SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ MINH HOÀNG
VIỆN HÀN LÂM
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ LÊN
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI, 2019
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ LÊN
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC &CNDVLS
Mã số: 9229002
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THỌ
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thọ. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Lên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI......................................................................................................................................5
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam...5
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt
Namhiện nay......................................................................................................................15
1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt
Namhiện nay......................................................................................................................20
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những
vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án........................................................23
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO HIẾU VÀ SỰ BIẾN ĐỔI
CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM....................................................................................26
2.1. Đạo hiếu và cơ sở hình thành đạo hiếu ở Việt Nam...............................................26
2.2. Nội dung và vai trò của đạo hiếu trong đời sống xã hội.........................................30
2.3. Sự biến đổi của đạo hiếu và đặc điểmcủa sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam.....48
CHƯƠNG 3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY -
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN.........................................................................79
3.1. Thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.........................................79
3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Namhiện nay.............................105
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY BIẾN ĐỔI TÍCH CỰC,
KHẮC PHỤC BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY.......................................................................................................................................121
4.1. Nâng cao nhận thức về đạo hiếu cho các thành viên trong gia đình Việt Nam
hiện nay..............................................................................................................................121
4.2. Kết hợp và nâng cao vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác
giáo dục đạo hiếu..............................................................................................................127
4.3. Phát triển kinh tế gia đình, tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện
cho việc thực hiện đạo hiếu.............................................................................................135
4.4. Phát huy vai trò của pháp luật trong việc đưa ra các quy định về đạo hiếu và xử
lý các hành vi bất hiếu......................................................................................................140
KẾT LUẬN.........................................................................................................................149
DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ............151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................152
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi con người phải biết quá khứ của mình, mỗi dân tộc phải biết lịch sử của
mình. Một dân tộc mà đánh mất quá khứ thì cũng là đánh mất chính bản thân mình.
Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là tài sản vô giá. Nó là dòng chảy liên tục,
nảy sinh, tồn tại, phát triển trong suốt quá trình dựng nước, giữ nước, phát triển đất
nước của cha ông. Trong đó, đạo hiếu là một giá trị đạo đức cốt lõi, trường tồn cùng
với sự phát triển của dân tộc.
Trong xã hội Việt Nam, từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại, hiếu luôn
được coi là “nết đầu trong trăm nết”, là nét đẹp nhân bản, là giá trị hàng đầu của đạo
làmngười. Hiếu được người Việt Nam đặc biệt coi trọng, nâng lên thành một đạo - đạo
hiếu, đạo làm con. Đạo hiếu không chỉ là một chuẩn mực đạo đức, một truyền thống
quý báu được mọi người trân trọng và gìn giữ mà trở thành nguyên tắc hành động, ứng
xử của con cái đối với cha mẹ. Người Việt Nam khi nói đến đạo hiếu, liền nghĩ ngay
đến việc “thờ mẹ, kính cha”, chăm sóc phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống, tang ma,
thờ cúng, chăm sóc mộ phần chu đáo khi cha mẹ qua đời. Thực hiện đạo hiếu trở thành
“khuôn vàng, thước ngọc” để mỗi người căn cứ vào đó tự hoàn thiện đạo đức cá nhân,
xâydựng đạo đức gia đình và củng cố đạo đức xã hội.
Là một giá trị đạo đức cốt lõi, đạo hiếu trường tồn cùng với sự phát triển của dân
tộc. Tuy nhiên, là một bộ phận của ý thức xã hội, đạo hiếu cũng chịu sự chi phối và
quyết định của tồn tại xã hội và biến đổi cùng sự biến đổi của đời sống xã hội. Công
cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã tác động, làm
biến đổi mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực đạo đức gia
đình. Thực tế cho thấy, biến đổi là quy luật tồn tại và phát triển của mọi sự vật hiện
tượng. Song, không phải sự biến đổi nào cũng đồng nhất với văn minh, tiến bộ. Từ khi
đất nước tiến hành đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế thị
trường từng bước được xây dựng và phát triển, một mặt, con cái có những nhận thức
2
và điều kiện kinh tế tốt hơn trong việc báo hiếu cha mẹ; mặt khác, trong nền kinh tế thị
trường, khi mà giá trị thặng dư và tiền bạc vật chất được xem như giá trị cao nhất để
đánh giá con người thì nhiều khi đạo hiếu bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Hiện tượng con
cái lơ là, bỏ bê không làm tròn nghĩa vụ đối với cha mẹ, thậm chí con cái bạc đãi, tị
nạnh lẫn nhau, đẩy cha mẹ vào hoàn cảnh “không ăn thì ốm thì gầy/ ăn thì nước mắt
chan đầy bát cơm” đang tạo nên những khoảng tối trong bức tranh về đạo hiếu. Bên
cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, sự ảnh hưởng của
văn hóa ngoại lai đang làm cho một bộ phận giới trẻ có sự thay đổi quan niệm về đạo
hiếu và việc thực hiện đạo hiếu rất đáng để suy ngẫm. Từ những biến đổi trên cho thấy,
việc phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân sự biến đổi của đạo hiếu để đưa ra
những giải pháp là yêu cầu cần thiết trong xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. Đó
là lý do nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện
nay” để nghiên cứu trong luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa duyvật biện
chứng và duy vật lịch sử của mình; cũng là góp phần nhỏ vào thực hiện nhiệm vụ xây
dựng đời sống và nền văn hóa tinh thần nói chung và đạo hiếu nói riêng ở Việt Nam
hiện nay.
2. Mục đích và nhiệmvụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu
ở Việt Nam, luận án phân tích thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Namhiện nayvà
nguyên nhân của nó; từ đó đề xuất một số giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và sự biến đổi của đạo
hiếu ở Việt Nam.
3
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt
Nam.
- Phân tích thực trạng và nguyên nhân biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện
nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy biến đổi tích cực, hạn chế biến
đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Namtrong điều kiện hiện nay.
3. Đối tượng và phạmvi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay trên
hai phương diện biến đổi tích cực và biến đổi tiêu cực. Về thời gian, luận án chủ yếu
khảo sát thực trạng biến đổi của đạo hiếu từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới
năm1986 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; các quan điểm của Đảng trong xây dựng nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc; chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về đạo đức, đạo hiếu. Ngoài
ra, tác giả còn kế thừa một số thành tựu nghiên cứu đã được công bố có liên quan trực
tiếp đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, đồng thời có phối hợp sử dụng các phương pháp lịch sử - logic, phân
tích - tổng hợp, so sánh, đối chiếu, v.v. để làmsáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
4
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự
biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam.
- Từ việc phân tích thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay và
nguyên nhân của nó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy biến đổi tích cực,
hạn chế biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án có ý nghĩa khuyến nghị đối với việc giữ gìn và phát triển đạo hiếu ở Việt
Namhiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ
cho việc nghiên cứu, giáo dục đạo hiếu, đạo đức, đạo đức gia đình.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các
công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, nội dung của luận
án gồm4 chương, 13 tiết.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Hiếu là một giá trị đạo đức căn bản của con người và của đạo làm người. Đặc
biệt ở các nước phương Đông trong đó có Việt Nam, đạo hiếu luôn xác định cho mình
vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức cá nhân nhằm đạt tới sự
bình yên, hạnh phúc của gia đình và một xã hội hòa mục, ổn định. Với vị trí, vai trò
quan trọng như vậy nên vấn đề đạo hiếu từ xưa đến nay đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm, nghiên cứu dưới những góc độ và quy mô khác nhau. Liên quan đến đề tài
của luận án, có thể khái quát các công trình này thành các nhómcơ bản sau:
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và đạo hiếu ở
Việt Nam
Cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim (được in lần đầu vào những năm 30 của thế
kỷ XX, lần tái bản gần đây nhất năm 2017) [63] là một trong số không nhiều cuốn sách
ra đời sớm nhất thời hiện đại nghiên cứu về Nho giáo Trung Hoa và tầm ảnh hưởng
lớn lao của nó trong đời sống văn hóa Việt Nam. Bàn về đạo hiếu, Trần Trọng Kim đã
phân tích khá chi tiết tư tưởng hiếu trong Nho giáo, từ Khổng Tử đến Tăng Tử. Theo
Nho giáo, “hiếu có ba bậc: bậc đại hiếu là làm tôn trọng cha mẹ, bậc thứ là không làm
nhục đến cha mẹ, bậc dưới cùng là có thể nuôi được cha mẹ” [63, tr.190]. Làm tôn
trọng cha mẹ là phải hiểu được cái ý của cha mẹ, vâng theo cái chí của cha mẹ và gây
dựng thân mình để cho vinh hiển cha mẹ. Không làm nhục đến cha mẹ là phải giữ
danh giá của mình cho trọn vẹn, “không hư hỏng thân thể, không nhục thân danh”.
Nuôi cha mẹ thì phải kính trọng, nuôi mà không kính thì chẳng khác gì nuôi giống chó,
giống ngựa, lấygì mà phân biệt.
Hiếu là cái gốc của đạo làm người. Người con có hiếu, “sống thì lấy lễ mà thờ,
chết thì lấy lễ mà táng, lấy lễ mà tế” [63, tr.126]. Nhưng lấy lễ mà thờ cha mẹ không có
nghĩa là cha mẹ làm điều trái đạo cũng phải theo. Khi cha làm điều gì trái lẽ thì phải hết
6
sức can ngăn, để cho cha không bị những điều lầm lỗi. Nhưng can ngăn cũng phải theo
lễ. Hiếu có hợp lễ mới thật là hiếu. Hơn nữa, trong quan điểm của Nho giáo, có ba
trường hợp con cái không nghe lời cha mẹ vẫn là người con có hiếu, đó là: theo mệnh
thì cha mẹ nguy, không theo mệnh thì cha mẹ yên; theo mệnh thì cha mẹ nhục, không
theo mệnh thì cha mẹ vinh; theo mệnh là cầm thú, không theo mệnh thì làm cho cha
mẹ được vẻ vang, người hiếu tử không theo mệnh là kính cha mẹ [63, tr.293].
Trong quan điểm của Nho giáo, hiếu với cha mẹ là khéo nối được cái chí của cha
mẹ, khéo noi được việc làm của cha mẹ; kính những người cha mẹ đã kính trọng, yêu
những người cha mẹ đã yêu mến, thờ cha mẹ lúc chết rồi cũng như lúc còn sống. Song,
Nho giáo cũng nhấn mạnh “sự thờ cha mẹ không phải là cái lẽ cuối cùng của sự hiếu.
Cái lẽ cuối cùng của hiếu là lấy hiếu gây thành đạo nhân, vì người có hiếu tức là có
nhân” [63, tr.129].
Trong Nho giáo, bên cạnh việc trình bày khá chi tiết đạo hiếu của Nho giáo, Trần
Trọng Kim cũng đã chỉ ra những điểmtích cực và sức ảnh hưởng của Nho giáo đối với
đạo đức Việt Nam nói chung và đạo hiếu nói riêng. Đây là nguồn tư liệu rất quý để
nghiên cứu sinh thamkhảo trong quá trình viết luận án.
Phan Bội Châu trong “Khổng học đăng” [120] khi bàn về “luân lý ở trong gia
đình” đã có những nét phác thảo về chữ hiếu và việc thực hiện chữ hiếu theo quan
điểm Nho giáo. Phân tích quan điểm của Khổng Tử về chữ hiếu, Phan Bội Châu nhấn
mạnh chữ hiếu là gốc của đạo nhân. Người con giữ được chữ hiếu với cha mẹ ắt sẽ giữ
được chữ đễ với anh em và đối với người trên thì không phạm thượng, càng không bao
giờ làm loạn. Ngược lại, nếu một người bất hiếu với cha mẹ, bất đễ với anh em thì
không thể sống tốt được: “Nếu có hạng người không thương cha mẹ mà bất hiếu,
không thương anh em mà bất đễ, mà vội nói rằng thương loài người, thương thế giới,
quyết không có lẽ ấy” [120, tr.181].
Bên cạnh đó, Phan Bội Châu cũng đề cập đến mối quan hệ giữa việc thực hiện
chữ hiếu của người con trong gia đình và trách nhiệm của người công dân trong xã hội.
7
Ông quan niệm, chữ hiếu không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, để làm tròn chữ
hiếu, người con nhiều khi phải gác lại hoặc nhờ người chăm sóc mẹ cha để thực hiện
nghĩa vụ làm người với quốc gia, xã hội. Quan điểm này, ta đã gặp trong hành động
của Nguyễn Trãi trong việc từ bỏ tiểu hiếu với cha để thực hiện đại hiếu với nước và
sau nàyđược Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong tư tưởng “hiếu với dân”.
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nho
giáo và các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, trong đó có thể kể đến một số
công trình như: “Nho giáo xưa và nay” của tác giả Quang Đạm [24], “Nho giáo và
phát triển ở Việt Nam” của tác giả Vũ Khiêu [57]; “Một số vấn đề về Nho giáo Việt
Nam” của tác giả Phan Đại Doãn [21], “Đến hiện đại từ truyền thống” của tác giả Trần
Đình Hượu [52] và “Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam” của tác giả Trần Văn
Giàu [36]. Trong các công trình nghiên cứu này, từ góc độ sử học, triết học và đạo đức
học, các tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền
thống đặc thù của dân tộc Việt Nam, trong đó đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ luôn
được tôn lên cao và đặt vào vị trí đặc biệt quan trọng, trở thành cốt lõi của các quan hệ
xã hội khác. Chẳng hạn, trong cuốn “Nho giáo xưa và nay”, khi nói về phạm trù “nhà”,
tác giả Quang Đạm đã từ những luận điểm trong tứ thư, ngũ kinh và nhiều tài liệu diễn
giải của các danh nho về sau mà khái quát lên nội dung chữ hiếu của Nho giáo. Theo
tác giả, chữ hiếu theo quan điểmcủa Nho giáo được thể hiện ở ba nguyên lý lớn, đó là:
Thứ nhất, sự thân và thủ thân gắn liền với nhau. “Sự thân” là phụng sự cha mẹ,
phục vụ cha mẹ, thủ thân là giữ gìn thân mình. Sự thân không phải chỉ là công việc
phải làm khi cha mẹ còn sống mà cũng là bổn phận phải làm sau khi cha mẹ qua đời...
Con người ở đời càng giữ thân mình lành lặn và toàn vẹn lâu dài bao nhiêu để phụng
sự cha mẹ, lúc sinh thời cũng như sau khi đã qua đời, thì càng báo hiếu được tốt bấy
nhiêu” [24, tr.172]. Nho giáo nhấn mạnh, phụng sự cha mẹ là cái gốc của mọi việc
phụng sự, giữ gìn thân thể là cái gốc của mọi việc giữ gìn; phụng sự đất nước, phụng
8
sự thiên hạ đều không bằng phụng sự cha mẹ; giữ gìn đất nước, giữ gìn thiên hạ đều
không bằng giữ gìn thân thể do cha mẹ sinh ra để phụng sự cha mẹ.
Thứ hai, suốt đời thiện kế, thiện thuật. Nho giáo yêu cầu, con cái đối với cha mẹ
phải “kế”, “thuật” và “vô cải” nghĩa là con cái phải nối tiếp, làm theo và không sửa đổi
việc làm và ý chí của cha mẹ, sau khi cha mẹ đã mất “ba năm không có gì thay đổi
khác đối với đạo của cha” có thể được coi là hiếu. Cũng theo đó, Nho giáo dạy người
ta “thiện kế”, “thiện thuật” cả tình cảm, thái độ đối xử của cha mẹ trong quan hệ với
người khác sau khi cha mẹ mất, nghĩa là phải biết kính những người mà cha mẹ kính
trọng, yêu những người mà cha mẹ thân yêu [24, tr.174].
Thứ ba, dương danh hiển thân là cách báo hiếu tốt nhất. Nho giáo cho rằng “lập
thân, hành đạo, nêu cao thanh danh đến đời sau để làm vinh hiển cho cha mẹ”, đó là
cách báo hiếu cao nhất. Hơn nữa, nếu đem cả thiên hạ mà phụng dưỡng cha mẹ thì
không có hiếu nào bằng. Tác giả Quang Đạm nhận định dương danh hiển thân “là điều
báo hiếu cao nhất của con đối với cha mẹ, và cũng là điều mong ước tha thiết nhất, tính
toán, xếp đặt tốn công nhất của cha mẹ về tương lai của con, vừa vì con, vừa vì mình,
hoặc nói một cách ngắn gọn là vì “nhà” cả thôi” [24, tr.175].
Những phân tích của Quang Đạm trong tác phẩm đã cung cấp cho nghiên cứu
sinh một cái nhìn khái quát về nội dung của chữ hiếu trong Khổng giáo. Mặt khác,
những luận điểm của tác giả cũng cho ta thấy sự ảnh hưởng và sự khác biệt của chữ
hiếu trong Nho giáo Trung Quốc và chữ hiếu trong văn hóa Việt Nam.
Trong cuốn “Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam” [21] khi bàn khá nhiều về
đạo hiếu ở Việt Nam, Phan Đại Doãn cũng khẳng định: “Hiếu vốn là tinh thần, là
nội dung của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam hình thành từ rất xa xưa
trong phong tục tín ngưỡng như “thờ cúng tổ tiên”, “trọng lão” nhưng về sau lại
được giáo lý Nho giáo khẳng định thêm sâu sắc, chi tiết và thể chế hóa thành luân lý
xã hội. Các nhà nước dưới thời Lê – Nguyễn đều lấy hiếu để củng cố gia đình, lấy
hiếu làm chuẩn mực cho các giá trị xã hội, làm tiêu chuẩn để rèn luyện nhân cách,
9
lấy hiếu để ràng buộc con người với con người, bề dưới với bề trên và đặc biệt được
pháp luật hóa, chính sách hóa” [21,tr.144]. Theo tác giả, hiếu là nhân cách con người,
là gốc của nhân luân, là quan hệ đứng hàng dọc trong gia đình và dòng họ, có ý nghĩa
quan trọng nhất trong nguyên tắc ứng xử gia đình. Trong cuốn sách này, Phan Đại
Doãn đã có những nét phác thảo cơ bản về đạo hiếu trong gia huấn Việt Nam thời
phong kiến. Tác giả cũng khái quát vị trí, vai trò của đạo hiếu trong gia đình và xã hội;
những nội dung căn bản của đạo hiếu theo quan niệm của Nho giáo và ảnh hưởng của
nó đối với xã hội Việt Nam.
Trong ấn phẩm “Chữ Hiếu” của nhà nghiên cứu Hạnh Hương [49], ở phần “Cội
nguồn” tác giả đặt ra câu hỏi: “Vì sao ta phải báo hiếu cha mẹ, ông bà và tổ tiên?” Ấy
là do “ơn nghĩa sinh thành”, là phận làm con phải báo ân, báo hiếu. Để báo hiếu phải
“tôn kính và vâng lời”, phải “tránh ác, hành thiện”. Để đáp ân, con cái phải sống tốt,
phải “liều thân khi cha mẹ gặp nguy”. Tác giả Hạnh Hương nhấn mạnh rằng “báo hiếu
là bổn phận và trách nhiệmcủa người làmcon”.
Trong ấn phẩm “Hiếu hạnh xưa và nay” [13], tác giả Cao Văn Cang cũng đặt ra
câu hỏi: “Thế nào là hiếu hạnh”. Và từ việc diễn giảng “bài học quả báo”, phân tích
“gương xưa về những người con có hiếu” và “cuộc đời những người con hiếu”, tác giả
yêu cầu con người ta phải “thực hành hiếu đạo”. Hiếu đạo không chỉ là bổn phận, trách
nhiệm mà hơn thế nữa “trên đời này, việc làm được đánh giá cao quý và đáng tôn vinh
nhất, chính là lòng hiếu thảo của con cái đối với đấng sinh thành, đó là niềm vinh hạnh
trời ban” [13, tr.15].
Từ góc nhìn Phật giáo, thiền sư Thích Giác Hành trong “Chữ hiếu và nếp sống
dân tộc” [41] khẳng định: “Hiếu chính là biểu hiện đức tính cao thượng của con người
trong hầu hết các nền văn hóa của nhân loại. Đó là thái độ sống bày tỏ sự biết ơn, nhớ
ơn công đức sinh thành dưỡng dục đối với ông bà, cha mẹ hiện tại và trong vô lượng
kiếp. Hiếu cũng chính là sợi dây thân ái kết nối giữa mọi người, gia đình, thân tộc và
tình dân tộc” [41, tr.16]. Qua ấn phẩm này, tác giả cũng đặt ra và trả lời cho câu hỏi vì
10
sao ta phải báo hiếu mẹ cha? Chúng ta phải báo hiếu như thế nào và làm cách nào để
chúng ta báo hiếu? Từ đó, chúng ta có thể thấyđược một số nội dung khái quát của đạo
hiếu theo quan điểmPhật giáo.
Ba cuốn sách “Chữ hiếu” [49], “Chữ hiếu và nếp sống dân tộc” [41], “Hiếu
hạnh xưa và nay” [13] của ba tác giả khác nhau, mặc dù xuất phát điểm không giống
nhau, nhưng chúng ta lại tìm thấy ở đó những điểm tương đồng. Các tác giả, có người
xuất phát từ quan điểm đời thường, có người xuất phát từ quan điểm Phật giáo, với lối
viết mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống, qua các câu chuyện đời thường hoặc
câu chuyện của nhà Phật, các tác giả đều hướng tới và tìm cách trả lời cho câu hỏi: vì
sao con cái phải báo hiếu cha mẹ? Việc báo hiếu cha mẹ phải thực hiện như thế nào?
Trong quá trình luận bàn về đạo hiếu, dù không tác giả nào phân tích một cách tỉ mỉ nội
hàm, ngoại diên của khái niệm hiếu; không trình bày một cách hệ thống những nội
dung của đạo hiếu, nhưng từ các cuốn sách này ta có thể tìm được những gợi ý rất sâu
sắc trả lời cho câu hỏi đạo hiếu là gì, nội dung căn bản của đạo hiếu bao gồm những
vấn đề nào? Đó là những tư liệu vô cùng quý giá cho nghiên cứu sinh trong quá trình
thực hiện luận án.
Cuốn “Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi” của tác giả Ngô Đức
Thịnh [124] đã trình bày khái quát những giá trị văn hóa tiêu biểu của Việt Nam, trong
đó khi nói về những giá trị văn hóa của gia đình người Việt truyền thống, tác giả đã nêu
lên quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu như Trần Đình Hượu, Phạm Côn Sơn, Vũ
Khiêu, Phan Ngọc. Tác giả đã đồng tình với quan điểm của Vũ Khiêu khi nhấn mạnh
hiếu là “nết đầu trong trăm nết”, “hành vi của người ta không gì lớn bằng chữ hiếu”;
Hiếu là phải làm cho cha mẹ được tôn trọng, nuôi dưỡng cha mẹ phải bằng tấm lòng
kính yêu chân thành; và mối quan hệ giữa người con có hiếu trong gia đình với người
công dân đức độ ngoài xã hội. Trích lời của nhà nghiên cứu Phan Ngọc, tác giả cũng
đề cập đến độ khúc xạ của chữ hiếu trong Nho giáo khi vào Việt Nam, nói cách khác,
“hiếu của Việt Nam có điểm độc đáo khác với hiếu của Trung Quốc”. Ở Việt Nam
11
không chỉ có hiếu của con cái đối với cha mẹ mà còn có cả “đại hiếu” là hiếu với nước
và trong lịch sử dân tộc, nhiều khi để thực hiện “đại hiếu” người ta phải hy sinh cái
“tiểu hiếu”.
Qua tác phẩm này, ta không chỉ tiếp nhận quan điểm của Ngô Đức Thịnh về hiếu
mà từ những nhận định của ông chúng ta hiểu thêm về quan điểm của các nhà nghiên
cứu trước đó khi nghiên cứu về đạo hiếu ở Việt Nam.
Gần đây nhất, cuốn sách Bản thể luận xã hội về đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay do
tác giả Nguyễn Thị Thọ chủ biên [129] đã luận giải về sự tồn tại của phạm trù hiếu và
những khía cạnh biểu hiện khác nhau của hiếu trong các bản thể xã hội. Nội dung công
trình nghiên cứu gồm ba phần, trong đó phần 1 và phần 2, xuất phát từ vị trí, vai trò của
đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam, tác giả đã đi sâu phân tích một số nội dung
cơ bản về bản thể luận xã hội của đạo hiếu ở Việt Nam.
Cùng với các cuốn sách của các nhà nghiên cứu trong nước, bàn về đạo hiếu và
đạo hiếu ở Việt Nam còn có thể kể đến một số cuốn sách của các nhà nghiên cứu nước
ngoài. Trong tác phẩm “Nho gia với Trung Quốc ngày nay” [131], Vi Chính Thông đã
khái quát những nội dung chính tư tưởng đạo hiếu theo quan điểm của Khổng Tử.
Theo tác giả, quan điểm về đạo hiếu của Khổng Tử có thể chia thành mấy điểm là:
“Duy trì trật tự trên dưới”; “chuẩn mực về đạo đức luân lý”; “hiếu và nhân”; “hiếu và
trung”. Trong cuộc sống, hiếu được thực hiện đối với cha mẹ là “sống thì phụng dưỡng
thân thể, chết thì an táng theo lễ, thờ cúng theo lễ”. Qua cuốn sách ta cũng thấy được
rằng, sự hình thành và phát triển của đạo hiếu ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của
đạo hiếu trong Nho giáo. Tuy nhiên, đạo hiếu ở Việt Nam không tiếp nhận nguyên xi
đạo hiếu trong Nho giáo mà là sự tiếp biến trên cơ sở nền văn hóa bản địa, do đó tư
tưởng đạo hiếu của Việt Nam bớt hà khắc hơn tư tưởng hiếu trong Nho giáo và mang
đậmtruyền thống, bản sắc của con người Việt Nam.
Tác phẩm “Chữ Hiếu trong nền văn hóa Trung Hoa” của Tiêu Quần Trung do
Lê Sơn dịch [145] đã phân tích bản chất tinh thần luân lý và hệ thống chuẩn mực đạo
12
hiếu. Từ việc phân tích cơ sở, cơ chế thực tiễn của đạo hiếu và việc giáo dục đạo hiếu,
tác giả đã cho chúng ta thấy một bức tranh khá đầyđủ và sinh động của đạo hiếu Trung
Hoa, từ cội nguồn của đạo hiếu đến diễn biến và các giá trị lịch sử của nó đối với xã hội
đương đại. Tuy nhiên, do tiếp cận dưới góc nhìn văn hóa nên tác phẩm chưa đi vào
phân tích được căn nguyên của sự biến đổi của đạo hiếu qua các thời kỳ lịch sử. Đây là
vấn đề đặt ra về mặt triết học dựa trên lý luận triết học duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, đặc biệt là dựa trên nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội mà nghiên
cứu sinh sẽ luận chứng trong luận án này.
Cuốn sách“Đạo hiếu trong Nho gia” của tác giả Cao Vọng Chi, một nhà nghiên
cứu tôn giáo tâm huyết người Trung Quốc được nhà xuất bản Chính trị Quốc gia dịch
và xuất bản năm 2014 [15]. Đây là tác phẩm đã phân tích một cách thấu đáo về đạo
hiếu. Tác giả đã đưa vào sách bản gốc của “Hiếu kinh” và tập hợp 100 điều ghi chép
lời của các bậc thánh hiền Trung Quốc như Khổng Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử
luận bàn về các vấn đề cốt lõi của đạo hiếu. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến hàng
loạt vấn đề liên quan đến đạo hiếu, như cơ sở xác lập, bối cảnh xã hội hình thành và
quá trình truyền thụ đạo hiếu trong xã hội Trung Quốc. Ở phần cuối cuốn sách, Cao
Vọng Chi đã có những nghiên cứu, so sánh về tư tưởng đạo hiếu trong Nho gia với
Đạo giáo, Phật giáo. Những nghiên cứu, so sánh này đã cho chúng ta hiểu rõ và có
những lý giải sâu sắc hơn về đạo hiếu trong Nho gia.
Trong cuốn sách này, tác giả cũng đã dành cả một chương để viết về ảnh hưởng
của đạo hiếu trong Nho gia đối với các nước láng giềng. Qua cách nhìn, cách đánh giá
của một nhà nghiên cứu Trung Quốc, ta thấy được mối quan hệ của đạo hiếu trong nền
văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, ở đây Cao Vọng Chi mới chỉ
nhìn thấy điểm tương đồng với ảnh hưởng một chiều từ đạo hiếu trong Nho gia đối với
Việt Nam mà chưa nhìn thấy điểm khác biệt của đạo hiếu ở Việt Nam vốn được nảy
sinh từ nền văn hóa Việt Nam. Đây là một vấn đề mà tác giả cần nghiên cứu và làm rõ
trong phần lý luận của luận án. Tuy nhiên, tài liệu này đã cung cấp cho tác giả cái nhìn
13
khá rõ ràng và toàn diện về đạo hiếu trong Nho gia, cung cấp cơ sở lý luận để tác giả
nghiên cứu vấn đề trong luận án của mình.
Đặc biệt, trong bài viết “Khảo cứu văn bản Bổ chính nhị thập tứ hiếu truyện diễn
nghĩa ca và văn bản chữ Nôm” của Sato Thụy Uyên – một nhà nghiên cứu người Nhật
Bản, đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Việt Nam học lần thứ IV, tổ chức tại Hà
Nội năm 2012 [148], tác giả đã có sự so sánh, đối chiếu văn bản “Bổ chính nhị thập tứ
hiếu” ở Việt Nam với ba hệ thống “Nhị thập tứ hiếu” ở Trung Quốc. Tác giả nhận
định, cách trình bày và trật tự hai mươi bốn hiếu tử của ba hệ thống có sự khác biệt và
khác với cách ghi của Bổ chính nhị thập tứ hiếu. Sự khác biệt đó nói lên rằng “Nhị thập
tứ hiếu của Trung Quốc khi truyền sang Việt Nam đã có sự tiếp thu, biến đổi, tạo ra
một nét rất đặc sắc, riêng biệt của Việt Nam”.
Đề cập đến các văn bản liên quan đến “Nhị thập tứ hiếu” ở Việt Nam, tác giả bài
viết nhận định có ít nhất hai mươi bảy tài liệu liên quan, trong đó mười lăm tài liệu là
nguyên văn thơ chữ Nôm của dịch giả Lý Văn Phức và các bản phiên âm sang chữ
quốc ngữ được phổ biến sâu rộng trong dân chúng. Chỉ có văn bản Bổ chính nhị thập
tứ hiếu là văn bản duy nhất do thành viên hoàng thất (Hòa Thịnh Quận Vương Miên
Thuấn) đích thân kiểm định, lại được dùng làm sách dạy đạo hiếu cho con cháu hoàng
tộc. Tác giả nhận đinh: “Có lẽ vì thế mà nó không được lưu truyền phổ biến rộng rãi
trong quần chúng nhân dân như văn bản Nhị thập tứ hiếu diễn ca của cụ Lý Văn Phức,
nhưng dường như nó đã được con cháu Vương phủ truyền đọc rộng rãi như là một
quyển sách gia phạm” [148] .
Có thể nói, Sato Thụy Uyên là một trong số hiếm hoi những nhà nghiên cứu
người nước ngoài tìm hiểu về Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam. Với mục đích làm rõ tác
phẩm Nhị thập tứ hiếu khi truyền vào Việt Nam có sự dung hợp, biến chuyển, được
“bản địa hóa” như thế nào so với nguồn gốc ban đầu và có ảnh hưởng sâu sắc như thế
nào đến xã hội Việt Nam, đặc biệt ở tầng lớp quý tộc, bài viết đã đưa ra một cái nhìn
14
tương đối toàn diện về tác phẩm Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam qua lăng kính của một
nhà nghiên cứu nước ngoài.
Trong nhiều năm gần đây, trên các tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam cũng đã
có nhiều bài viết bàn về đạo hiếu dưới những góc độ khác nhau, trong đó có thể kể đến
một số bài viết của tác giả Trần Đăng Sinh, như: "Đạo hiếu trong gia đình Việt Nam
hiện nay” [105]; “Bảo tồn và phát huy giá trị đạo hiếu trong gia đình truyền thống ở
Việt Nam” [104]. Đặc biệt, năm 2009, với đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ
cấp Bộ Đạo hiếu và vấn đề giáo dục đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay [103],
tác giả Trần Đăng Sinh đã phân tích khá sâu sắc cơ sở hình thành, tồn tại, phát triển và
nội dung đạo hiếu trong gia đình Việt Nam.
Bài viết “Đạo hiếu Việt Nam qua cách nhìn lịch đại” của tác giả Trần Nguyên
Việt [155] đã tiếp cận đạo hiếu theo tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam. Luận giải
quan niệm về hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam, tác giả đã đi từ quan điểm của Nho, Phật,
Lão và Thiên Chúa giáo để khẳng định: “Các học thuyết tôn giáo – triết học nói trên
đều gặp nhau ở đạo hiếu kính và tham gia vào sự tiếp biến văn hóa từ hơn hai ngàn
năm nay ... Sự tiếp biến ấy có cường độ khác nhau tùy thuộc vào tâm thế của mỗi triều
đại phong kiến lựa chọn học thuyết nào làm chủ đạo trong hệ tư tưởng của mình” [155,
tr.33]. Từ cách nhìn lịch đại, tác giả Trần Nguyên Việt đã khái quát tiến trình phát triển
của đạo hiếu Việt Nam qua các thời kỳlịch sử và rút ra những đặc điểm cơ bản của đạo
hiếu Việt Nam. Có thể nói, nghiên cứu của tác giả Trần Nguyên Việt đã đưa ra cái nhìn
bao quát về sự hình thành, tiến trình phát triển cũng như đặc điểm của đạo hiếu ở Việt
Nam. Tác giả đã khẳng định vị trí, vai trò của đạo hiếu trong hệ giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc Việt Nam, đồng thời đưa ra những lý giải khá sắc nét nguyên nhân
của sự khác biệt giữa đạo hiếu Việt Nam so với đạo hiếu trong tư tưởng của Nho giáo,
Phật giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo. Bài viết thực sự là một tài liệu tham khảo có ý
nghĩa cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án của mình.
15
Như vậy, khảo sát các công trình nghiên cứu về đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt
Nam, chúng ta nhận thấy, các tác giả đã đưa ra những ý kiến luận giải về đạo hiếu, về
sự hình thành và biểu hiện của nó trong đời sống xã hội ở Việt Nam. Trong các cuốn
sách, bài viết mỗi tác giả đều có ý kiến riêng của mình, song mấu chốt ta vẫn tìm thấy
được một điểm chung xuyên suốt, đó là: đạo hiếu là một giá trị đạo đức cốt lõi trong hệ
giá trị đạo đức truyền thống của mỗi dân tộc; đạo hiếu ở Việt Nam được hình thành từ
rất sớm, gắn liền với đặc điểm của nền văn hóa bản địa và chịu sự ảnh hưởng khá sâu
sắc đạo hiếu của Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo. Trong suốt quá trình hình thành
và phát triển, đạo hiếu luôn giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống gia đình và
đạo đức xã hội. Những nghiên cứu này đã giúp nghiên cứu sinh có một cái nhìn tương
đối toàn diện và sâu sắc về đạo hiếu nói chung và đạo hiếu ở Việt Nam nói riêng. Đó
thực sự là những tri thức quý báu tạo tiền đề để nghiên cứu sinh tiếp tục đi sâu nghiên
cứu làm rõ phạm trù đạo hiếu, cơ sở hình thành cũng như những nội dung cơ bản của
đạo hiếu ở Việt Nam.
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở
Việt Namhiện nay
Tác giả Phan Châu Trinh, trong bài diễn thuyết “Đạo đức và luân lý Đông Tây”
[165] diễn ra tại Nhà hội Việt Nam ở Sài Gòn, đêm 19 tháng 11 năm 1925, khi “cốt ý
bàn về sự thayđổi luân lý của nước ta” đã phân biệt hai chữ đạo đức và luân lý. Tác giả
cho rằng, đạo đức là đạo đức, luân lý là luân lý; đạo đức gồm cả luân lý mà luân lý chỉ
là một phần trong đạo đức mà thôi. Đạo đức thì không có mới có cũ, có Đông có Tây,
nghĩa là đạo đức thì không bao giờ thay đổi được. Luân lý thì không thế. Luân lý
không phải là thứ thiên niên bất dịch mà có thể tùy thời mà thay đổi. Tác giả lấy thí dụ,
trong ứng xử của con cái khi cha mẹ qua đời, xứ này cha mẹ chết thì đem ăn thịt hoặc
đốt đi, mới gọi là hiếu, mà xứ kia thì phải làm đám táng có kèn trống linh đình mới là
phải đạo làmcon [165].
16
Trong tác phẩm, Phan Châu Trinh cho ta thấy cách nhìn duy vật biện chứng của
một nhà tư tưởng khi bàn về luân lý nói chung và đạo hiếu nói riêng. Mặc dù tư tưởng
được đưa ra từ đầu thế kỷ XX nhưng đến nay vẫn còn có những ý nghĩa nhất định
trong việc khẳng định sự biến đổi của đạo hiếu và việc xây dựng luân lý trong xã hội
Việt Namhiện nay.
Cuốn “Hiếu hạnh xưa và nay” [13], trong phần “Thực hành đạo Hiếu”, Cao Văn
Cang đã nêu quan điểm về đạo hiếu xưa của dân tộc Việt Nam, đối chiếu, so sánh để
rồi đặt ra yêu cầu xã hội ngày nay cần phải giáo dục chữ hiếu. Tác giả nhận định, ngày
nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng đầy đủ, văn minh đã
tạo ra những điều kiện, tiền đề để con người ta thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa của mình
với cha mẹ trong gia đình và những người khó khăn hơn ngoài xã hội. Nhưng, bên
cạnh những việc làm nhân ái, những tấm lòng tình nghĩa khiến cho người ta cảm thấy
xã hội này thật ấm áp tình người thì vẫn còn đó, những người con bất hiếu, họ chỉ biết
nghĩ đến bản thân, hắt hủi bố mẹ già và ngoảnh mặt trước nỗi đau của đồng loại.
Bài viết “Hiếu” và việc xây dựng hiếu trong xã hội ta ngày nay” của tác giả
Nguyễn Tài Thư [134] đã khẳng định hiếu là một sản phẩm tinh thần của các xã hội
văn minh. Xã hội ta ngày nay là một xã hội văn minh, do đó cần xây dựng một đạo
hiếu tương xứng. Đạo hiếu của xã hội ngày nay phải được hình thành trên cơ sở tư liệu
của đạo hiếu truyền thống, “nhưng cái truyền thống của giai đoạn hiện tại không còn
được giữ nguyên như ở giai đoạn trước”. Nói cách khác, đạo hiếu truyền thống “phải
được xem xét trên cơ sở hiện tại, lấy hiện tại để phán xét truyền thống, lựa chọn truyền
thống”. Trong đạo hiếu truyền thống “có nhiều điều khiến cho ngày nay phải cảm phục
và ngưỡng mộ” nhưng cũng “có nhiều cái không còn phù hợp”. Do đó, cần phải chọn
lọc, kế thừa và phát triển đạo hiếu truyền thống cho phù hợp với xã hội hiện tại. Mặt
khác, tác giả nhận định: “Hiếu là một phạm trù đạo đức, một khi chế độ kinh tế - xã hội
thay đổi thì sớm muộn nó cũng phải thay đổi theo. Chế độ kinh tế - xã hội ngày nay đã
khác ngày trước, điều này khiến ý thức và hành vi hiếu giữa hai chế độ có nhiều khác
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 54284
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

22 hoa hoc phuc chat
22 hoa hoc phuc chat22 hoa hoc phuc chat
22 hoa hoc phuc chatTăng Trâm
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
OnTimeVitThu
 
Chuong 3(5)
Chuong 3(5)Chuong 3(5)
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAYĐề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cươngGiáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cương
KhanhNgoc LiLa
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về Gia Đình
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về Gia ĐìnhTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về Gia Đình
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về Gia Đình
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
TuyetHa9
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docxKhóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Su tao thanh h2 o nh3
Su tao thanh h2 o nh3Su tao thanh h2 o nh3
Su tao thanh h2 o nh3Thuy Dương
 
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vat
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vatChuong 1 sinh ly te bao thuc vat
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vatdoivaban93
 
Hieu ung trong hop chat huu co
Hieu ung trong hop chat huu coHieu ung trong hop chat huu co
Hieu ung trong hop chat huu co
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAYLuận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh phap-huu-co
Danh phap-huu-coDanh phap-huu-co
Danh phap-huu-coDo Minh
 

What's hot (20)

22 hoa hoc phuc chat
22 hoa hoc phuc chat22 hoa hoc phuc chat
22 hoa hoc phuc chat
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
 
Chuong 3(5)
Chuong 3(5)Chuong 3(5)
Chuong 3(5)
 
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
 
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAYĐề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
 
Bai tieu luan
Bai tieu luanBai tieu luan
Bai tieu luan
 
Giáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cươngGiáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cương
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về Gia Đình
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về Gia ĐìnhTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về Gia Đình
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về Gia Đình
 
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
 
Aren 07
Aren 07Aren 07
Aren 07
 
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docxKhóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
 
Su tao thanh h2 o nh3
Su tao thanh h2 o nh3Su tao thanh h2 o nh3
Su tao thanh h2 o nh3
 
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
 
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vat
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vatChuong 1 sinh ly te bao thuc vat
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vat
 
Hieu ung trong hop chat huu co
Hieu ung trong hop chat huu coHieu ung trong hop chat huu co
Hieu ung trong hop chat huu co
 
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAYLuận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
 
Danh phap-huu-co
Danh phap-huu-coDanh phap-huu-co
Danh phap-huu-co
 

Similar to Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay

Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lố...
Luận án: Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lố...Luận án: Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lố...
Luận án: Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lố...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
Man_Ebook
 
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAYLuận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởng
Luận văn: Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởngLuận văn: Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởng
Luận văn: Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...
Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...
Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...
luanvantrust
 
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
jackjohn45
 
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay...
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay...Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay...
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay...
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.docLuận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
NuioKila
 
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi ...
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi ...Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi ...
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa  Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa  Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAYĐề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đLuận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Luanvantot.com 0934.573.149
 

Similar to Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay (20)

Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
 
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
 
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
 
Luận án: Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lố...
Luận án: Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lố...Luận án: Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lố...
Luận án: Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lố...
 
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
 
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAYLuận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởng
Luận văn: Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởngLuận văn: Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởng
Luận văn: Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởng
 
Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...
Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...
Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...
 
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
 
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay...
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay...Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay...
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay...
 
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.docLuận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
 
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...
 
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi ...
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi ...Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi ...
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi ...
 
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa  Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa  Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
 
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAYĐề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đLuận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 

Recently uploaded (14)

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 

Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ MINH HOÀNG VIỆN HÀN LÂM VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ LÊN SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI, 2019
  • 2. KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ LÊN SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: CNDVBC &CNDVLS Mã số: 9229002 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THỌ HÀ NỘI, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thọ. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận án Nguyễn Thị Lên
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI......................................................................................................................................5 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam...5 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay......................................................................................................................15 1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Namhiện nay......................................................................................................................20 1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án........................................................23 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO HIẾU VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM....................................................................................26 2.1. Đạo hiếu và cơ sở hình thành đạo hiếu ở Việt Nam...............................................26 2.2. Nội dung và vai trò của đạo hiếu trong đời sống xã hội.........................................30 2.3. Sự biến đổi của đạo hiếu và đặc điểmcủa sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam.....48 CHƯƠNG 3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN.........................................................................79 3.1. Thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.........................................79 3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Namhiện nay.............................105 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY BIẾN ĐỔI TÍCH CỰC, KHẮC PHỤC BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................................................................................................................121 4.1. Nâng cao nhận thức về đạo hiếu cho các thành viên trong gia đình Việt Nam hiện nay..............................................................................................................................121 4.2. Kết hợp và nâng cao vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục đạo hiếu..............................................................................................................127 4.3. Phát triển kinh tế gia đình, tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện cho việc thực hiện đạo hiếu.............................................................................................135 4.4. Phát huy vai trò của pháp luật trong việc đưa ra các quy định về đạo hiếu và xử lý các hành vi bất hiếu......................................................................................................140 KẾT LUẬN.........................................................................................................................149 DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ............151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................152
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi con người phải biết quá khứ của mình, mỗi dân tộc phải biết lịch sử của mình. Một dân tộc mà đánh mất quá khứ thì cũng là đánh mất chính bản thân mình. Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là tài sản vô giá. Nó là dòng chảy liên tục, nảy sinh, tồn tại, phát triển trong suốt quá trình dựng nước, giữ nước, phát triển đất nước của cha ông. Trong đó, đạo hiếu là một giá trị đạo đức cốt lõi, trường tồn cùng với sự phát triển của dân tộc. Trong xã hội Việt Nam, từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại, hiếu luôn được coi là “nết đầu trong trăm nết”, là nét đẹp nhân bản, là giá trị hàng đầu của đạo làmngười. Hiếu được người Việt Nam đặc biệt coi trọng, nâng lên thành một đạo - đạo hiếu, đạo làm con. Đạo hiếu không chỉ là một chuẩn mực đạo đức, một truyền thống quý báu được mọi người trân trọng và gìn giữ mà trở thành nguyên tắc hành động, ứng xử của con cái đối với cha mẹ. Người Việt Nam khi nói đến đạo hiếu, liền nghĩ ngay đến việc “thờ mẹ, kính cha”, chăm sóc phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống, tang ma, thờ cúng, chăm sóc mộ phần chu đáo khi cha mẹ qua đời. Thực hiện đạo hiếu trở thành “khuôn vàng, thước ngọc” để mỗi người căn cứ vào đó tự hoàn thiện đạo đức cá nhân, xâydựng đạo đức gia đình và củng cố đạo đức xã hội. Là một giá trị đạo đức cốt lõi, đạo hiếu trường tồn cùng với sự phát triển của dân tộc. Tuy nhiên, là một bộ phận của ý thức xã hội, đạo hiếu cũng chịu sự chi phối và quyết định của tồn tại xã hội và biến đổi cùng sự biến đổi của đời sống xã hội. Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã tác động, làm biến đổi mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực đạo đức gia đình. Thực tế cho thấy, biến đổi là quy luật tồn tại và phát triển của mọi sự vật hiện tượng. Song, không phải sự biến đổi nào cũng đồng nhất với văn minh, tiến bộ. Từ khi đất nước tiến hành đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế thị trường từng bước được xây dựng và phát triển, một mặt, con cái có những nhận thức
  • 6. 2 và điều kiện kinh tế tốt hơn trong việc báo hiếu cha mẹ; mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, khi mà giá trị thặng dư và tiền bạc vật chất được xem như giá trị cao nhất để đánh giá con người thì nhiều khi đạo hiếu bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Hiện tượng con cái lơ là, bỏ bê không làm tròn nghĩa vụ đối với cha mẹ, thậm chí con cái bạc đãi, tị nạnh lẫn nhau, đẩy cha mẹ vào hoàn cảnh “không ăn thì ốm thì gầy/ ăn thì nước mắt chan đầy bát cơm” đang tạo nên những khoảng tối trong bức tranh về đạo hiếu. Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, sự ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai đang làm cho một bộ phận giới trẻ có sự thay đổi quan niệm về đạo hiếu và việc thực hiện đạo hiếu rất đáng để suy ngẫm. Từ những biến đổi trên cho thấy, việc phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân sự biến đổi của đạo hiếu để đưa ra những giải pháp là yêu cầu cần thiết trong xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. Đó là lý do nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu trong luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa duyvật biện chứng và duy vật lịch sử của mình; cũng là góp phần nhỏ vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống và nền văn hóa tinh thần nói chung và đạo hiếu nói riêng ở Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích và nhiệmvụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam, luận án phân tích thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Namhiện nayvà nguyên nhân của nó; từ đó đề xuất một số giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam.
  • 7. 3 - Làm rõ một số vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam. - Phân tích thực trạng và nguyên nhân biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy biến đổi tích cực, hạn chế biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Namtrong điều kiện hiện nay. 3. Đối tượng và phạmvi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay trên hai phương diện biến đổi tích cực và biến đổi tiêu cực. Về thời gian, luận án chủ yếu khảo sát thực trạng biến đổi của đạo hiếu từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới năm1986 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng trong xây dựng nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về đạo đức, đạo hiếu. Ngoài ra, tác giả còn kế thừa một số thành tựu nghiên cứu đã được công bố có liên quan trực tiếp đến đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời có phối hợp sử dụng các phương pháp lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, so sánh, đối chiếu, v.v. để làmsáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
  • 8. 4 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam. - Từ việc phân tích thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của nó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy biến đổi tích cực, hạn chế biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án có ý nghĩa khuyến nghị đối với việc giữ gìn và phát triển đạo hiếu ở Việt Namhiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu, giáo dục đạo hiếu, đạo đức, đạo đức gia đình. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, nội dung của luận án gồm4 chương, 13 tiết.
  • 9. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Hiếu là một giá trị đạo đức căn bản của con người và của đạo làm người. Đặc biệt ở các nước phương Đông trong đó có Việt Nam, đạo hiếu luôn xác định cho mình vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức cá nhân nhằm đạt tới sự bình yên, hạnh phúc của gia đình và một xã hội hòa mục, ổn định. Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy nên vấn đề đạo hiếu từ xưa đến nay đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu dưới những góc độ và quy mô khác nhau. Liên quan đến đề tài của luận án, có thể khái quát các công trình này thành các nhómcơ bản sau: 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam Cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim (được in lần đầu vào những năm 30 của thế kỷ XX, lần tái bản gần đây nhất năm 2017) [63] là một trong số không nhiều cuốn sách ra đời sớm nhất thời hiện đại nghiên cứu về Nho giáo Trung Hoa và tầm ảnh hưởng lớn lao của nó trong đời sống văn hóa Việt Nam. Bàn về đạo hiếu, Trần Trọng Kim đã phân tích khá chi tiết tư tưởng hiếu trong Nho giáo, từ Khổng Tử đến Tăng Tử. Theo Nho giáo, “hiếu có ba bậc: bậc đại hiếu là làm tôn trọng cha mẹ, bậc thứ là không làm nhục đến cha mẹ, bậc dưới cùng là có thể nuôi được cha mẹ” [63, tr.190]. Làm tôn trọng cha mẹ là phải hiểu được cái ý của cha mẹ, vâng theo cái chí của cha mẹ và gây dựng thân mình để cho vinh hiển cha mẹ. Không làm nhục đến cha mẹ là phải giữ danh giá của mình cho trọn vẹn, “không hư hỏng thân thể, không nhục thân danh”. Nuôi cha mẹ thì phải kính trọng, nuôi mà không kính thì chẳng khác gì nuôi giống chó, giống ngựa, lấygì mà phân biệt. Hiếu là cái gốc của đạo làm người. Người con có hiếu, “sống thì lấy lễ mà thờ, chết thì lấy lễ mà táng, lấy lễ mà tế” [63, tr.126]. Nhưng lấy lễ mà thờ cha mẹ không có nghĩa là cha mẹ làm điều trái đạo cũng phải theo. Khi cha làm điều gì trái lẽ thì phải hết
  • 10. 6 sức can ngăn, để cho cha không bị những điều lầm lỗi. Nhưng can ngăn cũng phải theo lễ. Hiếu có hợp lễ mới thật là hiếu. Hơn nữa, trong quan điểm của Nho giáo, có ba trường hợp con cái không nghe lời cha mẹ vẫn là người con có hiếu, đó là: theo mệnh thì cha mẹ nguy, không theo mệnh thì cha mẹ yên; theo mệnh thì cha mẹ nhục, không theo mệnh thì cha mẹ vinh; theo mệnh là cầm thú, không theo mệnh thì làm cho cha mẹ được vẻ vang, người hiếu tử không theo mệnh là kính cha mẹ [63, tr.293]. Trong quan điểm của Nho giáo, hiếu với cha mẹ là khéo nối được cái chí của cha mẹ, khéo noi được việc làm của cha mẹ; kính những người cha mẹ đã kính trọng, yêu những người cha mẹ đã yêu mến, thờ cha mẹ lúc chết rồi cũng như lúc còn sống. Song, Nho giáo cũng nhấn mạnh “sự thờ cha mẹ không phải là cái lẽ cuối cùng của sự hiếu. Cái lẽ cuối cùng của hiếu là lấy hiếu gây thành đạo nhân, vì người có hiếu tức là có nhân” [63, tr.129]. Trong Nho giáo, bên cạnh việc trình bày khá chi tiết đạo hiếu của Nho giáo, Trần Trọng Kim cũng đã chỉ ra những điểmtích cực và sức ảnh hưởng của Nho giáo đối với đạo đức Việt Nam nói chung và đạo hiếu nói riêng. Đây là nguồn tư liệu rất quý để nghiên cứu sinh thamkhảo trong quá trình viết luận án. Phan Bội Châu trong “Khổng học đăng” [120] khi bàn về “luân lý ở trong gia đình” đã có những nét phác thảo về chữ hiếu và việc thực hiện chữ hiếu theo quan điểm Nho giáo. Phân tích quan điểm của Khổng Tử về chữ hiếu, Phan Bội Châu nhấn mạnh chữ hiếu là gốc của đạo nhân. Người con giữ được chữ hiếu với cha mẹ ắt sẽ giữ được chữ đễ với anh em và đối với người trên thì không phạm thượng, càng không bao giờ làm loạn. Ngược lại, nếu một người bất hiếu với cha mẹ, bất đễ với anh em thì không thể sống tốt được: “Nếu có hạng người không thương cha mẹ mà bất hiếu, không thương anh em mà bất đễ, mà vội nói rằng thương loài người, thương thế giới, quyết không có lẽ ấy” [120, tr.181]. Bên cạnh đó, Phan Bội Châu cũng đề cập đến mối quan hệ giữa việc thực hiện chữ hiếu của người con trong gia đình và trách nhiệm của người công dân trong xã hội.
  • 11. 7 Ông quan niệm, chữ hiếu không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, để làm tròn chữ hiếu, người con nhiều khi phải gác lại hoặc nhờ người chăm sóc mẹ cha để thực hiện nghĩa vụ làm người với quốc gia, xã hội. Quan điểm này, ta đã gặp trong hành động của Nguyễn Trãi trong việc từ bỏ tiểu hiếu với cha để thực hiện đại hiếu với nước và sau nàyđược Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong tư tưởng “hiếu với dân”. Trong những năm 90 của thế kỷ XX, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo và các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, trong đó có thể kể đến một số công trình như: “Nho giáo xưa và nay” của tác giả Quang Đạm [24], “Nho giáo và phát triển ở Việt Nam” của tác giả Vũ Khiêu [57]; “Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam” của tác giả Phan Đại Doãn [21], “Đến hiện đại từ truyền thống” của tác giả Trần Đình Hượu [52] và “Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam” của tác giả Trần Văn Giàu [36]. Trong các công trình nghiên cứu này, từ góc độ sử học, triết học và đạo đức học, các tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam, trong đó đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ luôn được tôn lên cao và đặt vào vị trí đặc biệt quan trọng, trở thành cốt lõi của các quan hệ xã hội khác. Chẳng hạn, trong cuốn “Nho giáo xưa và nay”, khi nói về phạm trù “nhà”, tác giả Quang Đạm đã từ những luận điểm trong tứ thư, ngũ kinh và nhiều tài liệu diễn giải của các danh nho về sau mà khái quát lên nội dung chữ hiếu của Nho giáo. Theo tác giả, chữ hiếu theo quan điểmcủa Nho giáo được thể hiện ở ba nguyên lý lớn, đó là: Thứ nhất, sự thân và thủ thân gắn liền với nhau. “Sự thân” là phụng sự cha mẹ, phục vụ cha mẹ, thủ thân là giữ gìn thân mình. Sự thân không phải chỉ là công việc phải làm khi cha mẹ còn sống mà cũng là bổn phận phải làm sau khi cha mẹ qua đời... Con người ở đời càng giữ thân mình lành lặn và toàn vẹn lâu dài bao nhiêu để phụng sự cha mẹ, lúc sinh thời cũng như sau khi đã qua đời, thì càng báo hiếu được tốt bấy nhiêu” [24, tr.172]. Nho giáo nhấn mạnh, phụng sự cha mẹ là cái gốc của mọi việc phụng sự, giữ gìn thân thể là cái gốc của mọi việc giữ gìn; phụng sự đất nước, phụng
  • 12. 8 sự thiên hạ đều không bằng phụng sự cha mẹ; giữ gìn đất nước, giữ gìn thiên hạ đều không bằng giữ gìn thân thể do cha mẹ sinh ra để phụng sự cha mẹ. Thứ hai, suốt đời thiện kế, thiện thuật. Nho giáo yêu cầu, con cái đối với cha mẹ phải “kế”, “thuật” và “vô cải” nghĩa là con cái phải nối tiếp, làm theo và không sửa đổi việc làm và ý chí của cha mẹ, sau khi cha mẹ đã mất “ba năm không có gì thay đổi khác đối với đạo của cha” có thể được coi là hiếu. Cũng theo đó, Nho giáo dạy người ta “thiện kế”, “thiện thuật” cả tình cảm, thái độ đối xử của cha mẹ trong quan hệ với người khác sau khi cha mẹ mất, nghĩa là phải biết kính những người mà cha mẹ kính trọng, yêu những người mà cha mẹ thân yêu [24, tr.174]. Thứ ba, dương danh hiển thân là cách báo hiếu tốt nhất. Nho giáo cho rằng “lập thân, hành đạo, nêu cao thanh danh đến đời sau để làm vinh hiển cho cha mẹ”, đó là cách báo hiếu cao nhất. Hơn nữa, nếu đem cả thiên hạ mà phụng dưỡng cha mẹ thì không có hiếu nào bằng. Tác giả Quang Đạm nhận định dương danh hiển thân “là điều báo hiếu cao nhất của con đối với cha mẹ, và cũng là điều mong ước tha thiết nhất, tính toán, xếp đặt tốn công nhất của cha mẹ về tương lai của con, vừa vì con, vừa vì mình, hoặc nói một cách ngắn gọn là vì “nhà” cả thôi” [24, tr.175]. Những phân tích của Quang Đạm trong tác phẩm đã cung cấp cho nghiên cứu sinh một cái nhìn khái quát về nội dung của chữ hiếu trong Khổng giáo. Mặt khác, những luận điểm của tác giả cũng cho ta thấy sự ảnh hưởng và sự khác biệt của chữ hiếu trong Nho giáo Trung Quốc và chữ hiếu trong văn hóa Việt Nam. Trong cuốn “Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam” [21] khi bàn khá nhiều về đạo hiếu ở Việt Nam, Phan Đại Doãn cũng khẳng định: “Hiếu vốn là tinh thần, là nội dung của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam hình thành từ rất xa xưa trong phong tục tín ngưỡng như “thờ cúng tổ tiên”, “trọng lão” nhưng về sau lại được giáo lý Nho giáo khẳng định thêm sâu sắc, chi tiết và thể chế hóa thành luân lý xã hội. Các nhà nước dưới thời Lê – Nguyễn đều lấy hiếu để củng cố gia đình, lấy hiếu làm chuẩn mực cho các giá trị xã hội, làm tiêu chuẩn để rèn luyện nhân cách,
  • 13. 9 lấy hiếu để ràng buộc con người với con người, bề dưới với bề trên và đặc biệt được pháp luật hóa, chính sách hóa” [21,tr.144]. Theo tác giả, hiếu là nhân cách con người, là gốc của nhân luân, là quan hệ đứng hàng dọc trong gia đình và dòng họ, có ý nghĩa quan trọng nhất trong nguyên tắc ứng xử gia đình. Trong cuốn sách này, Phan Đại Doãn đã có những nét phác thảo cơ bản về đạo hiếu trong gia huấn Việt Nam thời phong kiến. Tác giả cũng khái quát vị trí, vai trò của đạo hiếu trong gia đình và xã hội; những nội dung căn bản của đạo hiếu theo quan niệm của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam. Trong ấn phẩm “Chữ Hiếu” của nhà nghiên cứu Hạnh Hương [49], ở phần “Cội nguồn” tác giả đặt ra câu hỏi: “Vì sao ta phải báo hiếu cha mẹ, ông bà và tổ tiên?” Ấy là do “ơn nghĩa sinh thành”, là phận làm con phải báo ân, báo hiếu. Để báo hiếu phải “tôn kính và vâng lời”, phải “tránh ác, hành thiện”. Để đáp ân, con cái phải sống tốt, phải “liều thân khi cha mẹ gặp nguy”. Tác giả Hạnh Hương nhấn mạnh rằng “báo hiếu là bổn phận và trách nhiệmcủa người làmcon”. Trong ấn phẩm “Hiếu hạnh xưa và nay” [13], tác giả Cao Văn Cang cũng đặt ra câu hỏi: “Thế nào là hiếu hạnh”. Và từ việc diễn giảng “bài học quả báo”, phân tích “gương xưa về những người con có hiếu” và “cuộc đời những người con hiếu”, tác giả yêu cầu con người ta phải “thực hành hiếu đạo”. Hiếu đạo không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà hơn thế nữa “trên đời này, việc làm được đánh giá cao quý và đáng tôn vinh nhất, chính là lòng hiếu thảo của con cái đối với đấng sinh thành, đó là niềm vinh hạnh trời ban” [13, tr.15]. Từ góc nhìn Phật giáo, thiền sư Thích Giác Hành trong “Chữ hiếu và nếp sống dân tộc” [41] khẳng định: “Hiếu chính là biểu hiện đức tính cao thượng của con người trong hầu hết các nền văn hóa của nhân loại. Đó là thái độ sống bày tỏ sự biết ơn, nhớ ơn công đức sinh thành dưỡng dục đối với ông bà, cha mẹ hiện tại và trong vô lượng kiếp. Hiếu cũng chính là sợi dây thân ái kết nối giữa mọi người, gia đình, thân tộc và tình dân tộc” [41, tr.16]. Qua ấn phẩm này, tác giả cũng đặt ra và trả lời cho câu hỏi vì
  • 14. 10 sao ta phải báo hiếu mẹ cha? Chúng ta phải báo hiếu như thế nào và làm cách nào để chúng ta báo hiếu? Từ đó, chúng ta có thể thấyđược một số nội dung khái quát của đạo hiếu theo quan điểmPhật giáo. Ba cuốn sách “Chữ hiếu” [49], “Chữ hiếu và nếp sống dân tộc” [41], “Hiếu hạnh xưa và nay” [13] của ba tác giả khác nhau, mặc dù xuất phát điểm không giống nhau, nhưng chúng ta lại tìm thấy ở đó những điểm tương đồng. Các tác giả, có người xuất phát từ quan điểm đời thường, có người xuất phát từ quan điểm Phật giáo, với lối viết mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống, qua các câu chuyện đời thường hoặc câu chuyện của nhà Phật, các tác giả đều hướng tới và tìm cách trả lời cho câu hỏi: vì sao con cái phải báo hiếu cha mẹ? Việc báo hiếu cha mẹ phải thực hiện như thế nào? Trong quá trình luận bàn về đạo hiếu, dù không tác giả nào phân tích một cách tỉ mỉ nội hàm, ngoại diên của khái niệm hiếu; không trình bày một cách hệ thống những nội dung của đạo hiếu, nhưng từ các cuốn sách này ta có thể tìm được những gợi ý rất sâu sắc trả lời cho câu hỏi đạo hiếu là gì, nội dung căn bản của đạo hiếu bao gồm những vấn đề nào? Đó là những tư liệu vô cùng quý giá cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án. Cuốn “Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi” của tác giả Ngô Đức Thịnh [124] đã trình bày khái quát những giá trị văn hóa tiêu biểu của Việt Nam, trong đó khi nói về những giá trị văn hóa của gia đình người Việt truyền thống, tác giả đã nêu lên quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu như Trần Đình Hượu, Phạm Côn Sơn, Vũ Khiêu, Phan Ngọc. Tác giả đã đồng tình với quan điểm của Vũ Khiêu khi nhấn mạnh hiếu là “nết đầu trong trăm nết”, “hành vi của người ta không gì lớn bằng chữ hiếu”; Hiếu là phải làm cho cha mẹ được tôn trọng, nuôi dưỡng cha mẹ phải bằng tấm lòng kính yêu chân thành; và mối quan hệ giữa người con có hiếu trong gia đình với người công dân đức độ ngoài xã hội. Trích lời của nhà nghiên cứu Phan Ngọc, tác giả cũng đề cập đến độ khúc xạ của chữ hiếu trong Nho giáo khi vào Việt Nam, nói cách khác, “hiếu của Việt Nam có điểm độc đáo khác với hiếu của Trung Quốc”. Ở Việt Nam
  • 15. 11 không chỉ có hiếu của con cái đối với cha mẹ mà còn có cả “đại hiếu” là hiếu với nước và trong lịch sử dân tộc, nhiều khi để thực hiện “đại hiếu” người ta phải hy sinh cái “tiểu hiếu”. Qua tác phẩm này, ta không chỉ tiếp nhận quan điểm của Ngô Đức Thịnh về hiếu mà từ những nhận định của ông chúng ta hiểu thêm về quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó khi nghiên cứu về đạo hiếu ở Việt Nam. Gần đây nhất, cuốn sách Bản thể luận xã hội về đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay do tác giả Nguyễn Thị Thọ chủ biên [129] đã luận giải về sự tồn tại của phạm trù hiếu và những khía cạnh biểu hiện khác nhau của hiếu trong các bản thể xã hội. Nội dung công trình nghiên cứu gồm ba phần, trong đó phần 1 và phần 2, xuất phát từ vị trí, vai trò của đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam, tác giả đã đi sâu phân tích một số nội dung cơ bản về bản thể luận xã hội của đạo hiếu ở Việt Nam. Cùng với các cuốn sách của các nhà nghiên cứu trong nước, bàn về đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam còn có thể kể đến một số cuốn sách của các nhà nghiên cứu nước ngoài. Trong tác phẩm “Nho gia với Trung Quốc ngày nay” [131], Vi Chính Thông đã khái quát những nội dung chính tư tưởng đạo hiếu theo quan điểm của Khổng Tử. Theo tác giả, quan điểm về đạo hiếu của Khổng Tử có thể chia thành mấy điểm là: “Duy trì trật tự trên dưới”; “chuẩn mực về đạo đức luân lý”; “hiếu và nhân”; “hiếu và trung”. Trong cuộc sống, hiếu được thực hiện đối với cha mẹ là “sống thì phụng dưỡng thân thể, chết thì an táng theo lễ, thờ cúng theo lễ”. Qua cuốn sách ta cũng thấy được rằng, sự hình thành và phát triển của đạo hiếu ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo hiếu trong Nho giáo. Tuy nhiên, đạo hiếu ở Việt Nam không tiếp nhận nguyên xi đạo hiếu trong Nho giáo mà là sự tiếp biến trên cơ sở nền văn hóa bản địa, do đó tư tưởng đạo hiếu của Việt Nam bớt hà khắc hơn tư tưởng hiếu trong Nho giáo và mang đậmtruyền thống, bản sắc của con người Việt Nam. Tác phẩm “Chữ Hiếu trong nền văn hóa Trung Hoa” của Tiêu Quần Trung do Lê Sơn dịch [145] đã phân tích bản chất tinh thần luân lý và hệ thống chuẩn mực đạo
  • 16. 12 hiếu. Từ việc phân tích cơ sở, cơ chế thực tiễn của đạo hiếu và việc giáo dục đạo hiếu, tác giả đã cho chúng ta thấy một bức tranh khá đầyđủ và sinh động của đạo hiếu Trung Hoa, từ cội nguồn của đạo hiếu đến diễn biến và các giá trị lịch sử của nó đối với xã hội đương đại. Tuy nhiên, do tiếp cận dưới góc nhìn văn hóa nên tác phẩm chưa đi vào phân tích được căn nguyên của sự biến đổi của đạo hiếu qua các thời kỳ lịch sử. Đây là vấn đề đặt ra về mặt triết học dựa trên lý luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đặc biệt là dựa trên nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội mà nghiên cứu sinh sẽ luận chứng trong luận án này. Cuốn sách“Đạo hiếu trong Nho gia” của tác giả Cao Vọng Chi, một nhà nghiên cứu tôn giáo tâm huyết người Trung Quốc được nhà xuất bản Chính trị Quốc gia dịch và xuất bản năm 2014 [15]. Đây là tác phẩm đã phân tích một cách thấu đáo về đạo hiếu. Tác giả đã đưa vào sách bản gốc của “Hiếu kinh” và tập hợp 100 điều ghi chép lời của các bậc thánh hiền Trung Quốc như Khổng Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử luận bàn về các vấn đề cốt lõi của đạo hiếu. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến hàng loạt vấn đề liên quan đến đạo hiếu, như cơ sở xác lập, bối cảnh xã hội hình thành và quá trình truyền thụ đạo hiếu trong xã hội Trung Quốc. Ở phần cuối cuốn sách, Cao Vọng Chi đã có những nghiên cứu, so sánh về tư tưởng đạo hiếu trong Nho gia với Đạo giáo, Phật giáo. Những nghiên cứu, so sánh này đã cho chúng ta hiểu rõ và có những lý giải sâu sắc hơn về đạo hiếu trong Nho gia. Trong cuốn sách này, tác giả cũng đã dành cả một chương để viết về ảnh hưởng của đạo hiếu trong Nho gia đối với các nước láng giềng. Qua cách nhìn, cách đánh giá của một nhà nghiên cứu Trung Quốc, ta thấy được mối quan hệ của đạo hiếu trong nền văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, ở đây Cao Vọng Chi mới chỉ nhìn thấy điểm tương đồng với ảnh hưởng một chiều từ đạo hiếu trong Nho gia đối với Việt Nam mà chưa nhìn thấy điểm khác biệt của đạo hiếu ở Việt Nam vốn được nảy sinh từ nền văn hóa Việt Nam. Đây là một vấn đề mà tác giả cần nghiên cứu và làm rõ trong phần lý luận của luận án. Tuy nhiên, tài liệu này đã cung cấp cho tác giả cái nhìn
  • 17. 13 khá rõ ràng và toàn diện về đạo hiếu trong Nho gia, cung cấp cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu vấn đề trong luận án của mình. Đặc biệt, trong bài viết “Khảo cứu văn bản Bổ chính nhị thập tứ hiếu truyện diễn nghĩa ca và văn bản chữ Nôm” của Sato Thụy Uyên – một nhà nghiên cứu người Nhật Bản, đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Việt Nam học lần thứ IV, tổ chức tại Hà Nội năm 2012 [148], tác giả đã có sự so sánh, đối chiếu văn bản “Bổ chính nhị thập tứ hiếu” ở Việt Nam với ba hệ thống “Nhị thập tứ hiếu” ở Trung Quốc. Tác giả nhận định, cách trình bày và trật tự hai mươi bốn hiếu tử của ba hệ thống có sự khác biệt và khác với cách ghi của Bổ chính nhị thập tứ hiếu. Sự khác biệt đó nói lên rằng “Nhị thập tứ hiếu của Trung Quốc khi truyền sang Việt Nam đã có sự tiếp thu, biến đổi, tạo ra một nét rất đặc sắc, riêng biệt của Việt Nam”. Đề cập đến các văn bản liên quan đến “Nhị thập tứ hiếu” ở Việt Nam, tác giả bài viết nhận định có ít nhất hai mươi bảy tài liệu liên quan, trong đó mười lăm tài liệu là nguyên văn thơ chữ Nôm của dịch giả Lý Văn Phức và các bản phiên âm sang chữ quốc ngữ được phổ biến sâu rộng trong dân chúng. Chỉ có văn bản Bổ chính nhị thập tứ hiếu là văn bản duy nhất do thành viên hoàng thất (Hòa Thịnh Quận Vương Miên Thuấn) đích thân kiểm định, lại được dùng làm sách dạy đạo hiếu cho con cháu hoàng tộc. Tác giả nhận đinh: “Có lẽ vì thế mà nó không được lưu truyền phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân như văn bản Nhị thập tứ hiếu diễn ca của cụ Lý Văn Phức, nhưng dường như nó đã được con cháu Vương phủ truyền đọc rộng rãi như là một quyển sách gia phạm” [148] . Có thể nói, Sato Thụy Uyên là một trong số hiếm hoi những nhà nghiên cứu người nước ngoài tìm hiểu về Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam. Với mục đích làm rõ tác phẩm Nhị thập tứ hiếu khi truyền vào Việt Nam có sự dung hợp, biến chuyển, được “bản địa hóa” như thế nào so với nguồn gốc ban đầu và có ảnh hưởng sâu sắc như thế nào đến xã hội Việt Nam, đặc biệt ở tầng lớp quý tộc, bài viết đã đưa ra một cái nhìn
  • 18. 14 tương đối toàn diện về tác phẩm Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam qua lăng kính của một nhà nghiên cứu nước ngoài. Trong nhiều năm gần đây, trên các tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam cũng đã có nhiều bài viết bàn về đạo hiếu dưới những góc độ khác nhau, trong đó có thể kể đến một số bài viết của tác giả Trần Đăng Sinh, như: "Đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay” [105]; “Bảo tồn và phát huy giá trị đạo hiếu trong gia đình truyền thống ở Việt Nam” [104]. Đặc biệt, năm 2009, với đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ Đạo hiếu và vấn đề giáo dục đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay [103], tác giả Trần Đăng Sinh đã phân tích khá sâu sắc cơ sở hình thành, tồn tại, phát triển và nội dung đạo hiếu trong gia đình Việt Nam. Bài viết “Đạo hiếu Việt Nam qua cách nhìn lịch đại” của tác giả Trần Nguyên Việt [155] đã tiếp cận đạo hiếu theo tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam. Luận giải quan niệm về hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam, tác giả đã đi từ quan điểm của Nho, Phật, Lão và Thiên Chúa giáo để khẳng định: “Các học thuyết tôn giáo – triết học nói trên đều gặp nhau ở đạo hiếu kính và tham gia vào sự tiếp biến văn hóa từ hơn hai ngàn năm nay ... Sự tiếp biến ấy có cường độ khác nhau tùy thuộc vào tâm thế của mỗi triều đại phong kiến lựa chọn học thuyết nào làm chủ đạo trong hệ tư tưởng của mình” [155, tr.33]. Từ cách nhìn lịch đại, tác giả Trần Nguyên Việt đã khái quát tiến trình phát triển của đạo hiếu Việt Nam qua các thời kỳlịch sử và rút ra những đặc điểm cơ bản của đạo hiếu Việt Nam. Có thể nói, nghiên cứu của tác giả Trần Nguyên Việt đã đưa ra cái nhìn bao quát về sự hình thành, tiến trình phát triển cũng như đặc điểm của đạo hiếu ở Việt Nam. Tác giả đã khẳng định vị trí, vai trò của đạo hiếu trong hệ giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, đồng thời đưa ra những lý giải khá sắc nét nguyên nhân của sự khác biệt giữa đạo hiếu Việt Nam so với đạo hiếu trong tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo. Bài viết thực sự là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án của mình.
  • 19. 15 Như vậy, khảo sát các công trình nghiên cứu về đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy, các tác giả đã đưa ra những ý kiến luận giải về đạo hiếu, về sự hình thành và biểu hiện của nó trong đời sống xã hội ở Việt Nam. Trong các cuốn sách, bài viết mỗi tác giả đều có ý kiến riêng của mình, song mấu chốt ta vẫn tìm thấy được một điểm chung xuyên suốt, đó là: đạo hiếu là một giá trị đạo đức cốt lõi trong hệ giá trị đạo đức truyền thống của mỗi dân tộc; đạo hiếu ở Việt Nam được hình thành từ rất sớm, gắn liền với đặc điểm của nền văn hóa bản địa và chịu sự ảnh hưởng khá sâu sắc đạo hiếu của Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, đạo hiếu luôn giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống gia đình và đạo đức xã hội. Những nghiên cứu này đã giúp nghiên cứu sinh có một cái nhìn tương đối toàn diện và sâu sắc về đạo hiếu nói chung và đạo hiếu ở Việt Nam nói riêng. Đó thực sự là những tri thức quý báu tạo tiền đề để nghiên cứu sinh tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ phạm trù đạo hiếu, cơ sở hình thành cũng như những nội dung cơ bản của đạo hiếu ở Việt Nam. 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay Tác giả Phan Châu Trinh, trong bài diễn thuyết “Đạo đức và luân lý Đông Tây” [165] diễn ra tại Nhà hội Việt Nam ở Sài Gòn, đêm 19 tháng 11 năm 1925, khi “cốt ý bàn về sự thayđổi luân lý của nước ta” đã phân biệt hai chữ đạo đức và luân lý. Tác giả cho rằng, đạo đức là đạo đức, luân lý là luân lý; đạo đức gồm cả luân lý mà luân lý chỉ là một phần trong đạo đức mà thôi. Đạo đức thì không có mới có cũ, có Đông có Tây, nghĩa là đạo đức thì không bao giờ thay đổi được. Luân lý thì không thế. Luân lý không phải là thứ thiên niên bất dịch mà có thể tùy thời mà thay đổi. Tác giả lấy thí dụ, trong ứng xử của con cái khi cha mẹ qua đời, xứ này cha mẹ chết thì đem ăn thịt hoặc đốt đi, mới gọi là hiếu, mà xứ kia thì phải làm đám táng có kèn trống linh đình mới là phải đạo làmcon [165].
  • 20. 16 Trong tác phẩm, Phan Châu Trinh cho ta thấy cách nhìn duy vật biện chứng của một nhà tư tưởng khi bàn về luân lý nói chung và đạo hiếu nói riêng. Mặc dù tư tưởng được đưa ra từ đầu thế kỷ XX nhưng đến nay vẫn còn có những ý nghĩa nhất định trong việc khẳng định sự biến đổi của đạo hiếu và việc xây dựng luân lý trong xã hội Việt Namhiện nay. Cuốn “Hiếu hạnh xưa và nay” [13], trong phần “Thực hành đạo Hiếu”, Cao Văn Cang đã nêu quan điểm về đạo hiếu xưa của dân tộc Việt Nam, đối chiếu, so sánh để rồi đặt ra yêu cầu xã hội ngày nay cần phải giáo dục chữ hiếu. Tác giả nhận định, ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng đầy đủ, văn minh đã tạo ra những điều kiện, tiền đề để con người ta thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa của mình với cha mẹ trong gia đình và những người khó khăn hơn ngoài xã hội. Nhưng, bên cạnh những việc làm nhân ái, những tấm lòng tình nghĩa khiến cho người ta cảm thấy xã hội này thật ấm áp tình người thì vẫn còn đó, những người con bất hiếu, họ chỉ biết nghĩ đến bản thân, hắt hủi bố mẹ già và ngoảnh mặt trước nỗi đau của đồng loại. Bài viết “Hiếu” và việc xây dựng hiếu trong xã hội ta ngày nay” của tác giả Nguyễn Tài Thư [134] đã khẳng định hiếu là một sản phẩm tinh thần của các xã hội văn minh. Xã hội ta ngày nay là một xã hội văn minh, do đó cần xây dựng một đạo hiếu tương xứng. Đạo hiếu của xã hội ngày nay phải được hình thành trên cơ sở tư liệu của đạo hiếu truyền thống, “nhưng cái truyền thống của giai đoạn hiện tại không còn được giữ nguyên như ở giai đoạn trước”. Nói cách khác, đạo hiếu truyền thống “phải được xem xét trên cơ sở hiện tại, lấy hiện tại để phán xét truyền thống, lựa chọn truyền thống”. Trong đạo hiếu truyền thống “có nhiều điều khiến cho ngày nay phải cảm phục và ngưỡng mộ” nhưng cũng “có nhiều cái không còn phù hợp”. Do đó, cần phải chọn lọc, kế thừa và phát triển đạo hiếu truyền thống cho phù hợp với xã hội hiện tại. Mặt khác, tác giả nhận định: “Hiếu là một phạm trù đạo đức, một khi chế độ kinh tế - xã hội thay đổi thì sớm muộn nó cũng phải thay đổi theo. Chế độ kinh tế - xã hội ngày nay đã khác ngày trước, điều này khiến ý thức và hành vi hiếu giữa hai chế độ có nhiều khác
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 54284 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562