SlideShare a Scribd company logo
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
SOM KHITH VONG PAN NHA
QU¶N Lý NHµ N¦íC VÒ DU LÞCH
TR£N §ÞA BµN TØNH BO KÑO CéNG HßA D¢N CHñ
NH¢N D¢N LµO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
SOM KHITH VONG PAN NHA
QU¶N Lý NHµ N¦íC VÒ DU LÞCH
TR£N §ÞA BµN TØNH BO KÑO CéNG HßA D¢N CHñ
NH¢N D¢N LµO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. TRẦN THỊ HẰNG
2. PGS.TS. NGUYỄN HỮU THẮNG
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Som Khith Vong Pan Nha
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU
LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 9
1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch 9
1.2. Các công trình nghiên cứu đề cập đến quản lý nhà nước về du lịch 17
1.3. Một số kết quả đạt đuợc trong các công trình nghiên cứu có liên
quan và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 24
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CẤP TỈNH 26
2.1. Khái niệm, các loại hình và vai trò du lịch 26
2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch 42
2.3. Kinh nghiệm và bài học quản lý nhà nước về du lịch ở một số địa
phương trong và ngoài nước 57
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BO KẸO, CỘNG HOÀ DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO 78
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bo Kẹo, có ảnh hưởng đến
quản lý nhà nước về du lịch. 78
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo 91
3.3. Đánh giá quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2007 – 2017 113
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BO
KẸO, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 127
4.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng quản lý nhà nước về du lịch
trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo 127
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
tỉnh Bo Kẹo 133
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 164
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHDCND Cộng hòa Dân chủ nhân dân
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DLST Du lịch sinh thái
DNDL Doanh nghiệp du lịch
KT-XH Kinh tế-xã hội
HĐ DL
HNQT
Hoạt động du lịch
Hội nhập quốc tế
LHQ
NDCM
Liên hiệp quốc
Nhân dân cách mạng
PATA Hiệp hội Du lịch Châu Á-Thái Bình Dương
QLNN Quản lý nhà nước
UBND Ủy ban nhân dân
UNWTO Tổ chức Du lịch của Liên Hợp Quốc
TT-VH-DL Thông tin, Văn hóa và Du lịch
WTTC Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến tỉnh LuangPra Bang 2007-2016 .......... 72
Bảng 2.2: Số lượng khách du lịch đến tỉnh Xiêng Khoảng 2007-2016............ 74
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế Bo Kẹo năm 2007 đến năm 2017.............................. 81
Bảng 3.2: Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Bo Kẹo năm 2007 - 2017 ................... 81
Bảng 3.3: Trình độ cán bộ nhân viên Sở Thông tin, Văn hóa............................ 90
Bảng 3.4: Độ tuổi cán bộ nhân viên Sở Thông tin, Văn hóa.............................. 91
Bảng 3.5: Hệ thống cơ sở kinh doanh du lịch từ năm 2007 – 2017 ................... 99
Bảng 3.6: Đánh giá mức độ phù hợp, hiệu quả của các hình thức tuyên truyền
chính sách pháp luật về du lịch cho người dân của huyện Bo Kẹo ........103
Bảng 3.7: Khó khăn nhất trong kinh doanh của doanh nghiệp, khách sạn, nhà
hàng kinh doanh về du lịch................................................................105
Bảng 3.8: Chính quyền địa phương hỗ trợ trong kinh doanh của doanh
nghiệp, khách sạn, nhà hàng kinh doanh về du lịch ...........................105
Bảng 3.9: Mức độ an toàn của du khách khi đến thăm quan du lịch Bo Kẹo....106
Bảng 3.10: Mức độ không hài lòng của du khách khi đến thăm quan du lịch
Bo Kẹo..............................................................................................107
Bảng 3.11: Mức độ biết đến đường dây nóng của du khách khi đến thăm
quan du lịch Bo Kẹo..........................................................................107
Bảng 3.12: Du khách biết đến du lịch Bo Kẹo qua các hình thức.....................110
Bảng 3.13: Số lượng kiểm tra, giám sát về du lịch từ 2007 -2017....................111
Bảng 3.14: Tỷ lệ nộp thuế, phí của cơ sở kinh doanh du lịch năm 2015 - 2017 ...113
Bảng 3.15: Vấn đề nộp thuế của doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng...............113
Bảng 3.16: Cán bộ, nhân viên trong ngành đánh giá du lịch của tỉnh Bo Kẹo
hiện nay.............................................................................................114
Bảng 3.17: Mức độ người dân biết đến các thông tin về du lịch Bo Kẹo..........115
Bảng 3.18: Đánh giá của doanh nghiệp, nhà hàng về môi trường đầu tư kinh
doanh du lịch ở Bo Kẹo hiện nay ......................................................115
Bảng 3.19: Số lượng khách du lịch đến Bo Kẹo ..............................................116
Bảng 3.20: Đánh giá về sản phẩm và dịch vụ du lịch của khách trong nước ....117
Bảng 3.21: Đánh giá về sản phẩm và dịch vụ du lịch của khách quốc tế.........117
Bảng 3.22: Cơ cấu kinh tế Bo Kẹo năm 2007 đến năm 2017...........................118
Bảng 3.23: Ngành du lịch đóng vào ngân sách nhà nước 2008 - 2017 .............119
Bảng 3.24: Đánh giá thu nhập của người dân khi tham gia hoạt động du lịch
địa phương ........................................................................................120
Bảng 3.25: Đánh giá cán bộ quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo trên
một số tiêu chí...................................................................................125
Biểu đồ 3.1: Dân số tỉnh Bo Kẹo qua các năm.................................................. 79
Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Bo kẹo qua các năm................. 80
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo............................ 88
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển
kinh tế - xã hội (KT - XH) của quốc gia. Du lịch là ngành công nghiệp không
khói, tạo thu nhập nhanh; giúp quốc gia, địa phương bù đắp thiếu hụt ngân sách
thúc đẩy thanh toán tài khoản vãng lai; giúp tạo việc làm và tăng thu nhập cho
người dân khi tham gia kinh doanh du lịch.
Trên thế giới hiện nay, du lịch trở thành hoạt động KT - XH phổ biến, là
cầu nối tình hữu nghị, là phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc
gia, dân tộc. Ở nhiều quốc gia, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng
đầu, phát triển với tốc độ cao, đem lại những lợi ích to lớn về KT - XH.
Ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào, hoạt động du lịch tuy
mới được phát triển, nhưng cũng đã góp phần quan trọng vào phát triển nền kinh
tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao mức sống nhân dân các bộ
tộc Lào. Trong quá trình phát triển của mình, ngành du lịch CHDCND Lào vẫn
còn nhiều hạn chế, các dịch vụ gắn với du lịch chưa đa dạng, kết cấu hạ tầng của
du lịch chưa theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ du lịch còn thấp, giá
cả cao, sản phẩm du lịch chưa phong phú… Thực tế này dẫn tới năng lực cạnh
tranh của ngành du lịch và các sản phẩm du lịch ở Lào ở trình độ còn thấp nhất
là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Bo Kẹo là một tỉnh miền núi, nằm trong khu vực "Tam giác vàng", có địa
hình đa dạng, bao gồm cả đồng bằng và miền núi, có vị trí thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế, thương mại và du lịch. Tỉnh nằm trong vùng liên kết giữa các
tỉnh miền núi phía Tây Bắc Lào với Trung Quốc, Thái Lan và Myanma. Tỉnh Bo
Kẹo không chỉ là một trung tâm buôn bán, mà còn có nhiều tiềm năng để khai thác
và phát triển du lịch biên giới với nhiều danh lam thắng cảnh, có nhiều đặc sắc đa
dạng về văn hóa các dân tộc. Bo Kẹo cũng xác định ngành du lịch sẽ trở thành một
ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh. Chính vì thế, trong thời gian qua ngành du lịch
tỉnh Bo Kẹo đã có phát triển nhất định. Các loại hình du lịch đã được quan tâm phát
triển như du lịch gắn tâm linh, du lịch khám phá, du lịch gắn di tích lịch sử….Số
2
lượng du khách đến Bo Kẹo ngày càng tăng lên, đóng góp của ngành du lịch vào
ngân sách của Tỉnh cũng tăng lên. Thu nhập và việc làm từ du lịch cũng tăng. Đây
là kết quả đáng khích lệ của ngành du lịch tỉnh Bo Kẹo. Tuy nhiên so với tiềm năng
lợi thế về du lịch, thì việc phát triển này chưa tương xứng. Trên thực tế, Du lịch Bo
Kẹo chưa thực sự khai thác tiềm năng lợi thế so sánh vốn có của địa phương và
chưa đủ điều kiện để khai thác như: đường giao thông đưa khách du lịch đến các
điểm du lịch còn khó khăn, các cơ sở lưu trú, cơ sở phục vụ du khách còn chưa
đa dạng và còn ở trình độ thấp. Các vấn đề quản lý nhà nước (QLNN) về du lịch
trên địa bàn Tỉnh còn nhiều hạn chế. Cơ chế chính sách QLNN về du lịch còn nhiều
bất cập chưa thực sự tạo môi trường kinh tế, pháp luật, xã hội thuận lợi để phát
triển du lịch; Vấn đề quy hoạch và thực hiện kế hoạch ngành du lịch chưa thực
sự tốt; Quan điểm định hướng phát triển du lịch chưa mang tính dài hạn; Năng
lực bộ máy QLNN về du lịch cũng ở trình độ thấp; Kết cấu hạ tầng du lịch trên
địa bàn chưa phát triển. Ngành du lịch Bo Kẹo còn non trẻ về nhân lực, thiếu
kinh nghiệm quản lý, khả năng cạnh tranh với các nước cũng như các tỉnh trong
nước về du lịch còn yếu. Kết quả lượng khách quốc tế đến Bo Kẹo còn quá ít so
với các tỉnh trong nước và các tỉnh lân cận của nước ngoài. Đây là thách thức lớn
đặt ra cho ngành du lịch của tỉnh Bo Kẹo nói riêng và CHDCND Lào nói chung.
Từ thực tế đó cho thấy, việc nghiên cứu nhằm tìm giải pháp hoàn thiện
QLNN về du lịch trên địa bản tỉnh Bo Kẹo là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện
nay. Đó cũng là vấn đề cơ bản và lâu dài trong việc phát triển và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế không chỉ riêng ở tỉnh Bo Kẹo, mà còn là vấn đề của nhiều tỉnh khác
ở CHDCND Lào, là yêu cầu mang tính chiến lược lâu dài nhằm phát triển ngành
du lịch ở CHDCND Lào trong giai đoạn tiếp theo. Đó cũng là lý do của việc lựa
chọn đề tài "Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa
Dân chủ nhân dân Lào" làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn QLNN về
du lịch ở cấp tỉnh, luận án phân tích làm rõ thực trạng, thành công, hạn chế và đề
3
xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo
Kẹo, CHDCND Lào tầm nhìn đến 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để thực hiện được các mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên
cứu luận án đặt ra là:
- Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu,
luận án chỉ ra những vấn đề đã được làm rõ, những khoảng trống nghiên cứu và
xác định những nội dung cần tiếp tục làm rõ trong nghiên cứu.
- Phân tích luận giải cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn QLNN về du
lịch ở cấp tỉnh ở CHDCND Lào; luận giải đặc thù QLNN về du lịch cấp tỉnh liên
kết với các tỉnh trong và ngoài nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo
Kẹo từ 2007 đến 2017, rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và
nguyên nhân chủ yếu.
- Đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch trên
địa bàn tỉnh Bo Kẹo đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là QLNN ở cấp tỉnh đối với hoạt
động du lịch, trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ được phân cấp cho chính
quyền tỉnh dưới góc độ quản lý kinh tế.
Chủ thể quản lý: Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bo Kẹo, Sở Thông tin,
Văn hóa và Du lịch (TT-VH -DL) là đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh Bo Kẹo
trong quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Toàn bộ các hoạt động QLNN về du lịch trên đia bàn tỉnh
Bo Kẹo
Về thời gian: Đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo
Kẹo trong thời gian từ 2007 đến 2017 (đây là giai đoạn sở du lịch tỉnh Bo Kẹo
được tách ra); đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về du
lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030.
4
Về nội dung nghiên cứu: Luận án chủ yếu tập trung làm rõ những nội
dung QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng việc xây dựng và
thực hiện các quy hoạch, chiến lược và các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch;
đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm phát triển du lịch ở địa phương; tổ chức HĐDL ở địa
phương và kiểm tra, giám soát HĐDL ở địa phương.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận của luận án
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, quan
điểm đường lối chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào và Nhà
nước CHDCND Lào về QLNN đối với du lịch, tiếp thu có chọn lọc những giá trị
lý luận có tính phổ biến và những yếu tố phù hợp trong các tư tưởng, lý thuyết về
du lịch, về QLNN đối với du lịch trong nước và trên thế giới; những kết quả
nghiên cứu có giá trị đương đại đã được công bố trong những thập niên gần đây
ở một số nước, trong đó có Việt Nam, đối chiếu, so sánh với điều kiện thực tiễn
của tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào để phân tích, luận chứng và đề xuất các giải
pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc QLNN về du lịch ở tỉnh Bo Kẹo
nước CHDCND Lào.
4.2. Phương pháp nghiên cứu luận án
Để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ nói trên, hoạt động điều tra sử
dụng các nguồn từ phương pháp tiếp cận truyền thống như phân tích tổng hợp
nhằm làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, dựa vào đó để khảo sát thực tiễn, tổng
hợp, đánh giá, đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn
tỉnh Bo Kẹo đến năm 2025 ở cả 4 chương.
Phương pháp phân tích, tổng hợp các công trình và các bài viết có liên quan
đến QLNN về du lịch trên địa bàn cấp tỉnh, rút ra những vấn đề đã đạt được,
những vấn cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung cho vấn đề này cả về lý thuyết và thực
tiễn hiện nay; phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong hệ thống
hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh đối
với chương 1, chương 2 và chương 3.
Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các kết quả đạt được hay
chưa đạt được trong QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo từ 2007 đến
5
2017 ở chương 3. Tác giả áp dụng các cách lập bảng, biểu đồ, sơ đồ, mô hình
hóa nhằm trình bày các số liệu, các kết quả nghiên cứu của tác giả về QLNN về
du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo đoạn 2007 -2017 ở chương 3.
Luận án thu thập thông tin sơ cấp qua khảo sát thực tế và điều tra xã hội
học và các số liệu được thu tập thông qua báo cáo, tổng kết, các bài viết, công
trình khoa học (thứ cấp) liên quan đến thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn
tỉnh Bo Kẹo như:
+ Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ tài liệu, báo cáo, sách báo tạp chí, tài
liệu từ hội thảo khoa học và thông tin từ các trang website trong và ngoài nước.
+ Luận văn tiến hành 4 cuộc khảo sát quản lý nhà nước về du lịch với 4
nhóm đối tượng: Cán bộ QLNN về du lịch; cộng đồng tham gia kinh doanh du
lịch; du khách đến tham quan du lịch và doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch
nhằm làm rõ các khía cạnh quản lý của tỉnh Bo Kẹo về du lịch.
Phiếu khảo sát được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2018. Tổng số
lượng phiếu khảo sát 667 phiếu, số phiếu thu được 476 phiếu (đạt 71,3%).
Học viên lựa chọn các nhóm đối tượng khảo sát như sau:
Nhóm 1: Công chức viên chức trong Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch của
tỉnh Bo Kẹo
Trong tổng số 61 người của Sở Thông Tin, Văn hóa và Du Lịch, Học viên
chỉ khảo sát 37 người và 10 người của UBND. Đây là những người trực tiếp hoặc
gián tiếp quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Bo Kẹo. Số phiếu khảo sát là 47, số
phiếu thu được 47 (100%). Với nhóm đối tượng này, Học viên trực tiếp đi khảo
sát và điền thông tin.
Nhóm 2: Người dân địa phương có tham gia vào các hoạt động du lịch của
địa phương
Ở nhóm người dân, Học viên khảo sát người dân ở 3 địa điểm du lịch đang
khai thác, số phiếu điều tra là 200, nhưng chỉ thu về được 177 phiếu (đạt 88,5%) ở
3 địa điểm là:
+ Khu phát triển khu du lịch lịch sử (Su Văn Nạ Khôm Khăm Huyện Tổng
Pầng) 70 phiếu.
6
+ Suối nước nóng Pung Lọ (Huyện Mâng) 57 phiếu
+ Đảo (Đon Pung) Huyện Huổi Sai 50 phiếu
Đây là các địa phương có hoạt động du lịch nhiều nhất ở tỉnh Bo Kẹo.
Với nhóm đối tượng này, học viên cùng 4 thành viên khác hỗ trợ tham gia
đi khảo sát tại địa phương
Nhóm 3: Du khách trong nước đến du lịch tỉnh Bo Kẹo
Với số lượng du khách trong nước đến Bo Kẹo, Học viên phát phiếu điều
tra 200 phiếu nhưng chỉ thu được 100 phiếu trả lời (đạt 50%). Học viên khảo sát
100 người, chủ yếu ở 3 địa phương trên với số phiếu được chia như sau
+ Khu phát triển khu du lịch lịch sử (Su Văn Nạ Khôm Khăm Huyện Tổn
Pầng) 35 phiếu.
+ Suối nước nóng Pung Lọ ( Huyện Mâng) 20 phiếu
+ Đảo (Đon Pung) Huyện Huổi Sai: 45 phiếu
Với nhóm du khách trong nước, Học viên nhờ các công ty du lịch và các
điểm du lịch hỗ trợ khảo sát.
Nhóm 4: Du khách quốc tế đến du lịch tỉnh Bo Kẹo
Hiện nay số lượng du khách quốc tế đến Bo Kẹo ngày càng tăng hơn trước,
nên, Học viên phát phiếu khảo sát 200 phiếu và thu được 132 phiếu (đạt 66%) ở 3
địa phương trên với số phiếu được chia như sau:
+ Khu phát triển khu du lịch lịch sử (Su Văn Nạ Khôm Khăm Huyện Tổn
Pầng) 40 phiếu.
+ Suối nước nóng Pung Lọ ( Huyện Mâng) 30 phiếu
+ Đảo (Đon Pung) Huyện Huổi Sai 62 phiếu.
Với nhóm du khách quốc tế, Học viên nhờ các công ty du lịch hỗ trợ khảo sát.
Nhóm 5: Nhóm doanh nghiệp, nhà hàng tham gia hoạt động du lịch
Tác giả khảo sát 10 doanh nghiệp và 2 khách sạn và 8 nhà hàng kinh doanh
du lịch. Với 10 doanh nghiệp, tác giả chọn 2 doanh nghiệp có thời gian kinh
doanh dài nhất (11 năm); 8 doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Còn 2 khách sạn: 1
huyện Huổi Sai, 1 ở huyện Tổn Pầng; 8 nhà hàng gồm: 3 ở huyện Huổi Sai; 2
7
huyện Mâng và 3 ở huyện Tổn Pầng. Số phiếu khảo sát 20, số phiếu thu được 20
(đạt 100%).
Ở nhóm đối tượng này, Học viên trực tiếp khảo sát thu thập thông tin.
Các phiếu sau khi thu được sẽ được làm sạch phiếu; Các phiếu sau khi làm
sạch được nhập số liệu bằng phần mềm Epidata để từ đó sử dụng phân tích số liệu.
Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS: sau khi làm sạch dữ liệu, tiến hành phân
tích số liệu thu thập được bằng các phép tính thống kê mô tả và suy diễn như tính
tỷ lệ phần trăm.
4.3. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
- Tại sao tỉnh Bo Kẹo có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng thực
tế du lịch ở đây lại chưa tốt ?.
- Tiêu chí nào đánh giá QLNN về du lịch ở tỉnh Bo kẹo hiện nay?
- Giải pháp nào nhằm hoàn thiện hơn nữa QLNN về du lịch ở tỉnh Bo
kẹo trong thời gian tới?
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Những đóng góp về lý thuyết
- Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra khoảng trống, những vấn đề cần
nghiên cứu về QLNN về du lịch cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay
- Luận án góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về QLNN về du cấp tỉnh trong
giai đoạn hiện nay qua các nội dung quản lý nhà nước về du lịch và qua tiêu chí
đánh giá. Mặt khác, luận án đóng góp nhất định cho công tác nghiên cứu khoa học
về quản lý kinh tế nói chung và quản lý nhà nước đối với du lịch ở địa phương nói
riêng trong hội nhập quốc tế.
5.2. Những đóng góp về thực tiễn
- Luận án làm rõ thực trạng QLNN về du lịch tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2007
- 2017, trên cơ sở đó rút ra những kết luận mang tính khái quát trong QLNN về
du lịch của tỉnh Bo Kẹo.
- Luận án chỉ rõ những nhân tố tác động tới QLNN về du lịch tỉnh Bo Kẹo
thời gian qua, đồng thời dự báo những nhân tố này trong thời gian tới.
8
- Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch tỉnh Bo Kẹo đến
2025, tầm nhìn 2030.
Mặt khác kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ
quan chức năng lý du lịch cấp tỉnh đặc biệt Sở Du lịch tỉnh Bo Kẹo
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về du lịch và quản lý nhà
nước về du lịch.
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về du
lịch cấp tỉnh.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo
Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du
lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
9
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH
VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH
1.1.1. Các công trình nghiên cứu đề cập đến các loại hình và vai trò
của du lịch
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu đề cập các loại hình du lịch
Trong Du lịch toàn cầu - Thập kỷ tới (Global Tourism - The next decade)
của tác giả William Theobald [149] đã giới thiệu về khái niệm và phân loại du lịch.
Du lịch bao gồm hai yếu tố là hành trình tới đích và ở. Du lịch là một khoảnh
khắc ngắn hạn tạm thời của những người ở các điểm đến ngoài nơi cư trú của
họ. Du lịch được thực hiện để giải trí, ngắm cảnh, hành hương vì lý do y tế,
phiêu lưu vv… Bài viết này đã đề cập tới các loại hình du lịch: Du lịch giải trí,
du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch dân tộc, du lịch văn hoá, du lịch mạo
hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch tôn giáo, du lịch âm nhạc, du lịch cộng đồng.
Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, tùy theo mục đích của du khách mà
có thể phân loại thành nhiều hình thức du lịch khác nhau. Theo thống kê trên
wikipedia có tới 78 hình thức du lịch. Có thể đưa ra một số các giải thích, định
nghĩa về một vài kiểu loại hình du lịch:
Du lịch giải trí là đi đến một nơi rất khác với cuộc sống thường nhật để
thư giãn và vui chơi.
Du lịch văn hóa là đi đến một địa điểm cụ thể với mục đích để tìm hiểu
lịch sử và văn hóa ở nơi đó.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản
địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Hector Ceballos-
Lascurain, một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái đã định nghĩa: Du
lịch sinh thái là đến những khu vực ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộng với những
mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới
10
động - thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ và hiện
tại) được khám phá trong những khu vực này [127, tr.13]. Còn theo Hiệp hội Du
lịch sinh thái (The International Ecotourism society): Du lịch sinh thái là du lịch
có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện
phúc lợi cho nhân dân địa phương [127, tr.14].
Du lịch kinh doanh là đi du lịch nhưng liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Du lịch y tế là tìm kiếm cách điều trị đặc biệt, cách xa nhà, đi nơi khác.
Du lịch giáo dục là du lịch có mục đích là học ngôn ngữ và văn hóa hay
lịch sử của các nước hay thành phố khác ở nơi đến.
Ngoài ra còn có các bài viết khác cũng bàn về các loại hình du lịch như:
Du lịch mạo hiểm, du lịch kinh doanh, du lịch sinh nở, du lịch ẩm thực, du lịch
văn hóa, du lịch đen, du lịch thiên tai, du lịch sinh thái, du lịch y tế, du lịch biển,
du lịch tôn giáo, du lịch tình dục, du lịch khu ổ chuột, du lịch không gian, du lịch
thể thao, du lịch ảo, du lịch chiến tranh, ….
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu đề cập vai trò của du lịch
Priya Chetty, Advantages of demand forecast for the tourism
industry, English Về vai trò của du lịch, Salvo Creaco [143] cho rằng: Du lịch
bây giờ là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới và là một trong
những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất. Đối với nhiều quốc gia, du lịch được
coi là một công cụ chính cho sự phát triển của khu vực vì nó kích thích các hoạt
động kinh tế mới. Du lịch có thể có tác động tích cực về kinh tế đối với cán cân
thanh toán, về việc làm, thu nhập và sản xuất, nhưng cũng có thể có những tác
động tiêu cực, đặc biệt đối với môi trường.
Lelei Lelulu [140].- Chủ tịch Đối tác quốc tế thì khẳng định: Du lịch là
phương tiện chuyển giao của cải tự nhiên lớn nhất từ các nước giàu sang các
nước nghèo… Khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực còn nghèo khổ
còn lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ.
Priya Chetty, Advantages of demand forecast for the tourism
industry, English [143]. Về vai trò dự báo phát triển du lịch, Priya Chetty khẳng
định: "Dự báo phát triển du lịch có giá trị kinh tế lớn đối với cả khu vực công và
11
khu vực tư nhân. Bất kỳ thông tin liên quan đến sự tiến triển trong tương lai của
dòng chảy du lịch là rất quan trọng đối với khách sạn, nhà điều hành tour du lịch
và các ngành công nghiệp khác liên quan đến du lịch"; v.v
William Theobald, Du lịch toàn cầu - Thập kỷ tới (Global Tourism - The
next decade) [149] đã bàn về vai trò du lịch đối với hòa bình thế giới. Tác giả đã
làm rõ du lịch là một trong những nguồn lực lớn thúc đẩy nền hòa bình, hữu nghị
và hiểu biết lẫn nhau.
S.Medlik [145] đề cập về khái niệm sản phẩm, sự cạnh tranh trong ngành
hàng không, sự quảng bá sản phẩm và điểm đến, sự quản lý du lịch, giới hạn
cũng như thách thức đối với ngành du lịch.
Mechthild Kuellmer (2007), Economic Success of Tourism, Muenster
University [141], cho rằng du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất
trên thế giới ngày nay. Nghiên cứu này khảo sát sự thành công kinh tế du lịch ở
hai nước Peru, Bồ Đào Nha và cho rằng du lịch tùy thuộc vào hành chính công, đó
là lý do tại sao nó là một chủ đề quan trọng. Các nghiên cứu của điều tra bao gồm
đóng góp của du lịch vào nền kinh tế của đất nước cùng với chiến lược tiếp thị,
cũng như những vấn đề liên quan đến du lịch. Những phát hiện này bao gồm
QLNN về du lịch trong quốc gia, các bằng chứng về sự thành công kinh tế từ hoạt
động du lịch, và hơn nữa phát triển các nguồn khách hàng tiềm năng của du lịch
đối với nền kinh tế.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu đề cập kinh tế du lịch
Trần Văn Mậu (2001), Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch, theo tác giả
Robert Lanquar [106] kinh tế du lịch đó là ngành công nghiệp vì toàn bộ hoạt động
nhằm khai thác các của cải của du lịch, nhằm biến các tài nguyên nhân lực, tư bản
và nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm. Đồng thời, tác giả cuốn sách đã giới
thiệu những vấn đề về yêu cầu, sự tiêu dùng của du lịch, sản xuất cho du lịch, đầu tư
du lịch.
William S. Reece, [148], Kinh tế du lịch (The Economics of Tourism) tác giả
sử dụng phân tích kinh tế hiện đại để giúp người đọc hiểu được ngành công nghiệp
du lịch, làm thế nào để hiểu được hành vi thị trường du lịch, đề cập đến thay đổi kỹ
12
thuật vì nó liên quan tới việc điều chỉnh mô hình kinh doanh và chiến lược, giải
thích rõ ràng về quản lý doanh thu.
John Ward, Phil Higson và William Campbell trong nghiên cứu "Giải trí
và Du lịch (Leisure and Tourism)" [138] đã nghiên cứu về ngành công nghiệp du
lịch và giải trí thông qua việc phân tích các hình mẫu và xu hướng, các sản phẩm
và dịch vụ trong ngành du lịch và giải trí cũng như các tác động của nó đến kinh
tế, xã hội, văn hóa hay môi trường.
W. Susan [146] đưa ra khái niệm và phân tích nguồn gốc của ngành
thương mại giải trí và du lịch, trong đó tác giả nêu ra các tên gọi đa dạng được
sử dụng để miêu tả về ngành thương mại giải trí và du lịch; miêu tả sứ mệnh của
ngành này; giải thích sự khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ; giới thiệu những
địa điểm mà thương mại giải trí và du lịch có thể diễn ra; giới thiệu các cơ hội
nghề nghiệp cho các ứng viên tốt nghiệp ngành này. Bên cạnh đó, tác giả cũng
đề cập đến vấn đề quản lý và tổ chức sự kiện, vấn đề về lưu trú; thực phẩm và đồ
uống, vấn đề quản lý nghề nghiệp, đồng thời cuốn sách cũng phân tích về các
ngành công nghiệp có tính chất tương đồng.
Đỗ Cẩm Thơ Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính
cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, [122], các tác giả đã hệ thống hóa những vấn
đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch; Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống
sản phẩm du lịch Việt Nam theo 2 tiêu chí: cấu thành sản phẩm chung của điểm
đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch. Các tác giả cũng đã đề xuất khái niệm
sản phẩm du lịch tổng thể và mô hình 10 tiêu chí đánh giá so sánh cạnh tranh sản
phẩm du lịch bao gồm: i) Tính hấp dẫn và độc đáo của tài nguyên du lịch; ii)
Tính đa dạng của dịch vụ du lịch; iii) Chất lượng sản phẩm du lịch; iv) Tổ chức
xây dựng sản phẩm du lịch; v) Đầu tư xúc tiến sản phẩm du lịch; vi) Giá sản
phẩm du lịch; vii) Khả năng tiếp cận sản phẩm; viii) Thương hiệu sản phẩm du
lịch; ix) Chu kỳ sống của sản phẩm du lịch; x) Yếu tố đặc biệt của sản phẩm du
lịch. Đề tài còn đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính
cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường trong thời hạn ngắn;
đồng thời, đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch có
tính cạnh tranh cho thời hạn dài hơn.
13
Hoàng Thị Ngọc Lan, Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây, [98]. xác định cầu
du lịch là bộ phận nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về dịch vụ hàng hóa,
đảm bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời của du khách ngoài nơi ở thường xuyên của
họ nhằm mục đích du lịch
Bài viết "Một số vấn đề nên quan tâm trong sự phát triển du lịch có sự
tham gia của cộng đồng" của tác giả Ăm Pay Số La Thí [44]. Tác giả đưa ra
quan niệm về du lịch cộng đồng như một phương thức phát triển du lịch bền
vững. Du lịch cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp của dân trong hoạt
động du lịch; phân tích các nguyên tắc đặc điểm của du lịch cộng đồng, vai trò
của du lịch cộng đồng trong phát triển cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du
lịch và phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững.
Bài viết "Xúc tiến du lịch ở tỉnh Khăm Muôn" của tác giả Ma Nô Thoong
Pông Sa Văn [33]. Tác giả phân tích du lịch và xúc tiến du lịch, cho du lịch là
một ngành kinh tế rất quan trọng đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế -
xã hội quốc gia của đất nước và địa phương, nó mang lợi ích và thu hút ngoại tệ
cho đất nước.
Bài viết "Sự phát triển khu du lịch tự nhiên ở tỉnh Sa La Văn" của tác giả
Pun Sắc Say Nha Sến [36]. Tác giả chỉ ra lợi thế phát triển du lịch tự nhiên ở tỉnh
và tập trung vào các nhân tố như thị trường khách du lịch, thu nhập du lịch, sản
phẩm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động và không gian du lịch, công tác
quảng bá du lịch.
Bài viết "Du lịch là một ưu tiên của sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Xiêng Khoảng" của tác giả Khăm Cọn Ua Nuôn Sa [32]. Tác giả giới
thiệu về địa lý vị trí của tỉnh và lợi thế về mặt du lịch tự nhiên, du lịch lịch sử,
du lịch văn hóa nổi tiếng, tiêu biểu nổi bật là điểm du lịch Cảnh Đồng Chum
trong tương lai sẽ trở thành di sản thế giới là điều kiện quảng bá thu hút khách
du lịch đến Xiêng Khoảng.
Bài viết "Phát triển khu di sản quốc gia ở huyện Viêng Xay tỉnh Hùa Phăn
trở thành điểm du lịch lịch sử" của tác giả Thoong Sa Văn Bun Lớt [66]. Tác giả
14
hệ thống một số nội dung lý luận về di sản quốc gia và về du lịch lịch sử, các
quy đinh hợp lý quốc tế về bảo vệ di sản; phân tích mối quan hệ tương tác hai
chiều giữa du lịch lịch sử và di sản quốc gia, những thuận lợi và thách thức đặt
ra từ phát triển du lịch lịch sử đối với việc bảo vệ nguyên trạng di sản quốc gia ở
huyện Viêng Xay tỉnh Hùa Phăn.
Bài viết "Lợi thế về du lịch ở tỉnh Xiêng Khoảng đang chờ đợi sự phát
triển" của tác giả Bun Lươn Văn Na Hắc [15]. Tác giả đưa ra lợi thế phát triển
du lịch của tỉnh Xiêng Khoảng Một là: Quảng bá về lịch sử vẻ vang của dân tộc
để quản lý tốt vấn đề này thì phải chú ý đến việc thiết kế các công trình tu dưỡng
nghiên cứu kỹ. Hai là: Tài nguyên du lịch như các điểm du lịch thiên nhiên phải
tạo ý thức cho người dân các dân tộc biết giữ gìn, bảo vệ và sử dùng tài nguyên
được lâu dài và bền vững. Ba là: Về văn hóa phong tục tập quán, di sản văn hóa
tốt đẹp phải được quan tâm bảo tồn, tôn tạo.
Larry Dwyer, Peter Forsyth và Wayne Dwyer Kinh tế du lịch và chính
sách (Tourism Economics and Policy) [139], bàn về kinh tế du lịch và chính sách
từ đó kết hợp giải quyết toàn diện khái niệm kinh tế và ứng dụng trong bối cảnh
du lịch trên thế giới phát triển. Các tác giả tập trung chỉ ra nhu cầu du lịch và dự
báo, nguồn cung cấp du lịch và giá, đo lường tác động và lợi ích của những thay
đổi trong nhu cầu du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch và thuế du lịch, hàng
không, du lịch và môi trường (bao gồm cả biến đổi khí hậu) và năng lực cạnh
tranh điểm đến. Từ đó cung cấp cơ sở để hiểu được sự liên quan của phân tích
kinh tế và việc để các giải pháp của vấn đề du lịch trong thực tế cuộc sống và
hoạch định chính sách du lịch.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng
đến du lịch
Ở một khía cạnh khác, các công trình nghiên cứu cũng đề cập đến các
nhân tố tác động đến du lịch. Nhiều nhà khoa học đã khẳng định đến sự tác động
của những điều kiện chung đến sự phát triển du lịch: Du lịch là một ngành công
nghiệp phát triển nhanh với kết quả kinh tế, xã hội và chính trị. Giao lưu văn
15
hoá, hòa bình, thiện chí và hiểu biết được coi là những tác động tích cực của các
luồng du lịch quốc tế. Các điểm thu hút tự nhiên, văn hóa, vị trí địa lý, hệ thống
giao thông thuận lợi, sự an toàn xã hội và an ninh chính trị ảnh hưởng đến nhu
cầu du lịch và đích đến. An ninh chính trị và an toàn xã hội cũng là một trong
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển du lịch.
Phonemany Soukhathammavong trong"Phát triển du lịch sinh thái tại
Lào, một số nghiên cứu tại tỉnh Khăm Muân" [34], đánh giá vai trò du lịch gắn
với bảo vệ môi trường tạo ra lợi ích kép: khuyến khích sử dụng dịch vụ sản phẩm địa
phương, giảm chất thải, rác thải, khai thác hợp lý cảnh quan du lịch và gắn chặt bảo
vệ môi trường ở địa phương cũng như ở CHDCND Lào.
Trong công trình "Giải trí và Du lịch" (Leisure and Tourism) [138], các tác
giả đề cập đến vấn đề tiếp thị, cung cấp các dịch vụ thông tin quản lý, việc lên kế
hoạch và đánh giá các sự kiện cũng như các nguồn cơ sở hạ tầng cho các dự án du
lịch, giải trí. Tác giả Stephen J. Page và Don Getz (1997), đã nghiên cứu, phân tích
về vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho du lịch tại khu vực nông thôn.
John Tribe (1995), trong nghiên cứu "Kinh tế học về giải trí và du lịch (The
Economics of Leisure and Tourism)" [137] đã làm rõ các vấn đề về tổ chức và
quảng bá hoạt động giải trí và du lịch; nghiên cứu về du lịch, du lịch giải trí ngoài
trời, marketing du lịch ở các nước đang phát triển.
Trong bài "Phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Chăm Pa Sắc" của tác giả
Phon Xay Sa May In Sỉ Mon [35] đã phân tích những tác động ảnh hưởng của các
loại hình du lịch văn hóa đối với sự phát triển một số vùng, khu vực kinh tế, xã hội
của tỉnh. Những tác động ảnh hưởng đó theo hướng tích cực hay hạn chế, đóng
góp ở mức độ nào cho sự phát triển bền vững của một số vùng, khu vực tùy thuộc
vào các loại hình du lịch văn hóa cụ thể có được tổ chức tốt và được quản lý khoa
học, cân đối giữa khai thác và bảo tồn giá trị văn hóa, phát huy được yếu tố tích
cực của giá trị văn hóa và huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng
trong các hoạt động du lịch hay không. Khi các khía cạnh bền vững được thể hiện
trong du lịch văn hóa thì sự đóng góp du lịch văn hóa đó cho sự phát triển kinh tế,
xã hội của địa phương mang tính bền vững.
16
Công trình "Lợi thế về du lịch ở tỉnh Xiêng Khoảng đang chờ đợi sự phát
triển" của tác giả Bun Lươn Văn Na Hắc [15]. Tác giả đưa ra lợi thế phát triển
du lịch của tỉnh Xiêng Khoảng. Một là: Quảng bá về lịch sử vẻ vang của dân tộc
để quản lý tốt vấn đề này thì phải chú ý đến việc thiết kế các công trình tu dưỡng
nghiên cứu kỹ. Hai là: Tài nguyên du lịch như các điểm du lịch thiên nhiên phải
tạo ý thức cho người dân các dân tộc biết giữ gìn, bảo vệ và sử dùng tài nguyên
được lâu dài và bền vững. Ba là: Về văn hóa phong tục tập quán, di sản văn hóa
tốt đẹp phải được quan tâm bảo tồn, tôn tạo. Tóm lại những di tích lịch sử và
nguồn tài nguyên quý giá của du lịch, ngành kinh tế - du lịch kết hợp với tiềm
năng khác của tỉnh đã có bước phát triển khá toàn diện và bền vững. Đồng thời
tác giả đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền
địa phương và các ngành đã liên quan có định hướng và kế hoạch phát triển kinh
tế du lịch đúng hướng.
Bài viết "Du lịch là một ưu tiên của sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Xiêng Khoảng" của tác giả Khăm Cọn Ua Nuôn Sa [32]. Tác giả giới thiệu về
địa lý vị trí của tỉnh và lợi thế về mặt du lịch tự nhiên, du lịch lịch sử, du lịch văn
hóa nổi tiếng, tiêu biểu nổi bật là điểm du lịch Cảnh Đồng Chum trong tương lai
sẽ trở thành di sản thế giới là điều kiện quảng bá thu hút khách du lịch đến Xiêng
Khoảng. Nội dung là đề cập đến vai trò và tầm quan trọng của kinh tế du lịch đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Xiêng khoảng, trong đó tác giả nhấn mạnh
về số lượng khách du lịch và tổng thu nhập từ du lịch những năm 2011 - 2012 đó
là một con số thu nhập góp phần vào ngân sách của tỉnh để giúp cho tỉnh phát
triển kinh tế - xã hội trong địa bàn của mình.
Trong công trình "Một số vấn đề tác động tiêu cực từ du lịch ở tỉnh Luông
Pa Bang" của tác giả Seng Ma Ni Phết Sa Vông [43]. Tác giả phân tích tình hình
phát triển kinh tế du lịch của tỉnh trong thời gian gần đây, từ đó khẳng định phát
triển kinh tế du lịch của tỉnh có một số vấn đề tác động tiêu cực đến một số mặt
của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực như sau: (i) Tác động của du lịch đến
kinh tế, là mặc dù thu nhập từ du lịch được nhiều nhưng giá sinh hoạt ở đó ngày
càng tăng lên làm cho cuộc sống của người dân có thu nhập thấp ở khu vực đó
17
gặp nhiều khó khăn và tăng chi phí cho hoạt động công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế,
sửa chữa, bảo trì hệ thống đường giao thông, dịch vụ công khác; (ii) Tác động
của du lịch đến xã hội là xã hội có sự thay đổi làm cho người dân bỏ nghề nghiệp
cũ, xảy ra tệ nạn mại dâm, buôn lậu, ma túy, cờ bạc, mất trật tự công cộng và có
thể gây sự lây truyền một số bệnh tật; (iii) Tác động của du lịch đến văn hóa là
có thể làm xói mòn hoặc mất đi bản sắc văn hóa địa phương, bản sắc văn hóa
dân tộc và làm cho phong tục tập quán suy bại, ăn mặc không đúng kiểu truyền
thống; (iv) Tác động của du lịch đến môi trường là có thể gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường và xảy ra ô nhiễm không khí, tiếng ồn ào, nước thải, rải rác…
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ CẬP ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ DU LỊCH
1.2.1. Các công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm quản lý du lịch
Quản lý là một phạm trù có liên quan mật thiết đến phân công và hiệp tác
lao động. C.Mác đã coi sự xuất hiện của quản lý như là một kết quả tất yếu của
sự chuyển nhiều lao động, nhiều quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với
nhau thành một quá trình lao động xã hội được phối hợp lại. Ông viết: "bất cứ
lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên quy mô khá lớn đều
yêu cầu có sự chỉ đạo để điều hoà hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải làm
chức năng chung, tức là chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động
chung của cơ thể sản xuất. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình nhưng
một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng". Như vậy, C.Mác đã chỉ ra rằng chức
năng của quản lý thể hiện ở sự kết hợp một cách hợp lý các yếu tố cơ bản của
sản xuất, ở chỗ xác lập một sự ăn khớp về hoạt động giữa những người lao động
riêng biệt. Nếu chức năng này không được thực hiện thì quá trình hợp lý của lao
động hợp tác không thể tiến hành được.
Phan Huy Đường, Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, có nhiều quan
niệm khác nhau về quản lý. Harol Koontz [83] cho rằng: "Quản lý là một nghệ
thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối
hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác". Mary Parker Follett [83] định
nghĩa quản lý là "nghệ thuật khiến công việc được làm bởi người khác".
18
Phutsady Phanyasith "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động
du lịch ở nước CHDCND Lào" [37]. đã đưa ra định nghĩa "Quản lý nhà nước đối
với hoạt động du lịch là phương thức nhà nước sử dụng pháp luật tác động vào
đối tượng hoạt động du lịch để định hướng hoạt động này vận động, phát triển
đạt được mục đích xác định"
1.2.2. Các công trình nghiên cứu đề cập đến các nội dung quản lý nhà
nước về du lịch
S.Medlik [145] đã cho rằng, trong du lịch, các chính sách phải dựa trên
một kết hợp chặt chẽ của kinh tế, chính trị, xã hội và các đối tượng về không
gian. Những đối tượng này phải được đặt vào một khuôn khổ mang tính quyết
định mà chức năng chính của nó là việc đạt được mục tiêu với những ý nghĩa cụ
thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thiết lập chính sách trong du lịch
không phải là một nhiệm vụ phức tạp với chính phủ, mà là việc phát triển thông
qua sự cộng tác với các tổ chức du lịch và ngành công nghiệp du lịch.
Khi đề cập đến vấn đề quản lý du lịch của Thái Lan chuẩn bị sẵn sàng để
hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, Sokxay Soutthaveth
[118] đã có kiến nghị Nhà nước phải chú ý đến vấn đề quản lý du lịch bền vững,
sử dụng tài sản vốn có gây ảnh hưởng ít nhất đến môi trường và sử dụng lợi ích
lâu dài, chú ý đến hoạt động du lịch gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân,
nhất là nền văn hoá, phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư.
Tác giả Eknalin Keosi [85] khi nghiên cứu vấn đề sử dụng các biện pháp
pháp lý đối với quản lý khách du lịch trong việc mua bán dịch vụ du lịch theo
kiểu đóng tiền phí một lần giữa khách du lịch và các công ty dịch vụ lữ hành lớn
và nhỏ đã đưa phân tích đánh giá, việc thực hiện các biện pháp pháp lý của Thái
Lan và quốc tế về quản lý khách du lịch ở các nước trong Cộng đồng châu Âu,
như: Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Hà Lan… như ở châu Á là Nhật Bản. Phân
tích các vấn đề xảy ra khi có tranh chấp giữa khách du lịch và các công ty dịch
vụ lữ hành, khi họ đóng tiền phí cho công ty dịch vụ lữ hành trước khi họ đi
tham quan, khi đăng ký hợp đồng phải có điều kiện xác định trả lại cho khách du
lịch ở trường hợp có vấn đề xảy ra trong chương trình đi du lịch, đề ra những vấn
19
đề cần tiếp tục sửa đổi bổ sung trong nội dung của Nghị định năm 2007 về quản
lý khách du lịch trong việc mua bán dịch vụ du lịch ở Thái Lan.
Nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động kinh doanh du lịch
trong thời kỳ hội nhập, Xu Xeng [147] cho rằng: Công tác ban hành và thực hiện
pháp luật về du lịch cần được khắc phục từ khâu ban hành văn bản quy phạm
pháp luật nói chung, tổ chức bộ máy nhà nước về du lịch cần được kiện toàn, ổn
định nhanh chóng, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát
triển du lịch cần chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, công tác
thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch cần
hướng đến việc làm trong sạch môi trường du lịch và áp dụng công nghệ thông
tin trong hệ thống quản lý du lịch.
Martin Oppermann, Kye-Sung Chon "Du lịch ở các nước đang phát triển
(Tourism in Developing Countries" [142], các tác giả tập trung bàn về sự phát
triển du lịch ở các nước đã và đang phát triển. Bên cạnh đó công trình này còn đề
cập đến mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du
lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các điểm
đến du lịch như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du lịch vùng ngoại ô.
Stephen J. Page, Don Getz Quan điểm quốc tế về việc phát triển kinh
doanh du lịch tại khu vực nông thôn (The Business of Rural Tourism International
Perspectives) [144] nghiên cứu đến những vấn đề chính như: chính sách, kế
hoạch, các tác động của nghiên cứu về việc thương mại du lịch tại khu vực nông
thôn, trong đó các tác giả phân tích về vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho
du lịch tại khu vực nông thôn, đồng thời nêu ra một số mô hình mẫu tại các nước
như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Đức, Úc, Niu Dilân… và một số tác động đối với
việc phát triển loại hình du lịch tại khu vực này.
Tác giả Nguyễn Anh Tuấn khi nghiên cứu Năng lực cạnh tranh điểm đến
của du lịch Việt Nam [129] đã phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh
điểm đến của ngành du lịch Việt Nam; chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội
và áp lực đối với ngành du lịch Việt Nam cũng như nguyên nhân của hạn chế về
năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam.
20
Trần Xuân Cảnh, Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế
quốc tế [72], tác giả đã hướng nghiên cứu vào làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về
thị trường du lịch trong HNQT; phân tích thực trạng của thị trường du lịch Quảng
Ninh, trong đó tác giả đã phác họa rõ nét về những thành tựu, đặc biệt là nêu rõ
những vấn đề đặt ra cần khắc phục để mở rộng thị trường du lịch Quảng Ninh đến
năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Nguyễn Thị Tú, Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam
trong xu thế hội nhập [127], đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với phát
triển DLST trong xu thế hội nhập. Đồng thời tác giả luận án phân tích những
kinh nghiệm phát triển DLST của một số nước và xem xét điều kiện của Việt
Nam, tác giả luận án đã rút ra 7 bài học kinh nghiệm quý báu có thể vận dụng
đối với Việt Nam. Tác giả đánh giá thực trạng phát triển DLST Việt Nam trong
giai đoạn vừa qua về các mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu; tác
giả luận án đã đưa ra những giải pháp chủ yếu phát triển DLST Việt Nam trong
giai đoạn tới.
Phonemany Soukhathammavong trong "Phát triển du lịch sinh thái tại Lào,
một số nghiên cứu tại tỉnh Khăm Muân" [34] đã làm rõ một số vấn đề về du lịch:
+ Đưa ra nội dung nền tảng để xây dựng các kế hoạch hành động ngắn
hạn và trung hạn cho sự phát triển và quảng bá du lịch trong quản lý du lịch vĩ
mô, quy hoạch phát triển du lịch, kinh doanh du lịch và quản lý hoạt động, xúc
tiến quảng cáo và tiếp thị du lịch, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác với các
ngành hàng có liên quan trong nước và quốc tế về du lịch.
+ Đưa ra phương hướng và nguyên tắc hướng dẫn du lịch sinh thái tại Lào như:
Giảm thiểu tác động tiêu cực về thiên nhiên và văn hóa Lào; Nâng cao nhận thức
trong số tất cả các bên liên quan như tầm quan trọng của đa dạng sắc tộc và bảo
tồn đa dạng sinh học tại Lào; Đảm bảo phát triển du lịch không vượt quá các giới
hạn xã hội và môi trường của sự thay đổi có thể chấp nhận được xác định bởi các
nhà nghiên cứu đã phối hợp với người dân địa phương; Tối đa hóa lợi ích kinh tế
cho nền kinh tế quốc gia Lào đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương và người
dân sống trong và xung quanh mạng lưới các khu bảo tồn; Nhấn mạnh sự cần
21
thiết của du lịch quy hoạch, kế hoạch quản lý truy cập cho các trang web sẽ được
phát triển như khu sinh thái.
Bài "Pháp Luật về du lịch quan trọng nhất đối với việc phát triển và
khuyến khích du lịch của Lào" [64]. Nội dung bài đã phân tích nhiệm vụ của
pháp luật về du lịch trong việc phát triển và khuyến khích du lịch của Lào. Bài
viết phân tích kinh nghiệm của nước ngoài và ý kiến các nhà chuyên gia, khoa
học nhất về tổ chức thực hiện pháp luật du lịch tại quốc gia và địa phương.
Bài viết "Phát triển khu di sản quốc gia ở huyện Viêng Xay tỉnh Hùa Phăn
trở thành điểm du lịch lịch sử" của tác giả Thoong Sa Văn Bun Lớt [66]. Tác giả
hệ thống một số nội dung lý luận về di sản quốc gia và về du lịch lịch sử, các
quy đinh hợp lý quốc tế về bảo vệ di sản; phân tích mối quan hệ tương tác hai
chiều giữa du lịch lịch sử và di sản quốc gia, những thuận lợi và thách thức đặt
ra từ phát triển du lịch lịch sử đối với việc bảo vệ nguyên trạng di sản quốc gia ở
huyện Viêng Xay tỉnh Hùa Phăn; mô tả và phân tích các trường hợp thực tế điển
hình về sự thành công trong việc duy trì sự cân bằng và khai thác hiệu quả yếu tố
tích cực trong quan hệ tương tác du lịch lịch sử - di sản quốc gia
Bài viết "Chuyển hóa đất đai thành vốn trong sự phát triển khu du lịch ở
tỉnh Xiêng Khoảng" của tác giả Chăn Tha Sỏn Pun Súc [16 ]. Tác giả đề cập đến
vấn đề thu hút vốn cho phát triển du lịch có thể thông qua nhiều hình thức, trong
đó cần đẩy mạnh thu hút nguồn vốn xã hội hóa trên cơ sở đẩy mạnh triển khai
hình thức hợp tác công tư, tập trung và ưu tiên phát triển các dự án kết cấu hạ
tầng, phụ vụ kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Tiếp đó,
nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế du lịch.
Muốn thu hút được nguồn vốn đầu tư này, cần cải cách thủ tục hành chính, có cơ
chế, chính sách đầy đủ, ổn định. Cam kết hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giao đất
sạch đúng thời hạn cho nhà đầu tư triển khai dự án. Nghiên cứu chính sách ưu
đãi trong thu hút đầu tư các dự án phát triển du lịch.
Bài viết "Xúc tiến du lịch ở tỉnh Khăm Muôn" của tác giả Ma Nô Thoong
Pông Sa Văn [33]. Tác giả giới thiệu du lịch và xúc tiến du lịch, đánh giá tầm
22
quan trọng của ngành du lịch là ngành kinh tế quan trọng đóng vai trò to lớn
trong sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia của đất nước và địa phương. Xúc
tiến du lịch là nâng cao chức nâng nhiệm vụ và thúc đẩy việc du lịch được phát
triển nâng cao có hiệu quả và bảo đảm cho khách du lịch có hài lòng, xúc tiến du
lịch phải gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia để thành chính sách mở
cửa ra thế giới đồng thời cũng là lợi thế mới rất quan trọng tạo nguồn thu cho đất
nước và nhân dân bằng cách xuất khẩu sản phẩm tại chỗ, ngoài ra du lịch vẫn là
nguồn thu ngoạii tệ cho địa .phương.
Bài viết "Sự phát triển khu du lịch tự nhiên ở tỉnh Sa La Văn" của tác giả
Pun Sắc Say Nha Sến [36]. Tác giả chỉ ra lợi thế phát triển du lịch tự nhiên ở tỉnh
và tập trung vào các nhân tố như thị trường khách du lịch, thu nhập du lịch, sản
phẩm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động và không gian du lịch, công tác
quảng bá du lịch. Qua đó tác giả đưa ra một số giải pháp như: (i) Phát triển du
lịch tự nhiên phải đi đôi với giữ gìn tài nguyên thiên nhiên có sự bền vững; (ii)
Phải có Ban kiểm soát điểm du lịch từng cấp để quản lý điểm du lịch và quản lý
khách du lịch; (iii) Trước khi cho thuê dài hạn điểm du lịch phải làm đúng theo
thủ tục, pháp luật, pháp chế, quy định của nhà nước; (iv) Phải kiểm toán về tài
chính của người thuê.
1.2.3. Các công trình nghiên cứu đề cập đến giải pháp quản lý nhà nước
về du lịch
Phutsady Phanyasith trong "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
hoạt động du lịch ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" [37] đã đưa ra
một số giải pháp: 1) Tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật về du lịch; 2) Đẩy mạnh tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch; 3)
Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra trong xử lý vi phạm hoạt động
QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch; 4) Tăng cường đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất trong lĩnh vực du lịch; 5) Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với QLNN bằng pháp luật
đối với lĩnh vực hoạt động du lịch.
23
Bài viết "Phát triển khu di sản quốc gia ở huyện Viêng Xay tỉnh Hùa Phăn
trở thành điểm du lịch lịch sử" của tác giả Thoong Sa Văn Bun Lớt [66]. Tác giả
đưa ra hệ thống các giải pháp : (i) Hệ thống quy hoạch phát triển đồng bộ và
thực hiện nghiêm tục; (ii) Phát triển du lịch trở thành khu trọng điểm và phải đi
đôi với phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; (iii) Tăng cường công tác xúc tiến, quảng
bá điểm du lịch; (iv) Cải thiện cơ chế hành chính có hiệu quả; (v) Xúc tiến du
lịch nối liền với các vùng, miền và các nước lân cận.
Bài viết "Xúc tiến du lịch ở tỉnh Khăm Muôn" của tác giả Ma Nô Thoong
Pông Sa Văn [33]. Tác giả đề xuất các giải pháp đảm bảo xúc tiến du lịch bao
gồm các giải pháp sau: (i) Giải pháp về bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu; (ii) Giải pháp về chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng
(iii) Giải pháp về điểm du lịch phải được cải thiện và phát triển; (iv) Giải pháp
về tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá.
Nguyễn Anh Tuấn, "Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam"
[129]. Tác giả đề xuất 4 quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của
ngành du lịch Việt Nam xác đáng và phù hợp với thực tiễn Việt Nam: i) Ngành
du lịch phải trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu, đóng góp quan
trọng vào sự thịnh vượng quốc gia; ii) Môi trường chính sách phải tạo thuận lợi
cho du lịch phát triển; iii) Ngành du lịch phải được phát triển theo hướng năng
động, thích ứng nhanh và ứng phó kịp thời với những thay đổi; iv) Ngành du lịch
phải được phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững.
Trần Xuân Cảnh, "Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế
quốc tế" [72], tác giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trường du
lịch trong thời gian tới bao gồm: i) Nhóm các giải pháp tạo lập nguồn cung hàng
hóa du lịch; ii) Nhóm các giải pháp kích cầu; iii) Nhóm giải pháp điều tiết giá cả;
iv) Nhóm giải pháp tạo lập môi trường du lịch.
Nguyễn Duy Mậu, "Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế" [105] đã đưa ra chín giải pháp để phát triển du
lịch Tây Nguyên đến năm 2020 trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Một là,
24
xây dựng chiến lược thị trường du lịch; Hai là, bảo vệ tài nguyên và môi trường du
lịch; Ba là, công tác xúc tiến và quảng bá du lịch; Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực
cho du lịch; Năm là, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng; Sáu là, đầu tư và thu hút vốn
đầu tư; Bảy là, tổ chức QLNN về du lịch; Tám là, nâng cao hơn nữa chất lượng dịch
vụ khách sạn, nhà hàng; Chín là, phát triển các hình thức liên kết các doanh nghiệp
du lịch trên địa bàn khu vực Tây Nguyên.
1.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐUỢC TRONG CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Một số kết quả đạt đuợc từ các công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài
Các công trình sách, bài báo, luận án của các tác giả đã đề cập đến nhiều
góc độ tiếp cận khác nhau của chủ đề du lịch, phát triển du lịch cả tầm diện vĩ
mô và vi mô. Các vấn đề được đề cập du lịch và phát triển du lịch từ mốc thời
gian chuyển đổi mô hình kinh tế cả Việt Nam và Lào cho đến hiện nay trên
nhiều khía cạnh. Đa số các công trình nghiên cứu QLNN về du lịch trên phạm vi
ngành và địa phương. Tuy nhiên, một số vấn đề đặt ra cả lý thuyết, thực trạng
quản lý du lịch và các giải pháp đặc biệt nhóm giải pháp nâng cao năng lực
QLNN về du lịch cần được nhìn nhận lại, bổ sung và hoàn chỉnh khi môi trường
quốc tế, quốc gia và địa phương có thay đổi. Ví dụ phát triển du lịch ở địa
phương khi nền kinh tế phát triển còn thấp làm thế nào thu hút khách du lịch khi
cạnh tranh trong ngành du lịch rất khốc liệt?. Lợi thế so sánh của địa phương
trong du lịch là cái gì? Vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn mới là
gì?. Đây là những câu hỏi cần được nghiên cứu trả lời trong công trình khoa học.
Mặt khác các công trình, bài báo, luận văn khoa học trên cũng giúp cho
tác giả luận án có cái nhìn tổng thể về chủ đề nghiên cứu cả về lý thuyết và thực
tiễn. Đây là tư liệu quý, gợi mở nhiều ý tưởng để tác giả luận án tiếp thu, kế thừa
trong quá trình viết luận án tiến sĩ của mình.
Xuất phát từ công tác và nghiên cứu thực tiễn QLNN về du lịch ở tỉnh Bo
Kẹo, Học viên chọn đề tài nghiên cứu này với mong muốn góp phần làm sáng tỏ
một số vấn đề mang tính lý luận và đề ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện
25
QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo. Học viên mong muốn đóng góp công
sức cho phát triển ngành du lịch là hướng phát triển kinh tế mà tỉnh Bo Kẹo nhấn
mạnh trong giai đoạn 2030.
1.3.2. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Như phần trên đã đề cập, những công trình nghiên cứu của các tác giả trên
nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch trong giai đoạn trước 2016. Các vấn
đề QLNN về du lịch có ít nhiều thay đổi do tác động yếu tố môi trường, Do đó
đề tài "Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào"
cần tiếp tục phải giải quyết làm sâu sắc thêm các vấn đề cụ thể sau:
- Luận án cần làm sâu rộng hơn lý luận QLNN về du lịch, xác định chủ
thể, đối tượng, phạm vi nội dung, mục đích QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh
Bo Kẹo nước CHCDND Lào. Trong các công trình hiện nay, chưa có công trình
nào, đặt vấn đề giải quyết một cách toàn diện, đầy đủ cơ sở lý luận về QLNN về
du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo nước CHCDND Lào. Chính vì vậy, nội dung
cần phải tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ quản lý và nhất là đối với hoạt động về
du lịch luôn luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc lĩnh
vực khác nhau.
- Thực trạng du lịch ở tỉnh Bo Kẹo nước CHDCND Lào hiện nay, vấn đề
QLNN về du lịch chưa được nghiên cứu dưới góc độ quản lý kinh tế. Hơn nữa,
thực tiễn QLNN về du lịch hiện nay đã và đang phát sinh những yêu cầu mới đòi
hỏi các nhà nghiên cứu cần được lý giải một cách cặn kẽ, sâu sắc. Vì vậy, việc
nghiên cứu về vai trò của nhà nước và QLNN về du lịch trong tổ chức và quản lý
đối với hoạt động du lịch là vấn đề cấp bách, bởi hoạt động du lịch mà chúng ta
đang xây dựng và phát triển luôn vận động và biến đổi không ngừng có cả thuận
lợi và cả thách thức lớn. Điều này, khẳng định sự cần thiết, ý nghĩa lý luận và
thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo
được hoàn thiện hơn.
26
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CẤP TỈNH
2.1. KHÁI NIỆM, CÁC LOẠI HÌNH VÀ VAI TRÒ DU LỊCH
2.1.1. Khái niệm về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch
2.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Ở các nước phát triển, việc nghiên cứu về du lịch được quan tâm và tiến
hành khá sớm. Chính vì thế, khi bàn về du lịch thì có rất nhiều cách giải thích
khái niệm này. Nói như Berkener, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy
nhiêu định nghĩa. Dưới con mắt của Guer Freuler thì "du lịch với ý nghĩa hiện
đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng
về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa
vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên" [74, tr.8].
Kaspar cho rằng du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra trong quá
trình di chuyển và lưu trú của con người tại nơi ở thường xuyên hoặc nơi làm
việc của họ [74, tr.9]. Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm của
Hienziker và Kraff "du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn
từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không
phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ" [74, tr.29].
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển loài người.
Trong các tài liệu của các nhà khảo cổ học đã thấy có dấu hiệu của việc di
chuyển người vùng này đến vùng khác nhằm mục đích giải trí.
Ngày nay du lịch không chỉ còn là hoạt động vui chơi giải trí, tham quan
đơn thuần, mà còn bao gồm cả hoạt động du lịch gắn liền với các mục đích khác
như hội họp, học tập, nghiên cứu, kinh doanh… Trong xã hội hiện đại, du lịch đã
trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến. Hội đồng Lữ hành và du lịch quốc
tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã đưa ra công bố [94, tr.8]: Du
lịch là ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử
và nông nghiệp. Tại nhiều quốc gia, du lịch là một trong ba ngành kinh tế hàng đầu
27
và là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là một đề tài hấp dẫn và đã
trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều nước đã lấy tỷ trọng người đi du lịch
của dân cư làm một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cuộc sống.
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, các định nghĩa về du lịch cũng
không ngừng được mở rộng và ngày càng phong phú. Có thể thấy, dưới mỗi giác
độ nghiên cứu khác nhau người ta có thể đưa ra định nghĩa khác nhau về du lịch.
Du lịch theo thuật ngữ "Du lịch" trong tiếng Pháp là "Le Tour" được hiểu
là đi một vòng và quay về điểm xuất phát ban đầu. Theo nghĩa đen, thuật ngữ
này chưa bao hàm được tính đa dạng, phong phú của các hình thức du lịch cũng
như chưa phản ánh đầy đủ các biểu hiện khác nhau của hoạt động du lịch. Theo
tiếng Hy lạp, thuật ngữ này là "tornos" - cũng có nghĩa là đi một vòng. Thuật
ngữ "du lịch" trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán với sự ghép nối giữa
"du - đi chơi, tham quan" và "lịch - ngắm nhìn, xem xét". Hai tác giả người Thuỵ
Sỹ là Hunziker và Krapf đã xây dựng nền móng cho lý thuyết về du lịch với định
nghĩa: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong
các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương - những
người không có mục đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm
tiền nào [94, tr.9]. Định nghĩa này đã khái quát một cách chung nhất hoạt động
du lịch, cụ thể là hoạt động đi du lịch của các chủ thể tham gia. Mặc dù chưa bao
quát hết những đặc trưng và các loại hình du lịch nhưng định nghĩa này đặt cơ sở
quan trọng cho các nghiên cứu cơ bản tiếp theo.
Theo các Tổ chức lữ hành chính thức (International Union of official
Travel oragnization - IUOTO). Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một
nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải
để làm ăn, một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống. Tại Hội nghị Liên Hiệp
quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963) các chuyên gia đưa ra
định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng
và các hoạt động kinh tế, bắt nguồn từ các hành trình và lưu trú của cá nhân hay
28
tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích
hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ [94, tr.9].
Luật du lịch CHDCND Lào tháng 5 năm 2013, điều 2 nêu:
Du lịch là du hành từ nơi sinh sống của mình đi đến nơi khác hay nước
khác để thăm viếng, tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, sự trao đổi văn
hoá, thể thao, chữa bệnh, nghiên cứu giáo dục, truyền lãm, hội nghị
vv.... không có mục đích tìm việc làm, ngành nghề để tìm thu nhập
nhiều cách... [41, tr.2].
Kế thừa các nhân tố hợp lý trong các định nghĩa nêu trên, luận án cho
rằng, du lịch là ngành kinh tế bao gồm các hoạt động phục vụ chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục tiêu hưởng thụ lợi ích từ
tự nhiên văn hóa tinh thần nhưng không nhằm mục đích làm việc.
Với định nghĩa này, ngoài yếu tố hạt nhân là chuyến đi du lịch của du
khách, còn nhấn mạnh các hoạt động của một ngành kinh tế liên quan đến phục
vụ du khách. Ở đây, thuật ngữ "Du lịch" bao hàm hai nghĩa: Thứ nhất: du lịch là
cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người ở một nơi khác, tức là cách xa
nơi ở thường xuyên để nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thoả mãn các nhu cầu về văn hoá,
nghệ thuật, lịch sử, trao đổi công việc. Thứ hai: du lịch được hiểu là tập hợp các
hoạt động kinh doanh nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, thực hiện tốt mọi nhu cầu của khách du
lịch. Nói cách khác, du lịch là tập hợp các hoạt động hợp nhất giữa cung du lịch và
cầu du lịch nhằm tạo nên ngành du lịch.
Trong luận án cũng sử dụng cách giải thích của Luật Du lịch về một số
thuật ngữ liên quan khác đến du lịch như sau:
Hoạt động du lịch: Là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến
du lịch.
Tài nguyên du lịch: Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người với các giá trị nhân văn
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để
hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
29
Tham quan: Là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài
nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên
du lịch.
Sản phẩm du lịch: Là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi.
Dịch vụ du lịch: Là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu
trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch [41, tr.10-11].
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng KT - XH phổ biến. Hội
đồng Lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC)
đã công bố: Du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành
sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là
nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác,
du lịch là một trong ba ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch này
là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều nước
đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của
cuộc sống [94, tr.23].
Như vậy, du lịch được nhìn nhận từ rất nhiều góc nhìn khác nhau và do
đó, có nhiều định nghĩa, khái niệm, quan niệm khác nhau và rất khó có thể đưa
ra một định nghĩa bao quát. Trong phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận án,
tác giả cho rằng Du lịch là một hoạt động tác động giữa con người với tự nhiên
ngoài môi trường sinh sống định cư, nhằm mục đích khám phá, tham quan, tìm
hiểu, trải nghiệm. Có thể định nghĩa một cách ngắn gọn: Du lịch là hình thức
nghỉ ngơi năng động ngoài môi trường định cư.
2.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch
- Khái niệm quản lý
Theo giáo trình Khoa học quản lý: "Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề
ra" [90, tr.4].
30
Phan Huy Đường đã đưa khái niệm quản lý trong sách QLNN về kinh tế
"Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức có mục đích của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để
đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật" [83, tr.26].
Như vậy hai định nghĩa trên đã được đề cập ở trên, khái niệm quản lý phải
bao quát được một số nội dung:
(1). Quản lý là một hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người lao động
và sinh hoạt tập thể nhằm kiểm soát, điều kiển khách thể quản lý để thực hiện
các mục tiêu mà chủ thể quản lý đặt ra.
(2). Thực chất của hoạt động quản lý là xử lý mối quan hệ quản lý (quan
hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý cũng như mối quan hệ qua lại giữa các yếu
tố cấu thành khách thể quản lý.
(3). Hoạt động quản lý chính là phát huy được nhân tố con người với tư
cách là bộ phận quan trọng nhất của khách thể quản lý và đạt hiệu quả cao, khi
nó tạo ra được cái tổng thể - chỉnh thể từ nhiều cá nhân và các phương tiện, điều
kiện vật chất, tinh thần tương ứng với mục tiêu quản lý.
(4). Quản lý là một nghề phức tạp. Để hoàn thành được chức trách của
mình, những người quản lý phải có trình độ và phẩm chất phù hợp.
Từ những nội dung đã nêu trên quản lý là hoạt động thiết yếu từ khi có
hoạt động chung, đó là sự tác động của chủ thể quản lý vào khách thể quản lý
trong đó, quan trọng nhất là nhân lực - nhằm thực hiện các mục tiêu vào chức
năng của chủ thể quản lý.
- Khái niệm quản lý nhà nước
Xuất phát từ quan niệm chung về quản lý, QLNN có thể hiểu là quản lý
được thực hiện bằng cơ quan QLNN các cấp đối với toàn bộ quá trình kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa - tinh thần… (hoặc một lĩnh vực trong số đó) nhằm huy
động sức mạnh vật chất và sức mạnh của cộng đồng xã hội thuộc đối tượng quản
lý để đạt mục tiêu của chủ thể cầm quyền ở cấp tương ứng.
Khái niệm về QLNN là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà
nước chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức
31
năng đối nội đối ngoại của nhà nước chủ quan của QLNN là tổ chức hay mang
quyền lực nhà nước trong quá trình hoạt động tới đối tượng quản lý.
- Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm QLNN về du lịch là sự tác
động có tổ chức vào các HĐDL nhằm định hướng các hoạt động này theo các mục
tiêu đề ra trong từng giai đoạn.
Quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh đó là sự tác động của chính quyền
tỉnh tới HĐDL theo phân cấp chức năng, nhiệm vụ quản lý tới HĐDL để đạt
mục tiêu KT-XH của địa phương và quốc gia đề ra trong từng giai đoạn.
Như vậy, chủ thể QLNN về du lịch gồm: Cơ quan QLNN về du lịch cấp
tỉnh là hội đồng nhân dân (HĐND) và uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh cùng
với các cơ quan tư vấn, giúp việc như Sở TT-VH-DL, các sở ngành có liên
quan... Cơ quan QLNN về du lịch cấp tỉnh thực hiện quản lý theo phân cấp
được quy định, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trung ương và
chịu sự giám sát của nhân dân.
Đối tượng quản lý: là các HĐDL và các hoạt động liên quan đến du lịch
trên địa bàn tỉnh.
Công cụ quản lý: các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp tỉnh thực hiện
quản lý các HĐDL bằng hệ thống các công cụ quản lý kinh tế như các chiến
lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển HĐDL, các quy định của pháp
luật,... trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp.
Như vậy, QLNN về du lịch cấp tỉnh là sự tác động của chính quyền nhà
nước cấp tỉnh tới hoạt động du lịch trên địa bàn nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch
phát triển bền vững và có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
đề ra của địa phương.
Sự tác động của chính quyền nhà nước cấp tỉnh tới HĐDL là sự tác động
thông qua các nguyên tắc, phương pháp, công cụ quản lý như chiến lược, quy
hoạch, chính sách, kế hoạch. Sự tác động ở đây nhằm thực hiện chức năng quản
lý đối với HĐDL, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp.
32
2.1.2. Các loại hình du lịch
Có nhiều các phân loại các loại hình du lịch, tự chung lại có các loại hình
du lịch chủ yếu như sau:
- Theo môi trường tài nguyên du lịch
Du lịch dựa vào khai thác cảnh đẹp thiên nhiên như: là cảnh quan, núi đá,
hang động, đồng bằng, núi cao, rừng, thực vật, thú rừng, sông nước, biển, bái
cát, ao, thác, suối nước nóng v.v.v … Nói chung đây là cảnh quan thiên nhiên
đẹp, độc, lạ do thiên nhiên tạo ra thu hút du khách đến thăm quan.
Du lịch dựa vào khai thác giá trị văn hóa địa phương, quốc gia như: những
khu di tích lịch sử, những công trình kiến trúc đẹp, cổ, phong tục tập quán độc
đáo của địa phương nơi đến du lịch.
- Theo mục đích chuyến du lịch
Du lịch tham quan giải trí, là hạnh vi quan trọng của con nguời để nâng
cao hiểu biết về thế giới sung quanh. Đối tuợng tham quan là một dạng tài
nguyên du lịch tự nhiên hoặc tài nguyên du lịch nhân văn hay một cơ sở nghiên
cứu khoa học, cơ sở sản xuất.
Du lịch nghỉ dưỡng, Mục đích nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe của khách du
lịch đôi khi chỉ đơn giản là muốn cần với thiên nhiên và thay đổi môi truờng
sống hàng ngày. Ngày nay nhu cầu du lịch càng lớn do sức ép của công việc
căng thẳng, do môi truờng bị ô nhiễm, do các quan hệ xã hội… Số nguời đi nghỉ
trong năm cũng tăng lên rõ rệt và số nguời đi nghỉ cuối tuần ở các nuớc công
nghiệp phát triển chiếm 1/3 dân số. Địa điểm cho nơi nghỉ duỡng thuờng là
những nơi có không khí trong lành, khí hậu mát mẻ dễ chịu, cảnh đẹp như các
bãi biển, vùng núi, nông thôn…
Du lịch khám phá, tuỳ theo mức độ và tính chất chuyến du lịch mà có
thể chia ra thành du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm. Du lịch tìm hiểu và
thiên nhiên, môi truờng, về lịch sử, phong tục tập quán…Ở mức độ cao hơn,
du lịch mạo hiểm dựa trên những nhu cầu thể hiện mình, tự rèn luyện, tư
khám phá khả năng của bản thân…Du lịch mạo hiểm để lại những cảm xúc
thích thú, đặc biệt trong giới trẻ. Những vách núi cheo leo, những ghềnh
33
thác, hang động cánh rừng với môi truởng hoang dã là những nơi lý thú cho
những ngưòi thích du lịch mạo hiểm.
- Du lịch thể thao tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu khách du lịch
thuờng gắn liền với một số môn thể thao, ngoài ra chơi thể thao nâng cao thể
chất, phục hồi sức khỏe, tự thể hiện mình hoặc đơn giản chỉ để giải chí. Các
hoạt động thể thao như: săn bắn, câu cá, chơi golf, đánh quần vợt (tennis),
bóng chuyền bãi biển, bơi lặn, truợt tuyết là những môn thể thao ưa thích và
thịnh hành nhất hiện nay.
Du lịch lễ hội, ngày nay lễ hội là một yếu tố rất thu hút khách du lịch.
Tham gia vào lễ hội, khách du lịch có dịp hoà mình vào không khí tưng bùng của
hoạt động này.
Du lịch tôn giáo, mục đích của loại hình du lịch này nhằm thoả mãn
những nhu cầu tín nguỡng và thực hiện các nghi thức tôn giáo của tín đồ hay
tham quan tìm hiểu tôn giáo của những người không cùng tôn giáo. Điểm đến
của các chương trình này là những thánh địa, nhà thờ, chùa chiền, đình miếu…
Du lịch nghiên cứu/học tập, du lịch này gắn liền với việc mở rộng, nâng
cao sự hiểu biết cho khách du lịch, thông qua chuyến đi để tham quan tìm hiểu
các di tích lịch sử, kiến trúc, kinh tế xã hội, phong tục tập quán của cộng đồng
các địa phương trong nước và quốc tế mà họ đến thăm. Loại hình này rất được
phát triển ở các nước có nền văn minh cổ đại đặc sắc như: Ai Cập, Hy Lạp, Ý,
Ấn Độ, Trung Quốc… Khách du lịch đôi khi là những nhà khoa học, chuyên gia
nghiên cứu, sinh viên đi du lịch với mục đích nghiên cứu khoa học.
Du lịch hội nghị, tổ chức các sự kiện MICE, nhất là hội nghị khách hàng
hay họp mặt toàn công ty, là những chính sách thường kỳ của các công ty và tập
đoàn đa quốc gia. Mỗi lần tổ chức, các công ty thường thích thay đổi địa điểm và
di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để phục vụ nhu cầu du lịch của
những người tham dự.
Du lịch chữa bệnh, mục đích điều trị bệnh và phục hồi sức khoẻ là quan
trọng của khách du lịch. Ngày nay nhiều nước đã kết hợp có hiệu quả việc khai
34
thác sử dụng nước khoáng, tắm biển, tắm bùn, đi thay đổi khí hậu… Chữa bệnh
bằng phuơng pháp y học cổ truyền cũng như kết hợp việc giải phẫu chỉnh hình,
thẩm mỹ…
Du lịch thăm thân, loại hình này được nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội
nhằm mục đích thăm viêng người thân, bạn bè, về thăm quê hương, đám cưới,
đám tang loại hình này phát triển ở các quốc gia có nhiều kiều bào ở nước ngoài.
Du lịch kinh doanh, du lịch kinh doanh có nghĩa là dịch vụ của các đơn vị
hay công ty du lịch về chuyến đi du lịch, thức ăn, khách sạn, nhà nghỉ, hướng
dẫn viên,v.v cho khách du lịch.
Ngoài ra, việc phân loại du lịch còn theo các tiêu chí khác như: Theo lãnh
thổ (quốc tế, nội địa, quốc gia); theo đặc điểm địa lý của điểm đến (biển, núi, đô
thị, nông thôn); theo phương tiện giao thông (máy bay, ô tô, xe đạp, tàu thủy...);
theo loại hình lưu trú (khách sạn, nhà trọ, camping...); theo độ dài chuyến đi
(ngắn ngày, dài ngày); theo hình thức tổ chức (tập thể, cá nhân, gia đình...); theo
phương thức hợp đồng (trọn gói, từng phần).
2.1.3. Các đặc điểm ngành du lịch
- Ngành du lịch mang tính thời vụ
Thời vụ du lịch có tất cả các nước, các vùng có hoạt động du lịch. Ở mỗi
nước hoặc một vùng có thể có một hay nhiều thời vụ du lịch, điều này phụ thuộc
vào các thể loại du lịch được khai thác ở đó. Có nước phát triển cả du lịch mùa
hè và du lịch mùa đông như ở các nước ở miền ôn đới
Mặt khác tính thời vụ du du lịch còn thể hiện ở cường độ của thời vụ du
lịch không đều nhau ở các tháng khác nhau. Thời gian mà ở đó cường độ lớn
nhất được gọi là thời vụ chính. Thời gian có cường độ nhỏ hơn được gọi là ngoài
thời vụ du lịch.
Ở các nước, các vùng du lịch phát triển, thời vụ du lịch kéo dài hơn và
cường độ du lịch chính yếu hơn. Ở các nước, các vùng du lịch mới phát triển
có thời vụ du lịch ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính mạnh hơn.
Bên cạnh đó độ dài thời gian và cường độ của thời vụ không bằng nhau
đối với các thể loại du lịch khác nhau. Ví dụ du lịch chữa bệnh có thời gian dài
35
hơn và cường độ vào mùa chính yếu hơn, du lịch nghỉ biển có thời vụ ngắn hơn
và cường độ mạnh hơn.
Cường độ và độ dài của mùa du lịch còn phụ thuộc vào cơ cấu của du
khách đến nước hoặc vùng du lịch, ví dụ, du lịch của lứa tuổi thanh thiếu niên
thường có thời vụ ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính mạnh hơn so với
du lịch của lứa tuổi trung niên và cao niên.
Cường độ và độ dài của mùa du lịch còn phụ thuộc vào loại hình của cơ
sở lưu trú, ở khách sạn, khu điều dưỡng có mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ
của mùa du lịch chính giảm nhẹ, còn ở dạng du lịch cắm trại thì mùa du lịch
ngắn hơn và cường độ mạnh hơn.
Yếu tố mùa vụ của du lịch đòi hỏi QLNN của chính quyền địa phương về
vấn đề này cần tăng cường hơn cả về con người và các biện pháp quản lý.
- Ngành du lịch mang tính tổng hợp, phức tạp
Hoạt động du lịch là một hoạt động phức tạp, gắn với sự hiện diện của du
khách mà phần lớn đến từ địa phương khác, nước khác. Bên cạnh đó, HĐDL
mang tính đa dạng và có yếu tố quốc tế. Đây còn là dịch vụ mang tính liên
ngành, liên vùng, mang tính tổng hợp có sự tham gia của các ngành khác nhau.
Do đó, QLNN về du lịch cần có sự phối hợp liên ngành, liên vùng.
Bên cạnh đó, HĐDL giao thoa tiếp nhận nhanh các văn hóa của các địa
phương và các các nước, tiếp nhận nhanh xu hướng kinh doanh các dạng dịch vụ
nên đây là ngành kinh doanh nhạy cảm cả mặt tốt và xấu khi tiếp nhận.
- Ngành du lịch mang tính phụ thuộc
Ngành du lịch gắn với đặc thù địa phương, với điều kiện tự nhiên, tiềm
năng, thế mạnh du lịch trên địa bàn. Chính vì thế nếu địa phương nào có lợi thế
về tài nguyên du lịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển và
ngược lại.
Mặt khác ngành du lịch cũng như các ngành khác phụ thuộc vào cơ chế,
chính sách, môi trường hoạt động do chính quyền các cấp tạo ra. Đặc thù của cấp
tỉnh là cấp thừa hành, có phân quyền, vừa thực hiện pháp luật, chính sách của
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng NgãiKhóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãiti2li119
 
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninhNghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Man_Ebook
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc Liêu
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc LiêuLuận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc Liêu
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc Liêu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAYLuận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAYLuận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng NinhĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
nataliej4
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
PinkHandmade
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội AnCác Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
Chau Duong
 
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOTLuận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
 
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng NgãiKhóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
 
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninhNghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc Liêu
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc LiêuLuận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc Liêu
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc Liêu
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
 
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAYLuận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
 
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAYLuận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng NinhĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
 
Du lich da nang
Du lich da nangDu lich da nang
Du lich da nang
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
 
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội AnCác Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
 
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOTLuận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
 

Similar to Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
NuioKila
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng BìnhLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm ĐồngHoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOTĐề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Pham Long
 
Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Giai...
Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Giai...Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Giai...
Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Giai...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.docLuận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
sividocz
 
Noi dung tl qt-ban hang
Noi dung tl qt-ban hangNoi dung tl qt-ban hang
Noi dung tl qt-ban hangvancanh007
 
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAYĐề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Các giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.doc
Các giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.docCác giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.doc
Các giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOTLuận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng NamLuận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào (20)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng BìnhLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
 
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm ĐồngHoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
 
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOTĐề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Giai...
Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Giai...Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Giai...
Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Giai...
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
 
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.docLuận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
 
Noi dung tl qt-ban hang
Noi dung tl qt-ban hangNoi dung tl qt-ban hang
Noi dung tl qt-ban hang
 
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAYĐề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
 
Các giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.doc
Các giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.docCác giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.doc
Các giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.doc
 
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOTLuận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
 
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng NamLuận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (18)

Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 

Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH SOM KHITH VONG PAN NHA QU¶N Lý NHµ N¦íC VÒ DU LÞCH TR£N §ÞA BµN TØNH BO KÑO CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH SOM KHITH VONG PAN NHA QU¶N Lý NHµ N¦íC VÒ DU LÞCH TR£N §ÞA BµN TØNH BO KÑO CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 62 34 04 10 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. TRẦN THỊ HẰNG 2. PGS.TS. NGUYỄN HỮU THẮNG HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Som Khith Vong Pan Nha
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 9 1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch 9 1.2. Các công trình nghiên cứu đề cập đến quản lý nhà nước về du lịch 17 1.3. Một số kết quả đạt đuợc trong các công trình nghiên cứu có liên quan và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 24 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CẤP TỈNH 26 2.1. Khái niệm, các loại hình và vai trò du lịch 26 2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch 42 2.3. Kinh nghiệm và bài học quản lý nhà nước về du lịch ở một số địa phương trong và ngoài nước 57 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BO KẸO, CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 78 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bo Kẹo, có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch. 78 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo 91 3.3. Đánh giá quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2007 – 2017 113 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BO KẸO, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 127 4.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo 127 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo 133 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 164
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND Cộng hòa Dân chủ nhân dân CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DLST Du lịch sinh thái DNDL Doanh nghiệp du lịch KT-XH Kinh tế-xã hội HĐ DL HNQT Hoạt động du lịch Hội nhập quốc tế LHQ NDCM Liên hiệp quốc Nhân dân cách mạng PATA Hiệp hội Du lịch Châu Á-Thái Bình Dương QLNN Quản lý nhà nước UBND Ủy ban nhân dân UNWTO Tổ chức Du lịch của Liên Hợp Quốc TT-VH-DL Thông tin, Văn hóa và Du lịch WTTC Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến tỉnh LuangPra Bang 2007-2016 .......... 72 Bảng 2.2: Số lượng khách du lịch đến tỉnh Xiêng Khoảng 2007-2016............ 74 Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế Bo Kẹo năm 2007 đến năm 2017.............................. 81 Bảng 3.2: Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Bo Kẹo năm 2007 - 2017 ................... 81 Bảng 3.3: Trình độ cán bộ nhân viên Sở Thông tin, Văn hóa............................ 90 Bảng 3.4: Độ tuổi cán bộ nhân viên Sở Thông tin, Văn hóa.............................. 91 Bảng 3.5: Hệ thống cơ sở kinh doanh du lịch từ năm 2007 – 2017 ................... 99 Bảng 3.6: Đánh giá mức độ phù hợp, hiệu quả của các hình thức tuyên truyền chính sách pháp luật về du lịch cho người dân của huyện Bo Kẹo ........103 Bảng 3.7: Khó khăn nhất trong kinh doanh của doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng kinh doanh về du lịch................................................................105 Bảng 3.8: Chính quyền địa phương hỗ trợ trong kinh doanh của doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng kinh doanh về du lịch ...........................105 Bảng 3.9: Mức độ an toàn của du khách khi đến thăm quan du lịch Bo Kẹo....106 Bảng 3.10: Mức độ không hài lòng của du khách khi đến thăm quan du lịch Bo Kẹo..............................................................................................107 Bảng 3.11: Mức độ biết đến đường dây nóng của du khách khi đến thăm quan du lịch Bo Kẹo..........................................................................107 Bảng 3.12: Du khách biết đến du lịch Bo Kẹo qua các hình thức.....................110 Bảng 3.13: Số lượng kiểm tra, giám sát về du lịch từ 2007 -2017....................111 Bảng 3.14: Tỷ lệ nộp thuế, phí của cơ sở kinh doanh du lịch năm 2015 - 2017 ...113 Bảng 3.15: Vấn đề nộp thuế của doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng...............113 Bảng 3.16: Cán bộ, nhân viên trong ngành đánh giá du lịch của tỉnh Bo Kẹo hiện nay.............................................................................................114 Bảng 3.17: Mức độ người dân biết đến các thông tin về du lịch Bo Kẹo..........115 Bảng 3.18: Đánh giá của doanh nghiệp, nhà hàng về môi trường đầu tư kinh doanh du lịch ở Bo Kẹo hiện nay ......................................................115 Bảng 3.19: Số lượng khách du lịch đến Bo Kẹo ..............................................116 Bảng 3.20: Đánh giá về sản phẩm và dịch vụ du lịch của khách trong nước ....117 Bảng 3.21: Đánh giá về sản phẩm và dịch vụ du lịch của khách quốc tế.........117
  • 7. Bảng 3.22: Cơ cấu kinh tế Bo Kẹo năm 2007 đến năm 2017...........................118 Bảng 3.23: Ngành du lịch đóng vào ngân sách nhà nước 2008 - 2017 .............119 Bảng 3.24: Đánh giá thu nhập của người dân khi tham gia hoạt động du lịch địa phương ........................................................................................120 Bảng 3.25: Đánh giá cán bộ quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo trên một số tiêu chí...................................................................................125 Biểu đồ 3.1: Dân số tỉnh Bo Kẹo qua các năm.................................................. 79 Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Bo kẹo qua các năm................. 80 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo............................ 88
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của quốc gia. Du lịch là ngành công nghiệp không khói, tạo thu nhập nhanh; giúp quốc gia, địa phương bù đắp thiếu hụt ngân sách thúc đẩy thanh toán tài khoản vãng lai; giúp tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân khi tham gia kinh doanh du lịch. Trên thế giới hiện nay, du lịch trở thành hoạt động KT - XH phổ biến, là cầu nối tình hữu nghị, là phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc. Ở nhiều quốc gia, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, đem lại những lợi ích to lớn về KT - XH. Ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào, hoạt động du lịch tuy mới được phát triển, nhưng cũng đã góp phần quan trọng vào phát triển nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao mức sống nhân dân các bộ tộc Lào. Trong quá trình phát triển của mình, ngành du lịch CHDCND Lào vẫn còn nhiều hạn chế, các dịch vụ gắn với du lịch chưa đa dạng, kết cấu hạ tầng của du lịch chưa theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ du lịch còn thấp, giá cả cao, sản phẩm du lịch chưa phong phú… Thực tế này dẫn tới năng lực cạnh tranh của ngành du lịch và các sản phẩm du lịch ở Lào ở trình độ còn thấp nhất là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Bo Kẹo là một tỉnh miền núi, nằm trong khu vực "Tam giác vàng", có địa hình đa dạng, bao gồm cả đồng bằng và miền núi, có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, thương mại và du lịch. Tỉnh nằm trong vùng liên kết giữa các tỉnh miền núi phía Tây Bắc Lào với Trung Quốc, Thái Lan và Myanma. Tỉnh Bo Kẹo không chỉ là một trung tâm buôn bán, mà còn có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch biên giới với nhiều danh lam thắng cảnh, có nhiều đặc sắc đa dạng về văn hóa các dân tộc. Bo Kẹo cũng xác định ngành du lịch sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh. Chính vì thế, trong thời gian qua ngành du lịch tỉnh Bo Kẹo đã có phát triển nhất định. Các loại hình du lịch đã được quan tâm phát triển như du lịch gắn tâm linh, du lịch khám phá, du lịch gắn di tích lịch sử….Số
  • 9. 2 lượng du khách đến Bo Kẹo ngày càng tăng lên, đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách của Tỉnh cũng tăng lên. Thu nhập và việc làm từ du lịch cũng tăng. Đây là kết quả đáng khích lệ của ngành du lịch tỉnh Bo Kẹo. Tuy nhiên so với tiềm năng lợi thế về du lịch, thì việc phát triển này chưa tương xứng. Trên thực tế, Du lịch Bo Kẹo chưa thực sự khai thác tiềm năng lợi thế so sánh vốn có của địa phương và chưa đủ điều kiện để khai thác như: đường giao thông đưa khách du lịch đến các điểm du lịch còn khó khăn, các cơ sở lưu trú, cơ sở phục vụ du khách còn chưa đa dạng và còn ở trình độ thấp. Các vấn đề quản lý nhà nước (QLNN) về du lịch trên địa bàn Tỉnh còn nhiều hạn chế. Cơ chế chính sách QLNN về du lịch còn nhiều bất cập chưa thực sự tạo môi trường kinh tế, pháp luật, xã hội thuận lợi để phát triển du lịch; Vấn đề quy hoạch và thực hiện kế hoạch ngành du lịch chưa thực sự tốt; Quan điểm định hướng phát triển du lịch chưa mang tính dài hạn; Năng lực bộ máy QLNN về du lịch cũng ở trình độ thấp; Kết cấu hạ tầng du lịch trên địa bàn chưa phát triển. Ngành du lịch Bo Kẹo còn non trẻ về nhân lực, thiếu kinh nghiệm quản lý, khả năng cạnh tranh với các nước cũng như các tỉnh trong nước về du lịch còn yếu. Kết quả lượng khách quốc tế đến Bo Kẹo còn quá ít so với các tỉnh trong nước và các tỉnh lân cận của nước ngoài. Đây là thách thức lớn đặt ra cho ngành du lịch của tỉnh Bo Kẹo nói riêng và CHDCND Lào nói chung. Từ thực tế đó cho thấy, việc nghiên cứu nhằm tìm giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bản tỉnh Bo Kẹo là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay. Đó cũng là vấn đề cơ bản và lâu dài trong việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ riêng ở tỉnh Bo Kẹo, mà còn là vấn đề của nhiều tỉnh khác ở CHDCND Lào, là yêu cầu mang tính chiến lược lâu dài nhằm phát triển ngành du lịch ở CHDCND Lào trong giai đoạn tiếp theo. Đó cũng là lý do của việc lựa chọn đề tài "Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào" làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn QLNN về du lịch ở cấp tỉnh, luận án phân tích làm rõ thực trạng, thành công, hạn chế và đề
  • 10. 3 xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo, CHDCND Lào tầm nhìn đến 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để thực hiện được các mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu luận án đặt ra là: - Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu, luận án chỉ ra những vấn đề đã được làm rõ, những khoảng trống nghiên cứu và xác định những nội dung cần tiếp tục làm rõ trong nghiên cứu. - Phân tích luận giải cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn QLNN về du lịch ở cấp tỉnh ở CHDCND Lào; luận giải đặc thù QLNN về du lịch cấp tỉnh liên kết với các tỉnh trong và ngoài nước. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo từ 2007 đến 2017, rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. - Đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là QLNN ở cấp tỉnh đối với hoạt động du lịch, trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ được phân cấp cho chính quyền tỉnh dưới góc độ quản lý kinh tế. Chủ thể quản lý: Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bo Kẹo, Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch (TT-VH -DL) là đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh Bo Kẹo trong quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Toàn bộ các hoạt động QLNN về du lịch trên đia bàn tỉnh Bo Kẹo Về thời gian: Đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo trong thời gian từ 2007 đến 2017 (đây là giai đoạn sở du lịch tỉnh Bo Kẹo được tách ra); đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030.
  • 11. 4 Về nội dung nghiên cứu: Luận án chủ yếu tập trung làm rõ những nội dung QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng việc xây dựng và thực hiện các quy hoạch, chiến lược và các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch; đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm phát triển du lịch ở địa phương; tổ chức HĐDL ở địa phương và kiểm tra, giám soát HĐDL ở địa phương. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận của luận án Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm đường lối chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào và Nhà nước CHDCND Lào về QLNN đối với du lịch, tiếp thu có chọn lọc những giá trị lý luận có tính phổ biến và những yếu tố phù hợp trong các tư tưởng, lý thuyết về du lịch, về QLNN đối với du lịch trong nước và trên thế giới; những kết quả nghiên cứu có giá trị đương đại đã được công bố trong những thập niên gần đây ở một số nước, trong đó có Việt Nam, đối chiếu, so sánh với điều kiện thực tiễn của tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào để phân tích, luận chứng và đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc QLNN về du lịch ở tỉnh Bo Kẹo nước CHDCND Lào. 4.2. Phương pháp nghiên cứu luận án Để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ nói trên, hoạt động điều tra sử dụng các nguồn từ phương pháp tiếp cận truyền thống như phân tích tổng hợp nhằm làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, dựa vào đó để khảo sát thực tiễn, tổng hợp, đánh giá, đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo đến năm 2025 ở cả 4 chương. Phương pháp phân tích, tổng hợp các công trình và các bài viết có liên quan đến QLNN về du lịch trên địa bàn cấp tỉnh, rút ra những vấn đề đã đạt được, những vấn cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung cho vấn đề này cả về lý thuyết và thực tiễn hiện nay; phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh đối với chương 1, chương 2 và chương 3. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các kết quả đạt được hay chưa đạt được trong QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo từ 2007 đến
  • 12. 5 2017 ở chương 3. Tác giả áp dụng các cách lập bảng, biểu đồ, sơ đồ, mô hình hóa nhằm trình bày các số liệu, các kết quả nghiên cứu của tác giả về QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo đoạn 2007 -2017 ở chương 3. Luận án thu thập thông tin sơ cấp qua khảo sát thực tế và điều tra xã hội học và các số liệu được thu tập thông qua báo cáo, tổng kết, các bài viết, công trình khoa học (thứ cấp) liên quan đến thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo như: + Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ tài liệu, báo cáo, sách báo tạp chí, tài liệu từ hội thảo khoa học và thông tin từ các trang website trong và ngoài nước. + Luận văn tiến hành 4 cuộc khảo sát quản lý nhà nước về du lịch với 4 nhóm đối tượng: Cán bộ QLNN về du lịch; cộng đồng tham gia kinh doanh du lịch; du khách đến tham quan du lịch và doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch nhằm làm rõ các khía cạnh quản lý của tỉnh Bo Kẹo về du lịch. Phiếu khảo sát được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2018. Tổng số lượng phiếu khảo sát 667 phiếu, số phiếu thu được 476 phiếu (đạt 71,3%). Học viên lựa chọn các nhóm đối tượng khảo sát như sau: Nhóm 1: Công chức viên chức trong Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch của tỉnh Bo Kẹo Trong tổng số 61 người của Sở Thông Tin, Văn hóa và Du Lịch, Học viên chỉ khảo sát 37 người và 10 người của UBND. Đây là những người trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Bo Kẹo. Số phiếu khảo sát là 47, số phiếu thu được 47 (100%). Với nhóm đối tượng này, Học viên trực tiếp đi khảo sát và điền thông tin. Nhóm 2: Người dân địa phương có tham gia vào các hoạt động du lịch của địa phương Ở nhóm người dân, Học viên khảo sát người dân ở 3 địa điểm du lịch đang khai thác, số phiếu điều tra là 200, nhưng chỉ thu về được 177 phiếu (đạt 88,5%) ở 3 địa điểm là: + Khu phát triển khu du lịch lịch sử (Su Văn Nạ Khôm Khăm Huyện Tổng Pầng) 70 phiếu.
  • 13. 6 + Suối nước nóng Pung Lọ (Huyện Mâng) 57 phiếu + Đảo (Đon Pung) Huyện Huổi Sai 50 phiếu Đây là các địa phương có hoạt động du lịch nhiều nhất ở tỉnh Bo Kẹo. Với nhóm đối tượng này, học viên cùng 4 thành viên khác hỗ trợ tham gia đi khảo sát tại địa phương Nhóm 3: Du khách trong nước đến du lịch tỉnh Bo Kẹo Với số lượng du khách trong nước đến Bo Kẹo, Học viên phát phiếu điều tra 200 phiếu nhưng chỉ thu được 100 phiếu trả lời (đạt 50%). Học viên khảo sát 100 người, chủ yếu ở 3 địa phương trên với số phiếu được chia như sau + Khu phát triển khu du lịch lịch sử (Su Văn Nạ Khôm Khăm Huyện Tổn Pầng) 35 phiếu. + Suối nước nóng Pung Lọ ( Huyện Mâng) 20 phiếu + Đảo (Đon Pung) Huyện Huổi Sai: 45 phiếu Với nhóm du khách trong nước, Học viên nhờ các công ty du lịch và các điểm du lịch hỗ trợ khảo sát. Nhóm 4: Du khách quốc tế đến du lịch tỉnh Bo Kẹo Hiện nay số lượng du khách quốc tế đến Bo Kẹo ngày càng tăng hơn trước, nên, Học viên phát phiếu khảo sát 200 phiếu và thu được 132 phiếu (đạt 66%) ở 3 địa phương trên với số phiếu được chia như sau: + Khu phát triển khu du lịch lịch sử (Su Văn Nạ Khôm Khăm Huyện Tổn Pầng) 40 phiếu. + Suối nước nóng Pung Lọ ( Huyện Mâng) 30 phiếu + Đảo (Đon Pung) Huyện Huổi Sai 62 phiếu. Với nhóm du khách quốc tế, Học viên nhờ các công ty du lịch hỗ trợ khảo sát. Nhóm 5: Nhóm doanh nghiệp, nhà hàng tham gia hoạt động du lịch Tác giả khảo sát 10 doanh nghiệp và 2 khách sạn và 8 nhà hàng kinh doanh du lịch. Với 10 doanh nghiệp, tác giả chọn 2 doanh nghiệp có thời gian kinh doanh dài nhất (11 năm); 8 doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Còn 2 khách sạn: 1 huyện Huổi Sai, 1 ở huyện Tổn Pầng; 8 nhà hàng gồm: 3 ở huyện Huổi Sai; 2
  • 14. 7 huyện Mâng và 3 ở huyện Tổn Pầng. Số phiếu khảo sát 20, số phiếu thu được 20 (đạt 100%). Ở nhóm đối tượng này, Học viên trực tiếp khảo sát thu thập thông tin. Các phiếu sau khi thu được sẽ được làm sạch phiếu; Các phiếu sau khi làm sạch được nhập số liệu bằng phần mềm Epidata để từ đó sử dụng phân tích số liệu. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS: sau khi làm sạch dữ liệu, tiến hành phân tích số liệu thu thập được bằng các phép tính thống kê mô tả và suy diễn như tính tỷ lệ phần trăm. 4.3. Câu hỏi nghiên cứu của luận án - Tại sao tỉnh Bo Kẹo có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng thực tế du lịch ở đây lại chưa tốt ?. - Tiêu chí nào đánh giá QLNN về du lịch ở tỉnh Bo kẹo hiện nay? - Giải pháp nào nhằm hoàn thiện hơn nữa QLNN về du lịch ở tỉnh Bo kẹo trong thời gian tới? 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Những đóng góp về lý thuyết - Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra khoảng trống, những vấn đề cần nghiên cứu về QLNN về du lịch cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay - Luận án góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về QLNN về du cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay qua các nội dung quản lý nhà nước về du lịch và qua tiêu chí đánh giá. Mặt khác, luận án đóng góp nhất định cho công tác nghiên cứu khoa học về quản lý kinh tế nói chung và quản lý nhà nước đối với du lịch ở địa phương nói riêng trong hội nhập quốc tế. 5.2. Những đóng góp về thực tiễn - Luận án làm rõ thực trạng QLNN về du lịch tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2007 - 2017, trên cơ sở đó rút ra những kết luận mang tính khái quát trong QLNN về du lịch của tỉnh Bo Kẹo. - Luận án chỉ rõ những nhân tố tác động tới QLNN về du lịch tỉnh Bo Kẹo thời gian qua, đồng thời dự báo những nhân tố này trong thời gian tới.
  • 15. 8 - Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch tỉnh Bo Kẹo đến 2025, tầm nhìn 2030. Mặt khác kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng lý du lịch cấp tỉnh đặc biệt Sở Du lịch tỉnh Bo Kẹo 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết. Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh. Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
  • 16. 9 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH 1.1.1. Các công trình nghiên cứu đề cập đến các loại hình và vai trò của du lịch 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu đề cập các loại hình du lịch Trong Du lịch toàn cầu - Thập kỷ tới (Global Tourism - The next decade) của tác giả William Theobald [149] đã giới thiệu về khái niệm và phân loại du lịch. Du lịch bao gồm hai yếu tố là hành trình tới đích và ở. Du lịch là một khoảnh khắc ngắn hạn tạm thời của những người ở các điểm đến ngoài nơi cư trú của họ. Du lịch được thực hiện để giải trí, ngắm cảnh, hành hương vì lý do y tế, phiêu lưu vv… Bài viết này đã đề cập tới các loại hình du lịch: Du lịch giải trí, du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch dân tộc, du lịch văn hoá, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch tôn giáo, du lịch âm nhạc, du lịch cộng đồng. Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, tùy theo mục đích của du khách mà có thể phân loại thành nhiều hình thức du lịch khác nhau. Theo thống kê trên wikipedia có tới 78 hình thức du lịch. Có thể đưa ra một số các giải thích, định nghĩa về một vài kiểu loại hình du lịch: Du lịch giải trí là đi đến một nơi rất khác với cuộc sống thường nhật để thư giãn và vui chơi. Du lịch văn hóa là đi đến một địa điểm cụ thể với mục đích để tìm hiểu lịch sử và văn hóa ở nơi đó. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Hector Ceballos- Lascurain, một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái đã định nghĩa: Du lịch sinh thái là đến những khu vực ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộng với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới
  • 17. 10 động - thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này [127, tr.13]. Còn theo Hiệp hội Du lịch sinh thái (The International Ecotourism society): Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương [127, tr.14]. Du lịch kinh doanh là đi du lịch nhưng liên quan đến hoạt động kinh doanh. Du lịch y tế là tìm kiếm cách điều trị đặc biệt, cách xa nhà, đi nơi khác. Du lịch giáo dục là du lịch có mục đích là học ngôn ngữ và văn hóa hay lịch sử của các nước hay thành phố khác ở nơi đến. Ngoài ra còn có các bài viết khác cũng bàn về các loại hình du lịch như: Du lịch mạo hiểm, du lịch kinh doanh, du lịch sinh nở, du lịch ẩm thực, du lịch văn hóa, du lịch đen, du lịch thiên tai, du lịch sinh thái, du lịch y tế, du lịch biển, du lịch tôn giáo, du lịch tình dục, du lịch khu ổ chuột, du lịch không gian, du lịch thể thao, du lịch ảo, du lịch chiến tranh, …. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu đề cập vai trò của du lịch Priya Chetty, Advantages of demand forecast for the tourism industry, English Về vai trò của du lịch, Salvo Creaco [143] cho rằng: Du lịch bây giờ là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới và là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất. Đối với nhiều quốc gia, du lịch được coi là một công cụ chính cho sự phát triển của khu vực vì nó kích thích các hoạt động kinh tế mới. Du lịch có thể có tác động tích cực về kinh tế đối với cán cân thanh toán, về việc làm, thu nhập và sản xuất, nhưng cũng có thể có những tác động tiêu cực, đặc biệt đối với môi trường. Lelei Lelulu [140].- Chủ tịch Đối tác quốc tế thì khẳng định: Du lịch là phương tiện chuyển giao của cải tự nhiên lớn nhất từ các nước giàu sang các nước nghèo… Khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực còn nghèo khổ còn lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ. Priya Chetty, Advantages of demand forecast for the tourism industry, English [143]. Về vai trò dự báo phát triển du lịch, Priya Chetty khẳng định: "Dự báo phát triển du lịch có giá trị kinh tế lớn đối với cả khu vực công và
  • 18. 11 khu vực tư nhân. Bất kỳ thông tin liên quan đến sự tiến triển trong tương lai của dòng chảy du lịch là rất quan trọng đối với khách sạn, nhà điều hành tour du lịch và các ngành công nghiệp khác liên quan đến du lịch"; v.v William Theobald, Du lịch toàn cầu - Thập kỷ tới (Global Tourism - The next decade) [149] đã bàn về vai trò du lịch đối với hòa bình thế giới. Tác giả đã làm rõ du lịch là một trong những nguồn lực lớn thúc đẩy nền hòa bình, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau. S.Medlik [145] đề cập về khái niệm sản phẩm, sự cạnh tranh trong ngành hàng không, sự quảng bá sản phẩm và điểm đến, sự quản lý du lịch, giới hạn cũng như thách thức đối với ngành du lịch. Mechthild Kuellmer (2007), Economic Success of Tourism, Muenster University [141], cho rằng du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới ngày nay. Nghiên cứu này khảo sát sự thành công kinh tế du lịch ở hai nước Peru, Bồ Đào Nha và cho rằng du lịch tùy thuộc vào hành chính công, đó là lý do tại sao nó là một chủ đề quan trọng. Các nghiên cứu của điều tra bao gồm đóng góp của du lịch vào nền kinh tế của đất nước cùng với chiến lược tiếp thị, cũng như những vấn đề liên quan đến du lịch. Những phát hiện này bao gồm QLNN về du lịch trong quốc gia, các bằng chứng về sự thành công kinh tế từ hoạt động du lịch, và hơn nữa phát triển các nguồn khách hàng tiềm năng của du lịch đối với nền kinh tế. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu đề cập kinh tế du lịch Trần Văn Mậu (2001), Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch, theo tác giả Robert Lanquar [106] kinh tế du lịch đó là ngành công nghiệp vì toàn bộ hoạt động nhằm khai thác các của cải của du lịch, nhằm biến các tài nguyên nhân lực, tư bản và nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm. Đồng thời, tác giả cuốn sách đã giới thiệu những vấn đề về yêu cầu, sự tiêu dùng của du lịch, sản xuất cho du lịch, đầu tư du lịch. William S. Reece, [148], Kinh tế du lịch (The Economics of Tourism) tác giả sử dụng phân tích kinh tế hiện đại để giúp người đọc hiểu được ngành công nghiệp du lịch, làm thế nào để hiểu được hành vi thị trường du lịch, đề cập đến thay đổi kỹ
  • 19. 12 thuật vì nó liên quan tới việc điều chỉnh mô hình kinh doanh và chiến lược, giải thích rõ ràng về quản lý doanh thu. John Ward, Phil Higson và William Campbell trong nghiên cứu "Giải trí và Du lịch (Leisure and Tourism)" [138] đã nghiên cứu về ngành công nghiệp du lịch và giải trí thông qua việc phân tích các hình mẫu và xu hướng, các sản phẩm và dịch vụ trong ngành du lịch và giải trí cũng như các tác động của nó đến kinh tế, xã hội, văn hóa hay môi trường. W. Susan [146] đưa ra khái niệm và phân tích nguồn gốc của ngành thương mại giải trí và du lịch, trong đó tác giả nêu ra các tên gọi đa dạng được sử dụng để miêu tả về ngành thương mại giải trí và du lịch; miêu tả sứ mệnh của ngành này; giải thích sự khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ; giới thiệu những địa điểm mà thương mại giải trí và du lịch có thể diễn ra; giới thiệu các cơ hội nghề nghiệp cho các ứng viên tốt nghiệp ngành này. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến vấn đề quản lý và tổ chức sự kiện, vấn đề về lưu trú; thực phẩm và đồ uống, vấn đề quản lý nghề nghiệp, đồng thời cuốn sách cũng phân tích về các ngành công nghiệp có tính chất tương đồng. Đỗ Cẩm Thơ Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, [122], các tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch; Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam theo 2 tiêu chí: cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch. Các tác giả cũng đã đề xuất khái niệm sản phẩm du lịch tổng thể và mô hình 10 tiêu chí đánh giá so sánh cạnh tranh sản phẩm du lịch bao gồm: i) Tính hấp dẫn và độc đáo của tài nguyên du lịch; ii) Tính đa dạng của dịch vụ du lịch; iii) Chất lượng sản phẩm du lịch; iv) Tổ chức xây dựng sản phẩm du lịch; v) Đầu tư xúc tiến sản phẩm du lịch; vi) Giá sản phẩm du lịch; vii) Khả năng tiếp cận sản phẩm; viii) Thương hiệu sản phẩm du lịch; ix) Chu kỳ sống của sản phẩm du lịch; x) Yếu tố đặc biệt của sản phẩm du lịch. Đề tài còn đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường trong thời hạn ngắn; đồng thời, đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cho thời hạn dài hơn.
  • 20. 13 Hoàng Thị Ngọc Lan, Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây, [98]. xác định cầu du lịch là bộ phận nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về dịch vụ hàng hóa, đảm bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời của du khách ngoài nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đích du lịch Bài viết "Một số vấn đề nên quan tâm trong sự phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng" của tác giả Ăm Pay Số La Thí [44]. Tác giả đưa ra quan niệm về du lịch cộng đồng như một phương thức phát triển du lịch bền vững. Du lịch cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp của dân trong hoạt động du lịch; phân tích các nguyên tắc đặc điểm của du lịch cộng đồng, vai trò của du lịch cộng đồng trong phát triển cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững. Bài viết "Xúc tiến du lịch ở tỉnh Khăm Muôn" của tác giả Ma Nô Thoong Pông Sa Văn [33]. Tác giả phân tích du lịch và xúc tiến du lịch, cho du lịch là một ngành kinh tế rất quan trọng đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia của đất nước và địa phương, nó mang lợi ích và thu hút ngoại tệ cho đất nước. Bài viết "Sự phát triển khu du lịch tự nhiên ở tỉnh Sa La Văn" của tác giả Pun Sắc Say Nha Sến [36]. Tác giả chỉ ra lợi thế phát triển du lịch tự nhiên ở tỉnh và tập trung vào các nhân tố như thị trường khách du lịch, thu nhập du lịch, sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động và không gian du lịch, công tác quảng bá du lịch. Bài viết "Du lịch là một ưu tiên của sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Xiêng Khoảng" của tác giả Khăm Cọn Ua Nuôn Sa [32]. Tác giả giới thiệu về địa lý vị trí của tỉnh và lợi thế về mặt du lịch tự nhiên, du lịch lịch sử, du lịch văn hóa nổi tiếng, tiêu biểu nổi bật là điểm du lịch Cảnh Đồng Chum trong tương lai sẽ trở thành di sản thế giới là điều kiện quảng bá thu hút khách du lịch đến Xiêng Khoảng. Bài viết "Phát triển khu di sản quốc gia ở huyện Viêng Xay tỉnh Hùa Phăn trở thành điểm du lịch lịch sử" của tác giả Thoong Sa Văn Bun Lớt [66]. Tác giả
  • 21. 14 hệ thống một số nội dung lý luận về di sản quốc gia và về du lịch lịch sử, các quy đinh hợp lý quốc tế về bảo vệ di sản; phân tích mối quan hệ tương tác hai chiều giữa du lịch lịch sử và di sản quốc gia, những thuận lợi và thách thức đặt ra từ phát triển du lịch lịch sử đối với việc bảo vệ nguyên trạng di sản quốc gia ở huyện Viêng Xay tỉnh Hùa Phăn. Bài viết "Lợi thế về du lịch ở tỉnh Xiêng Khoảng đang chờ đợi sự phát triển" của tác giả Bun Lươn Văn Na Hắc [15]. Tác giả đưa ra lợi thế phát triển du lịch của tỉnh Xiêng Khoảng Một là: Quảng bá về lịch sử vẻ vang của dân tộc để quản lý tốt vấn đề này thì phải chú ý đến việc thiết kế các công trình tu dưỡng nghiên cứu kỹ. Hai là: Tài nguyên du lịch như các điểm du lịch thiên nhiên phải tạo ý thức cho người dân các dân tộc biết giữ gìn, bảo vệ và sử dùng tài nguyên được lâu dài và bền vững. Ba là: Về văn hóa phong tục tập quán, di sản văn hóa tốt đẹp phải được quan tâm bảo tồn, tôn tạo. Larry Dwyer, Peter Forsyth và Wayne Dwyer Kinh tế du lịch và chính sách (Tourism Economics and Policy) [139], bàn về kinh tế du lịch và chính sách từ đó kết hợp giải quyết toàn diện khái niệm kinh tế và ứng dụng trong bối cảnh du lịch trên thế giới phát triển. Các tác giả tập trung chỉ ra nhu cầu du lịch và dự báo, nguồn cung cấp du lịch và giá, đo lường tác động và lợi ích của những thay đổi trong nhu cầu du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch và thuế du lịch, hàng không, du lịch và môi trường (bao gồm cả biến đổi khí hậu) và năng lực cạnh tranh điểm đến. Từ đó cung cấp cơ sở để hiểu được sự liên quan của phân tích kinh tế và việc để các giải pháp của vấn đề du lịch trong thực tế cuộc sống và hoạch định chính sách du lịch. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch Ở một khía cạnh khác, các công trình nghiên cứu cũng đề cập đến các nhân tố tác động đến du lịch. Nhiều nhà khoa học đã khẳng định đến sự tác động của những điều kiện chung đến sự phát triển du lịch: Du lịch là một ngành công nghiệp phát triển nhanh với kết quả kinh tế, xã hội và chính trị. Giao lưu văn
  • 22. 15 hoá, hòa bình, thiện chí và hiểu biết được coi là những tác động tích cực của các luồng du lịch quốc tế. Các điểm thu hút tự nhiên, văn hóa, vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuận lợi, sự an toàn xã hội và an ninh chính trị ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch và đích đến. An ninh chính trị và an toàn xã hội cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển du lịch. Phonemany Soukhathammavong trong"Phát triển du lịch sinh thái tại Lào, một số nghiên cứu tại tỉnh Khăm Muân" [34], đánh giá vai trò du lịch gắn với bảo vệ môi trường tạo ra lợi ích kép: khuyến khích sử dụng dịch vụ sản phẩm địa phương, giảm chất thải, rác thải, khai thác hợp lý cảnh quan du lịch và gắn chặt bảo vệ môi trường ở địa phương cũng như ở CHDCND Lào. Trong công trình "Giải trí và Du lịch" (Leisure and Tourism) [138], các tác giả đề cập đến vấn đề tiếp thị, cung cấp các dịch vụ thông tin quản lý, việc lên kế hoạch và đánh giá các sự kiện cũng như các nguồn cơ sở hạ tầng cho các dự án du lịch, giải trí. Tác giả Stephen J. Page và Don Getz (1997), đã nghiên cứu, phân tích về vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho du lịch tại khu vực nông thôn. John Tribe (1995), trong nghiên cứu "Kinh tế học về giải trí và du lịch (The Economics of Leisure and Tourism)" [137] đã làm rõ các vấn đề về tổ chức và quảng bá hoạt động giải trí và du lịch; nghiên cứu về du lịch, du lịch giải trí ngoài trời, marketing du lịch ở các nước đang phát triển. Trong bài "Phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Chăm Pa Sắc" của tác giả Phon Xay Sa May In Sỉ Mon [35] đã phân tích những tác động ảnh hưởng của các loại hình du lịch văn hóa đối với sự phát triển một số vùng, khu vực kinh tế, xã hội của tỉnh. Những tác động ảnh hưởng đó theo hướng tích cực hay hạn chế, đóng góp ở mức độ nào cho sự phát triển bền vững của một số vùng, khu vực tùy thuộc vào các loại hình du lịch văn hóa cụ thể có được tổ chức tốt và được quản lý khoa học, cân đối giữa khai thác và bảo tồn giá trị văn hóa, phát huy được yếu tố tích cực của giá trị văn hóa và huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng trong các hoạt động du lịch hay không. Khi các khía cạnh bền vững được thể hiện trong du lịch văn hóa thì sự đóng góp du lịch văn hóa đó cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mang tính bền vững.
  • 23. 16 Công trình "Lợi thế về du lịch ở tỉnh Xiêng Khoảng đang chờ đợi sự phát triển" của tác giả Bun Lươn Văn Na Hắc [15]. Tác giả đưa ra lợi thế phát triển du lịch của tỉnh Xiêng Khoảng. Một là: Quảng bá về lịch sử vẻ vang của dân tộc để quản lý tốt vấn đề này thì phải chú ý đến việc thiết kế các công trình tu dưỡng nghiên cứu kỹ. Hai là: Tài nguyên du lịch như các điểm du lịch thiên nhiên phải tạo ý thức cho người dân các dân tộc biết giữ gìn, bảo vệ và sử dùng tài nguyên được lâu dài và bền vững. Ba là: Về văn hóa phong tục tập quán, di sản văn hóa tốt đẹp phải được quan tâm bảo tồn, tôn tạo. Tóm lại những di tích lịch sử và nguồn tài nguyên quý giá của du lịch, ngành kinh tế - du lịch kết hợp với tiềm năng khác của tỉnh đã có bước phát triển khá toàn diện và bền vững. Đồng thời tác giả đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và các ngành đã liên quan có định hướng và kế hoạch phát triển kinh tế du lịch đúng hướng. Bài viết "Du lịch là một ưu tiên của sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Xiêng Khoảng" của tác giả Khăm Cọn Ua Nuôn Sa [32]. Tác giả giới thiệu về địa lý vị trí của tỉnh và lợi thế về mặt du lịch tự nhiên, du lịch lịch sử, du lịch văn hóa nổi tiếng, tiêu biểu nổi bật là điểm du lịch Cảnh Đồng Chum trong tương lai sẽ trở thành di sản thế giới là điều kiện quảng bá thu hút khách du lịch đến Xiêng Khoảng. Nội dung là đề cập đến vai trò và tầm quan trọng của kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Xiêng khoảng, trong đó tác giả nhấn mạnh về số lượng khách du lịch và tổng thu nhập từ du lịch những năm 2011 - 2012 đó là một con số thu nhập góp phần vào ngân sách của tỉnh để giúp cho tỉnh phát triển kinh tế - xã hội trong địa bàn của mình. Trong công trình "Một số vấn đề tác động tiêu cực từ du lịch ở tỉnh Luông Pa Bang" của tác giả Seng Ma Ni Phết Sa Vông [43]. Tác giả phân tích tình hình phát triển kinh tế du lịch của tỉnh trong thời gian gần đây, từ đó khẳng định phát triển kinh tế du lịch của tỉnh có một số vấn đề tác động tiêu cực đến một số mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực như sau: (i) Tác động của du lịch đến kinh tế, là mặc dù thu nhập từ du lịch được nhiều nhưng giá sinh hoạt ở đó ngày càng tăng lên làm cho cuộc sống của người dân có thu nhập thấp ở khu vực đó
  • 24. 17 gặp nhiều khó khăn và tăng chi phí cho hoạt động công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế, sửa chữa, bảo trì hệ thống đường giao thông, dịch vụ công khác; (ii) Tác động của du lịch đến xã hội là xã hội có sự thay đổi làm cho người dân bỏ nghề nghiệp cũ, xảy ra tệ nạn mại dâm, buôn lậu, ma túy, cờ bạc, mất trật tự công cộng và có thể gây sự lây truyền một số bệnh tật; (iii) Tác động của du lịch đến văn hóa là có thể làm xói mòn hoặc mất đi bản sắc văn hóa địa phương, bản sắc văn hóa dân tộc và làm cho phong tục tập quán suy bại, ăn mặc không đúng kiểu truyền thống; (iv) Tác động của du lịch đến môi trường là có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và xảy ra ô nhiễm không khí, tiếng ồn ào, nước thải, rải rác… 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ CẬP ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 1.2.1. Các công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm quản lý du lịch Quản lý là một phạm trù có liên quan mật thiết đến phân công và hiệp tác lao động. C.Mác đã coi sự xuất hiện của quản lý như là một kết quả tất yếu của sự chuyển nhiều lao động, nhiều quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với nhau thành một quá trình lao động xã hội được phối hợp lại. Ông viết: "bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên quy mô khá lớn đều yêu cầu có sự chỉ đạo để điều hoà hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải làm chức năng chung, tức là chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng". Như vậy, C.Mác đã chỉ ra rằng chức năng của quản lý thể hiện ở sự kết hợp một cách hợp lý các yếu tố cơ bản của sản xuất, ở chỗ xác lập một sự ăn khớp về hoạt động giữa những người lao động riêng biệt. Nếu chức năng này không được thực hiện thì quá trình hợp lý của lao động hợp tác không thể tiến hành được. Phan Huy Đường, Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý. Harol Koontz [83] cho rằng: "Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác". Mary Parker Follett [83] định nghĩa quản lý là "nghệ thuật khiến công việc được làm bởi người khác".
  • 25. 18 Phutsady Phanyasith "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào" [37]. đã đưa ra định nghĩa "Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch là phương thức nhà nước sử dụng pháp luật tác động vào đối tượng hoạt động du lịch để định hướng hoạt động này vận động, phát triển đạt được mục đích xác định" 1.2.2. Các công trình nghiên cứu đề cập đến các nội dung quản lý nhà nước về du lịch S.Medlik [145] đã cho rằng, trong du lịch, các chính sách phải dựa trên một kết hợp chặt chẽ của kinh tế, chính trị, xã hội và các đối tượng về không gian. Những đối tượng này phải được đặt vào một khuôn khổ mang tính quyết định mà chức năng chính của nó là việc đạt được mục tiêu với những ý nghĩa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thiết lập chính sách trong du lịch không phải là một nhiệm vụ phức tạp với chính phủ, mà là việc phát triển thông qua sự cộng tác với các tổ chức du lịch và ngành công nghiệp du lịch. Khi đề cập đến vấn đề quản lý du lịch của Thái Lan chuẩn bị sẵn sàng để hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, Sokxay Soutthaveth [118] đã có kiến nghị Nhà nước phải chú ý đến vấn đề quản lý du lịch bền vững, sử dụng tài sản vốn có gây ảnh hưởng ít nhất đến môi trường và sử dụng lợi ích lâu dài, chú ý đến hoạt động du lịch gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, nhất là nền văn hoá, phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư. Tác giả Eknalin Keosi [85] khi nghiên cứu vấn đề sử dụng các biện pháp pháp lý đối với quản lý khách du lịch trong việc mua bán dịch vụ du lịch theo kiểu đóng tiền phí một lần giữa khách du lịch và các công ty dịch vụ lữ hành lớn và nhỏ đã đưa phân tích đánh giá, việc thực hiện các biện pháp pháp lý của Thái Lan và quốc tế về quản lý khách du lịch ở các nước trong Cộng đồng châu Âu, như: Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Hà Lan… như ở châu Á là Nhật Bản. Phân tích các vấn đề xảy ra khi có tranh chấp giữa khách du lịch và các công ty dịch vụ lữ hành, khi họ đóng tiền phí cho công ty dịch vụ lữ hành trước khi họ đi tham quan, khi đăng ký hợp đồng phải có điều kiện xác định trả lại cho khách du lịch ở trường hợp có vấn đề xảy ra trong chương trình đi du lịch, đề ra những vấn
  • 26. 19 đề cần tiếp tục sửa đổi bổ sung trong nội dung của Nghị định năm 2007 về quản lý khách du lịch trong việc mua bán dịch vụ du lịch ở Thái Lan. Nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động kinh doanh du lịch trong thời kỳ hội nhập, Xu Xeng [147] cho rằng: Công tác ban hành và thực hiện pháp luật về du lịch cần được khắc phục từ khâu ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung, tổ chức bộ máy nhà nước về du lịch cần được kiện toàn, ổn định nhanh chóng, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch cần chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch cần hướng đến việc làm trong sạch môi trường du lịch và áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý du lịch. Martin Oppermann, Kye-Sung Chon "Du lịch ở các nước đang phát triển (Tourism in Developing Countries" [142], các tác giả tập trung bàn về sự phát triển du lịch ở các nước đã và đang phát triển. Bên cạnh đó công trình này còn đề cập đến mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các điểm đến du lịch như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du lịch vùng ngoại ô. Stephen J. Page, Don Getz Quan điểm quốc tế về việc phát triển kinh doanh du lịch tại khu vực nông thôn (The Business of Rural Tourism International Perspectives) [144] nghiên cứu đến những vấn đề chính như: chính sách, kế hoạch, các tác động của nghiên cứu về việc thương mại du lịch tại khu vực nông thôn, trong đó các tác giả phân tích về vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho du lịch tại khu vực nông thôn, đồng thời nêu ra một số mô hình mẫu tại các nước như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Đức, Úc, Niu Dilân… và một số tác động đối với việc phát triển loại hình du lịch tại khu vực này. Tác giả Nguyễn Anh Tuấn khi nghiên cứu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam [129] đã phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam; chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và áp lực đối với ngành du lịch Việt Nam cũng như nguyên nhân của hạn chế về năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam.
  • 27. 20 Trần Xuân Cảnh, Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế [72], tác giả đã hướng nghiên cứu vào làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch trong HNQT; phân tích thực trạng của thị trường du lịch Quảng Ninh, trong đó tác giả đã phác họa rõ nét về những thành tựu, đặc biệt là nêu rõ những vấn đề đặt ra cần khắc phục để mở rộng thị trường du lịch Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Nguyễn Thị Tú, Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập [127], đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với phát triển DLST trong xu thế hội nhập. Đồng thời tác giả luận án phân tích những kinh nghiệm phát triển DLST của một số nước và xem xét điều kiện của Việt Nam, tác giả luận án đã rút ra 7 bài học kinh nghiệm quý báu có thể vận dụng đối với Việt Nam. Tác giả đánh giá thực trạng phát triển DLST Việt Nam trong giai đoạn vừa qua về các mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu; tác giả luận án đã đưa ra những giải pháp chủ yếu phát triển DLST Việt Nam trong giai đoạn tới. Phonemany Soukhathammavong trong "Phát triển du lịch sinh thái tại Lào, một số nghiên cứu tại tỉnh Khăm Muân" [34] đã làm rõ một số vấn đề về du lịch: + Đưa ra nội dung nền tảng để xây dựng các kế hoạch hành động ngắn hạn và trung hạn cho sự phát triển và quảng bá du lịch trong quản lý du lịch vĩ mô, quy hoạch phát triển du lịch, kinh doanh du lịch và quản lý hoạt động, xúc tiến quảng cáo và tiếp thị du lịch, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác với các ngành hàng có liên quan trong nước và quốc tế về du lịch. + Đưa ra phương hướng và nguyên tắc hướng dẫn du lịch sinh thái tại Lào như: Giảm thiểu tác động tiêu cực về thiên nhiên và văn hóa Lào; Nâng cao nhận thức trong số tất cả các bên liên quan như tầm quan trọng của đa dạng sắc tộc và bảo tồn đa dạng sinh học tại Lào; Đảm bảo phát triển du lịch không vượt quá các giới hạn xã hội và môi trường của sự thay đổi có thể chấp nhận được xác định bởi các nhà nghiên cứu đã phối hợp với người dân địa phương; Tối đa hóa lợi ích kinh tế cho nền kinh tế quốc gia Lào đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương và người dân sống trong và xung quanh mạng lưới các khu bảo tồn; Nhấn mạnh sự cần
  • 28. 21 thiết của du lịch quy hoạch, kế hoạch quản lý truy cập cho các trang web sẽ được phát triển như khu sinh thái. Bài "Pháp Luật về du lịch quan trọng nhất đối với việc phát triển và khuyến khích du lịch của Lào" [64]. Nội dung bài đã phân tích nhiệm vụ của pháp luật về du lịch trong việc phát triển và khuyến khích du lịch của Lào. Bài viết phân tích kinh nghiệm của nước ngoài và ý kiến các nhà chuyên gia, khoa học nhất về tổ chức thực hiện pháp luật du lịch tại quốc gia và địa phương. Bài viết "Phát triển khu di sản quốc gia ở huyện Viêng Xay tỉnh Hùa Phăn trở thành điểm du lịch lịch sử" của tác giả Thoong Sa Văn Bun Lớt [66]. Tác giả hệ thống một số nội dung lý luận về di sản quốc gia và về du lịch lịch sử, các quy đinh hợp lý quốc tế về bảo vệ di sản; phân tích mối quan hệ tương tác hai chiều giữa du lịch lịch sử và di sản quốc gia, những thuận lợi và thách thức đặt ra từ phát triển du lịch lịch sử đối với việc bảo vệ nguyên trạng di sản quốc gia ở huyện Viêng Xay tỉnh Hùa Phăn; mô tả và phân tích các trường hợp thực tế điển hình về sự thành công trong việc duy trì sự cân bằng và khai thác hiệu quả yếu tố tích cực trong quan hệ tương tác du lịch lịch sử - di sản quốc gia Bài viết "Chuyển hóa đất đai thành vốn trong sự phát triển khu du lịch ở tỉnh Xiêng Khoảng" của tác giả Chăn Tha Sỏn Pun Súc [16 ]. Tác giả đề cập đến vấn đề thu hút vốn cho phát triển du lịch có thể thông qua nhiều hình thức, trong đó cần đẩy mạnh thu hút nguồn vốn xã hội hóa trên cơ sở đẩy mạnh triển khai hình thức hợp tác công tư, tập trung và ưu tiên phát triển các dự án kết cấu hạ tầng, phụ vụ kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Tiếp đó, nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế du lịch. Muốn thu hút được nguồn vốn đầu tư này, cần cải cách thủ tục hành chính, có cơ chế, chính sách đầy đủ, ổn định. Cam kết hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giao đất sạch đúng thời hạn cho nhà đầu tư triển khai dự án. Nghiên cứu chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư các dự án phát triển du lịch. Bài viết "Xúc tiến du lịch ở tỉnh Khăm Muôn" của tác giả Ma Nô Thoong Pông Sa Văn [33]. Tác giả giới thiệu du lịch và xúc tiến du lịch, đánh giá tầm
  • 29. 22 quan trọng của ngành du lịch là ngành kinh tế quan trọng đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia của đất nước và địa phương. Xúc tiến du lịch là nâng cao chức nâng nhiệm vụ và thúc đẩy việc du lịch được phát triển nâng cao có hiệu quả và bảo đảm cho khách du lịch có hài lòng, xúc tiến du lịch phải gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia để thành chính sách mở cửa ra thế giới đồng thời cũng là lợi thế mới rất quan trọng tạo nguồn thu cho đất nước và nhân dân bằng cách xuất khẩu sản phẩm tại chỗ, ngoài ra du lịch vẫn là nguồn thu ngoạii tệ cho địa .phương. Bài viết "Sự phát triển khu du lịch tự nhiên ở tỉnh Sa La Văn" của tác giả Pun Sắc Say Nha Sến [36]. Tác giả chỉ ra lợi thế phát triển du lịch tự nhiên ở tỉnh và tập trung vào các nhân tố như thị trường khách du lịch, thu nhập du lịch, sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động và không gian du lịch, công tác quảng bá du lịch. Qua đó tác giả đưa ra một số giải pháp như: (i) Phát triển du lịch tự nhiên phải đi đôi với giữ gìn tài nguyên thiên nhiên có sự bền vững; (ii) Phải có Ban kiểm soát điểm du lịch từng cấp để quản lý điểm du lịch và quản lý khách du lịch; (iii) Trước khi cho thuê dài hạn điểm du lịch phải làm đúng theo thủ tục, pháp luật, pháp chế, quy định của nhà nước; (iv) Phải kiểm toán về tài chính của người thuê. 1.2.3. Các công trình nghiên cứu đề cập đến giải pháp quản lý nhà nước về du lịch Phutsady Phanyasith trong "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" [37] đã đưa ra một số giải pháp: 1) Tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch; 2) Đẩy mạnh tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch; 3) Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra trong xử lý vi phạm hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch; 4) Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất trong lĩnh vực du lịch; 5) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với QLNN bằng pháp luật đối với lĩnh vực hoạt động du lịch.
  • 30. 23 Bài viết "Phát triển khu di sản quốc gia ở huyện Viêng Xay tỉnh Hùa Phăn trở thành điểm du lịch lịch sử" của tác giả Thoong Sa Văn Bun Lớt [66]. Tác giả đưa ra hệ thống các giải pháp : (i) Hệ thống quy hoạch phát triển đồng bộ và thực hiện nghiêm tục; (ii) Phát triển du lịch trở thành khu trọng điểm và phải đi đôi với phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; (iii) Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá điểm du lịch; (iv) Cải thiện cơ chế hành chính có hiệu quả; (v) Xúc tiến du lịch nối liền với các vùng, miền và các nước lân cận. Bài viết "Xúc tiến du lịch ở tỉnh Khăm Muôn" của tác giả Ma Nô Thoong Pông Sa Văn [33]. Tác giả đề xuất các giải pháp đảm bảo xúc tiến du lịch bao gồm các giải pháp sau: (i) Giải pháp về bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu; (ii) Giải pháp về chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng (iii) Giải pháp về điểm du lịch phải được cải thiện và phát triển; (iv) Giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá. Nguyễn Anh Tuấn, "Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam" [129]. Tác giả đề xuất 4 quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam xác đáng và phù hợp với thực tiễn Việt Nam: i) Ngành du lịch phải trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu, đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng quốc gia; ii) Môi trường chính sách phải tạo thuận lợi cho du lịch phát triển; iii) Ngành du lịch phải được phát triển theo hướng năng động, thích ứng nhanh và ứng phó kịp thời với những thay đổi; iv) Ngành du lịch phải được phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững. Trần Xuân Cảnh, "Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế" [72], tác giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trường du lịch trong thời gian tới bao gồm: i) Nhóm các giải pháp tạo lập nguồn cung hàng hóa du lịch; ii) Nhóm các giải pháp kích cầu; iii) Nhóm giải pháp điều tiết giá cả; iv) Nhóm giải pháp tạo lập môi trường du lịch. Nguyễn Duy Mậu, "Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế" [105] đã đưa ra chín giải pháp để phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Một là,
  • 31. 24 xây dựng chiến lược thị trường du lịch; Hai là, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch; Ba là, công tác xúc tiến và quảng bá du lịch; Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch; Năm là, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng; Sáu là, đầu tư và thu hút vốn đầu tư; Bảy là, tổ chức QLNN về du lịch; Tám là, nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khách sạn, nhà hàng; Chín là, phát triển các hình thức liên kết các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn khu vực Tây Nguyên. 1.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐUỢC TRONG CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Một số kết quả đạt đuợc từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Các công trình sách, bài báo, luận án của các tác giả đã đề cập đến nhiều góc độ tiếp cận khác nhau của chủ đề du lịch, phát triển du lịch cả tầm diện vĩ mô và vi mô. Các vấn đề được đề cập du lịch và phát triển du lịch từ mốc thời gian chuyển đổi mô hình kinh tế cả Việt Nam và Lào cho đến hiện nay trên nhiều khía cạnh. Đa số các công trình nghiên cứu QLNN về du lịch trên phạm vi ngành và địa phương. Tuy nhiên, một số vấn đề đặt ra cả lý thuyết, thực trạng quản lý du lịch và các giải pháp đặc biệt nhóm giải pháp nâng cao năng lực QLNN về du lịch cần được nhìn nhận lại, bổ sung và hoàn chỉnh khi môi trường quốc tế, quốc gia và địa phương có thay đổi. Ví dụ phát triển du lịch ở địa phương khi nền kinh tế phát triển còn thấp làm thế nào thu hút khách du lịch khi cạnh tranh trong ngành du lịch rất khốc liệt?. Lợi thế so sánh của địa phương trong du lịch là cái gì? Vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn mới là gì?. Đây là những câu hỏi cần được nghiên cứu trả lời trong công trình khoa học. Mặt khác các công trình, bài báo, luận văn khoa học trên cũng giúp cho tác giả luận án có cái nhìn tổng thể về chủ đề nghiên cứu cả về lý thuyết và thực tiễn. Đây là tư liệu quý, gợi mở nhiều ý tưởng để tác giả luận án tiếp thu, kế thừa trong quá trình viết luận án tiến sĩ của mình. Xuất phát từ công tác và nghiên cứu thực tiễn QLNN về du lịch ở tỉnh Bo Kẹo, Học viên chọn đề tài nghiên cứu này với mong muốn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính lý luận và đề ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện
  • 32. 25 QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo. Học viên mong muốn đóng góp công sức cho phát triển ngành du lịch là hướng phát triển kinh tế mà tỉnh Bo Kẹo nhấn mạnh trong giai đoạn 2030. 1.3.2. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Như phần trên đã đề cập, những công trình nghiên cứu của các tác giả trên nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch trong giai đoạn trước 2016. Các vấn đề QLNN về du lịch có ít nhiều thay đổi do tác động yếu tố môi trường, Do đó đề tài "Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào" cần tiếp tục phải giải quyết làm sâu sắc thêm các vấn đề cụ thể sau: - Luận án cần làm sâu rộng hơn lý luận QLNN về du lịch, xác định chủ thể, đối tượng, phạm vi nội dung, mục đích QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo nước CHCDND Lào. Trong các công trình hiện nay, chưa có công trình nào, đặt vấn đề giải quyết một cách toàn diện, đầy đủ cơ sở lý luận về QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo nước CHCDND Lào. Chính vì vậy, nội dung cần phải tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ quản lý và nhất là đối với hoạt động về du lịch luôn luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc lĩnh vực khác nhau. - Thực trạng du lịch ở tỉnh Bo Kẹo nước CHDCND Lào hiện nay, vấn đề QLNN về du lịch chưa được nghiên cứu dưới góc độ quản lý kinh tế. Hơn nữa, thực tiễn QLNN về du lịch hiện nay đã và đang phát sinh những yêu cầu mới đòi hỏi các nhà nghiên cứu cần được lý giải một cách cặn kẽ, sâu sắc. Vì vậy, việc nghiên cứu về vai trò của nhà nước và QLNN về du lịch trong tổ chức và quản lý đối với hoạt động du lịch là vấn đề cấp bách, bởi hoạt động du lịch mà chúng ta đang xây dựng và phát triển luôn vận động và biến đổi không ngừng có cả thuận lợi và cả thách thức lớn. Điều này, khẳng định sự cần thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo được hoàn thiện hơn.
  • 33. 26 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CẤP TỈNH 2.1. KHÁI NIỆM, CÁC LOẠI HÌNH VÀ VAI TRÒ DU LỊCH 2.1.1. Khái niệm về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch 2.1.1.1. Khái niệm về du lịch Ở các nước phát triển, việc nghiên cứu về du lịch được quan tâm và tiến hành khá sớm. Chính vì thế, khi bàn về du lịch thì có rất nhiều cách giải thích khái niệm này. Nói như Berkener, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa. Dưới con mắt của Guer Freuler thì "du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên" [74, tr.8]. Kaspar cho rằng du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra trong quá trình di chuyển và lưu trú của con người tại nơi ở thường xuyên hoặc nơi làm việc của họ [74, tr.9]. Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff "du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ" [74, tr.29]. Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển loài người. Trong các tài liệu của các nhà khảo cổ học đã thấy có dấu hiệu của việc di chuyển người vùng này đến vùng khác nhằm mục đích giải trí. Ngày nay du lịch không chỉ còn là hoạt động vui chơi giải trí, tham quan đơn thuần, mà còn bao gồm cả hoạt động du lịch gắn liền với các mục đích khác như hội họp, học tập, nghiên cứu, kinh doanh… Trong xã hội hiện đại, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến. Hội đồng Lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã đưa ra công bố [94, tr.8]: Du lịch là ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Tại nhiều quốc gia, du lịch là một trong ba ngành kinh tế hàng đầu
  • 34. 27 và là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều nước đã lấy tỷ trọng người đi du lịch của dân cư làm một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cuộc sống. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, các định nghĩa về du lịch cũng không ngừng được mở rộng và ngày càng phong phú. Có thể thấy, dưới mỗi giác độ nghiên cứu khác nhau người ta có thể đưa ra định nghĩa khác nhau về du lịch. Du lịch theo thuật ngữ "Du lịch" trong tiếng Pháp là "Le Tour" được hiểu là đi một vòng và quay về điểm xuất phát ban đầu. Theo nghĩa đen, thuật ngữ này chưa bao hàm được tính đa dạng, phong phú của các hình thức du lịch cũng như chưa phản ánh đầy đủ các biểu hiện khác nhau của hoạt động du lịch. Theo tiếng Hy lạp, thuật ngữ này là "tornos" - cũng có nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ "du lịch" trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán với sự ghép nối giữa "du - đi chơi, tham quan" và "lịch - ngắm nhìn, xem xét". Hai tác giả người Thuỵ Sỹ là Hunziker và Krapf đã xây dựng nền móng cho lý thuyết về du lịch với định nghĩa: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương - những người không có mục đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào [94, tr.9]. Định nghĩa này đã khái quát một cách chung nhất hoạt động du lịch, cụ thể là hoạt động đi du lịch của các chủ thể tham gia. Mặc dù chưa bao quát hết những đặc trưng và các loại hình du lịch nhưng định nghĩa này đặt cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu cơ bản tiếp theo. Theo các Tổ chức lữ hành chính thức (International Union of official Travel oragnization - IUOTO). Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống. Tại Hội nghị Liên Hiệp quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963) các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế, bắt nguồn từ các hành trình và lưu trú của cá nhân hay
  • 35. 28 tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ [94, tr.9]. Luật du lịch CHDCND Lào tháng 5 năm 2013, điều 2 nêu: Du lịch là du hành từ nơi sinh sống của mình đi đến nơi khác hay nước khác để thăm viếng, tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, sự trao đổi văn hoá, thể thao, chữa bệnh, nghiên cứu giáo dục, truyền lãm, hội nghị vv.... không có mục đích tìm việc làm, ngành nghề để tìm thu nhập nhiều cách... [41, tr.2]. Kế thừa các nhân tố hợp lý trong các định nghĩa nêu trên, luận án cho rằng, du lịch là ngành kinh tế bao gồm các hoạt động phục vụ chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục tiêu hưởng thụ lợi ích từ tự nhiên văn hóa tinh thần nhưng không nhằm mục đích làm việc. Với định nghĩa này, ngoài yếu tố hạt nhân là chuyến đi du lịch của du khách, còn nhấn mạnh các hoạt động của một ngành kinh tế liên quan đến phục vụ du khách. Ở đây, thuật ngữ "Du lịch" bao hàm hai nghĩa: Thứ nhất: du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người ở một nơi khác, tức là cách xa nơi ở thường xuyên để nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thoả mãn các nhu cầu về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, trao đổi công việc. Thứ hai: du lịch được hiểu là tập hợp các hoạt động kinh doanh nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, thực hiện tốt mọi nhu cầu của khách du lịch. Nói cách khác, du lịch là tập hợp các hoạt động hợp nhất giữa cung du lịch và cầu du lịch nhằm tạo nên ngành du lịch. Trong luận án cũng sử dụng cách giải thích của Luật Du lịch về một số thuật ngữ liên quan khác đến du lịch như sau: Hoạt động du lịch: Là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Tài nguyên du lịch: Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người với các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
  • 36. 29 Tham quan: Là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch. Sản phẩm du lịch: Là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi. Dịch vụ du lịch: Là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch [41, tr.10-11]. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng KT - XH phổ biến. Hội đồng Lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã công bố: Du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong ba ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch này là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cuộc sống [94, tr.23]. Như vậy, du lịch được nhìn nhận từ rất nhiều góc nhìn khác nhau và do đó, có nhiều định nghĩa, khái niệm, quan niệm khác nhau và rất khó có thể đưa ra một định nghĩa bao quát. Trong phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận án, tác giả cho rằng Du lịch là một hoạt động tác động giữa con người với tự nhiên ngoài môi trường sinh sống định cư, nhằm mục đích khám phá, tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm. Có thể định nghĩa một cách ngắn gọn: Du lịch là hình thức nghỉ ngơi năng động ngoài môi trường định cư. 2.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch - Khái niệm quản lý Theo giáo trình Khoa học quản lý: "Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra" [90, tr.4].
  • 37. 30 Phan Huy Đường đã đưa khái niệm quản lý trong sách QLNN về kinh tế "Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật" [83, tr.26]. Như vậy hai định nghĩa trên đã được đề cập ở trên, khái niệm quản lý phải bao quát được một số nội dung: (1). Quản lý là một hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người lao động và sinh hoạt tập thể nhằm kiểm soát, điều kiển khách thể quản lý để thực hiện các mục tiêu mà chủ thể quản lý đặt ra. (2). Thực chất của hoạt động quản lý là xử lý mối quan hệ quản lý (quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý cũng như mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố cấu thành khách thể quản lý. (3). Hoạt động quản lý chính là phát huy được nhân tố con người với tư cách là bộ phận quan trọng nhất của khách thể quản lý và đạt hiệu quả cao, khi nó tạo ra được cái tổng thể - chỉnh thể từ nhiều cá nhân và các phương tiện, điều kiện vật chất, tinh thần tương ứng với mục tiêu quản lý. (4). Quản lý là một nghề phức tạp. Để hoàn thành được chức trách của mình, những người quản lý phải có trình độ và phẩm chất phù hợp. Từ những nội dung đã nêu trên quản lý là hoạt động thiết yếu từ khi có hoạt động chung, đó là sự tác động của chủ thể quản lý vào khách thể quản lý trong đó, quan trọng nhất là nhân lực - nhằm thực hiện các mục tiêu vào chức năng của chủ thể quản lý. - Khái niệm quản lý nhà nước Xuất phát từ quan niệm chung về quản lý, QLNN có thể hiểu là quản lý được thực hiện bằng cơ quan QLNN các cấp đối với toàn bộ quá trình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa - tinh thần… (hoặc một lĩnh vực trong số đó) nhằm huy động sức mạnh vật chất và sức mạnh của cộng đồng xã hội thuộc đối tượng quản lý để đạt mục tiêu của chủ thể cầm quyền ở cấp tương ứng. Khái niệm về QLNN là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức
  • 38. 31 năng đối nội đối ngoại của nhà nước chủ quan của QLNN là tổ chức hay mang quyền lực nhà nước trong quá trình hoạt động tới đối tượng quản lý. - Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm QLNN về du lịch là sự tác động có tổ chức vào các HĐDL nhằm định hướng các hoạt động này theo các mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn. Quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh đó là sự tác động của chính quyền tỉnh tới HĐDL theo phân cấp chức năng, nhiệm vụ quản lý tới HĐDL để đạt mục tiêu KT-XH của địa phương và quốc gia đề ra trong từng giai đoạn. Như vậy, chủ thể QLNN về du lịch gồm: Cơ quan QLNN về du lịch cấp tỉnh là hội đồng nhân dân (HĐND) và uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh cùng với các cơ quan tư vấn, giúp việc như Sở TT-VH-DL, các sở ngành có liên quan... Cơ quan QLNN về du lịch cấp tỉnh thực hiện quản lý theo phân cấp được quy định, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trung ương và chịu sự giám sát của nhân dân. Đối tượng quản lý: là các HĐDL và các hoạt động liên quan đến du lịch trên địa bàn tỉnh. Công cụ quản lý: các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp tỉnh thực hiện quản lý các HĐDL bằng hệ thống các công cụ quản lý kinh tế như các chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển HĐDL, các quy định của pháp luật,... trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp. Như vậy, QLNN về du lịch cấp tỉnh là sự tác động của chính quyền nhà nước cấp tỉnh tới hoạt động du lịch trên địa bàn nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển bền vững và có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra của địa phương. Sự tác động của chính quyền nhà nước cấp tỉnh tới HĐDL là sự tác động thông qua các nguyên tắc, phương pháp, công cụ quản lý như chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch. Sự tác động ở đây nhằm thực hiện chức năng quản lý đối với HĐDL, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp.
  • 39. 32 2.1.2. Các loại hình du lịch Có nhiều các phân loại các loại hình du lịch, tự chung lại có các loại hình du lịch chủ yếu như sau: - Theo môi trường tài nguyên du lịch Du lịch dựa vào khai thác cảnh đẹp thiên nhiên như: là cảnh quan, núi đá, hang động, đồng bằng, núi cao, rừng, thực vật, thú rừng, sông nước, biển, bái cát, ao, thác, suối nước nóng v.v.v … Nói chung đây là cảnh quan thiên nhiên đẹp, độc, lạ do thiên nhiên tạo ra thu hút du khách đến thăm quan. Du lịch dựa vào khai thác giá trị văn hóa địa phương, quốc gia như: những khu di tích lịch sử, những công trình kiến trúc đẹp, cổ, phong tục tập quán độc đáo của địa phương nơi đến du lịch. - Theo mục đích chuyến du lịch Du lịch tham quan giải trí, là hạnh vi quan trọng của con nguời để nâng cao hiểu biết về thế giới sung quanh. Đối tuợng tham quan là một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc tài nguyên du lịch nhân văn hay một cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất. Du lịch nghỉ dưỡng, Mục đích nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe của khách du lịch đôi khi chỉ đơn giản là muốn cần với thiên nhiên và thay đổi môi truờng sống hàng ngày. Ngày nay nhu cầu du lịch càng lớn do sức ép của công việc căng thẳng, do môi truờng bị ô nhiễm, do các quan hệ xã hội… Số nguời đi nghỉ trong năm cũng tăng lên rõ rệt và số nguời đi nghỉ cuối tuần ở các nuớc công nghiệp phát triển chiếm 1/3 dân số. Địa điểm cho nơi nghỉ duỡng thuờng là những nơi có không khí trong lành, khí hậu mát mẻ dễ chịu, cảnh đẹp như các bãi biển, vùng núi, nông thôn… Du lịch khám phá, tuỳ theo mức độ và tính chất chuyến du lịch mà có thể chia ra thành du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm. Du lịch tìm hiểu và thiên nhiên, môi truờng, về lịch sử, phong tục tập quán…Ở mức độ cao hơn, du lịch mạo hiểm dựa trên những nhu cầu thể hiện mình, tự rèn luyện, tư khám phá khả năng của bản thân…Du lịch mạo hiểm để lại những cảm xúc thích thú, đặc biệt trong giới trẻ. Những vách núi cheo leo, những ghềnh
  • 40. 33 thác, hang động cánh rừng với môi truởng hoang dã là những nơi lý thú cho những ngưòi thích du lịch mạo hiểm. - Du lịch thể thao tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu khách du lịch thuờng gắn liền với một số môn thể thao, ngoài ra chơi thể thao nâng cao thể chất, phục hồi sức khỏe, tự thể hiện mình hoặc đơn giản chỉ để giải chí. Các hoạt động thể thao như: săn bắn, câu cá, chơi golf, đánh quần vợt (tennis), bóng chuyền bãi biển, bơi lặn, truợt tuyết là những môn thể thao ưa thích và thịnh hành nhất hiện nay. Du lịch lễ hội, ngày nay lễ hội là một yếu tố rất thu hút khách du lịch. Tham gia vào lễ hội, khách du lịch có dịp hoà mình vào không khí tưng bùng của hoạt động này. Du lịch tôn giáo, mục đích của loại hình du lịch này nhằm thoả mãn những nhu cầu tín nguỡng và thực hiện các nghi thức tôn giáo của tín đồ hay tham quan tìm hiểu tôn giáo của những người không cùng tôn giáo. Điểm đến của các chương trình này là những thánh địa, nhà thờ, chùa chiền, đình miếu… Du lịch nghiên cứu/học tập, du lịch này gắn liền với việc mở rộng, nâng cao sự hiểu biết cho khách du lịch, thông qua chuyến đi để tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử, kiến trúc, kinh tế xã hội, phong tục tập quán của cộng đồng các địa phương trong nước và quốc tế mà họ đến thăm. Loại hình này rất được phát triển ở các nước có nền văn minh cổ đại đặc sắc như: Ai Cập, Hy Lạp, Ý, Ấn Độ, Trung Quốc… Khách du lịch đôi khi là những nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu, sinh viên đi du lịch với mục đích nghiên cứu khoa học. Du lịch hội nghị, tổ chức các sự kiện MICE, nhất là hội nghị khách hàng hay họp mặt toàn công ty, là những chính sách thường kỳ của các công ty và tập đoàn đa quốc gia. Mỗi lần tổ chức, các công ty thường thích thay đổi địa điểm và di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để phục vụ nhu cầu du lịch của những người tham dự. Du lịch chữa bệnh, mục đích điều trị bệnh và phục hồi sức khoẻ là quan trọng của khách du lịch. Ngày nay nhiều nước đã kết hợp có hiệu quả việc khai
  • 41. 34 thác sử dụng nước khoáng, tắm biển, tắm bùn, đi thay đổi khí hậu… Chữa bệnh bằng phuơng pháp y học cổ truyền cũng như kết hợp việc giải phẫu chỉnh hình, thẩm mỹ… Du lịch thăm thân, loại hình này được nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội nhằm mục đích thăm viêng người thân, bạn bè, về thăm quê hương, đám cưới, đám tang loại hình này phát triển ở các quốc gia có nhiều kiều bào ở nước ngoài. Du lịch kinh doanh, du lịch kinh doanh có nghĩa là dịch vụ của các đơn vị hay công ty du lịch về chuyến đi du lịch, thức ăn, khách sạn, nhà nghỉ, hướng dẫn viên,v.v cho khách du lịch. Ngoài ra, việc phân loại du lịch còn theo các tiêu chí khác như: Theo lãnh thổ (quốc tế, nội địa, quốc gia); theo đặc điểm địa lý của điểm đến (biển, núi, đô thị, nông thôn); theo phương tiện giao thông (máy bay, ô tô, xe đạp, tàu thủy...); theo loại hình lưu trú (khách sạn, nhà trọ, camping...); theo độ dài chuyến đi (ngắn ngày, dài ngày); theo hình thức tổ chức (tập thể, cá nhân, gia đình...); theo phương thức hợp đồng (trọn gói, từng phần). 2.1.3. Các đặc điểm ngành du lịch - Ngành du lịch mang tính thời vụ Thời vụ du lịch có tất cả các nước, các vùng có hoạt động du lịch. Ở mỗi nước hoặc một vùng có thể có một hay nhiều thời vụ du lịch, điều này phụ thuộc vào các thể loại du lịch được khai thác ở đó. Có nước phát triển cả du lịch mùa hè và du lịch mùa đông như ở các nước ở miền ôn đới Mặt khác tính thời vụ du du lịch còn thể hiện ở cường độ của thời vụ du lịch không đều nhau ở các tháng khác nhau. Thời gian mà ở đó cường độ lớn nhất được gọi là thời vụ chính. Thời gian có cường độ nhỏ hơn được gọi là ngoài thời vụ du lịch. Ở các nước, các vùng du lịch phát triển, thời vụ du lịch kéo dài hơn và cường độ du lịch chính yếu hơn. Ở các nước, các vùng du lịch mới phát triển có thời vụ du lịch ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính mạnh hơn. Bên cạnh đó độ dài thời gian và cường độ của thời vụ không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau. Ví dụ du lịch chữa bệnh có thời gian dài
  • 42. 35 hơn và cường độ vào mùa chính yếu hơn, du lịch nghỉ biển có thời vụ ngắn hơn và cường độ mạnh hơn. Cường độ và độ dài của mùa du lịch còn phụ thuộc vào cơ cấu của du khách đến nước hoặc vùng du lịch, ví dụ, du lịch của lứa tuổi thanh thiếu niên thường có thời vụ ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính mạnh hơn so với du lịch của lứa tuổi trung niên và cao niên. Cường độ và độ dài của mùa du lịch còn phụ thuộc vào loại hình của cơ sở lưu trú, ở khách sạn, khu điều dưỡng có mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa du lịch chính giảm nhẹ, còn ở dạng du lịch cắm trại thì mùa du lịch ngắn hơn và cường độ mạnh hơn. Yếu tố mùa vụ của du lịch đòi hỏi QLNN của chính quyền địa phương về vấn đề này cần tăng cường hơn cả về con người và các biện pháp quản lý. - Ngành du lịch mang tính tổng hợp, phức tạp Hoạt động du lịch là một hoạt động phức tạp, gắn với sự hiện diện của du khách mà phần lớn đến từ địa phương khác, nước khác. Bên cạnh đó, HĐDL mang tính đa dạng và có yếu tố quốc tế. Đây còn là dịch vụ mang tính liên ngành, liên vùng, mang tính tổng hợp có sự tham gia của các ngành khác nhau. Do đó, QLNN về du lịch cần có sự phối hợp liên ngành, liên vùng. Bên cạnh đó, HĐDL giao thoa tiếp nhận nhanh các văn hóa của các địa phương và các các nước, tiếp nhận nhanh xu hướng kinh doanh các dạng dịch vụ nên đây là ngành kinh doanh nhạy cảm cả mặt tốt và xấu khi tiếp nhận. - Ngành du lịch mang tính phụ thuộc Ngành du lịch gắn với đặc thù địa phương, với điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh du lịch trên địa bàn. Chính vì thế nếu địa phương nào có lợi thế về tài nguyên du lịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển và ngược lại. Mặt khác ngành du lịch cũng như các ngành khác phụ thuộc vào cơ chế, chính sách, môi trường hoạt động do chính quyền các cấp tạo ra. Đặc thù của cấp tỉnh là cấp thừa hành, có phân quyền, vừa thực hiện pháp luật, chính sách của