; dùng lời nói nhục mạ,
chửi mắng, đe dọa hoặc có hành vi ruồng rẫy, bỏ rơi, không quan tâm lẫn nhau
cho đến cố tình đập phá, làm hư hỏng tài sản chung; tiêu xài hoang phí không
nhằm mục đích phục vụ đời sống gia đình, … đều ảnh hưởng lâu dài đến sức
khỏe, tâm lý, tình cảm của mỗi cá nhân. Đặc biệt, đối với trẻ em bạo lực còn ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành nhân cách, hạn chế những cơ hội để trẻ em
có một cuộc sống bình thường và nhất là tương lai của các em sau này.

 2.1.3. Chiến dịch truyền thông “Phòng chống bạo lực gia đình”.


 Từ năm 2008, Trung tâm Sáng kiến Sức khoẻ và Dân số (CCIHP) bắt đầu hợp tác
với các tổ chức khác như Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (MoCST), các cơ quan
của Liên Hợp Quốc, các Tổ chức Hợp tác Quốc tế, các Tổ chức Phi chính phủ
trong và ngoài nước và các Tổ chức quần chúng khác ở Việt Nam để triển khai
Chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình gọi tắt là JCC.
 Với niềm tin rằng “Nếu nam giới là một phần của vấn đề thì họ sẽ là một phần
của giải pháp”, chiến dịch hướng đến nâng cao nhận thức của mọi người dân nói
chung và nam giới nói riêng trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình.(9)
Chiến dịch Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam với chủ đề “
Mình là đàn ông” ( I am a man) được chính thức phát động vào ngày 25/11/2009
nhân dịp kỉ niệm ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Chiến dịch này do
Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - MOCST), Tổ chức Hòa bình và
Phát triển( PyD) - tổ chức phi chính phủ vì sự phát triển của Tây Ban Nha, các tổ
chức quần chúng, Liên hợp quốc, và rất nhiều các tổ chức phi chính phủ trong
nước và quốc tế khác phối hợp thực hiện.
 Mục tiêu của chiến dịch là kêu gọi nam giới tham gia một cách tích cực vào các
hoạt động phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), khiến họ trở thành hình mẫu
người đàn ông không sử dụng bạo lực gia đình, một người đàn ông nhận thức được
                                        16
vấn đề bình đẳng giới và có thể nói rằng: “I am a man. I am against domestic
violence!”: “Mình là đàn ông, mình chống bạo lực gia đình”

 Các hoạt động bao gồm: trình chiếu các đoạn phim quảng cáo trên truyền hình và
các tin quảng cáo trên đài phát thanh, các buổi tọa đàm, các tấm áp phích quảng
cáo ngoài trời và trên xe buýt, trang web của chiến dịch, đăng quảng cáo trên các
website lớn, tạp chí, tờ rơi và tranh ảnh. Địa chỉ trang web chính thức của chiến
dịch là: www.minhladanong.com- nơi chia sẻ toàn bộ thông tin tài liệu của chiến
dịch, các phần quảng cáo, các nguồn thông tin quan trọng về vấn đề Bạo lực gia
đình, thông tin thành viên cũng như địa chỉ hỗ trợ các trường hợp bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó, chiến dịch cũng sẽ tiến hành thực hiện một số các hoạt động tương
tác với nam giới tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các đội hướng dẫn viên đã
qua tập huấn sẽ đi đến các điểm công cộng xung quanh thành phố, cung cấp thông
tin và phát tờ rơi cho hàng nghìn nam giới. Hoạt động “nhóm đối thoại’’ được
diễn ra trên 12 tỉnh thành cả nước (Bến Tre, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hòa
Bình, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh
và Thanh Hóa).

 2.1.4. Những yêu cầu khi viết một bài báo mạng điện tử.

  a. Khái quát chung về BMĐT.

 Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của
BMĐT.

 “BMĐT là một loại hình báo chí được xây dựng dưới một hình thức của trang
web và phát hành trên mạng Internet” (BMĐT Trang 53).




                                        17
Khái niệm “BMĐT” đã khẳng định rằng “loại hình báo chí mới này là con đẻ của
sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương
tiện công nghệ tiên tiến, số hóa, các máy tính nối mạng…”. Mặt khác, khái niệm
này “cho phép hiểu một cách chính xác về bả chất, đặc trưng của loại hình báo chí
này: tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức thời, phi định kì, khả năng
chuyển tải thông tin không hạn chế, với cách lưu trữ thông tin dưới dạng dữ liệu
và siêu văn bản, khả năng siêu liên kết- các bài báo được tổ chức thành từng lớp,
có cớ chế “nở” ra với số trang không hạn chế…” (2)

  BMĐT là một tổ chức chính trị xã hội nhất định, được cấp phép hoạt động, phục
vụ công tác tư tưởng, lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, hoạt động theo luật Báo
chí. Nội dung của BMĐT được chọn lọc, đa dạng (mọi vấn đề của đời sống). Tính
thời sự của thông tin cao, có thể đồng thời với sự kiện xảy ra. Mỗi tờ BMĐT được
thiết kế theo chuyên trang, chuyên mục, bắt mắt nhưng đảm bảo tính chính trị của
trật tự thông tin. Chính vì thế mà công chúng của BMĐT rất đa dạng, đại chúng,
có sự quan tâm đến những vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình hoặc đất
nước. Công chúng của BMĐT cũng có sự phản hồi nhanh, hiệu quả, đóng góp
lượng thông tin lớn cho tòa báo, có nhu cầu thông tin cao, coi đó như món ăn tinh
thần hàng ngày. (1)
 Sự ra đời của BMĐT đã làm thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin trước đây của
một bộ phận công chúng đọc giả. Nếu như trước đây công chúng phải chờ đến một
thời điểm nhất định trong ngày, thường là buổi sáng để cầm một tờ báo in trong tay
và đọc nó, hoặc phải chờ đến một giờ nhất định để xem một chương trình trên ti vi
hay trên đài phát thanh. Thì nay, với sự ra đời và phát triển vượt bậc của công nghệ
internet, BMĐT có thể đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng vào bất cứ thời
điểm nào trong ngày chỉ qua một cái kích chuột.



                                        18
Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối, giúp đẩy nhanh tốc
độ truy tải, số lượng các tờ BMĐT cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới, truyền tải
thông tin dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống cung cấp. Có thể coi
BMĐT hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình
(video). Người lướt web không chỉ được cập nhật tin tức dưới dạng chữ viết mà
còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên các
website báo chí.
 Một thế mạnh nữa của BMĐT là khả năng tương tác nhiều chiều. Đơn giản nhất
là khả năng tương tác hai chiều giữa công chúng và toà soạn: người đọc có thể phát
biểu ý kiến, bình phẩm thông tin và đưa lên mạng. Nhờ đó toà soạn có thể nắm bắt
nhanh tâm tư, chính kiến, nguyện vọng, thị hiếu của đọc giả để có những điều
chỉnh cần thiết. Với khả năng tương tác nhiều chiều toà soạn có thể tổ chức nhiều
cuộc giao lưu trực tuyến giữu đọc giả trong, ngoài nước với các vị lãnh đạo hoặc
các nhà hoạt động xã hội, văn hoá, khoa học... về những đề tài mà nhiều người
quan tâm. Đây là một lợi thế của báo mạng mà báo in không thể làm được và rất
hạn chế đối với truyền hình và phát thanh.
 Báo mạng có sức chứa to lớn cả về không gian và thời gian, tức dung lượng của
thông tin gần như không hạn chế. Mỗi một tờ báo mạng là một cấu trúc rộng về
không gian với nhiều mảng khác nhau, mỗi mảng gần như một tờ báo riêng. Chẳng
hạn như về thời sự quốc tế, thời sự trong nước, giáo dục, khoa học, thể thao, văn
hoá, văn nghệ, âm nhạc, công nghệ thông tin, giải trí...Với lợi thế nhanh và mạnh,
sức chứa thông tin khổng lồ và khả năng tương tác nhiều chiều giữa toà soạn và
bạn đọc, báo điện tử đang “chiếm ngôi” của báo giấy.
  Ngoài ưu thế có gắn kèm các phương tiện nghe nhìn, báo mạng còn có khả năng
chứa thông tin tư liệu cực lớn. Khi truy cập một bài báo trên mạng, ngay lập tức
độc giả có thể vào xem các bài có liên quan với chỉ một cú nháy chuột vào đường
link gắn kèm. Đây là một khả năng mà báo giấy không thể có.
                                        19
b. Yêu cầu khi viết một bài BMĐT.

*     Cấu trúc của một tin, bài BMĐT:

      Khi viết một tin, bài đăng trên BMĐT, cần chú ý đến cấu trúc thông tin của nó.
    Cấu trúc thông tin này được tổ chức theo nhiều cửa, bao gồm:

        • Tít chính

        • Sapô

        • Chính văn

        • Tít phụ

        • Tranh ảnh

        • Đồ hình (sơ đồ, bản đồ, biểu đồ…)

        • Video và hình ảnh động

        • Audio

        • Các box thông tin, tư liệu

        • Các đường link

     Cấu trúc này khiến người đọc dễ tiếp nhận, thỏa mãn và phù hợp với mọi ý thích,
    thói quen và cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng. Tùy vào sự quan tâm
    mà độc giả có thể đọc toàn bộ, cũng có thể chỉ lướt qua tit, đọc qua sapô, xem
    tranh ảnh, nghe audio…Với cấu trúc nhiều cửa, bài viết sẽ thông thoáng và đẹp
    mắt hơn về mặt hình thức. Về mặt nội dung, nhà báo sẽ có cơ hội tổ chức dữ liệu,


                                          20
sự kiện theo những cách khác nhau. Điều này giúp công chúng có thêm nhiều sự
    lựa chọn để dễ dàng tiếp nhạn nhanh và toàn diện thông tin.

*       Về mặt ngôn ngữ trên BMĐT:

        Ngôn ngữ BMĐT đương nhiên phải mang trong mình những tính chất, đặc trưng
    của ngôn ngữ Báo chí nói chung như: Tính chính xác, tính thời sự, tính ngắn gọn,
    tính đại chúng. Song bên cạnh đấy, ngôn ngữ BMĐT cũng có một số nét đặc trưng
    riêng biệt.(3) Ngôn ngữ BMĐT là ngôn ngữ đa phương tiện: Với loại hình báo chí
    này thì chữ viết, hình ảnh, âm thanh, tiếng động…đều có thể chuyển hóa thành
    ngôn ngữ thông tin. Trên một tác phẩm BMĐT, công chúng có thể tiếp nhận
    thông tin bằng cả 3 cách: đọc, nghe và xem.. Điều này đã tạo ra hiệu quả vượt bậc
    khiến công chúng vừa thu nhận được một lượng thông tin phong phú, hấp dẫn,
    vừa cảm thấy hài lòng khi khi được quyền chủ động tiếp nhận theo cách riêng của
    mình.

    •    Là sự kết hợp nhiều phong cách trong nhiều lớp thông tin: Những văn bản mà
         công chúng BMĐT được tiếp nhận là những văn bản đặc biệt- siêu văn bản. Từ
         văn bản này, công chúng có thể liên kết với các văn bản khác hay những tệp dữ
         liệu âm thanh, hình ảnh. Công chúng được tự do đi lại trong nhiều lớp thông
         tin.

    •    Ngôn ngữ BMĐT ít mang dấu ấn cá nhân: Mỗi tin bài trên BMĐT có thể sử
         dụng nhiều phương tiện truyền tải và có thể được nhiều người thể hiện. Hơn
         nữa, nhiều lớp thông tin với nhiều phong cách thể hiện chứa đựng trong một
         văn bản. Do đó, người đọc khó nhận biết bản sắc riêng của nhà báo trong từng
         tác phẩm.




                                            21
•    Ngôn ngữ BMĐT mang bản sắc dân tộc và dấu ấn quốc tế: Đó là ngôn ngữ của
         toàn dân, biểu hiện ý thức, truyền thống dân tộc kết hợp với việc thể hiện tính
         quốc tế thông quaphamj vi phục vụ, đối tượng khán giả hướng tới. (1)

*        Nguyên tắc viết tin, bài trên báo mạng điện tử:
    •    Viết ngắn gọn, đúng trọng tâm.
        Nên viết ngắn gọn, súc tích, nhằm thẳng đối tượng, chủ thể của bài báo. Viết dễ
hiểu, cụ thể và rõ ràng. Người đọc phải nhận được thông điệp cô đọng, đúng trọng
tâm trong khoảng thời gian nhanh nhất. (1)
        Roy Peter Clark, cây bút chuyên viết cho Viện Poynter, một website nghiên cứu
danh tiếng về báo chí, từng tuyên bố thẳng tuột một câu rằng: "Viết cái gì thì viết
nhưng phải dưới 800 chữ. Bên cạnh những tiện ích hấp dẫn và cách thức sử dụng
tiện lợi, một website chỉ thu hút người đọc khi có nhiều thông tin. Nhưng điều oái
oăm là chúng ta thì muốn viết dài, kể cho chi tiết, nhưng người đọc lại muốn đọc
những bài ngắn. Có thể có người lập luận rằng bài dài thì cắt trang. Cách làm này
không sai, vấn đề chỉ nằm ở chỗ người đọc có lật trang hay không mà thôi. Vậy
nên ta chẳng cần tham chi tiết làm gì, bởi nhiều khi cho vào cũng... công cốc.
        Jakob Nielsen, một nhà nghiên cứu về vấn đề sử dụng web, đã tiến hành một
nghiên cứu chi tiết trước khi đi đến kết luận rằng độc giả web không hề đọc mà chỉ
"lướt mắt." Một nguyên nhân thường được dẫn ra là người ta đọc báo khi có thể
gác hẳn việc sang một, còn đa phần những người đọc tin trên web là khi... đang
làm việc. Thực tế này dẫn đến một thực tế khác là ai cũng muốn xem cho nhanh
kẻo... sếp đến sau lưng ngó vào thì phiền. Những người đã xem lướt lại có tinh
thần cảnh giác với một ông sếp tò mò thì sẽ chỉ dành cho mỗi tin/bài khoảng vài
giây.
- Chính vì vậy, các tin-bài trên báo điện tử nên lưu ý một số điểm sau:



                                             22
+ Chớ có lòng vòng, hãy nói thẳng vào câu chuyện chính (Nàng cắt tóc bán lấy tiền
mua đồng hồ cho chàng, còn chàng bán đồng hồ để mua lược cho nàng);

+ Độc giả không chỉ muốn biết ai, cái gì, ở đâu và khi nào mà cả tại sao. (Tại sao
nhà nước tăng thuế. Điều này có ý nghĩa gì với cuộc sống hàng ngày?);

+ Dùng các đoạn ngắn (mỗi đoạn một ý);

+ Dùng câu chủ động, không lạm dụng tính từ và phó từ;

+ Với những bài dài, nên có những tiểu đề mục chứa đựng thông tin (Cách này vừa
tạo ra những điểm nghỉ cho mắt, vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp);

+ Có thể dùng font đậm (bold) để nhấn mạnh những điểm quan trọng (nhưng
không nên lạm dụng);

+ Dùng bullet cho các danh mục (Nhìn thoáng là biết từng điểm, rất rõ ràng);

+ Nên có ảnh hoặc hình minh họa, dù nhỏ (Không chỉ có ý nghĩa trang trí đâu, bởi
người ta đã có câu "nhìn con bò chứ không nói con bò");

+ Hãy luôn đặt câu hỏi: "Thông tin này có thể làm thành đồ thị, bảng biểu, hình
minh họa không?" (nếu thấy nên làm biểu, bảng thì còn chần chừ gì nữa.)

+ Dùng các đường link để bổ sung thêm chi tiết mà không cần phải viết thêm
(nhưng nhớ phải kiểm tra chắc chắn rằng đường link dẫn đến tin-bài đó).(6)


• Tăng cường thông tin lý giải và định hướng.
  Thực tế là có tờ báo luôn tỏ ra là người đưa tin nhanh, sớm và nhiều nhất nên cứ
khi có diễn biến mới nhất về sự việc, sự kiện nào đó là cập nhật một cách nhanh


                                        23
chóng. Họ không cần quan tâm xem diễn biến mới đó có quan trọng và cần thiết
    với độc giả hay không. Hậu quả là bài báo đó trở thành một mớ thông tin thiếu
    chọn lọc. Đối với BMĐT, đôi khi nhanh chưa phải là yếu tố quan trọng nhất. Hầu
    hết bạn đọc ít khi quan tâm xem tờ báo nào đưa tin đầu tiên và nhanh chóng nhất.
    Họ quan tâm nhiều hơn đến viếc gì đã xảy ra cũng như tầm quan trọng và ý nghĩa
    của vấn đề đó. Vì vậy, trong hàng trăm tờ báo, hàng vạn trang Web, tờ báo nào lý
    giải thông tin tốt, định hướng được nhu cầu và thẩm mĩ của người đọc thì tờ báo
    đó sẽ thành công. (1)
    • Nguyên tắc viết tít.
-     Tít( đầu đề) là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài
      báo khác. Tít giúp độc giả dễ dàng xác định mức quan trọng của thông tin và
      chọn lọc.
-     Tít cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra và vì sao độc giả phải quan tâm tới nó.
      Tít là phần độc giả đọc trước tiên. Nếu bạn viết hay độc giả có thể sẽ tiếp tục
      đọc bài báo. Nếu bạn viết hỏng, toàn bộ bài báo công phu của bạn sẽ bị bỏ qua.
      Vì vậy hãy dành nhiều công sức để viết tít. Đừng coi tít là phần phụ cần hoàn
      thành gấp rút sau khi bạn đã viết xong bài báo. Có thể nói tít là câu quan trọng
      nhất trong một bài viết trên báo, dù là một tin ngắn hay một phóng sự.
- Giảng viên Fabienne Gérault thuộc Đại học Báo chí Lille, Pháp, nêu lên sáu
      chức năng chủ yếu của tít:

+ Thu hút sự chú ý;

+ Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt;

+ Giúp độc giả lựa chọn bài;

+ Khiến độc giả muốn đọc;

                                           24
+ Tổ chức trang;

+ Sắp xếp thông tin.

-   Tiêu chí giật Tít: Có 4 tiêu chí để rút tít cho một bài BMĐT, đó là: Trung thực,
    chính xác, hấp dẫn và trình bày đẹp.

+ Trung thực: Tít phải phản ánh trung thực nội dung và sắc thái của câu chuyện và
phải phù hợp với ảnh hoặc đồ họa kèm theo bài. Bài viết về vấn đề gì và mào đầu
của bài viết như thế nào? Lấy ý tưởng từ mào đầu của bài viết để rút tít nhưng
không đơn thuần sao chép lại mào đầu đó.

+ Chính xác: Chính xác ở đây bao hàm cả về nội dung lẫn hình thức (chính tả, ngữ
pháp). Nếu tít của bài báo sai, độc giả cũng sẽ nghĩ rằng toàn bộ bài báo cũng sai.
Trước hết, phải đảm bảo chắc chắn rằng nội dung của tít là chính xác: Ngày tháng,
số liệu, tên người…phải chính xác tuyệt đối như thông tin nêu trong bài.

+ Hấp dẫn: Tít phải thu hút độc giả, làm họ muốn đọc bài viết, vì vậy cần sử dụng
từ ngữ sắc sảo và hấp dẫn.

+ Hình thức đẹp: Tít phải vừa vặn với khoảng trống dành cho tít ở trên báo. Tít
cũng phải trông đẹp mắt, hợp với các tít khác trên báo cũng như các tít phụ.

-   Một tít hay cần phải đáp ứng được những yếu tố sau như sau:
    + Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt.
    + Ngắn, mạnh, trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. Đi thẳng vào vấn
    đề chính, dùng từ mạnh, liên quan đến bài, không dùng tính từ, trạng từ, dùng
    câu thể chủ động, khẳng định. Có thể bỏ qua động từ. Tránh dùng chấm than, vì
    nó không thay thế được những từ mạnh.


                                           25
+ Hạn chế dùng dấu chấm câu, trừ dấu hai chấm.
+ Không dùng câu hỏi.
+ Chính xác, trung thực. Không thay thế nội dung bằng hình thức. Không nói quá.
+ Thích hợp, độc đáo: một tít chỉ được dùng cho một bài báo. Tít là riêng biệt.
+ Phù hợp với thể loại: tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu của nó, với
phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn đối với thể loại phỏng vấn, điều
mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công thức với xã luận.


•   Không bao giờ quên Sapô.
- Sapô (Chapeau) trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ”. Qủa thật, sapô có phần
nào đó giống như cái mũ của bài báo. Nó nằm ở trên phần nội dung của bài báo và
dưới tít chính, tạo cho bài báo sự chỉn chu trước khi xuất hiện trước công chúng.

- Sapô phải "đội mũ cho bài báo mà không che khuất nó". Nếu một vài dòng của
sapô đã đủ cho độc giả không có nhiều thời gian thì mục đích của nó không phải là
nói với người đó rằng các phần còn lại của bài báo không có gì đáng quan tâm cả.
Trái lại, nó phải làm người ta muốn đọc và muốn biết thêm chi tiết.

- Chức năng của sapô:

+ Hoàn thiện tít, bằng cách nói rõ chủ đề bài báo và góc độ mà bạn lựa chọn xử lý.
Giúp độc giả hình dung bài báo sẽ nói gì.

+ Tóm tắt thông tin, bằng cách đưa ra thông tin chủ yếu nếu cần phải dừng lại ở đó.

+ Giải thích bài báo, bằng cách chỉ ra tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện
tượng này. Ở đây cần vận dụng Luật xa gần để giúp độc giả hiểu rằng bài báo có
thể liên quan đến họ và họ sẽ được lợi khi đọc nó.


                                         26
+ Nêu rõ hoàn cảnh, đặc biệt với thể loại phỏng vấn, điều tra dài kỳ, bài viết về sự
việc thời sự đã qua. Đối với một bài viết nhiều kỳ, sapô gợi lại những kỳ trước.
Với phỏng vấn, nó giới thiệu vắn tắt người đựoc phỏng vấn và gợi vấn đề mà
người đó đề cập đến.

+ Thông báo bố cục. Đây là một cách phát triển thông điệp cốt lõi của bài báo mà
trong tít đã nhắc đến. Rất cần thiết với những độc giả đọc nhanh, bởi cách này rõ
ràng.

+ Mời đọc: việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu rất quan trọng trong sapô. Nếu
khô khan quá sẽ khiến độc giả nản lòng.

+ Sapô là một yếu tố đập vào mắt độc giả, nằm giữa tít và bài báo, quan trọng
trong việc trình bày trang. Dùng cỡ chữ khác và to hơn chữ trong bài báo, để cân
bằng phần chữ, phần trắng và phần minh hoạ một trang báo.(7)

- Sapô là phần bắt buộc của BMĐT. Do đặc điểm đọc trực tuyến, công chúng
    luôn có nhu cầu biết nhanh nhất những thông tin quan trọng, hấp dẫn, thú vị.
    Đọc xong Sapô chính là lúc độc giả quyết định có tiếp tục đọc bài hay không.
    Một bài BMĐT thường được viết theo mô hình “Chữ T”. Theo đó, Sapô là
    phần gạch ngang ở trên có nhiệm vụ tóm tắt hoặc cho biết thông tin quan trọng,
    cấn thiết, hấp dẫn của vấn đề, sự kiện. Đôi khi Sapô không cần thông báo kết
    quả sự kiện mà chỉ cần dẫn dắt, lôi cuốn người đọc đến vơi toàn bộ sự kiện.
    •    Ảnh và chú thích ảnh.(5)
-   Vài trò của hình ảnh trong báo chí:
        + Ảnh là mức độ đọc đầu tiên thu hút sự chú ý của độc giả;
        + Bức ảnh bổ sung độ tin cậy cho thông tin bài báo;
        + Bức ảnh bổ sung thêm thông tin cho bài viết.


                                           27
-     Chú thích cho ảnh.
      + Độ dài của chú thích: không nên giới hạn độ dài của chú thích, điều quan
      trọng là đảm bảo đủ thông tin cần thiết;
      + Mọi bức ảnh cần phải viết chú thích;
      + Chú thích cần đảm bảo trả lời đủ câu hỏi của 5W và 1H (What, Who, Where,
      Why, When and How?);
      + Luôn chú ý phỏng vấn người xuất hiện trong ảnh để tìm hiểu xem người đó
      đang làm gì;
      + Tìm hiểu thông tin của từng người trong bức ảnh rõ ràng, tránh nhầm lẫn;
      + Cố gắng sử dụng thời hiện tại trong các câu viết chú thích.
      + Đừng cố đoán điều gì đang xảy ra trong bức ảnh;
      + Đừng đoán mò những người xuất hiện trong ảnh;
      + Đừng trích dẫn những gì mà người trong ảnh không hề nói;
      + Không viết những gì đã rõ ràng trong bức ảnh;
      + Không sử dụng những chú thích mang tính vui đùa, kể cả khi chú thích đó có
      thể làm bạn đọc bật cười (nhưng lại làm những người xuất hiện trong bức ảnh
      không hề muốn cười chút nào);
      + Đừng viết những chú thích buồn tẻ, hãy cố gắng đầu tư thời gian để có được
      những chú thích hấp dẫn và thú vị hơn.

    2.2.   Khảo sát thực tế.

    2.2.1. Khảo sát.
     Tiểu luận tiến hành khảo sát trên 2 trang BMĐT là Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ
Online. Dưới đây là kết quả khảo sát, thống kê những bài báo viết về Bạo lực gia
đình trong khoảng thời gian từ 25/11/2009 đến 25/11/2011 của 2 trang báo trên.




                                            28
TỔNG      THỂ LOẠI                      ẢNH                     BÀI
                                Tin Phỏng         Phóng       Không Ảnh    Ảnh sự
                      SỐ                                                              CÓ
                                       vấn        sự,    thể ảnh    minh   kiện
                                                                                      SAPÔ
                                                  loại              họa
                                                  khác
NHÂN         Số       38        23     0          15          34    3      1          35
DÂN          bài
             Tỉ lệ              60     0          40          89    7,9    3,1        92
ĐIỆN
TỬ           %
TUỔI         Số       49        21     3          22          20    14     15         47
TRẺ          bài
ONLINE Tỉ lệ                    42,9 6,1          51          41    28,6   30,4       96
             %)


          Bảng 1: Khảo sát về mặt hình thức của bài báo ( thể loại, ảnh, sapô)


                                             TỔNG         BẠN      PHÓNG       BÁO
                                             SỐ           ĐỌC      VIÊN        KHÁC
      NHÂN         DÂN Số bài                38           6        32          0
      ĐIỆN TỬ              Tỉ lệ (%)                      15,8     84,2        0
      TUỔI           TRẺ Số bài              49           6        38          5
      ONLINE               Tỉ lệ (%)                      12,2     77,5        10.3


                       Bảng 2: Khảo sát về mặt nguồn gốc của bài báo.
       • Nhận xét:
  *    Tổng số bài viết về Chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình”
       nói riêng và nạn Bạo hành gia đình nói chung trên 2 trang báo trong vòng 2


                                                  29
năm qua khảo sát không phải là quá nhiều. Tuy nhiên, với số lượng bài như vậy
        đã có thể là căn cứ để phân tích, nhận xét và đánh giá.
-         Với Nhân dân điện tử: Số lượng bài là 38 bài, trong đó có 23 bài viết theo thể
        loại tin, chiếm 60% tổng số bài được khảo sát; số bài còn lại chủ yếu được viết
        theo thể loại phóng sự.
-        Với Tuổi trẻ Online: Tổng số bài lớn hơn với 48 bài viết, trong đó có:
        + 21 bài viết theo thể loại tin (chủ yếu là tin ngắn và tin sâu), chiếm 42,9%;
        + 3 bài viết theo thể loại phỏng vấn, chiếm 6,1 %;
        + 22 bài viết theo thể loại phóng sự và các thể loại khác, chiếm 51 %.
*       Sapô là thành phần không thể thiếu đối với một bài BMĐT, và hầu hết các bài
        viết được thống kê và khảo sát trên 2 trang báo đều có sapô. ( Những bài không
        có sapô thường là tin vắn) Cụ thể:
- Nhân dân điện tử: 35/38 bài có sa pô, chiếm 92% tổng số bài
- Tuổi trẻ Online: 47/49 bài có Sapô, chiếm 96% tổng số bài.
*        Ảnh là mức độ đọc đầu tiên thu hút sự chú ý của độc giả. Đối với một bài
        BMĐT, Bức ảnh bổ sung độ tin cậy cho thông tin bài báo và bổ sung thêm
        thông tin cho bài viết. Hầu hết các bài được khảo sát đều có ảnh minh họa, tuy
        nhiên, tỉ lệ bài có ảnh với bài không có ảnh giữa Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ
        Online khác nhau.
- Nhân dân điện tử: Số bài có ảnh là 4 ảnh chiếm 11%, trong đó có 3 ảnh minh
        họa. Hầu hết các bài trên trang báo này được viết theo thể loại tin, vậy nên số
        lượng bài không có ảnh rất lớn, chiếm 89% với 34 bài.
-       Tuổi trẻ Online: Số bài không có ảnh chiếm 41% với 20 bài; số bài có ảnh là
        59% với 15 (30,4% ) ảnh sự kiện và 14 (28,6%) ảnh minh họa.


    *     Hầu hết bài trên các báo đều do phóng viên, biên tập viên chính thức của tòa
         soạn viết. Bên cạnh đó, cả 2 trang báo đều đăng thêm các bài của bạn đọc gửi
                                               30
tới. Ngoài ra, Tuổi trẻ Online còn sử dụng tin bài của một số báo khác, mà chủ
    yếu là của báo nước ngoài và Thông tấn xã Việt Nam, cụ thể:
- Nhân dân điện tử: Bài của Phóng viên là: 32/38 bài, chiếm 84,2%; bài của bạn
    đọc chiếm 15,8% với 6/38 bài.
- Tuổi trẻ Online: Bài của phóng viên là 38/49 bài, chiếm 77,5%; bài do bạn đọc
    gửi tới là 6/49 bài, chiếm 12,2%; bài lấy nguồn từ báo khác có 5/49 bài, chiếm
    10,3%, trong đó:
       + 2 bài của TTXVN
       + 1 bài theo Reauter
       + 1 bài theo Salem New
       +,1 bài theo tạp chí The Telegraph




*   Qua khảo sát có thể thấy điểm chung giữa các bài viết về Bạo lực gia đình trên
    cả 2 trang báo Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online, đó là:
- Viết với nhiều thể loại khác nhau, mà chủ yếu là tin và phóng sự;
- Hầu hết các bài đều có sapô- một thành phần không thể thiếu đối với các bài
    BMĐT. Điều này cho thấy nguyên tắc viết bài cho BMĐT phần nào được các
    phóng viên, biên tập viên tuân thủ.
- Đa số các bài báo đều có sử dụng hình ảnh nhằm mục đích làm cho tác phẩm
    thật hơn, sinh động và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, hầu hết trong những bức ảnh đó
    chỉ mang tính chất “minh họa”. Đây là hiện trạng phổ biến trên hầu hết các
    trang BMĐT.
- Ngoài những bài viết của phóng viên, cộng tác viên chính thức, Nhân dân điện
    tử và Tuổi trẻ Online còn sử dụng thêm các bài viết của bạn đọc. Đó có thể là
    những phản hồi của độc giả về những bài viết đã được đọc trên trang báo, cũng


                                          31
có thể là những suy nghĩ, bình luận của độc giả về nạn Bạo hành gia đình ở
     nước ta cũng như trên thế giới.
       Đây là một việc làm tích cực. Việc tòa soạn cho đăng những bài viết của độc
     giả không những thể hiện và làm tăng tính tương tác giữa độc giả với phóng
     viên, với tòa soạn mà còn làm phng phú, đa dạng hơn về mặt nội dung cho
     những bài viết về bạo lực gia đình. Bởi lẽ, không phải lúc nào các phóng viên,
     cộng tác viên cũng có thể có mặt kịp thời để đưa tin về một sự kiện.
        Mặt khác, trong nhiều bài đăng của độc giả thì có những bài là của những
     chuyên gia tâm lý, những luật gia…Chính vì thế mà các bài viết được chuyên
     sâu hơn và có chất lượng cao hơn trong việc đánh giá Bạo lực gia đình về mặt
     chuyên môn.



 2.2.2. Phân tích
  2.2.2.1.    Về mặt hình thức.
     Hầu hết, các bài báo trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ online viết về bạo lực
  gia đình đã tuân thủ nguyên tắc viết cho một bài BMĐT. Nghĩa là đầy đủ các
  thành phần trong cấu trúc bắt buộc như: Tít, Sapô… ngoài ra, trong đó còn có rất
  nhiều bài sử dụng ảnh minh họa, bổ sung thêm nội dung và làm cho bài viết hấp
  dẫn, sinh động hơn
a. Thể loại
 •      Bên cạnh đó, các bài viết được thể hiện bằng nhiều thể loại khác nhau, việc
      làm này tránh gây nhàm chán cho người đọc. Đồng thời, thay đổi cách chuyển
      tải thông tin đến với bạn đọc.
 •     Với những bài viết bằng thể loại tin, tác giả bài viết chủ yếu thông báo thông
      tin ngắn gọn đến cho người đọc. Đó có thể là các sự kiện vừa mới diễn ra hoặc
      đang diễn ra, cũng có thể thông báo về một kết quả nghiên cứu nào đó liên

                                          32
quan đến Bạo lực gia đình. Tin được viết với ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu và
       cung cấp hàm lượng thông tin cao. Dù tin ngắn hay tin sâu đù có Sapô giúp
       người đọc hình dung một cách nhanh nhất nội dung của bài viết và lựa chọn
       (đọc tiếp hay dừng lại)
Ví dụ: +, Tin thông báo sự kiện: “15 tác phẩm báo chí đoạt giải cuộc thi viết
“Nói không với bạo lực gia đình” (Nhân dân điện tử, ngày 11/8/2011), “Nam giới
nói không với bạo lực gia đình” (Nhân dân điện tử, ngày 25/11/2009), “Hơn
5.600 địa chỉ cho nạn nhân bạo lực gia đình” ( Nhân dân điện tử, ngày
23/11/2011), “Phát động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” ( Tuổi trẻ online,
ngày 27/06/2011), “Vụ cô dâu Việt bị sát hại: Hôm nay, đưa tro cốt chị Nam về
nước” (Tuổi trẻ online, ngày 28/05/2011), “Trẻ em viết về trẻ em” (Tuổi trẻ
online, ngày 18/03/2011)….
         +, Tin thông báo về một kết quả nghiên cứu, kết luận của các cơ quan chức
năng có liên quan: “Hơn 5.600 địa chỉ cho nạn nhân bạo lực gia đình” ( Nhân dân
điện tử, ngày 23/11/2011), “Giới hạn của ghen” (Tuổi trẻ online, ngày
15/01/2011), “Bạo lực gia đình không giảm” (Tuổi trẻ online, ngày 30/11/2010),
“32% phụ nữ bị bạo lực thể xác” (Tuổi trẻ online, ngày 26/11/2010)…..
       +, Bên cạnh các tin ngắn, tin sâu thì nhiều bài viết theo thể tin vắn giúp cập
nhật những thông tin đầu tiên về sự kiện một cách nhanh nhất. Ví dụ: Trên báo
Tuổi trẻ online, ngày 24/08/2011 có tin “Nụ hồng và bóng đêm” với nội dung như
sau:
“ Chọn chủ đề bạo lực gia đình và bạo hành trẻ em, 30 tập phim Nụ hồng và bóng
đêm (đạo diễn: Đỗ Mai Nhất Tuấn, biên kịch: Đỗ Tài - Minh Nghĩa, World Star
sản xuất) kể về cậu bé Hiếu (Minh Nhựt) bị cha dượng bạo hành đến ngã bệnh.
Cậu bỏ nhà đi cùng bạn tìm mẹ ở trại giam, đối diện với nhiều hiểm nguy trước
khi tiếp tục sống trong đau đớn và hoảng sợ...


                                           33
Phim quy tụ dàn diễn viên trẻ: Minh Nhựt, Huỳnh Thanh Hải Yến, Huỳnh Thanh
    Liêm...; sẽ lên sóng HTV7 lúc 20g45 thứ tư đến chủ nhật hằng tuần, từ ngày
    25-8.”

•     Với những bài viết bằng thể loại phóng sự, bình luận…Không những cung cấp
     một hàm lượng thông tin cao, mà tác giả còn đi sâu phân tích và đánh giá vấn đề
     được đưa ra trong bài. Với cách viết sáng tạo và ngôn ngữ gọt dũa, những bài viết
     theo các thể loại này có sự tác động sâu sắc và mạnh mẽ nhất tới suy nghĩ, nhận
     thức và hành động của độc giả về bạo lực gia đình.

       Ví dụ trên báo Tuổi trẻ online, ngày 04/12/2010, có bài: “Bạo lực gia đình:
    “Nhịn là chết”. Căn cứ vào một nghiên cứu cho thấy cứ 2 phụ nữ thì có 1 đã từng
    là nạn nhân của Bạo lực gia đình, tác giả Lan Anh đã đi sâu phân tích nguyên nhân
    tại sao phụ nữ thường là nạn nhân chính trong các vụ bạo hành gia đình. Đồng
    thời, tác giả cuãng cung cấp thêm những kết luận về tâm lý, y học của các chuyên
    gia về vấn đề liên quan. Và cuối cùng đưa ra kết luận “Từng có lúc chuyện gia
    đình là chuyện riêng của mỗi người, nhưng càng lúc bạo hành gia đình càng gây
    bức xúc cho xã hội, từ chuyện người chồng nhốt vợ vào chuồng chó, tạt axit vợ,
    thậm chí giết vợ giết con. Các nhà hoạt động xã hội đã khuyên phụ nữ “chịu nhịn
    là chết”. Nhưng nếu để phụ nữ một mình chống lại bạo lực gia đình chắc rất khó,
    dù họ không muốn “chịu nhịn” nữa.” Những bài viết như thế này chỉ đạt được
    hiểu quả cao khi tác giả biết sự dụng đúng thể loại. Và chỉ có thể loại bình luận
    mới tạo điều kiện về mặt ngôn ngữ và dung lượng để phân tích và đưa ra những
    nhận định, từ đó mới tạo được những tác động mạnh mẽ đến bạn đọc.

     Tuy nhiên, trên cả 2 trang báo mà nhất là đối với Nhân dân điện tử, số lượng các
    bài bình luận, phóng sự còn ít. Chưa có nhiều bài chuyên sâu, vậy nên lượng thông
    tin mang đến cho độc giả chưa nhiều. Chỉ với những tin ngắn thì sức cạnh tranh
    không đủ để lôi kéo bạn đọc đến với trang báo mình. Đồng thời, chiến dịch truyền

                                           34
thông “phòng chống bạo lực gia đình” yêu cầu các phương tiện truyền thông đại
chúng, trong đó có BMĐT cần có nhiều bài viết chuyên môn hơn, đánh giá và bình
luận sâu hơn để người đọc hiểu rõ và quan tâm nhiều hơn đến nạn bạo lực gia đình.
Chỉ có những thể loại như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

b.    Tít và sapô

•     Tít là yếu tố quan trọng nhất đối với mỗi bài báo, nhất là với BMĐT.

-    Nội dung bài báo có hay đến mấy, nhưng nếu tít dở thì độc giả có thể không
     thèm để mắt tới. Rút tít cho một bài báo không phải là việc dễ dàng, và càng
     khó hơn khi bài viết đó viết về nạn Bạo lực gia đình. Tuy nhiên, khó chứ không
     phải là không thể.

- Ở phần lý luận, chúng ta đã bàn đến việc rút tít như thế nào là đạt hiệu quả. Tít
     đó phải chính xác, phù hợp, ngắn gọn, hấp dẫn và không vi phạm những điều
     “cấm kị”. Nói về tính hấp dẫn, tít hấp dẫn khác hẳn với tít mang tính “giật gân,
     câu khách”, điều quyết định tính hấp dẫn của tít ở đây là cách chọn, sử dụng và
     kết hợp ngôn ngữ, đồng thời phải đúng và phù hợp với nội dung cuãng như hình
     ảnh minh họa.

-    Với những bài viết trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online về Bạo lực gia
     đình, qua khảo sát cho thấy có khá nhiều tít bài đạt được hiệu quả tác động đến
     độc giả. Ví dụ: Bài “chống bạo lực gia đình tại Việt Nam: Thuốc “hòa giải”
     chưa đủ mạnh” ( Nhân dân điện tử, ngày 25/11/2008). Hay trên báo Tuổi trẻ
     Online, có bài “Đừng để thêm những con người đơn độc” (ngày 23/09/2010) và
     “Thảm cảnh gia đình” (ngày 23/07/2010)…. Cách rút tít như vậy không hề
     mang tính giật gân, câu khách, mà ngược lại rất đúng với nội dung nêu lên
     trong bài, nhưng lại không gây nhàm chán, tẻ nhạt.




                                          35
-   Bên cạnh những tít bài đã hoàn thành “sứ mệnh”, thì cũng có nhiều tít bài còn
    quá dài dòng, thiếu ngắn gọn và mơ hồ, gây khó hiểu cho người đọc. Ngoài ra,
    có nhiều tít bài thiếu tính hấp dẫn khi gọi tên sự việc, sự kiện quá lộ liễu, khiến
    dường như mọi thông tin trong bài đều hé mở. Những tít bài như vây, xét về
    mặt nội dung thì không sai, tuy nhiên sẽ không còn thu hút độc giả đọc tiếp
    phần nội dung nữa.
• Hầu hết các bài viết đều có sapô được trình bày ngắn gọn và dễ hiểu.
- Tác giả của các bài viết cũng sử dụng nhiều dạng sapô khác nhau, tăng tính hấp
    dẫn cho bài viết và thu hút độc giả, ví dụ:
    + Sapô tiếp nối tiêu đề: “Đó là một trong những ý kiến chung của trên 50 đại
    biểu là các nữ nghị sĩ đến từ hàng chục quốc gia tại hội thảo “Vai trò của
    nhóm nữ nghị sĩ trong xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện pháp” ( Các
    quốc gia phải liên kết để chống bạo lực gia đình, Tuổi trẻ online
    ngày16/12/2009). Sapô này được gắn kết với tiêu đề thành một đoạn hoàn
    chỉnh, cung cấp một phần thông tin sự kiện đến người đọc.
    + Sapô dẫn dắt: trong bài “Cần thay đổi nhận thức để xóa bỏ nạn bạo lực gia
    đình”, ( Nhân dân điện tử ngày 19/05/2010 ): “Vai trò của người phụ nữ Việt
    Nam trong xã hội và gia đình ngày càng được khẳng định, nhưngbạo lực gia
    đình (BLGD) vẫn đang tồn tại không chỉ ở nông thôn mà ngay ở đô thị. Tại sao
    BLGĐ vẫn tồn tại và đâu là nguyên nhân của nó ? Dưới đây là vài câu chuyện
    của các nạn nhân và phân tích của nhà nghiên cứu xã hội về tình trạng đáng
    buồn này”.
    + Sapô nêu luận cứ: “Theo nhiều nghiên cứu tại Hoa Kỳ, khoảng 1% người
    chơi bạc được đánh giá là nghiện cờ bạc. Các nghiên cứu ở nhiều nước khác
    nhau có tỉ lệ cũng gần tương đồng với các nghiên cứu tại Hoa Kỳ” ( Bệnh
    ghiền đánh bạc, Tuổi trẻ online ngày15/02/2011).


                                          36
+ Sapô đánh giá: “Chính quyền các cấp và các tổ chức, đoàn thể không ngừng
    nỗ lực đấu tranh ngăn chặn nạn bạo lực trong gia đình. Tuy nhiên, các vụ việc
    bạo lực trong gia đình vẫn tiếp tục xảy ra, trong đó, không ít trường hợp
    nghiêm trọng” (“Chống nạn bạo lực trong gia đình”, Nhân dân điện tử ngày
    11/07/2011).
-   Sapô viết bằng nhiều kiểu khác nhau sẽ làm tăng tính hấp dẫn và lôi kéo độc
    giả đến với bài đọc. Tuy nhiên, bên cạnh những sapô hay, chính xác, vẫn còn
    một số sapô viết khó hiểu và thiếu hấp dẫn.
c. Ảnh và box thông tin.

•   Ảnh: Đa số các bài viết trong 2 trang báo đều suer dụng rất ít ảnh, nhất là trên tờ
    Nhân dân điện tử. Nếu có cũng chủ yếu là ảnh mang tính chất mi h học mà thôi.
    Đây là hạn chế cần sớm được khắc phục, bởi lẽ, ảnh là yếu tố rất quan trọng
    trong việc chuyển tải thêm thông tin và tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn độc giả.




                                          37
Hình ảnh minh họa của bài “Những cái chết xanh” đăng trênTuổi trẻ Online
                     ngày 02/07/2011( Ảnh chụp màn hình)
 Có rất nhiều bài báo dùng ảnh minh họa như thế này. Tuy nhiên, những ảnh mang
tính chất minh họa chỉ dùng để làm bài viết đỡ khô cứng chứ không có vai trò bổ
sung thêm thông tin hay tăng tính hấp dẫn cho bài viết. Thậm chí, trong số 38 bài
được khảo sát trên báo Nhân dân điện tử, chỉ có duy nhất 1 bài có ảnh sự kiện, số
lượng này lớn hơn ở báo Tuổi trẻ Online nhưng cũng chỉ có15 bài. Việc không đưa
ảnh hoặc chỉ sử dụng ảnh minh họa cho bài viết là hạn chế lớn cần được khắc
phục. Bởi lẽ, với xu thế truyền thông đa phương tiện trên các trang BMĐT, thì việc
tích hợp các yếu tố đọc, nhìn, nghe và xem là rất quan trong. Nếu độc giả chỉ đọc
mà không có thêm các hình ảnh bổ sung thì bài viết đó sẽ nhanh chóng bị lãng

                                       38
quên. Một thực tế cho thấy rằng một bài báo được viết trong 2 đến 3 tiếng, đọc
trong vài phú và bị quên lãng sau 24 giờ nếu như bài viết đoc chỉ có chữ và chữ.
Hình ảnh tác động đến trực giác sẽ làm độc giả nhớ lâu hơn, mặt khác, việc có
thêm những hình ảnh thật của sự kiện sẽ làm cho người đọc ấn tượng hơn đỗi với
phần thông tin mà bài viết cung cấp.

•   Box thông tin, tư liệu: Đây là phần không bắt buộc trong cấu trúc của một bài
    BMĐT, tuy nhiên, với những bài báo viết về Bạo lực gia đình thì bộ phận này là
    rất cần thiết. Bạo lực gia đình là hiện tượng phổ biến trong xã hội, tuy nhiên
    không phải ai cũng trang bị đầy đủ nhận thức về tệ nạn này. Mặt khác, xung
    quanh chiến dịch truyền thông “ Phòng chống bạo lực gia đình”, có rất nhiều
    định nghĩa, khái niệm cùng những văn bản luật và chính sách của Đảng, nhà
    nước liên quan. Vậy nên, việc thêm những box thông tin vào bài viết sẽ tăng
    cao hàm lượng thông tin, đồng thời nâng cao giá trị cho bài viết. Trên Nhân dân
    điện tử và Tuổi trẻ Online, với những bài được khảo sát, box thông tin cũng
    được sử dụng nhiều và đạt hiệu quả cao.

     Ví dụ: Bài “Bạo lực gia đình: “Nhịn là chết”, đăng trên Tuổi trẻ online, ngày
    4/12/2010 đã sử dụng box thông tin với nội dung như sau: “Mở rộng dự án
    Ngôi nhà bình yên: Trung tâm Phụ nữ và phát triển (thuộc Hội Liên hiệp phũ
    nữ VN) vừa có cuộc gặp gỡ với các nhà tài trợ, nhằm mở rộng dự án Ngôi nhà
    bình yên dành cho phụ nữ bị bạo hành gia đình ở Hà Nội và Phú Thọ. Hiện đã
    có một “nhà bình yên” dành cho phụ nữ và trẻ em nạn nhân Bạo lực gia đình
    Theo bà Nguyễn Vân Anh, CSAGA cũng đang phối hợp với Bệnh viện Phụ sản
    T.Ư mở CLB cho những người làm bố lần đầu. Đây là dự án do Đại sứ quán
    Thụy Điển tại VN hỗ trợ, kéo dài đến năm 2013, nhằm giúp nam giới lần đầu
    làm cha kiến thức và kỹ năng chia sẻ với phụ nữ giai đoạn mang thai và nuôi



                                        39
con nhỏ, tránh xung đột gia đình do những thay đổi lớn trong đời sống” (Ảnh
   dưới)




 Trên báo Nhân dân điện tử ngày 25/11/2008, trong bài “ Chống bạo lực gia đình
tại Việt Nam: Thuốc “hòa giải” chưa đủ mạnh” cũng đã sử dụng box thông tin với
việc cung cấp các số liệu liên quan đến bài viết, nội dung box thông tin như sau:
"Số liệu toàn cầu : Thực tế 1: ít nhất một trong ba phụ nữ và trẻ em gái trên thế
giới bị đánh đập hay bị lạm dụng tình dục trong suốt cuộc đời của họ. Thực tế 2: ít
nhất có 60 triệu trẻ em gái lẽ ra được sống song bị "mất tích" từ nhiều cộng đồng
dân số khác nhau, hầu hết ở châu Á do việc nạo thai dựa trên cơ sở giới tính thai
nhi bị giết hay sao nhãng sự chăm sóc trẻ sơ sinh. Thực tế 3: Hằng năm, có bốn

                                        40
triệu phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán. (Nguồn: báo cáo nghiên cứu của Liên Hợp
quốc về vị thế của phụ nữ năm 2000)”(ảnh dưới)




• Ngôn ngữ và yếu tố đa phương tiện.

• Ngôn ngữ:

+, Ngoài việc sử dụng những ngôn ngữ đặc trưng cho các tác phẩm báo chí, những
bài viết về Bạo lực gia đình trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online còn sử dụng
lớp từ ngữ chuyên môn về bạo lưc, bạo hành gia đình. Mặc dù thế, nhưng những
ngôn ngữ này vẫn dễ hiểu chứ không gây khó khăn trong việc tiếp nhận của độc
giả. Những từ thường gặp trong lớp từ này thường là: bạo lực, bạo hành, mâu
thuẫn , xung đột, tảo hôn,bạo lực tình dục, bạo hành tinh thần….




                                        41
Ví dụ: “ Kết quả có 32% phụ nữ đã kết hôn cho biết từng hứng chịu bạo lực thể
xác, 10% phụ nữ cho biết từng bị bạo lực tình dục, 54% bị bạo hành tinh thần.
Đáng chú ý, có tới 87% phụ nữ nạn nhân của bạo lực chưa từng nghĩ tới việc trình
báo chính quyền để được trợ giúp chính thức. Tại một số vùng miền, cứ mười phụ
nữ thì có bốn người cho rằng gia đình không phải là nơi an toàn với họ. Tại vùng
Đông Nam bộ, 42% phụ nữ cho biết từng bị chồng bạo hành”. (“32% phụ nữ bị
bạo lực thể xác”, Tuổi trẻ online ngày 26/11/2010);
 Hay trong bài “Giữ gìn và phát huy giá trị gia đình truyền thống” đăng trên Nhân
dân điện tử ngày 23/06/2010 có đoạn: “Hiện nay mô hình gia đình nhỏ ngày càng
được ưa chuộng ở Việt Nam. Xu hướng này tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hệ
bình đẳng, dân chủ trong gia đình, tránh được những mâu thuẫn và xung đột của
việc chung sống trong gia đình nhiều thế hệ. Tuy nhiên, cùng với những mặt tích
cực cũng đặt ra vấn đề về đạo lý truyền thống và chất lượng cuộc sống của người
cao tuổi. Thực tế cho thấy, việc chăm lo xây dựng gia đình ở nước ta còn nhiều
yếu kém và đối mặt với nhiều thách thức. Việc thực hiện Luật Hôn nhân và Gia
đình còn nhiều thiếu sót, bất cập. Hiện tượng tảo hôn vẫn khá phổ biến, nhất là
miền núi, vùng sâu, vùng xa; tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết
hôn, bạo lực gia đình, nạo phá thai trước hôn nhân... gia tăng”
+, Trong những bài báo viết theo thể loại phóng sự hoặc bình luận, thông qua
ngôn ngữ, tác giả đã thể hiện thái độ, quan điểm của mình: “Trong vai người nhà
của nạn nhân bạo lực gia đình, chúng tôi đã hỏi một số thẩm phán về trường hợp
tòa án đang giải quyết việc ly hôn mà người vợ bị chồng đánh đập và có nguy cơ
bị xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc tính mạng thì phải làm gì, các thẩm
phán đều trả lời là yêu cầu chính quyền địa phương và cơ quan công an bảo vệ
mà không biết rằng tòa án có trách nhiệm giải quyết. Có nhiều vụ án đương sự
khai thường xuyên bị chồng đánh đập, thậm chí còn bị đe dọa đánh đập, xâm
phạm tính mạng của vợ con ngay tại trụ sở tòa án nhưng các thẩm phán vẫn
                                        42
ngoảnh mặt làm ngơ mà không thông báo hoặc yêu cầu các cơ quan có chức năng
bảo vệ” (“Phòng chống bạo lực gia đình: Tòa án vẫn chưa vào cuộc”, Tuổi trẻ
Online ngày 21/06/2011). Thông qua cách sử dụng ngôn ngữ, tác giả đã thể hiện
thái độ không đồng tình đối với sự chậm trễ của các cơ quan hành pháp trong
công tác phòng chống bạo lực gia đình.

•   Các yếu tố đa phương tiện (video, audio): Một điều hạn chế là khi khảo sát trên
    2 trang báo này đối với những bài viết về Bạo lực gia đình là không hoặc rất ít
    sử dụng các yếu tố đa phương tiện. Tuy nhiên, trên Tuổi trẻ online, với mỗi bài
    viết đều có phần audio đính kém, độc giả có thể nghe thay cho việc đọc nội
    dung bài báo đó. Đây là một tiến bộ đáng ghi nhận.


    2.2.2.2. Về mặt nội dung.
      a. Ưu điểm
• Bạo lực gia đình có thể xảy ra trong bất cứ xã hội hay điều kiện kinh tế nào,
    trong các gia đình giàu có hay nghèo khổ, tại các nước phát triển hoặc đang
    phát triển, người có học thức hay người thiếu giáo dục. Bất kỳ một ai, không kể
    đến tôn giáo, tín ngưỡng, tầng lớp, tuổi tác, giới tính hay lối sống đều có thể là
    nạn nhân hoặc là người trực tiếp gây ra bạo lực gia đình. Chính vì vậy, chiến
    dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” là chiến dịch nhằm mục đích
    thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để gửi những thông điệp
    chống bạo lực gia đình đến tất cả mọi người, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi ở mọi
    vùng miền và đất nước khác nhau. Các bài viết về Bạo lực gia đình trên Nhân
    dân điện tử và Tuổi trẻ online đã phản ánh tình trạng bạo lực gia đình với nhiều
    khía cạnh khác nhau, nhiều chiều hướng khác nhau. Với cách viết ngắn gọn, dễ
    hiệu và đây tính nhân văn, các bài viết đã có tác động mạnh mẽ đến người đọc
    và dư luận xã hội.

                                          43
-   Có nhiều bài khai thác về nguyên nhân của Bạo lực gia đình như: “Một trường
    hợp điển hình: một gia đình trí thức, chồng là tiến sĩ, vợ là thạc sĩ, vợ 40 tuổi
    nhưng trông trẻ hơn nhiều so với tuổi và rất xinh đẹp. Hai vợ chồng chỉ có một
    con trai duy nhất, nhìn vào ai cũng thấy hạnh phúc khó bì. Nhưng từ hai năm
    nay cả chồng và vợ đều khó chịu vì nhau và tìm đến phòng tham vấn thuộc
    Trung tâm Phụ nữ và phát triển. Vợ luôn nghĩ chồng có bồ, còn chồng lại thấy
    mỗi lời vợ nói ra sao mà sắc như nước, chói lỗ tai. Bước chân về đến cửa nhà
    đã ngại ngần, thấy đây không phải là tổ ấm. Mâu thuẫn ngày càng nặng nề đến
    mức vợ không nấu cơm cho chồng ăn, có nấu cơm cho gia đình thì cũng không
    để phần chồng.

    Một gia đình khác có hôn nhân tự nguyện, cuộc sống sung túc. Song người vợ
đến phòng tham vấn vì “cứ thấy thiếu thiếu một cái gì” trong hôn nhân của mình!
Hỏi “thiếu” cụ thể là cái gì thì lại không rõ. Chỉ thấy nói chồng không chịu thức
đêm giúp vợ chăm con, lại không sạch sẽ” (“Mâu thuẫn từ những “cuộc chiến cảm
xúc”, Tuổi trẻ ngày 16/10/2010)
-   Có nhiều bài lại đề cập tới những sự việc thật, người thật: “Câu chuyện về
    chiếc chổi tre: Từ khi về làm dâu nhà bà Tuất, chị Minh luôn bị bà mẹ chồng
    soi xét và đối xử tệ bạc. Vào một buổi chiều khi chị đang quét sân thì bà mẹ
    chồng đi chơi về. Thấy con dâu chưa nấu cơm, bà liền sinh sự và chửi bới rồi
    giật chiếc chổi quật tới tấp vào mặt, vào người, xỉa thẳng chổi vào người khiến
    chị Minh bị chảy máu khắp cơ thể” (“Những vật dụng biết nói”, Nhân dân điện
    tử)
-   Có bài lại nêu ra giải pháp: “Gốc của vấn đề là phải thay đổi những chuẩn mực
    và giá trị truyền thống ngầm cho phép nạn BLGĐ diễn ra. Cần có sự can thiệp
    và hỗ trợ kịp thời để bảo vệ nạn nhân, việc này cần làm ở cấp cộng đồng, nơi
    gần nhất với nạn nhân; tăng cường các dịch vụ xã hội cho nạn nhân bị bạo


                                         44
hành như y tế, tư vấn tâm lí tình cảm, tư vấn pháp luật… để giúp những nạn
     nhân của BLGĐ tự tin hoà nhập với cộng đồng. Các hình thức xử phạt của
     pháp luật phải thật nghiêm minh. Khi chúng ta kết hợp được các yếu tố trên, và
     tiến hành đồng thời thì mới có thể bảo vệ được nạn nhân và giải quyết tận gốc
     của vấn đề” ( Chống bạo lực gia đình tại Việt Nam: Thuốc “hòa giải” chưa đủ
     mạnh”, Nhân dân điện tử ngày 25/11/2008)
• Các trang báo cũng sử dụng thêm nhiều bài viết, phản hồi của độc giả. Điều này
     làm cho nội dung thông tin viết về bạo lực gia đình càng thêm phong phú và
     toàn diện hơn. Mặt khác, phản ánh đúng mối quan tâm của người đọc với các
     vấn đề liên quan.

• Ngoài ra, trên các trang báo còn có nhiều bài báo viết về một nội dung, một
     chủ đề qua nhiều số báo, nhằm làm sáng rõ hơn cho vấn đề được bàn luận.
      Ví dụ như trên Tuổi trẻ online, có 3 bài cùng viết về một chủ đề, đó là bài
     “Thảm cảnh gia đình” (23/07/2010) “Ý kiến sau bài “Thảm cảnh gia đình”:
     Hãy cho Mẫn một cơ hội”(27/07/2010), “Mẫn cũng là nạn nhân”(24/07/2010).
     Cả 3 bài viết đều xoay quanh câu chuyện của một chàn sinh viên 20 tuổi với án
     tử hình vì tội giết chính người cha đẻ của mình. Hành vi thiếu nhân tính của
     chàng tra tên Mẫn này là vì quá căm hận người cha ác độc, suốt ngày rượu say
     rồi đánh đập, hành hạ mẹ con Mẫn. Và chàng trai này cũng chỉ là 1 nạn nhân
     của bạo lực gia đình. Tuy viết cùng chủ đề, nhưng mỗi bài lại khai thác theo
     một cách khác nhau, trong đó, bài“Mẫn cũng là nạn nhân”(24/07/2010) là tổng
     hợp những ý kiến, phản hồi của độc giả. Cách khai thác một vấn đề như vậy
     nhưng ở những cách viết và triển khai khác nhau càng làm người đọc hiểu sâu
     hơn về một vấn đề, một sự kiện.

 •     Bên cạnh đó, có nhiều bài báo chất lượng tốt khi sử dụng những lời đánh giá,
      nhận xét và ý kiến, trả lời phỏng vấn của các chuyên gia.

                                         45
Ví dụ như trong bài: “Giảm một nửa tỷ lệ nạn nhân bị bạo lực gia đình”, (Nhân
    dân điện tử ngày 08/12/2010) có viết “Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương
    binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, một trong những mục tiêu của chiến lược
    quốc gia về bình đẳng giới thời gian tới là nỗ lực giảm một nửa tỷ lệ nạn nhân
    phải chịu bạo lực gia đình đối với những hành vi như đánh, mắng… so với con
    số hiện nay” Hay trên Tuổi trẻ Online ngày 07/08/2011 đã có bài “Làm tình
    nguyện không để biểu diễn” với cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Vân Anh, giám
    đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và
    vị thành niên (CSAGA) tại Hà Nội. Đây là bài viết theo thể loại phỏng vấn, là
    cuộc trò chuyện với người có nhiều đóng góp trong công tác phòng chống bạo
    lực gia đình.
b. Hạn chế.

    Bên cạnh những mặt nội dung đã làm được, các bài viết về Chiến dịch truyền
thông “phòng chống bạo lực gia đình” và các vấn đề liên quan đến bạo lực gia
đình vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như sau:
• Cần có nhiều bài viết mang tính chất thực tế hơn nữa. Nghĩa là cần bổ sung
      thêm các bài bình luận, phóng sự, điều tra cề các trường hợp bạo lực gia đình.
      Đồng thời, cần có cách thức để tác động mạnh hơn đến dư luận xã hội.
• Các bài viết còn chưa đi sâu, đi sát từng trường hợp, từng con người, từng
      vùng miền. Cần tăng cường tìm kiếm thông tin chứ không phải đợi có thông tin
      mới tìm hiểu và viết bài.
•     Số lượng bài viết còn quá ít so với nhiều tờ báo khác, tính hấp dẫn còn chưa
      cao. Vậy nên, tính cạnh tranh thông tin chưa cao. Theo điều tra xã hội học với
      100 mẫu bảng hỏi cho các đối tượng thường xuyên đọc báo mạng điện tử, khi
      hỏi “bạn tìm hiểu thông tin về chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực
      gia đình ở đâu?” thì chỉ có 9% trả lời là Tuổi trẻ online, chỉ có 2% trong số đó


                                          46
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

More Related Content

What's hot

Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhantuanpro102
 
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay nataliej4
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI nataliej4
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
 
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
 
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOTLuận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAYLuận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
 
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAYLuận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAYLuận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
 
Luận văn: Bình đẳng giới ở Thành phố Hồ Chí Minh, HOT, 9đ
Luận văn: Bình đẳng giới ở Thành phố Hồ Chí Minh, HOT, 9đLuận văn: Bình đẳng giới ở Thành phố Hồ Chí Minh, HOT, 9đ
Luận văn: Bình đẳng giới ở Thành phố Hồ Chí Minh, HOT, 9đ
 
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAYĐề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
 
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAY
Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAYPhòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAY
Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAY
 
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 

Similar to Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...luanvantrust
 
Tiểu luận báo chí
Tiểu luận báo chíTiểu luận báo chí
Tiểu luận báo chímoneylove2
 
Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc
Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.docXa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc
Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.docDoan Trang
 
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nayLuận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ  Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ  Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Luận Văn 1800
 
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Cac phuong phap lam viec voi nam gioi
Cac phuong phap lam viec voi nam gioiCac phuong phap lam viec voi nam gioi
Cac phuong phap lam viec voi nam gioitripmhs
 
Các phương pháp làm việc với nam giới
Các phương pháp làm việc với nam giớiCác phương pháp làm việc với nam giới
Các phương pháp làm việc với nam giớiNhnTrn71
 
Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tu
Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tuMot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tu
Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tuCat Van Khoi
 
BẠo HÀnh VÀ NhỮng VẤn ĐỀ ĐẶt Ra
BẠo HÀnh VÀ NhỮng VẤn ĐỀ ĐẶt RaBẠo HÀnh VÀ NhỮng VẤn ĐỀ ĐẶt Ra
BẠo HÀnh VÀ NhỮng VẤn ĐỀ ĐẶt RaQuốc Giang
 

Similar to Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình (20)

Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
 
Bạo lực học đường trên báo điện tử Dân trí đối với giới trẻ, HAY
Bạo lực học đường trên báo điện tử Dân trí đối với giới trẻ, HAYBạo lực học đường trên báo điện tử Dân trí đối với giới trẻ, HAY
Bạo lực học đường trên báo điện tử Dân trí đối với giới trẻ, HAY
 
Tiểu luận báo chí
Tiểu luận báo chíTiểu luận báo chí
Tiểu luận báo chí
 
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đìnhTruyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
 
Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc
Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.docXa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc
Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc
 
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nayLuận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Quản lý về tôn giáo của UNBD cấp huyện tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Quản lý về tôn giáo của UNBD cấp huyện tỉnh Quảng BìnhLuận văn: Quản lý về tôn giáo của UNBD cấp huyện tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Quản lý về tôn giáo của UNBD cấp huyện tỉnh Quảng Bình
 
Luanan nguyen minhthang
Luanan nguyen minhthangLuanan nguyen minhthang
Luanan nguyen minhthang
 
ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ  Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ  Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
 
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
 
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt NamLuận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
 
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Cac phuong phap lam viec voi nam gioi
Cac phuong phap lam viec voi nam gioiCac phuong phap lam viec voi nam gioi
Cac phuong phap lam viec voi nam gioi
 
Các phương pháp làm việc với nam giới
Các phương pháp làm việc với nam giớiCác phương pháp làm việc với nam giới
Các phương pháp làm việc với nam giới
 
Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tu
Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tuMot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tu
Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tu
 
BẠo HÀnh VÀ NhỮng VẤn ĐỀ ĐẶt Ra
BẠo HÀnh VÀ NhỮng VẤn ĐỀ ĐẶt RaBẠo HÀnh VÀ NhỮng VẤn ĐỀ ĐẶt Ra
BẠo HÀnh VÀ NhỮng VẤn ĐỀ ĐẶt Ra
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí, 9đ
 
báo chí với dư luận xã hội
báo chí với dư luận xã hộibáo chí với dư luận xã hội
báo chí với dư luận xã hội
 
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAYĐề tài: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
 

More from Hồng Nhung (Ỉn con)

More from Hồng Nhung (Ỉn con) (7)

Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạngKinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
 
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báoTâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
 
Tac pham bao chi
Tac pham bao chiTac pham bao chi
Tac pham bao chi
 
Kich ban phong su
Kich ban phong suKich ban phong su
Kich ban phong su
 
Tâm lý Báo chí
Tâm lý Báo chíTâm lý Báo chí
Tâm lý Báo chí
 
Thuyết trình vô cảm
Thuyết trình vô cảmThuyết trình vô cảm
Thuyết trình vô cảm
 
bệnh Vô cảm
bệnh Vô cảmbệnh Vô cảm
bệnh Vô cảm
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

  • 1. 1. MỞ ĐẦU. 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề. Như chúng ta đã biết, Báo chí là một hoạt động tinh thần gắn bó và tham gia hiệu quả vào nhiệm vụ phát triển xã hội. Báo chí xuất hiện do nhu cầu xã hội. Công chúng cần có những thông tin về chính trị, kinh tế, những hiểu biết về văn hóa, đời sống và thế giới xung quanh. Những thông tin ấy chỉ được chuyển tải đầy đủ và chân thực trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng thì Báo mạng điện tử (BMĐT) là loại hình ra đời muộn nhất và hiện đang chiếm ưu thế vượt trội trong việc chuyển tải thông tin nhanh nhất đến với công chúng. Đó không những là những thông tin thời sự hàng ngày mà còn là những hiện tượng xã hội gây bức xúc trong dư luận. Tất nhiên, nói như vậy không phải là phủ nhận vai trò của các loại hình báo chí khác và cũng không phải vì quá đề cao vị trí của BMĐT trong việc chuyển tải thông tin. Mà bởi do những thành công và cải tiến về mặt kĩ thuật và phương tiện chuyển tải mà có thể thấy rằng Internet nói chung và BMĐT nói riêng là công cụ tiện lợi nhất để chuyển tải một số lượng thông tin lớn với tốc độ nhanh nhất đến không chỉ một vài chục người, vài trăm người mà là hàng triệu người trong thế giới rộng mở không còn cách biệt địa lý. Chức năng cũng như vai trò, nhiệm vụ của Báo chí nói chung và BMĐT nói riêng không chỉ là chuyển tải những thông tin thời sự đến cho công chúng mà còn phải bám sát những vấn đề xã hội nóng bỏng, bức xúc, tạo ra dư luận và định hướng dư luận theo hướng tích cực. Khi xã hội ngày càng phát triển, xu hướng hội nhập cùng với nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Báo chí Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản, là nơi chuyển tải đường lối 1
  • 2. chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Trong xã hội ta hiện nay đang xuất hiện nhiều vấn đề được tất cả moi người đặc biệt quan tâm, đó là tệ nạn xã hội, thất nghiệp, thiếu việc làm, chênh lệch giàu nghèo, suy thoái đạo đức, tham nhũng, tai nạn giao thông, bệnh tật, chất lượng sống…. Và một trong rất nhiều vấn đề bức xúc đó, không thể không nhắc đến Bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình đang là một vấn đề được dư luận quan tâm sâu sắc. Đây là một dạng tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Không những thế, bạo lực gia đình còn là tác nhân gây hậu quả tai hại về cuộc đời, nhân cách của con người, gián tiếp tạo nên những mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội. Bạo lực gia định thực ra đó là một hiện trạng vốn tồn tại từ lâu trong xã hội, tuy nhiên do những quan niệm phong kiến đè nặng cùng tâm lý e ngại của mọi người nên ít khi được nhắc tới một cách công khai, thậm chí người ta còn muốn che dấu. Nhưng, trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề này cũng như nhiều vấn đề xã hội khác đang trở nên nhức nhối. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng, bạo lực gia đình càng được nhắc nhiều hơn và được quan tâm nhiều hơn bởi người dân cũng như giới báo chí. Trong việc cung cấp những thông tin và kiến thức về Bạo lực gia đình đến với mọi người thì hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng giữ một vai trò quan trọng. Từ năm 2008, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số bắt đầu kết hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với các tổ chức khác triển khai chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” nhằm nâng cao nhận thức của mọi người, đặc biệt là nam giới trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình. Chiến dịch truyền thông này được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng: Truyền hình, phát thanh, internet… 2
  • 3. Riêng đối với các trang BMĐT, kể từ sau khi chiến dịch này được nhen nhóm từ năm 2008 và khởi xướng cuối năm 2009 thì hầu hết các trang báo đều đăng tải một cách thường xuyên những thông tin liên quan đến chiến dịch cũng như Bạo lực gia đình. Tuy nhiên, khi bắt tay thực hiện chiến dịch này thì ban tổ chức chỉ chủ yếu nhấn vào phương tiện truyền hình mà không biết rằng BMĐT có một sức mạnh ghê gớm trong việc chuyển tải thông tin đến người đọc. Với ưu thế nhanh chóng và tính tương tác cao, cùng với lợi thế sự dụng các yếu tố đa phương tiện của mình, BMĐT đã và đang tạo ra những thay đổi lớn trong suy nghĩ, nhận thức, hành động của công chúng báo chí đối với Bạo lực gia đình. Đồng thời, đến thời điểm hiện tại cũng chưa có tài liệu chính thức nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Chính vì lẽ đó, tiểu luận này dành thời lượng để bàn về chủ đề: Báo mạng điện tử với chiến dịch truyền thông “Phòng chống bạo lực gia đình”. Từ đó mà rút ra những vai trò của BMĐT với chiến dịch này cũng như rút ra những điều làm được và chưa làm được của các bài báo mạng điện tử viết về chủ đề Bạo lực gia đình. Tuy chiến dịch này đã được phát động được 2 năm, và cho đến nay đã tạo ra nhiều thay đổi. Tuy nhiên, tiểu luận không lấy tính thời sự của vấn đề làm căn cứ nghiên cứu mà chính là lấy hiệu quả tạo ra từ các bài viết trên báo mạng trong 2 năm qua với chiến dịch phòng chống bạo lực làm cơ sở đánh giá. Tiểu luận tiến hành khảo sát một cách khái quát các bài báo đăng trên 2 tờ báo điện tử là báo Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online viết về Bạo lực gia đình từ ngày 25/11/2009 (ngày phát động chiến dịch) đến ngày 25/11/2011 (2 năm sau khi chiến dịch được khởi xướng). 1.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. Cho đến thời điểm này thì chưa có tài liệu chính thức nào nghiên cứu về vấn đề này. Chỉ có những bài viết riêng về Bạo lực gia đình hoặc Báo mạng điện tử. Bởi lẽ, đây là một đề tài mang tính chất xã hội. Nó bàn về vai trò của BMĐT trong 3
  • 4. việc hình thành dư luận xã hội về vấn đề bạo lực gia đình, và xa hơn nữa đó là mối quan hệ giữa phương tiện truyền thông này với các vấn đề xã hội của đất nước. Mặt khác, sở dĩ chủ đề này chưa có tài liệu nào nghiên cứu bởi lẽ, chiến dịch truyền thông ‘phòng chống bạo lực gia đình” vừa mới được khởi xướng được 2 năm, với thời gian như vậy, chưa đủ để tổng kết, đánh giá và có những nghiên cứu hoàn chỉnh. Nếu có cũng chỉ là những bài báo viết một cách khái quát. Ví dụ như trong bài “ Báo chí thông tin về bạo lực gia đình cần có nhạy cảm giới” đăng trên trang minhladanong.com , ngày 16/3/2011 đã bàn về vấn đề này. Tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở mức độ một bài bài bình luận và đánh giá một số bài báo viết về bạo lực gia đình đăng trên các trang BMĐT chứ không đi sâu ngiên cứu về vai trò và mối quan hệ của BMĐT với chiến dịch truyền thông “Phòng chống bạo lực gia đình”. Trong bài có viết: “Truyền thông có một vai trò quan trọng trong các chiến lược nhằm thay đổi các giá trị văn hóa, bởi vì truyền thông thể hiện sự đồng tình hoặc phản đối các giá trị văn hóa hiện hành. Với sức mạnh này, truyền thông có vai trò quan trọng trong việc phòng chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, “thông tin tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình phải đảm bảo các yêu cầu sau: “chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực; “không làm ảh hưởn tới bình đẳng giới” (Điều 9, luật phòng chống bạo lực gia đình). Quan sát một số bài báo viết về bạo lực gai đình thời gian gần đây, bên cạnh các bài phản ánh đúng thực trạng, bàn luận về nguyên nhân, hậu quả nhằm cảnh tỉnh và kêu gọi cộng đồng hợp tác phòng chống bạo lực gia đình, vẫn còn các bài báo gây ra những ngộ nhận nguy hại trong cộng đồng. Thiếu sót chủ yếu chính là chỉ dừng lại mô tả hành vi bạo lực tại thời điểm xảy ra, cung cấp thông tin thiếu chính xác về bản chất của bạo lực gia đình… Sự thiếu nhạy cảm giới khi nhìn nhận về bạo lực gia đình thể hiện trong một số bài báo đã không chỉ củng cố thêm những sai lệch trong nhận thức của công chúng mà còn làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới” Tiếp theo sau đó, tác giả bài viết đã trích 4
  • 5. dẫn một số bài báo và chỉ ra những lỗi sai về định kiến giới trong những bài báo đó. Như vậy, tuy bài báo một phần có nhắc đến vai trò của các bài báo trong việc phòng chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, chủ đề chính của bài báo là đánh giá những bài viết về bạo lực có định kiến sai về giới chứ không hẳn là khảo sát hay nghiên cứu về mối quan hệ của BMĐT với chiến dịch phòng chống bạo lực gia đình. Ngoài ra, cũng chưa có một cuốn sách, tiểu luận hay luận văn nào viết về đề tài này. Đây cũng chính là một trong những lý do quan trọng thể hiện tính cấp thiết của vấn đề và lý do để tiến hành nghiên cứu đề tài “BMĐT với chiến dịch truyền thông Phòng chống bạo lực gia đình”. 1.3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu. 1.3.1. Mục đích của việc nghiên cứu nghiên cứu. Đề tài này được tiến hành nghiên cứu nhằm 2 mục đích chính: Thứ nhất, việc nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ những thông tin về chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình’ và vài trò của BMĐT trong việc chuyển tải thông tin liên quan đến chiến dịch này đến công chúng báo chí. Mặt khác, khẳng định vai trò của BMĐT trong việc thay đổi suy nghĩ, nhân thức, hành động của công chúng báo chí về Bạo lực gia đình và bình đẳng giới. Thứ hai, cải thiện, nâng cao chất lượng của các tin, bài đăng trên BMĐT về chiến dịch “phòng chống bạo lực gia đình” nói riêng và bạo lực gia đình nói chung. Đồng thời, nâng cao hiệu quả tác động của các bài viết về đề tài xã hội đến công chúng báo chí. Mục đích nghiên cứu chính là cơ sở để tiến hành lựa chọn đối tượng và phương pháp nghiên cứu phù hợp, nhằm đạt hiệu quả cao. Đồng thời, mục đích nghiên cứu 5
  • 6. cũng tạo ra một sợi chỉ xuyên suốt để tiểu luận đi theo một hướng nghiên cứu chính, không đi chệch vấn đề. 1.3.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu. • Cung cấp những kiến thức cơ bản về Bạo lực gia đình, về chiến dịch Truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình”. • Làm rõ những yêu cầu trong cách viết và trình bày một bài báo mạng điện tử. • Khảo sát khái quát những bài báo viết về chiến dịch “ Phòng chống bạo lực gia đình” cụ thể trên 2 tờ báo Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online từ khi chiến dịch được khởi xướng cho đến nay về cách viết và hiệu ứng tác động từ các bài viết đó. • Từ việc khảo sát, rút ra kết luận về ưu và nhược điểm của các bài báo viết về chiến dịch truyền thông “ phòng chống bạo lực gia đình” và các bài viết liên quan đến bạo lực gia đình ở Việt Nam cũng như thế giới. • Đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của các tin, bài viết về Bạo lực gia đình trên 2 tờ Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online. Đồng thời, mở rộng hơn trong việc nêu ra một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả tác động của các bài viết về chính trị- xã hội đăng trên các trang BMĐT. Nhiệm vụ và mục đích của việc nghiên cứu đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mục đích chính là cơ sở để vạch ra những nhiệm vụ cần thực hiện. Và ngược lại, nhiệm vụ chính là việc hiện thực hóa các công việc cần làm để hướng tới mục tiêu đã đặt ra. Việc khảo sát những bài viết về Bạo lực gia đình đăng trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online trong 2 năm thực hiện chiến dịch truyền thông “Phòng chống bạo lực gia đình” là một công việc cần đầu tư nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, tiểu luận này chỉ tiến hành nghiên cứu một cách khái quát, vậy nên việc xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu hết sức quan trọng. Bới lẽ, xác định đúng mục 6
  • 7. đích và nhiệm vụ nghiên cứu sẽ giúp việc khảo sát và nghiên cứu diễn ra đơn giản hơn, tránh việc nhầm lẫn và đi xa đề tài. 1.4. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các tác phẩm báo chí viết về chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” và các bài viết liên quan đến bạo lực gia đình đăng trên 2 tờ BMĐT là Nhân dân điện tử và tuổi trẻ online, từ 25/11/2009 đến ngày 25/11/2011. Do thời gian khảo sát khá dài, vậy nên tiểu luận này không đi phân tích cụ thể và kĩ lưỡng từng bài mà chỉ tiến hành khảo sát, sau đó phân tích theo từng vấn đề mà thôi. Các bài viết liên quan đến báo mạng điện tử bao gồm tin, phóng sự, phỏng vấn, các bài bình luận... 1.5. Phạm vi nghiên cứu. Tiểu luận tiến hành khảo sát các bài viết liên quan đến Bạo lực gia đình đăng trên 2 tờ BMĐT, đó là báo Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online. a. Báo Nhân dân điện tử: Ra đời vào ngày 21/6/1998. Nhiệm vụ của Nhân dân điện tử là trở thành cổng thông tin đối nội, đối ngoại của Việt Nam, thông tin những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với đông đảo quần chũng nhân dân, tới bạn bè trên khắp năm châu. Từ đó, thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghĩ giữa nước ta với nước bạn. 7
  • 8. Giao diện trang chủ của báo Nhân dân điện tử. (Ảnh chụp màn hình) Nhân dân điện tử đăng tải gần như 100% nội dung của báo Nhân dân và cũng có đầy đủ các mục, các lĩnh vực thông tin, gồm các chuyên trang: chính trị, kinh tế, đời sống, sức khỏe, pháp luật, khoa học, giáo dục, thể thao, tin học, văn hóa quốc tế, trang Hà Nội và trang TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra Nhân dân điện tử còn đăng một số ấn phẩm khác như Nhân dân cuối tuần, Nhân dân hàng ngày, Thời nay. Sở dĩ tiểu luận chọn nhân dân dân điện tử là một trong hai tờ BMĐT để khảo sát và nghiên cứu là bởi lẽ, Nhân dân điện tử “tập trung đi đầu trong công tác tuyên truyền quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước. Ngoài những tin bài mang tính chất thời sự và kịp thời, nhân dân điện tử còn có những bài điều tra, phân tích, dự báo tình hình, những bài bình luận sâu sắc về các sự kiên chính trị, kinh tế chủ yếu trong nước và thế giới, đáp ứng nhu cầu thông tin và định hướng dư luận xã hội. Bên cạnh đó, Nhân dân điện tử cũng có nhiều bài viết mang tính chiến đấu cao, kịp thời và sắc bén, có sức thuyết phục trong việc đấu tranh, (1) phản bác những quan điểm sai trái” . Và Nhân dân điện tử cũng là một trong 8
  • 9. những tờ BMĐT có số lượng các bài viết nhiều nhất về Bạo lực gia đình. Vì Bạo lực gia đình là một tệ nạn của xã hội, của đất nước, tất nhiên sẽ được các cấp chính quyền quan tâm. Với một tờ Báo Đẳng chính thống như Nhân dân điện tử thì việc đăng tả, tuyên truyền về chiến dịch truyền thông “ phòng chống bạo lực gia đình” là nhiệm vụ, là việc làm tất yếu. Ngoài ra, Nhân dân điện tử cũng có nhiều chuyên mục mới , tích hợp chức năng nghe nhìn của BMĐT như: Media, thư viện ảnh…. Điều này làm tăng tính hấp dẫn cho trang báo và các thông tin được đăng tải. Nhân dân điện tử đã và đang dành được sự quan tâm chú ý của đông đảo công chúng (Lượt truy cập từ 800.000 đến 1.000.000 lượt mỗi ngày). Độc giả giờ đây không chỉ là những người lớn tuổi mà còn là những độc giả trẻ. Với thành phần đa dạng về công chúng như thế thì ắt hẳn sẽ có nhiều người biết đến những thông tin về Bạo lực gia đình đăng trên trang BMĐT này. b. Tuổi trẻ online. Ra mắt vào ngày 1/12/ 2003, sau đó, nhanh chóng trở thành ấn phẩm có tốc độ phát triển nhanh mạnh nhất với thứ hạng khoảng 740 trên thế giới và thứ 10 ở Việt Nam. Báo Tuổi trẻ điện tử là sản phẩm thứ tư của Báo Tuổi trẻ (cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP.HCM) sau ấn phẩm Tuổi trẻ ngày, Tuổi trẻ Chủ Nhật và Tuổi trẻ Cười. Hiện Tuổi Trẻ điện tử có 14 trang chính và 30 mục thông tin. Ngoài những thông tin được cập nhật liên tục từ ba ấn phấm nói trên, Tuổi trẻ điện tử cũng cung cấp nhiều thông tin riêng để tận dụng lợi thế cập nhật 24/24 của môi trường Internet. Tuổi trẻ điện tử không chỉ đưa tin dưới dưới dạng văn bản, hình ảnh truyền thống, mà còn bằng cả các phương tiện nghe nhìn. 9
  • 10. Trang chủ của Tuổi trẻ online (Ảnh chụp màn hình) Tuổi trẻ điện tử là một trong những tờ BMĐT được đánh giá có chất lượng tốt về thông tin, đáp ứng tính thời sự và nhu cầu của người đọc và có lượng truy cập nhiều nhất. Theo một khảo sát gần đây thì Báo tuổi trẻ online là báo được các tờ BMĐT khác lấy lại thông tin nhiều nhất, điều này cho thấy tờ báo này có chất lượng thông tin tốt. Đối tượng hướng đến của tuổi trẻ online là đa dạng các thành phần, bởi thế mà các thông tin đưa trên trang BMĐT này sẽ nhanh chóng được chuyển tải tới tất cả mọi người. Kết quả khảo sát cho thấy rằng, tuổi trẻ online cũng là một trong những tờ báo viết nhiều cho chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình”. Tác động đến dư luận xã hội từ những bài viết đó cũng không phải là nhỏ. Tóm lại, việc tiến hành khảo sát Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ online là vì: • Hai tờ báo đại diện tiếng nói cho 2 cơ quan riêng, có những chuyên mục khác nhau và cách thể hiện khác nhau , vì vậy việc khảo sát là để so sánh cách viết, phong cách của các bài báo về bạo lực gia đình đăng trên 2 tờ BMĐT này 10
  • 11. Mặc dù có nhiều bài viết hay, độc đáo, nhưng trên 2 tờ báo này vẫn có nhiều bài mắc lỗi. Việc khảo sát nhằm chỉ ra lỗi và cách điều chỉnh để tạo hiệu quả tác động tốt cho những bài viết về chủ đề Bạo lực gia đình. 1.6. Phương pháp nghiên cứu. • Thu thập tài liệu.: Đây là phương pháp được thực hiện đầu tiên trước khi bắt tay vào thực hiện đề tài. Đó là việc tiến hành tìm đọc và lưu trữ các nguồn thông tin, tài liệu được tìm kiếm trong sách vở và các bài viết trên mạng Internet liên quan đến Bạo lực gia đình, chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” và cách viết một bài BMĐT. Sau khi đọc và phân loại các nguồn tư liệu là đến công việc phân tích để tìm ra ngững nguồn tư liệu nào thật sự cần thiết đối với việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp nghiên cứu và thu thập tài liệu là phương pháp rất quan trọng, đó là căn cứ để có thể tìm ra những cơ sở lý luận chung cho đề tài nghiên cứu. • Khảo sát thực tế: Đây là phương pháp chủ yếu được thực hiện trong quá trình nghiên cứu đề tài, là cơ sở để thực hiện các phương pháp khác như thống kê, phân tích, tổng hợp….. Đó là việc tiến hành khảo sát hệ thống các bài báo đăng trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ online viết về bạo lực gia đình và chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” trong 2 năm thực hiện chiến dịch này (từ 25/11/2009 đến 25/11/2011). Nghĩa là việc tìm kiếm, thống kê, đọc hiểu những bài báo đó để làm căn cứ tiến hành phân tích, tổng hợp và đưa ra kết luận. • Điều tra xã hội học: Điều tra xã hội được thực hiện qua bảng hỏi với 100 mẫu được thực hiện với đối tượng ở nhiều thành phần khác nhau (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa…). Đây là phương pháp phụ được thực hiện nhằm tìm hiểu sự quan tâm của công chúng báo chí đối với chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình”. 11
  • 12. Đồng thời thăm dò quan điểm, sự đánh giá của họ đối với vai trò của BMĐT nói chung , Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ điện tử nói riêng trong việc tuyên truyền những chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về Bạo lực gia đình, cũng như trong việc thay đổi suy nghĩ, nhận thức, hành động của xã hội về tệ nạn này. Ngoài ra, phương pháp điều tra xã hội còn thu thập những ý kiến đóng góp của độc giả, những kiến nghị của họ trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả tác động của những bài báo viết về bạo lực gia đình cũng như các vấn đề chính trị, thời sự, xã hội của đất nước. • Phân tích, tổng hợp: Sau khi tiến hành tìm hiểu, thu thập các nguồn thông tin, tài liệu và khảo sát thực tế thì phương pháp không thể thiếu tiếp theo là phân tích và tổng hợp. Từ những bài báo được khảo sát và số liệu thu thập được mà tiến hành phân tích, đánh giá tổng hợp nhằm tìm ra những ưu, nhược điểm của các bài viết đó. Đồng thời có thể đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của các bài báo viết về Bạo lực gia đình đăng trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online. Tất cả các phương pháp trên là không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu đề tài. Mỗi phương pháp thực hiện một nhiệm vụ riêng, tuy nhiên, hiệu quả đạt được chỉ khi kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt tất cả các phương pháp đó. 12
  • 13. 2. NỘI DUNG. 2.1. Cơ sở lý luận. 2.1.1. Khái niệm chiến dịch truyền thông. Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những giừ người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ. Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/tổ chức gửi đi thông tin(8) Chiến dịch truyền thông là một kế hoạch dài hạn và tổng lực nhằm chuyển tải một thông điệp chính, chủ yếu của một vấn đề xã hội cần được quan tâm nào đó tới mọi người thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, Internet…Chiến dịch truyền thông được thực hiện nhằm 3 mục đích chính, đó là: • Nhằm gây ảnh hưởng lên công luận; • Để thuyết phục, gây ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo; • Tạo ra các cuộc tranh luận trong xã hội. 13
  • 14. Trong thời đại bùng nổ thông tin và cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay, một sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý nhưng thiếu quảng bá, kênh phân phối thì cũng khó tiêu thụ. Một chính sách của Đảng hay một văn bản pháp luật của nhà nước rất khó đi vào đời sống nhân dân nếu như không có các phương tiện truyền thông đại chúng. Và những phong trào lớn, những câu khẩu hiệu hành động cho những phong trào vì xã hội đó sẽ thực hiện thiếu hiệu quả nếu như không chuyển tải thông qua các chiến dịch truyền thông. Tất nhiên, tùy vào từng trường hợp, tính chất của vấn đề mà quyết định có nên thực hiện một chiến dịch truyền thông hay không. Chúng ta đã từng biết đến những chiến dịch truyền thông như: “Người Việt dùng hàng Việt”, “Xoa dịu nỗi đau da cam”, “chống hàng giả”, “biển Đông ra thế giới”…Sau một thời gian thực hiện, những chiến dịch ấy đã cho thấy sức tác động mạnh mẽ của mình đến dư luận xã hội thông qua ưu thế của việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng. 2.1.2. Về bạo lực gia đình. Trước khi đưa ra khái niệm Bạo lực gia đình, chúng ta tìm hiểu về cụm từ “bạo hành gia đình” Theo Viện Khoa học xã hội thì: “Bạo hành gia đình là những hành vi đánh đập, cưỡng bức tình dục; cưỡng bức tâm lý, nhục mạ, đe dọa, khủng bố tinh thần, cô lập nạn nhân với xã hội và cưỡng kiểm soát tiền bạc, bao vây kinh tế đối với người trong gia đình mình”. Định nghĩa về bạo hành gia đình trên Wikipedia: “Bạo hành gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ 14
  • 15. với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này.” Ở Việt Nam, khái niệm “bạo lực gia đình” được hiểu với ý nghĩa hơi khác. Khái niệm này được hiểu là tất cả các loại bạo lực mà một thành viên gia đình gây ra cho một hay nhiều thành viên khác của gia đình bất kể giới tính của nạn nhân. Theo Khoản 2 Điều 1 của Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”. Bạo lực gia đình đang là vấn đề được dư luận quan tâm sâu sắc. Đây là một dạng tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Trường hợp nhiêm trọng, bạo lực gia đình là tác nhân gây ra những hậu quả tai hại về cuộc đời, nhân cách của con người, gián tiếp tạo nên mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội. Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mang tính địa phương mà là một vấn nạn toàn cầu, ở đâu cũng có, từ các nước nghèo, đang phát triển cho đến giàu có, phát triển cao độ. Mọi gia đình thuộc mọi tầng lớp của xã hội đều có thể gặp phải tệ nạn này. Đối tượng của các hành vi bạo lực trong gia đình thường là những thành viên yếu đuối, dễ bị tổn thương và trong hầu hết các trường hợp là phụ nữ, người già và trẻ em. Bạo lực trong gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức, từ việc sử dụng sức lực, vật dụng để đánh đập gây thương tích, tổn hại về thể chất cho các thành viên khác; dùng quyền lực để kiểm soát, khống chế, cấm đoán các thành viên khác về nhiều mặt; cưỡng bức trong quan hệ tình dục, nhất là ép buộc người phụ nữ làm những 15
  • 16. việc liên quan đến tình dục trái với mong muốn của họ; dùng lời nói nhục mạ, chửi mắng, đe dọa hoặc có hành vi ruồng rẫy, bỏ rơi, không quan tâm lẫn nhau cho đến cố tình đập phá, làm hư hỏng tài sản chung; tiêu xài hoang phí không nhằm mục đích phục vụ đời sống gia đình, … đều ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, tâm lý, tình cảm của mỗi cá nhân. Đặc biệt, đối với trẻ em bạo lực còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành nhân cách, hạn chế những cơ hội để trẻ em có một cuộc sống bình thường và nhất là tương lai của các em sau này. 2.1.3. Chiến dịch truyền thông “Phòng chống bạo lực gia đình”. Từ năm 2008, Trung tâm Sáng kiến Sức khoẻ và Dân số (CCIHP) bắt đầu hợp tác với các tổ chức khác như Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (MoCST), các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các Tổ chức Hợp tác Quốc tế, các Tổ chức Phi chính phủ trong và ngoài nước và các Tổ chức quần chúng khác ở Việt Nam để triển khai Chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình gọi tắt là JCC. Với niềm tin rằng “Nếu nam giới là một phần của vấn đề thì họ sẽ là một phần của giải pháp”, chiến dịch hướng đến nâng cao nhận thức của mọi người dân nói chung và nam giới nói riêng trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình.(9) Chiến dịch Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam với chủ đề “ Mình là đàn ông” ( I am a man) được chính thức phát động vào ngày 25/11/2009 nhân dịp kỉ niệm ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Chiến dịch này do Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - MOCST), Tổ chức Hòa bình và Phát triển( PyD) - tổ chức phi chính phủ vì sự phát triển của Tây Ban Nha, các tổ chức quần chúng, Liên hợp quốc, và rất nhiều các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế khác phối hợp thực hiện. Mục tiêu của chiến dịch là kêu gọi nam giới tham gia một cách tích cực vào các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), khiến họ trở thành hình mẫu người đàn ông không sử dụng bạo lực gia đình, một người đàn ông nhận thức được 16
  • 17. vấn đề bình đẳng giới và có thể nói rằng: “I am a man. I am against domestic violence!”: “Mình là đàn ông, mình chống bạo lực gia đình” Các hoạt động bao gồm: trình chiếu các đoạn phim quảng cáo trên truyền hình và các tin quảng cáo trên đài phát thanh, các buổi tọa đàm, các tấm áp phích quảng cáo ngoài trời và trên xe buýt, trang web của chiến dịch, đăng quảng cáo trên các website lớn, tạp chí, tờ rơi và tranh ảnh. Địa chỉ trang web chính thức của chiến dịch là: www.minhladanong.com- nơi chia sẻ toàn bộ thông tin tài liệu của chiến dịch, các phần quảng cáo, các nguồn thông tin quan trọng về vấn đề Bạo lực gia đình, thông tin thành viên cũng như địa chỉ hỗ trợ các trường hợp bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, chiến dịch cũng sẽ tiến hành thực hiện một số các hoạt động tương tác với nam giới tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các đội hướng dẫn viên đã qua tập huấn sẽ đi đến các điểm công cộng xung quanh thành phố, cung cấp thông tin và phát tờ rơi cho hàng nghìn nam giới. Hoạt động “nhóm đối thoại’’ được diễn ra trên 12 tỉnh thành cả nước (Bến Tre, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hòa Bình, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh và Thanh Hóa). 2.1.4. Những yêu cầu khi viết một bài báo mạng điện tử. a. Khái quát chung về BMĐT. Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của BMĐT. “BMĐT là một loại hình báo chí được xây dựng dưới một hình thức của trang web và phát hành trên mạng Internet” (BMĐT Trang 53). 17
  • 18. Khái niệm “BMĐT” đã khẳng định rằng “loại hình báo chí mới này là con đẻ của sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương tiện công nghệ tiên tiến, số hóa, các máy tính nối mạng…”. Mặt khác, khái niệm này “cho phép hiểu một cách chính xác về bả chất, đặc trưng của loại hình báo chí này: tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức thời, phi định kì, khả năng chuyển tải thông tin không hạn chế, với cách lưu trữ thông tin dưới dạng dữ liệu và siêu văn bản, khả năng siêu liên kết- các bài báo được tổ chức thành từng lớp, có cớ chế “nở” ra với số trang không hạn chế…” (2) BMĐT là một tổ chức chính trị xã hội nhất định, được cấp phép hoạt động, phục vụ công tác tư tưởng, lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, hoạt động theo luật Báo chí. Nội dung của BMĐT được chọn lọc, đa dạng (mọi vấn đề của đời sống). Tính thời sự của thông tin cao, có thể đồng thời với sự kiện xảy ra. Mỗi tờ BMĐT được thiết kế theo chuyên trang, chuyên mục, bắt mắt nhưng đảm bảo tính chính trị của trật tự thông tin. Chính vì thế mà công chúng của BMĐT rất đa dạng, đại chúng, có sự quan tâm đến những vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình hoặc đất nước. Công chúng của BMĐT cũng có sự phản hồi nhanh, hiệu quả, đóng góp lượng thông tin lớn cho tòa báo, có nhu cầu thông tin cao, coi đó như món ăn tinh thần hàng ngày. (1) Sự ra đời của BMĐT đã làm thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin trước đây của một bộ phận công chúng đọc giả. Nếu như trước đây công chúng phải chờ đến một thời điểm nhất định trong ngày, thường là buổi sáng để cầm một tờ báo in trong tay và đọc nó, hoặc phải chờ đến một giờ nhất định để xem một chương trình trên ti vi hay trên đài phát thanh. Thì nay, với sự ra đời và phát triển vượt bậc của công nghệ internet, BMĐT có thể đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày chỉ qua một cái kích chuột. 18
  • 19. Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối, giúp đẩy nhanh tốc độ truy tải, số lượng các tờ BMĐT cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới, truyền tải thông tin dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống cung cấp. Có thể coi BMĐT hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình (video). Người lướt web không chỉ được cập nhật tin tức dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên các website báo chí. Một thế mạnh nữa của BMĐT là khả năng tương tác nhiều chiều. Đơn giản nhất là khả năng tương tác hai chiều giữa công chúng và toà soạn: người đọc có thể phát biểu ý kiến, bình phẩm thông tin và đưa lên mạng. Nhờ đó toà soạn có thể nắm bắt nhanh tâm tư, chính kiến, nguyện vọng, thị hiếu của đọc giả để có những điều chỉnh cần thiết. Với khả năng tương tác nhiều chiều toà soạn có thể tổ chức nhiều cuộc giao lưu trực tuyến giữu đọc giả trong, ngoài nước với các vị lãnh đạo hoặc các nhà hoạt động xã hội, văn hoá, khoa học... về những đề tài mà nhiều người quan tâm. Đây là một lợi thế của báo mạng mà báo in không thể làm được và rất hạn chế đối với truyền hình và phát thanh. Báo mạng có sức chứa to lớn cả về không gian và thời gian, tức dung lượng của thông tin gần như không hạn chế. Mỗi một tờ báo mạng là một cấu trúc rộng về không gian với nhiều mảng khác nhau, mỗi mảng gần như một tờ báo riêng. Chẳng hạn như về thời sự quốc tế, thời sự trong nước, giáo dục, khoa học, thể thao, văn hoá, văn nghệ, âm nhạc, công nghệ thông tin, giải trí...Với lợi thế nhanh và mạnh, sức chứa thông tin khổng lồ và khả năng tương tác nhiều chiều giữa toà soạn và bạn đọc, báo điện tử đang “chiếm ngôi” của báo giấy. Ngoài ưu thế có gắn kèm các phương tiện nghe nhìn, báo mạng còn có khả năng chứa thông tin tư liệu cực lớn. Khi truy cập một bài báo trên mạng, ngay lập tức độc giả có thể vào xem các bài có liên quan với chỉ một cú nháy chuột vào đường link gắn kèm. Đây là một khả năng mà báo giấy không thể có. 19
  • 20. b. Yêu cầu khi viết một bài BMĐT. * Cấu trúc của một tin, bài BMĐT: Khi viết một tin, bài đăng trên BMĐT, cần chú ý đến cấu trúc thông tin của nó. Cấu trúc thông tin này được tổ chức theo nhiều cửa, bao gồm: • Tít chính • Sapô • Chính văn • Tít phụ • Tranh ảnh • Đồ hình (sơ đồ, bản đồ, biểu đồ…) • Video và hình ảnh động • Audio • Các box thông tin, tư liệu • Các đường link Cấu trúc này khiến người đọc dễ tiếp nhận, thỏa mãn và phù hợp với mọi ý thích, thói quen và cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng. Tùy vào sự quan tâm mà độc giả có thể đọc toàn bộ, cũng có thể chỉ lướt qua tit, đọc qua sapô, xem tranh ảnh, nghe audio…Với cấu trúc nhiều cửa, bài viết sẽ thông thoáng và đẹp mắt hơn về mặt hình thức. Về mặt nội dung, nhà báo sẽ có cơ hội tổ chức dữ liệu, 20
  • 21. sự kiện theo những cách khác nhau. Điều này giúp công chúng có thêm nhiều sự lựa chọn để dễ dàng tiếp nhạn nhanh và toàn diện thông tin. * Về mặt ngôn ngữ trên BMĐT: Ngôn ngữ BMĐT đương nhiên phải mang trong mình những tính chất, đặc trưng của ngôn ngữ Báo chí nói chung như: Tính chính xác, tính thời sự, tính ngắn gọn, tính đại chúng. Song bên cạnh đấy, ngôn ngữ BMĐT cũng có một số nét đặc trưng riêng biệt.(3) Ngôn ngữ BMĐT là ngôn ngữ đa phương tiện: Với loại hình báo chí này thì chữ viết, hình ảnh, âm thanh, tiếng động…đều có thể chuyển hóa thành ngôn ngữ thông tin. Trên một tác phẩm BMĐT, công chúng có thể tiếp nhận thông tin bằng cả 3 cách: đọc, nghe và xem.. Điều này đã tạo ra hiệu quả vượt bậc khiến công chúng vừa thu nhận được một lượng thông tin phong phú, hấp dẫn, vừa cảm thấy hài lòng khi khi được quyền chủ động tiếp nhận theo cách riêng của mình. • Là sự kết hợp nhiều phong cách trong nhiều lớp thông tin: Những văn bản mà công chúng BMĐT được tiếp nhận là những văn bản đặc biệt- siêu văn bản. Từ văn bản này, công chúng có thể liên kết với các văn bản khác hay những tệp dữ liệu âm thanh, hình ảnh. Công chúng được tự do đi lại trong nhiều lớp thông tin. • Ngôn ngữ BMĐT ít mang dấu ấn cá nhân: Mỗi tin bài trên BMĐT có thể sử dụng nhiều phương tiện truyền tải và có thể được nhiều người thể hiện. Hơn nữa, nhiều lớp thông tin với nhiều phong cách thể hiện chứa đựng trong một văn bản. Do đó, người đọc khó nhận biết bản sắc riêng của nhà báo trong từng tác phẩm. 21
  • 22. Ngôn ngữ BMĐT mang bản sắc dân tộc và dấu ấn quốc tế: Đó là ngôn ngữ của toàn dân, biểu hiện ý thức, truyền thống dân tộc kết hợp với việc thể hiện tính quốc tế thông quaphamj vi phục vụ, đối tượng khán giả hướng tới. (1) * Nguyên tắc viết tin, bài trên báo mạng điện tử: • Viết ngắn gọn, đúng trọng tâm. Nên viết ngắn gọn, súc tích, nhằm thẳng đối tượng, chủ thể của bài báo. Viết dễ hiểu, cụ thể và rõ ràng. Người đọc phải nhận được thông điệp cô đọng, đúng trọng tâm trong khoảng thời gian nhanh nhất. (1) Roy Peter Clark, cây bút chuyên viết cho Viện Poynter, một website nghiên cứu danh tiếng về báo chí, từng tuyên bố thẳng tuột một câu rằng: "Viết cái gì thì viết nhưng phải dưới 800 chữ. Bên cạnh những tiện ích hấp dẫn và cách thức sử dụng tiện lợi, một website chỉ thu hút người đọc khi có nhiều thông tin. Nhưng điều oái oăm là chúng ta thì muốn viết dài, kể cho chi tiết, nhưng người đọc lại muốn đọc những bài ngắn. Có thể có người lập luận rằng bài dài thì cắt trang. Cách làm này không sai, vấn đề chỉ nằm ở chỗ người đọc có lật trang hay không mà thôi. Vậy nên ta chẳng cần tham chi tiết làm gì, bởi nhiều khi cho vào cũng... công cốc. Jakob Nielsen, một nhà nghiên cứu về vấn đề sử dụng web, đã tiến hành một nghiên cứu chi tiết trước khi đi đến kết luận rằng độc giả web không hề đọc mà chỉ "lướt mắt." Một nguyên nhân thường được dẫn ra là người ta đọc báo khi có thể gác hẳn việc sang một, còn đa phần những người đọc tin trên web là khi... đang làm việc. Thực tế này dẫn đến một thực tế khác là ai cũng muốn xem cho nhanh kẻo... sếp đến sau lưng ngó vào thì phiền. Những người đã xem lướt lại có tinh thần cảnh giác với một ông sếp tò mò thì sẽ chỉ dành cho mỗi tin/bài khoảng vài giây. - Chính vì vậy, các tin-bài trên báo điện tử nên lưu ý một số điểm sau: 22
  • 23. + Chớ có lòng vòng, hãy nói thẳng vào câu chuyện chính (Nàng cắt tóc bán lấy tiền mua đồng hồ cho chàng, còn chàng bán đồng hồ để mua lược cho nàng); + Độc giả không chỉ muốn biết ai, cái gì, ở đâu và khi nào mà cả tại sao. (Tại sao nhà nước tăng thuế. Điều này có ý nghĩa gì với cuộc sống hàng ngày?); + Dùng các đoạn ngắn (mỗi đoạn một ý); + Dùng câu chủ động, không lạm dụng tính từ và phó từ; + Với những bài dài, nên có những tiểu đề mục chứa đựng thông tin (Cách này vừa tạo ra những điểm nghỉ cho mắt, vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp); + Có thể dùng font đậm (bold) để nhấn mạnh những điểm quan trọng (nhưng không nên lạm dụng); + Dùng bullet cho các danh mục (Nhìn thoáng là biết từng điểm, rất rõ ràng); + Nên có ảnh hoặc hình minh họa, dù nhỏ (Không chỉ có ý nghĩa trang trí đâu, bởi người ta đã có câu "nhìn con bò chứ không nói con bò"); + Hãy luôn đặt câu hỏi: "Thông tin này có thể làm thành đồ thị, bảng biểu, hình minh họa không?" (nếu thấy nên làm biểu, bảng thì còn chần chừ gì nữa.) + Dùng các đường link để bổ sung thêm chi tiết mà không cần phải viết thêm (nhưng nhớ phải kiểm tra chắc chắn rằng đường link dẫn đến tin-bài đó).(6) • Tăng cường thông tin lý giải và định hướng. Thực tế là có tờ báo luôn tỏ ra là người đưa tin nhanh, sớm và nhiều nhất nên cứ khi có diễn biến mới nhất về sự việc, sự kiện nào đó là cập nhật một cách nhanh 23
  • 24. chóng. Họ không cần quan tâm xem diễn biến mới đó có quan trọng và cần thiết với độc giả hay không. Hậu quả là bài báo đó trở thành một mớ thông tin thiếu chọn lọc. Đối với BMĐT, đôi khi nhanh chưa phải là yếu tố quan trọng nhất. Hầu hết bạn đọc ít khi quan tâm xem tờ báo nào đưa tin đầu tiên và nhanh chóng nhất. Họ quan tâm nhiều hơn đến viếc gì đã xảy ra cũng như tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề đó. Vì vậy, trong hàng trăm tờ báo, hàng vạn trang Web, tờ báo nào lý giải thông tin tốt, định hướng được nhu cầu và thẩm mĩ của người đọc thì tờ báo đó sẽ thành công. (1) • Nguyên tắc viết tít. - Tít( đầu đề) là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác. Tít giúp độc giả dễ dàng xác định mức quan trọng của thông tin và chọn lọc. - Tít cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra và vì sao độc giả phải quan tâm tới nó. Tít là phần độc giả đọc trước tiên. Nếu bạn viết hay độc giả có thể sẽ tiếp tục đọc bài báo. Nếu bạn viết hỏng, toàn bộ bài báo công phu của bạn sẽ bị bỏ qua. Vì vậy hãy dành nhiều công sức để viết tít. Đừng coi tít là phần phụ cần hoàn thành gấp rút sau khi bạn đã viết xong bài báo. Có thể nói tít là câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo, dù là một tin ngắn hay một phóng sự. - Giảng viên Fabienne Gérault thuộc Đại học Báo chí Lille, Pháp, nêu lên sáu chức năng chủ yếu của tít: + Thu hút sự chú ý; + Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt; + Giúp độc giả lựa chọn bài; + Khiến độc giả muốn đọc; 24
  • 25. + Tổ chức trang; + Sắp xếp thông tin. - Tiêu chí giật Tít: Có 4 tiêu chí để rút tít cho một bài BMĐT, đó là: Trung thực, chính xác, hấp dẫn và trình bày đẹp. + Trung thực: Tít phải phản ánh trung thực nội dung và sắc thái của câu chuyện và phải phù hợp với ảnh hoặc đồ họa kèm theo bài. Bài viết về vấn đề gì và mào đầu của bài viết như thế nào? Lấy ý tưởng từ mào đầu của bài viết để rút tít nhưng không đơn thuần sao chép lại mào đầu đó. + Chính xác: Chính xác ở đây bao hàm cả về nội dung lẫn hình thức (chính tả, ngữ pháp). Nếu tít của bài báo sai, độc giả cũng sẽ nghĩ rằng toàn bộ bài báo cũng sai. Trước hết, phải đảm bảo chắc chắn rằng nội dung của tít là chính xác: Ngày tháng, số liệu, tên người…phải chính xác tuyệt đối như thông tin nêu trong bài. + Hấp dẫn: Tít phải thu hút độc giả, làm họ muốn đọc bài viết, vì vậy cần sử dụng từ ngữ sắc sảo và hấp dẫn. + Hình thức đẹp: Tít phải vừa vặn với khoảng trống dành cho tít ở trên báo. Tít cũng phải trông đẹp mắt, hợp với các tít khác trên báo cũng như các tít phụ. - Một tít hay cần phải đáp ứng được những yếu tố sau như sau: + Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt. + Ngắn, mạnh, trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. Đi thẳng vào vấn đề chính, dùng từ mạnh, liên quan đến bài, không dùng tính từ, trạng từ, dùng câu thể chủ động, khẳng định. Có thể bỏ qua động từ. Tránh dùng chấm than, vì nó không thay thế được những từ mạnh. 25
  • 26. + Hạn chế dùng dấu chấm câu, trừ dấu hai chấm. + Không dùng câu hỏi. + Chính xác, trung thực. Không thay thế nội dung bằng hình thức. Không nói quá. + Thích hợp, độc đáo: một tít chỉ được dùng cho một bài báo. Tít là riêng biệt. + Phù hợp với thể loại: tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu của nó, với phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn đối với thể loại phỏng vấn, điều mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công thức với xã luận. • Không bao giờ quên Sapô. - Sapô (Chapeau) trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ”. Qủa thật, sapô có phần nào đó giống như cái mũ của bài báo. Nó nằm ở trên phần nội dung của bài báo và dưới tít chính, tạo cho bài báo sự chỉn chu trước khi xuất hiện trước công chúng. - Sapô phải "đội mũ cho bài báo mà không che khuất nó". Nếu một vài dòng của sapô đã đủ cho độc giả không có nhiều thời gian thì mục đích của nó không phải là nói với người đó rằng các phần còn lại của bài báo không có gì đáng quan tâm cả. Trái lại, nó phải làm người ta muốn đọc và muốn biết thêm chi tiết. - Chức năng của sapô: + Hoàn thiện tít, bằng cách nói rõ chủ đề bài báo và góc độ mà bạn lựa chọn xử lý. Giúp độc giả hình dung bài báo sẽ nói gì. + Tóm tắt thông tin, bằng cách đưa ra thông tin chủ yếu nếu cần phải dừng lại ở đó. + Giải thích bài báo, bằng cách chỉ ra tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này. Ở đây cần vận dụng Luật xa gần để giúp độc giả hiểu rằng bài báo có thể liên quan đến họ và họ sẽ được lợi khi đọc nó. 26
  • 27. + Nêu rõ hoàn cảnh, đặc biệt với thể loại phỏng vấn, điều tra dài kỳ, bài viết về sự việc thời sự đã qua. Đối với một bài viết nhiều kỳ, sapô gợi lại những kỳ trước. Với phỏng vấn, nó giới thiệu vắn tắt người đựoc phỏng vấn và gợi vấn đề mà người đó đề cập đến. + Thông báo bố cục. Đây là một cách phát triển thông điệp cốt lõi của bài báo mà trong tít đã nhắc đến. Rất cần thiết với những độc giả đọc nhanh, bởi cách này rõ ràng. + Mời đọc: việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu rất quan trọng trong sapô. Nếu khô khan quá sẽ khiến độc giả nản lòng. + Sapô là một yếu tố đập vào mắt độc giả, nằm giữa tít và bài báo, quan trọng trong việc trình bày trang. Dùng cỡ chữ khác và to hơn chữ trong bài báo, để cân bằng phần chữ, phần trắng và phần minh hoạ một trang báo.(7) - Sapô là phần bắt buộc của BMĐT. Do đặc điểm đọc trực tuyến, công chúng luôn có nhu cầu biết nhanh nhất những thông tin quan trọng, hấp dẫn, thú vị. Đọc xong Sapô chính là lúc độc giả quyết định có tiếp tục đọc bài hay không. Một bài BMĐT thường được viết theo mô hình “Chữ T”. Theo đó, Sapô là phần gạch ngang ở trên có nhiệm vụ tóm tắt hoặc cho biết thông tin quan trọng, cấn thiết, hấp dẫn của vấn đề, sự kiện. Đôi khi Sapô không cần thông báo kết quả sự kiện mà chỉ cần dẫn dắt, lôi cuốn người đọc đến vơi toàn bộ sự kiện. • Ảnh và chú thích ảnh.(5) - Vài trò của hình ảnh trong báo chí: + Ảnh là mức độ đọc đầu tiên thu hút sự chú ý của độc giả; + Bức ảnh bổ sung độ tin cậy cho thông tin bài báo; + Bức ảnh bổ sung thêm thông tin cho bài viết. 27
  • 28. - Chú thích cho ảnh. + Độ dài của chú thích: không nên giới hạn độ dài của chú thích, điều quan trọng là đảm bảo đủ thông tin cần thiết; + Mọi bức ảnh cần phải viết chú thích; + Chú thích cần đảm bảo trả lời đủ câu hỏi của 5W và 1H (What, Who, Where, Why, When and How?); + Luôn chú ý phỏng vấn người xuất hiện trong ảnh để tìm hiểu xem người đó đang làm gì; + Tìm hiểu thông tin của từng người trong bức ảnh rõ ràng, tránh nhầm lẫn; + Cố gắng sử dụng thời hiện tại trong các câu viết chú thích. + Đừng cố đoán điều gì đang xảy ra trong bức ảnh; + Đừng đoán mò những người xuất hiện trong ảnh; + Đừng trích dẫn những gì mà người trong ảnh không hề nói; + Không viết những gì đã rõ ràng trong bức ảnh; + Không sử dụng những chú thích mang tính vui đùa, kể cả khi chú thích đó có thể làm bạn đọc bật cười (nhưng lại làm những người xuất hiện trong bức ảnh không hề muốn cười chút nào); + Đừng viết những chú thích buồn tẻ, hãy cố gắng đầu tư thời gian để có được những chú thích hấp dẫn và thú vị hơn. 2.2. Khảo sát thực tế. 2.2.1. Khảo sát. Tiểu luận tiến hành khảo sát trên 2 trang BMĐT là Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online. Dưới đây là kết quả khảo sát, thống kê những bài báo viết về Bạo lực gia đình trong khoảng thời gian từ 25/11/2009 đến 25/11/2011 của 2 trang báo trên. 28
  • 29. TỔNG THỂ LOẠI ẢNH BÀI Tin Phỏng Phóng Không Ảnh Ảnh sự SỐ CÓ vấn sự, thể ảnh minh kiện SAPÔ loại họa khác NHÂN Số 38 23 0 15 34 3 1 35 DÂN bài Tỉ lệ 60 0 40 89 7,9 3,1 92 ĐIỆN TỬ % TUỔI Số 49 21 3 22 20 14 15 47 TRẺ bài ONLINE Tỉ lệ 42,9 6,1 51 41 28,6 30,4 96 %) Bảng 1: Khảo sát về mặt hình thức của bài báo ( thể loại, ảnh, sapô) TỔNG BẠN PHÓNG BÁO SỐ ĐỌC VIÊN KHÁC NHÂN DÂN Số bài 38 6 32 0 ĐIỆN TỬ Tỉ lệ (%) 15,8 84,2 0 TUỔI TRẺ Số bài 49 6 38 5 ONLINE Tỉ lệ (%) 12,2 77,5 10.3 Bảng 2: Khảo sát về mặt nguồn gốc của bài báo. • Nhận xét: * Tổng số bài viết về Chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” nói riêng và nạn Bạo hành gia đình nói chung trên 2 trang báo trong vòng 2 29
  • 30. năm qua khảo sát không phải là quá nhiều. Tuy nhiên, với số lượng bài như vậy đã có thể là căn cứ để phân tích, nhận xét và đánh giá. - Với Nhân dân điện tử: Số lượng bài là 38 bài, trong đó có 23 bài viết theo thể loại tin, chiếm 60% tổng số bài được khảo sát; số bài còn lại chủ yếu được viết theo thể loại phóng sự. - Với Tuổi trẻ Online: Tổng số bài lớn hơn với 48 bài viết, trong đó có: + 21 bài viết theo thể loại tin (chủ yếu là tin ngắn và tin sâu), chiếm 42,9%; + 3 bài viết theo thể loại phỏng vấn, chiếm 6,1 %; + 22 bài viết theo thể loại phóng sự và các thể loại khác, chiếm 51 %. * Sapô là thành phần không thể thiếu đối với một bài BMĐT, và hầu hết các bài viết được thống kê và khảo sát trên 2 trang báo đều có sapô. ( Những bài không có sapô thường là tin vắn) Cụ thể: - Nhân dân điện tử: 35/38 bài có sa pô, chiếm 92% tổng số bài - Tuổi trẻ Online: 47/49 bài có Sapô, chiếm 96% tổng số bài. * Ảnh là mức độ đọc đầu tiên thu hút sự chú ý của độc giả. Đối với một bài BMĐT, Bức ảnh bổ sung độ tin cậy cho thông tin bài báo và bổ sung thêm thông tin cho bài viết. Hầu hết các bài được khảo sát đều có ảnh minh họa, tuy nhiên, tỉ lệ bài có ảnh với bài không có ảnh giữa Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online khác nhau. - Nhân dân điện tử: Số bài có ảnh là 4 ảnh chiếm 11%, trong đó có 3 ảnh minh họa. Hầu hết các bài trên trang báo này được viết theo thể loại tin, vậy nên số lượng bài không có ảnh rất lớn, chiếm 89% với 34 bài. - Tuổi trẻ Online: Số bài không có ảnh chiếm 41% với 20 bài; số bài có ảnh là 59% với 15 (30,4% ) ảnh sự kiện và 14 (28,6%) ảnh minh họa. * Hầu hết bài trên các báo đều do phóng viên, biên tập viên chính thức của tòa soạn viết. Bên cạnh đó, cả 2 trang báo đều đăng thêm các bài của bạn đọc gửi 30
  • 31. tới. Ngoài ra, Tuổi trẻ Online còn sử dụng tin bài của một số báo khác, mà chủ yếu là của báo nước ngoài và Thông tấn xã Việt Nam, cụ thể: - Nhân dân điện tử: Bài của Phóng viên là: 32/38 bài, chiếm 84,2%; bài của bạn đọc chiếm 15,8% với 6/38 bài. - Tuổi trẻ Online: Bài của phóng viên là 38/49 bài, chiếm 77,5%; bài do bạn đọc gửi tới là 6/49 bài, chiếm 12,2%; bài lấy nguồn từ báo khác có 5/49 bài, chiếm 10,3%, trong đó: + 2 bài của TTXVN + 1 bài theo Reauter + 1 bài theo Salem New +,1 bài theo tạp chí The Telegraph * Qua khảo sát có thể thấy điểm chung giữa các bài viết về Bạo lực gia đình trên cả 2 trang báo Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online, đó là: - Viết với nhiều thể loại khác nhau, mà chủ yếu là tin và phóng sự; - Hầu hết các bài đều có sapô- một thành phần không thể thiếu đối với các bài BMĐT. Điều này cho thấy nguyên tắc viết bài cho BMĐT phần nào được các phóng viên, biên tập viên tuân thủ. - Đa số các bài báo đều có sử dụng hình ảnh nhằm mục đích làm cho tác phẩm thật hơn, sinh động và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, hầu hết trong những bức ảnh đó chỉ mang tính chất “minh họa”. Đây là hiện trạng phổ biến trên hầu hết các trang BMĐT. - Ngoài những bài viết của phóng viên, cộng tác viên chính thức, Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online còn sử dụng thêm các bài viết của bạn đọc. Đó có thể là những phản hồi của độc giả về những bài viết đã được đọc trên trang báo, cũng 31
  • 32. có thể là những suy nghĩ, bình luận của độc giả về nạn Bạo hành gia đình ở nước ta cũng như trên thế giới. Đây là một việc làm tích cực. Việc tòa soạn cho đăng những bài viết của độc giả không những thể hiện và làm tăng tính tương tác giữa độc giả với phóng viên, với tòa soạn mà còn làm phng phú, đa dạng hơn về mặt nội dung cho những bài viết về bạo lực gia đình. Bởi lẽ, không phải lúc nào các phóng viên, cộng tác viên cũng có thể có mặt kịp thời để đưa tin về một sự kiện. Mặt khác, trong nhiều bài đăng của độc giả thì có những bài là của những chuyên gia tâm lý, những luật gia…Chính vì thế mà các bài viết được chuyên sâu hơn và có chất lượng cao hơn trong việc đánh giá Bạo lực gia đình về mặt chuyên môn. 2.2.2. Phân tích 2.2.2.1. Về mặt hình thức. Hầu hết, các bài báo trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ online viết về bạo lực gia đình đã tuân thủ nguyên tắc viết cho một bài BMĐT. Nghĩa là đầy đủ các thành phần trong cấu trúc bắt buộc như: Tít, Sapô… ngoài ra, trong đó còn có rất nhiều bài sử dụng ảnh minh họa, bổ sung thêm nội dung và làm cho bài viết hấp dẫn, sinh động hơn a. Thể loại • Bên cạnh đó, các bài viết được thể hiện bằng nhiều thể loại khác nhau, việc làm này tránh gây nhàm chán cho người đọc. Đồng thời, thay đổi cách chuyển tải thông tin đến với bạn đọc. • Với những bài viết bằng thể loại tin, tác giả bài viết chủ yếu thông báo thông tin ngắn gọn đến cho người đọc. Đó có thể là các sự kiện vừa mới diễn ra hoặc đang diễn ra, cũng có thể thông báo về một kết quả nghiên cứu nào đó liên 32
  • 33. quan đến Bạo lực gia đình. Tin được viết với ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu và cung cấp hàm lượng thông tin cao. Dù tin ngắn hay tin sâu đù có Sapô giúp người đọc hình dung một cách nhanh nhất nội dung của bài viết và lựa chọn (đọc tiếp hay dừng lại) Ví dụ: +, Tin thông báo sự kiện: “15 tác phẩm báo chí đoạt giải cuộc thi viết “Nói không với bạo lực gia đình” (Nhân dân điện tử, ngày 11/8/2011), “Nam giới nói không với bạo lực gia đình” (Nhân dân điện tử, ngày 25/11/2009), “Hơn 5.600 địa chỉ cho nạn nhân bạo lực gia đình” ( Nhân dân điện tử, ngày 23/11/2011), “Phát động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” ( Tuổi trẻ online, ngày 27/06/2011), “Vụ cô dâu Việt bị sát hại: Hôm nay, đưa tro cốt chị Nam về nước” (Tuổi trẻ online, ngày 28/05/2011), “Trẻ em viết về trẻ em” (Tuổi trẻ online, ngày 18/03/2011)…. +, Tin thông báo về một kết quả nghiên cứu, kết luận của các cơ quan chức năng có liên quan: “Hơn 5.600 địa chỉ cho nạn nhân bạo lực gia đình” ( Nhân dân điện tử, ngày 23/11/2011), “Giới hạn của ghen” (Tuổi trẻ online, ngày 15/01/2011), “Bạo lực gia đình không giảm” (Tuổi trẻ online, ngày 30/11/2010), “32% phụ nữ bị bạo lực thể xác” (Tuổi trẻ online, ngày 26/11/2010)….. +, Bên cạnh các tin ngắn, tin sâu thì nhiều bài viết theo thể tin vắn giúp cập nhật những thông tin đầu tiên về sự kiện một cách nhanh nhất. Ví dụ: Trên báo Tuổi trẻ online, ngày 24/08/2011 có tin “Nụ hồng và bóng đêm” với nội dung như sau: “ Chọn chủ đề bạo lực gia đình và bạo hành trẻ em, 30 tập phim Nụ hồng và bóng đêm (đạo diễn: Đỗ Mai Nhất Tuấn, biên kịch: Đỗ Tài - Minh Nghĩa, World Star sản xuất) kể về cậu bé Hiếu (Minh Nhựt) bị cha dượng bạo hành đến ngã bệnh. Cậu bỏ nhà đi cùng bạn tìm mẹ ở trại giam, đối diện với nhiều hiểm nguy trước khi tiếp tục sống trong đau đớn và hoảng sợ... 33
  • 34. Phim quy tụ dàn diễn viên trẻ: Minh Nhựt, Huỳnh Thanh Hải Yến, Huỳnh Thanh Liêm...; sẽ lên sóng HTV7 lúc 20g45 thứ tư đến chủ nhật hằng tuần, từ ngày 25-8.” • Với những bài viết bằng thể loại phóng sự, bình luận…Không những cung cấp một hàm lượng thông tin cao, mà tác giả còn đi sâu phân tích và đánh giá vấn đề được đưa ra trong bài. Với cách viết sáng tạo và ngôn ngữ gọt dũa, những bài viết theo các thể loại này có sự tác động sâu sắc và mạnh mẽ nhất tới suy nghĩ, nhận thức và hành động của độc giả về bạo lực gia đình. Ví dụ trên báo Tuổi trẻ online, ngày 04/12/2010, có bài: “Bạo lực gia đình: “Nhịn là chết”. Căn cứ vào một nghiên cứu cho thấy cứ 2 phụ nữ thì có 1 đã từng là nạn nhân của Bạo lực gia đình, tác giả Lan Anh đã đi sâu phân tích nguyên nhân tại sao phụ nữ thường là nạn nhân chính trong các vụ bạo hành gia đình. Đồng thời, tác giả cuãng cung cấp thêm những kết luận về tâm lý, y học của các chuyên gia về vấn đề liên quan. Và cuối cùng đưa ra kết luận “Từng có lúc chuyện gia đình là chuyện riêng của mỗi người, nhưng càng lúc bạo hành gia đình càng gây bức xúc cho xã hội, từ chuyện người chồng nhốt vợ vào chuồng chó, tạt axit vợ, thậm chí giết vợ giết con. Các nhà hoạt động xã hội đã khuyên phụ nữ “chịu nhịn là chết”. Nhưng nếu để phụ nữ một mình chống lại bạo lực gia đình chắc rất khó, dù họ không muốn “chịu nhịn” nữa.” Những bài viết như thế này chỉ đạt được hiểu quả cao khi tác giả biết sự dụng đúng thể loại. Và chỉ có thể loại bình luận mới tạo điều kiện về mặt ngôn ngữ và dung lượng để phân tích và đưa ra những nhận định, từ đó mới tạo được những tác động mạnh mẽ đến bạn đọc. Tuy nhiên, trên cả 2 trang báo mà nhất là đối với Nhân dân điện tử, số lượng các bài bình luận, phóng sự còn ít. Chưa có nhiều bài chuyên sâu, vậy nên lượng thông tin mang đến cho độc giả chưa nhiều. Chỉ với những tin ngắn thì sức cạnh tranh không đủ để lôi kéo bạn đọc đến với trang báo mình. Đồng thời, chiến dịch truyền 34
  • 35. thông “phòng chống bạo lực gia đình” yêu cầu các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có BMĐT cần có nhiều bài viết chuyên môn hơn, đánh giá và bình luận sâu hơn để người đọc hiểu rõ và quan tâm nhiều hơn đến nạn bạo lực gia đình. Chỉ có những thể loại như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra. b. Tít và sapô • Tít là yếu tố quan trọng nhất đối với mỗi bài báo, nhất là với BMĐT. - Nội dung bài báo có hay đến mấy, nhưng nếu tít dở thì độc giả có thể không thèm để mắt tới. Rút tít cho một bài báo không phải là việc dễ dàng, và càng khó hơn khi bài viết đó viết về nạn Bạo lực gia đình. Tuy nhiên, khó chứ không phải là không thể. - Ở phần lý luận, chúng ta đã bàn đến việc rút tít như thế nào là đạt hiệu quả. Tít đó phải chính xác, phù hợp, ngắn gọn, hấp dẫn và không vi phạm những điều “cấm kị”. Nói về tính hấp dẫn, tít hấp dẫn khác hẳn với tít mang tính “giật gân, câu khách”, điều quyết định tính hấp dẫn của tít ở đây là cách chọn, sử dụng và kết hợp ngôn ngữ, đồng thời phải đúng và phù hợp với nội dung cuãng như hình ảnh minh họa. - Với những bài viết trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online về Bạo lực gia đình, qua khảo sát cho thấy có khá nhiều tít bài đạt được hiệu quả tác động đến độc giả. Ví dụ: Bài “chống bạo lực gia đình tại Việt Nam: Thuốc “hòa giải” chưa đủ mạnh” ( Nhân dân điện tử, ngày 25/11/2008). Hay trên báo Tuổi trẻ Online, có bài “Đừng để thêm những con người đơn độc” (ngày 23/09/2010) và “Thảm cảnh gia đình” (ngày 23/07/2010)…. Cách rút tít như vậy không hề mang tính giật gân, câu khách, mà ngược lại rất đúng với nội dung nêu lên trong bài, nhưng lại không gây nhàm chán, tẻ nhạt. 35
  • 36. - Bên cạnh những tít bài đã hoàn thành “sứ mệnh”, thì cũng có nhiều tít bài còn quá dài dòng, thiếu ngắn gọn và mơ hồ, gây khó hiểu cho người đọc. Ngoài ra, có nhiều tít bài thiếu tính hấp dẫn khi gọi tên sự việc, sự kiện quá lộ liễu, khiến dường như mọi thông tin trong bài đều hé mở. Những tít bài như vây, xét về mặt nội dung thì không sai, tuy nhiên sẽ không còn thu hút độc giả đọc tiếp phần nội dung nữa. • Hầu hết các bài viết đều có sapô được trình bày ngắn gọn và dễ hiểu. - Tác giả của các bài viết cũng sử dụng nhiều dạng sapô khác nhau, tăng tính hấp dẫn cho bài viết và thu hút độc giả, ví dụ: + Sapô tiếp nối tiêu đề: “Đó là một trong những ý kiến chung của trên 50 đại biểu là các nữ nghị sĩ đến từ hàng chục quốc gia tại hội thảo “Vai trò của nhóm nữ nghị sĩ trong xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện pháp” ( Các quốc gia phải liên kết để chống bạo lực gia đình, Tuổi trẻ online ngày16/12/2009). Sapô này được gắn kết với tiêu đề thành một đoạn hoàn chỉnh, cung cấp một phần thông tin sự kiện đến người đọc. + Sapô dẫn dắt: trong bài “Cần thay đổi nhận thức để xóa bỏ nạn bạo lực gia đình”, ( Nhân dân điện tử ngày 19/05/2010 ): “Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội và gia đình ngày càng được khẳng định, nhưngbạo lực gia đình (BLGD) vẫn đang tồn tại không chỉ ở nông thôn mà ngay ở đô thị. Tại sao BLGĐ vẫn tồn tại và đâu là nguyên nhân của nó ? Dưới đây là vài câu chuyện của các nạn nhân và phân tích của nhà nghiên cứu xã hội về tình trạng đáng buồn này”. + Sapô nêu luận cứ: “Theo nhiều nghiên cứu tại Hoa Kỳ, khoảng 1% người chơi bạc được đánh giá là nghiện cờ bạc. Các nghiên cứu ở nhiều nước khác nhau có tỉ lệ cũng gần tương đồng với các nghiên cứu tại Hoa Kỳ” ( Bệnh ghiền đánh bạc, Tuổi trẻ online ngày15/02/2011). 36
  • 37. + Sapô đánh giá: “Chính quyền các cấp và các tổ chức, đoàn thể không ngừng nỗ lực đấu tranh ngăn chặn nạn bạo lực trong gia đình. Tuy nhiên, các vụ việc bạo lực trong gia đình vẫn tiếp tục xảy ra, trong đó, không ít trường hợp nghiêm trọng” (“Chống nạn bạo lực trong gia đình”, Nhân dân điện tử ngày 11/07/2011). - Sapô viết bằng nhiều kiểu khác nhau sẽ làm tăng tính hấp dẫn và lôi kéo độc giả đến với bài đọc. Tuy nhiên, bên cạnh những sapô hay, chính xác, vẫn còn một số sapô viết khó hiểu và thiếu hấp dẫn. c. Ảnh và box thông tin. • Ảnh: Đa số các bài viết trong 2 trang báo đều suer dụng rất ít ảnh, nhất là trên tờ Nhân dân điện tử. Nếu có cũng chủ yếu là ảnh mang tính chất mi h học mà thôi. Đây là hạn chế cần sớm được khắc phục, bởi lẽ, ảnh là yếu tố rất quan trọng trong việc chuyển tải thêm thông tin và tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn độc giả. 37
  • 38. Hình ảnh minh họa của bài “Những cái chết xanh” đăng trênTuổi trẻ Online ngày 02/07/2011( Ảnh chụp màn hình) Có rất nhiều bài báo dùng ảnh minh họa như thế này. Tuy nhiên, những ảnh mang tính chất minh họa chỉ dùng để làm bài viết đỡ khô cứng chứ không có vai trò bổ sung thêm thông tin hay tăng tính hấp dẫn cho bài viết. Thậm chí, trong số 38 bài được khảo sát trên báo Nhân dân điện tử, chỉ có duy nhất 1 bài có ảnh sự kiện, số lượng này lớn hơn ở báo Tuổi trẻ Online nhưng cũng chỉ có15 bài. Việc không đưa ảnh hoặc chỉ sử dụng ảnh minh họa cho bài viết là hạn chế lớn cần được khắc phục. Bởi lẽ, với xu thế truyền thông đa phương tiện trên các trang BMĐT, thì việc tích hợp các yếu tố đọc, nhìn, nghe và xem là rất quan trong. Nếu độc giả chỉ đọc mà không có thêm các hình ảnh bổ sung thì bài viết đó sẽ nhanh chóng bị lãng 38
  • 39. quên. Một thực tế cho thấy rằng một bài báo được viết trong 2 đến 3 tiếng, đọc trong vài phú và bị quên lãng sau 24 giờ nếu như bài viết đoc chỉ có chữ và chữ. Hình ảnh tác động đến trực giác sẽ làm độc giả nhớ lâu hơn, mặt khác, việc có thêm những hình ảnh thật của sự kiện sẽ làm cho người đọc ấn tượng hơn đỗi với phần thông tin mà bài viết cung cấp. • Box thông tin, tư liệu: Đây là phần không bắt buộc trong cấu trúc của một bài BMĐT, tuy nhiên, với những bài báo viết về Bạo lực gia đình thì bộ phận này là rất cần thiết. Bạo lực gia đình là hiện tượng phổ biến trong xã hội, tuy nhiên không phải ai cũng trang bị đầy đủ nhận thức về tệ nạn này. Mặt khác, xung quanh chiến dịch truyền thông “ Phòng chống bạo lực gia đình”, có rất nhiều định nghĩa, khái niệm cùng những văn bản luật và chính sách của Đảng, nhà nước liên quan. Vậy nên, việc thêm những box thông tin vào bài viết sẽ tăng cao hàm lượng thông tin, đồng thời nâng cao giá trị cho bài viết. Trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online, với những bài được khảo sát, box thông tin cũng được sử dụng nhiều và đạt hiệu quả cao. Ví dụ: Bài “Bạo lực gia đình: “Nhịn là chết”, đăng trên Tuổi trẻ online, ngày 4/12/2010 đã sử dụng box thông tin với nội dung như sau: “Mở rộng dự án Ngôi nhà bình yên: Trung tâm Phụ nữ và phát triển (thuộc Hội Liên hiệp phũ nữ VN) vừa có cuộc gặp gỡ với các nhà tài trợ, nhằm mở rộng dự án Ngôi nhà bình yên dành cho phụ nữ bị bạo hành gia đình ở Hà Nội và Phú Thọ. Hiện đã có một “nhà bình yên” dành cho phụ nữ và trẻ em nạn nhân Bạo lực gia đình Theo bà Nguyễn Vân Anh, CSAGA cũng đang phối hợp với Bệnh viện Phụ sản T.Ư mở CLB cho những người làm bố lần đầu. Đây là dự án do Đại sứ quán Thụy Điển tại VN hỗ trợ, kéo dài đến năm 2013, nhằm giúp nam giới lần đầu làm cha kiến thức và kỹ năng chia sẻ với phụ nữ giai đoạn mang thai và nuôi 39
  • 40. con nhỏ, tránh xung đột gia đình do những thay đổi lớn trong đời sống” (Ảnh dưới) Trên báo Nhân dân điện tử ngày 25/11/2008, trong bài “ Chống bạo lực gia đình tại Việt Nam: Thuốc “hòa giải” chưa đủ mạnh” cũng đã sử dụng box thông tin với việc cung cấp các số liệu liên quan đến bài viết, nội dung box thông tin như sau: "Số liệu toàn cầu : Thực tế 1: ít nhất một trong ba phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới bị đánh đập hay bị lạm dụng tình dục trong suốt cuộc đời của họ. Thực tế 2: ít nhất có 60 triệu trẻ em gái lẽ ra được sống song bị "mất tích" từ nhiều cộng đồng dân số khác nhau, hầu hết ở châu Á do việc nạo thai dựa trên cơ sở giới tính thai nhi bị giết hay sao nhãng sự chăm sóc trẻ sơ sinh. Thực tế 3: Hằng năm, có bốn 40
  • 41. triệu phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán. (Nguồn: báo cáo nghiên cứu của Liên Hợp quốc về vị thế của phụ nữ năm 2000)”(ảnh dưới) • Ngôn ngữ và yếu tố đa phương tiện. • Ngôn ngữ: +, Ngoài việc sử dụng những ngôn ngữ đặc trưng cho các tác phẩm báo chí, những bài viết về Bạo lực gia đình trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online còn sử dụng lớp từ ngữ chuyên môn về bạo lưc, bạo hành gia đình. Mặc dù thế, nhưng những ngôn ngữ này vẫn dễ hiểu chứ không gây khó khăn trong việc tiếp nhận của độc giả. Những từ thường gặp trong lớp từ này thường là: bạo lực, bạo hành, mâu thuẫn , xung đột, tảo hôn,bạo lực tình dục, bạo hành tinh thần…. 41
  • 42. Ví dụ: “ Kết quả có 32% phụ nữ đã kết hôn cho biết từng hứng chịu bạo lực thể xác, 10% phụ nữ cho biết từng bị bạo lực tình dục, 54% bị bạo hành tinh thần. Đáng chú ý, có tới 87% phụ nữ nạn nhân của bạo lực chưa từng nghĩ tới việc trình báo chính quyền để được trợ giúp chính thức. Tại một số vùng miền, cứ mười phụ nữ thì có bốn người cho rằng gia đình không phải là nơi an toàn với họ. Tại vùng Đông Nam bộ, 42% phụ nữ cho biết từng bị chồng bạo hành”. (“32% phụ nữ bị bạo lực thể xác”, Tuổi trẻ online ngày 26/11/2010); Hay trong bài “Giữ gìn và phát huy giá trị gia đình truyền thống” đăng trên Nhân dân điện tử ngày 23/06/2010 có đoạn: “Hiện nay mô hình gia đình nhỏ ngày càng được ưa chuộng ở Việt Nam. Xu hướng này tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hệ bình đẳng, dân chủ trong gia đình, tránh được những mâu thuẫn và xung đột của việc chung sống trong gia đình nhiều thế hệ. Tuy nhiên, cùng với những mặt tích cực cũng đặt ra vấn đề về đạo lý truyền thống và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Thực tế cho thấy, việc chăm lo xây dựng gia đình ở nước ta còn nhiều yếu kém và đối mặt với nhiều thách thức. Việc thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình còn nhiều thiếu sót, bất cập. Hiện tượng tảo hôn vẫn khá phổ biến, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa; tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, bạo lực gia đình, nạo phá thai trước hôn nhân... gia tăng” +, Trong những bài báo viết theo thể loại phóng sự hoặc bình luận, thông qua ngôn ngữ, tác giả đã thể hiện thái độ, quan điểm của mình: “Trong vai người nhà của nạn nhân bạo lực gia đình, chúng tôi đã hỏi một số thẩm phán về trường hợp tòa án đang giải quyết việc ly hôn mà người vợ bị chồng đánh đập và có nguy cơ bị xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc tính mạng thì phải làm gì, các thẩm phán đều trả lời là yêu cầu chính quyền địa phương và cơ quan công an bảo vệ mà không biết rằng tòa án có trách nhiệm giải quyết. Có nhiều vụ án đương sự khai thường xuyên bị chồng đánh đập, thậm chí còn bị đe dọa đánh đập, xâm phạm tính mạng của vợ con ngay tại trụ sở tòa án nhưng các thẩm phán vẫn 42
  • 43. ngoảnh mặt làm ngơ mà không thông báo hoặc yêu cầu các cơ quan có chức năng bảo vệ” (“Phòng chống bạo lực gia đình: Tòa án vẫn chưa vào cuộc”, Tuổi trẻ Online ngày 21/06/2011). Thông qua cách sử dụng ngôn ngữ, tác giả đã thể hiện thái độ không đồng tình đối với sự chậm trễ của các cơ quan hành pháp trong công tác phòng chống bạo lực gia đình. • Các yếu tố đa phương tiện (video, audio): Một điều hạn chế là khi khảo sát trên 2 trang báo này đối với những bài viết về Bạo lực gia đình là không hoặc rất ít sử dụng các yếu tố đa phương tiện. Tuy nhiên, trên Tuổi trẻ online, với mỗi bài viết đều có phần audio đính kém, độc giả có thể nghe thay cho việc đọc nội dung bài báo đó. Đây là một tiến bộ đáng ghi nhận. 2.2.2.2. Về mặt nội dung. a. Ưu điểm • Bạo lực gia đình có thể xảy ra trong bất cứ xã hội hay điều kiện kinh tế nào, trong các gia đình giàu có hay nghèo khổ, tại các nước phát triển hoặc đang phát triển, người có học thức hay người thiếu giáo dục. Bất kỳ một ai, không kể đến tôn giáo, tín ngưỡng, tầng lớp, tuổi tác, giới tính hay lối sống đều có thể là nạn nhân hoặc là người trực tiếp gây ra bạo lực gia đình. Chính vì vậy, chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” là chiến dịch nhằm mục đích thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để gửi những thông điệp chống bạo lực gia đình đến tất cả mọi người, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi ở mọi vùng miền và đất nước khác nhau. Các bài viết về Bạo lực gia đình trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ online đã phản ánh tình trạng bạo lực gia đình với nhiều khía cạnh khác nhau, nhiều chiều hướng khác nhau. Với cách viết ngắn gọn, dễ hiệu và đây tính nhân văn, các bài viết đã có tác động mạnh mẽ đến người đọc và dư luận xã hội. 43
  • 44. - Có nhiều bài khai thác về nguyên nhân của Bạo lực gia đình như: “Một trường hợp điển hình: một gia đình trí thức, chồng là tiến sĩ, vợ là thạc sĩ, vợ 40 tuổi nhưng trông trẻ hơn nhiều so với tuổi và rất xinh đẹp. Hai vợ chồng chỉ có một con trai duy nhất, nhìn vào ai cũng thấy hạnh phúc khó bì. Nhưng từ hai năm nay cả chồng và vợ đều khó chịu vì nhau và tìm đến phòng tham vấn thuộc Trung tâm Phụ nữ và phát triển. Vợ luôn nghĩ chồng có bồ, còn chồng lại thấy mỗi lời vợ nói ra sao mà sắc như nước, chói lỗ tai. Bước chân về đến cửa nhà đã ngại ngần, thấy đây không phải là tổ ấm. Mâu thuẫn ngày càng nặng nề đến mức vợ không nấu cơm cho chồng ăn, có nấu cơm cho gia đình thì cũng không để phần chồng. Một gia đình khác có hôn nhân tự nguyện, cuộc sống sung túc. Song người vợ đến phòng tham vấn vì “cứ thấy thiếu thiếu một cái gì” trong hôn nhân của mình! Hỏi “thiếu” cụ thể là cái gì thì lại không rõ. Chỉ thấy nói chồng không chịu thức đêm giúp vợ chăm con, lại không sạch sẽ” (“Mâu thuẫn từ những “cuộc chiến cảm xúc”, Tuổi trẻ ngày 16/10/2010) - Có nhiều bài lại đề cập tới những sự việc thật, người thật: “Câu chuyện về chiếc chổi tre: Từ khi về làm dâu nhà bà Tuất, chị Minh luôn bị bà mẹ chồng soi xét và đối xử tệ bạc. Vào một buổi chiều khi chị đang quét sân thì bà mẹ chồng đi chơi về. Thấy con dâu chưa nấu cơm, bà liền sinh sự và chửi bới rồi giật chiếc chổi quật tới tấp vào mặt, vào người, xỉa thẳng chổi vào người khiến chị Minh bị chảy máu khắp cơ thể” (“Những vật dụng biết nói”, Nhân dân điện tử) - Có bài lại nêu ra giải pháp: “Gốc của vấn đề là phải thay đổi những chuẩn mực và giá trị truyền thống ngầm cho phép nạn BLGĐ diễn ra. Cần có sự can thiệp và hỗ trợ kịp thời để bảo vệ nạn nhân, việc này cần làm ở cấp cộng đồng, nơi gần nhất với nạn nhân; tăng cường các dịch vụ xã hội cho nạn nhân bị bạo 44
  • 45. hành như y tế, tư vấn tâm lí tình cảm, tư vấn pháp luật… để giúp những nạn nhân của BLGĐ tự tin hoà nhập với cộng đồng. Các hình thức xử phạt của pháp luật phải thật nghiêm minh. Khi chúng ta kết hợp được các yếu tố trên, và tiến hành đồng thời thì mới có thể bảo vệ được nạn nhân và giải quyết tận gốc của vấn đề” ( Chống bạo lực gia đình tại Việt Nam: Thuốc “hòa giải” chưa đủ mạnh”, Nhân dân điện tử ngày 25/11/2008) • Các trang báo cũng sử dụng thêm nhiều bài viết, phản hồi của độc giả. Điều này làm cho nội dung thông tin viết về bạo lực gia đình càng thêm phong phú và toàn diện hơn. Mặt khác, phản ánh đúng mối quan tâm của người đọc với các vấn đề liên quan. • Ngoài ra, trên các trang báo còn có nhiều bài báo viết về một nội dung, một chủ đề qua nhiều số báo, nhằm làm sáng rõ hơn cho vấn đề được bàn luận. Ví dụ như trên Tuổi trẻ online, có 3 bài cùng viết về một chủ đề, đó là bài “Thảm cảnh gia đình” (23/07/2010) “Ý kiến sau bài “Thảm cảnh gia đình”: Hãy cho Mẫn một cơ hội”(27/07/2010), “Mẫn cũng là nạn nhân”(24/07/2010). Cả 3 bài viết đều xoay quanh câu chuyện của một chàn sinh viên 20 tuổi với án tử hình vì tội giết chính người cha đẻ của mình. Hành vi thiếu nhân tính của chàng tra tên Mẫn này là vì quá căm hận người cha ác độc, suốt ngày rượu say rồi đánh đập, hành hạ mẹ con Mẫn. Và chàng trai này cũng chỉ là 1 nạn nhân của bạo lực gia đình. Tuy viết cùng chủ đề, nhưng mỗi bài lại khai thác theo một cách khác nhau, trong đó, bài“Mẫn cũng là nạn nhân”(24/07/2010) là tổng hợp những ý kiến, phản hồi của độc giả. Cách khai thác một vấn đề như vậy nhưng ở những cách viết và triển khai khác nhau càng làm người đọc hiểu sâu hơn về một vấn đề, một sự kiện. • Bên cạnh đó, có nhiều bài báo chất lượng tốt khi sử dụng những lời đánh giá, nhận xét và ý kiến, trả lời phỏng vấn của các chuyên gia. 45
  • 46. Ví dụ như trong bài: “Giảm một nửa tỷ lệ nạn nhân bị bạo lực gia đình”, (Nhân dân điện tử ngày 08/12/2010) có viết “Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, một trong những mục tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới thời gian tới là nỗ lực giảm một nửa tỷ lệ nạn nhân phải chịu bạo lực gia đình đối với những hành vi như đánh, mắng… so với con số hiện nay” Hay trên Tuổi trẻ Online ngày 07/08/2011 đã có bài “Làm tình nguyện không để biểu diễn” với cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Vân Anh, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) tại Hà Nội. Đây là bài viết theo thể loại phỏng vấn, là cuộc trò chuyện với người có nhiều đóng góp trong công tác phòng chống bạo lực gia đình. b. Hạn chế. Bên cạnh những mặt nội dung đã làm được, các bài viết về Chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” và các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như sau: • Cần có nhiều bài viết mang tính chất thực tế hơn nữa. Nghĩa là cần bổ sung thêm các bài bình luận, phóng sự, điều tra cề các trường hợp bạo lực gia đình. Đồng thời, cần có cách thức để tác động mạnh hơn đến dư luận xã hội. • Các bài viết còn chưa đi sâu, đi sát từng trường hợp, từng con người, từng vùng miền. Cần tăng cường tìm kiếm thông tin chứ không phải đợi có thông tin mới tìm hiểu và viết bài. • Số lượng bài viết còn quá ít so với nhiều tờ báo khác, tính hấp dẫn còn chưa cao. Vậy nên, tính cạnh tranh thông tin chưa cao. Theo điều tra xã hội học với 100 mẫu bảng hỏi cho các đối tượng thường xuyên đọc báo mạng điện tử, khi hỏi “bạn tìm hiểu thông tin về chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình ở đâu?” thì chỉ có 9% trả lời là Tuổi trẻ online, chỉ có 2% trong số đó 46