SlideShare a Scribd company logo
1 of 170
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRỊNH THỊ PHƢƠNG OANH
VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH TRONG CHIẾN LƢỢC
NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM Ở ĐẦU THẾ KỈ XXI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
HÀ NỘI- 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRỊNH THỊ PHƢƠNG OANH
VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH TRONG CHIẾN LƢỢC
NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM Ở ĐẦU THẾ KỈ XXI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 62 31 02 04
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. VŨ VĂN THUẤN
2. PGS.TS. NGUYỄN THẾ THẮNG
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Trịnh Thị Phƣơng Oanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 7
1.1. Các vấn đề đã đƣợc nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.................... 7
1.2. Những vấn đề luận án cần giải quyết.............................…………….. 30
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................32
CHƢƠNG 2: VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH..................................................34
2.1. Một số khái niệm cơ bản..........................................................................34
2.2. Cơ sở hình thành văn hóa Hồ Chí Minh ..................................................46
2.3. Văn hóa Hồ Chí Minh - những nội dung cơ bản .....................................53
Tiểu kết chƣơng 2……………………………………………………………85
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH
TRONG CHIẾN LƢỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ
NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2017 .........................................................................87
3.1. Ngoại giao văn hóa Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2011.....................87
3.2. Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam
3.3. Quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt
Nam từ năm 2011 đến năm 2017..................................................................103
Tiểu kết chƣơng 3..........................................................................................122
CHƢƠNG 4 : QUẢNG BÁ VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH TRONG CHIẾN
LƢỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ NĂM 2017 ĐẾN
NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 ....................................................................124
4.1. Phƣơng hƣớng quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại
giao văn hóa Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ...........125
4.2. Những nội dung văn hóa Hồ Chí Minh cần quảng bá ra thế giới..............132
4.3. Một số giải pháp quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại
giao văn hóa Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2020, tầm nhìn 2030
……………………………….…………………….................................134
Tiểu kết chƣơng 4..........................................................................................146
KẾT LUẬN..................................................................................................148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.....151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................152
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
EU: Liên minh châu Âu
NGVH: Ngoại giao văn hóa
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỉ XX đã ghi lại những dấu ấn văn hóa không thể phai mờ, những
đổi mới lớn lao của dân tộc Việt Nam trên con đƣờng phát triển và hội nhập.
Đây cũng là thế kỉ in đậm vai trò và những cống hiến to lớn cho nền văn hóa
mới Việt Nam của một con ngƣời vĩ đại: nhà văn hóa Hồ Chí Minh.
Lần đầu tiên tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc, năm 1923, phóng viên của
tạp chí Ngọn lửa nhỏ, nhà thơ Liên Xô Ôxíp Manđenxtam đã nhận xét: “Từ
Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu, mà
có lẽ là một nền văn hoá tƣơng lai” [77; tr.462]; Quyết nghị của Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc năm 1987 ghi nhận: Hồ Chí
Minh “Vietnamese hero of national liberation anh great man of culture” –
nguyên văn bản dịch tiếng Anh (Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa
kiệt xuất).
Đây chính là sự ghi nhận xứng đáng đối với những cống hiến của Hồ
Chí Minh. Danh hiệu “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”
gắn liền với cuộc đời cách mạng vô cùng sôi nổi và đẹp đẽ của Hồ Chí Minh,
gắn liền với những cống hiến đặc biệt của Ngƣời nhƣ là một cây bút bậc thầy,
một nhà chiến lƣợc văn hóa lỗi lạc, một nhà chỉ đạo thực tiễn văn hóa tài tình.
Trên tinh thần coi trọng, đánh giá đúng vai trò của văn hóa trong phát
triển đất nƣớc, Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, đồng thời cũng mở rộng việc tiếp thu có chọn lọc những
tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong quá trình tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu
tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho Tổ quốc, quyền làm ngƣời cho dân
tộc, xây dựng chế độ xã hội mới, Hồ Chí Minh đã giành lại địa vị xứng đáng
cho văn hóa Việt Nam trong nền văn hóa thế giới. Có thể thấy rằng những
hoạt động của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa có đóng góp quan trọng
2
và có giá trị lớn lao trong việc xây dựng (cả về nội dung và hình thức), tôn
vinh và khẳng định vị thế của văn hóa Việt Nam trên phạm vi quốc tế.
Văn hóa Hồ Chí Minh đã trở thành một phần không thể thiếu trong
văn hóa Việt Nam ở thời hiện đại. Nhân dân Việt Nam và loài ngƣời trên thế
giới ca ngợi danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh không chỉ với tƣ cách là ngƣời
sáng tạo ra các công trình văn hoá, hay với tƣ cách là nhà lãnh đạo có nhiều
công lao thúc đẩy sự phát triển văn hóa dân tộc, mà còn bởi Ngƣời đã tạo ra
các giá trị văn hóa phổ quát. Tuy nhiên, các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh cho
đến nay vẫn chƣa đƣợc quảng bá một cách rộng rãi nhƣ một nội dung của văn
hóa Việt Nam ra thế giới.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, với sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học, công nghệ, vai trò của các nhân tố chính trị đặc thù ngày càng
đƣợc nhấn mạnh. Các quốc gia quan tâm nhiều hơn đến việc tạo ra các ảnh
hƣởng bằng “sức mạnh mềm”, trong đó ngoại giao văn hóa là một trong
những điểm nhấn quan trọng.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn
mạnh đến vai trò của ngoại giao văn hóa nhƣ một biện pháp quan trọng để
phát huy “sức mạnh mềm” của quốc gia: “Kết hợp chặt chẽ đối ngoại của
Đảng với ngoại giao của Nhà nƣớc và ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao
chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa” [34; tr.139].
Ngày 14 tháng 2 năm 2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt: “Chiến
lƣợc ngoại giao văn hóa đến năm 2020” nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất
lƣợng của ngoại giao văn hóa. Điều này cho thấy Đảng, Nhà nƣớc đã có
những đánh giá cao về vai trò của văn hóa trong tình hình mới. Ngoại giao
văn hóa là phƣơng thức hiệu quả để gia tăng ảnh hƣởng của đất nƣớc trên
trƣờng quốc tế, củng cố môi trƣờng hòa bình, hợp tác, giao lƣu và tiếp biến
văn hóa, góp phần thực hiện các mục tiêu đối ngoại của quốc gia. Trong
những nhiệm vụ và nội dung của ngoại giao văn hóa, việc quảng bá uy tín,
3
danh vọng và giá trị văn hóa của các vĩ nhân là một nhân tố cơ bản và quan
trọng nhằm làm phong phú, đậm nét giá trị văn hóa dân tộc, tăng cƣờng hiệu
quả, chất lƣợng của ngoại giao văn hóa.
Việc quảng bá các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh cần đƣợc đẩy mạnh trên
quy mô quốc gia thành một chiến lƣợc có bài bản, có hệ thống và hiệu quả
trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam. Đây là vấn đề có ý nghĩa cả về
lí luận và thực tiễn, góp phần làm cho thế giới hiểu sâu sắc văn hóa, đất nƣớc,
con ngƣời Việt Nam qua hình tƣợng con ngƣời Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu
nhất, là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đối ngoại
của đất nƣớc. Tuy nhiên, trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa hiện nay chúng
ta vẫn chƣa khai thác đƣợc triệt để đƣợc điều này. Việc quảng bá văn hóa Hồ
Chí Minh vẫn chủ yếu trong phạm vi đất nƣớc, chƣa đánh giá đúng mức
những giá trị dân tộc và thời đại mà văn hóa Hồ Chí Minh mang lại trong sự
phát triển của Việt Nam.
Với những lí do trên, nghiên cứu sinh đã chọn: “Văn hóa Hồ Chí Minh
trong chiến lược ngoại giao văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỉ XXI” làm đề tài
nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận án nhằm hệ thống hóa những nghiên cứu về “văn hóa Hồ Chí
Minh” để hƣớng tới một quan điểm thống nhất về vấn đề này. Đồng thời, căn
cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam, luận
án tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng, nội dung, giải pháp quảng bá văn
hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ
XXI.
2.2. Nhiệm vụ
Một là, xác định khái niệm và phân tích những nội dung cơ bản của
“văn hóa Hồ Chí Minh”.
4
Hai là, phân tích thực trạng quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh từ khi bắt
đầu chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam năm 2011 đến năm 2017.
Ba là, đề xuất phƣơng hƣớng, nội dung, giải pháp quảng bá văn hóa Hồ
Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI (tập
trung từ năm 2017 đến năm 2020 và 10 năm tiếp theo).
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu việc quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến
lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài luận án là: “Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao
văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỉ XXI”, trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận
thấy “văn hóa Hồ Chí Minh” bao gồm rất nhiều nội dung có thể khai thác, tuy
nhiên trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam những nội dung này
chƣa đƣợc quan tâm và quảng bá. Mục tiêu cơ bản của chiến lƣợc ngoại giao
văn hóa Việt Nam đến năm 2020 là quảng bá văn hóa để tăng cƣờng ảnh
hƣởng, nâng cao vị thế và chất lƣợng của ngoại giao văn hóa Việt Nam trên
phạm vi quốc tế. Chính vì lẽ đó, luận án chủ yếu tập trung vào nghiên cứu
việc quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt
Nam đầu thế kỉ XXI.
-Về mặt thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu việc quảng bá văn hóa
Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI,
giới hạn từ khi bắt đầu (năm 2011) cho đến khi kết thúc chiến lƣợc (năm
2020) và 10 năm kế tiếp theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lí luận
5
- Luận án dựa trên nguyên tắc phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện,
nguyên tắc lịch sử- cụ thể.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án, tác giả sử dụng các phƣơng pháp: phƣơng pháp liên
ngành, phƣơng pháp chuyên ngành: lôgic- lịch sử, phân tích- tổng hợp, tổng
kết thực tiễn, thống kê, so sánh, vv…
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Luận án làm phong phú những nội dung nghiên cứu của Hồ Chí Minh
học, cụ thể là: góp phần làm rõ khái niệm, nội dung “văn hóa Hồ Chí Minh”.
- Phân tích thực trạng, phƣơng hƣớng, nội dung, giải pháp quảng bá
văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế
kỉ XXI.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Góp phần vào việc thực hiện chiến lƣợc ngoại giao văn hóa của Việt
Nam ở đầu thế kỉ XXI.
- Luận án có thể dùng là tài liệu tham khảo cho sinh viên học môn Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh ở bậc đại học, là tài liệu tham khảo cho những ngƣời
quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, văn hóa Hồ Chí Minh và ngoại giao văn hóa.
6. Đóng góp của luận án
- Luận án đem đến một cách nhìn mới về văn hóa Hồ Chí Minh khi đặt
văn hóa Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng trong chiến lƣợc ngoại giao
văn hóa của Việt Nam.
- Luận án đề xuất những phƣơng hƣớng, nội dung, giải pháp để quảng
bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam, tăng
cƣờng vị thế và chất lƣợng của ngoại giao văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỉ
XXI.
6
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận án gồm 4 chƣơng, 11 tiết.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2: Văn hóa Hồ Chí Minh
Chƣơng 3: Thực trạng quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc
ngoại giao văn hóa Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2017
Chƣơng 4: Quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao
văn hóa Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2020, tầm nhìn 2030
7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƢỢC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Các nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh
Khi nghiên cứu về Hồ Chí Minh, ngƣời ta không chỉ chú ý đến vai trò
của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới,
mà còn có một đề tài cũng đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm, đó
chính là văn hóa Hồ Chí Minh. Văn hóa Hồ Chí Minh là một nội dung quan
trọng khắc họa rõ hơn hình ảnh Hồ Chí Minh với tƣ cách là một nhà văn hóa
kiệt xuất. Vì vậy, khi nghiên cứu nội dung này cũng có nhiều hƣớng nghiên
cứu khác nhau, với những nội dung phong phú, đa dạng, nhƣng không kém
phần sâu sắc. Nghiên cứu về Hồ Chí Minh và văn hóa Hồ Chí Minh từ lâu đã
không chỉ là “đặc quyền” của các nhà nghiên cứu trong nƣớc, mà phạm vi
nghiên cứu về Ngƣời đã mở rộng ở nƣớc ngoài từ rất sớm với nhiều hƣớng
tiếp cận, nhiều nội dung, ở nhiều nƣớc khác nhau.
Hồ Chí Minh là nhà chính trị chuyên nghiệp, Ngƣời không bao giờ tự
nhận mình là nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa, nhƣng những đóng góp của
Ngƣời đối với sự phát triển của nền văn hóa mới Việt Nam thật đáng ghi
nhận. Sự nghiệp và những đóng góp của Hồ Chí Minh trên lĩnh vực văn hóa
khá đồ sộ, vì vậy, khi nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, các nhà nghiên
cứu trên nhiều phƣơng diện với những chiều độ khác nhau.
Sinh thời, Hồ Chí Minh và văn hóa Hồ Chí Minh đã là đề tài đƣợc rất
nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm, không chỉ tài năng, đức độ của Ngƣời,
mà cả phong cách, những nếp sinh hoạt hàng ngày của Ngƣời có ảnh hƣởng
rất lớn đối với những ngƣời xung quanh. Vì vậy, khi Ngƣời còn sống và ngay
cả khi Ngƣời vĩnh biệt thế giới này, những giá trị tƣ tƣởng, đạo đức, cũng nhƣ
những tình cảm tốt đẹp về Ngƣời vẫn còn vẹn nguyên trong lòng nhân dân
8
Việt Nam. Điều này đƣợc thể hiện phần nào thông qua những nghiên cứu dày
dặn, công phu về Ngƣời, tƣ tƣởng, văn hóa và phong cách của Ngƣời.
Trong những tài liệu, công trình nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh,
có một số lƣợng không nhỏ những tài liệu, công trình của các tác giả là lãnh
đạo Đảng, Nhà nƣớc, những học trò, những ngƣời sống lâu năm bên cạnh Hồ
Chí Minh. Những tài liệu, công trình này không đơn giản là tình cảm cá nhân
đối với lãnh tụ, mà thể hiện một cách nhìn chân thực, sinh động về Hồ Chí
Minh và văn hóa Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu về Hồ Chí Minh và văn hóa Hồ Chí Minh trƣớc hết phải
kể đến cuốn sách: “Hồ Chí Minh - Một con ngƣời, một dân tộc, một thời đại,
một sự nghiệp” của cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng [39]. Cuốn sách đã khắc
họa, làm rõ chân dung của một vị lãnh tụ vừa gần gũi, vừa vĩ đại. Với cách
tiếp cận của tác giả, chúng ta có thể thấy đƣợc tầm vóc của một nhà văn hóa
lớn thông qua những tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về văn hóa, cũng nhƣ phong
cách, nhân cách văn hóa của Ngƣời: vừa bình dị, gần gũi, thân thƣơng, mang
đậm cốt cách dân tộc, vừa vĩ đại, hiện đại và mang tầm vóc thế giới. “Hồ Chí
Minh là một con ngƣời phi thƣờng và xuất chúng. Tuy nhiên, khi gặp Hồ Chí
Minh, mọi ngƣời cảm thấy nhƣ thân thuộc từ lâu, dễ dàng nói chuyện cởi mở,
tự nhiên, không chút nào cách bức”. [39; tr.36]
“Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và con đƣờng cách mạng Việt Nam” là cuốn
sách của cố Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp [43] ra đời trên cơ sở thành quả
nghiên cứu đề tài “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và con đƣờng cách mạng Việt
Nam” có mã số KX.02.01 thuộc Chƣơng trình khoa học và công nghệ cấp nhà
nƣớc KX.02, do Đại tƣớng trực tiếp làm chủ nhiệm đề tài. Cuốn sách đã trình
bày một cách khoa học, toàn diện những vấn đề cơ bản về tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh và con đƣờng cách mạng Việt Nam, về nội dung, những đóng góp sáng
tạo của Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực: tổ chức các lực lƣợng cách mạng,
lĩnh vực quân sự, nhân văn, đạo đức, văn hóa, phƣơng pháp luận Hồ Chí
9
Minh. Trong đó, ở nội dung chƣơng VII, tác giả đã làm rõ tƣ tƣởng nhân văn,
đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh với cách tiếp cận hấp dẫn và thuyết phục.
Đây là những nghiên cứu về Hồ Chí Minh của những học trò, những
đồng chí, những ngƣời sống lâu năm bên cạnh Hồ Chí Minh. Vì vậy, mặc dù
những nghiên cứu này chƣa thực sự đi sâu vào làm rõ văn hóa Hồ Chí Minh:
từ khái niệm, cho tới kết cấu và nội dung, nhƣng những nghiên cứu này chính
là những cơ sở lí luận và thực tiễn quan trọng để chúng ta có thể nghiên cứu
làm rõ văn hóa Hồ Chí Minh, nhất là ở góc độ tƣ tƣởng, phong cách và cách
ứng xử văn hóa của Ngƣời một cách chân thực và sinh động nhất.
Văn hóa Hồ Chí Minh là một khái niệm rộng bao gồm nhiều nội dung
và những biểu hiện đa dạng. Khi nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, các
nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận ở nhiều phƣơng diện khác nhau: có
những công trình đi sâu vào nghiên cứu tƣ tƣởng văn hóa; có những công
trình nghiên cứu phong cách, cách ứng xử văn hóa; cũng có công trình chủ
yếu đề cập đến những quan điểm trong xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam;
nghiên cứu những sản phẩm văn hóa đặc sắc; hay đề cập đến những giá trị, ý
nghĩa của văn hóa Hồ Chí Minh đối với sự phát triển văn hóa dân tộc.
Thành Duy trong cuốn sách: “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà tƣ tƣởng,
danh nhân văn hóa thế giới” [26] đã có những nghiên cứu và đánh giá thuyết
phục về Hồ Chí Minh trên phƣơng diện tƣ tƣởng và văn hóa. Trên phƣơng
diện tƣ tƣởng hay văn hóa, Hồ Chí Minh đều có những sáng tạo và đóng góp
quan trọng để xây dựng con ngƣời mới, xã hội mới và một nền văn hóa mới.
Tác giả đã bày tỏ sự trân trọng và ngƣỡng mộ trƣớc tầm tƣ tƣởng và tầm văn
hóa của một danh nhân đƣợc thế giới thừa nhận.
Khi nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu không
chỉ làm rõ nội hàm văn hóa Hồ Chí Minh, mà còn nhìn nhận vai trò của văn
hóa Hồ Chí Minh trong sự phát triển văn hóa dân tộc. Trên tinh thần đó, “Hồ
Chí Minh và văn hóa Việt Nam” do Trƣờng Lƣu làm chủ biên [74] đã đánh
10
giá cao vai trò của văn hóa Hồ Chí Minh đối với sự phát triển văn hóa dân tộc
trong thời đại mới.
Từ sự ghi nhận của thế giới về Hồ Chí Minh: “Anh hùng giải phóng
dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”, Đào Phan đã làm rõ những đóng góp của Hồ
Chí Minh qua nghiên cứu: “Hồ Chí Minh danh nhân văn hóa” [107]. Cuốn
sách đã làm rõ những tố chất đặc biệt của một nhà văn hóa lớn, vai trò của Hồ
Chí Minh trong việc khởi xƣớng, kiến tạo nền văn hóa mới, nền giáo dục mới
ở Việt Nam. Qua nghiên cứu của tác giả, hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên hội
tụ cả yếu tố triết nhân và nghệ sĩ, truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, cuốn
sách chƣa đƣa ra một cách lí giải rõ ràng khái niệm cũng nhƣ cấu trúc văn hóa
Hồ Chí Minh.
Các tác giả: Đỗ Huy, Lê Hữu Ái trong: “Tìm hiểu tƣ tƣởng văn hóa nghệ
thuật Hồ Chí Minh” [60] đã làm rõ phƣơng pháp luận nghiên cứu di sản văn
hóa nghệ thuật Hồ Chí Minh, sự chuẩn bị lịch sử và những định hƣớng cơ bản
của Hồ Chí Minh về một nền văn hóa nghệ thuật mới. Cuốn sách chỉ ra mối
quan hệ giữa những tƣ tƣởng văn hóa nghệ thuật cơ bản của Hồ Chí Minh và
quan điểm phát triển văn hóa nghệ thuật Việt Nam trong thời đại mới.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền văn hóa Việt Nam” của Lê Xuân Vũ
[143] đã nghiên cứu về nhà văn hóa Hồ Chí Minh trên các phƣơng diện khác
nhau: nhà chiến lƣợc văn hóa, một cây bút bậc thầy, nhà chỉ đạo thực tiễn văn
hóa... Đồng thời, tác giả cũng làm rõ ảnh hƣởng, vai trò của văn hóa Hồ Chí
Minh trong việc “làm đẹp thêm đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam”. [143; tr. 251]
Những câu chuyện về Hồ Chí Minh từ lâu đã không còn xa lạ với
ngƣời dân Việt Nam. Mỗi câu chuyện dù rất giản đơn, mộc mạc nhƣng đều
làm nổi bật một nhân cách lớn, một tài năng lớn của dân tộc. “Đặc sắc văn
hóa Hồ Chí Minh” của Nguyễn Gia Nùng [99] không chỉ là những câu chuyện
về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, cuốn sách còn làm rõ đời sống
vô cùng giản dị, nhƣng vĩ đại của Ngƣời về đạo đức, văn hóa và những hoạt
11
động trên nhiều lĩnh vực; từ đó, ngƣời đọc thấy những nét rất riêng trong tính
cách, lối sống và suy nghĩ của Ngƣời. Chính những điều này đã làm nên một
danh nhân văn hóa đƣợc thế giới thừa nhận và tôn vinh. Cuốn sách chính là
một bức tranh chân thực khắc họa chân dung nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí
Minh: rất đời thƣờng, nhƣng cũng rất vĩ đại.
Nghiên cứu về Hồ Chí Minh và văn hóa Hồ Chí Minh còn phải kể đến
cuốn sách: “Hồ Chí Minh nhà văn hóa của tƣơng lai” của tập thể các tác giả
Hoàng Chí Bảo, Phạm Hồng Chƣơng, Lê Kim Dung….[102]. Các tác giả đi
sâu nghiên cứu, phân tích, luận giải nhiều vấn đề lớn, quan trọng về văn hóa
Hồ Chí Minh, tập trung vào các nội dung chủ yếu nhƣ: văn hóa ứng xử Hồ
Chí Minh, văn hóa soi đƣờng cho quốc dân đi - một quan điểm độc đáo của
Hồ Chí Minh; giá trị thời đại của văn hóa Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh - nhà
văn hóa của tƣơng lai; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong xây dựng và
phát triển văn hóa, văn hóa Hồ Chí Minh tiếp cận từ góc độ hội nhập quốc tế.
Với các cách tiếp cận đa dạng, cuốn sách đã làm nổi bật tầm vóc nhà văn hóa
lớn Hồ Chí Minh thông qua những tƣ tƣởng mang tính vƣợt gộp, mang tính
thời đại về văn hóa.
Cuốn sách: “Hồ Chí Minh văn hóa và phát triển” do Phạm Ngọc Anh,
Bùi Đình Phong chủ biên [05] đã tập trung làm rõ mối quan hệ giữa tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh với nền văn hóa mới Việt Nam, đánh giá cao những đóng góp
của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa và với việc hình thành nền văn hóa
mới Việt Nam.
Với cách tiếp cận theo hệ giá trị, “Hồ Chí Minh- Nhà văn hóa kiệt
xuất” của tác giả Song Thành [119] đã nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh
khá kĩ lƣỡng, trên nhiều phƣơng diện, nhiều góc độ. Những nghiên cứu của
cuốn sách đã thuyết phục ngƣời đọc bằng những quan niệm rõ ràng về văn
hóa Hồ Chí Minh trên phƣơng diện khái niệm cũng nhƣ kết cấu. Tác giả cũng
làm rõ sự thừa nhận của thế giới đối với nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh
12
trên một sự nghiệp văn hóa đồ sộ mà Ngƣời đã cống hiến cho dân tộc và nhân
loại. Cuốn sách đã làm rõ tầm vóc nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh trên
các lĩnh vực: văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa ứng xử, văn hóa
khoan dung, văn hóa ngoại giao. Đồng thời cuốn sách cũng ghi nhận những
giá trị dân tộc và thời đại của văn hóa Hồ Chí Minh trong thời đại mới. Cách
luận giải của “Hồ Chí Minh- Nhà văn hóa kiệt xuất” mang tính khách quan,
khoa học, do đó có tính thuyết phục cao. Qua cuốn sách, ngƣời đọc có thêm
tƣ liệu quý giá về Hồ Chí Minh, thêm một cách nhìn mới mẻ về văn hóa Hồ
Chí Minh, thêm kính yêu vị lãnh tụ mang đầy đủ những phẩm chất của một
nhà văn hóa lớn.
Cuốn sách: “Di sản Hồ Chí Minh về đạo đức, văn hóa” của Trần Văn
Bính [14] đánh giá cao những cống hiến về mặt lí luận, tƣ tƣởng trong các
lĩnh vực khác nhau của Hồ Chí Minh. Thông qua những đóng góp của Hồ Chí
Minh trong lĩnh vực văn hóa đạo đức, tác giả còn chỉ ra những tác động của
Hồ Chí Minh về mặt thực tiễn khi bản thân Ngƣời là một hình mẫu lí tƣởng
trong việc thực hành đạo đức và văn hóa.
Nhân dịp kỉ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
(19/5/1890- 19/5/2010), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức
Hội thảo quốc tế về Hồ Chí Minh với tiêu đề: “Di sản Hồ Chí Minh trong thời
đại ngày nay” [51]. Kỉ yếu Hội thảo gồm gần 200 bài viết, tập trung vào ba
nội dung lớn: Di sản Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; di
sản Hồ Chí Minh về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc; những
vấn đề về văn hóa, đạo đức, nhân cách trong di sản Hồ Chí Minh. Các bài viết
đều thể hiện sự dày công nghiên cứu và tình cảm trân trọng đối với di sản và
con ngƣời Hồ Chí Minh, thể hiện sự ngƣỡng mộ, lòng biết ơn đối với tài
năng, đức độ và công lao của Ngƣời đối với dân tộc và sự phát triển chung
của nhân loại. Trong những bài viết nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, có
thể kể đến các bài viết: “Văn hóa Hồ Chí Minh - Giá trị và ý nghĩa” của
13
Hoàng Chí Bảo, “Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa
kiệt xuất” của Nguyễn Duy Quý, “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc dƣới ánh sáng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” của Dƣơng
Văn Sao, “Vấn đề văn hóa trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển đất
nƣớc” của Tạ Ngọc Tấn, “Con đƣờng tiếp biến văn hóa nhân loại của Hồ Chí
Minh - Giá trị và bài học” của Song Thành, “Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh -
Một di sản vô giá của thời đại” của Nguyễn Thị Tình, “Phát huy giá trị di sản
văn hóa Hồ Chí Minh ở nƣớc ngoài” của Chu Đức Tính, Phạm Công Khái
vv… Các bài viết đều lãm rõ những nét đặc trƣng trong văn hóa Hồ Chí
Minh, giá trị, ý nghĩa của những giá trị văn hóa ấy cả về lí luận và thực tiễn.
Trong cuốn sách: “Hồ Chí Minh - Ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt
Nam” [65], nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Khiêu đã có những đánh giá xác đáng
về Hồ Chí Minh trên những bình diện khác nhau qua 5 phần của cuốn sách.
Đó là: Hồ Chí Minh qua cuộc hành trình tìm đƣờng cứu nƣớc; Hồ Chí Minh
với vấn đề đạo đức; Hồ Chí Minh với vấn đề văn hóa và con ngƣời; Hồ Chí
Minh với các vấn đề nghệ thuật và tôn giáo; Hồ Chí Minh với thƣơng binh,
liệt sĩ. Kèm theo đó là một số bài minh họa, văn bia, hoành phi, câu đối tƣởng
niệm Bác Hồ và các anh hùng liệt sĩ. Tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh, tƣ
tƣởng văn hóa Hồ Chí Minh là những tƣ tƣởng lớn đƣợc coi là điểm nhấn của
cuốn sách. Bằng sự trình bày mạch lạc, rõ ràng, giản dị mà sâu sắc, “Hồ Chí
Minh – Ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam” đã đem đến cho ngƣời đọc
những thông tin bổ ích, những cảm nhận mới về sự nghiệp và tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, cho thấy rõ hơn tầm vóc, ảnh hƣởng và giá trị nhiều mặt của nhân
cách văn hóa Hồ Chí Minh đối với dân tộc, với thế giới và thời đại. Đó là một
đóng góp quý báu của tác giả vào sự nghiệp nghiên cứu Hồ Chí Minh.
Với nhận định: “Hồ Chí Minh - sự tiếp bƣớc văn hóa, vƣợt qua cú sốc
văn hóa”, nhà nghiên cứu Mạch Quang Thắng trong cuốn sách: “Hồ Chí
Minh- con ngƣời của sự sống” [123] đã đánh giá cao vai trò tiếp biến, chuyển
14
hóa và vƣợt gộp các giá trị văn hóa của Hồ Chí Minh. Mặc dù không phải là
một cuốn sách viết riêng về văn hóa Hồ Chí Minh, nhƣng tác giả đã dành
phần lớn số trang để nghiên cứu, đánh giá về văn hóa Hồ Chí Minh, cũng nhƣ
vai trò của các giá trị văn hóa đó trong xã hội hiện đại.
Với tƣ cách là một nhà ngoại giao, tác giả Phạm Bình Minh trong bài
viết: “Danh nhân văn hóa kiệt xuất và nhà ngoại giao lỗi lạc Hồ Chí Minh”
[94] đã làm rõ sự kết hợp giữa danh nhân văn hóa và nhà ngoại giao Hồ Chí
Minh trên quan điểm: “Bản thân ngoại giao là văn hóa. Ngoại giao đại diện
cho văn hóa của một dân tộc trong sự giao lƣu với văn hóa của các dân tộc
khác. Sự kết hợp hài hòa giữa danh nhân văn hóa kiệt xuất và nhà ngoại giao
lỗi lạc trong Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện rõ nét ở tính văn hóa trong mục tiêu
giải phóng dân tộc, giải phóng con ngƣời và đấu tranh vì những giá trị tốt đẹp
của nhân loại; ở tính chính nghĩa và truyền thống ngoại giao hòa hiếu, nhân
đạo, tôn trọng hòa bình; ở sự tiếp thu và tôn trọng sự khác biệt giữa các nền
văn hóa; và ở phong cách ứng xử ngoại giao dung dị và nhân ái, uyên bác và
tinh tế đi vào lòng ngƣời" [94]. Đây là sự trân trọng, ghi nhận những giá trị
văn hóa từ chính những hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh.
Là ngƣời có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí
Minh, tác giả Bùi Đình Phong trong cuốn sách: “Hồ Chí Minh - sáng tạo và
đổi mới” [110] đã đi sâu vào nghiên cứu những tƣ tƣởng sáng tạo và đổi mới
của Hồ Chí Minh, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa. Với cách tiếp cận nhẹ
nhàng và sâu sắc, tác giả đã không chỉ đánh giá, làm rõ những sáng tạo và đổi
mới của Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa, mà
còn gắn những sáng tạo và đổi mới đó trong sự phát triển của đất nƣớc. Cuốn
sách đã dành hẳn chƣơng 4 để làm rõ những sáng tạo của Hồ Chí Minh về văn
hóa, bao gồm: Hồ Chí Minh - nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam; nhân dân - một
phạm trù văn hóa chính trị Hồ Chí Minh; tầm nhìn và bản lĩnh văn hóa Hồ
Chí Minh; mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế và chính trị; văn hóa và phát
15
triển; con ngƣời và văn hóa trong Hồ Chí Minh; tầm nhìn về chính sách xã
hội. Với cách tiếp cận này, những đóng góp của Hồ Chí Minh về văn hóa
đƣợc thể hiện trên nhiều phƣơng diện, với những nét rất riêng, rất đặc trƣng,
xứng tầm của một nhà văn hóa lớn. Mặc dù chƣa đề cập đến việc gắn kết văn
hóa Hồ Chí Minh với chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam, nhƣng tác giả
đã đặt ra vấn đề: chấn hƣng đất nƣớc bằng hội nhập và hợp tác quốc tế dƣới
ánh sáng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
“Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - giá trị lí luận và thực tiễn” của
Nguyễn Hữu Lập [73] là luận án nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa chính trị
Hồ Chí Minh - một khía cạnh rất đặc trƣng của văn hóa Hồ Chí Minh. Thông
qua những giá trị lí luận và thực tiễn của văn hóa chính trị, có thể thấy đƣợc
giá trị, tầm ảnh hƣởng của văn hóa Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại.
Có thể thấy, phần lớn những tài liệu, công trình nghiên cứu về văn hóa
Hồ Chí Minh đều thể hiện sự thừa nhận, ngƣỡng mộ với những cống hiến của
Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa. Các tác giả đã tiếp cận, nghiên cứu Hồ
Chí Minh trên những góc độ, khía cạnh khác nhau để khai thác, làm rõ về vị
thế, cống hiến, tầm vóc của nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các
công trình, tài liệu chƣa quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu làm rõ khái
niệm, cấu trúc, nội dung của văn hóa Hồ Chí Minh, do đó nội hàm “văn hóa
Hồ Chí Minh” vẫn chƣa đƣợc thống nhất.
Là một trong những công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài đầu tiên về Hồ
Chí Minh, “Ho Chi Minh” của J. Lacouture [156] đã làm rõ chân dung nhà
lãnh đạo, nhà ngoại giao, nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh với những dấu
ấn rất riêng. Dƣới góc độ tiểu sử, cuốn sách gồm 270 trang sách đƣợc kết cấu
thành 15 chƣơng đã đem đến cho ngƣời đọc những hiểu biết khá thú vị về Hồ
Chí Minh, ngƣời mà theo nhận xét của tác giả là ngƣời Quốc tế cộng sản lỗi
lạc nhất và tạo ấn tƣợng cho ngƣời đối diện ngay từ cái nhìn thứ hai.
16
Trong toàn văn “Nghị quyết của tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa
Liên hợp quốc (UNESCO) về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ
Chí Minh” đã ghi nhận: Hồ Chí Minh “Vietnamese hero of national
liberation and great man of culture” [175]. Đây là sự ghi nhận chính thức của
thế giới về nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh với những sự lí giải có tính
thuyết phục. Nghị quyết của UNESCO mở ra một xu hƣớng nghiên cứu về
văn hóa Hồ Chí Minh một cách rõ ràng và rộng rãi hơn với nhiều nội dung
phong phú và hấp dẫn.
“Ho Chi Minh: A life” của W. J. Duiker [151] - một ngƣời Mỹ đã từng bị
hấp dẫn bởi phong cách của Hồ Chí Minh ngay từ năm 1960 khi còn là một
nhân viên đối ngoại trẻ tuổi làm ở tòa đại sứ Mỹ lại đƣợc trình bày dƣới dạng
tiểu sử. Sau hơn hai thập kỉ trăn trở, W. J. Duiker đã bắt tay viết tiểu sử Hồ
Chí Minh. Mặc dù tác giả cuốn sách vẫn thể hiện một cái nhìn định kiến với
chủ nghĩa cộng sản, nhƣng xuyên suốt nội dung là những trình bày khá khách
quan về những đóng góp của Hồ Chí Minh từ hành trình đi tìm đƣờng cứu
nƣớc. Thông qua những hoạt động của Hồ Chí Minh, từ phong cách, từ cuộc
đời Hồ Chí Minh, tác giả đã làm rõ chân dung không chỉ là của một nhà yêu
nƣớc, một ngƣời cộng sản, mà còn là một nhà văn hóa lớn với những đánh
giá: “Trên bình diện thế giới, hình ảnh Hồ Chí Minh nhƣ một nhân vật tinh
túy của thế kỉ XX”, “Hồ Chí Minh tƣợng trƣng cho tiếng nói của tƣơng lai”
[151; tr.167]. Ông cho rằng Hồ Chí Minh đã xây dựng tƣ tƣởng của mình dựa
trên nhiều nền văn hóa và cách Ngƣời nhìn nhận thế giới mang tính toàn cầu.
Quan điểm này khá thống nhất với các nhà nghiên cứu khác khi đánh giá về
Hồ Chí Minh.
Đƣợc trình bày dƣới hình thức một luận án, “Tìm hiểu nền tảng văn hóa
dân tộc trong tƣ tƣởng cách mạng Hồ Chí Minh” của John Lê Văn Hóa [49]
đã luận giải truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc, đặc trƣng cách mạng và
nền tảng lịch sử Việt Nam thông qua tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Theo tác giả, Hồ
17
Chí Minh chính là hình ảnh tiêu biểu cho sự kết tinh những giá trị văn hóa dân
tộc, bên cạnh việc tiếp nhận những giá trị văn hóa nhân loại.
Với độ dài 265 trang, “Hồ Chí Minh: A Biography” của Pierre Brocheux
[149] đã khắc họa hình ảnh Hồ Chí Minh vừa chân thực, sinh động, vừa có
sức thuyết phục; vừa rất đời thƣờng, vừa mang màu sắc huyền thoại. Với cách
nhìn của một giáo sƣ lịch sử, ông đánh giá, làm rõ tiểu sử Hồ Chí Minh từ
những sự kiện lịch sử, những đóng góp của Hồ Chí Minh ở góc độ lịch sử.
Tuy nhiên, trong cuốn sách, ngƣời đọc vẫn nhận thấy, hình ảnh con ngƣời lịch
sử đó không hoàn toàn tách bạch với con ngƣời văn hóa Hồ Chí Minh, đặc
biệt là phong cách và cách ứng xử văn hóa.
Dƣới góc độ nghiên cứu lịch sử, A. L. A. Patti trong cuốn sách: “Why
Vietnam” [06] đã thể hiện một cách nhìn khách quan về Hồ Chí Minh. Nội
dung của toàn bộ cuốn sách dày gần 1000 trang của một sĩ quan tình báo Mỹ,
ngƣời đã có mặt, can dự vào những biến động của lịch sử Việt Nam ở vào
thời điểm bƣớc ngoặt của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đã không
khai thác và giải đáp câu hỏi đang là chủ đề nóng của thập kỷ 70: Tại sao Mỹ
thất bại ở Việt Nam, mà đi ngƣợc thời gian lại thập kỷ 40 để giải đáp câu hỏi:
Tại sao nƣớc Mỹ đã từng sát cánh với những ngƣời cách mạng, những ngƣời
cộng sản Việt Nam trên một trận tuyến chung chống chủ nghĩa phát xít?
Với vai trò là một nhân chứng lịch sử, tác giả gợi lại kí ức của một thời
mà những ngƣời cách mạng Việt Nam, tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
luôn mong muốn cùng với những ngƣời Mỹ đấu tranh cho một nền hòa bình
của thế giới. Trong cuốn sách, tác giả đã làm rõ cách ứng xử rất văn hóa của
Hồ Chí Minh khi đã trân trọng đƣa những tƣ tƣởng của bản “Tuyên ngôn độc
lập” của Mĩ lên trang mở đầu của bản “Tuyên ngôn độc lập” của dân tộc Việt
Nam. Đây là một sự ghi nhận tầm văn hóa của Hồ Chí Minh trong ứng xử với
các giá trị tinh hoa văn hóa- tƣ tƣởng nhân loại một cách rất văn hóa.
18
Cuốn sách không phải là lời bào chữa hay một bản kết tội ai mà chỉ là sự
trình bày thẳng thắn các sự kiện đúng nhƣ chúng đã diễn ra và đã đƣợc tác giả
ghi lại theo dòng thời gian. Mặc dù, cuốn sách nghiên cứu ở góc độ lịch sử,
không đi sâu vào nghiên cứu Hồ Chí Minh, nhƣng qua những sự trình bày
một cách khách quan của tác giả, ngƣời đọc có thể nhìn thấy đƣợc chân dung
nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh vì hòa bình với cách ứng
xử tinh tế và khôn khéo với nƣớc lớn.
Nhà nghiên cứu ngƣời Đức Hellmut Kaplenberger trong cuốn sách:
“Hồ Chí Minh - Một biên niên tiểu sử” [56] với mong muốn làm rõ câu hỏi:
Hồ Chí Minh là ai?, tác giả đã dẫn dắt ngƣời đọc trên những chặng đƣờng đời
của Hồ Chí Minh từ khi là cậu bé Nguyễn Sinh Cung đến lúc là Chủ tịch Hồ
Chí Minh với nguồn tƣ liệu phong phú, trích dẫn cụ thể và lối viết sinh động.
Cuốn sách đã kết hợp đan xen giữa lối viết nghiên cứu và kể chuyện lịch sử,
vì vậy, thông qua đó, ngƣời đọc không chỉ thấy đƣợc những sự kiện liên quan
đến cuộc đời Hồ Chí Minh, mà còn thấy đƣợc những đóng góp của Hồ Chí
Minh trên các lĩnh vực, trong đó có cả những đóng góp về văn hóa. Tác giả
cũng làm rõ, chính sự kết hợp giữa “nếp nhà của cha mẹ và quê hƣơng” cùng
với hành trình trau dồi về kiến thức và kinh nghiệm, đạo đức và nhân cách đã
hình thành nên hình tƣợng Hồ Chí Minh- một biểu tƣợng của phong trào giải
phóng dân tộc, biểu tƣợng của văn hóa hòa bình, tiến bộ của thế giới và thời
đại, nhƣng vẫn mang đậm màu sắc dân tộc.
Qua cuộc đời và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cuốn sách: “Hồ Chí Minh- Tâm
và Tài của một nhà yêu nƣớc” của Nguyễn Đài Trang [135] đã đánh giá cao
tƣ tƣởng và con ngƣời Hồ Chí Minh ở góc độ nhân văn, văn hóa. Cuốn sách
đƣợc xuất bản ở Canada vào dịp sinh nhật Hồ Chí Minh ngày 19 tháng 5 năm
2010 bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt với rất nhiều hình ảnh và những tƣ liệu
quý cùng với những hiểu biết sâu sắc về Hồ Chí Minh. Thông qua nội dung
cuốn sách, tác giả nêu bật sự cần thiết đối thoại giữa các nền văn hóa giống
19
nhƣ một thành tố quan trọng để giải quyết xung đột trong quan hệ quốc tế:
“Di sản Hồ Chí Minh rất phong phú, sâu sắc và thuộc nhiều lĩnh vực, nhƣng
vẫn cần đƣợc nghiên cứu sâu rộng hơn, hệ thống hơn - về chiều sâu tƣ tƣởng,
tầm nhìn rộng và quan điểm chính trị chiến lƣợc, và nhất là về những cống
hiến của Ngƣời cho sự tốt đẹp của nhân loại. Tôi tin rằng việc tìm hiểu kĩ
lƣỡng hơn, sâu rộng hơn về Hồ Chí Minh sẽ góp phần cải thiện trong vấn đề
đối thoại giữa các nền văn hóa, sẽ dẫn đến một con đƣờng tốt đẹp hƣớng tới
chữ tâm trong lòng mỗi chúng ta” [135; tr.194].
Với những quan điểm giai cấp, nền tảng văn hóa, vị thế và lập trƣờng
khác nhau, các tài liệu nghiên cứu ở nƣớc ngoài của các tác giả trên đây đã
đem đến cái nhìn đa diện về Hồ Chí Minh, nhƣng lại thống nhất chung ở một
điểm: đó là sự trân trọng về tài năng, nhân cách và những đóng góp của Hồ
Chí Minh, trong đó có những đóng góp trong lĩnh vực văn hóa. Thông qua
những tài liệu nghiên cứu về Hồ Chí Minh, ngƣời ta cũng có thể nhìn thấy
một biểu tƣợng của văn hóa dân tộc, văn hóa hòa bình, văn hóa nhân văn
vv… từ chính phong cách, con ngƣời Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, những tài liệu nghiên cứu ở nƣớc ngoài nêu trên vẫn chƣa có
một tài liệu nào đi sâu vào nghiên cứu về Hồ Chí Minh với tƣ cách là một nhà
văn hóa lớn, mà chủ yếu vẫn tiếp cận về Hồ Chí Minh dƣới góc độ lịch sử,
tiểu sử, ghi chép cảm tƣởng về Hồ Chí Minh. Vì vậy, những khái niệm về văn
hóa Hồ Chí Minh, nội dung, biểu hiện và giá trị của văn hóa Hồ Chí Minh vẫn
chƣa đƣợc làm rõ.
1.1.2. Các nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại
giao văn hóa Việt Nam
Năm 2008 nhằm chuẩn bị những cơ sở lí luận và thực tiễn cho chiến
lƣợc ngoại giao văn hóa của Việt Nam, Bộ Ngoại giao đã tổ chức hội thảo:
“Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trƣờng quốc tế, phục vụ
hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững” [16]. Các tham luận của Hội thảo
20
đã đem đến một cái nhìn khá toàn diện về ngoại giao văn hóa Việt Nam: từ
khái niệm, nội hàm, vai trò, xu hƣớng, giải pháp của ngoại giao văn hóa Việt
Nam trong thời đại mới. Các bài viết đều cho rằng: ngoại giao văn hóa là xu
thế tất yếu trong quan hệ quốc tế hiện nay. Việt Nam có những thuận lợi và
khó khăn nhất định khi tham gia hoạt động này, do đó cần phải thấy và phát
huy hết những mặt lợi thế để đem lại hiệu quả cho ngoại giao văn hóa trong
thế kỉ XXI.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, đặc biệt là sau “Chiến lƣợc ngoại
giao văn hóa đến năm 2020” của Chính phủ [128] thì việc nghiên cứu về
ngoại giao văn hóa (NGVH) đƣợc phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Các công trình đã nghiên cứu về ngoại giao văn hóa trên nhiều phƣơng diện
khác nhau: từ khái niệm, nội hàm của ngoại giao văn hóa cho tới những biện
pháp tăng cƣờng và phát triển ngoại giao văn hóa ở Việt Nam.
Bài viết: “Đẩy mạnh ngoại giao văn hóa trong hội nhập quốc tế” của Võ
Văn Hải [47] đã chỉ ra ngoại giao văn hóa là một tất yếu trong thời kì giao
lƣu, hội nhập quốc tế. Ngoại giao văn hóa Việt Nam là sự kế thừa truyền
thống ngoại giao “tâm công” của Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của
thời đại. Tác giả cũng đƣa ra các biện pháp, cách thức để tăng cƣờng hiệu quả
của ngoại giao văn hóa.
Là một trong những ấn phẩm đầu tiên về ngoại giao văn hóa, “Ngoại giao
văn hóa - Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng” của nhóm tác giả
Phạm Thái Việt, Lý Thị Hải Yến [141] đã đề cập đến ngoại giao văn hóa nhƣ
là xu thế tất yếu của thế giới trong thời đại mới. Cuốn sách đƣợc triển khai
theo ba phần chính: Phần thứ nhất dựa trên các lí thuyết truyền thông và lý
thuyết văn hóa đại chúng hiện có, hƣớng đến làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn
của ngoại giao văn hóa; xác định vai trò của truyền thông đại chúng và văn
hóa đại chúng cũng nhƣ cơ chế tƣơng tác giữa chúng trong ngoại giao văn
hóa, khi coi đây là những công cụ hùng mạnh để thực thi ngoại giao văn hóa;
21
Phần thứ hai trình bày việc sử dụng các khung lí thuyết về truyền thông và
văn hóa đại chúng với tƣ cách là các công cụ cơ bản để tiến hành hoạt động
ngoại giao văn hóa; Phần thứ ba phân tích thực tiễn ngoại giao văn hóa của
một số quốc gia tiêu biểu; qua đó, rút ra một số kĩ năng cơ bản cho hoạt động
xây dựng, tổ chức và thực hiện ngoại giao văn hóa. Bên cạnh việc khái quát
thực tiễn của một số quốc gia đã thực hiện thành công ngoại giao văn hóa,
nhóm tác giả cũng tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng của việc sử dụng
truyền thông cho ngoại giao văn hóa của Việt Nam. Tất nhiên, những nội
dung trong cuốn sách chủ yếu đề cập đến những vấn đề chung nhất liên quan
đến ngoại giao văn hóa, vì vậy các tác giả chƣa gắn ngoại giao văn hóa với
một giải pháp cụ thể nào để thực hiện ngoại giao văn hóa ở Việt Nam.
Ở góc nhìn về những biện pháp, cách thức thực hiện ngoại giao văn hóa,
tác giả Phạm Quốc Sử qua bài viết: “Tôn vinh bản sắc dân tộc trong ngoại
giao văn hóa" [114] đã chỉ ra vai trò của bản sắc dân tộc trong quá trình
ngoại giao văn hóa. Việc tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc chính là một sự
đảm bảo về tính hiệu quả và bền vững trong quá trình ngoại giao văn hóa.
Khi đề cập đến ngoại giao văn hóa và chiến lƣợc ngoại giao văn hóa của
Việt Nam, phần lớn các bài viết đều tiếp cận ở góc độ vai trò, sự cần thiết của
ngoại giao văn hóa. “Ngoại giao văn hóa” và gia tăng “sức mạnh mềm” của
Việt Nam trong hội nhập và phát triển” của nhà nghiên cứu Song Thành [120]
là một bài viết hấp dẫn, phản ánh khá trung thực những vấn đề mà ngoại giao
văn hóa Việt Nam đang gặp phải. Bên cạnh đó, bài viết cũng đƣa ra các giải
pháp để giải quyết những vấn đề đó, để ngoại giao văn hóa thực sự là một
trong ba trụ cột của ngoại giao Việt Nam.
Luận án: “Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đƣơng đại” của
Nguyễn Hải Anh [04] đã tập trung vào nghiên cứu ngoại giao văn hóa trong
quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh Lạnh cho đến nay, làm rõ thực trạng và
đƣa ra các giải pháp cho ngoại giao văn hóa Việt Nam. Luận án cũng đã đề
22
cập đến tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về ngoại giao văn hóa, nhƣng nội dung còn
khá mờ nhạt.
Các bài viết đã đem đến những nghiên cứu khá sâu sắc về ngoại giao
văn hóa nói chung và chiến lƣợc ngoại giao văn hóa của Việt Nam nói riêng,
bao gồm: khái niệm, hƣớng tiếp cận, vai trò, điều kiện, nội dung, thách thức,
những biện pháp, cách thức để ngoại giao văn hóa đạt đƣợc hiệu quả. Tuy
nhiên, trong các biện pháp, cách thức ấy, việc vận dụng và quảng bá, tôn
vinh, phát triển văn hóa Hồ Chí Minh nhƣ một phần của chiến lƣợc ngoại giao
văn hóa Việt Nam chƣa đƣợc đặt ra.
Năm 1959, Thayer [164] đề xuất, ngoại giao văn hóa là một trong
những cách thức thực thi chính sách đối ngoại quan trọng nhất nhằm đem lại
sự hiểu biết chung giữa các dân tộc. Sau này, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng định
nghĩa ngoại giao văn hóa là cách thức giao tiếp trực tiếp và lâu dài giữa nhân
dân của các quốc gia khác nhau, nó đƣợc thiết kế nhằm tạo nên một môi
trƣờng quốc tế tin cậy và hiểu biết hơn trong đó các mối quan hệ chính thức
có thể tiến triển đƣợc.
“Ngoại giao văn hóa” là nội dung thu hút sự quan tâm, chú ý của cả
các nhà nghiên cứu Quan hệ quốc tế cũng nhƣ các nhà hoạch định chính sách
trên thế giới trong những năm gần đây. Khái niệm ngoại giao văn hóa đƣợc
xem xét trong phạm vi của khái niệm “Quyền lực mềm”- khái niệm đƣợc
Joseph. S. Nye đƣa ra lần đầu tiên trong cuốn sách: “Bound To Lead: The
Changing Nature Of American Power” vào năm 1990 trong bối cảnh việc sử
dụng quyền lực cứng không còn là sự lựa chọn tiên quyết và duy nhất của các
nƣớc trên thế giới. Theo đó, ngoại giao văn hóa đƣợc coi nhƣ là một công cụ
cụ thể xác lập “quyền lực mềm” của một nhà nƣớc. J. S. Nye cho rằng, trong
thời đại thông tin, sức mạnh mềm (khả năng qua cảm hóa và kêu gọi của hình
thái ý thức văn hóa để tiến hành thu hút) đang có sức ảnh hƣởng lớn hơn so
với bất kì thời gian nào trƣớc đây. Mở rộng văn hóa và quyền lực văn hóa,
23
giành lấy “bá quyền văn hóa” đã tạo thành lĩnh vực mới trong việc xác lập vị
trí, củng cố địa vị quốc tế trong quan hệ quốc tế hiện nay để bảo vệ lợi ích
quốc gia. Ông cho rằng, thế giới ngày nay nếu nền văn hóa của một nƣớc ở
vào địa vị trung tâm thì các nƣớc khác sẽ tự động xích lại gần nó, nếu quan
niệm giá trị của một nƣớc chi phối trật tự chính trị quốc tế thì nƣớc đó tất
nhiên ở vào địa vị lãnh đạo cộng đồng quốc tế [165].
Bƣớc sang thế kỉ XXI, các công trình nghiên cứu về ngoại giao văn hóa
bắt đầu nở rộ. Càng ngày, thế giới càng ý thức rõ ràng hơn về vai trò của văn
hóa đối với sự phát triển nói chung. Một trong những luận thuyết tiêu biểu là
cuốn “Sự va chạm của các nền văn minh” của Samuel Hungtington [57]. Ông
cho rằng nguồn gốc của các cuộc xung đột trên thế giới sẽ không còn là hệ tƣ
tƣởng hay kinh tế, mà nguyên nhân bao trùm mọi sự chia rẽ và xung đột của
loài ngƣời chính là văn hóa; sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ trở thành
nhân tố chi phối chính trị thế giới; văn hóa và bản sắc văn hóa, mà ở mức độ
rộng nhất chính là các bản sắc văn minh, đang hình thành các mẫu hình liên
kết, tan rã và xung đột trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh; trong kỷ nguyên
sắp tới, những va chạm giữa các nền văn minh là mối đe dọa lớn nhất cho nền
hòa bình thế giới và một trật tự quốc tế dựa trên các nền văn minh là một đảm
bảo an toàn chắc chắn nhất để chống lại chiến tranh thế giới.
Với việc để cao vai trò của văn hóa, thế kỉ XXI đƣợc coi là thế kỉ của
ngoại giao văn hóa. Vì vậy, ngoại giao văn hóa đƣợc định nghĩa theo rất nhiều
cách khác nhau. Trong giai đoạn này, ngoại giao văn hóa đƣợc coi là công cụ
mới của ngoại giao. Ngoại giao văn hóa lấy truyền bá, giao lƣu và kết nối văn
hóa làm nội dung để triển khai, là một loại hoạt động ngoại giao trong đó
quốc gia có chủ quyền tận dụng công cụ văn hóa để đạt đƣợc một mục đích
chính trị hoặc một loại ý đồ chiến lƣợc đối ngoại. Tuy nhiên, cùng với sự
phát triển nhanh của công nghệ thông tin và sự gia tăng “tri thức hóa” quyền
lực khiến văn hóa không chỉ đƣợc coi là một loại quyền lực quốc gia, mà
24
ngày càng đƣợc các nƣớc coi là một bộ phận quan trọng cấu thành lợi ích
quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, văn hóa không chỉ là bối
cảnh của ngoại giao, mà đã trở thành tôn chỉ của hoạt động ngoại giao, là căn
cứ của quyết sách ngoại giao, là mục tiêu của yêu cầu ngoại giao. Theo
Cummings [158], ngoại giao văn hóa là cách thức trao đổi ý tƣởng, thông tin,
nghệ thuật và các khía cạnh khác của văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc
nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau. Diễn đàn Chính sách Công nghiệp Nghệ
thuật định nghĩa ngoại giao văn hóa nhƣ là “một lĩnh vực ngoại giao có liên
quan đến việc thiết lập các mối quan hệ phát triển và bền vững với các nhà
nƣớc bên ngoài bằng con đƣờng văn hóa, nghệ thuật và giáo dục”.
Hai học giả ngƣời Mĩ Louise Diamond và John Mc. Donald [157] đã đƣa
ra lí luận “ngoại giao nhiều quỹ đạo” mang lại sự thay đổi có tính “cách
mạng” cho nghiên cứu ngoại giao. Hai ông đã nghiên cứu chín lĩnh vực hay
quỹ đạo của ngoại giao và gần nhƣ đã bao quát toàn bộ các vấn đề liên quan
đến ngoại giao. Trong chín quỹ đạo mà các ông nêu có ba lĩnh vực (nghiên
cứu đào tạo và giáo dục, tôn giáo, truyền bá và truyền thông) là thuộc phạm
trù văn hóa.
Nhóm Demos [148] cho rằng ngoại giao văn hóa không dễ gì mà định
nghĩa đƣợc, song, họ xem xét nó ở phƣơng diện rộng hơn với việc bao gồm cả
những thứ thuộc về khuynh hƣớng văn hóa đại chúng – ví dụ nhƣ thể thao,
văn hóa phổ thông và khoa học. Họ lí giải rằng ngoại giao văn hóa trƣớc đây
thƣờng đƣợc cho là các mối quan hệ giữa các tầng lớp thƣợng lƣu, và văn hóa
là thứ ngôn ngữ chung, phổ quát của họ. Giờ đây, văn hóa đƣợc tạo ra bởi
quần chúng cho quần chúng và bất kì thể loại văn hóa nào cũng đƣợc thƣởng
thức dễ dàng và thƣờng xuyên bởi đông đảo mọi ngƣời.
Trong quá trình nghiên cứu, định nghĩa của ngoại giao văn hóa đã đƣợc
phát triển rộng hơn. Các nhà nghiên cứu, với những cách tiếp cận khác nhau
đã đƣa ra những quan điểm khác nhau, điều đó dẫn đến sự hình thành ba
25
trƣờng phái tƣ tƣởng về ngoại giao văn hóa nhƣ GienowHecht [152] đã đề
cập. Trƣờng phái thứ nhất xem xét ngoại giao văn hóa nhƣ là một hoạt động
do nhà nƣớc chỉ đạo. Theo đó, khái niệm tuyên truyền và ngoại giao văn hóa
đƣợc sử dụng hoán đổi cho nhau. Học giả thuộc trƣờng phái này cho rằng văn
hóa là một công cụ của chính sách nhà nƣớc. Trƣờng phái thứ hai nhìn nhận
ngoại giao văn hóa nhƣ là một công cụ để thực thi việc loại bỏ chính trị. Nó
đề xuất rằng để tiến hành ngoại giao văn hóa, cần phải có sự phối hợp của cả
nhân tố nhà nƣớc và nhân tố phi nhà nƣớc. Trƣờng phái cuối cùng cho rằng
ngoại giao văn hóa đã vƣợt qua giới hạn của nhà nƣớc. Nó biện giải rằng
ngoại giao văn hóa đòi hỏi các hoạt động ngoại giao của nhân tố phi nhà nƣớc
hoặc việc thúc đẩy một nền văn hóa của một nƣớc bởi nhân dân và không bị
giới hạn bởi các lợi ích và các chính sách của nhà nƣớc.
Rõ ràng là ngoại giao văn hóa hiện đƣợc thu hút nhiều sự chú ý của
các chính phủ, học giả, các chuyên gia cố vấn, v..v. khi mà nó giờ đây đã vƣợt
ra khỏi biên giới của các quốc gia. Giờ đây, mọi ngƣời có thể đề cập không
những ngoại giao văn hóa của một nhà nƣớc mà họ còn có thể thảo luận ngoại
giao văn hóa của các thể chế chính trị nhƣ ASEAN, EU vv…
Văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh
hoa văn hóa nhân loại, là một phần quan trọng của nền văn hóa mới Việt
Nam. Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của văn
hóa trong phát triển đất nƣớc, trong công tác ngoại giao. Bản thân Ngƣời đã
có những hoạt động mở đƣờng cho ngoại giao văn hóa. Trong Chiến lƣợc
ngoại giao văn hóa Việt Nam, việc vận dụng và quảng bá văn hóa Hồ Chí
Minh để tạo nên hiệu quả của Chiến lƣợc là một vấn đề cần đƣợc quan tâm
nghiên cứu.
Khi bàn về văn hóa Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu không chỉ dừng
lại ở việc làm rõ nội hàm của văn hóa Hồ Chí Minh để thấy rõ cái đẹp, cái
hay, cái vĩ đại để tôn vinh, để ca ngợi, mà phần lớn những công trình, tài liệu
26
nghiên cứu đều gắn với việc phát triển, vận dụng những giá trị văn hóa ấy vào
thực tiễn xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, vào thực tiễn cuộc sống.
Ngay từ rất sớm, việc vận dụng quan điểm văn hóa của Hồ Chí Minh
để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam đã đƣợc đặt ra và thể hiện ở quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng nền văn hóa dân tộc.
Nghị quyết hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành trung ƣơng Đảng (khóa VIII)
về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc chính là sự vận dụng rõ ràng nhất những quan điểm của Hồ Chí Minh về
văn hóa. Trong quá trình phát triển của đất nƣớc, Đảng Cộng sản Việt Nam
luôn lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim
chỉ nam cho mọi hành động. Một trong những nội dung phát triển đất nƣớc
chính là việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để xây dựng nền văn hóa mới
Việt Nam.
Những năm gần đây, ngoại giao văn hóa là một khái niệm đƣợc quan
tâm và sử dụng khá phổ biến. Để thực hiện Chiến lƣợc văn hóa Việt Nam, phát
huy và quảng bá các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh đƣợc xem là một nội dung
quan trọng. Nhƣng quảng bá cái gì, nhƣ thế nào đối với văn hóa Hồ Chí Minh
trong Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa, đó cũng là vấn đề cần đƣợc quan tâm.
Bản thân Hồ Chí Minh là một nhà ngoại giao trong nhiều năm và đồng
thời Ngƣời cũng lại là một nhà văn hóa lớn. Những tƣ tƣởng của Ngƣời về
ngoại giao phản ánh khá rõ nét về những quan điểm ngoại giao của Ngƣời
cũng nhƣ đặc trƣng văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh. Có rất nhiều công trình,
bài viết về tƣ tƣởng ngoại giao, văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh. Những
công trình, bài viết với những cách tiếp cận khác nhau, nhƣng đều làm rõ
đƣợc những tƣ tƣởng ngoại giao linh loạt, mới mẻ, hiện đại của Hồ Chí Minh
cũng nhƣ phong cách ngoại giao ấn tƣợng của Ngƣời: kiên quyết, mềm dẻo,
có lí có tình.
27
Trong cuốn sách: “Tƣ tƣởng ngoại giao Hồ Chí Minh”, tác giả Nguyễn Dy
Niên [98] đã làm rõ những tƣ tƣởng ngoại giao nổi bật của Hồ Chí Minh, đồng
thời làm rõ giá trị của những tƣ tƣởng ấy trong công tác ngoại giao hiện nay.
Tại hội thảo “Bảo tàng và phát huy giá trị di sản văn hóa Hồ Chí Minh”
do Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức năm 2005 [08], các bài viết đã đi sâu
nghiên cứu, phân tích các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, tác động của những
giá trị văn hóa Hồ Chí Minh đến đời sống thực tiễn, đề xuất, phát huy giá trị
di sản văn hóa của Ngƣời. Đồng thời, Hội thảo còn tập trung nêu mối quan hệ
giữa các bảo tàng và di tích lƣu niệm Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc phát triển
ngành du lịch Việt Nam.
“Theo dấu chân Bác”, một hoạt động quảng bá hữu hiệu hình ảnh con
ngƣời Việt Nam tiêu biểu với bạn bè quốc tế” của Chu Đức Tính [16] đã đặt
ra vấn đề xác định một số địa điểm, di tích ở nƣớc ngoài liên quan đến hoạt
động của Chủ tịch Hồ Chí Minh , giúp cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phát
huy các di tích về Hồ Chí Minh một cách hiệu quả. Những việc làm này đã
góp phần vào việc tuyên truyền, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng
của Hồ Chí Minh và quảng bá hình ảnh Việt Nam với bè bạn quốc tế đƣợc
thuận lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp trong một lĩnh vực
cụ thể (bảo tồn, bảo tàng), chƣa làm rõ đƣợc hết giá trị của văn hóa Hồ Chí
Minh trong chính sách ngoại giao văn hóa nói chung.
Ngày 17/12/2015, Bộ Ngoại giao đã sơ kết đề án: “Tôn vinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất ở nƣớc ngoài”
[17]. Đề án đã đƣợc thành lập từ năm 2009 nhằm tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh bằng việc tuyên truyền vận động Chính quyền địa phƣơng, nhân dân sở
tại, cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài tại các quốc gia trên thế giới,
những nơi Ngƣời đã từng sống, học tập, làm việc hoặc đến thăm, có các hình
thức tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm lƣu giữ và bảo vệ những dấu tích
của Ngƣời, qua đó quảng bá hình ảnh Việt Nam trên thế giới qua hình ảnh của
28
một con ngƣời Việt Nam tiêu biểu và làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt
Nam với các nƣớc này đã đem lại những thành quả rất tích cực. Tuy nhiên nội
dung của Đề án bao gồm quảng bá về Hồ Chí Minh nói chung cả trên lĩnh vực
tƣ tƣởng, văn hóa, con ngƣời nên việc quảng bá các giá trị văn hóa Hồ Chí
Minh chƣa thực sự đậm nét.
Thông qua cách tiếp cận lịch sử, Vũ Khoan trong cuốn sách: “Chủ tịch
Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao” [66] đã làm rõ những đóng góp, sự tài
tình, linh hoạt của Hồ Chí Minh trong công tác ngoại giao từ những ngày đầu
của Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong bối cảnh rối ren của đất
nƣớc, giữa bộn bề công việc, trƣớc tình hình thế giới phức tạp, khó lƣờng, hay
trong thời kì vừa xây dựng đất nƣớc, vừa đấu tranh thống nhất nƣớc nhà, Hồ
Chí Minh đều thể hiện vai trò của một nhà ngoại giao kiệt xuất.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Ngoại giao văn hóa Việt Nam
trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI” do Vụ UNESCO Bộ Ngoại giao thực hiện
[20] đã nêu lên những thành tựu, hạn chế, nội dung, xu hƣớng và biện pháp
nâng cao chất lƣợng NGVH Việt Nam trong hai thập niên đầu của thế kỉ XXI.
Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sức mạnh dân tộc và sức
mạnh thời đại để từ đó có thể phát huy tối đa sức mạnh của dân tộc trong thời
đại mới. Trong thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa hiện nay, chúng ta
cũng cần phải tiếp tục tinh thần này của Hồ Chí Minh, cần phải biết mình
đang ở thời đại nào, có những xu hƣớng phát triển ra sao để từ đó có những
chính sách ngoại giao cho phù hợp. Cuốn “Cục diện thế giới đến 2020” do
Phó Thủ tƣớng, Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ biên [93]
chính là trên tinh thần đó. Cuốn sách đã phân tích, đánh giá cục diện khu vực,
thế giới và dự báo sự vận động của nó trong thời gian tới, trong đó có những
yếu tố tác động đến ngoại giao văn hóa.
Các công trình nghiên cứu đƣợc điểm đến ở trên khá đa dạng về nội dung
và hình thức thể hiện, đều là các tài liệu rất hữu ích để tham khảo lí luận và
29
thực tiễn về văn hóa Hồ Chí Minh và ngoại giao văn hóa của Việt Nam. Đây
chính là nguồn tham khảo rất có giá trị về phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ
cách thức xử lí vấn đề. Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể khái quát
một số kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:
*Về văn hóa Hồ Chí Minh: Các công trình, tài liệu nghiên cứu đã
nghiên cứu văn hóa Hồ Chí Minh dƣới góc độ nhà văn hóa kiệt xuất, đƣợc
dân tộc và nhân loại thừa nhận và tôn vinh. Vì thế, các công trình, tài liệu đã
đem đến những nội dung khá phong phú và đa dạng về nội hàm văn hóa Hồ
Chí Minh, giá trị và ảnh hƣởng của văn hóa Hồ Chí Minh đối với dân tộc và
nhân loại. Dù là nghiên cứu ở phƣơng diện lịch sử, phƣơng diện văn hóa hay
tƣ tƣởng thì hình ảnh nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh đã đƣợc các nhà
nghiên cứu khắc họa tƣơng đối rõ nét. Từ việc nghiên cứu đó, có thể rút ra
đƣợc những giá trị mang tính đặc trƣng của văn hóa Hồ Chí Minh. Đây là
nguồn tài liệu rất quan trọng trong việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh và văn
hóa Hồ Chí Minh.
*Về văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa Việt
Nam: Mặc dù là một lĩnh vực mới, nhƣng những tài liệu trong nƣớc và quốc
tế đã bƣớc đầu tạo nên những khung lí thuyết cần thiết để việc nghiên cứu về
ngoại giao văn hóa Việt Nam đúng hƣớng và hiệu quả. Những khái niệm về
ngoại giao văn hóa, ngoại giao văn hóa Việt Nam, nội hàm, phƣơng pháp,
cách thức hoạt động đã bƣớc đầu đƣợc làm rõ. Đây cũng là cơ sở để phân biệt
ngoại giao văn hóa với văn hóa ngoại giao, ngoại giao văn hóa với văn hóa
đối ngoại vốn hay bị nhầm lẫn trong việc nghiên cứu.
Phần lớn các công trình, tài liệu nghiên cứu chủ yếu đề cập đến việc
vận dụng văn hóa Hồ Chí Minh để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam. Các
công trình đã làm rõ đƣợc những giá trị của văn hóa Hồ Chí Minh đối với nền
văn hóa đất nƣớc. Từ đó, làm rõ đƣợc giá trị thời đại của văn hóa Hồ Chí
30
Minh trong thời đại toàn cầu hóa. Các công trình đều đánh giá cao sức mạnh,
ảnh hƣởng và tầm vóc của văn hóa Hồ Chí Minh.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN GIẢI QUYẾT
1.2.1. Văn hóa Hồ Chí Minh
Văn hóa Hồ Chí Minh đã đƣợc nghiên cứu từ rất sớm, nhƣng cách
nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh chƣa thực sự rõ ràng; cấu trúc, nội hàm
của khái niệm văn hóa Hồ Chí Minh chƣa đƣợc thống nhất. Trong những tài
liệu, công trình tác giả luận án nghiên cứu, hiện có hai quan điểm nghiên cứu
về văn hóa Hồ Chí Minh: quan điểm thứ nhất nghiên cứu văn hóa Hồ Chí Minh
trên phƣơng diện loại hình, các lĩnh vực chính (văn hóa giáo dục, văn hóa văn
nghệ, văn hóa đời sống); quan điểm thứ hai nghiên cứu văn hóa Hồ Chí Minh
theo hệ giá trị. Trong việc nghiên cứu văn hóa Hồ Chí Minh theo hệ giá trị thì
cũng có nhiều cách tiếp cận, có cách tiếp cận bao quát (giá trị văn hóa Hồ Chí
Minh trong tƣ tƣởng, phong cách và nhân cách Hồ Chí Minh vv…), có cách
tiếp cận cụ thể (văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa ngoại giao, văn hóa
ứng xử vv…). Việc xác định rõ văn hóa Hồ Chí Minh là gì và hƣớng nghiên
cứu nhƣ thế nào rất quan trọng vì điều đó sẽ quyết định đến nội dung và hình
thức quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt
Nam.
Trong luận án của mình, tác giả nghiêng về nghiên cứu văn hóa Hồ Chí
Minh theo hệ giá trị và cách nghiên cứu cụ thể. Bản thân văn hóa Hồ Chí
Minh là sự tích hợp văn hóa Đông- Tây, tiêu biểu cho những giá trị văn hóa
Việt Nam, nhƣng lại phù hợp với thời đại mới. Đối với ngƣời phƣơng Đông,
có ba yếu tố rất đƣợc coi trọng: lập ngôn, lập đức, lập công. Hồ Chí Minh hội
tụ cả ba yếu tố đó: Ngƣời là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo lớn (lập ngôn);
Ngƣời là một tấm gƣơng đạo đức vĩ đại (lập đức); Ngƣời là Chủ tịch Đảng,
Chủ tịch nƣớc và đứng đầu Chính phủ (lập công). UNESCO vinh danh Ngƣời
là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”, “là sự kết tinh của
31
truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tƣ
tƣởng của Ngƣời là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong
muốn đƣợc khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cƣờng
sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc” [124; tr.71-72]. Do đó, khi nghiên cứu
văn hóa Hồ Chí Minh, tác giả luận án muốn làm rõ những giá trị văn hóa Hồ
Chí Minh trên các phƣơng diện: chính trị, đạo đức, ngoại giao, ứng xử, hòa
bình, góp phần hoàn thiện quan niệm, cách tiếp cận để có thể hình dung về
văn hóa Hồ Chí Minh một cách rõ nét hơn.
1.2.2. Quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn
hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Mặc dù các công trình, tài liệu đã đƣa ra đƣợc khái niệm, nội dung của
ngoại giao văn hóa Việt Nam, nhƣng chƣa đặt ra vấn đề quảng bá các giá trị
văn hóa, tầm ảnh hƣởng của các danh nhân, trong đó có văn hóa Hồ Chí Minh
ra thế giới nhƣ một nội dung quan trọng của chiến lƣợc ngoại giao văn hóa.
Một trong những cách truyền tải thông điệp của văn hóa một cách hiệu quả
nhất đó là thông qua những hình ảnh văn hóa. Hình ảnh văn hóa đƣợc thể hiện
sinh động nhất là thông qua những con ngƣời mang những đặc trƣng văn hóa
của dân tộc đó. Các danh nhân văn hóa chính là những biểu hiện đầy đủ nhất
những giá trị văn hóa đó. Trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa của Việt Nam
những năm đầu thế kỉ XXI, bên cạnh việc quảng bá những giá trị văn hóa vật
thể và văn hóa phi vật thể, thì việc quảng bá danh vọng, nét độc đáo của các
vĩ nhân Việt Nam là một nội dung cần đƣợc chú trọng. Theo đó, tên tuổi và
công đức của các vĩ nhân nhƣ: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh,… cần
đƣợc quảng bá một cách rộng rãi.
Hiện nay, gần nhƣ chƣa có công trình, tài liệu nào nghiên cứu về việc
quảng bá các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn
hóa Việt Nam. Đề án: “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng
dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất ở nƣớc ngoài” của Bộ Ngoại giao mang tính
32
quảng bá về danh nhân Hồ Chí Minh một cách chung chung, chƣa tập trung
vào mảng văn hóa Hồ Chí Minh, do đó vẫn chƣa có sự khắc họa thực sự sâu
sắc nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh trên thế giới để thấy đƣợc nét độc đáo,
đặc sắc, tầm vóc của một nhà văn hóa kiệt xuất. Do đó, khi nghiên cứu về văn
hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam ở những
năm đầu thế kỉ XXI, tác giả luận án cho rằng văn hóa Hồ Chí Minh không chỉ
là định hƣớng, mà còn là một nội dung cần quảng bá mạnh mẽ trong Chiến
lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam.
Tiểu kết chƣơng 1
Cuộc đời và những hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh là đề tài vô
tận cho các nhà nghiên cứu trong nƣớc và thế giới khai thác. Với sự vinh danh
của UNESCO “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”, vị trí,
tầm vóc văn hóa Hồ Chí Minh đã đƣợc củng cố và khẳng định.
Vị thế, tầm vóc văn hóa Hồ Chí Minh không chỉ đƣợc thể hiện ở
những tƣ tƣởng về văn hóa, mà còn thể hiện ở nhân cách, phong cách văn hóa
của Ngƣời. Tƣ tƣởng, phong cách, nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh vừa thấm
đẫm bản sắc văn hóa dân tộc, vừa thể hiện nét tinh tế, hiện đại của thế giới và
thời đại.
Ngoại giao văn hóa là một xu thế phổ biến của thế giới đƣơng đại. Với
Việt Nam, ngoại giao văn hóa đƣợc xác định là một trong ba trụ cột lớn của
ngoại giao Việt Nam: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao
văn hóa. Trong ngoại giao văn hóa, việc phổ biến, tuyên truyền, tôn vinh, phát
triển các giá trị văn hóa dân tộc là một phần hết sức quan trọng. Văn hóa Hồ
Chí Minh chính là một hiện tƣợng tiêu biểu mang những nét đặc sắc của văn
hóa Việt Nam cần đƣợc quảng bá ra thế giới.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu ở trong nƣớc và thế giới nghiên cứu
về văn hóa Hồ Chí Minh, nghiên cứu về ngoại giao văn hóa Việt Nam. Các
công trình đã đem đến những kết quả nghiên cứu sâu sắc nhằm làm rõ chân
33
dung, tầm vóc của nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh cũng nhƣ những khái niệm,
kết cấu, đặc trƣng, nội dung của ngoại giao văn hóa Việt Nam. Khi đặt ra vấn
đề quảng bá các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn
hóa Việt Nam, các công trình, tài liệu chủ yếu đề cập đến các vấn đề chung về
ngoại giao văn hóa Việt Nam, các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, ý nghĩa của
những giá trị văn hóa đó đối với việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam
hiện nay; hoặc nghiên cứu một nội dung nào đó trong di sản văn hóa Hồ Chí
Minh và vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng lĩnh vực văn
hóa đó. Các công trình đều thể hiện sự dày công, dụng công và lòng yêu mến,
trân trọng với những di sản văn hóa Hồ Chí Minh, cung cấp những cách nhìn
đa dạng về nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có một tài liệu, công trình nào nghiên
cứu về văn hóa Hồ Chí Minh nhƣ một nội dung của ngoại giao văn hóa. Do
đó cũng chƣa có những biện pháp, cách thức phổ biến, quảng bá, tôn vinh các
giá trị văn hóa ấy trong Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa, góp phần mang đến
thành công cho Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam.
34
CHƢƠNG 2
VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1.1. Văn hóa
Văn hóa là một lĩnh vực có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà nghiên
cứu. Là nhân tố quan trọng trong đời sống con ngƣời, văn hóa nhƣ chất keo
kết dính các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội tạo nên hình hài và bản sắc
mỗi quốc gia, dân tộc. Văn hóa có khả năng đảm bảo tính bền vững của xã
hội, tính kế thừa của lịch sử và không thể bị trộn lẫn ngay cả khi hội nhập vào
những cộng đồng lớn hơn. Tính khu biệt của văn hóa chính là điểm nhấn quan
trọng mà các các quốc gia, dân tộc đều chú ý gìn giữ, vun đắp để khẳng định
mình trong quá trình giao lƣu kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa
mạnh mẽ nhƣ hiện nay.
Chính vì lẽ đó, văn hóa là vấn đề chƣa bao giờ cũ trong giới nghiên cứu.
Ngƣời ta tìm đến văn hóa với tất cả sự tìm tòi, say mê, hào hứng; với mong
muốn khám phá, khẳng định, ghi nhận và cảm nhận những giá trị mới. Cho
đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa với những cách tiếp cận,
những quan điểm khác nhau. Trong khoa học xã hội nhân văn, không có khái
niệm nào lại mơ hồ và đa dạng nhƣ khái niệm văn hóa.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Văn hóa” là: “Toàn bộ những hoạt
động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nƣớc, một dân tộc về mặt
sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc” [53;
tr.798]
Nhƣ vậy, văn hóa không chỉ thu hẹp trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật,
mà bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội; văn hóa cũng
không đơn thuần phản ánh trình độ học vấn của con ngƣời trong lĩnh vực giáo
35
dục, mà văn hóa là thƣớc đo trình độ phát triển của toàn xã hội loài ngƣời
trong các thời kì khác nhau.
Tuy nhiên có thể quy các định nghĩa về văn hóa thành hai nhóm chính:
Quan niệm theo nghĩa hẹp coi văn hóa chỉ là những hoạt động liên quan đến
đời sống tinh thần, những quan hệ xã hội và những sáng tạo nghệ thuật; Quan
niệm theo nghĩa rộng coi văn hóa là tất cả những gì do con ngƣời sáng tạo ra.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa và tuyên ngôn của UNESCO gần đây có
thể xếp vào nhóm quan niệm thứ hai.
Đầu thế kỉ XXI, trong Tuyên bố toàn cầu về Đa dạng hóa văn hóa
(tháng 11/2001), UNESCO cho rằng:
Văn hóa là một tổng hợp các đặc điểm tinh thần, thể chất, tri thức
và tình cảm đặc trƣng cho một xã hội hoặc một nhóm xã hội, bao
hàm không chỉ nghệ thuật và văn học mà còn cả lối sống, cách
thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, truyền thống và tín
ngƣỡng. Những đặc trƣng của các yếu tố cấu thành đó giúp ta
phân biệt đƣợc một xã hội (hoặc một nhóm xã hội) với các xã hội
(hoặc nhóm xã hội khác) [140].
Với định nghĩa này, UNESCO đã chỉ ra vai trò của văn hóa trong việc
giúp một xã hội khẳng định sự hiện diện của mình trên thế giới và đảm bảo sự
tồn tại của xã hội đó theo dòng thời gian. Ở khía cạnh khác, “đa dạng văn hóa”
còn ẩn chứa một sức mạnh bên trong nó, bởi về bản chất, “đa dạng văn hóa”
chính là sự khác biệt giữa các nền văn hóa với nhau và chính sự khác biệt này
tạo nên sự hấp dẫn, sự thu hút của một nền văn hóa với thế giới bên ngoài. Đây
cũng có thể coi là thứ “quyền lực mềm” của văn hóa. Theo đó, UNESCO đã
chỉ ra vai trò của văn hóa trong việc giúp một xã hội (hoặc một nhóm xã hội)
khẳng định sự hiện diện của mình trên thế giới và đảm bảo sự tồn tại của xã hội
(hoặc nhóm xã hội) đó bằng những đặc trƣng riêng của mình.
36
Văn hóa là tất cả những sáng tạo của một cộng đồng ngƣời vì mục đích
tồn tại và phát triển, nghĩa là văn hóa cũng đƣợc quan niệm theo nghĩa rộng.
Ngay từ năm 1943, Hồ Chí Minh đã khẳng định:
Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng
hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống
và đòi hỏi của sự sinh tồn.[79; tr.458]
Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa rất gần với quan điểm hiện đại
về văn hóa khi coi văn hóa không chỉ là một hiện tƣợng tinh thần tách rời đời
sống vật chất mà bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con
ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa thể hiện trình độ phát triển
của con ngƣời và xã hội loài ngƣời trong quá trình tổ chức đời sống và hƣởng
thụ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời tạo ra, bao gồm “phƣơng
thức sinh hoạt” và “phƣơng thức sử dụng”. Theo Hồ Chí Minh, văn hóa đƣợc
tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con ngƣời và xã hội, trong xu
hƣớng vƣơn tới cái tiến bộ, chân, thiện, mĩ và văn minh. Văn hóa đƣợc truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa và văn minh hóa.
Nhƣ vậy, văn hóa đƣợc hiểu là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do
con ngƣời sáng tạo ra, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con
ngƣời trong quá trình hình thành và phát triển.
Văn hóa là sự kết tinh những giá trị cao quý nhất, đẹp đẽ nhất
của con ngƣời, của đời sống một dân tộc, một xã hội. Có thể nói,
văn hóa nói chung là trình độ “Ngƣời", trình độ “Ngƣời" của
những quan hệ xã hội, bao gồm tất cả những gì liên quan đến
37
sáng tạo của con ngƣời, đƣợc hun đúc qua các thế hệ, biến thành
truyền thống bền vững, thành bản sắc của dân tộc, của xã hội,
thành động lực phát triển của con ngƣời, của dân tộc và của xã
hội loài ngƣời. [43; tr.291].
Văn hóa là yếu tố không thể thiếu trong đời sống của con ngƣời trong
hành trình đi tới việc hoàn thiện mình, hƣớng tới những giá trị tốt đẹp hơn.
Đó cũng là lí do làm cho văn hóa là một khái niệm đƣợc nhiều ngƣời quan
tâm và đến nay vẫn là một khái niệm mở. Việc đƣa ra một khái niệm có tính
tổng quát đƣợc thế giới chấp nhận là tƣơng đối khó. Chính vì lẽ đó, trong luận
án của mình, tác giả không đƣa ra quan điểm riêng của mình về văn hóa mà
sử dụng định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh làm nền tảng chính để
nghiên cứu những luận điểm của luận án.
2.1.2. Văn hóa Hồ Chí Minh
Cho đến nay, ngƣời ta đã nghiên cứu, bàn luận nhiều về Hồ Chí Minh với
tƣ cách là nhà văn hóa kiệt xuất, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa, phong
cách, nhân cách của nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh, nhƣng tuyệt nhiên chƣa
có một định nghĩa mang tính thống nhất về văn hóa Hồ Chí Minh.
Theo nhà nghiên cứu Hoàng Chí Bảo:
Văn hóa Hồ Chí Minh, ngoài cốt yếu tƣ tƣởng lý luận về văn hóa
còn là thực tiễn văn hóa sống động trong đời sống và hoạt động
của Ngƣời với tính biểu cảm chân thực đầy sức thuyết phục. Đó là
sự nêu gƣơng, là mẫu mực trong lối sống, hành vi, trong ứng xử
vô cùng tinh tế, lòng nhân ái, tính vị tha và tinh thần khoan dung
của Ngƣời…Ngƣời chẳng những có sức sáng tạo lớn về văn hóa
mà còn thể hiện một năng lực cảm thụ vô cùng tinh tế, sâu sắc, bởi
Ngƣời không chỉ là nhà tƣ tƣởng mà còn là một nhà thơ lớn, một
nhà báo tài hoa, nhà chính luận và nghệ sĩ đa tài. [51; tr.578]
38
Khi bàn đến văn hóa Hồ Chí Minh , tác giả cũng đƣa ra “những mối
liên hệ, những mối quan hệ tạo nên chủ thể văn hóa Hồ Chí Minh, tạo nên Hồ
Chí Minh nhƣ một hiện tƣợng văn hóa độc đáo.
Đó là những mối liên hệ, quan hệ sau đây:
Mối liên hệ giữa Con ngƣời - Cuộc đời và Sự nghiệp.
Mối quan hệ giữa Tƣ tƣởng - Phƣơng pháp và Phong cách.
Mối quan hệ giữa Đạo đức - Lối sống và Nhân cách.” [51; tr.574-575]
Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm trong “Tìm về bản sắc văn
hóa Việt Nam” cho rằng: văn hóa Hồ Chí Minh là sự “tích hợp các giá trị văn
hóa Đông - Tây với tinh hoa của chủ nghĩa Mác”. [125; tr.569]
Trong “Hồ Chí Minh - nhà văn hóa kiệt xuất”, nhà nghiên cứu Song
Thành đã đƣa ra một quan điểm về “văn hóa Hồ Chí Minh”: “Văn hóa Hồ Chí
Minh là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn những giá trị văn hóa cổ truyền của
dân tộc với những yếu tố tích cực trong văn hóa các tôn giáo, văn hóa dân chủ
- cách mạng phƣơng Tây, văn hóa mác xít,…để trở thành văn hóa tiên tiến,
mang những giá trị nhân văn sâu sắc, vốn là nội dung cốt lõi của văn hóa nhân
loại” [119; tr.26-27].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Thắng cho rằng: “Văn hóa Hồ Chí Minh
là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất của văn hóa Việt Nam và tƣ tƣởng, trí
tuệ, tâm hồn, tình cảm, đạo đức và lối sống, nhân cách và bản lĩnh Hồ Chí
Minh. Ở Hồ Chí Minh có sự tích hợp văn hóa Việt Nam với văn hóa phƣơng
Đông và phƣơng Tây tạo thành văn hóa Hồ Chí Minh tiên tiến, hiện đại và
đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam”. [122; tr.74]
Quan điểm của các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở việc nhìn nhận
văn hóa Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân
tộc và nhân loại, đƣợc thể hiện thông qua tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách, cuộc
đời của Ngƣời. Trong quá trình hoạt động văn hóa, Hồ Chí Minh không chỉ là
hiện thân của những giá trị văn hóa dân tộc và thời đại, mà còn sáng tạo ra
39
những giá trị văn hóa rất riêng và độc đáo. Văn hóa Hồ Chí Minh là một phần
không thể thiếu của nền văn hóa mới Việt Nam thời hiện đại, đồng thời cũng
là định hƣớng cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam hiện nay.
Từ những nghiên cứu trên đây, tác giả bƣớc đầu đƣa ra quan điểm về
“Văn hóa Hồ Chí Minh” nhƣ sau:
Văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết tinh các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân
tộc và nhân loại, thể hiện trong tư tưởng, tài năng, đạo đức và những hoạt
động sáng tạo của Người; tiêu biểu cho những giá trị văn hóa mới Việt Nam
và đồng thời phản ánh xu thế phát triển văn hóa của thời đại. Văn hóa Hồ
Chí Minh là sự định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam,
tăng cường vị thế của văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu, tiếp biến
văn hóa.
Văn hóa Hồ Chí Minh là tổng hợp các giá trị văn hóa của dân tộc, nhân
loại kết tinh trong tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh- anh hùng giải
phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, tấm gƣơng đạo đức lớn, định hƣớng xây
dựng nền văn hóa mới Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tăng
cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
2.1.3. Ngoại giao văn hóa
Theo Từ điển ngoại giao văn hóa của Viện ngoại giao văn hóa Đức:
"Ngoại giao văn hóa là những phƣơng thức mà một quốc gia sử dụng để
quảng bá các giá trị văn hóa và chính trị ra thế giới". [154; tr.30]; "Ngoại giao
văn hóa là tổng thể các hoạt động đƣợc triển khai bằng và trên cơ sở trao đổi,
giao lƣu các giá trị, tƣ tƣởng, truyền thống, phong tục, bản sắc và các loại
hình khác của văn hóa, nhằm mục tiêu tăng cƣờng mối quan hệ, đẩy mạnh
hợp tác văn hóa - xã hội hoặc thúc đẩy các lợi ích quốc gia ; ngoại giao văn
hóa có thể đƣợc triển khai bởi khu vực Nhà nƣớc, khu vực tƣ nhân và xã hội
dân sự". [154; tr.30-31]
40
Theo Cummings Milton: "Ngoại giao văn hóa là sự giao lƣu những tƣ
tƣởng, trao đổi thông tin nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín
ngƣỡng và các phƣơng diện khác nhau của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu
biết lẫn nhau giữa các quốc gia và dân tộc". [158; tr.1]
Các nhà nghiên cứu của trƣờng Đại học Quan hệ Quốc tế Mátxcơva, Liên
bang Nga cho rằng: “Ngoại giao văn hóa là lĩnh vực đặc biệt của hoạt động
ngoại giao, liên quan đến sử dụng văn hóa nhƣ là đối tƣợng và phƣơng tiện
nhằm đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của quốc gia,
tạo hình ảnh tốt đẹp của đất nƣớc, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ quốc gia
trên thế giới”. [dẫn theo 16; tr. 68]
Những quan niệm trên phần lớn tiếp cận ở góc độ "phƣơng thức ngoại
giao văn hóa", đó là sự trao đổi, giao lƣu văn hóa giữa các quốc gia với nhau,
chƣa có khái niệm nào nêu đƣợc tổng quát 4 thành tố cơ bản quan trọng của
ngoại giao văn hóa, gồm : chủ thể, phƣơng thức/hình thức, nội dung và mục
tiêu, mặc dù những quan niệm đó đều liên quan chặt chẽ với "quyền lực
mềm" mà Joseph S. Nye đã nêu ra trƣớc đó.
Ở Việt Nam, khái niệm ngoại giao văn hóa là một khái niệm đƣợc quan
tâm trong những năm gần đây. Các học giả, các nhà hoạch định chính sách
đều có những định nghĩa riêng của mình về ngoại giao văn hóa. Ngay trong
"Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa đến năm 2020" ban hành theo quyết định số
208/QĐ- TTg ngày 14/2/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ cũng nêu rõ : "Ngoại
giao văn hóa là một lĩnh vực, khái niệm mới, nội hàm đang trong giai đoạn
xác định" [128; tr. 4]. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều công nhận rằng,
ngoại giao văn hóa là một trong những trụ cột của ngoại giao Việt Nam.
Dƣới góc độ quan hệ quốc tế, tác giả Phạm Thủy Tiên cho rằng:
Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao thông qua công
cụ văn hóa để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại
nhằm đạt đƣợc các mục tiêu lợi ích cơ bản của quốc gia là phát
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa

More Related Content

What's hot

Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Ngô Chí Tâm
 
De cuong tt hcm
De cuong tt hcmDe cuong tt hcm
De cuong tt hcm
HTDP
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Cậu Ấm
 
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Ngô Chí Tâm
 
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤ...
 
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
 
De cuong tt hcm
De cuong tt hcmDe cuong tt hcm
De cuong tt hcm
 
Văn hóa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
Văn hóa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóaVăn hóa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
Văn hóa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
 
Ke hoach dai su vhd 2019
Ke hoach dai su vhd 2019Ke hoach dai su vhd 2019
Ke hoach dai su vhd 2019
 
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
 
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam ZALO 093 189 2701
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam ZALO 093 189 2701Bộ đề thi trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam ZALO 093 189 2701
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam ZALO 093 189 2701
 
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamKho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
Bt c.minh
Bt c.minhBt c.minh
Bt c.minh
 
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt nam
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt namVĂN hóa GIAO TIẾP của người việt nam
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt nam
 
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
 
Slide bài giảng
Slide bài giảngSlide bài giảng
Slide bài giảng
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
 
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph... Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...
 
Gt. tthcm 2019
Gt. tthcm   2019Gt. tthcm   2019
Gt. tthcm 2019
 

Similar to Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa

Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Man_Ebook
 

Similar to Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa (20)

Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
6.pdf
6.pdf6.pdf
6.pdf
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ ĐứcĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
 
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
 
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửNhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
 
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAYMúa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
 
Luận án: Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế - Gửi miễn phí...
Luận án: Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế - Gửi miễn phí...Luận án: Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế - Gửi miễn phí...
Luận án: Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế - Gửi miễn phí...
 
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
 
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội AnLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
 
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
 
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAYĐề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
 
Slide tư tưởng HCM.pptx
Slide tư tưởng HCM.pptxSlide tư tưởng HCM.pptx
Slide tư tưởng HCM.pptx
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAYLuận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRỊNH THỊ PHƢƠNG OANH VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH TRONG CHIẾN LƢỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM Ở ĐẦU THẾ KỈ XXI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI- 2017
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRỊNH THỊ PHƢƠNG OANH VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH TRONG CHIẾN LƢỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM Ở ĐẦU THẾ KỈ XXI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. VŨ VĂN THUẤN 2. PGS.TS. NGUYỄN THẾ THẮNG HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trịnh Thị Phƣơng Oanh
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 7 1.1. Các vấn đề đã đƣợc nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.................... 7 1.2. Những vấn đề luận án cần giải quyết.............................…………….. 30 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................32 CHƢƠNG 2: VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH..................................................34 2.1. Một số khái niệm cơ bản..........................................................................34 2.2. Cơ sở hình thành văn hóa Hồ Chí Minh ..................................................46 2.3. Văn hóa Hồ Chí Minh - những nội dung cơ bản .....................................53 Tiểu kết chƣơng 2……………………………………………………………85 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH TRONG CHIẾN LƢỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2017 .........................................................................87 3.1. Ngoại giao văn hóa Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2011.....................87 3.2. Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam 3.3. Quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2017..................................................................103 Tiểu kết chƣơng 3..........................................................................................122 CHƢƠNG 4 : QUẢNG BÁ VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH TRONG CHIẾN LƢỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ NĂM 2017 ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 ....................................................................124 4.1. Phƣơng hƣớng quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ...........125 4.2. Những nội dung văn hóa Hồ Chí Minh cần quảng bá ra thế giới..............132
  • 5. 4.3. Một số giải pháp quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ……………………………….…………………….................................134 Tiểu kết chƣơng 4..........................................................................................146 KẾT LUẬN..................................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.....151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................152
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EU: Liên minh châu Âu NGVH: Ngoại giao văn hóa UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỉ XX đã ghi lại những dấu ấn văn hóa không thể phai mờ, những đổi mới lớn lao của dân tộc Việt Nam trên con đƣờng phát triển và hội nhập. Đây cũng là thế kỉ in đậm vai trò và những cống hiến to lớn cho nền văn hóa mới Việt Nam của một con ngƣời vĩ đại: nhà văn hóa Hồ Chí Minh. Lần đầu tiên tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc, năm 1923, phóng viên của tạp chí Ngọn lửa nhỏ, nhà thơ Liên Xô Ôxíp Manđenxtam đã nhận xét: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hoá tƣơng lai” [77; tr.462]; Quyết nghị của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc năm 1987 ghi nhận: Hồ Chí Minh “Vietnamese hero of national liberation anh great man of culture” – nguyên văn bản dịch tiếng Anh (Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất). Đây chính là sự ghi nhận xứng đáng đối với những cống hiến của Hồ Chí Minh. Danh hiệu “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất” gắn liền với cuộc đời cách mạng vô cùng sôi nổi và đẹp đẽ của Hồ Chí Minh, gắn liền với những cống hiến đặc biệt của Ngƣời nhƣ là một cây bút bậc thầy, một nhà chiến lƣợc văn hóa lỗi lạc, một nhà chỉ đạo thực tiễn văn hóa tài tình. Trên tinh thần coi trọng, đánh giá đúng vai trò của văn hóa trong phát triển đất nƣớc, Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời cũng mở rộng việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong quá trình tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho Tổ quốc, quyền làm ngƣời cho dân tộc, xây dựng chế độ xã hội mới, Hồ Chí Minh đã giành lại địa vị xứng đáng cho văn hóa Việt Nam trong nền văn hóa thế giới. Có thể thấy rằng những hoạt động của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa có đóng góp quan trọng
  • 8. 2 và có giá trị lớn lao trong việc xây dựng (cả về nội dung và hình thức), tôn vinh và khẳng định vị thế của văn hóa Việt Nam trên phạm vi quốc tế. Văn hóa Hồ Chí Minh đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam ở thời hiện đại. Nhân dân Việt Nam và loài ngƣời trên thế giới ca ngợi danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh không chỉ với tƣ cách là ngƣời sáng tạo ra các công trình văn hoá, hay với tƣ cách là nhà lãnh đạo có nhiều công lao thúc đẩy sự phát triển văn hóa dân tộc, mà còn bởi Ngƣời đã tạo ra các giá trị văn hóa phổ quát. Tuy nhiên, các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn chƣa đƣợc quảng bá một cách rộng rãi nhƣ một nội dung của văn hóa Việt Nam ra thế giới. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, vai trò của các nhân tố chính trị đặc thù ngày càng đƣợc nhấn mạnh. Các quốc gia quan tâm nhiều hơn đến việc tạo ra các ảnh hƣởng bằng “sức mạnh mềm”, trong đó ngoại giao văn hóa là một trong những điểm nhấn quan trọng. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh đến vai trò của ngoại giao văn hóa nhƣ một biện pháp quan trọng để phát huy “sức mạnh mềm” của quốc gia: “Kết hợp chặt chẽ đối ngoại của Đảng với ngoại giao của Nhà nƣớc và ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa” [34; tr.139]. Ngày 14 tháng 2 năm 2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt: “Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa đến năm 2020” nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng của ngoại giao văn hóa. Điều này cho thấy Đảng, Nhà nƣớc đã có những đánh giá cao về vai trò của văn hóa trong tình hình mới. Ngoại giao văn hóa là phƣơng thức hiệu quả để gia tăng ảnh hƣởng của đất nƣớc trên trƣờng quốc tế, củng cố môi trƣờng hòa bình, hợp tác, giao lƣu và tiếp biến văn hóa, góp phần thực hiện các mục tiêu đối ngoại của quốc gia. Trong những nhiệm vụ và nội dung của ngoại giao văn hóa, việc quảng bá uy tín,
  • 9. 3 danh vọng và giá trị văn hóa của các vĩ nhân là một nhân tố cơ bản và quan trọng nhằm làm phong phú, đậm nét giá trị văn hóa dân tộc, tăng cƣờng hiệu quả, chất lƣợng của ngoại giao văn hóa. Việc quảng bá các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh cần đƣợc đẩy mạnh trên quy mô quốc gia thành một chiến lƣợc có bài bản, có hệ thống và hiệu quả trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam. Đây là vấn đề có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn, góp phần làm cho thế giới hiểu sâu sắc văn hóa, đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam qua hình tƣợng con ngƣời Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu nhất, là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đối ngoại của đất nƣớc. Tuy nhiên, trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa hiện nay chúng ta vẫn chƣa khai thác đƣợc triệt để đƣợc điều này. Việc quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh vẫn chủ yếu trong phạm vi đất nƣớc, chƣa đánh giá đúng mức những giá trị dân tộc và thời đại mà văn hóa Hồ Chí Minh mang lại trong sự phát triển của Việt Nam. Với những lí do trên, nghiên cứu sinh đã chọn: “Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỉ XXI” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Luận án nhằm hệ thống hóa những nghiên cứu về “văn hóa Hồ Chí Minh” để hƣớng tới một quan điểm thống nhất về vấn đề này. Đồng thời, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam, luận án tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng, nội dung, giải pháp quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI. 2.2. Nhiệm vụ Một là, xác định khái niệm và phân tích những nội dung cơ bản của “văn hóa Hồ Chí Minh”.
  • 10. 4 Hai là, phân tích thực trạng quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh từ khi bắt đầu chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam năm 2011 đến năm 2017. Ba là, đề xuất phƣơng hƣớng, nội dung, giải pháp quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI (tập trung từ năm 2017 đến năm 2020 và 10 năm tiếp theo). 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu việc quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài luận án là: “Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỉ XXI”, trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy “văn hóa Hồ Chí Minh” bao gồm rất nhiều nội dung có thể khai thác, tuy nhiên trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam những nội dung này chƣa đƣợc quan tâm và quảng bá. Mục tiêu cơ bản của chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đến năm 2020 là quảng bá văn hóa để tăng cƣờng ảnh hƣởng, nâng cao vị thế và chất lƣợng của ngoại giao văn hóa Việt Nam trên phạm vi quốc tế. Chính vì lẽ đó, luận án chủ yếu tập trung vào nghiên cứu việc quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI. -Về mặt thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu việc quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI, giới hạn từ khi bắt đầu (năm 2011) cho đến khi kết thúc chiến lƣợc (năm 2020) và 10 năm kế tiếp theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. 4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lí luận
  • 11. 5 - Luận án dựa trên nguyên tắc phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử- cụ thể. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong luận án, tác giả sử dụng các phƣơng pháp: phƣơng pháp liên ngành, phƣơng pháp chuyên ngành: lôgic- lịch sử, phân tích- tổng hợp, tổng kết thực tiễn, thống kê, so sánh, vv… 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Luận án làm phong phú những nội dung nghiên cứu của Hồ Chí Minh học, cụ thể là: góp phần làm rõ khái niệm, nội dung “văn hóa Hồ Chí Minh”. - Phân tích thực trạng, phƣơng hƣớng, nội dung, giải pháp quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Góp phần vào việc thực hiện chiến lƣợc ngoại giao văn hóa của Việt Nam ở đầu thế kỉ XXI. - Luận án có thể dùng là tài liệu tham khảo cho sinh viên học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở bậc đại học, là tài liệu tham khảo cho những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, văn hóa Hồ Chí Minh và ngoại giao văn hóa. 6. Đóng góp của luận án - Luận án đem đến một cách nhìn mới về văn hóa Hồ Chí Minh khi đặt văn hóa Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa của Việt Nam. - Luận án đề xuất những phƣơng hƣớng, nội dung, giải pháp để quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam, tăng cƣờng vị thế và chất lƣợng của ngoại giao văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỉ XXI.
  • 12. 6 7. Kết cấu của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận án gồm 4 chƣơng, 11 tiết. Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2: Văn hóa Hồ Chí Minh Chƣơng 3: Thực trạng quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2017 Chƣơng 4: Quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2020, tầm nhìn 2030
  • 13. 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƢỢC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh Khi nghiên cứu về Hồ Chí Minh, ngƣời ta không chỉ chú ý đến vai trò của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới, mà còn có một đề tài cũng đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm, đó chính là văn hóa Hồ Chí Minh. Văn hóa Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng khắc họa rõ hơn hình ảnh Hồ Chí Minh với tƣ cách là một nhà văn hóa kiệt xuất. Vì vậy, khi nghiên cứu nội dung này cũng có nhiều hƣớng nghiên cứu khác nhau, với những nội dung phong phú, đa dạng, nhƣng không kém phần sâu sắc. Nghiên cứu về Hồ Chí Minh và văn hóa Hồ Chí Minh từ lâu đã không chỉ là “đặc quyền” của các nhà nghiên cứu trong nƣớc, mà phạm vi nghiên cứu về Ngƣời đã mở rộng ở nƣớc ngoài từ rất sớm với nhiều hƣớng tiếp cận, nhiều nội dung, ở nhiều nƣớc khác nhau. Hồ Chí Minh là nhà chính trị chuyên nghiệp, Ngƣời không bao giờ tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa, nhƣng những đóng góp của Ngƣời đối với sự phát triển của nền văn hóa mới Việt Nam thật đáng ghi nhận. Sự nghiệp và những đóng góp của Hồ Chí Minh trên lĩnh vực văn hóa khá đồ sộ, vì vậy, khi nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu trên nhiều phƣơng diện với những chiều độ khác nhau. Sinh thời, Hồ Chí Minh và văn hóa Hồ Chí Minh đã là đề tài đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm, không chỉ tài năng, đức độ của Ngƣời, mà cả phong cách, những nếp sinh hoạt hàng ngày của Ngƣời có ảnh hƣởng rất lớn đối với những ngƣời xung quanh. Vì vậy, khi Ngƣời còn sống và ngay cả khi Ngƣời vĩnh biệt thế giới này, những giá trị tƣ tƣởng, đạo đức, cũng nhƣ những tình cảm tốt đẹp về Ngƣời vẫn còn vẹn nguyên trong lòng nhân dân
  • 14. 8 Việt Nam. Điều này đƣợc thể hiện phần nào thông qua những nghiên cứu dày dặn, công phu về Ngƣời, tƣ tƣởng, văn hóa và phong cách của Ngƣời. Trong những tài liệu, công trình nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, có một số lƣợng không nhỏ những tài liệu, công trình của các tác giả là lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, những học trò, những ngƣời sống lâu năm bên cạnh Hồ Chí Minh. Những tài liệu, công trình này không đơn giản là tình cảm cá nhân đối với lãnh tụ, mà thể hiện một cách nhìn chân thực, sinh động về Hồ Chí Minh và văn hóa Hồ Chí Minh. Nghiên cứu về Hồ Chí Minh và văn hóa Hồ Chí Minh trƣớc hết phải kể đến cuốn sách: “Hồ Chí Minh - Một con ngƣời, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp” của cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng [39]. Cuốn sách đã khắc họa, làm rõ chân dung của một vị lãnh tụ vừa gần gũi, vừa vĩ đại. Với cách tiếp cận của tác giả, chúng ta có thể thấy đƣợc tầm vóc của một nhà văn hóa lớn thông qua những tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về văn hóa, cũng nhƣ phong cách, nhân cách văn hóa của Ngƣời: vừa bình dị, gần gũi, thân thƣơng, mang đậm cốt cách dân tộc, vừa vĩ đại, hiện đại và mang tầm vóc thế giới. “Hồ Chí Minh là một con ngƣời phi thƣờng và xuất chúng. Tuy nhiên, khi gặp Hồ Chí Minh, mọi ngƣời cảm thấy nhƣ thân thuộc từ lâu, dễ dàng nói chuyện cởi mở, tự nhiên, không chút nào cách bức”. [39; tr.36] “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và con đƣờng cách mạng Việt Nam” là cuốn sách của cố Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp [43] ra đời trên cơ sở thành quả nghiên cứu đề tài “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và con đƣờng cách mạng Việt Nam” có mã số KX.02.01 thuộc Chƣơng trình khoa học và công nghệ cấp nhà nƣớc KX.02, do Đại tƣớng trực tiếp làm chủ nhiệm đề tài. Cuốn sách đã trình bày một cách khoa học, toàn diện những vấn đề cơ bản về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và con đƣờng cách mạng Việt Nam, về nội dung, những đóng góp sáng tạo của Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực: tổ chức các lực lƣợng cách mạng, lĩnh vực quân sự, nhân văn, đạo đức, văn hóa, phƣơng pháp luận Hồ Chí
  • 15. 9 Minh. Trong đó, ở nội dung chƣơng VII, tác giả đã làm rõ tƣ tƣởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh với cách tiếp cận hấp dẫn và thuyết phục. Đây là những nghiên cứu về Hồ Chí Minh của những học trò, những đồng chí, những ngƣời sống lâu năm bên cạnh Hồ Chí Minh. Vì vậy, mặc dù những nghiên cứu này chƣa thực sự đi sâu vào làm rõ văn hóa Hồ Chí Minh: từ khái niệm, cho tới kết cấu và nội dung, nhƣng những nghiên cứu này chính là những cơ sở lí luận và thực tiễn quan trọng để chúng ta có thể nghiên cứu làm rõ văn hóa Hồ Chí Minh, nhất là ở góc độ tƣ tƣởng, phong cách và cách ứng xử văn hóa của Ngƣời một cách chân thực và sinh động nhất. Văn hóa Hồ Chí Minh là một khái niệm rộng bao gồm nhiều nội dung và những biểu hiện đa dạng. Khi nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận ở nhiều phƣơng diện khác nhau: có những công trình đi sâu vào nghiên cứu tƣ tƣởng văn hóa; có những công trình nghiên cứu phong cách, cách ứng xử văn hóa; cũng có công trình chủ yếu đề cập đến những quan điểm trong xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam; nghiên cứu những sản phẩm văn hóa đặc sắc; hay đề cập đến những giá trị, ý nghĩa của văn hóa Hồ Chí Minh đối với sự phát triển văn hóa dân tộc. Thành Duy trong cuốn sách: “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà tƣ tƣởng, danh nhân văn hóa thế giới” [26] đã có những nghiên cứu và đánh giá thuyết phục về Hồ Chí Minh trên phƣơng diện tƣ tƣởng và văn hóa. Trên phƣơng diện tƣ tƣởng hay văn hóa, Hồ Chí Minh đều có những sáng tạo và đóng góp quan trọng để xây dựng con ngƣời mới, xã hội mới và một nền văn hóa mới. Tác giả đã bày tỏ sự trân trọng và ngƣỡng mộ trƣớc tầm tƣ tƣởng và tầm văn hóa của một danh nhân đƣợc thế giới thừa nhận. Khi nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu không chỉ làm rõ nội hàm văn hóa Hồ Chí Minh, mà còn nhìn nhận vai trò của văn hóa Hồ Chí Minh trong sự phát triển văn hóa dân tộc. Trên tinh thần đó, “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” do Trƣờng Lƣu làm chủ biên [74] đã đánh
  • 16. 10 giá cao vai trò của văn hóa Hồ Chí Minh đối với sự phát triển văn hóa dân tộc trong thời đại mới. Từ sự ghi nhận của thế giới về Hồ Chí Minh: “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”, Đào Phan đã làm rõ những đóng góp của Hồ Chí Minh qua nghiên cứu: “Hồ Chí Minh danh nhân văn hóa” [107]. Cuốn sách đã làm rõ những tố chất đặc biệt của một nhà văn hóa lớn, vai trò của Hồ Chí Minh trong việc khởi xƣớng, kiến tạo nền văn hóa mới, nền giáo dục mới ở Việt Nam. Qua nghiên cứu của tác giả, hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên hội tụ cả yếu tố triết nhân và nghệ sĩ, truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, cuốn sách chƣa đƣa ra một cách lí giải rõ ràng khái niệm cũng nhƣ cấu trúc văn hóa Hồ Chí Minh. Các tác giả: Đỗ Huy, Lê Hữu Ái trong: “Tìm hiểu tƣ tƣởng văn hóa nghệ thuật Hồ Chí Minh” [60] đã làm rõ phƣơng pháp luận nghiên cứu di sản văn hóa nghệ thuật Hồ Chí Minh, sự chuẩn bị lịch sử và những định hƣớng cơ bản của Hồ Chí Minh về một nền văn hóa nghệ thuật mới. Cuốn sách chỉ ra mối quan hệ giữa những tƣ tƣởng văn hóa nghệ thuật cơ bản của Hồ Chí Minh và quan điểm phát triển văn hóa nghệ thuật Việt Nam trong thời đại mới. “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền văn hóa Việt Nam” của Lê Xuân Vũ [143] đã nghiên cứu về nhà văn hóa Hồ Chí Minh trên các phƣơng diện khác nhau: nhà chiến lƣợc văn hóa, một cây bút bậc thầy, nhà chỉ đạo thực tiễn văn hóa... Đồng thời, tác giả cũng làm rõ ảnh hƣởng, vai trò của văn hóa Hồ Chí Minh trong việc “làm đẹp thêm đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam”. [143; tr. 251] Những câu chuyện về Hồ Chí Minh từ lâu đã không còn xa lạ với ngƣời dân Việt Nam. Mỗi câu chuyện dù rất giản đơn, mộc mạc nhƣng đều làm nổi bật một nhân cách lớn, một tài năng lớn của dân tộc. “Đặc sắc văn hóa Hồ Chí Minh” của Nguyễn Gia Nùng [99] không chỉ là những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, cuốn sách còn làm rõ đời sống vô cùng giản dị, nhƣng vĩ đại của Ngƣời về đạo đức, văn hóa và những hoạt
  • 17. 11 động trên nhiều lĩnh vực; từ đó, ngƣời đọc thấy những nét rất riêng trong tính cách, lối sống và suy nghĩ của Ngƣời. Chính những điều này đã làm nên một danh nhân văn hóa đƣợc thế giới thừa nhận và tôn vinh. Cuốn sách chính là một bức tranh chân thực khắc họa chân dung nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh: rất đời thƣờng, nhƣng cũng rất vĩ đại. Nghiên cứu về Hồ Chí Minh và văn hóa Hồ Chí Minh còn phải kể đến cuốn sách: “Hồ Chí Minh nhà văn hóa của tƣơng lai” của tập thể các tác giả Hoàng Chí Bảo, Phạm Hồng Chƣơng, Lê Kim Dung….[102]. Các tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích, luận giải nhiều vấn đề lớn, quan trọng về văn hóa Hồ Chí Minh, tập trung vào các nội dung chủ yếu nhƣ: văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh, văn hóa soi đƣờng cho quốc dân đi - một quan điểm độc đáo của Hồ Chí Minh; giá trị thời đại của văn hóa Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh - nhà văn hóa của tƣơng lai; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong xây dựng và phát triển văn hóa, văn hóa Hồ Chí Minh tiếp cận từ góc độ hội nhập quốc tế. Với các cách tiếp cận đa dạng, cuốn sách đã làm nổi bật tầm vóc nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh thông qua những tƣ tƣởng mang tính vƣợt gộp, mang tính thời đại về văn hóa. Cuốn sách: “Hồ Chí Minh văn hóa và phát triển” do Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong chủ biên [05] đã tập trung làm rõ mối quan hệ giữa tƣ tƣởng Hồ Chí Minh với nền văn hóa mới Việt Nam, đánh giá cao những đóng góp của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa và với việc hình thành nền văn hóa mới Việt Nam. Với cách tiếp cận theo hệ giá trị, “Hồ Chí Minh- Nhà văn hóa kiệt xuất” của tác giả Song Thành [119] đã nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh khá kĩ lƣỡng, trên nhiều phƣơng diện, nhiều góc độ. Những nghiên cứu của cuốn sách đã thuyết phục ngƣời đọc bằng những quan niệm rõ ràng về văn hóa Hồ Chí Minh trên phƣơng diện khái niệm cũng nhƣ kết cấu. Tác giả cũng làm rõ sự thừa nhận của thế giới đối với nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh
  • 18. 12 trên một sự nghiệp văn hóa đồ sộ mà Ngƣời đã cống hiến cho dân tộc và nhân loại. Cuốn sách đã làm rõ tầm vóc nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực: văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa ứng xử, văn hóa khoan dung, văn hóa ngoại giao. Đồng thời cuốn sách cũng ghi nhận những giá trị dân tộc và thời đại của văn hóa Hồ Chí Minh trong thời đại mới. Cách luận giải của “Hồ Chí Minh- Nhà văn hóa kiệt xuất” mang tính khách quan, khoa học, do đó có tính thuyết phục cao. Qua cuốn sách, ngƣời đọc có thêm tƣ liệu quý giá về Hồ Chí Minh, thêm một cách nhìn mới mẻ về văn hóa Hồ Chí Minh, thêm kính yêu vị lãnh tụ mang đầy đủ những phẩm chất của một nhà văn hóa lớn. Cuốn sách: “Di sản Hồ Chí Minh về đạo đức, văn hóa” của Trần Văn Bính [14] đánh giá cao những cống hiến về mặt lí luận, tƣ tƣởng trong các lĩnh vực khác nhau của Hồ Chí Minh. Thông qua những đóng góp của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa đạo đức, tác giả còn chỉ ra những tác động của Hồ Chí Minh về mặt thực tiễn khi bản thân Ngƣời là một hình mẫu lí tƣởng trong việc thực hành đạo đức và văn hóa. Nhân dịp kỉ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2010), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về Hồ Chí Minh với tiêu đề: “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay” [51]. Kỉ yếu Hội thảo gồm gần 200 bài viết, tập trung vào ba nội dung lớn: Di sản Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; di sản Hồ Chí Minh về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc; những vấn đề về văn hóa, đạo đức, nhân cách trong di sản Hồ Chí Minh. Các bài viết đều thể hiện sự dày công nghiên cứu và tình cảm trân trọng đối với di sản và con ngƣời Hồ Chí Minh, thể hiện sự ngƣỡng mộ, lòng biết ơn đối với tài năng, đức độ và công lao của Ngƣời đối với dân tộc và sự phát triển chung của nhân loại. Trong những bài viết nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, có thể kể đến các bài viết: “Văn hóa Hồ Chí Minh - Giá trị và ý nghĩa” của
  • 19. 13 Hoàng Chí Bảo, “Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất” của Nguyễn Duy Quý, “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc dƣới ánh sáng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” của Dƣơng Văn Sao, “Vấn đề văn hóa trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển đất nƣớc” của Tạ Ngọc Tấn, “Con đƣờng tiếp biến văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh - Giá trị và bài học” của Song Thành, “Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh - Một di sản vô giá của thời đại” của Nguyễn Thị Tình, “Phát huy giá trị di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở nƣớc ngoài” của Chu Đức Tính, Phạm Công Khái vv… Các bài viết đều lãm rõ những nét đặc trƣng trong văn hóa Hồ Chí Minh, giá trị, ý nghĩa của những giá trị văn hóa ấy cả về lí luận và thực tiễn. Trong cuốn sách: “Hồ Chí Minh - Ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam” [65], nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Khiêu đã có những đánh giá xác đáng về Hồ Chí Minh trên những bình diện khác nhau qua 5 phần của cuốn sách. Đó là: Hồ Chí Minh qua cuộc hành trình tìm đƣờng cứu nƣớc; Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức; Hồ Chí Minh với vấn đề văn hóa và con ngƣời; Hồ Chí Minh với các vấn đề nghệ thuật và tôn giáo; Hồ Chí Minh với thƣơng binh, liệt sĩ. Kèm theo đó là một số bài minh họa, văn bia, hoành phi, câu đối tƣởng niệm Bác Hồ và các anh hùng liệt sĩ. Tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh, tƣ tƣởng văn hóa Hồ Chí Minh là những tƣ tƣởng lớn đƣợc coi là điểm nhấn của cuốn sách. Bằng sự trình bày mạch lạc, rõ ràng, giản dị mà sâu sắc, “Hồ Chí Minh – Ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam” đã đem đến cho ngƣời đọc những thông tin bổ ích, những cảm nhận mới về sự nghiệp và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cho thấy rõ hơn tầm vóc, ảnh hƣởng và giá trị nhiều mặt của nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh đối với dân tộc, với thế giới và thời đại. Đó là một đóng góp quý báu của tác giả vào sự nghiệp nghiên cứu Hồ Chí Minh. Với nhận định: “Hồ Chí Minh - sự tiếp bƣớc văn hóa, vƣợt qua cú sốc văn hóa”, nhà nghiên cứu Mạch Quang Thắng trong cuốn sách: “Hồ Chí Minh- con ngƣời của sự sống” [123] đã đánh giá cao vai trò tiếp biến, chuyển
  • 20. 14 hóa và vƣợt gộp các giá trị văn hóa của Hồ Chí Minh. Mặc dù không phải là một cuốn sách viết riêng về văn hóa Hồ Chí Minh, nhƣng tác giả đã dành phần lớn số trang để nghiên cứu, đánh giá về văn hóa Hồ Chí Minh, cũng nhƣ vai trò của các giá trị văn hóa đó trong xã hội hiện đại. Với tƣ cách là một nhà ngoại giao, tác giả Phạm Bình Minh trong bài viết: “Danh nhân văn hóa kiệt xuất và nhà ngoại giao lỗi lạc Hồ Chí Minh” [94] đã làm rõ sự kết hợp giữa danh nhân văn hóa và nhà ngoại giao Hồ Chí Minh trên quan điểm: “Bản thân ngoại giao là văn hóa. Ngoại giao đại diện cho văn hóa của một dân tộc trong sự giao lƣu với văn hóa của các dân tộc khác. Sự kết hợp hài hòa giữa danh nhân văn hóa kiệt xuất và nhà ngoại giao lỗi lạc trong Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện rõ nét ở tính văn hóa trong mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con ngƣời và đấu tranh vì những giá trị tốt đẹp của nhân loại; ở tính chính nghĩa và truyền thống ngoại giao hòa hiếu, nhân đạo, tôn trọng hòa bình; ở sự tiếp thu và tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa; và ở phong cách ứng xử ngoại giao dung dị và nhân ái, uyên bác và tinh tế đi vào lòng ngƣời" [94]. Đây là sự trân trọng, ghi nhận những giá trị văn hóa từ chính những hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh. Là ngƣời có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, tác giả Bùi Đình Phong trong cuốn sách: “Hồ Chí Minh - sáng tạo và đổi mới” [110] đã đi sâu vào nghiên cứu những tƣ tƣởng sáng tạo và đổi mới của Hồ Chí Minh, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa. Với cách tiếp cận nhẹ nhàng và sâu sắc, tác giả đã không chỉ đánh giá, làm rõ những sáng tạo và đổi mới của Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa, mà còn gắn những sáng tạo và đổi mới đó trong sự phát triển của đất nƣớc. Cuốn sách đã dành hẳn chƣơng 4 để làm rõ những sáng tạo của Hồ Chí Minh về văn hóa, bao gồm: Hồ Chí Minh - nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam; nhân dân - một phạm trù văn hóa chính trị Hồ Chí Minh; tầm nhìn và bản lĩnh văn hóa Hồ Chí Minh; mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế và chính trị; văn hóa và phát
  • 21. 15 triển; con ngƣời và văn hóa trong Hồ Chí Minh; tầm nhìn về chính sách xã hội. Với cách tiếp cận này, những đóng góp của Hồ Chí Minh về văn hóa đƣợc thể hiện trên nhiều phƣơng diện, với những nét rất riêng, rất đặc trƣng, xứng tầm của một nhà văn hóa lớn. Mặc dù chƣa đề cập đến việc gắn kết văn hóa Hồ Chí Minh với chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam, nhƣng tác giả đã đặt ra vấn đề: chấn hƣng đất nƣớc bằng hội nhập và hợp tác quốc tế dƣới ánh sáng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. “Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - giá trị lí luận và thực tiễn” của Nguyễn Hữu Lập [73] là luận án nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - một khía cạnh rất đặc trƣng của văn hóa Hồ Chí Minh. Thông qua những giá trị lí luận và thực tiễn của văn hóa chính trị, có thể thấy đƣợc giá trị, tầm ảnh hƣởng của văn hóa Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại. Có thể thấy, phần lớn những tài liệu, công trình nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh đều thể hiện sự thừa nhận, ngƣỡng mộ với những cống hiến của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa. Các tác giả đã tiếp cận, nghiên cứu Hồ Chí Minh trên những góc độ, khía cạnh khác nhau để khai thác, làm rõ về vị thế, cống hiến, tầm vóc của nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các công trình, tài liệu chƣa quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu làm rõ khái niệm, cấu trúc, nội dung của văn hóa Hồ Chí Minh, do đó nội hàm “văn hóa Hồ Chí Minh” vẫn chƣa đƣợc thống nhất. Là một trong những công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài đầu tiên về Hồ Chí Minh, “Ho Chi Minh” của J. Lacouture [156] đã làm rõ chân dung nhà lãnh đạo, nhà ngoại giao, nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh với những dấu ấn rất riêng. Dƣới góc độ tiểu sử, cuốn sách gồm 270 trang sách đƣợc kết cấu thành 15 chƣơng đã đem đến cho ngƣời đọc những hiểu biết khá thú vị về Hồ Chí Minh, ngƣời mà theo nhận xét của tác giả là ngƣời Quốc tế cộng sản lỗi lạc nhất và tạo ấn tƣợng cho ngƣời đối diện ngay từ cái nhìn thứ hai.
  • 22. 16 Trong toàn văn “Nghị quyết của tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh” đã ghi nhận: Hồ Chí Minh “Vietnamese hero of national liberation and great man of culture” [175]. Đây là sự ghi nhận chính thức của thế giới về nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh với những sự lí giải có tính thuyết phục. Nghị quyết của UNESCO mở ra một xu hƣớng nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh một cách rõ ràng và rộng rãi hơn với nhiều nội dung phong phú và hấp dẫn. “Ho Chi Minh: A life” của W. J. Duiker [151] - một ngƣời Mỹ đã từng bị hấp dẫn bởi phong cách của Hồ Chí Minh ngay từ năm 1960 khi còn là một nhân viên đối ngoại trẻ tuổi làm ở tòa đại sứ Mỹ lại đƣợc trình bày dƣới dạng tiểu sử. Sau hơn hai thập kỉ trăn trở, W. J. Duiker đã bắt tay viết tiểu sử Hồ Chí Minh. Mặc dù tác giả cuốn sách vẫn thể hiện một cái nhìn định kiến với chủ nghĩa cộng sản, nhƣng xuyên suốt nội dung là những trình bày khá khách quan về những đóng góp của Hồ Chí Minh từ hành trình đi tìm đƣờng cứu nƣớc. Thông qua những hoạt động của Hồ Chí Minh, từ phong cách, từ cuộc đời Hồ Chí Minh, tác giả đã làm rõ chân dung không chỉ là của một nhà yêu nƣớc, một ngƣời cộng sản, mà còn là một nhà văn hóa lớn với những đánh giá: “Trên bình diện thế giới, hình ảnh Hồ Chí Minh nhƣ một nhân vật tinh túy của thế kỉ XX”, “Hồ Chí Minh tƣợng trƣng cho tiếng nói của tƣơng lai” [151; tr.167]. Ông cho rằng Hồ Chí Minh đã xây dựng tƣ tƣởng của mình dựa trên nhiều nền văn hóa và cách Ngƣời nhìn nhận thế giới mang tính toàn cầu. Quan điểm này khá thống nhất với các nhà nghiên cứu khác khi đánh giá về Hồ Chí Minh. Đƣợc trình bày dƣới hình thức một luận án, “Tìm hiểu nền tảng văn hóa dân tộc trong tƣ tƣởng cách mạng Hồ Chí Minh” của John Lê Văn Hóa [49] đã luận giải truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc, đặc trƣng cách mạng và nền tảng lịch sử Việt Nam thông qua tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Theo tác giả, Hồ
  • 23. 17 Chí Minh chính là hình ảnh tiêu biểu cho sự kết tinh những giá trị văn hóa dân tộc, bên cạnh việc tiếp nhận những giá trị văn hóa nhân loại. Với độ dài 265 trang, “Hồ Chí Minh: A Biography” của Pierre Brocheux [149] đã khắc họa hình ảnh Hồ Chí Minh vừa chân thực, sinh động, vừa có sức thuyết phục; vừa rất đời thƣờng, vừa mang màu sắc huyền thoại. Với cách nhìn của một giáo sƣ lịch sử, ông đánh giá, làm rõ tiểu sử Hồ Chí Minh từ những sự kiện lịch sử, những đóng góp của Hồ Chí Minh ở góc độ lịch sử. Tuy nhiên, trong cuốn sách, ngƣời đọc vẫn nhận thấy, hình ảnh con ngƣời lịch sử đó không hoàn toàn tách bạch với con ngƣời văn hóa Hồ Chí Minh, đặc biệt là phong cách và cách ứng xử văn hóa. Dƣới góc độ nghiên cứu lịch sử, A. L. A. Patti trong cuốn sách: “Why Vietnam” [06] đã thể hiện một cách nhìn khách quan về Hồ Chí Minh. Nội dung của toàn bộ cuốn sách dày gần 1000 trang của một sĩ quan tình báo Mỹ, ngƣời đã có mặt, can dự vào những biến động của lịch sử Việt Nam ở vào thời điểm bƣớc ngoặt của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đã không khai thác và giải đáp câu hỏi đang là chủ đề nóng của thập kỷ 70: Tại sao Mỹ thất bại ở Việt Nam, mà đi ngƣợc thời gian lại thập kỷ 40 để giải đáp câu hỏi: Tại sao nƣớc Mỹ đã từng sát cánh với những ngƣời cách mạng, những ngƣời cộng sản Việt Nam trên một trận tuyến chung chống chủ nghĩa phát xít? Với vai trò là một nhân chứng lịch sử, tác giả gợi lại kí ức của một thời mà những ngƣời cách mạng Việt Nam, tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn mong muốn cùng với những ngƣời Mỹ đấu tranh cho một nền hòa bình của thế giới. Trong cuốn sách, tác giả đã làm rõ cách ứng xử rất văn hóa của Hồ Chí Minh khi đã trân trọng đƣa những tƣ tƣởng của bản “Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ lên trang mở đầu của bản “Tuyên ngôn độc lập” của dân tộc Việt Nam. Đây là một sự ghi nhận tầm văn hóa của Hồ Chí Minh trong ứng xử với các giá trị tinh hoa văn hóa- tƣ tƣởng nhân loại một cách rất văn hóa.
  • 24. 18 Cuốn sách không phải là lời bào chữa hay một bản kết tội ai mà chỉ là sự trình bày thẳng thắn các sự kiện đúng nhƣ chúng đã diễn ra và đã đƣợc tác giả ghi lại theo dòng thời gian. Mặc dù, cuốn sách nghiên cứu ở góc độ lịch sử, không đi sâu vào nghiên cứu Hồ Chí Minh, nhƣng qua những sự trình bày một cách khách quan của tác giả, ngƣời đọc có thể nhìn thấy đƣợc chân dung nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh vì hòa bình với cách ứng xử tinh tế và khôn khéo với nƣớc lớn. Nhà nghiên cứu ngƣời Đức Hellmut Kaplenberger trong cuốn sách: “Hồ Chí Minh - Một biên niên tiểu sử” [56] với mong muốn làm rõ câu hỏi: Hồ Chí Minh là ai?, tác giả đã dẫn dắt ngƣời đọc trên những chặng đƣờng đời của Hồ Chí Minh từ khi là cậu bé Nguyễn Sinh Cung đến lúc là Chủ tịch Hồ Chí Minh với nguồn tƣ liệu phong phú, trích dẫn cụ thể và lối viết sinh động. Cuốn sách đã kết hợp đan xen giữa lối viết nghiên cứu và kể chuyện lịch sử, vì vậy, thông qua đó, ngƣời đọc không chỉ thấy đƣợc những sự kiện liên quan đến cuộc đời Hồ Chí Minh, mà còn thấy đƣợc những đóng góp của Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực, trong đó có cả những đóng góp về văn hóa. Tác giả cũng làm rõ, chính sự kết hợp giữa “nếp nhà của cha mẹ và quê hƣơng” cùng với hành trình trau dồi về kiến thức và kinh nghiệm, đạo đức và nhân cách đã hình thành nên hình tƣợng Hồ Chí Minh- một biểu tƣợng của phong trào giải phóng dân tộc, biểu tƣợng của văn hóa hòa bình, tiến bộ của thế giới và thời đại, nhƣng vẫn mang đậm màu sắc dân tộc. Qua cuộc đời và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cuốn sách: “Hồ Chí Minh- Tâm và Tài của một nhà yêu nƣớc” của Nguyễn Đài Trang [135] đã đánh giá cao tƣ tƣởng và con ngƣời Hồ Chí Minh ở góc độ nhân văn, văn hóa. Cuốn sách đƣợc xuất bản ở Canada vào dịp sinh nhật Hồ Chí Minh ngày 19 tháng 5 năm 2010 bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt với rất nhiều hình ảnh và những tƣ liệu quý cùng với những hiểu biết sâu sắc về Hồ Chí Minh. Thông qua nội dung cuốn sách, tác giả nêu bật sự cần thiết đối thoại giữa các nền văn hóa giống
  • 25. 19 nhƣ một thành tố quan trọng để giải quyết xung đột trong quan hệ quốc tế: “Di sản Hồ Chí Minh rất phong phú, sâu sắc và thuộc nhiều lĩnh vực, nhƣng vẫn cần đƣợc nghiên cứu sâu rộng hơn, hệ thống hơn - về chiều sâu tƣ tƣởng, tầm nhìn rộng và quan điểm chính trị chiến lƣợc, và nhất là về những cống hiến của Ngƣời cho sự tốt đẹp của nhân loại. Tôi tin rằng việc tìm hiểu kĩ lƣỡng hơn, sâu rộng hơn về Hồ Chí Minh sẽ góp phần cải thiện trong vấn đề đối thoại giữa các nền văn hóa, sẽ dẫn đến một con đƣờng tốt đẹp hƣớng tới chữ tâm trong lòng mỗi chúng ta” [135; tr.194]. Với những quan điểm giai cấp, nền tảng văn hóa, vị thế và lập trƣờng khác nhau, các tài liệu nghiên cứu ở nƣớc ngoài của các tác giả trên đây đã đem đến cái nhìn đa diện về Hồ Chí Minh, nhƣng lại thống nhất chung ở một điểm: đó là sự trân trọng về tài năng, nhân cách và những đóng góp của Hồ Chí Minh, trong đó có những đóng góp trong lĩnh vực văn hóa. Thông qua những tài liệu nghiên cứu về Hồ Chí Minh, ngƣời ta cũng có thể nhìn thấy một biểu tƣợng của văn hóa dân tộc, văn hóa hòa bình, văn hóa nhân văn vv… từ chính phong cách, con ngƣời Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những tài liệu nghiên cứu ở nƣớc ngoài nêu trên vẫn chƣa có một tài liệu nào đi sâu vào nghiên cứu về Hồ Chí Minh với tƣ cách là một nhà văn hóa lớn, mà chủ yếu vẫn tiếp cận về Hồ Chí Minh dƣới góc độ lịch sử, tiểu sử, ghi chép cảm tƣởng về Hồ Chí Minh. Vì vậy, những khái niệm về văn hóa Hồ Chí Minh, nội dung, biểu hiện và giá trị của văn hóa Hồ Chí Minh vẫn chƣa đƣợc làm rõ. 1.1.2. Các nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam Năm 2008 nhằm chuẩn bị những cơ sở lí luận và thực tiễn cho chiến lƣợc ngoại giao văn hóa của Việt Nam, Bộ Ngoại giao đã tổ chức hội thảo: “Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trƣờng quốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững” [16]. Các tham luận của Hội thảo
  • 26. 20 đã đem đến một cái nhìn khá toàn diện về ngoại giao văn hóa Việt Nam: từ khái niệm, nội hàm, vai trò, xu hƣớng, giải pháp của ngoại giao văn hóa Việt Nam trong thời đại mới. Các bài viết đều cho rằng: ngoại giao văn hóa là xu thế tất yếu trong quan hệ quốc tế hiện nay. Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn nhất định khi tham gia hoạt động này, do đó cần phải thấy và phát huy hết những mặt lợi thế để đem lại hiệu quả cho ngoại giao văn hóa trong thế kỉ XXI. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, đặc biệt là sau “Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa đến năm 2020” của Chính phủ [128] thì việc nghiên cứu về ngoại giao văn hóa (NGVH) đƣợc phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Các công trình đã nghiên cứu về ngoại giao văn hóa trên nhiều phƣơng diện khác nhau: từ khái niệm, nội hàm của ngoại giao văn hóa cho tới những biện pháp tăng cƣờng và phát triển ngoại giao văn hóa ở Việt Nam. Bài viết: “Đẩy mạnh ngoại giao văn hóa trong hội nhập quốc tế” của Võ Văn Hải [47] đã chỉ ra ngoại giao văn hóa là một tất yếu trong thời kì giao lƣu, hội nhập quốc tế. Ngoại giao văn hóa Việt Nam là sự kế thừa truyền thống ngoại giao “tâm công” của Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Tác giả cũng đƣa ra các biện pháp, cách thức để tăng cƣờng hiệu quả của ngoại giao văn hóa. Là một trong những ấn phẩm đầu tiên về ngoại giao văn hóa, “Ngoại giao văn hóa - Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng” của nhóm tác giả Phạm Thái Việt, Lý Thị Hải Yến [141] đã đề cập đến ngoại giao văn hóa nhƣ là xu thế tất yếu của thế giới trong thời đại mới. Cuốn sách đƣợc triển khai theo ba phần chính: Phần thứ nhất dựa trên các lí thuyết truyền thông và lý thuyết văn hóa đại chúng hiện có, hƣớng đến làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của ngoại giao văn hóa; xác định vai trò của truyền thông đại chúng và văn hóa đại chúng cũng nhƣ cơ chế tƣơng tác giữa chúng trong ngoại giao văn hóa, khi coi đây là những công cụ hùng mạnh để thực thi ngoại giao văn hóa;
  • 27. 21 Phần thứ hai trình bày việc sử dụng các khung lí thuyết về truyền thông và văn hóa đại chúng với tƣ cách là các công cụ cơ bản để tiến hành hoạt động ngoại giao văn hóa; Phần thứ ba phân tích thực tiễn ngoại giao văn hóa của một số quốc gia tiêu biểu; qua đó, rút ra một số kĩ năng cơ bản cho hoạt động xây dựng, tổ chức và thực hiện ngoại giao văn hóa. Bên cạnh việc khái quát thực tiễn của một số quốc gia đã thực hiện thành công ngoại giao văn hóa, nhóm tác giả cũng tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng của việc sử dụng truyền thông cho ngoại giao văn hóa của Việt Nam. Tất nhiên, những nội dung trong cuốn sách chủ yếu đề cập đến những vấn đề chung nhất liên quan đến ngoại giao văn hóa, vì vậy các tác giả chƣa gắn ngoại giao văn hóa với một giải pháp cụ thể nào để thực hiện ngoại giao văn hóa ở Việt Nam. Ở góc nhìn về những biện pháp, cách thức thực hiện ngoại giao văn hóa, tác giả Phạm Quốc Sử qua bài viết: “Tôn vinh bản sắc dân tộc trong ngoại giao văn hóa" [114] đã chỉ ra vai trò của bản sắc dân tộc trong quá trình ngoại giao văn hóa. Việc tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc chính là một sự đảm bảo về tính hiệu quả và bền vững trong quá trình ngoại giao văn hóa. Khi đề cập đến ngoại giao văn hóa và chiến lƣợc ngoại giao văn hóa của Việt Nam, phần lớn các bài viết đều tiếp cận ở góc độ vai trò, sự cần thiết của ngoại giao văn hóa. “Ngoại giao văn hóa” và gia tăng “sức mạnh mềm” của Việt Nam trong hội nhập và phát triển” của nhà nghiên cứu Song Thành [120] là một bài viết hấp dẫn, phản ánh khá trung thực những vấn đề mà ngoại giao văn hóa Việt Nam đang gặp phải. Bên cạnh đó, bài viết cũng đƣa ra các giải pháp để giải quyết những vấn đề đó, để ngoại giao văn hóa thực sự là một trong ba trụ cột của ngoại giao Việt Nam. Luận án: “Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đƣơng đại” của Nguyễn Hải Anh [04] đã tập trung vào nghiên cứu ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh Lạnh cho đến nay, làm rõ thực trạng và đƣa ra các giải pháp cho ngoại giao văn hóa Việt Nam. Luận án cũng đã đề
  • 28. 22 cập đến tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về ngoại giao văn hóa, nhƣng nội dung còn khá mờ nhạt. Các bài viết đã đem đến những nghiên cứu khá sâu sắc về ngoại giao văn hóa nói chung và chiến lƣợc ngoại giao văn hóa của Việt Nam nói riêng, bao gồm: khái niệm, hƣớng tiếp cận, vai trò, điều kiện, nội dung, thách thức, những biện pháp, cách thức để ngoại giao văn hóa đạt đƣợc hiệu quả. Tuy nhiên, trong các biện pháp, cách thức ấy, việc vận dụng và quảng bá, tôn vinh, phát triển văn hóa Hồ Chí Minh nhƣ một phần của chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam chƣa đƣợc đặt ra. Năm 1959, Thayer [164] đề xuất, ngoại giao văn hóa là một trong những cách thức thực thi chính sách đối ngoại quan trọng nhất nhằm đem lại sự hiểu biết chung giữa các dân tộc. Sau này, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng định nghĩa ngoại giao văn hóa là cách thức giao tiếp trực tiếp và lâu dài giữa nhân dân của các quốc gia khác nhau, nó đƣợc thiết kế nhằm tạo nên một môi trƣờng quốc tế tin cậy và hiểu biết hơn trong đó các mối quan hệ chính thức có thể tiến triển đƣợc. “Ngoại giao văn hóa” là nội dung thu hút sự quan tâm, chú ý của cả các nhà nghiên cứu Quan hệ quốc tế cũng nhƣ các nhà hoạch định chính sách trên thế giới trong những năm gần đây. Khái niệm ngoại giao văn hóa đƣợc xem xét trong phạm vi của khái niệm “Quyền lực mềm”- khái niệm đƣợc Joseph. S. Nye đƣa ra lần đầu tiên trong cuốn sách: “Bound To Lead: The Changing Nature Of American Power” vào năm 1990 trong bối cảnh việc sử dụng quyền lực cứng không còn là sự lựa chọn tiên quyết và duy nhất của các nƣớc trên thế giới. Theo đó, ngoại giao văn hóa đƣợc coi nhƣ là một công cụ cụ thể xác lập “quyền lực mềm” của một nhà nƣớc. J. S. Nye cho rằng, trong thời đại thông tin, sức mạnh mềm (khả năng qua cảm hóa và kêu gọi của hình thái ý thức văn hóa để tiến hành thu hút) đang có sức ảnh hƣởng lớn hơn so với bất kì thời gian nào trƣớc đây. Mở rộng văn hóa và quyền lực văn hóa,
  • 29. 23 giành lấy “bá quyền văn hóa” đã tạo thành lĩnh vực mới trong việc xác lập vị trí, củng cố địa vị quốc tế trong quan hệ quốc tế hiện nay để bảo vệ lợi ích quốc gia. Ông cho rằng, thế giới ngày nay nếu nền văn hóa của một nƣớc ở vào địa vị trung tâm thì các nƣớc khác sẽ tự động xích lại gần nó, nếu quan niệm giá trị của một nƣớc chi phối trật tự chính trị quốc tế thì nƣớc đó tất nhiên ở vào địa vị lãnh đạo cộng đồng quốc tế [165]. Bƣớc sang thế kỉ XXI, các công trình nghiên cứu về ngoại giao văn hóa bắt đầu nở rộ. Càng ngày, thế giới càng ý thức rõ ràng hơn về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển nói chung. Một trong những luận thuyết tiêu biểu là cuốn “Sự va chạm của các nền văn minh” của Samuel Hungtington [57]. Ông cho rằng nguồn gốc của các cuộc xung đột trên thế giới sẽ không còn là hệ tƣ tƣởng hay kinh tế, mà nguyên nhân bao trùm mọi sự chia rẽ và xung đột của loài ngƣời chính là văn hóa; sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ trở thành nhân tố chi phối chính trị thế giới; văn hóa và bản sắc văn hóa, mà ở mức độ rộng nhất chính là các bản sắc văn minh, đang hình thành các mẫu hình liên kết, tan rã và xung đột trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh; trong kỷ nguyên sắp tới, những va chạm giữa các nền văn minh là mối đe dọa lớn nhất cho nền hòa bình thế giới và một trật tự quốc tế dựa trên các nền văn minh là một đảm bảo an toàn chắc chắn nhất để chống lại chiến tranh thế giới. Với việc để cao vai trò của văn hóa, thế kỉ XXI đƣợc coi là thế kỉ của ngoại giao văn hóa. Vì vậy, ngoại giao văn hóa đƣợc định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau. Trong giai đoạn này, ngoại giao văn hóa đƣợc coi là công cụ mới của ngoại giao. Ngoại giao văn hóa lấy truyền bá, giao lƣu và kết nối văn hóa làm nội dung để triển khai, là một loại hoạt động ngoại giao trong đó quốc gia có chủ quyền tận dụng công cụ văn hóa để đạt đƣợc một mục đích chính trị hoặc một loại ý đồ chiến lƣợc đối ngoại. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và sự gia tăng “tri thức hóa” quyền lực khiến văn hóa không chỉ đƣợc coi là một loại quyền lực quốc gia, mà
  • 30. 24 ngày càng đƣợc các nƣớc coi là một bộ phận quan trọng cấu thành lợi ích quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, văn hóa không chỉ là bối cảnh của ngoại giao, mà đã trở thành tôn chỉ của hoạt động ngoại giao, là căn cứ của quyết sách ngoại giao, là mục tiêu của yêu cầu ngoại giao. Theo Cummings [158], ngoại giao văn hóa là cách thức trao đổi ý tƣởng, thông tin, nghệ thuật và các khía cạnh khác của văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau. Diễn đàn Chính sách Công nghiệp Nghệ thuật định nghĩa ngoại giao văn hóa nhƣ là “một lĩnh vực ngoại giao có liên quan đến việc thiết lập các mối quan hệ phát triển và bền vững với các nhà nƣớc bên ngoài bằng con đƣờng văn hóa, nghệ thuật và giáo dục”. Hai học giả ngƣời Mĩ Louise Diamond và John Mc. Donald [157] đã đƣa ra lí luận “ngoại giao nhiều quỹ đạo” mang lại sự thay đổi có tính “cách mạng” cho nghiên cứu ngoại giao. Hai ông đã nghiên cứu chín lĩnh vực hay quỹ đạo của ngoại giao và gần nhƣ đã bao quát toàn bộ các vấn đề liên quan đến ngoại giao. Trong chín quỹ đạo mà các ông nêu có ba lĩnh vực (nghiên cứu đào tạo và giáo dục, tôn giáo, truyền bá và truyền thông) là thuộc phạm trù văn hóa. Nhóm Demos [148] cho rằng ngoại giao văn hóa không dễ gì mà định nghĩa đƣợc, song, họ xem xét nó ở phƣơng diện rộng hơn với việc bao gồm cả những thứ thuộc về khuynh hƣớng văn hóa đại chúng – ví dụ nhƣ thể thao, văn hóa phổ thông và khoa học. Họ lí giải rằng ngoại giao văn hóa trƣớc đây thƣờng đƣợc cho là các mối quan hệ giữa các tầng lớp thƣợng lƣu, và văn hóa là thứ ngôn ngữ chung, phổ quát của họ. Giờ đây, văn hóa đƣợc tạo ra bởi quần chúng cho quần chúng và bất kì thể loại văn hóa nào cũng đƣợc thƣởng thức dễ dàng và thƣờng xuyên bởi đông đảo mọi ngƣời. Trong quá trình nghiên cứu, định nghĩa của ngoại giao văn hóa đã đƣợc phát triển rộng hơn. Các nhà nghiên cứu, với những cách tiếp cận khác nhau đã đƣa ra những quan điểm khác nhau, điều đó dẫn đến sự hình thành ba
  • 31. 25 trƣờng phái tƣ tƣởng về ngoại giao văn hóa nhƣ GienowHecht [152] đã đề cập. Trƣờng phái thứ nhất xem xét ngoại giao văn hóa nhƣ là một hoạt động do nhà nƣớc chỉ đạo. Theo đó, khái niệm tuyên truyền và ngoại giao văn hóa đƣợc sử dụng hoán đổi cho nhau. Học giả thuộc trƣờng phái này cho rằng văn hóa là một công cụ của chính sách nhà nƣớc. Trƣờng phái thứ hai nhìn nhận ngoại giao văn hóa nhƣ là một công cụ để thực thi việc loại bỏ chính trị. Nó đề xuất rằng để tiến hành ngoại giao văn hóa, cần phải có sự phối hợp của cả nhân tố nhà nƣớc và nhân tố phi nhà nƣớc. Trƣờng phái cuối cùng cho rằng ngoại giao văn hóa đã vƣợt qua giới hạn của nhà nƣớc. Nó biện giải rằng ngoại giao văn hóa đòi hỏi các hoạt động ngoại giao của nhân tố phi nhà nƣớc hoặc việc thúc đẩy một nền văn hóa của một nƣớc bởi nhân dân và không bị giới hạn bởi các lợi ích và các chính sách của nhà nƣớc. Rõ ràng là ngoại giao văn hóa hiện đƣợc thu hút nhiều sự chú ý của các chính phủ, học giả, các chuyên gia cố vấn, v..v. khi mà nó giờ đây đã vƣợt ra khỏi biên giới của các quốc gia. Giờ đây, mọi ngƣời có thể đề cập không những ngoại giao văn hóa của một nhà nƣớc mà họ còn có thể thảo luận ngoại giao văn hóa của các thể chế chính trị nhƣ ASEAN, EU vv… Văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, là một phần quan trọng của nền văn hóa mới Việt Nam. Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của văn hóa trong phát triển đất nƣớc, trong công tác ngoại giao. Bản thân Ngƣời đã có những hoạt động mở đƣờng cho ngoại giao văn hóa. Trong Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam, việc vận dụng và quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh để tạo nên hiệu quả của Chiến lƣợc là một vấn đề cần đƣợc quan tâm nghiên cứu. Khi bàn về văn hóa Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc làm rõ nội hàm của văn hóa Hồ Chí Minh để thấy rõ cái đẹp, cái hay, cái vĩ đại để tôn vinh, để ca ngợi, mà phần lớn những công trình, tài liệu
  • 32. 26 nghiên cứu đều gắn với việc phát triển, vận dụng những giá trị văn hóa ấy vào thực tiễn xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, vào thực tiễn cuộc sống. Ngay từ rất sớm, việc vận dụng quan điểm văn hóa của Hồ Chí Minh để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam đã đƣợc đặt ra và thể hiện ở quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng nền văn hóa dân tộc. Nghị quyết hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành trung ƣơng Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chính là sự vận dụng rõ ràng nhất những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa. Trong quá trình phát triển của đất nƣớc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Một trong những nội dung phát triển đất nƣớc chính là việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam. Những năm gần đây, ngoại giao văn hóa là một khái niệm đƣợc quan tâm và sử dụng khá phổ biến. Để thực hiện Chiến lƣợc văn hóa Việt Nam, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh đƣợc xem là một nội dung quan trọng. Nhƣng quảng bá cái gì, nhƣ thế nào đối với văn hóa Hồ Chí Minh trong Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa, đó cũng là vấn đề cần đƣợc quan tâm. Bản thân Hồ Chí Minh là một nhà ngoại giao trong nhiều năm và đồng thời Ngƣời cũng lại là một nhà văn hóa lớn. Những tƣ tƣởng của Ngƣời về ngoại giao phản ánh khá rõ nét về những quan điểm ngoại giao của Ngƣời cũng nhƣ đặc trƣng văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh. Có rất nhiều công trình, bài viết về tƣ tƣởng ngoại giao, văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh. Những công trình, bài viết với những cách tiếp cận khác nhau, nhƣng đều làm rõ đƣợc những tƣ tƣởng ngoại giao linh loạt, mới mẻ, hiện đại của Hồ Chí Minh cũng nhƣ phong cách ngoại giao ấn tƣợng của Ngƣời: kiên quyết, mềm dẻo, có lí có tình.
  • 33. 27 Trong cuốn sách: “Tƣ tƣởng ngoại giao Hồ Chí Minh”, tác giả Nguyễn Dy Niên [98] đã làm rõ những tƣ tƣởng ngoại giao nổi bật của Hồ Chí Minh, đồng thời làm rõ giá trị của những tƣ tƣởng ấy trong công tác ngoại giao hiện nay. Tại hội thảo “Bảo tàng và phát huy giá trị di sản văn hóa Hồ Chí Minh” do Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức năm 2005 [08], các bài viết đã đi sâu nghiên cứu, phân tích các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, tác động của những giá trị văn hóa Hồ Chí Minh đến đời sống thực tiễn, đề xuất, phát huy giá trị di sản văn hóa của Ngƣời. Đồng thời, Hội thảo còn tập trung nêu mối quan hệ giữa các bảo tàng và di tích lƣu niệm Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc phát triển ngành du lịch Việt Nam. “Theo dấu chân Bác”, một hoạt động quảng bá hữu hiệu hình ảnh con ngƣời Việt Nam tiêu biểu với bạn bè quốc tế” của Chu Đức Tính [16] đã đặt ra vấn đề xác định một số địa điểm, di tích ở nƣớc ngoài liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh , giúp cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các di tích về Hồ Chí Minh một cách hiệu quả. Những việc làm này đã góp phần vào việc tuyên truyền, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh và quảng bá hình ảnh Việt Nam với bè bạn quốc tế đƣợc thuận lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp trong một lĩnh vực cụ thể (bảo tồn, bảo tàng), chƣa làm rõ đƣợc hết giá trị của văn hóa Hồ Chí Minh trong chính sách ngoại giao văn hóa nói chung. Ngày 17/12/2015, Bộ Ngoại giao đã sơ kết đề án: “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất ở nƣớc ngoài” [17]. Đề án đã đƣợc thành lập từ năm 2009 nhằm tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng việc tuyên truyền vận động Chính quyền địa phƣơng, nhân dân sở tại, cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài tại các quốc gia trên thế giới, những nơi Ngƣời đã từng sống, học tập, làm việc hoặc đến thăm, có các hình thức tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm lƣu giữ và bảo vệ những dấu tích của Ngƣời, qua đó quảng bá hình ảnh Việt Nam trên thế giới qua hình ảnh của
  • 34. 28 một con ngƣời Việt Nam tiêu biểu và làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam với các nƣớc này đã đem lại những thành quả rất tích cực. Tuy nhiên nội dung của Đề án bao gồm quảng bá về Hồ Chí Minh nói chung cả trên lĩnh vực tƣ tƣởng, văn hóa, con ngƣời nên việc quảng bá các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh chƣa thực sự đậm nét. Thông qua cách tiếp cận lịch sử, Vũ Khoan trong cuốn sách: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao” [66] đã làm rõ những đóng góp, sự tài tình, linh hoạt của Hồ Chí Minh trong công tác ngoại giao từ những ngày đầu của Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong bối cảnh rối ren của đất nƣớc, giữa bộn bề công việc, trƣớc tình hình thế giới phức tạp, khó lƣờng, hay trong thời kì vừa xây dựng đất nƣớc, vừa đấu tranh thống nhất nƣớc nhà, Hồ Chí Minh đều thể hiện vai trò của một nhà ngoại giao kiệt xuất. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Ngoại giao văn hóa Việt Nam trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI” do Vụ UNESCO Bộ Ngoại giao thực hiện [20] đã nêu lên những thành tựu, hạn chế, nội dung, xu hƣớng và biện pháp nâng cao chất lƣợng NGVH Việt Nam trong hai thập niên đầu của thế kỉ XXI. Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để từ đó có thể phát huy tối đa sức mạnh của dân tộc trong thời đại mới. Trong thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa hiện nay, chúng ta cũng cần phải tiếp tục tinh thần này của Hồ Chí Minh, cần phải biết mình đang ở thời đại nào, có những xu hƣớng phát triển ra sao để từ đó có những chính sách ngoại giao cho phù hợp. Cuốn “Cục diện thế giới đến 2020” do Phó Thủ tƣớng, Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ biên [93] chính là trên tinh thần đó. Cuốn sách đã phân tích, đánh giá cục diện khu vực, thế giới và dự báo sự vận động của nó trong thời gian tới, trong đó có những yếu tố tác động đến ngoại giao văn hóa. Các công trình nghiên cứu đƣợc điểm đến ở trên khá đa dạng về nội dung và hình thức thể hiện, đều là các tài liệu rất hữu ích để tham khảo lí luận và
  • 35. 29 thực tiễn về văn hóa Hồ Chí Minh và ngoại giao văn hóa của Việt Nam. Đây chính là nguồn tham khảo rất có giá trị về phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ cách thức xử lí vấn đề. Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể khái quát một số kết quả đạt đƣợc nhƣ sau: *Về văn hóa Hồ Chí Minh: Các công trình, tài liệu nghiên cứu đã nghiên cứu văn hóa Hồ Chí Minh dƣới góc độ nhà văn hóa kiệt xuất, đƣợc dân tộc và nhân loại thừa nhận và tôn vinh. Vì thế, các công trình, tài liệu đã đem đến những nội dung khá phong phú và đa dạng về nội hàm văn hóa Hồ Chí Minh, giá trị và ảnh hƣởng của văn hóa Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại. Dù là nghiên cứu ở phƣơng diện lịch sử, phƣơng diện văn hóa hay tƣ tƣởng thì hình ảnh nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh đã đƣợc các nhà nghiên cứu khắc họa tƣơng đối rõ nét. Từ việc nghiên cứu đó, có thể rút ra đƣợc những giá trị mang tính đặc trƣng của văn hóa Hồ Chí Minh. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng trong việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh và văn hóa Hồ Chí Minh. *Về văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa Việt Nam: Mặc dù là một lĩnh vực mới, nhƣng những tài liệu trong nƣớc và quốc tế đã bƣớc đầu tạo nên những khung lí thuyết cần thiết để việc nghiên cứu về ngoại giao văn hóa Việt Nam đúng hƣớng và hiệu quả. Những khái niệm về ngoại giao văn hóa, ngoại giao văn hóa Việt Nam, nội hàm, phƣơng pháp, cách thức hoạt động đã bƣớc đầu đƣợc làm rõ. Đây cũng là cơ sở để phân biệt ngoại giao văn hóa với văn hóa ngoại giao, ngoại giao văn hóa với văn hóa đối ngoại vốn hay bị nhầm lẫn trong việc nghiên cứu. Phần lớn các công trình, tài liệu nghiên cứu chủ yếu đề cập đến việc vận dụng văn hóa Hồ Chí Minh để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam. Các công trình đã làm rõ đƣợc những giá trị của văn hóa Hồ Chí Minh đối với nền văn hóa đất nƣớc. Từ đó, làm rõ đƣợc giá trị thời đại của văn hóa Hồ Chí
  • 36. 30 Minh trong thời đại toàn cầu hóa. Các công trình đều đánh giá cao sức mạnh, ảnh hƣởng và tầm vóc của văn hóa Hồ Chí Minh. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN GIẢI QUYẾT 1.2.1. Văn hóa Hồ Chí Minh Văn hóa Hồ Chí Minh đã đƣợc nghiên cứu từ rất sớm, nhƣng cách nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh chƣa thực sự rõ ràng; cấu trúc, nội hàm của khái niệm văn hóa Hồ Chí Minh chƣa đƣợc thống nhất. Trong những tài liệu, công trình tác giả luận án nghiên cứu, hiện có hai quan điểm nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh: quan điểm thứ nhất nghiên cứu văn hóa Hồ Chí Minh trên phƣơng diện loại hình, các lĩnh vực chính (văn hóa giáo dục, văn hóa văn nghệ, văn hóa đời sống); quan điểm thứ hai nghiên cứu văn hóa Hồ Chí Minh theo hệ giá trị. Trong việc nghiên cứu văn hóa Hồ Chí Minh theo hệ giá trị thì cũng có nhiều cách tiếp cận, có cách tiếp cận bao quát (giá trị văn hóa Hồ Chí Minh trong tƣ tƣởng, phong cách và nhân cách Hồ Chí Minh vv…), có cách tiếp cận cụ thể (văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa ngoại giao, văn hóa ứng xử vv…). Việc xác định rõ văn hóa Hồ Chí Minh là gì và hƣớng nghiên cứu nhƣ thế nào rất quan trọng vì điều đó sẽ quyết định đến nội dung và hình thức quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam. Trong luận án của mình, tác giả nghiêng về nghiên cứu văn hóa Hồ Chí Minh theo hệ giá trị và cách nghiên cứu cụ thể. Bản thân văn hóa Hồ Chí Minh là sự tích hợp văn hóa Đông- Tây, tiêu biểu cho những giá trị văn hóa Việt Nam, nhƣng lại phù hợp với thời đại mới. Đối với ngƣời phƣơng Đông, có ba yếu tố rất đƣợc coi trọng: lập ngôn, lập đức, lập công. Hồ Chí Minh hội tụ cả ba yếu tố đó: Ngƣời là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo lớn (lập ngôn); Ngƣời là một tấm gƣơng đạo đức vĩ đại (lập đức); Ngƣời là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nƣớc và đứng đầu Chính phủ (lập công). UNESCO vinh danh Ngƣời là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”, “là sự kết tinh của
  • 37. 31 truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tƣ tƣởng của Ngƣời là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn đƣợc khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc” [124; tr.71-72]. Do đó, khi nghiên cứu văn hóa Hồ Chí Minh, tác giả luận án muốn làm rõ những giá trị văn hóa Hồ Chí Minh trên các phƣơng diện: chính trị, đạo đức, ngoại giao, ứng xử, hòa bình, góp phần hoàn thiện quan niệm, cách tiếp cận để có thể hình dung về văn hóa Hồ Chí Minh một cách rõ nét hơn. 1.2.2. Quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI Mặc dù các công trình, tài liệu đã đƣa ra đƣợc khái niệm, nội dung của ngoại giao văn hóa Việt Nam, nhƣng chƣa đặt ra vấn đề quảng bá các giá trị văn hóa, tầm ảnh hƣởng của các danh nhân, trong đó có văn hóa Hồ Chí Minh ra thế giới nhƣ một nội dung quan trọng của chiến lƣợc ngoại giao văn hóa. Một trong những cách truyền tải thông điệp của văn hóa một cách hiệu quả nhất đó là thông qua những hình ảnh văn hóa. Hình ảnh văn hóa đƣợc thể hiện sinh động nhất là thông qua những con ngƣời mang những đặc trƣng văn hóa của dân tộc đó. Các danh nhân văn hóa chính là những biểu hiện đầy đủ nhất những giá trị văn hóa đó. Trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa của Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI, bên cạnh việc quảng bá những giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, thì việc quảng bá danh vọng, nét độc đáo của các vĩ nhân Việt Nam là một nội dung cần đƣợc chú trọng. Theo đó, tên tuổi và công đức của các vĩ nhân nhƣ: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh,… cần đƣợc quảng bá một cách rộng rãi. Hiện nay, gần nhƣ chƣa có công trình, tài liệu nào nghiên cứu về việc quảng bá các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam. Đề án: “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất ở nƣớc ngoài” của Bộ Ngoại giao mang tính
  • 38. 32 quảng bá về danh nhân Hồ Chí Minh một cách chung chung, chƣa tập trung vào mảng văn hóa Hồ Chí Minh, do đó vẫn chƣa có sự khắc họa thực sự sâu sắc nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh trên thế giới để thấy đƣợc nét độc đáo, đặc sắc, tầm vóc của một nhà văn hóa kiệt xuất. Do đó, khi nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam ở những năm đầu thế kỉ XXI, tác giả luận án cho rằng văn hóa Hồ Chí Minh không chỉ là định hƣớng, mà còn là một nội dung cần quảng bá mạnh mẽ trong Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam. Tiểu kết chƣơng 1 Cuộc đời và những hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh là đề tài vô tận cho các nhà nghiên cứu trong nƣớc và thế giới khai thác. Với sự vinh danh của UNESCO “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”, vị trí, tầm vóc văn hóa Hồ Chí Minh đã đƣợc củng cố và khẳng định. Vị thế, tầm vóc văn hóa Hồ Chí Minh không chỉ đƣợc thể hiện ở những tƣ tƣởng về văn hóa, mà còn thể hiện ở nhân cách, phong cách văn hóa của Ngƣời. Tƣ tƣởng, phong cách, nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh vừa thấm đẫm bản sắc văn hóa dân tộc, vừa thể hiện nét tinh tế, hiện đại của thế giới và thời đại. Ngoại giao văn hóa là một xu thế phổ biến của thế giới đƣơng đại. Với Việt Nam, ngoại giao văn hóa đƣợc xác định là một trong ba trụ cột lớn của ngoại giao Việt Nam: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa. Trong ngoại giao văn hóa, việc phổ biến, tuyên truyền, tôn vinh, phát triển các giá trị văn hóa dân tộc là một phần hết sức quan trọng. Văn hóa Hồ Chí Minh chính là một hiện tƣợng tiêu biểu mang những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam cần đƣợc quảng bá ra thế giới. Có rất nhiều công trình nghiên cứu ở trong nƣớc và thế giới nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, nghiên cứu về ngoại giao văn hóa Việt Nam. Các công trình đã đem đến những kết quả nghiên cứu sâu sắc nhằm làm rõ chân
  • 39. 33 dung, tầm vóc của nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh cũng nhƣ những khái niệm, kết cấu, đặc trƣng, nội dung của ngoại giao văn hóa Việt Nam. Khi đặt ra vấn đề quảng bá các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam, các công trình, tài liệu chủ yếu đề cập đến các vấn đề chung về ngoại giao văn hóa Việt Nam, các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, ý nghĩa của những giá trị văn hóa đó đối với việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam hiện nay; hoặc nghiên cứu một nội dung nào đó trong di sản văn hóa Hồ Chí Minh và vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng lĩnh vực văn hóa đó. Các công trình đều thể hiện sự dày công, dụng công và lòng yêu mến, trân trọng với những di sản văn hóa Hồ Chí Minh, cung cấp những cách nhìn đa dạng về nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có một tài liệu, công trình nào nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh nhƣ một nội dung của ngoại giao văn hóa. Do đó cũng chƣa có những biện pháp, cách thức phổ biến, quảng bá, tôn vinh các giá trị văn hóa ấy trong Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa, góp phần mang đến thành công cho Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam.
  • 40. 34 CHƢƠNG 2 VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2.1.1. Văn hóa Văn hóa là một lĩnh vực có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà nghiên cứu. Là nhân tố quan trọng trong đời sống con ngƣời, văn hóa nhƣ chất keo kết dính các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội tạo nên hình hài và bản sắc mỗi quốc gia, dân tộc. Văn hóa có khả năng đảm bảo tính bền vững của xã hội, tính kế thừa của lịch sử và không thể bị trộn lẫn ngay cả khi hội nhập vào những cộng đồng lớn hơn. Tính khu biệt của văn hóa chính là điểm nhấn quan trọng mà các các quốc gia, dân tộc đều chú ý gìn giữ, vun đắp để khẳng định mình trong quá trình giao lƣu kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ nhƣ hiện nay. Chính vì lẽ đó, văn hóa là vấn đề chƣa bao giờ cũ trong giới nghiên cứu. Ngƣời ta tìm đến văn hóa với tất cả sự tìm tòi, say mê, hào hứng; với mong muốn khám phá, khẳng định, ghi nhận và cảm nhận những giá trị mới. Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa với những cách tiếp cận, những quan điểm khác nhau. Trong khoa học xã hội nhân văn, không có khái niệm nào lại mơ hồ và đa dạng nhƣ khái niệm văn hóa. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Văn hóa” là: “Toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nƣớc, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc” [53; tr.798] Nhƣ vậy, văn hóa không chỉ thu hẹp trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật, mà bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội; văn hóa cũng không đơn thuần phản ánh trình độ học vấn của con ngƣời trong lĩnh vực giáo
  • 41. 35 dục, mà văn hóa là thƣớc đo trình độ phát triển của toàn xã hội loài ngƣời trong các thời kì khác nhau. Tuy nhiên có thể quy các định nghĩa về văn hóa thành hai nhóm chính: Quan niệm theo nghĩa hẹp coi văn hóa chỉ là những hoạt động liên quan đến đời sống tinh thần, những quan hệ xã hội và những sáng tạo nghệ thuật; Quan niệm theo nghĩa rộng coi văn hóa là tất cả những gì do con ngƣời sáng tạo ra. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa và tuyên ngôn của UNESCO gần đây có thể xếp vào nhóm quan niệm thứ hai. Đầu thế kỉ XXI, trong Tuyên bố toàn cầu về Đa dạng hóa văn hóa (tháng 11/2001), UNESCO cho rằng: Văn hóa là một tổng hợp các đặc điểm tinh thần, thể chất, tri thức và tình cảm đặc trƣng cho một xã hội hoặc một nhóm xã hội, bao hàm không chỉ nghệ thuật và văn học mà còn cả lối sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngƣỡng. Những đặc trƣng của các yếu tố cấu thành đó giúp ta phân biệt đƣợc một xã hội (hoặc một nhóm xã hội) với các xã hội (hoặc nhóm xã hội khác) [140]. Với định nghĩa này, UNESCO đã chỉ ra vai trò của văn hóa trong việc giúp một xã hội khẳng định sự hiện diện của mình trên thế giới và đảm bảo sự tồn tại của xã hội đó theo dòng thời gian. Ở khía cạnh khác, “đa dạng văn hóa” còn ẩn chứa một sức mạnh bên trong nó, bởi về bản chất, “đa dạng văn hóa” chính là sự khác biệt giữa các nền văn hóa với nhau và chính sự khác biệt này tạo nên sự hấp dẫn, sự thu hút của một nền văn hóa với thế giới bên ngoài. Đây cũng có thể coi là thứ “quyền lực mềm” của văn hóa. Theo đó, UNESCO đã chỉ ra vai trò của văn hóa trong việc giúp một xã hội (hoặc một nhóm xã hội) khẳng định sự hiện diện của mình trên thế giới và đảm bảo sự tồn tại của xã hội (hoặc nhóm xã hội) đó bằng những đặc trƣng riêng của mình.
  • 42. 36 Văn hóa là tất cả những sáng tạo của một cộng đồng ngƣời vì mục đích tồn tại và phát triển, nghĩa là văn hóa cũng đƣợc quan niệm theo nghĩa rộng. Ngay từ năm 1943, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.[79; tr.458] Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa rất gần với quan điểm hiện đại về văn hóa khi coi văn hóa không chỉ là một hiện tƣợng tinh thần tách rời đời sống vật chất mà bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa thể hiện trình độ phát triển của con ngƣời và xã hội loài ngƣời trong quá trình tổ chức đời sống và hƣởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời tạo ra, bao gồm “phƣơng thức sinh hoạt” và “phƣơng thức sử dụng”. Theo Hồ Chí Minh, văn hóa đƣợc tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con ngƣời và xã hội, trong xu hƣớng vƣơn tới cái tiến bộ, chân, thiện, mĩ và văn minh. Văn hóa đƣợc truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa và văn minh hóa. Nhƣ vậy, văn hóa đƣợc hiểu là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con ngƣời trong quá trình hình thành và phát triển. Văn hóa là sự kết tinh những giá trị cao quý nhất, đẹp đẽ nhất của con ngƣời, của đời sống một dân tộc, một xã hội. Có thể nói, văn hóa nói chung là trình độ “Ngƣời", trình độ “Ngƣời" của những quan hệ xã hội, bao gồm tất cả những gì liên quan đến
  • 43. 37 sáng tạo của con ngƣời, đƣợc hun đúc qua các thế hệ, biến thành truyền thống bền vững, thành bản sắc của dân tộc, của xã hội, thành động lực phát triển của con ngƣời, của dân tộc và của xã hội loài ngƣời. [43; tr.291]. Văn hóa là yếu tố không thể thiếu trong đời sống của con ngƣời trong hành trình đi tới việc hoàn thiện mình, hƣớng tới những giá trị tốt đẹp hơn. Đó cũng là lí do làm cho văn hóa là một khái niệm đƣợc nhiều ngƣời quan tâm và đến nay vẫn là một khái niệm mở. Việc đƣa ra một khái niệm có tính tổng quát đƣợc thế giới chấp nhận là tƣơng đối khó. Chính vì lẽ đó, trong luận án của mình, tác giả không đƣa ra quan điểm riêng của mình về văn hóa mà sử dụng định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh làm nền tảng chính để nghiên cứu những luận điểm của luận án. 2.1.2. Văn hóa Hồ Chí Minh Cho đến nay, ngƣời ta đã nghiên cứu, bàn luận nhiều về Hồ Chí Minh với tƣ cách là nhà văn hóa kiệt xuất, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa, phong cách, nhân cách của nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh, nhƣng tuyệt nhiên chƣa có một định nghĩa mang tính thống nhất về văn hóa Hồ Chí Minh. Theo nhà nghiên cứu Hoàng Chí Bảo: Văn hóa Hồ Chí Minh, ngoài cốt yếu tƣ tƣởng lý luận về văn hóa còn là thực tiễn văn hóa sống động trong đời sống và hoạt động của Ngƣời với tính biểu cảm chân thực đầy sức thuyết phục. Đó là sự nêu gƣơng, là mẫu mực trong lối sống, hành vi, trong ứng xử vô cùng tinh tế, lòng nhân ái, tính vị tha và tinh thần khoan dung của Ngƣời…Ngƣời chẳng những có sức sáng tạo lớn về văn hóa mà còn thể hiện một năng lực cảm thụ vô cùng tinh tế, sâu sắc, bởi Ngƣời không chỉ là nhà tƣ tƣởng mà còn là một nhà thơ lớn, một nhà báo tài hoa, nhà chính luận và nghệ sĩ đa tài. [51; tr.578]
  • 44. 38 Khi bàn đến văn hóa Hồ Chí Minh , tác giả cũng đƣa ra “những mối liên hệ, những mối quan hệ tạo nên chủ thể văn hóa Hồ Chí Minh, tạo nên Hồ Chí Minh nhƣ một hiện tƣợng văn hóa độc đáo. Đó là những mối liên hệ, quan hệ sau đây: Mối liên hệ giữa Con ngƣời - Cuộc đời và Sự nghiệp. Mối quan hệ giữa Tƣ tƣởng - Phƣơng pháp và Phong cách. Mối quan hệ giữa Đạo đức - Lối sống và Nhân cách.” [51; tr.574-575] Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm trong “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” cho rằng: văn hóa Hồ Chí Minh là sự “tích hợp các giá trị văn hóa Đông - Tây với tinh hoa của chủ nghĩa Mác”. [125; tr.569] Trong “Hồ Chí Minh - nhà văn hóa kiệt xuất”, nhà nghiên cứu Song Thành đã đƣa ra một quan điểm về “văn hóa Hồ Chí Minh”: “Văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc với những yếu tố tích cực trong văn hóa các tôn giáo, văn hóa dân chủ - cách mạng phƣơng Tây, văn hóa mác xít,…để trở thành văn hóa tiên tiến, mang những giá trị nhân văn sâu sắc, vốn là nội dung cốt lõi của văn hóa nhân loại” [119; tr.26-27]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Thắng cho rằng: “Văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất của văn hóa Việt Nam và tƣ tƣởng, trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, đạo đức và lối sống, nhân cách và bản lĩnh Hồ Chí Minh. Ở Hồ Chí Minh có sự tích hợp văn hóa Việt Nam với văn hóa phƣơng Đông và phƣơng Tây tạo thành văn hóa Hồ Chí Minh tiên tiến, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam”. [122; tr.74] Quan điểm của các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở việc nhìn nhận văn hóa Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nhân loại, đƣợc thể hiện thông qua tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách, cuộc đời của Ngƣời. Trong quá trình hoạt động văn hóa, Hồ Chí Minh không chỉ là hiện thân của những giá trị văn hóa dân tộc và thời đại, mà còn sáng tạo ra
  • 45. 39 những giá trị văn hóa rất riêng và độc đáo. Văn hóa Hồ Chí Minh là một phần không thể thiếu của nền văn hóa mới Việt Nam thời hiện đại, đồng thời cũng là định hƣớng cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam hiện nay. Từ những nghiên cứu trên đây, tác giả bƣớc đầu đƣa ra quan điểm về “Văn hóa Hồ Chí Minh” nhƣ sau: Văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết tinh các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nhân loại, thể hiện trong tư tưởng, tài năng, đạo đức và những hoạt động sáng tạo của Người; tiêu biểu cho những giá trị văn hóa mới Việt Nam và đồng thời phản ánh xu thế phát triển văn hóa của thời đại. Văn hóa Hồ Chí Minh là sự định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, tăng cường vị thế của văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa. Văn hóa Hồ Chí Minh là tổng hợp các giá trị văn hóa của dân tộc, nhân loại kết tinh trong tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh- anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, tấm gƣơng đạo đức lớn, định hƣớng xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. 2.1.3. Ngoại giao văn hóa Theo Từ điển ngoại giao văn hóa của Viện ngoại giao văn hóa Đức: "Ngoại giao văn hóa là những phƣơng thức mà một quốc gia sử dụng để quảng bá các giá trị văn hóa và chính trị ra thế giới". [154; tr.30]; "Ngoại giao văn hóa là tổng thể các hoạt động đƣợc triển khai bằng và trên cơ sở trao đổi, giao lƣu các giá trị, tƣ tƣởng, truyền thống, phong tục, bản sắc và các loại hình khác của văn hóa, nhằm mục tiêu tăng cƣờng mối quan hệ, đẩy mạnh hợp tác văn hóa - xã hội hoặc thúc đẩy các lợi ích quốc gia ; ngoại giao văn hóa có thể đƣợc triển khai bởi khu vực Nhà nƣớc, khu vực tƣ nhân và xã hội dân sự". [154; tr.30-31]
  • 46. 40 Theo Cummings Milton: "Ngoại giao văn hóa là sự giao lƣu những tƣ tƣởng, trao đổi thông tin nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín ngƣỡng và các phƣơng diện khác nhau của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia và dân tộc". [158; tr.1] Các nhà nghiên cứu của trƣờng Đại học Quan hệ Quốc tế Mátxcơva, Liên bang Nga cho rằng: “Ngoại giao văn hóa là lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao, liên quan đến sử dụng văn hóa nhƣ là đối tƣợng và phƣơng tiện nhằm đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của quốc gia, tạo hình ảnh tốt đẹp của đất nƣớc, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ quốc gia trên thế giới”. [dẫn theo 16; tr. 68] Những quan niệm trên phần lớn tiếp cận ở góc độ "phƣơng thức ngoại giao văn hóa", đó là sự trao đổi, giao lƣu văn hóa giữa các quốc gia với nhau, chƣa có khái niệm nào nêu đƣợc tổng quát 4 thành tố cơ bản quan trọng của ngoại giao văn hóa, gồm : chủ thể, phƣơng thức/hình thức, nội dung và mục tiêu, mặc dù những quan niệm đó đều liên quan chặt chẽ với "quyền lực mềm" mà Joseph S. Nye đã nêu ra trƣớc đó. Ở Việt Nam, khái niệm ngoại giao văn hóa là một khái niệm đƣợc quan tâm trong những năm gần đây. Các học giả, các nhà hoạch định chính sách đều có những định nghĩa riêng của mình về ngoại giao văn hóa. Ngay trong "Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa đến năm 2020" ban hành theo quyết định số 208/QĐ- TTg ngày 14/2/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ cũng nêu rõ : "Ngoại giao văn hóa là một lĩnh vực, khái niệm mới, nội hàm đang trong giai đoạn xác định" [128; tr. 4]. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều công nhận rằng, ngoại giao văn hóa là một trong những trụ cột của ngoại giao Việt Nam. Dƣới góc độ quan hệ quốc tế, tác giả Phạm Thủy Tiên cho rằng: Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao thông qua công cụ văn hóa để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt đƣợc các mục tiêu lợi ích cơ bản của quốc gia là phát