SlideShare a Scribd company logo
1 of 99
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
TRẦN HỮU NGỌC
KẾT QUẢ GHI HÌNH XUNG LỰC XẠ ÂM ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĐÀN
HỒI MÔ GAN Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH GAN DO RƯỢU TẠI
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
THÁI NGUYÊN – NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
TRẦN HỮU NGỌC
KẾT QUẢ GHI HÌNH XUNG LỰC XẠ ÂM ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĐÀN
HỒI MÔ GAN Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH GAN DO RƯỢU TẠI
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: NT 62.72.20.50
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Nguyễn Trường Giang.
2. PGS.TS. Dương Hồng Thái.
THÁI NGUYÊN – NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Hữu Ngọc, học viên ,lớp bác sỹ nội trú K11, chuyên ngành
Nội khoa, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên xin cam đoan.
1. Đây là Luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Dương Hồng Thái và TS. Nguyễn Trường Giang.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020
Người cam đoan
Trần Hữu Ngọc
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều thầy
cô, đơn vị, cá nhân.Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng
Đào tạo, các Phòng, Bộ môn và các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Trường Đại học
Y Dược – Đại học Thái Nguyên đã trang bị cho tôi kiến thức, tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới PGS.TS Dương Hồng Thái, TS. Nguyễn Trường Giang, là những
người thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng
cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Nội tiêu hóa, Khoa Chẩn đoán hình ảnh,
Khoa Sinh hóa, Khoa Huyết học - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, đã giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
đề tài Luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được sự
động viên, chia sẻ, giúp đỡ của gia đình, anh em, bạn bè, đồng nghiệp, những
người thân. Tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Trần Hữu Ngọc
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AASLD American Association for the Study of Liver Diseases
Hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ
AUDIT Alcohol Use Disorders Identification Test.
Xác định những rối loạn do sử dụng rượu
ARFI Acoustic Radiation Force Impulse
Xung lực bức xạ âm
BGDR Bệnh gan do rượu
FDA Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
MRE Magnetic resonance imaging
Đo độ đàn hồi bằng cộng hưởng từ
NAFLD Non-alcoholic fatty liver disease
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
NASH Nonalcoholic steatohepatitis
Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
ROI Region of Interest
Vùng khảo sát
RTE Real-Time Elastography
Đo độ đàn hồi thời gian thực
SA Siêu âm
SSI Supersonic Shear wave Imaging
Ghi hình sóng biến dạng siêu thanh
SWV Shear Wave Velocity
Vận tốc sóng biến dạng
TE Transient Elastography
Đo độ đàn hồi thoáng qua
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................................. 3
1.1. Bệnh gan do rượu................................................................................................................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm................................................................................................................................................................................ 3
1.1.2. Dịch tễ......................................................................................................................................................................................... 3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh gan do rượu……………………………………………………………..…4
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh gan do rượu………………..………………..7
1.1.5. Chẩn đoán xác định bệnh gan do rượu..................................................................................... 11
1.2. Các phương pháp đánh giá xơ hóa gan..................................................................................................13
1.2.1. Sinh thiết gan...................................................................................................................................................................13
1.2.2. Chỉ điểm sinh học.......................................................................................................................................................14
1.2.3. Chẩn đoán hình ảnh.................................................................................................................................................16
1.3. Kỹ thuật ARFI.....................................................................................................................................................................19
1.3.1. Sơ lược lịch sử................................................................................................................................................................19
1.3.2. Nguyên lý hoạt động...............................................................................................................................................20
1.3.3. Chỉ số bình thường....................................................................................................................................................21
1.3.4. Giá trị trong đánh giá xơ hóa gan............................................................................................................22
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo................................................................................................24
1.3.6. Ưu điểm và hạn chế.................................................................................................................................................25
1.4. Một số nghiên cứu về đánh giá xơ hóa gan bằng kỹ thuật ARFI...........................26
1.4.1. Trên thế giới......................................................................................................................................................................26
1.4.2. Tại Việt Nam....................................................................................................................................................................27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................29
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................................................................29
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân............................................................................................................................29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ....................................................................................................................................................29
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................................................................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................................................29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................................................................29
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu.............................................................................................30
2.3.3. Các chỉ tiêu và biến số nghiên cứu........................................................................................................30
2.4. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................................................................32
2.4.1. Chọn bệnh nhân............................................................................................................................................................32
2.4.2. Khám lâm sàng..............................................................................................................................................................32
2.4.3. Thực hiện các xét nghiệm.................................................................................................................................33
2.4.4. Thực hiện kỹ thuật ARFI...................................................................................................................................34
2.4.5. Tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu..............................................................................34
2.5. Xử lý số liệu...........................................................................................................................................................................37
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu................................................................................................................................. 388
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................................................40
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân......................................................................................................................40
3.2. Kết quả đo độ đàn hồi mô gan..........................................................................................................................42
3.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với kết quả đo độ
đàn hồi mô gan................................................................................................................................................................................46
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...............................................................................................................................................58
4.1. Đặc điểm chung.................................................................................................................................................................59
4.1.1. Đặc điểm về tuổi..........................................................................................................................................................59
4.1.2. Đặc điểm về giới......................................................................................................................................................59
4.1.3. Tiền sử lạm dụng rượu.........................................................................................................................................60
4.2. Kết quả đo độ đàn hồi mô gan...........................................................................................................................60
4.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với vận tốc sóng
biến dạng.................................................................................................................................................................................................63
4.3.1. Mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng...........................................................................63
4.3.2. Mối liên quan với cận lâm sàng................................................................................................................65
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................................................................69
KHUYẾN NGHỊ...........................................................................................................................................................................70
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các chỉ điểm sinh học gián tiếp chính...................................................................................15
Bảng 1.2. Giá trị của kỹ thuật ARFI trong chẩn đoán xơ hóa gan.....................................22
Bảng 1.3. Độ chính xác của kỹ thuật ARFI đối với viêm gan mạn do các nguyên
nhân khác nhau................................................................................................................................................................................22
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu............................................................................................................................31
Bảng 2.2. Bảng điểm Child – Pugh........................................................................................................................35
Bảng 2.3. Giá trị tham chiếu một số chỉ số huyết học......................................................................36
Bảng 2.4. Giá trị tham chiếu một số chỉ số sinh hóa máu............................................................36
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới.............................................................................................................40
Bảng 3.2. Vận tốc sóng biến dạng trung bình ở bệnh nhân mắc BGDR....................42
Bảng 3.3. Giai đoạn xơ hóa gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu...........................43
Bảng 3.4. Vận tốc sóng biến dạng trung bình tương ứng với triệu chứng cơ năng
của bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.......................................................................................................................43
Bảng 3.5. Vận tốc sóng biến dạng trung bình tương ứng với triệu chứng toàn thân
của bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.......................................................................................................................44
Bảng 3.6. Vận tốc sóng biến dạng trung bình tương ứng với triệu chứng thực thể
của bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.......................................................................................................................44
Bảng 3.7. Giai đoạn xơ hóa gan tương ứng với triệu chứng cơ năng ở bệnh nhân
mắc bệnh gan do rượu.............................................................................................................................................................46
Bảng 3.8. Giai đoạn xơ hóa gan tương ứng với triệu chứng toàn thân ở bệnh nhân
mắc bệnh gan do rượu.............................................................................................................................................................48
Bảng 3.9. Giai đoạn xơ hóa gan tương ứng với triệu chứng thực thể ở bệnh nhân
mắc bệnh gan do rượu.............................................................................................................................................................49
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa một số đặc điểm chung với vận tốc sóng biến
dạng trung bình ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu........................................................................46
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa vận tốc sóng biến dạng trung bình với triệu chứng
cơ năng ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu...............................................................................................48
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa vận tốc sóng biến dạng trung bình với triệu chứng
toàn thân ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu...........................................................................................49
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa vận tốc sóng biến dạng trung bình với triệu chứng
thực thể ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu...............................................................................................50
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa vận tốc sóng biến dạng trung bình với nồng độ
enzym gan trong máu ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.......................................................50
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa vận tốc sóng biến dạng trung bình với một số chỉ
số sinh hóa máu ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.......................................................................52
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa vận tốc sóng biến dạng trung bình với một số chỉ
số huyết học ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu................................................................................55
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa vận tốc sóng biến dạng trung bình với chỉ số APRI
và tỷ lệ AST/ALT ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.................................................................56
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi. .....................................................................................................40
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về thời gian lạm dụng rượu............................................................................41
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về lượng rượu uống trung bình hàng ngày.........................................41
Biểu đồ 3.4. Điểm AUDIT của bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu............................................42
Biểuđồ3.5.Liênquangiữavậntốcsóngbiếndạngtrungbìnhvàlượngrượuuốnghàng
ngàyở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.................................................................................................................47
Biểu đồ 3.6. Liên quan giữa vận tốc sóngbiếndạng trung bình và điểmAUDIT ở bệnh
nhân mắc bệnh gan do rượu...................................................................................................................................................47
Biểu đồ 3.7. Liên quan giữa SWV và nồng độ AST trong máu ở bệnh nhân mắc bệnh
gan do rượu.............................................................................................................................................................................................51
Biểu đồ 3.8. Liên quan giữa SWV và nồng độ GGT trong máu ở bệnh nhân mắc bệnh
gan do rượu.............................................................................................................................................................................................51
Biểu đồ 3.9. Liên quan giữa SWV và nồng độ Bilirubin toàn phần trong máu ở bệnh
nhân mắc bệnh gan do rượu...................................................................................................................................................52
Biểu đồ 3.10. Liên quan giữa SWV và nồng độ Albumin trong máu ở bệnh nhân mắc
bệnh gan do rượu..............................................................................................................................................................................53
Biểu đồ3.11.Liên quangiữaSWVvànồngđộCholesteroltrongmáu ở bệnhnhânmắc
bệnh gan do rượu..............................................................................................................................................................................53
Biểu đồ 3.12. Liên quangiữa SWVvà nồngđộTriglyceridtrong máu ở bệnhnhân mắc
bệnh gan do rượu..............................................................................................................................................................................55
Biểu đồ3.13.Liên quangiữaSWVvàsốlượnghồngcầuởbệnhnhânmắcbệnhgando
rượu................................................................................................................................................................................................................56
Biểu đồ3.14.Liên quangiữaSWVvànồngđộHemoglobinởbệnhnhânmắcbệnhgan
do rượu........................................................................................................................................................................................................56
Biểu đồ 3.15. Liên quan giữa SWV và số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân mắc bệnh gan do
rượu................................................................................................................................................................................................................57
Biểu đồ 3.16. Liên quan giữa SWV và chỉ số APRI ở bệnh nhân mắc bệnh gan....................58
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh bệnh gan do rượu ...............................................................5
Hình 1.2. Nguyên lý hoạt động và kết quả đo vận tốc sóng biến dạng...................21
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh gan do rượu (BGDR) là tình trạng tổn thương gan do lạm dụng
rượu ở mức độ có hại và trong thời gian dài. Theo Hiệp hội nghiên cứu bệnh
gan Châu Âu, rượu là một trong bốn nguyên nhân chính gây bệnh gan mạn bao
gồm cả xơ gan và ung thư gan [16]. Một nghiên cứu ở Hàn Quốc khảo sát trên
6.307 bệnh nhân có bệnh gan cho thấy bệnh gan mạn chiếm tỷ lệ cao nhất là
62,7%, trong đó BGDR chiếm 13% [34].
BGDR bao gồm từ mức độ nhẹ là gan nhiễm mỡ đơn thuần đến tổn
thương nặng hơn là viêm gan, xơ hóa gan và xơ gan thực sự. Điều trị sẽ có kết
quả tốt khi ở giai đoạn sớm. Khi đã tiến triển đến xơ gan thì nguy cơ tử vong của
bệnh nhân rất cao và không có liệu pháp nào điều trị triệt để ngoại trừ ghép gan.
Kết quả thống kê toàn cầu cho thấy tỷ lệ tử vong do xơ gan rượu chiếm 47,9%
số ca tử vong do xơ gan [56]. Ở Anh chi phí ghép gan cho các bệnh nhân xơ gan
do rượu ước tính 23,5 triệu bảng Anh/năm [56]. Vì vậy, đánh giá giai đoạn xơ
hóa gan là rất quan trọng góp phần giảm tỷ lệ tiến triển đến xơ gan và giảm
nguy cơ tử vong.
Cho đến nay, sinh thiết gan vẫn là tiêu chuẩn vàng để đánh giá mức độ
xơ hóa gan.Tuy nhiên, đây là phương pháp xâm lấn, có nhiều biến chứng, kỹ
thuật thực hiện khá phức tạp, do đó việc áp dụng còn nhiều hạn chế, đặc biệt ở
tuyến cơ sở. Đánh giá xơ hóa gan dựa vào các chỉ điểm sinh học như APRI,
Fibrometre, FIB4…cần rất nhiều chỉ số, kém nhạy ở các giai đoạn xơ hóa sớm,
không chuyên biệt cho gan, vẫn chưa có chỉ điểm nào được xem là đạt chuẩn
và việc lựa chọn chỉ điểm nào còn phụ thuộc vào từng cơ sở y tế. Vì vậy,
phương pháp đánh giá xơ hóa bằng đo độ đàn hồi gan đã ra đời và được áp
dụng ngày càng rộng rãi. Đây là phương pháp không xâm lấn, cho kết quả
nhanh, kỹ thuật đơn giản, an toàn, qua các nghiên cứu đều cho thấy hiệu quả
đánh giá xơ hóa gan tương đương với sinh thiết gan [13].
2
Trong các phương pháp đo độ đàn hồi, kỹ thuật đo độ đàn hồi thoáng qua
(Transient Elastography – TE) bằng máy Fibroscan đã được ứng dụng rộng rãi
trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, kỹ thuật này bị hạn chế trong các trường
hợp: viêm gan hoạt động, ứ mật, khối u gan, gan to do suy tim, béo phì, khoang
liên sườn hẹp và không thể thực hiện khi bệnh nhân bị cổ trướng... Kỹ thuật ghi
hình xung lực bức xạ âm (Acoustic Radiation Force Impulse -ARFI) là một kỹ
thuật mới, dựa trên nguyên lý đo vận tốc sóng biến dạng (Shear Wave Velocity –
SWV), khi xung lực bức xạ âm tác động vào vùng nhu mô gan khảo sát sẽ làm
cho vùng nhu mô gan này bị biến dạng sau đó trở về trạng thái ban đầu, quá trình
này tạo thành sóng biến dạng. Thông qua việc đo thời gian để đạt được sự biến
dạng tối đa của nhu mô gan, SWV sẽ được xác định. SWV tỷ lệ thuận với độ cứng
của nhu mô gan, SWV càng lớn chứng tỏ nhu mô gan càng cứng hay mức độ xơ
hóa càng nặng. Đo độ đàn hồi mô gan bằng kỹ thuật ARFI ưu việt hơn TE trong
những trường hợp kể trên [29]. Hiệu quả đánh giá xơ hóa gan của ARFI tương
đương với TE [17], [ 18]. Kỹ thuật ARFI được áp dụng tại Việt Nam từ năm 2010
[13]. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật ARFI ở bệnh
nhân mắc BGDR [11]. Tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, kỹ thuật ARFI
được đưa vào sử dụng từ năm 2018, đến nay kỹ thuật này được áp dụng thường
quy cho bệnh nhân.
Những năm gần đây, tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, lượng bệnh
nhân phải nhập viện điều trị vì các bệnh lý gan liên quan đến rượu chiếm tỷ lệ
cao và ngày càng gia tăng. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm 2 mục
tiêu:
1. Mô tả kết quả đo độ đàn hồi gan bằng kỹ thuật ARFI ở bệnh nhân
mắc bệnh gan do rượu tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên.
2. Phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng
với kết quả đo độ đàn hồi gan bằng kỹ thuật ARFI ở bệnh nhân mắc bệnh
gan do rượu.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh gan do rượu
1.1.1. Khái niệm
BGDR là một thuật ngữ dùng để chỉ các bệnh lý của gan là hậu quả của
việc sử dụng rượu quá mức trong thời gian dài. Các tổn thương gan do rượu
bao gồm: gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan do rượu và xơ gan do rượu. Các tổn
thương này hiếm khi xuất hiện đơn lẻ mà thường kết hợp với nhau [46].
Gan nhiễm mỡ do rượu hay còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đây là tình
trạng lượng mỡ tích tụ trong gan > 5% trọng lượng gan hay > 50% tổng số tế
bào gan bị nhiễm mỡ xảy ra ở những bệnh nhân có lạm dụng rượu. Gan nhiễm
mỡ là hình thái tổn thương gan do rượu xuất hiện sớm nhất và hay gặp nhất,
chiếm > 90% các BGDR. Gan nhiễm mỡ do rượu có thể tự hồi phục nếu bệnh
nhân ngừng uống rượu [46].
Viêm gan do rượu là những tổn thương mô bệnh học của tổ chức gan có
liên quan đến sử dụng rượu. Những tổn thương mô bệnh học này bao gồm:
thoái hóa phì đại của tế bào gan; hiện diện thể Mallory trong tế bào gan; thâm
nhiễm tế bào viêm vào tổ chức liên kết; tạo tổ chức xơ. Viêm gan do rượu có
tỷ lệ thấp hơn gan nhiễm mỡ do rượu và thường gặp ở những người uống nhiều
rượu trong thời gian dài. Viêm gan do rượu được coi là dấu hiệu báo trước của
xơ gan do rượu [46].
Xơ gan do rượu là hình thái tổn thương được đặc trưng bởi sự thay thế
mô gan bằng mô xơ, sẹo và hình thành các nốt tân tạo dẫn đến giảm dần và mất
chức năng gan [46].
1.1.2. Dịch tễ
Theo thống kê năm 2010 mức tiêu thụ rượu bình quân đầu người cao
nhất là Đông Âu (15,7 lít) thấp nhất ở Bắc Phi và Trung Đông (1,0 lít) [51].
Mức tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á sau
4
Thái Lan [5]. Gan nhiễm mỡ do rượu gặp ở 90% số người nghiện rượu, trong đó
20 - 40% tiến triển thành viêm gan do rượu, 8 - 20% tiến triển thành xơ gan do
rượu, 3 - 10% tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào gan [47]. Tại Hoa Kỳ, viêm
gan do rượu chiếm 35% - 40% người lạm dụng rượu, khoảng 20% - 25% các
trường hợp xơ gan có liên quan đến rượu [54]. Tại Đức, BGDR là nguyên nhân
phổ biến nhất gây tử vong trong nhóm tử vong do xơ gan (8,9 ca/100.000 dân)
trong năm 2009 [60]. Từ 2001 - 2008 tại Anh tỷ lệ tử vong do BGDR tăng 36%
[25]. Trên toàn cầu, tỷ lệ tử vong do xơ gan rượu là 7,2 ca/100.000 dân trong
năm 2010 [51].
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh gan do rượu
Rượu dễ dàng hấp thu ở dạ dày, nhưng hầu hết ở ruột non. Rượu được
chuyển hoá tại gan, chủ yếu là do ADH (alcohol dehydrogenase), CYP2E1
(cytochrome P4502E1) và MEOS (microsomal enzyme oxidation system).
Chuyển hóa thông qua con đường ADH: ADH, một enzym của tế bào chất, oxy
hóa rượu thành acetaldehyd. ALDH (Acetaldehyde dehydrogenase), một
enzym của ty thể, sau đó oxy hóa acetaldehyd thành acetat [46].
Cơ chế bệnh sinh do rượu có nhiều cơ chế khác nhau thông qua: sự thay
đổi của hệ thống oxy hóa khử tại gan do quá trình chuyển hóa rượu gây nên;
tổn thương gan do acetaldehyd hoặc các tự kháng thể; quá trình giải phóng các
chất trung gian phản ứng viêm (cytokine); kích hoạt oxy hóa, thiếu oxy nhu mô
gan cũng như quá trình hoạt hóa các tế bào Kuffer tại gan.
5
Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh bệnh gan do rượu
Nguồn: Orfanidis N.T. và cs (2015) [46]
1.1.3.1. Sự giữ nước và protein trong tế bào gan
Acetaldehyd kết hợp với các ống nội bào và làm hư hỏng các ống này
vốn là đường dẫn của protein do tế bào gan tổng hợp. Nước được giữ lại tương
ứng với lượng protein, làm tế bào gan phồng lên và đây là nguyên nhân chính
làm gan to lên ở người nghiện rượu [46].
1.1.3.2. Tăng lượng mỡ trong gan
Uống rượu với số lượng lớn, làm tăng tổng hợp acid béo, ở người uống
rượu lâu dài có cả tăng tổng hợp và giảm giáng hoá các acid béo.
Uống rượu làm tăng NADH/NAD+
(Nicotinamide adenine dinucleotide
plus hydrogen) trong tế bào gan, do đó làm gián đoạn quá trình oxy hóa acid
béo dẫn đến gan nhiễm mỡ. Nó cũng làm tăng tăng tổng hợp acid béo và
triglycerid, tăng cường acid béo tự do từ các mô mỡ và từ niêm mạc ruột, làm
6
tổn thương ty thể, dẫn đến tích tụ lipoprotein trọng lượng phân tử thấp. Sự oxy
hoá rượu cần sự chuyển đổi NAD+
từ NADH. Vì NAD+
cần cho quá trình oxy
hoá mỡ nên khi nó giảm sẽ ức chế quá trình oxy hoá acid béo, do đó gây ra sự
tích lũy mỡ trong tế bào gan (gan nhiễm mỡ). NADH dư thừa có thể được khử
qua quá trình chuyển đổi pyruvat thành lactat. Sự tích lũy mỡ trong tế bào gan
mà thực chất là tích lũy triglycerid có thể xảy ra trong thời gian uống rượu. Nếu
bỏ rượu, tình trạng oxy hoá khử bình thường trở lại, mỡ bị loại bỏ và gan nhiễm
mỡ hồi phục. Mặc dù gan nhiễm mỡ lành tính, nhưng các tế bào gan nhiễm mỡ
bị thoái hóa có thể dẫn đến viêm ở trung tâm, hình thành hạt, xơ hoá và có thể
làm tổn thương gan tiến triển [46].
Ethanol làm tăng tổng hợp acid béo trong các tế bào gan qua SREBP-1c
(Sterol regulatory element-binding proteins), một yếu tố phiên mã thúc đẩy sự
tổng hợp acid béo qua điều chỉnh gen lipogenic [46].
Ethanol ức chế quá trình oxy hóa acid béo trong các tế bào gan chủ yếu
qua bất hoạt PPAR-α (Peroxisome proliferator-activated receptor alpha), một thụ
thể kiểm soát phiên mã của một loạt các gen liên quan đến vận chuyển acid béo
tự do và oxy hóa. Ethanol ức chế AMPK (Adenosine monophosphate - activated
protein kinase), làm giảm quá trình chuyển hóa chất béo và dẫn đến gan nhiễm
mỡ [40].
1.1.3.3. Ảnh hưởng của độc tố lên màng tế bào
Rượu và acetaldehyd làm tổn thương màng tế bào gan. Rượu làm thay
đổi màng tế bào do làm thay đổi hoạt động của enzym và các protein vận chuyển
trên màng tế bào. Rượu cũng làm tổn thương màng ty thể và làm ty thể to lên
ở người viêm gan do rượu. Những protein và lipid trên bề mặt tế bào bị thay
đổi bởi acetaldehyd, trở thành kháng nguyên lạ và khởi phát hệ miễn dịch [31].
1.1.3.4. Vai trò của hệ thống miễn dịch
7
Uống rượu kéo dài có thể dẫn đến tổn thương gan, do các đáp ứng miễn
dịch qua trung gian tế bào hoặc miễn dịch dịch thể với các protein bị biến đổi.
Đích của những đáp ứng miễn dịch này là các protein trong tế bào gan bị biến
đổi do tác động của rượu, các phức hợp acetaldehyd-protein hoặc thể Malory.
Các tự kháng thể ở người nghiện rượu là các tự kháng thể chống lại các protein
nội bào. Các tự kháng thể trực tiếp chống lại kháng nguyên màng có thể dễ
dàng gây tổn thương ở gan hơn [46].
1.1.3.5. Hiện tượng xơ hóa
Xơ hoá là do chuyển dạng của tế bào sao thành tế bào xơ non. Cả
acetaldehyd và lipid aldehyd đều kích thích tổng hợp collagen từ tế bào hình sao.
Cytokine TGF-β (Transforming Growth Factor-beta) do tế bào Kuffer sản xuất ra
kích thích sự xơ hóa ở người nghiện rượu. Xơ gan có thể tiến triển từ hiện tượng
xơ hoá mà không qua viêm gan cấp do rượu [46].
Hoại tử tế bào gan, sự thiếu oxy ở vùng quanh khoảng cửa, tăng áp lực
do tế bào gan to ra và các sản phẩm giáng hoá từ quá trình oxy hoá khử lipid
từ các tế bào mỡ, đều kích thích sự hình thành xơ [46].
1.1.3.6. Sự ức chế tái tạo tế bào gan
Uống rượu kéo dài ức chế sự tăng sinh tế bào gan trên chuột thực
nghiệm. Dùng rượu dài hạn gây chết tế bào gan và ức chế sự tăng sinh tế bào
gan, góp phần vào sinh bệnh học BGDR [46].
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh gan do rượu
1.1.4.1. Lâm sàng
BGDR diễn biến âm thầm (ngoại trừ viêm gan do rượu cấp tính), ở giai
đoạn sớm, các triệu chứng lâm sàng rất nghèo nàn và không điển hình cho đến
khi bệnh tiến triển đến giai đoạn xơ hóa gan và xơ gan.
Gan nhiễm mỡ là giai đoạn sớm nhất của quá trình tổn thương gan do
rượu, đặc trưng bởi tình trạng tăng lượng mỡ trong gan do các rối loạn chuyển
hóa lipid khi sử dụng rượu. Giai đoạn này, tế bào gan chưa bị tổn thương, tổ
8
chức xơ chưa hình thành cùng với tình trạng tăng tích tụ mỡ trong gan nên độ
cứng của gan bình thường hoặc giảm nhẹ [29]. Gan nhiễm mỡ đơn thuần
thường không có triệu chứng đặc hiệu, khám lâm sàng có thể thấy gan to. Gan
nhiễm mỡ có thể tự hồi phục hoàn toàn nếu bệnh nhân ngừng uống rượu [15].
Bệnh nhân có thể có triệu chứng của hội chứng cai rượu sau khi ngừng
sử dụng rượu vài ngày. Các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình bao gồm khó
chịu, lo lắng, nhức đầu, vã mồ hôi, da ẩm, nhịp tim nhanh và run tay. Các triệu
chứng nặng: ảo giác thị giác cùng với sự kích động, co giật và sốt [15].
Nếu bệnh nhân tiếp tục sử dụng rượu, bệnh sẽ tiến triển từ gan nhiễm mỡ
sang viêm gan do rượu (giai đoạn xơ hóa gan). Lúc này, các tế bào gan bắt đầu
bị phá hủy, thâm nhiễm tế bào viêm vào tổ chức liên kết, tổ chức xơ bắt đầu
hình thành. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất của viêm gan do rượu là vàng
da, vàng da ngày càng tăng dần có thể vàng da đậm, kèm theo có đau mỏi cơ,
40% các trường hợp có cổ trướng, gày sút cân. Một số bệnh nhân có thể sốt,
cùng với tăng số lượng bạch cầu nên rất dễ chẩn đoán nhầm với nhiễm trùng
huyết mà không nghĩ đến viêm gan do rượu [15]. Một số bệnh nhân có thể biểu
hiện tình trạng viêm gan cấp với các triệu chứng: mệt mỏi khó chịu, đau hạ
sườn phải, vàng da, sốt đôi khi cao tới 390
C, gan to đau, lách to, tăng đột ngột
bilirubin huyết thanh. Khoảng 40% các trường hợp bệnh diễn biến nặng ngay
sau khi nhập viện. Tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày ở bệnh nhân viêm gan do
rượu cấp mức độ nặng là 25%-35% [36].Từ giai đoạn viêm gan, quá trình phá
hủy tế bào gan và phát triển tổ chức xơ bắt đầu diễn ra làm cho độ cứng của
gan tăng dần. Mức độ xơ hóa càng nặng thì độ cứng của gan càng cao [29].
Khi tiến triển đến giai đoạn xơ gan, triệu chứng lâm sàng rất đa dạng với
các biểu hiện của hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch
cửa: mệt mỏi, ăn kém, xuất huyết dưới da, phù, cổ trướng, lách to, tuần hoàn
bàng hệ…Một số trường hợp nặng có thể xuất hiện các biến chứng: xuất huyết
tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, hội chứng não gan, hội chứng gan
9
thận. Các biểu hiện thần kinh của hội chứng não gan không đặc hiệu. Bệnh
nhân bị hội chứng não gan có rối loạn giấc ngủ, thay đổi tâm trạng và tính cách,
rối loạn ý thức (giảm chú ý), lo lắng, trầm cảm, không phối hợp, run tay, nặng
có thể hôn mê, gây tử vong [58].
Một số triệu chứng lâm sàng gợi ý tình trạng lạm dụng rượu kéo dài ở
bệnh nhân mắc BGDR: sao mạch ở cổ ngực, lòng bàn tay son, phì đại tuyến
mang tai, bệnh lý thần kinh ngoại biên. Ở nam giới thấy: vú to, hói đầu, teo
tinh hoàn, thay đổi lông mu, da mịn màng [15].
Suy dinh dưỡng cũng là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân mắc BGDR.
Các dấu hiệu của suy dinh dưỡng như teo cơ (mu tay), giảm lớp mỡ dưới da,
giảm chu vi vòng cánh tay, suy mòn, viêm lưỡi. Ngoài ra, bệnh nhân mắc
BGDR thường kèm theo viêm tụy và nhiễm khuẩn [15].
Các triệu chứng vàng da, cổ trướng và hội chứng não gan có thể giảm
dần nếu bệnh nhân ngừng sử dụng rượu. Sau khi ngừng uống rượu một số bệnh
nhân viêm gan do rượu sẽ hồi phục mặc dù vàng da, cổ trướng và hội chứng
não gan có thể tồn tại hàng tuần hoặc hàng tháng [15].
1.1.4.2. Cận lâm sàng
- GGT (Gamma glutamyl transferase)
Trong huyết thanh người nghiện rượu, GGT tăng cao và thường tỷ lệ
thuận với lượng rượu sử dụng nhưng thay đổi giữa người này với người khác.
GGT tăng lên sau khi uống nhiều rượu và kéo dài trong vài tuần. Sau 2-6 tuần
ngừng sử dụng rượu, GGT trở về giới hạn bình thường. Ở người nghiện rượu
nặng kéo dài, GGT tăng khoảng 70-80% trường hợp. Vì thế GGT huyết thanh
được sử dụng rộng rãi để sàng lọc lạm dụng rượu.Trong BGDR, GGT tăng chủ
yếu là do sự lôi kéo enzym, tổn thương tế bào gan và tình trạng ứ mật. GGT có
độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp hơn so với AST, ALT. Trong ba enzym,
GGT là chỉ số có độ nhạy cao nhất chỉ ra sử dụng rượu quá mức, nhưng vì GGT
10
có ở nhiều cơ quan khác và một số loại thuốc cũng làm tăng nồng độ GGT, nên
tăng GGT không phải lúc nào cũng là lạm dụng rượu [1].
- Transaminase
Trong huyết tương, lượng transaminase ổn định, khi có tổn thương hoại
tử hoặc khi tăng tính thấm màng tế bào, các enzym này được giải phóng nhiều
vào máu gây tăng nồng độ transaminase trong máu. AST hiện diện trong ty thể
của tế bào. AST có ở tế bào cơ tim và tế bào cơ vân nhiều hơn ở tế bào gan.
Ngoài ra, AST còn có ở thận, não, tụy, phổi, bạch cầu và hồng cầu. ALT đóng
một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của glucose và các acid
amin. ALT hiện diện chủ yếu ở bào tương của tế bào gan cho nên sự tăng ALT
có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn AST trong các bệnh lý gan [1], [ 9].
ALT có nhiều ở vùng 1, AST có nhiều ở vùng 3 của tế bào gan. Trong
BGDR tổn thương chủ yếu liên quan đến vùng 3, tổn thương nhiều đến hệ thống
ty thể nên AST tăng nhiều hơn ALT. Ở bệnh nhân mắc BGDR tỷ lệ AST/ALT
thường > 2 [47]. Tỷ lệ AST/ALT > 3 gợi ý tổn thương gan do rượu mức độ nặng.
Khi tỷ lệ AST/ALT < 2, cần tìm nguyên nhân gây tổn thương gan khác ngoài
rượu. AST tăng cao từ 2-10 lần giới hạn trên mức bình thường trong trường hợp
BGDR mức độ nặng [14]. AST tăng nhưng < 500 U/L gặp trong 99% các trường
hợp, tăng < 300 U/L gặp trong 95% các trường hợp BGDR. Các mức AST trên
500 U/L hoặc ALT trên 300 U/L hiếm gặp ở bệnh nhân mắc BGDR mà thường
gặp trong các trường hợp ngộ độc thuốc hoặc do các nguyên nhân khác phối hợp
như bệnh gan do virus, tự miễn [3].
- Bilirubin huyết thanh
Bilirubin là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin và các enzym có chứa
hem. Bilirubin gồm hai thành phần là bilirubin gián tiếp (GT) và bilirubin trực
tiếp (TT). Bilirubin GT còn được gọi là bilirubin tự do, không tan trong nước,
gắn với albumin huyết tương nên không qua được màng lọc cầu thận. Khi đến
gan, bilirubin GT được liên hợp với acid glucuronic để trở thành bilirubin TT.
11
Bilirubin này còn được gọi là bilirubin liên hợp, tan được trong nước và được
bài tiết chủ động vào các tiểu quản mật. Ở bệnh nhân mắc BGDR, bilirubin TT
tăng mạnh hơn bilirubin GT [1].
- Protid, albumin huyết thanh
Tỷ lệ albumin/globulin (A/G) đảo ngược (< 1) gặp trong các bệnh viêm
gan mạn tính, đặc biệt trong xơ gan là do giảm tổng hợp albumin và tăng tổng
hợp gamma-globulin [1].
- Thay đổi về huyết học
Ở bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính nói chung có tình trạng giảm tiểu cầu
kể cả về lượng và chất lượng [37]. Cơ chế giảm tiểu cầu ở bệnh gan mạn tính là
do giảm sản xuất tiểu cầu trong tủy xương, cường lách, giảm sản xuất
thrombopoietin và yếu tố tự miễn. Trong BGDR, do ethanol ức chế tủy xương dẫn
đến giảm sản xuất tiểu cầu. Ngoài ra, ethanol còn tác dụng trực tiếp trên lipid tiểu
cầu, hệ thống truyền tin thứ hai làm giảm đời sống tiểu cầu [41].
Hầu hết bệnh nhân mắc BGDR có chỉ số MCV lớn hơn 100 fl. Nguyên
nhân có thể là do tác động trực tiếp của rượu lên tủy xương, sự thiếu hụt folate
và vitamin B12, độc tính của rượu đối với hồng cầu trưởng thành và giảm lipid
trên màng hồng cầu [9].
1.1.5. Chẩn đoán xác định bệnh gan do rượu
Theo hướng dẫn của Hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ - AASLD năm
2019: có tiền sử lạm dụng rượu và có các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của
bệnh gan mạn [22].
1.1.5.1. Sàng lọc sử dụng rượu
Theo Hội nghiên cứu bệnh gan Châu Âu, bộ câu hỏi AUDIT-WHO
(Alcohol Use Disorders Identification Test - World Health Organization) là tiêu
chuẩn vàng trong sàng lọc sử dụng rượu. Bộ câu hỏi đánh giá sử dụng rượu
AUDIT (phụ lục 1) gồm 10 câu hỏi do Tổ chức Y tế Thế giới phát triển trong
đó có xét đến yếu tố văn hóa và chủng tộc. Từ câu 1 đến câu 3 thu thập bằng
12
chứng về sử dụng rượu bia đến mức có hại, câu 4 đến câu 6 thu thập bằng chứng
về phụ thuộc rượu bia, từ câu 7 đến câu 10 thu thập bằng chứng về sử dụng
rượu bia đến mức nguy hiểm. Điểm AUDIT tối đa là 40 điểm. Bộ câu hỏi này
độ nhạy từ 51-97% và đặc hiệu từ 78-96%. Điểm số AUDIT từ 8 điểm trở lên
đối với nam giới ≤ 60 tuổi, từ 4 điểm trở lên đối với nam giới > 60 và nữ giới
là nghiện rượu và cần đánh giá kỹ hơn về rối loạn các cơ quan do sử dụng rượu
[22].
1.1.5.2. Dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm
- Gan nhiễm mỡ do rượu: thường không có triệu chứng, khám có thể có
gan to, 2/3 các trường hợp có xét nghiệm chức năng gan bình thường, tăng AST
và GGT là những chỉ điểm quan trọng, có thể tăng lipid máu. Gan nhiễm mỡ dễ
dàng phát hiện được trên siêu âm, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ [22].
- Viêm gan do rượu: dấu hiệu lâm sàng đặc trưng là vàng da và suy gan
nhanh chóng sau sử dụng rượu kéo dài quá mức. AST thường cao gấp 2-6 lần
giới hạn bình thường. AST tăng cao nhưng dưới 500 U/L, tỷ lệ AST/ALT >
1,5. Tăng bilirubin toàn phần > 3 mg/dL, số lượng bạch cầu đa nhân trung tính
tăng và giảm tiểu cầu. Bệnh nhân viêm gan do rượu nặng biểu hiện của hội
chứng viêm: tăng protein C phản ứng và procalcitonin, mặc dù có thể có nhiễm
trùng kèm theo hoặc không [22].
- Xơ gan do rượu: bệnh nhân có các biểu hiện của hội chứng suy tế bào
gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Hội chứng suy tế bào gan: mệt
mỏi, chán ăn, đau tức hạ sườn phải, gầy sút cân, phù… Hội chứng tăng áp lực
tĩnh mạch cửa: xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, giãn vỡ
tĩnh mạch trực tràng, tuần hoàn bàng hệ, lách to, hội chứng não gan… cùng với
các bất thường về cận lâm sàng như giảm albumin huyết thanh, tăng bilirubin
toàn phần, giảm tiểu cầu, thời gian prothrombin kéo dài [22].
1.1.5.3. Dựa vào chẩn đoán hình ảnh
13
Đo độ đàn hồi thoáng qua bằng máy Fibroscan được sử dụng rộng rãi để
đánh giá xơ hóa gan ở bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính và đã được Cục Quản lý
Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt. Ở bệnh nhân mắc BGDR, độ
cứng của gan có sự tương quan thuận với giai đoạn xơ hóa gan. Giá trị đo độ đàn
hồi thoáng qua thường cao hơn ở những bệnh nhân có AST huyết thanh > 100 U/L
hoặc sử dụng nhiều rượu trước khi đo độ đàn hồi của gan. Tình trạng nhiễm mỡ
gan, xơ hóa gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa (cổ trướng, lách to) và ung thư biểu
mô tế bào gan có thể được xác định bằng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, hoặc chụp
cộng hưởng từ. Chụp cộng hưởng từ có ưu việt hơn chụp cắt lớp vi tính và siêu
âm trong chẩn đoán ung thư gan, đối với các khối u nhỏ và không có hoại tử, khối
u phát triển trên nền gan xơ và nhiễm mỡ [46].
1.2. Các phương pháp đánh giá xơ hóa gan
1.2.1. Sinh thiết gan
Năm 1883, Paul Ehrlich là người đầu tiên thực hiện sinh thiết gan qua da
để khảo sát hàm lượng glycogen trong gan ở bệnh nhân bị đái tháo đường tại
Đức. Tuy nhiên, sinh thiết vẫn chưa được áp dụng nhiều vì có khá nhiều biến
chứng. Cho đến khi Menghini cải tiến kỹ thuật hút mô gan nhanh bằng kim
trong vòng một giây vào năm 1950, đã giảm đáng kể các biến chứng của sinh
thiết gan, kỹ thuật này mới được áp dụng rộng rãi hơn [21].
1.2.1.1. Chỉ định và chống chỉ định của sinh thiết gan
- Chỉ định chung
+ Chẩn đoán: bệnh nhu mô gan, xét nghiệm bất thường không rõ nguyên
nhân, bất thường khu trú hay lan tỏa trong gan.
+ Tiên lượng: đánh giá giai đoạn bệnh nhu mô gan đã biết.
+ Điều trị: lập kế hoạch điều trị dựa vào kết quả giải phẫu bệnh.
- Chống chỉ định tuyệt đối
+ Bệnh nhân không hợp tác.
14
+ Rối loạn đông máu nặng như thời gian Prothrombin tăng ≥3 giây so
với chứng hay INR ≥1,5 và số lượng tiểu cầu < 60.000/mm3.
+ Nhiễm trùng vùng gan.
+ Tắc mật ngoài gan.
- Chống chỉ định tương đối
+ Cổ trướng nhiều.
+ Nghi ngờ bệnh Amyloidosis, u mạch máu, bệnh nang gan do ký sinh trùng.
1.2.1.2. Ưu điểm và hạn chế
Cho đến nay, sinh thiết gan vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng để đánh giá
xơ hóa gan, hiện chưa có phương pháp nào có thể thay thế hoàn toàn sinh thiết
gan. Ngoài ra, sinh thiết còn cung cấp nhiều thông tin quan trọng khác cho bệnh
lý gan mạn như mức độ viêm hoại tử, gợi ý nguyên nhân…[13]. Tuy nhiên sinh
thiết gan vẫn có các hạn chế:
- Đây là phương pháp xâm lấn, có biến chứng như đau, chảy máu và có
thể ảnh hưởng đến tính mạng, do đó cả bệnh nhân và thầy thuốc đều e ngại thực
hiện [13].
- Kích thước mẫu sinh thiết gan và vị trí sinh thiết có thể ảnh hưởng đến
kết quả giải phẫu bệnh [13].
- Kết quả sinh thiết gan phụ thuộc vào người đọc và số lần đọc, do đó
tính chính xác và khách quan có thể bị ảnh hưởng [13].
Nhằm khắc phục những hạn chế của sinh thiết gan, các phương pháp
đánh giá xơ hóa gan không xâm nhập đã được ra đời và ngày càng phát triển,
một số phương pháp đã và đang được áp dụng trong thực hành lâm sàng.
1.2.2. Chỉ điểm sinh học
1.2.2.1 Phân loại
- Các chỉ điểm gián tiếp
15
Bảng 1.1. Các chỉ điểm sinh học gián tiếp chính
Chỉ điểm Các thông số cần có
APRI AST, tiểu cầu
FIB4 Tuổi, AST, ALT, tiểu cầu
Fibrostest A2M, GGT, haptoglobin, apoA1, bilirubin
Hepascore Tuổi, giới, HA, A2M, GGT, bilirubin
Fibrometre Tuổi, HA, A2M, PT, tiểu cầu, urea, AST
(A2M: Alpha-2-Microglobulin, HA: Hyaluronic acid, PT: Prothrombin time)
Nghiên cứu phân tích tổng hợp (2013) gồm 172 nghiên cứu về các chỉ
điểm sinh học trên bệnh nhân nhiễm vi-rút viêm gan C mạn cho thấy: trong
đánh giá xơ hóa đáng kể (F2 => F4) theo Metavir hay 3 => 6 (theo thang điểm
Ishak), nhóm có độ chính xác từ khá đến tốt gồm số lượng tiểu cầu, hyaluronic
acid, chỉ số tiểu cầu-tuổi, APRI, FIB-4, FibroIndex, Fibrotest, Forns và
Hepascore; nhóm có độ chính xác tốt gồm ELF, Fibrometer và FibroSpect II
và không có phương pháp nào có độ chính xác rất tốt [20].
- Các chỉ điểm trực tiếp
Các chỉ điểm sinh học trực tiếp phản ảnh quá trình tổng hợp và thoái biến
collagen và các men liên quan đến quá trình sinh tổng hợp hay thoái hóa
glycoprotein của cơ chất gian bào và proteoglycans/glycosaminoglycan. Các
chỉ điểm trực tiếp gồm:
+ Không chuyên biệt như FibroSpect II, SHASTA, bảng xơ hóa gan châu
Âu.
+ Chuyên biệt liên quan đến lắng đọng cơ chất gian bào như Procollagen
type I carboxy-terminal peptide, Collagens I, IV; liên quan đến thoái biến cơ
chất gian bào như Matrix metalloproteinase-2, 3, 9, Cytokin và Chemokin liên
quan đến xơ hóa gan.
16
Cũng như các chỉ điểm gián tiếp, vẫn chưa có chỉ điểm trực tiếp nào được
xem là đạt chuẩn và hiện đang sử dụng rất ít trong thực hành lâm sàng và cần
nghiên cứu nhiều hơn [13].
1.2.2.2. Ưu điểm và hạn chế
Các chỉ điểm sinh học có ưu điểm là có độ chính xác tốt giúp xác định
hay loại trừ xơ hóa nặng và xơ gan.
Hạn chế của các chỉ điểm sinh học là kém nhạy ở các giai đoạn xơ hóa
sớm và không chuyên biệt cho gan. Do đó, kết quả có thể bị ảnh hưởng khi có
tình trạng viêm, xơ hóa các tạng ngoài gan và bị ảnh hưởng do giảm tốc độ thải
trừ khi suy thận, suy gan hay ứ mật. Hiện nay vẫn chưa có chỉ điểm sinh học
nào được xem là đạt chuẩn và lựa chọn chỉ điểm nào để đánh giá xơ hóa gan
tùy thuộc vào khả năng thực hiện của từng cơ sở y tế [13].
1.2.3. Chẩn đoán hình ảnh
1.2.3.1. Hình ảnh cắt lớp qua gan
Các phương tiện như siêu âm, CT-scanner và MRI không thể phát hiện
xơ hóa gan ở giai đoạn sớm, chỉ có thể tin cậy đối với một số biểu hiện xơ gan
như nốt tăng sinh và dấu hiệu tăng áp tĩnh mạch cửa. Vai trò chính của các
phương pháp này là xác nhận xơ gan ở những bệnh nhân có bệnh cảnh lâm sàng
của bệnh gan mạn tiến triển [13].
1.2.3.2. Đo độ đàn hồi gan
Các kỹ thuật đo độ đàn hồi gan đều dựa trên một nguyên lý chung là đo
sự biến dạng của mô gan dưới tác động của một lực. Sự biến dạng này tùy thuộc
vào độ cứng của gan. Kỹ thuật đo độ đàn hồi gồm 3 bước:
- Tạo lực tác động lên mô gan gây ra sự biến dạng.
Độ đàn hồi tĩnh như đo độ đàn hồi thời gian thực (Real-Time
Elastography: RTE), lực được tạo ra bởi sự đè nén cơ học. Trong khi đối với
đo độ đàn hồi động, lực tạo ra do nhiều nguồn khác nhau, tác động lên mô gan
tạo ra sóng biến dạng. Vận tốc sóng biến dạng (Shear Wave Velocity: SWV)
17
càng cao chứng tỏ nhu mô gan càng cứng, tương ứng với mức độ xơ hóa càng
nhiều. Đối với kỹ thuật đo độ đàn hồi thoáng qua (Transient Elastography: TE)
thực hiện bằng máy Fibroscan, lực được tạo ra bởi sự rung cơ học thoáng qua
hay liên tục như đo độ đàn hồi bằng cộng hưởng từ (Magnetic resonance
imaging: MRE). Đối với kỹ thuật xung lực bức xạ âm (Acoustic Radiation
Force Impulse: ARFI) và ghi hình sóng biến dạng siêu thanh (Supersonic Shear
wave Imaging: SSI) lực tác động lên nhu mô gan được tạo ra bởi xung lực xạ
âm [13].
- Ghi nhận sự biến dạng hay SWV bằng chùm SA theo dõi.
- Xử lý và cho kết quả độ cứng của gan.
Độ cứng của gan gồm 2 thành phần: tĩnh (độ đàn hồi: elasticity) do mức
độ xơ hóa quyết định và động (độ nhớt: viscosity) liên quan đến áp lực thủy
tĩnh và áp lực thẩm thấu trong mô gan. Hai áp lực này thay đổi trong trường
hợp viêm cấp, phù nề, sung huyết, ứ mật trong gan và tăng áp lực tĩnh mạch
trung tâm do bệnh lý tim phổi, do đó bất lợi chung của các kỹ thuật đo độ đàn
hồi gan là không chính xác trong những trường hợp nêu trên [13].
 Kỹ thuật đo độ đàn hồi thời gian thực (RTE)
+ Nguyên lý: Người làm tạo một áp lực nhẹ nhàng bằng đầu dò SA để
tạo ra biến dạng mô bên dưới. Trong trường hợp này, chỉ có mô bị biến dạng
do đè nén được đo, chứ không phải trực tiếp đo độ cứng. Đây là một phương
pháp định tính hay bán định lượng đối với RTE cải tiến [13].
+ Ưu điểm: Nhanh, không đau, có thể đo lại và kết quả có ngay tức thì.
Kỹ thuật không bị hạn chế bởi cổ trướng [13].
+ Hạn chế: Kỹ thuật không định lượng, phụ thuộc vào người làm do sử
dụng hệ thống đè nén bằng tay [13].
 Kỹ thuật đo độ đàn hồi thoáng qua (TE)
+ Nguyên lý: Sóng biến dạng được tạo ra bởi xung cơ học bên ngoài qua
bộ rung có tần số SA thấp 50 Hz. SWV được đo bằng đầu dò SA một chiều với
18
tần số 3,5 MHz. Kết quả được biểu thị bằng đơn vị kPa (kilopascals) và được
đo ở độ sâu 25mm - 65mm trong vùng khảo sát (Region of Interest: ROI) có
kích thước 1cm x 4cm, lớn hơn 200 lần so với mẫu mô gan sinh thiết [29].
+ Ưu điểm: Thực hiện nhanh, an toàn, không đau và có kết quả ngay.
Kỹ thuật này có sự đồng thuận và độ chính xác tốt trong đánh giá xơ hóa gan,
đã được nghiên cứu nhiều và được FDA chấp thuận [29].
+ Hạn chế: Khó đo khi khoang liên sườn hẹp, thành ngực dày trong
trường hợp béo phì và không đo được khi có cổ trướng, tỷ lệ thất bại chung là
3,1% và không đáng tin cậy là 15,8%. ROI không chọn được, không khảo sát
được toàn bộ nhu mô gan do không có SA B mode [29].
 Kỹ thuật xung lực bức xạ âm (ARFI): sẽ được trình bày chi tiết ở mục
1.3
 Kỹ thuật ghi hình sóng biến dạng siêu thanh (SSI)
+ Nguyên lý: Tương tự kỹ thuật ARFI, sóng biến dạng trong phương
pháp này cũng được tạo ra bởi xung lực xạ âm. Nhưng kỹ thuật SSI khác với
kỹ thuật ARFI ở chỗ nhiều chùm xung đẩy được tạo ra với độ sâu tăng dần và
quét không những một mặt phẳng mà còn quét cả 2 mặt bên tạo ra sóng biến
dạng hình nón. Sự lan truyền của sóng biến dạng được ghi nhận bởi hình ảnh
TM siêu nhanh với tốc độ 20.000 hình ảnh/giây tạo nên bản đồ màu sắc 2 chiều
thời gian thực. Đo SWV được thực hiện trên một hay nhiều vùng khảo sát (được
gọi là Q-box) [13].
+ Ưu điểm: Tương tự kỹ thuật ARFI, nhưng vượt trội hơn là đo thời gian
thực, có thể kiểm tra lại bởi hình ảnh còn lưu giữ trên máy, kích thước Q-box
thay đổi được và kết quả trình bày cả 2 đơn vị: Kpa và m/s [13].
+ Hạn chế: Kỹ thuật mới chưa được đánh giá đầy đủ, cần nghiên cứu
nhiều hơn nữa [13].
 Kỹ thuật đo độ đàn hồi cộng hưởng từ (MRE)
19
Đo độ đàn hồi mô gan có thể thực hiện với MRI. Nguyên lý của MRE
giống kỹ thuật TE, nhưng đo độ đàn hồi liên tục chứ không thoáng qua như kỹ
thuật TE và quét toàn bộ gan. Bằng cách đặt một đầu dò vào lưng của bệnh
nhân, đầu dò phát ra một rung động tần số thấp xuyên qua gan và có thể được
đo bằng chuỗi echo quay MRI [13].
Kỹ thuật MRE có lợi thế là có thể quét toàn bộ gan, do đó không phụ thuộc
vào một cửa sổ âm nào và có thể phát hiện các tổn thương trong gan như ung thư
gan. Tuy nhiên, MRI đắt hơn nhiều so với SA. Cả hai phương tiện đo độ đàn hồi
bằng SA hay MRI đều có những hạn chế trong một số bệnh nhân đặc biệt và sự
kết hợp của các công nghệ này đang được nghiên cứu thêm [13].
1.3. Kỹ thuật ARFI
1.3.1. Sơ lược lịch sử
Kỹ thuật được giới thiệu đầu tiên bởi Kathryn Nightingale năm 2001. Kỹ
thuật này được ứng dụng trên bệnh lý tuyến vú từ năm 2004, đánh giá xơ hóa
gan từ năm 2006 và trên tiền liệt tuyến năm 2010 [49].
Kỹ thuật ghi hình ARFI được tích hợp vào máy siêu âm dòng Acuson
S2000, S3000 TM có sẵn của hãng Siemens và có mặt đầu tiên ở thị trường vào
năm 2008. Máy SA Siemens Acuson S2000, S3000 với đầu dò cong 2-4 MHz
được cài đặt kỹ thuật ghi hình ARFI bằng phần mềm kiểm soát tạo hình và
thuật toán phát hiện hình [23]. Ngoài ra, để định lượng xơ hóa gan, còn dùng
thêm phần mềm định lượng sờ mô ảo (Virtual Touch tissue quantification) cho
phép đo vận tốc sóng biến dạng (SWV) trong vùng khảo sát [44]. Ngoài đánh
giá xơ hóa gan, kỹ thuật còn dùng để đánh giá độ đàn hồi, các khối u của tuyến
giáp, tuyến vú, thận, mô tả đặc điểm các mảng xơ vữa động mạch...[38].
Kỹ thuật ARFI đã và đang được nghiên cứu trong đánh giá xơ hóa gan
tại nhiều nước như Mỹ, các nước châu Âu, một số nước châu Á…
Tại Việt Nam, kỹ thuật ARFI có mặt đầu tiên tại Bệnh viện Nhật Tân,
An Giang vào năm 2010, Trung tâm Y khoa Medic thành phố Hồ Chí Minh,
20
Trung tâm Y khoa Medic Huế vào năm 2011 và Bệnh viện Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2012 [13]. Tại Bệnh viện Trung Ương Thái
Nguyên, kỹ thuật ARFI được đưa vào sử dụng năm 2018.
1.3.2. Nguyên lý hoạt động
Kỹ thuật ARFI hoạt động theo nguyên lý ghi hình bằng xung lực xạ âm
có thể khảo sát các mô ở sâu mà không phải ấn đầu dò. Kỹ thuật ARFI kích
thích cơ học mô bằng cách dùng xung đẩy trong thời gian ngắn khoảng 0,3 giây
trong vùng khảo sát có kích thước 10 x 5 mm, được chọn với một tần số truyền
cố định 2,67 MHz [13].
Khi xung qua ROI gây ra sự dịch chuyển mô, mô dời chỗ và trở lại vị trí
cũ tùy vào đặc điểm cơ học tạo nên sóng biến dạng thẳng góc xung đẩy. Sự
dịch chuyển của mô được đo bằng chùm SA quy ước theo dõi cùng đầu dò SA
dùng để tạo ra lực và phản ánh độ đàn hồi của mô. Bằng cách đo thời gian để
đạt sự dịch chuyển đỉnh, tốc độ sóng biến dạng của mô có thể được tái tạo. Vận
tốc truyền tỷ lệ thuận với căn bậc hai của độ đàn hồi mô. SWV tỷ lệ thuận với
độ cứng của mô, SWV càng nhanh thì mô khảo sát càng cứng tức là mức độ xơ
hóa càng nặng. Kết quả SWV được thể hiện bằng đơn vị m/s trong khoảng 0,5
- 4,4m/s ± 20%. Từ SWV sẽ suy ra các giai đoạn xơ hóa gan tương ứng với
phân loại Metavir trên mô bệnh học [13].
21
Hình 1.2. Nguyên lý hoạt động và kết quả đo vận tốc sóng biến dạng
(Nguồn: Davies G, Koenen M, The British Journal of Radiology, 2011 [23])
1.3.3. Chỉ số bình thường
Một số nghiên cứu đã xác định giá trị bình thường của SWV cho các đối
tượng khỏe mạnh.
Kim JE và cộng sự (2010) thực hiện trên 133 đối tượng có gan bình
thường thu được SWV trung bình là 1,08 ± 0,15 m/s [33].
Theo Popescu và cộng sự (2011) SWV trung bình là 1,15 ± 0,21 m/s [50].
Son CY (2012) thực hiện trên 108 người có thận và gan khỏe mạnh cho kết
quả SWV trung bình 1,07 ± 0,11 m/s. Có sự khác biệt nhưng không nhiều về giá
trị bình thường của SWV giữa các nghiên cứu và không có mối tương quan
giữa kết quả của kỹ thuật ARFI với tuổi tác, giới tính hay BMI ở người khỏe
mạnh [55].
Madhok R và cộng sự (2013) nghiên cứu trên 137 người khỏe mạnh cho
kết quả SWV trung bình là 1,197 ± 0,25 m/s và không có sự khác biệt giữa 2
giới và các nhóm tuổi [38].
22
1.3.4. Giá trị trong đánh giá xơ hóa gan
Trong những năm gần đây, rất nhiều nghiên cứu cho thấy kỹ thuật ARFI
có giá trị trong đánh giá xơ hóa gan, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn
đoán xơ hóa đáng kể, xơ hóa nặng và xơ gan [27].
Một nghiên cứu phân tích tổng hợp (2012) với 518 bệnh nhân cho kết
quả ở bảng 1.2. Độ chính xác trong chẩn đoán các mức độ xơ hóa đều cao, trong
đó xơ hóa nặng và xơ gan có độ chính xác rất cao trên 90%. Độ nhạy và độ đặc
hiệu để chẩn đoán các mức độ xơ hóa đều chấp nhận được, đặc biệt cao với xơ
hóa nặng và xơ gan [28].
Bảng 1.2. Giá trị của kỹ thuật ARFI trong chẩn đoán xơ hóa gan
ARFI AUROC
Giá trị
ngưỡng
Độ nhạy
(%)
Độ đặc hiệu
(%)
F ≥ 2 0,87 1,34 79 85
F ≥ 3 0,91 1,55 86 86
F = 4 0,93 1,8 92 86
Khi so sánh độ chính xác của kỹ thuật ARFI trên từng bệnh gan mạn
khác nhau ở bảng 1.3, độ chính xác đối với viêm gan mạn do HBV thấp hơn so
với HCV. Đặc biệt, độ chính xác đối với viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
(NASH) trong cả ba mức độ xơ hóa gan đều cao. Nghiên cứu cho thấy, kỹ thuật
ARFI có thể áp dụng trong thực hành lâm sàng, đây là phương pháp tốt trong
chẩn đoán xơ hóa đáng kể và rất tốt trong chẩn đoán xơ hóa nặng và xơ gan
[28].
Bảng 1.3. Độ chính xác của kỹ thuật ARFI đối với viêm gan mạn do các
nguyên nhân khác nhau
Nguyên nhân Giai đoạn xơ hóa gan
F ≥ 2 F ≥ 3 F = 4
Tất cả bệnh nhân 0,87 0,91 0,93
Chỉ HCV 0,88 0,9 0,92
Chỉ HBV 0,79 0,83 0,9
Chỉ NASH 0,86 0,86 0,94
23
Một nghiên cứu phân tích tổng hợp khác của Nierhoff J và cộng sự
(2013) gồm 36 nghiên cứu với tổng cộng 3.951 bệnh nhân. Độ chính xác của
kỹ thuật ARFI như sau: AUROC là 0,84 để chẩn đoán xơ hóa đáng kể; 0,89
cho xơ hóa nặng và xơ gan là 0,91. Giá trị ngưỡng là 1,35 m/s đối với xơ hoá
đáng kể; 1,61 m/s đối với xơ hóa nặng và 1,87 m/s đối với xơ gan. Kết quả cho
thấy kỹ thuật ARFI là phương pháp đáng tin cậy trong chẩn đoán xơ hóa đáng
kể, xơ hóa nặng và xơ gan [43].
Bota và cộng sự (2013) đã tiến hành một nghiên cứu tổng hợp với 1.163
bệnh nhân nhằm so sánh giá trị của kỹ thuật ARFI và kỹ thuật TE trong chẩn
đoán xơ hóa gan. Kết quả cho thấy tỷ lệ thất bại của kỹ thuật TE cao hơn 3 lần
so với kỹ thuật ARFI. Độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác của kỹ thuật ARFI
và kỹ thuật TE trong chẩn đoán xơ hóa đáng kể và xơ gan cho thấy kết quả
tương tự nhau [17].
Nghiên cứu của Trần Thị Khánh Tường (2015) thực hiện trên 129 bệnh
nhân viêm gan mạn, tất cả đều được sinh thiết gan và đo độ cứng của gan bằng
kỹ thuật ARFI. Đánh giá giá trị của kỹ thuật ARFI trong chẩn đoán các mức độ
xơ hóa gan với tiêu chuẩn vàng là mô bệnh học. Kết quả cho thấy độ chính xác
tốt đối với xơ hóa đáng kể (AUROC = 0,86) và rất tốt đối với xơ hóa nặng
(AUROC = 0,93) [12].
Khi so sánh kỹ thuật ARFI với Fibroscan trên bệnh nhân NASH chẩn
đoán dựa vào mô bệnh học cho thấy AUROC của ARFI trong chẩn đoán xơ
hóa đáng kể và xơ hóa nặng đều cao hơn Fibroscan. Ngoài ra SWV đo bằng kỹ
thuật ARFI có tương quan thuận chặt với giai đoạn xơ hóa gan trên mô bệnh
học theo Metavir với hệ số tương quan Spearman rho 0,69 [11].
Khi so sánh AUROC của kỹ thuật ARFI với APRI trên bệnh nhân viêm
gan mạn, kết quả cho thấy AUROC của ARFI cao hơn APRI trong chẩn đoán
xơ hóa đáng kể và xơ hóa nặng [11].
24
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo
Mức độ xơ hóa gan là yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả đo độ
cứng của kỹ thuật ARFI (SWV). Tuy nhiên, một số yếu tố khác có thể ảnh
hưởng đến SWV.
Nghiên cứu của Rifai và cộng sự (2011) cho thấy SWV tương quan thuận
với mức độ viêm gan, kích thước gan và lách, nhưng không tương quan với
mức độ nhiễm mỡ [52].
Takahashi và cộng sự (2010) cho rằng nồng độ aminotransferase huyết
thanh cũng như độ hoạt động trên giải phẫu bệnh theo Metavir tương quan thuận
với SWV, aminotransferase càng cao thì độ cứng của gan càng cao [57].
Nghiên cứu của Yoneda và cộng sự (2011) cho thấy bệnh nhân NAFLD
không bị xơ hóa có SWV chậm hơn so với người khỏe mạnh và bệnh nhân bị
xơ hóa gan nhẹ hầu hết có SWV bình thường. Tác giả cho rằng mỡ tích tụ trong
nhu mô gan có thể làm cho gan mềm hơn do đó ảnh hưởng đến SWV, độ cứng
của gan giảm đi [61].
Nghiên cứu của Palmeri và cộng sự (2011) lại cho thấy tích tụ mỡ trong
nhu mô gan và quá trình viêm trong NAFLD không có ảnh hưởng đáng kể đến
SWV [48].
Nghiên cứu của Trần Thị Khánh Tường (2015) cho thấy tuổi, AST, độ
hoạt động trên mô học tương quan thuận với SWV; tiểu cầu, BMI tương quan
nghịch với SWV. Tuy nhiên các mối tương quan này ở mức độ vừa phải. Giới,
ALT và mức độ nhiễm mỡ không tương quan có ý nghĩa với SWV [12].
Lê Trung Thi và cộng sự (2011) nghiên cứu trên 161 bệnh nhân bị viêm
gan mạn về mối tương quan giữa SWV của kỹ thuật ARFI với các xét nghiệm
không xâm lấn, không đối chiếu sinh thiết gan. Kết quả cho thấy SWV có tương
quan với các thông số sau: tiểu cầu với r = - 0,301 (p < 0,001), tỷ số AST/ALT
với r = 0,209 (p < 0,01), APRI với r = 0,589 (p = 0,001) và FIB4 với r = 0,558
(p < 0,001) [4].
25
Nguyễn Phước Bảo Quân và cộng sự (2012) khảo sát ở 241 người khỏe
mạnh và 160 bệnh nhân bệnh gan mạn, trong đó sinh thiết gan 23 trường hợp.
Kết quả cho thấy SWV gia tăng ở nhóm bệnh gan mạn và có tương quan thuận
giữa SWV và giai đoạn xơ hóa gan [7].
1.3.6. Ưu điểm và hạn chế
1.3.6.1. Ưu điểm
Kỹ thuật ARFI là một kỹ thuật mới, tiên tiến cho phép đánh giá nhanh
xơ hóa gan và hầu như không có phản ứng bất lợi nào. Đây là một phương pháp
đánh giá xơ hóa gan không xâm nhập nên rất an toàn, thực hiện nhanh chóng,
tiến hành như siêu âm thường qui, nên bệnh nhân và người làm đều thoải mái
chỉ mất thời gian khoảng 5 phút và có sự đồng thuận tốt giữa các người làm
[13].
Ngay sau khi đánh giá siêu âm gan, kỹ thuật ARFI cho thông tin về mức
độ xơ hóa gan tại chỗ mà không cần phải mua thêm máy khác, điều này không
thể làm với kỹ thuật TE. Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới cho thấy kỹ thuật
này có giá trị tương đương kỹ thuật TE trong đánh giá xơ hóa gan. Tuy nhiên,
kỹ thuật ARFI vượt trội hơn so với kỹ thuật TE vì có thể thực hiện được trên
bệnh nhân có cổ trướng và không cần đầu dò khác cho các bệnh nhân có khoảng
gian sườn hẹp, béo phì như trong kỹ thuật TE. Hơn nữa, kỹ thuật TE có thể kém
chính xác hơn so với kỹ thuật ARFI khi đánh giá xơ hóa gan trên bệnh nhân bị
NAFLD, một trong những nguyên nhân gây xơ hóa gan thường gặp nhất hiện
nay trên thế giới [28].
Một đặc điểm nổi bật của kỹ thuật ARFI là phần mềm ARFI được cài đặt
vào máy SA thông thường, do đó cùng lúc vừa khảo sát các đặc điểm của tổn
thương (B-mode), đặc điểm tưới máu (Doppler mode) vừa có được các thông
tin về độ cứng của gan, đây là điểm khác biệt cũng là ưu thế so với kỹ thuật TE
[13].
26
Vị trí đo SWV của kỹ thuật ARFI được chọn bởi hình ảnh qua SA B-
mode, do đó tránh được những cấu trúc cản trở kế cận như mạch máu. Ngoài
ra, hình ảnh sờ mô ảo làm kỹ thuật ARFI có được hình ảnh siêu âm đàn hồi
tương tự như siêu âm quy ước. Chế độ này được đặc biệt sử dụng khi muốn
chẩn đoán và khảo sát tổn thương trong mô gan [13].
1.3.6.2. Hạn chế
Vùng ROI của kỹ thuật ARFI nhỏ hơn so với kỹ thuật TE. Kỹ thuật ARFI
chưa được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi như kỹ thuật TE. Chưa có giá trị
tham chiếu thống nhất của SWV cho các giai đoạn xơ hóa gan [13].
1.4. Một số nghiên cứu về đánh giá xơ hóa gan bằng kỹ thuật ARFI
1.4.1. Trên thế giới
Kiani A và cộng sự (2016) nghiên cứu trên 83 bệnh nhân BGDR cho
thấy độ nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật ARFI lần lượt là 0,824 và 0,833 đối
với F ≥ 2; 0,824 và 0,785 đối với F ≥ 3; 0,923 và 0,816 đối với F = 4. Giá trị
SWV trung bình là 1,25 ± 0,31 m/s với F0; 1,4 ± 0,36 m/s với F1; 1,86 ± 0,42
m/s với F2; 1,83 ± 0,47 m/s với F3 và 2,25 ± 0,36 m/s với F4 [32].
Zhang D và cộng sự (2015) nghiên cứu trên 180 bệnh nhân viêm gan
mạn do vi-rút viêm gan B cho thấy: AUROC của kỹ thuật ARFI và kỹ thuật TE
lần lượt là 0,764 và 0,813 đối với ≥ F2; 0,852 và 0,852 đối với ≥ F3 và 0,825
và 0,799 đối với xơ gan [62].
Nghiên cứu của Nishikawa T và cộng sự (2014) trên 108 bệnh nhân
viêm gan mạn do vi-rút viêm gan C cho thấy AUROC trong đánh giá ≥ F2,
≥ F3 và F4 lần lượt là 0,909; 0,869; 0,885 với giá trị ngưỡng 1,28 m/s cho ≥
F2; 1,44 m/s cho ≥ F3 và 1,73 m/s cho F4 [45].
Fierbinteanu BC và cộng sự (2013) nghiên cứu trên 64 bệnh nhân bị
NAFLD chẩn đoán bằng giải phẫu bệnh cho thấy kỹ thuật ARFI là phương tiện
đầy hứa hẹn để phân biệt NASH với nhiễm mỡ đơn thuần và có độ chính xác
rất tốt trong chẩn đoán xơ hóa đáng kể và xơ gan [26].
27
Nghiên cứu phân tích tổng hợp của Nierhoff J và cộng sự (2013) gồm 36
nghiên cứu với tổng cộng 3.951 bệnh nhân đã đưa ra kết luận kỹ thuật ARFI là
phương pháp đáng tin cậy trong chẩn đoán xơ hóa đáng kể, xơ hóa nặng và xơ
gan [43].
Nghiên cứu của Bota và cộng sự (2013) đã đưa ra kết luận độ nhạy, độ
đặc hiệu, độ chính xác của kỹ thuật ARFI trong chẩn đoán xơ hóa đáng kể và
xơ gan tương đương kỹ thuật TE nhưng có tỷ lệ thành công cao hơn [17].
Friedrich –Rust M và cộng sự (2012) nghiên cứu trên 518 bệnh cho thấy
kỹ thuật ARFI có độ chính xác trong chẩn đoán các mức độ xơ hóa đều cao,
trong đó xơ hóa nặng và xơ gan có độ chính xác rất cao trên 90%. Độ nhạy và
độ đặc hiệu để chẩn đoán các mức độ xơ hóa đều chấp nhận được, đặc biệt cao
với xơ hóa nặng và xơ gan [28].
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy kỹ thuật ARFI có giá trị tốt trong
chẩn đoán các mức độ xơ hóa gan trên bệnh nhân viêm gan mạn do nhiều
nguyên nhân khác nhau.
1.4.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu của Trần Thị Khánh Tường (2015) thực hiện trên 129 bệnh
nhân viêm gan mạn nhằm đánh giá giá trị của kỹ thuật ARFI trong chẩn đoán
các mức độ xơ hóa gan. Kết quả cho thấy độ chính xác tốt đối với xơ hóa đáng
kể (AUROC = 0,86) và rất tốt đối với xơ hóa nặng (AUROC = 0,93). Khi so
sánh với chỉ số APRI trên bệnh nhân viêm gan mạn, kết quả cho thấy ARFI có
độ chính xác cao hơn chỉ số APRI trong chẩn đoán xơ hóa đáng kể và xơ hóa
nặng [12].
Lê Trung Thi và cộng sự (2011) nghiên cứu trên 161 bệnh nhân bị viêm
gan mạn về mối tương quan giữa SWV của kỹ thuật ARFI với các xét nghiệm
không xâm lấn, không đối chiếu sinh thiết gan. Kết quả cho thấy SWV có tương
quan với các thông số sau: tiểu cầu với r = - 0,301 (p < 0,001), tỷ số AST/ALT
28
với r = 0,209 (p < 0,01), APRI với r = 0,589 (p = 0,001) và FIB4 với r = 0,558
(p < 0,001) [4].
Nghiên cứu của Nguyễn Phước Bảo Quân và cộng sự (2012) khảo sát ở
241 người khỏe mạnh và 160 bệnh nhân bệnh gan mạn, trong đó sinh thiết gan
23 trường hợp. Kết quả cho thấy SWV gia tăng ở nhóm bệnh gan mạn và có
tương quan thuận giữa SWV và giai đoạn xơ hóa gan [7].
Các nghiên cứu về giá trị của kỹ thuật ARFI trong đánh giá xơ hóa gan
có đối chiếu giải phẫu bệnh ở nước ta đều có cỡ mẫu nhỏ, nhưng đều cho thấy
kỹ thuật này đã mở ra một hướng áp dụng lâm sàng đầy hứa hẹn trong tương
lai.
29
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 56 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh gan do rượu điều trị tại
khoa Nội Tiêu hóa- Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 8 năm 2019
đến tháng 8 năm 2020.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán BGDR theo Hội nghiên cứu
bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) 2019 [22]:
+ Có tình trạng lạm dụng rượu: điểm AUDIT từ 8 điểm trở lên đối với
nam ≤ 60 tuổi, từ 4 điểm trở lên đối với nam > 60 và nữ giới.
+ Có ít nhất 02 dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh gan mạn: chán
ăn, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau tức hạ sườn phải, gầy sút cân, sao mạch,
lòng bàn tay son, da xạm, xuất huyết tiêu hóa, phù, vàng da, gan to, lách to, tuần
hoàn bàng hệ. 37 < AST < 500 U/L; AST/ALT > 1,5; GGT > 50 U/L.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Viêm gan cấp.
- Tỷ lệ thành công sau 10 lần đo < 60% vì không đảm bảo độ chính xác.
- Bệnh nhân sau khi đã làm các thủ thuật tại gan như: sinh thiết gan, chọc
hút vì gây ảnh hưởng đến kết quả đo.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2019 đến tháng 8/2020.
- Địa điểm nghiên cứu: khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: mô tả.
30
- Thiết kế nghiên cứu: điều tra cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu
- Cỡ mẫu: sử dụng công thức tính cỡ mẫu mô tả một giá trị trung bình, dựa vào
kết quả của nghiên cứu trước [2].
𝑛 = 𝑍1−𝛼/2
2
𝑠2
(𝑋
̅𝜀)2
Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu cần chọn
Z1-α/2: Hệ số giới hạn tin cậy, với mức tin cậy 95%  Z1-α/2 = 1,96.
𝑋
̅: giá trị SWV trung bình ở bệnh nhân mắc BGDR theo nghiên cứu trước.
s: Độ lệch chuẩn của SWV từ nghiên cứu trước.
: Độ chính xác tương đối, chọn  = 0,06.
Dựa vào các kết quả từ nghiên cứu của Kiani A và cộng sự (2016), 𝑋
̅ = 1,4
và s = 0,36 [32], thay vào công thức trên tính được n = 71.
Trên thực tế, chúng tôi lựa chọn được 56 bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu.
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện có chủ đích.
2.3.3. Các chỉ tiêu và biến số nghiên cứu
- Tuổi.
- Giới.
- Thời gian uống rượu.
- Lượng rượu uống hàng ngày.
- Điểm AUDIT.
- Triệu chứng cơ năng: chán ăn, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau hạ sườn
phải, xuất huyết tiêu hóa.
- Triệu chứng toàn thân: vàng da, gày sút, sao mạch, lòng bàn tay son, da
xạm, xuất huyết dưới da, phù.
- Triệu chứng thực thể: gan to, lách to, tuần hoàn bàng hệ.
31
- Chẩn đoán lâm sàng: gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan do rượu, xơ gan
Child A do rượu, xơ gan Child B do rượu, xơ gan Child C do rượu.
- Một số chỉ số sinh hóa máu: ALT, AST, GGT, bilirubin toàn phần,
albumin, cholesterol, triglycerid.
- Một số chỉ số huyết học: số lượng hồng cầu, số lượng tiểu cầu, hàm
lượng hemoglobin, thể tích trung bình hồng cầu.
- Chỉ số APRI.
- Tỷ lệ AST/ALT.
- Giá trị SWV.
- Giai đoạn xơ hóa gan: F0, F1, F2, F3, F4.
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu
Tên biến Giá trị Loại biến
Tuổi Năm Liên tục
Giới Nam, nữ Phân loại
Thời gian uống rượu Năm Liên tục
Lượng rượu uống hàng ngày ml Liên tục
Điểm AUDIT Điểm Liên tục
Triệu chứng cơ năng (chán ăn, chậm tiêu, rối loạn
tiêu hóa, đau hạ sườn phải, xuất huyết tiêu hóa)
Phân loại
Triệu chứng toàn thân (vàng da, gày sút, sao mạch,
lòng bàn tay son, da xạm, xuất huyết dưới da, phù)
Phân loại
Triệu chứng thực thể (gan to, lách to, tuần hoàn
bàng hệ)
Phân loại
Chẩn đoán ( viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ do
rượu, xơ gan Child A do rượu, xơ gan Child B do
rượu, xơ gan Child C do rượu)
Phân loại
AST, ALT, GGT U/I Liên tục
Bilirubin toàn phần µmol/L Liên tục
32
Albumin g/l Liên tục
Cholesterol, Triglyceride mmol/l Liên tục
Số lượng hồng cầu T/l Liên tục
Số lượng tiểu cầu G/l Liên tục
Hb g/l Liên tục
MCV Fl Liên tục
Chỉ số APRI Liên tục
Tỷ lệ AST/ALT Liên tục
Giai đoạn xơ hóa gan F0, F1, F2,
F3, F4
Phân loại
Kết quả SWV m/s Liên tục
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1. Chọn bệnh nhân
Lựa chọn những bệnh nhân mắc BGDR điều trị nội trú tại Khoa Nội tiêu
hóa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đủ tiêu chuẩn lựa chọn và không nằm
trong tiêu chuẩn loại trừ.
2.4.2. Khám lâm sàng
Đối tượng nghiên cứu được hỏi bệnh và khám lâm sàng trực tiếp. Sử
dụng mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất (phụ lục 2), trong đó ghi đầy đủ các
thông tin về tiền sử, bệnh sử, các triệu chứng lâm sàng.
- Tuổi: được tính đến năm tiến hành nghiên cứu theo mốc ngày sinh của
bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án, sau đó chia thành các nhóm tuổi < 30 tuổi, 30
– 39 tuổi, 40 – 49 tuổi, 50 – 59 tuổi, 60 – 69 tuổi và ≥ 70 tuổi.
- Giới: chia thành 2 nhóm nam và nữ.
- Thời gian uống rượu: được tính từ khi bệnh nhân xác định bắt đầu lạm
dụng rượu đến năm tiến hành nghiên cứu, chia thành các khoảng thời gian ≤ 5
năm, 6 – 10 năm, 11 – 15 năm, > 15 năm.
33
- Lượng rượu uống hàng ngày: ước tính ra số ml bệnh nhân uống mỗi
ngày, chia thành các mức < 100 ml, 100 – 300 ml, > 300 ml.
- Điểm AUDIT: phát cho mỗi bệnh nhân 01 bộ câu hỏi AUDIT và hướng
dẫn để bệnh nhân tự trả lời, sau đó tính điểm dựa trên kết quả trả lời của bệnh
nhân. Điểm AUDIT từ 8 điểm trở lên đối với nam giới ≤ 60 tuổi, từ 4 điểm trở
lên đối với nam giới > 60 tuổi và nữ giới được xác định là có lạm dụng rượu.
- Hỏi bệnh sử để phát hiện triệu chứng cơ năng: chán ăn, chậm tiêu, rối
loạn tiêu hóa, đau hạ sườn phải, xuất huyết tiêu hóa.
- Khám lâm sàng để phát hiện các triệu chứng toàn thân, thực thể: vàng
da, gầy sút cân, sao mạch, lòng bàn tay son, da xạm, xuất huyết dưới da, phù,
gan to, lách to, tuần hoàn bàng hệ.
2.4.3. Thực hiện các xét nghiệm
- Xét nghiệm sinh hóa máu: lấy máu xa thời điểm bữa ăn của bệnh nhân
ít nhất 2 giờ, lấy 2ml máu tĩnh mạch, bơm nhẹ máu vào thành ống nghiệm
không để sủi bọt và tránh vỡ hồng cầu, đậy chặt nắp ống nghiệm, lắc nhẹ 2 phút
để máu trộn đều với Heparin, mẫu được gửi tới Khoa sinh hóa – Bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên để xét nghiệm, bảo quản mẫu ở nhiệt độ 2 – 8o
C. Sau
khi tách lấy huyết tương, các thông số xét nghiệm được thực hiện trên máy
phân tích sinh hóa tự động đặt tại Khoa Sinh hóa - Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên, sử dụng máy Olympus AU 640 của hãng Beckman Couter - Mỹ. Hóa
chất, dịch chuẩn và kit sử dụng để xét nghiệm của hãng. Hệ thống tự động hoàn
toàn. Các giá trị bình thường được chuẩn hóa theo hằng số sinh lý của người
Việt Nam.
- Xét nghiệm huyết học: lấy mẫu máu xét nghiệm cùng thời điểm lấy
mẫu máu làm xét nghiệm sinh hóa, lấy 1ml máu tĩnh mạch, bơm nhẹ máu vào
thành ống nghiệm có chống đông bằng EDTA không để sủi bọt và tránh vỡ
hồng cầu, đậy chặt nắp ống nghiệm, lắc nhẹ 2 phút để chống đông nhưng không
gây vỡ hồng cầu, mẫu được gửi tới Khoa huyết học – Bệnh viện Trung ương
34
Thái Nguyên để phân tích, bảo quản mẫu ở nhiệt độ 2 – 8o
C. Thực hiện tổng
phân tích tế bào máu ngoại vi bằng laser được thực hiện bằng máy xét nghiệm
huyết học tự động Celltac F hãng Nihon Kohden của Nhật (tại Khoa Huyết học
- Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên). Các giá trị bình thường được chuẩn hóa
theo hằng số sinh lý của người Việt Nam.
2.4.4. Thực hiện kỹ thuật ARFI
Sau khi có kết quả xét nghiệm, những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn
sẽ được đo độ đàn hồi mô gan bằng kỹ thuật ARFI tại Khoa Chẩn đoán hình
ảnh - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trên máy Siemens ACUSON S2000
có cài đặt tính năng ghi hình ARFI trên đầu dò cong 4C1, đa tần số1- 4MHz và
phần mềm định lượng sờ mô ảo. Kỹ thuật này được thực hiện bởi bác sỹ của
khoa Chẩn đoán hình ảnh.
Các bước đo đàn hồi gan:
- Bệnh nhân nằm ngửa, tay phải dạng tối đa để dưới đầu và đầu nghiêng
qua trái. Đầu dò được bôi gel và để trên da bệnh nhân giữa các xương sườn từ
đường nách trước đến đường giữa đòn với hướng cắt dọc khoang liên sườn,
tương ứng với thùy phải của gan.
- Đánh giá nhu mô/siêu âm 2D, chọn vị trí đặt ROI ở hạ phân thùy 8 (đại
diện cho thùy gan phải), hạ phân thùy 2 (đại diện cho thùy gan trái), dưới bao
gan 2-3cm, hướng xung vuông góc bề mặt gan.
- Với mỗi bệnh nhân, tiến hành đo ít nhất 5 lần tại mỗi vị trí ROI, lấy giá
trị trung bình + độ lệch chuẩn.
- Đo thất bại khi không có lần nào thành công hoặc tỷ lệ đo thành công
sau 5 lần đo < 60%.
2.4.5. Tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu
- Bộ câu hỏi đánh giá sử dụng rượu của tổ chức y tế thế giới (bộ câu hỏi
AUDIT - WHO), điểm số AUDIT: từ 8 điểm trở lên (đối với nam ≤ 60 tuổi),
từ 4 điểm trở lên (đối với nam > 60, nữ giới) là nghiện rượu [42].
35
- Chẩn đoán bệnh gan do rượu theo hướng dẫn chẩn đoán của Hội nghiên
cứu bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) 2019 [22].
- Chẩn đoán viêm gan do rượu gọi tắt là viêm gan: có tiền sử lạm dụng
rượu, vàng da, tăng men AST, ALT, GGT, AST/ALT > 1,5, Bilirubin toàn phần
> 50 µmol/l. Không có bằng chứng của các nguyên nhân gây viêm gan khác
[22].
- Chẩn đoán gan nhiễm mỡ do rượu gọi tắt là gan nhiễm mỡ: có tiền sử
lạm dụng rượu, khám lâm sàng có thể có gan to, có hình ảnh gan nhiễm mỡ trên
siêu âm, cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ, xét nghiệm AST, ALT, GGT,
cholesterol, triglycerid bình thường hoặc tăng nhẹ [22].
- Chẩn đoán xơ gan do rượu gọi tắt là xơ gan: bệnh nhân có tiền sử lạm
dụng rượu, có hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
[22].
- Chẩn đoán viêm gan cấp: bệnh khởi phát trong vòng 6 tháng với các
triệu chứng ban đầu là mệt mỏi, chán ăn, đau tức hạ sườn phải, sau đó xuất hiện
các triệu chứng điển hình vàng da và niêm mạc tăng nhanh, trường hợp nặng
có thể có hội chứng não gan, rối loạn đông máu, AST và ALT tăng ở mức trên
5 lần giới hạn cao của mức bình thường, bilirubin toàn phần tăng trên 50 µmol/l
[31].
Bảng 2.2. Bảng điểm Child – Pugh [8]
Tiêu chuẩn 1 điểm 2 điểm 3 điểm
Albumin máu (g/l) > 35 28 – 35 < 28
36
PT (%) hoặc
INR
> 60
< 1,7
40 – 60
1,7 – 2,3
< 40
> 2,3
Billirubin máu
(μmol/l)
< 35 35 – 50 > 50
HC não – gan Không Tiền hôn mê Hôn mê
Cổ trướng Không Ít Nhiều
Xơ gan Child A: 5-6 điểm. Xơ gan Child B: 7-9 điểm. Xơ gan Child C:
10-15 điểm.
Bảng 2.3. Giá trị tham chiếu một số chỉ số huyết học [9]
Tên chỉ số huyết học Giá trị bình thường
Hồng cầu (T/l) 3,8 – 5,3
Hemoglobin (g/l) 110 – 170
Tiểu cầu (G/l) 120 – 380
MCV (fl) 80 – 100
Hồng cầu giảm: < 3,8 T/l. Hb giảm: < 110 g/l.Tiểu cầu giảm: < 120 G/l.
MCV tăng: > 100 fl.
Bảng 2.4. Giá trị tham chiếu một số chỉ số sinh hóa máu [9]
Tên xét nghiệm Giá trị bình thường
AST (U/L) < 37
ALT (U/L) < 40
GGT (U/L) 7 – 49
Bilirubin TP (µmol/L) < 17,1
Cholesterol (mmol/L) 3,9 – 5,2
Triglycerid (mmol/L) 0,46 – 1,8
Albumin (g/L) 35 – 50
AST tăng: > 37 U/l. ALT tăng: > 40 U/l. GGT tăng > 49 U/l. Bilirubin
tp tăng: > 17,1 µmol/l. Cholesterol tăng: > 5,2 mmol/l. Triglycerid tăng: > 1,8
mmol/l. Albumin giảm: < 35 mmol/l.
37
- Chỉ số APRI tính theo công thức: APRI =
𝐴𝑆𝑇
𝑈𝐿𝑁𝑥 𝑡𝑖ể𝑢 𝑐ầ𝑢 (109)
𝑥 100. ULN
là giá trị trên ngưỡng bình thường của AST. Tại Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên, ULN = 37. Chỉ số APRI > 2 cho thấy xơ hóa gan có ý nghĩa và nhiều
khả năng xơ gan.
- Tỷ lệ AST/ALT bình thường < 1,0.
- Thực hiện kỹ thuật ARFI thành công khi có ít nhất 3 lần đo thành công.
Giá trị SWV là trung bình của 5 lần đo.
- Đánh giá giai đoạn xơ hóa gan: F0 (SWV < 1,23m/s), F1 (1,23 ≤ SWV
< 1,34 m/s), F2 ( 1,34 ≤ SWV < 1,55 m/s), F3 (1,55 ≤ SWV < 1,86 m/s), F4 (
SWV ≥ 1,86 m/s). Khi tiến hành phân tích, chúng tôi gộp giai đoạn F0 và
F1thành nhóm chưa xơ hóa gan, gộp giai đoạn F2, F3 và F4 thành nhóm đã có
xơ hóa gan [12].
2.5. Xử lý số liệu
Số liệu được thu thập bằng bệnh án nghiên cứu thống nhất, nhập liệu bằng
phần mềm Epi Info 7, xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học, với chương
trình SPSS 20.0. Trong khi xử lý số liệu dùng các thuật toán:
- Thống kê mô tả: các biến định tính được mô tả bằng số lượng và tỷ lệ %,
các biến định lượng được mô tả bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn [2].
- Thống kê suy luận: sự khác biệt giữa 2 nhóm định tính được kiểm định
bằng Chi-square test, trong trường hợp có nhiều hơn 20% ô có tần số mong đợi
nhỏ hơn 5 sẽ sử dụng kiểm định Fisher’s Exact để kiểm định sự khác biệt. Sự
khác biệt giữa 2 biến định lượng được kiểm định bằng T-test. Sự khác biệt có
ý nghĩa khi p < 0,05 [2].
- Kiểm tra tính phân phối chuẩn của biến bằng test Kolmogorov-Smirnov.
Biến có phân phối chuẩn khi p > 0,05 [2].
- Với các phân phối chuẩn: so sánh trung bình của 2 nhóm độc lập bằng kiểm
định T-test [2].
38
- Với các phân phối không chuẩn: so sánh trung vị của 2 nhóm độc lập
bằng kiểm định Mann-Whitney, so sánh trung vị 3 nhóm độc lập bằng phân tích
Kruskal-Wallis [2].
- Đánh giá mối tương quan giữa 2 biến số liên tục phân phối chuẩn bằng
tương quan Pearson, tính hệ số tương quan Pearson (r) và KTC 95%. Đánh giá
mối tương quan 1 biến số liên tục với 1 biến số phân loại bằng tương quan
Spearman, tính hệ số tương quan Spearman rho (r) và KTC 95%. Nhận định
tương quan như sau [2]:
+ r = 0: không có mối tương quan.
+ r < 0: tương quan nghịch.
+ r > 0: tương quan thuận.
+ |r| < 0,3: tương quan ít chặt chẽ.
+ 0,3 ≤ |r| ≤ 0,6: tương quan khá chặt chẽ.
+ |r| > 0,6 tương quan rất chặt chẽ.
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đã được Hội đồng xét duyệt đề cương của Trường Đại
học Y-Dược Thái Nguyên thông qua và Hội đồng đạo đức của Bệnh viện Trung
ương Thái Nguyên chấp nhận.
Bệnh nhân được giải thích, tư vấn trước khi tự nguyện tham gia nghiên
cứu. Các số liệu của cá nhân trong nghiên cứu đều được giữ bí mật. Khi bệnh
nhân yêu cầu không tham gia nghiên cứu thì chúng tôi sẽ ngừng nghiên cứu
trên những bệnh nhân đó, nhưng họ vẫn được đảm bảo tất cả quyền lợi chăm
sóc và điều trị. Bệnh nhân được chăm sóc và điều trị nếu xảy ra tai biến trong
khi tham gia nghiên cứu.
Các số liệu thu thập được chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, không phục
vụ cho mục đích nào khác.
Kết quả nghiên cứu đảm bảo tính trung thực, khách quan và được sự
đồng ý của đối tượng nghiên cứu.
Sơ đồ nghiên cứu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu
Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu

More Related Content

What's hot

Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...
Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...
Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Biểu hiện hệ vector tái lập trình trên tế bào gốc tạo máu của người nhằm tạo ...
Biểu hiện hệ vector tái lập trình trên tế bào gốc tạo máu của người nhằm tạo ...Biểu hiện hệ vector tái lập trình trên tế bào gốc tạo máu của người nhằm tạo ...
Biểu hiện hệ vector tái lập trình trên tế bào gốc tạo máu của người nhằm tạo ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...
Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...
Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại bệ...
Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại bệ...Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại bệ...
Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại bệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát hoạt tính sinh học của cây nhân trần tía
Khảo sát hoạt tính sinh học của cây nhân trần tíaKhảo sát hoạt tính sinh học của cây nhân trần tía
Khảo sát hoạt tính sinh học của cây nhân trần tíaTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn streptococcus pneumonia và ...
Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn streptococcus pneumonia và ...Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn streptococcus pneumonia và ...
Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn streptococcus pneumonia và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tăng cường chế phẩm sinh học nhằm loại bỏ trực tiếp dầu mỡ trong n...
Nghiên cứu tăng cường chế phẩm sinh học nhằm loại bỏ trực tiếp dầu mỡ trong n...Nghiên cứu tăng cường chế phẩm sinh học nhằm loại bỏ trực tiếp dầu mỡ trong n...
Nghiên cứu tăng cường chế phẩm sinh học nhằm loại bỏ trực tiếp dầu mỡ trong n...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namNghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tối ưu hóa môi trường sinh tổng hợp enzyme cellulase từ nấm mốc trichoderma k...
Tối ưu hóa môi trường sinh tổng hợp enzyme cellulase từ nấm mốc trichoderma k...Tối ưu hóa môi trường sinh tổng hợp enzyme cellulase từ nấm mốc trichoderma k...
Tối ưu hóa môi trường sinh tổng hợp enzyme cellulase từ nấm mốc trichoderma k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...
Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...
Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...
 
Biểu hiện hệ vector tái lập trình trên tế bào gốc tạo máu của người nhằm tạo ...
Biểu hiện hệ vector tái lập trình trên tế bào gốc tạo máu của người nhằm tạo ...Biểu hiện hệ vector tái lập trình trên tế bào gốc tạo máu của người nhằm tạo ...
Biểu hiện hệ vector tái lập trình trên tế bào gốc tạo máu của người nhằm tạo ...
 
Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...
Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...
Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...
 
Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại bệ...
Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại bệ...Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại bệ...
Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại bệ...
 
Khảo sát hoạt tính sinh học của cây nhân trần tía
Khảo sát hoạt tính sinh học của cây nhân trần tíaKhảo sát hoạt tính sinh học của cây nhân trần tía
Khảo sát hoạt tính sinh học của cây nhân trần tía
 
Nghiên cứu phá vách bào tử nấm linh chi
Nghiên cứu phá vách bào tử nấm linh chiNghiên cứu phá vách bào tử nấm linh chi
Nghiên cứu phá vách bào tử nấm linh chi
 
Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn streptococcus pneumonia và ...
Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn streptococcus pneumonia và ...Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn streptococcus pneumonia và ...
Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn streptococcus pneumonia và ...
 
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
 
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
 
Nghiên cứu tăng cường chế phẩm sinh học nhằm loại bỏ trực tiếp dầu mỡ trong n...
Nghiên cứu tăng cường chế phẩm sinh học nhằm loại bỏ trực tiếp dầu mỡ trong n...Nghiên cứu tăng cường chế phẩm sinh học nhằm loại bỏ trực tiếp dầu mỡ trong n...
Nghiên cứu tăng cường chế phẩm sinh học nhằm loại bỏ trực tiếp dầu mỡ trong n...
 
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namNghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
 
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
 
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
 
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
 
Tối ưu hóa môi trường sinh tổng hợp enzyme cellulase từ nấm mốc trichoderma k...
Tối ưu hóa môi trường sinh tổng hợp enzyme cellulase từ nấm mốc trichoderma k...Tối ưu hóa môi trường sinh tổng hợp enzyme cellulase từ nấm mốc trichoderma k...
Tối ưu hóa môi trường sinh tổng hợp enzyme cellulase từ nấm mốc trichoderma k...
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
 
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
 
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
 

Similar to Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu

2021 Philippine Guidelines on PHEx - Phase 1.pdf
2021  Philippine Guidelines on PHEx - Phase 1.pdf2021  Philippine Guidelines on PHEx - Phase 1.pdf
2021 Philippine Guidelines on PHEx - Phase 1.pdfMarkJohnuelDuavis2
 
đặC điểm chỉ số sức cản động mạch thận ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổ...
đặC điểm chỉ số sức cản động mạch thận ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổ...đặC điểm chỉ số sức cản động mạch thận ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổ...
đặC điểm chỉ số sức cản động mạch thận ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tietz Fundamentals of Clinical Chemistry and Molecular Diagnostics ( PDFDrive...
Tietz Fundamentals of Clinical Chemistry and Molecular Diagnostics ( PDFDrive...Tietz Fundamentals of Clinical Chemistry and Molecular Diagnostics ( PDFDrive...
Tietz Fundamentals of Clinical Chemistry and Molecular Diagnostics ( PDFDrive...InsSilva801685
 
Mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ nt pro bnp với diễn biến lâm sàng và s...
Mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ nt pro bnp với diễn biến lâm sàng và s...Mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ nt pro bnp với diễn biến lâm sàng và s...
Mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ nt pro bnp với diễn biến lâm sàng và s...https://www.facebook.com/garmentspace
 
#13. Breastfeeding Versus Bottlefeeding
#13. Breastfeeding Versus Bottlefeeding#13. Breastfeeding Versus Bottlefeeding
#13. Breastfeeding Versus BottlefeedingBiblioteca Virtual
 
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nh...
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nh...đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nh...
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Community-Medicine-Golden-Mcqs-Points-By-Dr.-Asif-Ali-Khan.pdf
Community-Medicine-Golden-Mcqs-Points-By-Dr.-Asif-Ali-Khan.pdfCommunity-Medicine-Golden-Mcqs-Points-By-Dr.-Asif-Ali-Khan.pdf
Community-Medicine-Golden-Mcqs-Points-By-Dr.-Asif-Ali-Khan.pdfSunilYadav42766
 
clinical case sheet format for Dadru kushta/fungal infections
clinical case sheet format for Dadru kushta/fungal infectionsclinical case sheet format for Dadru kushta/fungal infections
clinical case sheet format for Dadru kushta/fungal infectionsJyothi P
 
Dr. Mohit Boora Thesis Protocolfinal.pdf
Dr. Mohit Boora Thesis Protocolfinal.pdfDr. Mohit Boora Thesis Protocolfinal.pdf
Dr. Mohit Boora Thesis Protocolfinal.pdfDrEshaanSinghSaini
 
Eur heart j 2014 esc guidelines on diagnosis and management of hypertrophic c...
Eur heart j 2014 esc guidelines on diagnosis and management of hypertrophic c...Eur heart j 2014 esc guidelines on diagnosis and management of hypertrophic c...
Eur heart j 2014 esc guidelines on diagnosis and management of hypertrophic c...Alexandria University, Egypt
 
Syllabus 4 course 2023-2024 Obstetrics and gynecology-1.doc
Syllabus 4 course 2023-2024  Obstetrics and gynecology-1.docSyllabus 4 course 2023-2024  Obstetrics and gynecology-1.doc
Syllabus 4 course 2023-2024 Obstetrics and gynecology-1.docMohitSharma179329
 
Localised Prostate Cancer Book
Localised Prostate Cancer BookLocalised Prostate Cancer Book
Localised Prostate Cancer BookQProstate18
 
Best of five mc qs for the endocrinology and diabetes sce 2015
Best of five mc qs for the endocrinology and diabetes sce 2015Best of five mc qs for the endocrinology and diabetes sce 2015
Best of five mc qs for the endocrinology and diabetes sce 2015mostafa hegazy
 
2018 esc guidelines for the management of cardiovascular disease during pregn...
2018 esc guidelines for the management of cardiovascular disease during pregn...2018 esc guidelines for the management of cardiovascular disease during pregn...
2018 esc guidelines for the management of cardiovascular disease during pregn...Vinh Pham Nguyen
 
Qualitative Study on Lived in Experiences of Breast Cancer Patients at Mahagu...
Qualitative Study on Lived in Experiences of Breast Cancer Patients at Mahagu...Qualitative Study on Lived in Experiences of Breast Cancer Patients at Mahagu...
Qualitative Study on Lived in Experiences of Breast Cancer Patients at Mahagu...Kailash Nagar
 

Similar to Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu (20)

2021 Philippine Guidelines on PHEx - Phase 1.pdf
2021  Philippine Guidelines on PHEx - Phase 1.pdf2021  Philippine Guidelines on PHEx - Phase 1.pdf
2021 Philippine Guidelines on PHEx - Phase 1.pdf
 
đặC điểm chỉ số sức cản động mạch thận ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổ...
đặC điểm chỉ số sức cản động mạch thận ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổ...đặC điểm chỉ số sức cản động mạch thận ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổ...
đặC điểm chỉ số sức cản động mạch thận ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổ...
 
Tietz Fundamentals of Clinical Chemistry and Molecular Diagnostics ( PDFDrive...
Tietz Fundamentals of Clinical Chemistry and Molecular Diagnostics ( PDFDrive...Tietz Fundamentals of Clinical Chemistry and Molecular Diagnostics ( PDFDrive...
Tietz Fundamentals of Clinical Chemistry and Molecular Diagnostics ( PDFDrive...
 
Final Mphil Thesis Lip Cancer Latest
Final Mphil Thesis Lip Cancer LatestFinal Mphil Thesis Lip Cancer Latest
Final Mphil Thesis Lip Cancer Latest
 
Mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ nt pro bnp với diễn biến lâm sàng và s...
Mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ nt pro bnp với diễn biến lâm sàng và s...Mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ nt pro bnp với diễn biến lâm sàng và s...
Mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ nt pro bnp với diễn biến lâm sàng và s...
 
#13. Breastfeeding Versus Bottlefeeding
#13. Breastfeeding Versus Bottlefeeding#13. Breastfeeding Versus Bottlefeeding
#13. Breastfeeding Versus Bottlefeeding
 
Manual
ManualManual
Manual
 
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nh...
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nh...đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nh...
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nh...
 
Community-Medicine-Golden-Mcqs-Points-By-Dr.-Asif-Ali-Khan.pdf
Community-Medicine-Golden-Mcqs-Points-By-Dr.-Asif-Ali-Khan.pdfCommunity-Medicine-Golden-Mcqs-Points-By-Dr.-Asif-Ali-Khan.pdf
Community-Medicine-Golden-Mcqs-Points-By-Dr.-Asif-Ali-Khan.pdf
 
clinical case sheet format for Dadru kushta/fungal infections
clinical case sheet format for Dadru kushta/fungal infectionsclinical case sheet format for Dadru kushta/fungal infections
clinical case sheet format for Dadru kushta/fungal infections
 
Dr. Mohit Boora Thesis Protocolfinal.pdf
Dr. Mohit Boora Thesis Protocolfinal.pdfDr. Mohit Boora Thesis Protocolfinal.pdf
Dr. Mohit Boora Thesis Protocolfinal.pdf
 
Eur heart j 2014 esc guidelines on diagnosis and management of hypertrophic c...
Eur heart j 2014 esc guidelines on diagnosis and management of hypertrophic c...Eur heart j 2014 esc guidelines on diagnosis and management of hypertrophic c...
Eur heart j 2014 esc guidelines on diagnosis and management of hypertrophic c...
 
Syllabus 4 course 2023-2024 Obstetrics and gynecology-1.doc
Syllabus 4 course 2023-2024  Obstetrics and gynecology-1.docSyllabus 4 course 2023-2024  Obstetrics and gynecology-1.doc
Syllabus 4 course 2023-2024 Obstetrics and gynecology-1.doc
 
Localised Prostate Cancer Book
Localised Prostate Cancer BookLocalised Prostate Cancer Book
Localised Prostate Cancer Book
 
Best of five mc qs for the endocrinology and diabetes sce 2015
Best of five mc qs for the endocrinology and diabetes sce 2015Best of five mc qs for the endocrinology and diabetes sce 2015
Best of five mc qs for the endocrinology and diabetes sce 2015
 
Breast cancer
Breast cancerBreast cancer
Breast cancer
 
Newly Diagnosed, Stephanie Wethington, MD
Newly Diagnosed, Stephanie Wethington, MDNewly Diagnosed, Stephanie Wethington, MD
Newly Diagnosed, Stephanie Wethington, MD
 
2018 esc guidelines for the management of cardiovascular disease during pregn...
2018 esc guidelines for the management of cardiovascular disease during pregn...2018 esc guidelines for the management of cardiovascular disease during pregn...
2018 esc guidelines for the management of cardiovascular disease during pregn...
 
Qualitative Study on Lived in Experiences of Breast Cancer Patients at Mahagu...
Qualitative Study on Lived in Experiences of Breast Cancer Patients at Mahagu...Qualitative Study on Lived in Experiences of Breast Cancer Patients at Mahagu...
Qualitative Study on Lived in Experiences of Breast Cancer Patients at Mahagu...
 
CV Dr.A.Shihab
CV Dr.A.ShihabCV Dr.A.Shihab
CV Dr.A.Shihab
 

Recently uploaded

Science 7 - LAND and SEA BREEZE and its Characteristics
Science 7 - LAND and SEA BREEZE and its CharacteristicsScience 7 - LAND and SEA BREEZE and its Characteristics
Science 7 - LAND and SEA BREEZE and its CharacteristicsKarinaGenton
 
Alper Gobel In Media Res Media Component
Alper Gobel In Media Res Media ComponentAlper Gobel In Media Res Media Component
Alper Gobel In Media Res Media ComponentInMediaRes1
 
Presiding Officer Training module 2024 lok sabha elections
Presiding Officer Training module 2024 lok sabha electionsPresiding Officer Training module 2024 lok sabha elections
Presiding Officer Training module 2024 lok sabha electionsanshu789521
 
call girls in Kamla Market (DELHI) 🔝 >༒9953330565🔝 genuine Escort Service 🔝✔️✔️
call girls in Kamla Market (DELHI) 🔝 >༒9953330565🔝 genuine Escort Service 🔝✔️✔️call girls in Kamla Market (DELHI) 🔝 >༒9953330565🔝 genuine Escort Service 🔝✔️✔️
call girls in Kamla Market (DELHI) 🔝 >༒9953330565🔝 genuine Escort Service 🔝✔️✔️9953056974 Low Rate Call Girls In Saket, Delhi NCR
 
Employee wellbeing at the workplace.pptx
Employee wellbeing at the workplace.pptxEmployee wellbeing at the workplace.pptx
Employee wellbeing at the workplace.pptxNirmalaLoungPoorunde1
 
Introduction to AI in Higher Education_draft.pptx
Introduction to AI in Higher Education_draft.pptxIntroduction to AI in Higher Education_draft.pptx
Introduction to AI in Higher Education_draft.pptxpboyjonauth
 
How to Configure Email Server in Odoo 17
How to Configure Email Server in Odoo 17How to Configure Email Server in Odoo 17
How to Configure Email Server in Odoo 17Celine George
 
“Oh GOSH! Reflecting on Hackteria's Collaborative Practices in a Global Do-It...
“Oh GOSH! Reflecting on Hackteria's Collaborative Practices in a Global Do-It...“Oh GOSH! Reflecting on Hackteria's Collaborative Practices in a Global Do-It...
“Oh GOSH! Reflecting on Hackteria's Collaborative Practices in a Global Do-It...Marc Dusseiller Dusjagr
 
Crayon Activity Handout For the Crayon A
Crayon Activity Handout For the Crayon ACrayon Activity Handout For the Crayon A
Crayon Activity Handout For the Crayon AUnboundStockton
 
Separation of Lanthanides/ Lanthanides and Actinides
Separation of Lanthanides/ Lanthanides and ActinidesSeparation of Lanthanides/ Lanthanides and Actinides
Separation of Lanthanides/ Lanthanides and ActinidesFatimaKhan178732
 
_Math 4-Q4 Week 5.pptx Steps in Collecting Data
_Math 4-Q4 Week 5.pptx Steps in Collecting Data_Math 4-Q4 Week 5.pptx Steps in Collecting Data
_Math 4-Q4 Week 5.pptx Steps in Collecting DataJhengPantaleon
 
Class 11 Legal Studies Ch-1 Concept of State .pdf
Class 11 Legal Studies Ch-1 Concept of State .pdfClass 11 Legal Studies Ch-1 Concept of State .pdf
Class 11 Legal Studies Ch-1 Concept of State .pdfakmcokerachita
 
CARE OF CHILD IN INCUBATOR..........pptx
CARE OF CHILD IN INCUBATOR..........pptxCARE OF CHILD IN INCUBATOR..........pptx
CARE OF CHILD IN INCUBATOR..........pptxGaneshChakor2
 
Solving Puzzles Benefits Everyone (English).pptx
Solving Puzzles Benefits Everyone (English).pptxSolving Puzzles Benefits Everyone (English).pptx
Solving Puzzles Benefits Everyone (English).pptxOH TEIK BIN
 
Interactive Powerpoint_How to Master effective communication
Interactive Powerpoint_How to Master effective communicationInteractive Powerpoint_How to Master effective communication
Interactive Powerpoint_How to Master effective communicationnomboosow
 
Organic Name Reactions for the students and aspirants of Chemistry12th.pptx
Organic Name Reactions  for the students and aspirants of Chemistry12th.pptxOrganic Name Reactions  for the students and aspirants of Chemistry12th.pptx
Organic Name Reactions for the students and aspirants of Chemistry12th.pptxVS Mahajan Coaching Centre
 
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13Steve Thomason
 

Recently uploaded (20)

Science 7 - LAND and SEA BREEZE and its Characteristics
Science 7 - LAND and SEA BREEZE and its CharacteristicsScience 7 - LAND and SEA BREEZE and its Characteristics
Science 7 - LAND and SEA BREEZE and its Characteristics
 
Alper Gobel In Media Res Media Component
Alper Gobel In Media Res Media ComponentAlper Gobel In Media Res Media Component
Alper Gobel In Media Res Media Component
 
Presiding Officer Training module 2024 lok sabha elections
Presiding Officer Training module 2024 lok sabha electionsPresiding Officer Training module 2024 lok sabha elections
Presiding Officer Training module 2024 lok sabha elections
 
call girls in Kamla Market (DELHI) 🔝 >༒9953330565🔝 genuine Escort Service 🔝✔️✔️
call girls in Kamla Market (DELHI) 🔝 >༒9953330565🔝 genuine Escort Service 🔝✔️✔️call girls in Kamla Market (DELHI) 🔝 >༒9953330565🔝 genuine Escort Service 🔝✔️✔️
call girls in Kamla Market (DELHI) 🔝 >༒9953330565🔝 genuine Escort Service 🔝✔️✔️
 
9953330565 Low Rate Call Girls In Rohini Delhi NCR
9953330565 Low Rate Call Girls In Rohini  Delhi NCR9953330565 Low Rate Call Girls In Rohini  Delhi NCR
9953330565 Low Rate Call Girls In Rohini Delhi NCR
 
Employee wellbeing at the workplace.pptx
Employee wellbeing at the workplace.pptxEmployee wellbeing at the workplace.pptx
Employee wellbeing at the workplace.pptx
 
Introduction to AI in Higher Education_draft.pptx
Introduction to AI in Higher Education_draft.pptxIntroduction to AI in Higher Education_draft.pptx
Introduction to AI in Higher Education_draft.pptx
 
How to Configure Email Server in Odoo 17
How to Configure Email Server in Odoo 17How to Configure Email Server in Odoo 17
How to Configure Email Server in Odoo 17
 
Model Call Girl in Tilak Nagar Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝
Model Call Girl in Tilak Nagar Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝Model Call Girl in Tilak Nagar Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝
Model Call Girl in Tilak Nagar Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝
 
“Oh GOSH! Reflecting on Hackteria's Collaborative Practices in a Global Do-It...
“Oh GOSH! Reflecting on Hackteria's Collaborative Practices in a Global Do-It...“Oh GOSH! Reflecting on Hackteria's Collaborative Practices in a Global Do-It...
“Oh GOSH! Reflecting on Hackteria's Collaborative Practices in a Global Do-It...
 
Crayon Activity Handout For the Crayon A
Crayon Activity Handout For the Crayon ACrayon Activity Handout For the Crayon A
Crayon Activity Handout For the Crayon A
 
TataKelola dan KamSiber Kecerdasan Buatan v022.pdf
TataKelola dan KamSiber Kecerdasan Buatan v022.pdfTataKelola dan KamSiber Kecerdasan Buatan v022.pdf
TataKelola dan KamSiber Kecerdasan Buatan v022.pdf
 
Separation of Lanthanides/ Lanthanides and Actinides
Separation of Lanthanides/ Lanthanides and ActinidesSeparation of Lanthanides/ Lanthanides and Actinides
Separation of Lanthanides/ Lanthanides and Actinides
 
_Math 4-Q4 Week 5.pptx Steps in Collecting Data
_Math 4-Q4 Week 5.pptx Steps in Collecting Data_Math 4-Q4 Week 5.pptx Steps in Collecting Data
_Math 4-Q4 Week 5.pptx Steps in Collecting Data
 
Class 11 Legal Studies Ch-1 Concept of State .pdf
Class 11 Legal Studies Ch-1 Concept of State .pdfClass 11 Legal Studies Ch-1 Concept of State .pdf
Class 11 Legal Studies Ch-1 Concept of State .pdf
 
CARE OF CHILD IN INCUBATOR..........pptx
CARE OF CHILD IN INCUBATOR..........pptxCARE OF CHILD IN INCUBATOR..........pptx
CARE OF CHILD IN INCUBATOR..........pptx
 
Solving Puzzles Benefits Everyone (English).pptx
Solving Puzzles Benefits Everyone (English).pptxSolving Puzzles Benefits Everyone (English).pptx
Solving Puzzles Benefits Everyone (English).pptx
 
Interactive Powerpoint_How to Master effective communication
Interactive Powerpoint_How to Master effective communicationInteractive Powerpoint_How to Master effective communication
Interactive Powerpoint_How to Master effective communication
 
Organic Name Reactions for the students and aspirants of Chemistry12th.pptx
Organic Name Reactions  for the students and aspirants of Chemistry12th.pptxOrganic Name Reactions  for the students and aspirants of Chemistry12th.pptx
Organic Name Reactions for the students and aspirants of Chemistry12th.pptx
 
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13
 

Kết quả ghi hình xung lực xạ âm đánh giá độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TRẦN HỮU NGỌC KẾT QUẢ GHI HÌNH XUNG LỰC XẠ ÂM ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĐÀN HỒI MÔ GAN Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH GAN DO RƯỢU TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
  • 2. THÁI NGUYÊN – NĂM 2020
  • 3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TRẦN HỮU NGỌC KẾT QUẢ GHI HÌNH XUNG LỰC XẠ ÂM ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĐÀN HỒI MÔ GAN Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH GAN DO RƯỢU TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: NT 62.72.20.50 LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Trường Giang. 2. PGS.TS. Dương Hồng Thái.
  • 4. THÁI NGUYÊN – NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN
  • 5. Tôi là Trần Hữu Ngọc, học viên ,lớp bác sỹ nội trú K11, chuyên ngành Nội khoa, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên xin cam đoan. 1. Đây là Luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Dương Hồng Thái và TS. Nguyễn Trường Giang. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020 Người cam đoan Trần Hữu Ngọc LỜI CẢM ƠN
  • 6. Để hoàn thành Luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều thầy cô, đơn vị, cá nhân.Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các Phòng, Bộ môn và các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên đã trang bị cho tôi kiến thức, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Dương Hồng Thái, TS. Nguyễn Trường Giang, là những người thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Nội tiêu hóa, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Sinh hóa, Khoa Huyết học - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài Luận văn. Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được sự động viên, chia sẻ, giúp đỡ của gia đình, anh em, bạn bè, đồng nghiệp, những người thân. Tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Xin trân trọng cảm ơn! Trần Hữu Ngọc DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
  • 7. AASLD American Association for the Study of Liver Diseases Hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ AUDIT Alcohol Use Disorders Identification Test. Xác định những rối loạn do sử dụng rượu ARFI Acoustic Radiation Force Impulse Xung lực bức xạ âm BGDR Bệnh gan do rượu FDA Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ MRE Magnetic resonance imaging Đo độ đàn hồi bằng cộng hưởng từ NAFLD Non-alcoholic fatty liver disease Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu NASH Nonalcoholic steatohepatitis Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu ROI Region of Interest Vùng khảo sát RTE Real-Time Elastography Đo độ đàn hồi thời gian thực SA Siêu âm SSI Supersonic Shear wave Imaging Ghi hình sóng biến dạng siêu thanh SWV Shear Wave Velocity Vận tốc sóng biến dạng TE Transient Elastography Đo độ đàn hồi thoáng qua MỤC LỤC
  • 8. LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................................. 3 1.1. Bệnh gan do rượu................................................................................................................................................................ 3 1.1.1. Khái niệm................................................................................................................................................................................ 3 1.1.2. Dịch tễ......................................................................................................................................................................................... 3 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh gan do rượu……………………………………………………………..…4 1.1.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh gan do rượu………………..………………..7 1.1.5. Chẩn đoán xác định bệnh gan do rượu..................................................................................... 11 1.2. Các phương pháp đánh giá xơ hóa gan..................................................................................................13 1.2.1. Sinh thiết gan...................................................................................................................................................................13 1.2.2. Chỉ điểm sinh học.......................................................................................................................................................14 1.2.3. Chẩn đoán hình ảnh.................................................................................................................................................16 1.3. Kỹ thuật ARFI.....................................................................................................................................................................19 1.3.1. Sơ lược lịch sử................................................................................................................................................................19 1.3.2. Nguyên lý hoạt động...............................................................................................................................................20 1.3.3. Chỉ số bình thường....................................................................................................................................................21 1.3.4. Giá trị trong đánh giá xơ hóa gan............................................................................................................22 1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo................................................................................................24 1.3.6. Ưu điểm và hạn chế.................................................................................................................................................25 1.4. Một số nghiên cứu về đánh giá xơ hóa gan bằng kỹ thuật ARFI...........................26 1.4.1. Trên thế giới......................................................................................................................................................................26 1.4.2. Tại Việt Nam....................................................................................................................................................................27 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................29
  • 9. 2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................................................................29 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân............................................................................................................................29 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ....................................................................................................................................................29 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................................................................................29 2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................................................29 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................................................................29 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu.............................................................................................30 2.3.3. Các chỉ tiêu và biến số nghiên cứu........................................................................................................30 2.4. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................................................................32 2.4.1. Chọn bệnh nhân............................................................................................................................................................32 2.4.2. Khám lâm sàng..............................................................................................................................................................32 2.4.3. Thực hiện các xét nghiệm.................................................................................................................................33 2.4.4. Thực hiện kỹ thuật ARFI...................................................................................................................................34 2.4.5. Tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu..............................................................................34 2.5. Xử lý số liệu...........................................................................................................................................................................37 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu................................................................................................................................. 388 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................................................40 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân......................................................................................................................40 3.2. Kết quả đo độ đàn hồi mô gan..........................................................................................................................42 3.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với kết quả đo độ đàn hồi mô gan................................................................................................................................................................................46 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...............................................................................................................................................58 4.1. Đặc điểm chung.................................................................................................................................................................59 4.1.1. Đặc điểm về tuổi..........................................................................................................................................................59 4.1.2. Đặc điểm về giới......................................................................................................................................................59 4.1.3. Tiền sử lạm dụng rượu.........................................................................................................................................60 4.2. Kết quả đo độ đàn hồi mô gan...........................................................................................................................60 4.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với vận tốc sóng biến dạng.................................................................................................................................................................................................63
  • 10. 4.3.1. Mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng...........................................................................63 4.3.2. Mối liên quan với cận lâm sàng................................................................................................................65 KẾT LUẬN.........................................................................................................................................................................................69 KHUYẾN NGHỊ...........................................................................................................................................................................70 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các chỉ điểm sinh học gián tiếp chính...................................................................................15
  • 11. Bảng 1.2. Giá trị của kỹ thuật ARFI trong chẩn đoán xơ hóa gan.....................................22 Bảng 1.3. Độ chính xác của kỹ thuật ARFI đối với viêm gan mạn do các nguyên nhân khác nhau................................................................................................................................................................................22 Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu............................................................................................................................31 Bảng 2.2. Bảng điểm Child – Pugh........................................................................................................................35 Bảng 2.3. Giá trị tham chiếu một số chỉ số huyết học......................................................................36 Bảng 2.4. Giá trị tham chiếu một số chỉ số sinh hóa máu............................................................36 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới.............................................................................................................40 Bảng 3.2. Vận tốc sóng biến dạng trung bình ở bệnh nhân mắc BGDR....................42 Bảng 3.3. Giai đoạn xơ hóa gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu...........................43 Bảng 3.4. Vận tốc sóng biến dạng trung bình tương ứng với triệu chứng cơ năng của bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.......................................................................................................................43 Bảng 3.5. Vận tốc sóng biến dạng trung bình tương ứng với triệu chứng toàn thân của bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.......................................................................................................................44 Bảng 3.6. Vận tốc sóng biến dạng trung bình tương ứng với triệu chứng thực thể của bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.......................................................................................................................44 Bảng 3.7. Giai đoạn xơ hóa gan tương ứng với triệu chứng cơ năng ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.............................................................................................................................................................46 Bảng 3.8. Giai đoạn xơ hóa gan tương ứng với triệu chứng toàn thân ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.............................................................................................................................................................48 Bảng 3.9. Giai đoạn xơ hóa gan tương ứng với triệu chứng thực thể ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.............................................................................................................................................................49 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa một số đặc điểm chung với vận tốc sóng biến dạng trung bình ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu........................................................................46
  • 12. Bảng 3.11. Mối liên quan giữa vận tốc sóng biến dạng trung bình với triệu chứng cơ năng ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu...............................................................................................48 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa vận tốc sóng biến dạng trung bình với triệu chứng toàn thân ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu...........................................................................................49 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa vận tốc sóng biến dạng trung bình với triệu chứng thực thể ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu...............................................................................................50 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa vận tốc sóng biến dạng trung bình với nồng độ enzym gan trong máu ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.......................................................50 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa vận tốc sóng biến dạng trung bình với một số chỉ số sinh hóa máu ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.......................................................................52 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa vận tốc sóng biến dạng trung bình với một số chỉ số huyết học ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu................................................................................55 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa vận tốc sóng biến dạng trung bình với chỉ số APRI và tỷ lệ AST/ALT ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.................................................................56 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi. .....................................................................................................40
  • 13. Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về thời gian lạm dụng rượu............................................................................41 Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về lượng rượu uống trung bình hàng ngày.........................................41 Biểu đồ 3.4. Điểm AUDIT của bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu............................................42 Biểuđồ3.5.Liênquangiữavậntốcsóngbiếndạngtrungbìnhvàlượngrượuuốnghàng ngàyở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.................................................................................................................47 Biểu đồ 3.6. Liên quan giữa vận tốc sóngbiếndạng trung bình và điểmAUDIT ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu...................................................................................................................................................47 Biểu đồ 3.7. Liên quan giữa SWV và nồng độ AST trong máu ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.............................................................................................................................................................................................51 Biểu đồ 3.8. Liên quan giữa SWV và nồng độ GGT trong máu ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.............................................................................................................................................................................................51 Biểu đồ 3.9. Liên quan giữa SWV và nồng độ Bilirubin toàn phần trong máu ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu...................................................................................................................................................52 Biểu đồ 3.10. Liên quan giữa SWV và nồng độ Albumin trong máu ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu..............................................................................................................................................................................53 Biểu đồ3.11.Liên quangiữaSWVvànồngđộCholesteroltrongmáu ở bệnhnhânmắc bệnh gan do rượu..............................................................................................................................................................................53 Biểu đồ 3.12. Liên quangiữa SWVvà nồngđộTriglyceridtrong máu ở bệnhnhân mắc bệnh gan do rượu..............................................................................................................................................................................55 Biểu đồ3.13.Liên quangiữaSWVvàsốlượnghồngcầuởbệnhnhânmắcbệnhgando rượu................................................................................................................................................................................................................56 Biểu đồ3.14.Liên quangiữaSWVvànồngđộHemoglobinởbệnhnhânmắcbệnhgan do rượu........................................................................................................................................................................................................56 Biểu đồ 3.15. Liên quan giữa SWV và số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu................................................................................................................................................................................................................57 Biểu đồ 3.16. Liên quan giữa SWV và chỉ số APRI ở bệnh nhân mắc bệnh gan....................58 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh bệnh gan do rượu ...............................................................5
  • 14. Hình 1.2. Nguyên lý hoạt động và kết quả đo vận tốc sóng biến dạng...................21
  • 15. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh gan do rượu (BGDR) là tình trạng tổn thương gan do lạm dụng rượu ở mức độ có hại và trong thời gian dài. Theo Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Châu Âu, rượu là một trong bốn nguyên nhân chính gây bệnh gan mạn bao gồm cả xơ gan và ung thư gan [16]. Một nghiên cứu ở Hàn Quốc khảo sát trên 6.307 bệnh nhân có bệnh gan cho thấy bệnh gan mạn chiếm tỷ lệ cao nhất là 62,7%, trong đó BGDR chiếm 13% [34]. BGDR bao gồm từ mức độ nhẹ là gan nhiễm mỡ đơn thuần đến tổn thương nặng hơn là viêm gan, xơ hóa gan và xơ gan thực sự. Điều trị sẽ có kết quả tốt khi ở giai đoạn sớm. Khi đã tiến triển đến xơ gan thì nguy cơ tử vong của bệnh nhân rất cao và không có liệu pháp nào điều trị triệt để ngoại trừ ghép gan. Kết quả thống kê toàn cầu cho thấy tỷ lệ tử vong do xơ gan rượu chiếm 47,9% số ca tử vong do xơ gan [56]. Ở Anh chi phí ghép gan cho các bệnh nhân xơ gan do rượu ước tính 23,5 triệu bảng Anh/năm [56]. Vì vậy, đánh giá giai đoạn xơ hóa gan là rất quan trọng góp phần giảm tỷ lệ tiến triển đến xơ gan và giảm nguy cơ tử vong. Cho đến nay, sinh thiết gan vẫn là tiêu chuẩn vàng để đánh giá mức độ xơ hóa gan.Tuy nhiên, đây là phương pháp xâm lấn, có nhiều biến chứng, kỹ thuật thực hiện khá phức tạp, do đó việc áp dụng còn nhiều hạn chế, đặc biệt ở tuyến cơ sở. Đánh giá xơ hóa gan dựa vào các chỉ điểm sinh học như APRI, Fibrometre, FIB4…cần rất nhiều chỉ số, kém nhạy ở các giai đoạn xơ hóa sớm, không chuyên biệt cho gan, vẫn chưa có chỉ điểm nào được xem là đạt chuẩn và việc lựa chọn chỉ điểm nào còn phụ thuộc vào từng cơ sở y tế. Vì vậy, phương pháp đánh giá xơ hóa bằng đo độ đàn hồi gan đã ra đời và được áp dụng ngày càng rộng rãi. Đây là phương pháp không xâm lấn, cho kết quả nhanh, kỹ thuật đơn giản, an toàn, qua các nghiên cứu đều cho thấy hiệu quả đánh giá xơ hóa gan tương đương với sinh thiết gan [13].
  • 16. 2 Trong các phương pháp đo độ đàn hồi, kỹ thuật đo độ đàn hồi thoáng qua (Transient Elastography – TE) bằng máy Fibroscan đã được ứng dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, kỹ thuật này bị hạn chế trong các trường hợp: viêm gan hoạt động, ứ mật, khối u gan, gan to do suy tim, béo phì, khoang liên sườn hẹp và không thể thực hiện khi bệnh nhân bị cổ trướng... Kỹ thuật ghi hình xung lực bức xạ âm (Acoustic Radiation Force Impulse -ARFI) là một kỹ thuật mới, dựa trên nguyên lý đo vận tốc sóng biến dạng (Shear Wave Velocity – SWV), khi xung lực bức xạ âm tác động vào vùng nhu mô gan khảo sát sẽ làm cho vùng nhu mô gan này bị biến dạng sau đó trở về trạng thái ban đầu, quá trình này tạo thành sóng biến dạng. Thông qua việc đo thời gian để đạt được sự biến dạng tối đa của nhu mô gan, SWV sẽ được xác định. SWV tỷ lệ thuận với độ cứng của nhu mô gan, SWV càng lớn chứng tỏ nhu mô gan càng cứng hay mức độ xơ hóa càng nặng. Đo độ đàn hồi mô gan bằng kỹ thuật ARFI ưu việt hơn TE trong những trường hợp kể trên [29]. Hiệu quả đánh giá xơ hóa gan của ARFI tương đương với TE [17], [ 18]. Kỹ thuật ARFI được áp dụng tại Việt Nam từ năm 2010 [13]. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật ARFI ở bệnh nhân mắc BGDR [11]. Tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, kỹ thuật ARFI được đưa vào sử dụng từ năm 2018, đến nay kỹ thuật này được áp dụng thường quy cho bệnh nhân. Những năm gần đây, tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, lượng bệnh nhân phải nhập viện điều trị vì các bệnh lý gan liên quan đến rượu chiếm tỷ lệ cao và ngày càng gia tăng. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả kết quả đo độ đàn hồi gan bằng kỹ thuật ARFI ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. 2. Phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với kết quả đo độ đàn hồi gan bằng kỹ thuật ARFI ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.
  • 17. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh gan do rượu 1.1.1. Khái niệm BGDR là một thuật ngữ dùng để chỉ các bệnh lý của gan là hậu quả của việc sử dụng rượu quá mức trong thời gian dài. Các tổn thương gan do rượu bao gồm: gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan do rượu và xơ gan do rượu. Các tổn thương này hiếm khi xuất hiện đơn lẻ mà thường kết hợp với nhau [46]. Gan nhiễm mỡ do rượu hay còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đây là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan > 5% trọng lượng gan hay > 50% tổng số tế bào gan bị nhiễm mỡ xảy ra ở những bệnh nhân có lạm dụng rượu. Gan nhiễm mỡ là hình thái tổn thương gan do rượu xuất hiện sớm nhất và hay gặp nhất, chiếm > 90% các BGDR. Gan nhiễm mỡ do rượu có thể tự hồi phục nếu bệnh nhân ngừng uống rượu [46]. Viêm gan do rượu là những tổn thương mô bệnh học của tổ chức gan có liên quan đến sử dụng rượu. Những tổn thương mô bệnh học này bao gồm: thoái hóa phì đại của tế bào gan; hiện diện thể Mallory trong tế bào gan; thâm nhiễm tế bào viêm vào tổ chức liên kết; tạo tổ chức xơ. Viêm gan do rượu có tỷ lệ thấp hơn gan nhiễm mỡ do rượu và thường gặp ở những người uống nhiều rượu trong thời gian dài. Viêm gan do rượu được coi là dấu hiệu báo trước của xơ gan do rượu [46]. Xơ gan do rượu là hình thái tổn thương được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và hình thành các nốt tân tạo dẫn đến giảm dần và mất chức năng gan [46]. 1.1.2. Dịch tễ Theo thống kê năm 2010 mức tiêu thụ rượu bình quân đầu người cao nhất là Đông Âu (15,7 lít) thấp nhất ở Bắc Phi và Trung Đông (1,0 lít) [51]. Mức tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á sau
  • 18. 4 Thái Lan [5]. Gan nhiễm mỡ do rượu gặp ở 90% số người nghiện rượu, trong đó 20 - 40% tiến triển thành viêm gan do rượu, 8 - 20% tiến triển thành xơ gan do rượu, 3 - 10% tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào gan [47]. Tại Hoa Kỳ, viêm gan do rượu chiếm 35% - 40% người lạm dụng rượu, khoảng 20% - 25% các trường hợp xơ gan có liên quan đến rượu [54]. Tại Đức, BGDR là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong trong nhóm tử vong do xơ gan (8,9 ca/100.000 dân) trong năm 2009 [60]. Từ 2001 - 2008 tại Anh tỷ lệ tử vong do BGDR tăng 36% [25]. Trên toàn cầu, tỷ lệ tử vong do xơ gan rượu là 7,2 ca/100.000 dân trong năm 2010 [51]. 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh gan do rượu Rượu dễ dàng hấp thu ở dạ dày, nhưng hầu hết ở ruột non. Rượu được chuyển hoá tại gan, chủ yếu là do ADH (alcohol dehydrogenase), CYP2E1 (cytochrome P4502E1) và MEOS (microsomal enzyme oxidation system). Chuyển hóa thông qua con đường ADH: ADH, một enzym của tế bào chất, oxy hóa rượu thành acetaldehyd. ALDH (Acetaldehyde dehydrogenase), một enzym của ty thể, sau đó oxy hóa acetaldehyd thành acetat [46]. Cơ chế bệnh sinh do rượu có nhiều cơ chế khác nhau thông qua: sự thay đổi của hệ thống oxy hóa khử tại gan do quá trình chuyển hóa rượu gây nên; tổn thương gan do acetaldehyd hoặc các tự kháng thể; quá trình giải phóng các chất trung gian phản ứng viêm (cytokine); kích hoạt oxy hóa, thiếu oxy nhu mô gan cũng như quá trình hoạt hóa các tế bào Kuffer tại gan.
  • 19. 5 Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh bệnh gan do rượu Nguồn: Orfanidis N.T. và cs (2015) [46] 1.1.3.1. Sự giữ nước và protein trong tế bào gan Acetaldehyd kết hợp với các ống nội bào và làm hư hỏng các ống này vốn là đường dẫn của protein do tế bào gan tổng hợp. Nước được giữ lại tương ứng với lượng protein, làm tế bào gan phồng lên và đây là nguyên nhân chính làm gan to lên ở người nghiện rượu [46]. 1.1.3.2. Tăng lượng mỡ trong gan Uống rượu với số lượng lớn, làm tăng tổng hợp acid béo, ở người uống rượu lâu dài có cả tăng tổng hợp và giảm giáng hoá các acid béo. Uống rượu làm tăng NADH/NAD+ (Nicotinamide adenine dinucleotide plus hydrogen) trong tế bào gan, do đó làm gián đoạn quá trình oxy hóa acid béo dẫn đến gan nhiễm mỡ. Nó cũng làm tăng tăng tổng hợp acid béo và triglycerid, tăng cường acid béo tự do từ các mô mỡ và từ niêm mạc ruột, làm
  • 20. 6 tổn thương ty thể, dẫn đến tích tụ lipoprotein trọng lượng phân tử thấp. Sự oxy hoá rượu cần sự chuyển đổi NAD+ từ NADH. Vì NAD+ cần cho quá trình oxy hoá mỡ nên khi nó giảm sẽ ức chế quá trình oxy hoá acid béo, do đó gây ra sự tích lũy mỡ trong tế bào gan (gan nhiễm mỡ). NADH dư thừa có thể được khử qua quá trình chuyển đổi pyruvat thành lactat. Sự tích lũy mỡ trong tế bào gan mà thực chất là tích lũy triglycerid có thể xảy ra trong thời gian uống rượu. Nếu bỏ rượu, tình trạng oxy hoá khử bình thường trở lại, mỡ bị loại bỏ và gan nhiễm mỡ hồi phục. Mặc dù gan nhiễm mỡ lành tính, nhưng các tế bào gan nhiễm mỡ bị thoái hóa có thể dẫn đến viêm ở trung tâm, hình thành hạt, xơ hoá và có thể làm tổn thương gan tiến triển [46]. Ethanol làm tăng tổng hợp acid béo trong các tế bào gan qua SREBP-1c (Sterol regulatory element-binding proteins), một yếu tố phiên mã thúc đẩy sự tổng hợp acid béo qua điều chỉnh gen lipogenic [46]. Ethanol ức chế quá trình oxy hóa acid béo trong các tế bào gan chủ yếu qua bất hoạt PPAR-α (Peroxisome proliferator-activated receptor alpha), một thụ thể kiểm soát phiên mã của một loạt các gen liên quan đến vận chuyển acid béo tự do và oxy hóa. Ethanol ức chế AMPK (Adenosine monophosphate - activated protein kinase), làm giảm quá trình chuyển hóa chất béo và dẫn đến gan nhiễm mỡ [40]. 1.1.3.3. Ảnh hưởng của độc tố lên màng tế bào Rượu và acetaldehyd làm tổn thương màng tế bào gan. Rượu làm thay đổi màng tế bào do làm thay đổi hoạt động của enzym và các protein vận chuyển trên màng tế bào. Rượu cũng làm tổn thương màng ty thể và làm ty thể to lên ở người viêm gan do rượu. Những protein và lipid trên bề mặt tế bào bị thay đổi bởi acetaldehyd, trở thành kháng nguyên lạ và khởi phát hệ miễn dịch [31]. 1.1.3.4. Vai trò của hệ thống miễn dịch
  • 21. 7 Uống rượu kéo dài có thể dẫn đến tổn thương gan, do các đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào hoặc miễn dịch dịch thể với các protein bị biến đổi. Đích của những đáp ứng miễn dịch này là các protein trong tế bào gan bị biến đổi do tác động của rượu, các phức hợp acetaldehyd-protein hoặc thể Malory. Các tự kháng thể ở người nghiện rượu là các tự kháng thể chống lại các protein nội bào. Các tự kháng thể trực tiếp chống lại kháng nguyên màng có thể dễ dàng gây tổn thương ở gan hơn [46]. 1.1.3.5. Hiện tượng xơ hóa Xơ hoá là do chuyển dạng của tế bào sao thành tế bào xơ non. Cả acetaldehyd và lipid aldehyd đều kích thích tổng hợp collagen từ tế bào hình sao. Cytokine TGF-β (Transforming Growth Factor-beta) do tế bào Kuffer sản xuất ra kích thích sự xơ hóa ở người nghiện rượu. Xơ gan có thể tiến triển từ hiện tượng xơ hoá mà không qua viêm gan cấp do rượu [46]. Hoại tử tế bào gan, sự thiếu oxy ở vùng quanh khoảng cửa, tăng áp lực do tế bào gan to ra và các sản phẩm giáng hoá từ quá trình oxy hoá khử lipid từ các tế bào mỡ, đều kích thích sự hình thành xơ [46]. 1.1.3.6. Sự ức chế tái tạo tế bào gan Uống rượu kéo dài ức chế sự tăng sinh tế bào gan trên chuột thực nghiệm. Dùng rượu dài hạn gây chết tế bào gan và ức chế sự tăng sinh tế bào gan, góp phần vào sinh bệnh học BGDR [46]. 1.1.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh gan do rượu 1.1.4.1. Lâm sàng BGDR diễn biến âm thầm (ngoại trừ viêm gan do rượu cấp tính), ở giai đoạn sớm, các triệu chứng lâm sàng rất nghèo nàn và không điển hình cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn xơ hóa gan và xơ gan. Gan nhiễm mỡ là giai đoạn sớm nhất của quá trình tổn thương gan do rượu, đặc trưng bởi tình trạng tăng lượng mỡ trong gan do các rối loạn chuyển hóa lipid khi sử dụng rượu. Giai đoạn này, tế bào gan chưa bị tổn thương, tổ
  • 22. 8 chức xơ chưa hình thành cùng với tình trạng tăng tích tụ mỡ trong gan nên độ cứng của gan bình thường hoặc giảm nhẹ [29]. Gan nhiễm mỡ đơn thuần thường không có triệu chứng đặc hiệu, khám lâm sàng có thể thấy gan to. Gan nhiễm mỡ có thể tự hồi phục hoàn toàn nếu bệnh nhân ngừng uống rượu [15]. Bệnh nhân có thể có triệu chứng của hội chứng cai rượu sau khi ngừng sử dụng rượu vài ngày. Các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình bao gồm khó chịu, lo lắng, nhức đầu, vã mồ hôi, da ẩm, nhịp tim nhanh và run tay. Các triệu chứng nặng: ảo giác thị giác cùng với sự kích động, co giật và sốt [15]. Nếu bệnh nhân tiếp tục sử dụng rượu, bệnh sẽ tiến triển từ gan nhiễm mỡ sang viêm gan do rượu (giai đoạn xơ hóa gan). Lúc này, các tế bào gan bắt đầu bị phá hủy, thâm nhiễm tế bào viêm vào tổ chức liên kết, tổ chức xơ bắt đầu hình thành. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất của viêm gan do rượu là vàng da, vàng da ngày càng tăng dần có thể vàng da đậm, kèm theo có đau mỏi cơ, 40% các trường hợp có cổ trướng, gày sút cân. Một số bệnh nhân có thể sốt, cùng với tăng số lượng bạch cầu nên rất dễ chẩn đoán nhầm với nhiễm trùng huyết mà không nghĩ đến viêm gan do rượu [15]. Một số bệnh nhân có thể biểu hiện tình trạng viêm gan cấp với các triệu chứng: mệt mỏi khó chịu, đau hạ sườn phải, vàng da, sốt đôi khi cao tới 390 C, gan to đau, lách to, tăng đột ngột bilirubin huyết thanh. Khoảng 40% các trường hợp bệnh diễn biến nặng ngay sau khi nhập viện. Tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày ở bệnh nhân viêm gan do rượu cấp mức độ nặng là 25%-35% [36].Từ giai đoạn viêm gan, quá trình phá hủy tế bào gan và phát triển tổ chức xơ bắt đầu diễn ra làm cho độ cứng của gan tăng dần. Mức độ xơ hóa càng nặng thì độ cứng của gan càng cao [29]. Khi tiến triển đến giai đoạn xơ gan, triệu chứng lâm sàng rất đa dạng với các biểu hiện của hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: mệt mỏi, ăn kém, xuất huyết dưới da, phù, cổ trướng, lách to, tuần hoàn bàng hệ…Một số trường hợp nặng có thể xuất hiện các biến chứng: xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, hội chứng não gan, hội chứng gan
  • 23. 9 thận. Các biểu hiện thần kinh của hội chứng não gan không đặc hiệu. Bệnh nhân bị hội chứng não gan có rối loạn giấc ngủ, thay đổi tâm trạng và tính cách, rối loạn ý thức (giảm chú ý), lo lắng, trầm cảm, không phối hợp, run tay, nặng có thể hôn mê, gây tử vong [58]. Một số triệu chứng lâm sàng gợi ý tình trạng lạm dụng rượu kéo dài ở bệnh nhân mắc BGDR: sao mạch ở cổ ngực, lòng bàn tay son, phì đại tuyến mang tai, bệnh lý thần kinh ngoại biên. Ở nam giới thấy: vú to, hói đầu, teo tinh hoàn, thay đổi lông mu, da mịn màng [15]. Suy dinh dưỡng cũng là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân mắc BGDR. Các dấu hiệu của suy dinh dưỡng như teo cơ (mu tay), giảm lớp mỡ dưới da, giảm chu vi vòng cánh tay, suy mòn, viêm lưỡi. Ngoài ra, bệnh nhân mắc BGDR thường kèm theo viêm tụy và nhiễm khuẩn [15]. Các triệu chứng vàng da, cổ trướng và hội chứng não gan có thể giảm dần nếu bệnh nhân ngừng sử dụng rượu. Sau khi ngừng uống rượu một số bệnh nhân viêm gan do rượu sẽ hồi phục mặc dù vàng da, cổ trướng và hội chứng não gan có thể tồn tại hàng tuần hoặc hàng tháng [15]. 1.1.4.2. Cận lâm sàng - GGT (Gamma glutamyl transferase) Trong huyết thanh người nghiện rượu, GGT tăng cao và thường tỷ lệ thuận với lượng rượu sử dụng nhưng thay đổi giữa người này với người khác. GGT tăng lên sau khi uống nhiều rượu và kéo dài trong vài tuần. Sau 2-6 tuần ngừng sử dụng rượu, GGT trở về giới hạn bình thường. Ở người nghiện rượu nặng kéo dài, GGT tăng khoảng 70-80% trường hợp. Vì thế GGT huyết thanh được sử dụng rộng rãi để sàng lọc lạm dụng rượu.Trong BGDR, GGT tăng chủ yếu là do sự lôi kéo enzym, tổn thương tế bào gan và tình trạng ứ mật. GGT có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp hơn so với AST, ALT. Trong ba enzym, GGT là chỉ số có độ nhạy cao nhất chỉ ra sử dụng rượu quá mức, nhưng vì GGT
  • 24. 10 có ở nhiều cơ quan khác và một số loại thuốc cũng làm tăng nồng độ GGT, nên tăng GGT không phải lúc nào cũng là lạm dụng rượu [1]. - Transaminase Trong huyết tương, lượng transaminase ổn định, khi có tổn thương hoại tử hoặc khi tăng tính thấm màng tế bào, các enzym này được giải phóng nhiều vào máu gây tăng nồng độ transaminase trong máu. AST hiện diện trong ty thể của tế bào. AST có ở tế bào cơ tim và tế bào cơ vân nhiều hơn ở tế bào gan. Ngoài ra, AST còn có ở thận, não, tụy, phổi, bạch cầu và hồng cầu. ALT đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của glucose và các acid amin. ALT hiện diện chủ yếu ở bào tương của tế bào gan cho nên sự tăng ALT có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn AST trong các bệnh lý gan [1], [ 9]. ALT có nhiều ở vùng 1, AST có nhiều ở vùng 3 của tế bào gan. Trong BGDR tổn thương chủ yếu liên quan đến vùng 3, tổn thương nhiều đến hệ thống ty thể nên AST tăng nhiều hơn ALT. Ở bệnh nhân mắc BGDR tỷ lệ AST/ALT thường > 2 [47]. Tỷ lệ AST/ALT > 3 gợi ý tổn thương gan do rượu mức độ nặng. Khi tỷ lệ AST/ALT < 2, cần tìm nguyên nhân gây tổn thương gan khác ngoài rượu. AST tăng cao từ 2-10 lần giới hạn trên mức bình thường trong trường hợp BGDR mức độ nặng [14]. AST tăng nhưng < 500 U/L gặp trong 99% các trường hợp, tăng < 300 U/L gặp trong 95% các trường hợp BGDR. Các mức AST trên 500 U/L hoặc ALT trên 300 U/L hiếm gặp ở bệnh nhân mắc BGDR mà thường gặp trong các trường hợp ngộ độc thuốc hoặc do các nguyên nhân khác phối hợp như bệnh gan do virus, tự miễn [3]. - Bilirubin huyết thanh Bilirubin là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin và các enzym có chứa hem. Bilirubin gồm hai thành phần là bilirubin gián tiếp (GT) và bilirubin trực tiếp (TT). Bilirubin GT còn được gọi là bilirubin tự do, không tan trong nước, gắn với albumin huyết tương nên không qua được màng lọc cầu thận. Khi đến gan, bilirubin GT được liên hợp với acid glucuronic để trở thành bilirubin TT.
  • 25. 11 Bilirubin này còn được gọi là bilirubin liên hợp, tan được trong nước và được bài tiết chủ động vào các tiểu quản mật. Ở bệnh nhân mắc BGDR, bilirubin TT tăng mạnh hơn bilirubin GT [1]. - Protid, albumin huyết thanh Tỷ lệ albumin/globulin (A/G) đảo ngược (< 1) gặp trong các bệnh viêm gan mạn tính, đặc biệt trong xơ gan là do giảm tổng hợp albumin và tăng tổng hợp gamma-globulin [1]. - Thay đổi về huyết học Ở bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính nói chung có tình trạng giảm tiểu cầu kể cả về lượng và chất lượng [37]. Cơ chế giảm tiểu cầu ở bệnh gan mạn tính là do giảm sản xuất tiểu cầu trong tủy xương, cường lách, giảm sản xuất thrombopoietin và yếu tố tự miễn. Trong BGDR, do ethanol ức chế tủy xương dẫn đến giảm sản xuất tiểu cầu. Ngoài ra, ethanol còn tác dụng trực tiếp trên lipid tiểu cầu, hệ thống truyền tin thứ hai làm giảm đời sống tiểu cầu [41]. Hầu hết bệnh nhân mắc BGDR có chỉ số MCV lớn hơn 100 fl. Nguyên nhân có thể là do tác động trực tiếp của rượu lên tủy xương, sự thiếu hụt folate và vitamin B12, độc tính của rượu đối với hồng cầu trưởng thành và giảm lipid trên màng hồng cầu [9]. 1.1.5. Chẩn đoán xác định bệnh gan do rượu Theo hướng dẫn của Hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ - AASLD năm 2019: có tiền sử lạm dụng rượu và có các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh gan mạn [22]. 1.1.5.1. Sàng lọc sử dụng rượu Theo Hội nghiên cứu bệnh gan Châu Âu, bộ câu hỏi AUDIT-WHO (Alcohol Use Disorders Identification Test - World Health Organization) là tiêu chuẩn vàng trong sàng lọc sử dụng rượu. Bộ câu hỏi đánh giá sử dụng rượu AUDIT (phụ lục 1) gồm 10 câu hỏi do Tổ chức Y tế Thế giới phát triển trong đó có xét đến yếu tố văn hóa và chủng tộc. Từ câu 1 đến câu 3 thu thập bằng
  • 26. 12 chứng về sử dụng rượu bia đến mức có hại, câu 4 đến câu 6 thu thập bằng chứng về phụ thuộc rượu bia, từ câu 7 đến câu 10 thu thập bằng chứng về sử dụng rượu bia đến mức nguy hiểm. Điểm AUDIT tối đa là 40 điểm. Bộ câu hỏi này độ nhạy từ 51-97% và đặc hiệu từ 78-96%. Điểm số AUDIT từ 8 điểm trở lên đối với nam giới ≤ 60 tuổi, từ 4 điểm trở lên đối với nam giới > 60 và nữ giới là nghiện rượu và cần đánh giá kỹ hơn về rối loạn các cơ quan do sử dụng rượu [22]. 1.1.5.2. Dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm - Gan nhiễm mỡ do rượu: thường không có triệu chứng, khám có thể có gan to, 2/3 các trường hợp có xét nghiệm chức năng gan bình thường, tăng AST và GGT là những chỉ điểm quan trọng, có thể tăng lipid máu. Gan nhiễm mỡ dễ dàng phát hiện được trên siêu âm, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ [22]. - Viêm gan do rượu: dấu hiệu lâm sàng đặc trưng là vàng da và suy gan nhanh chóng sau sử dụng rượu kéo dài quá mức. AST thường cao gấp 2-6 lần giới hạn bình thường. AST tăng cao nhưng dưới 500 U/L, tỷ lệ AST/ALT > 1,5. Tăng bilirubin toàn phần > 3 mg/dL, số lượng bạch cầu đa nhân trung tính tăng và giảm tiểu cầu. Bệnh nhân viêm gan do rượu nặng biểu hiện của hội chứng viêm: tăng protein C phản ứng và procalcitonin, mặc dù có thể có nhiễm trùng kèm theo hoặc không [22]. - Xơ gan do rượu: bệnh nhân có các biểu hiện của hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Hội chứng suy tế bào gan: mệt mỏi, chán ăn, đau tức hạ sườn phải, gầy sút cân, phù… Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, giãn vỡ tĩnh mạch trực tràng, tuần hoàn bàng hệ, lách to, hội chứng não gan… cùng với các bất thường về cận lâm sàng như giảm albumin huyết thanh, tăng bilirubin toàn phần, giảm tiểu cầu, thời gian prothrombin kéo dài [22]. 1.1.5.3. Dựa vào chẩn đoán hình ảnh
  • 27. 13 Đo độ đàn hồi thoáng qua bằng máy Fibroscan được sử dụng rộng rãi để đánh giá xơ hóa gan ở bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính và đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt. Ở bệnh nhân mắc BGDR, độ cứng của gan có sự tương quan thuận với giai đoạn xơ hóa gan. Giá trị đo độ đàn hồi thoáng qua thường cao hơn ở những bệnh nhân có AST huyết thanh > 100 U/L hoặc sử dụng nhiều rượu trước khi đo độ đàn hồi của gan. Tình trạng nhiễm mỡ gan, xơ hóa gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa (cổ trướng, lách to) và ung thư biểu mô tế bào gan có thể được xác định bằng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, hoặc chụp cộng hưởng từ. Chụp cộng hưởng từ có ưu việt hơn chụp cắt lớp vi tính và siêu âm trong chẩn đoán ung thư gan, đối với các khối u nhỏ và không có hoại tử, khối u phát triển trên nền gan xơ và nhiễm mỡ [46]. 1.2. Các phương pháp đánh giá xơ hóa gan 1.2.1. Sinh thiết gan Năm 1883, Paul Ehrlich là người đầu tiên thực hiện sinh thiết gan qua da để khảo sát hàm lượng glycogen trong gan ở bệnh nhân bị đái tháo đường tại Đức. Tuy nhiên, sinh thiết vẫn chưa được áp dụng nhiều vì có khá nhiều biến chứng. Cho đến khi Menghini cải tiến kỹ thuật hút mô gan nhanh bằng kim trong vòng một giây vào năm 1950, đã giảm đáng kể các biến chứng của sinh thiết gan, kỹ thuật này mới được áp dụng rộng rãi hơn [21]. 1.2.1.1. Chỉ định và chống chỉ định của sinh thiết gan - Chỉ định chung + Chẩn đoán: bệnh nhu mô gan, xét nghiệm bất thường không rõ nguyên nhân, bất thường khu trú hay lan tỏa trong gan. + Tiên lượng: đánh giá giai đoạn bệnh nhu mô gan đã biết. + Điều trị: lập kế hoạch điều trị dựa vào kết quả giải phẫu bệnh. - Chống chỉ định tuyệt đối + Bệnh nhân không hợp tác.
  • 28. 14 + Rối loạn đông máu nặng như thời gian Prothrombin tăng ≥3 giây so với chứng hay INR ≥1,5 và số lượng tiểu cầu < 60.000/mm3. + Nhiễm trùng vùng gan. + Tắc mật ngoài gan. - Chống chỉ định tương đối + Cổ trướng nhiều. + Nghi ngờ bệnh Amyloidosis, u mạch máu, bệnh nang gan do ký sinh trùng. 1.2.1.2. Ưu điểm và hạn chế Cho đến nay, sinh thiết gan vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng để đánh giá xơ hóa gan, hiện chưa có phương pháp nào có thể thay thế hoàn toàn sinh thiết gan. Ngoài ra, sinh thiết còn cung cấp nhiều thông tin quan trọng khác cho bệnh lý gan mạn như mức độ viêm hoại tử, gợi ý nguyên nhân…[13]. Tuy nhiên sinh thiết gan vẫn có các hạn chế: - Đây là phương pháp xâm lấn, có biến chứng như đau, chảy máu và có thể ảnh hưởng đến tính mạng, do đó cả bệnh nhân và thầy thuốc đều e ngại thực hiện [13]. - Kích thước mẫu sinh thiết gan và vị trí sinh thiết có thể ảnh hưởng đến kết quả giải phẫu bệnh [13]. - Kết quả sinh thiết gan phụ thuộc vào người đọc và số lần đọc, do đó tính chính xác và khách quan có thể bị ảnh hưởng [13]. Nhằm khắc phục những hạn chế của sinh thiết gan, các phương pháp đánh giá xơ hóa gan không xâm nhập đã được ra đời và ngày càng phát triển, một số phương pháp đã và đang được áp dụng trong thực hành lâm sàng. 1.2.2. Chỉ điểm sinh học 1.2.2.1 Phân loại - Các chỉ điểm gián tiếp
  • 29. 15 Bảng 1.1. Các chỉ điểm sinh học gián tiếp chính Chỉ điểm Các thông số cần có APRI AST, tiểu cầu FIB4 Tuổi, AST, ALT, tiểu cầu Fibrostest A2M, GGT, haptoglobin, apoA1, bilirubin Hepascore Tuổi, giới, HA, A2M, GGT, bilirubin Fibrometre Tuổi, HA, A2M, PT, tiểu cầu, urea, AST (A2M: Alpha-2-Microglobulin, HA: Hyaluronic acid, PT: Prothrombin time) Nghiên cứu phân tích tổng hợp (2013) gồm 172 nghiên cứu về các chỉ điểm sinh học trên bệnh nhân nhiễm vi-rút viêm gan C mạn cho thấy: trong đánh giá xơ hóa đáng kể (F2 => F4) theo Metavir hay 3 => 6 (theo thang điểm Ishak), nhóm có độ chính xác từ khá đến tốt gồm số lượng tiểu cầu, hyaluronic acid, chỉ số tiểu cầu-tuổi, APRI, FIB-4, FibroIndex, Fibrotest, Forns và Hepascore; nhóm có độ chính xác tốt gồm ELF, Fibrometer và FibroSpect II và không có phương pháp nào có độ chính xác rất tốt [20]. - Các chỉ điểm trực tiếp Các chỉ điểm sinh học trực tiếp phản ảnh quá trình tổng hợp và thoái biến collagen và các men liên quan đến quá trình sinh tổng hợp hay thoái hóa glycoprotein của cơ chất gian bào và proteoglycans/glycosaminoglycan. Các chỉ điểm trực tiếp gồm: + Không chuyên biệt như FibroSpect II, SHASTA, bảng xơ hóa gan châu Âu. + Chuyên biệt liên quan đến lắng đọng cơ chất gian bào như Procollagen type I carboxy-terminal peptide, Collagens I, IV; liên quan đến thoái biến cơ chất gian bào như Matrix metalloproteinase-2, 3, 9, Cytokin và Chemokin liên quan đến xơ hóa gan.
  • 30. 16 Cũng như các chỉ điểm gián tiếp, vẫn chưa có chỉ điểm trực tiếp nào được xem là đạt chuẩn và hiện đang sử dụng rất ít trong thực hành lâm sàng và cần nghiên cứu nhiều hơn [13]. 1.2.2.2. Ưu điểm và hạn chế Các chỉ điểm sinh học có ưu điểm là có độ chính xác tốt giúp xác định hay loại trừ xơ hóa nặng và xơ gan. Hạn chế của các chỉ điểm sinh học là kém nhạy ở các giai đoạn xơ hóa sớm và không chuyên biệt cho gan. Do đó, kết quả có thể bị ảnh hưởng khi có tình trạng viêm, xơ hóa các tạng ngoài gan và bị ảnh hưởng do giảm tốc độ thải trừ khi suy thận, suy gan hay ứ mật. Hiện nay vẫn chưa có chỉ điểm sinh học nào được xem là đạt chuẩn và lựa chọn chỉ điểm nào để đánh giá xơ hóa gan tùy thuộc vào khả năng thực hiện của từng cơ sở y tế [13]. 1.2.3. Chẩn đoán hình ảnh 1.2.3.1. Hình ảnh cắt lớp qua gan Các phương tiện như siêu âm, CT-scanner và MRI không thể phát hiện xơ hóa gan ở giai đoạn sớm, chỉ có thể tin cậy đối với một số biểu hiện xơ gan như nốt tăng sinh và dấu hiệu tăng áp tĩnh mạch cửa. Vai trò chính của các phương pháp này là xác nhận xơ gan ở những bệnh nhân có bệnh cảnh lâm sàng của bệnh gan mạn tiến triển [13]. 1.2.3.2. Đo độ đàn hồi gan Các kỹ thuật đo độ đàn hồi gan đều dựa trên một nguyên lý chung là đo sự biến dạng của mô gan dưới tác động của một lực. Sự biến dạng này tùy thuộc vào độ cứng của gan. Kỹ thuật đo độ đàn hồi gồm 3 bước: - Tạo lực tác động lên mô gan gây ra sự biến dạng. Độ đàn hồi tĩnh như đo độ đàn hồi thời gian thực (Real-Time Elastography: RTE), lực được tạo ra bởi sự đè nén cơ học. Trong khi đối với đo độ đàn hồi động, lực tạo ra do nhiều nguồn khác nhau, tác động lên mô gan tạo ra sóng biến dạng. Vận tốc sóng biến dạng (Shear Wave Velocity: SWV)
  • 31. 17 càng cao chứng tỏ nhu mô gan càng cứng, tương ứng với mức độ xơ hóa càng nhiều. Đối với kỹ thuật đo độ đàn hồi thoáng qua (Transient Elastography: TE) thực hiện bằng máy Fibroscan, lực được tạo ra bởi sự rung cơ học thoáng qua hay liên tục như đo độ đàn hồi bằng cộng hưởng từ (Magnetic resonance imaging: MRE). Đối với kỹ thuật xung lực bức xạ âm (Acoustic Radiation Force Impulse: ARFI) và ghi hình sóng biến dạng siêu thanh (Supersonic Shear wave Imaging: SSI) lực tác động lên nhu mô gan được tạo ra bởi xung lực xạ âm [13]. - Ghi nhận sự biến dạng hay SWV bằng chùm SA theo dõi. - Xử lý và cho kết quả độ cứng của gan. Độ cứng của gan gồm 2 thành phần: tĩnh (độ đàn hồi: elasticity) do mức độ xơ hóa quyết định và động (độ nhớt: viscosity) liên quan đến áp lực thủy tĩnh và áp lực thẩm thấu trong mô gan. Hai áp lực này thay đổi trong trường hợp viêm cấp, phù nề, sung huyết, ứ mật trong gan và tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm do bệnh lý tim phổi, do đó bất lợi chung của các kỹ thuật đo độ đàn hồi gan là không chính xác trong những trường hợp nêu trên [13].  Kỹ thuật đo độ đàn hồi thời gian thực (RTE) + Nguyên lý: Người làm tạo một áp lực nhẹ nhàng bằng đầu dò SA để tạo ra biến dạng mô bên dưới. Trong trường hợp này, chỉ có mô bị biến dạng do đè nén được đo, chứ không phải trực tiếp đo độ cứng. Đây là một phương pháp định tính hay bán định lượng đối với RTE cải tiến [13]. + Ưu điểm: Nhanh, không đau, có thể đo lại và kết quả có ngay tức thì. Kỹ thuật không bị hạn chế bởi cổ trướng [13]. + Hạn chế: Kỹ thuật không định lượng, phụ thuộc vào người làm do sử dụng hệ thống đè nén bằng tay [13].  Kỹ thuật đo độ đàn hồi thoáng qua (TE) + Nguyên lý: Sóng biến dạng được tạo ra bởi xung cơ học bên ngoài qua bộ rung có tần số SA thấp 50 Hz. SWV được đo bằng đầu dò SA một chiều với
  • 32. 18 tần số 3,5 MHz. Kết quả được biểu thị bằng đơn vị kPa (kilopascals) và được đo ở độ sâu 25mm - 65mm trong vùng khảo sát (Region of Interest: ROI) có kích thước 1cm x 4cm, lớn hơn 200 lần so với mẫu mô gan sinh thiết [29]. + Ưu điểm: Thực hiện nhanh, an toàn, không đau và có kết quả ngay. Kỹ thuật này có sự đồng thuận và độ chính xác tốt trong đánh giá xơ hóa gan, đã được nghiên cứu nhiều và được FDA chấp thuận [29]. + Hạn chế: Khó đo khi khoang liên sườn hẹp, thành ngực dày trong trường hợp béo phì và không đo được khi có cổ trướng, tỷ lệ thất bại chung là 3,1% và không đáng tin cậy là 15,8%. ROI không chọn được, không khảo sát được toàn bộ nhu mô gan do không có SA B mode [29].  Kỹ thuật xung lực bức xạ âm (ARFI): sẽ được trình bày chi tiết ở mục 1.3  Kỹ thuật ghi hình sóng biến dạng siêu thanh (SSI) + Nguyên lý: Tương tự kỹ thuật ARFI, sóng biến dạng trong phương pháp này cũng được tạo ra bởi xung lực xạ âm. Nhưng kỹ thuật SSI khác với kỹ thuật ARFI ở chỗ nhiều chùm xung đẩy được tạo ra với độ sâu tăng dần và quét không những một mặt phẳng mà còn quét cả 2 mặt bên tạo ra sóng biến dạng hình nón. Sự lan truyền của sóng biến dạng được ghi nhận bởi hình ảnh TM siêu nhanh với tốc độ 20.000 hình ảnh/giây tạo nên bản đồ màu sắc 2 chiều thời gian thực. Đo SWV được thực hiện trên một hay nhiều vùng khảo sát (được gọi là Q-box) [13]. + Ưu điểm: Tương tự kỹ thuật ARFI, nhưng vượt trội hơn là đo thời gian thực, có thể kiểm tra lại bởi hình ảnh còn lưu giữ trên máy, kích thước Q-box thay đổi được và kết quả trình bày cả 2 đơn vị: Kpa và m/s [13]. + Hạn chế: Kỹ thuật mới chưa được đánh giá đầy đủ, cần nghiên cứu nhiều hơn nữa [13].  Kỹ thuật đo độ đàn hồi cộng hưởng từ (MRE)
  • 33. 19 Đo độ đàn hồi mô gan có thể thực hiện với MRI. Nguyên lý của MRE giống kỹ thuật TE, nhưng đo độ đàn hồi liên tục chứ không thoáng qua như kỹ thuật TE và quét toàn bộ gan. Bằng cách đặt một đầu dò vào lưng của bệnh nhân, đầu dò phát ra một rung động tần số thấp xuyên qua gan và có thể được đo bằng chuỗi echo quay MRI [13]. Kỹ thuật MRE có lợi thế là có thể quét toàn bộ gan, do đó không phụ thuộc vào một cửa sổ âm nào và có thể phát hiện các tổn thương trong gan như ung thư gan. Tuy nhiên, MRI đắt hơn nhiều so với SA. Cả hai phương tiện đo độ đàn hồi bằng SA hay MRI đều có những hạn chế trong một số bệnh nhân đặc biệt và sự kết hợp của các công nghệ này đang được nghiên cứu thêm [13]. 1.3. Kỹ thuật ARFI 1.3.1. Sơ lược lịch sử Kỹ thuật được giới thiệu đầu tiên bởi Kathryn Nightingale năm 2001. Kỹ thuật này được ứng dụng trên bệnh lý tuyến vú từ năm 2004, đánh giá xơ hóa gan từ năm 2006 và trên tiền liệt tuyến năm 2010 [49]. Kỹ thuật ghi hình ARFI được tích hợp vào máy siêu âm dòng Acuson S2000, S3000 TM có sẵn của hãng Siemens và có mặt đầu tiên ở thị trường vào năm 2008. Máy SA Siemens Acuson S2000, S3000 với đầu dò cong 2-4 MHz được cài đặt kỹ thuật ghi hình ARFI bằng phần mềm kiểm soát tạo hình và thuật toán phát hiện hình [23]. Ngoài ra, để định lượng xơ hóa gan, còn dùng thêm phần mềm định lượng sờ mô ảo (Virtual Touch tissue quantification) cho phép đo vận tốc sóng biến dạng (SWV) trong vùng khảo sát [44]. Ngoài đánh giá xơ hóa gan, kỹ thuật còn dùng để đánh giá độ đàn hồi, các khối u của tuyến giáp, tuyến vú, thận, mô tả đặc điểm các mảng xơ vữa động mạch...[38]. Kỹ thuật ARFI đã và đang được nghiên cứu trong đánh giá xơ hóa gan tại nhiều nước như Mỹ, các nước châu Âu, một số nước châu Á… Tại Việt Nam, kỹ thuật ARFI có mặt đầu tiên tại Bệnh viện Nhật Tân, An Giang vào năm 2010, Trung tâm Y khoa Medic thành phố Hồ Chí Minh,
  • 34. 20 Trung tâm Y khoa Medic Huế vào năm 2011 và Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2012 [13]. Tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên, kỹ thuật ARFI được đưa vào sử dụng năm 2018. 1.3.2. Nguyên lý hoạt động Kỹ thuật ARFI hoạt động theo nguyên lý ghi hình bằng xung lực xạ âm có thể khảo sát các mô ở sâu mà không phải ấn đầu dò. Kỹ thuật ARFI kích thích cơ học mô bằng cách dùng xung đẩy trong thời gian ngắn khoảng 0,3 giây trong vùng khảo sát có kích thước 10 x 5 mm, được chọn với một tần số truyền cố định 2,67 MHz [13]. Khi xung qua ROI gây ra sự dịch chuyển mô, mô dời chỗ và trở lại vị trí cũ tùy vào đặc điểm cơ học tạo nên sóng biến dạng thẳng góc xung đẩy. Sự dịch chuyển của mô được đo bằng chùm SA quy ước theo dõi cùng đầu dò SA dùng để tạo ra lực và phản ánh độ đàn hồi của mô. Bằng cách đo thời gian để đạt sự dịch chuyển đỉnh, tốc độ sóng biến dạng của mô có thể được tái tạo. Vận tốc truyền tỷ lệ thuận với căn bậc hai của độ đàn hồi mô. SWV tỷ lệ thuận với độ cứng của mô, SWV càng nhanh thì mô khảo sát càng cứng tức là mức độ xơ hóa càng nặng. Kết quả SWV được thể hiện bằng đơn vị m/s trong khoảng 0,5 - 4,4m/s ± 20%. Từ SWV sẽ suy ra các giai đoạn xơ hóa gan tương ứng với phân loại Metavir trên mô bệnh học [13].
  • 35. 21 Hình 1.2. Nguyên lý hoạt động và kết quả đo vận tốc sóng biến dạng (Nguồn: Davies G, Koenen M, The British Journal of Radiology, 2011 [23]) 1.3.3. Chỉ số bình thường Một số nghiên cứu đã xác định giá trị bình thường của SWV cho các đối tượng khỏe mạnh. Kim JE và cộng sự (2010) thực hiện trên 133 đối tượng có gan bình thường thu được SWV trung bình là 1,08 ± 0,15 m/s [33]. Theo Popescu và cộng sự (2011) SWV trung bình là 1,15 ± 0,21 m/s [50]. Son CY (2012) thực hiện trên 108 người có thận và gan khỏe mạnh cho kết quả SWV trung bình 1,07 ± 0,11 m/s. Có sự khác biệt nhưng không nhiều về giá trị bình thường của SWV giữa các nghiên cứu và không có mối tương quan giữa kết quả của kỹ thuật ARFI với tuổi tác, giới tính hay BMI ở người khỏe mạnh [55]. Madhok R và cộng sự (2013) nghiên cứu trên 137 người khỏe mạnh cho kết quả SWV trung bình là 1,197 ± 0,25 m/s và không có sự khác biệt giữa 2 giới và các nhóm tuổi [38].
  • 36. 22 1.3.4. Giá trị trong đánh giá xơ hóa gan Trong những năm gần đây, rất nhiều nghiên cứu cho thấy kỹ thuật ARFI có giá trị trong đánh giá xơ hóa gan, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán xơ hóa đáng kể, xơ hóa nặng và xơ gan [27]. Một nghiên cứu phân tích tổng hợp (2012) với 518 bệnh nhân cho kết quả ở bảng 1.2. Độ chính xác trong chẩn đoán các mức độ xơ hóa đều cao, trong đó xơ hóa nặng và xơ gan có độ chính xác rất cao trên 90%. Độ nhạy và độ đặc hiệu để chẩn đoán các mức độ xơ hóa đều chấp nhận được, đặc biệt cao với xơ hóa nặng và xơ gan [28]. Bảng 1.2. Giá trị của kỹ thuật ARFI trong chẩn đoán xơ hóa gan ARFI AUROC Giá trị ngưỡng Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%) F ≥ 2 0,87 1,34 79 85 F ≥ 3 0,91 1,55 86 86 F = 4 0,93 1,8 92 86 Khi so sánh độ chính xác của kỹ thuật ARFI trên từng bệnh gan mạn khác nhau ở bảng 1.3, độ chính xác đối với viêm gan mạn do HBV thấp hơn so với HCV. Đặc biệt, độ chính xác đối với viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) trong cả ba mức độ xơ hóa gan đều cao. Nghiên cứu cho thấy, kỹ thuật ARFI có thể áp dụng trong thực hành lâm sàng, đây là phương pháp tốt trong chẩn đoán xơ hóa đáng kể và rất tốt trong chẩn đoán xơ hóa nặng và xơ gan [28]. Bảng 1.3. Độ chính xác của kỹ thuật ARFI đối với viêm gan mạn do các nguyên nhân khác nhau Nguyên nhân Giai đoạn xơ hóa gan F ≥ 2 F ≥ 3 F = 4 Tất cả bệnh nhân 0,87 0,91 0,93 Chỉ HCV 0,88 0,9 0,92 Chỉ HBV 0,79 0,83 0,9 Chỉ NASH 0,86 0,86 0,94
  • 37. 23 Một nghiên cứu phân tích tổng hợp khác của Nierhoff J và cộng sự (2013) gồm 36 nghiên cứu với tổng cộng 3.951 bệnh nhân. Độ chính xác của kỹ thuật ARFI như sau: AUROC là 0,84 để chẩn đoán xơ hóa đáng kể; 0,89 cho xơ hóa nặng và xơ gan là 0,91. Giá trị ngưỡng là 1,35 m/s đối với xơ hoá đáng kể; 1,61 m/s đối với xơ hóa nặng và 1,87 m/s đối với xơ gan. Kết quả cho thấy kỹ thuật ARFI là phương pháp đáng tin cậy trong chẩn đoán xơ hóa đáng kể, xơ hóa nặng và xơ gan [43]. Bota và cộng sự (2013) đã tiến hành một nghiên cứu tổng hợp với 1.163 bệnh nhân nhằm so sánh giá trị của kỹ thuật ARFI và kỹ thuật TE trong chẩn đoán xơ hóa gan. Kết quả cho thấy tỷ lệ thất bại của kỹ thuật TE cao hơn 3 lần so với kỹ thuật ARFI. Độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác của kỹ thuật ARFI và kỹ thuật TE trong chẩn đoán xơ hóa đáng kể và xơ gan cho thấy kết quả tương tự nhau [17]. Nghiên cứu của Trần Thị Khánh Tường (2015) thực hiện trên 129 bệnh nhân viêm gan mạn, tất cả đều được sinh thiết gan và đo độ cứng của gan bằng kỹ thuật ARFI. Đánh giá giá trị của kỹ thuật ARFI trong chẩn đoán các mức độ xơ hóa gan với tiêu chuẩn vàng là mô bệnh học. Kết quả cho thấy độ chính xác tốt đối với xơ hóa đáng kể (AUROC = 0,86) và rất tốt đối với xơ hóa nặng (AUROC = 0,93) [12]. Khi so sánh kỹ thuật ARFI với Fibroscan trên bệnh nhân NASH chẩn đoán dựa vào mô bệnh học cho thấy AUROC của ARFI trong chẩn đoán xơ hóa đáng kể và xơ hóa nặng đều cao hơn Fibroscan. Ngoài ra SWV đo bằng kỹ thuật ARFI có tương quan thuận chặt với giai đoạn xơ hóa gan trên mô bệnh học theo Metavir với hệ số tương quan Spearman rho 0,69 [11]. Khi so sánh AUROC của kỹ thuật ARFI với APRI trên bệnh nhân viêm gan mạn, kết quả cho thấy AUROC của ARFI cao hơn APRI trong chẩn đoán xơ hóa đáng kể và xơ hóa nặng [11].
  • 38. 24 1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo Mức độ xơ hóa gan là yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả đo độ cứng của kỹ thuật ARFI (SWV). Tuy nhiên, một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến SWV. Nghiên cứu của Rifai và cộng sự (2011) cho thấy SWV tương quan thuận với mức độ viêm gan, kích thước gan và lách, nhưng không tương quan với mức độ nhiễm mỡ [52]. Takahashi và cộng sự (2010) cho rằng nồng độ aminotransferase huyết thanh cũng như độ hoạt động trên giải phẫu bệnh theo Metavir tương quan thuận với SWV, aminotransferase càng cao thì độ cứng của gan càng cao [57]. Nghiên cứu của Yoneda và cộng sự (2011) cho thấy bệnh nhân NAFLD không bị xơ hóa có SWV chậm hơn so với người khỏe mạnh và bệnh nhân bị xơ hóa gan nhẹ hầu hết có SWV bình thường. Tác giả cho rằng mỡ tích tụ trong nhu mô gan có thể làm cho gan mềm hơn do đó ảnh hưởng đến SWV, độ cứng của gan giảm đi [61]. Nghiên cứu của Palmeri và cộng sự (2011) lại cho thấy tích tụ mỡ trong nhu mô gan và quá trình viêm trong NAFLD không có ảnh hưởng đáng kể đến SWV [48]. Nghiên cứu của Trần Thị Khánh Tường (2015) cho thấy tuổi, AST, độ hoạt động trên mô học tương quan thuận với SWV; tiểu cầu, BMI tương quan nghịch với SWV. Tuy nhiên các mối tương quan này ở mức độ vừa phải. Giới, ALT và mức độ nhiễm mỡ không tương quan có ý nghĩa với SWV [12]. Lê Trung Thi và cộng sự (2011) nghiên cứu trên 161 bệnh nhân bị viêm gan mạn về mối tương quan giữa SWV của kỹ thuật ARFI với các xét nghiệm không xâm lấn, không đối chiếu sinh thiết gan. Kết quả cho thấy SWV có tương quan với các thông số sau: tiểu cầu với r = - 0,301 (p < 0,001), tỷ số AST/ALT với r = 0,209 (p < 0,01), APRI với r = 0,589 (p = 0,001) và FIB4 với r = 0,558 (p < 0,001) [4].
  • 39. 25 Nguyễn Phước Bảo Quân và cộng sự (2012) khảo sát ở 241 người khỏe mạnh và 160 bệnh nhân bệnh gan mạn, trong đó sinh thiết gan 23 trường hợp. Kết quả cho thấy SWV gia tăng ở nhóm bệnh gan mạn và có tương quan thuận giữa SWV và giai đoạn xơ hóa gan [7]. 1.3.6. Ưu điểm và hạn chế 1.3.6.1. Ưu điểm Kỹ thuật ARFI là một kỹ thuật mới, tiên tiến cho phép đánh giá nhanh xơ hóa gan và hầu như không có phản ứng bất lợi nào. Đây là một phương pháp đánh giá xơ hóa gan không xâm nhập nên rất an toàn, thực hiện nhanh chóng, tiến hành như siêu âm thường qui, nên bệnh nhân và người làm đều thoải mái chỉ mất thời gian khoảng 5 phút và có sự đồng thuận tốt giữa các người làm [13]. Ngay sau khi đánh giá siêu âm gan, kỹ thuật ARFI cho thông tin về mức độ xơ hóa gan tại chỗ mà không cần phải mua thêm máy khác, điều này không thể làm với kỹ thuật TE. Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới cho thấy kỹ thuật này có giá trị tương đương kỹ thuật TE trong đánh giá xơ hóa gan. Tuy nhiên, kỹ thuật ARFI vượt trội hơn so với kỹ thuật TE vì có thể thực hiện được trên bệnh nhân có cổ trướng và không cần đầu dò khác cho các bệnh nhân có khoảng gian sườn hẹp, béo phì như trong kỹ thuật TE. Hơn nữa, kỹ thuật TE có thể kém chính xác hơn so với kỹ thuật ARFI khi đánh giá xơ hóa gan trên bệnh nhân bị NAFLD, một trong những nguyên nhân gây xơ hóa gan thường gặp nhất hiện nay trên thế giới [28]. Một đặc điểm nổi bật của kỹ thuật ARFI là phần mềm ARFI được cài đặt vào máy SA thông thường, do đó cùng lúc vừa khảo sát các đặc điểm của tổn thương (B-mode), đặc điểm tưới máu (Doppler mode) vừa có được các thông tin về độ cứng của gan, đây là điểm khác biệt cũng là ưu thế so với kỹ thuật TE [13].
  • 40. 26 Vị trí đo SWV của kỹ thuật ARFI được chọn bởi hình ảnh qua SA B- mode, do đó tránh được những cấu trúc cản trở kế cận như mạch máu. Ngoài ra, hình ảnh sờ mô ảo làm kỹ thuật ARFI có được hình ảnh siêu âm đàn hồi tương tự như siêu âm quy ước. Chế độ này được đặc biệt sử dụng khi muốn chẩn đoán và khảo sát tổn thương trong mô gan [13]. 1.3.6.2. Hạn chế Vùng ROI của kỹ thuật ARFI nhỏ hơn so với kỹ thuật TE. Kỹ thuật ARFI chưa được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi như kỹ thuật TE. Chưa có giá trị tham chiếu thống nhất của SWV cho các giai đoạn xơ hóa gan [13]. 1.4. Một số nghiên cứu về đánh giá xơ hóa gan bằng kỹ thuật ARFI 1.4.1. Trên thế giới Kiani A và cộng sự (2016) nghiên cứu trên 83 bệnh nhân BGDR cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật ARFI lần lượt là 0,824 và 0,833 đối với F ≥ 2; 0,824 và 0,785 đối với F ≥ 3; 0,923 và 0,816 đối với F = 4. Giá trị SWV trung bình là 1,25 ± 0,31 m/s với F0; 1,4 ± 0,36 m/s với F1; 1,86 ± 0,42 m/s với F2; 1,83 ± 0,47 m/s với F3 và 2,25 ± 0,36 m/s với F4 [32]. Zhang D và cộng sự (2015) nghiên cứu trên 180 bệnh nhân viêm gan mạn do vi-rút viêm gan B cho thấy: AUROC của kỹ thuật ARFI và kỹ thuật TE lần lượt là 0,764 và 0,813 đối với ≥ F2; 0,852 và 0,852 đối với ≥ F3 và 0,825 và 0,799 đối với xơ gan [62]. Nghiên cứu của Nishikawa T và cộng sự (2014) trên 108 bệnh nhân viêm gan mạn do vi-rút viêm gan C cho thấy AUROC trong đánh giá ≥ F2, ≥ F3 và F4 lần lượt là 0,909; 0,869; 0,885 với giá trị ngưỡng 1,28 m/s cho ≥ F2; 1,44 m/s cho ≥ F3 và 1,73 m/s cho F4 [45]. Fierbinteanu BC và cộng sự (2013) nghiên cứu trên 64 bệnh nhân bị NAFLD chẩn đoán bằng giải phẫu bệnh cho thấy kỹ thuật ARFI là phương tiện đầy hứa hẹn để phân biệt NASH với nhiễm mỡ đơn thuần và có độ chính xác rất tốt trong chẩn đoán xơ hóa đáng kể và xơ gan [26].
  • 41. 27 Nghiên cứu phân tích tổng hợp của Nierhoff J và cộng sự (2013) gồm 36 nghiên cứu với tổng cộng 3.951 bệnh nhân đã đưa ra kết luận kỹ thuật ARFI là phương pháp đáng tin cậy trong chẩn đoán xơ hóa đáng kể, xơ hóa nặng và xơ gan [43]. Nghiên cứu của Bota và cộng sự (2013) đã đưa ra kết luận độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác của kỹ thuật ARFI trong chẩn đoán xơ hóa đáng kể và xơ gan tương đương kỹ thuật TE nhưng có tỷ lệ thành công cao hơn [17]. Friedrich –Rust M và cộng sự (2012) nghiên cứu trên 518 bệnh cho thấy kỹ thuật ARFI có độ chính xác trong chẩn đoán các mức độ xơ hóa đều cao, trong đó xơ hóa nặng và xơ gan có độ chính xác rất cao trên 90%. Độ nhạy và độ đặc hiệu để chẩn đoán các mức độ xơ hóa đều chấp nhận được, đặc biệt cao với xơ hóa nặng và xơ gan [28]. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy kỹ thuật ARFI có giá trị tốt trong chẩn đoán các mức độ xơ hóa gan trên bệnh nhân viêm gan mạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. 1.4.2. Tại Việt Nam Nghiên cứu của Trần Thị Khánh Tường (2015) thực hiện trên 129 bệnh nhân viêm gan mạn nhằm đánh giá giá trị của kỹ thuật ARFI trong chẩn đoán các mức độ xơ hóa gan. Kết quả cho thấy độ chính xác tốt đối với xơ hóa đáng kể (AUROC = 0,86) và rất tốt đối với xơ hóa nặng (AUROC = 0,93). Khi so sánh với chỉ số APRI trên bệnh nhân viêm gan mạn, kết quả cho thấy ARFI có độ chính xác cao hơn chỉ số APRI trong chẩn đoán xơ hóa đáng kể và xơ hóa nặng [12]. Lê Trung Thi và cộng sự (2011) nghiên cứu trên 161 bệnh nhân bị viêm gan mạn về mối tương quan giữa SWV của kỹ thuật ARFI với các xét nghiệm không xâm lấn, không đối chiếu sinh thiết gan. Kết quả cho thấy SWV có tương quan với các thông số sau: tiểu cầu với r = - 0,301 (p < 0,001), tỷ số AST/ALT
  • 42. 28 với r = 0,209 (p < 0,01), APRI với r = 0,589 (p = 0,001) và FIB4 với r = 0,558 (p < 0,001) [4]. Nghiên cứu của Nguyễn Phước Bảo Quân và cộng sự (2012) khảo sát ở 241 người khỏe mạnh và 160 bệnh nhân bệnh gan mạn, trong đó sinh thiết gan 23 trường hợp. Kết quả cho thấy SWV gia tăng ở nhóm bệnh gan mạn và có tương quan thuận giữa SWV và giai đoạn xơ hóa gan [7]. Các nghiên cứu về giá trị của kỹ thuật ARFI trong đánh giá xơ hóa gan có đối chiếu giải phẫu bệnh ở nước ta đều có cỡ mẫu nhỏ, nhưng đều cho thấy kỹ thuật này đã mở ra một hướng áp dụng lâm sàng đầy hứa hẹn trong tương lai.
  • 43. 29 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 56 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh gan do rượu điều trị tại khoa Nội Tiêu hóa- Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 8 năm 2020. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân - Bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán BGDR theo Hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) 2019 [22]: + Có tình trạng lạm dụng rượu: điểm AUDIT từ 8 điểm trở lên đối với nam ≤ 60 tuổi, từ 4 điểm trở lên đối với nam > 60 và nữ giới. + Có ít nhất 02 dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh gan mạn: chán ăn, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau tức hạ sườn phải, gầy sút cân, sao mạch, lòng bàn tay son, da xạm, xuất huyết tiêu hóa, phù, vàng da, gan to, lách to, tuần hoàn bàng hệ. 37 < AST < 500 U/L; AST/ALT > 1,5; GGT > 50 U/L. - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Viêm gan cấp. - Tỷ lệ thành công sau 10 lần đo < 60% vì không đảm bảo độ chính xác. - Bệnh nhân sau khi đã làm các thủ thuật tại gan như: sinh thiết gan, chọc hút vì gây ảnh hưởng đến kết quả đo. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2019 đến tháng 8/2020. - Địa điểm nghiên cứu: khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu: mô tả.
  • 44. 30 - Thiết kế nghiên cứu: điều tra cắt ngang. 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu - Cỡ mẫu: sử dụng công thức tính cỡ mẫu mô tả một giá trị trung bình, dựa vào kết quả của nghiên cứu trước [2]. 𝑛 = 𝑍1−𝛼/2 2 𝑠2 (𝑋 ̅𝜀)2 Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu cần chọn Z1-α/2: Hệ số giới hạn tin cậy, với mức tin cậy 95%  Z1-α/2 = 1,96. 𝑋 ̅: giá trị SWV trung bình ở bệnh nhân mắc BGDR theo nghiên cứu trước. s: Độ lệch chuẩn của SWV từ nghiên cứu trước. : Độ chính xác tương đối, chọn  = 0,06. Dựa vào các kết quả từ nghiên cứu của Kiani A và cộng sự (2016), 𝑋 ̅ = 1,4 và s = 0,36 [32], thay vào công thức trên tính được n = 71. Trên thực tế, chúng tôi lựa chọn được 56 bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu. - Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện có chủ đích. 2.3.3. Các chỉ tiêu và biến số nghiên cứu - Tuổi. - Giới. - Thời gian uống rượu. - Lượng rượu uống hàng ngày. - Điểm AUDIT. - Triệu chứng cơ năng: chán ăn, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau hạ sườn phải, xuất huyết tiêu hóa. - Triệu chứng toàn thân: vàng da, gày sút, sao mạch, lòng bàn tay son, da xạm, xuất huyết dưới da, phù. - Triệu chứng thực thể: gan to, lách to, tuần hoàn bàng hệ.
  • 45. 31 - Chẩn đoán lâm sàng: gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan do rượu, xơ gan Child A do rượu, xơ gan Child B do rượu, xơ gan Child C do rượu. - Một số chỉ số sinh hóa máu: ALT, AST, GGT, bilirubin toàn phần, albumin, cholesterol, triglycerid. - Một số chỉ số huyết học: số lượng hồng cầu, số lượng tiểu cầu, hàm lượng hemoglobin, thể tích trung bình hồng cầu. - Chỉ số APRI. - Tỷ lệ AST/ALT. - Giá trị SWV. - Giai đoạn xơ hóa gan: F0, F1, F2, F3, F4. Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu Tên biến Giá trị Loại biến Tuổi Năm Liên tục Giới Nam, nữ Phân loại Thời gian uống rượu Năm Liên tục Lượng rượu uống hàng ngày ml Liên tục Điểm AUDIT Điểm Liên tục Triệu chứng cơ năng (chán ăn, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau hạ sườn phải, xuất huyết tiêu hóa) Phân loại Triệu chứng toàn thân (vàng da, gày sút, sao mạch, lòng bàn tay son, da xạm, xuất huyết dưới da, phù) Phân loại Triệu chứng thực thể (gan to, lách to, tuần hoàn bàng hệ) Phân loại Chẩn đoán ( viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ do rượu, xơ gan Child A do rượu, xơ gan Child B do rượu, xơ gan Child C do rượu) Phân loại AST, ALT, GGT U/I Liên tục Bilirubin toàn phần µmol/L Liên tục
  • 46. 32 Albumin g/l Liên tục Cholesterol, Triglyceride mmol/l Liên tục Số lượng hồng cầu T/l Liên tục Số lượng tiểu cầu G/l Liên tục Hb g/l Liên tục MCV Fl Liên tục Chỉ số APRI Liên tục Tỷ lệ AST/ALT Liên tục Giai đoạn xơ hóa gan F0, F1, F2, F3, F4 Phân loại Kết quả SWV m/s Liên tục 2.4. Phương pháp thu thập số liệu 2.4.1. Chọn bệnh nhân Lựa chọn những bệnh nhân mắc BGDR điều trị nội trú tại Khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đủ tiêu chuẩn lựa chọn và không nằm trong tiêu chuẩn loại trừ. 2.4.2. Khám lâm sàng Đối tượng nghiên cứu được hỏi bệnh và khám lâm sàng trực tiếp. Sử dụng mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất (phụ lục 2), trong đó ghi đầy đủ các thông tin về tiền sử, bệnh sử, các triệu chứng lâm sàng. - Tuổi: được tính đến năm tiến hành nghiên cứu theo mốc ngày sinh của bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án, sau đó chia thành các nhóm tuổi < 30 tuổi, 30 – 39 tuổi, 40 – 49 tuổi, 50 – 59 tuổi, 60 – 69 tuổi và ≥ 70 tuổi. - Giới: chia thành 2 nhóm nam và nữ. - Thời gian uống rượu: được tính từ khi bệnh nhân xác định bắt đầu lạm dụng rượu đến năm tiến hành nghiên cứu, chia thành các khoảng thời gian ≤ 5 năm, 6 – 10 năm, 11 – 15 năm, > 15 năm.
  • 47. 33 - Lượng rượu uống hàng ngày: ước tính ra số ml bệnh nhân uống mỗi ngày, chia thành các mức < 100 ml, 100 – 300 ml, > 300 ml. - Điểm AUDIT: phát cho mỗi bệnh nhân 01 bộ câu hỏi AUDIT và hướng dẫn để bệnh nhân tự trả lời, sau đó tính điểm dựa trên kết quả trả lời của bệnh nhân. Điểm AUDIT từ 8 điểm trở lên đối với nam giới ≤ 60 tuổi, từ 4 điểm trở lên đối với nam giới > 60 tuổi và nữ giới được xác định là có lạm dụng rượu. - Hỏi bệnh sử để phát hiện triệu chứng cơ năng: chán ăn, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau hạ sườn phải, xuất huyết tiêu hóa. - Khám lâm sàng để phát hiện các triệu chứng toàn thân, thực thể: vàng da, gầy sút cân, sao mạch, lòng bàn tay son, da xạm, xuất huyết dưới da, phù, gan to, lách to, tuần hoàn bàng hệ. 2.4.3. Thực hiện các xét nghiệm - Xét nghiệm sinh hóa máu: lấy máu xa thời điểm bữa ăn của bệnh nhân ít nhất 2 giờ, lấy 2ml máu tĩnh mạch, bơm nhẹ máu vào thành ống nghiệm không để sủi bọt và tránh vỡ hồng cầu, đậy chặt nắp ống nghiệm, lắc nhẹ 2 phút để máu trộn đều với Heparin, mẫu được gửi tới Khoa sinh hóa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên để xét nghiệm, bảo quản mẫu ở nhiệt độ 2 – 8o C. Sau khi tách lấy huyết tương, các thông số xét nghiệm được thực hiện trên máy phân tích sinh hóa tự động đặt tại Khoa Sinh hóa - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, sử dụng máy Olympus AU 640 của hãng Beckman Couter - Mỹ. Hóa chất, dịch chuẩn và kit sử dụng để xét nghiệm của hãng. Hệ thống tự động hoàn toàn. Các giá trị bình thường được chuẩn hóa theo hằng số sinh lý của người Việt Nam. - Xét nghiệm huyết học: lấy mẫu máu xét nghiệm cùng thời điểm lấy mẫu máu làm xét nghiệm sinh hóa, lấy 1ml máu tĩnh mạch, bơm nhẹ máu vào thành ống nghiệm có chống đông bằng EDTA không để sủi bọt và tránh vỡ hồng cầu, đậy chặt nắp ống nghiệm, lắc nhẹ 2 phút để chống đông nhưng không gây vỡ hồng cầu, mẫu được gửi tới Khoa huyết học – Bệnh viện Trung ương
  • 48. 34 Thái Nguyên để phân tích, bảo quản mẫu ở nhiệt độ 2 – 8o C. Thực hiện tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng laser được thực hiện bằng máy xét nghiệm huyết học tự động Celltac F hãng Nihon Kohden của Nhật (tại Khoa Huyết học - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên). Các giá trị bình thường được chuẩn hóa theo hằng số sinh lý của người Việt Nam. 2.4.4. Thực hiện kỹ thuật ARFI Sau khi có kết quả xét nghiệm, những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được đo độ đàn hồi mô gan bằng kỹ thuật ARFI tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trên máy Siemens ACUSON S2000 có cài đặt tính năng ghi hình ARFI trên đầu dò cong 4C1, đa tần số1- 4MHz và phần mềm định lượng sờ mô ảo. Kỹ thuật này được thực hiện bởi bác sỹ của khoa Chẩn đoán hình ảnh. Các bước đo đàn hồi gan: - Bệnh nhân nằm ngửa, tay phải dạng tối đa để dưới đầu và đầu nghiêng qua trái. Đầu dò được bôi gel và để trên da bệnh nhân giữa các xương sườn từ đường nách trước đến đường giữa đòn với hướng cắt dọc khoang liên sườn, tương ứng với thùy phải của gan. - Đánh giá nhu mô/siêu âm 2D, chọn vị trí đặt ROI ở hạ phân thùy 8 (đại diện cho thùy gan phải), hạ phân thùy 2 (đại diện cho thùy gan trái), dưới bao gan 2-3cm, hướng xung vuông góc bề mặt gan. - Với mỗi bệnh nhân, tiến hành đo ít nhất 5 lần tại mỗi vị trí ROI, lấy giá trị trung bình + độ lệch chuẩn. - Đo thất bại khi không có lần nào thành công hoặc tỷ lệ đo thành công sau 5 lần đo < 60%. 2.4.5. Tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu - Bộ câu hỏi đánh giá sử dụng rượu của tổ chức y tế thế giới (bộ câu hỏi AUDIT - WHO), điểm số AUDIT: từ 8 điểm trở lên (đối với nam ≤ 60 tuổi), từ 4 điểm trở lên (đối với nam > 60, nữ giới) là nghiện rượu [42].
  • 49. 35 - Chẩn đoán bệnh gan do rượu theo hướng dẫn chẩn đoán của Hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) 2019 [22]. - Chẩn đoán viêm gan do rượu gọi tắt là viêm gan: có tiền sử lạm dụng rượu, vàng da, tăng men AST, ALT, GGT, AST/ALT > 1,5, Bilirubin toàn phần > 50 µmol/l. Không có bằng chứng của các nguyên nhân gây viêm gan khác [22]. - Chẩn đoán gan nhiễm mỡ do rượu gọi tắt là gan nhiễm mỡ: có tiền sử lạm dụng rượu, khám lâm sàng có thể có gan to, có hình ảnh gan nhiễm mỡ trên siêu âm, cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ, xét nghiệm AST, ALT, GGT, cholesterol, triglycerid bình thường hoặc tăng nhẹ [22]. - Chẩn đoán xơ gan do rượu gọi tắt là xơ gan: bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu, có hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa [22]. - Chẩn đoán viêm gan cấp: bệnh khởi phát trong vòng 6 tháng với các triệu chứng ban đầu là mệt mỏi, chán ăn, đau tức hạ sườn phải, sau đó xuất hiện các triệu chứng điển hình vàng da và niêm mạc tăng nhanh, trường hợp nặng có thể có hội chứng não gan, rối loạn đông máu, AST và ALT tăng ở mức trên 5 lần giới hạn cao của mức bình thường, bilirubin toàn phần tăng trên 50 µmol/l [31]. Bảng 2.2. Bảng điểm Child – Pugh [8] Tiêu chuẩn 1 điểm 2 điểm 3 điểm Albumin máu (g/l) > 35 28 – 35 < 28
  • 50. 36 PT (%) hoặc INR > 60 < 1,7 40 – 60 1,7 – 2,3 < 40 > 2,3 Billirubin máu (μmol/l) < 35 35 – 50 > 50 HC não – gan Không Tiền hôn mê Hôn mê Cổ trướng Không Ít Nhiều Xơ gan Child A: 5-6 điểm. Xơ gan Child B: 7-9 điểm. Xơ gan Child C: 10-15 điểm. Bảng 2.3. Giá trị tham chiếu một số chỉ số huyết học [9] Tên chỉ số huyết học Giá trị bình thường Hồng cầu (T/l) 3,8 – 5,3 Hemoglobin (g/l) 110 – 170 Tiểu cầu (G/l) 120 – 380 MCV (fl) 80 – 100 Hồng cầu giảm: < 3,8 T/l. Hb giảm: < 110 g/l.Tiểu cầu giảm: < 120 G/l. MCV tăng: > 100 fl. Bảng 2.4. Giá trị tham chiếu một số chỉ số sinh hóa máu [9] Tên xét nghiệm Giá trị bình thường AST (U/L) < 37 ALT (U/L) < 40 GGT (U/L) 7 – 49 Bilirubin TP (µmol/L) < 17,1 Cholesterol (mmol/L) 3,9 – 5,2 Triglycerid (mmol/L) 0,46 – 1,8 Albumin (g/L) 35 – 50 AST tăng: > 37 U/l. ALT tăng: > 40 U/l. GGT tăng > 49 U/l. Bilirubin tp tăng: > 17,1 µmol/l. Cholesterol tăng: > 5,2 mmol/l. Triglycerid tăng: > 1,8 mmol/l. Albumin giảm: < 35 mmol/l.
  • 51. 37 - Chỉ số APRI tính theo công thức: APRI = 𝐴𝑆𝑇 𝑈𝐿𝑁𝑥 𝑡𝑖ể𝑢 𝑐ầ𝑢 (109) 𝑥 100. ULN là giá trị trên ngưỡng bình thường của AST. Tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, ULN = 37. Chỉ số APRI > 2 cho thấy xơ hóa gan có ý nghĩa và nhiều khả năng xơ gan. - Tỷ lệ AST/ALT bình thường < 1,0. - Thực hiện kỹ thuật ARFI thành công khi có ít nhất 3 lần đo thành công. Giá trị SWV là trung bình của 5 lần đo. - Đánh giá giai đoạn xơ hóa gan: F0 (SWV < 1,23m/s), F1 (1,23 ≤ SWV < 1,34 m/s), F2 ( 1,34 ≤ SWV < 1,55 m/s), F3 (1,55 ≤ SWV < 1,86 m/s), F4 ( SWV ≥ 1,86 m/s). Khi tiến hành phân tích, chúng tôi gộp giai đoạn F0 và F1thành nhóm chưa xơ hóa gan, gộp giai đoạn F2, F3 và F4 thành nhóm đã có xơ hóa gan [12]. 2.5. Xử lý số liệu Số liệu được thu thập bằng bệnh án nghiên cứu thống nhất, nhập liệu bằng phần mềm Epi Info 7, xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học, với chương trình SPSS 20.0. Trong khi xử lý số liệu dùng các thuật toán: - Thống kê mô tả: các biến định tính được mô tả bằng số lượng và tỷ lệ %, các biến định lượng được mô tả bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn [2]. - Thống kê suy luận: sự khác biệt giữa 2 nhóm định tính được kiểm định bằng Chi-square test, trong trường hợp có nhiều hơn 20% ô có tần số mong đợi nhỏ hơn 5 sẽ sử dụng kiểm định Fisher’s Exact để kiểm định sự khác biệt. Sự khác biệt giữa 2 biến định lượng được kiểm định bằng T-test. Sự khác biệt có ý nghĩa khi p < 0,05 [2]. - Kiểm tra tính phân phối chuẩn của biến bằng test Kolmogorov-Smirnov. Biến có phân phối chuẩn khi p > 0,05 [2]. - Với các phân phối chuẩn: so sánh trung bình của 2 nhóm độc lập bằng kiểm định T-test [2].
  • 52. 38 - Với các phân phối không chuẩn: so sánh trung vị của 2 nhóm độc lập bằng kiểm định Mann-Whitney, so sánh trung vị 3 nhóm độc lập bằng phân tích Kruskal-Wallis [2]. - Đánh giá mối tương quan giữa 2 biến số liên tục phân phối chuẩn bằng tương quan Pearson, tính hệ số tương quan Pearson (r) và KTC 95%. Đánh giá mối tương quan 1 biến số liên tục với 1 biến số phân loại bằng tương quan Spearman, tính hệ số tương quan Spearman rho (r) và KTC 95%. Nhận định tương quan như sau [2]: + r = 0: không có mối tương quan. + r < 0: tương quan nghịch. + r > 0: tương quan thuận. + |r| < 0,3: tương quan ít chặt chẽ. + 0,3 ≤ |r| ≤ 0,6: tương quan khá chặt chẽ. + |r| > 0,6 tương quan rất chặt chẽ. 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đã được Hội đồng xét duyệt đề cương của Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên thông qua và Hội đồng đạo đức của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên chấp nhận. Bệnh nhân được giải thích, tư vấn trước khi tự nguyện tham gia nghiên cứu. Các số liệu của cá nhân trong nghiên cứu đều được giữ bí mật. Khi bệnh nhân yêu cầu không tham gia nghiên cứu thì chúng tôi sẽ ngừng nghiên cứu trên những bệnh nhân đó, nhưng họ vẫn được đảm bảo tất cả quyền lợi chăm sóc và điều trị. Bệnh nhân được chăm sóc và điều trị nếu xảy ra tai biến trong khi tham gia nghiên cứu. Các số liệu thu thập được chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác. Kết quả nghiên cứu đảm bảo tính trung thực, khách quan và được sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu. Sơ đồ nghiên cứu