SlideShare a Scribd company logo
Trường Đại học Sư Phạm TPHCM
Khoa Công nghệ Thông tin
MÔN CÔNG NGHỆ DẠY HỌC
Đồ án
CÔNG CỤ DỮ LIỆU
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
SVTH: Nhóm 1
Nguyễn Thị Diệp Phương K40.103.062
Nguyễn Thị Mỹ Duyên K40.103.014
Võ Thị Châu Tiền 41.01.103.072
Lê Thị Kim Ngân K40.103.045
1
Mục lục
I. Vai trò của dữ liệu trong giáo dục.......................................................................................................2
1. Các khái niệm ...................................................................................................................................2
2. Vai trò của học liệu mở đối với nâng cao chất lượng giáo dục.........................................................3
II. Những dạng của dữ liệu........................................................................................................................4
1. Các định dạng của hình ảnh..............................................................................................................4
2. Các định dạng của văn bản ...............................................................................................................7
3. Các định dạng của âm thanh .............................................................................................................8
4. Các định dạng của video.................................................................................................................11
III. Nguồn dữ liệu..................................................................................................................................13
Tìm hiểu khái quát về bản quyền............................................................................................................13
1. Văn bản:..........................................................................................................................................15
2. Hình ảnh:.........................................................................................................................................15
3. Âm thanh:........................................................................................................................................16
4. Video:..............................................................................................................................................18
IV. Các công cụ, phần mềm hỗ trợ làm video.......................................................................................19
1. Tổng quan về Video........................................................................................................................19
2. Các phần mềm hỗ trợ làm video .....................................................................................................19
V. Proshow là gì ?....................................................................................................................................21
1. Khái niệm Proshow.........................................................................................................................21
2. Ứng dụng của Proshow trong việc dạy và học................................................................................21
3. Ưu điểm, nhược điểm của Proshow ? .............................................................................................22
4. Một số tình huống khi sử dụng Proshow ?......................................................................................23
VI. Tài liệu tham khảo ..........................................................................................................................24
2
I. Vai trò của dữ liệu trong giáo dục
1. Các khái niệm
1.1. Học liệu
Học liệu được hiểu là toàn bộ tài liệu phục vụ các mục đích học tập, nghiên
cứu và giảng dạy. Học liệu bao gồm: giáo trình, bài giảng, tài liệu chuyên
khảo, kết quả nghiên cứu khoa học, báo, tạp chí chuyên ngành, khóa luận, luận
văn, luận án, kỷ yếu hội thảo khoa học, báo cáo thực tập, thực tế và các tài liệu
chuyên ngành khác. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ và viễn thông đã dẫn
đến sự ra đời của các dạng tài liệu mới.
Tài liệu điện tử: Là một hình thức trình bày tài liệu dưới dạng tập hợp các
hiện thực liên quan với nhau tương ứng chúng trong môi trường số - theo tiêu
chuẩn GOST R 52292. Đặc điểm của tài liệu điện tử là thông tin được trình
bày dưới dạng điện tử - số và chỉ có thể đọc được nhờ sự trợ giúp của các
phương tiện kỹ thuật và chương trình tương thích. Tại Việt Nam, Luật Lưu trữ
năm 2011 định nghĩa về tài liệu số như sau: Tài liệu số: Là vật mang tin mà
thông tin trong đó được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số hình thành
trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.2. Học liệu mở
Theo UNESCO học liệu mở có thể được coi là bất cứ tài liệu giáo dục nào
nằm trong phạm vi/miền công cộng hoặc được phát hành theo một giấy phép
mở, bất cứ ai cũng có thể sao chép, sử dụng, sửa đổi và chia sẻ một cách hơp
pháp các tài liệu này. OER có thể là giáo trình, khung chương trình đào tạo, đề
cương môn học, bài giảng, bài luận, các bài kiếm tra, các kết dự án, video và
hình ảnh động. Học liệu mở được hình thành chủ yếu từ 02 dạng:
- Nguồn học liệu xuất phát từ dạng truyền thống đã được số hóa, lưu giữ
dưới dạng điện tử.
- Nguồn học liệu mà bản thân ngay từ khi hình thành đã tồn tại ở dạng số.
* Tài nguyên giáo dục mở là tài nguyên giáo dục được cấp phép mở, là
các tư liệu học tập có thể được sử dụng cho việc dạy, học và đánh giá
mà không có trả phí. Chúng có thể được sửa đổi và được phân phối lại
mà không vi phạm các Luật Bản quyền.
1.3. Học liệu điện tử (courseware)
Học liệu điện tử là các tài liệu học tập được số hóa theo một kiến trúcđịnh
dạng và kịch bản nhất định được lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ cho việc
3
dạy và học. Dạng thức số hóa có thể là văn bản (text), slide, bảng dữ liệu, âm
thanh, hình ảnh, video,... và hỗn hợp các dạng thức nói trên.
- Học liệu điện tử: học liệu tĩnh và học liệu đa phương tiện.
- Học liệu tĩnh: các file text, các slide, bảng dữ liệu...
- Học liệu đa phương tiện:
+ Các file âm thanh để minh họa hay diễn giải kiến thức.
+ Các file flash hoặc tương tự được tạo ra từ các phần mềm đồ họa dùng để mô
phỏng kiến thức.
+ Các file videoclip
+ Các file trình diễn tổ hợp các thành phần trên theo một cấu trúc nào đó.
2. Vai trò của học liệu mở đối với nâng cao chất lượng giáo dục
➢ Thứ nhất: Phát triển học liệu mở có chất lượng là một trong những điều
kiện quan trọng tạo nên sự đột phá trong việc cung cấp đầy đủ, chính xác,
kịp thời thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu, dạy và học trước bối
cảnh bùng nổ thông tin trên toàn cầu. Hơn nữa, để đáp ứng được với yêu
cầu thực tiễn thì giải pháp xây dựng và phát triển học liệu mở là một bước
đi bắt buộc, hướng tới xây dựng thư viện số, kết nối liên thư viện, góp phần
đổi mới phương thức phục vụ của thư viện; đổi mới phương thức dạy và
học, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của nhà trường.
➢ Thứ hai: Công tác phát triển học liệu truyền thống hiện nay đã và đang vấp
phải những khó khăn nhất định liên quan đến: tài chính, không gian, thời
gian, tìm kiếm, khả năng chia sẻ,… Vì thế, phát triển học liệu mở sẽ khắc
phục căn bản những khó khăn nêu trên, đồng thời tăng cường khả năng
tiếp cận một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin/ tài liệu cho người
học.
➢ Thứ ba: Học liệu mở tạo khả năng truy cập theo nhiều dấu hiệu khác nhau,
cho phép nhiều người dùng truy cập ở cùng một thời điểm mà không bị giới
hạn bởi không gian, thời gian, vị trí địa lý, vì thế mà rất thuận tiện và tạo
nên sự bình đẳng cho cán bộ, giảng viên và sinh viên khai thác, sử dụng
thông tin.
➢ Thứ tư: Quá trình dạy và học là quá trình tương tác giữa người dạy và
người học trong việc khai thác, khám phá tri thức và sáng tạo ra những giá
trị khoa học mới. Vì thế, học liệu mở sẽ giúp quá trình này đạt hiệu quả cao
hơn thông qua kênh thông tin phản hồi đa chiều; người dạy, người học có
thể tham gia vào các diễn đàn, trao đổi học thuật, chia sẻ thông tin, kinh
nghiệm, …
4
II.Những dạng của dữ liệu
1. Các định dạng của hình ảnh
1.1. Định dạng jpg
File JPG hay còn gọi là các tập tin JPGE được ra đời năm 1992, nó là một
định dạng tập tin phổ biến cho các file ảnh kỹ thuật số là đồ họa kỹ thuật số.
Định dạng JPG được lưu với thuật toán nén lossy, điều này đồng nghĩa với việc
chất lượng hình ảnh sẽ bị giảm đi và kích thước tập tin cũng được giảm đáng
kể.
Ưu điểm của JPG (JPGE):
• Độ sâu màu từ 24bit đến 16 triệu màu.
• JPGE là chuẩn hình ảnh thông dụng nhất cho hầu hết các máy ảnh số
hiện nay.
• Thích hợp để tạo ra các file ảnh có dung lượng nhỏ.
• Thích hợp với những hình ảnh có hươn 256 màu.
• JPGE tương thích với mọi trình duyệt web hiện nay.
Sử dụng tốt nhất, hiệu quả nhất cho ảnh trắng đen, ảnh với màu sắc phức
tạp, ảnh tĩnh vật, ảnh đời thường, chân dung.
1.2. Định dạng png
PNG là viết tắt của từ (Portable Network Graphics) được phát triển vào
năm 1996, nó là một định dạng tập tin đồ họa raster, hỗ trợ nén dữ liệu không
bị suy giảm. Định dạng PNG được tạo ra như một cải tiến , thay thế cho
Graphics Interchange Format (GIF), và nó là định dạng ảnh nén không bị suy
giảm chất lượng, được sử dụng rất nhiều trên internet. Trong định dạng PNG
chúng ta lại có 2 định dạng PNG khác nhau đó là PNG-8 và PNG-24.
Định dạng PNG-8
• Định dạng PNG-8 tương đương với định dạng GIF.
• Hỗ trợ 256 màu và 1-bit màu trong suốt.
5
• Dung lượng của PNG-8 thậm chí còn nhỏ hơn cả file GIF.
Định dạng PNG-24
• Định dạng PNG-24 có 24-bit màu và tương đương với JPGE.
• Có thể gồm có hơn 26 triệu màu.
• Được nén theo chuẩn Lossless, có nghĩa là dung lượng file sẽ lớn hơn
JPGE.
Ưu điểm của PNG:
• Hình ảnh nền không bị cạnh răng cưa.
• Nén theo chuẩn LossLess, có nghĩa là hình ảnh sau khi bị nén vẫn giữ
nguyên được chất lượng.
• Độ trong suốt có thể được thiết lập giữa mờ đục và hoàn toàn trong
suốt, cho chúng ta một cài nhìn mờ ảo.
• Định dạng PNG có thể được đặt lên trên bất kỳ hình ảnh nào và vẫn
giữ cho nó hiện lên trên được.
• Định dạng PNG sử dụng tốt trên web/blog, những mảng màu phẳng,
thiết kế Logo, hình ảnh có nền trong suốt hoặc bán trong duốt.
• Thích hợp với hình ảnh đơn giản như văn bản. Ảnh đang trong quá
trình chỉnh sửa.
1.3. Định dạng gif
GIF được phát triển từ năm 1987, nó thường được dùng cho hình ảnh trên
web và sprite trong các phần mềm. Khác với định dạng JPGE, GIF sử dụng
thuật nén Lossless mà không làm giảm chất lượng hình ảnh sau khi nén. GIF
lưu dữ liệu bằng cách sử dụng màu indexed , có nghĩa là mỗi hình ảnh có thể
bao gồm 256 màu.
Ưu điểm của hình ảnh GIF
• GIF hỗ trợ ít màu nên các tập tin thường có dung lượng nhỏ hơn JPGE
rất nhiều.
6
• Hình ảnh được nén theo chuẩn Lossless nên không bị mất dữ liệu khi
nén.
• GIF sống động với hình ảnh động: GIF rất đơn giản, dễ tương thích và
nó sẽ tự động được nhận biết trên hầu hết các trình duyệt web. Nó hoạt
động bằng cách tạo ra một loạt các khung hình GIF sau đó gộp lại tạo
nên hình chuyên động được.
GIF sử dụng tốt nhất cho: hình ảnh đơn giản như những bản vẽ chỉ có nét,
bảng màu sắc và những minh họa đơn giản. Những hình động, hình ảnh web
không có quá nhiều màu sắc, những icon nhỏ.
1.4. Định dạng tiff
TIFF (viết tắt của từ Tagged Image Format File) được phát triển vào năm
1986 bởi Aldus Corp, nó là một định dạng file ảnh chất lượng cao và được sử
dụng nhiều cho việc Scan.
Ưu điểm của hình ảnh định dạng TIFF
• File TIFF có thể xem được, chỉnh sửa được.
• Cho dù bị nén hay không nén thì file TIFF cũng không bị mất bất kỳ dữ
liệu hình ảnh nào.
• Các kiểu nén của TIFF là LZW, ZIP và JPGE.
• Do chất lượng hình ảnh của định dạng này rất tốt nên thường được sử
dụng để lưu những hình ảnh có màu sắc phức tạp và thường được sử
dụng để Scan.
TIFF sử dụng tốt nhất cho: Hình ảnh in ấn, hình ảnh đang được chỉnh sửa
và cần phải có các layer, hình ảnh kỹ thuât số chất lượng cao.
1.5. Định dạng bmp
Định dạng này được phát triển vào năm 1994, là một dạng file ảnh đồ họa
dạng lưới (raster) được sử dụng để lưu trữ hình ảnh kỹ thuật số bitmap. Nó
độc lập với các thiết bị hiển thị ví dụ như Graphics adapter, đặc biệt trên
Microsoft Windows và hệ điều hành OS/2.
7
Đặc điểm của định dạng BMP
• File BMP không hỗ trợ tốt cho việc nén hình ảnh.
• Dễ dạng được tạo ra từ những dữ liệu pixel được lưu trong bộ nhớ
máy tính.
• File Bitmap dễ dàng được dịch ra thành định dạng điểm cho các thiết
bị đầu ra như màn hình CRT và máy in.
File BMP sử dụng tốt nhất cho: Hình ảnh được mang đi in ấn, hình
ảnh đang được chỉnh sửa và cần phải có các layer, nếu như bạn cần
giữ lại các layer và các kênh alpha trong suốt.
2. Các định dạng của văn bản
2.1. Định dạng DOC, DOCX:
Doc và Docx là hai định dạng file phổ biến của Microsoft Word (MS
Word), trình soạn thảo văn bản được sử dụng phổ biến nhất với người dùng
Window.
Docx là định dạng tập tin văn bản của Microsoft Word từ phiên bản 2007
trở lên, còn những phiên bản cũ hơn (Microsoft Word 2003 trở xuống) thì
định dạng tập tin văn bản sẽ là Doc.
2.2. Định dạng PDF
PDF (viết tắt từ tên tiếng Anh Portable Document Format, Định dạng Tài
liệu Di động) là một định dạng tập tin văn bản khá phổ biển của hãng Adobe
Systems. Tương tự như định dạng Word (.doc), PDF hỗ trợ văn bản thô (text)
cùng với phông chữ, hình ảnh đồ họa, âm thanh và nhiều hiệu ứng khác. Tuy
nhiên, việc hiển thị văn bản PDF không phụ thuộc vào môi trường làm việc
của người sử dụng (cấu hình máy, phần mềm và hệ điều hành). Không như
văn bản Word, một văn bản PDF, trong hầu hết các trường hợp, sẽ được hiển
thị giống nhau trên những môi trường làm việc khác nhau. Chính vì ưu điểm
này, định dạng PDF đã trở nên phổ biển cho việc phát hành sách, báo hay các
tài liệu khác qua mạng Internet.
8
2.3. Định dạng XLSX
Xlsx là định dạng bảng tính của Microsoft Excel từ phiên bản 2007 trở lên,
còn những phiên bản cũ hơn (Microsoft Excel 2003 trở xuống) thì định dạng
bảng tính sẽ là xls.
2.4. Định dạng TXT
Txt là định dạng tập tin cho các tập tin bao gồm các văn bản thường có
chứa rất ít định dạng. Định nghĩa chính xác của các định dạng .txt hông được
xác định, nhưng thông thường phù hợp với định dạng được chấp nhận bởi các
thiết bị đầu cuối của hệ thống hoặc soạn thảo văn bản đơn giản.
2.5. Định dạng RTF
Định dạng RTF (RTF là viết tắt của từ tiếng Anh Rich Text Format,
nghĩa là định dạng văn bản giàu tính chất) là một định dạng tập tin dùng
cho văn bản máy tính có bản quyền với các bản mô tả được công bố cho công
chúng, phát triển bởi Công ty Microsoft từ năm 1987 cho các sản phẩm của
Microsoft và cho các văn bản đa nền tảng, có thể được trao đổi giữa nhiều hệ
thống máy tính và chương trình soạn thảo khác nhau.
3. Các định dạng của âm thanh
3.1. Định dạng lossless
Định dạng âm thanh nén không mất dữ liệu (lossless), nó lấy đầu vào là
âm thanh gốc của CD, cố gắng tìm ra những quy luật âm thanh và nén nó lại.
Việc nén lại này là không cao vì dữ liệu âm thanh rất đa dạng và sử dụng
nhiều dữ liệu. Hiện tại mức độ nén cao nhất có thể của kĩ thuật nén không mất
dữ liệu là bằng khoảng 1/3 dung lượng gốc của âm thanh gốc.
3.2. Định dạng mp3
Movie Picture Experts Group-Layer 3, định dạng nén âm thanh tạo ra file
âm thanh gần với chất lượng của CD nhưng kích thước lại nhỏ hơn từ 10-20
lần so với file nhạc trên đĩa CD chuẩn.
3.3. Định dạng acc
Advanced Audio Coding. AAC là một định dạng âm thanh nén lossless
được sử dụng trong các cửa hàng âm nhạc Apple iPod, iPhone và iTunes.
9
eAAC+: cải tiến từ ACC, là một codec (nén / giải nén thuật toán) được
phát triển để nén các tập tin media kỹ thuật số chất lượng cao. eAAC + sử
dụng công nghệ nén tiên tiến hơn so với MP3, có nghĩa là bạn có thể có được
chất lượng âm thanh tương tự từ một tập tin nhỏ hơn nhiều (hoặc cách khác,
một chất lượng cao từ các tập tin có kích thước tương tự).
3.4. Định dạng flac
Free Lossless Audio Codec. FLAC là một định dạng nén âm thanh
lossless. Một trong những lợi thế của định dạng file này là nó làm giảm kích
thước tập tin của một chương trình âm thanh từ 30 đến 40% dung lượng của
File âm thanh gốc (số lượng không gian lưu trữ phải mất trên một đĩa hoặc
thiết bị khác) mà không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
3.5. Định dạng pcm
Pulse Code Modulation nó là định dạng âm thanh tiêu chuẩn cho đĩa CD.
Âm thanh PCM là một hệ thống lưu trữ không nén dữ liệu (lossless) nên file
có dung lượng lớn, làm chiếm nhiều diện tích ổ cứng.
3.6. Định dạng wma
Window Media Audio được phát triển bởi Microsoft là một đối thủ cạnh
tranh để các tập tin MP3 và là một thể loại nhạc lossless.
3.7. Định dạng wav (Waveform)
Các tập tin âm thanh WAV tương tự như âm thanh PCM và có thể được
mã hóa như âm thanh lossless và WAV cũng tương tự như các file âm thanh
AIFF được sử dụng trên các máy tính Mac.
3.8. Định dạng midi
Nhạc thường (bao gồm tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng các bộ gõ và cả tiếng hát
nữa) đều tồn tại dưới dạng sóng âm thanh với bản chất cơ học : Một luồng
sóng âm sẽ làm rung động không khí quanh nó, truyền đi trong không gian,
rồi đập vào tai người nghe, làm rung động màng nhĩ, khiến cho người ấy nghe
được âm thanh đó. Để ghi lại, lưu lại một sóng âm thường thì người ta sử
dụng kỹ thuật tương tự (Analog), biến một sóng âm bản chất cơ học thành
sóng điện từ, với những định dạng (format) quen thuộc như .wav, .cda, .mp3
v.v...
10
Nhạc Midi không dùng kỹ thuâ ̣t tương tự (Analog), mà dùng kỹ thuâ ̣t số
(Digital) để lưu lại âm thanh. Mỗi âm thanh của các nhạc cụ khác nhau được
gán cho một chuỗi ký tự số nhị nguyên tương ứng (chỉ bao gồm 2 chữ số 0 và
1) chẳng hạn như 010101, hoặc 101010,... Như vậy một chuỗi âm thanh sẽ
được ghi lại như một ... chuỗi số .
Ở công cụ nghe, một quá trình ngược sẽ được thực thi : Chuỗi số sẽ được
biến đổi, hoán cải ngược lại thành chuỗi âm thanh. Vì thế Nhạc Midi còn được
gọi bằng những tên khác như : nhạc điện tử, hay gọn hơn nữa là ... nhạc ... số
Vì đã được tiêu chuẩn hóa nên nhạc Midi chơi rất chính xác và rất hay, rất
lạ tai. Một lợi ích quan trọng hơn nữa là file nhạc Midi chiếm dụng rất ít
không gian . Một bài hát định dạng wav 40 Mb, định dạng Mp3 khoảng 4 Mb,
thì một file Midi tương ứng chỉ mất khoảng 40 Kb (ít hơn Mp3 một trăm lần,
và ít hơn Wav một ngàn lần).
3.9. Định dạng ogg
Ogg là một file audio nén sử dụng chuẩn nén Ogg Vorbis miễn phí tương
tự chuẩn MP3 nhưng cho chất lượng tốt hơn với kích cỡ file tương đương.
File chứa siêu dữ liệu của bài hát bao gồm thông tin nhạc sỹ và bài hát.
3.10. Định dạng ac3
Khi chuyển từ công nghệ thu thanh thường sang kỹ thuật số, âm thanh
được chứa trong những file có kích thước lớn, trong khi đó một đĩa CD chỉ
cho 70 phút âm nhạc, công ty Dolby đã phát triển cách số hóa âm thanh mới
(digital audio coding). AC-3 là tên gọi của công nghệ này đời thứ ba cho phép
số hóa (coding) âm thanh với tần số thấp hơn (lower sample rate) nhưng vẫn
bảo đảm được chất lượng âm thanh. Vì vậy dung lượng các file âm thanh AC-
3 giảm thiểu đáng kể. Ngoài ra công nghệ này còn hỗ trợ giảm nhiễu âm thanh
hiệu quả hơn hẳn bằng cách chia âm thanh ra các dải tần nhỏ khác nhau sau đó
mới lọc nhiễu từng phần.
3.11. Đinh dạng amr
Amr là một đi ̣nh da ̣ng âm thanh nén thường được dùng cho ghi âm, nha ̣c
chuông. Đây cũng là đi ̣nh da ̣ng âm thanh được sử dụng khi đàm thoa ̣i trên qua
điê ̣n thoa ̣i, được sử dụng làm codec âm thanh đàm thoa ̣i tiêu chuẩn bởi 3GPP
vào tháng 10 năm 1988
11
4. Các định dạng của video
4.1. Định dạng flv (flash video)
File .flv là một dạng file nén từ các file video khác để up lên web với dung
lượng nhỏ, tuy nhiên chất lượng hình ảnh không được bằng so với file video
gốc (MP4, WAV,...). FLV là định dạng được lựa chọn cho video nhúng trong
web, định dạng này được sử dụng bởi YouTube, Google Video, Yahoo!
Video, Metacafe, Megavideo và nhiều trang chia sẻ video khác.
4.2. Định dạng avi
Audio Video Interleave, là một đa phương tiện định dạng của Microsoft
được giới thiệu vào tháng 11 năm 1992. AVI là tập tin có thể chứa cả âm
thanh, hình ảnh và dữ liệu.
4.3. Định dạng avc (advanced video coding – mã hóa video cao cấp)
Thường được gọi tắt là H.264, là một chuẩn mã hóa/giải mã video và định
dạng video đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay để ghi, nén và chia sẻ
video phân giải cao. Có dung lượng thấp nhưng mang lại chất lượng cao.
4.4. Định dạng h.263
Được sử dụng rộng rãi bởi các ứng dụng internet như nội dung Video
Flash (như sử dụng trên các trang web như YouTube, Google Video,
MySpace, vv), hội nghị, truyền hình, máy tính để bàn, điện thoại video, giám
sát và theo dõi.
4.5. Định dạng wmv (Windows Media Video)
Một khi đã nhận ra rằng Internet là một phương tiện truyền tải cho những
dữ liệu như video, mọi người bắt đầu cố gắng để chia sẻ video đó thông qua
internet, điều này sẽ không chiếm nhiều băng thông và không gian đĩa để lưu
trữ video đó. Một trong những tiến bộ lớn là ý tưởng về "streaming video" -
điều này có nghĩa là chúng ta không cần phải chờ đợi hai giờ cho một bộ phim
để tải về trước bạn có thể bắt đầu xem. Trong những năm qua, định dạng
WMV đã phát triển hỗ trợ độ nét cao 720p và 1080p video. WMV bao gồm 3
phiên bản WMV7, WMV8, WMV9.
12
4.6. Định dạng mp4
Là một định dạng đa phương tiện kỹ thuật số thường được sử dụng để lưu
trữ video và âm thanh, nhưng cũng có thể được sử dụng để lưu trữ dữ liệu
khác như phụ đề và hình ảnh. MP4 còn cho phép streaming qua Internet.
4.7. Định dạng 3gp
Là phiên bản đơn giản của MP4, được thiết kế để nén và giảm dung lượng
cũng như băng thông cần thiết. Định dạng này thường được sử dụng cho các
máy điện thoại di động ngày nay. Nó lưu trữ hình ảnh như là MPEG-4 hay
H2.263 và âm thanh như là AMR-NB hay AAC-LC. Một file 3GP thường
chứa nội dung nhiều hơn nội dung truyền tải. Bởi vì nó còn chứa các thông tin
chú thích của hình ảnh hay bitrate.
4.8. Định dạng mkv
Trái ngược với nhiều định dạng đang phổ biến, tập tin MKV không phải là
một định dạng nén âm thanh hoặc video. Trong thực tế, các tập tin MKV là
định dạng thực sự chứa đa phương tiện. Điều này về cơ bản có nghĩa nó là
một container có thể kết hợp âm thanh, video, và phụ đề vào một tập tin duy
nhất ngay cả khi chúng sử dụng mã hóa khác nhau. Ví dụ, bạn có thể có một
tập tin MKV sử dụng video VP8 với âm thanh Vorbis, hoặc phổ biến hơn, sử
dụng H.264 cho video và một cái gì đó giống như MP3 hay AAC cho âm
thanh.
4.9. Định dạng mov
QuickTime Movie là định dạng được Apple phát triển. Đây là một định
dạng đa phương tiện phổ biến, thường được dùng trên Internet do ưu điểm tiết
kiệm dung lượng của nó.
4.10. Định dạng h.265 (high efficiency video coding – hevc – codec video hiệu
suất cao)
Là một đi ̣nh da ̣ng video mang lại khả năng nén cao gần gấp đôi (tức bitrate
giảm đi một nửa) so với codec H.264/AVC hiện đang được dùng phổ biến, do
đó giúp giảm băng thông cần thiết để truyền tải phim, đặc biệt là trên các thiết
bị di động. Nhờ đó, chúng ta không phải trả quá nhiều tiền cho việc xem phim
với kết nối 3G/4G mà vẫn thưởng thức được video chất lượng cao, thời gian
tải nội dung cũng giảm đi.
13
III. Nguồn dữ liệu
Việc Internet ngày càng được sử dụng rộng rãi giúp chúng ta đáp ứng các nhu
cầu tìm kiếm, giải trí, học tập… Vì thế việc tìm kiếm các nguồn dữ liệu ngày càng dể
dàng hơn, bằng những cụm từ đơn giản chúng ta có thể tìm kiếm từ nhiều nguồn tài
liệu khác nhau đáp ứng nhu cầu của bản thân cá nhân chúng ta. Chẳng hạn như: hình
ảnh, văn bản, âm thanh, video…
Tìm hiểu khái quát về bản quyền
Vấn đề bản quyền trong số hoá tài liệu, cũng như bản quyền trong môi
trường kỹ thuật số nói chung rất phức tạp. Các Điều ước quốc tế, cụ thể Hiệp
ước của WIPO về quyền tác giả (WCT) và Hiệp ước của WIPO về cuộc biểu
diễn và bản ghi âm (WPPT) cùng hệ thống pháp luật quốc gia đã tiếp cận và
điều chỉnh những vấn đề mới nảy sinh trong môi trường số. Tuy nhiên, nó vẫn
trở thành vấn đề “đau đầu” của không chỉ tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, cơ
quan quản lý nhà nước mà cả những người muốn khai thác, sử dụng tác phẩm để
số hoá một cách hợp pháp. Họ gặp phải rất nhiều câu hỏi về bản quyền khi tiến
hành số hoá các tài liệu phục vụ cho các mục đích khác nhau, ví dụ thư viện số
hoá các tài liệu để lưu trữ và phục vụ bạn đọc tra cứu, tham khảo. Trong giới hạn
bài viết sẽ đề cập đến một số vấn đề về quyền tác giả và quyền liên quan có thể
phát sinh khi tiến hành số hoá tài liệu từ góc độ pháp luật.
Ví dụ:
*Ai thực sự sở hữu bức hình này?
Có một vụ tranh chấp bản quyền rất nổi tiếng trên Internet vào năm 2011:
Một chú khỉ chụp hình tự sướng bằng máy ảnh của một người thợ chụp hình.
Wikimedia cũng đã đăng tải tấm hình gây tranh cãi này vào năm 2014.
David Slater, người sở hữu máy chụp hình, đã kiện và yêu cầu WikiMedia gỡ
bỏ tấm hình vì cho rằng bản quyền hình ảnh thuộc về anh ta. Wikimedia từ chối
đề nghị này với lý do bản quyền thuộc về người tạo ta bức ảnh, và trong trường
hợp này là chú khỉ.
14
Bởi vì luật bản quyền chỉ áp dụng cho con người, Wikimedia sau đó đã lưu
trữ bức hình trên tên miền cộng đồng và bất cứ ai cũng có quyền sử dụng. Quyết
định này đã dẫn đến nhiều vụ kiện sau đó giữa Wikimedia và David Slater. Tuy
nhiên, đến thời điểm hiện tại Wikimedia vẫn giữ nguyên hình ảnh trên hệ thống
của họ.
Hiệp hội Bảo vệ Động vật (PETA) cũng đã đệ đơn kiện David Slater để bảo
vệ bản quyền của bức ảnh, thay mặt cho chú khỉ Naruto - nhân vật chính trong
hình.
Giới hạn và ngoại lệ
Tuy nhiên, thực tế theo quy định về giới hạn và ngoại lệ của trong cơ chế
bảo hộ bản quyền, công chúng được tự do sử dụng trong một số trường hợp nhất
định. Nếu hành vi số hoá tài liệu thuộc một trong các trường hợp mà Luật Sở
hữu trí tuệ đã quy định tại điều 25, điều 33 thì người tiến hành số hóa không có
nghĩa vụ xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, ví dụ:
“ a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy
của cá nhân;…
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;...
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng
dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật
ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác
phẩm đó;” (Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ)
15
1. Văn bản:
1.1. Google Scholar (viết tắt GS) là một dịch vụ tìm kiếm miễn phí đánh chỉ mục
toàn văn các bài luận có tính học thuật trong các nội dung đã xuất bản. Xuất
hiện dưới bản beta từ tháng 11 năm 2004, GS bao gồm tất cả các tạp chí học
thuật online được xem nhiều nhất.
1.2. Slide share là mạng chia sẻ lớn nhất đến cộng đồng thế giới về các dạng
được trình chiếu bằng Slide. Bạn có thể upload các bài thuyết trình, tài liệu
và video, chia sẻ đến hàng triệu người xem các chia sẻ của bạn. Chia sẻ
những riêng tư cá nhân đến đồng nghiệp, khách hàng và mạng kết nối đa tầng
1.3. Thư viện học liệu mở Việt Nam website: http://voer.edu.vn/
Chương trình Tài nguyên giáo dục Mở Việt Nam (Vietnam Open
Educational Resources – VOER), hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam (the Vietnam
Foundation), có mục tiêu xây dựng kho Tài nguyên giáo dục Mở của người
Việt và cho người Việt, có nội dung phong phú, có thể sử dụng, tái sử dụng
và truy nhập miễn phí trước hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và
nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.
1.4. Thư viện điện tử quốc gia Website: http://nlv.gov.vn/
Thư viện Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: National Library ò
Vietnam – NLV) là thư viện cấp quốc gia của Việt Nam, đứng đầu trong hệ
thống thư viện công cộng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Việt Nam.
1.5. Các bài viết trên các trang tin tức, Blogger hay các trang viết đáng tin cậy.
2. Hình ảnh:
Ngày nay, hình ảnh chiếm một phần quan trọng trong nội dung của Internet, bạn
không thể tạo một nôi dung mà không có bất kì một hình ảnh nào, hình ảnh sẽ giúp
bạn truyền tải nội dung một cách dễ dàng hơn đến với mọi người, thông điệp sẽ
được lan truyền nhanh hơn …
Với hàng triệu hình ảnh được tải lên Internet hằng ngày, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy
hình ảnh mình cần bằng cách sử dụng các công cụ tìm kiếm trong kho dữ liệu khổng
lồ đó.
Nhưng có một sự thật là: tìm ảnh thì rất dễ dàng, nhưng tìm được một bức ảnh
đẹp, chất lượng cao và không vi phạm bản quyền là điều khá khó với đa số người
Việt Nam chúng ta ngày nay.
16
2.1. Unsplash.com
Đây là trang Web khá hay lưu trữ rất nhiều hình ảnh đẹp, nếu bạn đăng kí
nhận tin hằng ngày từ Unsplash qua Email thì mỗi ngày Unsplash sẽ gửi các
hình ảnh đẹp họ lọc ra trong ngày để gửi tặng bạn. Tất cả các hình ảnh được gửi
tặng đều có đính kèm giấy phép bản quyền, bạn có thể sử dụng thoải mái mà
không lo ngại
2.2. Google.com (images)
Là một dịch vụ tìm kiếm được tạo ra bởi Google cho phép người dùng tìm
hình ảnh trên các trang web. Tính năng này được hoàn thành vào tháng 12 năm
2001. Những từ khóa để tìm kiếm hình ảnh được dựa theo tên của file hình ảnh,
đoạn văn bản chứa đường link đến tấm hình và những đoạn nằm gần bức ảnh.
2.3. Bing.com (images)
Bing Images cho phép người dùng nhanh chóng tìm và hiển thị những bức
ảnh tương ứng. Tính năng cuộn bất tận cho phép duyệt qua một lượng hình ảnh
lớn một cách nhanh chóng. Bộ lọc nâng cao cho phép lọc kết quả tìm kiếm theo
các thuộc tính như kích thước tập tin, tỷ lệ các chiều, màu hoặc trắng đen, hình
chụp hoặc hình vẽ, và nhận dạng khuôn mặt.
2.4. Pixabay.com
Tất cả hình ảnh tại đây đều được miễn phí cho mọi người sử dụng.
2.5. Morguefile.com
Website này có hơn 300.000 hình ảnh miễn phí để bạn sử dụng cho cả mục
đích cá nhân và thương mại mà không cần phải ghi công tác giả. Ngoài ra,
website còn có tích hợp công cụ cắt ảnh để bạn xử lí ảnh được dễ dàng hơn.
2.6. Gettyimages.com
Trang Web này cung cấp rất nhiều hình ảnh đẹp, và đa số chúng đều có bản
quyền. Nhưng Getty cũng cung cấp cho bạn một tính năng khá hay để bạn vừa
có thể sử dụng ảnh bản quyền, vừa không phải trả tiền, đó là tính năng nhúng
ảnh lên Website khác, bạn có thể dễ dàng nhúng một bức ảnh bản quyền lên
trang Web của bạn mà không sợ kiện tụng.
3. Âm thanh:
Chúng ta có thể tìm kiếm giống như với văn bản và tải những đoạn nhạc, âm thanh
thích hợp.
3.1. Youtube Audiolibrary Website: youtube.com/audiolibrary/music
Tính năng cho tải về này là điều mà trước đây YouTube chưa từng cho phép.
Kho nhạc nền của mạng xã hội này hiện có tới 150.000 bài hát, tuy nhiên
trước đây người dùng chỉ có thể sử dụng cho việc up video chứ không thể tải
về hay remix. Để sử dụng loạt nhạc nền mới, bạn truy cập vào audio library
trên tài khoản YouTube. Bạn có thể lựa chọn các nhạc nền theo thể loại
(genre), tâm trạng (mood), nhạc cụ (Instrument)...
3.2. Các trang web nghe nhạc
17
Các bài hát thông thường đều là những đoạn âm thanh có bản quyền, những
bài nhạc đó đều nhầm mục đích giải trí, thư giản, thưởng thức, nghe,.. Một số
website nổi tiếng:
SoundCloud
Trang web cho phép chia sẻ và lưu trữ những bài hát hay video âm
nhạc trực tuyến.
Tại SoundCloud, người dùng có thể tìm thấy hàng triệu các bài hát
phổ biến trên thế giới và đang được nhiều người yêu nhạc chọn làm nơi
chia sẻ niềm đam mê âm nhạc với bạn bè, xem những gì họ đang nghe,
tham gia nhóm những người có cùng chung sở thích…
Nơi người dùng có thể hợp tác, xúc tiến và phân phối các bản ghi
âm của các nghệ sĩ chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư.
Website: https://soundcloud.com/
Youtube Music
Youtube là trang web xem video lớn nhất thế giới hiện nay. Và hầu
như các nhóm nhạc nổi tiếng của các quốc gia điều tham gia đăng ký
kênh trên Youtube. Cho nên bạn chỉ cần tìm và đăng ký Subscriber
channel của họ là bạn có thể theo dõi được những Video, MV mà họ
mới phát hành.
Website: https://goo.gl/P88kf4
Yahoo Music
Yahoo là trang giải trí tổng hợp khá nhiều chức năng khác nhua như
tin tức, công nghệ, thể thao, tài chính, ô tô, game và có cả chuyên mục
Music. tại đây bạn được xem những bài viết, đánh giá về âm nhạc của
toàn thế giới. Bạn có thể nghe nhạc MP3 hay video tại Yahoo Video và
Yahoo Music.
Website: https://www.yahoo.com/music/
3.3. FindSounds
FindSounds là một kho tài nguyên tuyệt vời các clip âm thanh miễn phí, và
cung cấp khá nhiều các loại hiệu ứng âm thanh. Tất cả những gì bạn phải làm
là tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu rộng lớn. Bạn có thể sàng lọc các kết quả của
mình bằng cách tìm theo định dạng tập tin, số lượng các kênh, độ phân giải tối
thiểu và tỷ lệ mẫu tối thiểu. Trang web này cũng có sẵn trong một số ngôn ngữ,
gồm tiếng Tây Ban Nha, Trung Quốc và Nga, rất tiếc là chưa có Tiếng Việt.
18
Bạn có thể tìm kiếm bằng điện thoại đi động của mình bằng cách truy cập
vào phiên bản di động của trang web, FindSounds cũng có một ứng dụng tìm
kiếm dành cho thiết bị Android . Một khi bạn tìm thấy một số hiệu ứng âm
thanh, bạn có thẻ nghe thử hoặc tải chúng về máy tính của bạn. Bạn cũng có
thể tweet hoặc gửi email trực tiếp từ giao diện FindSounds.
3.4. AudioMicro
AudioMicro không chỉ là một kho thư viện âm nhạc mà còn cung cấp một
bộ sưu tập lớn các hiệu ứng âm thanh, bạn có thể tải về miễn phí. Thư viện
bao gồm hơn 2.000 hiệu ứng âm thanh miễn phí khác nhau, từ âm thanh động
vật đến dụng cụ âm nhạc và âm thanh khoa học viễn tưởng. Bạn có thể duyệt
bộ sưu tập theo thể loại hoặc tìm kiếm theo từ khóa, nhưng lưu ý rằng tìm
kiếm có xu hướng đưa lên các tùy chọn thanh toán chứ không phải là những
kết quả miễn phí. Nếu bạn duyệt các âm thanh theo phân loại miễn phí cách
thủ công, bạn sẽ có thể vào được các bộ sưu tập miễn phí.
Để tải về thì bạn cần phải có tài khoản, nhưng bạn có thể nghe thử trước
khi bạn quyết định. Nếu bạn không muốn tạo ra một tài khoản, bạn có thể
đăng nhập bằng cách sử dụng tài khoản Google, Facebook.
4. Video:
4.1. Youtube (http://youtube.com)
Nhắc đến các di ̣ch vụchia sẻ video trực tuyến, Youtube luôn là sự lựa
chọn hàng đầu. Youtube có số lượng video lớn nhất hiện nay, với hàng vạn
video đầy đủ mọi thể loại: phim ảnh, các show truyền hình và video do chính
các thành viên chia sẻ. Ba ̣n có thể tìm thấy mọi thứ mình muốn ở Youtube.
4.2. Myspace TV (http://vids.myspace.com/)
MySpace TV đã nhanh chóng trở thành một trong những site chia sẽ video
trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể tìm thấy tất cả các loại video thú
vị ở đây, từ phim ảnh cho đến thể thao, thậm chí là những thước phim ngộ
nghĩnh.
4.3. Dailymotion (http://www.dailymotion.com/en)
Dailymotion cho phép người dùng tìm kiếm video dựa trên các tag, kênh
hay dựa trên những nhóm do người dùng tạo ra. Hệ thống tìm kiếm cũng sắp
xếp các kêt quả dựa trên những gì mà người sử dụng khác đã thực hiện tìm
kiếm, để đảm bảo ba ̣n tìm kiếm được những gì mình muốn.
Kích cỡ tối đa của một file video được phép upload là 150MB, thời lượng
video cũng giới hạn là 20 phút.
19
4.4. Blip.tv (http://blip.tv/)
Blip.tv là dịch vụ chia sẻ video được thiết kế cho những người có sở thích
đa ̣o diễn và tự ta ̣o ra những đoa ̣n video của riêng mình. Với những đoa ̣n video
tự làm và upload lên Blip.tv, ba ̣n sẽ có cơ hội nhâ ̣n được 50% lợi nhuâ ̣n quảng
cáo từ trang web này nếu đó là những đoa ̣n video hay và có giá tri ̣.
IV. Các công cụ, phần mềm hỗ trợ làm video
1. Tổng quan về Video
1.1. Khái niêm:
Video là các đoạn phim video ngắn, thường là một phần của một đoạn
hoặc một phần video dài hơn.
1.2. Video có 3 dạng :
Kĩ thuật số: thường tìm thấy ở trên mạng internet nơi có hàng loạt video
clip xuất hiện trong năm 2006 như một hiện tượng mới có ảnh hưởng sâu sắc
đối với internet và các dạng phương tiện truyền thông điện tử.
Webvideo: Đây là video trực tuyến chúng bắt đầu khi những trang web
cung cấp lưu trữ miễn phí với nội dung băng thông rộng và cho phép tích hợp
những nội dung này vào blog và trang web.
Video theo yêu cầu: đây là dạng video cho phép người dùng lựa chọn và
xem/nghe nội dung video hoặc âm thanh khi họ chọn, thay vì phải xem vào
một thời gian phát sóng cụ thể. Công nghệ IPTV thường được sử dụng để
mang lại các video theo yêu cầu cho TV và máy tính cá nhân.
2. Các phần mềm hỗ trợ làm video
2.1. SONY Vegas Pro:
Tổng quan :
SONY Vegas Pro được đánh giá là một trong những phần mềm chỉnh sửa
phim và làm phim tốt nhất.
Có nhiều chế độ chỉnh sửa mở rộng, giao diện người dùng trực quan, hỗ trợ
chia sẻ file media của nhiều dự án, cho phép biên tập video một cách chuyên
nghiệp nhất với nhiều tính năng cao cấp.
Ưu điểm: Rất dễ sử dụng, có rất nhiều hiệu ứng âm thanh hơn 300 hiệu ứng âm
thanh, hình ảnh khác nhau , Ngoài ra , SONY Vegas có thể tự tạo cho mình
một nội dung video 2D,3D, Vegas Pro cung cấp tính năng xử lý đồ họa nhanh
20
chóng, biên tập slideshow chuyên nghiệp có thể chỉnh sửa những Video HD
chất lượng cao với âm thanh tốt..
Nhược điểm: đây là phần mềm có phí, khi cài đặt thường hay bị lỗi và chỉ hỗ
trợ 64 bit, chỉ dành cho Hệ điều hành: Windows XP, Vistas, Windows 7/ 8.1 và
Windows 10.
2.2. Corel VideoStudio:
Tổng quan:
Corel VideoStudio một trong những phần mềm sản xuất clip chuyên
nghiệp nhất ngày nay.
Học sinh và giáo viên có thể biên tập ra video với nhiều hiệu ứng, hình
ảnh sinh động đa dạng, phong phú.
Ưu điểm:
Có nhiều hiệu ứng hình ảnh và âm thanh, nhạc nền, nhiều hiệu ứng
chuyển tiếp để làm cho video sinh động hơn.
Cung cấp rất nhiều nhiều công cụ chỉnh sửa Video như cắt dán, sao
chép, xóa các phần Video không mong muốn, thu nhỏ khung hình…
Có khả năng xử lý các video và âm thanh, làm việc với các video có độ
phân giải lên tới 4K. (Đặc biệt, phiên bản mới nhất của chương trình
giúp tải nhiều trách nhạc cùng lúc với tốc độ nhanh hơn tới 130% so với
các phiên bản trước).
Giao diện gọn gàng và đẹp mắt.
Phần mềm cũng giúp xử lý các định dạng video HDV và AVCHD, tải
video lên youtube theo cách thức đơn giản và nhanh chóng nhất.
Cho phép quay lại màn hình hoạt động của máy tính để chia sẻ trình
chiếu slide, bài thuyết trình, demo sản phẩm, trò chơi hoặc bài hướng
dẫn, đưa cảnh quay màn hình của bạn lên đĩa DVD hoặc Blu-ray.
Tốc độ làm việc và định dạng HD rất tốt.
Hỗ trợ nhiều thiết bị đầu vào như máy quay DV/D8/HDV, Camera DV
USB Video Class…
Nhiều định dạng Video được hỗ trợ gồm AVI, MPEG-1, MPEG-2,
AVCHD...
Nhược điểm:
Đây là phần mềm có phí.
khi mới bắt đầu khá khó để sử dụng ,yêu cầu cấu hình máy khá cao.
21
2.3. VSDC Free Video Editor
Tổng quan:
VSDC Free Video Editor là phần mềm tạo và chỉnh sửa video chuyên
nghiệp hoàn toàn miễn phí.
Với giao diện tương đối đơn giản, dễ sử dụng, VSDC Free Video Editor
còn hỗ trợ hầu hết những định dạng video, audio và ảnh phổ biến nhất
hiện nay như AVI, MP4, MKV, MPG…
Hs,GV có thể sử dụng phần mềm này để tạo cho mình 1 cái video cá
nhân riêng tùy theo ý thích của mình.
Ưu điểm:
Dễ dùng, Giao diện đơn giản, tích hợp nhiều công cụ như công cụ vẽ
chỉnh sửa màu sắc và độ sáng, kể cả quay phim màn hình, có nhiều trình
lọc hữu ích, có nhiều công cụ tạo hiệu ứng âm thanh, hình ảnh khác nhau
và hỗ trợ nhiều loài định dạng như cho phép chuyển định dạng tập tin
video
Phần mềm này có cả phiên bản miễn phí.
Phần mềm này Khá là nhẹ. Có mỗi 35 MB cho bộ cài.
VSDC Free Video Editor còn hỗ trợ hầu như tất cả các codec và định
dạng video phổ biến hiện nay.
Nhược điểm:
Không hỗ trợ định dạng nhạc M4A.
Số lượng hiệu ứng chuyển tiếp ít ỏi.
Giao diện thì hơi xấu không được đẹp.
Tự kiểm tra update hàng ngày (có thể nó sẽ tiêu tài nguyên khi bạn chơi
game, có thể sẽ mất bản quyền).
V. Proshow là gì ?
1. Khái niệm Proshow
Proshow Producer là một phần mềm thông dụng được sử dụng tạo những
đoạn phim hay những đoạn flash dưới dạng trình diễn show ảnh.
2. Ứng dụng của Proshow trong việc dạy và học
Trong học tập: giúp cho chúng ta tự học thông qua các bài video, thông qua
các bài thực hành, giúp cho các em học sinh kết nối lại với nhau, khi xem một
22
video học sinh rút ra một thông điệp hay là một bài học có ý nghĩa cho bản thân
mình sau khi xem video.
Trong việc dạy học: video làm cho tiết học trở nên sinh động hơn, gây hứng
thú cho học sinh, kích thích sự sáng tạo tư duy ở mỗi học sinh, tao cho học sinh
có một cuộc thảo luận nhỏ.
3. Ưu điểm, nhược điểm của Proshow ?
Ưu điểm:
Có rất nhiều hiệu ứng sáng tạo.
Xuất hiện các công cụ điều chỉnh, khung hình và mặt nạ và nhiều công
cụ để biến bức ảnh tĩnh thành hình ảnh động.
Có thể Xuất ra 1 video có chất lượng HD ( từ đó bạn có thể ghi trình
chiếu của mình sang đĩa Blu-ray, đĩa CD và DVD).
Tích hợp với mạng xã hội, có thể chia sẻ trình chiếu trên Facebook,
Twitter, YouTube và nhiều website khác.
Giao diện của chương trình khá trực quan, đơn giản.
Có thể chuyển đổi giữa các mốc thời gian, danh sách slide, thêm nhạc
từ đĩa CD, sử dụng chú thích, quản lý các file âm thanh…
Xuất hiện nhiều tính năng vô cùng phong phú như Laye, Edit,
Motions,Captions, Music and Sounds, Backgrounds…
Nhược điểm:
Têu thụ khá cao tài nguyên hệ thống, và cần một thời gian tương đối
dài để tải.
Proshow Producer không hỗ trợ ngôn ngữ Tiếng Việt nên trong quá
trình tạo video, nhiều người sẽ gặp lỗi font chữ khi gõ tiếng Việt,
Khi xuất file Hay xuất hiện dòng chữ vàng trên màn hình khiến cho
video không được đẹp, mất thẩm mĩ.
=>Qua những ưu, nhược điểm cho ta thấy được được rằng Proshow có
nhiều tính năng hấp dẫn hơn các phần mềm trên và đó cũng chính là lí do
nhóm mình chọn Proshow làm công cụ demo.
23
4. Một số tình huống khi sử dụng Proshow ?
Giai đoạn sử dụng :
Để tạo hứng thú cho học sinh khi bắt đầu vào 1 bài học mới, đầu giờ
học giáo viên cho HS xem 1 cái video thảo luận nhỏ, dưa vào cái video đó
GV đặt ra câu hỏi cho học sinh thảo luận.
Giữa giờ học: GV xen video vào để không gây nhàm chán cho học sinh
trong giờ học, để thay đổi không khí căng thẳng của lớp, để đánh giá xem
mức độ hiểu bài của học sinh.
Cuối giờ học : Cho HS xem video để hệ thống lại kiến thức của bài học.
Áp dụng :
Cho học sinh xem và hiểu, rèn luyện khả năng nhớ bài lâu nhờ những
hình ảnh sinh động trong video.
Tổ chức một cuộc thảo luận ngắn cho học sinh.
Minh họa nhiều hình ảnh, nhiều video.
Điều kiện cơ sở vật chất :
Phòng học có máy chiếu.
Kết nối được internet.
Học sinh trang bị smartphone (nếu có).
24
VI. Tài liệu tham khảo
[1] Tìm hiểu về các định dạng hình ảnh (PNG, t., & Tìm hiểu về các định
dạng hình ảnh (PNG, t. (2015). Tìm hiểu về các định dạng hình ảnh (PNG, jpg,
gif, tiff và BMP) - Blog chia sẻ kiến thức. Blog chia sẻ kiến thức. Retrieved 28
November 2017, from https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-hay/tim-hieu-ve-
cac-dinh-dang-hinh-anh.html
[2] Các định dạng Video và Âm thanh phổ biến hiện nay -
Thegioididong.com. (2015). Thegioididong.com. Retrieved 28 November 2017,
from https://www.thegioididong.com/hoi-dap/cac-dinh-dang-video-va-am-thanh-
pho-bien-hien-nay-740243
[3] Học liệu khái niệm - Website của Nguyễn Đăng Chiến. (2017).
Dangchien09.violet.vn. Retrieved 28 November 2017, from
http://dangchien09.violet.vn/entry/show/entry_id/11724668
[4] Một số vấn đề liên quan đến bản quyền trong số hoá tài liệu. (2017).
Cov.gov.vn. Retrieved 28 November 2017, from
http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=12
47&catid=51&Itemid=107
[5] đầu, B., họa, Đ., họa, T., Việt, F., Illustrator, A., & Photoshop, A. et al.
(2015). Hướng dẫn tìm ảnh không vi phạm bản quyền từ google. Blog Tôi học Đồ
họa. Retrieved 28 November 2017, from https://toihocdohoa.com/blog/huong-dan-
loc-tim-anh-khong-vi-pham-ban-quyen-tu-google-image/
[6] Tôi có thể tìm những tài liệu nghiên cứu tin cậy tại đâu? - RCES | Cộng
đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học. (2016). RCES | Cộng đồng sinh viên
kinh tế nghiên cứu khoa học. Retrieved 29 November 2017, from
http://rces.info/sinh-vien-kinh-te-nckh/toi-co-the-tim-nhung-nguon-tai-lieu-
nghien-cuu-tin-cay-tai-dau/
[7] nhất, T. (2015). Top 6 website nghe nhạc quốc tế nổi tiếng nhất - 10Hay.
10Hay. Retrieved 29 November 2017, from https://10hay.com/top-website/top-10-
website-nghe-nhac-quoc-te.html
[8] Báo Dân trí | Tin tức Việt Nam và quốc tế nóng, nhanh, cập nhật 24h.
(2017). Dantri.com.vn. Retrieved 29 November 2017, from
http://dantri.com.vn/suc-manh-so/10-web-chia-se-video-pho-bien-nhat-
1250704599.htm

More Related Content

What's hot

Chương 3 + chương 4
Chương 3 + chương 4Chương 3 + chương 4
Chương 3 + chương 4Nguyễn Liên
 
Chude01_Tổng quan về E-Learning_Nhóm 9
Chude01_Tổng quan về E-Learning_Nhóm 9Chude01_Tổng quan về E-Learning_Nhóm 9
Chude01_Tổng quan về E-Learning_Nhóm 9
Hằng Võ
 
Internet
InternetInternet
Internet
Le Dat
 
Bài giảng môn học internet và e learning[bookbooming.com]
Bài giảng môn học internet và e learning[bookbooming.com]Bài giảng môn học internet và e learning[bookbooming.com]
Bài giảng môn học internet và e learning[bookbooming.com]bookbooming1
 
Chủ đề 01_ Tổng Quan Về E-Learning_Nhóm 14
Chủ đề 01_ Tổng Quan Về E-Learning_Nhóm 14Chủ đề 01_ Tổng Quan Về E-Learning_Nhóm 14
Chủ đề 01_ Tổng Quan Về E-Learning_Nhóm 14
Kim Thảo
 
Tổng Quan Về E-learning (Nhóm 5)
Tổng Quan Về E-learning (Nhóm 5)Tổng Quan Về E-learning (Nhóm 5)
Tổng Quan Về E-learning (Nhóm 5)
Phạm Toàn
 
Chude01. Chương 1: Tổng quan về e-Learning
Chude01. Chương 1: Tổng quan về e-LearningChude01. Chương 1: Tổng quan về e-Learning
Chude01. Chương 1: Tổng quan về e-Learning
Kim Kha
 
Classbook - Sao Mai Group - Nha Phan Phoi sách giao khoa dien tu
Classbook - Sao Mai Group - Nha Phan Phoi sách giao khoa dien tuClassbook - Sao Mai Group - Nha Phan Phoi sách giao khoa dien tu
Classbook - Sao Mai Group - Nha Phan Phoi sách giao khoa dien tuTâm Nguyễn
 
ELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về Elearning
ELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về ElearningELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về Elearning
ELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về Elearning
Thảo Uyên Trần
 
chủ đề 1 :Tổng quan về e learning
chủ đề 1 :Tổng quan về e learningchủ đề 1 :Tổng quan về e learning
chủ đề 1 :Tổng quan về e learning
Bamboo Mumny
 
Download giao an_tin_hoc_10_chuong_4
Download giao an_tin_hoc_10_chuong_4Download giao an_tin_hoc_10_chuong_4
Download giao an_tin_hoc_10_chuong_4Sunkute
 
Bài giảng elearning
Bài giảng elearningBài giảng elearning
Bài giảng elearningShinji Huy
 
Chude03: Chương 3: Thiết kế một hệ e-Learning theo ngữ cảnh
Chude03: Chương 3: Thiết kế một hệ e-Learning theo ngữ cảnhChude03: Chương 3: Thiết kế một hệ e-Learning theo ngữ cảnh
Chude03: Chương 3: Thiết kế một hệ e-Learning theo ngữ cảnh
Kim Kha
 
Quản trị cao cấp GNU/Linux (FTA)
Quản trị cao cấp GNU/Linux (FTA)Quản trị cao cấp GNU/Linux (FTA)
Quản trị cao cấp GNU/Linux (FTA)
Vu Hung Nguyen
 

What's hot (19)

Chương 3 + chương 4
Chương 3 + chương 4Chương 3 + chương 4
Chương 3 + chương 4
 
Chude01_Tổng quan về E-Learning_Nhóm 9
Chude01_Tổng quan về E-Learning_Nhóm 9Chude01_Tổng quan về E-Learning_Nhóm 9
Chude01_Tổng quan về E-Learning_Nhóm 9
 
Internet
InternetInternet
Internet
 
Bài giảng môn học internet và e learning[bookbooming.com]
Bài giảng môn học internet và e learning[bookbooming.com]Bài giảng môn học internet và e learning[bookbooming.com]
Bài giảng môn học internet và e learning[bookbooming.com]
 
Tong quan ve elearning_nhom14
Tong quan ve elearning_nhom14Tong quan ve elearning_nhom14
Tong quan ve elearning_nhom14
 
Chủ đề 01_ Tổng Quan Về E-Learning_Nhóm 14
Chủ đề 01_ Tổng Quan Về E-Learning_Nhóm 14Chủ đề 01_ Tổng Quan Về E-Learning_Nhóm 14
Chủ đề 01_ Tổng Quan Về E-Learning_Nhóm 14
 
Tổng Quan Về E-learning (Nhóm 5)
Tổng Quan Về E-learning (Nhóm 5)Tổng Quan Về E-learning (Nhóm 5)
Tổng Quan Về E-learning (Nhóm 5)
 
Chude01. Chương 1: Tổng quan về e-Learning
Chude01. Chương 1: Tổng quan về e-LearningChude01. Chương 1: Tổng quan về e-Learning
Chude01. Chương 1: Tổng quan về e-Learning
 
Giao trinh e-learning
Giao trinh e-learningGiao trinh e-learning
Giao trinh e-learning
 
Classbook - Sao Mai Group - Nha Phan Phoi sách giao khoa dien tu
Classbook - Sao Mai Group - Nha Phan Phoi sách giao khoa dien tuClassbook - Sao Mai Group - Nha Phan Phoi sách giao khoa dien tu
Classbook - Sao Mai Group - Nha Phan Phoi sách giao khoa dien tu
 
ELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về Elearning
ELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về ElearningELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về Elearning
ELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về Elearning
 
chủ đề 1 :Tổng quan về e learning
chủ đề 1 :Tổng quan về e learningchủ đề 1 :Tổng quan về e learning
chủ đề 1 :Tổng quan về e learning
 
Download giao an_tin_hoc_10_chuong_4
Download giao an_tin_hoc_10_chuong_4Download giao an_tin_hoc_10_chuong_4
Download giao an_tin_hoc_10_chuong_4
 
Bài giảng elearning
Bài giảng elearningBài giảng elearning
Bài giảng elearning
 
Chude03: Chương 3: Thiết kế một hệ e-Learning theo ngữ cảnh
Chude03: Chương 3: Thiết kế một hệ e-Learning theo ngữ cảnhChude03: Chương 3: Thiết kế một hệ e-Learning theo ngữ cảnh
Chude03: Chương 3: Thiết kế một hệ e-Learning theo ngữ cảnh
 
oer_guidelines_vt
oer_guidelines_vtoer_guidelines_vt
oer_guidelines_vt
 
Chude06 nhom2
Chude06 nhom2Chude06 nhom2
Chude06 nhom2
 
Quản trị cao cấp GNU/Linux (FTA)
Quản trị cao cấp GNU/Linux (FTA)Quản trị cao cấp GNU/Linux (FTA)
Quản trị cao cấp GNU/Linux (FTA)
 
Internet
InternetInternet
Internet
 

Similar to Công Cụ Dữ Liệu

Nhóm 7 nguyen canh toan - huynh quang thanh
Nhóm 7  nguyen canh toan - huynh quang thanhNhóm 7  nguyen canh toan - huynh quang thanh
Nhóm 7 nguyen canh toan - huynh quang thanhQuang Thanh Huỳnh
 
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcDang Nguyen
 
Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1
Hoàng Kỳ Anh
 
Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1
Hoàng Kỳ Anh
 
Chủ đề o1
Chủ đề o1Chủ đề o1
Chủ đề o1Thaohoxe
 
Baocaonhom14_ noidungtunghiencuu
Baocaonhom14_ noidungtunghiencuuBaocaonhom14_ noidungtunghiencuu
Baocaonhom14_ noidungtunghiencuu
tranninh210
 
đạI học đà nẵngkhoa công nghệ thông tin và truyền thông báo cáo đồ án cơ sở 5...
đạI học đà nẵngkhoa công nghệ thông tin và truyền thông báo cáo đồ án cơ sở 5...đạI học đà nẵngkhoa công nghệ thông tin và truyền thông báo cáo đồ án cơ sở 5...
đạI học đà nẵngkhoa công nghệ thông tin và truyền thông báo cáo đồ án cơ sở 5...
jackjohn45
 
Hướng dẫn sử dụng Adobe presenter10
Hướng dẫn sử dụng Adobe presenter10Hướng dẫn sử dụng Adobe presenter10
Hướng dẫn sử dụng Adobe presenter10
lenho duyet
 
Bài giảng elearning
Bài giảng elearningBài giảng elearning
Bài giảng elearningShinji Huy
 
Bài giảng elearning
Bài giảng elearningBài giảng elearning
Bài giảng elearningMin Chee
 
Tổng quan về elearning
Tổng quan về elearningTổng quan về elearning
Tổng quan về elearning
Phong Lex
 
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuuNvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Ha Pc
 
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy họcLe Thu
 
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtUdcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtmrnxthanh
 
Chude01_nhom03
Chude01_nhom03Chude01_nhom03
Chude01_nhom03Quang Bui
 
Chu de 1 nvd
Chu de 1 nvdChu de 1 nvd
Chu de 1 nvd
thspudcntt
 
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy họcLe Thu
 

Similar to Công Cụ Dữ Liệu (20)

Nhóm 7 nguyen canh toan - huynh quang thanh
Nhóm 7  nguyen canh toan - huynh quang thanhNhóm 7  nguyen canh toan - huynh quang thanh
Nhóm 7 nguyen canh toan - huynh quang thanh
 
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
 
Chương 1 + 2
Chương 1 + 2Chương 1 + 2
Chương 1 + 2
 
Chương 1 + 2
Chương 1 + 2Chương 1 + 2
Chương 1 + 2
 
Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1
 
Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1
 
Chủ đề o1
Chủ đề o1Chủ đề o1
Chủ đề o1
 
Baocaonhom14_ noidungtunghiencuu
Baocaonhom14_ noidungtunghiencuuBaocaonhom14_ noidungtunghiencuu
Baocaonhom14_ noidungtunghiencuu
 
đạI học đà nẵngkhoa công nghệ thông tin và truyền thông báo cáo đồ án cơ sở 5...
đạI học đà nẵngkhoa công nghệ thông tin và truyền thông báo cáo đồ án cơ sở 5...đạI học đà nẵngkhoa công nghệ thông tin và truyền thông báo cáo đồ án cơ sở 5...
đạI học đà nẵngkhoa công nghệ thông tin và truyền thông báo cáo đồ án cơ sở 5...
 
Hướng dẫn sử dụng Adobe presenter10
Hướng dẫn sử dụng Adobe presenter10Hướng dẫn sử dụng Adobe presenter10
Hướng dẫn sử dụng Adobe presenter10
 
Bài giảng elearning
Bài giảng elearningBài giảng elearning
Bài giảng elearning
 
Bài giảng elearning
Bài giảng elearningBài giảng elearning
Bài giảng elearning
 
Tổng quan về elearning
Tổng quan về elearningTổng quan về elearning
Tổng quan về elearning
 
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuuNvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
 
Chu de1 nhom2
Chu de1 nhom2Chu de1 nhom2
Chu de1 nhom2
 
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
 
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtUdcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
 
Chude01_nhom03
Chude01_nhom03Chude01_nhom03
Chude01_nhom03
 
Chu de 1 nvd
Chu de 1 nvdChu de 1 nvd
Chu de 1 nvd
 
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
 

More from Nguyễn Duyênmiks

Khối 10: Nội Dung Kiểm tra Lần 1
Khối 10: Nội Dung Kiểm tra Lần 1Khối 10: Nội Dung Kiểm tra Lần 1
Khối 10: Nội Dung Kiểm tra Lần 1
Nguyễn Duyênmiks
 
Slide: Scratch: 9 Một số ví dụ
Slide: Scratch: 9 Một số ví dụSlide: Scratch: 9 Một số ví dụ
Slide: Scratch: 9 Một số ví dụ
Nguyễn Duyênmiks
 
Slide: Scratch: 8 Giới thiệu khu lập trình
Slide: Scratch: 8 Giới thiệu khu lập trìnhSlide: Scratch: 8 Giới thiệu khu lập trình
Slide: Scratch: 8 Giới thiệu khu lập trình
Nguyễn Duyênmiks
 
Slide: Scratch: 7 Giới thiệu khung trợ giúp
Slide: Scratch: 7 Giới thiệu khung trợ giúpSlide: Scratch: 7 Giới thiệu khung trợ giúp
Slide: Scratch: 7 Giới thiệu khung trợ giúp
Nguyễn Duyênmiks
 
Slide: Scratch: 6 Âm thanh
Slide: Scratch: 6 Âm thanhSlide: Scratch: 6 Âm thanh
Slide: Scratch: 6 Âm thanh
Nguyễn Duyênmiks
 
Slide: Scratch: 5 Giới thiệu công cụ vẽ VECTOR
Slide: Scratch: 5 Giới thiệu công cụ vẽ VECTORSlide: Scratch: 5 Giới thiệu công cụ vẽ VECTOR
Slide: Scratch: 5 Giới thiệu công cụ vẽ VECTOR
Nguyễn Duyênmiks
 
Slide: Scratch: 5 Giới thiệu công cụ vẽ BITMAP
Slide: Scratch: 5 Giới thiệu công cụ vẽ BITMAPSlide: Scratch: 5 Giới thiệu công cụ vẽ BITMAP
Slide: Scratch: 5 Giới thiệu công cụ vẽ BITMAP
Nguyễn Duyênmiks
 
Slide: Scratch: 4 Giới thiệu về phông nền, nhân vật và trang phục trạng thái
Slide: Scratch: 4 Giới thiệu về phông nền, nhân vật và trang phục trạng tháiSlide: Scratch: 4 Giới thiệu về phông nền, nhân vật và trang phục trạng thái
Slide: Scratch: 4 Giới thiệu về phông nền, nhân vật và trang phục trạng thái
Nguyễn Duyênmiks
 
Slide: Scratch: 3 Sân khấu
Slide: Scratch: 3 Sân khấuSlide: Scratch: 3 Sân khấu
Slide: Scratch: 3 Sân khấu
Nguyễn Duyênmiks
 
Slide: Scratch: 2 Thanh danh mục
Slide: Scratch: 2 Thanh danh mụcSlide: Scratch: 2 Thanh danh mục
Slide: Scratch: 2 Thanh danh mục
Nguyễn Duyênmiks
 
Slide: Scratch: Giao diện
Slide: Scratch: Giao diệnSlide: Scratch: Giao diện
Slide: Scratch: Giao diện
Nguyễn Duyênmiks
 
Slide: Scratch: 2 Thanh công cụ
Slide: Scratch: 2 Thanh công cụSlide: Scratch: 2 Thanh công cụ
Slide: Scratch: 2 Thanh công cụ
Nguyễn Duyênmiks
 
Scratch: Bài 2: Giao diện
Scratch: Bài 2: Giao diệnScratch: Bài 2: Giao diện
Scratch: Bài 2: Giao diện
Nguyễn Duyênmiks
 
Scratch: Giới thiệu
Scratch: Giới thiệuScratch: Giới thiệu
Scratch: Giới thiệu
Nguyễn Duyênmiks
 
THIEP: Giới thiệu
THIEP: Giới thiệuTHIEP: Giới thiệu
THIEP: Giới thiệu
Nguyễn Duyênmiks
 
THIEP: Bài 10: Tạo bản sao và lập trình cho bản sao
THIEP: Bài 10: Tạo bản sao và lập trình cho bản saoTHIEP: Bài 10: Tạo bản sao và lập trình cho bản sao
THIEP: Bài 10: Tạo bản sao và lập trình cho bản sao
Nguyễn Duyênmiks
 
THIEP: Bài 9: Thêm âm thanh cho chương trình
THIEP: Bài 9: Thêm âm thanh cho chương trìnhTHIEP: Bài 9: Thêm âm thanh cho chương trình
THIEP: Bài 9: Thêm âm thanh cho chương trình
Nguyễn Duyênmiks
 
THIEP: Bài 8: Mũ và pháo
THIEP: Bài 8: Mũ và pháoTHIEP: Bài 8: Mũ và pháo
THIEP: Bài 8: Mũ và pháo
Nguyễn Duyênmiks
 
THIEP: Bài 6: Bóng bay bay lên từ vị trí ngẫu nhiên
THIEP: Bài 6: Bóng bay bay lên từ vị trí ngẫu nhiênTHIEP: Bài 6: Bóng bay bay lên từ vị trí ngẫu nhiên
THIEP: Bài 6: Bóng bay bay lên từ vị trí ngẫu nhiên
Nguyễn Duyênmiks
 
THIEP: Bài 4: Lập trình cho bóng bay
THIEP: Bài 4: Lập trình cho bóng bayTHIEP: Bài 4: Lập trình cho bóng bay
THIEP: Bài 4: Lập trình cho bóng bay
Nguyễn Duyênmiks
 

More from Nguyễn Duyênmiks (20)

Khối 10: Nội Dung Kiểm tra Lần 1
Khối 10: Nội Dung Kiểm tra Lần 1Khối 10: Nội Dung Kiểm tra Lần 1
Khối 10: Nội Dung Kiểm tra Lần 1
 
Slide: Scratch: 9 Một số ví dụ
Slide: Scratch: 9 Một số ví dụSlide: Scratch: 9 Một số ví dụ
Slide: Scratch: 9 Một số ví dụ
 
Slide: Scratch: 8 Giới thiệu khu lập trình
Slide: Scratch: 8 Giới thiệu khu lập trìnhSlide: Scratch: 8 Giới thiệu khu lập trình
Slide: Scratch: 8 Giới thiệu khu lập trình
 
Slide: Scratch: 7 Giới thiệu khung trợ giúp
Slide: Scratch: 7 Giới thiệu khung trợ giúpSlide: Scratch: 7 Giới thiệu khung trợ giúp
Slide: Scratch: 7 Giới thiệu khung trợ giúp
 
Slide: Scratch: 6 Âm thanh
Slide: Scratch: 6 Âm thanhSlide: Scratch: 6 Âm thanh
Slide: Scratch: 6 Âm thanh
 
Slide: Scratch: 5 Giới thiệu công cụ vẽ VECTOR
Slide: Scratch: 5 Giới thiệu công cụ vẽ VECTORSlide: Scratch: 5 Giới thiệu công cụ vẽ VECTOR
Slide: Scratch: 5 Giới thiệu công cụ vẽ VECTOR
 
Slide: Scratch: 5 Giới thiệu công cụ vẽ BITMAP
Slide: Scratch: 5 Giới thiệu công cụ vẽ BITMAPSlide: Scratch: 5 Giới thiệu công cụ vẽ BITMAP
Slide: Scratch: 5 Giới thiệu công cụ vẽ BITMAP
 
Slide: Scratch: 4 Giới thiệu về phông nền, nhân vật và trang phục trạng thái
Slide: Scratch: 4 Giới thiệu về phông nền, nhân vật và trang phục trạng tháiSlide: Scratch: 4 Giới thiệu về phông nền, nhân vật và trang phục trạng thái
Slide: Scratch: 4 Giới thiệu về phông nền, nhân vật và trang phục trạng thái
 
Slide: Scratch: 3 Sân khấu
Slide: Scratch: 3 Sân khấuSlide: Scratch: 3 Sân khấu
Slide: Scratch: 3 Sân khấu
 
Slide: Scratch: 2 Thanh danh mục
Slide: Scratch: 2 Thanh danh mụcSlide: Scratch: 2 Thanh danh mục
Slide: Scratch: 2 Thanh danh mục
 
Slide: Scratch: Giao diện
Slide: Scratch: Giao diệnSlide: Scratch: Giao diện
Slide: Scratch: Giao diện
 
Slide: Scratch: 2 Thanh công cụ
Slide: Scratch: 2 Thanh công cụSlide: Scratch: 2 Thanh công cụ
Slide: Scratch: 2 Thanh công cụ
 
Scratch: Bài 2: Giao diện
Scratch: Bài 2: Giao diệnScratch: Bài 2: Giao diện
Scratch: Bài 2: Giao diện
 
Scratch: Giới thiệu
Scratch: Giới thiệuScratch: Giới thiệu
Scratch: Giới thiệu
 
THIEP: Giới thiệu
THIEP: Giới thiệuTHIEP: Giới thiệu
THIEP: Giới thiệu
 
THIEP: Bài 10: Tạo bản sao và lập trình cho bản sao
THIEP: Bài 10: Tạo bản sao và lập trình cho bản saoTHIEP: Bài 10: Tạo bản sao và lập trình cho bản sao
THIEP: Bài 10: Tạo bản sao và lập trình cho bản sao
 
THIEP: Bài 9: Thêm âm thanh cho chương trình
THIEP: Bài 9: Thêm âm thanh cho chương trìnhTHIEP: Bài 9: Thêm âm thanh cho chương trình
THIEP: Bài 9: Thêm âm thanh cho chương trình
 
THIEP: Bài 8: Mũ và pháo
THIEP: Bài 8: Mũ và pháoTHIEP: Bài 8: Mũ và pháo
THIEP: Bài 8: Mũ và pháo
 
THIEP: Bài 6: Bóng bay bay lên từ vị trí ngẫu nhiên
THIEP: Bài 6: Bóng bay bay lên từ vị trí ngẫu nhiênTHIEP: Bài 6: Bóng bay bay lên từ vị trí ngẫu nhiên
THIEP: Bài 6: Bóng bay bay lên từ vị trí ngẫu nhiên
 
THIEP: Bài 4: Lập trình cho bóng bay
THIEP: Bài 4: Lập trình cho bóng bayTHIEP: Bài 4: Lập trình cho bóng bay
THIEP: Bài 4: Lập trình cho bóng bay
 

Recently uploaded

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 

Recently uploaded (18)

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 

Công Cụ Dữ Liệu

  • 1. Trường Đại học Sư Phạm TPHCM Khoa Công nghệ Thông tin MÔN CÔNG NGHỆ DẠY HỌC Đồ án CÔNG CỤ DỮ LIỆU GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa SVTH: Nhóm 1 Nguyễn Thị Diệp Phương K40.103.062 Nguyễn Thị Mỹ Duyên K40.103.014 Võ Thị Châu Tiền 41.01.103.072 Lê Thị Kim Ngân K40.103.045
  • 2. 1 Mục lục I. Vai trò của dữ liệu trong giáo dục.......................................................................................................2 1. Các khái niệm ...................................................................................................................................2 2. Vai trò của học liệu mở đối với nâng cao chất lượng giáo dục.........................................................3 II. Những dạng của dữ liệu........................................................................................................................4 1. Các định dạng của hình ảnh..............................................................................................................4 2. Các định dạng của văn bản ...............................................................................................................7 3. Các định dạng của âm thanh .............................................................................................................8 4. Các định dạng của video.................................................................................................................11 III. Nguồn dữ liệu..................................................................................................................................13 Tìm hiểu khái quát về bản quyền............................................................................................................13 1. Văn bản:..........................................................................................................................................15 2. Hình ảnh:.........................................................................................................................................15 3. Âm thanh:........................................................................................................................................16 4. Video:..............................................................................................................................................18 IV. Các công cụ, phần mềm hỗ trợ làm video.......................................................................................19 1. Tổng quan về Video........................................................................................................................19 2. Các phần mềm hỗ trợ làm video .....................................................................................................19 V. Proshow là gì ?....................................................................................................................................21 1. Khái niệm Proshow.........................................................................................................................21 2. Ứng dụng của Proshow trong việc dạy và học................................................................................21 3. Ưu điểm, nhược điểm của Proshow ? .............................................................................................22 4. Một số tình huống khi sử dụng Proshow ?......................................................................................23 VI. Tài liệu tham khảo ..........................................................................................................................24
  • 3. 2 I. Vai trò của dữ liệu trong giáo dục 1. Các khái niệm 1.1. Học liệu Học liệu được hiểu là toàn bộ tài liệu phục vụ các mục đích học tập, nghiên cứu và giảng dạy. Học liệu bao gồm: giáo trình, bài giảng, tài liệu chuyên khảo, kết quả nghiên cứu khoa học, báo, tạp chí chuyên ngành, khóa luận, luận văn, luận án, kỷ yếu hội thảo khoa học, báo cáo thực tập, thực tế và các tài liệu chuyên ngành khác. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ và viễn thông đã dẫn đến sự ra đời của các dạng tài liệu mới. Tài liệu điện tử: Là một hình thức trình bày tài liệu dưới dạng tập hợp các hiện thực liên quan với nhau tương ứng chúng trong môi trường số - theo tiêu chuẩn GOST R 52292. Đặc điểm của tài liệu điện tử là thông tin được trình bày dưới dạng điện tử - số và chỉ có thể đọc được nhờ sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật và chương trình tương thích. Tại Việt Nam, Luật Lưu trữ năm 2011 định nghĩa về tài liệu số như sau: Tài liệu số: Là vật mang tin mà thông tin trong đó được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 1.2. Học liệu mở Theo UNESCO học liệu mở có thể được coi là bất cứ tài liệu giáo dục nào nằm trong phạm vi/miền công cộng hoặc được phát hành theo một giấy phép mở, bất cứ ai cũng có thể sao chép, sử dụng, sửa đổi và chia sẻ một cách hơp pháp các tài liệu này. OER có thể là giáo trình, khung chương trình đào tạo, đề cương môn học, bài giảng, bài luận, các bài kiếm tra, các kết dự án, video và hình ảnh động. Học liệu mở được hình thành chủ yếu từ 02 dạng: - Nguồn học liệu xuất phát từ dạng truyền thống đã được số hóa, lưu giữ dưới dạng điện tử. - Nguồn học liệu mà bản thân ngay từ khi hình thành đã tồn tại ở dạng số. * Tài nguyên giáo dục mở là tài nguyên giáo dục được cấp phép mở, là các tư liệu học tập có thể được sử dụng cho việc dạy, học và đánh giá mà không có trả phí. Chúng có thể được sửa đổi và được phân phối lại mà không vi phạm các Luật Bản quyền. 1.3. Học liệu điện tử (courseware) Học liệu điện tử là các tài liệu học tập được số hóa theo một kiến trúcđịnh dạng và kịch bản nhất định được lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ cho việc
  • 4. 3 dạy và học. Dạng thức số hóa có thể là văn bản (text), slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video,... và hỗn hợp các dạng thức nói trên. - Học liệu điện tử: học liệu tĩnh và học liệu đa phương tiện. - Học liệu tĩnh: các file text, các slide, bảng dữ liệu... - Học liệu đa phương tiện: + Các file âm thanh để minh họa hay diễn giải kiến thức. + Các file flash hoặc tương tự được tạo ra từ các phần mềm đồ họa dùng để mô phỏng kiến thức. + Các file videoclip + Các file trình diễn tổ hợp các thành phần trên theo một cấu trúc nào đó. 2. Vai trò của học liệu mở đối với nâng cao chất lượng giáo dục ➢ Thứ nhất: Phát triển học liệu mở có chất lượng là một trong những điều kiện quan trọng tạo nên sự đột phá trong việc cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu, dạy và học trước bối cảnh bùng nổ thông tin trên toàn cầu. Hơn nữa, để đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn thì giải pháp xây dựng và phát triển học liệu mở là một bước đi bắt buộc, hướng tới xây dựng thư viện số, kết nối liên thư viện, góp phần đổi mới phương thức phục vụ của thư viện; đổi mới phương thức dạy và học, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của nhà trường. ➢ Thứ hai: Công tác phát triển học liệu truyền thống hiện nay đã và đang vấp phải những khó khăn nhất định liên quan đến: tài chính, không gian, thời gian, tìm kiếm, khả năng chia sẻ,… Vì thế, phát triển học liệu mở sẽ khắc phục căn bản những khó khăn nêu trên, đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin/ tài liệu cho người học. ➢ Thứ ba: Học liệu mở tạo khả năng truy cập theo nhiều dấu hiệu khác nhau, cho phép nhiều người dùng truy cập ở cùng một thời điểm mà không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, vị trí địa lý, vì thế mà rất thuận tiện và tạo nên sự bình đẳng cho cán bộ, giảng viên và sinh viên khai thác, sử dụng thông tin. ➢ Thứ tư: Quá trình dạy và học là quá trình tương tác giữa người dạy và người học trong việc khai thác, khám phá tri thức và sáng tạo ra những giá trị khoa học mới. Vì thế, học liệu mở sẽ giúp quá trình này đạt hiệu quả cao hơn thông qua kênh thông tin phản hồi đa chiều; người dạy, người học có thể tham gia vào các diễn đàn, trao đổi học thuật, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, …
  • 5. 4 II.Những dạng của dữ liệu 1. Các định dạng của hình ảnh 1.1. Định dạng jpg File JPG hay còn gọi là các tập tin JPGE được ra đời năm 1992, nó là một định dạng tập tin phổ biến cho các file ảnh kỹ thuật số là đồ họa kỹ thuật số. Định dạng JPG được lưu với thuật toán nén lossy, điều này đồng nghĩa với việc chất lượng hình ảnh sẽ bị giảm đi và kích thước tập tin cũng được giảm đáng kể. Ưu điểm của JPG (JPGE): • Độ sâu màu từ 24bit đến 16 triệu màu. • JPGE là chuẩn hình ảnh thông dụng nhất cho hầu hết các máy ảnh số hiện nay. • Thích hợp để tạo ra các file ảnh có dung lượng nhỏ. • Thích hợp với những hình ảnh có hươn 256 màu. • JPGE tương thích với mọi trình duyệt web hiện nay. Sử dụng tốt nhất, hiệu quả nhất cho ảnh trắng đen, ảnh với màu sắc phức tạp, ảnh tĩnh vật, ảnh đời thường, chân dung. 1.2. Định dạng png PNG là viết tắt của từ (Portable Network Graphics) được phát triển vào năm 1996, nó là một định dạng tập tin đồ họa raster, hỗ trợ nén dữ liệu không bị suy giảm. Định dạng PNG được tạo ra như một cải tiến , thay thế cho Graphics Interchange Format (GIF), và nó là định dạng ảnh nén không bị suy giảm chất lượng, được sử dụng rất nhiều trên internet. Trong định dạng PNG chúng ta lại có 2 định dạng PNG khác nhau đó là PNG-8 và PNG-24. Định dạng PNG-8 • Định dạng PNG-8 tương đương với định dạng GIF. • Hỗ trợ 256 màu và 1-bit màu trong suốt.
  • 6. 5 • Dung lượng của PNG-8 thậm chí còn nhỏ hơn cả file GIF. Định dạng PNG-24 • Định dạng PNG-24 có 24-bit màu và tương đương với JPGE. • Có thể gồm có hơn 26 triệu màu. • Được nén theo chuẩn Lossless, có nghĩa là dung lượng file sẽ lớn hơn JPGE. Ưu điểm của PNG: • Hình ảnh nền không bị cạnh răng cưa. • Nén theo chuẩn LossLess, có nghĩa là hình ảnh sau khi bị nén vẫn giữ nguyên được chất lượng. • Độ trong suốt có thể được thiết lập giữa mờ đục và hoàn toàn trong suốt, cho chúng ta một cài nhìn mờ ảo. • Định dạng PNG có thể được đặt lên trên bất kỳ hình ảnh nào và vẫn giữ cho nó hiện lên trên được. • Định dạng PNG sử dụng tốt trên web/blog, những mảng màu phẳng, thiết kế Logo, hình ảnh có nền trong suốt hoặc bán trong duốt. • Thích hợp với hình ảnh đơn giản như văn bản. Ảnh đang trong quá trình chỉnh sửa. 1.3. Định dạng gif GIF được phát triển từ năm 1987, nó thường được dùng cho hình ảnh trên web và sprite trong các phần mềm. Khác với định dạng JPGE, GIF sử dụng thuật nén Lossless mà không làm giảm chất lượng hình ảnh sau khi nén. GIF lưu dữ liệu bằng cách sử dụng màu indexed , có nghĩa là mỗi hình ảnh có thể bao gồm 256 màu. Ưu điểm của hình ảnh GIF • GIF hỗ trợ ít màu nên các tập tin thường có dung lượng nhỏ hơn JPGE rất nhiều.
  • 7. 6 • Hình ảnh được nén theo chuẩn Lossless nên không bị mất dữ liệu khi nén. • GIF sống động với hình ảnh động: GIF rất đơn giản, dễ tương thích và nó sẽ tự động được nhận biết trên hầu hết các trình duyệt web. Nó hoạt động bằng cách tạo ra một loạt các khung hình GIF sau đó gộp lại tạo nên hình chuyên động được. GIF sử dụng tốt nhất cho: hình ảnh đơn giản như những bản vẽ chỉ có nét, bảng màu sắc và những minh họa đơn giản. Những hình động, hình ảnh web không có quá nhiều màu sắc, những icon nhỏ. 1.4. Định dạng tiff TIFF (viết tắt của từ Tagged Image Format File) được phát triển vào năm 1986 bởi Aldus Corp, nó là một định dạng file ảnh chất lượng cao và được sử dụng nhiều cho việc Scan. Ưu điểm của hình ảnh định dạng TIFF • File TIFF có thể xem được, chỉnh sửa được. • Cho dù bị nén hay không nén thì file TIFF cũng không bị mất bất kỳ dữ liệu hình ảnh nào. • Các kiểu nén của TIFF là LZW, ZIP và JPGE. • Do chất lượng hình ảnh của định dạng này rất tốt nên thường được sử dụng để lưu những hình ảnh có màu sắc phức tạp và thường được sử dụng để Scan. TIFF sử dụng tốt nhất cho: Hình ảnh in ấn, hình ảnh đang được chỉnh sửa và cần phải có các layer, hình ảnh kỹ thuât số chất lượng cao. 1.5. Định dạng bmp Định dạng này được phát triển vào năm 1994, là một dạng file ảnh đồ họa dạng lưới (raster) được sử dụng để lưu trữ hình ảnh kỹ thuật số bitmap. Nó độc lập với các thiết bị hiển thị ví dụ như Graphics adapter, đặc biệt trên Microsoft Windows và hệ điều hành OS/2.
  • 8. 7 Đặc điểm của định dạng BMP • File BMP không hỗ trợ tốt cho việc nén hình ảnh. • Dễ dạng được tạo ra từ những dữ liệu pixel được lưu trong bộ nhớ máy tính. • File Bitmap dễ dàng được dịch ra thành định dạng điểm cho các thiết bị đầu ra như màn hình CRT và máy in. File BMP sử dụng tốt nhất cho: Hình ảnh được mang đi in ấn, hình ảnh đang được chỉnh sửa và cần phải có các layer, nếu như bạn cần giữ lại các layer và các kênh alpha trong suốt. 2. Các định dạng của văn bản 2.1. Định dạng DOC, DOCX: Doc và Docx là hai định dạng file phổ biến của Microsoft Word (MS Word), trình soạn thảo văn bản được sử dụng phổ biến nhất với người dùng Window. Docx là định dạng tập tin văn bản của Microsoft Word từ phiên bản 2007 trở lên, còn những phiên bản cũ hơn (Microsoft Word 2003 trở xuống) thì định dạng tập tin văn bản sẽ là Doc. 2.2. Định dạng PDF PDF (viết tắt từ tên tiếng Anh Portable Document Format, Định dạng Tài liệu Di động) là một định dạng tập tin văn bản khá phổ biển của hãng Adobe Systems. Tương tự như định dạng Word (.doc), PDF hỗ trợ văn bản thô (text) cùng với phông chữ, hình ảnh đồ họa, âm thanh và nhiều hiệu ứng khác. Tuy nhiên, việc hiển thị văn bản PDF không phụ thuộc vào môi trường làm việc của người sử dụng (cấu hình máy, phần mềm và hệ điều hành). Không như văn bản Word, một văn bản PDF, trong hầu hết các trường hợp, sẽ được hiển thị giống nhau trên những môi trường làm việc khác nhau. Chính vì ưu điểm này, định dạng PDF đã trở nên phổ biển cho việc phát hành sách, báo hay các tài liệu khác qua mạng Internet.
  • 9. 8 2.3. Định dạng XLSX Xlsx là định dạng bảng tính của Microsoft Excel từ phiên bản 2007 trở lên, còn những phiên bản cũ hơn (Microsoft Excel 2003 trở xuống) thì định dạng bảng tính sẽ là xls. 2.4. Định dạng TXT Txt là định dạng tập tin cho các tập tin bao gồm các văn bản thường có chứa rất ít định dạng. Định nghĩa chính xác của các định dạng .txt hông được xác định, nhưng thông thường phù hợp với định dạng được chấp nhận bởi các thiết bị đầu cuối của hệ thống hoặc soạn thảo văn bản đơn giản. 2.5. Định dạng RTF Định dạng RTF (RTF là viết tắt của từ tiếng Anh Rich Text Format, nghĩa là định dạng văn bản giàu tính chất) là một định dạng tập tin dùng cho văn bản máy tính có bản quyền với các bản mô tả được công bố cho công chúng, phát triển bởi Công ty Microsoft từ năm 1987 cho các sản phẩm của Microsoft và cho các văn bản đa nền tảng, có thể được trao đổi giữa nhiều hệ thống máy tính và chương trình soạn thảo khác nhau. 3. Các định dạng của âm thanh 3.1. Định dạng lossless Định dạng âm thanh nén không mất dữ liệu (lossless), nó lấy đầu vào là âm thanh gốc của CD, cố gắng tìm ra những quy luật âm thanh và nén nó lại. Việc nén lại này là không cao vì dữ liệu âm thanh rất đa dạng và sử dụng nhiều dữ liệu. Hiện tại mức độ nén cao nhất có thể của kĩ thuật nén không mất dữ liệu là bằng khoảng 1/3 dung lượng gốc của âm thanh gốc. 3.2. Định dạng mp3 Movie Picture Experts Group-Layer 3, định dạng nén âm thanh tạo ra file âm thanh gần với chất lượng của CD nhưng kích thước lại nhỏ hơn từ 10-20 lần so với file nhạc trên đĩa CD chuẩn. 3.3. Định dạng acc Advanced Audio Coding. AAC là một định dạng âm thanh nén lossless được sử dụng trong các cửa hàng âm nhạc Apple iPod, iPhone và iTunes.
  • 10. 9 eAAC+: cải tiến từ ACC, là một codec (nén / giải nén thuật toán) được phát triển để nén các tập tin media kỹ thuật số chất lượng cao. eAAC + sử dụng công nghệ nén tiên tiến hơn so với MP3, có nghĩa là bạn có thể có được chất lượng âm thanh tương tự từ một tập tin nhỏ hơn nhiều (hoặc cách khác, một chất lượng cao từ các tập tin có kích thước tương tự). 3.4. Định dạng flac Free Lossless Audio Codec. FLAC là một định dạng nén âm thanh lossless. Một trong những lợi thế của định dạng file này là nó làm giảm kích thước tập tin của một chương trình âm thanh từ 30 đến 40% dung lượng của File âm thanh gốc (số lượng không gian lưu trữ phải mất trên một đĩa hoặc thiết bị khác) mà không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. 3.5. Định dạng pcm Pulse Code Modulation nó là định dạng âm thanh tiêu chuẩn cho đĩa CD. Âm thanh PCM là một hệ thống lưu trữ không nén dữ liệu (lossless) nên file có dung lượng lớn, làm chiếm nhiều diện tích ổ cứng. 3.6. Định dạng wma Window Media Audio được phát triển bởi Microsoft là một đối thủ cạnh tranh để các tập tin MP3 và là một thể loại nhạc lossless. 3.7. Định dạng wav (Waveform) Các tập tin âm thanh WAV tương tự như âm thanh PCM và có thể được mã hóa như âm thanh lossless và WAV cũng tương tự như các file âm thanh AIFF được sử dụng trên các máy tính Mac. 3.8. Định dạng midi Nhạc thường (bao gồm tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng các bộ gõ và cả tiếng hát nữa) đều tồn tại dưới dạng sóng âm thanh với bản chất cơ học : Một luồng sóng âm sẽ làm rung động không khí quanh nó, truyền đi trong không gian, rồi đập vào tai người nghe, làm rung động màng nhĩ, khiến cho người ấy nghe được âm thanh đó. Để ghi lại, lưu lại một sóng âm thường thì người ta sử dụng kỹ thuật tương tự (Analog), biến một sóng âm bản chất cơ học thành sóng điện từ, với những định dạng (format) quen thuộc như .wav, .cda, .mp3 v.v...
  • 11. 10 Nhạc Midi không dùng kỹ thuâ ̣t tương tự (Analog), mà dùng kỹ thuâ ̣t số (Digital) để lưu lại âm thanh. Mỗi âm thanh của các nhạc cụ khác nhau được gán cho một chuỗi ký tự số nhị nguyên tương ứng (chỉ bao gồm 2 chữ số 0 và 1) chẳng hạn như 010101, hoặc 101010,... Như vậy một chuỗi âm thanh sẽ được ghi lại như một ... chuỗi số . Ở công cụ nghe, một quá trình ngược sẽ được thực thi : Chuỗi số sẽ được biến đổi, hoán cải ngược lại thành chuỗi âm thanh. Vì thế Nhạc Midi còn được gọi bằng những tên khác như : nhạc điện tử, hay gọn hơn nữa là ... nhạc ... số Vì đã được tiêu chuẩn hóa nên nhạc Midi chơi rất chính xác và rất hay, rất lạ tai. Một lợi ích quan trọng hơn nữa là file nhạc Midi chiếm dụng rất ít không gian . Một bài hát định dạng wav 40 Mb, định dạng Mp3 khoảng 4 Mb, thì một file Midi tương ứng chỉ mất khoảng 40 Kb (ít hơn Mp3 một trăm lần, và ít hơn Wav một ngàn lần). 3.9. Định dạng ogg Ogg là một file audio nén sử dụng chuẩn nén Ogg Vorbis miễn phí tương tự chuẩn MP3 nhưng cho chất lượng tốt hơn với kích cỡ file tương đương. File chứa siêu dữ liệu của bài hát bao gồm thông tin nhạc sỹ và bài hát. 3.10. Định dạng ac3 Khi chuyển từ công nghệ thu thanh thường sang kỹ thuật số, âm thanh được chứa trong những file có kích thước lớn, trong khi đó một đĩa CD chỉ cho 70 phút âm nhạc, công ty Dolby đã phát triển cách số hóa âm thanh mới (digital audio coding). AC-3 là tên gọi của công nghệ này đời thứ ba cho phép số hóa (coding) âm thanh với tần số thấp hơn (lower sample rate) nhưng vẫn bảo đảm được chất lượng âm thanh. Vì vậy dung lượng các file âm thanh AC- 3 giảm thiểu đáng kể. Ngoài ra công nghệ này còn hỗ trợ giảm nhiễu âm thanh hiệu quả hơn hẳn bằng cách chia âm thanh ra các dải tần nhỏ khác nhau sau đó mới lọc nhiễu từng phần. 3.11. Đinh dạng amr Amr là một đi ̣nh da ̣ng âm thanh nén thường được dùng cho ghi âm, nha ̣c chuông. Đây cũng là đi ̣nh da ̣ng âm thanh được sử dụng khi đàm thoa ̣i trên qua điê ̣n thoa ̣i, được sử dụng làm codec âm thanh đàm thoa ̣i tiêu chuẩn bởi 3GPP vào tháng 10 năm 1988
  • 12. 11 4. Các định dạng của video 4.1. Định dạng flv (flash video) File .flv là một dạng file nén từ các file video khác để up lên web với dung lượng nhỏ, tuy nhiên chất lượng hình ảnh không được bằng so với file video gốc (MP4, WAV,...). FLV là định dạng được lựa chọn cho video nhúng trong web, định dạng này được sử dụng bởi YouTube, Google Video, Yahoo! Video, Metacafe, Megavideo và nhiều trang chia sẻ video khác. 4.2. Định dạng avi Audio Video Interleave, là một đa phương tiện định dạng của Microsoft được giới thiệu vào tháng 11 năm 1992. AVI là tập tin có thể chứa cả âm thanh, hình ảnh và dữ liệu. 4.3. Định dạng avc (advanced video coding – mã hóa video cao cấp) Thường được gọi tắt là H.264, là một chuẩn mã hóa/giải mã video và định dạng video đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay để ghi, nén và chia sẻ video phân giải cao. Có dung lượng thấp nhưng mang lại chất lượng cao. 4.4. Định dạng h.263 Được sử dụng rộng rãi bởi các ứng dụng internet như nội dung Video Flash (như sử dụng trên các trang web như YouTube, Google Video, MySpace, vv), hội nghị, truyền hình, máy tính để bàn, điện thoại video, giám sát và theo dõi. 4.5. Định dạng wmv (Windows Media Video) Một khi đã nhận ra rằng Internet là một phương tiện truyền tải cho những dữ liệu như video, mọi người bắt đầu cố gắng để chia sẻ video đó thông qua internet, điều này sẽ không chiếm nhiều băng thông và không gian đĩa để lưu trữ video đó. Một trong những tiến bộ lớn là ý tưởng về "streaming video" - điều này có nghĩa là chúng ta không cần phải chờ đợi hai giờ cho một bộ phim để tải về trước bạn có thể bắt đầu xem. Trong những năm qua, định dạng WMV đã phát triển hỗ trợ độ nét cao 720p và 1080p video. WMV bao gồm 3 phiên bản WMV7, WMV8, WMV9.
  • 13. 12 4.6. Định dạng mp4 Là một định dạng đa phương tiện kỹ thuật số thường được sử dụng để lưu trữ video và âm thanh, nhưng cũng có thể được sử dụng để lưu trữ dữ liệu khác như phụ đề và hình ảnh. MP4 còn cho phép streaming qua Internet. 4.7. Định dạng 3gp Là phiên bản đơn giản của MP4, được thiết kế để nén và giảm dung lượng cũng như băng thông cần thiết. Định dạng này thường được sử dụng cho các máy điện thoại di động ngày nay. Nó lưu trữ hình ảnh như là MPEG-4 hay H2.263 và âm thanh như là AMR-NB hay AAC-LC. Một file 3GP thường chứa nội dung nhiều hơn nội dung truyền tải. Bởi vì nó còn chứa các thông tin chú thích của hình ảnh hay bitrate. 4.8. Định dạng mkv Trái ngược với nhiều định dạng đang phổ biến, tập tin MKV không phải là một định dạng nén âm thanh hoặc video. Trong thực tế, các tập tin MKV là định dạng thực sự chứa đa phương tiện. Điều này về cơ bản có nghĩa nó là một container có thể kết hợp âm thanh, video, và phụ đề vào một tập tin duy nhất ngay cả khi chúng sử dụng mã hóa khác nhau. Ví dụ, bạn có thể có một tập tin MKV sử dụng video VP8 với âm thanh Vorbis, hoặc phổ biến hơn, sử dụng H.264 cho video và một cái gì đó giống như MP3 hay AAC cho âm thanh. 4.9. Định dạng mov QuickTime Movie là định dạng được Apple phát triển. Đây là một định dạng đa phương tiện phổ biến, thường được dùng trên Internet do ưu điểm tiết kiệm dung lượng của nó. 4.10. Định dạng h.265 (high efficiency video coding – hevc – codec video hiệu suất cao) Là một đi ̣nh da ̣ng video mang lại khả năng nén cao gần gấp đôi (tức bitrate giảm đi một nửa) so với codec H.264/AVC hiện đang được dùng phổ biến, do đó giúp giảm băng thông cần thiết để truyền tải phim, đặc biệt là trên các thiết bị di động. Nhờ đó, chúng ta không phải trả quá nhiều tiền cho việc xem phim với kết nối 3G/4G mà vẫn thưởng thức được video chất lượng cao, thời gian tải nội dung cũng giảm đi.
  • 14. 13 III. Nguồn dữ liệu Việc Internet ngày càng được sử dụng rộng rãi giúp chúng ta đáp ứng các nhu cầu tìm kiếm, giải trí, học tập… Vì thế việc tìm kiếm các nguồn dữ liệu ngày càng dể dàng hơn, bằng những cụm từ đơn giản chúng ta có thể tìm kiếm từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau đáp ứng nhu cầu của bản thân cá nhân chúng ta. Chẳng hạn như: hình ảnh, văn bản, âm thanh, video… Tìm hiểu khái quát về bản quyền Vấn đề bản quyền trong số hoá tài liệu, cũng như bản quyền trong môi trường kỹ thuật số nói chung rất phức tạp. Các Điều ước quốc tế, cụ thể Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WCT) và Hiệp ước của WIPO về cuộc biểu diễn và bản ghi âm (WPPT) cùng hệ thống pháp luật quốc gia đã tiếp cận và điều chỉnh những vấn đề mới nảy sinh trong môi trường số. Tuy nhiên, nó vẫn trở thành vấn đề “đau đầu” của không chỉ tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, cơ quan quản lý nhà nước mà cả những người muốn khai thác, sử dụng tác phẩm để số hoá một cách hợp pháp. Họ gặp phải rất nhiều câu hỏi về bản quyền khi tiến hành số hoá các tài liệu phục vụ cho các mục đích khác nhau, ví dụ thư viện số hoá các tài liệu để lưu trữ và phục vụ bạn đọc tra cứu, tham khảo. Trong giới hạn bài viết sẽ đề cập đến một số vấn đề về quyền tác giả và quyền liên quan có thể phát sinh khi tiến hành số hoá tài liệu từ góc độ pháp luật. Ví dụ: *Ai thực sự sở hữu bức hình này? Có một vụ tranh chấp bản quyền rất nổi tiếng trên Internet vào năm 2011: Một chú khỉ chụp hình tự sướng bằng máy ảnh của một người thợ chụp hình. Wikimedia cũng đã đăng tải tấm hình gây tranh cãi này vào năm 2014. David Slater, người sở hữu máy chụp hình, đã kiện và yêu cầu WikiMedia gỡ bỏ tấm hình vì cho rằng bản quyền hình ảnh thuộc về anh ta. Wikimedia từ chối đề nghị này với lý do bản quyền thuộc về người tạo ta bức ảnh, và trong trường hợp này là chú khỉ.
  • 15. 14 Bởi vì luật bản quyền chỉ áp dụng cho con người, Wikimedia sau đó đã lưu trữ bức hình trên tên miền cộng đồng và bất cứ ai cũng có quyền sử dụng. Quyết định này đã dẫn đến nhiều vụ kiện sau đó giữa Wikimedia và David Slater. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Wikimedia vẫn giữ nguyên hình ảnh trên hệ thống của họ. Hiệp hội Bảo vệ Động vật (PETA) cũng đã đệ đơn kiện David Slater để bảo vệ bản quyền của bức ảnh, thay mặt cho chú khỉ Naruto - nhân vật chính trong hình. Giới hạn và ngoại lệ Tuy nhiên, thực tế theo quy định về giới hạn và ngoại lệ của trong cơ chế bảo hộ bản quyền, công chúng được tự do sử dụng trong một số trường hợp nhất định. Nếu hành vi số hoá tài liệu thuộc một trong các trường hợp mà Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định tại điều 25, điều 33 thì người tiến hành số hóa không có nghĩa vụ xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, ví dụ: “ a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;… đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;... g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;” (Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ)
  • 16. 15 1. Văn bản: 1.1. Google Scholar (viết tắt GS) là một dịch vụ tìm kiếm miễn phí đánh chỉ mục toàn văn các bài luận có tính học thuật trong các nội dung đã xuất bản. Xuất hiện dưới bản beta từ tháng 11 năm 2004, GS bao gồm tất cả các tạp chí học thuật online được xem nhiều nhất. 1.2. Slide share là mạng chia sẻ lớn nhất đến cộng đồng thế giới về các dạng được trình chiếu bằng Slide. Bạn có thể upload các bài thuyết trình, tài liệu và video, chia sẻ đến hàng triệu người xem các chia sẻ của bạn. Chia sẻ những riêng tư cá nhân đến đồng nghiệp, khách hàng và mạng kết nối đa tầng 1.3. Thư viện học liệu mở Việt Nam website: http://voer.edu.vn/ Chương trình Tài nguyên giáo dục Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources – VOER), hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam (the Vietnam Foundation), có mục tiêu xây dựng kho Tài nguyên giáo dục Mở của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong phú, có thể sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội. 1.4. Thư viện điện tử quốc gia Website: http://nlv.gov.vn/ Thư viện Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: National Library ò Vietnam – NLV) là thư viện cấp quốc gia của Việt Nam, đứng đầu trong hệ thống thư viện công cộng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam. 1.5. Các bài viết trên các trang tin tức, Blogger hay các trang viết đáng tin cậy. 2. Hình ảnh: Ngày nay, hình ảnh chiếm một phần quan trọng trong nội dung của Internet, bạn không thể tạo một nôi dung mà không có bất kì một hình ảnh nào, hình ảnh sẽ giúp bạn truyền tải nội dung một cách dễ dàng hơn đến với mọi người, thông điệp sẽ được lan truyền nhanh hơn … Với hàng triệu hình ảnh được tải lên Internet hằng ngày, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy hình ảnh mình cần bằng cách sử dụng các công cụ tìm kiếm trong kho dữ liệu khổng lồ đó. Nhưng có một sự thật là: tìm ảnh thì rất dễ dàng, nhưng tìm được một bức ảnh đẹp, chất lượng cao và không vi phạm bản quyền là điều khá khó với đa số người Việt Nam chúng ta ngày nay.
  • 17. 16 2.1. Unsplash.com Đây là trang Web khá hay lưu trữ rất nhiều hình ảnh đẹp, nếu bạn đăng kí nhận tin hằng ngày từ Unsplash qua Email thì mỗi ngày Unsplash sẽ gửi các hình ảnh đẹp họ lọc ra trong ngày để gửi tặng bạn. Tất cả các hình ảnh được gửi tặng đều có đính kèm giấy phép bản quyền, bạn có thể sử dụng thoải mái mà không lo ngại 2.2. Google.com (images) Là một dịch vụ tìm kiếm được tạo ra bởi Google cho phép người dùng tìm hình ảnh trên các trang web. Tính năng này được hoàn thành vào tháng 12 năm 2001. Những từ khóa để tìm kiếm hình ảnh được dựa theo tên của file hình ảnh, đoạn văn bản chứa đường link đến tấm hình và những đoạn nằm gần bức ảnh. 2.3. Bing.com (images) Bing Images cho phép người dùng nhanh chóng tìm và hiển thị những bức ảnh tương ứng. Tính năng cuộn bất tận cho phép duyệt qua một lượng hình ảnh lớn một cách nhanh chóng. Bộ lọc nâng cao cho phép lọc kết quả tìm kiếm theo các thuộc tính như kích thước tập tin, tỷ lệ các chiều, màu hoặc trắng đen, hình chụp hoặc hình vẽ, và nhận dạng khuôn mặt. 2.4. Pixabay.com Tất cả hình ảnh tại đây đều được miễn phí cho mọi người sử dụng. 2.5. Morguefile.com Website này có hơn 300.000 hình ảnh miễn phí để bạn sử dụng cho cả mục đích cá nhân và thương mại mà không cần phải ghi công tác giả. Ngoài ra, website còn có tích hợp công cụ cắt ảnh để bạn xử lí ảnh được dễ dàng hơn. 2.6. Gettyimages.com Trang Web này cung cấp rất nhiều hình ảnh đẹp, và đa số chúng đều có bản quyền. Nhưng Getty cũng cung cấp cho bạn một tính năng khá hay để bạn vừa có thể sử dụng ảnh bản quyền, vừa không phải trả tiền, đó là tính năng nhúng ảnh lên Website khác, bạn có thể dễ dàng nhúng một bức ảnh bản quyền lên trang Web của bạn mà không sợ kiện tụng. 3. Âm thanh: Chúng ta có thể tìm kiếm giống như với văn bản và tải những đoạn nhạc, âm thanh thích hợp. 3.1. Youtube Audiolibrary Website: youtube.com/audiolibrary/music Tính năng cho tải về này là điều mà trước đây YouTube chưa từng cho phép. Kho nhạc nền của mạng xã hội này hiện có tới 150.000 bài hát, tuy nhiên trước đây người dùng chỉ có thể sử dụng cho việc up video chứ không thể tải về hay remix. Để sử dụng loạt nhạc nền mới, bạn truy cập vào audio library trên tài khoản YouTube. Bạn có thể lựa chọn các nhạc nền theo thể loại (genre), tâm trạng (mood), nhạc cụ (Instrument)... 3.2. Các trang web nghe nhạc
  • 18. 17 Các bài hát thông thường đều là những đoạn âm thanh có bản quyền, những bài nhạc đó đều nhầm mục đích giải trí, thư giản, thưởng thức, nghe,.. Một số website nổi tiếng: SoundCloud Trang web cho phép chia sẻ và lưu trữ những bài hát hay video âm nhạc trực tuyến. Tại SoundCloud, người dùng có thể tìm thấy hàng triệu các bài hát phổ biến trên thế giới và đang được nhiều người yêu nhạc chọn làm nơi chia sẻ niềm đam mê âm nhạc với bạn bè, xem những gì họ đang nghe, tham gia nhóm những người có cùng chung sở thích… Nơi người dùng có thể hợp tác, xúc tiến và phân phối các bản ghi âm của các nghệ sĩ chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. Website: https://soundcloud.com/ Youtube Music Youtube là trang web xem video lớn nhất thế giới hiện nay. Và hầu như các nhóm nhạc nổi tiếng của các quốc gia điều tham gia đăng ký kênh trên Youtube. Cho nên bạn chỉ cần tìm và đăng ký Subscriber channel của họ là bạn có thể theo dõi được những Video, MV mà họ mới phát hành. Website: https://goo.gl/P88kf4 Yahoo Music Yahoo là trang giải trí tổng hợp khá nhiều chức năng khác nhua như tin tức, công nghệ, thể thao, tài chính, ô tô, game và có cả chuyên mục Music. tại đây bạn được xem những bài viết, đánh giá về âm nhạc của toàn thế giới. Bạn có thể nghe nhạc MP3 hay video tại Yahoo Video và Yahoo Music. Website: https://www.yahoo.com/music/ 3.3. FindSounds FindSounds là một kho tài nguyên tuyệt vời các clip âm thanh miễn phí, và cung cấp khá nhiều các loại hiệu ứng âm thanh. Tất cả những gì bạn phải làm là tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu rộng lớn. Bạn có thể sàng lọc các kết quả của mình bằng cách tìm theo định dạng tập tin, số lượng các kênh, độ phân giải tối thiểu và tỷ lệ mẫu tối thiểu. Trang web này cũng có sẵn trong một số ngôn ngữ, gồm tiếng Tây Ban Nha, Trung Quốc và Nga, rất tiếc là chưa có Tiếng Việt.
  • 19. 18 Bạn có thể tìm kiếm bằng điện thoại đi động của mình bằng cách truy cập vào phiên bản di động của trang web, FindSounds cũng có một ứng dụng tìm kiếm dành cho thiết bị Android . Một khi bạn tìm thấy một số hiệu ứng âm thanh, bạn có thẻ nghe thử hoặc tải chúng về máy tính của bạn. Bạn cũng có thể tweet hoặc gửi email trực tiếp từ giao diện FindSounds. 3.4. AudioMicro AudioMicro không chỉ là một kho thư viện âm nhạc mà còn cung cấp một bộ sưu tập lớn các hiệu ứng âm thanh, bạn có thể tải về miễn phí. Thư viện bao gồm hơn 2.000 hiệu ứng âm thanh miễn phí khác nhau, từ âm thanh động vật đến dụng cụ âm nhạc và âm thanh khoa học viễn tưởng. Bạn có thể duyệt bộ sưu tập theo thể loại hoặc tìm kiếm theo từ khóa, nhưng lưu ý rằng tìm kiếm có xu hướng đưa lên các tùy chọn thanh toán chứ không phải là những kết quả miễn phí. Nếu bạn duyệt các âm thanh theo phân loại miễn phí cách thủ công, bạn sẽ có thể vào được các bộ sưu tập miễn phí. Để tải về thì bạn cần phải có tài khoản, nhưng bạn có thể nghe thử trước khi bạn quyết định. Nếu bạn không muốn tạo ra một tài khoản, bạn có thể đăng nhập bằng cách sử dụng tài khoản Google, Facebook. 4. Video: 4.1. Youtube (http://youtube.com) Nhắc đến các di ̣ch vụchia sẻ video trực tuyến, Youtube luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Youtube có số lượng video lớn nhất hiện nay, với hàng vạn video đầy đủ mọi thể loại: phim ảnh, các show truyền hình và video do chính các thành viên chia sẻ. Ba ̣n có thể tìm thấy mọi thứ mình muốn ở Youtube. 4.2. Myspace TV (http://vids.myspace.com/) MySpace TV đã nhanh chóng trở thành một trong những site chia sẽ video trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể tìm thấy tất cả các loại video thú vị ở đây, từ phim ảnh cho đến thể thao, thậm chí là những thước phim ngộ nghĩnh. 4.3. Dailymotion (http://www.dailymotion.com/en) Dailymotion cho phép người dùng tìm kiếm video dựa trên các tag, kênh hay dựa trên những nhóm do người dùng tạo ra. Hệ thống tìm kiếm cũng sắp xếp các kêt quả dựa trên những gì mà người sử dụng khác đã thực hiện tìm kiếm, để đảm bảo ba ̣n tìm kiếm được những gì mình muốn. Kích cỡ tối đa của một file video được phép upload là 150MB, thời lượng video cũng giới hạn là 20 phút.
  • 20. 19 4.4. Blip.tv (http://blip.tv/) Blip.tv là dịch vụ chia sẻ video được thiết kế cho những người có sở thích đa ̣o diễn và tự ta ̣o ra những đoa ̣n video của riêng mình. Với những đoa ̣n video tự làm và upload lên Blip.tv, ba ̣n sẽ có cơ hội nhâ ̣n được 50% lợi nhuâ ̣n quảng cáo từ trang web này nếu đó là những đoa ̣n video hay và có giá tri ̣. IV. Các công cụ, phần mềm hỗ trợ làm video 1. Tổng quan về Video 1.1. Khái niêm: Video là các đoạn phim video ngắn, thường là một phần của một đoạn hoặc một phần video dài hơn. 1.2. Video có 3 dạng : Kĩ thuật số: thường tìm thấy ở trên mạng internet nơi có hàng loạt video clip xuất hiện trong năm 2006 như một hiện tượng mới có ảnh hưởng sâu sắc đối với internet và các dạng phương tiện truyền thông điện tử. Webvideo: Đây là video trực tuyến chúng bắt đầu khi những trang web cung cấp lưu trữ miễn phí với nội dung băng thông rộng và cho phép tích hợp những nội dung này vào blog và trang web. Video theo yêu cầu: đây là dạng video cho phép người dùng lựa chọn và xem/nghe nội dung video hoặc âm thanh khi họ chọn, thay vì phải xem vào một thời gian phát sóng cụ thể. Công nghệ IPTV thường được sử dụng để mang lại các video theo yêu cầu cho TV và máy tính cá nhân. 2. Các phần mềm hỗ trợ làm video 2.1. SONY Vegas Pro: Tổng quan : SONY Vegas Pro được đánh giá là một trong những phần mềm chỉnh sửa phim và làm phim tốt nhất. Có nhiều chế độ chỉnh sửa mở rộng, giao diện người dùng trực quan, hỗ trợ chia sẻ file media của nhiều dự án, cho phép biên tập video một cách chuyên nghiệp nhất với nhiều tính năng cao cấp. Ưu điểm: Rất dễ sử dụng, có rất nhiều hiệu ứng âm thanh hơn 300 hiệu ứng âm thanh, hình ảnh khác nhau , Ngoài ra , SONY Vegas có thể tự tạo cho mình một nội dung video 2D,3D, Vegas Pro cung cấp tính năng xử lý đồ họa nhanh
  • 21. 20 chóng, biên tập slideshow chuyên nghiệp có thể chỉnh sửa những Video HD chất lượng cao với âm thanh tốt.. Nhược điểm: đây là phần mềm có phí, khi cài đặt thường hay bị lỗi và chỉ hỗ trợ 64 bit, chỉ dành cho Hệ điều hành: Windows XP, Vistas, Windows 7/ 8.1 và Windows 10. 2.2. Corel VideoStudio: Tổng quan: Corel VideoStudio một trong những phần mềm sản xuất clip chuyên nghiệp nhất ngày nay. Học sinh và giáo viên có thể biên tập ra video với nhiều hiệu ứng, hình ảnh sinh động đa dạng, phong phú. Ưu điểm: Có nhiều hiệu ứng hình ảnh và âm thanh, nhạc nền, nhiều hiệu ứng chuyển tiếp để làm cho video sinh động hơn. Cung cấp rất nhiều nhiều công cụ chỉnh sửa Video như cắt dán, sao chép, xóa các phần Video không mong muốn, thu nhỏ khung hình… Có khả năng xử lý các video và âm thanh, làm việc với các video có độ phân giải lên tới 4K. (Đặc biệt, phiên bản mới nhất của chương trình giúp tải nhiều trách nhạc cùng lúc với tốc độ nhanh hơn tới 130% so với các phiên bản trước). Giao diện gọn gàng và đẹp mắt. Phần mềm cũng giúp xử lý các định dạng video HDV và AVCHD, tải video lên youtube theo cách thức đơn giản và nhanh chóng nhất. Cho phép quay lại màn hình hoạt động của máy tính để chia sẻ trình chiếu slide, bài thuyết trình, demo sản phẩm, trò chơi hoặc bài hướng dẫn, đưa cảnh quay màn hình của bạn lên đĩa DVD hoặc Blu-ray. Tốc độ làm việc và định dạng HD rất tốt. Hỗ trợ nhiều thiết bị đầu vào như máy quay DV/D8/HDV, Camera DV USB Video Class… Nhiều định dạng Video được hỗ trợ gồm AVI, MPEG-1, MPEG-2, AVCHD... Nhược điểm: Đây là phần mềm có phí. khi mới bắt đầu khá khó để sử dụng ,yêu cầu cấu hình máy khá cao.
  • 22. 21 2.3. VSDC Free Video Editor Tổng quan: VSDC Free Video Editor là phần mềm tạo và chỉnh sửa video chuyên nghiệp hoàn toàn miễn phí. Với giao diện tương đối đơn giản, dễ sử dụng, VSDC Free Video Editor còn hỗ trợ hầu hết những định dạng video, audio và ảnh phổ biến nhất hiện nay như AVI, MP4, MKV, MPG… Hs,GV có thể sử dụng phần mềm này để tạo cho mình 1 cái video cá nhân riêng tùy theo ý thích của mình. Ưu điểm: Dễ dùng, Giao diện đơn giản, tích hợp nhiều công cụ như công cụ vẽ chỉnh sửa màu sắc và độ sáng, kể cả quay phim màn hình, có nhiều trình lọc hữu ích, có nhiều công cụ tạo hiệu ứng âm thanh, hình ảnh khác nhau và hỗ trợ nhiều loài định dạng như cho phép chuyển định dạng tập tin video Phần mềm này có cả phiên bản miễn phí. Phần mềm này Khá là nhẹ. Có mỗi 35 MB cho bộ cài. VSDC Free Video Editor còn hỗ trợ hầu như tất cả các codec và định dạng video phổ biến hiện nay. Nhược điểm: Không hỗ trợ định dạng nhạc M4A. Số lượng hiệu ứng chuyển tiếp ít ỏi. Giao diện thì hơi xấu không được đẹp. Tự kiểm tra update hàng ngày (có thể nó sẽ tiêu tài nguyên khi bạn chơi game, có thể sẽ mất bản quyền). V. Proshow là gì ? 1. Khái niệm Proshow Proshow Producer là một phần mềm thông dụng được sử dụng tạo những đoạn phim hay những đoạn flash dưới dạng trình diễn show ảnh. 2. Ứng dụng của Proshow trong việc dạy và học Trong học tập: giúp cho chúng ta tự học thông qua các bài video, thông qua các bài thực hành, giúp cho các em học sinh kết nối lại với nhau, khi xem một
  • 23. 22 video học sinh rút ra một thông điệp hay là một bài học có ý nghĩa cho bản thân mình sau khi xem video. Trong việc dạy học: video làm cho tiết học trở nên sinh động hơn, gây hứng thú cho học sinh, kích thích sự sáng tạo tư duy ở mỗi học sinh, tao cho học sinh có một cuộc thảo luận nhỏ. 3. Ưu điểm, nhược điểm của Proshow ? Ưu điểm: Có rất nhiều hiệu ứng sáng tạo. Xuất hiện các công cụ điều chỉnh, khung hình và mặt nạ và nhiều công cụ để biến bức ảnh tĩnh thành hình ảnh động. Có thể Xuất ra 1 video có chất lượng HD ( từ đó bạn có thể ghi trình chiếu của mình sang đĩa Blu-ray, đĩa CD và DVD). Tích hợp với mạng xã hội, có thể chia sẻ trình chiếu trên Facebook, Twitter, YouTube và nhiều website khác. Giao diện của chương trình khá trực quan, đơn giản. Có thể chuyển đổi giữa các mốc thời gian, danh sách slide, thêm nhạc từ đĩa CD, sử dụng chú thích, quản lý các file âm thanh… Xuất hiện nhiều tính năng vô cùng phong phú như Laye, Edit, Motions,Captions, Music and Sounds, Backgrounds… Nhược điểm: Têu thụ khá cao tài nguyên hệ thống, và cần một thời gian tương đối dài để tải. Proshow Producer không hỗ trợ ngôn ngữ Tiếng Việt nên trong quá trình tạo video, nhiều người sẽ gặp lỗi font chữ khi gõ tiếng Việt, Khi xuất file Hay xuất hiện dòng chữ vàng trên màn hình khiến cho video không được đẹp, mất thẩm mĩ. =>Qua những ưu, nhược điểm cho ta thấy được được rằng Proshow có nhiều tính năng hấp dẫn hơn các phần mềm trên và đó cũng chính là lí do nhóm mình chọn Proshow làm công cụ demo.
  • 24. 23 4. Một số tình huống khi sử dụng Proshow ? Giai đoạn sử dụng : Để tạo hứng thú cho học sinh khi bắt đầu vào 1 bài học mới, đầu giờ học giáo viên cho HS xem 1 cái video thảo luận nhỏ, dưa vào cái video đó GV đặt ra câu hỏi cho học sinh thảo luận. Giữa giờ học: GV xen video vào để không gây nhàm chán cho học sinh trong giờ học, để thay đổi không khí căng thẳng của lớp, để đánh giá xem mức độ hiểu bài của học sinh. Cuối giờ học : Cho HS xem video để hệ thống lại kiến thức của bài học. Áp dụng : Cho học sinh xem và hiểu, rèn luyện khả năng nhớ bài lâu nhờ những hình ảnh sinh động trong video. Tổ chức một cuộc thảo luận ngắn cho học sinh. Minh họa nhiều hình ảnh, nhiều video. Điều kiện cơ sở vật chất : Phòng học có máy chiếu. Kết nối được internet. Học sinh trang bị smartphone (nếu có).
  • 25. 24 VI. Tài liệu tham khảo [1] Tìm hiểu về các định dạng hình ảnh (PNG, t., & Tìm hiểu về các định dạng hình ảnh (PNG, t. (2015). Tìm hiểu về các định dạng hình ảnh (PNG, jpg, gif, tiff và BMP) - Blog chia sẻ kiến thức. Blog chia sẻ kiến thức. Retrieved 28 November 2017, from https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-hay/tim-hieu-ve- cac-dinh-dang-hinh-anh.html [2] Các định dạng Video và Âm thanh phổ biến hiện nay - Thegioididong.com. (2015). Thegioididong.com. Retrieved 28 November 2017, from https://www.thegioididong.com/hoi-dap/cac-dinh-dang-video-va-am-thanh- pho-bien-hien-nay-740243 [3] Học liệu khái niệm - Website của Nguyễn Đăng Chiến. (2017). Dangchien09.violet.vn. Retrieved 28 November 2017, from http://dangchien09.violet.vn/entry/show/entry_id/11724668 [4] Một số vấn đề liên quan đến bản quyền trong số hoá tài liệu. (2017). Cov.gov.vn. Retrieved 28 November 2017, from http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=12 47&catid=51&Itemid=107 [5] đầu, B., họa, Đ., họa, T., Việt, F., Illustrator, A., & Photoshop, A. et al. (2015). Hướng dẫn tìm ảnh không vi phạm bản quyền từ google. Blog Tôi học Đồ họa. Retrieved 28 November 2017, from https://toihocdohoa.com/blog/huong-dan- loc-tim-anh-khong-vi-pham-ban-quyen-tu-google-image/ [6] Tôi có thể tìm những tài liệu nghiên cứu tin cậy tại đâu? - RCES | Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học. (2016). RCES | Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học. Retrieved 29 November 2017, from http://rces.info/sinh-vien-kinh-te-nckh/toi-co-the-tim-nhung-nguon-tai-lieu- nghien-cuu-tin-cay-tai-dau/ [7] nhất, T. (2015). Top 6 website nghe nhạc quốc tế nổi tiếng nhất - 10Hay. 10Hay. Retrieved 29 November 2017, from https://10hay.com/top-website/top-10- website-nghe-nhac-quoc-te.html [8] Báo Dân trí | Tin tức Việt Nam và quốc tế nóng, nhanh, cập nhật 24h. (2017). Dantri.com.vn. Retrieved 29 November 2017, from http://dantri.com.vn/suc-manh-so/10-web-chia-se-video-pho-bien-nhat- 1250704599.htm