SlideShare a Scribd company logo
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................. i
Lời cam đoan ............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn .............................................................................................................. iii
Mục lục ...................................................................................................................... 1
Bảng chữ viết tắt ........................................................................................................ 3
Danh mục các bảng, sơ đồ và biểu đồ ....................................................................... 4
Danh mục các hình và video ..................................................................................... 5
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 6
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................... 6
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 7
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................... 8
5. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 8
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 8
7. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 9
8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 9
9. Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................... 10
10. Lược sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 10
PHẦN 2. NỘI DUNG ............................................................................................. 13
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài ...................................................... 13
1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 13
1.1.1. Khái niệm về thực tiễn ................................................................................. 13
1.1.2. Kỹ năng và kỹ năng học tập.......................................................................... 14
1.1.3. Tình huống thực tiễn ..................................................................................... 20
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 21
1.2.1. Thực trạng dạy học sinh học ở các trường THCS hiện nay ......................... 21
1.2.2. Phân tích thực trạng rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn 25
Kết luận chương 1 .................................................................................................. 27
Chương 2. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn
trong dạy học sinh học 8 ......................................................................................... 28
2.1. Kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn..................................................... 28
2
2.2. Vai trò của kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong chương trình
sinh học 8 ................................................................................................................. 28
2.3. Quy trình thiết lập các tình huống thực tiễn ..................................................... 29
2.4. Phân tích cấu trúc và nội dung chương trình sinh học 8................................... 31
2.4.1.Vị trí .............................................................................................................. 31
2.4.2. Cấu trúc, nội dung phần sinh học lớp 8 ....................................................... 31
2.5. Chọn lọc các nội dung cần giải quyết các tình huống thực tiễn từ nội dung
của chương trình sinh học 8 .................................................................................... 33
2.6. Quy trình rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn 36
2.7. Tổ chức cho học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn.. 37
2.7.1. Sử dụng bài tập tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học nghiên cứu
kiến thức mới ........................................................................................................... 37
2.7.1.1. Hệ thống bài tập tình huống sử dụng dạy học, củng cố bài học ............... 37
2.7.1.2. Ví dụ minh họa .......................................................................................... 47
2.7.2. Sử dụng bài tập tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học liên hệ, mở
rộng kiến thức .......................................................................................................... 49
2.7.2.1. Hệ thống bài tập tình huống sử dụng liên hệ, mở rộng kiến thức .............. 49
2.7.2.2. Ví dụ minh họa .......................................................................................... 59
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 61
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 62
3.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................... 62
3.2. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 62
3.3. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................... 62
3.4. Xử lí kết quả thực nghiệm ................................................................................ 65
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá ...................................................... 66
Kết luận chương 3 ................................................................................................... 72
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 73
1. Kết luận ............................................................................................................... 73
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 75
PHỤ LỤC 1. Phiếu điều tra HS và GV.................................................................... P1
PHỤ LỤC 2. Một số giáo án thực nghiệm .............................................................. P4
PHỤ LỤC 3. Bảng đánh giá các KN giải quyết các THTT qua thực nghiệm........P23
3
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt Ý nghĩa các chữ viết tắt
PPDH Phương pháp dạy học
GS.TS Giáo sư, tiến sĩ
PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ
GV Giáo viên
HS Học sinh
THPT Trung học phổ thong
THCS Trung học cơ sở
SGK Sách giáo khoa
SGV Sách giáo viên
KN Kỹ năng
SL Số lượng
STT Số thứ tự
TT Thứ tự
TH Tình huống
TN Thí nghiệm
4
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 1.1. Phương pháp giảng dạy của giáo viên .................................................... 22
Bảng 1.2. Mức độ dạy học có rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực
tiễn cho học sinh ...................................................................................................... 23
Bảng 1.3. Sự cần thiết của việc rèn kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn .. 23
Bảng 1.4. Khảo sát về khả năng giải quyết các tình huống thực tiễn của học sinh
hiện nay theo sự đánh giá của giáo viên ................................................................. 23
Bảng 1.5. Thái độ của HS đối với việc giải quyết các tình huống thực tiễn trong
học tập .................................................................................................................... 24
Bảng 1.6. Kết quả điều tra về việc rèn luyện KN giải quyết các tình huống thực
tiễn cho HS trong học tập phần Sinh học lớp 8 ....................................................... 25
Bảng 3.1. Các tiêu chí đánh giá việc rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống
thực tiễn ................................................................................................................... 63
Bảng 3.2. Đánh giá việc rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn
theo từng tiêu chí .................................................................................................... 63
Bảng 3.3. Mức điểm tương ứng với từng tiêu chí.................................................... 65
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả các lần kiểm tra kỹ năng giải quyết các tình huống
thực tiễn ................................................................................................................... 66
Bảng 3.5. Tổng hợp mức độ về các tiêu chí của kỹ năng giải quyết các tình
huống thực tiễn ....................................................................................................... 66
Bảng 3.6. Tổng hợp mức độ của từng tiêu chí của kỹ năng giải quyết các tình
huống thực tiễn ........................................................................................................ 68
Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết lập các tình huống thực tiễn .......................................... 29
Sơ đồ 2.2. Quy trình rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống
thực tiễn ................................................................................................................... 36
Biểu đồ 3.1. Biểu diễn các mức độ về KN giải quyết các tình huống thực tiễn
trước TN và sau TN.................................................................................................. 67
Biểu đồ 3.2. Biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 1 trước TN và sau TN .. 68
Biểu đồ 3.3. Biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 2 trước TN và sau TN ... 68
Biểu đồ 3.4. Biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 3 trước TN và sau TN .. 69
Biểu đồ 3.5. Biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 4 trước TN và sau TN ... 69
Biểu đồ 3.6. Biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 5 trước TN và sau TN ... 70
5
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ VIDEO
Trang
Hình 2.1. Các khớp cử động tự do .......................................................................... 42
Hình 2.2. Ngồi học đúng và sai tư thế ..................................................................... 43
Hình 2.3. Vết thương chảy máu ở lòng bàn tay ...................................................... 43
Hình 2.4. Cận thị học đường ................................................................................... 44
Hình 2.5. Cuộc gặp gỡ giữa người cao nhất và lùn nhất thế giới ngày
13/11/2014 ............................................................................................................... 44
Hình 2.6. Chải răng đúng cách ................................................................................ 54
Hình 2.7. Vân tay, vân chân..................................................................................... 54
Hình 2.8. Tóc bạc sớm .............................................................................................55
Hình 2.9. Những biến chứng của tiểu đường .......................................................... 55
Hình 2.10. Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì ................................................................... 56
Video 2.1. Phản xạ gân cơ tứ đầu đùi ..................................................................... 45
Video 2.2.a. Phản xạ gân cơ nhị đầu ....................................................................... 45
Video 2.2.b. Phản xạ gân cơ tam đầu ...................................................................... 45
Video 2.3. Nữ hoàng tốc độ Vũ Thị Hương tại Sea game 27 ................................. 46
Video 2.4. Bé phơi nắng .......................................................................................... 46
Video 2.5. Chấn thương sọ não................................................................................ 47
Video 2.6. Hầm xương ............................................................................................ 56
Video 2.7. Chức năng của gan ................................................................................ 57
Video 2.8. Đi cầu khỉ .............................................................................................. 57
Video 2.9. Say rượu lái xe máy................................................................................ 58
Video 2.10. Hai anh em sinh đôi kết hôn hai chị em sinh đôi ................................ 58
6
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu
cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng
cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh
viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực
hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học [44]. Định hướng quan
trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển
năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những
xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông.
Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng
lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”. Do vậy đổi mới phương
pháp dạy học ở trường trung học đang là vấn đề cấp thiết đối với sự nghiệp giáo dục
và đào tạo ở nước ta. Ngành giáo dục - đào tạo cần từng bước đổi mới, cải cách về
cả chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá... nhằm tạo nên
thế hệ trẻ phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn nhân cách, đó là nguồn nhân lực lao
động, sáng tạo, là chủ thể xây dựng đất nước.
1.2. Xuất phát từ ƣu điểm của việc dạy học giải quyết các tình huống thực tiễn.
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học
được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống
và nghề nghiệp. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học
chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp.
Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để
gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, nếu các tình
7
huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình
huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học sinh
cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành [44].
1.3. Xuất phát từ nội dung kiến thức sinh học 8.
Sinh học là môn học có nội dung kiến thức gần gũi và liên quan nhiều đến
thực tiễn cuộc sống. Sinh học lớp 8 có nội dung chủ yếu giới thiệu về các cơ quan,
bộ phận và chức năng của chúng trong cơ thể con người, mối quan hệ giữa cơ thể
với môi trường và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Để hướng đến cách tiếp cận
mới trong dạy học cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng giải quyết một số
tình huống, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên
cứu của học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Rèn
luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh
học 8”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn nhằm góp
phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học lớp 8.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
3.2. Phân tích nội dung chương trình Sinh học lớp 8 để chọn lọc nội dung cần
giải quyết các tình huống thực tiễn.
3.3. Xây dựng các bước rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn
cho học sinh.
3.4. Xây dựng câu hỏi, bài tập và giáo án cho việc rèn luyện kỹ năng giải quyết
các tình huống thực tiễn.
3.5. Xây dựng các tiêu chí để đánh giá kỹ năng giải quyết các tình huống thực
tiễn ở học sinh.
3.6. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc hình thành kỹ năng
giải quyết các tình huống thực tiễn ở học sinh lớp 8.
8
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong
dạy học sinh học 8 thì sẽ nâng cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức, gia tăng hứng thú
học tập và nâng cao khả năng tư duy, năng lực hành động trong cuộc sống thực tiễn.
5. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
5.1. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 8 THCS trên địa bàn huyện Cam Lộ
5.2. Đối tượng nghiên cứu: Rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực
tiễn cho HS.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các loại tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước trong công tác giáo dục; các công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài.
- Nghiên cứu tổng quan các tài liệu lý luận về dạy học sinh học.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK Sinh học 8 và các tài liệu có liên
quan làm cơ sở cho việc sưu tầm, phân loại hệ thống các tư liệu, xây dựng các biện
pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn.
6.2. Phương pháp quan sát sư phạm
- Quan sát điều kiện học tập của học sinh
- Dự giờ các tiết học bộ môn sinh học 8 mà nội dung có thể liên hệ thực tiễn để
đưa ra các phương pháp dạy học phù hợp làm tăng tính tích cực của học sinh trong
các hoạt động học từ đó rèn luyện được kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn
cho các em.
6.3. Phương pháp chuyên gia
- Thông qua báo cáo đề cương, xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn giàu kinh
nghiệm để giúp việc định hướng, triển khai nghiên cứu đề tài.
- Gặp gỡ và trao đổi những người giỏi về lĩnh vực mình nghiên cứu hoặc các
giáo viên thuộc cùng chuyên môn hoặc khác chuyên môn có kinh nghiệm dạy học,
để tham khảo, chỉnh lí, bổ sung và hoàn thiện quá trình nghiên cứu đề tài.
9
6.4. Phương pháp điều tra cơ bản
Điều tra về thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh và việc sử
dụng các bài tập tình huống trong dạy học Sinh học ở nhà trường phổ thông.
- Đối với giáo viên:
+ Sử dụng phương pháp Anket: Dùng phiếu điều tra để lấy số liệu về thực
trạng dạy học bộ môn Sinh học.
+ Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến, trao đổi với các giáo viên sinh học đang
trực tiếp dạy học của 3 trường: THCS Khóa Bảo, THCS Trần Hưng Đạo, THCS Lê
Lợi, dự giờ thăm lớp ở các trường THCS nhằm tìm hiểu thực trạng về việc tổ chức
cho học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học
sinh học 8.
- Đối với học sinh:
+ Sử dụng phiếu điều tra để điều tra hứng thú học tập bộ môn Sinh học của
học sinh.
+ Điều tra kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn ở học sinh lớp 8
6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Để đánh giá kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn của học sinh, chúng
tôi tiến hành xây dựng bộ tiêu chí. Căn cứ vào các tiêu chí được đặt ra để tiến hành
đo mức độ đạt được của kỹ năng theo thời gian.
Sử dụng một số công cụ toán học để xử lý các kết quả điều tra và kết quả thực
nghiệm sư phạm. Tham số sử dụng để xử lý: phần trăm (%)
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, sử dụng
các biện pháp để rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn
trong dạy học sinh học 8, THCS.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn
trong dạy học sinh học 8
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
10
9. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
- Xây dựng hệ thống bài tập tình huống nhằm rèn luyện kỹ năng giải quyết các
tình huống thực tiễn.
- Đề xuất các quy trình thiết lập và rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống
thực tiễn trong quá trình tiếp nhận tri thức sinh học lớp 8.
- Đề ra được các địa chỉ tích hợp, tiêu chí để đánh giá kỹ năng giải quyết các
tình huống thực tiễn.
10. LƢỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
10.1. Trên thế giới
- Kỹ năng là một trong những yếu tố giúp con người hoạt động có kết quả, do đó
từ trước đến nay có rất nhiều nhà triết học, giáo dục học nghiên cứu về vấn đề này:
- Nhà triết học Hy lạp cổ đại Arixtốt (384-322) đã coi kỹ năng như một phẩm
chất, một phần phẩm hạnh của con người. Ông cho rằng nội dung phẩm hạnh là
“Biết định hướng, biết việc làm, biết tìm tòi”.
- Thế kỷ 19 các nhà giáo dục học nổi tiếng như J.J Rutxô (pháp), K.D.
Usinxki (Nga), I.A Cômenxki (Tiệp Khắc) cũng đã đề cập đến các kỹ năng trí tuệ
của học sinh và con đường hình thành kỹ năng này.
- Vào thập niên đầu của thế kỷ XX có thể kể một số tác giả như:
+ Xavier Roegoers (1982) đề xuất các kỹ năng cơ bản và phân loại chúng [42].
Ở một số nước như Liên Xô, đã có nhiều tài liệu sử dụng câu hỏi, bài tập vận dụng
trong dạy học như: Socolovskaia 1971, Abramova. P.B.Gopman, Kadosnhicov…
Theo K.Đ.Usinxki: “Kỹ năng đề ra câu hỏi và làm cho câu trả lời phức tạp và
khó khăn dần là một trong những thói quen sư phạm cần thiết nhất và quan trọng
nhất” [24].
Dạy học bằng việc sử dụng tình huống để rèn luyện các kỹ năng cũng đã
được thực hiện ở các trường quản lý kinh tế Havard, hiện nay phương pháp tình
huống đang được sử dụng ở các nước châu Âu. Năm 1971, một trung tâm tình
huống đã được thiết lập ở Paris. Ở đó người ta biên tập và lưu trữ các tình huống
phục vụ công tác giảng dạy đào tạo cán bộ quản lý [7].
11
Đặc biệt, việc áp dụng lý thuyết vào thực tế, kỹ năng liên kết kiến thức của các
môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề và ra quyết định. Phương pháp này đã
được kiểm nghiệm ở nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới mà điển hình là đại
học Harvard - chiếc nôi và một trung tâm dạy và học bằng tình huống.
10.2. Ở Việt Nam
Việc nghiên cứu về kỹ năng và biện pháp rèn luyện kỹ năng trong quá trình
dạy học cũng được các tác giả nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Các bộ môn
Toán, Vật Lý, Hóa học… đã sử dụng bài tập để rèn luyện kỹ năng như: Dương
Xuân Trinh (1992), Nguyễn Ngọc Quang và Nguyễn Cương (1982), Cao Thị Thăng
(1999) hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học THCS.
Trong sinh học từ những năm 60 của thế kỷ XX đã có nhiều công trình của:
Đinh Quang Báo, Trần Bá Hoành (1970), Nguyễn Đức Thành (1986), Lê Đình
Trung (1994), Vũ Đức Lưu (1995), Lê Thanh Oai (2004)…
Vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh cũng được quan tâm từ
những năm 70-80 của thế kỉ XX, đặc biệt trong thời gian gần đây, khi Đảng và nhà
nước thấy được tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học. Đã có rất nhiều
tác giả nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực như: Nguyễn Ngọc Quang,
Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, Vũ Đức Thâm... Các phương pháp dạy học
tích cực được nghiên cứu, áp dụng nhiều trong đó phương pháp dạy học bằng các
biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh là một hướng dạy học thu hút được
nhiều sự quan tâm của các nhà giáo dục. Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về phương
pháp dạy học này trong số đó nổi bật là những bài viết của tác giả Trần Bá Hoành
trên các báo, tạp chí chuyên ngành như: Học bằng các hoạt động khám phá, Đổi
mới cách viết sách giáo khoa bậc trung học... [1], [12], [20], [22], [24].
Vấn đề rèn luyện các kỹ năng tư duy đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
như : Phạm Tất Dong, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Đình Chỉnh,
Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành, Nguyễn Văn Hoan, Hà Lệ Chi, Đinh Quang
Báo, Nguyễn Thị Hà, Võ Thị Bích Thủy, Tạ Thị Thu Hiền… [2], [7], [8], [19], [20].
Phan Đức Duy (1999), Trong đề tài của mình tác giả đã đưa ra các tình huống
và hướng dẫn cho sinh viên giải quyết các bài tập tình huống là một biện pháp hiệu
12
quả để rèn luyện kỹ năng tổ chức bài lên lớp cho sinh viên sư phạm trong môn Sinh
học [15]. Đề tài đã định hướng cho các công trình được tiếp tục nghiên cứu sau này
về dạy học bằng tình huống trong môn sinh học.
Trần Thái Toàn (2014), trao đổi rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học bậc THPT. Tác giả đã nghiên cứu và
đưa ra quy trình rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học ở
trường THPT [36].
Như vậy việc sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng trong dạy học đã
được nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên việc sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ
năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học vẫn còn hạn chế. Vì vậy,
việc đi sâu nghiên cứu lí luận, thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ
năng này là rất cần thiết.
13
PHẦN 2. NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm về thực tiễn
Trước khi triết học Mác ra đời thì đã có một số quan niệm khác nhau về thực
tiễn. Theo các nhà triết học duy tâm, hoạt động nhận thức của tinh thần là hoạt động
thực tiễn. Theo các nhà triết học tôn giáo, hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của các lực
lượng siêu nhiên là hoạt động thực tiễn. Với đại biểu của chủ nghĩa duy vật trước
Mác như Điđrô thì thực tiễn là hoạt động thực nghiệm khoa học. Đây là quan niệm
đúng nhưng chưa đầy đủ. Về phía các nhà thực dụng Mỹ hiện đại, thực tiễn chính là
phản ứng của con người trước hoàn cảnh một cách hiệu quả nhất.
Theo triết học duy vật biện chứng, thực tiễn là hoạt động vật chất cảm tính,
có mục đích, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo làm biến đổi tự
nhiên và xã hội. Các hình thức của thực tiễn: Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động
chính trị xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học. Vai trò của thực tiễn đối với nhận
thức: Thực tiễn và nhận thức không ngừng phát triển trong sự tác động lẫn nhau,
trong đó thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận
thức và là cơ sở của chân lý. Thực tiễn là cơ sở nguồn gốc, động lực của nhận thức:
Bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào sự vật hiện tượng
làm cho chúng bộc lộ thuộc tính, tính chất quy luật. Trên cơ sở đó con người mới có
hiểu biết, tri thức về sự vật. Nói khác đi, thực tiễn cung cấp vật liệu cho nhận thức,
là cơ sở để hình thành sự hiểu biết của con người.
+ Thực tiễn đề ra yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi các nhà lý luận phải giải quyết để
trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển.
+ Thực tiễn là cơ sở rèn luyện các giác quan của con người, trên cơ sở đó
giúp con người nhận thức hiệu quả hơn và giúp thúc đẩy nhận thức phát triển. Cảm
giác chuẩn thì tri giác mới chuẩn. Tri giác chuẩn thì biểu tượng mới chính xác.
Nhận thức trực quan sinh động càng đúng, càng chính xác thì nhận thức tư duy trừu
tượng càng chuẩn xác..
14
+ Thực tiễn là cơ sở chế tạo phương pháp máy móc để hỗ trợ con người nhận
thức đúng đắn, hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức :
+ Nhận thức của con người ngay từ khi con người mới xuất hiện trên Trái đất
với tư cách là người đã bị quy định bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại, tức là nhu cầu
thực tiễn. Để sống và tồn tại, con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh, nghĩa là
phải có nhận thức.
+ Những tri thức kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa, chỉ có giá trị khi được
vận dụng vào thực tiễn phục vụ con người. Nói khác đi, chính thực tiễn là thước đo
đánh giá giá trị, ý nghĩa, kết quả của nhận thức.
Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức chân lý: Theo
triết học duy vật biện chứng thì chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn khách quan duy
nhất để khẳng định chân lý. Bởi lẽ chỉ thông qua thực tiễn mới vật chất hoá được tri
thức, hiện thực hoá được tư tưởng; thông qua đó mới khẳng định được chân lý và
bác bỏ được sai lầm. [45].
Ý nghĩa của thực tiễn: Trong quá trình nhận thức phải thấy rõ vai trò của hoạt
động thực tiễn, không được xa rời thực tiễn.Trong hoạt động học tập và nghiên cứu
khoa học phải kết hợp với hoạt động sản xuất thực tiễn theo phương châm “học đi
đôi với hành”, như vậy việc học tập mới có kết quả.
1.1.2. Kỹ năng và kỹ năng học tập
1.1.2.1. Khái niệm về kỹ năng
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng và đưa ra nhiều cách khái
niệm về nó:
Theo từ điển Tâm lí học của tác giả Petrovxki: “Kỹ năng là giai đoạn nắm
vững các hành động dựa trên quy tắc nào đó và hành động phù hợp với quy tắc ấy
trong quá trình giải quyết nhiệm vụ đã xác định”.
Tác giả A.V. Petrovxki cho rằng: “ Kỹ năng là cách thức hành động dựa trên
cơ sở tổ hợp những tri thức và kỹ xảo. Kỹ năng được hình thành bằng con đường
luyện tập tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong điều
kiện quen thuộc mà ngay cả trong điều kiện thay đổi”.
15
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này
thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết.
Xét về nguồn gốc từ ngữ, KN có nguồn gốc từ Hán - Việt, “kĩ” là sự khéo léo,
“năng” là có thể [26].
Theo Trần Bá Hoành (1996), “ kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức
thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức
thành thạo, khéo léo thì sẽ trở thành kỹ xảo, mỗi kỷ năng chỉ biểu hiện thông qua
một nội dung” [24].
Theo Nguyễn Đình Chỉnh: Kỹ năng là thao tác đơn giản hoặc phức tạp mang
tính nhận thức hoặc mang tính hoạt động chân tay, nhằm thu được một kết quả [8].
Theo Phan Văn Các: Kỹ năng là sự vân dụng tri thức khoa học vào thực tiễn.
Theo Bùi Hiền – Nguyễn Văn Giao – Nguyễn Hữu Quỳnh – Vũ Văn Tảo: Kỹ
năng là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo, linh hoạt
sáng tạo phù hợp với mục tiêu trong điều kiện khác nhau [21, tr.43].
Theo Meirieu: Kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua nội dung. Kỹ năng như một
hoạt động trí tuệ. Tuy vậy trong kỹ thuật có cả kỹ năng nhận thức và kỹ năng hoạt
động chân tay. Việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì một số kỹ năng
đồng thời là kỹ năng nhận thức và là kỹ năng hoạt động chân tay.
Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng nhưng tựu chung lại, bất kì kỹ
năng nào cũng dựa trên cơ sở lí thuyết đó là kiến thức. Sở dĩ như vậy là vì xuất phát
từ cấu trúc kỹ năng (phải hiểu mục đích, biết cách thức đi đến kết quả và hiểu được
những diều kiện cần thiết để triển khai các cách thức đó)
Mỗi kỹ năng chỉ được biểu hiện thông qua một nội dung, tác động của kỹ
năng lên nội dung chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đặt ra.
Mục tiêu = Kỹ năng x Nội dung [15]
Kỹ năng là yếu tố quyết định đến kết quả hành động. Nó biểu thị năng lực cá
nhân. Bất kì một kỹ năng nào cũng có hai thuộc tính cơ bản là: hoạt động thực tiễn
và dựa trên cơ sở kiến thức đã có.
Tóm lại, theo chúng tôi KN là năng lực hay khả năng của cá nhân vận dụng
cơ sở kiến thức đã có để thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động nhằm
tạo ra kết quả mong đợi.
16
1.1.2.2. Phân loại
Kỹ năng được chia thành các loại cơ bản: Kỹ năng nhắc lại, kỹ năng nhận
thức, kỹ năng xử sự, kỹ năng tự phát triển. Một kỹ năng có thể là hỗn hợp của nhiều
loại kỹ năng cơ bản khác.
Các nhà giáo dục học phân tích kỹ năng thành hai loại: Kỹ năng bậc một và
kỹ năng bậc hai.
Kỹ năng bậc một: là kỹ năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp
với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù là hành
động cụ thể hay hành động trí tuệ. Loại kỹ năng này thông qua luyện tập đến mức
hoàn hảo, các thao tác được diễn ra hoàn toàn tự động hóa không cần có sự hiện
diện của ý thức hoặc sự tham gia của ý thức rất ít thì biến thành kỹ xảo. Ví dụ như
kỹ năng viết, đan len, đi xe đạp…
Kỹ năng bậc hai: là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành
thạo, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với những mục tiêu trong những điều kiện khác
nhau. Trong kỹ năng bậc hai yếu tố linh hoạt sáng tạo là yếu tố cơ bản, đó là cơ sở
cho mọi hoạt động đạt hiệu quả cao.
Kỹ năng học tập: Được thể hiện thông qua việc phát triển năng lực học tập, đặc
biệt là năng lực tự học: biết thu thập, xử lý thông tin; lập bảng, biểu đồ, sơ đồ; làm
việc cá nhân và làm việc theo nhóm; làm các báo cáo nhỏ và trình bày trước lớp [35].
Kỹ năng học tập có các đặc trưng : Là tổ hợp các hành động học tập đã đươc
học sinh nắm vững, biểu hiê ̣n mă ̣t kỹ thuâ ̣t của hành động và năng lực học tâ ̣p ở mỗi
HS. Là một hệ thống trong đó có các năng lực học tập chuyên biệt , mỗi loa ̣i hình
học tập thì có một kỹ năng học tập chuyên biệt . Các kỹ năng họ c tâ ̣p chuyên biê ̣t
như một hê ̣thống con được ta ̣o bởi các kỹ năng thành phần . Kỹ năng học tập là một
hê ̣thống mở , mang tính phứ c ta ̣p , nhiều tầng bâ ̣c và mang tính phát triển . Trong
mỗi điều kiê ̣n hoàn cảnh học tâ ̣p khác nh au, nhiều kỹ năng chuyên biê ̣t hay kỹ năng
thành phần có thể mất đi, thay thế hoă ̣c tự điều chỉnh . Kỹ năng học tập có mối quan
hê ̣với kết quả học tâ ̣p , nó là yếu tố có tính mục đích , luôn hướng tới mục đích của
hoạt động học tâ ̣p và có ý nghĩa quyết đi ̣nh đến kết quả học tâ ̣p [37].
Như vậy thực chất của viê ̣c hình thành KN trong học tâ ̣p là hình thành cho
HS nắm vững một hê ̣thống phứ c ta ̣p các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ
17
những thông tin chứ a đựng trong bài tâ ̣p , trong nhiê ̣m vụvà đối chiếu chúng với
những hoa ̣t động cụthể . Trong dạy học , viê ̣c rèn luyện KN cho người học luôn
được các nhà sư phạm quan tâm. Tuỳ theo tính chất, đặc thù của từng bộ môn mà
người dạy đã nghiên cứu để hình thành những KN phù hợp cho người học [35].
1.1.2.3. Con đường hình thành
Việc hình thành kỹ năng nào đó cần dựa vào lý thuyết thành lập “phản xạ có
điều kiện” của Paplôv. Qúa trình hình thành kỹ năng: tuân theo quy luật thường bắt
đầu từ sự nhận thức (để thông hiểu về mục đích, ý nghĩa, cơ chế, tiến trình…) và kết
thúc ở hành động cụ thể. Bao gồm 3 giai đoạn chính: [21]
- Giai đoạn lĩnh hội: Đây là giai đoạn giáo viên phải định hướng, tạo động
cơ, nhu cầu học tập và trang bị hiểu biết kỹ thuật cho học sinh.
- Giai đoạn quan sát, tạo dựng động hình: Thông qua hệ thống bài tập, các
thao tác kỹ thuật, phân tích của giáo viên về kỹ năng cần rèn luyện để học sinh quan
sát, rút ra những kết luận nhận thức cho chính bản thân mình.
- Giai đoạn hình thành kỹ năng: Kỹ năng được hình thành nhờ sự luyện tập
thường xuyên, cùng với sự phân tích, tự đánh giá, tự điều chỉnh của hoạt động học.
Trong giai đoạn này, giáo viên tổ chức để học sinh rèn luyện thông qua hệ thống bài
tập rèn luyện với hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân…
1.1.2.4. Các giải pháp rèn luyện kỹ năng học tập
Khi nói tới kỹ năng là nói tới khả năng thực hiện một hành động đạt tới mức
đúng đắn và thuần thục nhất định. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng chính là rèn luyện
cho học sinh khả năng triển khai các thao tác theo đúng logic phù hợp với mục đích
khách quan của hành động. Rèn luyện kỹ năng là sự nắm vững một hệ thống phức
tạp các thao tác phát hiện và cải biến các thông tin chứa đựng trong các tri thức và
tiếp thu được từ các câu hỏi – bài tập, đối chiếu và xác lập quan hệ của thông tin với
các hành động. Sự hình thành các kỹ năng xuất hiện trước hết như là những sản
phẩm của các tri thức ngày càng được đào sâu. Con đường chính hình thành các kỹ
năng là dạy học sinh nhìn thấy những mặt khác nhau trong các câu hỏi - bài tập, vận
dụng những khái niệm diễn đạt trong các quan hệ đa dạng của câu hỏi – bài tập,
cách biến đổi bài tập bằng cách phân tích, sơ đồ của những biến đổi này chính là kế
18
hoạch giải câu hỏi – bài tập. Kỹ năng được hình thành trong quá trình luyện tập
nhưng không phải mọi sự luyện tập đều dẫn đến hình thành kỹ năng.
Thực chất của sự hình thành kỹ năng học tập là tạo điều kiện cho học sinh
nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những
thông tin chứa đựng trong học tập, trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với hành
động cụ thể. Giúp học sinh biết cách tìm tòi để nhận ra yếu tố đã cho và yếu tố phải
tìm, quan hệ giữa chúng trong nhiệm vụ học tập, hình thành mô hình khái quát để
giải quyết nhiệm vụ cùng loại, xác lập mối quan hệ giữa nhiệm vụ mô hình khái
quát với kiến thức tương ứng. Vì vậy muốn hình thành kỹ năng (chủ yếu là kỹ năng
học tập) cho học sinh cần:
- Giúp học sinh biết cách tìm tòi để nhận ra yếu tố đã biết, yếu tố phải tìm và
mối quan hệ giữa chúng.
- Giúp học sinh hình thành một mô hình khái quát để giải quyết các bài tập,
các đối tượng cùng loại.
- Xác lập mối liên quan giữa bài tập mô hình khái quát và các kiến thức tương ứng.
Để hình thành cho học sinh các kỹ năng học tập chúng ta cần đưa học sinh
vào các hoạt động. A.N. Lêontiev đã mô tả cấu trúc hoạt động như sau:
Hoạt động Động cơ
Hành động Mục đích
Thao tác Phương tiện
Sau này, cấu trúc này được các tác giả bổ sung và có sơ đồ đơn giản hóa như sau:
Hoạt động Động cơ
Hành động Mục đích
19
Các yếu tố này đan chéo vào nhau, tạo thành một cấu trúc rất chặt chẽ [21].
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Về mặt cấu trúc tất cả các
hoạt động có cấu trúc vĩ mô giống nhau. Hoạt động là quá trình chủ thể vươn tới
chiếm lĩnh đối tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu. Hoạt động được kích thích bởi động
cơ và được triển khai bằng hệ thống hành động. Hành động là đơn vị của hoạt động
là phương thức thực hiện hành động. Hành động bao giờ cũng gắn liền với mục đích
nhất định. Mục đích này là sự cụ thể hóa của động cơ như là những mục đích trung
gian của hoạt động. Hành động đến lượt mình lại được thực hiện bởi các thao tác.
Thao tác là phần lõi kỷ thuật của hành động, là khả năng thực hiện hành động trong
những điều kiện khác nhau. Thao tác phụ thuộc vào điều kiện, phương tiện thực
hiện hành động. Như vậy trong thực tiễn rèn luyện kỹ năng học tập cho học sinh, có
thể hình dung quá trình này theo sơ đồ sau: [15]
Động cơ Mục đích Phương tiện
Hoạt động Hành động Thao tác
Để rèn luyện kỹ năng học tập cho HS, có thể sử dụng nhiều con đường như:
- Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực như: Kỹ thuật “động não”, “XYZ”,
“tia chớp”, “ bể cá”, “3 lần 3”, “ổ bi” [10]
- Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập với nhiều dạng khác nhau, có sắp xếp
theo mục đích nâng cao dần kỹ năng.
- Sử dụng hệ thống bài tập tình huống có sắp xếp theo mục đích nâng cao dần
kỹ năng.
- Dạy học nêu vấn đề, dạy học theo phương pháp hình thành hành động trí tuệ
theo giai đoạn của P. La.Galperin, dạy học theo vòng tròn trải nghiệm…
1.1.2.5. Quy trình rèn luyện kỹ năng
Quy trình rèn luyện kỹ năng đã được một số nhà tâm lí học và lí luận dạy học
quan tâm nghiên cứu như K.K.Platônôp, A.V.Pêtropxki, F.R.Abbatt, X.I.Kixegops,
Phạm Tất Dong, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Đình Chỉnh, Nguyễn
Quang Uẩn, Trần Quốc Thành [38]…. Qui trình rèn luyện kỹ năng do các tác giả
đưa ra tuy có sự khác nhau về số lượng các khâu, các bước cụ thể nhưng về cơ bản
là thống nhất với nhau. Chẳng hạn theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn và Trần Quốc
Thành, sự rèn luyện kỹ năng được chia thành 2 bước. Bước một, người học nắm
20
vững các tri thức về hành động hay hoạt động. Bước hai, người học thực hiện được
các hành động theo các tri thức đó. Để thực hiện hành động có kết quả thì phải có
tập dượt, có sự quan sát mẫu, làm thử. Các hành động phức tạp sự tập dượt càng
phải nhiều. Muốn kỹ năng có sự ổn định, mềm dẻo, có thể vận dụng vào các điều
kiện tương tự, sự tập dượt càng phải đa dạng.
Theo X.I. Kixegops quá trình rèn luyện kỹ năng gồm 5 giai đoạn là người học
được giới thiệu cho biết về hành động sắp phải thực hiện, diễn đạt các qui tắc lĩnh
hội hoặc tái hiện lại những hiểu biết mà dựa vào đó các kỹ năng, kỹ xảo được tạo ra,
trình bày mẫu hành động, người học tiếp thu hành động một cách thực tiễn; đưa ra
các bài tập độc lập và có hệ thống. Trong các giai đoạn trên giai đoạn trình bày mẩu
hành động là rất cần thiết nhưng không được gây cho người học sự bắt chước máy
móc. Các giai đoạn phải được kết hợp chặt chẽ để đảm bảo tính mềm dẻo và tính di
chuyển của các kỹ năng [27].
Qui trình rèn luyện kỹ năng có tính khái quát được A.V. Uxova chia ra thành
các giai đoạn là: học sinh nhận biết ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng thực hiện
hành động, xác định mục tiêu hành động, làm sáng tỏ cơ sở của hành động, xác định
các thành tố cấu trúc cơ bản của hành động, xác định trình tự hợp lí của việc thực
hiện các thao tác mà hành động hình thành từ các thao tác ấy, thực hiện một số
không lớn các bài tập trong quá trình luyện tập giáo viên kiểm tra theo chuẩn các
mức tương ứng, dạy cách tự kiểm tra việc thực hiện hành động, tổ chức các bài tập
đòi hỏi học sinh kỹ năng tự thực hiện hành động trong điều kiện biến đổi, vận dụng
kỹ năng thực hiện hành động trong quá trình nắm các kỹ năng mới, phức tạp hơn
trong các dạng hành động phức tạp.
1.1.3. Tình huống thực tiễn
1.1.3.1. Khái niệm tình huống
Theo quan điểm triết học, tình huống được nghiên cứu như là một tổ hợp các
mối quan hệ xã hội cụ thể, mà đến một thời điểm nhất định liên kết con người với
môi trường, biến con người thành một chủ thể của một hoạt động có đối tượng
nhằm đạt được một mục tiêu nhất định [10].
Trong từ điển Tiếng Việt, tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một
nơi, trong một thời gian hoặc một thời điểm [41].
21
Xét về mặt tâm lí học tình huống được xem xét trên cơ sở quan hệ giữa chủ
thể và khách thể, trong không gian và thời gian. “ Tình huống là hệ thống các sự
kiện bên ngoài có quan hệ với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy tính tích cực của người
đó. Trong quan hệ không gian tình huống xảy ra bên ngoài nhận thức của chủ thể,
trong quan hệ thời gian tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể.
Trong quan hệ chức năng tình huống là sự độc lập của các sự kiện đối với chủ thể ở
thời điểm mà người đó thực hiện hành động” [13].
1.1.3.2. Tình huống dạy học
Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã
hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà người học đã trở thành
chủ thể hoạt động của đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học nhằm một
mục đích dạy học cụ thể. Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng
thái bên trong được sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức.
Bản chất của tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp, chứa đựng mối
liên hệ M-N-P (Mục đích – Nội dung – Phương pháp) theo chiều ngang tại một thời
điểm nào đó với nội dung là một đơn vị kiến thức [11].
Một tình huống thông thường chưa phải là một tình huống dạy học. Nó chỉ
trở thành tình huống dạy học khi người GV đưa những nội dung cần truyền thụ vào
trong các sự kiện tình huống và cấu trúc các sự kiện sao cho phù hợp với logic sư
phạm, để khi người học giải quyết nó sẽ đạt được mục tiêu dạy học [4].
1.1.3.3. Tình huống thực tiễn
Tình huống thực tiễn: Tình huống được chọn lọc từ những sự kiện, những
hiện thực trong cuộc sống [4, tr7].
1.2. Cơ sở thực tiễn
Để có cơ sở thực tiễn của đề tài thông qua phiếu thăm dò, chúng tôi đã tiến
hành khảo sát 8 trường trung học cơ sở với 22 giáo viên trên địa bàn huyện Cam Lộ,
tỉnh Quảng Trị; 180 học sinh thuộc 3 trường: THCS Khóa Bảo, THCS Trần Hưng
Đạo, THCS Lê Lợi. Bên cạnh đó chúng tôi tiến hành nhiều buổi dự giờ, trao đổi với
giáo viên có chuyên môn cao nhằm thu thập các dữ liệu làm cơ sở thực tiễn cho đề
tài nghiên cứu. Kết quả thu được như sau:
22
1.2.1. Thực trạng dạy học sinh học ở các trƣờng THCS hiện nay
1.2.1.1. Thực trạng về phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học được phản ánh ở bảng sau:
Bảng 1.1: Phương pháp giảng dạy của giáo viên
TT
Mức độ
Phƣơng pháp
Thƣờng
xuyên
Không
thƣờng
xuyên
Không sử
dụng
SL % SL % SL %
1 Thuyết trình 3 13.6 18 81.8 1 4.6
2 Hỏi đáp - tìm tòi 17 77.3 5 22.7 0 0
3 Giải quyết vấn đề 8 36.4 12 54.5 2 9.1
4 Thực hành thí nghiệm 4 18.2 18 81.8 0 0
5 Sử dụng tình huống và bài
tập tình huống
7 31.8 11 50 4 18.2
6 Dạy học nhóm 13 59.1 9 40.9 0 0
7 Quan sát kênh hình 18 81.8 4 18.2 0 0
8 Sơ đồ hóa 5 22.7 10 45.5 7 31.8
9 Tự học với sách giáo khoa 8 36.4 12 54.5 2 9.1
10 Phương pháp khác 0 0 8 36.4 14 63.6
Qua khảo sát 22 giáo viên đang được phân công giảng dạy sinh học thuộc các
trường THCS huyện Cam Lộ chúng tôi nhận thấy rằng: quan sát kênh hình, hỏi đáp
tìm tòi, dạy học nhóm đang là những phương pháp truyền thống mà giáo viên vẫn
thường xuyên sử dụng nhất. Phương pháp thuyết trình, sơ đồ hóa, thực hành thí
nghiệm, bài tập tình huống, giải quyết vấn đề vẫn được giáo viên kết hợp sử dụng
nhưng chưa thường xuyên. Việc tìm tòi, dạy học theo những phương pháp mới hầu
như rất ít. Như vậy, so với các kết quả khảo sát trước đây, GV đã vận dụng linh hoạt
và chú ý hơn đến việc đổi mới các phương pháp dạy học tích cực.
23
1.2.1.2. Thực trạng về dạy học rèn kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn
Để đánh giá một cách trực tiếp việc rèn kỹ năng giải quyết các tình huống thực
tiễn cho học sinh, chúng tôi đã thiết kế các câu hỏi trực tiếp về vấn đề này, kết quả
như sau:
Bảng 1.2: Mức độ dạy học có rèn luyện kỹ năng giải quyết
các tình huống thực tiễn của giáo viên
Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không sử dụng
SL % SL % SL % SL %
0 0 9 40.9 7 31.8 6 27.3
Bảng trên cho thấy thực tế rất ít giáo viên thường xuyên và coi trọng rèn luyện
KN này cho HS. Qua trao đổi với các GV trực tiếp giảng dạy chúng tôi nhận thấy
vẫn thực hiện rèn luyện KN giải quyết các tình huống thực tiễn song với mức độ
thấp và tần suất tiến hành ít vì mất nhiều thời gian thiết kế và hiệu quả chưa cao,
chủ yếu ở mức độ vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế. Theo nhận xét của
chúng tôi cho rằng, có thể do GV chưa có biện pháp cụ thể để rèn luyện KN này
cho phù hợp đảm bảo độ bền và độ sâu kiến thức.
Bảng 1.3: Sự cần thiết của việc rèn kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn
Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết
SL % SL % SL % SL %
6 27.3 15 68.2 1 4.5 0 0
Như vậy, qua kết quả khảo sát này chúng tôi có thể kết luận rằng tất cả các GV
đều cho rằng KN này là rất cần thiết và cần thiết.
Bảng 1.4: Bảng khảo sát về khả năng giải quyết các tình huống thực tiễn
của học sinh hiện nay theo sự đánh giá của giáo viên
Tốt Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
0 0 13 59.1 7 31.8 2 9.1
Theo đánh giá của giáo viên, đa số học sinh chỉ đạt kỹ năng này ở mức trung
bình, khá. Số học sinh biến kỹ năng này thành kỹ xảo hầu như không có.
24
1.2.1.3. Ý kiến của HS đối với việc giải quyết các tình huống thực tiễn trong
học tập
Bảng 1.5. Thái độ của HS đối với việc giải quyết các tình huống thực tiễn
trong học tập
STT Vấn đề Các phƣơng pháp trả lời
Kết quả
Số lƣợng Tỉ lệ %
1.
Thái độ của em khi
làm bài tập nhằm
giải quyết các vấn
đề trong thực tiễn
cuộc sống.
Rất thích 26 14.4
Thích 92 51.1
Bình thường 50 27.8
Không thích 12 6.7
2.
Lý do các em thích
/(không thích)
Tiết học luôn gần gũi, thiết
thực, không nhàm chán.
42 23.3
Cần thiết cho cuộc sống hiện
tại và tương lai
61 33.9
Nắm vững kiến thức đã học 39 21.7
Ít thuộc nội dung thi cử, không
có thời gian nên không thích
26 14.4
Nhàm chán, không thiết thực 9 5.0
Lý do khác:…….. 3 1.7
Qua bảng thống kê kết quả điều tra HS, tôi nhận thấy: Phần lớn HS đều thích
thú khi bài học có vận dụng kiến thức vào thực tiễn, các em tỏ ra rất thích (14.4%)
hoặc thích (51.1%), lí do là các em vận dụng được các kiến thức đã học vào cuộc
sống và tương lai (33.9%), nắm vững kiến thức hơn, bài học thú vị hơn.
Một số các em khác không thích chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (6.7%), nguyên nhân có thể do
nội dung vận dụng ít liên quan nội dung kiểm tra- đánh giá nên các em không có
thời gian - ngại học.
25
Bảng 1.6. Kết quả điều tra về việc rèn luyện KN giải quyết các tình huống thực
tiễn cho HS trong học tập phần Sinh học lớp 8
TT Câu hỏi Mức độ
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
1
GV ra bài tập về nhà có giao
nhiệm vụ tìm hiểu cuộc sống,
môi trường xung quanh?
Thường xuyên 43 23.9
Thỉnh thoảng 117 65
Chưa bao giờ 20 11.1
2
Ở lớp GV có dành thời gian
để các em đóng vai, xử lí các
tình huống thực tiễn?
Thường xuyên 39 21.6
Thỉnh thoảng 136 75.6
Chưa bao giờ 5 2.8
3
Các em có được giáo viên
hướng dẫn các cuộc thi vận
dụng kiến thức liên môn để
giải quyết các vấn đề thực
tiễn, làm các đề tài sáng tạo
khoa học kĩ thuật?
Đã tham gia nhiều lần 3 1.7
Hướng dẫn một vài
lần
12 6.6
Mới biết nhưng chưa
bao giờ tham gia.
165 91.7
Qua bảng trên ta thấy việc giáo viên ra bài tập ở nhà và rèn luyện ở lớp về kỹ
năng giải quyết các tình huống thực tiễn chỉ dừng ở mức thỉnh thoảng (65% -
75.6%). Việc hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi vận dụng kiến thức liên
môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, làm các đề tài nghiên cứu khoa học kĩ thuật
vẫn còn ít, một phần do mỗi đợt thi chỉ chọn số lượng ít học sinh tham gia.
1.2.2. Phân tích thực trạng rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn
1.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
* Về phía GV:
Thuận lợi: Chịu khó đọc tài liệu, cập nhật kiến thức liên quan với bài học, yêu
nghề, luôn mong muốn học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết
các vấn đề liên quan trong cuộc sống.
Khó khăn: Yêu cầu GV phải đầu tư về thời gian tương đối lớn nên một số GV
vẫn còn lơ là, việc dạy học kết hợp sử dụng các bài tập tình huống gắn với thực tiễn
vì thế chưa được phổ biến. Ngoài ra, một bộ phận GV cho rằng kiến thức là mục
26
đích của quá trình dạy học. Do đó, GV chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức
lý thuyết, ít quan tâm đến vận dụng vào thực tiễn. Động cơ dạy học của GV vì thế
còn mang tính thực dụng (thi gì học đó, chỉ chú trọng đến những kiến thức thi cử).
* Về phía HS:
Thuận lợi: Các em HS luôn mong muốn có thể đem những kiến thức đã học
vận dụng vào thực tiễn, thích thú với những giờ học mà kiến thức liên quan với
cuộc sống, đặc biệt về động vật, thực vật và con người
Khó khăn: Thứ nhất, môn Sinh học không được các em chú trọng nhiều, việc
học sinh hiểu biết thực tiễn rất ít. Thứ hai, năng lực của HS không đồng đều nên
việc rèn luyện kỹ năng này gặp nhiều khó khăn. Thứ ba, hầu hết các em mang tâm lí
thi gì học đó, chương trình học của các em còn nặng. Do đó, các em thường chỉ học
những kiến thức lý thuyết liên quan đến các kì thi mà ít quan tâm đến việc vận dụng
giải quyết các vấn đề thực tiễn.
1.2.2.2. Nguyên nhân khách quan
Về sách giáo khoa hiện nay: Kiến thức môn học chưa phù hợp với sức học của
các em, chương trình giảng dạy môn sinh học trong nhà trường trên thực tế là khá
dài và khó so với thời lượng ấn định cho bộ môn và tiết học. Nhiều bài kiến thức
nâng cao chỉ phù hợp với những học sinh khá, giỏi mà chưa đáp ứng được số đông
HS, khiến HS thấy chán nản, không có hứng thú với bộ môn. SGK chưa đưa ra
nhiều câu hỏi trong thực tiễn, giáo dục nặng về lí thuyết.
Việc dạy môn sinh học trong nhà trường hiện nay mới chỉ dừng lại chủ yếu về
lý thuyết, các giáo viên cũng chỉ luôn cố gắng đảm bảo kiến thức trong sách giáo
khoa, vừa thiếu thời gian liên hệ thực tế lại vừa thiếu tự tin trong vấn đề này.
Về đánh giá, thi cử: Việc kiểm tra đánh giá, thi cử mang nặng kiến thức lý
thuyết, việc đưa các câu hỏi- bài tập vận dụng kiến thức vào thực tế ở các đề thi học
kì, đề thi tốt nghiệp, Đại học- Cao đẳng chưa được chú trọng. Đây là lí do quan
trọng mà cả GV lẫn HS thường ít quan tâm đến việc vận dụng kiến thức đã học vào
cuộc sống.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, rèn luyện cho học sinh kĩ năng này cần
thực hiện một số giải pháp:
27
- Thường xuyên cập nhật, tìm hiểu những vấn đề liên quan đến thực tiễn. Đặc
biệt là những vấn đề thời sự nóng hổi, gần gũi với cuộc sống hằng ngày.
- Tăng cường sử dụng các câu hỏi- bài tập tình huống giải quyết các vấn đề
thực tiễn cho HS.
- Khuyến khích HS làm những thí nghiệm đơn giản, gần gũi có vận dụng vào
cuộc sống để các em hứng thú, yêu thích môn học hơn.
- GV không ngừng mở rộng tri thức, tìm tòi, học hỏi, tiếp cận những kiến thức
mới, nắm vững cơ sở khoa học của các kiến thức cần vận dụng cho HS
- Các kì thi nên cải cách để sử dụng các câu hỏi, bài tập có yêu cầu kỹ năng
giải quyết các vấn đề thực tiễn. Điều này sẽ tạo cho cả GV và HS động cơ dạy và
học hiệu quả, phát huy tính tích cực học tập, phát triển năng lực HS.
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng dạy học ở một số trường THCS
tại huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị, theo chúng tôi cần phải nghiên cứu các biện
pháp và quy trình để rèn luyện KN giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh
trong dạy học sinh học 8 nhằm giúp cho các em lĩnh hội được kiến thức sâu hơn và
có tính hệ thống, để từ đó các em có tư duy logic về quá trình nhận thức. Quan
trọng nhất là các em vận dụng giải quyết các vấn đề trong công tác giữ gìn vệ sinh
thân thể và bảo vệ sức khỏe. Đó là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện
pháp và quy trình rèn luyện KN này cho HS trong dạy học sinh học 8.
28
CHƢƠNG 2. RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8
2.1. Kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn
Các vấn đề thực tiễn được vận dụng vào bài học ở những mức độ khác nhau.
Mục đích cuối cùng là để các em nhận thức đúng đắn về cuộc sống xung quanh, từ
những suy nghĩ đúng sẽ tạo nên những hành động đúng. Cuộc sống luôn vận động
trong những mối quan hệ tổng hợp đòi hỏi con người chúng ta cần linh hoạt để xử lí
các yêu cầu đó. Kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn là tập hợp các kỹ năng
khác nhau nhằm giúp học sinh nhận biết, vận dụng, xử lí các yêu cầu của cuộc sống.
Rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn là bước quan trọng
trong quá trình hình thành, phát triển các năng lực cho học sinh. Năng lực đó là sự
làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành chúng một cách
hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết những vấn đề đặt ra của
cuộc sống [30], [31].
2.2. Vai trò của kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong chƣơng trình
sinh học 8
Khi học sinh rèn được kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn sẽ giúp
học sinh:
- Lĩnh hội được kiến thức cơ bản một cách sâu sắc, gắn nội dung học tập với
thực tiễn cuộc sống. Thông qua việc xử lí các tình huống người học sẽ có điều kiện
để vận dụng linh hoạt các kiến thức lí thuyết, hiểu rõ và sâu hơn các khái niệm, mở
rộng sự hiểu biết một cách sinh động, hấp dẫn mà không làm nặng nề khối lượng
kiến thức của học sinh.
- Giúp cho việc liên kết các lí thuyết rời rạc của một môn học hoặc nhiều môn
học khác nhau.
- Phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh thông
qua việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tư duy: Phân tích – tổng hợp, giải
thích, suy luận, so sánh …
- Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu tìm tòi của học sinh
29
- Rèn luyện kỹ năng quan sát cuộc sống, nhận thức cuộc sống một cách chân
thực tránh hiện tượng mọt sách, mơ hồ.
- Biết cách điều chỉnh hành vi thói quen của mình cho phù hợp, rèn luyện cơ
thể phát triển cân đối, toàn diện; phản ứng nhanh, đúng đắn trước những yêu cầu
của thực tiễn.
2.3. Quy trình thiết lập các tình huống thực tiễn
Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết lập các tình huống thực tiễn
Bƣớc 1. Xác định mục tiêu bài học: Đây là định hướng căn bản cho việc thiết
kế một tình huống cụ thể. Mục tiêu phải lấy chuẩn kiến thức kỹ năng làm mục tiêu
cơ bản và xác định được các mục tiêu cần mở rộng nâng cao.
Bƣớc 2. Xác định mối liên quan giữa nội dung kiến thức dạy học gắn với vấn
đề thực tiễn sẽ sử dụng: Xác định những kiến thức có khả năng thiết kế tình huống.
GV phải trả lời các câu hỏi sau khi giải quyết xong tình huống người học sẽ đạt
được điều gì? Sau đây là những căn cứ để giáo viên lựa chọn tình huống.
Xác định mục tiêu dạy học
Phân tích nội dung kiến thức
khoa học sinh học
Thiết lập hệ thống câu hỏi
cần trả lời
Thiết kế bối cảnh tình huống gắn
với mâu thuẩn cần giải quyết
Thu thập dữ liệu
kiến thức thực tiễn
Chỉnh sửa và hoàn thiện
tình huống
30
- Tính cần thiết và lợi ích của tình huống đem lại sau khi giải quyết?
- Tính đơn giản hay phức tạp của tình huống, tình huống đó khó hay dễ?
- Có phù hợp với trình độ và tâm sinh lí của học sinh hay không?
- Tình huống có dễ tìm tài liệu không?
Bƣớc 3. Thiết kế bối cảnh tình huống gắn với mâu thuẩn cần giải quyết: Sau
khi lựa chọn nguồn thông tin cần thiết, giáo viên cần tìm kiếm mâu thuẩn nảy sinh
và thiết kế bối cảnh tình huống dưới các hình thức sau:
- Bằng câu chuyện kể
- Thông qua các thí nghiệm
- Thông qua các câu thơ, ca dao, tục ngữ…
- Sử dụng những đoạn phim ngắn, trích đoạn clip, các đoạn âm thanh ngắn…
- Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, mẫu vật… làm tăng thêm tính chân thực và
thực tiễn của tình huống.
- Các dạng mâu thuẩn có thể tìm kiếm: Mâu thuẩn trong bản thân các kiến thức
được học, mâu thuẩn giữa hiện tượng thực tế và kiến thức đã biết, mâu thuẩn giữa
các hiện tượng thực tế với nhau.
- Sử dụng các đoạn thông tin, các câu hỏi gợi mở.
Bƣớc 4. Thiết lập hệ thống câu hỏi cần trả lời: Các loại câu hỏi có dạng như:
Tại sao, bằng cách nào, là gì… thông qua việc trả lời những câu hỏi dạng này sẽ
giúp học sinh có được kiến thức cơ bản về nội dung bài học một cách cần thiết nhất.
Bƣớc 5. Chỉnh sửa và hoàn thiện tình huống: GV cần phân tích, lựa chọn
thông tin, xác lập logic các sự kiện, tiên lượng trình độ nhận thức, kĩ năng hành
động và thái độ của học sinh. Cần chú ý đưa ra các chứng cứ xác thực để giúp người
học thuận lợi khi khám phá, phát hiện vấn đề cùng với việc gia công thêm về
phương diện sư phạm. Cần đảm bảo những sự kiện trong tình huống gắn với thời
gian, không gian, địa điểm, và con người cụ thể. Trong quá trình thiết kế cần lưu ý :
- Luôn căn cứ vào các nguyên tắc thiết kế tình huống dạy học.
- Nắm chắc vốn kiến thức ban đầu tránh truyền tải những vấn đề đã biết hoặc quá khó.
- Xem xét tính logic, diễn đạt tình huống sao cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đã
đặt ra.
- Chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp HS giải quyết tình huống.
31
- Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp: Chia sẻ tình huống với đồng nghiệp giúp GV
thu nhận được những đóng góp quý báu.
- Chỉnh sửa và hoàn thiện tình huống: GV luôn đối chiếu, chỉnh sửa tình huống cho
phù hợp yêu cầu thực tiễn, chỉnh sữa các lỗi chính tả hoặc các chi tiết chưa hợp lí.
2.4. Phân tích cấu trúc và nội dung chƣơng trình Sinh học 8
2.4.1. Vị trí
Chương trình sinh học lớp 8 là một phần quan trọng trong chương trình sinh
học THCS, thể hiện được tính khái quát hóa từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để học
sinh tiếp cận: Lớp 6: Tìm hiểu về sinh học cơ thể thực vật, lớp 7: Sinh học cơ thể
động vật, lớp 8: Sinh học cơ thể người, lớp 9: Di truyền, biến dị, cơ thể với môi
trường. Như vậy, chương trình có sự sắp xếp các kiến thức theo hệ thống từ đơn
giản đến phức tạp, từ cái chung tổng quát đến cái riêng lẽ, cụ thể. Lứa tuổi học sinh
lớp 8 (14 – 15 tuổi) là lứa tuổi bắt đầu và đang có những biến đổi quan trọng trong
cơ thể mình, lứa tuổi dậy thì. Các em luôn mong muốn tìm hiểu sâu hơn những thay
đổi, những điều bí ẩn trong chính bản thân các em. Vì vậy, nội dung sinh học cơ thể
người đưa vào chương trình lớp 8 là rất hợp lí, đáp ứng được khả năng nhận thức,
nhu cầu tìm hiểu thực tiễn, nâng cao hiểu biết về cơ thể con người.
2.4.2. Cấu trúc, nội dung phần sinh học lớp 8
Chương trình sinh học 8 gồm 11 chương với cấu trúc như sau:
Chƣơng Nội dung cơ bản
Chƣơng I: Khái
quát về cơ thể
ngƣời
Gồm 5 bài:
- Giới thiệu sơ lược về cơ thể người.
- Cấu tạo và chức năng tế bào, các loại mô.
- Phản xạ, cấu tạo và chức năng của nơron thần kinh.
Chƣơng II:
Vận động
Gồm 6 bài:
- Tìm hiểu về thành phần, cấu tạo, tính chất, chức năng của
xương và cơ.
- Hoạt động của xương, cơ tiến hóa hệ vận động, vệ sinh
hệ vận động, biết sơ cứu khi nạn nhân bị gãy xương.
Chƣơng III:
Tuần hoàn
Gồm 7 bài:
- Tìm hiểu về thành phần, cấu tạo, chức năng của máu,
hồng cầu, bạch cầu.
32
- Đông máu, nguyên tắc truyền máu, tuần hoàn máu và lưu
thông bạch huyết.
- Cấu tạo của tim, hệ mạch, chu kì co dãn của tim. Vệ sinh
hệ tim mạch, biết sơ cứu khi bị chảy máu.
Chƣơng IV:
Hô hấp
Gồm 4 bài:
- Tìm hiểu về thành phần, cấu tạo, chức năng của các cơ
quan hô hấp.
- Hoạt động hô hấp, vệ sinh hô hấp, biết cách hô hấp nhân tạo.
Chƣơng V:
Tiêu hóa
Gồm 7 bài:
- Tìm hiểu về thành phần, cấu tạo, chức năng của các cơ
quan tiêu hóa.
- Các quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng,
thải phân, vệ sinh hệ tiêu hóa.
Chƣơng VI:
Trao đổi chất và
năng lƣợng
Gồm 7 bài:
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường trong
và môi trường ngoài, mối quan hệ giữa chúng.
- Điều hòa chuyển hóa vật chất và năng lượng, điều hòa
thân nhiệt.
- Vitamin và muối khoáng, tiêu chuẩn ăn uống, nguyên tắc
lập khẩu phần ăn.
Chƣơng VII:
Bài tiết
Gồm 3 bài:
- Tìm hiểu về sự bài tiết, cấu tạo cơ quan bài tiết, quá trình
bài tiết nước tiểu.
- Các tác nhân gây bệnh, vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.
Chƣơng VIII:
Da
Gồm 2 bài:
- Tìm hiểu về cấu tạo, chức năng của da.
- Các biện pháp bảo vệ, rèn luyện, phòng tránh bệnh ngoài da.
Chƣơng IX:
Thần kinh và giác
quan
Gồm 12 bài:
- Giới thiệu chung về cấu tạo chức năng của hệ thần kinh.
- Tìm hiểu về vị trí, cấu tạo, chức năng các thành phần của não
bộ, tủy sống, các cơ quan phân tích như: thị giác, thính giác.
33
- Tìm hiểu về phản xạ không điều kiện, phản xạ có điều
kiện, hoạt động thần kinh cấp cao ở người.
- Vệ sinh hệ thần kinh, cách phòng tránh các bệnh tật liên
quan đến hệ thần kinh.
Chƣơng X:
Nội tiết
Gồm 5 bài:
- Giới thiệu chung về các tuyến nội tiết, phân biệt ngoại
tiết với nội tiết.
- Tìm hiểu về tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên
thận, tuyến sinh dục, sự điều hòa và phối hợp hoạt động
của các tuyến nội tiết.
- Cách nhận biết các bệnh tật, những biến đổi của cơ thể
liên quan đến các tuyến nội tiết.
Chƣơng XI:
Sinh sản
Gồm 6 bài:
- Tìm hiểu về các bộ phận cấu tạo cơ quan sinh dục nam, nữ.
- Qúa trình thụ tinh, thụ thai, phát triển của thai, hiện tượng
kinh nguyệt, cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
- Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục, đại dịch AIDS
thảm họa của loài người.
2.5. Chọn lọc các nội dung cần giải quyết các tình huống thực tiễn từ nội dung
của chƣơng trình Sinh học 8
Sau khi phân tích chương trình sinh học 8, đối chiếu với chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn sinh học THCS chúng tôi chọn ra các nội dung sau có thể dạy học hướng
đến việc rèn kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn.
TT Chƣơng Nội dung cần liên hệ và giải quyết các tình huống
thực tiễn
1 Chƣơng I.
Khái quát về cơ thể
ngƣời
- Tình huống thực tiễn liên quan đến kiến thức về phản
xạ, cung phản xạ, vòng phản xạ.
2 Chƣơng II.
Vận động
- Liên hệ giữa các loại khớp trong đồ vật với các khớp
xương.
- Sự to ra và dài ra của xương với tuổi tác của con người.
34
- Thành phần hóa học của xương với một số khả năng
của con người, trong chế biến thực phẩm.
- Một số hiện tượng thực tiễn liên quan đến tính chất
của cơ, ý nghĩa của hoạt động co cơ.
- Hiện tượng mỏi cơ, biện pháp chống mỏi cơ, luyện
tập để rèn luyện cơ.
- Sự tiến hóa của bộ xương, hệ cơ người so với thú.
- Biết cách xử lí, sơ cứu, băng bó cho người bị gãy xương.
- Vệ sinh hệ vận động: Để xương cơ phát triển cân đối,
chống cong vẹo cột sống.
3 Chƣơng III.
Tuần hoàn
- Sử dụng chất chống đông máu, máu đỏ tươi và đỏ
thẩm, mối liên quan giữa sự mất nước và lưu thông
dòng máu.
- Các hiện tượng liên quan đến khả năng miễn dịch
của con người.
- Hiện tượng đông máu xảy ra trong thực tế, ý nghĩa
của hiện tượng đông máu.
- Biết cách xử lí khi bị máu khó đông, máu không
đông, đông máu trong mạch, sơ cứu cầm máu.
- Hiện tượng cho máu, nguyên tắc truyền máu.
- Một số bệnh tật liên quan đến hệ tim mạch (huyết áp,
xơ vữa động mạch…)
- Hoạt động suốt đời không mệt mỏi của tim, các thiết
bị y tế liên quan đến hoạt động của tim.
- Các biện pháp bảo vệ, rèn luyện hệ tim mạch.
3 Chƣơng IV.
Hô hấp
- Đặc điểm cấu tạo liên quan đến chức năng của các cơ
quan hô hấp ở người.
- Các biện pháp luyện tập tăng dung tích sống.
- Các biện pháp bảo vệ, tập luyện để có một hệ hô hấp
khỏe mạnh.
- Ứng phó được khi gặp các trường hợp cần hô hấp
nhân tạo.
35
4 Chƣơng V.
Tiêu hóa
- Giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống
liên quan đến quá trình tiêu hóa ở khoang miệng, nuốt
và đẩy thức ăn qua thực quản, tiêu hóa ở dạ dày, tiêu
hóa và hấp thụ ở ruột non.
- Các tác nhân gây hại, các biện pháp bảo vệ hệ tiêu
hóa, các bện tật liên quan.
5 Chƣơng VI.
Trao đổi chất và
năng lƣợng
- Thân nhiệt, sự điều hòa thân nhiệt, phương pháp
phòng chống nóng, lạnh.
- Thực phẩm chứa vitamin và muối khoáng, vai trò
của chúng.
- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, giá trị dinh dưỡng
của thức ăn.
- Khẩu phần, phân tích một khẩu phần ăn.
6 Chƣơng VII.
Bài tiết
- Các vấn đề liên quan đến bài tiết nước tiểu, thải nước tiểu.
- Một số bệnh liên quan đến hệ bài tiết, xây dựng các
thói quen sống khoa học bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.
7 Chƣơng VIII. Da - Các vấn đề liên quan đến cấu tạo và chức năng của da.
- Bảo vệ, rèn luyện da, phòng chống bệnh ngoài da.
8 Chƣơng IX. Thần
kinh và giác quan
- Các phản xạ liên quan đến cấu tạo của tủy sống.
- Thí nghiệm liên quan đến chức năng của dây thần
kinh tủy.
- Các hoạt động và phản xạ của cơ thể liên quan đến
chức năng của trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não.
- Các hoạt động, nhận thức liên quan đến chức năng
các cơ quan phân tích thị giác, thính giác.
- Các bệnh, tật về mắt.
- Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
- Hoạt động thần kinh cấp cao ở người.
- Vệ sinh hệ thần kinh, lao động và nghỉ ngơi hợp lí,
tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với
hệ thần kinh.
36
9 Chƣơng X.
Nội tiết
- Các ảnh hưởng, bệnh liên quan đến hoạt động của
hoocmôn tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên
thận, tuyến sinh dục.
10 Chƣơng XI.
Sinh sản
- Những biến đổi của cơ quan sinh dục nam, nữ khi
bước vào giai đoạn dậy thì.
- Hiện tượng thụ tinh, thụ thai, phát triển của thai, hiện
tượng kinh nguyệt.
- Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
- Đại dịch AIDS, thảm họa của loài người.
2.6. Quy trình rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn
Sơ đồ 2.2. Quy trình rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết
các tình huống thực tiễn
Bƣớc 1. Xác định mục tiêu dạy học
GV xác định mục tiêu từ chuẩn kiến thức và kỹ năng, các mục tiêu cần nâng
cao, liên hệ cho từng bài dạy.
GV giới thiệu bài tập tình huống
GV tổ chức lớp hoạt động đưa ra cách
giải quyết vấn đề
GV kết luận vấn đề
GV hướng dẫn HS chỉnh sửa, bổ sung,
kết luận về vấn đề
GV xác định mục tiêu dạy học
37
Bƣớc 2. Giới thiệu bài tập tình huống
GV cung cấp thông tin về bài tập có vấn đề gắn liền yêu cầu của thực tiễn,
nêu rõ nhiệm vụ cần giải quyết. Nội dung bài tập cần ngắn gọn, dễ hiểu. Phương
thức giới thiệu rõ ràng, mạch lạc như dùng phiếu học tập, trình chiếu, giọng nói
chuẩn mực, truyền cảm.
Bƣớc 3. Tổ chức lớp hoạt động để đưa ra cách giải quyết vấn đề
Tổ chức cho học sinh tự tìm kiếm tri thức để giải quyết tình huống theo nhiều
hình thức khác nhau: Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, thảo luận cả lớp. GV
dẫn dắt HS giải quyết yêu cầu đề ra bằng các câu hỏi gợi mở, định hướng cách giải
quyết vấn đề, thu hẹp phạm vi tìm kiếm câu trả lời hướng đến mục tiêu đã đặt ra.
Bƣớc 4. Hướng dẫn HS chỉnh sửa, bổ sung, kết luận về vấn đề
HS trình bày trước tập thể lớp theo nhóm hay cá nhân (sử dụng phương pháp
đóng vai, chuyên gia), HS hoặc nhóm khác nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa nội dung,
có thể cho cả lớp thảo luận nhằm chọn ra cách giải quyết tối ưu nhất. Sau đó GV
nhận xét câu trả lời của các em, chỉ rõ phương án nào nên làm và phương án nào
không nên làm
Bƣớc 5. Kết luận về vấn đề
GV có thể tóm tắt hoặc trao đổi với HS trước khi đưa ra cách giải quyết chính
xác và thuyết phục nhất. Xác nhận chuẩn kiến thức, kĩ năng và phương pháp mà HS
cần thu nhận được thông qua tình huống.
2.7. Tổ chức cho học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn
Dựa vào các qui trình đã nêu, chúng tôi tiến hành thiết kế và ví dụ minh họa
việc sử dụng các bài tập tình huống gắn với thực tiễn ở các hình thức diễn đạt thông
tin bằng lời thoại, tranh ảnh, video theo hai hướng: Dạy học - củng cố kiến thức; mở
rộng liên hệ kiến thức liên quan.
2.7.1. Sử dụng bài tập tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học nghiên cứu
kiến thức mới
2.7.1.1. Hệ thống bài tập tình huống sử dụng dạy học, củng cố bài học
* Yêu cầu: Bài tập tình huống được thiết kế và sử dụng đáp ứng mục tiêu của
chuẩn kiến thức và kỹ năng. Nội dung tình huống cần truyền tải bám sát nội dung
38
chương trình sách giáo khoa hiện hành. Các sự kiện thực tiễn đưa vào tính huống
cần đảm bảo tính chính xác, thời sự, phù hợp với đối tượng học sinh lớp 8.
TT Tên TH Nội dung
Định
hƣớng sử
dụng
1 Phản xạ khi
gặp chướng
ngại vật
Đang đi trên đường gặp chướng ngại vật là đoạn
dây thép gai khá dài chắn ngang lối đi, em sẽ xử
lí như thế nào? Hãy vẻ cung phản xạ, vòng phản
xạ cho những cách xử lí của mình?
Dạy học,
củng cố bài
6. Phản xạ.
2 Mồ hôi vã ra Bạn Lan Anh cho rằng vào mùa hè nhiệt độ cao
hoặc khi hoạt động thể thao nhiều mồ hôi vã ra.
Mồ hôi là một phản xạ bình thường của cơ thể.
a. Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Vậy
mồ hôi có tác dụng gì?
b. Em hãy vẽ cung phản xạ đổ mồ hôi khi trời
nóng để giải thích cho bạn hiểu.
Dạy học,
củng cố bài
6. Phản xạ
3 Giá tháp đỡ
và khung
xương
Quan sát nhà cao tầng đang xây dựng cần có giá
tháp đỡ, cơ thể người có khung xương. Bạn An
cho rằng chức năng của khung xương và giá tháp
đỡ là giống nhau. Bạn Bình cho rằng không thể
so sánh khung xương và giá tháp được vì bộ
xương giúp cơ thể người vận động. Hai bạn ai
cũng bảo lưu quan điểm của mình.
a. Em đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao?
b. Để thực hiện chức năng của mình bộ xương
gồm những thành phần chính nào?
Dạy học,
củng cố bài
7. Bộ xương
Phần I. Các
phần chính
của bộ xương
4 Bệnh sởi Bé Tâm học lớp 2 có các triệu chứng sau sốt nhẹ,
sốt liên tục. Em bị hắt hơi, chảy nước mũi, có dử
mắt, phù nhẹ mi và ho. Có những chấm nhỏ
khoảng 1 mm nổi lên trên niêm mạc má. Sau khi
Dạy học,
củng cố bài
14. Bạch
cầu – miễn
dịch Phần
39
sốt 3 - 4 ngày, em bị phát ban. Gia đình nghĩ rằng
em bị bệnh sởi nên để em ở nhà tự điều trị
a. Nếu là em trong trường hợp này sẽ xử lí như
thế nào? Vì sao?
b. Ba mẹ bé Tâm nói rằng nếu bị mắc sởi 1 lần thì
trong đời sẽ không bao giờ mắc lại bệnh đó nữa.
Em có đồng ý không? Tại sao?
c. Để phòng bệnh sởi chúng ta cần làm gì? Miễn
dịch là gì? Cơ thể con người có những loại miễn
dịch nào? Ví dụ?
II.Miễn dịch
5 Tim hoạt
động suốt
đời
Có ý kiến cho rằng mọi vật làm việc đều cần nghỉ
ngơi, riêng tim hoạt động suốt đời mà không mệt
mỏi. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Dạy học,
củng cố bài
17. Tim và
mạch máu
6 Huyết áp
cao
Bà nội bạn Lan Nhi bị bệnh huyết áp cao, anh trai
bạn làm việc ở Hà Nội mới gửi về máy đo huyết
áp điện tử nên rất dễ sử dụng.
a. Cả nhà không biết chỉ số huyết áp thế nào là
bình thường? Huyết áp bà nội đo được là 150/98
vậy có nguy hiểm không?
b. Huyết áp là gì? Những nguyên nhân nào làm
tăng huyết áp?
c. Chúng ta cần vệ sinh, rèn luyện như thế nào để
có hệ tim mạch khỏe mạnh?
Dạy học Bài
18. Vận
chuyển máu
qua hệ
mạch, vệ
sinh hệ tuần
hoàn
7 Hút thuốc
lá
Nhìn thấy một số bạn trai đang học lớp 8 có hiện
tượng lén lút hút thuốc lá. Bạn Phương Nhung
lớp phó ra sức can ngăn vì sợ ảnh hưởng đến sức
khỏe nhưng các bạn ấy nói rằng: hút thuốc thì có
ảnh hưởng đến ai? Mình đã hút thuốc cả năm trời
rồi mà có sao đâu?
Dạy học Bài
22. Vệ sinh
hô hấp
40
a. Em có đồng ý với cách giải thích trên không?
Vì sao?
b. Em hãy kể tên các tác nhân và các biện pháp
tương ứng để bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân
có hại?
8 Dung tích
sống
Bạn Minh Khang tự hào rằng vì có mẹ làm bác sỹ
ngay từ nhỏ bạn đã được luyện tập để có dung
tích sống lý tưởng, nên phòng tránh được nhiều
bệnh tật.
a. Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Vì sao?
b. Cần luyện tập như thế nào để có một hệ hô hấp
khỏe mạnh?
Dạy học,
củng cố Bài
22. Vệ sinh
hô hấp
9 Hô hấp
nhân tạo
Bé Nam Khánh 12 tuổi do sẫy chân rơi xuống hồ.
Bé đã được cứu lên nhưng mọi người xôn xao.
Ý kiến 1. Nên đưa bé đến bệnh viện ngay.
Ý kiến 2. Cần hô hấp nhân tạo trước khi đưa bé
đến bệnh viện.
a. Nếu ở trong trường hợp này em sẽ xử lí như
thế nào?
b. Trong thực tế những tai nạn nào cần được hô
hấp nhân tạo?
c. Nếu gặp một nạn nhân mới bị điện giật theo em
cần hô hấp nhân tạo không? Vì sao?
Củng cố Bài
23. Thực
hành. Hô
hấp nhân tạo
10 Hầm xương Thấy mẹ khi hầm xương thường cho trái đu đủ
non vào nấu cùng. Bạn Tuấn không thích ăn đu
đủ nên muốn mẹ lần sau không cho vào nữa.
a. Em hãy giải thích cho bạn Tuấn hiểu vì sao mẹ
bạn làm như vậy?
b. Thức ăn tại dạ dày sẽ được tiêu hóa như thế
nào?
Dạy học bài
27. Tiêu hóa
ở dạ dày
41
11 Nhai kĩ no
lâu
Thấy Nam ăn uống rất vội vàng mẹ Nam thường
nhắc con “nhai kĩ no lâu”. Nam cho rằng điều đó
là vô lí ăn nhiều mới no lâu chứ nhai kĩ thì không
ảnh hưởng gì.
a. Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Vì sao?
b. Em hãy kể tên giúp bạn các biện pháp để bảo vệ
hệ tiêu hóa và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả?
Dạy học bài
30. Vệ sinh
tiêu hóa
12 Màu sắc da Bạn Phương Nga cho rằng màu săc da chúng ta
thay đổi theo mùa, mùa đông da thường tím tái,
mùa hè thì da trở nên hồng hào.
a. Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Gỉai
thích vì sao?
b. Em hãy cho biết cơ thể chúng ta điều hòa thân
nhiệt như thế nào?
c. Tại sao có câu “lạnh nổi gai ốc”? Em hiểu gai
ốc là gì?
Dạy học bài
33. Thân
nhiệt
13 Tìm rễ tủy Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy
(ếch hủy não) bạn Tuấn đã vô ý thúc mũi kéo làm
đứt một số rễ bằng cách nào em có thể phát hiện
được rễ nào còn, rễ nào mất?
Dạy học,
củng cố bài
45. Dây
thần kinh
tủy
14 Chu kỳ
kinh nguyệt
Bạn Mỹ Nhi đang học lớp 8 gần đây thường tỏ vẻ
lo âu, sợ hãi. Sau khi tìm hiểu biết rằng Mỹ Nhi
lo sợ mình bị ung thư. Gần đây Mỹ Nhi thấy cơ
thể mình có nhiều thay đổi, đặc biệt có hiện
tượng chảy máu âm hộ với ít dịch nhầy, xuất hiện
vài ngày và lặp lại trong vài tháng liền.
a. Trong trường hợp này em sẽ đưa ra lời khuyên
gì cho Mỹ Nhi?
b. Em hiểu thế nào là chu kỳ kinh nguyệt? Tại sao
lại có hiện tượng này?
Dạy học bài
62. Thụ
tinh, thụ
thai và phát
triển của
thai
42
c. Bản thân em đang học lớp 8 nhưng chưa có
kinh nguyệt. Em nghỉ mình cần đến khám bác sỹ
không? Vì sao?
15 Yêu sớm Gần đây một số bạn nữ trong lớp 8C thường lên
facebook khoe những hình ảnh bên bạn trai của
mình. Bạn lớp trưởng cho rằng không nên yêu
quá sớm vì ở tuổi này các bạn nữ đả có khả năng
mang thai.
a. Em có đồng ý với ý kiến của bạn lớp trưởng
không? Vì sao?
b. Em hãy liệt kê những nguy cơ khi có thai ở tuổi
vị thành niên? Các biện pháp để phòng tránh thai?
Dạy học,
củng cố bài
63. Cơ sở
khoa học
của các biện
pháp tránh
thai
16 Khớp động
Hình 2.1. Các khớp cử động tự do
Quan sát tranh về các khớp cử động được trong
cơ thể người và những đồ vật trong thực tiễn bạn
Vĩnh Toàn vẫn chưa hiểu vì sao ở cơ thể người
khi các xương cử động có va chạm vào nhau mà
vẫn không bị đau đớn?
a. Em hãy giải đáp giúp bạn và cho biết trong
thực tiễn người ta phải làm gì để các khớp máy
móc cử động dễ dàng và bền lâu?
b. Khớp động khác gì so với khớp bán động và
khớp bất động?
(Dạy học,
củng cố bài
7. Bộ xương
phần III.
Các khớp
xương)
43
17 Vẹo cột
sống
Hình 2.2. Ngồi học đúng và sai tư thế
Khi ngồi học Toàn thường gác chân lên bàn hoặc
ghế, chống tay lên cằm, ngồi vẹo về một bên cho
dễ học.
a. Theo em Toàn làm vậy có đúng không? Vì sao?
b. Trong bức hình trên bạn nào ngồi đúng và sai
tư thế?
c. Khi ngồi học cần chú ý điều gì để tránh cong
vẹo cột sống?
(Dạy học
bài 11. Tiến
hóa hệ vận
động vệ
sinh hệ vận
động, phần
III. Vệ sinh
hệ vận
động)
18 Đứt tay
Hình 2.3. Vết thương chảy máu ở lòng bàn tay
Một bạn học sinh do vô ý bị chảy máy tay ở vị trí
như hình trên.
a. Trong trường hợp này em sẽ nhận định và xử lí
như thế nào để giúp bạn?
b. Nêu cách xử lí khi bị thương gây chảy máu
mao mạch, tĩnh mạch, động mạch?
(Củng cố
bài 19.
Thực hành
sơ cứu cầm
máu)
44
19 Cận thị
Hình 2.4. Cận thị học đường
Theo số liệu thống kê của ngành giáo dục, hiện cả
nước có 15% trẻ em trong độ tuổi đi học bị cận
thị. Đáng chú ý là tỷ lệ học sinh thành thị bị tật
cận thị chiếm 30%, cao gấp hơn 2 lần học sinh
ngoại thành, mặc dù ở đây các em có điều kiện
học tập, sinh hoạt tốt hơn nhiều.
1. Bạn Nam băn khoăn không hiểu cận thị là gì?
Tại sao lại bị cận thị?
2. Nam thường thức đến 11h đêm để học bài và
sử dụng máy tính nhiều em có lời khuyên nào cho
Nam để phòng cận thị
(Dạy học
bài 50. Vệ
sinh mắt,
phần I. Các
tật của mắt)
20 Ai cao hơn?
Hình 2.5. Cuộc gặp gỡ giữa người cao nhất và
lùn nhất thế giới 13/11/2014
Quan sát hình ảnh về người cao nhất (2,51m) và
lùn nhất thế giới (54,6cm) đã được gặp gỡ nhau
lần đầu tiên tại LonDon, Anh ngày 13/11/2014.
Bạn Anh Sang giải thích rằng có hiện tượng trên
là do kích tố tăng trưởng GH gây ra.
a. Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Kích
(Dạy học,
củng cố bài
56. Tuyến
yên, tuyến
giáp)
45
tố GH là gì? Tại sao ở hai người đã trưởng thành
này lại có hiện tượng như vậy?
b. Nếu em bỗng nhiên thấy mình có chiều cao
vượt trội hơn so các bạn còn lại trong lớp? Em sẽ
xử lí như thế nào?
21 Phản xạ
đầu gối
Video 2.1. Phản xạ gân cơ tứ đầu đùi
Quan sát đoạn phim bác sỹ khám phản xạ đầu gối
em hãy cho biết khi bác sỹ gõ búa cao su vào gân
cơ tứ đầu đùi có hiện tượng gì đã xảy ra?
a. Trường hợp bệnh nhân trong đoạn phim trên là
bình thường hay có bệnh lý?
b. Em hãy mô tả cơ chế của phản xạ đầu gối từ đó
giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ?
(Dạy học
bài 9. Cấu
tạo và tính
chất của cơ
phần II.
Tính chất
của cơ)
22 Phản xạ cơ
cánh tay
Video 2.2. a. Phản xạ gân cơ nhị đầu
b. Phản xạ gân cơ tam đầu
Quan sát đoạn phim bác sỹ khám phản xạ gân cơ
nhị đầu và cơ tam đầu em hãy cho biết khi bác sỹ
gõ búa cao su lần lượt vào gân 2 loại cơ này có
hiện tượng gì đã xảy ra?
a. Trường hợp bệnh nhân trong đoạn phim trên là
bình thường hay có bệnh lý?
(Dạy học
bài 9. Cấu
tạo và tính
chất của cơ
phần III. Ý
nghĩa của
hoạt động
co cơ)
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn

More Related Content

What's hot

Đề tài nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Vay Vốn Của Khách Hàng Cá Nhân.docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Vay Vốn Của Khách Hàng Cá Nhân.docxCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Vay Vốn Của Khách Hàng Cá Nhân.docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Vay Vốn Của Khách Hàng Cá Nhân.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dạy Học Tích Hợp Mới Nhất
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dạy Học Tích Hợp Mới NhấtTổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dạy Học Tích Hợp Mới Nhất
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dạy Học Tích Hợp Mới Nhất
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Bài mẫu Khóa luận tốt nghiệp ngành xây dựng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận tốt nghiệp ngành xây dựng, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận tốt nghiệp ngành xây dựng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận tốt nghiệp ngành xây dựng, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-sanAn Thuy
 
Lập kế hoạch lao động tiền lương của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò
Lập kế hoạch lao động tiền lương của Công ty Xây dựng mỏ hầm lòLập kế hoạch lao động tiền lương của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò
Lập kế hoạch lao động tiền lương của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây HồĐề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
NOT
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đLuận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp mở rộng cho vay mua nhà tại Ngân hàng Thương mại...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp mở rộng cho vay mua nhà tại Ngân hàng Thương mại...Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp mở rộng cho vay mua nhà tại Ngân hàng Thương mại...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp mở rộng cho vay mua nhà tại Ngân hàng Thương mại...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
OnTimeVitThu
 
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa đường hàng kh...
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa đường hàng kh...Đề tài: Hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa đường hàng kh...
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa đường hàng kh...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ Tại Nhà Hàng Chiều Sài Gòn
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ Tại Nhà Hàng Chiều Sài GònGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ Tại Nhà Hàng Chiều Sài Gòn
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ Tại Nhà Hàng Chiều Sài Gòn
Nhận Viết Thuê Đề Tài Vietkhoaluan.com / Zalo : 0917.193.864
 
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Chau Phan
 
Hoàn thiện công tác định giá BĐS thế chấp tại ngân hàng VPBank
Hoàn thiện công tác định giá BĐS thế chấp tại ngân hàng VPBankHoàn thiện công tác định giá BĐS thế chấp tại ngân hàng VPBank
Hoàn thiện công tác định giá BĐS thế chấp tại ngân hàng VPBank
luanvantrust
 

What's hot (20)

Đề tài nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Vay Vốn Của Khách Hàng Cá Nhân.docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Vay Vốn Của Khách Hàng Cá Nhân.docxCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Vay Vốn Của Khách Hàng Cá Nhân.docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Vay Vốn Của Khách Hàng Cá Nhân.docx
 
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dạy Học Tích Hợp Mới Nhất
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dạy Học Tích Hợp Mới NhấtTổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dạy Học Tích Hợp Mới Nhất
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dạy Học Tích Hợp Mới Nhất
 
Bài mẫu Khóa luận tốt nghiệp ngành xây dựng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận tốt nghiệp ngành xây dựng, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận tốt nghiệp ngành xây dựng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận tốt nghiệp ngành xây dựng, HAY, 9 ĐIỂM
 
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
 
Lập kế hoạch lao động tiền lương của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò
Lập kế hoạch lao động tiền lương của Công ty Xây dựng mỏ hầm lòLập kế hoạch lao động tiền lương của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò
Lập kế hoạch lao động tiền lương của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò
 
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây HồĐề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đLuận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp mở rộng cho vay mua nhà tại Ngân hàng Thương mại...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp mở rộng cho vay mua nhà tại Ngân hàng Thương mại...Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp mở rộng cho vay mua nhà tại Ngân hàng Thương mại...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp mở rộng cho vay mua nhà tại Ngân hàng Thương mại...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa đường hàng kh...
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa đường hàng kh...Đề tài: Hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa đường hàng kh...
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa đường hàng kh...
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ Tại Nhà Hàng Chiều Sài Gòn
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ Tại Nhà Hàng Chiều Sài GònGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ Tại Nhà Hàng Chiều Sài Gòn
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ Tại Nhà Hàng Chiều Sài Gòn
 
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
 
Hoàn thiện công tác định giá BĐS thế chấp tại ngân hàng VPBank
Hoàn thiện công tác định giá BĐS thế chấp tại ngân hàng VPBankHoàn thiện công tác định giá BĐS thế chấp tại ngân hàng VPBank
Hoàn thiện công tác định giá BĐS thế chấp tại ngân hàng VPBank
 

Similar to Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn

Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
nataliej4
 
Đề tài: Phát triển máy gọt dừa tự động để phục vụ xuất khẩu, HAY
Đề tài: Phát triển máy gọt dừa tự động để phục vụ xuất khẩu, HAYĐề tài: Phát triển máy gọt dừa tự động để phục vụ xuất khẩu, HAY
Đề tài: Phát triển máy gọt dừa tự động để phục vụ xuất khẩu, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luan antiensi huynhthithusuong
Luan antiensi huynhthithusuongLuan antiensi huynhthithusuong
Luan antiensi huynhthithusuong
quan santos
 
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
bao cao thuc tap nhan su cua trung tam Athena
bao cao thuc tap nhan su cua trung tam Athenabao cao thuc tap nhan su cua trung tam Athena
bao cao thuc tap nhan su cua trung tam AthenaCui Bap
 
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học...
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học...Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học...
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài mức độ thỏa mãn trong công việc, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  mức độ thỏa mãn trong công việc, HAY, ĐIỂM 8Đề tài  mức độ thỏa mãn trong công việc, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài mức độ thỏa mãn trong công việc, HAY, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty đồ nội thất
Thỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty đồ nội thấtThỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty đồ nội thất
Thỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty đồ nội thất
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryherehoatuongvi_hn
 
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetDgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
Ánh Nguyệt
 
Đề tài: Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên khách sạn, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
{Nguoithay.vn} tong hop 10 phuong phap giai nhanh trac nghiem hoa hoc va 25 ...
{Nguoithay.vn}  tong hop 10 phuong phap giai nhanh trac nghiem hoa hoc va 25 ...{Nguoithay.vn}  tong hop 10 phuong phap giai nhanh trac nghiem hoa hoc va 25 ...
{Nguoithay.vn} tong hop 10 phuong phap giai nhanh trac nghiem hoa hoc va 25 ...
Phong Phạm
 
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Xử lý các tình huống trong dạy học thực hành sinh học ở trường THPT
Xử lý các tình huống trong dạy học thực hành sinh học ở trường THPTXử lý các tình huống trong dạy học thực hành sinh học ở trường THPT
Xử lý các tình huống trong dạy học thực hành sinh học ở trường THPT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phân tích hoạt động marketing tại công ty Agifish
Phân tích hoạt động marketing tại công ty AgifishPhân tích hoạt động marketing tại công ty Agifish
Phân tích hoạt động marketing tại công ty Agifish
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAYĐề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên Cứu Văn Hóa Xe Buýt tại Tp.HCM
Nghiên Cứu Văn Hóa Xe Buýt tại Tp.HCMNghiên Cứu Văn Hóa Xe Buýt tại Tp.HCM
Nghiên Cứu Văn Hóa Xe Buýt tại Tp.HCM
University of Finance - Marketing
 

Similar to Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn (20)

Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
 
Đề tài: Phát triển máy gọt dừa tự động để phục vụ xuất khẩu, HAY
Đề tài: Phát triển máy gọt dừa tự động để phục vụ xuất khẩu, HAYĐề tài: Phát triển máy gọt dừa tự động để phục vụ xuất khẩu, HAY
Đề tài: Phát triển máy gọt dừa tự động để phục vụ xuất khẩu, HAY
 
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
 
Luan antiensi huynhthithusuong
Luan antiensi huynhthithusuongLuan antiensi huynhthithusuong
Luan antiensi huynhthithusuong
 
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
 
bao cao thuc tap nhan su cua trung tam Athena
bao cao thuc tap nhan su cua trung tam Athenabao cao thuc tap nhan su cua trung tam Athena
bao cao thuc tap nhan su cua trung tam Athena
 
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học...
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học...Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học...
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học...
 
Đề tài mức độ thỏa mãn trong công việc, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  mức độ thỏa mãn trong công việc, HAY, ĐIỂM 8Đề tài  mức độ thỏa mãn trong công việc, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài mức độ thỏa mãn trong công việc, HAY, ĐIỂM 8
 
Thỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty đồ nội thất
Thỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty đồ nội thấtThỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty đồ nội thất
Thỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty đồ nội thất
 
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
 
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere
 
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetDgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
 
Đề tài: Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên khách sạn, 9 ĐIỂM!
 
{Nguoithay.vn} tong hop 10 phuong phap giai nhanh trac nghiem hoa hoc va 25 ...
{Nguoithay.vn}  tong hop 10 phuong phap giai nhanh trac nghiem hoa hoc va 25 ...{Nguoithay.vn}  tong hop 10 phuong phap giai nhanh trac nghiem hoa hoc va 25 ...
{Nguoithay.vn} tong hop 10 phuong phap giai nhanh trac nghiem hoa hoc va 25 ...
 
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
 
Xử lý các tình huống trong dạy học thực hành sinh học ở trường THPT
Xử lý các tình huống trong dạy học thực hành sinh học ở trường THPTXử lý các tình huống trong dạy học thực hành sinh học ở trường THPT
Xử lý các tình huống trong dạy học thực hành sinh học ở trường THPT
 
Phân tích hoạt động marketing tại công ty Agifish
Phân tích hoạt động marketing tại công ty AgifishPhân tích hoạt động marketing tại công ty Agifish
Phân tích hoạt động marketing tại công ty Agifish
 
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAYĐề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
 
Nghiên Cứu Văn Hóa Xe Buýt tại Tp.HCM
Nghiên Cứu Văn Hóa Xe Buýt tại Tp.HCMNghiên Cứu Văn Hóa Xe Buýt tại Tp.HCM
Nghiên Cứu Văn Hóa Xe Buýt tại Tp.HCM
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
linhlevietdav
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
HngNguyn2390
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
Nguyntrnhnganh
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
Luận Văn Uy Tín
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Man_Ebook
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
NhNguynTQunh
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
williamminerva131
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
phamvanchinhlqd
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
Man_Ebook
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 

Recently uploaded (20)

Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 

Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn

  • 1. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ............................................................................................................. i Lời cam đoan ............................................................................................................. ii Lời cảm ơn .............................................................................................................. iii Mục lục ...................................................................................................................... 1 Bảng chữ viết tắt ........................................................................................................ 3 Danh mục các bảng, sơ đồ và biểu đồ ....................................................................... 4 Danh mục các hình và video ..................................................................................... 5 PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 6 1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................... 6 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 7 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 7 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................... 8 5. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 8 6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 8 7. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 9 8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 9 9. Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................... 10 10. Lược sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 10 PHẦN 2. NỘI DUNG ............................................................................................. 13 Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài ...................................................... 13 1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 13 1.1.1. Khái niệm về thực tiễn ................................................................................. 13 1.1.2. Kỹ năng và kỹ năng học tập.......................................................................... 14 1.1.3. Tình huống thực tiễn ..................................................................................... 20 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 21 1.2.1. Thực trạng dạy học sinh học ở các trường THCS hiện nay ......................... 21 1.2.2. Phân tích thực trạng rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn 25 Kết luận chương 1 .................................................................................................. 27 Chương 2. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học 8 ......................................................................................... 28 2.1. Kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn..................................................... 28
  • 2. 2 2.2. Vai trò của kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong chương trình sinh học 8 ................................................................................................................. 28 2.3. Quy trình thiết lập các tình huống thực tiễn ..................................................... 29 2.4. Phân tích cấu trúc và nội dung chương trình sinh học 8................................... 31 2.4.1.Vị trí .............................................................................................................. 31 2.4.2. Cấu trúc, nội dung phần sinh học lớp 8 ....................................................... 31 2.5. Chọn lọc các nội dung cần giải quyết các tình huống thực tiễn từ nội dung của chương trình sinh học 8 .................................................................................... 33 2.6. Quy trình rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn 36 2.7. Tổ chức cho học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn.. 37 2.7.1. Sử dụng bài tập tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học nghiên cứu kiến thức mới ........................................................................................................... 37 2.7.1.1. Hệ thống bài tập tình huống sử dụng dạy học, củng cố bài học ............... 37 2.7.1.2. Ví dụ minh họa .......................................................................................... 47 2.7.2. Sử dụng bài tập tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học liên hệ, mở rộng kiến thức .......................................................................................................... 49 2.7.2.1. Hệ thống bài tập tình huống sử dụng liên hệ, mở rộng kiến thức .............. 49 2.7.2.2. Ví dụ minh họa .......................................................................................... 59 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 61 Chương 3. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 62 3.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................... 62 3.2. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 62 3.3. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................... 62 3.4. Xử lí kết quả thực nghiệm ................................................................................ 65 3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá ...................................................... 66 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 72 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 73 1. Kết luận ............................................................................................................... 73 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 75 PHỤ LỤC 1. Phiếu điều tra HS và GV.................................................................... P1 PHỤ LỤC 2. Một số giáo án thực nghiệm .............................................................. P4 PHỤ LỤC 3. Bảng đánh giá các KN giải quyết các THTT qua thực nghiệm........P23
  • 3. 3 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Ý nghĩa các chữ viết tắt PPDH Phương pháp dạy học GS.TS Giáo sư, tiến sĩ PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thong THCS Trung học cơ sở SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên KN Kỹ năng SL Số lượng STT Số thứ tự TT Thứ tự TH Tình huống TN Thí nghiệm
  • 4. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Trang Bảng 1.1. Phương pháp giảng dạy của giáo viên .................................................... 22 Bảng 1.2. Mức độ dạy học có rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh ...................................................................................................... 23 Bảng 1.3. Sự cần thiết của việc rèn kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn .. 23 Bảng 1.4. Khảo sát về khả năng giải quyết các tình huống thực tiễn của học sinh hiện nay theo sự đánh giá của giáo viên ................................................................. 23 Bảng 1.5. Thái độ của HS đối với việc giải quyết các tình huống thực tiễn trong học tập .................................................................................................................... 24 Bảng 1.6. Kết quả điều tra về việc rèn luyện KN giải quyết các tình huống thực tiễn cho HS trong học tập phần Sinh học lớp 8 ....................................................... 25 Bảng 3.1. Các tiêu chí đánh giá việc rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn ................................................................................................................... 63 Bảng 3.2. Đánh giá việc rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn theo từng tiêu chí .................................................................................................... 63 Bảng 3.3. Mức điểm tương ứng với từng tiêu chí.................................................... 65 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả các lần kiểm tra kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn ................................................................................................................... 66 Bảng 3.5. Tổng hợp mức độ về các tiêu chí của kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn ....................................................................................................... 66 Bảng 3.6. Tổng hợp mức độ của từng tiêu chí của kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn ........................................................................................................ 68 Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết lập các tình huống thực tiễn .......................................... 29 Sơ đồ 2.2. Quy trình rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn ................................................................................................................... 36 Biểu đồ 3.1. Biểu diễn các mức độ về KN giải quyết các tình huống thực tiễn trước TN và sau TN.................................................................................................. 67 Biểu đồ 3.2. Biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 1 trước TN và sau TN .. 68 Biểu đồ 3.3. Biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 2 trước TN và sau TN ... 68 Biểu đồ 3.4. Biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 3 trước TN và sau TN .. 69 Biểu đồ 3.5. Biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 4 trước TN và sau TN ... 69 Biểu đồ 3.6. Biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 5 trước TN và sau TN ... 70
  • 5. 5 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ VIDEO Trang Hình 2.1. Các khớp cử động tự do .......................................................................... 42 Hình 2.2. Ngồi học đúng và sai tư thế ..................................................................... 43 Hình 2.3. Vết thương chảy máu ở lòng bàn tay ...................................................... 43 Hình 2.4. Cận thị học đường ................................................................................... 44 Hình 2.5. Cuộc gặp gỡ giữa người cao nhất và lùn nhất thế giới ngày 13/11/2014 ............................................................................................................... 44 Hình 2.6. Chải răng đúng cách ................................................................................ 54 Hình 2.7. Vân tay, vân chân..................................................................................... 54 Hình 2.8. Tóc bạc sớm .............................................................................................55 Hình 2.9. Những biến chứng của tiểu đường .......................................................... 55 Hình 2.10. Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì ................................................................... 56 Video 2.1. Phản xạ gân cơ tứ đầu đùi ..................................................................... 45 Video 2.2.a. Phản xạ gân cơ nhị đầu ....................................................................... 45 Video 2.2.b. Phản xạ gân cơ tam đầu ...................................................................... 45 Video 2.3. Nữ hoàng tốc độ Vũ Thị Hương tại Sea game 27 ................................. 46 Video 2.4. Bé phơi nắng .......................................................................................... 46 Video 2.5. Chấn thương sọ não................................................................................ 47 Video 2.6. Hầm xương ............................................................................................ 56 Video 2.7. Chức năng của gan ................................................................................ 57 Video 2.8. Đi cầu khỉ .............................................................................................. 57 Video 2.9. Say rượu lái xe máy................................................................................ 58 Video 2.10. Hai anh em sinh đôi kết hôn hai chị em sinh đôi ................................ 58
  • 6. 6 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học [44]. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông. Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”. Do vậy đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học đang là vấn đề cấp thiết đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta. Ngành giáo dục - đào tạo cần từng bước đổi mới, cải cách về cả chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá... nhằm tạo nên thế hệ trẻ phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn nhân cách, đó là nguồn nhân lực lao động, sáng tạo, là chủ thể xây dựng đất nước. 1.2. Xuất phát từ ƣu điểm của việc dạy học giải quyết các tình huống thực tiễn. Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, nếu các tình
  • 7. 7 huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành [44]. 1.3. Xuất phát từ nội dung kiến thức sinh học 8. Sinh học là môn học có nội dung kiến thức gần gũi và liên quan nhiều đến thực tiễn cuộc sống. Sinh học lớp 8 có nội dung chủ yếu giới thiệu về các cơ quan, bộ phận và chức năng của chúng trong cơ thể con người, mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Để hướng đến cách tiếp cận mới trong dạy học cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng giải quyết một số tình huống, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học 8” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học lớp 8. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. 3.2. Phân tích nội dung chương trình Sinh học lớp 8 để chọn lọc nội dung cần giải quyết các tình huống thực tiễn. 3.3. Xây dựng các bước rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh. 3.4. Xây dựng câu hỏi, bài tập và giáo án cho việc rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn. 3.5. Xây dựng các tiêu chí để đánh giá kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn ở học sinh. 3.6. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc hình thành kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn ở học sinh lớp 8.
  • 8. 8 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học 8 thì sẽ nâng cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức, gia tăng hứng thú học tập và nâng cao khả năng tư duy, năng lực hành động trong cuộc sống thực tiễn. 5. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 5.1. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 8 THCS trên địa bàn huyện Cam Lộ 5.2. Đối tượng nghiên cứu: Rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho HS. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các loại tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác giáo dục; các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu tổng quan các tài liệu lý luận về dạy học sinh học. - Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK Sinh học 8 và các tài liệu có liên quan làm cơ sở cho việc sưu tầm, phân loại hệ thống các tư liệu, xây dựng các biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn. 6.2. Phương pháp quan sát sư phạm - Quan sát điều kiện học tập của học sinh - Dự giờ các tiết học bộ môn sinh học 8 mà nội dung có thể liên hệ thực tiễn để đưa ra các phương pháp dạy học phù hợp làm tăng tính tích cực của học sinh trong các hoạt động học từ đó rèn luyện được kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho các em. 6.3. Phương pháp chuyên gia - Thông qua báo cáo đề cương, xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn giàu kinh nghiệm để giúp việc định hướng, triển khai nghiên cứu đề tài. - Gặp gỡ và trao đổi những người giỏi về lĩnh vực mình nghiên cứu hoặc các giáo viên thuộc cùng chuyên môn hoặc khác chuyên môn có kinh nghiệm dạy học, để tham khảo, chỉnh lí, bổ sung và hoàn thiện quá trình nghiên cứu đề tài.
  • 9. 9 6.4. Phương pháp điều tra cơ bản Điều tra về thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh và việc sử dụng các bài tập tình huống trong dạy học Sinh học ở nhà trường phổ thông. - Đối với giáo viên: + Sử dụng phương pháp Anket: Dùng phiếu điều tra để lấy số liệu về thực trạng dạy học bộ môn Sinh học. + Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến, trao đổi với các giáo viên sinh học đang trực tiếp dạy học của 3 trường: THCS Khóa Bảo, THCS Trần Hưng Đạo, THCS Lê Lợi, dự giờ thăm lớp ở các trường THCS nhằm tìm hiểu thực trạng về việc tổ chức cho học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học 8. - Đối với học sinh: + Sử dụng phiếu điều tra để điều tra hứng thú học tập bộ môn Sinh học của học sinh. + Điều tra kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn ở học sinh lớp 8 6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Để đánh giá kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn của học sinh, chúng tôi tiến hành xây dựng bộ tiêu chí. Căn cứ vào các tiêu chí được đặt ra để tiến hành đo mức độ đạt được của kỹ năng theo thời gian. Sử dụng một số công cụ toán học để xử lý các kết quả điều tra và kết quả thực nghiệm sư phạm. Tham số sử dụng để xử lý: phần trăm (%) 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, sử dụng các biện pháp để rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học 8, THCS. 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học 8 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
  • 10. 10 9. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI. - Xây dựng hệ thống bài tập tình huống nhằm rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn. - Đề xuất các quy trình thiết lập và rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong quá trình tiếp nhận tri thức sinh học lớp 8. - Đề ra được các địa chỉ tích hợp, tiêu chí để đánh giá kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn. 10. LƢỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10.1. Trên thế giới - Kỹ năng là một trong những yếu tố giúp con người hoạt động có kết quả, do đó từ trước đến nay có rất nhiều nhà triết học, giáo dục học nghiên cứu về vấn đề này: - Nhà triết học Hy lạp cổ đại Arixtốt (384-322) đã coi kỹ năng như một phẩm chất, một phần phẩm hạnh của con người. Ông cho rằng nội dung phẩm hạnh là “Biết định hướng, biết việc làm, biết tìm tòi”. - Thế kỷ 19 các nhà giáo dục học nổi tiếng như J.J Rutxô (pháp), K.D. Usinxki (Nga), I.A Cômenxki (Tiệp Khắc) cũng đã đề cập đến các kỹ năng trí tuệ của học sinh và con đường hình thành kỹ năng này. - Vào thập niên đầu của thế kỷ XX có thể kể một số tác giả như: + Xavier Roegoers (1982) đề xuất các kỹ năng cơ bản và phân loại chúng [42]. Ở một số nước như Liên Xô, đã có nhiều tài liệu sử dụng câu hỏi, bài tập vận dụng trong dạy học như: Socolovskaia 1971, Abramova. P.B.Gopman, Kadosnhicov… Theo K.Đ.Usinxki: “Kỹ năng đề ra câu hỏi và làm cho câu trả lời phức tạp và khó khăn dần là một trong những thói quen sư phạm cần thiết nhất và quan trọng nhất” [24]. Dạy học bằng việc sử dụng tình huống để rèn luyện các kỹ năng cũng đã được thực hiện ở các trường quản lý kinh tế Havard, hiện nay phương pháp tình huống đang được sử dụng ở các nước châu Âu. Năm 1971, một trung tâm tình huống đã được thiết lập ở Paris. Ở đó người ta biên tập và lưu trữ các tình huống phục vụ công tác giảng dạy đào tạo cán bộ quản lý [7].
  • 11. 11 Đặc biệt, việc áp dụng lý thuyết vào thực tế, kỹ năng liên kết kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề và ra quyết định. Phương pháp này đã được kiểm nghiệm ở nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới mà điển hình là đại học Harvard - chiếc nôi và một trung tâm dạy và học bằng tình huống. 10.2. Ở Việt Nam Việc nghiên cứu về kỹ năng và biện pháp rèn luyện kỹ năng trong quá trình dạy học cũng được các tác giả nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Các bộ môn Toán, Vật Lý, Hóa học… đã sử dụng bài tập để rèn luyện kỹ năng như: Dương Xuân Trinh (1992), Nguyễn Ngọc Quang và Nguyễn Cương (1982), Cao Thị Thăng (1999) hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học THCS. Trong sinh học từ những năm 60 của thế kỷ XX đã có nhiều công trình của: Đinh Quang Báo, Trần Bá Hoành (1970), Nguyễn Đức Thành (1986), Lê Đình Trung (1994), Vũ Đức Lưu (1995), Lê Thanh Oai (2004)… Vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh cũng được quan tâm từ những năm 70-80 của thế kỉ XX, đặc biệt trong thời gian gần đây, khi Đảng và nhà nước thấy được tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học. Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực như: Nguyễn Ngọc Quang, Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, Vũ Đức Thâm... Các phương pháp dạy học tích cực được nghiên cứu, áp dụng nhiều trong đó phương pháp dạy học bằng các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh là một hướng dạy học thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà giáo dục. Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về phương pháp dạy học này trong số đó nổi bật là những bài viết của tác giả Trần Bá Hoành trên các báo, tạp chí chuyên ngành như: Học bằng các hoạt động khám phá, Đổi mới cách viết sách giáo khoa bậc trung học... [1], [12], [20], [22], [24]. Vấn đề rèn luyện các kỹ năng tư duy đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như : Phạm Tất Dong, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Đình Chỉnh, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành, Nguyễn Văn Hoan, Hà Lệ Chi, Đinh Quang Báo, Nguyễn Thị Hà, Võ Thị Bích Thủy, Tạ Thị Thu Hiền… [2], [7], [8], [19], [20]. Phan Đức Duy (1999), Trong đề tài của mình tác giả đã đưa ra các tình huống và hướng dẫn cho sinh viên giải quyết các bài tập tình huống là một biện pháp hiệu
  • 12. 12 quả để rèn luyện kỹ năng tổ chức bài lên lớp cho sinh viên sư phạm trong môn Sinh học [15]. Đề tài đã định hướng cho các công trình được tiếp tục nghiên cứu sau này về dạy học bằng tình huống trong môn sinh học. Trần Thái Toàn (2014), trao đổi rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học bậc THPT. Tác giả đã nghiên cứu và đưa ra quy trình rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học ở trường THPT [36]. Như vậy việc sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng trong dạy học đã được nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên việc sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học vẫn còn hạn chế. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu lí luận, thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng này là rất cần thiết.
  • 13. 13 PHẦN 2. NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm về thực tiễn Trước khi triết học Mác ra đời thì đã có một số quan niệm khác nhau về thực tiễn. Theo các nhà triết học duy tâm, hoạt động nhận thức của tinh thần là hoạt động thực tiễn. Theo các nhà triết học tôn giáo, hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của các lực lượng siêu nhiên là hoạt động thực tiễn. Với đại biểu của chủ nghĩa duy vật trước Mác như Điđrô thì thực tiễn là hoạt động thực nghiệm khoa học. Đây là quan niệm đúng nhưng chưa đầy đủ. Về phía các nhà thực dụng Mỹ hiện đại, thực tiễn chính là phản ứng của con người trước hoàn cảnh một cách hiệu quả nhất. Theo triết học duy vật biện chứng, thực tiễn là hoạt động vật chất cảm tính, có mục đích, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo làm biến đổi tự nhiên và xã hội. Các hình thức của thực tiễn: Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: Thực tiễn và nhận thức không ngừng phát triển trong sự tác động lẫn nhau, trong đó thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức và là cơ sở của chân lý. Thực tiễn là cơ sở nguồn gốc, động lực của nhận thức: Bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào sự vật hiện tượng làm cho chúng bộc lộ thuộc tính, tính chất quy luật. Trên cơ sở đó con người mới có hiểu biết, tri thức về sự vật. Nói khác đi, thực tiễn cung cấp vật liệu cho nhận thức, là cơ sở để hình thành sự hiểu biết của con người. + Thực tiễn đề ra yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi các nhà lý luận phải giải quyết để trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển. + Thực tiễn là cơ sở rèn luyện các giác quan của con người, trên cơ sở đó giúp con người nhận thức hiệu quả hơn và giúp thúc đẩy nhận thức phát triển. Cảm giác chuẩn thì tri giác mới chuẩn. Tri giác chuẩn thì biểu tượng mới chính xác. Nhận thức trực quan sinh động càng đúng, càng chính xác thì nhận thức tư duy trừu tượng càng chuẩn xác..
  • 14. 14 + Thực tiễn là cơ sở chế tạo phương pháp máy móc để hỗ trợ con người nhận thức đúng đắn, hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển. Thực tiễn là mục đích của nhận thức : + Nhận thức của con người ngay từ khi con người mới xuất hiện trên Trái đất với tư cách là người đã bị quy định bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại, tức là nhu cầu thực tiễn. Để sống và tồn tại, con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh, nghĩa là phải có nhận thức. + Những tri thức kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa, chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn phục vụ con người. Nói khác đi, chính thực tiễn là thước đo đánh giá giá trị, ý nghĩa, kết quả của nhận thức. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức chân lý: Theo triết học duy vật biện chứng thì chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để khẳng định chân lý. Bởi lẽ chỉ thông qua thực tiễn mới vật chất hoá được tri thức, hiện thực hoá được tư tưởng; thông qua đó mới khẳng định được chân lý và bác bỏ được sai lầm. [45]. Ý nghĩa của thực tiễn: Trong quá trình nhận thức phải thấy rõ vai trò của hoạt động thực tiễn, không được xa rời thực tiễn.Trong hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học phải kết hợp với hoạt động sản xuất thực tiễn theo phương châm “học đi đôi với hành”, như vậy việc học tập mới có kết quả. 1.1.2. Kỹ năng và kỹ năng học tập 1.1.2.1. Khái niệm về kỹ năng Có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng và đưa ra nhiều cách khái niệm về nó: Theo từ điển Tâm lí học của tác giả Petrovxki: “Kỹ năng là giai đoạn nắm vững các hành động dựa trên quy tắc nào đó và hành động phù hợp với quy tắc ấy trong quá trình giải quyết nhiệm vụ đã xác định”. Tác giả A.V. Petrovxki cho rằng: “ Kỹ năng là cách thức hành động dựa trên cơ sở tổ hợp những tri thức và kỹ xảo. Kỹ năng được hình thành bằng con đường luyện tập tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà ngay cả trong điều kiện thay đổi”.
  • 15. 15 Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Xét về nguồn gốc từ ngữ, KN có nguồn gốc từ Hán - Việt, “kĩ” là sự khéo léo, “năng” là có thể [26]. Theo Trần Bá Hoành (1996), “ kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léo thì sẽ trở thành kỹ xảo, mỗi kỷ năng chỉ biểu hiện thông qua một nội dung” [24]. Theo Nguyễn Đình Chỉnh: Kỹ năng là thao tác đơn giản hoặc phức tạp mang tính nhận thức hoặc mang tính hoạt động chân tay, nhằm thu được một kết quả [8]. Theo Phan Văn Các: Kỹ năng là sự vân dụng tri thức khoa học vào thực tiễn. Theo Bùi Hiền – Nguyễn Văn Giao – Nguyễn Hữu Quỳnh – Vũ Văn Tảo: Kỹ năng là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo, linh hoạt sáng tạo phù hợp với mục tiêu trong điều kiện khác nhau [21, tr.43]. Theo Meirieu: Kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua nội dung. Kỹ năng như một hoạt động trí tuệ. Tuy vậy trong kỹ thuật có cả kỹ năng nhận thức và kỹ năng hoạt động chân tay. Việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì một số kỹ năng đồng thời là kỹ năng nhận thức và là kỹ năng hoạt động chân tay. Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng nhưng tựu chung lại, bất kì kỹ năng nào cũng dựa trên cơ sở lí thuyết đó là kiến thức. Sở dĩ như vậy là vì xuất phát từ cấu trúc kỹ năng (phải hiểu mục đích, biết cách thức đi đến kết quả và hiểu được những diều kiện cần thiết để triển khai các cách thức đó) Mỗi kỹ năng chỉ được biểu hiện thông qua một nội dung, tác động của kỹ năng lên nội dung chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đặt ra. Mục tiêu = Kỹ năng x Nội dung [15] Kỹ năng là yếu tố quyết định đến kết quả hành động. Nó biểu thị năng lực cá nhân. Bất kì một kỹ năng nào cũng có hai thuộc tính cơ bản là: hoạt động thực tiễn và dựa trên cơ sở kiến thức đã có. Tóm lại, theo chúng tôi KN là năng lực hay khả năng của cá nhân vận dụng cơ sở kiến thức đã có để thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
  • 16. 16 1.1.2.2. Phân loại Kỹ năng được chia thành các loại cơ bản: Kỹ năng nhắc lại, kỹ năng nhận thức, kỹ năng xử sự, kỹ năng tự phát triển. Một kỹ năng có thể là hỗn hợp của nhiều loại kỹ năng cơ bản khác. Các nhà giáo dục học phân tích kỹ năng thành hai loại: Kỹ năng bậc một và kỹ năng bậc hai. Kỹ năng bậc một: là kỹ năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ. Loại kỹ năng này thông qua luyện tập đến mức hoàn hảo, các thao tác được diễn ra hoàn toàn tự động hóa không cần có sự hiện diện của ý thức hoặc sự tham gia của ý thức rất ít thì biến thành kỹ xảo. Ví dụ như kỹ năng viết, đan len, đi xe đạp… Kỹ năng bậc hai: là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với những mục tiêu trong những điều kiện khác nhau. Trong kỹ năng bậc hai yếu tố linh hoạt sáng tạo là yếu tố cơ bản, đó là cơ sở cho mọi hoạt động đạt hiệu quả cao. Kỹ năng học tập: Được thể hiện thông qua việc phát triển năng lực học tập, đặc biệt là năng lực tự học: biết thu thập, xử lý thông tin; lập bảng, biểu đồ, sơ đồ; làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm; làm các báo cáo nhỏ và trình bày trước lớp [35]. Kỹ năng học tập có các đặc trưng : Là tổ hợp các hành động học tập đã đươc học sinh nắm vững, biểu hiê ̣n mă ̣t kỹ thuâ ̣t của hành động và năng lực học tâ ̣p ở mỗi HS. Là một hệ thống trong đó có các năng lực học tập chuyên biệt , mỗi loa ̣i hình học tập thì có một kỹ năng học tập chuyên biệt . Các kỹ năng họ c tâ ̣p chuyên biê ̣t như một hê ̣thống con được ta ̣o bởi các kỹ năng thành phần . Kỹ năng học tập là một hê ̣thống mở , mang tính phứ c ta ̣p , nhiều tầng bâ ̣c và mang tính phát triển . Trong mỗi điều kiê ̣n hoàn cảnh học tâ ̣p khác nh au, nhiều kỹ năng chuyên biê ̣t hay kỹ năng thành phần có thể mất đi, thay thế hoă ̣c tự điều chỉnh . Kỹ năng học tập có mối quan hê ̣với kết quả học tâ ̣p , nó là yếu tố có tính mục đích , luôn hướng tới mục đích của hoạt động học tâ ̣p và có ý nghĩa quyết đi ̣nh đến kết quả học tâ ̣p [37]. Như vậy thực chất của viê ̣c hình thành KN trong học tâ ̣p là hình thành cho HS nắm vững một hê ̣thống phứ c ta ̣p các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ
  • 17. 17 những thông tin chứ a đựng trong bài tâ ̣p , trong nhiê ̣m vụvà đối chiếu chúng với những hoa ̣t động cụthể . Trong dạy học , viê ̣c rèn luyện KN cho người học luôn được các nhà sư phạm quan tâm. Tuỳ theo tính chất, đặc thù của từng bộ môn mà người dạy đã nghiên cứu để hình thành những KN phù hợp cho người học [35]. 1.1.2.3. Con đường hình thành Việc hình thành kỹ năng nào đó cần dựa vào lý thuyết thành lập “phản xạ có điều kiện” của Paplôv. Qúa trình hình thành kỹ năng: tuân theo quy luật thường bắt đầu từ sự nhận thức (để thông hiểu về mục đích, ý nghĩa, cơ chế, tiến trình…) và kết thúc ở hành động cụ thể. Bao gồm 3 giai đoạn chính: [21] - Giai đoạn lĩnh hội: Đây là giai đoạn giáo viên phải định hướng, tạo động cơ, nhu cầu học tập và trang bị hiểu biết kỹ thuật cho học sinh. - Giai đoạn quan sát, tạo dựng động hình: Thông qua hệ thống bài tập, các thao tác kỹ thuật, phân tích của giáo viên về kỹ năng cần rèn luyện để học sinh quan sát, rút ra những kết luận nhận thức cho chính bản thân mình. - Giai đoạn hình thành kỹ năng: Kỹ năng được hình thành nhờ sự luyện tập thường xuyên, cùng với sự phân tích, tự đánh giá, tự điều chỉnh của hoạt động học. Trong giai đoạn này, giáo viên tổ chức để học sinh rèn luyện thông qua hệ thống bài tập rèn luyện với hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân… 1.1.2.4. Các giải pháp rèn luyện kỹ năng học tập Khi nói tới kỹ năng là nói tới khả năng thực hiện một hành động đạt tới mức đúng đắn và thuần thục nhất định. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng chính là rèn luyện cho học sinh khả năng triển khai các thao tác theo đúng logic phù hợp với mục đích khách quan của hành động. Rèn luyện kỹ năng là sự nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác phát hiện và cải biến các thông tin chứa đựng trong các tri thức và tiếp thu được từ các câu hỏi – bài tập, đối chiếu và xác lập quan hệ của thông tin với các hành động. Sự hình thành các kỹ năng xuất hiện trước hết như là những sản phẩm của các tri thức ngày càng được đào sâu. Con đường chính hình thành các kỹ năng là dạy học sinh nhìn thấy những mặt khác nhau trong các câu hỏi - bài tập, vận dụng những khái niệm diễn đạt trong các quan hệ đa dạng của câu hỏi – bài tập, cách biến đổi bài tập bằng cách phân tích, sơ đồ của những biến đổi này chính là kế
  • 18. 18 hoạch giải câu hỏi – bài tập. Kỹ năng được hình thành trong quá trình luyện tập nhưng không phải mọi sự luyện tập đều dẫn đến hình thành kỹ năng. Thực chất của sự hình thành kỹ năng học tập là tạo điều kiện cho học sinh nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong học tập, trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với hành động cụ thể. Giúp học sinh biết cách tìm tòi để nhận ra yếu tố đã cho và yếu tố phải tìm, quan hệ giữa chúng trong nhiệm vụ học tập, hình thành mô hình khái quát để giải quyết nhiệm vụ cùng loại, xác lập mối quan hệ giữa nhiệm vụ mô hình khái quát với kiến thức tương ứng. Vì vậy muốn hình thành kỹ năng (chủ yếu là kỹ năng học tập) cho học sinh cần: - Giúp học sinh biết cách tìm tòi để nhận ra yếu tố đã biết, yếu tố phải tìm và mối quan hệ giữa chúng. - Giúp học sinh hình thành một mô hình khái quát để giải quyết các bài tập, các đối tượng cùng loại. - Xác lập mối liên quan giữa bài tập mô hình khái quát và các kiến thức tương ứng. Để hình thành cho học sinh các kỹ năng học tập chúng ta cần đưa học sinh vào các hoạt động. A.N. Lêontiev đã mô tả cấu trúc hoạt động như sau: Hoạt động Động cơ Hành động Mục đích Thao tác Phương tiện Sau này, cấu trúc này được các tác giả bổ sung và có sơ đồ đơn giản hóa như sau: Hoạt động Động cơ Hành động Mục đích
  • 19. 19 Các yếu tố này đan chéo vào nhau, tạo thành một cấu trúc rất chặt chẽ [21]. Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Về mặt cấu trúc tất cả các hoạt động có cấu trúc vĩ mô giống nhau. Hoạt động là quá trình chủ thể vươn tới chiếm lĩnh đối tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu. Hoạt động được kích thích bởi động cơ và được triển khai bằng hệ thống hành động. Hành động là đơn vị của hoạt động là phương thức thực hiện hành động. Hành động bao giờ cũng gắn liền với mục đích nhất định. Mục đích này là sự cụ thể hóa của động cơ như là những mục đích trung gian của hoạt động. Hành động đến lượt mình lại được thực hiện bởi các thao tác. Thao tác là phần lõi kỷ thuật của hành động, là khả năng thực hiện hành động trong những điều kiện khác nhau. Thao tác phụ thuộc vào điều kiện, phương tiện thực hiện hành động. Như vậy trong thực tiễn rèn luyện kỹ năng học tập cho học sinh, có thể hình dung quá trình này theo sơ đồ sau: [15] Động cơ Mục đích Phương tiện Hoạt động Hành động Thao tác Để rèn luyện kỹ năng học tập cho HS, có thể sử dụng nhiều con đường như: - Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực như: Kỹ thuật “động não”, “XYZ”, “tia chớp”, “ bể cá”, “3 lần 3”, “ổ bi” [10] - Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập với nhiều dạng khác nhau, có sắp xếp theo mục đích nâng cao dần kỹ năng. - Sử dụng hệ thống bài tập tình huống có sắp xếp theo mục đích nâng cao dần kỹ năng. - Dạy học nêu vấn đề, dạy học theo phương pháp hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn của P. La.Galperin, dạy học theo vòng tròn trải nghiệm… 1.1.2.5. Quy trình rèn luyện kỹ năng Quy trình rèn luyện kỹ năng đã được một số nhà tâm lí học và lí luận dạy học quan tâm nghiên cứu như K.K.Platônôp, A.V.Pêtropxki, F.R.Abbatt, X.I.Kixegops, Phạm Tất Dong, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Đình Chỉnh, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành [38]…. Qui trình rèn luyện kỹ năng do các tác giả đưa ra tuy có sự khác nhau về số lượng các khâu, các bước cụ thể nhưng về cơ bản là thống nhất với nhau. Chẳng hạn theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn và Trần Quốc Thành, sự rèn luyện kỹ năng được chia thành 2 bước. Bước một, người học nắm
  • 20. 20 vững các tri thức về hành động hay hoạt động. Bước hai, người học thực hiện được các hành động theo các tri thức đó. Để thực hiện hành động có kết quả thì phải có tập dượt, có sự quan sát mẫu, làm thử. Các hành động phức tạp sự tập dượt càng phải nhiều. Muốn kỹ năng có sự ổn định, mềm dẻo, có thể vận dụng vào các điều kiện tương tự, sự tập dượt càng phải đa dạng. Theo X.I. Kixegops quá trình rèn luyện kỹ năng gồm 5 giai đoạn là người học được giới thiệu cho biết về hành động sắp phải thực hiện, diễn đạt các qui tắc lĩnh hội hoặc tái hiện lại những hiểu biết mà dựa vào đó các kỹ năng, kỹ xảo được tạo ra, trình bày mẫu hành động, người học tiếp thu hành động một cách thực tiễn; đưa ra các bài tập độc lập và có hệ thống. Trong các giai đoạn trên giai đoạn trình bày mẩu hành động là rất cần thiết nhưng không được gây cho người học sự bắt chước máy móc. Các giai đoạn phải được kết hợp chặt chẽ để đảm bảo tính mềm dẻo và tính di chuyển của các kỹ năng [27]. Qui trình rèn luyện kỹ năng có tính khái quát được A.V. Uxova chia ra thành các giai đoạn là: học sinh nhận biết ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng thực hiện hành động, xác định mục tiêu hành động, làm sáng tỏ cơ sở của hành động, xác định các thành tố cấu trúc cơ bản của hành động, xác định trình tự hợp lí của việc thực hiện các thao tác mà hành động hình thành từ các thao tác ấy, thực hiện một số không lớn các bài tập trong quá trình luyện tập giáo viên kiểm tra theo chuẩn các mức tương ứng, dạy cách tự kiểm tra việc thực hiện hành động, tổ chức các bài tập đòi hỏi học sinh kỹ năng tự thực hiện hành động trong điều kiện biến đổi, vận dụng kỹ năng thực hiện hành động trong quá trình nắm các kỹ năng mới, phức tạp hơn trong các dạng hành động phức tạp. 1.1.3. Tình huống thực tiễn 1.1.3.1. Khái niệm tình huống Theo quan điểm triết học, tình huống được nghiên cứu như là một tổ hợp các mối quan hệ xã hội cụ thể, mà đến một thời điểm nhất định liên kết con người với môi trường, biến con người thành một chủ thể của một hoạt động có đối tượng nhằm đạt được một mục tiêu nhất định [10]. Trong từ điển Tiếng Việt, tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian hoặc một thời điểm [41].
  • 21. 21 Xét về mặt tâm lí học tình huống được xem xét trên cơ sở quan hệ giữa chủ thể và khách thể, trong không gian và thời gian. “ Tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài có quan hệ với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy tính tích cực của người đó. Trong quan hệ không gian tình huống xảy ra bên ngoài nhận thức của chủ thể, trong quan hệ thời gian tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể. Trong quan hệ chức năng tình huống là sự độc lập của các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện hành động” [13]. 1.1.3.2. Tình huống dạy học Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà người học đã trở thành chủ thể hoạt động của đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học nhằm một mục đích dạy học cụ thể. Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong được sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức. Bản chất của tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp, chứa đựng mối liên hệ M-N-P (Mục đích – Nội dung – Phương pháp) theo chiều ngang tại một thời điểm nào đó với nội dung là một đơn vị kiến thức [11]. Một tình huống thông thường chưa phải là một tình huống dạy học. Nó chỉ trở thành tình huống dạy học khi người GV đưa những nội dung cần truyền thụ vào trong các sự kiện tình huống và cấu trúc các sự kiện sao cho phù hợp với logic sư phạm, để khi người học giải quyết nó sẽ đạt được mục tiêu dạy học [4]. 1.1.3.3. Tình huống thực tiễn Tình huống thực tiễn: Tình huống được chọn lọc từ những sự kiện, những hiện thực trong cuộc sống [4, tr7]. 1.2. Cơ sở thực tiễn Để có cơ sở thực tiễn của đề tài thông qua phiếu thăm dò, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 8 trường trung học cơ sở với 22 giáo viên trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị; 180 học sinh thuộc 3 trường: THCS Khóa Bảo, THCS Trần Hưng Đạo, THCS Lê Lợi. Bên cạnh đó chúng tôi tiến hành nhiều buổi dự giờ, trao đổi với giáo viên có chuyên môn cao nhằm thu thập các dữ liệu làm cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu. Kết quả thu được như sau:
  • 22. 22 1.2.1. Thực trạng dạy học sinh học ở các trƣờng THCS hiện nay 1.2.1.1. Thực trạng về phương pháp giảng dạy của giáo viên. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học được phản ánh ở bảng sau: Bảng 1.1: Phương pháp giảng dạy của giáo viên TT Mức độ Phƣơng pháp Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Không sử dụng SL % SL % SL % 1 Thuyết trình 3 13.6 18 81.8 1 4.6 2 Hỏi đáp - tìm tòi 17 77.3 5 22.7 0 0 3 Giải quyết vấn đề 8 36.4 12 54.5 2 9.1 4 Thực hành thí nghiệm 4 18.2 18 81.8 0 0 5 Sử dụng tình huống và bài tập tình huống 7 31.8 11 50 4 18.2 6 Dạy học nhóm 13 59.1 9 40.9 0 0 7 Quan sát kênh hình 18 81.8 4 18.2 0 0 8 Sơ đồ hóa 5 22.7 10 45.5 7 31.8 9 Tự học với sách giáo khoa 8 36.4 12 54.5 2 9.1 10 Phương pháp khác 0 0 8 36.4 14 63.6 Qua khảo sát 22 giáo viên đang được phân công giảng dạy sinh học thuộc các trường THCS huyện Cam Lộ chúng tôi nhận thấy rằng: quan sát kênh hình, hỏi đáp tìm tòi, dạy học nhóm đang là những phương pháp truyền thống mà giáo viên vẫn thường xuyên sử dụng nhất. Phương pháp thuyết trình, sơ đồ hóa, thực hành thí nghiệm, bài tập tình huống, giải quyết vấn đề vẫn được giáo viên kết hợp sử dụng nhưng chưa thường xuyên. Việc tìm tòi, dạy học theo những phương pháp mới hầu như rất ít. Như vậy, so với các kết quả khảo sát trước đây, GV đã vận dụng linh hoạt và chú ý hơn đến việc đổi mới các phương pháp dạy học tích cực.
  • 23. 23 1.2.1.2. Thực trạng về dạy học rèn kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn Để đánh giá một cách trực tiếp việc rèn kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh, chúng tôi đã thiết kế các câu hỏi trực tiếp về vấn đề này, kết quả như sau: Bảng 1.2: Mức độ dạy học có rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn của giáo viên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không sử dụng SL % SL % SL % SL % 0 0 9 40.9 7 31.8 6 27.3 Bảng trên cho thấy thực tế rất ít giáo viên thường xuyên và coi trọng rèn luyện KN này cho HS. Qua trao đổi với các GV trực tiếp giảng dạy chúng tôi nhận thấy vẫn thực hiện rèn luyện KN giải quyết các tình huống thực tiễn song với mức độ thấp và tần suất tiến hành ít vì mất nhiều thời gian thiết kế và hiệu quả chưa cao, chủ yếu ở mức độ vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế. Theo nhận xét của chúng tôi cho rằng, có thể do GV chưa có biện pháp cụ thể để rèn luyện KN này cho phù hợp đảm bảo độ bền và độ sâu kiến thức. Bảng 1.3: Sự cần thiết của việc rèn kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % 6 27.3 15 68.2 1 4.5 0 0 Như vậy, qua kết quả khảo sát này chúng tôi có thể kết luận rằng tất cả các GV đều cho rằng KN này là rất cần thiết và cần thiết. Bảng 1.4: Bảng khảo sát về khả năng giải quyết các tình huống thực tiễn của học sinh hiện nay theo sự đánh giá của giáo viên Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 0 0 13 59.1 7 31.8 2 9.1 Theo đánh giá của giáo viên, đa số học sinh chỉ đạt kỹ năng này ở mức trung bình, khá. Số học sinh biến kỹ năng này thành kỹ xảo hầu như không có.
  • 24. 24 1.2.1.3. Ý kiến của HS đối với việc giải quyết các tình huống thực tiễn trong học tập Bảng 1.5. Thái độ của HS đối với việc giải quyết các tình huống thực tiễn trong học tập STT Vấn đề Các phƣơng pháp trả lời Kết quả Số lƣợng Tỉ lệ % 1. Thái độ của em khi làm bài tập nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Rất thích 26 14.4 Thích 92 51.1 Bình thường 50 27.8 Không thích 12 6.7 2. Lý do các em thích /(không thích) Tiết học luôn gần gũi, thiết thực, không nhàm chán. 42 23.3 Cần thiết cho cuộc sống hiện tại và tương lai 61 33.9 Nắm vững kiến thức đã học 39 21.7 Ít thuộc nội dung thi cử, không có thời gian nên không thích 26 14.4 Nhàm chán, không thiết thực 9 5.0 Lý do khác:…….. 3 1.7 Qua bảng thống kê kết quả điều tra HS, tôi nhận thấy: Phần lớn HS đều thích thú khi bài học có vận dụng kiến thức vào thực tiễn, các em tỏ ra rất thích (14.4%) hoặc thích (51.1%), lí do là các em vận dụng được các kiến thức đã học vào cuộc sống và tương lai (33.9%), nắm vững kiến thức hơn, bài học thú vị hơn. Một số các em khác không thích chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (6.7%), nguyên nhân có thể do nội dung vận dụng ít liên quan nội dung kiểm tra- đánh giá nên các em không có thời gian - ngại học.
  • 25. 25 Bảng 1.6. Kết quả điều tra về việc rèn luyện KN giải quyết các tình huống thực tiễn cho HS trong học tập phần Sinh học lớp 8 TT Câu hỏi Mức độ Số lƣợng Tỉ lệ (%) 1 GV ra bài tập về nhà có giao nhiệm vụ tìm hiểu cuộc sống, môi trường xung quanh? Thường xuyên 43 23.9 Thỉnh thoảng 117 65 Chưa bao giờ 20 11.1 2 Ở lớp GV có dành thời gian để các em đóng vai, xử lí các tình huống thực tiễn? Thường xuyên 39 21.6 Thỉnh thoảng 136 75.6 Chưa bao giờ 5 2.8 3 Các em có được giáo viên hướng dẫn các cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, làm các đề tài sáng tạo khoa học kĩ thuật? Đã tham gia nhiều lần 3 1.7 Hướng dẫn một vài lần 12 6.6 Mới biết nhưng chưa bao giờ tham gia. 165 91.7 Qua bảng trên ta thấy việc giáo viên ra bài tập ở nhà và rèn luyện ở lớp về kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn chỉ dừng ở mức thỉnh thoảng (65% - 75.6%). Việc hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, làm các đề tài nghiên cứu khoa học kĩ thuật vẫn còn ít, một phần do mỗi đợt thi chỉ chọn số lượng ít học sinh tham gia. 1.2.2. Phân tích thực trạng rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn 1.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan * Về phía GV: Thuận lợi: Chịu khó đọc tài liệu, cập nhật kiến thức liên quan với bài học, yêu nghề, luôn mong muốn học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan trong cuộc sống. Khó khăn: Yêu cầu GV phải đầu tư về thời gian tương đối lớn nên một số GV vẫn còn lơ là, việc dạy học kết hợp sử dụng các bài tập tình huống gắn với thực tiễn vì thế chưa được phổ biến. Ngoài ra, một bộ phận GV cho rằng kiến thức là mục
  • 26. 26 đích của quá trình dạy học. Do đó, GV chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức lý thuyết, ít quan tâm đến vận dụng vào thực tiễn. Động cơ dạy học của GV vì thế còn mang tính thực dụng (thi gì học đó, chỉ chú trọng đến những kiến thức thi cử). * Về phía HS: Thuận lợi: Các em HS luôn mong muốn có thể đem những kiến thức đã học vận dụng vào thực tiễn, thích thú với những giờ học mà kiến thức liên quan với cuộc sống, đặc biệt về động vật, thực vật và con người Khó khăn: Thứ nhất, môn Sinh học không được các em chú trọng nhiều, việc học sinh hiểu biết thực tiễn rất ít. Thứ hai, năng lực của HS không đồng đều nên việc rèn luyện kỹ năng này gặp nhiều khó khăn. Thứ ba, hầu hết các em mang tâm lí thi gì học đó, chương trình học của các em còn nặng. Do đó, các em thường chỉ học những kiến thức lý thuyết liên quan đến các kì thi mà ít quan tâm đến việc vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn. 1.2.2.2. Nguyên nhân khách quan Về sách giáo khoa hiện nay: Kiến thức môn học chưa phù hợp với sức học của các em, chương trình giảng dạy môn sinh học trong nhà trường trên thực tế là khá dài và khó so với thời lượng ấn định cho bộ môn và tiết học. Nhiều bài kiến thức nâng cao chỉ phù hợp với những học sinh khá, giỏi mà chưa đáp ứng được số đông HS, khiến HS thấy chán nản, không có hứng thú với bộ môn. SGK chưa đưa ra nhiều câu hỏi trong thực tiễn, giáo dục nặng về lí thuyết. Việc dạy môn sinh học trong nhà trường hiện nay mới chỉ dừng lại chủ yếu về lý thuyết, các giáo viên cũng chỉ luôn cố gắng đảm bảo kiến thức trong sách giáo khoa, vừa thiếu thời gian liên hệ thực tế lại vừa thiếu tự tin trong vấn đề này. Về đánh giá, thi cử: Việc kiểm tra đánh giá, thi cử mang nặng kiến thức lý thuyết, việc đưa các câu hỏi- bài tập vận dụng kiến thức vào thực tế ở các đề thi học kì, đề thi tốt nghiệp, Đại học- Cao đẳng chưa được chú trọng. Đây là lí do quan trọng mà cả GV lẫn HS thường ít quan tâm đến việc vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, rèn luyện cho học sinh kĩ năng này cần thực hiện một số giải pháp:
  • 27. 27 - Thường xuyên cập nhật, tìm hiểu những vấn đề liên quan đến thực tiễn. Đặc biệt là những vấn đề thời sự nóng hổi, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. - Tăng cường sử dụng các câu hỏi- bài tập tình huống giải quyết các vấn đề thực tiễn cho HS. - Khuyến khích HS làm những thí nghiệm đơn giản, gần gũi có vận dụng vào cuộc sống để các em hứng thú, yêu thích môn học hơn. - GV không ngừng mở rộng tri thức, tìm tòi, học hỏi, tiếp cận những kiến thức mới, nắm vững cơ sở khoa học của các kiến thức cần vận dụng cho HS - Các kì thi nên cải cách để sử dụng các câu hỏi, bài tập có yêu cầu kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn. Điều này sẽ tạo cho cả GV và HS động cơ dạy và học hiệu quả, phát huy tính tích cực học tập, phát triển năng lực HS. KẾT LUẬN CHƢƠNG I Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng dạy học ở một số trường THCS tại huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị, theo chúng tôi cần phải nghiên cứu các biện pháp và quy trình để rèn luyện KN giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học 8 nhằm giúp cho các em lĩnh hội được kiến thức sâu hơn và có tính hệ thống, để từ đó các em có tư duy logic về quá trình nhận thức. Quan trọng nhất là các em vận dụng giải quyết các vấn đề trong công tác giữ gìn vệ sinh thân thể và bảo vệ sức khỏe. Đó là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp và quy trình rèn luyện KN này cho HS trong dạy học sinh học 8.
  • 28. 28 CHƢƠNG 2. RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8 2.1. Kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn Các vấn đề thực tiễn được vận dụng vào bài học ở những mức độ khác nhau. Mục đích cuối cùng là để các em nhận thức đúng đắn về cuộc sống xung quanh, từ những suy nghĩ đúng sẽ tạo nên những hành động đúng. Cuộc sống luôn vận động trong những mối quan hệ tổng hợp đòi hỏi con người chúng ta cần linh hoạt để xử lí các yêu cầu đó. Kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn là tập hợp các kỹ năng khác nhau nhằm giúp học sinh nhận biết, vận dụng, xử lí các yêu cầu của cuộc sống. Rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn là bước quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển các năng lực cho học sinh. Năng lực đó là sự làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết những vấn đề đặt ra của cuộc sống [30], [31]. 2.2. Vai trò của kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong chƣơng trình sinh học 8 Khi học sinh rèn được kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn sẽ giúp học sinh: - Lĩnh hội được kiến thức cơ bản một cách sâu sắc, gắn nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống. Thông qua việc xử lí các tình huống người học sẽ có điều kiện để vận dụng linh hoạt các kiến thức lí thuyết, hiểu rõ và sâu hơn các khái niệm, mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, hấp dẫn mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh. - Giúp cho việc liên kết các lí thuyết rời rạc của một môn học hoặc nhiều môn học khác nhau. - Phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tư duy: Phân tích – tổng hợp, giải thích, suy luận, so sánh … - Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu tìm tòi của học sinh
  • 29. 29 - Rèn luyện kỹ năng quan sát cuộc sống, nhận thức cuộc sống một cách chân thực tránh hiện tượng mọt sách, mơ hồ. - Biết cách điều chỉnh hành vi thói quen của mình cho phù hợp, rèn luyện cơ thể phát triển cân đối, toàn diện; phản ứng nhanh, đúng đắn trước những yêu cầu của thực tiễn. 2.3. Quy trình thiết lập các tình huống thực tiễn Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết lập các tình huống thực tiễn Bƣớc 1. Xác định mục tiêu bài học: Đây là định hướng căn bản cho việc thiết kế một tình huống cụ thể. Mục tiêu phải lấy chuẩn kiến thức kỹ năng làm mục tiêu cơ bản và xác định được các mục tiêu cần mở rộng nâng cao. Bƣớc 2. Xác định mối liên quan giữa nội dung kiến thức dạy học gắn với vấn đề thực tiễn sẽ sử dụng: Xác định những kiến thức có khả năng thiết kế tình huống. GV phải trả lời các câu hỏi sau khi giải quyết xong tình huống người học sẽ đạt được điều gì? Sau đây là những căn cứ để giáo viên lựa chọn tình huống. Xác định mục tiêu dạy học Phân tích nội dung kiến thức khoa học sinh học Thiết lập hệ thống câu hỏi cần trả lời Thiết kế bối cảnh tình huống gắn với mâu thuẩn cần giải quyết Thu thập dữ liệu kiến thức thực tiễn Chỉnh sửa và hoàn thiện tình huống
  • 30. 30 - Tính cần thiết và lợi ích của tình huống đem lại sau khi giải quyết? - Tính đơn giản hay phức tạp của tình huống, tình huống đó khó hay dễ? - Có phù hợp với trình độ và tâm sinh lí của học sinh hay không? - Tình huống có dễ tìm tài liệu không? Bƣớc 3. Thiết kế bối cảnh tình huống gắn với mâu thuẩn cần giải quyết: Sau khi lựa chọn nguồn thông tin cần thiết, giáo viên cần tìm kiếm mâu thuẩn nảy sinh và thiết kế bối cảnh tình huống dưới các hình thức sau: - Bằng câu chuyện kể - Thông qua các thí nghiệm - Thông qua các câu thơ, ca dao, tục ngữ… - Sử dụng những đoạn phim ngắn, trích đoạn clip, các đoạn âm thanh ngắn… - Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, mẫu vật… làm tăng thêm tính chân thực và thực tiễn của tình huống. - Các dạng mâu thuẩn có thể tìm kiếm: Mâu thuẩn trong bản thân các kiến thức được học, mâu thuẩn giữa hiện tượng thực tế và kiến thức đã biết, mâu thuẩn giữa các hiện tượng thực tế với nhau. - Sử dụng các đoạn thông tin, các câu hỏi gợi mở. Bƣớc 4. Thiết lập hệ thống câu hỏi cần trả lời: Các loại câu hỏi có dạng như: Tại sao, bằng cách nào, là gì… thông qua việc trả lời những câu hỏi dạng này sẽ giúp học sinh có được kiến thức cơ bản về nội dung bài học một cách cần thiết nhất. Bƣớc 5. Chỉnh sửa và hoàn thiện tình huống: GV cần phân tích, lựa chọn thông tin, xác lập logic các sự kiện, tiên lượng trình độ nhận thức, kĩ năng hành động và thái độ của học sinh. Cần chú ý đưa ra các chứng cứ xác thực để giúp người học thuận lợi khi khám phá, phát hiện vấn đề cùng với việc gia công thêm về phương diện sư phạm. Cần đảm bảo những sự kiện trong tình huống gắn với thời gian, không gian, địa điểm, và con người cụ thể. Trong quá trình thiết kế cần lưu ý : - Luôn căn cứ vào các nguyên tắc thiết kế tình huống dạy học. - Nắm chắc vốn kiến thức ban đầu tránh truyền tải những vấn đề đã biết hoặc quá khó. - Xem xét tính logic, diễn đạt tình huống sao cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đã đặt ra. - Chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp HS giải quyết tình huống.
  • 31. 31 - Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp: Chia sẻ tình huống với đồng nghiệp giúp GV thu nhận được những đóng góp quý báu. - Chỉnh sửa và hoàn thiện tình huống: GV luôn đối chiếu, chỉnh sửa tình huống cho phù hợp yêu cầu thực tiễn, chỉnh sữa các lỗi chính tả hoặc các chi tiết chưa hợp lí. 2.4. Phân tích cấu trúc và nội dung chƣơng trình Sinh học 8 2.4.1. Vị trí Chương trình sinh học lớp 8 là một phần quan trọng trong chương trình sinh học THCS, thể hiện được tính khái quát hóa từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để học sinh tiếp cận: Lớp 6: Tìm hiểu về sinh học cơ thể thực vật, lớp 7: Sinh học cơ thể động vật, lớp 8: Sinh học cơ thể người, lớp 9: Di truyền, biến dị, cơ thể với môi trường. Như vậy, chương trình có sự sắp xếp các kiến thức theo hệ thống từ đơn giản đến phức tạp, từ cái chung tổng quát đến cái riêng lẽ, cụ thể. Lứa tuổi học sinh lớp 8 (14 – 15 tuổi) là lứa tuổi bắt đầu và đang có những biến đổi quan trọng trong cơ thể mình, lứa tuổi dậy thì. Các em luôn mong muốn tìm hiểu sâu hơn những thay đổi, những điều bí ẩn trong chính bản thân các em. Vì vậy, nội dung sinh học cơ thể người đưa vào chương trình lớp 8 là rất hợp lí, đáp ứng được khả năng nhận thức, nhu cầu tìm hiểu thực tiễn, nâng cao hiểu biết về cơ thể con người. 2.4.2. Cấu trúc, nội dung phần sinh học lớp 8 Chương trình sinh học 8 gồm 11 chương với cấu trúc như sau: Chƣơng Nội dung cơ bản Chƣơng I: Khái quát về cơ thể ngƣời Gồm 5 bài: - Giới thiệu sơ lược về cơ thể người. - Cấu tạo và chức năng tế bào, các loại mô. - Phản xạ, cấu tạo và chức năng của nơron thần kinh. Chƣơng II: Vận động Gồm 6 bài: - Tìm hiểu về thành phần, cấu tạo, tính chất, chức năng của xương và cơ. - Hoạt động của xương, cơ tiến hóa hệ vận động, vệ sinh hệ vận động, biết sơ cứu khi nạn nhân bị gãy xương. Chƣơng III: Tuần hoàn Gồm 7 bài: - Tìm hiểu về thành phần, cấu tạo, chức năng của máu, hồng cầu, bạch cầu.
  • 32. 32 - Đông máu, nguyên tắc truyền máu, tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết. - Cấu tạo của tim, hệ mạch, chu kì co dãn của tim. Vệ sinh hệ tim mạch, biết sơ cứu khi bị chảy máu. Chƣơng IV: Hô hấp Gồm 4 bài: - Tìm hiểu về thành phần, cấu tạo, chức năng của các cơ quan hô hấp. - Hoạt động hô hấp, vệ sinh hô hấp, biết cách hô hấp nhân tạo. Chƣơng V: Tiêu hóa Gồm 7 bài: - Tìm hiểu về thành phần, cấu tạo, chức năng của các cơ quan tiêu hóa. - Các quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân, vệ sinh hệ tiêu hóa. Chƣơng VI: Trao đổi chất và năng lƣợng Gồm 7 bài: - Tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường trong và môi trường ngoài, mối quan hệ giữa chúng. - Điều hòa chuyển hóa vật chất và năng lượng, điều hòa thân nhiệt. - Vitamin và muối khoáng, tiêu chuẩn ăn uống, nguyên tắc lập khẩu phần ăn. Chƣơng VII: Bài tiết Gồm 3 bài: - Tìm hiểu về sự bài tiết, cấu tạo cơ quan bài tiết, quá trình bài tiết nước tiểu. - Các tác nhân gây bệnh, vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu. Chƣơng VIII: Da Gồm 2 bài: - Tìm hiểu về cấu tạo, chức năng của da. - Các biện pháp bảo vệ, rèn luyện, phòng tránh bệnh ngoài da. Chƣơng IX: Thần kinh và giác quan Gồm 12 bài: - Giới thiệu chung về cấu tạo chức năng của hệ thần kinh. - Tìm hiểu về vị trí, cấu tạo, chức năng các thành phần của não bộ, tủy sống, các cơ quan phân tích như: thị giác, thính giác.
  • 33. 33 - Tìm hiểu về phản xạ không điều kiện, phản xạ có điều kiện, hoạt động thần kinh cấp cao ở người. - Vệ sinh hệ thần kinh, cách phòng tránh các bệnh tật liên quan đến hệ thần kinh. Chƣơng X: Nội tiết Gồm 5 bài: - Giới thiệu chung về các tuyến nội tiết, phân biệt ngoại tiết với nội tiết. - Tìm hiểu về tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến sinh dục, sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết. - Cách nhận biết các bệnh tật, những biến đổi của cơ thể liên quan đến các tuyến nội tiết. Chƣơng XI: Sinh sản Gồm 6 bài: - Tìm hiểu về các bộ phận cấu tạo cơ quan sinh dục nam, nữ. - Qúa trình thụ tinh, thụ thai, phát triển của thai, hiện tượng kinh nguyệt, cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. - Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục, đại dịch AIDS thảm họa của loài người. 2.5. Chọn lọc các nội dung cần giải quyết các tình huống thực tiễn từ nội dung của chƣơng trình Sinh học 8 Sau khi phân tích chương trình sinh học 8, đối chiếu với chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học THCS chúng tôi chọn ra các nội dung sau có thể dạy học hướng đến việc rèn kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn. TT Chƣơng Nội dung cần liên hệ và giải quyết các tình huống thực tiễn 1 Chƣơng I. Khái quát về cơ thể ngƣời - Tình huống thực tiễn liên quan đến kiến thức về phản xạ, cung phản xạ, vòng phản xạ. 2 Chƣơng II. Vận động - Liên hệ giữa các loại khớp trong đồ vật với các khớp xương. - Sự to ra và dài ra của xương với tuổi tác của con người.
  • 34. 34 - Thành phần hóa học của xương với một số khả năng của con người, trong chế biến thực phẩm. - Một số hiện tượng thực tiễn liên quan đến tính chất của cơ, ý nghĩa của hoạt động co cơ. - Hiện tượng mỏi cơ, biện pháp chống mỏi cơ, luyện tập để rèn luyện cơ. - Sự tiến hóa của bộ xương, hệ cơ người so với thú. - Biết cách xử lí, sơ cứu, băng bó cho người bị gãy xương. - Vệ sinh hệ vận động: Để xương cơ phát triển cân đối, chống cong vẹo cột sống. 3 Chƣơng III. Tuần hoàn - Sử dụng chất chống đông máu, máu đỏ tươi và đỏ thẩm, mối liên quan giữa sự mất nước và lưu thông dòng máu. - Các hiện tượng liên quan đến khả năng miễn dịch của con người. - Hiện tượng đông máu xảy ra trong thực tế, ý nghĩa của hiện tượng đông máu. - Biết cách xử lí khi bị máu khó đông, máu không đông, đông máu trong mạch, sơ cứu cầm máu. - Hiện tượng cho máu, nguyên tắc truyền máu. - Một số bệnh tật liên quan đến hệ tim mạch (huyết áp, xơ vữa động mạch…) - Hoạt động suốt đời không mệt mỏi của tim, các thiết bị y tế liên quan đến hoạt động của tim. - Các biện pháp bảo vệ, rèn luyện hệ tim mạch. 3 Chƣơng IV. Hô hấp - Đặc điểm cấu tạo liên quan đến chức năng của các cơ quan hô hấp ở người. - Các biện pháp luyện tập tăng dung tích sống. - Các biện pháp bảo vệ, tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh. - Ứng phó được khi gặp các trường hợp cần hô hấp nhân tạo.
  • 35. 35 4 Chƣơng V. Tiêu hóa - Giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến quá trình tiêu hóa ở khoang miệng, nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản, tiêu hóa ở dạ dày, tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non. - Các tác nhân gây hại, các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa, các bện tật liên quan. 5 Chƣơng VI. Trao đổi chất và năng lƣợng - Thân nhiệt, sự điều hòa thân nhiệt, phương pháp phòng chống nóng, lạnh. - Thực phẩm chứa vitamin và muối khoáng, vai trò của chúng. - Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, giá trị dinh dưỡng của thức ăn. - Khẩu phần, phân tích một khẩu phần ăn. 6 Chƣơng VII. Bài tiết - Các vấn đề liên quan đến bài tiết nước tiểu, thải nước tiểu. - Một số bệnh liên quan đến hệ bài tiết, xây dựng các thói quen sống khoa học bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu. 7 Chƣơng VIII. Da - Các vấn đề liên quan đến cấu tạo và chức năng của da. - Bảo vệ, rèn luyện da, phòng chống bệnh ngoài da. 8 Chƣơng IX. Thần kinh và giác quan - Các phản xạ liên quan đến cấu tạo của tủy sống. - Thí nghiệm liên quan đến chức năng của dây thần kinh tủy. - Các hoạt động và phản xạ của cơ thể liên quan đến chức năng của trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não. - Các hoạt động, nhận thức liên quan đến chức năng các cơ quan phân tích thị giác, thính giác. - Các bệnh, tật về mắt. - Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. - Hoạt động thần kinh cấp cao ở người. - Vệ sinh hệ thần kinh, lao động và nghỉ ngơi hợp lí, tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh.
  • 36. 36 9 Chƣơng X. Nội tiết - Các ảnh hưởng, bệnh liên quan đến hoạt động của hoocmôn tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến sinh dục. 10 Chƣơng XI. Sinh sản - Những biến đổi của cơ quan sinh dục nam, nữ khi bước vào giai đoạn dậy thì. - Hiện tượng thụ tinh, thụ thai, phát triển của thai, hiện tượng kinh nguyệt. - Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. - Đại dịch AIDS, thảm họa của loài người. 2.6. Quy trình rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn Sơ đồ 2.2. Quy trình rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn Bƣớc 1. Xác định mục tiêu dạy học GV xác định mục tiêu từ chuẩn kiến thức và kỹ năng, các mục tiêu cần nâng cao, liên hệ cho từng bài dạy. GV giới thiệu bài tập tình huống GV tổ chức lớp hoạt động đưa ra cách giải quyết vấn đề GV kết luận vấn đề GV hướng dẫn HS chỉnh sửa, bổ sung, kết luận về vấn đề GV xác định mục tiêu dạy học
  • 37. 37 Bƣớc 2. Giới thiệu bài tập tình huống GV cung cấp thông tin về bài tập có vấn đề gắn liền yêu cầu của thực tiễn, nêu rõ nhiệm vụ cần giải quyết. Nội dung bài tập cần ngắn gọn, dễ hiểu. Phương thức giới thiệu rõ ràng, mạch lạc như dùng phiếu học tập, trình chiếu, giọng nói chuẩn mực, truyền cảm. Bƣớc 3. Tổ chức lớp hoạt động để đưa ra cách giải quyết vấn đề Tổ chức cho học sinh tự tìm kiếm tri thức để giải quyết tình huống theo nhiều hình thức khác nhau: Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, thảo luận cả lớp. GV dẫn dắt HS giải quyết yêu cầu đề ra bằng các câu hỏi gợi mở, định hướng cách giải quyết vấn đề, thu hẹp phạm vi tìm kiếm câu trả lời hướng đến mục tiêu đã đặt ra. Bƣớc 4. Hướng dẫn HS chỉnh sửa, bổ sung, kết luận về vấn đề HS trình bày trước tập thể lớp theo nhóm hay cá nhân (sử dụng phương pháp đóng vai, chuyên gia), HS hoặc nhóm khác nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa nội dung, có thể cho cả lớp thảo luận nhằm chọn ra cách giải quyết tối ưu nhất. Sau đó GV nhận xét câu trả lời của các em, chỉ rõ phương án nào nên làm và phương án nào không nên làm Bƣớc 5. Kết luận về vấn đề GV có thể tóm tắt hoặc trao đổi với HS trước khi đưa ra cách giải quyết chính xác và thuyết phục nhất. Xác nhận chuẩn kiến thức, kĩ năng và phương pháp mà HS cần thu nhận được thông qua tình huống. 2.7. Tổ chức cho học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn Dựa vào các qui trình đã nêu, chúng tôi tiến hành thiết kế và ví dụ minh họa việc sử dụng các bài tập tình huống gắn với thực tiễn ở các hình thức diễn đạt thông tin bằng lời thoại, tranh ảnh, video theo hai hướng: Dạy học - củng cố kiến thức; mở rộng liên hệ kiến thức liên quan. 2.7.1. Sử dụng bài tập tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học nghiên cứu kiến thức mới 2.7.1.1. Hệ thống bài tập tình huống sử dụng dạy học, củng cố bài học * Yêu cầu: Bài tập tình huống được thiết kế và sử dụng đáp ứng mục tiêu của chuẩn kiến thức và kỹ năng. Nội dung tình huống cần truyền tải bám sát nội dung
  • 38. 38 chương trình sách giáo khoa hiện hành. Các sự kiện thực tiễn đưa vào tính huống cần đảm bảo tính chính xác, thời sự, phù hợp với đối tượng học sinh lớp 8. TT Tên TH Nội dung Định hƣớng sử dụng 1 Phản xạ khi gặp chướng ngại vật Đang đi trên đường gặp chướng ngại vật là đoạn dây thép gai khá dài chắn ngang lối đi, em sẽ xử lí như thế nào? Hãy vẻ cung phản xạ, vòng phản xạ cho những cách xử lí của mình? Dạy học, củng cố bài 6. Phản xạ. 2 Mồ hôi vã ra Bạn Lan Anh cho rằng vào mùa hè nhiệt độ cao hoặc khi hoạt động thể thao nhiều mồ hôi vã ra. Mồ hôi là một phản xạ bình thường của cơ thể. a. Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Vậy mồ hôi có tác dụng gì? b. Em hãy vẽ cung phản xạ đổ mồ hôi khi trời nóng để giải thích cho bạn hiểu. Dạy học, củng cố bài 6. Phản xạ 3 Giá tháp đỡ và khung xương Quan sát nhà cao tầng đang xây dựng cần có giá tháp đỡ, cơ thể người có khung xương. Bạn An cho rằng chức năng của khung xương và giá tháp đỡ là giống nhau. Bạn Bình cho rằng không thể so sánh khung xương và giá tháp được vì bộ xương giúp cơ thể người vận động. Hai bạn ai cũng bảo lưu quan điểm của mình. a. Em đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao? b. Để thực hiện chức năng của mình bộ xương gồm những thành phần chính nào? Dạy học, củng cố bài 7. Bộ xương Phần I. Các phần chính của bộ xương 4 Bệnh sởi Bé Tâm học lớp 2 có các triệu chứng sau sốt nhẹ, sốt liên tục. Em bị hắt hơi, chảy nước mũi, có dử mắt, phù nhẹ mi và ho. Có những chấm nhỏ khoảng 1 mm nổi lên trên niêm mạc má. Sau khi Dạy học, củng cố bài 14. Bạch cầu – miễn dịch Phần
  • 39. 39 sốt 3 - 4 ngày, em bị phát ban. Gia đình nghĩ rằng em bị bệnh sởi nên để em ở nhà tự điều trị a. Nếu là em trong trường hợp này sẽ xử lí như thế nào? Vì sao? b. Ba mẹ bé Tâm nói rằng nếu bị mắc sởi 1 lần thì trong đời sẽ không bao giờ mắc lại bệnh đó nữa. Em có đồng ý không? Tại sao? c. Để phòng bệnh sởi chúng ta cần làm gì? Miễn dịch là gì? Cơ thể con người có những loại miễn dịch nào? Ví dụ? II.Miễn dịch 5 Tim hoạt động suốt đời Có ý kiến cho rằng mọi vật làm việc đều cần nghỉ ngơi, riêng tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Dạy học, củng cố bài 17. Tim và mạch máu 6 Huyết áp cao Bà nội bạn Lan Nhi bị bệnh huyết áp cao, anh trai bạn làm việc ở Hà Nội mới gửi về máy đo huyết áp điện tử nên rất dễ sử dụng. a. Cả nhà không biết chỉ số huyết áp thế nào là bình thường? Huyết áp bà nội đo được là 150/98 vậy có nguy hiểm không? b. Huyết áp là gì? Những nguyên nhân nào làm tăng huyết áp? c. Chúng ta cần vệ sinh, rèn luyện như thế nào để có hệ tim mạch khỏe mạnh? Dạy học Bài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn 7 Hút thuốc lá Nhìn thấy một số bạn trai đang học lớp 8 có hiện tượng lén lút hút thuốc lá. Bạn Phương Nhung lớp phó ra sức can ngăn vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các bạn ấy nói rằng: hút thuốc thì có ảnh hưởng đến ai? Mình đã hút thuốc cả năm trời rồi mà có sao đâu? Dạy học Bài 22. Vệ sinh hô hấp
  • 40. 40 a. Em có đồng ý với cách giải thích trên không? Vì sao? b. Em hãy kể tên các tác nhân và các biện pháp tương ứng để bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại? 8 Dung tích sống Bạn Minh Khang tự hào rằng vì có mẹ làm bác sỹ ngay từ nhỏ bạn đã được luyện tập để có dung tích sống lý tưởng, nên phòng tránh được nhiều bệnh tật. a. Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Vì sao? b. Cần luyện tập như thế nào để có một hệ hô hấp khỏe mạnh? Dạy học, củng cố Bài 22. Vệ sinh hô hấp 9 Hô hấp nhân tạo Bé Nam Khánh 12 tuổi do sẫy chân rơi xuống hồ. Bé đã được cứu lên nhưng mọi người xôn xao. Ý kiến 1. Nên đưa bé đến bệnh viện ngay. Ý kiến 2. Cần hô hấp nhân tạo trước khi đưa bé đến bệnh viện. a. Nếu ở trong trường hợp này em sẽ xử lí như thế nào? b. Trong thực tế những tai nạn nào cần được hô hấp nhân tạo? c. Nếu gặp một nạn nhân mới bị điện giật theo em cần hô hấp nhân tạo không? Vì sao? Củng cố Bài 23. Thực hành. Hô hấp nhân tạo 10 Hầm xương Thấy mẹ khi hầm xương thường cho trái đu đủ non vào nấu cùng. Bạn Tuấn không thích ăn đu đủ nên muốn mẹ lần sau không cho vào nữa. a. Em hãy giải thích cho bạn Tuấn hiểu vì sao mẹ bạn làm như vậy? b. Thức ăn tại dạ dày sẽ được tiêu hóa như thế nào? Dạy học bài 27. Tiêu hóa ở dạ dày
  • 41. 41 11 Nhai kĩ no lâu Thấy Nam ăn uống rất vội vàng mẹ Nam thường nhắc con “nhai kĩ no lâu”. Nam cho rằng điều đó là vô lí ăn nhiều mới no lâu chứ nhai kĩ thì không ảnh hưởng gì. a. Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Vì sao? b. Em hãy kể tên giúp bạn các biện pháp để bảo vệ hệ tiêu hóa và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả? Dạy học bài 30. Vệ sinh tiêu hóa 12 Màu sắc da Bạn Phương Nga cho rằng màu săc da chúng ta thay đổi theo mùa, mùa đông da thường tím tái, mùa hè thì da trở nên hồng hào. a. Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Gỉai thích vì sao? b. Em hãy cho biết cơ thể chúng ta điều hòa thân nhiệt như thế nào? c. Tại sao có câu “lạnh nổi gai ốc”? Em hiểu gai ốc là gì? Dạy học bài 33. Thân nhiệt 13 Tìm rễ tủy Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy (ếch hủy não) bạn Tuấn đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất? Dạy học, củng cố bài 45. Dây thần kinh tủy 14 Chu kỳ kinh nguyệt Bạn Mỹ Nhi đang học lớp 8 gần đây thường tỏ vẻ lo âu, sợ hãi. Sau khi tìm hiểu biết rằng Mỹ Nhi lo sợ mình bị ung thư. Gần đây Mỹ Nhi thấy cơ thể mình có nhiều thay đổi, đặc biệt có hiện tượng chảy máu âm hộ với ít dịch nhầy, xuất hiện vài ngày và lặp lại trong vài tháng liền. a. Trong trường hợp này em sẽ đưa ra lời khuyên gì cho Mỹ Nhi? b. Em hiểu thế nào là chu kỳ kinh nguyệt? Tại sao lại có hiện tượng này? Dạy học bài 62. Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
  • 42. 42 c. Bản thân em đang học lớp 8 nhưng chưa có kinh nguyệt. Em nghỉ mình cần đến khám bác sỹ không? Vì sao? 15 Yêu sớm Gần đây một số bạn nữ trong lớp 8C thường lên facebook khoe những hình ảnh bên bạn trai của mình. Bạn lớp trưởng cho rằng không nên yêu quá sớm vì ở tuổi này các bạn nữ đả có khả năng mang thai. a. Em có đồng ý với ý kiến của bạn lớp trưởng không? Vì sao? b. Em hãy liệt kê những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên? Các biện pháp để phòng tránh thai? Dạy học, củng cố bài 63. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai 16 Khớp động Hình 2.1. Các khớp cử động tự do Quan sát tranh về các khớp cử động được trong cơ thể người và những đồ vật trong thực tiễn bạn Vĩnh Toàn vẫn chưa hiểu vì sao ở cơ thể người khi các xương cử động có va chạm vào nhau mà vẫn không bị đau đớn? a. Em hãy giải đáp giúp bạn và cho biết trong thực tiễn người ta phải làm gì để các khớp máy móc cử động dễ dàng và bền lâu? b. Khớp động khác gì so với khớp bán động và khớp bất động? (Dạy học, củng cố bài 7. Bộ xương phần III. Các khớp xương)
  • 43. 43 17 Vẹo cột sống Hình 2.2. Ngồi học đúng và sai tư thế Khi ngồi học Toàn thường gác chân lên bàn hoặc ghế, chống tay lên cằm, ngồi vẹo về một bên cho dễ học. a. Theo em Toàn làm vậy có đúng không? Vì sao? b. Trong bức hình trên bạn nào ngồi đúng và sai tư thế? c. Khi ngồi học cần chú ý điều gì để tránh cong vẹo cột sống? (Dạy học bài 11. Tiến hóa hệ vận động vệ sinh hệ vận động, phần III. Vệ sinh hệ vận động) 18 Đứt tay Hình 2.3. Vết thương chảy máu ở lòng bàn tay Một bạn học sinh do vô ý bị chảy máy tay ở vị trí như hình trên. a. Trong trường hợp này em sẽ nhận định và xử lí như thế nào để giúp bạn? b. Nêu cách xử lí khi bị thương gây chảy máu mao mạch, tĩnh mạch, động mạch? (Củng cố bài 19. Thực hành sơ cứu cầm máu)
  • 44. 44 19 Cận thị Hình 2.4. Cận thị học đường Theo số liệu thống kê của ngành giáo dục, hiện cả nước có 15% trẻ em trong độ tuổi đi học bị cận thị. Đáng chú ý là tỷ lệ học sinh thành thị bị tật cận thị chiếm 30%, cao gấp hơn 2 lần học sinh ngoại thành, mặc dù ở đây các em có điều kiện học tập, sinh hoạt tốt hơn nhiều. 1. Bạn Nam băn khoăn không hiểu cận thị là gì? Tại sao lại bị cận thị? 2. Nam thường thức đến 11h đêm để học bài và sử dụng máy tính nhiều em có lời khuyên nào cho Nam để phòng cận thị (Dạy học bài 50. Vệ sinh mắt, phần I. Các tật của mắt) 20 Ai cao hơn? Hình 2.5. Cuộc gặp gỡ giữa người cao nhất và lùn nhất thế giới 13/11/2014 Quan sát hình ảnh về người cao nhất (2,51m) và lùn nhất thế giới (54,6cm) đã được gặp gỡ nhau lần đầu tiên tại LonDon, Anh ngày 13/11/2014. Bạn Anh Sang giải thích rằng có hiện tượng trên là do kích tố tăng trưởng GH gây ra. a. Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Kích (Dạy học, củng cố bài 56. Tuyến yên, tuyến giáp)
  • 45. 45 tố GH là gì? Tại sao ở hai người đã trưởng thành này lại có hiện tượng như vậy? b. Nếu em bỗng nhiên thấy mình có chiều cao vượt trội hơn so các bạn còn lại trong lớp? Em sẽ xử lí như thế nào? 21 Phản xạ đầu gối Video 2.1. Phản xạ gân cơ tứ đầu đùi Quan sát đoạn phim bác sỹ khám phản xạ đầu gối em hãy cho biết khi bác sỹ gõ búa cao su vào gân cơ tứ đầu đùi có hiện tượng gì đã xảy ra? a. Trường hợp bệnh nhân trong đoạn phim trên là bình thường hay có bệnh lý? b. Em hãy mô tả cơ chế của phản xạ đầu gối từ đó giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ? (Dạy học bài 9. Cấu tạo và tính chất của cơ phần II. Tính chất của cơ) 22 Phản xạ cơ cánh tay Video 2.2. a. Phản xạ gân cơ nhị đầu b. Phản xạ gân cơ tam đầu Quan sát đoạn phim bác sỹ khám phản xạ gân cơ nhị đầu và cơ tam đầu em hãy cho biết khi bác sỹ gõ búa cao su lần lượt vào gân 2 loại cơ này có hiện tượng gì đã xảy ra? a. Trường hợp bệnh nhân trong đoạn phim trên là bình thường hay có bệnh lý? (Dạy học bài 9. Cấu tạo và tính chất của cơ phần III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ)