SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ NGỌC
SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG
GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ NGỌC
SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG
GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 62 14 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HỒNG QUANG
THÁI NGUYÊN - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Ngọc
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................... i
Mục lục....................................................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt......................................................................................... iii
Danh mục các bảng ................................................................................................... iv
Danh mục các biểu đồ, đồ thị.................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu......................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................2
6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3
8. Các luận điểm khoa học của luận án.......................................................................5
9. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................6
10. Cấu trúc của luận án..............................................................................................6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG
TRONG GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC TÀY - NÙNG ........................................................................................7
1.1. Tổng quan.............................................................................................................7
1.1.1. Những nghiên cứu chủ yếu về hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em .......7
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo
dục học sinh...............................................................................................................12
1.1.3. Những nghiên cứu về văn hóa Tày - Nùng và ý nghĩa giáo dục quyền và
bổn phận trẻ em.........................................................................................................13
1.2. Khái niệm cơ bản của luận án ............................................................................17
1.2.1. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em................................................................17
1.2.2. Tri thức - Tri thức địa phƣơng.....................................................................21
1.3. Tri thức địa phƣơng của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng trong giáo dục học
sinh tiểu học ..............................................................................................................23
1.3.1. Đặc điểm của tri thức địa phƣơng...................................................................23
iii
1.3.2. Các tiêu chí xác định đặc trƣng văn hóa là tri thức địa phƣơng đƣợc sử
dụng trong giáo dục học sinh tiểu học ......................................................................24
1.4. Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh học sinh tiểu
học Tày - Nùng..........................................................................................................26
1.4.1. Một vài đặc điểm cơ bản của học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng ................26
1.4.2. Đặc điểm của quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh
tiểu học Tày - Nùng...................................................................................................27
1.4.3. Nội dung và phƣơng pháp giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học
sinh tiểu học Tày - Nùng...........................................................................................30
1.4.4. Các con đƣờng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học
Tày - Nùng ................................................................................................................37
1.5. Sử dụng tri thức địa phƣơng trong quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ
em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng .......................................................................40
1.5.1. Mục đích sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận
trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ..................................................................40
1.5.2. Nội dung tri thức địa phƣơng sử dụng trong giáo dục quyền và bổn phận
trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ..................................................................42
1.5.3. Nguyên tắc và cách thức sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục
quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng...................................50
1.5.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình sử dụng tri thức địa phƣơng trong
giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng....................53
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................55
Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA
PHƢƠNG TRONG GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG KHU VỰC VIỆT BẮC.........................57
2.1. Những kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em trên
thế giới và ở Việt Nam..............................................................................................57
2.1.1. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới....................................................57
2.1.2. Kinh nghiệm giáo dục quyền và bổn phận trẻ em tại Việt Nam.....................58
2.2. Khảo sát thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn
phận trẻ em cho học sinh Tày - Nùng tại các trƣờng tiểu học khu vực Việt Bắc ............59
iv
2.2.1. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng...................................................59
2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục
quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc.................62
2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục
quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc.................88
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................92
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG QUA SỬ DỤNG TRI THỨC
ĐỊA PHƢƠNG CỦA KHU VỰC VIỆT BẮC.......................................................93
3.1. Một số nguyên tắc định hƣớng xây dựng biện pháp..........................................93
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục ..........................93
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo gắn với cuộc sống của học sinh, với thực tiễn đời
sống vùng miền .........................................................................................................93
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tƣợng giáo dục ...............................94
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục trong nhà trƣờng, giáo
dục gia đình và giáo dục tại cộng đồng địa phƣơng .................................................94
3.2. Biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận
trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc.....................................95
3.2.1. Biện pháp 1: Lựa chọn tri thức địa phƣơng phù hợp với nội dung Q&BP
trẻ em cần giáo dục để thiết kế giáo án và lập kế hoạch tổ chức hoạt động GD. .....95
3.2.2. Biện pháp 2: Vận dụng quy trình sử dụng TTĐP để giáo dục Q&BP trẻ
em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng .......................................................................97
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục Q&BP trẻ em trong nhà
trƣờng với nội dung hƣởng ứng các sự kiện văn hóa diễn ra tại địa phƣơng ...........99
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động giáo dục sử dụng
tri thức địa phƣơng để giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh Tày - Nùng trong
trƣờng tiểu học ........................................................................................................102
3.2.5. Biện pháp 5: Kết hợp đánh giá trong và ngoài nhà trƣờng về kết quả giáo
dục quyền và bổn phận qua sử dụng tri thức địa phƣơng .......................................103
3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................105
3.3. Thực nghiệm sƣ phạm......................................................................................107
v
3.3.1. Khảo nghiệm đánh giá các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong
giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng......................................107
3.3.2. Thực nghiệm sƣ phạm...................................................................................111
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................147
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................148
1. Kết luận ...............................................................................................................148
2. Khuyến nghị........................................................................................................150
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152
PHỤ LỤC...............................................................................................................160
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DH : Dạy học
DTTS : Dân tộc thiểu số
GD : Giáo dục
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
NGLL : Ngoài giờ lên lớp
Q&BP : Quyền và bổn phận
QTGD : Quá trình giáo dục
TE : Trẻ em
TH : Tiểu học
TTĐP : Tri thức địa phƣơng
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đánh giá của CBQL và giáo viên về ƣu thế sử dụng tri thức địa
phƣơng trong giáo dục Q&BP trẻ em cho HSTH Tày - Nùng.................63
Bảng 2.2: Nhận thức của CBQL và giáo viên về mục đích sử dụng tri thức địa
phƣơng trong giáo dục Q&BP cho HSTH Tày - Nùng...........................64
Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về nội dung quyền và bổn phận đƣợc
giáo dục qua sử dụng tri thức địa phƣơng...........................................66
Bảng 2.4: Nhận thức của giáo viên về hình thức và phƣơng pháp sử dụng tri
thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học
Tày - Nùng..........................................................................................67
Bảng 2.5: Tỉ lệ giáo viên sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP
trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ............................................69
Bảng 2.6: Các loại hình văn hóa địa phƣơng đƣợc sử dụng trong giáo dục
Q&BP cho HSTH Tày - Nùng ............................................................70
Bảng 2.7: Nội dung tri thức địa phƣơng đƣợc giáo viên sử dụng trong giáo
dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng .................72
Bảng 2.8: Hình thức sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP cho
học sinh tiểu học Tày - Nùng ..............................................................75
Bảng 2.9: Phƣơng pháp sử dụng TTĐP để giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu
học Tày - Nùng trong hoạt động giáo dục NGLL...............................78
Bảng 2.10: Phƣơng pháp sử dụng TTĐP nhằm giáo dục Q&BP cho học sinh
trong dạy học môn Đạo đức ................................................................79
Bảng 2.11: Yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình sử dụng tri thức địa phƣơng trong
giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng ..................81
Bảng 2.12: Khó khăn của giáo viên khi sử dụng TTĐP trong giáo dục Q&BP
trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ............................................85
Bảng 3.1: Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp....................................108
Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các biện pháp ...........................................109
v
Bảng 3.3: Nhận thức của học sinh về quyền và bổn phận trẻ em trƣớc
thực nghiệm.......................................................................................120
Bảng 3.4: Thái độ và hành vi của học sinh về các quyền và bổn phận trƣớc
thực nghiệm.......................................................................................120
Bảng 3.5: Điểm TB nhận thức của học sinh về Q&BP sau TN lần 1................123
Bảng 3.6: Nhận thức của HS trƣớc và sau TN lần 1..........................................124
Bảng 3.7: Thái độ của học sinh trƣớc và sau thực nghiệm lần 1.......................125
Bảng 3.8: Điểm TB hành vi của học sinh trƣớc và sau thực nghiệm lần 1 .......126
Bảng 3.9: Hành vi của học sinh trƣớc và sau thực nghiệm lần 1 ......................126
Bảng 3.10: Điểm TB nhận thức của học sinh sau TN lần 2 ................................131
Bảng 3.11: Nhận thức của học sinh sau thực nghiệm lần 2.................................131
Bảng 3.12: Điểm TB thái độ của học sinh sau TN lần 2 .....................................133
Bảng 3.13: Điểm TBC hành vi của học sinh sau TN lần 2..................................135
Bảng 3.14: Tƣơng quan hành vi của học sinh hai tỉnh giữa TN lần 1 và TN lần 2...136
Bảng 3.15: Giá trị TBC ở lớp TN sau hai lần thực nghiệm.................................136
Bảng 3.16: Kết quả khảo sát kỹ năng thiết kế giáo án (lập kế hoạch tổ chức
hoạt động GD) tích hợp TTĐP của giáo viên trƣớc thực nghiệm.....140
Bảng 3.17: Kết quả khảo sát năng lực dạy học (tổ chức hoạt động GD) tích
hợp TTĐP của giáo viên trƣớc thực nghiệm.....................................141
Bảng 3.18: Kết quả khảo sát kỹ năng thiết kế giáo án (lập kế hoạch tổ chức
hoạt động GD) tích hợp TTĐP của giáo viên sau thực nghiệm........142
Bảng 3.19: Kết quả khảo sát kỹ năng thiết kế giáo án (lập kế hoạch HĐ) với
các tiêu chí cụ thể của giáo viên sau thực nghiệm ............................142
Bảng 3.20: Kết quả khảo sát năng lực dạy học (tổ chức hoạt động GD) tích
hợp TTĐP của giáo viên sau thực nghiệm........................................143
Bảng 3.21: Kết quả khảo sát năng lực dạy học (tổ chức hoạt động GD) tích
hợp TTĐP của giáo viên sau thực nghiệm với các tiêu chí cụ thể....144
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Đánh giá của CBQL và giáo viên về ƣu thế sử dụng tri thức địa
phƣơng trong giáo dục Q&BP cho HSTH Tày - Nùng.......................63
Biểu đồ 2.2: Các loại hình văn hóa địa phƣơng sử dụng trong giáo dục Q&BP
cho HSTH Tày - Nùng ........................................................................71
Biểu đồ 2.3: Hình thức sử dụng tri thức VHĐP trong giáo dục Q&BP cho học
sinh tiểu học Tày - Nùng.....................................................................76
Biểu đồ 2.4: Phƣơng pháp giáo dục Q&BP trong dạy học môn Đạo đức theo
tiến trình bài học..................................................................................80
Biểu đồ 3.1: Tƣơng quan nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trƣớc và
sau TN lần 1 tỉnh Thái Nguyên .........................................................127
Biểu đồ 3.2: Tƣơng quan nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trƣớc và
sau TN lần 1 tỉnh Bắc Kạn ................................................................128
Biểu đồ 3.3: Tƣơng quan hành vi của học sinh trƣớc TN, sau TN lần 1, sau TN
lần 2 ...................................................................................................136
Đồ thị:
Đồ thị 3.1: Nhận thức của học sinh lớp TN tỉnh Thái Nguyên qua các giai
đoạn TN.............................................................................................132
Đồ thị 3.2: Nhận thức của học sinh lớp TN tỉnh Bắc Kạn qua các giai đoạn TN...133
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Giáo dục tiểu học là bậc học đầu tiên ở phổ thông thực hiện mục đích giáo
dục hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu song rất quan trọng cho sự phát
triển nhân cách. Trong quá trình đó, nhà giáo dục ngoài việc cung cấp cho học sinh
nội dung tri thức khoa học của các môn học theo quy định còn cần trang bị cho học
sinh những kỹ năng để vững vàng trong cuộc sống và học tập tốt hơn. Do đặc điểm
lứa tuổi, nhận thức của học sinh tiểu học về mọi mặt của đời sống đều khá non nớt,
sức đề kháng trƣớc các tác động xã hội của các em còn nhiều hạn chế. Bản thân học
sinh chƣa hiểu rõ mình có những quyền gì và có bổn phận gì để định hƣớng hành
động cho đúng. Đặc biệt trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay, vấn đề vi phạm
quyền trẻ em diễn ra theo chiều hƣớng phức tạp nên nhiệm vụ giáo dục quyền và
bổn phận trẻ em cho học sinh ở bậc tiểu học càng trở nên cấp thiết.
Học sinh tiểu học ở mỗi cộng đồng dân tộc sinh sống tại các địa phƣơng
khác nhau có sự thụ hƣởng các quyền trẻ em và thực hiện các bổn phận với những
đặc thù riêng. Các quyền và bổn phận ấy phải phù hợp với văn hóa, phong tục, tập
quán và lối sống của cộng đồng dân tộc tại địa phƣơng đó. Quá trình giáo dục quyền
và bổn phận trẻ em ở các khu vực khác nhau cần chú trọng khai thác những yêu cầu
của đời sống thực tiễn mang tính đặc thù của địa phƣơng để nội dung quyền và bổn
phận trẻ em đƣợc giáo dục sát với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với đặc điểm
nhận thức của học sinh.
Học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng khu vực Việt Bắc đƣợc thụ hƣởng đời
sống tinh thần phong phú với những giá trị văn hóa mang đậm đặc trƣng dân tộc.
Đó là những tri thức địa phƣơng chứa đựng trong phong tục, tập quán, cách sinh
hoạt, giao tiếp, lễ hội, tín ngƣỡng, tâm linh v.v… Nếu biết cách khai thác những tri
thức địa phƣơng để vận dụng vào quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho
học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng sẽ góp phần làm phong phú thêm nội dung giáo
dục, gắn kết nội dung giáo dục với thực tiễn cuộc sống của học sinh, với đặc trƣng
văn hóa vùng miền.
2
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng tri thức địa
phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày -
Nùng” tại khu vực Việt Bắc làm đề tài luận án.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những nghiên cứu lí luận về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em
và hệ thống hoá tri thức địa phƣơng của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng tại khu vực
Việt Bắc đồng thời khảo sát thực trạng giáo dục nhà trƣờng đã sử dụng tri thức địa
phƣơng để giáo dục quyền và bổn phận trẻ em, luận án hƣớng đến mục đích xây
dựng các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận
trẻ em đạt hiệu quả cao nhất.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ở
cuối cấp tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa tri thức địa phƣơng với giáo dục quyền và bổn phận trẻ em
cho học sinh tiểu học và mối quan hệ giữa biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng
trong hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học ngƣời Tày
- Nùng với hiệu quả giáo dục.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng chịu sự
chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có yếu tố tri thức địa phƣơng. Nếu xây
dựng đƣợc hệ thống các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục
quyền và bổn phận trẻ em phù hợp thì sẽ giúp giáo viên biết cách khai thác có hiệu
quả những giá trị tích cực của những tri thức đó để giáo dục các quyền và bổn phận
cho học sinh, gắn các quyền và bổn phận trẻ em với đời sống thực tiễn nhờ vậy hiệu
quả của quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày -
Nùng sẽ đƣợc nâng cao.
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục
quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng.
5.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền
và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc.
5.3. Xây dựng hệ thống các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo
dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc.
5.4. Thực nghiệm kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp
sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh
tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung
Do nội dung các tri thức địa phƣơng khá phong phú và tồn tại rải rác trong
đời sống thực tiễn nên trong giới hạn luận án, chúng tôi chỉ đi sâu khai thác, sử
dụng các tri thức mang tính phổ biến toàn khu vực và có ƣu thế lớn trong giáo dục
quyền - bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng. Chúng tôi tập trung vào
một số dạng thức tồn tại phổ biến nhƣ phong tục, tập quán; ca dao, tục ngữ, thành
ngữ; truyện kể; kinh nghiệm; lễ hội, trò chơi; hƣơng ƣớc, quy ƣớc; nghệ thuật và
các yếu tố tín ngƣỡng, tâm linh tích cực của hai nhóm dân tộc Tày - Nùng tại các
tỉnh khu vực Việt Bắc.
Vận dụng khai thác tri thức địa phƣơng vào giáo dục một số nội dung quyền
- bổn phận trẻ em thuộc 4 nhóm quyền cơ bản đƣợc quy định trong Công ƣớc quốc
tế về quyền trẻ em gồm nhóm quyền đƣợc sống còn, nhóm quyền đƣợc phát triển;
nhóm quyền đƣợc bảo vệ, nhóm quyền đƣợc tham gia. Nội dung bổn phận trẻ em
đƣợc quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm bổn phận trẻ em
ở gia đình, ở nhà trƣờng và tại cộng đồng địa phƣơng.
Đề tài nghiên cứu của luận án chủ yếu hƣớng vào việc xác định hiệu quả tích
hợp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận thông qua hai
hình thức chủ yếu là dạy học môn Đạo Đức và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
4
lên lớp. Do vậy việc định hƣớng biện pháp và tổ chức thực nghiệm tuân thủ theo
các hình thức giáo dục đã xác định ở trên.
Đề tài nghiên cứu tổ chức thực nghiệm trên 79 học sinh lớp 5 tại hai địa phƣơng
là Huyện Bạch Thông - Tỉnh Bắc Cạn và Huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên.
6.2. Khách thể điều tra
Quá trình nghiên cứu thực tiễn chúng tôi tiến hành tại các trƣờng tiểu học
thuộc các tỉnh khu vực Việt Bắc mà chủ yếu học sinh là ngƣời Tày - Nùng. Đề tài
nghiên cứu trên 245 cán bộ quản lí và giáo viên, 618 học sinh tiểu học Tày - Nùng
thuộc hai khối 4 và 5.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài luận án nêu lên sự kết hợp của TTĐP với nội dung Q&BP trẻ em do
đó cần tiến hành đồng bộ các phƣơng pháp sau:
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: chúng tôi tiến hành sàng lọc các tài liệu có
liên quan từ nhiều nguồn khác nhau, đọc, phân tích và ghi chép lại nội dung có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống hoá: Phƣơng pháp này là căn cứ để tác giả
tổng thuật và đƣa ra định hƣớng nghiên cứu cho đề tài luận án. Trên thực tế, chúng
tôi tổng hợp các quan điểm, ý kiến của các tác giả trong các bài báo khoa học, sách
tham khảo, giáo trình, sách giáo khoa có đề cập đến nội dung quyền và bổn phận trẻ
em để xây dựng khung lý luận về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em. Mặt khác,
chúng tôi đã nghiên cứu các ấn phẩm bàn về văn hóa của dân tộc Tày - Nùng tại các
tỉnh khu vực miền núi phía Bắc để khai thác các tri thức địa phƣơng có ý nghĩa giáo
dục các quyền và bổn phận trẻ em.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phƣơng pháp điều tra bằng Ankét là phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu trong
quá trình thu thập thông tin về thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục
quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc.
Phƣơng pháp phỏng vấn: sử dụng trong quá trình trao đổi với giáo viên và học
sinh nhằm thu thập thông tin hỗ trợ cho phƣơng pháp điều tra bằng Ankét.
5
Phƣơng pháp chuyên gia: sử dụng để xin ý kiến các chuyên gia về hệ thống
các biện pháp, cách thức tổ chức thực nghiệm.
Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động dạy học và giáo dục ở
trƣờng tiểu học: Đây là phƣơng pháp sử dụng để thu thập các thông tin hỗ trợ cho
phƣơng pháp điều tra bằng Ankét ở phần thực trạng. Phƣơng pháp này cũng đƣợc
sử dụng nhƣ là phƣơng pháp bổ trợ để đo kết quả sau thực nghiệm.
Phƣơng pháp điền dã, thực địa: đƣợc sử dụng để thu thập thông tin về đời
sống thực tiễn của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng trong khu vực, khám phá các nét
văn hóa trong đời sống, sinh hoạt, các phong tục tập quán…
Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: đƣợc sử dụng trong thực nghiệm các
biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho
học sinh tiểu học Tày - Nùng.
7.3. Các phương pháp khác
Phƣơng pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu thu
đƣợc ở phần thực trạng và xử lí kết quả thực nghiệm.
8. Các luận điểm khoa học của luận án
8.1. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học ngƣời Tày -
Nùng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có một yếu tố giữ vai trò
vô cùng quan trọng đó là tri thức địa phƣơng. Những tri thức của đời sống thực tiễn
đƣợc thể hiện đậm nét trong các loại hình văn hóa của địa phƣơng nhƣ phong tục,
tập quán, tín ngƣỡng, tâm linh, lối sống, sinh hoạt, nghệ thuật dân gian…
8.2. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng
cần gắn với khai thác các tri thức địa phƣơng. Những tri thức đó đƣợc xem nhƣ một
phƣơng tiện giáo dục có ƣu thế đặc biệt khi sử dụng trong tổ chức các hoạt động
giáo dục. Quá trình tích hợp giáo dục có ý nghĩa trên cả hai phƣơng diện, thứ nhất
giúp chuyển tải các nội dung điều luật khô cứng trở nên mềm mại, dễ hiểu, thân
thiện đối với học sinh, điều này phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu
học Tày - Nùng. Mặt khác, quá trình tích hợp này còn phát huy ý nghĩa tích cực,
nhân văn, cao đẹp của những tri thức cộng đồng đƣợc khai thác và sử dụng. Đó
chính là sự hiện thực hóa cách thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc của cộng đồng trong xu thế hội nhập hiện nay.
6
8.3. Biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn
phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng đƣợc xây dựng trên cơ sở hƣớng vào
phát huy ƣu thế của dạy học môn Đạo Đức và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp trong trƣờng tiểu học. Các biện pháp đƣa ra đảm bảo sự phù hợp với mục
tiêu giáo dục tiểu học, đáp ứng yêu cầu của nội dung, chƣơng trình giáo dục quyền
và bổn phận trong nhà trƣờng, có tính đến đặc điểm học sinh và điều kiện tại các
trƣờng tiểu học miền núi.
9. Những đóng góp mới của luận án
9.1. Về lí luận
Hệ thống hóa đƣợc các vấn đề lí luận về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em
cho học sinh tiểu học, khái quát đƣợc hệ thống các tri thức địa phƣơng có tác dụng
giáo dục đối với học sinh dân tộc Tày - Nùng. Khẳng định vấn đề sử dụng tri thức
địa phƣơng để giáo dục quyền và bổn phận trẻ em là một nhiệm vụ cần thực hiện và
có thể thực hiện hiệu quả trong trƣờng tiểu học hiện nay.
Xây dựng đƣợc hệ thống các biện pháp giáo dục Q&BP trẻ em thông qua
khai thác tri thức của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng ở địa phƣơng.
9.2. Về thực tiễn
Đánh giá đƣợc thực trạng sử dụng tri thức của cộng đồng địa phƣơng trong
giáo dục các quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng.
Xây dựng và tổ chức thực nghiệm một số biện pháp giáo dục quyền và bổn
phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng trong khu vực thông qua khai thác
các tri thức của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng ở địa phƣơng.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể coi là tài liệu tham khảo cho giáo viên
và cán bộ quản lí ở các trƣờng tiểu học miền núi trong quá trình giáo dục quyền và
bổn phận trẻ em cho học sinh. Quy trình tích hợp tri thức địa phƣơng của dân tộc
Tày - Nùng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em có thể áp dụng để khai thác tri
thức văn hóa của các dân tộc khác trong quá trình giáo dục học sinh của cộng đồng
dân tộc đó.
10. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 3 chƣơng, ngoài ra còn có các phần mở đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục của luận án.
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG
GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC TÀY - NÙNG
1.1. Tổng quan
1.1.1. Những nghiên cứu chủ yếu về hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em
i. Một số nghiên cứu trên thế giới về vấn đề giáo dục quyền và bổn phận
cho trẻ em
Vấn đề quyền trẻ em đƣợc nghiên cứu bởi các tổ chức và cá nhân trong mối
quan tâm chung về quyền con ngƣời bởi trẻ em cũng đƣợc xem là một con ngƣời
độc lập, quyền trẻ em cũng là quyền con ngƣời có tính đến đặc điểm lứa tuổi.
Những nghiên cứu chính thức về quyền trẻ em đƣợc đẩy mạnh sau khi công
ƣớc quốc tế về quyền trẻ em ra đời. Các vấn đề nghiên cứu tập trung xung quanh trẻ
em cùng bàn luận về các quyền của trẻ em trên nhiều phƣơng diện khác nhau.
Tác giả K’O Connor (1989) [101], tại nhà sách Lucent - San Diego, đã có
công trình nghiên cứu về tình trạng trẻ em vô gia cƣ. Những khó khăn trong cuộc
sống của trẻ không nơi trú ẩn đã cho thấy quyền cơ bản nhất là quyền sống còn của
trẻ bị đe dọa nghiêm trọng. Tình trạng trẻ em không gia đình, không có nơi sinh
sống cố định diễn ra ở hầu khắp các quốc gia cho thấy vấn đề bảo vệ quyền và lợi
ích chính đáng của trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế.
Năm 1997, tổ chức lao động thế giới ILO tại New York [102] đã đƣa ra
chƣơng trình giáo dục lao động với nội dung bảo vệ trẻ em trong hoạt động lao
động (Protecting chidren in the work of work). Chƣơng trình khẳng định giáo dục
lao động cho trẻ em là cần thiết nhƣng cần bảo vệ trẻ em tránh khỏi lạm dụng phải
lao động quá sức hoặc trong môi trƣờng độc hại, nguy hiểm.
Ở Thụy Điển, Anh và một số nƣớc Châu Âu, quyền trẻ em đã đƣợc đƣa vào
nhà trƣờng để giáo dục học sinh. Ở Pêru, Ensanvado vấn đề giáo dục quyền đƣợc đƣa
vào dƣới hình thức ngoại khoá. Ở Thái Lan và một số nƣớc Đông Nam Á, vấn đề
giáo dục quyền đƣợc đƣa vào nhà trƣờng dƣới hình thức “trƣờng học bạn hữu”, trong
8
đó phát huy tính thân thiện và các mối quan hệ trong nhà trƣờng để giáo dục các
quyền trẻ em cho học sinh theo tinh thần Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em [31].
Năm 2004, Tổ chức cứu trợ trẻ em của Liên hợp quốc đã xuất bản tài liệu bàn
về giảng dạy quyền con ngƣời và tổ chức thực hành tại trƣờng tiểu học có tên
Teaching human rights: Practical activities primary an secondary schools [104] . Đây
là tài liệu giúp học sinh tiểu học nhận biết những quyền con ngƣời cơ bản, đó cũng là
những quyền mà trẻ em đƣợc hƣởng.
Save the children với tƣ cách là một bộ phận của tổ chức cứu trợ trẻ em của Liên
hợp quốc đã xuất bản cuốn sách bàn về vấn đề áp dụng quyền trẻ em vào nhà trƣờng
[62]. Cuốn sách đƣợc biên dịch và xuất bản tại Việt Nam vào năm 2004 bởi NXB Chính
trị Quốc gia. Tuy chỉ trình bày ngắn gọn trong 30 trang song những chỉ dẫn trong tài liệu
đó đã giúp cho lãnh đạo ngành giáo dục, nhà trƣờng, thầy cô giáo, gia đình và toàn xã hội
tham gia thực hiện có hiệu quả vấn đề giáo dục các Q&BP trẻ em.
Giáo dục Q&BP trẻ em trên thế giới chủ yếu diễn ra trong các hoạt động
song hành cùng với quá trình học tập tri thức trong nhà trƣờng. Tại các quốc gia
phát triển có nhiều chính sách phục vụ trực tiếp cho các đối tƣợng trẻ em nhƣ trẻ em
nghèo trong các khu “ổ chuột”, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo…. Mặc dù công ƣớc
quốc tế có đề cập đến nội dung quyền của trẻ em dân tộc thiểu số song do đặc điểm
dân cƣ khác nhau nên vấn đề giáo dục và thực hiện các quyền và bổn phận của trẻ
em dân tộc thiểu số chƣa đƣợc nhắc đến trong các công trình nghiên cứu trên phạm
vi toàn thế giới.
ii. Một số nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề giáo dục quyền và bổn phận
cho trẻ em
Những nghiên cứu về hoạt động giáo dục Q&BP trẻ em trong nhà trƣờng và
các chƣơng trình hành động vì trẻ em có tác dụng giáo dục cộng đồng đã đƣợc thực
hiện. Trong các chƣơng trình này có rất nhiều nhà giáo dục, nhà nghiên cứu đã quan
tâm đƣa ra các vấn đề về Q&BP của trẻ em, bàn luận và khởi thảo các công trình
phổ biến kiến thức, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng về các quyền của trẻ em cũng
nhƣ những bổn phận mà trẻ phải thực hiện.
Vũ Ngọc Bình là tác giả tiên phong trong những nghiên cứu về quyền trẻ em
và giáo dục các Q&BP trẻ em. Với rất nhiều cuốn sách viết về nội dung này nhƣ:
9
“Những điều cần biết về quyền trẻ em” của NXB Chính trị Quốc gia năm 1997,
[12]; “Giới thiệu Công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em” của NXB Chính trị
Quốc gia năm 2002, [13]. Ngoài các vấn đề bàn luận về nội dung Công ƣớc, tình
hình thực hiện quyền trẻ em trên thế giới, tác giả Vũ Ngọc Bình còn đề cập đến vấn
đề giáo dục quyền trẻ em. Theo tác giả để có hiệu quả thiết thực, giáo dục Q&BP
trẻ em phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Thứ nhất, giáo dục phải toàn diện tất cả các quyền trong Công ƣớc.
Thứ hai, giáo dục phải liên tục và hƣớng vào tất cả các nhóm dân cƣ trong xã hội.
Thứ ba, không chỉ phổ biến kiến thức về quyền trẻ em mà còn giúp tạo ra
trong tất cả mọi ngƣời nhận thức là trẻ em có quyền và tất cả các quyền đó không
tách rời nhau.
Tác giả Trịnh Hòa Bình [11] có bài viết “Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em
về vấn đề quyền trẻ em hiện nay” trong mục xã hội học thực nghiệm của tạp chí Xã
hội học số 4 năm 2005 đã đƣa ra kết quả của cuộc điều tra về kiến thức, thái độ và
hành vi của cộng đồng về quyền trẻ em rất đáng phải lƣu tâm. Để đảm bảo các
quyền của trẻ em và yêu cầu hợp lí về trách nhiệm của trẻ cần bắt đầu từ sự hiểu
biết của cha mẹ đối với con cái trong gia đình. Tuy nhiên dấu gạch nối này cần phải
đƣợc định hƣớng lại cho phù hợp hơn, phần lớn kết quả điều tra thể hiện cha mẹ coi
trọng việc cung cấp cho con cái một đời sống vật chất đảm bảo nhiều hơn việc chăm
sóc cho đời sống tinh thần của đứa trẻ. Nhƣ vậy liệu có đủ để đánh giá việc đảm bảo
các quyền của trẻ em, hay biết cách đòi hỏi trách nhiệm phù với với con mình?
Có rất nhiều tác giả với những bài viết trên các báo, các tạp chí với mục đích tăng
cƣờng nhận thức và hiểu biết của các lực lƣợng trong xã hội về nội dung bảo vệ các
quyền trẻ em, phát huy vai trò của giáo dục cộng đồng để giáo dục Q&BP của trẻ em.
Mỗi tác giả có cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhau về vấn đề giáo dục Q&BP trẻ
em phù hợp với lĩnh vực công tác, song nhìn chung các tác giả đều đề cập đến yêu
cầu cần nâng cao hiểu biết của cộng động về vấn đề bảo vệ các quyền của trẻ em và
đặt ra yêu cầu về nghĩa vụ, bổn phận của trẻ em. Tiêu biểu cho nhóm tác giả này
gồm có tác giả Hà Lan [44] - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; Hà Ngọc Lân [45] -
Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Trần Quang Tiệp [74] -Tổng cục An ninh, Bộ
Công an, tác giả Nguyễn Đức Trung [77]- tạp chí sân khấu tháng 6/ 2004…
10
Một xu hƣớng cơ bản trong vấn đề giáo dục và thực hiện quyền trẻ em còn
có những bàn luận về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nhiều tác
giả nhƣ Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Thị Lan [19]. Hai tác giả trên đã xuất bản cuốn
sách “Chăm sóc, giáo dục trẻ em” tại NXB Văn hóa dân tộc. Nội dung cuốn sách
phổ biến đến độc giả những điều cần biết về quyền, bổn phận và nghĩa vụ của trẻ
em, trách nhiệm của gia đình, nhà trƣờng và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ. Trong cuốn sách này, các tác giả cũng đã dành sự quan
tâm bàn về vấn đề hiểu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và vần đề chăm sóc, nuôi
dƣỡng, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Nằm trong xu hƣớng này có tác giả
Nguyễn Trọng An [1] của trƣờng cán bộ phụ nữ TW, đã xuất bản tập bài giảng về
công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong thời kì mới - NXB Chính trị Quốc gia năm
2012, đã khái quát nên những vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trong xã hội hiện đại nhƣ:
bạo lực, lạm dụng trẻ em, phòng tránh tai nạn thƣơng tích ở trẻ em, vấn đề dinh
dƣỡng trẻ em, sức khỏe tâm trí cho trẻ em, trẻ em bị HIV… đặc biệt tác giả có đề
cập đến nội dung tham vấn trẻ em. Những vấn đề đƣợc trình bày mang tính thời sự,
đảm bảo quyền trẻ em trong xã hội hiện đại cần thiết phải quan tâm đến các nội
dung đƣợc đề cập trong bài giảng trên.
Vấn đề giáo dục Q&BP trẻ em còn nhận đƣợc sự quan tâm của các tổ chức nhƣ:
quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) và một số tổ chức phi chính phủ tại Việt
Nam nhƣ: PLAN, Radda Barner…đã tiến hành các chƣơng trình giáo dục Q&BP trẻ
em cho các đối tƣợng, đặc biệt là trẻ em thông qua các hoạt động xã hội và công tác
tuyên truyền. Một trong những hoạt động nổi bật để tăng cƣờng giáo dục Q&BP trẻ
em phải kể đến đó là việc mở các lớp tập huấn về quyền trẻ em cho giáo viên và cán
bộ quản lí giáo dục đƣợc khởi thảo bởi tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển Radda
Bernen từ năm 2000 đến 2007. Thông qua các đợt tập huấn, giáo viên và những
ngƣời làm công tác quản lí trong các cơ sở giáo dục đƣợc trang bị đầy đủ nhận thức
về các quyền trẻ em đồng thời còn đƣợc rèn luyện các kỹ năng để tổ chức thành
công các hoạt động giáo dục cho học sinh tại trƣờng [21, 94].
Bộ GD&ĐT, trực tiếp là vụ giáo dục trung học cũng đã ban hành tài liệu bồi
dƣỡng thƣờng xuyên dành cho giáo viên THCS giai đoạn 2004-2007 về giáo dục
11
phòng chống ma túy và quyền trẻ em nhằm tăng cƣờng nhận thức của các lực lƣợng
giáo dục về Q&BP trẻ em [93].
Đối với hoạt động giáo dục Q&BP trẻ em hiện nay, tại hầu hết các trƣờng
tiểu học đều có chƣơng trình tích hợp trong các môn học hoặc hoạt động giáo dục
nhƣ dạy học Đạo đức, hoạt động ngoại khóa, hoạt động NGLL…
Tác giả Lƣu Thu Thủy [71,72] cùng nhóm biên soạn sách giáo khoa Đạo đức
cho cấp tiểu học cũng là một chuyên gia nghiên cứu về nội dung giáo dục Q&BP
của trẻ em. Trong các tài liệu giáo khoa đƣợc biên soạn có chỉ rõ các nội dung
quyền trẻ em đƣợc chuyển tải thông qua mỗi bài học. Nội dung Q&BP trẻ em trong
các tài liệu học tập này khá phong phú, nếu thực hiện có hiệu quả các hoạt động dạy
học của môn học, học sinh sẽ đƣợc trang bị đầy đủ hiểu biết về các Q&BP trẻ em
khi kết thúc bậc tiểu học.
Cũng nằm trong nhóm các tác giả nghiên cứu về quyền trẻ em ở trƣờng tiểu
học còn có tác giả Nguyễn Thị Việt Hà [31]. Công trình nghiên cứu về hoạt động
giáo dục các Q&BP tƣơng ứng cho học sinh tiểu học trong môn hoạt động
GDNGLL ở nhà trƣờng. Đây là công trình nghiên cứu có ý nghĩa tạo ra luận cứ
khoa học đi đến khẳng định vai trò của hoạt động giáo dục NGLL với nội dung giáo
Q&BP trẻ em trong nhà trƣờng tiểu học.
Giáo dục Q&BP trẻ em ở không chỉ diễn ra trong các nhà trƣờng tiểu học mà
đƣợc thực hiện trong giáo dục xã hội thông qua các tổ chức, các chƣơng trình giáo
dục phổ biến kiến thức trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Sự quan tâm của
cộng đồng đƣợc dành cho mọi đối tƣợng trẻ em đƣợc đảm bảo bởi hệ thống các văn
bản pháp lí chặt chẽ. Có nhiều chƣơng trình hành động quốc gia diễn ra với sự hợp
tác của nhiều tổ chức trong nƣớc và quốc tế nhằm thực hiện các quyền của trẻ em
cùng nhƣ tăng cƣờng giáo dục nhận thức của cộng đồng về vấn đề đảm bảo quyền
trẻ em nhƣ hỗ trợ dinh dƣỡng trẻ em, chăm sóc sức khỏe, các chƣơng trình vui chơi,
giải trí, các chƣơng trình gameshow thiếu nhi..
Mặc dù đã có những nghiên cứu về vấn đề quyền trẻ em và hoạt động giáo
dục Q&BP cho trẻ em song có thể thấy hiện chƣa có công trình nào đề cập đến nội
12
dung giáo dục các Q&BP trẻ em dành cho nhóm học sinh ngƣời DTTS cƣ trú tại các
tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong khi nhóm học sinh này cũng đƣợc coi là
nhóm có nguy cơ cao bị vi phạm hoặc lạm dụng các quyền trẻ em cũng nhƣ thiếu
hiểu biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân. Yêu cầu đặt ra khi giáo dục nội
dung Q&BP cho nhóm học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng là cần nghiên cứu kĩ về
đặc điểm tâm lí, đặc điểm nhận thức của các em để tiến hành theo những cách thức
thuận lợi nhất cho các em đồng thời góp phần tăng cƣờng hiểu biết cho cộng đồng
dân cƣ mà các em đang sống.
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về sử dụng tri thức địa phương trong giáo
dục học sinh
Mỗi dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em của đất nƣớc Việt Nam đều
mang những đặc trƣng văn hóa riêng biệt tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa sắc
màu. Vấn đề giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc đã đƣợc thể hiện trong quan điểm
giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc khi chúng ta bƣớc vào xu thế hội nhập. Trong sự
trộn lẫn của nhiều nền văn hóa, bản sắc dân tộc chính là sự neo chốt để khẳng định
tinh thần và cái riêng có không thể hòa lẫn của một dân tộc.
Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc từ lâu đƣợc tiếp cận là nội dung của quá
trình giáo dục, là những gì ngƣời học cần lĩnh hội sau một quá trình học tập. Tuy
nhiên khai thác các loại hình văn hóa của các dân tộc với tƣ cách là phƣơng tiện
giáo dục chƣa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu.
Tác giả Hoàng Kim Dung (1992), [27] đã khai thác nghệ thuật múa rối với
vấn đề giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Trong 65 trang của tài liệu tác giả đã đề cập
đến nghệ thuật rối nƣớc, một nét văn hóa đặc sắc của ngƣời Việt. Bàn về cái hay,
cái đẹp của nghệ thuật rối nƣớc chính là phƣơng tiện để giáo dục năng lực thẩm mĩ
cho ngƣời học. Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ, công trình trên
giúp cho bộ môn nghệ thuật này đến gần hơn với thế hệ trẻ, tiếp tục lƣu giữ và bảo
tồn bộ môn nghệ thuật dân gian đặc sắc.
Tác giả Trần Ngọc Chi, H’Nâu (2009), [18] đã khai thác vấn đề dạy học
truyền thống của ngƣời Jrai để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em gái của dân tộc.
13
Mặc dù nghiên cứu chỉ đề cập đến giáo dục nhóm trẻ em gái thuộc một trƣờng tiểu
học ở tỉnh Gia Lai song điều đó cho thấy, tác giả đã đề cập đến việc khai thác những
tri thức văn hóa địa phƣơng để giáo dục cho học sinh.
Bàn về vấn đề khai thác các loại hình văn hóa trong giáo dục học sinh tiểu
học, tác giả Hà Thị Kim Linh (2012), [47] đã khai thác ƣu thế của các trò chơi dân
gian trong giáo dục đạo đức học sinh. Công trình nghiên cứu chỉ ra rằng trò chơi
dân gian đặc biệt có ƣu thế trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Thực tiễn nghiên
cứu trên học sinh tiểu học một số tỉnh miền núi phía Bắc, tác giả đã chứng minh
đƣợc khi tham gia các hoạt động chơi trong trò chơi dân gian, học sinh có cơ hội
trải nghiệm và thể nghiệm nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp nhƣ tinh thần đoàn kết,
ý thức tập thể, biết nhƣờng nhịn, tôn trong bạn chơi và các quy định chơi…
Mặc dù chƣa có công trình nào nghiên cứu về sử dụng tri thức của các dân
tộc vào giáo dục nội dung Q&BP trẻ em cùng nhƣ việc sử dụng tri thức địa phƣơng
của ngƣời Tày - Nùng để giáo dục các Q&BP cho học sinh. Song vấn đề lí luận
đƣợc khái quát từ những nghiên cứu trên cho phép chúng tôi khẳng định rằng, văn
hóa đặc trƣng của mỗi dân tộc đều có thể chọn lọc, khai thác và sử dụng có hiệu quả
trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Đây là một trong những cơ sở khoa học giúp
chúng tôi định hƣớng nghiên cứu những đặc trƣng văn hóa của dân tộc Tày - Nùng,
khai thác và chọn lọc từ những tri thức đó để sử dụng trong giáo duc các quyền và
bổn phận trẻ em cho con em của chính cƣ dân bản địa.
1.1.3. Những nghiên cứu về văn hóa Tày - Nùng và ý nghĩa giáo dục quyền và
bổn phận trẻ em
Thực tiễn đƣợc công tác, học tập và sinh sống tại khu vực, chúng tôi nhận thấy
cộng đồng dân tộc Tày - Nùng khu vực Việt Bắc sở hữu kho tàng tri thức văn hóa đƣợc
xây dựng từ chính cuộc sống và đã đƣợc kiểm nghiệm qua nhiều thế hệ có ý nghĩa to lớn
trong giáo dục học sinh đặc biệt là những tri thức có ƣu thế để giáo dục Q&BP cho con
em của cộng đồng đó. Các tri thức này đƣợc ghi chép lại trong các tài liệu nghiên cứu
văn hóa và tồn tại với các dạng thức phong phú nhƣ phong tục, tập quán, nghi lễ; quy
ƣớc, luật lệ; những lễ hội truyền thống; văn học nghệ thuật, ca dao tục ngữ hay đơn thuần
đó là những nét văn hóa trong sinh hoạt; kinh nghiệm sống …
14
Đã có rất nhiều nhà khoa học thực hiện các công trình nghiên cứu văn hóa
Tày - Nùng, họ có thể thực hiện nghiên cứu với mục đích khác nhau song đều có
điểm chung là sự say mê với tri thức trong văn hóa dân gian Tày - Nùng. Các
nghiên cứu tập trung vào một số hƣớng sau:
Xu hƣớng thứ nhất, các tác giả phác họa văn hóa Tày - Nùng dƣới góc nhìn
khái quát nhƣ Hà Đình Thành với “Văn hoá dân gian Tày - Nùng ở Việt Nam” [68];
Lã Văn Lô - Hà Văn Thƣ với “Văn hoá Tày Nùng” [49]; Tập thể tác giả Viện Dân
tộc học với “Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam” [89]; Hoàng Nam, “Các dân tộc
Nùng ở Việt Nam” [52]… Các tác giả trên đã dành rất nhiều tâm sức để khái quát
nên toàn bộ những nét cơ bản của văn hóa ngƣời Tày, ngƣời Nùng. Hầu hết những
nghiên cứu này tập trung vào các nội dung lớn nhƣ: khái quát về đặc điểm và nguồn
gốc tộc ngƣời; văn học dân gian; các loại hình nghệ thuật; tri thức dân gian; tín
ngƣỡng tôn giáo và các lễ hội; phong tục, tập quán… Các dạng thức tồn tại của văn
hóa địa phƣơng vô cùng phong phú đó ẩn chứa những nội dung và ý nghĩa nhân văn
có thể khai thác trong giáo dục học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng.
Xu hƣớng nghiên cứu thứ hai mà phần lớn những công trình nghiên cứu về văn
hóa Tày, Nùng mà các tác giả thƣờng làm là tập trung về một mảng văn hóa khác biệt và
khắc họa đậm nét những giá trị văn hóa đó. Chẳng hạn các tác giả Hoàng Quyết [60],
Tuấn Dũng [61], Vàng Thung Chúng [22] nghiên cứu về phong tục tập quán của ngƣời
dân tộc Tày ở Việt Bắc. Các tác giả đã khái quát và chỉ rõ sự ràng buộc trong cộng đồng
ngƣời này là bởi các phong tục, tuy không mang tính bắt buộc nhƣ pháp luật của nhà
nƣớc nhƣng họ tự giác tuân theo. Các nghiên cứu của các tác giả cũng trình bày về một
số hủ tục, tuy nhiên theo cơ chế đào thải tự nhiện, khi không phù hợp, các tục đó sẽ dần
tiêu biến. Những phong tục đẹp, giàu tính nhân văn vẫn tiếp tục đƣợc truyền lại cho các
thế hệ con cháu, ngày càng phát triển tốt đẹp và phù hợp hơn. Một số nội dung quyền trẻ
em trong nhóm quyền đƣợc sống còn, quyền đƣợc phát triển đặc biệt có ƣu thế khi khai
thác các phong tục, tập quán nhân văn của cƣ dân bản địa.
Để giáo dục nội dung quyền đƣợc sống cùng ông bà, cha mẹ và bổn phận
yêu quý kính trọng ông bà, cha mẹ cho học sinh tiểu học Tày - Nùng, có thể khai
15
thác những công trình nghiên cứu của một số tác giả nhƣ Đỗ Thúy Bình [7], Đàm
Thị Uyên [84], tập thể tác giả Viện dân tộc học [88] đây là nhóm tác giả có những
nghiên cứu về vấn đề về gia đình và quan hệ gia đình của đồng bào Tày - Nùng,
phong tục sinh hoạt trong gia đình. Gia đình ngƣời Tày, Nùng có sự cố kết bền chặt,
các thành viên trong gia đình sống giản dị, đúng mực, lễ nghĩa, giàu tình cảm, có
trật tự, “trọng già, yêu trẻ”. Nhìn chung, đời sống tình cảm trong gia đình ngƣời
Tày, Nùng gắn bó, gần gũi hơn so với ngƣời Kinh, lối sống nhân văn, giản dị.
Văn hóa trong sinh hoạt ăn uống của ngƣời Tày - Nùng có khá nhiều điểm
thú vị. Tác giả Ma Ngọc Dung [28] khi nghiên cứu về văn hóa ẩm thực và ứng xử
xã hội đã chỉ ra rằng ngƣời Tày, Nùng rất sáng tạo trong chế biến món ăn, họ sở
hữu kho tàng văn hóa ẩm thực độc đáo. Ứng xử trong ăn uống luôn đƣợc chú trọng,
có đƣợc thực phẩm để nuôi sống mình trƣớc hết cần biết ơn tổ tiên, ông bà, đặc biệt
vào dịp lễ tết, mâm cúng rất đƣợc quan tâm, chăm chút tỉ mỉ, trong khi ăn uống,
phải kính già, nhƣờng trẻ. Đây là một nét văn hóa có giá trị giáo dục rất lớn đối với
bổn phận trẻ em trong gia đình.
Đặc trƣng của văn hóa Tày - Nùng phải nhắc đến tín ngƣỡng và các yếu tố tâm
linh. Tác giả Nguyễn Thị Yên [96, 98] là tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về
tín ngƣỡng dân gian. Một trong những nét đặc sắc nhất là những câu chuyện truyền
thuyết hay những quan niệm về trời đất và muôn loài. Khai thác các đặc trƣng mang
tính tích cực có thể giáo dục cho học sinh bổn phận yêu quê hƣơng đất nƣớc, tự hào
dân tộc, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên… Ngƣời Tày - Nùng rất coi trọng
việc cúng lễ tổ tiên, đây là một nét văn hóa trong đời sống tâm linh có ƣu thế để giáo
dục nhóm quyền đƣợc sống còn của trẻ và bổn phận của trẻ trong gia đình.
Ngƣời Tày - Nùng còn sở hữu kho tàng độc đáo có giá trị của những tri thức
văn hóa dân gian. Nghiên cứu về văn học có một số tác giả nhƣ Trần Thị Việt
Trung [78], Triều Ân [5], Hoàng Quyết [60]… Nghiên cứu về các lễ hội truyền
thống của ngƣời Tày, Nùng có tác giả Nguyễn Duy Bắc [6], Nguyễn Ngọc Thanh
[67], tập thể tác giả Viện dân tộc học trong hợp tuyển văn học dân gian tập 1 [85].
Một số tác giả khác nghiên cứu về các câu truyện cổ, truyện thơ, huyền thoại của
16
dân tộc Tày - Nùng nhƣ Hoàng Quyết, Triều Ân… Một số tác giả khác nhƣ Nông
Thị Nhình [54] lại có những nghiên cứu chuyên sâu về âm nhạc dân gian. Những giá
trị văn hóa này có ƣu thế rất lớn để khai thác và giáo dục trẻ em của cộng đồng dân
tộc đó.
Ngoài những xu hƣớng nghiên cứu trên đây, một số tác giả còn nghiên cứu
về văn hóa của ngƣời Tày - Nùng gắn với một địa phƣơng nhất định nhƣ tác giả
Nịnh Văn Độ [24] với những nghiên cứu về văn hóa Tày, Nùng ở Tuyên Quang.
Một số nghiên cứu ở Cao Bằng nhƣ tác giả Nguyễn Thị Yên [96] với văn hóa của
ngƣời Nùng An; Tác giả Triệu Thị Mai [51] nghiên cứu văn hóa dân gian ở Cao
Bằng…Với những đặc trƣng đƣợc khai thác, giáo viên có thể sử dụng trong quá
trình giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học ở địa phƣơng đảm bảo khai thác những
tri thức gần gũi và thiết thực nhất đối với học sinh ở những địa bàn khác nhau.
Khi tìm hiểu về văn hóa dân gian của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng ở Việt
Bắc, chúng tôi thấy rằng những nghiên cứu về văn hóa của cƣ dân bản địa trải dài
trong giai đoạn từ những năm 90 đến thời điểm hiện tại. Rất nhiều tri thức đã khẳng
định đƣợc giá trị bền lâu theo thời gian mà không bị tác động bởi sự đào thải tự
nhiên là do nó có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống của cộng đồng. Những tri thức
ấy sẽ càng trở nên bền vững, đƣợc lƣu truyền lâu hơn khi đƣợc sử dụng trong quá
trình giáo dục những thế hệ đang lớn lên. Đặc biệt những tri thức này có thể phát
huy đƣợc giá trị cao hơn khi đƣợc sử dụng làm phƣơng tiện để giáo dục Q&BP trẻ
em cho học sinh tiểu học ngƣời Tày, Nùng trong khu vực. Bản thân các điều luật
vốn mang tính chất của các văn bản quy phạm pháp luật khô khan và cứng nhắc sẽ
trở thành khó khăn lớn cho học sinh tiểu học ngƣời Tày, Nùng. Ngay cả khi học
thuộc đƣợc nội dung của điều luật song các em không thể biểu đạt bằng hành động
thực tiễn và càng không biết cách áp dụng vào giải quyết các tình huống tƣơng tự
khi gặp phải. Bằng con đƣờng nhận thức thực tiễn để đi đến khái quát thành các
điều luật cần thực hiện có lẽ sẽ là con đƣờng nhận thức đem lại hiệu quả cao đối với
học sinh tiểu học Tày - Nùng đặc biệt là các em cƣ trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng
kinh tế đặc biệt khó khăn.
17
Điều 30 trong Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em có ghi “Trẻ em thuộc
những cộng đồng thiểu số hoặc những nhóm dân cƣ bản địa có quyền đƣợc hƣởng
đời sống văn hóa của riêng mình, theo tôn giáo của mình và sử dụng ngôn ngữ riêng
của mình”. Đây là cơ sở pháp lí cho việc sử dụng tri thức cộng đồng địa phƣơng trong
giáo dục trẻ em bản địa. Việc khai thác và sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục
Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng còn là hiện thực hóa chủ trƣơng của
Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam trong việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Cũng giống nhƣ cộng đồng ngƣời Kinh, trẻ em dân tộc Tày - Nùng có quyền đƣợc
hƣởng nền văn hóa của dân tộc mình, đƣợc xã hội thừa nhận và tôn trọng.
1.2. Khái niệm cơ bản của luận án
1.2.1. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em
* Trẻ em
Theo Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em thì trẻ em là những ngƣời dƣới 18
tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn. Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam quy định trẻ em là công dân Việt Nam
dƣới 16 tuổi, từ 16 - dƣới 18 tuổi là tuổi vị thành niên [20].
Học sinh Tiểu học là trẻ em từ 6 - 11,12 tuổi, nhƣ vậy trẻ em trong độ tuổi tiểu
học hoàn toàn chịu sự quy định về Q&BP trẻ em trong luật pháp quốc tế và Việt Nam.
Để xác định một cá nhân nào đó là trẻ em hay không phải dựa vào tuổi,
không phải là dựa vào nhìn nhận và quan sát cảm tính. Pháp luật của Nhà nƣớc ta
cũng dựa trên cơ sở này để xác định các vấn đề có liên quan của một đứa trẻ. Nếu
cá nhân đó trong độ tuổi quy định theo luật sẽ đƣợc đảm bảo các quy định của pháp
luật về Q&BP trẻ em.
* Quyền trẻ em
Theo Từ điển Tiếng Việt - quyền đƣợc hiểu là những cái mà xã hội, phong tục,
pháp luật hay bản chất của con ngƣời cho phép hƣởng thụ, vận dụng, thi hành và khi
thiếu đƣợc yêu cầu để có, nếu bị tƣớc đoạt có thể đòi hỏi để giành lại [86, Tr.675].
Quyền con ngƣời là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên và khách quan của con
ngƣời đƣợc ghi nhận đảm bảo trong luật pháp quốc gia và thoả thuận pháp lý quốc tế.
18
Quyền trẻ em ở đây đƣợc tiếp cận dƣới góc độ quyền con ngƣời, là một bộ
phận hợp thành quyền con ngƣời. Do xuất phát từ quan điểm trẻ em cũng là con
ngƣời, là thành viên của xã hội và là công dân của nhà nƣớc. Các em là đối tƣợng
đặc biệt và có những quyền nhất định, có quyền yêu cầu đảm bảo các quyền con
ngƣời mà đối với trẻ em đƣợc gọi là quyền trẻ em.
Quyền trẻ em theo quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà là: “quyền trẻ
em là những điều trẻ em đƣợc hƣởng, đƣợc làm, đƣợc tôn trọng và thực hiện nhằm
đảm bảo sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ em” là một khái niệm đã bao quát
đƣợc những nội dung cơ bản nhất về quyền của trẻ em dƣới góc độ của nhà giáo
dục (là cha me, là thầy cô) [31]. Tuy nhiên dƣới góc độ nhìn nhận của tác giả thì
khái niệm này đã bỏ qua yếu tố bản thân đứa trẻ. Bên cạnh việc nhìn nhận quan
niệm của các đối tƣợng bên ngoài trẻ em, định nghĩa về quyền trẻ em cần tính đến
nhu cầu của trẻ, sự tự ý thức của trẻ đồng thời phải đảm bảo về mặt pháp lý.
Dựa trên các khái niệm Quyền, Quyền con ngƣời, chúng tôi xây dựng khái
niệm công cụ sau: “Quyền trẻ em là những điều mà trẻ em đƣợc hƣởng, đƣợc làm,
đƣợc tôn trọng và thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển mọi mặt phù hợp với đặc
điểm thể chất và trí tuệ của trẻ em, đáp ứng nhu cầu của trẻ em đƣợc luật pháp bảo
hộ và cộng đồng xã hội thừa nhận”.
Quyền trẻ em đƣợc thừa nhận theo Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em và
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm bốn nhóm quyền cơ bản [20]:
Nhóm quyền đƣợc sống còn: gồm các quyền nhƣ quyền đƣợc khai sinh, có
quốc tịch; quyền đƣợc sống chung với cha mẹ; quyền đƣợc chăm sóc và nuôi
dƣỡng; quyền đƣợc nhận làm con nuôi…
Nhóm quyền đƣợc phát triển gồm: quyền đƣợc học tập; quyền đƣợc chăm
sóc sức khỏe, đƣợc hƣởng các dịch vụ khám chữa bệnh; quyền đƣợc hƣởng nền văn
hóa của dân tộc; quyền đƣợc tự do kết giao bạn bè; quyền đƣợc sống trong hòa
bình, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa…
Nhóm quyền đƣợc bảo vệ gồm: quyền đƣợc tôn trọng, bảo vệ tính mạng,
thân thể, nhân phẩm và danh dự; quyền đƣợc bảo vệ khỏi sự bóc lột lao động;
19
quyền đƣợc bảo vệ tránh khỏi các chất ma túy; quyền đƣợc bảo vệ tránh khỏi sự
buôn bán, bắt cóc; quyền đƣợc bảo vệ bí mật riêng tƣ…
Nhóm quyền đƣợc tham gia gồm: quyền đƣợc tự do biểu đạt ý kiến; quyền
đƣợc tự do giao kết và hội họp hòa bình…
* Bổn phận trẻ em
Theo từ điển Tiếng Việt: bổn phận đƣợc hiểu là những điều phải làm theo
mệnh lệnh của một nền đạo đức đƣợc xã hội công nhận, ví dụ nhƣ bổn phận của dân
với nƣớc là phải trung thành, bổn phận của con đối với cha mẹ là phải hiếu đễ...v.v
[86, tr 675].
Bổn phận của trẻ em ở đây đƣợc tiếp cận dựa trên hai khía cạnh: Thứ nhất là
bổn phận của trẻ em đƣợc luật pháp quy định là những điều mà ngƣời lớn mong
muốn trẻ em thực hiện đƣợc trong ứng xử, trong nhân cách, trong mọi hoạt động, ví
dụ: bổn phận yêu quê hƣơng, đất nƣớc, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế (trích bổn phận thứ 5 - Luật
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). Khía cạnh thứ hai là bổn phận trong sự nhận
thức của bản thân trẻ em đƣợc hiểu là những điều mà trẻ em nhận thấy mình phải
làm để những ngƣời thân xung quanh trẻ thấy hài lòng và yêu mến trẻ và đƣợc coi
là con ngoan, là trò giỏi và là công dân tốt [20].
Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi chú trọng cả hai khía cạnh vừa phân
tích ở trên. Thứ nhất, chúng tôi cho rằng cần nâng cao nhận thức cho phụ huynh học
sinh và thầy cô giáo về các quyền và bổn phận trẻ em. Thứ hai, về phía bản thân học
sinh phải biết mình có quyền gì để tự bảo vệ mình khi cần thiết và thực sự hình
thành đƣợc nhu cầu thể hiện bổn phận của các em trong đời sống, đó mới chính là
kết quả cuối cùng mà hoạt động giáo dục Q&BP trẻ em mà đề tài hƣớng tới.
Với cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận án, chúng tôi xây dựng khái
niệm sau đây làm khái niệm công cụ: “Bổn phận của trẻ em là những việc làm, hành
vi và lời nói đƣợc trẻ em tự nguyện thực hiện theo mong muốn của ngƣời lớn và
phù hợp với các giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống đƣợc xã hội thừa nhận”.
Bổn phận trẻ em đƣợc tiếp cận dựa theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em đƣợc quy định tại điều 21 gồm:
20
“Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo;
lễ phép với ngƣời lớn, thƣơng yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ ngƣời già yếu,
ngƣời khuyết tật, tàn tật, ngƣời gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.
Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công
cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của ngƣời khác, bảo
vệ môi trƣờng.
Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình.
Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân thủ theo
nội quy của nhà trƣờng; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, tôn trọng,
giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Yêu quê hƣơng, đất nƣớc, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế” [20].
* Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học
Giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh là đề cập đến quá trình nhà giáo dục tổ
chức các hoạt động có mục đích hình thành cho học sinh nhận biết và có nhu cầu cũng
nhƣ khả năng thể hiện các Q&BP trong đời sống.
Quá trình giáo dục tiểu học đƣợc định nghĩa: “là quá trình dƣới vai trò tổ
chức, điều khiển và hƣớng dẫn của giáo viên, hình thành ở học sinh ý thức, thái độ,
tình cảm và kỹ năng, hành vi, thói quen phù hợp với những chuẩn mực hành vi đạo
đức, lao động, thể chất, thẩm mĩ đã đƣợc quy định đáp ứng mục đích và nhiệm vụ
giáo dục của nhà trƣờng tiểu học”. Dƣới góc độ tiếp cận của đề tài này chúng tôi
xác định quá trình giáo dục Q&BP trẻ em là một lĩnh vực giáo dục đặc thù trong đó
có sự thống nhất và gắn bó chặt chẽ với các mặt hoạt động giáo dục trong nhà
trƣờng. Chúng tôi tiếp cận quá trình giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học
theo khái niệm sau: “Giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học là quá trình dƣới vai trò
chủ đạo của giáo viên giúp học sinh chuyển hóa một cách tự giác yêu cầu về việc
thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em thành nhu cầu thể hiện hành vi và thói quen
phù hợp với Q&BP của học sinh trong các mối quan hệ ở nhà trƣờng, gia đình và xã
hội” [37, Tr.5].
21
1.2.2. Tri thức - Tri thức địa phương
* Tri thức là chìa khóa dẫn đến mọi thành công trong quá trình con ngƣời sống
và hoạt động. Tri thức do đâu mà có? Kho tàng tri thức đồ sộ mà con ngƣời có đƣợc
là do quá trình con ngƣời nhận thức thế giới và sáng tạo nên những giá trị mới. Sự
sáng tạo của con ngƣời thể hiện trên mọi phƣơng diện của đời sống và những giá trị
mới đó lại là cơ sở để con ngƣời tiếp tục sáng tạo. Ngày nay với đời sống xã hội hiện
đại, con ngƣời trở nên chuyên nghiệp hơn trong việc làm giàu vốn tri thức cho mình
và cho xã hôi. Vậy tri thức là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt, tri thức đƣợc hiểu là kiến thức, là nội dung đƣợc phản
ánh trong một sự vật hiện tƣợng nhất định mà con ngƣời nhận thức về nó [86, Tr. 825].
Theo quan điểm của C.Mác “Tri thức là phƣơng thức mà theo đó ý thức tồn tại
và theo đó một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức ... Cho nên một cái gì đó nảy sinh
ra đối với ý thức chừng nào mà ý thức biết cái đó”. Tuy nhiên sự tác động của thế
giới bên ngoài đến con ngƣời không chỉ đem lại kiến thức về thế giới mà còn đem lại
tình cảm của con ngƣời đối với thế giới. Tri thức có thể chuyển hóa tình cảm mới
thực sự sâu sắc và phải thông qua tình cảm thì tri thức mới biến thành hành động thực
tế, mới phát huy đƣợc sức mạnh của nó trong thực tế. Trong đề tài nghiên cứu, chúng
tôi tiếp cận theo khái niệm của T.S Hà Đình Thành: Tri thức đƣợc hiểu là những hiểu
biết có hệ thống về thế giới khách quan, về xã hội và về bản thân con ngƣời. Đó có
thể là tri thức dân gian hoặc tri thức khoa học hiện đại (tri thức hàn lâm) [68].
* Tri thức văn hoá - Tri thức địa phương
Tri thức của xã hội loài ngƣời có rất nhiều loại với nhiều cách phân chia khác
nhau, đó có thể là những tri thức mang tính chất kinh nghiệm, có thể là những tri
thức lí luận khoa học sâu sắc đã đƣợc chứng minh. Có thể đó là những tri thức trong
hoạt động sống rất đỗi gần gũi, nhƣng cũng có thể lại là tri thức về thế giới, về vũ
trụ bao la...
Tri thức văn hóa ở đây có thể hiểu là một khái niệm hàm chứa cả tri thức lí
luận khoa học và tri thức kinh nghiệm tuy nhiên đó phải là những tri thức phản ánh
cái đúng, cái chuẩn mực đã đƣợc chứng minh hoặc thừa nhận trong cộng đồng xã hội.
22
Tri thức địa phƣơng là một khái niệm quan trọng trong đề tài nghiên cứu vì
nó có tác dụng định hƣớng cho việc lựa chọn và phân định nội dung giáo dục quyền
và bổn phận cho học sinh dựa trên cơ sở khai thác tri thức địa phƣơng.
Trong các tài liệu Tiếng Anh, Tiếng Pháp có đề cập đến một số khái niệm và
đƣợc hiểu là tƣơng nhau nhƣ: Tri thức dân gian (folk knowledge - connaissances
populaires), tri thức địa phƣơng (local knowledge - connaissances locales), tri thức
truyền thống (traditional knowledge - connaissances traditionelles) và tri thức bản
địa (indigennous knowledge - conaissances indigennes) [68].
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi quan niệm tri thức địa
phƣơng đó là những tri thức dân gian đã qua lựa chọn và sàng lọc tự nhiên, đảm bảo
tính đúng đắn và đƣợc thừa nhận trong văn hoá của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng.
Trong cuốn Dân tộc Nùng ở Việt Nam, PGS.TS Hoàng Nam chƣa đƣa ra
khái niệm cụ thể mà chỉ dẫn ra những ví dụ để minh họa: tri thức đoán định thời
tiết, tri thức chữa một số bệnh nan y bằng các bài thuốc dân gian độc đáo, tri thức
về bồi dƣỡng sức khỏe cho bà đẻ và tri thức nuôi dạy con trẻ [52, tr. 177- 182].
Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh: tri thức dân gian hay tri thức địa phƣơng là tri
thức phi học đƣờng, là vốn kinh nghiệm mà con ngƣời tích lũy đƣợc qua quá trình
hoạt động lâu dài nhằm thích ứng với biến đổi môi trƣờng tự nhiên và xã hội, phục
vụ lợi ích vật chất và tinh thần cho bản thân. Vốn tri thức ấy tồn tại và phát triển
chủ yếu không thông qua con đƣờng học vấn và sách vở mà thƣờng truyền tụng và
làm phong phú hơn thông qua trí nhớ và truyền miệng, qua các câu châm ngôn,
thành ngữ, tục ngữ, qua thực hành lao động nghề nghiệp hàng ngày [68]. Với đề tài
nghiên cứu này chúng tôi dựa theo định nghĩa đã đƣợc bổ sung của GS.TS Ngô Đức
Thịnh làm định nghĩa chính “Tri thức địa phƣơng (tri thức dân gian) là toàn bộ
những hiểu biết của cộng đồng về tự nhiên, xã hội và bản thân con ngƣời, đƣợc tích
lũy trong trƣờng kì lịch sử qua kinh nghiệm (trải nghiệm) của bản thân cộng đồng đó.
Các tri thức ấy đƣợc trao truyền cho các thế hệ kế tiếp thông qua trí nhớ, truyền
miệng và thực hành xã hội. Nó giúp cho con ngƣời có đƣợc những ứng xử thích hợp
với môi trƣờng tự nhiên, điều hòa các quan hệ xã hội, những hiểu biết cần thiết
trong sản xuất, trong dƣỡng sinh và trị bệnh. Tri thức địa phƣơng (tri thức dân gian)
23
của mỗi cộng đồng tƣơng thích với môi trƣờng tự nhiên, hoàn cảnh xã hội và trình
độ phát triển văn hóa nhất định” [52], [68].
Thông thƣờng tri thức địa phƣơng (tri thức dân gian) đƣợc chia thành bốn
lĩnh vực chủ yếu:
Tri thức về môi trƣờng tự nhiên; tri thức về con ngƣời; tri thức về kĩ thuật và
nghệ thuật; tri thức về quản lí và ứng xử xã hội.
1.3. Tri thức địa phƣơng của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng trong giáo dục học
sinh tiểu học
1.3.1. Đặc điểm của tri thức địa phương
Đề tài luận án tiếp cận khái niệm tri thức địa phƣơng đƣợc hiểu đồng nghĩa
với khái niệm tri thức dân gian nhƣ đã phân tích ở trên. Do đó tri thức địa phƣơng
tồn tại với các đặc điểm sau:
Tri thức địa phƣơng đƣợc hình thành, phát triển qua thử thách thực tiễn trong
lịch sử tộc ngƣời (hay lịch sử của cộng đồng cƣ dân) tại các địa phƣơng cụ thể. Sự
hiểu biết về tri thức địa phƣơng (dân gian) rất khác nhau giữa nam giới và nữ giới,
giữa ngƣời nhiều tuổi và ít tuổi. Do đó yếu tố tuổi và cơ cấu giới đƣợc thể hiện rất
rõ trong tri thức dân gian.
Tri thức địa phƣơng thƣờng đƣợc phổ biến từ thế hệ này sang thế hệ khác qua trí
nhớ, truyền miệng, qua phong tục tập quán, truyện kể, thơ ca dân gian, qua thực hành lao
động nghề nghiệp của cƣ dân địa phƣơng (cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng).
Tri thức địa phƣơng rất đa dạng, ngay trong một vùng, một địa phƣơng nhỏ
và có khả năng thích nghi cao với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của từng địa
phƣơng - nơi đã sản sinh và phát triển tri thức dân gian đó.
Tri thức địa phƣơng luôn gắn liền hoà hợp với nền văn hoá truyền thống, tập
tục địa phƣơng vì thế khả năng tiếp thu và ứng dụng nó trong cộng đồng là rất dễ
dàng và có hiệu quả.
Tri thức địa phƣơng là những kinh nghiệm, tiên nghiệm và cảm nhận đƣợc
rút ra từ hoạt động thực tiễn của con ngƣời nên nó có giá trị thiết thực trong xã hội
hiện đại [52].
24
1.3.2. Các tiêu chí xác định đặc trưng văn hóa là tri thức địa phương được sử
dụng trong giáo dục học sinh tiểu học
Cộng đồng ngƣời Tày và ngƣời Nùng là hai nhóm dân tộc khác nhau, tuy
nhiên họ nói chung một ngôn ngữ và có cùng nguồn gốc lịch sử đƣợc phân chia từ
nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, có mối quan hệ với ngƣời Choang ở Trung Quốc và
ngƣời Thái ở Tây Bắc. Địa bàn sinh sống của hai dân tộc này có sự đan xen vì vậy
họ có đời sống văn hóa có nhiều đặc điểm tƣơng đồng. Trong giới hạn nghiên cứu
của luận án, chúng tôi không phân chia thành hai nhóm riêng biệt mà chủ yếu
hƣớng vào khai thác các giá trị văn hóa tiêu biểu của cả hai dân tộc làm phƣơng
tiện giáo dục trẻ em của cộng đồng đó.
Bản sắc dân tộc của ngƣời Tày - Nùng, đặc biệt cƣ là cƣ dân bản địa khu vực
Việt Bắc rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, không phải tất cả các đặc trƣng văn
hóa đều là những tri thức có thể sử dụng trong giáo dục học sinh. Việc lựa chọn
đƣợc các tri thức địa phƣơng để sử dụng trong giáo dục là công việc đòi hỏi nhà
giáo dục phải dày công nghiên cứu, sƣu tầm và biên soạn.
Khi nghiên cứu văn hóa bản địa của ngƣời Tày - Nùng khu vực Việt Bắc để
sử dụng trong quá trình giáo dục học sinh tiểu học, luận án khái lƣợc các tiêu chí
xác định một đặc trƣng văn hóa đƣợc xác định là tri thức địa phƣơng nhƣ sau:
Tiêu chí 1: Đặc trƣng văn hóa cần có độ tin cậy cao, không gây mê tín dị
đoan, cuồng tín, phi khoa học.
Căn cứ vào cách đánh giá dựa trên những quan điểm khoa học về các sự vật
hiện tƣợng để đánh giá độ tin cậy của phong tục, tập quán, nghi lễ hay kinh nghiệm
dân gian của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng phục vụ cho mục đích giáo dục, kiên
quyết loại trừ các biểu hiện gây mê tín dị đoan, phi khoa học trong cộng đồng. Thực
tiễn cho thấy, hầu hết đặc trƣng văn hóa của cƣ dân bản địa đƣợc tích lũy, mò mẫm
trong quá trình trực tiếp hoạt động để biến đổi, thích ứng với môi trƣờng tự nhiên và
xã hội của con ngƣời, đƣợc kiểm nghiệm qua chọn lọc tự nhiên nên có độ tin cậy
cao. Tuy nhiên trong đó cũng tồn tại không ít những hủ tục lạc hậu, mê tín, lạc hậu
cần phê phán và loại bỏ.
25
Tiêu chí 2: Đặc trƣng văn hóa có nội dung mang tính nhân văn, có ý nghĩa
giáo dục học sinh.
Mục đích khai thác tri thức địa phƣơng để sử dụng làm phƣơng tiện chuyển tải
các nội dung giáo dục do vậy các tri thức đƣợc lựa chọn cần mang ý nghĩa giáo dục và
phát huy đặc trƣng của tri thức địa phƣơng là đề cao tính nhân văn sâu sắc.
Tiêu chí 3: Đặc trƣng văn hóa mang tính phổ thông và đƣợc phổ biến rộng
rãi tại cộng đồng địa phƣơng.
Tri thức địa phƣơng đƣợc xác định là những tri thức quen thuộc trong đời
sống, sinh hoạt của đa số ngƣời dân trong cộng đồng. Đó là những tri thức dễ hiểu,
dễ nhớ, phù hợp với số đông ngƣời dân, kể cả ngƣời dân có trình độ học vấn chƣa
cao. Do đặc trƣng vùng miền, có những nét văn hóa diễn ra tại địa phƣơng này song
lại không tiêu biểu ở địa phƣơng khác, giáo viên cần căn cứ vào từng địa bàn cụ thể
để lựa chọn sử dụng tri thức địa phƣơng với các dạng thức tồn tại khác nhau để tổ
chức dạy học và giáo dục học sinh.
Tiêu chí 4: Đặc trƣng văn hóa đƣợc cƣ dân bản địa thừa nhận, tự giác thực
hiện, đảm bảo tính bền lâu.
Giá trị nền tảng của tri thức địa phƣơng là sự thừa nhận trong đời sống cộng
đồng với sức sống bền lâu qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn. Rất nhiều phong tục, tập
quán tuy không mang tính cƣỡng chế nhƣ pháp luật nhà nƣớc song đƣợc ngƣời dân tự
giác tuân theo. Nhà giáo dục khi sử dụng các đặc trƣng văn hóa của cộng đồng để
giáo dục học sinh cần đƣợc sự đồng tình và thừa nhận từ cƣ dân bản địa mới có thể
tiến hành thành công quá trình giáo dục đó.
Tiêu chí 5: Tri thức phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học
ngƣời Tày - Nùng
Tri thức địa phƣơng của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng đƣợc sử dụng trong
quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho trẻ em do vậy cần đảm bảo sự phù hợp
với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học Tày - Nùng. Giáo viên cần tính đến đặc
điểm tâm lý, quan niệm, thói quen của học sinh để thiết kế nội dung dạy học và tổ
chức hoạt động giáo dục sử dụng tri thức địa phƣơng phù hợp.
26
1.4. Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh học sinh tiểu
học Tày - Nùng
1.4.1. Một vài đặc điểm cơ bản của học sinh tiểu học người Tày - Nùng
Trẻ em trong độ tuổi tiểu học là từ 6 đến 11,12 tuổi, ở giai đoạn này thể lực
của các em phát triển tƣơng đối êm ả, đồng đều, nhìn chung về chiều cao, cân nặng
đều có sự phát triển.
Học sinh tiểu học ngƣời dân tộc Tày - Nùng đƣợc đề cập trong đề tài là
những trẻ em cƣ trú chủ yếu tại các tỉnh miền núi thuộc khu vực Việt Bắc, nơi đây
còn nhiều địa phƣơng gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế gia đình. Mặt khác
do có nhiều thói quen sinh hoạt hoặc những tập tục lâu đời (ăn uống không hợp vệ
sinh, ăn thực phẩm bị mốc, ôi thiu…), chƣa mang tính khoa học nên nhìn chung thể
trạng của trẻ em phát triển chƣa đồng đều, có nhiều nơi tỉ lệ trẻ em thấp còi, trẻ em
suy dinh dƣỡng vẫn còn cao nhƣ Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái
Nguyên… Đặc điểm thể trạng trên cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho hoạt động
thần kinh của trẻ em Tày - Nùng đôi khi có biểu hiện chậm hơn so với học sinh tiểu
học nhóm ngƣời Kinh tại khu vực. So với chuẩn chung về mặt thể trạng, nhìn chung
trẻ em ngƣời dân tộc Tày - Nùng trong độ tuổi tiểu học còn thấp hơn chuẩn [41].
Học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng cũng mang những đặc điểm nhân cách
của học sinh tiểu học nói chung nhƣ: niềm tin còn mang tính chất cảm tính, trẻ hay
bắt chƣớc, có nhu cầu nhận thức, thích khám phá sự lạ lẫm, dễ xúc cảm, xúc động,
khó kìm hãm cảm xúc của bản thân... Tuy nhiên các em lại có đƣợc những nét nhân
cách khác biệt mang dấu ấn đặc trƣng của dân tộc mình, thể hiện hơi thở của cuộc
sống gắn với núi rừng, với những mối quan hệ thân thiện, gần gũi… Điều đó đƣợc
xây dựng nên bởi những đặc trƣng khác biệt trong cuộc sống của cộng đồng dân tộc.
Ngƣời dân tộc Tày - Nùng có những nét nhân cách vô cùng tốt đẹp nhƣ: lòng
yêu thƣơng ngƣời, lòng vị tha, kính già yêu trẻ, coi trọng tình cảm, tình ngƣời, tình
anh em. Chính từ lối sống theo truyền thống đó học sinh tiểu học của các dân tộc
này cũng có nhiều nét tính cách tốt đẹp, các em rất coi trọng tình cảm, đặc biệt là
tình bạn. Do đặc trƣng tâm lý lứa tuổi các em rất dễ tìm bạn và kết bạn “tồng” - kết
bạn thân. Tuy nhiên ở mỗi em nhu cầu kết bạn và khả năng kết bạn là khác nhau.
27
Trong quan hệ tình cảm với bạn hay với mọi ngƣời các em rất coi trọng lời hứa, yêu
ghét rõ ràng, có trách nhiệm với bạn. Tính cách giản dị và khá khép mình trong mọi
mối quan hệ đặc biệt là các em rất ít đƣợc tiếp xúc với những môi trƣờng xã hội
ngoài bản, làng. Chính vì vậy các em gặp rất nhiều khó khăn trong những hoàn cảnh
lạ lẫm và chƣa biết cách tự bảo vệ kể cả khi bị xâm phạm quyền của bản thân tại
cộng đồng địa phƣơng.
Môi trƣờng sống chủ yếu của học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng từ khi sinh
ra là tại địa phƣơng, với không gian núi rừng rộng rãi, tiếp xúc nhiều với thiên
nhiên, cây cỏ muông thú nên nhận thức cảm tính của học sinh Tày - Nùng phát triển
khá tốt, cảm giác, tri giác của các em có những nét độc đáo. Quá trình tri giác
thƣờng gắn liền với những hành động cụ thể trực tiếp, những ấn tƣợng trực quan
nhƣ màu sắc, cƣờng độ, âm thanh. Điều này có ảnh hƣởng nhất định đến các hoạt
động học tập và giáo dục của các em. Đặc điểm nổi bật trong tƣ duy của học sinh
tiểu học Tày - Nùng là thói quen lao động trí óc chƣa bền, ngại suy nghĩ, động não,
ngại đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và ý nghĩa của sự vật hiện tƣợng. Ở nhiều em
tƣởng tƣợng còn nghèo nàn, khả năng tƣ duy trừu tƣợng - lôgic còn rất hạn chế, suy
nghĩ đơn giản, một chiều, thiếu sâu sắc khi nhìn nhận vấn đề. Mặt khác do điều kiện
kinh tế tự cung tự cấp, ít va chạm, ít tính phức tạp nên vốn sống, vốn hiểu biết của
học sinh tiểu học Tày - Nùng còn hạn hẹp. Do vậy đối với học sinh tiểu học Tày -
Nùng vốn kinh nghiệm có sẵn cùng với xúc cảm gắn liền với các ấn tƣợng trực quan,
“mắt thấy, tai nghe” có ảnh hƣởng đến hiệu quả tƣ duy của các em. Đây cũng là một
trong những điểm lƣu ý và là cơ sở để nhà giáo dục tổ chức các hoạt động giáo dục
trong đó có giáo dục Q&BP trẻ em sao cho phù hợp với cách suy nghĩ rất đặc trƣng
của nhóm học sinh tiểu học Tày - Nùng.
1.4.2. Đặc điểm của quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh
tiểu học Tày - Nùng
Quá trình giáo dục Q&BP trẻ em là quá trình tổ chức đa dạng các loại hình
hoạt động và giao lƣu cho học sinh, tạo môi trƣờng để học sinh có cơ hội trải nghiệm
thực tế thông qua đó chuyển hóa một cách tự giác yêu cầu về việc thực hiện quyền,
bổn phận của trẻ em thành nhu cầu thể hiện hành vi, thói quen phù hợp với Q&BP
của mình.
28
Quyền và bổn phận là nội dung cần giáo dục cho học sinh thông qua các hoạt
động giáo dục trong nhà trƣờng tuy nhiên phải gắn với thực tiễn cuộc sống bởi mục đích
cuối cùng chính là sự thể hiện các quyền và bổn phận trong hoạt động đa dạng của môi
trƣờng sống. Đối với học sinh tiểu học của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng, việc phát huy
vai trò của hệ thống tri thức địa phƣơng sẽ thực sự đem lại hiệu quả tích cực trong giáo
dục quyền và bổn phận. Thực chất đó là quá trình sử dụng những giá trị văn hoá của
cộng đồng mang tính gần gũi với cuộc sống để chuyển hoá những quyền và bổn phận
đƣợc quy định mang tính “cứng nhắc” trong văn bản luật trở nên dễ hiểu, dễ áp dụng
trong cuộc sống.
Quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học ngƣời Tày -
Nùng ngoài các đặc điểm của quá trình giáo dục học sinh tiểu học nói chung còn
diễn ra với những đặc điểm đặc trƣng sau:
Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày -
Nùng là quá trình giáo dục đạo đức và pháp luật
Thực hiện quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày -
Nùng hƣớng đến mục đích trang bị cho học sinh những hiểu biết các quyền và bổn
phận trẻ em đƣợc quy định trong Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em và Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em đồng thời làm cho các em có nhu cầu thể hiện các hành
vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức đƣợc cộng đồng thừa nhận. Việc tuân thủ, thực
hiện các điều khoản trong công ƣớc và trong luật đƣợc yêu cầu bằng pháp luật của
Nhà nƣớc. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng
một mặt là quá trình thực hiện chức năng giáo dục pháp luật thông qua việc nâng
cao hiểu biết pháp luật và tăng cƣờng ý thức công dân cho ngƣời học. Mặt khác đây
còn là quá trình hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức phù hợp với truyền
thống, văn hóa và chuẩn mực xã hội. Đây cũng là một trong những nội dung góp
phần giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học Tày - Nùng theo tinh thần đã đƣợc
ghi nhận tại Điều 30 của Công ƣớc về việc quan tâm đến nhóm học sinh dân tộc
thiểu số, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
jackjohn45
 
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
jackjohn45
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
jackjohn45
 
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉLuận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOTĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơiGiáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
nataliej4
 
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đLuận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổiLuận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAYLuận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
KhoTi1
 
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sởLuận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAYLuận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinhNhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (19)

Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
 
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
 
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉLuận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOTĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
 
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
 
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơiGiáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
 
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đLuận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
 
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổiLuận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
 
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAYLuận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
 
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sởLuận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
 
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAYLuận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinhNhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
 

Similar to Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng

Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía BắcĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...
Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...
Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...
HanaTiti
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
OnTimeVitThu
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...
 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ... PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...
hieu anh
 
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
nataliej4
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắtBồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Nguyen Van Nghiem
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPTLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
nataliej4
 
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAYLuận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bồi+dưỡng+năng+lực+dạy+học+cho+giáo+viên+thực+hành+các+trường+dạy+nghề+khu+vự...
Bồi+dưỡng+năng+lực+dạy+học+cho+giáo+viên+thực+hành+các+trường+dạy+nghề+khu+vự...Bồi+dưỡng+năng+lực+dạy+học+cho+giáo+viên+thực+hành+các+trường+dạy+nghề+khu+vự...
Bồi+dưỡng+năng+lực+dạy+học+cho+giáo+viên+thực+hành+các+trường+dạy+nghề+khu+vự...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần Điện học
Hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần Điện họcHệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần Điện học
Hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần Điện học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm nonLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên ĐH sư phạm
Luận án: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên ĐH sư phạmLuận án: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên ĐH sư phạm
Luận án: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên ĐH sư phạm
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng (20)

Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía BắcĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
 
Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...
Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...
Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
 
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...
 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ... PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...
 
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...
 
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắtBồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
 
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPTLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
 
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
 
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAYLuận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
 
Bồi+dưỡng+năng+lực+dạy+học+cho+giáo+viên+thực+hành+các+trường+dạy+nghề+khu+vự...
Bồi+dưỡng+năng+lực+dạy+học+cho+giáo+viên+thực+hành+các+trường+dạy+nghề+khu+vự...Bồi+dưỡng+năng+lực+dạy+học+cho+giáo+viên+thực+hành+các+trường+dạy+nghề+khu+vự...
Bồi+dưỡng+năng+lực+dạy+học+cho+giáo+viên+thực+hành+các+trường+dạy+nghề+khu+vự...
 
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
 
Hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần Điện học
Hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần Điện họcHệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần Điện học
Hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần Điện học
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm nonLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
 
Luận án: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên ĐH sư phạm
Luận án: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên ĐH sư phạmLuận án: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên ĐH sư phạm
Luận án: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên ĐH sư phạm
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (14)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 

Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN –––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ NGỌC SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN –––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ NGỌC SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 62 14 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HỒNG QUANG THÁI NGUYÊN - 2014
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Ngọc
  • 4. ii MỤC LỤC Lời cam đoan............................................................................................................... i Mục lục....................................................................................................................... ii Danh mục các chữ viết tắt......................................................................................... iii Danh mục các bảng ................................................................................................... iv Danh mục các biểu đồ, đồ thị.................................................................................... vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu......................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................2 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................2 6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3 8. Các luận điểm khoa học của luận án.......................................................................5 9. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................6 10. Cấu trúc của luận án..............................................................................................6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG ........................................................................................7 1.1. Tổng quan.............................................................................................................7 1.1.1. Những nghiên cứu chủ yếu về hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em .......7 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục học sinh...............................................................................................................12 1.1.3. Những nghiên cứu về văn hóa Tày - Nùng và ý nghĩa giáo dục quyền và bổn phận trẻ em.........................................................................................................13 1.2. Khái niệm cơ bản của luận án ............................................................................17 1.2.1. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em................................................................17 1.2.2. Tri thức - Tri thức địa phƣơng.....................................................................21 1.3. Tri thức địa phƣơng của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng trong giáo dục học sinh tiểu học ..............................................................................................................23 1.3.1. Đặc điểm của tri thức địa phƣơng...................................................................23
  • 5. iii 1.3.2. Các tiêu chí xác định đặc trƣng văn hóa là tri thức địa phƣơng đƣợc sử dụng trong giáo dục học sinh tiểu học ......................................................................24 1.4. Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh học sinh tiểu học Tày - Nùng..........................................................................................................26 1.4.1. Một vài đặc điểm cơ bản của học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng ................26 1.4.2. Đặc điểm của quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng...................................................................................................27 1.4.3. Nội dung và phƣơng pháp giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng...........................................................................................30 1.4.4. Các con đƣờng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ................................................................................................................37 1.5. Sử dụng tri thức địa phƣơng trong quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng .......................................................................40 1.5.1. Mục đích sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ..................................................................40 1.5.2. Nội dung tri thức địa phƣơng sử dụng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ..................................................................42 1.5.3. Nguyên tắc và cách thức sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng...................................50 1.5.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng....................53 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................55 Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG KHU VỰC VIỆT BẮC.........................57 2.1. Những kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em trên thế giới và ở Việt Nam..............................................................................................57 2.1.1. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới....................................................57 2.1.2. Kinh nghiệm giáo dục quyền và bổn phận trẻ em tại Việt Nam.....................58 2.2. Khảo sát thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh Tày - Nùng tại các trƣờng tiểu học khu vực Việt Bắc ............59
  • 6. iv 2.2.1. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng...................................................59 2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc.................62 2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc.................88 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................92 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG QUA SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG CỦA KHU VỰC VIỆT BẮC.......................................................93 3.1. Một số nguyên tắc định hƣớng xây dựng biện pháp..........................................93 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục ..........................93 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo gắn với cuộc sống của học sinh, với thực tiễn đời sống vùng miền .........................................................................................................93 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tƣợng giáo dục ...............................94 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục trong nhà trƣờng, giáo dục gia đình và giáo dục tại cộng đồng địa phƣơng .................................................94 3.2. Biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc.....................................95 3.2.1. Biện pháp 1: Lựa chọn tri thức địa phƣơng phù hợp với nội dung Q&BP trẻ em cần giáo dục để thiết kế giáo án và lập kế hoạch tổ chức hoạt động GD. .....95 3.2.2. Biện pháp 2: Vận dụng quy trình sử dụng TTĐP để giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng .......................................................................97 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục Q&BP trẻ em trong nhà trƣờng với nội dung hƣởng ứng các sự kiện văn hóa diễn ra tại địa phƣơng ...........99 3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động giáo dục sử dụng tri thức địa phƣơng để giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh Tày - Nùng trong trƣờng tiểu học ........................................................................................................102 3.2.5. Biện pháp 5: Kết hợp đánh giá trong và ngoài nhà trƣờng về kết quả giáo dục quyền và bổn phận qua sử dụng tri thức địa phƣơng .......................................103 3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................105 3.3. Thực nghiệm sƣ phạm......................................................................................107
  • 7. v 3.3.1. Khảo nghiệm đánh giá các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng......................................107 3.3.2. Thực nghiệm sƣ phạm...................................................................................111 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................147 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................148 1. Kết luận ...............................................................................................................148 2. Khuyến nghị........................................................................................................150 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152 PHỤ LỤC...............................................................................................................160
  • 8. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DH : Dạy học DTTS : Dân tộc thiểu số GD : Giáo dục GV : Giáo viên HS : Học sinh NGLL : Ngoài giờ lên lớp Q&BP : Quyền và bổn phận QTGD : Quá trình giáo dục TE : Trẻ em TH : Tiểu học TTĐP : Tri thức địa phƣơng
  • 9. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đánh giá của CBQL và giáo viên về ƣu thế sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP trẻ em cho HSTH Tày - Nùng.................63 Bảng 2.2: Nhận thức của CBQL và giáo viên về mục đích sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP cho HSTH Tày - Nùng...........................64 Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về nội dung quyền và bổn phận đƣợc giáo dục qua sử dụng tri thức địa phƣơng...........................................66 Bảng 2.4: Nhận thức của giáo viên về hình thức và phƣơng pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học Tày - Nùng..........................................................................................67 Bảng 2.5: Tỉ lệ giáo viên sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ............................................69 Bảng 2.6: Các loại hình văn hóa địa phƣơng đƣợc sử dụng trong giáo dục Q&BP cho HSTH Tày - Nùng ............................................................70 Bảng 2.7: Nội dung tri thức địa phƣơng đƣợc giáo viên sử dụng trong giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng .................72 Bảng 2.8: Hình thức sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ..............................................................75 Bảng 2.9: Phƣơng pháp sử dụng TTĐP để giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học Tày - Nùng trong hoạt động giáo dục NGLL...............................78 Bảng 2.10: Phƣơng pháp sử dụng TTĐP nhằm giáo dục Q&BP cho học sinh trong dạy học môn Đạo đức ................................................................79 Bảng 2.11: Yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng ..................81 Bảng 2.12: Khó khăn của giáo viên khi sử dụng TTĐP trong giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ............................................85 Bảng 3.1: Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp....................................108 Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các biện pháp ...........................................109
  • 10. v Bảng 3.3: Nhận thức của học sinh về quyền và bổn phận trẻ em trƣớc thực nghiệm.......................................................................................120 Bảng 3.4: Thái độ và hành vi của học sinh về các quyền và bổn phận trƣớc thực nghiệm.......................................................................................120 Bảng 3.5: Điểm TB nhận thức của học sinh về Q&BP sau TN lần 1................123 Bảng 3.6: Nhận thức của HS trƣớc và sau TN lần 1..........................................124 Bảng 3.7: Thái độ của học sinh trƣớc và sau thực nghiệm lần 1.......................125 Bảng 3.8: Điểm TB hành vi của học sinh trƣớc và sau thực nghiệm lần 1 .......126 Bảng 3.9: Hành vi của học sinh trƣớc và sau thực nghiệm lần 1 ......................126 Bảng 3.10: Điểm TB nhận thức của học sinh sau TN lần 2 ................................131 Bảng 3.11: Nhận thức của học sinh sau thực nghiệm lần 2.................................131 Bảng 3.12: Điểm TB thái độ của học sinh sau TN lần 2 .....................................133 Bảng 3.13: Điểm TBC hành vi của học sinh sau TN lần 2..................................135 Bảng 3.14: Tƣơng quan hành vi của học sinh hai tỉnh giữa TN lần 1 và TN lần 2...136 Bảng 3.15: Giá trị TBC ở lớp TN sau hai lần thực nghiệm.................................136 Bảng 3.16: Kết quả khảo sát kỹ năng thiết kế giáo án (lập kế hoạch tổ chức hoạt động GD) tích hợp TTĐP của giáo viên trƣớc thực nghiệm.....140 Bảng 3.17: Kết quả khảo sát năng lực dạy học (tổ chức hoạt động GD) tích hợp TTĐP của giáo viên trƣớc thực nghiệm.....................................141 Bảng 3.18: Kết quả khảo sát kỹ năng thiết kế giáo án (lập kế hoạch tổ chức hoạt động GD) tích hợp TTĐP của giáo viên sau thực nghiệm........142 Bảng 3.19: Kết quả khảo sát kỹ năng thiết kế giáo án (lập kế hoạch HĐ) với các tiêu chí cụ thể của giáo viên sau thực nghiệm ............................142 Bảng 3.20: Kết quả khảo sát năng lực dạy học (tổ chức hoạt động GD) tích hợp TTĐP của giáo viên sau thực nghiệm........................................143 Bảng 3.21: Kết quả khảo sát năng lực dạy học (tổ chức hoạt động GD) tích hợp TTĐP của giáo viên sau thực nghiệm với các tiêu chí cụ thể....144
  • 11. vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Biểu đồ: Biểu đồ 2.1: Đánh giá của CBQL và giáo viên về ƣu thế sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP cho HSTH Tày - Nùng.......................63 Biểu đồ 2.2: Các loại hình văn hóa địa phƣơng sử dụng trong giáo dục Q&BP cho HSTH Tày - Nùng ........................................................................71 Biểu đồ 2.3: Hình thức sử dụng tri thức VHĐP trong giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học Tày - Nùng.....................................................................76 Biểu đồ 2.4: Phƣơng pháp giáo dục Q&BP trong dạy học môn Đạo đức theo tiến trình bài học..................................................................................80 Biểu đồ 3.1: Tƣơng quan nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trƣớc và sau TN lần 1 tỉnh Thái Nguyên .........................................................127 Biểu đồ 3.2: Tƣơng quan nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trƣớc và sau TN lần 1 tỉnh Bắc Kạn ................................................................128 Biểu đồ 3.3: Tƣơng quan hành vi của học sinh trƣớc TN, sau TN lần 1, sau TN lần 2 ...................................................................................................136 Đồ thị: Đồ thị 3.1: Nhận thức của học sinh lớp TN tỉnh Thái Nguyên qua các giai đoạn TN.............................................................................................132 Đồ thị 3.2: Nhận thức của học sinh lớp TN tỉnh Bắc Kạn qua các giai đoạn TN...133
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Giáo dục tiểu học là bậc học đầu tiên ở phổ thông thực hiện mục đích giáo dục hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu song rất quan trọng cho sự phát triển nhân cách. Trong quá trình đó, nhà giáo dục ngoài việc cung cấp cho học sinh nội dung tri thức khoa học của các môn học theo quy định còn cần trang bị cho học sinh những kỹ năng để vững vàng trong cuộc sống và học tập tốt hơn. Do đặc điểm lứa tuổi, nhận thức của học sinh tiểu học về mọi mặt của đời sống đều khá non nớt, sức đề kháng trƣớc các tác động xã hội của các em còn nhiều hạn chế. Bản thân học sinh chƣa hiểu rõ mình có những quyền gì và có bổn phận gì để định hƣớng hành động cho đúng. Đặc biệt trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay, vấn đề vi phạm quyền trẻ em diễn ra theo chiều hƣớng phức tạp nên nhiệm vụ giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh ở bậc tiểu học càng trở nên cấp thiết. Học sinh tiểu học ở mỗi cộng đồng dân tộc sinh sống tại các địa phƣơng khác nhau có sự thụ hƣởng các quyền trẻ em và thực hiện các bổn phận với những đặc thù riêng. Các quyền và bổn phận ấy phải phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán và lối sống của cộng đồng dân tộc tại địa phƣơng đó. Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em ở các khu vực khác nhau cần chú trọng khai thác những yêu cầu của đời sống thực tiễn mang tính đặc thù của địa phƣơng để nội dung quyền và bổn phận trẻ em đƣợc giáo dục sát với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh. Học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng khu vực Việt Bắc đƣợc thụ hƣởng đời sống tinh thần phong phú với những giá trị văn hóa mang đậm đặc trƣng dân tộc. Đó là những tri thức địa phƣơng chứa đựng trong phong tục, tập quán, cách sinh hoạt, giao tiếp, lễ hội, tín ngƣỡng, tâm linh v.v… Nếu biết cách khai thác những tri thức địa phƣơng để vận dụng vào quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng sẽ góp phần làm phong phú thêm nội dung giáo dục, gắn kết nội dung giáo dục với thực tiễn cuộc sống của học sinh, với đặc trƣng văn hóa vùng miền.
  • 13. 2 Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng” tại khu vực Việt Bắc làm đề tài luận án. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những nghiên cứu lí luận về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em và hệ thống hoá tri thức địa phƣơng của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng tại khu vực Việt Bắc đồng thời khảo sát thực trạng giáo dục nhà trƣờng đã sử dụng tri thức địa phƣơng để giáo dục quyền và bổn phận trẻ em, luận án hƣớng đến mục đích xây dựng các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em đạt hiệu quả cao nhất. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ở cuối cấp tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa tri thức địa phƣơng với giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học và mối quan hệ giữa biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng với hiệu quả giáo dục. 4. Giả thuyết khoa học Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có yếu tố tri thức địa phƣơng. Nếu xây dựng đƣợc hệ thống các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em phù hợp thì sẽ giúp giáo viên biết cách khai thác có hiệu quả những giá trị tích cực của những tri thức đó để giáo dục các quyền và bổn phận cho học sinh, gắn các quyền và bổn phận trẻ em với đời sống thực tiễn nhờ vậy hiệu quả của quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng sẽ đƣợc nâng cao.
  • 14. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng. 5.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc. 5.3. Xây dựng hệ thống các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc. 5.4. Thực nghiệm kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung Do nội dung các tri thức địa phƣơng khá phong phú và tồn tại rải rác trong đời sống thực tiễn nên trong giới hạn luận án, chúng tôi chỉ đi sâu khai thác, sử dụng các tri thức mang tính phổ biến toàn khu vực và có ƣu thế lớn trong giáo dục quyền - bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng. Chúng tôi tập trung vào một số dạng thức tồn tại phổ biến nhƣ phong tục, tập quán; ca dao, tục ngữ, thành ngữ; truyện kể; kinh nghiệm; lễ hội, trò chơi; hƣơng ƣớc, quy ƣớc; nghệ thuật và các yếu tố tín ngƣỡng, tâm linh tích cực của hai nhóm dân tộc Tày - Nùng tại các tỉnh khu vực Việt Bắc. Vận dụng khai thác tri thức địa phƣơng vào giáo dục một số nội dung quyền - bổn phận trẻ em thuộc 4 nhóm quyền cơ bản đƣợc quy định trong Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em gồm nhóm quyền đƣợc sống còn, nhóm quyền đƣợc phát triển; nhóm quyền đƣợc bảo vệ, nhóm quyền đƣợc tham gia. Nội dung bổn phận trẻ em đƣợc quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm bổn phận trẻ em ở gia đình, ở nhà trƣờng và tại cộng đồng địa phƣơng. Đề tài nghiên cứu của luận án chủ yếu hƣớng vào việc xác định hiệu quả tích hợp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận thông qua hai hình thức chủ yếu là dạy học môn Đạo Đức và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
  • 15. 4 lên lớp. Do vậy việc định hƣớng biện pháp và tổ chức thực nghiệm tuân thủ theo các hình thức giáo dục đã xác định ở trên. Đề tài nghiên cứu tổ chức thực nghiệm trên 79 học sinh lớp 5 tại hai địa phƣơng là Huyện Bạch Thông - Tỉnh Bắc Cạn và Huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên. 6.2. Khách thể điều tra Quá trình nghiên cứu thực tiễn chúng tôi tiến hành tại các trƣờng tiểu học thuộc các tỉnh khu vực Việt Bắc mà chủ yếu học sinh là ngƣời Tày - Nùng. Đề tài nghiên cứu trên 245 cán bộ quản lí và giáo viên, 618 học sinh tiểu học Tày - Nùng thuộc hai khối 4 và 5. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Đề tài luận án nêu lên sự kết hợp của TTĐP với nội dung Q&BP trẻ em do đó cần tiến hành đồng bộ các phƣơng pháp sau: Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: chúng tôi tiến hành sàng lọc các tài liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau, đọc, phân tích và ghi chép lại nội dung có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống hoá: Phƣơng pháp này là căn cứ để tác giả tổng thuật và đƣa ra định hƣớng nghiên cứu cho đề tài luận án. Trên thực tế, chúng tôi tổng hợp các quan điểm, ý kiến của các tác giả trong các bài báo khoa học, sách tham khảo, giáo trình, sách giáo khoa có đề cập đến nội dung quyền và bổn phận trẻ em để xây dựng khung lý luận về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em. Mặt khác, chúng tôi đã nghiên cứu các ấn phẩm bàn về văn hóa của dân tộc Tày - Nùng tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc để khai thác các tri thức địa phƣơng có ý nghĩa giáo dục các quyền và bổn phận trẻ em. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phƣơng pháp điều tra bằng Ankét là phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu trong quá trình thu thập thông tin về thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc. Phƣơng pháp phỏng vấn: sử dụng trong quá trình trao đổi với giáo viên và học sinh nhằm thu thập thông tin hỗ trợ cho phƣơng pháp điều tra bằng Ankét.
  • 16. 5 Phƣơng pháp chuyên gia: sử dụng để xin ý kiến các chuyên gia về hệ thống các biện pháp, cách thức tổ chức thực nghiệm. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động dạy học và giáo dục ở trƣờng tiểu học: Đây là phƣơng pháp sử dụng để thu thập các thông tin hỗ trợ cho phƣơng pháp điều tra bằng Ankét ở phần thực trạng. Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng nhƣ là phƣơng pháp bổ trợ để đo kết quả sau thực nghiệm. Phƣơng pháp điền dã, thực địa: đƣợc sử dụng để thu thập thông tin về đời sống thực tiễn của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng trong khu vực, khám phá các nét văn hóa trong đời sống, sinh hoạt, các phong tục tập quán… Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: đƣợc sử dụng trong thực nghiệm các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng. 7.3. Các phương pháp khác Phƣơng pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu thu đƣợc ở phần thực trạng và xử lí kết quả thực nghiệm. 8. Các luận điểm khoa học của luận án 8.1. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có một yếu tố giữ vai trò vô cùng quan trọng đó là tri thức địa phƣơng. Những tri thức của đời sống thực tiễn đƣợc thể hiện đậm nét trong các loại hình văn hóa của địa phƣơng nhƣ phong tục, tập quán, tín ngƣỡng, tâm linh, lối sống, sinh hoạt, nghệ thuật dân gian… 8.2. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng cần gắn với khai thác các tri thức địa phƣơng. Những tri thức đó đƣợc xem nhƣ một phƣơng tiện giáo dục có ƣu thế đặc biệt khi sử dụng trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Quá trình tích hợp giáo dục có ý nghĩa trên cả hai phƣơng diện, thứ nhất giúp chuyển tải các nội dung điều luật khô cứng trở nên mềm mại, dễ hiểu, thân thiện đối với học sinh, điều này phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học Tày - Nùng. Mặt khác, quá trình tích hợp này còn phát huy ý nghĩa tích cực, nhân văn, cao đẹp của những tri thức cộng đồng đƣợc khai thác và sử dụng. Đó chính là sự hiện thực hóa cách thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng trong xu thế hội nhập hiện nay.
  • 17. 6 8.3. Biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng đƣợc xây dựng trên cơ sở hƣớng vào phát huy ƣu thế của dạy học môn Đạo Đức và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trƣờng tiểu học. Các biện pháp đƣa ra đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học, đáp ứng yêu cầu của nội dung, chƣơng trình giáo dục quyền và bổn phận trong nhà trƣờng, có tính đến đặc điểm học sinh và điều kiện tại các trƣờng tiểu học miền núi. 9. Những đóng góp mới của luận án 9.1. Về lí luận Hệ thống hóa đƣợc các vấn đề lí luận về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học, khái quát đƣợc hệ thống các tri thức địa phƣơng có tác dụng giáo dục đối với học sinh dân tộc Tày - Nùng. Khẳng định vấn đề sử dụng tri thức địa phƣơng để giáo dục quyền và bổn phận trẻ em là một nhiệm vụ cần thực hiện và có thể thực hiện hiệu quả trong trƣờng tiểu học hiện nay. Xây dựng đƣợc hệ thống các biện pháp giáo dục Q&BP trẻ em thông qua khai thác tri thức của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng ở địa phƣơng. 9.2. Về thực tiễn Đánh giá đƣợc thực trạng sử dụng tri thức của cộng đồng địa phƣơng trong giáo dục các quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng. Xây dựng và tổ chức thực nghiệm một số biện pháp giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng trong khu vực thông qua khai thác các tri thức của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng ở địa phƣơng. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể coi là tài liệu tham khảo cho giáo viên và cán bộ quản lí ở các trƣờng tiểu học miền núi trong quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh. Quy trình tích hợp tri thức địa phƣơng của dân tộc Tày - Nùng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em có thể áp dụng để khai thác tri thức văn hóa của các dân tộc khác trong quá trình giáo dục học sinh của cộng đồng dân tộc đó. 10. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 3 chƣơng, ngoài ra còn có các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục của luận án.
  • 18. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG 1.1. Tổng quan 1.1.1. Những nghiên cứu chủ yếu về hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em i. Một số nghiên cứu trên thế giới về vấn đề giáo dục quyền và bổn phận cho trẻ em Vấn đề quyền trẻ em đƣợc nghiên cứu bởi các tổ chức và cá nhân trong mối quan tâm chung về quyền con ngƣời bởi trẻ em cũng đƣợc xem là một con ngƣời độc lập, quyền trẻ em cũng là quyền con ngƣời có tính đến đặc điểm lứa tuổi. Những nghiên cứu chính thức về quyền trẻ em đƣợc đẩy mạnh sau khi công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em ra đời. Các vấn đề nghiên cứu tập trung xung quanh trẻ em cùng bàn luận về các quyền của trẻ em trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Tác giả K’O Connor (1989) [101], tại nhà sách Lucent - San Diego, đã có công trình nghiên cứu về tình trạng trẻ em vô gia cƣ. Những khó khăn trong cuộc sống của trẻ không nơi trú ẩn đã cho thấy quyền cơ bản nhất là quyền sống còn của trẻ bị đe dọa nghiêm trọng. Tình trạng trẻ em không gia đình, không có nơi sinh sống cố định diễn ra ở hầu khắp các quốc gia cho thấy vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế. Năm 1997, tổ chức lao động thế giới ILO tại New York [102] đã đƣa ra chƣơng trình giáo dục lao động với nội dung bảo vệ trẻ em trong hoạt động lao động (Protecting chidren in the work of work). Chƣơng trình khẳng định giáo dục lao động cho trẻ em là cần thiết nhƣng cần bảo vệ trẻ em tránh khỏi lạm dụng phải lao động quá sức hoặc trong môi trƣờng độc hại, nguy hiểm. Ở Thụy Điển, Anh và một số nƣớc Châu Âu, quyền trẻ em đã đƣợc đƣa vào nhà trƣờng để giáo dục học sinh. Ở Pêru, Ensanvado vấn đề giáo dục quyền đƣợc đƣa vào dƣới hình thức ngoại khoá. Ở Thái Lan và một số nƣớc Đông Nam Á, vấn đề giáo dục quyền đƣợc đƣa vào nhà trƣờng dƣới hình thức “trƣờng học bạn hữu”, trong
  • 19. 8 đó phát huy tính thân thiện và các mối quan hệ trong nhà trƣờng để giáo dục các quyền trẻ em cho học sinh theo tinh thần Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em [31]. Năm 2004, Tổ chức cứu trợ trẻ em của Liên hợp quốc đã xuất bản tài liệu bàn về giảng dạy quyền con ngƣời và tổ chức thực hành tại trƣờng tiểu học có tên Teaching human rights: Practical activities primary an secondary schools [104] . Đây là tài liệu giúp học sinh tiểu học nhận biết những quyền con ngƣời cơ bản, đó cũng là những quyền mà trẻ em đƣợc hƣởng. Save the children với tƣ cách là một bộ phận của tổ chức cứu trợ trẻ em của Liên hợp quốc đã xuất bản cuốn sách bàn về vấn đề áp dụng quyền trẻ em vào nhà trƣờng [62]. Cuốn sách đƣợc biên dịch và xuất bản tại Việt Nam vào năm 2004 bởi NXB Chính trị Quốc gia. Tuy chỉ trình bày ngắn gọn trong 30 trang song những chỉ dẫn trong tài liệu đó đã giúp cho lãnh đạo ngành giáo dục, nhà trƣờng, thầy cô giáo, gia đình và toàn xã hội tham gia thực hiện có hiệu quả vấn đề giáo dục các Q&BP trẻ em. Giáo dục Q&BP trẻ em trên thế giới chủ yếu diễn ra trong các hoạt động song hành cùng với quá trình học tập tri thức trong nhà trƣờng. Tại các quốc gia phát triển có nhiều chính sách phục vụ trực tiếp cho các đối tƣợng trẻ em nhƣ trẻ em nghèo trong các khu “ổ chuột”, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo…. Mặc dù công ƣớc quốc tế có đề cập đến nội dung quyền của trẻ em dân tộc thiểu số song do đặc điểm dân cƣ khác nhau nên vấn đề giáo dục và thực hiện các quyền và bổn phận của trẻ em dân tộc thiểu số chƣa đƣợc nhắc đến trong các công trình nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới. ii. Một số nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề giáo dục quyền và bổn phận cho trẻ em Những nghiên cứu về hoạt động giáo dục Q&BP trẻ em trong nhà trƣờng và các chƣơng trình hành động vì trẻ em có tác dụng giáo dục cộng đồng đã đƣợc thực hiện. Trong các chƣơng trình này có rất nhiều nhà giáo dục, nhà nghiên cứu đã quan tâm đƣa ra các vấn đề về Q&BP của trẻ em, bàn luận và khởi thảo các công trình phổ biến kiến thức, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng về các quyền của trẻ em cũng nhƣ những bổn phận mà trẻ phải thực hiện. Vũ Ngọc Bình là tác giả tiên phong trong những nghiên cứu về quyền trẻ em và giáo dục các Q&BP trẻ em. Với rất nhiều cuốn sách viết về nội dung này nhƣ:
  • 20. 9 “Những điều cần biết về quyền trẻ em” của NXB Chính trị Quốc gia năm 1997, [12]; “Giới thiệu Công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em” của NXB Chính trị Quốc gia năm 2002, [13]. Ngoài các vấn đề bàn luận về nội dung Công ƣớc, tình hình thực hiện quyền trẻ em trên thế giới, tác giả Vũ Ngọc Bình còn đề cập đến vấn đề giáo dục quyền trẻ em. Theo tác giả để có hiệu quả thiết thực, giáo dục Q&BP trẻ em phải đáp ứng các yêu cầu sau: Thứ nhất, giáo dục phải toàn diện tất cả các quyền trong Công ƣớc. Thứ hai, giáo dục phải liên tục và hƣớng vào tất cả các nhóm dân cƣ trong xã hội. Thứ ba, không chỉ phổ biến kiến thức về quyền trẻ em mà còn giúp tạo ra trong tất cả mọi ngƣời nhận thức là trẻ em có quyền và tất cả các quyền đó không tách rời nhau. Tác giả Trịnh Hòa Bình [11] có bài viết “Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện nay” trong mục xã hội học thực nghiệm của tạp chí Xã hội học số 4 năm 2005 đã đƣa ra kết quả của cuộc điều tra về kiến thức, thái độ và hành vi của cộng đồng về quyền trẻ em rất đáng phải lƣu tâm. Để đảm bảo các quyền của trẻ em và yêu cầu hợp lí về trách nhiệm của trẻ cần bắt đầu từ sự hiểu biết của cha mẹ đối với con cái trong gia đình. Tuy nhiên dấu gạch nối này cần phải đƣợc định hƣớng lại cho phù hợp hơn, phần lớn kết quả điều tra thể hiện cha mẹ coi trọng việc cung cấp cho con cái một đời sống vật chất đảm bảo nhiều hơn việc chăm sóc cho đời sống tinh thần của đứa trẻ. Nhƣ vậy liệu có đủ để đánh giá việc đảm bảo các quyền của trẻ em, hay biết cách đòi hỏi trách nhiệm phù với với con mình? Có rất nhiều tác giả với những bài viết trên các báo, các tạp chí với mục đích tăng cƣờng nhận thức và hiểu biết của các lực lƣợng trong xã hội về nội dung bảo vệ các quyền trẻ em, phát huy vai trò của giáo dục cộng đồng để giáo dục Q&BP của trẻ em. Mỗi tác giả có cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhau về vấn đề giáo dục Q&BP trẻ em phù hợp với lĩnh vực công tác, song nhìn chung các tác giả đều đề cập đến yêu cầu cần nâng cao hiểu biết của cộng động về vấn đề bảo vệ các quyền của trẻ em và đặt ra yêu cầu về nghĩa vụ, bổn phận của trẻ em. Tiêu biểu cho nhóm tác giả này gồm có tác giả Hà Lan [44] - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; Hà Ngọc Lân [45] - Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Trần Quang Tiệp [74] -Tổng cục An ninh, Bộ Công an, tác giả Nguyễn Đức Trung [77]- tạp chí sân khấu tháng 6/ 2004…
  • 21. 10 Một xu hƣớng cơ bản trong vấn đề giáo dục và thực hiện quyền trẻ em còn có những bàn luận về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nhiều tác giả nhƣ Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Thị Lan [19]. Hai tác giả trên đã xuất bản cuốn sách “Chăm sóc, giáo dục trẻ em” tại NXB Văn hóa dân tộc. Nội dung cuốn sách phổ biến đến độc giả những điều cần biết về quyền, bổn phận và nghĩa vụ của trẻ em, trách nhiệm của gia đình, nhà trƣờng và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ. Trong cuốn sách này, các tác giả cũng đã dành sự quan tâm bàn về vấn đề hiểu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và vần đề chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Nằm trong xu hƣớng này có tác giả Nguyễn Trọng An [1] của trƣờng cán bộ phụ nữ TW, đã xuất bản tập bài giảng về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong thời kì mới - NXB Chính trị Quốc gia năm 2012, đã khái quát nên những vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trong xã hội hiện đại nhƣ: bạo lực, lạm dụng trẻ em, phòng tránh tai nạn thƣơng tích ở trẻ em, vấn đề dinh dƣỡng trẻ em, sức khỏe tâm trí cho trẻ em, trẻ em bị HIV… đặc biệt tác giả có đề cập đến nội dung tham vấn trẻ em. Những vấn đề đƣợc trình bày mang tính thời sự, đảm bảo quyền trẻ em trong xã hội hiện đại cần thiết phải quan tâm đến các nội dung đƣợc đề cập trong bài giảng trên. Vấn đề giáo dục Q&BP trẻ em còn nhận đƣợc sự quan tâm của các tổ chức nhƣ: quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) và một số tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam nhƣ: PLAN, Radda Barner…đã tiến hành các chƣơng trình giáo dục Q&BP trẻ em cho các đối tƣợng, đặc biệt là trẻ em thông qua các hoạt động xã hội và công tác tuyên truyền. Một trong những hoạt động nổi bật để tăng cƣờng giáo dục Q&BP trẻ em phải kể đến đó là việc mở các lớp tập huấn về quyền trẻ em cho giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục đƣợc khởi thảo bởi tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển Radda Bernen từ năm 2000 đến 2007. Thông qua các đợt tập huấn, giáo viên và những ngƣời làm công tác quản lí trong các cơ sở giáo dục đƣợc trang bị đầy đủ nhận thức về các quyền trẻ em đồng thời còn đƣợc rèn luyện các kỹ năng để tổ chức thành công các hoạt động giáo dục cho học sinh tại trƣờng [21, 94]. Bộ GD&ĐT, trực tiếp là vụ giáo dục trung học cũng đã ban hành tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên dành cho giáo viên THCS giai đoạn 2004-2007 về giáo dục
  • 22. 11 phòng chống ma túy và quyền trẻ em nhằm tăng cƣờng nhận thức của các lực lƣợng giáo dục về Q&BP trẻ em [93]. Đối với hoạt động giáo dục Q&BP trẻ em hiện nay, tại hầu hết các trƣờng tiểu học đều có chƣơng trình tích hợp trong các môn học hoặc hoạt động giáo dục nhƣ dạy học Đạo đức, hoạt động ngoại khóa, hoạt động NGLL… Tác giả Lƣu Thu Thủy [71,72] cùng nhóm biên soạn sách giáo khoa Đạo đức cho cấp tiểu học cũng là một chuyên gia nghiên cứu về nội dung giáo dục Q&BP của trẻ em. Trong các tài liệu giáo khoa đƣợc biên soạn có chỉ rõ các nội dung quyền trẻ em đƣợc chuyển tải thông qua mỗi bài học. Nội dung Q&BP trẻ em trong các tài liệu học tập này khá phong phú, nếu thực hiện có hiệu quả các hoạt động dạy học của môn học, học sinh sẽ đƣợc trang bị đầy đủ hiểu biết về các Q&BP trẻ em khi kết thúc bậc tiểu học. Cũng nằm trong nhóm các tác giả nghiên cứu về quyền trẻ em ở trƣờng tiểu học còn có tác giả Nguyễn Thị Việt Hà [31]. Công trình nghiên cứu về hoạt động giáo dục các Q&BP tƣơng ứng cho học sinh tiểu học trong môn hoạt động GDNGLL ở nhà trƣờng. Đây là công trình nghiên cứu có ý nghĩa tạo ra luận cứ khoa học đi đến khẳng định vai trò của hoạt động giáo dục NGLL với nội dung giáo Q&BP trẻ em trong nhà trƣờng tiểu học. Giáo dục Q&BP trẻ em ở không chỉ diễn ra trong các nhà trƣờng tiểu học mà đƣợc thực hiện trong giáo dục xã hội thông qua các tổ chức, các chƣơng trình giáo dục phổ biến kiến thức trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Sự quan tâm của cộng đồng đƣợc dành cho mọi đối tƣợng trẻ em đƣợc đảm bảo bởi hệ thống các văn bản pháp lí chặt chẽ. Có nhiều chƣơng trình hành động quốc gia diễn ra với sự hợp tác của nhiều tổ chức trong nƣớc và quốc tế nhằm thực hiện các quyền của trẻ em cùng nhƣ tăng cƣờng giáo dục nhận thức của cộng đồng về vấn đề đảm bảo quyền trẻ em nhƣ hỗ trợ dinh dƣỡng trẻ em, chăm sóc sức khỏe, các chƣơng trình vui chơi, giải trí, các chƣơng trình gameshow thiếu nhi.. Mặc dù đã có những nghiên cứu về vấn đề quyền trẻ em và hoạt động giáo dục Q&BP cho trẻ em song có thể thấy hiện chƣa có công trình nào đề cập đến nội
  • 23. 12 dung giáo dục các Q&BP trẻ em dành cho nhóm học sinh ngƣời DTTS cƣ trú tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong khi nhóm học sinh này cũng đƣợc coi là nhóm có nguy cơ cao bị vi phạm hoặc lạm dụng các quyền trẻ em cũng nhƣ thiếu hiểu biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân. Yêu cầu đặt ra khi giáo dục nội dung Q&BP cho nhóm học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng là cần nghiên cứu kĩ về đặc điểm tâm lí, đặc điểm nhận thức của các em để tiến hành theo những cách thức thuận lợi nhất cho các em đồng thời góp phần tăng cƣờng hiểu biết cho cộng đồng dân cƣ mà các em đang sống. 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về sử dụng tri thức địa phương trong giáo dục học sinh Mỗi dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em của đất nƣớc Việt Nam đều mang những đặc trƣng văn hóa riêng biệt tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa sắc màu. Vấn đề giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc đã đƣợc thể hiện trong quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc khi chúng ta bƣớc vào xu thế hội nhập. Trong sự trộn lẫn của nhiều nền văn hóa, bản sắc dân tộc chính là sự neo chốt để khẳng định tinh thần và cái riêng có không thể hòa lẫn của một dân tộc. Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc từ lâu đƣợc tiếp cận là nội dung của quá trình giáo dục, là những gì ngƣời học cần lĩnh hội sau một quá trình học tập. Tuy nhiên khai thác các loại hình văn hóa của các dân tộc với tƣ cách là phƣơng tiện giáo dục chƣa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu. Tác giả Hoàng Kim Dung (1992), [27] đã khai thác nghệ thuật múa rối với vấn đề giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Trong 65 trang của tài liệu tác giả đã đề cập đến nghệ thuật rối nƣớc, một nét văn hóa đặc sắc của ngƣời Việt. Bàn về cái hay, cái đẹp của nghệ thuật rối nƣớc chính là phƣơng tiện để giáo dục năng lực thẩm mĩ cho ngƣời học. Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ, công trình trên giúp cho bộ môn nghệ thuật này đến gần hơn với thế hệ trẻ, tiếp tục lƣu giữ và bảo tồn bộ môn nghệ thuật dân gian đặc sắc. Tác giả Trần Ngọc Chi, H’Nâu (2009), [18] đã khai thác vấn đề dạy học truyền thống của ngƣời Jrai để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em gái của dân tộc.
  • 24. 13 Mặc dù nghiên cứu chỉ đề cập đến giáo dục nhóm trẻ em gái thuộc một trƣờng tiểu học ở tỉnh Gia Lai song điều đó cho thấy, tác giả đã đề cập đến việc khai thác những tri thức văn hóa địa phƣơng để giáo dục cho học sinh. Bàn về vấn đề khai thác các loại hình văn hóa trong giáo dục học sinh tiểu học, tác giả Hà Thị Kim Linh (2012), [47] đã khai thác ƣu thế của các trò chơi dân gian trong giáo dục đạo đức học sinh. Công trình nghiên cứu chỉ ra rằng trò chơi dân gian đặc biệt có ƣu thế trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Thực tiễn nghiên cứu trên học sinh tiểu học một số tỉnh miền núi phía Bắc, tác giả đã chứng minh đƣợc khi tham gia các hoạt động chơi trong trò chơi dân gian, học sinh có cơ hội trải nghiệm và thể nghiệm nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp nhƣ tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, biết nhƣờng nhịn, tôn trong bạn chơi và các quy định chơi… Mặc dù chƣa có công trình nào nghiên cứu về sử dụng tri thức của các dân tộc vào giáo dục nội dung Q&BP trẻ em cùng nhƣ việc sử dụng tri thức địa phƣơng của ngƣời Tày - Nùng để giáo dục các Q&BP cho học sinh. Song vấn đề lí luận đƣợc khái quát từ những nghiên cứu trên cho phép chúng tôi khẳng định rằng, văn hóa đặc trƣng của mỗi dân tộc đều có thể chọn lọc, khai thác và sử dụng có hiệu quả trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Đây là một trong những cơ sở khoa học giúp chúng tôi định hƣớng nghiên cứu những đặc trƣng văn hóa của dân tộc Tày - Nùng, khai thác và chọn lọc từ những tri thức đó để sử dụng trong giáo duc các quyền và bổn phận trẻ em cho con em của chính cƣ dân bản địa. 1.1.3. Những nghiên cứu về văn hóa Tày - Nùng và ý nghĩa giáo dục quyền và bổn phận trẻ em Thực tiễn đƣợc công tác, học tập và sinh sống tại khu vực, chúng tôi nhận thấy cộng đồng dân tộc Tày - Nùng khu vực Việt Bắc sở hữu kho tàng tri thức văn hóa đƣợc xây dựng từ chính cuộc sống và đã đƣợc kiểm nghiệm qua nhiều thế hệ có ý nghĩa to lớn trong giáo dục học sinh đặc biệt là những tri thức có ƣu thế để giáo dục Q&BP cho con em của cộng đồng đó. Các tri thức này đƣợc ghi chép lại trong các tài liệu nghiên cứu văn hóa và tồn tại với các dạng thức phong phú nhƣ phong tục, tập quán, nghi lễ; quy ƣớc, luật lệ; những lễ hội truyền thống; văn học nghệ thuật, ca dao tục ngữ hay đơn thuần đó là những nét văn hóa trong sinh hoạt; kinh nghiệm sống …
  • 25. 14 Đã có rất nhiều nhà khoa học thực hiện các công trình nghiên cứu văn hóa Tày - Nùng, họ có thể thực hiện nghiên cứu với mục đích khác nhau song đều có điểm chung là sự say mê với tri thức trong văn hóa dân gian Tày - Nùng. Các nghiên cứu tập trung vào một số hƣớng sau: Xu hƣớng thứ nhất, các tác giả phác họa văn hóa Tày - Nùng dƣới góc nhìn khái quát nhƣ Hà Đình Thành với “Văn hoá dân gian Tày - Nùng ở Việt Nam” [68]; Lã Văn Lô - Hà Văn Thƣ với “Văn hoá Tày Nùng” [49]; Tập thể tác giả Viện Dân tộc học với “Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam” [89]; Hoàng Nam, “Các dân tộc Nùng ở Việt Nam” [52]… Các tác giả trên đã dành rất nhiều tâm sức để khái quát nên toàn bộ những nét cơ bản của văn hóa ngƣời Tày, ngƣời Nùng. Hầu hết những nghiên cứu này tập trung vào các nội dung lớn nhƣ: khái quát về đặc điểm và nguồn gốc tộc ngƣời; văn học dân gian; các loại hình nghệ thuật; tri thức dân gian; tín ngƣỡng tôn giáo và các lễ hội; phong tục, tập quán… Các dạng thức tồn tại của văn hóa địa phƣơng vô cùng phong phú đó ẩn chứa những nội dung và ý nghĩa nhân văn có thể khai thác trong giáo dục học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng. Xu hƣớng nghiên cứu thứ hai mà phần lớn những công trình nghiên cứu về văn hóa Tày, Nùng mà các tác giả thƣờng làm là tập trung về một mảng văn hóa khác biệt và khắc họa đậm nét những giá trị văn hóa đó. Chẳng hạn các tác giả Hoàng Quyết [60], Tuấn Dũng [61], Vàng Thung Chúng [22] nghiên cứu về phong tục tập quán của ngƣời dân tộc Tày ở Việt Bắc. Các tác giả đã khái quát và chỉ rõ sự ràng buộc trong cộng đồng ngƣời này là bởi các phong tục, tuy không mang tính bắt buộc nhƣ pháp luật của nhà nƣớc nhƣng họ tự giác tuân theo. Các nghiên cứu của các tác giả cũng trình bày về một số hủ tục, tuy nhiên theo cơ chế đào thải tự nhiện, khi không phù hợp, các tục đó sẽ dần tiêu biến. Những phong tục đẹp, giàu tính nhân văn vẫn tiếp tục đƣợc truyền lại cho các thế hệ con cháu, ngày càng phát triển tốt đẹp và phù hợp hơn. Một số nội dung quyền trẻ em trong nhóm quyền đƣợc sống còn, quyền đƣợc phát triển đặc biệt có ƣu thế khi khai thác các phong tục, tập quán nhân văn của cƣ dân bản địa. Để giáo dục nội dung quyền đƣợc sống cùng ông bà, cha mẹ và bổn phận yêu quý kính trọng ông bà, cha mẹ cho học sinh tiểu học Tày - Nùng, có thể khai
  • 26. 15 thác những công trình nghiên cứu của một số tác giả nhƣ Đỗ Thúy Bình [7], Đàm Thị Uyên [84], tập thể tác giả Viện dân tộc học [88] đây là nhóm tác giả có những nghiên cứu về vấn đề về gia đình và quan hệ gia đình của đồng bào Tày - Nùng, phong tục sinh hoạt trong gia đình. Gia đình ngƣời Tày, Nùng có sự cố kết bền chặt, các thành viên trong gia đình sống giản dị, đúng mực, lễ nghĩa, giàu tình cảm, có trật tự, “trọng già, yêu trẻ”. Nhìn chung, đời sống tình cảm trong gia đình ngƣời Tày, Nùng gắn bó, gần gũi hơn so với ngƣời Kinh, lối sống nhân văn, giản dị. Văn hóa trong sinh hoạt ăn uống của ngƣời Tày - Nùng có khá nhiều điểm thú vị. Tác giả Ma Ngọc Dung [28] khi nghiên cứu về văn hóa ẩm thực và ứng xử xã hội đã chỉ ra rằng ngƣời Tày, Nùng rất sáng tạo trong chế biến món ăn, họ sở hữu kho tàng văn hóa ẩm thực độc đáo. Ứng xử trong ăn uống luôn đƣợc chú trọng, có đƣợc thực phẩm để nuôi sống mình trƣớc hết cần biết ơn tổ tiên, ông bà, đặc biệt vào dịp lễ tết, mâm cúng rất đƣợc quan tâm, chăm chút tỉ mỉ, trong khi ăn uống, phải kính già, nhƣờng trẻ. Đây là một nét văn hóa có giá trị giáo dục rất lớn đối với bổn phận trẻ em trong gia đình. Đặc trƣng của văn hóa Tày - Nùng phải nhắc đến tín ngƣỡng và các yếu tố tâm linh. Tác giả Nguyễn Thị Yên [96, 98] là tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng dân gian. Một trong những nét đặc sắc nhất là những câu chuyện truyền thuyết hay những quan niệm về trời đất và muôn loài. Khai thác các đặc trƣng mang tính tích cực có thể giáo dục cho học sinh bổn phận yêu quê hƣơng đất nƣớc, tự hào dân tộc, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên… Ngƣời Tày - Nùng rất coi trọng việc cúng lễ tổ tiên, đây là một nét văn hóa trong đời sống tâm linh có ƣu thế để giáo dục nhóm quyền đƣợc sống còn của trẻ và bổn phận của trẻ trong gia đình. Ngƣời Tày - Nùng còn sở hữu kho tàng độc đáo có giá trị của những tri thức văn hóa dân gian. Nghiên cứu về văn học có một số tác giả nhƣ Trần Thị Việt Trung [78], Triều Ân [5], Hoàng Quyết [60]… Nghiên cứu về các lễ hội truyền thống của ngƣời Tày, Nùng có tác giả Nguyễn Duy Bắc [6], Nguyễn Ngọc Thanh [67], tập thể tác giả Viện dân tộc học trong hợp tuyển văn học dân gian tập 1 [85]. Một số tác giả khác nghiên cứu về các câu truyện cổ, truyện thơ, huyền thoại của
  • 27. 16 dân tộc Tày - Nùng nhƣ Hoàng Quyết, Triều Ân… Một số tác giả khác nhƣ Nông Thị Nhình [54] lại có những nghiên cứu chuyên sâu về âm nhạc dân gian. Những giá trị văn hóa này có ƣu thế rất lớn để khai thác và giáo dục trẻ em của cộng đồng dân tộc đó. Ngoài những xu hƣớng nghiên cứu trên đây, một số tác giả còn nghiên cứu về văn hóa của ngƣời Tày - Nùng gắn với một địa phƣơng nhất định nhƣ tác giả Nịnh Văn Độ [24] với những nghiên cứu về văn hóa Tày, Nùng ở Tuyên Quang. Một số nghiên cứu ở Cao Bằng nhƣ tác giả Nguyễn Thị Yên [96] với văn hóa của ngƣời Nùng An; Tác giả Triệu Thị Mai [51] nghiên cứu văn hóa dân gian ở Cao Bằng…Với những đặc trƣng đƣợc khai thác, giáo viên có thể sử dụng trong quá trình giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học ở địa phƣơng đảm bảo khai thác những tri thức gần gũi và thiết thực nhất đối với học sinh ở những địa bàn khác nhau. Khi tìm hiểu về văn hóa dân gian của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng ở Việt Bắc, chúng tôi thấy rằng những nghiên cứu về văn hóa của cƣ dân bản địa trải dài trong giai đoạn từ những năm 90 đến thời điểm hiện tại. Rất nhiều tri thức đã khẳng định đƣợc giá trị bền lâu theo thời gian mà không bị tác động bởi sự đào thải tự nhiên là do nó có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống của cộng đồng. Những tri thức ấy sẽ càng trở nên bền vững, đƣợc lƣu truyền lâu hơn khi đƣợc sử dụng trong quá trình giáo dục những thế hệ đang lớn lên. Đặc biệt những tri thức này có thể phát huy đƣợc giá trị cao hơn khi đƣợc sử dụng làm phƣơng tiện để giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học ngƣời Tày, Nùng trong khu vực. Bản thân các điều luật vốn mang tính chất của các văn bản quy phạm pháp luật khô khan và cứng nhắc sẽ trở thành khó khăn lớn cho học sinh tiểu học ngƣời Tày, Nùng. Ngay cả khi học thuộc đƣợc nội dung của điều luật song các em không thể biểu đạt bằng hành động thực tiễn và càng không biết cách áp dụng vào giải quyết các tình huống tƣơng tự khi gặp phải. Bằng con đƣờng nhận thức thực tiễn để đi đến khái quát thành các điều luật cần thực hiện có lẽ sẽ là con đƣờng nhận thức đem lại hiệu quả cao đối với học sinh tiểu học Tày - Nùng đặc biệt là các em cƣ trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
  • 28. 17 Điều 30 trong Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em có ghi “Trẻ em thuộc những cộng đồng thiểu số hoặc những nhóm dân cƣ bản địa có quyền đƣợc hƣởng đời sống văn hóa của riêng mình, theo tôn giáo của mình và sử dụng ngôn ngữ riêng của mình”. Đây là cơ sở pháp lí cho việc sử dụng tri thức cộng đồng địa phƣơng trong giáo dục trẻ em bản địa. Việc khai thác và sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng còn là hiện thực hóa chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam trong việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Cũng giống nhƣ cộng đồng ngƣời Kinh, trẻ em dân tộc Tày - Nùng có quyền đƣợc hƣởng nền văn hóa của dân tộc mình, đƣợc xã hội thừa nhận và tôn trọng. 1.2. Khái niệm cơ bản của luận án 1.2.1. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em * Trẻ em Theo Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em thì trẻ em là những ngƣời dƣới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam quy định trẻ em là công dân Việt Nam dƣới 16 tuổi, từ 16 - dƣới 18 tuổi là tuổi vị thành niên [20]. Học sinh Tiểu học là trẻ em từ 6 - 11,12 tuổi, nhƣ vậy trẻ em trong độ tuổi tiểu học hoàn toàn chịu sự quy định về Q&BP trẻ em trong luật pháp quốc tế và Việt Nam. Để xác định một cá nhân nào đó là trẻ em hay không phải dựa vào tuổi, không phải là dựa vào nhìn nhận và quan sát cảm tính. Pháp luật của Nhà nƣớc ta cũng dựa trên cơ sở này để xác định các vấn đề có liên quan của một đứa trẻ. Nếu cá nhân đó trong độ tuổi quy định theo luật sẽ đƣợc đảm bảo các quy định của pháp luật về Q&BP trẻ em. * Quyền trẻ em Theo Từ điển Tiếng Việt - quyền đƣợc hiểu là những cái mà xã hội, phong tục, pháp luật hay bản chất của con ngƣời cho phép hƣởng thụ, vận dụng, thi hành và khi thiếu đƣợc yêu cầu để có, nếu bị tƣớc đoạt có thể đòi hỏi để giành lại [86, Tr.675]. Quyền con ngƣời là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên và khách quan của con ngƣời đƣợc ghi nhận đảm bảo trong luật pháp quốc gia và thoả thuận pháp lý quốc tế.
  • 29. 18 Quyền trẻ em ở đây đƣợc tiếp cận dƣới góc độ quyền con ngƣời, là một bộ phận hợp thành quyền con ngƣời. Do xuất phát từ quan điểm trẻ em cũng là con ngƣời, là thành viên của xã hội và là công dân của nhà nƣớc. Các em là đối tƣợng đặc biệt và có những quyền nhất định, có quyền yêu cầu đảm bảo các quyền con ngƣời mà đối với trẻ em đƣợc gọi là quyền trẻ em. Quyền trẻ em theo quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà là: “quyền trẻ em là những điều trẻ em đƣợc hƣởng, đƣợc làm, đƣợc tôn trọng và thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ em” là một khái niệm đã bao quát đƣợc những nội dung cơ bản nhất về quyền của trẻ em dƣới góc độ của nhà giáo dục (là cha me, là thầy cô) [31]. Tuy nhiên dƣới góc độ nhìn nhận của tác giả thì khái niệm này đã bỏ qua yếu tố bản thân đứa trẻ. Bên cạnh việc nhìn nhận quan niệm của các đối tƣợng bên ngoài trẻ em, định nghĩa về quyền trẻ em cần tính đến nhu cầu của trẻ, sự tự ý thức của trẻ đồng thời phải đảm bảo về mặt pháp lý. Dựa trên các khái niệm Quyền, Quyền con ngƣời, chúng tôi xây dựng khái niệm công cụ sau: “Quyền trẻ em là những điều mà trẻ em đƣợc hƣởng, đƣợc làm, đƣợc tôn trọng và thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển mọi mặt phù hợp với đặc điểm thể chất và trí tuệ của trẻ em, đáp ứng nhu cầu của trẻ em đƣợc luật pháp bảo hộ và cộng đồng xã hội thừa nhận”. Quyền trẻ em đƣợc thừa nhận theo Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm bốn nhóm quyền cơ bản [20]: Nhóm quyền đƣợc sống còn: gồm các quyền nhƣ quyền đƣợc khai sinh, có quốc tịch; quyền đƣợc sống chung với cha mẹ; quyền đƣợc chăm sóc và nuôi dƣỡng; quyền đƣợc nhận làm con nuôi… Nhóm quyền đƣợc phát triển gồm: quyền đƣợc học tập; quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe, đƣợc hƣởng các dịch vụ khám chữa bệnh; quyền đƣợc hƣởng nền văn hóa của dân tộc; quyền đƣợc tự do kết giao bạn bè; quyền đƣợc sống trong hòa bình, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa… Nhóm quyền đƣợc bảo vệ gồm: quyền đƣợc tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; quyền đƣợc bảo vệ khỏi sự bóc lột lao động;
  • 30. 19 quyền đƣợc bảo vệ tránh khỏi các chất ma túy; quyền đƣợc bảo vệ tránh khỏi sự buôn bán, bắt cóc; quyền đƣợc bảo vệ bí mật riêng tƣ… Nhóm quyền đƣợc tham gia gồm: quyền đƣợc tự do biểu đạt ý kiến; quyền đƣợc tự do giao kết và hội họp hòa bình… * Bổn phận trẻ em Theo từ điển Tiếng Việt: bổn phận đƣợc hiểu là những điều phải làm theo mệnh lệnh của một nền đạo đức đƣợc xã hội công nhận, ví dụ nhƣ bổn phận của dân với nƣớc là phải trung thành, bổn phận của con đối với cha mẹ là phải hiếu đễ...v.v [86, tr 675]. Bổn phận của trẻ em ở đây đƣợc tiếp cận dựa trên hai khía cạnh: Thứ nhất là bổn phận của trẻ em đƣợc luật pháp quy định là những điều mà ngƣời lớn mong muốn trẻ em thực hiện đƣợc trong ứng xử, trong nhân cách, trong mọi hoạt động, ví dụ: bổn phận yêu quê hƣơng, đất nƣớc, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế (trích bổn phận thứ 5 - Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). Khía cạnh thứ hai là bổn phận trong sự nhận thức của bản thân trẻ em đƣợc hiểu là những điều mà trẻ em nhận thấy mình phải làm để những ngƣời thân xung quanh trẻ thấy hài lòng và yêu mến trẻ và đƣợc coi là con ngoan, là trò giỏi và là công dân tốt [20]. Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi chú trọng cả hai khía cạnh vừa phân tích ở trên. Thứ nhất, chúng tôi cho rằng cần nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh và thầy cô giáo về các quyền và bổn phận trẻ em. Thứ hai, về phía bản thân học sinh phải biết mình có quyền gì để tự bảo vệ mình khi cần thiết và thực sự hình thành đƣợc nhu cầu thể hiện bổn phận của các em trong đời sống, đó mới chính là kết quả cuối cùng mà hoạt động giáo dục Q&BP trẻ em mà đề tài hƣớng tới. Với cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận án, chúng tôi xây dựng khái niệm sau đây làm khái niệm công cụ: “Bổn phận của trẻ em là những việc làm, hành vi và lời nói đƣợc trẻ em tự nguyện thực hiện theo mong muốn của ngƣời lớn và phù hợp với các giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống đƣợc xã hội thừa nhận”. Bổn phận trẻ em đƣợc tiếp cận dựa theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đƣợc quy định tại điều 21 gồm:
  • 31. 20 “Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với ngƣời lớn, thƣơng yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ ngƣời già yếu, ngƣời khuyết tật, tàn tật, ngƣời gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của ngƣời khác, bảo vệ môi trƣờng. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình. Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân thủ theo nội quy của nhà trƣờng; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Yêu quê hƣơng, đất nƣớc, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế” [20]. * Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh là đề cập đến quá trình nhà giáo dục tổ chức các hoạt động có mục đích hình thành cho học sinh nhận biết và có nhu cầu cũng nhƣ khả năng thể hiện các Q&BP trong đời sống. Quá trình giáo dục tiểu học đƣợc định nghĩa: “là quá trình dƣới vai trò tổ chức, điều khiển và hƣớng dẫn của giáo viên, hình thành ở học sinh ý thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng, hành vi, thói quen phù hợp với những chuẩn mực hành vi đạo đức, lao động, thể chất, thẩm mĩ đã đƣợc quy định đáp ứng mục đích và nhiệm vụ giáo dục của nhà trƣờng tiểu học”. Dƣới góc độ tiếp cận của đề tài này chúng tôi xác định quá trình giáo dục Q&BP trẻ em là một lĩnh vực giáo dục đặc thù trong đó có sự thống nhất và gắn bó chặt chẽ với các mặt hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng. Chúng tôi tiếp cận quá trình giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học theo khái niệm sau: “Giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học là quá trình dƣới vai trò chủ đạo của giáo viên giúp học sinh chuyển hóa một cách tự giác yêu cầu về việc thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em thành nhu cầu thể hiện hành vi và thói quen phù hợp với Q&BP của học sinh trong các mối quan hệ ở nhà trƣờng, gia đình và xã hội” [37, Tr.5].
  • 32. 21 1.2.2. Tri thức - Tri thức địa phương * Tri thức là chìa khóa dẫn đến mọi thành công trong quá trình con ngƣời sống và hoạt động. Tri thức do đâu mà có? Kho tàng tri thức đồ sộ mà con ngƣời có đƣợc là do quá trình con ngƣời nhận thức thế giới và sáng tạo nên những giá trị mới. Sự sáng tạo của con ngƣời thể hiện trên mọi phƣơng diện của đời sống và những giá trị mới đó lại là cơ sở để con ngƣời tiếp tục sáng tạo. Ngày nay với đời sống xã hội hiện đại, con ngƣời trở nên chuyên nghiệp hơn trong việc làm giàu vốn tri thức cho mình và cho xã hôi. Vậy tri thức là gì? Theo từ điển Tiếng Việt, tri thức đƣợc hiểu là kiến thức, là nội dung đƣợc phản ánh trong một sự vật hiện tƣợng nhất định mà con ngƣời nhận thức về nó [86, Tr. 825]. Theo quan điểm của C.Mác “Tri thức là phƣơng thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức ... Cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức chừng nào mà ý thức biết cái đó”. Tuy nhiên sự tác động của thế giới bên ngoài đến con ngƣời không chỉ đem lại kiến thức về thế giới mà còn đem lại tình cảm của con ngƣời đối với thế giới. Tri thức có thể chuyển hóa tình cảm mới thực sự sâu sắc và phải thông qua tình cảm thì tri thức mới biến thành hành động thực tế, mới phát huy đƣợc sức mạnh của nó trong thực tế. Trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiếp cận theo khái niệm của T.S Hà Đình Thành: Tri thức đƣợc hiểu là những hiểu biết có hệ thống về thế giới khách quan, về xã hội và về bản thân con ngƣời. Đó có thể là tri thức dân gian hoặc tri thức khoa học hiện đại (tri thức hàn lâm) [68]. * Tri thức văn hoá - Tri thức địa phương Tri thức của xã hội loài ngƣời có rất nhiều loại với nhiều cách phân chia khác nhau, đó có thể là những tri thức mang tính chất kinh nghiệm, có thể là những tri thức lí luận khoa học sâu sắc đã đƣợc chứng minh. Có thể đó là những tri thức trong hoạt động sống rất đỗi gần gũi, nhƣng cũng có thể lại là tri thức về thế giới, về vũ trụ bao la... Tri thức văn hóa ở đây có thể hiểu là một khái niệm hàm chứa cả tri thức lí luận khoa học và tri thức kinh nghiệm tuy nhiên đó phải là những tri thức phản ánh cái đúng, cái chuẩn mực đã đƣợc chứng minh hoặc thừa nhận trong cộng đồng xã hội.
  • 33. 22 Tri thức địa phƣơng là một khái niệm quan trọng trong đề tài nghiên cứu vì nó có tác dụng định hƣớng cho việc lựa chọn và phân định nội dung giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh dựa trên cơ sở khai thác tri thức địa phƣơng. Trong các tài liệu Tiếng Anh, Tiếng Pháp có đề cập đến một số khái niệm và đƣợc hiểu là tƣơng nhau nhƣ: Tri thức dân gian (folk knowledge - connaissances populaires), tri thức địa phƣơng (local knowledge - connaissances locales), tri thức truyền thống (traditional knowledge - connaissances traditionelles) và tri thức bản địa (indigennous knowledge - conaissances indigennes) [68]. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi quan niệm tri thức địa phƣơng đó là những tri thức dân gian đã qua lựa chọn và sàng lọc tự nhiên, đảm bảo tính đúng đắn và đƣợc thừa nhận trong văn hoá của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng. Trong cuốn Dân tộc Nùng ở Việt Nam, PGS.TS Hoàng Nam chƣa đƣa ra khái niệm cụ thể mà chỉ dẫn ra những ví dụ để minh họa: tri thức đoán định thời tiết, tri thức chữa một số bệnh nan y bằng các bài thuốc dân gian độc đáo, tri thức về bồi dƣỡng sức khỏe cho bà đẻ và tri thức nuôi dạy con trẻ [52, tr. 177- 182]. Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh: tri thức dân gian hay tri thức địa phƣơng là tri thức phi học đƣờng, là vốn kinh nghiệm mà con ngƣời tích lũy đƣợc qua quá trình hoạt động lâu dài nhằm thích ứng với biến đổi môi trƣờng tự nhiên và xã hội, phục vụ lợi ích vật chất và tinh thần cho bản thân. Vốn tri thức ấy tồn tại và phát triển chủ yếu không thông qua con đƣờng học vấn và sách vở mà thƣờng truyền tụng và làm phong phú hơn thông qua trí nhớ và truyền miệng, qua các câu châm ngôn, thành ngữ, tục ngữ, qua thực hành lao động nghề nghiệp hàng ngày [68]. Với đề tài nghiên cứu này chúng tôi dựa theo định nghĩa đã đƣợc bổ sung của GS.TS Ngô Đức Thịnh làm định nghĩa chính “Tri thức địa phƣơng (tri thức dân gian) là toàn bộ những hiểu biết của cộng đồng về tự nhiên, xã hội và bản thân con ngƣời, đƣợc tích lũy trong trƣờng kì lịch sử qua kinh nghiệm (trải nghiệm) của bản thân cộng đồng đó. Các tri thức ấy đƣợc trao truyền cho các thế hệ kế tiếp thông qua trí nhớ, truyền miệng và thực hành xã hội. Nó giúp cho con ngƣời có đƣợc những ứng xử thích hợp với môi trƣờng tự nhiên, điều hòa các quan hệ xã hội, những hiểu biết cần thiết trong sản xuất, trong dƣỡng sinh và trị bệnh. Tri thức địa phƣơng (tri thức dân gian)
  • 34. 23 của mỗi cộng đồng tƣơng thích với môi trƣờng tự nhiên, hoàn cảnh xã hội và trình độ phát triển văn hóa nhất định” [52], [68]. Thông thƣờng tri thức địa phƣơng (tri thức dân gian) đƣợc chia thành bốn lĩnh vực chủ yếu: Tri thức về môi trƣờng tự nhiên; tri thức về con ngƣời; tri thức về kĩ thuật và nghệ thuật; tri thức về quản lí và ứng xử xã hội. 1.3. Tri thức địa phƣơng của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng trong giáo dục học sinh tiểu học 1.3.1. Đặc điểm của tri thức địa phương Đề tài luận án tiếp cận khái niệm tri thức địa phƣơng đƣợc hiểu đồng nghĩa với khái niệm tri thức dân gian nhƣ đã phân tích ở trên. Do đó tri thức địa phƣơng tồn tại với các đặc điểm sau: Tri thức địa phƣơng đƣợc hình thành, phát triển qua thử thách thực tiễn trong lịch sử tộc ngƣời (hay lịch sử của cộng đồng cƣ dân) tại các địa phƣơng cụ thể. Sự hiểu biết về tri thức địa phƣơng (dân gian) rất khác nhau giữa nam giới và nữ giới, giữa ngƣời nhiều tuổi và ít tuổi. Do đó yếu tố tuổi và cơ cấu giới đƣợc thể hiện rất rõ trong tri thức dân gian. Tri thức địa phƣơng thƣờng đƣợc phổ biến từ thế hệ này sang thế hệ khác qua trí nhớ, truyền miệng, qua phong tục tập quán, truyện kể, thơ ca dân gian, qua thực hành lao động nghề nghiệp của cƣ dân địa phƣơng (cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng). Tri thức địa phƣơng rất đa dạng, ngay trong một vùng, một địa phƣơng nhỏ và có khả năng thích nghi cao với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của từng địa phƣơng - nơi đã sản sinh và phát triển tri thức dân gian đó. Tri thức địa phƣơng luôn gắn liền hoà hợp với nền văn hoá truyền thống, tập tục địa phƣơng vì thế khả năng tiếp thu và ứng dụng nó trong cộng đồng là rất dễ dàng và có hiệu quả. Tri thức địa phƣơng là những kinh nghiệm, tiên nghiệm và cảm nhận đƣợc rút ra từ hoạt động thực tiễn của con ngƣời nên nó có giá trị thiết thực trong xã hội hiện đại [52].
  • 35. 24 1.3.2. Các tiêu chí xác định đặc trưng văn hóa là tri thức địa phương được sử dụng trong giáo dục học sinh tiểu học Cộng đồng ngƣời Tày và ngƣời Nùng là hai nhóm dân tộc khác nhau, tuy nhiên họ nói chung một ngôn ngữ và có cùng nguồn gốc lịch sử đƣợc phân chia từ nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, có mối quan hệ với ngƣời Choang ở Trung Quốc và ngƣời Thái ở Tây Bắc. Địa bàn sinh sống của hai dân tộc này có sự đan xen vì vậy họ có đời sống văn hóa có nhiều đặc điểm tƣơng đồng. Trong giới hạn nghiên cứu của luận án, chúng tôi không phân chia thành hai nhóm riêng biệt mà chủ yếu hƣớng vào khai thác các giá trị văn hóa tiêu biểu của cả hai dân tộc làm phƣơng tiện giáo dục trẻ em của cộng đồng đó. Bản sắc dân tộc của ngƣời Tày - Nùng, đặc biệt cƣ là cƣ dân bản địa khu vực Việt Bắc rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, không phải tất cả các đặc trƣng văn hóa đều là những tri thức có thể sử dụng trong giáo dục học sinh. Việc lựa chọn đƣợc các tri thức địa phƣơng để sử dụng trong giáo dục là công việc đòi hỏi nhà giáo dục phải dày công nghiên cứu, sƣu tầm và biên soạn. Khi nghiên cứu văn hóa bản địa của ngƣời Tày - Nùng khu vực Việt Bắc để sử dụng trong quá trình giáo dục học sinh tiểu học, luận án khái lƣợc các tiêu chí xác định một đặc trƣng văn hóa đƣợc xác định là tri thức địa phƣơng nhƣ sau: Tiêu chí 1: Đặc trƣng văn hóa cần có độ tin cậy cao, không gây mê tín dị đoan, cuồng tín, phi khoa học. Căn cứ vào cách đánh giá dựa trên những quan điểm khoa học về các sự vật hiện tƣợng để đánh giá độ tin cậy của phong tục, tập quán, nghi lễ hay kinh nghiệm dân gian của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng phục vụ cho mục đích giáo dục, kiên quyết loại trừ các biểu hiện gây mê tín dị đoan, phi khoa học trong cộng đồng. Thực tiễn cho thấy, hầu hết đặc trƣng văn hóa của cƣ dân bản địa đƣợc tích lũy, mò mẫm trong quá trình trực tiếp hoạt động để biến đổi, thích ứng với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của con ngƣời, đƣợc kiểm nghiệm qua chọn lọc tự nhiên nên có độ tin cậy cao. Tuy nhiên trong đó cũng tồn tại không ít những hủ tục lạc hậu, mê tín, lạc hậu cần phê phán và loại bỏ.
  • 36. 25 Tiêu chí 2: Đặc trƣng văn hóa có nội dung mang tính nhân văn, có ý nghĩa giáo dục học sinh. Mục đích khai thác tri thức địa phƣơng để sử dụng làm phƣơng tiện chuyển tải các nội dung giáo dục do vậy các tri thức đƣợc lựa chọn cần mang ý nghĩa giáo dục và phát huy đặc trƣng của tri thức địa phƣơng là đề cao tính nhân văn sâu sắc. Tiêu chí 3: Đặc trƣng văn hóa mang tính phổ thông và đƣợc phổ biến rộng rãi tại cộng đồng địa phƣơng. Tri thức địa phƣơng đƣợc xác định là những tri thức quen thuộc trong đời sống, sinh hoạt của đa số ngƣời dân trong cộng đồng. Đó là những tri thức dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với số đông ngƣời dân, kể cả ngƣời dân có trình độ học vấn chƣa cao. Do đặc trƣng vùng miền, có những nét văn hóa diễn ra tại địa phƣơng này song lại không tiêu biểu ở địa phƣơng khác, giáo viên cần căn cứ vào từng địa bàn cụ thể để lựa chọn sử dụng tri thức địa phƣơng với các dạng thức tồn tại khác nhau để tổ chức dạy học và giáo dục học sinh. Tiêu chí 4: Đặc trƣng văn hóa đƣợc cƣ dân bản địa thừa nhận, tự giác thực hiện, đảm bảo tính bền lâu. Giá trị nền tảng của tri thức địa phƣơng là sự thừa nhận trong đời sống cộng đồng với sức sống bền lâu qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn. Rất nhiều phong tục, tập quán tuy không mang tính cƣỡng chế nhƣ pháp luật nhà nƣớc song đƣợc ngƣời dân tự giác tuân theo. Nhà giáo dục khi sử dụng các đặc trƣng văn hóa của cộng đồng để giáo dục học sinh cần đƣợc sự đồng tình và thừa nhận từ cƣ dân bản địa mới có thể tiến hành thành công quá trình giáo dục đó. Tiêu chí 5: Tri thức phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng Tri thức địa phƣơng của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng đƣợc sử dụng trong quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho trẻ em do vậy cần đảm bảo sự phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học Tày - Nùng. Giáo viên cần tính đến đặc điểm tâm lý, quan niệm, thói quen của học sinh để thiết kế nội dung dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục sử dụng tri thức địa phƣơng phù hợp.
  • 37. 26 1.4. Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh học sinh tiểu học Tày - Nùng 1.4.1. Một vài đặc điểm cơ bản của học sinh tiểu học người Tày - Nùng Trẻ em trong độ tuổi tiểu học là từ 6 đến 11,12 tuổi, ở giai đoạn này thể lực của các em phát triển tƣơng đối êm ả, đồng đều, nhìn chung về chiều cao, cân nặng đều có sự phát triển. Học sinh tiểu học ngƣời dân tộc Tày - Nùng đƣợc đề cập trong đề tài là những trẻ em cƣ trú chủ yếu tại các tỉnh miền núi thuộc khu vực Việt Bắc, nơi đây còn nhiều địa phƣơng gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế gia đình. Mặt khác do có nhiều thói quen sinh hoạt hoặc những tập tục lâu đời (ăn uống không hợp vệ sinh, ăn thực phẩm bị mốc, ôi thiu…), chƣa mang tính khoa học nên nhìn chung thể trạng của trẻ em phát triển chƣa đồng đều, có nhiều nơi tỉ lệ trẻ em thấp còi, trẻ em suy dinh dƣỡng vẫn còn cao nhƣ Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên… Đặc điểm thể trạng trên cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho hoạt động thần kinh của trẻ em Tày - Nùng đôi khi có biểu hiện chậm hơn so với học sinh tiểu học nhóm ngƣời Kinh tại khu vực. So với chuẩn chung về mặt thể trạng, nhìn chung trẻ em ngƣời dân tộc Tày - Nùng trong độ tuổi tiểu học còn thấp hơn chuẩn [41]. Học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng cũng mang những đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học nói chung nhƣ: niềm tin còn mang tính chất cảm tính, trẻ hay bắt chƣớc, có nhu cầu nhận thức, thích khám phá sự lạ lẫm, dễ xúc cảm, xúc động, khó kìm hãm cảm xúc của bản thân... Tuy nhiên các em lại có đƣợc những nét nhân cách khác biệt mang dấu ấn đặc trƣng của dân tộc mình, thể hiện hơi thở của cuộc sống gắn với núi rừng, với những mối quan hệ thân thiện, gần gũi… Điều đó đƣợc xây dựng nên bởi những đặc trƣng khác biệt trong cuộc sống của cộng đồng dân tộc. Ngƣời dân tộc Tày - Nùng có những nét nhân cách vô cùng tốt đẹp nhƣ: lòng yêu thƣơng ngƣời, lòng vị tha, kính già yêu trẻ, coi trọng tình cảm, tình ngƣời, tình anh em. Chính từ lối sống theo truyền thống đó học sinh tiểu học của các dân tộc này cũng có nhiều nét tính cách tốt đẹp, các em rất coi trọng tình cảm, đặc biệt là tình bạn. Do đặc trƣng tâm lý lứa tuổi các em rất dễ tìm bạn và kết bạn “tồng” - kết bạn thân. Tuy nhiên ở mỗi em nhu cầu kết bạn và khả năng kết bạn là khác nhau.
  • 38. 27 Trong quan hệ tình cảm với bạn hay với mọi ngƣời các em rất coi trọng lời hứa, yêu ghét rõ ràng, có trách nhiệm với bạn. Tính cách giản dị và khá khép mình trong mọi mối quan hệ đặc biệt là các em rất ít đƣợc tiếp xúc với những môi trƣờng xã hội ngoài bản, làng. Chính vì vậy các em gặp rất nhiều khó khăn trong những hoàn cảnh lạ lẫm và chƣa biết cách tự bảo vệ kể cả khi bị xâm phạm quyền của bản thân tại cộng đồng địa phƣơng. Môi trƣờng sống chủ yếu của học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng từ khi sinh ra là tại địa phƣơng, với không gian núi rừng rộng rãi, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, cây cỏ muông thú nên nhận thức cảm tính của học sinh Tày - Nùng phát triển khá tốt, cảm giác, tri giác của các em có những nét độc đáo. Quá trình tri giác thƣờng gắn liền với những hành động cụ thể trực tiếp, những ấn tƣợng trực quan nhƣ màu sắc, cƣờng độ, âm thanh. Điều này có ảnh hƣởng nhất định đến các hoạt động học tập và giáo dục của các em. Đặc điểm nổi bật trong tƣ duy của học sinh tiểu học Tày - Nùng là thói quen lao động trí óc chƣa bền, ngại suy nghĩ, động não, ngại đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và ý nghĩa của sự vật hiện tƣợng. Ở nhiều em tƣởng tƣợng còn nghèo nàn, khả năng tƣ duy trừu tƣợng - lôgic còn rất hạn chế, suy nghĩ đơn giản, một chiều, thiếu sâu sắc khi nhìn nhận vấn đề. Mặt khác do điều kiện kinh tế tự cung tự cấp, ít va chạm, ít tính phức tạp nên vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh tiểu học Tày - Nùng còn hạn hẹp. Do vậy đối với học sinh tiểu học Tày - Nùng vốn kinh nghiệm có sẵn cùng với xúc cảm gắn liền với các ấn tƣợng trực quan, “mắt thấy, tai nghe” có ảnh hƣởng đến hiệu quả tƣ duy của các em. Đây cũng là một trong những điểm lƣu ý và là cơ sở để nhà giáo dục tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có giáo dục Q&BP trẻ em sao cho phù hợp với cách suy nghĩ rất đặc trƣng của nhóm học sinh tiểu học Tày - Nùng. 1.4.2. Đặc điểm của quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng Quá trình giáo dục Q&BP trẻ em là quá trình tổ chức đa dạng các loại hình hoạt động và giao lƣu cho học sinh, tạo môi trƣờng để học sinh có cơ hội trải nghiệm thực tế thông qua đó chuyển hóa một cách tự giác yêu cầu về việc thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em thành nhu cầu thể hiện hành vi, thói quen phù hợp với Q&BP của mình.
  • 39. 28 Quyền và bổn phận là nội dung cần giáo dục cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng tuy nhiên phải gắn với thực tiễn cuộc sống bởi mục đích cuối cùng chính là sự thể hiện các quyền và bổn phận trong hoạt động đa dạng của môi trƣờng sống. Đối với học sinh tiểu học của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng, việc phát huy vai trò của hệ thống tri thức địa phƣơng sẽ thực sự đem lại hiệu quả tích cực trong giáo dục quyền và bổn phận. Thực chất đó là quá trình sử dụng những giá trị văn hoá của cộng đồng mang tính gần gũi với cuộc sống để chuyển hoá những quyền và bổn phận đƣợc quy định mang tính “cứng nhắc” trong văn bản luật trở nên dễ hiểu, dễ áp dụng trong cuộc sống. Quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng ngoài các đặc điểm của quá trình giáo dục học sinh tiểu học nói chung còn diễn ra với những đặc điểm đặc trƣng sau: Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng là quá trình giáo dục đạo đức và pháp luật Thực hiện quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng hƣớng đến mục đích trang bị cho học sinh những hiểu biết các quyền và bổn phận trẻ em đƣợc quy định trong Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đồng thời làm cho các em có nhu cầu thể hiện các hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức đƣợc cộng đồng thừa nhận. Việc tuân thủ, thực hiện các điều khoản trong công ƣớc và trong luật đƣợc yêu cầu bằng pháp luật của Nhà nƣớc. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng một mặt là quá trình thực hiện chức năng giáo dục pháp luật thông qua việc nâng cao hiểu biết pháp luật và tăng cƣờng ý thức công dân cho ngƣời học. Mặt khác đây còn là quá trình hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức phù hợp với truyền thống, văn hóa và chuẩn mực xã hội. Đây cũng là một trong những nội dung góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học Tày - Nùng theo tinh thần đã đƣợc ghi nhận tại Điều 30 của Công ƣớc về việc quan tâm đến nhóm học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.