SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn
Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” là kết quả nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt
nghiệp của tôi.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2013
Tác giả
Bùi Thị Huế
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ hết sức nhiệt tình, quý báu của các thầy cô, của Viện Chính sách và Chiến
lược phát triển nông nghiệp nông thôn, gia đình và các bạn.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Văn Đức, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo Khoa
Kinh Tế & PTNT, cùng toàn thể các thầy cô giáo trường ĐH Nông nghiệp HN đã
luôn tận tâm giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Viện Chính sách và Chiến
lược phát triển nông nghiệp nông thôn, lãnh đạo và toàn thể cán bộ Bộ môn Nghiên
cứu Chiến lược và Chính sách trực thuộc Viện đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực tập tại Viện. Đặc biệt đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia khảo sát
nghiên cứu về tình hình sản xuất, tiêu thụ gà ta tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cũng
như tạo điều kiện cho tôi tham gia các buổi sinh hoạt khoa học tại Bộ môn và Viện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đếc các bạn đồng môn lớp Kinh tế A, khóa 54 đã giúp
đỡ, hỗ trợ tôi trong việc thu thập các thông tin, tư liệu, số liệu và góp ý để tôi hoàn
thành khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý
kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài.
Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2013
Tác giả
Bùi Thị Huế
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng
trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam. Trong những năm qua, phong trào phát
triển sản xuất kinh doanh gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể có phát triển, nhưng chưa
phát huy tốt tiềm năng thế mạnh về địa bàn chăn thả, lợi thế về môi trường sinh thái,
tiềm năng thị trường rộng lớn và liên kết theo chuỗi để có thể tạo được nguồn thu nhập
quan trọng cho gia đình. Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống trên cơ sở phân tích mối
quan hệ nhiều chiều giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị gà thịt và đề xuất các giải pháp
khắc phục khó khăn trong quá trình phát triển chuỗi, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”. Đề tài nhằm
giải quyết 4 mục tiêu cụ thể: i) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị gà ta; ii) Đánh giá đúng thực trạng kênh tiêu thụ cũng
như chuỗi giá trị ga ta huyện Ba Bể thông qua việc đánh giá và phân tích từng tác nhân
trong kênh tiêu thụ; iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị gà
ta huyện Ba Bể; iv) Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm hình thành, hoàn thiện và
phát triển chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Đề tài được nghiên cứu tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Thời gian nghiên cứu đề
tài từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2013.
Bên cạnh các thông tin, số liệu thứ cấp, đề tài đã chọn một số hộ nông dân để
khảo sát điều tra thu thập số liệu sơ cấp. Lượng mẫu điều tra là 60 hộ nông dân chăn
nuôi gà, 2 hộ làm nghề thu gom, 4 hộ làm nghề bán buôn và 7 hộ làm nghề bán lẻ.
Dưới đây là tóm tắt các nội dung chính của khóa luận:
1.Tổng quan tình hình chăn nuôi gà của huyện Ba Bể
Gà là vật nuôi phổ biến của địa phương, với lợi thế đất vườn đồi, thời tiết thuận
lợi, huyện Ba Bể trong những năm vừa qua đã có chú trọng hơn đến chăn nuôi gà theo
hướng sản xuất hàng hóa. Trên địa bàn khảo sát, có trên 70% các hộ chăn nuôi vẫn
duy trì phương thức nuôi thả tự nhiên, không hạch toán thu chi, rủi ro cao, có 15 - 20%
các hộ chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ có kiểm soát quy mô 100 con/lứa đem lại hiệu
quả kinh tế khá, 5 - 10 % số hộ chăn nuôi theo hình thức nuôi tập trung quy mô lớn từ
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
iv
200 - 300 con/lứa, kiểm soát nghiêm ngặt dịch bệnh, tỷ lệ thất thoát thấp, lợi nhuận
cao. Gà của Ba Bể chủ yếu là gà ri, chất lượng thơm ngon, nhưng thị trường tiêu thụ
rộng vẫn còn hạn chế.
2. Thực trạng chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể
Chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể được thực hiện theo 4 kênh chính, trong đó
kênh 1 là kênh dài nhất và quan trọng nhất:
Kênh 1: Hộ chăn nuôi, thu gom, bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng
Kênh 2: Hộ chăn nuôi, thu gom, người tiêu dùng
Kênh 3: Hộ chăn nuôi, bán lẻ, người tiêu dùng
Kênh 4: Hộ chăn nuôi, người tiêu dùng.
Qua phân tích, trong cả 4 kênh thì người chăn nuôi luôn là người chiếm giá trị
gia tăng cao nhất, trong khi họ phải bỏ ra một khoản chi phí là thấp nhất. Giá trị gia
tăng của người chăn nuôi trong kênh tiêu thụ 1 chiếm 46,1%, kênh tiêu thụ 2 chiếm
64,52%, kênh tiêu thụ 3 chiếm 67,32% và kênh tiêu thụ 4 là 100% do trong kênh này
chỉ gồm 2 tác nhân là người chăn nuôi và người tiêu dùng.
3. Đánh giá thực trạng của chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể
Trong chuỗi giá trị gà ta, hộ chăn nuôi chiếm vai trò quan trọng nhất, không chỉ
là tác nhân tạo ra sản phẩm ban đầu, tạo nên giá trị gia tăng lớn nhất của toàn chuỗi và
có cơ hội mở rộng quy mô để tăng thu nhập nhưng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro
về dịch bệnh và sự bấp bênh của thị trường
Trong 4 kênh nghiên cứu thì kênh 1 hoạt động hiệu quả nhất do tạo ra nhiều giá
trị gia tăng nhất (82,49 nghìn đồng/kg) và có hiệu quả phân phối. Tuy nhiên các tác
nhân trung gian trong 3 kênh còn lại có lợi nhuận cao hơn. Người thu gom có giá trị
gia tăng cao nhất ở kênh 2 (20,91 nghìn đồng/kg), người bán lẻ có giá trị gia tăng cao
nhất ở kênh 3 (24,14 nghìn đồng/kg).
Chuỗi giá trị gà ta ở Ba Bể có nhiều điểm thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức, đó là trình độ tiếp cận KHKT và kiến thức thị trường
của các tác nhân còn yếu kém, kỹ thuật chăn nuôi lạc hậu, đặc biệt là dịch bệnh ngày
càng nhiều và nguy hiểm làm cho các hộ chăn nuôi có nguy cơ bị lỗ vốn, thậm chí phá
sản nếu gặp rủi ro về dịch bệnh trong khi đó công tác phòng chống dịch bệnh của địa
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
v
phương vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém. Bên cạnh đó là vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi. Mối liên kết giữa đã được hình thành
tuy nhiên vẫn lỏng lẻo, chủ yếu được hình thành trên cơ sở thời gian hoạt động, mối
quan hệ. Các thỏa thuận đều không chính thức, mối liên kết, ràng buộc trách nhiệm,
quyền lợi giữa các tác nhân còn yếu.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi giá trị gà ta.
Yếu tố thuộc về kĩ thuật như con giống, dịch vụ thú y, dịch vụ thức ăn chăn
nuôi. Yếu tố khách quan như rủi ro về thời tiết, dịch bệnh, giá cả, thị trường tiêu thụ,
nhu cầu người tiêu dùng đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của
các tác nhân.
5. Đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, để tài mạnh dạn đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể như sau:
- Quy hoạch vùng chăn nuôi gà tập trung: Quy hoạch vùng chăn nuôi gà riêng biệt để
khống chế dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
- Mở rộng quy mô chăn nuôi: Khi tăng quy mô cần chú ý xem xét đến nguồn lực
- Nâng cao năng lực cho các tác nhân: Tập huấn, chuyển giao KHKT, tư vấn,
tuyên truyền kiến thức về VS ATTP, kỹ năng phòng chống và xử lý khi có dịch bệnh.
- Liên kết sản xuất kinh doanh: Thông qua các thỏa thuận, hợp đồng có tính
ràng buộc, thành lập các nhóm sở thích chăn nuôi gà tại địa phương, tăng cường trao
đổi thông tin để nắm bắt sự thay đổi của thị trường
- Chính sách, chương trình hỗ trợ: Ban hành chính sách, chương trình hỗ trợ giống,
chuyển giao kỹ thuật và đặc biệt là chính sách về vốn. Kiểm soát dịch bệnh gia cầm. Xây
dựng các chương trình nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống dịch bệnh.
- Xây dựng thương hiệu gà ta Ba Bể: Xây dựng thương hiệu gà ta Ba Bể để
người tiêu dùng biết đến nhiều hơn và góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN........................................................................................... iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ .....................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................xi
DANH MỤC HỘP ........................................................................................................xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... xii
PHẦN I: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................4
1.5 Ý nghĩa của đề tài......................................................................................................4
1.5.1 Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học...................................................4
1.5.2 Ý nghĩa đối với thực tiễn........................................................................................4
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................5
2.1 Cở sở lý luận ..........................................................................................................5
2.1.1 Các khái niệm và quan điểm về chuỗi giá trị...............................................5
2.1.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị ............................10
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị gà...........................................................14
2.1.4 Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị.......................................................................16
2.1.5 Phân biệt chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và ngành hàng .......................................17
2.1.6 Các thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu..............................................................18
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
vii
2.2 Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................21
2.2.1 Vận dụng chuỗi giá trị vào chăn nuôi và tiêu thụ gà trên thế giới .......................21
2.2.2 Vận dụng chuỗi giá trị vào chăn nuôi và tiêu thụ gà ở Việt Nam........................24
2.2.3 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới và Việt Nam.............................26
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................29
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..................................................................................29
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................29
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................................30
3.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................38
3.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu ..............................................................38
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin ...........................................................................38
3.2.3 Phương pháp chọn mẫu điều tra.........................................................................40
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................40
3.2.5 Phương pháp phân tích dữ liệu.............................................................................40
3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu.............................................................41
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................43
4.1. Thực trạng chăn nuôi gà ta ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn..............................43
4.1.1 Tình hình sản xuất gà ta trên địa bàn....................................................................43
4.1.2. Tình hình tiêu thụ gà trên địa bàn........................................................................45
4.2 Chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .......................................................47
4.2.1 Cấu trúc chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện.....................................................47
4.2.2 Nội dung các kênh tiêu thụ gà ta huyện Ba Bể ....................................................48
4.2.3 Đánh giá kết quả hoạt động của chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể.....75
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể ....................................83
4.3.1 Nhóm các yếu tố kỹ thuật.....................................................................................83
4.3.2 Nhóm các yếu tố khách quan................................................................................84
4.4 Định hướng, giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể .......86
4.4.1 Định hướng hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gà tại địa phương...................86
4.4.2 Giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gà tại địa phương ......................87
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
viii
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................91
5.1 Kết luận....................................................................................................................91
5.2 Khuyến nghị ............................................................................................................92
5.2.1 Đối với cấp chính quyền.......................................................................................92
5.2.2 Đối với các tác nhân tham gia chuỗi giá trị gà ta .................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................94
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Sản lượng thịt gà chế biến sẵn một số nước trên thế giới trong 3 năm 2006,
2008, 2010 .....................................................................................................................23
Bảng 2.2 Sản lượng gia cầm của Việt Nam qua các năm .............................................24
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Ba Bể qua 3 năm 2010-2012..............32
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Ba Bể qua 3 năm 2010- 2012 ..............33
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn qua 3 năm 2010-2012 ............................35
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm 2010 - 2012 ..................36
Bảng 4.1 Cơ cấu tổng đàn và sản lượng thịt gia cầm ở Ba Bể......................................45
Bảng 4.2 Sản lượng và giá bán gà ta huyện Ba Bể .......................................................46
Bảng 4.3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, đầu tư chi phí và giá trị gia
tăng trong 1kg gà ta của hộ chăn nuôi...........................................................................51
Bảng 4.4 Đặc điểm về các tác nhân trung gian .............................................................52
Bảng 4.5 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật và đầu tư kinh doanh gà ta
của các hộ điều tra (tính BQ 1 hộ/ 1 năm).....................................................................54
Bảng 4.6 Giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của các tác nhân trung gian tham gia vào
kênh tiêu thụ 1 ...............................................................................................................55
Bảng 4.7 Giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ 1 ........56
Bảng 4.8 Giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của người thu gom ở kênh 2 ........................61
Bảng 4.9 Giá trị tăng thêm 1kg gà ta của các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ 2........62
Bảng 4.10 Tình hình đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của người chăn nuôi..67
Bảng 4.11 Tình hình đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của người bán lẻ.....68
Bảng 4.12 Giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của các tác nhân tham gia kênh 3 ..............69
Bảng 4.13 Tình hình đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của người chăn
nuôi trong kênh tiêu thụ thứ 4 .......................................................................................74
Bảng 4.14 Giá trị thuần có thêm 1kg gà ta của các tác nhân trong toàn chuỗi .............77
Bảng 4.15 Ma trận phân tích SWOT đối với phát triển chăn nuôi gà ta huyện Ba Bể ........81
Bảng 4.16 Tổng hợp các nhu cầu người tiêu dùng gà ta huyện Ba Bể .........................85
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
x
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1 Cấu trúc chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể..................................................47
Sơ đồ 4.2 Kênh tiêu thụ gà thứ nhất của người chăn nuôi ......................................48
Sơ đồ 4.3 Giá trị gia tăng trong kênh tiêu thụ 1 của chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể58
Sơ đồ 4.4 Kênh tiêu thụ gà thứ 2 của người chăn nuôi............................................59
Sơ đồ 4.5 Giá trị gia tăng trong kênh tiêu thụ 2 của chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể63
Sơ đồ 4.6 Kênh tiêu thụ gà thứ 3 của người chăn nuôi............................................64
Sơ đồ 4.7 Giá trị gia tăng trong kênh tiêu thụ 3 của chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể70
Sơ đồ 4.8 Kênh tiêu thụ gà thứ 4 của người chăn nuôi............................................71
Sơ đồ 4.9 Mối quan hệ và liên kết giữa các tác nhân ...............................................75
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.Mô tả chuỗi giá trị..........................................................................................6
Hình 4.1 Phần trăm tổng chi phí và giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia vào
kênh 1 ............................................................................................................................57
Hình 4.2 Phần trăm tổng chi phí và giá trị gia tăng theo giá bán của các tác nhân
tham gia vào kênh tiêu thụ 1 ......................................................................................57
Hình 4.3 Phần trăm tổng chi phí và giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia
kênh 2............................................................................................................................62
Hình 4.4 Phần trăm tổng chi phí và giá trị gia tăng theo giá bán của các tác nhân
tham gia vào kênh 2.....................................................................................................63
Hình 4.5: Chuồng gà chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát
.......................................................................................................................................65
Hình 4.6 Phần trăm của tổng chi phí và giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia
vào kênh 3.....................................................................................................................69
Hình 4.7 Phần trăm tồng chi phí và giá trị gia tăng theo giá bán của các tác nhân
.......................................................................................................................................70
tham gia vào kênh 3.....................................................................................................70
Hình 4.8 Lợi nhuận của các tác nhân trong cùng một kênh ...................................76
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Giá mua gà cao nhưng bán rất chạy............................................................53
Hộp 4.2 Nuôi nhỏ lẻ thu nhập thấp............................................................................73
Hộp 4.3 Không có tiền mua cám ... ............................................................................73
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Nghĩa đầy đủ
BQ
CC
Bình quân
Cơ cấu
CN-XD Công nghiệp xây dựng
TM - DV Thương mại - Dịch vụ
GTSX Giá trị sản xuất
KHKT Khoa học kỹ thuật
LĐ Lao động
NK
PT
Nhân khẩu
Phát triển
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, nông nghiệp được xác định là ngành mũi nhọn trong chiến lược
phát triển nền kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh nhiều ngành hàng có giá trị sản xuất cao như:
lúa gạo, cà phê, cao su…thì chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp. Trong những năm gần đây, cùng với ngành trồng trọt thì ngành chăn
nuôi nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những kết quả quan trọng. Trong
chăn nuôi, chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí thứ hai
(sau chăn nuôi lợn) trong ngành chăn nuôi của nước ta.
Tuy nhiên, chăn nuôi gà ở nước ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Do Việt
Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, dịch bệnh nhiều và dễ tái phát nên số lượng gia cầm
chết và tiêu hủy vẫn còn cao. Bên cạnh đó, tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, lạc hậu
cũng là một nguyên nhân làm cho ngành chăn nuôi gà của nước ta chưa phát triển hết
tiềm năng vốn có. Sản xuất chưa tương ứng với tiềm năng nguồn lực, chưa đáp ứng đủ
nhu cầu xã hội, sức cạnh tranh của ngành hàng chăn nuôi gà thấp nên lượng gà nhập
khẩu từ nước ngoài về rất lớn, đặc biệt là sản phẩm gà loại thải của Trung Quốc đang
tìm mọi cách xâm nhập thị trường Việt Nam.
Trong nền kinh tế thị trường, với xu hướng hội nhập, người sản xuất không chỉ
quan tâm đến thị trường tiêu dùng trong nước mà còn hướng tới thị trường xuất khẩu.
Từ đó, hình thành nên các chuỗi trong ngành hàng. Riêng ngành chăn nuôi, các chuỗi
đã bắt đầu được hình thành nhưng còn đơn giản, có ít các tác nhân tham gia. Sự liên
kết và trách nhiệm của các tác nhân trong kênh tiêu thụ chưa hình thành nên khái niệm
về chuỗi hàng hóa dịch vụ còn mang tính lý thuyết. Vì vậy, việc phân phối lợi ích tài
chính, quan hệ giữa các tác nhân, vai trò và mức độ ảnh hưởng của các tác nhân trong
chuỗi giá trị gà hiện nay vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải.
Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là một huyện miền núi phía Bắc với diện tích chủ
yếu là đất nông, lâm nghiệp. Vì vậy, rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gà. Tuy
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
2
nhiên, do đặc điểm địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn nên thị trường tiêu thụ gà
của huyện chưa được mở rông ra các tỉnh bên ngoài, đặc biệt là thủ đô Hà Nội – một
thị trường tiêu thụ rộng lớn. Sản phẩm đầu ra ngành chăn nuôi gà của huyện chủ yếu là
đáp ứng nhu cầu của chính người dân trong huyện, và một số huyện, tỉnh lân cận.
Thông tin về ngành hàng gà đến với nông dân còn ít, sản xuất nhỏ lẻ, giá thành sản
phẩm chưa cao, các hoạt động liên quan đến chăn nuôi gà trong chuỗi giá trị hàng hóa
còn rời rạc. Bên cạnh đó, chưa có một nghiên cứu nào về chuỗi giá trị gà ta được thực
hiện trên địa bàn và việc liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo, các giao
dịch chủ yếu được thực hiện bằng miệng mà chưa có một văn bản hợp đồng chính thức
nào. Sự phân bổ chi phí và giá trị gia tăng giữa các tác nhân đôi khi còn bất hợp lý. Do
đó, việc nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho các nhà
quản lý kinh tế, các nhà chỉ đạo sản xuất hiểu rõ hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh
gà, những mối quan hệ, các tương tác và sự phân phối lợi ích của từng tác nhân trong
chuỗi, từ đó đề xuất những giải pháp tác động hợp lý nhằm hình thành, hoàn thiện và
phát triển chuỗi giá trị gà, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho từng tác nhân.
Xuất phát từ những lý do trên, được sự hướng dẫn của Thầy giáo, TS. Trần Văn
Đức tôi xin chọn đề tài “ Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn huyện Ba Bể,
tỉnh Bắc Kạn” . Với mong muốn cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các hộ
nông dân cũng như các tác nhân trong chuỗi giá trị để có thể phát triển ngành chăn
nuôi gà ta, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân trong quá trình sản xuất.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá
trị sản phẩm gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm tăng thêm giá trị của sản phẩm này, hướng tới hài hòa lợi ích các bên
tham gia chuỗi giá trị gà trên địa bàn.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị và chuỗi
giá trị gà ta.
 Đánh giá đúng thực trạng kênh tiêu thụ cũng như chuỗi giá trị gà ta tại huyện Ba
Bể thông qua việc đánh giá và phân tích từng tác nhân trong các kênh tiêu thụ.
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
 Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm hình thành, hoàn thiện, và phát triển
chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trong những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
 Các hộ chăn nuôi, buôn bán sản phẩm và cung ứng dịch vụ đầu vào cho chăn
nuôi gà ta.
 Người thu gom, người bán buôn, bán lẻ trên địa bàn.
 Các hộ không chăn nuôi, các hộ sử dụng sản phẩm chăn nuôi gà ta trên cùng địa bàn.
 Cán bộ chính quyền địa phương các cấp, cán bộ kĩ thuật chăn nuôi và thú y.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi thời gian
Các thông tin phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ năm 2010 - 2012
Thời gian nghiên cứu đề tài từ 1/2013 – 5/2013
1.3.2.2 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
1.3.2.3 Phạm vi nội dung
Do hạn chế về thời gian và các điều kiện nghiên cứu, trong khuôn khổ nghiên
cứu của một luận văn tốt nghiệp, đề tài giới hạn nghiên cứu ở một số nội dung sau:
 Nghiên cứu một số vấn đề về lý luận liên quan đến chuỗi giá trị gà.
 Thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể.
 Nghiên cứu sự tham gia vào chuỗi giá trị gà ta và giá trị gia tăng qua các tác nhân.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
4
 Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể đề tài mạnh dạn nêu ra một số
khuyến nghị, giải pháp và hướng tác động của các tác nhân tham gia vào chuỗi
giá trị gà ta tại địa bàn.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau liên quan đến phát triển chuỗi giá trị
sản phẩm gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn:
 Chuỗi giá trị là gì? Tại sao phải nghiên cứu chuỗi giá trị?
 Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta gồm những nội dung gì?
 Chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể đang hoạt động như thế nào?
 Có những tác nhân nào tham gia vào chuỗi và hoạt động của họ ra sao?
 Khối lượng hay tỷ lệ % sản phẩm của từng tác nhân?
 Giá trị thay đổi như thế nào trong toàn chuỗi giá trị?
 Chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
thức, các yếu tố ảnh hưởng nào?
 Cần có những giải pháp nào để phát triển chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn?
1.5 Ý nghĩa của đề tài
1.5.1 Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học
 Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, ứng dụng
kiến thức đó trong thực tiễn.
 Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và xử lý số liệu, viết báo cáo.
 Giúp hiểu thêm về tình hình chăn nuôi gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể - tỉnh
Bắc Kạn.
1.5.2 Ý nghĩa đối với thực tiễn
 Nhận thấy những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả
kinh tế nông hộ.
 Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hướng nghiên cứu.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
5
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cở sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm và quan điểm về chuỗi giá trị
2.1.1.1 Định nghĩa
Theo Kaplinsky và Morris (2001): Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động cần
thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lục còn là khái niệm, thông qua các
giại đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt
bỏ sau khi đã sử dụng. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong
chuỗi hoạt động và có trách nhiệm tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi.
Định nghĩa chuỗi có thể được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng:
Nếu hiểu chuỗi theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một khối liên kết dọc hoặc
một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh độc lập trong một chuỗi sản xuất.
Hay nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một
công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm có: giai
đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thụ
và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi. Tất cả các hoạt động này tạo thành một
“chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, mặt khác mỗi hoạt động lại bổ
sung giá trị cho sản phẩm cuối cùng.
Chẳng hạn như khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hậu mãi và sửa chữa cho một
công ty điện thoại di động làm tăng giá trị chung của sản phẩm. Nói cách khác, một
khách hàng có thể sẵn sàng trả giá cao hơn cho một điện thoại di động có dịch vụ hậu
mãi tốt. Cũng tương tự như vậy đối với một thiết kế có tính sáng tạo hoặc một quy
trình sản xuất được kiểm tra chặt chẽ. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, một hệ
thống kho phù hợp cho các nguyên liệu tươi sống (như trái cây) có ảnh hưởng tốt đến
chất lượng của thành phẩm, và vì vậy, làm tăng giá trị sản phẩm.
Nếu hiểu chuỗi giá trị theo nghĩa rộng thì đó là một phức hợp những hoạt động
do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến,
thương nhân, người cung cấp dịch vụ…) để biến một nguyên liệu thô thành thành
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
6
phẩm được bán lẻ. Kết quả của chuỗi có được khi sản phẩm đã được bán cho người
tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và
chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác nhau trong kinh doanh,
lắp ráp, chế biến… Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một
doanh nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả mối liên kết ngược và xuôi cho
đến khi nguyên liệu thô được sản xuất được kết nối với người tiêu dùng cuối cùng.
Hình 2.1.Mô tả chuỗi giá trị
(Nguồn: Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng)
Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị đã bao hàm cả tổ chức và điều phối, các
chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi.
Ngoài ra chuỗi giá trị còn gắn liền với khái niệm về quản trị, vô cùng quan trọng đối
với những nhà nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh xã hội và môi trường trong
Vật tư
đầu vào
Sản xuất Thu
gom
Thương
mại
Tiêu
thụ
Cung cấp
- Giống
- TACN
Chăn nuôi
Chăm sóc
Thu hoạch
Thu gom
Vận
chuyển
Vận
chuyển
Phân phối
Bán hàng
Tiêu thụ
Sử dụng
Chế
biến
Làm sạch
Đóng gói
Nông dân
Người
thu gom
Người
chế biến
Nhà cung
cấp đầu
vào
Người
bán sỉ, bán
lẻ
Người
tiêu dùng
Giá trị tăng thêm
Thông tin được trao đổi
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
7
phân tích chuỗi giá trị. Việc thiết lập chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài
nguyên thiên nhiên (như nước, đất đai), có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học
và gây ô nhiễm. Thêm vào đó, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các
mối quan hệ ràng buộc và tiêu chuẩn truyền thống, ví dụ như do quan hệ quyền lực
giữa các hộ hoặc cộng đồng thay đổi, hoặc những nhóm dân cư nghèo nhất hoặc dễ bị
tổn thương chịu tác động tiêu cực từ hoạt động của những người tham gia chuỗi giá trị.
Những mối quan hệ này cũng có liên quan đến các chuỗi giá trị nông nghiệp. Lý do là
vì các chuỗi giá trị nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào việc sử dụng các nguồn tài
nguyên. Đồng thời, nghành nông nghiệp còn có đặc thù bởi sự phổ biến các tiêu chuẩn
xã hội truyền thống. Cuối cùng là do tỷ lệ người nghèo trong ngành nông nghiệp cao,
khung phân tích chuỗi giá trị có thể áp dụng để rút ra kết luận về sự tham gia của
người nghèo và các tác động tiềm tàng của sự phát triển chuỗi giá trị đến giảm nghèo.
2.1.1.2 Các quan điểm chính về chuỗi giá trị
Theo phân loại và khái niệm, hiện nay đang tồn tại 3 luồng nghiên cứu chính trong
các tài liệu về chuỗi giá trị là phương pháp Filière, phương pháp của Porter (1985) và
phương pháp toàn cầu của Kaplinsky đề xuất (1999):
a)Phương pháp Filière: Luồng tư tưởng thứ nhất là phương pháp Filière
(Filière nghĩa là chuỗi, mạch) gồm các trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu
khác nhau. Khởi đầu, phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp
của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Phân tích chuỗi, chủ
yếu là làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà các hệ thống sản xuất nông nghiệp
(cao su, bông , cà phê, dừa…) được tổ chức trong bối cảnh của các nước đang phát
triển. Trong bối cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản
xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và
khâu tiêu dùng cuối cùng.
Do đó khái niệm chuỗi (Filière) luôn bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực tế
được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của các hàng hóa và xác định những người
tham gia và hoạt động (Pagh, J.D.& Cooper, M.C, 1998). Tính hợp lý của chuỗi (Filière)
hoàn toàn tương tự như khái niệm chuỗi giá trị mở rộng đã trình bày ở trên. Phương pháp
chuỗi có 2 luồng, có vài điểm chung với phân tích chuỗi giá trị đó, gồm việc đánh giá
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
8
chuỗi về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối lợi
nhuận trong chuỗi hàng hóa; và phân tích các chi phí và thu nhập giữa các thành phần
được kinh doanh nội địa và quốc tế để phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế
quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP theo “phương pháp ảnh hưởng”.
b) Công trình nghiên cứu của Micheal Porter: Luồng nghiên cứu thứ 2 có liên
quan đến công trình của Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh. Michael Porter đã
dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình
như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và
các đối thủ cạnh tranh khác. Trong đó, ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh
nghiệp được ông tóm tắt như sau: Một Công ty có thể cung cấp cho khách hàng một
mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng
với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí). Hoặc, làm thế nào để một doanh nghiệp
có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng chấp nhận mua với giá cao hơn (chiến
lược tạo sự khác biệt).
Trong bối cảnh này, chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà
các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh thực tế và tiềm
tàng của mình để dành lợi thế trên thị trường. Hơn thế nữa Porter lập luận cho rằng cá
nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thế. Một
công ty cần được phân tách thành một lọat các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế
cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) từ những hoạt động đó. Porter phân biệt giữa
các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa (hoặc
dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến chuỗi giá trị cuỗi cùng
của sản phẩm.
Trong khung phân tích của Porter, khái niệm về chuỗi giá trị không trùng với ý
tưởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu về ý tưởng theo đó tính cạnh tranh của
một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất. Tính cạnh tranh của doanh
nghiệp có thể được phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản
phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần đến, hậu cần bên ngoài, tiếp thị bán hàng và các
dịch vụ hậu mãi, dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực,
hoạt động nghiên cứu...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
9
Trong khung phân tích của mình, Porter phân biệt các hoạt động chính và các
hoạt động bổ trợ:
Các hoạt động chính là những hoạt động hưởng đến việc chuyển đổi về mặt vật lý
và quản lý sản phẩm hoàn thành để cung cấp cho khách hàng. Bao gồm 5 hoạt động sau:
- Hậu cần đến: Gồm việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào sản phẩm như
quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản
phẩm cho nhà cung cấp.
- Sản xuất: Chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn thành. Ví dụ như: gia
công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất.
- Hậu cần ra ngoài: Là những hoạt động kết hợp với việc thu thập, lưu trữ và
phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua.
- Marketing và bán hàng: Là những hoạt động liên quan đến quảng cáo, khuyến
mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và
định giá.
- Dịch vụ khách hàng: Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm
gia tăng giá trị của sản phẩm.
Trong các hoạt động trên thì hậu cần đến và hậu cần ra là các thành tố quan
trọng và then chốt của chuỗi giá trị, là yếu tố chính tạo ra “giá trị” cho khách hàng của
doanh nghiệp và mang lại lợi ích tài chính cho công ty.
Các hoạt động bổ trợ hoặc hỗ trợ các hoạt động chính bao gồm 4 loại:
- Thu mua: Là việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng trong chuỗi
giá trị của công ty.
- Phát triển công nghệ: Là các bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệ
được sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm.
- Quản trị nguồn nhân lực: Tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao
cho toàn thể nhân viên.
- Cơ sở hạ tầng công ty
Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong
kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản
lý và chiến lược điều hành. Ví dụ một phân tích về chuỗi giá trị ở một số siêu thị châu
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
10
Âu có thể chỉ ra lợi thế cạnh tranh của siêu thị đó so với các đối thủ cạnh tranh là khả
năng cung cấp rau quả nhập từ nước ngoài ( Goletti, F, 2005).
c) Phương pháp tiếp cận toàn cầu: Luồng tư tưởng mới đây nhất là phương
pháp tiếp cận toàn cầu, khái niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu
hóa đã được các tác giả (Gereffi and Korzenicewicz 1994; Kaplinsky 1999) và
(Fearne, A. and D.Hughes,1998) đề cập. Kapinsky và Morris 2001 đã quan sát được
rằng trong quá trình toàn cầu hóa, người ta nhận thấy khoảng cách thu nhập trong nội
địa và giữa các nước tăng lên. Các tác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có
thể giúp giải thích quá trình này, nhất là trong một viễn cảnh năng động.
Thứ nhất bằng cách lập một sơ đồ chi tiết các hoạt động của chuỗi, phân tích
chuỗi giá trị sẽ thu thập được thông tin, phân tích được những khoản thu nhập của các
bên tham gia trong chuỗi nhận được sẽ là tổng thu nhập của chuỗi giá trị.
Thứ hai, phân tích chuỗi giá trị có thể làm sáng tỏ việc các công ty, vùng và
quốc gia kết nối được với nền kinh tế toàn cầu như thế nào? Hình thức phân tích này
sẽ giúp xác định được kết quả phân phối của các hệ thống sản xuất toàn cầu, các nhà
sản xuất cá thể phải nâng cao năng suất và hiệu quả các hoạt động và do đó đặt mình
vào con đường tăng trưởng thu nhập bền vững.
2.1.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị
2.1.2.1 Nội dung nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị
a. Lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích
Trước khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị, phải quyết định xem sẽ ưu tiên chọn
tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hóa nào để phân tích. Vì các nguồn lực để tiến
hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên phải lập ra phương pháp để lựa chọn một số
nhất định các chuỗi giá trị để phân tích trong số nhiều lựa chọn có thể được.
Quá trình lập thứ tự ưu tiên tuân theo 4 bước như trong quy trình tiến hành lựa
chọn trong một tình huống có nguồn lực khan hiếm.
Bước 1: Xác định các tiêu chí
Việc phân tích chuỗi giá trị bắt đầu bằng việc lựa chọn một chuỗi giá trị. Quyết
định chọn chuỗi giá trị nào để phân tích có thể phụ thuộc vào các tiêu chí áp dụng để
chọn chuỗi giá trị.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
11
Với định hướng tăng cơ hội tham gia và chia sẻ lợi ích cho người nghèo từ các
sản phẩm tiềm năng của địa phương, các tiêu chí đánh giá lựa chọn sản phẩm sau đây
đã được sử dụng, bao gồm:
- Tiêu chí 1: Thể hiện sự hội nhập thị trường của người nghèo
- Tiêu chí 2: Tiềm năng của sản phẩm/hoạt động đối với giảm nghèo
- Tiêu chí 3: Sản phẩm sử sụng nhiều lao động
- Tiêu chí 4: Rào cản tham gia (vốn, kiến thức) đối với người nghèo
- Tiêu chí 5: Sản phẩm mang lại thu nhập khá cho người nông dân
- Tiêu chí 6: Sản phẩm không đòi hỏi kỹ thuật cao
- Tiêu chí 7: Sản phẩm không đòi hỏi vốn đầu tư lớn
Bước 2: Định lượng mức độ quan trọng của các tiêu chí
Có 2 cách chính để tính mức độ quan trọng:
- Cách 1: Đánh số đơn giản – ví dụ như 1,2,3,hoặc 4 – trong đó mức độ quan
trọng tương đối của tiêu chí tỷ lệ thuận với số được đánh.
- Cách 2: Tính theo tỷ lệ, trong đó tổng các tiêu chí được sử dụng sẽ được điều
chỉnh bằng 100% và mức độ quan trọng tương đối của mỗi tiêu chí được phản ánh
trong tỷ lệ được gán cho tiêu chí đó trong tổng số phần trăm.
Bước 3: Liệt kê các sản phẩm/hoạt động có tiềm năng
Một khi các tiêu chí chọn chuỗi giá trị đã được xác định và xếp theo mức độ
quan trọng, bước tiếp theo là xác định danh sách tất cả các chuỗi giá trị/sản phẩm/hàng
hóa tiềm năng có thể cân nhắc trong phạm vi địa lý được xem xét. Danh sách này nên
được lập với sự tham gia của các bên liên quan.
Bước 4: Bảng xếp thứ tự các loại sản phẩm/hoạt động theo các tiêu chí
Khi đã xác định xong các tiêu chí mà mức độ quan trọng cũng như các chuỗi
giá trị có tiềm năng, bước tiếp theo là lập một ma trận (bảng) gồm các tiêu chí và các
chuỗi giá trị. Sau đây là một ví dụ về bảng xếp thứ tự:
¬
Tiêu chí Xếp thứ hạng(%) Chuỗi giá trị 1 Chuỗi giá trị 2 Chuỗi giá trị 3
Tiêu chí 1 50%
Tiêu chí 2 30%
Tiêu chí 3 20%
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
12
b. Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta đang phân tích, chúng ta có thể dùng
các mô hình, bảng, số liệu, biểu đồ và các hình thức tương tự để mô tả các tác nhân,
đặc điểm và kết quả hoạt động của từng tác nhân. Việc sử dụng các sơ đồ các chuỗi giá
trị sẽ giúp chúng ta dễ nhận thấy và hiểu dễ hơn trong quá trình nghiên cứu.
Sơ đồ chuỗi thể hiện các hoạt động sản xuất/kinh doanh (khâu), các tác nhân
chính trong chuỗi và những mối liên kết của họ. Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là vẽ
một sơ đồ về hiện trạng của hệ thống chuỗi giá trị.
c. Lượng hóa và mô tả chi tiết chuỗi giá trị
Bao gồm các con số kèm theo bản đồ chuỗi:
-Về số lượng chủ thể
- Số lượng việc làm và người lao động của mỗi nhóm nhà vận hành
- Sơ đồ dòng lưu chuyển số lượng sản phẩm qua từng tác nhân trong chuỗi
- Lập sơ đồ các mối quan hệ và liên kết giữa những người tham gia
d. Phân tích đặc điểm, kết quả, hiệu quả hoạt động của từng tác nhân
- Phân tích đặc điểm hoạt động của từng tác nhân.
- Phân tích chi phí và lợi nhuận: tức là xác định số tiền mà một tác nhân tham
gia trong chuỗi giá trị bỏ ra đầu tư cho việc sản xuất kinh doanh và số tiền mà tác nhân
đó nhận lại sau khi bán sản phẩm.
- Phân tích hiệu quả hoạt động của từng tác nhân dựa trên chi phí và lợi nhuận
đã xác định.
e. Đánh giá kết quả và hiệu quả toàn chuỗi: Bao gồm các nội dung sau:
- Đánh giá kết quả và hiệu quả của từng kênh tiêu thụ, phân tích sự phân bổ chi
phí và lợi nhuận giữa các tác nhân trong từng kênh, so sánh và đánh giá hiệu quả của
từng kênh tiêu thụ.
- Đánh giá kết quả và hiệu quả của toàn chuỗi bao gồm phân tích tác động, phân
bổ thu nhập trong và giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị theo cấp bậc. Phân
tích tác động của hệ thống quản trị chuỗi giá trị tới sự phân bổ thu nhập và giá sản
phẩm cuối cùng. Miêu tả sự đa dạng của thu nhập, rủi ro thường gặp và các tác động
đến chuỗi giá trị.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
13
- Sự liên kết giữa các tác nhân: mối liên kết giữa những người tham gia trong
chuỗi giá trị và mối liên kết của họ với các tác nhân ngoài chuỗi. Miêu tả những cam
kết, trách nhiệm và lợi ích giữa những người tham gia, sự áp dụng đối với sự phát triển
chung của chuỗi.
- Phân tích SWOT: Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của
toàn chuỗi.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị: Bao gồm các thể chế, chính sách có
liên quan, cơ sở hạ tầng, thị trường, đầu tư.
2.1.2.2 Phương pháp luận nghiên cứu chuỗi giá trị
* Phân tích ngành hàng CCA: Như đã trình bày ở trên, có 3 phương pháp sử
dụng trong phân tích chuỗi giá trị đó là:
STT PP Nghiên cứu Ứng dụng
1 Phương pháp ngành hàng
Nghiên cứu chuỗi về hệ thống
sản xuất nông nghiệp
2 Khung khái niệm do Porter lập ra (1985)
Nghiên cứu chuỗi về các công
ty/nhà máy sx chế biến
3
Phương pháp chuỗi giá trị toàn cầu do
Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi (1994;
1999; 2003) và Gereffi, và Korzeniewicz
(1994).
Nghiên cứu về các chuỗi giá trị
của các quốc gia/nhà máy hội
nhập toàn cầu
Do gà ta là một sản phẩm nông nghiệp nên phương pháp phân tích ngành hàng
là phương pháp thích hợp nhất.
Phân tích ngành hàng gồm 3 đặc điểm: thứ nhất tập trung vào những vấn đề của
các mối quan hệ định lượng và vật chất trong chuỗi; thứ hai là sơ đồ hóa các dòng chảy
của hàng hóa vật chất và cuối cùng là sơ đồ hóa các quan hệ chuyển dạng sản phẩm.
Phương pháp phân tích ngành hàng tập trung vào đánh giá kinh tế và tài chính,
chủ yếu là tập trung vào phân tích việc tạo ra thu nhập và phân phối thu nhập trong
ngành hàng, tách chi phí và thu nhập giữa các tác nhân, và phân tích vai trò của ngành
hàng đối với nền kinh tế quốc gia
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
14
Trong phương pháp phân tích ngành hàng có 8 công cụ sử dụng để phân tích
chuỗi giá trị, được chia thành 3 nhóm công cụ như sau:
- Nhóm thứ 1: Là nhóm các công cụ chung bao gồm lựa chọn chuỗi giá trị ưu
tiên để phân tích và lập sơ đồ chuỗi giá trị.
- Nhóm thứ 2: Là nhóm các công cụ phân tích định tính bao gồm: Các mối liên
hệ, quan hệ xã hội và lòng tin; Quản trị: điều phối, quy định và chế tài kiểm soát.
- Nhóm thứ 3: Là nhóm các công cụ phân tích định lượng bao gồm: Các sự lựa
chọn để nâng cấp: Kiến thức, kỹ năng, công nghệ và dịch vụ hỗ trợ; Phân tích chi phí
và lợi nhuận; Phân tích phân phối thu nhập; Phân tích phân bổ lao động.
* Phân tích tài chính: Xác định các chi phí, đánh giá toàn bộ giá trị gia tăng, lợi
nhuận của các tác nhân và của toàn chuỗi dựa trên giá tài chính nhằm đánh giá hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tác nhân tham gia trong chuỗi. Xác định
sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi; năng lực của nhà vận hành
(năng lực sản xuất, sản lượng, lợi nhuận).
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị gà.
2.1.3.1 Nhóm các yếu tố kỹ thuật
* Yếu tố giống: Giống là yếu tố đầu tiên và cũng rất quan trọng quyết định chăn
nuôi gà có đạt hiệu quả hay không. Nếu giống gà tốt, sức chống chịu tốt, khả năng
chống lại dịch bệnh cao thì tỷ lệ chết thấp và cho năng suất tốt. Vì vậy, chất lượng giống
quyết định rất nhiều đến hiệu quả chăn nuôi gà. Nhưng hiện nay tình trạng thiếu nguồn
cung cấp gà giống đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đang là yếu tố cản trở đối với
sự phát triển chăn nuôi của người dân. Vì vậy, giúp người dân chủ động được nguồn
cung giống tại chỗ là một trong những giải pháp quan trọng cho phát triển.
* Yếu tố thức ăn: Trong chăn nuôi gà thức ăn chiếm khoảng 70% trong tổng chi
phí nên nó là yếu tố quyết định trong chăn nuôi. Ngoài ra thức ăn chăn nuôi là điều
kiện nuôi dưỡng, là cơ sở nâng cao năng lực sản xuất của gia súc, gia cầm. Tốc độ tái
sản xuất đàn và hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi phụ thuộc trực tiếp vào mức độ
đảm bảo thức ăn, xây dựng khẩu phần thức ăn đáp ứng nhu cầu của gà phù hợp với
từng giai đoạn sinh trưởng nhằm mang lại hiệu quả hiệu quả cao trong chăn nuôi là
cần thiết. Trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của đàn gà thì nhu cầu thức ăn
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
15
cũng phải khác nhau. Gà con mới nở không thể cho ăn theo khẩu phần của gà to được
và ngược lại do đó phải sử dụng thức ăn theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, phù
hợp với nhu cầu sinh trưởng và phát triển của từng giai đoạn.
* Yếu tố công tác thú y: Trong chăn nuôi gà thường gặp rất nhiều rủi ro. Những
năm qua dịch bệnh gia súc, gia cầm trên toàn quốc diễn biến rất phức tạp tác động rất
lớn đến sự phát triển của ngành chăn nuôi.Hạn chế được các rủi ro trong chăn nuôi gà
sẽ giúp các hộ chăn nuôi tăng kết quả và hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người
lao động. Chính vì vậy công tác thú y cần phải được chú trọng, phòng bệnh và kịp thời
diệt gọn những ổ bệnh ngay từ khi mới phát sinh bệnh. Công tác tiêm phòng phải được
tổ chức định kỳ, công tác kiểm dịch chặt chẽ, tăng cường công tác tuyên truyền giáo
dục, chuyển giao kiến thức chăn nuôi, thú y cho người chăn nuôi.
* Yếu tố chuồng trại: Hệ thống chuồng trại và chế độ chăm sóc cũng ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển của đàn gà. Gà có thể sống trong điều kiện rất khác nhau
nhưng chúng chỉ thực sự cho năng suất cao trong điều kiện khí hậu nhất định phù hợp
cho từng loại, lứa tuổi. Chính vì vậy chuồng trại phải xây dựng làm sao để khí hậu thời
tiết thay đổi không ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn gà. Những yêu cầu cơ bản về
một chuồng trại hiện đại bao gồm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh
gió lùa, thích hợp với đặc tính sinh lý. Chuồng trại phải dễ vệ sinh và thuận tiện cho sự
chăm sóc đàn gà của người chăn nuôi.
2.1.3.2 Nhóm các yếu tố khách quan
* Thời tiết: Yếu tố thời tiết tác động khá lớn đến năng suất và kết quả sản xuất
của các hộ chăn nuôi. Sự thay đổi bất thường của thời tiết, các đợt rét đậm kéo dài
cũng là nguyên nhân gây chết gà hàng loạt dẫn đến tỷ lệ hao hụt lớn.
* Dịch bệnh: Dịch bệnh là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng vật nuôi
và là nguy cơ rủi ro cao nhất đối với người chăn nuôi. Dịch bệnh chủ yếu là bệnh
Newcastle (dịch tả) và tụ huyết trùng ở gà (bệnh gà toi) bên cạnh đó là các đợt dịch
cúm thường xuyên xảy ra làm cho gà thường chết hàng loạt. Dịch bệnh không
những gây thiệt hại cho người chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến nguồn cung cho
toàn bộ chuỗi giá trị.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
16
* Thị trường tiêu thụ: Thị trường có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất
kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đây là khâu tất yếu của sản xuất
hàng hóa, thị trường chính là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Nó cho
chúng ta biết kết quả sản xuất của một chu kỳ kinh doanh, đặc biệt phát triển một nền
sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường tiêu thụ sản phẩm rất được quan tâm. Vì vậy
thị trường tiêu thụ sản phẩm là nhân tố quyết định đến sự phát triển chăn nuôi gà. Thị
trường bao gồm cung, cầu và giá cả. Xác định lượng cung bao nhiêu để đáp ứng đủ
nhu cầu của thị trường là rất quan trọng. Giá cả ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu
thụ. Nếu giá thấp thì lợi nhuận thấp không thúc đẩy được quá trình sản xuất, giá cao
thì người tiêu dùng khó có khả năng tiếp cận. Việc định giá như thế nào vừa đảm bảo
lợi nhuận, vừa có sức cạnh tranh với các loại sản phẩm tương tự khác trên thị trường
bên ngoài là rất khó khăn và cần thiết. Nhìn chung với mức giá gà ri như hiện nay thì
người chăn nuôi có lãi, tuy nhiên trong trường hợp dịch bệnh thì gần như không có lợi
nhuận do giá cả giảm mạnh, người tiêu dùng chuyển hướng sang tiêu dùng sang mặt
hàng khác. Trong mọi trường hợp người chăn nuôi là người chấp nhận giá, họ không
có quyền quyết định giá bán sản phẩm nên thường xuyên bị ép giá.
2.1.4 Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị.
Chuỗi giá trị có thể được phân tích từ góc độ của bất kỳ tác nhân nào trong
chuỗi. Phép phân tích chuỗi thường được sử dụng cho các công ty, doanh nghiệp hay
cơ quan nhà nước... Bốn khía cạnh trong phân tích chuỗi giá trị áp dụng trong nông
nghiệp mang nhiều ý nghĩa đó là:
- Thứ nhất: Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta lập sơ đồ một cách hệ thống các
bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể.
- Thứ hai: Phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong viêc xác định sự phân
phối lợi ích của những người tham gia chuỗi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước
đang phát triển (nhất là về nông nghiệp) khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.
- Thứ ba: Phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng
cấp chuỗi giá trị.
- Thứ tư: Phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị chuỗi giá trị.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
17
Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành các
chương trình, dự án hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị nhằm đạt được
một số chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là động thái bắt đầu một quá trình
thay đổi chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn định, bền vững.
Trên quan điểm toàn diện, phân tích chuỗi giá trị gà thịt sẽ cho phép chỉ ra
những tồn tại, bất cập trong quá trình hoạt động của chuỗi, hạn chế trong quá trình
giao dịch, phân phối lợi nhuận, mối liên kết và thông tin giữa các tác nhân để đưa ra
giải pháp thúc đẩy chuỗi giá trị làm cho chuỗi hoạt động hiệu quả hơn
2.1.5 Phân biệt chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và ngành hàng
Khi nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất, ta xem xét chúng như các quy trình sản
xuất, khi nhấn mạnh khía cạnh Marketing ta chú trọng kênh phân phối, khi nhìn nhận
về cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ta gọi là chuỗi nhu cầu, khi tập trung
vào sự dịch chuyển nguyên vật liệu, phân phối dòng sản phẩm ta gọi là chuỗi cung ứng
và khi đứng ở góc độ tạo ra giá trị ta gọi là chuỗi giá trị.
Micheal Porter – người đầu tiên phát biểu khái niệm chuỗi giá trị vào thập niên
1980 , biện luận rằng chuỗi giá trị của một doanh nghiệp bao gồm các hoạt động chính
và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được cấp cấu hình một cách
thích hợp. Porter phân biệt các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ. Các hoạt động
chính là những hoạt động hướng đến việc chuyển đổi về mặt vật lý và quản lý sản
phẩm hoàn thành để cung cấp cho khách hàng.
Chuỗi cung ứng được xem như một tập con của chuỗi giá trị. Tập hợp các hoạt
động chính của chuỗi giá trị chính là chuỗi cung ứng, việc hoàn thiện chuỗi cung ứng
nhằm mục tiêu nâng cao chuỗi giá trị đem lại lợi ích cho các tác nhân trong chuỗi.
Theo Fabre “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế quy tụ trực tiếp
vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các
hoạt động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản
phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra một
hay nhiều sản phẩm hoàn chỉnh ở mức độ người tiêu thụ”. Nói cách khác “Ngành hàng là
tập hợp những tác nhân kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất, tiếp đó là gia công sản
phẩm, chế biến và đi đến một thị trường hoàn tất của các sản phẩm nông nghiệp”.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
18
Theo J.P Boutonnet, INRA. France “Ngành hàng là một hệ thống được xây
dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất, chế biến, phân phối
một sản phẩm, và bởi các mối quan hệ giữa các yếu tố trên và các yếu tố bên ngoài”.
Như vậy, giữa khái niệm ngành hàng và khái niệm chuỗi giá trị có sự khác nhau
ở xuất phát điểm hay ở bối cảnh ra đời. Ngành hàng xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào năm
1960, được sử dụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ thống sản xuất nông
nghiệp. Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để các hệ thống sản
xuất tại địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và
tiêu dùng nông sản. Trong khi đó chuỗi giá trị được Porter đưa ra vào những năm 1985
với nội dung xuyên suốt đó là phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty xác
định vị trí của mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung
cấp, khách hàng và trước đối thủ cạnh tranh.
Phân tích chuỗi giá trị hỗ trợ cho phân tích ngành hàng, đưa ra các yếu tố mới tăng
cường khả năng phân tích ngành hàng và dựa trên bộ khung của phân tích ngành hàng.
Ngành hàng Chuỗi giá trị
- Xu hướng và đặc điểm thị trường
- Quan hệ giữa các bên tham gia
- Cơ hội và thách thức
- Vẽ bản đồ xác định mối liên hệ giữa các
bên tham gia
- Cấu trúc phân bố giữa các bên tham gia
- So sánh khả năng cạnh tranh
- Quan hệ giữa các bên tham gia
- Quản trị thị trường
2.1.6 Các thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu
2.1.5.1 Chuỗi sản xuất - cung ứng
Một chuỗi cung ứng được định nghĩa là một hệ thống các hoạt động vật chất và
các quyết định thực hiện liên tục gắn với dòng vật chất và dòng thông tin đi qua các
tác nhân (Vander Vorst 2000).
Theo TS.Hau Lee và C.Billington thì chuỗi cung ứng là mạng lưới các phương
tiện phục vụ thu mua nguyên vật liệu thô, chuyển hóa chúng thành những sản phẩm
trung gian, tới sản phẩm cuối cùng và giao sản phẩm đó tới khách hàng thông qua hệ
thống phân phối.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
19
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp
làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm các nhà
sản xuất, các nhà cung cấp mà còn có những người vận chuyển, hệ thống kho bảo
quản, những nhà bán lẻ và cả khách hàng (Nguyễn Kim Anh, 2006).
Cũng có định nghĩa khác về chuỗi cung ứng như sau: Chuỗi cung ứng là môi
trường nơi dòng sản phẩm, dịch vụ, thông tin di chuyển từ nhà cung ứng đầu tiên tới
khách hàng cuối cùng và ngược lại (David Sharpe, 2008).
Theo Lambert and Cooper (2000) một chuỗi cung ứng có bốn đặc trưng cơ bản:
- Thứ nhất, chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợp bên
trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc.
- Thứ hai, một chuỗi bao gồm nhiều doanh nghiệp độc lập nhau, do vậy cần
thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức.
- Thứ ba, một chuỗi cung ứng bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin có định
hướng, các hoạt động điều hành và quản lý.
- Thứ tư, các thành viên của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu là mang lại giá trị
cao cho khách hàng thông qua việc sử dụng tối ưu nguồn lực của mình.
Như vậy, chuỗi cung ứng là một mạng lưới phức tạp bao gồm các tác nhân liên
quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc cung ứng sản phẩm cho khách hàng cuối cùng một
cách nhanh và hiệu quả thông qua dòng sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin. Qua đó,
nó nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
2.1.5.2 Ngành hàng
Theo Fabre “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế quy tụ trực
tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng”. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế
tiếp của các hoạt động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối cùng của một nguồn
lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều công đoạn của qúa trình gia công, chế
biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoản chỉnh ở mức độ người tiêu thụ.
Đến những năm 1990, có một khái niệm được cho là phù hợp hơn trong nghiên
cứu ngành hàng nông sản do J.P Boutonnet đưa ra đó là: "Ngành hàng là một hệ thống
được xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất, chế biến,
phân phối một sản phẩm và bởi các mối quan hệ giữa các yếu tố trên cũng như với bên
ngoài" (J.P Boutonnet, INRA.France).
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
20
Nói chung, ngành hàng bao gồm toàn bộ các hoạt động được gắn kết chặt chẽ
với nhau trong một quá trình sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối sản phẩm
nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Chúng ta thấy rằng ngành hàng là
một chuỗi tác nghiệp, chuỗi các tác nhân và cũng là một chuỗi những thị trường, nó
kéo theo những luồng vật chất và những bù đắp bằng giá trị tiền tệ.
2.1.5.3 Sản phẩm
Sản phẩm là một nhóm sản phẩm có chung các đặc tính vật lý hữu hình cũng
như các dịch vụ có chung đặc tính được bán cho khách hàng. Chuỗi giá trị được xác
định bởi một sản phẩm hay một nhóm sản phẩm. Ví dụ như chuỗi giá trị rau tươi,
chuỗi giá trị cà chua, chuỗi giá trị thịt lợn, chuỗi giá trị gà thịt...
2.1.5.4 Kênh tiêu thụ
Kênh tiêu thụ có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất
đến người tiêu dùng cuối cùng. Nó cũng được coi như một dòng chuyển quyền sở hữu
các hàng hóa khi chúng được mua bán qua các tác nhân khác nhau.
Kênh tiêu thụ (kênh phân phối) là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở sản
xuất kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình tạo ra dòng vận
chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Có thể nói đây là
một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu
người mua và người tiêu dùng hàng hóa của người sản xuất. Tất cả những người tham
gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh, các thành viên nằm giữa
người sản xuất và người tiêu dùng là những trung gian thương mại, các thành viên này
tham gia nhiều kênh phân phối và thực hiện các chức năng khác nhau.
Có 2 loại kênh tiêu thụ là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp: Kênh trực tiếp là
kênh mà nhà sản xuất trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng, không thông
qua kênh trung gian. Kênh gián tiếp là kênh mà người sản xuất bán hàng cho người
tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống trung gian (thu gom, bán buôn, bán lẻ...).
2.1.5.5 Tác nhân
Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và tự quyết
định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ, những doanh nghiệp,
những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ . Tác
nhân được phân ra làm hai loại:
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
21
- Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh,...)
- Tác nhân là đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy...)
Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập hợp các
chủ thể có cùng một hoạt động. Ví dụ tác nhân “nông dân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ
nông dân; tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ thương nhân; tác nhân
“bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi không gian phân tích.
Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó chính là
chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với tên tác nhân. Ví
dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức năng chế biến, hộ bán
buôn có chức năng bán buôn... Một tác nhân có thể có một hay nhiều chức năng. Các
chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính chất của luồng vật chất
trong ngành hàng.
Quá trình vận hành của một sản phẩm từ khâu đầu tiêu cho đến khâu cuối cùng
thực hiện là nhờ các tác nhân, có thể nói tác nhân là những mắt xích quan trọng trong
bất cứ một chuỗi giá trị nào. Thông qua các mắt xích ấy lượng hàng vật chất được vận
chuyển nhịp nhàng để đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng.
Giữa các tác nhân trong từng mắt xích luôn tồn tại những mối quan hệ nhất
định. Khi nền kinh tế càng phát triển, sản xuất chuyên môn hóa ngày càng sâu thì mối
quan hệ đan xen ràng buộc càng chặt chẽ, không chỉ có quan hệ về lượng vật chất mà
còn quan hệ công tác quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Vận dụng chuỗi giá trị vào chăn nuôi và tiêu thụ gà trên thế giới
Theo số liệu thống kê thế giới dự kiến đến năm 2050, dân số toàn cầu có số
lượng trên 9,5 tỷ người. Các vấn đề liên quan đến con người, đến nông nghiệp, lương
thực, thực phẩm, môi trường sống và đói nghèo là những vấn đề luôn được cả loài
người quan tâm. Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới từ năm 2007 đã ảnh hưởng
đến tốc độ phát triển kinh tế của nhân loại và có nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói
trên toàn cầu (FAO). Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO)
năm 2009 số lượng gà là 14.191,1 triệu con. Tốc độ tăng trưởng về số lượng vật nuôi
hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt dưới 1%.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
22
Các cường quốc về chăn nuôi gà được thống kê vào năm 2009 đứng số một là
Trung Quốc có 4.704,2 triệu con, thứ hai là Indonesia với 1.341,7 triệu con, thứ ba là
Brazil với 1.205,0 triệu con, thứ tư là Ấn Độ với 613 triệu con và thứ năm là Iran với
513 triệu con. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng số 13 thế giới.
Ở Châu Á, năm nước có nhiều thịt gà nhất ở Châu Á: Thứ nhất Trung Quốc
11,4 triệu tấn; thứ hai Iran 1,6 triệu tấn; thứ ba Indonesia 1,4 triệu tấn; thứ tư Nhật Bản
1,39 triệu tấn; thứ năm Thổ Nhĩ Kỳ 1,29 triệu tấn.
Đa số những vấn đề trong chăn nuôi gia cầm mới nảy sinh ở các trang trại nuôi
thâm canh kết hợp với hệ thống chăn nuôi xuyên quốc gia (Hans Wagner of the FAO
in GRAIN 2006). Chăn nuôi gia cầm hiện nay là một sự kết hợp toàn cầu. Ví dụ công
ty Charoen Pokphand (CP) của Thái Lan là một nhà sản xuất gia cầm và thịt gia cầm
lớn nhất Châu Á, và tự coi mình là “gà của thế giới”. CP trước đây cung cấp cho
Tesco, chuỗi siêu thị lớn nhất nước Anh, họ là nhà cung cấp thịt gà lớn nhất Trung
Quốc và Indonesia, và họ cũng chi phối toàn bộ thức ăn cho gia cầm; và kiểm soát một
nửa trại chăn nuôi gia cầm thâm canh ở Việt Nam (GRAIN 2006).
Trong tin tức của CP “các trại nuôi gà giò được cung cấp bởi các lò ấp trứng
bên cạnh, với công suất hàng năm khoảng 2 triệu con mỗi tuần. Các trại nuôi gà giò
cung cấp 330.000 con một ngày cho các lò mổ và xí nghiệp chế biến, khi nó đạt công
suất tối đa vào trung tuần tháng 6 là 60.000 tấn gia cầm đã qua chế biến một năm (từ
www.cpthailand.com)
Trong 3 năm trước, sản lượng thịt gà thế giới tăng 13%. Sản lượng ở Mỹ, Brazil
và Trung Quốc chiếm khoảng 55% tổng sản lượng thế giới. Do nguồn cung lớn và giá
giảm, tốc độ tăng trưởng của ngành thịt gà Brazil dự báo sẽ giảm mạnh, xuống chỉ còn
tăng 3% so với năm 2011.
Tiêu thụ thịt gà trên thế giới dự báo sẽ tăng nhẹ, ở mức thấp hơn tỷ lệ tăng của
những năm qua. Tại EU, mặc dù giá gia cầm trong nước tăng, tiêu thụ thịt gà vẫn sẽ
vẫn tiếp tục tăng lên. Tiêu thụ ở Mỹ dự báo sẽ giảm do điều kiện kinh tế sa sút. Tiêu
thụ tại Trung Quốc sẽ chậm lại vì người tiêu dùng chuyển sang thịt lợn, loại thịt vẫn
được tiêu thụ phổ biến, bởi kinh tế khó khăn hơn các năm trước.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
23
Bảng 2.1 Sản lượng thịt gà chế biến sẵn một số nước trên thế giới trong 3 năm
2006, 2008, 2010
Diễn giải Khối lượng (nghìn tấn) Tốc độ phát
triển BQ (%)
2006 2008 2010
1.Sản lượng thịt gà
chế biến sẵn
64.229 71.249 71.354 102,51
Mỹ 15.930 16.561 15.919 100,06
Trung Quốc 10.350 11.895 12.133 103,53
Brazil 9.355 11.033 11.360 103,97
EU-27 7.740 8.560 8.600 101,03
Các nước khác 20.854 23.200 23.342 103,71
2- Sản lượng thịt gà
tiêu thụ
64.024 70.518 71.194 102,71
Mỹ 13.671 13.426 13.266 99,75
Trung Quốc 10.371 12.009 12.343 104,12
Brazil 6.853 7.792 8.054 104,02
EU-27 7.655 8.497 8.595 101,24
Các nước khác 25.474 28.794 28.936 103,73
Nguồn: World’s Poultry Science Journal
Năm 1970 các nước Châu Âu dẫn đầu về xuất khẩu thịt gà, đến năm 2008 các nước
này lại trở thành nước nhập khẩu thịt gà, chiếm 50% lượng thịt gà nhập khẩu trên thế giới.
Bốn nước nhập khẩu thịt gà chính thuộc Châu Á và một nước Trung Mỹ. Nhưng đến năm
2004, xu hướng này thay đổi, Nga là nước nhập khẩu thịt gà lớn chiếm 12,6%, sau đó là
Trung Quốc và Nhật Bản. Đức chiếm vị trí thứ 5, chiếm 6,3% tổng lượng thịt gà nhập khẩu
của thế giới. Điều đó cũng cho thấy rằng thịt gà hấp dẫn hơn các loại thịt khác.
Trong năm 2008, Hoa Kỳ vẫn là nước đứng đầu thế giới về thịt gà Broiler sản
xuất với sản lượng 17 triệu tấn thịt gà (đã giết mổ); thứ 2 là Trung Quốc và Brazil 11
triệu tấn mỗi nước, khối EU (27 nước) đứng thứ 4 với 8 triệu tấn (World’s Poultry
Science Journal, December 2009).
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
24
2.2.2 Vận dụng chuỗi giá trị vào chăn nuôi và tiêu thụ gà ở Việt Nam
Chăn nuôi gà là ngành chăn nuôi quan trọng thứ 2 của nước ta đứng sau chăn
nuôi lợn. Từ năm 2003 dịch cúm gia cầm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chăn
nuôi gia cầm trong nước nói chung và chăn nuôi gà nói riêng. Từ tháng 12/2003 đến
tháng 6/2007, dịch cúm gia cầm đã xảy ra 5 đợt, số gà chết và tiêu huỷ gần 50 triệu
con, thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Trong đó phải kể tới tình trạng thiếu giống
gia cầm sau khi xẩy ra dịch làm cho giá gà giống tăng cao.
Hiện nay, đàn gia cầm trong nước đã được khôi phục và phát triển trở lại. Rút
kinh nghiệm từ các đợt dịch công tác tiêm phòng, vệ sinh chăn nuôi đã được người
chăn nuôi chú trọng giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh
Bảng 2.2 Sản lượng gia cầm của Việt Nam qua các năm
Chi tiêu
Số lượng (triệu con) So sánh (%)
2009 2010 2011
2010/
2009
2011/
2010
Tốc độ PT
BQ/năm
Cả nước 280,18 300,50 322,57 107,25 107,34 107,30
ĐBSH 72,52 76,54 81,17 105,54 106,05 105,79
Trung du và MNPB 61,22 67,00 65,93 109,44 98,40 103,78
Bắc trung bộ và DHMT 61,09 64,19 68,73 105,07 107,07 106,07
Tây nguyên 11,89 11,59 14,27 97,47 123,12 109,55
Đông nam bộ 17,65 20,48 24,12 116,03 117,77 116,90
ĐBSCL 55,80 60,70 66,36 108,78 109,32 109,05
Nguồn: Tổng cục thống kê
Chăn nuôi gà hàng năm cung cấp khoảng 350 - 450 ngàn tấn thịt và hơn 2,5 -
3,5 tỷ quả trứng. Tuy nhiên, chăn nuôi gà của nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất
nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng suất thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm hàng hoá còn nhỏ
bé. Bình quân sản lượng thịt xẻ, trứng/người chỉ đạt 4,5 - 5,4 kg/người/năm và 35
trứng/người/năm.
Việt Nam có nhiều giống gà nội được chọn lọc thuần hoá từ lâu đời như gà Ri,
gà Mía, gà Hồ, gà H’Mông, gà Tre, gà Ác… Một số giống trong đó có chát lượng thịt,
trứng thơm ngon như gà Ri, gà H’Mông. Tuy nhiên, do không được đầu tư chọn lọc lai
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
25
tạo nên năng suất còn rất thấp (khối lượng xuất chuồng bình quân của các giống gà nội
chỉ đạt 1,2 - 1,5 kg/con) với thời gian nuôi kéo dài 6 - 7 tháng, sản lượng trứng chỉ đạt
60 - 90 quả/mái/năm. Một số giống quý nhưng chỉ tồn tại ở một số địa bàn rất hẹp như
gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Mía. Do năng suất thấp chăn nuôi các giống gà nội chỉ được
nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ theo phương thức quảng canh, vì vậy việc sản xuất và cung
cấp con giống do các hộ gia đình chăn nuôi theo hình thức tự sản, tự tiêu tại địa
phương. Hiện nay, cả nước chỉ có một cơ sở nghiên cứu chọn lọc, cải tạo giống gà Ri
nhưng quy mô quần thể và đầu tư kinh phí còn rất hạn chế, giống được cải tiến chậm,
chất lượng chưa cao, số lượng đưa ra sản xuất chưa nhiều (giống gà Ri lông vàng
rơm). Việc sản xuất giống tự cung, tự cấp, không có cơ sở giống gốc, không có chọn
tạo…. dẫn đến con giống bị đồng huyết làm giảm năng suất, hiệu quả chăn nuôi của
các giống nội địa, thậm chí còn nguy cơ triệt tiêu các giống quý hiếm, các giống gà nội
cần được quan tâm để bảo tồn và phát huy những tính năng ưu việt phù hợp với chăn
nuôi nông hộ, nhất là tại các vùng nông thôn, trung do, miền núi.
Hiện nay, chăn nuôi gà và chăn nuôi gia cầm nói chung chưa đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng của xã hội. Sản lượng thịt, trứng/người/năm so với các nước trong khu
vực và trên thế giới còn thấp rất nhiều. Sản lượng thịt mới đạt 4,5-5,4 kg, sản lượng
trứng đạt 35 quả/người/năm. Tiêu thụ của Trung Quốc năm 2004 đạt 8,4 kg thịt và
10,4 kg trứng/người/năm; Hoa Kỳ: 28 kg thịt gia cầm/người/năm 2003 (Trần Công
Xuân, 2008). Thức ăn chăn nuôi giá thành còn cao do một phần nguyên liệu phải nhập
từ nước ngoài (ngô, đậu tương, bột cá, premix, khô dầu)…. Các cơ sở giống gốc còn
quá nhỏ, các giống công nghiệp cao sản vẫn phụ thuộc nước ngoài. Trước xu thế hội
nhập khi gia nhập WTO vào những năm tới, ngành chăn nuôi gà phải đối mặt với sự
cạnh tranh rất lớn của các công ty, tập đoàn nước ngoài với tiềm lực tài chính lớn,
trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, ưu thế chủ động về con giống, nguồn nguyên liệu giá
rẻ… Đó thực sự là thách thức lớn của ngành chăn nuôi gà trong tiến trình hội nhập sắp
tới ở nước ta.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
26
2.2.3 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới người ta đã áp dụng lý thuyết về chuỗi giá trị vào việc nghiên cứu các
sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản
phẩm và cải thiện giá trị gia tăng cho sản phẩm cũng như đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho
các bên tham gia. Người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của liên kết giữa các bên tham
gia trong thương mại quốc tế như trường hợp thành công của ô tô Nhật Bản vào những
năm 1970. Trong thập niên 80 và 90 trên thế giới người ta quan tâm đến chuỗi giá trị, đặc
biệt là quản lý chuỗi cung cấp, chuỗi giá trị quan tâm đến việc chia sẻ thông tin giữa các
bên tham gia để giảm chi phí về mặt thời gian, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả
trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng giá trị của sản phẩm đó.
Fearne và Hughev cũng như đã phân tích được ưu điểm của việc áp dụng chuỗi
giá trị trong kinh doanh. Về ưu điểm giảm mức độ phức tạp trong mua và bán, giảm chi
phí và tăng chất lượng sản phẩm, giá cả đầu vào ổn định,giảm thời gian tìm kiếm những
nhà cung cấp mới, cùng nhau thực thi kế hoạch và chia sẻ thông tin dựa trên sự tin tưởng
lẫn nhau. Bên cạnh đó phát hiện ra những nhược điểm khi áp dụng chuỗi giá trị là tăng
sự phụ thuộc giữa các bên tham gia chuỗi, giảm sự cạnh tranh giữa người mua và người
bán, phát sinh chi phí mới trong chuỗi (Fearne, A. and D. Hughes, 1998).
Ở Việt Nam việc áp dụng chuỗi giá trị trong thực tế đã được nhiều tổ chức quốc
tế như tổ chức GTZ, SNV, CIRAD, Ngân hàng phát triển Châu Á phối hợp cùng các
cơ quan chính phủ Việt Nam tiến hành nghiên cứu, triển khai các dự án hỗ trợ nhằm
phát triển. Tổ chức SNV đã nghiên cứu chuỗi giá trị ngành cói của tỉnh Ninh Bình
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cói qua phát triển chuỗi giá trị trình bày ở
hội thảo “Ngành cói Việt Nam – Hợp tác để tăng trưởng” ngày 04/12/2008 tại Ninh
Bình do Nico Janssen, cố vấn cao cấp – SNV. Sau khi tiến hành chương trình nghiên
cứu tổ chức SNV đã chuyển giao kiến thức từ nhà nghiên cứu đến nông dân, nâng cao
năng lực của nhóm kỹ thuật địa phương về cung cấp dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ quá
trình hoạch định chính sách liên quan đến ngành cói của tỉnh, hỗ trợ thành lập các
nhóm đại diện như nông dân trồng và chế biến cói, hiệp hội cói, phát triển thị trường
cho công nghệ sau thu hoạch, cải thiện việc tiếp cận thị trường …(SNV, 2009).
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54
27
Trung tâm Tin học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ICARD), Viện nghiên
cứu Chè Việt Nam (VTRI), Viện nghiên cứu Rau quả Việt Nam (IFFVA) và Công ty
Tư vấn Nông sản Quốc tế (ACI) phối hợp thực hiện dưới sự tài trợ của Ngân hàng
Phát triển Châu Á. Nghiên cứu về chuỗi giá trị chè trong khuôn khổ dự án nâng cao
hiệu quả hoạt động của thị trường cho người nghèo do Ngân hàng phát triển Châu Á
và quỹ phát triển Quốc tế của Anh đồng tài trợ.
Chương trình hợp tác phát triển doanh nghiệp nhỏ giữa Bộ kế hoạch đầu tư và
Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Đức (GTZ) đã triển khai dự án “Phát triển chuỗi giá
trị bơ Đắk Lăk” từ tháng 3/2007 có sự tham gia của Công ty Fresh Studio Innovation
Asia Ltd, DOST, CSTA, WASI, AEC. Mục đích của dự án là xây dựng chuỗi giá trị
bơ nhằm khắc phục những điểm yếu trong chuỗi, ví dụ như nguồn cung không đồng
đều, sản xuất và vận hành không chuyên nghiệp dẫn đến tỷ lệ hư hại cao, lợi nhuận
cho các tác nhân tham gia thấp. trước đây ở Đắk Lăk cây bơ chủ yếu được trồng để
làm bóng mát và chắn gió xung quanh cánh đồng cà phê, lĩnh vực quả bơ ở Đắk Lăk
chưa được các nhà hoạch định chính sách để ý. Sau khi triển khai dự án “Phát triển
chuỗi giá trị trái bơ Đắk Lăk” đã làm nâng cao nhận thức giữa người lập chính sách ở
tỉnh về tầm quan trọng kinh tế của quả bơ ở Đắk Lăk (MPI – GTZ SMEDP, 2007).
Giá trị gia tăng đạt được từ các hoạt động xây dựng thương hiệu, đóng gói, thiết
kế và marketing đã mang lại giá bán cao hơn cho người sản xuất và lượng hàng hóa tiêu
thụ nhiều hơn. Trong nhiều trường hợp, các sản phẩm đã có được thị trường mới ở các
khu thương mại, siêu thị lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một số sản phẩm đã
có được thị trường xuất khẩu. Tiếp cận và phát triển thị trường được cải thiện thông qua
các hoạt động nâng cấp chuỗi và mối quan hệ hợp tác của các tác nhân trong chuỗi.
Tại khu vực phía Bắc chương trình GTZ cũng hỗ trợ triển khai dự án “Phân tích
chuỗi giá trị rau cải ngọt tại tỉnh Hưng Yên” từ đầu năm 2008 với sự tham gia của
công ty Fresh Studio Innovation Asia Ltd, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Hưng Yên (DARD). Mục đích của dự án là cùng các bên liên quan đến chuỗi cải ngọt
tạo ra phương hướng phát triển và lập kế hoạch can thiệp trên cơ sở yêu cầu thị trường
nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị rau cải ngọt thành công hơn, có khả năng cạnh tranh cao
hơn từ đó mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc

More Related Content

What's hot

Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh aflatoxin
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh aflatoxinPhân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh aflatoxin
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh aflatoxinTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bctt Bưu chính Viễn thông
Bctt  Bưu chính Viễn thôngBctt  Bưu chính Viễn thông
Bctt Bưu chính Viễn thônglionkinghg
 
Tìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng bia thành phẩm của công ty bia vinaken
Tìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng bia thành phẩm của công ty bia vinakenTìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng bia thành phẩm của công ty bia vinaken
Tìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng bia thành phẩm của công ty bia vinakenTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtCông nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtFood chemistry-09.1800.1595
 
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...PinkHandmade
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
GAL2023 - Vers la neutralité climatique du secteur laitier français ?
GAL2023 - Vers la neutralité climatique du secteur laitier français ?GAL2023 - Vers la neutralité climatique du secteur laitier français ?
GAL2023 - Vers la neutralité climatique du secteur laitier français ?Institut de l'Elevage - Idele
 
Doko.vn 223525-nuoc-mam-ca-com
Doko.vn 223525-nuoc-mam-ca-comDoko.vn 223525-nuoc-mam-ca-com
Doko.vn 223525-nuoc-mam-ca-comKhánh Goby
 
Giáo trình hệ thống tài khoản quốc gia sna
Giáo trình hệ thống tài khoản quốc gia snaGiáo trình hệ thống tài khoản quốc gia sna
Giáo trình hệ thống tài khoản quốc gia snabookboomingslide
 
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...anh hieu
 
Lotteria
LotteriaLotteria
LotteriaVinTrn8
 
Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ...
 Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ... Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ...
Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ...hieu anh
 
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLAPHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLAVisla Team
 
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavTiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavThanh Hoa
 

What's hot (20)

Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh aflatoxin
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh aflatoxinPhân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh aflatoxin
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh aflatoxin
 
Bctt Bưu chính Viễn thông
Bctt  Bưu chính Viễn thôngBctt  Bưu chính Viễn thông
Bctt Bưu chính Viễn thông
 
Tìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng bia thành phẩm của công ty bia vinaken
Tìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng bia thành phẩm của công ty bia vinakenTìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng bia thành phẩm của công ty bia vinaken
Tìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng bia thành phẩm của công ty bia vinaken
 
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtCông nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
 
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
 
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
Chuyên đề tốt nghiệp quản trị kênh phân phối của công ty hay nhất 2017
Chuyên đề tốt nghiệp quản trị kênh phân phối của công ty hay nhất 2017Chuyên đề tốt nghiệp quản trị kênh phân phối của công ty hay nhất 2017
Chuyên đề tốt nghiệp quản trị kênh phân phối của công ty hay nhất 2017
 
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
 
GAL2023 - Vers la neutralité climatique du secteur laitier français ?
GAL2023 - Vers la neutralité climatique du secteur laitier français ?GAL2023 - Vers la neutralité climatique du secteur laitier français ?
GAL2023 - Vers la neutralité climatique du secteur laitier français ?
 
Luận văn: Biện pháp mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại, HOT
Luận văn: Biện pháp mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại, HOTLuận văn: Biện pháp mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại, HOT
Luận văn: Biện pháp mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại, HOT
 
Doko.vn 223525-nuoc-mam-ca-com
Doko.vn 223525-nuoc-mam-ca-comDoko.vn 223525-nuoc-mam-ca-com
Doko.vn 223525-nuoc-mam-ca-com
 
Giáo trình hệ thống tài khoản quốc gia sna
Giáo trình hệ thống tài khoản quốc gia snaGiáo trình hệ thống tài khoản quốc gia sna
Giáo trình hệ thống tài khoản quốc gia sna
 
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
 
Đề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAY
Đề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAYĐề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAY
Đề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAY
 
Lotteria
LotteriaLotteria
Lotteria
 
Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ...
 Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ... Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ...
Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ...
 
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLAPHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
 
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavTiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
 

Similar to Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Man_Ebook
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ
Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất hàng hóa quy mô nhỏHỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ
Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất hàng hóa quy mô nhỏDang Quang
 
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...jackjohn45
 
San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so
San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu soSan xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so
San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu soDang Quang
 
luận văn tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
luận văn tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.docluận văn tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
luận văn tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149jackjohn45
 
Nghiên Cứu Tiêu Thụ Rau Thông Qua Hệ Thống Chợ Và Siêu Thị Trên Địa Bàn Thành...
Nghiên Cứu Tiêu Thụ Rau Thông Qua Hệ Thống Chợ Và Siêu Thị Trên Địa Bàn Thành...Nghiên Cứu Tiêu Thụ Rau Thông Qua Hệ Thống Chợ Và Siêu Thị Trên Địa Bàn Thành...
Nghiên Cứu Tiêu Thụ Rau Thông Qua Hệ Thống Chợ Và Siêu Thị Trên Địa Bàn Thành...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc (20)

Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng NamPhát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
 
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.doc
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.docPhát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.doc
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.doc
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
 
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HAY
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HAYLuận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HAY
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HAY
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Huyện M'ĐẮK, Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Huyện M'ĐẮK, Tỉnh Đắk Lắk.docPhát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Huyện M'ĐẮK, Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Huyện M'ĐẮK, Tỉnh Đắk Lắk.doc
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại huyện Ea h’leo – Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại huyện Ea h’leo – Đăk LăkLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại huyện Ea h’leo – Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại huyện Ea h’leo – Đăk Lăk
 
Phát Triển Chăn Nuôi Bõ Thịt Tại Huyện Bố Trạch.doc
Phát Triển Chăn Nuôi Bõ Thịt Tại Huyện Bố Trạch.docPhát Triển Chăn Nuôi Bõ Thịt Tại Huyện Bố Trạch.doc
Phát Triển Chăn Nuôi Bõ Thịt Tại Huyện Bố Trạch.doc
 
Luận Văn Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận án: Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam
Luận án: Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng NamLuận án: Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam
Luận án: Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam
 
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia Lai
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia LaiLuận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia Lai
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia Lai
 
Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ
Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất hàng hóa quy mô nhỏHỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ
Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ
 
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
 
San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so
San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu soSan xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so
San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so
 
LV: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
LV: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịtLV: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
LV: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
 
luận văn tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
luận văn tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.docluận văn tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
luận văn tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149
 
Luận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi huyện Đại Lộc, Quảng NamLuận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi huyện Đại Lộc, Quảng Nam
 
Nghiên Cứu Tiêu Thụ Rau Thông Qua Hệ Thống Chợ Và Siêu Thị Trên Địa Bàn Thành...
Nghiên Cứu Tiêu Thụ Rau Thông Qua Hệ Thống Chợ Và Siêu Thị Trên Địa Bàn Thành...Nghiên Cứu Tiêu Thụ Rau Thông Qua Hệ Thống Chợ Và Siêu Thị Trên Địa Bàn Thành...
Nghiên Cứu Tiêu Thụ Rau Thông Qua Hệ Thống Chợ Và Siêu Thị Trên Địa Bàn Thành...
 
Luân Văn Phát triển nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.docLuân Văn Phát triển nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc

  • 1. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” là kết quả nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp của tôi. Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2013 Tác giả Bùi Thị Huế
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình, quý báu của các thầy cô, của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, gia đình và các bạn. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Văn Đức, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh Tế & PTNT, cùng toàn thể các thầy cô giáo trường ĐH Nông nghiệp HN đã luôn tận tâm giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, lãnh đạo và toàn thể cán bộ Bộ môn Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách trực thuộc Viện đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại Viện. Đặc biệt đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia khảo sát nghiên cứu về tình hình sản xuất, tiêu thụ gà ta tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cũng như tạo điều kiện cho tôi tham gia các buổi sinh hoạt khoa học tại Bộ môn và Viện. Tôi xin gửi lời cảm ơn đếc các bạn đồng môn lớp Kinh tế A, khóa 54 đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong việc thu thập các thông tin, tư liệu, số liệu và góp ý để tôi hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2013 Tác giả Bùi Thị Huế
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 iii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam. Trong những năm qua, phong trào phát triển sản xuất kinh doanh gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể có phát triển, nhưng chưa phát huy tốt tiềm năng thế mạnh về địa bàn chăn thả, lợi thế về môi trường sinh thái, tiềm năng thị trường rộng lớn và liên kết theo chuỗi để có thể tạo được nguồn thu nhập quan trọng cho gia đình. Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống trên cơ sở phân tích mối quan hệ nhiều chiều giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị gà thịt và đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình phát triển chuỗi, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”. Đề tài nhằm giải quyết 4 mục tiêu cụ thể: i) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị gà ta; ii) Đánh giá đúng thực trạng kênh tiêu thụ cũng như chuỗi giá trị ga ta huyện Ba Bể thông qua việc đánh giá và phân tích từng tác nhân trong kênh tiêu thụ; iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể; iv) Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm hình thành, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Đề tài được nghiên cứu tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2013. Bên cạnh các thông tin, số liệu thứ cấp, đề tài đã chọn một số hộ nông dân để khảo sát điều tra thu thập số liệu sơ cấp. Lượng mẫu điều tra là 60 hộ nông dân chăn nuôi gà, 2 hộ làm nghề thu gom, 4 hộ làm nghề bán buôn và 7 hộ làm nghề bán lẻ. Dưới đây là tóm tắt các nội dung chính của khóa luận: 1.Tổng quan tình hình chăn nuôi gà của huyện Ba Bể Gà là vật nuôi phổ biến của địa phương, với lợi thế đất vườn đồi, thời tiết thuận lợi, huyện Ba Bể trong những năm vừa qua đã có chú trọng hơn đến chăn nuôi gà theo hướng sản xuất hàng hóa. Trên địa bàn khảo sát, có trên 70% các hộ chăn nuôi vẫn duy trì phương thức nuôi thả tự nhiên, không hạch toán thu chi, rủi ro cao, có 15 - 20% các hộ chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ có kiểm soát quy mô 100 con/lứa đem lại hiệu quả kinh tế khá, 5 - 10 % số hộ chăn nuôi theo hình thức nuôi tập trung quy mô lớn từ
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 iv 200 - 300 con/lứa, kiểm soát nghiêm ngặt dịch bệnh, tỷ lệ thất thoát thấp, lợi nhuận cao. Gà của Ba Bể chủ yếu là gà ri, chất lượng thơm ngon, nhưng thị trường tiêu thụ rộng vẫn còn hạn chế. 2. Thực trạng chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể Chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể được thực hiện theo 4 kênh chính, trong đó kênh 1 là kênh dài nhất và quan trọng nhất: Kênh 1: Hộ chăn nuôi, thu gom, bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng Kênh 2: Hộ chăn nuôi, thu gom, người tiêu dùng Kênh 3: Hộ chăn nuôi, bán lẻ, người tiêu dùng Kênh 4: Hộ chăn nuôi, người tiêu dùng. Qua phân tích, trong cả 4 kênh thì người chăn nuôi luôn là người chiếm giá trị gia tăng cao nhất, trong khi họ phải bỏ ra một khoản chi phí là thấp nhất. Giá trị gia tăng của người chăn nuôi trong kênh tiêu thụ 1 chiếm 46,1%, kênh tiêu thụ 2 chiếm 64,52%, kênh tiêu thụ 3 chiếm 67,32% và kênh tiêu thụ 4 là 100% do trong kênh này chỉ gồm 2 tác nhân là người chăn nuôi và người tiêu dùng. 3. Đánh giá thực trạng của chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể Trong chuỗi giá trị gà ta, hộ chăn nuôi chiếm vai trò quan trọng nhất, không chỉ là tác nhân tạo ra sản phẩm ban đầu, tạo nên giá trị gia tăng lớn nhất của toàn chuỗi và có cơ hội mở rộng quy mô để tăng thu nhập nhưng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro về dịch bệnh và sự bấp bênh của thị trường Trong 4 kênh nghiên cứu thì kênh 1 hoạt động hiệu quả nhất do tạo ra nhiều giá trị gia tăng nhất (82,49 nghìn đồng/kg) và có hiệu quả phân phối. Tuy nhiên các tác nhân trung gian trong 3 kênh còn lại có lợi nhuận cao hơn. Người thu gom có giá trị gia tăng cao nhất ở kênh 2 (20,91 nghìn đồng/kg), người bán lẻ có giá trị gia tăng cao nhất ở kênh 3 (24,14 nghìn đồng/kg). Chuỗi giá trị gà ta ở Ba Bể có nhiều điểm thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là trình độ tiếp cận KHKT và kiến thức thị trường của các tác nhân còn yếu kém, kỹ thuật chăn nuôi lạc hậu, đặc biệt là dịch bệnh ngày càng nhiều và nguy hiểm làm cho các hộ chăn nuôi có nguy cơ bị lỗ vốn, thậm chí phá sản nếu gặp rủi ro về dịch bệnh trong khi đó công tác phòng chống dịch bệnh của địa
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 v phương vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém. Bên cạnh đó là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi. Mối liên kết giữa đã được hình thành tuy nhiên vẫn lỏng lẻo, chủ yếu được hình thành trên cơ sở thời gian hoạt động, mối quan hệ. Các thỏa thuận đều không chính thức, mối liên kết, ràng buộc trách nhiệm, quyền lợi giữa các tác nhân còn yếu. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi giá trị gà ta. Yếu tố thuộc về kĩ thuật như con giống, dịch vụ thú y, dịch vụ thức ăn chăn nuôi. Yếu tố khách quan như rủi ro về thời tiết, dịch bệnh, giá cả, thị trường tiêu thụ, nhu cầu người tiêu dùng đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của các tác nhân. 5. Đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, để tài mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể như sau: - Quy hoạch vùng chăn nuôi gà tập trung: Quy hoạch vùng chăn nuôi gà riêng biệt để khống chế dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. - Mở rộng quy mô chăn nuôi: Khi tăng quy mô cần chú ý xem xét đến nguồn lực - Nâng cao năng lực cho các tác nhân: Tập huấn, chuyển giao KHKT, tư vấn, tuyên truyền kiến thức về VS ATTP, kỹ năng phòng chống và xử lý khi có dịch bệnh. - Liên kết sản xuất kinh doanh: Thông qua các thỏa thuận, hợp đồng có tính ràng buộc, thành lập các nhóm sở thích chăn nuôi gà tại địa phương, tăng cường trao đổi thông tin để nắm bắt sự thay đổi của thị trường - Chính sách, chương trình hỗ trợ: Ban hành chính sách, chương trình hỗ trợ giống, chuyển giao kỹ thuật và đặc biệt là chính sách về vốn. Kiểm soát dịch bệnh gia cầm. Xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống dịch bệnh. - Xây dựng thương hiệu gà ta Ba Bể: Xây dựng thương hiệu gà ta Ba Bể để người tiêu dùng biết đến nhiều hơn và góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ.
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN........................................................................................... iii MỤC LỤC .....................................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ix DANH MỤC SƠ ĐỒ .....................................................................................................x DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................xi DANH MỤC HỘP ........................................................................................................xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... xii PHẦN I: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................3 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................4 1.5 Ý nghĩa của đề tài......................................................................................................4 1.5.1 Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học...................................................4 1.5.2 Ý nghĩa đối với thực tiễn........................................................................................4 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................5 2.1 Cở sở lý luận ..........................................................................................................5 2.1.1 Các khái niệm và quan điểm về chuỗi giá trị...............................................5 2.1.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị ............................10 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị gà...........................................................14 2.1.4 Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị.......................................................................16 2.1.5 Phân biệt chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và ngành hàng .......................................17 2.1.6 Các thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu..............................................................18
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 vii 2.2 Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................21 2.2.1 Vận dụng chuỗi giá trị vào chăn nuôi và tiêu thụ gà trên thế giới .......................21 2.2.2 Vận dụng chuỗi giá trị vào chăn nuôi và tiêu thụ gà ở Việt Nam........................24 2.2.3 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới và Việt Nam.............................26 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................29 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..................................................................................29 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................29 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................................30 3.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................38 3.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu ..............................................................38 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin ...........................................................................38 3.2.3 Phương pháp chọn mẫu điều tra.........................................................................40 3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................40 3.2.5 Phương pháp phân tích dữ liệu.............................................................................40 3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu.............................................................41 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................43 4.1. Thực trạng chăn nuôi gà ta ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn..............................43 4.1.1 Tình hình sản xuất gà ta trên địa bàn....................................................................43 4.1.2. Tình hình tiêu thụ gà trên địa bàn........................................................................45 4.2 Chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .......................................................47 4.2.1 Cấu trúc chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện.....................................................47 4.2.2 Nội dung các kênh tiêu thụ gà ta huyện Ba Bể ....................................................48 4.2.3 Đánh giá kết quả hoạt động của chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể.....75 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể ....................................83 4.3.1 Nhóm các yếu tố kỹ thuật.....................................................................................83 4.3.2 Nhóm các yếu tố khách quan................................................................................84 4.4 Định hướng, giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể .......86 4.4.1 Định hướng hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gà tại địa phương...................86 4.4.2 Giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gà tại địa phương ......................87
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 viii PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................91 5.1 Kết luận....................................................................................................................91 5.2 Khuyến nghị ............................................................................................................92 5.2.1 Đối với cấp chính quyền.......................................................................................92 5.2.2 Đối với các tác nhân tham gia chuỗi giá trị gà ta .................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................94
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Sản lượng thịt gà chế biến sẵn một số nước trên thế giới trong 3 năm 2006, 2008, 2010 .....................................................................................................................23 Bảng 2.2 Sản lượng gia cầm của Việt Nam qua các năm .............................................24 Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Ba Bể qua 3 năm 2010-2012..............32 Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Ba Bể qua 3 năm 2010- 2012 ..............33 Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn qua 3 năm 2010-2012 ............................35 Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm 2010 - 2012 ..................36 Bảng 4.1 Cơ cấu tổng đàn và sản lượng thịt gia cầm ở Ba Bể......................................45 Bảng 4.2 Sản lượng và giá bán gà ta huyện Ba Bể .......................................................46 Bảng 4.3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của hộ chăn nuôi...........................................................................51 Bảng 4.4 Đặc điểm về các tác nhân trung gian .............................................................52 Bảng 4.5 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật và đầu tư kinh doanh gà ta của các hộ điều tra (tính BQ 1 hộ/ 1 năm).....................................................................54 Bảng 4.6 Giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của các tác nhân trung gian tham gia vào kênh tiêu thụ 1 ...............................................................................................................55 Bảng 4.7 Giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ 1 ........56 Bảng 4.8 Giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của người thu gom ở kênh 2 ........................61 Bảng 4.9 Giá trị tăng thêm 1kg gà ta của các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ 2........62 Bảng 4.10 Tình hình đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của người chăn nuôi..67 Bảng 4.11 Tình hình đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của người bán lẻ.....68 Bảng 4.12 Giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của các tác nhân tham gia kênh 3 ..............69 Bảng 4.13 Tình hình đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của người chăn nuôi trong kênh tiêu thụ thứ 4 .......................................................................................74 Bảng 4.14 Giá trị thuần có thêm 1kg gà ta của các tác nhân trong toàn chuỗi .............77 Bảng 4.15 Ma trận phân tích SWOT đối với phát triển chăn nuôi gà ta huyện Ba Bể ........81 Bảng 4.16 Tổng hợp các nhu cầu người tiêu dùng gà ta huyện Ba Bể .........................85
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 x DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1 Cấu trúc chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể..................................................47 Sơ đồ 4.2 Kênh tiêu thụ gà thứ nhất của người chăn nuôi ......................................48 Sơ đồ 4.3 Giá trị gia tăng trong kênh tiêu thụ 1 của chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể58 Sơ đồ 4.4 Kênh tiêu thụ gà thứ 2 của người chăn nuôi............................................59 Sơ đồ 4.5 Giá trị gia tăng trong kênh tiêu thụ 2 của chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể63 Sơ đồ 4.6 Kênh tiêu thụ gà thứ 3 của người chăn nuôi............................................64 Sơ đồ 4.7 Giá trị gia tăng trong kênh tiêu thụ 3 của chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể70 Sơ đồ 4.8 Kênh tiêu thụ gà thứ 4 của người chăn nuôi............................................71 Sơ đồ 4.9 Mối quan hệ và liên kết giữa các tác nhân ...............................................75
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 xi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1.Mô tả chuỗi giá trị..........................................................................................6 Hình 4.1 Phần trăm tổng chi phí và giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia vào kênh 1 ............................................................................................................................57 Hình 4.2 Phần trăm tổng chi phí và giá trị gia tăng theo giá bán của các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ 1 ......................................................................................57 Hình 4.3 Phần trăm tổng chi phí và giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia kênh 2............................................................................................................................62 Hình 4.4 Phần trăm tổng chi phí và giá trị gia tăng theo giá bán của các tác nhân tham gia vào kênh 2.....................................................................................................63 Hình 4.5: Chuồng gà chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát .......................................................................................................................................65 Hình 4.6 Phần trăm của tổng chi phí và giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia vào kênh 3.....................................................................................................................69 Hình 4.7 Phần trăm tồng chi phí và giá trị gia tăng theo giá bán của các tác nhân .......................................................................................................................................70 tham gia vào kênh 3.....................................................................................................70 Hình 4.8 Lợi nhuận của các tác nhân trong cùng một kênh ...................................76 DANH MỤC HỘP Hộp 4.1 Giá mua gà cao nhưng bán rất chạy............................................................53 Hộp 4.2 Nuôi nhỏ lẻ thu nhập thấp............................................................................73 Hộp 4.3 Không có tiền mua cám ... ............................................................................73
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ BQ CC Bình quân Cơ cấu CN-XD Công nghiệp xây dựng TM - DV Thương mại - Dịch vụ GTSX Giá trị sản xuất KHKT Khoa học kỹ thuật LĐ Lao động NK PT Nhân khẩu Phát triển
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, nông nghiệp được xác định là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển nền kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh nhiều ngành hàng có giá trị sản xuất cao như: lúa gạo, cà phê, cao su…thì chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, cùng với ngành trồng trọt thì ngành chăn nuôi nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những kết quả quan trọng. Trong chăn nuôi, chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong ngành chăn nuôi của nước ta. Tuy nhiên, chăn nuôi gà ở nước ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Do Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, dịch bệnh nhiều và dễ tái phát nên số lượng gia cầm chết và tiêu hủy vẫn còn cao. Bên cạnh đó, tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, lạc hậu cũng là một nguyên nhân làm cho ngành chăn nuôi gà của nước ta chưa phát triển hết tiềm năng vốn có. Sản xuất chưa tương ứng với tiềm năng nguồn lực, chưa đáp ứng đủ nhu cầu xã hội, sức cạnh tranh của ngành hàng chăn nuôi gà thấp nên lượng gà nhập khẩu từ nước ngoài về rất lớn, đặc biệt là sản phẩm gà loại thải của Trung Quốc đang tìm mọi cách xâm nhập thị trường Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường, với xu hướng hội nhập, người sản xuất không chỉ quan tâm đến thị trường tiêu dùng trong nước mà còn hướng tới thị trường xuất khẩu. Từ đó, hình thành nên các chuỗi trong ngành hàng. Riêng ngành chăn nuôi, các chuỗi đã bắt đầu được hình thành nhưng còn đơn giản, có ít các tác nhân tham gia. Sự liên kết và trách nhiệm của các tác nhân trong kênh tiêu thụ chưa hình thành nên khái niệm về chuỗi hàng hóa dịch vụ còn mang tính lý thuyết. Vì vậy, việc phân phối lợi ích tài chính, quan hệ giữa các tác nhân, vai trò và mức độ ảnh hưởng của các tác nhân trong chuỗi giá trị gà hiện nay vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải. Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là một huyện miền núi phía Bắc với diện tích chủ yếu là đất nông, lâm nghiệp. Vì vậy, rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gà. Tuy
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 2 nhiên, do đặc điểm địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn nên thị trường tiêu thụ gà của huyện chưa được mở rông ra các tỉnh bên ngoài, đặc biệt là thủ đô Hà Nội – một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Sản phẩm đầu ra ngành chăn nuôi gà của huyện chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của chính người dân trong huyện, và một số huyện, tỉnh lân cận. Thông tin về ngành hàng gà đến với nông dân còn ít, sản xuất nhỏ lẻ, giá thành sản phẩm chưa cao, các hoạt động liên quan đến chăn nuôi gà trong chuỗi giá trị hàng hóa còn rời rạc. Bên cạnh đó, chưa có một nghiên cứu nào về chuỗi giá trị gà ta được thực hiện trên địa bàn và việc liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo, các giao dịch chủ yếu được thực hiện bằng miệng mà chưa có một văn bản hợp đồng chính thức nào. Sự phân bổ chi phí và giá trị gia tăng giữa các tác nhân đôi khi còn bất hợp lý. Do đó, việc nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho các nhà quản lý kinh tế, các nhà chỉ đạo sản xuất hiểu rõ hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh gà, những mối quan hệ, các tương tác và sự phân phối lợi ích của từng tác nhân trong chuỗi, từ đó đề xuất những giải pháp tác động hợp lý nhằm hình thành, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gà, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho từng tác nhân. Xuất phát từ những lý do trên, được sự hướng dẫn của Thầy giáo, TS. Trần Văn Đức tôi xin chọn đề tài “ Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” . Với mong muốn cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các hộ nông dân cũng như các tác nhân trong chuỗi giá trị để có thể phát triển ngành chăn nuôi gà ta, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân trong quá trình sản xuất. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng thêm giá trị của sản phẩm này, hướng tới hài hòa lợi ích các bên tham gia chuỗi giá trị gà trên địa bàn.
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị gà ta.  Đánh giá đúng thực trạng kênh tiêu thụ cũng như chuỗi giá trị gà ta tại huyện Ba Bể thông qua việc đánh giá và phân tích từng tác nhân trong các kênh tiêu thụ.  Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.  Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm hình thành, hoàn thiện, và phát triển chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trong những năm tới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu  Các hộ chăn nuôi, buôn bán sản phẩm và cung ứng dịch vụ đầu vào cho chăn nuôi gà ta.  Người thu gom, người bán buôn, bán lẻ trên địa bàn.  Các hộ không chăn nuôi, các hộ sử dụng sản phẩm chăn nuôi gà ta trên cùng địa bàn.  Cán bộ chính quyền địa phương các cấp, cán bộ kĩ thuật chăn nuôi và thú y. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Phạm vi thời gian Các thông tin phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ năm 2010 - 2012 Thời gian nghiên cứu đề tài từ 1/2013 – 5/2013 1.3.2.2 Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu tại địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 1.3.2.3 Phạm vi nội dung Do hạn chế về thời gian và các điều kiện nghiên cứu, trong khuôn khổ nghiên cứu của một luận văn tốt nghiệp, đề tài giới hạn nghiên cứu ở một số nội dung sau:  Nghiên cứu một số vấn đề về lý luận liên quan đến chuỗi giá trị gà.  Thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể.  Nghiên cứu sự tham gia vào chuỗi giá trị gà ta và giá trị gia tăng qua các tác nhân.
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 4  Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể đề tài mạnh dạn nêu ra một số khuyến nghị, giải pháp và hướng tác động của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau liên quan đến phát triển chuỗi giá trị sản phẩm gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn:  Chuỗi giá trị là gì? Tại sao phải nghiên cứu chuỗi giá trị?  Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta gồm những nội dung gì?  Chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể đang hoạt động như thế nào?  Có những tác nhân nào tham gia vào chuỗi và hoạt động của họ ra sao?  Khối lượng hay tỷ lệ % sản phẩm của từng tác nhân?  Giá trị thay đổi như thế nào trong toàn chuỗi giá trị?  Chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, các yếu tố ảnh hưởng nào?  Cần có những giải pháp nào để phát triển chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn? 1.5 Ý nghĩa của đề tài 1.5.1 Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học  Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn.  Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và xử lý số liệu, viết báo cáo.  Giúp hiểu thêm về tình hình chăn nuôi gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. 1.5.2 Ý nghĩa đối với thực tiễn  Nhận thấy những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế nông hộ.  Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hướng nghiên cứu.
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 5 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cở sở lý luận 2.1.1 Các khái niệm và quan điểm về chuỗi giá trị 2.1.1.1 Định nghĩa Theo Kaplinsky và Morris (2001): Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lục còn là khái niệm, thông qua các giại đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động và có trách nhiệm tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi. Định nghĩa chuỗi có thể được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng: Nếu hiểu chuỗi theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một khối liên kết dọc hoặc một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh độc lập trong một chuỗi sản xuất. Hay nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm có: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thụ và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi. Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, mặt khác mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho sản phẩm cuối cùng. Chẳng hạn như khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hậu mãi và sửa chữa cho một công ty điện thoại di động làm tăng giá trị chung của sản phẩm. Nói cách khác, một khách hàng có thể sẵn sàng trả giá cao hơn cho một điện thoại di động có dịch vụ hậu mãi tốt. Cũng tương tự như vậy đối với một thiết kế có tính sáng tạo hoặc một quy trình sản xuất được kiểm tra chặt chẽ. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, một hệ thống kho phù hợp cho các nguyên liệu tươi sống (như trái cây) có ảnh hưởng tốt đến chất lượng của thành phẩm, và vì vậy, làm tăng giá trị sản phẩm. Nếu hiểu chuỗi giá trị theo nghĩa rộng thì đó là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ…) để biến một nguyên liệu thô thành thành
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 6 phẩm được bán lẻ. Kết quả của chuỗi có được khi sản phẩm đã được bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác nhau trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến… Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả mối liên kết ngược và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất được kết nối với người tiêu dùng cuối cùng. Hình 2.1.Mô tả chuỗi giá trị (Nguồn: Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng) Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị đã bao hàm cả tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi. Ngoài ra chuỗi giá trị còn gắn liền với khái niệm về quản trị, vô cùng quan trọng đối với những nhà nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh xã hội và môi trường trong Vật tư đầu vào Sản xuất Thu gom Thương mại Tiêu thụ Cung cấp - Giống - TACN Chăn nuôi Chăm sóc Thu hoạch Thu gom Vận chuyển Vận chuyển Phân phối Bán hàng Tiêu thụ Sử dụng Chế biến Làm sạch Đóng gói Nông dân Người thu gom Người chế biến Nhà cung cấp đầu vào Người bán sỉ, bán lẻ Người tiêu dùng Giá trị tăng thêm Thông tin được trao đổi
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 7 phân tích chuỗi giá trị. Việc thiết lập chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (như nước, đất đai), có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học và gây ô nhiễm. Thêm vào đó, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ ràng buộc và tiêu chuẩn truyền thống, ví dụ như do quan hệ quyền lực giữa các hộ hoặc cộng đồng thay đổi, hoặc những nhóm dân cư nghèo nhất hoặc dễ bị tổn thương chịu tác động tiêu cực từ hoạt động của những người tham gia chuỗi giá trị. Những mối quan hệ này cũng có liên quan đến các chuỗi giá trị nông nghiệp. Lý do là vì các chuỗi giá trị nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Đồng thời, nghành nông nghiệp còn có đặc thù bởi sự phổ biến các tiêu chuẩn xã hội truyền thống. Cuối cùng là do tỷ lệ người nghèo trong ngành nông nghiệp cao, khung phân tích chuỗi giá trị có thể áp dụng để rút ra kết luận về sự tham gia của người nghèo và các tác động tiềm tàng của sự phát triển chuỗi giá trị đến giảm nghèo. 2.1.1.2 Các quan điểm chính về chuỗi giá trị Theo phân loại và khái niệm, hiện nay đang tồn tại 3 luồng nghiên cứu chính trong các tài liệu về chuỗi giá trị là phương pháp Filière, phương pháp của Porter (1985) và phương pháp toàn cầu của Kaplinsky đề xuất (1999): a)Phương pháp Filière: Luồng tư tưởng thứ nhất là phương pháp Filière (Filière nghĩa là chuỗi, mạch) gồm các trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu, phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Phân tích chuỗi, chủ yếu là làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà các hệ thống sản xuất nông nghiệp (cao su, bông , cà phê, dừa…) được tổ chức trong bối cảnh của các nước đang phát triển. Trong bối cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng. Do đó khái niệm chuỗi (Filière) luôn bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực tế được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của các hàng hóa và xác định những người tham gia và hoạt động (Pagh, J.D.& Cooper, M.C, 1998). Tính hợp lý của chuỗi (Filière) hoàn toàn tương tự như khái niệm chuỗi giá trị mở rộng đã trình bày ở trên. Phương pháp chuỗi có 2 luồng, có vài điểm chung với phân tích chuỗi giá trị đó, gồm việc đánh giá
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 8 chuỗi về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối lợi nhuận trong chuỗi hàng hóa; và phân tích các chi phí và thu nhập giữa các thành phần được kinh doanh nội địa và quốc tế để phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP theo “phương pháp ảnh hưởng”. b) Công trình nghiên cứu của Micheal Porter: Luồng nghiên cứu thứ 2 có liên quan đến công trình của Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh. Michael Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh khác. Trong đó, ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp được ông tóm tắt như sau: Một Công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí). Hoặc, làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng chấp nhận mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt). Trong bối cảnh này, chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh thực tế và tiềm tàng của mình để dành lợi thế trên thị trường. Hơn thế nữa Porter lập luận cho rằng cá nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thế. Một công ty cần được phân tách thành một lọat các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) từ những hoạt động đó. Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa (hoặc dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến chuỗi giá trị cuỗi cùng của sản phẩm. Trong khung phân tích của Porter, khái niệm về chuỗi giá trị không trùng với ý tưởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu về ý tưởng theo đó tính cạnh tranh của một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần đến, hậu cần bên ngoài, tiếp thị bán hàng và các dịch vụ hậu mãi, dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu...
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 9 Trong khung phân tích của mình, Porter phân biệt các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ: Các hoạt động chính là những hoạt động hưởng đến việc chuyển đổi về mặt vật lý và quản lý sản phẩm hoàn thành để cung cấp cho khách hàng. Bao gồm 5 hoạt động sau: - Hậu cần đến: Gồm việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào sản phẩm như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp. - Sản xuất: Chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn thành. Ví dụ như: gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất. - Hậu cần ra ngoài: Là những hoạt động kết hợp với việc thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua. - Marketing và bán hàng: Là những hoạt động liên quan đến quảng cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá. - Dịch vụ khách hàng: Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm. Trong các hoạt động trên thì hậu cần đến và hậu cần ra là các thành tố quan trọng và then chốt của chuỗi giá trị, là yếu tố chính tạo ra “giá trị” cho khách hàng của doanh nghiệp và mang lại lợi ích tài chính cho công ty. Các hoạt động bổ trợ hoặc hỗ trợ các hoạt động chính bao gồm 4 loại: - Thu mua: Là việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty. - Phát triển công nghệ: Là các bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệ được sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm. - Quản trị nguồn nhân lực: Tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân viên. - Cơ sở hạ tầng công ty Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản lý và chiến lược điều hành. Ví dụ một phân tích về chuỗi giá trị ở một số siêu thị châu
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 10 Âu có thể chỉ ra lợi thế cạnh tranh của siêu thị đó so với các đối thủ cạnh tranh là khả năng cung cấp rau quả nhập từ nước ngoài ( Goletti, F, 2005). c) Phương pháp tiếp cận toàn cầu: Luồng tư tưởng mới đây nhất là phương pháp tiếp cận toàn cầu, khái niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa đã được các tác giả (Gereffi and Korzenicewicz 1994; Kaplinsky 1999) và (Fearne, A. and D.Hughes,1998) đề cập. Kapinsky và Morris 2001 đã quan sát được rằng trong quá trình toàn cầu hóa, người ta nhận thấy khoảng cách thu nhập trong nội địa và giữa các nước tăng lên. Các tác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích quá trình này, nhất là trong một viễn cảnh năng động. Thứ nhất bằng cách lập một sơ đồ chi tiết các hoạt động của chuỗi, phân tích chuỗi giá trị sẽ thu thập được thông tin, phân tích được những khoản thu nhập của các bên tham gia trong chuỗi nhận được sẽ là tổng thu nhập của chuỗi giá trị. Thứ hai, phân tích chuỗi giá trị có thể làm sáng tỏ việc các công ty, vùng và quốc gia kết nối được với nền kinh tế toàn cầu như thế nào? Hình thức phân tích này sẽ giúp xác định được kết quả phân phối của các hệ thống sản xuất toàn cầu, các nhà sản xuất cá thể phải nâng cao năng suất và hiệu quả các hoạt động và do đó đặt mình vào con đường tăng trưởng thu nhập bền vững. 2.1.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị 2.1.2.1 Nội dung nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị a. Lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích Trước khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị, phải quyết định xem sẽ ưu tiên chọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hóa nào để phân tích. Vì các nguồn lực để tiến hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên phải lập ra phương pháp để lựa chọn một số nhất định các chuỗi giá trị để phân tích trong số nhiều lựa chọn có thể được. Quá trình lập thứ tự ưu tiên tuân theo 4 bước như trong quy trình tiến hành lựa chọn trong một tình huống có nguồn lực khan hiếm. Bước 1: Xác định các tiêu chí Việc phân tích chuỗi giá trị bắt đầu bằng việc lựa chọn một chuỗi giá trị. Quyết định chọn chuỗi giá trị nào để phân tích có thể phụ thuộc vào các tiêu chí áp dụng để chọn chuỗi giá trị.
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 11 Với định hướng tăng cơ hội tham gia và chia sẻ lợi ích cho người nghèo từ các sản phẩm tiềm năng của địa phương, các tiêu chí đánh giá lựa chọn sản phẩm sau đây đã được sử dụng, bao gồm: - Tiêu chí 1: Thể hiện sự hội nhập thị trường của người nghèo - Tiêu chí 2: Tiềm năng của sản phẩm/hoạt động đối với giảm nghèo - Tiêu chí 3: Sản phẩm sử sụng nhiều lao động - Tiêu chí 4: Rào cản tham gia (vốn, kiến thức) đối với người nghèo - Tiêu chí 5: Sản phẩm mang lại thu nhập khá cho người nông dân - Tiêu chí 6: Sản phẩm không đòi hỏi kỹ thuật cao - Tiêu chí 7: Sản phẩm không đòi hỏi vốn đầu tư lớn Bước 2: Định lượng mức độ quan trọng của các tiêu chí Có 2 cách chính để tính mức độ quan trọng: - Cách 1: Đánh số đơn giản – ví dụ như 1,2,3,hoặc 4 – trong đó mức độ quan trọng tương đối của tiêu chí tỷ lệ thuận với số được đánh. - Cách 2: Tính theo tỷ lệ, trong đó tổng các tiêu chí được sử dụng sẽ được điều chỉnh bằng 100% và mức độ quan trọng tương đối của mỗi tiêu chí được phản ánh trong tỷ lệ được gán cho tiêu chí đó trong tổng số phần trăm. Bước 3: Liệt kê các sản phẩm/hoạt động có tiềm năng Một khi các tiêu chí chọn chuỗi giá trị đã được xác định và xếp theo mức độ quan trọng, bước tiếp theo là xác định danh sách tất cả các chuỗi giá trị/sản phẩm/hàng hóa tiềm năng có thể cân nhắc trong phạm vi địa lý được xem xét. Danh sách này nên được lập với sự tham gia của các bên liên quan. Bước 4: Bảng xếp thứ tự các loại sản phẩm/hoạt động theo các tiêu chí Khi đã xác định xong các tiêu chí mà mức độ quan trọng cũng như các chuỗi giá trị có tiềm năng, bước tiếp theo là lập một ma trận (bảng) gồm các tiêu chí và các chuỗi giá trị. Sau đây là một ví dụ về bảng xếp thứ tự: ¬ Tiêu chí Xếp thứ hạng(%) Chuỗi giá trị 1 Chuỗi giá trị 2 Chuỗi giá trị 3 Tiêu chí 1 50% Tiêu chí 2 30% Tiêu chí 3 20%
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 12 b. Lập sơ đồ chuỗi giá trị Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta đang phân tích, chúng ta có thể dùng các mô hình, bảng, số liệu, biểu đồ và các hình thức tương tự để mô tả các tác nhân, đặc điểm và kết quả hoạt động của từng tác nhân. Việc sử dụng các sơ đồ các chuỗi giá trị sẽ giúp chúng ta dễ nhận thấy và hiểu dễ hơn trong quá trình nghiên cứu. Sơ đồ chuỗi thể hiện các hoạt động sản xuất/kinh doanh (khâu), các tác nhân chính trong chuỗi và những mối liên kết của họ. Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là vẽ một sơ đồ về hiện trạng của hệ thống chuỗi giá trị. c. Lượng hóa và mô tả chi tiết chuỗi giá trị Bao gồm các con số kèm theo bản đồ chuỗi: -Về số lượng chủ thể - Số lượng việc làm và người lao động của mỗi nhóm nhà vận hành - Sơ đồ dòng lưu chuyển số lượng sản phẩm qua từng tác nhân trong chuỗi - Lập sơ đồ các mối quan hệ và liên kết giữa những người tham gia d. Phân tích đặc điểm, kết quả, hiệu quả hoạt động của từng tác nhân - Phân tích đặc điểm hoạt động của từng tác nhân. - Phân tích chi phí và lợi nhuận: tức là xác định số tiền mà một tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị bỏ ra đầu tư cho việc sản xuất kinh doanh và số tiền mà tác nhân đó nhận lại sau khi bán sản phẩm. - Phân tích hiệu quả hoạt động của từng tác nhân dựa trên chi phí và lợi nhuận đã xác định. e. Đánh giá kết quả và hiệu quả toàn chuỗi: Bao gồm các nội dung sau: - Đánh giá kết quả và hiệu quả của từng kênh tiêu thụ, phân tích sự phân bổ chi phí và lợi nhuận giữa các tác nhân trong từng kênh, so sánh và đánh giá hiệu quả của từng kênh tiêu thụ. - Đánh giá kết quả và hiệu quả của toàn chuỗi bao gồm phân tích tác động, phân bổ thu nhập trong và giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị theo cấp bậc. Phân tích tác động của hệ thống quản trị chuỗi giá trị tới sự phân bổ thu nhập và giá sản phẩm cuối cùng. Miêu tả sự đa dạng của thu nhập, rủi ro thường gặp và các tác động đến chuỗi giá trị.
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 13 - Sự liên kết giữa các tác nhân: mối liên kết giữa những người tham gia trong chuỗi giá trị và mối liên kết của họ với các tác nhân ngoài chuỗi. Miêu tả những cam kết, trách nhiệm và lợi ích giữa những người tham gia, sự áp dụng đối với sự phát triển chung của chuỗi. - Phân tích SWOT: Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của toàn chuỗi. - Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị: Bao gồm các thể chế, chính sách có liên quan, cơ sở hạ tầng, thị trường, đầu tư. 2.1.2.2 Phương pháp luận nghiên cứu chuỗi giá trị * Phân tích ngành hàng CCA: Như đã trình bày ở trên, có 3 phương pháp sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị đó là: STT PP Nghiên cứu Ứng dụng 1 Phương pháp ngành hàng Nghiên cứu chuỗi về hệ thống sản xuất nông nghiệp 2 Khung khái niệm do Porter lập ra (1985) Nghiên cứu chuỗi về các công ty/nhà máy sx chế biến 3 Phương pháp chuỗi giá trị toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và Gereffi, và Korzeniewicz (1994). Nghiên cứu về các chuỗi giá trị của các quốc gia/nhà máy hội nhập toàn cầu Do gà ta là một sản phẩm nông nghiệp nên phương pháp phân tích ngành hàng là phương pháp thích hợp nhất. Phân tích ngành hàng gồm 3 đặc điểm: thứ nhất tập trung vào những vấn đề của các mối quan hệ định lượng và vật chất trong chuỗi; thứ hai là sơ đồ hóa các dòng chảy của hàng hóa vật chất và cuối cùng là sơ đồ hóa các quan hệ chuyển dạng sản phẩm. Phương pháp phân tích ngành hàng tập trung vào đánh giá kinh tế và tài chính, chủ yếu là tập trung vào phân tích việc tạo ra thu nhập và phân phối thu nhập trong ngành hàng, tách chi phí và thu nhập giữa các tác nhân, và phân tích vai trò của ngành hàng đối với nền kinh tế quốc gia
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 14 Trong phương pháp phân tích ngành hàng có 8 công cụ sử dụng để phân tích chuỗi giá trị, được chia thành 3 nhóm công cụ như sau: - Nhóm thứ 1: Là nhóm các công cụ chung bao gồm lựa chọn chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích và lập sơ đồ chuỗi giá trị. - Nhóm thứ 2: Là nhóm các công cụ phân tích định tính bao gồm: Các mối liên hệ, quan hệ xã hội và lòng tin; Quản trị: điều phối, quy định và chế tài kiểm soát. - Nhóm thứ 3: Là nhóm các công cụ phân tích định lượng bao gồm: Các sự lựa chọn để nâng cấp: Kiến thức, kỹ năng, công nghệ và dịch vụ hỗ trợ; Phân tích chi phí và lợi nhuận; Phân tích phân phối thu nhập; Phân tích phân bổ lao động. * Phân tích tài chính: Xác định các chi phí, đánh giá toàn bộ giá trị gia tăng, lợi nhuận của các tác nhân và của toàn chuỗi dựa trên giá tài chính nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tác nhân tham gia trong chuỗi. Xác định sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi; năng lực của nhà vận hành (năng lực sản xuất, sản lượng, lợi nhuận). 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị gà. 2.1.3.1 Nhóm các yếu tố kỹ thuật * Yếu tố giống: Giống là yếu tố đầu tiên và cũng rất quan trọng quyết định chăn nuôi gà có đạt hiệu quả hay không. Nếu giống gà tốt, sức chống chịu tốt, khả năng chống lại dịch bệnh cao thì tỷ lệ chết thấp và cho năng suất tốt. Vì vậy, chất lượng giống quyết định rất nhiều đến hiệu quả chăn nuôi gà. Nhưng hiện nay tình trạng thiếu nguồn cung cấp gà giống đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đang là yếu tố cản trở đối với sự phát triển chăn nuôi của người dân. Vì vậy, giúp người dân chủ động được nguồn cung giống tại chỗ là một trong những giải pháp quan trọng cho phát triển. * Yếu tố thức ăn: Trong chăn nuôi gà thức ăn chiếm khoảng 70% trong tổng chi phí nên nó là yếu tố quyết định trong chăn nuôi. Ngoài ra thức ăn chăn nuôi là điều kiện nuôi dưỡng, là cơ sở nâng cao năng lực sản xuất của gia súc, gia cầm. Tốc độ tái sản xuất đàn và hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi phụ thuộc trực tiếp vào mức độ đảm bảo thức ăn, xây dựng khẩu phần thức ăn đáp ứng nhu cầu của gà phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng nhằm mang lại hiệu quả hiệu quả cao trong chăn nuôi là cần thiết. Trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của đàn gà thì nhu cầu thức ăn
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 15 cũng phải khác nhau. Gà con mới nở không thể cho ăn theo khẩu phần của gà to được và ngược lại do đó phải sử dụng thức ăn theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, phù hợp với nhu cầu sinh trưởng và phát triển của từng giai đoạn. * Yếu tố công tác thú y: Trong chăn nuôi gà thường gặp rất nhiều rủi ro. Những năm qua dịch bệnh gia súc, gia cầm trên toàn quốc diễn biến rất phức tạp tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành chăn nuôi.Hạn chế được các rủi ro trong chăn nuôi gà sẽ giúp các hộ chăn nuôi tăng kết quả và hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động. Chính vì vậy công tác thú y cần phải được chú trọng, phòng bệnh và kịp thời diệt gọn những ổ bệnh ngay từ khi mới phát sinh bệnh. Công tác tiêm phòng phải được tổ chức định kỳ, công tác kiểm dịch chặt chẽ, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, chuyển giao kiến thức chăn nuôi, thú y cho người chăn nuôi. * Yếu tố chuồng trại: Hệ thống chuồng trại và chế độ chăm sóc cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đàn gà. Gà có thể sống trong điều kiện rất khác nhau nhưng chúng chỉ thực sự cho năng suất cao trong điều kiện khí hậu nhất định phù hợp cho từng loại, lứa tuổi. Chính vì vậy chuồng trại phải xây dựng làm sao để khí hậu thời tiết thay đổi không ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn gà. Những yêu cầu cơ bản về một chuồng trại hiện đại bao gồm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh gió lùa, thích hợp với đặc tính sinh lý. Chuồng trại phải dễ vệ sinh và thuận tiện cho sự chăm sóc đàn gà của người chăn nuôi. 2.1.3.2 Nhóm các yếu tố khách quan * Thời tiết: Yếu tố thời tiết tác động khá lớn đến năng suất và kết quả sản xuất của các hộ chăn nuôi. Sự thay đổi bất thường của thời tiết, các đợt rét đậm kéo dài cũng là nguyên nhân gây chết gà hàng loạt dẫn đến tỷ lệ hao hụt lớn. * Dịch bệnh: Dịch bệnh là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng vật nuôi và là nguy cơ rủi ro cao nhất đối với người chăn nuôi. Dịch bệnh chủ yếu là bệnh Newcastle (dịch tả) và tụ huyết trùng ở gà (bệnh gà toi) bên cạnh đó là các đợt dịch cúm thường xuyên xảy ra làm cho gà thường chết hàng loạt. Dịch bệnh không những gây thiệt hại cho người chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến nguồn cung cho toàn bộ chuỗi giá trị.
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 16 * Thị trường tiêu thụ: Thị trường có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đây là khâu tất yếu của sản xuất hàng hóa, thị trường chính là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Nó cho chúng ta biết kết quả sản xuất của một chu kỳ kinh doanh, đặc biệt phát triển một nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường tiêu thụ sản phẩm rất được quan tâm. Vì vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm là nhân tố quyết định đến sự phát triển chăn nuôi gà. Thị trường bao gồm cung, cầu và giá cả. Xác định lượng cung bao nhiêu để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường là rất quan trọng. Giá cả ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu thụ. Nếu giá thấp thì lợi nhuận thấp không thúc đẩy được quá trình sản xuất, giá cao thì người tiêu dùng khó có khả năng tiếp cận. Việc định giá như thế nào vừa đảm bảo lợi nhuận, vừa có sức cạnh tranh với các loại sản phẩm tương tự khác trên thị trường bên ngoài là rất khó khăn và cần thiết. Nhìn chung với mức giá gà ri như hiện nay thì người chăn nuôi có lãi, tuy nhiên trong trường hợp dịch bệnh thì gần như không có lợi nhuận do giá cả giảm mạnh, người tiêu dùng chuyển hướng sang tiêu dùng sang mặt hàng khác. Trong mọi trường hợp người chăn nuôi là người chấp nhận giá, họ không có quyền quyết định giá bán sản phẩm nên thường xuyên bị ép giá. 2.1.4 Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị có thể được phân tích từ góc độ của bất kỳ tác nhân nào trong chuỗi. Phép phân tích chuỗi thường được sử dụng cho các công ty, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước... Bốn khía cạnh trong phân tích chuỗi giá trị áp dụng trong nông nghiệp mang nhiều ý nghĩa đó là: - Thứ nhất: Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta lập sơ đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể. - Thứ hai: Phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong viêc xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia chuỗi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển (nhất là về nông nghiệp) khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. - Thứ ba: Phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng cấp chuỗi giá trị. - Thứ tư: Phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị chuỗi giá trị.
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 17 Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành các chương trình, dự án hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị nhằm đạt được một số chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là động thái bắt đầu một quá trình thay đổi chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn định, bền vững. Trên quan điểm toàn diện, phân tích chuỗi giá trị gà thịt sẽ cho phép chỉ ra những tồn tại, bất cập trong quá trình hoạt động của chuỗi, hạn chế trong quá trình giao dịch, phân phối lợi nhuận, mối liên kết và thông tin giữa các tác nhân để đưa ra giải pháp thúc đẩy chuỗi giá trị làm cho chuỗi hoạt động hiệu quả hơn 2.1.5 Phân biệt chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và ngành hàng Khi nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất, ta xem xét chúng như các quy trình sản xuất, khi nhấn mạnh khía cạnh Marketing ta chú trọng kênh phân phối, khi nhìn nhận về cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ta gọi là chuỗi nhu cầu, khi tập trung vào sự dịch chuyển nguyên vật liệu, phân phối dòng sản phẩm ta gọi là chuỗi cung ứng và khi đứng ở góc độ tạo ra giá trị ta gọi là chuỗi giá trị. Micheal Porter – người đầu tiên phát biểu khái niệm chuỗi giá trị vào thập niên 1980 , biện luận rằng chuỗi giá trị của một doanh nghiệp bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được cấp cấu hình một cách thích hợp. Porter phân biệt các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ. Các hoạt động chính là những hoạt động hướng đến việc chuyển đổi về mặt vật lý và quản lý sản phẩm hoàn thành để cung cấp cho khách hàng. Chuỗi cung ứng được xem như một tập con của chuỗi giá trị. Tập hợp các hoạt động chính của chuỗi giá trị chính là chuỗi cung ứng, việc hoàn thiện chuỗi cung ứng nhằm mục tiêu nâng cao chuỗi giá trị đem lại lợi ích cho các tác nhân trong chuỗi. Theo Fabre “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hoạt động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn chỉnh ở mức độ người tiêu thụ”. Nói cách khác “Ngành hàng là tập hợp những tác nhân kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất, tiếp đó là gia công sản phẩm, chế biến và đi đến một thị trường hoàn tất của các sản phẩm nông nghiệp”.
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 18 Theo J.P Boutonnet, INRA. France “Ngành hàng là một hệ thống được xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất, chế biến, phân phối một sản phẩm, và bởi các mối quan hệ giữa các yếu tố trên và các yếu tố bên ngoài”. Như vậy, giữa khái niệm ngành hàng và khái niệm chuỗi giá trị có sự khác nhau ở xuất phát điểm hay ở bối cảnh ra đời. Ngành hàng xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào năm 1960, được sử dụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ thống sản xuất nông nghiệp. Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để các hệ thống sản xuất tại địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và tiêu dùng nông sản. Trong khi đó chuỗi giá trị được Porter đưa ra vào những năm 1985 với nội dung xuyên suốt đó là phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty xác định vị trí của mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và trước đối thủ cạnh tranh. Phân tích chuỗi giá trị hỗ trợ cho phân tích ngành hàng, đưa ra các yếu tố mới tăng cường khả năng phân tích ngành hàng và dựa trên bộ khung của phân tích ngành hàng. Ngành hàng Chuỗi giá trị - Xu hướng và đặc điểm thị trường - Quan hệ giữa các bên tham gia - Cơ hội và thách thức - Vẽ bản đồ xác định mối liên hệ giữa các bên tham gia - Cấu trúc phân bố giữa các bên tham gia - So sánh khả năng cạnh tranh - Quan hệ giữa các bên tham gia - Quản trị thị trường 2.1.6 Các thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu 2.1.5.1 Chuỗi sản xuất - cung ứng Một chuỗi cung ứng được định nghĩa là một hệ thống các hoạt động vật chất và các quyết định thực hiện liên tục gắn với dòng vật chất và dòng thông tin đi qua các tác nhân (Vander Vorst 2000). Theo TS.Hau Lee và C.Billington thì chuỗi cung ứng là mạng lưới các phương tiện phục vụ thu mua nguyên vật liệu thô, chuyển hóa chúng thành những sản phẩm trung gian, tới sản phẩm cuối cùng và giao sản phẩm đó tới khách hàng thông qua hệ thống phân phối.
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 19 Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm các nhà sản xuất, các nhà cung cấp mà còn có những người vận chuyển, hệ thống kho bảo quản, những nhà bán lẻ và cả khách hàng (Nguyễn Kim Anh, 2006). Cũng có định nghĩa khác về chuỗi cung ứng như sau: Chuỗi cung ứng là môi trường nơi dòng sản phẩm, dịch vụ, thông tin di chuyển từ nhà cung ứng đầu tiên tới khách hàng cuối cùng và ngược lại (David Sharpe, 2008). Theo Lambert and Cooper (2000) một chuỗi cung ứng có bốn đặc trưng cơ bản: - Thứ nhất, chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợp bên trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc. - Thứ hai, một chuỗi bao gồm nhiều doanh nghiệp độc lập nhau, do vậy cần thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức. - Thứ ba, một chuỗi cung ứng bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin có định hướng, các hoạt động điều hành và quản lý. - Thứ tư, các thành viên của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu là mang lại giá trị cao cho khách hàng thông qua việc sử dụng tối ưu nguồn lực của mình. Như vậy, chuỗi cung ứng là một mạng lưới phức tạp bao gồm các tác nhân liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc cung ứng sản phẩm cho khách hàng cuối cùng một cách nhanh và hiệu quả thông qua dòng sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin. Qua đó, nó nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. 2.1.5.2 Ngành hàng Theo Fabre “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng”. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hoạt động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều công đoạn của qúa trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoản chỉnh ở mức độ người tiêu thụ. Đến những năm 1990, có một khái niệm được cho là phù hợp hơn trong nghiên cứu ngành hàng nông sản do J.P Boutonnet đưa ra đó là: "Ngành hàng là một hệ thống được xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất, chế biến, phân phối một sản phẩm và bởi các mối quan hệ giữa các yếu tố trên cũng như với bên ngoài" (J.P Boutonnet, INRA.France).
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 20 Nói chung, ngành hàng bao gồm toàn bộ các hoạt động được gắn kết chặt chẽ với nhau trong một quá trình sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Chúng ta thấy rằng ngành hàng là một chuỗi tác nghiệp, chuỗi các tác nhân và cũng là một chuỗi những thị trường, nó kéo theo những luồng vật chất và những bù đắp bằng giá trị tiền tệ. 2.1.5.3 Sản phẩm Sản phẩm là một nhóm sản phẩm có chung các đặc tính vật lý hữu hình cũng như các dịch vụ có chung đặc tính được bán cho khách hàng. Chuỗi giá trị được xác định bởi một sản phẩm hay một nhóm sản phẩm. Ví dụ như chuỗi giá trị rau tươi, chuỗi giá trị cà chua, chuỗi giá trị thịt lợn, chuỗi giá trị gà thịt... 2.1.5.4 Kênh tiêu thụ Kênh tiêu thụ có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Nó cũng được coi như một dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hóa khi chúng được mua bán qua các tác nhân khác nhau. Kênh tiêu thụ (kênh phân phối) là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình tạo ra dòng vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Có thể nói đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu người mua và người tiêu dùng hàng hóa của người sản xuất. Tất cả những người tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh, các thành viên nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng là những trung gian thương mại, các thành viên này tham gia nhiều kênh phân phối và thực hiện các chức năng khác nhau. Có 2 loại kênh tiêu thụ là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp: Kênh trực tiếp là kênh mà nhà sản xuất trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng, không thông qua kênh trung gian. Kênh gián tiếp là kênh mà người sản xuất bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống trung gian (thu gom, bán buôn, bán lẻ...). 2.1.5.5 Tác nhân Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ, những doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ . Tác nhân được phân ra làm hai loại:
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 21 - Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh,...) - Tác nhân là đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy...) Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập hợp các chủ thể có cùng một hoạt động. Ví dụ tác nhân “nông dân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ thương nhân; tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi không gian phân tích. Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó chính là chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với tên tác nhân. Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức năng chế biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn... Một tác nhân có thể có một hay nhiều chức năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng. Quá trình vận hành của một sản phẩm từ khâu đầu tiêu cho đến khâu cuối cùng thực hiện là nhờ các tác nhân, có thể nói tác nhân là những mắt xích quan trọng trong bất cứ một chuỗi giá trị nào. Thông qua các mắt xích ấy lượng hàng vật chất được vận chuyển nhịp nhàng để đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Giữa các tác nhân trong từng mắt xích luôn tồn tại những mối quan hệ nhất định. Khi nền kinh tế càng phát triển, sản xuất chuyên môn hóa ngày càng sâu thì mối quan hệ đan xen ràng buộc càng chặt chẽ, không chỉ có quan hệ về lượng vật chất mà còn quan hệ công tác quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Vận dụng chuỗi giá trị vào chăn nuôi và tiêu thụ gà trên thế giới Theo số liệu thống kê thế giới dự kiến đến năm 2050, dân số toàn cầu có số lượng trên 9,5 tỷ người. Các vấn đề liên quan đến con người, đến nông nghiệp, lương thực, thực phẩm, môi trường sống và đói nghèo là những vấn đề luôn được cả loài người quan tâm. Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới từ năm 2007 đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của nhân loại và có nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói trên toàn cầu (FAO). Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) năm 2009 số lượng gà là 14.191,1 triệu con. Tốc độ tăng trưởng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt dưới 1%.
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 22 Các cường quốc về chăn nuôi gà được thống kê vào năm 2009 đứng số một là Trung Quốc có 4.704,2 triệu con, thứ hai là Indonesia với 1.341,7 triệu con, thứ ba là Brazil với 1.205,0 triệu con, thứ tư là Ấn Độ với 613 triệu con và thứ năm là Iran với 513 triệu con. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng số 13 thế giới. Ở Châu Á, năm nước có nhiều thịt gà nhất ở Châu Á: Thứ nhất Trung Quốc 11,4 triệu tấn; thứ hai Iran 1,6 triệu tấn; thứ ba Indonesia 1,4 triệu tấn; thứ tư Nhật Bản 1,39 triệu tấn; thứ năm Thổ Nhĩ Kỳ 1,29 triệu tấn. Đa số những vấn đề trong chăn nuôi gia cầm mới nảy sinh ở các trang trại nuôi thâm canh kết hợp với hệ thống chăn nuôi xuyên quốc gia (Hans Wagner of the FAO in GRAIN 2006). Chăn nuôi gia cầm hiện nay là một sự kết hợp toàn cầu. Ví dụ công ty Charoen Pokphand (CP) của Thái Lan là một nhà sản xuất gia cầm và thịt gia cầm lớn nhất Châu Á, và tự coi mình là “gà của thế giới”. CP trước đây cung cấp cho Tesco, chuỗi siêu thị lớn nhất nước Anh, họ là nhà cung cấp thịt gà lớn nhất Trung Quốc và Indonesia, và họ cũng chi phối toàn bộ thức ăn cho gia cầm; và kiểm soát một nửa trại chăn nuôi gia cầm thâm canh ở Việt Nam (GRAIN 2006). Trong tin tức của CP “các trại nuôi gà giò được cung cấp bởi các lò ấp trứng bên cạnh, với công suất hàng năm khoảng 2 triệu con mỗi tuần. Các trại nuôi gà giò cung cấp 330.000 con một ngày cho các lò mổ và xí nghiệp chế biến, khi nó đạt công suất tối đa vào trung tuần tháng 6 là 60.000 tấn gia cầm đã qua chế biến một năm (từ www.cpthailand.com) Trong 3 năm trước, sản lượng thịt gà thế giới tăng 13%. Sản lượng ở Mỹ, Brazil và Trung Quốc chiếm khoảng 55% tổng sản lượng thế giới. Do nguồn cung lớn và giá giảm, tốc độ tăng trưởng của ngành thịt gà Brazil dự báo sẽ giảm mạnh, xuống chỉ còn tăng 3% so với năm 2011. Tiêu thụ thịt gà trên thế giới dự báo sẽ tăng nhẹ, ở mức thấp hơn tỷ lệ tăng của những năm qua. Tại EU, mặc dù giá gia cầm trong nước tăng, tiêu thụ thịt gà vẫn sẽ vẫn tiếp tục tăng lên. Tiêu thụ ở Mỹ dự báo sẽ giảm do điều kiện kinh tế sa sút. Tiêu thụ tại Trung Quốc sẽ chậm lại vì người tiêu dùng chuyển sang thịt lợn, loại thịt vẫn được tiêu thụ phổ biến, bởi kinh tế khó khăn hơn các năm trước.
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 23 Bảng 2.1 Sản lượng thịt gà chế biến sẵn một số nước trên thế giới trong 3 năm 2006, 2008, 2010 Diễn giải Khối lượng (nghìn tấn) Tốc độ phát triển BQ (%) 2006 2008 2010 1.Sản lượng thịt gà chế biến sẵn 64.229 71.249 71.354 102,51 Mỹ 15.930 16.561 15.919 100,06 Trung Quốc 10.350 11.895 12.133 103,53 Brazil 9.355 11.033 11.360 103,97 EU-27 7.740 8.560 8.600 101,03 Các nước khác 20.854 23.200 23.342 103,71 2- Sản lượng thịt gà tiêu thụ 64.024 70.518 71.194 102,71 Mỹ 13.671 13.426 13.266 99,75 Trung Quốc 10.371 12.009 12.343 104,12 Brazil 6.853 7.792 8.054 104,02 EU-27 7.655 8.497 8.595 101,24 Các nước khác 25.474 28.794 28.936 103,73 Nguồn: World’s Poultry Science Journal Năm 1970 các nước Châu Âu dẫn đầu về xuất khẩu thịt gà, đến năm 2008 các nước này lại trở thành nước nhập khẩu thịt gà, chiếm 50% lượng thịt gà nhập khẩu trên thế giới. Bốn nước nhập khẩu thịt gà chính thuộc Châu Á và một nước Trung Mỹ. Nhưng đến năm 2004, xu hướng này thay đổi, Nga là nước nhập khẩu thịt gà lớn chiếm 12,6%, sau đó là Trung Quốc và Nhật Bản. Đức chiếm vị trí thứ 5, chiếm 6,3% tổng lượng thịt gà nhập khẩu của thế giới. Điều đó cũng cho thấy rằng thịt gà hấp dẫn hơn các loại thịt khác. Trong năm 2008, Hoa Kỳ vẫn là nước đứng đầu thế giới về thịt gà Broiler sản xuất với sản lượng 17 triệu tấn thịt gà (đã giết mổ); thứ 2 là Trung Quốc và Brazil 11 triệu tấn mỗi nước, khối EU (27 nước) đứng thứ 4 với 8 triệu tấn (World’s Poultry Science Journal, December 2009).
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 24 2.2.2 Vận dụng chuỗi giá trị vào chăn nuôi và tiêu thụ gà ở Việt Nam Chăn nuôi gà là ngành chăn nuôi quan trọng thứ 2 của nước ta đứng sau chăn nuôi lợn. Từ năm 2003 dịch cúm gia cầm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chăn nuôi gia cầm trong nước nói chung và chăn nuôi gà nói riêng. Từ tháng 12/2003 đến tháng 6/2007, dịch cúm gia cầm đã xảy ra 5 đợt, số gà chết và tiêu huỷ gần 50 triệu con, thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Trong đó phải kể tới tình trạng thiếu giống gia cầm sau khi xẩy ra dịch làm cho giá gà giống tăng cao. Hiện nay, đàn gia cầm trong nước đã được khôi phục và phát triển trở lại. Rút kinh nghiệm từ các đợt dịch công tác tiêm phòng, vệ sinh chăn nuôi đã được người chăn nuôi chú trọng giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh Bảng 2.2 Sản lượng gia cầm của Việt Nam qua các năm Chi tiêu Số lượng (triệu con) So sánh (%) 2009 2010 2011 2010/ 2009 2011/ 2010 Tốc độ PT BQ/năm Cả nước 280,18 300,50 322,57 107,25 107,34 107,30 ĐBSH 72,52 76,54 81,17 105,54 106,05 105,79 Trung du và MNPB 61,22 67,00 65,93 109,44 98,40 103,78 Bắc trung bộ và DHMT 61,09 64,19 68,73 105,07 107,07 106,07 Tây nguyên 11,89 11,59 14,27 97,47 123,12 109,55 Đông nam bộ 17,65 20,48 24,12 116,03 117,77 116,90 ĐBSCL 55,80 60,70 66,36 108,78 109,32 109,05 Nguồn: Tổng cục thống kê Chăn nuôi gà hàng năm cung cấp khoảng 350 - 450 ngàn tấn thịt và hơn 2,5 - 3,5 tỷ quả trứng. Tuy nhiên, chăn nuôi gà của nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng suất thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm hàng hoá còn nhỏ bé. Bình quân sản lượng thịt xẻ, trứng/người chỉ đạt 4,5 - 5,4 kg/người/năm và 35 trứng/người/năm. Việt Nam có nhiều giống gà nội được chọn lọc thuần hoá từ lâu đời như gà Ri, gà Mía, gà Hồ, gà H’Mông, gà Tre, gà Ác… Một số giống trong đó có chát lượng thịt, trứng thơm ngon như gà Ri, gà H’Mông. Tuy nhiên, do không được đầu tư chọn lọc lai
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 25 tạo nên năng suất còn rất thấp (khối lượng xuất chuồng bình quân của các giống gà nội chỉ đạt 1,2 - 1,5 kg/con) với thời gian nuôi kéo dài 6 - 7 tháng, sản lượng trứng chỉ đạt 60 - 90 quả/mái/năm. Một số giống quý nhưng chỉ tồn tại ở một số địa bàn rất hẹp như gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Mía. Do năng suất thấp chăn nuôi các giống gà nội chỉ được nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ theo phương thức quảng canh, vì vậy việc sản xuất và cung cấp con giống do các hộ gia đình chăn nuôi theo hình thức tự sản, tự tiêu tại địa phương. Hiện nay, cả nước chỉ có một cơ sở nghiên cứu chọn lọc, cải tạo giống gà Ri nhưng quy mô quần thể và đầu tư kinh phí còn rất hạn chế, giống được cải tiến chậm, chất lượng chưa cao, số lượng đưa ra sản xuất chưa nhiều (giống gà Ri lông vàng rơm). Việc sản xuất giống tự cung, tự cấp, không có cơ sở giống gốc, không có chọn tạo…. dẫn đến con giống bị đồng huyết làm giảm năng suất, hiệu quả chăn nuôi của các giống nội địa, thậm chí còn nguy cơ triệt tiêu các giống quý hiếm, các giống gà nội cần được quan tâm để bảo tồn và phát huy những tính năng ưu việt phù hợp với chăn nuôi nông hộ, nhất là tại các vùng nông thôn, trung do, miền núi. Hiện nay, chăn nuôi gà và chăn nuôi gia cầm nói chung chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Sản lượng thịt, trứng/người/năm so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn thấp rất nhiều. Sản lượng thịt mới đạt 4,5-5,4 kg, sản lượng trứng đạt 35 quả/người/năm. Tiêu thụ của Trung Quốc năm 2004 đạt 8,4 kg thịt và 10,4 kg trứng/người/năm; Hoa Kỳ: 28 kg thịt gia cầm/người/năm 2003 (Trần Công Xuân, 2008). Thức ăn chăn nuôi giá thành còn cao do một phần nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài (ngô, đậu tương, bột cá, premix, khô dầu)…. Các cơ sở giống gốc còn quá nhỏ, các giống công nghiệp cao sản vẫn phụ thuộc nước ngoài. Trước xu thế hội nhập khi gia nhập WTO vào những năm tới, ngành chăn nuôi gà phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các công ty, tập đoàn nước ngoài với tiềm lực tài chính lớn, trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, ưu thế chủ động về con giống, nguồn nguyên liệu giá rẻ… Đó thực sự là thách thức lớn của ngành chăn nuôi gà trong tiến trình hội nhập sắp tới ở nước ta.
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 26 2.2.3 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới và Việt Nam Trên thế giới người ta đã áp dụng lý thuyết về chuỗi giá trị vào việc nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và cải thiện giá trị gia tăng cho sản phẩm cũng như đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các bên tham gia. Người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của liên kết giữa các bên tham gia trong thương mại quốc tế như trường hợp thành công của ô tô Nhật Bản vào những năm 1970. Trong thập niên 80 và 90 trên thế giới người ta quan tâm đến chuỗi giá trị, đặc biệt là quản lý chuỗi cung cấp, chuỗi giá trị quan tâm đến việc chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia để giảm chi phí về mặt thời gian, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng giá trị của sản phẩm đó. Fearne và Hughev cũng như đã phân tích được ưu điểm của việc áp dụng chuỗi giá trị trong kinh doanh. Về ưu điểm giảm mức độ phức tạp trong mua và bán, giảm chi phí và tăng chất lượng sản phẩm, giá cả đầu vào ổn định,giảm thời gian tìm kiếm những nhà cung cấp mới, cùng nhau thực thi kế hoạch và chia sẻ thông tin dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Bên cạnh đó phát hiện ra những nhược điểm khi áp dụng chuỗi giá trị là tăng sự phụ thuộc giữa các bên tham gia chuỗi, giảm sự cạnh tranh giữa người mua và người bán, phát sinh chi phí mới trong chuỗi (Fearne, A. and D. Hughes, 1998). Ở Việt Nam việc áp dụng chuỗi giá trị trong thực tế đã được nhiều tổ chức quốc tế như tổ chức GTZ, SNV, CIRAD, Ngân hàng phát triển Châu Á phối hợp cùng các cơ quan chính phủ Việt Nam tiến hành nghiên cứu, triển khai các dự án hỗ trợ nhằm phát triển. Tổ chức SNV đã nghiên cứu chuỗi giá trị ngành cói của tỉnh Ninh Bình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cói qua phát triển chuỗi giá trị trình bày ở hội thảo “Ngành cói Việt Nam – Hợp tác để tăng trưởng” ngày 04/12/2008 tại Ninh Bình do Nico Janssen, cố vấn cao cấp – SNV. Sau khi tiến hành chương trình nghiên cứu tổ chức SNV đã chuyển giao kiến thức từ nhà nghiên cứu đến nông dân, nâng cao năng lực của nhóm kỹ thuật địa phương về cung cấp dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ quá trình hoạch định chính sách liên quan đến ngành cói của tỉnh, hỗ trợ thành lập các nhóm đại diện như nông dân trồng và chế biến cói, hiệp hội cói, phát triển thị trường cho công nghệ sau thu hoạch, cải thiện việc tiếp cận thị trường …(SNV, 2009).
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế - KTA K54 27 Trung tâm Tin học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ICARD), Viện nghiên cứu Chè Việt Nam (VTRI), Viện nghiên cứu Rau quả Việt Nam (IFFVA) và Công ty Tư vấn Nông sản Quốc tế (ACI) phối hợp thực hiện dưới sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Nghiên cứu về chuỗi giá trị chè trong khuôn khổ dự án nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường cho người nghèo do Ngân hàng phát triển Châu Á và quỹ phát triển Quốc tế của Anh đồng tài trợ. Chương trình hợp tác phát triển doanh nghiệp nhỏ giữa Bộ kế hoạch đầu tư và Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Đức (GTZ) đã triển khai dự án “Phát triển chuỗi giá trị bơ Đắk Lăk” từ tháng 3/2007 có sự tham gia của Công ty Fresh Studio Innovation Asia Ltd, DOST, CSTA, WASI, AEC. Mục đích của dự án là xây dựng chuỗi giá trị bơ nhằm khắc phục những điểm yếu trong chuỗi, ví dụ như nguồn cung không đồng đều, sản xuất và vận hành không chuyên nghiệp dẫn đến tỷ lệ hư hại cao, lợi nhuận cho các tác nhân tham gia thấp. trước đây ở Đắk Lăk cây bơ chủ yếu được trồng để làm bóng mát và chắn gió xung quanh cánh đồng cà phê, lĩnh vực quả bơ ở Đắk Lăk chưa được các nhà hoạch định chính sách để ý. Sau khi triển khai dự án “Phát triển chuỗi giá trị trái bơ Đắk Lăk” đã làm nâng cao nhận thức giữa người lập chính sách ở tỉnh về tầm quan trọng kinh tế của quả bơ ở Đắk Lăk (MPI – GTZ SMEDP, 2007). Giá trị gia tăng đạt được từ các hoạt động xây dựng thương hiệu, đóng gói, thiết kế và marketing đã mang lại giá bán cao hơn cho người sản xuất và lượng hàng hóa tiêu thụ nhiều hơn. Trong nhiều trường hợp, các sản phẩm đã có được thị trường mới ở các khu thương mại, siêu thị lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một số sản phẩm đã có được thị trường xuất khẩu. Tiếp cận và phát triển thị trường được cải thiện thông qua các hoạt động nâng cấp chuỗi và mối quan hệ hợp tác của các tác nhân trong chuỗi. Tại khu vực phía Bắc chương trình GTZ cũng hỗ trợ triển khai dự án “Phân tích chuỗi giá trị rau cải ngọt tại tỉnh Hưng Yên” từ đầu năm 2008 với sự tham gia của công ty Fresh Studio Innovation Asia Ltd, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (DARD). Mục đích của dự án là cùng các bên liên quan đến chuỗi cải ngọt tạo ra phương hướng phát triển và lập kế hoạch can thiệp trên cơ sở yêu cầu thị trường nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị rau cải ngọt thành công hơn, có khả năng cạnh tranh cao hơn từ đó mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.