SlideShare a Scribd company logo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC
TRẦN THẾ HOÀNG
HÀNH VI DỰ PHÒNG NHIỄM HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
Ở NGƯỜI CANH TÁC CHÈ XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Thái Nguyên, 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC
TRẦN THẾ HOÀNG
HÀNH VI DỰ PHÒNG NHIỄM HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
Ở NGƯỜI CANH TÁC CHÈ XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60.72.73
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG MẠNH
Thái Nguyên, 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lêi c¶m ¬n
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Y tế
Công cộng, Bộ môn Y học cộng đồng - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên,
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành Luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
TS. Nguyễn Quang Mạnh - người thầy luôn tận tình dành nhiều thời gian
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn
tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn
thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời
gian tôi học tập để hoàn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn./.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
HỌC VIÊN
Trần Thế Hoàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lêi cam ®oan
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn do
tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện Luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
HỌC VIÊN
Trần Thế Hoàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐBV : Biết đọc biết viết
CBYT : Cán bộ y tế
GDSK : Giáo dục sức khoẻ
HBM : Health Belief Model
HCBVTV : Hoá chất bảo vệ thực vật
HVSK : Hành vi sức khoẻ
NXB : Nhà xuất bản
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TT GDSK : Truyền thông giáo dục sức khoẻ
TT : Truyền thông
YTTB : Y tế thôn bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN..............................................................................................................................................................3
1.1. Hành vi .................................................................................................................................................................................................3
1.2. Thuyết hành vi ...........................................................................................................................................................................5
1.3. Các khái niệm khác ............................................................................................................................................................9
1.4. Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật và các yếu tố
liên quan .......................................................................................................................................................................................... 10
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu...............................................................................................................................15
1.6. Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................................................................................16
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................................................................17
2.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................................................................................17
2.3. Thời gian nghiên cứu.....................................................................................................................................................17
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................................................17
2.5. Công cụ thu thập số liệu ..........................................................................................................................................21
2.6. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................................................................22
2.7. Phân tích và xử lý số liệu .......................................................................................................................................23
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................................................................................26
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................................................27
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................................................27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2. Kiến thức của người canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ
thực vật .............................................................................................................................................................................................29
3.3. Thái độ của người canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ
thực vật .............................................................................................................................................................................................31
3.4. Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV ở người canh tác chè ....................................33
3.5. Mối liên quan của hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ..45
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ...............................................................................................................................................................47
4.1. Kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật
ở người canh tác chè xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ........47
4.2. Các yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ thực
vật ở người canh tác chè ........................................................................................................................................57
KẾT LUẬN ....................................................................................................................................................................................................59
KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .........................................................................27
Bảng 3.2. Thời gian canh tác và thu hoạch chè sau phun hoá chất bảo vệ
thực vật chè của đối tượng nghiên cứu .......................................................................................28
Bảng 3.3. Kiến thức của người canh tác chè ........................................................................................................29
Bảng 3.4. Thái độ của người canh tác chè về dự phòng nhiễm hoá chất
bảo vệ thực vật......................................................................................................................................................................31
Bảng 3.5. Hành vi phun hoá chất bảo vệ thực vật và xử lý dụng cụ sau
phun........................................................................................................................................................................................................33
Bảng 3.6. Mức độ hành vi dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật ở
người canh tác chè ........................................................................................................................................................42
Bảng 3.7. Tỷ lệ người canh tác chè được truyền thông giáo dục sức khoẻ .......43
Bảng 3.8. Nguồn truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người canh tác chè .......43
Bảng 3.9. Nhu cầu truyền thông giáo dục sức khoẻ dự phòng nhiễm hoá
chất bảo vệ thực vật......................................................................................................................................................44
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ
thực vật với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu............................................45
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ
thực vật với kiến thức thức, thái độ, truyền thông.....................................................46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thực trạng xử lý bao bì, dụng cụ đựng hoá chất bảo vệ thực vật..........34
Biểu đồ 3.2. Tần suất hành vi đeo kính mắt khi canh tác chè ............................................................35
Biểu đồ 3.3. Tần suất hành vi sử dụng khẩu trang khi canh tác chè .........................................36
Biểu đồ 3.4. Tần suất hành vi sử dụng găng tay khi canh tác chè ................................................37
Biểu đồ 3.5. Tần suất hành vi sử dụng mũ nón bảo hộ khi canh tác chè ...........................38
Biểu đồ 3.6. Tần suất hành vi sử dụng quần áo bảo hộ khi canh tác chè ..........................39
Biểu đồ 3.7. Tần suất hành vi tắm rửa sau khi canh tác chè .................................................................40
Biểu đồ 3.8. Tần suất hành vi ăn /uống/hút thuốc khi canh tác chè............................................41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đối với cây chè vừa có tác dụng phòng
ngừa sâu bệnh vừa giúp tăng năng suất, sản lượng. Tuy nhiên, khi lạm dụng
hoặc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật không đúng cách không chỉ ảnh hưởng
lớn tới sức khỏe người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới người nông
dân canh tác chè. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phần lớn những người canh
tác chè khi sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật thường có các dấu hiệu nhiễm
hóa chất bảo vệ thực vật, theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh, Đỗ Hàm
(2009) tỷ lệ người canh tác chè có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt và đau đầu
chiếm tỷ lệ rất cao (78,4 %; 77,9 % và 73,1% theo thứ tự). Bên cạnh đó,
người canh tác chè còn bị mắc một số bệnh như bệnh mũi họng (86,9 %),
bệnh về mắt (84,8 %), cơ xương khớp (63,7 %), tâm thần kinh (51,1 %) và da
liễu (40,1 %) [11], [25].
Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên
nguyên nhân chính gây nhiễm hóa chất bảo vệ thực là do người canh tác
không mang trang bị phòng hộ (89,5%); thuốc dính vào da khi pha chế
(75,5%); do bình phun bị rò rỉ (35,0%); phun không đúng kỹ thuật (54,7%);
phun với liều lượng cao hơn mức khuyến cáo và do sử dụng một số loại thuốc
đã bị hạn chế hoặc cấm sử dụng [16]; do ít sử dụng kính mắt (4,0%) [7]; vứt
chai lọ tùy tiện hoặc dùng lại sau khi phun (23,88%) [32]. Ngoài những
nguyên nhân trên, việc thực hiện các hành vi không tắm rửa sau khi phun,
không chú ý đến chiều gió, không chú ý đến thời tiết, thiếu kiến thức hoặc
thái độ xem thường vệ sinh lao động ở người canh tác chè đều liên quan đến
nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật [12], [14].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Xã La Bằng là một xã miền núi thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
Xã có tổng số dân là 3767 người trong đó có 40% là người dân tộc thiểu số.
Tổng diện tích của xã là 12,2 km2
với diện tích trồng chè toàn xã là 328ha.
Phát triển cây chè là thế mạnh kinh tế của xã tuy nhiên trong quá trình canh
tác, người canh tác chè phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực
vật và đây là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sức
khỏe của người canh tác chè. Đã có một số đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của
hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khỏe người canh tác chè nhưng chưa có đề
tài nào nghiên cứu về hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật của
người canh tác chè tại xã La Bằng. Để tìm hiểu về hành vi dự phòng nhiễm
hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè tại xã La Bằng, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu: “Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở
người canh tác chè xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên” với mục tiêu:
1. Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ
thực vật ở người canh tác chè xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên năm 2011.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo
vệ thực vật ở người canh tác chè.
Giả thuyết nghiên cứu
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật có liên quan đến
giới, dân tộc, trình độ học vấn, số năm canh tác chè, kiến thức, thái độ và
truyền thông giáo dục sức khỏe.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Hành vi
1.1.1. Khái niệm hành vi
Hành vi là “một phản ứng quan sát được của một người tới một tác
nhân kích thích hoặc một hành động có thể vô thức hoặc có ý thức với mục
đích, tần suất và khoảng thời gian cụ thể.” [3], [27].
1.1.2. Hành vi sức khỏe
Hành vi sức khỏe (HVSK) là “những thuộc tính cá nhân như niềm tin,
sự mong đợi, động lực thúc đẩy, giá trị, nhận thức, và kinh nghiệm; những
đặc điểm về tính cách bao gồm tình cảm, cảm xúc; các loại hành vi, hành
động, và thói quen có liên quan đến sự duy trì, phục hồi, và cải thiện sức
khỏe” [3], [27].
1.1.3. Các yếu tố của hành vi sức khỏe
Ba nhóm yếu tố chính góp phần hình thành và tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến hành vi con người [26], [27], đó là:
* Yếu tố tiền đề
Yếu tố tiền đề là yếu tố bên trong của cá nhân, bao gồm: kiến thức, thái
độ, niềm tin và giá trị xã hội. Nhóm yếu tố này quyết định cách ứng xử của
mỗi chúng ta.
 Kiến thức là sự hiểu biết về sự vật, hiện tượng và bắt nguồn từ sự học
tập, trải nghiệm và là yếu tố tiền đề/dẫn dắt đến hành vi. Ví dụ: bà mẹ không
biết rõ lịch tiêm chủng (kiến thức) thì không đưa con đi tiêm chủng (hành vi).
 Thái độ là một phản ứng được đánh giá thích hay không thích hoặc
khuynh hướng hướng tới sự vật, hiện tượng, một tình huống, một người, một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
nhóm người mà biểu hiện bằng niềm tin, cảm giác hoặc một hành vi dự định.
Thái độ là yếu tố cơ bản dẫn đến hành vi. Ví dụ: nếu người canh tác chè nhận
thức rằng không đeo khẩu trang khi tiếp xúc hóa chất bảo vệ thực vật
(HCBVTV) sẽ có nguy cơ nhiễm HCBVTV (thái độ), họ sẽ thực hiện đeo
khẩu trang (hành vi).
 Niềm tin là sự tin tưởng chắc chắn rằng một sự kiện, quan điểm là
đúng, là có thật mặc dù có thể không đúng, không có thật. Niềm tin này
thường do cha mẹ, ông bà, và những người thân mà ta thương yêu, kính trọng
truyền đạt, khuyên bảo hoặc có được từ kinh nghiệm bản thân. Người ta
thường có xu hướng tiếp nhận niềm tin mà không kiểm chứng lại xem niềm
tin đó có đúng không. Ví dụ: có những nhóm người cho rằng phụ nữ có thai
không nên ăn thịt một số động vật vì nếu ăn đứa trẻ sau này sinh ra có thể có
hành vi hoặc một số đặc điểm giống như con vật mà người mẹ đã từng ăn
(niềm tin), vì vậy họ sẽ không ăn thịt động vật (hành vi).
 Giá trị là điều mà chúng ta coi là quan trọng để định hướng cho các
hành động. Khi được nhận thức một cách đầy đủ, các giá trị sẽ trở thành
những tiêu chuẩn cho sự yêu thích và lựa chọn. Ví dụ: người tập thể dục thể
thao thấy người khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ tốt (giá trị) thì họ sẽ tiếp tục tập thể
dục thể thao thường xuyên (hành vi).
* Yếu tố củng cố/duy trì
Đó là những yếu tố ảnh hưởng từ người thân trong gia đình (cha mẹ, ông
bà), thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, những người đứng đầu ở địa phương, người
có chức sắc trong dòng tộc, tôn giáo. Họ là những người có uy tín, quan trọng
trong cộng đồng và mọi người có xu hướng nghe và làm theo những người có
uy tín, quan trọng đã làm. Ví dụ: học sinh thường rửa tay trước khi ăn nếu
thấy thầy cô giáo cũng làm như vậy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
* Yếu tố điều kiện thuận lợi
 Đó là các yếu tố liên quan đến nguồn lực nói chung, bao gồm điều
kiện sinh sống, việc làm, thu nhập, cũng như các chính sách và môi trường
luật pháp. Chẳng hạn như một người canh tác chè sau khi tiếp xúc với
HCBVTV bị đau đầu, nôn muốn đi khám ở trạm y tế xã nhưng vì phải đi bộ
quá xa nên đã không đến khám. Một số người muốn mua quần áo bảo hộ lao
động nhưng do chi phí cao nên họ không thể mua, vì vậy họ vẫn tiếp tục canh
tác chè mà không sử dụng bảo hộ lao động. Trong khi đó các khu vực chuyên
canh chè có nhiều khu vực thuộc các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, điều
kiện kinh tế xã hội còn thấp [14] cho nên sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện
hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV.
 Yếu tố về môi trường pháp luật như các quy định, luật pháp có tác
động rất mạnh đến hành vi cá nhân. Ví dụ: hiện tượng hút thuốc trong bệnh
viện và trường học sẽ không xảy ra nếu qui định cấm hút thuốc và việc xử
phạt người hút thuốc trong khu vực này được áp dụng một cách nghiêm ngặt.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kiến thức, thái độ, niềm tin ảnh hưởng
đến hành vi phòng chống bệnh tật của người dân (yếu tố tiền đề)[13], [45];
theo nghiên cứu của Phạm Thị Tâm cho thấy các yếu tố tăng nguy cơ hút
thuốc là gia đình có nhiều người hút thuốc lá và có thái độ ủng hộ hành vi hút
thuốc (yếu tố củng cố) [24]. Do vậy, việc nghiên cứu rõ ràng các yếu tố của
hành vi chính là cơ sở để can thiệp giúp cá nhân thay đổi hành vi theo hướng
có lợi cho sức khỏe.
1.2. Thuyết hành vi
Có nhiều thuyết cơ bản về thay đổi cho hành vi sức khỏe như: mô hình
giảm nguy cơ AIDS, mô hình các giai đoạn thay đổi, thuyết về hành động có
lý do và mô hình BASNEF, mô hình niềm tin sức khỏe [26], [27], [41]. Tuy
nhiên, thuyết mô hình niềm tin sức khỏe (Health Belief Model - HBM) là mô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
hình được sử dụng phổ biến nhất trong khoa học hành vi sức khỏe để giải
thích sự thay đổi/duy trì hành vi sức khỏe cá nhân cũng như hướng dẫn cho
các can thiệp thay đổi hành vi sức khỏe. Mô hình này đã được phát triển trong
những năm 1950 bởi nhà nghiên cứu tâm lý xã hội Mỹ Hochbaum,
Rosenstock và Kegels để giải thích lý do người dân Mỹ không tham gia vào
chương trình sàng lọc bệnh lao. Sau đó mô hình đã được tác giả Becker bổ
sung thêm và xây dựng từ năm 1974 [37], [41].
Mô hình niềm tin sức khỏe đã được áp dụng để giải thích hành vi như
hành vi xét nghiệm HIV của thanh niên trong nghiên cứu của tác giả Caroline
W. Karibu [35] khi tác giả sử dụng HBM làm khung lý thuyết của nghiên cứu
và chỉ ra rằng việc nhận thức về mối đe dọa nhiễm HIV ở giới trẻ sẽ dẫn tới
hành vi xét nghiệm HIV (1/2 số thanh niên có quan hệ tình dục không làm xét
nghiệm nhiễm HIV vì họ cho rằng họ không có nguy cơ nhiễm HIV). Các tác
giả Hazavehei SM, Taghdisi MH, Saidi M đã sử dụng HBM trong nghiên cứu
hành vi dự phòng bệnh loãng xương ở nữ học sinh trung học tại Garmsar, Iran
[39]. Tác giả đã chia nữ học sinh làm 3 nhóm, 1 nhóm tham gia chương trình
can thiệp giáo dục dự phòng bệnh loãng xương theo mô hình HBM, 1 nhóm
tham gia chương trình giáo dục theo phương pháp truyền thống và một nhóm
chứng. Tác giả tiến hành đánh giá kết quả trước can thiệp, ngay sau can thiệp
và sau khi can thiệp 1 tháng. Kết quả cho thấy rằng nhóm 1 đã tăng điểm
trung bình trong các lĩnh vực kiến thức, nhận thức sự nhạy cảm về bệnh, hậu
quả, rào cản và lợi ích của việc giảm các nguy cơ mắc bệnh, nhóm 2 chỉ tăng
điểm trong lĩnh vực kiến thức và nhận thức sự nhạy cảm về nguy cơ gây
bệnh; còn nhóm 3 thì không có sự thay đổi. Ngoài ra, mô hình niềm tin sức
khỏe cũng được sử dụng để giải thích các hành vi khác như hành vi dự phòng
nhiễm sốt xuất huyết Dengue bằng cách sử dụng HBM để xây dựng nội dung
truyền thông thay đổi hành vi để kiểm soát bệnh sốt xuất huyết Dengue [40];
hành vi hút thuốc lá, hành vi uống rượu…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
Mô hình của thuyết HBM [41] như sau:
(Mô hình niềm tin sức khỏe Becker, 1974[41])
* Nhận thức sự nhạy cảm
Là niềm tin của cá nhân hướng đến các yếu tố nguy cơ sức khỏe. Ví dụ,
nhận thức rằng không sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục có nguy cơ
mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục... Nhận thức được yếu tố nguy cơ
là cơ sở làm nền tảng cho việc thúc đẩy hành vi có lợi cho sức khỏe của họ.
Ví dụ, người cao huyết áp nhận thức rằng ăn mặn, uống rượu/bia sẽ có nguy
Nhận thức
về sự nhạy
cảm tới
bệnh “X”
Nhận thức
về tính
trầm trọng
của bệnh
“X”
Biến số nhân khẩu học
(Tuổi, giới, dân tộc,
kinh tế xã hội,
kiến thức)
Nhận thức về mối
đe dọa tới bệnh “X”
Nhận thức lợi
ích của hành vi
dự phòng so với
những rào cản
khi thay đổi
hành vi.
Động lực cho hành động:
- Giáo dục
- Chứng kiến từ bạn bè, người
thân.
- Thông tin từ các phương tiện
truyền thông đại chúng.
Khả năng thay
đổi hành vi
(Khả năng thực
hiện hành vi
phòng bệnh)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
cơ làm tăng huyết áp. Nhận thức nguy cơ giúp người làm giáo dục sức khỏe
(GDSK) xác định quần thể nguy cơ, mức độ nguy cơ.
* Nhận thức tính trầm trọng
Là niềm tin của cá nhân về tính nghiêm trọng hoặc tính khốc liệt của
một bệnh. Ví dụ, tính nghiêm trọng khi bị nhiễm HIV/AIDS là dẫn đến tử
vong, bị kỳ thị phân biệt đối xử… Nhận thức được tính nghiêm trọng sẽ là
nền tảng cho sửa đổi hành vi sức khỏe. Ví dụ, nếu như người tham gia giao
thông nhận thức được tai nạn giao thông có thể làm chấn thương sọ não vì thế
người tham gia giao thông sẽ thực hiện hành vi đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông... Tính nghiêm trọng được áp dụng để đánh giá quan điểm của cá
nhân về hậu quả của tiếp xúc yếu tố nguy cơ.
* Nhận thức lợi ích
Là quan điểm của cá nhân về lợi ích thực hiện hành vi khuyến nghị để
làm giảm yếu tố nguy dẫn đến bệnh tật. Ví dụ, người dân nhận thức rằng tập
thể dục thường xuyên sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, phòng được bệnh tật (lợi ích);
đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ sẽ phòng sâu răng (lợi ích)... Nhận thức
lợi ích khi thực hiện hành vi dự phòng giúp người làm GDSK xác định những
mong đợi mà quần thể đích phải đạt được.
* Nhận thức rào cản
Nhận thức rào cản là quan điểm của cá nhân về các yếu tố gây cản trở
hành vi dự phòng. Ví dụ, người dân nhận thức rằng không có nơi tập luyện là
yếu tố cản trở cho hành vi tập thể dục thường xuyên. Bất cứ một hành vi sức
khỏe nào cũng có yếu tố “rào cản” của nó. Việc xác định yếu tố gây cản trở
hành vi có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược làm thay đổi HVSK. Chỉ khi
cá nhân nhận thức được yếu tố “lợi ích” lấn án/áp đảo yếu tố gây “cản trở” thì
hành vi đó mới có khả năng thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
* Yếu tố bổ trợ
Bốn yếu tố nhận thức đã nêu trên là chịu sự tác động bởi các biến số
như tuổi, giới, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế (các yếu tố xã hội học). Vì
thế, tác giả Becker đã bổ sung vào mô hình các yếu tố này đã ảnh hưởng gián
tiếp đến hành vi sức khỏe thông qua nhận thức của cá nhân.
* Yếu tố nhắc nhở (Động lực cho thay đổi)
 Yếu tố nhắc nhở đề cập đến vai trò của truyền thông làm thay đổi hành
vi. Đó là những sự kiện hoặc những thứ làm thúc đẩy quá trình thay đổi
hành vi. Ví dụ, lời khuyên từ những người khác, tranh ảnh, các phương
tiện truyền thông đại chúng (yếu tố nhắc nhở)
 Trong giáo dục và nâng cao sức khỏe, xác định yếu tố nhắc nhở sẽ quyết
định hình thức cũng như phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe. Ví
dụ, mô hình giáo viên cắm bản của tác giả Hạc Văn Vinh [32] đã sử dụng
yếu tố thúc đẩy/nhắc nhở hành vi giáo dục sức khỏe vệ sinh môi trường và
chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ 15-49 có con < 5 tuổi.
1.3. Khái niệm về hóa chất bảo vệ thực vật và phƣơng tiện bảo vệ cá nhân
1.3.1. Hóa chất bảo vệ thực vật
Là danh từ chung để chỉ một chất hoặc một hợp chất bất kỳ có tác dụng
dự phòng, tiêu diệt hoặc kiểm soát các sinh vật gây hại kể cả các vector gây
bệnh cho người và động vật, các loại côn trùng khác hay động vật có hại trong
quá trình sản xuất, chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị lương thực, sản phẩm
trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn gia súc hoặc phòng chống các
loại côn trùng, ký sinh trùng [1].
1.3.2. Phương tiện bảo vệ cá nhân
Là những dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị thiết yếu mà mỗi một
người lao động cần sử dụng trong khi làm việc và công tác để cơ thể không bị
tác động xấu của các yếu tố có hại phát sinh trong môi trường [1], [4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
1.4. Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật và các yếu tố liên quan
1.4.1. Thế giới
Theo nghiên cứu của tác giả Dilshad Ahmed Khan (2010) tại Parkistan,
số người có kiến thức tốt về sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân phòng
nhiễm HCBVTV chiếm tỷ lệ thấp (14,6%), đa số kiến thức của người được hỏi
(55,4 %) không đạt yêu cầu [36]. Nghiên cứu tại Ethiopia và Campuchia cho
thấy, HCBVTV được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong nông nghiệp, thậm chí
có nhiều hóa chất độc hại đã bị cấm. Tuy nhiên, kiến thức của người dân về
HCBVTV còn thấp, đa phần người dân (67,4%) không hiểu các thông tin ghi
trên bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật [50] và thậm chí có rất nhiều người
dân chưa qua đào tạo và đa số người dân mù chữ do đó họ không biết về những
tác hại cảnh báo cho người sử dụng ghi trên bao bì đựng HCBVTV [47].
Người canh tác nhận thức rõ tác hại của HCBVTV và đồng ý phải sử
dụng đầy đủ các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV [38], phần lớn người
nông dân đồng ý nên sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi canh tác
(99,2%) [50].
Việc thực hành các giải pháp dự phòng nhiễm HCBVTV của người lao
động trong lĩnh vực nông nghiệp chưa cao, chỉ có 25% người sử dụng
HCBVTV mặc quần áo bảo hộ lao động và số người đeo găng tay trong quá
trình sử dụng HCBVTV cũng chiếm tỷ lệ không cao (43%) [34]. Theo nghiên
cứu của Hong Zhang và Yonglong Lu (2007) tại các tỉnh phía Bắc Trung
Quốc cho thấy hầu hết người dùng HCBVTV không sử dụng đầy đủ các biện
pháp phòng ngừa [49]. Tỷ lệ người nông dân sử dụng giày dép, mặt nạ và
găng tay khi tiếp xúc với HCBVTV thấp (31%, 14% và 9%) [36]. Số người
không bao giờ sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân nào tại thời điểm phun
HCBVTV cũng khá cao (22,1%), số không sử dụng mũ và không đeo kính
bảo hộ lao động chiếm tỷ lệ trên 50% (50,0% và 64,6%) [42] như vậy chứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
tỏ còn tỷ lệ rất lớn người dân chưa thực hiện các biện pháp cá nhân nhằm dự
phòng nhiễm HCBVTV.
Bên cạnh tỷ lệ sử dụng phương tiện bảo hộ lao động còn thấp thì tỷ lệ
người dân vẫn ăn uống trong khi làm việc với HCBVTV chiếm tỷ lệ cao
(79,4%). Có 64,0% người dân cất giữ HCBVTV không đảm bảo an toàn và tỷ
lệ cất giữ HCBVTV gần thức ăn chiếm tới 29,4%, chỉ có 66,9% người dân
thỉnh thoảng tắm rửa sau khi phun và có 2,9% người dân có thói quen không
thay quần áo sau khi phun HCBVTV [49].
Các nghiên cứu đã chỉ ra nhận thức của người dân về: ăn, uống, hút
thuốc lá không rửa tay; mặc quần áo lao động quá 1 ngày đều có liên quan
đến hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật [48]; nhận thức về rào
cản thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV và việc được đào tạo về dự
phòng nhiễm HCBVTV trong 5 năm liên quan có ý nghĩa thống kê với việc
thực hiện các hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người dân [45].
1.4.2. Việt Nam
1.4.2.1. Kiến thức dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam
Phần lớn người canh tác chè biết HCBVTV có tác dụng diệt trừ sâu
bệnh chiếm 99,2% và gây nhiễm độc cho người chiếm tỷ lệ 93,4% tuy nhiên
số người biết đầy đủ tác dụng của HCBVTV chỉ chiếm 37,9% và số người
hiểu được đầy đủ cả các tác hại của HCBVTV chiếm 50,1% [13]. Điều này
chứng tỏ hiểu biết đầy đủ của người dân về HCBVTV còn sơ sài.
Theo nghiên cứu của các tác giả: Bùi Thanh Tâm, Vũ Quốc Hải, không
có người nào biết đầy đủ các màu sắc chỉ mức độ độc hại của nhãn lọ thuốc
hóa chất bảo vệ thực vật [6], [23]. Hơn nữa, người dân còn có quan điểm pha
thuốc trừ sâu với nồng độ cao sẽ có tác dụng diệt sâu bệnh tốt hơn, việc này
không những làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
người dân mà còn làm sâu bệnh kháng thuốc và mất tác dụng của HCBVTV.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
Người dân thường pha thuốc trừ sâu với nồng độ gấp 1,5 – 3 lần so với liều
lượng quy định [28].
Số người biết HCBVTV gây nhiễm độc cho người chiếm tỷ lệ cao
nhưng trên thực tế rất nhiều người dân không sử dụng các phương tiện phòng
hộ khi phun thuốc trừ sâu. Số người biết sử dụng khẩu trang để dự phòng
nhiễm HCBVTV chiếm tới trên 90% [5]. Tuy nhiên số người biết phải đeo
kính mắt chiếm tỷ lệ thấp với 32,2% và số người kể được đầy đủ tên các
phương tiện phòng hộ lao động như mũ nón, quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu
trang, kính mắt,ủng chỉ chiếm tỷ lệ 22,3% [12].
Trong thực tế, chè thường được trồng thành luống và ở trên đồi nên
khi phun HCBVTV, người canh tác chè thường phun theo địa hình, hướng
trước mặt và đi theo luống chứ họ không để ý đến hướng gió, có trên 24%
người dân không quan tâm đến địa hình và hướng phun [30] mà chỉ muốn
phun sao cho thuận tiện và nhanh nhất. Theo tác giả Nguyễn Tuấn Khanh:
Số người dân trồng chè có hiểu biết đầy đủ cách chọn thời tiết mát để phun,
biết phun giật lùi, biết phun xuôi chiều gió đạt tỷ lệ thấp 29,6 % [13]. Việc
người dân không biết chọn thời tiết, hướng phun, hướng gió mà thường
phun một cách tùy tiện là yếu tố nguy cơ gây nhiễm HCBVTV rất cao.
1.4.2.2. Thái độ dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật
Trong các nghiên cứu đã thực hiện, phần lớn người canh tác chè có
thái độ tích cực đối với nhiễm HCBVTV. Họ luôn lo lắng cho sức khỏe của
chính mình và gia đình. Đa phần người dân đồng ý với việc nên cất
HCBVTV trong tủ riêng (62,19%). Tỷ lệ người dân có thái độ đồng ý với
việc luôn đeo khẩu trang, luôn mặc áo bảo hộ khi phun HCBVTV, thái độ
về việc đảm bảo thời gian cách ly giữa các lần phun, và thái độ không mua
nếu như nhãn mác HCBVTV không rõ ràng (hư hỏng) chiếm từ 93,53%
đến 97,01% [34].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
Phần lớn người canh tác chè có tâm lý lo lắng khi sử dụng HCBVTV sẽ
ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân (97,4%), và số người cho rằng cần thiết
phải sử dụng các loại phương tiện bảo vệ cá nhân, đồng ý với việc không thu
hoạch chè sớm sau phun nhằm dự phòng nhiễm HCBVTV cũng chiếm tỷ lệ
rất cao (98,7 %; 96,9%) [13].
1.4.2.3. Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật
Người dân khi pha thuốc trừ sâu thường pha với nồng độ đậm đặc hơn
hướng dẫn và thường pha phối hợp nhiều loại thuốc trừ sâu với mong muốn
sẽ diệt trừ sâu bệnh tốt hơn. Theo nghiên cứu của Bùi Thanh Tâm tại huyện
Chí Linh (Hải Dương) có 29,6 % trường hợp pha HCBVTV đặc hơn chỉ dẫn,
47 % trường hợp pha trộn tuỳ tiện nhiều thứ HCBVTV khác nhau để diệt sâu
mạnh hơn [23]; tỷ lệ người dân thực hành đúng về việc không tự ý pha trộn
các loại HCBVTV với nhau rất thấp (7,69%) [32]; còn trong nghiên cứu của
Nguyễn Tuấn Khanh thì tỷ lệ người thực hành sử dụng hóa chất BVTV đúng
còn rất thấp chỉ chiếm 17,4 % và người dân thường trộn 2 - 3 loại thuốc vào
một bình trong lần phun, tỷ lệ trộn nhiều loại thuốc là 82,3 % [12]
Mặc dù có thái độ tích cực đối với nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật
nhưng trên thực tế các nghiên cứu cho thấy số lượng người canh tác chè sử
dụng các phương tiện bảo hộ trong quá trình phun thuốc trừ sâu còn thấp. Tỷ
lệ sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân gồm mũ, găng tay, quần áo
bảo hộ, khẩu trang, kính mắt còn thấp (chiếm 6,5 %), nhưng tỷ lệ người phun
có sử dụng khẩu trang cao (92,2 %) [12]. Theo các tác giả Nguyễn Thị Hà,
Vũ Quốc Hải, Hoàng Hải tỷ lệ đeo khẩu trang trên 90 %, tỷ lệ sử dụng kính
mắt là 11,9 % [5], [6], [7]. Kết quả nghiên cứu về sử dụng đúng phương tiện
bảo hộ lao động ở người dân của Bùi Thanh Tâm là 57,0 % [23], Nguyễn Thị
Hà là 27,65 % [5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
Tỷ lệ người canh tác chè có thực hành đúng về thời điểm phun
HCBVTV và việc không tăng số lần phun quá mức qui định thấp (14,43% và
14,93%), và thực hành đúng về xử lý bao bì đựng HCBVTV không cao
(23,88%) [32]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh thì số lượng người
canh tác chè vứt bao bì đựng HCBVTV lung tung hoặc dùng lại tương đối lớn
(21,8%) [12]. Điều này là một trong những nguyên nhân gây nhiễm
HCBVTV ra môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
1.4.2.3. Các yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ
thực vật
Theo tác giả K’ Vởi, Đỗ Văn Dũng [32] khi nghiên cứu về kiến thức,
thái độ và thực hành về HCBVTV cho thấy có sự liên quan giữa trình độ học
vấn của người dân; kiến thức và thái độ đúng về HCBVTV với thực hành
đúng về hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân trồng rau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu
Biến phụ thuộc
Biến độc lập
Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu
- Tuổi
- Giới
- Dân tộc
- Trình độ học vấn,
- Năm canh tác chè
Hành vi dự phòng
nhiễm HCBVTV
- Đeo kính mắt
- Sử dụng khẩu
trang
- Sử dụng găng tay
- Sử dụng mũ nón
- Mặc quần áo bảo
hộ lao động
- Tắm sau khi phun
- Không ăn uống,
hút thuốc trong khi
phun
Kiến thức ngƣời canh tác chè
- Ảnh hưởng của HCBVTV
- Đường lây nhiễm HCBVTV
- Biện pháp dự phòng nhiễm
HCBVTV
Thái độ của ngƣời canh tác chè
- Yếu tố nguy cơ nhiễm HCBVTV
- Hậu quả nhiễm HCBVTV
- Lợi ích thực hiện hành vi dự phong
- Yếu tố rào cản khi thực hiện hành vi
dự phòng
TT-GDSK
- Phương tiện truyền thông
- Nội dung TT
- Năng lực cán bộ TT
- Chính sách hỗ trợ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: người canh tác chè
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
 Những người canh tác chè tham gia một hoặc nhiều hoạt động canh
tác chè sau đây: phun HCBVTV, hái chè, sao chè, làm cỏ chè.
 Thời gian canh tác chè từ 1 năm trở lên.
 Là chủ hộ gia đình đáp ứng tiêu chí lựa chọn.
2.2. Địa điểm nghiên cứu:
Xã La Bằng là một xã miền núi thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
nằm sát chân núi Tam Đảo. Dân số của xã là 3767 người trong đó có 40% là
người dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Nùng, Dao và Tày). Toàn xã có 971
hộ gia đình. Tổng diện tích của xã là 12,2 km2
và được chia thành 10 xóm: La
Nạc, Lau Sau, La Bằng, Đồng Tiến, La Cút, Rừng Vần, Kẹm, Tiến Thành, Đồng
Đình, Non Vẹo. Xã La Bằng là một xã miền núi, điều kiện kinh tế chưa phát
triển, thế mạnh của xã là kinh tế đồi rừng tập trung vào phát triển cây chè với
diện tích trồng chè toàn xã là 328ha.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 02 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả. Kết hợp phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng.
2.4.2. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
2.4.3. Cỡ mẫu nghiên cứu
* Chọn cỡ mẫu điều tra cho nghiên cứu mô tả, tính cỡ mẫu [9] như sau:
2
2
2
/
1
.
.
e
q
p
Z
n 


Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu, chọn p = 0,54; theo nghiên cứu của
Nguyễn Tuấn Khanh [13] tỷ lệ người sử dụng găng tay trong quá
trình canh tác chè là 54,0%
e = ngưỡng chính xác, ấn định e = 0,05;
Z1 – α / 2 Hệ số tin cậy, Z(1 - /2) = 1,96,
với  = 0,05 tương ứng với độ tin cậy là 95% [9], [19].
Thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 382, lấy thêm 5%
chống sai số, được 401, làm tròn 400. Thực tế nghiên cứu đã tiến hành với cỡ
mẫu n = 400 hộ gia đình, tương ứng với 400 đối tượng là chủ hộ gia đình có
canh tác chè được phỏng vấn.
* Cách chọn mẫu nghiên cứu mô tả
- Chọn xã nghiên cứu: chọn chủ đích, xã La Bằng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
- Chọn đối tượng người canh tác chè cho mẫu nghiên cứu: Sử dụng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn theo các bước sau:
 Bước 1: lập danh sách tất cả những hộ gia đình có canh tác chè đạt đủ
tiêu chuẩn (810 hộ).
 Bước 2: tìm khoảng cách chọn (k): Lấy tổng số hộ gia đình canh tác
chè trong danh sách chọn chia cho cỡ mẫu (k = 810/400 = 2,025), ta
được khoảng cách k = 2.
 Bước 3: chọn đối tượng nghiên cứu
 Chọn đối tượng thứ nhất: Chọn ngẫu nhiên một người canh tác chè
(chủ hộ gia đình) nằm trong danh sách từ 01 đến khoảng cách
chọn (k = 2) (lấy đối tượng có số thứ tự 1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
 Chọn đối tượng thứ hai: là số thứ tự của đối tượng thứ nhất cộng
với khoảng cách chọn (k = 2). Đối tượng thứ 2 là chủ hộ gia đình
thứ 3 có tên trong danh sách.
 Chọn đối tượng tiếp theo: là số thứ tự của đối tượng kế trước cộng
với khoảng cách chọn (k = 2). Làm như vậy đến khi chọn đủ 400
đối tượng (là cỡ mẫu nghiên cứu).
2.4.4. Biến số nghiên cứu
Biến số Định nghĩa Công cụ
Phƣơng
pháp thu
thập
Tuổi Xác định từ lúc sinh đến thời
điểm phỏng vấn
Bảng hỏi Phỏng vấn
Giới Là đặc điểm giới tính khi sinh
của đối tượng nghiên cứu
Bảng hỏi Phỏng vấn
Quan sát
Dân tộc Là thuộc tính nhóm dân tộc của
đối tượng được phỏng vấn
Bảng hỏi Phỏng vấn
Trình độ học vấn Là số năm đi học của người
được phỏng vấn
Bảng hỏi Phỏng vấn
Số năm canh tác
chè
Số năm người dân tham gia
canh tác chè đến thời điểm
phỏng vấn
Bảng hỏi Phỏng vấn
Thời gian thu hoạch
chè sau phun
Là thời gian tính từ lúc phun
HCBVTV đến lúc thu hoạch chè
Bảng hỏi Phỏng vấn
Kiến thức Là kiến thức của người canh
tác chè về: ảnh hưởng của
HCBVTV; đường lây nhiễm
HCBVTV và các biện pháp dự
phòng nhiễm HCBVTV
Bảng hỏi Phỏng vấn
Thảo luận
nhóm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
Thái độ Là nhận thức của người canh
tác chè về: nguy cơ tiếp xúc
HCBVTV; hậu quả khi mắc
bệnh; lợi ích khi thực hiện
hành vi dự phòng và rào cản
khi thực hiện hành vi dự phòng
Bảng hỏi Phỏng vấn
Thảo luận
nhóm
Truyền thông Là phương tiện truyền thông và
nội dung truyền thông liên
quan đến dự phòng nhiễm
HCBVTV ở người canh tác chè
Bảng hỏi Phỏng vấn
Thảo luận
nhóm
Hành vi Là hành vi dự phòng nhiễm
HCBVTV của người canh tác
chè, bao gồm: đeo kính mắt; sử
dụng khẩu trang; sử dụng găng
tay; mặc quần áo bảo hộ; sử
dụng mũ nón; tắm sau khi canh
tác chè và không ăn uống trong
khi canh tác
Bảng hỏi Phỏng vấn
Thảo luận
nhóm
2.4.5. Chỉ số nghiên cứu
* Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:
 Tuổi
 Giới
 Dân tộc
 Trình độ học vấn
 Số năm canh tác chè
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
* Mức độ kiến thức, thái độ và hành vi của người canh tác chè
 Tốt
 Khá
 Trung bình
* Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV và các biến
 Giới
 Dân tộc
 Trình độ học vấn
 Số năm canh tác chè
 Kiến thức
 Thái độ
 Truyền thông giáo dục sức khỏe
2.5. Công cụ thu thập số liệu
Có 2 loại công cụ thu thập số liệu: (i) công cụ thu thập số liệu định lượng
và (ii) công cụ thu thập số liệu định tính.
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu định lượng: có 5 phần chính như sau
Phần I: Thông tin chung về người canh tác chè
Phần II: Kiến thức của người canh tác chè
Phần II: Nhận thức của người canh tác chè
Phần IV: Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV
Phần V: Truyền thông giáo dục sức khỏe
2.5.2. Công cụ thu thập số liệu định tính
Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm đã được phát triển bởi nhóm nghiên
cứu và đã được thẩm định bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Bảng hướng
dẫn thảo luận nhóm giúp đánh giá người canh tác chè về:
- Kiến thức dự phòng nhiễm HCBVTV: các biểu hiện khi nhiễm,
đường lây nhiễm và cần làm gì để phòng tránh nhiễm HCBVTV;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
- Thái độ dự phòng nhiễm HCBVTV: nhận thức về yếu tố nguy cơ,
tác hại, lợi ích và rào cản cho việc thực hiện hành vi dự phòng
nhiễm HCBVTV
- Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV
- Truyền thông giáo dục sức khỏe dự phòng nhiễm HCBVTV.
2.5.3. Tính giá trị và tính tin cậy của bộ công cụ
2.5.3.1. Tính giá trị
Bộ công cụ này đã được gửi tới những chuyên gia về sức khỏe nghề
nghiệp để đánh giá. Các ý kiến phản hồi từ các chuyên gia sẽ được nhóm
nghiên cứu tập hợp, xem xét và sửa chữa bộ công cụ cho phù hợp.
2.5.3.2. Tính tin cậy
Tính tin cậy được xác định bởi hệ số Alpha Cronbach Coefficient: theo lý
thuyết, công cụ nghiên cứu được chấp nhận khi hệ số Alpha Cronbach
Coefficients từ 0.7 trở lên [46]. Trong nghiên cứu này hệ số Alpha Cronbach
Coefficients = 0,74; vì vậy, bộ công cụ này được áp dụng để tiến hành nghiên cứu.
2.6. Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin theo 2 phương pháp
 Thu thông tin định lượng: phỏng vấn trực tiếp 400 người canh tác chè
theo tiêu chuẩn đã lựa chọn
 Thu thông tin định tính: 03 cuộc thảo luận nhóm với người canh tác chè
đã được tiến hành tại 3 xóm: Lau Sau, La Bằng và Đồng Tiến.
- Hạn chế sai số
 Chọn mẫu xác suất.
 Phiếu thu thập thông tin được các chuyên gia có kinh nghiệm xây dựng,
có thử nghiệm trước khi áp dụng.
 Cán bộ điều tra được tập huấn kỹ thuật trước khi điều tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
2.7. Phân tích và xử lý số liệu
2.7.1. Đo lường
Kiến thức
Để đo lường kiến thức của người canh tác chè đã sử dụng 15 câu hỏi
(b1 – b15). Trong đó, các câu hỏi từ b1 – b4 đánh giá kiến thức của người
canh tác chè về ảnh hưởng HCBVTV đến sức khỏe; các câu hỏi b5, b6 đánh
giá kiến thức về đường lây nhiễm HCBVTV; kiến thức của người canh tác
chè về các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV được đánh giá bởi các câu
hỏi từ b7 – b15. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm (câu nào có nhiều lựa chọn
đúng thì mỗi lựa chọn đúng được một điểm), câu trả lời sai hoặc không trả lời
được 0 điểm. Tính tổng điểm của 15 câu hỏi sau đó đánh giá kiến thức ở 3
mức độ theo phân loại của Bloom [44] như sau:
Phần trăm Giải thích
< 60% (< 22)
60-79% (22 – 30)
≥ 80% (≥ 31)
Trung bình
Khá
Tốt
Thái độ
Tổng số có 12 câu hỏi (c1 – c12) dùng để đánh giá thái độ của người
canh tác chè về dự phòng nhiễm HCBVTV trong đó: các câu hỏi c2, c3, c8 và
c15 dùng để đánh giá nhận thức về yếu tố nguy cơ; các câu c1, c11 dùng để
đánh giá nhận thức về hậu quả; các câu hỏi c4, c10 và c12 đánh giá nhận thức
về lợi ích; và nhận thức về yếu tố gây cản trở trong việc thực hiện hành vi dự
phòng nhiễm HCBVTV được đánh giá bằng câu hỏi c5, c6, c7 và c9. Mỗi câu
hỏi được đánh giá bởi thang điểm Likert (1, rất đồng ý; 2, đồng ý; 3, không rõ
ràng; 4, không đồng ý; và 5, rất không đồng ý). Các câu hỏi được cho điểm
như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
Trả lời Câu khẳng định Câu phủ định
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Không rõ ràng
Đồng ý
Rất đồng ý
1
2
3
4
5
5
4
3
2
1
Tính tổng điểm của phần nhận thức được chia làm 3 mức độ như sau:
Phần trăm Giải thích
< 60% (< 36 điểm)
60-79% (36 - 47 điểm)
≥ 80% (≥ 48 điểm)
Trung bình
Khá
Tốt
Hành vi
Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV được đánh giá bởi 10 câu hỏi từ d1
– d10: các câu từ d1 – d3 đánh giá về hành vi phun HCBVTV ở người dân, xử
lý và sử dụng bao bì chai lọ đựng HCBVTV sau khi phun; các câu hỏi từ d4 –
d10 đánh giá về tần suất thực hiện các hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV
như đeo kính mắt, sử dụng khẩu trang, sử dụng găng tay, sử dụng mũ nón, sử
dụng quần áo bảo hộ lao động, tắm rửa sau khi canh tác chè và ăn uống hút
thuốc trong khi canh tác chè. Mỗi câu hỏi được đánh giá bởi tần suất công
việc mà người canh tác chè đã làm (1, không bao giờ làm; 2, hiếm khi làm; 3,
không thường xuyên làm; và 4, thường xuyên làm). Các câu hỏi được cho
điểm như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
Trả lời Điểm số
Không bao giờ làm 0
Hiếm khi làm 1
Không thường xuyên làm 2
Thường xuyên làm 3
Tổng số điểm thực hành được phân chia làm 3 mức độ như sau:
Phần trăm Giải thích
< 60% (< 13 điểm)
60-79% (13 - 16 điểm)
≥ 80% (≥ 17 điểm)
Trung bình
Khá
Tốt
2.7.2. Xử lý số liệu
- Làm sạch số liệu:
 Sau khi thu thập, số liệu được làm sạch ngay tại cộng đồng.
 Kiểm định phân phối chuẩn các biến số: tuổi, giới, dân tộc, trình độ học
vấn, số năm canh tác chè, kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng
nhiễm HCBVTV.
- Số liệu được nhập bằng phần mềm quản lý số liệu Epidata 3.1 và xử lý bằng
phần mềm SPSS 16.0 theo các thuật toán thống kê [2]:
 Thống kê mô tả tần suất và phần trăm được xem xét để mô tả đặc điểm
chung của người canh tác chè cũng như kiến thức, thái độ và hành vi dự
phòng nhiễm HCBVTV của họ.
 Chi-square test được sử dụng để xác định mối liên quan của đặc điểm
chung, kiến thức, nhận thức, yếu tố truyền thông với hành vi dự phòng
nhiễm HCBVTV của người canh tác chè. Giá trị p < 0,05 được xác
định là có mối liên quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
- Giải thích mục đích ý nghĩa của cuộc điều tra cho đối tượng khi cần
thiết để tạo tinh thần hợp tác cùng làm việc.
- Điều tra trên những đối tượng đồng ý cộng tác, không ép buộc và trên
tinh thần tôn trọng.
- Sau khi phỏng vấn điều tra sẽ được thông tin tuyên truyền thêm những
kiến thức mà đối tượng còn chưa biết.
- Đảm bảo an toàn, bí mật các thông tin và chỉ công bố thông tin sau khi
đã có sự thỏa thuận đôi bên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n= 400)
Biến số Số lƣợng %
Tuổi (năm)
< 20 9 2,2
20 – 29 63 15,8
30 – 39 107 26,8
40 – 49 104 26,0
50 – 59 87 21,7
≥ 60 30 7,5
Ít nhất = 15 Cao nhất = 85 Trung bình = 41,92 Lệch chuẩn = 12,3
Giới
Nam
Nữ
199
201
49,8
50,2
Dân tộc
Kinh 211 52,8
Nùng 151 37,8
Khác 38 9,4
Trình độ học vấn
Mù chữ
Biết đọc biết viết
Tiểu học
Trung học cơ sở
4
29
201
118
1,0
7,3
50,2
29,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
Trung học phổ thông trở lên 48 12,0
Nhận xét:
- Nhóm tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu từ 30 – 39 và 40 – 49
chiếm tỷ lệ 26,8% và 26,0%. Nhóm tuổi dưới 20 và trên 60 chiếm tỷ lệ
thấp (2,2% và 7,5%). Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là
41,92; người ít tuổi nhất là 15 tuổi, cao nhất là 85 tuổi.
- Tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau (49,8% và 50,2%).
- Dân tộc Kinh chiếm phần lớn (52,8%), phần lớn người dân tộc thiểu số
là người Nùng (37,8%).
- Đa phần đối tượng tham gia nghiên cứu có trình độ tiểu học (50,2%);
7,3% đối tượng chưa đạt trình độ tiểu học và 1% mù chữ, số đối tượng
có trình độ trung học phổ thông trở lên chiếm tỷ lệ thấp (12,0%)
Bảng 3.2. Thời gian canh tác chè của đối tượng nghiên cứu (n = 400)
Thời gian Số lƣợng %
Thời gian canh tác
< 5 năm 21 5,2
5 – 10 năm 112 28,0
> 10 năm 267 66,8
Ít nhất: 2 Nhiều nhất: 55 Trung bình: 18,2 Lệch chuẩn: 9,9
Nhận xét:
- Thời gian canh tác chè của người canh tác chè trung bình là 18,2 năm,
người có thời gian canh tác chè ngắn nhất là 2 năm và lâu nhất là 55 năm.
- Đối tượng nghiên cứu có thời gian canh tác chè > 10 năm chiếm tỷ lệ
lớn (66,8%), dưới 5 năm chiếm tỷ lệ thấp (5,2%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
3.2. Kiến thức của ngƣời canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ
thực vật
Bảng 3.3. Kiến thức của người canh tác chè (n = 400)
Kiến thức
Mức độ
Tốt
n (%)
Khá
n (%)
Trung bình
n (%)
Ảnh hưởng HCBVTV 48 (9,4) 75 (18,8) 287 (71,8)
Đường lây nhiễm 48 (12,0) 127 (31,8) 225 (56,2)
Biện pháp dự phòng 65 (16,2) 153 (38,2) 182 (45,6)
Chung 39 (9,8) 99 (24,8) 262 (65,5)
Nhận xét:
- Tỷ lệ người canh tác chè có kiến thức tốt về dự phòng nhiễm HCBVTV
thấp (9,8%), chủ yếu là có kiến thức ở mức độ khá và trung bình
(24,8% và 65,5%).
- Bảng 3.3 cho thấy kiến thức tốt của người canh tác chè về ảnh hưởng
của HCBVTV, về đường lây nhiễm và các biện pháp dự phòng nhiễm
HCBVTV chiếm tỷ lệ thấp (9,4%; 12,0% và 16,2% theo thứ tự).
- Đa số người canh tác chè có kiến thức trung bình về ảnh hưởng, đường
lây nhiễm và các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV (71,8%; 56,2%
và 45,6% theo thứ tự).
Hộp 3.1.
Bà Triệu Thị H: “Thỉnh thoảng phun HCBVTV xong cũng cảm thấy đau
đầu, buồn nôn, nhưng nghỉ ngơi vài bữa là hết. Làm chè thì chỉ chú ý đến sự
phát triển của chè, chứ chẳng có thời gian nghĩ cho sức khỏe của mình".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
Bà Đỗ Thị T: “Tôi thấy hay đau lưng và đau đầu sau mỗi lần phun
HCBVTV, có lần tôi còn bị ngứa chân tay sau khi phun HCBVTV mất mấy ngày”
Ông Lý Văn K: “Việc sử dụng HCBVTV phần nhiều dựa vào kinh
nghiệm của bà con, còn cách pha thế nào để an toàn, thuốc độc hại ra sao,
ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào thì bà con chúng tôi cũng chẳng có thời
gian để ý đâu”
Bà Hoàng Thị T: “Theo tôi, muốn phòng nhiễm HCBVTV thì khi canh
tác chè cần phải mặc áo mưa, đeo khẩu trang và đội mũ nón. Nói chung là
nếu làm những việc này thì sẽ phòng được thôi”
Bà Triệu Thị T: “ Việc thu gom vỏ bao bì đựng HCBVTV là rất tốt, sẽ
tránh ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe, ngoài ra bà con còn phải
đeo kính mắt, đội mũ nón và đi ủng, đặc biệt là phải chú ý tắm sau khi phun
HCBVTV, tắm bằng xà phòng thì sẽ tốt hơn cho bà con để phòng tránh nhiễm
HCBVTV”
Ông Nông Văn P: “Riêng cái cây chè này, phải có nhiều thuốc thì mới
tốt được, nếu không phun liên tục sâu ăn là không bán được ngay, bà con của
tôi ở đây, có người còn bảo là nếu không có HCBVTV thì lá chè không xanh
được mà sau này nước chè cũng không ngon”
Ông Nguyễn Ngọc A: “Ngày nay các loại HCBVTV thì bà con ai cũng
biết, nhưng có người dùng quá nhiều thuốc BVTV hay trong quá trình sử
dụng không thực hiện đúng các biện pháp bảo hộ lao động trong sản xuất
nông nghiệp như không đeo khẩu trang, không dùng nón bảo hộ lao động...
nên có những trường hợp nhiễm độc HCBVTV đáng tiếc xảy ra”.
Nhận xét:
- Qua thảo luận nhóm, có 9/12 người canh tác chè biết các triệu chứng
của nhiễm HCBVTV, nhưng chỉ có 4/12 người kể tên đầy đủ các biện
pháp dự phòng nhiễm HCBVTV.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
- Có người canh tác chè chưa có những kiến thức đúng về HCBVTV.
3.3. Thái độ của ngƣời canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ
thực vật
Bảng 3.4. Thái độ của người canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo
vệ thực vật
Nhận thức
Mức độ
Tốt
n (%)
Khá
n (%)
Trung bình
n (%)
Yếu tố nguy cơ 258 (64,6) 110 (27,4) 32 (8,0)
Hậu quả 159 (39,8) 214 (53,5) 27 (6,7)
Lợi ích 118 (29,4) 258 (64,6) 24 (6,0)
Yếu tố rào cản 55 (13,8) 110 (27,4) 235 (58,8)
Chung 76 (19,0) 289 (72,2) 35 (8,8)
Nhận xét:
- Phần lớn người canh tác chè có mức độ nhận thức khá (72,2%); số
người có thái độ trung bình chiếm tỷ lệ thấp (8,8%).
- Nhận thức tốt của người canh tác chè về các yếu tố nguy cơ chiếm
64,6%, nhận thức trung bình chiếm 8,0%.
- Tỷ lệ người canh tác chè có nhận thức về hậu quả nhiễm HCBVTV
mức độ tốt là 39,8% và mức độ khá là 53,6%.
- Đa phần (64,6%) người canh tác chè có nhận thức khá về lợi ích của dự
phòng nhiễm HCBVTV (58,8%), nhận thức trung bình chiếm tỷ lệ thấp
(6,0%).
- Nhận thức tốt về các yếu tố cản trở hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV
chiếm 13,8%, nhận thức mức độ trung bình chiếm 58,8%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
Hộp 3.2.
Ông Nguyễn Văn H: “Phun HCBVTV không đeo khẩu trang nói chung
là cũng không ảnh hưởng gì lắm, chúng tôi quen rồi. Bao nhiêu năm làm
nông nghiệp, vụ nào chẳng phun như vậy, có sao đâu”
Bà Nguyễn Thị Q: “Làm nông phải chấp nhận nhọc nhằn, khi nào đổ
bệnh tính sau, đó là cái giá phải trả... của nghề làm nông!”
Ông Nông Văn T: “Không mặc quần áo bảo hộ lao động là nguy hiểm
lắm, dễ dính đòn như chơi ý, nó mà nhiễm thì sau này kiểu gì cũng dính
bệnh”
Bà Nguyễn Thị Q: “ Ui dào, mặc áo mưa vào nóng lắm, lại khó chịu mà
lại mặc chẳng quen. Phun có tí là xong, mặc ra mặc vào mất thời gian”
Bà Trần Thị H: “ Biết đeo kính mắt là tốt đấy nhưng mà nói chung là
khó nhìn lắm, nhìn chẳng rõ mà lại chẳng quen”
Bà Nguyễn Thị L: “Nói chung là bà con đủ tiền mua quần áo bảo hộ lao
động, nhưng mà bà con không mặc vì vướng, nóng và khó chịu chứ không
phải hiếm hay không có tiền mua”
Ông Dương Bá H: “Tắm à? Thật ra làm như chúng tôi suốt ngày chân
lấm tay bùn, lấy đâu thời gian mà tắm, mà tắm xong cũng lại bẩn ngay thôi
mà. Không tắm có sao đâu? Trâu bò mấy triệu còn chẳng tắm cơ mà! Chỉ
hôm nào về đi ăn cỗ thì tắm chứ nếu cứ phun xong mà tắm có người ngày
phải tắm đến chục lần chứ chẳng chơi”
Nhận xét:
- Phần lớn (10/13) người canh tác chè nhận thức rõ hậu quả của nhiễm
HCBVTV, nhưng cũng có người canh tác chè chưa nhận thức đúng về
hậu quả của nhiễm HCBVTV.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
- Người canh tác chè đã có nhận thức về các yếu tố rào cản đối với việc
thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV.
3.4. Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở ngƣời canh tác chè
Bảng 3.5. Hành vi phun hóa chất bảo vệ thực vật, xử lý dụng cụ và thu
hoạch chè sau phun
Biến số Số lƣợng %
Phun thuốc sâu (n = 400)
Có 371 92,8
Không 29 7,2
Nơi rửa bình phun HCBVTV (n = 371)
Vườn chè 154 41,5
Suối, ao hồ, rãnh nước 204 55,0
Không rửa 13 3,5
Thời gian thu hoạch chè sau phun (n = 400)
< 2 tuần 255 63,8
≥ 2 tuần 145 36,2
Nhận xét
- Phần lớn (92,8%) người canh tác chè tham gia hoạt động phun
HCBVTV, số người canh tác chè không tham gia phun HCBVTV
chiếm tỷ lệ thấp (7,2%).
- 55,0% người canh tác chè rửa bình phun HCBVTV tại ao, hồ, sông,
suối; có 3,4% người canh tác chè có thói quen không rửa bình sau phun
HCBVTV.
- Phần lớn người canh tác chè thu hoạch sau khi phun dưới 2 tuần (63,8%);
thu hoạch sau khi phun ≥ 2 tuần chiếm 36,2%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
33,7
12,4
21,6
32,3
0
20
40
60
80
100
Tỷ lệ (%)
Đốt Chôn Hủy theo
hướng dẫn
Vứt bừa bãi
Biểu đồ 3.1. Thực trạng xử lý bao bì, dụng cụ đựng hóa chất bảo vệ thực vật
Nhận xét:
- Tỷ lệ người canh tác chè vứt bao bì đựng HCBVTV bừa bãi sau khi
phun khá cao (32,3%).
Hộp 3.3.
Ông Nguyễn Hữu L: “Tiện tay thì bỏ cái vỏ ra góc bãi chè, để gọn vào
đấy chứ bây giờ biết đem vứt ở đâu? Ở thành phố thì còn có bãi rác chứ ở
chỗ tôi thì đâu cũng làm bãi rác được”
Ông Trần Văn N: “Có biết phải thu gom vỏ bao chôn lấp như thế nào đâu.
Ở đây bà con cứ vứt ra rãnh, mương, suối, bãi chè hay nơi nào tiện thì vứt. Cái
nào đẹp thì giữ lại tận dụng làm dụng cụ chứa nước hoặc đựng cái gì đó”
Bà Nguyễn Thị T: “Đem ra suối hoặc ra mương rửa luôn, như thế vừa
tiện vừa đỡ mất thời gian, xúc nước vài cái là sạch ngay thôi mà”
Bà Nguyễn Thị L: “Cũng biết là phải thu gom vỏ bao bì đựng HCBVTV
đấy nhưng thu gom xong thì xử lý ở đâu, xã chưa có nơi xử lý, chẳng nhẽ lại
chở xuống Thái Nguyên à?”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
Nhận xét:
- 11/13 người canh tác chè tham gia thảo luận biết cần xử lý bao bì đựng
hóa chất bảo vệ thực vật đúng nhưng hiện nay địa phương chưa có nơi
xử lý tập trung đúng quy cách.
- Có 7/13 người người canh tác chè có thói quen rửa bình phun ra suối,
mương, ao, hồ cho tiện và sạch nhanh.
36,5
31,8
21,5
10,2
0
20
40
60
80
100
Không bao giờ Hiếm khi Không thường
xuyên
Thường xuyên
Biểu đồ 3.2. Tần suất hành vi đeo kính mắt khi canh tác chè
Nhận xét:
- Biểu đồ 2 cho thấy, tỷ lệ người canh tác chè không bao giờ đeo kính
mắt khi canh tác chè chiếm tỷ lệ 36,5%; số người thường xuyên đeo
kính khi canh tác chè chiếm tỷ lệ thấp (10,2%)
Tần suất
Tỷ lệ (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
4,5 6,5
19,5
69,5
0
20
40
60
80
100
Không bao giờ Hiếm khi Không thường
xuyên
Thường xuyên
Biểu đồ 3.3. Tần suất hành vi sử dụng khẩu trang khi canh tác chè
Nhận xét:
- Tỷ lệ người canh tác chè thường xuyên sử dụng khẩu trang khi canh tác
chè chiếm tỷ lệ khá cao (69,5%).
- Có 4,5% đối tượng tham gia phỏng vấn không bao giờ đeo khẩu trang
khi canh tác chè.
Tần suất
Tỷ lệ (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
11,0
14,0
32,8
42,2
0
20
40
60
80
100
Không bao giờ Hiếm khi Không thường
xuyên
Thường xuyên
Biểu đồ 3.4. Tần suất hành vi sử dụng găng tay khi canh tác chè
Nhận xét:
- Số người thường xuyên sử dụng găng tay khi canh tác chè chiếm
42,2%; không bao giờ sử dụng găng tay khi canh tác chè chiếm tỷ lệ
11,0%.
Tần suất
Tỷ lệ (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
3,6
11,0
13,4
72,0
0
20
40
60
80
100
Không bao giờ Hiếm khi Không thường
xuyên
Thường xuyên
Biểu đồ 3.5. Tần suất hành vi sử dụng mũ nón bảo hộ khi canh tác chè
Nhận xét:
- Phần lớn (72%) người canh tác chè thường xuyên sử dụng mũ nón khi
canh tác chè; không bao giờ sử dụng mũ nón khi canh tác chè chiếm
3,6%.
Tần suất
Tỷ lệ (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
8,8 6,4
32,4
42,4
0
20
40
60
80
100
Không bao giờ Hiếm khi Không thường
xuyên
Thường xuyên
Biểu đồ 3.6. Tần suất hành vi sử dụng quần áo bảo hộ khi canh tác chè.
Nhận xét:
- Phần lớn người canh tác chè thường xuyên sử dụng quần áo bảo hộ lao
động (42,4%).
- Tỷ lệ người canh tác chè không bao giờ sử dụng quần áo bảo hộ lao
động trong khi canh tác thấp (8,8%).
Tần suất
Tỷ lệ (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
39
6,2
13,4
25,2
55,2
0
20
40
60
80
100
Không bao giờ Hiếm khi Không thường
xuyên
Thường xuyên
Biểu đồ 3.7. Tần suất hành vi tắm rửa sau khi canh tác chè
Nhận xét:
- Người canh tác chè thường xuyên tắm sau khi canh tác chiếm tỷ lệ
55,2%;. không bao giờ tắm sau khi canh tác chè chiếm tỷ lệ 6,2%.
Tần suất
Tỷ lệ (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
68,4
17,0
11,8
2,8
0
20
40
60
80
100
Không bao giờ Hiếm khi Không thường
xuyên
Thường xuyên
Biểu đồ 3.8. Tần suất hành vi ăn/uống/hút thuốc khi canh tác chè
Nhận xét:
- Số người có thói quen ăn uống, hút thuốc trong khi canh tác chè (không
thường xuyên và thường xuyên) chiếm tỷ lệ 11,8% và 2,8% (theo thứ tự).
- Tỷ lệ người canh tác chè không bao giờ ăn uống, hút thuốc trong khi
canh tác chè cao (68,4%).
Hộp 3.4.
Ông Quách Xuân V: “Thi thoảng thôi, chỉ hôm nào trời mát thì mới mặc
bảo hộ lao động, chứ trời nóng tôi chẳng mặc đâu, mặc vào đã vướng víu lại
còn nóng nữa:
Bà Phan Thị H: “Tôi chưa bao giờ đeo kính cả, đội nón thì thường
xuyên, lần nào lên đồi chè tôi cũng đội nón cả”
Tần suất
Tỷ lệ (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
Bà Hoàng Thị M: “Lúc nào đi phun thì thi thoảng tôi cũng đi ủng, nhưng
mà ông nhà tôi lười lắm, ông ấy chẳng đi ủng bao giờ, ông ấy bảo đi là dễ
ngã lắm”
Ông Nguyễn Ngọc A: “Nói chung là phải đeo khẩu trang thường xuyên,
tôi lần nào tôi cũng đeo, đeo nhiều nó thành quen đi, không đeo cứ thấy thiêu
thiếu cái gì đó”
Bà Nguyễn Thị L: “Tắm ít thôi, lần nào cũng tắm thì chết, việc thì bề
bộn ra đấy, tắm vài lần là hết buổi rồi”
Nhận xét:
- Phần lớn (11/12) người canh tác chè có sử dụng khẩu trang khi canh tác
chè, tuy nhiên chỉ có 2/12 người tham gia thảo luận nhóm có đeo kính
mắt và tắm sau khi canh tác chè.
Bảng 3.6. Mức độ hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở
người canh tác chè (n = 400)
Mức độ Số lƣợng %
Tốt 108 27,0
Khá 131 32,8
Trung bình 161 40,2
Nhận xét:
- Bảng 3.6 cho thấy, phần lớn người canh tác chè có hành vi dự phòng
nhiễm HCBVTV ở mức độ trung bình (40,2%); mức độ tốt chiếm tỷ lệ
thấp nhất (27,0%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
Bảng 3.7. Tỷ lệ người canh tác chè được truyền thông giáo dục sức khỏe (n=400)
Đặc điểm Số lƣợng %
Truyền thông giáo dục sức khỏe
Được nghe
Không được nghe
139
261
34,8
65,2
Nội dung truyền thông
Cách sử dụng
Tác hại
Phòng nhiễm
Xử trí khi nhiễm
119
105
77
56
85,6
75,5
55,4
40,3
Nhận xét:
- Tỷ lệ người dân không được nghe truyền thông về dự phòng nhiễm
HCBVTV chiếm 65,2%.
- Phần lớn người dân được nghe về cách sử dụng hóa chất bảo vệ thực
vật chiếm 85,6%.
Bảng 3.8. Nguồn truyền thông giáo dục sức khỏe cho người canh tác chè
(n = 139)
Nguồn truyền thông Số lƣợng %
Đài/tivi
Báo
Tờ rơi
CBYT/YTTB
Cán bộ khuyến nông
Người bán hóa chất
Lãnh đạo thôn
39
8
12
4
77
44
15
28,1
5,8
8,6
2,9
55,4
11,0
10,8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
43
Nhận xét:
- Tỷ lệ người canh tác chè được nghe truyền thông về dự phòng nhiễm
HCBVTV từ cán bộ y tế rất thấp (2,9%).
- Phần lớn người canh tác chè được nghe truyền thông từ cán bộ khuyến
nông (55,4%).
Bảng 3.9. Nhu cầu truyền thông giáo dục sức khỏe dự phòng nhiễm hóa
chất bảo vệ thực vật (n=400)
Nhu cầu truyền thông Số lƣợng %
Cần thiết nghe
Không cần thiết nghe
389
11
97,2
2,8
Cách sử dụng
Tác hại
Phòng nhiễm
Xử trí khi nhiễm
262
267
293
192
65,5
66,8
73,2
48,0
Nhận xét:
- Số người canh tác chè mong muốn nghe truyền thông về dự phòng
nhiễm HCBVTV chiếm tỷ lệ rất cao (97,2%).
- Đa số người dân mong muốn được nghe truyền thông về tác hại và biện
pháp phòng nhiễm HCBVTV (66,8% và 73,2%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
44
3.5. Mối liên quan của hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật
với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n = 400)
Đặc điểm
Hành vi
p
Tốt
n (%)
Khá
n (%)
Trung bình
n (%)
Giới
Nam
Nữ
0,077
59 (29,6) 71 (35,7) 69 (34,7)
49 (24,4) 60 (29,9) 92 (45,8)
Dân tộc
Kinh
Thiểu số
0,026
65 (30,8) 74 (35,1) 72 (34,1)
43 (22,8) 57 (30,2) 89 (47,0)
Trình độ học vấn
≤ Tiểu học
> Tiểu học
0,032
52 (22,2) 84 (35,9) 98 (41,9)
56 (33,7) 47 (28,3) 63 (38,0)
Thời gian canh tác 0,714
< 5 năm
5 – 10 năm
> 10 năm
3 (14,3) 9 (42,9) 9 (42,9)
31 (27,7) 37 (33,0) 44 (39,3)
74 (27,7) 85 (31,8) 108 (40,4)
Nhận xét:
- Không có sự liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ
thực vật với đặc điểm giới của đối tượng nghiên cứu (p > 0,05).
- Có sự liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật
với đặc điểm dân tộc của đối tượng nghiên cứu (p < 0,05).
- Có sự liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật
với trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (p < 0,05).
- Không có sự liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ
thực vật với thời gian canh tác chè của đối tượng nghiên cứu (p > 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
45
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ
thực vật với kiến thức, thái độ, truyền thông (n = 400)
Hành vi
p
Tốt
n (%)
Khá
n (%)
Trung bình
n (%)
Kiến thức 0,001
Tốt 18 (46,2) 13 (33,3) 8 (20,5)
Khá 36 (36,4) 32 (32,3) 31(31,3)
Trung bình 54 (20,6) 86 (32,8) 122 (46,6)
Thái độ 0,0001
Tốt 51 (67,1) 17 (22,4) 8 (10,5)
Khá 50 (17,3) 104 (36,0) 135 (46,7)
Trung bình 7 (20,0) 10 (28,6) 18 (51,4)
Nghe truyền thông 0,003
Được nghe 49 (35,3) 49 (35,3) 41(29,5)
Không được nghe 59 (22,6) 82 (31,4) 120 (46,0)
Nhận xét:
- Có sự liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật
với kiến thức của đối tượng nghiên cứu (p < 0,01).
- Có sự liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật
với thái độ của đối tượng nghiên cứu (p < 0,01).
- Có sự liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật
với đặc điểm nghe truyền thông của đối tượng nghiên cứu (p < 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
46
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. Kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật
ở ngƣời canh tác chè xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu
Qua nghiên cứu 400 người canh tác chè tại xã La Bằng huyện Đại Từ
tỉnh Thái Nguyên cho thấy độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là
41,92; cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh với độ tuổi trung
bình của đối tượng nghiên cứu là 40,4 [12]. Đối tượng canh tác chè có tuổi
đời trung bình khá cao vì phần lớn gia đình cố gắng tạo điều kiện cho con đi
học sau đó tìm việc làm phù hợp để không vất vả như bố mẹ, nên hoạt động
canh tác chè thường do bố mẹ làm là chủ yếu. Đối tượng nghiên cứu nhiều
tuổi nhất là 85 tuổi, tỷ lệ người canh tác chè có độ tuổi ≥ 60 chiếm 7,5%. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Trần
Như Nguyên, Tăng Xuân Châu [17] khi có 9,6% đối tượng nghiên cứu ở độ
tuổi ≥ 60 tuổi vẫn tham gia hoạt động canh tác và tiếp xúc với HCBVTV.
Trên thực tế, nhiều người canh tác chè cho rằng phun HCBVTV là có hại cho
sức khỏe nên thường nhận phần việc này về mình mà không để cho con cháu
làm vì sợ ảnh hưởng tới sức khỏe con cháu. Tỷ lệ người canh tác chè < 20
tuổi chiếm 2,2%; kết quả này cũng thấp hơn nghiên cứu của tác giả Hà Minh
Trung và cs [28] khi nhận thấy trong 1075 người phun HCBVTV thì có 2,3%
đối tượng nghiên cứu dưới 18 tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam (49,8%) tham gia các hoạt
động canh tác chè (chăm bón, thu hái, phun thuốc, chế biến…) tương đương
nữ (50,2%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không giống với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Văn Tư [30] tại khu vực nông trường chè Sông Cầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
47
và Minh Lập với tỷ lệ nam giới là 68,73% và 83,3%; có sự khác nhau này
theo chúng tôi là do đối tượng nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tư là công
nhân chuyên nghiệp tại nông trường chè. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của
chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Cao Thúy Tạo [22], khi có
50,6% đối tượng nghiên cứu là nữ giới có tiếp xúc với HCBVTV.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người canh tác chè dân tộc kinh
(52,8%) cao hơn tỷ lệ người canh tác chè dân tộc thiểu số (47,2%). Tuy nhiên,
tỷ lệ người dân tộc thiểu số tương đối cao, đây là một vấn đề cần quan tâm khi
thực hiện truyền thông cho những người canh tác chè tại xã La Bằng.
Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu có trình độ tiểu học là 50,2%; số
không biết đọc biết viết chiếm 7,3%; mù chữ chiếm 7,3% và trung học phổ
thông trở lên chiếm 12,0%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không giống
với kết quả nghiên cứu của K’ Vởi, Đỗ Văn Dũng khi tỷ lệ người có học vấn
dưới trung học cơ sở chỉ có 11%, trung học cơ sở là 43% và trung học phổ
thông trở lên là 46% [32]. Lý giải điều này theo chúng tôi là do tỷ lệ người
dân tộc thiểu số chiếm 47,2%; vì điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình nên họ
thường không đi học hoặc chỉ học hết tiểu học. Đây là yếu tố không thuận lợi
cho công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về dự phòng nhiễm HCBVTV.
Thời gian canh tác chè của đối tượng nghiên cứu dưới 5 năm chiếm tỷ lệ
thấp (5,2%), đa phần đối tượng nghiên cứu có thời gian canh tác chè hơn 10
năm (66,8%). Tỷ lệ người canh tác chè > 10 năm tương đương với kết quả
nghiên cứu của tác giả Larkin L. Strong khi có 62,5% người dân có thời gian
tiếp xúc với HCBVTV trên 10 năm [45]. Điều này chứng tỏ người canh tác
chè thường có thời gian canh tác lâu nên thời gian tiếp xúc với HCBVTV kéo
dài (theo nghiên cứu của chúng tôi người canh tác chè lâu nhất là 55 năm),
đây chính là một trong những yếu tố gây nhiễm HCBVTV và tăng nguy cơ bị
các bệnh do nhiễm HCBVTV.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
48
Phần lớn người canh tác chè thu hoạch chè khi chưa đảm bảo thời gian
sau phun (63,8%), số thu hoạch đảm bảo thời gian sau phun chiếm tỷ lệ thấp
(36,2%). Đây là một yếu tố không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người canh
tác chè mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Vấn đề này cần nhận
được sự quan tâm từ các ban ngành của xã và từ các tổ chức y tế công cộng.
4.1.2. Kiến thức của người canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo
vệ thực vật
Tỷ lệ người canh tác chè có kiến thức chung mức độ tốt về dự phòng
nhiễm HCBVTV chiếm tỷ lệ thấp (9,8%). Kết quả của chúng tôi thấp kết quả
của tác giả Hoàng Hải [7] khi có 24,7% đối tượng nghiên cứu nắm vững các
nguyên tắc về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, và kết quả này cũng thấp
hơn nghiên cứu của tác giả K’Vởi [33] trong nghiên cứu tại Lâm Đồng với tỷ
lệ người dân có kiến thức chung về dự phòng nhiễm HCBVTV đúng chiếm
35% [34]. Theo chúng tôi, có kết quả thấp hơn này là do tỷ lệ người dân canh
tác chè được truyền thông thấp, hơn nữa có 47,2% là người dân tộc thiểu số,
cho nên kiến thức tốt của đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ thấp. Phần lớn
người canh tác chè có kiến thức mức độ trung bình về dự phòng nhiễm
HCBVTV (65,5%), cá biệt có những trường hợp có hiểu biết sai về
HCBVTV. Qua thảo luận nhóm, ông Nông Văn P cho biết: “Riêng cái cây
chè này, phải có nhiều thuốc thì mới tốt được, nếu không phun liên tục sâu ăn
là không bán được ngay, bà con của tôi ở đây, có người còn bảo là nếu không
có HCBVTV thì lá chè không xanh được mà sau này nước chè cũng không
ngon”. Sự thiếu hụt kiến thức của người canh tác chè về dự phòng nhiễm
HCBVTV thấp dẫn đến những sai lầm về thái độ và việc thực hiện các hành
vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người dân. Vì vậy, công tác truyền thông
giáo dục sức khỏe cho người canh tác chè là rất quan trọng nhằm nâng cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
49
kiến thức cho người dân nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân
đồng thời phát triển nông nghiệp bền vững.
Chỉ có 9,4% và 18,8% số người canh tác chè có kiến thức mức độ tốt và
khá về ảnh hưởng HCBVTV, còn lại 71,8% người dân có kiến thức trung
bình về vấn đề này. Phần lớn (9/12 người tham gia thảo luận) người canh tác
chè chỉ kể đúng được một vài biểu hiện của nhiễm HCBVTV, tuy nhiên số
người kể đầy đủ tên các dấu hiệu nhiễm HCBVTTV thấp (3/12). Bà Triệu Thị
H cho biết: “Thỉnh thoảng phun HCBVTV xong cũng cảm thấy đau đầu, buồn
nôn, nhưng nghỉ ngơi vài bữa là hết. Làm chè thì chỉ chú ý đến sự phát triển
của chè, chứ chẳng có thời gian nghĩ cho sức khỏe của mình". Kết quả này
của chúng tôi cũng tương tự kết quả của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh [12] khi
tỷ lệ người canh tác chè kể được các dấu hiệu đau đầu, buồn nôn cao (87,3%
và 67,0% theo thứ tự) nhưng tỷ lệ người kể được đầy đủ các dấu hiệu nhiễm
HCBVTV thấp (22,6%)
Người canh tác chè có kiến thức tốt về đường lây nhiễm HCBVTV thấp
(12,0%); kiến thức trung bình về đường lây nhiễm chiếm tỷ lệ cao (56,2%).
Do kiến thức tốt của người canh tác chè đối với đường lây nhiễm chưa cao
cho nên nhiều người không dùng đủ các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV
khi canh tác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ người dân biết HCBVTV
lây qua đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (97,7%); sau đó là ăn uống
(63,2%) và qua da, mắt (46,8%) [6]; nhưng tỷ lệ người biết đầy đủ các đường
lây chiếm thấp nhất (40,5%) [12].
Phần lớn người canh tác chè có kiến thức trung bình về các biện pháp dự
phòng nhiễm HCBVTV (45,6%), kiến thức tốt chiếm 16,2%. Người dân biết
cần mặc quần áo bảo hộ lao động và sử dụng khẩu trang và đội mũ nón khá
cao (71,2%; 93,2% và 89,4% theo thứ tự) tuy nhiên tỷ lệ người biết cần đeo
kính mắt và sử dụng găng tay thấp (32,2% và 56,9% theo thứ tự) [13]. Đó là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
50
do tỷ lệ kiến thức tốt về đường lây nhiễm HCBVTV của người canh tác chè
thấp (12,0%), họ chưa biết hết các đường lây nhiễm cho nên tỷ lệ kể đầy đủ
tên các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV thấp. Trong cuộc thảo luận nhóm
với người dân, bà Hoàng Thị T kể: “Theo tôi, muốn phòng nhiễm HCBVTV thì
nói chung là khi canh tác chè cần phải mặc áo mưa, đeo khẩu trang và đội mũ
nón. Nói chung là nếu làm những việc này thì sẽ phòng được thôi”
4.1.3. Thái độ của người canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ
thực vật
Phần lớn người canh tác chè có nhận thức tốt về các yếu tố nguy cơ gây
nhiễm HCBVTV (64,6%), nhận thức trung bình chiếm tỷ lệ thấp (8,0%). Đây
là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy người dân nhận thức rõ mối đe dọa bị nhiễm
HCBVTV. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn kết quả nghiên
cứu của tác giả Yalemtsehay Mekonnen [50] khi có tới 99,2% người được hỏi
cho rằng cần thiết phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Đây chính là yếu
tố quan trọng giúp người canh tác chè thực hiện hành vi dự phòng nhiễm
HCBVTV.
Người canh tác chè có nhận thức tốt về nguy cơ nhiễm HCBVTV cao
nhưng nhận thức tốt về hậu quả của nhiễm HCBVTV lại thấp hơn (64,6% và
39,8% theo thứ tự). Chính vì lý do này làm cho nhận thức mối đe dọa với
nhiễm HCBVTV (theo mô hình HBM) không cao, điều này ảnh hưởng đến
khả năng thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người canh tác
chè. Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn người canh tác chè có nhận
thức tốt và khá về hậu quả của nhiễm HCBVTV (93,3%), kết quả này cũng
tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Larkin L. Strong [45] với 91,9% đối
tượng được phỏng vấn trả lời “Đồng ý/rất đồng ý” rằng HCBVTV gây hại
cho sức khỏe người nông dân. Tỷ lệ người canh tác chè có nhận thức trung
bình về hậu quả của nhiễm HCBVTV thấp (6,7%); cá biệt có những trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
51
hợp có nhận thức sai lầm; trong thảo luận nhóm, ông Nguyễn Văn H cho biết:
“Phun HCBVTV không đeo khẩu trang nói chung là cũng không ảnh hưởng
gì lắm, chúng tôi quen rồi. Bao nhiêu năm làm nông nghiệp, vụ nào chẳng
phun như vậy, có sao đâu”
Phần lớn người canh tác chè có nhận thức khá về lợi ích hành vi dự
phòng nhiễm HCBVTV (64,6%); nhận thức trung bình chiếm tỷ lệ thấp
(6,0%); nhận thức tốt chỉ chiếm có 29,4%. Tuy nhiên, số người nhận thức tốt
về các yếu tố cản trở khi thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV chiếm
13,82%. Đây chính là yếu tố gây khó khăn trong việc thay đổi hành vi dự
phòng nhiễm HCBVTV ở người canh tác chè. Theo tác giả Larkin L. Strong
[45] cũng cho thấy tỷ lệ người có nhận thưc tốt về lợi ích chiếm 96,9% nhưng
số người có nhận thức tốt về rào cản chỉ chiếm 37,2%. Trong các thảo luận
nhóm, nhiều người nói: “Tôi cũng nghĩ là thuốc bảo vệ thực vật có độc hại
ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng mang mấy thứ đồ bảo hộ lao động trên mình
cảm thấy vướng víu khó thao tác nên thôi”, hay “Nói chung là bà con đủ tiền
mua quần áo bảo hộ lao động, nhưng mà bà con không mặc vì vướng, nóng
và khó chịu chứ không phải hiếm hay không có tiền mua”. Tỷ lệ người canh
tác chè có nhận thức mức độ trung bình về rào cản thực hiện hành vi
HCBVTV cao (58,8%), ông Dương Bá H nói: “Tắm à? Thật ra làm như
chúng tôi suốt ngày chân lấm tay bùn, lấy đâu thời gian mà tắm, mà tắm xong
cũng lại bẩn ngay thôi mà. Không tắm có sao đâu? Trâu bò mấy triệu còn
chẳng tắm cơ mà! Chỉ hôm nào về đi ăn cỗ thì tắm chứ nếu cứ phun xong mà
tắm có người ngày phải tắm đên chục lần chứ chẳng chơi”. Đây là một vấn
đề cần truyền thông làm rõ cho người dân để họ nhận thức tốt các rào cản khi
thực hiện hành vi dự phòng, điều này sẽ giúp họ thực hiện tốt các hành vi dự
phòng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
52
4.1.4. Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
4.1.4.1. Thực trạng xử lý và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh
tác chè
Hầu hết người canh tác chè tham gia hoạt động phun HCBVTV (92,8%).
Phần lớn người canh tác chè rửa bình thuốc sau phun tại sông, suối, ao, hồ
(55,0%); có 3,5% không rửa bình thuốc sau khi phun HCBVTV. Trong thảo
luận nhóm với người dân, bà Nguyễn Thị T cho biết: “Đem ra suối hoặc ra
mương rửa luôn, như thế vừa tiện vừa đỡ mất thời gian, xúc nước vài cái là
sạch ngay thôi mà”. Điều này cho thấy, thực tế người canh tác chè thực hiện
hành vi xử lý dụng cụ sau phun không đúng, đây là một trong những yếu tố gây
ô nhiễm môi trường sống từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe của chính người dân.
Tỷ lệ người canh tác chè vứt bao bì, dụng cụ đựng HCBVTV sau phun
bừa bãi chiếm 32,3%; trong quá trình thảo luận nhóm, người dân cho biết: “Ở
đây bà con cứ vứt ra rãnh, mương, suối, bãi chè hay nơi nào tiện thì vứt. Cái
nào đẹp thì giữ lại tận dụng làm dụng cụ chứa nước hoặc đựng cái gì đó”.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Tuấn Khanh khi có 21,8% người canh tác chè vứt chai lọ lung tung
hoặc dùng lại [13], và cũng cao hơn của tác giả K’ Vởi, Đỗ Văn Dũng khi có
23,88% người dân thực hành không đúng về xử lý chai lọ [33]. Nguyên nhân
của vấn đề theo chúng tôi là do La Bằng là một xã miền núi, tỷ lệ người dân
tộc chiếm khoảng 40%, trình độ học vấn thấp, ý thức về bảo vệ môi trường
của người dân còn hạn chế và do điều kiện xử lý tại địa phương chưa đảm
bảo. Theo bà Nguyễn Thị L cho biết: “Cũng biết là phải thu gom vỏ bao bì
đựng HCBVTV đấy nhưng thu gom xong thì xử lý ở đâu, xã chưa có nơi xử lý,
chẳng nhẽ lại chở xuống Thái Nguyên à?”
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè

More Related Content

What's hot

Các cơ hô hấp
Các cơ hô hấpCác cơ hô hấp
Các cơ hô hấp
Dr NgocSâm
 
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế
TBFTTH
 
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuTứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
youngunoistalented1995
 
HÓA SINH LÂM SÀNG BỆNH GAN MẬT
HÓA SINH LÂM SÀNG BỆNH GAN MẬTHÓA SINH LÂM SÀNG BỆNH GAN MẬT
HÓA SINH LÂM SÀNG BỆNH GAN MẬT
Le_Huan
 
Hệ nội tiết
Hệ nội tiếtHệ nội tiết
Hệ nội tiết
Lam Nguyen
 
Giải phẫu-ứng-dụng-phúc-mạc
Giải phẫu-ứng-dụng-phúc-mạcGiải phẫu-ứng-dụng-phúc-mạc
Giải phẫu-ứng-dụng-phúc-mạc
Thành Nhân
 
MẠCH MÁU CHI TRÊN
MẠCH MÁU CHI TRÊNMẠCH MÁU CHI TRÊN
MẠCH MÁU CHI TRÊN
SoM
 
Sinh ly ho hap
Sinh ly ho hapSinh ly ho hap
Sinh ly ho hap
Dam Van Tien
 
Mô học hệ hô hấp -2019-2020
Mô học hệ hô hấp -2019-2020Mô học hệ hô hấp -2019-2020
Mô học hệ hô hấp -2019-2020
Ngọc Hà Hoàng
 
Cấu trúc và chức năng của lách
Cấu trúc và chức năng của láchCấu trúc và chức năng của lách
Cấu trúc và chức năng của lách
Le Tran Anh
 
SINH LÝ THẬN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU YHN .doc
SINH LÝ THẬN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU YHN .docSINH LÝ THẬN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU YHN .doc
SINH LÝ THẬN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU YHN .doc
HongBiThi1
 
TUYẾN TIÊU HÓA 2013
TUYẾN TIÊU HÓA 2013TUYẾN TIÊU HÓA 2013
TUYẾN TIÊU HÓA 2013
SoM
 
MÔ HỌC HỆ SINH DỤC NAM
MÔ HỌC HỆ SINH DỤC NAMMÔ HỌC HỆ SINH DỤC NAM
MÔ HỌC HỆ SINH DỤC NAM
SoM
 
GIẢI PHẪU DẠ DÀY
GIẢI PHẪU DẠ DÀYGIẢI PHẪU DẠ DÀY
GIẢI PHẪU DẠ DÀY
SoM
 
THẬN VÀ NƯỚC TIỂU
THẬN VÀ NƯỚC TIỂUTHẬN VÀ NƯỚC TIỂU
THẬN VÀ NƯỚC TIỂU
SoM
 
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCMSinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
VuKirikou
 
Tuyến tụy
Tuyến tụyTuyến tụy
Tuyến tụy
Lê Tuấn
 
Co quan tao huyet va mien dichok
Co quan tao huyet va mien dichokCo quan tao huyet va mien dichok
Co quan tao huyet va mien dichok
Ngọc Hà Hoàng
 
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với EpidataHướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
phongnq
 
Xet nghiem hoa sinh trong hoi chung vanh cap
Xet nghiem hoa sinh trong hoi chung vanh capXet nghiem hoa sinh trong hoi chung vanh cap
Xet nghiem hoa sinh trong hoi chung vanh cap
Vân Thanh
 

What's hot (20)

Các cơ hô hấp
Các cơ hô hấpCác cơ hô hấp
Các cơ hô hấp
 
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế
 
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuTứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
 
HÓA SINH LÂM SÀNG BỆNH GAN MẬT
HÓA SINH LÂM SÀNG BỆNH GAN MẬTHÓA SINH LÂM SÀNG BỆNH GAN MẬT
HÓA SINH LÂM SÀNG BỆNH GAN MẬT
 
Hệ nội tiết
Hệ nội tiếtHệ nội tiết
Hệ nội tiết
 
Giải phẫu-ứng-dụng-phúc-mạc
Giải phẫu-ứng-dụng-phúc-mạcGiải phẫu-ứng-dụng-phúc-mạc
Giải phẫu-ứng-dụng-phúc-mạc
 
MẠCH MÁU CHI TRÊN
MẠCH MÁU CHI TRÊNMẠCH MÁU CHI TRÊN
MẠCH MÁU CHI TRÊN
 
Sinh ly ho hap
Sinh ly ho hapSinh ly ho hap
Sinh ly ho hap
 
Mô học hệ hô hấp -2019-2020
Mô học hệ hô hấp -2019-2020Mô học hệ hô hấp -2019-2020
Mô học hệ hô hấp -2019-2020
 
Cấu trúc và chức năng của lách
Cấu trúc và chức năng của láchCấu trúc và chức năng của lách
Cấu trúc và chức năng của lách
 
SINH LÝ THẬN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU YHN .doc
SINH LÝ THẬN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU YHN .docSINH LÝ THẬN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU YHN .doc
SINH LÝ THẬN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU YHN .doc
 
TUYẾN TIÊU HÓA 2013
TUYẾN TIÊU HÓA 2013TUYẾN TIÊU HÓA 2013
TUYẾN TIÊU HÓA 2013
 
MÔ HỌC HỆ SINH DỤC NAM
MÔ HỌC HỆ SINH DỤC NAMMÔ HỌC HỆ SINH DỤC NAM
MÔ HỌC HỆ SINH DỤC NAM
 
GIẢI PHẪU DẠ DÀY
GIẢI PHẪU DẠ DÀYGIẢI PHẪU DẠ DÀY
GIẢI PHẪU DẠ DÀY
 
THẬN VÀ NƯỚC TIỂU
THẬN VÀ NƯỚC TIỂUTHẬN VÀ NƯỚC TIỂU
THẬN VÀ NƯỚC TIỂU
 
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCMSinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
 
Tuyến tụy
Tuyến tụyTuyến tụy
Tuyến tụy
 
Co quan tao huyet va mien dichok
Co quan tao huyet va mien dichokCo quan tao huyet va mien dichok
Co quan tao huyet va mien dichok
 
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với EpidataHướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
 
Xet nghiem hoa sinh trong hoi chung vanh cap
Xet nghiem hoa sinh trong hoi chung vanh capXet nghiem hoa sinh trong hoi chung vanh cap
Xet nghiem hoa sinh trong hoi chung vanh cap
 

Similar to Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đườ...
đáNh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đườ...đáNh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đườ...
đáNh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đườ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
luan van thac si kinh te (12).pdf
luan van thac si kinh te (12).pdfluan van thac si kinh te (12).pdf
luan van thac si kinh te (12).pdfNguyễn Công Huy
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phầnđáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnNghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
ssuser499fca
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...
Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...
Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ...
Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ...Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ...
Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi CốcẢnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè (20)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
 
đáNh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đườ...
đáNh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đườ...đáNh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đườ...
đáNh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đườ...
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
 
luan van thac si kinh te (12).pdf
luan van thac si kinh te (12).pdfluan van thac si kinh te (12).pdf
luan van thac si kinh te (12).pdf
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phầnđáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
 
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnNghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...
Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...
Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...
 
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
 
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
 
Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ...
Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ...Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ...
Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ...
 
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi CốcẢnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
 
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
 

Recently uploaded

40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (18)

40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 

Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC TRẦN THẾ HOÀNG HÀNH VI DỰ PHÒNG NHIỄM HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT Ở NGƯỜI CANH TÁC CHÈ XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Thái Nguyên, 2011
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC TRẦN THẾ HOÀNG HÀNH VI DỰ PHÒNG NHIỄM HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT Ở NGƯỜI CANH TÁC CHÈ XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 60.72.73 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG MẠNH Thái Nguyên, 2011
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Lêi c¶m ¬n Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Y tế Công cộng, Bộ môn Y học cộng đồng - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quang Mạnh - người thầy luôn tận tình dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập để hoàn thành khóa học. Xin chân thành cảm ơn./. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011 HỌC VIÊN Trần Thế Hoàng
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Lêi cam ®oan Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011 HỌC VIÊN Trần Thế Hoàng
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐBV : Biết đọc biết viết CBYT : Cán bộ y tế GDSK : Giáo dục sức khoẻ HBM : Health Belief Model HCBVTV : Hoá chất bảo vệ thực vật HVSK : Hành vi sức khoẻ NXB : Nhà xuất bản THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TT GDSK : Truyền thông giáo dục sức khoẻ TT : Truyền thông YTTB : Y tế thôn bản
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN..............................................................................................................................................................3 1.1. Hành vi .................................................................................................................................................................................................3 1.2. Thuyết hành vi ...........................................................................................................................................................................5 1.3. Các khái niệm khác ............................................................................................................................................................9 1.4. Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật và các yếu tố liên quan .......................................................................................................................................................................................... 10 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu...............................................................................................................................15 1.6. Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................................................................................16 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................17 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................................................................17 2.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................................................................................17 2.3. Thời gian nghiên cứu.....................................................................................................................................................17 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................................................17 2.5. Công cụ thu thập số liệu ..........................................................................................................................................21 2.6. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................................................................22 2.7. Phân tích và xử lý số liệu .......................................................................................................................................23 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................................................................................26 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................................................27 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................................................27
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2. Kiến thức của người canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật .............................................................................................................................................................................................29 3.3. Thái độ của người canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật .............................................................................................................................................................................................31 3.4. Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV ở người canh tác chè ....................................33 3.5. Mối liên quan của hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ..45 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ...............................................................................................................................................................47 4.1. Kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ........47 4.2. Các yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè ........................................................................................................................................57 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................................................................................59 KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .........................................................................27 Bảng 3.2. Thời gian canh tác và thu hoạch chè sau phun hoá chất bảo vệ thực vật chè của đối tượng nghiên cứu .......................................................................................28 Bảng 3.3. Kiến thức của người canh tác chè ........................................................................................................29 Bảng 3.4. Thái độ của người canh tác chè về dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật......................................................................................................................................................................31 Bảng 3.5. Hành vi phun hoá chất bảo vệ thực vật và xử lý dụng cụ sau phun........................................................................................................................................................................................................33 Bảng 3.6. Mức độ hành vi dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè ........................................................................................................................................................42 Bảng 3.7. Tỷ lệ người canh tác chè được truyền thông giáo dục sức khoẻ .......43 Bảng 3.8. Nguồn truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người canh tác chè .......43 Bảng 3.9. Nhu cầu truyền thông giáo dục sức khoẻ dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật......................................................................................................................................................44 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu............................................45 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật với kiến thức thức, thái độ, truyền thông.....................................................46
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Thực trạng xử lý bao bì, dụng cụ đựng hoá chất bảo vệ thực vật..........34 Biểu đồ 3.2. Tần suất hành vi đeo kính mắt khi canh tác chè ............................................................35 Biểu đồ 3.3. Tần suất hành vi sử dụng khẩu trang khi canh tác chè .........................................36 Biểu đồ 3.4. Tần suất hành vi sử dụng găng tay khi canh tác chè ................................................37 Biểu đồ 3.5. Tần suất hành vi sử dụng mũ nón bảo hộ khi canh tác chè ...........................38 Biểu đồ 3.6. Tần suất hành vi sử dụng quần áo bảo hộ khi canh tác chè ..........................39 Biểu đồ 3.7. Tần suất hành vi tắm rửa sau khi canh tác chè .................................................................40 Biểu đồ 3.8. Tần suất hành vi ăn /uống/hút thuốc khi canh tác chè............................................41
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đối với cây chè vừa có tác dụng phòng ngừa sâu bệnh vừa giúp tăng năng suất, sản lượng. Tuy nhiên, khi lạm dụng hoặc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật không đúng cách không chỉ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân canh tác chè. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phần lớn những người canh tác chè khi sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật thường có các dấu hiệu nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh, Đỗ Hàm (2009) tỷ lệ người canh tác chè có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt và đau đầu chiếm tỷ lệ rất cao (78,4 %; 77,9 % và 73,1% theo thứ tự). Bên cạnh đó, người canh tác chè còn bị mắc một số bệnh như bệnh mũi họng (86,9 %), bệnh về mắt (84,8 %), cơ xương khớp (63,7 %), tâm thần kinh (51,1 %) và da liễu (40,1 %) [11], [25]. Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên nguyên nhân chính gây nhiễm hóa chất bảo vệ thực là do người canh tác không mang trang bị phòng hộ (89,5%); thuốc dính vào da khi pha chế (75,5%); do bình phun bị rò rỉ (35,0%); phun không đúng kỹ thuật (54,7%); phun với liều lượng cao hơn mức khuyến cáo và do sử dụng một số loại thuốc đã bị hạn chế hoặc cấm sử dụng [16]; do ít sử dụng kính mắt (4,0%) [7]; vứt chai lọ tùy tiện hoặc dùng lại sau khi phun (23,88%) [32]. Ngoài những nguyên nhân trên, việc thực hiện các hành vi không tắm rửa sau khi phun, không chú ý đến chiều gió, không chú ý đến thời tiết, thiếu kiến thức hoặc thái độ xem thường vệ sinh lao động ở người canh tác chè đều liên quan đến nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật [12], [14].
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Xã La Bằng là một xã miền núi thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Xã có tổng số dân là 3767 người trong đó có 40% là người dân tộc thiểu số. Tổng diện tích của xã là 12,2 km2 với diện tích trồng chè toàn xã là 328ha. Phát triển cây chè là thế mạnh kinh tế của xã tuy nhiên trong quá trình canh tác, người canh tác chè phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật và đây là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của người canh tác chè. Đã có một số đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khỏe người canh tác chè nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật của người canh tác chè tại xã La Bằng. Để tìm hiểu về hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè tại xã La Bằng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên” với mục tiêu: 1. Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên năm 2011. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè. Giả thuyết nghiên cứu Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật có liên quan đến giới, dân tộc, trình độ học vấn, số năm canh tác chè, kiến thức, thái độ và truyền thông giáo dục sức khỏe.
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Hành vi 1.1.1. Khái niệm hành vi Hành vi là “một phản ứng quan sát được của một người tới một tác nhân kích thích hoặc một hành động có thể vô thức hoặc có ý thức với mục đích, tần suất và khoảng thời gian cụ thể.” [3], [27]. 1.1.2. Hành vi sức khỏe Hành vi sức khỏe (HVSK) là “những thuộc tính cá nhân như niềm tin, sự mong đợi, động lực thúc đẩy, giá trị, nhận thức, và kinh nghiệm; những đặc điểm về tính cách bao gồm tình cảm, cảm xúc; các loại hành vi, hành động, và thói quen có liên quan đến sự duy trì, phục hồi, và cải thiện sức khỏe” [3], [27]. 1.1.3. Các yếu tố của hành vi sức khỏe Ba nhóm yếu tố chính góp phần hình thành và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi con người [26], [27], đó là: * Yếu tố tiền đề Yếu tố tiền đề là yếu tố bên trong của cá nhân, bao gồm: kiến thức, thái độ, niềm tin và giá trị xã hội. Nhóm yếu tố này quyết định cách ứng xử của mỗi chúng ta.  Kiến thức là sự hiểu biết về sự vật, hiện tượng và bắt nguồn từ sự học tập, trải nghiệm và là yếu tố tiền đề/dẫn dắt đến hành vi. Ví dụ: bà mẹ không biết rõ lịch tiêm chủng (kiến thức) thì không đưa con đi tiêm chủng (hành vi).  Thái độ là một phản ứng được đánh giá thích hay không thích hoặc khuynh hướng hướng tới sự vật, hiện tượng, một tình huống, một người, một
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 nhóm người mà biểu hiện bằng niềm tin, cảm giác hoặc một hành vi dự định. Thái độ là yếu tố cơ bản dẫn đến hành vi. Ví dụ: nếu người canh tác chè nhận thức rằng không đeo khẩu trang khi tiếp xúc hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) sẽ có nguy cơ nhiễm HCBVTV (thái độ), họ sẽ thực hiện đeo khẩu trang (hành vi).  Niềm tin là sự tin tưởng chắc chắn rằng một sự kiện, quan điểm là đúng, là có thật mặc dù có thể không đúng, không có thật. Niềm tin này thường do cha mẹ, ông bà, và những người thân mà ta thương yêu, kính trọng truyền đạt, khuyên bảo hoặc có được từ kinh nghiệm bản thân. Người ta thường có xu hướng tiếp nhận niềm tin mà không kiểm chứng lại xem niềm tin đó có đúng không. Ví dụ: có những nhóm người cho rằng phụ nữ có thai không nên ăn thịt một số động vật vì nếu ăn đứa trẻ sau này sinh ra có thể có hành vi hoặc một số đặc điểm giống như con vật mà người mẹ đã từng ăn (niềm tin), vì vậy họ sẽ không ăn thịt động vật (hành vi).  Giá trị là điều mà chúng ta coi là quan trọng để định hướng cho các hành động. Khi được nhận thức một cách đầy đủ, các giá trị sẽ trở thành những tiêu chuẩn cho sự yêu thích và lựa chọn. Ví dụ: người tập thể dục thể thao thấy người khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ tốt (giá trị) thì họ sẽ tiếp tục tập thể dục thể thao thường xuyên (hành vi). * Yếu tố củng cố/duy trì Đó là những yếu tố ảnh hưởng từ người thân trong gia đình (cha mẹ, ông bà), thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, những người đứng đầu ở địa phương, người có chức sắc trong dòng tộc, tôn giáo. Họ là những người có uy tín, quan trọng trong cộng đồng và mọi người có xu hướng nghe và làm theo những người có uy tín, quan trọng đã làm. Ví dụ: học sinh thường rửa tay trước khi ăn nếu thấy thầy cô giáo cũng làm như vậy.
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 * Yếu tố điều kiện thuận lợi  Đó là các yếu tố liên quan đến nguồn lực nói chung, bao gồm điều kiện sinh sống, việc làm, thu nhập, cũng như các chính sách và môi trường luật pháp. Chẳng hạn như một người canh tác chè sau khi tiếp xúc với HCBVTV bị đau đầu, nôn muốn đi khám ở trạm y tế xã nhưng vì phải đi bộ quá xa nên đã không đến khám. Một số người muốn mua quần áo bảo hộ lao động nhưng do chi phí cao nên họ không thể mua, vì vậy họ vẫn tiếp tục canh tác chè mà không sử dụng bảo hộ lao động. Trong khi đó các khu vực chuyên canh chè có nhiều khu vực thuộc các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội còn thấp [14] cho nên sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV.  Yếu tố về môi trường pháp luật như các quy định, luật pháp có tác động rất mạnh đến hành vi cá nhân. Ví dụ: hiện tượng hút thuốc trong bệnh viện và trường học sẽ không xảy ra nếu qui định cấm hút thuốc và việc xử phạt người hút thuốc trong khu vực này được áp dụng một cách nghiêm ngặt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kiến thức, thái độ, niềm tin ảnh hưởng đến hành vi phòng chống bệnh tật của người dân (yếu tố tiền đề)[13], [45]; theo nghiên cứu của Phạm Thị Tâm cho thấy các yếu tố tăng nguy cơ hút thuốc là gia đình có nhiều người hút thuốc lá và có thái độ ủng hộ hành vi hút thuốc (yếu tố củng cố) [24]. Do vậy, việc nghiên cứu rõ ràng các yếu tố của hành vi chính là cơ sở để can thiệp giúp cá nhân thay đổi hành vi theo hướng có lợi cho sức khỏe. 1.2. Thuyết hành vi Có nhiều thuyết cơ bản về thay đổi cho hành vi sức khỏe như: mô hình giảm nguy cơ AIDS, mô hình các giai đoạn thay đổi, thuyết về hành động có lý do và mô hình BASNEF, mô hình niềm tin sức khỏe [26], [27], [41]. Tuy nhiên, thuyết mô hình niềm tin sức khỏe (Health Belief Model - HBM) là mô
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 hình được sử dụng phổ biến nhất trong khoa học hành vi sức khỏe để giải thích sự thay đổi/duy trì hành vi sức khỏe cá nhân cũng như hướng dẫn cho các can thiệp thay đổi hành vi sức khỏe. Mô hình này đã được phát triển trong những năm 1950 bởi nhà nghiên cứu tâm lý xã hội Mỹ Hochbaum, Rosenstock và Kegels để giải thích lý do người dân Mỹ không tham gia vào chương trình sàng lọc bệnh lao. Sau đó mô hình đã được tác giả Becker bổ sung thêm và xây dựng từ năm 1974 [37], [41]. Mô hình niềm tin sức khỏe đã được áp dụng để giải thích hành vi như hành vi xét nghiệm HIV của thanh niên trong nghiên cứu của tác giả Caroline W. Karibu [35] khi tác giả sử dụng HBM làm khung lý thuyết của nghiên cứu và chỉ ra rằng việc nhận thức về mối đe dọa nhiễm HIV ở giới trẻ sẽ dẫn tới hành vi xét nghiệm HIV (1/2 số thanh niên có quan hệ tình dục không làm xét nghiệm nhiễm HIV vì họ cho rằng họ không có nguy cơ nhiễm HIV). Các tác giả Hazavehei SM, Taghdisi MH, Saidi M đã sử dụng HBM trong nghiên cứu hành vi dự phòng bệnh loãng xương ở nữ học sinh trung học tại Garmsar, Iran [39]. Tác giả đã chia nữ học sinh làm 3 nhóm, 1 nhóm tham gia chương trình can thiệp giáo dục dự phòng bệnh loãng xương theo mô hình HBM, 1 nhóm tham gia chương trình giáo dục theo phương pháp truyền thống và một nhóm chứng. Tác giả tiến hành đánh giá kết quả trước can thiệp, ngay sau can thiệp và sau khi can thiệp 1 tháng. Kết quả cho thấy rằng nhóm 1 đã tăng điểm trung bình trong các lĩnh vực kiến thức, nhận thức sự nhạy cảm về bệnh, hậu quả, rào cản và lợi ích của việc giảm các nguy cơ mắc bệnh, nhóm 2 chỉ tăng điểm trong lĩnh vực kiến thức và nhận thức sự nhạy cảm về nguy cơ gây bệnh; còn nhóm 3 thì không có sự thay đổi. Ngoài ra, mô hình niềm tin sức khỏe cũng được sử dụng để giải thích các hành vi khác như hành vi dự phòng nhiễm sốt xuất huyết Dengue bằng cách sử dụng HBM để xây dựng nội dung truyền thông thay đổi hành vi để kiểm soát bệnh sốt xuất huyết Dengue [40]; hành vi hút thuốc lá, hành vi uống rượu…
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Mô hình của thuyết HBM [41] như sau: (Mô hình niềm tin sức khỏe Becker, 1974[41]) * Nhận thức sự nhạy cảm Là niềm tin của cá nhân hướng đến các yếu tố nguy cơ sức khỏe. Ví dụ, nhận thức rằng không sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục... Nhận thức được yếu tố nguy cơ là cơ sở làm nền tảng cho việc thúc đẩy hành vi có lợi cho sức khỏe của họ. Ví dụ, người cao huyết áp nhận thức rằng ăn mặn, uống rượu/bia sẽ có nguy Nhận thức về sự nhạy cảm tới bệnh “X” Nhận thức về tính trầm trọng của bệnh “X” Biến số nhân khẩu học (Tuổi, giới, dân tộc, kinh tế xã hội, kiến thức) Nhận thức về mối đe dọa tới bệnh “X” Nhận thức lợi ích của hành vi dự phòng so với những rào cản khi thay đổi hành vi. Động lực cho hành động: - Giáo dục - Chứng kiến từ bạn bè, người thân. - Thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Khả năng thay đổi hành vi (Khả năng thực hiện hành vi phòng bệnh)
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 cơ làm tăng huyết áp. Nhận thức nguy cơ giúp người làm giáo dục sức khỏe (GDSK) xác định quần thể nguy cơ, mức độ nguy cơ. * Nhận thức tính trầm trọng Là niềm tin của cá nhân về tính nghiêm trọng hoặc tính khốc liệt của một bệnh. Ví dụ, tính nghiêm trọng khi bị nhiễm HIV/AIDS là dẫn đến tử vong, bị kỳ thị phân biệt đối xử… Nhận thức được tính nghiêm trọng sẽ là nền tảng cho sửa đổi hành vi sức khỏe. Ví dụ, nếu như người tham gia giao thông nhận thức được tai nạn giao thông có thể làm chấn thương sọ não vì thế người tham gia giao thông sẽ thực hiện hành vi đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông... Tính nghiêm trọng được áp dụng để đánh giá quan điểm của cá nhân về hậu quả của tiếp xúc yếu tố nguy cơ. * Nhận thức lợi ích Là quan điểm của cá nhân về lợi ích thực hiện hành vi khuyến nghị để làm giảm yếu tố nguy dẫn đến bệnh tật. Ví dụ, người dân nhận thức rằng tập thể dục thường xuyên sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, phòng được bệnh tật (lợi ích); đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ sẽ phòng sâu răng (lợi ích)... Nhận thức lợi ích khi thực hiện hành vi dự phòng giúp người làm GDSK xác định những mong đợi mà quần thể đích phải đạt được. * Nhận thức rào cản Nhận thức rào cản là quan điểm của cá nhân về các yếu tố gây cản trở hành vi dự phòng. Ví dụ, người dân nhận thức rằng không có nơi tập luyện là yếu tố cản trở cho hành vi tập thể dục thường xuyên. Bất cứ một hành vi sức khỏe nào cũng có yếu tố “rào cản” của nó. Việc xác định yếu tố gây cản trở hành vi có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược làm thay đổi HVSK. Chỉ khi cá nhân nhận thức được yếu tố “lợi ích” lấn án/áp đảo yếu tố gây “cản trở” thì hành vi đó mới có khả năng thực hiện.
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 * Yếu tố bổ trợ Bốn yếu tố nhận thức đã nêu trên là chịu sự tác động bởi các biến số như tuổi, giới, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế (các yếu tố xã hội học). Vì thế, tác giả Becker đã bổ sung vào mô hình các yếu tố này đã ảnh hưởng gián tiếp đến hành vi sức khỏe thông qua nhận thức của cá nhân. * Yếu tố nhắc nhở (Động lực cho thay đổi)  Yếu tố nhắc nhở đề cập đến vai trò của truyền thông làm thay đổi hành vi. Đó là những sự kiện hoặc những thứ làm thúc đẩy quá trình thay đổi hành vi. Ví dụ, lời khuyên từ những người khác, tranh ảnh, các phương tiện truyền thông đại chúng (yếu tố nhắc nhở)  Trong giáo dục và nâng cao sức khỏe, xác định yếu tố nhắc nhở sẽ quyết định hình thức cũng như phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe. Ví dụ, mô hình giáo viên cắm bản của tác giả Hạc Văn Vinh [32] đã sử dụng yếu tố thúc đẩy/nhắc nhở hành vi giáo dục sức khỏe vệ sinh môi trường và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ 15-49 có con < 5 tuổi. 1.3. Khái niệm về hóa chất bảo vệ thực vật và phƣơng tiện bảo vệ cá nhân 1.3.1. Hóa chất bảo vệ thực vật Là danh từ chung để chỉ một chất hoặc một hợp chất bất kỳ có tác dụng dự phòng, tiêu diệt hoặc kiểm soát các sinh vật gây hại kể cả các vector gây bệnh cho người và động vật, các loại côn trùng khác hay động vật có hại trong quá trình sản xuất, chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị lương thực, sản phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn gia súc hoặc phòng chống các loại côn trùng, ký sinh trùng [1]. 1.3.2. Phương tiện bảo vệ cá nhân Là những dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị thiết yếu mà mỗi một người lao động cần sử dụng trong khi làm việc và công tác để cơ thể không bị tác động xấu của các yếu tố có hại phát sinh trong môi trường [1], [4].
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 1.4. Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật và các yếu tố liên quan 1.4.1. Thế giới Theo nghiên cứu của tác giả Dilshad Ahmed Khan (2010) tại Parkistan, số người có kiến thức tốt về sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân phòng nhiễm HCBVTV chiếm tỷ lệ thấp (14,6%), đa số kiến thức của người được hỏi (55,4 %) không đạt yêu cầu [36]. Nghiên cứu tại Ethiopia và Campuchia cho thấy, HCBVTV được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong nông nghiệp, thậm chí có nhiều hóa chất độc hại đã bị cấm. Tuy nhiên, kiến thức của người dân về HCBVTV còn thấp, đa phần người dân (67,4%) không hiểu các thông tin ghi trên bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật [50] và thậm chí có rất nhiều người dân chưa qua đào tạo và đa số người dân mù chữ do đó họ không biết về những tác hại cảnh báo cho người sử dụng ghi trên bao bì đựng HCBVTV [47]. Người canh tác nhận thức rõ tác hại của HCBVTV và đồng ý phải sử dụng đầy đủ các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV [38], phần lớn người nông dân đồng ý nên sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi canh tác (99,2%) [50]. Việc thực hành các giải pháp dự phòng nhiễm HCBVTV của người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chưa cao, chỉ có 25% người sử dụng HCBVTV mặc quần áo bảo hộ lao động và số người đeo găng tay trong quá trình sử dụng HCBVTV cũng chiếm tỷ lệ không cao (43%) [34]. Theo nghiên cứu của Hong Zhang và Yonglong Lu (2007) tại các tỉnh phía Bắc Trung Quốc cho thấy hầu hết người dùng HCBVTV không sử dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa [49]. Tỷ lệ người nông dân sử dụng giày dép, mặt nạ và găng tay khi tiếp xúc với HCBVTV thấp (31%, 14% và 9%) [36]. Số người không bao giờ sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân nào tại thời điểm phun HCBVTV cũng khá cao (22,1%), số không sử dụng mũ và không đeo kính bảo hộ lao động chiếm tỷ lệ trên 50% (50,0% và 64,6%) [42] như vậy chứng
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 tỏ còn tỷ lệ rất lớn người dân chưa thực hiện các biện pháp cá nhân nhằm dự phòng nhiễm HCBVTV. Bên cạnh tỷ lệ sử dụng phương tiện bảo hộ lao động còn thấp thì tỷ lệ người dân vẫn ăn uống trong khi làm việc với HCBVTV chiếm tỷ lệ cao (79,4%). Có 64,0% người dân cất giữ HCBVTV không đảm bảo an toàn và tỷ lệ cất giữ HCBVTV gần thức ăn chiếm tới 29,4%, chỉ có 66,9% người dân thỉnh thoảng tắm rửa sau khi phun và có 2,9% người dân có thói quen không thay quần áo sau khi phun HCBVTV [49]. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhận thức của người dân về: ăn, uống, hút thuốc lá không rửa tay; mặc quần áo lao động quá 1 ngày đều có liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật [48]; nhận thức về rào cản thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV và việc được đào tạo về dự phòng nhiễm HCBVTV trong 5 năm liên quan có ý nghĩa thống kê với việc thực hiện các hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người dân [45]. 1.4.2. Việt Nam 1.4.2.1. Kiến thức dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam Phần lớn người canh tác chè biết HCBVTV có tác dụng diệt trừ sâu bệnh chiếm 99,2% và gây nhiễm độc cho người chiếm tỷ lệ 93,4% tuy nhiên số người biết đầy đủ tác dụng của HCBVTV chỉ chiếm 37,9% và số người hiểu được đầy đủ cả các tác hại của HCBVTV chiếm 50,1% [13]. Điều này chứng tỏ hiểu biết đầy đủ của người dân về HCBVTV còn sơ sài. Theo nghiên cứu của các tác giả: Bùi Thanh Tâm, Vũ Quốc Hải, không có người nào biết đầy đủ các màu sắc chỉ mức độ độc hại của nhãn lọ thuốc hóa chất bảo vệ thực vật [6], [23]. Hơn nữa, người dân còn có quan điểm pha thuốc trừ sâu với nồng độ cao sẽ có tác dụng diệt sâu bệnh tốt hơn, việc này không những làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân mà còn làm sâu bệnh kháng thuốc và mất tác dụng của HCBVTV.
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Người dân thường pha thuốc trừ sâu với nồng độ gấp 1,5 – 3 lần so với liều lượng quy định [28]. Số người biết HCBVTV gây nhiễm độc cho người chiếm tỷ lệ cao nhưng trên thực tế rất nhiều người dân không sử dụng các phương tiện phòng hộ khi phun thuốc trừ sâu. Số người biết sử dụng khẩu trang để dự phòng nhiễm HCBVTV chiếm tới trên 90% [5]. Tuy nhiên số người biết phải đeo kính mắt chiếm tỷ lệ thấp với 32,2% và số người kể được đầy đủ tên các phương tiện phòng hộ lao động như mũ nón, quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang, kính mắt,ủng chỉ chiếm tỷ lệ 22,3% [12]. Trong thực tế, chè thường được trồng thành luống và ở trên đồi nên khi phun HCBVTV, người canh tác chè thường phun theo địa hình, hướng trước mặt và đi theo luống chứ họ không để ý đến hướng gió, có trên 24% người dân không quan tâm đến địa hình và hướng phun [30] mà chỉ muốn phun sao cho thuận tiện và nhanh nhất. Theo tác giả Nguyễn Tuấn Khanh: Số người dân trồng chè có hiểu biết đầy đủ cách chọn thời tiết mát để phun, biết phun giật lùi, biết phun xuôi chiều gió đạt tỷ lệ thấp 29,6 % [13]. Việc người dân không biết chọn thời tiết, hướng phun, hướng gió mà thường phun một cách tùy tiện là yếu tố nguy cơ gây nhiễm HCBVTV rất cao. 1.4.2.2. Thái độ dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật Trong các nghiên cứu đã thực hiện, phần lớn người canh tác chè có thái độ tích cực đối với nhiễm HCBVTV. Họ luôn lo lắng cho sức khỏe của chính mình và gia đình. Đa phần người dân đồng ý với việc nên cất HCBVTV trong tủ riêng (62,19%). Tỷ lệ người dân có thái độ đồng ý với việc luôn đeo khẩu trang, luôn mặc áo bảo hộ khi phun HCBVTV, thái độ về việc đảm bảo thời gian cách ly giữa các lần phun, và thái độ không mua nếu như nhãn mác HCBVTV không rõ ràng (hư hỏng) chiếm từ 93,53% đến 97,01% [34].
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Phần lớn người canh tác chè có tâm lý lo lắng khi sử dụng HCBVTV sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân (97,4%), và số người cho rằng cần thiết phải sử dụng các loại phương tiện bảo vệ cá nhân, đồng ý với việc không thu hoạch chè sớm sau phun nhằm dự phòng nhiễm HCBVTV cũng chiếm tỷ lệ rất cao (98,7 %; 96,9%) [13]. 1.4.2.3. Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật Người dân khi pha thuốc trừ sâu thường pha với nồng độ đậm đặc hơn hướng dẫn và thường pha phối hợp nhiều loại thuốc trừ sâu với mong muốn sẽ diệt trừ sâu bệnh tốt hơn. Theo nghiên cứu của Bùi Thanh Tâm tại huyện Chí Linh (Hải Dương) có 29,6 % trường hợp pha HCBVTV đặc hơn chỉ dẫn, 47 % trường hợp pha trộn tuỳ tiện nhiều thứ HCBVTV khác nhau để diệt sâu mạnh hơn [23]; tỷ lệ người dân thực hành đúng về việc không tự ý pha trộn các loại HCBVTV với nhau rất thấp (7,69%) [32]; còn trong nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh thì tỷ lệ người thực hành sử dụng hóa chất BVTV đúng còn rất thấp chỉ chiếm 17,4 % và người dân thường trộn 2 - 3 loại thuốc vào một bình trong lần phun, tỷ lệ trộn nhiều loại thuốc là 82,3 % [12] Mặc dù có thái độ tích cực đối với nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật nhưng trên thực tế các nghiên cứu cho thấy số lượng người canh tác chè sử dụng các phương tiện bảo hộ trong quá trình phun thuốc trừ sâu còn thấp. Tỷ lệ sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân gồm mũ, găng tay, quần áo bảo hộ, khẩu trang, kính mắt còn thấp (chiếm 6,5 %), nhưng tỷ lệ người phun có sử dụng khẩu trang cao (92,2 %) [12]. Theo các tác giả Nguyễn Thị Hà, Vũ Quốc Hải, Hoàng Hải tỷ lệ đeo khẩu trang trên 90 %, tỷ lệ sử dụng kính mắt là 11,9 % [5], [6], [7]. Kết quả nghiên cứu về sử dụng đúng phương tiện bảo hộ lao động ở người dân của Bùi Thanh Tâm là 57,0 % [23], Nguyễn Thị Hà là 27,65 % [5].
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Tỷ lệ người canh tác chè có thực hành đúng về thời điểm phun HCBVTV và việc không tăng số lần phun quá mức qui định thấp (14,43% và 14,93%), và thực hành đúng về xử lý bao bì đựng HCBVTV không cao (23,88%) [32]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh thì số lượng người canh tác chè vứt bao bì đựng HCBVTV lung tung hoặc dùng lại tương đối lớn (21,8%) [12]. Điều này là một trong những nguyên nhân gây nhiễm HCBVTV ra môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. 1.4.2.3. Các yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật Theo tác giả K’ Vởi, Đỗ Văn Dũng [32] khi nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành về HCBVTV cho thấy có sự liên quan giữa trình độ học vấn của người dân; kiến thức và thái độ đúng về HCBVTV với thực hành đúng về hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân trồng rau.
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu - Tuổi - Giới - Dân tộc - Trình độ học vấn, - Năm canh tác chè Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV - Đeo kính mắt - Sử dụng khẩu trang - Sử dụng găng tay - Sử dụng mũ nón - Mặc quần áo bảo hộ lao động - Tắm sau khi phun - Không ăn uống, hút thuốc trong khi phun Kiến thức ngƣời canh tác chè - Ảnh hưởng của HCBVTV - Đường lây nhiễm HCBVTV - Biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV Thái độ của ngƣời canh tác chè - Yếu tố nguy cơ nhiễm HCBVTV - Hậu quả nhiễm HCBVTV - Lợi ích thực hiện hành vi dự phong - Yếu tố rào cản khi thực hiện hành vi dự phòng TT-GDSK - Phương tiện truyền thông - Nội dung TT - Năng lực cán bộ TT - Chính sách hỗ trợ
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: người canh tác chè - Tiêu chuẩn lựa chọn:  Những người canh tác chè tham gia một hoặc nhiều hoạt động canh tác chè sau đây: phun HCBVTV, hái chè, sao chè, làm cỏ chè.  Thời gian canh tác chè từ 1 năm trở lên.  Là chủ hộ gia đình đáp ứng tiêu chí lựa chọn. 2.2. Địa điểm nghiên cứu: Xã La Bằng là một xã miền núi thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên nằm sát chân núi Tam Đảo. Dân số của xã là 3767 người trong đó có 40% là người dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Nùng, Dao và Tày). Toàn xã có 971 hộ gia đình. Tổng diện tích của xã là 12,2 km2 và được chia thành 10 xóm: La Nạc, Lau Sau, La Bằng, Đồng Tiến, La Cút, Rừng Vần, Kẹm, Tiến Thành, Đồng Đình, Non Vẹo. Xã La Bằng là một xã miền núi, điều kiện kinh tế chưa phát triển, thế mạnh của xã là kinh tế đồi rừng tập trung vào phát triển cây chè với diện tích trồng chè toàn xã là 328ha. 2.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 02 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả. Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. 2.4.2. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu cắt ngang
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 2.4.3. Cỡ mẫu nghiên cứu * Chọn cỡ mẫu điều tra cho nghiên cứu mô tả, tính cỡ mẫu [9] như sau: 2 2 2 / 1 . . e q p Z n    Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu, chọn p = 0,54; theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh [13] tỷ lệ người sử dụng găng tay trong quá trình canh tác chè là 54,0% e = ngưỡng chính xác, ấn định e = 0,05; Z1 – α / 2 Hệ số tin cậy, Z(1 - /2) = 1,96, với  = 0,05 tương ứng với độ tin cậy là 95% [9], [19]. Thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 382, lấy thêm 5% chống sai số, được 401, làm tròn 400. Thực tế nghiên cứu đã tiến hành với cỡ mẫu n = 400 hộ gia đình, tương ứng với 400 đối tượng là chủ hộ gia đình có canh tác chè được phỏng vấn. * Cách chọn mẫu nghiên cứu mô tả - Chọn xã nghiên cứu: chọn chủ đích, xã La Bằng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên - Chọn đối tượng người canh tác chè cho mẫu nghiên cứu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn theo các bước sau:  Bước 1: lập danh sách tất cả những hộ gia đình có canh tác chè đạt đủ tiêu chuẩn (810 hộ).  Bước 2: tìm khoảng cách chọn (k): Lấy tổng số hộ gia đình canh tác chè trong danh sách chọn chia cho cỡ mẫu (k = 810/400 = 2,025), ta được khoảng cách k = 2.  Bước 3: chọn đối tượng nghiên cứu  Chọn đối tượng thứ nhất: Chọn ngẫu nhiên một người canh tác chè (chủ hộ gia đình) nằm trong danh sách từ 01 đến khoảng cách chọn (k = 2) (lấy đối tượng có số thứ tự 1).
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18  Chọn đối tượng thứ hai: là số thứ tự của đối tượng thứ nhất cộng với khoảng cách chọn (k = 2). Đối tượng thứ 2 là chủ hộ gia đình thứ 3 có tên trong danh sách.  Chọn đối tượng tiếp theo: là số thứ tự của đối tượng kế trước cộng với khoảng cách chọn (k = 2). Làm như vậy đến khi chọn đủ 400 đối tượng (là cỡ mẫu nghiên cứu). 2.4.4. Biến số nghiên cứu Biến số Định nghĩa Công cụ Phƣơng pháp thu thập Tuổi Xác định từ lúc sinh đến thời điểm phỏng vấn Bảng hỏi Phỏng vấn Giới Là đặc điểm giới tính khi sinh của đối tượng nghiên cứu Bảng hỏi Phỏng vấn Quan sát Dân tộc Là thuộc tính nhóm dân tộc của đối tượng được phỏng vấn Bảng hỏi Phỏng vấn Trình độ học vấn Là số năm đi học của người được phỏng vấn Bảng hỏi Phỏng vấn Số năm canh tác chè Số năm người dân tham gia canh tác chè đến thời điểm phỏng vấn Bảng hỏi Phỏng vấn Thời gian thu hoạch chè sau phun Là thời gian tính từ lúc phun HCBVTV đến lúc thu hoạch chè Bảng hỏi Phỏng vấn Kiến thức Là kiến thức của người canh tác chè về: ảnh hưởng của HCBVTV; đường lây nhiễm HCBVTV và các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV Bảng hỏi Phỏng vấn Thảo luận nhóm
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 Thái độ Là nhận thức của người canh tác chè về: nguy cơ tiếp xúc HCBVTV; hậu quả khi mắc bệnh; lợi ích khi thực hiện hành vi dự phòng và rào cản khi thực hiện hành vi dự phòng Bảng hỏi Phỏng vấn Thảo luận nhóm Truyền thông Là phương tiện truyền thông và nội dung truyền thông liên quan đến dự phòng nhiễm HCBVTV ở người canh tác chè Bảng hỏi Phỏng vấn Thảo luận nhóm Hành vi Là hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người canh tác chè, bao gồm: đeo kính mắt; sử dụng khẩu trang; sử dụng găng tay; mặc quần áo bảo hộ; sử dụng mũ nón; tắm sau khi canh tác chè và không ăn uống trong khi canh tác Bảng hỏi Phỏng vấn Thảo luận nhóm 2.4.5. Chỉ số nghiên cứu * Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:  Tuổi  Giới  Dân tộc  Trình độ học vấn  Số năm canh tác chè
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 * Mức độ kiến thức, thái độ và hành vi của người canh tác chè  Tốt  Khá  Trung bình * Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV và các biến  Giới  Dân tộc  Trình độ học vấn  Số năm canh tác chè  Kiến thức  Thái độ  Truyền thông giáo dục sức khỏe 2.5. Công cụ thu thập số liệu Có 2 loại công cụ thu thập số liệu: (i) công cụ thu thập số liệu định lượng và (ii) công cụ thu thập số liệu định tính. 2.5.1. Công cụ thu thập số liệu định lượng: có 5 phần chính như sau Phần I: Thông tin chung về người canh tác chè Phần II: Kiến thức của người canh tác chè Phần II: Nhận thức của người canh tác chè Phần IV: Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV Phần V: Truyền thông giáo dục sức khỏe 2.5.2. Công cụ thu thập số liệu định tính Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm đã được phát triển bởi nhóm nghiên cứu và đã được thẩm định bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm giúp đánh giá người canh tác chè về: - Kiến thức dự phòng nhiễm HCBVTV: các biểu hiện khi nhiễm, đường lây nhiễm và cần làm gì để phòng tránh nhiễm HCBVTV;
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 - Thái độ dự phòng nhiễm HCBVTV: nhận thức về yếu tố nguy cơ, tác hại, lợi ích và rào cản cho việc thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV - Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV - Truyền thông giáo dục sức khỏe dự phòng nhiễm HCBVTV. 2.5.3. Tính giá trị và tính tin cậy của bộ công cụ 2.5.3.1. Tính giá trị Bộ công cụ này đã được gửi tới những chuyên gia về sức khỏe nghề nghiệp để đánh giá. Các ý kiến phản hồi từ các chuyên gia sẽ được nhóm nghiên cứu tập hợp, xem xét và sửa chữa bộ công cụ cho phù hợp. 2.5.3.2. Tính tin cậy Tính tin cậy được xác định bởi hệ số Alpha Cronbach Coefficient: theo lý thuyết, công cụ nghiên cứu được chấp nhận khi hệ số Alpha Cronbach Coefficients từ 0.7 trở lên [46]. Trong nghiên cứu này hệ số Alpha Cronbach Coefficients = 0,74; vì vậy, bộ công cụ này được áp dụng để tiến hành nghiên cứu. 2.6. Phƣơng pháp thu thập thông tin - Thu thập thông tin theo 2 phương pháp  Thu thông tin định lượng: phỏng vấn trực tiếp 400 người canh tác chè theo tiêu chuẩn đã lựa chọn  Thu thông tin định tính: 03 cuộc thảo luận nhóm với người canh tác chè đã được tiến hành tại 3 xóm: Lau Sau, La Bằng và Đồng Tiến. - Hạn chế sai số  Chọn mẫu xác suất.  Phiếu thu thập thông tin được các chuyên gia có kinh nghiệm xây dựng, có thử nghiệm trước khi áp dụng.  Cán bộ điều tra được tập huấn kỹ thuật trước khi điều tra.
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 2.7. Phân tích và xử lý số liệu 2.7.1. Đo lường Kiến thức Để đo lường kiến thức của người canh tác chè đã sử dụng 15 câu hỏi (b1 – b15). Trong đó, các câu hỏi từ b1 – b4 đánh giá kiến thức của người canh tác chè về ảnh hưởng HCBVTV đến sức khỏe; các câu hỏi b5, b6 đánh giá kiến thức về đường lây nhiễm HCBVTV; kiến thức của người canh tác chè về các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV được đánh giá bởi các câu hỏi từ b7 – b15. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm (câu nào có nhiều lựa chọn đúng thì mỗi lựa chọn đúng được một điểm), câu trả lời sai hoặc không trả lời được 0 điểm. Tính tổng điểm của 15 câu hỏi sau đó đánh giá kiến thức ở 3 mức độ theo phân loại của Bloom [44] như sau: Phần trăm Giải thích < 60% (< 22) 60-79% (22 – 30) ≥ 80% (≥ 31) Trung bình Khá Tốt Thái độ Tổng số có 12 câu hỏi (c1 – c12) dùng để đánh giá thái độ của người canh tác chè về dự phòng nhiễm HCBVTV trong đó: các câu hỏi c2, c3, c8 và c15 dùng để đánh giá nhận thức về yếu tố nguy cơ; các câu c1, c11 dùng để đánh giá nhận thức về hậu quả; các câu hỏi c4, c10 và c12 đánh giá nhận thức về lợi ích; và nhận thức về yếu tố gây cản trở trong việc thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV được đánh giá bằng câu hỏi c5, c6, c7 và c9. Mỗi câu hỏi được đánh giá bởi thang điểm Likert (1, rất đồng ý; 2, đồng ý; 3, không rõ ràng; 4, không đồng ý; và 5, rất không đồng ý). Các câu hỏi được cho điểm như sau:
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 Trả lời Câu khẳng định Câu phủ định Rất không đồng ý Không đồng ý Không rõ ràng Đồng ý Rất đồng ý 1 2 3 4 5 5 4 3 2 1 Tính tổng điểm của phần nhận thức được chia làm 3 mức độ như sau: Phần trăm Giải thích < 60% (< 36 điểm) 60-79% (36 - 47 điểm) ≥ 80% (≥ 48 điểm) Trung bình Khá Tốt Hành vi Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV được đánh giá bởi 10 câu hỏi từ d1 – d10: các câu từ d1 – d3 đánh giá về hành vi phun HCBVTV ở người dân, xử lý và sử dụng bao bì chai lọ đựng HCBVTV sau khi phun; các câu hỏi từ d4 – d10 đánh giá về tần suất thực hiện các hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV như đeo kính mắt, sử dụng khẩu trang, sử dụng găng tay, sử dụng mũ nón, sử dụng quần áo bảo hộ lao động, tắm rửa sau khi canh tác chè và ăn uống hút thuốc trong khi canh tác chè. Mỗi câu hỏi được đánh giá bởi tần suất công việc mà người canh tác chè đã làm (1, không bao giờ làm; 2, hiếm khi làm; 3, không thường xuyên làm; và 4, thường xuyên làm). Các câu hỏi được cho điểm như sau:
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 Trả lời Điểm số Không bao giờ làm 0 Hiếm khi làm 1 Không thường xuyên làm 2 Thường xuyên làm 3 Tổng số điểm thực hành được phân chia làm 3 mức độ như sau: Phần trăm Giải thích < 60% (< 13 điểm) 60-79% (13 - 16 điểm) ≥ 80% (≥ 17 điểm) Trung bình Khá Tốt 2.7.2. Xử lý số liệu - Làm sạch số liệu:  Sau khi thu thập, số liệu được làm sạch ngay tại cộng đồng.  Kiểm định phân phối chuẩn các biến số: tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, số năm canh tác chè, kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV. - Số liệu được nhập bằng phần mềm quản lý số liệu Epidata 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 theo các thuật toán thống kê [2]:  Thống kê mô tả tần suất và phần trăm được xem xét để mô tả đặc điểm chung của người canh tác chè cũng như kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của họ.  Chi-square test được sử dụng để xác định mối liên quan của đặc điểm chung, kiến thức, nhận thức, yếu tố truyền thông với hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người canh tác chè. Giá trị p < 0,05 được xác định là có mối liên quan.
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu - Giải thích mục đích ý nghĩa của cuộc điều tra cho đối tượng khi cần thiết để tạo tinh thần hợp tác cùng làm việc. - Điều tra trên những đối tượng đồng ý cộng tác, không ép buộc và trên tinh thần tôn trọng. - Sau khi phỏng vấn điều tra sẽ được thông tin tuyên truyền thêm những kiến thức mà đối tượng còn chưa biết. - Đảm bảo an toàn, bí mật các thông tin và chỉ công bố thông tin sau khi đã có sự thỏa thuận đôi bên.
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n= 400) Biến số Số lƣợng % Tuổi (năm) < 20 9 2,2 20 – 29 63 15,8 30 – 39 107 26,8 40 – 49 104 26,0 50 – 59 87 21,7 ≥ 60 30 7,5 Ít nhất = 15 Cao nhất = 85 Trung bình = 41,92 Lệch chuẩn = 12,3 Giới Nam Nữ 199 201 49,8 50,2 Dân tộc Kinh 211 52,8 Nùng 151 37,8 Khác 38 9,4 Trình độ học vấn Mù chữ Biết đọc biết viết Tiểu học Trung học cơ sở 4 29 201 118 1,0 7,3 50,2 29,5
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 Trung học phổ thông trở lên 48 12,0 Nhận xét: - Nhóm tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu từ 30 – 39 và 40 – 49 chiếm tỷ lệ 26,8% và 26,0%. Nhóm tuổi dưới 20 và trên 60 chiếm tỷ lệ thấp (2,2% và 7,5%). Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 41,92; người ít tuổi nhất là 15 tuổi, cao nhất là 85 tuổi. - Tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau (49,8% và 50,2%). - Dân tộc Kinh chiếm phần lớn (52,8%), phần lớn người dân tộc thiểu số là người Nùng (37,8%). - Đa phần đối tượng tham gia nghiên cứu có trình độ tiểu học (50,2%); 7,3% đối tượng chưa đạt trình độ tiểu học và 1% mù chữ, số đối tượng có trình độ trung học phổ thông trở lên chiếm tỷ lệ thấp (12,0%) Bảng 3.2. Thời gian canh tác chè của đối tượng nghiên cứu (n = 400) Thời gian Số lƣợng % Thời gian canh tác < 5 năm 21 5,2 5 – 10 năm 112 28,0 > 10 năm 267 66,8 Ít nhất: 2 Nhiều nhất: 55 Trung bình: 18,2 Lệch chuẩn: 9,9 Nhận xét: - Thời gian canh tác chè của người canh tác chè trung bình là 18,2 năm, người có thời gian canh tác chè ngắn nhất là 2 năm và lâu nhất là 55 năm. - Đối tượng nghiên cứu có thời gian canh tác chè > 10 năm chiếm tỷ lệ lớn (66,8%), dưới 5 năm chiếm tỷ lệ thấp (5,2%).
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 3.2. Kiến thức của ngƣời canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật Bảng 3.3. Kiến thức của người canh tác chè (n = 400) Kiến thức Mức độ Tốt n (%) Khá n (%) Trung bình n (%) Ảnh hưởng HCBVTV 48 (9,4) 75 (18,8) 287 (71,8) Đường lây nhiễm 48 (12,0) 127 (31,8) 225 (56,2) Biện pháp dự phòng 65 (16,2) 153 (38,2) 182 (45,6) Chung 39 (9,8) 99 (24,8) 262 (65,5) Nhận xét: - Tỷ lệ người canh tác chè có kiến thức tốt về dự phòng nhiễm HCBVTV thấp (9,8%), chủ yếu là có kiến thức ở mức độ khá và trung bình (24,8% và 65,5%). - Bảng 3.3 cho thấy kiến thức tốt của người canh tác chè về ảnh hưởng của HCBVTV, về đường lây nhiễm và các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV chiếm tỷ lệ thấp (9,4%; 12,0% và 16,2% theo thứ tự). - Đa số người canh tác chè có kiến thức trung bình về ảnh hưởng, đường lây nhiễm và các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV (71,8%; 56,2% và 45,6% theo thứ tự). Hộp 3.1. Bà Triệu Thị H: “Thỉnh thoảng phun HCBVTV xong cũng cảm thấy đau đầu, buồn nôn, nhưng nghỉ ngơi vài bữa là hết. Làm chè thì chỉ chú ý đến sự phát triển của chè, chứ chẳng có thời gian nghĩ cho sức khỏe của mình".
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Bà Đỗ Thị T: “Tôi thấy hay đau lưng và đau đầu sau mỗi lần phun HCBVTV, có lần tôi còn bị ngứa chân tay sau khi phun HCBVTV mất mấy ngày” Ông Lý Văn K: “Việc sử dụng HCBVTV phần nhiều dựa vào kinh nghiệm của bà con, còn cách pha thế nào để an toàn, thuốc độc hại ra sao, ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào thì bà con chúng tôi cũng chẳng có thời gian để ý đâu” Bà Hoàng Thị T: “Theo tôi, muốn phòng nhiễm HCBVTV thì khi canh tác chè cần phải mặc áo mưa, đeo khẩu trang và đội mũ nón. Nói chung là nếu làm những việc này thì sẽ phòng được thôi” Bà Triệu Thị T: “ Việc thu gom vỏ bao bì đựng HCBVTV là rất tốt, sẽ tránh ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe, ngoài ra bà con còn phải đeo kính mắt, đội mũ nón và đi ủng, đặc biệt là phải chú ý tắm sau khi phun HCBVTV, tắm bằng xà phòng thì sẽ tốt hơn cho bà con để phòng tránh nhiễm HCBVTV” Ông Nông Văn P: “Riêng cái cây chè này, phải có nhiều thuốc thì mới tốt được, nếu không phun liên tục sâu ăn là không bán được ngay, bà con của tôi ở đây, có người còn bảo là nếu không có HCBVTV thì lá chè không xanh được mà sau này nước chè cũng không ngon” Ông Nguyễn Ngọc A: “Ngày nay các loại HCBVTV thì bà con ai cũng biết, nhưng có người dùng quá nhiều thuốc BVTV hay trong quá trình sử dụng không thực hiện đúng các biện pháp bảo hộ lao động trong sản xuất nông nghiệp như không đeo khẩu trang, không dùng nón bảo hộ lao động... nên có những trường hợp nhiễm độc HCBVTV đáng tiếc xảy ra”. Nhận xét: - Qua thảo luận nhóm, có 9/12 người canh tác chè biết các triệu chứng của nhiễm HCBVTV, nhưng chỉ có 4/12 người kể tên đầy đủ các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV.
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 - Có người canh tác chè chưa có những kiến thức đúng về HCBVTV. 3.3. Thái độ của ngƣời canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật Bảng 3.4. Thái độ của người canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật Nhận thức Mức độ Tốt n (%) Khá n (%) Trung bình n (%) Yếu tố nguy cơ 258 (64,6) 110 (27,4) 32 (8,0) Hậu quả 159 (39,8) 214 (53,5) 27 (6,7) Lợi ích 118 (29,4) 258 (64,6) 24 (6,0) Yếu tố rào cản 55 (13,8) 110 (27,4) 235 (58,8) Chung 76 (19,0) 289 (72,2) 35 (8,8) Nhận xét: - Phần lớn người canh tác chè có mức độ nhận thức khá (72,2%); số người có thái độ trung bình chiếm tỷ lệ thấp (8,8%). - Nhận thức tốt của người canh tác chè về các yếu tố nguy cơ chiếm 64,6%, nhận thức trung bình chiếm 8,0%. - Tỷ lệ người canh tác chè có nhận thức về hậu quả nhiễm HCBVTV mức độ tốt là 39,8% và mức độ khá là 53,6%. - Đa phần (64,6%) người canh tác chè có nhận thức khá về lợi ích của dự phòng nhiễm HCBVTV (58,8%), nhận thức trung bình chiếm tỷ lệ thấp (6,0%). - Nhận thức tốt về các yếu tố cản trở hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV chiếm 13,8%, nhận thức mức độ trung bình chiếm 58,8%.
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 Hộp 3.2. Ông Nguyễn Văn H: “Phun HCBVTV không đeo khẩu trang nói chung là cũng không ảnh hưởng gì lắm, chúng tôi quen rồi. Bao nhiêu năm làm nông nghiệp, vụ nào chẳng phun như vậy, có sao đâu” Bà Nguyễn Thị Q: “Làm nông phải chấp nhận nhọc nhằn, khi nào đổ bệnh tính sau, đó là cái giá phải trả... của nghề làm nông!” Ông Nông Văn T: “Không mặc quần áo bảo hộ lao động là nguy hiểm lắm, dễ dính đòn như chơi ý, nó mà nhiễm thì sau này kiểu gì cũng dính bệnh” Bà Nguyễn Thị Q: “ Ui dào, mặc áo mưa vào nóng lắm, lại khó chịu mà lại mặc chẳng quen. Phun có tí là xong, mặc ra mặc vào mất thời gian” Bà Trần Thị H: “ Biết đeo kính mắt là tốt đấy nhưng mà nói chung là khó nhìn lắm, nhìn chẳng rõ mà lại chẳng quen” Bà Nguyễn Thị L: “Nói chung là bà con đủ tiền mua quần áo bảo hộ lao động, nhưng mà bà con không mặc vì vướng, nóng và khó chịu chứ không phải hiếm hay không có tiền mua” Ông Dương Bá H: “Tắm à? Thật ra làm như chúng tôi suốt ngày chân lấm tay bùn, lấy đâu thời gian mà tắm, mà tắm xong cũng lại bẩn ngay thôi mà. Không tắm có sao đâu? Trâu bò mấy triệu còn chẳng tắm cơ mà! Chỉ hôm nào về đi ăn cỗ thì tắm chứ nếu cứ phun xong mà tắm có người ngày phải tắm đến chục lần chứ chẳng chơi” Nhận xét: - Phần lớn (10/13) người canh tác chè nhận thức rõ hậu quả của nhiễm HCBVTV, nhưng cũng có người canh tác chè chưa nhận thức đúng về hậu quả của nhiễm HCBVTV.
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 - Người canh tác chè đã có nhận thức về các yếu tố rào cản đối với việc thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV. 3.4. Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở ngƣời canh tác chè Bảng 3.5. Hành vi phun hóa chất bảo vệ thực vật, xử lý dụng cụ và thu hoạch chè sau phun Biến số Số lƣợng % Phun thuốc sâu (n = 400) Có 371 92,8 Không 29 7,2 Nơi rửa bình phun HCBVTV (n = 371) Vườn chè 154 41,5 Suối, ao hồ, rãnh nước 204 55,0 Không rửa 13 3,5 Thời gian thu hoạch chè sau phun (n = 400) < 2 tuần 255 63,8 ≥ 2 tuần 145 36,2 Nhận xét - Phần lớn (92,8%) người canh tác chè tham gia hoạt động phun HCBVTV, số người canh tác chè không tham gia phun HCBVTV chiếm tỷ lệ thấp (7,2%). - 55,0% người canh tác chè rửa bình phun HCBVTV tại ao, hồ, sông, suối; có 3,4% người canh tác chè có thói quen không rửa bình sau phun HCBVTV. - Phần lớn người canh tác chè thu hoạch sau khi phun dưới 2 tuần (63,8%); thu hoạch sau khi phun ≥ 2 tuần chiếm 36,2%.
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 33,7 12,4 21,6 32,3 0 20 40 60 80 100 Tỷ lệ (%) Đốt Chôn Hủy theo hướng dẫn Vứt bừa bãi Biểu đồ 3.1. Thực trạng xử lý bao bì, dụng cụ đựng hóa chất bảo vệ thực vật Nhận xét: - Tỷ lệ người canh tác chè vứt bao bì đựng HCBVTV bừa bãi sau khi phun khá cao (32,3%). Hộp 3.3. Ông Nguyễn Hữu L: “Tiện tay thì bỏ cái vỏ ra góc bãi chè, để gọn vào đấy chứ bây giờ biết đem vứt ở đâu? Ở thành phố thì còn có bãi rác chứ ở chỗ tôi thì đâu cũng làm bãi rác được” Ông Trần Văn N: “Có biết phải thu gom vỏ bao chôn lấp như thế nào đâu. Ở đây bà con cứ vứt ra rãnh, mương, suối, bãi chè hay nơi nào tiện thì vứt. Cái nào đẹp thì giữ lại tận dụng làm dụng cụ chứa nước hoặc đựng cái gì đó” Bà Nguyễn Thị T: “Đem ra suối hoặc ra mương rửa luôn, như thế vừa tiện vừa đỡ mất thời gian, xúc nước vài cái là sạch ngay thôi mà” Bà Nguyễn Thị L: “Cũng biết là phải thu gom vỏ bao bì đựng HCBVTV đấy nhưng thu gom xong thì xử lý ở đâu, xã chưa có nơi xử lý, chẳng nhẽ lại chở xuống Thái Nguyên à?”
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 Nhận xét: - 11/13 người canh tác chè tham gia thảo luận biết cần xử lý bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật đúng nhưng hiện nay địa phương chưa có nơi xử lý tập trung đúng quy cách. - Có 7/13 người người canh tác chè có thói quen rửa bình phun ra suối, mương, ao, hồ cho tiện và sạch nhanh. 36,5 31,8 21,5 10,2 0 20 40 60 80 100 Không bao giờ Hiếm khi Không thường xuyên Thường xuyên Biểu đồ 3.2. Tần suất hành vi đeo kính mắt khi canh tác chè Nhận xét: - Biểu đồ 2 cho thấy, tỷ lệ người canh tác chè không bao giờ đeo kính mắt khi canh tác chè chiếm tỷ lệ 36,5%; số người thường xuyên đeo kính khi canh tác chè chiếm tỷ lệ thấp (10,2%) Tần suất Tỷ lệ (%)
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 4,5 6,5 19,5 69,5 0 20 40 60 80 100 Không bao giờ Hiếm khi Không thường xuyên Thường xuyên Biểu đồ 3.3. Tần suất hành vi sử dụng khẩu trang khi canh tác chè Nhận xét: - Tỷ lệ người canh tác chè thường xuyên sử dụng khẩu trang khi canh tác chè chiếm tỷ lệ khá cao (69,5%). - Có 4,5% đối tượng tham gia phỏng vấn không bao giờ đeo khẩu trang khi canh tác chè. Tần suất Tỷ lệ (%)
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 11,0 14,0 32,8 42,2 0 20 40 60 80 100 Không bao giờ Hiếm khi Không thường xuyên Thường xuyên Biểu đồ 3.4. Tần suất hành vi sử dụng găng tay khi canh tác chè Nhận xét: - Số người thường xuyên sử dụng găng tay khi canh tác chè chiếm 42,2%; không bao giờ sử dụng găng tay khi canh tác chè chiếm tỷ lệ 11,0%. Tần suất Tỷ lệ (%)
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 3,6 11,0 13,4 72,0 0 20 40 60 80 100 Không bao giờ Hiếm khi Không thường xuyên Thường xuyên Biểu đồ 3.5. Tần suất hành vi sử dụng mũ nón bảo hộ khi canh tác chè Nhận xét: - Phần lớn (72%) người canh tác chè thường xuyên sử dụng mũ nón khi canh tác chè; không bao giờ sử dụng mũ nón khi canh tác chè chiếm 3,6%. Tần suất Tỷ lệ (%)
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 8,8 6,4 32,4 42,4 0 20 40 60 80 100 Không bao giờ Hiếm khi Không thường xuyên Thường xuyên Biểu đồ 3.6. Tần suất hành vi sử dụng quần áo bảo hộ khi canh tác chè. Nhận xét: - Phần lớn người canh tác chè thường xuyên sử dụng quần áo bảo hộ lao động (42,4%). - Tỷ lệ người canh tác chè không bao giờ sử dụng quần áo bảo hộ lao động trong khi canh tác thấp (8,8%). Tần suất Tỷ lệ (%)
  • 49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 6,2 13,4 25,2 55,2 0 20 40 60 80 100 Không bao giờ Hiếm khi Không thường xuyên Thường xuyên Biểu đồ 3.7. Tần suất hành vi tắm rửa sau khi canh tác chè Nhận xét: - Người canh tác chè thường xuyên tắm sau khi canh tác chiếm tỷ lệ 55,2%;. không bao giờ tắm sau khi canh tác chè chiếm tỷ lệ 6,2%. Tần suất Tỷ lệ (%)
  • 50. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 68,4 17,0 11,8 2,8 0 20 40 60 80 100 Không bao giờ Hiếm khi Không thường xuyên Thường xuyên Biểu đồ 3.8. Tần suất hành vi ăn/uống/hút thuốc khi canh tác chè Nhận xét: - Số người có thói quen ăn uống, hút thuốc trong khi canh tác chè (không thường xuyên và thường xuyên) chiếm tỷ lệ 11,8% và 2,8% (theo thứ tự). - Tỷ lệ người canh tác chè không bao giờ ăn uống, hút thuốc trong khi canh tác chè cao (68,4%). Hộp 3.4. Ông Quách Xuân V: “Thi thoảng thôi, chỉ hôm nào trời mát thì mới mặc bảo hộ lao động, chứ trời nóng tôi chẳng mặc đâu, mặc vào đã vướng víu lại còn nóng nữa: Bà Phan Thị H: “Tôi chưa bao giờ đeo kính cả, đội nón thì thường xuyên, lần nào lên đồi chè tôi cũng đội nón cả” Tần suất Tỷ lệ (%)
  • 51. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 Bà Hoàng Thị M: “Lúc nào đi phun thì thi thoảng tôi cũng đi ủng, nhưng mà ông nhà tôi lười lắm, ông ấy chẳng đi ủng bao giờ, ông ấy bảo đi là dễ ngã lắm” Ông Nguyễn Ngọc A: “Nói chung là phải đeo khẩu trang thường xuyên, tôi lần nào tôi cũng đeo, đeo nhiều nó thành quen đi, không đeo cứ thấy thiêu thiếu cái gì đó” Bà Nguyễn Thị L: “Tắm ít thôi, lần nào cũng tắm thì chết, việc thì bề bộn ra đấy, tắm vài lần là hết buổi rồi” Nhận xét: - Phần lớn (11/12) người canh tác chè có sử dụng khẩu trang khi canh tác chè, tuy nhiên chỉ có 2/12 người tham gia thảo luận nhóm có đeo kính mắt và tắm sau khi canh tác chè. Bảng 3.6. Mức độ hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè (n = 400) Mức độ Số lƣợng % Tốt 108 27,0 Khá 131 32,8 Trung bình 161 40,2 Nhận xét: - Bảng 3.6 cho thấy, phần lớn người canh tác chè có hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV ở mức độ trung bình (40,2%); mức độ tốt chiếm tỷ lệ thấp nhất (27,0%).
  • 52. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 Bảng 3.7. Tỷ lệ người canh tác chè được truyền thông giáo dục sức khỏe (n=400) Đặc điểm Số lƣợng % Truyền thông giáo dục sức khỏe Được nghe Không được nghe 139 261 34,8 65,2 Nội dung truyền thông Cách sử dụng Tác hại Phòng nhiễm Xử trí khi nhiễm 119 105 77 56 85,6 75,5 55,4 40,3 Nhận xét: - Tỷ lệ người dân không được nghe truyền thông về dự phòng nhiễm HCBVTV chiếm 65,2%. - Phần lớn người dân được nghe về cách sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật chiếm 85,6%. Bảng 3.8. Nguồn truyền thông giáo dục sức khỏe cho người canh tác chè (n = 139) Nguồn truyền thông Số lƣợng % Đài/tivi Báo Tờ rơi CBYT/YTTB Cán bộ khuyến nông Người bán hóa chất Lãnh đạo thôn 39 8 12 4 77 44 15 28,1 5,8 8,6 2,9 55,4 11,0 10,8
  • 53. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 Nhận xét: - Tỷ lệ người canh tác chè được nghe truyền thông về dự phòng nhiễm HCBVTV từ cán bộ y tế rất thấp (2,9%). - Phần lớn người canh tác chè được nghe truyền thông từ cán bộ khuyến nông (55,4%). Bảng 3.9. Nhu cầu truyền thông giáo dục sức khỏe dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật (n=400) Nhu cầu truyền thông Số lƣợng % Cần thiết nghe Không cần thiết nghe 389 11 97,2 2,8 Cách sử dụng Tác hại Phòng nhiễm Xử trí khi nhiễm 262 267 293 192 65,5 66,8 73,2 48,0 Nhận xét: - Số người canh tác chè mong muốn nghe truyền thông về dự phòng nhiễm HCBVTV chiếm tỷ lệ rất cao (97,2%). - Đa số người dân mong muốn được nghe truyền thông về tác hại và biện pháp phòng nhiễm HCBVTV (66,8% và 73,2%).
  • 54. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44 3.5. Mối liên quan của hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật Bảng 3.10. Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n = 400) Đặc điểm Hành vi p Tốt n (%) Khá n (%) Trung bình n (%) Giới Nam Nữ 0,077 59 (29,6) 71 (35,7) 69 (34,7) 49 (24,4) 60 (29,9) 92 (45,8) Dân tộc Kinh Thiểu số 0,026 65 (30,8) 74 (35,1) 72 (34,1) 43 (22,8) 57 (30,2) 89 (47,0) Trình độ học vấn ≤ Tiểu học > Tiểu học 0,032 52 (22,2) 84 (35,9) 98 (41,9) 56 (33,7) 47 (28,3) 63 (38,0) Thời gian canh tác 0,714 < 5 năm 5 – 10 năm > 10 năm 3 (14,3) 9 (42,9) 9 (42,9) 31 (27,7) 37 (33,0) 44 (39,3) 74 (27,7) 85 (31,8) 108 (40,4) Nhận xét: - Không có sự liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật với đặc điểm giới của đối tượng nghiên cứu (p > 0,05). - Có sự liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật với đặc điểm dân tộc của đối tượng nghiên cứu (p < 0,05). - Có sự liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật với trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (p < 0,05). - Không có sự liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật với thời gian canh tác chè của đối tượng nghiên cứu (p > 0,05).
  • 55. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật với kiến thức, thái độ, truyền thông (n = 400) Hành vi p Tốt n (%) Khá n (%) Trung bình n (%) Kiến thức 0,001 Tốt 18 (46,2) 13 (33,3) 8 (20,5) Khá 36 (36,4) 32 (32,3) 31(31,3) Trung bình 54 (20,6) 86 (32,8) 122 (46,6) Thái độ 0,0001 Tốt 51 (67,1) 17 (22,4) 8 (10,5) Khá 50 (17,3) 104 (36,0) 135 (46,7) Trung bình 7 (20,0) 10 (28,6) 18 (51,4) Nghe truyền thông 0,003 Được nghe 49 (35,3) 49 (35,3) 41(29,5) Không được nghe 59 (22,6) 82 (31,4) 120 (46,0) Nhận xét: - Có sự liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật với kiến thức của đối tượng nghiên cứu (p < 0,01). - Có sự liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật với thái độ của đối tượng nghiên cứu (p < 0,01). - Có sự liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật với đặc điểm nghe truyền thông của đối tượng nghiên cứu (p < 0,05).
  • 56. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở ngƣời canh tác chè xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 4.1.1. Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu Qua nghiên cứu 400 người canh tác chè tại xã La Bằng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên cho thấy độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 41,92; cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh với độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 40,4 [12]. Đối tượng canh tác chè có tuổi đời trung bình khá cao vì phần lớn gia đình cố gắng tạo điều kiện cho con đi học sau đó tìm việc làm phù hợp để không vất vả như bố mẹ, nên hoạt động canh tác chè thường do bố mẹ làm là chủ yếu. Đối tượng nghiên cứu nhiều tuổi nhất là 85 tuổi, tỷ lệ người canh tác chè có độ tuổi ≥ 60 chiếm 7,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Như Nguyên, Tăng Xuân Châu [17] khi có 9,6% đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi ≥ 60 tuổi vẫn tham gia hoạt động canh tác và tiếp xúc với HCBVTV. Trên thực tế, nhiều người canh tác chè cho rằng phun HCBVTV là có hại cho sức khỏe nên thường nhận phần việc này về mình mà không để cho con cháu làm vì sợ ảnh hưởng tới sức khỏe con cháu. Tỷ lệ người canh tác chè < 20 tuổi chiếm 2,2%; kết quả này cũng thấp hơn nghiên cứu của tác giả Hà Minh Trung và cs [28] khi nhận thấy trong 1075 người phun HCBVTV thì có 2,3% đối tượng nghiên cứu dưới 18 tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam (49,8%) tham gia các hoạt động canh tác chè (chăm bón, thu hái, phun thuốc, chế biến…) tương đương nữ (50,2%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không giống với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tư [30] tại khu vực nông trường chè Sông Cầu
  • 57. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47 và Minh Lập với tỷ lệ nam giới là 68,73% và 83,3%; có sự khác nhau này theo chúng tôi là do đối tượng nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tư là công nhân chuyên nghiệp tại nông trường chè. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Cao Thúy Tạo [22], khi có 50,6% đối tượng nghiên cứu là nữ giới có tiếp xúc với HCBVTV. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người canh tác chè dân tộc kinh (52,8%) cao hơn tỷ lệ người canh tác chè dân tộc thiểu số (47,2%). Tuy nhiên, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tương đối cao, đây là một vấn đề cần quan tâm khi thực hiện truyền thông cho những người canh tác chè tại xã La Bằng. Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu có trình độ tiểu học là 50,2%; số không biết đọc biết viết chiếm 7,3%; mù chữ chiếm 7,3% và trung học phổ thông trở lên chiếm 12,0%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không giống với kết quả nghiên cứu của K’ Vởi, Đỗ Văn Dũng khi tỷ lệ người có học vấn dưới trung học cơ sở chỉ có 11%, trung học cơ sở là 43% và trung học phổ thông trở lên là 46% [32]. Lý giải điều này theo chúng tôi là do tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 47,2%; vì điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình nên họ thường không đi học hoặc chỉ học hết tiểu học. Đây là yếu tố không thuận lợi cho công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về dự phòng nhiễm HCBVTV. Thời gian canh tác chè của đối tượng nghiên cứu dưới 5 năm chiếm tỷ lệ thấp (5,2%), đa phần đối tượng nghiên cứu có thời gian canh tác chè hơn 10 năm (66,8%). Tỷ lệ người canh tác chè > 10 năm tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Larkin L. Strong khi có 62,5% người dân có thời gian tiếp xúc với HCBVTV trên 10 năm [45]. Điều này chứng tỏ người canh tác chè thường có thời gian canh tác lâu nên thời gian tiếp xúc với HCBVTV kéo dài (theo nghiên cứu của chúng tôi người canh tác chè lâu nhất là 55 năm), đây chính là một trong những yếu tố gây nhiễm HCBVTV và tăng nguy cơ bị các bệnh do nhiễm HCBVTV.
  • 58. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48 Phần lớn người canh tác chè thu hoạch chè khi chưa đảm bảo thời gian sau phun (63,8%), số thu hoạch đảm bảo thời gian sau phun chiếm tỷ lệ thấp (36,2%). Đây là một yếu tố không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người canh tác chè mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Vấn đề này cần nhận được sự quan tâm từ các ban ngành của xã và từ các tổ chức y tế công cộng. 4.1.2. Kiến thức của người canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật Tỷ lệ người canh tác chè có kiến thức chung mức độ tốt về dự phòng nhiễm HCBVTV chiếm tỷ lệ thấp (9,8%). Kết quả của chúng tôi thấp kết quả của tác giả Hoàng Hải [7] khi có 24,7% đối tượng nghiên cứu nắm vững các nguyên tắc về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, và kết quả này cũng thấp hơn nghiên cứu của tác giả K’Vởi [33] trong nghiên cứu tại Lâm Đồng với tỷ lệ người dân có kiến thức chung về dự phòng nhiễm HCBVTV đúng chiếm 35% [34]. Theo chúng tôi, có kết quả thấp hơn này là do tỷ lệ người dân canh tác chè được truyền thông thấp, hơn nữa có 47,2% là người dân tộc thiểu số, cho nên kiến thức tốt của đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ thấp. Phần lớn người canh tác chè có kiến thức mức độ trung bình về dự phòng nhiễm HCBVTV (65,5%), cá biệt có những trường hợp có hiểu biết sai về HCBVTV. Qua thảo luận nhóm, ông Nông Văn P cho biết: “Riêng cái cây chè này, phải có nhiều thuốc thì mới tốt được, nếu không phun liên tục sâu ăn là không bán được ngay, bà con của tôi ở đây, có người còn bảo là nếu không có HCBVTV thì lá chè không xanh được mà sau này nước chè cũng không ngon”. Sự thiếu hụt kiến thức của người canh tác chè về dự phòng nhiễm HCBVTV thấp dẫn đến những sai lầm về thái độ và việc thực hiện các hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người dân. Vì vậy, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người canh tác chè là rất quan trọng nhằm nâng cao
  • 59. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49 kiến thức cho người dân nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân đồng thời phát triển nông nghiệp bền vững. Chỉ có 9,4% và 18,8% số người canh tác chè có kiến thức mức độ tốt và khá về ảnh hưởng HCBVTV, còn lại 71,8% người dân có kiến thức trung bình về vấn đề này. Phần lớn (9/12 người tham gia thảo luận) người canh tác chè chỉ kể đúng được một vài biểu hiện của nhiễm HCBVTV, tuy nhiên số người kể đầy đủ tên các dấu hiệu nhiễm HCBVTTV thấp (3/12). Bà Triệu Thị H cho biết: “Thỉnh thoảng phun HCBVTV xong cũng cảm thấy đau đầu, buồn nôn, nhưng nghỉ ngơi vài bữa là hết. Làm chè thì chỉ chú ý đến sự phát triển của chè, chứ chẳng có thời gian nghĩ cho sức khỏe của mình". Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự kết quả của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh [12] khi tỷ lệ người canh tác chè kể được các dấu hiệu đau đầu, buồn nôn cao (87,3% và 67,0% theo thứ tự) nhưng tỷ lệ người kể được đầy đủ các dấu hiệu nhiễm HCBVTV thấp (22,6%) Người canh tác chè có kiến thức tốt về đường lây nhiễm HCBVTV thấp (12,0%); kiến thức trung bình về đường lây nhiễm chiếm tỷ lệ cao (56,2%). Do kiến thức tốt của người canh tác chè đối với đường lây nhiễm chưa cao cho nên nhiều người không dùng đủ các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV khi canh tác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ người dân biết HCBVTV lây qua đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (97,7%); sau đó là ăn uống (63,2%) và qua da, mắt (46,8%) [6]; nhưng tỷ lệ người biết đầy đủ các đường lây chiếm thấp nhất (40,5%) [12]. Phần lớn người canh tác chè có kiến thức trung bình về các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV (45,6%), kiến thức tốt chiếm 16,2%. Người dân biết cần mặc quần áo bảo hộ lao động và sử dụng khẩu trang và đội mũ nón khá cao (71,2%; 93,2% và 89,4% theo thứ tự) tuy nhiên tỷ lệ người biết cần đeo kính mắt và sử dụng găng tay thấp (32,2% và 56,9% theo thứ tự) [13]. Đó là
  • 60. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50 do tỷ lệ kiến thức tốt về đường lây nhiễm HCBVTV của người canh tác chè thấp (12,0%), họ chưa biết hết các đường lây nhiễm cho nên tỷ lệ kể đầy đủ tên các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV thấp. Trong cuộc thảo luận nhóm với người dân, bà Hoàng Thị T kể: “Theo tôi, muốn phòng nhiễm HCBVTV thì nói chung là khi canh tác chè cần phải mặc áo mưa, đeo khẩu trang và đội mũ nón. Nói chung là nếu làm những việc này thì sẽ phòng được thôi” 4.1.3. Thái độ của người canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật Phần lớn người canh tác chè có nhận thức tốt về các yếu tố nguy cơ gây nhiễm HCBVTV (64,6%), nhận thức trung bình chiếm tỷ lệ thấp (8,0%). Đây là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy người dân nhận thức rõ mối đe dọa bị nhiễm HCBVTV. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Yalemtsehay Mekonnen [50] khi có tới 99,2% người được hỏi cho rằng cần thiết phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp người canh tác chè thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV. Người canh tác chè có nhận thức tốt về nguy cơ nhiễm HCBVTV cao nhưng nhận thức tốt về hậu quả của nhiễm HCBVTV lại thấp hơn (64,6% và 39,8% theo thứ tự). Chính vì lý do này làm cho nhận thức mối đe dọa với nhiễm HCBVTV (theo mô hình HBM) không cao, điều này ảnh hưởng đến khả năng thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người canh tác chè. Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn người canh tác chè có nhận thức tốt và khá về hậu quả của nhiễm HCBVTV (93,3%), kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Larkin L. Strong [45] với 91,9% đối tượng được phỏng vấn trả lời “Đồng ý/rất đồng ý” rằng HCBVTV gây hại cho sức khỏe người nông dân. Tỷ lệ người canh tác chè có nhận thức trung bình về hậu quả của nhiễm HCBVTV thấp (6,7%); cá biệt có những trường
  • 61. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51 hợp có nhận thức sai lầm; trong thảo luận nhóm, ông Nguyễn Văn H cho biết: “Phun HCBVTV không đeo khẩu trang nói chung là cũng không ảnh hưởng gì lắm, chúng tôi quen rồi. Bao nhiêu năm làm nông nghiệp, vụ nào chẳng phun như vậy, có sao đâu” Phần lớn người canh tác chè có nhận thức khá về lợi ích hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV (64,6%); nhận thức trung bình chiếm tỷ lệ thấp (6,0%); nhận thức tốt chỉ chiếm có 29,4%. Tuy nhiên, số người nhận thức tốt về các yếu tố cản trở khi thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV chiếm 13,82%. Đây chính là yếu tố gây khó khăn trong việc thay đổi hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV ở người canh tác chè. Theo tác giả Larkin L. Strong [45] cũng cho thấy tỷ lệ người có nhận thưc tốt về lợi ích chiếm 96,9% nhưng số người có nhận thức tốt về rào cản chỉ chiếm 37,2%. Trong các thảo luận nhóm, nhiều người nói: “Tôi cũng nghĩ là thuốc bảo vệ thực vật có độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng mang mấy thứ đồ bảo hộ lao động trên mình cảm thấy vướng víu khó thao tác nên thôi”, hay “Nói chung là bà con đủ tiền mua quần áo bảo hộ lao động, nhưng mà bà con không mặc vì vướng, nóng và khó chịu chứ không phải hiếm hay không có tiền mua”. Tỷ lệ người canh tác chè có nhận thức mức độ trung bình về rào cản thực hiện hành vi HCBVTV cao (58,8%), ông Dương Bá H nói: “Tắm à? Thật ra làm như chúng tôi suốt ngày chân lấm tay bùn, lấy đâu thời gian mà tắm, mà tắm xong cũng lại bẩn ngay thôi mà. Không tắm có sao đâu? Trâu bò mấy triệu còn chẳng tắm cơ mà! Chỉ hôm nào về đi ăn cỗ thì tắm chứ nếu cứ phun xong mà tắm có người ngày phải tắm đên chục lần chứ chẳng chơi”. Đây là một vấn đề cần truyền thông làm rõ cho người dân để họ nhận thức tốt các rào cản khi thực hiện hành vi dự phòng, điều này sẽ giúp họ thực hiện tốt các hành vi dự phòng.
  • 62. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52 4.1.4. Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè 4.1.4.1. Thực trạng xử lý và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè Hầu hết người canh tác chè tham gia hoạt động phun HCBVTV (92,8%). Phần lớn người canh tác chè rửa bình thuốc sau phun tại sông, suối, ao, hồ (55,0%); có 3,5% không rửa bình thuốc sau khi phun HCBVTV. Trong thảo luận nhóm với người dân, bà Nguyễn Thị T cho biết: “Đem ra suối hoặc ra mương rửa luôn, như thế vừa tiện vừa đỡ mất thời gian, xúc nước vài cái là sạch ngay thôi mà”. Điều này cho thấy, thực tế người canh tác chè thực hiện hành vi xử lý dụng cụ sau phun không đúng, đây là một trong những yếu tố gây ô nhiễm môi trường sống từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe của chính người dân. Tỷ lệ người canh tác chè vứt bao bì, dụng cụ đựng HCBVTV sau phun bừa bãi chiếm 32,3%; trong quá trình thảo luận nhóm, người dân cho biết: “Ở đây bà con cứ vứt ra rãnh, mương, suối, bãi chè hay nơi nào tiện thì vứt. Cái nào đẹp thì giữ lại tận dụng làm dụng cụ chứa nước hoặc đựng cái gì đó”. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh khi có 21,8% người canh tác chè vứt chai lọ lung tung hoặc dùng lại [13], và cũng cao hơn của tác giả K’ Vởi, Đỗ Văn Dũng khi có 23,88% người dân thực hành không đúng về xử lý chai lọ [33]. Nguyên nhân của vấn đề theo chúng tôi là do La Bằng là một xã miền núi, tỷ lệ người dân tộc chiếm khoảng 40%, trình độ học vấn thấp, ý thức về bảo vệ môi trường của người dân còn hạn chế và do điều kiện xử lý tại địa phương chưa đảm bảo. Theo bà Nguyễn Thị L cho biết: “Cũng biết là phải thu gom vỏ bao bì đựng HCBVTV đấy nhưng thu gom xong thì xử lý ở đâu, xã chưa có nơi xử lý, chẳng nhẽ lại chở xuống Thái Nguyên à?”