SlideShare a Scribd company logo
1
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ THANH NHÀN
QUY HO¹CH C¸N Bé DIÖN BAN TH¦êNG Vô
TØNH, THµNH ñY QU¶N Lý ë §åNG B»NG
B¾C Bé GIAI §O¹N HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
2
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ THANH NHÀN
QUY HO¹CH C¸N Bé DIÖN BAN TH¦êNG Vô
TØNH, THµNH ñY QU¶N Lý ë §åNG B»NG
B¾C Bé GIAI §O¹N HIÖN NAY
Chuyên ngành : Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 62 31 23 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Trương Thị Thông
2. PGS, TS Dương Trung Ý
HÀ NỘI - 2014
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Thị Thanh Nhàn
4
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam 6
1.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài 27
Chương 2: QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH,
THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY
- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN 32
2.1. Các tỉnh, thành phố ở đồng bằng Bắc bộ và cán bộ diện ban
thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý 32
2.2. Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở
đồng bằng Bắc bộ - Khái niệm, nội dung và những vấn đề có tính
nguyên tắc 55
Chương 3: QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH,
THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ - THỰC
TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 77
3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quy hoạch các chức danh diện ban
thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ 77
3.2. Thực trạng quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy
quản lý ở đồng bằng Bắc bộ, nguyên nhân, kinh nghiệm 86
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH QUY
HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH, THÀNH ỦY
QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020 111
4.1. Dự báo những yếu tố tác động và mục tiêu, phương hướng đẩy
mạnh quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản
lý ở đồng bằng Bắc bộ đến năm 2020 111
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quy hoạch cán bộ diện ban
thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ đến năm 2020 122
KẾT LUẬN 166
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ LUẬN ÁN 169
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170
5
PHỤ LỤC 181
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTV :
BTC :
CNH, HĐH :
Ban thường vụ
Ban tổ chức
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTCT :
Nxb :
QHCB :
Hệ thống chính trị
Nhà xuất bản
Quy hoạch cán bộ
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
UBND : Ủy ban nhân dân
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc” [74, tr.269], “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay
kem”[74, 273]. Công tác cán bộ là khâu quan trọng trong công tác xây dựng
Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước nêu rõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then
chốt trong công tác xây dựng Đảng” [28, tr.66].
Trong công tác cán bộ, quy hoạch cán bộ (QHCB) là khâu quan trọng.
Thông qua quy hoạch cán bộ mới có cơ sở để làm tốt công tác đào tạo, bồi
dưỡng, sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
trước mắt và lâu dài của sự nghiệp cách mạng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI của Đảng nhấn mạnh các cấp ủy phải xây dựng quy hoạch cán bộ để
trên cơ sở đó thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán
bộ. Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) của Đảng khẳng định tầm quan trọng
của công tác quy hoạch cán bộ và đề ra nhiệm vụ của công tác quy hoạch
cán bộ theo chức danh và cán bộ dự nguồn. Trên cơ sở đó, tháng 11 năm
2004, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-TW “Về công tác quy hoạch cán
bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”. Đây là lần đầu tiên Đảng ta ban hành một nghị quyết chuyên đề quan
trọng về công tác QHCB. Mục đích của công tác QHCB là tạo sự chủ động,
có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt
trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảm bảo tính kế thừa, phát triển và
8
sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết
nội bộ và ổn định chính trị.
Trong xây dựng đội ngũ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống
chính trị (HTCT) nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ diện Ban thường vụ
(BTV) tỉnh, thành ủy quản lý nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là
đội ngũ cán bộ đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, ban,
ngành, quận, huyện của các tỉnh, thành phố, những người trực tiếp lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước ở các địa phương. Để xây dựng đội ngũ cán bộ diện BTV tỉnh,
thành ủy quản lý có đủ số lượng, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ được giao, việc quy hoạch đội ngũ cán bộ này là rất cần thiết.
Là vùng đất có bề dày văn hóa – lịch sử, nay là một trong những trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, các tỉnh, thành phố
đồng bằng Bắc Bộ đang gánh trên vai trách nhiệm làm vùng động lực phát
triển của cả nước. Trách nhiệm đó chỉ có thể thực hiện thành công, nếu các
cấp ủy, tổ chức đảng các tỉnh, thành phố xây dựng được một đội ngũ cán bộ
đảm bảo chất lượng, thường xuyên được đổi mới, trẻ hóa, quy chuẩn hóa.
Nhận thức rõ yêu cầu đó, trong nhiều năm qua, các tỉnh, thành ủy ở
đồng bằng Bắc Bộ đã coi trọng công tác QHCB, nhờ đó, công tác này có
bước chuyển biến rõ nét và đạt được những kết quả bước đầu. Nhận thức của
các cấp ủy đảng về công tác QHCB có sự chuyển biến rõ nét, thấy rõ hơn ý
nghĩa của công tác QHCB là nhằm tạo thế chủ động trong công tác cán bộ,
qua đó khắc phục được tình trạng bị động trong công tác nhân sự mỗi kỳ đại
hội Đảng, bầu cử Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND)
các cấp. Công tác QHCB đã góp phần xây dựng được một đội ngũ cán bộ
nguồn khá dồi dào, được phát hiện từ phong trào hành động cách mạng của
quần chúng. Nhiều cán bộ, đảng viên được tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, rèn
9
luyện từ thực tiễn công tác qua các cương vị lãnh đạo, quản lý từ thấp đến
cao hơn, mang tính cơ bản và lâu dài. Cơ chế phát hiện và đào tạo có định
hướng đối với cán bộ trẻ, có triển vọng, chú trọng cán bộ xuất thân từ giai
cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, gia đình có công với cách mạng
và cán bộ nữ… góp phần tạo sự đồng bộ trong cơ cấu của cả đội ngũ cán bộ
của HTCT.
Tuy nhiên, công tác QHCB của các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng Bắc Bộ
còn những hạn chế, yếu kém nhất định. Quy trình giới thiệu, phát hiện, xem
xét, quyết định đưa cán bộ vào diện quy hoạch vẫn chưa đảm bảo tính công
khai, mở rộng thảo luận dân chủ đi đôi với quyền tập trung quyết định của
BTV cấp ủy. Một số nơi có biểu hiện “độc quyền” quy hoạch của bí thư hoặc
BTV. Một số nơi do chưa phân biệt giữa công tác quy hoạch với công tác
nhân sự cụ thể nên lúng túng về cách làm. Có nơi xây dựng quy hoạch thành
các phương án nhân sự, nên số lượng nguồn ít, chưa đa dạng. Tình trạng phổ
biến ở các địa phương khi quy hoạch chức danh chủ chốt chỉ tập chung vào
một số đồng chí đương nhiệm, cá biệt, có nơi nguồn quy hoạch chỉ được 01
người cho 01 chức danh chủ chốt. Việc phát hiện và quy hoạch nguồn xa còn
rất hạn chế.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của một địa bàn rộng lớn, có vị trí trọng
yếu của đất nước, đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (CNH, HĐH), phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ xây dựng và nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ diện các BTV tỉnh, thành ủy quản lý đang đặt
ra một cách cấp thiết. Vì thế, nghiên cứu vấn đề “Quy hoạch cán bộ diện
ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bác Bộ giai đoạn hiện
nay” thực sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
10
Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn
về quy hoạch cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ,
luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh QHCB
diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở vùng này, góp phần xây dựng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ:
- Tổng quan các công trình khoa học đã công bố liên quan đến
đề tài, chỉ rõ những vấn đề đã được nghiên cứu, làm rõ, những nội dung luận
án tiếp tục nghiên cứu.
- Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về QHCB diện BTV tỉnh,
thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ, gồm: đặc điểm của vùng đồng bằng
Bắc Bộ liên quan đến yêu cầu công tác QHCB; đặc điểm, vai trò của đội ngũ
cán bộ diện BTV các tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay;
khái niệm, nội dung, phương châm, nguyên tắc, quy trình và vai trò của QHCB
diện BTV các tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ được quy hoạch các chức danh
diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ và thực trạng công tác
QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở vùng này; chỉ rõ nguyên nhân của
thực trạng, rút ra những kinh nghiệm cần thiết từ thực tiễn.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh
QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu công tác quy hoạch cán bộ diện BTV tỉnh,
thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ.
11
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu công tác quy hoạch
các chức danh cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ (gồm các chức danh: trưởng, phó các sở, ban, ngành, đoàn thể và
tương đương ở các tỉnh, thành phố; bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch
HĐND, UBND, ủy viên thường vụ các quận, huyện, thị xã trực thuộc…).
- Địa bàn khảo sát, nghiên cứu: 11 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng
Bắc Bộ: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái
Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội.
- Thời gian khảo sát, nghiên cứu: từ năm 2004 đến 2014, định hướng
giải pháp đến năm 2020.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ
và công tác cán bộ nói chung, QHCB nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời sử dụng các phương pháp cụ
thể: lôgic-lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát, tổng kết
thực tiễn, phỏng vấn chuyên gia…
5. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
5.1. Những đóng góp mới
- Đưa ra quan niệm về QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng
bằng Bắc Bộ.
12
- Góp phần làm rõ nội dung công tác QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy
quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Đề xuất 02 giải pháp có tính đột phá để thực hiện tốt QHCB diện
BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần đánh giá đúng thực trạng quy hoạch đội ngũ cán bộ
diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ; chỉ rõ nguyên nhân
của thực trạng.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên
cứu cho việc chỉ đạo công tác QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy ở đồng bằng
Bắc Bộ hiện nay.
- Luận án có thể được sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy tại Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề
tài, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 3 chương, 6 tiết.
13
1.TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
2.
3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
3.1. Các công trình nghiên cứu về cán bộ và công tác cán bộ
Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ luôn là đề tài mang tính lý luận và
thực tiễn sâu sắc. Đặc biệt từ khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chính trị này càng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về
Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu
then chốt trong công tác xây dựng Đảng”[28]. Quán triệt tinh thần đó,
nhiều công trình nghiên cứu gần đây đã dày công làm rõ các vấn đề liên
quan đến cán bộ, công tác cán bộ, trong đó có công tác quy hoạch cán bộ
và những khâu liên quan nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch đội ngũ cán
bộ các cấp của Đảng, cụ thể:
- Sách “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Nguyễn
Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (chủ biên). Nxb Chính trị quốc gia, H. 2003.
Các tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng và
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước; chỉ ra những nội dung cơ bản về tiêu chuẩn chung đối với cán bộ và
tiêu chuẩn đối với từng loại cán bộ cụ thể. Đề tài cũng đã làm rõ nội dung
các khâu, các bước, quy trình của công tác cán bộ như: phát hiện, lựa chọn,
14
đánh giá, sử dụng và cất nhắc cán bộ; huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Đồng thời, đề tài cũng đã xác định yêu cầu chung về chất lượng của đội ngũ
cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trên cơ sở đó, đề tài
xác định những quan điểm, phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
- Sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ” của Bùi
Đình Phong, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006. Tác giả đã hệ thống hóa quá trình
hình thành và những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác
cán bộ của Đảng, trong đó có một số nội dung cơ bản như: vai trò của cán
bộ; đạo đức của người cán bộ cách mạng; huấn luyện cán bộ là công việc
gốc của Đảng... Những quan điểm của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác
cán bộ là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất, vận dụng vào xây dựng đội ngũ
cán bộ nói chung, quy hoạch cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng
bằng Bắc Bộ nói riêng.
- Sách “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” do Vũ Văn Hiền
chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007. Các tác giả đã tập trung luận
giải vai trò của việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của HTCT;
phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ này. Từ đó, các tác giả đã nhấn mạnh
đến những yêu cầu về tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và
năng lực cán bộ trong mối quan hệ với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó có công tác quy hoạch cán bộ.
- Sách “Một số vấn đề về xây dựng Đảng và công tác cán bộ” của Bùi
Ngọc Thanh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008. Cuốn sách đánh giá
khái quát việc thực hiện tiêu chuẩn cán bộ đã được Hội nghị Trung
15
ương 3 khoá VIII của Đảng xác định cũng như những việc làm được,
những việc phải tiếp tục thực hiện trong việc luân chuyển cán bộ lãnh
đạo, quản lý theo Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX...
Những kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên sẽ được tác giả
luận án kế thừa một cách có chọn lọc, góp phần làm rõ cơ sở lý luận,
thực tiễn về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ hiện nay.
3.2. Các công trình nghiên cứu về quy hoạch cán bộ
Quy hoạch cán bộ được các nhà khoa học khẳng định là khâu
quan trọng tạo cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thực hiện tốt việc sắp
xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và
lâu dài của sự nghiệp cách mạng. Bởi vậy, từ lâu, công tác quy hoạch cán
bộ đã được các cấp ủy đảng, các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý
quan tâm, nhất là sau khi có Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30 tháng 11
năm 2004 của Bộ Chính trị về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo,
quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đến
nay đã có một số công trình tiêu biểu sau:
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước ĐTĐL-2002/07 “Về quy hoạch cán
bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” do PGS, TS Trần Đình Hoan làm chủ nhiệm. Đây là công trình
khoa học có giá trị lớn, đề cập có hệ thống vấn đề quy hoạch cán bộ ở
nước ta hiện nay. Về mặt lý luận, đề tài đã làm sáng tỏ các quan niệm
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; vị trí, tầm quan trọng của công
tác quy hoạch cán bộ. Đề tài đã đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và
công tác quy hoạch cán bộ trên địa bàn cả nước, chỉ ra những ưu điểm,
hạn chế cơ bản và những nguyên nhân của thực trạng, rút ra một số
kinh nghiệm, nêu những vấn đề đặt ra đối với công tác quy hoạch cán bộ
16
của cả nước trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, đề tài đã nêu phương
hướng và đề xuất hệ giải pháp chủ yếu gắn liền với một loạt những công
tác nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ của cả nước giai đoạn
hiện nay và những năm tiếp theo.
- Sách “Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”(2008) của Trần Đình
Hoan, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là kết quả nghiên cứu của
đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước: "Những vấn đề lý luận và thực
tiễn về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" do PGS, TS Trần Đình
Hoan làm chủ nhiệm. Chương I, các tác giả đã phân tích cơ sở phương
pháp luận và những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước về công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ ở nước ta;
đồng thời, làm sáng tỏ cơ sở khoa học của công tác đánh giá cán bộ;
QHCB; luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chương II: các tác giả đã
phân tích phong trào vô sản hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945
và bài học kinh nghiệm về công tác cán bộ của Đảng ta; làm rõ thực trạng
công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ
1945-1985 và từ 1986 đến nay. Chương III: các tác giả đã đưa ra các quan
điểm và 7 giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả
công tác đánh giá, quy hoạch và luân chuyển cán bộ hiện nay. Theo các tác
giả, trong công tác cán bộ hiện nay, có thể xác định: đánh giá cán bộ là
khâu tiền đề, QHCB là khâu nền tảng, luân chuyển cán bộ là khâu đột phá
và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vừa là yêu cầu trước mắt vừa là nhiệm vụ lâu
dài. Để đánh giá đúng cán bộ, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền phải thật
sự “có tầm, có tâm”. Cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác QHCB đã
được các tác giả tập trung làm rõ. Trên cơ sở các phân tích về nguyên tắc
17
“động và mở” trong QHCB các tác giả chỉ ra những giải pháp thực hiện có
hiệu quả nguyên tắc động và mở trên cả phương diện nhận thức và vận dụng
thực tiễn. Từ đó, đề xuất các kiến nghị về tạo nguồn quy hoạch; về các hình
thức phát hiện nhân tài, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; nhận thức về vai trò,
tác dụng của quy hoạch trong quá trình bố trí, sử dụng cán bộ ở các cấp, các
ngành… Phần Phụ lục, nhóm tác giả đã phân tích vấn đề đánh giá, luân
chuyển quan lại trong các triều đại phong kiến Việt Nam và kinh nghiệm
đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ ở Trung Quốc, Nhật Bản và một số
nước ASEAN.
- Sách “Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý” (2009) của Đỗ Minh
Cương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác QHCB lãnh đạo,
quản lý đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; phân
tích thực trạng của công tác QHCB, chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của
những yếu kém, khuyết điểm trong công tác QHCB lãnh đạo, quản lý. Theo
tác giả, nhận thức và tư tưởng của chủ thể và khách thể trong công tác quy
hoạch hiện tại ở một số nơi chưa đúng đắn, thống nhất và đầy đủ. Việc đổi
mới về mặt thể chế, chính sách trong công tác tổ chức cán bộ chưa theo kịp
với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới; chưa thể chế hóa được nguyên tắc
tập trung dân chủ trong công tác cán bộ; thẩm quyển và trách nhiệm tập thể
lãnh đạo, của cá nhân người đứng đầu, của các chủ thể khác trong công tác
cán bộ chưa được quy định rõ ràng và thiếu các chế tài xử phạt. Đây là
nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng không kiểm soát được chất lượng và
hiệu quả của công tác QHCB nói riêng, công tác cán bộ nói chung trong
HTCT nước ta. Nguồn QHCB hiện nay còn bị bó hẹp, chưa thực sự “mở”,
chưa tạo ra dòng chảy giữa HTCT với xã hội vì các quan niệm, quy định hiện
hành về công tác cán bộ. Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề
18
nghiệp của những người làm công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập; sự
tham gia đóng góp và giám sát của nhân dân đối với công tác cán bộ còn kém
hiệu lực, hiệu quả. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm tiếp
tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác QHCB lãnh đạo, quản lý trong
thời kỳ mới, đó là: Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp
của đội ngũ cán bộ tổ chức xây dựng đảng; xây dựng quy chế xác định rõ mức
độ thẩm quyền, trách nhiệm về công tác cán bộ đối với từng tập thể lãnh đạo
và cá nhân thành viên, nhất là người đứng đầu tổ chức; mở rộng đối tượng
tham dự quy hoạch và phát hiện nguồn từ xa; tổ chức thi tuyển công khai một
số chức danh lãnh đạo, quản lý cấp ủy tỉnh, thành thực hiện lồng ghép công
tác QHCB với công tác nhân tài để tạo nguồn cán bộ dài hạn; phát huy sức
mạnh dân chủ, thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào quá trình
đánh giá, quy hoạch, sử dụng và luân chuyển cán bộ; gắn kết chặt chẽ công
tác QHCB với các khâu khác của công tác cán bộ; hoàn thiện các quy trình
áp dụng trong công tác QHCB lãnh đạo, quản lý: phát hiện nguồn từ xã hội,
xử lý “động” và “mở” trong QHCB, xử lý giữa QHCB với công tác nhân
sự…
- “Quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị các xã
ở tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay”(2004), Luận văn thạc sĩ của
Trương Thị Mỹ Trang, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả
đã phân tích vai trò của công tác QHCB, khẳng định QHCB là khâu trọng
yếu trong công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp,
chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Theo
tác giả, đội ngũ cán bộ ở cơ sở có số lượng lớn, giữ vai trò quyết định năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, năng lực và hiệu quả
quản lý của chính quyền và hoạt động của các đoàn thể nhân dân ở xã,
phường, thị trấn. Nhận thức được vấn đề đó, tỉnh Quảng Ngãi luôn quan
19
tâm và đặt QHCB, đặc biệt là công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt
của HTCT ở các xã là công tác trọng tâm, thường xuyên. Tuy vậy, nhiều
năm qua, việc triển khai QHCB cán bộ chủ chốt của HTCT các xã còn
nhiều hạn chế, bất cập. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng quy hoạch đội
ngũ cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Quảng Ngãi, tác giả đã đưa ra những
giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm đẩy mạnh quy hoạch đội ngũ cán bộ
chủ chốt của HTCT các xã ở tỉnh Quảng Ngãi.
- “Công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý của thành
phố Hồ Chí Minh- thực trạng và giải pháp”(2005), Luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Thị Lan, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã nêu
và phân tích các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác tạo nguồn cán bộ,
khẳng định công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ trẻ và phát huy, đào tạo,
bồi dưỡng nhân tài là yêu cầu có tính cấp thiết trong công tác cán bộ hiện
nay. Tác giả đã làm rõ thực trạng công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ ở
Thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá nguyên nhân của thực trạng, trong đó
nhấn mạnh nguyên nhân cơ bản là do nhiều cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan,
đơn vị chưa nhận thức sâu sắc về sự cần thiết và cấp bách của việc tạo
nguồn cán bộ trẻ để đào tạo bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo các
cấp, nên việc quan tâm phát hiện cán bộ công chức trẻ triển vọng đưa vào
diện, tạo điều kiện, môi trường cho cán bộ công tác, thử thách còn hạn chế.
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, tác
giả cho rằng cần thực hiện tổng thể các giải pháp: nâng cao nhận thức, phân
công, phân nhiệm rành mạch đối với cấp ủy và thủ trưởng các cấp, các
ngành về công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ; cải tiến nội dung, quy trình
tuyển chọn vào diện quy hoạch tạo nguồn; đổi mới nội dung quản lý đội ngũ
cán bộ quy hoạch tạo nguồn; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng
20
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức cán
bộ; thường xuyên cải tiến chế độ, chính sách hỗ trợ cán bộ diện quy hoạch
tạo nguồn, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ không ngừng học tập, nâng cao
trình độ, năng lực công tác; kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ của cơ quan
tham mưu các cấp về công tác tổ chức, cán bộ.
- “Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ Lao động -
Thương binh và xã hội trong giai đoạn hiện nay”(2006), Luận văn thạc sĩ
của Nguyễn Xuân Lập, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả
đã hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác QHCB; khẳng định vai trò
của cán bộ lãnh đạo, quản lý và QHCB lãnh đạo, quản lý, coi đây là yêu cầu
cấp thiết trong công tác cán bộ. Tác giả đã làm rõ thực trạng quy hoạch đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội giai
đoạn 2001 đến năm 2005. Theo tác giả, nguyên nhân cơ bản của những ưu
điểm trong QHCB là do có sự chỉ đạo chặt chẽ của ban cán sự đảng, đảng ủy
cơ quan Bộ về công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ; cấp ủy và lãnh đạo các
đơn vị từng bước có sự quan tâm nhiều hơn trong việc tham gia phát hiện
cán bộ công chức trẻ, giỏi đưa vào diện quy hoạch và tạo điều kiện, môi
trường để cán bộ trẻ rèn luyện phát huy năng lực. Tuy vậy, công tác quy
hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và
xã hội vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị đặt ra, có lĩnh vực, có
đơn vị vẫn còn tình trạng bị động, hụt hẫng cán bộ... Trên cơ sở thực trạng
và nguyên nhân, những dự báo về sự phát triển của ngành Lao động -
Thương binh và xã hội và nhu cầu đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ năm
2006- 2010, tác giả đã đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu
nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế, nâng cao chất lượng công tác
QHCB lãnh đạo, quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đến năm
21
2010, các giải pháp đó là: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy và
lãnh đạo các cấp của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về công tác quy
hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng chức danh tiêu chuẩn cán
bộ diện QHCB lãnh đạo, quản lý; tuyển chọn, tạo nguồn cán bộ đưa vào
diện QHCB lãnh đạo, quản lý; cải tiến quy trình đánh giá xây dựng, quản lý
và thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm
chất chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ thuộc diện
QHCB lãnh đạo, quản lý; kết hợp quy hoạch, luân chuyển, đào tạo bồi
dưỡng, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm và chính sách đối với cán bộ lãnh đạo,
quản lý; kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức
cán bộ thuộc Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
- “Quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh
uỷ Bắc Giang quản lý trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ của Thân
Minh Quế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007. Tác giả
đã đưa ra quan niệm quy hoạch cán bộ: “là việc lập dự án thiết kế xây dựng
tổng hợp đội ngũ cán bộ, dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ theo
một ý đồ nhất định với một trình tự hợp lý, trong một thời gian nhất định, làm
cơ sở cho việc lập kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ”. Phạm vi cán bộ trong
nghiên cứu của tác giả thuộc diện BTV tỉnh ủy quản lý, đó là “những người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu một ngành, một địa phương, một đơn
vị trong HTCT ở tỉnh và cấp huyện” với những vai trò hết sức quan trọng đối
với sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung, xây dựng tỉnh nói riêng.
- “Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy quản
lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc”. Luận án tiến sĩ của Thân Minh Quế, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2012. Khái
niệm Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện BTV tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh
22
miền núi phía Bắc được xác định: “Đó là hệ thống, tổng thể các công việc
của BTV tỉnh ủy và tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức các
cơ quan, đơn vị có liên quan ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhằm lập dự án
thiết kế xây dựng đội ngũ cán bộ; dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ
cán bộ các chức danh thuộc diện BTV tỉnh ủy quản lý với một trình tự hợp
lý, theo một mục tiêu nhất định, trong một thời gian nhất định, làm cơ sở cho
việc lập các kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ
đi vào nền nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và
lâu dài”.
Bài “Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ trong thời
kỳ đổi mới” của PGS, TS Tô Huy, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 3-1997.
Tác giả chỉ rõ tầm quan trọng của xây dựng và thực hiện tốt công tác quy
hoạch cán bộ. Nếu không thực hiện quy hoạch sẽ dẫn đến tình trạng hẫng hụt
cán bộ, các cấp ủy, tổ chức đảng không chủ động được nguồn cán bộ có chất
lượng cho việc bố trí, sử dụng cán bộ.
- “Tính cấp thiết của vấn đề quy hoạch cán bộ thành phố Đà Nẵng
hiện nay” (1998) của Trần Phương Hường đăng trên Tạp chí Xây dựng
Đảng, số 9. Tác giả khẳng định Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã nhận thức
được tầm quan trọng của công tác QHCB. Nhiệm kỳ (1997-2000), Thành ủy
Đà Nẵng đã đặt vấn đề quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ đến năm 2010 và
những năm tiếp theo, chuẩn bị bàn giao cho thế kỷ XXI một thế hệ cán bộ
vừa hồng vừa chuyên. Tác giả đã khẳng định đây là vấn đề cấp thiết bởi đó
là nhiệm vụ trọng tâm của chương trình hành động thực hiện Nghị quyết
Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
đất nước, đặc biệt là do sự hẫng hụt cán bộ sau khi chia tách tỉnh Quảng
Nam- Đà Nẵng trở thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc
Trung ương. Để thực hiện có hiệu quả công tác QHCB, tác giả cho rằng
23
Đảng bộ thành phố Đà Nẵng cần nhận thức rõ và cần rút kinh nghiệm trong
việc tạo nguồn quy hoạch và kết hợp đồng bộ giữa quy hoạch với các khâu
khác của công tác cán bộ, nhất là khâu ĐTBD cả trước và sau quy hoạch.
- “Công tác đào tạo bồi dưỡng phục vụ công tác quy hoạch cán bộ”
(1998) của PGS, TS Tô Huy Rứa đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học về
một số vấn đề về công tác QHCB thuộc chương trình khoa học xã hội cấp
Nhà nước KHXH.05. Trên cơ sở luận giải về quan niệm, vai trò, mối quan hệ
của công tác QHCB và ĐTBD cán bộ, tác giả đề xuất những giải pháp chủ
yếu để nâng cao chất lượng và gắn kết chặt chẽ giữa QHCB với ĐTBD cán
bộ là: Chọn cử đúng cán bộ thuộc diện quy hoạch đi đào tạo; đổi mới nội
dung chương trình, phương thức ĐTBD, làm tốt công tác quản lý học viên
trong quá trình đào tạo và bố trí, sử dụng học viên khi ra trường.
Bài “Quan niệm khoa học về quy hoạch cán bộ - lịch sử vấn đề và quá
trình tiếp cận vấn đề” của PGS Lê Văn Lý đăng trên Tạp chí Thông tin lý
luận, số 6-1999. Tác giả nhấn mạnh ngoài cái tâm thật trong sáng, cán bộ dj
chọn vào quy hoạch còn phải có phương pháp, có quyết tâm và trách nhiệm
cao. Chọn cán bộ để quy hoạch không chỉ đúng người mà còn đòi hỏi đúng
việc, đúng sở trường. Ai thạo việc gì nói chung nên quy hoạch để làm việc
đó. Khi thực hiện quy hoạch cần kết hợp công việc với sở trường, nguyện
vọng cá nhân. Quy hoạch cán bộ còn phải đúng chỗ, đúng môi trường phù
hợp. Có những cán bộ ở chỗ này, môi trường này không phát huy được vai
trò, uy tín, nhưng sang chỗ khác, môi trường khác lại phát huy tốt. Quy
hoạch cán bộ còn đòi hỏi phải đúng lúc, khi cán bộ đang phát triển đi lên
phù hợp với chức danh nào đó cần được quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
Đó là lúc cán bộ hăng hái làm việc nhất, có nhiệt tình cống hiến, sung sức
và có khả năng làm việc tốt nhất. Tránh tình trạng khi cán bộ đi ngang hoặc
đi xuống mới đưa vào quy hoạch.
24
Bài “Công tác quy hoạch cán bộ của hệ thống chính trị - một số giải
pháp chủ yếu” của TS Ngô Kim Ngân đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 6-
2002. Tác giả đã làm rõ thêm vai trò QHCB của HTCT và đề xuất những
giải pháp có tính đồng bộ nhằm thực hiện tốt công tác QHCB của HTCT.
Bài “Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của PGS, TS Trần Đình Hoan đăng trên
Tạp chí Cộng sản số 33-2003. Tác giả nêu rõ vai trò quan trọng của công tác
QHCB; đánh giá tình hình công tác QHCB theo Hướng dẫn 17-HD/TCTW
của Ban Tổ chức Trung ương về công tác QHCB. Tác giả nhận định công tác
QHCB đã đạt được những kết quả bước đầu; các cấp ủy, ban cán sự đảng,
đảng đoàn có bước chuyển về nhận thức về công tác QHCB, từ đó dẫn đến
bước chuyển về cách làm. Tuy vậy, qua kiểm tra, tìm hiểu ở các đảng bộ thuộc
các vùng, miền trong cả nước và ở một số bộ, cơ quan, đoàn thể trung ương,
công tác QHCB còn một số hạn chế. Chuyển biến nhận thức về công tác
QHCB chưa đồng đều, trong khi làm quy hoạch, có những nơi đã lẫn lộn giữa
công tác QHCB và công tác nhân sự, nên ở một vài nơi quy hoạch BCH, BTV
không có phương án dự phòng so với số cấp ủy viên hiện tại, một số chức
danh chưa bảo đảm có 2-3 cán bộ dự nguồn. Khắc phục những yếu kém trên,
tác giả nêu một số yêu cầu: QHCB phải bảo đảm "mở" và "động”, không khép
kín trong từng ngành, địa phương, đơn vị; quy hoạch được rà soát thường
xuyên, hằng năm cần có sự bổ sung, điều chỉnh, đưa vào quy hoạch những
nhân tố mới và đưa ra khỏi quy hoạch những người không đáp ứng được yêu
cầu của tình hình mới. QHCB cần được tiến hành đồng bộ ở cả bốn cấp từ
trung ương đến cơ sở, quy hoạch cấp dưới làm căn cứ cho quy hoạch cấp trên,
quy hoạch cấp trên thúc đẩy và tạo điều kiện cho quy hoạch cấp dưới.
Bài “Đánh giá đúng, quy hoạch tốt, luân chuyển đúng mục tiêu” của
Lê Quang Hoan, đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng số 12-2004. Theo tác
25
giả, từ sau khi có Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII (1997) về
Chiến lược cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, công tác cán
bộ có nhiều chuyển biến tích cực, xuất hiện nhiều nhân tố mới, động lực mới.
Tuy nhiên, trong QHCB còn nhiều hạn chế: một số nơi còn nhầm lẫn giữa
QHCB với công tác nhân sự, chưa đồng bộ giữa các cấp, còn khép kín.
Chưa quan tâm đánh giá, phát hiện nguồn từ xa. Việc bổ sung, điều chỉnh
quy hoạch hằng năm chưa thể hiện phương châm “động”, còn hiểu và làm
theo nhiều cách khác nhau; có tình trạng "quy hoạch treo". Tác giả cho
rằng, quy hoạch tốt trước hết phải là một quy hoạch đúng. Quy hoạch đúng
là quy hoạch thể hiện được mục đích, yêu cầu, các quan điểm, nguyên tắc,
phương châm, nội dung, phương pháp quy hoạch trên cơ sở đánh giá đúng
cán bộ và phù hợp với thực tế của địa phương, đơn vị. Quy hoạch tốt (xét về
chất lượng, hiệu quả) phải thoả mãn các tiêu chí: Có cơ cấu hợp lý về độ
tuổi, thành phần, giới, học vấn, dân tộc. Có nguồn dồi dào, đáp ứng được
nhiều phương án, kế hoạch nhân sự khác nhau. Bảo đảm được tính kế thừa,
tính phát triển, sàng lọc và cạnh tranh cao. Chọn lọc, phát hiện và sử dụng
được người giỏi, người tài, có tính thiết thực, tính khả thi, vừa là kết quả,
vừa là nguyên nhân của các khâu khác trong công tác cán bộ. Quy hoạch
đúng tạo tiền đề, điều kiện cho quy hoạch tốt. Quy hoạch tốt cho thấy vai trò
quan trọng của việc tuân thủ các quy trình ở mỗi giai đoạn, mỗi khâu và
nguyên tắc công khai, dân chủ, khách quan phải thấm sâu và điều chỉnh toàn
bộ công tác QHCB.
Bài “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý” của Nguyễn
Phương Hồng đăng trên Tạp chí Cộng sản tháng 4-2005. Tác giả bài viết đã
phân tích khá sâu mục tiêu, đối tượng quy hoạch cán bộ, nêu quan điểm cơ
bản về công tác cán bộ của Đảng và xây dựng QHCB. Để làm tốt công tác
QHCB, tác giả khẳng định yêu cầu quan trọng là phải xây dựng được quy
26
trình quy hoạch, trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ, nhằm bảo đảm hoàn
thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Để QHCB có tính thực tiễn, cần có nhiều phương án bố trí cho một cán bộ
với dự kiến cho nhiều chức danh theo hướng gắn với chuyên môn được đào
tạo, phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ. Khi xây dựng QHCB, phải
bám sát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị mình.
Để thực hiện tốt công tác QHCB lãnh đạo, quản lý cần tăng cường sự lãnh
đạo của các cấp ủy, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan, đơn vị. Cần đặc biệt coi trọng và làm tốt việc định kỳ đánh giá, rà
soát, bổ sung quy hoạch; tổ chức thực hiện quy hoạch gắn với đánh giá, đào
tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ theo quy hoạch. Trong công tác
QHCB, phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao chế độ tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cần thực sự phát huy dân chủ, thu hút sự
tham gia của cấp dưới, cơ sở, của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân
dân, coi trọng lắng nghe ý kiến các đồng chí lãnh đạo các thời kỳ am hiểu về
cán bộ, nhất là trong việc đánh giá cán bộ và phát hiện nguồn; thông qua
các hình thức như lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm, tiến cử cán bộ, nhận xét cán
bộ định kỳ, sinh hoạt tự phê bình và phê bình.
Bài “Bàn thêm về quy hoạch cán bộ” của Bùi Đức Lại đăng trên Tạp
chí Xây dựng Đảng, số 10-2007. Sau khi trình bày quan niệm về quy hoạch
và QHCB, công chức, tác giả nêu lên những vấn đề về QHCB lãnh đạo, quản
lý. Theo tác giả, đây là đối tượng chính của công tác QHCB. Việc làm
QHCB lãnh đạo, quản lý vừa qua có một số tiến bộ, nhưng nội dung nặng về
dự kiến bố trí cán bộ dịp đại hội, đối tượng dự kiến rộng, cách làm còn hình
thức nên hiệu quả quy hoạch chưa cao, nhất là chưa tập trung đúng mức vào
yêu cầu quan trọng nhất là phát hiện nguồn và đào tạo nguồn. Thực tiễn đòi
hỏi cần tiếp tục làm rõ một số vấn đề để tiếp tục đẩy mạnh có hiệu quả
27
QHCB lãnh đạo, quản lý. Tác giả đề xuất các giải pháp: Mở rộng và định rõ
nguồn QHCB lãnh đạo, quản lý; định rõ thêm một số vấn đề về tiêu chuẩn và
đào tạo cán bộ lãnh đạo; quản lý QHCB... Tác giả nhấn mạnh: Cán bộ lãnh
đạo, quản lý trong quy hoạch là một bộ phận nằm trong đội ngũ cán bộ, có
yêu cầu tiêu chuẩn, nội dung quản lý… như đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý
nói chung. Vì vậy không cần có hệ thống quy chế và tổ chức quản lý riêng
cán bộ quy hoạch. Cấp nào cũng phải chọn ra những cán bộ lãnh đạo, quản
lý trẻ, có triển vọng phát triển để đào tạo, bồi dưỡng, giao nhiệm vụ. Danh
sách này được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh. Cấp trên nắm danh
sách, kiểm tra việc thực hiện, điều động khi cần. Để QHCB được coi trọng
và có hiệu quả thiết thực, thì việc đôn đốc, kiểm tra cấp dưới xây dựng quy
hoạch là cần thiết, nhưng quan trọng nhất là kiên quyết đưa cán bộ trong
quy hoạch đã được thử thách qua thực tiễn vào vị trí phù hợp, bằng chính
sách đề bạt của cấp trên và trong bầu cử các cấp uỷ, các cơ quan dân cử.
Bài “Quy hoạch cán bộ của Đảng bộ Thành phố Hà Nội” của Nguyễn
Công Soái, đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 11-2007. Tác giả khẳng
định Thành ủy Hà Nội đã có tính chủ động cao trong công tác QHCB. Ban
Tổ chức Thành ủy chủ động ban hành Hướng dẫn số 04-HD/BTCTU ngày
16-9-2006 về xây dựng QHCB, theo đó ban tổ chức các quận, huyện uỷ,
đảng uỷ cấp trên cơ sở, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức của các sở,
ban, ngành của Thành phố đã tích cực tham mưu giúp cấp uỷ hướng dẫn
triển khai thực hiện. Nhờ vậy, công tác QHCB ở các cấp uỷ đảng của Đảng
bộ Thành phố bước đầu đi vào nền nếp, góp phần thúc đẩy công tác đào tạo,
bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Bên cạnh đó tác
giả cũng nêu lên một số tồn tại, hạn chế trong QHCB của Thành phố là ở
một số đơn vị, như: việc thực hiện giới thiệu cán bộ vào quy hoạch chưa
khách quan, thiếu công tâm, vẫn còn tình trạng nhiều người không muốn
28
giới thiệu ai vào danh sách quy hoạch. Hầu hết các đơn vị chưa thực hiện
được quy hoạch “mở” theo đúng chủ trương, vẫn còn “khép kín” trong đội
ngũ cán bộ của đơn vị, chưa thực hiện được việc giới thiệu cán bộ ở các đơn
vị, địa phương khác vào danh sách quy hoạch của đơn vị, địa phương mình.
Một số cấp uỷ, đơn vị còn thụ động trong việc xây dựng QHCB, vẫn còn tư
tưởng “ngại” làm QHCB, vì cho rằng đây là việc làm khó và nhạy cảm, dễ
phát sinh tư tưởng. Từ thực tiễn công tác QHCB của Đảng bộ Thành phố Hà
Nội, tác giả nêu lên một số kinh nghiệm: Đổi mới và nâng cao nhận thức của
các cấp ủy trong công tác QHCB, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ
lãnh đạo, từ đó tạo nguồn, lựa chọn cán bộ để đưa vào diện quy hoạch; các
cấp ủy nghiên cứu xây dựng nội dung, quy trình QHCB sát với đặc thù của
đảng bộ; tổ chức hội nghị triển khai hướng dẫn đến các cán bộ trực tiếp
tham mưu về công tác cán bộ để hiểu rõ mục đích, yêu cầu, phương pháp,
cách thức thực hiện QHCB; lập các tổ công tác giúp cấp uỷ theo dõi, kiểm
tra, giám sát tiến độ thực hiện quy hoạch.
Bài “Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Cà Mau” của Nguyễn Quốc
Việt, đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 2-2008. Trên cơ sở đánh giá thực
trạng công tác QHCB lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Cà Mau, tác giả khẳng định,
công tác QHCB lãnh đạo, quản lý của tỉnh Cà Mau đã đi vào nền nếp; chất
lượng được nâng lên, bảo đảm tiêu chuẩn và số lượng nguồn cán bộ đưa vào
quy hoạch. QHCB theo hướng “mở” và “động”, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ
cơ bản bảo đảm theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và Hướng dẫn của Ban Tổ
chức Trung ương. Tuy nhiên, công tác QHCB lãnh đạo, quản lý của Cà Mau
còn bộc lộ một số hạn chế. Một số địa phương, đơn vị do chưa nắm vững quy
trình nên khi thực hiện QHCB còn nhiều lúng túng, chưa đồng bộ, không bảo
đảm thời gian và kế hoạch đề ra. Một vài đơn vị thực hiện QHCB chưa đạt
yêu cầu, tỷ lệ cán bộ trẻ, nữ vẫn còn thấp, người dân tộc thiểu số ít, đội ngũ
29
cán bộ chưa đồng đều về số lượng và chất lượng. Việc giới thiệu cán bộ vào
quy hoạch có lúc, có nơi chưa thật sự khách quan, vẫn còn tình trạng nhiều
người không giới thiệu ai vào quy hoạch, chưa thực hiện được việc giới thiệu
cán bộ ở các đơn vị, địa phương khác vào danh sách quy hoạch của đơn vị,
địa phương mình. Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ đưa vào quy hoạch
được xem là khâu mở đầu và là khâu có tính quyết định đến chất lượng quy
hoạch nhưng một số ít đơn vị, địa phương thực hiện còn qua loa, mang tính
hình thức. Nguồn cán bộ để lựa chọn đưa vào quy hoạch còn hụt hẫng do
thiếu nguồn tại chỗ, số đông cán bộ được quy hoạch chưa được đào tạo chính
quy về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học
còn rất yếu. Để đẩy mạnh công tác QHCB trong năm tới, tác giả cho rằng
Tỉnh uỷ cần nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng, nội dung, phương
pháp của công tác QHCB để thực hiện đạt kết quả, đúng quy định. Cán bộ
đưa vào quy hoạch phải đảm bảo tiêu chuẩn, có kinh nghiệm thực tiễn theo
từng lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, bảo đảm tính kế thừa, số
lượng, cơ cấu, giới tính, dân tộc, trình độ. Quy hoạch phải có tính khả thi cao.
Kiên quyết khắc phục tình trạng thực hiện công tác QHCB mang tính hình
thức, thiếu khoa học. Thực hiện chủ trương chủ động tạo nguồn, QHCB
không chỉ trong phạm vi cơ quan, đơn vị mà còn được mở rộng ở nhiều ngành
nghề, lĩnh vực khác. Nguồn quy hoạch không chỉ là cán bộ lãnh đạo, quản lý,
công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có cả công nhân,
trí thức ưu tú, học sinh, sinh viên xuất sắc. Cấp ủy các cấp kịp thời xây dựng
kế hoạch và thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin
học. Đồng thời thực hiện bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ theo quy
hoạch.
30
Bài “Phú Yên quy hoạch cán bộ ở cả 3 cấp” của Phạm Quang Vịnh
đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6-2008. Tác giả đánh giá khái quát
thực trạng QHCB lãnh đạo, quản lý của tỉnh Phú Yên trong thời gian qua,
đặc biệt là từ khi có Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị và Hướng
dẫn số 47-HD/TCTW của Ban Tổ chức về công tác QHCB lãnh đạo, quản lý
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; đồng thời đưa ra một số giải pháp
nhằm thực hiện tốt QHCB ở 3 cấp của tỉnh.
Bài “Về Công tác quy hoạch cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay”
của Đỗ Minh Cương, đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 5-7-2009.
Theo tác giả, QHCB là một khâu cơ bản trong công tác cán bộ, nhằm chủ
động tạo nguồn nhân sự trẻ, tập hợp được nhiều nhân tài; làm cơ sở cho việc
đào tạo, bố trí, sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ trong HTCT bảo đảm về
số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý và sự chuyển tiếp vững vàng giữa
các thế hệ. Thành tựu của công tác QHCB, công chức thời kỳ đổi mới là làm
cho công tác cán bộ của các cấp ủy có sự chủ động và nền nếp hơn, có tầm
nhìn xa hơn. Qua đó, tập hợp, đào tạo và bố trí sử dụng một đội ngũ cán bộ
có trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị cao hơn; cơ cấu giới,
chuyên ngành... tiến bộ hơn. Bên cạnh đó, vẫn còn có những khuyết điểm,
hạn chế như: Chưa tạo ra sự đột phá trong đổi mới chất lượng công tác cán
bộ; độ tuổi bình quân của nhân sự trong diện quy hoạch còn cao, chưa bảo
đảm sự kế tiếp ba độ tuổi cho một chức danh quy hoạch; chưa thực sự tập
hợp và sử dụng được nhiều người tài, đức vào HTCT; quan điểm hẹp hòi,
khép kín, cục bộ vẫn còn phổ biến ở nhiều cơ quan, đơn vị, ngành, địa
phương, khiến họ không cần và không muốn sử dụng người ngoài vào; các
quy định, quy trình hiện có chưa nâng cao được trách nhiệm cá nhân người
đứng đầu và cấp ủy có thẩm quyền duyệt quy hoạch. Trên cơ sở nội dung
Nghị quyết 42-NQ/TW của Bộ Chính trị và các hướng dẫn thực hiện của
31
BTC Trung ương (số 47, 50, 22...), tác giả kiến nghị: Công tác quy hoạch -
đào tạo cán bộ, công chức không nên bó gọn trong bộ phận cán bộ lãnh đạo,
quản lý mà cần mở rộng phạm vi áp dụng sang các loại cán bộ khác trong
HTCT, như cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ chuyên môn, chuyên gia...
Bài “Giới hạn khách quan trong quy hoạch, đào tạo cán bộ” của tác
giả Trương Thị Bạch Yến đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8-2011. Tác
giả đã chỉ ra một nguyên nhân khách quan khiến công tác quy hoạch và đào
tạo cán bộ trong quy hoạch chưa đạt yêu cầu, gọi là những “giới hạn khách
quan” - giới hạn giữa nhu cầu và điều kiện thăng tiến của cán bộ, giữa tính
động và mở trong công tác quy hoạch, giữa nhu cầu đào tạo và điều kiện
thực tế cho phép của công tác đào tạo, giữa năng lực đào tạo so với yêu cầu
thực tiễn. Đây là một gợi ý để trong quá trình triển khai Luận án, tác giả
nghiên cứu và xác định những vấn đề vướng mắc, mâu thuẫn đang đặt ra
trong quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý...
Bên cạnh cách công trình, bài viết đề cập trực tiếp đến quy hoạch,
cũng có nhiều bài viết đề cập đến các khâu khác của công tác cán bộ có liên
quan đến quy hoạch như: đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán
bộ... với tư cách là hệ thống các khâu tạo tiền đề để quy hoạch đúng và đảm
bảo chất lượng, hiệu quả. Tiêu biểu có các công trình: Đào tạo, bồi dưỡng
phục vụ công tác quy hoạch cán bộ của PGS, TS Tô Huy Rứa (Tạp chí Cộng
sản, số 21/1998); Quy hoạch đào tạo là một khâu quyết định của công tác
cán bộ của Trần Thị Kim cúc (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5/1998; Đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước của Lê
Kim Việt (Tạp chí Cộng sản, số 24/1999); Mối quan hệ giữa đánh giá, quy
hoạch, đào tạo và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của Nguyễn Duy
Hùng (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5/2003)... Các tác giả thống nhất đánh
giá hiện trạng đội ngũ cán bộ các cấp của Đảng tuy số lượng đông, nhưng
32
vẫn “vừa thừa, vừa thiếu”, còn nhiều bất cập, muốn quy hoạch cán bộ đạt
hiệu quả khả quan, trước hết đội ngũ cán bộ cần được đánh giá đúng, phải
tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng trong trường học và qua thực tiễn (luân chuyển)
để họ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
3.3. Các công trình nghiên cứu về công tác quy hoạch cán bộ lãnh
đạo, quản lý ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (còn gọi là các tỉnh đồng bằng sông
Hồng) là địa bàn - vùng lãnh thổ có vị trí chiến lược quan trọng đối với quá
trình xây dựng và phát triển đất nước. Bởi vậy, đây là địa bàn của nhiều
nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực khác nhau, trong đó có khoa học
chính trị nói chung, khoa học xây dựng Đảng nói riêng. Để các tỉnh trong
vùng có bước phát triển toàn diện, nhanh và vững chắc, cần có nhiều yếu tố,
trong đó cần có một đội ngũ cán bộ có đủ số lượng, chất lượng ngang tầm
với yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vùng này
nói chung, trong đó có công tác quy hoạch cán bộ, lãnh đạo, quản lý thuộc
HTCT trong vùng nói riêng đã được nhiều nhà khoa học, học viên cao học
và nghiên cứu sinh quan tâm, đến nay có một số công trình tiêu biểu như:
- “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng
bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng của Nguyễn Thái Sơn,
Học viện Chính trị quốc gia, 2002. Tác giả đã phân tích 4 đặc điểm của vùng
đồng bằng sông Hồng: Một là, đây là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, song các yếu tố cho sản xuất hàng hóa, khai
thác thế mạnh hạn chế; hai là, đồng bằng sông Hồng không chỉ là khu vực
trọng điểm kinh tế nông nghiệp, mà còn có đầy đủ điều kiện phát triển một cơ
cấu kinh tế toàn diện; ba là, là vùng mang đậm nét truyền thống văn hóa và
quan hệ xã hội của cộng đồng dân cư lâu đời, nhưng lại sớm chịu tác động
33
của nền kinh tế thị trường; bốn là, HTCT được đổi mới có tác động tích cực
tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, song vẫn tồn tại những khó khăn lớn, yếu
tố gây mất ổn định không thể xem thường. Đây là nội dung rất quan trọng, có
thể kế thừa và phát triển để làm cơ sở cho việc phân tích những yếu tố tác
động, những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ diện BTV các tỉnh quản lý
hiện nay.
- “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp quận, huyện
thuộc diện Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện
nay”. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, 2006. Tác giả đã bước đầu làm rõ: khái niệm cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp quận, huyện thuộc diện BTV Thành ủy Hà Nội quản lý và công
tác QHCB lãnh đạo, quản lý cấp quận, huyện thuộc diện BTV thành ủy Hà
Nội quản lý. Theo tác giả, đây là những người đứng đầu, giữ cương vị trọng
yếu nhất trong bộ máy của đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị- xã hội
cấp quận, huyện, có tác dụng chi phối chính toàn bộ hoạt động của một tổ
chức mà họ là đại diện; quyết định đến hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ kinh
tế- xã hội, quản lý đô thị, an ninh quốc phòng và xây dựng HTCT trên địa
bàn quận, huyện. Luận văn đã đánh giá được thực trạng QHCB quận, huyện
diện BTV Thành ủy Hà Nội quản lý, xác định nguyên nhân và rút ra những
bài học kinh nghiệm cần thiết. Trên cơ sở những dự báo thuận lợi, khó khăn,
biến động trong công tác cán bộ, tác giả đã đề xuất phương hướng và những
giải pháp chủ yếu đề thực hiện tốt công tác QHCB quận, huyện diện BTV
Thành ủy Hà Nội quản lý, đó là: Nâng cao nhận thức về công tác QHCB
lãnh đạo, quản lý cấp quận, huyện diện BTV Thành ủy Hà Nội quản lý, đảm
bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của các cấp ủy đảng; cụ thể hóa tiêu
chuẩn từng chức danh cán bộ thuộc diện quy hoạch và đánh giá lại đội ngũ
cán bộ hiện có; thường xuyên rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ quận, huyện;
34
xây dựng, thực hiện tốt quy trình lập dự án QHCB và công tác đào tạo, bồi
dưỡng, quản lý cán bộ theo kế hoạch; bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ
theo quy hoạch và định kỳ kiểm tra, đánh giá, bổ sung hoàn chỉnh quy
hoạch; kiện toàn, nâng cao chất lượng Ban tổ chức Thành ủy và các Ban tổ
chức các quận, huyện ủy; lãnh đạo chính quyền và các tổ chức trong HTCT
các cấp tham gia công tác QHCB.
- “Quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Quận ủy Ba Đình
thành phố Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ của
Lưu Tiến Định, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006. Luận văn
đã khái quát được vị trí, vai trò, nhiệm vụ của quận và tình hình thực hiện
nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ quận trong những năm qua; làm rõ đặc điểm
của đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Quận ủy Ba Đình quản lý; đánh giá,
làm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt và QHCB chủ chốt của Quận ủy
Ba Đình từ 1996 đến 2005, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng. Để nâng cao
chất lượng quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt đó, tác giả đã đưa ra 6 nhóm
giải pháp: một là, nâng cao nhận thức, tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ chủ
chốt; hai là, phân tích, đánh giá đội ngũ cán bộ của quận và xác định nguồn
cán bộ quy hoạch; ba là, phát huy vai trò các tổ chức chính trị và quần
chúng trong công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt; bốn là, đào tạo,
bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, luân chuyển và quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt;
năm là, định kỳ kiểm tra, đánh giá, bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch; sáu là,
nâng cao vai trò của Quận ủy và cơ quan tham mưu trong công tác QHCB,
trách nhiệm của Thành ủy Hà Nội trong công tác này.
- “Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung
ương quản lý ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc nước ta giai đoạn hiện
nay”. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Lâm, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, 2006. Luận văn đã làm rõ những đặc điểm nổi bật của khu vực
35
các tỉnh thành phía Bắc nước ta trên các khía cạnh: chính trị, văn hóa xã
hội, kinh tế có tác động, ảnh hưởng trực tiếp công tác QHCB; vị trí, vai trò
của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý và đặc
điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt này. Luận văn cũng đã đánh giá
được thực trạng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện
Trung ương quản lý ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc nước ta, trong
đó nhấn mạnh những bất cập trong công tác QHCB lãnh đạo, quản lý chủ
chốt diện Trung ương quản lý. Luận văn đã đưa ra những giải pháp chủ yếu
nhằm góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc
nước ta là: Đổi mới và nâng cao nhận thức của các cấp ủy trong công tác
QHCB; cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc
diện Trung ương quản lý; đánh giá đúng cán bộ là tiền đề cho quy hoạch;
tạo nguồn, lựa chọn cán bộ để đưa vào diện quy hoạch; hoàn thiện phương
pháp và quy trình QHCB chủ chốt; dân chủ hóa trong công tác QHCB; thực
hiện tốt công tác luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt trong quy
hoạch và cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện QHCB.
- “Chất lượng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh
vùng Đông Bắc Bộ nước ta giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ của Hoàng
Nguyên Hòa, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007. Tác giả đã
khẳng định, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ là
một bộ phận cấu thành đội ngũ cán bộ trong HTCT của nước ta. Các tỉnh
vùng Đông Bắc Bộ nước ta có vị trí chiến lược quan trọng đối với quá trình
xây dựng và phát triển đất nước. Để lãnh đạo các tỉnh trong vùng có bước
phát triển toàn diện, nhanh và vững chắc, cần có một đội ngũ cán bộ ngang
tầm nhiệm vụ. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 42- NQ/TW của
Bộ Chính trị khóa IX, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
36
của các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ đã có những chuyển biến tích cực, góp phần
quan trọng vào việc chuẩn bị nhân sự đại hội Đảng các cấp và Đại hội X của
Đảng. Song, công việc này còn nhiều lúng túng, nhiều nơi quy hoạch còn
mang tính hình thức, chất lượng và tác dụng chưa cao. Trên cơ sở đánh giá
thực trạng tình hình quy hoạch và chất lượng công tác quy hoạch đội ngũ
cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Đông Bắc Bộ nước ta, tác giả đã đề
xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng quy
hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Đông Bắc Bộ nước ta
những năm sắp tới, đó là: Đổi mới và nâng cao nhận thức của các cấp ủy
trong công tác QHCB; cụ thể hóa tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ lãnh
đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Đông Bắc Bộ nước ta; tạo nguồn cán bộ để đưa
vào diện quy hoạch; hoàn thiện quy trình QHCB; xây dựng và thực hiện cơ
chế dân chủ trong công tác QHCB; kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ của
cơ quan tham mưu về công tác tổ chức- cán bộ cấp tỉnh; tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát thực hiện công tác QHCB.
Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu, đề cập trực tiếp đến thực
trạng công tác quy hoạch cán bộ ở từng địa phương vùng đồng bằng Bắc Bộ
những năm gần đây:
1. Bài “Quy hoạch cán bộ ở Hải Dương giai đoạn 2006 –
2010” của tác giả Trần Minh. Trên cơ sở đánh giá kết quả quy
hoạch cán bộ của tỉnh với nhiều ưu điểm, tác giả chỉ ra một số hạn
chế đáng quan tâm: cá biệt có nơi chủ yếu vẫn dựa vào kết quả lấy
phiếu tín nhiệm nên có hiện tượng vận động thiếu lành mạnh, cục
bộ địa phương; công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa thật gắn với quy
hoạch nên chất lượng cán bộ được quy hoạch còn thấp.
2. Bài “Đảng bộ Hưng Yên thực hiện công tác quy hoạch
và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý - Kết quả và giải pháp”
37
của Quốc Khánh, đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử ngày
23-9-2011. Tác giả đánh giá BTV Tỉnh ủy Hưng Yên đã xây dựng
tốt kế hoạch quy hoạch và quy chế luân chuyển cán bộ theo quy
trình chặt chẽ, đồng bộ với các khâu khác của công tác cán bộ.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, quy hoạch cán bộ vẫn còn
khép kín, một số nơi đưa vào quy hoạch cả những cán bộ không đủ
tiêu chuẩn. Luân chuyển cán bộ trong quy hoạch chưa đồng đều ở
các cấp, các ngành; số lượng luân chuyển cán bộ còn ít, nhiều nơi
mới chỉ luân chuyển ngang; tiêu chí đánh giá cán bộ luân chuyển
chưa được xây dựng …
3. Bài “Hải phòng đổi mới công tác cán bộ” của Nguyễn
Văn Vinh đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1+2/2014. Theo
tác giả, những năm gần đây, Hải Phòng đặc biệt chú trọng đến
công tác QHCB, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan
tham mưu trong công tác quy hoạch cán bộ. Thành ủy đã ban hành
quy định tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, tiêu chuẩn
tuyển dụng cán bộ cho cơ quan; trách nhiệm của cấp trên (có thẩm
quyền bổ sung và quyết định phê duyệt quy hoạch cấp dưới), trách
nhiệm của ủy viên BTV Thành ủy, Phó chủ tịch UBND thành phố,
đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao động Thành phố
(trong phát hiện, giới thiệu nguồn cán bộ trẻ, nữ, xuất thân từ công
nhân)...
4. Bài “Bước đột phá trong công tác cán bộ ở Thái Bình”
của Hồng Văn đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng số 10-2013 cho
biết, BTV Tỉnh ủy Thái Bình đã có quyết định sửa đổi, bổ sung quy
trình bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử. Quyết định này
được xem là một bước đột phá mang lại chất lượng cho đội ngũ
38
cán bộ. Kinh nghiệm tác giả rút ra gắn liền với một khâu quan
trọng, đó chính là quy hoạch cán bộ. Để thực hiện tốt quy hoạch
cán bộ, cần làm tốt khâu đánh giá, tuyển chọn cán bộ đưa vào quy
hoạch. Mỗi năm đều đánh giá, tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo để cán
bộ diện quy hoạch khi được bổ nhiệm có thể làm tốt công việc của
mình.
3.4. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI
2.1. Các công trình nghiên cứu ở Lào
- “Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào quản lý trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ của
Thong Chăn Khổng Phum Khăm, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
2005. Tác giả đã luận giải những cơ sở lý luận của công tác QHCB diện
Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quản lý. Từ khái niệm cán bộ
nói chung, luận văn đã đưa ra quan niệm cán bộ thuộc diện Trung ương
Đảng nhân dân Cách mạng Lào quản lý, đó là những người đóng vai trò
lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong các cơ quan Đảng, chính quyền và cơ quan,
đoàn thể ở Trung ương và địa phương, có vai trò chi phối việc chấp hành
chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông
qua việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội, an ninh-
quốc phòng trong cả nước. Tầm quan trọng của công tác QHCB diện Trung
ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào quản lý được tác giả đặc biệt nhấn
mạnh. Đó là một khâu trọng yếu trong công tác cán bộ nhằm xây dựng một
đội ngũ cán bộ đông đủ về số lượng, có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu
cầu của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, đồng thời nhằm thúc đẩy
hoặc tạo điều kiện và cơ hội cho các cán bộ được phát huy khả năng của
mình góp phần vào quá trình phát triển chung của đất nước. Luận văn đã
đánh giá thực trạng công tác QHCB diện Trung ương Đảng Nhân dân Cách
39
mạng Lào quản lý, chỉ rõ nguyên nhân, phân tích những thuận lợi, khó khăn
có ảnh hưởng đến công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ diện Trung ương quản
lý ở Lào. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất phương hướng và giải pháp chủ
yếu nhằm thực hiện tốt công tác QHCB thuộc diện quản lý của Trung ương
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong giai đoạn 2005-2020, đó là: nâng cao
nhận thức về công tác QHCB thuộc diện Trung ương Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào quản lý; tăng cường sự lãnh đạo thống nhất và đảm bảo nguyên
tắc tập trung dân chủ đối với công tác QHCB thuộc diện Trung ương Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào quản lý; rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ; cụ thể
hóa tiêu chuẩn các chức danh cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng Nhân
dân Cách mạng Lào quản lý; xây dựng và thực hiện tốt quy trình lập dự án
QHCB; định kỳ kiểm tra, đánh giá, bổ sung hoàn chỉnh QHCB Trung ương
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quản lý; kiện toàn, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ và cơ quan tham mưu cho Trung ương Đảng về công tác tổ chức
cán bộ. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh QHCB thuộc diên Trung ương Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào quản lý là sự vận động không ngừng, phải thường
xuyên điều chỉnh, bổ sung theo hướng nhất định để luôn luôn chủ động đáp
ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị.
- Bài “Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở Cộng hòa Dân chủ nhân
dân Lào hiện nay” của Unkẹo Sipasợt đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng
điện tử ngày 24-8-2009. Tác giả nhấn mạnh yêu cầu đổi mới trong đào tạo
cán bộ lãnh đạo và quản lý vừa phải giữ vững quan điểm giai cấp, vừa tạo sự
bình đẳng về cơ hội cho tài năng nảy nở và phát huy; phải nâng cao chất
lượng đào tạo trong nước, đồng thời quan tâm việc đưa cán bộ đi đào tạo ở
nước ngoài.
- Bài “Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo của
Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với vấn đề xây dựng, phát triển nông
40
thôn mới trong giai đoạn hiện nay” của Bunthoong Chitmany đăng trên Tạp
chí Xây dựng Đảng điện tử ngày 4-1-2011. Tác giả đưa ra giải pháp hoàn
thiện các khâu nhận xét, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bố trí, sử dụng
và thực hiện chính sách cán bộ.
- “Đổi mới HTCT cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay” Luận án tiến
sĩ Chính trị học của La Chay Sinh Su Van, Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, 2011. Tác giả khẳng định để đổi mới, nâng cao cl
HTCT cơ sở nông thôn Lào cần gắn liền với yêu cầu nâng cao chất lượng
cán bộ, đảm bảo có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt.
Bài “Đột phá về công tác cán bộ” của Litthi Sisouvong đăng trên Tạp
chí Xây dựng Đảng điện tử ngày 2-12-2011 bàn về phát triển nguồn nhân
lực với tư cách là một chính sách đột phá để đưa Lào thoát khỏi tình trạng
kém phát triển. Theo tác giả, phát triển nhân lực là cán bộ thuộc HTCT cần
được đặc biệt chú trọng, với 6 việc: đánh giá; xây dựng quy hoạch tổng thể;
bố trí, luân chuyển; đào tạo, bồi dưỡng; kế thừa, thay thế cán bộ; chế độ,
chính sách đối với cán bộ. Đặc biệt, trước khi đưa cán bộ vào quy hoạch
phải “tiến hành tham vấn rộng rãi, sâu sắc trong cán bộ, đảng viên và nhân
dân”.
2.2. Các công trình nghiên cứu của Trung Quốc
Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm 2001 xuất bản cuốn Toàn thư công
tác Đảng vụ (Nxb. Nghiên cứu Trung Quốc, Bắc Kinh), trong đó vấn đề quy
hoạch cán bộ tập trung vào ba nội dung chính: sắp xếp tài nguyên cán bộ,
xây dựng cán bộ dự bị và xây dựng tập thể lãnh đạo có hạt nhân. Giải quyết
vấn đề “khép kín” trong công tác cán bộ, Đảng Cộng sản Trung Quốc định
hướng mở rộng phạm vi thu hút nhân tài trẻ trong cả khu vực kinh tế tư nhân
và có yếu tố nước ngoài.
41
Tại Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản
Trung Quốc: Xây dựng đảng cầm quyền – kinh nghiệm của Việt Nam, kinh
nghiệm của Trung Quốc (2004), nhiều kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ
của Trung Quốc được nêu rõ trong các tham luận: “Không ngừng nâng cao
trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha
hóa, phòng biến chất và chống rủi ro” (của tác giả Hạ Quốc Cường); “Tăng
cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng
hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt” (của tác giả Tôn Hiểu Quần); “Phát huy
đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm tốt công tác giáo dục và đào tạo cán
bộ” (của tác giả Giả Cao Kiến). Đặc biệt, tham luận “Xuất phát từ đại cục,
hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao”
(của tác giả Chu Phúc Khởi) nêu lên 8 cách làm chính để xây dựng đội ngũ
cán bộ dự bị, trong đó việc làm đầu tiên là “Xây dựng quy hoạch thiết thực,
khả thi”. Ngoài ra, những vấn đề về chế độ hóa, quy phạm hóa chặt chẽ về
tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu đối với các khâu của công tác cán bộ dự bị,
về mở rộng dân chủ trong tuyển chọn, về đào tạo theo nguyên tắc “thiếu gì
bù nấy”, về quản lý động thái, đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ...
được tác giả phân tích, có thể xem là phương thức để góp phần nâng cao
chất lượng cán bộ đã được quy hoạch. Đặc biệt, việc kiên trì dự trữ, kết hợp
với sử dụng, kịp thời tuyển chọn cán bộ dự bị chín muồi vào ban lãnh đạo;
nắm đầu nguồn, tuyển cán bộ dự bị từ sinh viên giỏi tốt nghiệp các trường
đại học và cao đẳng, sau đó đào tạo, rèn luyện ở cơ sở một cách có kế
hoạch... mà tác giả đề cập có thể xem là kinh nghiệm để Luận án tiếp tục
nghiên cứu cho công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ ở Việt Nam nói chung;
việc xây dựng quy hoạch cán bộ gắn với điều kiện, hoàn cảnh, yêu cầu nhiệm
vụ chính trị của Việt Nam, của các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
* *
42
*
Xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản
lý nói riêng là vấn đề đã được nhiều tác giả ở trong cũng như ngoài nước
nghiên cứu. Đến nay, đã có nhiều công trình đề tài, luận văn, luận án, bài
viết về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chủ chốt hoặc
cán bộ diện BTV tỉnh, huyện ủy quản lý được công bố với các phạm vi và
mục đích khác nhau. Trong đó, đã có nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về quy
hoạch cán bộ được làm sáng tỏ. Tuy chưa có sự thống nhất tuyệt đối giữa
các công trình về các vấn đề lý luận, nhưng hầu hết các công trình, nhất là
các công trình trực tiếp nghiên cứu về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo,
quản lý đã làm rõ những nội dung cơ bản như: khái niệm cán bộ và vai trò
của cán bộ lãnh đạo, quản lý; khái niệm quy hoạch cán bộ và vai trò của quy
hoạch cán bộ; phương châm, quy trình tiến hành quy hoạch cán bộ lãnh đạo,
quản lý; một số giải pháp chủ yếu đề thực hiện tốt quy hoạch cán bộ lãnh
đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay.
Đến nay cũng đã có một số công trình luận văn, luận án trực tiếp
nghiên cứu về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong HTCT ở
đồng bằng Bắc Bộ, trong đó đã làm rõ đặc điểm, vai trò của các tỉnh trong
vùng; đánh giá được thực trạng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý
trong HTCT ở một số tỉnh trong vùng ở các mức độ, phạm vi khác nhau; chỉ
ra nguyên nhân của thực trạng, rút ra một số kinh nghiệm cần thiết và đưa
ra một số giải pháp để thực hiện tốt quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở
vùng này. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống về công tác quy hoạch cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản
lý ở đồng bằng Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, chưa có công
trình nào nghiên cứu, làm rõ nội dung của công tác quy hoạch cán bộ diện
BTV tỉnh, thành ủy quản lý. Theo đó, các công trình nghiên cứu đã công bố
43
cũng chưa có đầy đủ khung lý thuyết để đánh giá thật sát, đúng thực trạng vŕ
đề xuất giải pháp thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý
nói chung và cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý nói riêng. Vì vậy, đây
chính là nhiệm vụ quan trọng mà Luận án “Quy hoạch cán bộ diện ban
thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn hiện
nay” cần phải tiếp tục giải quyết, nhằm góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận
và thực tiễn của vấn đề này.
Luận án sẽ kế thừa, tiếp thu một cách có chọn lọc các công trình, đề
tài nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả có liên quan về công tác
QHCB, đồng thời luận án sẽ tập trung nghiên cứu sâu những vấn đề lý luận,
thực tiễn của công tác QHCB thuộc diện BTV tỉnh uỷ quản lý ở đồng bằng
Bắc Bộ giai đoạn hiện nay.
Chương 1:
QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH, THÀNH ỦY
QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ
CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN
1.1. CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VÀ CÁN BỘ
DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH, THÀNH ỦY QUẢN LÝ
1.1.1. Khái quát về các tỉnh, thành phố và ban thường vụ các tỉnh,
thành ủy ở đồng bằng Bắc Bộ
44
1.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội các tỉnh, thành
phố vùng đồng bằng Bắc bộ liên quan đến công tác quy hoạch cán bộ
* Đặc điểm địa lý tự nhiên
Đồng bằng Bắc Bộ là một trong hai đồng bằng lớn nhất cả nước, gồm
9 tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình,
Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh và hai thành phố trưc thuộc Trung ương
là Hà Nội, Hải Phòng. Vùng đồng bằng Bắc Bộ có vị trí địa - kinh tế và địa -
chính trị quan trọng đối với chiến lược phát triển của đất nước, có nguồn tài
nguyên khá đa dạng, khí hậu thuận lợi, kết cấu hạ tầng khá phát triển… hội
tụ nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình đa dạng và phong phú, bao gồm đồng
bằng, đồi núi, biển và rừng, là trung tâm của sự giao lưu giữa vùng Đông
Bắc với vùng Tây Bắc, giữa vùng núi phía Bắc với miền Trung, có hệ thống
sông ngòi đa dạng chảy ra vịnh Bắc Bộ. Đặc điểm độc đáo về tự nhiên của
đồng bằng Bắc Bộ là hầu hết các tỉnh, thành phố (trừ tỉnh Thái Bình và tỉnh
Hưng Yên không có núi) thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ đều có đồi núi xen
kẽ châu thổ, thung lũng với những vùng đất trũng như: Nho Quan (Ninh
Bình), Chương Mỹ, Mỹ Đức (Hà Nội), Bình Lục (Hà Nam)…
Đồng bằng Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhiệt độ không
khí trung bình hằng năm khoảng 22,5 - 23,5°C, lượng mưa trung bình 1400-
2000mm/năm, rất thuận lợi cho việc gieo trồng lúa nước, các cây nhiệt đới,
các cây ngắn ngày á nhiệt đới và ôn đới, do đó, cơ cấu cây trồng ở vùng này
rất đa dạng, phong phú, nhiều loại có chất lượng cao. Bên cạnh đó, mạng
lưới sông ngòi dày đặc, chế độ thủy văn khá ổn định, rất thuận lợi cho tưới,
tiêu, nuôi trồng thủy sản.
Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng đồng bằng
45
Bắc Bộ do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện
toàn vùng có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích
đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước, mức
sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng khác trong cả nước. Đất đai
của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công
nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong
cả nước với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha. Khả năng mở rộng diện tích của
đồng bằng vẫn còn khoảng 137 nghìn ha. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền
với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp
quai đê, lấn biển theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn
biển”.
Bên cạnh tài nguyên đất nông nghiệp và nước, tài nguyên đáng kể
nhất là đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ cho phát triển
sản xuất các sản phẩm sành sứ. Tiếp đó là tài nguyên đá vôi ở Thuỷ
Nguyên - Hải Phòng, Kim Môn - Hải Dương, dải đá vôi từ Hà Tây đến
Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển
ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200m
đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu cả nước, hiện
chưa có điều kiện khai thác. Ngoài ra, vùng còn có tiềm năng về khí đốt.
Khoáng sản của vùng đồng bằng Bắc Bộ không nhiều chủng loại và có trữ
lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào
nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.
Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực
vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng
có các khu dân cư và đô thị phân bố dày đặc nhưng giới sinh vật vẫn được
bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương.
Đồng bằng Bắc Bộ có vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ
46
Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và
phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven
bờ. Ngoài ra, một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi
biển Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà, đảo Cô Tô, Quan Lạn... Một số các tỉnh,
thành phố ở đồng bằng Bắc Bộ tiếp giáp với biển (Hải Phòng, Quảng Ninh,
Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình) nên trong vùng này có cảng nước sâu,
cảng biển, cảng sông.
Bên cạnh việc được thiên nhiên ưu đãi thì điều kiện tự nhiên của đồng
bằng Bắc Bộ cũng gây ra những bất lợi, cản trở cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của vùng. Ngoài ra, vùng đồng bằng Bắc Bộ thường xuyên chịu ảnh
hưởng của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh…Theo dự báo, trong
những năm tới, đồng bằng Bắc Bộ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu, nhất là vùng ven biển, đất sản xuất bị xâm nhập mặn… Những vấn đề
nêu trên tác động, ảnh hưởng không thuận lợi đến đời sống và sản xuất của
nhân dân các địa phương này đồng thời đặt ra yêu cầu cao hơn về năng lực
lãnh đạo, chỉ đạo xử lý tình huống thiên tai đối với sự lãnh đạo của các tỉnh,
thành ủy nói chung và đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý diện BTV
tỉnh, thành ủy quản lý nói riêng.
* Đặc điểm kinh tế
Đồng bằng Bắc Bộ là một vùng kinh tế động lực quan trọng của cả
nước bởi lẽ các hoạt động hoạt động tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu,
du lịch, thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ của các tỉnh trong vùng
có ảnh hưởng đến mạnh mẽ đối với cả miền Bắc, thậm chí lan tỏa trong
phạm vi cả nước.
Nhìn chung, nền kinh tế toàn vùng đang chuyển dịch khá mạnh từ chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu lương thực của địa phương
sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, hàng hoá chất lượng cao và phát triển
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAYLuận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
 
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà NẵngLuận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
 
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAYĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
 
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyệnLV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chứcLuận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
 
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh MônBáo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
 
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAYLuận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
 
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú ThọBáo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND huyện Lương Tài
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND huyện Lương TàiLuận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND huyện Lương Tài
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND huyện Lương Tài
 
Luận văn: Cơ chế “một cửa” tại UBND quận Cầu Giấy, HAY
Luận văn: Cơ chế “một cửa” tại UBND quận Cầu Giấy, HAYLuận văn: Cơ chế “một cửa” tại UBND quận Cầu Giấy, HAY
Luận văn: Cơ chế “một cửa” tại UBND quận Cầu Giấy, HAY
 
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình DươngĐề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình ThuậnLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xãLuận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAYLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
 

Similar to Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ

Similar to Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ (20)

Luận án: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân L...
Luận án: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân L...Luận án: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân L...
Luận án: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân L...
 
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
 
Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...
Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...
Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...
 
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình, 9đ
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình, 9đQuản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình, 9đ
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình, 9đ
 
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xãBồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
 
Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đ
Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đChính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đ
Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Luận văn: Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Luận văn: Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xãLuận văn: Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Luận văn: Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
 
Đề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAYĐề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đLuận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
 
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò VấpLuận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
 
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAYLuận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAYLuận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủyLuận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy
 
Đề tài: Công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư TPHCM, HAY
Đề tài: Công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư TPHCM, HAYĐề tài: Công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư TPHCM, HAY
Đề tài: Công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư TPHCM, HAY
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đLuận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đ
 
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay  xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOTLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
 
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAYLuận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu, HOTĐề tài: Xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu, HOT
 
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nayXây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 

Recently uploaded (18)

onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 

Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ

  • 1. 1 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THANH NHÀN QUY HO¹CH C¸N Bé DIÖN BAN TH¦êNG Vô TØNH, THµNH ñY QU¶N Lý ë §åNG B»NG B¾C Bé GIAI §O¹N HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  • 2. 2 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THANH NHÀN QUY HO¹CH C¸N Bé DIÖN BAN TH¦êNG Vô TØNH, THµNH ñY QU¶N Lý ë §åNG B»NG B¾C Bé GIAI §O¹N HIÖN NAY Chuyên ngành : Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 62 31 23 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Trương Thị Thông 2. PGS, TS Dương Trung Ý HÀ NỘI - 2014
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Thị Thanh Nhàn
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam 6 1.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài 27 Chương 2: QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN 32 2.1. Các tỉnh, thành phố ở đồng bằng Bắc bộ và cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý 32 2.2. Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ - Khái niệm, nội dung và những vấn đề có tính nguyên tắc 55 Chương 3: QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 77 3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quy hoạch các chức danh diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ 77 3.2. Thực trạng quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ, nguyên nhân, kinh nghiệm 86 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020 111 4.1. Dự báo những yếu tố tác động và mục tiêu, phương hướng đẩy mạnh quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ đến năm 2020 111 4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ đến năm 2020 122 KẾT LUẬN 166 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 169 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170
  • 6. 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTV : BTC : CNH, HĐH : Ban thường vụ Ban tổ chức Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HĐND : Hội đồng nhân dân HTCT : Nxb : QHCB : Hệ thống chính trị Nhà xuất bản Quy hoạch cán bộ XHCN : Xã hội chủ nghĩa UBND : Ủy ban nhân dân
  • 7. 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [74, tr.269], “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kem”[74, 273]. Công tác cán bộ là khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nêu rõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [28, tr.66]. Trong công tác cán bộ, quy hoạch cán bộ (QHCB) là khâu quan trọng. Thông qua quy hoạch cán bộ mới có cơ sở để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của sự nghiệp cách mạng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng nhấn mạnh các cấp ủy phải xây dựng quy hoạch cán bộ để trên cơ sở đó thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ. Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) của Đảng khẳng định tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ và đề ra nhiệm vụ của công tác quy hoạch cán bộ theo chức danh và cán bộ dự nguồn. Trên cơ sở đó, tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đây là lần đầu tiên Đảng ta ban hành một nghị quyết chuyên đề quan trọng về công tác QHCB. Mục đích của công tác QHCB là tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảm bảo tính kế thừa, phát triển và
  • 8. 8 sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và ổn định chính trị. Trong xây dựng đội ngũ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị (HTCT) nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ diện Ban thường vụ (BTV) tỉnh, thành ủy quản lý nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là đội ngũ cán bộ đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, ban, ngành, quận, huyện của các tỉnh, thành phố, những người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở các địa phương. Để xây dựng đội ngũ cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý có đủ số lượng, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, việc quy hoạch đội ngũ cán bộ này là rất cần thiết. Là vùng đất có bề dày văn hóa – lịch sử, nay là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, các tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc Bộ đang gánh trên vai trách nhiệm làm vùng động lực phát triển của cả nước. Trách nhiệm đó chỉ có thể thực hiện thành công, nếu các cấp ủy, tổ chức đảng các tỉnh, thành phố xây dựng được một đội ngũ cán bộ đảm bảo chất lượng, thường xuyên được đổi mới, trẻ hóa, quy chuẩn hóa. Nhận thức rõ yêu cầu đó, trong nhiều năm qua, các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng Bắc Bộ đã coi trọng công tác QHCB, nhờ đó, công tác này có bước chuyển biến rõ nét và đạt được những kết quả bước đầu. Nhận thức của các cấp ủy đảng về công tác QHCB có sự chuyển biến rõ nét, thấy rõ hơn ý nghĩa của công tác QHCB là nhằm tạo thế chủ động trong công tác cán bộ, qua đó khắc phục được tình trạng bị động trong công tác nhân sự mỗi kỳ đại hội Đảng, bầu cử Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp. Công tác QHCB đã góp phần xây dựng được một đội ngũ cán bộ nguồn khá dồi dào, được phát hiện từ phong trào hành động cách mạng của quần chúng. Nhiều cán bộ, đảng viên được tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, rèn
  • 9. 9 luyện từ thực tiễn công tác qua các cương vị lãnh đạo, quản lý từ thấp đến cao hơn, mang tính cơ bản và lâu dài. Cơ chế phát hiện và đào tạo có định hướng đối với cán bộ trẻ, có triển vọng, chú trọng cán bộ xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, gia đình có công với cách mạng và cán bộ nữ… góp phần tạo sự đồng bộ trong cơ cấu của cả đội ngũ cán bộ của HTCT. Tuy nhiên, công tác QHCB của các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng Bắc Bộ còn những hạn chế, yếu kém nhất định. Quy trình giới thiệu, phát hiện, xem xét, quyết định đưa cán bộ vào diện quy hoạch vẫn chưa đảm bảo tính công khai, mở rộng thảo luận dân chủ đi đôi với quyền tập trung quyết định của BTV cấp ủy. Một số nơi có biểu hiện “độc quyền” quy hoạch của bí thư hoặc BTV. Một số nơi do chưa phân biệt giữa công tác quy hoạch với công tác nhân sự cụ thể nên lúng túng về cách làm. Có nơi xây dựng quy hoạch thành các phương án nhân sự, nên số lượng nguồn ít, chưa đa dạng. Tình trạng phổ biến ở các địa phương khi quy hoạch chức danh chủ chốt chỉ tập chung vào một số đồng chí đương nhiệm, cá biệt, có nơi nguồn quy hoạch chỉ được 01 người cho 01 chức danh chủ chốt. Việc phát hiện và quy hoạch nguồn xa còn rất hạn chế. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của một địa bàn rộng lớn, có vị trí trọng yếu của đất nước, đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ diện các BTV tỉnh, thành ủy quản lý đang đặt ra một cách cấp thiết. Vì thế, nghiên cứu vấn đề “Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bác Bộ giai đoạn hiện nay” thực sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích
  • 10. 10 Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quy hoạch cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở vùng này, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ: - Tổng quan các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài, chỉ rõ những vấn đề đã được nghiên cứu, làm rõ, những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu. - Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ, gồm: đặc điểm của vùng đồng bằng Bắc Bộ liên quan đến yêu cầu công tác QHCB; đặc điểm, vai trò của đội ngũ cán bộ diện BTV các tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay; khái niệm, nội dung, phương châm, nguyên tắc, quy trình và vai trò của QHCB diện BTV các tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ. - Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ được quy hoạch các chức danh diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ và thực trạng công tác QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở vùng này; chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng, rút ra những kinh nghiệm cần thiết từ thực tiễn. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu công tác quy hoạch cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ.
  • 11. 11 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu công tác quy hoạch các chức danh cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (gồm các chức danh: trưởng, phó các sở, ban, ngành, đoàn thể và tương đương ở các tỉnh, thành phố; bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND, ủy viên thường vụ các quận, huyện, thị xã trực thuộc…). - Địa bàn khảo sát, nghiên cứu: 11 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng Bắc Bộ: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội. - Thời gian khảo sát, nghiên cứu: từ năm 2004 đến 2014, định hướng giải pháp đến năm 2020. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và công tác cán bộ nói chung, QHCB nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể: lôgic-lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát, tổng kết thực tiễn, phỏng vấn chuyên gia… 5. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án 5.1. Những đóng góp mới - Đưa ra quan niệm về QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ.
  • 12. 12 - Góp phần làm rõ nội dung công tác QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ. - Đề xuất 02 giải pháp có tính đột phá để thực hiện tốt QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án - Luận án góp phần đánh giá đúng thực trạng quy hoạch đội ngũ cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ; chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu cho việc chỉ đạo công tác QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. - Luận án có thể được sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 3 chương, 6 tiết.
  • 13. 13 1.TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 2. 3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 3.1. Các công trình nghiên cứu về cán bộ và công tác cán bộ Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ luôn là đề tài mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đặc biệt từ khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị này càng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”[28]. Quán triệt tinh thần đó, nhiều công trình nghiên cứu gần đây đã dày công làm rõ các vấn đề liên quan đến cán bộ, công tác cán bộ, trong đó có công tác quy hoạch cán bộ và những khâu liên quan nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch đội ngũ cán bộ các cấp của Đảng, cụ thể: - Sách “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (chủ biên). Nxb Chính trị quốc gia, H. 2003. Các tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; chỉ ra những nội dung cơ bản về tiêu chuẩn chung đối với cán bộ và tiêu chuẩn đối với từng loại cán bộ cụ thể. Đề tài cũng đã làm rõ nội dung các khâu, các bước, quy trình của công tác cán bộ như: phát hiện, lựa chọn,
  • 14. 14 đánh giá, sử dụng và cất nhắc cán bộ; huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đồng thời, đề tài cũng đã xác định yêu cầu chung về chất lượng của đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trên cơ sở đó, đề tài xác định những quan điểm, phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. - Sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ” của Bùi Đình Phong, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006. Tác giả đã hệ thống hóa quá trình hình thành và những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng, trong đó có một số nội dung cơ bản như: vai trò của cán bộ; đạo đức của người cán bộ cách mạng; huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng... Những quan điểm của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất, vận dụng vào xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, quy hoạch cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. - Sách “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” do Vũ Văn Hiền chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007. Các tác giả đã tập trung luận giải vai trò của việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của HTCT; phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ này. Từ đó, các tác giả đã nhấn mạnh đến những yêu cầu về tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực cán bộ trong mối quan hệ với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó có công tác quy hoạch cán bộ. - Sách “Một số vấn đề về xây dựng Đảng và công tác cán bộ” của Bùi Ngọc Thanh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008. Cuốn sách đánh giá khái quát việc thực hiện tiêu chuẩn cán bộ đã được Hội nghị Trung
  • 15. 15 ương 3 khoá VIII của Đảng xác định cũng như những việc làm được, những việc phải tiếp tục thực hiện trong việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý theo Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX... Những kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên sẽ được tác giả luận án kế thừa một cách có chọn lọc, góp phần làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. 3.2. Các công trình nghiên cứu về quy hoạch cán bộ Quy hoạch cán bộ được các nhà khoa học khẳng định là khâu quan trọng tạo cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thực hiện tốt việc sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của sự nghiệp cách mạng. Bởi vậy, từ lâu, công tác quy hoạch cán bộ đã được các cấp ủy đảng, các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý quan tâm, nhất là sau khi có Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đến nay đã có một số công trình tiêu biểu sau: - Đề tài khoa học cấp Nhà nước ĐTĐL-2002/07 “Về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do PGS, TS Trần Đình Hoan làm chủ nhiệm. Đây là công trình khoa học có giá trị lớn, đề cập có hệ thống vấn đề quy hoạch cán bộ ở nước ta hiện nay. Về mặt lý luận, đề tài đã làm sáng tỏ các quan niệm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; vị trí, tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ. Đề tài đã đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ trên địa bàn cả nước, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế cơ bản và những nguyên nhân của thực trạng, rút ra một số kinh nghiệm, nêu những vấn đề đặt ra đối với công tác quy hoạch cán bộ
  • 16. 16 của cả nước trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, đề tài đã nêu phương hướng và đề xuất hệ giải pháp chủ yếu gắn liền với một loạt những công tác nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ của cả nước giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. - Sách “Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”(2008) của Trần Đình Hoan, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước: "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" do PGS, TS Trần Đình Hoan làm chủ nhiệm. Chương I, các tác giả đã phân tích cơ sở phương pháp luận và những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước về công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ ở nước ta; đồng thời, làm sáng tỏ cơ sở khoa học của công tác đánh giá cán bộ; QHCB; luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chương II: các tác giả đã phân tích phong trào vô sản hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 và bài học kinh nghiệm về công tác cán bộ của Đảng ta; làm rõ thực trạng công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ 1945-1985 và từ 1986 đến nay. Chương III: các tác giả đã đưa ra các quan điểm và 7 giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đánh giá, quy hoạch và luân chuyển cán bộ hiện nay. Theo các tác giả, trong công tác cán bộ hiện nay, có thể xác định: đánh giá cán bộ là khâu tiền đề, QHCB là khâu nền tảng, luân chuyển cán bộ là khâu đột phá và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vừa là yêu cầu trước mắt vừa là nhiệm vụ lâu dài. Để đánh giá đúng cán bộ, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền phải thật sự “có tầm, có tâm”. Cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác QHCB đã được các tác giả tập trung làm rõ. Trên cơ sở các phân tích về nguyên tắc
  • 17. 17 “động và mở” trong QHCB các tác giả chỉ ra những giải pháp thực hiện có hiệu quả nguyên tắc động và mở trên cả phương diện nhận thức và vận dụng thực tiễn. Từ đó, đề xuất các kiến nghị về tạo nguồn quy hoạch; về các hình thức phát hiện nhân tài, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; nhận thức về vai trò, tác dụng của quy hoạch trong quá trình bố trí, sử dụng cán bộ ở các cấp, các ngành… Phần Phụ lục, nhóm tác giả đã phân tích vấn đề đánh giá, luân chuyển quan lại trong các triều đại phong kiến Việt Nam và kinh nghiệm đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ ở Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước ASEAN. - Sách “Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý” (2009) của Đỗ Minh Cương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác QHCB lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; phân tích thực trạng của công tác QHCB, chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém, khuyết điểm trong công tác QHCB lãnh đạo, quản lý. Theo tác giả, nhận thức và tư tưởng của chủ thể và khách thể trong công tác quy hoạch hiện tại ở một số nơi chưa đúng đắn, thống nhất và đầy đủ. Việc đổi mới về mặt thể chế, chính sách trong công tác tổ chức cán bộ chưa theo kịp với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới; chưa thể chế hóa được nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ; thẩm quyển và trách nhiệm tập thể lãnh đạo, của cá nhân người đứng đầu, của các chủ thể khác trong công tác cán bộ chưa được quy định rõ ràng và thiếu các chế tài xử phạt. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng không kiểm soát được chất lượng và hiệu quả của công tác QHCB nói riêng, công tác cán bộ nói chung trong HTCT nước ta. Nguồn QHCB hiện nay còn bị bó hẹp, chưa thực sự “mở”, chưa tạo ra dòng chảy giữa HTCT với xã hội vì các quan niệm, quy định hiện hành về công tác cán bộ. Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề
  • 18. 18 nghiệp của những người làm công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập; sự tham gia đóng góp và giám sát của nhân dân đối với công tác cán bộ còn kém hiệu lực, hiệu quả. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác QHCB lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ mới, đó là: Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tổ chức xây dựng đảng; xây dựng quy chế xác định rõ mức độ thẩm quyền, trách nhiệm về công tác cán bộ đối với từng tập thể lãnh đạo và cá nhân thành viên, nhất là người đứng đầu tổ chức; mở rộng đối tượng tham dự quy hoạch và phát hiện nguồn từ xa; tổ chức thi tuyển công khai một số chức danh lãnh đạo, quản lý cấp ủy tỉnh, thành thực hiện lồng ghép công tác QHCB với công tác nhân tài để tạo nguồn cán bộ dài hạn; phát huy sức mạnh dân chủ, thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào quá trình đánh giá, quy hoạch, sử dụng và luân chuyển cán bộ; gắn kết chặt chẽ công tác QHCB với các khâu khác của công tác cán bộ; hoàn thiện các quy trình áp dụng trong công tác QHCB lãnh đạo, quản lý: phát hiện nguồn từ xã hội, xử lý “động” và “mở” trong QHCB, xử lý giữa QHCB với công tác nhân sự… - “Quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị các xã ở tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay”(2004), Luận văn thạc sĩ của Trương Thị Mỹ Trang, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã phân tích vai trò của công tác QHCB, khẳng định QHCB là khâu trọng yếu trong công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Theo tác giả, đội ngũ cán bộ ở cơ sở có số lượng lớn, giữ vai trò quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, năng lực và hiệu quả quản lý của chính quyền và hoạt động của các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Nhận thức được vấn đề đó, tỉnh Quảng Ngãi luôn quan
  • 19. 19 tâm và đặt QHCB, đặc biệt là công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTCT ở các xã là công tác trọng tâm, thường xuyên. Tuy vậy, nhiều năm qua, việc triển khai QHCB cán bộ chủ chốt của HTCT các xã còn nhiều hạn chế, bất cập. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Quảng Ngãi, tác giả đã đưa ra những giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm đẩy mạnh quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTCT các xã ở tỉnh Quảng Ngãi. - “Công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý của thành phố Hồ Chí Minh- thực trạng và giải pháp”(2005), Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Lan, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã nêu và phân tích các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác tạo nguồn cán bộ, khẳng định công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ trẻ và phát huy, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là yêu cầu có tính cấp thiết trong công tác cán bộ hiện nay. Tác giả đã làm rõ thực trạng công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ ở Thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá nguyên nhân của thực trạng, trong đó nhấn mạnh nguyên nhân cơ bản là do nhiều cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chưa nhận thức sâu sắc về sự cần thiết và cấp bách của việc tạo nguồn cán bộ trẻ để đào tạo bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp, nên việc quan tâm phát hiện cán bộ công chức trẻ triển vọng đưa vào diện, tạo điều kiện, môi trường cho cán bộ công tác, thử thách còn hạn chế. Để khắc phục những khó khăn, hạn chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả cho rằng cần thực hiện tổng thể các giải pháp: nâng cao nhận thức, phân công, phân nhiệm rành mạch đối với cấp ủy và thủ trưởng các cấp, các ngành về công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ; cải tiến nội dung, quy trình tuyển chọn vào diện quy hoạch tạo nguồn; đổi mới nội dung quản lý đội ngũ cán bộ quy hoạch tạo nguồn; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng
  • 20. 20 cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức cán bộ; thường xuyên cải tiến chế độ, chính sách hỗ trợ cán bộ diện quy hoạch tạo nguồn, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ không ngừng học tập, nâng cao trình độ, năng lực công tác; kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ của cơ quan tham mưu các cấp về công tác tổ chức, cán bộ. - “Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trong giai đoạn hiện nay”(2006), Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Xuân Lập, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác QHCB; khẳng định vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý và QHCB lãnh đạo, quản lý, coi đây là yêu cầu cấp thiết trong công tác cán bộ. Tác giả đã làm rõ thực trạng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội giai đoạn 2001 đến năm 2005. Theo tác giả, nguyên nhân cơ bản của những ưu điểm trong QHCB là do có sự chỉ đạo chặt chẽ của ban cán sự đảng, đảng ủy cơ quan Bộ về công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ; cấp ủy và lãnh đạo các đơn vị từng bước có sự quan tâm nhiều hơn trong việc tham gia phát hiện cán bộ công chức trẻ, giỏi đưa vào diện quy hoạch và tạo điều kiện, môi trường để cán bộ trẻ rèn luyện phát huy năng lực. Tuy vậy, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị đặt ra, có lĩnh vực, có đơn vị vẫn còn tình trạng bị động, hụt hẫng cán bộ... Trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân, những dự báo về sự phát triển của ngành Lao động - Thương binh và xã hội và nhu cầu đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ năm 2006- 2010, tác giả đã đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế, nâng cao chất lượng công tác QHCB lãnh đạo, quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đến năm
  • 21. 21 2010, các giải pháp đó là: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy và lãnh đạo các cấp của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng chức danh tiêu chuẩn cán bộ diện QHCB lãnh đạo, quản lý; tuyển chọn, tạo nguồn cán bộ đưa vào diện QHCB lãnh đạo, quản lý; cải tiến quy trình đánh giá xây dựng, quản lý và thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ thuộc diện QHCB lãnh đạo, quản lý; kết hợp quy hoạch, luân chuyển, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm và chính sách đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ thuộc Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. - “Quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ của Thân Minh Quế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007. Tác giả đã đưa ra quan niệm quy hoạch cán bộ: “là việc lập dự án thiết kế xây dựng tổng hợp đội ngũ cán bộ, dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ theo một ý đồ nhất định với một trình tự hợp lý, trong một thời gian nhất định, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ”. Phạm vi cán bộ trong nghiên cứu của tác giả thuộc diện BTV tỉnh ủy quản lý, đó là “những người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu một ngành, một địa phương, một đơn vị trong HTCT ở tỉnh và cấp huyện” với những vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung, xây dựng tỉnh nói riêng. - “Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc”. Luận án tiến sĩ của Thân Minh Quế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2012. Khái niệm Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện BTV tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh
  • 22. 22 miền núi phía Bắc được xác định: “Đó là hệ thống, tổng thể các công việc của BTV tỉnh ủy và tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị có liên quan ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhằm lập dự án thiết kế xây dựng đội ngũ cán bộ; dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ các chức danh thuộc diện BTV tỉnh ủy quản lý với một trình tự hợp lý, theo một mục tiêu nhất định, trong một thời gian nhất định, làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”. Bài “Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ trong thời kỳ đổi mới” của PGS, TS Tô Huy, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 3-1997. Tác giả chỉ rõ tầm quan trọng của xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ. Nếu không thực hiện quy hoạch sẽ dẫn đến tình trạng hẫng hụt cán bộ, các cấp ủy, tổ chức đảng không chủ động được nguồn cán bộ có chất lượng cho việc bố trí, sử dụng cán bộ. - “Tính cấp thiết của vấn đề quy hoạch cán bộ thành phố Đà Nẵng hiện nay” (1998) của Trần Phương Hường đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9. Tác giả khẳng định Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác QHCB. Nhiệm kỳ (1997-2000), Thành ủy Đà Nẵng đã đặt vấn đề quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ đến năm 2010 và những năm tiếp theo, chuẩn bị bàn giao cho thế kỷ XXI một thế hệ cán bộ vừa hồng vừa chuyên. Tác giả đã khẳng định đây là vấn đề cấp thiết bởi đó là nhiệm vụ trọng tâm của chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đặc biệt là do sự hẫng hụt cán bộ sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng trở thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Để thực hiện có hiệu quả công tác QHCB, tác giả cho rằng
  • 23. 23 Đảng bộ thành phố Đà Nẵng cần nhận thức rõ và cần rút kinh nghiệm trong việc tạo nguồn quy hoạch và kết hợp đồng bộ giữa quy hoạch với các khâu khác của công tác cán bộ, nhất là khâu ĐTBD cả trước và sau quy hoạch. - “Công tác đào tạo bồi dưỡng phục vụ công tác quy hoạch cán bộ” (1998) của PGS, TS Tô Huy Rứa đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học về một số vấn đề về công tác QHCB thuộc chương trình khoa học xã hội cấp Nhà nước KHXH.05. Trên cơ sở luận giải về quan niệm, vai trò, mối quan hệ của công tác QHCB và ĐTBD cán bộ, tác giả đề xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng và gắn kết chặt chẽ giữa QHCB với ĐTBD cán bộ là: Chọn cử đúng cán bộ thuộc diện quy hoạch đi đào tạo; đổi mới nội dung chương trình, phương thức ĐTBD, làm tốt công tác quản lý học viên trong quá trình đào tạo và bố trí, sử dụng học viên khi ra trường. Bài “Quan niệm khoa học về quy hoạch cán bộ - lịch sử vấn đề và quá trình tiếp cận vấn đề” của PGS Lê Văn Lý đăng trên Tạp chí Thông tin lý luận, số 6-1999. Tác giả nhấn mạnh ngoài cái tâm thật trong sáng, cán bộ dj chọn vào quy hoạch còn phải có phương pháp, có quyết tâm và trách nhiệm cao. Chọn cán bộ để quy hoạch không chỉ đúng người mà còn đòi hỏi đúng việc, đúng sở trường. Ai thạo việc gì nói chung nên quy hoạch để làm việc đó. Khi thực hiện quy hoạch cần kết hợp công việc với sở trường, nguyện vọng cá nhân. Quy hoạch cán bộ còn phải đúng chỗ, đúng môi trường phù hợp. Có những cán bộ ở chỗ này, môi trường này không phát huy được vai trò, uy tín, nhưng sang chỗ khác, môi trường khác lại phát huy tốt. Quy hoạch cán bộ còn đòi hỏi phải đúng lúc, khi cán bộ đang phát triển đi lên phù hợp với chức danh nào đó cần được quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Đó là lúc cán bộ hăng hái làm việc nhất, có nhiệt tình cống hiến, sung sức và có khả năng làm việc tốt nhất. Tránh tình trạng khi cán bộ đi ngang hoặc đi xuống mới đưa vào quy hoạch.
  • 24. 24 Bài “Công tác quy hoạch cán bộ của hệ thống chính trị - một số giải pháp chủ yếu” của TS Ngô Kim Ngân đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 6- 2002. Tác giả đã làm rõ thêm vai trò QHCB của HTCT và đề xuất những giải pháp có tính đồng bộ nhằm thực hiện tốt công tác QHCB của HTCT. Bài “Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của PGS, TS Trần Đình Hoan đăng trên Tạp chí Cộng sản số 33-2003. Tác giả nêu rõ vai trò quan trọng của công tác QHCB; đánh giá tình hình công tác QHCB theo Hướng dẫn 17-HD/TCTW của Ban Tổ chức Trung ương về công tác QHCB. Tác giả nhận định công tác QHCB đã đạt được những kết quả bước đầu; các cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn có bước chuyển về nhận thức về công tác QHCB, từ đó dẫn đến bước chuyển về cách làm. Tuy vậy, qua kiểm tra, tìm hiểu ở các đảng bộ thuộc các vùng, miền trong cả nước và ở một số bộ, cơ quan, đoàn thể trung ương, công tác QHCB còn một số hạn chế. Chuyển biến nhận thức về công tác QHCB chưa đồng đều, trong khi làm quy hoạch, có những nơi đã lẫn lộn giữa công tác QHCB và công tác nhân sự, nên ở một vài nơi quy hoạch BCH, BTV không có phương án dự phòng so với số cấp ủy viên hiện tại, một số chức danh chưa bảo đảm có 2-3 cán bộ dự nguồn. Khắc phục những yếu kém trên, tác giả nêu một số yêu cầu: QHCB phải bảo đảm "mở" và "động”, không khép kín trong từng ngành, địa phương, đơn vị; quy hoạch được rà soát thường xuyên, hằng năm cần có sự bổ sung, điều chỉnh, đưa vào quy hoạch những nhân tố mới và đưa ra khỏi quy hoạch những người không đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. QHCB cần được tiến hành đồng bộ ở cả bốn cấp từ trung ương đến cơ sở, quy hoạch cấp dưới làm căn cứ cho quy hoạch cấp trên, quy hoạch cấp trên thúc đẩy và tạo điều kiện cho quy hoạch cấp dưới. Bài “Đánh giá đúng, quy hoạch tốt, luân chuyển đúng mục tiêu” của Lê Quang Hoan, đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng số 12-2004. Theo tác
  • 25. 25 giả, từ sau khi có Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII (1997) về Chiến lược cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, công tác cán bộ có nhiều chuyển biến tích cực, xuất hiện nhiều nhân tố mới, động lực mới. Tuy nhiên, trong QHCB còn nhiều hạn chế: một số nơi còn nhầm lẫn giữa QHCB với công tác nhân sự, chưa đồng bộ giữa các cấp, còn khép kín. Chưa quan tâm đánh giá, phát hiện nguồn từ xa. Việc bổ sung, điều chỉnh quy hoạch hằng năm chưa thể hiện phương châm “động”, còn hiểu và làm theo nhiều cách khác nhau; có tình trạng "quy hoạch treo". Tác giả cho rằng, quy hoạch tốt trước hết phải là một quy hoạch đúng. Quy hoạch đúng là quy hoạch thể hiện được mục đích, yêu cầu, các quan điểm, nguyên tắc, phương châm, nội dung, phương pháp quy hoạch trên cơ sở đánh giá đúng cán bộ và phù hợp với thực tế của địa phương, đơn vị. Quy hoạch tốt (xét về chất lượng, hiệu quả) phải thoả mãn các tiêu chí: Có cơ cấu hợp lý về độ tuổi, thành phần, giới, học vấn, dân tộc. Có nguồn dồi dào, đáp ứng được nhiều phương án, kế hoạch nhân sự khác nhau. Bảo đảm được tính kế thừa, tính phát triển, sàng lọc và cạnh tranh cao. Chọn lọc, phát hiện và sử dụng được người giỏi, người tài, có tính thiết thực, tính khả thi, vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân của các khâu khác trong công tác cán bộ. Quy hoạch đúng tạo tiền đề, điều kiện cho quy hoạch tốt. Quy hoạch tốt cho thấy vai trò quan trọng của việc tuân thủ các quy trình ở mỗi giai đoạn, mỗi khâu và nguyên tắc công khai, dân chủ, khách quan phải thấm sâu và điều chỉnh toàn bộ công tác QHCB. Bài “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý” của Nguyễn Phương Hồng đăng trên Tạp chí Cộng sản tháng 4-2005. Tác giả bài viết đã phân tích khá sâu mục tiêu, đối tượng quy hoạch cán bộ, nêu quan điểm cơ bản về công tác cán bộ của Đảng và xây dựng QHCB. Để làm tốt công tác QHCB, tác giả khẳng định yêu cầu quan trọng là phải xây dựng được quy
  • 26. 26 trình quy hoạch, trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ, nhằm bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Để QHCB có tính thực tiễn, cần có nhiều phương án bố trí cho một cán bộ với dự kiến cho nhiều chức danh theo hướng gắn với chuyên môn được đào tạo, phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ. Khi xây dựng QHCB, phải bám sát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị mình. Để thực hiện tốt công tác QHCB lãnh đạo, quản lý cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Cần đặc biệt coi trọng và làm tốt việc định kỳ đánh giá, rà soát, bổ sung quy hoạch; tổ chức thực hiện quy hoạch gắn với đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ theo quy hoạch. Trong công tác QHCB, phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cần thực sự phát huy dân chủ, thu hút sự tham gia của cấp dưới, cơ sở, của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân, coi trọng lắng nghe ý kiến các đồng chí lãnh đạo các thời kỳ am hiểu về cán bộ, nhất là trong việc đánh giá cán bộ và phát hiện nguồn; thông qua các hình thức như lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm, tiến cử cán bộ, nhận xét cán bộ định kỳ, sinh hoạt tự phê bình và phê bình. Bài “Bàn thêm về quy hoạch cán bộ” của Bùi Đức Lại đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10-2007. Sau khi trình bày quan niệm về quy hoạch và QHCB, công chức, tác giả nêu lên những vấn đề về QHCB lãnh đạo, quản lý. Theo tác giả, đây là đối tượng chính của công tác QHCB. Việc làm QHCB lãnh đạo, quản lý vừa qua có một số tiến bộ, nhưng nội dung nặng về dự kiến bố trí cán bộ dịp đại hội, đối tượng dự kiến rộng, cách làm còn hình thức nên hiệu quả quy hoạch chưa cao, nhất là chưa tập trung đúng mức vào yêu cầu quan trọng nhất là phát hiện nguồn và đào tạo nguồn. Thực tiễn đòi hỏi cần tiếp tục làm rõ một số vấn đề để tiếp tục đẩy mạnh có hiệu quả
  • 27. 27 QHCB lãnh đạo, quản lý. Tác giả đề xuất các giải pháp: Mở rộng và định rõ nguồn QHCB lãnh đạo, quản lý; định rõ thêm một số vấn đề về tiêu chuẩn và đào tạo cán bộ lãnh đạo; quản lý QHCB... Tác giả nhấn mạnh: Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch là một bộ phận nằm trong đội ngũ cán bộ, có yêu cầu tiêu chuẩn, nội dung quản lý… như đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung. Vì vậy không cần có hệ thống quy chế và tổ chức quản lý riêng cán bộ quy hoạch. Cấp nào cũng phải chọn ra những cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, có triển vọng phát triển để đào tạo, bồi dưỡng, giao nhiệm vụ. Danh sách này được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh. Cấp trên nắm danh sách, kiểm tra việc thực hiện, điều động khi cần. Để QHCB được coi trọng và có hiệu quả thiết thực, thì việc đôn đốc, kiểm tra cấp dưới xây dựng quy hoạch là cần thiết, nhưng quan trọng nhất là kiên quyết đưa cán bộ trong quy hoạch đã được thử thách qua thực tiễn vào vị trí phù hợp, bằng chính sách đề bạt của cấp trên và trong bầu cử các cấp uỷ, các cơ quan dân cử. Bài “Quy hoạch cán bộ của Đảng bộ Thành phố Hà Nội” của Nguyễn Công Soái, đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 11-2007. Tác giả khẳng định Thành ủy Hà Nội đã có tính chủ động cao trong công tác QHCB. Ban Tổ chức Thành ủy chủ động ban hành Hướng dẫn số 04-HD/BTCTU ngày 16-9-2006 về xây dựng QHCB, theo đó ban tổ chức các quận, huyện uỷ, đảng uỷ cấp trên cơ sở, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức của các sở, ban, ngành của Thành phố đã tích cực tham mưu giúp cấp uỷ hướng dẫn triển khai thực hiện. Nhờ vậy, công tác QHCB ở các cấp uỷ đảng của Đảng bộ Thành phố bước đầu đi vào nền nếp, góp phần thúc đẩy công tác đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Bên cạnh đó tác giả cũng nêu lên một số tồn tại, hạn chế trong QHCB của Thành phố là ở một số đơn vị, như: việc thực hiện giới thiệu cán bộ vào quy hoạch chưa khách quan, thiếu công tâm, vẫn còn tình trạng nhiều người không muốn
  • 28. 28 giới thiệu ai vào danh sách quy hoạch. Hầu hết các đơn vị chưa thực hiện được quy hoạch “mở” theo đúng chủ trương, vẫn còn “khép kín” trong đội ngũ cán bộ của đơn vị, chưa thực hiện được việc giới thiệu cán bộ ở các đơn vị, địa phương khác vào danh sách quy hoạch của đơn vị, địa phương mình. Một số cấp uỷ, đơn vị còn thụ động trong việc xây dựng QHCB, vẫn còn tư tưởng “ngại” làm QHCB, vì cho rằng đây là việc làm khó và nhạy cảm, dễ phát sinh tư tưởng. Từ thực tiễn công tác QHCB của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, tác giả nêu lên một số kinh nghiệm: Đổi mới và nâng cao nhận thức của các cấp ủy trong công tác QHCB, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, từ đó tạo nguồn, lựa chọn cán bộ để đưa vào diện quy hoạch; các cấp ủy nghiên cứu xây dựng nội dung, quy trình QHCB sát với đặc thù của đảng bộ; tổ chức hội nghị triển khai hướng dẫn đến các cán bộ trực tiếp tham mưu về công tác cán bộ để hiểu rõ mục đích, yêu cầu, phương pháp, cách thức thực hiện QHCB; lập các tổ công tác giúp cấp uỷ theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện quy hoạch. Bài “Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Cà Mau” của Nguyễn Quốc Việt, đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 2-2008. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác QHCB lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Cà Mau, tác giả khẳng định, công tác QHCB lãnh đạo, quản lý của tỉnh Cà Mau đã đi vào nền nếp; chất lượng được nâng lên, bảo đảm tiêu chuẩn và số lượng nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch. QHCB theo hướng “mở” và “động”, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ cơ bản bảo đảm theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Tuy nhiên, công tác QHCB lãnh đạo, quản lý của Cà Mau còn bộc lộ một số hạn chế. Một số địa phương, đơn vị do chưa nắm vững quy trình nên khi thực hiện QHCB còn nhiều lúng túng, chưa đồng bộ, không bảo đảm thời gian và kế hoạch đề ra. Một vài đơn vị thực hiện QHCB chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ cán bộ trẻ, nữ vẫn còn thấp, người dân tộc thiểu số ít, đội ngũ
  • 29. 29 cán bộ chưa đồng đều về số lượng và chất lượng. Việc giới thiệu cán bộ vào quy hoạch có lúc, có nơi chưa thật sự khách quan, vẫn còn tình trạng nhiều người không giới thiệu ai vào quy hoạch, chưa thực hiện được việc giới thiệu cán bộ ở các đơn vị, địa phương khác vào danh sách quy hoạch của đơn vị, địa phương mình. Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ đưa vào quy hoạch được xem là khâu mở đầu và là khâu có tính quyết định đến chất lượng quy hoạch nhưng một số ít đơn vị, địa phương thực hiện còn qua loa, mang tính hình thức. Nguồn cán bộ để lựa chọn đưa vào quy hoạch còn hụt hẫng do thiếu nguồn tại chỗ, số đông cán bộ được quy hoạch chưa được đào tạo chính quy về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học còn rất yếu. Để đẩy mạnh công tác QHCB trong năm tới, tác giả cho rằng Tỉnh uỷ cần nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng, nội dung, phương pháp của công tác QHCB để thực hiện đạt kết quả, đúng quy định. Cán bộ đưa vào quy hoạch phải đảm bảo tiêu chuẩn, có kinh nghiệm thực tiễn theo từng lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, bảo đảm tính kế thừa, số lượng, cơ cấu, giới tính, dân tộc, trình độ. Quy hoạch phải có tính khả thi cao. Kiên quyết khắc phục tình trạng thực hiện công tác QHCB mang tính hình thức, thiếu khoa học. Thực hiện chủ trương chủ động tạo nguồn, QHCB không chỉ trong phạm vi cơ quan, đơn vị mà còn được mở rộng ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác. Nguồn quy hoạch không chỉ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có cả công nhân, trí thức ưu tú, học sinh, sinh viên xuất sắc. Cấp ủy các cấp kịp thời xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học. Đồng thời thực hiện bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ theo quy hoạch.
  • 30. 30 Bài “Phú Yên quy hoạch cán bộ ở cả 3 cấp” của Phạm Quang Vịnh đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6-2008. Tác giả đánh giá khái quát thực trạng QHCB lãnh đạo, quản lý của tỉnh Phú Yên trong thời gian qua, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 47-HD/TCTW của Ban Tổ chức về công tác QHCB lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt QHCB ở 3 cấp của tỉnh. Bài “Về Công tác quy hoạch cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay” của Đỗ Minh Cương, đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 5-7-2009. Theo tác giả, QHCB là một khâu cơ bản trong công tác cán bộ, nhằm chủ động tạo nguồn nhân sự trẻ, tập hợp được nhiều nhân tài; làm cơ sở cho việc đào tạo, bố trí, sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ trong HTCT bảo đảm về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý và sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ. Thành tựu của công tác QHCB, công chức thời kỳ đổi mới là làm cho công tác cán bộ của các cấp ủy có sự chủ động và nền nếp hơn, có tầm nhìn xa hơn. Qua đó, tập hợp, đào tạo và bố trí sử dụng một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị cao hơn; cơ cấu giới, chuyên ngành... tiến bộ hơn. Bên cạnh đó, vẫn còn có những khuyết điểm, hạn chế như: Chưa tạo ra sự đột phá trong đổi mới chất lượng công tác cán bộ; độ tuổi bình quân của nhân sự trong diện quy hoạch còn cao, chưa bảo đảm sự kế tiếp ba độ tuổi cho một chức danh quy hoạch; chưa thực sự tập hợp và sử dụng được nhiều người tài, đức vào HTCT; quan điểm hẹp hòi, khép kín, cục bộ vẫn còn phổ biến ở nhiều cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương, khiến họ không cần và không muốn sử dụng người ngoài vào; các quy định, quy trình hiện có chưa nâng cao được trách nhiệm cá nhân người đứng đầu và cấp ủy có thẩm quyền duyệt quy hoạch. Trên cơ sở nội dung Nghị quyết 42-NQ/TW của Bộ Chính trị và các hướng dẫn thực hiện của
  • 31. 31 BTC Trung ương (số 47, 50, 22...), tác giả kiến nghị: Công tác quy hoạch - đào tạo cán bộ, công chức không nên bó gọn trong bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý mà cần mở rộng phạm vi áp dụng sang các loại cán bộ khác trong HTCT, như cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ chuyên môn, chuyên gia... Bài “Giới hạn khách quan trong quy hoạch, đào tạo cán bộ” của tác giả Trương Thị Bạch Yến đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8-2011. Tác giả đã chỉ ra một nguyên nhân khách quan khiến công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ trong quy hoạch chưa đạt yêu cầu, gọi là những “giới hạn khách quan” - giới hạn giữa nhu cầu và điều kiện thăng tiến của cán bộ, giữa tính động và mở trong công tác quy hoạch, giữa nhu cầu đào tạo và điều kiện thực tế cho phép của công tác đào tạo, giữa năng lực đào tạo so với yêu cầu thực tiễn. Đây là một gợi ý để trong quá trình triển khai Luận án, tác giả nghiên cứu và xác định những vấn đề vướng mắc, mâu thuẫn đang đặt ra trong quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý... Bên cạnh cách công trình, bài viết đề cập trực tiếp đến quy hoạch, cũng có nhiều bài viết đề cập đến các khâu khác của công tác cán bộ có liên quan đến quy hoạch như: đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ... với tư cách là hệ thống các khâu tạo tiền đề để quy hoạch đúng và đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Tiêu biểu có các công trình: Đào tạo, bồi dưỡng phục vụ công tác quy hoạch cán bộ của PGS, TS Tô Huy Rứa (Tạp chí Cộng sản, số 21/1998); Quy hoạch đào tạo là một khâu quyết định của công tác cán bộ của Trần Thị Kim cúc (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5/1998; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước của Lê Kim Việt (Tạp chí Cộng sản, số 24/1999); Mối quan hệ giữa đánh giá, quy hoạch, đào tạo và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của Nguyễn Duy Hùng (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5/2003)... Các tác giả thống nhất đánh giá hiện trạng đội ngũ cán bộ các cấp của Đảng tuy số lượng đông, nhưng
  • 32. 32 vẫn “vừa thừa, vừa thiếu”, còn nhiều bất cập, muốn quy hoạch cán bộ đạt hiệu quả khả quan, trước hết đội ngũ cán bộ cần được đánh giá đúng, phải tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng trong trường học và qua thực tiễn (luân chuyển) để họ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. 3.3. Các công trình nghiên cứu về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (còn gọi là các tỉnh đồng bằng sông Hồng) là địa bàn - vùng lãnh thổ có vị trí chiến lược quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Bởi vậy, đây là địa bàn của nhiều nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực khác nhau, trong đó có khoa học chính trị nói chung, khoa học xây dựng Đảng nói riêng. Để các tỉnh trong vùng có bước phát triển toàn diện, nhanh và vững chắc, cần có nhiều yếu tố, trong đó cần có một đội ngũ cán bộ có đủ số lượng, chất lượng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vùng này nói chung, trong đó có công tác quy hoạch cán bộ, lãnh đạo, quản lý thuộc HTCT trong vùng nói riêng đã được nhiều nhà khoa học, học viên cao học và nghiên cứu sinh quan tâm, đến nay có một số công trình tiêu biểu như: - “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng của Nguyễn Thái Sơn, Học viện Chính trị quốc gia, 2002. Tác giả đã phân tích 4 đặc điểm của vùng đồng bằng sông Hồng: Một là, đây là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, song các yếu tố cho sản xuất hàng hóa, khai thác thế mạnh hạn chế; hai là, đồng bằng sông Hồng không chỉ là khu vực trọng điểm kinh tế nông nghiệp, mà còn có đầy đủ điều kiện phát triển một cơ cấu kinh tế toàn diện; ba là, là vùng mang đậm nét truyền thống văn hóa và quan hệ xã hội của cộng đồng dân cư lâu đời, nhưng lại sớm chịu tác động
  • 33. 33 của nền kinh tế thị trường; bốn là, HTCT được đổi mới có tác động tích cực tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, song vẫn tồn tại những khó khăn lớn, yếu tố gây mất ổn định không thể xem thường. Đây là nội dung rất quan trọng, có thể kế thừa và phát triển để làm cơ sở cho việc phân tích những yếu tố tác động, những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ diện BTV các tỉnh quản lý hiện nay. - “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp quận, huyện thuộc diện Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006. Tác giả đã bước đầu làm rõ: khái niệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp quận, huyện thuộc diện BTV Thành ủy Hà Nội quản lý và công tác QHCB lãnh đạo, quản lý cấp quận, huyện thuộc diện BTV thành ủy Hà Nội quản lý. Theo tác giả, đây là những người đứng đầu, giữ cương vị trọng yếu nhất trong bộ máy của đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị- xã hội cấp quận, huyện, có tác dụng chi phối chính toàn bộ hoạt động của một tổ chức mà họ là đại diện; quyết định đến hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quản lý đô thị, an ninh quốc phòng và xây dựng HTCT trên địa bàn quận, huyện. Luận văn đã đánh giá được thực trạng QHCB quận, huyện diện BTV Thành ủy Hà Nội quản lý, xác định nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. Trên cơ sở những dự báo thuận lợi, khó khăn, biến động trong công tác cán bộ, tác giả đã đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu đề thực hiện tốt công tác QHCB quận, huyện diện BTV Thành ủy Hà Nội quản lý, đó là: Nâng cao nhận thức về công tác QHCB lãnh đạo, quản lý cấp quận, huyện diện BTV Thành ủy Hà Nội quản lý, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của các cấp ủy đảng; cụ thể hóa tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ thuộc diện quy hoạch và đánh giá lại đội ngũ cán bộ hiện có; thường xuyên rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ quận, huyện;
  • 34. 34 xây dựng, thực hiện tốt quy trình lập dự án QHCB và công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ theo kế hoạch; bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ theo quy hoạch và định kỳ kiểm tra, đánh giá, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch; kiện toàn, nâng cao chất lượng Ban tổ chức Thành ủy và các Ban tổ chức các quận, huyện ủy; lãnh đạo chính quyền và các tổ chức trong HTCT các cấp tham gia công tác QHCB. - “Quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Quận ủy Ba Đình thành phố Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ của Lưu Tiến Định, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006. Luận văn đã khái quát được vị trí, vai trò, nhiệm vụ của quận và tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ quận trong những năm qua; làm rõ đặc điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Quận ủy Ba Đình quản lý; đánh giá, làm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt và QHCB chủ chốt của Quận ủy Ba Đình từ 1996 đến 2005, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng. Để nâng cao chất lượng quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt đó, tác giả đã đưa ra 6 nhóm giải pháp: một là, nâng cao nhận thức, tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ chủ chốt; hai là, phân tích, đánh giá đội ngũ cán bộ của quận và xác định nguồn cán bộ quy hoạch; ba là, phát huy vai trò các tổ chức chính trị và quần chúng trong công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt; bốn là, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, luân chuyển và quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt; năm là, định kỳ kiểm tra, đánh giá, bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch; sáu là, nâng cao vai trò của Quận ủy và cơ quan tham mưu trong công tác QHCB, trách nhiệm của Thành ủy Hà Nội trong công tác này. - “Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc nước ta giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Lâm, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006. Luận văn đã làm rõ những đặc điểm nổi bật của khu vực
  • 35. 35 các tỉnh thành phía Bắc nước ta trên các khía cạnh: chính trị, văn hóa xã hội, kinh tế có tác động, ảnh hưởng trực tiếp công tác QHCB; vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý và đặc điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt này. Luận văn cũng đã đánh giá được thực trạng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc nước ta, trong đó nhấn mạnh những bất cập trong công tác QHCB lãnh đạo, quản lý chủ chốt diện Trung ương quản lý. Luận văn đã đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc nước ta là: Đổi mới và nâng cao nhận thức của các cấp ủy trong công tác QHCB; cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý; đánh giá đúng cán bộ là tiền đề cho quy hoạch; tạo nguồn, lựa chọn cán bộ để đưa vào diện quy hoạch; hoàn thiện phương pháp và quy trình QHCB chủ chốt; dân chủ hóa trong công tác QHCB; thực hiện tốt công tác luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt trong quy hoạch và cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện QHCB. - “Chất lượng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Đông Bắc Bộ nước ta giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ của Hoàng Nguyên Hòa, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007. Tác giả đã khẳng định, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ là một bộ phận cấu thành đội ngũ cán bộ trong HTCT của nước ta. Các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ nước ta có vị trí chiến lược quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Để lãnh đạo các tỉnh trong vùng có bước phát triển toàn diện, nhanh và vững chắc, cần có một đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 42- NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
  • 36. 36 của các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị nhân sự đại hội Đảng các cấp và Đại hội X của Đảng. Song, công việc này còn nhiều lúng túng, nhiều nơi quy hoạch còn mang tính hình thức, chất lượng và tác dụng chưa cao. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình quy hoạch và chất lượng công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Đông Bắc Bộ nước ta, tác giả đã đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Đông Bắc Bộ nước ta những năm sắp tới, đó là: Đổi mới và nâng cao nhận thức của các cấp ủy trong công tác QHCB; cụ thể hóa tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Đông Bắc Bộ nước ta; tạo nguồn cán bộ để đưa vào diện quy hoạch; hoàn thiện quy trình QHCB; xây dựng và thực hiện cơ chế dân chủ trong công tác QHCB; kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ của cơ quan tham mưu về công tác tổ chức- cán bộ cấp tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện công tác QHCB. Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu, đề cập trực tiếp đến thực trạng công tác quy hoạch cán bộ ở từng địa phương vùng đồng bằng Bắc Bộ những năm gần đây: 1. Bài “Quy hoạch cán bộ ở Hải Dương giai đoạn 2006 – 2010” của tác giả Trần Minh. Trên cơ sở đánh giá kết quả quy hoạch cán bộ của tỉnh với nhiều ưu điểm, tác giả chỉ ra một số hạn chế đáng quan tâm: cá biệt có nơi chủ yếu vẫn dựa vào kết quả lấy phiếu tín nhiệm nên có hiện tượng vận động thiếu lành mạnh, cục bộ địa phương; công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa thật gắn với quy hoạch nên chất lượng cán bộ được quy hoạch còn thấp. 2. Bài “Đảng bộ Hưng Yên thực hiện công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý - Kết quả và giải pháp”
  • 37. 37 của Quốc Khánh, đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử ngày 23-9-2011. Tác giả đánh giá BTV Tỉnh ủy Hưng Yên đã xây dựng tốt kế hoạch quy hoạch và quy chế luân chuyển cán bộ theo quy trình chặt chẽ, đồng bộ với các khâu khác của công tác cán bộ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, quy hoạch cán bộ vẫn còn khép kín, một số nơi đưa vào quy hoạch cả những cán bộ không đủ tiêu chuẩn. Luân chuyển cán bộ trong quy hoạch chưa đồng đều ở các cấp, các ngành; số lượng luân chuyển cán bộ còn ít, nhiều nơi mới chỉ luân chuyển ngang; tiêu chí đánh giá cán bộ luân chuyển chưa được xây dựng … 3. Bài “Hải phòng đổi mới công tác cán bộ” của Nguyễn Văn Vinh đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1+2/2014. Theo tác giả, những năm gần đây, Hải Phòng đặc biệt chú trọng đến công tác QHCB, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan tham mưu trong công tác quy hoạch cán bộ. Thành ủy đã ban hành quy định tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ cho cơ quan; trách nhiệm của cấp trên (có thẩm quyền bổ sung và quyết định phê duyệt quy hoạch cấp dưới), trách nhiệm của ủy viên BTV Thành ủy, Phó chủ tịch UBND thành phố, đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao động Thành phố (trong phát hiện, giới thiệu nguồn cán bộ trẻ, nữ, xuất thân từ công nhân)... 4. Bài “Bước đột phá trong công tác cán bộ ở Thái Bình” của Hồng Văn đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng số 10-2013 cho biết, BTV Tỉnh ủy Thái Bình đã có quyết định sửa đổi, bổ sung quy trình bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử. Quyết định này được xem là một bước đột phá mang lại chất lượng cho đội ngũ
  • 38. 38 cán bộ. Kinh nghiệm tác giả rút ra gắn liền với một khâu quan trọng, đó chính là quy hoạch cán bộ. Để thực hiện tốt quy hoạch cán bộ, cần làm tốt khâu đánh giá, tuyển chọn cán bộ đưa vào quy hoạch. Mỗi năm đều đánh giá, tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo để cán bộ diện quy hoạch khi được bổ nhiệm có thể làm tốt công việc của mình. 3.4. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI 2.1. Các công trình nghiên cứu ở Lào - “Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quản lý trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ của Thong Chăn Khổng Phum Khăm, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2005. Tác giả đã luận giải những cơ sở lý luận của công tác QHCB diện Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quản lý. Từ khái niệm cán bộ nói chung, luận văn đã đưa ra quan niệm cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng nhân dân Cách mạng Lào quản lý, đó là những người đóng vai trò lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong các cơ quan Đảng, chính quyền và cơ quan, đoàn thể ở Trung ương và địa phương, có vai trò chi phối việc chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng trong cả nước. Tầm quan trọng của công tác QHCB diện Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào quản lý được tác giả đặc biệt nhấn mạnh. Đó là một khâu trọng yếu trong công tác cán bộ nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ đông đủ về số lượng, có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, đồng thời nhằm thúc đẩy hoặc tạo điều kiện và cơ hội cho các cán bộ được phát huy khả năng của mình góp phần vào quá trình phát triển chung của đất nước. Luận văn đã đánh giá thực trạng công tác QHCB diện Trung ương Đảng Nhân dân Cách
  • 39. 39 mạng Lào quản lý, chỉ rõ nguyên nhân, phân tích những thuận lợi, khó khăn có ảnh hưởng đến công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ diện Trung ương quản lý ở Lào. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt công tác QHCB thuộc diện quản lý của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong giai đoạn 2005-2020, đó là: nâng cao nhận thức về công tác QHCB thuộc diện Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quản lý; tăng cường sự lãnh đạo thống nhất và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ đối với công tác QHCB thuộc diện Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quản lý; rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ; cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quản lý; xây dựng và thực hiện tốt quy trình lập dự án QHCB; định kỳ kiểm tra, đánh giá, bổ sung hoàn chỉnh QHCB Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quản lý; kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và cơ quan tham mưu cho Trung ương Đảng về công tác tổ chức cán bộ. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh QHCB thuộc diên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quản lý là sự vận động không ngừng, phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung theo hướng nhất định để luôn luôn chủ động đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị. - Bài “Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay” của Unkẹo Sipasợt đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử ngày 24-8-2009. Tác giả nhấn mạnh yêu cầu đổi mới trong đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý vừa phải giữ vững quan điểm giai cấp, vừa tạo sự bình đẳng về cơ hội cho tài năng nảy nở và phát huy; phải nâng cao chất lượng đào tạo trong nước, đồng thời quan tâm việc đưa cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài. - Bài “Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với vấn đề xây dựng, phát triển nông
  • 40. 40 thôn mới trong giai đoạn hiện nay” của Bunthoong Chitmany đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử ngày 4-1-2011. Tác giả đưa ra giải pháp hoàn thiện các khâu nhận xét, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ. - “Đổi mới HTCT cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay” Luận án tiến sĩ Chính trị học của La Chay Sinh Su Van, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2011. Tác giả khẳng định để đổi mới, nâng cao cl HTCT cơ sở nông thôn Lào cần gắn liền với yêu cầu nâng cao chất lượng cán bộ, đảm bảo có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt. Bài “Đột phá về công tác cán bộ” của Litthi Sisouvong đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử ngày 2-12-2011 bàn về phát triển nguồn nhân lực với tư cách là một chính sách đột phá để đưa Lào thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Theo tác giả, phát triển nhân lực là cán bộ thuộc HTCT cần được đặc biệt chú trọng, với 6 việc: đánh giá; xây dựng quy hoạch tổng thể; bố trí, luân chuyển; đào tạo, bồi dưỡng; kế thừa, thay thế cán bộ; chế độ, chính sách đối với cán bộ. Đặc biệt, trước khi đưa cán bộ vào quy hoạch phải “tiến hành tham vấn rộng rãi, sâu sắc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”. 2.2. Các công trình nghiên cứu của Trung Quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm 2001 xuất bản cuốn Toàn thư công tác Đảng vụ (Nxb. Nghiên cứu Trung Quốc, Bắc Kinh), trong đó vấn đề quy hoạch cán bộ tập trung vào ba nội dung chính: sắp xếp tài nguyên cán bộ, xây dựng cán bộ dự bị và xây dựng tập thể lãnh đạo có hạt nhân. Giải quyết vấn đề “khép kín” trong công tác cán bộ, Đảng Cộng sản Trung Quốc định hướng mở rộng phạm vi thu hút nhân tài trẻ trong cả khu vực kinh tế tư nhân và có yếu tố nước ngoài.
  • 41. 41 Tại Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc: Xây dựng đảng cầm quyền – kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc (2004), nhiều kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ của Trung Quốc được nêu rõ trong các tham luận: “Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro” (của tác giả Hạ Quốc Cường); “Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt” (của tác giả Tôn Hiểu Quần); “Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm tốt công tác giáo dục và đào tạo cán bộ” (của tác giả Giả Cao Kiến). Đặc biệt, tham luận “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao” (của tác giả Chu Phúc Khởi) nêu lên 8 cách làm chính để xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị, trong đó việc làm đầu tiên là “Xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi”. Ngoài ra, những vấn đề về chế độ hóa, quy phạm hóa chặt chẽ về tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu đối với các khâu của công tác cán bộ dự bị, về mở rộng dân chủ trong tuyển chọn, về đào tạo theo nguyên tắc “thiếu gì bù nấy”, về quản lý động thái, đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ... được tác giả phân tích, có thể xem là phương thức để góp phần nâng cao chất lượng cán bộ đã được quy hoạch. Đặc biệt, việc kiên trì dự trữ, kết hợp với sử dụng, kịp thời tuyển chọn cán bộ dự bị chín muồi vào ban lãnh đạo; nắm đầu nguồn, tuyển cán bộ dự bị từ sinh viên giỏi tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng, sau đó đào tạo, rèn luyện ở cơ sở một cách có kế hoạch... mà tác giả đề cập có thể xem là kinh nghiệm để Luận án tiếp tục nghiên cứu cho công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ ở Việt Nam nói chung; việc xây dựng quy hoạch cán bộ gắn với điều kiện, hoàn cảnh, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Việt Nam, của các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. * *
  • 42. 42 * Xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng là vấn đề đã được nhiều tác giả ở trong cũng như ngoài nước nghiên cứu. Đến nay, đã có nhiều công trình đề tài, luận văn, luận án, bài viết về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chủ chốt hoặc cán bộ diện BTV tỉnh, huyện ủy quản lý được công bố với các phạm vi và mục đích khác nhau. Trong đó, đã có nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về quy hoạch cán bộ được làm sáng tỏ. Tuy chưa có sự thống nhất tuyệt đối giữa các công trình về các vấn đề lý luận, nhưng hầu hết các công trình, nhất là các công trình trực tiếp nghiên cứu về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đã làm rõ những nội dung cơ bản như: khái niệm cán bộ và vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý; khái niệm quy hoạch cán bộ và vai trò của quy hoạch cán bộ; phương châm, quy trình tiến hành quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; một số giải pháp chủ yếu đề thực hiện tốt quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay. Đến nay cũng đã có một số công trình luận văn, luận án trực tiếp nghiên cứu về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong HTCT ở đồng bằng Bắc Bộ, trong đó đã làm rõ đặc điểm, vai trò của các tỉnh trong vùng; đánh giá được thực trạng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong HTCT ở một số tỉnh trong vùng ở các mức độ, phạm vi khác nhau; chỉ ra nguyên nhân của thực trạng, rút ra một số kinh nghiệm cần thiết và đưa ra một số giải pháp để thực hiện tốt quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở vùng này. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về công tác quy hoạch cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu, làm rõ nội dung của công tác quy hoạch cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý. Theo đó, các công trình nghiên cứu đã công bố
  • 43. 43 cũng chưa có đầy đủ khung lý thuyết để đánh giá thật sát, đúng thực trạng vŕ đề xuất giải pháp thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý nói riêng. Vì vậy, đây chính là nhiệm vụ quan trọng mà Luận án “Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn hiện nay” cần phải tiếp tục giải quyết, nhằm góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề này. Luận án sẽ kế thừa, tiếp thu một cách có chọn lọc các công trình, đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả có liên quan về công tác QHCB, đồng thời luận án sẽ tập trung nghiên cứu sâu những vấn đề lý luận, thực tiễn của công tác QHCB thuộc diện BTV tỉnh uỷ quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn hiện nay. Chương 1: QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN 1.1. CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VÀ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH, THÀNH ỦY QUẢN LÝ 1.1.1. Khái quát về các tỉnh, thành phố và ban thường vụ các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng Bắc Bộ
  • 44. 44 1.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Bắc bộ liên quan đến công tác quy hoạch cán bộ * Đặc điểm địa lý tự nhiên Đồng bằng Bắc Bộ là một trong hai đồng bằng lớn nhất cả nước, gồm 9 tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh và hai thành phố trưc thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng. Vùng đồng bằng Bắc Bộ có vị trí địa - kinh tế và địa - chính trị quan trọng đối với chiến lược phát triển của đất nước, có nguồn tài nguyên khá đa dạng, khí hậu thuận lợi, kết cấu hạ tầng khá phát triển… hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình đa dạng và phong phú, bao gồm đồng bằng, đồi núi, biển và rừng, là trung tâm của sự giao lưu giữa vùng Đông Bắc với vùng Tây Bắc, giữa vùng núi phía Bắc với miền Trung, có hệ thống sông ngòi đa dạng chảy ra vịnh Bắc Bộ. Đặc điểm độc đáo về tự nhiên của đồng bằng Bắc Bộ là hầu hết các tỉnh, thành phố (trừ tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên không có núi) thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ đều có đồi núi xen kẽ châu thổ, thung lũng với những vùng đất trũng như: Nho Quan (Ninh Bình), Chương Mỹ, Mỹ Đức (Hà Nội), Bình Lục (Hà Nam)… Đồng bằng Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhiệt độ không khí trung bình hằng năm khoảng 22,5 - 23,5°C, lượng mưa trung bình 1400- 2000mm/năm, rất thuận lợi cho việc gieo trồng lúa nước, các cây nhiệt đới, các cây ngắn ngày á nhiệt đới và ôn đới, do đó, cơ cấu cây trồng ở vùng này rất đa dạng, phong phú, nhiều loại có chất lượng cao. Bên cạnh đó, mạng lưới sông ngòi dày đặc, chế độ thủy văn khá ổn định, rất thuận lợi cho tưới, tiêu, nuôi trồng thủy sản. Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng đồng bằng
  • 45. 45 Bắc Bộ do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện toàn vùng có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước, mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng khác trong cả nước. Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha. Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn còn khoảng 137 nghìn ha. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp quai đê, lấn biển theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”. Bên cạnh tài nguyên đất nông nghiệp và nước, tài nguyên đáng kể nhất là đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ. Tiếp đó là tài nguyên đá vôi ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng, Kim Môn - Hải Dương, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác. Ngoài ra, vùng còn có tiềm năng về khí đốt. Khoáng sản của vùng đồng bằng Bắc Bộ không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài. Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dày đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương. Đồng bằng Bắc Bộ có vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ
  • 46. 46 Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven bờ. Ngoài ra, một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi biển Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà, đảo Cô Tô, Quan Lạn... Một số các tỉnh, thành phố ở đồng bằng Bắc Bộ tiếp giáp với biển (Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình) nên trong vùng này có cảng nước sâu, cảng biển, cảng sông. Bên cạnh việc được thiên nhiên ưu đãi thì điều kiện tự nhiên của đồng bằng Bắc Bộ cũng gây ra những bất lợi, cản trở cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Ngoài ra, vùng đồng bằng Bắc Bộ thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh…Theo dự báo, trong những năm tới, đồng bằng Bắc Bộ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhất là vùng ven biển, đất sản xuất bị xâm nhập mặn… Những vấn đề nêu trên tác động, ảnh hưởng không thuận lợi đến đời sống và sản xuất của nhân dân các địa phương này đồng thời đặt ra yêu cầu cao hơn về năng lực lãnh đạo, chỉ đạo xử lý tình huống thiên tai đối với sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy nói chung và đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý nói riêng. * Đặc điểm kinh tế Đồng bằng Bắc Bộ là một vùng kinh tế động lực quan trọng của cả nước bởi lẽ các hoạt động hoạt động tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, du lịch, thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ của các tỉnh trong vùng có ảnh hưởng đến mạnh mẽ đối với cả miền Bắc, thậm chí lan tỏa trong phạm vi cả nước. Nhìn chung, nền kinh tế toàn vùng đang chuyển dịch khá mạnh từ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu lương thực của địa phương sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, hàng hoá chất lượng cao và phát triển