SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
PHẠM THỊ THÙY VÂN
JIHAD VÀ Ý NGHĨA CỦA JIHAD TRONG ISLAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC
Hà Nội - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
PHẠM THỊ THÙY VÂN
JIHAD VÀ Ý NGHĨA CỦA JIHAD TRONG ISLAM
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á Học
Mã số: 60 31 06 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Mai Ngọc Chừ
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin trích dẫn đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ
rõ ràng. Những kết quả trình bày trong luận văn chƣa từng đƣợc công bố
trong một công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thùy Vân
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến GS.TS. Mai Ngọc
Chừ đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa
Đông Phương Học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá
trình học tập cũng nhƣ quá trình nghiên cứu, giúp tôi có cơ sở kiến thức và
phƣơng pháp nghiên cứu để hoàn thiện luận văn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thùy Vân
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 2
CHƢƠNG 1: JIHAD VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN..................... 8
1.1. Khái quát về Islam giáo........................................................................... 8
1.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành Islam giáo ............................................. 8
1.1.2. Những trách nhiệm của một ngƣời Muslim ....................................... 11
1.1.3. Ảnh hƣởng của Islam đối với thế giới................................................ 14
1.2. Jihad và ―Thánh Chiến‖......................................................................... 16
1.2.1. ―Thánh chiến‖..................................................................................... 16
1.2.2. Khái niệm Jihad.................................................................................. 19
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 22
CHƢƠNG 2: JIHAD TRONG ISLAM .......................................................... 24
2.1. Jihad trong Kinh Qur‟an .......................................................................... 24
2.1.1. Thời kỳ Muhammad ở Mecca............................................................... 25
2.1.2. Thời kỳ Muhammad ở Madina ............................................................. 32
2.2. Jihad trong Hadith ................................................................................. 38
1.2. Jihad trong Luật Shari‟ah...................................................................... 46
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 54
CHƢƠNG 3: HỌC THUYẾT JIHAD HIỆN ĐẠI ......................................... 56
3.1. Học thuyết Jihad hiện đại trong lý luận của một số nhà tƣ tƣởng ........... 56
3.1.1. Tƣ tƣởng của Sayyid Qutb.................................................................... 57
3.1.2. Tƣ tƣởng của Abd al-Salam Faraj......................................................... 61
3.1.3. Tƣ tƣởng của Abul A'la Maududi ......................................................... 65
3.2. Quan điểm của cộng đồng Muslim về học thuyết Jihad hiện đại ............ 68
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 71
KẾT LUẬN..................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 76
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau cuộc tấn công ngày 11/9/2001 trên đất Hoa Kỳ cách đây hơn một
thập kỷ, thuật ngữ ―Jihad‖ bắt đầu trở thành một chủ đề phổ biến trên toàn thế
giới. Hoa Kỳ và các quốc gia phƣơng Tây nói chung đều cho rằng những kẻ
thủ phạm của cuộc tấn công 11/9 đã thực hiện mục tiêu‖Jihad‖ trong Islam để
chống lại Mỹ và các quốc gia đồng minh. Kể từ đó, truyền thông nhìn nhận
―Jihad‖ nhƣ là một nhiệm vụ tôn giáo luôn đi kèm với các hoạt động khủng bố.
Trong các cuộc tranh luận về Islam thời gian gần đây, ngƣời ta càng
nhắc nhiều hơn về Jihad. Jihad thƣờng đƣợc truyền thông phƣơng Tây xây
dựng nhƣ trọng tâm của Hệ tƣ tƣởng Islam cực đoan đƣơng đại, mà hình dung
cụ thể hơn là các nhóm ngƣời cuồng tín với bộ râu rậm, ánh mắt cuồng dại,
tay giơ cao thanh kiếm và tấn công những ngƣời ngoại đạo ở bất cứ nơi nào
họ đi qua. Một số nhà quan sát liên tƣởng Jihad với những giá trị truyền thống
cổ hủ đang chống lại xu hƣớng đống nhất hóa và quá trình toàn cầu hóa. Ở
phƣơng diện của những ngƣời chỉ trích Islam, họ sử dụng Jihad nhƣ là bằng
chứng cho thấy xu hƣớng bạo lực bản chất của Islam, đi ngƣợc với các quy
tắc văn minh hiện đại. Trong khi ở một góc nhìn khác, có những ngƣời lại
khẳng định rằng, Jihad không liên quan, hoặc liên quan rất ít đến các hành vi
bạo lực bên ngoài. Thay vào đó, họ tuyên bố rằng Jihad là một nguyên tắc
phòng thủ, là sự đấu tranh nội tại trên cơ sở ý nghĩa thực sự của Islam là hòa
bình.
Cho đến nay, Islam thông qua Jihad, hoặc là đƣợc coi nhƣ tôn giáo của
chiến tranh và bạo lực, hoặc là đƣợc bênh vực là tôn giáo của hòa bình.
Nhƣng chƣa hề có một định nghĩa xác thực vậy Jihad thực chất là gì? Nó có
3
phải là một hệ tƣ tƣởng ủng hộ bạo lực? Hay một phƣơng thức chính trị để
huy động quần chúng? Hay là một nguyên lý tâm linh cho mỗi cá nhân?
Luận văn sẽ đi tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích các dữ liệu, thông qua
các bằng chứng trong Lịch sử Islam giáo và các tƣ liệu liên quan để làm rõ
khái niệm này, từ đó đƣa ra một cách nhìn nhận toàn diện, hệ thống và khách
quan nhất về Jihad. Thông qua kết quả này, ngƣời viết mong muốn đƣa ra
những thông tin toàn diện và trung thực về khái niệm Jihad, từ đó góp phần
cải thiện dƣ luận và giúp xã hội Việt Nam có cái nhìn đúng đắn và thân thiện
hơi với Islam nói chung và Jihad nói riêng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung ngữ nghĩa của khái niệm Jihad trong Islam giáo thông
qua các tƣ liệu quan trọng của Islam là Kinh Qur‟an, các bài Hadith của Nhà
tiên tri Muhammad và Luật Shari‟ah, đồng thời nghiên cứu học thuyết Jihad
hiện đại qua quan điểm của một số nhà tƣ tƣởng tôn giáo trong thời kỳ hiện
đại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm sáng tỏ khái niệm Jihad trong Islam, các nội dung và quy định về Jihad,
giới thiệu về học thuyết Jihad hiện đại, có sự so sánh với học thuyết Jihad cổ
đại và chỉ ra những sai khác của học thuyết Jihad hiện đại.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, đặc biệt là sau sự kiện 11/9 tại
Hoa Kỳ, các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu ở châu Âu, sự ra đời của Nhà
nƣớc tự xƣng IS cùng hàng loạt các hoạt động tấn công nhằm vào phƣơng
Tây với danh nghĩa thực hiện một sứ mệnh vĩ đại của Islam mang tên ―Jihad‖,
4
các nhà nghiên cứu trên thế giới ngay lập tức đã đƣa Jihad vào trọng tâm
nghiên cứu, mổ xẻ và phân tích ở nhiều góc độ khác nhau với mong muốn tìm
ra nguyên tắc lý luận của các nhóm ngƣời và tổ chức khủng bố này.
Có thể thấy rằng, các nghiên cứu trên thế giới phần lớn đi theo hai
hƣớng: Hƣớng thứ nhất tập trung nghiên cứu khía cạnh Jihad nhƣ một hình
thức đấu tranh vũ trang để giải quyết các mâu thuẫn tôn giáo. Những nghiên
cứu đi theo hƣớng này điển hình có cuốn sách ―The Holy War Jihad: Time
Bomb in the Middle East‖ (2002) của tác giả Lester Sumrall, Sumrall
Publishing, Hoa Kỳ, và cuốn sách ―Jihad in Islamic History: Doctrines and
Practice” (2006) của tác giả Michael Bonner, Princeton University Press,
Hoa Kỳ. Những nghiên cứu này đi sâu vào phân tích các cuộc chiến tranh
trong Lịch sử Islam giáo và trích dẫn một số dẫn chứng từ Kinh Qur‟an và
Hadith để củng cố cho luận điểm của mình. Tuy nhiên, cách trích dẫn của
những nghiên cứu này thƣờng không đầy đủ, không toàn diện, thiếu khách
quan và nặng về suy diễn cá nhân. Các nghiên cứu không đề cập tới các hình
thức khác của tôn giáo mà chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ và vô hình
chung tạo nên một hình dung thiếu bao quát về khái niệm này.
Hƣớng nghiên cứu thứ hai có đi vào phân tích các nội dung khác nhau
của khái niệm Jihad thông qua các dẫn chứng từ Kinh Qur‟an và Hadith song
phạm vi nghiên cứu chƣa toàn diện, chƣa đi sâu vào phân tích ở góc độ ngữ
nghĩa của khái niệm này. Hơn nữa phần lớn các tác giả chƣa đề cập tới quan
điểm của các học giả thời kỳ cổ đại và trung đại, những quan điểm góp phần
xây dựng nên nội dung của khái niệm Jihad truyền thống. Đồng thời các
nghiên cứu cũng chƣa có sự liên hệ so sánh với quan điểm Jihad qua con mắt
của các nhà tƣ tƣởng hiện đại, một trong những nguyên nhân dẫn tới các xung
đột tƣ tƣởng về khái niệm Jihad trong thời kỳ hiện nay mà hậu quả cụ thể là
các hoạt động bạo động chính trị và khủng bố trên thế giới. Điển hình cho
5
những nghiên cứu đi theo hƣớng này có Cuốn sách “Jihad and the Islamic
Law of War” (2009) của tác giả Rabiit Royal Aal al Bayt, Institute for Islamic
Thought, Bài nghiên cứu: ―Understanding Jihad: from a term to
misconception‖ (2016) của tác giả Sabiha More, Smt Surajba College of
Education đăng tải trên trang Scholarly Research Journal, Ấn Độ, Bài nghiên
cứu: “Abstract Jihad between the aims and means” (2017) của hai tác giả:
TS. Nahed Ismail Farhat và TS. Bassam Hassan Al Af đăng trên tạp chí Al-
Aqsa University Journal, Palestine, Bài nghiên cứu: “An Analysis of the
Concept of Jihad in Islam” (2017) của tác giả Amit Kumar Singh đăng trên
tạp chí International Journal of Research in Social Sciences, Ấn Độ.
Những nghiên cứu trên không đề cập trực tiếp đến nội dung mà học
viên đang nghiên cứu tuy nhiên đây lại là những nguồn tƣ liệu rất hữu ích để
học viên tham khảo và đối chiếu trong quá trình tìm hiểu và phân tích. Mỗi
nghiên cứu trên đều tập trung vào một khía cạnh nhất định của Jihad qua cách
nhìn nhận và quan điểm khác nhau, chƣa có một nghiên cứu nào hƣớng tới cái
nhìn đầy đủ và bao quát về Jihad về mặt ngữ nghĩa từ lịch sử cho tới hiện đại.
Đối với tình hình nghiên cứu trong nƣớc, cho tới nay chƣa có một
nghiên cứu chính thức nào về đề tài này. Điều này có thể giải thích do sự ảnh
hƣởng của Islam và các tổ chức Islam tới Việt Nam là chƣa nhiều. Chính vì
thế trong khuôn khổ luận văn này, học viên mong muốn đƣợc đƣa ra một
nghiên cứu chính thức đầu tiên bằng tiếng Việt về Jihad, đây sẽ là nghiên cứu
khái quát, đầy đủ và trung thực về khái niệm này thông qua phân tích dẫn
chứng các tƣ liệu quan trọng trong Islam giáo, đồng thời cũng giới thiệu về
khái niệm Học thuyết Jihad hiện đại qua quan điểm của một số nhà hoạt động
tôn giáo hiện đại và những ảnh hƣởng của nó với thế giới.
6
4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng
Khái niệm Jihad trong Islam giáo thông qua các tƣ liệu lịch sử và khái
niệm Jihad hiện đại trong thời kỳ hiện đại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu ở khía cạnh ngữ nghĩa của Jihad
thông quá các dẫn chứng về Jihad từ những nguồn tƣ liệu có mức độ tin cậy
cao nhất trong Islam nhƣ Kinh Qur‟an, các bài Hadith của Nhà tiên tri
Mohammad, Luật Islam Shariah và các học thuyết về Jihad ở thời kỳ hiện đại
qua quan điểm của một số nhà tƣ tƣởng hiện đại.
4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu văn bản, phân tích và
tổng hợp để làm rõ đối tƣợng nghiên cứu.
Luận văn sử dụng một số tài liệu của các đề tài, dự án, công trình
nghiên cứu, bài viết trên các tạp chí đã đƣợc công bố về vấn đề có liên quan
để củng cố cho quan điểm lập luận.
5. Cấu trúc của luận văn
CHƢƠNG 1: Giới thiệu sơ lƣợc về Islam giáo và các khái niệm liên
quan đến Islam giáo, đồng thời làm rõ vị trí của khái niệm Jihad trong Islam,
nội dung khái niệm Jihad, có sự so sánh về bối cảnh xuất hiện và nội dung
thuật ngữ ―thánh chiến‖ (holywar) trong Kito giáo, từ đó chỉ rõ những đặc
điểm khác biệt giữa hai khái niệm này.
CHƢƠNG 2: Đi sâu tìm hiểu và phân tích những văn bản quan trọng
đƣợc sử dụng trong Islam nhƣ Kinh Qur‟an, Các bài Hadith và Luật Shari‟ah
(thông qua những lý luận tôn giáo của các học giả nổi tiếng của bốn trƣờng
7
phái Islam) về Jihad, từ đó làm sáng tỏ bản chất của Jihad đƣợc quy định
trong Islam.
CHƢƠNG 3: Tìm hiểu về Học thuyết Jihad hiện đại thông qua lý luận
của một số nhà hoạt động tôn giáo trong thể kỷ 20 nhƣ Abul A'la Maududi,
Sayid Qutb và Abd al-Salam Faraj, so sánh với lý luận tôn giáo truyền thống
và chỉ ra những điểm sai khác trong lý luận của Học thuyết Jihad hiện đại,
đồng thời tìm hiểu quan điểm của cộng đồng Muslim về Học thuyết này.
8
CHƢƠNG 1: JIHAD VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1. Khái quát về Islam giáo
1.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành Islam giáo
Về mặt lịch sử, Islam ra đời ở thế kỷ thứ 7 tại Bán đảo Ả Rập. Có thể
nói rằng, xét theo mốc thời gian xuất hiện thì Islam đƣợc coi là tôn giáo trẻ
nhất trong số những tôn giáo lớn trên thế giới. Islam đƣợc Vị tiên tri
Muhammad giới thiệu đến mọi ngƣời vào khoảng năm 610 thông qua cuốn
Kinh Qur‟an, cuốn sách linh thiêng mà Muhammad cho là đƣợc Allah truyền
tới cho ông.
Nhà tiên tri Muhammad đƣợc sinh ra vào khoảng năm 570, trong một
gia đình thuộc dòng tộc Quraish – một trong những dòng tộc lớn tại thành phố
Mecca, khu vực trung tâm thƣơng mại quan trọng nằm ở phía Tây Bắc của
Bán đảo Ả Rập thời bấy giờ (nay thuộc nƣớc Ả Rập Xê Út). Muhammad mồ
côi cha khi mới sáu tháng, mồ côi mẹ khi sáu tuổi và đƣợc nuôi dƣỡng bởi
ông nội. Sau khi ông nội qua đời, Muhammad đến ở với ngƣời chú của mình
là Abu Talib.
Ngay từ thuở nhỏ, theo truyền thống của gia đình, Muhammad đã đƣợc
gửi đến sống cùng một gia đình du mục trên sa mạc. Ông đƣợc cho là đã
không đƣợc hƣởng nền giáo dục đầy đủ, hay nói cách khác cậu bé
Muhammad không biết đọc cũng không biết viết. Song chính những ngày
tháng thơ ấu trải nghiệm cuộc sống khắc nghiệt nơi sa mạc đã giúp
Muhammad sớm tiếp thu đƣợc vốn ngôn ngữ phong phú, nghệ thuật thơ ca Ả
Rập cùng sự kiên nhẫn của những ngƣời chăn cừu.
Những năm đôi mƣơi, Muhammad thƣờng theo chú mình là một ngƣời
lái buôn rong ruổi theo những chuyến hàng đến khắp các vùng đất trên Bán
đảo Ả Rập. Ông nổi tiếng là một ngƣời thƣơng gia trung thực và nghĩa hiệp.
9
Năm 590, Muhammad đƣợc giới thiệu đến làm việc cho nhà một góa phụ giàu
có tên là Khadijah để giúp bà quản lý công việc kinh doanh. Ở vị trí này, ông
thƣờng xuyên gặp gỡ và tiếp xúc với những tín đồ Do Thái giáo và Kito hữu,
từ đó ông đƣợc lắng nghe và học hỏi rất nhiều từ văn hóa và tôn giáo của họ.
Không lâu sau đó, ông kết hôn với ngƣời góa phụ và sinh đƣợc hai ngƣời con
trai (đã qua đời khi còn nhỏ) và bốn ngƣời con gái.
Khi 40 tuổi, Muhammad bất ngờ gác lại công việc, rời bỏ cuộc sống
sung túc của mình để đến sống trong một hang đá nằm cheo leo trên đỉnh núi
Jabal Al-Nour ở ngoại ô Mecca. Năm 610,
sau nhiều tháng cầu nguyện và chiêm
nghiệm trong hang, Muhammad đƣợc cho là
đã tiếp nhận đƣợc những thông điệp thiêng
liêng của Allah. Muhammad bắt đầu đọc
thành tiếng những lời dạy thông thái chứa
đựng rất nhiều kiến thức mà sau này, những
tín đồ đi theo ông đã ghi chép lại dƣới dạng
văn bản đƣợc gọi là Kinh Qur‟an – Quyển
sách thiêng liêng của các tín đồ theo Islam.
Đối với họ, Kinh Qur‟an tuyệt đối không
phải là một tác phẩm của cá nhân
Muhammad, đó là những lời truyền dạy từ Allah tới con ngƣời mà
Muhammad chính là phƣơng tiện truyền tải. Islam theo nghĩa đen có nghĩa là
―sự phục tùng‖, tên gọi ra đời dựa trên những lời dạy của nhà tiên tri nhƣ là
một biểu hiện của sự phục tùng theo ý muốn của Allah, và những ngƣời theo
Islam đƣợc gọi là Muslim, có nghĩa là ―ngƣời phục tùng‖.
Hang đá Hira trên đỉnh núi Jabal Al-
Nour, nơi Muhammad được cho là nhận
được mặc khải của Allah lần đầu tiên.
Nguồn: Wikipedia
10
Sau khi trở về từ hang đá, Muhammad trở nên thay đổi. Ông bắt đầu
bài rao giảng đầu tiên cho vợ mình, bà Khadijah, cũng là ngƣời đệ tử đầu tiên
của tôn giáo mới này. Đây nhƣ một sự khích lệ đối với Muhammad, ông bắt
đầu thuyết trình rộng rãi cho những ngƣời dân trong vùng. Nhiều ngƣời bị ấn
tƣợng bởi những câu thơ thông thái của Kinh Qur‟an nên đã quyết định
chuyển đổi sang Islam.
Tuy nhiên, chính sự xuất hiện và lan truyền rất nhanh chóng của một
tôn giáo mới nhƣ Islam đã làm dấy lên làn sóng phản đối, bài trừ và đàn áp từ
những kẻ vô thần hoặc thờ đa thần (những kẻ chiếm đa số trong cộng đồng
dân cƣ thời đó) với Islam. Muhammad và các môn đệ của mình bị sách nhiễu,
bị ngƣợc đãi và thậm chí bị tấn công, vì thế vào năm 622 Muhammad và 70
tín đồ của mình đã quyết định di chuyển từ Mecca tới Madina. Động thái này
trở thành một sự kiện quan trọng trong lịch sử Islam và đƣợc gọi là Hijra. Đây
cũng là dấu mốc bắt đầu của Lịch Islam (trong tiếng Ả Rập còn gọi là Lịch
Hijri).
Tại Madina, Muhamad và các môn đệ của mình đƣợc chào đón thịnh
tình bởi các bộ tộc bản địa, Islam đƣợc chấp nhận dễ dàng và nhanh chóng lan
tỏa rộng rãi. Sau đó, với uy tín của mình cùng với lực lƣợng ủng hộ đông đảo,
Muhammad đã xây dựng nên một cộng đồng Muslim độc lập, có sức mạnh
quân sự và chính trị lớn mạnh ở thành phố Madina. Họ thậm chí còn xây
dựng Luật pháp riêng để cai trị vùng đất này. Theo chính sách của cộng đồng
Islam, những ngƣời theo Do Thái giáo đƣợc nhìn nhận nhƣ một phần của
cộng đồng, họ đƣợc bảo vệ và phải tuân theo luật pháp Islam. Những ngƣời
Kito hữu, Do thái giáo và ngƣời tôn giáo khác đƣợc tự do theo đuổi tôn giáo
của mình nhƣng phải trả một khoản thuế gọi là thuế Jizya, khoản thuế này sẽ
sử dụng cho các mục đích chung của cộng đồng.
11
Theo Ibn Ishaq, một trong những nhà ghi chép tiểu sử đầu tiên của Nhà
tiên tri, cũng trong thời gian này Muhammad đã cho gửi thƣ tới Vua Ba Tƣ,
Hoàng đế Byzantium (Đông La Mã), Hoàng đế Abyssinia (nay là Ethiopia) và
Thống đốc Ai Cập mời họ đến với Islam. Điều này cho thấy sự tin và vị thế
của Muhammad với vai trò ngƣời lãnh đạo nhà nƣớc Islam sơ khai. Sau đó
vào khoảng năm 628, Muhammad cùng với 1500 môn đệ đã quay lại thăm
Mecca. Đây cũng là một cột mốc quan trọng trong lịch sử Islam vì chính tại
nơi đây Nhà tiên tri đã từng bị những kẻ đa thần xua đuổi, nay ông trở vế với
vị thế của một nhà lãnh đạo. Một năm sau đó, năm 629, Muhammad quay lại
chinh phục Mecca trong hòa bình và không hề đổ máu. Ông cho phá hủy các
tƣợng thần ở Mecca để chấm dứt vĩnh viễn tín ngƣỡng đa thần ở đó. Không
chỉ dừng lại ở việc chinh phục Mecca, ông còn gửi rất nhiều sứ giả đến các
vùng khác nhau của bán đảo Ả Rập, Tây Á và Bắc Phi để truyền bá Islam.
1.1.2. Những trách nhiệm của một ngƣời Muslim
Lời dạy chính trong Kinh Qur‟an là niềm tin tuyệt đối vào Allah –
Đấng tạo hóa, Đức Chúa trời quyền năng duy nhất, không ai tƣơng đƣơng,
không ai sánh bằng. Thuật ngữ ―Allah‖ đƣợc sử dụng trong Kinh Qur‟an
không phải để ám chỉ một đối tƣợng siêu nhiên hay vị thần nào đó mà nhằm
ám chỉ Thƣợng đế. Allah có thể đƣợc dịch sang các ngôn ngữ khác với nghĩa
là ―Thiên Chúa‖ (―God‖ trong tiếng Anh). Muslim là tên gọi những ngƣời
theo đạo Islam. Bản thân từ ―Muslim‖ có nghĩa là “người tuân theo ý muốn
của Allah”, điều này thể hiện qua tuyên bố rằng “Không có ai đáng thờ
phụng ngoài Allah và Muhammad là sứ giả của Allah”. Theo nghĩa rộng hơn,
bất cứ ai sẵn lòng tuân theo ý muốn của Allah thì sẽ là Muslim. Vì vậy, sẽ có
những ngƣời Muslim luôn nỗ lực sống cuộc sống Islam đúng nghĩa, xong
cũng có những kẻ mang danh Muslim nhƣng lời nói, cách hành xử của anh ta
12
thì không giống nhƣ ngƣời Muslim. Chính vì vậy, không thể đánh giá Islam
thông qua danh xƣng của một số cá nhân.
Thực ra cũng không có nghi lễ chính thức nào để gia nhập Islam. Muốn
trở thành một Muslim, ngƣời ta phải đọc ba lần lời tuyên bố đức tin: "La
Ilaha Il-lal-lah, Muhammadun Rasoolullah" (― ‫ال‬
‫إٌه‬
‫إال‬
‫اهلل‬
‫ِذّذ‬
‫سعىي‬
‫اهلل‬ ‖) với
nghĩa rằng "Không có ai đáng thờ phụng ngoài Allah và Muhammad là sứ giả
của Allah‖ và phải xác nhận niềm tin này bằng trái tim, lời nói và hành động.
Những tín đồ Muslim không chấp nhận quan điểm cho rằng
Muhammad là ngƣời khởi nguồn ra Islam mà họ nhìn nhận Muhammad nhƣ
một sứ giả cuối cùng của Allah, ngƣời truyền đạt những chỉ thị, lời răn dạy từ
Allah tới con ngƣời. Tất cả ngƣời Muslim đều đồng ý rằng Kinh Qur‟an là lời
mặc khải của Allah, họ thống nhất với nhau với cùng một nội dung, nghĩa là
không hề có các phiên bản Kinh Qur‟an khác nhau giữa các dòng Islam hay
giữa các trƣờng phái, mặc dù cách trích dẫn và diễn giải nội dung giáo lý có
khác nhau. Những lời nói, cách hành xử của Muhammad (đƣợc gọi chung là
Hadith) đƣợc các tín đồ Muslim ghi nhớ, nhìn nhận nhƣ những chỉ dẫn chính
xác nhất, là cơ sở để soi chiếu trong quá trình thực hành các nghĩa vụ tôn
giáo.
Những Tín đồ Muslim đƣợc chia thành các nhánh nhỏ, trong đó hai
nhánh chính lớn nhất là Sunni (chiếm từ 87-90%)1
và Shia (chiếm 10-13%)2
.
Mặc dù hai nhánh Islam này có cách giải thích các sự kiện và tuân theo những
giáo lý khác nhau, tuy nhiên những ngƣời Muslim nhìn chung đều thống nhất
với nhau ở những nghĩa vụ nền tảng mà họ gọi là “Năm cột trụ” (―Five
pillars‖ trong tiếng Anh và ― ْ‫أسوا‬
َ‫اإلعال‬
‫اٌخّغح‬ ‖ trong tiếng Ả Rập) nhằm giữ
1
http://www.bbc.com/news/world-middle-east-25434060
2
http://www.pewforum.org/2009/10/07/mapping-the-global-muslim-population/
13
vững Islam. Những nghĩa vụ này đƣợc coi nhƣ là khuôn khổ của sự thờ phụng
và dấu hiệu của sự cam kết với đức tin. ―Năm cột trụ‖ đó là:
1/ Shahadah: Lời tuyên chứng bằng tiếng Ả Rập: ‫َا‬
‫ل‬
ٰ
‫ل‬ِ
‫إ‬
َ
‫ه‬
‫ّا‬
َ
‫ل‬ِ
‫إ‬
‫ٱهلل‬
ٌ
‫د‬ّ
َ
‫م‬َ
‫ح‬ُ
‫م‬
ُ
‫ل‬‫ُو‬
‫س‬َ
‫ر‬
‫ٱهلل‬ với ‎ ộnu‎ iộn
‎ rằng không có ai đáng thờ phụng ngoài Allah và
Muhammad là sứ giả của Allah.
2/ Salah: Thực hiện cầu nguyện 5 lần/ngày: Fajr (khoảng thời gian từ
hừng đông đến bình minh), Dhuhr (khoảng thời gian từ giữa buổi sáng đến
giữa buổi chiều), Asr (khoảng thời gian từ giữa buổi chiều đến hoàng hôn),
Maghrib (sau hoàng hôn), and Isha'a (từ đêm đến rạng sáng)
3/ Zakat: Trích ra 2.5% từ tổng số lợi nhuận mà một ngƣời tích góp
đƣợc trong một năm dành cho hoạt động bố thí. Số tiền zakat sẽ đƣợc dùng để
chia cho ngƣời Muslim nghèo, ngƣời mới cải đạo sang Islam, ngƣời phục vụ
trong các thánh đƣờng và những trƣờng hợp khó khăn khác…
4/ Sawn: Nhịn ăn, uống hay không đƣa bất cứ thứ gì lên miệng từ khi
mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn trong tháng Ramadan (theo lịch Islam)
5/ Hajj: Cuộc hành hƣơng tới Mecca vào tháng Dhul Hijjah, đây là
nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện ít nhất một lần trong đời của một ngƣời
Muslim, ngƣời đó phải đủ khả năng tài chính và sức khỏe để tự thực hiện
nghĩa vụ này.
Có ý kiến cho rằng Jihad đƣợc coi là cột trụ thứ sáu của Islam tuy nhiên
giả thuyết này thiếu những bằng chứng thuyết phục.
Ngoài việc tuân theo ―năm cột trụ‖ trên, những ngƣời Muslim còn phải
hành động theo những quy định trong Luật Shari‟ah – bộ luật Islam trong đó
quy định chi tiết các hành vi thƣờng ngày và cách hành xử giữa ngƣời với
ngƣời và những mối quan hệ trong cộng đồng. Theo đó, ngƣời Muslim cần
14
luôn luôn phấn đấu để hoàn thiện những phẩm chất của một ngƣời Muslim
thực sự nhƣ: luôn trung thực, rộng lƣợng, bảo vệ công lý, khiêm tốn, kiên
nhẫn, tôn trọng ngƣời khác…
1.1.3. Ảnh hƣởng của Islam đối với thế giới
Bắt đầu từ Ả Rập Xê-út, nơi Muhammad nhận mặc khải đầu tiên từ
Allah, nhanh chóng sau đó Islam đƣợc lan truyền tới Ba Tƣ, Châu Phi, Thổ
Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nhóm dân tộc lớn khác.
Trong chƣa đầy một thế kỷ kể từ khi Muhammad thành lập xã hội
Islam đầu tiên ở Madina, quân đội Ả Rập đã chinh phục đƣợc vùng đất trải
dài từ sông Ấn cho đến Pháp và mang theo Islam tới phƣơng Tây. Mặc dù ở
Ba Tƣ, phải mất nhiều thế kỷ sau Islam mới thâm nhập đƣợc toàn bộ quốc gia
này, nhƣng ngay sau đó từ Ba Tƣ, Islam truyền tới những Bộ tộc ngƣời Turk
ở Trung Á rồi đi về phía tây, đi qua miền Bắc Ba Tƣ để đến với các quốc gia
Tiểu Á. Ờ thế kỷ thứ 11 trở đi, Islam chinh phục thành công hầu hết Tiểu lục
địa Ấn Độ và từ thế kỷ 14, Islam đến với Java, Sumatra và Malaya. Sau đó
vào thế kỷ 18, Islam lan rộng hơn nữa đến các lụa địa châu Phi phía Nam sa
mạc Sahara. Ngƣời ta tin rằng, mặc dù xuất hiện sau, xong Islam đã trở thành
tôn giáo phát triển nhanh nhất thế giới ngày nay3
.
Với số tín đồ chiếm 24% dân số thế giới (theo thống kê năm 2015),
Islam trở thành tôn giáo lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Kito giáo. Pew Research
Center – một trung tâm nghiên cứu các vấn đề xã hội và nhân khẩu học của
Hoa Kỳ ƣớc tính từ năm 2015 đến khoảng năm 2060 có nhiều khả năng Islam
sẽ vƣợt qua Kito giáo để trở thành tôn giáo lớn nhất thế giới. Ƣớc tính này
đƣợc căn cứ trên tốc độ gia tăng nhanh chóng của số tín đồ Muslim mỗi năm.
3
http://www.pewresearch.org/fact-tank/2017/04/06/why-muslims-are-the-worlds-fastest-
growing-religious-group/
15
Dân số thế giới dự kiến tăng 32% trong những thập kỷ tới, trong khi đó số tín
đồ Muslim đƣợc dự kiến sẽ tăng từ 1.8 tỷ ngƣời năm 2015 lên gần 3 tỷ ngƣời
vào năm 2060 và chiếm hơn 31% dân số thế giới4
.
Điều này cho thấy sức ảnh hƣởng của Islam đối với thế giới là không
hề nhỏ. Ở các quốc gia có cộng đồng tín đồ Muslim lớn, Islam có sức ảnh
hƣởng rất sâu sắc về các mặt văn hóa, ngôn ngữ, khoa học và đặc biệt là cả
lĩnh vực kinh tế, chính trị. Chính vì thế, việc tìm hiểu nghiêm túc về những
thuật ngữ tôn giáo của Islam là vô cùng cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện
nay.
Biểu đồ 1.1: Ƣớc tính tốc độ gia tăng tín đồ của các tôn giáo lớn trên thế giới từ năm 2015 đến năm 2060.
Nguồn: Pew Research Center
4
http://www.pewresearch.org/fact-tank/2017/04/06/why-muslims-are-the-worlds-fastest-
growing-religious-group/
16
1.2. Jihad và “Thánh Chiến”
1.2.1. “Thánh chiến”
Jihad vẫn thƣờng đƣợc truyền thông phƣơng Tây chuyển ngữ bằng từ ―holy
war‖ hay với nghĩa là ―thánh chiến‖ trong tiếng Việt. Thật ra thuật ngữ này
không hề quen thuộc với chúng ta cho tới khi nó đƣợc bôi đậm và lặp lại
nhiều lần trên các phƣơng tiện thông tin trong những năm qua. Chiến tranh,
bản thân nó đã mang hàm nghĩa tiêu cực, việc gắn nó với một tôn giáo càng
khiến ngƣời ta thấy nó đáng sợ hơn. Tuy nhiên, có vẻ nhƣ việc chuyển ngữ
không dựa trên nền tảng nghiên cứu đã tạo nên một sự hiểu lầm không nhỏ
của đại bộ phận ngƣời dân thế giới đối với một khái niệm vốn dĩ rất thiêng
liêng của Islam.
Khi chúng ta chuyển ngữ từ ―thánh chiến‖ (holy war) sang tiếng Ả Rập
sẽ đƣợc một từ hoàn toàn mới ―al-harb al-muqaddasah‖ (‫اٌّمذعح‬ ‫اٌذشب‬ (– một
thuật ngữ mà có thể nói bạn sẽ hoàn toàn không tìm thấy sự tồn tại của nó
trong truyền thống hơn 1400 năm của Islam. Vậy ―Thánh chiến‖ là gì và có
nguồn gốc từ đâu?
Về mặt ngữ nghĩa, Thánh chiến (holy war) còn có một cách gọi khác là
chiến tranh tôn giáo (religious war) và tên gọi trong tiếng Latinh là ―bellum
sacrum‖ để chỉ một cuộc chiến xảy ra do những khác biệt về tôn giáo.
Về mặt lịch sử, ―Thánh chiến‖ (Holy war) thực ra là một thuật ngữ xuất
phát từ Kito giáo và đƣợc Constantinus Đại đế chấp nhận vào thế kỷ thứ 4,
thời điểm mà Kito giáo vẫn còn là một tôn giáo thiểu số bị chèn ép ở La Mã,
các hoạt động phát triển tôn giáo này thƣờng chỉ thông qua các hoạt động rao
giảng và truyền giáo. Các Kito hữu khi đó hầu nhƣ không có khả năng gây
17
chiến, hơn nữa, chính những bài giảng của Đức Kito về cách hành xử “chìa
nốt bên má còn lại”5
đã ngăn cản họ chống lại những kẻ bức hại mình.
Cho tới khi các Kito hữu trở nên có quyền lực quân sự thật sự, thì cũng
là khi họ phải đối mặt với nhiệm vụ chiến đấu và phải xác định khi nào một
Kito hữu có thể chiến đấu mà vẫn đƣợc coi là tín đồ thật sự của Đấng Christ.
Augustine thành Hippo chính là một trong những nhà tƣ tƣởng đầu tiên của
Giáo Hội Kito giải quyết đƣợc câu hỏi này thông qua những mô tả chi tiết về
một “cuộc chiến tranh chính đáng”. Cả Augustine và ngƣời cố vấn của mình,
Ambrose thành Milan đều đƣa ra những mô tả về các tình huống mà một
ngƣời Kito hữu có thể cầm vũ khí lên chiến đấu vì công lý, nhƣng tuyệt đối
không đƣợc quên rằng chiến tranh chỉ đƣợc phép coi là một tội ác cần thiết và
phải dừng lại khi mục đích hòa bình đƣợc hoàn thành. Những ý tƣởng này sau
đó đƣợc phát triển chi tiết hơn bởi Thomas Aquinas và Hugo Grotius. Và sau
đó, bằng những cuộc Thập Tự Chinh liên tiếp ở thế kỷ 11, khái niệm ―Thánh
chiến‖ trở thành một thuật ngữ quan trọng.
Hình vẽ Một trận chiến Thập tự chinh
Nguồn: catholic365.com
5
- ―Đừng chống-cự kẻ dữ. Trái lại, nếu ai vả má bên hữu ngƣơi, hãy đƣa má bên kia cho
họ luôn‖.—Ma-thi-ơ 5:39‖
18
Các nhà ghi chép ở thế kỷ 17 đã ghi nhận Các cuộc Thập tự Chinh đầu
tiên là những cuộc ―thánh chiến‖ hay bellum sacrum thật sự. Các cuộc Thập
Tự Chinh đầu tiên bắt đầu ở cuối thế kỷ 11 do Giáo hoàng Urbanô II phát
động nhằm chặn đứng sự lan truyền của Islam giáo và dành lại quyền kiểm
soát khu vực Jerusalem và vùng Thánh Địa phía Đông Địa Trung Hải từ tay
ngƣời Muslim, đồng thời chinh phục các vùng đất ngoại giáo và thu hồi lại
các vùng lãnh thổ đƣợc cho là trƣớc đây thuộc về ngƣời Kito hữu. Với mục
tiêu này, các cuộc chiến đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình từ các Kito hữu Tây Âu, từ
các binh sỹ đến những ngƣời dân thƣờng, họ đồng lòng mặc quân trang với
biểu tƣợng dấu thánh giá cũng là biểu tƣợng của Giáo hội. Mặc dù những
cuộc Thập Tự Chinh này đƣợc coi là cuộc chiến tôn giáo giữa Kito hữu và
ngƣời Muslim tuy nhiên trong những cuộc chiến, quân đội Thập Tự Chinh
còn tấn công cả những ngƣời ngoại giáo và những ngƣời Kito hữu theo Chính
Thống giáo Đông Phƣơng (một nhánh Kito hữu lớn thứ 2 chỉ sau Kito giáo
Roma nhƣng bị coi là những Kito hữu ngoại giáo).
Nhƣ vậy, có thể nói khái niệm ―thánh chiến‖ có nguồn gốc từ Kito giáo
chứ không phải Islam. Xét theo nội dung của các cuộc Thập Tự Chinh, có thể
thấy rõ ba đặc điểm nổi bật của một cuộc thánh chiến:
- Mục tiêu của Thánh chiến là nhằm đạt đƣợc mục đích tôn giáo trong có các
mục tiêu cụ thể nhƣ: Để truyền bá đức tin; Dành lại các vùng đất đƣợc cho là
đã từng thuộc về ngƣời Kito hoặc để trả thù những hành động xúc phạm hay
gây tổn hại đến Kito hữu trƣớc đó.
- Thánh chiến đƣợc ủy quyền bởi một nhà lãnh đạo tôn giáo, Giáo hội hoặc
các tổ chức tôn giáo liên quan.
- Thánh chiến là một phần thƣởng tinh thần cho những ngƣời tham gia, không
có bất kỳ phần thƣởng cá nhân nào đƣợc ghi nhận.
19
1.2.2. Khái niệm Jihad
Đƣợc coi là một trong những thuật ngữ Islam gây tranh cãi nhiều nhất
trong thời gian qua và bị bóp méo sai lệch bởi truyền thông phƣơng Tây, đặc
biệt là sau sự kiện 11/9, Jihad vô hình trung bị gắn liền với các cuộc tấn công
tôn giáo cuồng loạn và đẫm máu. Tuy nhiên, thực chất khái niệm Jihad lại khá
xa so với những gì thế giới đang hình dung. Để nói về chiến tranh, tiếng Ả
Rập sẽ dùng từ ―harb‖ (‫)دشب‬, để nói về sự chiến đấu giữa hai bên, ngƣời Ả
Rập sẽ dùng từ ―qital‖ (‫)لتاي‬. Nhƣ vậy, Jihad hoàn toàn không đƣợc sử dụng
trong tiếng Ả Rập với ý nghĩa là chiến tranh. Jihad trong Islam thực ra mang
một ý nghĩa rộng lớn hơn thế.
Về mặt ngữ nghĩa, Jihad (‫)جهاد‬ trong tiếng Ả Rập xuất phát từ gốc từ
―ja-ha-da‖ (‫د‬ ‫هـ‬ ‫)د‬ và nó có nghĩa là sự cố gắng, phấn đấu, nỗ lực hết mình.
Ngƣời tham gia vào Jihad đƣợc gọi là Mujahid )‫(ِجاهذ‬ ở dạng thức số nhiều là
Mujahideen )َٓ‫(ِجاهذ‬. Theo nghĩa này, một sinh viên phấn đấu để đạt đƣợc
một nền tảng giáo dục tốt, một nhân viên văn phòng cố gắng để hoàn thành
công việc của mình, một chính trị gia nỗ lực để tạo ra sức ảnh hƣớng trong
chính trƣờng… và rất nhiều ví dụ của những ―Jihad‖ nhỏ trong cuộc sống. Và
vì vậy đối với ngƣời Muslim, thuật ngữ ―Jihad‖ đƣợc áp dụng để chỉ bất cứ
hình thức ―phấn đấu‖ nào dù bằng lời nói, tinh thần, thể chất hay vật chất.
Theo sau thuật ngữ ―Jihad‖ thƣờng là cụm từ ―fi sabil Allah‖ ( ًُ‫عث‬ ٍ‫ف‬
‫)اهلل‬ ―theo con đƣờng của Allah‖. Cụm từ này thƣờng đƣợc giản lƣợc khi nói,
nhƣng nó vẫn đƣợc ngầm hiểu là có đi kèm. Và nhƣ thế, Jihad có ý nghĩa cơ
bản là ―sự đấu tranh vì Allah‖. ―Jihad fi sabil Allah‖ – ―sự đấu tranh vì
Allah‖, đối với ngƣời Muslim còn mang ý nghĩa rộng hơn nữa: đó là những
hành động mang lại lợi ích, hạnh phúc cho tập thể nhƣng không đòi hỏi quyền
lợi về mình mà chỉ đơn thuần là để làm vui lòng Allah. Ví dụ: Nếu bạn hoạt
20
động từ thiện, bố thí cho ngƣời nghèo nhằm mong muốn nhận đƣợc danh
tiếng thì hành động đó hoàn toàn không phải vì Allah. Do đó, thuật ngữ ―fi
sabil Allah‖ – ―theo con đƣờng của Allah‖ chỉ dành cho những hành vi đƣợc
thực hiện với sự chân thành tuyệt đối (chứ không phải vì những lợi ích cá
nhân) và nhằm hài lòng Allah.
Theo Ibn Rushd (tên Latinh là Averroes), nhà Triết học Islam ngƣời
Tây Ban Nha nổi tiếng vào thế kỷ 12 và Majid Khadduri, một học giả Islam
ngƣời Iraq ở thế kỷ 20, Jihad đƣợc chia thành bốn hình thức:
- Jihad bằng trái tim (Jihad bil qalb/nafs): là sự đấu tranh của cái ngã với cái
ác bên trong mỗi ngƣời, cuộc đấu tranh nhằm kiểm soát cơ thể tránh khỏi
những cám dỗ của quỹ dữ và tránh đƣợc những hành vi sai trái.
- Jihad bằng lời nói (Jihad bil lisan hoặc Jihad al-qalam): là sự đấu tranh
bằng lời nói, bài thuyết giảng.
- Jihad bằng bàn tay (Jihad bil yad): là việc lựa chọn thực hiện những hành
động đƣợc cho là đúng đắn, hoặc sự giúp đỡ hoặc đấu tranh chống lại bất
công bằng hành động.
- Jihad bằng thanh kiếm (Jihad bis saif): ám chỉ những cuộc chiến đấu quân
sự hoặc cuộc chiến thể chất.
Còn theo Ibn al-Qayyim, học giả Islam trung cổ đƣợc đánh giá là một trong
những nhà tƣ tƣởng quan trọng nhất của Islam giáo, thì Jihad bao gồm bốn
loại:
- Jihad al-nafs (tự chiến đấu với chính bản thân mình)
- Jihad al-Shaytaan (chiến đấu với quỷ Satan)
- Jihad chống lại các Kuffar (những kẻ ngoại đạo thù địch với Islam)
- Jihad chống lại những kẻ giả dối (những kẻ giả bộ theo Islam nhƣng thực
chất không có đức tin).
21
Mặc dù cách nhìn nhận và phân chia các loại hình Jihad không có sự thống
nhất tuyệt đối, tuy nhiên về cơ bản Jihad tồn tại trong mọi khía cạnh từ lớn
đến nhỏ trong đời sống ngƣời Muslim. Có thế thấy, Jihad là sự đấu tranh của
mỗi con ngƣời nhằm hoàn thiện bản thân mình, trở thành một ngƣời Muslim
thực sự và hoàn thành những bổn phận của một ngƣời Muslim. Những bổn
phận ấy bao gồm việc không ngừng học hỏi, mƣu cầu kiến thức để nâng cao
hiểu biết về tôn giáo của mình, về xã hội và thế giới xung quanh; thực hành
các nghĩa vụ tôn giáo một cách chính xác, đầy đủ với lòng tin tuyệt đối; tránh
xa những thói hƣ tật xấu, những dục vọng thấp hèn để trở thành tín đồ thanh
sạch trƣớc Đức Allah, lựa chọn làm những việc đúng đắn, đem lại lợi ích hài
hòa cho bản thân và cho cộng đồng; biết đấu tranh với cái xấu, cái bất công
trong xã hội để bảo vệ lợi ích cho mình, cho ngƣời thân và cho cộng đồng;
tuyên truyền Islam tới những ngƣời chƣa biết, kiên nhẫn giảng giải với những
ai phủ nhận Islam; chiến đấu với kẻ nào xâm phạm tới lãnh thổ của ngƣời
Muslim hoặc có những hành động gây hấn với ngƣời Muslim. Có thể thấy,
hình thức bạo lực đƣợc ghi nhận là một trong những hình thức Jihad đƣợc cho
phép trong Islam. Tuy nhiên, bản thân hình thức Jihad bạo lực cũng đi kèm
với nhiều điều kiện cụ thể.
Theo sách hƣớng dẫn về Jihad năm 2002 của Bộ Tôn Giáo Ai Cập, Jihad bạo
lực chỉ xuất hiện trong các trƣờng hợp:
- Tự vệ khi kẻ thù tấn công.
- Khi kẻ thù xâm phạm vào lãnh thổ của ngƣời Muslim.
- Đòi lại công bằng và quyền lợi chính đáng.
- Khi có kẻ ngăn cản việc truyền bá Islam đến với ngƣời khác.
Ngoài ra sách cũng quy định các nguyên tắc khi tham gia cuộc chiến Jihad
quân sự bao gồm:
22
- Xác định rõ mục đích và phƣơng tiện chiến đấu.
- Không chiến đấu trừ khi kẻ thù có hành động xâm phạm quyền lợi, lãnh
thổ của ngƣời Muslim.
- Nếu kẻ thù có dấu hiệu hòa bình thì không đƣợc giết chóc.
- Đối xử với tù nhân bằng cách đối xử với một con ngƣời bình thƣờng.
- Không giết động vật, làm ô nhiễm nguồn nƣớc, chặt phá cây cối và tàn phá
nhà cửa.
- Không giết ngƣời già, trẻ em, ngƣời bệnh tật không có khả năng chiến đấu.
- Bảo tồn quyền tự do tôn giáo của các chƣ tăng, linh mục… của các tôn
giáo khác và không làm hại họ.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng nội dung của Jihad về cơ bản là rất rộng.
Jihad bao phủ từ khía cạnh nội tại cho tới cuộc chiến quân sự và mục tiêu
truyền bá tôn giáo. Chiến tranh chỉ là một trong số nhiều nội dung của Jihad
và bản thân chiến tranh cũng có những quy định và nguyên tắc khá khắt khe.
Đặt cạnh khái niệm ―thánh chiến‖ có thể thấy rằng hai khái niệm tuy có một
số điểm tƣơng đồng trong một vài khía cạnh nhỏ nhƣng về tổng thể vẫn là hai
khái niệm không thể tƣơng đƣơng. Vì vậy, việc gọi tên Jihad là thánh chiến
hay holy war là hoàn toàn không chính xác. Thế giới hiện nay cũng đang nhìn
nhận Jihad nhƣ một thuật ngữ riêng biệt của Islam và hạn chế chuyển ngữ
thuật ngữ này sang ngôn ngữ địa phƣơng để không gây ra những hiểu lầm về
mặt ngữ nghĩa và tôn trọng nội dung của nó.
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 1 giới thiệu sơ lƣợc về lịch sử hình thành Islam giáo và các
khái niệm quan trọng xung quanh Islam giáo, từ đó giúp ngƣời đọc có một
23
hình dung khái quát về tôn giáo này, đồng thời thấy đƣợc vai trò và tầm ảnh
hƣớng của Islam giáo đối với thế giới.
Chƣơng 1 cũng giải quyết đƣợc khái niệm của Jihad trong Islam giáo,
so sánh với lịch sử hình thành và nội dung khái niệm ―Thánh Chiến‖ (holy
war) trong Kito giáo, từ đó chỉ ra đƣợc sự không đồng nhất giữa hai khái niệm
và khẳng định việc sử dụng thuật ngữ ―thánh chiến‖ thay cho thuật ngữ
―Jihad‖ là không chính xác. Theo đó, Jihad có nghĩa là ―sự phấn đấu theo con
đƣờng của Allah‖. Hình thức của ―phấn đấu‖ có thể là sự phấn đấu nội tại bên
trong, với những dục vọng sai trái để hƣớng tới những tƣ tƣởng tốt đẹp, có thể
là chiến đấu với những cám dỗ của quỷ Shatan để kiên định theo con đƣờng
thờ phụng Allah, có thể là sự đấu tranh với những bất công trong xã hội,
truyền bá đức tin đến với những kẻ ngoại đạo và bảo vệ lãnh thổ khỏi sự xâm
lấn của kẻ thù. Do đó, Jihad là một thuật ngữ riêng biệt trong Islam giáo
không có khái niệm tƣơng đƣơng trong các ngôn ngữ khác.
24
CHƢƠNG 2: JIHAD TRONG ISLAM
Tìm kiếm những dẫn chứng về Jihad, chúng ta cần lật lại những nguồn
tài liệu của Islam đƣợc toàn bộ cộng đồng ngƣời Muslim công nhận và coi
nhƣ là nền tảng cho những kiến thức và thực hành cho tôn giáo của họ, đó là
Kinh Qur‟an (đƣợc coi là những lời dạy của Allah truyền qua lời của Sứ giả
Muhammad), Hadith (Những bài giảng về truyển thống, cách thức thực hiện
tôn giáo của Sứ giả Muhammad) và Shari‟ah (Luật Islam đƣợc áp dụng cho
cộng đồng milsuM trên toàn thế giới).
2.1. Jihad trong Kinh Qur’an
Để có cách tiếp cận khách quan và toàn diện, chúng ta sẽ cùng soi
chiếu sự xuất hiện và phát triển của Jihad theo các giai đoạn lịch sử, trong các
bối cánh xã hội và chính trị cụ thể để nhìn rõ sự phát triển về ý nghĩa của
thuật ngữ quan trong này. Việc soi chiếu này cũng đòi hỏi những dẫn chứng
chính xác và không gì thể hiện rõ điều này hơn những lời trích dẫn từ Kinh
Qur‟an.
Qur‟an là văn bản tôn giáo
quan trọng nhất của ngƣời Muslim.
Ngƣời theo Islam giáo tin rằng đây
là lời thiên khải cuối cùng của
Allah truyền cho Sứ giả
Muhammad, là nguồn gốc của đức
tin và thực hành tôn giáo của
những ngƣời Muslim. Nội dung
Kinh Qur‟an đề cập đến tất cả các chủ đề liên quan đến con ngƣời nhƣ trí tuệ,
giáo lý, tôn giáo, luật pháp… nhƣng chủ đề cơ bản nhất là mối quan hệ giữa
Allah và các sinh vật do Allah tạo ra. Đồng thời Qur‟an cũng đƣa ra những
Kinh Qur'an
Nguồn: Daily Sabah Feature
25
hƣớng dẫn và giáo huấn chi tiết về những hành vi đúng đắn của con ngƣời, về
một xã hội công bằng và một hệ thống kinh tế cân bằng.
Theo tín ngƣỡng Islam truyền thống, Kinh Qur‟an đƣợc truyền tới Sứ
giả Muhammad vào một đêm trong tháng Ramadan năm 610, khi Muhammad
40 tuổi. Allah đã cử thiên sứ Gabriel tới giao cho Muhammad trọng trách ghi
nhớ và truyền đạt lại những thông điệp từ Allah tới cho loài ngƣời. Những
ngƣời Muslim tin rằng Nhà tiên tri Muhammad là một ngƣời mù chữ, điều
này cũng đƣợc nhắc tới trong Kinh Qur‟an:
“Những ai tuân theo Sứ giả (Mohammad), một Nabi6
không biết chữ
được nhắc qua trong (các Kinh sách của) họ: Kinh Taurah và
Injil…(Chương 7, câu 157)”
[1, tr. 170]
Điều đó chứng tỏ rằng Muhammad không có khả năng sáng tác ra
những lời thông tuệ này, điều đó càng củng cố niềm tin của những ngƣời
Muslim rằng Qur‟an là những lời dạy từ Chúa trời. Qur‟an bao gồm 114
chƣơng, xuất hiện trong thời gian dài 23 năm (13 năm Muhammad ở Mecca
và 10 năm Muhammad ở Madinah), nội dung tổng thể của Qur‟an theo khá
sát các biến cố trong cuộc đời của Vị tiên tri và cộng đồng của ông (ummah).
2.1.1. Thời kỳ Muhammad ở Mecca
Những ngƣời Muslim công nhận rằng Muhammad bắt đầu sứ mệnh
truyền giáo của mình cho những ngƣời Ả Rập ở Mecca vào khoảng năm 610
TCN. Ở thời kỳ này, nhóm ngƣời Muslim chỉ là một tôn giáo thiểu số sống
giữa cộng đồng những ngƣời Ả Rập thờ đa thần, họ không có quyền lực chính
trị và tiềm lực tài chính. Họ không đƣợc coi là một tổ chức chính thức mà chỉ
6
Nabi trong tiếng Ả Rập có nghĩa là Sứ giả, một cách gọi khác của Muhammad.
26
là một nhóm ngƣời có chung niềm tin tín ngƣỡng, Nhà tiên tri cũng không
phải là một nhà cai trị mà chỉ đơn thuần là ngƣời hƣớng dẫn, ngƣời truyền
giảng giáo lý cho những tín đồ của mình.
Trong khoảng 13 năm truyền giáo ở Mecca, Muhammad chỉ thay đổi
đƣợc một nhóm nhỏ những tín đồ đi theo mình. Mặc dù ở thời diểm khi đó,
ngƣời dân bán đảo Ả Rập đã quen thuộc với thuyết độc thần của các bộ lạc
theo Do Thái giáo và Kito giáo, tuy nhiên thông điệp ―Allah là Thƣợng đế
duy nhất‖ và ―Muhammad là sứ giả cuối cùng của Allah‖ với họ vẫn là điều
gì đó quá mới mẻ. Muhammad và cộng đồng Muslim nhỏ của mình đã vấp
phải sự phản đối, chế giễu, thậm chí là cả bạo lực, hành hung của những
ngƣời dân theo tôn giáo đa thần, nhƣng ông vẫn đáp lại bằng sự bình tĩnh và
kiếm chế. Trong 90 chƣơng kinh xuất hiện trong thời kỳ này có nội dung chủ
yếu là khuyên những ngƣời Muslim phải kiên định chịu đựng những hành
động gây hấn của những kẻ bài trừ Islam ở Mecca.
Có thể điểm qua những lời dạy chính trong giai đoạn này về sự đấu tranh
với những kẻ phản đối nhƣ sau:
Hãy kiên nhẫn và chịu đựng những kẻ từ chối sự thật:
“Và hãy chịu đựng những điều chúng nói và hãy lánh xa chúng một
cách đẹp đẽ (Chương 73, câu 10)
[1, tr. 574]
“Và để mặc TA đối phó với những tên phủ nhận sự thật nhưng giàu tiện
nghi (lạc thú), và tạm tha cho chúng một thời gian ngắn”. (Chương 73,
câu 11)
[1, tr. 574]
“… Rồi trở thành một người có đức tin và khuyến khích nhau kiên nhẫn
và khuyến khích nhau độ lượng. (Chương 90, câu 17)
[1, tr. 594]
27
Hãy cứ mặc kệ những kẻ phản đối và kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi Allah
trừng phạt bọn chúng:
“Bởi thế, hãy để mặc chúng cho đến lúc chúng sẽ gặp Ngày (tàn) của
chúng mà chúng sẽ bất tỉnh” (Chương 52, câu 45)
[1, tr. 525]
“Và chắc chắn những kẻ làm điều sai quấy sẽ nhận một sự trừng phạt
ngoài cái đó nhưng đa số bọn chúng không biết”. (Chương 52, câu 47)
[1, tr. 525]
“Và hãy kiên nhẫn đợi quyết định của Rabb7
của Ngươi bởi vì quả thật
Ngươi nằm dưới Mắt của TA (Allah); và hãy tán dương lời ca tụng
Rabb của Ngươi khi Ngươi thức giấc (hay đứng dâng lễ)”. (Chương
52, câu 48)
[1, tr. 525]
Hãy nói với những kẻ không tin vào Allah rằng ―Ngƣơi có tôn giáo của
Ngƣơi, Ta có tôn giáo của Ta‖:
“Hãy bảo (chúng): “Này hỡi những kẻ phủ nhận Allah!
Ta không tôn thờ những kẻ (thần linh) mà các ngươi tôn thờ,
Các ngươi cũng sẽ không tôn thờ Đấng (Allah) mà Ta thờ phụng
Và Ta sẽ không là một tín đồ của kẻ mà các ngươi đang tôn thờ;
Và các ngươi cũng sẽ không tôn thờ Đấng mà Ta đang thờ phụng;
Din (tôn giáo, con đường sống) của các ngươi thuộc về các ngươi, Din
của ta thuộc về ta”
(Chương 109, câu 1,2,3,4,5,6)
[1, tr. 603]
7
Cách gọi của Allah
28
Đối xử tốt với những kẻ bị bắt giam:
“Và vì thương yêu Ngài (Allah), họ đã chu cấp thực phẩm cho người
nghèo, trẻ mồ côi, và những người bị bắt” (Chương 76, câu 8)
[1, tr. 579]
“(Và bảo): “Chúng tôi chu cấp quý vị là vì Sắc Diện (Hài Lòng) của
Allah thôi. Chúng tôi không mong quí vị tưởng thưởng hoặc đền ơn”.
(Chương 76, câu 9)
[1, tr. 579]
Kiên nhẫn với những lời xấu xa từ những kẻ xấu xa:
“Bởi thế, hãy ráng chịu đựng với những lời (mỉa mai) của chúng và
hãy tán dương ca tụng Rabb của Ngươi …” (Chương 20, câu 130)
[1, tr. 321]
“Ngươi hãy ráng chịu đựng về những điều họ nói và hãy nhớ đến
người bề tôi Dawud8
của TA, một con người can cường. Quả thật, Y
hằng quay về (sám hối với Allah)” (Chương 38, câu 17)
[1, tr. 454]
“Vã hãy kiên nhẫn chịu đựng bởi vì Ngươi kiên nhẫn chỉ vì Allah mà
thôi. Và chớ buồn rầu cho họ cũng chớ se lòng về những điều chúng
đang âm mưu”. (Chương 16, câu 127)
[1, tr. 281]
Kiên nhẫn và hãy để những kẻ không tin thấy thế nào là lẽ phải:
8
David: Vua của Israel và đƣợc cho là một trong những Sứ giả của Allah trƣớc
Muhammad.
29
“Và nếu Ta tiêu diệt chúng bằng một hình phạt trước khu (Qur‟an
được mặc khải) thì chắc chắn chúng sẽ thưa: “Lạy Rabb chúng tôi! Tại
sao Ngài không cử một Sứ giả đến với chúng tôi để chúng tôi có dịp
tuân theo các Lời mặc khải của Ngài trước khi chúng tôi bị thất sủng
và bị hạ nhục?” (Chương 20, câu 134)
[1, tr. 321]
“Hãy bảo chúng: “Mỗi người (trong chúng ta) đều mong đợi (sự Xét
xử của Allah); do đó các ngươi hãy chờ đợi đi. Rồi các ngươi sẽ sớm
biết ai đi theo con đường bằng phẳng và ai được hướng dẫn”. (Chương
20, câu 135)
[1, tr. 321]
Đừng vội vàng chiến đấu. Allah sẽ khiến những kẻ ác tự hủy hoại chính mình:
“Há ngươi không thấy việc Ta đã cử những tên Shaytan9
đến với những
kẻ vô đức tin hòng xúi giục chúng nổi trận lôi đình?” (Chương 19,
trang 83)
[1, tr. 311]
“Bởi thế chớ vội chống báng chúng. Quả thật, TA chỉ gia hạn cho
chúng một số (ngày gia hạn) nhất định”. (Chương 19, trang 84)
[1, tr. 311]
Hãy quay lƣng với những kẻ từ chối sự thật và cầu chúc hòa bình cho chúng:
“Do đó, hãy công bố những điều mà ngươi đã được chỉ thị và hãy lánh
xa những kẻ tôn thờ đa thần”. (Chương 15, câu 94)
[1, tr. 267]
“Bởi thế, hãy xa lánh chúng và nói: Salam (Bằng an)! Rồi đây chúng
sẽ sớm biết (sự thật)”. (Chương 43, câu 89)
[1, tr. 495]
9
Quỷ Satan
30
Mohammad chỉ là một ngƣời cảnh báo, không phải là một ngƣời thi hành:
“Ta (Muhammad) chỉ là một người báo trước”. (Chương 67, câu 26)
[1, tr. 563]
“Ta đã không cử ngươi (Muhammad) đến để làm một người thọ lãnh
cho họ”. (Chương 17, câu 54)
[1, tr. 287]
Tốt nhất là không nên dùng cái ác để trả thù cái ác:
“Ngươi hãy lấy điều lành mà xóa tan điều dữ. TA biết rõ điều chúng đã
thốt ra” (Chương 23, câu 96)
[1, tr. 348]
Sử dụng Jihad bằng lời nói để đấu tranh với chúng, đó mới là ―Jihad vĩ đại‖:
“Do đó, Ngươi chớ nghe theo những kẻ không tin nhưng hãy dùng Nó
(Qur‟an) mà đấu tranh10
chống lại chúng bằng một cuộc đấu tranh vĩ
đại11
”. (Chương 25, câu 52)
[1, tr. 364]
Mời gọi mọi ngƣời đến với con đƣờng của Allah bằng những bài thuyết giảng
và tranh luận mềm mỏng:
―Hãy gọi mời (tất cả) đến với con đường của Allah…và hãy tranh luận
với họ bằng phương cách tốt đẹp nhất. (Chương 16, câu 125)
[1, tr. 281]
10
Jihad
11
Jihad Kabir: Great Jihad
31
Không tranh cãi với ngƣời theo Do Thái giáo hay Kito giáo mà hãy làm điều
gì đó tốt đẹp hơn (nhấn mạnh đến sự hợp nhất của ba tôn giáo):
“Và chớ tranh luận với Người dân Kinh sách trừ phi với thái độ nhã
nhặn và chỉ với những người của họ làm điều sai quấy và bảo họ:
“Chúng tôi tin tưởng nơi điều đã được ban xuống cho chúng tôi và nơi
điều đã được ban xuống cho quí vị, và Thượng Đế của chúng tôi lẫn
Thượng Đế của quí vị chỉ là Một (Thượng Đế). Và chúng tôi là những
người Muslim thần phục Ngài”. (Chương 29, câu 46)
[1, tr. 402]
Việc của chúng ta không phải là cố gắng để tất cả mọi ngƣời đều tin vào sự
thật:
“Chắc chắn, ánh sáng quang minh từ Rabb của các người đến soi rọi
các người. Bởi thế, ai sáng láng thì được lợi cho bản thân (linh hồn)
của mình còn ai mù lòa thì là bất lợi cho bản thân mình. Và Ta
(Muhammad) không là vị Giám sát theo canh gác các người”. (Chương
6, câu 104)
[1, tr. 141]
Những ngƣời kiên nhẫn sẽ đƣợc Allah trao tặng phần thƣởng một cách hào
phóng:
“…Ai làm điều lành nơi trần thế thì sẽ gặp điều lành trở lại. Và đất đai
của Allah rộng bao la. Chỉ những người kiên nhẫn mới hưởng trọn
phần thưởng của mình, không cần phải tính sổ”. (Chương 39, câu 10)
[1, tr. 459]
32
“Họ sẽ được (Allah) ban thưởng địa vị cao sang vì đã từng kiên nhẫn
chịu đựng. Nơi đó (Thiên đàng), họ sẽ được chào đón tốt đẹp và lời
chúc “Salam” (Bằng an)” (Chương 25, câu 75)
[1, tr. 366]
Có thể thấy ở giai đoạn này, sự kiên nhẫn chính là một biểu hiện của
Jihad nhƣ là một phƣơng cách đáp trả đúng đắn, bình tĩnh cho những hành
động sai trái của kẻ khác, những bài thuyết giảng, tranh luận mềm mỏng để
mời gọi mọi ngƣời đến với Islam, hay cách hành xử của ngƣời Muslim với
những kẻ đa thần, những tín đồ Do thái giáo và Kito giáo có thể đƣợc coi là
thể hiện một hình thức Jihad bất bạo động.
2.1.2. Thời kỳ Muhammad ở Madina
Vào năm 622, Muhammad rời Mecca để di chuyển đến Madina. Tại
đây ông đƣợc những bộ lạc Ả Rập đón nhận và họ nhanh chóng trở thành
những thành viên của phong trào Islam mới. Đây đƣợc coi là một sự kiện
quan trọng trong lịch sử Islam, đánh dấu sự khởi đầu của thời đại Islam.
Hình vẽ Cuộc di cư của Muhammad từ Mecca đếnMadina
Nguồn: pgapworld
33
Tại Madina, Muhammad nhanh chóng thâu tóm đƣợc cả vai trò lãnh đạo
tôn giáo cũng nhƣ vai trò lãnh đạo chính trị trong toàn thể cộng đồng Madina.
Lúc này ông cho rằng đã nhận đƣợc lời truyền từ thƣợng đế, rằng đến lúc cần
phải chiến đấu chống lại kẻ thù. Lúc đầu, kẻ thù duy nhất của họ là ―những
kẻ không tin‖ tức những kẻ đa thần ở Mecca, những kẻ đã gây chiến với
ngƣời Muslim. Nhƣng sau đó xuất hiện thêm những ngƣời Ả Rập già vờ cải
đạo sang Islam nhƣng thực chất không hề có đức tin và bắt đầu quay lại tấn
công ngƣời Muslim.
Nội dung của 24 chƣơng kinh ra đời trong thời gian này có thể tóm tắt ở
một số nội dung nhƣ sau:
Cho phép ngƣời Muslim thực hiện những cuộc chiến để tự vệ:
“(Allah) chấp thuận cho những ai bị tấn công được phép (cầm vũ khí)
chiến đấu (tự vệ) bởi vì họ bị áp bức”. (Chương 22, câu 39)
[1, tr. 337]
“…Và nếu Allah không dùng một số người này để chặn đứng một số
người kia thì những tu viện và nhà thờ (của Thiên Chúa giáo), và giáo
đường (của Do Thái giáo) và thánh đường (của Islam), những nơi mà
tên của Allah được tụng niệm nhiều, chắc chắn sẽ bị phá sụp”.
(Chương 22, câu 40)
[1, tr. 337]
Thực hiện các cuộc chiến phòng thủ chống lại cuộc tấn công từ những kẻ thù
ở Mecca cho tới khi sự đàn áp chấm dứt và Islam đƣợc thiết lập:
“Và vì chính nghĩa của Allah hãy đánh trả những kẻ đã đánh các ngươi
(trước) nhưng chớ vượt qua mức giới hạn bởi vì quả thật Allah không
thương những kẻ phạm giới”. (Chương 2, câu 190)
34
[1, tr. 29]
“Và hãy giết chúng nơi nào các ngươi bắt được chúng và đánh (đuổi)
chúng ra khỏi nơi mà chúng đã đuổi các ngươi ra đi bởi vì quấy nhiễu
nghiêm trọng hơn giết chóc. Nhưng chớ đánh chúng trong Thánh
đường linh thiêng trừ phi chúng đánh các ngươi trong đó. Và nếu
chúng đánh các ngươi thì hãy giết chúng lại. Đó là quả báo dành cho
những kẻ không có đức tin”. (Chương 2, câu 191)
[1, tr. 30]
“Nhưng nếu chúng ngưng chiến thì nên (nên biết rằng) Allah Hằng Tha
thứ, rất mực khoan dung”. (Chương 2, câu 192)
[1, tr. 30]
“Và hãy tiếp tục đánh chúng cho đến khi nào chấm dứt việc quấy
nhiễu. Và chúng sẽ hoàn toàn thần phục Allah. Do đó, nếu chúng
ngưng chiến thì sẽ không còn mối hiểm thù nào đối với chúng nữa
ngoại trừ những kẻ làm điều sai quấy”. (Chương 12, câu 193)
[1, tr. 30]
“… Bởi thế, ai vi phạm (những giới cấm) nhằm lấn át các ngươi, thì
hãy lấn át trở lại như thế. Và hãy sợ Allah, và hãy biết rằng Allah ở
cùng với những người sợ Allah”. (12:194)
[1, tr. 30]
Cuộc chiến chống lại những kẻ thù ở Mecca là trách nhiệm, nhƣng không
đƣợc xảy trong tháng thiêng liêng Zul-Hajj (tháng cuối cùng trong năm theo
lịch Islam và cũng là thời điểm diễn ra cuộc hành hƣơng của ngƣời Muslim).
“Lệnh chiến đấu đã được truyền xuống cho các ngươi và đó là điều mà
các ngươi không thích. Có lẽ các ngươi ghét điều mà chính nó lại tốt
35
cho các ngươi và có lẽ các ngươi thích điều mà chính nó lại xấu cho
các ngươi. Allah biết (giá trị của nó) trong lúc các ngươi không biết”
(Chương 2, câu 216)
[1, tr. 34]
“Họ hỏi Ngươi (Muhammad) về chiến đấu trong những tháng cấm kỵ.
Hãy bảo họ: “Chiến đấu trong tháng cấm kỵ là một (vi phạm) trọng
đại. Nhưng dưới cái nhìn của Allah thì việc cản trở lại thiên hạ không
cho theo Chính đạo của Allah, việc phủ nhận Ngài, và việc (cấm thiên
hạ đến thờ phụng tại ) Thánh đường Linh thiêng (ở Mecca) cũng như
việc trục xuất dân cư của nó ra khỏi (thánh địa) (tất cả điều đó) còn
trọng đại hơn (việc chiến đấu trong tháng cấm kỵ). Bởi vì (dùng bạo
lực để) quấy nhiễu nghiêm trọng hơn việc giết chóc…” (Chương 2,
trang 167)
[1, tr. 25]
Không ép những kẻ bại phải trở thành Muslim, kẻ nào tự giác ngộ đƣợc tôn
giáo của Allah sẽ đƣợc cứu rỗi, kẻ nào phủ nhận Islam thì sẽ bị Allah phạt
xuống địa ngục. Allah sẽ công bằng trong việc phán quyết.
“Không có việc cưỡng bách trong lĩnh vực tôn giáo. Chắc chắn chân lý
và lẽ phải bao giờ cũng khác biệt với điều ngụy tạo và sự sai lạc. Bởi
thế, ai phủ nhận tà thần và tin tưởng nơi Allah, thì chắc chắn sẽ nắm
vững chiếc cán (hay sợi dây cứu rỗi) không bao giờ đứt. Bởi vì Allah
Hằng nghe và Hằng biết (mọi việc)”. (Chương 2, câu 256)
[1, tr. 42]
“… Ngược lại, các chủ nhân của những kẻ không có đức tin là những
tên Tà thần. Chúng dắt họ từ chỗ ánh sáng xuống cõi âm u. Những
36
người này sẽ làm bạn với Lửa (của Hỏa ngục). Trong đó, họ sẽ ở đời
đời”. (Chương 2, trang 257)
[1, tr. 43]
Chiến lợi phẩm trong những cuộc chiến nhƣ vậy thuộc về Allah và Sứ giả của
Ngƣời chứ không phải thuộc về bất cứ cá nhân nào. Do đó, những kẻ nào
chiến đấu vì lợi ích cá nhân sẽ không đƣợc công nhận là chiến đấu theo con
đƣờng của Allah:
“Họ hỏi Ngươi về chiến lợi phẩm (thu tại chiến trường). Hãy bảo họ:
“Chiến lợi phẩm đó thuộc về Allah và Sứ giả của (Allah). Bởi thế, hãy
sợ Allah và giải quyết ổn thỏa (việc tranh chấp) giữa các người với
nhau; và nếu các người là những người có đức tin thì hãy tuân lệnh
của Allah và Sứ giả của Ngài”. (Chương 8, câu 1)
[1, tr. 177]
Hãy tiếp tục chiến đấu cho đến khi chúng ngừng bức hại các tín hữu. Nếu họ
ngừng chiến đấu thì hãy dừng lại.
“Hãy bảo những kẻ không tin, nếu chúng ngưng (chiến tranh) thì việc
làm quá khứ của chúng sẽ được tha thứ, ngược lại nếu chúng tái diễn
thì hình phạt áp dụng cho những kẻ làm ác trước chúng (là một bài học
cảnh cáo). (Chương 8, câu 38)
[1, tr. 181]
“Và hãy tiếp tục đánh chúng cho đến khi nào không còn sự ngược đãi
nữa…” (Chương 8, câu 39)
[1, tr. 181]
Hãy đánh bại chúng, làm chúng khiếp sợ. Nhƣng nếu chúng cầu xin hòa bình
thì hãy để chúng đƣợc bình an.
37
“Nhưng nếu (kẻ thù) chịu hòa thì hãy hòa giải với chúng và phó thác
cho Allah bởi vì Ngài (Allah) là Đấng hàng Nghe và hằng Biết (mọi
việc). (Chương 8, câu 61)
[1, tr. 184]
“… Và nếu có một người dân đa thần nào đến xin ngươi chỗ tị nạn thì
hãy che chở giúp y mãi cho đến khi y thấm nhuần lời răn của Allah rồi
hộ tống y đến một nơi an toàn. Sở dĩ như thế là vì họ là một đám người
không hiểu biết gì cả. (Chương 9, câu 6)
[1, tr. 187]
Những ngƣời chiến đấu vì Allah và những ngƣời hi sinh vì Allah sẽ đƣợc
Allah đền bù xứng đáng:
“Ngài sẽ tha thứ tội lỗi của các người cho các người và thu nhận các
người vào những ngôi Vườn có các dòng sông chảy bên dưới và những
chỗ ở tốt đẹp nơi những ngôi Vườn vĩnh cửu (Thiên Đàng). Đó là một
thành tựu vĩ đại”. (Chương 61, câu 12)
[1, tr. 552]
“Đối với Allah, những ai có đức tin và đã di cư (đi tị nạn) và đã tận lực
chiến đấu cho Chính nghĩa của Allah, vừa hy sinh cả tài sản lẫn sinh
mạng của họ, sẽ có cấp bậc cao. Và họ là những người sẽ thành đạt.”
(Chương 9, câu 20)
[1, tr. 189]
“Quả thật, Allah đã mua từ những người tin tưởng sinh mạng và tài
sản của họ để đổi lại cho họ Thiên Đàng…” (Chương 9, câu 111)
[1, tr. 204]
38
Ai là người sẽ cho Allah mượn một món vật tốt, thì ngài sẽ trả lại gấp
đôi và nhiều hơn nữa. Bởi vì Allah ban ít hay ban nhiều (bổng lộc) và
các ngươi sẽ được đưa trở lại gặp Người (ở Đời sau)” (Chương 2, câu
245)
[1, tr. 39]
Có thể nhận thấy rằng Jihad trong giai đoạn Nhà tiên tri ở Madina thiên
về ý nghĩa chiến tranh phòng thủ với mục đích chống lại những cuộc tấn công
sách nhiều từ kẻ thù. Tuy nhiên những cuộc chiến phòng thủ trong Kinh
Qur‟an cũng đƣợc quy định chặt chẽ về phƣơng pháp thực hiện (phản ứng lại
kẻ thù nhƣ cách chúng gây ra cho ngƣời Muslim) và nguyên tắc thực hiện
(nếu kẻ thù dừng chiến thì ngƣời Muslim cũng sẽ phải dừng chiến).
Từ những lời kinh ra đời ở Mecca và Madina, dễ dàng nhận thấy nội
dung của Jihad có sự phát triển theo thời gian. Nếu nhƣ ban đầu, Jihad nhƣ lời
đáp lại ôn hòa, nhẫn nại trƣớc sự chế nhạo, quấy nhiễu của những tín đồ tôn
giáo đa thần, thì sau Jihad phát triển thành hình thức vũ lực nhƣ một sự tự vệ
chính đáng để bảo vệ quyền lợi của bản thân và cộng đồng tôn giáo. Điều này
không có nghĩa rằng mục tiêu hòa bình của Islam đã chấm dứt, chỉ đơn giản là
ngƣời Muslim đƣợc phép thực hiện những hành động tự vệ để chống lại kẻ
thù bằng chính những thứ vũ khí kẻ thù sử dụng để tấn công họ.
2.2. Jihad trong Hadith
200 đến 300 năm sau khi Muhammad qua đời, một số nhà nghiên cứu
đã cống hiến cả cuộc đời mình để thu thập những câu chuyện liên quan tới
những giáo lý và các hành xử trong cuộc sống của ông. Những câu chuyện
này đƣợc kể bởi những ngƣời đi theo Muhammad và đƣợc kiểm chứng bởi
những tín đồ Muslim có uy tín trong cộng đồng Islam. Trong Islam, Hadith là
nguồn giáo lý quan trọng thứ hai chỉ sau Kinh Qur‟an.
Tải bản FULL (85 trang): https://bit.ly/3FvKfuC
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
39
Cũng vì là những câu chuyện truyền miệng nên việc xác thực thông tin
câu chuyện là rất quan trọng trong cộng đồng Islam. Các tín đồ Muslim đánh
giá mức độ chính xác của các ghi chép về Hadith ở hai mức là ―Saheeh‖
nghĩa là mức độ chính xác cao, đã đƣợc kiểm chứng bởi nhiều môn đồ uy tín
cùng thời Muhammad và mức độ ―Daeef‖với những Hadith đƣợc đánh giá
mức độ tin cậy thấp hơn.
Có sáu bộ sƣu tập Hadith lớn nhất12
và đƣợc các tín đồ Muslim coi là
chính xác nhất đó là:
1. “Sahih Bukhari”, đƣợc thu thập bởi Imam Bukhari (810-870), bao
gồm 7.275 Hadith.
2. “Sahih Muslim”, đƣợc thu thập bởi Muslim b. al-Hajjaj (815-875),
bao gồm 9.200 Hadith.
3. “Sunan Abu Dawood”, đƣợc thu thập bởi Abu Dawood (817-889),
bao gồm 4.800 Hadith
4. “Jami al-Tirmidhi”, đƣợc thu thập bởi Al-Tirmidhi (824-892), bao
gồm 3.956 Hadith
5. “Sunan al-Sughra”, đƣợc thu thập bởi Al-Nasa'i (829-915), bao gồm
5.270 Hadith
6. “Sunan ibn Majah”, đƣợc thu thập bởi Ibn Majah (824-887), bao gồm
hơn 4.000 aHadith
Nghiên cứu những bài Hadith của Muhammad, chúng ta có thể thấy
Nhà tiên tri vô cùng đề cao vị trí của Jihad trong các nhiệm vụ của ngƣời
Muslim:
―Abu Huraira kể lại: Khi nhà tiên tri được hỏi, “Điều gì được coi là
việc làm tốt nhất?” Ông đã trả lời. “Thực hiện cầu nguyện vào đúng
12
(12, tr. 153)
Tải bản FULL (85 trang): https://bit.ly/3FvKfuC
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
40
thời điểm”. Lại hỏi “Vậy điều gì tiếp theo?”. Ông trả lời. “Ngoan
ngoãn và kính trọng với cha mẹ ngươi”. Lại hỏi thêm: “Vậy tiếp theo
nữa là gì?”. Người đáp: “Đó là thực hiện Jihad theo con đường của
Allah”.
[Sahih-Al-Bukhari, quyển 56, bài 1]13
“Kẻ nào chết mà chưa thực hiện Jihad và cũng chưa bày tỏ nguyện
vọng thực hiện Jihad là cái chết của một kẻ đạo đức giả”
[Sahih Muslim, quyển 33, bài 226]14
“Kẻ nào gặp Allah mà không có dấu vết nào trên cơ thể sẽ là kẻ còn
thiếu sót”15
[Jami al-Tirmidhi, quyển 22, bài 49]16
Khi Nhà tiên tri được hỏi: Thế nào là con người tốt đẹp nhất? Ông đã
trả lời: Là một tín đồ đấu tranh với chính mình theo con đường của
Allah, là tín đồ phấn đấu theo con đường của Allah bằng chính bản
thân mình hoặc tiền của của mình, là tín đồ ở nơi thờ phụng Allah và
sau đó là tín đồ không làm điều ác với mọi người”.
[Sahih Muslim, quyển 33, bài 182]17
Khái niệm về Jihad cũng đƣợc đề cập đến rất đầy đủ về mọi khía cạnh. Ví dụ
nhƣ cuộc chiến Jihad nội tại với chính bản ngã của mình, chiến đấu với những
nhu cầu sai trái bên trong để phấn đấu trở thành một ngƣời Muslim ngoan
đạo, làm hài lòng Allah:
13
https://sunnah.com/bukhari/56/1
14
https://sunnah.com/muslim/33/226
15
Chƣa hoàn thành đƣợc những nghĩa vụ của Muslim
16
https://sunnah.com/tirmidhi/22/49
17
https://sunnah.com/muslim/33/182
6795149

More Related Content

Similar to JIHAD VÀ Ý NGHĨA CỦA JIHAD TRONG ISLAM.pdf

Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAYLuận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich NietzscheVan de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
Man_Ebook
 
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdfVẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
HanaTiti
 
Luận văn: Vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện...
Luận văn: Vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện...Luận văn: Vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện...
Luận văn: Vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Man_Ebook
 
Luận văn Vấn đề vô thức trong phân tâm của Freud và ý nghĩa của nó.doc
Luận văn Vấn đề vô thức trong phân tâm của Freud và ý nghĩa của nó.docLuận văn Vấn đề vô thức trong phân tâm của Freud và ý nghĩa của nó.doc
Luận văn Vấn đề vô thức trong phân tâm của Freud và ý nghĩa của nó.doc
sividocz
 
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh KhiêmLuận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tieu luan tuyen ngon cua dang cong san hct
Tieu luan tuyen ngon cua dang cong san hctTieu luan tuyen ngon cua dang cong san hct
Tieu luan tuyen ngon cua dang cong san hct
Mach Philong
 
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdfTóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
NgatHuong1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con ngườiTư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
phamhieu56
 
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
nataliej4
 
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXHLuận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện ...
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện ...Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện ...
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.docQuan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.docQuan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Man_Ebook
 

Similar to JIHAD VÀ Ý NGHĨA CỦA JIHAD TRONG ISLAM.pdf (20)

Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAYLuận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
 
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
 
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich NietzscheVan de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
 
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdfVẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
 
Luận văn: Vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện...
Luận văn: Vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện...Luận văn: Vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện...
Luận văn: Vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện...
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
 
Luận văn Vấn đề vô thức trong phân tâm của Freud và ý nghĩa của nó.doc
Luận văn Vấn đề vô thức trong phân tâm của Freud và ý nghĩa của nó.docLuận văn Vấn đề vô thức trong phân tâm của Freud và ý nghĩa của nó.doc
Luận văn Vấn đề vô thức trong phân tâm của Freud và ý nghĩa của nó.doc
 
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
 
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh KhiêmLuận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
 
Tieu luan tuyen ngon cua dang cong san hct
Tieu luan tuyen ngon cua dang cong san hctTieu luan tuyen ngon cua dang cong san hct
Tieu luan tuyen ngon cua dang cong san hct
 
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdfTóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con ngườiTư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
 
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
 
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXHLuận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
 
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...
 
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện ...
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện ...Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện ...
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện ...
 
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.docQuan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
 
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.docQuan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
HanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
HanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
HanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
HanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
HanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
HanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
HanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
HanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
HanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
HanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
HanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 

Recently uploaded (18)

Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 

JIHAD VÀ Ý NGHĨA CỦA JIHAD TRONG ISLAM.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THỊ THÙY VÂN JIHAD VÀ Ý NGHĨA CỦA JIHAD TRONG ISLAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC Hà Nội - 2018
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THỊ THÙY VÂN JIHAD VÀ Ý NGHĨA CỦA JIHAD TRONG ISLAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á Học Mã số: 60 31 06 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Mai Ngọc Chừ Hà Nội - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin trích dẫn đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết quả trình bày trong luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong một công trình nào khác. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Thị Thùy Vân
  • 4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến GS.TS. Mai Ngọc Chừ đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Đông Phương Học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ quá trình nghiên cứu, giúp tôi có cơ sở kiến thức và phƣơng pháp nghiên cứu để hoàn thiện luận văn. Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Thị Thùy Vân
  • 5. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 2 CHƢƠNG 1: JIHAD VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN..................... 8 1.1. Khái quát về Islam giáo........................................................................... 8 1.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành Islam giáo ............................................. 8 1.1.2. Những trách nhiệm của một ngƣời Muslim ....................................... 11 1.1.3. Ảnh hƣởng của Islam đối với thế giới................................................ 14 1.2. Jihad và ―Thánh Chiến‖......................................................................... 16 1.2.1. ―Thánh chiến‖..................................................................................... 16 1.2.2. Khái niệm Jihad.................................................................................. 19 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 22 CHƢƠNG 2: JIHAD TRONG ISLAM .......................................................... 24 2.1. Jihad trong Kinh Qur‟an .......................................................................... 24 2.1.1. Thời kỳ Muhammad ở Mecca............................................................... 25 2.1.2. Thời kỳ Muhammad ở Madina ............................................................. 32 2.2. Jihad trong Hadith ................................................................................. 38 1.2. Jihad trong Luật Shari‟ah...................................................................... 46 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 54 CHƢƠNG 3: HỌC THUYẾT JIHAD HIỆN ĐẠI ......................................... 56 3.1. Học thuyết Jihad hiện đại trong lý luận của một số nhà tƣ tƣởng ........... 56 3.1.1. Tƣ tƣởng của Sayyid Qutb.................................................................... 57 3.1.2. Tƣ tƣởng của Abd al-Salam Faraj......................................................... 61 3.1.3. Tƣ tƣởng của Abul A'la Maududi ......................................................... 65 3.2. Quan điểm của cộng đồng Muslim về học thuyết Jihad hiện đại ............ 68 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 71 KẾT LUẬN..................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 76
  • 6. 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau cuộc tấn công ngày 11/9/2001 trên đất Hoa Kỳ cách đây hơn một thập kỷ, thuật ngữ ―Jihad‖ bắt đầu trở thành một chủ đề phổ biến trên toàn thế giới. Hoa Kỳ và các quốc gia phƣơng Tây nói chung đều cho rằng những kẻ thủ phạm của cuộc tấn công 11/9 đã thực hiện mục tiêu‖Jihad‖ trong Islam để chống lại Mỹ và các quốc gia đồng minh. Kể từ đó, truyền thông nhìn nhận ―Jihad‖ nhƣ là một nhiệm vụ tôn giáo luôn đi kèm với các hoạt động khủng bố. Trong các cuộc tranh luận về Islam thời gian gần đây, ngƣời ta càng nhắc nhiều hơn về Jihad. Jihad thƣờng đƣợc truyền thông phƣơng Tây xây dựng nhƣ trọng tâm của Hệ tƣ tƣởng Islam cực đoan đƣơng đại, mà hình dung cụ thể hơn là các nhóm ngƣời cuồng tín với bộ râu rậm, ánh mắt cuồng dại, tay giơ cao thanh kiếm và tấn công những ngƣời ngoại đạo ở bất cứ nơi nào họ đi qua. Một số nhà quan sát liên tƣởng Jihad với những giá trị truyền thống cổ hủ đang chống lại xu hƣớng đống nhất hóa và quá trình toàn cầu hóa. Ở phƣơng diện của những ngƣời chỉ trích Islam, họ sử dụng Jihad nhƣ là bằng chứng cho thấy xu hƣớng bạo lực bản chất của Islam, đi ngƣợc với các quy tắc văn minh hiện đại. Trong khi ở một góc nhìn khác, có những ngƣời lại khẳng định rằng, Jihad không liên quan, hoặc liên quan rất ít đến các hành vi bạo lực bên ngoài. Thay vào đó, họ tuyên bố rằng Jihad là một nguyên tắc phòng thủ, là sự đấu tranh nội tại trên cơ sở ý nghĩa thực sự của Islam là hòa bình. Cho đến nay, Islam thông qua Jihad, hoặc là đƣợc coi nhƣ tôn giáo của chiến tranh và bạo lực, hoặc là đƣợc bênh vực là tôn giáo của hòa bình. Nhƣng chƣa hề có một định nghĩa xác thực vậy Jihad thực chất là gì? Nó có
  • 7. 3 phải là một hệ tƣ tƣởng ủng hộ bạo lực? Hay một phƣơng thức chính trị để huy động quần chúng? Hay là một nguyên lý tâm linh cho mỗi cá nhân? Luận văn sẽ đi tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích các dữ liệu, thông qua các bằng chứng trong Lịch sử Islam giáo và các tƣ liệu liên quan để làm rõ khái niệm này, từ đó đƣa ra một cách nhìn nhận toàn diện, hệ thống và khách quan nhất về Jihad. Thông qua kết quả này, ngƣời viết mong muốn đƣa ra những thông tin toàn diện và trung thực về khái niệm Jihad, từ đó góp phần cải thiện dƣ luận và giúp xã hội Việt Nam có cái nhìn đúng đắn và thân thiện hơi với Islam nói chung và Jihad nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nội dung ngữ nghĩa của khái niệm Jihad trong Islam giáo thông qua các tƣ liệu quan trọng của Islam là Kinh Qur‟an, các bài Hadith của Nhà tiên tri Muhammad và Luật Shari‟ah, đồng thời nghiên cứu học thuyết Jihad hiện đại qua quan điểm của một số nhà tƣ tƣởng tôn giáo trong thời kỳ hiện đại. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm sáng tỏ khái niệm Jihad trong Islam, các nội dung và quy định về Jihad, giới thiệu về học thuyết Jihad hiện đại, có sự so sánh với học thuyết Jihad cổ đại và chỉ ra những sai khác của học thuyết Jihad hiện đại. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, đặc biệt là sau sự kiện 11/9 tại Hoa Kỳ, các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu ở châu Âu, sự ra đời của Nhà nƣớc tự xƣng IS cùng hàng loạt các hoạt động tấn công nhằm vào phƣơng Tây với danh nghĩa thực hiện một sứ mệnh vĩ đại của Islam mang tên ―Jihad‖,
  • 8. 4 các nhà nghiên cứu trên thế giới ngay lập tức đã đƣa Jihad vào trọng tâm nghiên cứu, mổ xẻ và phân tích ở nhiều góc độ khác nhau với mong muốn tìm ra nguyên tắc lý luận của các nhóm ngƣời và tổ chức khủng bố này. Có thể thấy rằng, các nghiên cứu trên thế giới phần lớn đi theo hai hƣớng: Hƣớng thứ nhất tập trung nghiên cứu khía cạnh Jihad nhƣ một hình thức đấu tranh vũ trang để giải quyết các mâu thuẫn tôn giáo. Những nghiên cứu đi theo hƣớng này điển hình có cuốn sách ―The Holy War Jihad: Time Bomb in the Middle East‖ (2002) của tác giả Lester Sumrall, Sumrall Publishing, Hoa Kỳ, và cuốn sách ―Jihad in Islamic History: Doctrines and Practice” (2006) của tác giả Michael Bonner, Princeton University Press, Hoa Kỳ. Những nghiên cứu này đi sâu vào phân tích các cuộc chiến tranh trong Lịch sử Islam giáo và trích dẫn một số dẫn chứng từ Kinh Qur‟an và Hadith để củng cố cho luận điểm của mình. Tuy nhiên, cách trích dẫn của những nghiên cứu này thƣờng không đầy đủ, không toàn diện, thiếu khách quan và nặng về suy diễn cá nhân. Các nghiên cứu không đề cập tới các hình thức khác của tôn giáo mà chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ và vô hình chung tạo nên một hình dung thiếu bao quát về khái niệm này. Hƣớng nghiên cứu thứ hai có đi vào phân tích các nội dung khác nhau của khái niệm Jihad thông qua các dẫn chứng từ Kinh Qur‟an và Hadith song phạm vi nghiên cứu chƣa toàn diện, chƣa đi sâu vào phân tích ở góc độ ngữ nghĩa của khái niệm này. Hơn nữa phần lớn các tác giả chƣa đề cập tới quan điểm của các học giả thời kỳ cổ đại và trung đại, những quan điểm góp phần xây dựng nên nội dung của khái niệm Jihad truyền thống. Đồng thời các nghiên cứu cũng chƣa có sự liên hệ so sánh với quan điểm Jihad qua con mắt của các nhà tƣ tƣởng hiện đại, một trong những nguyên nhân dẫn tới các xung đột tƣ tƣởng về khái niệm Jihad trong thời kỳ hiện nay mà hậu quả cụ thể là các hoạt động bạo động chính trị và khủng bố trên thế giới. Điển hình cho
  • 9. 5 những nghiên cứu đi theo hƣớng này có Cuốn sách “Jihad and the Islamic Law of War” (2009) của tác giả Rabiit Royal Aal al Bayt, Institute for Islamic Thought, Bài nghiên cứu: ―Understanding Jihad: from a term to misconception‖ (2016) của tác giả Sabiha More, Smt Surajba College of Education đăng tải trên trang Scholarly Research Journal, Ấn Độ, Bài nghiên cứu: “Abstract Jihad between the aims and means” (2017) của hai tác giả: TS. Nahed Ismail Farhat và TS. Bassam Hassan Al Af đăng trên tạp chí Al- Aqsa University Journal, Palestine, Bài nghiên cứu: “An Analysis of the Concept of Jihad in Islam” (2017) của tác giả Amit Kumar Singh đăng trên tạp chí International Journal of Research in Social Sciences, Ấn Độ. Những nghiên cứu trên không đề cập trực tiếp đến nội dung mà học viên đang nghiên cứu tuy nhiên đây lại là những nguồn tƣ liệu rất hữu ích để học viên tham khảo và đối chiếu trong quá trình tìm hiểu và phân tích. Mỗi nghiên cứu trên đều tập trung vào một khía cạnh nhất định của Jihad qua cách nhìn nhận và quan điểm khác nhau, chƣa có một nghiên cứu nào hƣớng tới cái nhìn đầy đủ và bao quát về Jihad về mặt ngữ nghĩa từ lịch sử cho tới hiện đại. Đối với tình hình nghiên cứu trong nƣớc, cho tới nay chƣa có một nghiên cứu chính thức nào về đề tài này. Điều này có thể giải thích do sự ảnh hƣởng của Islam và các tổ chức Islam tới Việt Nam là chƣa nhiều. Chính vì thế trong khuôn khổ luận văn này, học viên mong muốn đƣợc đƣa ra một nghiên cứu chính thức đầu tiên bằng tiếng Việt về Jihad, đây sẽ là nghiên cứu khái quát, đầy đủ và trung thực về khái niệm này thông qua phân tích dẫn chứng các tƣ liệu quan trọng trong Islam giáo, đồng thời cũng giới thiệu về khái niệm Học thuyết Jihad hiện đại qua quan điểm của một số nhà hoạt động tôn giáo hiện đại và những ảnh hƣởng của nó với thế giới.
  • 10. 6 4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng Khái niệm Jihad trong Islam giáo thông qua các tƣ liệu lịch sử và khái niệm Jihad hiện đại trong thời kỳ hiện đại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung vào nghiên cứu ở khía cạnh ngữ nghĩa của Jihad thông quá các dẫn chứng về Jihad từ những nguồn tƣ liệu có mức độ tin cậy cao nhất trong Islam nhƣ Kinh Qur‟an, các bài Hadith của Nhà tiên tri Mohammad, Luật Islam Shariah và các học thuyết về Jihad ở thời kỳ hiện đại qua quan điểm của một số nhà tƣ tƣởng hiện đại. 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu văn bản, phân tích và tổng hợp để làm rõ đối tƣợng nghiên cứu. Luận văn sử dụng một số tài liệu của các đề tài, dự án, công trình nghiên cứu, bài viết trên các tạp chí đã đƣợc công bố về vấn đề có liên quan để củng cố cho quan điểm lập luận. 5. Cấu trúc của luận văn CHƢƠNG 1: Giới thiệu sơ lƣợc về Islam giáo và các khái niệm liên quan đến Islam giáo, đồng thời làm rõ vị trí của khái niệm Jihad trong Islam, nội dung khái niệm Jihad, có sự so sánh về bối cảnh xuất hiện và nội dung thuật ngữ ―thánh chiến‖ (holywar) trong Kito giáo, từ đó chỉ rõ những đặc điểm khác biệt giữa hai khái niệm này. CHƢƠNG 2: Đi sâu tìm hiểu và phân tích những văn bản quan trọng đƣợc sử dụng trong Islam nhƣ Kinh Qur‟an, Các bài Hadith và Luật Shari‟ah (thông qua những lý luận tôn giáo của các học giả nổi tiếng của bốn trƣờng
  • 11. 7 phái Islam) về Jihad, từ đó làm sáng tỏ bản chất của Jihad đƣợc quy định trong Islam. CHƢƠNG 3: Tìm hiểu về Học thuyết Jihad hiện đại thông qua lý luận của một số nhà hoạt động tôn giáo trong thể kỷ 20 nhƣ Abul A'la Maududi, Sayid Qutb và Abd al-Salam Faraj, so sánh với lý luận tôn giáo truyền thống và chỉ ra những điểm sai khác trong lý luận của Học thuyết Jihad hiện đại, đồng thời tìm hiểu quan điểm của cộng đồng Muslim về Học thuyết này.
  • 12. 8 CHƢƠNG 1: JIHAD VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1. Khái quát về Islam giáo 1.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành Islam giáo Về mặt lịch sử, Islam ra đời ở thế kỷ thứ 7 tại Bán đảo Ả Rập. Có thể nói rằng, xét theo mốc thời gian xuất hiện thì Islam đƣợc coi là tôn giáo trẻ nhất trong số những tôn giáo lớn trên thế giới. Islam đƣợc Vị tiên tri Muhammad giới thiệu đến mọi ngƣời vào khoảng năm 610 thông qua cuốn Kinh Qur‟an, cuốn sách linh thiêng mà Muhammad cho là đƣợc Allah truyền tới cho ông. Nhà tiên tri Muhammad đƣợc sinh ra vào khoảng năm 570, trong một gia đình thuộc dòng tộc Quraish – một trong những dòng tộc lớn tại thành phố Mecca, khu vực trung tâm thƣơng mại quan trọng nằm ở phía Tây Bắc của Bán đảo Ả Rập thời bấy giờ (nay thuộc nƣớc Ả Rập Xê Út). Muhammad mồ côi cha khi mới sáu tháng, mồ côi mẹ khi sáu tuổi và đƣợc nuôi dƣỡng bởi ông nội. Sau khi ông nội qua đời, Muhammad đến ở với ngƣời chú của mình là Abu Talib. Ngay từ thuở nhỏ, theo truyền thống của gia đình, Muhammad đã đƣợc gửi đến sống cùng một gia đình du mục trên sa mạc. Ông đƣợc cho là đã không đƣợc hƣởng nền giáo dục đầy đủ, hay nói cách khác cậu bé Muhammad không biết đọc cũng không biết viết. Song chính những ngày tháng thơ ấu trải nghiệm cuộc sống khắc nghiệt nơi sa mạc đã giúp Muhammad sớm tiếp thu đƣợc vốn ngôn ngữ phong phú, nghệ thuật thơ ca Ả Rập cùng sự kiên nhẫn của những ngƣời chăn cừu. Những năm đôi mƣơi, Muhammad thƣờng theo chú mình là một ngƣời lái buôn rong ruổi theo những chuyến hàng đến khắp các vùng đất trên Bán đảo Ả Rập. Ông nổi tiếng là một ngƣời thƣơng gia trung thực và nghĩa hiệp.
  • 13. 9 Năm 590, Muhammad đƣợc giới thiệu đến làm việc cho nhà một góa phụ giàu có tên là Khadijah để giúp bà quản lý công việc kinh doanh. Ở vị trí này, ông thƣờng xuyên gặp gỡ và tiếp xúc với những tín đồ Do Thái giáo và Kito hữu, từ đó ông đƣợc lắng nghe và học hỏi rất nhiều từ văn hóa và tôn giáo của họ. Không lâu sau đó, ông kết hôn với ngƣời góa phụ và sinh đƣợc hai ngƣời con trai (đã qua đời khi còn nhỏ) và bốn ngƣời con gái. Khi 40 tuổi, Muhammad bất ngờ gác lại công việc, rời bỏ cuộc sống sung túc của mình để đến sống trong một hang đá nằm cheo leo trên đỉnh núi Jabal Al-Nour ở ngoại ô Mecca. Năm 610, sau nhiều tháng cầu nguyện và chiêm nghiệm trong hang, Muhammad đƣợc cho là đã tiếp nhận đƣợc những thông điệp thiêng liêng của Allah. Muhammad bắt đầu đọc thành tiếng những lời dạy thông thái chứa đựng rất nhiều kiến thức mà sau này, những tín đồ đi theo ông đã ghi chép lại dƣới dạng văn bản đƣợc gọi là Kinh Qur‟an – Quyển sách thiêng liêng của các tín đồ theo Islam. Đối với họ, Kinh Qur‟an tuyệt đối không phải là một tác phẩm của cá nhân Muhammad, đó là những lời truyền dạy từ Allah tới con ngƣời mà Muhammad chính là phƣơng tiện truyền tải. Islam theo nghĩa đen có nghĩa là ―sự phục tùng‖, tên gọi ra đời dựa trên những lời dạy của nhà tiên tri nhƣ là một biểu hiện của sự phục tùng theo ý muốn của Allah, và những ngƣời theo Islam đƣợc gọi là Muslim, có nghĩa là ―ngƣời phục tùng‖. Hang đá Hira trên đỉnh núi Jabal Al- Nour, nơi Muhammad được cho là nhận được mặc khải của Allah lần đầu tiên. Nguồn: Wikipedia
  • 14. 10 Sau khi trở về từ hang đá, Muhammad trở nên thay đổi. Ông bắt đầu bài rao giảng đầu tiên cho vợ mình, bà Khadijah, cũng là ngƣời đệ tử đầu tiên của tôn giáo mới này. Đây nhƣ một sự khích lệ đối với Muhammad, ông bắt đầu thuyết trình rộng rãi cho những ngƣời dân trong vùng. Nhiều ngƣời bị ấn tƣợng bởi những câu thơ thông thái của Kinh Qur‟an nên đã quyết định chuyển đổi sang Islam. Tuy nhiên, chính sự xuất hiện và lan truyền rất nhanh chóng của một tôn giáo mới nhƣ Islam đã làm dấy lên làn sóng phản đối, bài trừ và đàn áp từ những kẻ vô thần hoặc thờ đa thần (những kẻ chiếm đa số trong cộng đồng dân cƣ thời đó) với Islam. Muhammad và các môn đệ của mình bị sách nhiễu, bị ngƣợc đãi và thậm chí bị tấn công, vì thế vào năm 622 Muhammad và 70 tín đồ của mình đã quyết định di chuyển từ Mecca tới Madina. Động thái này trở thành một sự kiện quan trọng trong lịch sử Islam và đƣợc gọi là Hijra. Đây cũng là dấu mốc bắt đầu của Lịch Islam (trong tiếng Ả Rập còn gọi là Lịch Hijri). Tại Madina, Muhamad và các môn đệ của mình đƣợc chào đón thịnh tình bởi các bộ tộc bản địa, Islam đƣợc chấp nhận dễ dàng và nhanh chóng lan tỏa rộng rãi. Sau đó, với uy tín của mình cùng với lực lƣợng ủng hộ đông đảo, Muhammad đã xây dựng nên một cộng đồng Muslim độc lập, có sức mạnh quân sự và chính trị lớn mạnh ở thành phố Madina. Họ thậm chí còn xây dựng Luật pháp riêng để cai trị vùng đất này. Theo chính sách của cộng đồng Islam, những ngƣời theo Do Thái giáo đƣợc nhìn nhận nhƣ một phần của cộng đồng, họ đƣợc bảo vệ và phải tuân theo luật pháp Islam. Những ngƣời Kito hữu, Do thái giáo và ngƣời tôn giáo khác đƣợc tự do theo đuổi tôn giáo của mình nhƣng phải trả một khoản thuế gọi là thuế Jizya, khoản thuế này sẽ sử dụng cho các mục đích chung của cộng đồng.
  • 15. 11 Theo Ibn Ishaq, một trong những nhà ghi chép tiểu sử đầu tiên của Nhà tiên tri, cũng trong thời gian này Muhammad đã cho gửi thƣ tới Vua Ba Tƣ, Hoàng đế Byzantium (Đông La Mã), Hoàng đế Abyssinia (nay là Ethiopia) và Thống đốc Ai Cập mời họ đến với Islam. Điều này cho thấy sự tin và vị thế của Muhammad với vai trò ngƣời lãnh đạo nhà nƣớc Islam sơ khai. Sau đó vào khoảng năm 628, Muhammad cùng với 1500 môn đệ đã quay lại thăm Mecca. Đây cũng là một cột mốc quan trọng trong lịch sử Islam vì chính tại nơi đây Nhà tiên tri đã từng bị những kẻ đa thần xua đuổi, nay ông trở vế với vị thế của một nhà lãnh đạo. Một năm sau đó, năm 629, Muhammad quay lại chinh phục Mecca trong hòa bình và không hề đổ máu. Ông cho phá hủy các tƣợng thần ở Mecca để chấm dứt vĩnh viễn tín ngƣỡng đa thần ở đó. Không chỉ dừng lại ở việc chinh phục Mecca, ông còn gửi rất nhiều sứ giả đến các vùng khác nhau của bán đảo Ả Rập, Tây Á và Bắc Phi để truyền bá Islam. 1.1.2. Những trách nhiệm của một ngƣời Muslim Lời dạy chính trong Kinh Qur‟an là niềm tin tuyệt đối vào Allah – Đấng tạo hóa, Đức Chúa trời quyền năng duy nhất, không ai tƣơng đƣơng, không ai sánh bằng. Thuật ngữ ―Allah‖ đƣợc sử dụng trong Kinh Qur‟an không phải để ám chỉ một đối tƣợng siêu nhiên hay vị thần nào đó mà nhằm ám chỉ Thƣợng đế. Allah có thể đƣợc dịch sang các ngôn ngữ khác với nghĩa là ―Thiên Chúa‖ (―God‖ trong tiếng Anh). Muslim là tên gọi những ngƣời theo đạo Islam. Bản thân từ ―Muslim‖ có nghĩa là “người tuân theo ý muốn của Allah”, điều này thể hiện qua tuyên bố rằng “Không có ai đáng thờ phụng ngoài Allah và Muhammad là sứ giả của Allah”. Theo nghĩa rộng hơn, bất cứ ai sẵn lòng tuân theo ý muốn của Allah thì sẽ là Muslim. Vì vậy, sẽ có những ngƣời Muslim luôn nỗ lực sống cuộc sống Islam đúng nghĩa, xong cũng có những kẻ mang danh Muslim nhƣng lời nói, cách hành xử của anh ta
  • 16. 12 thì không giống nhƣ ngƣời Muslim. Chính vì vậy, không thể đánh giá Islam thông qua danh xƣng của một số cá nhân. Thực ra cũng không có nghi lễ chính thức nào để gia nhập Islam. Muốn trở thành một Muslim, ngƣời ta phải đọc ba lần lời tuyên bố đức tin: "La Ilaha Il-lal-lah, Muhammadun Rasoolullah" (― ‫ال‬ ‫إٌه‬ ‫إال‬ ‫اهلل‬ ‫ِذّذ‬ ‫سعىي‬ ‫اهلل‬ ‖) với nghĩa rằng "Không có ai đáng thờ phụng ngoài Allah và Muhammad là sứ giả của Allah‖ và phải xác nhận niềm tin này bằng trái tim, lời nói và hành động. Những tín đồ Muslim không chấp nhận quan điểm cho rằng Muhammad là ngƣời khởi nguồn ra Islam mà họ nhìn nhận Muhammad nhƣ một sứ giả cuối cùng của Allah, ngƣời truyền đạt những chỉ thị, lời răn dạy từ Allah tới con ngƣời. Tất cả ngƣời Muslim đều đồng ý rằng Kinh Qur‟an là lời mặc khải của Allah, họ thống nhất với nhau với cùng một nội dung, nghĩa là không hề có các phiên bản Kinh Qur‟an khác nhau giữa các dòng Islam hay giữa các trƣờng phái, mặc dù cách trích dẫn và diễn giải nội dung giáo lý có khác nhau. Những lời nói, cách hành xử của Muhammad (đƣợc gọi chung là Hadith) đƣợc các tín đồ Muslim ghi nhớ, nhìn nhận nhƣ những chỉ dẫn chính xác nhất, là cơ sở để soi chiếu trong quá trình thực hành các nghĩa vụ tôn giáo. Những Tín đồ Muslim đƣợc chia thành các nhánh nhỏ, trong đó hai nhánh chính lớn nhất là Sunni (chiếm từ 87-90%)1 và Shia (chiếm 10-13%)2 . Mặc dù hai nhánh Islam này có cách giải thích các sự kiện và tuân theo những giáo lý khác nhau, tuy nhiên những ngƣời Muslim nhìn chung đều thống nhất với nhau ở những nghĩa vụ nền tảng mà họ gọi là “Năm cột trụ” (―Five pillars‖ trong tiếng Anh và ― ْ‫أسوا‬ َ‫اإلعال‬ ‫اٌخّغح‬ ‖ trong tiếng Ả Rập) nhằm giữ 1 http://www.bbc.com/news/world-middle-east-25434060 2 http://www.pewforum.org/2009/10/07/mapping-the-global-muslim-population/
  • 17. 13 vững Islam. Những nghĩa vụ này đƣợc coi nhƣ là khuôn khổ của sự thờ phụng và dấu hiệu của sự cam kết với đức tin. ―Năm cột trụ‖ đó là: 1/ Shahadah: Lời tuyên chứng bằng tiếng Ả Rập: ‫َا‬ ‫ل‬ ٰ ‫ل‬ِ ‫إ‬ َ ‫ه‬ ‫ّا‬ َ ‫ل‬ِ ‫إ‬ ‫ٱهلل‬ ٌ ‫د‬ّ َ ‫م‬َ ‫ح‬ُ ‫م‬ ُ ‫ل‬‫ُو‬ ‫س‬َ ‫ر‬ ‫ٱهلل‬ với ‎ ộnu‎ iộn ‎ rằng không có ai đáng thờ phụng ngoài Allah và Muhammad là sứ giả của Allah. 2/ Salah: Thực hiện cầu nguyện 5 lần/ngày: Fajr (khoảng thời gian từ hừng đông đến bình minh), Dhuhr (khoảng thời gian từ giữa buổi sáng đến giữa buổi chiều), Asr (khoảng thời gian từ giữa buổi chiều đến hoàng hôn), Maghrib (sau hoàng hôn), and Isha'a (từ đêm đến rạng sáng) 3/ Zakat: Trích ra 2.5% từ tổng số lợi nhuận mà một ngƣời tích góp đƣợc trong một năm dành cho hoạt động bố thí. Số tiền zakat sẽ đƣợc dùng để chia cho ngƣời Muslim nghèo, ngƣời mới cải đạo sang Islam, ngƣời phục vụ trong các thánh đƣờng và những trƣờng hợp khó khăn khác… 4/ Sawn: Nhịn ăn, uống hay không đƣa bất cứ thứ gì lên miệng từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn trong tháng Ramadan (theo lịch Islam) 5/ Hajj: Cuộc hành hƣơng tới Mecca vào tháng Dhul Hijjah, đây là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện ít nhất một lần trong đời của một ngƣời Muslim, ngƣời đó phải đủ khả năng tài chính và sức khỏe để tự thực hiện nghĩa vụ này. Có ý kiến cho rằng Jihad đƣợc coi là cột trụ thứ sáu của Islam tuy nhiên giả thuyết này thiếu những bằng chứng thuyết phục. Ngoài việc tuân theo ―năm cột trụ‖ trên, những ngƣời Muslim còn phải hành động theo những quy định trong Luật Shari‟ah – bộ luật Islam trong đó quy định chi tiết các hành vi thƣờng ngày và cách hành xử giữa ngƣời với ngƣời và những mối quan hệ trong cộng đồng. Theo đó, ngƣời Muslim cần
  • 18. 14 luôn luôn phấn đấu để hoàn thiện những phẩm chất của một ngƣời Muslim thực sự nhƣ: luôn trung thực, rộng lƣợng, bảo vệ công lý, khiêm tốn, kiên nhẫn, tôn trọng ngƣời khác… 1.1.3. Ảnh hƣởng của Islam đối với thế giới Bắt đầu từ Ả Rập Xê-út, nơi Muhammad nhận mặc khải đầu tiên từ Allah, nhanh chóng sau đó Islam đƣợc lan truyền tới Ba Tƣ, Châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nhóm dân tộc lớn khác. Trong chƣa đầy một thế kỷ kể từ khi Muhammad thành lập xã hội Islam đầu tiên ở Madina, quân đội Ả Rập đã chinh phục đƣợc vùng đất trải dài từ sông Ấn cho đến Pháp và mang theo Islam tới phƣơng Tây. Mặc dù ở Ba Tƣ, phải mất nhiều thế kỷ sau Islam mới thâm nhập đƣợc toàn bộ quốc gia này, nhƣng ngay sau đó từ Ba Tƣ, Islam truyền tới những Bộ tộc ngƣời Turk ở Trung Á rồi đi về phía tây, đi qua miền Bắc Ba Tƣ để đến với các quốc gia Tiểu Á. Ờ thế kỷ thứ 11 trở đi, Islam chinh phục thành công hầu hết Tiểu lục địa Ấn Độ và từ thế kỷ 14, Islam đến với Java, Sumatra và Malaya. Sau đó vào thế kỷ 18, Islam lan rộng hơn nữa đến các lụa địa châu Phi phía Nam sa mạc Sahara. Ngƣời ta tin rằng, mặc dù xuất hiện sau, xong Islam đã trở thành tôn giáo phát triển nhanh nhất thế giới ngày nay3 . Với số tín đồ chiếm 24% dân số thế giới (theo thống kê năm 2015), Islam trở thành tôn giáo lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Kito giáo. Pew Research Center – một trung tâm nghiên cứu các vấn đề xã hội và nhân khẩu học của Hoa Kỳ ƣớc tính từ năm 2015 đến khoảng năm 2060 có nhiều khả năng Islam sẽ vƣợt qua Kito giáo để trở thành tôn giáo lớn nhất thế giới. Ƣớc tính này đƣợc căn cứ trên tốc độ gia tăng nhanh chóng của số tín đồ Muslim mỗi năm. 3 http://www.pewresearch.org/fact-tank/2017/04/06/why-muslims-are-the-worlds-fastest- growing-religious-group/
  • 19. 15 Dân số thế giới dự kiến tăng 32% trong những thập kỷ tới, trong khi đó số tín đồ Muslim đƣợc dự kiến sẽ tăng từ 1.8 tỷ ngƣời năm 2015 lên gần 3 tỷ ngƣời vào năm 2060 và chiếm hơn 31% dân số thế giới4 . Điều này cho thấy sức ảnh hƣởng của Islam đối với thế giới là không hề nhỏ. Ở các quốc gia có cộng đồng tín đồ Muslim lớn, Islam có sức ảnh hƣởng rất sâu sắc về các mặt văn hóa, ngôn ngữ, khoa học và đặc biệt là cả lĩnh vực kinh tế, chính trị. Chính vì thế, việc tìm hiểu nghiêm túc về những thuật ngữ tôn giáo của Islam là vô cùng cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay. Biểu đồ 1.1: Ƣớc tính tốc độ gia tăng tín đồ của các tôn giáo lớn trên thế giới từ năm 2015 đến năm 2060. Nguồn: Pew Research Center 4 http://www.pewresearch.org/fact-tank/2017/04/06/why-muslims-are-the-worlds-fastest- growing-religious-group/
  • 20. 16 1.2. Jihad và “Thánh Chiến” 1.2.1. “Thánh chiến” Jihad vẫn thƣờng đƣợc truyền thông phƣơng Tây chuyển ngữ bằng từ ―holy war‖ hay với nghĩa là ―thánh chiến‖ trong tiếng Việt. Thật ra thuật ngữ này không hề quen thuộc với chúng ta cho tới khi nó đƣợc bôi đậm và lặp lại nhiều lần trên các phƣơng tiện thông tin trong những năm qua. Chiến tranh, bản thân nó đã mang hàm nghĩa tiêu cực, việc gắn nó với một tôn giáo càng khiến ngƣời ta thấy nó đáng sợ hơn. Tuy nhiên, có vẻ nhƣ việc chuyển ngữ không dựa trên nền tảng nghiên cứu đã tạo nên một sự hiểu lầm không nhỏ của đại bộ phận ngƣời dân thế giới đối với một khái niệm vốn dĩ rất thiêng liêng của Islam. Khi chúng ta chuyển ngữ từ ―thánh chiến‖ (holy war) sang tiếng Ả Rập sẽ đƣợc một từ hoàn toàn mới ―al-harb al-muqaddasah‖ (‫اٌّمذعح‬ ‫اٌذشب‬ (– một thuật ngữ mà có thể nói bạn sẽ hoàn toàn không tìm thấy sự tồn tại của nó trong truyền thống hơn 1400 năm của Islam. Vậy ―Thánh chiến‖ là gì và có nguồn gốc từ đâu? Về mặt ngữ nghĩa, Thánh chiến (holy war) còn có một cách gọi khác là chiến tranh tôn giáo (religious war) và tên gọi trong tiếng Latinh là ―bellum sacrum‖ để chỉ một cuộc chiến xảy ra do những khác biệt về tôn giáo. Về mặt lịch sử, ―Thánh chiến‖ (Holy war) thực ra là một thuật ngữ xuất phát từ Kito giáo và đƣợc Constantinus Đại đế chấp nhận vào thế kỷ thứ 4, thời điểm mà Kito giáo vẫn còn là một tôn giáo thiểu số bị chèn ép ở La Mã, các hoạt động phát triển tôn giáo này thƣờng chỉ thông qua các hoạt động rao giảng và truyền giáo. Các Kito hữu khi đó hầu nhƣ không có khả năng gây
  • 21. 17 chiến, hơn nữa, chính những bài giảng của Đức Kito về cách hành xử “chìa nốt bên má còn lại”5 đã ngăn cản họ chống lại những kẻ bức hại mình. Cho tới khi các Kito hữu trở nên có quyền lực quân sự thật sự, thì cũng là khi họ phải đối mặt với nhiệm vụ chiến đấu và phải xác định khi nào một Kito hữu có thể chiến đấu mà vẫn đƣợc coi là tín đồ thật sự của Đấng Christ. Augustine thành Hippo chính là một trong những nhà tƣ tƣởng đầu tiên của Giáo Hội Kito giải quyết đƣợc câu hỏi này thông qua những mô tả chi tiết về một “cuộc chiến tranh chính đáng”. Cả Augustine và ngƣời cố vấn của mình, Ambrose thành Milan đều đƣa ra những mô tả về các tình huống mà một ngƣời Kito hữu có thể cầm vũ khí lên chiến đấu vì công lý, nhƣng tuyệt đối không đƣợc quên rằng chiến tranh chỉ đƣợc phép coi là một tội ác cần thiết và phải dừng lại khi mục đích hòa bình đƣợc hoàn thành. Những ý tƣởng này sau đó đƣợc phát triển chi tiết hơn bởi Thomas Aquinas và Hugo Grotius. Và sau đó, bằng những cuộc Thập Tự Chinh liên tiếp ở thế kỷ 11, khái niệm ―Thánh chiến‖ trở thành một thuật ngữ quan trọng. Hình vẽ Một trận chiến Thập tự chinh Nguồn: catholic365.com 5 - ―Đừng chống-cự kẻ dữ. Trái lại, nếu ai vả má bên hữu ngƣơi, hãy đƣa má bên kia cho họ luôn‖.—Ma-thi-ơ 5:39‖
  • 22. 18 Các nhà ghi chép ở thế kỷ 17 đã ghi nhận Các cuộc Thập tự Chinh đầu tiên là những cuộc ―thánh chiến‖ hay bellum sacrum thật sự. Các cuộc Thập Tự Chinh đầu tiên bắt đầu ở cuối thế kỷ 11 do Giáo hoàng Urbanô II phát động nhằm chặn đứng sự lan truyền của Islam giáo và dành lại quyền kiểm soát khu vực Jerusalem và vùng Thánh Địa phía Đông Địa Trung Hải từ tay ngƣời Muslim, đồng thời chinh phục các vùng đất ngoại giáo và thu hồi lại các vùng lãnh thổ đƣợc cho là trƣớc đây thuộc về ngƣời Kito hữu. Với mục tiêu này, các cuộc chiến đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình từ các Kito hữu Tây Âu, từ các binh sỹ đến những ngƣời dân thƣờng, họ đồng lòng mặc quân trang với biểu tƣợng dấu thánh giá cũng là biểu tƣợng của Giáo hội. Mặc dù những cuộc Thập Tự Chinh này đƣợc coi là cuộc chiến tôn giáo giữa Kito hữu và ngƣời Muslim tuy nhiên trong những cuộc chiến, quân đội Thập Tự Chinh còn tấn công cả những ngƣời ngoại giáo và những ngƣời Kito hữu theo Chính Thống giáo Đông Phƣơng (một nhánh Kito hữu lớn thứ 2 chỉ sau Kito giáo Roma nhƣng bị coi là những Kito hữu ngoại giáo). Nhƣ vậy, có thể nói khái niệm ―thánh chiến‖ có nguồn gốc từ Kito giáo chứ không phải Islam. Xét theo nội dung của các cuộc Thập Tự Chinh, có thể thấy rõ ba đặc điểm nổi bật của một cuộc thánh chiến: - Mục tiêu của Thánh chiến là nhằm đạt đƣợc mục đích tôn giáo trong có các mục tiêu cụ thể nhƣ: Để truyền bá đức tin; Dành lại các vùng đất đƣợc cho là đã từng thuộc về ngƣời Kito hoặc để trả thù những hành động xúc phạm hay gây tổn hại đến Kito hữu trƣớc đó. - Thánh chiến đƣợc ủy quyền bởi một nhà lãnh đạo tôn giáo, Giáo hội hoặc các tổ chức tôn giáo liên quan. - Thánh chiến là một phần thƣởng tinh thần cho những ngƣời tham gia, không có bất kỳ phần thƣởng cá nhân nào đƣợc ghi nhận.
  • 23. 19 1.2.2. Khái niệm Jihad Đƣợc coi là một trong những thuật ngữ Islam gây tranh cãi nhiều nhất trong thời gian qua và bị bóp méo sai lệch bởi truyền thông phƣơng Tây, đặc biệt là sau sự kiện 11/9, Jihad vô hình trung bị gắn liền với các cuộc tấn công tôn giáo cuồng loạn và đẫm máu. Tuy nhiên, thực chất khái niệm Jihad lại khá xa so với những gì thế giới đang hình dung. Để nói về chiến tranh, tiếng Ả Rập sẽ dùng từ ―harb‖ (‫)دشب‬, để nói về sự chiến đấu giữa hai bên, ngƣời Ả Rập sẽ dùng từ ―qital‖ (‫)لتاي‬. Nhƣ vậy, Jihad hoàn toàn không đƣợc sử dụng trong tiếng Ả Rập với ý nghĩa là chiến tranh. Jihad trong Islam thực ra mang một ý nghĩa rộng lớn hơn thế. Về mặt ngữ nghĩa, Jihad (‫)جهاد‬ trong tiếng Ả Rập xuất phát từ gốc từ ―ja-ha-da‖ (‫د‬ ‫هـ‬ ‫)د‬ và nó có nghĩa là sự cố gắng, phấn đấu, nỗ lực hết mình. Ngƣời tham gia vào Jihad đƣợc gọi là Mujahid )‫(ِجاهذ‬ ở dạng thức số nhiều là Mujahideen )َٓ‫(ِجاهذ‬. Theo nghĩa này, một sinh viên phấn đấu để đạt đƣợc một nền tảng giáo dục tốt, một nhân viên văn phòng cố gắng để hoàn thành công việc của mình, một chính trị gia nỗ lực để tạo ra sức ảnh hƣớng trong chính trƣờng… và rất nhiều ví dụ của những ―Jihad‖ nhỏ trong cuộc sống. Và vì vậy đối với ngƣời Muslim, thuật ngữ ―Jihad‖ đƣợc áp dụng để chỉ bất cứ hình thức ―phấn đấu‖ nào dù bằng lời nói, tinh thần, thể chất hay vật chất. Theo sau thuật ngữ ―Jihad‖ thƣờng là cụm từ ―fi sabil Allah‖ ( ًُ‫عث‬ ٍ‫ف‬ ‫)اهلل‬ ―theo con đƣờng của Allah‖. Cụm từ này thƣờng đƣợc giản lƣợc khi nói, nhƣng nó vẫn đƣợc ngầm hiểu là có đi kèm. Và nhƣ thế, Jihad có ý nghĩa cơ bản là ―sự đấu tranh vì Allah‖. ―Jihad fi sabil Allah‖ – ―sự đấu tranh vì Allah‖, đối với ngƣời Muslim còn mang ý nghĩa rộng hơn nữa: đó là những hành động mang lại lợi ích, hạnh phúc cho tập thể nhƣng không đòi hỏi quyền lợi về mình mà chỉ đơn thuần là để làm vui lòng Allah. Ví dụ: Nếu bạn hoạt
  • 24. 20 động từ thiện, bố thí cho ngƣời nghèo nhằm mong muốn nhận đƣợc danh tiếng thì hành động đó hoàn toàn không phải vì Allah. Do đó, thuật ngữ ―fi sabil Allah‖ – ―theo con đƣờng của Allah‖ chỉ dành cho những hành vi đƣợc thực hiện với sự chân thành tuyệt đối (chứ không phải vì những lợi ích cá nhân) và nhằm hài lòng Allah. Theo Ibn Rushd (tên Latinh là Averroes), nhà Triết học Islam ngƣời Tây Ban Nha nổi tiếng vào thế kỷ 12 và Majid Khadduri, một học giả Islam ngƣời Iraq ở thế kỷ 20, Jihad đƣợc chia thành bốn hình thức: - Jihad bằng trái tim (Jihad bil qalb/nafs): là sự đấu tranh của cái ngã với cái ác bên trong mỗi ngƣời, cuộc đấu tranh nhằm kiểm soát cơ thể tránh khỏi những cám dỗ của quỹ dữ và tránh đƣợc những hành vi sai trái. - Jihad bằng lời nói (Jihad bil lisan hoặc Jihad al-qalam): là sự đấu tranh bằng lời nói, bài thuyết giảng. - Jihad bằng bàn tay (Jihad bil yad): là việc lựa chọn thực hiện những hành động đƣợc cho là đúng đắn, hoặc sự giúp đỡ hoặc đấu tranh chống lại bất công bằng hành động. - Jihad bằng thanh kiếm (Jihad bis saif): ám chỉ những cuộc chiến đấu quân sự hoặc cuộc chiến thể chất. Còn theo Ibn al-Qayyim, học giả Islam trung cổ đƣợc đánh giá là một trong những nhà tƣ tƣởng quan trọng nhất của Islam giáo, thì Jihad bao gồm bốn loại: - Jihad al-nafs (tự chiến đấu với chính bản thân mình) - Jihad al-Shaytaan (chiến đấu với quỷ Satan) - Jihad chống lại các Kuffar (những kẻ ngoại đạo thù địch với Islam) - Jihad chống lại những kẻ giả dối (những kẻ giả bộ theo Islam nhƣng thực chất không có đức tin).
  • 25. 21 Mặc dù cách nhìn nhận và phân chia các loại hình Jihad không có sự thống nhất tuyệt đối, tuy nhiên về cơ bản Jihad tồn tại trong mọi khía cạnh từ lớn đến nhỏ trong đời sống ngƣời Muslim. Có thế thấy, Jihad là sự đấu tranh của mỗi con ngƣời nhằm hoàn thiện bản thân mình, trở thành một ngƣời Muslim thực sự và hoàn thành những bổn phận của một ngƣời Muslim. Những bổn phận ấy bao gồm việc không ngừng học hỏi, mƣu cầu kiến thức để nâng cao hiểu biết về tôn giáo của mình, về xã hội và thế giới xung quanh; thực hành các nghĩa vụ tôn giáo một cách chính xác, đầy đủ với lòng tin tuyệt đối; tránh xa những thói hƣ tật xấu, những dục vọng thấp hèn để trở thành tín đồ thanh sạch trƣớc Đức Allah, lựa chọn làm những việc đúng đắn, đem lại lợi ích hài hòa cho bản thân và cho cộng đồng; biết đấu tranh với cái xấu, cái bất công trong xã hội để bảo vệ lợi ích cho mình, cho ngƣời thân và cho cộng đồng; tuyên truyền Islam tới những ngƣời chƣa biết, kiên nhẫn giảng giải với những ai phủ nhận Islam; chiến đấu với kẻ nào xâm phạm tới lãnh thổ của ngƣời Muslim hoặc có những hành động gây hấn với ngƣời Muslim. Có thể thấy, hình thức bạo lực đƣợc ghi nhận là một trong những hình thức Jihad đƣợc cho phép trong Islam. Tuy nhiên, bản thân hình thức Jihad bạo lực cũng đi kèm với nhiều điều kiện cụ thể. Theo sách hƣớng dẫn về Jihad năm 2002 của Bộ Tôn Giáo Ai Cập, Jihad bạo lực chỉ xuất hiện trong các trƣờng hợp: - Tự vệ khi kẻ thù tấn công. - Khi kẻ thù xâm phạm vào lãnh thổ của ngƣời Muslim. - Đòi lại công bằng và quyền lợi chính đáng. - Khi có kẻ ngăn cản việc truyền bá Islam đến với ngƣời khác. Ngoài ra sách cũng quy định các nguyên tắc khi tham gia cuộc chiến Jihad quân sự bao gồm:
  • 26. 22 - Xác định rõ mục đích và phƣơng tiện chiến đấu. - Không chiến đấu trừ khi kẻ thù có hành động xâm phạm quyền lợi, lãnh thổ của ngƣời Muslim. - Nếu kẻ thù có dấu hiệu hòa bình thì không đƣợc giết chóc. - Đối xử với tù nhân bằng cách đối xử với một con ngƣời bình thƣờng. - Không giết động vật, làm ô nhiễm nguồn nƣớc, chặt phá cây cối và tàn phá nhà cửa. - Không giết ngƣời già, trẻ em, ngƣời bệnh tật không có khả năng chiến đấu. - Bảo tồn quyền tự do tôn giáo của các chƣ tăng, linh mục… của các tôn giáo khác và không làm hại họ. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng nội dung của Jihad về cơ bản là rất rộng. Jihad bao phủ từ khía cạnh nội tại cho tới cuộc chiến quân sự và mục tiêu truyền bá tôn giáo. Chiến tranh chỉ là một trong số nhiều nội dung của Jihad và bản thân chiến tranh cũng có những quy định và nguyên tắc khá khắt khe. Đặt cạnh khái niệm ―thánh chiến‖ có thể thấy rằng hai khái niệm tuy có một số điểm tƣơng đồng trong một vài khía cạnh nhỏ nhƣng về tổng thể vẫn là hai khái niệm không thể tƣơng đƣơng. Vì vậy, việc gọi tên Jihad là thánh chiến hay holy war là hoàn toàn không chính xác. Thế giới hiện nay cũng đang nhìn nhận Jihad nhƣ một thuật ngữ riêng biệt của Islam và hạn chế chuyển ngữ thuật ngữ này sang ngôn ngữ địa phƣơng để không gây ra những hiểu lầm về mặt ngữ nghĩa và tôn trọng nội dung của nó. Tiểu kết chƣơng 1 Chƣơng 1 giới thiệu sơ lƣợc về lịch sử hình thành Islam giáo và các khái niệm quan trọng xung quanh Islam giáo, từ đó giúp ngƣời đọc có một
  • 27. 23 hình dung khái quát về tôn giáo này, đồng thời thấy đƣợc vai trò và tầm ảnh hƣớng của Islam giáo đối với thế giới. Chƣơng 1 cũng giải quyết đƣợc khái niệm của Jihad trong Islam giáo, so sánh với lịch sử hình thành và nội dung khái niệm ―Thánh Chiến‖ (holy war) trong Kito giáo, từ đó chỉ ra đƣợc sự không đồng nhất giữa hai khái niệm và khẳng định việc sử dụng thuật ngữ ―thánh chiến‖ thay cho thuật ngữ ―Jihad‖ là không chính xác. Theo đó, Jihad có nghĩa là ―sự phấn đấu theo con đƣờng của Allah‖. Hình thức của ―phấn đấu‖ có thể là sự phấn đấu nội tại bên trong, với những dục vọng sai trái để hƣớng tới những tƣ tƣởng tốt đẹp, có thể là chiến đấu với những cám dỗ của quỷ Shatan để kiên định theo con đƣờng thờ phụng Allah, có thể là sự đấu tranh với những bất công trong xã hội, truyền bá đức tin đến với những kẻ ngoại đạo và bảo vệ lãnh thổ khỏi sự xâm lấn của kẻ thù. Do đó, Jihad là một thuật ngữ riêng biệt trong Islam giáo không có khái niệm tƣơng đƣơng trong các ngôn ngữ khác.
  • 28. 24 CHƢƠNG 2: JIHAD TRONG ISLAM Tìm kiếm những dẫn chứng về Jihad, chúng ta cần lật lại những nguồn tài liệu của Islam đƣợc toàn bộ cộng đồng ngƣời Muslim công nhận và coi nhƣ là nền tảng cho những kiến thức và thực hành cho tôn giáo của họ, đó là Kinh Qur‟an (đƣợc coi là những lời dạy của Allah truyền qua lời của Sứ giả Muhammad), Hadith (Những bài giảng về truyển thống, cách thức thực hiện tôn giáo của Sứ giả Muhammad) và Shari‟ah (Luật Islam đƣợc áp dụng cho cộng đồng milsuM trên toàn thế giới). 2.1. Jihad trong Kinh Qur’an Để có cách tiếp cận khách quan và toàn diện, chúng ta sẽ cùng soi chiếu sự xuất hiện và phát triển của Jihad theo các giai đoạn lịch sử, trong các bối cánh xã hội và chính trị cụ thể để nhìn rõ sự phát triển về ý nghĩa của thuật ngữ quan trong này. Việc soi chiếu này cũng đòi hỏi những dẫn chứng chính xác và không gì thể hiện rõ điều này hơn những lời trích dẫn từ Kinh Qur‟an. Qur‟an là văn bản tôn giáo quan trọng nhất của ngƣời Muslim. Ngƣời theo Islam giáo tin rằng đây là lời thiên khải cuối cùng của Allah truyền cho Sứ giả Muhammad, là nguồn gốc của đức tin và thực hành tôn giáo của những ngƣời Muslim. Nội dung Kinh Qur‟an đề cập đến tất cả các chủ đề liên quan đến con ngƣời nhƣ trí tuệ, giáo lý, tôn giáo, luật pháp… nhƣng chủ đề cơ bản nhất là mối quan hệ giữa Allah và các sinh vật do Allah tạo ra. Đồng thời Qur‟an cũng đƣa ra những Kinh Qur'an Nguồn: Daily Sabah Feature
  • 29. 25 hƣớng dẫn và giáo huấn chi tiết về những hành vi đúng đắn của con ngƣời, về một xã hội công bằng và một hệ thống kinh tế cân bằng. Theo tín ngƣỡng Islam truyền thống, Kinh Qur‟an đƣợc truyền tới Sứ giả Muhammad vào một đêm trong tháng Ramadan năm 610, khi Muhammad 40 tuổi. Allah đã cử thiên sứ Gabriel tới giao cho Muhammad trọng trách ghi nhớ và truyền đạt lại những thông điệp từ Allah tới cho loài ngƣời. Những ngƣời Muslim tin rằng Nhà tiên tri Muhammad là một ngƣời mù chữ, điều này cũng đƣợc nhắc tới trong Kinh Qur‟an: “Những ai tuân theo Sứ giả (Mohammad), một Nabi6 không biết chữ được nhắc qua trong (các Kinh sách của) họ: Kinh Taurah và Injil…(Chương 7, câu 157)” [1, tr. 170] Điều đó chứng tỏ rằng Muhammad không có khả năng sáng tác ra những lời thông tuệ này, điều đó càng củng cố niềm tin của những ngƣời Muslim rằng Qur‟an là những lời dạy từ Chúa trời. Qur‟an bao gồm 114 chƣơng, xuất hiện trong thời gian dài 23 năm (13 năm Muhammad ở Mecca và 10 năm Muhammad ở Madinah), nội dung tổng thể của Qur‟an theo khá sát các biến cố trong cuộc đời của Vị tiên tri và cộng đồng của ông (ummah). 2.1.1. Thời kỳ Muhammad ở Mecca Những ngƣời Muslim công nhận rằng Muhammad bắt đầu sứ mệnh truyền giáo của mình cho những ngƣời Ả Rập ở Mecca vào khoảng năm 610 TCN. Ở thời kỳ này, nhóm ngƣời Muslim chỉ là một tôn giáo thiểu số sống giữa cộng đồng những ngƣời Ả Rập thờ đa thần, họ không có quyền lực chính trị và tiềm lực tài chính. Họ không đƣợc coi là một tổ chức chính thức mà chỉ 6 Nabi trong tiếng Ả Rập có nghĩa là Sứ giả, một cách gọi khác của Muhammad.
  • 30. 26 là một nhóm ngƣời có chung niềm tin tín ngƣỡng, Nhà tiên tri cũng không phải là một nhà cai trị mà chỉ đơn thuần là ngƣời hƣớng dẫn, ngƣời truyền giảng giáo lý cho những tín đồ của mình. Trong khoảng 13 năm truyền giáo ở Mecca, Muhammad chỉ thay đổi đƣợc một nhóm nhỏ những tín đồ đi theo mình. Mặc dù ở thời diểm khi đó, ngƣời dân bán đảo Ả Rập đã quen thuộc với thuyết độc thần của các bộ lạc theo Do Thái giáo và Kito giáo, tuy nhiên thông điệp ―Allah là Thƣợng đế duy nhất‖ và ―Muhammad là sứ giả cuối cùng của Allah‖ với họ vẫn là điều gì đó quá mới mẻ. Muhammad và cộng đồng Muslim nhỏ của mình đã vấp phải sự phản đối, chế giễu, thậm chí là cả bạo lực, hành hung của những ngƣời dân theo tôn giáo đa thần, nhƣng ông vẫn đáp lại bằng sự bình tĩnh và kiếm chế. Trong 90 chƣơng kinh xuất hiện trong thời kỳ này có nội dung chủ yếu là khuyên những ngƣời Muslim phải kiên định chịu đựng những hành động gây hấn của những kẻ bài trừ Islam ở Mecca. Có thể điểm qua những lời dạy chính trong giai đoạn này về sự đấu tranh với những kẻ phản đối nhƣ sau: Hãy kiên nhẫn và chịu đựng những kẻ từ chối sự thật: “Và hãy chịu đựng những điều chúng nói và hãy lánh xa chúng một cách đẹp đẽ (Chương 73, câu 10) [1, tr. 574] “Và để mặc TA đối phó với những tên phủ nhận sự thật nhưng giàu tiện nghi (lạc thú), và tạm tha cho chúng một thời gian ngắn”. (Chương 73, câu 11) [1, tr. 574] “… Rồi trở thành một người có đức tin và khuyến khích nhau kiên nhẫn và khuyến khích nhau độ lượng. (Chương 90, câu 17) [1, tr. 594]
  • 31. 27 Hãy cứ mặc kệ những kẻ phản đối và kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi Allah trừng phạt bọn chúng: “Bởi thế, hãy để mặc chúng cho đến lúc chúng sẽ gặp Ngày (tàn) của chúng mà chúng sẽ bất tỉnh” (Chương 52, câu 45) [1, tr. 525] “Và chắc chắn những kẻ làm điều sai quấy sẽ nhận một sự trừng phạt ngoài cái đó nhưng đa số bọn chúng không biết”. (Chương 52, câu 47) [1, tr. 525] “Và hãy kiên nhẫn đợi quyết định của Rabb7 của Ngươi bởi vì quả thật Ngươi nằm dưới Mắt của TA (Allah); và hãy tán dương lời ca tụng Rabb của Ngươi khi Ngươi thức giấc (hay đứng dâng lễ)”. (Chương 52, câu 48) [1, tr. 525] Hãy nói với những kẻ không tin vào Allah rằng ―Ngƣơi có tôn giáo của Ngƣơi, Ta có tôn giáo của Ta‖: “Hãy bảo (chúng): “Này hỡi những kẻ phủ nhận Allah! Ta không tôn thờ những kẻ (thần linh) mà các ngươi tôn thờ, Các ngươi cũng sẽ không tôn thờ Đấng (Allah) mà Ta thờ phụng Và Ta sẽ không là một tín đồ của kẻ mà các ngươi đang tôn thờ; Và các ngươi cũng sẽ không tôn thờ Đấng mà Ta đang thờ phụng; Din (tôn giáo, con đường sống) của các ngươi thuộc về các ngươi, Din của ta thuộc về ta” (Chương 109, câu 1,2,3,4,5,6) [1, tr. 603] 7 Cách gọi của Allah
  • 32. 28 Đối xử tốt với những kẻ bị bắt giam: “Và vì thương yêu Ngài (Allah), họ đã chu cấp thực phẩm cho người nghèo, trẻ mồ côi, và những người bị bắt” (Chương 76, câu 8) [1, tr. 579] “(Và bảo): “Chúng tôi chu cấp quý vị là vì Sắc Diện (Hài Lòng) của Allah thôi. Chúng tôi không mong quí vị tưởng thưởng hoặc đền ơn”. (Chương 76, câu 9) [1, tr. 579] Kiên nhẫn với những lời xấu xa từ những kẻ xấu xa: “Bởi thế, hãy ráng chịu đựng với những lời (mỉa mai) của chúng và hãy tán dương ca tụng Rabb của Ngươi …” (Chương 20, câu 130) [1, tr. 321] “Ngươi hãy ráng chịu đựng về những điều họ nói và hãy nhớ đến người bề tôi Dawud8 của TA, một con người can cường. Quả thật, Y hằng quay về (sám hối với Allah)” (Chương 38, câu 17) [1, tr. 454] “Vã hãy kiên nhẫn chịu đựng bởi vì Ngươi kiên nhẫn chỉ vì Allah mà thôi. Và chớ buồn rầu cho họ cũng chớ se lòng về những điều chúng đang âm mưu”. (Chương 16, câu 127) [1, tr. 281] Kiên nhẫn và hãy để những kẻ không tin thấy thế nào là lẽ phải: 8 David: Vua của Israel và đƣợc cho là một trong những Sứ giả của Allah trƣớc Muhammad.
  • 33. 29 “Và nếu Ta tiêu diệt chúng bằng một hình phạt trước khu (Qur‟an được mặc khải) thì chắc chắn chúng sẽ thưa: “Lạy Rabb chúng tôi! Tại sao Ngài không cử một Sứ giả đến với chúng tôi để chúng tôi có dịp tuân theo các Lời mặc khải của Ngài trước khi chúng tôi bị thất sủng và bị hạ nhục?” (Chương 20, câu 134) [1, tr. 321] “Hãy bảo chúng: “Mỗi người (trong chúng ta) đều mong đợi (sự Xét xử của Allah); do đó các ngươi hãy chờ đợi đi. Rồi các ngươi sẽ sớm biết ai đi theo con đường bằng phẳng và ai được hướng dẫn”. (Chương 20, câu 135) [1, tr. 321] Đừng vội vàng chiến đấu. Allah sẽ khiến những kẻ ác tự hủy hoại chính mình: “Há ngươi không thấy việc Ta đã cử những tên Shaytan9 đến với những kẻ vô đức tin hòng xúi giục chúng nổi trận lôi đình?” (Chương 19, trang 83) [1, tr. 311] “Bởi thế chớ vội chống báng chúng. Quả thật, TA chỉ gia hạn cho chúng một số (ngày gia hạn) nhất định”. (Chương 19, trang 84) [1, tr. 311] Hãy quay lƣng với những kẻ từ chối sự thật và cầu chúc hòa bình cho chúng: “Do đó, hãy công bố những điều mà ngươi đã được chỉ thị và hãy lánh xa những kẻ tôn thờ đa thần”. (Chương 15, câu 94) [1, tr. 267] “Bởi thế, hãy xa lánh chúng và nói: Salam (Bằng an)! Rồi đây chúng sẽ sớm biết (sự thật)”. (Chương 43, câu 89) [1, tr. 495] 9 Quỷ Satan
  • 34. 30 Mohammad chỉ là một ngƣời cảnh báo, không phải là một ngƣời thi hành: “Ta (Muhammad) chỉ là một người báo trước”. (Chương 67, câu 26) [1, tr. 563] “Ta đã không cử ngươi (Muhammad) đến để làm một người thọ lãnh cho họ”. (Chương 17, câu 54) [1, tr. 287] Tốt nhất là không nên dùng cái ác để trả thù cái ác: “Ngươi hãy lấy điều lành mà xóa tan điều dữ. TA biết rõ điều chúng đã thốt ra” (Chương 23, câu 96) [1, tr. 348] Sử dụng Jihad bằng lời nói để đấu tranh với chúng, đó mới là ―Jihad vĩ đại‖: “Do đó, Ngươi chớ nghe theo những kẻ không tin nhưng hãy dùng Nó (Qur‟an) mà đấu tranh10 chống lại chúng bằng một cuộc đấu tranh vĩ đại11 ”. (Chương 25, câu 52) [1, tr. 364] Mời gọi mọi ngƣời đến với con đƣờng của Allah bằng những bài thuyết giảng và tranh luận mềm mỏng: ―Hãy gọi mời (tất cả) đến với con đường của Allah…và hãy tranh luận với họ bằng phương cách tốt đẹp nhất. (Chương 16, câu 125) [1, tr. 281] 10 Jihad 11 Jihad Kabir: Great Jihad
  • 35. 31 Không tranh cãi với ngƣời theo Do Thái giáo hay Kito giáo mà hãy làm điều gì đó tốt đẹp hơn (nhấn mạnh đến sự hợp nhất của ba tôn giáo): “Và chớ tranh luận với Người dân Kinh sách trừ phi với thái độ nhã nhặn và chỉ với những người của họ làm điều sai quấy và bảo họ: “Chúng tôi tin tưởng nơi điều đã được ban xuống cho chúng tôi và nơi điều đã được ban xuống cho quí vị, và Thượng Đế của chúng tôi lẫn Thượng Đế của quí vị chỉ là Một (Thượng Đế). Và chúng tôi là những người Muslim thần phục Ngài”. (Chương 29, câu 46) [1, tr. 402] Việc của chúng ta không phải là cố gắng để tất cả mọi ngƣời đều tin vào sự thật: “Chắc chắn, ánh sáng quang minh từ Rabb của các người đến soi rọi các người. Bởi thế, ai sáng láng thì được lợi cho bản thân (linh hồn) của mình còn ai mù lòa thì là bất lợi cho bản thân mình. Và Ta (Muhammad) không là vị Giám sát theo canh gác các người”. (Chương 6, câu 104) [1, tr. 141] Những ngƣời kiên nhẫn sẽ đƣợc Allah trao tặng phần thƣởng một cách hào phóng: “…Ai làm điều lành nơi trần thế thì sẽ gặp điều lành trở lại. Và đất đai của Allah rộng bao la. Chỉ những người kiên nhẫn mới hưởng trọn phần thưởng của mình, không cần phải tính sổ”. (Chương 39, câu 10) [1, tr. 459]
  • 36. 32 “Họ sẽ được (Allah) ban thưởng địa vị cao sang vì đã từng kiên nhẫn chịu đựng. Nơi đó (Thiên đàng), họ sẽ được chào đón tốt đẹp và lời chúc “Salam” (Bằng an)” (Chương 25, câu 75) [1, tr. 366] Có thể thấy ở giai đoạn này, sự kiên nhẫn chính là một biểu hiện của Jihad nhƣ là một phƣơng cách đáp trả đúng đắn, bình tĩnh cho những hành động sai trái của kẻ khác, những bài thuyết giảng, tranh luận mềm mỏng để mời gọi mọi ngƣời đến với Islam, hay cách hành xử của ngƣời Muslim với những kẻ đa thần, những tín đồ Do thái giáo và Kito giáo có thể đƣợc coi là thể hiện một hình thức Jihad bất bạo động. 2.1.2. Thời kỳ Muhammad ở Madina Vào năm 622, Muhammad rời Mecca để di chuyển đến Madina. Tại đây ông đƣợc những bộ lạc Ả Rập đón nhận và họ nhanh chóng trở thành những thành viên của phong trào Islam mới. Đây đƣợc coi là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Islam, đánh dấu sự khởi đầu của thời đại Islam. Hình vẽ Cuộc di cư của Muhammad từ Mecca đếnMadina Nguồn: pgapworld
  • 37. 33 Tại Madina, Muhammad nhanh chóng thâu tóm đƣợc cả vai trò lãnh đạo tôn giáo cũng nhƣ vai trò lãnh đạo chính trị trong toàn thể cộng đồng Madina. Lúc này ông cho rằng đã nhận đƣợc lời truyền từ thƣợng đế, rằng đến lúc cần phải chiến đấu chống lại kẻ thù. Lúc đầu, kẻ thù duy nhất của họ là ―những kẻ không tin‖ tức những kẻ đa thần ở Mecca, những kẻ đã gây chiến với ngƣời Muslim. Nhƣng sau đó xuất hiện thêm những ngƣời Ả Rập già vờ cải đạo sang Islam nhƣng thực chất không hề có đức tin và bắt đầu quay lại tấn công ngƣời Muslim. Nội dung của 24 chƣơng kinh ra đời trong thời gian này có thể tóm tắt ở một số nội dung nhƣ sau: Cho phép ngƣời Muslim thực hiện những cuộc chiến để tự vệ: “(Allah) chấp thuận cho những ai bị tấn công được phép (cầm vũ khí) chiến đấu (tự vệ) bởi vì họ bị áp bức”. (Chương 22, câu 39) [1, tr. 337] “…Và nếu Allah không dùng một số người này để chặn đứng một số người kia thì những tu viện và nhà thờ (của Thiên Chúa giáo), và giáo đường (của Do Thái giáo) và thánh đường (của Islam), những nơi mà tên của Allah được tụng niệm nhiều, chắc chắn sẽ bị phá sụp”. (Chương 22, câu 40) [1, tr. 337] Thực hiện các cuộc chiến phòng thủ chống lại cuộc tấn công từ những kẻ thù ở Mecca cho tới khi sự đàn áp chấm dứt và Islam đƣợc thiết lập: “Và vì chính nghĩa của Allah hãy đánh trả những kẻ đã đánh các ngươi (trước) nhưng chớ vượt qua mức giới hạn bởi vì quả thật Allah không thương những kẻ phạm giới”. (Chương 2, câu 190)
  • 38. 34 [1, tr. 29] “Và hãy giết chúng nơi nào các ngươi bắt được chúng và đánh (đuổi) chúng ra khỏi nơi mà chúng đã đuổi các ngươi ra đi bởi vì quấy nhiễu nghiêm trọng hơn giết chóc. Nhưng chớ đánh chúng trong Thánh đường linh thiêng trừ phi chúng đánh các ngươi trong đó. Và nếu chúng đánh các ngươi thì hãy giết chúng lại. Đó là quả báo dành cho những kẻ không có đức tin”. (Chương 2, câu 191) [1, tr. 30] “Nhưng nếu chúng ngưng chiến thì nên (nên biết rằng) Allah Hằng Tha thứ, rất mực khoan dung”. (Chương 2, câu 192) [1, tr. 30] “Và hãy tiếp tục đánh chúng cho đến khi nào chấm dứt việc quấy nhiễu. Và chúng sẽ hoàn toàn thần phục Allah. Do đó, nếu chúng ngưng chiến thì sẽ không còn mối hiểm thù nào đối với chúng nữa ngoại trừ những kẻ làm điều sai quấy”. (Chương 12, câu 193) [1, tr. 30] “… Bởi thế, ai vi phạm (những giới cấm) nhằm lấn át các ngươi, thì hãy lấn át trở lại như thế. Và hãy sợ Allah, và hãy biết rằng Allah ở cùng với những người sợ Allah”. (12:194) [1, tr. 30] Cuộc chiến chống lại những kẻ thù ở Mecca là trách nhiệm, nhƣng không đƣợc xảy trong tháng thiêng liêng Zul-Hajj (tháng cuối cùng trong năm theo lịch Islam và cũng là thời điểm diễn ra cuộc hành hƣơng của ngƣời Muslim). “Lệnh chiến đấu đã được truyền xuống cho các ngươi và đó là điều mà các ngươi không thích. Có lẽ các ngươi ghét điều mà chính nó lại tốt
  • 39. 35 cho các ngươi và có lẽ các ngươi thích điều mà chính nó lại xấu cho các ngươi. Allah biết (giá trị của nó) trong lúc các ngươi không biết” (Chương 2, câu 216) [1, tr. 34] “Họ hỏi Ngươi (Muhammad) về chiến đấu trong những tháng cấm kỵ. Hãy bảo họ: “Chiến đấu trong tháng cấm kỵ là một (vi phạm) trọng đại. Nhưng dưới cái nhìn của Allah thì việc cản trở lại thiên hạ không cho theo Chính đạo của Allah, việc phủ nhận Ngài, và việc (cấm thiên hạ đến thờ phụng tại ) Thánh đường Linh thiêng (ở Mecca) cũng như việc trục xuất dân cư của nó ra khỏi (thánh địa) (tất cả điều đó) còn trọng đại hơn (việc chiến đấu trong tháng cấm kỵ). Bởi vì (dùng bạo lực để) quấy nhiễu nghiêm trọng hơn việc giết chóc…” (Chương 2, trang 167) [1, tr. 25] Không ép những kẻ bại phải trở thành Muslim, kẻ nào tự giác ngộ đƣợc tôn giáo của Allah sẽ đƣợc cứu rỗi, kẻ nào phủ nhận Islam thì sẽ bị Allah phạt xuống địa ngục. Allah sẽ công bằng trong việc phán quyết. “Không có việc cưỡng bách trong lĩnh vực tôn giáo. Chắc chắn chân lý và lẽ phải bao giờ cũng khác biệt với điều ngụy tạo và sự sai lạc. Bởi thế, ai phủ nhận tà thần và tin tưởng nơi Allah, thì chắc chắn sẽ nắm vững chiếc cán (hay sợi dây cứu rỗi) không bao giờ đứt. Bởi vì Allah Hằng nghe và Hằng biết (mọi việc)”. (Chương 2, câu 256) [1, tr. 42] “… Ngược lại, các chủ nhân của những kẻ không có đức tin là những tên Tà thần. Chúng dắt họ từ chỗ ánh sáng xuống cõi âm u. Những
  • 40. 36 người này sẽ làm bạn với Lửa (của Hỏa ngục). Trong đó, họ sẽ ở đời đời”. (Chương 2, trang 257) [1, tr. 43] Chiến lợi phẩm trong những cuộc chiến nhƣ vậy thuộc về Allah và Sứ giả của Ngƣời chứ không phải thuộc về bất cứ cá nhân nào. Do đó, những kẻ nào chiến đấu vì lợi ích cá nhân sẽ không đƣợc công nhận là chiến đấu theo con đƣờng của Allah: “Họ hỏi Ngươi về chiến lợi phẩm (thu tại chiến trường). Hãy bảo họ: “Chiến lợi phẩm đó thuộc về Allah và Sứ giả của (Allah). Bởi thế, hãy sợ Allah và giải quyết ổn thỏa (việc tranh chấp) giữa các người với nhau; và nếu các người là những người có đức tin thì hãy tuân lệnh của Allah và Sứ giả của Ngài”. (Chương 8, câu 1) [1, tr. 177] Hãy tiếp tục chiến đấu cho đến khi chúng ngừng bức hại các tín hữu. Nếu họ ngừng chiến đấu thì hãy dừng lại. “Hãy bảo những kẻ không tin, nếu chúng ngưng (chiến tranh) thì việc làm quá khứ của chúng sẽ được tha thứ, ngược lại nếu chúng tái diễn thì hình phạt áp dụng cho những kẻ làm ác trước chúng (là một bài học cảnh cáo). (Chương 8, câu 38) [1, tr. 181] “Và hãy tiếp tục đánh chúng cho đến khi nào không còn sự ngược đãi nữa…” (Chương 8, câu 39) [1, tr. 181] Hãy đánh bại chúng, làm chúng khiếp sợ. Nhƣng nếu chúng cầu xin hòa bình thì hãy để chúng đƣợc bình an.
  • 41. 37 “Nhưng nếu (kẻ thù) chịu hòa thì hãy hòa giải với chúng và phó thác cho Allah bởi vì Ngài (Allah) là Đấng hàng Nghe và hằng Biết (mọi việc). (Chương 8, câu 61) [1, tr. 184] “… Và nếu có một người dân đa thần nào đến xin ngươi chỗ tị nạn thì hãy che chở giúp y mãi cho đến khi y thấm nhuần lời răn của Allah rồi hộ tống y đến một nơi an toàn. Sở dĩ như thế là vì họ là một đám người không hiểu biết gì cả. (Chương 9, câu 6) [1, tr. 187] Những ngƣời chiến đấu vì Allah và những ngƣời hi sinh vì Allah sẽ đƣợc Allah đền bù xứng đáng: “Ngài sẽ tha thứ tội lỗi của các người cho các người và thu nhận các người vào những ngôi Vườn có các dòng sông chảy bên dưới và những chỗ ở tốt đẹp nơi những ngôi Vườn vĩnh cửu (Thiên Đàng). Đó là một thành tựu vĩ đại”. (Chương 61, câu 12) [1, tr. 552] “Đối với Allah, những ai có đức tin và đã di cư (đi tị nạn) và đã tận lực chiến đấu cho Chính nghĩa của Allah, vừa hy sinh cả tài sản lẫn sinh mạng của họ, sẽ có cấp bậc cao. Và họ là những người sẽ thành đạt.” (Chương 9, câu 20) [1, tr. 189] “Quả thật, Allah đã mua từ những người tin tưởng sinh mạng và tài sản của họ để đổi lại cho họ Thiên Đàng…” (Chương 9, câu 111) [1, tr. 204]
  • 42. 38 Ai là người sẽ cho Allah mượn một món vật tốt, thì ngài sẽ trả lại gấp đôi và nhiều hơn nữa. Bởi vì Allah ban ít hay ban nhiều (bổng lộc) và các ngươi sẽ được đưa trở lại gặp Người (ở Đời sau)” (Chương 2, câu 245) [1, tr. 39] Có thể nhận thấy rằng Jihad trong giai đoạn Nhà tiên tri ở Madina thiên về ý nghĩa chiến tranh phòng thủ với mục đích chống lại những cuộc tấn công sách nhiều từ kẻ thù. Tuy nhiên những cuộc chiến phòng thủ trong Kinh Qur‟an cũng đƣợc quy định chặt chẽ về phƣơng pháp thực hiện (phản ứng lại kẻ thù nhƣ cách chúng gây ra cho ngƣời Muslim) và nguyên tắc thực hiện (nếu kẻ thù dừng chiến thì ngƣời Muslim cũng sẽ phải dừng chiến). Từ những lời kinh ra đời ở Mecca và Madina, dễ dàng nhận thấy nội dung của Jihad có sự phát triển theo thời gian. Nếu nhƣ ban đầu, Jihad nhƣ lời đáp lại ôn hòa, nhẫn nại trƣớc sự chế nhạo, quấy nhiễu của những tín đồ tôn giáo đa thần, thì sau Jihad phát triển thành hình thức vũ lực nhƣ một sự tự vệ chính đáng để bảo vệ quyền lợi của bản thân và cộng đồng tôn giáo. Điều này không có nghĩa rằng mục tiêu hòa bình của Islam đã chấm dứt, chỉ đơn giản là ngƣời Muslim đƣợc phép thực hiện những hành động tự vệ để chống lại kẻ thù bằng chính những thứ vũ khí kẻ thù sử dụng để tấn công họ. 2.2. Jihad trong Hadith 200 đến 300 năm sau khi Muhammad qua đời, một số nhà nghiên cứu đã cống hiến cả cuộc đời mình để thu thập những câu chuyện liên quan tới những giáo lý và các hành xử trong cuộc sống của ông. Những câu chuyện này đƣợc kể bởi những ngƣời đi theo Muhammad và đƣợc kiểm chứng bởi những tín đồ Muslim có uy tín trong cộng đồng Islam. Trong Islam, Hadith là nguồn giáo lý quan trọng thứ hai chỉ sau Kinh Qur‟an. Tải bản FULL (85 trang): https://bit.ly/3FvKfuC Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 43. 39 Cũng vì là những câu chuyện truyền miệng nên việc xác thực thông tin câu chuyện là rất quan trọng trong cộng đồng Islam. Các tín đồ Muslim đánh giá mức độ chính xác của các ghi chép về Hadith ở hai mức là ―Saheeh‖ nghĩa là mức độ chính xác cao, đã đƣợc kiểm chứng bởi nhiều môn đồ uy tín cùng thời Muhammad và mức độ ―Daeef‖với những Hadith đƣợc đánh giá mức độ tin cậy thấp hơn. Có sáu bộ sƣu tập Hadith lớn nhất12 và đƣợc các tín đồ Muslim coi là chính xác nhất đó là: 1. “Sahih Bukhari”, đƣợc thu thập bởi Imam Bukhari (810-870), bao gồm 7.275 Hadith. 2. “Sahih Muslim”, đƣợc thu thập bởi Muslim b. al-Hajjaj (815-875), bao gồm 9.200 Hadith. 3. “Sunan Abu Dawood”, đƣợc thu thập bởi Abu Dawood (817-889), bao gồm 4.800 Hadith 4. “Jami al-Tirmidhi”, đƣợc thu thập bởi Al-Tirmidhi (824-892), bao gồm 3.956 Hadith 5. “Sunan al-Sughra”, đƣợc thu thập bởi Al-Nasa'i (829-915), bao gồm 5.270 Hadith 6. “Sunan ibn Majah”, đƣợc thu thập bởi Ibn Majah (824-887), bao gồm hơn 4.000 aHadith Nghiên cứu những bài Hadith của Muhammad, chúng ta có thể thấy Nhà tiên tri vô cùng đề cao vị trí của Jihad trong các nhiệm vụ của ngƣời Muslim: ―Abu Huraira kể lại: Khi nhà tiên tri được hỏi, “Điều gì được coi là việc làm tốt nhất?” Ông đã trả lời. “Thực hiện cầu nguyện vào đúng 12 (12, tr. 153) Tải bản FULL (85 trang): https://bit.ly/3FvKfuC Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 44. 40 thời điểm”. Lại hỏi “Vậy điều gì tiếp theo?”. Ông trả lời. “Ngoan ngoãn và kính trọng với cha mẹ ngươi”. Lại hỏi thêm: “Vậy tiếp theo nữa là gì?”. Người đáp: “Đó là thực hiện Jihad theo con đường của Allah”. [Sahih-Al-Bukhari, quyển 56, bài 1]13 “Kẻ nào chết mà chưa thực hiện Jihad và cũng chưa bày tỏ nguyện vọng thực hiện Jihad là cái chết của một kẻ đạo đức giả” [Sahih Muslim, quyển 33, bài 226]14 “Kẻ nào gặp Allah mà không có dấu vết nào trên cơ thể sẽ là kẻ còn thiếu sót”15 [Jami al-Tirmidhi, quyển 22, bài 49]16 Khi Nhà tiên tri được hỏi: Thế nào là con người tốt đẹp nhất? Ông đã trả lời: Là một tín đồ đấu tranh với chính mình theo con đường của Allah, là tín đồ phấn đấu theo con đường của Allah bằng chính bản thân mình hoặc tiền của của mình, là tín đồ ở nơi thờ phụng Allah và sau đó là tín đồ không làm điều ác với mọi người”. [Sahih Muslim, quyển 33, bài 182]17 Khái niệm về Jihad cũng đƣợc đề cập đến rất đầy đủ về mọi khía cạnh. Ví dụ nhƣ cuộc chiến Jihad nội tại với chính bản ngã của mình, chiến đấu với những nhu cầu sai trái bên trong để phấn đấu trở thành một ngƣời Muslim ngoan đạo, làm hài lòng Allah: 13 https://sunnah.com/bukhari/56/1 14 https://sunnah.com/muslim/33/226 15 Chƣa hoàn thành đƣợc những nghĩa vụ của Muslim 16 https://sunnah.com/tirmidhi/22/49 17 https://sunnah.com/muslim/33/182 6795149