SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
Download to read offline
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Chuyên đề:
KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2013
MỤC LỤC
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
STT Nội dung Trang
LỜI MỞ ĐẦU 3
I. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
4
1. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Trung Quốc 4
1.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Trung Quốc
4
1.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Trung Quốc
5
2. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Hàn Quốc 7
2.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Hàn Quốc
7
2.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn
Quốc
9
3. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Thái Lan 10
3.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Thái Lan
10
3.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Thái
Lan
12
4. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Liên Bang Nga 14
4.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Liên bang Nga
14
4.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Liên
bang Nga
15
5. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore 17
5.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Singapore
17
5.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Singapore
17
II MỘT SỐ KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU THAM KHẢO
CHO VIỆT NAM
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
2
LỜI MỞ ĐẦU
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII, theo dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét,
cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Trong phạm vi Chuyên
đề này, xin được trình bày một số nét cơ bản về kinh nghiệm của một số nước
trên thế giới trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường,
qua đó cung cấp thêm thông tin tham khảo nhằm góp phần vào việc nghiên
cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta
hiện nay.
Trong Chuyên đề này, 05 quốc gia (Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,
Nga và Singapore) đã được lựa chọn để nghiên cứu đánh giá, tham khảo. Việc
lựa chọn này dựa trên các tiêu chí về vị trí địa lý, hệ thống pháp luật, điều
kiện tự nhiên và trình độ phát triển… Nghiên cứu này không chỉ xem xét
pháp luật của các quốc gia tại thời điểm hiện tại mà còn lưu ý cả lịch sử phát
triển của hệ thống pháp luật đó, đặc biệt là những kinh nghiệm mà quốc gia
đó có được trong quá trình phát triển; từ đó, cố gắng chỉ ra một số vấn đề có
thể cần được quan tâm nghiên cứu tham khảo thêm trong quá trình hoàn thiện
pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường bảo đảm hợp lý,
khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
3
I. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG XÂY
DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Trung Quốc
1.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Trung Quốc
1.1.1. Quá trình xây dựng Luật Bảo vệ môi trường
- Luật Bảo vệ môi trường vào năm 1979
Trung Quốc lần đầu tiên ban hành Luật Bảo vệ môi trường vào năm 1979.
Ngoài việc khẳng định mục tiêu của việc bảo vệ môi trường, Luật này đưa ra
bốn chính sách cụ thể về bảo vệ môi trường (bao gồm việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên) đó là: (i) thành lập các cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường;
(ii) quy định về trách nhiệm và phí bảo vệ môi trường; (iii) quy định chung về
đánh giá tác động môi trường; (iv) việc xử lý ô nhiễm công nghiệp. Với sự ra
đời của Luật này, công tác bảo vệ và quản lý môi trường, ngăn ngừa và kiểm
soát ô nhiễm tại Trung Quốc đã có được những bước đi đầu tiên, đặc biệt là đã
thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường trực thuộc Chính phủ.
- Luật Bảo vệ môi trường nước năm 1984
Năm 1984, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc ban hành Luật Bảo vệ
môi trường nước. Các nhà lập pháp Trung Quốc xem nước là thành phần môi
trường đầu tiên và quan trọng cần được pháp luật bảo vệ bằng những quy định
riêng. Điều này bắt nguồn từ quan điểm trong quá trình đầu tư công nghiệp hóa,
môi trường nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, từ môi trường nước sẽ dẫn
đến ô nhiễm các thành phần môi trường khác như đất, sinh vật… và gây nhiều
tác động xã hội nhất.
- Luật Bảo vệ môi trường năm 1989
Năm 1989, Trung Quốc ban hành Luật Bảo vệ môi trường hoàn chỉnh dưới
hình thức “luật cơ bản” và có hiệu lực cho đến ngày nay. Điều đáng chú ý là
Luật này không làm mất hiệu lực của Luật Bảo vệ môi trường nước đã được xây
dựng trước đó.
- Dự án Luật sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 1989
4
Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường
(1989) sau 24 năm thi hành. Trong tiến trình này, nhiều chuyên gia đã đưa kiến
nghị về việc pháp điển hóa pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đề xuất
này chưa nhận được sự đồng thuận của đa số, đặc biệt là từ phía các cơ quan nhà
nước Trung Quốc. Những ý kiến này cho rằng việc pháp điển hóa là chưa cần
thiết, bởi các quan hệ xã hội, đặc biệt là chính sách về bảo vệ môi trường của
Trung Quốc chưa ổn định, dự báo còn nhiều đổi thay trong tương lai. Hơn nữa,
các vấn đề môi trường trên thực tiễn cũng chưa ổn định và điều chỉnh chúng
thông qua các đạo luật nhỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi và linh hoạt cho công tác
quản lý môi trường.
1.1.2. Một số đạo luật chuyên ngành bảo vệ các thành phần môi trường
và đánh giá tác động môi trường
Vào nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc liên tiếp ban hành
nhiều đạo luật về bảo vệ môi trường, bao gồm: Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô
nhiễm không khí (1995); Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn
(1995); Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước (1996); Luật Ngăn ngừa và
kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn môi trường (1996); Luật Bảo vệ môi trường biển
(1999); Luật Đánh giá tác động môi trường (2002).
1.1.3. Một số đạo luật liên quan đến bảo vệ môi trường
Ngoài các đạo luật trực tiếp điều chỉnh về bảo vệ môi trường, Trung Quốc
còn có một số đạo luật liên quan như: Luật Khuyến khích sản xuất sạch; Luật
Bảo vệ động vật hoang dã; Luật Bảo tồn năng lượng; Luật Chống sa mạc hóa…
Luật Hình sự Trung Quốc cũng dành một chương về các tội phạm liên quan đến
gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ tài nguyên.
Dưới văn bản luật, các văn bản quy định chi tiết cũng được Chính phủ và
các bộ ban hành dưới các hình thức văn bản khác nhau.
1.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Trung
Quốc
Nghiên cứu hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường Trung Quốc có thể rút
ra một số vấn đề cơ bản sau đây:
5
1.2.1. Pháp luật về bảo vệ môi trường Trung Quốc được điều chỉnh bởi
nhiều đạo luật
Pháp luật về bảo vệ môi trường Trung Quốc được điều chỉnh bởi nhiều đạo
luật trong đó, Luật Bảo vệ môi trường được coi là “luật khung” khi chỉ quy định
những vấn đề chung, cơ bản, khái quát. Còn việc bảo vệ, quản lý 4 thành phần
quan trọng của môi trường gồm nước, không khí, chất thải rắn và tiếng ồn được
quy định trong các đạo luật mang tính chuyên sâu.
Luật Bảo vệ môi trường (1989) của Trung Quốc khá ngắn, chỉ có 47 điều
được chia thành 6 chương bao gồm: 1) Quy định chung; 2) Giám sát và quản lý
môi trường; 3) Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường; 4) Ngăn ngừa và
kiểm soát ô nhiễm môi trường và các chất nguy hại; 5) Trách nhiệm pháp lý; 6)
Điều khoản thực thi.
Chương giám sát và quản lý môi trường đưa ra một số công cụ BVMT gồm
tiêu chuẩn môi trường (cả môi trường xung quanh và tiêu chuẩn chất thải), quan
trắc môi trường, điều tra đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi
trường và thanh tra môi trường. Như vậy, kết cấu Luật Bảo vệ môi trường khung
của Trung Quốc được phân chia theo ba nhóm hoạt động là: giám sát, quản lý;
bảo vệ, nâng cao chất lượng; và ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm.
1.2.2. Các đạo luật điều chỉnh 4 thành phần của môi trường được kết
cấu khoa học theo những tiêu chí khác nhau để phù hợp với đặc tính và nhu
cầu quản lý của từng thành phần.
- Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước (1984) được kết cấu và điều
chỉnh theo hướng phân loại thành phần môi trường nước gồm nước mặt và nước
ngầm.
- Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn(1995) được kết cấu
và điều chỉnh theo hai tiêu chí gồm mức độ nguy hại của chất thải và nguồn phát
thải. Trong chất thải thông thường lại chia thành chất thải cơ bản, chất thải công
nghiệp và chất thải đô thị.
- Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí (1995) được kết cấu và
điều chỉnh theo nguồn gây ô nhiễm như ô nhiễm không khí gây ra bởi hoạt động
6
đốt than, bởi các phương tiện giao thông và chất thải khí, bụi, mùi.
- Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn (1996) được kết cấu và
điều chỉnh theo từng hoạt động kinh tế - xã hội là nguồn gây ô nhiễm như ô
nhiễm tiếng ồn nói chung, tiếng ồn công nghiệp, tiếng ồn xây dựng, tiếng ồn
giao thông, tiếng ồn trong các hoạt động khác.
- Luật Bảo vệ môi trường biển (1999) được kết cấu thành các chương về
bảo tồn mảng xanh ở biển, ô nhiễm biển do hoạt động từ đất liền, từ dự án xây
dựng ven biển, dự án xây dựng trên biển, việc xả thải ra biển, ô nhiễm tàu chở
dầu.
1.2.3. Hiệu lực của các đạo luật về BVMT được quy định rất rộng.
Theo pháp luật Trung Quốc, hiệu lực về không gian của đạo luật được xác
định bao gồm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và các vùng biển mà Trung Quốc có
quyền tài phán. Tuy nhiên, các đạo luật điều chỉnh về bốn thành phần của môi
trường chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ đất liền của Trung Quốc; còn các vấn đề môi
trường trên biển được quản lý bằng Luật Bảo vệ môi trường biển (1999).
1.2.4. Trong kết cấu hệ thống pháp luật của Trung Quốc, các biện pháp
chế tài hành chính, hình sự và kỷ luật luôn được thể hiện trong cùng văn bản
với các quy định về quyền và nghĩa vụ.
Luật BVMT và các đạo luật khác luôn có một chương quy định về các hành
vi vi phạm và chế tài cụ thể. Phương pháp thể hiện này đảm bảo sự thống nhất
trong hệ thống và cũng tiện cho việc tra cứu pháp luật. Đặc biệt, phương pháp
này cũng làm tăng khả năng áp dụng trực tiếp văn bản luật mà không phải chờ
văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Pháp luật về bảo vệ môi trường của của Hàn Quốc
2.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Hàn Quốc
Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc đã có một quá trình phát triển
tương đối lâu dài và khá đầy đủ. Điều 35 Hiến pháp Hàn Quốc quy định “Mọi
người dân đều có quyền sống trong môi trường trong lành và thoải mái. Nhà
nước và người dân phải cố gắng bảo vệ môi trường”.
7
Lịch sử xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường của Hàn Quốc có thể chia
làm 3 giai đoạn gồm: 1961 - 1990, 1990 - 2008 và từ 2008 đến nay:
2.1.1. Trong giai đoạn 1961-1990:
Trong giai đoạn 1961-1990 Hàn Quốc đã ban hành 15 đạo luật có liên quan
đến vấn đề môi trường. Có thể kể một số đạo luật quan trọng như: Luật Ngăn
chặn ô nhiễm môi trường (1963); Luật Bảo tồn môi trường (1977) sửa đổi Luật
Ngăn chặn ô nhiễm môi trường (1963); Luật quản lý vật chất độc hại và nguy
hiểm (1963); Luật làm sạch chất thải (1961); Luật Kiểm soát chất thải (1986)
thay thế Luật làm sạch chất thải (1961).
Năm 1990 đánh dấu một bước chuyển rất lớn trong việc xây dựng pháp luật
về bảo vệ môi trường của Hàn Quốc. Luật Bảo tồn môi trường (1977) được tách
thành 5 luật khác nhau vào năm 1990, bao gồm: Luật khung về Chính sách môi
trường; Luật Bảo tồn không khí sạch; Luật Kiểm soát tiếng ồn và độ rung; Luật
Bảo tồn Chất lượng nước và Hệ sinh thái nước; Luật giải quyết tranh chấp môi
trường.
Điều này không đơn giản chỉ là sự thay đổi về kỹ thuật lập pháp và hình
thức văn bản pháp luật mà sâu xa hơn đó là vấn đề BVMT đã được đặc biệt
quan trọng. Với việc từ bỏ mô hình một luật lớn mà chuyển sang mô hình nhiều
luật nhỏ, Quốc hội Hàn Quốc đã tạo điều kiện tốt hơn cho Chính phủ khi muốn
sửa đổi các quy định hoặc phải đối phó với một vấn đề môi trường mới phát
sinh.
2.1.2. Giai đoạn 1990 – 2008:
Sau năm 1990, Quốc hội Hàn Quốc tiếp tục ban hành nhiều đạo luật khác
để giải quyết từng vấn đề môi trường cụ thể, có thể kể đến như: Luật Bảo tồn
môi trường tự nhiên (1991); Luật Trách nhiệm chi trả cải thiện môi trường
(1991); Luật về nâng cao chất lượng không khí đô thị (2003); Luật Khuyến
khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường (2004); Luật về Quan
trắc và phân tích môi trường (2006); Luật khung về Phát triển bền vững (2007);
Luật Sức khỏe môi trường (2008).
Lưu ý rằng, tại Hàn Quốc, lĩnh vực quản lý chất thải và lĩnh vực quản lý vật
8
chất độc hại và nguy hiểm được tách riêng và không nằm trong phạm vi điều
chỉnh của đạo luật khung về chính sách môi trường.
Trong giai đoạn từ 1980 – 2008, số lượng các đạo luật liên quan đến môi
trường của Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng, đến năm 2008 đã có 46 luật liên
quan đến bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên.
2.1.3. Giai đoạn 2008 đến nay:
Bắt đầu từ năm 2008 đến nay, Hàn Quốc tiến hành sửa đổi một loạt các luật
về bảo vệ môi trường. Nhưng sự thay đổi này chỉ nhằm siết chặt hơn các quy
định về bảo vệ môi trường mà không làm thay đổi cấu trúc hệ thống pháp luật về
bảo vệ mội trường của nước này.
2.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn
Quốc
2.2.1. Ở Hàn Quốc có nhiều đạo luật cùng quy định về BVMT và trong
đó có một đạo luật khung chỉ quy định những vấn đề mang tính chung nhất,
còn các vấn đề cụ thể được điều chỉnh bằng các đạo luật khác (tương đồng
với Trung Quốc)
Luật khung về Chính sách môi trường của Hàn Quốc không đưa ra quyền
và nghĩa vụ cụ thể về BVMT đối với các chủ thể, mà chỉ liệt kê ra các chính
sách, công cụ BVMT sẽ được nhà nước áp dụng, bao gồm: tiêu chuẩn môi
trường, quy hoạch môi trường, quan trắc và đánh giá môi trường, tuyên truyền
giáo dục, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, trực tiếp đầu tư, thông báo mức
phát thải được phép, kiểm soát đặc biệt đối với hóa chất độc hại, phóng xạ, đối
với những khu vực đã bị ô nhiễm, thiệt hại, đánh giá tác động môi trường, giải
quyết tranh chấp, giảm thiểu thiệt hại, thuế. Mỗi loại công cụ cũng chỉ được kể
tên và đưa ra một số nguyên tắc áp dụng, còn nội dung chi tiết của các công cụ
này được thể hiện trong các đạo luật vệ tinh.
2.2.2. Việc bảo vệ nguồn nước được đặc biệt coi trọng và quản lý theo
hướng phân loại thành hai nguồn cơ bản gồm các nguồn ô nhiễm tập trung
(như nước thải từ các cơ sở công nghiệp hoặc từ các thiết bị xử lý nước) và
9
nguồn ô nhiễm không tập trung (như nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, giao
thông).
Luật Bảo tồn chất lượng nước và hệ sinh thái nước là một trong những đạo
luật quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật BVMT ở Hàn Quốc. Luật này bao
gồm các chương về quản lý môi trường nước nói chung và phân loại thành lưu
vực sông, hồ chứa, đầm lầy; quản lý các nguồn gây ô nhiễm và kinh doanh dịch
vụ xử lý nước. Việc đưa ra hai quy chế quản lý khác nhau đối với hai loại nguồn
gây ô nhiễm là kinh nghiệm có thể nghiên cứu tham khảo.
2.2.3. Hoạt động quản lý chất thải và quản lý chất nguy hiểm, độc hại
được tách riêng để quy định trong hai đạo luật khác nhau và có sự gắn kết
chặt chẽ với quá trình sản xuất kinh doanh.
Điều này cho thấy, Hàn Quốc rất coi trọng vấn đề này để BVMT trước quá
trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế; đồng thời, tạo cơ chế để gắn liền
trách nhiệm BVMT với các doanh nghiệp.
2.2.4. Nhìn chung các đạo luật của Hàn Quốc đều có một chương quy
định về các biện pháp chế tài hình sự và hành chính áp dụng đối với hành vi
vi phạm (tương tự như Trung Quốc)
Đạo luật khung về Chính sách môi trường quy định cụ thể về các hành vi vi
phạm tại điều 27 và mức hình phạt tối đa là 5 năm tù hoặc phạt 50 triệu Won.
Luật Bảo tồn chất lượng nước và hệ sinh thái cũng đưa ra hình phạt đối với
rất nhiều hành vi vi phạm và cả hình thức xử phạt đối với lỗi vô ý. Ví dụ: hành
vi xả thải vượt quá hạn ngạch mà không được phép của cơ quan nhà nước có thể
bị xử phạt tù đến 3 năm hoặc phạt tiền không quá 15 triệu Won. Các đạo luật
của Hàn Quốc không có quy định về đối tượng tác động hay hiệu lực về không
gian. Tuy nhiên, hiệu lực về không gian áp dụng chung cho các đạo luật tại Hàn
Quốc bao gồm toàn bộ lãnh thổ và các vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc
gia này. Điều này cũng tương tự như quy định tại pháp luật Trung Quốc.
3. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Thái Lan
3.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Thái Lan
10
Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á ban
hành các đạo luật về BVMT.
Vào năm 1967, quốc gia này đã ban hành Luật Vật chất độc hại năm 1967
để quản lý chất thải.
Đến Hiến pháp năm 1974, đã có quy định về BVMT được đưa vào như
nguyên tắc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Năm 1975, Thái Lan đã ban hành Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng
môi trường Quốc gia năm 1975 để cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp. Đây
là đạo luật quan trọng, quy định tập trung những vấn đề về BVMT như Thành
lập ra Ban Môi trường Quốc gia (NEB) và đưa ra 3 công cụ chính trong công tác
BVMT bao gồm:
- Các tiêu chuẩn môi trường và phương pháp quan trắc do Bộ Khoa học,
Công nghệ và Năng lượng ban hành;
- Công cụ đánh giá tác động môi trường của các dự án trước trong khi lập
kế hoạch;
- Trao quyền cho Thủ tướng hành động trong những trường hợp khẩn cấp
do ô nhiễm hoặc sự cố môi trường.
Tuy nhiên, do hệ thống văn bản pháp luật trong giai đoạn này còn thiếu cơ
chế phối hợp giữa các bộ ngành và sự mâu thuẫn với các lợi ích kinh tế nên việc
thực thi gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Hệ quả
điển hình là số lượng các dự án ở Thái Lan thực hiện lập báo cáo ĐTM là rất ít
hoặc nếu có thì chất lượng của báo cáo này cũng rất thấp.
Chính vì vậy, vào năm 1992, Thái Lan đã tiến hành sửa đổi, bổ sung các
đạo luật có liên quan như Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng Môi trường
Quốc gia và Luật Vật chất độc hại năm 1967 (sửa thành Luật Vật chất Nguy
hại).
Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng Môi trường Quốc gia năm 1992 đã
có sự thay đổi lớn và quan trọng nhất đó là thực hiện phân cấp mạnh cho chính
quyền địa phương trong việc tự lập kế hoạch môi trường để tạo sự chủ động cho
chính quyền địa phương trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện tự
11
Tải bản FULL (25 trang): https://bit.ly/3UaaSdR
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
nhiên, kinh tế, xã hội của từng khu vực; đồng thời, giảm áp lực quản lý hành
chính nhà nước cho các cơ quan BVMT ở trung ương. Tiếp đó, trong lần sửa đổi
Hiến pháp năm 1997, nhiều quy định có liên quan đến BVMT đã được bổ sung
như quyền của công dân trong việc tiếp cận thông tin, tiếp cận công lý; quyền
tham gia vào các hoạt động chung. Ví dụ: Điều 59 Hiến pháp quy định về quyền
tiếp cận thông tin của người dân đối với việc ra các quyết định của chính quyền
liên quan đến khai thác tài nguyên.
3.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về BVMT ở Thái Lan
3.2.1. Các quy định về BVMT ở Thái Lan được quy định tập trung và
khá cụ thể, chi tiết trong một đạo luật đó là Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất
lượng môi trường Quốc gia năm 1992.
Với 7 chương, 115 điều, Luật này điều chỉnh hầu hết mọi vấn đề liên quan
đến bảo vệ môi trường. Phần các quy định chung quy định các quyền và nghĩa
vụ của người dân trong việc BVMT và khuyến khích việc tham gia của người
dân vào công tác BVMT một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức phi
chính phủ. Các nội dung tiếp theo quy định các công cụ bảo vệ môi trường; việc
tổ chức thực hiện và nguồn tài chính cho hoạt động này qua việc thành lập Ban
Môi trường Quốc gia và Quỹ Môi trường Quốc gia.
Quy định về công cụ BVMT trong Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng
môi trường Quốc gia (1992) bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường và đánh
giá tác động môi trường. Các quy định này khá chi tiết, không chỉ liệt kê các
công cụ BVMT và các vấn đề môi trường mà còn xác định thẩm quyền, điều
kiện, trình tự thủ tục để áp dụng các công cụ đó. Các tiêu chuẩn môi trường
được ban hành bởi Ban Môi trường quốc gia. Trên cơ sở đó, Bộ Khoa học, Công
nghệ và Năng lượng (KH,CN&NL) ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng môi
trường nhằm quản lý việc tuân thủ các tiêu chuẩn trên. Ban Môi trường quốc gia
có quyền ban hành các tiêu chuẩn môi trường cao hơn đối với các khu vực cần
được bảo vệ đặc biệt hoặc các khu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tiêu chuẩn
môi trường của địa phương phải được Ban Môi trường quốc gia phê duyệt.
Quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cũng được quy định chi
12
4092831

More Related Content

Similar to Kinh Nghiệm Một Số Nước Trên Thế Giới Trong Xây Dựng Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường.pdf

Nhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
NhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnNhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
Nhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnsaobangkhoc0310
 
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ...
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ...Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ...
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ...nataliej4
 
van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep
van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiepvan ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep
van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiepnhóc Ngố
 
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptxBVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptxNguyễn Quang Hiếu
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfPháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfTieuNgocLy
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...nataliej4
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...anh hieu
 
Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề Thực thi tại việt nam.doc
Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề Thực thi tại việt nam.docPháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề Thực thi tại việt nam.doc
Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề Thực thi tại việt nam.docDV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT - Quy định về quản lý chất thải nguy hại
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT - Quy định về quản lý chất thải nguy hạiThông tư 12/2011/TT-BTNMT - Quy định về quản lý chất thải nguy hại
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT - Quy định về quản lý chất thải nguy hạiCông ty môi trường Newtech Co
 

Similar to Kinh Nghiệm Một Số Nước Trên Thế Giới Trong Xây Dựng Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường.pdf (20)

Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
BÀI MẪU Luận văn về thuế môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn về thuế môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn về thuế môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn về thuế môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại Đà Nẵng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại Đà Nẵng, 9 ĐIỂMLuận văn: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại Đà Nẵng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại Đà Nẵng, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phí bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Phí bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Phí bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Phí bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam
Luận văn: Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị ở Việt NamLuận văn: Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam
Luận văn: Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam
 
Nhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
NhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnNhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
Nhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
 
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ...
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ...Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ...
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ...
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
 
van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep
van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiepvan ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep
van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep
 
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptxBVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfPháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...
 
Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
 
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt NamLuận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
 
Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề Thực thi tại việt nam.doc
Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề Thực thi tại việt nam.docPháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề Thực thi tại việt nam.doc
Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề Thực thi tại việt nam.doc
 
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT - Quy định về quản lý chất thải nguy hại
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT - Quy định về quản lý chất thải nguy hạiThông tư 12/2011/TT-BTNMT - Quy định về quản lý chất thải nguy hại
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT - Quy định về quản lý chất thải nguy hại
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Kinh Nghiệm Một Số Nước Trên Thế Giới Trong Xây Dựng Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường.pdf

  • 1. TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Chuyên đề: KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2013 MỤC LỤC ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
  • 2. STT Nội dung Trang LỜI MỞ ĐẦU 3 I. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 4 1. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Trung Quốc 4 1.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Trung Quốc 4 1.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Trung Quốc 5 2. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Hàn Quốc 7 2.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc 7 2.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc 9 3. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Thái Lan 10 3.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Thái Lan 10 3.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Thái Lan 12 4. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Liên Bang Nga 14 4.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Liên bang Nga 14 4.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Liên bang Nga 15 5. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore 17 5.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Singapore 17 5.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Singapore 17 II MỘT SỐ KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU THAM KHẢO CHO VIỆT NAM 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 2
  • 3. LỜI MỞ ĐẦU Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII, theo dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Trong phạm vi Chuyên đề này, xin được trình bày một số nét cơ bản về kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường, qua đó cung cấp thêm thông tin tham khảo nhằm góp phần vào việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Trong Chuyên đề này, 05 quốc gia (Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nga và Singapore) đã được lựa chọn để nghiên cứu đánh giá, tham khảo. Việc lựa chọn này dựa trên các tiêu chí về vị trí địa lý, hệ thống pháp luật, điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển… Nghiên cứu này không chỉ xem xét pháp luật của các quốc gia tại thời điểm hiện tại mà còn lưu ý cả lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật đó, đặc biệt là những kinh nghiệm mà quốc gia đó có được trong quá trình phát triển; từ đó, cố gắng chỉ ra một số vấn đề có thể cần được quan tâm nghiên cứu tham khảo thêm trong quá trình hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường bảo đảm hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. 3
  • 4. I. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Trung Quốc 1.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Trung Quốc 1.1.1. Quá trình xây dựng Luật Bảo vệ môi trường - Luật Bảo vệ môi trường vào năm 1979 Trung Quốc lần đầu tiên ban hành Luật Bảo vệ môi trường vào năm 1979. Ngoài việc khẳng định mục tiêu của việc bảo vệ môi trường, Luật này đưa ra bốn chính sách cụ thể về bảo vệ môi trường (bao gồm việc khai thác tài nguyên thiên nhiên) đó là: (i) thành lập các cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường; (ii) quy định về trách nhiệm và phí bảo vệ môi trường; (iii) quy định chung về đánh giá tác động môi trường; (iv) việc xử lý ô nhiễm công nghiệp. Với sự ra đời của Luật này, công tác bảo vệ và quản lý môi trường, ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm tại Trung Quốc đã có được những bước đi đầu tiên, đặc biệt là đã thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường trực thuộc Chính phủ. - Luật Bảo vệ môi trường nước năm 1984 Năm 1984, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc ban hành Luật Bảo vệ môi trường nước. Các nhà lập pháp Trung Quốc xem nước là thành phần môi trường đầu tiên và quan trọng cần được pháp luật bảo vệ bằng những quy định riêng. Điều này bắt nguồn từ quan điểm trong quá trình đầu tư công nghiệp hóa, môi trường nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, từ môi trường nước sẽ dẫn đến ô nhiễm các thành phần môi trường khác như đất, sinh vật… và gây nhiều tác động xã hội nhất. - Luật Bảo vệ môi trường năm 1989 Năm 1989, Trung Quốc ban hành Luật Bảo vệ môi trường hoàn chỉnh dưới hình thức “luật cơ bản” và có hiệu lực cho đến ngày nay. Điều đáng chú ý là Luật này không làm mất hiệu lực của Luật Bảo vệ môi trường nước đã được xây dựng trước đó. - Dự án Luật sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 1989 4
  • 5. Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường (1989) sau 24 năm thi hành. Trong tiến trình này, nhiều chuyên gia đã đưa kiến nghị về việc pháp điển hóa pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đề xuất này chưa nhận được sự đồng thuận của đa số, đặc biệt là từ phía các cơ quan nhà nước Trung Quốc. Những ý kiến này cho rằng việc pháp điển hóa là chưa cần thiết, bởi các quan hệ xã hội, đặc biệt là chính sách về bảo vệ môi trường của Trung Quốc chưa ổn định, dự báo còn nhiều đổi thay trong tương lai. Hơn nữa, các vấn đề môi trường trên thực tiễn cũng chưa ổn định và điều chỉnh chúng thông qua các đạo luật nhỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi và linh hoạt cho công tác quản lý môi trường. 1.1.2. Một số đạo luật chuyên ngành bảo vệ các thành phần môi trường và đánh giá tác động môi trường Vào nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc liên tiếp ban hành nhiều đạo luật về bảo vệ môi trường, bao gồm: Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí (1995); Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn (1995); Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước (1996); Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn môi trường (1996); Luật Bảo vệ môi trường biển (1999); Luật Đánh giá tác động môi trường (2002). 1.1.3. Một số đạo luật liên quan đến bảo vệ môi trường Ngoài các đạo luật trực tiếp điều chỉnh về bảo vệ môi trường, Trung Quốc còn có một số đạo luật liên quan như: Luật Khuyến khích sản xuất sạch; Luật Bảo vệ động vật hoang dã; Luật Bảo tồn năng lượng; Luật Chống sa mạc hóa… Luật Hình sự Trung Quốc cũng dành một chương về các tội phạm liên quan đến gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ tài nguyên. Dưới văn bản luật, các văn bản quy định chi tiết cũng được Chính phủ và các bộ ban hành dưới các hình thức văn bản khác nhau. 1.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Trung Quốc Nghiên cứu hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường Trung Quốc có thể rút ra một số vấn đề cơ bản sau đây: 5
  • 6. 1.2.1. Pháp luật về bảo vệ môi trường Trung Quốc được điều chỉnh bởi nhiều đạo luật Pháp luật về bảo vệ môi trường Trung Quốc được điều chỉnh bởi nhiều đạo luật trong đó, Luật Bảo vệ môi trường được coi là “luật khung” khi chỉ quy định những vấn đề chung, cơ bản, khái quát. Còn việc bảo vệ, quản lý 4 thành phần quan trọng của môi trường gồm nước, không khí, chất thải rắn và tiếng ồn được quy định trong các đạo luật mang tính chuyên sâu. Luật Bảo vệ môi trường (1989) của Trung Quốc khá ngắn, chỉ có 47 điều được chia thành 6 chương bao gồm: 1) Quy định chung; 2) Giám sát và quản lý môi trường; 3) Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường; 4) Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường và các chất nguy hại; 5) Trách nhiệm pháp lý; 6) Điều khoản thực thi. Chương giám sát và quản lý môi trường đưa ra một số công cụ BVMT gồm tiêu chuẩn môi trường (cả môi trường xung quanh và tiêu chuẩn chất thải), quan trắc môi trường, điều tra đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi trường và thanh tra môi trường. Như vậy, kết cấu Luật Bảo vệ môi trường khung của Trung Quốc được phân chia theo ba nhóm hoạt động là: giám sát, quản lý; bảo vệ, nâng cao chất lượng; và ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm. 1.2.2. Các đạo luật điều chỉnh 4 thành phần của môi trường được kết cấu khoa học theo những tiêu chí khác nhau để phù hợp với đặc tính và nhu cầu quản lý của từng thành phần. - Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước (1984) được kết cấu và điều chỉnh theo hướng phân loại thành phần môi trường nước gồm nước mặt và nước ngầm. - Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn(1995) được kết cấu và điều chỉnh theo hai tiêu chí gồm mức độ nguy hại của chất thải và nguồn phát thải. Trong chất thải thông thường lại chia thành chất thải cơ bản, chất thải công nghiệp và chất thải đô thị. - Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí (1995) được kết cấu và điều chỉnh theo nguồn gây ô nhiễm như ô nhiễm không khí gây ra bởi hoạt động 6
  • 7. đốt than, bởi các phương tiện giao thông và chất thải khí, bụi, mùi. - Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn (1996) được kết cấu và điều chỉnh theo từng hoạt động kinh tế - xã hội là nguồn gây ô nhiễm như ô nhiễm tiếng ồn nói chung, tiếng ồn công nghiệp, tiếng ồn xây dựng, tiếng ồn giao thông, tiếng ồn trong các hoạt động khác. - Luật Bảo vệ môi trường biển (1999) được kết cấu thành các chương về bảo tồn mảng xanh ở biển, ô nhiễm biển do hoạt động từ đất liền, từ dự án xây dựng ven biển, dự án xây dựng trên biển, việc xả thải ra biển, ô nhiễm tàu chở dầu. 1.2.3. Hiệu lực của các đạo luật về BVMT được quy định rất rộng. Theo pháp luật Trung Quốc, hiệu lực về không gian của đạo luật được xác định bao gồm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và các vùng biển mà Trung Quốc có quyền tài phán. Tuy nhiên, các đạo luật điều chỉnh về bốn thành phần của môi trường chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ đất liền của Trung Quốc; còn các vấn đề môi trường trên biển được quản lý bằng Luật Bảo vệ môi trường biển (1999). 1.2.4. Trong kết cấu hệ thống pháp luật của Trung Quốc, các biện pháp chế tài hành chính, hình sự và kỷ luật luôn được thể hiện trong cùng văn bản với các quy định về quyền và nghĩa vụ. Luật BVMT và các đạo luật khác luôn có một chương quy định về các hành vi vi phạm và chế tài cụ thể. Phương pháp thể hiện này đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống và cũng tiện cho việc tra cứu pháp luật. Đặc biệt, phương pháp này cũng làm tăng khả năng áp dụng trực tiếp văn bản luật mà không phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành. 2. Pháp luật về bảo vệ môi trường của của Hàn Quốc 2.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc đã có một quá trình phát triển tương đối lâu dài và khá đầy đủ. Điều 35 Hiến pháp Hàn Quốc quy định “Mọi người dân đều có quyền sống trong môi trường trong lành và thoải mái. Nhà nước và người dân phải cố gắng bảo vệ môi trường”. 7
  • 8. Lịch sử xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường của Hàn Quốc có thể chia làm 3 giai đoạn gồm: 1961 - 1990, 1990 - 2008 và từ 2008 đến nay: 2.1.1. Trong giai đoạn 1961-1990: Trong giai đoạn 1961-1990 Hàn Quốc đã ban hành 15 đạo luật có liên quan đến vấn đề môi trường. Có thể kể một số đạo luật quan trọng như: Luật Ngăn chặn ô nhiễm môi trường (1963); Luật Bảo tồn môi trường (1977) sửa đổi Luật Ngăn chặn ô nhiễm môi trường (1963); Luật quản lý vật chất độc hại và nguy hiểm (1963); Luật làm sạch chất thải (1961); Luật Kiểm soát chất thải (1986) thay thế Luật làm sạch chất thải (1961). Năm 1990 đánh dấu một bước chuyển rất lớn trong việc xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường của Hàn Quốc. Luật Bảo tồn môi trường (1977) được tách thành 5 luật khác nhau vào năm 1990, bao gồm: Luật khung về Chính sách môi trường; Luật Bảo tồn không khí sạch; Luật Kiểm soát tiếng ồn và độ rung; Luật Bảo tồn Chất lượng nước và Hệ sinh thái nước; Luật giải quyết tranh chấp môi trường. Điều này không đơn giản chỉ là sự thay đổi về kỹ thuật lập pháp và hình thức văn bản pháp luật mà sâu xa hơn đó là vấn đề BVMT đã được đặc biệt quan trọng. Với việc từ bỏ mô hình một luật lớn mà chuyển sang mô hình nhiều luật nhỏ, Quốc hội Hàn Quốc đã tạo điều kiện tốt hơn cho Chính phủ khi muốn sửa đổi các quy định hoặc phải đối phó với một vấn đề môi trường mới phát sinh. 2.1.2. Giai đoạn 1990 – 2008: Sau năm 1990, Quốc hội Hàn Quốc tiếp tục ban hành nhiều đạo luật khác để giải quyết từng vấn đề môi trường cụ thể, có thể kể đến như: Luật Bảo tồn môi trường tự nhiên (1991); Luật Trách nhiệm chi trả cải thiện môi trường (1991); Luật về nâng cao chất lượng không khí đô thị (2003); Luật Khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường (2004); Luật về Quan trắc và phân tích môi trường (2006); Luật khung về Phát triển bền vững (2007); Luật Sức khỏe môi trường (2008). Lưu ý rằng, tại Hàn Quốc, lĩnh vực quản lý chất thải và lĩnh vực quản lý vật 8
  • 9. chất độc hại và nguy hiểm được tách riêng và không nằm trong phạm vi điều chỉnh của đạo luật khung về chính sách môi trường. Trong giai đoạn từ 1980 – 2008, số lượng các đạo luật liên quan đến môi trường của Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng, đến năm 2008 đã có 46 luật liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên. 2.1.3. Giai đoạn 2008 đến nay: Bắt đầu từ năm 2008 đến nay, Hàn Quốc tiến hành sửa đổi một loạt các luật về bảo vệ môi trường. Nhưng sự thay đổi này chỉ nhằm siết chặt hơn các quy định về bảo vệ môi trường mà không làm thay đổi cấu trúc hệ thống pháp luật về bảo vệ mội trường của nước này. 2.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc 2.2.1. Ở Hàn Quốc có nhiều đạo luật cùng quy định về BVMT và trong đó có một đạo luật khung chỉ quy định những vấn đề mang tính chung nhất, còn các vấn đề cụ thể được điều chỉnh bằng các đạo luật khác (tương đồng với Trung Quốc) Luật khung về Chính sách môi trường của Hàn Quốc không đưa ra quyền và nghĩa vụ cụ thể về BVMT đối với các chủ thể, mà chỉ liệt kê ra các chính sách, công cụ BVMT sẽ được nhà nước áp dụng, bao gồm: tiêu chuẩn môi trường, quy hoạch môi trường, quan trắc và đánh giá môi trường, tuyên truyền giáo dục, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, trực tiếp đầu tư, thông báo mức phát thải được phép, kiểm soát đặc biệt đối với hóa chất độc hại, phóng xạ, đối với những khu vực đã bị ô nhiễm, thiệt hại, đánh giá tác động môi trường, giải quyết tranh chấp, giảm thiểu thiệt hại, thuế. Mỗi loại công cụ cũng chỉ được kể tên và đưa ra một số nguyên tắc áp dụng, còn nội dung chi tiết của các công cụ này được thể hiện trong các đạo luật vệ tinh. 2.2.2. Việc bảo vệ nguồn nước được đặc biệt coi trọng và quản lý theo hướng phân loại thành hai nguồn cơ bản gồm các nguồn ô nhiễm tập trung (như nước thải từ các cơ sở công nghiệp hoặc từ các thiết bị xử lý nước) và 9
  • 10. nguồn ô nhiễm không tập trung (như nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, giao thông). Luật Bảo tồn chất lượng nước và hệ sinh thái nước là một trong những đạo luật quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật BVMT ở Hàn Quốc. Luật này bao gồm các chương về quản lý môi trường nước nói chung và phân loại thành lưu vực sông, hồ chứa, đầm lầy; quản lý các nguồn gây ô nhiễm và kinh doanh dịch vụ xử lý nước. Việc đưa ra hai quy chế quản lý khác nhau đối với hai loại nguồn gây ô nhiễm là kinh nghiệm có thể nghiên cứu tham khảo. 2.2.3. Hoạt động quản lý chất thải và quản lý chất nguy hiểm, độc hại được tách riêng để quy định trong hai đạo luật khác nhau và có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy, Hàn Quốc rất coi trọng vấn đề này để BVMT trước quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế; đồng thời, tạo cơ chế để gắn liền trách nhiệm BVMT với các doanh nghiệp. 2.2.4. Nhìn chung các đạo luật của Hàn Quốc đều có một chương quy định về các biện pháp chế tài hình sự và hành chính áp dụng đối với hành vi vi phạm (tương tự như Trung Quốc) Đạo luật khung về Chính sách môi trường quy định cụ thể về các hành vi vi phạm tại điều 27 và mức hình phạt tối đa là 5 năm tù hoặc phạt 50 triệu Won. Luật Bảo tồn chất lượng nước và hệ sinh thái cũng đưa ra hình phạt đối với rất nhiều hành vi vi phạm và cả hình thức xử phạt đối với lỗi vô ý. Ví dụ: hành vi xả thải vượt quá hạn ngạch mà không được phép của cơ quan nhà nước có thể bị xử phạt tù đến 3 năm hoặc phạt tiền không quá 15 triệu Won. Các đạo luật của Hàn Quốc không có quy định về đối tượng tác động hay hiệu lực về không gian. Tuy nhiên, hiệu lực về không gian áp dụng chung cho các đạo luật tại Hàn Quốc bao gồm toàn bộ lãnh thổ và các vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia này. Điều này cũng tương tự như quy định tại pháp luật Trung Quốc. 3. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Thái Lan 3.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Thái Lan 10
  • 11. Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á ban hành các đạo luật về BVMT. Vào năm 1967, quốc gia này đã ban hành Luật Vật chất độc hại năm 1967 để quản lý chất thải. Đến Hiến pháp năm 1974, đã có quy định về BVMT được đưa vào như nguyên tắc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Năm 1975, Thái Lan đã ban hành Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng môi trường Quốc gia năm 1975 để cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp. Đây là đạo luật quan trọng, quy định tập trung những vấn đề về BVMT như Thành lập ra Ban Môi trường Quốc gia (NEB) và đưa ra 3 công cụ chính trong công tác BVMT bao gồm: - Các tiêu chuẩn môi trường và phương pháp quan trắc do Bộ Khoa học, Công nghệ và Năng lượng ban hành; - Công cụ đánh giá tác động môi trường của các dự án trước trong khi lập kế hoạch; - Trao quyền cho Thủ tướng hành động trong những trường hợp khẩn cấp do ô nhiễm hoặc sự cố môi trường. Tuy nhiên, do hệ thống văn bản pháp luật trong giai đoạn này còn thiếu cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành và sự mâu thuẫn với các lợi ích kinh tế nên việc thực thi gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Hệ quả điển hình là số lượng các dự án ở Thái Lan thực hiện lập báo cáo ĐTM là rất ít hoặc nếu có thì chất lượng của báo cáo này cũng rất thấp. Chính vì vậy, vào năm 1992, Thái Lan đã tiến hành sửa đổi, bổ sung các đạo luật có liên quan như Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng Môi trường Quốc gia và Luật Vật chất độc hại năm 1967 (sửa thành Luật Vật chất Nguy hại). Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng Môi trường Quốc gia năm 1992 đã có sự thay đổi lớn và quan trọng nhất đó là thực hiện phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương trong việc tự lập kế hoạch môi trường để tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện tự 11 Tải bản FULL (25 trang): https://bit.ly/3UaaSdR Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 12. nhiên, kinh tế, xã hội của từng khu vực; đồng thời, giảm áp lực quản lý hành chính nhà nước cho các cơ quan BVMT ở trung ương. Tiếp đó, trong lần sửa đổi Hiến pháp năm 1997, nhiều quy định có liên quan đến BVMT đã được bổ sung như quyền của công dân trong việc tiếp cận thông tin, tiếp cận công lý; quyền tham gia vào các hoạt động chung. Ví dụ: Điều 59 Hiến pháp quy định về quyền tiếp cận thông tin của người dân đối với việc ra các quyết định của chính quyền liên quan đến khai thác tài nguyên. 3.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về BVMT ở Thái Lan 3.2.1. Các quy định về BVMT ở Thái Lan được quy định tập trung và khá cụ thể, chi tiết trong một đạo luật đó là Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng môi trường Quốc gia năm 1992. Với 7 chương, 115 điều, Luật này điều chỉnh hầu hết mọi vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường. Phần các quy định chung quy định các quyền và nghĩa vụ của người dân trong việc BVMT và khuyến khích việc tham gia của người dân vào công tác BVMT một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức phi chính phủ. Các nội dung tiếp theo quy định các công cụ bảo vệ môi trường; việc tổ chức thực hiện và nguồn tài chính cho hoạt động này qua việc thành lập Ban Môi trường Quốc gia và Quỹ Môi trường Quốc gia. Quy định về công cụ BVMT trong Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng môi trường Quốc gia (1992) bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường và đánh giá tác động môi trường. Các quy định này khá chi tiết, không chỉ liệt kê các công cụ BVMT và các vấn đề môi trường mà còn xác định thẩm quyền, điều kiện, trình tự thủ tục để áp dụng các công cụ đó. Các tiêu chuẩn môi trường được ban hành bởi Ban Môi trường quốc gia. Trên cơ sở đó, Bộ Khoa học, Công nghệ và Năng lượng (KH,CN&NL) ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nhằm quản lý việc tuân thủ các tiêu chuẩn trên. Ban Môi trường quốc gia có quyền ban hành các tiêu chuẩn môi trường cao hơn đối với các khu vực cần được bảo vệ đặc biệt hoặc các khu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tiêu chuẩn môi trường của địa phương phải được Ban Môi trường quốc gia phê duyệt. Quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cũng được quy định chi 12 4092831