SlideShare a Scribd company logo
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẾ MIỀN TÂY II
ĐỀ TÀI
QUẦN THỂ KIẾN TRÚC CHÙA DƠI, CHÙA KIENG Ở SÓC TRĂNG
DI TÍCH VĂN HÓA DÂN TỘC CHĂM VA KHƠ ME
Thuộc nhóm ngành: Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội
Tp.Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 10 năm 2014
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẾ MIỀN TÂY II
ĐỀ TÀI
QUẦN THỂ KIẾN TRÚC CHÙA DƠI, CHÙA KH’LEANG Ở SÓC TRĂNG
DI TÍCH VĂN HÓA DÂN TỘC CHĂM VÀ DÂN TỘC KHƠ ME
Thuộc nhóm ngành: Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội
Nhóm sinh viên: 6
1. Nguyễn Thanh Trà
2. Nguyễn Ngọc Trầm
3. Nguyễn Thị Mai
4. Thập Thị Diệu Thu
5. Trần Văn Qưới
Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Đức Hòa
Th.s. Lê Tùng Lâm
TS. Trần Thị Thanh Hà
Th.s. Đỗ Cao Phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2014
Quần thể kiến trúc chùa Dơi, chùa Kh’leang ở Sóc Trăng
I. Sơ lược vài nét về Sóc Trăng
Sóc Trăng có diện tích: 3.311.6 km² (2011), là tỉnh thuộc khu vực
đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, giáp với các
tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và biển đông. Thành phố
Sóc Trăng cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách thành phố Cần Thơ
60km trên trục lộ giao thông thủy bộ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với
các tỉnh miền Tây Nam bộ. Có bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn Định
An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông.
Tỉnh Sóc Trăng gồm tỉnh lỵ: thành phố Sóc Trăng, và các huyện: Kế
Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Trần Đề, Thạnh Trị, Long Phú, Cù Lao Dung,
Ngã 5, Châu Thành; và 1 thị xã Vĩnh Châu.
Vùng Sóc Trăng tiền thân vốn là đất Ba Thắc (sau là phủ Ba Xuyên
thuộc tỉnh An Giang), vào nửa cuối thế kỷ 18 đã bắt đầu được sáp nhập vào
lãnh thổ xứ Đàng Trong của Việt Nam. Ban đầu vùng Sóc Trăng (Ba Thắc)
thuộc dinh Vĩnh Trấn, (sau đổi thành trấn Vĩnh Thanh), phủ Gia Định của
Đàng Trong1.
Năm 1832, vua Minh Mạng chia Nam kỳ thành 06 tỉnh, 03 tỉnh
miền Đông là: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường; 03 tỉnh miền Tây gồm:
Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Vùng đất Sóc Trăng thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Năm 1835 lại lấy đất Ba Thắc (tức vùng đất Sóc Trăng) nhập vào
tỉnh An Giang, lập thêm phủ Ba Xuyên, gồm 03 huyện: Phong Nhiêu,
Phong Thạnh và Vĩnh Định. Đây là điểm mốc có ý nghĩa lịch sử rất quan
trọng về địa danh hành chính tỉnh Sóc Trăng sau này.
1 Địa lý hành chính của Sóc Trăng nhiều lần thay đổi theo sự biến thiên của lịch sử, UBND tỉnh Sóc Trăng.
Năm 1867, thực dân Pháp chiếm 03 tỉnh miền Tây trong đó có Sóc
Trăng, sau đó Pháp chia Nam kỳ lục tỉnh thành nhiều hạt. Pháp đổi hạt
thanh tra Ba Xuyên thành hạt thanh tra Sóc Trăng, gồm 11 tổng.
Đến năm 1876, thực dân Pháp chia toàn Nam kỳ thành 04 khu vực
hành chính gồm: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Sắc (Bassac), mỗi khu
vực hành chính lớn lại chia nhỏ thành nhiều tiểu khu, tiểu khu Sóc Trăng
thuộc khu vực Bát Sắc.
Năm 1882, Pháp tách 02 tổng của tiểu khu Sóc Trăng và 03 tổng của
tiểu khu Rạch Giá thành lập thêm tiểu khu Bạc Liêu.
Năm 1900 hạt tham biện Sóc Trăng trở thành tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh
lỵ Sóc Trăng đặt tại làng Khánh Hưng thuộc tổng Nhiêu Khánh, quận Châu
Thành.
Năm 1926 thực dân Pháp chia tỉnh Sóc Trăng thành 04 quận: Châu
Thành, Kế Sách, Long Phú và Phú Lộc.
Sau Cách mạng tháng 8/1945, tỉnh Sóc Trăng có thêm quận Vĩnh
Châu của tỉnh Bạc Liêu giao qua. Cũng trong thời kỳ này, Sóc Trăng có
thêm một số xã của tỉnh Rạch Giá và Cần Thơ giao qua.
Năm 1955, thực hiện sự chỉ đạo của Liên Tỉnh ủy, tỉnh Sóc Trăng
giao huyện Vĩnh Châu cho tỉnh Bạc Liêu
Cuối năm 1957 tỉnh Sóc Trăng nhận thêm thị xã Bạc Liêu và các
huyện: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai của tỉnh Bạc Liêu và huyện Hồng
Dân của tỉnh Rạch Giá. Cũng trong năm này, tỉnh Sóc Trăng sáp nhập 02
huyện Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu thành một huyện lấy tên là Vĩnh Lợi – Vĩnh
Châu (năm 1962 lại tách 02 huyện ra như cũ).
Đầu năm 1958 tỉnh Sóc Trăng có 02 thị xã (thị xã Sóc Trăng, thị xã
Bạc Liêu) và 07 huyện (Châu Thành, Long Phú, Thạnh Trị, Vĩnh Châu,
Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai).
Trong kỳ hợp lần thứ 10 (khóa VIII) Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 26/12/1991, quyết định tách tỉnh Hậu
Giang thành 02 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ.
Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 4/1992
gồm các huyện: Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh
Châu và thị xã Sóc Trăng.
II. Văn hóa Khmer ở Sóc Trăng
Người Khmer hay còn gọi là Khmer Krom, Khơ-me Crộm, Khơ-me
hạ, Khơ-me dưới). Về tên gọi, Khmer là từ được viết theo phiên âm tiếng
Pháp. Tiếng Việt phiên âm thành Khơ-me trong khi các thư tịch cũ của
người Việt dùng danh từ Cao Miên (高棉) hay Cao Man. Trước năm 1975
còn có các tên gọi khác như Cul, Cur, Việt gốc Miên, Thổ. Đồng bào
Khmer Nam Bộ là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng 54 dân
tộc Việt Nam. Tập trung ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ,...Trong đó,
người Khmer sống tập trung nhiều là ở Sóc Trăng (373.595 người ) chiếm
28,89%2. Cũng như các dân tộc khác trên lãnh thổ Việt Nam dân tộc Khmer
ở Nam Bộ nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng, đã sáng tạo ra một nền văn
hóa nghệ thuật vô cùng phong phú và đa dạng.
1. Phong tục tập quán.
1.1. Nhà ở của người Khmer
2 Phạm Thị Phương Hạnh (CB) (2011), Văn Hóa Khmer Nam Bộ nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb
Chính Trị Quốc gia-Sự Thật, Hà Nội, tr.8.
Người Khmer sống ở nhà sàn, làm đơn giản chủ yếu là nền đất, vật liệu
làm bằng mây, tre, nứa, lá dừa hay thốt nốt. Nhà thường làm theo kiểu mái
dài về phía sau, chiều cao 5m, 7m và cửa quay về hướng Đông.
Cách bố trí trong nhà thường chia làm hai phần theo chiều ngang: một
phần làm nơi ở một phần làm bếp núc.
Phần làm nơi ở chia hai phần theo chiều dọc: phần phía trước, ở giữa là
phòng khách, trang trí nhà bằng tranh thêu bàn thờ Phật. Nửa sau, bên phải
là buồng của vợ chồng chủ nhà, bên trái là phòng con cái.
Đặc trưng của ngôi nhà là một hàng cột chống đỡ mái hiên trước, nhà
của họ không có cửa sổ, cửa chính làm theo kiểu cửa sập.
1.2. Trang phục
Trang phục của người Khmer không chỉ để mặc mà còn thỏa mãn cả
về mĩ thuật, tín ngưỡng, tâm linh.
Trang phục hằng ngày
Nam giới trung niên và người già là mặc bộ bà ba đen, quấn khăn
rằn trên đầu.
Nữ giới trước kia họ mặc “xăm pốt” (váy). Hiện nay họ mặc giống
người kinh là bộ áo bà ba đen với chiếc khăn rằn vắt vai đội đầu hay
choàng cổ.
Trong lễ hội,dịp tết
Nam giới mặc áo bà ba trắng hoặc đen, quần đen, quàng khăn trắng
chéo ngang hông vắt lên vai trái.
Nữ giới họ mặc áo tầm vông (áo cổ vòng) dệt bằng tơ tằm hay chỉ
kim tuyến họa tiết hoa văn khác nhau màu vàng hoặc màu trắng là chủ đạo
(áo dài quá gối, thân rộng, xẻ ngực, tay chật, hai bên sườn ghép thêm bốn
miếng vải theo chiều dọc từ nách đến gấu áo vận xàrông là mảnh thổ cẩm
rộng 1m rộng dài 3,5m khi mặc thì cuốn lại che nửa người phía dưới và
“sbay” là một loại khăn lụa mềm mại được cuốn chéo từ vai trái xuống bên
sườn phải. Trang phục của họ được đính đính hạt cườm, hạt kim sa lấp
lánh.
Trong đám cưới
Chú rể mặc xàrông (hôl), áo cổ đứng màu đỏ (áo xẻ ngực), cài khuy
trước ngực, quàng khăn trắng đắp qua vai trái và đeo thêm con dao cưới
(kầm pách) với ý nghĩa là bảo vệ cô dâu.
Cô dâu mặc chiếc xămpốt hôl màu tím sẫm hay hồng cánh sen, áo
dài tăm pông màu đỏ thẫm, quàng khăn chéo qua người, đội mũ pkel plac
hay loại mũ tháp nhọn bằng kim loại hay bằng giấy bồi.
Tóm lại, trang phục truyền thống của người Khmer không chỉ phong
phú về màu sắc, họa tiết hoa văn mà còn được thiết kế theo nhiều kiểu
dáng.
1.3. Lễ cưới
Hôn nhân do cha mẹ sắp đạt có sự thõa thuận của con cái.
Cưới xin trải qua ba bước: làm mối, dạm hỏi, lễ cưới, được tổ chức
bên nhà gái.
Sau lễ cưới, người con trai phải ở bên nhà vợ một thời gian vài năm
hoặc khi có con họ ra ở riêng nhưng vẫn cư trú bên ngoại. Đó là đặc điểm
phổ biến trong hình thái cư trú sau hôn nhân của người Khmer. Ngày nay,
nó không còn phổ biến, đôi vợ chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trứ
hoặc bên vợ, hoặc bên trong phụ thuộc vào địa vị xã hội và điều kiện kinh
tế của cha mẹ hai bên. Điều này phản ánh mối quan hệ phụ hệ hoặc mẫu hệ
của người Khmer.
Lễ cưới chiếm một vị trí quan trọng, lễ cưới gồm: lễ cưới và lễ hỏi.
Lễ cưới diễn ra theo mùa từ tháng 10 đến tháng 4 theo phật lịch hoặc
không theo mùa và tránh tổ chức vào mùa mưa.
Đám cưới của người Khmer thường trải qua các tục lệ sau:
oLễ Sisla dak –ăn trầu cau: đây là lễ dạm hỏi. Trước lễ sisla dak, đôi
trai gái đã tự tìm hiểu nhau, ưng nhau, sau đó ướm thử lời đôi bên cha mẹ.
Nếu cha mẹ đồng ý sẽ tìm chồng là chọn “giống” và việc dựng vợ, gả
chồng là chọn hạt “giống” mới đem về gieo tại vùng đất của mình. Cho
nên giai đoạn tìm hiểu nhau thuận buồn xuôi gió thì mới nhờ đến mai mối
làm lễ sisla dak, cơi trầu đầu tiên của nhà bên nhà trai chính thức đặt vấn
đề hôn nhân với bên gái .
oLễ Sisla kân sèng-gói trầu câu ăn hỏi: Sau lễ dạm hỏi, bên nhà trai
còn có thể bị bên nhà gái từ chối, nhưng nhận lễ ăn hỏi, chắc chắn bên nhà
gái đã thuận tình. Lễ ăn hỏi này là nghi thức đầu tiên chính thức ghi nhận
cuộc hôn nhân.
oLễ Sisla banh cheapeak – lễ xin cưới: Trong lễ này, nhà trai phải có
lễ vật riêng tặng cho người con gái – cô dâu tương lai,thể hiện sự hiện sự
vui mừng cho đôi trai gái trẻ được phép làm lễ kết hôn. Kỷ vật cho người
con gái thường là nhẫn , vòng vàng, vòng bạc. theo phong tục người
Khmer dù giàu hay nghèo cũng phải qua lễ dạm hỏi cho đủ ba lần thì mới
được mới coi là trai gái lấy nhau đúng đắn.
Đám cưới dù tổ chức to hay nhỏ cũng đều diễn ra trong ba ngày
+ Ngày thứ nhất là ngày nhập gia: Bên nhà trai mang lễ vật sang bên
nhà gái xin phép làm đám cưới. Lễ vật thông thường gồm bánh,trầu cau,
trái cây, thức ăn… Lễ vật nhiều hay ít không quan trọng, nhưng mỗi thứ
đều phải đủ thôi. Đám cưới người Khmer kiêng số lẽ. Vào buổi chiều,
chọn giờ tốt, đoàn người nhà trai đến nhà gái. Đoàn gồm có một số người
thân tộc, bạn bè chú rễ, ông Maha – người mai mối, người hiểu biết
hướng dẫn đám cưới theo đúng phong tục cổ truyền – và dàn nhạc.
+ Ngày thứ hai là ngày cưới: Đây là ngày làm lễ chính thức.Mở đầu
cho lễ cưới, vào giờ tốt buổi sáng, làm lễ cúng ông bà, tổ tiên và ăn trầu
kâm nất - trầu đính ước. Buổi chiều làm lễ cắt tóc cho chàng trai và cô
gái. Sau đó dẫn chàng trau đến trình diện Neakta - thần bảo hộ của phum
sóc, để Neakta công nhận thành viên mới của phum sóc.
+ Ngày thứ ba là ngày lạy ông bà và họ hàng: Trời hừng sáng, ông
Maha dẫn người con trai đến trước “Bàn trời” – Rean Têvôđa . Đúng giờ
tốt, người con trai được dân vào nhà lớn cho ngồi xếp hàng vào nơi quy
định ( trên chõng tre, ghế băng, hay giường …), rồi dẫn người con gái ra
ngồi chung một bên. Ông Maha bắt đầu làm lễ: Lễ rắc hoa cau và lễ lễ
“Đơrpoooil” – lễ rút gươm ra khỏi bao. Lễ “rắc hoa cau” là lấy hoa cau rắc
lên người đôi trai gái và rắc từ đường đi chỗ ngồi đến buồng tân hôn. Còn
lễ “rút gươm ra khỏi bao” là lễ gắn với một truyền thuyết mà những ông
bà người Khmer thường kể.
+ Sau lễ cưới: Sau ngày cưới, cô dâu, chú rễ - những thành viên mới
của cộng đồng hai bên phía gia đình phải làm lễ vừa để làm quen, vừa để
ra mắt: hai vợ chồng mới đem buồng cau đến chùa làm lễ ra mắt sư sãi và
xin ban phước lành, cô dâu và chú rễ đi thăm bà con thân tộc hai họ.
Do tôn sùng phật giáo, người Khmer quna niệm rằng người con trai có
đi tu, sau khi hoàn tục mới là người có đức hạnh, có giáo dục và là người
tốt. Đó cũng là tiêu chuẩn để lấy vợ.3
1.4. Tập quán tang ma
Người Khmer tin theo đạo phật, chịu ảnh hưởng sau sắc của phật giáo
trong quan niệm về cái sống và cái chết. họ quan niệm rằng, chết chưa phải
là chấm dứt cuộc sống, mà là tiếp tục sống ở một thế giới khác, không
sống bằng thể xác,mà sống bằng linh hồn bất diệt. Do đó họ chuẫn bị cho
đám tang người chết thật sự chu đáo, chuẩn bị nhiều lẽ vật cho người chết
mang theo để tiếp tục sống ở thế giới thần linh. Tập quán người Khmer là
hỏa táng người chết. Trường hợp người chết truyền bệnh dịch thì mới đêm
chôn.
3 GS.TS Hoàng Nam, Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội
2011,Tr.432
Khi gia đình có người chết, trước tiên họ mời ông Acha – Yuki – thầy
cúng thông thạo việc tang ma đến hướng dẫn tổ chức tang lễ.
*Lễ cầu siêu, cầu phước – oypôryuk: Trước khi liệm xác chết vào
quan tài, người ta mời hai vị sư sãi đến cầu siêu, cầu phước. Khi đóng nắp
quan tài người ta xếp các vật cúng lên nắp quan tài. Hai đầu quan tài đốt
hai cây nến, dưới quan tài đốt “lửa ướp”, mục đích giữ cho có hơi ấm
thường xuyên. Phía trên đầu quan tài có một cờ hình cá sấu bằng vải trắng
cắm trên một cây, gọi là “cờ hiệu của linh hồn”. Người Khmer cũng có “lễ
lăn đường khi đưa ma như người Hoa, người Kinh”.
2. Văn hóa nghệ thuật.
2.1. Hò (SăKăvati)
Cũng như dân tộc Việt ở vùng sông nước Cửu Long có rất nhiều điệu
hò, người Khmer trong vùng là dân tộc ít người duy nhất ở nước ta có
điều hò dân gian gần gũi với sông nước, như Hò đưa thuyền, Hò kéo dây,
Hò kéo co, Hò hái sen. Đó là những điệu hò khỏe khoắn, khoan thai phù
hợp với nhịp điệu lao động trên sông nước.
2.2. Sân khấu Rô Băm
Rô Băm là hình thức sân khấu cỏ điển của người Khmer, có nội dung
truyện tích cụ thể được khai thác từ đề tài Phật giáo,Bà la MÔn giáo, quen
thuộc nhất là sử thi Ramayana Ấn Độ, một đề tài không chỉ người Khmer
nào cũng thuộc tuồng tíc và sành điệu Rô Băm.
Rô Băm còn có tên gọi là “Hát Rằm” hay “hát Riêm Kê”. Hình thức
sân khấu Rô Băm sử dụng múa như một ngôn ngữ chủ đạo. hầu như tất cả
nội dung của kịch đều được dùng hình tượng múa để diễn tả.
2.3. Sân khấu Dù Kê.
Có lẽ Dù Kê là sự nối tiếp của sân khấu kịch hát Rô Băm, nó được ra
đời mang tính chất kế thừa nhằm đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống
mới mà thể loại Rô Băm không còn phù hợp. Vào những năm đầu của thế
kỷ XX, cùng với sân khấu cải lương Nam Bộ, sân khấu kịch hát Dù Kê đã
ra đời trên vùng đất người Khmer sinh sống (vùng sông Bas sắc). Gần một
thế kỷ qua, Dù Kê đã phát triển rông khắp trong đồng bào Khmer và trở
thành một loại hình sân khấu ca kịch độc đáo, là món ăn tinh thần của các
dân tộc trong vùng.
Ở Dù Kê ngoài tích truyện cổ, còn đưa vào kịch nhiều đề tài của
cuộc sống xã hội đượng thời. Điều này là nổi khát khao của nhân dân, nó
đáp ứng được nguyện vọng: sân khấu kịch hát phản ánh được cuộc sông và
quay lại phục vụ nhân dân. Dù Kê còn tiếp thu một số tuồng tích Tàu
(Tiều). Thậm chí những cở cải lương: Lưu Bình Dương Lễ, Trần Minh
Khố Chuối… cũng được nạp, làm cho thể loại kịch hát Dù Kê càng thêm
phong phú.
Về nguồn gốc ra đời của Dù Kê, có nhiều nguồn sử liệu khác nhau.
Dù Kê về hình thức Dù Kê cũng giống Rô Băm.
Dù Kê mang rõ tính chất của các mối quan hệ xã hội.
3. Lễ hội
3.1. Tết chôl chnăm thmây của người Khmer
Lễ vào năm mới chôl chnăm thmây còn gọi là “lễ chịu tuổi”, là ngày
tết cổ truyền của đồng bào Khmer.
Lịch của người Khmer kết thúc vào cuối tháng 12 (âm lịch), nhưng tết
mừng năm mới lại diễn ra vào tháng Khchét Khmer tức từ 14 đến 16
tháng 4 (dương lịch).
Thãng cũng là lúc giao mùa ở Nam bộ.Mùa khô vừa kết thúc và bước
sang mùa mưa. Những cơn mưa đầu mùa làm cho cây cỏ tươi tốt, thiên
nhiên như trỗi dậy sức sống,đâm chồi nảy lộc. Người Khmer quan niệm
như là sự khởi đầu của một năm mới, nên gọi là chôl chnăm thmây (tức là
ngày thay năm cũ vào năm mới).
Không khí chuẫn bị tết rất nhộn nhịp,đặc biệt trước tết nửa tháng,
người dân từng chùa tự nguyện góp tiền, sửa sang chùa. Khuôn viên chùa
được dọn dẹp sạch sẽ để chuẫn bị đón tết. Người Khmer có ba ngày tết đó
là chôl chnăm thmây (bắt đầu vào tết ), ngày giữa là Von bât, ngày cuối là
Lơng sak. Theo quan niệm người Khmer,Têvêđa là vị tiên được trời sai
xuống để lo cho dân chúng trong một năm. Vì thế, đêm giao thừa mọi nhà
đều thặp nhang, đèn làm lễ đưa Têvêđa cũ và rước Têvêđa mới. Sau đó
mọi nghi thức quan trọn đón tết đều diễn ra tại chùa. Ở trong chùa, những
phật tử cao niên cùng các vị sư sãi tụng kinh niệm phạt để đưa năm cũ
rước năm mới.
Ngày thứ nhất, từng đoàn người trong những bộ quần áo sặc sỡ cầm
nhang đèn hoa quả vào chùa cùng nhau rước Đại Nông lịch quanh chính
điện vào lễ phật, đọc kinh mừng mới.
Ngày thứ hai, phật tử dâng cơm cho các vị sư và đắp núi cát.
Ngày thứ ba, là lễ tắm tượng phật và tắm cho các vị sư cao niên
3.2. Lễ cúng ông bà (pithi sen đôn ta)
Lễ Đôn Ta được tổ chức vào ba ngày từ 29 tháng 8 đến 1 tháng 9 (âm
lịch). Vào mùa Đôn Ta,các vị sư sãi và đồng bào Khmer ở các chùa, mỗi
gia đình đều hướng về tổ tiên với lòng thành kính để được dâng ơn, đáp
nghĩa bao la vô tận. Lễ Sen Đôn Ta gắn liền với tâm linh,tính ngưỡng đã in
sâu trong tấm thức đồng bào Khmer.
Ngày thứ nhất,mỗi gia đình dọn dẹp bàn thờ tổ tiên. Sau đó bày các lễ
vật lên bàn thờ. Buổi sáng là “cúng đón tiếp”. Gia chủ làm cổ rồi mời họ
hàng cùng dự. Buổi chiều là “cúng linh hồn”, mời ông bà tắm rửa rồi cùng
đi vào chùa nghe sư sải tụng kinh.
Ngày thứ hai, vẫn để ông bà ở lại chùa nghe sư sãi tụng kinh. Đến trưa
thì đưa linh hồn người quá cố về nhà.
Ngày thứ ba, là ngày cúng cuối cùng gọi là “cúng đưa”.
3.3. Lễ cúng trăng (Pithi Sâm Peak Preach Khe)
Ngày 15 tháng Kdoeh là ngày lễ cúng Trăng, một lễ hội văn hóa độc
đáo của người Khmer. Đêm ngày 15 là đêm răm tròn trăng thứ 12 cuối
cùng,khép lại một năm của người Khmer. Tháng Kdeoh là tháng lúa mùa
trên đồng chín vàng mùa thu hoạch. Ông trăng theo quna niệm của người
Khmer là chủ của mùa màng. Trong tâm thức của những thiện nam tín nữ
Ông Trăng chính là hình ảnh cung quảng của thỏ ngọc. Trăng thiêng
liêng,trăng tháng Kdoeh càng thiêng liêng cao quý, nên đồng bào Khmer
tổ chức lễ cúng trăng, cúng mừng mùa vụ và cúng hết năm. Bàn thờ cúng
trăng được kê dưới cổng cúng trăng. Món lễ cúng đầu bảng là cốm dẹp,
trái dừa tươi, khoai môn, khoai lang, bắp, đậu phộng, chuối, mía, … Bàn
cổ cùng đầy sản vật cấy trồng, cây trái thật ngon. Người người của gia
đình quay quần trước bàn cúng trăng. Trăng lên cao, cử hành lễ. Những
cặp mắt trông trăng tỏ ân nghĩa và chờ mong hi vọng được thấm nhuần
ánh sáng cuộc sống ngày mai tốt đẹp hơn. Lễ cúng trăng có nghi thức đút
cốm dẹp - Óoc Ombóc. Người đút cốm là người già đứng đầu lễ. Sau khi
khấn vái cầu nguyện người được hưởng lộc trước tiên là con nít. Mỗi năm
mỗi lễ Cúng Trăng những lời mơ ước thiêng liêng của trẻ em vang trong
trăng rằm Kdoeh đó là những lời không thể thiếu được trong lễ cúng trăng.
Lễ cúng trăng, đút cốm dẹp là lễ tết,là hội vui của phum sốc, là lễ hội văn
hóa dân tộc đặc sắc mang ý nghĩa dân sinh phát triển đời sống cộng đồng
cư dân xóm ấp.Tiếp theo là những trò chơi nhân gian.
3.4. Lễ hội đua Ghe Ngo
Đua ghe ngo (Un Tuk) là một lễ hội tưng bừng ở Sóc Trăng được tố
chức hằng năm vào dịp lễ Óoc Ombóc của người Khmer. Trong đời sống
của người Khmer, Ghe Ngo có ý nghĩa văn hóa phi vật thể. Đua Ghe Ngo
là một hoạt động mang hồn đất, tình người độc đáo. Lễ hội độc đáo có sức
sống lan tỏa,tồn tại và phát triển thành lễ hội văn hóa thể thao rất có ý
nghĩa trong đời sống nói chung của nhân dân Việt Nam và nói riêng đối
với đồng bào Khmer.
Ghe ngo là một chiếc thuyền dài cong vút. Một thuyền đua có cấu tạo
nhiều nét khá đặc biệt.ghe được làm bằng gỗ tốt, có đầy đủ những tính
chất của một vận dụng bởi chải chịu nước tốt, chịu được hoạt động cực kỳ
mạnh mẽ linh hoạt của các tay chèo đua. Về cấu tạo: ghe ngo có thân dài
khoảng 25m, có chiều ngang ở giữa lớn nhất tới 1,4m vuốt suôn về hai đầu
chỉ còn 0,4m. Trong lòng ghe đặt ngang những “thang ghế ngồi đôi” từ
đầu tới cuối ghe.
Cấu tạo đặc biệt nhất là nghe ngo có hau cây kềm chịu lực ở trong
lòng ghe. Đó là những cây gỗ tốt rất cứng, rất chắc có đường kính khoảng
0,2m. Mội cây kềm được bố trí vị trí để làm những chức năng khác nhau.
Cây kềm lòng lòng dài suốt lòng nge đặt sát đáy giữ thân nge vững chãi
trên đường đua. Cây kềm lái đặt song song đặt ở phía bên trên cây kềm
lòng dài từ giữa ghe về phía sau ghe. Hai cây kềm là đặc trưng của nge
ngo người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Về nhân sự đội đua nge ngo được tổ chức sắp xếp rất chặt chẽ với
một loạt những “tay chèo” với dầm chèo nhiều kích cỡ ở từng vị trí khác
nhau.
Có ba người ngồi đầu ghe với vị trí lãnh đạo.
Những con dầm chèo – những cặp kề vai ngồi trên những băng ghế từ
sau ba người ngồi mũi ghe, bao gồm:
- Khoảng 18 con dầm ngồi bơi.
- Khoảng 20 con dầm quỳ bơi.
- 8 con dầm nhún bơi.
- 3 con dầm lái. Lái chính ngồi cuối cùng, hai lái phụ ngồi ở hai bên
phải và trái lái chính.
Trên ghe còn người đứng cầm nhịp, giữ nhịp.
Ghe ngo là linh vật của phum sóc, được đóng và gìn giữ bảo quản đặc
biệt là để tại chùa.
Ghe ngo là vật thiêng liêng. Nhất cử nhất động đều phải cử lễ cầu xin
trước.
Sóc Trăng có hơn 30 đội nge ngo: các đôi ghe ngo Tam Sóc, Khleang,
Chùa Dơi, Vũng Thơm, Chùa Bốn Mặt, Chăm Pa, Tập Rèn … Ngày càng
hiện diện nhiều đội ghe ngo khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
3.5. Lễ hội miếu thác Côn (Pith That Kon)
Thác Côn, tiếng Khmer gọi là đạp cồng.
Miếu Thác Côn là miếu đạp cồng. Tiếng của lòng người hoàn âm cùng
tiếng đất!
Miếu dựng đầu tiên là cái miếu nhỏ chỉ có một cột, mỗi bề 3m. Cổng
miếu là cái miếu nhỏ chỉ có một cột, mỗi bề 3m. Cổng miếu có khuôn hình
cái cồng. Gần trăm năm qua, miếu đã được xây dựng đẹp hơn. Khuôn viên
miếu ngày một khang trang, xây gạch, láng bê tông để rước ngàn vạn bước
chân đạp cồng.
Từ ngày lập miếu Thác Côn có lễ hội cầu an, cầu phước.
Lễ hội tổ chức bắt đầu từ ngày rằm (Pinhbô) tháng thứ ba (tháng
Chere) của năm Phật lịch Nam tông. Dịp lễ hội này vào khoảng tháng 2 âm
lịch, cùng thời điểm nhiều đình làng ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng
như toàn quốc tổ chức Lễ Kỳ Yên.
Từ xưa tới nay lịch trình lễ hội trong ba ngày với những nội dung
chính như sau:
Ngày 15; từ 7 giờ sáng các tổ chức và các cá nhân dâng lễ cầu phước.
Ngày 15,16 và 17, buổi tối từ 16 giờ: các phật tử lạy Phật. từ 19 giờ
30 phút các sư thuyết pháp hướng phật tử làm điều tốt lành, tích đức tích
thiện. Từ 20 giờ các sư tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa mới trong
cộng đồng cư dân.
Ngày 18, bế mạc lẽ hội.
Cùng với Lễ thiêng là Hội vui liên tục suốt ba ngày hoạt động tối
ngày, sáng đêm.
Hội của những trò chơi nhân gian: ném còn, kéo co, bơi xuồng, bịt
mắt đập nồi trên bãi cỏ quanh miếu.
Nét độc đáo của lễ hội ở miếu Thác Côn ấp An Trạch là Slatho dừa.
Người tới cầu thỉnh ai ai cũng dâng cặp Slatho dừa. Tùy tâm,tùy lòng
người ta dâng lễ một hay nhiều cặp slatho.
Slatho là đồ lễ được trưng bày với năm cái bông, năm miếng trầu, năm
cây nhang và một cây đèn cầy.
Đó là lễ vật dâng lên năm đức Bồ tát - những người hết tâm,hết lòng
lo lắng che chở giúp đỡ cho đời sống chúng sinh được bình an.
Đi lễ miếu Thác Côn thật nhẹ nhàng. Lễ vật biểu lộ lòng người, tình
người, không cầu kỳ đồ ăn thức uống, thịt rượu. Lấy từ cây dừa vườn nhà
hoặc mua cặp dừa , lo trầu cau nhang đèn là có đồ cúng.
Hàng ngàn slatho dừa dâng lên bàn thờ miếu chỉ rộng mấy mét vuông.
Lễ Cúng dừa theo lời nói dân giang miếu Thác Côn là dâng những
Slatho dừa cầu an cầu phước hòa với không khí cúng Kỳ yên cầu Quốc
thái Dân an của nhân dân Việt ở nhiều địa phương.
Lễ cầu an cầu phước miếu Thác Côn từ xưa tới nay vẫn giữ được nếp
cầu có tính chất phác và thực tế.
Lễ hội miếu Thác Côn là lễ hội văn hóa của tính yêu đất, yêu lao động
sản xuất, yêu đời chân thực sâu sắc tinh tế của cộng đồng cư dân Đồng
bằng sông Cửu Long.
3.6. Lễ hội đua bò của người Khmer Nam Bộ.
Đua bò thiên về phần hội hơn phần lễ. Phần lễ cúng kiếng đơn giản,
chủ yếu do các gia đình thực hiện trước khi vào cuộc đua để cầu mong gặp
nhiều may mắn và thắng cuộc.
Lễ hội đua bò được tổ chức vào tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch hàng
năm.
Lễ đua bò là lễ hội dân gian truyền thống.
Vào ngày lễ hội đua bò, đồng bào quanh vùng Bảy Núi và các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long kéo về nườm nượp, nhiều người ở thành phố
Hồ Chí Minh hoặc miền Đông Nam Bộ không quản xa xôi cũng về đây từ
hôm trước.
Đối với người đua bò ngoài sự quyết liệt, dũng cảm khéo léo còn đòi
hỏi tính cần mẫn, công phu trong việc chăm sóc và huấn luyện bò đua, có
khi kéo dài cả năm.
Bò đua phải được nuôi ỏ nơi thoáng mát. Thức ăn là loại cỏ đặc biệt
trên núi. Nước uống sạch có pha cám.
Tại điểm xuất phát và đích đến cắm hai cây cờ, một xanh, một đỏ.
Theo quy địn, cặp bò khi xuất phát đứng ở màu cờ nào thì về đích cũng
phải ở màu cờ ấy.
Người xem đứng, ngồi dọc bờ ao phía bên đường đua.
Đua bò có hai vòng : “vòng hô” và “vòng thả”.
“Vòng hô” có hai lượt, lúc đầu cho bò đi chậm quanh trường đua, vừa
thăm dò đối phương, vừa cho bò lấy trớn.
Sau đó,có thể khôn khéo thức bò đi nhanh hơn vượt lên giật vàm đôi
trước làm cho người điều khiễn đôi bò kia bị chậm trễ hoặc lúng túng
vướng bừa ngã xuống.
Tuy nhiên,chũng giống như các cuộc đua khác,sự quyết liệt vẫn là ở
các cuộc nước rút. Đối với đua bò gọi là “vòng thả”, ngoạn mục nhất là từ
đoạn 100 mét cho đến khi về đích.4
4 Phạm Thị Phương Hạnh (Chủ biên), Văn hóa Khmer Nam Bộ Nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam,NXB
Chính Trị Quốc Gia – Sự thật 2011,Tr.117
4. Tín ngưỡng tôn giáo .
4.1. Tín ngưỡng
Người Khmer làm ăn ở châu thổ sông Mêkông đã lâu đời.Hơn 90%
trong số họ là nông dân trồng lúa nước. Về tín ngưỡng tôn giáo, đồng bào
Khmer theo đạo Phật, giáo phái Tiểu Thừa (coi như tôn giáo toàn dân) và
còn tin vào các lực lượng siêu nhiên thần bí khác mà họ chưa có khả năng
nhận thức và chế ngự. Như vậy phãi chăng Phật mới chỉ giúp họ đạo lý
làm người, còn Phật chưa giúp họ khi gặp nmay rủi trong lao động sản
xuất thường ngày, nhất là trong nghề trồng lúa nước và cả nghề đánh bắt
thủy hải sản trên biển. Vì thế, họ sùng bái, thần linh hóa các thế lực siêu
nhiên không phải vì lòng thành tín như đối với Phật mà vì nhu cầu nhân
sinh, chế ngự sự tác oai, tác oái của siêu nhiên, đồng thời cầu mong thần
linh ban phước lành cho người dân làm ăn được thuận hòa.
Tín ngưỡng dân gian được thễ hiện trong các nghi lễ: nghi lễ cúng
thần nông, nghi lễ cúng Nea; Ta, cúng Arak, cúng Rea Hu, lễ cúng tổ
nghề. Một số lễ cúng được người Khmer tổ chức hàng năm như sau:
Cúng Neak Ta: Neak Ta là vị thần bảo hộ cho con người, mùa màng.
Lễ cúng được thực hiện vào khoảng tháng 4 dương lịch. Hàng năm người
dân trong các sóc phạm vi thuộc Neak Ta tổ chức cúng Neak Ta, với ý
nghĩa cầu an cho mọi người, cầu mưa gió thuận hòa, cho vụ mùa bội thu.
Neak ta còn là thần bảo hộ cho tình yêu trai gái. Nhiều chùa người Khmer
ở châu thổ sông Mêkông có dựng miếu thời Neak Ta ngay trong khuôn
viên của chùa.
Cúng Arak: Arak là vị thần bảo hộ cho dòng họ, một loại thần không
có hình dáng, tính thiện, ác cũng khó phân biệt. Người ta cúng Arak mỗi
khi gia đình có chuyện chẳng lành, có người ốm đau, làm ăn xui xẻo hay
gặp tai nạn bất ngờ … Nếu cúng Arak mà có mời Kruteay (thầy bói) và
Rup Arak (người nhập Arak), thì đó là gia đình thân chủ muốn triệu linh
hồn người chết mà mình nhờ bảo hộ để trực tiếp nghe nghe lời phán xét.
Cúng Rea Hu: Trong phum sóc không có tục thờ Rea Hu.
Rea Hu chỉ được trang trí phổ biến ở các chùa, tháp với khuôn mặt
nhe nanh, trợn mắt, nuốt mặt trăng trông rất dữ tợn. Xem nhật thực, nguyệt
thực, người Khmer đoán định kết quả mùa màng. Nếu mặt trời và mặt
trăng bị che khuất hoàn toàn, tức là Rea Hu nuốt hết vào bụng và sau đó lại
sáng dần ra từ phía bắt đầu che khuất, tức là Rea Hu ói ra, thì năm đó được
mùa. Đương thời khi có nhật thực, nguyệt thực, phụ nữ mang thai vẫn
phải nhịn ăn; ngày xưa còn phải để một bình vôi và một con dao bổ cau
vào nếp váy, có lẽ để tự vệ.
Lễ cúng tổ: Hàng năm vào cuối tháng 3 âm lịch, các ngành nghề thủ
công của người Khmer đều tổ chức lễ cúng ông tổ nghề - người đứng đầu
khai sinh ra nghề nghiệp hay người thầy trực tiếp dạy truyền nghề cho họ.
Họ tri ân người thầy của mình bằng lẽ cúng tổ. Tùy theo moi64ong6 tổ
nghề, người ta lập đàn cúng với những vật cúng và nghi lễ tương ứng,
được lưu truyền từ xa xưa để lại.
Tôn giáo: Nhìn vào lịch sử tôn giáo của người Khmer, chúng ta biết
được, trước khi tiếp nhận đạo Phật Tiểu Thừa, người Khmer đã có một
thời thao đạo Bàlamôn và Phật giáo Đại Thừa.
Đạo Bàlamôn: Đạo Bàlamôn tuy không tồn tại trong đời sống người
Khmer, nhưng giá trị của thần vẫn còn in dấu đậm nét khắp vùng người
Khmer cư trú, ẩn tàng trong tín ngưỡng dân gian. Các vị thần của đạo
Bàlamôn vẫn còn được bão lưu.
Phật giáo Đại Thừa: Theo tư liệu tham khảo cổ học, tại vùng
Basak:Sóc Trăng đã tìm thấy 10 tượng Phật thế kỉ VI – VIII, trong đó có 4
tượng Lôkêsvara (Bồ tát Đại Thừa). Điều này nói lên rằng Phật giáo Đại
Thừa đã từng tồn tại trong dân Khmer Nam Bộ.
Phật giáo tiểu thừa: Phật giáo Tiểu Thừa là giáo phái chỉ tôn thờ Phật
Thích Ca Mâu Ni. Phật giáo Tiểu Thừa là giáo phái chỉ tôn thờ Phật Thích
Ca Mâu Ni. Phật giáo Tiểu Thừa thắng thế trước đạo Bàlamôn vào thế kĩ
XII.
Phật giáo là một trong ba tôn giáo thế giới. Hiện tượng Phật giáo toàn
tòng của người Khmer trong lịch sử là bước phát triển từ tôn giáo đa thần
sang tôn giáo độc thần. Bước phát triển này cho đến nay được coi là một
tất yếu lịch sử, đã diễn ra ở nhiều nước phát triển trên thế giới.
Ngôi chùa: Ngôi chùa là nơi cho con trai người Khmer đi tu học.
Người Khmer từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, rồi về già, mọi nổi
buồn, niềm vui đều diễn ra ở chùa … Mỗi ngôi chùa có ba chục sư sãi.
Đến nông thôn người Khmer, ta thấy kiến trúc ngôi chùa là nổi bật nhất.
Đặc điểm của chùa là trồng nhiều cây cao: cây dầu, cây dừa, cây thốt nốt
… Chùa Khmer được xây dựng như một công trình văn hóa. Trong chùa
có: thư viện, nơi tàng trữ các loại thư tịch cổ, bảo tàng mỹ thuật và lịch sử,
nơi sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật,trường học chữ …
4.2. Chùa Kh’leng
4.2.1. Lịch sử hình thành
Chùa Kh’leang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ được xây
dựng vào giữa thế kỷ 16 vào năm 15335. Ngôi chùa có tuổi thọ rất cao
và nó gắn liền với truyền thuyết địa danh tỉnh Sóc Trăng.
Vào đầu thế kỉ 16, vua của nước Chân Lạp là Ang Chăn tổ chức một
chuyến đi kinh lý qua các lãnh địa xa xôi của mình ở vùng hạ lưu sông
5 Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, Chùa Việt Nam, Nxb Thế Giới, tr.482.
Hậu (lúc đó kinh đô đóng tại Lô-véc, thuộc nước Campuchia bấy giờ).
Khi nhà vua dừng lại ngự giá ở Sóc Trăng một thời gian mà không thấy
có ngôi chùa Phật nào, ngài bèn ra lệnh cho viên quan coi quản đất này
phải xây dựng cho được một ngôi chùa để dân chúng có nơi hành đạo.
Vâng lệnh vua ban, năm 1532 viên quan cai quản vùng đất này tên là
Tác đã triệu tập các tín đồ và đại diện dân Sócrk trong một cuộc hội
nghị được tổ chức trọng thể để truyền đạt lệnh của vua; đồng thời ông
kêu gọi mọi người góp công, góp sức xây dựng ngôi chùa mới. Tất cả
mọi người khi nghe tin này đều rất hân hoan và đồng ý góp phần vào sự
kiện thiêng liêng này. Kế đó, ông Tác vạch rõ địa hình, địa thế của đất
Sóc Trăng cho mọi người được rõ… Ở cả ba hướng: Đông, Tây, Nam
đều là đầm lầy, kinh rạch, rừng hoang có nhiều thú dữ như cọp, voi, trâu
rừng, rắn độc… còn hướng Bắc là nơi đất cát cao ráo, ruộng đồng bằng
phẳng. Ai nấy đều tán thành địa điểm xây chùa ở hướng Bắc. Xong hội
nghị, ông Tác liền mời mọi người theo ông đi về hướng Bắc, đến nơi
ông hỏi ba lần: “Hỡi các vị sư và các ngài, đây là nơi có thể xây chùa
được không?”, mọi người đồng thanh hô lên: “Rất tốt, đây là nơi rất tốt
để chúng ta xây chùa, xin ngài hãy cho xây một ngôi chùa nơi đây để
chúng tôi lưu lại phước đức cho đời sau”.
Ngôi chùa được xây dựng do một viên quan cai quản vùng Sóc
Trăng tên là Tác khởi xướng. Ông đã cho xây dựng một nhà kho để tích
trữ sản vật do nhân dân quyên góp. Từ đó, ông đặt tên cho vùng đất
mình cai quản là Srock – Kh’leang (tiếng Khmer có nghĩa là xứ có kho),
khi người Kinh đến đây sinh sống họ gọi nơi này trại âm ra là Sóc Kha
Lang rồi sau là Sóc Trăng.
Địa điểm xây chùa đã được xác định, ông Tác cho người đo đạc đất
đai, khoanh vùng một khoảnh đất hình vuông rộng 4 ha, đóng cọc 8
hướng làm ranh giới. Sau đó, chọn ngày tốt để làm lễ Krong Phum (tức
lễ khởi công xây chùa, Krong Phum có nghĩa là các vị thần và các tổ sư
nghề nghiệp trong phum sóc). Khi cuộc lễ kết thúc một lần nữa, ông Tác
kêu gọi: “Tôi xin mọi người hãy đem lời kêu gọi của tôi đi vận động
thân quyến và dân trong toàn sóc, giải thích cho tất cả được rõ ý nghĩa
của việc làm này, hãy vì lòng tin tưởng đức Phật, vì lòng hảo tâm mà
đến đây đông đảo để xây dựng nhà chùa. Nhưng mọi người cần lưu ý
việc làm này không phải do sự cưỡng ép hoặc hăm doạ, mà vì tấm lòng
thành kính với đức Phật mà tự nguyện đóng góp. Dù đóng góp bằng sức
lực hoặc của cải vật chất, tinh thần tôi cũng xin mời mọi người hiệp sức
xây dựng để lấy phước đức và lòng được thanh thản.”
Kế hoạch xây chùa được vạch ra như sau:
- Ngày khởi công là ngày 16 tháng 12 Phật Lịch 2076 (tức vào năm
1532 dương lịch).
- Khai phá rừng rậm từ nơi ông Tác ở cho đến địa điểm xây chùa.
- Xây hàng rào vững chắc cho khu chùa và khu ông Tác để phòng
ngừa thú dữ.
- Xây nhà tạm cho lực lượng nhân công ở.
- Chùa được chia thành ba hạng mục chính:
+ Lấy đất từ ba cái ao.
+ Chính giữa xây ngôi chính điện bằng gỗ lợp lá.
+ Hướng đông bắc xây sa-la, am, nhà bếp… cũng bằng gỗ lợp lá.
- Sau khi xây cất xong sẽ mời sư sãi đến làm lễ khánh thành.
- Lễ khánh thành sẽ được kéo dài trong một tuần lễ.
Một thời gian sau khi ngôi chùa mới hoàn thành, ông Tác lại tổ chức
hội nghị để chọn nhà sư trụ trì của chùa. Kết quả, hội nghị đã chọn đại
đức Thạch Sóc 61 tuổi, thọ giới đã 40 năm, lúc đó đang tu tại chùa
Luông Bassac (thuộc phạm vi huyện Mỹ Xuyên). Ông được các phật tử
địa phương mời về làm trụ trì. Đại sư Thạch Sóc còn kiêm luôn chức vụ
Mê Kôn (chức vụ đứng đầu hội sư sãi của một vùng lúc đó), còn sư phó
và các chức vụ khác trong ban trị sự do ông Thạch Sóc chọn.
Ban đầu, chùa được xây cất đơn sơ từ các nguyên liệu bằng gỗ, lợp
lá, rồi dần dần mới xây cất bằng gạch và lợp ngói, với cách trang trí,
đường nét kiến trúc rất đẹp. Kiến trúc chùa hiện nay như ngôi chánh
điện và Sala được trùng tu sửa chữa vào năm 1918, chùa được mở rộng
hơn, được xây bằng gạch và lợp ngói.
5.2.2. Kiến trúc
Chùa Kh'leang được xây trên nền đất cao rộng, không gian thông
thoáng, xung quanh có nhiều cây xanh đặc biệt là cây thốt nốt, loại cây
đặc trưng của người Khmer, dưới mỗi gốc cây đặt những băng ghế đá
dùng để nghỉ chân tạo cho du khách một cảm giác hết sức thoải mái,
mát mẻ. Sân chùa có đến ba cấp, mỗi cấp đều có hàng rào xây gạch với
những hình con tiện đều đặn. Ở mỗi hướng Đông, Tây, Nam Bắc đều có
một cửa ra vào. Trước chùa có hai tháp hình bầu dục ở hai bên tả hữu,
dùng để hài cốt các vị trụ trì.
Trước chùa
Hình tháp dục
Cổng chùa được trang trí hoa văn cầu kỳ với màu sắc rực rỡ mang
đậm phong cách văn hoá Khmer.
Cổng chùa
Nguồn: Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, Chùa Việt
Nam, Nxb Thế Giới, tr.484.
Ngôi chính điện được dựng ở trung tâm xây dựng từ năm 1918 (hiện
nay không còn vết tích của ngôi chính điện cũ), có chiều dài 24 m, chiều
rộng 13 m, được dựng lên trên một nền cao hơn mặt đất gần 2 m, nền
gồm có ba bậc:
Ngôi chánh điện
bậc 1 cao 1m, các bậc hai 7m tạo thành vòng sân đường nội bộ (để
làm lễ), bậc 2 cao 0,8 m cách nền 3 là 4,5m có dựng hàng rào bao quanh
và trang trí hoa văn. Bậc nền 3 là mặt bằng ngoài tráng một lớp xi-măng
vôi có trang trí hoa văn theo các hoạ tiết riêng biệt hình cánh sen hoặc
các hình khối, tạo thành những đường viền cách vách chính điện 1,50 m
thành một vòng hành lang xung quanh chính điện.
Chùa Kh’leang
Mái chùa
Theo tài liệu của hệ phái Phật giáo Maha Nikaya Khmer Nam
Bộ thì ngôi chánh điện các chùa Khmar đều quay mặt về phía Đông
để đón ánh sáng mặt trời và ban phước cho chúng sanh. Chánh điện
luôn có cấp mái, mỗi cấp mái được chia làm ba lớp. Lớp giữa lớn
hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa. Hai mái trên cùng
hợp thành một góc 60° ở hai đầu hồi. Trang trí dọc bờ viền mái nóc
chùa có tượng Niêt Kơ-rêch (rồng). Tượng được tạo hình một con
rồng có thân hình uốn lượn, đầu xòe ra hình rẽ quạt, đuôi cong lên
và giao thoa với những đuôi rồng khác6. Đầu rồng mảnh mai, có
sừng nhọn, uốn lượn, thân rồng là thân của một loại cá (poo-cor) nên
rồng không có chân, trên lưng giương những đao móc nhọn cong về
phía đuôi, hình tượng rồng cũng được bố trí theo chiều dài đòn dông,
nhưng đây là sự kết thúc của tầng mái có độ cao nhất. Ở đây hình
đầu rồng được đơn giản hoá, chỉ còn mang hình dáng và chỉ lấy đặc
6 Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, Chùa Việt Nam, Nxb Thế Giới, tr.483.
trưng làm cơ sở để biểu hiện. Chung quanh mái chùa được đắp phù
điêu hình chim, thú cũng như những hình ảnh tượng trưng cho triết
lý nhà Phật. Toàn bộ mái chùa là cả một công trình kiến trúc vĩ đại
thể hiện quan niệm, triết lý về Phật, Trời của người Khmer.
Mặt bằng chính điện hình chữ nhật chạy dài theo hướng Đông -Tây
(cửa vào quay ra hướng Đông). Chính điện được dựng bằng 06 hàng cột
dọc gồm: 60 cây cột trụ, hàng 1 được dựng lan can hoa văn, hàng 2 là
hàng trụ vách, hàng 3 xác định gian giữa gồm 05 gian. Trên 12 thân cột
ở hai hàng thứ 3 có hoa văn viền ở phần đầu và chân cột chạm hình hoa
sen. Đặc biệt hình hoa sen ở chân cột ngắn hơn ở đoạn đầu cột. Do đó,
khi nhìn ta có cảm giác hai đoạn này cân xứng nhau. Giữa hai đoạn này
là phần gỗ được sơn mài đen, vẽ hình rồng hoa lá bằng nhũ vàng theo
mô típ của Trung Quốc. Chân vách phía bên ngoài được chạm nổi
những dãy hoa văn kết hợp thành một đường viền bao quanh ngôi chánh
điện có chiều cao 1,30 m, chỗ giới hạn trên đường viền được đặt cửa sổ
dọc theo tường dài, mỗi bên có 07 khung, cửa ra vào được đặt ở hai đầu
chính điện, mỗi đầu có 02 khung, cửa sổ có kích thước theo tỉ lệ 1/2 (1,2
m x 2,4 m), cửa cái cũng có tỉ lệ kích thước là 1/2 (1,6 m x 3,2 m).
Chùa Kh'leang
Xung quanh chánh điện có nhiều cột hiên chạy quanh, đỡ lấy bờ
mái. Phía trên các cột, tiếp với mái là hình chim thần Garuda, người
Khmer gọi là Krud. Krud ở các chùa Khmer Nam Bộ có cơ thể người
cân đối mỏ ngậm viên ngọc đầu đội mũ mặt như cú, hai tay nâng bệ, hai
cánh nhỏ mọc ra từ hai bên bụng và mặc quần cụt, chân có móng quặp
xuống.
Chim thần Garuda (Krud)
Ngôi chánh điện được Đại đức Liêu Đuông tổ chức trùng tu vào năm
1916.
Chính điện hình chữ nhật có chiều dài hơn 20m, rộng hơn 9m bên
trong chính điện có 12 cột bằng gỗ đen bóng được thiếp và được trang
trí những hình rồng vàng.
Chính điện
Trước bàn thờ có một tấm bao lam cao tới mái, chạm trỗ rất công
phu và sơn son thếp vàng. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, chính
giữa là pho tượng Phật Thích Ca được đúc năm 1916 với thành đạo cao
6,80m (phần tượng cao 2,70m, ngồi trên tòa sen cao 2,5m và bệ cao
1,3m). Phật Thích Ca ngồi kiểu ấn “Xúc địa” tay phải đặt lên chân, các
ngón tay chỉ xuống dưới với vầng hào quang bằng điện lúc ẩn, lúc hiện,
tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát và huyền ảo. Chung quanh tượng Phật
lớn và tượng Phật nhỏ có nhiều tủ kính trưng bày các hiện vật gia dụng
của cộng đồng người Khmer xưa như là một cách bảo tồn và phát huy
nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa của dân tộc mình.. Tượng gợi một ảnh
hưởng của phong các Sukhothai. . Sau lưng pho tượng có tấm bia khắc
chữ Khmer ghi: “Đại đức Liêu Đuông, đời truyền thừa thứ 17, trụ trì
chùa từ năm 1893 đến năm 1928, đã tạo tượng đức Phật vào năm Phật
lịch 2460 với sự cúng dường của gia đình ông Lum Sun”7. Ngoài và
trong chính điện chúng ta còn bắt gặp những mô típ tượng khác: hình
chim muông hoa lá, hình tiên nữ đang múa trên bầu trời, nhất là bao
quanh phía trong chánh điện có các hình hoạ mô tả về các tích của đức
Phật Thích Ca từ lúc sinh ra cho đến khi đắc đạo. Những hình tượng
trên góp phần làm sinh động thêm ngôi chính điện trang nghiêm của
7 Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, Chùa Việt Nam, Nxb Thế Giới, tr.484.
chùa Khleang. Trên 12 thân cột trong chánh điện được trang trí hoa văn
thể hiện sự giao thoa nghệ thuật của 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa.
Chung quanh chánh điện còn có các tượng Phật, các tượng chằn trong tư
thế bảo vệ chánh điện.
Trên các khung cửa ngôi chánh điện được khắc chạm các nhân vật
trong phục trang của người Khmer cổ. Các cánh cửa được chạm trỗ tinh
xảo. Có hình Reahu với Mặt Trăng. Tượng Reahu có dạng chung là mặt
mày dữ tợn, đội mắt trợn trừng, miệng rộng với răng nhọn lởm chởm,
chỉ có đầu, không có mình, hai tay cầm mặt trời hay mặt trăng đưa vào
miệng để nuốt; hay ở dạng đang thổi một luồng cuồng phong được cách
điệu. Hình tượng này thường xuất hiện trên cổng, vòm cửa mặt tiền
chánh điện, trên bàn thờ phật hay trên các mặt tháp.
Theo truyền thuyết của người Khmer thì Reahu muốn nuốt Mặt
Trăng nhưng không nuốt trôi, nếu khạc ra ở miệng thì sẽ được mùa lớn.
Nếu Trăng ra ở nách thì đói. Người Khmer Nam Bộ thường chạm hình
Reahu với Mặt Trăng ở miệng để cầu được mùa. Trên hai cánh cửa gỗ
được chạm khắc thể hiện cuộc giao đấu giữa Tiên nữ và Chằn (Yeak).
Yeak có bộ mặt hung dữ tiêu biểu cho cái ác. Tiên nữ tiêu biểu cho cái
thiện. Người thì đứng trên Reach cha sei, kẻ thì đứng trên chim thần
Krud trong cuộc giao đấu ngang tài ngang sức.
Chạm cửa gỗ cảnh tiên nữ giao đấu với chằn
Ngoài ra, chùa Kh’leang còn có một số công trình xây dựng khác
như:
Sa –la (nhà hội của sư sãi và tín đồ), nhà tụng của sư sãi, nhà của vị
đại đức trụ trì và các vị sư, lò thiêu và các tháp để tro cốt người chết...
Trong khuôn viên chùa còn có khu vực dành riêng cho Trường Trung
cấp Pali Nam Bộ được ngân sách nhà nước cấp xây dựng mới, để đào
tạo những vị sư cho các chùa cũng như để giảng dạy văn hóa và dạy chữ
Khmer. Ngoài ra, chùa còn là nơi cử hành các nghi thức lễ truyền thống
của dân tộc Khmer: Tết Chôl – Chnăm – Thmây, lễ hội Dolta, Lễ Ooc –
Om – Boc và đua ghe Ngo, ....
Hiện nay, trong chùa Khleang có các hiện vật sau:
- Phật Thích Ca: tổng cộng 45 tượng (01 tượng ngồi thiền định cao
2,5 m bằng ciment, 04 tượng bằng đá trắng cao từ 1m đến 1,8 m, 06
tượng đồng cao từ 0,2 m đến 0,4 m, 29 tượng gỗ cao từ 0,2 m đến 0,5
m).
- 02 tủ bằng gỗ chạm hoa văn sơn son thiếp vàng.
- 01 ngai thuyết pháp bằng gỗ chạm hoa văn cao 1,2 m.
- 01 tượng đồng Apsara cao 0,65 m.
- Khoảng 30 đồ dùng sinh hoạt bằng bạc, đồng, gỗ, nhựa… để trong
tủ nơi chính điện.
4.3. Chùa Dơi
4.3.1. Lịch sử hình thành
Chùa Dơi tọa lạc ở số 73B, đường Lê Hồng Phong, phường 3 thị xã
Sóc Trăng, Chùa Dơi tên thật là Wathserâytêchô - Mahatup (phiên âm
từ tiếng Khmer). Về sau đồng bào Kinh và Hoa đọc trại từ Mahatup
thành “Mã Tộc”. Cho nên cũng có nhiều người gọi là: “Chùa Mã Tộc”.
Ngoài ra dân gian còn gọi là chùa Dơi bởi vì trong chùa này có nhiều
dơi. Ðây là một trong những công trình nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu
của Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ và thuộc vào hàng các ngôi
chùa cổ nhất của tỉnh Sóc Trăng.
Từ “Mã Tộc” cũng chính là địa danh (tính từ ngã ba đường cho đến
lối rẽ vào Chùa Dơi) coi như là một làng nhỏ. Dân cư ở đây gồm 3 dân
tộc (Kinh, Hoa, Khmer) cùng sinh sống.
Theo người Khmer, Mahatup là trận kháng cự lớn (Tup: kháng cự;
Maha: lớn). Nơi đây đã diễn ra một trận đánh ác liệt của phong trào
nông dân nổi dậy chống bọn phong kiến ngày xưa. Sau trận đánh đó,
dân chúng tản cư trở về sinh sống, họ cho rằng vùng đất này có điềm
lành (đất lành) nên xây chùa thờ Phật. Bởi họ cần có một đấng tối cao
che chở - vì các trận đánh của phong trào nông dân ở những nơi khác
đều bị thất bại, nhưng ở nơi đây trận chiến diễn ra ác liệt nhưng họ đã
giành chiến thắng.
Theo thư tịch cổ của Chùa còn để lại có ghi chép: Chùa được khởi
công xây dựng vào từ năm 1569 dương lịch, cách nay 440 năm. Do ông
Thạch Út đứng ra xây dựng. Từ trước đến nay chùa được trùng tu nhiều
lần, năm 1960 Chùa sửa chữa lớn ở chánh điện, đến năm 2008 chùa bị
cháy chánh điện. Vào tháng 4 năm 2009, chánh điện chùa đã được phục
chế lại như cũ.
Theo lời kể của các già làng về lịch sử hình thành của Chùa đã trải
qua 19 đời Đại Đức. Các văn bản còn lại, được ghi trên lá thốt nốt, trải
qua nhiều năm tháng đã bị mục nát và chỉ còn lại một số, cho đến hiện
nay chỉ biết được 08 đời Đại Đức sau này (từ đời thứ 12 đến đời thứ
19):
- Đời thứ 12: Ông Lâm Men.
- Đời thứ 13: Ông Tham.
- Đời thứ 14: Ông Ngô Sển.
- Đời thứ 15: Ông Sâm.
- Đời thứ 16: Ông Lét.
- Đời thứ 17: Ông Thạch Chia.
- Đời thứ 18: Ông Thạch Kiều Đốc.
- Đời thứ 19: Ông Kim Rên8.
5.2.2. Kiến Trúc
Ngay từ cổng vào, du khách không khỏi choáng ngợp trước màu
vàng rực, óng bao phủ gần như toàn bộ chùa Dơi. Ở cổng chùa gác hai
bên là 2 con rắn khổng lồ, ....Với hình thể độc đáo gần giống với hình
tượng rắn hổ mang với cái mang phình ra rất to, che phủ nhiều cái đầu 5
đầu, đang phồng mang trợn mắt như chờ chực đớp, khiến nhiều người
phải giật mình, e sợ. Những tượng rắn đó được gọi là Naga.
Nagar là một sinh vật có nguồn gốc Ấn Độ giáo, Nagar trong tiếng Phạn
có nghĩa rắn hổ mang chúa tể của loài rắn, có nọc độc có thể giết chết
một con voi trưởng thành.Loài rắn hổ mang tượng trưng cho thần Civa
bao hàm cả hai ý nghĩa, hủy diệt và tái sinh.
8 soctrang.edu.vn/chitiettin.asp?IDT=901221104407
Đối với đồng bào dân tộc Khmer, rắn Nagar được gọi là Niệk,
biểu trưng cho nghệ thuật điêu khắc và văn hóa tín ngưỡng bản địa thờ
rắn. Có rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc ra đời của rắn Nagar.
Trong đó, có truyền thuyết lập quốc của người Khmer khi xưa kể rằng,
vị vua đầu tiên sáng lập ra vương quốc Chân Lạp là Kampu. Ngài là một
quốc vương tài giỏi, được nhân dân yêu thương, tôn sùng và kính trọng.
Một lần, trên đường du hành sang đất nước Indonesia, ngài gặp một
nàng công chúa xinh đẹp, thông minh, lại dịu hiền, và có tài quyết đoán.
Nàng là con gái của vua rắn Nagar. Trước sắc đẹp và tài hoa của công
chúa, vị vua đã đem lòng yêu mến và quyết cưới nàng làm vợ. Để cưới
được công chúa, vua Kampu phải dùng sức mạnh và tài năng của mình
trổ tài qua các kỳ thi thử sức đầy gay go, quyết liệt của vua rắn Nagar.
Cuối cùng, vua Kampu cũng giành chiến thắng và cuới được vợ. Quốc
vương Kampu và Hoàng hậu Nagar cùng nhau sáng lập và xây dựng
nên đất nước Campuchia ngày nay. Từ đó, hình tượng rắn Nagar được
xây dựng khắp nơi tại các ngôi chùa, cổng chùa và đền thờ, với ý nghĩa
là vị thần canh giữ, để xua đuổi tà ma. Trong sự tích kể về cuộc đời của
đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có liên quan đến hình tượng rắn Nagar.
Lúc hoàng hậu Maya hạ sinh ngài tại vườn Lâm Tì Ni, Thái tử Tất Đạt
Đa được một vua rắn Nagar chín đầu phun nước tắm, điển tích này được
người Trung Hoa mô tả bằng đề tài điêu khắc là hình tượng chín con
rồng bao quanh Đức Phật sơ sinh, mà người ta quen gọi là “Tượng Cửu
Long”. Một câu chuyện khác lại kể rằng, rắn Nagar chính là vị thần Hộ
pháp canh giữ viên ngọc của mọi điều ước, viên ngọc ấy cũng tượng
trưng cho Tam Bảo của nhà Phật (Buddha: Phật; Dahma: Pháp, Sangha:
Tăng). Đặc biệt nhất, là câu chuyện kể về sự tích “Bảy ngày tu đầu tiên
của Đức Phật”. Trong thời gian tu khổ hạnh Đức Phật ngồi tọa thiền
dưới cội Bồ Đề thì mưa to gió lớn nổi lên, nước dâng cao ngập cả chỗ
ngồi thiền của Đức Phật. Khi ấy, có một vị vua rắn Nagar liền bò ra
khỏi nơi trú ẩn của mình, lấy thân cuốn lại thành bảy vòng tròn như bảo
tọa cho Đức Phật ngồi nhập định khỏi bị ngập nước và vươn cao 7 chiếc
đầu phình to ra tạo thành cái táng che chở cho Đức Phật. Do vậy, rắn
Nagar là hình tượng cực kỳ phổ biến trong văn hóa Khmer, biểu hiện ý
nghĩa đức Phật đã cảm hóa được rắn độc và thần rắn đã phát nguyện
tùng phục, theo hầu đức Phật khi mưa to gió lớn.Việc đặt hình tượng rắn
với hàm ý cái ác, cái xấu, đã được cải biến, phục vụ cho cái đẹp,cái
thiện.Thâm thúy hơn trong triết lí Phật giáo là ở chỗ trong mõi con
người đều có cái ác và cái thiện. Nhưng khi đến với Đức phật, cái ác
trong mỗi con người sẽ được cảm hóa bởi cái thiện.
Nét đẹp văn hóa tôn thờ rắn Nagar xuất phát từ sự giao thoa
gịữa tín ngưỡng Phật giáo và điều kiện môi trường sống của người
Khmer. Trước đây, người Khmer vào khai hoang vùng đất Nam bộ, họ
sống trên vùng đất ẩm thấp, nhiều rừng rậm, nước ngập quanh năm do
chưa có hệ thống trị thủy. Đây cũng chính là điều kiện môi trường thích
hợp với các loài bò sát: rắn, cá sấu,... chim, cò quy tụ về sinh sống.
Riêng về loài rắn, vốn có tính chất nguy hiểm nhất là rắn hổ mang. Rắn
hổ mang tuy độc nhưng người Khmer đã sớm biết cách thuần hóa.
Bởi từ lâu, đạo Phật luôn thể hiện rõ sự nhân đạo và rắn Nagar đã được
đức Phật cảm hóa và từ đó đưa vào kiến trúc điêu khắc tại các ngôi chùa
với ý nghĩa giáo lý, đức Phật đã cảm hóa được cái ác. Chùa là nơi để
học đạo, cải hóa người không tốt thành người tốt, có ích cho đạo cho
đời. Con rắn vốn có nọc độc gây chết người, nhưng vẫn được cảm hóa
trở nên hiền từ và có ích vì nó biết tu theo Phật. Đây được xem là tư
tưởng mang đậm truyền thống văn hóa tốt đẹp, có giá trị nhân văn sâu
sắc của người Khmer nói riêng, của cộng đồng Phật tử theo truyền
thống văn hoá đạo Phật giáo nói chung.9
Rắn Naga
Chùa Dơi là một tổng thể kiến trúc gồm có: Ngôi chánh điện, Sala
(nhà hội của sư sãi và tín đồ), các tháp để tro người …Mỗi ngôi nhà thể
hiện một kiểu kiến trúc khác nhau rất độc đáo, nhưng nổi bật trong
khuôn viên chùa là ngôi chính điện. Toàn bộ các công trình toạ lạc trong
một khuôn viên rộng có nhiều cây cổ thụ, diện tích khoảng 04 hecta.
Ngôi chính điện là trung tâm thờ phật, nó mang tính chất thiên
liêng nhất trong chùa. Tất cả các lễ chính theo đạo phật đều được tổ
chức tại chính điện.
Do tầm quan trọng và quan niệm của đồng bào phật tử Khmerveef
ngôi chính điện như vậy, nên đồng bào sư sãi khi xây dựng chùa đều tập
9Truyền thuyết về rắn Naga trong văn hóa Khmer và rắn thần Naga và thủy quái Makara trong văn hóa Campuchia,
Lào và Thái Lan của Thạc sĩ Phan Anh Tú, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
trung tiền của và tài trí của mình để xây dựng chính điện cho khang
trang lộng lẫy, phù hợp với vị trí và địa thế của chùa.
Ngôi chính điện được xây dựng từ năm 1569 bằng gỗ, trên mái được
lợp lá dừa nước, từ trước đến nay chùa được trùng tu nhiều lần. Đặc
biệt, năm 1960 ngôi chính điện được thay đổi toàn bộ chất liệu. Bê tông
đã thay thế gỗ, mái ngói thay lá dừa nước. Chiều dài 20 m 8, chiều rộng
11 m 3; ngôi chính điện được xây dựng trên nền cao hơn mặt đất tự
nhiên 1 m bao quanh là đá kết xi-măng nền rộng 30 m 7, dài 37 m. Sân
chính điện được trát xi-măng, có vòng rào lan can và 04 ngõ vào. Vòng
rào lan can cách ngôi nhà chính điện mỗi hướng là 2 m 20. Nền chính
điện cao hơn sân chính điện 0,7 m. Mặt bằng chính điện hình chữ nhật
trải dài theo hướng Đông Tây. Cửa chính quay ra hướng Đông, điểm
chung của các ngôi chùa Khmer là chính điện thường quay về hướng
Đông. Vì bà con cho rằng con đường tu hành của đức phật là đi từ Tây
sang Đông.
Ngôi chính điện
Kiến trúc mái là dạng mái mái 3 cấp, cấp mái trên nhô cao và
dốc, hai cấp giữa và dưới thấp và đối xứng với hai bên, tượng trưng cho
3 ngôi Tam bảo trong phật giáo, lớp đầu tiên trên cùng là tượng trưng
cho Phật bảo; Lớp thứ hai tượng trưng cho Pháp bảo; lớp còn lại cuối
cùng tượng trưng cho Tăng bảo.10
Phần mái chính điện
Trên bờ nóc, các góc của mái chính điện được trang trí bằng
hình tượng rắn Naga. Và giữa những nếp mái chùa độc đáo, các đầu hồi
hình tam giác được trạm khắc khá tinh vi, với những họa tiết đối xứng
nhau qua từng hàng dọc.
Hành lang bao quanh ngôi chính điện được thiết kế một hàng
cột với phía trên là các tượng tiên nữ Kâyno, tượng nữ thần đầu người
mình chim, lấy tay đỡ mái ngói, với tinh thần đẹp đẽ, hiền lành đang
10 Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh- hội khoa học lịch sử TP.Hồ Chí Minh, Nam bộ đất và
người, Nxb Đại học Quốc GiaTP.Hồ Chí Minh, tr 614.
chấp tay trước ngực và nụ cười lẫn khuất huyền bí như một thứ ngôn
ngữ không lời đón chào du khách.
Như nhiều ngôi chuà Khmer khác, chùa Dơi là một công trình
trang trí hoa văn công phu tỉ mỉ với màu sắc lộng lẫy và đề tài phong
phú, có rất nhiều hoa tiết phản ánh thiên nhiên, hoa lá, như: hoa mai,dây
leo, hoa sen, hoa cúc…dược trang trí trên bệ cửa, phù điêu,…từ đơn
giản đến phức tạp, tinh tế như một nét đặc thù tài hoa của mỹ thuật cổ
điển Khmer.
Bức tượng tiên nữ Kemnar
Khác với ngôi chùa theo hệ phái Đại thừa (Bắc Tông), các ngôi chùa
Khmer theo hệ phái tiểu thừa (Nam tông) chỉ thờ duy nhất một tượng
phật Thích ca.Bên trong chánh điện của chùa Dơi có tượng Phật sơn son
thiếp vàng, cao khoảng 2m, trên bệ thờ cao khoảng 1,5m được đắp nổi
nhiều hoa văn hình cánh sen. Ngoài tượng Phật lớn còn có nhiều tượng
Phật nhỏ khác. Trên bệ thờ được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, trang
trí hoa văn hình chim muông, hoa lá theo mô típ đình, chùa truyền thống
của người Việt.
Các bức tượng trong chính điện
Chung quanh là những bức tường trang trí các tác phẩm tranh vẽ
sinh động, mang phong cách dân gian, câu chuyện về sự tích Đức Phật
Thích Ca qua 28 bức tranh được vẽ trên tường. Những bức tranh miêu tả
cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời tới khi được khai minh rồi nhập Niết
bàn. Các bức tranh được sắp xếp lại theo một trật tự logic hơn để người
xem dễ hiểu. Mỗi bức bích họa tuy đơn giản như vậy nhưng bao hàm
trong nó là một câu chuyện về đức Phật, về những khó khăn, gian khổ
và sự hy sinh trong cuộc đời tu hành, đắc đạo của đức Phật. Người nào
hiểu được điều này sẽ có thể biết rõ giá trị của sự rèn luyện và học hỏi
để nâng cao trí tuệ, thể chất, tôn trọng truyền thống và lịch sử, đặc biệt
là đạo hiếu và truyền thống gia đình. Đây chính là những giá trị mang
tính giáo dục và nhân văn sâu sắc, được thể hiện trong bích họa ở các
ngôi chùa Kh’mer Nam bộ.
Bên cạnh hệ thống tượng Phật, chùa Dơi cũng là nơi hiện lưu giữ
nguyên vẹn các bộ kinh ghi trên lá cây thốt nốt, là loại kinh cổ mà người
Khơmer Nam bộ tôn thờ như báu vật. Cũng theo trụ trì Kim Rêne, thì
thời xa xưa do điều kiện vật chất thiếu thốn, không có giấy mực để ghi
chép kinh Phật, các sư sãi đã sáng tạo bằng cách sử dụng những thứ có
sẵn từ thiên nhiên để chép kinh. Và lá cây buông có bề mặt rộng lớn,
dài, có thể bảo quản hàng trăm năm mà không bị hư hại, nên được các
nhà sư dùng làm vật liệu ghi chép kinh Phật, để lưu giữ tại các chùa.
Các bộ kinh ghi trên lá cây thốt nốt
Đối diện với ngôi chính điện về hướng Tây là dãy nhà Sa - La (nhà
hội của sư sãi), Mái tiếp giáp với cột trang trí hình tượng chim Cay -
No, thể hiện sức mạnh như chống đỡ cả bầu trời và che chở cho con
người ở trần gian. Ở bậc tam cấp, bước vào cửa chính, người ta chạm
khắc hình rắn đứng bảo vệ chùa.
Dãy nhà Sa - La
Bên trong dãy nhà Sa - La
Và rải rác xung quanh ngôi chính điện là những tháp đựng cốt tro
người chết, mỗi tháp mang dáng kiểu khác nhau.
Các ngôi bảo tháp
Nhìn chung toàn bộ quần thể kiến trúc cân đối nhau một cách hài
hoà, làm chúng ta liên tưởng đó là cả một rừng hoa văn với những bố
cục hài hoà, gọn gàng, những đường nét uyển chuyển đầy ấn tượng…
toát lên tinh thần lao động cần cù và sáng tạo qua đôi bàn tay khéo léo
của người Khmer.
Điều thích thú nhất với du khách khi đến chùa Mã Tộc là được
chiêm ngưỡng cảnh hàng nghìn chú dơi treo mình lủng lẳng như trái cây
trên cành lá. Lúc cao điểm chùa thu hút tới hơn một triệu con dơi. Mặc
dù ở Sóc Trăng có nhiều ngôi chùa thanh tịnh, vườn cây bóng mát,
nhưng việc dơi chỉ chọn chùa Mã Tộc làm nơi cư trú dường như vẫn là
điều bí ẩn. Chúng chỉ đậu trên những tán cây trong khuôn viên chùa,
tuyệt nhiên không đậu ở bên ngoài.
Dơi ở chùa chủ yếu là loài dơi quạ quý hiếm, có trọng lượng 1 - 1,5
kg và sải cánh rộng đến 1,5 m. Là giống dơi ăn quả và sống trong khu
vườn xum xuê cây trái nhưng chúng không bao giờ ăn hoa quả ở trong
chùa, mà thường bay đi rất xa để kiếm ăn.
Vì thế, khi hoàng hôn buông xuống, khung cảnh ở chùa rộn ràng
khác lạ, với âm thanh náo động của bầy dơi vỗ cánh, gọi đàn đi kiếm ăn
đêm. Theo quan niệm của người Hoa thì con dơi là điềm phúc, còn gọi
là phước; phúc (phước) của người Hoa là: “Phước-Lộc-Thọ”. Trong đó,
ông Phúc (Phước) ứng với con dơi, ông Lộc ứng với con nai, ông Thọ
ứng với cây Tùng, cho nên người Hoa xem hình tượng con dơi như là
phúc (phước). Nhưng con dơi ở “Chùa Dơi” đậu quay đầu ngược xuống
đó là chữ phúc (phước) treo ngược, là: “Phú táo” tiếng phát âm của
người Hoa (tức là: “Phúc đáo” nghĩa là phúc đến rồi).11
Ngoài dơi, những câu chuyện truyền tai về loài lợn 5 móng khiến
ngôi chùa cổ ở Sóc Trăng càng chìm đắm trong sắc màu bí ẩn. Theo
người Khmer thì lợn 5 móng là “cốt tinh” của con người, họ tin rằng gia
đình nào nuôi phải con heo này thì sẽ gặp bất hạnh, lục đục, vì bị con
heo "thành tinh" này quấy phá. Vì vậy, từ hơn 20 năm trước, lợn 5
móng đã được gửi vào chùa Dơi nhờ trông nom, chăm sóc. . Có đến 7-
8con heo 5 móng được gửi vào chùa.Năm 2003 3 con lợn lớn nhất ( 7
tuổi) già chết , được chon sau chùa. Ngôi mộ được xây bằng xi măng và
được vẽ hình khá trân trọng, cũng ghi ngày chết, tuổi thọ của lợn.
Khu mộ của những chú lợn 5 móng nằm khuất sau chùa
11Trần Bình, Kiến thức Ngày nay - Số đặc biệt Xuân Quí Dậu 1993, trang 62 - 63
III. Văn hóa Chăm
3.1. Lịch Sử cư trú
Người Chăm sống tập trung ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận và
miền núi các tỉnh Bình Định, Phú Yên( Chăm Nam Trung Bộ). Ngoài ra có
một bộ phận sống tại An Giang,Tây Ninh, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí
Minh (Chăm Nam Bộ)
Ở Việt Nam người chăm lập quốc gia vào đàu công nguyên trên
vùng đất Trung và Nam Bộ ngày nay. Thế kỉ VI-XV là vương quốc
Champa thống nhất, lãnh thổ Quãng Bình đến Bình Thuận, và còn duy trì
nhieu2 nét sinh hoạt kinh tế,văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tín
ngưỡng tôn giáo xưa.
Người Chăm Nam Bộ ngày nay do ba nhóm hợp thành : nhóm từ
Nam Trung Bộ chuyển vào, nhóm người Chăm nguyên là lính trấn biên của
triều Nguyễn, nhóm khomer Nm Bộ the0 Hồi giáo.
Ở An Giang đồng bào Chăm cư trú theo hai bên bờ sông Hậu ,và
đồng bào Chăm ở đây theo Hồi giáo.
Ở thành phố Hồ Chí Minh đồng bào Chăm sống tập trung ở khu vục
Nancy (quận1), đường Nam Kì Khởi Nghĩa, đường Trường Minh Giảng
quận 3) có nguồn gốc từ Châu Đốc về nhập cư lánh nạn.
3.2. Trang phục
Người chăm An Giang , đàn ông mặc xà rông. Đó là loại váy dài từ
hông đến mắt cá chân. Vải làm xà rông là vải kẻ sọc hoặc caro, khồ vải
vừa với chiều cao của người bề ngang vải gấp đôi vòng bụng, khi mặc mối
được giắt bên hông. Mặc áo chi-va màu trắng, chiếc áo dài quá mông, rộng,
xẻ ngực,đính khuy đồng. ở nách nối them vài làm áo them rộng. đầu đội
khan Haji màu trắng.
Phụ nữ mặc váy dài phủ kín chân, thiếu nữ mặc áo bà ba, sơ mi với
váy. Trong các dịp lễ tết , chị em mới mặc trang phục truyền thống. Trang
phục của người Islam thể hiện sự gắn chặt giữa con người với đất đai đó là
áo trùm kín rộng rãi phản ánh thiết thực cuộc sống trên sa mạc và sự nhấn
mạnh của đạo Islam, kèm theo là một mảnh vải vuông phủ trên đầu nó có
thể là một Shimagh mảnh vải coton kẻ karo lớn để giữa một sợi dây, phụ nữ
cũng mặc áo choàng phủ kín có thể trang trí bằng những vật treo, đồng xu
đồng tiền vàng, các hạt ngoc trai hay những mảnh kim loại và nhất thiết
phải sử dụng khăn che mặt gọi là niqab.
Nam giới trang trí đơn giản, họ đeo nhẫn bằng bạc hoặc mã não.
Phụ nữ đeo vòng tay bằng vàng, bac chạm trổ khéo léo. Đeo bông tai
vàng và đeo thắt lưng dệt bang dây kim tuyến.
3.3. Ngành nghề truyền thống
Tuy có truyền thống làm nghề nông nhưng người Chăm vẫn biết
khai thác gỗ từ tự nhiên, hái lượm rau rừng,thu nhặt tôm, cá làm thức
ăn…ngoài ra đồng bào Chăm còn có nghề đánh bắt cá nhất là những người
dân s6ng1 tai khu vực Châu Đốc nằm ven theo hai bên bờ s6ng Hậu và trên
các cánh đồng ngập nước vào tháng 7.tuy nhiên nghành nghề đánh cá cũng
có thời vụ,không thường xuyên.
3.3.1. Nghành Nghề Thủ Công
Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận có hai nghề là nghề
gốm ở Bàu Trúc và nghềdệt ở Mỹ Nghiệp.
a.Nghề Gốm
Điểm đáng chú ý nhất của nghề dệt là làm gôm không cần bàn
xoay. Vì chính việc không dùng bàn xoay nên người phụ nữ Chăm ở Bàu
Trúc chạy vòng quanh sản phẩm gốm đang thực hiên để trang trí và tạo
dáng, trang trí hoa văn cho sản phẩm. nghề gốm ở Bảu Trúc không nung
gốm bẳng lò nung mà họ xếp gốm mộc thành khối lò trên mặt đất, rồi dùng
nhiên liệu là rơm, rạ, vỏ trấu ,phân trâu bò phơi kho để đun nung.người ta
phủ phân trâ bò lên gốm ,rồi đến lớp rơm rạ. họ đun trong thời gian vài giờ
là xong. Việc làm gốm chủ yếu là do phụ nữ làm,còn đàn ông thì chỉ giúp
việc lấy đất hoăc lúc nung.
b. Nghề dệt
Nghề thủ công truyền thống của người Chăm là nghề dệt đặc biệt lả
ở lảng thổ cẩm Mỹ Nghiệp.tại đây họ đã xây những xí nghiệp nhỏ để sản
xuất các loại thồ cẩm có giá trị sử dụng như những miếng thồ cẩm đính
trên áo hoặc khăn của các tu sĩ. Một số hàng hóa thổ cẩm đã có mặt trên
thị trường nước ngoài.
Ngoài ra ở Châu Đốc và thành phố Hồ Chí Minh nghề dệt củng khá
phát triển. người Chăm đã biết vận dụng và học hỏi kinh nghiệm của các
nước khác như : người Khomer và người Hoa để cải tiến khung dệt, nâng
cao chất lượng sản phầm.
c. Trao Đổi Mua Bán
Ở thành phố Hồ Chí Minh một số bộ phận người Chăm đã bắt đầu
biết trao đổi háng hóa và chuyển sang sinh sống bằng nghề buôn bán một
số mặt hang nhỏ lẻ nhu: quân áo trẻ em, vải thổ cẩm, mỹ phẩm, kem…một
số khác làm thợ hàn, lái xe, đạp xe ba gác.
3.4. Văn Hóa Truyền Thống
3.4.1. Văn hóa Làng
Làng người Chăm cư trú chủ yếu ở miền núi Phú Yên, Bình Định
ven đường quốc lộ 19 (Quy Nhơn đi Playku) ,đường 7 (Tuy Hòa di
Cheoreo).
Làng người Chăm Ờ Ninh Thuận , Bình Thuận chủ yếu nằm dọc
theo phía tây quốc lộ 1A., còn nhũng lăng mộ đây là những thành tố gắn
kết với làng thì được dựng tren vùng đất ở ven biển phía đông quốc lộ.
trong làng chăm có nhiều tộc họ, mỗi dòng họ cư trú ở một khu vực, cư trú
theo huyết thống.
Làng Chăm người Bà Ni thướng có thánh đường ở trung tâm làng
và nghĩa địa ở phía Băc.nghĩa địa và thánh đường là hai đặc trưng quan
trọng của chăm Bà Ni.
Người Chăm ở Châu đốc An Giang cư trú ở hai bên bờ sông,gần
các trục quốc lộ. Đây là nơi thuận tiên cho viêc làm ăn buôn bán va đánh
bắt cá. Mổi lang có một thánh đường đễ sinh hoạt tâm linh và đời thường
cùa dân làng.
Dân tộc Chăm có 3 tôn giáo chủ yếu là: nhóm Chăm Balamon,
chăm Ba2ni và nhóm Chăm Hồi giáo.
Nhóm chăm Trung Bộ đại diện cho văn hóa chăm truyền thống,
nhóm chăm ở Nam Bộ chịu văn hóa Hồi giáo.
Trong nhóm Chăm Balamon tầng lớp tăng lữ gọi là thầy Paseh. Họ
được coi là trí thúc trong xã hội.họ là người thực hiên các lễ nghi.
Các thôn đạo Bà Ni về tổ chức xã hội cơ bản không khác các thôn
Balamon,thầy Chang là người đứng ra điều hành các tang lễ, xã hội.
Làng Islamco1 ban Hakem cham lo từ việc đạo đến việc đời.họ là
những người có đạo đức,có uy tín.
3.5. Văn Hóa Nghệ Thuật
Văn hóa Ấn Độ, Campuchia và Java đều có ảnh hưởng đến văn hóa
Chăm Pa. Từ thế kỷ thứ 4 vương quốc Phù Nam ở Campuchia và miền
Nam Việt Nam ngày nay đã truyền bávăn minh Ấn Độ vào xã hội
Chăm. Tiếng Phạn trở thành ngôn ngữ học thuật, và Ấn giáo, đặc biệt
là Si-va giáo, trở thành quốc giáo.
3.5.1. Tôn Giaó, Tín Ngưỡng
 Tín ngưỡng
Văn hóa Ấn Độ, Campuchia và Java đều có ảnh hưởng đến văn hóa
Chăm Pa. Từ thế kỷ thứ 4 vương quốc Phù Nam ở Campuchia và miền
Nam Việt Nam ngày nay đã truyền bávăn minh Ấn Độ vào xã hội
Chăm. Tiếng Phạn trở thành ngôn ngữ học thuật, và Ấn giáo, đặc biệt
là Si-va giáo, trở thành quốc giáo.
 Linga (hay còn gọi là lingam) là một cột trụ có hình dương
vật đại diện cho Shiva. Các vua Chăm thường xuyên dựng và cúng các
linga bằng đá để thờ ở trung tâm các đền tháp của hoàng gia. Tên mà vua
Chăm đặt cho một linga sẽ bao gồm tên của nhà vua và đuôi "-esvara," tức
là Shiva
 Mukhalinga là một linga mà trên đó có vẽ hoặc chạm hình
ảnh Shiva dưới dạng hình người hay hình khuôn mặt.
 Jatalinga là một linga mà trên đó chạm phong cách điển hình
của Shiva là kiểu tóc búi.
 Linga phân tầng là một cột linga chia làm ba phần đại diện
cho ba thể (trimurti) của thượng đế trong Ấn giáo: phần dưới cùng, là một
khối hình lập phương, tượng trưng cho Brahma; phần ở giữa, là một hình
lăng trụ tám mặt, đại diện cho Vishnu; và phần trên cùng, có hình tròn, đại
diện cho Shiva.
 Kosa là một khối kim loại hình trụ được sử dụng để che phủ
cho linga. Việc hiến tế một kosa để trang trí cho linga là một nét đặc trung
độc đáo của đạo Si-va của người Chăm. Các vua Chăm thường đặt tên cho
các kosa đặc biệt cũng theo cách họ tự đặt tên cho các linga.
Tín ngưỡng người chăm phong phú ,đa dạng ,ngoài lễ nghi liên
quan dến vòng đời người như lễ cúng đứa trẻ mới sinh, đám cưới,đám
tang, lễ nhập kut…họ còn có các lễ hôi khác như Rija Nugar (lễ múa đầu
năm), lễ hội Rija Praung (lễ múa lớn), lễ Rija Harei (lễ múa ban
ngày)…ngoài các lễ nghi trên họ còn cúng tế các lễ nghi nông nghiệp như
lễ cúng thẩn lúa (Yang Sri), lễ xuống cày (Ngak yang trun Lioa),lề đắp đập
khai mương….bên cạnh đó người chăm tôn thờ các vị thần núi sông ,thần
sấm sét,thần mặt trời ,thần đất, thần sóng biển…
Từ sự phong phú và đa dạng người chăm đã hình thành một tầng
lớp thầy cúng dân gian gồm: thầy cúng đuổi tà ma,thầy kéo đàn cúng tế
đền tháp, và nghi lễ dân gian,thầy bóng (thầy ka-in),bà bóng (múa PaJâu),
thầy vỗ trống paranung,thầy thổi kèn saranai…tín ngưỡng người chăm là
hạt nhân cơ bàn hình thành nên diện mạo tôn giáo lễ hội Chăm.
3.5.2. Tôn Gíao
Từ lâu khi nhắc đến tôn giáo Chăm thì các nhà nghiên cứu khoa
hoc thường phân chia người Chăm thành 3 nhóm tôn giáo khác nhau:
Chăm Balamon, Chăm Hồi giáo Bani, Chăm Hồi Gíao mới (Islam).thực ra
tôn giáo chăm không có gì là giống Balamon giáo và Hồi giáo thế giới.cho
đến nay họ không bao giờ tụ gọi ho là Chăm Balamon hay Chăm hồi giáo
ma họ goi truyền thống la Chăm Ahier (balamon giáo) và Chăm Awal
(chăm Hồi giao). Trong đó chăm Balamon và chăm Bani sống ở Ninh
Thuận, chăm đạo Islam sống chủ yếu ở Châu Đốc (An Giang).
 Nhóm Chăm theo đạo Balamon (chăm Ahier)
Phát sinh ở Ấn Độ,tôn thờ 3 vị thầnVishnu, thần Shiva, thần
Balamon.thể hiện rõ nhất qua kiến trúc Chăm.
Chăm Ahier: thờ cúng tổ tiên ,xây dựng đền tháp thờ vua
thần,riêng tuc 5tho si-va thì rất mờ nhạt,chủ yếu là thờ các vị anh hùng dân
tộc…khi chết họ có tục chết làm đám thiêu ,có làm lễ nhập Kút,làm lễ hội
múa Rija và thờ cúng thánh Âuah(Alla) và tổ chức lễ hội kate….
 Nhóm Chăm Hồi giáo B(Chăm Awal)
Chăm ảnh hưởng Hồi giáo là chăm thờ cúng tổ tiên, chết
chôn, làm lễ múa Rija,xây dựng thánh đường ,thờ thánh Âuloah, làm lễ
Ramuwan và có cả thờ cúng thẩn Yang Chăm Ahier nũa như Porome, Po
Kluang Garai….Đại diện tu sĩ Po Acar là nam,không đề tóc,mặc y phục có
trang trí hình Linga,tượng trưng cho dương…..
 Nhóm chăm theo đạo Islam ( chăm Hồi giáo Mới)
Cả hai mon phái nay không tách rời nhau như âm với dương,như vợ
với chồng.
Nói chung cả hai tôn giáo ,tuy chỉ có ành hưởng nhưng đã có tác
động tích cực vào trong quá trình phát trien3 lịch sử của văn hóa,xã hội
ngày nay…chi phối mạnh mẽ đời sống người Chăm.kết quả của sự ảnh
hưởng đó là nảy sinh nhiều đển tháp, tượng thờ ,nghi lễ,tục cúng tế…góp
phần hỉnh thành bãn sắc văn hóa người Chăm ngày nay.
3.6. Lễ Hội
Dân tộc nào cũng có lễ hội của mình. Lễ hội gắn liền với quan niêm
tôn giáo.
Tuy có 3 tôn giáo nhung họ có 3 lễ hội chính:là lể Kate, lễ
Ramuwan, lễ Ra-Ma-Dan , ngoai ra còn có lể Haji.
3.6.1. Lễ hôi Kate
Đây là lễ hôi của người Chăm theo đạo Balamon, diễn ra vào ngày
01-7 lịch Chăm (khoảng 14,15-9 âm lịch) trong các tháp Chăm lớn như:
Porome, Pô Kluang Garai, Pô NaGar….thường có một ban nhạc và một
ban múa nũ trình diễn trong điệu múa chúc mừng sau khi các tu sĩ va bà
Bóng thực hiên nghi lễ xong. ở đây các tục lễ mỗi người đến cầu
nguyện,van vai xong phai múa để hiến thẩn linh.chính tục nay đã góp phần
bảo tồn văn hóa Chăm.
Lễ hội Kate tôn thờ vị thần tối cao sinh ra van vật và thần thánh hóa
các nhân vật lịch sử của dân tộc Chăm.
3.6.2. Lễ Ra-mư-wan
Đây là lễ cùa người Chăm theo đạo Hồi Bani. Thường diễn ra vào
tháng 7-8 lịch Chăm.trong ngày lễ thi thầy Acar cung đoàn người cung đi
tảo mộ. Khi đi tảo mộ xong thì trở về làm các nghi lễ thờ cúng tổ tiên tai
gia đình. Khoảng 5h tối thì cá vị thầy Acar vào thánh đường ở và an chay
trong vòng một tháng.Mổi đêm thì những thiếu nữ và các chang trai cung
theo những người già trong làng mang trầu đến để tỏ lòng dâng lên những
miếng trầu ngon nhất, đẹp nhất cho tổ tiên.
3.6.3. Lễ hội Ra-Ma-Dan
Đây là lễ người chăm hồi giáo Islam ở An Giang.bắt đầu từ ngày 1-
9 hồi lịch và diễn ra trong vong một tháng,dip này người Chăm đi tảo mộ
,mời ông bà tổ tiên về dự tết. bà con dòng tộc chúc nhau lam an phát dạt.
dịp nay người chăm ăn kiêng chỉ an vào trước khi mặt trời mọc và sau khi
mặt trời lặn..tín đồ chăm đọc kinh thánh Ala. Vì thánh này đẵ tạo ra đạo
Islam.
3.7. Đền Tháp Chăm Và Nghệ Thuật Kiến Trúc, Điêu
Khắc
Trong di sản văn hóa chăm hiện nay thì nổi bật nhất là hệ thống đền
tháp,điêu khắc,tượng thờ, thành quách, bia kí…tồng số hiện nay la co
khoảng 250 di tích đã được người Pháp Thống kê,chỉ còn 20 nhóm đền
tháp với 40 công trình tạm đứng vững.
3.7.1. Đặc Điểm
 Đền Tháp Chăm
-Tháp Chăm đều có điểm chung là một cụm kiến trúc bao gồm một
tháp trung tâm hình vuông,mái thon nhọn”tượng trưng cho ngọn núi Meru
– Ấn Độ,trung tâm vũ trụ nơi ngụ trị của thánh thần”. Xung quanh tháp
chính là những tháp nhỏ nằm theo vị trí 4 hướng tượng trưng choa các lục
địa và ngoài cùng là hào rãnh,biểu tượng của đại dương. Sơ đồ kiến trúc
đó được xây dựng theo khái niệm vũ trụ luận của Ấn Độ.
- Tháp được xây bằng gạch,có 4 mặt hình vuông đối xứng nhau.
Mặt trước hướng về phía đông có cửa ra vào còn 3 mặt còn lại ở 3 hướng
(tây,nam,bắc) có 3 cửa giả.tháp thường có 3 tầng cấu trúc như nhau,mỗi
tầng càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bẳng một linga bằng đá
trên nóc tháp.
- Kỹ thuật kết dính đến nay thì người ta vẫn chưa tìm ra.có 4 giả
thuyêt về cách xây dựng tháp của người Chăm:
 Nung gạch toàn khối hoặc nhiều lần đề các viên gạch tự kết
dính với nhau.
 Sử dụng chất kết dính (chất keo,phụ gia) trong viêc xây gạch.
 Mài gạch với mật tiếp xúc để gach5 tự kết dính với nhau.
 Dùng kĩ thuật xếp gạch nung sẵn.
Đã qua nghiên cứu nhung vẫn chưa tìm ra chất kết dính.
 Kiến Trúc Điêu Khắc
Cùng với kiến trúc,điêu khắc Chăm pa cũng thể hiện được vẻ đa
dạng độc đáo.điêu khắc chăm là những tượng thờ Siva, Visnu, Brahama.
Ngoài ra điêu khắc đền thờ chăm còn phổ biến nửa là Linga-Yoni.bên
cạnh đó còn tượng thờ của Vũ nữ (Apsara), người cưỡi ngựa đánh cầu.
những con vật huyền thoai như Garuda, Kala, bò thần Nan din…điêu khắc
chăm đã thể hiện nhiều đề tài phong phú,đa dạng..chẳng hạn như bệ thờ
Trà Kiệu chạm khắc 4 cảnh quan đề tài kể chuyện trường ca ramayana,
những cảnh trầm tư,giảng đạo múa hát, luyện thuốc chữa bệnh.tiêu biều
nhất là tượng Vũ Nũ Trà Kiệu (Apsara) được đánh giá cao là đỉnh cao của
nghệ thuật tạc tượng Cha8mpa và của cả miền Đông Nam Á.
Nghệ thuật kiến trúc Chăm tuy có nét giống văn hóa Ấ n Độ,
khomer, Indonesia nhug họ không sao chép một cách nguyen vẹn mà họ đã
tiếp thu và cải biến sáng tao.
3.8. Văn Học Nghệ Thuật
Văn học nghệ thuật Chăm là một kho tàng văn hóa đặc sắc.trong
đó không chì có loại hình ca,múa,nhạc dân gian mà còn có truyển cỏ
tích,truyền thuyết,thơ,ca dao,tục ngữ…loại hình văn chương chăm được
biết đến như: Dêwa Mu7no, Inra patra, sự tích thần boa Nan din,Nàng
Út,Vua Patau Tabai vá Nàng Ngà,….phần lớn đều tập turng phản ánh ước
vọng của con người trong lao động,sinh hoạt ,tình yêu,chống cái bất công
và hướng tới cái thiện,thanh bình yên ả…Văn chương Chăm bên cạnh
những văn xuôi thì còn có kể đến những lời khấn của các thầy khấn thần
thánh trong lễ hội,…..
3.9. Âm Nhạc, Ca Múa, Nhạc cụ
3.9.1. Điệu múa
Cùng với nền văn học thỉ ca múa nhạc dân gian cũng làm giàu nên
bản sắc văn hóa dân tộc.
Múa chăm chiếm vị trí đáng kể,múa chăm có mặt trên nhũng đền
tháp,tượng thờ như tượng nữ thần SiVa,điệu múa của Vũ Nũ Apsara.múa
chăm còn hiện diên trong các buổi lễ cúng,các lễ hội như lễ hội kate,lễ hội
múa đầu năm,lễ cầu muà,lễ hội múa lớn..tùy theo nghi lễ khác nhau thi họ
có nhũng trang phuc ,đạo cụ khác nhau…
3.9.2. Nhạc cụ
Người chăm có nhiều nhạc cụ như trống Ginang, Basanung, kèn
Saranai, Chiêng, đàn Kanhi, Rabap….,với nhiều điệu nhạc khác nhau ,.tùy
theo lễ cúng mà họ sử dụng đạo cụ khác nhau và các điệu trống lễ khác
nhau…trong các nhạc cụ thi trống Ginang và Kèn Saranai là chủ đạo ,chỉ
riêng trống Ginang ma đã có tới 76 điệu khác nhau.
Múa và Nhạc chăm là cặp song sinh không thể thiếu trong nghệ
thuật biểu diễn truyền thống chăm…
3.9.3. Âm nhạc
Ngoài điệu múa thì người chăm còn có các làn điệu dân ca mượt
ma, sâu lắng như các điệu hát vãi chãi,hát đối đáp,hát giao duyên, các làn
điệu dân ca ân tình…những điệu dan ca chủ yếu phục vụ trong lao
động,tình yêu đôi lứa và trong cuộc sống hằng ngày…dân ca cug gop phan
cùng với các loại hình nghệ thuật khác làm giàu bản sắc văn hóa ,lễ hội
chăm.
3.10. Chữ Viết, Bia kí
Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng vào Chăm Pa từ những thời kỳ đầu, dẫn
tới các trước tác về luật pháp, chính trị xã hội đều có mặt ở Chăm Pa, được
các vua chúa Chăm áp dụng và ưa thích. Chữ bắc Phạn (Sanskrit) đã được
người Chăm tiếp thu từ những thế kỷ đầu công nguyên, các chữ viết
trên bia Võ Cạnh ở thế kỷ 3 với cách viết rất gần với kiểu viết của các bia
ký vùng Amaravati ở Nam Ấn Độ, tuy nhiên chữ viết của Chăm Pa trong
hơn 10 thế kỷ tồn tại của mình cũng liên tục thay đổi tương ứng với những
thời kỳ ảnh hưởng từ các vùng khác nhau ở Ấn Độ, từ thế kỷ 6 đến thế kỷ
8, chữ Phạn ở Chăm Pa có dạng tự vuông của vùng bắc Ấn, nhưng từ thế
kỷ 9 trở đi chữ Phạn ở Chăm Pa lại có dạng tự tròn của vùng nam Ấn, có
thể nhận định Chăm Pa là quốc gia đầu tiên có chữ viết sớm nhất Đông
Nam Á. Xuất phát từ dạng tự của chữ Phạn, người Chăm đã bỏ các phụ ghi
âm vốn không có trong tiếng Chăm và một số ký hiệu mới được bổ sung
thành một dạng chữ Phạn-Champa, theo các nhà nghiên cứu tiếng Chăm
có 65 ký hiệu và 24 chân ngữ bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo (Akhar
Thrah) của Ấn Độ.
Theo thống kê của các học giả người Pháp vào năm 1923, số bia ký
Chăm đã được biết là 170, tất cả các bia ký Chăm đều được khắc lên đá
thành những tấm bia to và đẹp và một số bia ký khác được khắc lên tường
của các tháp Chăm. Các văn bia cổ Chăm Pa là những văn bản gần như
duy nhất thể hiện ý tưởng của các vị vua và triều đình, trong số 123 bia ký
có thể hiểu được nội dung thì 92 bia nói về Siva giáo, 5 bia về thần
Brahma, 3 bia về thần Visnu, 7 bia về đức Phật và 21 bia không rõ về về
tính tôn giáo.
Dân tộc nào cũng có lễ hội của mình. Lễ hội gắn liền với quan niêm
tôn giáo.
Tuy có 3 tôn giáo nhung họ có 2 lễ hội chính:là lể Kate, lễ
Ramuwan ngoai ra còn có lể Haji.
Lễ hôi
3.11. Di Tích,Di Sản Ngày Nay
Rất nhiều tháp cổ của người Chăm vẫn còn ở miền Trung Việt
Nam. Một điển hình về kiến trúc là thánh địa Mỹ Sơn gần Hội An. Thánh
địa Mỹ Sơn bị bom Mỹ hủy hoại nặng nề trong chiến tranh nhưng đã được
phục chế lại sau chiến tranh từ thập niên 1980 với những đóng góp to lớn
của kiến trúc sư Ba Lan Kazimierz Kwiatkowski (1944-1997). Năm 1999,
thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Ngoài ra còn có các di tích tháp Chăm nổi tiếng ở miền Trung vẫn
được cộng đồng người Chăm hiện nay sử dụng để thờ tự như:
 Tháp Po Nagar (Khánh Hòa)
 Tháp Po Klaung Garai (Ninh Thuận)
 Tháp Po Rome (Ninh Thuận)
 Tháp Po Sha Inư (Bình Thuận)
Các hiện vật điêu khắc Chăm phong phú nhất có tại Bảo tàng Chăm
Đà Nẵng ở thành phố biển Đà Nẵng. Viện bảo tàng được thành lập từ
năm 1915 bởi học giả người Pháp và đến nay vẫn được xem là một trong
những bảo tàng lớn ở Đông Nam Á. Các hiện vật Chăm cũng có mặt tại
các viện bảo tàng khác .
Tài liệu tham khảo
1.Minh Anh-Hải Yến, Sổ tay du lịch Việt Nam, NXB Thế giới,
2006, tr.468
2.Vũ Thế Bình, Non nước Việt Nam, NXB Lao động-xã hội, 2012,
tr.844
3.Kiến thức Ngày nay - Số đặc biệt Xuân Quí Dậu 1993, trang 62 -
63
4.soctrang.edu.vn/chitiettin.asp?IDT=901221104407
5.http://sotaydulich.com/1-2305-Doc-mien-dat-nuoc-Ve-Soc-
Trang-vieng-Chua-Doi

More Related Content

What's hot

45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dang
Minh Tâm Đoàn
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
congatrong82
 
Slide Dai hoi doan TCN Hue
Slide Dai hoi doan TCN HueSlide Dai hoi doan TCN Hue
Slide Dai hoi doan TCN Hue
Hung Tran
 
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docxCâu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
NguynVnLinh37
 
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Cloud2127
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Huynh Loc
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
thapxu
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộc
Harry Cliff
 

What's hot (20)

45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dang
 
Thuyet trinh DT 01
Thuyet trinh DT 01Thuyet trinh DT 01
Thuyet trinh DT 01
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Slide Dai hoi doan TCN Hue
Slide Dai hoi doan TCN HueSlide Dai hoi doan TCN Hue
Slide Dai hoi doan TCN Hue
 
Ẩm thực việt - powerpoint template
Ẩm  thực việt   - powerpoint templateẨm  thực việt   - powerpoint template
Ẩm thực việt - powerpoint template
 
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docxCâu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
 
Luận văn: Lễ Hằng Thuận trong cưới hỏi ở TPHCM hiện nay, 9đ
Luận văn: Lễ Hằng Thuận trong cưới hỏi ở TPHCM hiện nay, 9đLuận văn: Lễ Hằng Thuận trong cưới hỏi ở TPHCM hiện nay, 9đ
Luận văn: Lễ Hằng Thuận trong cưới hỏi ở TPHCM hiện nay, 9đ
 
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
 
Giao án mẫu
Giao án mẫuGiao án mẫu
Giao án mẫu
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
 
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAYTín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
 
Giới thiệu Đại học Tây Bắc [Slide]
Giới thiệu Đại học Tây Bắc [Slide]Giới thiệu Đại học Tây Bắc [Slide]
Giới thiệu Đại học Tây Bắc [Slide]
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
 
Nguyễn Du.pptx
Nguyễn Du.pptxNguyễn Du.pptx
Nguyễn Du.pptx
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộc
 
Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh lớp 6
Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh lớp 6Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh lớp 6
Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh lớp 6
 
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênTìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
 
Bài thuyết trình
Bài thuyết trìnhBài thuyết trình
Bài thuyết trình
 

Viewers also liked

Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Thích Hô Hấp
 
Thpt ngô sĩ liên dự án
Thpt ngô sĩ liên dự ánThpt ngô sĩ liên dự án
Thpt ngô sĩ liên dự án
Thuthu Cao
 
Thpt ngô sĩ liên dự án
Thpt ngô sĩ liên dự ánThpt ngô sĩ liên dự án
Thpt ngô sĩ liên dự án
Nh Lionheart
 
Tong hop cac dang bai tap vat ly 12
Tong hop cac dang bai tap vat ly 12Tong hop cac dang bai tap vat ly 12
Tong hop cac dang bai tap vat ly 12
Vntalking Blog
 
Nguyen Van Duong Ki Nang Thuyet Trinh
Nguyen Van Duong Ki Nang Thuyet TrinhNguyen Van Duong Ki Nang Thuyet Trinh
Nguyen Van Duong Ki Nang Thuyet Trinh
Nguyen Duong
 
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoánGiáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
Bichtram Nguyen
 
Ky nang thuyet trinh
Ky nang thuyet trinhKy nang thuyet trinh
Ky nang thuyet trinh
thuhp
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
MChau NTr
 
Link tổng hợp kiến thức hóa lớp 12 theo các dạng
Link tổng hợp kiến thức hóa lớp 12 theo các dạngLink tổng hợp kiến thức hóa lớp 12 theo các dạng
Link tổng hợp kiến thức hóa lớp 12 theo các dạng
Tuyet Hoang
 

Viewers also liked (17)

Sài gòn việt nam - hòn ngọc biển đông
Sài gòn việt nam - hòn ngọc biển đôngSài gòn việt nam - hòn ngọc biển đông
Sài gòn việt nam - hòn ngọc biển đông
 
Các tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namCác tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt nam
 
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
 
Thpt ngô sĩ liên dự án
Thpt ngô sĩ liên dự ánThpt ngô sĩ liên dự án
Thpt ngô sĩ liên dự án
 
Thpt ngô sĩ liên dự án
Thpt ngô sĩ liên dự ánThpt ngô sĩ liên dự án
Thpt ngô sĩ liên dự án
 
Tong hop cac dang bai tap vat ly 12
Tong hop cac dang bai tap vat ly 12Tong hop cac dang bai tap vat ly 12
Tong hop cac dang bai tap vat ly 12
 
Nguyen Van Duong Ki Nang Thuyet Trinh
Nguyen Van Duong Ki Nang Thuyet TrinhNguyen Van Duong Ki Nang Thuyet Trinh
Nguyen Van Duong Ki Nang Thuyet Trinh
 
Chuong 9 kien truc bai thuyet trinh
Chuong 9 kien truc bai thuyet trinhChuong 9 kien truc bai thuyet trinh
Chuong 9 kien truc bai thuyet trinh
 
Ky nang giao tiep hieu qua
Ky nang giao tiep hieu quaKy nang giao tiep hieu qua
Ky nang giao tiep hieu qua
 
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoánGiáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
 
Phương pháp giải nhanh hóa học 12 cực hay
Phương pháp giải nhanh hóa học 12   cực hayPhương pháp giải nhanh hóa học 12   cực hay
Phương pháp giải nhanh hóa học 12 cực hay
 
Ky nang thuyet trinh
Ky nang thuyet trinhKy nang thuyet trinh
Ky nang thuyet trinh
 
kinh nghiem giai trac nghiem vat li 12
kinh nghiem giai trac nghiem vat li 12kinh nghiem giai trac nghiem vat li 12
kinh nghiem giai trac nghiem vat li 12
 
Khmer Architecture
Khmer ArchitectureKhmer Architecture
Khmer Architecture
 
Thuyết Trình Là Gì
Thuyết Trình Là GìThuyết Trình Là Gì
Thuyết Trình Là Gì
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
Link tổng hợp kiến thức hóa lớp 12 theo các dạng
Link tổng hợp kiến thức hóa lớp 12 theo các dạngLink tổng hợp kiến thức hóa lớp 12 theo các dạng
Link tổng hợp kiến thức hóa lớp 12 theo các dạng
 

Similar to Khơ me

Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
ttkhhanam
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
ttkhhanam
 
bctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfbctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdf
Luanvan84
 

Similar to Khơ me (20)

Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
 
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
 
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn LaLuận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
 
An giang
An giangAn giang
An giang
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
 
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
 
bctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfbctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdf
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
 
Luận văn: Hôn nhân xuyên biên giới của tộc người Hmông, HAY
Luận văn: Hôn nhân xuyên biên giới của tộc người Hmông, HAYLuận văn: Hôn nhân xuyên biên giới của tộc người Hmông, HAY
Luận văn: Hôn nhân xuyên biên giới của tộc người Hmông, HAY
 
Hương ước sơn tùng
Hương ước sơn tùngHương ước sơn tùng
Hương ước sơn tùng
 
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn La
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn LaTổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn La
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn La
 
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc ngườiSo sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
 
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
 
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà XùaLuận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa
 

More from Võ Tâm Long

More from Võ Tâm Long (20)

Chuanhk2
Chuanhk2Chuanhk2
Chuanhk2
 
Chuanhk1
Chuanhk1Chuanhk1
Chuanhk1
 
Chuan
ChuanChuan
Chuan
 
Ly p han 2
Ly p han 2Ly p han 2
Ly p han 2
 
Phuongphap
PhuongphapPhuongphap
Phuongphap
 
HÓa 11
HÓa 11HÓa 11
HÓa 11
 
Bai tap hoa hoc lop 11 ca nam
Bai tap hoa hoc lop 11 ca namBai tap hoa hoc lop 11 ca nam
Bai tap hoa hoc lop 11 ca nam
 
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
 
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
 
7 chuyenkhao dicu-dothihoa
7 chuyenkhao dicu-dothihoa7 chuyenkhao dicu-dothihoa
7 chuyenkhao dicu-dothihoa
 
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
 
Dioxin office
Dioxin officeDioxin office
Dioxin office
 
Dioxin office
Dioxin officeDioxin office
Dioxin office
 
Vu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da camVu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da cam
 
Nvt phanquyet jw
Nvt phanquyet jwNvt phanquyet jw
Nvt phanquyet jw
 
Vu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da camVu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da cam
 
Raodat
RaodatRaodat
Raodat
 
Thuyết trình cmts
Thuyết trình cmtsThuyết trình cmts
Thuyết trình cmts
 

Recently uploaded

kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (17)

BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 

Khơ me

  • 1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẾ MIỀN TÂY II ĐỀ TÀI QUẦN THỂ KIẾN TRÚC CHÙA DƠI, CHÙA KIENG Ở SÓC TRĂNG DI TÍCH VĂN HÓA DÂN TỘC CHĂM VA KHƠ ME Thuộc nhóm ngành: Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội Tp.Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 10 năm 2014
  • 2. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẾ MIỀN TÂY II ĐỀ TÀI QUẦN THỂ KIẾN TRÚC CHÙA DƠI, CHÙA KH’LEANG Ở SÓC TRĂNG DI TÍCH VĂN HÓA DÂN TỘC CHĂM VÀ DÂN TỘC KHƠ ME Thuộc nhóm ngành: Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội Nhóm sinh viên: 6 1. Nguyễn Thanh Trà 2. Nguyễn Ngọc Trầm 3. Nguyễn Thị Mai 4. Thập Thị Diệu Thu 5. Trần Văn Qưới Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Đức Hòa Th.s. Lê Tùng Lâm TS. Trần Thị Thanh Hà Th.s. Đỗ Cao Phúc Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2014
  • 3. Quần thể kiến trúc chùa Dơi, chùa Kh’leang ở Sóc Trăng I. Sơ lược vài nét về Sóc Trăng Sóc Trăng có diện tích: 3.311.6 km² (2011), là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, giáp với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và biển đông. Thành phố Sóc Trăng cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách thành phố Cần Thơ 60km trên trục lộ giao thông thủy bộ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam bộ. Có bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Tỉnh Sóc Trăng gồm tỉnh lỵ: thành phố Sóc Trăng, và các huyện: Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Trần Đề, Thạnh Trị, Long Phú, Cù Lao Dung, Ngã 5, Châu Thành; và 1 thị xã Vĩnh Châu. Vùng Sóc Trăng tiền thân vốn là đất Ba Thắc (sau là phủ Ba Xuyên thuộc tỉnh An Giang), vào nửa cuối thế kỷ 18 đã bắt đầu được sáp nhập vào lãnh thổ xứ Đàng Trong của Việt Nam. Ban đầu vùng Sóc Trăng (Ba Thắc) thuộc dinh Vĩnh Trấn, (sau đổi thành trấn Vĩnh Thanh), phủ Gia Định của Đàng Trong1. Năm 1832, vua Minh Mạng chia Nam kỳ thành 06 tỉnh, 03 tỉnh miền Đông là: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường; 03 tỉnh miền Tây gồm: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Vùng đất Sóc Trăng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Năm 1835 lại lấy đất Ba Thắc (tức vùng đất Sóc Trăng) nhập vào tỉnh An Giang, lập thêm phủ Ba Xuyên, gồm 03 huyện: Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định. Đây là điểm mốc có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng về địa danh hành chính tỉnh Sóc Trăng sau này. 1 Địa lý hành chính của Sóc Trăng nhiều lần thay đổi theo sự biến thiên của lịch sử, UBND tỉnh Sóc Trăng.
  • 4. Năm 1867, thực dân Pháp chiếm 03 tỉnh miền Tây trong đó có Sóc Trăng, sau đó Pháp chia Nam kỳ lục tỉnh thành nhiều hạt. Pháp đổi hạt thanh tra Ba Xuyên thành hạt thanh tra Sóc Trăng, gồm 11 tổng. Đến năm 1876, thực dân Pháp chia toàn Nam kỳ thành 04 khu vực hành chính gồm: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Sắc (Bassac), mỗi khu vực hành chính lớn lại chia nhỏ thành nhiều tiểu khu, tiểu khu Sóc Trăng thuộc khu vực Bát Sắc. Năm 1882, Pháp tách 02 tổng của tiểu khu Sóc Trăng và 03 tổng của tiểu khu Rạch Giá thành lập thêm tiểu khu Bạc Liêu. Năm 1900 hạt tham biện Sóc Trăng trở thành tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh lỵ Sóc Trăng đặt tại làng Khánh Hưng thuộc tổng Nhiêu Khánh, quận Châu Thành. Năm 1926 thực dân Pháp chia tỉnh Sóc Trăng thành 04 quận: Châu Thành, Kế Sách, Long Phú và Phú Lộc. Sau Cách mạng tháng 8/1945, tỉnh Sóc Trăng có thêm quận Vĩnh Châu của tỉnh Bạc Liêu giao qua. Cũng trong thời kỳ này, Sóc Trăng có thêm một số xã của tỉnh Rạch Giá và Cần Thơ giao qua. Năm 1955, thực hiện sự chỉ đạo của Liên Tỉnh ủy, tỉnh Sóc Trăng giao huyện Vĩnh Châu cho tỉnh Bạc Liêu Cuối năm 1957 tỉnh Sóc Trăng nhận thêm thị xã Bạc Liêu và các huyện: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai của tỉnh Bạc Liêu và huyện Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá. Cũng trong năm này, tỉnh Sóc Trăng sáp nhập 02 huyện Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu thành một huyện lấy tên là Vĩnh Lợi – Vĩnh Châu (năm 1962 lại tách 02 huyện ra như cũ).
  • 5. Đầu năm 1958 tỉnh Sóc Trăng có 02 thị xã (thị xã Sóc Trăng, thị xã Bạc Liêu) và 07 huyện (Châu Thành, Long Phú, Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai). Trong kỳ hợp lần thứ 10 (khóa VIII) Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 26/12/1991, quyết định tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ. Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 4/1992 gồm các huyện: Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu và thị xã Sóc Trăng. II. Văn hóa Khmer ở Sóc Trăng Người Khmer hay còn gọi là Khmer Krom, Khơ-me Crộm, Khơ-me hạ, Khơ-me dưới). Về tên gọi, Khmer là từ được viết theo phiên âm tiếng Pháp. Tiếng Việt phiên âm thành Khơ-me trong khi các thư tịch cũ của người Việt dùng danh từ Cao Miên (高棉) hay Cao Man. Trước năm 1975 còn có các tên gọi khác như Cul, Cur, Việt gốc Miên, Thổ. Đồng bào Khmer Nam Bộ là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Tập trung ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ,...Trong đó, người Khmer sống tập trung nhiều là ở Sóc Trăng (373.595 người ) chiếm 28,89%2. Cũng như các dân tộc khác trên lãnh thổ Việt Nam dân tộc Khmer ở Nam Bộ nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng, đã sáng tạo ra một nền văn hóa nghệ thuật vô cùng phong phú và đa dạng. 1. Phong tục tập quán. 1.1. Nhà ở của người Khmer 2 Phạm Thị Phương Hạnh (CB) (2011), Văn Hóa Khmer Nam Bộ nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc gia-Sự Thật, Hà Nội, tr.8.
  • 6. Người Khmer sống ở nhà sàn, làm đơn giản chủ yếu là nền đất, vật liệu làm bằng mây, tre, nứa, lá dừa hay thốt nốt. Nhà thường làm theo kiểu mái dài về phía sau, chiều cao 5m, 7m và cửa quay về hướng Đông. Cách bố trí trong nhà thường chia làm hai phần theo chiều ngang: một phần làm nơi ở một phần làm bếp núc. Phần làm nơi ở chia hai phần theo chiều dọc: phần phía trước, ở giữa là phòng khách, trang trí nhà bằng tranh thêu bàn thờ Phật. Nửa sau, bên phải là buồng của vợ chồng chủ nhà, bên trái là phòng con cái. Đặc trưng của ngôi nhà là một hàng cột chống đỡ mái hiên trước, nhà của họ không có cửa sổ, cửa chính làm theo kiểu cửa sập. 1.2. Trang phục Trang phục của người Khmer không chỉ để mặc mà còn thỏa mãn cả về mĩ thuật, tín ngưỡng, tâm linh. Trang phục hằng ngày Nam giới trung niên và người già là mặc bộ bà ba đen, quấn khăn rằn trên đầu. Nữ giới trước kia họ mặc “xăm pốt” (váy). Hiện nay họ mặc giống người kinh là bộ áo bà ba đen với chiếc khăn rằn vắt vai đội đầu hay choàng cổ. Trong lễ hội,dịp tết Nam giới mặc áo bà ba trắng hoặc đen, quần đen, quàng khăn trắng chéo ngang hông vắt lên vai trái. Nữ giới họ mặc áo tầm vông (áo cổ vòng) dệt bằng tơ tằm hay chỉ kim tuyến họa tiết hoa văn khác nhau màu vàng hoặc màu trắng là chủ đạo (áo dài quá gối, thân rộng, xẻ ngực, tay chật, hai bên sườn ghép thêm bốn miếng vải theo chiều dọc từ nách đến gấu áo vận xàrông là mảnh thổ cẩm rộng 1m rộng dài 3,5m khi mặc thì cuốn lại che nửa người phía dưới và “sbay” là một loại khăn lụa mềm mại được cuốn chéo từ vai trái xuống bên
  • 7. sườn phải. Trang phục của họ được đính đính hạt cườm, hạt kim sa lấp lánh. Trong đám cưới Chú rể mặc xàrông (hôl), áo cổ đứng màu đỏ (áo xẻ ngực), cài khuy trước ngực, quàng khăn trắng đắp qua vai trái và đeo thêm con dao cưới (kầm pách) với ý nghĩa là bảo vệ cô dâu. Cô dâu mặc chiếc xămpốt hôl màu tím sẫm hay hồng cánh sen, áo dài tăm pông màu đỏ thẫm, quàng khăn chéo qua người, đội mũ pkel plac hay loại mũ tháp nhọn bằng kim loại hay bằng giấy bồi. Tóm lại, trang phục truyền thống của người Khmer không chỉ phong phú về màu sắc, họa tiết hoa văn mà còn được thiết kế theo nhiều kiểu dáng. 1.3. Lễ cưới Hôn nhân do cha mẹ sắp đạt có sự thõa thuận của con cái. Cưới xin trải qua ba bước: làm mối, dạm hỏi, lễ cưới, được tổ chức bên nhà gái. Sau lễ cưới, người con trai phải ở bên nhà vợ một thời gian vài năm hoặc khi có con họ ra ở riêng nhưng vẫn cư trú bên ngoại. Đó là đặc điểm phổ biến trong hình thái cư trú sau hôn nhân của người Khmer. Ngày nay, nó không còn phổ biến, đôi vợ chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trứ hoặc bên vợ, hoặc bên trong phụ thuộc vào địa vị xã hội và điều kiện kinh tế của cha mẹ hai bên. Điều này phản ánh mối quan hệ phụ hệ hoặc mẫu hệ của người Khmer. Lễ cưới chiếm một vị trí quan trọng, lễ cưới gồm: lễ cưới và lễ hỏi. Lễ cưới diễn ra theo mùa từ tháng 10 đến tháng 4 theo phật lịch hoặc không theo mùa và tránh tổ chức vào mùa mưa. Đám cưới của người Khmer thường trải qua các tục lệ sau: oLễ Sisla dak –ăn trầu cau: đây là lễ dạm hỏi. Trước lễ sisla dak, đôi trai gái đã tự tìm hiểu nhau, ưng nhau, sau đó ướm thử lời đôi bên cha mẹ.
  • 8. Nếu cha mẹ đồng ý sẽ tìm chồng là chọn “giống” và việc dựng vợ, gả chồng là chọn hạt “giống” mới đem về gieo tại vùng đất của mình. Cho nên giai đoạn tìm hiểu nhau thuận buồn xuôi gió thì mới nhờ đến mai mối làm lễ sisla dak, cơi trầu đầu tiên của nhà bên nhà trai chính thức đặt vấn đề hôn nhân với bên gái . oLễ Sisla kân sèng-gói trầu câu ăn hỏi: Sau lễ dạm hỏi, bên nhà trai còn có thể bị bên nhà gái từ chối, nhưng nhận lễ ăn hỏi, chắc chắn bên nhà gái đã thuận tình. Lễ ăn hỏi này là nghi thức đầu tiên chính thức ghi nhận cuộc hôn nhân. oLễ Sisla banh cheapeak – lễ xin cưới: Trong lễ này, nhà trai phải có lễ vật riêng tặng cho người con gái – cô dâu tương lai,thể hiện sự hiện sự vui mừng cho đôi trai gái trẻ được phép làm lễ kết hôn. Kỷ vật cho người con gái thường là nhẫn , vòng vàng, vòng bạc. theo phong tục người Khmer dù giàu hay nghèo cũng phải qua lễ dạm hỏi cho đủ ba lần thì mới được mới coi là trai gái lấy nhau đúng đắn. Đám cưới dù tổ chức to hay nhỏ cũng đều diễn ra trong ba ngày + Ngày thứ nhất là ngày nhập gia: Bên nhà trai mang lễ vật sang bên nhà gái xin phép làm đám cưới. Lễ vật thông thường gồm bánh,trầu cau, trái cây, thức ăn… Lễ vật nhiều hay ít không quan trọng, nhưng mỗi thứ đều phải đủ thôi. Đám cưới người Khmer kiêng số lẽ. Vào buổi chiều, chọn giờ tốt, đoàn người nhà trai đến nhà gái. Đoàn gồm có một số người thân tộc, bạn bè chú rễ, ông Maha – người mai mối, người hiểu biết hướng dẫn đám cưới theo đúng phong tục cổ truyền – và dàn nhạc. + Ngày thứ hai là ngày cưới: Đây là ngày làm lễ chính thức.Mở đầu cho lễ cưới, vào giờ tốt buổi sáng, làm lễ cúng ông bà, tổ tiên và ăn trầu kâm nất - trầu đính ước. Buổi chiều làm lễ cắt tóc cho chàng trai và cô gái. Sau đó dẫn chàng trau đến trình diện Neakta - thần bảo hộ của phum sóc, để Neakta công nhận thành viên mới của phum sóc.
  • 9. + Ngày thứ ba là ngày lạy ông bà và họ hàng: Trời hừng sáng, ông Maha dẫn người con trai đến trước “Bàn trời” – Rean Têvôđa . Đúng giờ tốt, người con trai được dân vào nhà lớn cho ngồi xếp hàng vào nơi quy định ( trên chõng tre, ghế băng, hay giường …), rồi dẫn người con gái ra ngồi chung một bên. Ông Maha bắt đầu làm lễ: Lễ rắc hoa cau và lễ lễ “Đơrpoooil” – lễ rút gươm ra khỏi bao. Lễ “rắc hoa cau” là lấy hoa cau rắc lên người đôi trai gái và rắc từ đường đi chỗ ngồi đến buồng tân hôn. Còn lễ “rút gươm ra khỏi bao” là lễ gắn với một truyền thuyết mà những ông bà người Khmer thường kể. + Sau lễ cưới: Sau ngày cưới, cô dâu, chú rễ - những thành viên mới của cộng đồng hai bên phía gia đình phải làm lễ vừa để làm quen, vừa để ra mắt: hai vợ chồng mới đem buồng cau đến chùa làm lễ ra mắt sư sãi và xin ban phước lành, cô dâu và chú rễ đi thăm bà con thân tộc hai họ. Do tôn sùng phật giáo, người Khmer quna niệm rằng người con trai có đi tu, sau khi hoàn tục mới là người có đức hạnh, có giáo dục và là người tốt. Đó cũng là tiêu chuẩn để lấy vợ.3 1.4. Tập quán tang ma Người Khmer tin theo đạo phật, chịu ảnh hưởng sau sắc của phật giáo trong quan niệm về cái sống và cái chết. họ quan niệm rằng, chết chưa phải là chấm dứt cuộc sống, mà là tiếp tục sống ở một thế giới khác, không sống bằng thể xác,mà sống bằng linh hồn bất diệt. Do đó họ chuẫn bị cho đám tang người chết thật sự chu đáo, chuẩn bị nhiều lẽ vật cho người chết mang theo để tiếp tục sống ở thế giới thần linh. Tập quán người Khmer là hỏa táng người chết. Trường hợp người chết truyền bệnh dịch thì mới đêm chôn. 3 GS.TS Hoàng Nam, Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội 2011,Tr.432
  • 10. Khi gia đình có người chết, trước tiên họ mời ông Acha – Yuki – thầy cúng thông thạo việc tang ma đến hướng dẫn tổ chức tang lễ. *Lễ cầu siêu, cầu phước – oypôryuk: Trước khi liệm xác chết vào quan tài, người ta mời hai vị sư sãi đến cầu siêu, cầu phước. Khi đóng nắp quan tài người ta xếp các vật cúng lên nắp quan tài. Hai đầu quan tài đốt hai cây nến, dưới quan tài đốt “lửa ướp”, mục đích giữ cho có hơi ấm thường xuyên. Phía trên đầu quan tài có một cờ hình cá sấu bằng vải trắng cắm trên một cây, gọi là “cờ hiệu của linh hồn”. Người Khmer cũng có “lễ lăn đường khi đưa ma như người Hoa, người Kinh”. 2. Văn hóa nghệ thuật. 2.1. Hò (SăKăvati) Cũng như dân tộc Việt ở vùng sông nước Cửu Long có rất nhiều điệu hò, người Khmer trong vùng là dân tộc ít người duy nhất ở nước ta có điều hò dân gian gần gũi với sông nước, như Hò đưa thuyền, Hò kéo dây, Hò kéo co, Hò hái sen. Đó là những điệu hò khỏe khoắn, khoan thai phù hợp với nhịp điệu lao động trên sông nước. 2.2. Sân khấu Rô Băm Rô Băm là hình thức sân khấu cỏ điển của người Khmer, có nội dung truyện tích cụ thể được khai thác từ đề tài Phật giáo,Bà la MÔn giáo, quen thuộc nhất là sử thi Ramayana Ấn Độ, một đề tài không chỉ người Khmer nào cũng thuộc tuồng tíc và sành điệu Rô Băm. Rô Băm còn có tên gọi là “Hát Rằm” hay “hát Riêm Kê”. Hình thức sân khấu Rô Băm sử dụng múa như một ngôn ngữ chủ đạo. hầu như tất cả nội dung của kịch đều được dùng hình tượng múa để diễn tả. 2.3. Sân khấu Dù Kê.
  • 11. Có lẽ Dù Kê là sự nối tiếp của sân khấu kịch hát Rô Băm, nó được ra đời mang tính chất kế thừa nhằm đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống mới mà thể loại Rô Băm không còn phù hợp. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, cùng với sân khấu cải lương Nam Bộ, sân khấu kịch hát Dù Kê đã ra đời trên vùng đất người Khmer sinh sống (vùng sông Bas sắc). Gần một thế kỷ qua, Dù Kê đã phát triển rông khắp trong đồng bào Khmer và trở thành một loại hình sân khấu ca kịch độc đáo, là món ăn tinh thần của các dân tộc trong vùng. Ở Dù Kê ngoài tích truyện cổ, còn đưa vào kịch nhiều đề tài của cuộc sống xã hội đượng thời. Điều này là nổi khát khao của nhân dân, nó đáp ứng được nguyện vọng: sân khấu kịch hát phản ánh được cuộc sông và quay lại phục vụ nhân dân. Dù Kê còn tiếp thu một số tuồng tích Tàu (Tiều). Thậm chí những cở cải lương: Lưu Bình Dương Lễ, Trần Minh Khố Chuối… cũng được nạp, làm cho thể loại kịch hát Dù Kê càng thêm phong phú. Về nguồn gốc ra đời của Dù Kê, có nhiều nguồn sử liệu khác nhau. Dù Kê về hình thức Dù Kê cũng giống Rô Băm. Dù Kê mang rõ tính chất của các mối quan hệ xã hội. 3. Lễ hội 3.1. Tết chôl chnăm thmây của người Khmer Lễ vào năm mới chôl chnăm thmây còn gọi là “lễ chịu tuổi”, là ngày tết cổ truyền của đồng bào Khmer. Lịch của người Khmer kết thúc vào cuối tháng 12 (âm lịch), nhưng tết mừng năm mới lại diễn ra vào tháng Khchét Khmer tức từ 14 đến 16 tháng 4 (dương lịch).
  • 12. Thãng cũng là lúc giao mùa ở Nam bộ.Mùa khô vừa kết thúc và bước sang mùa mưa. Những cơn mưa đầu mùa làm cho cây cỏ tươi tốt, thiên nhiên như trỗi dậy sức sống,đâm chồi nảy lộc. Người Khmer quan niệm như là sự khởi đầu của một năm mới, nên gọi là chôl chnăm thmây (tức là ngày thay năm cũ vào năm mới). Không khí chuẫn bị tết rất nhộn nhịp,đặc biệt trước tết nửa tháng, người dân từng chùa tự nguyện góp tiền, sửa sang chùa. Khuôn viên chùa được dọn dẹp sạch sẽ để chuẫn bị đón tết. Người Khmer có ba ngày tết đó là chôl chnăm thmây (bắt đầu vào tết ), ngày giữa là Von bât, ngày cuối là Lơng sak. Theo quan niệm người Khmer,Têvêđa là vị tiên được trời sai xuống để lo cho dân chúng trong một năm. Vì thế, đêm giao thừa mọi nhà đều thặp nhang, đèn làm lễ đưa Têvêđa cũ và rước Têvêđa mới. Sau đó mọi nghi thức quan trọn đón tết đều diễn ra tại chùa. Ở trong chùa, những phật tử cao niên cùng các vị sư sãi tụng kinh niệm phạt để đưa năm cũ rước năm mới. Ngày thứ nhất, từng đoàn người trong những bộ quần áo sặc sỡ cầm nhang đèn hoa quả vào chùa cùng nhau rước Đại Nông lịch quanh chính điện vào lễ phật, đọc kinh mừng mới. Ngày thứ hai, phật tử dâng cơm cho các vị sư và đắp núi cát. Ngày thứ ba, là lễ tắm tượng phật và tắm cho các vị sư cao niên 3.2. Lễ cúng ông bà (pithi sen đôn ta) Lễ Đôn Ta được tổ chức vào ba ngày từ 29 tháng 8 đến 1 tháng 9 (âm lịch). Vào mùa Đôn Ta,các vị sư sãi và đồng bào Khmer ở các chùa, mỗi gia đình đều hướng về tổ tiên với lòng thành kính để được dâng ơn, đáp nghĩa bao la vô tận. Lễ Sen Đôn Ta gắn liền với tâm linh,tính ngưỡng đã in sâu trong tấm thức đồng bào Khmer.
  • 13. Ngày thứ nhất,mỗi gia đình dọn dẹp bàn thờ tổ tiên. Sau đó bày các lễ vật lên bàn thờ. Buổi sáng là “cúng đón tiếp”. Gia chủ làm cổ rồi mời họ hàng cùng dự. Buổi chiều là “cúng linh hồn”, mời ông bà tắm rửa rồi cùng đi vào chùa nghe sư sải tụng kinh. Ngày thứ hai, vẫn để ông bà ở lại chùa nghe sư sãi tụng kinh. Đến trưa thì đưa linh hồn người quá cố về nhà. Ngày thứ ba, là ngày cúng cuối cùng gọi là “cúng đưa”. 3.3. Lễ cúng trăng (Pithi Sâm Peak Preach Khe) Ngày 15 tháng Kdoeh là ngày lễ cúng Trăng, một lễ hội văn hóa độc đáo của người Khmer. Đêm ngày 15 là đêm răm tròn trăng thứ 12 cuối cùng,khép lại một năm của người Khmer. Tháng Kdeoh là tháng lúa mùa trên đồng chín vàng mùa thu hoạch. Ông trăng theo quna niệm của người Khmer là chủ của mùa màng. Trong tâm thức của những thiện nam tín nữ Ông Trăng chính là hình ảnh cung quảng của thỏ ngọc. Trăng thiêng liêng,trăng tháng Kdoeh càng thiêng liêng cao quý, nên đồng bào Khmer tổ chức lễ cúng trăng, cúng mừng mùa vụ và cúng hết năm. Bàn thờ cúng trăng được kê dưới cổng cúng trăng. Món lễ cúng đầu bảng là cốm dẹp, trái dừa tươi, khoai môn, khoai lang, bắp, đậu phộng, chuối, mía, … Bàn cổ cùng đầy sản vật cấy trồng, cây trái thật ngon. Người người của gia đình quay quần trước bàn cúng trăng. Trăng lên cao, cử hành lễ. Những cặp mắt trông trăng tỏ ân nghĩa và chờ mong hi vọng được thấm nhuần ánh sáng cuộc sống ngày mai tốt đẹp hơn. Lễ cúng trăng có nghi thức đút cốm dẹp - Óoc Ombóc. Người đút cốm là người già đứng đầu lễ. Sau khi khấn vái cầu nguyện người được hưởng lộc trước tiên là con nít. Mỗi năm mỗi lễ Cúng Trăng những lời mơ ước thiêng liêng của trẻ em vang trong trăng rằm Kdoeh đó là những lời không thể thiếu được trong lễ cúng trăng. Lễ cúng trăng, đút cốm dẹp là lễ tết,là hội vui của phum sốc, là lễ hội văn
  • 14. hóa dân tộc đặc sắc mang ý nghĩa dân sinh phát triển đời sống cộng đồng cư dân xóm ấp.Tiếp theo là những trò chơi nhân gian. 3.4. Lễ hội đua Ghe Ngo Đua ghe ngo (Un Tuk) là một lễ hội tưng bừng ở Sóc Trăng được tố chức hằng năm vào dịp lễ Óoc Ombóc của người Khmer. Trong đời sống của người Khmer, Ghe Ngo có ý nghĩa văn hóa phi vật thể. Đua Ghe Ngo là một hoạt động mang hồn đất, tình người độc đáo. Lễ hội độc đáo có sức sống lan tỏa,tồn tại và phát triển thành lễ hội văn hóa thể thao rất có ý nghĩa trong đời sống nói chung của nhân dân Việt Nam và nói riêng đối với đồng bào Khmer. Ghe ngo là một chiếc thuyền dài cong vút. Một thuyền đua có cấu tạo nhiều nét khá đặc biệt.ghe được làm bằng gỗ tốt, có đầy đủ những tính chất của một vận dụng bởi chải chịu nước tốt, chịu được hoạt động cực kỳ mạnh mẽ linh hoạt của các tay chèo đua. Về cấu tạo: ghe ngo có thân dài khoảng 25m, có chiều ngang ở giữa lớn nhất tới 1,4m vuốt suôn về hai đầu chỉ còn 0,4m. Trong lòng ghe đặt ngang những “thang ghế ngồi đôi” từ đầu tới cuối ghe. Cấu tạo đặc biệt nhất là nghe ngo có hau cây kềm chịu lực ở trong lòng ghe. Đó là những cây gỗ tốt rất cứng, rất chắc có đường kính khoảng 0,2m. Mội cây kềm được bố trí vị trí để làm những chức năng khác nhau. Cây kềm lòng lòng dài suốt lòng nge đặt sát đáy giữ thân nge vững chãi trên đường đua. Cây kềm lái đặt song song đặt ở phía bên trên cây kềm lòng dài từ giữa ghe về phía sau ghe. Hai cây kềm là đặc trưng của nge ngo người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Về nhân sự đội đua nge ngo được tổ chức sắp xếp rất chặt chẽ với một loạt những “tay chèo” với dầm chèo nhiều kích cỡ ở từng vị trí khác nhau.
  • 15. Có ba người ngồi đầu ghe với vị trí lãnh đạo. Những con dầm chèo – những cặp kề vai ngồi trên những băng ghế từ sau ba người ngồi mũi ghe, bao gồm: - Khoảng 18 con dầm ngồi bơi. - Khoảng 20 con dầm quỳ bơi. - 8 con dầm nhún bơi. - 3 con dầm lái. Lái chính ngồi cuối cùng, hai lái phụ ngồi ở hai bên phải và trái lái chính. Trên ghe còn người đứng cầm nhịp, giữ nhịp. Ghe ngo là linh vật của phum sóc, được đóng và gìn giữ bảo quản đặc biệt là để tại chùa. Ghe ngo là vật thiêng liêng. Nhất cử nhất động đều phải cử lễ cầu xin trước. Sóc Trăng có hơn 30 đội nge ngo: các đôi ghe ngo Tam Sóc, Khleang, Chùa Dơi, Vũng Thơm, Chùa Bốn Mặt, Chăm Pa, Tập Rèn … Ngày càng hiện diện nhiều đội ghe ngo khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. 3.5. Lễ hội miếu thác Côn (Pith That Kon) Thác Côn, tiếng Khmer gọi là đạp cồng. Miếu Thác Côn là miếu đạp cồng. Tiếng của lòng người hoàn âm cùng tiếng đất!
  • 16. Miếu dựng đầu tiên là cái miếu nhỏ chỉ có một cột, mỗi bề 3m. Cổng miếu là cái miếu nhỏ chỉ có một cột, mỗi bề 3m. Cổng miếu có khuôn hình cái cồng. Gần trăm năm qua, miếu đã được xây dựng đẹp hơn. Khuôn viên miếu ngày một khang trang, xây gạch, láng bê tông để rước ngàn vạn bước chân đạp cồng. Từ ngày lập miếu Thác Côn có lễ hội cầu an, cầu phước. Lễ hội tổ chức bắt đầu từ ngày rằm (Pinhbô) tháng thứ ba (tháng Chere) của năm Phật lịch Nam tông. Dịp lễ hội này vào khoảng tháng 2 âm lịch, cùng thời điểm nhiều đình làng ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng như toàn quốc tổ chức Lễ Kỳ Yên. Từ xưa tới nay lịch trình lễ hội trong ba ngày với những nội dung chính như sau: Ngày 15; từ 7 giờ sáng các tổ chức và các cá nhân dâng lễ cầu phước. Ngày 15,16 và 17, buổi tối từ 16 giờ: các phật tử lạy Phật. từ 19 giờ 30 phút các sư thuyết pháp hướng phật tử làm điều tốt lành, tích đức tích thiện. Từ 20 giờ các sư tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa mới trong cộng đồng cư dân. Ngày 18, bế mạc lẽ hội. Cùng với Lễ thiêng là Hội vui liên tục suốt ba ngày hoạt động tối ngày, sáng đêm. Hội của những trò chơi nhân gian: ném còn, kéo co, bơi xuồng, bịt mắt đập nồi trên bãi cỏ quanh miếu. Nét độc đáo của lễ hội ở miếu Thác Côn ấp An Trạch là Slatho dừa. Người tới cầu thỉnh ai ai cũng dâng cặp Slatho dừa. Tùy tâm,tùy lòng người ta dâng lễ một hay nhiều cặp slatho.
  • 17. Slatho là đồ lễ được trưng bày với năm cái bông, năm miếng trầu, năm cây nhang và một cây đèn cầy. Đó là lễ vật dâng lên năm đức Bồ tát - những người hết tâm,hết lòng lo lắng che chở giúp đỡ cho đời sống chúng sinh được bình an. Đi lễ miếu Thác Côn thật nhẹ nhàng. Lễ vật biểu lộ lòng người, tình người, không cầu kỳ đồ ăn thức uống, thịt rượu. Lấy từ cây dừa vườn nhà hoặc mua cặp dừa , lo trầu cau nhang đèn là có đồ cúng. Hàng ngàn slatho dừa dâng lên bàn thờ miếu chỉ rộng mấy mét vuông. Lễ Cúng dừa theo lời nói dân giang miếu Thác Côn là dâng những Slatho dừa cầu an cầu phước hòa với không khí cúng Kỳ yên cầu Quốc thái Dân an của nhân dân Việt ở nhiều địa phương. Lễ cầu an cầu phước miếu Thác Côn từ xưa tới nay vẫn giữ được nếp cầu có tính chất phác và thực tế. Lễ hội miếu Thác Côn là lễ hội văn hóa của tính yêu đất, yêu lao động sản xuất, yêu đời chân thực sâu sắc tinh tế của cộng đồng cư dân Đồng bằng sông Cửu Long. 3.6. Lễ hội đua bò của người Khmer Nam Bộ. Đua bò thiên về phần hội hơn phần lễ. Phần lễ cúng kiếng đơn giản, chủ yếu do các gia đình thực hiện trước khi vào cuộc đua để cầu mong gặp nhiều may mắn và thắng cuộc. Lễ hội đua bò được tổ chức vào tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch hàng năm. Lễ đua bò là lễ hội dân gian truyền thống.
  • 18. Vào ngày lễ hội đua bò, đồng bào quanh vùng Bảy Núi và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long kéo về nườm nượp, nhiều người ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc miền Đông Nam Bộ không quản xa xôi cũng về đây từ hôm trước. Đối với người đua bò ngoài sự quyết liệt, dũng cảm khéo léo còn đòi hỏi tính cần mẫn, công phu trong việc chăm sóc và huấn luyện bò đua, có khi kéo dài cả năm. Bò đua phải được nuôi ỏ nơi thoáng mát. Thức ăn là loại cỏ đặc biệt trên núi. Nước uống sạch có pha cám. Tại điểm xuất phát và đích đến cắm hai cây cờ, một xanh, một đỏ. Theo quy địn, cặp bò khi xuất phát đứng ở màu cờ nào thì về đích cũng phải ở màu cờ ấy. Người xem đứng, ngồi dọc bờ ao phía bên đường đua. Đua bò có hai vòng : “vòng hô” và “vòng thả”. “Vòng hô” có hai lượt, lúc đầu cho bò đi chậm quanh trường đua, vừa thăm dò đối phương, vừa cho bò lấy trớn. Sau đó,có thể khôn khéo thức bò đi nhanh hơn vượt lên giật vàm đôi trước làm cho người điều khiễn đôi bò kia bị chậm trễ hoặc lúng túng vướng bừa ngã xuống. Tuy nhiên,chũng giống như các cuộc đua khác,sự quyết liệt vẫn là ở các cuộc nước rút. Đối với đua bò gọi là “vòng thả”, ngoạn mục nhất là từ đoạn 100 mét cho đến khi về đích.4 4 Phạm Thị Phương Hạnh (Chủ biên), Văn hóa Khmer Nam Bộ Nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam,NXB Chính Trị Quốc Gia – Sự thật 2011,Tr.117
  • 19. 4. Tín ngưỡng tôn giáo . 4.1. Tín ngưỡng Người Khmer làm ăn ở châu thổ sông Mêkông đã lâu đời.Hơn 90% trong số họ là nông dân trồng lúa nước. Về tín ngưỡng tôn giáo, đồng bào Khmer theo đạo Phật, giáo phái Tiểu Thừa (coi như tôn giáo toàn dân) và còn tin vào các lực lượng siêu nhiên thần bí khác mà họ chưa có khả năng nhận thức và chế ngự. Như vậy phãi chăng Phật mới chỉ giúp họ đạo lý làm người, còn Phật chưa giúp họ khi gặp nmay rủi trong lao động sản xuất thường ngày, nhất là trong nghề trồng lúa nước và cả nghề đánh bắt thủy hải sản trên biển. Vì thế, họ sùng bái, thần linh hóa các thế lực siêu nhiên không phải vì lòng thành tín như đối với Phật mà vì nhu cầu nhân sinh, chế ngự sự tác oai, tác oái của siêu nhiên, đồng thời cầu mong thần linh ban phước lành cho người dân làm ăn được thuận hòa. Tín ngưỡng dân gian được thễ hiện trong các nghi lễ: nghi lễ cúng thần nông, nghi lễ cúng Nea; Ta, cúng Arak, cúng Rea Hu, lễ cúng tổ nghề. Một số lễ cúng được người Khmer tổ chức hàng năm như sau: Cúng Neak Ta: Neak Ta là vị thần bảo hộ cho con người, mùa màng. Lễ cúng được thực hiện vào khoảng tháng 4 dương lịch. Hàng năm người dân trong các sóc phạm vi thuộc Neak Ta tổ chức cúng Neak Ta, với ý nghĩa cầu an cho mọi người, cầu mưa gió thuận hòa, cho vụ mùa bội thu. Neak ta còn là thần bảo hộ cho tình yêu trai gái. Nhiều chùa người Khmer ở châu thổ sông Mêkông có dựng miếu thời Neak Ta ngay trong khuôn viên của chùa. Cúng Arak: Arak là vị thần bảo hộ cho dòng họ, một loại thần không có hình dáng, tính thiện, ác cũng khó phân biệt. Người ta cúng Arak mỗi khi gia đình có chuyện chẳng lành, có người ốm đau, làm ăn xui xẻo hay gặp tai nạn bất ngờ … Nếu cúng Arak mà có mời Kruteay (thầy bói) và
  • 20. Rup Arak (người nhập Arak), thì đó là gia đình thân chủ muốn triệu linh hồn người chết mà mình nhờ bảo hộ để trực tiếp nghe nghe lời phán xét. Cúng Rea Hu: Trong phum sóc không có tục thờ Rea Hu. Rea Hu chỉ được trang trí phổ biến ở các chùa, tháp với khuôn mặt nhe nanh, trợn mắt, nuốt mặt trăng trông rất dữ tợn. Xem nhật thực, nguyệt thực, người Khmer đoán định kết quả mùa màng. Nếu mặt trời và mặt trăng bị che khuất hoàn toàn, tức là Rea Hu nuốt hết vào bụng và sau đó lại sáng dần ra từ phía bắt đầu che khuất, tức là Rea Hu ói ra, thì năm đó được mùa. Đương thời khi có nhật thực, nguyệt thực, phụ nữ mang thai vẫn phải nhịn ăn; ngày xưa còn phải để một bình vôi và một con dao bổ cau vào nếp váy, có lẽ để tự vệ. Lễ cúng tổ: Hàng năm vào cuối tháng 3 âm lịch, các ngành nghề thủ công của người Khmer đều tổ chức lễ cúng ông tổ nghề - người đứng đầu khai sinh ra nghề nghiệp hay người thầy trực tiếp dạy truyền nghề cho họ. Họ tri ân người thầy của mình bằng lẽ cúng tổ. Tùy theo moi64ong6 tổ nghề, người ta lập đàn cúng với những vật cúng và nghi lễ tương ứng, được lưu truyền từ xa xưa để lại. Tôn giáo: Nhìn vào lịch sử tôn giáo của người Khmer, chúng ta biết được, trước khi tiếp nhận đạo Phật Tiểu Thừa, người Khmer đã có một thời thao đạo Bàlamôn và Phật giáo Đại Thừa. Đạo Bàlamôn: Đạo Bàlamôn tuy không tồn tại trong đời sống người Khmer, nhưng giá trị của thần vẫn còn in dấu đậm nét khắp vùng người Khmer cư trú, ẩn tàng trong tín ngưỡng dân gian. Các vị thần của đạo Bàlamôn vẫn còn được bão lưu. Phật giáo Đại Thừa: Theo tư liệu tham khảo cổ học, tại vùng Basak:Sóc Trăng đã tìm thấy 10 tượng Phật thế kỉ VI – VIII, trong đó có 4
  • 21. tượng Lôkêsvara (Bồ tát Đại Thừa). Điều này nói lên rằng Phật giáo Đại Thừa đã từng tồn tại trong dân Khmer Nam Bộ. Phật giáo tiểu thừa: Phật giáo Tiểu Thừa là giáo phái chỉ tôn thờ Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật giáo Tiểu Thừa là giáo phái chỉ tôn thờ Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật giáo Tiểu Thừa thắng thế trước đạo Bàlamôn vào thế kĩ XII. Phật giáo là một trong ba tôn giáo thế giới. Hiện tượng Phật giáo toàn tòng của người Khmer trong lịch sử là bước phát triển từ tôn giáo đa thần sang tôn giáo độc thần. Bước phát triển này cho đến nay được coi là một tất yếu lịch sử, đã diễn ra ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Ngôi chùa: Ngôi chùa là nơi cho con trai người Khmer đi tu học. Người Khmer từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, rồi về già, mọi nổi buồn, niềm vui đều diễn ra ở chùa … Mỗi ngôi chùa có ba chục sư sãi. Đến nông thôn người Khmer, ta thấy kiến trúc ngôi chùa là nổi bật nhất. Đặc điểm của chùa là trồng nhiều cây cao: cây dầu, cây dừa, cây thốt nốt … Chùa Khmer được xây dựng như một công trình văn hóa. Trong chùa có: thư viện, nơi tàng trữ các loại thư tịch cổ, bảo tàng mỹ thuật và lịch sử, nơi sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật,trường học chữ … 4.2. Chùa Kh’leng 4.2.1. Lịch sử hình thành Chùa Kh’leang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ được xây dựng vào giữa thế kỷ 16 vào năm 15335. Ngôi chùa có tuổi thọ rất cao và nó gắn liền với truyền thuyết địa danh tỉnh Sóc Trăng. Vào đầu thế kỉ 16, vua của nước Chân Lạp là Ang Chăn tổ chức một chuyến đi kinh lý qua các lãnh địa xa xôi của mình ở vùng hạ lưu sông 5 Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, Chùa Việt Nam, Nxb Thế Giới, tr.482.
  • 22. Hậu (lúc đó kinh đô đóng tại Lô-véc, thuộc nước Campuchia bấy giờ). Khi nhà vua dừng lại ngự giá ở Sóc Trăng một thời gian mà không thấy có ngôi chùa Phật nào, ngài bèn ra lệnh cho viên quan coi quản đất này phải xây dựng cho được một ngôi chùa để dân chúng có nơi hành đạo. Vâng lệnh vua ban, năm 1532 viên quan cai quản vùng đất này tên là Tác đã triệu tập các tín đồ và đại diện dân Sócrk trong một cuộc hội nghị được tổ chức trọng thể để truyền đạt lệnh của vua; đồng thời ông kêu gọi mọi người góp công, góp sức xây dựng ngôi chùa mới. Tất cả mọi người khi nghe tin này đều rất hân hoan và đồng ý góp phần vào sự kiện thiêng liêng này. Kế đó, ông Tác vạch rõ địa hình, địa thế của đất Sóc Trăng cho mọi người được rõ… Ở cả ba hướng: Đông, Tây, Nam đều là đầm lầy, kinh rạch, rừng hoang có nhiều thú dữ như cọp, voi, trâu rừng, rắn độc… còn hướng Bắc là nơi đất cát cao ráo, ruộng đồng bằng phẳng. Ai nấy đều tán thành địa điểm xây chùa ở hướng Bắc. Xong hội nghị, ông Tác liền mời mọi người theo ông đi về hướng Bắc, đến nơi ông hỏi ba lần: “Hỡi các vị sư và các ngài, đây là nơi có thể xây chùa được không?”, mọi người đồng thanh hô lên: “Rất tốt, đây là nơi rất tốt để chúng ta xây chùa, xin ngài hãy cho xây một ngôi chùa nơi đây để chúng tôi lưu lại phước đức cho đời sau”. Ngôi chùa được xây dựng do một viên quan cai quản vùng Sóc Trăng tên là Tác khởi xướng. Ông đã cho xây dựng một nhà kho để tích trữ sản vật do nhân dân quyên góp. Từ đó, ông đặt tên cho vùng đất mình cai quản là Srock – Kh’leang (tiếng Khmer có nghĩa là xứ có kho), khi người Kinh đến đây sinh sống họ gọi nơi này trại âm ra là Sóc Kha Lang rồi sau là Sóc Trăng. Địa điểm xây chùa đã được xác định, ông Tác cho người đo đạc đất đai, khoanh vùng một khoảnh đất hình vuông rộng 4 ha, đóng cọc 8 hướng làm ranh giới. Sau đó, chọn ngày tốt để làm lễ Krong Phum (tức lễ khởi công xây chùa, Krong Phum có nghĩa là các vị thần và các tổ sư
  • 23. nghề nghiệp trong phum sóc). Khi cuộc lễ kết thúc một lần nữa, ông Tác kêu gọi: “Tôi xin mọi người hãy đem lời kêu gọi của tôi đi vận động thân quyến và dân trong toàn sóc, giải thích cho tất cả được rõ ý nghĩa của việc làm này, hãy vì lòng tin tưởng đức Phật, vì lòng hảo tâm mà đến đây đông đảo để xây dựng nhà chùa. Nhưng mọi người cần lưu ý việc làm này không phải do sự cưỡng ép hoặc hăm doạ, mà vì tấm lòng thành kính với đức Phật mà tự nguyện đóng góp. Dù đóng góp bằng sức lực hoặc của cải vật chất, tinh thần tôi cũng xin mời mọi người hiệp sức xây dựng để lấy phước đức và lòng được thanh thản.” Kế hoạch xây chùa được vạch ra như sau: - Ngày khởi công là ngày 16 tháng 12 Phật Lịch 2076 (tức vào năm 1532 dương lịch). - Khai phá rừng rậm từ nơi ông Tác ở cho đến địa điểm xây chùa. - Xây hàng rào vững chắc cho khu chùa và khu ông Tác để phòng ngừa thú dữ. - Xây nhà tạm cho lực lượng nhân công ở. - Chùa được chia thành ba hạng mục chính: + Lấy đất từ ba cái ao. + Chính giữa xây ngôi chính điện bằng gỗ lợp lá. + Hướng đông bắc xây sa-la, am, nhà bếp… cũng bằng gỗ lợp lá. - Sau khi xây cất xong sẽ mời sư sãi đến làm lễ khánh thành. - Lễ khánh thành sẽ được kéo dài trong một tuần lễ. Một thời gian sau khi ngôi chùa mới hoàn thành, ông Tác lại tổ chức hội nghị để chọn nhà sư trụ trì của chùa. Kết quả, hội nghị đã chọn đại đức Thạch Sóc 61 tuổi, thọ giới đã 40 năm, lúc đó đang tu tại chùa Luông Bassac (thuộc phạm vi huyện Mỹ Xuyên). Ông được các phật tử địa phương mời về làm trụ trì. Đại sư Thạch Sóc còn kiêm luôn chức vụ Mê Kôn (chức vụ đứng đầu hội sư sãi của một vùng lúc đó), còn sư phó và các chức vụ khác trong ban trị sự do ông Thạch Sóc chọn.
  • 24. Ban đầu, chùa được xây cất đơn sơ từ các nguyên liệu bằng gỗ, lợp lá, rồi dần dần mới xây cất bằng gạch và lợp ngói, với cách trang trí, đường nét kiến trúc rất đẹp. Kiến trúc chùa hiện nay như ngôi chánh điện và Sala được trùng tu sửa chữa vào năm 1918, chùa được mở rộng hơn, được xây bằng gạch và lợp ngói. 5.2.2. Kiến trúc Chùa Kh'leang được xây trên nền đất cao rộng, không gian thông thoáng, xung quanh có nhiều cây xanh đặc biệt là cây thốt nốt, loại cây đặc trưng của người Khmer, dưới mỗi gốc cây đặt những băng ghế đá dùng để nghỉ chân tạo cho du khách một cảm giác hết sức thoải mái, mát mẻ. Sân chùa có đến ba cấp, mỗi cấp đều có hàng rào xây gạch với những hình con tiện đều đặn. Ở mỗi hướng Đông, Tây, Nam Bắc đều có một cửa ra vào. Trước chùa có hai tháp hình bầu dục ở hai bên tả hữu, dùng để hài cốt các vị trụ trì. Trước chùa
  • 25. Hình tháp dục Cổng chùa được trang trí hoa văn cầu kỳ với màu sắc rực rỡ mang đậm phong cách văn hoá Khmer. Cổng chùa Nguồn: Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, Chùa Việt Nam, Nxb Thế Giới, tr.484. Ngôi chính điện được dựng ở trung tâm xây dựng từ năm 1918 (hiện nay không còn vết tích của ngôi chính điện cũ), có chiều dài 24 m, chiều rộng 13 m, được dựng lên trên một nền cao hơn mặt đất gần 2 m, nền gồm có ba bậc:
  • 26. Ngôi chánh điện bậc 1 cao 1m, các bậc hai 7m tạo thành vòng sân đường nội bộ (để làm lễ), bậc 2 cao 0,8 m cách nền 3 là 4,5m có dựng hàng rào bao quanh và trang trí hoa văn. Bậc nền 3 là mặt bằng ngoài tráng một lớp xi-măng vôi có trang trí hoa văn theo các hoạ tiết riêng biệt hình cánh sen hoặc các hình khối, tạo thành những đường viền cách vách chính điện 1,50 m thành một vòng hành lang xung quanh chính điện. Chùa Kh’leang
  • 27. Mái chùa Theo tài liệu của hệ phái Phật giáo Maha Nikaya Khmer Nam Bộ thì ngôi chánh điện các chùa Khmar đều quay mặt về phía Đông để đón ánh sáng mặt trời và ban phước cho chúng sanh. Chánh điện luôn có cấp mái, mỗi cấp mái được chia làm ba lớp. Lớp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa. Hai mái trên cùng hợp thành một góc 60° ở hai đầu hồi. Trang trí dọc bờ viền mái nóc chùa có tượng Niêt Kơ-rêch (rồng). Tượng được tạo hình một con rồng có thân hình uốn lượn, đầu xòe ra hình rẽ quạt, đuôi cong lên và giao thoa với những đuôi rồng khác6. Đầu rồng mảnh mai, có sừng nhọn, uốn lượn, thân rồng là thân của một loại cá (poo-cor) nên rồng không có chân, trên lưng giương những đao móc nhọn cong về phía đuôi, hình tượng rồng cũng được bố trí theo chiều dài đòn dông, nhưng đây là sự kết thúc của tầng mái có độ cao nhất. Ở đây hình đầu rồng được đơn giản hoá, chỉ còn mang hình dáng và chỉ lấy đặc 6 Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, Chùa Việt Nam, Nxb Thế Giới, tr.483.
  • 28. trưng làm cơ sở để biểu hiện. Chung quanh mái chùa được đắp phù điêu hình chim, thú cũng như những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật. Toàn bộ mái chùa là cả một công trình kiến trúc vĩ đại thể hiện quan niệm, triết lý về Phật, Trời của người Khmer. Mặt bằng chính điện hình chữ nhật chạy dài theo hướng Đông -Tây (cửa vào quay ra hướng Đông). Chính điện được dựng bằng 06 hàng cột dọc gồm: 60 cây cột trụ, hàng 1 được dựng lan can hoa văn, hàng 2 là hàng trụ vách, hàng 3 xác định gian giữa gồm 05 gian. Trên 12 thân cột ở hai hàng thứ 3 có hoa văn viền ở phần đầu và chân cột chạm hình hoa sen. Đặc biệt hình hoa sen ở chân cột ngắn hơn ở đoạn đầu cột. Do đó, khi nhìn ta có cảm giác hai đoạn này cân xứng nhau. Giữa hai đoạn này là phần gỗ được sơn mài đen, vẽ hình rồng hoa lá bằng nhũ vàng theo mô típ của Trung Quốc. Chân vách phía bên ngoài được chạm nổi những dãy hoa văn kết hợp thành một đường viền bao quanh ngôi chánh điện có chiều cao 1,30 m, chỗ giới hạn trên đường viền được đặt cửa sổ dọc theo tường dài, mỗi bên có 07 khung, cửa ra vào được đặt ở hai đầu chính điện, mỗi đầu có 02 khung, cửa sổ có kích thước theo tỉ lệ 1/2 (1,2 m x 2,4 m), cửa cái cũng có tỉ lệ kích thước là 1/2 (1,6 m x 3,2 m).
  • 29. Chùa Kh'leang Xung quanh chánh điện có nhiều cột hiên chạy quanh, đỡ lấy bờ mái. Phía trên các cột, tiếp với mái là hình chim thần Garuda, người Khmer gọi là Krud. Krud ở các chùa Khmer Nam Bộ có cơ thể người cân đối mỏ ngậm viên ngọc đầu đội mũ mặt như cú, hai tay nâng bệ, hai cánh nhỏ mọc ra từ hai bên bụng và mặc quần cụt, chân có móng quặp xuống.
  • 30. Chim thần Garuda (Krud) Ngôi chánh điện được Đại đức Liêu Đuông tổ chức trùng tu vào năm 1916. Chính điện hình chữ nhật có chiều dài hơn 20m, rộng hơn 9m bên trong chính điện có 12 cột bằng gỗ đen bóng được thiếp và được trang trí những hình rồng vàng.
  • 31. Chính điện Trước bàn thờ có một tấm bao lam cao tới mái, chạm trỗ rất công phu và sơn son thếp vàng. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, chính giữa là pho tượng Phật Thích Ca được đúc năm 1916 với thành đạo cao 6,80m (phần tượng cao 2,70m, ngồi trên tòa sen cao 2,5m và bệ cao 1,3m). Phật Thích Ca ngồi kiểu ấn “Xúc địa” tay phải đặt lên chân, các ngón tay chỉ xuống dưới với vầng hào quang bằng điện lúc ẩn, lúc hiện, tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát và huyền ảo. Chung quanh tượng Phật lớn và tượng Phật nhỏ có nhiều tủ kính trưng bày các hiện vật gia dụng của cộng đồng người Khmer xưa như là một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa của dân tộc mình.. Tượng gợi một ảnh hưởng của phong các Sukhothai. . Sau lưng pho tượng có tấm bia khắc chữ Khmer ghi: “Đại đức Liêu Đuông, đời truyền thừa thứ 17, trụ trì chùa từ năm 1893 đến năm 1928, đã tạo tượng đức Phật vào năm Phật lịch 2460 với sự cúng dường của gia đình ông Lum Sun”7. Ngoài và trong chính điện chúng ta còn bắt gặp những mô típ tượng khác: hình chim muông hoa lá, hình tiên nữ đang múa trên bầu trời, nhất là bao quanh phía trong chánh điện có các hình hoạ mô tả về các tích của đức Phật Thích Ca từ lúc sinh ra cho đến khi đắc đạo. Những hình tượng trên góp phần làm sinh động thêm ngôi chính điện trang nghiêm của 7 Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, Chùa Việt Nam, Nxb Thế Giới, tr.484.
  • 32. chùa Khleang. Trên 12 thân cột trong chánh điện được trang trí hoa văn thể hiện sự giao thoa nghệ thuật của 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa. Chung quanh chánh điện còn có các tượng Phật, các tượng chằn trong tư thế bảo vệ chánh điện. Trên các khung cửa ngôi chánh điện được khắc chạm các nhân vật trong phục trang của người Khmer cổ. Các cánh cửa được chạm trỗ tinh xảo. Có hình Reahu với Mặt Trăng. Tượng Reahu có dạng chung là mặt mày dữ tợn, đội mắt trợn trừng, miệng rộng với răng nhọn lởm chởm, chỉ có đầu, không có mình, hai tay cầm mặt trời hay mặt trăng đưa vào miệng để nuốt; hay ở dạng đang thổi một luồng cuồng phong được cách điệu. Hình tượng này thường xuất hiện trên cổng, vòm cửa mặt tiền chánh điện, trên bàn thờ phật hay trên các mặt tháp. Theo truyền thuyết của người Khmer thì Reahu muốn nuốt Mặt Trăng nhưng không nuốt trôi, nếu khạc ra ở miệng thì sẽ được mùa lớn. Nếu Trăng ra ở nách thì đói. Người Khmer Nam Bộ thường chạm hình Reahu với Mặt Trăng ở miệng để cầu được mùa. Trên hai cánh cửa gỗ được chạm khắc thể hiện cuộc giao đấu giữa Tiên nữ và Chằn (Yeak). Yeak có bộ mặt hung dữ tiêu biểu cho cái ác. Tiên nữ tiêu biểu cho cái thiện. Người thì đứng trên Reach cha sei, kẻ thì đứng trên chim thần Krud trong cuộc giao đấu ngang tài ngang sức.
  • 33. Chạm cửa gỗ cảnh tiên nữ giao đấu với chằn Ngoài ra, chùa Kh’leang còn có một số công trình xây dựng khác như: Sa –la (nhà hội của sư sãi và tín đồ), nhà tụng của sư sãi, nhà của vị đại đức trụ trì và các vị sư, lò thiêu và các tháp để tro cốt người chết... Trong khuôn viên chùa còn có khu vực dành riêng cho Trường Trung cấp Pali Nam Bộ được ngân sách nhà nước cấp xây dựng mới, để đào tạo những vị sư cho các chùa cũng như để giảng dạy văn hóa và dạy chữ Khmer. Ngoài ra, chùa còn là nơi cử hành các nghi thức lễ truyền thống của dân tộc Khmer: Tết Chôl – Chnăm – Thmây, lễ hội Dolta, Lễ Ooc – Om – Boc và đua ghe Ngo, .... Hiện nay, trong chùa Khleang có các hiện vật sau: - Phật Thích Ca: tổng cộng 45 tượng (01 tượng ngồi thiền định cao 2,5 m bằng ciment, 04 tượng bằng đá trắng cao từ 1m đến 1,8 m, 06 tượng đồng cao từ 0,2 m đến 0,4 m, 29 tượng gỗ cao từ 0,2 m đến 0,5 m). - 02 tủ bằng gỗ chạm hoa văn sơn son thiếp vàng. - 01 ngai thuyết pháp bằng gỗ chạm hoa văn cao 1,2 m. - 01 tượng đồng Apsara cao 0,65 m.
  • 34. - Khoảng 30 đồ dùng sinh hoạt bằng bạc, đồng, gỗ, nhựa… để trong tủ nơi chính điện. 4.3. Chùa Dơi 4.3.1. Lịch sử hình thành Chùa Dơi tọa lạc ở số 73B, đường Lê Hồng Phong, phường 3 thị xã Sóc Trăng, Chùa Dơi tên thật là Wathserâytêchô - Mahatup (phiên âm từ tiếng Khmer). Về sau đồng bào Kinh và Hoa đọc trại từ Mahatup thành “Mã Tộc”. Cho nên cũng có nhiều người gọi là: “Chùa Mã Tộc”. Ngoài ra dân gian còn gọi là chùa Dơi bởi vì trong chùa này có nhiều dơi. Ðây là một trong những công trình nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ và thuộc vào hàng các ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Sóc Trăng. Từ “Mã Tộc” cũng chính là địa danh (tính từ ngã ba đường cho đến lối rẽ vào Chùa Dơi) coi như là một làng nhỏ. Dân cư ở đây gồm 3 dân tộc (Kinh, Hoa, Khmer) cùng sinh sống. Theo người Khmer, Mahatup là trận kháng cự lớn (Tup: kháng cự; Maha: lớn). Nơi đây đã diễn ra một trận đánh ác liệt của phong trào nông dân nổi dậy chống bọn phong kiến ngày xưa. Sau trận đánh đó, dân chúng tản cư trở về sinh sống, họ cho rằng vùng đất này có điềm lành (đất lành) nên xây chùa thờ Phật. Bởi họ cần có một đấng tối cao che chở - vì các trận đánh của phong trào nông dân ở những nơi khác đều bị thất bại, nhưng ở nơi đây trận chiến diễn ra ác liệt nhưng họ đã giành chiến thắng. Theo thư tịch cổ của Chùa còn để lại có ghi chép: Chùa được khởi công xây dựng vào từ năm 1569 dương lịch, cách nay 440 năm. Do ông Thạch Út đứng ra xây dựng. Từ trước đến nay chùa được trùng tu nhiều lần, năm 1960 Chùa sửa chữa lớn ở chánh điện, đến năm 2008 chùa bị
  • 35. cháy chánh điện. Vào tháng 4 năm 2009, chánh điện chùa đã được phục chế lại như cũ. Theo lời kể của các già làng về lịch sử hình thành của Chùa đã trải qua 19 đời Đại Đức. Các văn bản còn lại, được ghi trên lá thốt nốt, trải qua nhiều năm tháng đã bị mục nát và chỉ còn lại một số, cho đến hiện nay chỉ biết được 08 đời Đại Đức sau này (từ đời thứ 12 đến đời thứ 19): - Đời thứ 12: Ông Lâm Men. - Đời thứ 13: Ông Tham. - Đời thứ 14: Ông Ngô Sển. - Đời thứ 15: Ông Sâm. - Đời thứ 16: Ông Lét. - Đời thứ 17: Ông Thạch Chia. - Đời thứ 18: Ông Thạch Kiều Đốc. - Đời thứ 19: Ông Kim Rên8. 5.2.2. Kiến Trúc Ngay từ cổng vào, du khách không khỏi choáng ngợp trước màu vàng rực, óng bao phủ gần như toàn bộ chùa Dơi. Ở cổng chùa gác hai bên là 2 con rắn khổng lồ, ....Với hình thể độc đáo gần giống với hình tượng rắn hổ mang với cái mang phình ra rất to, che phủ nhiều cái đầu 5 đầu, đang phồng mang trợn mắt như chờ chực đớp, khiến nhiều người phải giật mình, e sợ. Những tượng rắn đó được gọi là Naga. Nagar là một sinh vật có nguồn gốc Ấn Độ giáo, Nagar trong tiếng Phạn có nghĩa rắn hổ mang chúa tể của loài rắn, có nọc độc có thể giết chết một con voi trưởng thành.Loài rắn hổ mang tượng trưng cho thần Civa bao hàm cả hai ý nghĩa, hủy diệt và tái sinh. 8 soctrang.edu.vn/chitiettin.asp?IDT=901221104407
  • 36. Đối với đồng bào dân tộc Khmer, rắn Nagar được gọi là Niệk, biểu trưng cho nghệ thuật điêu khắc và văn hóa tín ngưỡng bản địa thờ rắn. Có rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc ra đời của rắn Nagar. Trong đó, có truyền thuyết lập quốc của người Khmer khi xưa kể rằng, vị vua đầu tiên sáng lập ra vương quốc Chân Lạp là Kampu. Ngài là một quốc vương tài giỏi, được nhân dân yêu thương, tôn sùng và kính trọng. Một lần, trên đường du hành sang đất nước Indonesia, ngài gặp một nàng công chúa xinh đẹp, thông minh, lại dịu hiền, và có tài quyết đoán. Nàng là con gái của vua rắn Nagar. Trước sắc đẹp và tài hoa của công chúa, vị vua đã đem lòng yêu mến và quyết cưới nàng làm vợ. Để cưới được công chúa, vua Kampu phải dùng sức mạnh và tài năng của mình trổ tài qua các kỳ thi thử sức đầy gay go, quyết liệt của vua rắn Nagar. Cuối cùng, vua Kampu cũng giành chiến thắng và cuới được vợ. Quốc vương Kampu và Hoàng hậu Nagar cùng nhau sáng lập và xây dựng nên đất nước Campuchia ngày nay. Từ đó, hình tượng rắn Nagar được xây dựng khắp nơi tại các ngôi chùa, cổng chùa và đền thờ, với ý nghĩa là vị thần canh giữ, để xua đuổi tà ma. Trong sự tích kể về cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có liên quan đến hình tượng rắn Nagar. Lúc hoàng hậu Maya hạ sinh ngài tại vườn Lâm Tì Ni, Thái tử Tất Đạt Đa được một vua rắn Nagar chín đầu phun nước tắm, điển tích này được người Trung Hoa mô tả bằng đề tài điêu khắc là hình tượng chín con rồng bao quanh Đức Phật sơ sinh, mà người ta quen gọi là “Tượng Cửu Long”. Một câu chuyện khác lại kể rằng, rắn Nagar chính là vị thần Hộ pháp canh giữ viên ngọc của mọi điều ước, viên ngọc ấy cũng tượng trưng cho Tam Bảo của nhà Phật (Buddha: Phật; Dahma: Pháp, Sangha: Tăng). Đặc biệt nhất, là câu chuyện kể về sự tích “Bảy ngày tu đầu tiên của Đức Phật”. Trong thời gian tu khổ hạnh Đức Phật ngồi tọa thiền dưới cội Bồ Đề thì mưa to gió lớn nổi lên, nước dâng cao ngập cả chỗ ngồi thiền của Đức Phật. Khi ấy, có một vị vua rắn Nagar liền bò ra
  • 37. khỏi nơi trú ẩn của mình, lấy thân cuốn lại thành bảy vòng tròn như bảo tọa cho Đức Phật ngồi nhập định khỏi bị ngập nước và vươn cao 7 chiếc đầu phình to ra tạo thành cái táng che chở cho Đức Phật. Do vậy, rắn Nagar là hình tượng cực kỳ phổ biến trong văn hóa Khmer, biểu hiện ý nghĩa đức Phật đã cảm hóa được rắn độc và thần rắn đã phát nguyện tùng phục, theo hầu đức Phật khi mưa to gió lớn.Việc đặt hình tượng rắn với hàm ý cái ác, cái xấu, đã được cải biến, phục vụ cho cái đẹp,cái thiện.Thâm thúy hơn trong triết lí Phật giáo là ở chỗ trong mõi con người đều có cái ác và cái thiện. Nhưng khi đến với Đức phật, cái ác trong mỗi con người sẽ được cảm hóa bởi cái thiện. Nét đẹp văn hóa tôn thờ rắn Nagar xuất phát từ sự giao thoa gịữa tín ngưỡng Phật giáo và điều kiện môi trường sống của người Khmer. Trước đây, người Khmer vào khai hoang vùng đất Nam bộ, họ sống trên vùng đất ẩm thấp, nhiều rừng rậm, nước ngập quanh năm do chưa có hệ thống trị thủy. Đây cũng chính là điều kiện môi trường thích hợp với các loài bò sát: rắn, cá sấu,... chim, cò quy tụ về sinh sống. Riêng về loài rắn, vốn có tính chất nguy hiểm nhất là rắn hổ mang. Rắn hổ mang tuy độc nhưng người Khmer đã sớm biết cách thuần hóa. Bởi từ lâu, đạo Phật luôn thể hiện rõ sự nhân đạo và rắn Nagar đã được đức Phật cảm hóa và từ đó đưa vào kiến trúc điêu khắc tại các ngôi chùa với ý nghĩa giáo lý, đức Phật đã cảm hóa được cái ác. Chùa là nơi để học đạo, cải hóa người không tốt thành người tốt, có ích cho đạo cho đời. Con rắn vốn có nọc độc gây chết người, nhưng vẫn được cảm hóa trở nên hiền từ và có ích vì nó biết tu theo Phật. Đây được xem là tư tưởng mang đậm truyền thống văn hóa tốt đẹp, có giá trị nhân văn sâu
  • 38. sắc của người Khmer nói riêng, của cộng đồng Phật tử theo truyền thống văn hoá đạo Phật giáo nói chung.9 Rắn Naga Chùa Dơi là một tổng thể kiến trúc gồm có: Ngôi chánh điện, Sala (nhà hội của sư sãi và tín đồ), các tháp để tro người …Mỗi ngôi nhà thể hiện một kiểu kiến trúc khác nhau rất độc đáo, nhưng nổi bật trong khuôn viên chùa là ngôi chính điện. Toàn bộ các công trình toạ lạc trong một khuôn viên rộng có nhiều cây cổ thụ, diện tích khoảng 04 hecta. Ngôi chính điện là trung tâm thờ phật, nó mang tính chất thiên liêng nhất trong chùa. Tất cả các lễ chính theo đạo phật đều được tổ chức tại chính điện. Do tầm quan trọng và quan niệm của đồng bào phật tử Khmerveef ngôi chính điện như vậy, nên đồng bào sư sãi khi xây dựng chùa đều tập 9Truyền thuyết về rắn Naga trong văn hóa Khmer và rắn thần Naga và thủy quái Makara trong văn hóa Campuchia, Lào và Thái Lan của Thạc sĩ Phan Anh Tú, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
  • 39. trung tiền của và tài trí của mình để xây dựng chính điện cho khang trang lộng lẫy, phù hợp với vị trí và địa thế của chùa. Ngôi chính điện được xây dựng từ năm 1569 bằng gỗ, trên mái được lợp lá dừa nước, từ trước đến nay chùa được trùng tu nhiều lần. Đặc biệt, năm 1960 ngôi chính điện được thay đổi toàn bộ chất liệu. Bê tông đã thay thế gỗ, mái ngói thay lá dừa nước. Chiều dài 20 m 8, chiều rộng 11 m 3; ngôi chính điện được xây dựng trên nền cao hơn mặt đất tự nhiên 1 m bao quanh là đá kết xi-măng nền rộng 30 m 7, dài 37 m. Sân chính điện được trát xi-măng, có vòng rào lan can và 04 ngõ vào. Vòng rào lan can cách ngôi nhà chính điện mỗi hướng là 2 m 20. Nền chính điện cao hơn sân chính điện 0,7 m. Mặt bằng chính điện hình chữ nhật trải dài theo hướng Đông Tây. Cửa chính quay ra hướng Đông, điểm chung của các ngôi chùa Khmer là chính điện thường quay về hướng Đông. Vì bà con cho rằng con đường tu hành của đức phật là đi từ Tây sang Đông. Ngôi chính điện
  • 40. Kiến trúc mái là dạng mái mái 3 cấp, cấp mái trên nhô cao và dốc, hai cấp giữa và dưới thấp và đối xứng với hai bên, tượng trưng cho 3 ngôi Tam bảo trong phật giáo, lớp đầu tiên trên cùng là tượng trưng cho Phật bảo; Lớp thứ hai tượng trưng cho Pháp bảo; lớp còn lại cuối cùng tượng trưng cho Tăng bảo.10 Phần mái chính điện Trên bờ nóc, các góc của mái chính điện được trang trí bằng hình tượng rắn Naga. Và giữa những nếp mái chùa độc đáo, các đầu hồi hình tam giác được trạm khắc khá tinh vi, với những họa tiết đối xứng nhau qua từng hàng dọc. Hành lang bao quanh ngôi chính điện được thiết kế một hàng cột với phía trên là các tượng tiên nữ Kâyno, tượng nữ thần đầu người mình chim, lấy tay đỡ mái ngói, với tinh thần đẹp đẽ, hiền lành đang 10 Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh- hội khoa học lịch sử TP.Hồ Chí Minh, Nam bộ đất và người, Nxb Đại học Quốc GiaTP.Hồ Chí Minh, tr 614.
  • 41. chấp tay trước ngực và nụ cười lẫn khuất huyền bí như một thứ ngôn ngữ không lời đón chào du khách. Như nhiều ngôi chuà Khmer khác, chùa Dơi là một công trình trang trí hoa văn công phu tỉ mỉ với màu sắc lộng lẫy và đề tài phong phú, có rất nhiều hoa tiết phản ánh thiên nhiên, hoa lá, như: hoa mai,dây leo, hoa sen, hoa cúc…dược trang trí trên bệ cửa, phù điêu,…từ đơn giản đến phức tạp, tinh tế như một nét đặc thù tài hoa của mỹ thuật cổ điển Khmer. Bức tượng tiên nữ Kemnar
  • 42. Khác với ngôi chùa theo hệ phái Đại thừa (Bắc Tông), các ngôi chùa Khmer theo hệ phái tiểu thừa (Nam tông) chỉ thờ duy nhất một tượng phật Thích ca.Bên trong chánh điện của chùa Dơi có tượng Phật sơn son thiếp vàng, cao khoảng 2m, trên bệ thờ cao khoảng 1,5m được đắp nổi nhiều hoa văn hình cánh sen. Ngoài tượng Phật lớn còn có nhiều tượng
  • 43. Phật nhỏ khác. Trên bệ thờ được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, trang trí hoa văn hình chim muông, hoa lá theo mô típ đình, chùa truyền thống của người Việt. Các bức tượng trong chính điện Chung quanh là những bức tường trang trí các tác phẩm tranh vẽ sinh động, mang phong cách dân gian, câu chuyện về sự tích Đức Phật Thích Ca qua 28 bức tranh được vẽ trên tường. Những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn. Các bức tranh được sắp xếp lại theo một trật tự logic hơn để người xem dễ hiểu. Mỗi bức bích họa tuy đơn giản như vậy nhưng bao hàm trong nó là một câu chuyện về đức Phật, về những khó khăn, gian khổ và sự hy sinh trong cuộc đời tu hành, đắc đạo của đức Phật. Người nào hiểu được điều này sẽ có thể biết rõ giá trị của sự rèn luyện và học hỏi để nâng cao trí tuệ, thể chất, tôn trọng truyền thống và lịch sử, đặc biệt là đạo hiếu và truyền thống gia đình. Đây chính là những giá trị mang
  • 44. tính giáo dục và nhân văn sâu sắc, được thể hiện trong bích họa ở các ngôi chùa Kh’mer Nam bộ. Bên cạnh hệ thống tượng Phật, chùa Dơi cũng là nơi hiện lưu giữ nguyên vẹn các bộ kinh ghi trên lá cây thốt nốt, là loại kinh cổ mà người Khơmer Nam bộ tôn thờ như báu vật. Cũng theo trụ trì Kim Rêne, thì thời xa xưa do điều kiện vật chất thiếu thốn, không có giấy mực để ghi
  • 45. chép kinh Phật, các sư sãi đã sáng tạo bằng cách sử dụng những thứ có sẵn từ thiên nhiên để chép kinh. Và lá cây buông có bề mặt rộng lớn, dài, có thể bảo quản hàng trăm năm mà không bị hư hại, nên được các nhà sư dùng làm vật liệu ghi chép kinh Phật, để lưu giữ tại các chùa. Các bộ kinh ghi trên lá cây thốt nốt Đối diện với ngôi chính điện về hướng Tây là dãy nhà Sa - La (nhà hội của sư sãi), Mái tiếp giáp với cột trang trí hình tượng chim Cay - No, thể hiện sức mạnh như chống đỡ cả bầu trời và che chở cho con người ở trần gian. Ở bậc tam cấp, bước vào cửa chính, người ta chạm khắc hình rắn đứng bảo vệ chùa.
  • 46. Dãy nhà Sa - La Bên trong dãy nhà Sa - La Và rải rác xung quanh ngôi chính điện là những tháp đựng cốt tro người chết, mỗi tháp mang dáng kiểu khác nhau.
  • 47. Các ngôi bảo tháp Nhìn chung toàn bộ quần thể kiến trúc cân đối nhau một cách hài hoà, làm chúng ta liên tưởng đó là cả một rừng hoa văn với những bố cục hài hoà, gọn gàng, những đường nét uyển chuyển đầy ấn tượng… toát lên tinh thần lao động cần cù và sáng tạo qua đôi bàn tay khéo léo của người Khmer. Điều thích thú nhất với du khách khi đến chùa Mã Tộc là được chiêm ngưỡng cảnh hàng nghìn chú dơi treo mình lủng lẳng như trái cây trên cành lá. Lúc cao điểm chùa thu hút tới hơn một triệu con dơi. Mặc dù ở Sóc Trăng có nhiều ngôi chùa thanh tịnh, vườn cây bóng mát, nhưng việc dơi chỉ chọn chùa Mã Tộc làm nơi cư trú dường như vẫn là điều bí ẩn. Chúng chỉ đậu trên những tán cây trong khuôn viên chùa, tuyệt nhiên không đậu ở bên ngoài.
  • 48. Dơi ở chùa chủ yếu là loài dơi quạ quý hiếm, có trọng lượng 1 - 1,5 kg và sải cánh rộng đến 1,5 m. Là giống dơi ăn quả và sống trong khu vườn xum xuê cây trái nhưng chúng không bao giờ ăn hoa quả ở trong chùa, mà thường bay đi rất xa để kiếm ăn. Vì thế, khi hoàng hôn buông xuống, khung cảnh ở chùa rộn ràng khác lạ, với âm thanh náo động của bầy dơi vỗ cánh, gọi đàn đi kiếm ăn đêm. Theo quan niệm của người Hoa thì con dơi là điềm phúc, còn gọi là phước; phúc (phước) của người Hoa là: “Phước-Lộc-Thọ”. Trong đó,
  • 49. ông Phúc (Phước) ứng với con dơi, ông Lộc ứng với con nai, ông Thọ ứng với cây Tùng, cho nên người Hoa xem hình tượng con dơi như là phúc (phước). Nhưng con dơi ở “Chùa Dơi” đậu quay đầu ngược xuống đó là chữ phúc (phước) treo ngược, là: “Phú táo” tiếng phát âm của người Hoa (tức là: “Phúc đáo” nghĩa là phúc đến rồi).11 Ngoài dơi, những câu chuyện truyền tai về loài lợn 5 móng khiến ngôi chùa cổ ở Sóc Trăng càng chìm đắm trong sắc màu bí ẩn. Theo người Khmer thì lợn 5 móng là “cốt tinh” của con người, họ tin rằng gia đình nào nuôi phải con heo này thì sẽ gặp bất hạnh, lục đục, vì bị con heo "thành tinh" này quấy phá. Vì vậy, từ hơn 20 năm trước, lợn 5 móng đã được gửi vào chùa Dơi nhờ trông nom, chăm sóc. . Có đến 7- 8con heo 5 móng được gửi vào chùa.Năm 2003 3 con lợn lớn nhất ( 7 tuổi) già chết , được chon sau chùa. Ngôi mộ được xây bằng xi măng và được vẽ hình khá trân trọng, cũng ghi ngày chết, tuổi thọ của lợn. Khu mộ của những chú lợn 5 móng nằm khuất sau chùa 11Trần Bình, Kiến thức Ngày nay - Số đặc biệt Xuân Quí Dậu 1993, trang 62 - 63
  • 50. III. Văn hóa Chăm 3.1. Lịch Sử cư trú Người Chăm sống tập trung ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận và miền núi các tỉnh Bình Định, Phú Yên( Chăm Nam Trung Bộ). Ngoài ra có một bộ phận sống tại An Giang,Tây Ninh, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh (Chăm Nam Bộ) Ở Việt Nam người chăm lập quốc gia vào đàu công nguyên trên vùng đất Trung và Nam Bộ ngày nay. Thế kỉ VI-XV là vương quốc Champa thống nhất, lãnh thổ Quãng Bình đến Bình Thuận, và còn duy trì
  • 51. nhieu2 nét sinh hoạt kinh tế,văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tín ngưỡng tôn giáo xưa. Người Chăm Nam Bộ ngày nay do ba nhóm hợp thành : nhóm từ Nam Trung Bộ chuyển vào, nhóm người Chăm nguyên là lính trấn biên của triều Nguyễn, nhóm khomer Nm Bộ the0 Hồi giáo. Ở An Giang đồng bào Chăm cư trú theo hai bên bờ sông Hậu ,và đồng bào Chăm ở đây theo Hồi giáo. Ở thành phố Hồ Chí Minh đồng bào Chăm sống tập trung ở khu vục Nancy (quận1), đường Nam Kì Khởi Nghĩa, đường Trường Minh Giảng quận 3) có nguồn gốc từ Châu Đốc về nhập cư lánh nạn. 3.2. Trang phục Người chăm An Giang , đàn ông mặc xà rông. Đó là loại váy dài từ hông đến mắt cá chân. Vải làm xà rông là vải kẻ sọc hoặc caro, khồ vải vừa với chiều cao của người bề ngang vải gấp đôi vòng bụng, khi mặc mối được giắt bên hông. Mặc áo chi-va màu trắng, chiếc áo dài quá mông, rộng, xẻ ngực,đính khuy đồng. ở nách nối them vài làm áo them rộng. đầu đội khan Haji màu trắng. Phụ nữ mặc váy dài phủ kín chân, thiếu nữ mặc áo bà ba, sơ mi với váy. Trong các dịp lễ tết , chị em mới mặc trang phục truyền thống. Trang phục của người Islam thể hiện sự gắn chặt giữa con người với đất đai đó là áo trùm kín rộng rãi phản ánh thiết thực cuộc sống trên sa mạc và sự nhấn mạnh của đạo Islam, kèm theo là một mảnh vải vuông phủ trên đầu nó có thể là một Shimagh mảnh vải coton kẻ karo lớn để giữa một sợi dây, phụ nữ cũng mặc áo choàng phủ kín có thể trang trí bằng những vật treo, đồng xu đồng tiền vàng, các hạt ngoc trai hay những mảnh kim loại và nhất thiết phải sử dụng khăn che mặt gọi là niqab. Nam giới trang trí đơn giản, họ đeo nhẫn bằng bạc hoặc mã não.
  • 52. Phụ nữ đeo vòng tay bằng vàng, bac chạm trổ khéo léo. Đeo bông tai vàng và đeo thắt lưng dệt bang dây kim tuyến. 3.3. Ngành nghề truyền thống Tuy có truyền thống làm nghề nông nhưng người Chăm vẫn biết khai thác gỗ từ tự nhiên, hái lượm rau rừng,thu nhặt tôm, cá làm thức ăn…ngoài ra đồng bào Chăm còn có nghề đánh bắt cá nhất là những người dân s6ng1 tai khu vực Châu Đốc nằm ven theo hai bên bờ s6ng Hậu và trên các cánh đồng ngập nước vào tháng 7.tuy nhiên nghành nghề đánh cá cũng có thời vụ,không thường xuyên. 3.3.1. Nghành Nghề Thủ Công Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận có hai nghề là nghề gốm ở Bàu Trúc và nghềdệt ở Mỹ Nghiệp. a.Nghề Gốm Điểm đáng chú ý nhất của nghề dệt là làm gôm không cần bàn xoay. Vì chính việc không dùng bàn xoay nên người phụ nữ Chăm ở Bàu Trúc chạy vòng quanh sản phẩm gốm đang thực hiên để trang trí và tạo dáng, trang trí hoa văn cho sản phẩm. nghề gốm ở Bảu Trúc không nung gốm bẳng lò nung mà họ xếp gốm mộc thành khối lò trên mặt đất, rồi dùng nhiên liệu là rơm, rạ, vỏ trấu ,phân trâu bò phơi kho để đun nung.người ta phủ phân trâ bò lên gốm ,rồi đến lớp rơm rạ. họ đun trong thời gian vài giờ là xong. Việc làm gốm chủ yếu là do phụ nữ làm,còn đàn ông thì chỉ giúp việc lấy đất hoăc lúc nung. b. Nghề dệt
  • 53. Nghề thủ công truyền thống của người Chăm là nghề dệt đặc biệt lả ở lảng thổ cẩm Mỹ Nghiệp.tại đây họ đã xây những xí nghiệp nhỏ để sản xuất các loại thồ cẩm có giá trị sử dụng như những miếng thồ cẩm đính trên áo hoặc khăn của các tu sĩ. Một số hàng hóa thổ cẩm đã có mặt trên thị trường nước ngoài. Ngoài ra ở Châu Đốc và thành phố Hồ Chí Minh nghề dệt củng khá phát triển. người Chăm đã biết vận dụng và học hỏi kinh nghiệm của các nước khác như : người Khomer và người Hoa để cải tiến khung dệt, nâng cao chất lượng sản phầm. c. Trao Đổi Mua Bán Ở thành phố Hồ Chí Minh một số bộ phận người Chăm đã bắt đầu biết trao đổi háng hóa và chuyển sang sinh sống bằng nghề buôn bán một số mặt hang nhỏ lẻ nhu: quân áo trẻ em, vải thổ cẩm, mỹ phẩm, kem…một số khác làm thợ hàn, lái xe, đạp xe ba gác. 3.4. Văn Hóa Truyền Thống 3.4.1. Văn hóa Làng Làng người Chăm cư trú chủ yếu ở miền núi Phú Yên, Bình Định ven đường quốc lộ 19 (Quy Nhơn đi Playku) ,đường 7 (Tuy Hòa di Cheoreo). Làng người Chăm Ờ Ninh Thuận , Bình Thuận chủ yếu nằm dọc theo phía tây quốc lộ 1A., còn nhũng lăng mộ đây là những thành tố gắn kết với làng thì được dựng tren vùng đất ở ven biển phía đông quốc lộ. trong làng chăm có nhiều tộc họ, mỗi dòng họ cư trú ở một khu vực, cư trú theo huyết thống.
  • 54. Làng Chăm người Bà Ni thướng có thánh đường ở trung tâm làng và nghĩa địa ở phía Băc.nghĩa địa và thánh đường là hai đặc trưng quan trọng của chăm Bà Ni. Người Chăm ở Châu đốc An Giang cư trú ở hai bên bờ sông,gần các trục quốc lộ. Đây là nơi thuận tiên cho viêc làm ăn buôn bán va đánh bắt cá. Mổi lang có một thánh đường đễ sinh hoạt tâm linh và đời thường cùa dân làng. Dân tộc Chăm có 3 tôn giáo chủ yếu là: nhóm Chăm Balamon, chăm Ba2ni và nhóm Chăm Hồi giáo. Nhóm chăm Trung Bộ đại diện cho văn hóa chăm truyền thống, nhóm chăm ở Nam Bộ chịu văn hóa Hồi giáo. Trong nhóm Chăm Balamon tầng lớp tăng lữ gọi là thầy Paseh. Họ được coi là trí thúc trong xã hội.họ là người thực hiên các lễ nghi. Các thôn đạo Bà Ni về tổ chức xã hội cơ bản không khác các thôn Balamon,thầy Chang là người đứng ra điều hành các tang lễ, xã hội. Làng Islamco1 ban Hakem cham lo từ việc đạo đến việc đời.họ là những người có đạo đức,có uy tín. 3.5. Văn Hóa Nghệ Thuật Văn hóa Ấn Độ, Campuchia và Java đều có ảnh hưởng đến văn hóa Chăm Pa. Từ thế kỷ thứ 4 vương quốc Phù Nam ở Campuchia và miền Nam Việt Nam ngày nay đã truyền bávăn minh Ấn Độ vào xã hội Chăm. Tiếng Phạn trở thành ngôn ngữ học thuật, và Ấn giáo, đặc biệt là Si-va giáo, trở thành quốc giáo. 3.5.1. Tôn Giaó, Tín Ngưỡng  Tín ngưỡng
  • 55. Văn hóa Ấn Độ, Campuchia và Java đều có ảnh hưởng đến văn hóa Chăm Pa. Từ thế kỷ thứ 4 vương quốc Phù Nam ở Campuchia và miền Nam Việt Nam ngày nay đã truyền bávăn minh Ấn Độ vào xã hội Chăm. Tiếng Phạn trở thành ngôn ngữ học thuật, và Ấn giáo, đặc biệt là Si-va giáo, trở thành quốc giáo.  Linga (hay còn gọi là lingam) là một cột trụ có hình dương vật đại diện cho Shiva. Các vua Chăm thường xuyên dựng và cúng các linga bằng đá để thờ ở trung tâm các đền tháp của hoàng gia. Tên mà vua Chăm đặt cho một linga sẽ bao gồm tên của nhà vua và đuôi "-esvara," tức là Shiva  Mukhalinga là một linga mà trên đó có vẽ hoặc chạm hình ảnh Shiva dưới dạng hình người hay hình khuôn mặt.  Jatalinga là một linga mà trên đó chạm phong cách điển hình của Shiva là kiểu tóc búi.  Linga phân tầng là một cột linga chia làm ba phần đại diện cho ba thể (trimurti) của thượng đế trong Ấn giáo: phần dưới cùng, là một khối hình lập phương, tượng trưng cho Brahma; phần ở giữa, là một hình lăng trụ tám mặt, đại diện cho Vishnu; và phần trên cùng, có hình tròn, đại diện cho Shiva.  Kosa là một khối kim loại hình trụ được sử dụng để che phủ cho linga. Việc hiến tế một kosa để trang trí cho linga là một nét đặc trung độc đáo của đạo Si-va của người Chăm. Các vua Chăm thường đặt tên cho các kosa đặc biệt cũng theo cách họ tự đặt tên cho các linga. Tín ngưỡng người chăm phong phú ,đa dạng ,ngoài lễ nghi liên quan dến vòng đời người như lễ cúng đứa trẻ mới sinh, đám cưới,đám tang, lễ nhập kut…họ còn có các lễ hôi khác như Rija Nugar (lễ múa đầu năm), lễ hội Rija Praung (lễ múa lớn), lễ Rija Harei (lễ múa ban
  • 56. ngày)…ngoài các lễ nghi trên họ còn cúng tế các lễ nghi nông nghiệp như lễ cúng thẩn lúa (Yang Sri), lễ xuống cày (Ngak yang trun Lioa),lề đắp đập khai mương….bên cạnh đó người chăm tôn thờ các vị thần núi sông ,thần sấm sét,thần mặt trời ,thần đất, thần sóng biển… Từ sự phong phú và đa dạng người chăm đã hình thành một tầng lớp thầy cúng dân gian gồm: thầy cúng đuổi tà ma,thầy kéo đàn cúng tế đền tháp, và nghi lễ dân gian,thầy bóng (thầy ka-in),bà bóng (múa PaJâu), thầy vỗ trống paranung,thầy thổi kèn saranai…tín ngưỡng người chăm là hạt nhân cơ bàn hình thành nên diện mạo tôn giáo lễ hội Chăm. 3.5.2. Tôn Gíao Từ lâu khi nhắc đến tôn giáo Chăm thì các nhà nghiên cứu khoa hoc thường phân chia người Chăm thành 3 nhóm tôn giáo khác nhau: Chăm Balamon, Chăm Hồi giáo Bani, Chăm Hồi Gíao mới (Islam).thực ra tôn giáo chăm không có gì là giống Balamon giáo và Hồi giáo thế giới.cho đến nay họ không bao giờ tụ gọi ho là Chăm Balamon hay Chăm hồi giáo ma họ goi truyền thống la Chăm Ahier (balamon giáo) và Chăm Awal (chăm Hồi giao). Trong đó chăm Balamon và chăm Bani sống ở Ninh Thuận, chăm đạo Islam sống chủ yếu ở Châu Đốc (An Giang).  Nhóm Chăm theo đạo Balamon (chăm Ahier) Phát sinh ở Ấn Độ,tôn thờ 3 vị thầnVishnu, thần Shiva, thần Balamon.thể hiện rõ nhất qua kiến trúc Chăm. Chăm Ahier: thờ cúng tổ tiên ,xây dựng đền tháp thờ vua thần,riêng tuc 5tho si-va thì rất mờ nhạt,chủ yếu là thờ các vị anh hùng dân tộc…khi chết họ có tục chết làm đám thiêu ,có làm lễ nhập Kút,làm lễ hội múa Rija và thờ cúng thánh Âuah(Alla) và tổ chức lễ hội kate….  Nhóm Chăm Hồi giáo B(Chăm Awal)
  • 57. Chăm ảnh hưởng Hồi giáo là chăm thờ cúng tổ tiên, chết chôn, làm lễ múa Rija,xây dựng thánh đường ,thờ thánh Âuloah, làm lễ Ramuwan và có cả thờ cúng thẩn Yang Chăm Ahier nũa như Porome, Po Kluang Garai….Đại diện tu sĩ Po Acar là nam,không đề tóc,mặc y phục có trang trí hình Linga,tượng trưng cho dương…..  Nhóm chăm theo đạo Islam ( chăm Hồi giáo Mới) Cả hai mon phái nay không tách rời nhau như âm với dương,như vợ với chồng. Nói chung cả hai tôn giáo ,tuy chỉ có ành hưởng nhưng đã có tác động tích cực vào trong quá trình phát trien3 lịch sử của văn hóa,xã hội ngày nay…chi phối mạnh mẽ đời sống người Chăm.kết quả của sự ảnh hưởng đó là nảy sinh nhiều đển tháp, tượng thờ ,nghi lễ,tục cúng tế…góp phần hỉnh thành bãn sắc văn hóa người Chăm ngày nay. 3.6. Lễ Hội Dân tộc nào cũng có lễ hội của mình. Lễ hội gắn liền với quan niêm tôn giáo. Tuy có 3 tôn giáo nhung họ có 3 lễ hội chính:là lể Kate, lễ Ramuwan, lễ Ra-Ma-Dan , ngoai ra còn có lể Haji. 3.6.1. Lễ hôi Kate Đây là lễ hôi của người Chăm theo đạo Balamon, diễn ra vào ngày 01-7 lịch Chăm (khoảng 14,15-9 âm lịch) trong các tháp Chăm lớn như: Porome, Pô Kluang Garai, Pô NaGar….thường có một ban nhạc và một ban múa nũ trình diễn trong điệu múa chúc mừng sau khi các tu sĩ va bà Bóng thực hiên nghi lễ xong. ở đây các tục lễ mỗi người đến cầu
  • 58. nguyện,van vai xong phai múa để hiến thẩn linh.chính tục nay đã góp phần bảo tồn văn hóa Chăm. Lễ hội Kate tôn thờ vị thần tối cao sinh ra van vật và thần thánh hóa các nhân vật lịch sử của dân tộc Chăm. 3.6.2. Lễ Ra-mư-wan Đây là lễ cùa người Chăm theo đạo Hồi Bani. Thường diễn ra vào tháng 7-8 lịch Chăm.trong ngày lễ thi thầy Acar cung đoàn người cung đi tảo mộ. Khi đi tảo mộ xong thì trở về làm các nghi lễ thờ cúng tổ tiên tai gia đình. Khoảng 5h tối thì cá vị thầy Acar vào thánh đường ở và an chay trong vòng một tháng.Mổi đêm thì những thiếu nữ và các chang trai cung theo những người già trong làng mang trầu đến để tỏ lòng dâng lên những miếng trầu ngon nhất, đẹp nhất cho tổ tiên. 3.6.3. Lễ hội Ra-Ma-Dan Đây là lễ người chăm hồi giáo Islam ở An Giang.bắt đầu từ ngày 1- 9 hồi lịch và diễn ra trong vong một tháng,dip này người Chăm đi tảo mộ ,mời ông bà tổ tiên về dự tết. bà con dòng tộc chúc nhau lam an phát dạt. dịp nay người chăm ăn kiêng chỉ an vào trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn..tín đồ chăm đọc kinh thánh Ala. Vì thánh này đẵ tạo ra đạo Islam. 3.7. Đền Tháp Chăm Và Nghệ Thuật Kiến Trúc, Điêu Khắc Trong di sản văn hóa chăm hiện nay thì nổi bật nhất là hệ thống đền tháp,điêu khắc,tượng thờ, thành quách, bia kí…tồng số hiện nay la co khoảng 250 di tích đã được người Pháp Thống kê,chỉ còn 20 nhóm đền tháp với 40 công trình tạm đứng vững.
  • 59. 3.7.1. Đặc Điểm  Đền Tháp Chăm -Tháp Chăm đều có điểm chung là một cụm kiến trúc bao gồm một tháp trung tâm hình vuông,mái thon nhọn”tượng trưng cho ngọn núi Meru – Ấn Độ,trung tâm vũ trụ nơi ngụ trị của thánh thần”. Xung quanh tháp chính là những tháp nhỏ nằm theo vị trí 4 hướng tượng trưng choa các lục địa và ngoài cùng là hào rãnh,biểu tượng của đại dương. Sơ đồ kiến trúc đó được xây dựng theo khái niệm vũ trụ luận của Ấn Độ. - Tháp được xây bằng gạch,có 4 mặt hình vuông đối xứng nhau. Mặt trước hướng về phía đông có cửa ra vào còn 3 mặt còn lại ở 3 hướng (tây,nam,bắc) có 3 cửa giả.tháp thường có 3 tầng cấu trúc như nhau,mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bẳng một linga bằng đá trên nóc tháp. - Kỹ thuật kết dính đến nay thì người ta vẫn chưa tìm ra.có 4 giả thuyêt về cách xây dựng tháp của người Chăm:  Nung gạch toàn khối hoặc nhiều lần đề các viên gạch tự kết dính với nhau.  Sử dụng chất kết dính (chất keo,phụ gia) trong viêc xây gạch.  Mài gạch với mật tiếp xúc để gach5 tự kết dính với nhau.  Dùng kĩ thuật xếp gạch nung sẵn. Đã qua nghiên cứu nhung vẫn chưa tìm ra chất kết dính.  Kiến Trúc Điêu Khắc Cùng với kiến trúc,điêu khắc Chăm pa cũng thể hiện được vẻ đa dạng độc đáo.điêu khắc chăm là những tượng thờ Siva, Visnu, Brahama. Ngoài ra điêu khắc đền thờ chăm còn phổ biến nửa là Linga-Yoni.bên
  • 60. cạnh đó còn tượng thờ của Vũ nữ (Apsara), người cưỡi ngựa đánh cầu. những con vật huyền thoai như Garuda, Kala, bò thần Nan din…điêu khắc chăm đã thể hiện nhiều đề tài phong phú,đa dạng..chẳng hạn như bệ thờ Trà Kiệu chạm khắc 4 cảnh quan đề tài kể chuyện trường ca ramayana, những cảnh trầm tư,giảng đạo múa hát, luyện thuốc chữa bệnh.tiêu biều nhất là tượng Vũ Nũ Trà Kiệu (Apsara) được đánh giá cao là đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng Cha8mpa và của cả miền Đông Nam Á. Nghệ thuật kiến trúc Chăm tuy có nét giống văn hóa Ấ n Độ, khomer, Indonesia nhug họ không sao chép một cách nguyen vẹn mà họ đã tiếp thu và cải biến sáng tao. 3.8. Văn Học Nghệ Thuật Văn học nghệ thuật Chăm là một kho tàng văn hóa đặc sắc.trong đó không chì có loại hình ca,múa,nhạc dân gian mà còn có truyển cỏ tích,truyền thuyết,thơ,ca dao,tục ngữ…loại hình văn chương chăm được biết đến như: Dêwa Mu7no, Inra patra, sự tích thần boa Nan din,Nàng Út,Vua Patau Tabai vá Nàng Ngà,….phần lớn đều tập turng phản ánh ước vọng của con người trong lao động,sinh hoạt ,tình yêu,chống cái bất công và hướng tới cái thiện,thanh bình yên ả…Văn chương Chăm bên cạnh những văn xuôi thì còn có kể đến những lời khấn của các thầy khấn thần thánh trong lễ hội,….. 3.9. Âm Nhạc, Ca Múa, Nhạc cụ 3.9.1. Điệu múa Cùng với nền văn học thỉ ca múa nhạc dân gian cũng làm giàu nên bản sắc văn hóa dân tộc. Múa chăm chiếm vị trí đáng kể,múa chăm có mặt trên nhũng đền tháp,tượng thờ như tượng nữ thần SiVa,điệu múa của Vũ Nũ Apsara.múa chăm còn hiện diên trong các buổi lễ cúng,các lễ hội như lễ hội kate,lễ hội
  • 61. múa đầu năm,lễ cầu muà,lễ hội múa lớn..tùy theo nghi lễ khác nhau thi họ có nhũng trang phuc ,đạo cụ khác nhau… 3.9.2. Nhạc cụ Người chăm có nhiều nhạc cụ như trống Ginang, Basanung, kèn Saranai, Chiêng, đàn Kanhi, Rabap….,với nhiều điệu nhạc khác nhau ,.tùy theo lễ cúng mà họ sử dụng đạo cụ khác nhau và các điệu trống lễ khác nhau…trong các nhạc cụ thi trống Ginang và Kèn Saranai là chủ đạo ,chỉ riêng trống Ginang ma đã có tới 76 điệu khác nhau. Múa và Nhạc chăm là cặp song sinh không thể thiếu trong nghệ thuật biểu diễn truyền thống chăm… 3.9.3. Âm nhạc Ngoài điệu múa thì người chăm còn có các làn điệu dân ca mượt ma, sâu lắng như các điệu hát vãi chãi,hát đối đáp,hát giao duyên, các làn điệu dân ca ân tình…những điệu dan ca chủ yếu phục vụ trong lao động,tình yêu đôi lứa và trong cuộc sống hằng ngày…dân ca cug gop phan cùng với các loại hình nghệ thuật khác làm giàu bản sắc văn hóa ,lễ hội chăm. 3.10. Chữ Viết, Bia kí Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng vào Chăm Pa từ những thời kỳ đầu, dẫn tới các trước tác về luật pháp, chính trị xã hội đều có mặt ở Chăm Pa, được các vua chúa Chăm áp dụng và ưa thích. Chữ bắc Phạn (Sanskrit) đã được người Chăm tiếp thu từ những thế kỷ đầu công nguyên, các chữ viết trên bia Võ Cạnh ở thế kỷ 3 với cách viết rất gần với kiểu viết của các bia ký vùng Amaravati ở Nam Ấn Độ, tuy nhiên chữ viết của Chăm Pa trong hơn 10 thế kỷ tồn tại của mình cũng liên tục thay đổi tương ứng với những thời kỳ ảnh hưởng từ các vùng khác nhau ở Ấn Độ, từ thế kỷ 6 đến thế kỷ
  • 62. 8, chữ Phạn ở Chăm Pa có dạng tự vuông của vùng bắc Ấn, nhưng từ thế kỷ 9 trở đi chữ Phạn ở Chăm Pa lại có dạng tự tròn của vùng nam Ấn, có thể nhận định Chăm Pa là quốc gia đầu tiên có chữ viết sớm nhất Đông Nam Á. Xuất phát từ dạng tự của chữ Phạn, người Chăm đã bỏ các phụ ghi âm vốn không có trong tiếng Chăm và một số ký hiệu mới được bổ sung thành một dạng chữ Phạn-Champa, theo các nhà nghiên cứu tiếng Chăm có 65 ký hiệu và 24 chân ngữ bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo (Akhar Thrah) của Ấn Độ. Theo thống kê của các học giả người Pháp vào năm 1923, số bia ký Chăm đã được biết là 170, tất cả các bia ký Chăm đều được khắc lên đá thành những tấm bia to và đẹp và một số bia ký khác được khắc lên tường của các tháp Chăm. Các văn bia cổ Chăm Pa là những văn bản gần như duy nhất thể hiện ý tưởng của các vị vua và triều đình, trong số 123 bia ký có thể hiểu được nội dung thì 92 bia nói về Siva giáo, 5 bia về thần Brahma, 3 bia về thần Visnu, 7 bia về đức Phật và 21 bia không rõ về về tính tôn giáo. Dân tộc nào cũng có lễ hội của mình. Lễ hội gắn liền với quan niêm tôn giáo. Tuy có 3 tôn giáo nhung họ có 2 lễ hội chính:là lể Kate, lễ Ramuwan ngoai ra còn có lể Haji. Lễ hôi 3.11. Di Tích,Di Sản Ngày Nay Rất nhiều tháp cổ của người Chăm vẫn còn ở miền Trung Việt Nam. Một điển hình về kiến trúc là thánh địa Mỹ Sơn gần Hội An. Thánh địa Mỹ Sơn bị bom Mỹ hủy hoại nặng nề trong chiến tranh nhưng đã được phục chế lại sau chiến tranh từ thập niên 1980 với những đóng góp to lớn
  • 63. của kiến trúc sư Ba Lan Kazimierz Kwiatkowski (1944-1997). Năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ngoài ra còn có các di tích tháp Chăm nổi tiếng ở miền Trung vẫn được cộng đồng người Chăm hiện nay sử dụng để thờ tự như:  Tháp Po Nagar (Khánh Hòa)  Tháp Po Klaung Garai (Ninh Thuận)  Tháp Po Rome (Ninh Thuận)  Tháp Po Sha Inư (Bình Thuận) Các hiện vật điêu khắc Chăm phong phú nhất có tại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng ở thành phố biển Đà Nẵng. Viện bảo tàng được thành lập từ năm 1915 bởi học giả người Pháp và đến nay vẫn được xem là một trong những bảo tàng lớn ở Đông Nam Á. Các hiện vật Chăm cũng có mặt tại các viện bảo tàng khác .
  • 65. 1.Minh Anh-Hải Yến, Sổ tay du lịch Việt Nam, NXB Thế giới, 2006, tr.468 2.Vũ Thế Bình, Non nước Việt Nam, NXB Lao động-xã hội, 2012, tr.844 3.Kiến thức Ngày nay - Số đặc biệt Xuân Quí Dậu 1993, trang 62 - 63 4.soctrang.edu.vn/chitiettin.asp?IDT=901221104407 5.http://sotaydulich.com/1-2305-Doc-mien-dat-nuoc-Ve-Soc- Trang-vieng-Chua-Doi