SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
I. Lịch sử Triết học Mac-Lenin
Câu 1: Trình bày những tiền đề ra đời của triết học Mác-Lênin
* Tiền đề kinh tế-xã hội
Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, thời kỳ mà chủ nghĩa tư bản đã trở thành
hệ thống kinh tế thống trị ở các nước Tây Âu và giai cấp vô sản đã bước lên vũ đài lịch sử như một lực
lượng chính trị độc lập.
Mác nhận xét rằng, đến thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã trở thành một cơ thể hoàn chỉnh, làm bộc
lộ đầy đủ các mâu thuẫn trong bản chất của nó. Trước hết là mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất có
tính chất xã hội với quan hệ sản xuất có tính chất tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn này biểu
hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn xung đột giữa lao động với tư bản, giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư
sản. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cùng với các mâu thuẫn của nó, đã tạo ra một cơ sở hiện thực cho
những phân tích và khái quát lý luận trong học thuyết của Mác và Ăngghen.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cùng với các mâu thuẫn của nó kéo theo sự phát triển của phong
trào công nhân. Đến cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, phong trào công nhân ở các nước Tây Âu
đã có bước phát triển mới về số lượng và chất lượng. Sự tập trung tư bản cùng với sự hình thành những
trung tâm công nghiệp lớn thu hút công nhân thành lực lượng đông đảo, mâu thuẫn giữa lao động và tư
bản trở nên gay gắt làm xuất hiện những cuộc đấu tranh chính trị ngày càng có tổ chức và tự giác. Các
cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Xilêdi (Đức), ở Liông và Pari (Pháp), phong trào Hiến chương (Anh)
vào những năm 30-40 chứng minh rằng: giai cấp công nhân trở thành lực lượng quyết định các quá trình
kinh tế-xã hội-chính trị của thời đại và bước lên vũ đài lịch sử như một lực lượng chính trị độc lập. Phong
trào công nhân thời kỳ này làm bộc lộ sai lầm của quan niệm tư sản về sự hân hoan chung giữa lao động
và tư sản, tạo nên những thay đổi căn bản trong quan niệm về lịch sử của Mác và Ăngghen; mặt khác, nó
đề ra nhu cầu giải thích về những thực tế của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản về sứ mệnh lịch sử của
giai cấp vô sản về tổ chức, con đường và phương tiện cách mạng của giai cấp vô sản. Chủ nghĩa Mác ra
đời đã đáp ứng những đòi hỏi này.
Những phân tích và khái quát lý luận về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và phong trào công
nhân vào nửa đầu thế kỷ XIX là một bộ phận quan trọng trong học thuyết của Mác và Ăngghen. Vì vậy,
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và phong trào công nhân thời kỳ đó là những điều kiện kinh tế-xã hội
cho sự ra đời của triết học.
* Tiền đề lý luận
- Sự ra đời của triết học Mác trước hết có kế thừa những thành quả của triết học cổ điển Đức. Mác
và Ăngghen luôn thừa nhận rằng trong sự phát triển trí tuệ của mình, hai ông đã chịu ơn nhiều nhà triết
học Đức, trong đó nổi bật là Hêghen và Phoiơbắc.
Công lao to lớn của Hêghen là ở chỗ: Ông đã phê phán những hạn chế cơ bản của phương pháp
siêu hình, đã xây dựng phép biện chứng thành hệ thống và xem nó là phương pháp luận đúng đắn của mọi
nhận thức khoa học. Nhưng Mác và Ăngghen cũng chỉ ra rằng, triết học Hêghen có những hạn chế lớn, đó
là sự giải thích duy tâm về hiện thực; là sự biện hộ cho những thực tế lịch sử lỗi thời, cho tôn giáo; là triết
học tự biện, trừu tượng, xa rời hiện thực và thực tiễn. Cho nên khi sáng lập triết học của mình Mác và
Ăngghen đã không kế thừa toàn bộ triết học Hê-ghen mà chỉ kế thừa hạt nhân hợp lý, đó là phép biện
chứng, đồng thời cải tạo và xây dựng lại phép biện chứng trên lập trường duy vật.
Đánh giá về Phoiơbắc, Mác và Ăngghen cho rằng chính nhờ đọc được các tác phẩm của ông mà họ
đã cương quyết đoạn tuyệt với triết học Hêghen. Công lao của Phoiơbắc là ở sự phê phán quyết liệt chủ
nghĩa duy tâm-tôn giáo (nhất là phê phán Hê-ghen), là sự khẳng định cương quyết tính đúng đắn của các
nguyên lý duy vật, là việc giải thích trên lập trường duy vật bản chất con người, bản chất tôn giáo và đề
cao chủ nghĩa nhân đạo. Nhưng Phoiơbắc cũng có những hạn chế lớn, đó là phương pháp tư duy siêu hình,
(khi phê phán Hêghen, ông đã không thấy được phép biện chứng là hạt nhân hợp lý nên đã bác bỏ và
chuyển sang quan điểm siêu hình); quan điểm trực quan, trừu tượng, phi lịch sử về bản chất con người,
duy tâm trong lĩnh vực xã hội. Vì vậy khi sáng lập ra triết học của mình, Mác và Ăngghen cũng không kế
thừa toàn bộ triết học Phoiơbắc mà chỉ kế thừa hạt nhân cơ bản đúng đắn đó là nguyên lý duy vật, đồng
thời cải tạo và xây dựng lại chủ nghĩa duy vật dựa trên quan điểm biện chứng.
- Sự ra đời triết học Mác không chỉ do ảnh hưởng của triết học Hêghen và triết học Phoiơbắc. Mác
và Ăngghen khi tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã rút ra những tài liệu thực tiễn
phong phú cho những kết luận duy vật-biện chứng của mình. Ngoài ra, việc hai ông đi sâu nghiên cứu
kinh tế-chính trị học cổ điển và chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán, đã góp phần không nhỏ cho sự
hình thành và hoàn thiện thế giới quan triết học của mình.
* Tiền đề khoa học tự nhiên
Sự ra đời triết học Mác còn được chuẩn bị bởi những thành quả của khoa học tự nhiên. Những
thành quả của khoa học tự nhiên từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX làm bộc lộ những hạn chế của
phương pháp tư duy siêu hình, ngày càng chứng minh tính đúng đắn của các nguyên lý duy vật và biện
chứng.
Phát hiện bằng thực nghiệm của Maye (được Lômônôxốp công bố) về sự bảo toàn vật chất và vận
động, lý luận của Cantơ về sự hình thành thái dương hệ đã góp phần khẳng định quan điểm biện chứng về
lịch sử vũ trụ và giới tự nhiên: mặt khác đả phá quan niệm duy tâm, tôn giáo siêu hình về thế giới.
Từ những năm 30 đến 50 của thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đã có những thành tựu to lớn. Thời kỳ
này có ba phát minh vĩ đại đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống quan điểm siêu hình và
chuẩn bị cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX phát minh ra quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Quy
luật này chứng minh rằng: lực cơ học, nhiệt, ánh sáng, điện, từ các quá trình hóa học, nghĩa là các hình
thức khác nhau của vận động vật chất không tách rời nhau, mà liên hệ và chuyển hóa lẫn nhau nên không
hề mất đi. Nó chứng minh rằng không có sự sinh ra và mất đi của năng lượng, mà chỉ có sự chuyển hóa
năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Như vậy quy luật này là cơ sở khoa học tự nhiên cho quan điểm
biện chứng về thế giới.
Vào những năm 30 của thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đã phát minh ra học thuyết cấu tạo tế bào
của cơ thể sống. Học thuyết này bác bỏ quan niệm siêu hình về sự khác biệt tuyệt đối giữa thực vật và
động vật. Ngược lại, nó khẳng định sự thống nhất về nguồn gốc và hình thái giữa thực vật và động vật,
giải thích quá trình phát triển của chúng, đặt cơ sở cho quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển của
toàn hệ sinh học.
Phát minh lớn thứ ba là học thuyết tiến hóa của sinh giới ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XIX.
Học thuyết tiến hóa chứng minh rằng sinh giới không phải là bất biến mà thường xuyên biến đổi, nằm
trong quá trình tiến hóa không ngừng của giới tự nhiên. Nó khẳng định sự tiến hóa của sinh giới diễn ra
theo con đường chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Lênin đánh giá rằng thuyết tiến hóa đánh dấu sự
cáo chung của quan niệm siêu hình về tính bất biến của các loài và quan niệm về nguồn gốc thần thánh
của sinh giới đem lại cơ sở thật sự khoa học cho sinh học. Mác và Ăngghen xác nhận rằng thuyết tiến hóa
đem lại cái cơ sở lịch sử tự nhiên cho học thuyết của hai ông, đã đập tan thần học trong học thuyết về sự
phát triển của thực vật và động vật; rằng trước đó chưa hề có một sự chứng minh nào thành công to lớn
như thế về sự phát triển lịch sử trong giới tự nhiên.
Như vậy, những thành tựu của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX cũng là tiền đề cho các quan
điểm duy vật và biện chứng về thế giới của Mác và Ăngghen.
II. Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-Lenin
Câu 1k: Những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa phương pháp luận của nó
1. Bản chất của phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật thể hiện sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng.
Phép biện chứng duy vật thể hiện sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng.
Hệ thống các quy luật, phạm trù của nó không chỉ phản ánh đúng đắn thế giới khách quan mà còn chỉ ra
những cách thức để định hướng cho con người trong nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Phép biện
chứng duy vật bao gồm 2 nguyên lý cơ bản, những phạm trù và những nguyên lý cơ bản, vừa là lý luận
duy vật biện chứng, vừa là lý luận nhận thức khoa học, vừa là logic của chủ nghĩa Mác.
- Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật :
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: khái quát bức tranh toàn cảnh những mối liên hệ của thế giới (tự nhiên,
xã hội và tư duy). PBCDV khẳng định rằng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, không có sự vật, hiện tượng
nào tồn tại một cách riêng lẻ, cô lập tuyệt đối, mà trái lại chúng tồn tại trong sự liên hệ, ràng buộc, phụ
thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau.
* Ý nghĩa :
+ Phải xem xét toàn diện các mối liên hệ
+ Trong tổng số các mối liên hệ phải rút ra được những mối liên hệ bản chất, chủ yếu để thấu hiểu bản
chất của sự vật.
+ Từ bản chất của sự vật quay lại hiểu rõ toàn bộ sự vật trên cơ sở liên kết các mối liên hệ bản chất, chủ
yếu với tất cả các mối liên hệ khác của sự vật để đảm bảo tính đồng bộ khi giải quyết mọi vấn đề trong đời
sống. Quan điểm toàn diện đối lập với mọi suy nghĩ và hành động phiến diện, chiết trung, siêu hình.
Nguyên lý về phát triển: phản ánh đặc trưng biện chứng phổ quát nhất của thế giới. Phát triển là sự vận
động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
PBCDV khẳng định rằng mọi lĩnh vực trong thế giới (vô cơ và hữu cơ; tự nhiên, xã hội và tư duy) đều
nằm trong quá trình phát triển không ngừng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện
đến hoàn thiện.
Mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động, biến đổi không ngừng và về phương diện bản chất của mọi sự vận
động, biến đổi của thế giới có xu hướng phát triển.
Phát triển được coi là khuynh hướng chung, là khuynh hướng chủ đạo của thế giới.
* Ý nghĩa :
Yêu cầu của nguyên tắc này đòi hỏi phải xem xét sự vật trong sự vận động, biến đổi và phát triển của nó,
phải tư duy năng động, linh hoạt, mềm dẻo, phải nhận thức được cái mới và ủng hộ cái mới. Phát triển
không loại trừ sự thụt lùi, tức sự thoái hóa, sự diệt vong của cái cũ, cái lạc hậu, cái lỗi thời. Thậm chí cái
mới cũng phải trải qua những thất bại tạm thời. Tuy nhiên, thụt lùi là khuynh hướng không chủ đạo, chẳng
những không ngăn cản sự phát triển, mà trái lại là tiền đề, là điều kiện cho sự phát triển
- Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật: 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật có
ý nghĩa phương pháp luận chỉ đạo mọi hoạt động của con người để thực hiện quan điểm toàn diện, quan
điểm phát triển và quan điểm lịch sử - cụ thể về phương diện vạch ra nguồn gốc, động lực, cách thức và
xu hướng phát triển tiến lên của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Đó là 3 quy luật:
+ Quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập: còn được gọi là quy luật mâu thuẫn. Quy luật
này là hạt nhân của phép biện chứng, Nó vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển, phản ánh quá
trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật. Từ đó, phải vận dụng nguyên tắc mâu thuẫn mà yêu
cầu cơ bản của nó là phải nhận thức đúng đắn mâu thuẫn của sự vật, trước hết là mâu thuẫn cơ bản và mâu
thuẫn chủ yếu, phải phân tích mâu thuẫn và quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn. Đấu tranh là phương
thức giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, hình thức đấu tranh rất đa dạng. linh hoạt, tuỳ thuộc mâu thuẫn cụ
thể và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
+ Quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn tới những biến đổi về chất và ngược lại: gọi là quy
luật lượng - chất. Quy luật này phản ánh cách thức, cơ chế của quá trình phát triển, là cơ sở phương pháp
luận chung để nhận thức và thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật với 3 yêu cầu cơ bản là:
> Thường xuyên và tăng cường tích luỹ về lượng để tạo điều kiện cho sự thay đổi về chất. Chống chủ
nghĩa duy ý chí muốn đốt cháy giai đoạn.
> Khi lượng được tích luỹ đến giới hạn độ, phải mạnh dạn thực hiện bước nhảy vọt cách mạng, chống thái
độ bảo thủ, trì trệ.
> Vận dụng linh hoạt các hình thức nhảy vọt để đẩy nhanh quá trình phát triển.
+ Quy luật phủ định của phủ định: Quy luật này khái quát khuynh hướng phát triển tiến lên theo hình thức
xoáy ốc thể hiện tính chất chu kỳ trong quá trình phát triển.
Đó là cơ sở phương pháp luận của nguyên tắc phủ định biện chứng, chỉ đạo mọi phương pháp suy nghĩ và
hành động của con người. Phủ định biện chứng đòi hỏi phải tôn trọng tính kế thừa, nhưng kế thừa phải có
chọn lọc, cải tạo, phê phán, chống kế thừa nguyên xi, máy móc và phủ định sạch trơn, chủ nghĩa hư vô với
quá khứ. Nguyên tắc phủ định biện chứng trang bị phương pháp khoa học để tiếp cận lịch sử và tiên đoán,
dự kiến những hình thái cơ bản của tương lai.
- Các cặp phạm trù không cơ bản
Bên cạnh 3 quy luật cơ bản, nội dung của phép biện chứng duy vật còn bao gồm các cặp phạm trù không
cơ bản:
+ cặp phạm trù cái riêng - cái chung
+ tất nhiên - ngẫu nhiên
+ nguyên nhân - kết quả
+ bản chất - hiện tượng
+ khả năng - hiện thực
+ nội dung - hình thức.
Tóm lại, mỗi nguyên lý, phạm trù, quy luật của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa phương pháp luận
quan trọng. Vì vậy, chúng phải được vận dụng tổng hợp trong nhận thức khoa học thực tiễn cách mạng.
2. Ý nghĩa của phương pháp luận của phép biện chứng duy vật
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển của PBCDV là cơ sở lý luận của nguyên
tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử-cụ thể và nguyên tắc phát triển.
a) Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng với tất cả các mặt, các mối liên hệ;
đồng thời phải đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng mặt, từng mối liên hệ; nắm được mối liên hệ chủ yếu
có vai trò quyết định.
Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong sự nghiệp cách mạng:
- Trong Cách mạng dân tộc dân chủ: Đảng ta vận dụng quan điểm toàn diện trong phân tích mâu thuẫn xã
hội, đánh giá so sánh lực lượng giữa ta với địch, tạo ra và sử dụng sức mạnh tổng hợp.
- Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta tiến hành đổi mới toàn diện, triệt để; đồng thời phải xác định khâu
then chốt. Nắm vững mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị và đổi mới tư duy.
Đối lập với nguyên tắc toàn diện của PBC, quan điểm siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến
diện. Nó không xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng; hoặc xem mặt này tách rời
mặt kia, sự vật này tách rời sự vật khác.
Chủ nghĩa chiết trung thì kết hợp các mặt một cách vô nguyên tắc, kết hợp những mặt vốn không có mối
liên hệ với nhau hoặc không thể dung hợp được với nhau. Thuật nguỵ biện thì cường điệu một mặt, một
mối liên hệ; hoặc lấy mặt thứ yếu làm mặt chủ yếu.
b) Nguyên tắc lịch sử-cụ thể trong nhận thức và thực tiễn
Nguyên tắc lịch sử-cụ thể đòi hỏi phải xem xét sự vật hiện tượng trong quá trình vận động phát triển: nó ra
đời trong điều kiện như thế nào? trải qua những giai đoạn phát triển như thế nào? mỗi giai đoạn có tính tất
yếu và đặc điểm như thế nào?
c) Nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn
Nguyên tắc phát triển đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nhìn thấy khuynh hướng biến đổi trong
tương lai của chúng: cái cũ, cái lạc hậu sẽ mất đi; cái mới, cái tiến bộ sẻ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu.
1. Hai nguyên lý cơ bản của phép BCDV
Câu 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến? Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ này?
1. Khái niệm mối liên hệ:
Nội dung: Là quan điểm khẳng định sự tồn tại, vận động và phát triển của tất cả các sự vật, hiện tượng của thế giới
đều thông những mối liên hệ nhất định; Mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng phong phú…
- Các nhà triết học duy tâm cho rằng, giữa các sự vật hiện tượng có mối liên hệ với nhau, nhưng cơ sở của
mối liên hệ này là tinh thần, hay lực lượng siêu nhiên.
- Các nhà duy vật siêu hình lại không thấy được mối liên hệ giữa các sự vật. Thường thị họ cho rằng, các
sự vật chỉ đứng bên cạnh nhau, độc lập, biệt lập nhau, giữa chúng không có mối liên hệ gì. Nếu có chăng
nữa thì theo họ, đó là mối liên hệ ngẫu nhiên, không có cơ sở. Triết học duy vật biện chứng công nhận mối
liên hệ khách quan giữa các sự vật, hiện tượng.
Liên hệ là phạm trù triết học chỉ sự quy định, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phụ thuộc lẫn nhau,
sự ảnh hưởng, tương tác và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các
mặt, các yếu tố, các thuộc tính của một sự vật, hiện tượng, một quá trình.
Liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới (cả tự nhiên, xã
hội và tư duy) dù đa dạng phong phú, nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác,
đều chịu sự chi phối, tác động, ảnh hưởng của các sự vật, hiện tượng khác.
Cơ sở mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thể giới. Chúng ta đều rừ, dự các sự vật trong thế
giới đa dạng đến đâu đi chăng nữa thì còng chỉ là những hình thức tồn tại cụ thể của vật chât. Cho nên, chúng đều
chịu sự chi phối của quy luật vật chất. Ngay cả ý thức, tinh thần còng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ
chức cao là bộ óc người. Do vậy, ý thức tinh thần còng bị chi phối bởi quy luật vật chất.
2. Các tính chất của mối liên hệ:
Theo triết học duy vật biện chứng, mối liên hệ có các tính chất sau:
- Tính khách quan- nghĩa là mối liên hệ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, chỉ phụ
thuộc vào bản thân sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ là mối liên hệ vốn có của bản thân sự vật, hiện tượng.
- Tính phổ biến – nghĩa là mối liên hệ tồn tại cả trong tự nhiên, XH và tư duy, có ở mọi lúc mọi nơi. Ngay
trong cùng một sự vật, trong bất kỳ thời gian nào, không gian nào luôn có mối liên hệ giữa các yếu tố cấu
thành sự vật.
- Tính đa dạng và phong phú – rất nhiều mối liên hệ khác nhau phụ thuộc vào góc độ xem xét: chẳng hạn,
mối liên hệ bên trong- bên ngoài, mối liên hệ tất nhiên – ngẫu nhiên, mối liên hệ trực tiếp – gián tiếp, mối
liên hệ chủ yếu- thứ yếu, mối liên hệ xa – gần... Mỗi cặp mối liên hệ này có vai trò khác nhau trong quá
trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. Sự phân chia các cặp mối liên hệ này còng chỉ là tương
đối. VD, mối liên hệ này trong quan hệ này được coi là mối liên hệ bên trong, nhưng trong quan hệ khác
lại được coi là môi liên hệ bên ngoài.
3. ý nghĩa phương pháp luận:
Nghiên cứu mối liên hệ phổ biến cho ta ý nghĩa phương pháp luận sau:
- Khi xem xét sự vật hiện tượng phải có quan điểm toàn diện. yêu cầu của quan điểm toàn diện:
+ Phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật và các khâu trung gian của nó.
+ Phải nắm được và đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành
sự vật.
+ Để cải tạo sự vật trên thực tế phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp.
+ Quan điểm toàn diện chống lại quan điểm chiết chung – lắp ghép một cách máy móc vô nguyên tắc
những cái trái ngược nhau vào làm một, chống lại ngụy biện – một kiểu đánh tráo các mối liên hệ một
cách có ý thức, có chủ định.
- Bản thân quan điểm toàn diện đó bao hàm quan điểm lịch sử cụ thể. Vì vậy, khi xem xột sự vật hiện
tượng phải đặt sự vật hiện tượng vào đúng không gian, thời gian, mà sự vật hiện tượng tồn tại. Quan điểm
lịch sử - cụ thể chống lại quan điểm giáo điều
- Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều trong nhận thức còng như trong hành
động.
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi không được bình quân, dàn đều khi xem xét sự vật mà phải có trọng tâm,
trọng điểm.
Câu 2. Nguyên lý phát triển? Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ này?
1. Nội dung: Là quan điểm khẳng định phát triển là khuynh hướng chung trong sự vận động của các sự
vật, hiện tượng của thế giới; Phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp từ cái chưa hoàn thiện đến hoàn thiện; Tiêu chuẩn của sự phát triển là cái mới, cái phù hợp với qui luật
vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng…Phát triển mang tính khách quan, phổ biến…
Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển thống
nhất hữu cơ với nhau, bởi vì các sự vật tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, nhờ có liên hệ mới có tác động
qua lại và gây ra sự biến đổi- tức là vận động, mà nếu không có vận động thì không có sự phát triển, tuy
nhiên, “vận động” và “ phát triển ” là hai khái niệm khác nhau. Vận động là mọi biến đổi nói chung,
không tính đến xu hướng, kết quả của những biến đổi. Phát triển không khái quát mọi vận động mà chỉ
khái quát những sự vận động đi lên, làm xuất hiện cái mới, cái tiến bộ thay thế cái cũ, cái lạc hậu.
Phát triển là phạm trù triết học khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Như vậy, sự phát triển là quá trình không ngừng gia tăng
về trình độ, về kết cấu phức tạp của sự vật và do đó làm nảy sinh tính quy định mới cao hơn về chất. Phép
biện chứng duy vật khẳng định sự phát triển, đổi mới là quá trình diễn ra không ngừng trong tự nhiên,
trong xã hội và trong tư duy của con người. Trong giới hữu sinh, sự phát triển biểu hiện ở việc tăng cường
khả năng thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng sản sinh và hoàn thiện chính
mình, ở khả năng hoàn thiện về trao đổi vật chất giữa cơ thể với môi trường. Trong xã hội, sự phát triển
biểu hiện ở khả năng nhận thức, cải biến tự nhiên và xã hội theo quy luật, thông qua hoạt động thực tiễn
của con người, hướng tới sự nghiệp giải phóng con người. Trong tư duy, sự phát triển biểu hiện ở khả
năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về tự nhiên và xã hội và nhận thức chính bản thân con
người.
Phép biện chứng duy vật khẳng định phát triển là khuynh hướng chung của các sự vật, hiện tượng
nhưng không diễn ra một cách trực tuyến, mà quanh co, phức tạp, theo hình xoáy ốc; trong đó có thể có
bước thụt lùi tương đối. Phép siêu hình do tuyệt đối hóa trạng thái ổn định của sự vật đi đến phủ nhận sự
phát triển. Nếu có thừa nhận sự phát triển thì cũng chỉ là sự tăng giảm về lượng, sự lặp lại tuần hoàn mà
không có sự chuyển hóa về chất, không có sự phá hủy cái cũ và sự ra đời của cái mới. Về nguồn gốc của
sự phát triển, theo quan điểm duy tâm là từ những lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức của con người.
Hêghen cho rằng sự phát triển giới tự nhiên của xã hội đều đã được thiết định trước, từ sự vận động của “ý
niệm tuyệt đối”. Theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản
thân sự vật, từ cấu trúc của sự vật, do mâu thuẫn bên trong sự vật quy định. Do đó phát triển là tự thân
phát triển, là kết quả giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật. Phát triển là quá trình cái mới ra đời phủ
định cái cũ, đồng thời kế thừa những giá trị của cái cũ, tạo ra vòng khâu liên hệ giữa cái cũ và cái mới, tạo
ra khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc, nghĩa là trong quá trình phát triển dường như có sự quay
trở lại điểm xuất phát, nhưng trên một cơ sở cao hơn.
2. Ý nghĩa về phương pháp luận
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp chúng ta rút ra được phương pháp luận khoa học để
nhận thức và cải tạo thế giới. Giới tự nhiên, xã hội và tư duy đều trong quá trình vận động và phát triển
không ngừng. Bản chất khách quan của các quá trình hiện thực đòi hỏi chúng ta muốn phản ánh đúng hiện
thực khách quan, cần phải có quan điểm phát triển. Quan điểm phát triển yêu cầu khi xem xét các sự vật,
hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, trong sự phát triển, phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi,
chuyển hóa của chúng. Quan điểm phát triển đối lập với tư tưởng bảo thủ trì trệ. Tuyệt đối hóa tri thức là
kết quả của sự nhận thức về sự vật trong một hoàn cảnh cụ thể và xem nó như là tri thức đúng cho cả quá
trình phát triển của sự vật. Quan điểm phát triển đòi hỏi phải nhận thức sự vật, hiện tượng trong thực tế là
quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Do đó hoạt động thực tiễn là quá trình tìm ra mâu thuẫn, phân tích
mâu thuẫn và tìm ra giải pháp giải quyết mâu thuẫn. Chỉ bằng cách đó, chúng ta mới góp phần tích cực
vào sự phát triển. V.I. Lênin cho rằng, để có tri thức đúng về sự vật, “...bản thân sự vật phải được xem xét
trong những quan hệ của nó và trong sự phát triển của nó”
- Nguyên tắc toàn diện:
+ Cơ sớ lý luận nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến;
+ Nội dung nguyên tắc toàn diện đòi hỏi con người muốn nhận thức được nguồn gốc, bản chất và qui luật
của các sự vật, hiện tượng phải thừa nhận tính khách quan, phổ biến, đa dang phong phú của những mối
liên hệ vốn có của sự vật, hiện tượng…
Tránh phiến diện, máy móc, tuyệt đối hóa…
- Nguyên tắc phát triển
+ Cơ sở lý luận của nguên tắc phát triển là nguyên lý về sự phát triển;
+ Nội dung nguyên tắc về sự phát triển phải có quan điểm đúng về sự phát triển và tiêu chuẩn của sự phát
triển.
Quan điểm đúng về sự phát triển là khẳng định phát triển là khuynh hướng chung trong sự vận động của
sự vật và hiện tượng;
Quan điểm đúng về cái mới, cái mới là tiêu chuẩn của sự phát triển.
- Nguyên tắc lịch sử cụ thể
+ Cơ sở lý luận là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về phát triển.
+ Nội dung nguyên tắc lịch sử cụ thể:
Sự tồn tại vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng là một quá trình có tính giai đoạn, tính lịch sử cụ
thể.
Xem xét sự vật, hiện tượng phù hợp với tính giai đoạn, tính lịch sử cụ thể dưới tất cả các hình thức cụ thể
nhất định…
2. Ba quy luật cơ bản của phép BCDV
Câu 1: Nội dung, ý nghĩa phương pháp luận qui luật thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi chất - qui
luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Qui luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại nghiên cứu nghiên cứu
phương thức (cách thức) chung, phổ biến của các quá trình vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và
tư duy.
1. Khái niệm chất và lượng
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới cũng bao gồm sự thống nhất giữa chất và lượng.
Chất là tính qui định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính cấu thành
nó, phân biệt nó với cái khác.
Mỗi sự vật, hiện tượng của thế giới đều là những chất cụ thể để khẳng định sự vật, hiện tượng đó là
gì và phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác. Con người khác với động vật là do tính qui định về chất
của con người và là khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động và có ý thức.
Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính có thể là một chất. Do đó, mỗi sự vật có thể là
một chất, có thể là nhiều chất tuỳ theo những mối liên hệ nhất định. Ví dụ: Con người là một thực thể tư
nhiên có đặc tính xã hội là một để khẳng định con người là gì và phân biệt con người với các sự vật, hiện
tượng khác trong tự nhiên. Nhưng theo một nghĩa khác, con người bao gồm hai thuộc tính chung nhất là
thuộc tính sinh học và thuộc tính xã hội và tương ứng với hai thuộc tính đó cũng được coi là một chất cụ
thể khác nhau của con người. Cho nên, phân biệt sự khác nhau giữa chất và thuộc tính cũng chỉ mang tính
chất tương đối, tuỳ theo những mối liên hệ nhất định.
Chất có tính ổn định tương đối để khẳng định sự vật là gì và là tiêu chuẩn để phân biệt nó với sự
vật khác.
Lượng cũng là tính qui định khách quan vốn có của sự vật biếu thị số lượng, qui mô, trình độ, nhịp
điệu (tốc độ) của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như của các thuộc tính của sự vật.
Mỗi sự vật, hiện tượng của thế giới đều là những chất cụ thể được thể hiện thông qua lượng. Do đó, lượng
của sự vật là sự biểu hiện chất của sự vật dưới các hình thức khác nhau như số lượng, qui mô, trình độ,
nhịp điệu (tốc độ) của sự vận động và phát triển của sự vật. Ví dụ, tính qui định về chất (bản chất) của con
người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội. Theo đó, lượng của (bản chất) con người là từng quan hệ xã
hội cụ thể…
Như vậy, chất và lượng là phương diện (mặt) khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay một
quá trình nhất định của thế giới. Chất và lượng mang tính khách quan, chất của sự vật thể hiện thông qua
lượng, lượng biểu thị dưới các hình thức khác nhau của chất; nhưng phân biệt sự khác nhau giữa chất và
lượng chỉ mang tính tương đối. Ví dụ: Cơ sở hạ tầng trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay là một chất,
đó là cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa, nhưng nó thông qua lượng là bao gồm các thành phần kinh tế, tức là
các kiểu tổ chức kinh tế, các kiểu quan hệ sản xuất với các hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập
nhau, cũng tồn tại trong một nền kinh tế quốc dân thống nhất. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có nghĩa là nếu xem xét mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế,
thì mỗi một thành phần kinh tế có thể được coi là một chất cụ thể nhất định…
2. Biện chứng giữa chất và lượng
Trong các sự vật, hiện tượng cũng là một thể thống nhất giữa chất và lượng ở giới hạn độ nhất
định.
Độ là liên hệ qui định lẫn nhau giữa chất và lượng, nó là giới hạn mà trong đó sự vật vẫn là nó, nó
chưa trở thành cái khác, nhưng đồng thời trong giới hạn độ hai mặt chất và lượng tác động qua lại lẫn
nhau làm cho sự vật vận động và biến đổi. Ví dụ: sinh viên là những người đang học ở các trường cao
đẳng và đại học, nhưng họ chưa tốt nghiệp; mặc dù trong quá trình học tập, họ có sự tích lũy tín chỉ các
môn học dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó là giới hạn độ thể hiện sự qui định giữa chất là lượng của
quá trình đào tạo, mà họ vẫn là sinh viên, họ chưa phải là kỹ sư, cử nhân…
Sự vận động và biến đổi của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ quá trình thay đổi về lượng, nhưng sự thay đổi
về chất chỉ xảy ra khi đã kết thúc một quá trình thay đổi về lượng, sự thay đổi đó đạt giới hạn của điểm
nút.
Điểm nút là giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, vượt qua giới hạn
độ để dẫn đến bước nhảy (nhảy vọt về chất). Ví dụ: những sinh viên đã tích lũy đầy đủ các tín chỉ theo yêu
cầu đào tạo, họ có thể bảo vệ luận văn, hoặc thi tốt nghiệp để trở thành kỹ sư, cử nhân… đó là giới hạn
của điểm nút và khi họ bảo vệ thành công luận văn hoặc đạt kết quả thi tốt nghiệp trở thành kỹ sư, cử
nhân… đó là bước nhảy về chất.
Bước nhảy (nhảy vọt về chất) kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng nhưng nó không chấm dứt
sự vận động, nó chỉ chấm dứt một dạng tồn tại của vận động. Đó là quá trình sự vật cũ, chất cũ mất đi làm
xuất hiện sự vật mới, chất mới. Xét về hình thức của bước nhảy diễn ra dưới hai hình thức: bước nhảy dần
dần và bước nhảy đột biến.
Bước nhảy dần dần diễn ra trong một thời gian dài, sự tích lũy biến đổi về lượng dẫn đến sự
chuyển hoá dần dần từ chất này sang chất khác; đó cũng là sự biến đổi bộ phận của sự vật để dẫn đến sự
biến đổi toàn bộ toàn bộ sự vật làm sự vật cũ, chất cũ mất đi, xuất hiện sự vật mới, chất mới. Ví dụ: sự
xuất hiện con người là một quá trình thông qua nhiều giai đoạn và nhiều hình thức khác nhau trong sự tiến
hoá lâu dài của lịch sử tự nhiên.
Bước nhảy đột biến diễn ra trong một thời gian rất ngắn, sự tích lũy, biến đổi về lượng và đồng
thời với nó là quá trình bước nhảy về chất toàn bộ của sự vật. Ví dụ như một vụ nổ nguyên tử hoặc là
những tia lửa điện của hiện tượng sấm chớp trong tự nhiên…
Sự thay đổi lượng dẫn đến thay đổi chất bao gìơ cũng được xem xét bởi những điều kiện khách
quan nhất định. Bởi vì, trong điều kiện khách quan này sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi vế chất,
thì ngược lại trong điều kiện khách quan khác cũng vẫn sự biến đổi về lượng như vậy nhưng không có sự
biến đổi về chất. Ví dụ: sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam, một mặt
phụ thuộc sự vận dụng các qui luật của kinh tế thị tường; nhưng mặt khác và chủ yếu là sự vận dụng các
qui luật kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện lịch sử, cụ thể ở Việt
Nam hiện nay.
Qui luật thay đổi lượng dẫn đến thay đổi chất không chỉ nói lên một chiều là sự biến đổi về lượng
dẫn đến sự biến đổi về chất, mà còn có chiều ngược lại. Đó là quá trình hình thành sự vật mới, chất mới và
chất mới qui định lượng mới của nó. Khi sự vật mới ra đời bao hàm chất mới, nó lại tạo ra một lượng mới
phù hợp với nó và trong sự vật mới lại lặp lại quá trình thay đổi lượng dẫn đế thay đổi chất như là phương
thức chung, phổ biến của mọi sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
3. Ý nghĩa
Cần phân biệt sự khác nhau giữa tính qui định về chất và lượng. Tính qui định về chất mang tính
khẳng định sự vật là gì và phân biệt sự khác nhau giữa các sự vật. Chất là cái tương đối ổn định, là cái
quyết định đối với lượng và bản thân sự vật. Ngược lại, lượng không có ý nghĩa khẳng định sự vật là gì,
không là tiêu chuẩn phân biệt sự khác nhau giữa các sự vật, là cái thường xuyên thay đổi và phụ thuộc vào
chất…
Xem xét quá trình thay đổi về chất phải nghiên cứu quá trình tích lũy về lượng, biến đổi về lượng
gắn liền với những điều kiện khách quan nhất định. Bởi vì, trong điều kiện khác quan này lượng thay đổi
sẽ dẫn đến thay đổi chất, nhưng trong điều kiện khách quan khác vẫn sự thay đổi về lượng như vậy có thể
không dẫn sự thay đổi về chất.
Phê phán những khuynh hướng tuyệt đối việc thay đổi chất mà không chú ý đến quá trình thay đổi lượng
và ngược lại.
Câu 2: Nội dung, ý nghĩa phương pháp luận qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập - qui luật
cơ bản của phép biện chứng duy vật. Qui luật thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập nghiên cứu nguồn
gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi sự vận động và phát triển..
Nội dung: Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập còn gọi là qui luật mâu thuẫn, đó là “hạt
nhân của phép biện chứng”. V.I.Lênin viết: “Có thể định nghĩa văn tắt phép biện chứng là học thuyết về
sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng có điều đòi
hỏi phải có sự giải thích và một sự phát triển thêm”. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
(gọi tắt là quy luật mâu thuẫn) vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển. V.I. Lênin xem lý
luận về sự thống nhất của các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng.
1. Mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
Đối lập với phép biện chứng, quan điểm siêu hình đều phủ nhận mâu thuẫn bên trong của các sự
vật và hiện tượng, mà chỉ thừa nhận sự khác biệt, đối lập, giữa các sự vật, hiện tượng nhưng không phải là
mâu thuẫn hoặc nếu có mâu thuẫn thì đó chỉ là những mâu thuẫn bên ngoài... Phép biện chứng duy vật
khẳng định mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan.
- Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá các mặt đối lập của mỗi sự vật,
hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.
Trong các sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất của các mặt đối lập, những mặt đối lập này liên hệ tác
động qua lại và ràng buộc lẫn tạo thành mâu thuẫn. Ví dụ: mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp
địa chủ trong xã hội phong kiến; giữa tình cảm và lý trí trong hoạt động nhận thức; giữa lực hút và lực đẩy
của nam châm... Sự khác nhau, đối lập và mâu thuẫn không phải là những khái niệm đồng nhất. Sự khác
nhau có thể dẫn đến sự đối lập, nhưng không phải sự khác nhau nào cũng dẫn đến sự đối lập (ngày – đêm,
trên – dưới, trong – ngoài v.v...).
Các sự vật, hiện tượng là những thể thống nhất có rất nhiều mặt đối lập, nên nó có nhiều loại mâu thuẫn,
nhưng một mâu thuẫn được hình thành bởi hai mặt đối lập.Ví dụ: Mâu thuẫn giữa giai cấp giữa tư sản –
công nhân; giữa đồng hóa - dị hóa; biến dị - di truyền…
- Các tính chất chung của mâu thuẫn. Mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ biến và tính đa dạng,
phong phú.
Tính khách quan của mâu thuẫn khẳng định mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều bao hàm mâu
thuẫn, độc lập và không phụ thuộc vào ý thức con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các
mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng trong hoạt động thực tiễn xã hội.
Tính phổ biến của mâu thuẫn, một mặt, khẳng định mâu thuẫn không chỉ tồn tại trong các sự vật,
hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy; mặt khác còn khẳng định quá trình giải quyết mâu thuẫn là
nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng.
Tính đa dạng phong phú của mâu thuẫn được thể hiện trong các sự vật, hiện tượng đều gắn liền với
những điều kiện khách quan nhất định. Căn cứ tính đa dạng phong phú của mâu thuẫn trong hiện thực,
phép biện chứng duy vật nêu lên các loại mâu thuẫn như: mâu thuẫn bên trong - bên ngoài; mâu thuẫn cơ
bản - không cơ bản; mâu thuẫn chủ yếu - mâu thuẫn thứ yếu, mâu thuẫn đối kháng – mâu thuẫn không đối
kháng v. v...
2. Quá trình vận động của mâu thuẫn
Trong mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau và đấu tranh với nhau, đó cũng là quá
trình vận động của mâu thuẫn trong các sự vật, hiện tượng của thế giới. Ví dụ: sự hình thành, vận động và
phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng là một quá trình tự thân của sự hình thành, vận động những mâu
thuẫn xã hội vốn có của chủ nghĩa tư bản. Đó cũng là sự thống nhất, đấu tranh trong quá trình giải quyết
những mâu thuẫn xã hội của chủ nghĩa tư bản dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Thống nhất các mặt đối lập hiểu theo nghĩa chung nhất đó là những mặt đối lập tạo thành những mâu
thuẫn và đồng thời cũng tạo thành bản thân các sự vật và hiện tượng. Trong một mâu thuẫn, hai mặt đối
lập liên hệ với nhau trong một thể thống nhất, - đó là thống nhất của những mặt đối lập. Đó cũng là sự
ràng buộc và qui định lẫn nhau, mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm điều kiện tồn tại cho mình hoặc
không có mặt đối lập này thì không có mặt đối lập kia. Ví dụ: không có đồng hoá sẽ không có dị hoá hoặc
ngược lại trong quá trình trao đổi chất giữa các thực thể sinh học đối với môi trường hoặc không có giảng
dạy sẽ không học tập trong giáo dục…
Khái niệm về sự “thống nhất” và sự “đồng nhất” của các mặt đối lập theo một nghĩa nào đó, đều là
sự thừa nhận những khuynh hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau trong tất cả các sự vật và hiện tượng. Tuy
nhiên, khái niệm về sự đồng nhất còn bao hàm sự chuyển hoá các mặt đối lập. Điều đó, có nghĩa là không
có sự đồng nhất thuần tuý trừu tượng hoặc mang tính tuyệt đối trong hiện thực khách quan.
Đấu tranh của các mặt đối lập là khuynh hướng phát triển đối lập nhau của các mặt đối lập dẫn đến sự bài
trừ, phủ định và chuyển hóa giữa các mặt đối lập. Đấu tranh của các mặt đối lập còn là quá trình giải quyết
những mâu thuẫn trong các sự vật và hiện tượng khách quan nói chung, nhưng không nên hiểu theo nghĩa
đen của từ này như người ta thường hiểu chỉ là đấu tranh giai cấp, bạo lực...Ví dụ: Cuộc đấu tranh giữa
giai cấp tư sản và công nhân trong chủ nghĩa tư bản. Cuộc “đấu tranh” giữa lực hút và lực đẩy, giữa đồng
hóa và dị hóa, giữa biến dị và di truyền; giữa cái thiện và cái ác trong đạo đức của con người.
Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập về thực chất là thể hiện sự thống
nhất biện chứng của các mâu thuẫn của các sự vật và hiện tượng.
Thống nhất của các mặt đối lập mang tính tương đối, tạm thời. Vì nó luôn là cái cụ thể có tính chất lịch sử
giống như sự “đứng im” tương đối của sự vật và hiện tượng. Trong thể thống nhất đó, luôn diễn ra quá
trình đấu tranh của các mặt đối lập, chuyển hóa các mặt đối lập dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ: sự
hình thành phát triển của chủ nghĩa tư bản là một chỉnh thể thống nhất các mặt đối lập và là một xã hội cụ
thể. Nhưng trong quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển của nó luôn diễn ra quá trình đấu tranh các mặt
đối lập, chuyển hoá các mặt đối lập làm xuất hiện những điều kiện chín muồi của cách mạng xã hội chủ
nghĩa sẽ dẫn đến việc xoá bỏ chủ nghĩa tư bản xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đấu tranh của các mặt đối lập mang tính tuyệt đối. Bởi vì, nó là nguồn gốc, động lực bên trong của
sự phát triển. Đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình lâu dài phức tạp, thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau, với những giai đoạn khác nhau. Khi mâu thuẫn phát triển đến mức độ gay gắt, đến điều
kiện chín muồi thì xảy ra sự chuyển hóa của các mặt đối lập và khi đó thì mâu thuẫn được giải quyết. Kết
quả là thể thống nhất cũ, sự vật cũ mất đi, thể thống nhất mới, sự vật mới xuất hiện và bao hàm những
mâu thuẫn mới.
Chuyển hóa các mặt đối lập được thể hiện trong quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật cũ làm
xuất hiện sự vật mới, trong đó các mặt đối lập trước đây đã không còn đồng nhất với chính nó mà đã có sự
thay đổi hoặc bị xóa bỏ thông qua sự chuyển hóa của các mặt đối lập. Ví dụ: Sự chuyển hóa các mặt đối
lập trong quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ - nông dân trong chế độ phong kiến và giai
cấp tư sản – công nhân trong chế độ tư bản chủ nghĩa, không có nghĩa là giai cấp địa chủ trở thành giai
cấp nông dân và ngược lại hoặc giai cấp tư sản thành giai cấp công nhân và ngược lại; thực chất, trong sự
chuyển hóa đó mỗi giai cấp có sự thay đổi và sự thay đổi đó dẫn đến giải quyết mâu thuẫn làm xuất hiện
một xã hội mới cao hơn.
3. Phân loại mâu thuẫn
- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
- Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Khi phân tích mâu thuẫn của sự vật và hiện tượng về nguyên tắc, phải thừa nhận tính khách quan,
tính phổ biến và tính riêng biệt của mâu thuẫn. Đặc biệt, là tính riêng biệt của mâu thuẫn. Bởi vì, sự vật,
hiện tượng khác nhau có mâu thuẫn khác nhau; trong một sự vật, hiện tượng có rất nhiều loại mâu thuẫn
khác nhau; trong một mâu thuẫn là một quá trình mang tính giai đoạn, lịch sử cụ thể nên phải có phương
pháp giải quyết phù hợp với từng loại mâu thuẫn.
Khái quát tính đa dạng phong phú của mâu thuẫn trong hiện thực, phép biện chứng duy vật nêu lên các
loại mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản…cho nên,
phải có các phương pháp giải quyết khác nhau phù hợp với từng loại mâu thuẫn. Trong đó, mâu thuẫn bên
trong, mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu là các loại mâu thuẫn quan trọng.
Phê phán những quan niệm duy tâm siêu hình về mâu thuẫn.
Câu 3: Qui luật phủ định của phủ định nghiên cứu về khuynh hướng cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động
và phát triển.
1. Phủ định biện chứng
a. Phủ định là gì?
Phủ định hiểu theo nghĩa chung nhất là sự thay thế, chuyển hóa giữa các sự vật và hiện tượng của
thế giới khách quan nói chung. Sự phủ định ở trong hiện thực khách quan thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau, nhưng phép biện chứng duy vật không có ý nói đến bất kỳ sự phủ định nào, mà chỉ chỉ nói đến
sự phủ định làm tiền đề tạo điều kiện cho sự phát triển, cho sự xuất hiện cái mới, cái cao hơn và hoàn
thiện hơn cái cũ hoặc quá trình trước đó.
Trong sự thay thế, chuyển hoá giữa các sự vật, hiện tượng có sự phủ định không làm tiền đề, tạo
điều kiện cho sự phát triển như nghiền nát một hạt thóc, xéo chết một con sâu, hoặc tác hại của thiên nhiên
đối với con nguời và sinh vật nói chung. Đó là sự phủ định thông thường (do sự tác động bên ngoài hoặc
do ngẫu nhiên) không do nguyên nhân bên trong các sự vật, hiện tượng và nó không bao hàm yếu tố kế
thừa để khẳng định khuynh hướng tất yếu của sự phát triển.
b. Phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng là sự phủ định tự thân. Đó là sự phủ định do việc giải quyết những mâu thuẫn
bên trong các sự vật và hiện tượng làm xuất hiện cái mới. Ví dụ: Sự thay đổi, chuyển hóa giữa các hình
thức phản ánh của vật chất theo một quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp như: từ phản ánh
vô cơ - hữu cơ - từ phản ánh tâm lý ở động vật đến sự xuất hiện ý thức con người.
Phủ định biện chứng có hai đặc điểm:
Tính khách quan. Sự xuất hiện cái mới trong phủ định biện chứng đều là kết quả của quá trình giải
quyết những mâu thuẫn bên trong các sự vật và hiện tượng theo những qui luật khách quan vốn có của nó,
độc lập với ý thức. Ví dụ: Sự xuất hiện các học thuyết khoa học ngày càng phát triển cao hơn, đều là kết
quả của quá trình phủ định trong sự hoàn thiện khả năng nhận thức của con người về hiện thực khách
quan.
Tính kế thừa. Sự xuất hiện cái mới trong phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn,
đoạn tuyệt với cái cũ, mà là cái mới xuất hiện trên cơ sở cái cũ, bao hàm tính kế thừa với cái cũ. Yếu tố kế
thừa của cái mới đối với cái cũ, không phải là sự kế thừa tất cả nguyên vẹn, mà chỉ kế thừa những mặt tích
cực nhất của cái cũ và nó cũng đã thay đổi cho phù hợp với cái mới, tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát
triển của cái mới. Bởi vì, xét về thực chất phát triển là sự biến đổi mà giai đoạn sau còn bảo tồn tất cả
những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước.
Đối lập với phép biện chứng những người theo quan điểm siêu hình coi phủ định chỉ là sự thay đổi
đơn giản, hoặc phủ định hoàn toàn loại bỏ cái cũ, không có tác dụng gì trong quá trình hình thành cái mới
(phủ định sạch trơn). Điều đó, dẫn đến tính chất máy móc, đơn giản, phiến diện khi phân tích bản chất về
sự phủ định.
2. Bản chất phủ định của phủ định
Trong sự vận động và phát triển mang tính chất vô tận của thế giới, đều thông qua phủ định biện
chứng, cái mới phủ định cái cũ và cái mới này lại bị cái mới sau phủ định, tạo nên những chu kỳ vận động
nhất định ở trong hiện thực khách quan. Có thể nói, chu kỳ vận động của các sự vật, hiện tượng trong hiện
thực khách quan, kể cả ý thức của con người đều thông qua các hình thức vận động cơ bản của vật chất.
Chính vì vậy, có những chu kỳ cơ học, hoá học, vật lý, sinh học, xã hội…dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong các sự vật, hiện tượng luôn bao gồm hai mặt, mặt khẳng định và mặt phủ định. Hai mặt này vừa thể
hiện khẳng định sự tồn tại, nhưng đồng thời lại bao hàm khả năng sự biến đổi và chuyển hóa. Từ khẳng
định đến phủ định và phủ định cái phủ định, đó là quá trình xuất hiện cái mới dường như quay lại cái cũ
nhưng trên cơ sở cao hơn. Thực chất của quá trình này là phủ định cái phủ định có tính chu kỳ nằm trong
quá trình sự vận động và phát triển của các sự vật và hiện tượng.
Trong một chu kỳ vận đông của các sự vật, hiện tượng, phủ định của phủ định là sự phủ định lần
thứ nhất tạo ra mặt đối lập của cái ban đầu (trong một chu kỳ), sự phủ định lần thứ hai (hoặc nhiều hơn)
lại tái hiện lại những đặc điểm cơ bản của cái ban đầu nhưng cao và hoàn thiện hơn cái ban đầu. Đó là quá
trình phủ định của phủ định, cái mới xuất hiện với tính cách là tổng hợp tất cả các yếu tố tích cực đã được
phát triển từ trước thông qua những chu kỳ vận động nhất định của hiện thực khách quan nói chung.
Ví dụ: gieo trồng một hạt thóc (lúa) sự phủ định lần thứ nhất tạo thành cây lúa, phủ định lần thứ hai là sự
xuất hiện những hạt lúa mới; những hạt lúa mới là kết quả của chu kỳ sinh học, nếu nó kế thừa những mặt
tích cực đã được phát triển từ trước của hạt lúa cũ thì nó có khả năng thích ứng với môi trường đã biến đổi
và cho năng suất cao hơn…
Nghiên cứu chu kỳ vận động và phát triển của xã hội, thì chúng ta cũng bắt đầu từ xã hội nguyên
thủy. Đó là xã hội đầu tiên, tự thân nó bao gồm những đặc điểm cơ bản như: sở hữu công cộng về tư liệu
sản xuất, là xã hội không có giai cấp, nhà nước… xã hội nguyên thủy bị phủ định bởi xã hội chiếm hữu nô
lệ. Đây là sự phủ định lần thứ nhất tạo ra những mặt đối lập so với xã hội nguyên thủy. Đó là sự xuất hiện
sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, sự xuất hiện giai cấp và nước… xã hội phong kiến phủ định xã hội
chiếm hữu nô lệ, xã hội tư bản phủ định xã hội phong kiến… chủ nghĩa cộng sản phủ định xã hội tư bản
với khả năng tái hiện lại những đặc điểm cơ bản của xã hội nguyên thủy. Đó là sở hữu công cộng về tư
liệu sản xuất, xóa bỏ giai cấp và nhà nước…nhưng những đặc điểm chung đó không đồng nhất với xã hội
nguyên thủy, mà nó cao và hoàn thiện hơn xã hội nguyên thủy.
Sự phát triển của sự vật, thông qua nhiều lần phủ định biện chứng, tạo thành khuynh hướng phát
triển tất yếu của sự vật và hiện tượng từ thấp đến cao một cách vô tận theo đuờng xoáy ốc.
Đường xoáy ốc được thể hiện tính chất biện chứng của sự phát triển như: Tính kế thừa, tính lặp lại, tính
phát triển, mỗi vòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao.
3. Ý nghĩa
Khi phân tích nội dung qui luật phủ định của phủ định trước hết phải phân biệt sự khác nhau giữa
phủ định biện chứng và phủ định thông thường. Phải có quan điểm đúng về cái mới, cái mới với tính cách
là tiêu chuẩn của sự phát triển.
Ví dụ: Cái mới của việc xây dựng kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta là quá trình
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển xã hội hoá giáo dục, y tế và văn
hoá, nhưng không phải tất cả yếu tố của cái mới trong quá trình trên đều là tiêu chuẩn của sự phát triển,
mà chỉ có yếu tố của cái mới phù hợp với qui luật của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa mới là tiêu chuẩn của sự phát triển.
Quá trình phát triển là sự thống nhất giữa cái mới và cái cũ, sự chuyển hóa giữa cái mới và cái cũ.
Cho nên, cần phân biệt giữa cái gọi là “mới” nhưng thực chất là sự biến dạng của cái cũ.
Phê phán quan điểm siêu hình về sự phủ định.
III. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Câu 1k: Học thuyếthìnhthái kinhtế - xã hội và vai trò ý nghĩa phươngphápluậnhọc thuyếthình thái kinh tế - xã
hội (Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên.)
1. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội và các nhân tố hợp thành hình thái kinh tế - xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở
từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với trình
độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên
những quan hệ sản xuất đó.
Xã hội là một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất có cơ cấu phức tạp, trong đó bao gồm những nhân tố
cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Bởi
vì, sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái - xã hội xét cho cùng đều do lực lượng sản xuất quyết
định.
Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản ban đầu, quyết định mọi quan hệ xã hội khác. Nếu không có
những mối quan hệ xã hội đó thì không có xã hội. Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ
sản xuất đặc trưng thể hiện bản chất xã hội của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Sự tổng hợp các
quan hệ sản xuất khác nhau trong một hình thái kinh tế - xã hội, thì tạo nên cơ cấu kinh tế của một hình
thái kinh tế - xã hội nhất định và quyết định sự hình thành và phát triển của kiến trúc thượng tầng tương
ứng.
Kiến trúc thượng tầng với hệ thống những quan điểm xã hội và các thiết chế xã hội tương ứng được
xây dựng trên một cơ sở hạ tầng nhất định, thể hiện như là một sự phản ánh mang tính tất yếu, qui luật đối
với quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) và kể cả lực lượng sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất
định. Tính đặc thù của kiến trúc thượng tầng còn thể hiện như là một sự thống nhất giữa các tư tưởng xã
hội với các thiết chế xã hội tương ứng, nó thể hiện tính chất đa dạng phong phú của các quan hệ xã hội
trong một hình thái kinh tế xã - hội nhất định.
2. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên
Lịch sử phát triển của xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao phụ thuộc vào
các qui luật khách quan vốn có của nó. C.Mác khẳng định rằng “Tôi coi sự phát triển của các hình thái
kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”.
Trong hệ thống các qui luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế
xã hội, thì qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất có
vai trò quyết định nhất. Bởi vì, lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của thay thế, chuyển hoá giữa các
phương thức sản xuất vật chất từ phương thức sản xuất nguyên thủy đến phương thức sản xuất cộng sản
chủ nghĩa trong tương lai.
Sự tác động đến quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội như một quá trình lịch sử tự
nhiên còn thể hiện sự tác động trực tiếp, quan trọng của qui luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng. Bởi vì, về cơ lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của quá trình thay thế,
chuyển hoá của các nền kinh tế, các kiểu nhà nước, các thể chế chính trị và các thời đại khác nhau…
Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Chính tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đã qui định một cách khách quan tính chất và
trình độ của quan hệ sản xuất. Do đó, xét đến cùng lực lượng sản xuất quyết định quá trình vận động và
phát triển của hình thái kinh tế - xã hội như quá trình lịch sử tự nhiên.
Có nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến quá trình thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau
trong sự phát triển của lịch sử. Trong đó, điều kiện của môi trường địa lý, tính độc đáo của các nền văn
hóa, của truyền thống, tư tưởng, tâm lý xã hội và vấn đề dân tộc... đều có ý nghĩa quan trọng nhất định.
Tính chất của tác động lẫn nhau giữa các dân tộc tồn tại ở các giai đoạn khác nhau đều phụ thuộc vào tính
chất của chế độ xã hội. Để xác định tính đặc trưng và phân biệt sự khác nhau giữa các giai đoạn, phù hợp
với khuynh hướng chủ đạo đó, người ta dùng khái niệm thời đại. Nhất là thời đại của các giai cấp tiến bộ,
cách mạng và thời đại của các thời kỳ khác nhau của sự phát triển khoa học.
3. Vai trò phương pháp luận lý luận hình thái kinh tế - xã hội:
- Thứ nhất, lý luận hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở lý luận về thế giới quan duy vật biện chứng và
phương pháp luận khoa học nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội là một hệ thống toàn vẹn của các
phương diện đời sống xã hội tồn tại trong một cấu trúc thống nhất chặt chẽ, sự tác động qua lại lẫn nhau
của các quan hệ xã hội, qua đó khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản
xuất quyết định các phương diện sinh hoạt vật chất và tinh thần nói chung. Chính vì vậy, không thể xuất
phát từ ý thức, tư tưởng, ý chí của con người để giải thích đời sống xã hội, ngược lại, phải tìm cơ sở sâu xa
của các hiện tượng xã hội từ sản xuất vật chất, từ phương thức sản xuất. Sự thắng lợi của xã hội này đối
với xã hội khác, suy đến cùng là xây dựng một phương thức sản xuất tiến bộ hơn, năng suất lao động xã
hội cao hơn.
- Thứ hai, lý luận hình thái kinh tế - xã hội ũa chỉ ra, xã hội phải là sự kết hợp một cách máy móc
ngẫu nhiên giữa các cá nhân, mà là cơ chế tác động qua lại giữa các quan hệ xã hội. Trong đó sự phát triển
của lực lượng sản xuất là nguồn gốc sâu xa của mọi sự biến đổi xã hội. Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ
bản là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt sự khác nhau về bản chất xã hội của các hình thái kinh tế - xã
hội khác nhau phù thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Từ lực lượng sản xuất đến quan
hệ sản xuất, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng, trong đó việc xây dựng lực lượng sản xuất mới là
cái có ý nghĩa quyết định.
- Thứ ba, lý luận hình thái kinh tế - xã hội khẳng định lịch sử phát triển của của các hình thái kinh tế
- xã hội là một tiến trình lịch sử tự nhiên. Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu
xa từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ
của lực lượng sản xuất. Do đó xét đến cùng lực lượng sản xuất quyết định quá trình vận động và phát triển
của hình thái kinh tế - xã hội như quá trình lịch sử tự nhiên. Cố nhiên, sự tác động đến quá trình phát triển
của các hình thái kinh tế - xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên còn thể hiện sự tác động trực tiếp,
quan trọng của qui luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Tuy
nhiên, sự vận dụng các qui luật chung của xã hội còn phù thuộc điều kiện lịch sử - cụ thể của mỗi quốc
gia, dân tộc tạo nên tính đặc thù trong sự vận động phát triển các các hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
- Thứ tư, vấn đề lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác vẫn còn giá trị, ý nghĩa phương pháp
luận khoa học đối với nhận thức và thực tiễn xã hội. Mặc dầu có quan điểm cho rằng cần thay thế lý luận
đó bằng cách tiếp cận khác, nhất là cách tiếp cận theo các nền văn minh. Theo cách tiếp cận nay, người ta
phân chia lịch sử phát triển nhân loại thành ba nền văn minh. Đó là nền văn minh nông nghiệp, nền văn
minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp (Văn minh trí tuệ).
Câu 1: Nội dung, ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất
và trình độ của lực lượng sản xuất(Biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất)
1. Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong sản xuất vật chất, phản ánh
trình độ của các quá trình sản xuất vật chất khác nhau trong xã hội. Theo nghĩa chung nhất, lực lượng sản
xuất là mặt tự nhiên của phương thức sản xuất hoặc là sức sản xuất vật chất của xã hội. Lực lượng sản
xuất mang tính khách quan độc lập với ý thức của con người.
Lực lượng sản xuất bao gồm hai yếu tố: con người và tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất: gồm tư
liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động bao gồm có công cụ lao động và phương tiện lao
động. Tư liệu lao động là những vật thể hay phức hợp vật thể mà con người sử dụng tác động vào đối
tượng lao động.
Trong lực lượng sản xuất, con người giữ vai trò quyết định. Bởi vì, hoạt động của con người sẽ
trực tiếp dẫn đến sự biến đổi của đối tượng lao động theo những mục đích của mình. Đồng thời để có thể
biến đổi đối tượng lao động, thì con người còn sáng tạo ra những công cụ lao động, phương tiện lao động
và còn là chủ thể của sản xuất vật chất. Ngược lại, công cụ lao động là yếu tố động và cách mạng nhất của
lực lượng sản xuất. Vì trong quá trình sản xuất vật chất, điều quan trọng không phải con người sản xuất
được những gì, mà trái lại con người đã dùng cái gì để tạo ra của cải vật chất ấy.
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa con người và con người trong sản xuất vật chất. Theo nghĩa
chung nhất, quan hệ sản xuất là mặt xã hội của phương thức sản xuất. Quan hệ sản xuất phản ánh bản chất
kinh tế - xã hội của một xã hội nhất định. Quan hệ sản xuất mang tính khách quan độc lập với ý thức của
con người.
Kết cấu của quan hệ sản xuất bao gồm ba mặt quan hệ cơ bản: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất;
quan hệ trao đổi hoạt động, địa vị và tổ chức quản lý sản xuất; quan hệ hưởng thụ và phân phối sản phẩm
lao động. Trong ba mặt quan hệ của quan hệ sản xuất đều có sự tác động qua lại lẫn nhau; nhưng quan hệ
sở hữu tư liệu sản xuất là quan hệ giữ vai trò quyết định trong quan hệ sản xuất.
2. Biện chứng giữa lực lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, khẳng định vai
trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất và đồng thời cũng chỉ ra sự tác động trở lại
của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất.
a. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
Đặc điểm chung nhất của sản xuất vật chất xã hội, là nó luôn trong quá trình vận động và phát
triển; trong quá trình vận động và phát triển đó bao gìờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi của phương thức sản
xuất. Trước hết, là sự thay đổi của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến sự thay đổi quan hệ sản xuất và các
quan hệ xã hội khác.
Trong một phương thức sản xuất nhất định thì lực lượng sản xuất là nội dung, còn quan hệ sản xuất
là hình thức của một phương thức sản xuất. Theo nguyên tắc, nội dung quyết định hình thức; nội dung
thay đổi trước, hình thức thay đổi sau và phụ thuộc vào nội dung. Chính vì vậy, quan hệ sản xuất phải phù
hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất lao động xã hội, đó là tính chất cá thể hay xã hội hoá
của lao động thông qua phân công lao động xã hội; còn trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ lao
động, trình độ phân công lao động và năng suất lao động xã hội…
Trong một phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất phát triển đến một giới hạn nhất định sẽ mâu
thuẫn với quan hệ sản xuất, đòi hỏi xóa bỏ quan hệ sản xuất (không còn phù hợp với tính chất và trình độ
của lực lượng sản xuất, trở thành kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất mới) xây dựng một kiểu
quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng
sản xuất phát triển. Sự xuất hiện kim loại trong giai đoạn cuối cùng của xã hội nguyên thủy là sự phát triển
của lực lượng sản xuất mới, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất nguyên thủy, đòi hỏi xoá bỏ quan hệ sản xuất
nguyên thủy, xây dựng một quan hệ sản xuất mới phù hợp với nó…
Quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất biểu hiện về mặt xã
hội nó phản ánh mâu thuẫn cơ bản của một xã hội nhất định và ở trong xã hội có giai cấp đối kháng bao
giờ cũng thông qua các cuộc cách mạng xã hội. Ví dụ: cách mạng tư sản giải quyết mâu thuẫn cơ bản của
xã hội phong kiến, cách mạng xã hội chủ nghĩa giải quyết mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản.
b. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất theo hai khuynh hướng chung, đó là
có thể thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và cũng có thể kìm hãm sự phát triển của lực lượng
sản xuất.
Khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nó có ý
nghĩa thúc đẩy, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Ví dụ: sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa ở thế kỷ XVII đã phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trên cơ sở sản xuất
công nghiệp, đã thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất mới tạo ra năng xuất lao động xã hội cao
hơn. Vì thế, mà C.Mác đã từng nhận xét rằng, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đến giữa thế kỷ XIX đã
tạo ra của lực lượng vật chất nhiều hơn toàn bộ lịch sử trước đó cộng lại.
Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên việc duy trì
và phát triển hình thức sở hũu tư nhân về tư liệu sản xuất là một yêu cầu khách quan mang tính qui luật.
Bởi vì, trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thì sở hũu tư nhân như một bộ phận
tự nhiên của quá trình kinh tế nhiều thành phần cũng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển sản xuất nâng cao đời
sống của nhân dân. Hơn nữa, duy trì và phát triển kinh tế tư nhân, thì đồng thời với nó là thu hút nguồn
lực về vốn, về lao động, về quá trình chuyển giao công nghệ mới. Đó cũng là quá trình thúc đẩy sự phát
triển của lực lượng sản xuất mới trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
hiện nay ở Việt Nam.
Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời không phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất thì nó kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Ví dụ: quan hệ sản xuất phong kiến ở
thế kỷ XVII đã tỏ ra lỗi thời, lạc hậu không phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất mới trên
cơ sở công nghiệp, nên nó kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất mới.
Nước ta, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa, trong những thập niên 80 của thế kỷ XX, với tư tưởng nóng vội, chủ quan duy ý chí, chúng ta đã
xóa bỏ tất cả các quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, mà chỉ phát triển sở hữu công cộng về tư liệu
sản xuất. Hơn nữa, việc duy trì sở hữu công công về tư liệu sản xuất quá lâu không phù hợp với xu thế hội
nhập kinh tế thế giới. Đó cũng là thời kỳ dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Điều đó, cũng chứng tỏ
rằng sự chậm trễ trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế có kế hoạch sang nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa trước năm 1986, đã tác động ngược lại sự phát triển của lực lượng sản xuất
mới trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ đó.
3. Ý nghĩa
Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
một qui luật chung nhất của sự phát triển xã hội. Vai trò của qui luật này đã khẳng định tính tất yếu khách
quan của sự phát triển xã hội loài người từ phương thức sản xuất xã hội Nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ,
Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa và phương thức Cộng sản chủ nghĩa tương lai.
Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là qui luật về
sự vận động và phát triển của xã hội từ thấp đến cao. Nhưng trong những điều kiện khách quan cụ thể một
nước hoặc nhiều nước có thể bỏ quan một hay hai phương thức sản xuất để tiến lên một phương thức sản
xuất cao hơn.
Nước ta, lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa bỏ qua phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với
ý nghĩa bỏ qua chế độ chính trị của chủ nghĩa tư bản, nhưng vẫn kế thừa, phát triển những thành tựu kinh
tế - xã hội của chủ nghĩa tư bản phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể ở Việt Nam.
Đảng và nhà nước chủ trương một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với cơ chế thị trường,
định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước; để phát huy mọi tiềm năng các thành phần
kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để xây dựng cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trong đó, kinh
tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện
nay.
Câu 2: Nội dung, ý nghĩa qui luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
(Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội)
1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội. Cơ sở hạ
tầng bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mới (mầm mống
quan hệ sản của xã hội sau). Ví dụ: trong cơ sở hạ tầng hiện nay ở Việt Nam, về cơ bản có các kiểu quan
hệ sản xuất sau: quan hệ sản xuất cũ là kiểu quan hệ sản xuất phong kiến, tư bản chủ nghĩa; quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất thống trị và mầm mống của quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa
định hướng cho sự phát triển cơ sơ hạ tầng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam.
Trong mối quan hệ của các quan hệ sản xuất của cơ sở hạ tầng, thì quan hệ sản xuất thống trị bao
giờ cũng giữ vai trò qui định, chi phối các quan hệ sản xuất khác. Tương ứng với quan hệ sản xuất trong
cơ sở hạ tầng là các thành phần kinh tế khác nhau. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị qui định các quan
hệ sản xuất khác.
Đặc trưng, bản chất của một cơ sở hạ tầng do quan hệ sản xuất thống trị qui định. Ví dụ: quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam phản ánh bản chất kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta.
Tương ứng với các kiểu quan hệ sản xuất trong một cơ sở hạ tầng là các thành phần kinh tế khác nhau. Ví
dụ: trong cơ sở hạ tầng hiện nay ở Việt Nam bao gồm rất nhiều thành phần kinh tế như thành phần kinh tế
tập thể, thành phần kinh tế quốc doanh, thành phần kinh tế tư nhân của người sản xuất nhỏ, thành phần
kinh tế tư nhân tư bản…
Trong xã hội có giai cấp thì cơ sở hạ tầng mang tính giai cấp. Bởi, nó đều phản ánh và bảo vệ lợi
ích cho những giai cấp khác nhau.
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan
hệ nội tại của nó được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
Tư tưởng xã hội, là những hiện tượng xã hội được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Đó
là chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, khoa học, tôn giáo và thẩm mỹ. Thiết chế xã hội tương ứng
với tư tưởng xã hội trên là giai cấp, chính đảng, nhà nước, giáo hội và các tổ chức xã hội khác…
Mỗi bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng đều có đặc điểm và qui luật riêng, nhưng chúng
đều có sự tác động biện chứng qua lại lẫn nhau khi phản ánh cơ sở hạ tầng. Trong các bộ phận khác nhau
đó, thì nhà nước, pháp luật và hệ tư tưởng của giai cấp thống trị là các bộ phận quan trọng nhất trong xã
họi có giai cấp.
Đặc trưng, bản chất của một kiến trúc thượng tầng do quan hệ sản xuất thống trị qui định. Ví dụ:
bản chất của nhà nước, pháp luật xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam đều do quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa qui định. Do đó, bản chất của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là nhà nước của
dân, do dân và vì dân.
Trong xã hội có giai cấp thì kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp, phản ánh tính giai cấp ở
trong cơ sở hạ tầng. Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì bộ phận thể hiện quyền lực xã hội quan trọng
nhất là nhà nước - công cụ của giai cấp thống trị thể hiện quyền thống trị xã hội của nó về mặt chính trị,
pháp luật và các mặt quan hệ xã hội khác.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
a) Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
De cuong on thi mon triet hoc
De cuong on thi mon triet hoc
De cuong on thi mon triet hoc
De cuong on thi mon triet hoc
De cuong on thi mon triet hoc
De cuong on thi mon triet hoc

More Related Content

What's hot

Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môHoa Trò
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịĐinh Công Lượng
 
Tổng hợp câu hỏi thi
Tổng hợp câu hỏi thiTổng hợp câu hỏi thi
Tổng hợp câu hỏi thiLj Nguyen
 
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Vcoi Vit
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Phước Nguyễn
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninSơn Bùi
 
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)Học Huỳnh Bá
 
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUAPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUADigiword Ha Noi
 
Chương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứngChương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứngSu Chann
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGDigiword Ha Noi
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)trongduong83
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuongmai_mai_yb
 
Nguyên lý thống kê chương 1
Nguyên lý thống kê   chương 1Nguyên lý thống kê   chương 1
Nguyên lý thống kê chương 1Học Huỳnh Bá
 
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh NghiệpĐề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh NghiệpTrinh Tu
 
Chuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptChuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptBinThuPhng
 
Bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự p...
Bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự p...Bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự p...
Bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự p...Cat Love
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninLe Khac Thien Luan
 

What's hot (20)

Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trị
 
Tổng hợp câu hỏi thi
Tổng hợp câu hỏi thiTổng hợp câu hỏi thi
Tổng hợp câu hỏi thi
 
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
 
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
 
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNGCHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
 
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUAPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
 
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬTPHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
 
Chương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứngChương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứng
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuong
 
Nguyên lý thống kê chương 1
Nguyên lý thống kê   chương 1Nguyên lý thống kê   chương 1
Nguyên lý thống kê chương 1
 
Môi trường nội bộ
Môi trường nội bộMôi trường nội bộ
Môi trường nội bộ
 
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh NghiệpĐề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
Chuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptChuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.ppt
 
Bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự p...
Bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự p...Bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự p...
Bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự p...
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
 

Similar to De cuong on thi mon triet hoc

Giáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninGiáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninVuKirikou
 
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdf
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdfTài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdf
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdfVnPhcNg2
 
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdfLịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdfNuioKila
 
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf4qtk5m4trf
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmacleninPhi Phi
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhTrung Huynh
 
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NIN
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NINNHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NIN
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NINTín Nguyễn-Trương
 
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa họcGiáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa họcVuKirikou
 
Giao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdfGiao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdfxunmaiphmth1
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết họcnataliej4
 
Tài liệu triết lí
Tài liệu triết líTài liệu triết lí
Tài liệu triết líHuyTranThanh1
 
Chuong 1- Lich sử Các học thuyết kinh tế
Chuong 1- Lich sử Các học thuyết kinh tếChuong 1- Lich sử Các học thuyết kinh tế
Chuong 1- Lich sử Các học thuyết kinh tếKhải Khải
 
35 câu hỏi chu nghia mac
35 câu hỏi chu nghia mac35 câu hỏi chu nghia mac
35 câu hỏi chu nghia macNguyễn Leonar
 
81 cau hoi mac lenin
81 cau hoi mac lenin81 cau hoi mac lenin
81 cau hoi mac leninCamtu Uchi
 
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdfKỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdfMan_Ebook
 
Banchatkhcmmac
BanchatkhcmmacBanchatkhcmmac
Banchatkhcmmacthuydung93
 

Similar to De cuong on thi mon triet hoc (20)

Giáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninGiáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
 
Tiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít Bêcơn
Tiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít BêcơnTiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít Bêcơn
Tiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít Bêcơn
 
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdf
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdfTài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdf
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdf
 
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdfLịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
 
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
 
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NIN
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NINNHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NIN
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NIN
 
Sự Ra Đời Triết Học Mác Tạo Ra Bước Ngoặt Cách Mạng Trong Lịch Sử Phát Triển ...
Sự Ra Đời Triết Học Mác Tạo Ra Bước Ngoặt Cách Mạng Trong Lịch Sử Phát Triển ...Sự Ra Đời Triết Học Mác Tạo Ra Bước Ngoặt Cách Mạng Trong Lịch Sử Phát Triển ...
Sự Ra Đời Triết Học Mác Tạo Ra Bước Ngoặt Cách Mạng Trong Lịch Sử Phát Triển ...
 
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa họcGiáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Giao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdfGiao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdf
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết học
 
A nhapmon
A  nhapmonA  nhapmon
A nhapmon
 
Tài liệu triết lí
Tài liệu triết líTài liệu triết lí
Tài liệu triết lí
 
Chuong 1- Lich sử Các học thuyết kinh tế
Chuong 1- Lich sử Các học thuyết kinh tếChuong 1- Lich sử Các học thuyết kinh tế
Chuong 1- Lich sử Các học thuyết kinh tế
 
35 câu hỏi chu nghia mac
35 câu hỏi chu nghia mac35 câu hỏi chu nghia mac
35 câu hỏi chu nghia mac
 
81 cau hoi mac lenin
81 cau hoi mac lenin81 cau hoi mac lenin
81 cau hoi mac lenin
 
CHƯƠNG 1.pptx
CHƯƠNG 1.pptxCHƯƠNG 1.pptx
CHƯƠNG 1.pptx
 
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdfKỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
 
Banchatkhcmmac
BanchatkhcmmacBanchatkhcmmac
Banchatkhcmmac
 

More from Chinh Vo Wili

BYOD -Bring your own device
BYOD -Bring your own deviceBYOD -Bring your own device
BYOD -Bring your own deviceChinh Vo Wili
 
Big data presentation
Big data presentationBig data presentation
Big data presentationChinh Vo Wili
 
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...Chinh Vo Wili
 
File bao cao Wifi Robot
File bao cao Wifi RobotFile bao cao Wifi Robot
File bao cao Wifi RobotChinh Vo Wili
 
Thesis final - Wifi Robot
Thesis final - Wifi RobotThesis final - Wifi Robot
Thesis final - Wifi RobotChinh Vo Wili
 

More from Chinh Vo Wili (6)

BYOD -Bring your own device
BYOD -Bring your own deviceBYOD -Bring your own device
BYOD -Bring your own device
 
Big data presentation
Big data presentationBig data presentation
Big data presentation
 
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
 
File bao cao Wifi Robot
File bao cao Wifi RobotFile bao cao Wifi Robot
File bao cao Wifi Robot
 
Thesis final - Wifi Robot
Thesis final - Wifi RobotThesis final - Wifi Robot
Thesis final - Wifi Robot
 
Atmel avr
Atmel avrAtmel avr
Atmel avr
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

De cuong on thi mon triet hoc

  • 1. I. Lịch sử Triết học Mac-Lenin Câu 1: Trình bày những tiền đề ra đời của triết học Mác-Lênin * Tiền đề kinh tế-xã hội Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, thời kỳ mà chủ nghĩa tư bản đã trở thành hệ thống kinh tế thống trị ở các nước Tây Âu và giai cấp vô sản đã bước lên vũ đài lịch sử như một lực lượng chính trị độc lập. Mác nhận xét rằng, đến thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã trở thành một cơ thể hoàn chỉnh, làm bộc lộ đầy đủ các mâu thuẫn trong bản chất của nó. Trước hết là mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội với quan hệ sản xuất có tính chất tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn này biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn xung đột giữa lao động với tư bản, giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cùng với các mâu thuẫn của nó, đã tạo ra một cơ sở hiện thực cho những phân tích và khái quát lý luận trong học thuyết của Mác và Ăngghen. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cùng với các mâu thuẫn của nó kéo theo sự phát triển của phong trào công nhân. Đến cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, phong trào công nhân ở các nước Tây Âu đã có bước phát triển mới về số lượng và chất lượng. Sự tập trung tư bản cùng với sự hình thành những trung tâm công nghiệp lớn thu hút công nhân thành lực lượng đông đảo, mâu thuẫn giữa lao động và tư bản trở nên gay gắt làm xuất hiện những cuộc đấu tranh chính trị ngày càng có tổ chức và tự giác. Các cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Xilêdi (Đức), ở Liông và Pari (Pháp), phong trào Hiến chương (Anh) vào những năm 30-40 chứng minh rằng: giai cấp công nhân trở thành lực lượng quyết định các quá trình kinh tế-xã hội-chính trị của thời đại và bước lên vũ đài lịch sử như một lực lượng chính trị độc lập. Phong trào công nhân thời kỳ này làm bộc lộ sai lầm của quan niệm tư sản về sự hân hoan chung giữa lao động và tư sản, tạo nên những thay đổi căn bản trong quan niệm về lịch sử của Mác và Ăngghen; mặt khác, nó đề ra nhu cầu giải thích về những thực tế của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản về tổ chức, con đường và phương tiện cách mạng của giai cấp vô sản. Chủ nghĩa Mác ra đời đã đáp ứng những đòi hỏi này. Những phân tích và khái quát lý luận về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và phong trào công nhân vào nửa đầu thế kỷ XIX là một bộ phận quan trọng trong học thuyết của Mác và Ăngghen. Vì vậy, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và phong trào công nhân thời kỳ đó là những điều kiện kinh tế-xã hội cho sự ra đời của triết học. * Tiền đề lý luận - Sự ra đời của triết học Mác trước hết có kế thừa những thành quả của triết học cổ điển Đức. Mác và Ăngghen luôn thừa nhận rằng trong sự phát triển trí tuệ của mình, hai ông đã chịu ơn nhiều nhà triết học Đức, trong đó nổi bật là Hêghen và Phoiơbắc. Công lao to lớn của Hêghen là ở chỗ: Ông đã phê phán những hạn chế cơ bản của phương pháp siêu hình, đã xây dựng phép biện chứng thành hệ thống và xem nó là phương pháp luận đúng đắn của mọi nhận thức khoa học. Nhưng Mác và Ăngghen cũng chỉ ra rằng, triết học Hêghen có những hạn chế lớn, đó là sự giải thích duy tâm về hiện thực; là sự biện hộ cho những thực tế lịch sử lỗi thời, cho tôn giáo; là triết học tự biện, trừu tượng, xa rời hiện thực và thực tiễn. Cho nên khi sáng lập triết học của mình Mác và Ăngghen đã không kế thừa toàn bộ triết học Hê-ghen mà chỉ kế thừa hạt nhân hợp lý, đó là phép biện chứng, đồng thời cải tạo và xây dựng lại phép biện chứng trên lập trường duy vật. Đánh giá về Phoiơbắc, Mác và Ăngghen cho rằng chính nhờ đọc được các tác phẩm của ông mà họ đã cương quyết đoạn tuyệt với triết học Hêghen. Công lao của Phoiơbắc là ở sự phê phán quyết liệt chủ nghĩa duy tâm-tôn giáo (nhất là phê phán Hê-ghen), là sự khẳng định cương quyết tính đúng đắn của các nguyên lý duy vật, là việc giải thích trên lập trường duy vật bản chất con người, bản chất tôn giáo và đề cao chủ nghĩa nhân đạo. Nhưng Phoiơbắc cũng có những hạn chế lớn, đó là phương pháp tư duy siêu hình, (khi phê phán Hêghen, ông đã không thấy được phép biện chứng là hạt nhân hợp lý nên đã bác bỏ và chuyển sang quan điểm siêu hình); quan điểm trực quan, trừu tượng, phi lịch sử về bản chất con người, duy tâm trong lĩnh vực xã hội. Vì vậy khi sáng lập ra triết học của mình, Mác và Ăngghen cũng không kế thừa toàn bộ triết học Phoiơbắc mà chỉ kế thừa hạt nhân cơ bản đúng đắn đó là nguyên lý duy vật, đồng thời cải tạo và xây dựng lại chủ nghĩa duy vật dựa trên quan điểm biện chứng.
  • 2. - Sự ra đời triết học Mác không chỉ do ảnh hưởng của triết học Hêghen và triết học Phoiơbắc. Mác và Ăngghen khi tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã rút ra những tài liệu thực tiễn phong phú cho những kết luận duy vật-biện chứng của mình. Ngoài ra, việc hai ông đi sâu nghiên cứu kinh tế-chính trị học cổ điển và chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán, đã góp phần không nhỏ cho sự hình thành và hoàn thiện thế giới quan triết học của mình. * Tiền đề khoa học tự nhiên Sự ra đời triết học Mác còn được chuẩn bị bởi những thành quả của khoa học tự nhiên. Những thành quả của khoa học tự nhiên từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX làm bộc lộ những hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình, ngày càng chứng minh tính đúng đắn của các nguyên lý duy vật và biện chứng. Phát hiện bằng thực nghiệm của Maye (được Lômônôxốp công bố) về sự bảo toàn vật chất và vận động, lý luận của Cantơ về sự hình thành thái dương hệ đã góp phần khẳng định quan điểm biện chứng về lịch sử vũ trụ và giới tự nhiên: mặt khác đả phá quan niệm duy tâm, tôn giáo siêu hình về thế giới. Từ những năm 30 đến 50 của thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đã có những thành tựu to lớn. Thời kỳ này có ba phát minh vĩ đại đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống quan điểm siêu hình và chuẩn bị cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Vào những năm 40 của thế kỷ XIX phát minh ra quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Quy luật này chứng minh rằng: lực cơ học, nhiệt, ánh sáng, điện, từ các quá trình hóa học, nghĩa là các hình thức khác nhau của vận động vật chất không tách rời nhau, mà liên hệ và chuyển hóa lẫn nhau nên không hề mất đi. Nó chứng minh rằng không có sự sinh ra và mất đi của năng lượng, mà chỉ có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Như vậy quy luật này là cơ sở khoa học tự nhiên cho quan điểm biện chứng về thế giới. Vào những năm 30 của thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đã phát minh ra học thuyết cấu tạo tế bào của cơ thể sống. Học thuyết này bác bỏ quan niệm siêu hình về sự khác biệt tuyệt đối giữa thực vật và động vật. Ngược lại, nó khẳng định sự thống nhất về nguồn gốc và hình thái giữa thực vật và động vật, giải thích quá trình phát triển của chúng, đặt cơ sở cho quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển của toàn hệ sinh học. Phát minh lớn thứ ba là học thuyết tiến hóa của sinh giới ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XIX. Học thuyết tiến hóa chứng minh rằng sinh giới không phải là bất biến mà thường xuyên biến đổi, nằm trong quá trình tiến hóa không ngừng của giới tự nhiên. Nó khẳng định sự tiến hóa của sinh giới diễn ra theo con đường chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Lênin đánh giá rằng thuyết tiến hóa đánh dấu sự cáo chung của quan niệm siêu hình về tính bất biến của các loài và quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh giới đem lại cơ sở thật sự khoa học cho sinh học. Mác và Ăngghen xác nhận rằng thuyết tiến hóa đem lại cái cơ sở lịch sử tự nhiên cho học thuyết của hai ông, đã đập tan thần học trong học thuyết về sự phát triển của thực vật và động vật; rằng trước đó chưa hề có một sự chứng minh nào thành công to lớn như thế về sự phát triển lịch sử trong giới tự nhiên. Như vậy, những thành tựu của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX cũng là tiền đề cho các quan điểm duy vật và biện chứng về thế giới của Mác và Ăngghen. II. Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-Lenin Câu 1k: Những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa phương pháp luận của nó 1. Bản chất của phép biện chứng duy vật Phép biện chứng duy vật thể hiện sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng. Phép biện chứng duy vật thể hiện sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng. Hệ thống các quy luật, phạm trù của nó không chỉ phản ánh đúng đắn thế giới khách quan mà còn chỉ ra những cách thức để định hướng cho con người trong nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Phép biện chứng duy vật bao gồm 2 nguyên lý cơ bản, những phạm trù và những nguyên lý cơ bản, vừa là lý luận duy vật biện chứng, vừa là lý luận nhận thức khoa học, vừa là logic của chủ nghĩa Mác. - Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật : Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: khái quát bức tranh toàn cảnh những mối liên hệ của thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy). PBCDV khẳng định rằng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, không có sự vật, hiện tượng
  • 3. nào tồn tại một cách riêng lẻ, cô lập tuyệt đối, mà trái lại chúng tồn tại trong sự liên hệ, ràng buộc, phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau. * Ý nghĩa : + Phải xem xét toàn diện các mối liên hệ + Trong tổng số các mối liên hệ phải rút ra được những mối liên hệ bản chất, chủ yếu để thấu hiểu bản chất của sự vật. + Từ bản chất của sự vật quay lại hiểu rõ toàn bộ sự vật trên cơ sở liên kết các mối liên hệ bản chất, chủ yếu với tất cả các mối liên hệ khác của sự vật để đảm bảo tính đồng bộ khi giải quyết mọi vấn đề trong đời sống. Quan điểm toàn diện đối lập với mọi suy nghĩ và hành động phiến diện, chiết trung, siêu hình. Nguyên lý về phát triển: phản ánh đặc trưng biện chứng phổ quát nhất của thế giới. Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. PBCDV khẳng định rằng mọi lĩnh vực trong thế giới (vô cơ và hữu cơ; tự nhiên, xã hội và tư duy) đều nằm trong quá trình phát triển không ngừng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động, biến đổi không ngừng và về phương diện bản chất của mọi sự vận động, biến đổi của thế giới có xu hướng phát triển. Phát triển được coi là khuynh hướng chung, là khuynh hướng chủ đạo của thế giới. * Ý nghĩa : Yêu cầu của nguyên tắc này đòi hỏi phải xem xét sự vật trong sự vận động, biến đổi và phát triển của nó, phải tư duy năng động, linh hoạt, mềm dẻo, phải nhận thức được cái mới và ủng hộ cái mới. Phát triển không loại trừ sự thụt lùi, tức sự thoái hóa, sự diệt vong của cái cũ, cái lạc hậu, cái lỗi thời. Thậm chí cái mới cũng phải trải qua những thất bại tạm thời. Tuy nhiên, thụt lùi là khuynh hướng không chủ đạo, chẳng những không ngăn cản sự phát triển, mà trái lại là tiền đề, là điều kiện cho sự phát triển - Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật: 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa phương pháp luận chỉ đạo mọi hoạt động của con người để thực hiện quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử - cụ thể về phương diện vạch ra nguồn gốc, động lực, cách thức và xu hướng phát triển tiến lên của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Đó là 3 quy luật: + Quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập: còn được gọi là quy luật mâu thuẫn. Quy luật này là hạt nhân của phép biện chứng, Nó vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển, phản ánh quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật. Từ đó, phải vận dụng nguyên tắc mâu thuẫn mà yêu cầu cơ bản của nó là phải nhận thức đúng đắn mâu thuẫn của sự vật, trước hết là mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu, phải phân tích mâu thuẫn và quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn. Đấu tranh là phương thức giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, hình thức đấu tranh rất đa dạng. linh hoạt, tuỳ thuộc mâu thuẫn cụ thể và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. + Quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn tới những biến đổi về chất và ngược lại: gọi là quy luật lượng - chất. Quy luật này phản ánh cách thức, cơ chế của quá trình phát triển, là cơ sở phương pháp luận chung để nhận thức và thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật với 3 yêu cầu cơ bản là: > Thường xuyên và tăng cường tích luỹ về lượng để tạo điều kiện cho sự thay đổi về chất. Chống chủ nghĩa duy ý chí muốn đốt cháy giai đoạn. > Khi lượng được tích luỹ đến giới hạn độ, phải mạnh dạn thực hiện bước nhảy vọt cách mạng, chống thái độ bảo thủ, trì trệ. > Vận dụng linh hoạt các hình thức nhảy vọt để đẩy nhanh quá trình phát triển. + Quy luật phủ định của phủ định: Quy luật này khái quát khuynh hướng phát triển tiến lên theo hình thức xoáy ốc thể hiện tính chất chu kỳ trong quá trình phát triển. Đó là cơ sở phương pháp luận của nguyên tắc phủ định biện chứng, chỉ đạo mọi phương pháp suy nghĩ và hành động của con người. Phủ định biện chứng đòi hỏi phải tôn trọng tính kế thừa, nhưng kế thừa phải có chọn lọc, cải tạo, phê phán, chống kế thừa nguyên xi, máy móc và phủ định sạch trơn, chủ nghĩa hư vô với quá khứ. Nguyên tắc phủ định biện chứng trang bị phương pháp khoa học để tiếp cận lịch sử và tiên đoán, dự kiến những hình thái cơ bản của tương lai. - Các cặp phạm trù không cơ bản
  • 4. Bên cạnh 3 quy luật cơ bản, nội dung của phép biện chứng duy vật còn bao gồm các cặp phạm trù không cơ bản: + cặp phạm trù cái riêng - cái chung + tất nhiên - ngẫu nhiên + nguyên nhân - kết quả + bản chất - hiện tượng + khả năng - hiện thực + nội dung - hình thức. Tóm lại, mỗi nguyên lý, phạm trù, quy luật của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng. Vì vậy, chúng phải được vận dụng tổng hợp trong nhận thức khoa học thực tiễn cách mạng. 2. Ý nghĩa của phương pháp luận của phép biện chứng duy vật Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển của PBCDV là cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử-cụ thể và nguyên tắc phát triển. a) Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng với tất cả các mặt, các mối liên hệ; đồng thời phải đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng mặt, từng mối liên hệ; nắm được mối liên hệ chủ yếu có vai trò quyết định. Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong sự nghiệp cách mạng: - Trong Cách mạng dân tộc dân chủ: Đảng ta vận dụng quan điểm toàn diện trong phân tích mâu thuẫn xã hội, đánh giá so sánh lực lượng giữa ta với địch, tạo ra và sử dụng sức mạnh tổng hợp. - Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta tiến hành đổi mới toàn diện, triệt để; đồng thời phải xác định khâu then chốt. Nắm vững mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị và đổi mới tư duy. Đối lập với nguyên tắc toàn diện của PBC, quan điểm siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện. Nó không xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng; hoặc xem mặt này tách rời mặt kia, sự vật này tách rời sự vật khác. Chủ nghĩa chiết trung thì kết hợp các mặt một cách vô nguyên tắc, kết hợp những mặt vốn không có mối liên hệ với nhau hoặc không thể dung hợp được với nhau. Thuật nguỵ biện thì cường điệu một mặt, một mối liên hệ; hoặc lấy mặt thứ yếu làm mặt chủ yếu. b) Nguyên tắc lịch sử-cụ thể trong nhận thức và thực tiễn Nguyên tắc lịch sử-cụ thể đòi hỏi phải xem xét sự vật hiện tượng trong quá trình vận động phát triển: nó ra đời trong điều kiện như thế nào? trải qua những giai đoạn phát triển như thế nào? mỗi giai đoạn có tính tất yếu và đặc điểm như thế nào? c) Nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn Nguyên tắc phát triển đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nhìn thấy khuynh hướng biến đổi trong tương lai của chúng: cái cũ, cái lạc hậu sẽ mất đi; cái mới, cái tiến bộ sẻ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu. 1. Hai nguyên lý cơ bản của phép BCDV Câu 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến? Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ này? 1. Khái niệm mối liên hệ: Nội dung: Là quan điểm khẳng định sự tồn tại, vận động và phát triển của tất cả các sự vật, hiện tượng của thế giới đều thông những mối liên hệ nhất định; Mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng phong phú… - Các nhà triết học duy tâm cho rằng, giữa các sự vật hiện tượng có mối liên hệ với nhau, nhưng cơ sở của mối liên hệ này là tinh thần, hay lực lượng siêu nhiên. - Các nhà duy vật siêu hình lại không thấy được mối liên hệ giữa các sự vật. Thường thị họ cho rằng, các sự vật chỉ đứng bên cạnh nhau, độc lập, biệt lập nhau, giữa chúng không có mối liên hệ gì. Nếu có chăng nữa thì theo họ, đó là mối liên hệ ngẫu nhiên, không có cơ sở. Triết học duy vật biện chứng công nhận mối liên hệ khách quan giữa các sự vật, hiện tượng. Liên hệ là phạm trù triết học chỉ sự quy định, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng, tương tác và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính của một sự vật, hiện tượng, một quá trình.
  • 5. Liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới (cả tự nhiên, xã hội và tư duy) dù đa dạng phong phú, nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác, đều chịu sự chi phối, tác động, ảnh hưởng của các sự vật, hiện tượng khác. Cơ sở mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thể giới. Chúng ta đều rừ, dự các sự vật trong thế giới đa dạng đến đâu đi chăng nữa thì còng chỉ là những hình thức tồn tại cụ thể của vật chât. Cho nên, chúng đều chịu sự chi phối của quy luật vật chất. Ngay cả ý thức, tinh thần còng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Do vậy, ý thức tinh thần còng bị chi phối bởi quy luật vật chất. 2. Các tính chất của mối liên hệ: Theo triết học duy vật biện chứng, mối liên hệ có các tính chất sau: - Tính khách quan- nghĩa là mối liên hệ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, chỉ phụ thuộc vào bản thân sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ là mối liên hệ vốn có của bản thân sự vật, hiện tượng. - Tính phổ biến – nghĩa là mối liên hệ tồn tại cả trong tự nhiên, XH và tư duy, có ở mọi lúc mọi nơi. Ngay trong cùng một sự vật, trong bất kỳ thời gian nào, không gian nào luôn có mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành sự vật. - Tính đa dạng và phong phú – rất nhiều mối liên hệ khác nhau phụ thuộc vào góc độ xem xét: chẳng hạn, mối liên hệ bên trong- bên ngoài, mối liên hệ tất nhiên – ngẫu nhiên, mối liên hệ trực tiếp – gián tiếp, mối liên hệ chủ yếu- thứ yếu, mối liên hệ xa – gần... Mỗi cặp mối liên hệ này có vai trò khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. Sự phân chia các cặp mối liên hệ này còng chỉ là tương đối. VD, mối liên hệ này trong quan hệ này được coi là mối liên hệ bên trong, nhưng trong quan hệ khác lại được coi là môi liên hệ bên ngoài. 3. ý nghĩa phương pháp luận: Nghiên cứu mối liên hệ phổ biến cho ta ý nghĩa phương pháp luận sau: - Khi xem xét sự vật hiện tượng phải có quan điểm toàn diện. yêu cầu của quan điểm toàn diện: + Phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật và các khâu trung gian của nó. + Phải nắm được và đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật. + Để cải tạo sự vật trên thực tế phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp. + Quan điểm toàn diện chống lại quan điểm chiết chung – lắp ghép một cách máy móc vô nguyên tắc những cái trái ngược nhau vào làm một, chống lại ngụy biện – một kiểu đánh tráo các mối liên hệ một cách có ý thức, có chủ định. - Bản thân quan điểm toàn diện đó bao hàm quan điểm lịch sử cụ thể. Vì vậy, khi xem xột sự vật hiện tượng phải đặt sự vật hiện tượng vào đúng không gian, thời gian, mà sự vật hiện tượng tồn tại. Quan điểm lịch sử - cụ thể chống lại quan điểm giáo điều - Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều trong nhận thức còng như trong hành động. - Quan điểm toàn diện đòi hỏi không được bình quân, dàn đều khi xem xét sự vật mà phải có trọng tâm, trọng điểm. Câu 2. Nguyên lý phát triển? Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ này? 1. Nội dung: Là quan điểm khẳng định phát triển là khuynh hướng chung trong sự vận động của các sự vật, hiện tượng của thế giới; Phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp từ cái chưa hoàn thiện đến hoàn thiện; Tiêu chuẩn của sự phát triển là cái mới, cái phù hợp với qui luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng…Phát triển mang tính khách quan, phổ biến… Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển thống nhất hữu cơ với nhau, bởi vì các sự vật tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, nhờ có liên hệ mới có tác động qua lại và gây ra sự biến đổi- tức là vận động, mà nếu không có vận động thì không có sự phát triển, tuy nhiên, “vận động” và “ phát triển ” là hai khái niệm khác nhau. Vận động là mọi biến đổi nói chung, không tính đến xu hướng, kết quả của những biến đổi. Phát triển không khái quát mọi vận động mà chỉ khái quát những sự vận động đi lên, làm xuất hiện cái mới, cái tiến bộ thay thế cái cũ, cái lạc hậu. Phát triển là phạm trù triết học khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Như vậy, sự phát triển là quá trình không ngừng gia tăng
  • 6. về trình độ, về kết cấu phức tạp của sự vật và do đó làm nảy sinh tính quy định mới cao hơn về chất. Phép biện chứng duy vật khẳng định sự phát triển, đổi mới là quá trình diễn ra không ngừng trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy của con người. Trong giới hữu sinh, sự phát triển biểu hiện ở việc tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng sản sinh và hoàn thiện chính mình, ở khả năng hoàn thiện về trao đổi vật chất giữa cơ thể với môi trường. Trong xã hội, sự phát triển biểu hiện ở khả năng nhận thức, cải biến tự nhiên và xã hội theo quy luật, thông qua hoạt động thực tiễn của con người, hướng tới sự nghiệp giải phóng con người. Trong tư duy, sự phát triển biểu hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về tự nhiên và xã hội và nhận thức chính bản thân con người. Phép biện chứng duy vật khẳng định phát triển là khuynh hướng chung của các sự vật, hiện tượng nhưng không diễn ra một cách trực tuyến, mà quanh co, phức tạp, theo hình xoáy ốc; trong đó có thể có bước thụt lùi tương đối. Phép siêu hình do tuyệt đối hóa trạng thái ổn định của sự vật đi đến phủ nhận sự phát triển. Nếu có thừa nhận sự phát triển thì cũng chỉ là sự tăng giảm về lượng, sự lặp lại tuần hoàn mà không có sự chuyển hóa về chất, không có sự phá hủy cái cũ và sự ra đời của cái mới. Về nguồn gốc của sự phát triển, theo quan điểm duy tâm là từ những lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức của con người. Hêghen cho rằng sự phát triển giới tự nhiên của xã hội đều đã được thiết định trước, từ sự vận động của “ý niệm tuyệt đối”. Theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, từ cấu trúc của sự vật, do mâu thuẫn bên trong sự vật quy định. Do đó phát triển là tự thân phát triển, là kết quả giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật. Phát triển là quá trình cái mới ra đời phủ định cái cũ, đồng thời kế thừa những giá trị của cái cũ, tạo ra vòng khâu liên hệ giữa cái cũ và cái mới, tạo ra khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc, nghĩa là trong quá trình phát triển dường như có sự quay trở lại điểm xuất phát, nhưng trên một cơ sở cao hơn. 2. Ý nghĩa về phương pháp luận Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp chúng ta rút ra được phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới. Giới tự nhiên, xã hội và tư duy đều trong quá trình vận động và phát triển không ngừng. Bản chất khách quan của các quá trình hiện thực đòi hỏi chúng ta muốn phản ánh đúng hiện thực khách quan, cần phải có quan điểm phát triển. Quan điểm phát triển yêu cầu khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, trong sự phát triển, phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng. Quan điểm phát triển đối lập với tư tưởng bảo thủ trì trệ. Tuyệt đối hóa tri thức là kết quả của sự nhận thức về sự vật trong một hoàn cảnh cụ thể và xem nó như là tri thức đúng cho cả quá trình phát triển của sự vật. Quan điểm phát triển đòi hỏi phải nhận thức sự vật, hiện tượng trong thực tế là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Do đó hoạt động thực tiễn là quá trình tìm ra mâu thuẫn, phân tích mâu thuẫn và tìm ra giải pháp giải quyết mâu thuẫn. Chỉ bằng cách đó, chúng ta mới góp phần tích cực vào sự phát triển. V.I. Lênin cho rằng, để có tri thức đúng về sự vật, “...bản thân sự vật phải được xem xét trong những quan hệ của nó và trong sự phát triển của nó” - Nguyên tắc toàn diện: + Cơ sớ lý luận nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến; + Nội dung nguyên tắc toàn diện đòi hỏi con người muốn nhận thức được nguồn gốc, bản chất và qui luật của các sự vật, hiện tượng phải thừa nhận tính khách quan, phổ biến, đa dang phong phú của những mối liên hệ vốn có của sự vật, hiện tượng… Tránh phiến diện, máy móc, tuyệt đối hóa… - Nguyên tắc phát triển + Cơ sở lý luận của nguên tắc phát triển là nguyên lý về sự phát triển; + Nội dung nguyên tắc về sự phát triển phải có quan điểm đúng về sự phát triển và tiêu chuẩn của sự phát triển. Quan điểm đúng về sự phát triển là khẳng định phát triển là khuynh hướng chung trong sự vận động của sự vật và hiện tượng; Quan điểm đúng về cái mới, cái mới là tiêu chuẩn của sự phát triển. - Nguyên tắc lịch sử cụ thể + Cơ sở lý luận là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về phát triển.
  • 7. + Nội dung nguyên tắc lịch sử cụ thể: Sự tồn tại vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng là một quá trình có tính giai đoạn, tính lịch sử cụ thể. Xem xét sự vật, hiện tượng phù hợp với tính giai đoạn, tính lịch sử cụ thể dưới tất cả các hình thức cụ thể nhất định… 2. Ba quy luật cơ bản của phép BCDV Câu 1: Nội dung, ý nghĩa phương pháp luận qui luật thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi chất - qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Qui luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại nghiên cứu nghiên cứu phương thức (cách thức) chung, phổ biến của các quá trình vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. 1. Khái niệm chất và lượng Bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới cũng bao gồm sự thống nhất giữa chất và lượng. Chất là tính qui định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác. Mỗi sự vật, hiện tượng của thế giới đều là những chất cụ thể để khẳng định sự vật, hiện tượng đó là gì và phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác. Con người khác với động vật là do tính qui định về chất của con người và là khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động và có ý thức. Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính có thể là một chất. Do đó, mỗi sự vật có thể là một chất, có thể là nhiều chất tuỳ theo những mối liên hệ nhất định. Ví dụ: Con người là một thực thể tư nhiên có đặc tính xã hội là một để khẳng định con người là gì và phân biệt con người với các sự vật, hiện tượng khác trong tự nhiên. Nhưng theo một nghĩa khác, con người bao gồm hai thuộc tính chung nhất là thuộc tính sinh học và thuộc tính xã hội và tương ứng với hai thuộc tính đó cũng được coi là một chất cụ thể khác nhau của con người. Cho nên, phân biệt sự khác nhau giữa chất và thuộc tính cũng chỉ mang tính chất tương đối, tuỳ theo những mối liên hệ nhất định. Chất có tính ổn định tương đối để khẳng định sự vật là gì và là tiêu chuẩn để phân biệt nó với sự vật khác. Lượng cũng là tính qui định khách quan vốn có của sự vật biếu thị số lượng, qui mô, trình độ, nhịp điệu (tốc độ) của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như của các thuộc tính của sự vật. Mỗi sự vật, hiện tượng của thế giới đều là những chất cụ thể được thể hiện thông qua lượng. Do đó, lượng của sự vật là sự biểu hiện chất của sự vật dưới các hình thức khác nhau như số lượng, qui mô, trình độ, nhịp điệu (tốc độ) của sự vận động và phát triển của sự vật. Ví dụ, tính qui định về chất (bản chất) của con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội. Theo đó, lượng của (bản chất) con người là từng quan hệ xã hội cụ thể… Như vậy, chất và lượng là phương diện (mặt) khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay một quá trình nhất định của thế giới. Chất và lượng mang tính khách quan, chất của sự vật thể hiện thông qua lượng, lượng biểu thị dưới các hình thức khác nhau của chất; nhưng phân biệt sự khác nhau giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối. Ví dụ: Cơ sở hạ tầng trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay là một chất, đó là cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa, nhưng nó thông qua lượng là bao gồm các thành phần kinh tế, tức là các kiểu tổ chức kinh tế, các kiểu quan hệ sản xuất với các hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập nhau, cũng tồn tại trong một nền kinh tế quốc dân thống nhất. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có nghĩa là nếu xem xét mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế, thì mỗi một thành phần kinh tế có thể được coi là một chất cụ thể nhất định… 2. Biện chứng giữa chất và lượng Trong các sự vật, hiện tượng cũng là một thể thống nhất giữa chất và lượng ở giới hạn độ nhất định. Độ là liên hệ qui định lẫn nhau giữa chất và lượng, nó là giới hạn mà trong đó sự vật vẫn là nó, nó chưa trở thành cái khác, nhưng đồng thời trong giới hạn độ hai mặt chất và lượng tác động qua lại lẫn nhau làm cho sự vật vận động và biến đổi. Ví dụ: sinh viên là những người đang học ở các trường cao đẳng và đại học, nhưng họ chưa tốt nghiệp; mặc dù trong quá trình học tập, họ có sự tích lũy tín chỉ các
  • 8. môn học dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó là giới hạn độ thể hiện sự qui định giữa chất là lượng của quá trình đào tạo, mà họ vẫn là sinh viên, họ chưa phải là kỹ sư, cử nhân… Sự vận động và biến đổi của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ quá trình thay đổi về lượng, nhưng sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi đã kết thúc một quá trình thay đổi về lượng, sự thay đổi đó đạt giới hạn của điểm nút. Điểm nút là giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, vượt qua giới hạn độ để dẫn đến bước nhảy (nhảy vọt về chất). Ví dụ: những sinh viên đã tích lũy đầy đủ các tín chỉ theo yêu cầu đào tạo, họ có thể bảo vệ luận văn, hoặc thi tốt nghiệp để trở thành kỹ sư, cử nhân… đó là giới hạn của điểm nút và khi họ bảo vệ thành công luận văn hoặc đạt kết quả thi tốt nghiệp trở thành kỹ sư, cử nhân… đó là bước nhảy về chất. Bước nhảy (nhảy vọt về chất) kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng nhưng nó không chấm dứt sự vận động, nó chỉ chấm dứt một dạng tồn tại của vận động. Đó là quá trình sự vật cũ, chất cũ mất đi làm xuất hiện sự vật mới, chất mới. Xét về hình thức của bước nhảy diễn ra dưới hai hình thức: bước nhảy dần dần và bước nhảy đột biến. Bước nhảy dần dần diễn ra trong một thời gian dài, sự tích lũy biến đổi về lượng dẫn đến sự chuyển hoá dần dần từ chất này sang chất khác; đó cũng là sự biến đổi bộ phận của sự vật để dẫn đến sự biến đổi toàn bộ toàn bộ sự vật làm sự vật cũ, chất cũ mất đi, xuất hiện sự vật mới, chất mới. Ví dụ: sự xuất hiện con người là một quá trình thông qua nhiều giai đoạn và nhiều hình thức khác nhau trong sự tiến hoá lâu dài của lịch sử tự nhiên. Bước nhảy đột biến diễn ra trong một thời gian rất ngắn, sự tích lũy, biến đổi về lượng và đồng thời với nó là quá trình bước nhảy về chất toàn bộ của sự vật. Ví dụ như một vụ nổ nguyên tử hoặc là những tia lửa điện của hiện tượng sấm chớp trong tự nhiên… Sự thay đổi lượng dẫn đến thay đổi chất bao gìơ cũng được xem xét bởi những điều kiện khách quan nhất định. Bởi vì, trong điều kiện khách quan này sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi vế chất, thì ngược lại trong điều kiện khách quan khác cũng vẫn sự biến đổi về lượng như vậy nhưng không có sự biến đổi về chất. Ví dụ: sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam, một mặt phụ thuộc sự vận dụng các qui luật của kinh tế thị tường; nhưng mặt khác và chủ yếu là sự vận dụng các qui luật kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện lịch sử, cụ thể ở Việt Nam hiện nay. Qui luật thay đổi lượng dẫn đến thay đổi chất không chỉ nói lên một chiều là sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất, mà còn có chiều ngược lại. Đó là quá trình hình thành sự vật mới, chất mới và chất mới qui định lượng mới của nó. Khi sự vật mới ra đời bao hàm chất mới, nó lại tạo ra một lượng mới phù hợp với nó và trong sự vật mới lại lặp lại quá trình thay đổi lượng dẫn đế thay đổi chất như là phương thức chung, phổ biến của mọi sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. 3. Ý nghĩa Cần phân biệt sự khác nhau giữa tính qui định về chất và lượng. Tính qui định về chất mang tính khẳng định sự vật là gì và phân biệt sự khác nhau giữa các sự vật. Chất là cái tương đối ổn định, là cái quyết định đối với lượng và bản thân sự vật. Ngược lại, lượng không có ý nghĩa khẳng định sự vật là gì, không là tiêu chuẩn phân biệt sự khác nhau giữa các sự vật, là cái thường xuyên thay đổi và phụ thuộc vào chất… Xem xét quá trình thay đổi về chất phải nghiên cứu quá trình tích lũy về lượng, biến đổi về lượng gắn liền với những điều kiện khách quan nhất định. Bởi vì, trong điều kiện khác quan này lượng thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi chất, nhưng trong điều kiện khách quan khác vẫn sự thay đổi về lượng như vậy có thể không dẫn sự thay đổi về chất. Phê phán những khuynh hướng tuyệt đối việc thay đổi chất mà không chú ý đến quá trình thay đổi lượng và ngược lại. Câu 2: Nội dung, ý nghĩa phương pháp luận qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập - qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Qui luật thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập nghiên cứu nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi sự vận động và phát triển..
  • 9. Nội dung: Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập còn gọi là qui luật mâu thuẫn, đó là “hạt nhân của phép biện chứng”. V.I.Lênin viết: “Có thể định nghĩa văn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng có điều đòi hỏi phải có sự giải thích và một sự phát triển thêm”. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (gọi tắt là quy luật mâu thuẫn) vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển. V.I. Lênin xem lý luận về sự thống nhất của các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng. 1. Mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn Đối lập với phép biện chứng, quan điểm siêu hình đều phủ nhận mâu thuẫn bên trong của các sự vật và hiện tượng, mà chỉ thừa nhận sự khác biệt, đối lập, giữa các sự vật, hiện tượng nhưng không phải là mâu thuẫn hoặc nếu có mâu thuẫn thì đó chỉ là những mâu thuẫn bên ngoài... Phép biện chứng duy vật khẳng định mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan. - Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng. Trong các sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất của các mặt đối lập, những mặt đối lập này liên hệ tác động qua lại và ràng buộc lẫn tạo thành mâu thuẫn. Ví dụ: mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến; giữa tình cảm và lý trí trong hoạt động nhận thức; giữa lực hút và lực đẩy của nam châm... Sự khác nhau, đối lập và mâu thuẫn không phải là những khái niệm đồng nhất. Sự khác nhau có thể dẫn đến sự đối lập, nhưng không phải sự khác nhau nào cũng dẫn đến sự đối lập (ngày – đêm, trên – dưới, trong – ngoài v.v...). Các sự vật, hiện tượng là những thể thống nhất có rất nhiều mặt đối lập, nên nó có nhiều loại mâu thuẫn, nhưng một mâu thuẫn được hình thành bởi hai mặt đối lập.Ví dụ: Mâu thuẫn giữa giai cấp giữa tư sản – công nhân; giữa đồng hóa - dị hóa; biến dị - di truyền… - Các tính chất chung của mâu thuẫn. Mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. Tính khách quan của mâu thuẫn khẳng định mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều bao hàm mâu thuẫn, độc lập và không phụ thuộc vào ý thức con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng trong hoạt động thực tiễn xã hội. Tính phổ biến của mâu thuẫn, một mặt, khẳng định mâu thuẫn không chỉ tồn tại trong các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy; mặt khác còn khẳng định quá trình giải quyết mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng. Tính đa dạng phong phú của mâu thuẫn được thể hiện trong các sự vật, hiện tượng đều gắn liền với những điều kiện khách quan nhất định. Căn cứ tính đa dạng phong phú của mâu thuẫn trong hiện thực, phép biện chứng duy vật nêu lên các loại mâu thuẫn như: mâu thuẫn bên trong - bên ngoài; mâu thuẫn cơ bản - không cơ bản; mâu thuẫn chủ yếu - mâu thuẫn thứ yếu, mâu thuẫn đối kháng – mâu thuẫn không đối kháng v. v... 2. Quá trình vận động của mâu thuẫn Trong mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau và đấu tranh với nhau, đó cũng là quá trình vận động của mâu thuẫn trong các sự vật, hiện tượng của thế giới. Ví dụ: sự hình thành, vận động và phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng là một quá trình tự thân của sự hình thành, vận động những mâu thuẫn xã hội vốn có của chủ nghĩa tư bản. Đó cũng là sự thống nhất, đấu tranh trong quá trình giải quyết những mâu thuẫn xã hội của chủ nghĩa tư bản dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Thống nhất các mặt đối lập hiểu theo nghĩa chung nhất đó là những mặt đối lập tạo thành những mâu thuẫn và đồng thời cũng tạo thành bản thân các sự vật và hiện tượng. Trong một mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ với nhau trong một thể thống nhất, - đó là thống nhất của những mặt đối lập. Đó cũng là sự ràng buộc và qui định lẫn nhau, mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm điều kiện tồn tại cho mình hoặc không có mặt đối lập này thì không có mặt đối lập kia. Ví dụ: không có đồng hoá sẽ không có dị hoá hoặc ngược lại trong quá trình trao đổi chất giữa các thực thể sinh học đối với môi trường hoặc không có giảng dạy sẽ không học tập trong giáo dục… Khái niệm về sự “thống nhất” và sự “đồng nhất” của các mặt đối lập theo một nghĩa nào đó, đều là sự thừa nhận những khuynh hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau trong tất cả các sự vật và hiện tượng. Tuy
  • 10. nhiên, khái niệm về sự đồng nhất còn bao hàm sự chuyển hoá các mặt đối lập. Điều đó, có nghĩa là không có sự đồng nhất thuần tuý trừu tượng hoặc mang tính tuyệt đối trong hiện thực khách quan. Đấu tranh của các mặt đối lập là khuynh hướng phát triển đối lập nhau của các mặt đối lập dẫn đến sự bài trừ, phủ định và chuyển hóa giữa các mặt đối lập. Đấu tranh của các mặt đối lập còn là quá trình giải quyết những mâu thuẫn trong các sự vật và hiện tượng khách quan nói chung, nhưng không nên hiểu theo nghĩa đen của từ này như người ta thường hiểu chỉ là đấu tranh giai cấp, bạo lực...Ví dụ: Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và công nhân trong chủ nghĩa tư bản. Cuộc “đấu tranh” giữa lực hút và lực đẩy, giữa đồng hóa và dị hóa, giữa biến dị và di truyền; giữa cái thiện và cái ác trong đạo đức của con người. Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập về thực chất là thể hiện sự thống nhất biện chứng của các mâu thuẫn của các sự vật và hiện tượng. Thống nhất của các mặt đối lập mang tính tương đối, tạm thời. Vì nó luôn là cái cụ thể có tính chất lịch sử giống như sự “đứng im” tương đối của sự vật và hiện tượng. Trong thể thống nhất đó, luôn diễn ra quá trình đấu tranh của các mặt đối lập, chuyển hóa các mặt đối lập dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ: sự hình thành phát triển của chủ nghĩa tư bản là một chỉnh thể thống nhất các mặt đối lập và là một xã hội cụ thể. Nhưng trong quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển của nó luôn diễn ra quá trình đấu tranh các mặt đối lập, chuyển hoá các mặt đối lập làm xuất hiện những điều kiện chín muồi của cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ dẫn đến việc xoá bỏ chủ nghĩa tư bản xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh của các mặt đối lập mang tính tuyệt đối. Bởi vì, nó là nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển. Đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình lâu dài phức tạp, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những giai đoạn khác nhau. Khi mâu thuẫn phát triển đến mức độ gay gắt, đến điều kiện chín muồi thì xảy ra sự chuyển hóa của các mặt đối lập và khi đó thì mâu thuẫn được giải quyết. Kết quả là thể thống nhất cũ, sự vật cũ mất đi, thể thống nhất mới, sự vật mới xuất hiện và bao hàm những mâu thuẫn mới. Chuyển hóa các mặt đối lập được thể hiện trong quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật cũ làm xuất hiện sự vật mới, trong đó các mặt đối lập trước đây đã không còn đồng nhất với chính nó mà đã có sự thay đổi hoặc bị xóa bỏ thông qua sự chuyển hóa của các mặt đối lập. Ví dụ: Sự chuyển hóa các mặt đối lập trong quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ - nông dân trong chế độ phong kiến và giai cấp tư sản – công nhân trong chế độ tư bản chủ nghĩa, không có nghĩa là giai cấp địa chủ trở thành giai cấp nông dân và ngược lại hoặc giai cấp tư sản thành giai cấp công nhân và ngược lại; thực chất, trong sự chuyển hóa đó mỗi giai cấp có sự thay đổi và sự thay đổi đó dẫn đến giải quyết mâu thuẫn làm xuất hiện một xã hội mới cao hơn. 3. Phân loại mâu thuẫn - Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. - Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản. - Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. - Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. 4. Ý nghĩa phương pháp luận Khi phân tích mâu thuẫn của sự vật và hiện tượng về nguyên tắc, phải thừa nhận tính khách quan, tính phổ biến và tính riêng biệt của mâu thuẫn. Đặc biệt, là tính riêng biệt của mâu thuẫn. Bởi vì, sự vật, hiện tượng khác nhau có mâu thuẫn khác nhau; trong một sự vật, hiện tượng có rất nhiều loại mâu thuẫn khác nhau; trong một mâu thuẫn là một quá trình mang tính giai đoạn, lịch sử cụ thể nên phải có phương pháp giải quyết phù hợp với từng loại mâu thuẫn. Khái quát tính đa dạng phong phú của mâu thuẫn trong hiện thực, phép biện chứng duy vật nêu lên các loại mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản…cho nên, phải có các phương pháp giải quyết khác nhau phù hợp với từng loại mâu thuẫn. Trong đó, mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu là các loại mâu thuẫn quan trọng. Phê phán những quan niệm duy tâm siêu hình về mâu thuẫn. Câu 3: Qui luật phủ định của phủ định nghiên cứu về khuynh hướng cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động và phát triển. 1. Phủ định biện chứng
  • 11. a. Phủ định là gì? Phủ định hiểu theo nghĩa chung nhất là sự thay thế, chuyển hóa giữa các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan nói chung. Sự phủ định ở trong hiện thực khách quan thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng phép biện chứng duy vật không có ý nói đến bất kỳ sự phủ định nào, mà chỉ chỉ nói đến sự phủ định làm tiền đề tạo điều kiện cho sự phát triển, cho sự xuất hiện cái mới, cái cao hơn và hoàn thiện hơn cái cũ hoặc quá trình trước đó. Trong sự thay thế, chuyển hoá giữa các sự vật, hiện tượng có sự phủ định không làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển như nghiền nát một hạt thóc, xéo chết một con sâu, hoặc tác hại của thiên nhiên đối với con nguời và sinh vật nói chung. Đó là sự phủ định thông thường (do sự tác động bên ngoài hoặc do ngẫu nhiên) không do nguyên nhân bên trong các sự vật, hiện tượng và nó không bao hàm yếu tố kế thừa để khẳng định khuynh hướng tất yếu của sự phát triển. b. Phủ định biện chứng Phủ định biện chứng là sự phủ định tự thân. Đó là sự phủ định do việc giải quyết những mâu thuẫn bên trong các sự vật và hiện tượng làm xuất hiện cái mới. Ví dụ: Sự thay đổi, chuyển hóa giữa các hình thức phản ánh của vật chất theo một quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp như: từ phản ánh vô cơ - hữu cơ - từ phản ánh tâm lý ở động vật đến sự xuất hiện ý thức con người. Phủ định biện chứng có hai đặc điểm: Tính khách quan. Sự xuất hiện cái mới trong phủ định biện chứng đều là kết quả của quá trình giải quyết những mâu thuẫn bên trong các sự vật và hiện tượng theo những qui luật khách quan vốn có của nó, độc lập với ý thức. Ví dụ: Sự xuất hiện các học thuyết khoa học ngày càng phát triển cao hơn, đều là kết quả của quá trình phủ định trong sự hoàn thiện khả năng nhận thức của con người về hiện thực khách quan. Tính kế thừa. Sự xuất hiện cái mới trong phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt với cái cũ, mà là cái mới xuất hiện trên cơ sở cái cũ, bao hàm tính kế thừa với cái cũ. Yếu tố kế thừa của cái mới đối với cái cũ, không phải là sự kế thừa tất cả nguyên vẹn, mà chỉ kế thừa những mặt tích cực nhất của cái cũ và nó cũng đã thay đổi cho phù hợp với cái mới, tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của cái mới. Bởi vì, xét về thực chất phát triển là sự biến đổi mà giai đoạn sau còn bảo tồn tất cả những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước. Đối lập với phép biện chứng những người theo quan điểm siêu hình coi phủ định chỉ là sự thay đổi đơn giản, hoặc phủ định hoàn toàn loại bỏ cái cũ, không có tác dụng gì trong quá trình hình thành cái mới (phủ định sạch trơn). Điều đó, dẫn đến tính chất máy móc, đơn giản, phiến diện khi phân tích bản chất về sự phủ định. 2. Bản chất phủ định của phủ định Trong sự vận động và phát triển mang tính chất vô tận của thế giới, đều thông qua phủ định biện chứng, cái mới phủ định cái cũ và cái mới này lại bị cái mới sau phủ định, tạo nên những chu kỳ vận động nhất định ở trong hiện thực khách quan. Có thể nói, chu kỳ vận động của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan, kể cả ý thức của con người đều thông qua các hình thức vận động cơ bản của vật chất. Chính vì vậy, có những chu kỳ cơ học, hoá học, vật lý, sinh học, xã hội…dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong các sự vật, hiện tượng luôn bao gồm hai mặt, mặt khẳng định và mặt phủ định. Hai mặt này vừa thể hiện khẳng định sự tồn tại, nhưng đồng thời lại bao hàm khả năng sự biến đổi và chuyển hóa. Từ khẳng định đến phủ định và phủ định cái phủ định, đó là quá trình xuất hiện cái mới dường như quay lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Thực chất của quá trình này là phủ định cái phủ định có tính chu kỳ nằm trong quá trình sự vận động và phát triển của các sự vật và hiện tượng. Trong một chu kỳ vận đông của các sự vật, hiện tượng, phủ định của phủ định là sự phủ định lần thứ nhất tạo ra mặt đối lập của cái ban đầu (trong một chu kỳ), sự phủ định lần thứ hai (hoặc nhiều hơn) lại tái hiện lại những đặc điểm cơ bản của cái ban đầu nhưng cao và hoàn thiện hơn cái ban đầu. Đó là quá trình phủ định của phủ định, cái mới xuất hiện với tính cách là tổng hợp tất cả các yếu tố tích cực đã được phát triển từ trước thông qua những chu kỳ vận động nhất định của hiện thực khách quan nói chung. Ví dụ: gieo trồng một hạt thóc (lúa) sự phủ định lần thứ nhất tạo thành cây lúa, phủ định lần thứ hai là sự xuất hiện những hạt lúa mới; những hạt lúa mới là kết quả của chu kỳ sinh học, nếu nó kế thừa những mặt
  • 12. tích cực đã được phát triển từ trước của hạt lúa cũ thì nó có khả năng thích ứng với môi trường đã biến đổi và cho năng suất cao hơn… Nghiên cứu chu kỳ vận động và phát triển của xã hội, thì chúng ta cũng bắt đầu từ xã hội nguyên thủy. Đó là xã hội đầu tiên, tự thân nó bao gồm những đặc điểm cơ bản như: sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, là xã hội không có giai cấp, nhà nước… xã hội nguyên thủy bị phủ định bởi xã hội chiếm hữu nô lệ. Đây là sự phủ định lần thứ nhất tạo ra những mặt đối lập so với xã hội nguyên thủy. Đó là sự xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, sự xuất hiện giai cấp và nước… xã hội phong kiến phủ định xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội tư bản phủ định xã hội phong kiến… chủ nghĩa cộng sản phủ định xã hội tư bản với khả năng tái hiện lại những đặc điểm cơ bản của xã hội nguyên thủy. Đó là sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, xóa bỏ giai cấp và nhà nước…nhưng những đặc điểm chung đó không đồng nhất với xã hội nguyên thủy, mà nó cao và hoàn thiện hơn xã hội nguyên thủy. Sự phát triển của sự vật, thông qua nhiều lần phủ định biện chứng, tạo thành khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật và hiện tượng từ thấp đến cao một cách vô tận theo đuờng xoáy ốc. Đường xoáy ốc được thể hiện tính chất biện chứng của sự phát triển như: Tính kế thừa, tính lặp lại, tính phát triển, mỗi vòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao. 3. Ý nghĩa Khi phân tích nội dung qui luật phủ định của phủ định trước hết phải phân biệt sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định thông thường. Phải có quan điểm đúng về cái mới, cái mới với tính cách là tiêu chuẩn của sự phát triển. Ví dụ: Cái mới của việc xây dựng kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta là quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển xã hội hoá giáo dục, y tế và văn hoá, nhưng không phải tất cả yếu tố của cái mới trong quá trình trên đều là tiêu chuẩn của sự phát triển, mà chỉ có yếu tố của cái mới phù hợp với qui luật của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mới là tiêu chuẩn của sự phát triển. Quá trình phát triển là sự thống nhất giữa cái mới và cái cũ, sự chuyển hóa giữa cái mới và cái cũ. Cho nên, cần phân biệt giữa cái gọi là “mới” nhưng thực chất là sự biến dạng của cái cũ. Phê phán quan điểm siêu hình về sự phủ định. III. Chủ nghĩa duy vật lịch sử Câu 1k: Học thuyếthìnhthái kinhtế - xã hội và vai trò ý nghĩa phươngphápluậnhọc thuyếthình thái kinh tế - xã hội (Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên.) 1. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội và các nhân tố hợp thành hình thái kinh tế - xã hội Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Xã hội là một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất có cơ cấu phức tạp, trong đó bao gồm những nhân tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Bởi vì, sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái - xã hội xét cho cùng đều do lực lượng sản xuất quyết định. Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản ban đầu, quyết định mọi quan hệ xã hội khác. Nếu không có những mối quan hệ xã hội đó thì không có xã hội. Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng thể hiện bản chất xã hội của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Sự tổng hợp các quan hệ sản xuất khác nhau trong một hình thái kinh tế - xã hội, thì tạo nên cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và quyết định sự hình thành và phát triển của kiến trúc thượng tầng tương ứng. Kiến trúc thượng tầng với hệ thống những quan điểm xã hội và các thiết chế xã hội tương ứng được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng nhất định, thể hiện như là một sự phản ánh mang tính tất yếu, qui luật đối với quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) và kể cả lực lượng sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất
  • 13. định. Tính đặc thù của kiến trúc thượng tầng còn thể hiện như là một sự thống nhất giữa các tư tưởng xã hội với các thiết chế xã hội tương ứng, nó thể hiện tính chất đa dạng phong phú của các quan hệ xã hội trong một hình thái kinh tế xã - hội nhất định. 2. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên Lịch sử phát triển của xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao phụ thuộc vào các qui luật khách quan vốn có của nó. C.Mác khẳng định rằng “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”. Trong hệ thống các qui luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, thì qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất có vai trò quyết định nhất. Bởi vì, lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của thay thế, chuyển hoá giữa các phương thức sản xuất vật chất từ phương thức sản xuất nguyên thủy đến phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa trong tương lai. Sự tác động đến quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên còn thể hiện sự tác động trực tiếp, quan trọng của qui luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Bởi vì, về cơ lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của quá trình thay thế, chuyển hoá của các nền kinh tế, các kiểu nhà nước, các thể chế chính trị và các thời đại khác nhau… Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chính tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đã qui định một cách khách quan tính chất và trình độ của quan hệ sản xuất. Do đó, xét đến cùng lực lượng sản xuất quyết định quá trình vận động và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội như quá trình lịch sử tự nhiên. Có nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến quá trình thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau trong sự phát triển của lịch sử. Trong đó, điều kiện của môi trường địa lý, tính độc đáo của các nền văn hóa, của truyền thống, tư tưởng, tâm lý xã hội và vấn đề dân tộc... đều có ý nghĩa quan trọng nhất định. Tính chất của tác động lẫn nhau giữa các dân tộc tồn tại ở các giai đoạn khác nhau đều phụ thuộc vào tính chất của chế độ xã hội. Để xác định tính đặc trưng và phân biệt sự khác nhau giữa các giai đoạn, phù hợp với khuynh hướng chủ đạo đó, người ta dùng khái niệm thời đại. Nhất là thời đại của các giai cấp tiến bộ, cách mạng và thời đại của các thời kỳ khác nhau của sự phát triển khoa học. 3. Vai trò phương pháp luận lý luận hình thái kinh tế - xã hội: - Thứ nhất, lý luận hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở lý luận về thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội là một hệ thống toàn vẹn của các phương diện đời sống xã hội tồn tại trong một cấu trúc thống nhất chặt chẽ, sự tác động qua lại lẫn nhau của các quan hệ xã hội, qua đó khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định các phương diện sinh hoạt vật chất và tinh thần nói chung. Chính vì vậy, không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng, ý chí của con người để giải thích đời sống xã hội, ngược lại, phải tìm cơ sở sâu xa của các hiện tượng xã hội từ sản xuất vật chất, từ phương thức sản xuất. Sự thắng lợi của xã hội này đối với xã hội khác, suy đến cùng là xây dựng một phương thức sản xuất tiến bộ hơn, năng suất lao động xã hội cao hơn. - Thứ hai, lý luận hình thái kinh tế - xã hội ũa chỉ ra, xã hội phải là sự kết hợp một cách máy móc ngẫu nhiên giữa các cá nhân, mà là cơ chế tác động qua lại giữa các quan hệ xã hội. Trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất là nguồn gốc sâu xa của mọi sự biến đổi xã hội. Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt sự khác nhau về bản chất xã hội của các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau phù thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng, trong đó việc xây dựng lực lượng sản xuất mới là cái có ý nghĩa quyết định. - Thứ ba, lý luận hình thái kinh tế - xã hội khẳng định lịch sử phát triển của của các hình thái kinh tế - xã hội là một tiến trình lịch sử tự nhiên. Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Do đó xét đến cùng lực lượng sản xuất quyết định quá trình vận động và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội như quá trình lịch sử tự nhiên. Cố nhiên, sự tác động đến quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên còn thể hiện sự tác động trực tiếp,
  • 14. quan trọng của qui luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Tuy nhiên, sự vận dụng các qui luật chung của xã hội còn phù thuộc điều kiện lịch sử - cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc tạo nên tính đặc thù trong sự vận động phát triển các các hình thái kinh tế - xã hội nhất định. - Thứ tư, vấn đề lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác vẫn còn giá trị, ý nghĩa phương pháp luận khoa học đối với nhận thức và thực tiễn xã hội. Mặc dầu có quan điểm cho rằng cần thay thế lý luận đó bằng cách tiếp cận khác, nhất là cách tiếp cận theo các nền văn minh. Theo cách tiếp cận nay, người ta phân chia lịch sử phát triển nhân loại thành ba nền văn minh. Đó là nền văn minh nông nghiệp, nền văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp (Văn minh trí tuệ). Câu 1: Nội dung, ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất(Biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất) 1. Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong sản xuất vật chất, phản ánh trình độ của các quá trình sản xuất vật chất khác nhau trong xã hội. Theo nghĩa chung nhất, lực lượng sản xuất là mặt tự nhiên của phương thức sản xuất hoặc là sức sản xuất vật chất của xã hội. Lực lượng sản xuất mang tính khách quan độc lập với ý thức của con người. Lực lượng sản xuất bao gồm hai yếu tố: con người và tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất: gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động bao gồm có công cụ lao động và phương tiện lao động. Tư liệu lao động là những vật thể hay phức hợp vật thể mà con người sử dụng tác động vào đối tượng lao động. Trong lực lượng sản xuất, con người giữ vai trò quyết định. Bởi vì, hoạt động của con người sẽ trực tiếp dẫn đến sự biến đổi của đối tượng lao động theo những mục đích của mình. Đồng thời để có thể biến đổi đối tượng lao động, thì con người còn sáng tạo ra những công cụ lao động, phương tiện lao động và còn là chủ thể của sản xuất vật chất. Ngược lại, công cụ lao động là yếu tố động và cách mạng nhất của lực lượng sản xuất. Vì trong quá trình sản xuất vật chất, điều quan trọng không phải con người sản xuất được những gì, mà trái lại con người đã dùng cái gì để tạo ra của cải vật chất ấy. Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa con người và con người trong sản xuất vật chất. Theo nghĩa chung nhất, quan hệ sản xuất là mặt xã hội của phương thức sản xuất. Quan hệ sản xuất phản ánh bản chất kinh tế - xã hội của một xã hội nhất định. Quan hệ sản xuất mang tính khách quan độc lập với ý thức của con người. Kết cấu của quan hệ sản xuất bao gồm ba mặt quan hệ cơ bản: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất; quan hệ trao đổi hoạt động, địa vị và tổ chức quản lý sản xuất; quan hệ hưởng thụ và phân phối sản phẩm lao động. Trong ba mặt quan hệ của quan hệ sản xuất đều có sự tác động qua lại lẫn nhau; nhưng quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất là quan hệ giữ vai trò quyết định trong quan hệ sản xuất. 2. Biện chứng giữa lực lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, khẳng định vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất và đồng thời cũng chỉ ra sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. a. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất Đặc điểm chung nhất của sản xuất vật chất xã hội, là nó luôn trong quá trình vận động và phát triển; trong quá trình vận động và phát triển đó bao gìờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi của phương thức sản xuất. Trước hết, là sự thay đổi của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến sự thay đổi quan hệ sản xuất và các quan hệ xã hội khác. Trong một phương thức sản xuất nhất định thì lực lượng sản xuất là nội dung, còn quan hệ sản xuất là hình thức của một phương thức sản xuất. Theo nguyên tắc, nội dung quyết định hình thức; nội dung thay đổi trước, hình thức thay đổi sau và phụ thuộc vào nội dung. Chính vì vậy, quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất lao động xã hội, đó là tính chất cá thể hay xã hội hoá của lao động thông qua phân công lao động xã hội; còn trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ lao động, trình độ phân công lao động và năng suất lao động xã hội…
  • 15. Trong một phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất phát triển đến một giới hạn nhất định sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, đòi hỏi xóa bỏ quan hệ sản xuất (không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, trở thành kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất mới) xây dựng một kiểu quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Sự xuất hiện kim loại trong giai đoạn cuối cùng của xã hội nguyên thủy là sự phát triển của lực lượng sản xuất mới, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất nguyên thủy, đòi hỏi xoá bỏ quan hệ sản xuất nguyên thủy, xây dựng một quan hệ sản xuất mới phù hợp với nó… Quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất biểu hiện về mặt xã hội nó phản ánh mâu thuẫn cơ bản của một xã hội nhất định và ở trong xã hội có giai cấp đối kháng bao giờ cũng thông qua các cuộc cách mạng xã hội. Ví dụ: cách mạng tư sản giải quyết mâu thuẫn cơ bản của xã hội phong kiến, cách mạng xã hội chủ nghĩa giải quyết mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. b. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất theo hai khuynh hướng chung, đó là có thể thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và cũng có thể kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nó có ý nghĩa thúc đẩy, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Ví dụ: sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở thế kỷ XVII đã phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trên cơ sở sản xuất công nghiệp, đã thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất mới tạo ra năng xuất lao động xã hội cao hơn. Vì thế, mà C.Mác đã từng nhận xét rằng, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đến giữa thế kỷ XIX đã tạo ra của lực lượng vật chất nhiều hơn toàn bộ lịch sử trước đó cộng lại. Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên việc duy trì và phát triển hình thức sở hũu tư nhân về tư liệu sản xuất là một yêu cầu khách quan mang tính qui luật. Bởi vì, trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thì sở hũu tư nhân như một bộ phận tự nhiên của quá trình kinh tế nhiều thành phần cũng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển sản xuất nâng cao đời sống của nhân dân. Hơn nữa, duy trì và phát triển kinh tế tư nhân, thì đồng thời với nó là thu hút nguồn lực về vốn, về lao động, về quá trình chuyển giao công nghệ mới. Đó cũng là quá trình thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất mới trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội hiện nay ở Việt Nam. Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời không phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Ví dụ: quan hệ sản xuất phong kiến ở thế kỷ XVII đã tỏ ra lỗi thời, lạc hậu không phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất mới trên cơ sở công nghiệp, nên nó kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất mới. Nước ta, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, trong những thập niên 80 của thế kỷ XX, với tư tưởng nóng vội, chủ quan duy ý chí, chúng ta đã xóa bỏ tất cả các quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, mà chỉ phát triển sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Hơn nữa, việc duy trì sở hữu công công về tư liệu sản xuất quá lâu không phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Đó cũng là thời kỳ dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Điều đó, cũng chứng tỏ rằng sự chậm trễ trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế có kế hoạch sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trước năm 1986, đã tác động ngược lại sự phát triển của lực lượng sản xuất mới trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ đó. 3. Ý nghĩa Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một qui luật chung nhất của sự phát triển xã hội. Vai trò của qui luật này đã khẳng định tính tất yếu khách quan của sự phát triển xã hội loài người từ phương thức sản xuất xã hội Nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa và phương thức Cộng sản chủ nghĩa tương lai. Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là qui luật về sự vận động và phát triển của xã hội từ thấp đến cao. Nhưng trong những điều kiện khách quan cụ thể một nước hoặc nhiều nước có thể bỏ quan một hay hai phương thức sản xuất để tiến lên một phương thức sản xuất cao hơn.
  • 16. Nước ta, lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa bỏ qua phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với ý nghĩa bỏ qua chế độ chính trị của chủ nghĩa tư bản, nhưng vẫn kế thừa, phát triển những thành tựu kinh tế - xã hội của chủ nghĩa tư bản phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể ở Việt Nam. Đảng và nhà nước chủ trương một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước; để phát huy mọi tiềm năng các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để xây dựng cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trong đó, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay. Câu 2: Nội dung, ý nghĩa qui luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng (Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội) 1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội. Cơ sở hạ tầng bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mới (mầm mống quan hệ sản của xã hội sau). Ví dụ: trong cơ sở hạ tầng hiện nay ở Việt Nam, về cơ bản có các kiểu quan hệ sản xuất sau: quan hệ sản xuất cũ là kiểu quan hệ sản xuất phong kiến, tư bản chủ nghĩa; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất thống trị và mầm mống của quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa định hướng cho sự phát triển cơ sơ hạ tầng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam. Trong mối quan hệ của các quan hệ sản xuất của cơ sở hạ tầng, thì quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò qui định, chi phối các quan hệ sản xuất khác. Tương ứng với quan hệ sản xuất trong cơ sở hạ tầng là các thành phần kinh tế khác nhau. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị qui định các quan hệ sản xuất khác. Đặc trưng, bản chất của một cơ sở hạ tầng do quan hệ sản xuất thống trị qui định. Ví dụ: quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam phản ánh bản chất kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta. Tương ứng với các kiểu quan hệ sản xuất trong một cơ sở hạ tầng là các thành phần kinh tế khác nhau. Ví dụ: trong cơ sở hạ tầng hiện nay ở Việt Nam bao gồm rất nhiều thành phần kinh tế như thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế quốc doanh, thành phần kinh tế tư nhân của người sản xuất nhỏ, thành phần kinh tế tư nhân tư bản… Trong xã hội có giai cấp thì cơ sở hạ tầng mang tính giai cấp. Bởi, nó đều phản ánh và bảo vệ lợi ích cho những giai cấp khác nhau. Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của nó được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định. Tư tưởng xã hội, là những hiện tượng xã hội được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Đó là chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, khoa học, tôn giáo và thẩm mỹ. Thiết chế xã hội tương ứng với tư tưởng xã hội trên là giai cấp, chính đảng, nhà nước, giáo hội và các tổ chức xã hội khác… Mỗi bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng đều có đặc điểm và qui luật riêng, nhưng chúng đều có sự tác động biện chứng qua lại lẫn nhau khi phản ánh cơ sở hạ tầng. Trong các bộ phận khác nhau đó, thì nhà nước, pháp luật và hệ tư tưởng của giai cấp thống trị là các bộ phận quan trọng nhất trong xã họi có giai cấp. Đặc trưng, bản chất của một kiến trúc thượng tầng do quan hệ sản xuất thống trị qui định. Ví dụ: bản chất của nhà nước, pháp luật xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam đều do quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa qui định. Do đó, bản chất của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong xã hội có giai cấp thì kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp, phản ánh tính giai cấp ở trong cơ sở hạ tầng. Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì bộ phận thể hiện quyền lực xã hội quan trọng nhất là nhà nước - công cụ của giai cấp thống trị thể hiện quyền thống trị xã hội của nó về mặt chính trị, pháp luật và các mặt quan hệ xã hội khác. 2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng a) Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng