SlideShare a Scribd company logo
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ VĂN ẤT
KHẢO CỨU HOÀNG LÊ CẢNH HƯNG BẢN ĐỒ
TỪ GÓC NHÌN VĂN BẢN HỌC VÀ DIÊN CÁCH ĐỊA DANH
Ngành : HÁN NÔM
Mã số: 8.22.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Tuấn Cường
HÀ NỘI – 2019
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Luận văn Thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công trình của ai
khác.
- Luận văn đã tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị.
- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu, bình luận
và đánh giá khách quan, có dẫn nguồn cụ thể.
Tác giả Luận văn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới TS Nguyễn Tuấn Cường (Viện Nghiên cứu Hán
Nôm), thầy hướng dẫn khoa học của tôi đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo không chỉ
trong giới hạn nghiên cứu đề tài luận văn mà còn trong nhiều vấn đề khoa học khác.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới PGS Trịnh Khắc Mạnh (Viện Nghiên cứu Hán Nôm),
TS Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), Th.s NCS Phan Đăng Thuận
(Viện Sử Học), Th.s Dương Văn Hà (Viện Trần Nhân Tông), NCS Nguyễn Thụy
Đan (Đại học Columbia – Mỹ) đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn
Thạc sĩ.
Luận văn này là phép cộng thời gian mà tôi dành cho gia đình, bạn bè, đặc biệt
là người bạn của tôi. Nhân đây tôi cũng gửi lời cám ơn tới mọi người đã luôn tạo
điều kiện cũng như động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: Một số vấn đề về lịch sử nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam .........................10
1.1 Lý thuyết bản đồ....................................................................................................................................11
1.2 Nghiên cứu lịch sử bản đồ học Việt Nam ....................................................................................14
1.3 Thư mục học về bản đồ cổ Việt Nam ............................................................................................15
1.4 Khảo cứu văn bản bản đồ...................................................................................................................17
1.4.1 Bản đồ Thăng Long ..........................................................................................................................17
1.4.2 Bản đồ Hoàng Sa ...............................................................................................................................18
1.4.3 Các bản đồ khác.................................................................................................................................22
1.5 Công trình phiên dịch và giới thiệu ................................................................................................27
Tiểu kết chương 1.........................................................................................................................................29
CHƯƠNG 2: Các vấn đề văn bản học Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ...............................31
2.1 Đôi nét về văn bản Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ....................................................................31
2.2 Tên gọi văn bản......................................................................................................................................33
2.3 Tác giả bản đồ ........................................................................................................................................34
2.4 Niên đại văn bản....................................................................................................................................35
Tiểu kết chương 2.........................................................................................................................................46
CHƯƠNG 3: Diên cách địa danh qua đối chiếu Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ với
một số bản đồ khác....................................................................................................................................48
3.1 Địa lý học lịch sử và địa danh học lịch sử....................................................................................48
3.1.1 Địa lý học lịch sử...............................................................................................................................48
3.1.2 Địa danh học lịch sử.........................................................................................................................49
3.2 Nghiên cứu địa danh học lịch sử qua so sánh bản đồ ..............................................................50
a. Phần Thượng văn.....................................................................................................................................58
b. Phần Hạ đồ.................................................................................................................................................63
Tiểu kết chương 3.........................................................................................................................................70
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................................72
Danh mục tài liệu trích dẫn.......................................................................................................................75
Phụ Lục.............................................................................................................................................................85
Pục lục 1: Bảng quy đổi địa danh lộ trình đường bộ .......................................................................86
Phụ lục 2: Bảng quy đổi địa danh nhật trình đường thủy...............................................................89
Phụ lục 3: Bảng thống kê mật độ phân bố địa danh.........................................................................90
Phụ lục 4: Bảng thống kê nội dung phân bố địa danh.....................................................................98
Phụ lục 5: Bản dịch Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ..........................................................................105
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. ANQĐ: An Nam quốc đồ
2. ANĐQHĐ: An Nam đại quốc họa đồ
3. ĐNNTC: Đại Nam nhất thống chí
4. GNNBNĐ: Giáp Ngọ niên bình Nam đồ
5. HĐBĐ: Hồng Đức bản đồ
6. HLCHBĐ: Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ
7. QTĐST: Quảng Thuận đạo sử tập
8. TTTNTCLĐT: Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư
9. TNTCLĐT: Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bản đồ là phương tiện mà qua đó, người ta căn cứ theo một số nguyên tắc toán
học nhất định, vận dụng các hệ thống ký hiệu, lấy hình thức vẽ và chữ số để biểu thị
các hiện tượng tự nhiên và xã hội về mặt phân bố không gian.1
Nghiên cứu bản đồ cổ ở Việt Nam vốn không phải là một lĩnh vực thu hút nhiều
sự quan tâm, nhưng trong khoảng chục năm trở lại đây, do nhu cầu phục vụ việc
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải quốc gia, công tác nghiên cứu bản đồ cổ đã
dần khởi sắc, ngày càng được học giới quan tâm nhiều hơn.
Gần đây chúng tôi2
may mắn tiếp cận một văn bản Hán Nôm bằng giấy dó, có
nhan đề Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ 皇黎景興版圖 (HLCHBĐ)3
mới được
chúng tôi sao chụp từ thư viện Đại học Keio, Tokyo, Nhật Bản. Tên sách này không
thấy xuất hiện trong kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm, hay bất cứ kho sách khác
trong nước.4
Văn bản này hiện nay mới được giới thiệu sơ bộ và khai thác phần bản
đồ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, chứ chưa nghiên cứu toàn diện.
HLCHBĐ tuy là một bản đồ nhật trình5
chép lại thời Nguyễn nhưng nội dung
truyền tải lại ở thế kỷ 17. Đây là tập bản đồ mô tả đường đi từ thành Thăng Long tới
khu vực Chiêm Thành xưa, ghi chép về trạm dịch, cầu cống, thành trì, chiến lũy,
cửa biển, đơn vị hành chính cùng đặc trưng của từng khu vực… Với nội dung như
vậy, đây là một văn bản có giá trị nghiên cứu về nhiều mặt: chính trị, quân sự, diên
1
“
按照一定数学法则,运用符号系统,以图形或数字的形式表示具有空间分布的自然与社会现
象的载体。” [94, tr.1]
2 Xin lưu ý một điều về nguồn gốc văn bản Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ, là do thầy hướng dẫn của
tôi, tức là TS. Nguyễn Tuấn Cường nhân chuyến công tác tại Nhật Bản mà thu thập.
3
Sách thuộc Tư Đạo văn khố 斯道文庫 (Shido Bunko), Đại học Keio (Tokyo, Nhật Bản). Về Tư
Đạo văn khố, xem thêm, [47, tr. 761 – 771].
4
Chúng tôi có tra cứu một số tư liệu, như: [45tr. 38], [46, tr.63 - 77], [18, tr. 317 – 384], [ 44, tr.
148 – 159], [109, tr. 478 – 508]. Tuy nhiên, không có bất cứ thông tin gì về văn bản này.
5
“Một hình thức quan trọng của bản đồ thời Lê là các tập nhật trình (nhật ký đi đường) nó thường
vẽ lại, miêu tả các tuyến đường từ Kinh Đô tới các vị trí bên trong hoặc bên ngoài đường biên giới
Việt phía Bắc – Nam. Loại bản đồ này bắt đầu với chiến dịch chinh phạt Chiêm Thành năm 1471
của Lê Thánh Tông” [109, tr.490].
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
cách địa danh hành chính, địa danh cửa biển, cho tới đặc trưng vùng miền và khu
vực. Hơn nữa, có thể xem đây là một tài liệu đáng tin cậy để so sánh đối chiếu với
những nhật trình đồng đại và lịch đại, như: Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư
天南四至路圖書 (TNTCLĐT), Giáp Ngọ niên bình Nam đồ 甲午年平南圖
(GNNBNĐ), Quảng Thuận đạo sử tập 廣顺道史集 (QTĐST)… trên nhiều phương
diện: phương pháp vẽ, đặc trưng bản đồ, nội dung truyền tải…
Vì vậy, khi thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm, tôi mong
muốn thực hiện đề tài nghiên cứu về HLCHBĐ.Tuy nhiên, sau một quá trình tìm
hiểu, tôi nhận thấy tập bản đồ ẩn chứa nhiều góc độ và khả năng nghiên cứu mà có
thể tôi chưa trình bày hết trong khuôn khổ một luận văn Thạc sĩ. Cho nên, tôi lựa
chọn đề tài “Khảo cứu HLCHBĐ từ góc độ văn bản học và diên cách địa danh”
để có cơ hội giới thiệu, phiên dịch, và nghiên cứu một số phương diện của tập bản
đồ. Những vấn đề còn lại, hi vọng tôi sẽ tiếp tục có cơ hội tìm hiểu ở những công
trình khác.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện tại, HLCHBĐ đã được giới thiệu sơ bộ và khai thác phần bản đồ liên quan
đến quần đảo Hoàng Sa trong một đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam, do TS Nguyễn Tuấn Cường chủ trì, TS Trần Trọng Dương
làm thư kí, nghiệm thu năm 2017. Tuy nhiên, hai tác giả trên chưa tiến hành giới
thiệu tổng thể và nghiên cứu sâu về toàn bộ cuốn sách.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra một số mục tiêu sau:
- Trình bày tóm lược một số vấn đề về lịch sử nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam.
Đây là nền tảng tri thức quan trọng, tạo tiền đề cho công trình nghiên cứu của tác
giả.
- Xử lý các vấn đề văn bản học của HLCHBĐ.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
- Nghiên cứu về diên cách địa danh học lịch sử thông qua so sánh HLCHBĐ với
một số bản đồ cổ khác, từ đó đánh giá mối quan hệ tham khảo qua lại giữa những
người vẽ các tấm bản đồ ấy.
- Phiên dịch toàn bộ nội dung văn tự trong HLCHBĐ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là văn bản HLCHBĐ, hiện được lưu trữ tại
Tư Đạo văn khố, Đại học Keio, Tokyo, Nhật Bản.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được tập trung vào góc độ văn bản học và diên cách địa
danh thông qua việc đối chiếu HLCHBĐ với một số bộ bản đồ cổ khác.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau
đây:
Phương pháp văn bản học: để giám định niên đại, xác định giá trị thời điểm sao
chép văn bản.
Phương pháp ngữ văn học: phiên âm, dịch nghĩa, chú thích văn bản HLCHBĐ.
Phương pháp địa danh học lịch sử, nhằm tìm hiểu diên cách địa danh qua một
số bản đồ khác.
Phương pháp điền dã, nhằm bổ sung, đánh giá, đối chiếu địa danh học lịch sử.
Ngoài ra luận văn còn dùng các thao tác chung trong nghiên cứu khoa học: mô
tả, phân tích, thống kê, so sánh…
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
HLCHBĐ là một bản đồ nhật trình từ Thăng Long cho tới Chiêm Thành. Với
nội dung truyền tải là tư liệu thế kỷ XVII - XVIII từ dịch trạm, đường xá, cầu cống,
hành chính... Cho nên việc nghiên cứu HLCHBĐ chính là nghiên cứu đa phương
diện, như: văn hóa, chính trị, lịch sử, tư tưởng…
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề về lịch sử nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam
Ở chương này, nêu ra một số vấn đề nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam, từ đó
nhận xét và đánh giá những thành tựu đạt được nghiên cứu bản đồ Việt Nam.
Chương 2: Các vấn đề văn bản học Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ
Chương này bàn về các vấn đề văn bản học của văn bản, như: tên gọi văn bản,
tác giả và niên đại văn bản.
Chương 3: Diên cách địa danh qua đối chiếu Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ
với một số bản đồ khác
Chương này trình bày về địa danh học Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ và nghiên
cứu diên cách địa danh học lịch sử qua trường hợp nghiên cứu diên cách địa danh
cửa biển.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BẢN ĐỒ CỔ VIỆT NAM
Nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam được thực hiện khá sớm, vào cuối thế kỷ XIX
(1896) học giả người Pháp là Gustave Dumoutier công bố công trình bằng tiếng
Pháp Étude sur un portulan Annamite du XV siècle (Nghiên cứu về bản đồ Hàng
Hải xứ An Nam thế kỷ XV) [101], đã mở đầu cho các học giả trong và ngoài nước
thảo luận về lịch sử bản đồ cổ Việt Nam. Trong phạm vi khảo sát của chúng tôi, từ
năm 1896 đến nay (2019), có tất cả khoảng 71 nghiên cứu về bản đồ cổ Việt Nam
đến từ các học giả trong và ngoài nước đã được công bố. Những nghiên cứu này chủ
yếu thuộc bốn khối ngôn ngữ chính là tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng
Trung; trong đó, các nghiên cứu bằng tiếng Việt vẫn mang tính chủ đạo. Có thể vẫn
còn một số công trình khác bị bỏ sót do quá trình thu thập các tư liệu còn gặp nhiều
khó khăn. Vì vậy, trong phần này, chúng tôi chỉ xin phép lược thuật tình hình
nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam dựa trên những tư liệu mà chúng tôi đã tiếp cận
được.
Tính từ năm 1896 đến nay (2019), bình quân hơn 2 năm mới có một bài viết
được công bố. Các học giả nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam không nhiều, trong 70
năm đầu công bố không quá 3 bài viết, tức là bình quân hơn 20 năm mới có một
công trình nghiên cứu. Giai đoạn này nổi bật với công trình “Phiên âm và chú giải
tập Hồng Đức bản đồ” năm 1962 của các nhà khoa học miền Nam thuộc Viện Khảo
cổ học Sài Gòn [79]. Có thể nói đây là công trình đầu tiên giúp ta có cái nhìn rõ
ràng về lịch sử bản đồ Việt Nam [109, tr. 478], góp phần thúc đẩy sự phát triển của
lĩnh vực nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam. Bốn mươi năm tiếp theo, số lượng bài viết
gia tăng rất nhiều, khoảng 30 bài viết, nghĩa là bình quân gần 1 năm có một bài viết
được công bố. Giai đoạn này nổi bật với bài viết “Cartography in Vietnam” (Bản đồ
học Việt Nam) của John K.Whitmore năm 1994. Đây là công trình nghiên cứu lịch
sử bản đồ cũng như nghiên cứu tổng thể về bản đồ Việt Nam duy nhất từ trước tới
nay. Từ những năm 2000 trở lại đây, có khoảng 37 bài viết được công bố, bình quân
công bố hơn hai bài viết trên một năm.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
Số liệu:
Năm Số lượng công bố Bình quân
1896 > 1962 3 20 Năm / 1 công bố khoa học
1962 > 2000 30 1 Năm/ 1 công bố khoa học
2000 > 2019 37 1 Năm/ 2 công bố khoa học
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ số lượng công bố khoa học
40
30
20
10
0
1896 1962 2000 2019
số lượng
Từ nội dung các công trình nghiên cứu giai đoạn này chúng tôi tổng hợp và phân
loại thành từng nhóm để thảo luận: 1/ Lý thuyết bản đồ, 2/ Nghiên cứu lịch sử bản
đồ học Việt Nam, 3/ Thư mục học bản đồ cổ Việt Nam, 4/ Công trình khảo cứu văn
bản bản đồ Việt Nam, 5/ Các công trình phiên dịch và giới thiệu. Các bài viết này sẽ
được chúng tôi lần lượt giới thiệu và bình luận trong những phần dưới đây.
1.1 Lý thuyết bản đồ
Theo các học giả quốc tế hiện nay, nhận thức về địa lý được hình thành dựa trên
“hình dung/ cấu tưởng”, thông qua phương tiện in ấn đại chúng (đặc biệt là báo chí)
dưới ảnh hưởng của chính sách kiến tạo quốc gia dân tộc (nation – building) [12, tr.
65 – 86]. Benedict Anderson được biết đến là người đề xuất quan điểm này trong
cuốn Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism.
(Những cộng đồng tưởng tượng: suy tư về nguồn gốc và sự lan truyền chủ nghĩa
dân tộc) [97]. Dựa trên quan điểm này, Thongchai Winichakul công bố cuốn sách
Siam Mapped: A History of a Geo-Body of a Nation (Nước Xiêm bản đồ hóa: một
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
Lịch sử về địa - thể của quốc gia) [105], công trình này được Duara, Prasẹnit đánh
giá là “đây là một chuyên luận được đánh giá có cách tiếp từ góc độ chủ nghĩa dân
tộc (Nationalism) mới mẻ” [102]; Trần Trọng Dương đánh giá “Tác giả cho rằng
thuật ngữ “địa thể” (geo-body) với nghĩa rằng nó bao hàm lãnh thổ của một quốc
gia được nhận thức bởi các công dân quốc gia đó thông qua các hình ảnh/ hình dung
được bản đồ hóa. Khái niệm này khác và đối lập với khái niệm bản đồ trước đó về
không gian địa lý” [12, tr. 66].
Dựa trên khái niệm “địa - thể” của Thongchai, Momoki Shiro công bố bài viết
“Nation and Geo-Body in Early Modern Vietnam: A Preliminary Study through
Sources of Geomancy” (Quốc gia và địa thế ở Việt Nam thời hiện đại sơ kỳ: nghiên
cứu sơ bộ qua các nguồn tư liệu về thuật phong thủy) [108, tr. 126 – 153]. Tác giả
khảo sát một số tư liệu địa lý phong thủy của Việt Nam, như An Nam cửu long kinh,
Địa lý đồ chí… để chứng minh rằng các văn bản phong thủy này là một công cụ để
“hình dung/cấu tưởng” về địa thể của Việt Nam. Một ví dụ khá điển hình được ông
đưa ra là tấm bản đồ An Nam phong thủy, trung tâm của bản đồ là rốn phong thủy
tỏa năng lượng theo long mạch, ông cho rằng: “dường như những miêu tả phong
thủy giúp người ta tưởng tượng ra “địa – thể” một cách sâu sắc hơn những tấm bản
đồ cùng thời. Bởi những tấm bản đồ thời Lê, cả bản đồ của quốc gia và địa phương,
đều chứa ít các địa danh, chỉ có tên các đơn vị hành chính, và không rõ ràng về địa
hình, như các dãy núi và con sông” [108, tr. 138].
Năm 2016, Liam C. Kelley, công bố một bài viết với dung lượng 34 trang có
nhan đề: “From a Reliant Land to a Kingdom in Asia: Premodern Geographic
Knowledge and the Emergence of the Geo-Body in Late Imperial Vietnam” (Từ một
lãnh địa phụ thuộc đến một Vương quốc ở châu Á: kiến thức địa lý tiền cận đại và sự
trỗi dậy địa thể của Việt Nam thời hậu kỳ đế chế) [104, tr. 7 - 39]. Dựa trên văn bản
Nam quốc địa dư của Lương Trúc Đàm, tác giả kết luận một số sách địa lý và bản đồ
Việt Nam ở cối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đã phản ánh những nhận thức mới về
quan niệm địa lý của phương Tây. Một ví dụ khác được ông dẫn thêm là những thuật
ngữ địa lý mới trong cuốn sách Tân đính Nam quốc địa dư giáo khoa:
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
“Nước ta nằm ở phía Nam của Á Tế Á, Bắc giáp với các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây
của Chi Na….”, cách dùng địa danh mới như Á Tế Á, Trung Quốc, Chi Na, Cơ lô
Miệt (km) cho thấy nhận thức về địa lý trong sách này đã chịu ảnh hưởng ít nhiều
của tri thức phương Tây. Tác giả kết luận rằng: “Những văn bản như thế này bắt
đầu tạo ra một địa thể cho Việt Nam. Rồi khi thông tin này được giảng dạy qua hệ
thống nhà trường hiện đại, nơi các lớp học có những tấm bản đồ hiện đại treo tường
như chúng ta thấy trong bức ảnh dưới đây, thì địa thể ấy bắt đầu hiện hiện” [104, tr.
33].
Một năm sau (2017), theo dòng quan điểm trên, Trần Trọng Dương đã công bố
một bài viết với nhan đề “Bản đồ và tri tạo kiến văn địa lý ở Việt Nam thời tiền cận
đại qua mẫu hình nhà Nho và hành đạo Nguyễn Huy Quýnh” [12]. Bài viết này bàn
luận về hoạt động tri tạo kiến văn địa lý ở Việt Nam trong quá khứ thông qua
trường hợp QTĐST của Nguyễn Huy Quýnh. Bài viết nổi bật với phần thảo luận
khái niệm và phương pháp, tác giả thuật lại người khởi xướng quan điểm “Literacy/
tri tạo kiến văn” (Benedict Anderson) cùng một số học giả cùng có cùng quan điểm
như: Thongchai Winichakul, K. W. Taylor, Momoki Shiro, Liam C. Kelley… phân
tích đánh giá và đưa ra một số vấn đề cần thảo luận thêm. Học giả cho rằng hoạt
động tri tạo kiến văn địa lý (geographical literacy practice) ở đây được hiểu là ghi
chép về địa lý để tạo nên các văn bản sử liệu thể hiện sự nhận thức của chủ thể/
tham thể (literacy factor) về một vùng lãnh thổ, hoặc một vùng đất nào đó [12, tr.
73], trên cơ sở này, kết luận “QTĐST là một văn bản tri tạo kiến văn được biên soạn
trong môi trường văn hóa Nho giáo, là một sản phẩm thực hành chính trị - thực
hành đạo đức. Nguyễn Huy Quýnh – với tư cách là một literacy factor, tức một chủ
thể tri tạo, đã biên soạn tác phẩm này bằng văn tài, bằng sở học như là một thủ pháp
của các nhà Nho hành đạo”.6
Nhìn chung, việc bàn luận lý thuyết bản đồ, đa phần đến từ các tác giả nước
ngoài, hơn nữa cơ bản chỉ bàn một khía cạnh là “Geo - Body”. Ở Việt Nam, ngoài
6 Xem thêm: [12, tr. 66- 72].
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
tác giả Trần Trọng Dương ra thì lý thuyết về bản đồ vẫn là một lĩnh vực còn ít được
các tác giả khác quan tâm.
1.2 Nghiên cứu lịch sử bản đồ học Việt Nam
Cartography in Vietnam (Bản đồ học Việt Nam) là một chương trong tập 2
Cartography in the Traditional East and Southeast Asian Societies (Bản đồ học
trong các xã hội truyền thống ở Đông Nam Á và Đông Á) của bộ The History of
Cartography (Lịch sử bản đồ học thế giới) do Nhà xuất bản Đại học Chicago ấn
hành năm 1994 [109, tr. 478 – 508]. Bản đồ học trong các xã hội truyền thống ở
Đông Nam Á và Đông Á thảo luận về các vấn đề lịch sử bản đồ các nước Đông Nam
Á và Đông Á (gồm Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam). Sách có độ
dày 970 trang, chương Bản đồ học Việt Nam chiếm 31 trang và do chuyên gia về
lịch sử Việt Nam là John K.Whitmore chấp bút.7
Hơn một nửa dung lượng của bài
viết đề cập tới các bản đồ thuộc tấm bản đồ Hồng Đức và tiến hành sửa chữa những
quan niệm sai lầm của Viện Khảo cổ về niên đại và người vẽ GNNBNĐ, hay quan
điểm của Bùi Thiết về những bản đồ thời Lý – Trần [109, tr. 492 - 493]. Trong bài
viết của mình, rất nhiều quan điểm được tác giả nhìn nhận theo bối cảnh lịch sử, đối
chiếu quan điểm trong và ngoài nước, như: đặc trưng thành quách trong 13 tấm bản
đồ thế kỷ XIX được tác giả so sánh với pháo đài vauban của Pháp [109, tr. 507];
hay bối cảnh lịch sử, tôn giáo cũng được tác giả quy chiếu để lý giải: “Cách thiết kế
bản đồ Việt Nam về cơ bản giống như của Trung Quốc, nó phát triển song song
cùng mô hình Nho giáo lấy hình mẫu từ Trung Quốc ở Việt Nam trong giai đoạn từ
7John K. Whitmore xuất thân không phải là ngành địa lý, cũng không phải người nghiên cứu bản đồ
cổ, mà là nhà nghiên cứu quan tâm đến nhiều lĩnh vực như lịch sử, tôn giáo Việt Nam, đặc biệt là
chính trị, tư tưởng nhà Lê. Việc lựa chọn một chuyên gia viết về bản đồ cổ Việt Nam không nhất
định phải là một người chuyên gia về bản đồ cũng như là một người xuất thân về ngành địa lý, đấy
là lý do J. Brian và David Woodward mời John K.Whitmore viết về lịch sử bản đồ cổ Việt Nam
“chủ trương của J. Brian Harley và David Woodward khác so với những người trước, quan điểm
của họ là một quan điểm vĩ mô, họ cho rằng lịch sử bản đồ không những cần nghiên cứu bản đồ thế
giới hiện thực, mà còn cần bao quát những vấn đề trên thế giới, bởi vậy họ lựa chọn quan điểm vĩ
mô để nhìn lịch sử bản đồ, cho nên họ chẳng cần phải mời các học giả chuyên gia địa đồ học, và
hợp tác với các nhà khoa học như lịch sử học, nhân loại học, nghệ thuật học, phê bình học…” [87,
tr. 8-9].
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
thế kỷ XV tới XVII” [109, tr. 479]. Mối quan hệ giữa văn hóa và bản đồ cũng được
tác giả đề cập ở tấm bản đồ Thăng Long. Ông cho rằng: “Hình dáng của phần ngoại
vi kinh đô không đồng đều và bị chia cắt bởi sông ngòi, hồ nước, thành Thăng Long
được xây dựng theo trục Nam – Bắc vốn là hướng kiến trúc quen thuộc của văn hóa
Á Đông, bên ngoài bức tường của Thăng Long là tháp Bảo Thiên và bên cạnh đó là
đàn Nam Giao, đàn tế trời đất mà mọi quốc gia quân chủ ảnh hưởng bởi Nho giáo
đều phải có, hàng năm hoàng đế sẽ đến đây tế vào mùa xuân, bản đồ còn thể hiện
đền Bạch Mã, quán Trấn Vũ và Quốc tử giám” [109, tr. 484]. Như vậy, khác với các
học giả trước đó, tác giả có cách tiếp cận bản đồ cổ theo một hướng mới là nhìn từ
các mối quan hệ giữa tôn giáo, chính trị và văn hóa với bản đồ. Phạm trù mà tác giả
đề cập là một phạm trù rộng, lấy bản đồ làm trung tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên, công trình này có nhiều quan điểm cần nhìn nhận lại, như: tấm bản
đồ Tổng quát đồ được tác giả coi là tấm bản đồ sớm nhất hiện còn [109, tr. 482-
483]. Tiêu chí phân loại bản đồ chỉ tập trung vào các bản đồ được người Việt Nam
vẽ ra trong khi bản đồ được người nước ngoài trắc địa thì không được đề cập tới.
Hạn chế về tư liệu bản đồ nên một số luận điểm cần thảo luận thêm, như: “Việc
nghiên cứu và vẽ bản đồ tại Việt Nam chỉ bắt đầu vào khoảng 5 thế kỷ trước” [109,
tr. 478]. Thêm nữa bài viết đa phần là tự thuật, bình luận và đánh giá còn ít, so sánh
với các đặc điểm bản đồ các nước trong khu vực còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc đề
cập tới phong cách cũng như đặc trưng bản đồ hầu như không có. Tuy nhiên, đóng
góp của John. K. Whitmore vẫn có ý nghĩa lớn trong ngành bản đồ cổ Việt Nam.
Đây cũng là công trình có thành tựu nhất về bản đồ cổ Việt Nam tính đến nay.
1.3 Thư mục học về bản đồ cổ Việt Nam
Một trong những nghiên cứu tiêu biểu về bản đồ học thời kỳ này là thư mục học
về bản đồ, hai tác giả chính được chúng tôi đề cập là Trần Văn Giáp và Trần Nghĩa.
Năm 1984 Trần Văn Giáp xuất bản một tập sách có nhan đề “Tìm hiểu kho sách
Hán Nôm” [18]. Phần địa lý trong quyển sách này đề cập và thống kê các tấm bản
đồ hiện còn: “1 cuốn Thiên tải nhàn đàm 天載閒談 với 44 tờ bản đồ, 1 cuốn Bản
quốc dư đồ 本國輿圖 với 48 bản đồ, 1 cuốn Bản quốc dư đồ bị lãm 本國輿圖備覽
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
với 2 bản đồ, và 1 cuốn Bản quốc dư địa đồ luợc 本國輿地圖略 với 1 bản đồ” [18,
tr. 317 – 384]. Tuy số liệu thống kê này còn khá khiêm tốn, nhưng là cơ sở cho Trần
Nghĩa 6 năm sau (1990) bổ sung trong bài viết “Bản đồ cổ Việt Nam” của mình [44,
tr. 148 – 159]. Các bản đồ này được thống kê tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán
Nôm: “Qua điều tra sơ bộ, đã có thể phát hiện hơn mấy mươi cuốn sách với hàng
nghìn trang bản đồ cổ, chỉ tính riêng cho phạm vi kho sách Viện Nghiên cứu Hán
Nôm. Nếu kể cả số sách có mang bản đồ cổ Việt Nam hiện tản lạc ở nước ngoài,
như tại Pháp chẳng hạn, một nước từng thiết lập Viện Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội
từ đầu thế kỷ, thì khối lượng bản đồ vẽ theo lối truyền thống còn phong phú hơn
nhiều” [44, tr. 148]. Lần đầu tiên bản đồ cổ Việt Nam được thống kê có 49 bản đồ,
gấp khoảng 10 lần kết quả thống kê Trần Văn Giáp, con số này thể hiện một phần
nào diện mạo bản đồ Việt Nam. Chỉ tiếc phạm vi bài viết chỉ đề cập tư liệu tại thư
viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, mà không đề cập tới các thư viện khác trong nước.
Đây có lẽ là một gợi dẫn cho việc nghiên cứu thư mục học còn khuyết sau này.
Ngoài những bản đồ được thống kê ở trong nước, các bản đồ Việt Nam lưu trữ
ở nước ngoài cũng được một số tác giả đề cập, như: Nguyễn Thị Oanh với bài viết
“Thư mục sách Hán Nôm tại Đông Dương văn khố Nhật Bản” [46, tr. 63 – 77] đề
cập 4 tư liệu bản đồ trong toàn bộ 193 tư liệu thu thập được: (1) Đại Nam nhất
thống địa dư đồ 大南一统輿地圖, (2) Đồng Khánh địa dư chí cập đồ
同慶地舆志及圖,(3) Đồng Khánh ngự lãm địa dư chí đồ 同慶御覽地舆志圖, (4)
Hồng Đức bản đồ 洪德版圖 (HĐBĐ) phụ Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư
纂集天南四至路圖書 (TTTNTCLĐT); năm 2017 trong bài viết của mình “Vài nét
về kho sách Hán Nôm của Emile Gaspardone tại Tư Đạo văn khố (Shidobunko)
Nhật Bản” [47] tác giả đề cập tới một số tư liệu bản đồ, như: Hoàng Lê Cảnh Hưng
bản đồ, Đại Nam quốc cương giới vựng biên 大南國彊界彙編, Hồng Đức bản đồ
[47, tr. 769]; Phan Văn Các với Tây đê liên khu địa đồ trong bài viết “Thư mục Việt
Nam học bằng chữ Hán ở Thư viện Harvard Yenching Mỹ” [4, tr. 83 – 93]; Trần
Nghĩa “Thư mục tổng hợp sách Hán Nôm Việt Nam tại bốn tàng thư lớn của Nhật
Bản” [45, tr.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
63 – 77] với Bắc thành địa dư chí 北城地輿誌;Trịnh Khắc Mạnh “Thêm một số tư
liệu Hán Nôm ghi chép về Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam” [37,
tr. 43 – 51] với TTTNTCLĐT và Toản tập An Nam lộ 纂集安南路; hay trong bài
viết “Kho sách Hán Nôm Việt Nam tại Đại học Keio ở Tokyo Nhật Bản” đề cập tới
Trung Kỳ địa đồ [38, tr. 81 – 83]. Xin nói thêm một điều, các bản đồ được thống kê
trên đều nằm trong thư mục thư tịch Hán Nôm nói chung, chứ không phải thống kê
mang tính thư mục học bản đồ. Tuy nhiên, cũng góp phần gia tăng tư liệu bản đồ cổ
Việt Nam.
Thư mục học ở thế kỷ XX của nước ta có vai trò nhất định trong tiến trình
nghiên cứu lịch sử bản đồ học sau này. Những công trình nói trên đã đóng góp
không nhỏ về tư liệu bản đồ, tạo tiền đề nghiên cứu toàn diện bản đồ học trong
tương lai. Trong 4 tác giả nói trên, công trình của Trần Văn Giáp, Nguyễn Thị Oanh
Phan Văn Các hay Trịnh Khắc Mạnh là những thống kê mục nhỏ nằm trong một
công trình lớn khác, tản mát, mang tính chất điểm xuyết. Riêng công trình của Trần
Nghĩa mang tính khoa học, bản chất chủ thể là nghiên cứu bản đồ, và đây cũng là
công trình về thư mục học bản đồ có thành tựu nhất cho tới hiện nay.
1.4 Khảo cứu văn bản bản đồ
Từ nội dung các bài viết mà chúng tôi thu thập liên quan tới nghiên cứu văn bản
bản đồ, chúng tôi đã phân loại thành các nhóm nhỏ để tiện thảo luận: 1.4.1/ Bản đồ
Thăng Long, 1.4.2/ Bản đồ Hoàng Sa, 1.4.3/ Nghiên cứu các bản đồ khác. Các thảo
luận này như thế nào, lần lượt được giới thiệu như sau.
1.4.1 Bản đồ Thăng Long
Trong giai đoạn này, nghiên cứu lịch sử thành Thăng Long cũng được quan tâm
khá nhiều. Việc vận dụng các tư liệu Hán Nôm để nghiên cứu diên cách địa lý là cơ
sở hàng đầu, trong đó đáng quan tâm nhất là nghiên cứu bản đồ. Từ năm 1959 tới
1999 có tới 6 bài viết đề cập tới vấn đề này. Bài viết đầu tiên có nhan đề “Thử bàn
về vị trí thành Thăng Long đời Lý” [3, tr. 77 – 81] của Trần Huy Bá. Ông dùng bản
đồ tự tay vẽ lại từ tấm bản đồ Lê Đức Lộc, Nguyễn Công Tiền vẽ ngày 15/5 năm
Minh Mệnh thứ 12 (24/6/1831) so sánh với các bản đồ và sử sách có liên quan để
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
tìm dấu tích thành Thăng Long. Từ dấu tích này xác định được vị trí thành Thăng
Long thời Lý, Trần, Lê [3, tr. 81]. Bài viết này có ý nghĩa lớn trong việc mở đầu cho
các học giả trong nước tranh luận về diên cách lịch sử thành Thăng Long. Tiếp sau
đó, năm 1981 Bùi Thiết công bố một bài viết có nhan đề: “Các tấm bản đồ Thăng
Long thời Hồng Đức” [66, tr. 62 – 70]. Ông dựa vào hệ thống bản đồ Thăng Long
(từ thế kỷ XV – XVIII) để so sánh đối chiếu với những ghi chép về thành Thăng
Long thời Lê và thử định điểm trên thực địa hiện nay [66, tr. 62]. Sáu năm sau
(1987), ông công bố thêm một bài viết: “Thêm một số bản đồ Thăng Long (thế kỉ
XV – XVIII)” [67, tr. 66 -77], cung cấp thêm một tư liệu để nghiên cứu về thành
Thăng Long. Ngoài Bùi Thiết là học giả quan tâm nhiều về thành Thăng Long thì
Phạm Hân cũng là một học giả có nhiều tham luận về vấn đề này. Năm 1983 Phạm
Hân công bố bài viết “Từ di tích hồ Ngọc Khánh suy nghĩ về vị trí thành Thăng
long” [21, tr. 68 – 69], vận dụng các bản đồ Hà Nội vẽ năm 1831 và 1873 xác định
vị trí thành Hà Nội, truy về dấu vết thành Thăng Long xưa. Kết luận cho thấy:
“thành Thăng Long thời Lý - Trần và thời Lê là một và nằm trong phạm trù thành
Hà Nội thời Nguyễn” [21, tr. 69]. Một công bố khác của ông sau 3 năm “Suy nghĩ sơ
bộ về bản đồ Hồng Đức qua tấm bản đồ kinh thành Thăng Long” [22, tr. 59 – 64].
Bài viết này đã thống kê được 11 tấm bản đồ về Thăng Long, chỉ ra ưu nhược của
từng bản đồ. Năm 1999 ông công bố một thêm tham luận “Thành Hà Nội thời
Nguyễn” [27, tr. G- H]. Địa giới của thành Hà Nội thời Nguyễn được xác định dựa
theo tấm bản đồ tỉnh thành Hà Nội vẽ năm 1866 và năm 1873 thời Tự Đức. Từ
phong cách vẽ ông cho rằng cách thức mô tả thành Thăng Long trong các bản đồ này
giống như vauban của Pháp vào cuối thế kỷ XVII, từ đó xác định vị trí thành Thăng
Long thời Nguyễn [27, tr. G - H]. Nhìn chung các bài viết này dựa trên các tấm bản
đồ để xác định diên cách lịch sử thành Thăng Long từng thời kỳ, tuy nhiên có nhược
điểm là chưa quan tâm nhiều đến niên đại của các bản đồ. Cho nên các kết luận này,
có lẽ cần thảo luận nhiều hơn.
1.4.2 Bản đồ Hoàng Sa
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
Khi nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, các
nhà nghiên cứu thường tìm kiếm chứng cứ từ ba nguồn: (1) Thư tịch cổ Việt Nam;
(2) Thư tịch cổ Trung Quốc và (3) Thư tịch cổ phương Tây.
Năm 1975 Hoàng Xuân Hãn công bố một bài viết có nhan đề “Thử đặt vấn đề
Hoàng Sa” [20, tr. 7- 19]. Bài viết này bàn luận về các vấn đề liên quan tới
HoàngSa, các tư liệu sử liệu được đề cập khá nhiều, mặc dù vậy bản đồ cũng chiếm
một phần đáng kể trong bài viết. Khác với những bài viết trong tập san này, hướng
khai thác chủ yếu lại là lịch sử, hoặc trình bày theo phương thức tự thuật. Các bản
đồ được ông đề cập: TNTCLĐT, HĐBĐ, Thuận hóa Quảng Nam địa đồ. Ông kết
luận rằng: “Xét các bức đồ ấy, thì ta chắc rằng trong địa đồ xưa, Đại Trường Sa hay
là Bãi Cát Vàng đều trỏ quần đảo Tràng Sa hoặc Hoàng Sa hay Vạn Lý Tràng Sa
mà người Âu gọi là Parcel hay Paracel” [20, tr. 10]. Năm 2011, Trần Văn Quyến
công bố một bài viết “Địa danh Hoàng Sa trong TTTNTCLĐT” [56, tr. 81 – 83],
giới thiệu ngắn gọn tập bản đồ Hồng Đức có ký hiệu 98846 lưu giữ tại thư viện
Hiroshima (Nhật Bản), và đề cập nội dung ghi chép về Bãi Cát Vàng trong
TTTNTCLĐT. Hai năm sau (2013) tác giả công bố thêm một bài viết: “Hoàng Sa
trong QTĐST của Nguyễn Huy Quýnh” [56, tr. 47 – 51], giản thuật thông tin về đội
Hoàng Sa nhị ghi trong văn bản. Có thể thấy nghiên cứu về Hoàng Sa khai thác ở
mảng tư liệu trong nước chỉ tồn tại ở những năm trước thể kỷ XX và hầu như không
phát triển mạnh mẽ tới nay, bởi phần lớn sử liệu hiện tồn đã khai thác tốt, điều này
dễ thấy ở những công trình ở những năm 80 của thể kỷ XX. Sự hạn chế về tư liệu
bản đồ, cùng những điểm bất cập ở những bản đồ cổ hiện tồn “bản đồ không có
đường phân cách đất liền và biển, biểu thị Bãi Cát Vàng nằm trên đất liền”[53, tr.
64- 65] là những điểm bất cập cho hướng nghiên cứu tư liệu trong nước, đặc biệt là
bản đồ cổ Việt Nam, chính điều này là tiền đề cho hướng tiếp cận mới là nghiên cứu
tư liệu Trung Quốc cũng như là phương Tây.
Là đại diện cho khuynh hướng khai thác tư liệu Trung Quốc thì không thể
không nhắc tới Phạm Hoàng Quân, ông cũng là một trong những tác giả ít ỏi khai
thác về tư liệu Trung Quốc, đặc biệt là bản đồ cổ. Năm 2012 ông công bố một bài
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
viết: “Nguyên bản sách Địa dư đồ khảo” [49, tr. 59 – 64], nội dung đề cập tới cuốn
sách Địa dư đồ khảo do các học giả Trung Quốc biên soạn, chỉ ra một bản đồ trong
tập sách này là Quảng Đông tỉnh đồ đã xác định rõ Quỳnh Châu (đảo Hải Nam) là
biên giới cuối cùng của lục địa Trung Hoa. Cũng trong năm này (2012) một chuyên
luận được công bố “Địa đồ lịch sử Trung Hoa liên quan tới biển Đông Nam Á” [50,
tr. 65 – 82], đây là một phần trong một Biên khảo “địa đồ lịch sử Trung Quốc”, căn
cứ những tư liệu bản đồ hành chính Trung Quốc theo tiến trình lịch sử thảo luận các
vấn đề liên quan đến biển Đông Nam. Một bài viết khác “Về địa danh và vị trí Vạn
Lý Trường Sa – Vạn Lý Thạch Đường trên địa đồ hàng hải thời Minh ở thư viện
Đại Học Oxford” [51, tr. 106 - 121], giới thiệu sơ lược về bản đồ The Selden Map of
China cùng phong cách và đặc trưng bản đồ. Kết quả cho thấy bản đồ này lần đầu
tiên dùng danh xưng Vạn Lý Thạch Đường – Vạn Lý Trường Sa và đặt phương vị
chuẩn xác, ngoài ra chỉ ra mục đích được ghi trên bản đồ chỉ nhằm thể hiện tiêu chí
giao thông, không có ý biểu thị việc xác định chủ quyền. Năm 2014, ông công bố
“Thư tịch cổ Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa” [52, tr. 55 – 77], căn cứ vào
tư liệu Trung Quốc liên quan tới Hoàng Sa Trường Sa, tác giả đã bóc tách thành các
lớp lịch đại: các bản đồ hành chính tỉnh Quảng Đông (10 bức), Bản đồ hành chính
toàn quốc (2 bức), Bản đồ biên cương (2 bức), Bản đồ quân sự (1bức). Phương pháp
hệ thống này mang nhiều ý nghĩa về mặt pháp lý, khác hoàn toàn với các tư liệu của
các học giả Trung Quốc đưa ra “chồng lấn phức tạp, chưa được phân loại rõ ràng,
nên tuy có thể coi là sử liệu nhưng giá trị khoa học trong tham khảo kém” [52, tr.
77]. Có thể thấy, các công trình do Phạm Hoàng Quân khảo cứu, phần lớn đều lấy
bản đồ làm trung tâm nghiên cứu. Các vấn đề về đặc trưng, phong cách và thể loại
bản đồ cũng được tác giả đề cập. Có thể kết luận rằng, các cống hiến của Phạm
Hoàng Quân không những ảnh hưởng tới thành tựu nghiên cứu Hoàng Sa, mà quan
trọng hơn là nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam.
Khai thác theo khuynh hướng thu tập tài liệu phương Tây thì có nhiều tác giả,
tiêu biểu như Trần Đức Anh Sơn, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Quang Ngọc… Năm
2014 Trần Đức Anh Sơn cùng một nhóm tác giả Jerome A.Cohen, Jean-Pierrier,
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
Subhash Kapila, Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Nguyễn Quang Ngọc, Gregory Poling,
Phạm Hoàng Quân, Shimao Mironu, Tạ Văn Tài, Carlyle A. Thayer đã công bố một
quyển sách có tên: Hoàng Sa Trường Sa tư liệu & quan điểm của học giả quốc tế
[58]. Quyển sách này gồm 12 bài viết của 13 tác giả, đáng chú ý là các bài viết:
“Thư tịch và bản đồ cổ phương Tây chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của Trần Đức Anh Sơn [59, tr. 9 – 41], trong
bài viết này có 1 mục về “bản đồ cổ phương Tây chứng minh chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, tác giả cho biết thu nhập được
hơn 140 bản đồ phương Tây vẽ và xuất bản các thế kỷ XVI – XIX có vẽ địa danh
Paracel/ Paracels/ Pracel/ Parcel Islands, cùng giới thiệu một số bản đồ tiêu biểu
trong số đó. Cũng trong năm này (2014) ông công bố một bài viết, “Tư liệu bản đồ
chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Quần đảo Hoàng Sa” [60, tr. 46 - 57;
46 – 53], bài này được chia làm 2 kỳ, 1 kỳ đăng trên số 57, kỳ còn lại đăng trên số
58 trên Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng. Thao tác chủ yếu của bài viết
này là thống kê các bản đồ có liên quan tới Hoàng Sa dựa trên 3 nguồn tư liệu: bản
đồ trong nước, bản đồ phương Tây và bản đồ Trung Quốc. Cũng trong năm này
(2014) Trần Đức Anh Sơn công bố: “Bản đồ Partie de la Cochinchine trong bộ
Atlas Universel Một tư liệu vô giá chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với
quần đảo Hoàng Sa” [61, tr. 54 – 58], Nguyễn Quang Ngọc và Nguyễn Thị Hải
công bố “Bộ Atlas Universel của Philippe Vandermaelen và vấn đề chủ quyền trên
quần đảo giữa biển đông” [43, tr. 43 – 53], nội dung 2 bài viết này cơ bản là giới
thiệu về bộ Atlas Universel đặc biệt là bản đồ Partie de la Cochinchine do người
sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ biên soạn. Nguyễn Đình Đầu 2014 công bố một
quyển sách: Chủ quyền Việt Nam trên biển đông & Hoàng Sa – Trường Sa [17].
Quyển sách này với mục đích cung cấp tư liệu chứng minh chủ quyền biển đảo Việt
Nam dựa trên các tư liệu trong và ngoài nước, phần bản đồ chiếm dung lượng tương
đối. Tuy vậy quyển sách này đa phần là tự thuật, ít bàn luận và đánh giá, tranh ảnh
bản đồ đóng vai trò chủ đạo. Năm 2014, Nguyễn Quảng Minh công bố một bài viết:
“Về năm vẽ một bản đồ cổ ở Hà Nội” [41, tr. 212 – 234], bài viết giới thiệu sơ lược
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
về tấm bản đồ ký Ge A-395 (chụp lại từ Nathalie Lancret), mặt khác từ các địa danh
phản ánh trên bản đồ tác giả kết luận bản đồ này vẽ trong khoảng thời gian 1876 –
1883. Có thể thấy, các nghiên cứu khai thác tư liệu bản đồ phương Tây, chủ yếu
công bố trong năm 2014, các công bố này đều mang tính chất thống kê/ giới thiệu
mà chưa đi sâu vào phân tích và bình luận.
Như vậy, từ nội dung nghiên cứu không khó để nhận ra rằng, khai thác tư liệu
bản đồ để nghiên cứu Hoàng Sa được chia thành các thời kỳ rõ rệt. Ở thế kỷ XX, tư
liệu hiện tồn tại Việt Nam được các tác giả trong nước ưu tiên và khai thác. Các
nghiên cứu thế kỷ XXI, chủ yếu tìm kiếm các tư liệu nước ngoài, đặc biệt là phương
Tây và Trung Quốc. Có điều, các nghiên cứu khai thác từ khía cạnh tư liệu phương
Tây là chủ yếu, nghiên cứu tư liệu Trung Quốc chưa được quan tâm nhiều ngoài học
giả Phạm Hoàng Quân.
1.4.3 Các bản đồ khác
Năm 1963 Lê Phước công bố một bài viết có nhan đề “Nhận xét về tập bản đồ
Hồng Đức số A.2499 của Thư viện Khoa học” [48, tr. 27- 28]. Bài viết tiến hành đối
chiếu với một bản đồ cùng tên được Ty Văn hóa tỉnh Nam Định sưu tầm năm 1958,
từ đó chỉ ra những điểm khác nhau giữa hai tấm bản đồ này. Bài viết đi đến kết luận
rằng: bản đồ Hồng Đức có ký hiệu A.2499 là tập bản đồ gồm nhiều bản đồ đóng
gộp với nhau, tập bản đồ sưu tầm năm 1958 thì chỉ có riêng các bản đồ Hồng Đức.
Ngoài điểm khác biệt này, các danh xưng giữa hai tập bản đồ cũng khác nhau. Điểm
dị biệt này phản ánh tập bản đồ Hồng Đức ký hiệu A.2499 không phải được vẽ năm
1490, mà được vẽ sau năm Hồng Đức 2 hoặc 3 thế kỷ [48, tr. 28]. Hai năm sau
(1965), “Một nhầm lẫn cần chấm dứt” [62, tr. 43] trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử
đã thảo luận về tấm bản đồ Thăng Long được trích trong tập bản đồ Hồng Đức có
ký hiệu A.2499 của Thư viện Khoa học được cho là vẽ từ năm 1490. Việc sử dụng
danh xưng Vương phủ trong bản đồ Thăng Long càng góp phần khẳng định rằng
tấm bản đồ này không thể có niên đại từ năm 1490 được. Vì danh xưng này phải
đến năm 1598 mới xuất hiện. Liên quan tới bản đồ Hồng Đức, hai mươi lăm năm
sau (1900) Hội Trắc Địa địa lý Việt Nam tổ chức Kỷ niệm 500 năm HĐBĐ.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
Hội thảo có 21 tham luận, trong đó có 13/21 bài viết đề cập tới bản đồ.8
Nhìn chung
các bài viết tham gia khá nhiều nhưng còn hạn chế về nhiều mặt: “Hội thảo quốc tế
về bản đồ năm 1990 tuy có nhiều học giả tham dự, nhưng về cơ bản, không có nhiều
thành tựu bởi phần lớn đều không được tiếp xúc với văn bản gốc, ngoài Trần Nghĩa.
Các tác giả khác hầu hết khảo sát trên bản dịch chú HĐBĐ của Sài Gòn” [12, tr. 72].
Sáu năm sau (1996), Nguyễn Đình Đầu đã công bố một bài viết có tên gọi “Phải
chăng bản đồ Alexander de Rhodes 1650 vẽ theo bản đồ Hồng Đức 1490” [15, tr. 34
– 35]. Bài này bàn về những điểm đồng dị từ hai tấm bản đồ Hồng Đức năm 1490 và
bản đồ Alexandre de Rhodes ở 4 phương diện (phương hướng, quốc hiệu, đường nét
– bố cục, địa bàn). Tuy nhiên việc nhìn nhận tấm bản đồ Hồng Đức được vẽ năm
1490 là một nhận định nhầm lẫn, có lẽ tác giả chưa kịp bổ sung kết quả nghiên cứu
Lê Phước năm 1963, Tạp chí Lịch sử năm 1965, và “Cartography in Vietnam” của
John K.Whitmore năm 1994... Hơn nữa phương pháp so sánh mà tác giả sử dụng
trong bài viết khá khiên cưỡng, bởi bất cứ một bản đồ nào khi chế tác đều tham khảo
ở một bản đồ trước đó. Nếu chỉ kết luận dựa trên 4 mục nhỏ như vậy, thì hầu hết các
bản đồ thế hệ sau đều vẽ theo HĐBĐ. Hơn nữa, giữa hai bản đồ Alexanderde
Rhodes và HĐBĐ mang những đặc trưng và thể loại khác nhau là bản đồ học
phương Đông và bản đồ học phương Tây. Nhìn chung, thảo luận về tấm bản đồ
Hồng Đức giai đoạn này khá nhiều. Rất nhiều học giả do không tiếp xúc với văn bản
nên các công trình không có nhiều giá trị nghiên cứu. Số ít học giả còn lại thì hoài
nghi về niên đại nhưng chưa có công trình nào minh chứng cụ thể.
8
1/ Đọc Dư địa chí nghĩ tới tới tập bản đồ Hồng Đức –PTS. Triệu Văn Hiến, 2/ Xác định một vài
giá trị của HĐBĐ - PTS. Lê Thế Tiến, 3/ Thiên Hạ bản đồ năm Hồng Đức thứ 21, tiền thân và các
thế hệ tiếp theo – Bùi Thiết, 4/ Thử phân loại các bản đồ chuyên dùng trong hệ thống bản đồ trung
đại Việt Nam – Dương Hạnh, 5/ Một số vấn đề liên quan đến bản đồ Hồng Đức và hệ thống bản đồ
cổ Việt Nam – Bùi Thiết, 6/ Về một số bản đồ Việt Nam cổ thế kỷ 16 – Vũ Phi Hùng,7/ Hành trang
của người cán bộ bản đồ Việt Nam – Lưu Văn Lợi, 8/ Bước đầu tìm hiểu bản đồ cổ Việt Nam –
Đinh Văn Nhật, 9/ Bản đồ Việt Nam và cương giới lãnh thổ nước tả từ thế kỷ XV đến XIX – Phạm
Hân, 10/ Giá trị của những tấm bản đồ Thăng Long thời Lê trong việc nghiên cứu lịch sử thủ đồ -
Đỗ Văn Ninh, 11/ Bản đồ cổ Việt Nam – Trần Nghĩa, 12/ Những tín hiệu thu nhận từ bản lược đồ
địa danh ngôn ngữ Việt cổ - Bước đầu góp phần tích cực vào việc tiếp cận một số vấn đề lịch sử cổ
đại, 13/ bàn về niên đại của bản đồ mang tên Hoài Đức phủ toàn đồ 懷德府全圖- Bùi Thiết
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
Chấm dứt tranh cãi này, năm 2015 hai học giả người Trung Quốc là Hàn Chu
Kính 韩周敬 và Quách Thanh Ba 郭聲波 đã công bố một bài viết với nhan đề:《
越南洪德版圖製作年代考》(Việt Nam HĐBĐ chế tác niên đại khảo) in trên
《域外漢籍研究集刊》(Vực ngoại Hán tịch nghiên cứu tập san) [95, tr. 203 –
214]. Tác giả cho rằng danh xưng HĐBĐ có 2 cách hiểu: (1) đây là bản đồ được vẽ
thời Hồng Đức; (2) bản đồ tập hợp tư liệu thời Hồng Đức mà hoàn thành, phần lớn
các tác giả Việt Nam đều hiểu cách 1, và đây là cách hiểu sai lầm [95, tr. 205]. Qua
thao tác đối chiếu diên cách địa danh hành chính giữa các thừa tuyên, hai tác giả kết
luận tập bản đồ Hồng Đức ký hiệu A.2499 là tập bản đồ không phải vẽ năm 1490,
mà là vẽ khoảng thời gian từ 1651 – 1653 [95, tr. 213]. Đây là bài viết tư duy mạch
lạc, luận điểm khoa học, tuy nhiên cũng còn một số điểm cần thảo luận thêm như,
nhận định bản đồ Hồng Đức vẽ năm 1651 – 1653, vì: HĐBĐ ký hiệu A.2499 không
phải là tư liệu độc bản, HĐBĐ hiện có một số bản như sau:
1. HĐBĐ ký hiệu A.2499 lữu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm
2. HĐBĐ ký hiệu 98846 lưu giữ tại Đại Học Hiroshima (Nhật Bản) [55].
3. HĐBĐ Ty Văn hóa tỉnh Nam Định sưu tầm năm 1958 [47].
4. HĐBĐ ký hiệu X-2-24, Đông Dương văn khố, Nhật Bản.
5. HĐBĐ ký hiệu 363 và 364, Tư đạo văn khố [47, tr. 769]
Không khó để nhận thấy, HĐBĐ không phải độc bản mà có nhiều dị bản, và
A.2499 chỉ là một trong số các truyền bản HĐBĐ vẽ năm 1490. Như vậy, mốc niên
đại 1651 – 1653 không phải là niên đại vẽ bản đồ, mà nên được hiểu là niên đại sao
chép văn bản. Một điểm nữa cần thảo luận thêm là nhầm lẫn tư liệu nghiên cứu, tại
phần kết luận, tác giả đề cập tới “Bản quốc bản đồ tổng lãm giám mục lục
本国版圖總覽目錄” (mục lục). Căn cứ những thông tin tác giả ở bảng “mục lục”
này là: “Thanh Giang Bích Hồ nho sinh trúng thức Đỗ Bá thị Công Đạo phủ tập
青江碧湖儒生中式杜伯氏公道甫輯” mà lập luận về địa danh, tên tuổi và sự
nghiệp tác giả. Tác giả kết luận người vẽ bản đồ không có địa vị xã hội, cũng vì vậy
việc chế tác bản đồ không tốt, điều này rõ ràng thấy ở một số điểm đã chứng minh
[95, tr. 214].
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
Tuy nhiên, không rõ nguyên nhân gì tác giả xếp phần “mục lục” này thuộc 13 tấm
bản đồ thừa tuyên. Theo thứ tự sắp xếp trong HĐBĐ ký hiệu A.2499, sau các bản đồ
thừa tuyên là tấm bản đồ Tổng quát đồ 總括圖, tiếp đó mới tới “mục lục”. Một
điều khó hiểu là tác giả không đề cập tới Tổng quát đồ, cùng giải thích nguyên nhân
không xếp chúng cùng 13 bản đồ thừa tuyên?. Trong khi đó, từng có học giả nhận
định Tổng quát đồ là một phần phụ lục “mục lục”: “Tấm bản đồ trên được chúng tôi
tạm gọi là Tổng quát đồ, nó là một dạng mục lục cho tài liệu Bản quốc bản đồ tổng
quát mục lục” [109, tr. 482 – 483]. Thực chất, nếu xét kĩ có thể thấy rõ sự tách biệt
hoàn toàn nội dung giữa các tư liệu, HĐBĐ là tư liệu gồm bản đồ Trung Đô và các
bản đồ thừa tuyên mà thôi, các phần còn lại thuộc những nhóm tư liệu khác. Có lẽ
cũng do điểm bất cập này đã gây nên những hạn chế nhất định về nhận định khoa
học. Hy vọng trong tương lai, HĐBĐ sẽ được nghiên cứu một cách đa chiều với sự
đa dạng về tư liệu hơn.
Nổi bật ở giai đoạn này, Phạm Hân là tác giả có nhiều bài viết về bản đồ học thế
kỷ XX. Tính từ bài viết đầu tiên của ông trên Tạp chí Khảo cổ học 1983 tới năm
1996, ông đã công bố khoảng 8 bài viết có liên quan tới bản đồ. Tuy nhiên, chỉ từ
năm 1994, các nghiên cứu của ông mới thực sự đi sâu vào bản đồ cổ với bài viết
“Tìm hiểu về niên đại TTTNTCLĐT” [23, tr. 26- 29] trên Tạp chí Hán Nôm. Bài viết
đã chỉ ra nhận định sai lầm niên đại trong công trình nghiên cứu của G. Dumoutier
cũng như Viện Khảo cổ Sài Gòn [23, tr. 26], hơn nữa từ các cứ liệu lịch sử phản ánh
trong bản đồ, chứng minh bản đồ này có niên đại năm 1686, về sau phần lớn các học
giả nghiên cứu bản đồ, ít nhiều đều chịu ảnh hưởng từ bài viết này. Liên quan tới
bản đồ này, ông công bố thêm 2 bài viết là “Địa danh Bãi Cát trong sử sách” [24, tr.
44 – 46] và “Tìm hiêu tác giả TTTNTCLĐT và vài vấn đề liên quan” [25, tr. 34 –
36] trên Tạp chí Hán Nôm. Năm 1996, thêm một bài viết được công bố có nhan đề:
“Xuất xứ của Đại Nam nhất thống toàn đồ” [ 26, tr. 245 – 27]. Bài viết cho rằng bản
đồ này không phải khắc in Minh Mệnh thứ 14, và cũng không phải được trích trong
Hoàng Việt dư địa chí 皇越輿地志 của Phan Huy Chú. Ông cho rằng có một tấm
bản đồ trong kho sách Hán Nôm giống với Đại Nam nhất thống toàn đồ 大南
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
一統全圖 mang nhan đề Nam Bắc Kỳ hội đồ và kết luận rằng “Nam Bắc hội đồ có
niên đại trong vòng từ năm 1854 đến trước năm 1875. Đó cũng là niên đại của Đại
Nam nhất thống toàn đồ” [26, tr. 25]. Phạm Hân là một trong những tác giả người
Việt hiếm hoi có tầm ảnh hưởng nhất định tới ngành bản đồ học Việt Nam thế kỷ
XX. Công trình nghiên cứu có tầm ảnh hưởng nhất của ông là thảo luận về niên đại
TTTNTCLĐT.
An Nam quốc đồ 安南國圖 (ANQĐ) là một tấm bản đồ nằm trong An Nam đồ
thuyết 安南圖說 của Trịnh Nhược Tăng 鄭若曾 ở thế kỷ XVI. Bản đồ này được
biết đến là một trong những bản đồ định lượng vẽ về Việt Nam sớm nhất hiện biết.
An Nam đồ thuyết được học giới quan tâm từ rất sớm. Năm 2000, Đinh Khắc Thuân
đã công bố một bài viết có nhan đề: “Sử liệu Trung Quốc về Việt Nam thời nhà
Mạc” [68, tr. 501 – 507]. Tuy bài viết này chỉ đề cập An Nam đồ thuyết dưới
phương diện là một sử liệu, nhưng đã mở đầu cho việc nghiên cứu về tư liệu này.
Những năm sau, tấm bản đồ được bàn luận rất sôi nổi, đáng kể như “Phát hiện mới
tư liệu bản đồ cổ về hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam” của Ngô
Đức Thọ [70]. Gần đây hai học giả người Trung Quốc là Vu Hướng Đông và Thành
Tư Giai 于向东,成思佳 công bố một bài viết《郑若曾与安南图说略论》(Trịnh
Nhược Tăng dữ An Nam đồ thuyết lược luận) [90, tr. 96 – 111], đây tuy là một bài
viết tổng lược về An Nam đồ thuyết có thành tựu nhất cho tới hiện giờ, song phần
bàn luận về bản đồ còn nhiều hạn chế. Có thể thấy, những bài viết này phần nhiều
đề cập tới nội dung, niên đại, quá trình truyền bản, hay địa danh học trong văn bản,
mà chưa đề cập nhiều tới khía cạnh bản đồ học.
An Nam đại quốc họa đồ 安南大國畫圖 (ANĐQHĐ) là tờ bản đồ có kích thước
84 x 45, phụ bản của cuốn Dictionarium latino – anamiticum (Từ điển Latin – An
Nam), do Oriental Lith. Press xuất bản ở Calcutta (Ấn Độ) vào năm 1838 [106].
Liên quan tới tấm bản đồ này, năm 2014 Nguyễn Đình Đầu công bố một bài viết có
nhan đề “Nhận xét về ANĐQHĐ” [16], bài viết này giới thiệu sơ lược về tác giả,
nguồn gốc tấm bản đồ, cùng khảo sát sơ bộ về hệ thống hành chính và sông ngòi
bản đồ. Hai năm sau, học giả nghiên cứu bản đồ cổ người Mỹ là Harold E. Meinheit
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
công bố một bài viết rất công phu có tựa là “The Bishop’s Map Vietnamese and
Western Cartography Converge” (Tấm bản đồ Việt Nam của vị giám mục và sự hội
tụ ngành bản đồ học phương Tây) [102, tr. 28- 40]. Trong bài khảo cứu có độ dài 13
trang của mình, tác giả Harold E. Meinheit đã phân tích và đánh giá toàn diện về
ANĐQHĐ, như: lai lịch tấm bản đồ, thân thế của tác giả Taberd và chính sách “cấm
đạo” dưới triều vua Minh Mạng; quá trình mở rộng lãnh thổ và chính sách triều đình
nhà Nguyễn với các quốc gia láng giềng (Campuchia và Lào). Tác giả cho hay, bản
đồ này là một thành tựu nổi bật trong sự kết hợp giữa bản đồ hành chính truyền
thống (phương Đông) với bản đồ học phương Tây [102, tr. 28]. Ngoài ra, tác giả
còn dành nguyên một mục trong bài viết để đánh giá về mục đích bản đồ, tác giả
cho rằng ANĐQHĐ là một bản đồ nhiều mục đích, [102, tr. 37]. Mục đích giám mục
đặt ra khi vẽ bản đồ này là phục vụ cho lợi ích khoa học, dù vậy đối với các giáo sĩ
phương Tây vẫn luôn coi đây là một công cụ trong công việc truyền giáo Đông
Dương.
1.5 Các công trình phiên dịch và giới thiệu
Cuối thế kỷ XIX học giả người Pháp là Gustave Dumoutier đã công bố một
công trình Nghiên cứu về bản đồ Hàng Hải xứ An Nam thế kỷ XV, dựa vào các bản
đồ, sơ đồ cảng Hà Nội cổ thuộc tập bản đồ Hồng Đức để nghiên cứu lịch sử, địa lý
thành Thăng Long (thế kỷ XV), nhằm khẳng định tầm quan trọng của Việt Nam
trong lưu thông hàng hóa giữa khu vực Đông Nam Á với châu Á và thế giới qua các
hải càng Việt Nam thời đó [32, tr. 545]. Tuy ý nghĩa của nghiên cứu này không thực
sự to lớn nhưng đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về bản đồ cổ Việt Nam. Điều
này cũng phản ánh một thực tế rằng: từ rất sớm bản đồ cổ Việt Nam đã được quan
tâm.
Một trong những dữ liệu chính giúp ta định hình rõ ràng về lịch sử bản đồ Việt
Nam là công trình nghiên cứu về “HĐBĐ”, được nhóm tác giả Bửu Cẩm, Đỗ Văn
Anh, Phạm Huy Thúy, Tạ Quang Phát và Trương Bửu Lâm của Viện Khảo cổ học
phiên dịch và giới thiệu năm 1962 [79]. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đề
cập tới diện mạo bản đồ Việt Nam, và tập bản đồ Hồng Đức cũng lần đầu tiên được
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
giới thiệu tới độc giả. Tập bản đồ Hồng Đức ký hiệu A.2499 có nội dung như sau:
phần 1 (tr. 2 – 53): 3 tấm bản đồ toàn quốc và 13 bản đồ thừa tuyên, phần 2 (tr. 54
– 65): có hai đoạn văn chép lại trong hai quyển Giao Châu chí và An Nam chí lược,
phần 3: Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (64 – 137), phần 4: Bình Nam đồ, phần 5: Cảnh
Thịnh tân đồ Đại Man quốc (tr 168 – 173), phần 6: Cao Bằng phủ toàn đồ (175 –
1845) [79, tr. IX]. Tuy tên công trình là “Phiên âm và chú giải tập HĐBĐ” nhưng
phạm vi đề cập lại rất rộng. Phần đầu công trình, đề cập tới các vấn đề liên quan văn
bản học của các bản đồ thuộc tập bản đồ Hồng Đức (tác giả, niên đại, bản chép tay,
bản dịch và chú thích), việc này có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo tiền đề cho các
nghiên cứu sau này, đặc biệt là thảo luận về tấm bản đồ Hồng Đức. Công trình này
cũng là một trong những cơ sở quan trọng giúp John K.Whitmore viết về
Carography in Vietnam [109, tr. 478 – 508]. Tuy nhiên, công trình này còn có một
số điểm hạn chế, cần được nhìn nhận lại, đơn cử là nhận định về niên đại các tấm
bản đồ [79, tr.14], Về sau, một phần trong tập bản đồ Hồng Đức này là
TTTNTCLĐT và GNNBNĐ được Trần Đại Vinh và Trần Viết Ngạc dịch và bổ chính
lại [81, tr. 3 – 116].
Hoàng Hoa sứ trình đồ 皇華使程圖 được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1963
trên Từ điển Văn hóa Việt Nam (Nxb Văn hóa, Hà Nội năm 1963). Hơn 30 năm sau
(1994), Trần Hải Yến công bố một bài viết với nhan đề “Nguyễn Huy Oánh với
Hoàng Hoa sứ trình đồ” [80]. Hai bài viết trên, phần nhiều là khảo tả và giới thiệu
sơ bộ, các vấn đề về quá trình biên soạn cũng như người sao chép, các khía cạnh
văn bản học còn nhiều bỏ ngỏ. Mãi đến năm 2011 Nguyễn Thanh Tùng, công bố
một bài viết trên Tạp chí Hán Nôm với nhan đề “Vài nét về tình hình văn bản
Hoàng Hoa sứ trình đồ bản của Nguyễn Huy Oánh” [72, tr. 23 – 32], bài viết này đề
cập tới 2 khía cạnh: (1) Quá trình biên soạn Hoàng Hoa sứ trình đồ bản và (2) Quá
trình truyền bản Hoàng hoa sứ trình đồ. Qua dẫn chứng về bài bạt nằm phía cuối
bản đồ, cho rằng bản đồ này là một công trình tập thể, trải qua nhiều thế hệ đi sứ,
mà Nguyễn Huy Oánh là người có công định bản, biên tập, hiệu đính, chú thích.
Tám năm sau tại Hội thảo Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm của dòng họ Nguyễn Huy ở
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh về biên giới và biển đảo, Nguyễn Thanh Tùng công bố
“Tiếp tục nghiên cứu văn bản Hoàng Hoa sứ trình đồ của Nguyễn Huy Oánh” [73,
tr. 37 -58], bài viết này thảo luận, bổ sung thêm chứng lý về quá trình biên soạn văn
bản. Hoàng Hoa sứ trình đồ là tư liệu ghi chép về hành trình đi sứ xuất phát từ biên
giới Việt – Trung, đi qua các khu vực trạm dịch, châu, phủ, huyện và điểm cuối là
huyện Tân Thành thuộc Yên Kinh. Thời gian di chuyển và ghi chép tỉ mỉ về sông
núi cảnh vật con người và nghi lễ, có thể nói đây một tư liệu chứa đựng nhiều thông
tin, minh chứng cho hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thế
kỷ 18. Mặc dù tư liệu này chân quý, lại được biết từ rất sớm (1963), nhưng không rõ
nguyên nhân gì, khiến gần đây là năm 2018 [40] công trình này mới phiên dịch và
công bố rộng rãi tới độc giả. Đây có lẽ là điều đáng tiếc nhất định với sự phát triển
tư liệu nghiên cứu đối với ngành bản đồ cổ Việt Nam.
Ngoài tham luận của Nguyễn Thanh Tùng trong hội thảo, một tham luận khác
bàn luận về bản đồ của dòng họ Nguyễn Huy cũng được Đỗ Thị Bích Tuyển thảo
luận với nhan đề “Khảo cứu văn bản Quảng Thuận đạo sử tập”, bài viết đề cập tới
các vấn đề văn bản học (tác giả, thời gian biên soạn, khảo cứu nội dung văn bản…)
[77, tr. 60 - 81]. Một năm sau (2018), Quảng Thuận đạo sử tập chính thức được
công bố bản dịch [74], đây là tư liệu ghi chép về lộ trình đường đi của hai xứ Thuận
Hóa và Quảng Nam. Việc công bố 2 tư liệu này có tác động ít nhiều tới phát triển
ngành bản đồ cổ Việt Nam, cung cấp tư liệu nghiên cứu, tạo điều kiện nghiên cứu
các khía cạnh văn bản liên ngành. Với việc phiên dịch hai văn bản bản đồ của dòng
họ Nguyễn Huy, số lượng bài viết bản đồ cũng gia tăng đáng kể. Đây là một tín hiệu
tốt cho ngành bản đồ cổ Việt Nam trong thời gian tới.
Như vậy, nhìn chung việc phiên dịch và công bố tư liệu bản đồ ở Việt Nam còn
hạn chế, chính vì điểm bất cập này mà gây ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển
ngành bản đồ cổ Việt Nam. Hy vọng trong thời gian tới, với việc phát hiện và công
bố rộng rãi các nguồn tư liệu mới, sẽ tạo điều thuận lợi cho các đối tượng nghiên
cứu ngành bản đồ cổ Việt Nam.
Tiểu kết chương 1
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
Qua việc tổng thuật về tình hình nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam của các học
giả trong và ngoài nước như trên, chúng tôi xin đưa ra một số nhận định như sau:
Thứ nhất: Từ năm 1896 – 2019, có 3 nhà nghiên cứu và nhóm nghiên cứu có
cống hiến nhiều nhất, tác động nhiều ngành địa đồ cổ Việt Nam: Trần Nghĩa, John
K. Whitmore, Phạm Hoàng Quân và nhóm khoa học miền Nam thuộc Viện Khảo cổ
học Sài Gòn.
Thứ hai: Hầu hết các bài viết trên bàn luận về các bản đồ cổ, đặc biệt là HĐBĐ,
TNTCLĐT. Riêng về bản đồ Hồng Đức thì được hơn một nửa công trình nghiên cứu
ở giai đoạn này đề cập. Trong khi các bản đồ cận đại, bản đồ hàng hải, bản đồ
phong thủy… hầu như chưa được quan tâm nhiều.
Thứ ba: Các công trình có tầm ảnh hưởng lớn nhất giai đoạn này là:1/ Étude sur
un portulan Annamite du XV siècle (Nghiên cứu về bản đồ Hàng Hải thế kỷ XV).
Tuy ý nghĩa của nghiên cứu này không thực sự to lớn nhưng đây là công trình đầu
tiên nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam hiện được biết tới. Nghiên cứu này đã góp pần
khơi gợi sự quan tâm đến bản đồ cổ Việt Nam của các học giả trong và ngoài nước,
2/ Phiên âm và chú giải tập HĐBĐ của Viện Khảo cổ Sài Gòn, ấn phẩm tuy chưa có
nhiều khảo luận song lại là công trình đầu tiên xây nền tri thức về địa lý học lịch sử
Việt Nam thời trung đại [12, tr. 71], 3/ “Bản đồ cổ Việt Nam” của Trần Nghĩa, thể
hiện chiều dài lịch sử Việt Nam qua số lượng các tấm bản đồ. Đây là đầu tiên các
tấm bản đồ cổ và các thư tịch cổ có bản đồ được kiểm kê tổng thể (49 thư tịch). 4/
“Cartography in Vietnam” của John K.Whitmore, đây là công trình duy nhất viết về
lịch sử bản đồ cổ Việt Nam tính cho tới hiện nay. Sau gần 30 năm công bố, đây vẫn
là nghiên cứu có thành tựu nhất về bản đồ cổ Việt Nam.
Tóm lại, nghiên cứu về bản đồ cổ Việt Nam ở giai đoạn này tuy đã đạt được
những thành tựu nhất định, song vẫn còn nhiều hạn chế. Thành tựu nghiên cứu về
bản đồ cổ Việt Nam hầu hết xuất hiện từ những năm 2000 trở lại đây. Hy vọng
trong thời gian tới, với việc phát hiện thêm các bản đồ cổ, cùng việc phiên dịch giới
thiệu các bản đồ khác ở trong và ngoài nước, sẽ tạo tiền đề cho ngành bản đồ cổ
Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ VĂN BẢN HỌC HOÀNG LÊ CẢNH HƯNG BẢN
ĐỒ
2.1 Đôi nét về văn bản Hoàng Lê Cảnh hưng bản đồ
HLCHBĐ là một tập sách cổ của Việt Nam trên chất liệu giấy dó hiện lưu ở văn
khố Shido (Tư Đạo văn khố, 斯道文庫),9
Đại học Keio, Tokyo, Nhật Bản. Tên
sách này không thấy xuất hiện trong kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm hay bất
cứ kho sách Hán Nôm nào khác. Văn bản còn nguyên vẹn, khổ 30x17 cm, tổng
cộng 40 trang (tính cả 2 trang bìa), chữ Hán được viết theo thể chữ khải.10
Văn bản này thuộc nhóm bản đồ nhật trình vẽ đường đi từ Kinh đô (Thăng
Long) đến khu vực Chiêm Thành xưa, lộ trình này cơ bản được chia làm hai đường
là đường bộ và đường sông. Không khó khăn để nhận thấy, lộ trình đường bộ sử
dụng “xá - 舍” hoặc “trình - 程”, lộ trình đường sông dùng “trú - 駐” để mô tả lộ
trình cũng như khoảng cách di chuyển. Qua khảo sát, quãng đường bộ từ Kinh
thành tới khu vực Chiêm Thành xưa kèo dài 60 ngày (xin xem Phụ lục 1), đường
sông chỉ kéo dài tới ngày thứ 19 và tới khu vực gần cửa Hải Khẩu (cửa Hải Khẩu
nay thuộc thôn Hải Khẩu, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh) (xin xem Phụ
lục 2), sau đó di chuyển tiếp với một đường duy nhất là đường bộ. Như vậy, từ
Thăng Long tới Hà Tĩnh có thể đi bằng đường bộ và đường sông, từ Hà Tĩnh trở
vào Đàng Trong chỉ có thể di chuyển bằng đường bộ, điều này phản ánh lộ trình
Thăng Long tới khu vực Chiêm Thành xưa phần lớn là đi bằng đường bộ.
Truyền thống bản đồ học phương Đông chia bản đồ cổ thành hai loại lớn là bản
đồ phân tích (có tỉ lệ xích xác định) và bản đồ mô tả (không có tỉ lệ xích xác
định).11
Văn bản HLCHBĐ này thuộc loại bản đồ mô tả, sử dụng hai màu mực là
9 Xem bài viết giới thiệu khái quát về văn khố Shido [47, tr. 761-771].
10 Xem thêm bài viết giới thiệu về văn bản này: [5, tr. 601-612].
11 Theo chuyên gia nghiên cứu bản đồ cổ người Đài Loan là Khương Đạo Chương 姜道章: “Bản
đồ có thể phân chia làm 2 loại: loại thứ nhất là có tỉ lệ xích và ký hiệu bản đồ trừu tượng, trên bản
đồ biểu thị các yếu tố địa lý có thể đo lường được, [loại bản đồ này] thuộc về truyền thống phân
tích của địa đồ học, là bản đồ có tính khoa học định lượng, “kê lý hoạ phương” 計里畫方 chính là
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
đen (vẽ địa danh, địa vật) và xanh lam (vẽ sông biển) với phương thức Thượng văn
上文– Hạ đồ 下圖12
tạo thành một bản đồ liên hoàn. Phần thượng văn trong văn
bản này chủ yếu đề cập tới đơn vị hành chính là các Thừa tuyên (Phụng Thiên,
Thanh Hoa, Nghệ An, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương), cự li nhật trình
giữa các vị trí, những thổ sản cùng vị trí hiểm yếu trong mỗi khu vực…
Đặc điểm của bản đồ mô tả thường không có quy chuẩn trong việc xác định vị
trí giữa các địa điểm với nhau. Các ký hiệu dạng núi cũng như các đường viền vẽ
nước cũng vậy, thường khá đơn giản, về cơ bản chỉ để phân biệt giữa núi và sông,
đất liền và biển. Các địa danh được ghi vào trong các ô hình bầu dục hoặc hình
vuông... So với bản đồ TNTCLĐT13
thì phong cách hầu như không khác nhau
nhiều, nhưng với các bản đồ thế kỷ XVIII như QTĐST thì các chi tiết vẽ hầu hết đã
giảm bớt trừu tượng; các doanh trại, sông núi, bụi cỏ trở nên sinh động hơn và thực
tế hơn.
Ở những bản đồ nhật trình (TNTCLĐT, GNNBNĐ, QTĐST …) đều không có
chú giải về phương hướng bản đồ, HLCHBĐ cũng không ngoại lệ, các bản đồ này
đều tồn tại một hiện tượng “Người giải đọc là trung tâm định vị địa đồ”, tức là
những bản đồ này không có chú thích phương hướng bản đồ mà người đọc là chủ
thể định vị phương hướng trên bản đồ. Đáng chú ý những bản đồ nhật trình này đều
mang tính “hướng biển”/nhìn từ biển vào, nghĩa là bên phải bản đồ là hướng Bắc,
bên trái là hướng Nam, phía trên hướng Tây và phía dưới hướng Đông. Có lẽ tư duy
sông nước cùng môi trường sống của người Việt gắn liền với yếu tố sông biển đã
phương pháp của loại bản đồ này. Một loại khác là bản đồ không có tỉ lệ xích xác định, ký hiệu trên
bản đồ là phương thức vẽ, không dễ đo lường được các yếu tố địa lý được biểu thị trên bản đồ, [loại
bản đồ này] thuộc về truyền thống mô tả của địa đồ học, cho nên gọi là bản đồ mô tả, có không ít
bản đồ cổ Trung Quốc thuộc loại này.” [87, tr. 265]. “Kế lý hoạ phương” 計里畫方 là một phương
pháp vẽ bản đồ định lượng truyền thống trong địa đồ học Trung Quốc. Phương pháp này trước tiên
căn cứ mối quan hệ tỷ lệ nhất định trên bản đồ, tạo thành mạng lưới tọa độ ô vuông, về sau có thể
khống chế vị trí và cự li các yếu tố trên bản đồ.
12 “Thượng văn” “Hạ đồ” là một dạng thức thể hiện bản đồ cổ, xuất hiện khá nhiều ở nhóm bản đồ
nhật trình trong ngành bản đồ học Việt Nam. “Thượng văn” là phần ghi chép phía trên bản đồ, chú
giải về lộ trình, trạm dịch, cầu cống, diên cách địa danh; phần “hạ đồ” là những hình họa trực quan,
sinh động.
13 Về phương pháp vẽ TNTCLĐT, có thể tham khảo: [109, tr.490-491].
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
ảnh hưởng ít nhiều tới phương hướng bản đồ.14
Dù vậy, một điều chắc chắn rằng,
với phương hướng như vậy, các cửa biển được mô tả một cách trực quan hơn.
2.2 Tên gọi văn bản
Trang bìa tập bản đồ có ghi HLCHBĐ, tên này cho phép hai cách hiểu: (1) bản
đồ được vẽ ở giai đoạn năm Cảnh Hưng (1740 - 1788) triều Lê; hoặc (2) bản đồ sử
dụng tư liệu thời Cảnh Hưng để vẽ. Câu hỏi đặt ra là nếu bản đồ thuộc thời Lê thì tại
sao lại ghi “Hoàng Lê”?. Bản thân 2 chữ “Hoàng Lê” cũng có 2 cách giải thích:
(1) nhan đề không thuộc triều Lê, vì thông thường thư tịch Hán Nôm thời Lê thì
thường đặt: Hoàng Việt Cảnh Hưng bản đồ, Quốc triều Cảnh Hưng bản đồ, Bản
triều Cảnh Hưng bản đồ…15
; hoặc (2) chủ thể bản đồ không phải do nhà Lê (Đàng
Ngoài) vẽ, mà là xứ Đàng Trong vẽ. Tuy nhiên, khi khảo sát trang 39 văn bản thì 2
chữ “nghịch Hiền” [39.1.T]16
chứng minh một điều chủ thể của bản đồ này không
phải xứ Đàng Trong vẽ, mà là do nhà Lê vẽ. Vậy có lẽ nhan đề này nên được hiểu là
tập hợp tư liệu thời Cảnh Hưng mà vẽ thành.
Thêm một chứng cứ nữa khi chúng tôi khảo sát phần chính văn văn bản, sau
trang bìa và một phần trang 2 còn ghi thêm một nhan đề: Quốc triều thiên hạ bản đồ
國朝天下版圖. Vậy “Quốc triều” là triều đại nào?. Khả năng hai chữ “Quốc triều”
là chỉ triều Lê và tên phía ngoài bìa sách (HLCHBĐ) vốn không thuộc bản đồ
nguyên bản, có thể được người sao chép ghi thêm vào. Đây là một gợi dẫn cho phép
14
Xem thêm bài viết: [30, tr. 53].
15
Ở thư tịch Hán Nôm, việc đặt tên là “Hoàng Lê” thể hiện thư tịch đó không tồn tại ở triều Lê, mà
người sau ghi chép về thời Lê, có thể thấy một số tác phẩm: Hoàng Lê bát vận phú, Hoàng Lê nhất
thống chí, Hoàng Lê ứng chế thi, Hoàng Lê hội sách… những thư tịch Hán Nôm này đều ở thời
Nguyễn, ghi chép lại những vấn đề ở triều đại trước.
16
Nguyên văn:
茹那地有一枝山相連至,如截壘之形。日者逆賢兵功之,占城失守,石碑退屯于此。。。今只傳
茹那壘。Tạm dịch: Vùng Cà Ná có một nhánh núi chạy ra tới [tới biển], dáng như bức lũy ngăn chặn.
Một ngày nghịch Hiền đem quân đánh vào đấy, Chiêm Thành thất thủ, thạch bia được rời tới đây... Nay
chỉ còn lại lũy Cà Ná. Bản thân 2 chữ “nghịch Hiền” ở đây tức là chỉ chúa Hiền, Nguyễn Phúc Tần (1648 –
1687). Một chứng cứ khác, trang 23b có chép rằng; 。。。
至玆国朝諱再改先平府/ tạm dịch: Đến nay do triều ta kiêng húy, lại đổi là phủ Tiên Bình; hay
trang 38a văn bản ghi chép như sau: 廉化地分夾占城国。。。昔我聖宗御駕往征占城/ tạm dịch:
Địa phận xã Liêm Hóa giáp với nước Chiêm Thành… Xưa [Vua Lê] Thánh Tông ta ngự giá đánh
Chiêm Thành. Như vậy các thông tin này minh chứng bản đồ này không thể do xứ Đàng Trong vẽ.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
người đọc văn bản nhận định bản đồ này được sao chép lại từ một bản đồ có niên
đại thời Cảnh Hưng. Theo như cứ liệu muộn nhất tìm được trong văn bản là năm
Minh Mệnh thứ 1717
, vậy bản đồ Quốc triều thiên hạ bản đồ thời Cảnh Hưng này
được vẽ lại thời Nguyễn. Như vậy, vì chép lại một bản đồ trước đấy mà lấy niên đại
bản đồ chép ra để đặt thêm tên ở trang bìa bản đồ. Đương nhiên, một điều không thể
phủ nhận là tên vốn có của bản đồ là “Quốc triều thiên hạ bản đồ”. Ở Luận văn này
chúng tôi vẫn sử dụng tên phía bìa sách là HLCHBĐ để gọi tên văn bản này.
2.3 Tác giả
Một trong những đặc điểm của thư tịch Hán Nôm Việt Nam là chưa có ý thức rõ
ràng về quyền tác giả, nên không phải tài liệu nào cũng đề rõ tên tác giả. HLCHBĐ
là một trường hợp như thế. Dẫn đến hiện tượng này có thể có nhiều nguyên nhân, có
thể vốn sách không được tác giả đề tên do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan,
có thể tên tác giả bị bỏ sót trong quá trình lưu truyền tác phẩm…18
Nếu xác định
được tác giả của văn bản này thì chúng ta sẽ có thêm những thông tin bổ ích để
phân tích nội dung bản đồ. Nhưng đáng tiếc là trong văn bản không cung cấp thông
tin về tác giả.
Tuy nhiên, khi khảo sát trang 2, chúng tôi nhận thấy tác giả dành nguyên một
trang để vẽ chùa Sài Sơn (柴山寺) tức chùa Thầy, trong khi phần còn lại của văn
bản không vẽ ngôi chùa nào khác. Thiết nghĩ, không phải tự dưng mà tác giả lại vẽ
ngôi chùa ở đây. Điều này có thể là một gợi dẫn đến tác giả bản đồ hay không?.
Chúng tôi nghĩ đến hai giả thiết: (1) người vẽ bản đồ này thuộc tầng lớp tăng ni; (2)
người vẽ sống ở khu vực chùa Thầy. Được biết, chùa Thầy là một ngôi chùa nổi
tiếng ở phủ Quốc Oai, Hà Tây xưa, nay thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội. Đây cũng là
nơi tụ cư của nhiều dòng họ nổi tiếng như dòng họ Phan Huy, một dòng họ đã có
nhiều đóng góp về mặt tạo tác thư tịch trong lịch sử. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giả
thiết chứ chưa có đủ bằng chứng để xác quyết, cần chờ tìm hiểu thêm.
17
Xem phần 2.4 bài viết.
18
Về nguyên nhân khiến cho các văn bản Hán Nôm không rõ tác giả, có thể tham khảo tài liệu: [39,
tr .142 – 143].
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
2.4 Niên đại văn bản
Ở những mục trên, chúng tôi đã đề cập tới các khía cạnh văn bản như: tác giả,
niên đại, hiện trạng văn bản. Mục này, chúng tôi tiến thêm một bước nữa là giám
định niên đại học đối với văn bản này. Về lý thuyết, một văn bản Hán Nôm có thể
có nhiều lớp niên đại, trong quá trình truyền bản (sao chép, nhuận sắc, tái bổ, tân
đính, trùng san), người ta vẫn có thể thêm bớt, sửa đổi nội dung văn bản theo kiến
văn cá nhân cũng như bối cảnh thời đại của mình. Kết quả khảo sát cho thấy
HLCHBĐ có dấu vết sử dụng tư liệu thời Lê Trung hưng sớm nhất là năm 1533, dấu
vết muộn nhất tìm được là năm 1836 và chính là niên đại sao chép văn bản. Các dấu
vết này cụ thể ra sao, chúng tôi xin được trình bày qua các nhóm cứ liệu như sau.
2.4.1 Đối chiếu số phủ, huyện, châu giữa Khâm định Việt sử Thông giám cương
mục và Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ
Để có thể giám định niên đại của bản đồ này, chúng ta có thể đối chiếu diên cách
địa danh hành chính (phần thượng văn) nhằm quy phạm phạm vi niên đại bản đồ.
Về tương quan, từ năm Quang Thuận thứ 10 vua Lê Thánh Tông định ra 12 thừa
tuyên, các khu vực hành chính thời Lê đã khá hoàn chỉnh, đến giai đoạn thời Lê
Trung hưng không có nhiều thay đổi. Có một điều đáng tiếc là muốn so sánh địa
danh hành chính thời Lê Trung hưng, thì chưa có công trình cụ thể nào. Vậy chúng
ta chỉ còn cách so sánh với một mốc thời gian trước thời Lê Trung hưng là giai đoạn
các khu hành chính bắt đầu hoàn chỉnh (1469). Từ đó đưa ra điểm đồng dị.
Được biết Khâm định Việt sử Thông giám cương mục 欽定越史通鑑剛目 là bộ
chính sử viết theo thể “thông giám cương mục”, do Quốc Sử quán triều Nguyễn
biên soạn trong quãng 1856 – 1884. Đây tuy là một tư liệu được viết thời Nguyễn,
nhưng nội dung của nó bao hàm những triều đại trước đó, quan trọng hơn là quá nửa
số quyển trong Cương mục là viết về nhà hậu Lê. Khâm định Việt sử Thông giám
cương mục được đánh giá như là bộ sử lớn thứ 2 của Việt Nam, vừa tiếp thu nhiều
thành tựu sử gia của các bậc tiền bối, đồng thời có những đóng góp riêng về
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
sử học. Vậy đây là một tài liệu mang tính quan phương giúp chúng ta có thể đối
chiếu.
Khảo về thừa tuyên: “Tháng 6 năm thứ 8 niên hiệu Quang Thuận, năm Đinh Hợi
[1467], nhà vua truyền lệnh cho 12 Thừa tuyên phải đi khám xét và coi sóc núi sông
trong hạt mình, có chỗ nào hiểm trở, chỗ nào không, cùng những sự tích xưa nay
trong hạt, các quan Thừa tuyên phải họa đồ và chú thích rõ ràng, rồi đệ trình lên Bộ
Hộ.” [Lê Quý Đôn. 1776. Phủ biên Q1: 18b/ tb.1972 T1: 54-55]. Trong mục Thiên
hạ bản đồ, “Theo bản đồ cũ [toàn quốc] gồm 13 đạo, các dân xã ở các phủ huyện
[thuộc 13 đạo] có nhiều nơi xa gần không giống nhau. Đến năm nay [1723], nhân
sửa lại hộ tịch, ra lệnh tùy theo địa thế từng nơi đổi thuộc về 13 Thừa tuyên, theo
như chế độ cũ đời Hồng Đức” [18, tr. 345].
Dưới đây là bảng so sánh đối chiếu số phủ, huyện, châu. Qua bảng đối chiếu
phía dưới, chúng ta có thể thấy rõ sự đồng dị giữa các số liệu với nhau. Đây là
những số liệu quan trọng gợi dẫn tới các niên đại văn bản.
Stt Thừa Tuyên Thư tịch Số phủ
Số Số
huyện châu
1
Phụng Thiên
CƯƠNG MỤC 1 2
BẢN ĐỒ 1 2
2
Thanh Hoa
CƯƠNG MỤC 4 16 4
BẢN ĐỒ 6 22 4
3
Nghệ An
CƯƠNG MỤC 8 18 2
BẢN ĐỒ 9 25 2
4 Sơn Nam
CƯƠNG MỤC 11 42
BẢN ĐỒ 9 36
5 Sơn Tây
CƯƠNG MỤC 6 24
BẢN ĐỒ 6 24
6 Kinh Bắc
CƯƠNG MỤC 4 19
BẢN ĐỒ 4 21
7 Hải Dương CƯƠNG MỤC 4 18
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
BẢN ĐỒ 4 18
Từ bảng trên chúng ta có thể thấy rằng giữa Khâm định Việt sử Thông giám
cương mục và HLCHBĐ đã có hai nhóm cứ liệu khác nhau: Nhóm tương đồng
(nhóm diên, gồm Phụng Thiên, Sơn Tây, Hải Dương) và nhóm sai khác có sự xô
lệch về số liệu (nhóm cách, gồm Thanh Hoa, Nghệ An, Sơn Nam, Kinh Bắc). Nhóm
tương đồng sẽ không cho phép đi đến nhận định về niên đại. Còn nhóm sai khác sẽ
là manh mối để giám định niên đại văn bản như trình bày dưới đây:
Khảo về thừa tuyên Thanh Hoa, chúng tôi thấy sử liệu ghi như sau: Khâm định
Việt sử Thông giám cương mục có 4 phủ, 16 huyện và 4 châu; mà trong HLCHBĐ
có 6 phủ, 22 huyện và 4 châu. Vậy số liệu trong bản đồ nhiều hơn 2 phủ và 6 huyện
so với Cương mục. Kết hợp xem số liệu của vùng thừa tuyên Sơn Nam, chúng tôi
nhận thấy rằng sự xô lệch số liệu Thanh Hoa thừa tuyên và Sơn Nam thừa tuyên là
kết quả của một đợt thay đổi (cắt – nhập) một số địa danh hành chính. Hai phủ được
cắt - nhập là Thiên Quan 天關 và Trường Yên 長安 với 6 huyện trực thuộc là: Gia
Viễn 嘉遠, Yên Mô 安謨, Yên Khang 安康 (thuộc phủ Trường Yên); Phụng Hóa
奉化, Yên Hóa 安化, An Lạc 安樂 (thuộc phủ Thiên Quan). Khảo sát sử liệu cho
thấy, năm Quang Thuận thứ 7 (1466) 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan lệ thuộc
vào thừa tuyên Sơn Nam, căn cứ vào ghi chép trong Khâm định Việt sử Thông giám
cương mục: “năm Quang Thuận thứ 7 đặt làm Thanh Hoa thừa tuyên, đến đây trích
2 phủ Trường Yên và Thiên Quan lệ thuộc vào Sơn Nam” [83, tr. 1041]. Trong khi
đó, 2 phủ và 6 huyện này trên bảng thống kê vẫn đang lệ thuộc vào thừa tuyên
Thanh Hoa.19
Vậy đây là lần chuyển đổi số huyện, phủ từ Sơn Nam về Thanh Hóa,
từ đây có thể xác định giai đoạn thay đổi này ở thời Lê Trung hưng [35, tr. 1024 –
1025]. Căn cứ vào ghi chép trong Khâm định Việt sử Thông giám cương mục: “sau
khi Lê Trung hưng đặt làm Thanh Hoa nội trấn, rồi lại trích lấy 2 phủ Trường Yên
19
Trong bản đồ cũng có nhắc đến việc 2 phủ Thiên Quan và Trường Yên thuộc trấn Sơn Nam cũ
(3.17.T) nguyên văn: 長安府。三縣。原山南処/ tạm dịch: phủ Trường Yên (3 huyện), nguyên là
thuộc Sơn Nam.
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc
Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc

More Related Content

Similar to Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc

Luận án: Nghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày, HAY
Luận án: Nghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày, HAYLuận án: Nghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày, HAY
Luận án: Nghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.docLuận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).docLuận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
tcoco3199
 
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).docLuận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
tcoco3199
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
mokoboo56
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
tcoco3199
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
tcoco3199
 
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục v...
Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục v...Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục v...
Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục v...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : Luận án Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An
ĐỀ TÀI : Luận án Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ AnĐỀ TÀI : Luận án Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An
ĐỀ TÀI : Luận án Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An
Luận Văn 1800
 
Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con ngƣời và sức khỏe trong môn Khoa học 5...
Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con ngƣời và sức khỏe trong môn Khoa học 5...Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con ngƣời và sức khỏe trong môn Khoa học 5...
Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con ngƣời và sức khỏe trong môn Khoa học 5...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi...
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi...Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi...
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên cứu phân loại chi dọt sành - pavettal. (họ cà phê - rubiaceae juss.) Ở...
Nghiên cứu phân loại chi dọt sành - pavettal. (họ cà phê - rubiaceae juss.) Ở...Nghiên cứu phân loại chi dọt sành - pavettal. (họ cà phê - rubiaceae juss.) Ở...
Nghiên cứu phân loại chi dọt sành - pavettal. (họ cà phê - rubiaceae juss.) Ở...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa học dữ liệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân ...
Khóa luận tốt nghiệp Khoa học dữ liệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân ...Khóa luận tốt nghiệp Khoa học dữ liệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân ...
Khóa luận tốt nghiệp Khoa học dữ liệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luận án: Di tích chùa Dạm trong hệ thống các chùa thời Lý, HAY
Luận án: Di tích chùa Dạm trong hệ thống các chùa thời Lý, HAYLuận án: Di tích chùa Dạm trong hệ thống các chùa thời Lý, HAY
Luận án: Di tích chùa Dạm trong hệ thống các chùa thời Lý, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu tính toán thiết kế và thử nghiệm gối đỡ giảm rung động dạng lá xếp...
Nghiên cứu tính toán thiết kế và thử nghiệm gối đỡ giảm rung động dạng lá xếp...Nghiên cứu tính toán thiết kế và thử nghiệm gối đỡ giảm rung động dạng lá xếp...
Nghiên cứu tính toán thiết kế và thử nghiệm gối đỡ giảm rung động dạng lá xếp...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 

Similar to Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc (20)

Luận án: Nghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày, HAY
Luận án: Nghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày, HAYLuận án: Nghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày, HAY
Luận án: Nghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày, HAY
 
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.docLuận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
 
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).docLuận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
 
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).docLuận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
 
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
 
Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục v...
Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục v...Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục v...
Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục v...
 
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
 
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
 
ĐỀ TÀI : Luận án Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An
ĐỀ TÀI : Luận án Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ AnĐỀ TÀI : Luận án Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An
ĐỀ TÀI : Luận án Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An
 
Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con ngƣời và sức khỏe trong môn Khoa học 5...
Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con ngƣời và sức khỏe trong môn Khoa học 5...Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con ngƣời và sức khỏe trong môn Khoa học 5...
Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con ngƣời và sức khỏe trong môn Khoa học 5...
 
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi...
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi...Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi...
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi...
 
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
 
Nghiên cứu phân loại chi dọt sành - pavettal. (họ cà phê - rubiaceae juss.) Ở...
Nghiên cứu phân loại chi dọt sành - pavettal. (họ cà phê - rubiaceae juss.) Ở...Nghiên cứu phân loại chi dọt sành - pavettal. (họ cà phê - rubiaceae juss.) Ở...
Nghiên cứu phân loại chi dọt sành - pavettal. (họ cà phê - rubiaceae juss.) Ở...
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa học dữ liệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân ...
Khóa luận tốt nghiệp Khoa học dữ liệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân ...Khóa luận tốt nghiệp Khoa học dữ liệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân ...
Khóa luận tốt nghiệp Khoa học dữ liệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân ...
 
Luận án: Di tích chùa Dạm trong hệ thống các chùa thời Lý, HAY
Luận án: Di tích chùa Dạm trong hệ thống các chùa thời Lý, HAYLuận án: Di tích chùa Dạm trong hệ thống các chùa thời Lý, HAY
Luận án: Di tích chùa Dạm trong hệ thống các chùa thời Lý, HAY
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Nghiên cứu tính toán thiết kế và thử nghiệm gối đỡ giảm rung động dạng lá xếp...
Nghiên cứu tính toán thiết kế và thử nghiệm gối đỡ giảm rung động dạng lá xếp...Nghiên cứu tính toán thiết kế và thử nghiệm gối đỡ giảm rung động dạng lá xếp...
Nghiên cứu tính toán thiết kế và thử nghiệm gối đỡ giảm rung động dạng lá xếp...
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
HngNguyn2390
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
linhlevietdav
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Little Daisy
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptxvật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
LinhTrn115148
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
Nguyntrnhnganh
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
williamminerva131
 
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đángTiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Man_Ebook
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
Luận Văn Uy Tín
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.pptNgon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
linhlevietdav
 
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 

Recently uploaded (20)

thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptxvật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
 
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đángTiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.pptNgon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
 
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 

Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ Từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh.doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN ẤT KHẢO CỨU HOÀNG LÊ CẢNH HƯNG BẢN ĐỒ TỪ GÓC NHÌN VĂN BẢN HỌC VÀ DIÊN CÁCH ĐỊA DANH Ngành : HÁN NÔM Mã số: 8.22.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Tuấn Cường HÀ NỘI – 2019
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: - Luận văn Thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công trình của ai khác. - Luận văn đã tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị. - Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu, bình luận và đánh giá khách quan, có dẫn nguồn cụ thể. Tác giả Luận văn
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com LỜI CÁM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới TS Nguyễn Tuấn Cường (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), thầy hướng dẫn khoa học của tôi đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo không chỉ trong giới hạn nghiên cứu đề tài luận văn mà còn trong nhiều vấn đề khoa học khác. Tôi xin gửi lời cám ơn tới PGS Trịnh Khắc Mạnh (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), TS Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), Th.s NCS Phan Đăng Thuận (Viện Sử Học), Th.s Dương Văn Hà (Viện Trần Nhân Tông), NCS Nguyễn Thụy Đan (Đại học Columbia – Mỹ) đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ. Luận văn này là phép cộng thời gian mà tôi dành cho gia đình, bạn bè, đặc biệt là người bạn của tôi. Nhân đây tôi cũng gửi lời cám ơn tới mọi người đã luôn tạo điều kiện cũng như động viên tôi hoàn thành luận văn này.
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com MỤC LỤC MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................................6 CHƯƠNG 1: Một số vấn đề về lịch sử nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam .........................10 1.1 Lý thuyết bản đồ....................................................................................................................................11 1.2 Nghiên cứu lịch sử bản đồ học Việt Nam ....................................................................................14 1.3 Thư mục học về bản đồ cổ Việt Nam ............................................................................................15 1.4 Khảo cứu văn bản bản đồ...................................................................................................................17 1.4.1 Bản đồ Thăng Long ..........................................................................................................................17 1.4.2 Bản đồ Hoàng Sa ...............................................................................................................................18 1.4.3 Các bản đồ khác.................................................................................................................................22 1.5 Công trình phiên dịch và giới thiệu ................................................................................................27 Tiểu kết chương 1.........................................................................................................................................29 CHƯƠNG 2: Các vấn đề văn bản học Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ...............................31 2.1 Đôi nét về văn bản Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ....................................................................31 2.2 Tên gọi văn bản......................................................................................................................................33 2.3 Tác giả bản đồ ........................................................................................................................................34 2.4 Niên đại văn bản....................................................................................................................................35 Tiểu kết chương 2.........................................................................................................................................46 CHƯƠNG 3: Diên cách địa danh qua đối chiếu Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ với một số bản đồ khác....................................................................................................................................48 3.1 Địa lý học lịch sử và địa danh học lịch sử....................................................................................48 3.1.1 Địa lý học lịch sử...............................................................................................................................48 3.1.2 Địa danh học lịch sử.........................................................................................................................49 3.2 Nghiên cứu địa danh học lịch sử qua so sánh bản đồ ..............................................................50 a. Phần Thượng văn.....................................................................................................................................58 b. Phần Hạ đồ.................................................................................................................................................63 Tiểu kết chương 3.........................................................................................................................................70 KẾT LUẬN ...................................................................................................................................................72 Danh mục tài liệu trích dẫn.......................................................................................................................75 Phụ Lục.............................................................................................................................................................85 Pục lục 1: Bảng quy đổi địa danh lộ trình đường bộ .......................................................................86 Phụ lục 2: Bảng quy đổi địa danh nhật trình đường thủy...............................................................89 Phụ lục 3: Bảng thống kê mật độ phân bố địa danh.........................................................................90 Phụ lục 4: Bảng thống kê nội dung phân bố địa danh.....................................................................98 Phụ lục 5: Bản dịch Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ..........................................................................105
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. ANQĐ: An Nam quốc đồ 2. ANĐQHĐ: An Nam đại quốc họa đồ 3. ĐNNTC: Đại Nam nhất thống chí 4. GNNBNĐ: Giáp Ngọ niên bình Nam đồ 5. HĐBĐ: Hồng Đức bản đồ 6. HLCHBĐ: Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ 7. QTĐST: Quảng Thuận đạo sử tập 8. TTTNTCLĐT: Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư 9. TNTCLĐT: Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bản đồ là phương tiện mà qua đó, người ta căn cứ theo một số nguyên tắc toán học nhất định, vận dụng các hệ thống ký hiệu, lấy hình thức vẽ và chữ số để biểu thị các hiện tượng tự nhiên và xã hội về mặt phân bố không gian.1 Nghiên cứu bản đồ cổ ở Việt Nam vốn không phải là một lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm, nhưng trong khoảng chục năm trở lại đây, do nhu cầu phục vụ việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải quốc gia, công tác nghiên cứu bản đồ cổ đã dần khởi sắc, ngày càng được học giới quan tâm nhiều hơn. Gần đây chúng tôi2 may mắn tiếp cận một văn bản Hán Nôm bằng giấy dó, có nhan đề Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ 皇黎景興版圖 (HLCHBĐ)3 mới được chúng tôi sao chụp từ thư viện Đại học Keio, Tokyo, Nhật Bản. Tên sách này không thấy xuất hiện trong kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm, hay bất cứ kho sách khác trong nước.4 Văn bản này hiện nay mới được giới thiệu sơ bộ và khai thác phần bản đồ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, chứ chưa nghiên cứu toàn diện. HLCHBĐ tuy là một bản đồ nhật trình5 chép lại thời Nguyễn nhưng nội dung truyền tải lại ở thế kỷ 17. Đây là tập bản đồ mô tả đường đi từ thành Thăng Long tới khu vực Chiêm Thành xưa, ghi chép về trạm dịch, cầu cống, thành trì, chiến lũy, cửa biển, đơn vị hành chính cùng đặc trưng của từng khu vực… Với nội dung như vậy, đây là một văn bản có giá trị nghiên cứu về nhiều mặt: chính trị, quân sự, diên 1 “ 按照一定数学法则,运用符号系统,以图形或数字的形式表示具有空间分布的自然与社会现 象的载体。” [94, tr.1] 2 Xin lưu ý một điều về nguồn gốc văn bản Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ, là do thầy hướng dẫn của tôi, tức là TS. Nguyễn Tuấn Cường nhân chuyến công tác tại Nhật Bản mà thu thập. 3 Sách thuộc Tư Đạo văn khố 斯道文庫 (Shido Bunko), Đại học Keio (Tokyo, Nhật Bản). Về Tư Đạo văn khố, xem thêm, [47, tr. 761 – 771]. 4 Chúng tôi có tra cứu một số tư liệu, như: [45tr. 38], [46, tr.63 - 77], [18, tr. 317 – 384], [ 44, tr. 148 – 159], [109, tr. 478 – 508]. Tuy nhiên, không có bất cứ thông tin gì về văn bản này. 5 “Một hình thức quan trọng của bản đồ thời Lê là các tập nhật trình (nhật ký đi đường) nó thường vẽ lại, miêu tả các tuyến đường từ Kinh Đô tới các vị trí bên trong hoặc bên ngoài đường biên giới Việt phía Bắc – Nam. Loại bản đồ này bắt đầu với chiến dịch chinh phạt Chiêm Thành năm 1471 của Lê Thánh Tông” [109, tr.490].
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com cách địa danh hành chính, địa danh cửa biển, cho tới đặc trưng vùng miền và khu vực. Hơn nữa, có thể xem đây là một tài liệu đáng tin cậy để so sánh đối chiếu với những nhật trình đồng đại và lịch đại, như: Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư 天南四至路圖書 (TNTCLĐT), Giáp Ngọ niên bình Nam đồ 甲午年平南圖 (GNNBNĐ), Quảng Thuận đạo sử tập 廣顺道史集 (QTĐST)… trên nhiều phương diện: phương pháp vẽ, đặc trưng bản đồ, nội dung truyền tải… Vì vậy, khi thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm, tôi mong muốn thực hiện đề tài nghiên cứu về HLCHBĐ.Tuy nhiên, sau một quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy tập bản đồ ẩn chứa nhiều góc độ và khả năng nghiên cứu mà có thể tôi chưa trình bày hết trong khuôn khổ một luận văn Thạc sĩ. Cho nên, tôi lựa chọn đề tài “Khảo cứu HLCHBĐ từ góc độ văn bản học và diên cách địa danh” để có cơ hội giới thiệu, phiên dịch, và nghiên cứu một số phương diện của tập bản đồ. Những vấn đề còn lại, hi vọng tôi sẽ tiếp tục có cơ hội tìm hiểu ở những công trình khác. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện tại, HLCHBĐ đã được giới thiệu sơ bộ và khai thác phần bản đồ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa trong một đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, do TS Nguyễn Tuấn Cường chủ trì, TS Trần Trọng Dương làm thư kí, nghiệm thu năm 2017. Tuy nhiên, hai tác giả trên chưa tiến hành giới thiệu tổng thể và nghiên cứu sâu về toàn bộ cuốn sách. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đặt ra một số mục tiêu sau: - Trình bày tóm lược một số vấn đề về lịch sử nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam. Đây là nền tảng tri thức quan trọng, tạo tiền đề cho công trình nghiên cứu của tác giả. - Xử lý các vấn đề văn bản học của HLCHBĐ.
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com - Nghiên cứu về diên cách địa danh học lịch sử thông qua so sánh HLCHBĐ với một số bản đồ cổ khác, từ đó đánh giá mối quan hệ tham khảo qua lại giữa những người vẽ các tấm bản đồ ấy. - Phiên dịch toàn bộ nội dung văn tự trong HLCHBĐ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là văn bản HLCHBĐ, hiện được lưu trữ tại Tư Đạo văn khố, Đại học Keio, Tokyo, Nhật Bản. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được tập trung vào góc độ văn bản học và diên cách địa danh thông qua việc đối chiếu HLCHBĐ với một số bộ bản đồ cổ khác. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: Phương pháp văn bản học: để giám định niên đại, xác định giá trị thời điểm sao chép văn bản. Phương pháp ngữ văn học: phiên âm, dịch nghĩa, chú thích văn bản HLCHBĐ. Phương pháp địa danh học lịch sử, nhằm tìm hiểu diên cách địa danh qua một số bản đồ khác. Phương pháp điền dã, nhằm bổ sung, đánh giá, đối chiếu địa danh học lịch sử. Ngoài ra luận văn còn dùng các thao tác chung trong nghiên cứu khoa học: mô tả, phân tích, thống kê, so sánh…
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn HLCHBĐ là một bản đồ nhật trình từ Thăng Long cho tới Chiêm Thành. Với nội dung truyền tải là tư liệu thế kỷ XVII - XVIII từ dịch trạm, đường xá, cầu cống, hành chính... Cho nên việc nghiên cứu HLCHBĐ chính là nghiên cứu đa phương diện, như: văn hóa, chính trị, lịch sử, tư tưởng… 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề về lịch sử nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam Ở chương này, nêu ra một số vấn đề nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam, từ đó nhận xét và đánh giá những thành tựu đạt được nghiên cứu bản đồ Việt Nam. Chương 2: Các vấn đề văn bản học Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ Chương này bàn về các vấn đề văn bản học của văn bản, như: tên gọi văn bản, tác giả và niên đại văn bản. Chương 3: Diên cách địa danh qua đối chiếu Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ với một số bản đồ khác Chương này trình bày về địa danh học Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ và nghiên cứu diên cách địa danh học lịch sử qua trường hợp nghiên cứu diên cách địa danh cửa biển.
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BẢN ĐỒ CỔ VIỆT NAM Nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam được thực hiện khá sớm, vào cuối thế kỷ XIX (1896) học giả người Pháp là Gustave Dumoutier công bố công trình bằng tiếng Pháp Étude sur un portulan Annamite du XV siècle (Nghiên cứu về bản đồ Hàng Hải xứ An Nam thế kỷ XV) [101], đã mở đầu cho các học giả trong và ngoài nước thảo luận về lịch sử bản đồ cổ Việt Nam. Trong phạm vi khảo sát của chúng tôi, từ năm 1896 đến nay (2019), có tất cả khoảng 71 nghiên cứu về bản đồ cổ Việt Nam đến từ các học giả trong và ngoài nước đã được công bố. Những nghiên cứu này chủ yếu thuộc bốn khối ngôn ngữ chính là tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung; trong đó, các nghiên cứu bằng tiếng Việt vẫn mang tính chủ đạo. Có thể vẫn còn một số công trình khác bị bỏ sót do quá trình thu thập các tư liệu còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong phần này, chúng tôi chỉ xin phép lược thuật tình hình nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam dựa trên những tư liệu mà chúng tôi đã tiếp cận được. Tính từ năm 1896 đến nay (2019), bình quân hơn 2 năm mới có một bài viết được công bố. Các học giả nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam không nhiều, trong 70 năm đầu công bố không quá 3 bài viết, tức là bình quân hơn 20 năm mới có một công trình nghiên cứu. Giai đoạn này nổi bật với công trình “Phiên âm và chú giải tập Hồng Đức bản đồ” năm 1962 của các nhà khoa học miền Nam thuộc Viện Khảo cổ học Sài Gòn [79]. Có thể nói đây là công trình đầu tiên giúp ta có cái nhìn rõ ràng về lịch sử bản đồ Việt Nam [109, tr. 478], góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam. Bốn mươi năm tiếp theo, số lượng bài viết gia tăng rất nhiều, khoảng 30 bài viết, nghĩa là bình quân gần 1 năm có một bài viết được công bố. Giai đoạn này nổi bật với bài viết “Cartography in Vietnam” (Bản đồ học Việt Nam) của John K.Whitmore năm 1994. Đây là công trình nghiên cứu lịch sử bản đồ cũng như nghiên cứu tổng thể về bản đồ Việt Nam duy nhất từ trước tới nay. Từ những năm 2000 trở lại đây, có khoảng 37 bài viết được công bố, bình quân công bố hơn hai bài viết trên một năm.
  • 11. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com Số liệu: Năm Số lượng công bố Bình quân 1896 > 1962 3 20 Năm / 1 công bố khoa học 1962 > 2000 30 1 Năm/ 1 công bố khoa học 2000 > 2019 37 1 Năm/ 2 công bố khoa học Biểu đồ 1.1: Biểu đồ số lượng công bố khoa học 40 30 20 10 0 1896 1962 2000 2019 số lượng Từ nội dung các công trình nghiên cứu giai đoạn này chúng tôi tổng hợp và phân loại thành từng nhóm để thảo luận: 1/ Lý thuyết bản đồ, 2/ Nghiên cứu lịch sử bản đồ học Việt Nam, 3/ Thư mục học bản đồ cổ Việt Nam, 4/ Công trình khảo cứu văn bản bản đồ Việt Nam, 5/ Các công trình phiên dịch và giới thiệu. Các bài viết này sẽ được chúng tôi lần lượt giới thiệu và bình luận trong những phần dưới đây. 1.1 Lý thuyết bản đồ Theo các học giả quốc tế hiện nay, nhận thức về địa lý được hình thành dựa trên “hình dung/ cấu tưởng”, thông qua phương tiện in ấn đại chúng (đặc biệt là báo chí) dưới ảnh hưởng của chính sách kiến tạo quốc gia dân tộc (nation – building) [12, tr. 65 – 86]. Benedict Anderson được biết đến là người đề xuất quan điểm này trong cuốn Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism. (Những cộng đồng tưởng tượng: suy tư về nguồn gốc và sự lan truyền chủ nghĩa dân tộc) [97]. Dựa trên quan điểm này, Thongchai Winichakul công bố cuốn sách Siam Mapped: A History of a Geo-Body of a Nation (Nước Xiêm bản đồ hóa: một
  • 12. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com Lịch sử về địa - thể của quốc gia) [105], công trình này được Duara, Prasẹnit đánh giá là “đây là một chuyên luận được đánh giá có cách tiếp từ góc độ chủ nghĩa dân tộc (Nationalism) mới mẻ” [102]; Trần Trọng Dương đánh giá “Tác giả cho rằng thuật ngữ “địa thể” (geo-body) với nghĩa rằng nó bao hàm lãnh thổ của một quốc gia được nhận thức bởi các công dân quốc gia đó thông qua các hình ảnh/ hình dung được bản đồ hóa. Khái niệm này khác và đối lập với khái niệm bản đồ trước đó về không gian địa lý” [12, tr. 66]. Dựa trên khái niệm “địa - thể” của Thongchai, Momoki Shiro công bố bài viết “Nation and Geo-Body in Early Modern Vietnam: A Preliminary Study through Sources of Geomancy” (Quốc gia và địa thế ở Việt Nam thời hiện đại sơ kỳ: nghiên cứu sơ bộ qua các nguồn tư liệu về thuật phong thủy) [108, tr. 126 – 153]. Tác giả khảo sát một số tư liệu địa lý phong thủy của Việt Nam, như An Nam cửu long kinh, Địa lý đồ chí… để chứng minh rằng các văn bản phong thủy này là một công cụ để “hình dung/cấu tưởng” về địa thể của Việt Nam. Một ví dụ khá điển hình được ông đưa ra là tấm bản đồ An Nam phong thủy, trung tâm của bản đồ là rốn phong thủy tỏa năng lượng theo long mạch, ông cho rằng: “dường như những miêu tả phong thủy giúp người ta tưởng tượng ra “địa – thể” một cách sâu sắc hơn những tấm bản đồ cùng thời. Bởi những tấm bản đồ thời Lê, cả bản đồ của quốc gia và địa phương, đều chứa ít các địa danh, chỉ có tên các đơn vị hành chính, và không rõ ràng về địa hình, như các dãy núi và con sông” [108, tr. 138]. Năm 2016, Liam C. Kelley, công bố một bài viết với dung lượng 34 trang có nhan đề: “From a Reliant Land to a Kingdom in Asia: Premodern Geographic Knowledge and the Emergence of the Geo-Body in Late Imperial Vietnam” (Từ một lãnh địa phụ thuộc đến một Vương quốc ở châu Á: kiến thức địa lý tiền cận đại và sự trỗi dậy địa thể của Việt Nam thời hậu kỳ đế chế) [104, tr. 7 - 39]. Dựa trên văn bản Nam quốc địa dư của Lương Trúc Đàm, tác giả kết luận một số sách địa lý và bản đồ Việt Nam ở cối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đã phản ánh những nhận thức mới về quan niệm địa lý của phương Tây. Một ví dụ khác được ông dẫn thêm là những thuật ngữ địa lý mới trong cuốn sách Tân đính Nam quốc địa dư giáo khoa:
  • 13. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com “Nước ta nằm ở phía Nam của Á Tế Á, Bắc giáp với các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Chi Na….”, cách dùng địa danh mới như Á Tế Á, Trung Quốc, Chi Na, Cơ lô Miệt (km) cho thấy nhận thức về địa lý trong sách này đã chịu ảnh hưởng ít nhiều của tri thức phương Tây. Tác giả kết luận rằng: “Những văn bản như thế này bắt đầu tạo ra một địa thể cho Việt Nam. Rồi khi thông tin này được giảng dạy qua hệ thống nhà trường hiện đại, nơi các lớp học có những tấm bản đồ hiện đại treo tường như chúng ta thấy trong bức ảnh dưới đây, thì địa thể ấy bắt đầu hiện hiện” [104, tr. 33]. Một năm sau (2017), theo dòng quan điểm trên, Trần Trọng Dương đã công bố một bài viết với nhan đề “Bản đồ và tri tạo kiến văn địa lý ở Việt Nam thời tiền cận đại qua mẫu hình nhà Nho và hành đạo Nguyễn Huy Quýnh” [12]. Bài viết này bàn luận về hoạt động tri tạo kiến văn địa lý ở Việt Nam trong quá khứ thông qua trường hợp QTĐST của Nguyễn Huy Quýnh. Bài viết nổi bật với phần thảo luận khái niệm và phương pháp, tác giả thuật lại người khởi xướng quan điểm “Literacy/ tri tạo kiến văn” (Benedict Anderson) cùng một số học giả cùng có cùng quan điểm như: Thongchai Winichakul, K. W. Taylor, Momoki Shiro, Liam C. Kelley… phân tích đánh giá và đưa ra một số vấn đề cần thảo luận thêm. Học giả cho rằng hoạt động tri tạo kiến văn địa lý (geographical literacy practice) ở đây được hiểu là ghi chép về địa lý để tạo nên các văn bản sử liệu thể hiện sự nhận thức của chủ thể/ tham thể (literacy factor) về một vùng lãnh thổ, hoặc một vùng đất nào đó [12, tr. 73], trên cơ sở này, kết luận “QTĐST là một văn bản tri tạo kiến văn được biên soạn trong môi trường văn hóa Nho giáo, là một sản phẩm thực hành chính trị - thực hành đạo đức. Nguyễn Huy Quýnh – với tư cách là một literacy factor, tức một chủ thể tri tạo, đã biên soạn tác phẩm này bằng văn tài, bằng sở học như là một thủ pháp của các nhà Nho hành đạo”.6 Nhìn chung, việc bàn luận lý thuyết bản đồ, đa phần đến từ các tác giả nước ngoài, hơn nữa cơ bản chỉ bàn một khía cạnh là “Geo - Body”. Ở Việt Nam, ngoài 6 Xem thêm: [12, tr. 66- 72].
  • 14. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com tác giả Trần Trọng Dương ra thì lý thuyết về bản đồ vẫn là một lĩnh vực còn ít được các tác giả khác quan tâm. 1.2 Nghiên cứu lịch sử bản đồ học Việt Nam Cartography in Vietnam (Bản đồ học Việt Nam) là một chương trong tập 2 Cartography in the Traditional East and Southeast Asian Societies (Bản đồ học trong các xã hội truyền thống ở Đông Nam Á và Đông Á) của bộ The History of Cartography (Lịch sử bản đồ học thế giới) do Nhà xuất bản Đại học Chicago ấn hành năm 1994 [109, tr. 478 – 508]. Bản đồ học trong các xã hội truyền thống ở Đông Nam Á và Đông Á thảo luận về các vấn đề lịch sử bản đồ các nước Đông Nam Á và Đông Á (gồm Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam). Sách có độ dày 970 trang, chương Bản đồ học Việt Nam chiếm 31 trang và do chuyên gia về lịch sử Việt Nam là John K.Whitmore chấp bút.7 Hơn một nửa dung lượng của bài viết đề cập tới các bản đồ thuộc tấm bản đồ Hồng Đức và tiến hành sửa chữa những quan niệm sai lầm của Viện Khảo cổ về niên đại và người vẽ GNNBNĐ, hay quan điểm của Bùi Thiết về những bản đồ thời Lý – Trần [109, tr. 492 - 493]. Trong bài viết của mình, rất nhiều quan điểm được tác giả nhìn nhận theo bối cảnh lịch sử, đối chiếu quan điểm trong và ngoài nước, như: đặc trưng thành quách trong 13 tấm bản đồ thế kỷ XIX được tác giả so sánh với pháo đài vauban của Pháp [109, tr. 507]; hay bối cảnh lịch sử, tôn giáo cũng được tác giả quy chiếu để lý giải: “Cách thiết kế bản đồ Việt Nam về cơ bản giống như của Trung Quốc, nó phát triển song song cùng mô hình Nho giáo lấy hình mẫu từ Trung Quốc ở Việt Nam trong giai đoạn từ 7John K. Whitmore xuất thân không phải là ngành địa lý, cũng không phải người nghiên cứu bản đồ cổ, mà là nhà nghiên cứu quan tâm đến nhiều lĩnh vực như lịch sử, tôn giáo Việt Nam, đặc biệt là chính trị, tư tưởng nhà Lê. Việc lựa chọn một chuyên gia viết về bản đồ cổ Việt Nam không nhất định phải là một người chuyên gia về bản đồ cũng như là một người xuất thân về ngành địa lý, đấy là lý do J. Brian và David Woodward mời John K.Whitmore viết về lịch sử bản đồ cổ Việt Nam “chủ trương của J. Brian Harley và David Woodward khác so với những người trước, quan điểm của họ là một quan điểm vĩ mô, họ cho rằng lịch sử bản đồ không những cần nghiên cứu bản đồ thế giới hiện thực, mà còn cần bao quát những vấn đề trên thế giới, bởi vậy họ lựa chọn quan điểm vĩ mô để nhìn lịch sử bản đồ, cho nên họ chẳng cần phải mời các học giả chuyên gia địa đồ học, và hợp tác với các nhà khoa học như lịch sử học, nhân loại học, nghệ thuật học, phê bình học…” [87, tr. 8-9].
  • 15. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com thế kỷ XV tới XVII” [109, tr. 479]. Mối quan hệ giữa văn hóa và bản đồ cũng được tác giả đề cập ở tấm bản đồ Thăng Long. Ông cho rằng: “Hình dáng của phần ngoại vi kinh đô không đồng đều và bị chia cắt bởi sông ngòi, hồ nước, thành Thăng Long được xây dựng theo trục Nam – Bắc vốn là hướng kiến trúc quen thuộc của văn hóa Á Đông, bên ngoài bức tường của Thăng Long là tháp Bảo Thiên và bên cạnh đó là đàn Nam Giao, đàn tế trời đất mà mọi quốc gia quân chủ ảnh hưởng bởi Nho giáo đều phải có, hàng năm hoàng đế sẽ đến đây tế vào mùa xuân, bản đồ còn thể hiện đền Bạch Mã, quán Trấn Vũ và Quốc tử giám” [109, tr. 484]. Như vậy, khác với các học giả trước đó, tác giả có cách tiếp cận bản đồ cổ theo một hướng mới là nhìn từ các mối quan hệ giữa tôn giáo, chính trị và văn hóa với bản đồ. Phạm trù mà tác giả đề cập là một phạm trù rộng, lấy bản đồ làm trung tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, công trình này có nhiều quan điểm cần nhìn nhận lại, như: tấm bản đồ Tổng quát đồ được tác giả coi là tấm bản đồ sớm nhất hiện còn [109, tr. 482- 483]. Tiêu chí phân loại bản đồ chỉ tập trung vào các bản đồ được người Việt Nam vẽ ra trong khi bản đồ được người nước ngoài trắc địa thì không được đề cập tới. Hạn chế về tư liệu bản đồ nên một số luận điểm cần thảo luận thêm, như: “Việc nghiên cứu và vẽ bản đồ tại Việt Nam chỉ bắt đầu vào khoảng 5 thế kỷ trước” [109, tr. 478]. Thêm nữa bài viết đa phần là tự thuật, bình luận và đánh giá còn ít, so sánh với các đặc điểm bản đồ các nước trong khu vực còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc đề cập tới phong cách cũng như đặc trưng bản đồ hầu như không có. Tuy nhiên, đóng góp của John. K. Whitmore vẫn có ý nghĩa lớn trong ngành bản đồ cổ Việt Nam. Đây cũng là công trình có thành tựu nhất về bản đồ cổ Việt Nam tính đến nay. 1.3 Thư mục học về bản đồ cổ Việt Nam Một trong những nghiên cứu tiêu biểu về bản đồ học thời kỳ này là thư mục học về bản đồ, hai tác giả chính được chúng tôi đề cập là Trần Văn Giáp và Trần Nghĩa. Năm 1984 Trần Văn Giáp xuất bản một tập sách có nhan đề “Tìm hiểu kho sách Hán Nôm” [18]. Phần địa lý trong quyển sách này đề cập và thống kê các tấm bản đồ hiện còn: “1 cuốn Thiên tải nhàn đàm 天載閒談 với 44 tờ bản đồ, 1 cuốn Bản quốc dư đồ 本國輿圖 với 48 bản đồ, 1 cuốn Bản quốc dư đồ bị lãm 本國輿圖備覽
  • 16. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com với 2 bản đồ, và 1 cuốn Bản quốc dư địa đồ luợc 本國輿地圖略 với 1 bản đồ” [18, tr. 317 – 384]. Tuy số liệu thống kê này còn khá khiêm tốn, nhưng là cơ sở cho Trần Nghĩa 6 năm sau (1990) bổ sung trong bài viết “Bản đồ cổ Việt Nam” của mình [44, tr. 148 – 159]. Các bản đồ này được thống kê tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm: “Qua điều tra sơ bộ, đã có thể phát hiện hơn mấy mươi cuốn sách với hàng nghìn trang bản đồ cổ, chỉ tính riêng cho phạm vi kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Nếu kể cả số sách có mang bản đồ cổ Việt Nam hiện tản lạc ở nước ngoài, như tại Pháp chẳng hạn, một nước từng thiết lập Viện Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội từ đầu thế kỷ, thì khối lượng bản đồ vẽ theo lối truyền thống còn phong phú hơn nhiều” [44, tr. 148]. Lần đầu tiên bản đồ cổ Việt Nam được thống kê có 49 bản đồ, gấp khoảng 10 lần kết quả thống kê Trần Văn Giáp, con số này thể hiện một phần nào diện mạo bản đồ Việt Nam. Chỉ tiếc phạm vi bài viết chỉ đề cập tư liệu tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, mà không đề cập tới các thư viện khác trong nước. Đây có lẽ là một gợi dẫn cho việc nghiên cứu thư mục học còn khuyết sau này. Ngoài những bản đồ được thống kê ở trong nước, các bản đồ Việt Nam lưu trữ ở nước ngoài cũng được một số tác giả đề cập, như: Nguyễn Thị Oanh với bài viết “Thư mục sách Hán Nôm tại Đông Dương văn khố Nhật Bản” [46, tr. 63 – 77] đề cập 4 tư liệu bản đồ trong toàn bộ 193 tư liệu thu thập được: (1) Đại Nam nhất thống địa dư đồ 大南一统輿地圖, (2) Đồng Khánh địa dư chí cập đồ 同慶地舆志及圖,(3) Đồng Khánh ngự lãm địa dư chí đồ 同慶御覽地舆志圖, (4) Hồng Đức bản đồ 洪德版圖 (HĐBĐ) phụ Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư 纂集天南四至路圖書 (TTTNTCLĐT); năm 2017 trong bài viết của mình “Vài nét về kho sách Hán Nôm của Emile Gaspardone tại Tư Đạo văn khố (Shidobunko) Nhật Bản” [47] tác giả đề cập tới một số tư liệu bản đồ, như: Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ, Đại Nam quốc cương giới vựng biên 大南國彊界彙編, Hồng Đức bản đồ [47, tr. 769]; Phan Văn Các với Tây đê liên khu địa đồ trong bài viết “Thư mục Việt Nam học bằng chữ Hán ở Thư viện Harvard Yenching Mỹ” [4, tr. 83 – 93]; Trần Nghĩa “Thư mục tổng hợp sách Hán Nôm Việt Nam tại bốn tàng thư lớn của Nhật Bản” [45, tr.
  • 17. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 63 – 77] với Bắc thành địa dư chí 北城地輿誌;Trịnh Khắc Mạnh “Thêm một số tư liệu Hán Nôm ghi chép về Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam” [37, tr. 43 – 51] với TTTNTCLĐT và Toản tập An Nam lộ 纂集安南路; hay trong bài viết “Kho sách Hán Nôm Việt Nam tại Đại học Keio ở Tokyo Nhật Bản” đề cập tới Trung Kỳ địa đồ [38, tr. 81 – 83]. Xin nói thêm một điều, các bản đồ được thống kê trên đều nằm trong thư mục thư tịch Hán Nôm nói chung, chứ không phải thống kê mang tính thư mục học bản đồ. Tuy nhiên, cũng góp phần gia tăng tư liệu bản đồ cổ Việt Nam. Thư mục học ở thế kỷ XX của nước ta có vai trò nhất định trong tiến trình nghiên cứu lịch sử bản đồ học sau này. Những công trình nói trên đã đóng góp không nhỏ về tư liệu bản đồ, tạo tiền đề nghiên cứu toàn diện bản đồ học trong tương lai. Trong 4 tác giả nói trên, công trình của Trần Văn Giáp, Nguyễn Thị Oanh Phan Văn Các hay Trịnh Khắc Mạnh là những thống kê mục nhỏ nằm trong một công trình lớn khác, tản mát, mang tính chất điểm xuyết. Riêng công trình của Trần Nghĩa mang tính khoa học, bản chất chủ thể là nghiên cứu bản đồ, và đây cũng là công trình về thư mục học bản đồ có thành tựu nhất cho tới hiện nay. 1.4 Khảo cứu văn bản bản đồ Từ nội dung các bài viết mà chúng tôi thu thập liên quan tới nghiên cứu văn bản bản đồ, chúng tôi đã phân loại thành các nhóm nhỏ để tiện thảo luận: 1.4.1/ Bản đồ Thăng Long, 1.4.2/ Bản đồ Hoàng Sa, 1.4.3/ Nghiên cứu các bản đồ khác. Các thảo luận này như thế nào, lần lượt được giới thiệu như sau. 1.4.1 Bản đồ Thăng Long Trong giai đoạn này, nghiên cứu lịch sử thành Thăng Long cũng được quan tâm khá nhiều. Việc vận dụng các tư liệu Hán Nôm để nghiên cứu diên cách địa lý là cơ sở hàng đầu, trong đó đáng quan tâm nhất là nghiên cứu bản đồ. Từ năm 1959 tới 1999 có tới 6 bài viết đề cập tới vấn đề này. Bài viết đầu tiên có nhan đề “Thử bàn về vị trí thành Thăng Long đời Lý” [3, tr. 77 – 81] của Trần Huy Bá. Ông dùng bản đồ tự tay vẽ lại từ tấm bản đồ Lê Đức Lộc, Nguyễn Công Tiền vẽ ngày 15/5 năm Minh Mệnh thứ 12 (24/6/1831) so sánh với các bản đồ và sử sách có liên quan để
  • 18. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com tìm dấu tích thành Thăng Long. Từ dấu tích này xác định được vị trí thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê [3, tr. 81]. Bài viết này có ý nghĩa lớn trong việc mở đầu cho các học giả trong nước tranh luận về diên cách lịch sử thành Thăng Long. Tiếp sau đó, năm 1981 Bùi Thiết công bố một bài viết có nhan đề: “Các tấm bản đồ Thăng Long thời Hồng Đức” [66, tr. 62 – 70]. Ông dựa vào hệ thống bản đồ Thăng Long (từ thế kỷ XV – XVIII) để so sánh đối chiếu với những ghi chép về thành Thăng Long thời Lê và thử định điểm trên thực địa hiện nay [66, tr. 62]. Sáu năm sau (1987), ông công bố thêm một bài viết: “Thêm một số bản đồ Thăng Long (thế kỉ XV – XVIII)” [67, tr. 66 -77], cung cấp thêm một tư liệu để nghiên cứu về thành Thăng Long. Ngoài Bùi Thiết là học giả quan tâm nhiều về thành Thăng Long thì Phạm Hân cũng là một học giả có nhiều tham luận về vấn đề này. Năm 1983 Phạm Hân công bố bài viết “Từ di tích hồ Ngọc Khánh suy nghĩ về vị trí thành Thăng long” [21, tr. 68 – 69], vận dụng các bản đồ Hà Nội vẽ năm 1831 và 1873 xác định vị trí thành Hà Nội, truy về dấu vết thành Thăng Long xưa. Kết luận cho thấy: “thành Thăng Long thời Lý - Trần và thời Lê là một và nằm trong phạm trù thành Hà Nội thời Nguyễn” [21, tr. 69]. Một công bố khác của ông sau 3 năm “Suy nghĩ sơ bộ về bản đồ Hồng Đức qua tấm bản đồ kinh thành Thăng Long” [22, tr. 59 – 64]. Bài viết này đã thống kê được 11 tấm bản đồ về Thăng Long, chỉ ra ưu nhược của từng bản đồ. Năm 1999 ông công bố một thêm tham luận “Thành Hà Nội thời Nguyễn” [27, tr. G- H]. Địa giới của thành Hà Nội thời Nguyễn được xác định dựa theo tấm bản đồ tỉnh thành Hà Nội vẽ năm 1866 và năm 1873 thời Tự Đức. Từ phong cách vẽ ông cho rằng cách thức mô tả thành Thăng Long trong các bản đồ này giống như vauban của Pháp vào cuối thế kỷ XVII, từ đó xác định vị trí thành Thăng Long thời Nguyễn [27, tr. G - H]. Nhìn chung các bài viết này dựa trên các tấm bản đồ để xác định diên cách lịch sử thành Thăng Long từng thời kỳ, tuy nhiên có nhược điểm là chưa quan tâm nhiều đến niên đại của các bản đồ. Cho nên các kết luận này, có lẽ cần thảo luận nhiều hơn. 1.4.2 Bản đồ Hoàng Sa
  • 19. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com Khi nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, các nhà nghiên cứu thường tìm kiếm chứng cứ từ ba nguồn: (1) Thư tịch cổ Việt Nam; (2) Thư tịch cổ Trung Quốc và (3) Thư tịch cổ phương Tây. Năm 1975 Hoàng Xuân Hãn công bố một bài viết có nhan đề “Thử đặt vấn đề Hoàng Sa” [20, tr. 7- 19]. Bài viết này bàn luận về các vấn đề liên quan tới HoàngSa, các tư liệu sử liệu được đề cập khá nhiều, mặc dù vậy bản đồ cũng chiếm một phần đáng kể trong bài viết. Khác với những bài viết trong tập san này, hướng khai thác chủ yếu lại là lịch sử, hoặc trình bày theo phương thức tự thuật. Các bản đồ được ông đề cập: TNTCLĐT, HĐBĐ, Thuận hóa Quảng Nam địa đồ. Ông kết luận rằng: “Xét các bức đồ ấy, thì ta chắc rằng trong địa đồ xưa, Đại Trường Sa hay là Bãi Cát Vàng đều trỏ quần đảo Tràng Sa hoặc Hoàng Sa hay Vạn Lý Tràng Sa mà người Âu gọi là Parcel hay Paracel” [20, tr. 10]. Năm 2011, Trần Văn Quyến công bố một bài viết “Địa danh Hoàng Sa trong TTTNTCLĐT” [56, tr. 81 – 83], giới thiệu ngắn gọn tập bản đồ Hồng Đức có ký hiệu 98846 lưu giữ tại thư viện Hiroshima (Nhật Bản), và đề cập nội dung ghi chép về Bãi Cát Vàng trong TTTNTCLĐT. Hai năm sau (2013) tác giả công bố thêm một bài viết: “Hoàng Sa trong QTĐST của Nguyễn Huy Quýnh” [56, tr. 47 – 51], giản thuật thông tin về đội Hoàng Sa nhị ghi trong văn bản. Có thể thấy nghiên cứu về Hoàng Sa khai thác ở mảng tư liệu trong nước chỉ tồn tại ở những năm trước thể kỷ XX và hầu như không phát triển mạnh mẽ tới nay, bởi phần lớn sử liệu hiện tồn đã khai thác tốt, điều này dễ thấy ở những công trình ở những năm 80 của thể kỷ XX. Sự hạn chế về tư liệu bản đồ, cùng những điểm bất cập ở những bản đồ cổ hiện tồn “bản đồ không có đường phân cách đất liền và biển, biểu thị Bãi Cát Vàng nằm trên đất liền”[53, tr. 64- 65] là những điểm bất cập cho hướng nghiên cứu tư liệu trong nước, đặc biệt là bản đồ cổ Việt Nam, chính điều này là tiền đề cho hướng tiếp cận mới là nghiên cứu tư liệu Trung Quốc cũng như là phương Tây. Là đại diện cho khuynh hướng khai thác tư liệu Trung Quốc thì không thể không nhắc tới Phạm Hoàng Quân, ông cũng là một trong những tác giả ít ỏi khai thác về tư liệu Trung Quốc, đặc biệt là bản đồ cổ. Năm 2012 ông công bố một bài
  • 20. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com viết: “Nguyên bản sách Địa dư đồ khảo” [49, tr. 59 – 64], nội dung đề cập tới cuốn sách Địa dư đồ khảo do các học giả Trung Quốc biên soạn, chỉ ra một bản đồ trong tập sách này là Quảng Đông tỉnh đồ đã xác định rõ Quỳnh Châu (đảo Hải Nam) là biên giới cuối cùng của lục địa Trung Hoa. Cũng trong năm này (2012) một chuyên luận được công bố “Địa đồ lịch sử Trung Hoa liên quan tới biển Đông Nam Á” [50, tr. 65 – 82], đây là một phần trong một Biên khảo “địa đồ lịch sử Trung Quốc”, căn cứ những tư liệu bản đồ hành chính Trung Quốc theo tiến trình lịch sử thảo luận các vấn đề liên quan đến biển Đông Nam. Một bài viết khác “Về địa danh và vị trí Vạn Lý Trường Sa – Vạn Lý Thạch Đường trên địa đồ hàng hải thời Minh ở thư viện Đại Học Oxford” [51, tr. 106 - 121], giới thiệu sơ lược về bản đồ The Selden Map of China cùng phong cách và đặc trưng bản đồ. Kết quả cho thấy bản đồ này lần đầu tiên dùng danh xưng Vạn Lý Thạch Đường – Vạn Lý Trường Sa và đặt phương vị chuẩn xác, ngoài ra chỉ ra mục đích được ghi trên bản đồ chỉ nhằm thể hiện tiêu chí giao thông, không có ý biểu thị việc xác định chủ quyền. Năm 2014, ông công bố “Thư tịch cổ Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa” [52, tr. 55 – 77], căn cứ vào tư liệu Trung Quốc liên quan tới Hoàng Sa Trường Sa, tác giả đã bóc tách thành các lớp lịch đại: các bản đồ hành chính tỉnh Quảng Đông (10 bức), Bản đồ hành chính toàn quốc (2 bức), Bản đồ biên cương (2 bức), Bản đồ quân sự (1bức). Phương pháp hệ thống này mang nhiều ý nghĩa về mặt pháp lý, khác hoàn toàn với các tư liệu của các học giả Trung Quốc đưa ra “chồng lấn phức tạp, chưa được phân loại rõ ràng, nên tuy có thể coi là sử liệu nhưng giá trị khoa học trong tham khảo kém” [52, tr. 77]. Có thể thấy, các công trình do Phạm Hoàng Quân khảo cứu, phần lớn đều lấy bản đồ làm trung tâm nghiên cứu. Các vấn đề về đặc trưng, phong cách và thể loại bản đồ cũng được tác giả đề cập. Có thể kết luận rằng, các cống hiến của Phạm Hoàng Quân không những ảnh hưởng tới thành tựu nghiên cứu Hoàng Sa, mà quan trọng hơn là nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam. Khai thác theo khuynh hướng thu tập tài liệu phương Tây thì có nhiều tác giả, tiêu biểu như Trần Đức Anh Sơn, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Quang Ngọc… Năm 2014 Trần Đức Anh Sơn cùng một nhóm tác giả Jerome A.Cohen, Jean-Pierrier,
  • 21. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com Subhash Kapila, Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Nguyễn Quang Ngọc, Gregory Poling, Phạm Hoàng Quân, Shimao Mironu, Tạ Văn Tài, Carlyle A. Thayer đã công bố một quyển sách có tên: Hoàng Sa Trường Sa tư liệu & quan điểm của học giả quốc tế [58]. Quyển sách này gồm 12 bài viết của 13 tác giả, đáng chú ý là các bài viết: “Thư tịch và bản đồ cổ phương Tây chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của Trần Đức Anh Sơn [59, tr. 9 – 41], trong bài viết này có 1 mục về “bản đồ cổ phương Tây chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, tác giả cho biết thu nhập được hơn 140 bản đồ phương Tây vẽ và xuất bản các thế kỷ XVI – XIX có vẽ địa danh Paracel/ Paracels/ Pracel/ Parcel Islands, cùng giới thiệu một số bản đồ tiêu biểu trong số đó. Cũng trong năm này (2014) ông công bố một bài viết, “Tư liệu bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Quần đảo Hoàng Sa” [60, tr. 46 - 57; 46 – 53], bài này được chia làm 2 kỳ, 1 kỳ đăng trên số 57, kỳ còn lại đăng trên số 58 trên Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng. Thao tác chủ yếu của bài viết này là thống kê các bản đồ có liên quan tới Hoàng Sa dựa trên 3 nguồn tư liệu: bản đồ trong nước, bản đồ phương Tây và bản đồ Trung Quốc. Cũng trong năm này (2014) Trần Đức Anh Sơn công bố: “Bản đồ Partie de la Cochinchine trong bộ Atlas Universel Một tư liệu vô giá chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa” [61, tr. 54 – 58], Nguyễn Quang Ngọc và Nguyễn Thị Hải công bố “Bộ Atlas Universel của Philippe Vandermaelen và vấn đề chủ quyền trên quần đảo giữa biển đông” [43, tr. 43 – 53], nội dung 2 bài viết này cơ bản là giới thiệu về bộ Atlas Universel đặc biệt là bản đồ Partie de la Cochinchine do người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ biên soạn. Nguyễn Đình Đầu 2014 công bố một quyển sách: Chủ quyền Việt Nam trên biển đông & Hoàng Sa – Trường Sa [17]. Quyển sách này với mục đích cung cấp tư liệu chứng minh chủ quyền biển đảo Việt Nam dựa trên các tư liệu trong và ngoài nước, phần bản đồ chiếm dung lượng tương đối. Tuy vậy quyển sách này đa phần là tự thuật, ít bàn luận và đánh giá, tranh ảnh bản đồ đóng vai trò chủ đạo. Năm 2014, Nguyễn Quảng Minh công bố một bài viết: “Về năm vẽ một bản đồ cổ ở Hà Nội” [41, tr. 212 – 234], bài viết giới thiệu sơ lược
  • 22. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com về tấm bản đồ ký Ge A-395 (chụp lại từ Nathalie Lancret), mặt khác từ các địa danh phản ánh trên bản đồ tác giả kết luận bản đồ này vẽ trong khoảng thời gian 1876 – 1883. Có thể thấy, các nghiên cứu khai thác tư liệu bản đồ phương Tây, chủ yếu công bố trong năm 2014, các công bố này đều mang tính chất thống kê/ giới thiệu mà chưa đi sâu vào phân tích và bình luận. Như vậy, từ nội dung nghiên cứu không khó để nhận ra rằng, khai thác tư liệu bản đồ để nghiên cứu Hoàng Sa được chia thành các thời kỳ rõ rệt. Ở thế kỷ XX, tư liệu hiện tồn tại Việt Nam được các tác giả trong nước ưu tiên và khai thác. Các nghiên cứu thế kỷ XXI, chủ yếu tìm kiếm các tư liệu nước ngoài, đặc biệt là phương Tây và Trung Quốc. Có điều, các nghiên cứu khai thác từ khía cạnh tư liệu phương Tây là chủ yếu, nghiên cứu tư liệu Trung Quốc chưa được quan tâm nhiều ngoài học giả Phạm Hoàng Quân. 1.4.3 Các bản đồ khác Năm 1963 Lê Phước công bố một bài viết có nhan đề “Nhận xét về tập bản đồ Hồng Đức số A.2499 của Thư viện Khoa học” [48, tr. 27- 28]. Bài viết tiến hành đối chiếu với một bản đồ cùng tên được Ty Văn hóa tỉnh Nam Định sưu tầm năm 1958, từ đó chỉ ra những điểm khác nhau giữa hai tấm bản đồ này. Bài viết đi đến kết luận rằng: bản đồ Hồng Đức có ký hiệu A.2499 là tập bản đồ gồm nhiều bản đồ đóng gộp với nhau, tập bản đồ sưu tầm năm 1958 thì chỉ có riêng các bản đồ Hồng Đức. Ngoài điểm khác biệt này, các danh xưng giữa hai tập bản đồ cũng khác nhau. Điểm dị biệt này phản ánh tập bản đồ Hồng Đức ký hiệu A.2499 không phải được vẽ năm 1490, mà được vẽ sau năm Hồng Đức 2 hoặc 3 thế kỷ [48, tr. 28]. Hai năm sau (1965), “Một nhầm lẫn cần chấm dứt” [62, tr. 43] trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử đã thảo luận về tấm bản đồ Thăng Long được trích trong tập bản đồ Hồng Đức có ký hiệu A.2499 của Thư viện Khoa học được cho là vẽ từ năm 1490. Việc sử dụng danh xưng Vương phủ trong bản đồ Thăng Long càng góp phần khẳng định rằng tấm bản đồ này không thể có niên đại từ năm 1490 được. Vì danh xưng này phải đến năm 1598 mới xuất hiện. Liên quan tới bản đồ Hồng Đức, hai mươi lăm năm sau (1900) Hội Trắc Địa địa lý Việt Nam tổ chức Kỷ niệm 500 năm HĐBĐ.
  • 23. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com Hội thảo có 21 tham luận, trong đó có 13/21 bài viết đề cập tới bản đồ.8 Nhìn chung các bài viết tham gia khá nhiều nhưng còn hạn chế về nhiều mặt: “Hội thảo quốc tế về bản đồ năm 1990 tuy có nhiều học giả tham dự, nhưng về cơ bản, không có nhiều thành tựu bởi phần lớn đều không được tiếp xúc với văn bản gốc, ngoài Trần Nghĩa. Các tác giả khác hầu hết khảo sát trên bản dịch chú HĐBĐ của Sài Gòn” [12, tr. 72]. Sáu năm sau (1996), Nguyễn Đình Đầu đã công bố một bài viết có tên gọi “Phải chăng bản đồ Alexander de Rhodes 1650 vẽ theo bản đồ Hồng Đức 1490” [15, tr. 34 – 35]. Bài này bàn về những điểm đồng dị từ hai tấm bản đồ Hồng Đức năm 1490 và bản đồ Alexandre de Rhodes ở 4 phương diện (phương hướng, quốc hiệu, đường nét – bố cục, địa bàn). Tuy nhiên việc nhìn nhận tấm bản đồ Hồng Đức được vẽ năm 1490 là một nhận định nhầm lẫn, có lẽ tác giả chưa kịp bổ sung kết quả nghiên cứu Lê Phước năm 1963, Tạp chí Lịch sử năm 1965, và “Cartography in Vietnam” của John K.Whitmore năm 1994... Hơn nữa phương pháp so sánh mà tác giả sử dụng trong bài viết khá khiên cưỡng, bởi bất cứ một bản đồ nào khi chế tác đều tham khảo ở một bản đồ trước đó. Nếu chỉ kết luận dựa trên 4 mục nhỏ như vậy, thì hầu hết các bản đồ thế hệ sau đều vẽ theo HĐBĐ. Hơn nữa, giữa hai bản đồ Alexanderde Rhodes và HĐBĐ mang những đặc trưng và thể loại khác nhau là bản đồ học phương Đông và bản đồ học phương Tây. Nhìn chung, thảo luận về tấm bản đồ Hồng Đức giai đoạn này khá nhiều. Rất nhiều học giả do không tiếp xúc với văn bản nên các công trình không có nhiều giá trị nghiên cứu. Số ít học giả còn lại thì hoài nghi về niên đại nhưng chưa có công trình nào minh chứng cụ thể. 8 1/ Đọc Dư địa chí nghĩ tới tới tập bản đồ Hồng Đức –PTS. Triệu Văn Hiến, 2/ Xác định một vài giá trị của HĐBĐ - PTS. Lê Thế Tiến, 3/ Thiên Hạ bản đồ năm Hồng Đức thứ 21, tiền thân và các thế hệ tiếp theo – Bùi Thiết, 4/ Thử phân loại các bản đồ chuyên dùng trong hệ thống bản đồ trung đại Việt Nam – Dương Hạnh, 5/ Một số vấn đề liên quan đến bản đồ Hồng Đức và hệ thống bản đồ cổ Việt Nam – Bùi Thiết, 6/ Về một số bản đồ Việt Nam cổ thế kỷ 16 – Vũ Phi Hùng,7/ Hành trang của người cán bộ bản đồ Việt Nam – Lưu Văn Lợi, 8/ Bước đầu tìm hiểu bản đồ cổ Việt Nam – Đinh Văn Nhật, 9/ Bản đồ Việt Nam và cương giới lãnh thổ nước tả từ thế kỷ XV đến XIX – Phạm Hân, 10/ Giá trị của những tấm bản đồ Thăng Long thời Lê trong việc nghiên cứu lịch sử thủ đồ - Đỗ Văn Ninh, 11/ Bản đồ cổ Việt Nam – Trần Nghĩa, 12/ Những tín hiệu thu nhận từ bản lược đồ địa danh ngôn ngữ Việt cổ - Bước đầu góp phần tích cực vào việc tiếp cận một số vấn đề lịch sử cổ đại, 13/ bàn về niên đại của bản đồ mang tên Hoài Đức phủ toàn đồ 懷德府全圖- Bùi Thiết
  • 24. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com Chấm dứt tranh cãi này, năm 2015 hai học giả người Trung Quốc là Hàn Chu Kính 韩周敬 và Quách Thanh Ba 郭聲波 đã công bố một bài viết với nhan đề:《 越南洪德版圖製作年代考》(Việt Nam HĐBĐ chế tác niên đại khảo) in trên 《域外漢籍研究集刊》(Vực ngoại Hán tịch nghiên cứu tập san) [95, tr. 203 – 214]. Tác giả cho rằng danh xưng HĐBĐ có 2 cách hiểu: (1) đây là bản đồ được vẽ thời Hồng Đức; (2) bản đồ tập hợp tư liệu thời Hồng Đức mà hoàn thành, phần lớn các tác giả Việt Nam đều hiểu cách 1, và đây là cách hiểu sai lầm [95, tr. 205]. Qua thao tác đối chiếu diên cách địa danh hành chính giữa các thừa tuyên, hai tác giả kết luận tập bản đồ Hồng Đức ký hiệu A.2499 là tập bản đồ không phải vẽ năm 1490, mà là vẽ khoảng thời gian từ 1651 – 1653 [95, tr. 213]. Đây là bài viết tư duy mạch lạc, luận điểm khoa học, tuy nhiên cũng còn một số điểm cần thảo luận thêm như, nhận định bản đồ Hồng Đức vẽ năm 1651 – 1653, vì: HĐBĐ ký hiệu A.2499 không phải là tư liệu độc bản, HĐBĐ hiện có một số bản như sau: 1. HĐBĐ ký hiệu A.2499 lữu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm 2. HĐBĐ ký hiệu 98846 lưu giữ tại Đại Học Hiroshima (Nhật Bản) [55]. 3. HĐBĐ Ty Văn hóa tỉnh Nam Định sưu tầm năm 1958 [47]. 4. HĐBĐ ký hiệu X-2-24, Đông Dương văn khố, Nhật Bản. 5. HĐBĐ ký hiệu 363 và 364, Tư đạo văn khố [47, tr. 769] Không khó để nhận thấy, HĐBĐ không phải độc bản mà có nhiều dị bản, và A.2499 chỉ là một trong số các truyền bản HĐBĐ vẽ năm 1490. Như vậy, mốc niên đại 1651 – 1653 không phải là niên đại vẽ bản đồ, mà nên được hiểu là niên đại sao chép văn bản. Một điểm nữa cần thảo luận thêm là nhầm lẫn tư liệu nghiên cứu, tại phần kết luận, tác giả đề cập tới “Bản quốc bản đồ tổng lãm giám mục lục 本国版圖總覽目錄” (mục lục). Căn cứ những thông tin tác giả ở bảng “mục lục” này là: “Thanh Giang Bích Hồ nho sinh trúng thức Đỗ Bá thị Công Đạo phủ tập 青江碧湖儒生中式杜伯氏公道甫輯” mà lập luận về địa danh, tên tuổi và sự nghiệp tác giả. Tác giả kết luận người vẽ bản đồ không có địa vị xã hội, cũng vì vậy việc chế tác bản đồ không tốt, điều này rõ ràng thấy ở một số điểm đã chứng minh [95, tr. 214].
  • 25. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com Tuy nhiên, không rõ nguyên nhân gì tác giả xếp phần “mục lục” này thuộc 13 tấm bản đồ thừa tuyên. Theo thứ tự sắp xếp trong HĐBĐ ký hiệu A.2499, sau các bản đồ thừa tuyên là tấm bản đồ Tổng quát đồ 總括圖, tiếp đó mới tới “mục lục”. Một điều khó hiểu là tác giả không đề cập tới Tổng quát đồ, cùng giải thích nguyên nhân không xếp chúng cùng 13 bản đồ thừa tuyên?. Trong khi đó, từng có học giả nhận định Tổng quát đồ là một phần phụ lục “mục lục”: “Tấm bản đồ trên được chúng tôi tạm gọi là Tổng quát đồ, nó là một dạng mục lục cho tài liệu Bản quốc bản đồ tổng quát mục lục” [109, tr. 482 – 483]. Thực chất, nếu xét kĩ có thể thấy rõ sự tách biệt hoàn toàn nội dung giữa các tư liệu, HĐBĐ là tư liệu gồm bản đồ Trung Đô và các bản đồ thừa tuyên mà thôi, các phần còn lại thuộc những nhóm tư liệu khác. Có lẽ cũng do điểm bất cập này đã gây nên những hạn chế nhất định về nhận định khoa học. Hy vọng trong tương lai, HĐBĐ sẽ được nghiên cứu một cách đa chiều với sự đa dạng về tư liệu hơn. Nổi bật ở giai đoạn này, Phạm Hân là tác giả có nhiều bài viết về bản đồ học thế kỷ XX. Tính từ bài viết đầu tiên của ông trên Tạp chí Khảo cổ học 1983 tới năm 1996, ông đã công bố khoảng 8 bài viết có liên quan tới bản đồ. Tuy nhiên, chỉ từ năm 1994, các nghiên cứu của ông mới thực sự đi sâu vào bản đồ cổ với bài viết “Tìm hiểu về niên đại TTTNTCLĐT” [23, tr. 26- 29] trên Tạp chí Hán Nôm. Bài viết đã chỉ ra nhận định sai lầm niên đại trong công trình nghiên cứu của G. Dumoutier cũng như Viện Khảo cổ Sài Gòn [23, tr. 26], hơn nữa từ các cứ liệu lịch sử phản ánh trong bản đồ, chứng minh bản đồ này có niên đại năm 1686, về sau phần lớn các học giả nghiên cứu bản đồ, ít nhiều đều chịu ảnh hưởng từ bài viết này. Liên quan tới bản đồ này, ông công bố thêm 2 bài viết là “Địa danh Bãi Cát trong sử sách” [24, tr. 44 – 46] và “Tìm hiêu tác giả TTTNTCLĐT và vài vấn đề liên quan” [25, tr. 34 – 36] trên Tạp chí Hán Nôm. Năm 1996, thêm một bài viết được công bố có nhan đề: “Xuất xứ của Đại Nam nhất thống toàn đồ” [ 26, tr. 245 – 27]. Bài viết cho rằng bản đồ này không phải khắc in Minh Mệnh thứ 14, và cũng không phải được trích trong Hoàng Việt dư địa chí 皇越輿地志 của Phan Huy Chú. Ông cho rằng có một tấm bản đồ trong kho sách Hán Nôm giống với Đại Nam nhất thống toàn đồ 大南
  • 26. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 一統全圖 mang nhan đề Nam Bắc Kỳ hội đồ và kết luận rằng “Nam Bắc hội đồ có niên đại trong vòng từ năm 1854 đến trước năm 1875. Đó cũng là niên đại của Đại Nam nhất thống toàn đồ” [26, tr. 25]. Phạm Hân là một trong những tác giả người Việt hiếm hoi có tầm ảnh hưởng nhất định tới ngành bản đồ học Việt Nam thế kỷ XX. Công trình nghiên cứu có tầm ảnh hưởng nhất của ông là thảo luận về niên đại TTTNTCLĐT. An Nam quốc đồ 安南國圖 (ANQĐ) là một tấm bản đồ nằm trong An Nam đồ thuyết 安南圖說 của Trịnh Nhược Tăng 鄭若曾 ở thế kỷ XVI. Bản đồ này được biết đến là một trong những bản đồ định lượng vẽ về Việt Nam sớm nhất hiện biết. An Nam đồ thuyết được học giới quan tâm từ rất sớm. Năm 2000, Đinh Khắc Thuân đã công bố một bài viết có nhan đề: “Sử liệu Trung Quốc về Việt Nam thời nhà Mạc” [68, tr. 501 – 507]. Tuy bài viết này chỉ đề cập An Nam đồ thuyết dưới phương diện là một sử liệu, nhưng đã mở đầu cho việc nghiên cứu về tư liệu này. Những năm sau, tấm bản đồ được bàn luận rất sôi nổi, đáng kể như “Phát hiện mới tư liệu bản đồ cổ về hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam” của Ngô Đức Thọ [70]. Gần đây hai học giả người Trung Quốc là Vu Hướng Đông và Thành Tư Giai 于向东,成思佳 công bố một bài viết《郑若曾与安南图说略论》(Trịnh Nhược Tăng dữ An Nam đồ thuyết lược luận) [90, tr. 96 – 111], đây tuy là một bài viết tổng lược về An Nam đồ thuyết có thành tựu nhất cho tới hiện giờ, song phần bàn luận về bản đồ còn nhiều hạn chế. Có thể thấy, những bài viết này phần nhiều đề cập tới nội dung, niên đại, quá trình truyền bản, hay địa danh học trong văn bản, mà chưa đề cập nhiều tới khía cạnh bản đồ học. An Nam đại quốc họa đồ 安南大國畫圖 (ANĐQHĐ) là tờ bản đồ có kích thước 84 x 45, phụ bản của cuốn Dictionarium latino – anamiticum (Từ điển Latin – An Nam), do Oriental Lith. Press xuất bản ở Calcutta (Ấn Độ) vào năm 1838 [106]. Liên quan tới tấm bản đồ này, năm 2014 Nguyễn Đình Đầu công bố một bài viết có nhan đề “Nhận xét về ANĐQHĐ” [16], bài viết này giới thiệu sơ lược về tác giả, nguồn gốc tấm bản đồ, cùng khảo sát sơ bộ về hệ thống hành chính và sông ngòi bản đồ. Hai năm sau, học giả nghiên cứu bản đồ cổ người Mỹ là Harold E. Meinheit
  • 27. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com công bố một bài viết rất công phu có tựa là “The Bishop’s Map Vietnamese and Western Cartography Converge” (Tấm bản đồ Việt Nam của vị giám mục và sự hội tụ ngành bản đồ học phương Tây) [102, tr. 28- 40]. Trong bài khảo cứu có độ dài 13 trang của mình, tác giả Harold E. Meinheit đã phân tích và đánh giá toàn diện về ANĐQHĐ, như: lai lịch tấm bản đồ, thân thế của tác giả Taberd và chính sách “cấm đạo” dưới triều vua Minh Mạng; quá trình mở rộng lãnh thổ và chính sách triều đình nhà Nguyễn với các quốc gia láng giềng (Campuchia và Lào). Tác giả cho hay, bản đồ này là một thành tựu nổi bật trong sự kết hợp giữa bản đồ hành chính truyền thống (phương Đông) với bản đồ học phương Tây [102, tr. 28]. Ngoài ra, tác giả còn dành nguyên một mục trong bài viết để đánh giá về mục đích bản đồ, tác giả cho rằng ANĐQHĐ là một bản đồ nhiều mục đích, [102, tr. 37]. Mục đích giám mục đặt ra khi vẽ bản đồ này là phục vụ cho lợi ích khoa học, dù vậy đối với các giáo sĩ phương Tây vẫn luôn coi đây là một công cụ trong công việc truyền giáo Đông Dương. 1.5 Các công trình phiên dịch và giới thiệu Cuối thế kỷ XIX học giả người Pháp là Gustave Dumoutier đã công bố một công trình Nghiên cứu về bản đồ Hàng Hải xứ An Nam thế kỷ XV, dựa vào các bản đồ, sơ đồ cảng Hà Nội cổ thuộc tập bản đồ Hồng Đức để nghiên cứu lịch sử, địa lý thành Thăng Long (thế kỷ XV), nhằm khẳng định tầm quan trọng của Việt Nam trong lưu thông hàng hóa giữa khu vực Đông Nam Á với châu Á và thế giới qua các hải càng Việt Nam thời đó [32, tr. 545]. Tuy ý nghĩa của nghiên cứu này không thực sự to lớn nhưng đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về bản đồ cổ Việt Nam. Điều này cũng phản ánh một thực tế rằng: từ rất sớm bản đồ cổ Việt Nam đã được quan tâm. Một trong những dữ liệu chính giúp ta định hình rõ ràng về lịch sử bản đồ Việt Nam là công trình nghiên cứu về “HĐBĐ”, được nhóm tác giả Bửu Cẩm, Đỗ Văn Anh, Phạm Huy Thúy, Tạ Quang Phát và Trương Bửu Lâm của Viện Khảo cổ học phiên dịch và giới thiệu năm 1962 [79]. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đề cập tới diện mạo bản đồ Việt Nam, và tập bản đồ Hồng Đức cũng lần đầu tiên được
  • 28. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com giới thiệu tới độc giả. Tập bản đồ Hồng Đức ký hiệu A.2499 có nội dung như sau: phần 1 (tr. 2 – 53): 3 tấm bản đồ toàn quốc và 13 bản đồ thừa tuyên, phần 2 (tr. 54 – 65): có hai đoạn văn chép lại trong hai quyển Giao Châu chí và An Nam chí lược, phần 3: Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (64 – 137), phần 4: Bình Nam đồ, phần 5: Cảnh Thịnh tân đồ Đại Man quốc (tr 168 – 173), phần 6: Cao Bằng phủ toàn đồ (175 – 1845) [79, tr. IX]. Tuy tên công trình là “Phiên âm và chú giải tập HĐBĐ” nhưng phạm vi đề cập lại rất rộng. Phần đầu công trình, đề cập tới các vấn đề liên quan văn bản học của các bản đồ thuộc tập bản đồ Hồng Đức (tác giả, niên đại, bản chép tay, bản dịch và chú thích), việc này có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo tiền đề cho các nghiên cứu sau này, đặc biệt là thảo luận về tấm bản đồ Hồng Đức. Công trình này cũng là một trong những cơ sở quan trọng giúp John K.Whitmore viết về Carography in Vietnam [109, tr. 478 – 508]. Tuy nhiên, công trình này còn có một số điểm hạn chế, cần được nhìn nhận lại, đơn cử là nhận định về niên đại các tấm bản đồ [79, tr.14], Về sau, một phần trong tập bản đồ Hồng Đức này là TTTNTCLĐT và GNNBNĐ được Trần Đại Vinh và Trần Viết Ngạc dịch và bổ chính lại [81, tr. 3 – 116]. Hoàng Hoa sứ trình đồ 皇華使程圖 được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1963 trên Từ điển Văn hóa Việt Nam (Nxb Văn hóa, Hà Nội năm 1963). Hơn 30 năm sau (1994), Trần Hải Yến công bố một bài viết với nhan đề “Nguyễn Huy Oánh với Hoàng Hoa sứ trình đồ” [80]. Hai bài viết trên, phần nhiều là khảo tả và giới thiệu sơ bộ, các vấn đề về quá trình biên soạn cũng như người sao chép, các khía cạnh văn bản học còn nhiều bỏ ngỏ. Mãi đến năm 2011 Nguyễn Thanh Tùng, công bố một bài viết trên Tạp chí Hán Nôm với nhan đề “Vài nét về tình hình văn bản Hoàng Hoa sứ trình đồ bản của Nguyễn Huy Oánh” [72, tr. 23 – 32], bài viết này đề cập tới 2 khía cạnh: (1) Quá trình biên soạn Hoàng Hoa sứ trình đồ bản và (2) Quá trình truyền bản Hoàng hoa sứ trình đồ. Qua dẫn chứng về bài bạt nằm phía cuối bản đồ, cho rằng bản đồ này là một công trình tập thể, trải qua nhiều thế hệ đi sứ, mà Nguyễn Huy Oánh là người có công định bản, biên tập, hiệu đính, chú thích. Tám năm sau tại Hội thảo Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm của dòng họ Nguyễn Huy ở
  • 29. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh về biên giới và biển đảo, Nguyễn Thanh Tùng công bố “Tiếp tục nghiên cứu văn bản Hoàng Hoa sứ trình đồ của Nguyễn Huy Oánh” [73, tr. 37 -58], bài viết này thảo luận, bổ sung thêm chứng lý về quá trình biên soạn văn bản. Hoàng Hoa sứ trình đồ là tư liệu ghi chép về hành trình đi sứ xuất phát từ biên giới Việt – Trung, đi qua các khu vực trạm dịch, châu, phủ, huyện và điểm cuối là huyện Tân Thành thuộc Yên Kinh. Thời gian di chuyển và ghi chép tỉ mỉ về sông núi cảnh vật con người và nghi lễ, có thể nói đây một tư liệu chứa đựng nhiều thông tin, minh chứng cho hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thế kỷ 18. Mặc dù tư liệu này chân quý, lại được biết từ rất sớm (1963), nhưng không rõ nguyên nhân gì, khiến gần đây là năm 2018 [40] công trình này mới phiên dịch và công bố rộng rãi tới độc giả. Đây có lẽ là điều đáng tiếc nhất định với sự phát triển tư liệu nghiên cứu đối với ngành bản đồ cổ Việt Nam. Ngoài tham luận của Nguyễn Thanh Tùng trong hội thảo, một tham luận khác bàn luận về bản đồ của dòng họ Nguyễn Huy cũng được Đỗ Thị Bích Tuyển thảo luận với nhan đề “Khảo cứu văn bản Quảng Thuận đạo sử tập”, bài viết đề cập tới các vấn đề văn bản học (tác giả, thời gian biên soạn, khảo cứu nội dung văn bản…) [77, tr. 60 - 81]. Một năm sau (2018), Quảng Thuận đạo sử tập chính thức được công bố bản dịch [74], đây là tư liệu ghi chép về lộ trình đường đi của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Việc công bố 2 tư liệu này có tác động ít nhiều tới phát triển ngành bản đồ cổ Việt Nam, cung cấp tư liệu nghiên cứu, tạo điều kiện nghiên cứu các khía cạnh văn bản liên ngành. Với việc phiên dịch hai văn bản bản đồ của dòng họ Nguyễn Huy, số lượng bài viết bản đồ cũng gia tăng đáng kể. Đây là một tín hiệu tốt cho ngành bản đồ cổ Việt Nam trong thời gian tới. Như vậy, nhìn chung việc phiên dịch và công bố tư liệu bản đồ ở Việt Nam còn hạn chế, chính vì điểm bất cập này mà gây ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển ngành bản đồ cổ Việt Nam. Hy vọng trong thời gian tới, với việc phát hiện và công bố rộng rãi các nguồn tư liệu mới, sẽ tạo điều thuận lợi cho các đối tượng nghiên cứu ngành bản đồ cổ Việt Nam. Tiểu kết chương 1
  • 30. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com Qua việc tổng thuật về tình hình nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam của các học giả trong và ngoài nước như trên, chúng tôi xin đưa ra một số nhận định như sau: Thứ nhất: Từ năm 1896 – 2019, có 3 nhà nghiên cứu và nhóm nghiên cứu có cống hiến nhiều nhất, tác động nhiều ngành địa đồ cổ Việt Nam: Trần Nghĩa, John K. Whitmore, Phạm Hoàng Quân và nhóm khoa học miền Nam thuộc Viện Khảo cổ học Sài Gòn. Thứ hai: Hầu hết các bài viết trên bàn luận về các bản đồ cổ, đặc biệt là HĐBĐ, TNTCLĐT. Riêng về bản đồ Hồng Đức thì được hơn một nửa công trình nghiên cứu ở giai đoạn này đề cập. Trong khi các bản đồ cận đại, bản đồ hàng hải, bản đồ phong thủy… hầu như chưa được quan tâm nhiều. Thứ ba: Các công trình có tầm ảnh hưởng lớn nhất giai đoạn này là:1/ Étude sur un portulan Annamite du XV siècle (Nghiên cứu về bản đồ Hàng Hải thế kỷ XV). Tuy ý nghĩa của nghiên cứu này không thực sự to lớn nhưng đây là công trình đầu tiên nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam hiện được biết tới. Nghiên cứu này đã góp pần khơi gợi sự quan tâm đến bản đồ cổ Việt Nam của các học giả trong và ngoài nước, 2/ Phiên âm và chú giải tập HĐBĐ của Viện Khảo cổ Sài Gòn, ấn phẩm tuy chưa có nhiều khảo luận song lại là công trình đầu tiên xây nền tri thức về địa lý học lịch sử Việt Nam thời trung đại [12, tr. 71], 3/ “Bản đồ cổ Việt Nam” của Trần Nghĩa, thể hiện chiều dài lịch sử Việt Nam qua số lượng các tấm bản đồ. Đây là đầu tiên các tấm bản đồ cổ và các thư tịch cổ có bản đồ được kiểm kê tổng thể (49 thư tịch). 4/ “Cartography in Vietnam” của John K.Whitmore, đây là công trình duy nhất viết về lịch sử bản đồ cổ Việt Nam tính cho tới hiện nay. Sau gần 30 năm công bố, đây vẫn là nghiên cứu có thành tựu nhất về bản đồ cổ Việt Nam. Tóm lại, nghiên cứu về bản đồ cổ Việt Nam ở giai đoạn này tuy đã đạt được những thành tựu nhất định, song vẫn còn nhiều hạn chế. Thành tựu nghiên cứu về bản đồ cổ Việt Nam hầu hết xuất hiện từ những năm 2000 trở lại đây. Hy vọng trong thời gian tới, với việc phát hiện thêm các bản đồ cổ, cùng việc phiên dịch giới thiệu các bản đồ khác ở trong và ngoài nước, sẽ tạo tiền đề cho ngành bản đồ cổ Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
  • 31. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ VĂN BẢN HỌC HOÀNG LÊ CẢNH HƯNG BẢN ĐỒ 2.1 Đôi nét về văn bản Hoàng Lê Cảnh hưng bản đồ HLCHBĐ là một tập sách cổ của Việt Nam trên chất liệu giấy dó hiện lưu ở văn khố Shido (Tư Đạo văn khố, 斯道文庫),9 Đại học Keio, Tokyo, Nhật Bản. Tên sách này không thấy xuất hiện trong kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm hay bất cứ kho sách Hán Nôm nào khác. Văn bản còn nguyên vẹn, khổ 30x17 cm, tổng cộng 40 trang (tính cả 2 trang bìa), chữ Hán được viết theo thể chữ khải.10 Văn bản này thuộc nhóm bản đồ nhật trình vẽ đường đi từ Kinh đô (Thăng Long) đến khu vực Chiêm Thành xưa, lộ trình này cơ bản được chia làm hai đường là đường bộ và đường sông. Không khó khăn để nhận thấy, lộ trình đường bộ sử dụng “xá - 舍” hoặc “trình - 程”, lộ trình đường sông dùng “trú - 駐” để mô tả lộ trình cũng như khoảng cách di chuyển. Qua khảo sát, quãng đường bộ từ Kinh thành tới khu vực Chiêm Thành xưa kèo dài 60 ngày (xin xem Phụ lục 1), đường sông chỉ kéo dài tới ngày thứ 19 và tới khu vực gần cửa Hải Khẩu (cửa Hải Khẩu nay thuộc thôn Hải Khẩu, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh) (xin xem Phụ lục 2), sau đó di chuyển tiếp với một đường duy nhất là đường bộ. Như vậy, từ Thăng Long tới Hà Tĩnh có thể đi bằng đường bộ và đường sông, từ Hà Tĩnh trở vào Đàng Trong chỉ có thể di chuyển bằng đường bộ, điều này phản ánh lộ trình Thăng Long tới khu vực Chiêm Thành xưa phần lớn là đi bằng đường bộ. Truyền thống bản đồ học phương Đông chia bản đồ cổ thành hai loại lớn là bản đồ phân tích (có tỉ lệ xích xác định) và bản đồ mô tả (không có tỉ lệ xích xác định).11 Văn bản HLCHBĐ này thuộc loại bản đồ mô tả, sử dụng hai màu mực là 9 Xem bài viết giới thiệu khái quát về văn khố Shido [47, tr. 761-771]. 10 Xem thêm bài viết giới thiệu về văn bản này: [5, tr. 601-612]. 11 Theo chuyên gia nghiên cứu bản đồ cổ người Đài Loan là Khương Đạo Chương 姜道章: “Bản đồ có thể phân chia làm 2 loại: loại thứ nhất là có tỉ lệ xích và ký hiệu bản đồ trừu tượng, trên bản đồ biểu thị các yếu tố địa lý có thể đo lường được, [loại bản đồ này] thuộc về truyền thống phân tích của địa đồ học, là bản đồ có tính khoa học định lượng, “kê lý hoạ phương” 計里畫方 chính là
  • 32. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com đen (vẽ địa danh, địa vật) và xanh lam (vẽ sông biển) với phương thức Thượng văn 上文– Hạ đồ 下圖12 tạo thành một bản đồ liên hoàn. Phần thượng văn trong văn bản này chủ yếu đề cập tới đơn vị hành chính là các Thừa tuyên (Phụng Thiên, Thanh Hoa, Nghệ An, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương), cự li nhật trình giữa các vị trí, những thổ sản cùng vị trí hiểm yếu trong mỗi khu vực… Đặc điểm của bản đồ mô tả thường không có quy chuẩn trong việc xác định vị trí giữa các địa điểm với nhau. Các ký hiệu dạng núi cũng như các đường viền vẽ nước cũng vậy, thường khá đơn giản, về cơ bản chỉ để phân biệt giữa núi và sông, đất liền và biển. Các địa danh được ghi vào trong các ô hình bầu dục hoặc hình vuông... So với bản đồ TNTCLĐT13 thì phong cách hầu như không khác nhau nhiều, nhưng với các bản đồ thế kỷ XVIII như QTĐST thì các chi tiết vẽ hầu hết đã giảm bớt trừu tượng; các doanh trại, sông núi, bụi cỏ trở nên sinh động hơn và thực tế hơn. Ở những bản đồ nhật trình (TNTCLĐT, GNNBNĐ, QTĐST …) đều không có chú giải về phương hướng bản đồ, HLCHBĐ cũng không ngoại lệ, các bản đồ này đều tồn tại một hiện tượng “Người giải đọc là trung tâm định vị địa đồ”, tức là những bản đồ này không có chú thích phương hướng bản đồ mà người đọc là chủ thể định vị phương hướng trên bản đồ. Đáng chú ý những bản đồ nhật trình này đều mang tính “hướng biển”/nhìn từ biển vào, nghĩa là bên phải bản đồ là hướng Bắc, bên trái là hướng Nam, phía trên hướng Tây và phía dưới hướng Đông. Có lẽ tư duy sông nước cùng môi trường sống của người Việt gắn liền với yếu tố sông biển đã phương pháp của loại bản đồ này. Một loại khác là bản đồ không có tỉ lệ xích xác định, ký hiệu trên bản đồ là phương thức vẽ, không dễ đo lường được các yếu tố địa lý được biểu thị trên bản đồ, [loại bản đồ này] thuộc về truyền thống mô tả của địa đồ học, cho nên gọi là bản đồ mô tả, có không ít bản đồ cổ Trung Quốc thuộc loại này.” [87, tr. 265]. “Kế lý hoạ phương” 計里畫方 là một phương pháp vẽ bản đồ định lượng truyền thống trong địa đồ học Trung Quốc. Phương pháp này trước tiên căn cứ mối quan hệ tỷ lệ nhất định trên bản đồ, tạo thành mạng lưới tọa độ ô vuông, về sau có thể khống chế vị trí và cự li các yếu tố trên bản đồ. 12 “Thượng văn” “Hạ đồ” là một dạng thức thể hiện bản đồ cổ, xuất hiện khá nhiều ở nhóm bản đồ nhật trình trong ngành bản đồ học Việt Nam. “Thượng văn” là phần ghi chép phía trên bản đồ, chú giải về lộ trình, trạm dịch, cầu cống, diên cách địa danh; phần “hạ đồ” là những hình họa trực quan, sinh động. 13 Về phương pháp vẽ TNTCLĐT, có thể tham khảo: [109, tr.490-491].
  • 33. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com ảnh hưởng ít nhiều tới phương hướng bản đồ.14 Dù vậy, một điều chắc chắn rằng, với phương hướng như vậy, các cửa biển được mô tả một cách trực quan hơn. 2.2 Tên gọi văn bản Trang bìa tập bản đồ có ghi HLCHBĐ, tên này cho phép hai cách hiểu: (1) bản đồ được vẽ ở giai đoạn năm Cảnh Hưng (1740 - 1788) triều Lê; hoặc (2) bản đồ sử dụng tư liệu thời Cảnh Hưng để vẽ. Câu hỏi đặt ra là nếu bản đồ thuộc thời Lê thì tại sao lại ghi “Hoàng Lê”?. Bản thân 2 chữ “Hoàng Lê” cũng có 2 cách giải thích: (1) nhan đề không thuộc triều Lê, vì thông thường thư tịch Hán Nôm thời Lê thì thường đặt: Hoàng Việt Cảnh Hưng bản đồ, Quốc triều Cảnh Hưng bản đồ, Bản triều Cảnh Hưng bản đồ…15 ; hoặc (2) chủ thể bản đồ không phải do nhà Lê (Đàng Ngoài) vẽ, mà là xứ Đàng Trong vẽ. Tuy nhiên, khi khảo sát trang 39 văn bản thì 2 chữ “nghịch Hiền” [39.1.T]16 chứng minh một điều chủ thể của bản đồ này không phải xứ Đàng Trong vẽ, mà là do nhà Lê vẽ. Vậy có lẽ nhan đề này nên được hiểu là tập hợp tư liệu thời Cảnh Hưng mà vẽ thành. Thêm một chứng cứ nữa khi chúng tôi khảo sát phần chính văn văn bản, sau trang bìa và một phần trang 2 còn ghi thêm một nhan đề: Quốc triều thiên hạ bản đồ 國朝天下版圖. Vậy “Quốc triều” là triều đại nào?. Khả năng hai chữ “Quốc triều” là chỉ triều Lê và tên phía ngoài bìa sách (HLCHBĐ) vốn không thuộc bản đồ nguyên bản, có thể được người sao chép ghi thêm vào. Đây là một gợi dẫn cho phép 14 Xem thêm bài viết: [30, tr. 53]. 15 Ở thư tịch Hán Nôm, việc đặt tên là “Hoàng Lê” thể hiện thư tịch đó không tồn tại ở triều Lê, mà người sau ghi chép về thời Lê, có thể thấy một số tác phẩm: Hoàng Lê bát vận phú, Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Lê ứng chế thi, Hoàng Lê hội sách… những thư tịch Hán Nôm này đều ở thời Nguyễn, ghi chép lại những vấn đề ở triều đại trước. 16 Nguyên văn: 茹那地有一枝山相連至,如截壘之形。日者逆賢兵功之,占城失守,石碑退屯于此。。。今只傳 茹那壘。Tạm dịch: Vùng Cà Ná có một nhánh núi chạy ra tới [tới biển], dáng như bức lũy ngăn chặn. Một ngày nghịch Hiền đem quân đánh vào đấy, Chiêm Thành thất thủ, thạch bia được rời tới đây... Nay chỉ còn lại lũy Cà Ná. Bản thân 2 chữ “nghịch Hiền” ở đây tức là chỉ chúa Hiền, Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687). Một chứng cứ khác, trang 23b có chép rằng; 。。。 至玆国朝諱再改先平府/ tạm dịch: Đến nay do triều ta kiêng húy, lại đổi là phủ Tiên Bình; hay trang 38a văn bản ghi chép như sau: 廉化地分夾占城国。。。昔我聖宗御駕往征占城/ tạm dịch: Địa phận xã Liêm Hóa giáp với nước Chiêm Thành… Xưa [Vua Lê] Thánh Tông ta ngự giá đánh Chiêm Thành. Như vậy các thông tin này minh chứng bản đồ này không thể do xứ Đàng Trong vẽ.
  • 34. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com người đọc văn bản nhận định bản đồ này được sao chép lại từ một bản đồ có niên đại thời Cảnh Hưng. Theo như cứ liệu muộn nhất tìm được trong văn bản là năm Minh Mệnh thứ 1717 , vậy bản đồ Quốc triều thiên hạ bản đồ thời Cảnh Hưng này được vẽ lại thời Nguyễn. Như vậy, vì chép lại một bản đồ trước đấy mà lấy niên đại bản đồ chép ra để đặt thêm tên ở trang bìa bản đồ. Đương nhiên, một điều không thể phủ nhận là tên vốn có của bản đồ là “Quốc triều thiên hạ bản đồ”. Ở Luận văn này chúng tôi vẫn sử dụng tên phía bìa sách là HLCHBĐ để gọi tên văn bản này. 2.3 Tác giả Một trong những đặc điểm của thư tịch Hán Nôm Việt Nam là chưa có ý thức rõ ràng về quyền tác giả, nên không phải tài liệu nào cũng đề rõ tên tác giả. HLCHBĐ là một trường hợp như thế. Dẫn đến hiện tượng này có thể có nhiều nguyên nhân, có thể vốn sách không được tác giả đề tên do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, có thể tên tác giả bị bỏ sót trong quá trình lưu truyền tác phẩm…18 Nếu xác định được tác giả của văn bản này thì chúng ta sẽ có thêm những thông tin bổ ích để phân tích nội dung bản đồ. Nhưng đáng tiếc là trong văn bản không cung cấp thông tin về tác giả. Tuy nhiên, khi khảo sát trang 2, chúng tôi nhận thấy tác giả dành nguyên một trang để vẽ chùa Sài Sơn (柴山寺) tức chùa Thầy, trong khi phần còn lại của văn bản không vẽ ngôi chùa nào khác. Thiết nghĩ, không phải tự dưng mà tác giả lại vẽ ngôi chùa ở đây. Điều này có thể là một gợi dẫn đến tác giả bản đồ hay không?. Chúng tôi nghĩ đến hai giả thiết: (1) người vẽ bản đồ này thuộc tầng lớp tăng ni; (2) người vẽ sống ở khu vực chùa Thầy. Được biết, chùa Thầy là một ngôi chùa nổi tiếng ở phủ Quốc Oai, Hà Tây xưa, nay thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội. Đây cũng là nơi tụ cư của nhiều dòng họ nổi tiếng như dòng họ Phan Huy, một dòng họ đã có nhiều đóng góp về mặt tạo tác thư tịch trong lịch sử. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giả thiết chứ chưa có đủ bằng chứng để xác quyết, cần chờ tìm hiểu thêm. 17 Xem phần 2.4 bài viết. 18 Về nguyên nhân khiến cho các văn bản Hán Nôm không rõ tác giả, có thể tham khảo tài liệu: [39, tr .142 – 143].
  • 35. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 2.4 Niên đại văn bản Ở những mục trên, chúng tôi đã đề cập tới các khía cạnh văn bản như: tác giả, niên đại, hiện trạng văn bản. Mục này, chúng tôi tiến thêm một bước nữa là giám định niên đại học đối với văn bản này. Về lý thuyết, một văn bản Hán Nôm có thể có nhiều lớp niên đại, trong quá trình truyền bản (sao chép, nhuận sắc, tái bổ, tân đính, trùng san), người ta vẫn có thể thêm bớt, sửa đổi nội dung văn bản theo kiến văn cá nhân cũng như bối cảnh thời đại của mình. Kết quả khảo sát cho thấy HLCHBĐ có dấu vết sử dụng tư liệu thời Lê Trung hưng sớm nhất là năm 1533, dấu vết muộn nhất tìm được là năm 1836 và chính là niên đại sao chép văn bản. Các dấu vết này cụ thể ra sao, chúng tôi xin được trình bày qua các nhóm cứ liệu như sau. 2.4.1 Đối chiếu số phủ, huyện, châu giữa Khâm định Việt sử Thông giám cương mục và Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ Để có thể giám định niên đại của bản đồ này, chúng ta có thể đối chiếu diên cách địa danh hành chính (phần thượng văn) nhằm quy phạm phạm vi niên đại bản đồ. Về tương quan, từ năm Quang Thuận thứ 10 vua Lê Thánh Tông định ra 12 thừa tuyên, các khu vực hành chính thời Lê đã khá hoàn chỉnh, đến giai đoạn thời Lê Trung hưng không có nhiều thay đổi. Có một điều đáng tiếc là muốn so sánh địa danh hành chính thời Lê Trung hưng, thì chưa có công trình cụ thể nào. Vậy chúng ta chỉ còn cách so sánh với một mốc thời gian trước thời Lê Trung hưng là giai đoạn các khu hành chính bắt đầu hoàn chỉnh (1469). Từ đó đưa ra điểm đồng dị. Được biết Khâm định Việt sử Thông giám cương mục 欽定越史通鑑剛目 là bộ chính sử viết theo thể “thông giám cương mục”, do Quốc Sử quán triều Nguyễn biên soạn trong quãng 1856 – 1884. Đây tuy là một tư liệu được viết thời Nguyễn, nhưng nội dung của nó bao hàm những triều đại trước đó, quan trọng hơn là quá nửa số quyển trong Cương mục là viết về nhà hậu Lê. Khâm định Việt sử Thông giám cương mục được đánh giá như là bộ sử lớn thứ 2 của Việt Nam, vừa tiếp thu nhiều thành tựu sử gia của các bậc tiền bối, đồng thời có những đóng góp riêng về
  • 36. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com sử học. Vậy đây là một tài liệu mang tính quan phương giúp chúng ta có thể đối chiếu. Khảo về thừa tuyên: “Tháng 6 năm thứ 8 niên hiệu Quang Thuận, năm Đinh Hợi [1467], nhà vua truyền lệnh cho 12 Thừa tuyên phải đi khám xét và coi sóc núi sông trong hạt mình, có chỗ nào hiểm trở, chỗ nào không, cùng những sự tích xưa nay trong hạt, các quan Thừa tuyên phải họa đồ và chú thích rõ ràng, rồi đệ trình lên Bộ Hộ.” [Lê Quý Đôn. 1776. Phủ biên Q1: 18b/ tb.1972 T1: 54-55]. Trong mục Thiên hạ bản đồ, “Theo bản đồ cũ [toàn quốc] gồm 13 đạo, các dân xã ở các phủ huyện [thuộc 13 đạo] có nhiều nơi xa gần không giống nhau. Đến năm nay [1723], nhân sửa lại hộ tịch, ra lệnh tùy theo địa thế từng nơi đổi thuộc về 13 Thừa tuyên, theo như chế độ cũ đời Hồng Đức” [18, tr. 345]. Dưới đây là bảng so sánh đối chiếu số phủ, huyện, châu. Qua bảng đối chiếu phía dưới, chúng ta có thể thấy rõ sự đồng dị giữa các số liệu với nhau. Đây là những số liệu quan trọng gợi dẫn tới các niên đại văn bản. Stt Thừa Tuyên Thư tịch Số phủ Số Số huyện châu 1 Phụng Thiên CƯƠNG MỤC 1 2 BẢN ĐỒ 1 2 2 Thanh Hoa CƯƠNG MỤC 4 16 4 BẢN ĐỒ 6 22 4 3 Nghệ An CƯƠNG MỤC 8 18 2 BẢN ĐỒ 9 25 2 4 Sơn Nam CƯƠNG MỤC 11 42 BẢN ĐỒ 9 36 5 Sơn Tây CƯƠNG MỤC 6 24 BẢN ĐỒ 6 24 6 Kinh Bắc CƯƠNG MỤC 4 19 BẢN ĐỒ 4 21 7 Hải Dương CƯƠNG MỤC 4 18
  • 37. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com BẢN ĐỒ 4 18 Từ bảng trên chúng ta có thể thấy rằng giữa Khâm định Việt sử Thông giám cương mục và HLCHBĐ đã có hai nhóm cứ liệu khác nhau: Nhóm tương đồng (nhóm diên, gồm Phụng Thiên, Sơn Tây, Hải Dương) và nhóm sai khác có sự xô lệch về số liệu (nhóm cách, gồm Thanh Hoa, Nghệ An, Sơn Nam, Kinh Bắc). Nhóm tương đồng sẽ không cho phép đi đến nhận định về niên đại. Còn nhóm sai khác sẽ là manh mối để giám định niên đại văn bản như trình bày dưới đây: Khảo về thừa tuyên Thanh Hoa, chúng tôi thấy sử liệu ghi như sau: Khâm định Việt sử Thông giám cương mục có 4 phủ, 16 huyện và 4 châu; mà trong HLCHBĐ có 6 phủ, 22 huyện và 4 châu. Vậy số liệu trong bản đồ nhiều hơn 2 phủ và 6 huyện so với Cương mục. Kết hợp xem số liệu của vùng thừa tuyên Sơn Nam, chúng tôi nhận thấy rằng sự xô lệch số liệu Thanh Hoa thừa tuyên và Sơn Nam thừa tuyên là kết quả của một đợt thay đổi (cắt – nhập) một số địa danh hành chính. Hai phủ được cắt - nhập là Thiên Quan 天關 và Trường Yên 長安 với 6 huyện trực thuộc là: Gia Viễn 嘉遠, Yên Mô 安謨, Yên Khang 安康 (thuộc phủ Trường Yên); Phụng Hóa 奉化, Yên Hóa 安化, An Lạc 安樂 (thuộc phủ Thiên Quan). Khảo sát sử liệu cho thấy, năm Quang Thuận thứ 7 (1466) 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan lệ thuộc vào thừa tuyên Sơn Nam, căn cứ vào ghi chép trong Khâm định Việt sử Thông giám cương mục: “năm Quang Thuận thứ 7 đặt làm Thanh Hoa thừa tuyên, đến đây trích 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan lệ thuộc vào Sơn Nam” [83, tr. 1041]. Trong khi đó, 2 phủ và 6 huyện này trên bảng thống kê vẫn đang lệ thuộc vào thừa tuyên Thanh Hoa.19 Vậy đây là lần chuyển đổi số huyện, phủ từ Sơn Nam về Thanh Hóa, từ đây có thể xác định giai đoạn thay đổi này ở thời Lê Trung hưng [35, tr. 1024 – 1025]. Căn cứ vào ghi chép trong Khâm định Việt sử Thông giám cương mục: “sau khi Lê Trung hưng đặt làm Thanh Hoa nội trấn, rồi lại trích lấy 2 phủ Trường Yên 19 Trong bản đồ cũng có nhắc đến việc 2 phủ Thiên Quan và Trường Yên thuộc trấn Sơn Nam cũ (3.17.T) nguyên văn: 長安府。三縣。原山南処/ tạm dịch: phủ Trường Yên (3 huyện), nguyên là thuộc Sơn Nam.