SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
Download to read offline
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHẢ THI
DỰ ÁN HỒ RỪNG
ĐỊA ĐIỂM : XÃ PHÚ CƯỜNG, HUYỆN TAM NÔNG (ĐỒNG THÁP)
CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH HÙNG CÁ
Đồng Tháp, tháng 06 năm 2014
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHẢ THI
DỰ ÁN HỒ RỪNG
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH HÙNG CÁ
(Giám đốc)
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
(Phó. Tổng Giám đốc)
ÔNG. TRẦN VĂN HÙNG BÀ. NGUYỄN BÌNH MINH
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2014
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang i
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................1
CHƯƠNG I: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN..................................................................................................2
1.1. Căn cứ pháp lý .................................................................................................................................2
1.2. Tình hình kinh tế vĩ mô....................................................................................................................5
1.3. Điều kiện vùng thực hiện dự án.......................................................................................................7
1.3.1. Tiềm năng du lịch..................................................................................................................7
1.3.2. Tình hình hoạt động du lịch năm 2013..................................................................................8
1.3.3. Chiến lược phát triển du lịch.................................................................................................9
1.4. Năng lực của chủ đầu tư ................................................................................................................10
CHƯƠNG II: TÓM TẮT DỰ ÁN ............................................................................................................14
2.1. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...........................................................................................................14
2.2. Mục tiêu .........................................................................................................................................14
CHƯƠNG III: ĐẶCĐIỂMHIỆNTRẠNGKHUĐẤTXÂYDỰNG................................................................16
3.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................................................16
3.1.1. Vị trí, quy mô và giới hạn khu đất.......................................................................................16
3.1.2. Địa hình - địa mạo...............................................................................................................17
3.1.3. Khí hậu - khí tượng .............................................................................................................17
3.1.4. Thủy văn..............................................................................................................................18
3.1.5. Địa chất thuỷ văn - địa chất công trình ...............................................................................19
3.1.6. Cảnh quan thiên nhiên.........................................................................................................19
3.2. Hiện trạng khu đất quy hoạch........................................................................................................20
3.2.1. Hiện trạng dân cư và lao động.............................................................................................20
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất ........................................................................................................20
3.2.3. Hiện trạng công trình- cảnh quan........................................................................................20
3.2.4. Hiện trạng cảnh quan...........................................................................................................21
3.2.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật .................................................................................................21
3.3. Đánh giá điều kiện đất xây dựng ...................................................................................................22
CHƯƠNG IV: QUY MÔ – TIẾN ĐỘ DỰ ÁN.........................................................................................23
4.1. Quy mô dự án.................................................................................................................................23
4.2. Tiến độ thực hiện ...........................................................................................................................23
CHƯƠNG V: QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG .................................................................................25
5.1. Bố cục quy hoạch kiến trúc............................................................................................................25
5.2. Quan điểm thiết kế.........................................................................................................................25
5.3. Phương án cơ cấu...........................................................................................................................26
CHƯƠNG VI: QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ......................................................................................29
6.1. Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất...................................................................................................29
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang ii
6.2. Quy hoạch phân khu chức năng.....................................................................................................29
6.3. Các chỉ tiêu về quy hoạch kiến trúc...............................................................................................31
6.4. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.......................................................................................32
6.4.1. Nguyên tắc tổ chức không gian...........................................................................................32
6.4.2. Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc toàn khu.............................................................32
6.4.3. Nguyên tắc tổ chức không gian khu vực trọng tâm, điểm nhấn quan trọng........................33
6.4.4. Nguyên tắc tổ chức không gian quy hoạch khu bảo tồn......................................................33
6.4.5. Nguyên tắc tổ chức không gian quy hoạch cây xanh..........................................................35
PHẦN VII: QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ...............................................................................36
7.1. Quy hoạch giao thông....................................................................................................................36
7.1.1. Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch.....................................................................................36
7.1.2. Chỉ giới xây dựng................................................................................................................36
7.1.3. Giải pháp quy hoạch...........................................................................................................36
7.1.4. Giải pháp kỹ thuật...............................................................................................................36
7.1.5. Các chỉ tiêu giao thông.......................................................................................................37
7.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng....................................................................................38
7.2.1. Cơ sở thiết kế......................................................................................................................38
7.2.2. Phương án thiết kế...............................................................................................................38
7.3. Quy hoạch cấp nước ......................................................................................................................39
7.3.1. Căn cứ cơ sở lập quy hoạch.................................................................................................39
7.3.2. Nhu cầu dùng nước..............................................................................................................39
7.3.3. Nguồn nước.........................................................................................................................39
7.3.4. Mạng lưới đường ống..........................................................................................................39
7.3.5. Quy hoạch cấp nước nuôi trồng thủy sản............................................................................40
7.4. Quy hoạch nước thải, quản lý chất thải rắn ...................................................................................40
7.4.1.Cơ sở quy hoạch...................................................................................................................40
7.4.2. Lưu lượng nước thải............................................................................................................40
7.4.3. Giải pháp thoát nước ...........................................................................................................40
7.4.4. Mạng lưới thoát nước thải ...................................................................................................41
7.4.5. Chất thải rắn ........................................................................................................................41
7.4.6. Giải pháp xử lý nước thải ao nuôi cá...................................................................................41
7.5. Quy hoạch cấp điện........................................................................................................................41
7.6. Phụ tải điện quy hoạch...................................................................................................................42
CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG....................................................................44
8.1. Mở đầu...........................................................................................................................................44
8.1.1. Lý do cần thiết phải lập báo cáo môi trường chiến lược...................................................44
8.1.2. Mục đích của báo cáo môi trường chiến lược.....................................................................44
8.1.3. Nội dung của đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch xây dựng.........................45
8.1.4. Cơ sở pháp luật để lập báo cáo............................................................................................45
8.1.5. Phạm vi và giới hạn môi trường chiến lược........................................................................46
8.1.6. Các phương pháp đánh giá môi trường chiến lược.............................................................46
8.2. Hiện trạng tài nguyên- Môi trường khu vực quy hoạch ................................................................47
8.2.1. Tài nguyên môi trường nước...............................................................................................47
8.2.2. Tài nguyên đất .....................................................................................................................47
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang iii
8.2.3. Hiện trạng môi trường không khí........................................................................................47
8.3. Dự báo và đánh giá tác động của dự án đến môi trường ...............................................................47
8.3.1. Trong giai đoạn quy hoạch và xây dựng .............................................................................47
8.3.2. Khi dự án đi vào hoạt động .................................................................................................48
8.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực ..................................................................................49
8.4.1. Trong giai đoạn quy hoạch và xây dựng .............................................................................49
8.4.2. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động..............................................51
8.5. Đánh giá các giải pháp quy hoạch chuyên ngành..........................................................................52
CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.......................................................................................53
9.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư.............................................................................................................53
9.2. Nội dung tổng mức đầu tư .............................................................................................................54
9.2.1. Nội dung..............................................................................................................................54
9.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư .....................................................................................................58
CHƯƠNG X: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN ...............................................................................60
10.1. Kế hoạch đầu tư ...........................................................................................................................60
10.2. Tiến độ sử dụng vốn ....................................................................................................................62
10.3. Nguồn vốn thực hiện dự án..........................................................................................................64
CHƯƠNG XI: KẾ HOẠCH VAY VÀ HOÀN TRẢ VỐN VAY ............................................................66
11.1. Kế hoạch vay vốn ........................................................................................................................66
11.2. Kế hoạch hoàn trả vốn vay...........................................................................................................68
CHƯƠNG XII: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ..........................................................................69
12.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán........................................................................................69
12.1.1. Giả định về doanh thu .......................................................................................................69
12.1.2. Giả định về chi phí ............................................................................................................69
12.2. Hiệu quả kinh tế...........................................................................................................................71
12.2.1. Doanh thu dự án ................................................................................................................71
12.2.2. Chi phí dự án .....................................................................................................................72
12.3. Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư (TIPV)................................................................74
12.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội...............................................................................................77
KẾT LUẬN ...............................................................................................................................................78
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
Khi xã hội phát triển, nhu cầu được nghỉ ngơi- giải trí của người dân trong một môi trường
trong lành là điều hết sức cần thiết. Vì thế, du lịch sinh thái đã ra đời nhằm tạo ra một không
gian thiên nhiên với những cảnh quan và sinh vật hài hòa để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của
người dân sau những ngày làm việc mệt nhọc. Du lịch sinh thái còn là một mô hình phát triển
bền vững theo phương thức khai thác nguồn tài nguyên có sẵn để phục vụ đời sống của người
dân địa phương qua nhiều thế hệ nhưng không làm tổn thương đến môi trường.
Huyện Tam Nông thuộc vùng Đồng Tháp Mười phía Bắc sông Tiền, cách thành phố Cao
Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) 43km theo hướng Đông Nam. Hiện nay, ban lãnh đạo huyện Tam Nông
đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, nhằm thúc đẩy và thu hút đầu tư vào các
ngành nghề phù hợp với lợi thế của huyện góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện
như: nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, chế biến gạo xuất khẩu và đặc biệt là phát triển du
lịch sinh thái… Tại Tam Nông hiện nay có hai khu vực thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười là
Vườn quốc gia Tràm Chim và Dự án Hồ Rừng xã Phú Cường.
Dự án Hồ Rừng là loại hình du lịch sinh thái, bảo tồn rừng tràm, khôi phục và bảo tồn kết
hợp nuôi và khai thác các loài cá bản địa, giới thiệu hệ sinh vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp
Mười. Dự án Hồ Rừng được thực hiện đầu tư sẽ liên kết với các điểm du lịch khác trong tỉnh,
nhằm phát triển chuỗi du lịch sinh thái của địa phương.
Trên cơ sở danh mục các dự án đầu tư xây dựng tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2011-2015, trong đó Dự án Hồ Rừng thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp có sức hấp dẫn,
có tính khả thi cao và Công ty TNHH Hùng Cá đã xin chủ trương đầu tư. Cho nên, việc lập dự
án đầu tư xây dựng Dự án Hồ Rừng là việc làm hết sức cần thiết và chủ đầu tư kính mong các
cơ quan ban ngành, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện để dự án sớm đi vào hoạt động.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 2
CHƯƠNG I: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
1.1. Căn cứ pháp lý
Báo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau :
 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của
Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
 Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình;
 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu
nhập doanh nghiệp;
 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành
Luật Thuế giá trị gia tăng;
 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo
vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 3
 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số
điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình;
 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
luật phòng cháy và chữa cháy;
 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng
công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và
quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh
dự toán xây dựng công trình;
 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường;
 Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự
án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường;
 Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức
dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
 Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
 Nghị định số 08/2005/NĐ – CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ ban hành về việc quy
hoạch xây dựng;
 Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về việc quản lý kiến trúc
Đô thị;
 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ quy định về việc lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 4
 Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ quy định về việc quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
 Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc
ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng;
 Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc
ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng;
 Quyết định số 03/2008/QĐ – BXD ngày 31/03/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc
ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch
xây dựng;
 Thông tư số 07/2008/TT – BXD ngày 07/04/2008 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn
lập, thẩm định, phê duyệt, và quản lý quy hoạch xây dựng;
 Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/08/2010 của Bộ xây dựng về việc quy định hồ sơ
của từng loại quy hoạch đô thị;
 Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác
định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
 QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
 Các số liệu điều tra cơ bản về kinh tế – văn hóa xã hội, kỹ thuật và các văn bản khác có
liên quan phục vụ việc nghiên cứu;
 Công văn số 106/HC-2011 ngày 10/11/2011 của Công ty TNHH Hùng Cá về việc đầu tư
dự án bảo tồn, nuôi cá đồng sinh thái và du lịch Hồ Rừng;
 Công văn số 572/VPUBND-KTN ngày 14/11/2011 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp về việc đầu tư Dự án bảo tồn, nuôi cá đồng sinh thái và du lịch Hồ Rừng;
 Công văn số 1726/SKH-ĐT/KTĐT ngày 13/12/2011 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc
đề nghị cho chủ trương lập quy hoạch và dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái và bảo tồn, nuôi cá
đồng Hồ Rừng;
 Công văn số 09/UBND-KTN ngày 09/01/2012 của UBND Tỉnh về việc chủ trương lập quy
hoạch Khu du lịch sinh thái và bảo tồn, nuôi cá đồng Hồ Rừng; trong đó: chấp nhận chủ trương
cho phép Công ty TNHH Hùng Cá lập quy hoạch Khu du lịch sinh thái và bảo tồn, nuôi cá Hồ
Rừng với diện tích đất 208,99 ha tại xã Phú Cường, huyện Tam Nông;
 Công văn số 29/HC-2012 ngày 01/08/2012 của Công ty TNHH Hùng Cá về việc đề nghị
thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Khu du lịch sinh thái và bảo tồn, nuôi cá đồng
Hùng Cá.
 Công văn số 1120/SKHĐT-HTĐT ngày 06/08/2012 của Sở Kế hoạch và đầu tư về việc đề
nghị thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Khu du lịch sinh thái và
bảo tồn, nuôi cá đồng Hùng Cá của Công ty TNHH Hùng Cá;
 Công văn số 419/UBND-KTN ngày 24/08/2012 của UBND Tỉnh Đồng Tháp về việc lập
quy hoạch chi tiết dự án Khu du lịch sinh thái và bảo tồn, nuôi cá đồng của Công ty TNHH
Hùng Cá tại khu Hồ Rừng, huyện Tam Nông;
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 5
 Thông báo số 20/TB-SXD-KTQH.HTKT ngày 08/11/2012 của Sở xây dựng tỉnh Đồng
Tháp về việc góp ý nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn,
nuôi cá đồng Hùng Cá;
 Thông báo số 333/TB-VPUBND ngày 25/12/2012 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp về việc quy hoạch Khu du lịch và nuôi cá đồng Hồ Rừng, huyện Tam Nông;
 Công văn số 174/SXD-KTQH.HTKT ngày 01/04/2013 của Sở xây dựng tỉnh Đồng Tháp
về việc ý kiến đối với hồ sơ quy hoạch chi tiết 1/500 Khu du lịch Hồ Rừng, huyện Tam Nông;
 Thông báo số 117/TB-VPUBND ngày 08/05/2013 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp về việc kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Minh Hoan tại cuộc họp
xem xét một số nội dung chính của Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án
Hồ Rừng, xã Phú Cường, huyện Tam Nông;
 Công văn số 287/SXD-KTQH.HTKT ngày 17/05/2013 của Sở xây dựng tỉnh Đồng Tháp
về việc ý góp ý, hoàn chỉnh hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ
1/500 Dự án Hồ Rừng;
 Công văn số 418/UBND-XDCB ngày 30/05/2013 của UBND huyện Tam Nông, về việc
thỏa thuận nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 Dự án Hồ Rừng;
 Công văn số 396/SXD – KTQHHTKT ngày 26/06/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Tháp về việc báo cáo kết quả thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng
tỉ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;
 Quyết định số 672/QĐ – UBND.HC ngày 11/07/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Tháp về việc Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;
 Công văn số 1516/STNMT – CCBVMT ngày 14/10/2013 của Sở tài nguyên và môi trường
về việc góp ý đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;
 Công văn số 1095/SNN - KHTC ngày 21/10/2013 của Sở nông nghiệp và phát triển nông
thôn về việc góp ý đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;
 Công văn số 723/SXD – KTQH.HTKT ngày 25/10/2013 của Sở xây dựng về việc báo cáo
kết quả thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;
 Công văn số 124/SXD – KTQH.HTKT ngày 18/02/2014 của Sở xây dựng về việc góp ý
hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;
 Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;
1.2. Tình hình kinh tế vĩ mô1
Bước sang năm 2014, kinh tế thế giới phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng toàn
cầu tại các nền kinh tế lớn với hàng loạt các biện pháp mạnh được thực thi. Trong khi đó, nhiều
nền kinh tế mới nổi thực hiện chính sách thắt chặt thông qua việc tăng lãi suất nhằm giảm áp
lực tiền tệ, vì vậy tăng trưởng kinh tế tại khu vực này đang gặp trở ngại. Kinh tế - xã hội nước
ta trước bối cảnh thế giới vừa có những thuận lợi, nhưng cũng không ít rủi ro, thách thức, còn
1
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 6
tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và diễn biến khó lường. Khó khăn trong sản xuất kinh doanh
chưa được giải quyết triệt để, những yếu kém nội tại của nền kinh tế chậm được khắc phục.
Trước tình hình đó, Chính phủ xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 là: “Tiếp
tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu
quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn
với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã
hội, cải thiện đời sống nhân dân. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường
và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống
tham nhũng, lãnh phí, cải thiện môi trường kinh doanh. Bảo đảm quốc phòng và an ninh, trật
tự, an toàn xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế”.
Tại thời điểm quý I/2014, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 4.96% so với
cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ của 3 năm trở lại đây. Trong toàn nền kinh tế, cả
ba khu vực đều đạt mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước: Khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 2.37% (quý I/2013 tăng 2.24%), đóng góp 0.32 điểm phần trăm; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 4.69% (quý I/2013 tăng 4.61%), đóng góp 1.88 điểm phần trăm; khu
vực dịch vụ tăng 5.95% (quý I/2013 tăng 5.65%), đóng góp 2.76 điểm phần trăm. Số liệu trên
cho thấy khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung. Một số
ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2013 là:
Bán buôn và bán lẻ tăng 5.61%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 7.58%; hoạt động tài chính,
ngân hàng và bảo hiểm tăng 5.91%. Ở khu vực dịch vụ, trong ba tháng đầu năm nay, số khách
quốc tế đến nước ta ước tính đạt 2.3 triệu lượt người, tăng 29.3% so với cùng kỳ năm trước,
đây là mức tăng cao nhất so với mức tăng cùng kỳ ba năm trở lại đây. Trong tổng số, khách đến
với mục đích du lịch đạt 1403.8 nghìn lượt người, tăng 27.1%; Số khách quốc tế đến nước ta
trong ba tháng đầu năm từ hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ đều tăng so với cùng kỳ năm
trước: Trung Quốc 587.5 nghìn lượt người, tăng 48.9%; Hàn Quốc 238.5 nghìn lượt người,
tăng 6.3%; Nhật Bản 170.8 nghìn lượt người, tăng 9.2%; Hoa Kỳ 140.1 nghìn lượt người, tăng
9.7%; Nga 131.5 nghìn lượt người, tăng 55.2%; Đài Loan 109.5 nghìn lượt người, tăng 13.2%;
Campuchia 99.1 nghìn lượt người, tăng 33.8%; Australia 95.3 nghìn lượt người, tăng 9.2%;
Malaysia 80.8 nghìn lượt người, tăng 15.2%; Thái Lan 65.6 nghìn lượt người, tăng 9.1%; Pháp
65.4 nghìn lượt người, tăng 12.9%. Những con số ấn tượng đó là những tín hiệu lạc quan để
ngành công nghiệp không khói của Việt Nam tiếp tục đặt nhiều kỳ vọng vào năm 2014.
Năm 2014, ngành du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu đón và phục vụ cho khoảng 8 triệu lượt
khách quốc tế, 37 triệu lượt khách du lịch nội địa. Mục tiêu này hoàn toàn có thể trở thành hiện
thực khi mà Việt Nam đang là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Dù
rằng, vẫn còn một số tồn tại trong cách thức quảng bá và tiếp thị hình ảnh của du lịch Việt Nam
đối với quốc tế, với những bất ổn của tình hình chính trị của các nước trong khu vực, Việt Nam
đang từng bước khai thác những lợi thế đó của mình để biến ngành công nghiệp không khói
thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 7
1.3. Điều kiện vùng thực hiện dự án
1.3.1. Tiềm năng du lịch
a. Vị trí địa lý
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở đầu nguồn
sông Tiền, lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới hạn tọa độ 10°07’ - 10°58’ vĩ độ Bắc và
105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Long An, phía Tây Bắc giáp tỉnh
Preyveng thuộc Campuchia, phía Nam giáp An Giang và Cần Thơ.
Hình 1.1: Bảng Đồ Tỉnh Đồng Tháp
Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia có chiều dài khoảng 50
km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường
Phước. Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 54 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.
b. Điều kiện tự nhiên
Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét so với mặt biển.
Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền.
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây
được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau. Nhiệt độ trung bình
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 8
năm là 82.5%, số giờ nắng trung bình 6-8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1,170 – 1,520
mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Những đặc điểm về khí hậu
như trên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện cũng như các hoạt động kinh
tế khác.
Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt
bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lương thực. Đất đai tại
tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59.06% diện tích
đất tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 25.99% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8.67% diện
tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0.04% diện tích tự nhiên). Nguồn rừng tại Đồng Tháp chỉ
còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10,000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng
có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi.
Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn
nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở
Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía nam còn có sông Cái Tàu
Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đồng Tháp có nhiều vỉa
nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục
vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp.
c. Du lịch
Tỉnh Đồng Tháp có nhiều điểm du lịch và di tích lịch sử, trong đó có 12 di tích lịch sử văn
hóa cấp quốc gia và 49 di tích cấp tỉnh. Các địa điểm tham quan như khu di tích Gò Tháp, khu
di tích Xẻo Quýt, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Vườn quốc gia Tràm Chim, Nhà cổ
Huỳnh Thủy Lê, Vườn cò Tháp Mười, Làng hoa cảnh Tân Quy Đông (Vườn hồng Sa Đéc)2
.
Các điểm thăm quan, du lịch của tỉnh mới được đầu tư, tôn tạo một phần, hệ thống cơ sở hạ
tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ nhất là giao thông, nên còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sức
hấp dẫn mạnh đối với du khách, chưa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của vùng sông nước
Đồng Tháp Mười và biên giới đất liền với Campuchia.
Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên cảnh quan và
sinh thái có nhiều nét đặc sắc là địa điểm du lịch lý thú. Đến khu vực Đồng Tháp Mười, du
khách sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm sung, những vườn cò, sân
chim mênh mông và hoang sơ không phải nơi nào cũng có.
1.3.2. Tình hình hoạt động du lịch năm 20133
Năm 2013 là năm tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch giai đoạn 2011– 2015, là năm
thứ hai du lịch Đồng Tháp triển khai thực hiện kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 27/4/2012 của
UBND Tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015. Bên cạnh đó, năm 2013 cũng
là năm diễn ra nhiều sự kiện nổi bật như: Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng Sông Hồng – Hải
Phòng, Chương trình kích cầu du lịch 2013, hàng việt về nông thôn … các Doanh nghiệp du
lịch, khu điểm du lịch trên địa bàn Tỉnh chủ động liên kết, hợp tác xây dựng sản phẩm, dịch vụ
mới nên mặc dù tình hình kinh tế xã hội năm 2013 vẫn còn nhiều khó khăn. Nhưng nhờ nỗ lực
2
Theo Sở VH,TT&DL Đồng Tháp
3
Số liệu từ Sở VH, TT&DL Đồng Tháp
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 9
phấn đấu, tập trung trọng tâm nên hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của Tỉnh vẫn tăng
trưởng khá, bước đầu xây dựng được thương hiệu du lịch Đồng Tháp, thu hút ngày càng nhiều
khách du lịch đến tham quan, hành hương, từng bước khai thác thế mạnh về văn hóa lịch sử và
sinh thái để phát triển du lịch Đồng Tháp.
Du lịch Đồng Tháp tổ chức đón và phục vụ tổng lượt khách ước thực hiện năm 2013 là:
1,622,000 khách, tăng 11.07 % so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó: có 40,000 khách quốc tế,
tăng 13.61 % so với cùng kỳ năm 2012; 382,000 khách du lịch nội địa, tăng 0.45 % so với cùng
kỳ năm 2012, 1,200,000 khách tham quan hành hương, tăng 11.11 % so với cùng kỳ năm 2012.
Tổng doanh thu du lịch ước thực hiện năm 2013 là 243 tỷ đồng, tăng 22.73% so với cùng
kỳ năm 2012. Trong đó, doanh thu dịch vụ du lịch ước thực hiện 165 tỷ đồng, tăng 23.33% so
với cùng kỳ năm 2012.
1.3.3. Chiến lược phát triển du lịch
Mục tiêu
- Phấn đấu đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh, góp
phần tạo thêm việc làm cho người dân trong tình hình suy thoái kinh tế và tăng nguồn thu cho
ngân sách.
- Kiện toàn bộ máy, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý chuyên
môn đối với hoạt động du lịch; Đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng các chương
trình du lịch có chất lượng phục vụ tốt trên cơ sở sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các doanh
nghiệp du lịch; Tăng cường công tác quảng bá điểm đến du lịch Đồng Tháp, củng cố thị trường
khách truyền thống, nghiên cứu phát triển các thị trường tiềm năng và thị trường mới.
Nhiệm vụ trọng tâm năm 2014
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch 51/KH-UBND ngày 27/4/2012 của UBND Tỉnh
về phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp từ nay đến năm 2015 và nội dung bổ sung kế hoạch phát
triển du lịch ĐT, giai đoạn 2013 - 2014.
- Phối hợp với Thanh tra Sở tổ chức triển khai các VBQPPL lĩnh vực du lịch và hướng dẫn
chế độ báo cáo thống kê định kỳ cho các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch,
khu điểm du lịch trên địa bàn Tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo phát triển du lịch Tỉnh và kế hoạch hoạt
động của Câu lạc bộ các nhà quản lý du lịch, khách sạn tỉnh ĐT.
- Xây dựng Đề án phát triển du lịch Đồng Tháp.
- Phối hợp với trung tâm Xúc tiến Thương mại Du lịch và Đầu tư triển khai thực hiện
Chương trình quảng bá xúc tiến du lịch năm 2014.
- Định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và định vị hình ảnh du lịch
Đồng Tháp trên bản đồ du lịch Việt Nam. Thông qua các hoạt động cụ thể:
+ Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch mới: Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch
sinh thái, văn hóa lịch sử, lễ hội, trải nghiệm, du lịch theo mùa, du lịch tham quan tìm hiểu bản
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 10
sắc văn hóa dân tộc; du lịch sinh thái tham quan rừng tràm, cánh đồng sen, phong cảnh thiên
nhiên, sông nước vùng Đồng Tháp Mười; tham quan nghiên cứu rừng ngập nước nội địa, thảm
thực vật, bãi chim sinh sản; các di tích văn hóa - lịch sử, lễ hội, văn hoá Óc Eo.
+ Khai thác yếu tố văn hóa ẩm thực đặc trưng Nam Bộ, đặc biệt là Đồng Tháp.
+ Tăng cường liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp du lịch, lữ hành, Trung tâm
thương mại, dịch vụ, làng nghề cùng các ngành vận chuyển…các liên kết vùng, liên vùng và
quốc tế để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.
+ Đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc sản địa phương và xây dựng sản phẩm quà lưu niệm
Đồng Tháp.
- Tổ chức cuộc bình chọn sản phẩm, dịch vụ, điểm du lịch tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp đợt 2
năm 2014.
- Tổ chức thẩm định xếp hạng các cơ sở lưu trú du lịch theo quy định, cấp biển hiệu đạt
tiêu chuẩn phục vụ du lịch cho các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng khách sạn, cơ sở lưu trú du
lịch, khu điểm du lịch trên địa bàn Tỉnh. Thẩm định hồ sơ xét cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch
quốc tế và nội địa.
- Nghiên cứu đề xuất thành lập bộ phận hỗ trợ khách du lịch.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện Văn hóa – Du lịch kết hợp kỷ niệm 20 năm Xẻo Quýt
được công nhận là khu di tích quốc gia, ngày du lịch Việt Nam, du lịch thế giới.
- Tiếp tục hướng dẫn các khu, điểm du lịch xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn
phục vụ khách du lịch.
- Khảo sát, cập nhật các thông tin về hoạt động du lịch đưa lên các phương tiện truyền
thông.
- Tiếp tục chương trình kích cầu du lịch.
- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch để nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm đến.
1.4. Năng lực của chủ đầu tư
 Chủ đầu tư : Công ty TNHH Hùng Cá
 Mã số thuế : 1400528020
 Đăng ký lần đầu : 06/02/2006
 Thay đổi lần :
 Nơi cấp : Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Tháp
 Người đại diện : Trần Văn Hùng Chức vụ: Giám đốc
 Địa chỉ trụ sở : KCN Thanh Bình, Quốc lộ 30, Q. Thanh Bình, T. Đồng Tháp
 Vốn điều lệ :
 Ngành nghề KD :
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 11
 Giải thưởng
2007 ♦ Thương hiệu vàng 2007
2008 ♦ Thương hiệu vàng 2008
♦ Cúp vàng sản phẩm – dịch vụ xuất sắc 2008
♦ Top 100 doanh nghiệp tiêu biểu 2008
♦ Thương Hiệu Mạnh 2008
♦ Cúp vàng thương hiệu Việt hội nhập WTO
♦ Doanh nhân tiêu biểu 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia
♦ Top 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam
2009 ♦ Sao vàng Đất Việt 2009
♦ Bằng khen của Ủy Ban quốc gia về hợp tác kinh tế, quốc tế
♦ Cúp vàng Doanh nghiệp xuất sắc năm 2009
♦ Thương hiệu Vàng 2009
♦ Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR 500
♦ Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 2009
♦ Chất lượng vàng thủy sản Việt Nam 2009
2010 ♦ Sao vàng Đất Việt 2010
♦ VNR 500
♦ Thương hiệu uy tín 2010
♦ Thương hiệu mạnh 2010
♦ Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam - FAST500
♦ International Quality Crown Award London 2010
♦ Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 2010
2011 ♦ Sao vàng Đất Việt 2011
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 12
 Cơ cấu tổ chức
 Thị trường ngành thủy sản
Nhờ việc không ngừng nâng cao quy mô hoạt động kinh doanh và cải tiến chất lượng, sản
phẩm cũng như thương hiệu, Hùng Cá đã có mặt tại hơn 50 quốc gia trên khắp thế giới như
Châu Âu, Nga, Trung Đông và trở thành 1 trong những doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra, Basa
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 13
lớn nhất Việt Nam. Với mong muốn mở rộng hơn nữa mạng lưới xuất khẩu trên toàn thế
giới, ngoài việc tập trung phát triển các thị trường chủ lực, Hùng Cá sẽ tiếp tục chinh phục các
thị trường tiềm năng khác và không ngừng hoàn thiện mình thông qua hệ thống sản phẩm đa
dạng chất lượng cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng uy tín, hoàn chỉnh nhằm mang đến cho
khách hàng quốc tế sự tin tưởng và hài lòng nhất. Thành lập chính thức vào tháng 2 năm 2006,
với diện tích vùng nuôi ban đầu là 250 hecta và vốn đầu tư 45,000,000 USD, trải qua 8 năm
hình thành và phát triển, Hùng Cá trở thành một trong những Công ty nuôi trồng, chế biến và
xuất khẩu thủy sản uy tín và lớn nhất Việt Nam. Hiện nay công ty sở hữu vùng nuôi hơn 700
hecta trải dài qua 5 huyện của Đồng Tháp là Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh,
Tân Hồng, trong đó 80 hecta đạt chuẩn Global GAP. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề
nuôi trồng cá Tra, Basa, Hùng Cá tự hào là 1 trong những công ty sở hữu vùng nuôi cá Tra lớn
nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tóm lại, là một người con của vùng đất Đồng Tháp, chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết tình hình
kinh tế và những tiềm năng của tỉnh; đồng thời những thành tích cũng như kinh nghiệm trong
ngành thủy sản mà chúng tôi kể trên cho thấy Công ty TNHH Hùng Cá chúng tôi có đầy đủ
năng lực để thực hiện dự án Hồ Rừng này, bởi Dự án Hồ Rừng là kết hợp giữa phát triển sinh
thái như rừng tràm, bưng sen và đặc biệt là nuôi và khai thác cá theo tiêu chuẩn Global GAP.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 14
CHƯƠNG II: TÓM TẮT DỰ ÁN
2.1. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
 Tên dự án : Dự án Hồ Rừng
 Địa điểm đầu tư : Xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
 Quy mô : 252,94 ha
 Thành phần dự án : Dự án gồm 2 thành phần chính:
- Thành phần 1 : Bảo tồn, nuôi các loại cá đồng: Cá hô, cá kết, cá cóc, cá mè hôi, cá éc, cá
lăng đuôi đỏ, cá leo, cá nàng hai, cá lóc, cá bông, cá vồ cờ, cá vồ đém, cá trê trắng, cá trê vàng,
cá bổi, cá thác lác,…. theo tiêu chuẩn Global Gap.
- Thành phần 2 : Phát triển du lịch sinh thái, bảo tồn rừng tràm.
 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án
do chủ đầu tư thành lập.
 Tổng mức đầu tư : 315,726,937,000 đồng (Ba trăm mười lăm tỷ, bảy trăm hai mươi
sáu triệu, chín trăm ba mươi bảy ngàn đồng)
 Vốn tự có : 95,726,937,000 đồng
 Vốn vay : 220,000,000,000 đồng
 Thời gian thực hiện : Dự án trải qua các giai đoạn:
 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Từ quý III/2014 đến quý IV/2014.
 Giai đoạn thi công xây dựng: Từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2018.
Trong giai đoạn này, ngay từ tháng 1/2015 chủ đầu tư sẽ cho tiến hành nạo vét ao hồ và
nuôi các loại cá đồng.
 Giai đoạn thực hiện dự án: bắt đầu từ năm 2019 sẽ khai thác du lịch và năm 2021 cá
nuôi sẽ được thu hoạch.
 Hiệu quả tài chính : NPV= 285,821,806,000 đồng >0 ; IRR = 17% > WACC; thời
gian hoàn vốn tính là 10 năm 10 tháng (không bao gồm thời gian xây dựng).
 Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.
 Hiệu quả KT-XH : đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng
lớn lực lượng lao động cho địa phương.
2.2. Mục tiêu
- Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có gồm: đất, nước, rừng tràm, thủy sản đặc
trưng địa phương theo định hướng kinh tế xanh, bền vững.
- Gìn giữ và bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm hiện hữu, đặc biệt giống cá đồng quý, kết hợp
nuôi và khai thác các loài cá bản địa, quảng bá hình ảnh Đồng Tháp Mười ngày xưa.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 15
- Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
- Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật như hệ thống đường giao thông, hệ thống
cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, cải tạo
môi trường…
- Cụ thể hóa chủ trương phát triển du lịch, kinh tế - xã hội và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 16
CHƯƠNG III: ĐẶCĐIỂMHIỆNTRẠNGKHUĐẤTXÂYDỰNG
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí, quy mô và giới hạn khu đất
Khu đất đầu tư “Dự án Hồ Rừng” nằm trên địa bàn xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh
Đồng Tháp.
Hình 3.1: Vị trí đầu tư dự án
Dự án Hồ Rừng có tổng quy mô diện tích khu đất là 252,94 ha. Trong đó diện tích đất
trồng rừng sản xuất do huyện Tam Nông quản lý là 179,28 ha. Còn lại 73,66 ha đất dân do chủ
đầu tư tự thỏa thuận giáp ranh lân cận trồng tràm hướng phía kênh Hai Lung. Chủ đầu tư đã tự
thương lượng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.(Các biên bản thoả thuận kèm
theo ở phần phụ lục).
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 17
Ranh giới hạn được xác định như sau:
- Phía Đông Bắc : giáp kênh Hai Lung.
- Phía Tây Nam : giáp đất dân (hướng kênh Phú Đức).
- Phía Nam : giáp kênh Đòn Dong.
- Phía Tây Bắc : giáp đất dân (hướng kênh Ranh).
3.1.2. Địa hình - địa mạo
Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp, chia thành hai khu vực rõ rệt. Khu vực rừng tràm do
nhà nước quản lý nằm trong đê bao có thể điều chỉnh mực nước theo từng mùa. Khu vực đất
dân theo tự nhiên, chịu ngập nước khi lũ về.
3.1.3. Khí hậu - khí tượng
Xã Phú Cường thuộc huyện Tam Nông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới quanh năm, đồng
nhất trên địa giới tỉnh Đồng Tháp, hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11 (lượng mưa chiếm 90-92% cả năm) và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
a. Nhiệt độ:
Thường cao và khá ổn định qua các tháng, chênh lệch trung bình từ 1-3o
C, nhiệt độ trung
bình là 27o
C, cao nhất là 37,2 o
C, thấp nhất là 18,5 o
C. Thời kỳ nóng nhất trong năm kéo dài từ
tháng 4, và lạnh nhất là tháng 12 đến tháng 1.
b. Lượng mưa:
Có lượng mưa trung bình năm khoảng 1500 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau, lượng mưa thấp (xấp xỉ 10%). Do đặc điểm mưa lớn tập trung theo mùa kết hợp với lũ từ
thượng nguồn đổ về đã gây nên tình trạng ngập lụt sâu trên diện rộng trong thời gian dài gây
ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
c. Lượng nắng:
Khu vực Đồng Tháp có mùa nắng chói chang, trở thành một trong những địa phương có số
giờ nắng trong năm lớn của cả nước. Bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày, mùa mưa tuy
ít hơn nhưng cũng còn tới gần 7 giờ nắng/ngày.
d. Độ ẩm:
Trong mùa khô do nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi lớn, bình quân
110mm/tháng. Trong mùa mưa, lượng nước bốc hơi thấp, bình quân 85mm/tháng, nhỏ nhất
khoảng 52mm/tháng xuất hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10, thời kỳ có mưa nhiều độ ẩm cao.
Mùa khô có độ ẩm thấp (nhỏ hơn 80%) thường bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4
năm sau.
- Độ ẩm không khí trung bình năm 83%.
- Độ ẩm tối cao trung bình 84 ÷ 90%.
- Độ ẩm tối thấp trung bình 72 ÷ 82%.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 18
e. Gió:
Có 2 hướng gió chính:
- Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, tốc độ bình quân 2-2,5m/s; mạnh nhất 22,6
m/s mang theo nhiều hơi nước nên có mưa.
- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, khô và lạnh làm tăng tốc độ bốc
hơi và lượng mưa giảm rõ rệt.
f. Lượng bốc hơi:
Trung bình hàng năm là 1.657 mm. Lượng bốc hơi các tháng mùa mưa khoảng 2-3
mm/ngày, trong các tháng mùa khô khoảng 4-5 mm/ngày.
3.1.4. Thủy văn
Hệ thống sông rạch chằng chịt gồm: kênh Phú Đức, kênh Đòn Dong, kênh Ranh, kênh Hai
Lung.
- Chế độ thuỷ văn chịu ảnh hưởng của 2 mùa: mùa lũ và mùa kiệt với 2 đỉnh triều trong
ngày (bán nhật triều).
- Mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, mực nước sông chịu tác động của thuỷ triều
với biên độ triều rất lớn.
- Mùa lũ: từ tháng 7 đến tháng 11 với chu kỳ 3-5 năm lại có lũ lớn. Đỉnh lũ cao nhất xuất
hiện từ tháng 9- 10. Đỉnh lũ cao nhất tại thị trấn Tràm Chim năm 2000 là 4,12 m (theo hệ thống
độ cao quốc gia).
Hình 3.2: Kênh Đòn Dong
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 19
3.1.5. Địa chất thuỷ văn - địa chất công trình
Hiện chưa có tài liệu nào đánh giá địa chất công trình tại đây. Do đó, khi tiến hành khảo sát
thiết kế xây dựng công trình trong khu vực này, cần thiết phải tiến hành khoan thăm dò địa
chất.
3.1.6. Cảnh quan thiên nhiên
Khu vực này chủ yếu là đất trồng tràm, rải rác có sen , súng, lúa và kênh rạch.
Khu đất trồng tràm bị phèn không phát triển được Kênh bao rừng tràm
Rừng tràm không phát triển Bàu sen
Hình 3.3: Cảnh quan thiên nhiên
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 20
3.2. Hiện trạng khu đất quy hoạch
3.2.1. Hiện trạng dân cư và lao động
Hiện tại trong khu quy hoạch không có dân cư sinh sống.
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Khu quy hoạch có diện tích quy hoạch 252,94ha, với đa phần là đất trồng tràm, rải rác có
sen, súng và kênh rạch.
Bảng 3.1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
STT LOẠI ĐẤT
DIỆN TÍCH
(ha)
TỶ LỆ
(%)
I ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT 179,28 70,88
1 Đất xây dựng công trình 0,016 0,01
2 Đất rừng tràm sản xuất (7 năm tuổi) 80,79 31,94
3 Đất trồng tràm thưa thớt 25,46 10,07
4 Đất giao thông, đê bao 5,61 2,22
5 Đất kinh, mương, bưng sen, cỏ năng 67,41 26,65
II ĐẤT DÂN DO CHỦ ĐẦU TƯ TỰ THỎA THUẬN 73,66 29,12
1 Đất trồng tràm bị phèn không phát triển được 35,47 14,02
2 Đất cỏ năng 18,77 7,42
3 Đất trồng tràm tái sinh 13,64 5,39
4 Đất giao thông, đê bao 5,79 2,29
TỔNG CỘNG 252,94 100,00
3.2.3. Hiện trạng công trình- cảnh quan
Trong khu vực quy hoạch có một số công trình kiến trúc gồm: trụ sở Ban quản lý rừng
tràm Phú Cường, 2 chốt bảo vệ, các công trình xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép dạng
nhà sàn tránh lũ, còn sử dụng tốt.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 21
Đường đê bao Chốt bảo vệ
3.2.4. Hiện trạng cảnh quan
Trong khu vực quy hoạch chỉ trồng tràm sản xuất theo líp khoảng từ 5-7 năm tuổi, một số
khu vực tràm không sống được như khu vực phía Đông Nam là các lung, đìa, cỏ năng mọc dày
và khu vực phía Tây Nam rộng hơn là bàu sen, bông súng dọc hai bên bờ kênh Chữ Thập được
trồng dày các dãy tràm Bông Vàng (tràm Úc).
Kênh chữ thập Cỏ năng
3.2.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
a. Giao thông:
- Đường bộ: hiện tại khu vực quy hoạch chủ yếu là đường đất nằm bao quanh khu quy
hoạch nhằm làm đê bao chống lụt, ngoài ra trong khu quy hoạch có các tuyến đường đất nằm
dọc theo các kênh rạch.
- Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ của khu quy hoạch cần phải mở rộng để đáp
ứng cho khu quy hoạch phát triển trong tương lai.
- Đường thủy: trong khu vực quy hoạch hệ thống đường thủy chỉ đáp ứng cho việc tưới
tiêu, phòng cháy chữa cháy trong mùa khô.
b. Cấp điện - thông tin liên lạc:
- Khu vực quy hoạch được cấp điện từ nhánh rẽ trung thế 22(15)kv từ thị trấn Tràm Chim
dẫn đến.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 22
- Trong khu vực quy hoạch chưa có mạng lưới điện hạ thế cho toàn khu chủ yếu các tuyến
hạ thế cấp điện sinh hoạt cho các khu vực quản lý rừng tràm.
- Nhìn chung cần quy hoạch toàn diện hệ thống hạ áp của khu quy hoạch để đảm bảo cho
nhu cầu dùng điện trong tương lai.
- Hiện tại hệ thống thông tin được cấp cho Ban quản lý rừng tràm và các khu dân cư dọc
kênh Phú Đức.
c. Cấp nước:
Hiện tại khu quy hoạch chưa có hệ thống cấp nước, chủ yếu nước sinh hoạt lấy từ kênh
rạch.
d. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
Khu vực quy hoạch chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, nước sinh
hoạt và nước mưa được thải theo địa hình tự nhiên.
3.3. Đánh giá điều kiện đất xây dựng
Dựa trên những phân tích và đánh giá hiện trạng khu đất, trong quá trình lập và triển khai
dự án án đã có một số điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
- Hiện trạng khu đất còn hoang sơ, không có dân cư sinh sống chủ yếu là đất trồng tràm,
rải rác có sen, súng, lúa và kênh rạch.
- Khu quy hoạch có hệ sinh thái rừng tràm lớn, phong phú thuận lợi phát triển du lịch.
* Khó khăn:
- Cơ sở hạ tầng về giao thông kết nối còn thiếu nhiều sẽ tốn nhiều kinh phí vào việc đầu
tư xây dựng mới hệ thống đường giao thông để kết nối vào khu quy hoạch.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 23
CHƯƠNG IV: QUY MÔ – TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
4.1. Quy mô dự án
Hồ Rừng được xây dựng trên khu đất và nước có tổng diện tích 252,94 ha. Trong đó có các
hạng mục xây dựng như sau:
TT Công trình Diện tích xây dựng Đơn vị
I Hạng mục xây dựng
1 Khu nhà hàng và đón tiếp 5,535 m2
Nhà đón tiếp khách
Nhà quản lý
Khu bán vé
Khu trưng bày bán sản phẩm lưu niệm
Nhà triển lãm
Nhà chờ ghe
Nhà hàng ẩm thực
2 Khu nhà xưởng sản xuất 700 m2
Nhà xưởng
Kho
Văn phòng
3 Khu nhà dịch vụ ở hồ trung tâm 1,500 m2
Nhà hàng ẩm thực
Nhà nghỉ chân
Khu trò chơi dân gian
4 Khu nhà vó câu xen kẽ trong khu bảo tồn 135 m2
Nhà chòi
5 Giao thông sân bãi 12.79 ha
6 Cải tạo cây xanh, cảnh quan
II Diện tích ao nuôi cá 336.000 m2
4.2. Tiến độ thực hiện
Dự án trải qua các giai đoạn:
 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Từ quý III/2014 đến quý IV/2014.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 24
 Giai đoạn thi công xây dựng: Từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2018.
Trong giai đoạn này, ngay từ tháng 1/2015 chủ đầu tư sẽ cho tiến hành nạo vét ao hồ và
nuôi các loại cá đồng.
 Giai đoạn thực hiện dự án: bắt đầu từ năm 2019 sẽ khai thác du lịch và năm 2021 cá
nuôi sẽ được thu hoạch.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 25
CHƯƠNG V: QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG
5.1. Bố cục quy hoạch kiến trúc
Khu vực đầu tư dự án gồm hai khu vực: khu đất rừng sản xuất ưu tiên bảo tồn và tái tạo tái
hiện hình ảnh Đồng Tháp Mười xưa kia; khu vực đất trồng tràm thưa thớt ưu tiên tổ chức khu
vực dịch vụ đón tiếp và phát triển mô hình nuôi cá đồng theo tiêu chuẩn quốc tế Global Gap.
 Khu đất rừng nguyên sinh và rừng tái sinh:
+ Khu hồ lớn ở trung tâm: bố trí xen kẽ xung quanh hồ gồm nhà nghỉ chân, khu trò chơi
dân gian tái hiện cảnh sinh hoạt của người dân Đồng Tháp Mười xưa kia kết hợp phục vụ ẩm
thực đặc sản từ cá đồng.
+ Toàn bộ khu vực còn lại là khu bảo tồn: gồm khu bảo tồn tràm, cỏ năng, sen, súng, điên
điển và cá đồng phục vụ du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu. Khu vực còn bố trí xen kẽ các
nhà chòi dạng nhà vó câu để tạo cảnh quan và phục vụ ngắm cảnh.
 Khu đất dân do chủ đầu tư tự thỏa thuận:
+ Khu đón tiếp: với đầy đủ các công trình dịch vụ gồm nhà đón tiếp - quản lý và nhà bán
vé, lưu niệm, nhà triển lãm, bãi xe, bến ghe thuyền đón trả khách, bến ghe tham quan, nhà chờ
ghe và cụm nhà hàng.
+ Khu xưởng sản xuất: sản xuất sản phẩm đặc sản từ cá đồng. Gồm nhà xưởng, kho, văn
phòng, cảng xuất nhập hàng hóa. Khu vực bố trí giáp kênh Hai Lung thuận lợi cho việc nhập
xuất nguyên liệu, sản phẩm qua giao thông thủy.
+ Khu ao nuôi cá: nuôi cá đồng bản địa sạch (cá lóc, cá rô, cá linh, cá chạch, cá lìm kìm…)
đạt tiêu chuẩn Gobal-Gap, kết hợp du lịch trình diễn giới thiệu mô hình nuôi cá theo tiêu chuẩn.
Gồm hệ thống ao nuôi, ao xử lý nước thải, kênh cấp - thoát nước, đê bao và đập cấp thoát -
nước.
5.2. Quan điểm thiết kế
- Thiết kế được bám sát theo hiện trạng sẵn có để không làm mất vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên
của khu vực.
- Khai thác cảnh quan tầm nhìn hợp lý cho từng khu vực.
- Các công trình xây dựng theo phong cách thôn quê với đầy đủ tiện nghi sang trọng. Hạn
chế tác động nhiều đến cảnh quan khu vực.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 26
5.3. Phương án cơ cấu
a.Bảng cân bằng đất đai:
Bảng 5.1: Bảng cân bằng đất đai toàn khu
STT LOẠI ĐẤT
DIỆN TÍCH
(ha)
TỶ LỆ
(%)
I ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ 0.79 0.31
II ĐẤT CÂY XANH MẶT NƯỚC 239.37 94.63
1 Đất cây xanh bảo tồn 107.95
2 Đất cây xanh cảnh quan 16.48
3 Đất mặt nước (kênh, hồ cảnh quan) 64.79
4 Đất ao nuôi cá theo tiêu chuẩn 39.30
5 Đất ao xử lý sinh học 10.85
III ĐẤT GIAO THÔNG SÂN BÃI 12.79 5.05
1 Đường giao thông nội bộ (LG 6m, 10m) 6.20
2 Đường đi bộ (LG 1 – 7m) 2.75
3 Sân bãi (bãi đậu xe, bến thuyền) 3.84
TỔNG CỘNG 252.94 100
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 27
Trong đó:
Bảng 5.2: Bảng cân bằng đất đai đối với đất thuộc đất rừng sản xuất
STT LOẠI ĐẤT
DIỆN TÍCH
(ha)
TỶ LỆ
%
(%)
I ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ 0.18 0.10
II ĐẤT CÂY XANH MẶT NƯỚC 172.74 96.35
1 Đất cây xanh bảo tồn 107.95
2 Đất cây xanh cảnh quan 6.92
3 Đất mặt nước (kênh, hồ cảnh quan) 57.87
III ĐẤT GIAO THÔNG SÂN BÃI 6.37 3.55
1 Đường giao thông nội bộ (LG 6m, 10m) 4.08
2 Đường đi bộ (LG 1 – 4m) 2.10
3 Sân bãi (bến thuyền) 0.18
TỔNG CỘNG 179.28 100
Bảng 5.3: Bảng cân bằng đất đai đối với đất dân do chủ đầu tư tự thỏa thuận
STT LOẠI ĐẤT
DIỆN TÍCH
(ha)
TỶ LỆ
(%)
I ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ 0.61 0.83
II ĐẤT CÂY XANH MẶT NƯỚC 66.63 90.45
1 Đất cây xanh cảnh quan 9.55
2 Đất mặt nước (hồ cảnh quan) 6.92
3 Đất ao nuôi cá theo tiêu chuẩn 39.30
4 Đất ao xử lý sinh học 10.85
III ĐẤT GIAO THÔNG SÂN BÃI 6.42 8.72
1 Đường giao thông nội bộ (LG 6, 10m) 2.11
2 Đường đi bộ (LG 2m, 7m) 0.65
3 Sân bãi (bãi đậu xe, bến thuyền) 3.66
TỔNG CỘNG 73.66 100
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 28
b. Nhận xét đánh giá:
 Ưu điểm:
 Phân chia khu vực chức năng rõ ràng.
 Giải pháp bố trí tập trung tạo sự thuận lợi trong việc quản lý.
 Công trình được xây dựng một phần trên mặt nước tạo cảnh quan đẹp.
 Tận dụng môi trường và cảnh quan tự nhiên hiện trạng, dễ tạo được cảnh quan đẹp tại
khu vực.
 Thuận lợi trong việc thông gió và lấy sáng tự nhiên cho công trình.
 Công trình được xây dựng một phần nhỏ trên mặt nước nên tổ chức xây dựng dễ dàng
và ít phá vỡ cảnh quan tự nhiên.
 Nhược điểm:
 Phần lớn công trình được xây dựng trên mặt nước gây khó khăn khi tổ chức xây dựng.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 29
CHƯƠNG VI: QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
6.1. Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất
Diện tích khu vực lập quy hoạch: 252.94 ha.
Chỉ giới xây dựng đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
Bảng 6.1: Bảng cân bằng đất đai toàn khu
STT LOẠI ĐẤT
DIỆN TÍCH
(ha)
TỶ LỆ
(%)
I ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ 0,79 0,31
II ĐẤT CÂY XANH MẶT NƯỚC 239,37 94,63
1 Đất cây xanh bảo tồn 107,95
2 Đất cây xanh cảnh quan 16,48
3 Đất mặt nước (kênh, hồ cảnh quan) 64,79
4 Đất ao nuôi cá theo tiêu chuẩn 39,30
5 Đất ao xử lý sinh học 10,85
III ĐẤT GIAO THÔNG SÂN BÃI 12,79 5,05
1 Đường giao thông nội bộ (LG 6m, 10m) 6,20
2 Đường đi bộ (LG 1 – 7m) 2,75
3 Sân bãi (bãi đậu xe, bến thuyền) 3,84
TỔNG CỘNG 252,94 100
6.2. Quy hoạch phân khu chức năng
Dự án có diện tích là 252,94 ha. Gồm các khu vực:
1. Khu nhà hàng và đón tiếp: bố trí công trình trung tâm đón tiếp - quản lý và nhà bán vé,
lưu niệm, nhà triển lãm, nhà chờ ghe và cụm nhà hàng với quy mô diện tích xây dựng là 5.535
m2
, công trình cao 1 tầng.
2. Khu nhà xưởng sản xuất: sản xuất sản phẩm đặc sản từ cá đồng. Công trình bố trí giáp
kênh Hai Lung thuận lợi cho việc nhập xuất nguyên liệu, sản phẩm qua giao thông thủy. Với
tổng quy mô diện tích là 700 m2
công trình cao 1 tầng gồm nhà xưởng, kho, văn phòng.
3. Khu ao nuôi cá: gồm hệ thống ao nuôi, ao xử lý nước thải, kênh cấp - thoát nước , đê
bao và đập cấp thoát - nước. Trong đó diện tích mặt nước ao nuôi là 336.000 m2
, diện tích mặt
nước ao xử lý nước thải là 68.229,3 m2
.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 30
Các loại cá được nuôi: Cá hô, cá kết, cá cóc, cá mè hôi, cá éc, cá lăng đuôi đỏ, cá leo, cá
nàng hai, cá lóc, cá bông, cá vồ cờ, cá vồ đém, cá trê trắng, cá trê vàng, cá bổi, cá thác lác,….
theo tiêu chuẩn Global Gap.
Công ty sẽ cho nạo vét ao và nuôi cá trước từ lúc bắt đầu thực hiện dự án. Thời gian thi
công dự án để khai thác mảng du lịch trong vòng 4 năm, đến năm thứ 7 sẽ cho thu hoạch cá với
năng suất khoảng 2000 tấn/năm.
4. Khu hồ trung tâm: bố trí xen kẽ xung quanh hồ gồm cụm nhà hàng trên hồ, nhà nghỉ
chân, khu trò chơi dân gian nhằm tận dụng cảnh quan mặt nước và là điểm nhấn dừng chân khi
khách du lịch đi tham quan nghiên cứu các khu bảo tồn. Với tổng diện tích xây dựng công trình
là 1.500 m2
.
5. Khu bảo tồn: gồm khu bảo tồn tràm, cỏ năng, sen, súng, điên điển và cá đồng. Khu vực
còn bố trí xen kẽ các nhà chòi dạng nhà vó câu với tổng diện tích xây dựng công trình là 135
m2
để tạo cảnh quan và phục vụ ngắm cảnh. Ngoài ra còn trồng bổ sung các cây xanh cảnh
quan xen kẽ giữa các công trình và dọc theo các tuyến đường đê đi dạo xung quanh khu bảo tồn
đồng thời xây dựng hệ thống kè bảo vệ dọc bờ hồ, tạo đập điều hòa nước giữa khu bảo tồn với
kênh Dòn Dong.
Khu bảo tồn tràm, đồng cỏ năng Đồng điên điển
Bưng sen Nhà chòi dạng vó câu
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 31
Bến ghe Đường đi dạo dạng cầu lát gỗ
6.3. Các chỉ tiêu về quy hoạch kiến trúc
Từ các chỉ tiêu được định ra trong Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Dự án
Hồ rừng, đồ án quy hoạch đề xuất một số chỉ tiêu quy hoạch cụ thể:
* Diện tích khu quy hoạch: 252,94 ha.
- Đất xây dựng công trình: 7870 m2
, chiếm 0,31 %
+ Khu nhà hàng và đón tiếp: 5.535 m2
+ Khu xưởng sản xuất: 700 m2
+ Khu nhà dịch vụ ở hồ trung tâm 1.500 m2
+ Khu nhà vó câu xen kẽ trong khu bảo tồn 135 m2
- Đất cây xanh mặt nước: 239,37 ha, chiếm 94,63 %
+ Đất cây xanh: 124,43 ha.
+ Mặt nước: 114.94 ha.
- Đất giao thông, sân bãi: 12,79 ha, chiếm 5,05 %
+ Đất giao thông chính: 6,20 ha
+ Đất đường đi bộ, đi dạo: 2,75 ha
+ Đất sân bãi: 3,84 ha
* Mật độ xây dựng: 0,31 % toàn khu quy hoạch.
* Tầng cao xây dựng tối đa: 1 tầng.
* Hệ số sử dụng đất: 0.003
* Quy mô khách du lịch dự kiến: trung bình 200 lượt khách/ngày, ngày đông nhất
1200 lượt khách/ ngày.
* Quy mô nhân viên dự kiến: 250 người/ngày.
- Lượng khách đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm, ký kết hợp đồng trong các
khu nuôi cá của công ty TNHH Hùng Cá khoảng 90 lượt khách/ngày (không lưu trú qua đêm).
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 32
- Lượng khách đến tham quan du lịch sinh thái khi dự án đi vào hoạt động dự kiến khoảng
110 lượt người/ ngày.
- Chuyên gia quản lý rừng: cứ 25ha đất rừng cần 1người => 179,28ha đất rừng thì cần 7
người.
- Công nhân chăm sóc, khai thác cá: cứ 02ha ao nuôi cần 1 người => 50,24ha đất ao cần
25 người.
- Nhân viên phục vụ, hướng dẫn du lịch trong đón tiếp, bán vé, khu triển lãm, khu nhà
hàng, nhà ăn… => khoảng 90 người.
- Nhân viên quản lý, điều hành, làm việc ở khu chế biến sản phẩm từ cá đồng => khoảng
75 người.
- Nhân viên hướng dẫn, chèo ghe xuồng => khoảng 10 người/ngày.
- Bộ phận quản lý, hướng dẫn du lịch sinh thái: 10 người.
- Bộ phận bảo vệ, hướng dẫn tham quan quy trình nuôi cá: 25 người.
- Tạp vụ: 3 người.
- Bộ phận giữ xe: 5 người.
6.4. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
6.4.1. Nguyên tắc tổ chức không gian
- Đảm bảo tiêu chuẩn quy phạm của Nhà nước về thiết kế Quy hoạch.
- Đảm bảo hệ thống công trình đáp ứng nhu cầu sử dụng và bán kính phục vụ cho sinh
viên, cán bộ giáo viên.
- Đảm bảo hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho khu vực.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu vực.
- Đảm bảo mối liên hệ của khu vực quy hoạch với các khu chức năng xung quanh.
6.4.2. Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc toàn khu
Đồ án đưa ra các giải pháp bố cục phân khu chức năng, bố cục không gian quy hoạch kiến
trúc cho Dự án Hồ Rừng nhằm phát huy các thế mạnh về tổ chức không gian không làm mất đi
vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, tạo được nét đặc thù đặc trưng của khu vực. Để đạt được các
yêu cầu tổ chức cảnh quan đã đề ra, tổ chức các công trình cần đảm bảo các yêu cầu:
- Các yếu tố cảnh quan chính (công trình kiến trúc): đảm bảo theo đúng hồ sơ thiết kế về
chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, hồ sơ thiết kế đô thị, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về sử
dụng đất, mật độ xây dựng mà đồ án đưa ra.
-Các công trình kiến trúc nhỏ, các tiện nghi có ảnh hưởng đến kiến trúc cảnh quan như: trụ
cứu hoả, biển chỉ dẫn trong từng khu chức năng, ghế ngồi... đảm bảo không làm che khuất các
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 33
chi tiết kiến trúc chính của công trình, không gây cản trở lưu thông trong nội bộ, không gây
nguy hiểm cho người sử dụng.
-Các kiến trúc phụ như hàng rào cho Dự án Hồ Rừng nên tổ chức nhẹ nhàng, khuyến khích
sử dụng các loại cây thiên nhiên, tường nước, xích... làm hàng rào, tường che chắn không gây
cảm giác nặng nề, phản cảm.
-Đảm bảo kiến trúc công trình và màu sắc công trình hài hòa với nhau trong toàn khu trung
tâm nhằm tạo nên một tổng thể hài hòa đẹp mắt.
-Yêu cầu cơ bản nhất để bảo vệ cảnh quan là phải đảm bảo hệ thống và mạng lưới hạ tầng
kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác và chất thải được tổ chức tốt, đúng
tiêu chuẩn.
6.4.3. Nguyên tắc tổ chức không gian khu vực trọng tâm, điểm nhấn quan trọng
Khu hồ trung tâm nằm chính giữa khu bảo tồn được xem như là điểm nhấn cảnh quan quan
trọng ngoài khu đón tiếp trung tâm. Vì vậy, ở khu vực này:
- Công trình đưa ra mặt hồ trong phạm vi tối đa 62m tính từ mép đường bờ đê gần nhất.
- Hình thức kiến trúc công trình thuộc kiểu kiến trúc nhà sàn truyền thống của người dân
Đồng Tháp xưa, vật liệu xây dựng bằng vật liệu có sẵn ở địa phương như gỗ, tre, tràm... mái lợp
lá.
- Trên mặt hồ không trồng sen, súng... chỉ thả bèo tấm để không che khuất tầm nhìn và tạo
được ấn tượng về không gian hồ trung tâm.
6.4.4. Nguyên tắc tổ chức không gian quy hoạch khu bảo tồn
 Đối với khu vực bảo tồn để bảo tồn được hệ sinh thái và tái hiện lại hình ảnh vùng Đồng
Tháp Mười xưa kia cần tổ chức điều tiết nước cho khu vực này theo mùa. Nguyên tắc điều tiết
nước trong khu vực bảo tồn phải đảm bảo :
- Mực nước trữ nước trong mùa khô (tháng 12 đến tháng 6 năm sau): mực nước thấp nhất là
+ 0,75m.
- Mực nước trữ nước trong mùa mưa (tháng 7 đến tháng 11): mực nước cao nhất là + 3,0m.
 Khu vực bảo tồn được phân chia thành 4 khu bảo tồn với các hệ sinh thái đặc trưng gồm:
- Khu bảo tồn tràm: gồm tràm hiện hữu giữ lại và tràm trồng mới bổ sung. Khu vực này cote
cao độ líp rừng tràm giữ mức cao độ hiện hữu ( trung bình từ +1,20m đến + 1,25m).
- Khu bảo tồn cỏ năng: nằm trong khu vực cuối của hướng thủy lưu cấp nước nên cũng là nơi
tích tụ độ phèn chua lớn nhất. Vì vậy, khu vực này thích hợp để trồng cỏ năng vừa để cải tạo môi
trường, vừa tạo cảnh quan, vừa là nguồn thức ăn trong mùa khô đối với các loài sinh vật bản địa
đặc biệt là sếu đầu đỏ. Do đó, cần đảm bảo cote cao độ nền đất trồng cỏ năng trung bình + 1,20m
để tạo ra môi trường sống giống tự nhiên nhất cho cỏ năng (môi trường sống theo con nước của
vùng Đồng Tháp Mười Xưa kia) khi tổ chức điều tiết nước cho toàn khu theo mùa.
- Khu bảo tồn sen súng: cote cao độ nền khu vực này giữ mức -2,45m đến -1,5m để đảm bảo
khu vực luôn ngập nước, hình thành hệ sinh thái ngập nước quanh năm.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 34
- Khu bảo tồn điên điển: nằm ở khu vực đầu của hướng thủy lưu cấp nước vì vậy không bị
nhiễm phèn thích hợp trồng cây điên điển để tạo cảnh quan đồng thời lưu giữ hình ảnh nổi tiếng
về cánh đồng điên điển khi xưa. Do đó, cần đảm bảo cote cao độ nền đất trồng điên điển trung
bình -1m đến ±0,0m.
 Công trình: trong khu bảo tồn chỉ xây dựng công trình nhỏ - nhà chòi dạng vó câu với kết
cấu tre gỗ, mái lợp lá (toàn khu chỉ có 18 căn được xây dựng rải rác; diện tích mỗi căn là 7,5m2
;
công trình chỉ để phục vụ tham quan ngắm cảnh trên cao cho du khách). Công trình xây dựng sát
mép nước tái hiện cảnh sinh hoạt đánh bắt cá của người dân xưa kia.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 35
6.4.5. Nguyên tắc tổ chức không gian quy hoạch cây xanh
Nhằm tạo không gian dịch vụ trong lành và tạo được mỹ quan cho Dự án Hồ Rừng, sẽ tiến
hành trồng bổ sung tràm…. Ngoài ra còn trồng cây xanh ven các tuyến đường giao thông.
Tổ chức thực hiện trồng cây xanh, cây cảnh bao quanh các khu đường nội bộ, của dự án để
tạo bóng mát, tạo cảm giác thoải mái cho du khách, ngoài ra còn điều hòa môi trường vi khí
hậu tại khu vực.
Quy hoạch hệ thống cây xanh dựa theo: phân khu chức năng, mật độ trồng cây, lựa chọn
những chủng loại cây thích hợp đảm bảo đúng quy định về tiêu chuẩn cây trồng.
Tổ chức việc trồng tỉa cây xanh kết hợp với việc tưới cây, rửa đường trong khu vực nhằm
hạn chế bớt bụi và cải thiện điều kiện vi khí hậu khu vực; định kỳ chăm sóc, bón phân và quét
dọn vệ sinh lá cây quanh khu vực cây xanh.
Bảng 6.2: Bảng thống kê cây xanh
Loại cây Số lượng Đơn vị Vị trí trồng
Rừng tràm hiện hữu 66,72 ha
Rừng tràm hiện hữu bảo tồn và trồng
dặm cây chết.
Rừng tràm trồng mới 24,40 ha Rừng tràm trồng mới.
Cỏ năng, lúa trời 12,54 ha
Trồng tạo cảnh quan, phục hồi sinh thái
xưa.
Cây Điên điển 4,28 ha Trồng tạo cảnh quan, phục hồi sinh thái
xưa.
Cây bằng lăng 62 cây Trồng trang trí tại khu đón tiếp.
Cây Ô môi 293 cây Trồng dọc theo đường đê bao.
Cây ăn trái(cà na, trâm gối…) 320 cây Trồng dọc theo đường bờ ao.
Cây cau kiểng 42 cây Trồng trang trí tại khu đón tiếp.
Các loại cây bụi có hoa 3400 m2 Trồng tại khu đón tiếp và dọc theo các
đường đi dạo.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 36
PHẦN VII: QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
7.1. Quy hoạch giao thông
7.1.1. Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch
- Tuân thủ quy hoạch 1/2000 về định hướng mạng lưới giao thông chính cho toàn khu
vực. Thống nhất tuân thủ lộ giới và khoảng lùi xây dựng đối với tuyến đường đối ngoại tiếp
cận khu đất.
- Đảm bảo khả năng tiếp cận từ hệ thống giao chính vào giao thông nội bộ của khu vực
được thuận lợi, không gây ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông.
- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác trong hệ thống giao
thông khu quy hoạch.
7.1.2. Chỉ giới xây dựng
Đối với các công trình lớn (diện tích sàn từ 10m2
trở lên): khoảng lùi ≥9m, so với lộ giới
đường đê bao chính đã quy hoạch trong khu quy hoạch.
Đối với các công trình nhỏ (diện tích sàn từ 10m2
trở xuống): khoảng lùi ≥2m, so với lộ
giới đường đê bao chính đã quy hoạch trong khu quy hoạch.
7.1.3. Giải pháp quy hoạch
a. Đường giao thông chính:
Đường giao thông chính trong khu quy hoạch được tráng nhựa có lộ giới 6- 10m, không có
vỉa hè.
b. Đường nội bộ:
- Đường quy hoạch nội bộ gồm:
+ Đường dọc kênh chữ thập lát đá chẻ có lộ giới 3- 4m, không có vỉa hè.
+ Đường nội bộ trong các khu chức năng lát đá chẻ có lộ giới 2- 6m.
+ Đường đi bộ, đi dạo dạng cầu lát gỗ có lộ giới 1- 1,5m.
7.1.4. Giải pháp kỹ thuật
- Tại các nơi giao nhau bán kính cong được thiết kế R ≥ 8m. Xe thiết kế là xe con 4 chỗ,
đảm bảo về tầm nhìn và vận tốc cho xe chạy an toàn.
- Đường thiết kế cấp 70, mức độ phục vụ loại C người lái phải chú ý khi tự do lựa chọn tốc
độ mong muốn.
- Độ dốc ngang 2%,độ dốc dọc theo độ dốc địa hình (tương đối) và không lớn hơn 4%.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 37
* Kết cấu áo đường:
- Chọn modul đàn hồi cho kết cấu áo đường: theo quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN
– 211-06:
- Modul đàn hồi yêu cầu Eyc  160Mpa cho mặt đường cấp A1.
+ BTNN hạt mịn dày 5cm
+ BTNN hạt trung dày 7cm
+ Cấp phối đá dăm dày 30cm
+ Cấp phối sỏi đỏ dày 15cm
+ Nền cát san lấp, lu lèn đạt K = 0,98
* Kết cấu đường đi bộ:
- Kết cấu vỉa hè, lối đi bộ bao gồm các lớp sau:
+ Lát gạch trang trí có khía
+ BT đá 4x6 M100 dày 10cm
+ CPSĐ dày 15cm K = 0,98
+ Nền cát san lấp, lu lèn đạt K = 0,98
- Kết cấu mặt đường và hè đường có thể thay đổi khi tiến hành lập dự án xây dựng hệ
thống hạ tầng. Khi tiến hành lập dự án xây dựng hệ thống hạ tầng đơn vị lập dự án cần nghiên
cứu lựa chọn kết cấu phù hợp với điều kiện vật liệu tại địa phương và đảm bảo modul chịu lực
tương ứng đối với từng loại đường.
- Các số liệu và yêu cầu thiết kế dựa trên các quy chuẩn, tiêu chuẩn:
+ QCVN 07: 2010/BXD :Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật
đô thị
+ TCXDVN 104 – 2007: Đường đô thị và yêu cầu thiết kế.
+ TCVN 4054 – 2005: Đường ôtô - Tiêu chuẩn thiết kế.
+ 22 TCN 211 – 2006: Quy trình thiết kế áo đường mềm.
7.1.5. Các chỉ tiêu giao thông
- Tổng diện tích đất giao thông: 8,95ha.
BẢNG THỐNG KÊ ĐƯỜNG GIAO THÔNG
STT TÊN ĐƯỜNG MẶT CẮT
CHIỀU DÀI
(m)
LỘ GIỚI
(m)
1 Đường nhựa đê bao chính 1 - 1 1966 10
2 Đường nhựa đê bao 2 – 2 7117,2 6
3 Đường dọc kênh chữ thập 4m 3 - 3 2794,6 4
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 38
4 Đường dọc kênh chữ thập 3m 4 - 4 2423,8 3
5 Đường nội bộ 6m 5 - 5 304 6
6 Đường nội bộ 4m 6 - 6 144 4
7 Đường nội bộ 2m 7- 7 417,5 2
8 Đường đi bộ 1,5m 8 - 8 1336,5 1,5
9 Đường đi dạo 1m 9 - 9 574,3 1
Tổng 17007,9
7.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng
7.2.1. Cơ sở thiết kế
- Bản đồ đo đạc địa hình 1/2000
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế
- Các tiêu chuẩn qui phạm hiện hành của nhà nước.
7.2.2. Phương án thiết kế
a. Quy hoạch chiều cao đất xây dựng (san nền)
- Theo tài liệu thuỷ văn của đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ và diễn biến mực
nước những năm gần đây cho thấy mực nước tại các kênh khu vực có mức độ ngày càng cao so
với các năm trước đây do ảnh hưởng của quá trình biến đổi khí hậu, theo số liệu thuỷ văn với
tần suất tính toán Hmax=4,12 m (đỉnh lũ cao nhất tại thị trấn Tràm Chim năm 2000 là 4,12 m -
theo hệ thống độ cao quốc gia). Khu vực qui hoạch có cao độ nền hiện trạng thấp trũng, cao độ
trung bình từ : 1.20 m đến 1.50m, kênh rạch 0.20 m ÷ 0.50m, quanh khu vực hiện nay đã có hệ
thống đê bao có cao độ từ 3,48-4,2 m. giải pháp san nền chọn :
Với các khu vực xây dựng công trình và đường giao thông kết hợp đê bao tôn cao nền đất
đến cao độ thiết kế Hxd ≥ 4.50 m.
Các tuyến đường nội bộ trong khu xây dựng với cao độ +3.50 m
Với các khu vực không xây dựng giữ nguyên cao độ tự nhiên.
Cao độ san nền chọn đảm bảo không bị ngập úng, thuận tiện cho giao thông và thoát nước
mưa dễ dàng với chiều cao xây dựng khống chế:
Giải pháp san nền sử dụng vật liệu tại chỗ với việc đào các hồ cảnh quan lấy đất đắp cho
các khu vực xây dựng công trình, đường giao thông và kết hợp với vật liệu cát san lấp của địa
phương.
Khối lượng đất đắp là: với khu vực xây dựng công trình chiều cao đắp trung bình 3,3m với
khối lượng 339.983. m3.
Với các tuyến đường giao thông chủ yếu là tôn thêm cao trình khỏang 0,5m với khối
lượng đắp là 40.000 m3.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 39
Khái toán kinh phí:
Khối lượng đất đắp: 379.983 m3 x 60.000 đ/1m3 = 22 tỷ 799 triệu đồng.
b. Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa :
Với mật độ xây dựng công trình nhỏ do vậy hệ thống thoát nước mưa sẽ chỉ xây dựng
cục bộ cho các khu vực xây dựng bãi xe, khu vực trung tâm, với các tuyến giao thông nội bộ
nước mưa được chảy tự do xuống các hồ, kênh mương.
7.3. Quy hoạch cấp nước
7.3.1. Căn cứ cơ sở lập quy hoạch
- Hiện trạng, quy hoạch hệ thống cấp nước khu vực.
- Bản đồ quy hoạch kiến trúc cảnh quan.
- Tiêu chuẩn quy phạm TCVN 33-2006.
7.3.2. Nhu cầu dùng nước
 Tổng nhu cầu dùng nước ngày max: Qmax = 55 m3
/ngày.
 Tổng nhu cầu dùng nước ngày trung bình: Qtb = 35 m3
/ngày.
+ Tiêu chuẩn cấp nước khu công nhân 100 lít/người/ngày.
+ Tiêu chuẩn cấp nước khách thăm quan 25 lít/người/ngày.
BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU DÙNG NƯỚC
Stt Hạng Mục Quy mô Đơn vị Tiêu chuẩn
(lít/ngày)
Nhu Cầu
(m3/ngày)
1 Công nhân viên làm việc 2 - 50 người 100 25
2 Khách tham quan (200) - 1200 người 25 (5) - 30
Tổng cộng 370 người 30 -55
7.3.3. Nguồn nước
Nguồn cấp nước cho khu vực quy hoạch được lấy khai thác từ nguồn nước ngầm tại chỗ và
có thể sử dụng phương án cấp nước từ thị trấn đưa vào bằng phương tiện thuyền chở nước. Xây
dựng 1 trạm cấp nước có công suất 100m3/ngày cung cấp cho dự án.
7.3.4. Mạng lưới đường ống
- Xây dựng hệ thống các tuyến đường ống cấp nước cho khu du lịch dọc theo các tuyến
đường cấp tới các công trình.
- Mạng đường ống cấp nước sạch được tính với hệ thống kết hợp phục vụ sinh họat và
phòng cháy chữa cháy.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 40
- Mạng lưới đường ống cấp nước có đường kính từ Þ80-Þ60, ống cấp nước dùng ống
HDPE bố trí các hộp cứu hỏa D60 cạnh các công trình.
- Tổng chiều dài mạng lưới ống chính 3.700 m, trong đó :
Þ80 = 1.200 m, Þ60 =2.500 m.
7.3.5. Quy hoạch cấp nước nuôi trồng thủy sản
 Nguồn nước cung cấp cho việc nuôi trồng thủy sản được sử dụng từ nguồn nước tự
nhiên của khu vực, bằng các kênh hiện hữu bao quanh khu vực.
 Để cấp nước cho khu vực sử dụng các cống phải có đường kính từ D1000 đặt ở cao độ
+0,50m để dẫn nước vào bằng biện pháp tự chảy chênh mực nước, trong các tháng mùa khô
mực nước bên ngoài kênh hạ thấp không đủ cho việc tự chảy chênh mực nước của các cống
nên sử dụng hệ thống máy bơm cung cấp thêm nước cho khu vực (công suất máy bơm được
tính toán cụ thể trong giai đọan triển khai thực hiện).
 Mực nước trong khu vực được dự trữ đảm bảo việc nuôi thủy sản với mùa lũ mực nước
cao nhất là +3,00m, mùa khô mực nước trong các ao được duy trì ở cao độ +1,5m.
7.4. Quy hoạch nước thải, quản lý chất thải rắn
7.4.1.Cơ sở quy hoạch
- Bản đồ cảnh quan khu quy hoạch.
- Hiện trạng, định hướng hệ thống thóat nước.
- Bản đồ chuẩn bị đất xây dựng.
- Tiêu chuẩn quy phạm TCVN 51-2008.
7.4.2. Lưu lượng nước thải
- Tổng lượng nước thải ngày max: Qmax = 44m3/ngày .
- Tổng lượng nước thải ngày trung bình: Qtb = 20m3/ngày .
- Lưu lượng nước thải chiếm 80% lưu lượng nước cấp.
7.4.3. Giải pháp thoát nước
Với quy mô công trình là khu du lịch sinh thái không nghỉ dưỡng, lưu lượng nước thải nhỏ,
giải pháp thoát nước được chọn là xử lý sinh học bằng các hồ tự nhiên.
Nước thải sinh họat của các công trình được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sau đó được thu
gom qua mạng lưới sau đó thoát xuống các hồ và kênh trong khu.
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381
 Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381

More Related Content

What's hot

Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...jackjohn45
 
Thuyết minh dự án Nhà máy chế biến sữa Campuchia - www.lapduandautu.vn - 0903...
Thuyết minh dự án Nhà máy chế biến sữa Campuchia - www.lapduandautu.vn - 0903...Thuyết minh dự án Nhà máy chế biến sữa Campuchia - www.lapduandautu.vn - 0903...
Thuyết minh dự án Nhà máy chế biến sữa Campuchia - www.lapduandautu.vn - 0903...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa Huyện Đức Trọng 0903...
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa Huyện Đức Trọng 0903...Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa Huyện Đức Trọng 0903...
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa Huyện Đức Trọng 0903...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án vườn ao chuồng 0918755356
Dự án vườn ao chuồng 0918755356Dự án vườn ao chuồng 0918755356
Dự án vườn ao chuồng 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng mới và đầu tư thiết bị sản xuất thuộc da K...
Thuyết minh dự án đầu tư  Xây dựng mới và đầu tư thiết bị sản xuất thuộc da K...Thuyết minh dự án đầu tư  Xây dựng mới và đầu tư thiết bị sản xuất thuộc da K...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng mới và đầu tư thiết bị sản xuất thuộc da K...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Dự án bệnh viện đa khoa 0918755356Dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Dự án bệnh viện đa khoa 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 

What's hot (20)

Dự án xây dựng trường trung học cơ sở
Dự án xây dựng trường trung học cơ sởDự án xây dựng trường trung học cơ sở
Dự án xây dựng trường trung học cơ sở
 
Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
 Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |... Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy chế biến sữa Campuchia - www.lapduandautu.vn - 0903...
Thuyết minh dự án Nhà máy chế biến sữa Campuchia - www.lapduandautu.vn - 0903...Thuyết minh dự án Nhà máy chế biến sữa Campuchia - www.lapduandautu.vn - 0903...
Thuyết minh dự án Nhà máy chế biến sữa Campuchia - www.lapduandautu.vn - 0903...
 
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh tháiDự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
 
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
 
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
 
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa Huyện Đức Trọng 0903...
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa Huyện Đức Trọng 0903...Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa Huyện Đức Trọng 0903...
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa Huyện Đức Trọng 0903...
 
Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet...
 Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet... Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet...
Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet...
 
Thuyết minh dự án Trồng Rừng Ia Piơr 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng Rừng Ia Piơr 0918755356Thuyết minh dự án Trồng Rừng Ia Piơr 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng Rừng Ia Piơr 0918755356
 
Dự án vườn ao chuồng 0918755356
Dự án vườn ao chuồng 0918755356Dự án vườn ao chuồng 0918755356
Dự án vườn ao chuồng 0918755356
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
 
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng mới và đầu tư thiết bị sản xuất thuộc da K...
Thuyết minh dự án đầu tư  Xây dựng mới và đầu tư thiết bị sản xuất thuộc da K...Thuyết minh dự án đầu tư  Xây dựng mới và đầu tư thiết bị sản xuất thuộc da K...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng mới và đầu tư thiết bị sản xuất thuộc da K...
 
Dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Dự án bệnh viện đa khoa 0918755356Dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
 
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Công trình Trạm xăng, trạm sửa chữa ô tô, bãi đổ xe ...
Thuyết minh dự án đầu tư Công trình Trạm xăng, trạm sửa chữa ô tô, bãi đổ xe ...Thuyết minh dự án đầu tư Công trình Trạm xăng, trạm sửa chữa ô tô, bãi đổ xe ...
Thuyết minh dự án đầu tư Công trình Trạm xăng, trạm sửa chữa ô tô, bãi đổ xe ...
 
Dự án: Mở rộng nhà máy chế tạo kết cấu thép và thiết bị cơ khí, HAY!
Dự án: Mở rộng nhà máy chế tạo kết cấu thép và thiết bị cơ khí, HAY!Dự án: Mở rộng nhà máy chế tạo kết cấu thép và thiết bị cơ khí, HAY!
Dự án: Mở rộng nhà máy chế tạo kết cấu thép và thiết bị cơ khí, HAY!
 
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
 

Similar to Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381

Dự án khu du lịch sinh thái bình thuận
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuậnDự án khu du lịch sinh thái bình thuận
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuậnThaoNguyenXanh2
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG KHÁCH SẠN PHÚ NHUẬN TIÊU CHUẨN 3 SAO
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG KHÁCH SẠN PHÚ NHUẬN TIÊU CHUẨN 3 SAOTHUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG KHÁCH SẠN PHÚ NHUẬN TIÊU CHUẨN 3 SAO
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG KHÁCH SẠN PHÚ NHUẬN TIÊU CHUẨN 3 SAOhieu anh
 
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨUDỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨULẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩuThuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩuLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án bệnh viện điều trị ung thư.docx
Dự án bệnh viện  điều trị ung thư.docxDự án bệnh viện  điều trị ung thư.docx
Dự án bệnh viện điều trị ung thư.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Tư vấn lập Dự án bệnh viện điều trị ung thư
Tư vấn lập Dự án bệnh viện  điều trị ung thưTư vấn lập Dự án bệnh viện  điều trị ung thư
Tư vấn lập Dự án bệnh viện điều trị ung thưLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơthuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381 (20)

Lap du an ho rung khu bao ton va phat trien du lich sinh thai
Lap du an ho rung khu bao ton va phat trien du lich sinh thaiLap du an ho rung khu bao ton va phat trien du lich sinh thai
Lap du an ho rung khu bao ton va phat trien du lich sinh thai
 
Dự Án Trồng Rừng
Dự Án Trồng RừngDự Án Trồng Rừng
Dự Án Trồng Rừng
 
Lập Dự Án Hồ Rừng
Lập Dự Án Hồ RừngLập Dự Án Hồ Rừng
Lập Dự Án Hồ Rừng
 
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuận
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuậnDự án khu du lịch sinh thái bình thuận
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuận
 
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuận
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuậnDự án khu du lịch sinh thái bình thuận
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuận
 
Dự án đầu tư xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 3 sao
Dự án đầu tư xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 3 saoDự án đầu tư xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 3 sao
Dự án đầu tư xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 3 sao
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG KHÁCH SẠN PHÚ NHUẬN TIÊU CHUẨN 3 SAO
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG KHÁCH SẠN PHÚ NHUẬN TIÊU CHUẨN 3 SAOTHUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG KHÁCH SẠN PHÚ NHUẬN TIÊU CHUẨN 3 SAO
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG KHÁCH SẠN PHÚ NHUẬN TIÊU CHUẨN 3 SAO
 
Đề tài: Dự án Khách sạn Phú Nhuận tiêu chuẩn 3 sao, HAY
Đề tài: Dự án Khách sạn Phú Nhuận tiêu chuẩn 3 sao, HAYĐề tài: Dự án Khách sạn Phú Nhuận tiêu chuẩn 3 sao, HAY
Đề tài: Dự án Khách sạn Phú Nhuận tiêu chuẩn 3 sao, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Một Thành Viên ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Một Thành Viên ...Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Một Thành Viên ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Một Thành Viên ...
 
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
 
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAYBÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨUDỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩuThuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docx
 
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
 
Dự án bệnh viện điều trị ung thư.docx
Dự án bệnh viện  điều trị ung thư.docxDự án bệnh viện  điều trị ung thư.docx
Dự án bệnh viện điều trị ung thư.docx
 
Tư vấn lập Dự án bệnh viện điều trị ung thư
Tư vấn lập Dự án bệnh viện  điều trị ung thưTư vấn lập Dự án bệnh viện  điều trị ung thư
Tư vấn lập Dự án bệnh viện điều trị ung thư
 
Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng SảnXây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
 
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơthuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
 

More from CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH

Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

More from CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (20)

Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
 
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
 
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
 
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
 
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
 
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
 
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
 

Dự án Hồ Rừng tại Đồng Tháp 0903034381

  • 1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -----------    ---------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN HỒ RỪNG ĐỊA ĐIỂM : XÃ PHÚ CƯỜNG, HUYỆN TAM NÔNG (ĐỒNG THÁP) CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH HÙNG CÁ Đồng Tháp, tháng 06 năm 2014
  • 2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -----------    ---------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN HỒ RỪNG CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH HÙNG CÁ (Giám đốc) ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (Phó. Tổng Giám đốc) ÔNG. TRẦN VĂN HÙNG BÀ. NGUYỄN BÌNH MINH Tp.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2014
  • 3. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang i MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................1 CHƯƠNG I: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN..................................................................................................2 1.1. Căn cứ pháp lý .................................................................................................................................2 1.2. Tình hình kinh tế vĩ mô....................................................................................................................5 1.3. Điều kiện vùng thực hiện dự án.......................................................................................................7 1.3.1. Tiềm năng du lịch..................................................................................................................7 1.3.2. Tình hình hoạt động du lịch năm 2013..................................................................................8 1.3.3. Chiến lược phát triển du lịch.................................................................................................9 1.4. Năng lực của chủ đầu tư ................................................................................................................10 CHƯƠNG II: TÓM TẮT DỰ ÁN ............................................................................................................14 2.1. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...........................................................................................................14 2.2. Mục tiêu .........................................................................................................................................14 CHƯƠNG III: ĐẶCĐIỂMHIỆNTRẠNGKHUĐẤTXÂYDỰNG................................................................16 3.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................................................16 3.1.1. Vị trí, quy mô và giới hạn khu đất.......................................................................................16 3.1.2. Địa hình - địa mạo...............................................................................................................17 3.1.3. Khí hậu - khí tượng .............................................................................................................17 3.1.4. Thủy văn..............................................................................................................................18 3.1.5. Địa chất thuỷ văn - địa chất công trình ...............................................................................19 3.1.6. Cảnh quan thiên nhiên.........................................................................................................19 3.2. Hiện trạng khu đất quy hoạch........................................................................................................20 3.2.1. Hiện trạng dân cư và lao động.............................................................................................20 3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất ........................................................................................................20 3.2.3. Hiện trạng công trình- cảnh quan........................................................................................20 3.2.4. Hiện trạng cảnh quan...........................................................................................................21 3.2.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật .................................................................................................21 3.3. Đánh giá điều kiện đất xây dựng ...................................................................................................22 CHƯƠNG IV: QUY MÔ – TIẾN ĐỘ DỰ ÁN.........................................................................................23 4.1. Quy mô dự án.................................................................................................................................23 4.2. Tiến độ thực hiện ...........................................................................................................................23 CHƯƠNG V: QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG .................................................................................25 5.1. Bố cục quy hoạch kiến trúc............................................................................................................25 5.2. Quan điểm thiết kế.........................................................................................................................25 5.3. Phương án cơ cấu...........................................................................................................................26 CHƯƠNG VI: QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ......................................................................................29 6.1. Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất...................................................................................................29
  • 4. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang ii 6.2. Quy hoạch phân khu chức năng.....................................................................................................29 6.3. Các chỉ tiêu về quy hoạch kiến trúc...............................................................................................31 6.4. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.......................................................................................32 6.4.1. Nguyên tắc tổ chức không gian...........................................................................................32 6.4.2. Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc toàn khu.............................................................32 6.4.3. Nguyên tắc tổ chức không gian khu vực trọng tâm, điểm nhấn quan trọng........................33 6.4.4. Nguyên tắc tổ chức không gian quy hoạch khu bảo tồn......................................................33 6.4.5. Nguyên tắc tổ chức không gian quy hoạch cây xanh..........................................................35 PHẦN VII: QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ...............................................................................36 7.1. Quy hoạch giao thông....................................................................................................................36 7.1.1. Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch.....................................................................................36 7.1.2. Chỉ giới xây dựng................................................................................................................36 7.1.3. Giải pháp quy hoạch...........................................................................................................36 7.1.4. Giải pháp kỹ thuật...............................................................................................................36 7.1.5. Các chỉ tiêu giao thông.......................................................................................................37 7.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng....................................................................................38 7.2.1. Cơ sở thiết kế......................................................................................................................38 7.2.2. Phương án thiết kế...............................................................................................................38 7.3. Quy hoạch cấp nước ......................................................................................................................39 7.3.1. Căn cứ cơ sở lập quy hoạch.................................................................................................39 7.3.2. Nhu cầu dùng nước..............................................................................................................39 7.3.3. Nguồn nước.........................................................................................................................39 7.3.4. Mạng lưới đường ống..........................................................................................................39 7.3.5. Quy hoạch cấp nước nuôi trồng thủy sản............................................................................40 7.4. Quy hoạch nước thải, quản lý chất thải rắn ...................................................................................40 7.4.1.Cơ sở quy hoạch...................................................................................................................40 7.4.2. Lưu lượng nước thải............................................................................................................40 7.4.3. Giải pháp thoát nước ...........................................................................................................40 7.4.4. Mạng lưới thoát nước thải ...................................................................................................41 7.4.5. Chất thải rắn ........................................................................................................................41 7.4.6. Giải pháp xử lý nước thải ao nuôi cá...................................................................................41 7.5. Quy hoạch cấp điện........................................................................................................................41 7.6. Phụ tải điện quy hoạch...................................................................................................................42 CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG....................................................................44 8.1. Mở đầu...........................................................................................................................................44 8.1.1. Lý do cần thiết phải lập báo cáo môi trường chiến lược...................................................44 8.1.2. Mục đích của báo cáo môi trường chiến lược.....................................................................44 8.1.3. Nội dung của đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch xây dựng.........................45 8.1.4. Cơ sở pháp luật để lập báo cáo............................................................................................45 8.1.5. Phạm vi và giới hạn môi trường chiến lược........................................................................46 8.1.6. Các phương pháp đánh giá môi trường chiến lược.............................................................46 8.2. Hiện trạng tài nguyên- Môi trường khu vực quy hoạch ................................................................47 8.2.1. Tài nguyên môi trường nước...............................................................................................47 8.2.2. Tài nguyên đất .....................................................................................................................47
  • 5. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang iii 8.2.3. Hiện trạng môi trường không khí........................................................................................47 8.3. Dự báo và đánh giá tác động của dự án đến môi trường ...............................................................47 8.3.1. Trong giai đoạn quy hoạch và xây dựng .............................................................................47 8.3.2. Khi dự án đi vào hoạt động .................................................................................................48 8.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực ..................................................................................49 8.4.1. Trong giai đoạn quy hoạch và xây dựng .............................................................................49 8.4.2. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động..............................................51 8.5. Đánh giá các giải pháp quy hoạch chuyên ngành..........................................................................52 CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.......................................................................................53 9.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư.............................................................................................................53 9.2. Nội dung tổng mức đầu tư .............................................................................................................54 9.2.1. Nội dung..............................................................................................................................54 9.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư .....................................................................................................58 CHƯƠNG X: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN ...............................................................................60 10.1. Kế hoạch đầu tư ...........................................................................................................................60 10.2. Tiến độ sử dụng vốn ....................................................................................................................62 10.3. Nguồn vốn thực hiện dự án..........................................................................................................64 CHƯƠNG XI: KẾ HOẠCH VAY VÀ HOÀN TRẢ VỐN VAY ............................................................66 11.1. Kế hoạch vay vốn ........................................................................................................................66 11.2. Kế hoạch hoàn trả vốn vay...........................................................................................................68 CHƯƠNG XII: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ..........................................................................69 12.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán........................................................................................69 12.1.1. Giả định về doanh thu .......................................................................................................69 12.1.2. Giả định về chi phí ............................................................................................................69 12.2. Hiệu quả kinh tế...........................................................................................................................71 12.2.1. Doanh thu dự án ................................................................................................................71 12.2.2. Chi phí dự án .....................................................................................................................72 12.3. Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư (TIPV)................................................................74 12.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội...............................................................................................77 KẾT LUẬN ...............................................................................................................................................78
  • 6. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU Khi xã hội phát triển, nhu cầu được nghỉ ngơi- giải trí của người dân trong một môi trường trong lành là điều hết sức cần thiết. Vì thế, du lịch sinh thái đã ra đời nhằm tạo ra một không gian thiên nhiên với những cảnh quan và sinh vật hài hòa để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân sau những ngày làm việc mệt nhọc. Du lịch sinh thái còn là một mô hình phát triển bền vững theo phương thức khai thác nguồn tài nguyên có sẵn để phục vụ đời sống của người dân địa phương qua nhiều thế hệ nhưng không làm tổn thương đến môi trường. Huyện Tam Nông thuộc vùng Đồng Tháp Mười phía Bắc sông Tiền, cách thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) 43km theo hướng Đông Nam. Hiện nay, ban lãnh đạo huyện Tam Nông đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, nhằm thúc đẩy và thu hút đầu tư vào các ngành nghề phù hợp với lợi thế của huyện góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện như: nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, chế biến gạo xuất khẩu và đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái… Tại Tam Nông hiện nay có hai khu vực thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười là Vườn quốc gia Tràm Chim và Dự án Hồ Rừng xã Phú Cường. Dự án Hồ Rừng là loại hình du lịch sinh thái, bảo tồn rừng tràm, khôi phục và bảo tồn kết hợp nuôi và khai thác các loài cá bản địa, giới thiệu hệ sinh vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười. Dự án Hồ Rừng được thực hiện đầu tư sẽ liên kết với các điểm du lịch khác trong tỉnh, nhằm phát triển chuỗi du lịch sinh thái của địa phương. Trên cơ sở danh mục các dự án đầu tư xây dựng tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2015, trong đó Dự án Hồ Rừng thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp có sức hấp dẫn, có tính khả thi cao và Công ty TNHH Hùng Cá đã xin chủ trương đầu tư. Cho nên, việc lập dự án đầu tư xây dựng Dự án Hồ Rừng là việc làm hết sức cần thiết và chủ đầu tư kính mong các cơ quan ban ngành, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện để dự án sớm đi vào hoạt động.
  • 7. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 2 CHƯƠNG I: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN 1.1. Căn cứ pháp lý Báo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau :  Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;  Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;  Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;  Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;  Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
  • 8. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 3  Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;  Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;  Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;  Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;  Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;  Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;  Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;  Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;  Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;  Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;  Nghị định số 08/2005/NĐ – CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ ban hành về việc quy hoạch xây dựng;  Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về việc quản lý kiến trúc Đô thị;  Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
  • 9. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 4  Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ quy định về việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;  Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng;  Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng;  Quyết định số 03/2008/QĐ – BXD ngày 31/03/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng;  Thông tư số 07/2008/TT – BXD ngày 07/04/2008 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, và quản lý quy hoạch xây dựng;  Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/08/2010 của Bộ xây dựng về việc quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;  Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;  QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;  Các số liệu điều tra cơ bản về kinh tế – văn hóa xã hội, kỹ thuật và các văn bản khác có liên quan phục vụ việc nghiên cứu;  Công văn số 106/HC-2011 ngày 10/11/2011 của Công ty TNHH Hùng Cá về việc đầu tư dự án bảo tồn, nuôi cá đồng sinh thái và du lịch Hồ Rừng;  Công văn số 572/VPUBND-KTN ngày 14/11/2011 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc đầu tư Dự án bảo tồn, nuôi cá đồng sinh thái và du lịch Hồ Rừng;  Công văn số 1726/SKH-ĐT/KTĐT ngày 13/12/2011 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc đề nghị cho chủ trương lập quy hoạch và dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái và bảo tồn, nuôi cá đồng Hồ Rừng;  Công văn số 09/UBND-KTN ngày 09/01/2012 của UBND Tỉnh về việc chủ trương lập quy hoạch Khu du lịch sinh thái và bảo tồn, nuôi cá đồng Hồ Rừng; trong đó: chấp nhận chủ trương cho phép Công ty TNHH Hùng Cá lập quy hoạch Khu du lịch sinh thái và bảo tồn, nuôi cá Hồ Rừng với diện tích đất 208,99 ha tại xã Phú Cường, huyện Tam Nông;  Công văn số 29/HC-2012 ngày 01/08/2012 của Công ty TNHH Hùng Cá về việc đề nghị thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Khu du lịch sinh thái và bảo tồn, nuôi cá đồng Hùng Cá.  Công văn số 1120/SKHĐT-HTĐT ngày 06/08/2012 của Sở Kế hoạch và đầu tư về việc đề nghị thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Khu du lịch sinh thái và bảo tồn, nuôi cá đồng Hùng Cá của Công ty TNHH Hùng Cá;  Công văn số 419/UBND-KTN ngày 24/08/2012 của UBND Tỉnh Đồng Tháp về việc lập quy hoạch chi tiết dự án Khu du lịch sinh thái và bảo tồn, nuôi cá đồng của Công ty TNHH Hùng Cá tại khu Hồ Rừng, huyện Tam Nông;
  • 10. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 5  Thông báo số 20/TB-SXD-KTQH.HTKT ngày 08/11/2012 của Sở xây dựng tỉnh Đồng Tháp về việc góp ý nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn, nuôi cá đồng Hùng Cá;  Thông báo số 333/TB-VPUBND ngày 25/12/2012 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc quy hoạch Khu du lịch và nuôi cá đồng Hồ Rừng, huyện Tam Nông;  Công văn số 174/SXD-KTQH.HTKT ngày 01/04/2013 của Sở xây dựng tỉnh Đồng Tháp về việc ý kiến đối với hồ sơ quy hoạch chi tiết 1/500 Khu du lịch Hồ Rừng, huyện Tam Nông;  Thông báo số 117/TB-VPUBND ngày 08/05/2013 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Minh Hoan tại cuộc họp xem xét một số nội dung chính của Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án Hồ Rừng, xã Phú Cường, huyện Tam Nông;  Công văn số 287/SXD-KTQH.HTKT ngày 17/05/2013 của Sở xây dựng tỉnh Đồng Tháp về việc ý góp ý, hoàn chỉnh hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;  Công văn số 418/UBND-XDCB ngày 30/05/2013 của UBND huyện Tam Nông, về việc thỏa thuận nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 Dự án Hồ Rừng;  Công văn số 396/SXD – KTQHHTKT ngày 26/06/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc báo cáo kết quả thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;  Quyết định số 672/QĐ – UBND.HC ngày 11/07/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;  Công văn số 1516/STNMT – CCBVMT ngày 14/10/2013 của Sở tài nguyên và môi trường về việc góp ý đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;  Công văn số 1095/SNN - KHTC ngày 21/10/2013 của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc góp ý đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;  Công văn số 723/SXD – KTQH.HTKT ngày 25/10/2013 của Sở xây dựng về việc báo cáo kết quả thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;  Công văn số 124/SXD – KTQH.HTKT ngày 18/02/2014 của Sở xây dựng về việc góp ý hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;  Căn cứ các pháp lý khác có liên quan; 1.2. Tình hình kinh tế vĩ mô1 Bước sang năm 2014, kinh tế thế giới phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng toàn cầu tại các nền kinh tế lớn với hàng loạt các biện pháp mạnh được thực thi. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi thực hiện chính sách thắt chặt thông qua việc tăng lãi suất nhằm giảm áp lực tiền tệ, vì vậy tăng trưởng kinh tế tại khu vực này đang gặp trở ngại. Kinh tế - xã hội nước ta trước bối cảnh thế giới vừa có những thuận lợi, nhưng cũng không ít rủi ro, thách thức, còn 1 Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam
  • 11. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 6 tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và diễn biến khó lường. Khó khăn trong sản xuất kinh doanh chưa được giải quyết triệt để, những yếu kém nội tại của nền kinh tế chậm được khắc phục. Trước tình hình đó, Chính phủ xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 là: “Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng, lãnh phí, cải thiện môi trường kinh doanh. Bảo đảm quốc phòng và an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế”. Tại thời điểm quý I/2014, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 4.96% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ của 3 năm trở lại đây. Trong toàn nền kinh tế, cả ba khu vực đều đạt mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.37% (quý I/2013 tăng 2.24%), đóng góp 0.32 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4.69% (quý I/2013 tăng 4.61%), đóng góp 1.88 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5.95% (quý I/2013 tăng 5.65%), đóng góp 2.76 điểm phần trăm. Số liệu trên cho thấy khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2013 là: Bán buôn và bán lẻ tăng 5.61%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 7.58%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5.91%. Ở khu vực dịch vụ, trong ba tháng đầu năm nay, số khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 2.3 triệu lượt người, tăng 29.3% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất so với mức tăng cùng kỳ ba năm trở lại đây. Trong tổng số, khách đến với mục đích du lịch đạt 1403.8 nghìn lượt người, tăng 27.1%; Số khách quốc tế đến nước ta trong ba tháng đầu năm từ hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ đều tăng so với cùng kỳ năm trước: Trung Quốc 587.5 nghìn lượt người, tăng 48.9%; Hàn Quốc 238.5 nghìn lượt người, tăng 6.3%; Nhật Bản 170.8 nghìn lượt người, tăng 9.2%; Hoa Kỳ 140.1 nghìn lượt người, tăng 9.7%; Nga 131.5 nghìn lượt người, tăng 55.2%; Đài Loan 109.5 nghìn lượt người, tăng 13.2%; Campuchia 99.1 nghìn lượt người, tăng 33.8%; Australia 95.3 nghìn lượt người, tăng 9.2%; Malaysia 80.8 nghìn lượt người, tăng 15.2%; Thái Lan 65.6 nghìn lượt người, tăng 9.1%; Pháp 65.4 nghìn lượt người, tăng 12.9%. Những con số ấn tượng đó là những tín hiệu lạc quan để ngành công nghiệp không khói của Việt Nam tiếp tục đặt nhiều kỳ vọng vào năm 2014. Năm 2014, ngành du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu đón và phục vụ cho khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, 37 triệu lượt khách du lịch nội địa. Mục tiêu này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực khi mà Việt Nam đang là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Dù rằng, vẫn còn một số tồn tại trong cách thức quảng bá và tiếp thị hình ảnh của du lịch Việt Nam đối với quốc tế, với những bất ổn của tình hình chính trị của các nước trong khu vực, Việt Nam đang từng bước khai thác những lợi thế đó của mình để biến ngành công nghiệp không khói thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.
  • 12. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 7 1.3. Điều kiện vùng thực hiện dự án 1.3.1. Tiềm năng du lịch a. Vị trí địa lý Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở đầu nguồn sông Tiền, lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới hạn tọa độ 10°07’ - 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Long An, phía Tây Bắc giáp tỉnh Preyveng thuộc Campuchia, phía Nam giáp An Giang và Cần Thơ. Hình 1.1: Bảng Đồ Tỉnh Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia có chiều dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước. Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 54 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực. b. Điều kiện tự nhiên Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét so với mặt biển. Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền. Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau. Nhiệt độ trung bình
  • 13. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 8 năm là 82.5%, số giờ nắng trung bình 6-8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1,170 – 1,520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Những đặc điểm về khí hậu như trên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện cũng như các hoạt động kinh tế khác. Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lương thực. Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59.06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 25.99% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8.67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0.04% diện tích tự nhiên). Nguồn rừng tại Đồng Tháp chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10,000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi. Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp. c. Du lịch Tỉnh Đồng Tháp có nhiều điểm du lịch và di tích lịch sử, trong đó có 12 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 49 di tích cấp tỉnh. Các địa điểm tham quan như khu di tích Gò Tháp, khu di tích Xẻo Quýt, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Vườn quốc gia Tràm Chim, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, Vườn cò Tháp Mười, Làng hoa cảnh Tân Quy Đông (Vườn hồng Sa Đéc)2 . Các điểm thăm quan, du lịch của tỉnh mới được đầu tư, tôn tạo một phần, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ nhất là giao thông, nên còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sức hấp dẫn mạnh đối với du khách, chưa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của vùng sông nước Đồng Tháp Mười và biên giới đất liền với Campuchia. Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc là địa điểm du lịch lý thú. Đến khu vực Đồng Tháp Mười, du khách sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm sung, những vườn cò, sân chim mênh mông và hoang sơ không phải nơi nào cũng có. 1.3.2. Tình hình hoạt động du lịch năm 20133 Năm 2013 là năm tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch giai đoạn 2011– 2015, là năm thứ hai du lịch Đồng Tháp triển khai thực hiện kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 27/4/2012 của UBND Tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015. Bên cạnh đó, năm 2013 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện nổi bật như: Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng Sông Hồng – Hải Phòng, Chương trình kích cầu du lịch 2013, hàng việt về nông thôn … các Doanh nghiệp du lịch, khu điểm du lịch trên địa bàn Tỉnh chủ động liên kết, hợp tác xây dựng sản phẩm, dịch vụ mới nên mặc dù tình hình kinh tế xã hội năm 2013 vẫn còn nhiều khó khăn. Nhưng nhờ nỗ lực 2 Theo Sở VH,TT&DL Đồng Tháp 3 Số liệu từ Sở VH, TT&DL Đồng Tháp
  • 14. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 9 phấn đấu, tập trung trọng tâm nên hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của Tỉnh vẫn tăng trưởng khá, bước đầu xây dựng được thương hiệu du lịch Đồng Tháp, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến tham quan, hành hương, từng bước khai thác thế mạnh về văn hóa lịch sử và sinh thái để phát triển du lịch Đồng Tháp. Du lịch Đồng Tháp tổ chức đón và phục vụ tổng lượt khách ước thực hiện năm 2013 là: 1,622,000 khách, tăng 11.07 % so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó: có 40,000 khách quốc tế, tăng 13.61 % so với cùng kỳ năm 2012; 382,000 khách du lịch nội địa, tăng 0.45 % so với cùng kỳ năm 2012, 1,200,000 khách tham quan hành hương, tăng 11.11 % so với cùng kỳ năm 2012. Tổng doanh thu du lịch ước thực hiện năm 2013 là 243 tỷ đồng, tăng 22.73% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, doanh thu dịch vụ du lịch ước thực hiện 165 tỷ đồng, tăng 23.33% so với cùng kỳ năm 2012. 1.3.3. Chiến lược phát triển du lịch Mục tiêu - Phấn đấu đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh, góp phần tạo thêm việc làm cho người dân trong tình hình suy thoái kinh tế và tăng nguồn thu cho ngân sách. - Kiện toàn bộ máy, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý chuyên môn đối với hoạt động du lịch; Đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng các chương trình du lịch có chất lượng phục vụ tốt trên cơ sở sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các doanh nghiệp du lịch; Tăng cường công tác quảng bá điểm đến du lịch Đồng Tháp, củng cố thị trường khách truyền thống, nghiên cứu phát triển các thị trường tiềm năng và thị trường mới. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 - Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch 51/KH-UBND ngày 27/4/2012 của UBND Tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp từ nay đến năm 2015 và nội dung bổ sung kế hoạch phát triển du lịch ĐT, giai đoạn 2013 - 2014. - Phối hợp với Thanh tra Sở tổ chức triển khai các VBQPPL lĩnh vực du lịch và hướng dẫn chế độ báo cáo thống kê định kỳ cho các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu điểm du lịch trên địa bàn Tỉnh. - Xây dựng kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo phát triển du lịch Tỉnh và kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ các nhà quản lý du lịch, khách sạn tỉnh ĐT. - Xây dựng Đề án phát triển du lịch Đồng Tháp. - Phối hợp với trung tâm Xúc tiến Thương mại Du lịch và Đầu tư triển khai thực hiện Chương trình quảng bá xúc tiến du lịch năm 2014. - Định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và định vị hình ảnh du lịch Đồng Tháp trên bản đồ du lịch Việt Nam. Thông qua các hoạt động cụ thể: + Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch mới: Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử, lễ hội, trải nghiệm, du lịch theo mùa, du lịch tham quan tìm hiểu bản
  • 15. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 10 sắc văn hóa dân tộc; du lịch sinh thái tham quan rừng tràm, cánh đồng sen, phong cảnh thiên nhiên, sông nước vùng Đồng Tháp Mười; tham quan nghiên cứu rừng ngập nước nội địa, thảm thực vật, bãi chim sinh sản; các di tích văn hóa - lịch sử, lễ hội, văn hoá Óc Eo. + Khai thác yếu tố văn hóa ẩm thực đặc trưng Nam Bộ, đặc biệt là Đồng Tháp. + Tăng cường liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp du lịch, lữ hành, Trung tâm thương mại, dịch vụ, làng nghề cùng các ngành vận chuyển…các liên kết vùng, liên vùng và quốc tế để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. + Đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc sản địa phương và xây dựng sản phẩm quà lưu niệm Đồng Tháp. - Tổ chức cuộc bình chọn sản phẩm, dịch vụ, điểm du lịch tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp đợt 2 năm 2014. - Tổ chức thẩm định xếp hạng các cơ sở lưu trú du lịch theo quy định, cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch cho các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch, khu điểm du lịch trên địa bàn Tỉnh. Thẩm định hồ sơ xét cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa. - Nghiên cứu đề xuất thành lập bộ phận hỗ trợ khách du lịch. - Xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện Văn hóa – Du lịch kết hợp kỷ niệm 20 năm Xẻo Quýt được công nhận là khu di tích quốc gia, ngày du lịch Việt Nam, du lịch thế giới. - Tiếp tục hướng dẫn các khu, điểm du lịch xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. - Khảo sát, cập nhật các thông tin về hoạt động du lịch đưa lên các phương tiện truyền thông. - Tiếp tục chương trình kích cầu du lịch. - Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch để nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm đến. 1.4. Năng lực của chủ đầu tư  Chủ đầu tư : Công ty TNHH Hùng Cá  Mã số thuế : 1400528020  Đăng ký lần đầu : 06/02/2006  Thay đổi lần :  Nơi cấp : Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Tháp  Người đại diện : Trần Văn Hùng Chức vụ: Giám đốc  Địa chỉ trụ sở : KCN Thanh Bình, Quốc lộ 30, Q. Thanh Bình, T. Đồng Tháp  Vốn điều lệ :  Ngành nghề KD :
  • 16. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 11  Giải thưởng 2007 ♦ Thương hiệu vàng 2007 2008 ♦ Thương hiệu vàng 2008 ♦ Cúp vàng sản phẩm – dịch vụ xuất sắc 2008 ♦ Top 100 doanh nghiệp tiêu biểu 2008 ♦ Thương Hiệu Mạnh 2008 ♦ Cúp vàng thương hiệu Việt hội nhập WTO ♦ Doanh nhân tiêu biểu 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia ♦ Top 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2009 ♦ Sao vàng Đất Việt 2009 ♦ Bằng khen của Ủy Ban quốc gia về hợp tác kinh tế, quốc tế ♦ Cúp vàng Doanh nghiệp xuất sắc năm 2009 ♦ Thương hiệu Vàng 2009 ♦ Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR 500 ♦ Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 2009 ♦ Chất lượng vàng thủy sản Việt Nam 2009 2010 ♦ Sao vàng Đất Việt 2010 ♦ VNR 500 ♦ Thương hiệu uy tín 2010 ♦ Thương hiệu mạnh 2010 ♦ Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam - FAST500 ♦ International Quality Crown Award London 2010 ♦ Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 2010 2011 ♦ Sao vàng Đất Việt 2011
  • 17. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 12  Cơ cấu tổ chức  Thị trường ngành thủy sản Nhờ việc không ngừng nâng cao quy mô hoạt động kinh doanh và cải tiến chất lượng, sản phẩm cũng như thương hiệu, Hùng Cá đã có mặt tại hơn 50 quốc gia trên khắp thế giới như Châu Âu, Nga, Trung Đông và trở thành 1 trong những doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra, Basa
  • 18. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 13 lớn nhất Việt Nam. Với mong muốn mở rộng hơn nữa mạng lưới xuất khẩu trên toàn thế giới, ngoài việc tập trung phát triển các thị trường chủ lực, Hùng Cá sẽ tiếp tục chinh phục các thị trường tiềm năng khác và không ngừng hoàn thiện mình thông qua hệ thống sản phẩm đa dạng chất lượng cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng uy tín, hoàn chỉnh nhằm mang đến cho khách hàng quốc tế sự tin tưởng và hài lòng nhất. Thành lập chính thức vào tháng 2 năm 2006, với diện tích vùng nuôi ban đầu là 250 hecta và vốn đầu tư 45,000,000 USD, trải qua 8 năm hình thành và phát triển, Hùng Cá trở thành một trong những Công ty nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản uy tín và lớn nhất Việt Nam. Hiện nay công ty sở hữu vùng nuôi hơn 700 hecta trải dài qua 5 huyện của Đồng Tháp là Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tân Hồng, trong đó 80 hecta đạt chuẩn Global GAP. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi trồng cá Tra, Basa, Hùng Cá tự hào là 1 trong những công ty sở hữu vùng nuôi cá Tra lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tóm lại, là một người con của vùng đất Đồng Tháp, chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết tình hình kinh tế và những tiềm năng của tỉnh; đồng thời những thành tích cũng như kinh nghiệm trong ngành thủy sản mà chúng tôi kể trên cho thấy Công ty TNHH Hùng Cá chúng tôi có đầy đủ năng lực để thực hiện dự án Hồ Rừng này, bởi Dự án Hồ Rừng là kết hợp giữa phát triển sinh thái như rừng tràm, bưng sen và đặc biệt là nuôi và khai thác cá theo tiêu chuẩn Global GAP.
  • 19. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 14 CHƯƠNG II: TÓM TẮT DỰ ÁN 2.1. Mô tả sơ bộ thông tin dự án  Tên dự án : Dự án Hồ Rừng  Địa điểm đầu tư : Xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp  Quy mô : 252,94 ha  Thành phần dự án : Dự án gồm 2 thành phần chính: - Thành phần 1 : Bảo tồn, nuôi các loại cá đồng: Cá hô, cá kết, cá cóc, cá mè hôi, cá éc, cá lăng đuôi đỏ, cá leo, cá nàng hai, cá lóc, cá bông, cá vồ cờ, cá vồ đém, cá trê trắng, cá trê vàng, cá bổi, cá thác lác,…. theo tiêu chuẩn Global Gap. - Thành phần 2 : Phát triển du lịch sinh thái, bảo tồn rừng tràm.  Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.  Tổng mức đầu tư : 315,726,937,000 đồng (Ba trăm mười lăm tỷ, bảy trăm hai mươi sáu triệu, chín trăm ba mươi bảy ngàn đồng)  Vốn tự có : 95,726,937,000 đồng  Vốn vay : 220,000,000,000 đồng  Thời gian thực hiện : Dự án trải qua các giai đoạn:  Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Từ quý III/2014 đến quý IV/2014.  Giai đoạn thi công xây dựng: Từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2018. Trong giai đoạn này, ngay từ tháng 1/2015 chủ đầu tư sẽ cho tiến hành nạo vét ao hồ và nuôi các loại cá đồng.  Giai đoạn thực hiện dự án: bắt đầu từ năm 2019 sẽ khai thác du lịch và năm 2021 cá nuôi sẽ được thu hoạch.  Hiệu quả tài chính : NPV= 285,821,806,000 đồng >0 ; IRR = 17% > WACC; thời gian hoàn vốn tính là 10 năm 10 tháng (không bao gồm thời gian xây dựng).  Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.  Hiệu quả KT-XH : đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho địa phương. 2.2. Mục tiêu - Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có gồm: đất, nước, rừng tràm, thủy sản đặc trưng địa phương theo định hướng kinh tế xanh, bền vững. - Gìn giữ và bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm hiện hữu, đặc biệt giống cá đồng quý, kết hợp nuôi và khai thác các loài cá bản địa, quảng bá hình ảnh Đồng Tháp Mười ngày xưa.
  • 20. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 15 - Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. - Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật như hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, cải tạo môi trường… - Cụ thể hóa chủ trương phát triển du lịch, kinh tế - xã hội và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
  • 21. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 16 CHƯƠNG III: ĐẶCĐIỂMHIỆNTRẠNGKHUĐẤTXÂYDỰNG 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí, quy mô và giới hạn khu đất Khu đất đầu tư “Dự án Hồ Rừng” nằm trên địa bàn xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Hình 3.1: Vị trí đầu tư dự án Dự án Hồ Rừng có tổng quy mô diện tích khu đất là 252,94 ha. Trong đó diện tích đất trồng rừng sản xuất do huyện Tam Nông quản lý là 179,28 ha. Còn lại 73,66 ha đất dân do chủ đầu tư tự thỏa thuận giáp ranh lân cận trồng tràm hướng phía kênh Hai Lung. Chủ đầu tư đã tự thương lượng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.(Các biên bản thoả thuận kèm theo ở phần phụ lục).
  • 22. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 17 Ranh giới hạn được xác định như sau: - Phía Đông Bắc : giáp kênh Hai Lung. - Phía Tây Nam : giáp đất dân (hướng kênh Phú Đức). - Phía Nam : giáp kênh Đòn Dong. - Phía Tây Bắc : giáp đất dân (hướng kênh Ranh). 3.1.2. Địa hình - địa mạo Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp, chia thành hai khu vực rõ rệt. Khu vực rừng tràm do nhà nước quản lý nằm trong đê bao có thể điều chỉnh mực nước theo từng mùa. Khu vực đất dân theo tự nhiên, chịu ngập nước khi lũ về. 3.1.3. Khí hậu - khí tượng Xã Phú Cường thuộc huyện Tam Nông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới quanh năm, đồng nhất trên địa giới tỉnh Đồng Tháp, hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (lượng mưa chiếm 90-92% cả năm) và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. a. Nhiệt độ: Thường cao và khá ổn định qua các tháng, chênh lệch trung bình từ 1-3o C, nhiệt độ trung bình là 27o C, cao nhất là 37,2 o C, thấp nhất là 18,5 o C. Thời kỳ nóng nhất trong năm kéo dài từ tháng 4, và lạnh nhất là tháng 12 đến tháng 1. b. Lượng mưa: Có lượng mưa trung bình năm khoảng 1500 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp (xấp xỉ 10%). Do đặc điểm mưa lớn tập trung theo mùa kết hợp với lũ từ thượng nguồn đổ về đã gây nên tình trạng ngập lụt sâu trên diện rộng trong thời gian dài gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. c. Lượng nắng: Khu vực Đồng Tháp có mùa nắng chói chang, trở thành một trong những địa phương có số giờ nắng trong năm lớn của cả nước. Bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày, mùa mưa tuy ít hơn nhưng cũng còn tới gần 7 giờ nắng/ngày. d. Độ ẩm: Trong mùa khô do nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi lớn, bình quân 110mm/tháng. Trong mùa mưa, lượng nước bốc hơi thấp, bình quân 85mm/tháng, nhỏ nhất khoảng 52mm/tháng xuất hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10, thời kỳ có mưa nhiều độ ẩm cao. Mùa khô có độ ẩm thấp (nhỏ hơn 80%) thường bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau. - Độ ẩm không khí trung bình năm 83%. - Độ ẩm tối cao trung bình 84 ÷ 90%. - Độ ẩm tối thấp trung bình 72 ÷ 82%.
  • 23. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 18 e. Gió: Có 2 hướng gió chính: - Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, tốc độ bình quân 2-2,5m/s; mạnh nhất 22,6 m/s mang theo nhiều hơi nước nên có mưa. - Gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, khô và lạnh làm tăng tốc độ bốc hơi và lượng mưa giảm rõ rệt. f. Lượng bốc hơi: Trung bình hàng năm là 1.657 mm. Lượng bốc hơi các tháng mùa mưa khoảng 2-3 mm/ngày, trong các tháng mùa khô khoảng 4-5 mm/ngày. 3.1.4. Thủy văn Hệ thống sông rạch chằng chịt gồm: kênh Phú Đức, kênh Đòn Dong, kênh Ranh, kênh Hai Lung. - Chế độ thuỷ văn chịu ảnh hưởng của 2 mùa: mùa lũ và mùa kiệt với 2 đỉnh triều trong ngày (bán nhật triều). - Mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, mực nước sông chịu tác động của thuỷ triều với biên độ triều rất lớn. - Mùa lũ: từ tháng 7 đến tháng 11 với chu kỳ 3-5 năm lại có lũ lớn. Đỉnh lũ cao nhất xuất hiện từ tháng 9- 10. Đỉnh lũ cao nhất tại thị trấn Tràm Chim năm 2000 là 4,12 m (theo hệ thống độ cao quốc gia). Hình 3.2: Kênh Đòn Dong
  • 24. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 19 3.1.5. Địa chất thuỷ văn - địa chất công trình Hiện chưa có tài liệu nào đánh giá địa chất công trình tại đây. Do đó, khi tiến hành khảo sát thiết kế xây dựng công trình trong khu vực này, cần thiết phải tiến hành khoan thăm dò địa chất. 3.1.6. Cảnh quan thiên nhiên Khu vực này chủ yếu là đất trồng tràm, rải rác có sen , súng, lúa và kênh rạch. Khu đất trồng tràm bị phèn không phát triển được Kênh bao rừng tràm Rừng tràm không phát triển Bàu sen Hình 3.3: Cảnh quan thiên nhiên
  • 25. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 20 3.2. Hiện trạng khu đất quy hoạch 3.2.1. Hiện trạng dân cư và lao động Hiện tại trong khu quy hoạch không có dân cư sinh sống. 3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất Khu quy hoạch có diện tích quy hoạch 252,94ha, với đa phần là đất trồng tràm, rải rác có sen, súng và kênh rạch. Bảng 3.1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (ha) TỶ LỆ (%) I ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT 179,28 70,88 1 Đất xây dựng công trình 0,016 0,01 2 Đất rừng tràm sản xuất (7 năm tuổi) 80,79 31,94 3 Đất trồng tràm thưa thớt 25,46 10,07 4 Đất giao thông, đê bao 5,61 2,22 5 Đất kinh, mương, bưng sen, cỏ năng 67,41 26,65 II ĐẤT DÂN DO CHỦ ĐẦU TƯ TỰ THỎA THUẬN 73,66 29,12 1 Đất trồng tràm bị phèn không phát triển được 35,47 14,02 2 Đất cỏ năng 18,77 7,42 3 Đất trồng tràm tái sinh 13,64 5,39 4 Đất giao thông, đê bao 5,79 2,29 TỔNG CỘNG 252,94 100,00 3.2.3. Hiện trạng công trình- cảnh quan Trong khu vực quy hoạch có một số công trình kiến trúc gồm: trụ sở Ban quản lý rừng tràm Phú Cường, 2 chốt bảo vệ, các công trình xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép dạng nhà sàn tránh lũ, còn sử dụng tốt.
  • 26. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 21 Đường đê bao Chốt bảo vệ 3.2.4. Hiện trạng cảnh quan Trong khu vực quy hoạch chỉ trồng tràm sản xuất theo líp khoảng từ 5-7 năm tuổi, một số khu vực tràm không sống được như khu vực phía Đông Nam là các lung, đìa, cỏ năng mọc dày và khu vực phía Tây Nam rộng hơn là bàu sen, bông súng dọc hai bên bờ kênh Chữ Thập được trồng dày các dãy tràm Bông Vàng (tràm Úc). Kênh chữ thập Cỏ năng 3.2.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật a. Giao thông: - Đường bộ: hiện tại khu vực quy hoạch chủ yếu là đường đất nằm bao quanh khu quy hoạch nhằm làm đê bao chống lụt, ngoài ra trong khu quy hoạch có các tuyến đường đất nằm dọc theo các kênh rạch. - Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ của khu quy hoạch cần phải mở rộng để đáp ứng cho khu quy hoạch phát triển trong tương lai. - Đường thủy: trong khu vực quy hoạch hệ thống đường thủy chỉ đáp ứng cho việc tưới tiêu, phòng cháy chữa cháy trong mùa khô. b. Cấp điện - thông tin liên lạc: - Khu vực quy hoạch được cấp điện từ nhánh rẽ trung thế 22(15)kv từ thị trấn Tràm Chim dẫn đến.
  • 27. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 22 - Trong khu vực quy hoạch chưa có mạng lưới điện hạ thế cho toàn khu chủ yếu các tuyến hạ thế cấp điện sinh hoạt cho các khu vực quản lý rừng tràm. - Nhìn chung cần quy hoạch toàn diện hệ thống hạ áp của khu quy hoạch để đảm bảo cho nhu cầu dùng điện trong tương lai. - Hiện tại hệ thống thông tin được cấp cho Ban quản lý rừng tràm và các khu dân cư dọc kênh Phú Đức. c. Cấp nước: Hiện tại khu quy hoạch chưa có hệ thống cấp nước, chủ yếu nước sinh hoạt lấy từ kênh rạch. d. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: Khu vực quy hoạch chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, nước sinh hoạt và nước mưa được thải theo địa hình tự nhiên. 3.3. Đánh giá điều kiện đất xây dựng Dựa trên những phân tích và đánh giá hiện trạng khu đất, trong quá trình lập và triển khai dự án án đã có một số điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi: - Hiện trạng khu đất còn hoang sơ, không có dân cư sinh sống chủ yếu là đất trồng tràm, rải rác có sen, súng, lúa và kênh rạch. - Khu quy hoạch có hệ sinh thái rừng tràm lớn, phong phú thuận lợi phát triển du lịch. * Khó khăn: - Cơ sở hạ tầng về giao thông kết nối còn thiếu nhiều sẽ tốn nhiều kinh phí vào việc đầu tư xây dựng mới hệ thống đường giao thông để kết nối vào khu quy hoạch.
  • 28. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 23 CHƯƠNG IV: QUY MÔ – TIẾN ĐỘ DỰ ÁN 4.1. Quy mô dự án Hồ Rừng được xây dựng trên khu đất và nước có tổng diện tích 252,94 ha. Trong đó có các hạng mục xây dựng như sau: TT Công trình Diện tích xây dựng Đơn vị I Hạng mục xây dựng 1 Khu nhà hàng và đón tiếp 5,535 m2 Nhà đón tiếp khách Nhà quản lý Khu bán vé Khu trưng bày bán sản phẩm lưu niệm Nhà triển lãm Nhà chờ ghe Nhà hàng ẩm thực 2 Khu nhà xưởng sản xuất 700 m2 Nhà xưởng Kho Văn phòng 3 Khu nhà dịch vụ ở hồ trung tâm 1,500 m2 Nhà hàng ẩm thực Nhà nghỉ chân Khu trò chơi dân gian 4 Khu nhà vó câu xen kẽ trong khu bảo tồn 135 m2 Nhà chòi 5 Giao thông sân bãi 12.79 ha 6 Cải tạo cây xanh, cảnh quan II Diện tích ao nuôi cá 336.000 m2 4.2. Tiến độ thực hiện Dự án trải qua các giai đoạn:  Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Từ quý III/2014 đến quý IV/2014.
  • 29. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 24  Giai đoạn thi công xây dựng: Từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2018. Trong giai đoạn này, ngay từ tháng 1/2015 chủ đầu tư sẽ cho tiến hành nạo vét ao hồ và nuôi các loại cá đồng.  Giai đoạn thực hiện dự án: bắt đầu từ năm 2019 sẽ khai thác du lịch và năm 2021 cá nuôi sẽ được thu hoạch.
  • 30. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 25 CHƯƠNG V: QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG 5.1. Bố cục quy hoạch kiến trúc Khu vực đầu tư dự án gồm hai khu vực: khu đất rừng sản xuất ưu tiên bảo tồn và tái tạo tái hiện hình ảnh Đồng Tháp Mười xưa kia; khu vực đất trồng tràm thưa thớt ưu tiên tổ chức khu vực dịch vụ đón tiếp và phát triển mô hình nuôi cá đồng theo tiêu chuẩn quốc tế Global Gap.  Khu đất rừng nguyên sinh và rừng tái sinh: + Khu hồ lớn ở trung tâm: bố trí xen kẽ xung quanh hồ gồm nhà nghỉ chân, khu trò chơi dân gian tái hiện cảnh sinh hoạt của người dân Đồng Tháp Mười xưa kia kết hợp phục vụ ẩm thực đặc sản từ cá đồng. + Toàn bộ khu vực còn lại là khu bảo tồn: gồm khu bảo tồn tràm, cỏ năng, sen, súng, điên điển và cá đồng phục vụ du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu. Khu vực còn bố trí xen kẽ các nhà chòi dạng nhà vó câu để tạo cảnh quan và phục vụ ngắm cảnh.  Khu đất dân do chủ đầu tư tự thỏa thuận: + Khu đón tiếp: với đầy đủ các công trình dịch vụ gồm nhà đón tiếp - quản lý và nhà bán vé, lưu niệm, nhà triển lãm, bãi xe, bến ghe thuyền đón trả khách, bến ghe tham quan, nhà chờ ghe và cụm nhà hàng. + Khu xưởng sản xuất: sản xuất sản phẩm đặc sản từ cá đồng. Gồm nhà xưởng, kho, văn phòng, cảng xuất nhập hàng hóa. Khu vực bố trí giáp kênh Hai Lung thuận lợi cho việc nhập xuất nguyên liệu, sản phẩm qua giao thông thủy. + Khu ao nuôi cá: nuôi cá đồng bản địa sạch (cá lóc, cá rô, cá linh, cá chạch, cá lìm kìm…) đạt tiêu chuẩn Gobal-Gap, kết hợp du lịch trình diễn giới thiệu mô hình nuôi cá theo tiêu chuẩn. Gồm hệ thống ao nuôi, ao xử lý nước thải, kênh cấp - thoát nước, đê bao và đập cấp thoát - nước. 5.2. Quan điểm thiết kế - Thiết kế được bám sát theo hiện trạng sẵn có để không làm mất vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên của khu vực. - Khai thác cảnh quan tầm nhìn hợp lý cho từng khu vực. - Các công trình xây dựng theo phong cách thôn quê với đầy đủ tiện nghi sang trọng. Hạn chế tác động nhiều đến cảnh quan khu vực.
  • 31. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 26 5.3. Phương án cơ cấu a.Bảng cân bằng đất đai: Bảng 5.1: Bảng cân bằng đất đai toàn khu STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (ha) TỶ LỆ (%) I ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ 0.79 0.31 II ĐẤT CÂY XANH MẶT NƯỚC 239.37 94.63 1 Đất cây xanh bảo tồn 107.95 2 Đất cây xanh cảnh quan 16.48 3 Đất mặt nước (kênh, hồ cảnh quan) 64.79 4 Đất ao nuôi cá theo tiêu chuẩn 39.30 5 Đất ao xử lý sinh học 10.85 III ĐẤT GIAO THÔNG SÂN BÃI 12.79 5.05 1 Đường giao thông nội bộ (LG 6m, 10m) 6.20 2 Đường đi bộ (LG 1 – 7m) 2.75 3 Sân bãi (bãi đậu xe, bến thuyền) 3.84 TỔNG CỘNG 252.94 100
  • 32. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 27 Trong đó: Bảng 5.2: Bảng cân bằng đất đai đối với đất thuộc đất rừng sản xuất STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (ha) TỶ LỆ % (%) I ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ 0.18 0.10 II ĐẤT CÂY XANH MẶT NƯỚC 172.74 96.35 1 Đất cây xanh bảo tồn 107.95 2 Đất cây xanh cảnh quan 6.92 3 Đất mặt nước (kênh, hồ cảnh quan) 57.87 III ĐẤT GIAO THÔNG SÂN BÃI 6.37 3.55 1 Đường giao thông nội bộ (LG 6m, 10m) 4.08 2 Đường đi bộ (LG 1 – 4m) 2.10 3 Sân bãi (bến thuyền) 0.18 TỔNG CỘNG 179.28 100 Bảng 5.3: Bảng cân bằng đất đai đối với đất dân do chủ đầu tư tự thỏa thuận STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (ha) TỶ LỆ (%) I ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ 0.61 0.83 II ĐẤT CÂY XANH MẶT NƯỚC 66.63 90.45 1 Đất cây xanh cảnh quan 9.55 2 Đất mặt nước (hồ cảnh quan) 6.92 3 Đất ao nuôi cá theo tiêu chuẩn 39.30 4 Đất ao xử lý sinh học 10.85 III ĐẤT GIAO THÔNG SÂN BÃI 6.42 8.72 1 Đường giao thông nội bộ (LG 6, 10m) 2.11 2 Đường đi bộ (LG 2m, 7m) 0.65 3 Sân bãi (bãi đậu xe, bến thuyền) 3.66 TỔNG CỘNG 73.66 100
  • 33. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 28 b. Nhận xét đánh giá:  Ưu điểm:  Phân chia khu vực chức năng rõ ràng.  Giải pháp bố trí tập trung tạo sự thuận lợi trong việc quản lý.  Công trình được xây dựng một phần trên mặt nước tạo cảnh quan đẹp.  Tận dụng môi trường và cảnh quan tự nhiên hiện trạng, dễ tạo được cảnh quan đẹp tại khu vực.  Thuận lợi trong việc thông gió và lấy sáng tự nhiên cho công trình.  Công trình được xây dựng một phần nhỏ trên mặt nước nên tổ chức xây dựng dễ dàng và ít phá vỡ cảnh quan tự nhiên.  Nhược điểm:  Phần lớn công trình được xây dựng trên mặt nước gây khó khăn khi tổ chức xây dựng.
  • 34. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 29 CHƯƠNG VI: QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 6.1. Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất Diện tích khu vực lập quy hoạch: 252.94 ha. Chỉ giới xây dựng đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Bảng 6.1: Bảng cân bằng đất đai toàn khu STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (ha) TỶ LỆ (%) I ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ 0,79 0,31 II ĐẤT CÂY XANH MẶT NƯỚC 239,37 94,63 1 Đất cây xanh bảo tồn 107,95 2 Đất cây xanh cảnh quan 16,48 3 Đất mặt nước (kênh, hồ cảnh quan) 64,79 4 Đất ao nuôi cá theo tiêu chuẩn 39,30 5 Đất ao xử lý sinh học 10,85 III ĐẤT GIAO THÔNG SÂN BÃI 12,79 5,05 1 Đường giao thông nội bộ (LG 6m, 10m) 6,20 2 Đường đi bộ (LG 1 – 7m) 2,75 3 Sân bãi (bãi đậu xe, bến thuyền) 3,84 TỔNG CỘNG 252,94 100 6.2. Quy hoạch phân khu chức năng Dự án có diện tích là 252,94 ha. Gồm các khu vực: 1. Khu nhà hàng và đón tiếp: bố trí công trình trung tâm đón tiếp - quản lý và nhà bán vé, lưu niệm, nhà triển lãm, nhà chờ ghe và cụm nhà hàng với quy mô diện tích xây dựng là 5.535 m2 , công trình cao 1 tầng. 2. Khu nhà xưởng sản xuất: sản xuất sản phẩm đặc sản từ cá đồng. Công trình bố trí giáp kênh Hai Lung thuận lợi cho việc nhập xuất nguyên liệu, sản phẩm qua giao thông thủy. Với tổng quy mô diện tích là 700 m2 công trình cao 1 tầng gồm nhà xưởng, kho, văn phòng. 3. Khu ao nuôi cá: gồm hệ thống ao nuôi, ao xử lý nước thải, kênh cấp - thoát nước , đê bao và đập cấp thoát - nước. Trong đó diện tích mặt nước ao nuôi là 336.000 m2 , diện tích mặt nước ao xử lý nước thải là 68.229,3 m2 .
  • 35. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 30 Các loại cá được nuôi: Cá hô, cá kết, cá cóc, cá mè hôi, cá éc, cá lăng đuôi đỏ, cá leo, cá nàng hai, cá lóc, cá bông, cá vồ cờ, cá vồ đém, cá trê trắng, cá trê vàng, cá bổi, cá thác lác,…. theo tiêu chuẩn Global Gap. Công ty sẽ cho nạo vét ao và nuôi cá trước từ lúc bắt đầu thực hiện dự án. Thời gian thi công dự án để khai thác mảng du lịch trong vòng 4 năm, đến năm thứ 7 sẽ cho thu hoạch cá với năng suất khoảng 2000 tấn/năm. 4. Khu hồ trung tâm: bố trí xen kẽ xung quanh hồ gồm cụm nhà hàng trên hồ, nhà nghỉ chân, khu trò chơi dân gian nhằm tận dụng cảnh quan mặt nước và là điểm nhấn dừng chân khi khách du lịch đi tham quan nghiên cứu các khu bảo tồn. Với tổng diện tích xây dựng công trình là 1.500 m2 . 5. Khu bảo tồn: gồm khu bảo tồn tràm, cỏ năng, sen, súng, điên điển và cá đồng. Khu vực còn bố trí xen kẽ các nhà chòi dạng nhà vó câu với tổng diện tích xây dựng công trình là 135 m2 để tạo cảnh quan và phục vụ ngắm cảnh. Ngoài ra còn trồng bổ sung các cây xanh cảnh quan xen kẽ giữa các công trình và dọc theo các tuyến đường đê đi dạo xung quanh khu bảo tồn đồng thời xây dựng hệ thống kè bảo vệ dọc bờ hồ, tạo đập điều hòa nước giữa khu bảo tồn với kênh Dòn Dong. Khu bảo tồn tràm, đồng cỏ năng Đồng điên điển Bưng sen Nhà chòi dạng vó câu
  • 36. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 31 Bến ghe Đường đi dạo dạng cầu lát gỗ 6.3. Các chỉ tiêu về quy hoạch kiến trúc Từ các chỉ tiêu được định ra trong Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Dự án Hồ rừng, đồ án quy hoạch đề xuất một số chỉ tiêu quy hoạch cụ thể: * Diện tích khu quy hoạch: 252,94 ha. - Đất xây dựng công trình: 7870 m2 , chiếm 0,31 % + Khu nhà hàng và đón tiếp: 5.535 m2 + Khu xưởng sản xuất: 700 m2 + Khu nhà dịch vụ ở hồ trung tâm 1.500 m2 + Khu nhà vó câu xen kẽ trong khu bảo tồn 135 m2 - Đất cây xanh mặt nước: 239,37 ha, chiếm 94,63 % + Đất cây xanh: 124,43 ha. + Mặt nước: 114.94 ha. - Đất giao thông, sân bãi: 12,79 ha, chiếm 5,05 % + Đất giao thông chính: 6,20 ha + Đất đường đi bộ, đi dạo: 2,75 ha + Đất sân bãi: 3,84 ha * Mật độ xây dựng: 0,31 % toàn khu quy hoạch. * Tầng cao xây dựng tối đa: 1 tầng. * Hệ số sử dụng đất: 0.003 * Quy mô khách du lịch dự kiến: trung bình 200 lượt khách/ngày, ngày đông nhất 1200 lượt khách/ ngày. * Quy mô nhân viên dự kiến: 250 người/ngày. - Lượng khách đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm, ký kết hợp đồng trong các khu nuôi cá của công ty TNHH Hùng Cá khoảng 90 lượt khách/ngày (không lưu trú qua đêm).
  • 37. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 32 - Lượng khách đến tham quan du lịch sinh thái khi dự án đi vào hoạt động dự kiến khoảng 110 lượt người/ ngày. - Chuyên gia quản lý rừng: cứ 25ha đất rừng cần 1người => 179,28ha đất rừng thì cần 7 người. - Công nhân chăm sóc, khai thác cá: cứ 02ha ao nuôi cần 1 người => 50,24ha đất ao cần 25 người. - Nhân viên phục vụ, hướng dẫn du lịch trong đón tiếp, bán vé, khu triển lãm, khu nhà hàng, nhà ăn… => khoảng 90 người. - Nhân viên quản lý, điều hành, làm việc ở khu chế biến sản phẩm từ cá đồng => khoảng 75 người. - Nhân viên hướng dẫn, chèo ghe xuồng => khoảng 10 người/ngày. - Bộ phận quản lý, hướng dẫn du lịch sinh thái: 10 người. - Bộ phận bảo vệ, hướng dẫn tham quan quy trình nuôi cá: 25 người. - Tạp vụ: 3 người. - Bộ phận giữ xe: 5 người. 6.4. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan 6.4.1. Nguyên tắc tổ chức không gian - Đảm bảo tiêu chuẩn quy phạm của Nhà nước về thiết kế Quy hoạch. - Đảm bảo hệ thống công trình đáp ứng nhu cầu sử dụng và bán kính phục vụ cho sinh viên, cán bộ giáo viên. - Đảm bảo hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho khu vực. - Đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu vực. - Đảm bảo mối liên hệ của khu vực quy hoạch với các khu chức năng xung quanh. 6.4.2. Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc toàn khu Đồ án đưa ra các giải pháp bố cục phân khu chức năng, bố cục không gian quy hoạch kiến trúc cho Dự án Hồ Rừng nhằm phát huy các thế mạnh về tổ chức không gian không làm mất đi vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, tạo được nét đặc thù đặc trưng của khu vực. Để đạt được các yêu cầu tổ chức cảnh quan đã đề ra, tổ chức các công trình cần đảm bảo các yêu cầu: - Các yếu tố cảnh quan chính (công trình kiến trúc): đảm bảo theo đúng hồ sơ thiết kế về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, hồ sơ thiết kế đô thị, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về sử dụng đất, mật độ xây dựng mà đồ án đưa ra. -Các công trình kiến trúc nhỏ, các tiện nghi có ảnh hưởng đến kiến trúc cảnh quan như: trụ cứu hoả, biển chỉ dẫn trong từng khu chức năng, ghế ngồi... đảm bảo không làm che khuất các
  • 38. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 33 chi tiết kiến trúc chính của công trình, không gây cản trở lưu thông trong nội bộ, không gây nguy hiểm cho người sử dụng. -Các kiến trúc phụ như hàng rào cho Dự án Hồ Rừng nên tổ chức nhẹ nhàng, khuyến khích sử dụng các loại cây thiên nhiên, tường nước, xích... làm hàng rào, tường che chắn không gây cảm giác nặng nề, phản cảm. -Đảm bảo kiến trúc công trình và màu sắc công trình hài hòa với nhau trong toàn khu trung tâm nhằm tạo nên một tổng thể hài hòa đẹp mắt. -Yêu cầu cơ bản nhất để bảo vệ cảnh quan là phải đảm bảo hệ thống và mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác và chất thải được tổ chức tốt, đúng tiêu chuẩn. 6.4.3. Nguyên tắc tổ chức không gian khu vực trọng tâm, điểm nhấn quan trọng Khu hồ trung tâm nằm chính giữa khu bảo tồn được xem như là điểm nhấn cảnh quan quan trọng ngoài khu đón tiếp trung tâm. Vì vậy, ở khu vực này: - Công trình đưa ra mặt hồ trong phạm vi tối đa 62m tính từ mép đường bờ đê gần nhất. - Hình thức kiến trúc công trình thuộc kiểu kiến trúc nhà sàn truyền thống của người dân Đồng Tháp xưa, vật liệu xây dựng bằng vật liệu có sẵn ở địa phương như gỗ, tre, tràm... mái lợp lá. - Trên mặt hồ không trồng sen, súng... chỉ thả bèo tấm để không che khuất tầm nhìn và tạo được ấn tượng về không gian hồ trung tâm. 6.4.4. Nguyên tắc tổ chức không gian quy hoạch khu bảo tồn  Đối với khu vực bảo tồn để bảo tồn được hệ sinh thái và tái hiện lại hình ảnh vùng Đồng Tháp Mười xưa kia cần tổ chức điều tiết nước cho khu vực này theo mùa. Nguyên tắc điều tiết nước trong khu vực bảo tồn phải đảm bảo : - Mực nước trữ nước trong mùa khô (tháng 12 đến tháng 6 năm sau): mực nước thấp nhất là + 0,75m. - Mực nước trữ nước trong mùa mưa (tháng 7 đến tháng 11): mực nước cao nhất là + 3,0m.  Khu vực bảo tồn được phân chia thành 4 khu bảo tồn với các hệ sinh thái đặc trưng gồm: - Khu bảo tồn tràm: gồm tràm hiện hữu giữ lại và tràm trồng mới bổ sung. Khu vực này cote cao độ líp rừng tràm giữ mức cao độ hiện hữu ( trung bình từ +1,20m đến + 1,25m). - Khu bảo tồn cỏ năng: nằm trong khu vực cuối của hướng thủy lưu cấp nước nên cũng là nơi tích tụ độ phèn chua lớn nhất. Vì vậy, khu vực này thích hợp để trồng cỏ năng vừa để cải tạo môi trường, vừa tạo cảnh quan, vừa là nguồn thức ăn trong mùa khô đối với các loài sinh vật bản địa đặc biệt là sếu đầu đỏ. Do đó, cần đảm bảo cote cao độ nền đất trồng cỏ năng trung bình + 1,20m để tạo ra môi trường sống giống tự nhiên nhất cho cỏ năng (môi trường sống theo con nước của vùng Đồng Tháp Mười Xưa kia) khi tổ chức điều tiết nước cho toàn khu theo mùa. - Khu bảo tồn sen súng: cote cao độ nền khu vực này giữ mức -2,45m đến -1,5m để đảm bảo khu vực luôn ngập nước, hình thành hệ sinh thái ngập nước quanh năm.
  • 39. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 34 - Khu bảo tồn điên điển: nằm ở khu vực đầu của hướng thủy lưu cấp nước vì vậy không bị nhiễm phèn thích hợp trồng cây điên điển để tạo cảnh quan đồng thời lưu giữ hình ảnh nổi tiếng về cánh đồng điên điển khi xưa. Do đó, cần đảm bảo cote cao độ nền đất trồng điên điển trung bình -1m đến ±0,0m.  Công trình: trong khu bảo tồn chỉ xây dựng công trình nhỏ - nhà chòi dạng vó câu với kết cấu tre gỗ, mái lợp lá (toàn khu chỉ có 18 căn được xây dựng rải rác; diện tích mỗi căn là 7,5m2 ; công trình chỉ để phục vụ tham quan ngắm cảnh trên cao cho du khách). Công trình xây dựng sát mép nước tái hiện cảnh sinh hoạt đánh bắt cá của người dân xưa kia.
  • 40. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 35 6.4.5. Nguyên tắc tổ chức không gian quy hoạch cây xanh Nhằm tạo không gian dịch vụ trong lành và tạo được mỹ quan cho Dự án Hồ Rừng, sẽ tiến hành trồng bổ sung tràm…. Ngoài ra còn trồng cây xanh ven các tuyến đường giao thông. Tổ chức thực hiện trồng cây xanh, cây cảnh bao quanh các khu đường nội bộ, của dự án để tạo bóng mát, tạo cảm giác thoải mái cho du khách, ngoài ra còn điều hòa môi trường vi khí hậu tại khu vực. Quy hoạch hệ thống cây xanh dựa theo: phân khu chức năng, mật độ trồng cây, lựa chọn những chủng loại cây thích hợp đảm bảo đúng quy định về tiêu chuẩn cây trồng. Tổ chức việc trồng tỉa cây xanh kết hợp với việc tưới cây, rửa đường trong khu vực nhằm hạn chế bớt bụi và cải thiện điều kiện vi khí hậu khu vực; định kỳ chăm sóc, bón phân và quét dọn vệ sinh lá cây quanh khu vực cây xanh. Bảng 6.2: Bảng thống kê cây xanh Loại cây Số lượng Đơn vị Vị trí trồng Rừng tràm hiện hữu 66,72 ha Rừng tràm hiện hữu bảo tồn và trồng dặm cây chết. Rừng tràm trồng mới 24,40 ha Rừng tràm trồng mới. Cỏ năng, lúa trời 12,54 ha Trồng tạo cảnh quan, phục hồi sinh thái xưa. Cây Điên điển 4,28 ha Trồng tạo cảnh quan, phục hồi sinh thái xưa. Cây bằng lăng 62 cây Trồng trang trí tại khu đón tiếp. Cây Ô môi 293 cây Trồng dọc theo đường đê bao. Cây ăn trái(cà na, trâm gối…) 320 cây Trồng dọc theo đường bờ ao. Cây cau kiểng 42 cây Trồng trang trí tại khu đón tiếp. Các loại cây bụi có hoa 3400 m2 Trồng tại khu đón tiếp và dọc theo các đường đi dạo.
  • 41. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 36 PHẦN VII: QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT 7.1. Quy hoạch giao thông 7.1.1. Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch - Tuân thủ quy hoạch 1/2000 về định hướng mạng lưới giao thông chính cho toàn khu vực. Thống nhất tuân thủ lộ giới và khoảng lùi xây dựng đối với tuyến đường đối ngoại tiếp cận khu đất. - Đảm bảo khả năng tiếp cận từ hệ thống giao chính vào giao thông nội bộ của khu vực được thuận lợi, không gây ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông. - Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác trong hệ thống giao thông khu quy hoạch. 7.1.2. Chỉ giới xây dựng Đối với các công trình lớn (diện tích sàn từ 10m2 trở lên): khoảng lùi ≥9m, so với lộ giới đường đê bao chính đã quy hoạch trong khu quy hoạch. Đối với các công trình nhỏ (diện tích sàn từ 10m2 trở xuống): khoảng lùi ≥2m, so với lộ giới đường đê bao chính đã quy hoạch trong khu quy hoạch. 7.1.3. Giải pháp quy hoạch a. Đường giao thông chính: Đường giao thông chính trong khu quy hoạch được tráng nhựa có lộ giới 6- 10m, không có vỉa hè. b. Đường nội bộ: - Đường quy hoạch nội bộ gồm: + Đường dọc kênh chữ thập lát đá chẻ có lộ giới 3- 4m, không có vỉa hè. + Đường nội bộ trong các khu chức năng lát đá chẻ có lộ giới 2- 6m. + Đường đi bộ, đi dạo dạng cầu lát gỗ có lộ giới 1- 1,5m. 7.1.4. Giải pháp kỹ thuật - Tại các nơi giao nhau bán kính cong được thiết kế R ≥ 8m. Xe thiết kế là xe con 4 chỗ, đảm bảo về tầm nhìn và vận tốc cho xe chạy an toàn. - Đường thiết kế cấp 70, mức độ phục vụ loại C người lái phải chú ý khi tự do lựa chọn tốc độ mong muốn. - Độ dốc ngang 2%,độ dốc dọc theo độ dốc địa hình (tương đối) và không lớn hơn 4%.
  • 42. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 37 * Kết cấu áo đường: - Chọn modul đàn hồi cho kết cấu áo đường: theo quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN – 211-06: - Modul đàn hồi yêu cầu Eyc  160Mpa cho mặt đường cấp A1. + BTNN hạt mịn dày 5cm + BTNN hạt trung dày 7cm + Cấp phối đá dăm dày 30cm + Cấp phối sỏi đỏ dày 15cm + Nền cát san lấp, lu lèn đạt K = 0,98 * Kết cấu đường đi bộ: - Kết cấu vỉa hè, lối đi bộ bao gồm các lớp sau: + Lát gạch trang trí có khía + BT đá 4x6 M100 dày 10cm + CPSĐ dày 15cm K = 0,98 + Nền cát san lấp, lu lèn đạt K = 0,98 - Kết cấu mặt đường và hè đường có thể thay đổi khi tiến hành lập dự án xây dựng hệ thống hạ tầng. Khi tiến hành lập dự án xây dựng hệ thống hạ tầng đơn vị lập dự án cần nghiên cứu lựa chọn kết cấu phù hợp với điều kiện vật liệu tại địa phương và đảm bảo modul chịu lực tương ứng đối với từng loại đường. - Các số liệu và yêu cầu thiết kế dựa trên các quy chuẩn, tiêu chuẩn: + QCVN 07: 2010/BXD :Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị + TCXDVN 104 – 2007: Đường đô thị và yêu cầu thiết kế. + TCVN 4054 – 2005: Đường ôtô - Tiêu chuẩn thiết kế. + 22 TCN 211 – 2006: Quy trình thiết kế áo đường mềm. 7.1.5. Các chỉ tiêu giao thông - Tổng diện tích đất giao thông: 8,95ha. BẢNG THỐNG KÊ ĐƯỜNG GIAO THÔNG STT TÊN ĐƯỜNG MẶT CẮT CHIỀU DÀI (m) LỘ GIỚI (m) 1 Đường nhựa đê bao chính 1 - 1 1966 10 2 Đường nhựa đê bao 2 – 2 7117,2 6 3 Đường dọc kênh chữ thập 4m 3 - 3 2794,6 4
  • 43. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 38 4 Đường dọc kênh chữ thập 3m 4 - 4 2423,8 3 5 Đường nội bộ 6m 5 - 5 304 6 6 Đường nội bộ 4m 6 - 6 144 4 7 Đường nội bộ 2m 7- 7 417,5 2 8 Đường đi bộ 1,5m 8 - 8 1336,5 1,5 9 Đường đi dạo 1m 9 - 9 574,3 1 Tổng 17007,9 7.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng 7.2.1. Cơ sở thiết kế - Bản đồ đo đạc địa hình 1/2000 - Các số liệu về điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế - Các tiêu chuẩn qui phạm hiện hành của nhà nước. 7.2.2. Phương án thiết kế a. Quy hoạch chiều cao đất xây dựng (san nền) - Theo tài liệu thuỷ văn của đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ và diễn biến mực nước những năm gần đây cho thấy mực nước tại các kênh khu vực có mức độ ngày càng cao so với các năm trước đây do ảnh hưởng của quá trình biến đổi khí hậu, theo số liệu thuỷ văn với tần suất tính toán Hmax=4,12 m (đỉnh lũ cao nhất tại thị trấn Tràm Chim năm 2000 là 4,12 m - theo hệ thống độ cao quốc gia). Khu vực qui hoạch có cao độ nền hiện trạng thấp trũng, cao độ trung bình từ : 1.20 m đến 1.50m, kênh rạch 0.20 m ÷ 0.50m, quanh khu vực hiện nay đã có hệ thống đê bao có cao độ từ 3,48-4,2 m. giải pháp san nền chọn : Với các khu vực xây dựng công trình và đường giao thông kết hợp đê bao tôn cao nền đất đến cao độ thiết kế Hxd ≥ 4.50 m. Các tuyến đường nội bộ trong khu xây dựng với cao độ +3.50 m Với các khu vực không xây dựng giữ nguyên cao độ tự nhiên. Cao độ san nền chọn đảm bảo không bị ngập úng, thuận tiện cho giao thông và thoát nước mưa dễ dàng với chiều cao xây dựng khống chế: Giải pháp san nền sử dụng vật liệu tại chỗ với việc đào các hồ cảnh quan lấy đất đắp cho các khu vực xây dựng công trình, đường giao thông và kết hợp với vật liệu cát san lấp của địa phương. Khối lượng đất đắp là: với khu vực xây dựng công trình chiều cao đắp trung bình 3,3m với khối lượng 339.983. m3. Với các tuyến đường giao thông chủ yếu là tôn thêm cao trình khỏang 0,5m với khối lượng đắp là 40.000 m3.
  • 44. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 39 Khái toán kinh phí: Khối lượng đất đắp: 379.983 m3 x 60.000 đ/1m3 = 22 tỷ 799 triệu đồng. b. Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa : Với mật độ xây dựng công trình nhỏ do vậy hệ thống thoát nước mưa sẽ chỉ xây dựng cục bộ cho các khu vực xây dựng bãi xe, khu vực trung tâm, với các tuyến giao thông nội bộ nước mưa được chảy tự do xuống các hồ, kênh mương. 7.3. Quy hoạch cấp nước 7.3.1. Căn cứ cơ sở lập quy hoạch - Hiện trạng, quy hoạch hệ thống cấp nước khu vực. - Bản đồ quy hoạch kiến trúc cảnh quan. - Tiêu chuẩn quy phạm TCVN 33-2006. 7.3.2. Nhu cầu dùng nước  Tổng nhu cầu dùng nước ngày max: Qmax = 55 m3 /ngày.  Tổng nhu cầu dùng nước ngày trung bình: Qtb = 35 m3 /ngày. + Tiêu chuẩn cấp nước khu công nhân 100 lít/người/ngày. + Tiêu chuẩn cấp nước khách thăm quan 25 lít/người/ngày. BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU DÙNG NƯỚC Stt Hạng Mục Quy mô Đơn vị Tiêu chuẩn (lít/ngày) Nhu Cầu (m3/ngày) 1 Công nhân viên làm việc 2 - 50 người 100 25 2 Khách tham quan (200) - 1200 người 25 (5) - 30 Tổng cộng 370 người 30 -55 7.3.3. Nguồn nước Nguồn cấp nước cho khu vực quy hoạch được lấy khai thác từ nguồn nước ngầm tại chỗ và có thể sử dụng phương án cấp nước từ thị trấn đưa vào bằng phương tiện thuyền chở nước. Xây dựng 1 trạm cấp nước có công suất 100m3/ngày cung cấp cho dự án. 7.3.4. Mạng lưới đường ống - Xây dựng hệ thống các tuyến đường ống cấp nước cho khu du lịch dọc theo các tuyến đường cấp tới các công trình. - Mạng đường ống cấp nước sạch được tính với hệ thống kết hợp phục vụ sinh họat và phòng cháy chữa cháy.
  • 45. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang 40 - Mạng lưới đường ống cấp nước có đường kính từ Þ80-Þ60, ống cấp nước dùng ống HDPE bố trí các hộp cứu hỏa D60 cạnh các công trình. - Tổng chiều dài mạng lưới ống chính 3.700 m, trong đó : Þ80 = 1.200 m, Þ60 =2.500 m. 7.3.5. Quy hoạch cấp nước nuôi trồng thủy sản  Nguồn nước cung cấp cho việc nuôi trồng thủy sản được sử dụng từ nguồn nước tự nhiên của khu vực, bằng các kênh hiện hữu bao quanh khu vực.  Để cấp nước cho khu vực sử dụng các cống phải có đường kính từ D1000 đặt ở cao độ +0,50m để dẫn nước vào bằng biện pháp tự chảy chênh mực nước, trong các tháng mùa khô mực nước bên ngoài kênh hạ thấp không đủ cho việc tự chảy chênh mực nước của các cống nên sử dụng hệ thống máy bơm cung cấp thêm nước cho khu vực (công suất máy bơm được tính toán cụ thể trong giai đọan triển khai thực hiện).  Mực nước trong khu vực được dự trữ đảm bảo việc nuôi thủy sản với mùa lũ mực nước cao nhất là +3,00m, mùa khô mực nước trong các ao được duy trì ở cao độ +1,5m. 7.4. Quy hoạch nước thải, quản lý chất thải rắn 7.4.1.Cơ sở quy hoạch - Bản đồ cảnh quan khu quy hoạch. - Hiện trạng, định hướng hệ thống thóat nước. - Bản đồ chuẩn bị đất xây dựng. - Tiêu chuẩn quy phạm TCVN 51-2008. 7.4.2. Lưu lượng nước thải - Tổng lượng nước thải ngày max: Qmax = 44m3/ngày . - Tổng lượng nước thải ngày trung bình: Qtb = 20m3/ngày . - Lưu lượng nước thải chiếm 80% lưu lượng nước cấp. 7.4.3. Giải pháp thoát nước Với quy mô công trình là khu du lịch sinh thái không nghỉ dưỡng, lưu lượng nước thải nhỏ, giải pháp thoát nước được chọn là xử lý sinh học bằng các hồ tự nhiên. Nước thải sinh họat của các công trình được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sau đó được thu gom qua mạng lưới sau đó thoát xuống các hồ và kênh trong khu.