SlideShare a Scribd company logo
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................i
CHƯƠNG 1LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN BCTC VÀ KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BCTC..............................................................................1
1.1. Khái quát chung về kiểm toán BCTC ....................................................................1
1.1.1. Khái niệm về kiểm toán BCTC ............................................................................1
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của kiểm toán BCTC.............................................................2
1.1.3. Mục tiêu của kiểm toán BCTC ............................................................................3
1.1.4. Quy trình kiểm toán..............................................................................................5
1.1.5. Sản phẩm và ý nghĩa của kiểm toán BCTC .......................................................9
1.2. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC ................... 11
1.2.1. Khái quát chung về chất lượng kiểm toán...................................................... 11
1.2.2. Tổng quan về kiểm soát chất lượng kiểm toán............................................... 20
1.2.3. Mục tiêu của công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán................................ 22
CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BCTC VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................................................................. 24
2.1. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán BCTC tại Việt
Nam……… ....................................................................................................................... 24
2.1.1. Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp lý trong lĩnh vực kiểm toán độc lập tại
Việt Nam ............................................................................................................................ 24
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán BCTC tại Việt Nam...... 25
2.2. Thực trạng chất lượng kiểm toán BCTC tại Việt Nam hiện nay..................... 33
2.3. Thực trạng cơ chế kiểm soát chất lượng kiểm toán từ bên trong các công ty
kiểm toán ........................................................................................................................... 36
ii
2.3.1. Các quy định hiện hành liên quan đến việc kiểm soát chất lượng kiểm toán
từ bên trong....................................................................................................................... 36
2.3.2. Thực trạng cơ chế kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC từ bên trong.... 37
2.3.3. Đánh giá thực trạng ........................................................................................... 44
2.4. Thực trạng cơ chế kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC từ bên ngoài của
Việt Nam............................................................................................................................ 46
2.4.1. Các quy định hiện hành liên quan đến việc kiểm soát chất lượng kiểm toán
BCTC từ bên ngoài........................................................................................................... 46
2.4.2. Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán từ bên ngoài tại Việt
Nam……………............................................................................................................... 53
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM
SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN
TẠI VIỆT NAM................................................................................................................ 63
3.1. Giải pháp tăng cườngcôngtác kiểm soát chất lượngkiểm toán BCTC từ bên
trong…................................................................................................................................ 63
3.1.1. Tăng cườngcập nhật kiếnthức chuẩn mực liên quan đến kiểm soát chất lượng..... 64
3.1.2. Tăng cường mở rộng quy mô và chất lượng nguồn nhân lực.......................... 64
3.1.3. Ổn định và minh bạch mức phí kiểm toán.......................................................... 65
3.1.4. Hoàn thiện quy trình kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán............... 66
3.2. Giải pháp tăngcườngcông tác kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC từ bên ngoài 66
3.2.1. Xác định cơ chế kiểm soát chất lượng chung..................................................... 66
3.2.2. Xây dựng hướng dẫn chi tiết kiểm soát chất lượng từ bên ngoài.................... 68
3.2.3. Kiểm tra viên .......................................................................................................... 68
3.2.4. Thời gian kiểm tra ................................................................................................. 69
3.2.5. Quy định biện pháp kỷ luật và xử phạt đối với các vi phạm............................ 70
3.2.6. Nguồn kinh phí hoạt động kiểm soát chất lượng từ bên ngoài........................ 70
1
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN BCTC VÀ KIỂM SOÁT CHẤT
LƯỢNG KIỂM TOÁN BCTC
1.1. Khái quát chung về kiểm toán BCTC
1.1.1. Khái niệm về kiểm toán BCTC
Có rất nhiều cách hiểu, khái niệm khác nhau về kiểm toán. Tuy nhiên, quan niệm về
kiểm toán được chấp nhận phổ biến hiện nay là: “ Kiểm toán là quá trình các KTV
độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông
tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin
này với các chuẩn mực đã được thiết lập”.
Có nhiều tiêu chí để phân loại kiểm toán, tuy nhiên cách phân loại phổ biến là căn
cứ vào mục đích cụ thể (hay đối tượng trực tiếp) của kiểm toán người ta thường
chia kiểm toán thành 3 loại:
 Kiểm toán báo cáo tài chính
 Kiểm toán tuân thủ
 Kiểm toán hoạt động
Theo Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán: “Kiểm toán BCTC là việc các nhà
kiểm toán độc lập kiểm tra, trình bày ý kiến của mình về BCTC”.
Theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP: “Kiểm toán BCTC là việc kiểm tra, xác nhận
của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các
tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tổ chức khi có yêu
cầu của các đơn vị này”.
Theo Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12, kiểm toán BCTC là việc
kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm
toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý
trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo
quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Như vậy, kiểm toán BCTC là một quá trình do các KTV những người có
năng lực chuyên môn áp dụng các phương pháp kiểm toán, các quy trình kiểm toán
2
nhằm xác nhận – đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý, tính tuân thủ pháp luật và
những chuẩn mực liên quan của BCTC.
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của kiểm toán BCTC
Đối tượng của kiểm toán BCTC: Đối tượng của mỗi loại kiểm toán là khác
nhau. Đối với kiểm toán BCTC đối tượng của nó là Báo cáo tài chính và thực trạng
về tài sản, nghiệp vụ phát sinh. Một bộ BCTC năm gồm Bảng cân đối kế toán (Mẫu
số B 01-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02-DN), Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03-DN), Bản thuyết minh BCTC (Mẫu số B 09-DN).
BCTC giữa niên độ gồm BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ và BCTC giữa niên độ
dạng tóm lược. BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ gồm Bảng cân đối kế toán giữa
niên độ (dạng đầy đủ) (Mẫu số B 01a-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(dạng đầy đủ) (Mẫu số B 02a-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dạng đầy đủ) (Mẫu
số B 03a-DN), Bản thuyết minh BCTC (dạng đầy đủ) (Mẫu số B 09a-DN). BCTC
giữa niên độ dạng tóm lược gồm Bảng cân đối kế toán (dạng tóm lược) (Mẫu số B
01b-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (dạng tóm lược) (Mẫu số B 02b-
DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dạng tóm lược) (Mẫu số B 03b-DN), Bản thuyết
minh BCTC (dạng tóm lược) (Mẫu số B 09b-DN).
Khách thể kiểm toán BCTC : Khách thể kiểm toán là các tổ chức, đơn vị cá
nhân – nơi có những thông tin cần kiểm toán. Kiểm toán BCTC có thể là kiểm toán
nội bộ là kiểm toán Nhà nước là kiểm toán độc lập. Do vậy khách thể kiểm toán của
kiểm toán BCTC bao gồm tất cả khách thể là các bộ phận cấu thành trong đơn vị, là
tất cả các đơn vị, các tổ chức và cá nhân có sử dụng ngân sách Nhà nước, tiền và tài
sản Nhà nước, là tất cả các đơn vị doanh nghiệp, các tổ chức trong mọi lĩnh vực (
thậm chí cả cá nhân) có nhu cầu được kiểm toán.
Chủ thể kiểm toán BCTC là KTV có thể là KTV độc lập, KTV Nhà nước,
KTV nội bộ.
Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức và thủ tục được vận
dụng trong công tác kiểm toán nhằm đạt được mục đích kiểm toán đã đặt ra. Thực
chất của phương pháp kiểm toán là việc vận dụng các phương pháp kỹ thuật nghiệp
vụ cụ thể vào công tác kiểm toán nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán đặt ra. Đứng
3
trên góc độ quá trình xử lý, ghi chép, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để
phản ánh vào BCTC người ta chia thành hai loại phương pháp kiểm toán, đó là:
phương pháp kiểm toán tuân thủ (thử nghiệm kiểm soát); phương pháp kiểm toán
cơ bản (thử nghiệm cơ bản).
Phương pháp kiểm toán toán tuân thủ là các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được
thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tính
thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB của doanh nghiệp. Phương pháp kiểm
toán tuân thủ thường bao gồm kỹ thuật điều tra hệ thống và kỹ thuật kiểm tra chi tiết
về kiểm soát.
Phương pháp kiểm toán cơ bản là phương pháp được thiết kế sử dụng để thu
thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và
cung cấp. Phương pháp kiểm toán cơ bản thường bao gồm hai kỹ thuật kiểm toán
chủ yếu là phân tích đánh giá tổng quát và kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài
khoản.
Nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC – Theo chuẩn mực kiểm toán
VSA 200 Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC gồm: Tuân thủ
pháp luật Nhà nước; Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp như độc lập, chính
trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng,…; Tuân thủ Chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam hoặc Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận
và KTV phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế
hoạch và thực hiện kiểm toán – luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống
dẫn đến những sai sót trọng yếu trong BCTC.
1.1.3. Mục tiêu của kiểm toán BCTC
Cũng như mọi hoạt động khác, hoạt động kiểm toán cũng có những mục tiêu
cần hướng tới. Đặc biệt đối với hoạt động mang tính chất đặc thù như kiểm toán tài
chính, việc xác định mục tiêu kiểm toán khoa học sẽ giúp kiểm toán viên thực hiện
đúng hướng và có hiệu quả công tác kiểm toán. Hệ thống mục tiêu kiểm toán tài
chính được phân thành hai loại:
4
Mục tiêu kiểm toán chung:
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: “ Mục tiêu kiểm toán báo cáo
tài chính là giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng
báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
hoặc đựơc chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và
hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu khác”.
Như vậy, thông qua việc xác định mục tiêu kiểm toán, một mặt công ty kiểm
toán đưa ra được những kết luận kiểm toán một cách chính xác khoa học, mặt khác
mục tiêu kiểm toán tài chính sẽ giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn
tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.
Để đạt được tính trung trực, hợp lý của việc xác minh và bày tỏ ý kiến về toàn bộ
báo cáo tài chính, cần phải hướng tới các mục tiêu cụ thể gắn với các phương pháp
kế toán trong quan hệ trực tiếp với việc hình thành các báo cáo này. Theo đó, hệ
thống mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính hướng tới là:
- Tính có thực của thông tin với ý nghĩa các thông tin phản ánh tài sản hoặc
vốn phải được đảm bảo bằn sự tồn tại của tài sản, vốn hoặc tính thực tế xẩy ra của
nguồn.
- Tính toàn vẹn (đầy đủ) của thông tin với ý nghĩa thông tin phản ánh trên
bảng khai tài chính không bị bỏ sót của quá trình xử lý.
- Tính đúng đắn của việc tính giá với ý nghĩa giá tài sản cũng như giá phí đều đựoc
tính theo phương pháp kế toán là giá thực tế đơn vị phải chi ra để mua hoặc thực
hiện các hoạt động.
- Tính cơ học của các phép tính số học cộng dồn cũng như chuyển sổ sang
trang trong công nghệ kế toán.
Mục tiêu kiểm toán đặc thù:
Các mục tiêu kiểm toán chung được áp dụng cho tất cả các số dư tài khoản
nhằm cung cấp một bố cục giúp kiểm toán viên tập hợp đầy đủ bằng chứng cần thiết
để đưa ra ý kiến kết luận. Tuy nhiên, việc kiểm tra báo cáo tài chính được tiếp cận
theo từng phần hành, khoản mục cụ thể và mỗi cuộc kiểm toán có những đặc thù
riêng. Vì vậy, vấn đề quan trọng là phải cụ thể hoá các mục tiêu chung vào các phần
5
hành cụ thể để xác định các mục kiểm toán đặc thù. Mục tiêu đặc thù được xác định
trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục, hay phần hành cùng cách
phản ánh theo dõi chung của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ. Mỗi mục tiêu
chung cần có nhiều nhất một mục tiêu đặc thù tương ứng.
Mặt khác, việc xác định mục tiêu đặc thù còn tuỳ thuộc vào tình huống cụ
thể và phán đoán của kiểm toán viên.Theo đó, sự tương ứng giữa mỗi mục tiêu
kiểm toán chung với một hoặc nhiều mục tiêu đặc thù thích hợp phải được hoạch
định trên cơ sở các mục tiêu kiểm toán chung và các đặc điểm của khoản mục, phần
hành kiểm toán, đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán… của đơn vị. Đối với kiểm toán
nghiệp vụ và kiểm toán số dư tài khoản, mục tiêu của chúng hoàn toàn khác nhau.
Đối với kiểm toán nghiệp vụ, mục tiêu của nó là đảm bảo các cơ sở dẫn liệu như: sự
phát sinh, đánh giá, sự tính toán đầy đủ, đúng đắn, đúng kỳ. Còn mục tiêu kiểm toán
số dư các khoản mục là đảm bảo các cơ sở dẫn liệu sự hiện hữu, quyền và nghĩa vụ,
đánh giá, sự tính toán, đầy đủ, đúng đắn, cộng dồn và công bố.
1.1.4. Quy trình kiểm toán
Có hai cách cơ bản để tiếp cận trong kiểm toán BCTC là phân chia BCTC
thành các phần hành kiểm toán theo khoản mục hoặc theo quy trình.
Kiểm toán theo khoản mục (tiếp cận trực tiếp) là việc KTV trực tiếp kiểm toán các
khoản mục, thông tin trên BCTC như: Kiểm toán Tiền và các khoản tương đương
tiền; Kiểm toán TSCĐ; Kiểm toán các khoản phải thu, phải trả; Kiểm toán các
khoản trả trước ngắn hạn, dài hạn; Kiểm toán doanh thu, giá vốn,… Theo cách tiếp
cận này giúp KTV thuận lợi trong việc xác định, phân bổ ước lượng ban đầu về
mức trọng yếu và nội dung kiểm toán theo cách tiếp cận này cụ thể, gắn với từng
loại BCTC. Đây là cách tiếp cận được áp dụng khá phổ biến hiện nay.
Bên cạnh cách tiếp cận theo khoản mục (tiếp cận trực tiếp) KTV có thể tiếp
cận theo chu kỳ kinh doanh (tiếp cận gián tiếp) như: Kiểm toán chu kỳ mua hàng và
thanh toán; Kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền; Kiểm toán chu kỳ hàng tồn kho
và chi phí sản xuất; Kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự; Kiểm toán chu kỳ huy
động vốn và hoản trả… Tiếp cận dưới góc độ này KTV có thể nắm bắt và nhìn nhận
các thông tin tài chính trong mối liên hệ mật thiết trong từng chu kỳ. Từ đó, sử dụng
6
được hiểu biết về tác động của hoạt động KSNB đối với các thông tin tài chính và
tổ chức công tác kiểm toán một cách hiệu quả hơn. Để hài hòa giữa ưu nhược điểm
giữa hai cách tiếp cận và tùy vào đặc điểm của từng cuộc kiểm toán mà KTV có thể
lựa chọn kiểm toán theo khoản mục hoặc kiểm toán theo chu kỳ hoặc kiểm toán
phối hợp (tức là áp dụng song song kiểm toán theo khoản mục và kiểm toán theo
chu kỳ trong cùng một cuộc kiểm toán).
Dù là tiếp cận dưới góc độ nào, để đảm bảo tính hiệu quả, tính hiệu lực và
tính kinh tế (3E - Effective, Efficient, Economic) của từng cuộc kiểm toán cũng như
để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp làm căn cứ cho kết
luận của KTV về tính trung thực hợp lý của số liệu trên BCTC, cuộc kiểm toán
thường được tiến hành theo quy trình gồm ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán
BCTC; Thực hiện kiểm toán BCTC; Tổng hợp lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý
về kiểm toán BCTC.
Bước 1, Lập kế hoạch kiểm toán. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số
300 thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán trong đó
mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm
toán phải đầy đủ, chi tiết để làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình kiểm toán.
Trong bước công việc này, bắt đầu từ thư mời kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu
khách hàng với mục đích tiếp nhận khách hàng, hình thành hợp đồng hoặc đưa ra
được kế hoạch chung. Kiểm toán viên cần thu thập các thông tin cụ thể về khách
hàng, tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ … Bên cạnh đó, trong khi lập kế
hoạch, công ty kiểm toán cũng phải có sự chuẩn bị về phương tiện và nhân sự cho
việc triển khai thực hiện chương trình đã xây dựng.
Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc xây dựng chiến lược kiểm toán tổng
thể, kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem
lại lợi ích cho việc kiểm toán BCTC như là trợ giúp kiểm toán viên tập trung đúng
mức vào các phần hành quan trọng của cuộc kiểm toán, trợ giúp kiểm toán viên xác
định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra một cách kịp thời, trợ giúp kiểm toán
viên tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán một cách thích hợp nhằm đảm bảo cuộc
kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả, hỗ trợ trong việc lựa chọn thành viên
7
nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và khả năng phù hợp để xử lý các rủi ro
dự kiến, và phân công công việc phù hợp cho từng thành viên, tạo điều kiện cho
việc chỉ đạo, giám sát nhóm kiểm toán và soát xét công việc của nhóm, hỗ trợ việc
điều phối công việc do các kiểm toán viên đơn vị thành viên và chuyên gia thực
hiện, khi cần thiết.
Lập kế hoạch không phải là một giai đoạn tách rời của cuộc kiểm toán mà là
một quá trình được lặp đi, lặp lại và bắt đầu ngay sau hoặc cùng lúc kết thúc cuộc
kiểm toán trước và tiếp tục cho đến khi kết thúc cuộc kiểm toán hiện tại.
Bước 2, Thực hiện kế hoạch kiểm toán. Các KTV sẽ sử dụng các phương
pháp kỹ thuật nghiệp vụ và các thủ tục kiểm toán cụ thể để thu thập đầy đủ các bằng
chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến quá trình xử lý các nghiệp vụ, tổng hợp và
trình bày thông tin vào BCTC của đơn vị thông qua mẫu kiểm toán. Do quá trình xử
lý các nghiệp vụ, tổng hợp và trình bày thông tin vào BCTC của đơn vị gắn liền với
quá trình quản lý và kiểm soát nội bộ trong đơn vị gắn liền với quá trình quản lý và
kiểm soát nội bộ trong đơn vị, quá trình áp dụng các chế độ, các nguyên tắc và
phương pháp kế toán nên công việc kiểm toán BCTC phải tiến hành các loại khảo
sát gắn với các quá trình trên. Có thể khái quát công việc kiểm toán BCTC gồm hai
loại khảo sát chủ yếu là: Khảo sát về kiểm soát nội bộ và Khảo sát cơ bản.
Khảo sát về kiểm soát nội bộ là khâu công việc KTV cần thực hiện để thu
thập các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở để đánh giá lại hiệu lực của hệ thống
KSNB của đơn vị được kiểm toán nói chung đặc biệt là xem xét, đánh giá hiệu lực
của từng khâu kiểm soát cụ thể (kiểm soát đối với mua hàng, kiểm soát đối với bán
hàng, kiểm soát đối với thanh toán, kiểm soát chi phí và giá thành,…). Kết quả của
khảo sát về KSNB là căn cứ để KTV quyết định về phạm vi các khảo sát cơ bản và
lựa chọn áp dụng các thủ tục kiểm toán cơ bản phù hợp.
Khảo sát cơ bản là khâu công việc KTV tiến hành phân tích đánh giá tổng
quát. Trước khi sử dụng nguồn số liệu của khách hàng để tiến hành phân tích, đánh
giá tổng quát KTV thường có bước kiểm tra sơ bộ về các số liệu của từng thông tin
tài chính như (số dư hay số lũy kế số phát sinh) thông qua việc đối chiếu các sổ chi
tiết với sổ tổng hợp, kiểm tra các đối ứng chủ yếu, hoặc tham chiếu các nguồn thông
8
tin khác. Sau khi tiến hành phân tích tổng quát, phân tích các thông tin tài chính, phi
tài chính KTV sẽ đưa ra những xét đoán khả năng rủi ro và đưa ra định hướng cần
thiết cho việc kiểm tra cụ thể hơn kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ, kiểm tra số dư tài
khoản thông qua các thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư. Thông qua thủ tục
kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản KTV thu thập đầy đủ các bằng
chứng kiểm toán thích hợp để trực tiếp xác minh về các cơ sở dẫn liệu của các quá
trình hạch toán các nghiệp vụ, tính toán, tổng hợp số dư các tài khoản và trình bày
thông tin vào BCTC có phù hợp với quy định của chế độ BCTC hay không và số
liệu trên BCTC có đảm bảo nhất quán với số liệu từ sổ kế toán hay không. Mọi
công việc kiểm toán cụ thể mà KTV thực hiện đều phải được ghi chép vào giấy tờ
làm việc bao gồm cả kết quả kiểm tra, phát hiện và những tài liệu dẫn chứng đều
được lưu giữ. Đồng thời người có trách nhiệm soát xét công việc của các thành viên
dưới quyền phải có sự soát xét đầy đủ và kịp thời để nếu cần có thể có những yêu
cầu thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết bổ sung.
Nếu hệ thống KSNB được đánh giá là thiết kế đầy đủ, thích hợp; các bước
kiểm soát và các thủ tục kiểm soát gắn với từng khâu kiểm toán trong các chu kỳ
kinh doanh được đánh giá là thường xuyên được thực hiện liên tục, có hiệu lực hiệu
quả. Thì KTV sẽ tiếp tục tiến hành các thủ tục khảo sát kiểm soát nội bộ đồng thời
thu hẹp phạm vi khảo sát cơ bản để tối đa hóa hiệu quả của công tác kiểm toán và
ngược lại.
Bước 3, Tổng hợp lập Báo cáo kiểm toán và thư quản lý về kiểm toán BCTC.
Sau khi đã triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán BCTC và có kết quả của các
khảo sát chi tiết về nghiệp vụ và số dư các tài khoản KTV sẽ tiến hành lập bút toán
điều chỉnh và tiến hành một số thủ tục kiểm toán bổ sung như phân tích tổng thể lại
BCTC sau khi đã điều chỉnh, đánh giá mức độ phù hợp của việc tính mức độ trọng
yếu trước kiểm toán, đánh giá mức độ phù hợp của việc lập kế hoạch kiểm toán
được đưa ra trước khi kiểm toán chi tiết, tổng hợp các rủi ro trọng yếu và kết quả
sau kiểm toán. Ngoài ra, KTV cũng cần kiểm tra, xem xét một số nội dung có liên
quan đến việc đảm bảo tính trung thực hợp lý của số liệu BCTC mà chưa được đánh
giá trong quá trình thực hiện kiểm toán các bộ phận trên BCTC để có thêm bằng
9
chứng củng cố và hỗ trợ cho việc đưa ra kết luận cho toàn bộ BCTC đã được kiểm
toán chẳng hạn như: soát xét các khoản nợ bất thường, đánh giá về giả định hoạt
động liên tục của doanh nghiệp, đánh giá về giả định hoạt động liên tục của doanh
nghiệp, đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, lập BCTC, giao
dịch với các bên liên quan, xem xét, kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định
có liên quan đối với đơn vị được kiểm toán,… Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm
toán bổ sung, KTV tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán trao đổi với khách hàng,
lập dự thảo báo cáo kiểm toán, thư quản lý. Sau đó sẽ tiến hành soát xét, hoàn thiện
báo cáo kiểm toán, hồ sơ kiểm toán và tiến hành thống nhất ới khách hàng phát
hành báo cáo kiểm toán, soạn thư quản lý.
1.1.5. Sản phẩm và ý nghĩa của kiểm toán BCTC
a. Sản phẩm của kiểm toán BCTC
Sản phẩm của một cuộc kiểm toán BCTC phụ thuộc vào điều khoản của hợp
đồng kiểm toán. Thông thường, khi kết thúc một cuộc kiểm toán KTV sẽ đưa ra hai
sản phẩm đó là Báo cáo kiểm toán (về BCTC) và Thư quản lý. Báo cáo kiểm toán –
Báo cáo về kiểm toán BCTC là văn bản do KTV lập và công bố để đưa ra ý kiến
của mình về tính trung thực, hợp lý của BCTC đã được kiểm toán. Có thể hiểu báo
cáo kiểm toán là thông báo về kết quả của cuộc kiểm toán, nó phản ánh đầy đủ và
ngắn gọn toàn bộ các công việc KTV đã thực hiện trong quá trình kiểm toán. KTV
phải chịu trách nhiệm với báo cáo kiểm toán, với ý kiến kiểm toán của mình đưa ra
trong báo cáo kiểm toán. Trong một số trường hợp thấy cần thiết phải bổ sung thêm
những thông tin về kết quả của cuộc kiểm toán đã được trình bày trên báo cáo kiểm
toán, KTV được phép lập thêm phần phụ lục đính kèm báo cáo kiểm toám như:
Phần trình bày rõ thêm các thông tin về yếu tố ngoại trừ; Bảng tính số liệu chi tiết;
Kiến nghị của KTV,…
Cùng với việc lập báo cáo kiểm toán, KTV còn soạn thảo Thư quản lý – là
thư của KTV gửi cho các nhà quản lý của đơn vị được kiểm toán để cung cấp những
thông tin những khuyến cáo mà KTV cho là cần thiết. Nội dung của thư quản lý chủ
yếu mô tả về từng sự kiện cụ thể mà KTV cho là cần thiết gồm: Thực trạng về công
tác quản lý tài chính, kế toán và về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của đơn vị;
10
Khả năng rủi ro; Kiến nghị của KTV và ý kiến của người quản lý liên quan đến sự
kiện đó. Thư quản lý là một phần kết quả của cuộc kiểm toán nhưng không nhất
thiết phải đính kèm báo cáo kiểm toán. Nói chung, thư quản lý không phải bắt buộc
đối với KTV nhưng nó được các nhà quản lý rất ưa chuộng và mong muốn để hoàn
thiện doanh nghiệp.
b. Ý nghĩa của kiểm toán BCTC
Đối với KTV: Kiểm toán BCTC giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý
kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện
hành có tuân thủ pháp luật và có phản ánh trên khía cạnh trong yếu hay không.
Đối với đơn vị được kiểm toán: Kiểm toán BCTC có ý nghĩa “hai mặt” với
đơn vị được kiểm toán. Với tư cách là người cung cấp thông tin, kiểm toán BCTC
giúp cho đơn vị được kiểm toán chứng minh được tính trung thực hợp lý của thông
tin tài chính mà họ cung cấp, chứng minh được BCTC được lập trên cơ sở chuẩn
mực và các quy định hiện hành. Qua cuộc kiểm toán BCTC, qua báo cáo kiểm toán
mà KTV phát hành, đơn vị được kiểm toán tạo được lòng tin đối với các đối tượng
khi sử dụng thông tin trên BCTC của mình. Do vậy mà đơn vị được kiểm toán sẽ
thuận tiện hơn trong các mối quan hệ kinh tế với các bên liên quan. Tuy nhiên, kiểm
toán BCTC cũng vạch ra những sai phạm của đơn vị được kiểm toán nếu thông tin
tài chính trình bày sai lệch và không phù hợp với các chuẩn mực và quy định pháp
lý. Chính vì lẽ đó, kiểm toán BCTC có ý nghĩa rất lớn đối với đơn vị được kiểm
toán. Nó không chỉ chứng minh cho một BCTC trung thực, hợp lý mà kiểm toán
BCTC còn đưa ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm
soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Tức là kiểm toán BCTC giúp cho
đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao
chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.
Đối với người sử dụng sản phẩm của cuộc kiểm toán BCTC: Với xu thế phát
triển của nền kinh tế, với sự đa dạng hóa của các hình thức sở hữu và cùng với sự
phát triển không ngừng của các ngành nghề, thông tin tài chính của doanh nghiệp
không còn chỉ để báo cáo cho các cơ quan quản lý Nhà nước để kiểm tra và xét
11
duyệt mà nay những thông tin này cần cho nhiều người, được nhiều đối tượng quan
tâm, khai thác sử dụng cho các quyết định kinh tế. Tuy ở nhiều góc độ khác nhau
nhưng tất cả các đối tượng này đều có nguyện vọng là có được các thông tin có độ
tin cậy và trung thực cao.
Kiểm toán BCTC làm tăng mức độ tin cậy đối với các thông tin tài chính,
góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế. Dựa vào kết quả kiểm toán những
người sử dụng BCTC được kiểm toán có được thông tin khách quan, trung thực hợp
lý hơn, qua đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết
quả hoạt động kinh doanh, dòng tiền của doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết
định kinh tế của mình.
1.2. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC
1.2.1. Khái quát chung về chất lượng kiểm toán
1.2.1.1. Khái niệm
Theo từ điển Tiếng Việt (2010), “Chất lượng là một phạm trù triết học biểu
thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối
của sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan
của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết
các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát
toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì
không thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của
sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về
số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ
cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng.” Có thể thấy, chất lượng là cái
tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc.
Theo định nghĩa của tiêu chuẩn Việt Nam 5200-ISO 9000: “Chất lượng là
mức độ phù hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định
trước của người mua.”
Nhìn chung, chất lượng là vấn đề đặt ra với mọi nền sản xuất và mọi loại
hình hoạt động, mọi lĩnh vực. Chất lượng phản ánh giá trị về mặt lợi ích của sản
phẩm hàng hóa dịch vụ và là khái niệm phức tạp, phụ thuộc vào trình độ của nền
12
kinh tế và tùy thuộc vào những góc độ của người quan sát. Chất lượng có ý nghĩa
quan trọng không chỉ với chủ thể sử dụng mà còn là yếu tố quyết định đối với chủ
thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Khái niệm chất lượng cũng thường được nghiên
cứu và gắn với từng loại hoạt động, từng lĩnh vực cụ thể.
Đối với hoạt động kiểm toán, là một hoạt động đặc thù nên yếu tố chất lượng
là nhân tố quyết định hàng đầu. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA
220 – Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán) thì “Chất lượng hoạt động kiểm
toán là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách
quan và độ tin cậy và ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thỏa mãn
mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những đóng góp của kiểm toán viên,
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá
phí hợp lý.”
Kiểm toán báo cáo tài chính được coi là một loại hình dịch vụ đặc biệt mà
sản phẩm cuối cùng của nó là các báo cáo kiểm toán, nơi trình bày ý kiến của kiểm
toán viên, doanh nghiệp kiểm toán về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Khác với
các sản phẩm, dịch vụ của các nghề nghiệp khác, chất lượng kiểm toán không dễ
dàng quan sát hay kiểm tra, đánh giá. Thường có một khoảng cách nhất định về
quan điểm hay mức độ thỏa mãn giữa người quản lý, người sử dụng và cung cấp
dịch vụ tới chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên, mặc dù chất lượng kiểm toán báo cáo
tài chính được quan sát theo các quan điểm khác nhau tùy thuộc góc nhìn của các
đối tượng quan tâm, nhưng đều cùng mục tiêu là kiểm toán viên đưa ra ý kiến đúng
đắn về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính. Dưới đây
là hai quan điểm chính về chất lượng kiểm toán độc lập đối với báo cáo tài chính,
một là quan điểm thực hành, nhằm thỏa mãn đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán
và một là quan điểm khoa học về kiểm toán, là khả năng phát hiện và báo cáo các
sai phạm trọng yếu trên các BCTC được kiểm toán.
a. Chất lượng kiểm toán theo quan điểm thỏa mãn đối tượng sử dụng dịch
vụ kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA 220) và Chuẩn mực kiểm
toán quốc tế số 220 (ISA 220), “Chất lượng kiểm toán là mức độ thỏa mãn về tính
13
khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử dụng dịch
vụ kiểm toán đồng thời thỏa mãn về mong muốn có được những ý kiến đóng góp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị được kiểm
toán với thời gian địch trước và giá phí thích hợp”.
Chất lượng kiểm toán theo VSA 220 và ISA 220 đều được hiểu trên khía cạnh
mức độ thỏa mãn của đối tượng sử dụng các BCTC, đó là nhà đầu tư (cá nhân và tổ
chức), các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và chính doanh nghiệp được kiểm
toán. Quan điểm này nghiêng về thực hành kiểm toán, theo đó để đánh giá chất lượng
kiểm toán thì người ta quan tâm tới mức độ thỏa mãn về chất lượng dịch vụ kiểm
toán với mức giá phí phù hợp của đối tượng sử dụng dịch vụ. Mỗi góc nhìn khác
nhau sẽ có một quan điểm về mức độ thỏa mãn và đánh giá khác nhau, cụ thể:
Thứ nhất, chất lượng kiểm toán dưới góc nhìn của công ty khách hàng (đơn
vị được kiểm toán). Với vị trí là đối tượng lựa chọn sử dụng dịch vụ kiểm toán (bắt
buộc đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và một số chủ
thể khác theo quy định của pháp luật và không bắt buộc đối với các đơn vị còn lại),
đơn vị được kiểm toán luôn mong muốn nhận được ý kiến về tính trung thực, khách
quan của các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính để cung cấp tới các nhà
đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước giúp tăng cường uy tín của doanh nghiệp và phục
vụ cho mục đích thu hút vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu chiến lược của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, đơn vị được kiểm toán mong muốn có được sự đảm bảo từ phía nhà
cung cấp dịch vụ kiểm toán rằng, mọi sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính đều
được phát hiện và báo cáo cho ban lãnh đạo, từ đó đưa ra các kiến nghị giúp khách
hàng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Do vậy, dưới góc độ là khách hàng kiểm
toán, chất lượng kiểm toán được đánh giá bởi sự thỏa mãn của đơn vị về tính khách
quan, độ tin cậy, khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, sự chia sẽ với khách hàng
của kiểm toán viên cũng như doanh nghiệp kiểm toán. Tuy nhiên, quan điểm thỏa
mãn này không hàm ý kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đưa ra ý kiến sai
lệch, không phù hợp nhằm làm đẹp báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho doanh
nghiệp hay lợi ích của bên thứ ba.
14
Thứ hai, chất lượng kiểm toán dưới góc nhìn của bên thứ ba (nhà đầu tư, cơ quan
quản lý Nhà nước có liên quan và các đối tác của công ty khách hàng). Báo cáo tài
chính là tài liệu mà doanh nghiệp công bố thông tin về tình hình tài chính, kết quả
hoạt động kinh doanh của mình ra bên ngoài, là cơ sở ra quyết định kinh tế của nhà
đầu tư, của các đối tác và là công cụ để phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan
Nhà nước. Do vậy, bên thứ ba là đối tượng chịu sự rủi ro cũng như lợi ích nhiều
nhất từ việc sử dụng dịch vụ kiểm toán cũng như kết quả cuộc kiểm toán. Dưới góc
nhìn của người sử dụng báo cáo kiểm toán, một cuộc kiểm toán có chất lượng nếu
họ cảm thấy thõa mãn về độ tin cậy, tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài
chính được kiểm toán để qua đó họ có thể đưa ra quyết định kinh tế đúng đắn (đầu
tư, hợp tác) hoặc quản lý, điều hành cho phù hợp.
Tuy nhiên, nếu đánh giá chất lượng kiểm toán được hiểu theo khía cạnh thỏa
mãn mong muốn của đối tượng sử dụng sẽ rất khó để lượng hóa, vì bên thứ ba
không trực tiếp chứng kiến và tham gia vào quá trình kiểm toán của các kiểm toán
viên và đơn vị được kiểm toán. Họ chỉ đánh giá mức độ tin cậy chủ yếu dựa trên uy
tín của doanh nghiệp kiểm toán. Tuy nhiên cơ sở này cũng chỉ mang tính chất tương
đối, người sử dụng kết quả kiểm toán cũng khó có thể đánh giá được tiêu chí này.
Do vậy, các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán cũng tìm cách đánh giá mức độ hài
lòng của người sử dụng thông qua các tiêu chí trung gian, hoặc nhân tố ảnh hưởng,
cụ thể:
- Mức độ thõa mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của
những đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán. Người sử dụng sẽ cảm thấy tin cậy nếu
ý kiến kiểm toán được cung cấp từ phía các kiểm toán viên độc lập và có năng lực,
kinh nghiệm, trình độ chuyên môn hoặc từ phía các doanh nghiệp kiểm toán lớn, có
uy tín.
- Mức độ thõa mãn về những đóng góp, ý kiến của kiểm toán viên nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động, hiệu năng quản lý tại đơn vị được kiểm toán. Tiêu chí này
khó được lượng hóa bằng các sai phạm cụ thể mà kiểm toán viên phát hiện được
cho ban lãnh đạo doanh nghiệp mà phụ thuộc vào mức độ thõa mãn của nhà quản lý
15
về cách làm việc chuyên nghiệp của kiểm toán viên, cũng như ý kiến của kiểm toán
viên về báo cáo tài chính nhằm đáp ứng mong đợi của họ.
- Báo cáo kiểm toán được phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp
đồng kiểm toán và giá phí cho dịch vụ kiểm toán ở mức độ phù hợp với đơn vị được
kiểm toán. Tiêu chí này được đo lường bằng việc tuân thủ kế hoạch kiểm toán được
thỏa thuận theo hợp đồng kiểm toán hoặc thư hẹn kiểm toán. Tiêu chí thời gian càng
được chú trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán và một số loại hình doanh nghiệp được thù khác với những quy định cụ thể
về thời hạn công bố báo cáo tài chính được kiểm toán. Và đối với mọi doanh
nghiệp, một mức giá phí hợp lý cho cuộc kiểm toán báo cáo tài chính đều được cân
nhắc đồng thời khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán.
Doanh nghiệp kiểm toán – chủ thể thực hiện kiểm toán, thường xây dựng
quy trình kiểm toán và kiểm soát nhằm yêu cầu và giúp kiểm toán viên thực hiện
một cuộc kiểm toán có chất lượng, đó là tuân thủ đầy đủ chuẩn mực nghề nghiệp,
tuân thủ các quy trình, các thủ tục do công ty kiểm toán thiết lập, đồng thời thỏa
mãn khách hàng trong việc tư vấn, giúp nâng cao uy tín khách hàng. Điều này
thường được thiết kế, thực hiện đầy đủ và kỹ lưỡng trong các doanh nghiệp kiểm
toán lớn, có uy tín. Tuy nhiên, nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán cũng là doanh
nghiệp và hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó chất lượng kiểm toán cũng phải
gắn liền với sự thỏa mãn của doanh nghiệp kiểm toán về mục tiêu lợi nhuận, tức chi
phí dịch vụ kiểm toán phù hợp với mức độ rủi ro kiểm toán (giảm thiểu tối đa các
vụ kiện tụng, tăng cường uy tín với khách hàng) và một mức giá phí để cạnh tranh
đối với các doanh nghiệp kiểm toán khác trên thị trường. Đây cũng chính là bài toán
đặt ra đối với các doanh nghiệp kiểm toán, đặc biệt là những doanh nghiệp kiểm
toán quy mô nhỏ.
b. Chất lượng kiểm toán theo quan điểm phát hiện và báo cáo sai sót trọng
yếu trong báo cáo tài chính
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán đã thực hiện nghiên cứu về chất
lượng kiểm toán. Theo một số công trình nghiên cứu, chất lượng kiểm toán được
xác định là mức độ công ty kiểm toán tuân thủ theo các Chuẩn mực kiểm toán trong
16
suốt quá trình thực hiện kiểm toán. Tiêu biểu cho quan điểm này là Krishnan và
Schauer (2001), McConnell và Banks (1998), Aldhizer và các cộng sự (1995). Một
số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng chất lượng kiểm toán được xem xét trên các
khía cạnh như: Khả năng mà KTV phát hiện ra sai phạm của hệ thống kế toán của
đơn vị được kiểm toán và báo cáo sai phạm này (DeAngelo, 1981; Watts và
Zimmerman, 1983); khả năng kiểm toán viên không phát hành báo cáo chấp nhận
toàn phần cho các báo cáo tài chính có chứa đựng những sai sót trọng yếu (Lee và
cộng sự, 1998); tính trung thực của thông tin tài chính được trình bày trên báo cáo
tài chính sau kiểm toán (Beatty, 1989; Krinsky và Rotenberg, 1989; Davidson và
Neu, 1993); khả năng kiểm toán viên có thể làm giảm các sai sót và nâng cao tính
trung thực của thông tin kế toán (Wallace, 1987).
Quan điểm chất lượng kiểm toán là khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót
trọng yếu được coi là quan điểm phổ biến của các nhà nghiên cứu về chất lượng
kiểm toán. DeAngelo (1981) là nhà nghiên cứu đầu tiên xác định chất lượng kiểm
toán dựa trên khả năng phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu trong báo cáo
tài chính của khách hàng. Theo đó, nhiều nhà khoa học kiểm toán dựa vào quan
điểm này để phát hiện các lý luận kiểm toán và chất lượng kiểm toán. Palmrose , Z.
(1988), Bradshaw (2001) và hầu hết các nhà nghiên cứu khác đều thống nhất cho
rằng, chất lượng kiểm toán được hiểu là khả năng kiểm toán viên phát hiện và báo
cáo về những sai sót trọng yếu trong việc trình bày và công bố các báo cáo tài chính
của các khách hàng được kiểm toán. Khả năng các kiểm toán viên phát hiện được
các sai phạm trọng yếu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là năng lực và kinh
nghiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên, còn khả năng báo cáo sai phạm phụ thuộc
vào tính độc lập của kiểm toán viên (trong đó có sức ép từ phía khách hàng kiểm
toán hoặc bên thứ ba) (Lam và Chang, 1994; Francis, 2004).
Theo quan điểm này, nếu cuộc kiểm toán có chất lượng, nghĩa là kiểm toán
viên cam kết đảm bảo về khả năng phát hiện và báo cáo về các sai phạm trọng yếu
trong các báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo đúng các quy định chuẩn mực
nghề nghiệp. Theo đó, người sử dụng các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, nhất
17
là các nhà đầu tư có thể tin tưởng vào kết quả kiểm toán do đã thỏa mãn mong
muốn của họ rằng, các thông tin được kiểm toán là đáng tin cậy.
Với vai trò của kiểm toán độc lập đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp
được kiểm toán chủ yếu nhằm phục vụ nhà đầu tư và đảm bảo sự minh bạch của hệ
thống thông tin tài chính nói chung thì chất lượng kiểm toán theo quan điểm phát
hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính nhận được nhiều sự
đồng tình từ phía các nhà nghiên cứu và người sử dụng dịch vụ kiểm toán. Mặc dù
chất lượng kiểm toán được các nhà nghiên cứu nhìn nhận là khả năng phát hiện và
báo cáo các sai sót trọng yếu, nhưng các nghiên cứu về sự thỏa mãn của đối tượng
sử dụng dịch vụ kiểm toán cũng đưa đến một kết luận quan trọng, đó là nếu khả
năng phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu của kiểm toán viên càng cao thì mức độ
thỏa mãn của người sử dụng kết quả kiểm toán cũng tăng lên. Do đó, có thể đo
lường chất lượng kiểm toán trên góc độ thỏa mãn người sử dụng trên quan điểm về
khả năng phát hiện và báo cáo về các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính của
kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán.
1.2.1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán
Dựa trên khái niệm về chất lượng kiểm toán theo VSA 220 – Kiểm soát chất
lượng kiểm toán, chất lượng kiểm toán được đánh giá thông qua 3 tiêu chí cụ thể.
Thứ nhất, đó là mức độ thỏa mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm
toán của những đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán. Tính khách quan, độc lập của
kiểm toán viên là điều kiện trước hết đảm bảo ý nghĩa và giá trị sử dụng của dịch vụ
kiểm toán độc lập. Ý kiến kiểm toán đưa ra không làm tăng thêm lượng thông tin
cho người sử dụng mà chỉ đảm bảo cho những đối tượng này về tính trung thực hợp
lý của các BCTC mà họ được cung cấp và dựa vào đó để đưa ra những quyết định
kinh tế của mình. Sự đảm bảo này được chấp thuận và có giá trị bởi kiểm toán là
một hoạt động đặc thù, tuân thủ những quy định, điều kiện nghiêm ngặt: Cuộc kiểm
toán được thực hiện bởi những kiểm toán viên độc lập, có đủ năng lực, trình độ
chuyên môn theo quy định. Tính độc lập được thể hiện trên 2 khía cạnh: Một là
trong mối quan hệ với khách hàng kiểm toán, kiểm toán viên phải độc lập về lợi ích
kinh tế và độc lập trong các mối quan hệ gia đình với khách hàng kiểm toán; Hai là
18
thể hiện ở chuyên môn nghiệp vụ, kiểm toán viên phải độc lập về năng lực chuyên
môn nghiệp vụ. Năng lực, trình độ chuyên môn của kiểm toán viên là yếu tố rất
quan trọng với mọi cuộc kiểm toán, độ tin cậy của báo cáo kiểm toán phụ thuộc
phần lớn vào năng lực, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của các kiểm toán viên
tham gia cuộc kiểm toán.
Những người sử dụng kết quả kiểm toán chỉ đạt được sự thỏa mãn khi họ
đánh giá rằng cuộc kiểm toán đã thực hiện theo đúng quy định, chuẩn mực và theo
đó, đạt được độ tin cậy đối với ý kiến kiểm toán đưa ra. Để đánh giá được chỉ tiêu
này, người ta xem xét tính tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên
cũng như doanh nghiệp kiểm toán, cụ thể:
- Đảm bảo tính độc lập, khách quan và chính trực
- Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của kiểm toán viên
- Các phương pháp thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán
- Công tác giảm sát, quản lý cuộc kiểm toán
- Các thủ tục soát xét, phát hành báo cáo kiểm toán
- Các khía cạnh khác
Hai là, mức độ thõa mãn của đơn vị được kiểm toán. Cần phân biệt rõ 2
nhóm đối tượng, một là nhóm đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán ở tiêu chí đánh
giá 1 và đơn vị được kiểm toán ở tiêu chí 2. Nhóm đối tượng sử dụng kết quả kiểm
toán ở tiêu chí 1 đó là chủ sở hữu, cổ đông, nhà đầu tư,… họ sử dụng kết quả kiểm
toán để đưa ra những quyết định kinh tế của mình nhằm tối đa hóa lợi ích của họ.
Còn đơn vị được kiểm toán, cũng sử dụng kết quả kiểm toán, tuy nhiên để phục vụ
mục đích quản lý doanh nghiệp. Mục tiêu của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là
đưa ra ý kiến độc lập về tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm
toán. Đối với các nhà quản lý đơn vị được kiểm toán, việc phát hiện và ngăn ngừa
các sai sót, gian lận trong việc lập, trình bày và công bố báo cáo tài chính cũng như
quản lý tài chính, kế toán không phải lúc nào cũng dễ dàng và kiểm soát được toàn
bộ. Trách nhiệm này thuộc về các nhà quản lý cũng như bản thân doanh nghiệp, tuy
nhiên, thông qua cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện những gian lận, sai sót
trọng yếu và nếu có thì kiểm toán viên cần chỉ ra những sai sót, gian lận đó để đơn
19
vị kịp thời sửa chữa và điều chỉnh cho phù hợp. Đó chính là cơ sở để các nhà quản
lý đơn vị tin tưởng và đặt hy vọng vào những phát hiện và những kiến nghị đóng
góp của kiểm toán viên, theo đó có thể sửa đổi và đảm bảo nâng cao hiệu quả quản
lý, chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.
Mức độ thõa mãn của các nhà quản lý đơn vị đối với những ý kiến tư vấn của
kiểm toán không cụ thể hóa bằng số lượng bởi kiểm toán viên có thể có hoặc không
phát hiện được những gian lận, sai sót cũng như đưa ra kiến nghị hoàn thiện cho
đơn vị, bởi lẽ, mọi cuộc kiểm toán đều tiềm ẩn rủi ro kiểm toán, điều này phụ thuộc
vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm của kiểm toán viên và chính sự hợp tác từ phía
đơn vị được kiểm toán. Do đó, tiêu chí này chỉ có thể đánh giá ở sự hài lòng và
đánh giá cao của các nhà quản lý doanh nghiệp về tính chuyên nghiệp và trách
nhiệm của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán.
Ba là, báo cáo kiểm toán được lập và phát hành theo đúng quy trình và thời
gian đã thỏa thuận và chi phí kiểm toán ở mức phù hợp. Một trong các yêu cầu của
thông tin tài chính là tính kịp thời, các thông tin không được cung cấp đúng thời
điểm sẽ trở nên không có giá trị sử dụng, do đó bất kỳ sự chậm trễ trong phát hành
báo cáo kiểm toán có thể gây nhiều khó khăn trong việc đưa ra các quyết định kinh
tế của người sử dụng. Mặc dù kiểm toán không phải là kênh cung cấp thông tin
riêng biệt, nhưng nó là một khâu thẩm định trong hệ thống cung cấp thông tin. Các
thông tin tài chính do đơn vị lập và được các kiểm toán viên kiểm tra và đưa ra ý
kiến về tính trung thực hợp lý của các thông tin này trước khi chuyển cho những
người sử dụng. Do vậy mọi chậm trễ trong quá trình kiểm toán do nguyên nhân của
việc tổ chức, giám sát, quản lý cuộc kiểm toán thiếu hiệu quả hoặc bất cứ lý do gì
khác từ phía công ty kiểm toán dẫn đến vỡ kế hoạch đề ra trong hợp đồng kiểm toán
đều làm ảnh hưởng đến mục đích cuộc kiểm toán cũng như uy tín và giá trị dịch vụ
của doanh nghiệp kiểm toán.
Về giá phí kiểm toán, đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng
kiểm toán. Phí dịch vụ kiểm toán được xác định trên cơ sở thời gian cần thiết để các
kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm toán và đơn giá giờ công làm việc của
kiểm toán viên. Ngoại trừ ảnh hưởng của yếu tố đơn giá giờ công làm việc của kiểm
20
toán viên và sự hợp tác của đơn vị được kiểm toán với các kiểm toán viên trong quá
trình kiểm toán thì việc xác định và giảm thiểu thời gian kiểm toán mà vẫn đảm bảo
thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp sẽ là điều kiện để giảm
thiểu giá phí dịch vụ cho khách hàng, đó là một trong các tiêu chí đánh giá chất
lượng kiểm toán.
1.2.2. Tổng quan về kiểm soát chất lượng kiểm toán
1.2.2.1. Khái niệm, đặc điểm về kiểm soát chất lượng kiểm toán
Chất lượng không phải là một kết quả ngẫu nhiên, nó là kết quả của sự tác
động qua lại của nhiều yếu tố có liên quan mật thiết. Để đạt được mục tiêu về chất
lượng thì cần thiết phải quản lý, kiểm tra một cách đúng đắn các yếu tố này. Đây
được gọi là hành vi kiểm soát chất lượng. Kiểm soát chất lượng được áp dụng trong
mọi quy trình, lĩnh vực giúp các chủ thể đảm bảo đạt được mục tiêu chất lượng đề ra.
Kiểm toán BCTC là một hoạt động đặc thù, mà thực chất là một loại hình
dịch vụ đảm bảo trong đó kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc các thông tin được
trình bày trên BCTC của doanh nghiệp nhằm giúp người sử dụng tăng độ tin cậy đối
với các thông tin này dựa trên cơ sở Chuẩn mực, quy định pháp lý đã được thiết lập
để từ đó đưa ra quyết định kinh tế của mình.
Do vậy, kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC là tất yếu khách quan, ngoài
việc giúp sản phẩm kiểm toán (báo cáo kiểm toán) đảm bảo chất lượng, nó còn giúp
được mục tiêu của một đơn vị, của nghề nghiệp với điều kiện kiểm soát chất lượng
phải là một nhân tố cấu thành trong một cơ chế hoàn chỉnh chứ không đứng riêng rẽ
hay chắp vá.
Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán cần phải khách quan, cần sự tham gia
có trách nhiệm của không chỉ các doanh nghiệp kiểm toán mà còn của cả đơn vị
được kiểm toán và các tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan Nhà nước có liên quan.
Về phía doanh nghiệp kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC là
quá trình kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán thiết kế và thực hiện các quy
định, thủ tục kiểm soát chất lượng đối với toàn bộ quy trình kiểm toán của doanh
nghiệp và đối với từng cuộc kiểm toán như: chính sách và thủ tục kiểm soát chất
lượng dịch vụ của các doanh nghiệp kiểm toán để đảm bảo các dịch vụ và các cuộc
21
kiểm toán BCTC đều được tiến hành phù hợp với quy định của pháp luật và các
Chuẩn mực nghề nghiệp; tổ chức đánh giá tình hình tuân thủ các quy định và các
Chuẩn mực nghề nghiệp trong việc thực hiện dịch vụ kiểm toán BCTC; Phát hiện
những điểm hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân và có những biện pháp khắc phục. Điều
này không chỉ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp mà còn nhằm giảm thiểu
rủi ro kiểm toán, thiệt hại phát sinh liên quan đến các vụ kiện tụng pháp lý, từ đó
nâng cao uy tín của doanh nghiệp kiểm toán đối với khách hàng – yếu tố quyết định
của mỗi doanh nghiệp kiểm toán.
Đứng trên góc độ xã hội, do kết quả kiểm toán là cơ sở để các đối tượng sử
dụng ra các quyết định có liên quan. Vì vậy, chất lượng kiểm toán không những cần
được kiểm soát từ bên trong bởi các doanh nghiệp kiểm toán mà còn cần được kiểm
soát, quản lý từ các chủ thể bên ngoài để đảm bảo tính khách quan và hiệu quả. Kiểm
soát chất lượng từ bên ngoài thực chất là quá trình xem xét, đánh giá nhằm thúc đẩy
việc tuân thủ các tiêu chuẩn đã được thiết lập trong hoạt động kiểm toán BCTC.
Tóm lại, kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC có thể được định nghĩa là một
quy trình thiết kế nhằm đánh giá chất lượng về các ý kiến của kiểm toán viên và các
kết luận được rút ra để lập báo cáo kiểm toán trước khi phát hành chính thức đến các
đối tượng sử dụng, là quy trình đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán BCTC đều được
thực hiện tuân thủ theo các quy định và Chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán.
1.2.2.2. Nội dung của công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán
Nội dung công tác quản lý chất lượng kiểm toán bao gồm các hoạt động
quản lý từ bên trong, tức của bản thân các công ty kiểm toán và các hoạt động quản
lý từ bên ngoài tức cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp. Hoạt
động quản lý bên ngoài thực hiện thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động đối
với việc tuân thủ các chuẩn mực và quy định pháp lý. Trong đó, nội dung chính là
hoạt động kiểm soát chất lượng theo cơ chế thống nhất. Nội dung công tác quản lý
bên trong là hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm
toán. Hệ thống này rất phát triển ở các công ty kiểm toán có quá trình hoạt động lâu
dài và quy mô lớn. Cách thức và các quy định cụ thể trong các biện pháp nhằm đảm
bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán của các tổ chức kiểm toán ở các nước có thể
22
khác nhau, nhưng về nội dung vẫn tập trung vào các hoạt động kiểm tra và kiểm
soát chất lượng trong suốt quá trình hoạt động của công ty bao gồm các hoạt động
đảm bảo chất lượng lao động; đảm bảo chất lượng công việc và các hoạt động
nghiên cứu phát triển hệ thống; phát triển quy trình kỹ thuật, thủ tục kiểm toán; tìm
hiểu và đánh giá về những ý kiến phản hồi từ phía khách hàng, những người sử
dụng kết quả kiểm toán. Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán phụ thuộc vào chất lượng
từng cuộc kiểm toán. Do vậy, cùng với những nội dung mang tính chiến lược, nội
dung kiểm soát chất lượng kiểm toán còn cần tập tung vào quản lý từng cuộc kiểm
toán cụ thể đảm bảo việc tuân thủ các thủ tục kiểm toán đề ra, chấp hành các
nguyên tắc, chuẩn mực nghề nghiệp.
1.2.3. Mục tiêu của công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán
Chất lượng kiểm toán có ý nghĩa quan trọng, trước hết đối với người sử dụng
kết quả kiểm toán mà trực tiếp nhất là cổ đông, các nhà đầu tư, các đối tác của đơn
vị được kiểm toán, ý kiến kiểm toán là cơ sở quan trọng để họ tin tưởng và sử dụng
các thông tin mà họ được cung cấp trong việc ra những quyết định kinh tế của mình.
Mọi sự không phù hợp nào trong việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên và doanh
nghiệp kiểm toán đều làm ảnh hưởng đến quyết định của những người sử dụng kết
quả kiểm toán và có thể gây ra các thiệt hại về kinh tế đối với họ.
Đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán, sự không phù hợp trong ý kiến
kiểm toán cũng như không làm thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ
cũng có nghĩa là công ty gặp rủi ro kiểm toán, mất uy tín và có nguy cơ mất thị
trường khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, các hoạt động đa dạng,
phức tạp, các chính sách kinh tế thay đổi cùng với nhận thức và yêu cầu về chất
lượng của khách hàng ngày càng cao, đồng thời những quy định trong lĩnh vực tài
chính – kế toán ngày càng được siết chặt quản lý bởi các cơ quan Nhà nước. Do
vậy, vấn đề đặt ra với công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán là phải đảm bảo và
nâng cao chất lượng kiểm toán. Đảm bảo chất lượng kiểm toán là tổng thể các biện
pháp có kế hoạch và hệ thống cần thiết để đảm bảo rằng kết quả kiểm toán hoàn
toàn phù hợp với các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra. Nâng cao chất
lượng đòi hỏi các hoạt động quản lý cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục
23
và ở mọi cấp độ quản lý nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong các
điều kiện thay đổi của nền kinh tế. Hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán để
đảm bảo hiệu quả, hiệu lực thì cần sự tham gia đồng thời của doanh nghiệp kiểm
toán, khách hàng kiểm toán, các tổ chức nghề nghiệp và phía cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền.
24
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BCTC VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT
LƯỢNG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN TẠI VIỆT
NAM HIỆN NAY
2.1. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán BCTC tại
Việt Nam
2.1.1. Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp lý trong lĩnh vực kiểm toán độc lập tại
Việt Nam
Cùng với sự hình thành và phát triển của loại hình hoạt động kiểm toán độc
lập tại Việt Nam, nhằm mục đích quản lý và giám sát lĩnh vực đặc thù này, Nhà
nước đã ban hành một loạt những văn bản pháp lý và hướng tới hoàn thiện khuôn
khổ pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam, nhằm phát huy hiệu quả
vai trò của nó trong nền kinh tế hội nhập hiện nay.
Văn bản pháp lý đầu tiên về hoạt động kiểm toán độc lập là quy chế hoạt
động kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, được ban hành theo Nghị định
số 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ.
Trong 10 năm sau đó, Bộ Tài chính đã lần lượt ban hành nhiều văn bản như:
Thông tư số 22 TC/CĐKT ngày 19/03/1994 hướng dẫn thực hiện Nghị định số
07/CP; Thông tư số 60 TC/CĐKT ngày 01/09/1997 hướng dẫn thực hiện công tác
kế toán và kiểm toán tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Do
những thay đổi của nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành các Nghị định: Nghị định
số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 về kiểm toán độc lập; Nghị định số
133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn
như: Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004; Thông tư số 60/2006/TT-
BTC ngày 28/06/2006; Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005; Quyết
định số 32/2007/QĐ-BTC ngày 15/05/2007; Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày
24/10/2007. Ngoài ra ngày 29/06/2006, Quốc hội đã ban hành Luật Chứng khoán
trong đó có quy định về yêu cầu BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên thị
25
trường chứng khoán cần phải được kiểm toán và trách nhiệm của những bên liên
quan đến BCTC.
Từ năm 1999, Bộ Tài chính đã ban hành lần lượt các Chuẩn mực kiểm toán,
tính đến thời điểm trước ngày 01/01/2014, đã có 33 Chuẩn mực kiểm toán được ban
hành. Và ngày 06/12/2012 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 214/2012/TT-
BTC về việc Ban hành Hệ thống 37 Chuẩn mực kiểm toán mới, chính thức có hiệu
lực từ ngày 01/01/2014. Theo đó, hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ngày
càng tiến sát tới các Chuẩn mực của quốc tế về kiểm toán.
Ngày 29/03/2011, Quốc hội chính thức ban hành Luật kiểm toán độc lập số
67/2011/QH12 quy định nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hoạt động kiểm
toán độc lập; quyền và nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm
toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức nghề
nghiệp về kiểm toán và các tổ chức cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm
toán độc lập. Luật kiểm toán độc lập được ban hành và có hiệu lực từ ngày
01/01/2012, đây là một mốc đánh dấu sự hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý cho
lĩnh vực kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán nói riêng, làm cơ sở quan
trọng trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán cũng như kiểm
soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính, từ đó nâng cao chất lượng, vai trò của
kiểm toán đối với sự phát triển chung của nền kinh tế.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán BCTC tại Việt Nam
Hoạt động kiểm toán độc lập nói chung và hoạt động kiểm toán BCTC tại
Việt Nam nói riêng đã hình thành và phát triển từ rất lâu. Trước năm 1975, tại miền
Nam Việt Nam đã có văn phòng kiểm toán của các công ty kiểm toán quốc tế hoạt
động tại Sài Gòn. Sau ngày Việt Nam thống nhất đất nước, các văn phòng này
không còn hoạt động nữa. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, các
hoạt động kinh tế được chỉ đạo thống nhất, làm việc theo chỉ thị. Việc kiểm tra các
thông tin kinh tế ở thời kỳ này chủ yếu mang tính tuân thủ và được thực hiện bởi
các cơ quan chức năng như Thuế, Tài chính, các cơ quan chủ quản khác…và công
việc chủ yếu là kiểm tra việc ghi chép kế toán. Hơn thế trong thời kỳ cơ chế kế
hoạch hóa tập trung thì không thể tồn tại một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế nào
26
được xem là độc lập để thực hiện đầy đủ chức năng kiểm toán. Do vậy trong thời kì
này chưa xuất hiện nhu cầu kiểm toán BCTC, chưa xuất hiện các công ty kiểm toán.
Vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường cùng với chính sách đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam. Nền kinh tế có bước chuyển mình và phát triển rõ rệt, nhu cầu
sử dụng BCTC đã được kiểm tra bởi một tổ chức độc lập nảy sinh. Trước đòi hỏi đó
của nền kinh tế các tổ chức độc lập – các công ty kiểm toán ra đời nhằm cung cấp
dịch vụ giúp cá nhân, tổ chức tăng cường hiểu biết, nắm rõ hơn về các thông tin tài
chính để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn.
Trước yêu cầu đó tháng 5/1991 Bộ Tài Chính đã thành lập hai công ty kiểm
toán đầu tiên là DNNN đó là Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty
Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) chính thức đánh dấu sự ra
đời của hoạt động Kiểm toán độc lập, kiểm toán BCTC tại Việt Nam. Sau đó các
công ty kiểm toán khác lần lượt ra đời. Đến năm 1995 đã có 9 công ty khác thuộc
loại hình DNNN và công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập. Sau khi Luật
Doanh nghiệp được ban hành năm 1999 số lượng các công ty kiểm toán được thành
lập đã tăng nhanh. Trong thời gian này chủ yếu các công ty thành lập dưới dạng
trách nhiệm hữu hạn. Đến khi Nghị định số 105/2004/NĐ-CP chỉ cho phép thành
lập mới công ty kiểm toán là công ty hợp danh hoặc Doanh nghiệp tư nhân thì sơ
lượng công ty kiểm toán được thành lập chậm hơn trước. Tuy nhiên đến 3/10/2005
khi Chính phủ ban hành nghị định 133/20005/NĐ-CP cho phép thành lập dưới hình
thức là công ty TNHH thì số lượng công ty kiểm toán mới thành lập lại tăng lên
đáng kể. Theo Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012 và phương hướng hoạt động
năm 2013 của các công ty Kiểm toán (kèm theo công văn số 072-2013/VACPA
ngày 25/3/2013 đã hoàn thiện và trình Bộ Tài chính tại công văn số 191-2-
13/VACPA ngày 25/6/2013) Tính đến ngày 28/2/2013 có 155 công ty kiểm toán
đăng ký hành nghề với VACPA. Trong đó, có 04 công ty 100% vốn nước ngoài
(E&Y, PwC, KPMG, Grant Thorton) chiếm tỷ lệ 2,58%, 05 Công ty có vốn đầu tư
nước ngoài (E Jung, Mazars, HSK, Immanuel, S&S) chiếm tỷ lệ 3,23% , 145 Công
ty TNHH chiếm tỷ lệ 93,55% và 01 Công ty hợp danh (CPA VN) chiếm 0.64%
27
tổng số công ty Kiểm toán tại Việt Nam. Nếu năm 2001 chỉ có 3/34 công ty được
công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế (VACO, Thủy Chung và AFC)
thì cho đến nay ngoài 4 công ty kiểm toán có 100% vốn đầu tư nước ngoài là thành
viên PwC, KPMG, E&Y, Grant Thornton cả nước đã có 12 Công ty kiểm toán là
thành viên của hãng kiểm toán quốc tế trong đó 11 công ty là thành viên Hiệp hội
(Deloitte, A&C, AAC, GTV, DTL, NEXIA, IFC, UHY,KTC, AASC, AVA) và 01
công ty là Hãng đại diện liên lạc (CPA Hanoi). Từ năm 2009 đến hết năm 2012 có
66 công ty kiểm toán ngừng hoạt động, sáp nhập hoặc ngừng cung cấp dịch vụ kiểm
toán đã báo cáo với Bộ tài chính và VACPA trong đó năm 2012 có 01 công ty
ngừng hoạt động (Công ty Biên Hòa – Mã số 144), 02 công ty sáp nhập thành 01
công ty đó là công ty TNHH Kiểm toán QG VN (MEKONG NAG) (Mã số 137)
nhận sáp nhập Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Việt Nam (VIA) (Mã số031) và
đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán Quốc gia (VIA AUDIT) (Mã số 137).
Trong năm 2012 cả nước đã có 05 công ty kiểm toán mới thành lập theo hình thức
công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên gồm: Công ty TNHH Ecovis STT Việt
Nam (Mã số 225), Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài Chính Châu Á (Mã số
226), Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán Phương Nam (Mã số 228), Công ty
TNHH Kiểm toán CPA (Mã số 229), Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn TNP
(Mã số 230). Năm 2012 có 43 công ty kiểm toán được Ủy Ban Chứng khoán Nhà
nước chấp nhận đủ điều kiện kiểm toán công ty niêm yết. Tính đến 31/12/2012 tổng
số văn phòng và chi nhánh các công ty kiểm toán trên cả nước là 220 văn phòng,
chi nhánh ngoài ra còn có 5 văn phòng đại diện. Các văn phòng, chi nhánh tập trung
chủ yếu tại Hà Nội (97 văn phòng) và TP.HCM (97 văn phòng). Số còn lại rải rác
tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước như Đà Nẵng (7), Hải Phòng (6), Cần Thơ
(3), Quảng Ninh (3), Thanh Hóa (3), Nha Trang (3), Đồng Nai (1), Quảng Nam (1),
Lạng Sơn (1).
Sau hơn 20 năm hoạt động ngành kiểm toán độc lập nói chung và kiểm toán
BCTC nói riêng đã có những tiến bộ đáng kể, đã phát triển nhah về số lượng và quy
mô cũng như nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ. Nhìn chung đội
ngũ KTV đã tăng lên đáng kể. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp đã
28
thành thục hơn nhiều. Nhiều KTV có kiến thức, chuyên môn tốt, hiểu biết luật pháp,
nguyên tắc, chuẩn mực nghề nghiệp, trình độ vi tính, ngoại ngữ đạt trình độ ngang
với khu vực.
2.1.2.1. Tình hình nhân lực trong ngành kiểm toán
Theo số liệu báo cáo của 147 công ty tính đến 31/12.2012 có 10,070 người
làm việc trong các công ty kiểm toán trong đó có 8836 nhân viên chuyên nghiệp và
1385 nhân viên khác; 1582 người có chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có 192
người vừa có chứng chỉ KTV Việt Nam vừa có chứng chỉ KTV nước ngoài; 129
người có chứng chỉ KTV nước ngoàiĐến hết năm 2012 đã có 2.445 người được cấp
chứng chỉ KTV cấp nhà nước, trong đó, tính đến 20/3/2012 có 1206 KTV đăng ký
hành nghề kiểm toán năm 2012, bằng 94 % so với năm 2011 là (1277) người. Đến
28/02/2013 có 1370 KTV đăng ký hành nghề kiểm toán năm 2013 (Kỳ thi CPA
năm 2012, số lượng đạt chứng chỉ CPA Việt Nam là 271 người). Ngoài ra, có
khoảng trên 1000 người có chứng chỉ KTV Việt Nam không đăng ký hành nghề
kiểm toán. Nhìn chung, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của đội
ngũ KTV đã được nâng cao. Nhiều kiểm toán viên có kinh nghiệm và kiến thức
chuyên môn tốt, có ý thức tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực
kiểm toán; có kỹ năng và phong cách làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên số lượng
KTV vẫn còn thiếu so với nhu cầu hiện nay. Bên cạnh sự gia tăng về số lượng và
chất lượng trong hàng ngũ KTV thì vẫn tồn tại tình trạng KTV không đảm bảo về
giờ cập nhật kiến thức theo Bộ Tài chính thông báo tính đến 31/12/2013 có 15 KTV
bị đình chỉ hành nghề kiểm toán từ 1/1/2014 đến 31/12/2014 trong đó có 3 KTV của
Công ty Tư vấn Luật của Kiểm toán Hoàng Gia (SCCT), 2 KTV của E&Y và các
công ty kiểm toán như KPMG, Grant Thornton, VAE, VACO, AVINA-IAFC, Công
ty TNHH dịch vụ và tư vấn Kế toán BHP, Công ty TNHH Kiểm toán và Tin học Sài
Gòn, Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Đất Việt, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn Thăng Long, Công ty TNHH Kiểm toán Việt Nhất.
Nhìn vào bảng thống kê tình hình nhân lực KTV theo thống kê của VACPA
(Phụ lục) ta thấy số lượng nhân viên của các công ty kiểm toán không tăng ngừng
trong 3 năm gần đây. Tuy nhiên tốc độ tăng trong năm 2012 có sụt giảm nhẹ so với
29
năm 2011. Năm 2012 tổng số nhân viên tăng 625 người tương ứng tăng 7% so với
năm 2011 trong khi tổng số nhân viên năm 2011 tăng 751 người tương ứng tăng 9%
so với năm 2010. Bên cạnh đó thì chất lượng nguồn nhân lực cũng có biến động
cùng chiều với tốc độ tăng của số lượng nhân viên kiểm toán. Theo số liệu thống kê
trong năm 2012 số lượng nhân viên chuyên nghiệp tăng 616 người tương ứng tăng
7% so với năm 2011 trong khi năm 2011 số lượng nhân viên chuyên nghiệp tăng
749 người tăng 10% so với năm 2010. Qua đó ta thấy tình hình nguồn nhân lực
kiểm toán hiện nay có biến động theo xu hướng tốt nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực. Tuy nhiên số lượng KTV vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thì trường vẫn còn
tồn tại doanh nghiệp kiểm toán vẫn chỉ có 3, 4 KTV có chứng chỉ hành nghề mà
theo Luật số: 67/2011/QH12 quy định điều kiện để một doanh nghiệp được cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có ít nhất năm
KTV hành nghề thay thế cho công văn số 8067 TC/CĐKT ngày 24/8/2001 của Vụ
Chế độ kế toán quy định chỉ cần 3 KTV trở lên. Theo thống kê hiện nay có 25 công
ty kiểm toán nhỏ có 03 KTV, 15 công ty kiểm toán có 04 KTV như vậy tối thiểu 50
công ty kiểm toán này đã cần 65 KTV đăng kí hành nghề năm 2014. Cho thấy
nguồn nhân lực kiểm toán còn thiếu hụt rất lớn so với nhu cầu của thị trường cũng
như đáp ứng các quy định, hành lang pháp lí để đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm
toán ngày được nâng cao.
2.1.2.2. Tình hình doanh thu kiểm toán BCTC tại Việt Nam
Trong những năm qua, đối tượng được kiểm toán có những biến động rất lớn
do một số nguyên nhân sau: trước hết là TTCK đã đi vào hoạt động và theo luật
chứng khoán, BCTC của các công ty đại chúng phải được kiểm toán bởi kiểm toán
độc lập. Theo Nghị định số 105/2004 NĐ-CP, đối tượng kiểm toán bắt buộc là toàn
bộ DNNN và các quỹ tài chính Nhà nước, công trình xây dựng thuộc dự án nhóm
A: Luật kinh doanh bảo hiểm bắt buộc các doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới chứng
khoán, tái bảo hiểm đều phải kiểm toán BCTC năm. Ngoài ra, các công ty 100%
vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu cũng đã có yêu cầu
kiểm toán BCTC. Cùng với sự phát triển về số lượng và quy mô để đáp ứng nhu cầu
của thị trường các loại hình dịch vụ kiểm toán cũng không ngừng phát triển. Điển
30
hình là dịch vụ kiểm toán BCTC – dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu các
ngành dịch vụ kiểm toán và cũng là loại hình có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất
trong các năm qua.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Doanh Thu Chênh lệch Tỷ lệ (%)
2005 353,879.00
2006 516,827.00 162,948.00 46.05%
2007 662,439.00 145,612.00 28.17%
2008 994,831.20 332,392.20 50.18%
2009 1,366,499.49 371,668.29 37.36%
2010 1,640,874.00 274,374.51 20.08%
2011 1,605,806.00 (35,068.00) -2.14%
2012 2,146,895.00 541,089.00 33.70%
Bảng 2: Doanh thu kiểm toán BCTC
Biểu đồ 1: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu Kiểm toán BCTC (2005 – 2012)
Nhìn vào bảng số liêu và biểu đồ ta thấy tốc độ doanh thu Kiểm toán BCTC
từ năm 2005 đến nay tăng rất nhanh chỉ riêng năm 2011 doanh thu có chút sụt
giảm. Doanh thu Kiểm toán BCTC năm 2011 giảm 35,068 triệu đồng tương ứng
giảm 2.14% nhưng đến năm 2012 tình hình doanh thu Kiểm toán BCTC lại tăng lên
đáng kể. Năm 2012 doanh thu Kiểm toán BCTC đạt 2,146,895 triệu đồng tăng
541,089 triệu đồng tăng 33.7% so với năm 2011 và chiếm tỷ lệ lớn 78.25% tổng
-
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000
2,500,000
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Doanh thu Kiểm toán BCTC
Doanh thu Kiểm toán BCTC
31
doanh thu theo loại hình dịch vụ toàn ngành kiểm toán. Qua đó ta thấy dịch vụ kiểm
toán BCTC toàn ngành kiểm toán ngày càng phát triển. Và không thể không kể đến
Big 4( E&Y, Deloitte, KPMG, PwC) tuy chiếm số lượng nhỏ hơn so với số lượng
các công ty trong nước nhưng các công ty kiểm toán nước ngoài lại sở hữu đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp lớn nhất. Chỉ tính riêng bốn công ty Big 4 hiện đã chiếm
tới gần 30% tổng số nhân lực của các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam.
Với ưu thế về nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là với kinh nghiệm của
các chuyên gia nước ngoài đến từ các nền kinh tế phát triển trong và ngoài khu vực
như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Singapore,… có thể nói nguồn nhân lực của các
công ty kiểm toán nước ngoài đóng vai trò “dẫn dắt”, thức đầy sự phát triển của
nguồn nhân lực kiểm toán trong nước nói chung. Các công ty này cũng là nơi đòa
tạo nuôi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo tiềm năng cho ngành kiểm toán độc lập
trong nước. Theo số liệu thống kê của VACPA thì 3 công ty kiểm toán có doanh thu
kiểm toán BCTC cũng là 3 trong 4 công ty Big 4. Cao nhất là E&Y với doanh thu từ
kiểm toán BCTC là 343 tỷ VNĐ; Thứ hai là Deloitte với doanh thu là 323 tỷ VNĐ
và đứng thứ 3 là KPMG với doanh thu từ kiểm toán BCTC là 309 tỷ VNĐ. Các con
số này cho thấy sự tham gia tích cực của các công ty kiểm toán quốc tế đối với sự
phát triển của ngành kiểm toán tại Việt Nam. Cho thấy niềm tin của khách hàng,
của các chủ đầu tư vào dịch vụ của các công ty kiểm toán quốc tế, niềm tin sự ưa
chuộng vào dịch vụ kiểm toán chất lượng cao.
32
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
A (1) (2) (3) (4) (5) (6)
Tổng doanh thu: 2.743.715,00 100,00% 3.046.865,00 100,00% 3.798.967,00 100,00%
Trong đó:
1. Kiểm toán BCTC 1.640.874,00 43,19% 1.605.806,00 52,70% 2.146.895,00 78,25%
2. Kiểm toán báo cáo QTVĐT hoàn 247.071,00 6,50% 289.177,00 9,49% 379.787,00 13,84%
3. Dịch vụ Kế toán 87.826,00 2,31% 74.946,00 2,46% 77.671,00 2,83%
4. Dịch vụ tư vấn Thuế 477.086,00 12,56% 639.302,00 20,98% 711.323,00 25,93%
5. Dịch vụ Thẩm định giá 22.256,00 0,59% 31.682,00 1,04% 31.079,00 1,13%
6. Dịch vụ tư vấn tài chính, quản lý,
định giá TS, tư vấn nguồn nhân lực,
ứng dụng CNTT 240.028,00 6,32% 365.717,00 12,00% 387.488,00 14,12%
7. Dịch vụ bồi dưỡng tài chính, kế
toán, kiểm toán 2.630,00 0,07% 4.625,00 0,15% 3.629,00 0,13%
8. Dịch vụ liên quan khác 25.944,00 0,68% 35.610,00 1,17% 61.095,00 2,23%
Tình hình doanh thu cơ cấu theo loại dịch vụ toàn ngành Kiểm toán
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nguồn số liệu : Báo cáo tổng kết hàng năm của VACPA
Đơn vị : Triệu đồng
Biểu đồ 2: Cơ cấu các loại hình dịch vụ kiểm toán của toàn ngành (2010-2012)
-
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000
2,500,000
3,000,000
3,500,000
4,000,000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dịch vụ khác
Dịch vụ bồi dưỡng tài chính,
kế toán kiểm toán
Dịch vụ tư vấn tài chính
Dịch vụ thẩm định giá
Dịch vụ tư vấn thuế
Dịch vụ kế toán
Kiểm toán QTVĐT
Kiểm toán BCTC
33
2.2. Thực trạng chất lượng kiểm toán BCTC tại Việt Nam hiện nay
Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế, sự gia tăng nhanh chóng về số
lượng cũng như quy mô của các doanh nghiệp kéo theo nhu cầu xác nhận các thông tin
tài chính của bộ phận nhà đầu tư cũng như yêu cầu quản lý Nhà nước ngày càng cao. Do
đó, vai trò của hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC nói riêng nhằm tạo sự
tin cậy đối với các nhà đầu tư về BCTC của các doanh nghiệp ngày càng được khẳng
định. Hoạt động kiểm toán BCTC đã trở thành công cụ tất yếu khách quan nhằm tạo môi
trường tài chính minh bạch, hiệu quả.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 20 năm, lĩnh vực kiểm toán độc lập
nói chung và kiểm toán BCTC tại Việt Nam nói riêng đã đạt được những bước tiến vượt
bậc, đóng góp tích cực vào công cuộc cải cách và mở cửa nền kinh tế. Tuy nhiên, những
năm trở lại đây thì vấn đề chất lượng kiểm toán mới được chú trọng và bàn thảo nhiều
sau những vụ bê bối nghiêm trọng có liên quan đến BCTC được kiểm toán của nhiều
doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp niêm yết trên TTCK. Điều đó kéo theo
những mối lo ngại của nhà đầu tư, những người chịu rủi ro trực tiếp từ những BCTC
không trung thực, hợp lý và hơn nữa là ý kiến của các KTV độc lập nếu kém tin cậy.
Mức độ tin cậy của BCTC phụ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm của các bên liên quan, từ
đơn vị được kiểm toán, các kiểm toán viên (hay công ty kiểm toán) cho tới cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và tổ chức nghề nghiệp kiểm toán. Trước hết, đối với đơn vị được
kiểm toán là trách nhiệm của Ban lãnh đạo đơn vị trong việc lập và trình bày các BCTC
cũng như nghĩa vụ công bố BCTC định kỳ ra bên ngoài theo quy định. Tiếp đến là trách
nhiệm của KTV với vai trò kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của các
BCTC. Ngoài ra, chất lượng của BCTC được kiểm toán còn được tăng cường độ tin cậy
dựa vào những công cụ kiểm soát từ bên ngoài.
Theo quy định hiện hành của Việt Nam, BCTC của các doanh nghiệp niêm yết
(công ty đại chúng), các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số khác theo quy
định bắt buộc phải được kiểm toán trước khi phát hành ra bên ngoài và cung cấp cho cơ
quan Nhà nước có liên quan. Riêng đối với những doanh nghiệp niêm yết, BCTC của
những doanh nghiệp này cung cấp thông tin và ảnh hưởng tới quyết định kinh tế và lợi
34
ích của bộ phận lớn các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, do đó BCTC phải được
lập và soát xét giữa niên độ, lập và kiểm toán cuối niên độ với BCTC năm. Kiểm toán
BCTC theo quy định có vai trò quan trọng trong việc làm tăng độ tin cậy của các BCTC,
giúp ngăn chặn khả năng gian lận trong việc cung cấp thông tin không trung thực từ các
nhà quản lý doanh nghiệp, cũng như các sai sót có thể gây ảnh hưởng đến các quyết định
của nhà đầu tư.
Thực tế, vai trò của kiểm toán đã ngày càng được khẳng định, nhất là trong những
năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán cũng như hội nhập
sâu rộng của nền kinh tế. Nhiều kết quả kiểm toán chỉ ra những sai phạm cũng như sự
chênh lệch đáng kể giữa số liệu trước và sau kiểm toán. Mùa kiểm toán năm 2009 đối với
các BCTC năm 2008 cho thấy, có những chênh lệch giữa BCTC trước và sau kiểm toán
tác động mạnh tới tâm lý của người sử dụng BCTC. Cụ thể, trong số 88 doanh nghiệp
niêm yết công bố BCTC năm 2008 (tính tới 27/03/2009) thì có tới 69 doanh nghiệp
(chiếm 75%) có sự chênh lệch về lợi nhuận sau thuế giữa BCTC trước và sau kiểm toán.
Một số trường hợp điển hình như Công ty CP Nam Vang (NVC), từ mức lãi 529 triệu
đồng trước kiểm toán thì sau kiểm toán kết quả lỗ tới 44,423 tỷ đồng; Công ty Thủy sản
Minh Phú (MPC) từ lãi 4,036 tỷ đồng trước kiểm toán về mức lỗ 38,097 tỷ đồng sau
kiểm toán. Ngay cả những mã cổ phiếu có tính thanh khoản mạnh cũng có những sự
chênh lệch đáng kể về lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán năm 2008 như STB
chênh lệch 12%, ABT chênh lệch tới 84%, Công ty CP Kinh Đô (KDC) từ mức lãi
142,376 tỷ đồng trở thành lỗ 60,602 tỷ đồng sau kiểm toán.
35
Bảng 2.1. Chênh lệch LNST năm 2008 của một số công ty
Mã CK LNST chưa
kiểm toán
LNST đã kiểm
toán
Chênh lệch
Tỷ đồng %
STB 1.069,1 954,8 (114,4) (12%)
ABT 41,6 22,6 (18,9) (84%)
CLL 147,3 132,8 (14,5) (10,9%)
TDH 199,1 212,0 12,9 6,1%
VTV 24,6 34,2 9,6 28,2%
KHA 46,0 38,4 (7,6) (19,8%)
SFT 48,3 53,9 5,6 10,4%
DRC 46,5 51,8 5,3 10,2%
IMP 62,2 58,3 (3,9) (6,8%)
TCT 20,0 22,8 2,7 12,0
Mùa kiểm toán năm 2010 cho thấy, những chênh lệch đáng kể về LNST trước và
sau kiểm toán BCTC năm 2009 vẫn tiếp diễn và có xu hướng gia tăng, điển hình như
Tổng công ty Vinaconex (VCG) từ mức lãi 269,1 tỷ đồng thì sau kiểm toán giảm còn lãi
chỉ 5,82 tỷ đồng tương ứng mức giảm 98%; HUT với mức chênh lệch tăng 64%, VPL
chênh lệch tăng 55%, VIC chênh lệch tăng 30%, RDP chênh lệch giảm trên 30%.
Năm 2010 là năm đầu tiên thực hiện soát xét BCTC bán niên bắt buộc đối với các
doanh nghiệp niêm yết. Kết quả soát xét cũng cho thấy sự chênh lệch số liệu công bố
trước và sau kiểm toán. Với trường hợp điển hình như BCTC của QCG được công ty
kiểm toán EY soát xét cho thấy lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2010 của QCG đạt 64,1 tỷ
đồng, cao hơn nhiều so với mức 13,4 tỷ đồng công bố trước đó. Trong khi đó, với BCTC
năm, tính đến ngày 13/04/2011 có 441 trên tổng số 662 doanh nghiệp trên cả HOSE và
HNX công bố BCTC đã được kiểm toán năm 2010, trong đó có 198 công ty có điều
chỉnh lợi nhuận tăng (chiếm 45%) và 143 công ty có điều chỉnh giảm lợi nhuận (chiếm
32%) trước và sau kiểm toán.
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAYLuận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAYLuận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chínhLuận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOTĐề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toánKiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toánBáo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Học kế toán thực tế
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNTĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khóa luận: Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền, HAY
Khóa luận: Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền, HAYKhóa luận: Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền, HAY
Khóa luận: Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
luanvantrust
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASCĐề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công tyĐề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAYLuận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG...
 
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAYLuận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
 
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chínhLuận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
 
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOTĐề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
 
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toánKiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
 
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toánBáo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNTĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
 
Aasc
AascAasc
Aasc
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
 
Khóa luận: Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền, HAY
Khóa luận: Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền, HAYKhóa luận: Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền, HAY
Khóa luận: Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền, HAY
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
 
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASCĐề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
 
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công tyĐề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
 
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
 
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
 

Similar to Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán

Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán ViệtKiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
5 kiem toan
5   kiem toan5   kiem toan
5 kiem toan
Huỳnh Phương
 
5 kiem toan_3605
5 kiem toan_36055 kiem toan_3605
5 kiem toan_3605Nhí Minh
 
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đĐề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACAKiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán ViệtĐề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong Báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiềnKiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiềnhuynhducnhut
 
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFKĐề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
Luận Văn 1800
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay - Gửi miễn phí...
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay - Gửi miễn phí...De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay - Gửi miễn phí...
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
Luận Văn 1800
 
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toánCông tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiệnKiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCO
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCOĐề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCO
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCO
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại các đơn vị hành...
Luận văn: Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại các đơn vị hành...Luận văn: Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại các đơn vị hành...
Luận văn: Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại các đơn vị hành...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet namTailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Trần Đức Anh
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty ascode tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán (20)

Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán ViệtKiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
 
5 kiem toan
5   kiem toan5   kiem toan
5 kiem toan
 
5 kiem toan_3605
5 kiem toan_36055 kiem toan_3605
5 kiem toan_3605
 
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đĐề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
 
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACAKiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán ViệtĐề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong Báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính
 
Kiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiềnKiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiền
 
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFKĐề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay - Gửi miễn phí...
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay - Gửi miễn phí...De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay - Gửi miễn phí...
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay - Gửi miễn phí...
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
 
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
 
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toánCông tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
 
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiệnKiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCO
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCOĐề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCO
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCO
 
Luận văn: Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại các đơn vị hành...
Luận văn: Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại các đơn vị hành...Luận văn: Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại các đơn vị hành...
Luận văn: Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại các đơn vị hành...
 
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet namTailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
 
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty ascode tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 

Recently uploaded (19)

BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 

Đề tài: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán

  • 1. i MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................................i CHƯƠNG 1LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN BCTC VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BCTC..............................................................................1 1.1. Khái quát chung về kiểm toán BCTC ....................................................................1 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán BCTC ............................................................................1 1.1.2. Đặc trưng cơ bản của kiểm toán BCTC.............................................................2 1.1.3. Mục tiêu của kiểm toán BCTC ............................................................................3 1.1.4. Quy trình kiểm toán..............................................................................................5 1.1.5. Sản phẩm và ý nghĩa của kiểm toán BCTC .......................................................9 1.2. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC ................... 11 1.2.1. Khái quát chung về chất lượng kiểm toán...................................................... 11 1.2.2. Tổng quan về kiểm soát chất lượng kiểm toán............................................... 20 1.2.3. Mục tiêu của công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán................................ 22 CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BCTC VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................................................................. 24 2.1. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán BCTC tại Việt Nam……… ....................................................................................................................... 24 2.1.1. Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp lý trong lĩnh vực kiểm toán độc lập tại Việt Nam ............................................................................................................................ 24 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán BCTC tại Việt Nam...... 25 2.2. Thực trạng chất lượng kiểm toán BCTC tại Việt Nam hiện nay..................... 33 2.3. Thực trạng cơ chế kiểm soát chất lượng kiểm toán từ bên trong các công ty kiểm toán ........................................................................................................................... 36
  • 2. ii 2.3.1. Các quy định hiện hành liên quan đến việc kiểm soát chất lượng kiểm toán từ bên trong....................................................................................................................... 36 2.3.2. Thực trạng cơ chế kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC từ bên trong.... 37 2.3.3. Đánh giá thực trạng ........................................................................................... 44 2.4. Thực trạng cơ chế kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC từ bên ngoài của Việt Nam............................................................................................................................ 46 2.4.1. Các quy định hiện hành liên quan đến việc kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC từ bên ngoài........................................................................................................... 46 2.4.2. Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán từ bên ngoài tại Việt Nam……………............................................................................................................... 53 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM................................................................................................................ 63 3.1. Giải pháp tăng cườngcôngtác kiểm soát chất lượngkiểm toán BCTC từ bên trong…................................................................................................................................ 63 3.1.1. Tăng cườngcập nhật kiếnthức chuẩn mực liên quan đến kiểm soát chất lượng..... 64 3.1.2. Tăng cường mở rộng quy mô và chất lượng nguồn nhân lực.......................... 64 3.1.3. Ổn định và minh bạch mức phí kiểm toán.......................................................... 65 3.1.4. Hoàn thiện quy trình kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán............... 66 3.2. Giải pháp tăngcườngcông tác kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC từ bên ngoài 66 3.2.1. Xác định cơ chế kiểm soát chất lượng chung..................................................... 66 3.2.2. Xây dựng hướng dẫn chi tiết kiểm soát chất lượng từ bên ngoài.................... 68 3.2.3. Kiểm tra viên .......................................................................................................... 68 3.2.4. Thời gian kiểm tra ................................................................................................. 69 3.2.5. Quy định biện pháp kỷ luật và xử phạt đối với các vi phạm............................ 70 3.2.6. Nguồn kinh phí hoạt động kiểm soát chất lượng từ bên ngoài........................ 70
  • 3. 1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN BCTC VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BCTC 1.1. Khái quát chung về kiểm toán BCTC 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán BCTC Có rất nhiều cách hiểu, khái niệm khác nhau về kiểm toán. Tuy nhiên, quan niệm về kiểm toán được chấp nhận phổ biến hiện nay là: “ Kiểm toán là quá trình các KTV độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập”. Có nhiều tiêu chí để phân loại kiểm toán, tuy nhiên cách phân loại phổ biến là căn cứ vào mục đích cụ thể (hay đối tượng trực tiếp) của kiểm toán người ta thường chia kiểm toán thành 3 loại:  Kiểm toán báo cáo tài chính  Kiểm toán tuân thủ  Kiểm toán hoạt động Theo Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán: “Kiểm toán BCTC là việc các nhà kiểm toán độc lập kiểm tra, trình bày ý kiến của mình về BCTC”. Theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP: “Kiểm toán BCTC là việc kiểm tra, xác nhận của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tổ chức khi có yêu cầu của các đơn vị này”. Theo Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12, kiểm toán BCTC là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán. Như vậy, kiểm toán BCTC là một quá trình do các KTV những người có năng lực chuyên môn áp dụng các phương pháp kiểm toán, các quy trình kiểm toán
  • 4. 2 nhằm xác nhận – đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý, tính tuân thủ pháp luật và những chuẩn mực liên quan của BCTC. 1.1.2. Đặc trưng cơ bản của kiểm toán BCTC Đối tượng của kiểm toán BCTC: Đối tượng của mỗi loại kiểm toán là khác nhau. Đối với kiểm toán BCTC đối tượng của nó là Báo cáo tài chính và thực trạng về tài sản, nghiệp vụ phát sinh. Một bộ BCTC năm gồm Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03-DN), Bản thuyết minh BCTC (Mẫu số B 09-DN). BCTC giữa niên độ gồm BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ và BCTC giữa niên độ dạng tóm lược. BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ gồm Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ) (Mẫu số B 01a-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (dạng đầy đủ) (Mẫu số B 02a-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dạng đầy đủ) (Mẫu số B 03a-DN), Bản thuyết minh BCTC (dạng đầy đủ) (Mẫu số B 09a-DN). BCTC giữa niên độ dạng tóm lược gồm Bảng cân đối kế toán (dạng tóm lược) (Mẫu số B 01b-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (dạng tóm lược) (Mẫu số B 02b- DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dạng tóm lược) (Mẫu số B 03b-DN), Bản thuyết minh BCTC (dạng tóm lược) (Mẫu số B 09b-DN). Khách thể kiểm toán BCTC : Khách thể kiểm toán là các tổ chức, đơn vị cá nhân – nơi có những thông tin cần kiểm toán. Kiểm toán BCTC có thể là kiểm toán nội bộ là kiểm toán Nhà nước là kiểm toán độc lập. Do vậy khách thể kiểm toán của kiểm toán BCTC bao gồm tất cả khách thể là các bộ phận cấu thành trong đơn vị, là tất cả các đơn vị, các tổ chức và cá nhân có sử dụng ngân sách Nhà nước, tiền và tài sản Nhà nước, là tất cả các đơn vị doanh nghiệp, các tổ chức trong mọi lĩnh vực ( thậm chí cả cá nhân) có nhu cầu được kiểm toán. Chủ thể kiểm toán BCTC là KTV có thể là KTV độc lập, KTV Nhà nước, KTV nội bộ. Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức và thủ tục được vận dụng trong công tác kiểm toán nhằm đạt được mục đích kiểm toán đã đặt ra. Thực chất của phương pháp kiểm toán là việc vận dụng các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể vào công tác kiểm toán nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán đặt ra. Đứng
  • 5. 3 trên góc độ quá trình xử lý, ghi chép, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phản ánh vào BCTC người ta chia thành hai loại phương pháp kiểm toán, đó là: phương pháp kiểm toán tuân thủ (thử nghiệm kiểm soát); phương pháp kiểm toán cơ bản (thử nghiệm cơ bản). Phương pháp kiểm toán toán tuân thủ là các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB của doanh nghiệp. Phương pháp kiểm toán tuân thủ thường bao gồm kỹ thuật điều tra hệ thống và kỹ thuật kiểm tra chi tiết về kiểm soát. Phương pháp kiểm toán cơ bản là phương pháp được thiết kế sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. Phương pháp kiểm toán cơ bản thường bao gồm hai kỹ thuật kiểm toán chủ yếu là phân tích đánh giá tổng quát và kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản. Nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC – Theo chuẩn mực kiểm toán VSA 200 Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC gồm: Tuân thủ pháp luật Nhà nước; Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp như độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng,…; Tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận và KTV phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán – luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sót trọng yếu trong BCTC. 1.1.3. Mục tiêu của kiểm toán BCTC Cũng như mọi hoạt động khác, hoạt động kiểm toán cũng có những mục tiêu cần hướng tới. Đặc biệt đối với hoạt động mang tính chất đặc thù như kiểm toán tài chính, việc xác định mục tiêu kiểm toán khoa học sẽ giúp kiểm toán viên thực hiện đúng hướng và có hiệu quả công tác kiểm toán. Hệ thống mục tiêu kiểm toán tài chính được phân thành hai loại:
  • 6. 4 Mục tiêu kiểm toán chung: Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: “ Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính là giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc đựơc chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu khác”. Như vậy, thông qua việc xác định mục tiêu kiểm toán, một mặt công ty kiểm toán đưa ra được những kết luận kiểm toán một cách chính xác khoa học, mặt khác mục tiêu kiểm toán tài chính sẽ giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Để đạt được tính trung trực, hợp lý của việc xác minh và bày tỏ ý kiến về toàn bộ báo cáo tài chính, cần phải hướng tới các mục tiêu cụ thể gắn với các phương pháp kế toán trong quan hệ trực tiếp với việc hình thành các báo cáo này. Theo đó, hệ thống mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính hướng tới là: - Tính có thực của thông tin với ý nghĩa các thông tin phản ánh tài sản hoặc vốn phải được đảm bảo bằn sự tồn tại của tài sản, vốn hoặc tính thực tế xẩy ra của nguồn. - Tính toàn vẹn (đầy đủ) của thông tin với ý nghĩa thông tin phản ánh trên bảng khai tài chính không bị bỏ sót của quá trình xử lý. - Tính đúng đắn của việc tính giá với ý nghĩa giá tài sản cũng như giá phí đều đựoc tính theo phương pháp kế toán là giá thực tế đơn vị phải chi ra để mua hoặc thực hiện các hoạt động. - Tính cơ học của các phép tính số học cộng dồn cũng như chuyển sổ sang trang trong công nghệ kế toán. Mục tiêu kiểm toán đặc thù: Các mục tiêu kiểm toán chung được áp dụng cho tất cả các số dư tài khoản nhằm cung cấp một bố cục giúp kiểm toán viên tập hợp đầy đủ bằng chứng cần thiết để đưa ra ý kiến kết luận. Tuy nhiên, việc kiểm tra báo cáo tài chính được tiếp cận theo từng phần hành, khoản mục cụ thể và mỗi cuộc kiểm toán có những đặc thù riêng. Vì vậy, vấn đề quan trọng là phải cụ thể hoá các mục tiêu chung vào các phần
  • 7. 5 hành cụ thể để xác định các mục kiểm toán đặc thù. Mục tiêu đặc thù được xác định trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục, hay phần hành cùng cách phản ánh theo dõi chung của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ. Mỗi mục tiêu chung cần có nhiều nhất một mục tiêu đặc thù tương ứng. Mặt khác, việc xác định mục tiêu đặc thù còn tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể và phán đoán của kiểm toán viên.Theo đó, sự tương ứng giữa mỗi mục tiêu kiểm toán chung với một hoặc nhiều mục tiêu đặc thù thích hợp phải được hoạch định trên cơ sở các mục tiêu kiểm toán chung và các đặc điểm của khoản mục, phần hành kiểm toán, đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán… của đơn vị. Đối với kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán số dư tài khoản, mục tiêu của chúng hoàn toàn khác nhau. Đối với kiểm toán nghiệp vụ, mục tiêu của nó là đảm bảo các cơ sở dẫn liệu như: sự phát sinh, đánh giá, sự tính toán đầy đủ, đúng đắn, đúng kỳ. Còn mục tiêu kiểm toán số dư các khoản mục là đảm bảo các cơ sở dẫn liệu sự hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, đánh giá, sự tính toán, đầy đủ, đúng đắn, cộng dồn và công bố. 1.1.4. Quy trình kiểm toán Có hai cách cơ bản để tiếp cận trong kiểm toán BCTC là phân chia BCTC thành các phần hành kiểm toán theo khoản mục hoặc theo quy trình. Kiểm toán theo khoản mục (tiếp cận trực tiếp) là việc KTV trực tiếp kiểm toán các khoản mục, thông tin trên BCTC như: Kiểm toán Tiền và các khoản tương đương tiền; Kiểm toán TSCĐ; Kiểm toán các khoản phải thu, phải trả; Kiểm toán các khoản trả trước ngắn hạn, dài hạn; Kiểm toán doanh thu, giá vốn,… Theo cách tiếp cận này giúp KTV thuận lợi trong việc xác định, phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu và nội dung kiểm toán theo cách tiếp cận này cụ thể, gắn với từng loại BCTC. Đây là cách tiếp cận được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Bên cạnh cách tiếp cận theo khoản mục (tiếp cận trực tiếp) KTV có thể tiếp cận theo chu kỳ kinh doanh (tiếp cận gián tiếp) như: Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán; Kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền; Kiểm toán chu kỳ hàng tồn kho và chi phí sản xuất; Kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự; Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoản trả… Tiếp cận dưới góc độ này KTV có thể nắm bắt và nhìn nhận các thông tin tài chính trong mối liên hệ mật thiết trong từng chu kỳ. Từ đó, sử dụng
  • 8. 6 được hiểu biết về tác động của hoạt động KSNB đối với các thông tin tài chính và tổ chức công tác kiểm toán một cách hiệu quả hơn. Để hài hòa giữa ưu nhược điểm giữa hai cách tiếp cận và tùy vào đặc điểm của từng cuộc kiểm toán mà KTV có thể lựa chọn kiểm toán theo khoản mục hoặc kiểm toán theo chu kỳ hoặc kiểm toán phối hợp (tức là áp dụng song song kiểm toán theo khoản mục và kiểm toán theo chu kỳ trong cùng một cuộc kiểm toán). Dù là tiếp cận dưới góc độ nào, để đảm bảo tính hiệu quả, tính hiệu lực và tính kinh tế (3E - Effective, Efficient, Economic) của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực hợp lý của số liệu trên BCTC, cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC; Thực hiện kiểm toán BCTC; Tổng hợp lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý về kiểm toán BCTC. Bước 1, Lập kế hoạch kiểm toán. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải đầy đủ, chi tiết để làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình kiểm toán. Trong bước công việc này, bắt đầu từ thư mời kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu khách hàng với mục đích tiếp nhận khách hàng, hình thành hợp đồng hoặc đưa ra được kế hoạch chung. Kiểm toán viên cần thu thập các thông tin cụ thể về khách hàng, tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ … Bên cạnh đó, trong khi lập kế hoạch, công ty kiểm toán cũng phải có sự chuẩn bị về phương tiện và nhân sự cho việc triển khai thực hiện chương trình đã xây dựng. Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể, kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại lợi ích cho việc kiểm toán BCTC như là trợ giúp kiểm toán viên tập trung đúng mức vào các phần hành quan trọng của cuộc kiểm toán, trợ giúp kiểm toán viên xác định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra một cách kịp thời, trợ giúp kiểm toán viên tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán một cách thích hợp nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả, hỗ trợ trong việc lựa chọn thành viên
  • 9. 7 nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và khả năng phù hợp để xử lý các rủi ro dự kiến, và phân công công việc phù hợp cho từng thành viên, tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, giám sát nhóm kiểm toán và soát xét công việc của nhóm, hỗ trợ việc điều phối công việc do các kiểm toán viên đơn vị thành viên và chuyên gia thực hiện, khi cần thiết. Lập kế hoạch không phải là một giai đoạn tách rời của cuộc kiểm toán mà là một quá trình được lặp đi, lặp lại và bắt đầu ngay sau hoặc cùng lúc kết thúc cuộc kiểm toán trước và tiếp tục cho đến khi kết thúc cuộc kiểm toán hiện tại. Bước 2, Thực hiện kế hoạch kiểm toán. Các KTV sẽ sử dụng các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ và các thủ tục kiểm toán cụ thể để thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến quá trình xử lý các nghiệp vụ, tổng hợp và trình bày thông tin vào BCTC của đơn vị thông qua mẫu kiểm toán. Do quá trình xử lý các nghiệp vụ, tổng hợp và trình bày thông tin vào BCTC của đơn vị gắn liền với quá trình quản lý và kiểm soát nội bộ trong đơn vị gắn liền với quá trình quản lý và kiểm soát nội bộ trong đơn vị, quá trình áp dụng các chế độ, các nguyên tắc và phương pháp kế toán nên công việc kiểm toán BCTC phải tiến hành các loại khảo sát gắn với các quá trình trên. Có thể khái quát công việc kiểm toán BCTC gồm hai loại khảo sát chủ yếu là: Khảo sát về kiểm soát nội bộ và Khảo sát cơ bản. Khảo sát về kiểm soát nội bộ là khâu công việc KTV cần thực hiện để thu thập các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở để đánh giá lại hiệu lực của hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán nói chung đặc biệt là xem xét, đánh giá hiệu lực của từng khâu kiểm soát cụ thể (kiểm soát đối với mua hàng, kiểm soát đối với bán hàng, kiểm soát đối với thanh toán, kiểm soát chi phí và giá thành,…). Kết quả của khảo sát về KSNB là căn cứ để KTV quyết định về phạm vi các khảo sát cơ bản và lựa chọn áp dụng các thủ tục kiểm toán cơ bản phù hợp. Khảo sát cơ bản là khâu công việc KTV tiến hành phân tích đánh giá tổng quát. Trước khi sử dụng nguồn số liệu của khách hàng để tiến hành phân tích, đánh giá tổng quát KTV thường có bước kiểm tra sơ bộ về các số liệu của từng thông tin tài chính như (số dư hay số lũy kế số phát sinh) thông qua việc đối chiếu các sổ chi tiết với sổ tổng hợp, kiểm tra các đối ứng chủ yếu, hoặc tham chiếu các nguồn thông
  • 10. 8 tin khác. Sau khi tiến hành phân tích tổng quát, phân tích các thông tin tài chính, phi tài chính KTV sẽ đưa ra những xét đoán khả năng rủi ro và đưa ra định hướng cần thiết cho việc kiểm tra cụ thể hơn kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ, kiểm tra số dư tài khoản thông qua các thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư. Thông qua thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản KTV thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để trực tiếp xác minh về các cơ sở dẫn liệu của các quá trình hạch toán các nghiệp vụ, tính toán, tổng hợp số dư các tài khoản và trình bày thông tin vào BCTC có phù hợp với quy định của chế độ BCTC hay không và số liệu trên BCTC có đảm bảo nhất quán với số liệu từ sổ kế toán hay không. Mọi công việc kiểm toán cụ thể mà KTV thực hiện đều phải được ghi chép vào giấy tờ làm việc bao gồm cả kết quả kiểm tra, phát hiện và những tài liệu dẫn chứng đều được lưu giữ. Đồng thời người có trách nhiệm soát xét công việc của các thành viên dưới quyền phải có sự soát xét đầy đủ và kịp thời để nếu cần có thể có những yêu cầu thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết bổ sung. Nếu hệ thống KSNB được đánh giá là thiết kế đầy đủ, thích hợp; các bước kiểm soát và các thủ tục kiểm soát gắn với từng khâu kiểm toán trong các chu kỳ kinh doanh được đánh giá là thường xuyên được thực hiện liên tục, có hiệu lực hiệu quả. Thì KTV sẽ tiếp tục tiến hành các thủ tục khảo sát kiểm soát nội bộ đồng thời thu hẹp phạm vi khảo sát cơ bản để tối đa hóa hiệu quả của công tác kiểm toán và ngược lại. Bước 3, Tổng hợp lập Báo cáo kiểm toán và thư quản lý về kiểm toán BCTC. Sau khi đã triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán BCTC và có kết quả của các khảo sát chi tiết về nghiệp vụ và số dư các tài khoản KTV sẽ tiến hành lập bút toán điều chỉnh và tiến hành một số thủ tục kiểm toán bổ sung như phân tích tổng thể lại BCTC sau khi đã điều chỉnh, đánh giá mức độ phù hợp của việc tính mức độ trọng yếu trước kiểm toán, đánh giá mức độ phù hợp của việc lập kế hoạch kiểm toán được đưa ra trước khi kiểm toán chi tiết, tổng hợp các rủi ro trọng yếu và kết quả sau kiểm toán. Ngoài ra, KTV cũng cần kiểm tra, xem xét một số nội dung có liên quan đến việc đảm bảo tính trung thực hợp lý của số liệu BCTC mà chưa được đánh giá trong quá trình thực hiện kiểm toán các bộ phận trên BCTC để có thêm bằng
  • 11. 9 chứng củng cố và hỗ trợ cho việc đưa ra kết luận cho toàn bộ BCTC đã được kiểm toán chẳng hạn như: soát xét các khoản nợ bất thường, đánh giá về giả định hoạt động liên tục của doanh nghiệp, đánh giá về giả định hoạt động liên tục của doanh nghiệp, đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, lập BCTC, giao dịch với các bên liên quan, xem xét, kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đối với đơn vị được kiểm toán,… Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung, KTV tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán trao đổi với khách hàng, lập dự thảo báo cáo kiểm toán, thư quản lý. Sau đó sẽ tiến hành soát xét, hoàn thiện báo cáo kiểm toán, hồ sơ kiểm toán và tiến hành thống nhất ới khách hàng phát hành báo cáo kiểm toán, soạn thư quản lý. 1.1.5. Sản phẩm và ý nghĩa của kiểm toán BCTC a. Sản phẩm của kiểm toán BCTC Sản phẩm của một cuộc kiểm toán BCTC phụ thuộc vào điều khoản của hợp đồng kiểm toán. Thông thường, khi kết thúc một cuộc kiểm toán KTV sẽ đưa ra hai sản phẩm đó là Báo cáo kiểm toán (về BCTC) và Thư quản lý. Báo cáo kiểm toán – Báo cáo về kiểm toán BCTC là văn bản do KTV lập và công bố để đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lý của BCTC đã được kiểm toán. Có thể hiểu báo cáo kiểm toán là thông báo về kết quả của cuộc kiểm toán, nó phản ánh đầy đủ và ngắn gọn toàn bộ các công việc KTV đã thực hiện trong quá trình kiểm toán. KTV phải chịu trách nhiệm với báo cáo kiểm toán, với ý kiến kiểm toán của mình đưa ra trong báo cáo kiểm toán. Trong một số trường hợp thấy cần thiết phải bổ sung thêm những thông tin về kết quả của cuộc kiểm toán đã được trình bày trên báo cáo kiểm toán, KTV được phép lập thêm phần phụ lục đính kèm báo cáo kiểm toám như: Phần trình bày rõ thêm các thông tin về yếu tố ngoại trừ; Bảng tính số liệu chi tiết; Kiến nghị của KTV,… Cùng với việc lập báo cáo kiểm toán, KTV còn soạn thảo Thư quản lý – là thư của KTV gửi cho các nhà quản lý của đơn vị được kiểm toán để cung cấp những thông tin những khuyến cáo mà KTV cho là cần thiết. Nội dung của thư quản lý chủ yếu mô tả về từng sự kiện cụ thể mà KTV cho là cần thiết gồm: Thực trạng về công tác quản lý tài chính, kế toán và về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của đơn vị;
  • 12. 10 Khả năng rủi ro; Kiến nghị của KTV và ý kiến của người quản lý liên quan đến sự kiện đó. Thư quản lý là một phần kết quả của cuộc kiểm toán nhưng không nhất thiết phải đính kèm báo cáo kiểm toán. Nói chung, thư quản lý không phải bắt buộc đối với KTV nhưng nó được các nhà quản lý rất ưa chuộng và mong muốn để hoàn thiện doanh nghiệp. b. Ý nghĩa của kiểm toán BCTC Đối với KTV: Kiểm toán BCTC giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành có tuân thủ pháp luật và có phản ánh trên khía cạnh trong yếu hay không. Đối với đơn vị được kiểm toán: Kiểm toán BCTC có ý nghĩa “hai mặt” với đơn vị được kiểm toán. Với tư cách là người cung cấp thông tin, kiểm toán BCTC giúp cho đơn vị được kiểm toán chứng minh được tính trung thực hợp lý của thông tin tài chính mà họ cung cấp, chứng minh được BCTC được lập trên cơ sở chuẩn mực và các quy định hiện hành. Qua cuộc kiểm toán BCTC, qua báo cáo kiểm toán mà KTV phát hành, đơn vị được kiểm toán tạo được lòng tin đối với các đối tượng khi sử dụng thông tin trên BCTC của mình. Do vậy mà đơn vị được kiểm toán sẽ thuận tiện hơn trong các mối quan hệ kinh tế với các bên liên quan. Tuy nhiên, kiểm toán BCTC cũng vạch ra những sai phạm của đơn vị được kiểm toán nếu thông tin tài chính trình bày sai lệch và không phù hợp với các chuẩn mực và quy định pháp lý. Chính vì lẽ đó, kiểm toán BCTC có ý nghĩa rất lớn đối với đơn vị được kiểm toán. Nó không chỉ chứng minh cho một BCTC trung thực, hợp lý mà kiểm toán BCTC còn đưa ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Tức là kiểm toán BCTC giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Đối với người sử dụng sản phẩm của cuộc kiểm toán BCTC: Với xu thế phát triển của nền kinh tế, với sự đa dạng hóa của các hình thức sở hữu và cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành nghề, thông tin tài chính của doanh nghiệp không còn chỉ để báo cáo cho các cơ quan quản lý Nhà nước để kiểm tra và xét
  • 13. 11 duyệt mà nay những thông tin này cần cho nhiều người, được nhiều đối tượng quan tâm, khai thác sử dụng cho các quyết định kinh tế. Tuy ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các đối tượng này đều có nguyện vọng là có được các thông tin có độ tin cậy và trung thực cao. Kiểm toán BCTC làm tăng mức độ tin cậy đối với các thông tin tài chính, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế. Dựa vào kết quả kiểm toán những người sử dụng BCTC được kiểm toán có được thông tin khách quan, trung thực hợp lý hơn, qua đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh, dòng tiền của doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình. 1.2. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC 1.2.1. Khái quát chung về chất lượng kiểm toán 1.2.1.1. Khái niệm Theo từ điển Tiếng Việt (2010), “Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng.” Có thể thấy, chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc. Theo định nghĩa của tiêu chuẩn Việt Nam 5200-ISO 9000: “Chất lượng là mức độ phù hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua.” Nhìn chung, chất lượng là vấn đề đặt ra với mọi nền sản xuất và mọi loại hình hoạt động, mọi lĩnh vực. Chất lượng phản ánh giá trị về mặt lợi ích của sản phẩm hàng hóa dịch vụ và là khái niệm phức tạp, phụ thuộc vào trình độ của nền
  • 14. 12 kinh tế và tùy thuộc vào những góc độ của người quan sát. Chất lượng có ý nghĩa quan trọng không chỉ với chủ thể sử dụng mà còn là yếu tố quyết định đối với chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Khái niệm chất lượng cũng thường được nghiên cứu và gắn với từng loại hoạt động, từng lĩnh vực cụ thể. Đối với hoạt động kiểm toán, là một hoạt động đặc thù nên yếu tố chất lượng là nhân tố quyết định hàng đầu. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA 220 – Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán) thì “Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy và ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những đóng góp của kiểm toán viên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý.” Kiểm toán báo cáo tài chính được coi là một loại hình dịch vụ đặc biệt mà sản phẩm cuối cùng của nó là các báo cáo kiểm toán, nơi trình bày ý kiến của kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Khác với các sản phẩm, dịch vụ của các nghề nghiệp khác, chất lượng kiểm toán không dễ dàng quan sát hay kiểm tra, đánh giá. Thường có một khoảng cách nhất định về quan điểm hay mức độ thỏa mãn giữa người quản lý, người sử dụng và cung cấp dịch vụ tới chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên, mặc dù chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính được quan sát theo các quan điểm khác nhau tùy thuộc góc nhìn của các đối tượng quan tâm, nhưng đều cùng mục tiêu là kiểm toán viên đưa ra ý kiến đúng đắn về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính. Dưới đây là hai quan điểm chính về chất lượng kiểm toán độc lập đối với báo cáo tài chính, một là quan điểm thực hành, nhằm thỏa mãn đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán và một là quan điểm khoa học về kiểm toán, là khả năng phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu trên các BCTC được kiểm toán. a. Chất lượng kiểm toán theo quan điểm thỏa mãn đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA 220) và Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 220 (ISA 220), “Chất lượng kiểm toán là mức độ thỏa mãn về tính
  • 15. 13 khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán đồng thời thỏa mãn về mong muốn có được những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị được kiểm toán với thời gian địch trước và giá phí thích hợp”. Chất lượng kiểm toán theo VSA 220 và ISA 220 đều được hiểu trên khía cạnh mức độ thỏa mãn của đối tượng sử dụng các BCTC, đó là nhà đầu tư (cá nhân và tổ chức), các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và chính doanh nghiệp được kiểm toán. Quan điểm này nghiêng về thực hành kiểm toán, theo đó để đánh giá chất lượng kiểm toán thì người ta quan tâm tới mức độ thỏa mãn về chất lượng dịch vụ kiểm toán với mức giá phí phù hợp của đối tượng sử dụng dịch vụ. Mỗi góc nhìn khác nhau sẽ có một quan điểm về mức độ thỏa mãn và đánh giá khác nhau, cụ thể: Thứ nhất, chất lượng kiểm toán dưới góc nhìn của công ty khách hàng (đơn vị được kiểm toán). Với vị trí là đối tượng lựa chọn sử dụng dịch vụ kiểm toán (bắt buộc đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và một số chủ thể khác theo quy định của pháp luật và không bắt buộc đối với các đơn vị còn lại), đơn vị được kiểm toán luôn mong muốn nhận được ý kiến về tính trung thực, khách quan của các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính để cung cấp tới các nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước giúp tăng cường uy tín của doanh nghiệp và phục vụ cho mục đích thu hút vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu chiến lược của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đơn vị được kiểm toán mong muốn có được sự đảm bảo từ phía nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán rằng, mọi sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính đều được phát hiện và báo cáo cho ban lãnh đạo, từ đó đưa ra các kiến nghị giúp khách hàng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Do vậy, dưới góc độ là khách hàng kiểm toán, chất lượng kiểm toán được đánh giá bởi sự thỏa mãn của đơn vị về tính khách quan, độ tin cậy, khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, sự chia sẽ với khách hàng của kiểm toán viên cũng như doanh nghiệp kiểm toán. Tuy nhiên, quan điểm thỏa mãn này không hàm ý kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đưa ra ý kiến sai lệch, không phù hợp nhằm làm đẹp báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho doanh nghiệp hay lợi ích của bên thứ ba.
  • 16. 14 Thứ hai, chất lượng kiểm toán dưới góc nhìn của bên thứ ba (nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và các đối tác của công ty khách hàng). Báo cáo tài chính là tài liệu mà doanh nghiệp công bố thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của mình ra bên ngoài, là cơ sở ra quyết định kinh tế của nhà đầu tư, của các đối tác và là công cụ để phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan Nhà nước. Do vậy, bên thứ ba là đối tượng chịu sự rủi ro cũng như lợi ích nhiều nhất từ việc sử dụng dịch vụ kiểm toán cũng như kết quả cuộc kiểm toán. Dưới góc nhìn của người sử dụng báo cáo kiểm toán, một cuộc kiểm toán có chất lượng nếu họ cảm thấy thõa mãn về độ tin cậy, tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính được kiểm toán để qua đó họ có thể đưa ra quyết định kinh tế đúng đắn (đầu tư, hợp tác) hoặc quản lý, điều hành cho phù hợp. Tuy nhiên, nếu đánh giá chất lượng kiểm toán được hiểu theo khía cạnh thỏa mãn mong muốn của đối tượng sử dụng sẽ rất khó để lượng hóa, vì bên thứ ba không trực tiếp chứng kiến và tham gia vào quá trình kiểm toán của các kiểm toán viên và đơn vị được kiểm toán. Họ chỉ đánh giá mức độ tin cậy chủ yếu dựa trên uy tín của doanh nghiệp kiểm toán. Tuy nhiên cơ sở này cũng chỉ mang tính chất tương đối, người sử dụng kết quả kiểm toán cũng khó có thể đánh giá được tiêu chí này. Do vậy, các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán cũng tìm cách đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng thông qua các tiêu chí trung gian, hoặc nhân tố ảnh hưởng, cụ thể: - Mức độ thõa mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán. Người sử dụng sẽ cảm thấy tin cậy nếu ý kiến kiểm toán được cung cấp từ phía các kiểm toán viên độc lập và có năng lực, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn hoặc từ phía các doanh nghiệp kiểm toán lớn, có uy tín. - Mức độ thõa mãn về những đóng góp, ý kiến của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu năng quản lý tại đơn vị được kiểm toán. Tiêu chí này khó được lượng hóa bằng các sai phạm cụ thể mà kiểm toán viên phát hiện được cho ban lãnh đạo doanh nghiệp mà phụ thuộc vào mức độ thõa mãn của nhà quản lý
  • 17. 15 về cách làm việc chuyên nghiệp của kiểm toán viên, cũng như ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chính nhằm đáp ứng mong đợi của họ. - Báo cáo kiểm toán được phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp đồng kiểm toán và giá phí cho dịch vụ kiểm toán ở mức độ phù hợp với đơn vị được kiểm toán. Tiêu chí này được đo lường bằng việc tuân thủ kế hoạch kiểm toán được thỏa thuận theo hợp đồng kiểm toán hoặc thư hẹn kiểm toán. Tiêu chí thời gian càng được chú trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và một số loại hình doanh nghiệp được thù khác với những quy định cụ thể về thời hạn công bố báo cáo tài chính được kiểm toán. Và đối với mọi doanh nghiệp, một mức giá phí hợp lý cho cuộc kiểm toán báo cáo tài chính đều được cân nhắc đồng thời khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán. Doanh nghiệp kiểm toán – chủ thể thực hiện kiểm toán, thường xây dựng quy trình kiểm toán và kiểm soát nhằm yêu cầu và giúp kiểm toán viên thực hiện một cuộc kiểm toán có chất lượng, đó là tuân thủ đầy đủ chuẩn mực nghề nghiệp, tuân thủ các quy trình, các thủ tục do công ty kiểm toán thiết lập, đồng thời thỏa mãn khách hàng trong việc tư vấn, giúp nâng cao uy tín khách hàng. Điều này thường được thiết kế, thực hiện đầy đủ và kỹ lưỡng trong các doanh nghiệp kiểm toán lớn, có uy tín. Tuy nhiên, nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán cũng là doanh nghiệp và hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó chất lượng kiểm toán cũng phải gắn liền với sự thỏa mãn của doanh nghiệp kiểm toán về mục tiêu lợi nhuận, tức chi phí dịch vụ kiểm toán phù hợp với mức độ rủi ro kiểm toán (giảm thiểu tối đa các vụ kiện tụng, tăng cường uy tín với khách hàng) và một mức giá phí để cạnh tranh đối với các doanh nghiệp kiểm toán khác trên thị trường. Đây cũng chính là bài toán đặt ra đối với các doanh nghiệp kiểm toán, đặc biệt là những doanh nghiệp kiểm toán quy mô nhỏ. b. Chất lượng kiểm toán theo quan điểm phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán đã thực hiện nghiên cứu về chất lượng kiểm toán. Theo một số công trình nghiên cứu, chất lượng kiểm toán được xác định là mức độ công ty kiểm toán tuân thủ theo các Chuẩn mực kiểm toán trong
  • 18. 16 suốt quá trình thực hiện kiểm toán. Tiêu biểu cho quan điểm này là Krishnan và Schauer (2001), McConnell và Banks (1998), Aldhizer và các cộng sự (1995). Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng chất lượng kiểm toán được xem xét trên các khía cạnh như: Khả năng mà KTV phát hiện ra sai phạm của hệ thống kế toán của đơn vị được kiểm toán và báo cáo sai phạm này (DeAngelo, 1981; Watts và Zimmerman, 1983); khả năng kiểm toán viên không phát hành báo cáo chấp nhận toàn phần cho các báo cáo tài chính có chứa đựng những sai sót trọng yếu (Lee và cộng sự, 1998); tính trung thực của thông tin tài chính được trình bày trên báo cáo tài chính sau kiểm toán (Beatty, 1989; Krinsky và Rotenberg, 1989; Davidson và Neu, 1993); khả năng kiểm toán viên có thể làm giảm các sai sót và nâng cao tính trung thực của thông tin kế toán (Wallace, 1987). Quan điểm chất lượng kiểm toán là khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu được coi là quan điểm phổ biến của các nhà nghiên cứu về chất lượng kiểm toán. DeAngelo (1981) là nhà nghiên cứu đầu tiên xác định chất lượng kiểm toán dựa trên khả năng phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính của khách hàng. Theo đó, nhiều nhà khoa học kiểm toán dựa vào quan điểm này để phát hiện các lý luận kiểm toán và chất lượng kiểm toán. Palmrose , Z. (1988), Bradshaw (2001) và hầu hết các nhà nghiên cứu khác đều thống nhất cho rằng, chất lượng kiểm toán được hiểu là khả năng kiểm toán viên phát hiện và báo cáo về những sai sót trọng yếu trong việc trình bày và công bố các báo cáo tài chính của các khách hàng được kiểm toán. Khả năng các kiểm toán viên phát hiện được các sai phạm trọng yếu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên, còn khả năng báo cáo sai phạm phụ thuộc vào tính độc lập của kiểm toán viên (trong đó có sức ép từ phía khách hàng kiểm toán hoặc bên thứ ba) (Lam và Chang, 1994; Francis, 2004). Theo quan điểm này, nếu cuộc kiểm toán có chất lượng, nghĩa là kiểm toán viên cam kết đảm bảo về khả năng phát hiện và báo cáo về các sai phạm trọng yếu trong các báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo đúng các quy định chuẩn mực nghề nghiệp. Theo đó, người sử dụng các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, nhất
  • 19. 17 là các nhà đầu tư có thể tin tưởng vào kết quả kiểm toán do đã thỏa mãn mong muốn của họ rằng, các thông tin được kiểm toán là đáng tin cậy. Với vai trò của kiểm toán độc lập đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán chủ yếu nhằm phục vụ nhà đầu tư và đảm bảo sự minh bạch của hệ thống thông tin tài chính nói chung thì chất lượng kiểm toán theo quan điểm phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính nhận được nhiều sự đồng tình từ phía các nhà nghiên cứu và người sử dụng dịch vụ kiểm toán. Mặc dù chất lượng kiểm toán được các nhà nghiên cứu nhìn nhận là khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu, nhưng các nghiên cứu về sự thỏa mãn của đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán cũng đưa đến một kết luận quan trọng, đó là nếu khả năng phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu của kiểm toán viên càng cao thì mức độ thỏa mãn của người sử dụng kết quả kiểm toán cũng tăng lên. Do đó, có thể đo lường chất lượng kiểm toán trên góc độ thỏa mãn người sử dụng trên quan điểm về khả năng phát hiện và báo cáo về các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán. 1.2.1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán Dựa trên khái niệm về chất lượng kiểm toán theo VSA 220 – Kiểm soát chất lượng kiểm toán, chất lượng kiểm toán được đánh giá thông qua 3 tiêu chí cụ thể. Thứ nhất, đó là mức độ thỏa mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán. Tính khách quan, độc lập của kiểm toán viên là điều kiện trước hết đảm bảo ý nghĩa và giá trị sử dụng của dịch vụ kiểm toán độc lập. Ý kiến kiểm toán đưa ra không làm tăng thêm lượng thông tin cho người sử dụng mà chỉ đảm bảo cho những đối tượng này về tính trung thực hợp lý của các BCTC mà họ được cung cấp và dựa vào đó để đưa ra những quyết định kinh tế của mình. Sự đảm bảo này được chấp thuận và có giá trị bởi kiểm toán là một hoạt động đặc thù, tuân thủ những quy định, điều kiện nghiêm ngặt: Cuộc kiểm toán được thực hiện bởi những kiểm toán viên độc lập, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn theo quy định. Tính độc lập được thể hiện trên 2 khía cạnh: Một là trong mối quan hệ với khách hàng kiểm toán, kiểm toán viên phải độc lập về lợi ích kinh tế và độc lập trong các mối quan hệ gia đình với khách hàng kiểm toán; Hai là
  • 20. 18 thể hiện ở chuyên môn nghiệp vụ, kiểm toán viên phải độc lập về năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Năng lực, trình độ chuyên môn của kiểm toán viên là yếu tố rất quan trọng với mọi cuộc kiểm toán, độ tin cậy của báo cáo kiểm toán phụ thuộc phần lớn vào năng lực, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của các kiểm toán viên tham gia cuộc kiểm toán. Những người sử dụng kết quả kiểm toán chỉ đạt được sự thỏa mãn khi họ đánh giá rằng cuộc kiểm toán đã thực hiện theo đúng quy định, chuẩn mực và theo đó, đạt được độ tin cậy đối với ý kiến kiểm toán đưa ra. Để đánh giá được chỉ tiêu này, người ta xem xét tính tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên cũng như doanh nghiệp kiểm toán, cụ thể: - Đảm bảo tính độc lập, khách quan và chính trực - Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của kiểm toán viên - Các phương pháp thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán - Công tác giảm sát, quản lý cuộc kiểm toán - Các thủ tục soát xét, phát hành báo cáo kiểm toán - Các khía cạnh khác Hai là, mức độ thõa mãn của đơn vị được kiểm toán. Cần phân biệt rõ 2 nhóm đối tượng, một là nhóm đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán ở tiêu chí đánh giá 1 và đơn vị được kiểm toán ở tiêu chí 2. Nhóm đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán ở tiêu chí 1 đó là chủ sở hữu, cổ đông, nhà đầu tư,… họ sử dụng kết quả kiểm toán để đưa ra những quyết định kinh tế của mình nhằm tối đa hóa lợi ích của họ. Còn đơn vị được kiểm toán, cũng sử dụng kết quả kiểm toán, tuy nhiên để phục vụ mục đích quản lý doanh nghiệp. Mục tiêu của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là đưa ra ý kiến độc lập về tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán. Đối với các nhà quản lý đơn vị được kiểm toán, việc phát hiện và ngăn ngừa các sai sót, gian lận trong việc lập, trình bày và công bố báo cáo tài chính cũng như quản lý tài chính, kế toán không phải lúc nào cũng dễ dàng và kiểm soát được toàn bộ. Trách nhiệm này thuộc về các nhà quản lý cũng như bản thân doanh nghiệp, tuy nhiên, thông qua cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện những gian lận, sai sót trọng yếu và nếu có thì kiểm toán viên cần chỉ ra những sai sót, gian lận đó để đơn
  • 21. 19 vị kịp thời sửa chữa và điều chỉnh cho phù hợp. Đó chính là cơ sở để các nhà quản lý đơn vị tin tưởng và đặt hy vọng vào những phát hiện và những kiến nghị đóng góp của kiểm toán viên, theo đó có thể sửa đổi và đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Mức độ thõa mãn của các nhà quản lý đơn vị đối với những ý kiến tư vấn của kiểm toán không cụ thể hóa bằng số lượng bởi kiểm toán viên có thể có hoặc không phát hiện được những gian lận, sai sót cũng như đưa ra kiến nghị hoàn thiện cho đơn vị, bởi lẽ, mọi cuộc kiểm toán đều tiềm ẩn rủi ro kiểm toán, điều này phụ thuộc vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm của kiểm toán viên và chính sự hợp tác từ phía đơn vị được kiểm toán. Do đó, tiêu chí này chỉ có thể đánh giá ở sự hài lòng và đánh giá cao của các nhà quản lý doanh nghiệp về tính chuyên nghiệp và trách nhiệm của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán. Ba là, báo cáo kiểm toán được lập và phát hành theo đúng quy trình và thời gian đã thỏa thuận và chi phí kiểm toán ở mức phù hợp. Một trong các yêu cầu của thông tin tài chính là tính kịp thời, các thông tin không được cung cấp đúng thời điểm sẽ trở nên không có giá trị sử dụng, do đó bất kỳ sự chậm trễ trong phát hành báo cáo kiểm toán có thể gây nhiều khó khăn trong việc đưa ra các quyết định kinh tế của người sử dụng. Mặc dù kiểm toán không phải là kênh cung cấp thông tin riêng biệt, nhưng nó là một khâu thẩm định trong hệ thống cung cấp thông tin. Các thông tin tài chính do đơn vị lập và được các kiểm toán viên kiểm tra và đưa ra ý kiến về tính trung thực hợp lý của các thông tin này trước khi chuyển cho những người sử dụng. Do vậy mọi chậm trễ trong quá trình kiểm toán do nguyên nhân của việc tổ chức, giám sát, quản lý cuộc kiểm toán thiếu hiệu quả hoặc bất cứ lý do gì khác từ phía công ty kiểm toán dẫn đến vỡ kế hoạch đề ra trong hợp đồng kiểm toán đều làm ảnh hưởng đến mục đích cuộc kiểm toán cũng như uy tín và giá trị dịch vụ của doanh nghiệp kiểm toán. Về giá phí kiểm toán, đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng kiểm toán. Phí dịch vụ kiểm toán được xác định trên cơ sở thời gian cần thiết để các kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm toán và đơn giá giờ công làm việc của kiểm toán viên. Ngoại trừ ảnh hưởng của yếu tố đơn giá giờ công làm việc của kiểm
  • 22. 20 toán viên và sự hợp tác của đơn vị được kiểm toán với các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán thì việc xác định và giảm thiểu thời gian kiểm toán mà vẫn đảm bảo thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp sẽ là điều kiện để giảm thiểu giá phí dịch vụ cho khách hàng, đó là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán. 1.2.2. Tổng quan về kiểm soát chất lượng kiểm toán 1.2.2.1. Khái niệm, đặc điểm về kiểm soát chất lượng kiểm toán Chất lượng không phải là một kết quả ngẫu nhiên, nó là kết quả của sự tác động qua lại của nhiều yếu tố có liên quan mật thiết. Để đạt được mục tiêu về chất lượng thì cần thiết phải quản lý, kiểm tra một cách đúng đắn các yếu tố này. Đây được gọi là hành vi kiểm soát chất lượng. Kiểm soát chất lượng được áp dụng trong mọi quy trình, lĩnh vực giúp các chủ thể đảm bảo đạt được mục tiêu chất lượng đề ra. Kiểm toán BCTC là một hoạt động đặc thù, mà thực chất là một loại hình dịch vụ đảm bảo trong đó kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc các thông tin được trình bày trên BCTC của doanh nghiệp nhằm giúp người sử dụng tăng độ tin cậy đối với các thông tin này dựa trên cơ sở Chuẩn mực, quy định pháp lý đã được thiết lập để từ đó đưa ra quyết định kinh tế của mình. Do vậy, kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC là tất yếu khách quan, ngoài việc giúp sản phẩm kiểm toán (báo cáo kiểm toán) đảm bảo chất lượng, nó còn giúp được mục tiêu của một đơn vị, của nghề nghiệp với điều kiện kiểm soát chất lượng phải là một nhân tố cấu thành trong một cơ chế hoàn chỉnh chứ không đứng riêng rẽ hay chắp vá. Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán cần phải khách quan, cần sự tham gia có trách nhiệm của không chỉ các doanh nghiệp kiểm toán mà còn của cả đơn vị được kiểm toán và các tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan Nhà nước có liên quan. Về phía doanh nghiệp kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC là quá trình kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán thiết kế và thực hiện các quy định, thủ tục kiểm soát chất lượng đối với toàn bộ quy trình kiểm toán của doanh nghiệp và đối với từng cuộc kiểm toán như: chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp kiểm toán để đảm bảo các dịch vụ và các cuộc
  • 23. 21 kiểm toán BCTC đều được tiến hành phù hợp với quy định của pháp luật và các Chuẩn mực nghề nghiệp; tổ chức đánh giá tình hình tuân thủ các quy định và các Chuẩn mực nghề nghiệp trong việc thực hiện dịch vụ kiểm toán BCTC; Phát hiện những điểm hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân và có những biện pháp khắc phục. Điều này không chỉ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp mà còn nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán, thiệt hại phát sinh liên quan đến các vụ kiện tụng pháp lý, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp kiểm toán đối với khách hàng – yếu tố quyết định của mỗi doanh nghiệp kiểm toán. Đứng trên góc độ xã hội, do kết quả kiểm toán là cơ sở để các đối tượng sử dụng ra các quyết định có liên quan. Vì vậy, chất lượng kiểm toán không những cần được kiểm soát từ bên trong bởi các doanh nghiệp kiểm toán mà còn cần được kiểm soát, quản lý từ các chủ thể bên ngoài để đảm bảo tính khách quan và hiệu quả. Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài thực chất là quá trình xem xét, đánh giá nhằm thúc đẩy việc tuân thủ các tiêu chuẩn đã được thiết lập trong hoạt động kiểm toán BCTC. Tóm lại, kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC có thể được định nghĩa là một quy trình thiết kế nhằm đánh giá chất lượng về các ý kiến của kiểm toán viên và các kết luận được rút ra để lập báo cáo kiểm toán trước khi phát hành chính thức đến các đối tượng sử dụng, là quy trình đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán BCTC đều được thực hiện tuân thủ theo các quy định và Chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán. 1.2.2.2. Nội dung của công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán Nội dung công tác quản lý chất lượng kiểm toán bao gồm các hoạt động quản lý từ bên trong, tức của bản thân các công ty kiểm toán và các hoạt động quản lý từ bên ngoài tức cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp. Hoạt động quản lý bên ngoài thực hiện thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động đối với việc tuân thủ các chuẩn mực và quy định pháp lý. Trong đó, nội dung chính là hoạt động kiểm soát chất lượng theo cơ chế thống nhất. Nội dung công tác quản lý bên trong là hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán. Hệ thống này rất phát triển ở các công ty kiểm toán có quá trình hoạt động lâu dài và quy mô lớn. Cách thức và các quy định cụ thể trong các biện pháp nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán của các tổ chức kiểm toán ở các nước có thể
  • 24. 22 khác nhau, nhưng về nội dung vẫn tập trung vào các hoạt động kiểm tra và kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình hoạt động của công ty bao gồm các hoạt động đảm bảo chất lượng lao động; đảm bảo chất lượng công việc và các hoạt động nghiên cứu phát triển hệ thống; phát triển quy trình kỹ thuật, thủ tục kiểm toán; tìm hiểu và đánh giá về những ý kiến phản hồi từ phía khách hàng, những người sử dụng kết quả kiểm toán. Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán phụ thuộc vào chất lượng từng cuộc kiểm toán. Do vậy, cùng với những nội dung mang tính chiến lược, nội dung kiểm soát chất lượng kiểm toán còn cần tập tung vào quản lý từng cuộc kiểm toán cụ thể đảm bảo việc tuân thủ các thủ tục kiểm toán đề ra, chấp hành các nguyên tắc, chuẩn mực nghề nghiệp. 1.2.3. Mục tiêu của công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán Chất lượng kiểm toán có ý nghĩa quan trọng, trước hết đối với người sử dụng kết quả kiểm toán mà trực tiếp nhất là cổ đông, các nhà đầu tư, các đối tác của đơn vị được kiểm toán, ý kiến kiểm toán là cơ sở quan trọng để họ tin tưởng và sử dụng các thông tin mà họ được cung cấp trong việc ra những quyết định kinh tế của mình. Mọi sự không phù hợp nào trong việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đều làm ảnh hưởng đến quyết định của những người sử dụng kết quả kiểm toán và có thể gây ra các thiệt hại về kinh tế đối với họ. Đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán, sự không phù hợp trong ý kiến kiểm toán cũng như không làm thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ cũng có nghĩa là công ty gặp rủi ro kiểm toán, mất uy tín và có nguy cơ mất thị trường khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, các hoạt động đa dạng, phức tạp, các chính sách kinh tế thay đổi cùng với nhận thức và yêu cầu về chất lượng của khách hàng ngày càng cao, đồng thời những quy định trong lĩnh vực tài chính – kế toán ngày càng được siết chặt quản lý bởi các cơ quan Nhà nước. Do vậy, vấn đề đặt ra với công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán là phải đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán. Đảm bảo chất lượng kiểm toán là tổng thể các biện pháp có kế hoạch và hệ thống cần thiết để đảm bảo rằng kết quả kiểm toán hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra. Nâng cao chất lượng đòi hỏi các hoạt động quản lý cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục
  • 25. 23 và ở mọi cấp độ quản lý nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong các điều kiện thay đổi của nền kinh tế. Hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán để đảm bảo hiệu quả, hiệu lực thì cần sự tham gia đồng thời của doanh nghiệp kiểm toán, khách hàng kiểm toán, các tổ chức nghề nghiệp và phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • 26. 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BCTC VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán BCTC tại Việt Nam 2.1.1. Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp lý trong lĩnh vực kiểm toán độc lập tại Việt Nam Cùng với sự hình thành và phát triển của loại hình hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam, nhằm mục đích quản lý và giám sát lĩnh vực đặc thù này, Nhà nước đã ban hành một loạt những văn bản pháp lý và hướng tới hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam, nhằm phát huy hiệu quả vai trò của nó trong nền kinh tế hội nhập hiện nay. Văn bản pháp lý đầu tiên về hoạt động kiểm toán độc lập là quy chế hoạt động kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, được ban hành theo Nghị định số 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ. Trong 10 năm sau đó, Bộ Tài chính đã lần lượt ban hành nhiều văn bản như: Thông tư số 22 TC/CĐKT ngày 19/03/1994 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 07/CP; Thông tư số 60 TC/CĐKT ngày 01/09/1997 hướng dẫn thực hiện công tác kế toán và kiểm toán tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Do những thay đổi của nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành các Nghị định: Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 về kiểm toán độc lập; Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn như: Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004; Thông tư số 60/2006/TT- BTC ngày 28/06/2006; Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005; Quyết định số 32/2007/QĐ-BTC ngày 15/05/2007; Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007. Ngoài ra ngày 29/06/2006, Quốc hội đã ban hành Luật Chứng khoán trong đó có quy định về yêu cầu BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên thị
  • 27. 25 trường chứng khoán cần phải được kiểm toán và trách nhiệm của những bên liên quan đến BCTC. Từ năm 1999, Bộ Tài chính đã ban hành lần lượt các Chuẩn mực kiểm toán, tính đến thời điểm trước ngày 01/01/2014, đã có 33 Chuẩn mực kiểm toán được ban hành. Và ngày 06/12/2012 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 214/2012/TT- BTC về việc Ban hành Hệ thống 37 Chuẩn mực kiểm toán mới, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Theo đó, hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ngày càng tiến sát tới các Chuẩn mực của quốc tế về kiểm toán. Ngày 29/03/2011, Quốc hội chính thức ban hành Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 quy định nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hoạt động kiểm toán độc lập; quyền và nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và các tổ chức cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập. Luật kiểm toán độc lập được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2012, đây là một mốc đánh dấu sự hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý cho lĩnh vực kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán nói riêng, làm cơ sở quan trọng trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán cũng như kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính, từ đó nâng cao chất lượng, vai trò của kiểm toán đối với sự phát triển chung của nền kinh tế. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán BCTC tại Việt Nam Hoạt động kiểm toán độc lập nói chung và hoạt động kiểm toán BCTC tại Việt Nam nói riêng đã hình thành và phát triển từ rất lâu. Trước năm 1975, tại miền Nam Việt Nam đã có văn phòng kiểm toán của các công ty kiểm toán quốc tế hoạt động tại Sài Gòn. Sau ngày Việt Nam thống nhất đất nước, các văn phòng này không còn hoạt động nữa. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, các hoạt động kinh tế được chỉ đạo thống nhất, làm việc theo chỉ thị. Việc kiểm tra các thông tin kinh tế ở thời kỳ này chủ yếu mang tính tuân thủ và được thực hiện bởi các cơ quan chức năng như Thuế, Tài chính, các cơ quan chủ quản khác…và công việc chủ yếu là kiểm tra việc ghi chép kế toán. Hơn thế trong thời kỳ cơ chế kế hoạch hóa tập trung thì không thể tồn tại một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế nào
  • 28. 26 được xem là độc lập để thực hiện đầy đủ chức năng kiểm toán. Do vậy trong thời kì này chưa xuất hiện nhu cầu kiểm toán BCTC, chưa xuất hiện các công ty kiểm toán. Vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường cùng với chính sách đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nền kinh tế có bước chuyển mình và phát triển rõ rệt, nhu cầu sử dụng BCTC đã được kiểm tra bởi một tổ chức độc lập nảy sinh. Trước đòi hỏi đó của nền kinh tế các tổ chức độc lập – các công ty kiểm toán ra đời nhằm cung cấp dịch vụ giúp cá nhân, tổ chức tăng cường hiểu biết, nắm rõ hơn về các thông tin tài chính để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn. Trước yêu cầu đó tháng 5/1991 Bộ Tài Chính đã thành lập hai công ty kiểm toán đầu tiên là DNNN đó là Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) chính thức đánh dấu sự ra đời của hoạt động Kiểm toán độc lập, kiểm toán BCTC tại Việt Nam. Sau đó các công ty kiểm toán khác lần lượt ra đời. Đến năm 1995 đã có 9 công ty khác thuộc loại hình DNNN và công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập. Sau khi Luật Doanh nghiệp được ban hành năm 1999 số lượng các công ty kiểm toán được thành lập đã tăng nhanh. Trong thời gian này chủ yếu các công ty thành lập dưới dạng trách nhiệm hữu hạn. Đến khi Nghị định số 105/2004/NĐ-CP chỉ cho phép thành lập mới công ty kiểm toán là công ty hợp danh hoặc Doanh nghiệp tư nhân thì sơ lượng công ty kiểm toán được thành lập chậm hơn trước. Tuy nhiên đến 3/10/2005 khi Chính phủ ban hành nghị định 133/20005/NĐ-CP cho phép thành lập dưới hình thức là công ty TNHH thì số lượng công ty kiểm toán mới thành lập lại tăng lên đáng kể. Theo Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013 của các công ty Kiểm toán (kèm theo công văn số 072-2013/VACPA ngày 25/3/2013 đã hoàn thiện và trình Bộ Tài chính tại công văn số 191-2- 13/VACPA ngày 25/6/2013) Tính đến ngày 28/2/2013 có 155 công ty kiểm toán đăng ký hành nghề với VACPA. Trong đó, có 04 công ty 100% vốn nước ngoài (E&Y, PwC, KPMG, Grant Thorton) chiếm tỷ lệ 2,58%, 05 Công ty có vốn đầu tư nước ngoài (E Jung, Mazars, HSK, Immanuel, S&S) chiếm tỷ lệ 3,23% , 145 Công ty TNHH chiếm tỷ lệ 93,55% và 01 Công ty hợp danh (CPA VN) chiếm 0.64%
  • 29. 27 tổng số công ty Kiểm toán tại Việt Nam. Nếu năm 2001 chỉ có 3/34 công ty được công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế (VACO, Thủy Chung và AFC) thì cho đến nay ngoài 4 công ty kiểm toán có 100% vốn đầu tư nước ngoài là thành viên PwC, KPMG, E&Y, Grant Thornton cả nước đã có 12 Công ty kiểm toán là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế trong đó 11 công ty là thành viên Hiệp hội (Deloitte, A&C, AAC, GTV, DTL, NEXIA, IFC, UHY,KTC, AASC, AVA) và 01 công ty là Hãng đại diện liên lạc (CPA Hanoi). Từ năm 2009 đến hết năm 2012 có 66 công ty kiểm toán ngừng hoạt động, sáp nhập hoặc ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán đã báo cáo với Bộ tài chính và VACPA trong đó năm 2012 có 01 công ty ngừng hoạt động (Công ty Biên Hòa – Mã số 144), 02 công ty sáp nhập thành 01 công ty đó là công ty TNHH Kiểm toán QG VN (MEKONG NAG) (Mã số 137) nhận sáp nhập Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Việt Nam (VIA) (Mã số031) và đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán Quốc gia (VIA AUDIT) (Mã số 137). Trong năm 2012 cả nước đã có 05 công ty kiểm toán mới thành lập theo hình thức công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên gồm: Công ty TNHH Ecovis STT Việt Nam (Mã số 225), Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài Chính Châu Á (Mã số 226), Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán Phương Nam (Mã số 228), Công ty TNHH Kiểm toán CPA (Mã số 229), Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn TNP (Mã số 230). Năm 2012 có 43 công ty kiểm toán được Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước chấp nhận đủ điều kiện kiểm toán công ty niêm yết. Tính đến 31/12/2012 tổng số văn phòng và chi nhánh các công ty kiểm toán trên cả nước là 220 văn phòng, chi nhánh ngoài ra còn có 5 văn phòng đại diện. Các văn phòng, chi nhánh tập trung chủ yếu tại Hà Nội (97 văn phòng) và TP.HCM (97 văn phòng). Số còn lại rải rác tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước như Đà Nẵng (7), Hải Phòng (6), Cần Thơ (3), Quảng Ninh (3), Thanh Hóa (3), Nha Trang (3), Đồng Nai (1), Quảng Nam (1), Lạng Sơn (1). Sau hơn 20 năm hoạt động ngành kiểm toán độc lập nói chung và kiểm toán BCTC nói riêng đã có những tiến bộ đáng kể, đã phát triển nhah về số lượng và quy mô cũng như nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ. Nhìn chung đội ngũ KTV đã tăng lên đáng kể. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp đã
  • 30. 28 thành thục hơn nhiều. Nhiều KTV có kiến thức, chuyên môn tốt, hiểu biết luật pháp, nguyên tắc, chuẩn mực nghề nghiệp, trình độ vi tính, ngoại ngữ đạt trình độ ngang với khu vực. 2.1.2.1. Tình hình nhân lực trong ngành kiểm toán Theo số liệu báo cáo của 147 công ty tính đến 31/12.2012 có 10,070 người làm việc trong các công ty kiểm toán trong đó có 8836 nhân viên chuyên nghiệp và 1385 nhân viên khác; 1582 người có chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có 192 người vừa có chứng chỉ KTV Việt Nam vừa có chứng chỉ KTV nước ngoài; 129 người có chứng chỉ KTV nước ngoàiĐến hết năm 2012 đã có 2.445 người được cấp chứng chỉ KTV cấp nhà nước, trong đó, tính đến 20/3/2012 có 1206 KTV đăng ký hành nghề kiểm toán năm 2012, bằng 94 % so với năm 2011 là (1277) người. Đến 28/02/2013 có 1370 KTV đăng ký hành nghề kiểm toán năm 2013 (Kỳ thi CPA năm 2012, số lượng đạt chứng chỉ CPA Việt Nam là 271 người). Ngoài ra, có khoảng trên 1000 người có chứng chỉ KTV Việt Nam không đăng ký hành nghề kiểm toán. Nhìn chung, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ KTV đã được nâng cao. Nhiều kiểm toán viên có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn tốt, có ý thức tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực kiểm toán; có kỹ năng và phong cách làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên số lượng KTV vẫn còn thiếu so với nhu cầu hiện nay. Bên cạnh sự gia tăng về số lượng và chất lượng trong hàng ngũ KTV thì vẫn tồn tại tình trạng KTV không đảm bảo về giờ cập nhật kiến thức theo Bộ Tài chính thông báo tính đến 31/12/2013 có 15 KTV bị đình chỉ hành nghề kiểm toán từ 1/1/2014 đến 31/12/2014 trong đó có 3 KTV của Công ty Tư vấn Luật của Kiểm toán Hoàng Gia (SCCT), 2 KTV của E&Y và các công ty kiểm toán như KPMG, Grant Thornton, VAE, VACO, AVINA-IAFC, Công ty TNHH dịch vụ và tư vấn Kế toán BHP, Công ty TNHH Kiểm toán và Tin học Sài Gòn, Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Đất Việt, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long, Công ty TNHH Kiểm toán Việt Nhất. Nhìn vào bảng thống kê tình hình nhân lực KTV theo thống kê của VACPA (Phụ lục) ta thấy số lượng nhân viên của các công ty kiểm toán không tăng ngừng trong 3 năm gần đây. Tuy nhiên tốc độ tăng trong năm 2012 có sụt giảm nhẹ so với
  • 31. 29 năm 2011. Năm 2012 tổng số nhân viên tăng 625 người tương ứng tăng 7% so với năm 2011 trong khi tổng số nhân viên năm 2011 tăng 751 người tương ứng tăng 9% so với năm 2010. Bên cạnh đó thì chất lượng nguồn nhân lực cũng có biến động cùng chiều với tốc độ tăng của số lượng nhân viên kiểm toán. Theo số liệu thống kê trong năm 2012 số lượng nhân viên chuyên nghiệp tăng 616 người tương ứng tăng 7% so với năm 2011 trong khi năm 2011 số lượng nhân viên chuyên nghiệp tăng 749 người tăng 10% so với năm 2010. Qua đó ta thấy tình hình nguồn nhân lực kiểm toán hiện nay có biến động theo xu hướng tốt nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên số lượng KTV vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thì trường vẫn còn tồn tại doanh nghiệp kiểm toán vẫn chỉ có 3, 4 KTV có chứng chỉ hành nghề mà theo Luật số: 67/2011/QH12 quy định điều kiện để một doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có ít nhất năm KTV hành nghề thay thế cho công văn số 8067 TC/CĐKT ngày 24/8/2001 của Vụ Chế độ kế toán quy định chỉ cần 3 KTV trở lên. Theo thống kê hiện nay có 25 công ty kiểm toán nhỏ có 03 KTV, 15 công ty kiểm toán có 04 KTV như vậy tối thiểu 50 công ty kiểm toán này đã cần 65 KTV đăng kí hành nghề năm 2014. Cho thấy nguồn nhân lực kiểm toán còn thiếu hụt rất lớn so với nhu cầu của thị trường cũng như đáp ứng các quy định, hành lang pháp lí để đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán ngày được nâng cao. 2.1.2.2. Tình hình doanh thu kiểm toán BCTC tại Việt Nam Trong những năm qua, đối tượng được kiểm toán có những biến động rất lớn do một số nguyên nhân sau: trước hết là TTCK đã đi vào hoạt động và theo luật chứng khoán, BCTC của các công ty đại chúng phải được kiểm toán bởi kiểm toán độc lập. Theo Nghị định số 105/2004 NĐ-CP, đối tượng kiểm toán bắt buộc là toàn bộ DNNN và các quỹ tài chính Nhà nước, công trình xây dựng thuộc dự án nhóm A: Luật kinh doanh bảo hiểm bắt buộc các doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới chứng khoán, tái bảo hiểm đều phải kiểm toán BCTC năm. Ngoài ra, các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu cũng đã có yêu cầu kiểm toán BCTC. Cùng với sự phát triển về số lượng và quy mô để đáp ứng nhu cầu của thị trường các loại hình dịch vụ kiểm toán cũng không ngừng phát triển. Điển
  • 32. 30 hình là dịch vụ kiểm toán BCTC – dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu các ngành dịch vụ kiểm toán và cũng là loại hình có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các năm qua. Đơn vị: Triệu đồng Năm Doanh Thu Chênh lệch Tỷ lệ (%) 2005 353,879.00 2006 516,827.00 162,948.00 46.05% 2007 662,439.00 145,612.00 28.17% 2008 994,831.20 332,392.20 50.18% 2009 1,366,499.49 371,668.29 37.36% 2010 1,640,874.00 274,374.51 20.08% 2011 1,605,806.00 (35,068.00) -2.14% 2012 2,146,895.00 541,089.00 33.70% Bảng 2: Doanh thu kiểm toán BCTC Biểu đồ 1: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu Kiểm toán BCTC (2005 – 2012) Nhìn vào bảng số liêu và biểu đồ ta thấy tốc độ doanh thu Kiểm toán BCTC từ năm 2005 đến nay tăng rất nhanh chỉ riêng năm 2011 doanh thu có chút sụt giảm. Doanh thu Kiểm toán BCTC năm 2011 giảm 35,068 triệu đồng tương ứng giảm 2.14% nhưng đến năm 2012 tình hình doanh thu Kiểm toán BCTC lại tăng lên đáng kể. Năm 2012 doanh thu Kiểm toán BCTC đạt 2,146,895 triệu đồng tăng 541,089 triệu đồng tăng 33.7% so với năm 2011 và chiếm tỷ lệ lớn 78.25% tổng - 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh thu Kiểm toán BCTC Doanh thu Kiểm toán BCTC
  • 33. 31 doanh thu theo loại hình dịch vụ toàn ngành kiểm toán. Qua đó ta thấy dịch vụ kiểm toán BCTC toàn ngành kiểm toán ngày càng phát triển. Và không thể không kể đến Big 4( E&Y, Deloitte, KPMG, PwC) tuy chiếm số lượng nhỏ hơn so với số lượng các công ty trong nước nhưng các công ty kiểm toán nước ngoài lại sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lớn nhất. Chỉ tính riêng bốn công ty Big 4 hiện đã chiếm tới gần 30% tổng số nhân lực của các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam. Với ưu thế về nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là với kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài đến từ các nền kinh tế phát triển trong và ngoài khu vực như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Singapore,… có thể nói nguồn nhân lực của các công ty kiểm toán nước ngoài đóng vai trò “dẫn dắt”, thức đầy sự phát triển của nguồn nhân lực kiểm toán trong nước nói chung. Các công ty này cũng là nơi đòa tạo nuôi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo tiềm năng cho ngành kiểm toán độc lập trong nước. Theo số liệu thống kê của VACPA thì 3 công ty kiểm toán có doanh thu kiểm toán BCTC cũng là 3 trong 4 công ty Big 4. Cao nhất là E&Y với doanh thu từ kiểm toán BCTC là 343 tỷ VNĐ; Thứ hai là Deloitte với doanh thu là 323 tỷ VNĐ và đứng thứ 3 là KPMG với doanh thu từ kiểm toán BCTC là 309 tỷ VNĐ. Các con số này cho thấy sự tham gia tích cực của các công ty kiểm toán quốc tế đối với sự phát triển của ngành kiểm toán tại Việt Nam. Cho thấy niềm tin của khách hàng, của các chủ đầu tư vào dịch vụ của các công ty kiểm toán quốc tế, niềm tin sự ưa chuộng vào dịch vụ kiểm toán chất lượng cao.
  • 34. 32 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng doanh thu: 2.743.715,00 100,00% 3.046.865,00 100,00% 3.798.967,00 100,00% Trong đó: 1. Kiểm toán BCTC 1.640.874,00 43,19% 1.605.806,00 52,70% 2.146.895,00 78,25% 2. Kiểm toán báo cáo QTVĐT hoàn 247.071,00 6,50% 289.177,00 9,49% 379.787,00 13,84% 3. Dịch vụ Kế toán 87.826,00 2,31% 74.946,00 2,46% 77.671,00 2,83% 4. Dịch vụ tư vấn Thuế 477.086,00 12,56% 639.302,00 20,98% 711.323,00 25,93% 5. Dịch vụ Thẩm định giá 22.256,00 0,59% 31.682,00 1,04% 31.079,00 1,13% 6. Dịch vụ tư vấn tài chính, quản lý, định giá TS, tư vấn nguồn nhân lực, ứng dụng CNTT 240.028,00 6,32% 365.717,00 12,00% 387.488,00 14,12% 7. Dịch vụ bồi dưỡng tài chính, kế toán, kiểm toán 2.630,00 0,07% 4.625,00 0,15% 3.629,00 0,13% 8. Dịch vụ liên quan khác 25.944,00 0,68% 35.610,00 1,17% 61.095,00 2,23% Tình hình doanh thu cơ cấu theo loại dịch vụ toàn ngành Kiểm toán Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nguồn số liệu : Báo cáo tổng kết hàng năm của VACPA Đơn vị : Triệu đồng Biểu đồ 2: Cơ cấu các loại hình dịch vụ kiểm toán của toàn ngành (2010-2012) - 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dịch vụ khác Dịch vụ bồi dưỡng tài chính, kế toán kiểm toán Dịch vụ tư vấn tài chính Dịch vụ thẩm định giá Dịch vụ tư vấn thuế Dịch vụ kế toán Kiểm toán QTVĐT Kiểm toán BCTC
  • 35. 33 2.2. Thực trạng chất lượng kiểm toán BCTC tại Việt Nam hiện nay Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế, sự gia tăng nhanh chóng về số lượng cũng như quy mô của các doanh nghiệp kéo theo nhu cầu xác nhận các thông tin tài chính của bộ phận nhà đầu tư cũng như yêu cầu quản lý Nhà nước ngày càng cao. Do đó, vai trò của hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC nói riêng nhằm tạo sự tin cậy đối với các nhà đầu tư về BCTC của các doanh nghiệp ngày càng được khẳng định. Hoạt động kiểm toán BCTC đã trở thành công cụ tất yếu khách quan nhằm tạo môi trường tài chính minh bạch, hiệu quả. Trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 20 năm, lĩnh vực kiểm toán độc lập nói chung và kiểm toán BCTC tại Việt Nam nói riêng đã đạt được những bước tiến vượt bậc, đóng góp tích cực vào công cuộc cải cách và mở cửa nền kinh tế. Tuy nhiên, những năm trở lại đây thì vấn đề chất lượng kiểm toán mới được chú trọng và bàn thảo nhiều sau những vụ bê bối nghiêm trọng có liên quan đến BCTC được kiểm toán của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp niêm yết trên TTCK. Điều đó kéo theo những mối lo ngại của nhà đầu tư, những người chịu rủi ro trực tiếp từ những BCTC không trung thực, hợp lý và hơn nữa là ý kiến của các KTV độc lập nếu kém tin cậy. Mức độ tin cậy của BCTC phụ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm của các bên liên quan, từ đơn vị được kiểm toán, các kiểm toán viên (hay công ty kiểm toán) cho tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức nghề nghiệp kiểm toán. Trước hết, đối với đơn vị được kiểm toán là trách nhiệm của Ban lãnh đạo đơn vị trong việc lập và trình bày các BCTC cũng như nghĩa vụ công bố BCTC định kỳ ra bên ngoài theo quy định. Tiếp đến là trách nhiệm của KTV với vai trò kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của các BCTC. Ngoài ra, chất lượng của BCTC được kiểm toán còn được tăng cường độ tin cậy dựa vào những công cụ kiểm soát từ bên ngoài. Theo quy định hiện hành của Việt Nam, BCTC của các doanh nghiệp niêm yết (công ty đại chúng), các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số khác theo quy định bắt buộc phải được kiểm toán trước khi phát hành ra bên ngoài và cung cấp cho cơ quan Nhà nước có liên quan. Riêng đối với những doanh nghiệp niêm yết, BCTC của những doanh nghiệp này cung cấp thông tin và ảnh hưởng tới quyết định kinh tế và lợi
  • 36. 34 ích của bộ phận lớn các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, do đó BCTC phải được lập và soát xét giữa niên độ, lập và kiểm toán cuối niên độ với BCTC năm. Kiểm toán BCTC theo quy định có vai trò quan trọng trong việc làm tăng độ tin cậy của các BCTC, giúp ngăn chặn khả năng gian lận trong việc cung cấp thông tin không trung thực từ các nhà quản lý doanh nghiệp, cũng như các sai sót có thể gây ảnh hưởng đến các quyết định của nhà đầu tư. Thực tế, vai trò của kiểm toán đã ngày càng được khẳng định, nhất là trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán cũng như hội nhập sâu rộng của nền kinh tế. Nhiều kết quả kiểm toán chỉ ra những sai phạm cũng như sự chênh lệch đáng kể giữa số liệu trước và sau kiểm toán. Mùa kiểm toán năm 2009 đối với các BCTC năm 2008 cho thấy, có những chênh lệch giữa BCTC trước và sau kiểm toán tác động mạnh tới tâm lý của người sử dụng BCTC. Cụ thể, trong số 88 doanh nghiệp niêm yết công bố BCTC năm 2008 (tính tới 27/03/2009) thì có tới 69 doanh nghiệp (chiếm 75%) có sự chênh lệch về lợi nhuận sau thuế giữa BCTC trước và sau kiểm toán. Một số trường hợp điển hình như Công ty CP Nam Vang (NVC), từ mức lãi 529 triệu đồng trước kiểm toán thì sau kiểm toán kết quả lỗ tới 44,423 tỷ đồng; Công ty Thủy sản Minh Phú (MPC) từ lãi 4,036 tỷ đồng trước kiểm toán về mức lỗ 38,097 tỷ đồng sau kiểm toán. Ngay cả những mã cổ phiếu có tính thanh khoản mạnh cũng có những sự chênh lệch đáng kể về lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán năm 2008 như STB chênh lệch 12%, ABT chênh lệch tới 84%, Công ty CP Kinh Đô (KDC) từ mức lãi 142,376 tỷ đồng trở thành lỗ 60,602 tỷ đồng sau kiểm toán.
  • 37. 35 Bảng 2.1. Chênh lệch LNST năm 2008 của một số công ty Mã CK LNST chưa kiểm toán LNST đã kiểm toán Chênh lệch Tỷ đồng % STB 1.069,1 954,8 (114,4) (12%) ABT 41,6 22,6 (18,9) (84%) CLL 147,3 132,8 (14,5) (10,9%) TDH 199,1 212,0 12,9 6,1% VTV 24,6 34,2 9,6 28,2% KHA 46,0 38,4 (7,6) (19,8%) SFT 48,3 53,9 5,6 10,4% DRC 46,5 51,8 5,3 10,2% IMP 62,2 58,3 (3,9) (6,8%) TCT 20,0 22,8 2,7 12,0 Mùa kiểm toán năm 2010 cho thấy, những chênh lệch đáng kể về LNST trước và sau kiểm toán BCTC năm 2009 vẫn tiếp diễn và có xu hướng gia tăng, điển hình như Tổng công ty Vinaconex (VCG) từ mức lãi 269,1 tỷ đồng thì sau kiểm toán giảm còn lãi chỉ 5,82 tỷ đồng tương ứng mức giảm 98%; HUT với mức chênh lệch tăng 64%, VPL chênh lệch tăng 55%, VIC chênh lệch tăng 30%, RDP chênh lệch giảm trên 30%. Năm 2010 là năm đầu tiên thực hiện soát xét BCTC bán niên bắt buộc đối với các doanh nghiệp niêm yết. Kết quả soát xét cũng cho thấy sự chênh lệch số liệu công bố trước và sau kiểm toán. Với trường hợp điển hình như BCTC của QCG được công ty kiểm toán EY soát xét cho thấy lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2010 của QCG đạt 64,1 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức 13,4 tỷ đồng công bố trước đó. Trong khi đó, với BCTC năm, tính đến ngày 13/04/2011 có 441 trên tổng số 662 doanh nghiệp trên cả HOSE và HNX công bố BCTC đã được kiểm toán năm 2010, trong đó có 198 công ty có điều chỉnh lợi nhuận tăng (chiếm 45%) và 143 công ty có điều chỉnh giảm lợi nhuận (chiếm 32%) trước và sau kiểm toán.