SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
THUYẾT MINH DỰ ÁN
NHÀ MÁY ĐỐT RÁC PHÁT ĐIỆN
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
Địa điểm:
tỉnh Đồng Tháp.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ-PHÁT TRIỂN
-----------  -----------
DỰ ÁN
NHÀ MÁY ĐỐT RÁC PHÁT ĐIỆN
Địa điểm:, tỉnh Đồng Tháp
ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ-
PHÁT TRIỂN
0918755356-0903034381
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................. 2
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 5
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ...................................................................... 5
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN ............................................................ 5
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ ............................................................................. 5
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ............................................................................. 10
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN ................................................................ 11
5.1. Mục tiêu chung............................................................................................. 11
5.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................. 12
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 14
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN ....................................................................................................................... 14
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................... 14
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.......................................... 16
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG........................................................ 17
2.1. Công nghệ đốt chất thải phát điện trên thế giới và tại Việt Nam................. 17
2.2. Quy hoạch điện VIII: Bước đột phá chuyển dịch năng lượng..................... 21
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN ............................................................................... 30
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án .............................................................. 30
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng).... 33
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ..................................... 37
4.1. Địa điểm xây dựng....................................................................................... 37
4.2. Hình thức đầu tư........................................................................................... 37
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 37
5.1. Nhu cầu sử dụng đất..................................................................................... 37
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
3
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án............. 37
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.................... 38
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .............. 38
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ ..... 39
2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt ...................................................................... 39
2.2. Chất thải rắn sinh hoạt (MSW) .................................................................... 41
2.3. Quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt......................................................... 43
2.4. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. .................................................................... 55
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 58
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG........................................................................ 58
1.1. Chuẩn bị mặt bằng........................................................................................ 58
1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: ................ 58
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật...................................... 58
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................... 58
2.1. Các phương án xây dựng công trình ............................................................ 58
2.2. Các phương án kiến trúc .............................................................................. 60
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................... 61
3.1. Phương án tổ chức thực hiện........................................................................ 61
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý...................... 61
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................. 63
I. GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................... 63
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG................. 63
III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................... 65
IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG ........................................................................................... 65
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
4
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................... 65
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng................................................. 67
V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ................................................................................ 71
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG .............................................. 71
6.1. Giai đoạn xây dựng dự án ............................................................................ 71
6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng................................................. 77
VII. KẾT LUẬN ................................................................................................. 80
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 81
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN. ................................................... 81
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN........................ 83
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. .......................................................... 83
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: ......................... 83
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: .................................................................... 84
2.4. Phương ánvay............................................................................................... 84
2.5. Các thông số tài chính của dự án ................................................................. 85
KẾT LUẬN......................................................................................................... 88
I. KẾT LUẬN...................................................................................................... 88
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. ......................................................................... 88
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH................................. 89
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án .................................. 89
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm............................................................ 90
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm. .................................... 91
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm........................................................ 92
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.............................................. 93
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn..................................... 94
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
5
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ............................ 95
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................. 96
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ......................... 97
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ-PHÁT TRIỂN
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký
đầu tư, gồm:
Họ tên: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“nhà máy đốt rác phát điện”
Địa điểm thực hiện dự án:, tỉnh Đồng Tháp.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 100.000,0 m2 (10,00 ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: 1.600.000.000.000 đồng.
(Một nghìn, sáu trăm tỷ đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (20%) : 320.000.000.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (80%) : 1.280.000.000.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Sản xuất điện rác 69.295.250,0 KWh/năm
Xử lý rác thải 182.500,0 tấn/năm
Tái chế phế liệu (nhựa, kim loại,….) 14.600,0 tấn/năm
II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Đáng báo động về thực trạng ô nhiễm đất tại Việt Nam
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
6
Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt
động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp,
chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn,
là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của
con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên
đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực
phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển
công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày
càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân
đầu người giảm.
Đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩm
của con người) hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Nó được
đặc trưng gây nên bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp,
hoặc do vứt rác thải không đúng nơi quy định. Các hóa chất phổ biến bao gồm:
Hydrocacbon dầu, hydrocacbon thơm nhiều vòng (như là naphthalene and
benzo(a)pyrene),… dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và các kim loại nặng. Mức độ
ô nhiễm có mối tương quan với mức độ công nghiệp hóa và cường độ sử dụng
hóa chất.
Ở Việt Nam hiện nay có 33 triệu ha diên tích đất tự nhiên, trong đó diện
tích đang sử dung là 22.226.830 ha, chiếm 68,83% tổng quỹ đất.
Còn 10.667.577 ha đất chưa sử dụng, chiếm 33,04% diện tích đất tự
nhiên. Đất nông nghiệp ít, chỉ có 8,146 triệu ha, chiếm 26,1% diện tích đất tự
nhiên.( Theo Tổng cục Địa chính, 1999).
Theo thông tin từ Cục Môi trường Việt Nam, chất lượng đất ở hầu hết các
khu vực đô thị đông dân cư đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nguyên nhân chính là
do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và rác thải từ các
hộ dân. Hiện giờ, dọc theo bất cứ con đường, góc phố nào, chúng ta cũng bắt
gặp những đống rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi vừa gây mất mỹ quan vừa ảnh
hưởng đến chất lượng đất xung quanh. Ngay cả những vùng nông thôn thì hiện
trạng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi vẫn xảy ra không kiểm soát.
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
7
Bên cạnh thực trạng đó, quỹ đất càng ngày càng thấp và giảm theo thời
gian do sức ép tăng dân số, quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước ở
Việt Nam. Quá trình quy hoạch và sử dụng đất của nhiều tỉnh thành vẫn còn bộc
lộ những hạn chế và bất hợp lý trong phân bổ quỹ đất cho các ngành và lĩnh vực.
Tình trạng phổ biến hiện nay là việc chuyển đổi cơ cấu mục đích sử dụng đất,
suy giảm mạnh diện tích đất sản xuất nông nghiệp do đô thị hoá, quỹ đất nông
nghiệp được chuyển sang sử dụng vào mục đích xây nhà ở, các khu công nghiệp
và thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông.
Với đặc điểm đất đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ lại nằm trong vùng nhiệt đới
mưa nhiều và tập trung, nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng hóa diễn
ra rất mạnh trong đất nên dễ bị rửa trôi, xói mòn, nghèo chất hữu cơ và các chất
dinh dưỡng dẫn đến thoái hóa đất. Đất đã bị thoái hóa rất khó có thể khôi phục
lại trạng thái màu mỡ ban đầu.
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn
môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm.
– Nhiễm phèn: Do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là
nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-. pH môi trường giảm gây ngộ độc cho con người
trong môi trường đó.
– Nhiễm mặn: Do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ
muối,… nồng độ áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lí cho thực vật – Gley hóa
trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S. FeS,..).
– Chất thải công nghiệp: Khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo,
nylon, các loại thuốc nhuộm, các kim loại nặng tích tụ trên lớp đất mặt làm đất
bị chai, xấu, thoái hóa không canh tác tiếp được.
– Chất thải sinh hoạt: Rác và phân xả vào môi trường đất như: rác gồm
cành lá cây, rau, thức ăn thừa, vải vụn, gạch, vữa, polime, túi nylon…. Rác sinh
hoạt thường là hỗn hợp của các chất vô cơ và hữu cơ độ ẩm cao nhiều vi khuẩn
vi trùng gây bệnh. Nước thải sinh hoạt theo cống rãnh đổ ra mương và có thể đổ
ra đồng ruộng kéo theo phân rác và làm ô nhiễm đất.
– Chất thải nông nghiệp: Phân và nước tiểu động vật.
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
8
– Sử dụng dư thừa các sản phẩm hóa học như: Phân bón hóa học, chất
kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, tồn tại lâu trong đất, tích tụ sinh
học, thay đổi cân bằng sinh học.
– Các chất khí độc hại trong không khí như: Ôxit lưu huỳnh, các hợp chất
nitơ… kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất. Một số
loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất.
Ví dụ, các vùng đất gần các nhà máy sản xuất hoá chất Photpho, Flo,
luyện kim dễ bị ô nhiễm vì khói bụi, hàm lượng flo chứa trong khoáng chất
photpho sử dụng ở các nhà máy phân hoá học thường là 2 – 4%, nếu khí thải
không được xử lý thích đáng, có thể làm cho một vùng hàng ngàn km2 đất xung
quanh bị ô nhiễm flo nặng. Ở gần các xưởng luyện kim, vì trong khí thải có
chứa lượng lớn các chất chì, cadimi, crom, đồng… nên vùng đất xung quanh sẽ
bị ô nhiễm bởi những chất này.
– Ngoài những nguồn ô nhiễm trên, các hoạt động tưới không thích đáng,
chặt cây rừng, khai hoang… cũng tạo thành các hiện tượng rửa trôi, bạc mầu,
nhiễm phèn… trong đất.
Tình hình xử lý rác thải
Ngày nay, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, đời sống người dân
không ngừng nâng cao thì vấn đề môi trường luôn là điểm nổi bật và cần phải
quan tâm của tất cả các nước trên thế giới. Rác thải là một phần tất yếu của cuộc
sống, không một hoạt động nào trong sinh hoạt hằng ngày không sinh ra rác. Xã
hội ngày càng phát triển thì số lượng rác thải ra ngày càng nhiều và dần trở
thành mối đe dọa thực sự với đời sống con người.
Ở Việt Nam, nền kinh tế đang trên đà phát triển đời sống của người dân
càng được nâng cao. Môi trường nước ta tiếp tục chịu tác động mạnh mẽ của các
hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và
mở rộng địa giới hành chính đô thị tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, dân số thành thị
tăng nhanh. Cùng với đó, kinh tế phát triển, đời sống người dân tại các khu vực
nông thôn cũng được cải thiện, nhu cầu sinh hoạt, tiêu thụ cũng gia tăng. Tất cả
những vấn đề này bên cạnh việc đóng góp kinh phí cho nguồn ngân sách cũng
đồng thời đưa một lượng lớn chất thải vào môi trường, gây ra những ảnh hưởng
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
9
tiêu cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và mất cân bằng sinh thái, lượng
rác thải phát sinh càng nhiều.
Tuy nhiên, hệ thống quản lý thu gom rác thải chưa thực sự có hiệu quả
gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nhiều nơi. Hiện nay, chỉ ở
các trung tâm lớn như ở thành phố, thị xã mới có công ty môi trường đô thị có
chức năng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, còn tại các vùng nông thôn hầu
như chưa có biện pháp thu gom và xử lý rác thải hữu hiệu.
Tình hình xử lý rác thải Đồng Tháp
Hiện tại, việc xử lý CTRSH ở tỉnh Đồng Tháp vẫn là chôn lấp và đổ đống.
Số rác tồn đọng tại Nhà máy từ tháng 3 năm 2020 đến nay và lượng rác thải
hàng ngày đổ về đây là rất lớn (khoảng 200.000 tấn). Công tác vệ sinh môi
trường cần được cải thiện ngay.
Rác thải tồn đọng tại bãi xử lý rác thải Đập Đá – Cao Lãnh – Đồng Tháp
Nhà máy điện rác – giải pháp thân thiện với môi trường và đạt hiệu quả kinh
tế cao
Trên thế giới tạo ra khoảng 4 tỷ tấn của tất cả các loại chất thải mỗi năm.
Các thành phố một mình tạo ra khoảng 1,5 tỷ tấn chất thải rắn mỗi năm và đây
dự kiến sẽ tăng đến tấn 2,4 tỷ USD vào năm 2025.
Hiện nay, ba phần tư các chất thải được xử lý tại bãi chôn lấp, với chỉ một
phần tư được tái chế
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
10
Việc lấp đầy rác trên một vùng đất là vấn đề môi trường như phân hủy
chất thải rắn tạo ra methane trong khu đô thị, một loại khí nhà kính, và là nước
lọc quặng là một mối đe dọa cho bề mặt và nước ngầm, và nơi mà luật pháp áp
đặt thuế cao cho các bãi rác, việc lấp đầy rác trên một vùng đất là không khả
thi.
Nhà máy đốt rác phát điện biến chất thải thành năng lượng có giá trị và
giảm thiểu sự cần thiết cho việc lấp đầy rác trên một vùng đất.
Sử dụng công nghệ ứng dụng cao, chúng tôi sẽ đề xuất các giải pháp để
sản xuất điện trong các nhà máy bằng cách sử dụng phương pháp sản xuất bền
vững. Điều này tăng thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư để có chi phí kiểm soát
về lâu dài và dựa trên thực tế của các bề mặt có sẵn.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “nhà
máy đốt rác phát điện”tại, tỉnh Đồng Thápnhằm phát huy được tiềm năng thế
mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ
tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ chongànhxử lý rác thảicủahuyện Cao
Lãnh.
III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc
hội;
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
11
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây
dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch
xây dựng;
 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại
Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của
Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;
 Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về
Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận
kết cấu công trình năm 2021.
IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
4.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “nhà máy đốt rác phát điện” theohướnghướng chuyên
nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng, có năng suất, hiệu quả
kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành xử lý rác và sản xuất
điện, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương
cũng như của cả nước.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực huyện Cao Lãnh.
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của huyện Cao Lãnh.
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
12
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
4.2. Mục tiêu cụ thể
 Mục đích chính của Dự án là điều chỉnh từ “công nghệ xử lý và tái chế rác
sang công nghệ đốt rác phát điện” và giải quyết hậu quả (Nhà máy xử lý và tái
chế rác) cũ đã không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường theo yêu cầu
của các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Tháp.
 Điều chỉnh đầu tư Dự án đốt rác phát điện không phát khí thải tại huyện
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, hiệu quả về vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt
(CTRSH) theo phương châm “vô hại, giảm thiểu và có nguồn lực”; cải thiện tình
trạng chất lượng môi trường của địa phương để đạt được mục đích tái chế tài
nguyên; và phát thải không gây ô nhiễm đất, nước ngầm và không khí tại khu
vực bãi rác, theo tiểu chuẩn Châu Âu đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của Việt Nam.
 Phát triển mô hình nhà máy điện rác xử lý rác và sản xuất điện chuyên
nghiệp, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần giải
quyết vấn đề thu gom và xử lý rác cấp bách trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận.
 Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện chất
lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển đô thị bền vững.
 Góp phần xây dựng hệ thống quản lý chất thải sinh hoạt hiện đại, theo đó
chất thải sinh hoạt được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử
lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp.
 Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất
thải, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Thiết lập các điều kiện cần
thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất
thải rắn.
 Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị thu gom, vận chuyển chất
thải sinh hoạt.
 Xây dựng, hoàn chỉnh mạng lưới thu gom chất thả rắn trên địa bàn tỉnh,
đảm bảo đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải sinh hoạt theo hướng tăng cường tái
chế các loại chất thải rắn, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi
trường.
 Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Nhà máy sản xuất điện rác với quy mô công
xuất xử lý 500 tấn chất thải rắn sinh hoạt (MSW)/ngày, công suất phát điện
10MWh, tạo năng lượng điện liên tục và hòa lưới điện, công suất như sau:
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
13
Sản xuất điện rác 69.295.250,0 KWh/năm
Xử lý rác thải 182.500,0 tấn/năm
Tái chế phế liệu (nhựa, kim loại,….) 14.600,0 tấn/năm
 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và huyện
Cao Lãnhnói chung.
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
14
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Vị trí địa lý
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và
là tỉnh duy nhất có địa bàn ở cả hai bờ sông Tiền. Lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp
nằm trong giới hạn tọa độ 10°07’ – 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ – 105°56’ kinh
độ Đông.
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
15
Bản đồ hành chính tỉnh
Đồng Tháp
Phía đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang
Phía tây giáp tỉnh An Giang
Phía nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ
Phía bắc giáp tỉnh Prey Veng của Campuchia và tỉnh Long An.
Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia với
chiều dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông
Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước. Hệ thống đường Quốc lộ 30, 80, 54
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
16
cùng với Quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với Thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh trong khu vực.
Địa hình
Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét
so với mặt biển. Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền
và vùng phía nam sông Tiền.
Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối
thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho
sản xuất lượng thực. Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất
chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn
(chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8,67% diện tích tự nhiên),
nhóm đất cát (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên). Nguồn rừng tại Đồng Tháp chỉ
còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật
rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi.
Khí hậu
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn
tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong
đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình
6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa
mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Những đặc điểm về khí hậu như trên
tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
Kinh tế
Theo Cục Thống kê Đồng Tháp, tốc độ tăng trưởng năm 2022 của tỉnh
ước đạt 9,11%, cao hơn so với các năm trước. Trong đó, khu vực nông - lâm -
thủy sản tăng 1,86%, công nghiệp - xây dựng tăng 13,9%, thương mại - dịch vụ
tăng 12,62%. Tính đến hết tháng 11 đã giải ngân 3.869 tỷ đồng, đạt trên 65%
tổng số vốn phải giải ngân năm 2022. Các địa phương có tiến độ giải ngân cao
như: TP. Sa Đéc đạt trên 90%, TP. Hồng Ngự đạt trên 86%, huyện Tháp Mười
đạt trên 82%.
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
17
Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 627 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất công nghiệp với trên 69.000 lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp
của tỉnh trong năm 2022 ước đạt trên 77.000 tỷ đồng, tăng 13,32% so với năm
2021 và vượt 15% kế hoạch.
Riêng tại Khu công nghiệp Sa Đéc, có 8 doanh nghiệp đang hoạt động
thuộc lĩnh vực chế biến thủy sản với 5.844 lao động và 11 doanh nghiệp sản
xuất thức ăn thủy sản với 1.799 lao động. Sản phẩm thủy sản chế biến và thức
ăn thủy sản có sản lượng tăng so với cùng kỳ năm 2021, nhưng chưa đạt kế
hoạch đề ra như kỳ vọng trong năm 2022.
Dân cư
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt
1.599.504 người, mật độ dân số đạt 495 người/km². Trong đó dân số sống tại
thành thị đạt 290.201 người, chiếm 18,1% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông
thôn đạt 1.309.303 người, chiếm 81,9% dân số. Dân số nam đạt 799.230 người,
trong khi đó nữ đạt 800.274 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa
phương giảm 0,41 ‰. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 38%.
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1. Công nghệ đốt chất thải phát điện trên thế giới và tại Việt Nam
Công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng rãi
do có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác, như giảm được 90-
95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí
nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi...
Xu hướng công nghệ lò đốt chất thải kết hợp phát điện trên thế giới
Lượng chất thải rắn toàn cầu đang tăng lên nhanh chóng, từ hơn 3,5 triệu
tấn mỗi ngày trong năm 2010, và dự kiến sẽ tăng lên hơn 6 triệu tấn mỗi ngày
vào năm 2025. Chất thải từ các thành phố đã đủ để lấp đầy một dòng xe chở
hàng dài 5.000 cây số mỗi ngày. Do đó, việc xử lý chất thải trở thành vấn đề cấp
bách cần giải quyết. Khi việc chôn lấp chất thải trở nên lạc hậu và kém hiệu hiệu
quả, nhiều phương pháp xử lý mới đã được phát triển như đốt, chế biến
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
18
compost... Nhiều quốc gia thậm chí còn tận dụng chất thải để trở thành nguồn
nguyên liệu cho sản xuất điện và gặt hái được nhiều thành công, điển hình là
một số nước Châu Âu, Nhật và Trung Quốc.
Ở Châu Âu: sau khi lệnh cấm chôn lấp chất thải không qua xử lý được
ban hành, nhiều lò đốt chất thải đã được xây dựng để xử lý chất thải rắn (CTR).
Gần đây, một số thành phố đã bắt đầu xây dựng và đưa nhiều lò đốt CTR phát
điện đi vào hoạt động. Tại châu Âu, điện tạo ra từ chất thải được coi là từ một
nguồn năng lượng tái tạo (Renewable Energy Resorce - RES) và nếu cơ sở đốt
chất thải phát điện do tư nhân điều hành thì sẽ được hưởng một số khoản ưu đãi
thuế.
Điển hình của việc áp dụng công nghệ đốt chất thải phát điện là Thụy
Điển: trong số chất thải cần xử lý, lượng chất thải cần phải chôn lấp chỉ chiếm
khoảng 1%, lượng chất thải được tái chế chiếm 47% và lượng chất thải được đốt
để sản xuất nhiệt và điện chiếm 52%. Thụy Điển đã thiết lập mạng lưới đốt chất
thải để thu lại nguồn điện, hoà vào mạng điện Quốc gia và 50% lượng điện năng
tiêu thụ trong nước là từ năng lượng tái tạo.
Để đáp ứng “nhu cầu về chất thải” rất lớn này, người dân Thuỵ Điển đã và
đang thực hiện theo một quy trình phân loại chất thải rất khoa học, kể từ những
năm 1970. Tuy nhiên lượng chất thải trong nước vẫn không đủ, Thuỵ Điển còn
phải nhập khẩu chất thải từ các nước khác. Đây là một chính sách thông minh,
Thuỵ Điển không những tận dụng rất tốt “tài nguyên chất thải”, mà còn được
các nước lân cận trả tiền để “sử dụng” chất thải hộ.
Ở Nhật Bản: So với các nước Châu Âu, Nhật Bản không phải là Quốc gia
đi đầu về tái chế chất thải. Nhưng họ là Quốc gia đi đầu trong việc phân loại
chất thải và xử lý chất thải hiệu quả, trong đó phải kể đến việc đốt chất thải một
cách triệt để bằng công nghệ CFB (Circulating fluidized bed - Công nghệ đốt
hóa lỏng tầng sôi).
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
19
Công nghệ CFB xử lý chất thải bằng cách vùi chất thải vào một lớp cát,
sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò, cùng một số hóa
chất khác để tiêu hủy chất thải. Chất thải bên trong lò sẽ được đối lưu liên tục,
và sẽ bị tiêu huỷ hết trong thời gian rất nhanh, kể cả những vật liệu khó tiêu hủy.
Không chỉ vậy, công nghệ này cũng giúp lượng khí thải như NO và NO2 giảm
đi rất nhiều, cùng giá thành rẻ hơn những loại hình khác. Lượng nhiệt năng sau
khi đốt cũng được sử dụng để sản xuất điện. (1)
Ở Trung Quốc: Đốt chất thải phát điện trở thành xu thế mới tại Trung
Quốc. Do nền kinh tế phát triển nhanh chóng và tốc độ đô thị hóa cao, mỗi năm
Trung Quốc thải ra 250 triệu tấn chất thải. Chất thải sinh hoạt một mặt đang tạo
áp lực rất lớn đối với môi trường và sự phát triển của đô thị, mặt khác lại là
nguồn tài nguyên đem lại lợi ích kinh tế to lớn. Việc khai thác chất thải cũng trở
thành bộ phận cấu thành quan trọng của ngành công nghiệp bảo vệ môi trường
tại quốc gia này.
Công tác xử lý đốt chất thải đô thị của Trung Quốc phát triển khá nhanh,
khả năng xử lý đốt chất thải của năm 2011 tăng gấp 33 lần so với năm 2000, đạt
940 tấn/ngày. Đến cuối năm 2012, có 142 nhà máy đốt chất thải sinh hoạt phát
điện đã được xây dựng và đưa vào vận hành hoạt động, tổng quy mô xử lý là
124 nghìn tấn, tổng công suất lắp đặt khoảng 2.600 MW. Phát điện nhờ chất thải
tại Trung Quốc có bước khởi đầu khá muộn. Nhà máy phát điện nhờ chất thải
đầu tiên được đưa vào vận hành năm 1987, thiết bị kỹ thuật chủ yếu đều nhập từ
nước ngoài.
Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng từ thiết bị lò đốt nhập khẩu đến lò chế
tạo trong nước rồi đến lò hơi tầng sôi tuần hoàn đã khiến cho ngành công nghiệp
phát điện nhờ chất thải tại Trung Quốc đi từ không đến có, đồng thời đạt được
sự phát triển nhanh chóng. Hiện tại, số lượng hệ thống đốt chất thải mới xây tại
Trung Quốc đã chiếm hơn một nửa của thế giới. Hiện nay, khả năng đốt chất
thải phát điện trên toàn Trung Quốc có thể đạt trên 310 nghìn tấn/ngày. (2)
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
20
Xu hướng công nghệ lò đốt chất thải kết hợp phát điện ở Việt Nam
Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn
ra mạnh mẽ, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đang gia tăng cả về khối lượng và
chủng loại. Cả nước phát sinh trung bình 64.658 tấn CTRSH, trong đó khu vực
đô thị chiếm 55%, khu vực nông thôn chiếm 45%. Tỷ lệ thu gom và xử lý
CTRSH tại khu vực đô thị trung bình đạt 92% và khu vực nông thôn đạt 66%,
trong số chất thải rắn thu gom được, khoảng 71% (tương đương 35.000
tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (chưa tính lượng bã thải từ các
cơ sở chế biến compost và tro xỉ phát sinh từ các lò đốt); 16% (tương đương
7.900 tấn/ngày) được xử lý tại các nhà máy chế biến compost; 13% (tương
đương 6.400 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp đốt.
Để xử lý lượng chất thải rắn này, hiện trên cả nước có 1.322 cơ sở xử lý
CTRSH, gồm 381 lò đốt CTRSH, 37 dây chuyền chế biến compost, 904 bãi
chôn lấp, trong đó có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Một số cơ sở áp
dụng phương pháp đốt CTRSH kết hợp nhiều phương pháp xử lý, trong đó phải
kể đến phương pháp đốt thu hồi năng lượng phát điện.
Quy trình công nghệ đốt chất thải phát điện như sau: lò đốt được trang bị
hệ thống trao đổi nhiệt và nồi hơi để thu hồi nhiệt năng từ việc đốt CTRSH. Hơi
nước sinh ra được sử dụng để chạy tua-bin phát điện. Về cơ bản có thể coi nhà
máy đốt CTRSH phát điện là một nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu là
CTRSH. Hiện nay, nhiều nhà máy, tổ chức tại Việt Nam đã lựa chọn nghiên cứu
áp dụng công nghệ đốt chất thải phát điện trong xử lý CTRSH. Điển hình có
Khu xử lý CTR ấp Trường Thọ, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai của Cần Thơ,
Nhà máy phân loại xử lý CTRSH, sản xuất điện và phân bón khoáng hữu cơ xã
Lý Trạch, huyện Bố Trạch của Quảng Bình, Khu liên hợp xử lý chất thải Nam
Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội (nhà máy NEDO) với công suất xử lý 75 tấn/ngày chất
thải công nghiệp và nguy hại, đồng thời tận dụng phát điện với công suất 1.930
kW... Nhiều địa phương khác đang trong quá trình nghiên cứu để đầu tư như Hà
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
21
Nội với 2 dự án lớn gồm: Nhà máy Đốt chất thải phát điện công suất 4.000
tấn/ngày tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, vận hành trong năm 2021; và
Nhà máy Đốt chất thải phát điện công suất 1.500 tấn/ngày tại Khu xử lý chất
thải rắn Xuân Sơn, dự kiến vận hành từ tháng 4/2023; Thành phố Hồ Chí Minh
với dự án Nhà máy đốt chất thải phát điện Tâm Sinh Nghĩa tại Khu xử lý chất
thải Tây Bắc xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, có công suất xử lý đốt chất thải phát
điện 2.000 tấn/ngày đêm; Đồng Nai với dự án Điện chất thải Vĩnh Tân có công
suất xử lý 600 tấn chất thải/ngày, công suất phát điện 30MW...
2.2. Quy hoạch điện VIII: Bước đột phá chuyển dịch năng lượng
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến
năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) do Viện Năng lượng, Bộ Công Thương soạn
thảo đã được chỉnh sửa sau các lần hội thảo, góp ý của các tổ chức chuyên môn,
các chuyên gia năng lượng trong và ngoài nước, nhận xét và đánh giá của Hội
đồng thẩm định quốc gia. Từ thực tế giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy phát triển
nguồn điện chưa phù hợp với sự phân bổ và phát triển phụ tải, hy vọng Quy
hoạch điện lần này sẽ đáp ứng được nhu cầu phụ tải, trong đó, đặc biệt là cơ cấu
nguồn điện phù hợp với cam kết đưa phát thải ròng về không vào năm 2050.
Căn cứ Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020 về
định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo đó Nghị quyết xác định rõ và toàn diện hơn
về nhiệm vụ bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và vai trò của phát triển năng
lượng quốc gia, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển năng
lượng, đặc biệt là kinh tế tư nhân, kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp độc
quyền, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế
tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch. Nghị quyết cũng quy định tỷ lệ nguồn
năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20% năm 2030 và
25 - 30% năm 2045, tương ứng tỷ lệ điện năng của năng lượng tái tạo (NLTT)
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
22
trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc là khoảng 30% năm 2030 và 40% năm
2045.
Trên cơ sở các yêu cầu cụ thể đó, Dự thảo Quy hoạch điện VIII (Dự thảo
tháng 2/2021) đã đề xuất phát triển cơ cấu công suất các loại hình nguồn điện
như sau (xem bảng 1):
Công suất các loại hình nguồn điện dự kiến quy hoạch đến năm 2045
(Kịch bản phụ tải cơ sở). Đơn vị: MW.
Chỉ tiêu/năm 2025 2030 2035 2040 2045
Tổng công suất đặt 102193 137662 190391 233816 276601
Nhiệt điện than 29523 37323 43843 48383 49918
TBKHH+NĐ khí nội chuyển dùng LNG 9054 10636 7900 7900 7900
TBKHH sử dụng LNG mới 2700 12550 27650 32900 38150
Nguồn linh hoạt chạy khí (ICE+SCGT) 600 1400 4900 10800 15600
Nhiệt điện+TBK dầu 898 138 0 0 0
Thủy điện (bao gồm cả thủy điện nhỏ) 24497 24792 25092 25092 25092
Điện gió trên bờ 11320 16010 23110 30910 39610
Điện gió ngoài khơi 0 2000 9000 15000 21000
Điện mặt trời 17240 18640 30290 42340 55090
Điện sinh khối 2050 3150 3860 4150 5310
Nguồn lưu trữ 0 1200 4150 6000 7800
Nhập khẩu 3508 5677 5677 5677 5677
Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp
quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow (Vương quốc Anh) đầu tháng 11
năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra tuyên bố Việt
Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 với nỗ lực cao của quốc
gia và với sự hỗ trợ hiệu quả về công nghệ và tài chính từ quốc tế. Đây là thể
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
23
hiện quyết tâm và cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh
chuyển đổi kinh tế nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu toàn cầu,
trong đó Việt Nam là một trong số ít nước phải chịu hậu quả nặng nề nhất. Phát
thải khí nhà kính từ các hoạt động năng lượng gây ô nhiễm môi trường, là tác
nhân trực tiếp dẫn tới biến đổi khí hậu (BĐKH) và tạo ra các yếu tố rủi ro tiềm
ẩn cho sự phát triển bền vững của quốc gia. COP26 đã hoàn thành các nội dung
quan trọng và kết thúc tại Glasgow (Vương quốc Anh) vào ngày 13/11/2021 với
gần 200 quốc gia đồng thuận với Hiệp ước Khí hậu Glasgow để giữ cho mục
tiêu khống chế mức tăng nhiệt ở 1,50C, nhận định các tồn tại và hoàn thiện các
phần chưa được thống nhất của Thỏa thuận Paris. Để đạt được mục tiêu này cần
đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng
sạch thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch.
Sau Hội nghị COP26, thực hiện cam kết đưa phát thải ròng về không vào
năm 2050 như Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố, Viện Năng lượng - cơ quan
soạn thảo Quy hoạch điện VIII đã tính toán lại cơ cấu phát triển nguồn điện giai
đoạn 2021 - 2045 như sau (xem bảng 2). Với nhiệt điện than, lãnh đạo Chính
phủ yêu cầu rà soát lại quy hoạch nguồn điện này sau năm 2030 theo hướng
chuyển đổi nhiên liệu hoặc không tiếp tục phát triển nếu dự án không có các
ràng buộc, có nguy cơ gây thiệt hại về kinh tế. Đặc biệt, lãnh đạo Chính phủ
cũng yêu cầu cân nhắc tăng thêm quy mô điện gió ngoài khơi và nghiên cứu cơ
chế, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn điện này.
Công suất các loại hình nguồn điện dự kiến quy hoạch đến năm 2045
(Kịch bản phụ tải cao). Đơn vị: MW. Dự thảo tháng 11/2021.
Chỉ tiêu/năm 2025 2030 2035 2040 2045
Tổng công suất đặt 106521 155922 213517 277487 333587
Nhiệt điện than 29679 39699 43149 43149 43149
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
24
Chỉ tiêu/năm 2025 2030 2035 2040 2045
TBKHH+NĐ khí nội chuyển dùng
LNG
10907 14783 14783 14783 14783
TBKHH sử dụng LNG mới 3500 22400 36750 51150 55750
Nguồn linh hoạt chạy khí
(ICE+SCGT)
0 200 3200 11100 20700
Nhiệt điện+TBK dầu 898 138 0 0 0
Thủy điện (bao gồm cả thủy điện
nhỏ)
25529 26113 28826 29736 30936
Điện gió trên bờ 12070 17338 25538 31638 38838
Điện gió ngoài khơi 0 4000 10000 23000 36000
Điện mặt trời 18040 21390 35740 50540 63640
Điện sinh khối 1170 1520 3890 4650 5250
Nguồn lưu trữ 0 2400 3900 7500 13500
Nhập khẩu 4728 5742 5742 10242 10242
So sánh bảng 2 với bảng 1 cho thấy:
- Tỷ trọng công suất nhiệt điện than năm 2030 (theo bản Dự thảo tháng
11/2021) chiếm 25,3% cơ cấu công suất toàn hệ thống, thấp hơn tính toán theo
bản Dự thảo tháng 2/2021 và tháng 10/2021 tương ứng là 1,3% và 3%.
- Nhiệt điện khí chiếm tỷ trọng 24%, cao hơn tính toán theo bản Dự thảo
tháng 2/2021 và tháng 10/2021 là 1,7%.
- Nguồn NLTT (không kể thủy điện) chiếm tỷ trọng 27,4%, tương đương
với Dự thảo tháng 2/2021, nhưng cao hơn so với tính toán theo bản Dự thảo
tháng 10/2021 là 2,5%.
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
25
- Phát triển nguồn thủy điện so với bản Dự thảo tháng 2/2021 đến năm
2030 là 5,3% và năm 2045 tăng 19,2%.
- Nguồn lưu trữ (bao gồm thủy điện tích năng và pin tích năng) so với bản
Dự thảo tháng 2/2021 đến năm 2030 tăng gấp đôi và năm 2045 tăng hơn 73%.
Tại Hội thảo “Phát triển điện gió ngoài khơi vì tương lai năng lượng sạch
của Việt Nam” do Ban kinh tế Trung ương và Hội đồng năng lượng gió toàn cầu
đồng chủ trì đã diễn ra tại Hà Nội (ngày 16/12/2021), đại diện Bộ Công Thương
xác nhận: Căn cứ vào tiềm năng điện gió ngoài khơi và nhu cầu phát triển
NLTT, dự thảo Quy hoạch điện VIII đã dự kiến xây dựng điện gió ngoài khơi
đến năm 2030 với tổng công suất đạt 5.000 MW và đến năm 2045 là 41.000
MW, so với Dự thảo tháng 2/2021 có mức tăng tương ứng là 150% (năm 2030)
và 95% (năm 2045). Đặc biệt đến tháng 12/2020 QHĐ VIII dự kiến quy mô
nhiệt điện than ở mức dưới 40 GW tới năm 2030 và không xây dựng thêm nhiệt
điện than sau năm 2030.
Như vậy rõ ràng Dự thảo Quy hoạch điện VIII đã xác định vai trò nguồn
năng lượng tái tạo và lưu trữ điện năng trong phát triển cơ cấu nguồn điện toàn
hệ thống nhằm tiến tới đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Phát
triển NLTT trong đó đáng chú ý là điện gió ngoài khơi với tiềm năng kinh tế -
kỹ thuật đạt 162 GW, lớn hơn cả tổng công suất đặt của hệ thống vào năm 2030
được dự báo là 155, 9 GW (kịch bản phụ tải cao), tuy nhiên dự thảo mới chỉ đề
xuất xây dựng 5 GW vào năm 2030 và 41 GW vào năm 2045 là khá thấp so với
tiềm năng. Đến năm 2045, với công suất dự kiến xây dựng 41 GW, điện gió
ngoài khơi sẽ chiếm 12% trong cơ cấu nguồn toàn hệ thống. Hiện nay nhiều địa
phương trong cả nước đã đề xuất phát triển điện gió ngoài khơi với Bộ Công
Thương và Chính phủ, với tổng công suất lên tới trên 110 GW. Theo ý kiến của
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
26
Bộ Công Thương, công suất điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch VIII sau năm
2030 có thể phát triển nhiều hơn nữa nếu "điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho phép".
Đi đôi với phát triển nguồn điện từ NLTT, sẽ phát triển hệ thống pin lưu
trữ năng lượng nhằm góp phần giảm công suất cực đại vào giờ cao điểm của hệ
thống điện, giảm tình trạng lưới điện bị quá tải hoặc giảm nhu cầu đầu tư nguồn
điện và hạ tầng lưới điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải cho một số ít giờ cao điểm,
qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống điện. Rõ ràng, Quy hoạch điện
VIII (dự thảo tháng 11 và 12 năm 2021) đã đồng loạt tăng tỷ trọng NLTT lên
mức cao hơn so với các bản dự thảo trước đó, kể cả nguồn năng lượng tái tạo
truyền thống như thủy điện và bổ sung nguồn phát điện mới, đó là lưu trữ năng
lượng (thực tế là 2 dự án thủy điện tích năng Bác Ái và Phước Hòa với quy mô
mỗi dự án 1.200 MW).
Cơ chế nào để phát triển hệ thống tích trữ năng lượng và điện gió ngoài
khơi?
Để hiện thực hóa việc phát triển hệ thống tích trữ năng lượng và điện gió
ngoài khơi như mục tiêu trong Quy hoạch điện VIII đề ra cần tổng kết kinh
nghiệm phát triển điện mặt trời và điện gió trong năm 2020 và năm 2021.
Đánh giá kết quả tăng trưởng vượt bậc về lắp đặt điện mặt trời trong năm
2020 và tổng công suất điện gió trước ngày 1/11/2021 dễ dàng nhận thấy, cơ chế
khuyến khích của Chính phủ đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của điện mặt
trời và điện gió.
Với các cơ chế khuyến khích (Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày
11/4/2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng
Chính phủ - xem bảng 3), điện mặt trời đã có sự phát triển bùng nổ trong năm
2019 và đặc biệt là năm 2020, góp phần bổ sung nguồn điện quan trọng, đảm
bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
27
Tính đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời trên cả nước
đã đạt khoảng 19.400 MWp (tương đương 16.500 MW). Đối với điện gió, giá
FIT cũng là “cú hích” để các dự án loại hình năng lượng này phát triển mạnh.
Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ-
TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế
hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam (xem bảng 3). Tính đến thời
điểm 31 tháng 10 năm 2021 đã có 84 dự án điện gió (so với 106 dự án đăng ký)
với tổng công suất 3.980,265 MW được đưa vào vận hành thương mại.
Tổng hợp cơ chế khuyến khích phát triển điện tái tạo hiện hành.
Loại hình NLTT
Loại hình
công nghệ
Cơ chế
khuyến khích
và hiệu lực
Giá bán
(chưa VAT)
Thủy điện nhỏ
(dưới 30MW)
Sản xuất điện
Biểu giá chi
phí tránh được
Biểu giá CPTĐ được
Bộ CT công bố hàng
năm
Điện gió (cho các dự
án vào vận hành trước
tháng 11/2021)
Dự án trên đất
liền
FIT cho 20
năm
8,5 USCents/kWh
Dự án ngoài
khơi
FIT cho 20
năm
9,8 USCents/kWh
Sinh khối
Đồng phát
nhiệt- điện
FIT cho 20
năm
7,03 USCents/kWh
Không phải
Đồng phát
nhiệt- điện
FIT cho 20
năm
8,47 USCents/kWh
Điện từ chất thải
Thiêu đốt
FIT cho 20
năm
10,05 USCents/kWh
Chôn lấp
FIT cho 20
năm
7,28 USCents/kWh
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
28
Loại hình NLTT
Loại hình
công nghệ
Cơ chế
khuyến khích
và hiệu lực
Giá bán
(chưa VAT)
Điện mặt trời
ĐMT nổi
FIT cho 20
năm
7,69 USCents/kWh
ĐMT mặt đất
FIT cho 20
năm
7,09 USCents/kWh
ĐMT mái nhà
FIT cho 20
năm
8,38 USCents/kWh
Ngoài các cơ chế khuyến khích về giá mua điện như nêu trên, các dự án
NLTT ở Việt Nam còn có thể được hưởng các cơ chế hỗ trợ khác như ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu thiết bị, ưu đãi về sử dụng đất và
tiếp cận tài chính...
Cơ chế khuyến khích cho dự án điện tái tạo nối lưới tại Việt Nam.
STT
Cơ chế khuyến
khích tài chính
Mức độ
1 Thuế TNDN
Thuế suất TNDN:
- 4 năm đầu kể từ năm có thu nhập chịu thuế: 0%
- 9 năm tiếp theo: 5%
- 2 năm tiếp theo: 10%
- Các năm còn lại: 20%
2 Thuế nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu làm tài sản cố định, vật liệu và
bán thành phẩm không được sản xuất trong nước.
Nhà đầu tư nên kiểm tra Danh mục các hàng hóa và sản
phẩm được miển thuế nhập khẩu hàng năm được Bộ
KHĐT công bố.
3 Sử dụng đất Tiền thuê đất ưu đãi theo quy định của tỉnh.
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
29
STT
Cơ chế khuyến
khích tài chính
Mức độ
4
Phí bảo vệ môi
trường
0%
5 Đầu tư
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho vay lên tới
70% tổng chi phí đầu tư với lãi suất tương đương với
mức lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng
với 1%/năm.
Phát triển điện gió nói chung, trong đó có điện gió ngoài khơi sẽ tạo thành
một nền công nghiệp điện gió với chuỗi cung ứng phụ trợ. Điện gió ngoài khơi
có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch chạy phụ tải nền với độ biến động thấp hơn,
tính ổn định cao hơn và khả năng dự đoán cao hơn so với các nguồn NLTT
khác, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh năng lượng. Tuy nhiên, giá FIT cho
điện gió, trong đó có điện gió ngoài khơi đã hết hiệu lực từ tháng 11/2021. Liệu
có cần gia hạn giá FIT để tạo “cú hích” tiếp tục cho điện gió ngoài khơi? Hiện
tại các địa phương đã đăng ký phát triển hàng trăm MW dự án điện gió ngoài
khơi, do vậy đề nghị bước tiếp theo cần thực hiện cơ chế đấu thầu sớm, vì nếu
tiếp tục gia hạn giá FIT sẽ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt, lãng phí nguồn lực
không cần thiết?
Điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới ở Việt Nam, do vậy cần đánh giá tiềm
năng và điều kiện, chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi, trên cơ sở đó, khuyến
nghị các chính sách và giải pháp phát triển như về thu hút vốn; xây dựng chuỗi
giá trị về công nghiệp chế tạo, xây lắp và các dịch vụ liên quan, phát triển cảng,
tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư...
Đối với việc phát triển hệ thống tích trữ năng lượng và điện gió ngoài
khơi không những phải bổ sung thêm các quy định, chính sách phù hợp mà có
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
30
thể cần thêm những cơ chế chính sách, đặc biệt có các cơ chế chia sẻ rủi ro thì
chắc chắn sự chuyển dịch năng lượng sẽ thành công.
Kết luận:
Rõ ràng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm
nhìn đến năm 2045 đâu chỉ là những con số để định hướng phát triển điện lực
trong giai đoạn 10 năm tới mà đây còn là bước đột phá chuyển dịch năng lượng
nước ta. Cơ cấu nguồn điện phù hợp hơn, giảm năng lượng hoá thạch, tăng năng
lượng tái tạo, năng lượng sạch, đặc biệt là có phương án thêm điện gió ngoài
khơi và hệ thống lưu trữ năng lượng trong tổng cơ cấu nguồn.
Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử - đó là lựa chọn phát triển điện
gió ngoài khơi và sẽ mở ra ngành công nghiệp điện gió trong tương lai. Điều này
phù hợp với các cam kết của Việt Nam tại hội nghị COP 26 về giảm phát thải
carbon, bảo vệ môi trường. Tỷ trọng ngày càng tăng của điện mặt trời và điện
gió, đặc biệt là điện gió ngoài khơi đòi hỏi phải áp dụng các giải pháp linh hoạt
về kinh tế và kỹ thuật. Bây giờ chính là lúc để thay đổi hệ thống đáp ứng với sự
thay đổi về cơ cấu nguồn phát. Tính linh hoạt đã được xem là nguyên tắc chủ
đạo trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển điện trong giai đoạn 2021 -
2030.
Pin lưu trữ năng lượng, thủy điện tích năng, phát triển thêm các nguồn
thủy điện, trong đó có việc mở rộng thêm công suất một số nhà máy thủy điện
đang vận hành; phát triển công nghiệp khí hydro; chuyển đổi nhiên liệu từ than
sang gas sẽ tăng tính linh hoạt vận hành hệ thống điện là sự chuyển dịch tất yếu
của ngành năng lượng nước ta.
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
31
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
TT Nội dung Diện tích
Tầng
cao
Diện tích
sàn
ĐVT
I Xây dựng 100.000,0 m2
1
Nhà máy chính đốt rác sản xuất
điện
5.000,0 1 5.000,0 m2
2 Nhà xưởng phụ trợ kiên cố 4.500,0 5 22.500,0 m2
3
Nhà xưởng tái chế nhựa và kho
thành phẩm
3.000,0 1 3.000,0 m2
4 Khu phân loại rác 2.000,0 - - m2
5 Hố nhập và nhận nguyên liệu 1.000,0 - - m2
6 Trạm cân 150,0 - - m2
7 Bể xử lý nước thải 500,0 - - m2
8 Trạm điện biến áp 70,0 1 70,0 m2
9 Nhà vệ sinh công nhân 30,0 1 30,0 m2
10 Nhà để xe công nhân và khách 200,0 1 200,0 m2
11 Nhà ăn 150,0 1 150,0 m2
12
Văn phòng quản lý điều hành,
phòng họp hội thảo
300,0 2 600,0 m2
13 Kho 500,0 1 500,0 m2
14 Nhà bảo vệ 20,0 1 20,0 m2
15 Nhà rửa xe và khử trùng 150,0 1 150,0 m2
16 Bể cấp nước sạch 100,0 - - m2
17 Hồ sinh thái 1.000,0 - - m2
18 Công viên hồ sinh thái 1.000,0 - - m2
19 Đường nội bộ 2.000,0 - - m2
20 Nhà nghỉ cán bộ, công nhân 1.000,0 1 1.000,0 m2
21 Nhà máy phát điện dự phòng 100,0 1 100,0 m2
22 Nhà trạm bơm pccc 100,0 1 100,0 m2
23 Vườn cây xanh 500,0 - - m2
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
32
TT Nội dung Diện tích
Tầng
cao
Diện tích
sàn
ĐVT
24 Đường xe vận chuyển rác 3.000,0 - - m2
25 Đất dự trữ 73.630,0 - - m2
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
- Hệ thống PCCC Hệ thống
II Thiết bị
1 Thiết bị văn phòng, nội thất Trọn Bộ
2
Dây chuyền phân loại rác,
nghiền rác, khử mùi
Trọn Bộ
3
Dây chuyền nhiệt điện, sản
xuất điện
Trọn Bộ
4
Thiết bi vận tải, vận chuyển nội
bộ
Trọn Bộ
5 Thiết bị hạ tầng kỹ thuật Trọn Bộ
6 Thiết bị khác Trọn Bộ
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
33
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng)
TT Nội dung Diện tích
Tầng
cao
Diện tích
sàn
ĐVT Đơn giá
Thành tiền
sau VAT
I Xây dựng 100.000,0 m2
239.229.250
1 Nhà máy chính đốt rác sản xuất điện 5.000,0 1 5.000,0 m2
4.711 23.555.000
2 Nhà xưởng phụ trợ kiên cố 4.500,0 5 22.500,0 m2
6.393 143.842.500
3
Nhà xưởng tái chế nhựa và kho thành
phẩm
3.000,0 1 3.000,0 m2
4.711 14.133.000
4 Khu phân loại rác 2.000,0 - - m2
1.850 3.700.000
5 Hố nhập và nhận nguyên liệu 1.000,0 - - m2
1.850 1.850.000
6 Trạm cân 150,0 - - m2
2.800 420.000
7 Bể xử lý nước thải 500,0 - - m2
3.800 1.900.000
8 Trạm điện biến áp 70,0 1 70,0 m2
3.800 266.000
9 Nhà vệ sinh công nhân 30,0 1 30,0 m2
4.460 133.800
10 Nhà để xe công nhân và khách 200,0 1 200,0 m2
1.741 348.200
11 Nhà ăn 150,0 1 150,0 m2
4.460 669.000
12
Văn phòng quản lý điều hành, phòng
họp hội thảo
300,0 2 600,0 m2
6.614 3.968.400
13 Kho 500,0 1 500,0 m2
3.046 1.523.000
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
34
TT Nội dung Diện tích
Tầng
cao
Diện tích
sàn
ĐVT Đơn giá
Thành tiền
sau VAT
14 Nhà bảo vệ 20,0 1 20,0 m2
4.460 89.200
15 Nhà rửa xe và khử trùng 150,0 1 150,0 m2
1.741 261.150
16 Bể cấp nước sạch 100,0 - - m2
3.800 380.000
17 Hồ sinh thái 1.000,0 - - m2
1.100 1.100.000
18 Công viên hồ sinh thái 1.000,0 - - m2
1.100 1.100.000
19 Đường nội bộ 2.000,0 - - m2
1.500 3.000.000
20 Nhà nghỉ cán bộ, công nhân 1.000,0 1 1.000,0 m2
4.460 4.460.000
21 Nhà máy phát điện dự phòng 100,0 1 100,0 m2
4.000 400.000
22 Nhà trạm bơm pccc 100,0 1 100,0 m2
3.800 380.000
23 Vườn cây xanh 500,0 - - m2
1.500 750.000
24 Đường xe vận chuyển rác 3.000,0 - - m2
3.000 9.000.000
25 Đất dự trữ 73.630,0 - - m2
-
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống 5.750.000 5.750.000
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 5.950.000 5.950.000
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 5.050.000 5.050.000
- Hệ thống PCCC Hệ thống 5.250.000 5.250.000
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
35
TT Nội dung Diện tích
Tầng
cao
Diện tích
sàn
ĐVT Đơn giá
Thành tiền
sau VAT
II Thiết bị 1.216.180.000
1 Thiết bị văn phòng, nội thất Trọn Bộ 5.160.000 5.160.000
2
Dây chuyền phân loại rác, nghiền rác,
khử mùi
Trọn Bộ 187.600.000 187.600.000
3 Dây chuyền nhiệt điện, sản xuất điện Trọn Bộ 844.200.000 844.200.000
4 Thiết bi vận tải, vận chuyển nội bộ Trọn Bộ 121.940.000 121.940.000
5 Thiết bị hạ tầng kỹ thuật Trọn Bộ 56.280.000 56.280.000
6 Thiết bị khác Trọn Bộ 1.000.000 1.000.000
III Chi phí quản lý dự án 1,222
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
17.787.059
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 30.464.563
1
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi
0,131
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
1.906.352
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,375
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
5.461.338
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,313 GXDtt * ĐMTL% 3.141.098
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 0,788 GXDtt * ĐMTL% 1.884.659
5
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi
0,023
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
340.340
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
36
TT Nội dung Diện tích
Tầng
cao
Diện tích
sàn
ĐVT Đơn giá
Thành tiền
sau VAT
6
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu
khả thi
0,065
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
952.953
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,111 GXDtt * ĐMTL% 266.705
8 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 0,107 GXDtt * ĐMTL% 254.883
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 1,586 GXDtt * ĐMTL% 3.794.999
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,351 GTBtt * ĐMTL% 4.269.229
11
Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi
trường
TT 8.192.007
V Chi phí vốn lưu động TT 20.148.652
VI Chi phí dự phòng 5% 76.190.476
Tổng cộng 1.600.000.000
Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm
2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021, Thông tư
số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư
xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31
tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
37
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án“nhà máy đốt rác phát điện” được thực hiệntại tỉnh Đồng Tháp.
Vị trí thực hiện dự án
4.2. Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Vị trí thực hiện dự án
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
38
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích
Tầng
cao
Diện
tích sàn
ĐVT
I Xây dựng 100.000,0 m2
1
Nhà máy chính đốt rác sản xuất
điện
5.000,0 1 5.000,0 m2
2 Nhà xưởng phụ trợ kiên cố 4.500,0 5 22.500,0 m2
3
Nhà xưởng tái chế nhựa và kho
thành phẩm
3.000,0 1 3.000,0 m2
4 Khu phân loại rác 2.000,0 - - m2
5 Hố nhập và nhận nguyên liệu 1.000,0 - - m2
6 Trạm cân 150,0 - - m2
7 Bể xử lý nước thải 500,0 - - m2
8 Trạm điện biến áp 70,0 1 70,0 m2
9 Nhà vệ sinh công nhân 30,0 1 30,0 m2
10 Nhà để xe công nhân và khách 200,0 1 200,0 m2
11 Nhà ăn 150,0 1 150,0 m2
12
Văn phòng quản lý điều hành,
phòng họp hội thảo
300,0 2 600,0 m2
13 Kho 500,0 1 500,0 m2
14 Nhà bảo vệ 20,0 1 20,0 m2
15 Nhà rửa xe và khử trùng 150,0 1 150,0 m2
16 Bể cấp nước sạch 100,0 - - m2
17 Hồ sinh thái 1.000,0 - - m2
18 Công viên hồ sinh thái 1.000,0 - - m2
19 Đường nội bộ 2.000,0 - - m2
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
39
TT Nội dung Diện tích
Tầng
cao
Diện
tích sàn
ĐVT
20 Nhà nghỉ cán bộ, công nhân 1.000,0 1 1.000,0 m2
21 Nhà máy phát điện dự phòng 100,0 1 100,0 m2
22 Nhà trạm bơm pccc 100,0 1 100,0 m2
23 Vườn cây xanh 500,0 - - m2
24 Đường xe vận chuyển rác 3.000,0 - - m2
25 Đất dự trữ 73.630,0 - - m2
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt
2.1.1. Nguồn phát sinh rác thải
- Từ mỗi cơ thể sống.
- Từ các khu dân cư (một hộ, nhiều hộ…), phần lớn do sinh hoạt.
- Từ thương mại (các cửa hàng, chợ…)
- Từ các khu trống của đô thị (bến xe, công viên…)
- Từ khu công nghiệp (công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp
hoá học, công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng…)
- Từ nông nghiệp.
- Từ các khu vực xử lý rác.
Các nguồn sinh ra rác thải
Nguồn Nơi sinh ra rác thải Loại rác thải
Dân cư
Nhà riêng, nhà tập thể, nhà cao
tầng, khu tập thể…
Rác thực phẩm, giấy thải, các
loại chất thải khác
Thương mại
Nhà hàng, khách sạn, nhà
nghỉ, các cơ sở buôn bán, sửa
chữa…
Rác thực phẩm, giấy thải, các
loại chất thải khác
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
40
Nguồn Nơi sinh ra rác thải Loại rác thải
Công nghiệp,
xây dựng
Từ các nhà máy, xí nghiệp, các
công trình xây dựng…
Rác thực phẩm, xỉ than, giấy
thải, vải, đồ nhựa, chất thải
độc hại
Khu trống
Công viên, đường phố, xa lộ,
sân chơi, bãi tắm, khu giải
trí…
Các loại chất thải bình thường
Nông nghiệp
Đồng ruộng, vườn ao, chuồng
trại…
Phân rác, rơm rạ, thức ăn, chất
thải nguy hiểm
Khu vực xử lý
chất thải
Từ các quá trình xử lý nước
thải, xử lý công nghiệp
Các chất thải, chủ yếu là bùn,
cát đất…
Từ bảng trên cho thấy rác thải sinh hoạt phát sinh rất nhiều trong các hoạt
động phục vụ đời sống của con người chủ yếu rác thải sinh hoạt là rác hữu cơ.
Các rác thải trên thường được đổ thải lẫn lộn và cuối cùng được công ty thu gom
đến bãi thải của thành phố và xử lý.
Phân loại rác thải sinh hoạt
Tùy thuộc vào nguồn gốc phát sinh và tính chất của rác thải sinh hoạt mà
có nhiều cách phân loại rác thải sinh hoạt khác nhau, sau đây là một số cách
phân loại cơ bản:
Dựa vào hàm lượng hữu cơ, vô cơ ta có thể chia như sau:
Rác hữu cơ: là những loại rác thải trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.
Rác vô cơ: được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái
chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại, như:
giấy, bìa các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, nhôm…). Hay các loại
nhựa (vỏ chai, đồ nhựa gia dụng) … Còn lại các loại rác không tái chế là phần
thải bỏ. Loại thủy tinh: chai, lọ...
Thành phần và tính chất của rác thải sinh hoạt.
Theo đánh giá của những nhà nghiên cứu và khoa học thì rác thải sinh
hoạt chủ yếu chứa các chất hữu cơ khá cao tiếp đó là các chất vô cơ.
Thành phần cụ thể được thể hiện như bảng dưới đây:
Thành phần vật lý của rác thải sinh hoạt ở một số tỉnh Việt Nam
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
41
(% theo trọng lượng)
Thành phần Hà Nội Hải Phòng Huế Đà Nẵng Hồ Chí Minh
Chất thải hữu cơ 57.30 56.37 77.10 68.47 63.67
Giấy 5.95 4.98 1.92 5.07 7.34
Vải 3.79 4.85 2.80 1.55 2.99
Gỗ 4.57 4.32 0.59 2.79 4.39
Plastic 10.96 12.81 12.47 11.36 14.19
Da và cao su 0.18 1.48 0.28 0.23 0.69
Kim loại 0.56 0.36 0.40 1.45 0.48
Thủy tinh 3.47 1.52 0.39 0.14 0.63
Sứ 0.82 0.86 0.79 0.79 0.76
Đất và cát 5.86 3.02 1.70 6.75 1.84
Xỉ than 2.72 5.88 0.00 0.00 0.42
Chất thải nguy hại 0.49 0.05 0.00 0.02 0.04
Bùn 2.98 2.15 1.46 1.35 2.41
Khác 0.31 2.50 0.00 0.03 0.09
Tổng cộng 100 100 100 100 100
(Nguồn:Ngan Truong (2018): “Solid Waste Management in Vietnam” -
Metropolia University of Applied Sciences)
Qua bảng trên ta thấy trong thành phần rác thải sinh hoạt thì các chất hữu
cơ chiếm tỷ lệ cao các thành phần kim loại, da, cao su chiếm tỷ lệ thấp vì vậy
trong quá trình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ta cần chú ý và tập trung vào
lượng rác thải hữu cơ này nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình xử lý. Theo đó
tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng năm là rất lớn với thành phần phong
phú và phức tạp.
Thành phần và số lượng rác thải sinh hoạt tại các vùng khác nhau là khác
nhau và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, tốc độ công nghiệp hóa, mức sống của
cộng đồng ở khu vực đó.
2.2. Chất thải rắn sinh hoạt (MSW)
Tính chất cơ bản
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
42
Tiêu chuẩn chất thải sau khi đốt
Khí thải sinh ra trong quá trình đốt chất thải rắn chứa các chất độc hại như
lưu huỳnh và nitơ oxit, cacbon monoxit, hydro clorua và florua, tro bay, kim loại
nặng.
Với quá trình oxy hóa không hoàn toàn của chất thải thực phẩm, chất béo,
dầu, một số lượng đáng kể các chất có hại (các axit hữu cơ, các chất gây ung
thư, ozone, vv) được thành lập với số lượng nhỏ. Khi đốt rác thải sinh hoạt có
chứa tổng hợp vật liệu polime, dioxin và furan được hình thành, và đây là vấn đề
quan trọng nhất trong quá trình đốt chất thải rắn. Dioxin là chất độc nhất do con
người tổng hợp. Các lò đốt cùng với các nhà máy hóa chất là những nguồn cung
cap dioxin chính ra môi trường.
Vấn đề này đặc biệt liên quan đến chất thải chưa được phân loại, khi túi,
cao su, nhựa, sơn và vecni, vật liệu gỗ có tẩm nhựa tổng hợp, v.v., cũng được
đưa vào buồng đốt cùng với chất thải thực phẩm ướt.
Nếu chất thải được phân loại tốt được tiếp nhận để xử lý, trong quá trình
đốt chất thải rắn (RDF) tro và xỉ được hình thành với lượng từ 2-5% khối lượng
khô của chất thải. Khi lò hơi với công nghệ lửa xoáy hoạt động trong Nhà máy
điện rác ở giai đoạn nhiệt hóa đầu tiên, quá trình khử khí không có ôxy của chất
thải được đặt (nhiên liệu thô) xảy ra ở t = 400-600 ° C. Hơn nữa, các khí tạo
thành được đốt cháy với lượng dư oxy trong không khí, trong khi nhiệt độ của
ngọn lửa (hỗn hợp khí bị phân huỷ) đạt được trong khoảng t = 1150-1400 ° C.
Các khí được đốt cháy trong lò lửa xoáy và được đưa đến lò hơi, nơi diễn ra quá
trình cháy cuối cùng và gần như tức thời.
Ở nhiệt độ và thời gian của phản ứng hóa lý này, tất cả các hợp chất của
dioxin, dioxit, furan và các hợp chất nguy hiểm khác đều bị phá hủy. Dioxin,
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
43
dioxit, furan và những chất khác - chuyển sang trạng thái nguyên tử và đơn giản
nhất.
Để ngăn chặn sự hình thành thứ cấp của khí thải độc hại (từ các phân tử
của "tiền chất"), thiết bị được trang bị một nồi hơi tiết kiệm năng lượng được
cấp bằng sáng chế và một thiết bị để dập tắt khí thải tại đầu ra của nồi hơi, giúp
loại bỏ Delta T (hơn 1000 ° C) một cách nhanh chóng và hiệu quả trong vòng
chưa đầy 0,5 giây từ 1250-1400 đến 200 ° C trở xuống. Giai đoạn làm mát "tức
thời" này - dập tắt khí thải bao gồm các thành phần nguyên tử và đơn giản nhất -
không cho phép các hợp chất độc hại và có hại hình thành lại (không hình thành
thứ cap) do thiếu thời gian và năng lượng để hình thành thứ cấp
2.3. Quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Sơ đồ quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt
2.3.1. Hệ thống tiếp nhận, lưu trữ và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Hệ thống tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt
CTRSH được xe rác vận chuyển vào nhà máy. Sau khi cân bằng cầu cân
tự động, trọng lượng sẽ được máy tính ghi lại và lưu trữ, sau đó vào sảnh nhập
kho.
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
44
Bục và cầu cân được đặt sau cổng ra vào. Tổng trọng lượng và trọng
lượng tịnh được cân bằng hệ thống cân máy tính tự động và dữ liệu cân được in
ra.
Sảnh dỡ rác thải được đóng kín hoàn toàn, sử dụng máy rèm khí để cách
ly mùi hôi ở cửa ô tô ra vào khu vực dỡ rác thải, xem xét việc xả nước vào khu
vực dỡ rác thải.
Sảnh xả được đóng hoàn toàn, sử dụng máy rèm khí để cách ly mùi với
cổng, nơi xe rác ra vào sảnh xả và việc rửa nước được xem xét trong sảnh xả.
Lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt
Hố chứa rác là một bể bê tông khép kín, chịu áp lực âm nhẹ. Cần cẩu rác
được bố trí phía trên hố rác để gắp CTRSH vào bể chứa và chuyển, trộn và xếp
CTRSH tại một khu vực quy định nhằm đảm bảo thành phần CTRSH đồng nhất
và quá trình đốt cháy ổn định.
Đáy hố rác có độ dốc 2% theo chiều rộng, nước rỉ rác thải vào bể thu gom
qua song chắn inox. Độ dốc của đáy bể thu gom là 2% để nước rỉ rác có thể chảy
vào giếng thu.
Hố rác, bể thu gom nước rỉ rác và khu vực xung quanh đã áp dụng các
biện pháp chống thấm cần thiết theo quy cách thiết kế, không những ngăn được
nước rỉ rác mà còn ngăn được nước ngầm.
Để giảm sự phát tán mùi hôi từ hố rác và ô nhiễm môi trường, phần trên
của hố rác được bố trí ống dẫn khí thải, mùi hôi trong hố được máy thổi khí hút
ra dưới dạng không khí đốt sơ cấp vào lò đun và trạng thái áp suất âm được hình
thành trong khu vực hố chứa rác.
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
45
Sơ đồ mặt cắt ngang của hố rác
Cầu trục gắp chất thải rắn sinh hoạt
Cần trục CTRSH trên đỉnh hố CTRSH được sử dụng cho các công việc
gắp, vận chuyển, trộn, tổ chức và xếp chồng chất thải, thông thường, một cần
trục được sử dụng cho các công việc gắp, trộn, có tổ chức và chất thải, một cần
trục khác được sử dụng để vận chuyển.
Cầu trục có thiết bị đo lường có chức năng tự động cân, tự động hiển thị, tích
lũy tự động, in, cảnh báo quá tải, cảnh báo giới hạn vị trí, v.v.
Xử lý chất ô nhiễm bằng mùi
Biện pháp cô lập sẽ được áp dụng để kiểm soát các chất gây ô nhiễm có
mùi
(1) Phải sử dụng các xe chở rác kín hoàn toàn để ngăn mùi và nước rỉ
rác.
(2) Sau khi xe chở rác đi vào khu vực cân đổ rác xuống hố rác qua cửa
tự động. Hố rác được đóng kín, hố và toàn bộ hệ thống lò đốt được đặt dưới áp
suất âm, khí mùi được đưa vào lò đốt, khí mùi có thể được phân hủy trong lò và
khử mùi hôi.
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
46
(3) Có hệ thống phun hóa chất thường xuyên vào hố rác, có tác dụng
khử mùi hôi và ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật.
2.3.2. Hệ thống đốt rác thải chất thải rắn sinh hoạt
Hệ thống tiếp nhận CTRSH
CTRSH được đưa vào bộ phận sấy của hệ thống sấy sau phễu nạp, ống
nạp và bộ nạp. Hệ thống nạp CTRSH chủ yếu bao gồm Phễu nạp, ống nạp, bộ
nạp và bể thu gom nước rỉ rác, v.v.
Phần đầu vào của hệ thống đốt là phễu nạp, và máng dưới là đường để
CTRSH đi vào lò đốt. Một cổng đóng ngắt được lắp đặt giữa hai phần để ngăn
không khí vào lò nướng.
Hệ thống nhập liệu yêu cầu nhập liệu ổn định và duy trì độ kín, độ bền, độ
tin cậy và các hiệu suất khác. Một thiết bị nhập liệu tốt có thể đáp ứng trên tất cả
các điều kiện được chọn. Đối với việc đốt CTRSH có nhiệt trị thấp, việc cung
cấp CTRSH ổn định là rất quan trọng. Thiết bị nhập liệu kiểu đẩy pittông có
hiệu suất tuyệt vời có thể thích ứng với một loạt các đặc tính khác nhau của
CTRSH, và đạt được lượng nhập liệu ổn định và có thể định lượng.
Do độ ẩm của CTRSH ở Việt Nam thay đổi theo mùa nên đôi khi lượng
nước rỉ rác rất lớn. Một lượng lớn nước rỉ rác được kết tủa sau khi CTRSH được
ép trong phễu nạp, do đó một bể thu gom nước rỉ rác được bố trí bên dưới thiết
bị nhập liệu của bể chứa.
Lò đốt:
Lò đốt rác là thiết bị chính của nhà máy phát điện bằng đốt rác thải
CTRSH. Lò đốt là phần xác định quy trình và chi phí kỹ thuật của toàn bộ dự án.
Để hoạt động lâu dài, ổn định và đáng tin cậy, dự án áp dụng công nghệ lò
đốt cơ học, công nghệ nguyên bản của Công ty Công nghiệp nặng Kawasaki
Nhật Bản Ltd., lò đốt có tốc độ trung bình, có khả năng thích nghi rất tốt với các
loại rác thải khác nhau và có các điều kiện đốt cháy tốt để ngăn chặn việc tổng
hợp CO2 từ nguồn.
Tập đoàn Kawasaki có hệ thống lò đốt với công suất từ 500 tấn/ngày, có
thể đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai của các dự án và khu vực khác nhau
bằng hình thức kết hợp.
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
47
Công nghệ sản xuất điện từ lò đốt CTRSH của Kawasaki, kết hợp với các
đặc tính về độ ẩm cao, nhiệt lượng thấp, thành phần phức tạp, v.v. của CTRSH,
được hợp tác phát triển bởi Kawasaki Heavy Industries. Lò đốt sử dụng công
nghệ đốt tự động dòng chảy giữa, có khả năng thích ứng cao với rác và có điều
kiện đốt tốt để ức chế sự tổng hợp dioxin từ nguồn; Hố rác và nhà máy xử lý có
kết cấu kín hoàn toàn dưới áp suất âm, ngăn mùi chất thải phát tán; và toàn bộ
thiết kế hệ thống sẽ xem xét đầy đủ việc xử lý hiệu quả nước rỉ rác, kim loại
nặng và tro bay.
Lò đốt kiểu mặt trời bao gồm một số lò đốt độc lập. Các tấm lưới được
xếp chồng lên và xuống, một hàng là lưới cố định và hàng còn lại là lưới di
động. Bằng cách điều chỉnh cơ chế dẫn động, các tấm lưới chuyển động luân
phiên để làm cho CTRSH trộn và cuốn chất thải, nhằm đạt được mục đích đốt
cháy hoàn toàn, chất thải đi qua lò đốt bằng trọng lực của chính nó để di chuyển
về phía trước và đổ vào phểu chứa xỉ.
Lò đốt rác được chia thành 3 phần: Buồng sấy khô, buồng đốt sơ cấp,
buồng đốt thứ cấp. Không khí cháy đi vào lò đốt thông qua khe hở giữa các tấm
lưới từ dưới lên, đóng vai trò hỗ trợ quá trình đốt cháy và làm sạch các tấm lưới.
Xỉ đã đốt được máy thải xỉ làm mát bằng nước thải ra bên ngoài lò nung.
Phần quan trọng nhất của lò đốt là ghi lò, yêu cầu thiết kế của ghi lò phải
phù hợp với CTRSH có độ ẩm cao và nhiệt trị thấp, và phải thích ứng với nhiều
loại nhiệt trị khả năng điều chỉnh tải lớn, hiệu suất có thể điều khiển và mức độ
tự động hóa cao, đồng thời có thể xử lý CTRSH mà không cần phân loại.
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
48
Lò đốt kiểu mặt trời
Lò đốt loại mặt trời có những đặc điểm sau:
1) Ghi lò được đúc bằng crom chịu nhiệt cao; Kiểm soát độ dày của
vật liệu có thể làm giảm trần ghi; và tránh bị kẹt, mất mát, có tuổi thọ lâu dài.
2) Mỗi phần là một thiết kế mô-đun, và có ít chủng loại, vì vậy việc
lắp đặt và thay thế rất dễ dàng. Cấu trúc của lò đốt đơn giản, dễ bảo trì. Sử dụng
một vật liệu chịu lửa đặc biệt có thể ngăn chặn quá trình bức xạ nhiệt.
3) Lắp đặt một khe co giãn có độ kín cao giữa phễu và máng, có thể
hấp thụ hoàn toàn sự giãn nỡ vì nhiệt.
4) Khoảng cách khe hở giữa các ghi rất nhỏ, không liền mạch trong
điều kiện hoạt động bình thường, không khí cháy được thổi vào bầu đốt với tốc
độ cao để đạt được quá trình cháy cao và ổn định. Quá trình đốt tốc độ cao khắc
phục được tình trạng cháy chậm, trôi không khí, tốc độ thấp và các khuyết điểm
khác trong điều kiện khe hở lớn, quá trình cháy diễn ra rất đều và ổn định, dù
chất thải tích tụ dày hay mỏng ở ghi lò cũng sẽ không xuất hiện miệng núi lửa.
Do gần như không có khe hở giữa các tấm lưới nên xỉ rò rỉ ít, chất thải chưa
cháy hết sẽ không thoát ra ngoài. Tổn thất nhiệt khi đánh lửa nhỏ hơn 3%, thông
thường là 1-2%.
5) Đối với mỗi phần lò đốt, dòng không khí sơ cấp riêng lẻ có thể
được điều chỉnh, và hiệu suất điều chỉnh và hiệu quả đốt cháy là tốt.
6) Mỗi phần trong lò đốt được sử dụng một bộ truyền động độc lập và
có thể điều chỉnh tốc độ hoạt động của buồng sấy khô, buồng đốt sơ cấp và
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
49
buồng đốt thứ cấp cháy dựa trên điều kiện đốt một cách độc lập, ngay cả khi sự
biến động của thành phần chất thải cũng có thể linh hoạt đối phó với nó, nó
thích nghi hơn với biên độ dao động lớn của nhiệt trị chất thải ở Việt Nam.
7) Với công nghệ kiểm soát quá trình đốt cháy tự động, không chỉ có
thể đốt cháy hoàn toàn mà còn có thể đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải nghiêm
ngặt hơn.
Hình 2.1: Lò đốt lắp ráp
8) Áp dụng thiết kế cổ đặc biệt, nó có thể đảm bảo khí không cháy
hoàn toàn trộn lẫn với không khí thứ cấp để tạo thành vùng hỗn hợp và vùng đốt
thứ cấp để tạo ra 3T (nhiệt độ ≥ 850 ° C, thời gian lưu trú > 2s và hỗn hợp) để
kiểm soát mùi hôi. Các chất ô nhiễm khác được tạo ra rất ít, chẳng hạn như
NOx, hàm lượng chỉ 120 ~ 150ppm, CO chỉ 10 ~ 20ppm, và gửi lại một phần
khí thải vào lò để thay thế không khí thứ cấp, vì vậy nó có thể giảm sự phát sinh
NOx một cách hiệu quả trong quá trình tiếp tục đốt cháy, và giảm gánh nặng
trong quá trình xử lý tiếp theo.
2.3.3. Lò hơi thu hồi nhiệt thải
Lò hơi thu hồi nhiệt thải
Trong quá trình thu hồi nhiệt của quá trình đốt CTRSH, do CTRSH chứa
nhiều muối và nhựa, khí cháy chứa nhiều hydro clorua, các khí ăn mòn khác và
tro, do đó việc lựa chọn các thông số thích hợp của hơi quá nhiệt có vai trò quan
trọng và ý nghĩa đối với hiệu suất nhà máy điện và tuổi thọ của bộ quá nhiệt.
Dự án “nhà máy đốt rác phát điện”
Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381
50
Lò hơi cho Dự án này sẽ sử dụng công nghệ lò hơi nhiệt thải có nguồn
gốc từ Công ty TNHH Công nghiệp nặng Kawasaki Nhật Bản, dựa trên kinh
nghiệm thiết kế và vận hành dày dặn của Kawasaki.
Dự án sử dụng các thông số nhiệt độ trung bình và áp suất hơi trung bình
là 4.0MPa, 400°C cho nồi hơi nhiệt thải.
Thiết bị tuabin hơi nước và máy phát điện.
Sơ đồ quy trình phát điện
Máy phát tuabin hơi nước được sử dụng để chuyển đổi hơi nước được tạo
ra bởi lò hơi nhiệt thành năng lượng điện. Do không có người sử dụng nhiệt gần
dự án, nên tuabin hơi ngưng tụ được lựa chọn cho dự án này.
Công suất xử lý CTRSH là 500 tấn mỗi ngày và năng lượng thiết kế của
CTRSH là 1.400kcal/kg, có thể tạo ra hơi nước ở nhiệt độ trung bình và áp suất
trung bình (4MPa, 400°C) là 41,6 tấn/h cho mỗi lò hơi ở điều kiện định mức, nó
có thể được xem xét để cấu hình một bộ tuabin hơi nước 10MW và máy phát
điện.
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356

More Related Content

Similar to Dự án nhà máy điện rác 0918755356

Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thất
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thấtThuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thất
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thấtLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNGDU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNGLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docxThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấyThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấyLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngdu lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơthuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơthuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨUDỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨULẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án bệnh viện điều trị ung thư.docx
Dự án bệnh viện  điều trị ung thư.docxDự án bệnh viện  điều trị ung thư.docx
Dự án bệnh viện điều trị ung thư.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to Dự án nhà máy điện rác 0918755356 (20)

Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG
 
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
 
Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thất
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thấtThuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thất
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thất
 
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNGDU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG
 
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
 
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docxThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấyThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
 
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngdu lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
 
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơthuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
 
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơthuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
 
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồngThuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨUDỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
 
Dự án bệnh viện điều trị ung thư.docx
Dự án bệnh viện  điều trị ung thư.docxDự án bệnh viện  điều trị ung thư.docx
Dự án bệnh viện điều trị ung thư.docx
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT

THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtThuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
 
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtThuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
 

Dự án nhà máy điện rác 0918755356

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐỐT RÁC PHÁT ĐIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ Địa điểm: tỉnh Đồng Tháp.
  • 2. CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ-PHÁT TRIỂN -----------  ----------- DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐỐT RÁC PHÁT ĐIỆN Địa điểm:, tỉnh Đồng Tháp ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ- PHÁT TRIỂN 0918755356-0903034381
  • 3. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 2 MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................. 2 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 5 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ...................................................................... 5 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN ............................................................ 5 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ ............................................................................. 5 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ............................................................................. 10 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN ................................................................ 11 5.1. Mục tiêu chung............................................................................................. 11 5.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................. 12 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 14 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................................................................................... 14 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................... 14 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.......................................... 16 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG........................................................ 17 2.1. Công nghệ đốt chất thải phát điện trên thế giới và tại Việt Nam................. 17 2.2. Quy hoạch điện VIII: Bước đột phá chuyển dịch năng lượng..................... 21 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN ............................................................................... 30 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án .............................................................. 30 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng).... 33 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ..................................... 37 4.1. Địa điểm xây dựng....................................................................................... 37 4.2. Hình thức đầu tư........................................................................................... 37 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 37 5.1. Nhu cầu sử dụng đất..................................................................................... 37
  • 4. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 3 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án............. 37 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.................... 38 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .............. 38 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ ..... 39 2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt ...................................................................... 39 2.2. Chất thải rắn sinh hoạt (MSW) .................................................................... 41 2.3. Quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt......................................................... 43 2.4. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. .................................................................... 55 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 58 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG........................................................................ 58 1.1. Chuẩn bị mặt bằng........................................................................................ 58 1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: ................ 58 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật...................................... 58 II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................... 58 2.1. Các phương án xây dựng công trình ............................................................ 58 2.2. Các phương án kiến trúc .............................................................................. 60 III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................... 61 3.1. Phương án tổ chức thực hiện........................................................................ 61 3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý...................... 61 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................. 63 I. GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................... 63 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG................. 63 III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................... 65 IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ........................................................................................... 65
  • 5. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 4 4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................... 65 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng................................................. 67 V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ................................................................................ 71 VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG .............................................. 71 6.1. Giai đoạn xây dựng dự án ............................................................................ 71 6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng................................................. 77 VII. KẾT LUẬN ................................................................................................. 80 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 81 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN. ................................................... 81 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN........................ 83 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. .......................................................... 83 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: ......................... 83 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: .................................................................... 84 2.4. Phương ánvay............................................................................................... 84 2.5. Các thông số tài chính của dự án ................................................................. 85 KẾT LUẬN......................................................................................................... 88 I. KẾT LUẬN...................................................................................................... 88 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. ......................................................................... 88 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH................................. 89 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án .................................. 89 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm............................................................ 90 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm. .................................... 91 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm........................................................ 92 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.............................................. 93 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn..................................... 94
  • 6. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 5 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ............................ 95 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................. 96 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ......................... 97 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ-PHÁT TRIỂN Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm: Họ tên: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “nhà máy đốt rác phát điện” Địa điểm thực hiện dự án:, tỉnh Đồng Tháp. Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 100.000,0 m2 (10,00 ha). Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: 1.600.000.000.000 đồng. (Một nghìn, sáu trăm tỷ đồng) Trong đó: + Vốn tự có (20%) : 320.000.000.000 đồng. + Vốn vay - huy động (80%) : 1.280.000.000.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Sản xuất điện rác 69.295.250,0 KWh/năm Xử lý rác thải 182.500,0 tấn/năm Tái chế phế liệu (nhựa, kim loại,….) 14.600,0 tấn/năm II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Đáng báo động về thực trạng ô nhiễm đất tại Việt Nam
  • 7. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 6 Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩm của con người) hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Nó được đặc trưng gây nên bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, hoặc do vứt rác thải không đúng nơi quy định. Các hóa chất phổ biến bao gồm: Hydrocacbon dầu, hydrocacbon thơm nhiều vòng (như là naphthalene and benzo(a)pyrene),… dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và các kim loại nặng. Mức độ ô nhiễm có mối tương quan với mức độ công nghiệp hóa và cường độ sử dụng hóa chất. Ở Việt Nam hiện nay có 33 triệu ha diên tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đang sử dung là 22.226.830 ha, chiếm 68,83% tổng quỹ đất. Còn 10.667.577 ha đất chưa sử dụng, chiếm 33,04% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp ít, chỉ có 8,146 triệu ha, chiếm 26,1% diện tích đất tự nhiên.( Theo Tổng cục Địa chính, 1999). Theo thông tin từ Cục Môi trường Việt Nam, chất lượng đất ở hầu hết các khu vực đô thị đông dân cư đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nguyên nhân chính là do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và rác thải từ các hộ dân. Hiện giờ, dọc theo bất cứ con đường, góc phố nào, chúng ta cũng bắt gặp những đống rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi vừa gây mất mỹ quan vừa ảnh hưởng đến chất lượng đất xung quanh. Ngay cả những vùng nông thôn thì hiện trạng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi vẫn xảy ra không kiểm soát.
  • 8. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 7 Bên cạnh thực trạng đó, quỹ đất càng ngày càng thấp và giảm theo thời gian do sức ép tăng dân số, quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước ở Việt Nam. Quá trình quy hoạch và sử dụng đất của nhiều tỉnh thành vẫn còn bộc lộ những hạn chế và bất hợp lý trong phân bổ quỹ đất cho các ngành và lĩnh vực. Tình trạng phổ biến hiện nay là việc chuyển đổi cơ cấu mục đích sử dụng đất, suy giảm mạnh diện tích đất sản xuất nông nghiệp do đô thị hoá, quỹ đất nông nghiệp được chuyển sang sử dụng vào mục đích xây nhà ở, các khu công nghiệp và thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông. Với đặc điểm đất đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ lại nằm trong vùng nhiệt đới mưa nhiều và tập trung, nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng hóa diễn ra rất mạnh trong đất nên dễ bị rửa trôi, xói mòn, nghèo chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng dẫn đến thoái hóa đất. Đất đã bị thoái hóa rất khó có thể khôi phục lại trạng thái màu mỡ ban đầu. Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm. – Nhiễm phèn: Do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-. pH môi trường giảm gây ngộ độc cho con người trong môi trường đó. – Nhiễm mặn: Do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối,… nồng độ áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lí cho thực vật – Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S. FeS,..). – Chất thải công nghiệp: Khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon, các loại thuốc nhuộm, các kim loại nặng tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai, xấu, thoái hóa không canh tác tiếp được. – Chất thải sinh hoạt: Rác và phân xả vào môi trường đất như: rác gồm cành lá cây, rau, thức ăn thừa, vải vụn, gạch, vữa, polime, túi nylon…. Rác sinh hoạt thường là hỗn hợp của các chất vô cơ và hữu cơ độ ẩm cao nhiều vi khuẩn vi trùng gây bệnh. Nước thải sinh hoạt theo cống rãnh đổ ra mương và có thể đổ ra đồng ruộng kéo theo phân rác và làm ô nhiễm đất. – Chất thải nông nghiệp: Phân và nước tiểu động vật.
  • 9. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 8 – Sử dụng dư thừa các sản phẩm hóa học như: Phân bón hóa học, chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, tồn tại lâu trong đất, tích tụ sinh học, thay đổi cân bằng sinh học. – Các chất khí độc hại trong không khí như: Ôxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ… kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất. Một số loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất. Ví dụ, các vùng đất gần các nhà máy sản xuất hoá chất Photpho, Flo, luyện kim dễ bị ô nhiễm vì khói bụi, hàm lượng flo chứa trong khoáng chất photpho sử dụng ở các nhà máy phân hoá học thường là 2 – 4%, nếu khí thải không được xử lý thích đáng, có thể làm cho một vùng hàng ngàn km2 đất xung quanh bị ô nhiễm flo nặng. Ở gần các xưởng luyện kim, vì trong khí thải có chứa lượng lớn các chất chì, cadimi, crom, đồng… nên vùng đất xung quanh sẽ bị ô nhiễm bởi những chất này. – Ngoài những nguồn ô nhiễm trên, các hoạt động tưới không thích đáng, chặt cây rừng, khai hoang… cũng tạo thành các hiện tượng rửa trôi, bạc mầu, nhiễm phèn… trong đất. Tình hình xử lý rác thải Ngày nay, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, đời sống người dân không ngừng nâng cao thì vấn đề môi trường luôn là điểm nổi bật và cần phải quan tâm của tất cả các nước trên thế giới. Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào trong sinh hoạt hằng ngày không sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển thì số lượng rác thải ra ngày càng nhiều và dần trở thành mối đe dọa thực sự với đời sống con người. Ở Việt Nam, nền kinh tế đang trên đà phát triển đời sống của người dân càng được nâng cao. Môi trường nước ta tiếp tục chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và mở rộng địa giới hành chính đô thị tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, dân số thành thị tăng nhanh. Cùng với đó, kinh tế phát triển, đời sống người dân tại các khu vực nông thôn cũng được cải thiện, nhu cầu sinh hoạt, tiêu thụ cũng gia tăng. Tất cả những vấn đề này bên cạnh việc đóng góp kinh phí cho nguồn ngân sách cũng đồng thời đưa một lượng lớn chất thải vào môi trường, gây ra những ảnh hưởng
  • 10. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 9 tiêu cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và mất cân bằng sinh thái, lượng rác thải phát sinh càng nhiều. Tuy nhiên, hệ thống quản lý thu gom rác thải chưa thực sự có hiệu quả gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nhiều nơi. Hiện nay, chỉ ở các trung tâm lớn như ở thành phố, thị xã mới có công ty môi trường đô thị có chức năng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, còn tại các vùng nông thôn hầu như chưa có biện pháp thu gom và xử lý rác thải hữu hiệu. Tình hình xử lý rác thải Đồng Tháp Hiện tại, việc xử lý CTRSH ở tỉnh Đồng Tháp vẫn là chôn lấp và đổ đống. Số rác tồn đọng tại Nhà máy từ tháng 3 năm 2020 đến nay và lượng rác thải hàng ngày đổ về đây là rất lớn (khoảng 200.000 tấn). Công tác vệ sinh môi trường cần được cải thiện ngay. Rác thải tồn đọng tại bãi xử lý rác thải Đập Đá – Cao Lãnh – Đồng Tháp Nhà máy điện rác – giải pháp thân thiện với môi trường và đạt hiệu quả kinh tế cao Trên thế giới tạo ra khoảng 4 tỷ tấn của tất cả các loại chất thải mỗi năm. Các thành phố một mình tạo ra khoảng 1,5 tỷ tấn chất thải rắn mỗi năm và đây dự kiến sẽ tăng đến tấn 2,4 tỷ USD vào năm 2025. Hiện nay, ba phần tư các chất thải được xử lý tại bãi chôn lấp, với chỉ một phần tư được tái chế
  • 11. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 10 Việc lấp đầy rác trên một vùng đất là vấn đề môi trường như phân hủy chất thải rắn tạo ra methane trong khu đô thị, một loại khí nhà kính, và là nước lọc quặng là một mối đe dọa cho bề mặt và nước ngầm, và nơi mà luật pháp áp đặt thuế cao cho các bãi rác, việc lấp đầy rác trên một vùng đất là không khả thi. Nhà máy đốt rác phát điện biến chất thải thành năng lượng có giá trị và giảm thiểu sự cần thiết cho việc lấp đầy rác trên một vùng đất. Sử dụng công nghệ ứng dụng cao, chúng tôi sẽ đề xuất các giải pháp để sản xuất điện trong các nhà máy bằng cách sử dụng phương pháp sản xuất bền vững. Điều này tăng thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư để có chi phí kiểm soát về lâu dài và dựa trên thực tế của các bề mặt có sẵn. Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “nhà máy đốt rác phát điện”tại, tỉnh Đồng Thápnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ chongànhxử lý rác thảicủahuyện Cao Lãnh. III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
  • 12. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 11 nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;  Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;  Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;  Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;  Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021. IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 4.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “nhà máy đốt rác phát điện” theohướnghướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành xử lý rác và sản xuất điện, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực huyện Cao Lãnh.  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của huyện Cao Lãnh.
  • 13. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 12  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 4.2. Mục tiêu cụ thể  Mục đích chính của Dự án là điều chỉnh từ “công nghệ xử lý và tái chế rác sang công nghệ đốt rác phát điện” và giải quyết hậu quả (Nhà máy xử lý và tái chế rác) cũ đã không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường theo yêu cầu của các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Tháp.  Điều chỉnh đầu tư Dự án đốt rác phát điện không phát khí thải tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, hiệu quả về vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) theo phương châm “vô hại, giảm thiểu và có nguồn lực”; cải thiện tình trạng chất lượng môi trường của địa phương để đạt được mục đích tái chế tài nguyên; và phát thải không gây ô nhiễm đất, nước ngầm và không khí tại khu vực bãi rác, theo tiểu chuẩn Châu Âu đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của Việt Nam.  Phát triển mô hình nhà máy điện rác xử lý rác và sản xuất điện chuyên nghiệp, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần giải quyết vấn đề thu gom và xử lý rác cấp bách trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận.  Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển đô thị bền vững.  Góp phần xây dựng hệ thống quản lý chất thải sinh hoạt hiện đại, theo đó chất thải sinh hoạt được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp.  Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn.  Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt.  Xây dựng, hoàn chỉnh mạng lưới thu gom chất thả rắn trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải sinh hoạt theo hướng tăng cường tái chế các loại chất thải rắn, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.  Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Nhà máy sản xuất điện rác với quy mô công xuất xử lý 500 tấn chất thải rắn sinh hoạt (MSW)/ngày, công suất phát điện 10MWh, tạo năng lượng điện liên tục và hòa lưới điện, công suất như sau:
  • 14. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 13 Sản xuất điện rác 69.295.250,0 KWh/năm Xử lý rác thải 182.500,0 tấn/năm Tái chế phế liệu (nhựa, kim loại,….) 14.600,0 tấn/năm  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và huyện Cao Lãnhnói chung.
  • 15. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 14 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án Vị trí địa lý Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh duy nhất có địa bàn ở cả hai bờ sông Tiền. Lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới hạn tọa độ 10°07’ – 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ – 105°56’ kinh độ Đông.
  • 16. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 15 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp Phía đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang Phía tây giáp tỉnh An Giang Phía nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ Phía bắc giáp tỉnh Prey Veng của Campuchia và tỉnh Long An. Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia với chiều dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước. Hệ thống đường Quốc lộ 30, 80, 54
  • 17. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 16 cùng với Quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực. Địa hình Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét so với mặt biển. Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền. Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lượng thực. Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên). Nguồn rừng tại Đồng Tháp chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi. Khí hậu Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Những đặc điểm về khí hậu như trên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án Kinh tế Theo Cục Thống kê Đồng Tháp, tốc độ tăng trưởng năm 2022 của tỉnh ước đạt 9,11%, cao hơn so với các năm trước. Trong đó, khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 1,86%, công nghiệp - xây dựng tăng 13,9%, thương mại - dịch vụ tăng 12,62%. Tính đến hết tháng 11 đã giải ngân 3.869 tỷ đồng, đạt trên 65% tổng số vốn phải giải ngân năm 2022. Các địa phương có tiến độ giải ngân cao như: TP. Sa Đéc đạt trên 90%, TP. Hồng Ngự đạt trên 86%, huyện Tháp Mười đạt trên 82%.
  • 18. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 17 Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 627 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp với trên 69.000 lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong năm 2022 ước đạt trên 77.000 tỷ đồng, tăng 13,32% so với năm 2021 và vượt 15% kế hoạch. Riêng tại Khu công nghiệp Sa Đéc, có 8 doanh nghiệp đang hoạt động thuộc lĩnh vực chế biến thủy sản với 5.844 lao động và 11 doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản với 1.799 lao động. Sản phẩm thủy sản chế biến và thức ăn thủy sản có sản lượng tăng so với cùng kỳ năm 2021, nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra như kỳ vọng trong năm 2022. Dân cư Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt 1.599.504 người, mật độ dân số đạt 495 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 290.201 người, chiếm 18,1% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.309.303 người, chiếm 81,9% dân số. Dân số nam đạt 799.230 người, trong khi đó nữ đạt 800.274 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương giảm 0,41 ‰. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 38%. II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 2.1. Công nghệ đốt chất thải phát điện trên thế giới và tại Việt Nam Công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng rãi do có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác, như giảm được 90- 95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi... Xu hướng công nghệ lò đốt chất thải kết hợp phát điện trên thế giới Lượng chất thải rắn toàn cầu đang tăng lên nhanh chóng, từ hơn 3,5 triệu tấn mỗi ngày trong năm 2010, và dự kiến sẽ tăng lên hơn 6 triệu tấn mỗi ngày vào năm 2025. Chất thải từ các thành phố đã đủ để lấp đầy một dòng xe chở hàng dài 5.000 cây số mỗi ngày. Do đó, việc xử lý chất thải trở thành vấn đề cấp bách cần giải quyết. Khi việc chôn lấp chất thải trở nên lạc hậu và kém hiệu hiệu quả, nhiều phương pháp xử lý mới đã được phát triển như đốt, chế biến
  • 19. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 18 compost... Nhiều quốc gia thậm chí còn tận dụng chất thải để trở thành nguồn nguyên liệu cho sản xuất điện và gặt hái được nhiều thành công, điển hình là một số nước Châu Âu, Nhật và Trung Quốc. Ở Châu Âu: sau khi lệnh cấm chôn lấp chất thải không qua xử lý được ban hành, nhiều lò đốt chất thải đã được xây dựng để xử lý chất thải rắn (CTR). Gần đây, một số thành phố đã bắt đầu xây dựng và đưa nhiều lò đốt CTR phát điện đi vào hoạt động. Tại châu Âu, điện tạo ra từ chất thải được coi là từ một nguồn năng lượng tái tạo (Renewable Energy Resorce - RES) và nếu cơ sở đốt chất thải phát điện do tư nhân điều hành thì sẽ được hưởng một số khoản ưu đãi thuế. Điển hình của việc áp dụng công nghệ đốt chất thải phát điện là Thụy Điển: trong số chất thải cần xử lý, lượng chất thải cần phải chôn lấp chỉ chiếm khoảng 1%, lượng chất thải được tái chế chiếm 47% và lượng chất thải được đốt để sản xuất nhiệt và điện chiếm 52%. Thụy Điển đã thiết lập mạng lưới đốt chất thải để thu lại nguồn điện, hoà vào mạng điện Quốc gia và 50% lượng điện năng tiêu thụ trong nước là từ năng lượng tái tạo. Để đáp ứng “nhu cầu về chất thải” rất lớn này, người dân Thuỵ Điển đã và đang thực hiện theo một quy trình phân loại chất thải rất khoa học, kể từ những năm 1970. Tuy nhiên lượng chất thải trong nước vẫn không đủ, Thuỵ Điển còn phải nhập khẩu chất thải từ các nước khác. Đây là một chính sách thông minh, Thuỵ Điển không những tận dụng rất tốt “tài nguyên chất thải”, mà còn được các nước lân cận trả tiền để “sử dụng” chất thải hộ. Ở Nhật Bản: So với các nước Châu Âu, Nhật Bản không phải là Quốc gia đi đầu về tái chế chất thải. Nhưng họ là Quốc gia đi đầu trong việc phân loại chất thải và xử lý chất thải hiệu quả, trong đó phải kể đến việc đốt chất thải một cách triệt để bằng công nghệ CFB (Circulating fluidized bed - Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi).
  • 20. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 19 Công nghệ CFB xử lý chất thải bằng cách vùi chất thải vào một lớp cát, sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò, cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy chất thải. Chất thải bên trong lò sẽ được đối lưu liên tục, và sẽ bị tiêu huỷ hết trong thời gian rất nhanh, kể cả những vật liệu khó tiêu hủy. Không chỉ vậy, công nghệ này cũng giúp lượng khí thải như NO và NO2 giảm đi rất nhiều, cùng giá thành rẻ hơn những loại hình khác. Lượng nhiệt năng sau khi đốt cũng được sử dụng để sản xuất điện. (1) Ở Trung Quốc: Đốt chất thải phát điện trở thành xu thế mới tại Trung Quốc. Do nền kinh tế phát triển nhanh chóng và tốc độ đô thị hóa cao, mỗi năm Trung Quốc thải ra 250 triệu tấn chất thải. Chất thải sinh hoạt một mặt đang tạo áp lực rất lớn đối với môi trường và sự phát triển của đô thị, mặt khác lại là nguồn tài nguyên đem lại lợi ích kinh tế to lớn. Việc khai thác chất thải cũng trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của ngành công nghiệp bảo vệ môi trường tại quốc gia này. Công tác xử lý đốt chất thải đô thị của Trung Quốc phát triển khá nhanh, khả năng xử lý đốt chất thải của năm 2011 tăng gấp 33 lần so với năm 2000, đạt 940 tấn/ngày. Đến cuối năm 2012, có 142 nhà máy đốt chất thải sinh hoạt phát điện đã được xây dựng và đưa vào vận hành hoạt động, tổng quy mô xử lý là 124 nghìn tấn, tổng công suất lắp đặt khoảng 2.600 MW. Phát điện nhờ chất thải tại Trung Quốc có bước khởi đầu khá muộn. Nhà máy phát điện nhờ chất thải đầu tiên được đưa vào vận hành năm 1987, thiết bị kỹ thuật chủ yếu đều nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng từ thiết bị lò đốt nhập khẩu đến lò chế tạo trong nước rồi đến lò hơi tầng sôi tuần hoàn đã khiến cho ngành công nghiệp phát điện nhờ chất thải tại Trung Quốc đi từ không đến có, đồng thời đạt được sự phát triển nhanh chóng. Hiện tại, số lượng hệ thống đốt chất thải mới xây tại Trung Quốc đã chiếm hơn một nửa của thế giới. Hiện nay, khả năng đốt chất thải phát điện trên toàn Trung Quốc có thể đạt trên 310 nghìn tấn/ngày. (2)
  • 21. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 20 Xu hướng công nghệ lò đốt chất thải kết hợp phát điện ở Việt Nam Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đang gia tăng cả về khối lượng và chủng loại. Cả nước phát sinh trung bình 64.658 tấn CTRSH, trong đó khu vực đô thị chiếm 55%, khu vực nông thôn chiếm 45%. Tỷ lệ thu gom và xử lý CTRSH tại khu vực đô thị trung bình đạt 92% và khu vực nông thôn đạt 66%, trong số chất thải rắn thu gom được, khoảng 71% (tương đương 35.000 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (chưa tính lượng bã thải từ các cơ sở chế biến compost và tro xỉ phát sinh từ các lò đốt); 16% (tương đương 7.900 tấn/ngày) được xử lý tại các nhà máy chế biến compost; 13% (tương đương 6.400 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp đốt. Để xử lý lượng chất thải rắn này, hiện trên cả nước có 1.322 cơ sở xử lý CTRSH, gồm 381 lò đốt CTRSH, 37 dây chuyền chế biến compost, 904 bãi chôn lấp, trong đó có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Một số cơ sở áp dụng phương pháp đốt CTRSH kết hợp nhiều phương pháp xử lý, trong đó phải kể đến phương pháp đốt thu hồi năng lượng phát điện. Quy trình công nghệ đốt chất thải phát điện như sau: lò đốt được trang bị hệ thống trao đổi nhiệt và nồi hơi để thu hồi nhiệt năng từ việc đốt CTRSH. Hơi nước sinh ra được sử dụng để chạy tua-bin phát điện. Về cơ bản có thể coi nhà máy đốt CTRSH phát điện là một nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu là CTRSH. Hiện nay, nhiều nhà máy, tổ chức tại Việt Nam đã lựa chọn nghiên cứu áp dụng công nghệ đốt chất thải phát điện trong xử lý CTRSH. Điển hình có Khu xử lý CTR ấp Trường Thọ, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai của Cần Thơ, Nhà máy phân loại xử lý CTRSH, sản xuất điện và phân bón khoáng hữu cơ xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch của Quảng Bình, Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội (nhà máy NEDO) với công suất xử lý 75 tấn/ngày chất thải công nghiệp và nguy hại, đồng thời tận dụng phát điện với công suất 1.930 kW... Nhiều địa phương khác đang trong quá trình nghiên cứu để đầu tư như Hà
  • 22. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 21 Nội với 2 dự án lớn gồm: Nhà máy Đốt chất thải phát điện công suất 4.000 tấn/ngày tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, vận hành trong năm 2021; và Nhà máy Đốt chất thải phát điện công suất 1.500 tấn/ngày tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, dự kiến vận hành từ tháng 4/2023; Thành phố Hồ Chí Minh với dự án Nhà máy đốt chất thải phát điện Tâm Sinh Nghĩa tại Khu xử lý chất thải Tây Bắc xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, có công suất xử lý đốt chất thải phát điện 2.000 tấn/ngày đêm; Đồng Nai với dự án Điện chất thải Vĩnh Tân có công suất xử lý 600 tấn chất thải/ngày, công suất phát điện 30MW... 2.2. Quy hoạch điện VIII: Bước đột phá chuyển dịch năng lượng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) do Viện Năng lượng, Bộ Công Thương soạn thảo đã được chỉnh sửa sau các lần hội thảo, góp ý của các tổ chức chuyên môn, các chuyên gia năng lượng trong và ngoài nước, nhận xét và đánh giá của Hội đồng thẩm định quốc gia. Từ thực tế giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy phát triển nguồn điện chưa phù hợp với sự phân bổ và phát triển phụ tải, hy vọng Quy hoạch điện lần này sẽ đáp ứng được nhu cầu phụ tải, trong đó, đặc biệt là cơ cấu nguồn điện phù hợp với cam kết đưa phát thải ròng về không vào năm 2050. Căn cứ Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo đó Nghị quyết xác định rõ và toàn diện hơn về nhiệm vụ bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và vai trò của phát triển năng lượng quốc gia, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển năng lượng, đặc biệt là kinh tế tư nhân, kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp độc quyền, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch. Nghị quyết cũng quy định tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20% năm 2030 và 25 - 30% năm 2045, tương ứng tỷ lệ điện năng của năng lượng tái tạo (NLTT)
  • 23. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 22 trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc là khoảng 30% năm 2030 và 40% năm 2045. Trên cơ sở các yêu cầu cụ thể đó, Dự thảo Quy hoạch điện VIII (Dự thảo tháng 2/2021) đã đề xuất phát triển cơ cấu công suất các loại hình nguồn điện như sau (xem bảng 1): Công suất các loại hình nguồn điện dự kiến quy hoạch đến năm 2045 (Kịch bản phụ tải cơ sở). Đơn vị: MW. Chỉ tiêu/năm 2025 2030 2035 2040 2045 Tổng công suất đặt 102193 137662 190391 233816 276601 Nhiệt điện than 29523 37323 43843 48383 49918 TBKHH+NĐ khí nội chuyển dùng LNG 9054 10636 7900 7900 7900 TBKHH sử dụng LNG mới 2700 12550 27650 32900 38150 Nguồn linh hoạt chạy khí (ICE+SCGT) 600 1400 4900 10800 15600 Nhiệt điện+TBK dầu 898 138 0 0 0 Thủy điện (bao gồm cả thủy điện nhỏ) 24497 24792 25092 25092 25092 Điện gió trên bờ 11320 16010 23110 30910 39610 Điện gió ngoài khơi 0 2000 9000 15000 21000 Điện mặt trời 17240 18640 30290 42340 55090 Điện sinh khối 2050 3150 3860 4150 5310 Nguồn lưu trữ 0 1200 4150 6000 7800 Nhập khẩu 3508 5677 5677 5677 5677 Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow (Vương quốc Anh) đầu tháng 11 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra tuyên bố Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 với nỗ lực cao của quốc gia và với sự hỗ trợ hiệu quả về công nghệ và tài chính từ quốc tế. Đây là thể
  • 24. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 23 hiện quyết tâm và cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu toàn cầu, trong đó Việt Nam là một trong số ít nước phải chịu hậu quả nặng nề nhất. Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động năng lượng gây ô nhiễm môi trường, là tác nhân trực tiếp dẫn tới biến đổi khí hậu (BĐKH) và tạo ra các yếu tố rủi ro tiềm ẩn cho sự phát triển bền vững của quốc gia. COP26 đã hoàn thành các nội dung quan trọng và kết thúc tại Glasgow (Vương quốc Anh) vào ngày 13/11/2021 với gần 200 quốc gia đồng thuận với Hiệp ước Khí hậu Glasgow để giữ cho mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt ở 1,50C, nhận định các tồn tại và hoàn thiện các phần chưa được thống nhất của Thỏa thuận Paris. Để đạt được mục tiêu này cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng sạch thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch. Sau Hội nghị COP26, thực hiện cam kết đưa phát thải ròng về không vào năm 2050 như Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố, Viện Năng lượng - cơ quan soạn thảo Quy hoạch điện VIII đã tính toán lại cơ cấu phát triển nguồn điện giai đoạn 2021 - 2045 như sau (xem bảng 2). Với nhiệt điện than, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu rà soát lại quy hoạch nguồn điện này sau năm 2030 theo hướng chuyển đổi nhiên liệu hoặc không tiếp tục phát triển nếu dự án không có các ràng buộc, có nguy cơ gây thiệt hại về kinh tế. Đặc biệt, lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu cân nhắc tăng thêm quy mô điện gió ngoài khơi và nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn điện này. Công suất các loại hình nguồn điện dự kiến quy hoạch đến năm 2045 (Kịch bản phụ tải cao). Đơn vị: MW. Dự thảo tháng 11/2021. Chỉ tiêu/năm 2025 2030 2035 2040 2045 Tổng công suất đặt 106521 155922 213517 277487 333587 Nhiệt điện than 29679 39699 43149 43149 43149
  • 25. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 24 Chỉ tiêu/năm 2025 2030 2035 2040 2045 TBKHH+NĐ khí nội chuyển dùng LNG 10907 14783 14783 14783 14783 TBKHH sử dụng LNG mới 3500 22400 36750 51150 55750 Nguồn linh hoạt chạy khí (ICE+SCGT) 0 200 3200 11100 20700 Nhiệt điện+TBK dầu 898 138 0 0 0 Thủy điện (bao gồm cả thủy điện nhỏ) 25529 26113 28826 29736 30936 Điện gió trên bờ 12070 17338 25538 31638 38838 Điện gió ngoài khơi 0 4000 10000 23000 36000 Điện mặt trời 18040 21390 35740 50540 63640 Điện sinh khối 1170 1520 3890 4650 5250 Nguồn lưu trữ 0 2400 3900 7500 13500 Nhập khẩu 4728 5742 5742 10242 10242 So sánh bảng 2 với bảng 1 cho thấy: - Tỷ trọng công suất nhiệt điện than năm 2030 (theo bản Dự thảo tháng 11/2021) chiếm 25,3% cơ cấu công suất toàn hệ thống, thấp hơn tính toán theo bản Dự thảo tháng 2/2021 và tháng 10/2021 tương ứng là 1,3% và 3%. - Nhiệt điện khí chiếm tỷ trọng 24%, cao hơn tính toán theo bản Dự thảo tháng 2/2021 và tháng 10/2021 là 1,7%. - Nguồn NLTT (không kể thủy điện) chiếm tỷ trọng 27,4%, tương đương với Dự thảo tháng 2/2021, nhưng cao hơn so với tính toán theo bản Dự thảo tháng 10/2021 là 2,5%.
  • 26. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 25 - Phát triển nguồn thủy điện so với bản Dự thảo tháng 2/2021 đến năm 2030 là 5,3% và năm 2045 tăng 19,2%. - Nguồn lưu trữ (bao gồm thủy điện tích năng và pin tích năng) so với bản Dự thảo tháng 2/2021 đến năm 2030 tăng gấp đôi và năm 2045 tăng hơn 73%. Tại Hội thảo “Phát triển điện gió ngoài khơi vì tương lai năng lượng sạch của Việt Nam” do Ban kinh tế Trung ương và Hội đồng năng lượng gió toàn cầu đồng chủ trì đã diễn ra tại Hà Nội (ngày 16/12/2021), đại diện Bộ Công Thương xác nhận: Căn cứ vào tiềm năng điện gió ngoài khơi và nhu cầu phát triển NLTT, dự thảo Quy hoạch điện VIII đã dự kiến xây dựng điện gió ngoài khơi đến năm 2030 với tổng công suất đạt 5.000 MW và đến năm 2045 là 41.000 MW, so với Dự thảo tháng 2/2021 có mức tăng tương ứng là 150% (năm 2030) và 95% (năm 2045). Đặc biệt đến tháng 12/2020 QHĐ VIII dự kiến quy mô nhiệt điện than ở mức dưới 40 GW tới năm 2030 và không xây dựng thêm nhiệt điện than sau năm 2030. Như vậy rõ ràng Dự thảo Quy hoạch điện VIII đã xác định vai trò nguồn năng lượng tái tạo và lưu trữ điện năng trong phát triển cơ cấu nguồn điện toàn hệ thống nhằm tiến tới đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Phát triển NLTT trong đó đáng chú ý là điện gió ngoài khơi với tiềm năng kinh tế - kỹ thuật đạt 162 GW, lớn hơn cả tổng công suất đặt của hệ thống vào năm 2030 được dự báo là 155, 9 GW (kịch bản phụ tải cao), tuy nhiên dự thảo mới chỉ đề xuất xây dựng 5 GW vào năm 2030 và 41 GW vào năm 2045 là khá thấp so với tiềm năng. Đến năm 2045, với công suất dự kiến xây dựng 41 GW, điện gió ngoài khơi sẽ chiếm 12% trong cơ cấu nguồn toàn hệ thống. Hiện nay nhiều địa phương trong cả nước đã đề xuất phát triển điện gió ngoài khơi với Bộ Công Thương và Chính phủ, với tổng công suất lên tới trên 110 GW. Theo ý kiến của
  • 27. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 26 Bộ Công Thương, công suất điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch VIII sau năm 2030 có thể phát triển nhiều hơn nữa nếu "điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho phép". Đi đôi với phát triển nguồn điện từ NLTT, sẽ phát triển hệ thống pin lưu trữ năng lượng nhằm góp phần giảm công suất cực đại vào giờ cao điểm của hệ thống điện, giảm tình trạng lưới điện bị quá tải hoặc giảm nhu cầu đầu tư nguồn điện và hạ tầng lưới điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải cho một số ít giờ cao điểm, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống điện. Rõ ràng, Quy hoạch điện VIII (dự thảo tháng 11 và 12 năm 2021) đã đồng loạt tăng tỷ trọng NLTT lên mức cao hơn so với các bản dự thảo trước đó, kể cả nguồn năng lượng tái tạo truyền thống như thủy điện và bổ sung nguồn phát điện mới, đó là lưu trữ năng lượng (thực tế là 2 dự án thủy điện tích năng Bác Ái và Phước Hòa với quy mô mỗi dự án 1.200 MW). Cơ chế nào để phát triển hệ thống tích trữ năng lượng và điện gió ngoài khơi? Để hiện thực hóa việc phát triển hệ thống tích trữ năng lượng và điện gió ngoài khơi như mục tiêu trong Quy hoạch điện VIII đề ra cần tổng kết kinh nghiệm phát triển điện mặt trời và điện gió trong năm 2020 và năm 2021. Đánh giá kết quả tăng trưởng vượt bậc về lắp đặt điện mặt trời trong năm 2020 và tổng công suất điện gió trước ngày 1/11/2021 dễ dàng nhận thấy, cơ chế khuyến khích của Chính phủ đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của điện mặt trời và điện gió. Với các cơ chế khuyến khích (Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ - xem bảng 3), điện mặt trời đã có sự phát triển bùng nổ trong năm 2019 và đặc biệt là năm 2020, góp phần bổ sung nguồn điện quan trọng, đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.
  • 28. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 27 Tính đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời trên cả nước đã đạt khoảng 19.400 MWp (tương đương 16.500 MW). Đối với điện gió, giá FIT cũng là “cú hích” để các dự án loại hình năng lượng này phát triển mạnh. Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ- TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam (xem bảng 3). Tính đến thời điểm 31 tháng 10 năm 2021 đã có 84 dự án điện gió (so với 106 dự án đăng ký) với tổng công suất 3.980,265 MW được đưa vào vận hành thương mại. Tổng hợp cơ chế khuyến khích phát triển điện tái tạo hiện hành. Loại hình NLTT Loại hình công nghệ Cơ chế khuyến khích và hiệu lực Giá bán (chưa VAT) Thủy điện nhỏ (dưới 30MW) Sản xuất điện Biểu giá chi phí tránh được Biểu giá CPTĐ được Bộ CT công bố hàng năm Điện gió (cho các dự án vào vận hành trước tháng 11/2021) Dự án trên đất liền FIT cho 20 năm 8,5 USCents/kWh Dự án ngoài khơi FIT cho 20 năm 9,8 USCents/kWh Sinh khối Đồng phát nhiệt- điện FIT cho 20 năm 7,03 USCents/kWh Không phải Đồng phát nhiệt- điện FIT cho 20 năm 8,47 USCents/kWh Điện từ chất thải Thiêu đốt FIT cho 20 năm 10,05 USCents/kWh Chôn lấp FIT cho 20 năm 7,28 USCents/kWh
  • 29. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 28 Loại hình NLTT Loại hình công nghệ Cơ chế khuyến khích và hiệu lực Giá bán (chưa VAT) Điện mặt trời ĐMT nổi FIT cho 20 năm 7,69 USCents/kWh ĐMT mặt đất FIT cho 20 năm 7,09 USCents/kWh ĐMT mái nhà FIT cho 20 năm 8,38 USCents/kWh Ngoài các cơ chế khuyến khích về giá mua điện như nêu trên, các dự án NLTT ở Việt Nam còn có thể được hưởng các cơ chế hỗ trợ khác như ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu thiết bị, ưu đãi về sử dụng đất và tiếp cận tài chính... Cơ chế khuyến khích cho dự án điện tái tạo nối lưới tại Việt Nam. STT Cơ chế khuyến khích tài chính Mức độ 1 Thuế TNDN Thuế suất TNDN: - 4 năm đầu kể từ năm có thu nhập chịu thuế: 0% - 9 năm tiếp theo: 5% - 2 năm tiếp theo: 10% - Các năm còn lại: 20% 2 Thuế nhập khẩu Hàng hóa nhập khẩu làm tài sản cố định, vật liệu và bán thành phẩm không được sản xuất trong nước. Nhà đầu tư nên kiểm tra Danh mục các hàng hóa và sản phẩm được miển thuế nhập khẩu hàng năm được Bộ KHĐT công bố. 3 Sử dụng đất Tiền thuê đất ưu đãi theo quy định của tỉnh.
  • 30. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 29 STT Cơ chế khuyến khích tài chính Mức độ 4 Phí bảo vệ môi trường 0% 5 Đầu tư Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho vay lên tới 70% tổng chi phí đầu tư với lãi suất tương đương với mức lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng với 1%/năm. Phát triển điện gió nói chung, trong đó có điện gió ngoài khơi sẽ tạo thành một nền công nghiệp điện gió với chuỗi cung ứng phụ trợ. Điện gió ngoài khơi có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch chạy phụ tải nền với độ biến động thấp hơn, tính ổn định cao hơn và khả năng dự đoán cao hơn so với các nguồn NLTT khác, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh năng lượng. Tuy nhiên, giá FIT cho điện gió, trong đó có điện gió ngoài khơi đã hết hiệu lực từ tháng 11/2021. Liệu có cần gia hạn giá FIT để tạo “cú hích” tiếp tục cho điện gió ngoài khơi? Hiện tại các địa phương đã đăng ký phát triển hàng trăm MW dự án điện gió ngoài khơi, do vậy đề nghị bước tiếp theo cần thực hiện cơ chế đấu thầu sớm, vì nếu tiếp tục gia hạn giá FIT sẽ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt, lãng phí nguồn lực không cần thiết? Điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới ở Việt Nam, do vậy cần đánh giá tiềm năng và điều kiện, chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi, trên cơ sở đó, khuyến nghị các chính sách và giải pháp phát triển như về thu hút vốn; xây dựng chuỗi giá trị về công nghiệp chế tạo, xây lắp và các dịch vụ liên quan, phát triển cảng, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư... Đối với việc phát triển hệ thống tích trữ năng lượng và điện gió ngoài khơi không những phải bổ sung thêm các quy định, chính sách phù hợp mà có
  • 31. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 30 thể cần thêm những cơ chế chính sách, đặc biệt có các cơ chế chia sẻ rủi ro thì chắc chắn sự chuyển dịch năng lượng sẽ thành công. Kết luận: Rõ ràng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đâu chỉ là những con số để định hướng phát triển điện lực trong giai đoạn 10 năm tới mà đây còn là bước đột phá chuyển dịch năng lượng nước ta. Cơ cấu nguồn điện phù hợp hơn, giảm năng lượng hoá thạch, tăng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, đặc biệt là có phương án thêm điện gió ngoài khơi và hệ thống lưu trữ năng lượng trong tổng cơ cấu nguồn. Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử - đó là lựa chọn phát triển điện gió ngoài khơi và sẽ mở ra ngành công nghiệp điện gió trong tương lai. Điều này phù hợp với các cam kết của Việt Nam tại hội nghị COP 26 về giảm phát thải carbon, bảo vệ môi trường. Tỷ trọng ngày càng tăng của điện mặt trời và điện gió, đặc biệt là điện gió ngoài khơi đòi hỏi phải áp dụng các giải pháp linh hoạt về kinh tế và kỹ thuật. Bây giờ chính là lúc để thay đổi hệ thống đáp ứng với sự thay đổi về cơ cấu nguồn phát. Tính linh hoạt đã được xem là nguyên tắc chủ đạo trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển điện trong giai đoạn 2021 - 2030. Pin lưu trữ năng lượng, thủy điện tích năng, phát triển thêm các nguồn thủy điện, trong đó có việc mở rộng thêm công suất một số nhà máy thủy điện đang vận hành; phát triển công nghiệp khí hydro; chuyển đổi nhiên liệu từ than sang gas sẽ tăng tính linh hoạt vận hành hệ thống điện là sự chuyển dịch tất yếu của ngành năng lượng nước ta. III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:
  • 32. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 31 Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị TT Nội dung Diện tích Tầng cao Diện tích sàn ĐVT I Xây dựng 100.000,0 m2 1 Nhà máy chính đốt rác sản xuất điện 5.000,0 1 5.000,0 m2 2 Nhà xưởng phụ trợ kiên cố 4.500,0 5 22.500,0 m2 3 Nhà xưởng tái chế nhựa và kho thành phẩm 3.000,0 1 3.000,0 m2 4 Khu phân loại rác 2.000,0 - - m2 5 Hố nhập và nhận nguyên liệu 1.000,0 - - m2 6 Trạm cân 150,0 - - m2 7 Bể xử lý nước thải 500,0 - - m2 8 Trạm điện biến áp 70,0 1 70,0 m2 9 Nhà vệ sinh công nhân 30,0 1 30,0 m2 10 Nhà để xe công nhân và khách 200,0 1 200,0 m2 11 Nhà ăn 150,0 1 150,0 m2 12 Văn phòng quản lý điều hành, phòng họp hội thảo 300,0 2 600,0 m2 13 Kho 500,0 1 500,0 m2 14 Nhà bảo vệ 20,0 1 20,0 m2 15 Nhà rửa xe và khử trùng 150,0 1 150,0 m2 16 Bể cấp nước sạch 100,0 - - m2 17 Hồ sinh thái 1.000,0 - - m2 18 Công viên hồ sinh thái 1.000,0 - - m2 19 Đường nội bộ 2.000,0 - - m2 20 Nhà nghỉ cán bộ, công nhân 1.000,0 1 1.000,0 m2 21 Nhà máy phát điện dự phòng 100,0 1 100,0 m2 22 Nhà trạm bơm pccc 100,0 1 100,0 m2 23 Vườn cây xanh 500,0 - - m2
  • 33. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 32 TT Nội dung Diện tích Tầng cao Diện tích sàn ĐVT 24 Đường xe vận chuyển rác 3.000,0 - - m2 25 Đất dự trữ 73.630,0 - - m2 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống - Hệ thống PCCC Hệ thống II Thiết bị 1 Thiết bị văn phòng, nội thất Trọn Bộ 2 Dây chuyền phân loại rác, nghiền rác, khử mùi Trọn Bộ 3 Dây chuyền nhiệt điện, sản xuất điện Trọn Bộ 4 Thiết bi vận tải, vận chuyển nội bộ Trọn Bộ 5 Thiết bị hạ tầng kỹ thuật Trọn Bộ 6 Thiết bị khác Trọn Bộ
  • 34. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 33 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng) TT Nội dung Diện tích Tầng cao Diện tích sàn ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT I Xây dựng 100.000,0 m2 239.229.250 1 Nhà máy chính đốt rác sản xuất điện 5.000,0 1 5.000,0 m2 4.711 23.555.000 2 Nhà xưởng phụ trợ kiên cố 4.500,0 5 22.500,0 m2 6.393 143.842.500 3 Nhà xưởng tái chế nhựa và kho thành phẩm 3.000,0 1 3.000,0 m2 4.711 14.133.000 4 Khu phân loại rác 2.000,0 - - m2 1.850 3.700.000 5 Hố nhập và nhận nguyên liệu 1.000,0 - - m2 1.850 1.850.000 6 Trạm cân 150,0 - - m2 2.800 420.000 7 Bể xử lý nước thải 500,0 - - m2 3.800 1.900.000 8 Trạm điện biến áp 70,0 1 70,0 m2 3.800 266.000 9 Nhà vệ sinh công nhân 30,0 1 30,0 m2 4.460 133.800 10 Nhà để xe công nhân và khách 200,0 1 200,0 m2 1.741 348.200 11 Nhà ăn 150,0 1 150,0 m2 4.460 669.000 12 Văn phòng quản lý điều hành, phòng họp hội thảo 300,0 2 600,0 m2 6.614 3.968.400 13 Kho 500,0 1 500,0 m2 3.046 1.523.000
  • 35. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 34 TT Nội dung Diện tích Tầng cao Diện tích sàn ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 14 Nhà bảo vệ 20,0 1 20,0 m2 4.460 89.200 15 Nhà rửa xe và khử trùng 150,0 1 150,0 m2 1.741 261.150 16 Bể cấp nước sạch 100,0 - - m2 3.800 380.000 17 Hồ sinh thái 1.000,0 - - m2 1.100 1.100.000 18 Công viên hồ sinh thái 1.000,0 - - m2 1.100 1.100.000 19 Đường nội bộ 2.000,0 - - m2 1.500 3.000.000 20 Nhà nghỉ cán bộ, công nhân 1.000,0 1 1.000,0 m2 4.460 4.460.000 21 Nhà máy phát điện dự phòng 100,0 1 100,0 m2 4.000 400.000 22 Nhà trạm bơm pccc 100,0 1 100,0 m2 3.800 380.000 23 Vườn cây xanh 500,0 - - m2 1.500 750.000 24 Đường xe vận chuyển rác 3.000,0 - - m2 3.000 9.000.000 25 Đất dự trữ 73.630,0 - - m2 - Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống 5.750.000 5.750.000 - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 5.950.000 5.950.000 - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 5.050.000 5.050.000 - Hệ thống PCCC Hệ thống 5.250.000 5.250.000
  • 36. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 35 TT Nội dung Diện tích Tầng cao Diện tích sàn ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT II Thiết bị 1.216.180.000 1 Thiết bị văn phòng, nội thất Trọn Bộ 5.160.000 5.160.000 2 Dây chuyền phân loại rác, nghiền rác, khử mùi Trọn Bộ 187.600.000 187.600.000 3 Dây chuyền nhiệt điện, sản xuất điện Trọn Bộ 844.200.000 844.200.000 4 Thiết bi vận tải, vận chuyển nội bộ Trọn Bộ 121.940.000 121.940.000 5 Thiết bị hạ tầng kỹ thuật Trọn Bộ 56.280.000 56.280.000 6 Thiết bị khác Trọn Bộ 1.000.000 1.000.000 III Chi phí quản lý dự án 1,222 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 17.787.059 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 30.464.563 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,131 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 1.906.352 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,375 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 5.461.338 3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,313 GXDtt * ĐMTL% 3.141.098 4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 0,788 GXDtt * ĐMTL% 1.884.659 5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,023 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 340.340
  • 37. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 36 TT Nội dung Diện tích Tầng cao Diện tích sàn ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,065 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 952.953 7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,111 GXDtt * ĐMTL% 266.705 8 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 0,107 GXDtt * ĐMTL% 254.883 9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 1,586 GXDtt * ĐMTL% 3.794.999 10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,351 GTBtt * ĐMTL% 4.269.229 11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 8.192.007 V Chi phí vốn lưu động TT 20.148.652 VI Chi phí dự phòng 5% 76.190.476 Tổng cộng 1.600.000.000 Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021, Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
  • 38. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 37 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án“nhà máy đốt rác phát điện” được thực hiệntại tỉnh Đồng Tháp. Vị trí thực hiện dự án 4.2. Hình thức đầu tư Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện. Vị trí thực hiện dự án
  • 39. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 38 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích Tầng cao Diện tích sàn ĐVT I Xây dựng 100.000,0 m2 1 Nhà máy chính đốt rác sản xuất điện 5.000,0 1 5.000,0 m2 2 Nhà xưởng phụ trợ kiên cố 4.500,0 5 22.500,0 m2 3 Nhà xưởng tái chế nhựa và kho thành phẩm 3.000,0 1 3.000,0 m2 4 Khu phân loại rác 2.000,0 - - m2 5 Hố nhập và nhận nguyên liệu 1.000,0 - - m2 6 Trạm cân 150,0 - - m2 7 Bể xử lý nước thải 500,0 - - m2 8 Trạm điện biến áp 70,0 1 70,0 m2 9 Nhà vệ sinh công nhân 30,0 1 30,0 m2 10 Nhà để xe công nhân và khách 200,0 1 200,0 m2 11 Nhà ăn 150,0 1 150,0 m2 12 Văn phòng quản lý điều hành, phòng họp hội thảo 300,0 2 600,0 m2 13 Kho 500,0 1 500,0 m2 14 Nhà bảo vệ 20,0 1 20,0 m2 15 Nhà rửa xe và khử trùng 150,0 1 150,0 m2 16 Bể cấp nước sạch 100,0 - - m2 17 Hồ sinh thái 1.000,0 - - m2 18 Công viên hồ sinh thái 1.000,0 - - m2 19 Đường nội bộ 2.000,0 - - m2
  • 40. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 39 TT Nội dung Diện tích Tầng cao Diện tích sàn ĐVT 20 Nhà nghỉ cán bộ, công nhân 1.000,0 1 1.000,0 m2 21 Nhà máy phát điện dự phòng 100,0 1 100,0 m2 22 Nhà trạm bơm pccc 100,0 1 100,0 m2 23 Vườn cây xanh 500,0 - - m2 24 Đường xe vận chuyển rác 3.000,0 - - m2 25 Đất dự trữ 73.630,0 - - m2 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt 2.1.1. Nguồn phát sinh rác thải - Từ mỗi cơ thể sống. - Từ các khu dân cư (một hộ, nhiều hộ…), phần lớn do sinh hoạt. - Từ thương mại (các cửa hàng, chợ…) - Từ các khu trống của đô thị (bến xe, công viên…) - Từ khu công nghiệp (công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp hoá học, công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng…) - Từ nông nghiệp. - Từ các khu vực xử lý rác. Các nguồn sinh ra rác thải Nguồn Nơi sinh ra rác thải Loại rác thải Dân cư Nhà riêng, nhà tập thể, nhà cao tầng, khu tập thể… Rác thực phẩm, giấy thải, các loại chất thải khác Thương mại Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở buôn bán, sửa chữa… Rác thực phẩm, giấy thải, các loại chất thải khác
  • 41. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 40 Nguồn Nơi sinh ra rác thải Loại rác thải Công nghiệp, xây dựng Từ các nhà máy, xí nghiệp, các công trình xây dựng… Rác thực phẩm, xỉ than, giấy thải, vải, đồ nhựa, chất thải độc hại Khu trống Công viên, đường phố, xa lộ, sân chơi, bãi tắm, khu giải trí… Các loại chất thải bình thường Nông nghiệp Đồng ruộng, vườn ao, chuồng trại… Phân rác, rơm rạ, thức ăn, chất thải nguy hiểm Khu vực xử lý chất thải Từ các quá trình xử lý nước thải, xử lý công nghiệp Các chất thải, chủ yếu là bùn, cát đất… Từ bảng trên cho thấy rác thải sinh hoạt phát sinh rất nhiều trong các hoạt động phục vụ đời sống của con người chủ yếu rác thải sinh hoạt là rác hữu cơ. Các rác thải trên thường được đổ thải lẫn lộn và cuối cùng được công ty thu gom đến bãi thải của thành phố và xử lý. Phân loại rác thải sinh hoạt Tùy thuộc vào nguồn gốc phát sinh và tính chất của rác thải sinh hoạt mà có nhiều cách phân loại rác thải sinh hoạt khác nhau, sau đây là một số cách phân loại cơ bản: Dựa vào hàm lượng hữu cơ, vô cơ ta có thể chia như sau: Rác hữu cơ: là những loại rác thải trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Rác vô cơ: được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại, như: giấy, bìa các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, nhôm…). Hay các loại nhựa (vỏ chai, đồ nhựa gia dụng) … Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ. Loại thủy tinh: chai, lọ... Thành phần và tính chất của rác thải sinh hoạt. Theo đánh giá của những nhà nghiên cứu và khoa học thì rác thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất hữu cơ khá cao tiếp đó là các chất vô cơ. Thành phần cụ thể được thể hiện như bảng dưới đây: Thành phần vật lý của rác thải sinh hoạt ở một số tỉnh Việt Nam
  • 42. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 41 (% theo trọng lượng) Thành phần Hà Nội Hải Phòng Huế Đà Nẵng Hồ Chí Minh Chất thải hữu cơ 57.30 56.37 77.10 68.47 63.67 Giấy 5.95 4.98 1.92 5.07 7.34 Vải 3.79 4.85 2.80 1.55 2.99 Gỗ 4.57 4.32 0.59 2.79 4.39 Plastic 10.96 12.81 12.47 11.36 14.19 Da và cao su 0.18 1.48 0.28 0.23 0.69 Kim loại 0.56 0.36 0.40 1.45 0.48 Thủy tinh 3.47 1.52 0.39 0.14 0.63 Sứ 0.82 0.86 0.79 0.79 0.76 Đất và cát 5.86 3.02 1.70 6.75 1.84 Xỉ than 2.72 5.88 0.00 0.00 0.42 Chất thải nguy hại 0.49 0.05 0.00 0.02 0.04 Bùn 2.98 2.15 1.46 1.35 2.41 Khác 0.31 2.50 0.00 0.03 0.09 Tổng cộng 100 100 100 100 100 (Nguồn:Ngan Truong (2018): “Solid Waste Management in Vietnam” - Metropolia University of Applied Sciences) Qua bảng trên ta thấy trong thành phần rác thải sinh hoạt thì các chất hữu cơ chiếm tỷ lệ cao các thành phần kim loại, da, cao su chiếm tỷ lệ thấp vì vậy trong quá trình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ta cần chú ý và tập trung vào lượng rác thải hữu cơ này nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình xử lý. Theo đó tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng năm là rất lớn với thành phần phong phú và phức tạp. Thành phần và số lượng rác thải sinh hoạt tại các vùng khác nhau là khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, tốc độ công nghiệp hóa, mức sống của cộng đồng ở khu vực đó. 2.2. Chất thải rắn sinh hoạt (MSW) Tính chất cơ bản
  • 43. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 42 Tiêu chuẩn chất thải sau khi đốt Khí thải sinh ra trong quá trình đốt chất thải rắn chứa các chất độc hại như lưu huỳnh và nitơ oxit, cacbon monoxit, hydro clorua và florua, tro bay, kim loại nặng. Với quá trình oxy hóa không hoàn toàn của chất thải thực phẩm, chất béo, dầu, một số lượng đáng kể các chất có hại (các axit hữu cơ, các chất gây ung thư, ozone, vv) được thành lập với số lượng nhỏ. Khi đốt rác thải sinh hoạt có chứa tổng hợp vật liệu polime, dioxin và furan được hình thành, và đây là vấn đề quan trọng nhất trong quá trình đốt chất thải rắn. Dioxin là chất độc nhất do con người tổng hợp. Các lò đốt cùng với các nhà máy hóa chất là những nguồn cung cap dioxin chính ra môi trường. Vấn đề này đặc biệt liên quan đến chất thải chưa được phân loại, khi túi, cao su, nhựa, sơn và vecni, vật liệu gỗ có tẩm nhựa tổng hợp, v.v., cũng được đưa vào buồng đốt cùng với chất thải thực phẩm ướt. Nếu chất thải được phân loại tốt được tiếp nhận để xử lý, trong quá trình đốt chất thải rắn (RDF) tro và xỉ được hình thành với lượng từ 2-5% khối lượng khô của chất thải. Khi lò hơi với công nghệ lửa xoáy hoạt động trong Nhà máy điện rác ở giai đoạn nhiệt hóa đầu tiên, quá trình khử khí không có ôxy của chất thải được đặt (nhiên liệu thô) xảy ra ở t = 400-600 ° C. Hơn nữa, các khí tạo thành được đốt cháy với lượng dư oxy trong không khí, trong khi nhiệt độ của ngọn lửa (hỗn hợp khí bị phân huỷ) đạt được trong khoảng t = 1150-1400 ° C. Các khí được đốt cháy trong lò lửa xoáy và được đưa đến lò hơi, nơi diễn ra quá trình cháy cuối cùng và gần như tức thời. Ở nhiệt độ và thời gian của phản ứng hóa lý này, tất cả các hợp chất của dioxin, dioxit, furan và các hợp chất nguy hiểm khác đều bị phá hủy. Dioxin,
  • 44. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 43 dioxit, furan và những chất khác - chuyển sang trạng thái nguyên tử và đơn giản nhất. Để ngăn chặn sự hình thành thứ cấp của khí thải độc hại (từ các phân tử của "tiền chất"), thiết bị được trang bị một nồi hơi tiết kiệm năng lượng được cấp bằng sáng chế và một thiết bị để dập tắt khí thải tại đầu ra của nồi hơi, giúp loại bỏ Delta T (hơn 1000 ° C) một cách nhanh chóng và hiệu quả trong vòng chưa đầy 0,5 giây từ 1250-1400 đến 200 ° C trở xuống. Giai đoạn làm mát "tức thời" này - dập tắt khí thải bao gồm các thành phần nguyên tử và đơn giản nhất - không cho phép các hợp chất độc hại và có hại hình thành lại (không hình thành thứ cap) do thiếu thời gian và năng lượng để hình thành thứ cấp 2.3. Quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt Sơ đồ quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt 2.3.1. Hệ thống tiếp nhận, lưu trữ và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Hệ thống tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt CTRSH được xe rác vận chuyển vào nhà máy. Sau khi cân bằng cầu cân tự động, trọng lượng sẽ được máy tính ghi lại và lưu trữ, sau đó vào sảnh nhập kho.
  • 45. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 44 Bục và cầu cân được đặt sau cổng ra vào. Tổng trọng lượng và trọng lượng tịnh được cân bằng hệ thống cân máy tính tự động và dữ liệu cân được in ra. Sảnh dỡ rác thải được đóng kín hoàn toàn, sử dụng máy rèm khí để cách ly mùi hôi ở cửa ô tô ra vào khu vực dỡ rác thải, xem xét việc xả nước vào khu vực dỡ rác thải. Sảnh xả được đóng hoàn toàn, sử dụng máy rèm khí để cách ly mùi với cổng, nơi xe rác ra vào sảnh xả và việc rửa nước được xem xét trong sảnh xả. Lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt Hố chứa rác là một bể bê tông khép kín, chịu áp lực âm nhẹ. Cần cẩu rác được bố trí phía trên hố rác để gắp CTRSH vào bể chứa và chuyển, trộn và xếp CTRSH tại một khu vực quy định nhằm đảm bảo thành phần CTRSH đồng nhất và quá trình đốt cháy ổn định. Đáy hố rác có độ dốc 2% theo chiều rộng, nước rỉ rác thải vào bể thu gom qua song chắn inox. Độ dốc của đáy bể thu gom là 2% để nước rỉ rác có thể chảy vào giếng thu. Hố rác, bể thu gom nước rỉ rác và khu vực xung quanh đã áp dụng các biện pháp chống thấm cần thiết theo quy cách thiết kế, không những ngăn được nước rỉ rác mà còn ngăn được nước ngầm. Để giảm sự phát tán mùi hôi từ hố rác và ô nhiễm môi trường, phần trên của hố rác được bố trí ống dẫn khí thải, mùi hôi trong hố được máy thổi khí hút ra dưới dạng không khí đốt sơ cấp vào lò đun và trạng thái áp suất âm được hình thành trong khu vực hố chứa rác.
  • 46. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 45 Sơ đồ mặt cắt ngang của hố rác Cầu trục gắp chất thải rắn sinh hoạt Cần trục CTRSH trên đỉnh hố CTRSH được sử dụng cho các công việc gắp, vận chuyển, trộn, tổ chức và xếp chồng chất thải, thông thường, một cần trục được sử dụng cho các công việc gắp, trộn, có tổ chức và chất thải, một cần trục khác được sử dụng để vận chuyển. Cầu trục có thiết bị đo lường có chức năng tự động cân, tự động hiển thị, tích lũy tự động, in, cảnh báo quá tải, cảnh báo giới hạn vị trí, v.v. Xử lý chất ô nhiễm bằng mùi Biện pháp cô lập sẽ được áp dụng để kiểm soát các chất gây ô nhiễm có mùi (1) Phải sử dụng các xe chở rác kín hoàn toàn để ngăn mùi và nước rỉ rác. (2) Sau khi xe chở rác đi vào khu vực cân đổ rác xuống hố rác qua cửa tự động. Hố rác được đóng kín, hố và toàn bộ hệ thống lò đốt được đặt dưới áp suất âm, khí mùi được đưa vào lò đốt, khí mùi có thể được phân hủy trong lò và khử mùi hôi.
  • 47. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 46 (3) Có hệ thống phun hóa chất thường xuyên vào hố rác, có tác dụng khử mùi hôi và ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật. 2.3.2. Hệ thống đốt rác thải chất thải rắn sinh hoạt Hệ thống tiếp nhận CTRSH CTRSH được đưa vào bộ phận sấy của hệ thống sấy sau phễu nạp, ống nạp và bộ nạp. Hệ thống nạp CTRSH chủ yếu bao gồm Phễu nạp, ống nạp, bộ nạp và bể thu gom nước rỉ rác, v.v. Phần đầu vào của hệ thống đốt là phễu nạp, và máng dưới là đường để CTRSH đi vào lò đốt. Một cổng đóng ngắt được lắp đặt giữa hai phần để ngăn không khí vào lò nướng. Hệ thống nhập liệu yêu cầu nhập liệu ổn định và duy trì độ kín, độ bền, độ tin cậy và các hiệu suất khác. Một thiết bị nhập liệu tốt có thể đáp ứng trên tất cả các điều kiện được chọn. Đối với việc đốt CTRSH có nhiệt trị thấp, việc cung cấp CTRSH ổn định là rất quan trọng. Thiết bị nhập liệu kiểu đẩy pittông có hiệu suất tuyệt vời có thể thích ứng với một loạt các đặc tính khác nhau của CTRSH, và đạt được lượng nhập liệu ổn định và có thể định lượng. Do độ ẩm của CTRSH ở Việt Nam thay đổi theo mùa nên đôi khi lượng nước rỉ rác rất lớn. Một lượng lớn nước rỉ rác được kết tủa sau khi CTRSH được ép trong phễu nạp, do đó một bể thu gom nước rỉ rác được bố trí bên dưới thiết bị nhập liệu của bể chứa. Lò đốt: Lò đốt rác là thiết bị chính của nhà máy phát điện bằng đốt rác thải CTRSH. Lò đốt là phần xác định quy trình và chi phí kỹ thuật của toàn bộ dự án. Để hoạt động lâu dài, ổn định và đáng tin cậy, dự án áp dụng công nghệ lò đốt cơ học, công nghệ nguyên bản của Công ty Công nghiệp nặng Kawasaki Nhật Bản Ltd., lò đốt có tốc độ trung bình, có khả năng thích nghi rất tốt với các loại rác thải khác nhau và có các điều kiện đốt cháy tốt để ngăn chặn việc tổng hợp CO2 từ nguồn. Tập đoàn Kawasaki có hệ thống lò đốt với công suất từ 500 tấn/ngày, có thể đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai của các dự án và khu vực khác nhau bằng hình thức kết hợp.
  • 48. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 47 Công nghệ sản xuất điện từ lò đốt CTRSH của Kawasaki, kết hợp với các đặc tính về độ ẩm cao, nhiệt lượng thấp, thành phần phức tạp, v.v. của CTRSH, được hợp tác phát triển bởi Kawasaki Heavy Industries. Lò đốt sử dụng công nghệ đốt tự động dòng chảy giữa, có khả năng thích ứng cao với rác và có điều kiện đốt tốt để ức chế sự tổng hợp dioxin từ nguồn; Hố rác và nhà máy xử lý có kết cấu kín hoàn toàn dưới áp suất âm, ngăn mùi chất thải phát tán; và toàn bộ thiết kế hệ thống sẽ xem xét đầy đủ việc xử lý hiệu quả nước rỉ rác, kim loại nặng và tro bay. Lò đốt kiểu mặt trời bao gồm một số lò đốt độc lập. Các tấm lưới được xếp chồng lên và xuống, một hàng là lưới cố định và hàng còn lại là lưới di động. Bằng cách điều chỉnh cơ chế dẫn động, các tấm lưới chuyển động luân phiên để làm cho CTRSH trộn và cuốn chất thải, nhằm đạt được mục đích đốt cháy hoàn toàn, chất thải đi qua lò đốt bằng trọng lực của chính nó để di chuyển về phía trước và đổ vào phểu chứa xỉ. Lò đốt rác được chia thành 3 phần: Buồng sấy khô, buồng đốt sơ cấp, buồng đốt thứ cấp. Không khí cháy đi vào lò đốt thông qua khe hở giữa các tấm lưới từ dưới lên, đóng vai trò hỗ trợ quá trình đốt cháy và làm sạch các tấm lưới. Xỉ đã đốt được máy thải xỉ làm mát bằng nước thải ra bên ngoài lò nung. Phần quan trọng nhất của lò đốt là ghi lò, yêu cầu thiết kế của ghi lò phải phù hợp với CTRSH có độ ẩm cao và nhiệt trị thấp, và phải thích ứng với nhiều loại nhiệt trị khả năng điều chỉnh tải lớn, hiệu suất có thể điều khiển và mức độ tự động hóa cao, đồng thời có thể xử lý CTRSH mà không cần phân loại.
  • 49. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 48 Lò đốt kiểu mặt trời Lò đốt loại mặt trời có những đặc điểm sau: 1) Ghi lò được đúc bằng crom chịu nhiệt cao; Kiểm soát độ dày của vật liệu có thể làm giảm trần ghi; và tránh bị kẹt, mất mát, có tuổi thọ lâu dài. 2) Mỗi phần là một thiết kế mô-đun, và có ít chủng loại, vì vậy việc lắp đặt và thay thế rất dễ dàng. Cấu trúc của lò đốt đơn giản, dễ bảo trì. Sử dụng một vật liệu chịu lửa đặc biệt có thể ngăn chặn quá trình bức xạ nhiệt. 3) Lắp đặt một khe co giãn có độ kín cao giữa phễu và máng, có thể hấp thụ hoàn toàn sự giãn nỡ vì nhiệt. 4) Khoảng cách khe hở giữa các ghi rất nhỏ, không liền mạch trong điều kiện hoạt động bình thường, không khí cháy được thổi vào bầu đốt với tốc độ cao để đạt được quá trình cháy cao và ổn định. Quá trình đốt tốc độ cao khắc phục được tình trạng cháy chậm, trôi không khí, tốc độ thấp và các khuyết điểm khác trong điều kiện khe hở lớn, quá trình cháy diễn ra rất đều và ổn định, dù chất thải tích tụ dày hay mỏng ở ghi lò cũng sẽ không xuất hiện miệng núi lửa. Do gần như không có khe hở giữa các tấm lưới nên xỉ rò rỉ ít, chất thải chưa cháy hết sẽ không thoát ra ngoài. Tổn thất nhiệt khi đánh lửa nhỏ hơn 3%, thông thường là 1-2%. 5) Đối với mỗi phần lò đốt, dòng không khí sơ cấp riêng lẻ có thể được điều chỉnh, và hiệu suất điều chỉnh và hiệu quả đốt cháy là tốt. 6) Mỗi phần trong lò đốt được sử dụng một bộ truyền động độc lập và có thể điều chỉnh tốc độ hoạt động của buồng sấy khô, buồng đốt sơ cấp và
  • 50. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 49 buồng đốt thứ cấp cháy dựa trên điều kiện đốt một cách độc lập, ngay cả khi sự biến động của thành phần chất thải cũng có thể linh hoạt đối phó với nó, nó thích nghi hơn với biên độ dao động lớn của nhiệt trị chất thải ở Việt Nam. 7) Với công nghệ kiểm soát quá trình đốt cháy tự động, không chỉ có thể đốt cháy hoàn toàn mà còn có thể đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt hơn. Hình 2.1: Lò đốt lắp ráp 8) Áp dụng thiết kế cổ đặc biệt, nó có thể đảm bảo khí không cháy hoàn toàn trộn lẫn với không khí thứ cấp để tạo thành vùng hỗn hợp và vùng đốt thứ cấp để tạo ra 3T (nhiệt độ ≥ 850 ° C, thời gian lưu trú > 2s và hỗn hợp) để kiểm soát mùi hôi. Các chất ô nhiễm khác được tạo ra rất ít, chẳng hạn như NOx, hàm lượng chỉ 120 ~ 150ppm, CO chỉ 10 ~ 20ppm, và gửi lại một phần khí thải vào lò để thay thế không khí thứ cấp, vì vậy nó có thể giảm sự phát sinh NOx một cách hiệu quả trong quá trình tiếp tục đốt cháy, và giảm gánh nặng trong quá trình xử lý tiếp theo. 2.3.3. Lò hơi thu hồi nhiệt thải Lò hơi thu hồi nhiệt thải Trong quá trình thu hồi nhiệt của quá trình đốt CTRSH, do CTRSH chứa nhiều muối và nhựa, khí cháy chứa nhiều hydro clorua, các khí ăn mòn khác và tro, do đó việc lựa chọn các thông số thích hợp của hơi quá nhiệt có vai trò quan trọng và ý nghĩa đối với hiệu suất nhà máy điện và tuổi thọ của bộ quá nhiệt.
  • 51. Dự án “nhà máy đốt rác phát điện” Đơn vị tư vấn lập dự án: 0918755356-0903034381 50 Lò hơi cho Dự án này sẽ sử dụng công nghệ lò hơi nhiệt thải có nguồn gốc từ Công ty TNHH Công nghiệp nặng Kawasaki Nhật Bản, dựa trên kinh nghiệm thiết kế và vận hành dày dặn của Kawasaki. Dự án sử dụng các thông số nhiệt độ trung bình và áp suất hơi trung bình là 4.0MPa, 400°C cho nồi hơi nhiệt thải. Thiết bị tuabin hơi nước và máy phát điện. Sơ đồ quy trình phát điện Máy phát tuabin hơi nước được sử dụng để chuyển đổi hơi nước được tạo ra bởi lò hơi nhiệt thành năng lượng điện. Do không có người sử dụng nhiệt gần dự án, nên tuabin hơi ngưng tụ được lựa chọn cho dự án này. Công suất xử lý CTRSH là 500 tấn mỗi ngày và năng lượng thiết kế của CTRSH là 1.400kcal/kg, có thể tạo ra hơi nước ở nhiệt độ trung bình và áp suất trung bình (4MPa, 400°C) là 41,6 tấn/h cho mỗi lò hơi ở điều kiện định mức, nó có thể được xem xét để cấu hình một bộ tuabin hơi nước 10MW và máy phát điện.