SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
1
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Đề Cương Tốt Nghiệp VMU 2022
Nhi Khoa
Câu 1: Trình bày triệu chứng bệnh còi xương ở trẻ em ?........................................................... 3
Câu 2: Trình bày phác đồ điều trị bệnh còi xương ở trẻ em ?..................................................... 6
Câu 3: Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh thiếu vitamin A ở trẻ em ?.................................... 7
Câu 4: Trình bày phân độ suy dinh dưỡng theo lâm sàng ?..................................................... 10
Câu 5 Trình bày phác đồ điều trị suy dinh dưỡng trẻ em ? ...................................................... 13
Câu 6: Trình bày cách phân độ tiêu chảy cấp trẻ em ? ............................................................ 19
Câu 7: Trình bày phác đồ điều trị tiêu chảy cấp chưa mất nước ?............................................ 21
Câu 8: Trình bày phác đồ điều trị tiêu chảy cấp có mất nước ?................................................ 23
Câu 9: Trình bày phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em ? .............................................. 25
Câu 10: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng viêm tiểu phế quản trẻ em ?................ 28
Câu 11: Trình bày phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản trẻ em ?.............................................. 30
Câu 12: Trình bày phác đồ điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em ?.......................................... 32
Câu 13: Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh hen phế quản ? ................................................ 34
Câu 14: Trình bày cách phân loại suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh ?.............................................. 35
Câu 15: Trình bày đặc điểm hình thể ngoài của trẻ sơ sinh đủ tháng ?.................................... 38
Câu 16: Trình bày phác đồ điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh ?....................................................... 39
Câu 17: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng vàng da sơ sinh................................... 43
Câu 18: Trình bày phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ em ?................... 44
Câu 19: Trình bày chẩn đoán và điều trị suy tuỷ trẻ em ?........................................................ 47
Câu 20: Trình bày chẩn đoán điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em ?....................................... 51
Câu 21: Trình bày phác đồ điều trị bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em ?............................................ 54
Câu 22: Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh thiếu máu tan máu trẻ em ? ............................. 58
Câu 23: Trình bày chẩn đoán và điều trị bệnh hemophili A ?................................................... 60
Câu 24: Trình bày chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường trẻ em ? ......................................... 63
Câu 25: Trình bày điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em ?..................................................... 68
2
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 26: Trình bày điều trị bệnh thấp tim ở trẻ em ?................................................................ 73
Câu 27: Trình bày triệu chứng lâm sàng của nhóm tim bẩm sinh có luồng shunt trái – phải?... 76
Câu 28: Trình bày điều trị suy tim ở trẻ em ?.......................................................................... 77
Câu 29: Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh giun trẻ em ?.................................................... 82
Câu 30: Trình bày điều trị xuất huyết não màng não trẻ em ?................................................. 85
Câu 31: Trình bày điều trị và các biện pháp phòng bệnh béo phì ở trẻ em ?............................. 88
Câu 32: Trình bày chẩn đoán và điều trị bệnh suy giáp trạng bẩm sinh ?................................. 90
Câu 33: Trình bày triệu chứng lâm sàng ngộ độc cấp ở trẻ em ? ............................................. 93
Câu 34: Trình bày điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em ?........................................................ 95
Câu 35: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng viêm cầu thận cấp ?............................ 99
Câu 36: Trình bày phác đồ điều trị hội chứng thận hư ?........................................................ 102
Câu 37: Trình bày lịch tiêm chủng trẻ em ?........................................................................... 105
Câu 38: Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh trẻ em ? ........ 108
Câu 39: Trình bày điều trị suy thận cấp trẻ em ?................................................................... 111
Câu 40: Trình bày điều trị xuất huyết tiêu hoá ở trẻ em ?...................................................... 114
3
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 1: Trình bày triệuchứng bệnhcòi xương ở trẻ em?
( Tham khảo Bệnh học nhi khoa VMU2021 )
Thể cổ điểnở trẻ trên6 tháng
Biểu hiện 4 nhómtriệu chứng lâm sàng
Triệu chứng liên quan đến hạ Ca máu
Trẻ hay quấy khóc về đêm, ra mồ hôi trộm, chậmmọc răng, mất men răng, thóp liền chậm.
Lượng Ca++
máu thường giảm nhẹ, ít khi gây cơn Tétanie
Biến dạng xương
Thường gặp trong giai đoạn tiến triển của bệnh, chủ yếu ở lồng ngực, chi và cột sống
- Ở ngực: chuỗi hạt sườn, rãnh Harrisson, lồng ngực hình ức gà hoặc hình phễu.
- Cột sống: gù, vẹo. Xương chậu hẹp.
- Xương chi: vòng cổ tay, cổ chân. Chi dưới cong hình chữ X, chữ O; chi trên: cán vá
Giảm trương lực cơ
Giảm trương lực cơ thường thấy trong thể nặng làm trẻ chậm phát triển về vận động, bụng to,
cơ hô hấp kém hoạt động, dễ viêm phổi
Thiếu máu
Thiếu máu thường gặp trong bệnh nặng, chủ yếu là thiếu máu thiếu sắt, có thể kèm gan lách to
vừa ở trẻ nhũ nhi. Thiếu máu, còi xương và suy dinh dưỡng thường được kết hợp trong Hội
chứng thiếu cung cấp: Von Jack HayemLuzet
Cận lâmsàng
- Ca++
máu giảm vùa phải, 3-4 mEq/l ở giai đoạn đầu của bệnh, do kém hấp thu và ở giai đoạn
cuối, do kém tái hấp thu ở ống thận. Ở giai đoạn 2, nhờ phản ứng của tuyến cận giáp, Ca được
huy động từ xương vào máu, nên Ca++
máu bình thường hoặc chỉ giảm nhẹ. Đối với trẻ < 6
tháng, hoạt động của tuyến cận giáp chưa tốt nên triệu chứng hạ Ca++
máu duy trì suốt thời
gian tiến triển của bệnh.
- Phosphoremáu thường chỉ giảm ở giai đoạn cuối của bệnh, khichức năng tái hấp thu của ống
thận giảm. Mức độ giảm từ 1,5-3,5mg% (bình thường 4,5mg%).
4
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
- Phosphatase kiềm tăng song song với mức độ giảm của vitamin D, đó cũng là triệu chứng báo
động giống như hạ Ca++
máu. Mức độ tăng có thể từ 20-30 đv Bodansky trong các thể nhẹ, đến
50-60 trong các thể nặng. Trở về bình thường nhanh chóng sau điều trị vitamin D
- Số lượng hồng cầu và Hemoglobin giảm trong một số trường hợp nặng
- X quang xương: chụp cổ tay hoặc cổ chân: đầu xương to bè và bị khoét hình đáy chén, vùng
sụn bị dãn rộng ở giai đoạn tiến triẻn của bệnh, hoặc hình đường viền rõ nét ở giai đoạn phục
hồi. Các điểm cốt hoá ở bàn tay, bàn chân chậm so với tuổi, lồng ngực có hình nút chai
“champagne”
Bệnhcòi xương sớm ở trẻ dưới 6 tháng
Tình trạng hạ Ca++
máu:
Các triệu chứng đầu tiên xuất hiện từ tuần thứ 2 trở đi như:
- Dễ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình.
- Khi thở có tiếng rít do mềm sụn thanh quản.
- Khi bú: sữa gây co thắt dạ dày làm cho trẻ nôn, co thắt cơ hoành làm trẻ nấc cụt.
- Nghiệm pháp gây cơn khóc co thắt thanh quản (spasme du sanglot): rất nhạy nhất là đối với
trẻ < 3 tháng và dương tính ở > 90% trẻđược nghi ngờ hạ Ca++
máu
Biến dạng xương
Biến dạng xương thường thấy chủ yếu ở hộp sọ, hộp sọ trẻ bị bẹp theo tư thế nằm. Bướu trán,
bướu đỉnh. Động tác bú làm xương hàm trên khép lại và nhô ra phía trước so vớixương hàm
dưới. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ có biến dạng lồng ngực, cột sống và các chi
như thể cổ điển
Giảm trương lực cơ và thiếu máu
Thường nhẹ hơn thể cổ điển, nhiều khi không có nếu điều trị sớm
Cận lâmsàng
- Ca++
máu giảm sớm và thường ở mức độ nhẹ, 3-4mEq/l, một số ít có biểu hiện cơn Tétanie với
Ca++
máu < 3mEq/l. Sau điều trị vitamin D, Ca++
máu nhanh chóng trở về bình thường.
- Phospho máu thường không giảm hoặc giảm ít và muộn sau 3 tháng tuổi vì chức năng tái hấp
thu của thận chưa bị ảnh hưởng. Phosphatase kiềm tăng nhanh và sớm như trong thể cổ điển.
5
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
- X quang xương cổ tay, cổ chân: không có hình ảnh điển hình như ở thể cổ điển, không có hình
ảnh khoét đáy chén
Bệnhcòi xương bào thai
Nhu cầu Ca và vitamin D tăng gấp 3 ở phụ nữ mang thai để cung cấp cho bào thai, nhất là trong
quý 3 của thai kỳ. Bệnh thường gặp ở trẻ sinh non, đa thai. Trước sinh, thai cử động yếu. Sau
đẻ, bệnh được gợi ý nếu trẻ có thóp rộng 4-5 cm đường kính (bình thường 2-3 cm). Các mảnh
xương sọ rời do bờ rìa chưa được vôi hoá. Ấn lõm hộp sọ “ crâniotabès”.
- Trẻ có tình trạng hạ Ca++
máu, có thể nặng gây ngừng thở từng cơn, hoặc nhẹ gây cơn khóc
“dạ đề”, hay ọc sữa, nấc cụt sau bú và điphân són.
6
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 2: Trình bày phác đồđiềutrị bệnh còi xương ở trẻ em ?
Nguyêntắc
Hướng dẫn và tuyên truyền cho bà mẹ
- Cải thiện dinh dưỡng: cho thực phẩm giàu vitamin D như dầu cá (3 thìa trà dầu cá cung cấp
3000 UI vitamin D), bơ, gan, lòng đỏ trứng, sữa có bổ sung vitamin D.
- Điều trị tiêu chảy và tiêu chảy phân mỡ.
- Bảo đảm tiếp xúc đủ vớiánh sáng mặt trời
Điềutrị đặc hiệu
Còi xương cổ điển
Liều điều trị vitamin D 5000đv/ngày uống liên tục trong 2-3 tuần.
Liều điều trị được chỉ định dựa vào hình ảnh X quang xương cổ tay hoặc cổ chân, đầu xương bị
khoét hình đáy chén. Sau 2-3 tuần điều trị chụp kiểm tra lại:
- Nếu có hình ảnh đường viền của giai đoạn phục hồi, chuyển sang liều phòng bệnh: 400
đv/ngày - Nếu còn hình ảnh khoét xương: tiếp tục liều điều trị thêm vàingày.
- Kết hợp thêm chế độ ăn giàu chất đạm và đủ các chất, không cần thêm thuốc có Ca
Còi xương sớm
- Vitamin D: 1500-2000 đv/ngày (3-4tuần, sau đó chuyển sang liều phòng bệnh 400đv/ngàyliên
tục cho đến tuổi biết đi không cần kiểm tra xương như trong thể cổ điển.
- Đối với trẻ bú mẹ: nên kiểm tra Ca++
máu của mẹ và khuyên mẹ không kiêng cữ trong chế độ
ăn. Nếu Ca++
máu của mẹ giảm, cho mẹ uống Gluconate hoặc lactate Ca 2g/ngày cho đến khi
Ca++ máu trở về bình thường. Nếu Ca++
máu của trẻ giảm (Ca huyết thanh < 7.0 mg/dl hay Ca++
<
3.5mg/dl)
+ Cho Calcium gluconate 10% liều 1-2ml/kg tiêm tĩnh mạch chậm, theo dõi ECG nếu có. Duy trì
bằng chuyền tĩnh mạch liều 4-6ml/kg/ngày (36-54meq/kg/ngày). Nếu cần có thể lặp lại như
trên lần thứ 2.
+ Duy trì: cho Ca đường uống 75mg/kg/ngày chia đều 4 lần
Còi xương bào thai
Điều trị như thể bệnh còi xương sớm nhưng cần chú ý tình trạng hạ Ca++
máu có thể nặng. Cần
kiểm tra Ca ++
máu của mẹ và điều trị như trên
7
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 3: Trình bày triệuchứng lâm sàng bệnhthiếuvitaminA ở trẻ em?
Triệuchứng toàn thân
- Trẻ mệt mỏi, kém ăn, chậm lớn
- Da khô, tóc dễ rụng.
- Hay bị rốiloạn tiêu hóa, viêm phế quản, viêm mũi họng
Triệuchứng đặc hiệuở mắt
Bệnh tiến triển âm thầm, thường ở 2 bên mắt nhưng có thể ở các giai đoạn khác nhau.
Phân loại theo Tổ chức y tế thế giới năm 1982 (Bảng 11.1)
Bảng 11.1. Phân loạicác tổn thương ở mắtdo thiếu vitamin A
Phân loại Biểu hiện Phân loại Biểu hiện
1. XN Quáng gà 5. X3A Loét nhuyễn < 1/3
diện tích giác mạc
2. X1A Khô kết mạc 6. X3B Loét nhuyễn >1/3
diện tích giác mạc
3. X1B Vệt Bitot 7. Xs Sẹo giác mạc
4. X2 Khô giác mạc 8. Xf Khô đáy mắt
Quáng gà (XN)
- Là biểu hiện sớm nhất của bệnh thiếu vitamin A
- Chẩn đoán xác định dựa vào: tiền sử suy dinh dưỡng, mới mắc các bệnh sởi, ỉa chảy, rối loạn
tiêu hóa. Trẻ dễ bị vấp ngã, đi quờ quạng khi chiều tối.
- Khỏi nhanh khi điều trị vitamin A
Khô kết mạc (X1A)
-Là tổn thương đặc hiệu do thiếu vitamin A gây biến đổi sớm nhất ở bán phần trước kết mạc.
- Mắt hay chớp, lim dim, hay gặp cả hai mắt. Kết mạc bình thường bóng ướt, trong suốt trở nên
xù xì, vàng, nhăn nheo, có bọt nhỏ, không thấy rõ các mạch máu.
- Hồi phục nhanh nếu được điều trị bằng vitamin A
8
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Vệt Bitot (X1B)
-Là triệu chứng đặc hiệu của tổn thương kết mạc
- Những đámtế bào biểu mô kết mạc bị sừng hóa, dày lên thành từng đámvà bong vảy, có màu
trắng xám nổi lên bề mặt kết mạc nhãn cầu. Bề mặt kết mạc phủ một chất như bọt xà phòng
hoặc lổn nhổn như bã đậu. Hiện tượng này gặp ở kết mạc nhãn cầu sát rìa giác mạc điểm 3 giờ
và 9 giờ, thường có hình tam giác đáy quay về phía rìa giác mạc. Có thể kết hợp với khô kết mạc
hoặc đơn độc (Hình 11.1)
- Khỏi nhanh khi điều trị vitamin A tấn công
Hình 11.1. VệtBitot ở kết mạc
Khô giác mạc (X2)
- Là giai đoạn biến đổi bệnh lý ở giác mạc. Có thể hồi phục hoàn toàn không đểlại sẹo nếu điều
trị kịp thời
- Biểu hiện cơ năng: sợ ánh sáng, chói mắt, hay nheo mắt.
- Biểu hiện thực thể: giác mạc mất bóng sáng, mờ đi như màn sương phủ. Biểu mô giác mạc bị
trợt, cảm giác giác mạc bị giảm sút. Sau đó nhu mô có thể bị thâm nhiễm tế bào viêm làm giác
mạc đục, thường ở nửa dưới của giác mạc. Có thể có mủ tiền phòng và khô kết mạc. Đây là yếu
tố để chẩn đoán xác định khô giác mạc do thiếu vitamin A
Loét nhuyễn giác mạc dưới 1/3 diện tích giác mạc (X3A)
-Là tổn thương không hồi phục của giác mạc đểlại sẹo giác mạc và giảm thị lực. Nếu loét sâu có
thể gây phòi mống mắt để lại sẹo dày, dính mống mắt. Tổn thương này hay gặp ở nửa dưới của
giác mạc
Loét nhuyễn giác mạc trên 1/3 diện tích giác mạc (X3B)
-Là tổn thương nặng nề gây hoại tử tất cả các lớp của giác mạc. Gây phá hủy nhãn cầu hoặc
biến dạng. Toàn bộ giác mạc bị hoại tử, lộ mống mắt ra ngoài, lòi thủy tinh thể và dịch kính ra
ngoài, teo nhãn cầu (Hình 11.2)
9
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Hình 11.2. Loét nhuyễn giác mạc
Sẹo giác mạc (Xs)
- Là di chứng của loét giác mạc. Sẹo dúmdó, màu trắng. Phân biệt với sẹo giác mạc do các
nguyên nhân khác bằng hỏi kỹ tiền sử, bị cả 2 bên hay 1 bên...
. Khô đáy mắt (Xf)
-Là tổn thương võng mạc do thiếu vitamin A mãn tính.
- Thường gặp ở trẻ lớn, lứa tuổi đi học, có kèm theo quáng gà. Soi đáy mắt : Thấy xuất
hiện những chấm nhỏ màu trắng hoặc vàng nhạt rải rác dọc theo mạch máu võng mạc.
- Chẩn đoán phân biệt: viêm võng mạc chấmtrắng. Viêm võng mạc do viêm thận cấp hoặc mãn
10
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 4: Trình bày phân độ suy dinh dưỡng theolâm sàng ?
Ở giai đoạn đầu triệu chứng rất ngèo nàn dễ bỏ sót, thường biểu hiện bằng:
- Ngừng tăng cân hoặc sút cân.
- Lớp mỡ dưới da mỏng dần.
- Trẻ chậm biết đi, ít hoạt bát.
- Da xanh dần
Suy dinh dưỡng độ I (Nhẹ)
- Cân nặng theo tuổi (W/A) còn 70 - 80% so với cân nặng bình thường
- Không phù
- Lớp mỡ dưới da bụng mỏng
- Chưa rối loạn tiêu hoá
Suy dinh dưỡng độ II (Vừa)
- Cân nặng theo tuổi còn 60-70%
- Không phù.
- Lớp mỡ dưới da bụng và mông mỏng.
- Rối loạn tiêu hoá từng đợt,trẻ biếng ăn
Suy dinh dưỡng độ III (Nặng)
Thể phù (Kwashiorkor)
- Rối loạn tiêu hoá, chán ăn, hay nôn trớ, có từng đợt táo bón xen kẽ với tiêu chảy
- Tinh thần mệt mỏi, thờ ơ với xung quanh, hay quấy khóc
- Lòng bàn tay nhợt hoặc rất nhợt: nhìn vào lòng bàn tay trẻ so sánh lòng bàn tay trẻvới màu
lòng bàn tay của trẻ khoẻ, hoặc bà mẹ hoặc thầy thuốc, nếu thấy lòng bàn tay trẻ nhạt màu hơn
là có lòng bàn tay nhợt, nếu cả lòng bàn tay trẻ trắng là rất nhợt.
- Phù cả 2 bàn chân: bắt đầu phù từ mặt và hai chi dưới, sau phù toàn thân có thể phù màng
bụng, phù trắng, phù mềm ấn lõm.
11
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
- Rối loạn săc tố da: cùng vớiphù, trẻ xuất hiện những nốt đỏ ở bẹn, chi, mông, các nốt này tập
trung thành từng mảng đỏ và thâm đen và bong ra, để lại lớp da non dễ bị nhiễm trùng làm da
trẻ loang lỗ như da rắn, thường gặp ở trẻ trai.
- Cân nặng còn 60-80%
- Tóc thưa, bạc màu, dễ gẫy, dễ rụng.
- Răng mất bóng, sẩm màu, dễ bị sâu, mọc chậm.
- Mắt khô, sợ ánh sáng, loét giác mạc, dễ dẫn đến mù do thiếu vitamin A
- Xương loãng, thiếu chất vôi, chậm cốt hóa, dễ bị biến dạng xương.
- Gan thường to, chắc do thoái hóa mỡ, có thể dẫn đến suy gan đây là một nguyên nhân chính
gây tử vong.
- Cơ tim dễ bị suy do thiếu đạm, thiếu máu, thiếu vitamin B1 hoặc do thiếu vitamin K.
- Ruột: do thiếu dinh dưỡng, niêm mạc ruộtteo dần, mất các nếp nhăn, chức năng hấp thu
kém, dễ gây rối loạn tiêu hóa, nhu động ruột giảm, dễ gây chướng bụng
- Tụy teo dần và giảm men tiêu hóa.
- Não: nếu tình trạng SDD nặng và sớm, lúc tế bào não chưa hình thành đầy đủ và lúc các dây
thần kinh chưa myelin hóa (trước 3 tuổi) sẽ tác hại đến sự trưởng thành của não và giảm trí
thông minh
Thể teođét (Marasmus)
- Trẻ SDD do bị đói thực sự, thiếu các chất glucid, chất béo nặng nên cơ thể phải huy động
glucid, chất béo, chất đạmcủa cơ thể nên trẻ mất hết lớp mỡ dưới da ở vùng mặt, mông chi,
trẻ gầy đét, mặt hốc hác, mắt trũng, da khô, nhăn nheo như cụ già.
- Cân nặng theo tuổi (W/A) còn dưới 60%
- Không phù
- Dấu hiệu gầy mòn nặng rõ rệt
- Cơ nhẽo, teo rõ rệt
- Trẻ có các triệu chứng của thiếu vitamin A, D, B1, K, B12...nhưng nhẹ hơn.
- Gan không to, tình trạng thiếu đạm, thiếu máu, thiếu vitamin K nhẹ hơn thể phù.
- Trẻ hay rối loạn tiêu hoá do đó nếu cho trẻ ăn sớm, đầy đủ và giải quyết nguyên nhân thì trẻ
nhanh chóng phục hồi hơn.
12
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
- Tiên lượng trước mắt tốt hơn thể phù.
Thể kết hợp (phù - teođét hay Kwashiorkor-Marasmus )
- Cân nặng theo tuổi còn dưới 60%
- Phù 2 bàn chân
- Có triệu chứng xen kẽ của cả hai thể trên
Chú ý: Ngoàicác triệu chứng mô tả trên, trẻ bị suy dinh dưỡng ở cả 3 thể đều có thể mắc các
bệnh nhiễm trùng
13
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 5 Trình bày phác đồ điềutrị suy dinhdưỡng trẻ em ?
Suy dinh dưỡng nhẹ hoặc vừa
* Đảm bảo cho trẻ ăn đủ số lượng và chất lượng theo ô vuông thức ăn.
- Tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Không nên cai sữa khi trẻ đang suy dinh dưỡng. Nếu đã
cai sữa nên cho trẻ ăn thêm sữa bò, sữa đậu nành .
- Chế biến thức ăn nấu nhừ, thức ăn dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng
- Cho trẻ ăn hoặc uống nước quả tươi
- Nếu trẻ biếng ăn kiên trì cho trẻ ăn nhiều bữa
*Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
- Tắm cho trẻ nước ấm hàng ngày , thay quần áo sạch
- Mặc đủ ấm.
- Nếu có thiếu máu: bổ sung viên sắt mỗi ngày một liều trong 14 ngày theo bảng 10.3
Bảng 10.3. Liều lượng sắt cho trẻ tuổi và cân nặng
Cân nặng hoặc tuổi Sắt sunfat 200mg(60mg sắtnguyên tố)
4-<6kg (2-<4tháng) 1/4 viên/liều
6-<10kg (4-<12tháng) 1/3 viên/liều
10-<19kg(12 tháng -<5 tuổi) 1/2 viên/liều
- Nếu nghi ngờ nhiễm giun. Hãy cho uống mebendazol: mỗi ngày 200mg mebendazoltrong 3
ngày nếu trẻ >2 tuổi
- Vitamin B, C
- Muối khoáng: kaliclorua 1g/ngày × 2 tuần, canxiclorua 1g/ngày × 2 tuần
Suy dinh dưỡng nặng
Tốt nhất, những trẻ này cần được điều trị tại bệnh viện và phải coi như là bệnh cấp cứu cần
được xử trí kịp thời, tích cực các tình trạng có thể xảy ra
Hạ đường huyết
Tất cả trẻ suy dinh dưỡng nặng đều có nguy cơ hạ đường huyết. Hạ đường huyết khi
14
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
glucose máu < 3 mmol/l (55mg/dl). Nếu không thể đo glucose máu được, cần coi tất cả những
trẻ suy dinh dưỡng nặng đều có hạ đường huyết.
- Cho 50 ml glucose 10% hoặc nước đường sucrose (1 thìa cà phê đường và 3,5 thìa canh nước)
uống hoặc cho qua sonde dạ dày, sau đó cho ăn càng sớm càng tốt.
- Cho ăn 2h/lần cả ngày và đêm.
- Nếu trẻ hôn mê, điều trị bằng glucose tĩnh mạch, nếu không có điều kiện truyền tĩnh mạch,
cho glucose10% hoặc nước đường sucrose qua sonde dạ dày.
- Điều trị hạ đường máu bằng đường tĩnh mạch:cho 5ml/kg dung dịch glucose 10% tiêm tĩnh
mạch chậm (Bảng 10.4)
Bảng 10.4. Liều lượng glucose theo tuổi và cân nặng
Tuổi và trọng lượng Lượng dung dịch glucose/ 1lần
< 2 tháng (<4 kg) 15 ml
2-<4 tháng (4-<6kg) 25ml
4-<12 tháng (6-<10 kg) 40ml
1-< 3 tuổi (10-<14 kg) 60ml
3-<5 tuổi (14-<19kg) 80ml
- Đo lại đường máu sau 30 phút, nếu glucose < 3 mmol/l hoặc trẻ trở nên lơ mơ, cho lại liệu
trình trên một lần nữa
Hạ thân nhiệt
Hạ đường huyết và hạ thân nhiệt thường xảy ra đồng thời. Cho ăn thường xuyên là phần
quan trọng để phòng hạ thân nhiệt.
- Cho ăn 2h/lần và cho ăn cả đêm.
- Đặt trẻ trong phòng ấm 28-30°c, tránh gió lùa và quấn kín trẻ.
- Thay tã, quần áo ướt, giữ cho trẻ và giường khô.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với lạnh.
- Cho trẻ ngủ vớimẹ
Mất nước
15
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Nếu chỉ dựa vào lâm sàng thì khó đánh giá chính xác tình trạng mất nước ở trẻ suy dinh dưỡng
nặng. Có thể coi tất cả trẻ suy dinh dưỡng bị tiêu chảy đều có mất nước.
* Không bù dịch bằng đường truyền trừkhicó shock
Sử dụng dung dịch ORS. Dung dịch này uống chậm hơn so với khibù nước ở trẻ có tình trạng
dinh dưỡng bình thường.
+ 5 ml/kg 30 phút/lần trong 2 h đầu. Sau đó cho 5-10 ml/kg/h trong 4 giờ tiếp theo.Chú ý phát
hiện thừa nước, nên kiểm tra mạch, nhịp thở, số lần đitiểu, số lần đingoài, nôn. Nếu có dấu
hiệu thừa nước (nhịp thở tăng, mạch tăng) ngừng ORS ngay và đánh giá lại sau 1 h.
* Bù nước bằng đường tĩnh mạch
Khi trẻ có triệu chứng shock, lơ mơ, mất ý thức:
- Lập đường truyền tĩnh mạch (lấy máu làm xét nghiệm cấp cứu).
- Cân trẻ và tính số lượng dịch cần cho.
- Cho dung dịch đường tĩnh mạch 15ml/kg/giờ. Sửdụng một trong các dung dịch sau (chọn theo
thứ tự): Ringer lactat cùng với glucose 5% (dextrose), hoặc Ringer lactat (Bảng 10.5)
Bảng 10.5. Liều lượng dịch truyền theo kg trọng lượng cơ thể
Trọng lượng (Kg) Lượng dịch truyền
TM (15ml/kg/giờ
Trọng lượng (Kg) Lượng dịch truyền
TM (15ml/kg/giờ)
4 60 12 180
6 90 14 210
8 120 16 240
10 150 18 270
- Đếm mạch, nhịp thở lúc bắt đầu truyền dịch và sau đó 5-10 phút/lần
- Nếu có dấu hiệu cải thiện (mạch, nhịp thở giảm), lặp lại truyền tĩnh mạch 15ml/kg/giờ, sau đó
chuyển sang cho uống hoặc qua sonde dạ dày ORS 10ml/kg/giờ trong 10 giờ
* Nếu trẻ không cải thiện sau lần truyền tĩnh mạch đầu tiên với 15 ml/kg, có thể trẻ bị shock
nhiễm khuẩn
- Duy trì dịch truyền tĩnh mạch 4 ml/kg/giờ trong khi chờ máu
16
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
- Khi có máu, truyền máu tươi toàn phần 10ml/kg, cho chảy thật chậm trong 3 giờ (truyền khối
hồng cầu nếu có suy tim), bắt đầu cho ăn lại .
* Nếu tình trạng trẻ xấu đi trong quá trình bù dịch (nhịp thở tăng thêm 5 nhịp/phút hoặc mạch
tăng thêm 25nhịp/phút, ngừng truyền dịch vì dịch truyền tĩnh mạch có thể làm tăng tình trạng
nặng
Rối loạn điệngiải
Tất cả suy dinh dưỡng nặng đều thiếu K, Mg
- Điều trị: cho thêm K (3-4 mmol/kg/ng)
- Thêm Magne (0,4-0,6 mmol/kg/ng). Cần cho K, Mg vào thức ăn
- Chế biến thức ăn không thêm muối vì thừa Na trong cơ thể vẫn xảy ra mặc dù Na trong huyết
tương thấp. Cho nhiều Na có thể làm trẻ tử vong
Nhiễmkhuẩn
- Cho tất cả suy dinh dưỡng nặng: kháng sinh phổ rộng
Phục hồi các yếutố vi lượng
- Không được cho viên sắt ngay mà cần chờ đến khi trẻ ăn ngon miệng và bắt đầu tăng cân vì
sắt có thể làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng lên.
- Điều trị hằng ngày, ít nhất trong 2 tuần gồm:
+ Đa sinh tố
+ Acid folic. Ngày đầu cho 5 mg, sau đó 1 mg/ngày
+ Kẽm (10mg/ngày)
+ Đồng (0,3 mg/kg/ngày)
+ Khi đã tăng cân, cho Sulfate sắt (3mg Fe/kg/ngày)
+ Cho vitamin A uống (< 6 tháng: 50.000 UI, 6-12 tháng: 100.000UI, trẻlớn: 200.000UI) trong
ngày đầu.
* Nếu trẻ có biểu hiện thiếu vitamin A ở mắt thì cho trẻ uống vitamin A như sau:
Trẻ < 1 tuổi :
Ngày đầu :100.000đv
Ngày hai : 100.000đv
17
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Sau hai tuần : 100.000đv
Trẻ > 2 tuổi :
Ngày đầu :200.000đv.
Ngày hai : 200.000đv .
Sau hai tuần : 200.000đv
Bắt đầu cho ăn lại
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn bú.
- Ăn nhiều bữa nhỏ với nồng độ thẩm thấu và nồng độ lactose thấp
- Ngày đầu: 75 Kcal/kg và tăng dần năng lượng đểđạt cuối tuần đầu là: 100Kcal/kg/ngày (Bảng
10.6 và 10.7)
- Dịch: 130 ml/kg/ngày (100ml/kg/ngày nếu trẻcó phù nặng).
- Nên ăn từ từ và số lượng tăng dần chia nhiều bữa
- Nếu trẻ không ăn được, cho trẻ ăn qua sonde dạ dày.
Bảng 10.6. Chế độ ăn trong tuần đầu
Ngày Loại thức ăn Số lần ăn trong ngày ml/kg Kcalo/kg
1-2 Sữa pha loãng ½ 12 150 75
3-4 Sữa pha loãng 2/3 8-12 150 100
5-7 Sữa nguyên 6-8 150 150
Bảng 10.7. Công thức pha sữa nguyên 1000mlcó 1000 kcal
Thành phần Sữa bò tươi Sữa bột toàn phần Sữa gầy Sữa chua
Sữa 1000ml 150g 75g 1000ml
Đường 50g 50g 50g 50g
Dầu 20g 10g 60g 20g
Nước 0 Đủ 1000ml Đủ 1000ml Đủ 1000ml
18
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Từ tuần thứ 3 trở đicó thể cho trẻ ăn những thức ăn theo lứa tuổi. Có thể thay dần thức ăn là
sữa bằng thức ăn bình thường.
- Nếu Hb < 4 g/l: Truyền máu tươi 10-15 ml/kg cho 1 lần truyền (tốt nhất truyền khối hồng cầu).
- Nếu protit máu < 30 g/l, truyền plasma tươi 10-15 ml/kg cho 1 lần truyền
Đánh giá tăng trưởng
- Giai đoạn này cần chăm sóc tích cực để đảmbảo tăng cân > 10g/kg/ngày
- Tăng cân được đánh giá như sau:
Kém: < 5 g/kg/ngày
Trung bình: 5-10 g/kg/ngày
Tốt: > 10 g/kg/ngày
19
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 6: Trình bày cách phân độ tiêuchảy cấp trẻ em?
Đánh giá mức độ mất nước và chọn phác đồ điều trị
Những dấu hiệu biểu thị tình trạng mất nước trên được sắp xếp trong 3 cột A,B,C. Tùy theo mức
độ mất nước của bệnh nhi theo bảng 14.1 sau:
Bảng 14.1. Đánh giá mức độ mấtnước theo IMCI
Dấu hiệu Phân loại Điềutrị
Có từ 2 dấu hiệusau trở lên:
• Li bì, khó đánh thức
• Mắt trũng
• Không uống được hay uống kém
• Nếp véo da mất rất chậm
Mất nước nặng Phác đồ C
Có từ 2 dấu hiệusau trở lên:
• Vật vã, kích thích
• Mắt trũng
• Uống háo hức, khát
• Nếp véo da mất chậm
Có mất nước Phác đồ B
Không đủ các dấu hiệu để phân loại có
mất nước hoặc mất nước nặng
Không mất
nước
Phác đồ A
Mất nước nặng
Trước hết quan sát cột C. Nếu có hai dấu hiệu trở lên ở cột này là bệnh nhi bị mất nước
nặng.
Bệnh nhimất nước nặng là mấtđimột lượng dịch trên 10%trọng lượng cơ thể. Trẻthường
li bì, mệt lịm, thậm chí hôn mê, mắt trũng sâu, không có nước mắt, miệng lưỡi rất khô, thở sâu
và nhanh. Nếu trẻ còn tỉnh thì rất khát nhưng nếu li bì hoặc hôn mê thì uống rất ít hoặc không
uống được. Nếp véo da mất rất chậmtrên 2 giây,mạch quaynhanh và nhỏ hoặc khôngbắt được,
thóp rất trũng, 6 giờ qua không có nước tiểu, chân tay lạnh ẩm, da nổi vân tím và có sốc do mất
nước. Khi đánh giá độ mất nước bao giờ cũng bắt đầu từ mất nước nặng (cột C)
Mất nước nặng phải truyền tĩnh mạch cấp cứu theo phác đồ C
Có mất nước (Mất nước nhẹ và trung bình)
20
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Nếu có 2 hoặc nhiều dấu hiệu ở cột này là đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán thì các dấu này được tính
thuộc cột B.
Mất nước nhẹ là mất lượng dịch từ 5 - 6% trọng lượng cơ thể. Biểu hiện bằng khát, vật vã, độ
đàn hồi của da giảm, các dấu hiệu khác thường không thấy
Mất nước trung bình là mất lượng dịch từ 7 - 10% trọng lượng cơ thể. Biểu hiện bằng khát tăng
hơn, uống háo hức, nếp véo da mất chậm, mắt trũng khô, khóc không có nước mắt, miệng lưỡi
khô, mạch quay nhanh.
Bệnh nhi bị mất nước nhẹ và trung bình được điều trị uống ORS theo phác đồ B
Không mất nước
Nếu trẻ không có đủ các dấu hiệu để xác định mất nước của cột C và cột B thì kết luận trẻ
không có dấu hiệu mất nước.
Bệnh nhi bị tiêu chảy nhưng không có dấu hiệu mất nước thường chỉ mất lượng dịch dưới
5% trọng lượng cơ thể nên không có dấu hiệu mất nước trên lâm sàng.
Dù không có dấu hiệu mất nước nhưng vẫn cần phải bù dịch nhiều hơn bình thường đểđề
phòng dấu hiệu mất nước xuất hiện. Các bệnh nhi không có dấu hiệu mất nước chỉ cần điều trị
tại nhà theo phác đồ A.
Lưu ý: Khi đánh giá tình trạng mất nước cần cân trẻ. Khi cân cần cởi bỏ quần áo. Cân rất
quan trọng đểxác định lượng dịch uốngvà truyền tĩnh mạch.Khi có mất nước, số cân nặng không
được ghi vào biểu đồ tăng trưởng.
21
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 7: Trình bày phác đồđiềutrị tiêuchảy cấp chưa mất nước ?
Phác đồ A - Điềutrị tiêuchảy tại nhà
Chỉ định ở bệnh nhân không có dấu hiệu mất nước, điều trị tại nhà
Hướng dẫn bà mẹ 3 nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà
Cho trẻ uống nhiềudịch hơn bình thường để đề phòng mất nước
*Cho trẻ uống 1 trong các loại dịch sau
- Oresol
+ Cách pha oresol:
Hiện nay có nhiều loại gói oresol khác nhau. Có loại pha trong 200ml, có loại pha trong 250 ml,
có loại pha trong 1lít nước. Có loại có mùi vị cam cho trẻ dễ uống. Vì vậy cần phải chuẩn bị dụng
cụ đong nước cho phù hợp với các hướng dẫn ghi trên gói oresol. Cần phải rửa tay trước khi
pha oresol và sử dụng các dụng cụ sạch để đựng. Dung dịch oresol đã pha chỉ dùng trong 24
giờ.
+ Cách cho trẻ uống oresol:
+Trẻdưới 2 tuổi cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 lần/ phút.
+Trẻlớn hơn cho uống từng ngụmbằng cốc.
+Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau đó uống chậm hơn. Ví dụ: cho uống từng thìa cách nhau 2- 3
phút.
+ Liều lượng oresol của trẻ được tính theo bảng
Bảng Liều lượng uống oresol
Tuổi Lượng ORS uống sau mỗi lần đi
ngòai
Lượng ORS cần cung cấp để
dùng tại nhà
Dưới 24 tháng
2 - 10 tuổi
10 tuổi trở lên
50-100ml
100- 200ml
Uống theo nhu cầu
500ml/ngày
1000ml/ngày
2000ml/ngày
22
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
- Nước cháo: Lấy 1 nắm gạo(50g) + 1nhúmmuối(3,5g) + 6 bát nước(1,2lít) đun sôi cho đến khi
hạt gạo nở tung. Chắt lấy nước cho trẻ uống. Chỉ nên dùng nước cháo này trong ngày nhưng tốt
nhất là không nên dùng quá 6 giờ.
- Nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước sạch khác như nước dừa.
- Cho uống những dịch này cho đến khi hết tiêu chảy
*Không cho trẻ uống
Các loại nước giải khát có đường pha chế sẵn vì sẽ làm trẻ tiêu chảy nhiều hơn
Tiếptục cho trẻ ăn
Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ nếu trẻ còn đang bú mẹ
Nếu trẻ không được bú sữa mẹ thì cho ăn như thường lệ.
-Cho ăn ngay sau khi chế biến. Thức ăn cần được nấu kỹ hoặc nghiền nhỏ.
-Cho uống nước quả tươi nhưng không được pha thêm đường hoặc chuối nghiền để cung cấp
kali cho trẻ.
-Khuyến khích trẻ ăn làm nhiều bữa
-Nếu trẻ đang uống sữa bột thì nên chuyển sang loại sữa dành riêng cho trẻ tiêu chảy như sữa
O-lac hoặc Enfalac Lactofree
Đưa trẻ tới khám lại
Cần đưa trẻ đến khámlại nếu sau 3 ngày không đỡ hoặc có một trong các triệu chứng sau:
Đi ngoài nhiều lần hơn, phân nhiều nước
Nôn liên tục
Khát nhiều.
Ăn hoặc uống kém.
Sốt.
Có máu trong phân.
23
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 8: Trình bày phác đồđiềutrị tiêuchảy cấp có mất nước ?
Phác đồ B - Điều trị mất nước nhẹ hoặc trung bình.
Các trẻ tiêu chảy mất nước B cần được điều trị và chăm sóc tại cơ sở y tế để bù nước và điện
giải trong 4 giờ đầu theo bảng sau
Lượng dung dịch ORS cho uống trong 4 giờ đầu
Tuổi < 4 tháng 4-11tháng 12-23
tháng
2- 4 tuổi 5-14 tuổi >15 tuổi
Cân nặng
(kg)
<5 5 -7,9 8 - 10,9 11-15,9 16-29,9 >30
Lượng dịch
(ml)
200-400 400-600 600-800 800-1200 1200-2200 2200-4000
Chỉ sử dụng tuổi của bệnh nhân để tính lượng dịch cần bù khi không biết cân nặng. Lượng dung
dịch ORS (ml) cũng có thể tính bằng cách nhân trọng lượng cơ thể của bệnh nhân (theo kg) với
75.
Quan sát trẻ cẩn thận và giúp người mẹ cho trẻ uống ORS
Sau 4 giờ đánh giá lại theo bảng đánh giá rồi chọn phác đồ A, B hay C để điều trị tiếp.
Nếu không có dấu hiệu mất nước thì chuyển sang điều trị theo phác đồ A. Khi lượng nước đã bù
lại đủ, trẻ thường đi tiểu nhiều hơn
Nếu hãy còn mất nước nhẹ hoặc trung bình, lại điều trị theo phác đồ B, nhưng cần cho ăn, uống
sữa và nước quả như đã trình bày trong phác đồ A.
Nếu xuất hiện mất nước nặng thì chuyển sang điều trị theo phác đồ C
Nếu người mẹ cần phải về trước khi kết thúc phác đồ điều trị B.
Hướng dẫn người mẹ cho trẻ uống hết lượng ORS cho
Đưa cho người mẹ số gói ORS đủ đểhoàn thành việc bù nước và điều trị thêm 2 ngày như
hướng dẫn trong phác đồ A.
Hướng dẫn người mẹ cách pha dung dịch ORS
Giải thích cho người mẹ 3 nguyên tắc điều trị trong phác đồ A để điều trị trẻ tại nhà
24
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Các thuốc khác trong điềutrị tiêuchảy
Chỉ dùng kháng sinh khi:
Phân có máu hoặc có các dấu hiệu khác nghĩđến do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng
Xét nghiệm phân có bằng chứng nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng
Lỵ trực khuẩn
Ở những nơi mà trực khuẩn lỵ còn nhạy cảm với cotrimoxazolhoặc acid nalidixic. Hãy dùng các
thuốc này với liều sau:
- Trimethoprim (TMP), sulfamethoxazol (SMX): Trẻem: TMP 10 mg/kg/ngày và SMX 50
mg/kg/ngày chia hai lần/ngày x 5 ngày hoặc
- Nalidixic acid: Trẻ em 60 mg/kg/ngày chia làm 4 lần/ngày trong 5 ngày
Gần đây, WHO đã khuyến cáo sử dụng ciprofloxaxin nên là kháng sinh đầu tiên đểđiều trị lỵ
trực khuẩn.
Lị amip
Phân có máu mũi, soi tươi phân thấy kí sinh khuẩn amip thể hoạt động:
Metronidazol(Flagyl, Klion) 30mg/kg/ngày x5 ngày hoặc hydroemetin 1 mg/kg/ngày trong 5 -
10 ngày
Đơn bào Giardia
Metronidazol30mg/kg/ngày 5 - 10 ngày hoặc quinacrin 7mg/kg/ngày trong 5 - 10 ngày.
Tả nặng
Tetracyclin 50mg/kg/ngày chia 4 lần trong 3 ngày cho trẻ trên 8 tuổi hoặc furazolidon
5mg/kg/ngày trong 3 ngày. Nếu kháng với2 thuốc trên thì thay bằng azithromycin
Thuốc chống nôn, cầm ỉa
- Không dùng các thuốc có chế phẩmthuốc phiện, imodium… Các thuốc này làm giảm nhu động
ruột, có nhiều tai biến khisử dụng như liệt ruột, trướng bụng, ngộ độc
- Không dùng các loại kaolin, pectin, tanin vf ít tác dụng thực sự trong điều trị tiêu chảy cấp
25
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 9: Trình bày phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em ?
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là bệnh lý hay gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, có tỷ lệ mắc bệnh và tử
vong cao nhất, trong đó đặc biệt là viêm phổi ở các nước đang phát triển.
Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới năm 2008, thì 1/5 số trẻ dưới 5 tuổi tử vong là do NKHHCT, trong đó 90%
là do viêm phổi. Như vậy ước tính mỗi năm có khoảng 1,8 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì viêm phổi trên toàn
thế giới. Hiện nay, viêm phổi vẫn là bệnh gây tử vong hàng đầu, tiếp sau đó là tiêu chảy, sốt rét, sởi và HIV/AIDS
Phân loại NKHHCT theoTCYTTG Có 2 cách phân loại:
Phân loại theogiải phẫu
• NKHH trên:
Bao gồm những bệnh lý viêm nhiễm ở trên nắp thanh quản:
+ Viêm mũi họng cấp.
+ Viêm họng cấp và viêm họng- amygdales cấp.
+ Viêm xoang cấp.
+ Viêm tai giữa cấp.
+ Viêm tai xương chủm.
• NKHH dưới:
+ Viêm thanh quản.
+ Viêm nắp thanh quản.
+ Viêm thanh khí phế quản cấp.
+ Viêm phế quản cấp.
+ Viêm phổi.
+ Viêm tiểu phế quản cấp.
Phân loại theomức độnặng nhẹ
NKHHCT được chia thành 4 mức độ nặng nhẹ khác nhau là: bệnh rất nặng hoặc viêm phổi rất
nặng, viêm phổi nặng, viêm phổi và không viêm phổi (ho hoặc cảm lạnh, cảm cúm đơn thuần)
26
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
- Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi
Chú ý : Đối vớitrẻ nhỏ< 2 tháng tuổi cũng như trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi , chỉ cần có một trong
các dấu hiệu nguy cơ thì được xếp ngay là bệnh rất nặng.
27
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
28
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 10: Trìnhbày triệuchứng lâm sàng, cận lâm sàng viêmtiểuphế quản trẻ em ?
Viêm tiểu phế quản cấp tính là một bệnh hô hấp nặng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 1
tuổi. Bệnh mắc nhiều về mùa đông xuân.
Tổn thương cơ bản của viêm tiểu phế quản cấp tính là tình trạng viêm xuất tiết, phù nề niêm mạc tiểu phế quản
lan rộng và hậu quả là tắc hẹp đường thở nhỏ có đường kinh < 2mm làm trẻ khó thở, tím tái, nếu không phát
hiện kịp thời, điều trị tích cực trẻ có thể tử vong vì ngạt thở.
TRIỆU CHỨNG
Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng thay đổi tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Bệnh khởi đầu bằng các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên (chảy nước mũi, hắt hơi, họ
nhẹ sau vài giờ đến vài ngày). Sau đó trẻ họ nhiều hơn, có thể họ từng cơn dữ dội như kiều họ
gà, trẻ rất mệt, tình trạng kích thích vật vã khó chịu, buồn ngủ, chán ăn, bỏ bú và nôn.
Trẻ thường sốt nhẹ, đôi khi sốt rất cao. Có một số trường hợp trẻ không sốt.
Triệu chứng cơ năng và thực thể về hô hấp:
Trẻ khó thở nhanh, khó khẻ lan tỏa, rút lõm lồng ngực, tím tái.
Lồng ngực bị giãn rộng ra, gõ trong do hiện tượng khí phế thũng.
Nghe ran ngáy, có thể rải rác ran ẩm. Thở ra không kéo dài thường xuyên như trong hen phế
quản bởi vi hiện tượng tắc các phế quản nhỏ không đồng nhất trong toàn bộ phổi, các vùng
phối không bị tắc thở ra vẫn bình thường. Nếu phối tắc nghẽn nặng trẻ có thể giảm hoặc mất
thông khí.
Ngoài triệu chứng hô hấp trẻ có thể có biểu hiện rối loạn tim mạch (tim nhanh, có thể có suy
tim trong trường hợp nặng).
Trẻ có thể có hiện tượng mất nước qua hộ hấp (thờ nhanh) hoặc sốt và rối loạn tiêu hoả (nôn,
ia lỏng).
Cận lâm sàng
Xquang
Trường hợp viêm tiểu phế quản nhẹ chiếu và chụp phổiít khi thấy tổn thương rõ, thường chỉ
thấy hiện tượng khí phế thũng (phổi sáng hơn bình thường).
29
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Trường hợp nặng có thể thấy những vùng mờ do rốiloạn thông khí, xẹp phổi. Hiện tượng khí
phế thũng nặng hơn (phổi quá sang). Thành các phế quản nhỏ dày hơn bình thường, rốn phổi
đậm.
Xét nghiệmvirus, vi khuẩn Tìm virus, vi khuẩn:
Có thể phân lập được virus trong những ngày đầu của bệnh qua các chất xuất tiết ở họng, mũi
hoặc phát hiện tác nhân virus qua phương pháp miễn dịch huỳnh quang hoặc huyết thanh chẩn
đoán.
Khi có bội nhiễm cấy dịch phế quản có thể tìm thấy các loại vi khuẩn như tụ cầu, phế quản,
Hemophilus influenzae gây viêm tại chỗ hoặc xuống sâu hơn gây viêm phố nặng thêm.
Công thức máu: thường có số lượng bạch cầu bình thưởng (trừ khi có bội nhiễm thêm vi khuẩn)
bạch cầu ái toan có thể tăng trong máu và trong đờm.
30
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 11: Trìnhbày phác đồ điềutrị viêmtiểuphế quản trẻ em?
Viêm tiểu phế quản cấp tính là một bệnh hô hấp nặng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 1
tuổi. Bệnh mắc nhiều về mùa đông xuân.
Tổn thương cơ bản của viêm tiểu phế quản cấp tính là tình trạng viêm xuất tiết, phù nề niêm mạc tiểu phế quản
lan rộng và hậu quả là tắc hẹp đường thở nhỏ có đường kinh < 2mm làm trẻ khó thở, tím tái, nếu không phát
hiện kịp thời, điều trị tích cực trẻ có thể tử vong vì ngạt thở.
ĐIỀU TRỊ
Nếu có dấu hiệu viêm tiểu phế quản cần đưa trẻ đến bệnh viện khámvà điều trị
Đặc biệt cần đưa đến bệnh viện ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu sau:
▪ trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi
▪ có tiền sử hoặc hiện tượng tím tái ngừng thở
▪ trước đó hoặc hiện tại khò khènặng;
▪ nhịp thở nhanh trên 60 lần/phút:
▪ PaO2, trong máu động mạch dưới 60mmHg.
Trước hết để trẻ nằm trong buồng mát khoảng 19-20p đầu cao 30-40độ ngửa nhẹra sau để
giúp trẻ dễ thở. Hút thông đường thở để đờmdãi và các chất xuất tiết không bị ứ đọng làm tắc
hẹp phế quản.
Cho thở không khi âm và oxy cho đến khi hết tim tải và khó thở
Cần cho thở oxy sớm sau khi hút thông đường thở. Thở oxy với nồng độ 34-40% thường đủ để
điều chỉnh tình trạng giảm oxy máu động mạch.
Cần theo dõi tỉnh trạng ứ động CO2, bằng đo khímáu động mạch. Khi PaCO2, đã tăng cao, việc
cho thở oxy phải cẩn thận không sẽ làm tăng CO2, nhiều hơn.
Chuyển vào khu cấp cứu, điều trị tích cực khi PaCO2 = 55mmHg, PaO2 <70mmHg ở trẻđang thờ
oxy 60%.
Uống nhiều nước (có thể cho uống Oresol) để bù lại số lượng nước và điện giải đã mất do sốt,
thở nhanh, chán ăn do rối loạn tiêu hoá. Nếu cần truyền dịch nhưng phải theo dõi thận trọng
không truyền nhiều có thể gây suy tim.
Nếu có biểu hiện toàn máu có thể cho dung dịch bicarbona 14%, vớiliều lượng 2-
3mEq/kg/24giờ hoặc theo công thức: XmEq= BEx kg x 0,3
Các thuốc giãn phế quản có thể có tác dụng đối vớimột số bệnh nhân trên 1 tuổi (salbutamol
khí dung).
31
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Corticoid tác dụng điều trị còn bàn cãi nhưng nhiều tác giả cho rằng có thể sử dụng được nhưng
tránh lạm dụng. Không nên dùng kéo dài (không quá 3 ngày). Kháng sinh chống bội nhiễm.
Thuốc kháng viruscó thể dùng ribavirin. Thuốc được sử dụng sớm trước 72 giờ sau khi có triệu
chứng bằng khí dung 18-20 giờ/ngày trong 5 ngày (theo Edell.D).
Khi có biểu hiện suy tim (nhịp tim trên 160 lần/phút, gan to dưới bờ sườn 3cm) cần cho thuốc
trợ tim như digitalin vớiliều lượng 0,02-0,04mg/kg/24giờ.
Nếu trẻ vật vã nhiều có thể cho thuốc an thần vớiliều lượng nhỏ mục đích làm dịu mà không
ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp (cần theo dõi sát, chỉ sử dụng khicần thiết hoặc khi đã đặt nội
khí quản). Có thể dùng phenobarbital 2-3mg/kg/lần.
Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo nếu có suy thở, ngừng thở toan máu với pH dưới 7,25
hoặc không có khả năng đưa PO2, lên trên 60mmHg.
32
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 12: Trìnhbày phác đồ điềutrị viêmphế quản phổi ở trẻ em ?
Bệnh viêm phế quản phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em, là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở
trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới]1 tuổi, sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng. Bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển.
Cần phát hiện và điều trị sớm khi trẻ chưa có suy hô hấp hoặc biến chứng nặng.
Điềutrị theo4 nguyêntắc:
• Chống nhiễm khuẩn.
• Chống suy hô hấp.
• Điều trị các rốiloạn nước, điện giải, thăng bằng, kiềm toan...
• Điều trị các triệu chứng và biến chứng (nếu có).
Chống nhiễmkhuẩn
Điều trị theo nguyên nhân nếu xác định được nguyên nhân
Nếu không xác định được nguyên nhân, điều trị theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Kháng sinh uống được chỉ định cho tất cả trẻ được chẩn đoán viêm phổi khikhông có các xét
nghiệm hỗ trợ (Xquang phối, công thức máu, CRP...) hoặc mức độ nhẹ. Kháng sinh ban đầu lựa
chọn theo tuổi:
* Trẻ < 5 tuổi: Nguyên nhân hay gặp là phê câu và HI, kháng sinh lựa chọn:
Amoxicillin 80mg kg/ngày, uông, chia 2 lần. Hoặc Amoxillin-clavulanic 80mg/kg/ngày, uống, chia
2 lần.
Thời gian điều trị 5 ngày.
* Trẻ ≥ 5 tuổi: Nguyên nhân thường gặp nhất là M. pneumoniae, kháng sinh lựa chọn đầu tiên
là nhóm macrolid:
- Erythromycin 40mg/kg/ngày, chia 4 lần, uống khiđói x 7 ngày. Hoặc
Azithromycin 10mg/kg/ngày, uống 1 lần khi đói x 3-5 ngày. Hoặc
Clarithromycin 15mg/kg/ngày, uống chia 2 lần x 7 ngày.
Trường hợp nặng: trẻ cần phải được nhập viện để điều trị. Kháng sinh lựa chọn ban đầu là một
thuốc thuộc nhómpenicillin kết hợp với một thuốc nhóm aminosid:
Benzyl penicillin: 100.000- 200.000 đv/kg/ngày,Chia 2-4 lần TB/TM. Hoặc
Ampicillin 50mg/kg TM, cách mỗi 6 giờ. Hoặc
33
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Amoxicillin-clavulanic 30mg/kg, TM, cách mỗi 8 giờ.
- Kết hợp với gentamycin 7,5mg/kg TM/TB hoặc amikacin 15mg/kg TM/TB.
Sử dụng ceftriaxon 80mg/kg/24 giờ, TM 1 lần trong ngày hoặc kháng sinh nhómcephalosporin
thế hệ 3 khác (80-100mg/kg/24giờ) khithất bại vớicác thuốc trên hoặc có thể sử dụng ngay từ
đầu.
Thời gian dùng kháng sinh ít nhất 5 ngày.
Nếu có bằng chứng viêm phổi - màng phổi do tụ cầu: sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
Chống suy hô hấp
Đặt trẻ nằm nơi thoáng, yên tĩnh.
Nới rộng quần áo, tã lót để bệnh nhân dễ thở.
Thông thoáng đường thở.
Thở oxy khicó tim tái, khó thở
Thường xuyên theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ… đểkịp thời xử trí.
Trường hợp tím tái nặng, ngừng thở có thể đặt ống nội khíquản để dễ dàng hút thông đường
thở, thở oxy, bóp bóng hô hấp hỗ trợ.
Bồi phụ nước, điệngiải, điềuchỉnhrối loạn thăng bằng kiềmtoan... tùy theotìnhtrạng bệnh
nhân.
Chăm sóc
Theo dõi trẻ thường xuyên: nhịp thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ...
Bảo đảm cho trẻ được ăn hoặc bú sữa mẹ đầy đủ, nếu không ăn, bú được phải đổ sữa bằng
thìa, cho ăn bằng sonde.
Cho trẻ uống nước đầy đủ để bổ sung lượng nước mất.
Làm dịu đau họng, họ bằng các thuốc họ thảo dược
Xoay trở trẻ thường xuyên, tránh nằm lâu một chỗ.
34
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 13: Trìnhbày triệuchứng lâm sàng bệnh henphế quản ?
Hen phế quản là bệnh không đồng nhất, thường đặc trưng bởi viêm mạn tính đường thở. Hen phế
quản có hai đặc điểm cơ bản là: Có tiền ẳ có các triệu chứng về hô hấp như khò khè, thở gấp, nặng ngực
và ho thay đổi theo thời gian, cường độ và giới hạn luồng khí thở ra dao động
Triệuchứng cơ năng
- Ho: Lúc đầu là ho khan, sau xuất tiết nhiều đờmdãi, ho nhiều về đêm lúc gần sáng, nhất là
khi thay đổi thời tiết.
- Khạc đờm, khi trẻ ho thường khạc nhiều đờm trắng. Nếu đờm có mủ tức là có bội nhiễm
viêm phế quản do vi khuẩn.
- Khó thở: chủ yếu là khó thở ra, kéo dài. Trường hợp nhẹ khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức,
khi ho, khi khóc, cười. Trẻ lớn có thể có cảm giác thở ngắn hơi và nặng ngực
- Trường hợp điển hình khó thở biểu hiện thường xuyên kiểu khó thở ra, có tiếng khò khè, cò
cử chủ yếu về ban đêmgần sáng. Trước khi xuất hiện cơn khó thở, thở khò khètrẻ thường
xuyên xuất hiện một số dấu hiệu báo trước như hắt hơi, ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi
Triệuchứng thực thể
- Gõ phổi: có thể thấy vang hơn bình thường, vùng đục trước tim giảm, lồng ngực như bị giãn
ra.
- Nghe: có tiếng ran rít, ran gáy, tiếng thở khò khè, rì rào phế nang âm sắc trở nên rít, đặc biệt
rõ khithở ra mạnh và kéo dài.
- Ngoài ran rít, ran ngáy, ở trẻ nhỏ có thể nghe ran ẩm cả hai thì thở ra và thở vào.
- Trường hợp hen phế quản kéo dài, lồng ngực có thể bị nhô ra phía trước, vainhô lên trên,
xương sườn nằm ngang, các khoang liên sườn giãn rộng
35
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 14: Trìnhbày cách phân loại suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh?
Suy hô hấp cấp do nhiều nguyên nhân gây nên, rất hay gặp trong trẻ sơ sinh trong tuần lễ đầu, một phần do sự
thích nghi chưa hoàn toàn của phổi, tuần hoàn, thần kinh và chuyển hóa khi làm quen với môi trường bên ngoài
tử cung. Suy hô hấp là 1 trong những nguyên nhân gây tử vong cao cho trẻ sơ sinh trong tuần đầu sau đẻ,
chiếm khoảng 70-80% theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới và 87,7% theo bệnh viện Nhi trung ương
Phân loại theomức độsuy hô hấp
Tổng số điểm
• Dưới 3: trẻ không suy hô hấp
• từ 3-5 : suy hô hấp nhẹ
• trên 5: suy hô hấp nặng
Phân loại theonguyên nhân suy hô hấp
Bệnhtại hệ thống hô hấp
Do tắc đường hô hấp trên
- Tắc lỗ mũi sau
- Dò thực quản -khíquản
- Hội chứng Pierre- Robin
- Polype họng
- Hẹp thanh quản do phù nề, mềm sụn thanh quản
Nguyênnhân tại phổi
- Dị dạng phổi như kén phổi bẩm sinh, teo phổi, ứ khí phổi
- Phổi non
36
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
- Hội chứng hít nước ối phân xu
- Bệnh màng trong
- Hội chứng chậm hấp thu dịch phổi
- Nhiễm trùng phổi
- Xẹp phổi
- Tràn khímàng phổi, trung thất
- Xuất huyết phổi
Bất thường của cơ hô hấp
- Thoát vị cơ hoành
- Nhược cơ tiên phát hoặc thứ phát
Bệnhtại hệ tim mạch
- Chuyển gốc các động mạch lớn
- Thiểu năng thất trái
- Hẹp động mạch chủ
- Fallot 4, đặc biệt có thiểu năng thất trái
Bệnhvề máu
- Thiếu máu do huyết tán (bất đồng nhóm máu mẹ -con), xuất huyết
- Bệnh đa hồng cầu
- Rối loạn đông máu
Do não
- Phù não
- Xuất huyết não
- Chấn thương não
- Viêm não -màng não
- Thuốc an thần, thuốc mê dùng cho mẹ trước đẻ
Rối loạn chuyển hoá
37
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
- Toan máu
- Hạ đường huyết
- Hạ can xi huyết
38
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 15: Trìnhbày đặc điểmhìnhthể ngoài của trẻ sơ sinhđủ tháng ?
Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của mẹ đến lúc sinh trẻ. Với cách tính đó thì Trẻ sơ
sinh đủ tháng có tuổi thai từ 37 đến dưới 42 tuần.
Trẻ già tháng có tuổi thai từ 42 tuần trở lên và trẻ đẻ non có tuổi thai dưới 37 tuần.
Trẻ sơ sinh cân nặng thấp là trẻ có cân nặng lúc đẻ dưới 2500g bao gồm các trẻ đẻ non và trẻ đẻ đủ tháng.
Các trẻ đẻ đủ tháng nhưng có cân nặng dưới 2500g là trẻ suy dinh dưỡng trong bào thai. Tuy vậy về phương
diện chăm sóc các trẻ này cũng tương tự như trẻ đẻ non.
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỂ BÊN NGOÀI CỦA TRẺ ĐỦ THÁNG
Trẻ sơ sinh đủ tháng thường có:
- Cân nặng từ 2500g trở lên (theo WHO)
- Chiều dài từ 45 cm trở lên ( theo WHO)
- Da hồng hào mềm mại, ít lông tơ, lớp mỡ dưới da đã phát triển trên toàn thân, có cục mỡ
Bichard, không thấy rõ các mạch máu dưới da. Vòng sắc tố núm vú khoảng 10mm, núm vú nổi
lên khoảng 2mm
- Tóc mềm dài trên 2cm, móng chi dài chùm kín các ngón
- Trẻ nằm trong tư thế gấp các chi
- Bộ phận sinh dục ngoài đã đầy đủ: trẻ trai tinh hoàn nằm trong hạ nang. Trẻ gái môi lớn đã
phát triển, che kín môi nhỏ và âm vật.
39
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 16: Trìnhbày phác đồ điềutrị nhiễmkhuẩn sơ sinh?
Nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ sơ sinh tại các nước đang phát triển.
Do trẻ sơ sinh còn non yếu, khả năng miễn dịch kém nên dễ mắc một số bệnh nhiễm khuẩn và khi bị mắc bệnh
thường dễ trở nên nặng do nhiễm khuẩn lan rộng ra toàn cơ thể. Các bệnh thường gặp ở thời kỳ sơ sinh là
nhiễm khuẩn rốn, uốn ván, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn đường hô hấp và nhiễm khuẩn huyết.
Điềutrị bằng kháng sinh
Sử dụng kháng sinh dự phòng và điều trị cho trẻsơ sinh
Sử dụng kháng sinh dự phòng khicó 1 trong các biểu hiện sau:
▪ Vỡ ối sớm trước 24 giờ
▪ Một trong các biểu hiện nhiễm trùng của mẹ quanh đẻ sau:
o Sốt
o Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới
o Viêm âm đạo
o Nước ối bẩn hoặc có mùi khó chịu
▪ Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh không rõ nguyên nhân
▪ Các phẫu thuật hoặc thủ thuật có nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện trong giai đoạn sơ
sinh
Lựa chọn kháng sinh ban đầu trong dự phòng hoặc điều trị
* Khikhông tìm được hoặc chưa tìm được vi khuẩn gây bệnh. Hãy dùng:
Ampicilin 75-100 mg/kg/lần x2 lần/ ngày TB hoặc TM cho trẻ < 7 ngày
100-150 mg/kg/lần x3 lần/ngày TB, TM cho trẻ từ 7 ngày trở lên
hoặc
Benzylpenicilline 50.000 -100.000UI/kg × 2lần/ngày cho trẻ< 7 ngày
75.000 -150.000UI/kg × 3 lần/ngày cho trẻ từ 7 ngày trở lên
kết hợp với
Gentamicin 5 mg/kg/lần TB hoặc TM × 1 lần cho trẻ < 7 ngày
7,5 mg/kg/lần TB hoặc TM × 1 lần cho trẻ từ 7 ngày trở lên hoặc
Amikacin 20 mg/kg/lần TB hoặc TM × 1 lần cho trẻ < 7 ngày
30 mg/kg/lần TB hoặc TM × 1 lần cho trẻ từ 7 ngày trở lên
*Các kháng sinh thay thế khác khicần thiết
Cefotaxime 50 mg/kg/lần TB hoặc TM × 2 lần cho trẻ < 7 ngày
50 mg/kg/lần TB hoặc TM × 3-4 lần cho trẻ từ 7 ngày trở lên
Ceftazidime 30mg/kg/lần TB hoặc TM × 2 lần cho trẻ < 7 ngày
30mg/kg/lần TB hoặc TM × 3 lần cho trẻ từ 7 ngày trởlên
40
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Ticarcillin 75mg/kg/lần TB hoặc TM × 2 lần cho trẻ < 7 ngày
75mg/kg/lần TB hoặc TM × 3-4 lần cho trẻ từ 7 ngày trở lên
Imipenem 25mg/kg/lần TM × 2 lần/ngày cho trẻ <7 ngày
25mg/kg/lần TM × 3 lần/ngày cho trẻ từ 7 ngày trở lên
Meropenem 20mg/kg/lần × 3 lần/ngày. Trường hợp viêm màng não thì tăng liều lên gấp đôi
Khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hoặc có các dấu hiệu lâm sàng chỉ điểm đến 1 trongcác
nhóm vi khuẩn đặc hiệu
• Do tụ cầu vàng
Lâm sàng: Thường có biểu hiện nhiễm khuẩn ở ngoàida, cơ như viêm cơ, mụn nhọtngoài da v.v.
hãy dùng:
Cloxacillin hoặc oxaxillin 150-200mg/kg(TM)chia 3-4lần/ngày kết hợp vớiGentamycin 7,5mg/kg
(TM) 1lần/ngày hoặc
Vancomycin 20mg/kg/lần × 2 lần/ngày cho trẻ <7 ngày và 3 lần/ngày cho trẻ từ 7 ngày trở lên
• Do liên cầu nhóm B
Thường lây nhiễm từ mẹ sang con
Hãy dùng: Penicillin 150.000 - 200.000đ.v/kg/ngàychia 3-4lần/ngày (TBhoặc TM).
• Do Ecoli hoặc phế cầu kháng penicillin hoặc các vikhuẩn Gr(-)khác
Cefotaxime 100 - 200mg/kg/ngày (TMhoặc TB)chia 2-4 lần/ngày.
Thời gian điều trị chung cho các trường hợp viêm phổi sơ sinh là từ 1-2 tuần, cho nhiễm
trùng huyết và viêm màng não từ 2-3 tuần hoặc hơn
Khi có kết quả kháng sinh đồ
Dựa theo kháng sinh đồ
Điềutrị hỗ trợ
Thở oxygen khi có 1 trong các dấu hiệu sau:
• Tím tái
• Thở rên
• Khó bú do suy hô hấp
• Co rút lồng ngực nặng
• Đầu gật gù theo nhịp thở
• SaO2< 95%
Thở oxygen qua canulla mũi với liều 0,5l/phútđược ưa dùng nhiều nhất sau đó là thở qua mask
hoặc Hood.
Vitamin K
Tiêm bắp vitamin K 1mg cho tất cả các trẻ < 2 tuần tuổi.
41
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Điều trị co giật
Phenobacbital 20mg/kg (TB) 1 lần/ngày
Điều trị sốt
- Không dùng thuốc hạ sốt, để trẻ ở nơi thoáng mát và cởi bỏ tã lót, quần áo khi cần.
- Điều chỉnh nhiệt độ môi trường xung quanh và duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức 360
5 - 370
5 nếu
đo ở nách và từ 360
C - đến 370
Cnếu đo ở hậu môn.
Điều trị hạ nhiệt độ
Đo nhiệt độ ở hậu môn nếu < 360
Clà hạ nhiệt độ
Xử trí:
• Ủ ấm bằng túi chườm nóng hoặc tã lót ấm, chăn ấm
• Giữ nhiệt độ phòng bệnh từ 250
trở lên.
• Đặt nhiệt độ lồng ấp ở 320
C- 350
C.
• Nghiệm pháp Kangroo.
Theo dõi chặt chẽ nhiệt độ của trẻ để tránh trẻ có thể bị sốt lên hoặc bỏng.
Một số điểm cần lưu ý khi chămsóc trẻ hạ nhiệt độ:
• Trước khi ủ ấm cần phải thay tã lót, quần áo có thể làm trẻ bị lạnh.
• Khi thăm khám cần chú ý tránh làm trẻ lạnh thêm.
• Khi chườm nóng bằng túi chườm hoặc chai nước nóng thì không được để trẻ nằm một
mình trong giường nhỏ hoặc cũi nhỏ mà phải có y tá ở bên cạnh theo dõi để tránh tai biến.
• Đội mũ và mặc ấm ngay cả khi nhiệt độ của căn phòng đã đủ ấm tới 34 - 350
C.
• Tiếp tục cho trẻ ăn hoặc truyền dịch để cung cấp calo ngăn ngừa hạ đường huyết.
• Theo dõi nhiệt độ 30phút/1lần để khi nhiệt độ trẻ tăng lên thì bỏ bớt các biện pháp ủ ấm
tránh cho trẻ có thể sốt lên
Bù dịch và nuôi dưỡng
• Khuyến khích bà mẹ cho trẻ bú thường xuyên trừ khitrẻ bị suy hô hấp hoặc quá yếu không
thể bú được. Khi đó cần bảo bà mẹ vắt sữa ra để bơm vào dạ dày 6-8 bữa/ngày.
Truyền dịch: Chú ý không truyền quá số lượng dịch cần truyền trong ngày, đặc biệt là khitrẻ có
suy hô hấp. Khi có các biểu hiện shock thì truyền 10-20ml/kg
• Natriclorua 0,9% hoặc albumin hoặc máu và có thể dùng thêm dopamin hoặc dobutamin
khi cần
42
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Điều trị hạ đường huyết
Kiểm tra đường huyếtnếu Glucoza < 2,5 mmol/lít (< 45mg/dl) hãy truyền 10ml/kg Glucoza 10%
43
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 17: Trìnhbày triệuchứng lâm sàng, cận lâm sàng vàng da sơ sinh
Vàng da do tăng bilirubin rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, chiếm khoảng 60% ở trẻ đủ tháng và 80% ở trẻ non
tháng. Đa số các trường hợp là lành tính. Vàng da được chia làm 2 loại là vàng da do tăng bilirubin trực tiếp và
gián tiếp. Vàng da do tăng bilirubin trực tiếp thường không ảnh hưởng đến não còn vàng da do tăng bilirubin
gián tiếp có thể gây tổn thương nhân não, một số trường hợp có gây hậu quả di chứng não rất nặng
LÂM SÀNG
Vàng da tăng bilirubintựdo
• Da vàng sáng, như nghệ xuất hiện sớm từ ngày thứ 2-3 sau đẻ, tăng nhanh từ mặt xuống
thân mình, và tứ chi, vàng cả niêm mạc mắt.
• Gan, lách thường không to.
• Phân và nước tiểu bình thường, hoặc vàng hơn bình thường một chút.
• Trường hợp nặng gây biến chứng vàng da nhân não trẻ có thể có thêm các triệu chứng toàn
thân như bỏ bú, li bì, co giật, trương lực cơ giảm, xoắn vặn, có khi tử vong hoặc để lại di
chứng não rất nặng nề
Vàng da tăng bilirubintrực tiếp
• Xuất hiện muộn và ngày càng tăng, da có màu vàng xám, sỉn, bao gồm cả niêm mạc.
• Thường có gan to.
• Phân thay đổi màu hoặc trắng hoặc thẫm màu.
• Nước tiểu cũng đổimàu.
• Các triệu chứng khác như ngứa da, xuất huyết, nhiễm trùng tuỳ nguyên nhân của bệnh
CẬN LÂM SÀNG
Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán xác định và tìm nguyên nhân:
- CTM, hồng cầu lưới
- Bilirubin toàn phần, trực tiếp, gián tiếp.
- Nhóm máu ABO, Rh
- Test coombs trực tiếp, gián tiếp
- Albumin máu, men gan, phosphatase kiềm, điện giải đồ, canxi máu
44
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 18: Trìnhbày phác đồ điềutrị xuất huyết giảm tiểucầu miễn dịchở trẻ em ?
* Định nghĩa: Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh lý huyết học đặc trưng bởi giảm tiểu cầu đơn độc (số
lượng tiểu cầu < 100 × 10/L) do có kháng thể kháng tiểu cầu xuất hiện trong máu mả không rõ nguyên nhân.
Bệnh được mô tả lần đầu bởi bác sĩ người Đức là Paul Gottlieb Werlhof vào thế kỷ thứ XVIII nên còn được gọi là
bệnh Werlhof. Trước đây do không biết được cơ chế giảm tiểu cầu của bệnh này nên bệnh có tên là xuất bệnh
xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (Idiopathic Thrombocytopenic Purpura:ITP), sau này khi xác định được vai trò
của kháng thể kháng tiểu cầu gây giảm tiểu cầu, nên bệnh còn được gọi là bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn
dịch (Immune Thrombocytopenic Purpura hay Immune Thrombocytopenia: ITP).
Giảm tiểucầu cấp tính
Đa số bệnh nhân ITP không có triệu chứng đáng kể, chỉ khoảng 3% bệnh nhi ITP có biểu hiện
chảy máu nặng như chảy máu mũi hay chảy máu tiêu hóa nặng và thường gặp ở các bệnh nhân
có số lượng tiểu cầu dưới 10 G/I. Tỷ lệ mắc xuất huyết nội sọ ở trẻ em chỉ từ 0,1-0,5%. Do vậy
quan niệm của các tác giả hiện nay không cần điều trị nâng tiểu cầu ở những bệnh nhân có xuất
huyết dưới da nhẹ. Việc điều trị ITP hiện nay chu yếu dựa vào biểu hiện xuất huyết trên lấm
sàng hơn là dựa vào số lượng tiểu cầu. Dưới đây là bảng hướng dẫn phân loại mức độ nặng và
xử trí ITP trẻ em.
45
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
- Với trẻ < 5 tuổi:tiêm tĩnh mạch Methylprednisolon 4mg/kg trong 4 ngày, giảm liều dần đến 7
ngày.
- Với trẻ > 5 tuổi:Uống Prednisolon 2mg/kg trong tối đa 2 tuần. Sau đó :
Nếu tiểu cầ u > 30.000 quan sá t và theo dõi , 2- 4 tuần 1 lần cho đến khi tiểu cầu về bình
thường
Nếu tiểu cầu < 30.000
+ Nếu lâm sàng không có xuất huyếtmới thì theo dõi
+ Nếu lâm sàng vẫn có xuất huyết mới, chảy má u tƣ̀ độ 3 trở lên Điề u trị : Methylprednisolon
30mg/kg x 3 ngày (Không dùng cho trẻ dƣới 6 tháng tuổi)
Nếu không đỡ: IVIG 1g/Kg/ngày x 1 ngày
Xuất huyết giảm tiểucầu dai dẳng hoặc mạn tính:
Bệnhnhi có tiểucầu < 30.000 vàcócác biểuhiệnđộ 3 hoặc bệnh nhi có biểuhiệnđộ 4
Dexamethasone 28mg/m2/1 ngày Hoặc
Methylprednisolon 30mg/kg x3 ngày sau đó 20mg/kg x4 ngày Hoặc
Chất ức chế miễn dịch khác:
Dùng đơn lẻ hoặc kết hợp
- Immurel 2mg/kg/ngày x3 - 4 tháng
- Cyclosporin A 2- 5mg/kg/ngày x4 – 6 tháng
- Vinblastine 0.1mg/kg/tuầ n (trong 6 tuần)
- Methylprednisolon uống 1mg/kg/ngày x4 tuần
Cắt lách
Mãn tính, xuất huyết nguy hiểm đến tính mạng (Dùng các biện pháp khác không hiệu quả)
Điềutrị trong trường hợp cấp cứu
Chảy máu nặng, đe dọa tínhmạng:
Truyền tiểu cầu từ 2-3 lần liều thông thƣờng
Dùng IVIG 1g/kg x 1 ngày kết hợp với Methylprednisolon 30mg/kg x 3 ngày
46
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Cầm máu tại chỗ.
Truyền máu: 10-20ml/kg/lần trong trường hợp xuất huyết gây thiếu máu nhiều.
Tránh dùng các thuốc gây giảm chức năng tiểu cầu.
Đối với trẻ nữ đã có kinh để tránh chu kỳ kinh kéo dài làm cho bệnh nhân chảy máu nhiều nên
dùng thêm nội tiết tố.
Cầm máu tại chỗ: nhét meches mũi ở bệnh nhân chảy máu mũi nặng.
47
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 19: Trìnhbày chẩn đoán và điềutrị suy tuỷ trẻ em ?
- Suy tủy xương là tủy xương giảm chức năng sinh máu một dòng hoặc toàn bộ ba dòng máu.
- Suy tủy là danh từ chung dùng để chỉ các trường hợp bệnh lí của tủy xương trong đó có sự giảm chức năng
sinh máu của tủy xương. Sự giảm chức năng máu này có ảnh hưởng từng dòng hoặc cả 3 dòng. Nhưng tình
trang tuyệt sản tùy là danh từ chỉ các trường hợp bệnh lí mà trong đó tủy xương không còn khả năng sinh sản
tế bào máu.
- Tuy nhiên cần phân biệt suy tủy xương do sự lấn át bị thay thế bởi sự tăng sinh của các tế bào ác tính.
- Tuổi thường gặp: Từ 16 tuổi
- Giới tính: Cả hai giới dề có nguy cơ mắc bệnh
Triệuchứng lâm sàng:
Giai đoạn khởi phát:
Triệu chứng thường gặp là da xanh, niêm mạc nhợt.
Bệnh nhân mệt mỏi, không làm việc nặng và thỉnh thoảng có vài nốt xuất huyết dưới da.
Giai đoạn toàn phát:
a. Hộichứng thiếu máu:
- Da xanh.
- Niêm mạc nhợt.
- Lòng bàn tay trắng bệch.
- Móng tay nhơt, có khía và dễ gẫy.
- Hồi hộp, đánh trống ngực, hoa mắt chóng mặt.
- Nhịp tim nhanh – Tim có tiếng thổi tâm thu cơ năng.
- Nếu tình trạng thiếu máu nặng, khi bệnh nhân đi lại có thể sốc hoặc ngất.
- Bệnh nhân kém ăn kém ngủ.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Rối loạn sinh dục.
b. Hộichứng xuất huyết:
- Hội chứng xuất huyết trong suy tủy xương có đặc điểm như xuất huyếtgiảm tiểu cầu.
48
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
- Xuất huyết dưới da có tính chất đa hình thái.
- Tùy theo mức độ giảm tiểu cầu mà bệnh nhân có triệu chứng xuất huyếttừ nhẹ (dưới da), vừa
(niêm mạc), nặng (các tạng và não – màng não).
c. Hộichứng nhiễm khuẩn:
Biểu hiện nhiễm khuẩn trong suy tủy xương là bệnh nhân sốt cao 390C – 400C, thường có viêm
mũi họng, viêm phế quản, u nhọt ở da và viêm răng lợi. Có gây nhiễm khuẩn huyết trong một số
ít trường hợp.
Trong suy tủy xương bệnh nhân thường lách không to, gan không to và hạch không to.
Xét nghiệm:
Công thức máu:
Nhận định công thức máu ngoại vi chúng ta thấy rằng số lượng hồng cầu giảm, số lượng bạch
cầu giảm, số lượng tiểu cầu vẫn giảm. Nhưng có một số tỉ lệ bệnh nhân chỉ giảm số lượng hồng
cầu, còn số lượng bạch cầu và tiểu cầu bình thường. Điều đó để nói lên suy tủy toàn bộ, suy tủy
một dòng hoặc suy tủy hai dòng, tuy nhiên chủ yếu là gặp ở suy tủy toàn bộ.
Tủy đồ:
Giảm Số lượng tế bào của tủy xương.
Sinh thiết tủy xương:
Suy tủy xương, về phương diện sinh thiết gặp chủ yếu là tủy mỡ hóa.
Định lượng sắt huyết thanh:Trong suy tủy xương sát huyết thanh đường là tăng (Bình thường
100mg/100ml).
Thời gian máu chảy kéo dài
Cục máu không co hoàn toàn sau 4 giờ.
Động học sắt:Nhằm thăm dò khả năng tạo huyết và những rối loạn của nó.
Trong suy tủy xương, nếu bệnh nhân được truyền máu nhiều lần khiến cho hình ảnh máu ngoại
vi tốt lên một cách nhất thời và do đó không phản ánh đúng tình trạng suy tủy xương thì lúc này
nghiệm pháp “động học sắt” giúp ta đánh giá hoạt động thực sự của tủy xương có tốt lên hay
không tốt lên qua quá trình điều trị.
Kết quả trong suy tủy xương có tốc độ sắt 59 (Fe++59) rờihuyếttương chậm và hệ số sử dụng
sắt của hồng cầu thấp.
49
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Nuôi cấy tế bào: để phát hiện sự bất thường của nhiễm sắc thể (để tìm nguyên nhân suy tủy do
di truyền hoặc do các nguyên nhân khác).
Cấy máu (khitheo dõi nhiễm khuẩn huyết).
Làm một số xét nghiệmvề chức năng gan, thận… khi cần thiết để tìm nguyên nhân và biến
chứng.
Chẩn đoán:
Chẩn đoán xác định suy tủy xương toàn bộ Dựa vào lâm sàng có 3 hội chứng thường gặp thiếu
máu, xuất huyết và nhiễm khuẩn, gan, lách, hạch không to.
Dựa vào xét nghiệm có 10 xét nghiệm mô tả ở phần III. Chủ yếu là dựa vào xét nghiệm công
thức máu ngoại vi, tủy đồ và sinh thiết tủy xương.
Điềutrị:
Điều trị triệu chứng:
- Nâng cao thể lực bằng chế độ tăng đạm đường và các vitamin.
- Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.
- Truyền 1-2 đơn vị khối máu (tách bỏ plasma) trong một tuần.
Phác đồ điều trị thông dụng hiện nay:
Nhómandrogen với các biệt dược sau:
Testosteron 25mg x 2-4 ống/ngày (tiêm bắp).
Dùng hàng ngày và kéo dài từ 3-6 tháng.
Có thể dùng các loại ống:
Proviron 25mg x2 viên/ngày (Đức).
hoặc: Agovirin (Méthyl – testosténum).
10mg x 5 viên /ngày (Tiệp).
NhómCorticoid với biệt dược sau:
Prednison 5mg x 8 viên/ngày.
Uống hàng ngày và liên tục trong 2 tuần rồi giảm liều xuống còn 6 viên – 4 viên và ngừng
trong vòng đã dùng 1 tháng (cho 1 đợt bệnh nhân vào viện).
Phác đồ này có thể dùng cho các tuyến bệnh viện lớn đến các cơ sở, nhằmcải thiện tiên
lượng bệnh như:
Phương pháp cắt lách:
Chỉ định:
- Bệnh nhân suy tủy đã điều trị bằng phác đồ trên trong 1-2 năm mà không đỡ.
- Bệnh nhân dưới 40 tuổi.
50
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Dùng phương pháp ghép tủy xương:
- Trong điều kiện bắt buộc phù họp nhóm HLA.
51
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 20: Trìnhbày chẩn đoán điềutrị thiếumáu thiếusắt ở trẻ em ?
- Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng lứa
tuổi và cùng điều kiện sống, gây ra các biểu hiện thiếu oxy ở các mô và tổ chức của cơ thể.
- Mức độ giảm của chỉ số lượng hemoglobin trong máu toàn phần xuống 5% so với giá trị tham chiếu (theo tuổi,
giới, điều kiện sống) có giá trị chẩn đoán xác định tình trạng thiếu máu.
Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt vì không tổng hợp đủ Hémoglobin do thiếu sắt đây là loại thiếu máu dinh dưõng.
Lâm sàng
- Thiếu máu xảy ra từ từ, mức độ thƣờng nhẹ đến vừa, ít khi thiếu máu nặng, da xanh, niêm
mạc nhợt; móng tay và móng chân nhợt nhạt, có thể có khía dễ gãy. Trẻ mệt mỏi, ít vận động,
chậm phát triển, với trẻ lớn học kém tập trung.
Các biểu hiệntheohệ thống cơ quan:
+ Tiêu hóa: Chán ăn, viêm teo gai lƣỡi, khó nuốt, kém hấp thu, giảm độ
toan dạ dày.
+ Thần kinh trung ương: Mệt mỏi, kích thích, rối loạn dẫn truyền, chậm phát triển, kém tập
trung , sức học giảm, phù gai thị.
+ Tim mạch: Tim to, nhịp nhanh, thở nhanh, tăng cung lƣợng tim, tăng khốilƣợng huyết tƣơng,
tăng dung nạp digitalis.
+ Cơ xương: Thiếu myoglobin, cytochrom, giảmkhả năng luyện tập, giảm sức bền bỉ, tăng
nhanh axit lactic ở mô vận động, giảm α-glycerophosphatoxidase, thay đổikhoang sọ trên
Xquang.
+ Hệ miễn dịch: Tăng nhiễm khuẩn: rốiloạn chuyển dạng bạch cầu, giảm myeloperoxidase, rối
loạn khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu trung tính, giảm khả giảm mẫn cảm da, tăng mẫn
cảm với vi khuẩn. Giảm nhiễm khuẩn: ức chế vi khuẩn phát triển (giảm transferin và Fe tự do)
kích thích vi khuẩn không gây bệnh phát triển.
Xét nghiệm
- Hemoglobin giảm so với chỉ số bình thƣờng theo tuổi
- Hồng cầu nhỏ, nhƣợc sắc: MCV, MCH, MCHC giảm hơn trị số bình
thường theo tuổi
- Thường chỉ số RDW > 14.5%
52
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
- Sắt huyết thanh < 9 µmol/l
- Ferritin huyết thanh < 12ng/ml
- Chỉ số bão hòa sắt < 16%
- Porphyrin tự do hồng cầu > 400mg/l
Chẩn đoán xác định
- Dựa và lâm sàng và xét nghiệm
ĐIỀU TRỊ
Nguyêntắc điềutrị
Điều trị càng sớm càng tốt và phải đảm bảo đủ liều, nâng lƣợng huyết sắc tố trở lại bình
thƣờng.
Điềutrị cụ thể
Bổ sung sắt
- Uống chế phẩm sắt, sulfat sắt (II) (chứa 20% sắt nguyên tố) hoặc phức hợp sắt (III) Hydroxide
Polymaltose: 4 - 6mg Fe/kg/ ngày, trong 6 - 8 tuần lễ.
Nếu đúng là thiếu máu thiếu sắt: Sau 5 - 10 ngày: Hồng cầu lƣới tăng, Hemoglobin tăng 2,5 -
4,0g/l/ ngày
Trên 10 ngày: Hemoglobin tăng 1,0 - 1,5g/l/ ngày.
- Tiêm bắp trong trƣờng hợp không thể uống đƣợc, không hấp thu được:
Hb (bt) : Hemoglobin bình thƣờng (12g/dl)
Hb (bn) : Hemoglobin bệnh nhân : 80ml/kg
V (ml) : 80ml/ kg
3.4 : 1g Hb cần 3,4mg Fe
Hb (bt) - Hb (bn) 100
1.5 :Thêm 50% cho sắt dự trữ
Phức hợp sắt dextran có 50mg Fe /ml
53
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
- Tiêm tĩnh mạch: Sắt natri gluconate hoặc phức hợp sắt (III) hydroxidesucrose an toàn và hiệu
quả hơn sắt dextran.
Liều từ 1 - 4 mg/ Kg/ tuần
- Thêm vitamin C 50 - 100mg/ngày đểtăng hấp thu sắt.
Truyền máu, chỉ định khi - Hb ≤ 40g/ l
- Cần nâng nhanh lượng Hb (cần phẫu thuật, nhiễm khuẩn nặng).
- Suy tim do thiếu máu nặng. Điều trị bệnh gây thiếu sắt
- Điều chỉnh chế độ dinh dƣỡng
- Điều trị các bệnh mạn tính đường ruột gây kém hấp thu sắt.
- Điều trị các nguyên nhân mất máu mạn tính.
54
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 21: Trìnhbày phác đồ điềutrị bệnhbạch cầu cấp ở trẻ em ?
Lơ xê mi (LXM) cấp là một nhóm bệnh máu ác tính. Đặc trưng của bệnh là sự tăng sinh một loại tế bào non - ác
tính (tế bào blast), nguồn gốc tại tuỷ xương. Sự tăng sinh và tích luỹ các tế bào ác tính sẽ dẫn đến hai hậu quả:
(1) Sinh máu bình thường bị giảm sút gây nên tình trạng suy tuỷ xương dẫn đến thiếu máu, nhiễm trùng và chảy
máu; (2) Các tế bào ác tính lan tràn ra máu, thâm ngấm vào các cơ quan làm tăng thể tích các cơ quan như gan,
lách, hạch to, phì đại lợi, đau xương
Nguyêntắc:
Mục tiêu điều trị là đạt lui bệnh hoàn toàn, không tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tiêu chuẩn lui bệnh hoàn toàn là hết biểu hiện lâm sàng, máu ngoại biên trở vềbình thường, tỷ
lệ tế bào blast trong tùy dưới 5%.
Điềutrị đặc hiệu
Tùy theo thể bệnh, nhóm nguy cơ và yếu tố tiên lượng, điều trị có khác nhau. Gồm các biện
pháp sau:
Hóa trị liệu:thường áp dụng cho BCC dòng lympho và BCC dòng tủy không có người cho tủy.
* Nguyên tắc hóa trị liệu:
Phối hợp nhiều thuốc vào nhiều giai đoạn phân chia tế bào để đạt được lui bệnh và ổn định
bệnh lâu dài.
Quá trình điều trị gồmnhiều giai đoạn: tấn công, củng cố, duy trì và phòng thâm nhiễm màng
não trong tất cả các giai đoạn trên. Giai đoạn điều trị tấn công hay cảm ứng nhằmđạt được lui
bệnh hoàn toàn, giai đoạn điều trị củng cố nhằmgiữ lui bệnh vững chắc, giai đoạn duy trì nhằm
phòng tái phát bệnh.
* Mỗi thể có một phác đồ riêng biệt, tùy theo kinh nghiệm các trung tâm
Các thuốc thường dùng để điều trị tấn công (4 tuần) gồm:
+ Vincristin 1,5mg/m^2
+ Dexamethasone uống 6mg/m^2
+ PEG-Asparaginase2500 dv/m²
Với thế tủy (AML) thêm:
+ Doxorubicine25mg/m²
+ Aracytine75mg/m^2
55
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Các thuốc thường sử dụng để điềutrị củng cố (4 tuần) gồm:
+ Vincristine 1,5mg/m²
+ PEG-Asparaginase2500 dv/m²
+ Doxorubicine25mg/m²
+ Aracytine75mg/m²
Cyclophosphamide1000mg/m²
Methotrexate
Các thuốc thưởng dùng điềutrị duy trì:
+ Methotrexat 20mg/m^2 tuần uống vào một ngày nhất định trong tuần.
+ 6MP 75mg/m^2 uống hàng ngày
Thời gian duy trì là 2 năm với trẻ gái và 3 năm với trẻ trai.
Thuốc điềutrị phòng thâm nhiễm thân kinh trung ương:
Methotrexat tiêm tủy sống với liều: 8mg < 2 tuổi, 10 mg < 3 tuổi, 12mg > 3 tuổi.
Ghép tủy:
đối vớiBCC dòng tủy và BCC dòng lympho điều trị hóa chất thất bại.
Điềutri hỗ trợ
* Truyềncác chế phẩm máu
Khối hồng cầu: 10ml/kg cân nặng. Nếu số lượng bạch cầu trong máu → 100G/1, thiểu máu rất
nặng chi truyền 5ml/kg cân nặng trong lần đầu.
Tiểu cầu đậmđặc hoặc khối tiểu cầu máy: khi tiêu cầu < 20 G/| hoặc đang chảy máu vì giảm
tiểu cầu.
Plasma đông lạnh hoặc plasma tươi khi có rối loạn đông máu do điều trị.
* Dự phòng và điềutrị hội chứng phân giải u (tan khối u)
Thường gặp khisố lượng bạch cầu ≥ 50 G/ hoặc có khối u lớn. Hội chứng phân giải u gây ra suy
thận, rối loạn chuyển hóa (tăng kali máu, acid uric, phosphat, giảm calci máu).
Dự phòng: truyền dịch 3.000mL/m/24giờ; Glucose 5% và natribicarbonat1,4% 40mEq/L (tỷ lệ
3:1); Allopurinol 10mg/kg cần nặng/24 giờ, chia 2 lần. Theo dõi ure, creatinin, acid uric, điện giải
56
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
đồ, bilan dịch vào - ra. Hạn chế truyền khối hồng cầu. Truyền tiểu cầu để giữ tiểu cầu > 10 G/1.
Nếu bạch cầu tăng rất cao, dùng liều thấp prednisolon tăng dần (dòng lympho), hoặc Ara-Cliều
thấp (dòng tủy).
Điều trị: tiếp tục truyền dịch, allopurinol như trên. Thêm lợi tiểu theo bilan dịch vào - ra. Chạy
thận nhân tạo nếu không cải thiện.
* Sốt, giảm bạch cầu hạt
Điều trị khibạch cầu trung tính <0,5 G/1, sốt > 38,5 độ
Xét nghiệm ngay công thức máu, tiểu cầu, CRP, cây máu, cấy các vị trí nghỉ ngờ nhiễm trùng.
Thường do vi khuẩn Gr (- ) hoặc tụ cầu gây ra.
- Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm của từng cơ sở điều trị. Có thể đầu bằng cephalosphorin
the hê 3 - 4 (Ceftazidime, cefoperazone, cefipime, Imipenem) két hợp aminoglycosid
(Tobramycine, amikacine). Nếu bệnh nhân vẫn sốt cao sau 24 giờ. có tĩnh mạch trung tâm, viêm
mô tế bào, viêm da, thêm vancomycin. Sửdụng kháng sinh theo kháng sinh đồ khi có kết quả vi
sinh.
Thêm kháng sinh chống nấm tĩnh mạch (Amphotericin B) nếu sau 5 ngày vẫn sốt cao hoặc cấy
máu có nấm.
Thêm metronidazol nếu có viêm loét miệng nặng, nứt kẽ hậu môn, ia chảy, đau bụng, phản ứng
thành bụng.
Thuốc kích thích sinh bạch cầu G-CSF (Leukokin, neupogen). Không dùng trong giai đoạn điều trị
cảm ứng, khi tủy xương còn blast.
Globulin liều cao tăng cường miễn dịch
* Dinhdưỡng:
Đảm bảo chế độ ăn giàu đạm, vitamin, tăng xơ, sạch, nấu chín. Nếu bệnh nhân loét miệng, ăn
kém, cần nuôi dưỡng tĩnh mạch.
Chống nôn: Omdasetron 6mg/m^2/lần, tĩnh mạch
Chống táo bón: thuốc nhuận tràng uống (Duphalac)
* Tâm lý và giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau khi làm thủ thuật can thiệp: gây tê tại chỗ bằng lidocain, bôi EMLA tại
chỗ, paracetamol uống, âm nhạc trị liệu, masage trị liệu.
Tâm lý liệu pháp đểtrẻ và gia đình yên tâm điều trị
57
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
* Các tác dụng không mong muốn khác:
Viêm niêm mạc miệng: súc miệng bằng nabica, bôi các thuốc có tác dụng giảm đau, sát khuẩn
tại chỗ (Metrogyldenta, zytee).
Tăng đường máu: Insulin thường 0,25 UVkg/lần, tiêm dưới da; truyền dịch natriclorua 0,9%
theo mức độ mật nước.
Giảm albumin máu nặng: truyền human albumin
Tăng enzymgan; truyền dịch, thuốc bổ gan
Điều trị các tác dụng phụ của corticoid: đau thượng vị, cao huyết áp...
Viêm tụy cấp do thuốc asparaginase: nhịn ăn, nuôi dưỡng tĩnh mạch
58
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 22: Trìnhbày triệuchứng lâm sàng bệnh thiếumáu tan máu trẻ em?
Tan máu tự miễn là bệnh thiếu máu do thời gian sống của hồng cầu bị rút ngắn bởi sự xuất hiện
của tự kháng thể chống hồng cầu. Kháng thể chống hồng cầu có thể hoạt động ở 370
C (kháng thể nóng)
hoặc dưới 370
C (kháng thể lạnh) và cũng có khi hoạt động ở cả hai mức nhiệt độ (kháng thể hỗn hợp).
Tan máu tự miễn do kháng thể nóng chiếm đến trên 80-90% các trường hợp. Sự phá hủy hồng cầu là do
quá trình thực bào xảy ra ở hệ thống liên võng nội mô hoặc do sự hoạt hóa hệ thống bổ thể làm ly giải
hồng cầu.
Triệuchứng lâm sàng
Thiếu máu tan máu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nghĩ tới thiếu máu tan máu khi thiếu máu có
kèm theo các biểu hiện của vỡ hồng cầu nhiều như vàng da, dái ra hemoglobin...
Thiếu máu tan máu cấp
Thiếu máu xảy ra nhanh
Vàng da rõ
Nước tiểu màu sẫm, đỏ nâu đen do đáihemoglobin, có thể đãiít hoặc vô niệu
Lách không to hoặc to ít
Bệnh nhi thường sốt, đau đầu, đau bụng, đau lưng và nôn.
Thiếu máu tan máu mạn tính
Thiếu máu từ tử, từng đợttăng dần
Vàng da nhẹ hoặc không rõ
Lách to nhiều
Nước tiểu sảm màu có chưa urobilinogen và hemosiderin.
Biến dạng xương sọ nếu bệnh diễn biến nhiều năm, đặc biệt trong bệnh thalassemia làm biến
dạng khuôn mặt, đầu to trán dô, sống mũi tẹt
Triệuchúng sinhhọc
Những xét nghiệmchứng tỏhồng cầu vỡ nhanh, có tăng giáng hóa hemoglobin:
+ Hồng cầu, hemoglobin giảm. Huyết đồ có nhiều hồng cầu mảnh
+ Bilirubin tự do máu tăng trên 0,6mg/dl.
59
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
+ Giảm nồng độ haptoglobin máu
+ Tăng lactate dehydrogenase (LDH) máu
+ Nước tiểu có urobilinogen nhiều. Nếu tan máu trong mạch sẽ có hemoglobin và hemosiderin
ở nước tiểu.
+ Sắt huyếtthanh bình thường hoặc tăng trong tan máu mạn tính.
+ Đo dời sống hồng cầu bằng kỹ thuật phóng xạ thấy thời gian bán hủy hồng cầu ngắn chi 7-15
ngày.
Xét nghiệmbiểuhiệncó tăng phản ứng tạo hồng cầu
+ Máu ngoại biện: hồng cầu lưới tăng, có nhiều hồng cầu non đa sắc và ưa acid.
+ Mẫu tủy: dòng hồng cầu tủy tăng, tỷ lệ hồng cầu lưới tùy cũng tăng.
60
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Câu 23: Trìnhbày chẩn đoán và điềutrị bệnh hemophili A ?
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
Máu đông tức là máu chuyển từ trạng thái lỏng thành trạng thái rắn, do tạo thành các sợi fibrin,
fibrin được hình thành nhờ một loạt phản ứng dây chuyền thông qua giai đoạn hình thành
thromboplastin. Có hai con đường tạo thành thrombọlastin là đường nội sinh và đường ngoại
sinh. Con đường tạo thromboplastin nội sinh bắt đầu từ việc hoạt hoá yếu tố XII. Yếu tố VIII,
yếu tố IX, yếu tố XI cũng tham gia vào con đường này.
Hemophilia là bệnh rối loạn đông máu di truyền do giảm các yếu tố tạo thành thromboplastin
nội sinh (yếu tố VIII, yếu tố IX, yếu tố XI).
Bệnh di truyền: di truyền lặn, hầu như chỉ gặp ở nam giới.
Tỷ lệ mắc bệnh: tỷ lệ gần giống nhau ở các vùng, các nước (50 đến 60 người trên 1 triệu dân).
Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 5000 ngườibệnh .
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán bệnh dựa vào lâm sàng, tiền sử và xét nghiệm.
Đặc điểmlâm sàng:
Biểu hiện chảy máu, tính chất lặp lại, biến dạng khớp là các dấu hiệu lâm sàng quan trọng trong
chẩn đoán bệnh:
Gặp ở trẻ trai (bệnh nhân nam)
Thường xuất hiện sau chấn thương, có thể tự nhiên, các hình thức:
Máu chảy khó cầm ở vết thương: đứt tay, chân, nhổ răng.
Khối máu tụ ở khớp, ở cơ: thường xuất hiện nhiều lần ở một khớp.
Chảy máu ở niêm mạc: đái máu, đi ngoài ra máu, chảy máu chân răng, máu cam.
Mức độ chảy máu, độ tuổi xuất hiện tuỳ theo thể nặng nhẹ.
Vị trí chảy máu:
Nhiều nhất là tụ máu khớp (70 - 80%) trong đó khớp gối là hay gặp nhất (50 - 80%) rồiđến khớp
khuỷu, cổ chân và khớp háng.
Khối máu tụ trong cơ và dưới da (10 - 20%).
Chảy máu vị trí khác (5 - 15%).
61
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
Chảy máu có tính lặp lại ở một người bệnh, lần sau giống lần trước.
Biến dạng khớp: do chảy máu nhiều lần, khớp đau, không cử động nên thường có teo cơ, cứng
khớp, biến dạng khớp.
Xét nghiệm:
Thời gian máu chảy, số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin, fibrinogen bình thường.
Thời gian máu đông, thời gian Howell, APTT kéo dài
Định lượng VIII, IX giảm (tuỳ theo thể bệnh)
Tiềnsử:
Cá nhân: bệnh nhân thường có tiền sử chảy máu lặp lại cùng vị trí, có tiền sử máu chảy lâu cầm
khi đứt tay, nhổ răng.
Gia đình: Có thể có những người trong gia đình bị bệnh tương tự hoặc đã được chẩn đoán
hemophilia, đó là cậu, anh, em trai hay anh, em con dì,
ĐIỀU TRỊ HEMOPHILIA
Nguyêntắc điềutrị :
Tùy theo thể bệnh : Hemophilia A, hay B.
Tuỳ theo mức độ bệnh : nhẹ, vừa, nặng
Tuỳ theo yêu cầu : bệnh nhân đang chảy máu nặng, cần cầm máu, cần phẫu thuật.
Điều trị sớm (ngay khicó chấn thương với thể nhẹ) điều trị dự phòng với thể nặng, phối hợp
săn sóc tốt bệnh nhân.
Các phương pháp điềutrị cụ thể
Điều trị dựa theo thể bệnh.
Hemophilia chưa xác định được thể: nếu bệnh nhân có nguy cơ chảy máu có thể dùng HTTĐL
(huyết tương tươi đông lạnh).
Hemophilia B : dùng HTTĐL hay HTTĐL đã bỏ tủa, yếu tố IX tổng hợp.
Hemophilia A : dùng HTTĐL, tủa VIII, VIII cô đặc hay VIII tổng hợp.
Cách sử dụng và liều dùng dựa theo mức nặng-nhẹ
Bình thường 1ml huyết tương chứa 1 đơn vị (u) yếu tố VIII. Tuỳ mức độ thiếu yếu tố VIII và yêu
cầu điều trị mà tính lượng yếu tố cần truyền.
62
Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
VIIIT = (VIIIĐ - VIIIb) x Pv
VIIIT là số đơn vị VIII cần (đơn vịyếu tố VIII)
VIIIĐ là nồng độ VIII cần đạt(đơn vị yếu tố VIII/ml)
VIIIb là nồng dộ VIII của bệnh nhân trước truyền (đơn vị yếu tố VIII/ml)
Pv là thể tích huyết tương (ml) bằng 5% trọng lượng cơ thể)
Theo tính toán thì cứ truyền một đơn vị yếu tố VIII cho một kg thể trọng có thể làm tăng nồng
độ VIII lên 2% (0,02 u/ml) .
Nồng độ VIII huyết tương cần đạt tuỳ vào bệnh nhân: Với bệnh nhân chảy máu cơ, khớp cần
nồng độ từ 15 - 20%. Bị chấn thương hoặc phẫu thuật cần nồng độ cao hơn.
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK

More Related Content

Similar to Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK

ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCSoM
 
Bài 7 Các bệnh thiếu dinh dưỡng bệnh mạn tính liên quan dinh dưỡng.ppt
Bài 7 Các bệnh thiếu dinh dưỡng bệnh mạn tính liên quan dinh dưỡng.pptBài 7 Các bệnh thiếu dinh dưỡng bệnh mạn tính liên quan dinh dưỡng.ppt
Bài 7 Các bệnh thiếu dinh dưỡng bệnh mạn tính liên quan dinh dưỡng.pptVTnThanh1
 
Cham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So SinhCham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So Sinhthanh cong
 
Định vị sản phẩm thuốc calcium corbiere
Định vị sản phẩm thuốc calcium corbiereĐịnh vị sản phẩm thuốc calcium corbiere
Định vị sản phẩm thuốc calcium corbiereluanvantrust
 
SINH BỆNH HỌc KÍ SINH TRÙNG.pptx
SINH BỆNH HỌc KÍ SINH TRÙNG.pptxSINH BỆNH HỌc KÍ SINH TRÙNG.pptx
SINH BỆNH HỌc KÍ SINH TRÙNG.pptxNguynHYnNhi2
 
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶPNHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶPSoM
 
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...tbftth
 
DỊ TẬT BẨM SINH NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SO SINH
DỊ TẬT BẨM SINH NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SO SINHDỊ TẬT BẨM SINH NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SO SINH
DỊ TẬT BẨM SINH NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SO SINHSoM
 
THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG GÓC NHÌN SIÊU ÂM
THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG GÓC NHÌN SIÊU ÂMTHAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG GÓC NHÌN SIÊU ÂM
THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG GÓC NHÌN SIÊU ÂMSoM
 
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINHBÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINHSoM
 
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡngSuy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡngMartin Dr
 
Tiếp cận lâm sàng bn tiêu chảy
Tiếp cận lâm sàng bn tiêu chảyTiếp cận lâm sàng bn tiêu chảy
Tiếp cận lâm sàng bn tiêu chảyvohaquangvinh
 
tiep can tieu chay
tiep can tieu chaytiep can tieu chay
tiep can tieu chayVinh Quang
 
Tai lieu thi_tot_nghiep_nhi_khoa
Tai lieu thi_tot_nghiep_nhi_khoaTai lieu thi_tot_nghiep_nhi_khoa
Tai lieu thi_tot_nghiep_nhi_khoaLê Dũng
 
THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG IUGR
THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG IUGRTHAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG IUGR
THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG IUGRSoM
 
SANG CHẤN SẢN KHOA.ppt
SANG CHẤN SẢN KHOA.pptSANG CHẤN SẢN KHOA.ppt
SANG CHẤN SẢN KHOA.pptSoM
 
Fetal distress by Tan Tran
Fetal distress by Tan TranFetal distress by Tan Tran
Fetal distress by Tan TranTnTrn96
 
Coi xuong va suy dinh duong co phai la mot
Coi xuong va  suy dinh duong co phai la motCoi xuong va  suy dinh duong co phai la mot
Coi xuong va suy dinh duong co phai la motthực phẩm mequib
 

Similar to Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK (20)

ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
 
Bài 7 Các bệnh thiếu dinh dưỡng bệnh mạn tính liên quan dinh dưỡng.ppt
Bài 7 Các bệnh thiếu dinh dưỡng bệnh mạn tính liên quan dinh dưỡng.pptBài 7 Các bệnh thiếu dinh dưỡng bệnh mạn tính liên quan dinh dưỡng.ppt
Bài 7 Các bệnh thiếu dinh dưỡng bệnh mạn tính liên quan dinh dưỡng.ppt
 
Cham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So SinhCham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So Sinh
 
Định vị sản phẩm thuốc calcium corbiere
Định vị sản phẩm thuốc calcium corbiereĐịnh vị sản phẩm thuốc calcium corbiere
Định vị sản phẩm thuốc calcium corbiere
 
SINH BỆNH HỌc KÍ SINH TRÙNG.pptx
SINH BỆNH HỌc KÍ SINH TRÙNG.pptxSINH BỆNH HỌc KÍ SINH TRÙNG.pptx
SINH BỆNH HỌc KÍ SINH TRÙNG.pptx
 
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶPNHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP
 
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
 
DỊ TẬT BẨM SINH NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SO SINH
DỊ TẬT BẨM SINH NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SO SINHDỊ TẬT BẨM SINH NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SO SINH
DỊ TẬT BẨM SINH NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SO SINH
 
THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG GÓC NHÌN SIÊU ÂM
THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG GÓC NHÌN SIÊU ÂMTHAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG GÓC NHÌN SIÊU ÂM
THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG GÓC NHÌN SIÊU ÂM
 
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINHBÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH
 
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡngSuy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng
 
Tiếp cận lâm sàng bn tiêu chảy
Tiếp cận lâm sàng bn tiêu chảyTiếp cận lâm sàng bn tiêu chảy
Tiếp cận lâm sàng bn tiêu chảy
 
tiep can tieu chay
tiep can tieu chaytiep can tieu chay
tiep can tieu chay
 
Tai lieu thi_tot_nghiep_nhi_khoa
Tai lieu thi_tot_nghiep_nhi_khoaTai lieu thi_tot_nghiep_nhi_khoa
Tai lieu thi_tot_nghiep_nhi_khoa
 
Tắc-ruột.pptx
Tắc-ruột.pptxTắc-ruột.pptx
Tắc-ruột.pptx
 
THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG IUGR
THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG IUGRTHAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG IUGR
THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG IUGR
 
SANG CHẤN SẢN KHOA.ppt
SANG CHẤN SẢN KHOA.pptSANG CHẤN SẢN KHOA.ppt
SANG CHẤN SẢN KHOA.ppt
 
Fetal distress by Tan Tran
Fetal distress by Tan TranFetal distress by Tan Tran
Fetal distress by Tan Tran
 
Xhnmnm (nx power lite)
Xhnmnm (nx power lite)Xhnmnm (nx power lite)
Xhnmnm (nx power lite)
 
Coi xuong va suy dinh duong co phai la mot
Coi xuong va  suy dinh duong co phai la motCoi xuong va  suy dinh duong co phai la mot
Coi xuong va suy dinh duong co phai la mot
 

Recently uploaded

SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptxngocsangchaunguyen
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh TrangMinhTTrn14
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbPhNguyn914909
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸHongBiThi1
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 

Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt nghiệp BSĐK

  • 1. 1 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Đề Cương Tốt Nghiệp VMU 2022 Nhi Khoa Câu 1: Trình bày triệu chứng bệnh còi xương ở trẻ em ?........................................................... 3 Câu 2: Trình bày phác đồ điều trị bệnh còi xương ở trẻ em ?..................................................... 6 Câu 3: Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh thiếu vitamin A ở trẻ em ?.................................... 7 Câu 4: Trình bày phân độ suy dinh dưỡng theo lâm sàng ?..................................................... 10 Câu 5 Trình bày phác đồ điều trị suy dinh dưỡng trẻ em ? ...................................................... 13 Câu 6: Trình bày cách phân độ tiêu chảy cấp trẻ em ? ............................................................ 19 Câu 7: Trình bày phác đồ điều trị tiêu chảy cấp chưa mất nước ?............................................ 21 Câu 8: Trình bày phác đồ điều trị tiêu chảy cấp có mất nước ?................................................ 23 Câu 9: Trình bày phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em ? .............................................. 25 Câu 10: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng viêm tiểu phế quản trẻ em ?................ 28 Câu 11: Trình bày phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản trẻ em ?.............................................. 30 Câu 12: Trình bày phác đồ điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em ?.......................................... 32 Câu 13: Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh hen phế quản ? ................................................ 34 Câu 14: Trình bày cách phân loại suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh ?.............................................. 35 Câu 15: Trình bày đặc điểm hình thể ngoài của trẻ sơ sinh đủ tháng ?.................................... 38 Câu 16: Trình bày phác đồ điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh ?....................................................... 39 Câu 17: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng vàng da sơ sinh................................... 43 Câu 18: Trình bày phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ em ?................... 44 Câu 19: Trình bày chẩn đoán và điều trị suy tuỷ trẻ em ?........................................................ 47 Câu 20: Trình bày chẩn đoán điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em ?....................................... 51 Câu 21: Trình bày phác đồ điều trị bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em ?............................................ 54 Câu 22: Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh thiếu máu tan máu trẻ em ? ............................. 58 Câu 23: Trình bày chẩn đoán và điều trị bệnh hemophili A ?................................................... 60 Câu 24: Trình bày chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường trẻ em ? ......................................... 63 Câu 25: Trình bày điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em ?..................................................... 68
  • 2. 2 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 26: Trình bày điều trị bệnh thấp tim ở trẻ em ?................................................................ 73 Câu 27: Trình bày triệu chứng lâm sàng của nhóm tim bẩm sinh có luồng shunt trái – phải?... 76 Câu 28: Trình bày điều trị suy tim ở trẻ em ?.......................................................................... 77 Câu 29: Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh giun trẻ em ?.................................................... 82 Câu 30: Trình bày điều trị xuất huyết não màng não trẻ em ?................................................. 85 Câu 31: Trình bày điều trị và các biện pháp phòng bệnh béo phì ở trẻ em ?............................. 88 Câu 32: Trình bày chẩn đoán và điều trị bệnh suy giáp trạng bẩm sinh ?................................. 90 Câu 33: Trình bày triệu chứng lâm sàng ngộ độc cấp ở trẻ em ? ............................................. 93 Câu 34: Trình bày điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em ?........................................................ 95 Câu 35: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng viêm cầu thận cấp ?............................ 99 Câu 36: Trình bày phác đồ điều trị hội chứng thận hư ?........................................................ 102 Câu 37: Trình bày lịch tiêm chủng trẻ em ?........................................................................... 105 Câu 38: Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh trẻ em ? ........ 108 Câu 39: Trình bày điều trị suy thận cấp trẻ em ?................................................................... 111 Câu 40: Trình bày điều trị xuất huyết tiêu hoá ở trẻ em ?...................................................... 114
  • 3. 3 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 1: Trình bày triệuchứng bệnhcòi xương ở trẻ em? ( Tham khảo Bệnh học nhi khoa VMU2021 ) Thể cổ điểnở trẻ trên6 tháng Biểu hiện 4 nhómtriệu chứng lâm sàng Triệu chứng liên quan đến hạ Ca máu Trẻ hay quấy khóc về đêm, ra mồ hôi trộm, chậmmọc răng, mất men răng, thóp liền chậm. Lượng Ca++ máu thường giảm nhẹ, ít khi gây cơn Tétanie Biến dạng xương Thường gặp trong giai đoạn tiến triển của bệnh, chủ yếu ở lồng ngực, chi và cột sống - Ở ngực: chuỗi hạt sườn, rãnh Harrisson, lồng ngực hình ức gà hoặc hình phễu. - Cột sống: gù, vẹo. Xương chậu hẹp. - Xương chi: vòng cổ tay, cổ chân. Chi dưới cong hình chữ X, chữ O; chi trên: cán vá Giảm trương lực cơ Giảm trương lực cơ thường thấy trong thể nặng làm trẻ chậm phát triển về vận động, bụng to, cơ hô hấp kém hoạt động, dễ viêm phổi Thiếu máu Thiếu máu thường gặp trong bệnh nặng, chủ yếu là thiếu máu thiếu sắt, có thể kèm gan lách to vừa ở trẻ nhũ nhi. Thiếu máu, còi xương và suy dinh dưỡng thường được kết hợp trong Hội chứng thiếu cung cấp: Von Jack HayemLuzet Cận lâmsàng - Ca++ máu giảm vùa phải, 3-4 mEq/l ở giai đoạn đầu của bệnh, do kém hấp thu và ở giai đoạn cuối, do kém tái hấp thu ở ống thận. Ở giai đoạn 2, nhờ phản ứng của tuyến cận giáp, Ca được huy động từ xương vào máu, nên Ca++ máu bình thường hoặc chỉ giảm nhẹ. Đối với trẻ < 6 tháng, hoạt động của tuyến cận giáp chưa tốt nên triệu chứng hạ Ca++ máu duy trì suốt thời gian tiến triển của bệnh. - Phosphoremáu thường chỉ giảm ở giai đoạn cuối của bệnh, khichức năng tái hấp thu của ống thận giảm. Mức độ giảm từ 1,5-3,5mg% (bình thường 4,5mg%).
  • 4. 4 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm - Phosphatase kiềm tăng song song với mức độ giảm của vitamin D, đó cũng là triệu chứng báo động giống như hạ Ca++ máu. Mức độ tăng có thể từ 20-30 đv Bodansky trong các thể nhẹ, đến 50-60 trong các thể nặng. Trở về bình thường nhanh chóng sau điều trị vitamin D - Số lượng hồng cầu và Hemoglobin giảm trong một số trường hợp nặng - X quang xương: chụp cổ tay hoặc cổ chân: đầu xương to bè và bị khoét hình đáy chén, vùng sụn bị dãn rộng ở giai đoạn tiến triẻn của bệnh, hoặc hình đường viền rõ nét ở giai đoạn phục hồi. Các điểm cốt hoá ở bàn tay, bàn chân chậm so với tuổi, lồng ngực có hình nút chai “champagne” Bệnhcòi xương sớm ở trẻ dưới 6 tháng Tình trạng hạ Ca++ máu: Các triệu chứng đầu tiên xuất hiện từ tuần thứ 2 trở đi như: - Dễ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình. - Khi thở có tiếng rít do mềm sụn thanh quản. - Khi bú: sữa gây co thắt dạ dày làm cho trẻ nôn, co thắt cơ hoành làm trẻ nấc cụt. - Nghiệm pháp gây cơn khóc co thắt thanh quản (spasme du sanglot): rất nhạy nhất là đối với trẻ < 3 tháng và dương tính ở > 90% trẻđược nghi ngờ hạ Ca++ máu Biến dạng xương Biến dạng xương thường thấy chủ yếu ở hộp sọ, hộp sọ trẻ bị bẹp theo tư thế nằm. Bướu trán, bướu đỉnh. Động tác bú làm xương hàm trên khép lại và nhô ra phía trước so vớixương hàm dưới. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ có biến dạng lồng ngực, cột sống và các chi như thể cổ điển Giảm trương lực cơ và thiếu máu Thường nhẹ hơn thể cổ điển, nhiều khi không có nếu điều trị sớm Cận lâmsàng - Ca++ máu giảm sớm và thường ở mức độ nhẹ, 3-4mEq/l, một số ít có biểu hiện cơn Tétanie với Ca++ máu < 3mEq/l. Sau điều trị vitamin D, Ca++ máu nhanh chóng trở về bình thường. - Phospho máu thường không giảm hoặc giảm ít và muộn sau 3 tháng tuổi vì chức năng tái hấp thu của thận chưa bị ảnh hưởng. Phosphatase kiềm tăng nhanh và sớm như trong thể cổ điển.
  • 5. 5 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm - X quang xương cổ tay, cổ chân: không có hình ảnh điển hình như ở thể cổ điển, không có hình ảnh khoét đáy chén Bệnhcòi xương bào thai Nhu cầu Ca và vitamin D tăng gấp 3 ở phụ nữ mang thai để cung cấp cho bào thai, nhất là trong quý 3 của thai kỳ. Bệnh thường gặp ở trẻ sinh non, đa thai. Trước sinh, thai cử động yếu. Sau đẻ, bệnh được gợi ý nếu trẻ có thóp rộng 4-5 cm đường kính (bình thường 2-3 cm). Các mảnh xương sọ rời do bờ rìa chưa được vôi hoá. Ấn lõm hộp sọ “ crâniotabès”. - Trẻ có tình trạng hạ Ca++ máu, có thể nặng gây ngừng thở từng cơn, hoặc nhẹ gây cơn khóc “dạ đề”, hay ọc sữa, nấc cụt sau bú và điphân són.
  • 6. 6 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 2: Trình bày phác đồđiềutrị bệnh còi xương ở trẻ em ? Nguyêntắc Hướng dẫn và tuyên truyền cho bà mẹ - Cải thiện dinh dưỡng: cho thực phẩm giàu vitamin D như dầu cá (3 thìa trà dầu cá cung cấp 3000 UI vitamin D), bơ, gan, lòng đỏ trứng, sữa có bổ sung vitamin D. - Điều trị tiêu chảy và tiêu chảy phân mỡ. - Bảo đảm tiếp xúc đủ vớiánh sáng mặt trời Điềutrị đặc hiệu Còi xương cổ điển Liều điều trị vitamin D 5000đv/ngày uống liên tục trong 2-3 tuần. Liều điều trị được chỉ định dựa vào hình ảnh X quang xương cổ tay hoặc cổ chân, đầu xương bị khoét hình đáy chén. Sau 2-3 tuần điều trị chụp kiểm tra lại: - Nếu có hình ảnh đường viền của giai đoạn phục hồi, chuyển sang liều phòng bệnh: 400 đv/ngày - Nếu còn hình ảnh khoét xương: tiếp tục liều điều trị thêm vàingày. - Kết hợp thêm chế độ ăn giàu chất đạm và đủ các chất, không cần thêm thuốc có Ca Còi xương sớm - Vitamin D: 1500-2000 đv/ngày (3-4tuần, sau đó chuyển sang liều phòng bệnh 400đv/ngàyliên tục cho đến tuổi biết đi không cần kiểm tra xương như trong thể cổ điển. - Đối với trẻ bú mẹ: nên kiểm tra Ca++ máu của mẹ và khuyên mẹ không kiêng cữ trong chế độ ăn. Nếu Ca++ máu của mẹ giảm, cho mẹ uống Gluconate hoặc lactate Ca 2g/ngày cho đến khi Ca++ máu trở về bình thường. Nếu Ca++ máu của trẻ giảm (Ca huyết thanh < 7.0 mg/dl hay Ca++ < 3.5mg/dl) + Cho Calcium gluconate 10% liều 1-2ml/kg tiêm tĩnh mạch chậm, theo dõi ECG nếu có. Duy trì bằng chuyền tĩnh mạch liều 4-6ml/kg/ngày (36-54meq/kg/ngày). Nếu cần có thể lặp lại như trên lần thứ 2. + Duy trì: cho Ca đường uống 75mg/kg/ngày chia đều 4 lần Còi xương bào thai Điều trị như thể bệnh còi xương sớm nhưng cần chú ý tình trạng hạ Ca++ máu có thể nặng. Cần kiểm tra Ca ++ máu của mẹ và điều trị như trên
  • 7. 7 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 3: Trình bày triệuchứng lâm sàng bệnhthiếuvitaminA ở trẻ em? Triệuchứng toàn thân - Trẻ mệt mỏi, kém ăn, chậm lớn - Da khô, tóc dễ rụng. - Hay bị rốiloạn tiêu hóa, viêm phế quản, viêm mũi họng Triệuchứng đặc hiệuở mắt Bệnh tiến triển âm thầm, thường ở 2 bên mắt nhưng có thể ở các giai đoạn khác nhau. Phân loại theo Tổ chức y tế thế giới năm 1982 (Bảng 11.1) Bảng 11.1. Phân loạicác tổn thương ở mắtdo thiếu vitamin A Phân loại Biểu hiện Phân loại Biểu hiện 1. XN Quáng gà 5. X3A Loét nhuyễn < 1/3 diện tích giác mạc 2. X1A Khô kết mạc 6. X3B Loét nhuyễn >1/3 diện tích giác mạc 3. X1B Vệt Bitot 7. Xs Sẹo giác mạc 4. X2 Khô giác mạc 8. Xf Khô đáy mắt Quáng gà (XN) - Là biểu hiện sớm nhất của bệnh thiếu vitamin A - Chẩn đoán xác định dựa vào: tiền sử suy dinh dưỡng, mới mắc các bệnh sởi, ỉa chảy, rối loạn tiêu hóa. Trẻ dễ bị vấp ngã, đi quờ quạng khi chiều tối. - Khỏi nhanh khi điều trị vitamin A Khô kết mạc (X1A) -Là tổn thương đặc hiệu do thiếu vitamin A gây biến đổi sớm nhất ở bán phần trước kết mạc. - Mắt hay chớp, lim dim, hay gặp cả hai mắt. Kết mạc bình thường bóng ướt, trong suốt trở nên xù xì, vàng, nhăn nheo, có bọt nhỏ, không thấy rõ các mạch máu. - Hồi phục nhanh nếu được điều trị bằng vitamin A
  • 8. 8 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Vệt Bitot (X1B) -Là triệu chứng đặc hiệu của tổn thương kết mạc - Những đámtế bào biểu mô kết mạc bị sừng hóa, dày lên thành từng đámvà bong vảy, có màu trắng xám nổi lên bề mặt kết mạc nhãn cầu. Bề mặt kết mạc phủ một chất như bọt xà phòng hoặc lổn nhổn như bã đậu. Hiện tượng này gặp ở kết mạc nhãn cầu sát rìa giác mạc điểm 3 giờ và 9 giờ, thường có hình tam giác đáy quay về phía rìa giác mạc. Có thể kết hợp với khô kết mạc hoặc đơn độc (Hình 11.1) - Khỏi nhanh khi điều trị vitamin A tấn công Hình 11.1. VệtBitot ở kết mạc Khô giác mạc (X2) - Là giai đoạn biến đổi bệnh lý ở giác mạc. Có thể hồi phục hoàn toàn không đểlại sẹo nếu điều trị kịp thời - Biểu hiện cơ năng: sợ ánh sáng, chói mắt, hay nheo mắt. - Biểu hiện thực thể: giác mạc mất bóng sáng, mờ đi như màn sương phủ. Biểu mô giác mạc bị trợt, cảm giác giác mạc bị giảm sút. Sau đó nhu mô có thể bị thâm nhiễm tế bào viêm làm giác mạc đục, thường ở nửa dưới của giác mạc. Có thể có mủ tiền phòng và khô kết mạc. Đây là yếu tố để chẩn đoán xác định khô giác mạc do thiếu vitamin A Loét nhuyễn giác mạc dưới 1/3 diện tích giác mạc (X3A) -Là tổn thương không hồi phục của giác mạc đểlại sẹo giác mạc và giảm thị lực. Nếu loét sâu có thể gây phòi mống mắt để lại sẹo dày, dính mống mắt. Tổn thương này hay gặp ở nửa dưới của giác mạc Loét nhuyễn giác mạc trên 1/3 diện tích giác mạc (X3B) -Là tổn thương nặng nề gây hoại tử tất cả các lớp của giác mạc. Gây phá hủy nhãn cầu hoặc biến dạng. Toàn bộ giác mạc bị hoại tử, lộ mống mắt ra ngoài, lòi thủy tinh thể và dịch kính ra ngoài, teo nhãn cầu (Hình 11.2)
  • 9. 9 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Hình 11.2. Loét nhuyễn giác mạc Sẹo giác mạc (Xs) - Là di chứng của loét giác mạc. Sẹo dúmdó, màu trắng. Phân biệt với sẹo giác mạc do các nguyên nhân khác bằng hỏi kỹ tiền sử, bị cả 2 bên hay 1 bên... . Khô đáy mắt (Xf) -Là tổn thương võng mạc do thiếu vitamin A mãn tính. - Thường gặp ở trẻ lớn, lứa tuổi đi học, có kèm theo quáng gà. Soi đáy mắt : Thấy xuất hiện những chấm nhỏ màu trắng hoặc vàng nhạt rải rác dọc theo mạch máu võng mạc. - Chẩn đoán phân biệt: viêm võng mạc chấmtrắng. Viêm võng mạc do viêm thận cấp hoặc mãn
  • 10. 10 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 4: Trình bày phân độ suy dinh dưỡng theolâm sàng ? Ở giai đoạn đầu triệu chứng rất ngèo nàn dễ bỏ sót, thường biểu hiện bằng: - Ngừng tăng cân hoặc sút cân. - Lớp mỡ dưới da mỏng dần. - Trẻ chậm biết đi, ít hoạt bát. - Da xanh dần Suy dinh dưỡng độ I (Nhẹ) - Cân nặng theo tuổi (W/A) còn 70 - 80% so với cân nặng bình thường - Không phù - Lớp mỡ dưới da bụng mỏng - Chưa rối loạn tiêu hoá Suy dinh dưỡng độ II (Vừa) - Cân nặng theo tuổi còn 60-70% - Không phù. - Lớp mỡ dưới da bụng và mông mỏng. - Rối loạn tiêu hoá từng đợt,trẻ biếng ăn Suy dinh dưỡng độ III (Nặng) Thể phù (Kwashiorkor) - Rối loạn tiêu hoá, chán ăn, hay nôn trớ, có từng đợt táo bón xen kẽ với tiêu chảy - Tinh thần mệt mỏi, thờ ơ với xung quanh, hay quấy khóc - Lòng bàn tay nhợt hoặc rất nhợt: nhìn vào lòng bàn tay trẻ so sánh lòng bàn tay trẻvới màu lòng bàn tay của trẻ khoẻ, hoặc bà mẹ hoặc thầy thuốc, nếu thấy lòng bàn tay trẻ nhạt màu hơn là có lòng bàn tay nhợt, nếu cả lòng bàn tay trẻ trắng là rất nhợt. - Phù cả 2 bàn chân: bắt đầu phù từ mặt và hai chi dưới, sau phù toàn thân có thể phù màng bụng, phù trắng, phù mềm ấn lõm.
  • 11. 11 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm - Rối loạn săc tố da: cùng vớiphù, trẻ xuất hiện những nốt đỏ ở bẹn, chi, mông, các nốt này tập trung thành từng mảng đỏ và thâm đen và bong ra, để lại lớp da non dễ bị nhiễm trùng làm da trẻ loang lỗ như da rắn, thường gặp ở trẻ trai. - Cân nặng còn 60-80% - Tóc thưa, bạc màu, dễ gẫy, dễ rụng. - Răng mất bóng, sẩm màu, dễ bị sâu, mọc chậm. - Mắt khô, sợ ánh sáng, loét giác mạc, dễ dẫn đến mù do thiếu vitamin A - Xương loãng, thiếu chất vôi, chậm cốt hóa, dễ bị biến dạng xương. - Gan thường to, chắc do thoái hóa mỡ, có thể dẫn đến suy gan đây là một nguyên nhân chính gây tử vong. - Cơ tim dễ bị suy do thiếu đạm, thiếu máu, thiếu vitamin B1 hoặc do thiếu vitamin K. - Ruột: do thiếu dinh dưỡng, niêm mạc ruộtteo dần, mất các nếp nhăn, chức năng hấp thu kém, dễ gây rối loạn tiêu hóa, nhu động ruột giảm, dễ gây chướng bụng - Tụy teo dần và giảm men tiêu hóa. - Não: nếu tình trạng SDD nặng và sớm, lúc tế bào não chưa hình thành đầy đủ và lúc các dây thần kinh chưa myelin hóa (trước 3 tuổi) sẽ tác hại đến sự trưởng thành của não và giảm trí thông minh Thể teođét (Marasmus) - Trẻ SDD do bị đói thực sự, thiếu các chất glucid, chất béo nặng nên cơ thể phải huy động glucid, chất béo, chất đạmcủa cơ thể nên trẻ mất hết lớp mỡ dưới da ở vùng mặt, mông chi, trẻ gầy đét, mặt hốc hác, mắt trũng, da khô, nhăn nheo như cụ già. - Cân nặng theo tuổi (W/A) còn dưới 60% - Không phù - Dấu hiệu gầy mòn nặng rõ rệt - Cơ nhẽo, teo rõ rệt - Trẻ có các triệu chứng của thiếu vitamin A, D, B1, K, B12...nhưng nhẹ hơn. - Gan không to, tình trạng thiếu đạm, thiếu máu, thiếu vitamin K nhẹ hơn thể phù. - Trẻ hay rối loạn tiêu hoá do đó nếu cho trẻ ăn sớm, đầy đủ và giải quyết nguyên nhân thì trẻ nhanh chóng phục hồi hơn.
  • 12. 12 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm - Tiên lượng trước mắt tốt hơn thể phù. Thể kết hợp (phù - teođét hay Kwashiorkor-Marasmus ) - Cân nặng theo tuổi còn dưới 60% - Phù 2 bàn chân - Có triệu chứng xen kẽ của cả hai thể trên Chú ý: Ngoàicác triệu chứng mô tả trên, trẻ bị suy dinh dưỡng ở cả 3 thể đều có thể mắc các bệnh nhiễm trùng
  • 13. 13 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 5 Trình bày phác đồ điềutrị suy dinhdưỡng trẻ em ? Suy dinh dưỡng nhẹ hoặc vừa * Đảm bảo cho trẻ ăn đủ số lượng và chất lượng theo ô vuông thức ăn. - Tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Không nên cai sữa khi trẻ đang suy dinh dưỡng. Nếu đã cai sữa nên cho trẻ ăn thêm sữa bò, sữa đậu nành . - Chế biến thức ăn nấu nhừ, thức ăn dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng - Cho trẻ ăn hoặc uống nước quả tươi - Nếu trẻ biếng ăn kiên trì cho trẻ ăn nhiều bữa *Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ - Tắm cho trẻ nước ấm hàng ngày , thay quần áo sạch - Mặc đủ ấm. - Nếu có thiếu máu: bổ sung viên sắt mỗi ngày một liều trong 14 ngày theo bảng 10.3 Bảng 10.3. Liều lượng sắt cho trẻ tuổi và cân nặng Cân nặng hoặc tuổi Sắt sunfat 200mg(60mg sắtnguyên tố) 4-<6kg (2-<4tháng) 1/4 viên/liều 6-<10kg (4-<12tháng) 1/3 viên/liều 10-<19kg(12 tháng -<5 tuổi) 1/2 viên/liều - Nếu nghi ngờ nhiễm giun. Hãy cho uống mebendazol: mỗi ngày 200mg mebendazoltrong 3 ngày nếu trẻ >2 tuổi - Vitamin B, C - Muối khoáng: kaliclorua 1g/ngày × 2 tuần, canxiclorua 1g/ngày × 2 tuần Suy dinh dưỡng nặng Tốt nhất, những trẻ này cần được điều trị tại bệnh viện và phải coi như là bệnh cấp cứu cần được xử trí kịp thời, tích cực các tình trạng có thể xảy ra Hạ đường huyết Tất cả trẻ suy dinh dưỡng nặng đều có nguy cơ hạ đường huyết. Hạ đường huyết khi
  • 14. 14 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm glucose máu < 3 mmol/l (55mg/dl). Nếu không thể đo glucose máu được, cần coi tất cả những trẻ suy dinh dưỡng nặng đều có hạ đường huyết. - Cho 50 ml glucose 10% hoặc nước đường sucrose (1 thìa cà phê đường và 3,5 thìa canh nước) uống hoặc cho qua sonde dạ dày, sau đó cho ăn càng sớm càng tốt. - Cho ăn 2h/lần cả ngày và đêm. - Nếu trẻ hôn mê, điều trị bằng glucose tĩnh mạch, nếu không có điều kiện truyền tĩnh mạch, cho glucose10% hoặc nước đường sucrose qua sonde dạ dày. - Điều trị hạ đường máu bằng đường tĩnh mạch:cho 5ml/kg dung dịch glucose 10% tiêm tĩnh mạch chậm (Bảng 10.4) Bảng 10.4. Liều lượng glucose theo tuổi và cân nặng Tuổi và trọng lượng Lượng dung dịch glucose/ 1lần < 2 tháng (<4 kg) 15 ml 2-<4 tháng (4-<6kg) 25ml 4-<12 tháng (6-<10 kg) 40ml 1-< 3 tuổi (10-<14 kg) 60ml 3-<5 tuổi (14-<19kg) 80ml - Đo lại đường máu sau 30 phút, nếu glucose < 3 mmol/l hoặc trẻ trở nên lơ mơ, cho lại liệu trình trên một lần nữa Hạ thân nhiệt Hạ đường huyết và hạ thân nhiệt thường xảy ra đồng thời. Cho ăn thường xuyên là phần quan trọng để phòng hạ thân nhiệt. - Cho ăn 2h/lần và cho ăn cả đêm. - Đặt trẻ trong phòng ấm 28-30°c, tránh gió lùa và quấn kín trẻ. - Thay tã, quần áo ướt, giữ cho trẻ và giường khô. - Tránh cho trẻ tiếp xúc với lạnh. - Cho trẻ ngủ vớimẹ Mất nước
  • 15. 15 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Nếu chỉ dựa vào lâm sàng thì khó đánh giá chính xác tình trạng mất nước ở trẻ suy dinh dưỡng nặng. Có thể coi tất cả trẻ suy dinh dưỡng bị tiêu chảy đều có mất nước. * Không bù dịch bằng đường truyền trừkhicó shock Sử dụng dung dịch ORS. Dung dịch này uống chậm hơn so với khibù nước ở trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường. + 5 ml/kg 30 phút/lần trong 2 h đầu. Sau đó cho 5-10 ml/kg/h trong 4 giờ tiếp theo.Chú ý phát hiện thừa nước, nên kiểm tra mạch, nhịp thở, số lần đitiểu, số lần đingoài, nôn. Nếu có dấu hiệu thừa nước (nhịp thở tăng, mạch tăng) ngừng ORS ngay và đánh giá lại sau 1 h. * Bù nước bằng đường tĩnh mạch Khi trẻ có triệu chứng shock, lơ mơ, mất ý thức: - Lập đường truyền tĩnh mạch (lấy máu làm xét nghiệm cấp cứu). - Cân trẻ và tính số lượng dịch cần cho. - Cho dung dịch đường tĩnh mạch 15ml/kg/giờ. Sửdụng một trong các dung dịch sau (chọn theo thứ tự): Ringer lactat cùng với glucose 5% (dextrose), hoặc Ringer lactat (Bảng 10.5) Bảng 10.5. Liều lượng dịch truyền theo kg trọng lượng cơ thể Trọng lượng (Kg) Lượng dịch truyền TM (15ml/kg/giờ Trọng lượng (Kg) Lượng dịch truyền TM (15ml/kg/giờ) 4 60 12 180 6 90 14 210 8 120 16 240 10 150 18 270 - Đếm mạch, nhịp thở lúc bắt đầu truyền dịch và sau đó 5-10 phút/lần - Nếu có dấu hiệu cải thiện (mạch, nhịp thở giảm), lặp lại truyền tĩnh mạch 15ml/kg/giờ, sau đó chuyển sang cho uống hoặc qua sonde dạ dày ORS 10ml/kg/giờ trong 10 giờ * Nếu trẻ không cải thiện sau lần truyền tĩnh mạch đầu tiên với 15 ml/kg, có thể trẻ bị shock nhiễm khuẩn - Duy trì dịch truyền tĩnh mạch 4 ml/kg/giờ trong khi chờ máu
  • 16. 16 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm - Khi có máu, truyền máu tươi toàn phần 10ml/kg, cho chảy thật chậm trong 3 giờ (truyền khối hồng cầu nếu có suy tim), bắt đầu cho ăn lại . * Nếu tình trạng trẻ xấu đi trong quá trình bù dịch (nhịp thở tăng thêm 5 nhịp/phút hoặc mạch tăng thêm 25nhịp/phút, ngừng truyền dịch vì dịch truyền tĩnh mạch có thể làm tăng tình trạng nặng Rối loạn điệngiải Tất cả suy dinh dưỡng nặng đều thiếu K, Mg - Điều trị: cho thêm K (3-4 mmol/kg/ng) - Thêm Magne (0,4-0,6 mmol/kg/ng). Cần cho K, Mg vào thức ăn - Chế biến thức ăn không thêm muối vì thừa Na trong cơ thể vẫn xảy ra mặc dù Na trong huyết tương thấp. Cho nhiều Na có thể làm trẻ tử vong Nhiễmkhuẩn - Cho tất cả suy dinh dưỡng nặng: kháng sinh phổ rộng Phục hồi các yếutố vi lượng - Không được cho viên sắt ngay mà cần chờ đến khi trẻ ăn ngon miệng và bắt đầu tăng cân vì sắt có thể làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng lên. - Điều trị hằng ngày, ít nhất trong 2 tuần gồm: + Đa sinh tố + Acid folic. Ngày đầu cho 5 mg, sau đó 1 mg/ngày + Kẽm (10mg/ngày) + Đồng (0,3 mg/kg/ngày) + Khi đã tăng cân, cho Sulfate sắt (3mg Fe/kg/ngày) + Cho vitamin A uống (< 6 tháng: 50.000 UI, 6-12 tháng: 100.000UI, trẻlớn: 200.000UI) trong ngày đầu. * Nếu trẻ có biểu hiện thiếu vitamin A ở mắt thì cho trẻ uống vitamin A như sau: Trẻ < 1 tuổi : Ngày đầu :100.000đv Ngày hai : 100.000đv
  • 17. 17 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Sau hai tuần : 100.000đv Trẻ > 2 tuổi : Ngày đầu :200.000đv. Ngày hai : 200.000đv . Sau hai tuần : 200.000đv Bắt đầu cho ăn lại - Tiếp tục cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn bú. - Ăn nhiều bữa nhỏ với nồng độ thẩm thấu và nồng độ lactose thấp - Ngày đầu: 75 Kcal/kg và tăng dần năng lượng đểđạt cuối tuần đầu là: 100Kcal/kg/ngày (Bảng 10.6 và 10.7) - Dịch: 130 ml/kg/ngày (100ml/kg/ngày nếu trẻcó phù nặng). - Nên ăn từ từ và số lượng tăng dần chia nhiều bữa - Nếu trẻ không ăn được, cho trẻ ăn qua sonde dạ dày. Bảng 10.6. Chế độ ăn trong tuần đầu Ngày Loại thức ăn Số lần ăn trong ngày ml/kg Kcalo/kg 1-2 Sữa pha loãng ½ 12 150 75 3-4 Sữa pha loãng 2/3 8-12 150 100 5-7 Sữa nguyên 6-8 150 150 Bảng 10.7. Công thức pha sữa nguyên 1000mlcó 1000 kcal Thành phần Sữa bò tươi Sữa bột toàn phần Sữa gầy Sữa chua Sữa 1000ml 150g 75g 1000ml Đường 50g 50g 50g 50g Dầu 20g 10g 60g 20g Nước 0 Đủ 1000ml Đủ 1000ml Đủ 1000ml
  • 18. 18 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Từ tuần thứ 3 trở đicó thể cho trẻ ăn những thức ăn theo lứa tuổi. Có thể thay dần thức ăn là sữa bằng thức ăn bình thường. - Nếu Hb < 4 g/l: Truyền máu tươi 10-15 ml/kg cho 1 lần truyền (tốt nhất truyền khối hồng cầu). - Nếu protit máu < 30 g/l, truyền plasma tươi 10-15 ml/kg cho 1 lần truyền Đánh giá tăng trưởng - Giai đoạn này cần chăm sóc tích cực để đảmbảo tăng cân > 10g/kg/ngày - Tăng cân được đánh giá như sau: Kém: < 5 g/kg/ngày Trung bình: 5-10 g/kg/ngày Tốt: > 10 g/kg/ngày
  • 19. 19 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 6: Trình bày cách phân độ tiêuchảy cấp trẻ em? Đánh giá mức độ mất nước và chọn phác đồ điều trị Những dấu hiệu biểu thị tình trạng mất nước trên được sắp xếp trong 3 cột A,B,C. Tùy theo mức độ mất nước của bệnh nhi theo bảng 14.1 sau: Bảng 14.1. Đánh giá mức độ mấtnước theo IMCI Dấu hiệu Phân loại Điềutrị Có từ 2 dấu hiệusau trở lên: • Li bì, khó đánh thức • Mắt trũng • Không uống được hay uống kém • Nếp véo da mất rất chậm Mất nước nặng Phác đồ C Có từ 2 dấu hiệusau trở lên: • Vật vã, kích thích • Mắt trũng • Uống háo hức, khát • Nếp véo da mất chậm Có mất nước Phác đồ B Không đủ các dấu hiệu để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng Không mất nước Phác đồ A Mất nước nặng Trước hết quan sát cột C. Nếu có hai dấu hiệu trở lên ở cột này là bệnh nhi bị mất nước nặng. Bệnh nhimất nước nặng là mấtđimột lượng dịch trên 10%trọng lượng cơ thể. Trẻthường li bì, mệt lịm, thậm chí hôn mê, mắt trũng sâu, không có nước mắt, miệng lưỡi rất khô, thở sâu và nhanh. Nếu trẻ còn tỉnh thì rất khát nhưng nếu li bì hoặc hôn mê thì uống rất ít hoặc không uống được. Nếp véo da mất rất chậmtrên 2 giây,mạch quaynhanh và nhỏ hoặc khôngbắt được, thóp rất trũng, 6 giờ qua không có nước tiểu, chân tay lạnh ẩm, da nổi vân tím và có sốc do mất nước. Khi đánh giá độ mất nước bao giờ cũng bắt đầu từ mất nước nặng (cột C) Mất nước nặng phải truyền tĩnh mạch cấp cứu theo phác đồ C Có mất nước (Mất nước nhẹ và trung bình)
  • 20. 20 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Nếu có 2 hoặc nhiều dấu hiệu ở cột này là đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán thì các dấu này được tính thuộc cột B. Mất nước nhẹ là mất lượng dịch từ 5 - 6% trọng lượng cơ thể. Biểu hiện bằng khát, vật vã, độ đàn hồi của da giảm, các dấu hiệu khác thường không thấy Mất nước trung bình là mất lượng dịch từ 7 - 10% trọng lượng cơ thể. Biểu hiện bằng khát tăng hơn, uống háo hức, nếp véo da mất chậm, mắt trũng khô, khóc không có nước mắt, miệng lưỡi khô, mạch quay nhanh. Bệnh nhi bị mất nước nhẹ và trung bình được điều trị uống ORS theo phác đồ B Không mất nước Nếu trẻ không có đủ các dấu hiệu để xác định mất nước của cột C và cột B thì kết luận trẻ không có dấu hiệu mất nước. Bệnh nhi bị tiêu chảy nhưng không có dấu hiệu mất nước thường chỉ mất lượng dịch dưới 5% trọng lượng cơ thể nên không có dấu hiệu mất nước trên lâm sàng. Dù không có dấu hiệu mất nước nhưng vẫn cần phải bù dịch nhiều hơn bình thường đểđề phòng dấu hiệu mất nước xuất hiện. Các bệnh nhi không có dấu hiệu mất nước chỉ cần điều trị tại nhà theo phác đồ A. Lưu ý: Khi đánh giá tình trạng mất nước cần cân trẻ. Khi cân cần cởi bỏ quần áo. Cân rất quan trọng đểxác định lượng dịch uốngvà truyền tĩnh mạch.Khi có mất nước, số cân nặng không được ghi vào biểu đồ tăng trưởng.
  • 21. 21 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 7: Trình bày phác đồđiềutrị tiêuchảy cấp chưa mất nước ? Phác đồ A - Điềutrị tiêuchảy tại nhà Chỉ định ở bệnh nhân không có dấu hiệu mất nước, điều trị tại nhà Hướng dẫn bà mẹ 3 nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà Cho trẻ uống nhiềudịch hơn bình thường để đề phòng mất nước *Cho trẻ uống 1 trong các loại dịch sau - Oresol + Cách pha oresol: Hiện nay có nhiều loại gói oresol khác nhau. Có loại pha trong 200ml, có loại pha trong 250 ml, có loại pha trong 1lít nước. Có loại có mùi vị cam cho trẻ dễ uống. Vì vậy cần phải chuẩn bị dụng cụ đong nước cho phù hợp với các hướng dẫn ghi trên gói oresol. Cần phải rửa tay trước khi pha oresol và sử dụng các dụng cụ sạch để đựng. Dung dịch oresol đã pha chỉ dùng trong 24 giờ. + Cách cho trẻ uống oresol: +Trẻdưới 2 tuổi cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 lần/ phút. +Trẻlớn hơn cho uống từng ngụmbằng cốc. +Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau đó uống chậm hơn. Ví dụ: cho uống từng thìa cách nhau 2- 3 phút. + Liều lượng oresol của trẻ được tính theo bảng Bảng Liều lượng uống oresol Tuổi Lượng ORS uống sau mỗi lần đi ngòai Lượng ORS cần cung cấp để dùng tại nhà Dưới 24 tháng 2 - 10 tuổi 10 tuổi trở lên 50-100ml 100- 200ml Uống theo nhu cầu 500ml/ngày 1000ml/ngày 2000ml/ngày
  • 22. 22 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm - Nước cháo: Lấy 1 nắm gạo(50g) + 1nhúmmuối(3,5g) + 6 bát nước(1,2lít) đun sôi cho đến khi hạt gạo nở tung. Chắt lấy nước cho trẻ uống. Chỉ nên dùng nước cháo này trong ngày nhưng tốt nhất là không nên dùng quá 6 giờ. - Nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước sạch khác như nước dừa. - Cho uống những dịch này cho đến khi hết tiêu chảy *Không cho trẻ uống Các loại nước giải khát có đường pha chế sẵn vì sẽ làm trẻ tiêu chảy nhiều hơn Tiếptục cho trẻ ăn Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ nếu trẻ còn đang bú mẹ Nếu trẻ không được bú sữa mẹ thì cho ăn như thường lệ. -Cho ăn ngay sau khi chế biến. Thức ăn cần được nấu kỹ hoặc nghiền nhỏ. -Cho uống nước quả tươi nhưng không được pha thêm đường hoặc chuối nghiền để cung cấp kali cho trẻ. -Khuyến khích trẻ ăn làm nhiều bữa -Nếu trẻ đang uống sữa bột thì nên chuyển sang loại sữa dành riêng cho trẻ tiêu chảy như sữa O-lac hoặc Enfalac Lactofree Đưa trẻ tới khám lại Cần đưa trẻ đến khámlại nếu sau 3 ngày không đỡ hoặc có một trong các triệu chứng sau: Đi ngoài nhiều lần hơn, phân nhiều nước Nôn liên tục Khát nhiều. Ăn hoặc uống kém. Sốt. Có máu trong phân.
  • 23. 23 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 8: Trình bày phác đồđiềutrị tiêuchảy cấp có mất nước ? Phác đồ B - Điều trị mất nước nhẹ hoặc trung bình. Các trẻ tiêu chảy mất nước B cần được điều trị và chăm sóc tại cơ sở y tế để bù nước và điện giải trong 4 giờ đầu theo bảng sau Lượng dung dịch ORS cho uống trong 4 giờ đầu Tuổi < 4 tháng 4-11tháng 12-23 tháng 2- 4 tuổi 5-14 tuổi >15 tuổi Cân nặng (kg) <5 5 -7,9 8 - 10,9 11-15,9 16-29,9 >30 Lượng dịch (ml) 200-400 400-600 600-800 800-1200 1200-2200 2200-4000 Chỉ sử dụng tuổi của bệnh nhân để tính lượng dịch cần bù khi không biết cân nặng. Lượng dung dịch ORS (ml) cũng có thể tính bằng cách nhân trọng lượng cơ thể của bệnh nhân (theo kg) với 75. Quan sát trẻ cẩn thận và giúp người mẹ cho trẻ uống ORS Sau 4 giờ đánh giá lại theo bảng đánh giá rồi chọn phác đồ A, B hay C để điều trị tiếp. Nếu không có dấu hiệu mất nước thì chuyển sang điều trị theo phác đồ A. Khi lượng nước đã bù lại đủ, trẻ thường đi tiểu nhiều hơn Nếu hãy còn mất nước nhẹ hoặc trung bình, lại điều trị theo phác đồ B, nhưng cần cho ăn, uống sữa và nước quả như đã trình bày trong phác đồ A. Nếu xuất hiện mất nước nặng thì chuyển sang điều trị theo phác đồ C Nếu người mẹ cần phải về trước khi kết thúc phác đồ điều trị B. Hướng dẫn người mẹ cho trẻ uống hết lượng ORS cho Đưa cho người mẹ số gói ORS đủ đểhoàn thành việc bù nước và điều trị thêm 2 ngày như hướng dẫn trong phác đồ A. Hướng dẫn người mẹ cách pha dung dịch ORS Giải thích cho người mẹ 3 nguyên tắc điều trị trong phác đồ A để điều trị trẻ tại nhà
  • 24. 24 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Các thuốc khác trong điềutrị tiêuchảy Chỉ dùng kháng sinh khi: Phân có máu hoặc có các dấu hiệu khác nghĩđến do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng Xét nghiệm phân có bằng chứng nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng Lỵ trực khuẩn Ở những nơi mà trực khuẩn lỵ còn nhạy cảm với cotrimoxazolhoặc acid nalidixic. Hãy dùng các thuốc này với liều sau: - Trimethoprim (TMP), sulfamethoxazol (SMX): Trẻem: TMP 10 mg/kg/ngày và SMX 50 mg/kg/ngày chia hai lần/ngày x 5 ngày hoặc - Nalidixic acid: Trẻ em 60 mg/kg/ngày chia làm 4 lần/ngày trong 5 ngày Gần đây, WHO đã khuyến cáo sử dụng ciprofloxaxin nên là kháng sinh đầu tiên đểđiều trị lỵ trực khuẩn. Lị amip Phân có máu mũi, soi tươi phân thấy kí sinh khuẩn amip thể hoạt động: Metronidazol(Flagyl, Klion) 30mg/kg/ngày x5 ngày hoặc hydroemetin 1 mg/kg/ngày trong 5 - 10 ngày Đơn bào Giardia Metronidazol30mg/kg/ngày 5 - 10 ngày hoặc quinacrin 7mg/kg/ngày trong 5 - 10 ngày. Tả nặng Tetracyclin 50mg/kg/ngày chia 4 lần trong 3 ngày cho trẻ trên 8 tuổi hoặc furazolidon 5mg/kg/ngày trong 3 ngày. Nếu kháng với2 thuốc trên thì thay bằng azithromycin Thuốc chống nôn, cầm ỉa - Không dùng các thuốc có chế phẩmthuốc phiện, imodium… Các thuốc này làm giảm nhu động ruột, có nhiều tai biến khisử dụng như liệt ruột, trướng bụng, ngộ độc - Không dùng các loại kaolin, pectin, tanin vf ít tác dụng thực sự trong điều trị tiêu chảy cấp
  • 25. 25 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 9: Trình bày phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em ? Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là bệnh lý hay gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao nhất, trong đó đặc biệt là viêm phổi ở các nước đang phát triển. Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới năm 2008, thì 1/5 số trẻ dưới 5 tuổi tử vong là do NKHHCT, trong đó 90% là do viêm phổi. Như vậy ước tính mỗi năm có khoảng 1,8 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì viêm phổi trên toàn thế giới. Hiện nay, viêm phổi vẫn là bệnh gây tử vong hàng đầu, tiếp sau đó là tiêu chảy, sốt rét, sởi và HIV/AIDS Phân loại NKHHCT theoTCYTTG Có 2 cách phân loại: Phân loại theogiải phẫu • NKHH trên: Bao gồm những bệnh lý viêm nhiễm ở trên nắp thanh quản: + Viêm mũi họng cấp. + Viêm họng cấp và viêm họng- amygdales cấp. + Viêm xoang cấp. + Viêm tai giữa cấp. + Viêm tai xương chủm. • NKHH dưới: + Viêm thanh quản. + Viêm nắp thanh quản. + Viêm thanh khí phế quản cấp. + Viêm phế quản cấp. + Viêm phổi. + Viêm tiểu phế quản cấp. Phân loại theomức độnặng nhẹ NKHHCT được chia thành 4 mức độ nặng nhẹ khác nhau là: bệnh rất nặng hoặc viêm phổi rất nặng, viêm phổi nặng, viêm phổi và không viêm phổi (ho hoặc cảm lạnh, cảm cúm đơn thuần)
  • 26. 26 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm - Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi Chú ý : Đối vớitrẻ nhỏ< 2 tháng tuổi cũng như trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi , chỉ cần có một trong các dấu hiệu nguy cơ thì được xếp ngay là bệnh rất nặng.
  • 27. 27 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm
  • 28. 28 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 10: Trìnhbày triệuchứng lâm sàng, cận lâm sàng viêmtiểuphế quản trẻ em ? Viêm tiểu phế quản cấp tính là một bệnh hô hấp nặng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh mắc nhiều về mùa đông xuân. Tổn thương cơ bản của viêm tiểu phế quản cấp tính là tình trạng viêm xuất tiết, phù nề niêm mạc tiểu phế quản lan rộng và hậu quả là tắc hẹp đường thở nhỏ có đường kinh < 2mm làm trẻ khó thở, tím tái, nếu không phát hiện kịp thời, điều trị tích cực trẻ có thể tử vong vì ngạt thở. TRIỆU CHỨNG Lâm sàng Triệu chứng lâm sàng thay đổi tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bệnh khởi đầu bằng các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên (chảy nước mũi, hắt hơi, họ nhẹ sau vài giờ đến vài ngày). Sau đó trẻ họ nhiều hơn, có thể họ từng cơn dữ dội như kiều họ gà, trẻ rất mệt, tình trạng kích thích vật vã khó chịu, buồn ngủ, chán ăn, bỏ bú và nôn. Trẻ thường sốt nhẹ, đôi khi sốt rất cao. Có một số trường hợp trẻ không sốt. Triệu chứng cơ năng và thực thể về hô hấp: Trẻ khó thở nhanh, khó khẻ lan tỏa, rút lõm lồng ngực, tím tái. Lồng ngực bị giãn rộng ra, gõ trong do hiện tượng khí phế thũng. Nghe ran ngáy, có thể rải rác ran ẩm. Thở ra không kéo dài thường xuyên như trong hen phế quản bởi vi hiện tượng tắc các phế quản nhỏ không đồng nhất trong toàn bộ phổi, các vùng phối không bị tắc thở ra vẫn bình thường. Nếu phối tắc nghẽn nặng trẻ có thể giảm hoặc mất thông khí. Ngoài triệu chứng hô hấp trẻ có thể có biểu hiện rối loạn tim mạch (tim nhanh, có thể có suy tim trong trường hợp nặng). Trẻ có thể có hiện tượng mất nước qua hộ hấp (thờ nhanh) hoặc sốt và rối loạn tiêu hoả (nôn, ia lỏng). Cận lâm sàng Xquang Trường hợp viêm tiểu phế quản nhẹ chiếu và chụp phổiít khi thấy tổn thương rõ, thường chỉ thấy hiện tượng khí phế thũng (phổi sáng hơn bình thường).
  • 29. 29 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Trường hợp nặng có thể thấy những vùng mờ do rốiloạn thông khí, xẹp phổi. Hiện tượng khí phế thũng nặng hơn (phổi quá sang). Thành các phế quản nhỏ dày hơn bình thường, rốn phổi đậm. Xét nghiệmvirus, vi khuẩn Tìm virus, vi khuẩn: Có thể phân lập được virus trong những ngày đầu của bệnh qua các chất xuất tiết ở họng, mũi hoặc phát hiện tác nhân virus qua phương pháp miễn dịch huỳnh quang hoặc huyết thanh chẩn đoán. Khi có bội nhiễm cấy dịch phế quản có thể tìm thấy các loại vi khuẩn như tụ cầu, phế quản, Hemophilus influenzae gây viêm tại chỗ hoặc xuống sâu hơn gây viêm phố nặng thêm. Công thức máu: thường có số lượng bạch cầu bình thưởng (trừ khi có bội nhiễm thêm vi khuẩn) bạch cầu ái toan có thể tăng trong máu và trong đờm.
  • 30. 30 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 11: Trìnhbày phác đồ điềutrị viêmtiểuphế quản trẻ em? Viêm tiểu phế quản cấp tính là một bệnh hô hấp nặng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh mắc nhiều về mùa đông xuân. Tổn thương cơ bản của viêm tiểu phế quản cấp tính là tình trạng viêm xuất tiết, phù nề niêm mạc tiểu phế quản lan rộng và hậu quả là tắc hẹp đường thở nhỏ có đường kinh < 2mm làm trẻ khó thở, tím tái, nếu không phát hiện kịp thời, điều trị tích cực trẻ có thể tử vong vì ngạt thở. ĐIỀU TRỊ Nếu có dấu hiệu viêm tiểu phế quản cần đưa trẻ đến bệnh viện khámvà điều trị Đặc biệt cần đưa đến bệnh viện ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu sau: ▪ trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi ▪ có tiền sử hoặc hiện tượng tím tái ngừng thở ▪ trước đó hoặc hiện tại khò khènặng; ▪ nhịp thở nhanh trên 60 lần/phút: ▪ PaO2, trong máu động mạch dưới 60mmHg. Trước hết để trẻ nằm trong buồng mát khoảng 19-20p đầu cao 30-40độ ngửa nhẹra sau để giúp trẻ dễ thở. Hút thông đường thở để đờmdãi và các chất xuất tiết không bị ứ đọng làm tắc hẹp phế quản. Cho thở không khi âm và oxy cho đến khi hết tim tải và khó thở Cần cho thở oxy sớm sau khi hút thông đường thở. Thở oxy với nồng độ 34-40% thường đủ để điều chỉnh tình trạng giảm oxy máu động mạch. Cần theo dõi tỉnh trạng ứ động CO2, bằng đo khímáu động mạch. Khi PaCO2, đã tăng cao, việc cho thở oxy phải cẩn thận không sẽ làm tăng CO2, nhiều hơn. Chuyển vào khu cấp cứu, điều trị tích cực khi PaCO2 = 55mmHg, PaO2 <70mmHg ở trẻđang thờ oxy 60%. Uống nhiều nước (có thể cho uống Oresol) để bù lại số lượng nước và điện giải đã mất do sốt, thở nhanh, chán ăn do rối loạn tiêu hoá. Nếu cần truyền dịch nhưng phải theo dõi thận trọng không truyền nhiều có thể gây suy tim. Nếu có biểu hiện toàn máu có thể cho dung dịch bicarbona 14%, vớiliều lượng 2- 3mEq/kg/24giờ hoặc theo công thức: XmEq= BEx kg x 0,3 Các thuốc giãn phế quản có thể có tác dụng đối vớimột số bệnh nhân trên 1 tuổi (salbutamol khí dung).
  • 31. 31 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Corticoid tác dụng điều trị còn bàn cãi nhưng nhiều tác giả cho rằng có thể sử dụng được nhưng tránh lạm dụng. Không nên dùng kéo dài (không quá 3 ngày). Kháng sinh chống bội nhiễm. Thuốc kháng viruscó thể dùng ribavirin. Thuốc được sử dụng sớm trước 72 giờ sau khi có triệu chứng bằng khí dung 18-20 giờ/ngày trong 5 ngày (theo Edell.D). Khi có biểu hiện suy tim (nhịp tim trên 160 lần/phút, gan to dưới bờ sườn 3cm) cần cho thuốc trợ tim như digitalin vớiliều lượng 0,02-0,04mg/kg/24giờ. Nếu trẻ vật vã nhiều có thể cho thuốc an thần vớiliều lượng nhỏ mục đích làm dịu mà không ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp (cần theo dõi sát, chỉ sử dụng khicần thiết hoặc khi đã đặt nội khí quản). Có thể dùng phenobarbital 2-3mg/kg/lần. Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo nếu có suy thở, ngừng thở toan máu với pH dưới 7,25 hoặc không có khả năng đưa PO2, lên trên 60mmHg.
  • 32. 32 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 12: Trìnhbày phác đồ điềutrị viêmphế quản phổi ở trẻ em ? Bệnh viêm phế quản phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em, là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới]1 tuổi, sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng. Bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển. Cần phát hiện và điều trị sớm khi trẻ chưa có suy hô hấp hoặc biến chứng nặng. Điềutrị theo4 nguyêntắc: • Chống nhiễm khuẩn. • Chống suy hô hấp. • Điều trị các rốiloạn nước, điện giải, thăng bằng, kiềm toan... • Điều trị các triệu chứng và biến chứng (nếu có). Chống nhiễmkhuẩn Điều trị theo nguyên nhân nếu xác định được nguyên nhân Nếu không xác định được nguyên nhân, điều trị theo khuyến cáo của Bộ Y tế Kháng sinh uống được chỉ định cho tất cả trẻ được chẩn đoán viêm phổi khikhông có các xét nghiệm hỗ trợ (Xquang phối, công thức máu, CRP...) hoặc mức độ nhẹ. Kháng sinh ban đầu lựa chọn theo tuổi: * Trẻ < 5 tuổi: Nguyên nhân hay gặp là phê câu và HI, kháng sinh lựa chọn: Amoxicillin 80mg kg/ngày, uông, chia 2 lần. Hoặc Amoxillin-clavulanic 80mg/kg/ngày, uống, chia 2 lần. Thời gian điều trị 5 ngày. * Trẻ ≥ 5 tuổi: Nguyên nhân thường gặp nhất là M. pneumoniae, kháng sinh lựa chọn đầu tiên là nhóm macrolid: - Erythromycin 40mg/kg/ngày, chia 4 lần, uống khiđói x 7 ngày. Hoặc Azithromycin 10mg/kg/ngày, uống 1 lần khi đói x 3-5 ngày. Hoặc Clarithromycin 15mg/kg/ngày, uống chia 2 lần x 7 ngày. Trường hợp nặng: trẻ cần phải được nhập viện để điều trị. Kháng sinh lựa chọn ban đầu là một thuốc thuộc nhómpenicillin kết hợp với một thuốc nhóm aminosid: Benzyl penicillin: 100.000- 200.000 đv/kg/ngày,Chia 2-4 lần TB/TM. Hoặc Ampicillin 50mg/kg TM, cách mỗi 6 giờ. Hoặc
  • 33. 33 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Amoxicillin-clavulanic 30mg/kg, TM, cách mỗi 8 giờ. - Kết hợp với gentamycin 7,5mg/kg TM/TB hoặc amikacin 15mg/kg TM/TB. Sử dụng ceftriaxon 80mg/kg/24 giờ, TM 1 lần trong ngày hoặc kháng sinh nhómcephalosporin thế hệ 3 khác (80-100mg/kg/24giờ) khithất bại vớicác thuốc trên hoặc có thể sử dụng ngay từ đầu. Thời gian dùng kháng sinh ít nhất 5 ngày. Nếu có bằng chứng viêm phổi - màng phổi do tụ cầu: sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Chống suy hô hấp Đặt trẻ nằm nơi thoáng, yên tĩnh. Nới rộng quần áo, tã lót để bệnh nhân dễ thở. Thông thoáng đường thở. Thở oxy khicó tim tái, khó thở Thường xuyên theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ… đểkịp thời xử trí. Trường hợp tím tái nặng, ngừng thở có thể đặt ống nội khíquản để dễ dàng hút thông đường thở, thở oxy, bóp bóng hô hấp hỗ trợ. Bồi phụ nước, điệngiải, điềuchỉnhrối loạn thăng bằng kiềmtoan... tùy theotìnhtrạng bệnh nhân. Chăm sóc Theo dõi trẻ thường xuyên: nhịp thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ... Bảo đảm cho trẻ được ăn hoặc bú sữa mẹ đầy đủ, nếu không ăn, bú được phải đổ sữa bằng thìa, cho ăn bằng sonde. Cho trẻ uống nước đầy đủ để bổ sung lượng nước mất. Làm dịu đau họng, họ bằng các thuốc họ thảo dược Xoay trở trẻ thường xuyên, tránh nằm lâu một chỗ.
  • 34. 34 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 13: Trìnhbày triệuchứng lâm sàng bệnh henphế quản ? Hen phế quản là bệnh không đồng nhất, thường đặc trưng bởi viêm mạn tính đường thở. Hen phế quản có hai đặc điểm cơ bản là: Có tiền ẳ có các triệu chứng về hô hấp như khò khè, thở gấp, nặng ngực và ho thay đổi theo thời gian, cường độ và giới hạn luồng khí thở ra dao động Triệuchứng cơ năng - Ho: Lúc đầu là ho khan, sau xuất tiết nhiều đờmdãi, ho nhiều về đêm lúc gần sáng, nhất là khi thay đổi thời tiết. - Khạc đờm, khi trẻ ho thường khạc nhiều đờm trắng. Nếu đờm có mủ tức là có bội nhiễm viêm phế quản do vi khuẩn. - Khó thở: chủ yếu là khó thở ra, kéo dài. Trường hợp nhẹ khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức, khi ho, khi khóc, cười. Trẻ lớn có thể có cảm giác thở ngắn hơi và nặng ngực - Trường hợp điển hình khó thở biểu hiện thường xuyên kiểu khó thở ra, có tiếng khò khè, cò cử chủ yếu về ban đêmgần sáng. Trước khi xuất hiện cơn khó thở, thở khò khètrẻ thường xuyên xuất hiện một số dấu hiệu báo trước như hắt hơi, ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi Triệuchứng thực thể - Gõ phổi: có thể thấy vang hơn bình thường, vùng đục trước tim giảm, lồng ngực như bị giãn ra. - Nghe: có tiếng ran rít, ran gáy, tiếng thở khò khè, rì rào phế nang âm sắc trở nên rít, đặc biệt rõ khithở ra mạnh và kéo dài. - Ngoài ran rít, ran ngáy, ở trẻ nhỏ có thể nghe ran ẩm cả hai thì thở ra và thở vào. - Trường hợp hen phế quản kéo dài, lồng ngực có thể bị nhô ra phía trước, vainhô lên trên, xương sườn nằm ngang, các khoang liên sườn giãn rộng
  • 35. 35 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 14: Trìnhbày cách phân loại suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh? Suy hô hấp cấp do nhiều nguyên nhân gây nên, rất hay gặp trong trẻ sơ sinh trong tuần lễ đầu, một phần do sự thích nghi chưa hoàn toàn của phổi, tuần hoàn, thần kinh và chuyển hóa khi làm quen với môi trường bên ngoài tử cung. Suy hô hấp là 1 trong những nguyên nhân gây tử vong cao cho trẻ sơ sinh trong tuần đầu sau đẻ, chiếm khoảng 70-80% theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới và 87,7% theo bệnh viện Nhi trung ương Phân loại theomức độsuy hô hấp Tổng số điểm • Dưới 3: trẻ không suy hô hấp • từ 3-5 : suy hô hấp nhẹ • trên 5: suy hô hấp nặng Phân loại theonguyên nhân suy hô hấp Bệnhtại hệ thống hô hấp Do tắc đường hô hấp trên - Tắc lỗ mũi sau - Dò thực quản -khíquản - Hội chứng Pierre- Robin - Polype họng - Hẹp thanh quản do phù nề, mềm sụn thanh quản Nguyênnhân tại phổi - Dị dạng phổi như kén phổi bẩm sinh, teo phổi, ứ khí phổi - Phổi non
  • 36. 36 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm - Hội chứng hít nước ối phân xu - Bệnh màng trong - Hội chứng chậm hấp thu dịch phổi - Nhiễm trùng phổi - Xẹp phổi - Tràn khímàng phổi, trung thất - Xuất huyết phổi Bất thường của cơ hô hấp - Thoát vị cơ hoành - Nhược cơ tiên phát hoặc thứ phát Bệnhtại hệ tim mạch - Chuyển gốc các động mạch lớn - Thiểu năng thất trái - Hẹp động mạch chủ - Fallot 4, đặc biệt có thiểu năng thất trái Bệnhvề máu - Thiếu máu do huyết tán (bất đồng nhóm máu mẹ -con), xuất huyết - Bệnh đa hồng cầu - Rối loạn đông máu Do não - Phù não - Xuất huyết não - Chấn thương não - Viêm não -màng não - Thuốc an thần, thuốc mê dùng cho mẹ trước đẻ Rối loạn chuyển hoá
  • 37. 37 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm - Toan máu - Hạ đường huyết - Hạ can xi huyết
  • 38. 38 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 15: Trìnhbày đặc điểmhìnhthể ngoài của trẻ sơ sinhđủ tháng ? Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của mẹ đến lúc sinh trẻ. Với cách tính đó thì Trẻ sơ sinh đủ tháng có tuổi thai từ 37 đến dưới 42 tuần. Trẻ già tháng có tuổi thai từ 42 tuần trở lên và trẻ đẻ non có tuổi thai dưới 37 tuần. Trẻ sơ sinh cân nặng thấp là trẻ có cân nặng lúc đẻ dưới 2500g bao gồm các trẻ đẻ non và trẻ đẻ đủ tháng. Các trẻ đẻ đủ tháng nhưng có cân nặng dưới 2500g là trẻ suy dinh dưỡng trong bào thai. Tuy vậy về phương diện chăm sóc các trẻ này cũng tương tự như trẻ đẻ non. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỂ BÊN NGOÀI CỦA TRẺ ĐỦ THÁNG Trẻ sơ sinh đủ tháng thường có: - Cân nặng từ 2500g trở lên (theo WHO) - Chiều dài từ 45 cm trở lên ( theo WHO) - Da hồng hào mềm mại, ít lông tơ, lớp mỡ dưới da đã phát triển trên toàn thân, có cục mỡ Bichard, không thấy rõ các mạch máu dưới da. Vòng sắc tố núm vú khoảng 10mm, núm vú nổi lên khoảng 2mm - Tóc mềm dài trên 2cm, móng chi dài chùm kín các ngón - Trẻ nằm trong tư thế gấp các chi - Bộ phận sinh dục ngoài đã đầy đủ: trẻ trai tinh hoàn nằm trong hạ nang. Trẻ gái môi lớn đã phát triển, che kín môi nhỏ và âm vật.
  • 39. 39 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 16: Trìnhbày phác đồ điềutrị nhiễmkhuẩn sơ sinh? Nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ sơ sinh tại các nước đang phát triển. Do trẻ sơ sinh còn non yếu, khả năng miễn dịch kém nên dễ mắc một số bệnh nhiễm khuẩn và khi bị mắc bệnh thường dễ trở nên nặng do nhiễm khuẩn lan rộng ra toàn cơ thể. Các bệnh thường gặp ở thời kỳ sơ sinh là nhiễm khuẩn rốn, uốn ván, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn đường hô hấp và nhiễm khuẩn huyết. Điềutrị bằng kháng sinh Sử dụng kháng sinh dự phòng và điều trị cho trẻsơ sinh Sử dụng kháng sinh dự phòng khicó 1 trong các biểu hiện sau: ▪ Vỡ ối sớm trước 24 giờ ▪ Một trong các biểu hiện nhiễm trùng của mẹ quanh đẻ sau: o Sốt o Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới o Viêm âm đạo o Nước ối bẩn hoặc có mùi khó chịu ▪ Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh không rõ nguyên nhân ▪ Các phẫu thuật hoặc thủ thuật có nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện trong giai đoạn sơ sinh Lựa chọn kháng sinh ban đầu trong dự phòng hoặc điều trị * Khikhông tìm được hoặc chưa tìm được vi khuẩn gây bệnh. Hãy dùng: Ampicilin 75-100 mg/kg/lần x2 lần/ ngày TB hoặc TM cho trẻ < 7 ngày 100-150 mg/kg/lần x3 lần/ngày TB, TM cho trẻ từ 7 ngày trở lên hoặc Benzylpenicilline 50.000 -100.000UI/kg × 2lần/ngày cho trẻ< 7 ngày 75.000 -150.000UI/kg × 3 lần/ngày cho trẻ từ 7 ngày trở lên kết hợp với Gentamicin 5 mg/kg/lần TB hoặc TM × 1 lần cho trẻ < 7 ngày 7,5 mg/kg/lần TB hoặc TM × 1 lần cho trẻ từ 7 ngày trở lên hoặc Amikacin 20 mg/kg/lần TB hoặc TM × 1 lần cho trẻ < 7 ngày 30 mg/kg/lần TB hoặc TM × 1 lần cho trẻ từ 7 ngày trở lên *Các kháng sinh thay thế khác khicần thiết Cefotaxime 50 mg/kg/lần TB hoặc TM × 2 lần cho trẻ < 7 ngày 50 mg/kg/lần TB hoặc TM × 3-4 lần cho trẻ từ 7 ngày trở lên Ceftazidime 30mg/kg/lần TB hoặc TM × 2 lần cho trẻ < 7 ngày 30mg/kg/lần TB hoặc TM × 3 lần cho trẻ từ 7 ngày trởlên
  • 40. 40 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Ticarcillin 75mg/kg/lần TB hoặc TM × 2 lần cho trẻ < 7 ngày 75mg/kg/lần TB hoặc TM × 3-4 lần cho trẻ từ 7 ngày trở lên Imipenem 25mg/kg/lần TM × 2 lần/ngày cho trẻ <7 ngày 25mg/kg/lần TM × 3 lần/ngày cho trẻ từ 7 ngày trở lên Meropenem 20mg/kg/lần × 3 lần/ngày. Trường hợp viêm màng não thì tăng liều lên gấp đôi Khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hoặc có các dấu hiệu lâm sàng chỉ điểm đến 1 trongcác nhóm vi khuẩn đặc hiệu • Do tụ cầu vàng Lâm sàng: Thường có biểu hiện nhiễm khuẩn ở ngoàida, cơ như viêm cơ, mụn nhọtngoài da v.v. hãy dùng: Cloxacillin hoặc oxaxillin 150-200mg/kg(TM)chia 3-4lần/ngày kết hợp vớiGentamycin 7,5mg/kg (TM) 1lần/ngày hoặc Vancomycin 20mg/kg/lần × 2 lần/ngày cho trẻ <7 ngày và 3 lần/ngày cho trẻ từ 7 ngày trở lên • Do liên cầu nhóm B Thường lây nhiễm từ mẹ sang con Hãy dùng: Penicillin 150.000 - 200.000đ.v/kg/ngàychia 3-4lần/ngày (TBhoặc TM). • Do Ecoli hoặc phế cầu kháng penicillin hoặc các vikhuẩn Gr(-)khác Cefotaxime 100 - 200mg/kg/ngày (TMhoặc TB)chia 2-4 lần/ngày. Thời gian điều trị chung cho các trường hợp viêm phổi sơ sinh là từ 1-2 tuần, cho nhiễm trùng huyết và viêm màng não từ 2-3 tuần hoặc hơn Khi có kết quả kháng sinh đồ Dựa theo kháng sinh đồ Điềutrị hỗ trợ Thở oxygen khi có 1 trong các dấu hiệu sau: • Tím tái • Thở rên • Khó bú do suy hô hấp • Co rút lồng ngực nặng • Đầu gật gù theo nhịp thở • SaO2< 95% Thở oxygen qua canulla mũi với liều 0,5l/phútđược ưa dùng nhiều nhất sau đó là thở qua mask hoặc Hood. Vitamin K Tiêm bắp vitamin K 1mg cho tất cả các trẻ < 2 tuần tuổi.
  • 41. 41 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Điều trị co giật Phenobacbital 20mg/kg (TB) 1 lần/ngày Điều trị sốt - Không dùng thuốc hạ sốt, để trẻ ở nơi thoáng mát và cởi bỏ tã lót, quần áo khi cần. - Điều chỉnh nhiệt độ môi trường xung quanh và duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức 360 5 - 370 5 nếu đo ở nách và từ 360 C - đến 370 Cnếu đo ở hậu môn. Điều trị hạ nhiệt độ Đo nhiệt độ ở hậu môn nếu < 360 Clà hạ nhiệt độ Xử trí: • Ủ ấm bằng túi chườm nóng hoặc tã lót ấm, chăn ấm • Giữ nhiệt độ phòng bệnh từ 250 trở lên. • Đặt nhiệt độ lồng ấp ở 320 C- 350 C. • Nghiệm pháp Kangroo. Theo dõi chặt chẽ nhiệt độ của trẻ để tránh trẻ có thể bị sốt lên hoặc bỏng. Một số điểm cần lưu ý khi chămsóc trẻ hạ nhiệt độ: • Trước khi ủ ấm cần phải thay tã lót, quần áo có thể làm trẻ bị lạnh. • Khi thăm khám cần chú ý tránh làm trẻ lạnh thêm. • Khi chườm nóng bằng túi chườm hoặc chai nước nóng thì không được để trẻ nằm một mình trong giường nhỏ hoặc cũi nhỏ mà phải có y tá ở bên cạnh theo dõi để tránh tai biến. • Đội mũ và mặc ấm ngay cả khi nhiệt độ của căn phòng đã đủ ấm tới 34 - 350 C. • Tiếp tục cho trẻ ăn hoặc truyền dịch để cung cấp calo ngăn ngừa hạ đường huyết. • Theo dõi nhiệt độ 30phút/1lần để khi nhiệt độ trẻ tăng lên thì bỏ bớt các biện pháp ủ ấm tránh cho trẻ có thể sốt lên Bù dịch và nuôi dưỡng • Khuyến khích bà mẹ cho trẻ bú thường xuyên trừ khitrẻ bị suy hô hấp hoặc quá yếu không thể bú được. Khi đó cần bảo bà mẹ vắt sữa ra để bơm vào dạ dày 6-8 bữa/ngày. Truyền dịch: Chú ý không truyền quá số lượng dịch cần truyền trong ngày, đặc biệt là khitrẻ có suy hô hấp. Khi có các biểu hiện shock thì truyền 10-20ml/kg • Natriclorua 0,9% hoặc albumin hoặc máu và có thể dùng thêm dopamin hoặc dobutamin khi cần
  • 42. 42 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Điều trị hạ đường huyết Kiểm tra đường huyếtnếu Glucoza < 2,5 mmol/lít (< 45mg/dl) hãy truyền 10ml/kg Glucoza 10%
  • 43. 43 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 17: Trìnhbày triệuchứng lâm sàng, cận lâm sàng vàng da sơ sinh Vàng da do tăng bilirubin rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, chiếm khoảng 60% ở trẻ đủ tháng và 80% ở trẻ non tháng. Đa số các trường hợp là lành tính. Vàng da được chia làm 2 loại là vàng da do tăng bilirubin trực tiếp và gián tiếp. Vàng da do tăng bilirubin trực tiếp thường không ảnh hưởng đến não còn vàng da do tăng bilirubin gián tiếp có thể gây tổn thương nhân não, một số trường hợp có gây hậu quả di chứng não rất nặng LÂM SÀNG Vàng da tăng bilirubintựdo • Da vàng sáng, như nghệ xuất hiện sớm từ ngày thứ 2-3 sau đẻ, tăng nhanh từ mặt xuống thân mình, và tứ chi, vàng cả niêm mạc mắt. • Gan, lách thường không to. • Phân và nước tiểu bình thường, hoặc vàng hơn bình thường một chút. • Trường hợp nặng gây biến chứng vàng da nhân não trẻ có thể có thêm các triệu chứng toàn thân như bỏ bú, li bì, co giật, trương lực cơ giảm, xoắn vặn, có khi tử vong hoặc để lại di chứng não rất nặng nề Vàng da tăng bilirubintrực tiếp • Xuất hiện muộn và ngày càng tăng, da có màu vàng xám, sỉn, bao gồm cả niêm mạc. • Thường có gan to. • Phân thay đổi màu hoặc trắng hoặc thẫm màu. • Nước tiểu cũng đổimàu. • Các triệu chứng khác như ngứa da, xuất huyết, nhiễm trùng tuỳ nguyên nhân của bệnh CẬN LÂM SÀNG Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán xác định và tìm nguyên nhân: - CTM, hồng cầu lưới - Bilirubin toàn phần, trực tiếp, gián tiếp. - Nhóm máu ABO, Rh - Test coombs trực tiếp, gián tiếp - Albumin máu, men gan, phosphatase kiềm, điện giải đồ, canxi máu
  • 44. 44 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 18: Trìnhbày phác đồ điềutrị xuất huyết giảm tiểucầu miễn dịchở trẻ em ? * Định nghĩa: Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh lý huyết học đặc trưng bởi giảm tiểu cầu đơn độc (số lượng tiểu cầu < 100 × 10/L) do có kháng thể kháng tiểu cầu xuất hiện trong máu mả không rõ nguyên nhân. Bệnh được mô tả lần đầu bởi bác sĩ người Đức là Paul Gottlieb Werlhof vào thế kỷ thứ XVIII nên còn được gọi là bệnh Werlhof. Trước đây do không biết được cơ chế giảm tiểu cầu của bệnh này nên bệnh có tên là xuất bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (Idiopathic Thrombocytopenic Purpura:ITP), sau này khi xác định được vai trò của kháng thể kháng tiểu cầu gây giảm tiểu cầu, nên bệnh còn được gọi là bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (Immune Thrombocytopenic Purpura hay Immune Thrombocytopenia: ITP). Giảm tiểucầu cấp tính Đa số bệnh nhân ITP không có triệu chứng đáng kể, chỉ khoảng 3% bệnh nhi ITP có biểu hiện chảy máu nặng như chảy máu mũi hay chảy máu tiêu hóa nặng và thường gặp ở các bệnh nhân có số lượng tiểu cầu dưới 10 G/I. Tỷ lệ mắc xuất huyết nội sọ ở trẻ em chỉ từ 0,1-0,5%. Do vậy quan niệm của các tác giả hiện nay không cần điều trị nâng tiểu cầu ở những bệnh nhân có xuất huyết dưới da nhẹ. Việc điều trị ITP hiện nay chu yếu dựa vào biểu hiện xuất huyết trên lấm sàng hơn là dựa vào số lượng tiểu cầu. Dưới đây là bảng hướng dẫn phân loại mức độ nặng và xử trí ITP trẻ em.
  • 45. 45 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm - Với trẻ < 5 tuổi:tiêm tĩnh mạch Methylprednisolon 4mg/kg trong 4 ngày, giảm liều dần đến 7 ngày. - Với trẻ > 5 tuổi:Uống Prednisolon 2mg/kg trong tối đa 2 tuần. Sau đó : Nếu tiểu cầ u > 30.000 quan sá t và theo dõi , 2- 4 tuần 1 lần cho đến khi tiểu cầu về bình thường Nếu tiểu cầu < 30.000 + Nếu lâm sàng không có xuất huyếtmới thì theo dõi + Nếu lâm sàng vẫn có xuất huyết mới, chảy má u tƣ̀ độ 3 trở lên Điề u trị : Methylprednisolon 30mg/kg x 3 ngày (Không dùng cho trẻ dƣới 6 tháng tuổi) Nếu không đỡ: IVIG 1g/Kg/ngày x 1 ngày Xuất huyết giảm tiểucầu dai dẳng hoặc mạn tính: Bệnhnhi có tiểucầu < 30.000 vàcócác biểuhiệnđộ 3 hoặc bệnh nhi có biểuhiệnđộ 4 Dexamethasone 28mg/m2/1 ngày Hoặc Methylprednisolon 30mg/kg x3 ngày sau đó 20mg/kg x4 ngày Hoặc Chất ức chế miễn dịch khác: Dùng đơn lẻ hoặc kết hợp - Immurel 2mg/kg/ngày x3 - 4 tháng - Cyclosporin A 2- 5mg/kg/ngày x4 – 6 tháng - Vinblastine 0.1mg/kg/tuầ n (trong 6 tuần) - Methylprednisolon uống 1mg/kg/ngày x4 tuần Cắt lách Mãn tính, xuất huyết nguy hiểm đến tính mạng (Dùng các biện pháp khác không hiệu quả) Điềutrị trong trường hợp cấp cứu Chảy máu nặng, đe dọa tínhmạng: Truyền tiểu cầu từ 2-3 lần liều thông thƣờng Dùng IVIG 1g/kg x 1 ngày kết hợp với Methylprednisolon 30mg/kg x 3 ngày
  • 46. 46 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Cầm máu tại chỗ. Truyền máu: 10-20ml/kg/lần trong trường hợp xuất huyết gây thiếu máu nhiều. Tránh dùng các thuốc gây giảm chức năng tiểu cầu. Đối với trẻ nữ đã có kinh để tránh chu kỳ kinh kéo dài làm cho bệnh nhân chảy máu nhiều nên dùng thêm nội tiết tố. Cầm máu tại chỗ: nhét meches mũi ở bệnh nhân chảy máu mũi nặng.
  • 47. 47 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 19: Trìnhbày chẩn đoán và điềutrị suy tuỷ trẻ em ? - Suy tủy xương là tủy xương giảm chức năng sinh máu một dòng hoặc toàn bộ ba dòng máu. - Suy tủy là danh từ chung dùng để chỉ các trường hợp bệnh lí của tủy xương trong đó có sự giảm chức năng sinh máu của tủy xương. Sự giảm chức năng máu này có ảnh hưởng từng dòng hoặc cả 3 dòng. Nhưng tình trang tuyệt sản tùy là danh từ chỉ các trường hợp bệnh lí mà trong đó tủy xương không còn khả năng sinh sản tế bào máu. - Tuy nhiên cần phân biệt suy tủy xương do sự lấn át bị thay thế bởi sự tăng sinh của các tế bào ác tính. - Tuổi thường gặp: Từ 16 tuổi - Giới tính: Cả hai giới dề có nguy cơ mắc bệnh Triệuchứng lâm sàng: Giai đoạn khởi phát: Triệu chứng thường gặp là da xanh, niêm mạc nhợt. Bệnh nhân mệt mỏi, không làm việc nặng và thỉnh thoảng có vài nốt xuất huyết dưới da. Giai đoạn toàn phát: a. Hộichứng thiếu máu: - Da xanh. - Niêm mạc nhợt. - Lòng bàn tay trắng bệch. - Móng tay nhơt, có khía và dễ gẫy. - Hồi hộp, đánh trống ngực, hoa mắt chóng mặt. - Nhịp tim nhanh – Tim có tiếng thổi tâm thu cơ năng. - Nếu tình trạng thiếu máu nặng, khi bệnh nhân đi lại có thể sốc hoặc ngất. - Bệnh nhân kém ăn kém ngủ. - Rối loạn tiêu hóa. - Rối loạn sinh dục. b. Hộichứng xuất huyết: - Hội chứng xuất huyết trong suy tủy xương có đặc điểm như xuất huyếtgiảm tiểu cầu.
  • 48. 48 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm - Xuất huyết dưới da có tính chất đa hình thái. - Tùy theo mức độ giảm tiểu cầu mà bệnh nhân có triệu chứng xuất huyếttừ nhẹ (dưới da), vừa (niêm mạc), nặng (các tạng và não – màng não). c. Hộichứng nhiễm khuẩn: Biểu hiện nhiễm khuẩn trong suy tủy xương là bệnh nhân sốt cao 390C – 400C, thường có viêm mũi họng, viêm phế quản, u nhọt ở da và viêm răng lợi. Có gây nhiễm khuẩn huyết trong một số ít trường hợp. Trong suy tủy xương bệnh nhân thường lách không to, gan không to và hạch không to. Xét nghiệm: Công thức máu: Nhận định công thức máu ngoại vi chúng ta thấy rằng số lượng hồng cầu giảm, số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu vẫn giảm. Nhưng có một số tỉ lệ bệnh nhân chỉ giảm số lượng hồng cầu, còn số lượng bạch cầu và tiểu cầu bình thường. Điều đó để nói lên suy tủy toàn bộ, suy tủy một dòng hoặc suy tủy hai dòng, tuy nhiên chủ yếu là gặp ở suy tủy toàn bộ. Tủy đồ: Giảm Số lượng tế bào của tủy xương. Sinh thiết tủy xương: Suy tủy xương, về phương diện sinh thiết gặp chủ yếu là tủy mỡ hóa. Định lượng sắt huyết thanh:Trong suy tủy xương sát huyết thanh đường là tăng (Bình thường 100mg/100ml). Thời gian máu chảy kéo dài Cục máu không co hoàn toàn sau 4 giờ. Động học sắt:Nhằm thăm dò khả năng tạo huyết và những rối loạn của nó. Trong suy tủy xương, nếu bệnh nhân được truyền máu nhiều lần khiến cho hình ảnh máu ngoại vi tốt lên một cách nhất thời và do đó không phản ánh đúng tình trạng suy tủy xương thì lúc này nghiệm pháp “động học sắt” giúp ta đánh giá hoạt động thực sự của tủy xương có tốt lên hay không tốt lên qua quá trình điều trị. Kết quả trong suy tủy xương có tốc độ sắt 59 (Fe++59) rờihuyếttương chậm và hệ số sử dụng sắt của hồng cầu thấp.
  • 49. 49 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Nuôi cấy tế bào: để phát hiện sự bất thường của nhiễm sắc thể (để tìm nguyên nhân suy tủy do di truyền hoặc do các nguyên nhân khác). Cấy máu (khitheo dõi nhiễm khuẩn huyết). Làm một số xét nghiệmvề chức năng gan, thận… khi cần thiết để tìm nguyên nhân và biến chứng. Chẩn đoán: Chẩn đoán xác định suy tủy xương toàn bộ Dựa vào lâm sàng có 3 hội chứng thường gặp thiếu máu, xuất huyết và nhiễm khuẩn, gan, lách, hạch không to. Dựa vào xét nghiệm có 10 xét nghiệm mô tả ở phần III. Chủ yếu là dựa vào xét nghiệm công thức máu ngoại vi, tủy đồ và sinh thiết tủy xương. Điềutrị: Điều trị triệu chứng: - Nâng cao thể lực bằng chế độ tăng đạm đường và các vitamin. - Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn. - Truyền 1-2 đơn vị khối máu (tách bỏ plasma) trong một tuần. Phác đồ điều trị thông dụng hiện nay: Nhómandrogen với các biệt dược sau: Testosteron 25mg x 2-4 ống/ngày (tiêm bắp). Dùng hàng ngày và kéo dài từ 3-6 tháng. Có thể dùng các loại ống: Proviron 25mg x2 viên/ngày (Đức). hoặc: Agovirin (Méthyl – testosténum). 10mg x 5 viên /ngày (Tiệp). NhómCorticoid với biệt dược sau: Prednison 5mg x 8 viên/ngày. Uống hàng ngày và liên tục trong 2 tuần rồi giảm liều xuống còn 6 viên – 4 viên và ngừng trong vòng đã dùng 1 tháng (cho 1 đợt bệnh nhân vào viện). Phác đồ này có thể dùng cho các tuyến bệnh viện lớn đến các cơ sở, nhằmcải thiện tiên lượng bệnh như: Phương pháp cắt lách: Chỉ định: - Bệnh nhân suy tủy đã điều trị bằng phác đồ trên trong 1-2 năm mà không đỡ. - Bệnh nhân dưới 40 tuổi.
  • 50. 50 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Dùng phương pháp ghép tủy xương: - Trong điều kiện bắt buộc phù họp nhóm HLA.
  • 51. 51 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 20: Trìnhbày chẩn đoán điềutrị thiếumáu thiếusắt ở trẻ em ? - Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống, gây ra các biểu hiện thiếu oxy ở các mô và tổ chức của cơ thể. - Mức độ giảm của chỉ số lượng hemoglobin trong máu toàn phần xuống 5% so với giá trị tham chiếu (theo tuổi, giới, điều kiện sống) có giá trị chẩn đoán xác định tình trạng thiếu máu. Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt vì không tổng hợp đủ Hémoglobin do thiếu sắt đây là loại thiếu máu dinh dưõng. Lâm sàng - Thiếu máu xảy ra từ từ, mức độ thƣờng nhẹ đến vừa, ít khi thiếu máu nặng, da xanh, niêm mạc nhợt; móng tay và móng chân nhợt nhạt, có thể có khía dễ gãy. Trẻ mệt mỏi, ít vận động, chậm phát triển, với trẻ lớn học kém tập trung. Các biểu hiệntheohệ thống cơ quan: + Tiêu hóa: Chán ăn, viêm teo gai lƣỡi, khó nuốt, kém hấp thu, giảm độ toan dạ dày. + Thần kinh trung ương: Mệt mỏi, kích thích, rối loạn dẫn truyền, chậm phát triển, kém tập trung , sức học giảm, phù gai thị. + Tim mạch: Tim to, nhịp nhanh, thở nhanh, tăng cung lƣợng tim, tăng khốilƣợng huyết tƣơng, tăng dung nạp digitalis. + Cơ xương: Thiếu myoglobin, cytochrom, giảmkhả năng luyện tập, giảm sức bền bỉ, tăng nhanh axit lactic ở mô vận động, giảm α-glycerophosphatoxidase, thay đổikhoang sọ trên Xquang. + Hệ miễn dịch: Tăng nhiễm khuẩn: rốiloạn chuyển dạng bạch cầu, giảm myeloperoxidase, rối loạn khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu trung tính, giảm khả giảm mẫn cảm da, tăng mẫn cảm với vi khuẩn. Giảm nhiễm khuẩn: ức chế vi khuẩn phát triển (giảm transferin và Fe tự do) kích thích vi khuẩn không gây bệnh phát triển. Xét nghiệm - Hemoglobin giảm so với chỉ số bình thƣờng theo tuổi - Hồng cầu nhỏ, nhƣợc sắc: MCV, MCH, MCHC giảm hơn trị số bình thường theo tuổi - Thường chỉ số RDW > 14.5%
  • 52. 52 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm - Sắt huyết thanh < 9 µmol/l - Ferritin huyết thanh < 12ng/ml - Chỉ số bão hòa sắt < 16% - Porphyrin tự do hồng cầu > 400mg/l Chẩn đoán xác định - Dựa và lâm sàng và xét nghiệm ĐIỀU TRỊ Nguyêntắc điềutrị Điều trị càng sớm càng tốt và phải đảm bảo đủ liều, nâng lƣợng huyết sắc tố trở lại bình thƣờng. Điềutrị cụ thể Bổ sung sắt - Uống chế phẩm sắt, sulfat sắt (II) (chứa 20% sắt nguyên tố) hoặc phức hợp sắt (III) Hydroxide Polymaltose: 4 - 6mg Fe/kg/ ngày, trong 6 - 8 tuần lễ. Nếu đúng là thiếu máu thiếu sắt: Sau 5 - 10 ngày: Hồng cầu lƣới tăng, Hemoglobin tăng 2,5 - 4,0g/l/ ngày Trên 10 ngày: Hemoglobin tăng 1,0 - 1,5g/l/ ngày. - Tiêm bắp trong trƣờng hợp không thể uống đƣợc, không hấp thu được: Hb (bt) : Hemoglobin bình thƣờng (12g/dl) Hb (bn) : Hemoglobin bệnh nhân : 80ml/kg V (ml) : 80ml/ kg 3.4 : 1g Hb cần 3,4mg Fe Hb (bt) - Hb (bn) 100 1.5 :Thêm 50% cho sắt dự trữ Phức hợp sắt dextran có 50mg Fe /ml
  • 53. 53 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm - Tiêm tĩnh mạch: Sắt natri gluconate hoặc phức hợp sắt (III) hydroxidesucrose an toàn và hiệu quả hơn sắt dextran. Liều từ 1 - 4 mg/ Kg/ tuần - Thêm vitamin C 50 - 100mg/ngày đểtăng hấp thu sắt. Truyền máu, chỉ định khi - Hb ≤ 40g/ l - Cần nâng nhanh lượng Hb (cần phẫu thuật, nhiễm khuẩn nặng). - Suy tim do thiếu máu nặng. Điều trị bệnh gây thiếu sắt - Điều chỉnh chế độ dinh dƣỡng - Điều trị các bệnh mạn tính đường ruột gây kém hấp thu sắt. - Điều trị các nguyên nhân mất máu mạn tính.
  • 54. 54 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 21: Trìnhbày phác đồ điềutrị bệnhbạch cầu cấp ở trẻ em ? Lơ xê mi (LXM) cấp là một nhóm bệnh máu ác tính. Đặc trưng của bệnh là sự tăng sinh một loại tế bào non - ác tính (tế bào blast), nguồn gốc tại tuỷ xương. Sự tăng sinh và tích luỹ các tế bào ác tính sẽ dẫn đến hai hậu quả: (1) Sinh máu bình thường bị giảm sút gây nên tình trạng suy tuỷ xương dẫn đến thiếu máu, nhiễm trùng và chảy máu; (2) Các tế bào ác tính lan tràn ra máu, thâm ngấm vào các cơ quan làm tăng thể tích các cơ quan như gan, lách, hạch to, phì đại lợi, đau xương Nguyêntắc: Mục tiêu điều trị là đạt lui bệnh hoàn toàn, không tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tiêu chuẩn lui bệnh hoàn toàn là hết biểu hiện lâm sàng, máu ngoại biên trở vềbình thường, tỷ lệ tế bào blast trong tùy dưới 5%. Điềutrị đặc hiệu Tùy theo thể bệnh, nhóm nguy cơ và yếu tố tiên lượng, điều trị có khác nhau. Gồm các biện pháp sau: Hóa trị liệu:thường áp dụng cho BCC dòng lympho và BCC dòng tủy không có người cho tủy. * Nguyên tắc hóa trị liệu: Phối hợp nhiều thuốc vào nhiều giai đoạn phân chia tế bào để đạt được lui bệnh và ổn định bệnh lâu dài. Quá trình điều trị gồmnhiều giai đoạn: tấn công, củng cố, duy trì và phòng thâm nhiễm màng não trong tất cả các giai đoạn trên. Giai đoạn điều trị tấn công hay cảm ứng nhằmđạt được lui bệnh hoàn toàn, giai đoạn điều trị củng cố nhằmgiữ lui bệnh vững chắc, giai đoạn duy trì nhằm phòng tái phát bệnh. * Mỗi thể có một phác đồ riêng biệt, tùy theo kinh nghiệm các trung tâm Các thuốc thường dùng để điều trị tấn công (4 tuần) gồm: + Vincristin 1,5mg/m^2 + Dexamethasone uống 6mg/m^2 + PEG-Asparaginase2500 dv/m² Với thế tủy (AML) thêm: + Doxorubicine25mg/m² + Aracytine75mg/m^2
  • 55. 55 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Các thuốc thường sử dụng để điềutrị củng cố (4 tuần) gồm: + Vincristine 1,5mg/m² + PEG-Asparaginase2500 dv/m² + Doxorubicine25mg/m² + Aracytine75mg/m² Cyclophosphamide1000mg/m² Methotrexate Các thuốc thưởng dùng điềutrị duy trì: + Methotrexat 20mg/m^2 tuần uống vào một ngày nhất định trong tuần. + 6MP 75mg/m^2 uống hàng ngày Thời gian duy trì là 2 năm với trẻ gái và 3 năm với trẻ trai. Thuốc điềutrị phòng thâm nhiễm thân kinh trung ương: Methotrexat tiêm tủy sống với liều: 8mg < 2 tuổi, 10 mg < 3 tuổi, 12mg > 3 tuổi. Ghép tủy: đối vớiBCC dòng tủy và BCC dòng lympho điều trị hóa chất thất bại. Điềutri hỗ trợ * Truyềncác chế phẩm máu Khối hồng cầu: 10ml/kg cân nặng. Nếu số lượng bạch cầu trong máu → 100G/1, thiểu máu rất nặng chi truyền 5ml/kg cân nặng trong lần đầu. Tiểu cầu đậmđặc hoặc khối tiểu cầu máy: khi tiêu cầu < 20 G/| hoặc đang chảy máu vì giảm tiểu cầu. Plasma đông lạnh hoặc plasma tươi khi có rối loạn đông máu do điều trị. * Dự phòng và điềutrị hội chứng phân giải u (tan khối u) Thường gặp khisố lượng bạch cầu ≥ 50 G/ hoặc có khối u lớn. Hội chứng phân giải u gây ra suy thận, rối loạn chuyển hóa (tăng kali máu, acid uric, phosphat, giảm calci máu). Dự phòng: truyền dịch 3.000mL/m/24giờ; Glucose 5% và natribicarbonat1,4% 40mEq/L (tỷ lệ 3:1); Allopurinol 10mg/kg cần nặng/24 giờ, chia 2 lần. Theo dõi ure, creatinin, acid uric, điện giải
  • 56. 56 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm đồ, bilan dịch vào - ra. Hạn chế truyền khối hồng cầu. Truyền tiểu cầu để giữ tiểu cầu > 10 G/1. Nếu bạch cầu tăng rất cao, dùng liều thấp prednisolon tăng dần (dòng lympho), hoặc Ara-Cliều thấp (dòng tủy). Điều trị: tiếp tục truyền dịch, allopurinol như trên. Thêm lợi tiểu theo bilan dịch vào - ra. Chạy thận nhân tạo nếu không cải thiện. * Sốt, giảm bạch cầu hạt Điều trị khibạch cầu trung tính <0,5 G/1, sốt > 38,5 độ Xét nghiệm ngay công thức máu, tiểu cầu, CRP, cây máu, cấy các vị trí nghỉ ngờ nhiễm trùng. Thường do vi khuẩn Gr (- ) hoặc tụ cầu gây ra. - Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm của từng cơ sở điều trị. Có thể đầu bằng cephalosphorin the hê 3 - 4 (Ceftazidime, cefoperazone, cefipime, Imipenem) két hợp aminoglycosid (Tobramycine, amikacine). Nếu bệnh nhân vẫn sốt cao sau 24 giờ. có tĩnh mạch trung tâm, viêm mô tế bào, viêm da, thêm vancomycin. Sửdụng kháng sinh theo kháng sinh đồ khi có kết quả vi sinh. Thêm kháng sinh chống nấm tĩnh mạch (Amphotericin B) nếu sau 5 ngày vẫn sốt cao hoặc cấy máu có nấm. Thêm metronidazol nếu có viêm loét miệng nặng, nứt kẽ hậu môn, ia chảy, đau bụng, phản ứng thành bụng. Thuốc kích thích sinh bạch cầu G-CSF (Leukokin, neupogen). Không dùng trong giai đoạn điều trị cảm ứng, khi tủy xương còn blast. Globulin liều cao tăng cường miễn dịch * Dinhdưỡng: Đảm bảo chế độ ăn giàu đạm, vitamin, tăng xơ, sạch, nấu chín. Nếu bệnh nhân loét miệng, ăn kém, cần nuôi dưỡng tĩnh mạch. Chống nôn: Omdasetron 6mg/m^2/lần, tĩnh mạch Chống táo bón: thuốc nhuận tràng uống (Duphalac) * Tâm lý và giảm đau Sử dụng thuốc giảm đau khi làm thủ thuật can thiệp: gây tê tại chỗ bằng lidocain, bôi EMLA tại chỗ, paracetamol uống, âm nhạc trị liệu, masage trị liệu. Tâm lý liệu pháp đểtrẻ và gia đình yên tâm điều trị
  • 57. 57 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm * Các tác dụng không mong muốn khác: Viêm niêm mạc miệng: súc miệng bằng nabica, bôi các thuốc có tác dụng giảm đau, sát khuẩn tại chỗ (Metrogyldenta, zytee). Tăng đường máu: Insulin thường 0,25 UVkg/lần, tiêm dưới da; truyền dịch natriclorua 0,9% theo mức độ mật nước. Giảm albumin máu nặng: truyền human albumin Tăng enzymgan; truyền dịch, thuốc bổ gan Điều trị các tác dụng phụ của corticoid: đau thượng vị, cao huyết áp... Viêm tụy cấp do thuốc asparaginase: nhịn ăn, nuôi dưỡng tĩnh mạch
  • 58. 58 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 22: Trìnhbày triệuchứng lâm sàng bệnh thiếumáu tan máu trẻ em? Tan máu tự miễn là bệnh thiếu máu do thời gian sống của hồng cầu bị rút ngắn bởi sự xuất hiện của tự kháng thể chống hồng cầu. Kháng thể chống hồng cầu có thể hoạt động ở 370 C (kháng thể nóng) hoặc dưới 370 C (kháng thể lạnh) và cũng có khi hoạt động ở cả hai mức nhiệt độ (kháng thể hỗn hợp). Tan máu tự miễn do kháng thể nóng chiếm đến trên 80-90% các trường hợp. Sự phá hủy hồng cầu là do quá trình thực bào xảy ra ở hệ thống liên võng nội mô hoặc do sự hoạt hóa hệ thống bổ thể làm ly giải hồng cầu. Triệuchứng lâm sàng Thiếu máu tan máu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nghĩ tới thiếu máu tan máu khi thiếu máu có kèm theo các biểu hiện của vỡ hồng cầu nhiều như vàng da, dái ra hemoglobin... Thiếu máu tan máu cấp Thiếu máu xảy ra nhanh Vàng da rõ Nước tiểu màu sẫm, đỏ nâu đen do đáihemoglobin, có thể đãiít hoặc vô niệu Lách không to hoặc to ít Bệnh nhi thường sốt, đau đầu, đau bụng, đau lưng và nôn. Thiếu máu tan máu mạn tính Thiếu máu từ tử, từng đợttăng dần Vàng da nhẹ hoặc không rõ Lách to nhiều Nước tiểu sảm màu có chưa urobilinogen và hemosiderin. Biến dạng xương sọ nếu bệnh diễn biến nhiều năm, đặc biệt trong bệnh thalassemia làm biến dạng khuôn mặt, đầu to trán dô, sống mũi tẹt Triệuchúng sinhhọc Những xét nghiệmchứng tỏhồng cầu vỡ nhanh, có tăng giáng hóa hemoglobin: + Hồng cầu, hemoglobin giảm. Huyết đồ có nhiều hồng cầu mảnh + Bilirubin tự do máu tăng trên 0,6mg/dl.
  • 59. 59 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm + Giảm nồng độ haptoglobin máu + Tăng lactate dehydrogenase (LDH) máu + Nước tiểu có urobilinogen nhiều. Nếu tan máu trong mạch sẽ có hemoglobin và hemosiderin ở nước tiểu. + Sắt huyếtthanh bình thường hoặc tăng trong tan máu mạn tính. + Đo dời sống hồng cầu bằng kỹ thuật phóng xạ thấy thời gian bán hủy hồng cầu ngắn chi 7-15 ngày. Xét nghiệmbiểuhiệncó tăng phản ứng tạo hồng cầu + Máu ngoại biện: hồng cầu lưới tăng, có nhiều hồng cầu non đa sắc và ưa acid. + Mẫu tủy: dòng hồng cầu tủy tăng, tỷ lệ hồng cầu lưới tùy cũng tăng.
  • 60. 60 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Câu 23: Trìnhbày chẩn đoán và điềutrị bệnh hemophili A ? KHÁI NIỆM VỀ BỆNH Máu đông tức là máu chuyển từ trạng thái lỏng thành trạng thái rắn, do tạo thành các sợi fibrin, fibrin được hình thành nhờ một loạt phản ứng dây chuyền thông qua giai đoạn hình thành thromboplastin. Có hai con đường tạo thành thrombọlastin là đường nội sinh và đường ngoại sinh. Con đường tạo thromboplastin nội sinh bắt đầu từ việc hoạt hoá yếu tố XII. Yếu tố VIII, yếu tố IX, yếu tố XI cũng tham gia vào con đường này. Hemophilia là bệnh rối loạn đông máu di truyền do giảm các yếu tố tạo thành thromboplastin nội sinh (yếu tố VIII, yếu tố IX, yếu tố XI). Bệnh di truyền: di truyền lặn, hầu như chỉ gặp ở nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh: tỷ lệ gần giống nhau ở các vùng, các nước (50 đến 60 người trên 1 triệu dân). Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 5000 ngườibệnh . CHẨN ĐOÁN Chẩn đoán bệnh dựa vào lâm sàng, tiền sử và xét nghiệm. Đặc điểmlâm sàng: Biểu hiện chảy máu, tính chất lặp lại, biến dạng khớp là các dấu hiệu lâm sàng quan trọng trong chẩn đoán bệnh: Gặp ở trẻ trai (bệnh nhân nam) Thường xuất hiện sau chấn thương, có thể tự nhiên, các hình thức: Máu chảy khó cầm ở vết thương: đứt tay, chân, nhổ răng. Khối máu tụ ở khớp, ở cơ: thường xuất hiện nhiều lần ở một khớp. Chảy máu ở niêm mạc: đái máu, đi ngoài ra máu, chảy máu chân răng, máu cam. Mức độ chảy máu, độ tuổi xuất hiện tuỳ theo thể nặng nhẹ. Vị trí chảy máu: Nhiều nhất là tụ máu khớp (70 - 80%) trong đó khớp gối là hay gặp nhất (50 - 80%) rồiđến khớp khuỷu, cổ chân và khớp háng. Khối máu tụ trong cơ và dưới da (10 - 20%). Chảy máu vị trí khác (5 - 15%).
  • 61. 61 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm Chảy máu có tính lặp lại ở một người bệnh, lần sau giống lần trước. Biến dạng khớp: do chảy máu nhiều lần, khớp đau, không cử động nên thường có teo cơ, cứng khớp, biến dạng khớp. Xét nghiệm: Thời gian máu chảy, số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin, fibrinogen bình thường. Thời gian máu đông, thời gian Howell, APTT kéo dài Định lượng VIII, IX giảm (tuỳ theo thể bệnh) Tiềnsử: Cá nhân: bệnh nhân thường có tiền sử chảy máu lặp lại cùng vị trí, có tiền sử máu chảy lâu cầm khi đứt tay, nhổ răng. Gia đình: Có thể có những người trong gia đình bị bệnh tương tự hoặc đã được chẩn đoán hemophilia, đó là cậu, anh, em trai hay anh, em con dì, ĐIỀU TRỊ HEMOPHILIA Nguyêntắc điềutrị : Tùy theo thể bệnh : Hemophilia A, hay B. Tuỳ theo mức độ bệnh : nhẹ, vừa, nặng Tuỳ theo yêu cầu : bệnh nhân đang chảy máu nặng, cần cầm máu, cần phẫu thuật. Điều trị sớm (ngay khicó chấn thương với thể nhẹ) điều trị dự phòng với thể nặng, phối hợp săn sóc tốt bệnh nhân. Các phương pháp điềutrị cụ thể Điều trị dựa theo thể bệnh. Hemophilia chưa xác định được thể: nếu bệnh nhân có nguy cơ chảy máu có thể dùng HTTĐL (huyết tương tươi đông lạnh). Hemophilia B : dùng HTTĐL hay HTTĐL đã bỏ tủa, yếu tố IX tổng hợp. Hemophilia A : dùng HTTĐL, tủa VIII, VIII cô đặc hay VIII tổng hợp. Cách sử dụng và liều dùng dựa theo mức nặng-nhẹ Bình thường 1ml huyết tương chứa 1 đơn vị (u) yếu tố VIII. Tuỳ mức độ thiếu yếu tố VIII và yêu cầu điều trị mà tính lượng yếu tố cần truyền.
  • 62. 62 Học Tốt – Mơ Nhiều – Yêu Say Đắm VIIIT = (VIIIĐ - VIIIb) x Pv VIIIT là số đơn vị VIII cần (đơn vịyếu tố VIII) VIIIĐ là nồng độ VIII cần đạt(đơn vị yếu tố VIII/ml) VIIIb là nồng dộ VIII của bệnh nhân trước truyền (đơn vị yếu tố VIII/ml) Pv là thể tích huyết tương (ml) bằng 5% trọng lượng cơ thể) Theo tính toán thì cứ truyền một đơn vị yếu tố VIII cho một kg thể trọng có thể làm tăng nồng độ VIII lên 2% (0,02 u/ml) . Nồng độ VIII huyết tương cần đạt tuỳ vào bệnh nhân: Với bệnh nhân chảy máu cơ, khớp cần nồng độ từ 15 - 20%. Bị chấn thương hoặc phẫu thuật cần nồng độ cao hơn.