SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRONG
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
1.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Lao động:
Pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động là những quy định được đặt
ra trong hệ thống quy phạm pháp luật với mục đích phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý
những hành vi sử dụng người dưới 18 tuổi tham gia vào những công việc nặng nhọ,
độc hại, gây nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần,
đạo đức và xã hội; hoặc phải làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các
em không có thời gian cần thiết để học tập và vui chơi.
1.2. Khái niệm pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình:
Pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình là những quy
định được đặt ra trong hệ thống quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Hôn nhân và gia
đình ví dụ như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật nuôi con nuôi, Luật phòng chống
bạo lực gia đình nhằm mục đích bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh;
phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi bạo hành trẻ em,… và những hành vi
có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
1.3. Khái niệm trẻ em:
Trong em có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc độ
tiếp cận của từng lĩnh vực cụ thể. Về mặt sinh học, “trẻ em” là con người ở giữa giai
đoạn từ khi sinh và tuổi dậy thì. Dưới góc độ pháp lý, trẻ em được xác định theo độ
tuổi tùy thuộc vào sự quy định của mỗi quốc gia.
Trong Luật Quốc tế, trẻ em được được định nghĩa là những người dưới 18
tuổi: Trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi
thành niên sớm hơn. (Điều 1, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, 1989).
Công ước số 182 của ILO cũng quy định “Trong phạm vi Công ước này, thuật ngữ
“trẻ em” được áp dụng để chỉ tất cả những người dưới 18 tuổi” (Điều 1).
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Pháp luật Việt Nam quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi. (Điều 1, Luật Trẻ
em, 2016). Như vậy, Việt Nam ghi nhận độ tuổi trẻ em cần được pháp luật bảo vệ là
dưới 16 tuổi (thấp hơn so với độ tuổi được quy định bởi các Công ước Quốc tế).
Ngoài Luật Trẻ em năm 2016, trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn quy định về
vấn đề trẻ em ở các ngành luật khác nhau: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Dân sự,
Luật Hình sự, Luật Lao động,… Bên cạnh khái niệm trẻ em, pháp luật Việt Nam còn
có khái niệm “người chưa thành niên”: Người chưa thành niên là người chưa đủ
mười tám tuổi. (Khoản 1, Điều 21, Bộ luật Dân sự, 2015)
1.4. Pháp luật và nguyên tắc quốc tế về quyền trẻ em
1.4.1. Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em:
Pháp luật quốc tế hiện nay có khoảng hơn 80 văn kiện quốc tế (Công ước,
tuyên ngôn, chương trình…) trực tiếp hoặc gián tiếp quy định hoặc có liên quan đến
việc bảo vệ quyền trẻ em. Một số văn kiện quốc tế về quyền trẻ em có thể kể đến
như:
- Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em năm 1924: Đây là văn kiện quốc tế
đầu tiên về quyền trẻ em. Năm 1924 Hội quốc liên đã chấp thuận thông qua Tuyên
ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em do Hiệp hội quốc tế về quỹ cứu trợ trẻ em soạn thảo
trên cơ sở Hiến chương về quyền trẻ em năm 1923. Trong Tuyên bố này, vấn đề
quyền trẻ em được liệt kê cụ thể theo 5 nhóm quyền như: (1) Trẻ em phải được phát
triển một cách bình thường cả về thể chất và tinh thần; (2) Trẻ đói phải được cho ăn,
trẻ ốm phải được chữa trị, trẻ lạc hậu phải được giúp đỡ, trẻ phạm tội phải được giáo
dục, trẻ mồ côi và lang thang phải có nơi trú ẩn và phải được chăm sóc;
(3) Khi xảy ra tai họa, trẻ em là người đầu tiên được cứu trợ; (4) Trong đời sống, trẻ
em phải có quyền được kiếm sống và phải được bảo vệ chống lại mọi hình thức bóc
lột; (5) Trẻ em phải được nuôi dưỡng theo nhận thức rằng, tài năng của chúng phải
phục vụ cho đồng bào mình.
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Tuyên ngôn về quyền trẻ em: Tuyên ngôn được Liên hợp quốc thông qua
ngày 20/11/1959, đưa ra những nguyên tắc tiến bộ hơn với phương châm loài người
phải dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất mà mình có; các quyền trẻ em cũng được
mở rộng hơn so với Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em năm 1924. Trẻ em được
hưởng các quyền trên đây không phân biệt mầu da, giới tính, tín ngưỡng, quốc tịch
hay nguồn gốc xã hội. Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959 chỉ mang tính chất
khuyến nghị nên chỉ có giá trị về mặt chính trị và đạo đức, không có giá trị pháp lý
bắt buộc.
- Công ước về quyền trẻ em năm 1989: Công ước này được Liên hợp quốc
thông qua 20/11/1989 và có hiệu lực từ 2/9/1990. Công ước về quyền trẻ em năm
1989 là Công ước đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em theo hướng tiến
bộ, thừa nhận mọi trẻ em đều có quyền được sống, được phát triển, được tham gia
và được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Công ước là văn bản có tính chất ràng
buộc pháp lý đối với các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ và thực hiện quyền
trẻ em trên toàn thế giới. Việt nam là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn
- Ngoài ra còn còn có một số Công ước, văn kiện quốc tế khác có đề cập đến
từng lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em như: Công ước về trấn áp buôn bán người và
bóc lột mại dâm; Quy tắc tối thiểu của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật đối
với người chưa thành niên; Công ước La hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác giữa các
nước về con nuôi nước ngoài; Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước
về quyền trẻ em, buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ
em; Công ước số 138 năm 1973 của ILO về tuổi lao động tối thiểu; Công ước 182
về cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ
nhất…
1.4.2. Nguyên tắc quốc tế về quyền trẻ em:
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Theo Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam đã phê chuẩn năm 1990,
xuyên suốt Công ước là 4 nguyên tắc cơ bản về quyền trẻ em:
- Không phân biệt đối xử trong việc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em: Tất cả
các quyền đều áp dụng cho tất cả trẻ em, không có ngoại lệ. Nhà nước có nghĩa vụ
bảo vệ trẻ em chống lại bất kỳ hình thức phân biệt, đối xử nào và có những biện pháp
tích cực để đẩy mạnh quyền trẻ em. Trẻ em phải được đối xử như nhau, không bị
phân biệt bởi bất kì lý do nào “Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm
những quyền của trẻ em mà không có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào, bất kể trẻ
em, cha mẹ hay người giám hộ pháp lý của trẻ em đó thuộc chủng tộc, màu da, giới
tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia, dân tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật,
xuất thân gia đình và những mối tương quan khác” (Điều 2)
- Dành cho trẻ em những lợi ích tốt đẹp nhất: Tất cả các hành động của cơ
quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trẻ em cần tính
đến đầy đủ lợi ích tốt nhất của trẻ em. Nhà nước phải đem lại cho trẻ em sự chăm
sóc đầy đủ trong trường hợp cha mẹ hoặc những người khác có trách nhiệm không
làm được việc ấy. “Trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em, dù do cơ
quan phúc lợi xã hội công hay tư nhân, tòa án, các nhà chức trách hành chính hay
những cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan
tâm hàng đầu” (Điều 3)
- Trẻ em có quyền được xác lập và thể hiện ý kiến riêng của mình: trẻ em có
quyền tự do phát biểu ý kiến về tất cả mọi vấn đề có ảnh hưởng đến mình và những
ý kiến đó phải được coi trọng. Nhà nước phải tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ em nói
lên ý kiến của mình trong quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính có ảnh hưởng
đến trẻ em hoặc thông qua người đại diện phù hợp với pháp luật quốc gia. “Các quốc
gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ em có đủ khả năng hình thành các quan điểm
riêng của mình được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về tất
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cả các vấn đề có ảnh hưởng đến các em và những quan điểm của các em phải được
coi trọng một cách phù hợp với độ tuổi và độ trưởng thành của các em” (Điều 12)
- Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống: Quyền được sống còn bao gồm Quyền
được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để
tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được
chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh sau khi ra đời. “Các Quốc gia thành
viên công nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống. Các quốc gia thành
viên phải đảm bảo đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em”
(Điều 6)
- Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống: Quyền được sống còn bao gồm Quyền
được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để
tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được
chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh sau khi ra đời. “Các Quốc gia thành
viên công nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống. Các quốc gia thành
viên phải đảm bảo đến mức tối đa có thể được sự sống còn và
phát triển của trẻ em” (Điều 6)
1.5. Bảo vệ trẻ em trong pháp luật lao động:
1.5.1. Khái niệm lao động trẻ em:
“Lao động” là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi
các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con
người. Từ đó có thể hiểu lao động trẻ em là lao động của người còn ở lứa tuổi trẻ em
đã phải đi làm cho bản thân và cho sự sống của gia đình.
Trong luật pháp quốc tế, “lao động trẻ em” là thuật ngữ thường dùng để chỉ
tình trạng một người dưới 18 tuổi phải làm các công việc có hại đến tinh thần, thể
chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách của các em; hoặc phải làm việc từ độ tuổi nhỏ
khiến cho các em mất đi cơ hội học tập và phát triển[13]. Theo Công ước Quốc tế
về quyền trẻ em năm 1989: “Lao động trẻ em là người lao động chưa đủ 18 tuổi
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi trưởng thành sớm
hơn”. Theo quan điểm của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), “Lao động trẻ em là
thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ em (những người dưới 18 tuổi) phải trực tiếp hoặc gián
tiếp tham gia làm những công việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm, ảnh hưởng
xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc
phải làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các em không có thời gian cần
thiết để học tập và vui chơi”.
Pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm “lao động trẻ em”.
Tuy nhiên, gắn với khái niệm “người chưa thành niên”, pháp luật Việt Nam định
nghĩa “người lao động chưa thành niên”: Người lao động chưa thành niên là người
lao động dưới 18 tuổi (Điều 161, Bộ luật Lao động 2012). Như vậy, có thể nói, pháp
luật Việt Nam đã bao hàm lao động trẻ em trong khái niệm người lao động chưa
thành niên.
1.5.2. Một số khái niệm liên quan đến lao động trẻ em:
Lao động trẻ em được nhận diện thông qua các tiêu chí về độ tuổi, thời giờ
làm việc, loại công việc và nơi làm việc được xem là nguy hại cho người dưới 18
tuổi theo là Công ước số 138 năm 1973 của ILO về tuổi lao động tối thiểu và Công
ước số 182 năm 1999 của ILO về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các
hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
a. Tuổi lao động tối thiểu:
Công ước số 138 của ILO quy định tuổi lao động tối thiểu, bao gồm tuổi tối
thiểu cơ bản, tuổi tối thiểu áp dụng với công việc nguy hại; tuổi tối thiểu áp dụng
với công việc nhẹ. Theo đó, độ tuổi lao động tối thiểu được ILO quy định như sau:
Tuổi tối thiểu chung: Không dưới 15 tuổi; hoặc Không dưới 14 tuổi
(đối với các nước đang phát triển)
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tuổi tối thiểu áp dụng với các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm: Không dưới 18 tuổi; hoặc Không dưới 16 tuổi (sức khỏa, an
toàn và phẩm hạnh phải được đảm bảo)
Tuổi tối thiểu áp dụng với các công việc nhẹ: 13-15 tuổi; hoặc 12-14
tuổi (đối với các nước đang phát triển)
b. Các loại công việc:
Các loại công việc được chia làm công việc nhẹ và công việc nguy hại. Trong
đó, công việc nhẹ được định nghĩa là những công việc trẻ em có thể thực hiện mà
không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn, hoặc không cản trở việc học tập hoặc
đào tạo nghề của các em.
Công việc nguy hại là một trong những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
Đây là những công việc có thể có hại cho sức khỏe, sự an toàn hoặc đạo đức của
thanh thiếu niên do tính chất nguy hiểm độc hại hoặc được tiến hành trong những
điều kiện có nguy cơ đặc biệt cao đối với các em.
c. Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất:
Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất được định nghĩa cụ thể tại Điều
3 Công ước số 182 về Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất của ILO. Theo
đó, những hành vi như: nô lệ, buôn bán và vận chuyển trẻ em, gán nợ, lao động nô
lệ và lao động cưỡng bức, trong đó có tuyển mộ cưỡng bức trẻ em tham gia vào các
xung đột vũ trang; sử dụng, mua bán hay chào mời trẻ em tham gia vào hoạt động
mại dâm, sản xuất các sản phẩm phim ảnh khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm; các
hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt cho việc sản xuất, tàng trữ, buôn bán và vận chuyển
chất ma tuý; những công việc có khả năng làm hại đến sức khỏe, an toàn hay đạo
đực của trẻ em, do bản chất công việc hay do hoàn cảnh, điều kiện tiến hành công
việc thì được coi là “những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất”.
1.5.3. Phân biệt “lao động trẻ em” và “trẻ em tham gia làm việc”
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Không phải tất cả các công việc do trẻ em thực hiện đều bị coi là lao động trẻ
em. Hiện nay chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa “lao động trẻ em” và “trẻ em tham
gia làm việc”, tuy nhiên, hai khái niệm này có thể được phân biệt dựa trên các tiêu
chí: Loại công việc và nơi làm việc; Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Các
hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất khác; và Thời giờ làm việc. Trẻ em và người
chưa thành niên là lao động trẻ em nếu vi phạm bất kỳ một tiêu chí nào trong các
tiêu chí trên.
Theo “Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ” (MICS) năm 2014,
trẻ em tham gia vào “lao động trẻ em” khi: (1) thực hiện các hoạt động kinh tế với
thời gian vượt ngưỡng thời gian cho phép đối với độ tuổi quy định; (2) làm việc
trong môi trường nguy hiểm; (3) làm công việc nhà với thời gian vượt ngưỡng thời
gian cho phép đối với độ tuổi tương ứng. Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm
2012 (Bộ LĐTBXH) chỉ xem xét những trẻ em thuộc hai hình thức (1) và (2) của
MICS 2014 là lao động trẻ em.
Bảng 1.5: Số giờ làm việc của trẻ em bị coi là lao động trẻ em:
Trẻ em tham gia lao động trẻ em Trẻ em tham gia lao động trẻ em (ILO –
(UNICEF – hoạt động kinh tế và các hoạt động kinh tế)
công việc trong gia đình)
Trẻ từ 5-11 tuổi thực hiện các hoạt động Trẻ từ 5-11 tuổi thực hiện các hoạt động
kinh tế ít nhất 1 giờ hoặc làm công việc kinh tế ít nhất 1 giờ trong một tuần
nhà ít nhất 28 giờ trong một tuần
Trẻ từ 12-14 tuổi thực hiện các hoạt Trẻ từ 12-14 tuổi thực hiện các hoạt
động kinh tế ít nhất 14 giờ hoặc làm động kinh tế ít nhất 14 giờ trong một
công việc nhà ít nhất 28 giờ trong một tuần
tuần
Trẻ từ 15-17 tuổi thực hiện các hoạt Trẻ từ 15-17 tuổi thực hiện các hoạt
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
động kinh tế hoặc làm công việc nhà ít động kinh tế ít nhất 43 giờ trong một
nhất 43 giờ trong một tuần tuần
Trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào làm việc Trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào làm việc
trong điều kiện nguy hiểm trong điều kiện nguy hiểm
Nguồn: Báo cáo phân tích tình hình trẻ em năm 2016 – UNICEF Khác với “lao
động trẻ em”, “trẻ em tham gia làm việc” đề cập đến những công việc trẻ có thể
làm, góp phần vào sự phát triển lành mạnh mà không gây ảnh
hưởng đến sức khỏe, tinh thần, trí tuệ của trẻ. Trẻ em tham gia làm việc không những
không gây ảnh hưởng tiêu cực lên sự phát triển của trẻ mà còn giúp trẻ tăng cường
kỹ năng sống cho các em. Nếu lao động trẻ em hướng tới lợi nhuận, trẻ em phải liên
tục làm việc để tăng năng suất lao động, tạo ra hàng hóa, vật chất thì trẻ em tham gia
làm viêc lại hướng đến việc rèn luyện kỹ năng sống, tạo cho trẻ những kỹ năng cần
thiết vì các hoạt động này đều là những công việc tự nguyện, những công việc trong
gia đình.
1.5.4. Nguyên nhân và tác động tiêu cực của lao động trẻ em:
a. Nguyên nhân của lao động trẻ em:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lao động trẻ em, có thể phân chia thành 2 loại:
“nguyên nhân bên trong” và “nguyên nhân bên ngoài”. Nguyên nhân bên trong bao
gồm các yếu tố xuất phát từ gia đình, ví dụ như: tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, ly
hôn của cha mẹ. Những nguyên nhân bên ngoài là những yếu tố xá hội tác động đến
trẻ em, có thể kể đến như: hệ thống giáo dục yếu kém, khủng hoảng kinh tế, nhận
thức và quan niệm của xã hội về lao động trẻ em,… Theo “Điều tra quốc gia về lao
động trẻ em năm 2012”, ở Việt Nam có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lao động trẻ
em: vấn đề kinh tế; vấn đề giáo dục; vấn đề về nhận thức, tâm lý.
Vấn đề kinh tế: có thể nói, đói nghèo là nguyên nhân hàng đầu dẫn đền
lao động trẻ em. Trẻ em thường phải lao động sớm nếu gia đình đang ở trong
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tình trạng khó khăn. Vì mục tiêu lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp lựa chọn việc thuê
trẻ em làm việc với lý do trẻ em sẽ có giá nhân công rẻ, dễ phục tùng và khéo léo
hơn người lớn trong một số công việc. Ở nhiều nơi trên thế giới, đông dân và đói
nghèo dẫn đến tình trạng các chính sách an sinh xã hội không thể đáp ứng được nhu
cầu của người dân và lẽ đương nhiên, lao động trẻ em ra đời để giải quyết điều tất
yếu đó.
Vấn đề giáo dục: Hệ thống giáo dục một số nước chưa được đầu tư
đầy đủ dẫn đến trẻ không có điều kiện tiếp cận với giáo dục, chương trình giáo dục
thiếu phù hợp cũng là nguyên nhân khiến cho một số trẻ em không thích đi học,
học kém. Trong trường hợp này, nhiều trẻ em sẽ có nguy cơ bỏ học và tìm việc làm
Vấn đề về nhận thức, tâm lý: Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ em cần phải làm việc
sớm và đóng góp vào kinh tế gia đình (trong một số trường hợp, ví dụ như
ở các làng nghề, là để duy trì nghề truyền thống của gia đình) dẫn đến trẻ buộc phải
tham gia hoạt động kinh tế. Sự phân biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt trong
vấn đề học tập, dẫn đến một số trẻ em gái phải thôi học sớm để lao động. Ngoài ra,
một số trẻ mong muốn tự lập, thể hiện ở việc muốn đi làm, đi học nghề tuy nhiên
không được định hướng rõ ràng nên rất dễ bị lợi dụng, trở thành lao động trẻ em.
Ngoài 3 nguyên nhân chính kể trên, lao động trẻ em còn là hậu quả của những
bất cập, hạn chế trong hệ thống chính sách, pháp luật về phòng ngừa, giảm thiểu lao
động trẻ em. Tổ chức thực thi còn thiếu hiệu quả, mới chỉ điều chỉnh quan hệ lao
động ở khu vực kinh tế chính thức. Vấn đề đô thị hóa nhanh, nhiều gia đình quyết
định di cư từ nông thôn ra thành thị, dẫn đến những trường hợp lao động trẻ em trong
một số gia đình di cư nghèo. Một số cha mẹ sau khi ly thân hoặc ly hôn nhưng thiếu
trách nhiệm với con đã dẫn đến một số trẻ em bỏ học sớm, đi lang thang và tự kiếm
sống.
b. Tác động tiêu cực của lao động trẻ em:
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Mặc dù lao động trẻ em có thể giúp gia đình trẻ giải quyết được nhu cầu vật
chất trước mắt nhưng về lâu dài, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến bản thân trẻ,
gia đình và xã hội.
Những tác động tiêu cực lên bản thân trẻ:
Về thể chất: Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương về mặt thể chất hơn so với
người lớn khi tham gia lao động. Để các em làm việc ở độ tuổi quá sớm có thể gây
ra những tác động nghiêm trộng đến thể chất của các em. Có thể kể ra một số các
mỗi nguy hại đối với trẻ em khi tham gia lao động trẻ em: không có đủ kiến thức
bảo vệ bản thân trong môi trường làm việc, điều kiện vệ sinh kém, thiếu các thiết bị
bảo hộ lao động cần thiết (do các thiết bị này được thiết kế với cỡ lớn phù hợp với
những người thành niên). Ngoài ra, việc liên tục làm những công việc không phù
hợp với lứa tuổi có thể khiến cho các em gặp phải những căn bệnh như suy dinh
dưỡng, những bệnh liên quan đến lao động, tai nạn lao động nhưng không được tiếp
cận với những dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe. Những rủi ro về sức khoẻ là đặc biệt
lớn khi trẻ em phải làm các công việc không được luật pháp cho phép.
Về tâm lý: Bên cạnh những tác động về thể chất, trẻ em tham gia lao động
sớm có thể phải đối mặt với việc bị đối xử bất công, phân biệt đối xử, có thể suy
giảm lòng tự tôn, khiến trẻ thiếu tự tin. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi rơi
vào các tình huống lao động trẻ em tồi tệ nhất như phải làm nô lệ hoặc nô dịch; tham
gia xung đột vũ trang; làm mại dâm; sản xuất, vận chuyển ma tuý…hậu quả tâm lý
gây ra cho lao động trẻ em có thể rất nặng nề như: khó hòa nhập xã hội; có thái độ
bạo lực, trầm cảm, thậm chí có ý định tự hủy hoại bản thân... Thậm chí nhiều em
còn bị lạm dụng tình dục, trở thành nạn nhân của ngành “công nghiệp tình dục”.
Về nhận thức: Trẻ em tham gia lao động sớm đồng nghĩa với việc các em sẽ
bị hạn chế, khó khăn hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội tiên tiên tiến để
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tiếp thu, nâng cao kỹ năng sống. Vì còn bị hạn chế về nhận thức và kinh nghiệm
sống nên khi phải đối mặt với những ảnh hưởng về tâm lý, trẻ sẽ có khả năng dễ sa
ngã vào những tệ nạn xã hội, gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội.
Về giáo dục: Lao động trẻ em tác động tiêu cực đến việc hưởng thụ quyền
học tập của trẻ. Khi trẻ em tham gia lao động sớm thì các em sẽ không còn nhiều
thời gian cho việc học tập. Làm việc nặng nhọc hoặc nhiều thời gian là một trong
những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc giảm khả năng tiếp thu trong quá trình
học tập, từ đó thành tích học tập bị sút giảm, bị thụt lùi so với bạn bè và gặp khó
khăn trong việc hòa nhập vào môi trường học tập từ đó trẻ sẽ chán học và có khả
năng bỏ học sớm.
Tác động tiêu cực với gia đình, cộng đồng và xã hội:
Lao động trẻ em không chỉ gây nên những tác động tiên cực đến bản thân trẻ
mà còn gây ra những hậu quả nặng nề cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Trẻ em
phải nghỉ học sớm để tham gia lao động là tác nhân lớn khiến cho các em không
được tham gia học tập, đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Chính vì vậy,
sau khi trưởng thành, các em sẽ khó có cơ hội cạnh tranh và tìm một công việc với
mức lương ổn định hơn so với những bạn được đào tạo bài bản. Việc làm bấp bênh
và thu nhập thấp dẫn đến nghèo đói, thất nghiệp trong các gia đình và cộng đồng có
lao động trẻ em. Vì vậy, có thể nói lao động trẻ em góp phần làm gia tăng tình trạng
nghèo đói, thất nghiệp trong gia đình và ở cộng đồng.
Tình trạng lao động trẻ em tạo ra những trở ngại lớn cho sự phát triển của
quốc gia, do nó tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực. Một quốc gia mà
lao động trẻ em còn phổ biến sẽ có chất lượng nguồn nhân lực thấp, trong đó lao
động phổ thông (lao động chân tay) là chủ yếu[3]. Trong khi đó, xu thế của nền
kinh tế thế giới hiện nay đòi hỏi cần phải có lực lượng lớn lao động tri thức để có
thể đóng góp cho ngành công nghiệp.
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Ngoài ra, như đã đề cập đến ở phần trên, trẻ em tham gia lao động sớm sẽ rất
dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội, điều này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân trẻ mà
còn gây nên những hệ lụy đến an ninh trật tự. Bản thân trẻ khi đó sẽ trở thành gánh
nặng cho toàn thể xã hội.
1.6. Bảo vệ trẻ em trong pháp luật hôn nhân gia đình:
1.6.1. Một số khái niệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình:
a. Khái niệm gia đình:
Gia đình có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau dưới các góc độ khác
nhau. Theo quan niệm truyền thống, gia đình như một tế bào của xã hội, là một nhóm
xã hội thu nhỏ có sự đan xen giữa các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hóa, tâm lý,…
Mọi người trong gia đình có sự liên quan mật thiết đến nhau chính vì vậy mà người
trong gia đình có thể gắn bó yêu thương lẫn nhau vô điều kiện. Dưới góc nhìn nhân
chủng học, “gia đình là một thiết chế xã hội liên kết con người lại với nhau nhằm
thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái. Đó là sự liên kết ít nhất là hai
người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hoặc nhận con nuôi. Dưới góc nhìn pháp
luật, “ Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau qua hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với
nhau”. Như vậy theo định nghĩa này, những người trong gia đình có thể cùng hoặc
không cùng huyết thống, tuy nhiên đều cần phải có sự ràng buộc nhau về nghĩa vụ
và trách nhiệm.
b. Khái niệm cha mẹ, con:
Quan hệ giữa cha mẹ và con về mặt pháp lý chỉ được phát sinh khi được sự
chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cha mẹ bao gồm cha mẹ đẻ và
cha mẹ nuôi. Dưới góc độ pháp lý, khái niệm cha, mẹ, con luôn gắn liền với những
sự kiện pháp lý nhất định. Cha đẻ, mẹ đẻ trong mối quan hệ với con là người trực
tiếp sinh ra người con, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Theo quy định của luật Hôn nhân gia đình, những trường hợp được xem là
con chung của vợ chồng như sau: Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân; Vợ có
thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi ly hôn mới sinh con; Vợ có thai trong
thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi người chồng chết mới phát hiện mình có thai và
sinh con; Vợ chồng chưa đăng ký kết hôn mà có con và thừa nhận đó là con chung.
Khái niệm con được xác định trong một số trường hợp đặc biệt: “Con trong giá thú”
và “Con ngoài giá thú”. Theo đó, con trong giá thú là con có cha mẹ đã đăng ký kết
hôn hợp pháp. Có những trường hợp hai người chung sống với nhau như vợ chồng
nhưng không đăng ký kết hôn, không phải là vợ chồng hợp pháp, như vậy con sinh
ra sẽ được coi là con ngoài giá thú.
Khái niệm con đẻ, con nuôi: Con đẻ trong mối quan hệ với cha mẹ là người
được cha mẹ sinh ra có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Con đẻ được
xác định dựa trên yếu tố thời kỳ hôn nhân, sự kiện sinh đẻ, sự thừa nhận của cha mẹ
và con. Khái niệm con nuôi được xuất phát từ sự kiện nhận nuôi con nuôi. Đó là
quan hệ cha mẹ - con được xác lập không bằng con đường sinh sản mà theo nguyện
vọng của các đương sự và theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Việc nuôi con nuôi chỉ có thể được xác lập do sự bày tỏ ý chí của người nuôi và
người được nuôi hoặc người đại diện của người được nuôi theo trình tự pháp luật.
Ngoài ra, Luật Hôn nhân – gia đình năm 2014 còn quy định về vấn đề mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đây là một quy định mới, phù hợp với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật và mong muốn của nhiều người. Trong trường hợp này, khi
người vợ không thể mang thai thì có thể nhờ đến người mang thai hộ, đứa trẻ sẽ
được hình thành từ trứng của người vợ với tinh trùng của người chồng. Đứa trẻ này
sẽ được coi là con đẻ của hai vợ chồng khi sự thụ tinh là kết quả của cả hai vợ chồng
và người mang thai hộ chỉ đóng vai trò giúp đỡ, hỗ trợ cho sự ra đời của đứa trẻ.
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.6.2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con:
Để có thể tạo ra một môi trường tốt nhất giúp con cái phát triển, cha mẹ cần
phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với con. Theo luật Hôn nhân gia đình
năm 2014, chúng ta có thể chia nghĩa vụ và quyền của cha mẹ thành 2 nhóm:
Nghĩa vụ và quyền về nhân thân: Cha mẹ có nghĩa vụ phải thương yêu con,
tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh
về thể chất, trí tuệ, đạo đức và trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân
có ích cho xã hội. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không
có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trong trường hợp con
chưa thành niên hoặc con đã thành niên những mất năng lực hành
vi dân sự, cha mẹ có nghĩa vụ phải trở thành người giám hộ hoặc đại diện theo quy
định của Bộ luật dân sự. Cha mẹ không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở
giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động
của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không
có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái
đạo đức xã hội. Tuy vậy, không phải tất cả cha mẹ đều có đầy đủ quyền với con của
mình; trong một số trường hợp, cha mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa
thành niên. Ví dụ như khi: cha mẹ bị kết án về một trong các hành vi cố ý xâm phạm
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con; khi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con…
Nghĩa vụ và quyền về tài sản: Quan hệ tài sản của cha mẹ đối với con có thể
chia thành 2 nhóm: quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ tài sản khác. Nghĩa vụ cấp dưỡng
được pháp luật quy định gắn liền với nhân thân của cha mẹ và không thể thay thế
hay chuyển giao cho người khác. Các quan hệ tài sản khác bao gồm: nghĩa vụ và
quyền quản lý, định đoạt tài sản của con chưa thành niên, bồi thường thiệt hại do
con chưa thành niên gây ra…
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.6.3. Căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với con:
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con phát sinh dựa trên 2 sự kiện: sự
kiện sinh đẻ hoặc sự kiện nhận con nuôi.
a. Phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ:
Sinh đẻ tự nhiên: Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, con được sinh
ra trong thời kỳ hôn nhân thì được coi là con chung của hai vợ chồng. Con được
mang thai trong thời kỳ hôn nhân cũng được coi là con chung của hai vợ chồng. Như
vậy, nếu người vợ sinh con sau khi ly hôn mà chưa kết hôn với người khác thì con
đó cũng được coi là con chung của hai vợ chồng. Trong trường hợp cha mẹ không
thừa nhận con thì cần phải có chứng cứ, yêu cầu và được Tòa án chấp nhận.
Sinh đẻ nhờ sự can thiệp của y học: việc sinh con nhờ vào sự can thiệp của
y học có thể được chia làm hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là khi cha mẹ thực
hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm.
Phương pháp này thường áp dụng cho những cặp vợ chồng vô sinh hoặc mẹ đơn
thân. Những người này sẽ có quyền và nghĩa vụ đối với đứa trẻ đó theo quy định của
pháp luật. Trường hợp thứ hai là khi con được sinh ra nhờ phương pháp mang thai
hộ. “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không
vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể
mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy
noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau
đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai
và sinh con.” Luật hôn nhân gia đình chỉ thừa nhận vấn đề mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo. Đứa trẻ được sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ sẽ là con chung của
vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra. Quyền, nghĩa vụ của
cha mẹ đối với con cũng sẽ phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra.
b. Phát sinh dựa trên sự kiện nhận con nuôi:
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận con
nuôi (cha mẹ nuôi) với người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được
nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với
đạo đức xã hội. Đó là quan hệ cha mẹ - con được xác lập không bằng con đường
sinh sản mà theo nguyện vọng của các đương sự và theo quyết định của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
Để được nhận con nuôi, người nuôi phải là cá nhân (không thể là một pháp
nhân, một hộ gia đình …). Đó có thể là vợ và chồng hoặc một cá nhân độc thân. Về
mặt lý thuyết, cá nhân đang có vợ (chồng) có thể nhận con nuôi mà không cần có sự
tham gia hoặc sự đồng ý của vợ (chồng). Người nhận nuôi phải có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ
ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Không đang bị hạn chế
một số quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên; có tư cách đạo đức tốt; Không
đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
Không đang chấp hành hình phạt tù… Người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em
dưới 16 tuổi hoặc là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cha dượng, mẹ
kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Một
người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ
chồng. Để việc nuôi con nuôi được pháp luật công nhận, để quan hệ giữa người được
nhận nuôi và người nhận nuôi phát sinh quan hệ về quyền và nghĩa vụ, việc nhận
nuôi phải tuân thù theo các quy định của pháp luật về điều kiện nhận con nuôi, thủ
tục nhận con nuôi… Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi với con nuôi sẽ phát sinh
kể từ khi đăng ký nhận con nuôi và quan hệ pháp luật giữa hai bên được xác lập.
1.6.4. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân (về mặt pháp lý) ngay trong lúc cả
vợ và chồng đều còn sống. Đây là biện pháp cuối cùng mà luật cho phép thực
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng khủng hoảng mà không
thể được khắc phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác. Sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn
phải có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành
niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình.
Sau khi ly hôn, cha mẹ có quyền ngang nhau trong việc được trực tiếp nuôi
con. Vợ chồng thỏa thuận với nhau về việc nuôi con cũng như quyền và nghĩa vụ
của cha mẹ đối với con, trong trường hợp không thể thỏa thuận được thì sẽ nhờ đến
tòa án giải quyết. Hai bên đều có quyền ngang nhau trong vấn đề thăm nom sau khi
ly hôn hoặc yêu cầu đổi người trực tiếp nuôi dưỡng. Điều này có nghĩa là người trực
tiếp nuôi con không có quyền cản trở người còn lại thăm nom con sau ly hôn.
Quyền thăm nom là một trong những điều kiện cơ bản bảo đảm cho việc thực
hiện quyền cha mẹ trong trường hợp cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con. Gắn chặt
với quyền cha mẹ, quyền thăm nom bao hàm cả quyền giám sát việc trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người trực tiếp nuôi con. Quyền thăm nom
được thực hiện theo ý chí của người có quyền chứ không bị ràng buộc vào các thoả
thuận với người nuôi con. Tuy nhiên, trong trường hợp người không trực tiếp nuôi
con lạm dụng việc thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm
sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con, thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án
hạn chế quyền thăm con của người đó.
Ngoài ra, người không trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án xem xét và
thay đổi người trực tiếp nuôi con nhằm đảm bảo quyền lợi của con. Thay đổi người
trực tiếp nuôi con có thể hiểu là việc khởi kiện yêu cầu tòa án thay đổi quyền nuôi
con mà trước đó trong quyết định cho phép ly hôn của tòa án phán quyết cho một
bên (vợ hoặc chồng) có quyền nuôi bây giờ yêu cầu đổi lại cho bên kia. Người có
quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ bị thay đổi khi có thỏa thuận về việc thay
đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con hoặc người đang trực
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con. Trong một số trường hợp, khi cả cha và mẹ đều không có đủ điều kiện
trực tiếp nuôi con thì có thể giao con cho một người khác nuôi dưỡng. Việc quyết
định ai là người nuôi dưỡng đứa trẻ đều phải xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền
lời về mọi mặt cho đứa trẻ đó.
Ngoài những quyền đã nêu trên, người không trực tiếp nuôi con còn phải có
nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn. “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng
góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung
với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp
người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu”. Cấp
dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc đối với người không trực tiếp nuôi con. Nếu người có
nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ này thì tùy vào mức độ
vi phạm có thể bị xử lý hành chính, dân sự hoặc hình sự theo quy định của pháp luật
hiện hành. Trong trường hợp giải quyết ly hôn do vợ hoặc chồng mất tích thì nghĩa
vụ cấp dưỡng không được đặt rabởi người mất tích đó không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng trên thực tế gây ảnh hưởng và không đảm bảo được quyền và
lợi ích hợp pháp của đứa con do không được hưởng khoản cấp dưỡng nào từ người
mất tích cho các nhu cầu, quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản. Phương thức
cấp dưỡng được xác định ưu tiên qua sự thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản hoặc
bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án, có thể bao gồm: cấp dưỡng
theo định kỳ hoặc cấp dưỡng một lần. Tương tự như cách xác định phương thức cấp
dưỡng, mức cấp dưỡng ưu tiên do các bên tự thỏa thuận bằng văn bản hoặc bằng
miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án. Cấp dưỡng có thể được thực hiện
bằng tiền hoặc hiện vật. Cấp dưỡng bằng tiền là hình thức cấp dưỡng thông dụng
nhất. Trong trường hợp có thỏa thuận khác thì việc cấp dưỡng có thể được thực hiện
bằng hiện vật.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận về bảo vệ trẻ em trong pháp luật lao động và hôn nhân gia đình.docx

Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lộtCông tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lộtphongnq
 
5289 1362647865 hoi_dap_pl_tinh_huong_pl_danh_cho_hoc_vien_trung_tam_hoc_tap_...
5289 1362647865 hoi_dap_pl_tinh_huong_pl_danh_cho_hoc_vien_trung_tam_hoc_tap_...5289 1362647865 hoi_dap_pl_tinh_huong_pl_danh_cho_hoc_vien_trung_tam_hoc_tap_...
5289 1362647865 hoi_dap_pl_tinh_huong_pl_danh_cho_hoc_vien_trung_tam_hoc_tap_...Thanhvan Luuvu
 
Hỏi đáp ngừng đánh đập cấm trừng phạt thân thể trẻ em (2017)
Hỏi đáp ngừng đánh đập cấm trừng phạt thân thể trẻ em (2017)Hỏi đáp ngừng đánh đập cấm trừng phạt thân thể trẻ em (2017)
Hỏi đáp ngừng đánh đập cấm trừng phạt thân thể trẻ em (2017)NhnTrn71
 
Phòng giáo dục đào tạo
Phòng giáo dục đào tạoPhòng giáo dục đào tạo
Phòng giáo dục đào tạoPhan Phan
 
Bai du thi hien phap
Bai du thi hien phapBai du thi hien phap
Bai du thi hien phapDung Le
 
Câu hỏi hiến pháp 2013 chính thức
Câu hỏi hiến pháp 2013 chính thứcCâu hỏi hiến pháp 2013 chính thức
Câu hỏi hiến pháp 2013 chính thứcHuong Huynh
 

Similar to Cơ sở lý luận về bảo vệ trẻ em trong pháp luật lao động và hôn nhân gia đình.docx (20)

Cơ Sở Lý Luận Lao Động Chưa Thành Niên Theo Pháp Luật Lao Động Việt Nam Hi...
Cơ Sở Lý Luận Lao Động Chưa Thành Niên Theo Pháp Luật Lao Động Việt Nam Hi...Cơ Sở Lý Luận Lao Động Chưa Thành Niên Theo Pháp Luật Lao Động Việt Nam Hi...
Cơ Sở Lý Luận Lao Động Chưa Thành Niên Theo Pháp Luật Lao Động Việt Nam Hi...
 
Cơ Sở Lý Luận Lao Động Chưa Thành Niên Theo Pháp Luật Lao Động Việt Nam Hi...
Cơ Sở Lý Luận Lao Động Chưa Thành Niên Theo Pháp Luật Lao Động Việt Nam Hi...Cơ Sở Lý Luận Lao Động Chưa Thành Niên Theo Pháp Luật Lao Động Việt Nam Hi...
Cơ Sở Lý Luận Lao Động Chưa Thành Niên Theo Pháp Luật Lao Động Việt Nam Hi...
 
Cơ Sở Lý Luận Lao Động Chưa Thành Niên Theo Pháp Luật Lao Động Việt Nam Hi...
Cơ Sở Lý Luận Lao Động Chưa Thành Niên Theo Pháp Luật Lao Động Việt Nam Hi...Cơ Sở Lý Luận Lao Động Chưa Thành Niên Theo Pháp Luật Lao Động Việt Nam Hi...
Cơ Sở Lý Luận Lao Động Chưa Thành Niên Theo Pháp Luật Lao Động Việt Nam Hi...
 
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lộtCông tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
 
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng các quy định của ...
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng các quy định của ...Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng các quy định của ...
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng các quy định của ...
 
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
 
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
 
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
 
5289 1362647865 hoi_dap_pl_tinh_huong_pl_danh_cho_hoc_vien_trung_tam_hoc_tap_...
5289 1362647865 hoi_dap_pl_tinh_huong_pl_danh_cho_hoc_vien_trung_tam_hoc_tap_...5289 1362647865 hoi_dap_pl_tinh_huong_pl_danh_cho_hoc_vien_trung_tam_hoc_tap_...
5289 1362647865 hoi_dap_pl_tinh_huong_pl_danh_cho_hoc_vien_trung_tam_hoc_tap_...
 
Hỏi đáp ngừng đánh đập cấm trừng phạt thân thể trẻ em (2017)
Hỏi đáp ngừng đánh đập cấm trừng phạt thân thể trẻ em (2017)Hỏi đáp ngừng đánh đập cấm trừng phạt thân thể trẻ em (2017)
Hỏi đáp ngừng đánh đập cấm trừng phạt thân thể trẻ em (2017)
 
Tiểu luận về bạo hành trẻ em ở Việt Nam.doc
Tiểu luận về bạo hành trẻ em ở Việt Nam.docTiểu luận về bạo hành trẻ em ở Việt Nam.doc
Tiểu luận về bạo hành trẻ em ở Việt Nam.doc
 
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
 
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh PhúcLuận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
 
Quyền con người của người chưa thành niên phạm tội, HAY
Quyền con người của người chưa thành niên phạm tội, HAYQuyền con người của người chưa thành niên phạm tội, HAY
Quyền con người của người chưa thành niên phạm tội, HAY
 
Phòng giáo dục đào tạo
Phòng giáo dục đào tạoPhòng giáo dục đào tạo
Phòng giáo dục đào tạo
 
BÀI MẪU Tiểu luận về bạo hành trẻ em, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Tiểu luận về bạo hành trẻ em, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Tiểu luận về bạo hành trẻ em, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Tiểu luận về bạo hành trẻ em, HAY, 9 ĐIỂM
 
Bai du thi hien phap
Bai du thi hien phapBai du thi hien phap
Bai du thi hien phap
 
Luận án: Người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sự
Luận án: Người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sựLuận án: Người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sự
Luận án: Người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sự
 
Câu hỏi hiến pháp 2013 chính thức
Câu hỏi hiến pháp 2013 chính thứcCâu hỏi hiến pháp 2013 chính thức
Câu hỏi hiến pháp 2013 chính thức
 
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt NamQuyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docxDanh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxKho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
 
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
 

Recently uploaded

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Cơ sở lý luận về bảo vệ trẻ em trong pháp luật lao động và hôn nhân gia đình.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 1.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Lao động: Pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động là những quy định được đặt ra trong hệ thống quy phạm pháp luật với mục đích phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hành vi sử dụng người dưới 18 tuổi tham gia vào những công việc nặng nhọ, độc hại, gây nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội; hoặc phải làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các em không có thời gian cần thiết để học tập và vui chơi. 1.2. Khái niệm pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình: Pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình là những quy định được đặt ra trong hệ thống quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Hôn nhân và gia đình ví dụ như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật nuôi con nuôi, Luật phòng chống bạo lực gia đình nhằm mục đích bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi bạo hành trẻ em,… và những hành vi có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 1.3. Khái niệm trẻ em: Trong em có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận của từng lĩnh vực cụ thể. Về mặt sinh học, “trẻ em” là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh và tuổi dậy thì. Dưới góc độ pháp lý, trẻ em được xác định theo độ tuổi tùy thuộc vào sự quy định của mỗi quốc gia. Trong Luật Quốc tế, trẻ em được được định nghĩa là những người dưới 18 tuổi: Trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn. (Điều 1, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, 1989). Công ước số 182 của ILO cũng quy định “Trong phạm vi Công ước này, thuật ngữ “trẻ em” được áp dụng để chỉ tất cả những người dưới 18 tuổi” (Điều 1). 12
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Pháp luật Việt Nam quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi. (Điều 1, Luật Trẻ em, 2016). Như vậy, Việt Nam ghi nhận độ tuổi trẻ em cần được pháp luật bảo vệ là dưới 16 tuổi (thấp hơn so với độ tuổi được quy định bởi các Công ước Quốc tế). Ngoài Luật Trẻ em năm 2016, trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn quy định về vấn đề trẻ em ở các ngành luật khác nhau: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Lao động,… Bên cạnh khái niệm trẻ em, pháp luật Việt Nam còn có khái niệm “người chưa thành niên”: Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. (Khoản 1, Điều 21, Bộ luật Dân sự, 2015) 1.4. Pháp luật và nguyên tắc quốc tế về quyền trẻ em 1.4.1. Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em: Pháp luật quốc tế hiện nay có khoảng hơn 80 văn kiện quốc tế (Công ước, tuyên ngôn, chương trình…) trực tiếp hoặc gián tiếp quy định hoặc có liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ em. Một số văn kiện quốc tế về quyền trẻ em có thể kể đến như: - Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em năm 1924: Đây là văn kiện quốc tế đầu tiên về quyền trẻ em. Năm 1924 Hội quốc liên đã chấp thuận thông qua Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em do Hiệp hội quốc tế về quỹ cứu trợ trẻ em soạn thảo trên cơ sở Hiến chương về quyền trẻ em năm 1923. Trong Tuyên bố này, vấn đề quyền trẻ em được liệt kê cụ thể theo 5 nhóm quyền như: (1) Trẻ em phải được phát triển một cách bình thường cả về thể chất và tinh thần; (2) Trẻ đói phải được cho ăn, trẻ ốm phải được chữa trị, trẻ lạc hậu phải được giúp đỡ, trẻ phạm tội phải được giáo dục, trẻ mồ côi và lang thang phải có nơi trú ẩn và phải được chăm sóc; (3) Khi xảy ra tai họa, trẻ em là người đầu tiên được cứu trợ; (4) Trong đời sống, trẻ em phải có quyền được kiếm sống và phải được bảo vệ chống lại mọi hình thức bóc lột; (5) Trẻ em phải được nuôi dưỡng theo nhận thức rằng, tài năng của chúng phải phục vụ cho đồng bào mình. 13
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Tuyên ngôn về quyền trẻ em: Tuyên ngôn được Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1959, đưa ra những nguyên tắc tiến bộ hơn với phương châm loài người phải dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất mà mình có; các quyền trẻ em cũng được mở rộng hơn so với Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em năm 1924. Trẻ em được hưởng các quyền trên đây không phân biệt mầu da, giới tính, tín ngưỡng, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội. Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959 chỉ mang tính chất khuyến nghị nên chỉ có giá trị về mặt chính trị và đạo đức, không có giá trị pháp lý bắt buộc. - Công ước về quyền trẻ em năm 1989: Công ước này được Liên hợp quốc thông qua 20/11/1989 và có hiệu lực từ 2/9/1990. Công ước về quyền trẻ em năm 1989 là Công ước đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em theo hướng tiến bộ, thừa nhận mọi trẻ em đều có quyền được sống, được phát triển, được tham gia và được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Công ước là văn bản có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em trên toàn thế giới. Việt nam là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn - Ngoài ra còn còn có một số Công ước, văn kiện quốc tế khác có đề cập đến từng lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em như: Công ước về trấn áp buôn bán người và bóc lột mại dâm; Quy tắc tối thiểu của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên; Công ước La hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác giữa các nước về con nuôi nước ngoài; Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em, buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; Công ước số 138 năm 1973 của ILO về tuổi lao động tối thiểu; Công ước 182 về cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất… 1.4.2. Nguyên tắc quốc tế về quyền trẻ em: 14
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Theo Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam đã phê chuẩn năm 1990, xuyên suốt Công ước là 4 nguyên tắc cơ bản về quyền trẻ em: - Không phân biệt đối xử trong việc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em: Tất cả các quyền đều áp dụng cho tất cả trẻ em, không có ngoại lệ. Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ trẻ em chống lại bất kỳ hình thức phân biệt, đối xử nào và có những biện pháp tích cực để đẩy mạnh quyền trẻ em. Trẻ em phải được đối xử như nhau, không bị phân biệt bởi bất kì lý do nào “Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền của trẻ em mà không có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào, bất kể trẻ em, cha mẹ hay người giám hộ pháp lý của trẻ em đó thuộc chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia, dân tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, xuất thân gia đình và những mối tương quan khác” (Điều 2) - Dành cho trẻ em những lợi ích tốt đẹp nhất: Tất cả các hành động của cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trẻ em cần tính đến đầy đủ lợi ích tốt nhất của trẻ em. Nhà nước phải đem lại cho trẻ em sự chăm sóc đầy đủ trong trường hợp cha mẹ hoặc những người khác có trách nhiệm không làm được việc ấy. “Trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em, dù do cơ quan phúc lợi xã hội công hay tư nhân, tòa án, các nhà chức trách hành chính hay những cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu” (Điều 3) - Trẻ em có quyền được xác lập và thể hiện ý kiến riêng của mình: trẻ em có quyền tự do phát biểu ý kiến về tất cả mọi vấn đề có ảnh hưởng đến mình và những ý kiến đó phải được coi trọng. Nhà nước phải tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ em nói lên ý kiến của mình trong quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính có ảnh hưởng đến trẻ em hoặc thông qua người đại diện phù hợp với pháp luật quốc gia. “Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ em có đủ khả năng hình thành các quan điểm riêng của mình được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về tất 15
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cả các vấn đề có ảnh hưởng đến các em và những quan điểm của các em phải được coi trọng một cách phù hợp với độ tuổi và độ trưởng thành của các em” (Điều 12) - Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống: Quyền được sống còn bao gồm Quyền được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh sau khi ra đời. “Các Quốc gia thành viên công nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em” (Điều 6) - Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống: Quyền được sống còn bao gồm Quyền được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh sau khi ra đời. “Các Quốc gia thành viên công nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em” (Điều 6) 1.5. Bảo vệ trẻ em trong pháp luật lao động: 1.5.1. Khái niệm lao động trẻ em: “Lao động” là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. Từ đó có thể hiểu lao động trẻ em là lao động của người còn ở lứa tuổi trẻ em đã phải đi làm cho bản thân và cho sự sống của gia đình. Trong luật pháp quốc tế, “lao động trẻ em” là thuật ngữ thường dùng để chỉ tình trạng một người dưới 18 tuổi phải làm các công việc có hại đến tinh thần, thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách của các em; hoặc phải làm việc từ độ tuổi nhỏ khiến cho các em mất đi cơ hội học tập và phát triển[13]. Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em năm 1989: “Lao động trẻ em là người lao động chưa đủ 18 tuổi 16
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi trưởng thành sớm hơn”. Theo quan điểm của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), “Lao động trẻ em là thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ em (những người dưới 18 tuổi) phải trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia làm những công việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc phải làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các em không có thời gian cần thiết để học tập và vui chơi”. Pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm “lao động trẻ em”. Tuy nhiên, gắn với khái niệm “người chưa thành niên”, pháp luật Việt Nam định nghĩa “người lao động chưa thành niên”: Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi (Điều 161, Bộ luật Lao động 2012). Như vậy, có thể nói, pháp luật Việt Nam đã bao hàm lao động trẻ em trong khái niệm người lao động chưa thành niên. 1.5.2. Một số khái niệm liên quan đến lao động trẻ em: Lao động trẻ em được nhận diện thông qua các tiêu chí về độ tuổi, thời giờ làm việc, loại công việc và nơi làm việc được xem là nguy hại cho người dưới 18 tuổi theo là Công ước số 138 năm 1973 của ILO về tuổi lao động tối thiểu và Công ước số 182 năm 1999 của ILO về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. a. Tuổi lao động tối thiểu: Công ước số 138 của ILO quy định tuổi lao động tối thiểu, bao gồm tuổi tối thiểu cơ bản, tuổi tối thiểu áp dụng với công việc nguy hại; tuổi tối thiểu áp dụng với công việc nhẹ. Theo đó, độ tuổi lao động tối thiểu được ILO quy định như sau: Tuổi tối thiểu chung: Không dưới 15 tuổi; hoặc Không dưới 14 tuổi (đối với các nước đang phát triển) 17
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tuổi tối thiểu áp dụng với các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Không dưới 18 tuổi; hoặc Không dưới 16 tuổi (sức khỏa, an toàn và phẩm hạnh phải được đảm bảo) Tuổi tối thiểu áp dụng với các công việc nhẹ: 13-15 tuổi; hoặc 12-14 tuổi (đối với các nước đang phát triển) b. Các loại công việc: Các loại công việc được chia làm công việc nhẹ và công việc nguy hại. Trong đó, công việc nhẹ được định nghĩa là những công việc trẻ em có thể thực hiện mà không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn, hoặc không cản trở việc học tập hoặc đào tạo nghề của các em. Công việc nguy hại là một trong những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Đây là những công việc có thể có hại cho sức khỏe, sự an toàn hoặc đạo đức của thanh thiếu niên do tính chất nguy hiểm độc hại hoặc được tiến hành trong những điều kiện có nguy cơ đặc biệt cao đối với các em. c. Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất: Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất được định nghĩa cụ thể tại Điều 3 Công ước số 182 về Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất của ILO. Theo đó, những hành vi như: nô lệ, buôn bán và vận chuyển trẻ em, gán nợ, lao động nô lệ và lao động cưỡng bức, trong đó có tuyển mộ cưỡng bức trẻ em tham gia vào các xung đột vũ trang; sử dụng, mua bán hay chào mời trẻ em tham gia vào hoạt động mại dâm, sản xuất các sản phẩm phim ảnh khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm; các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt cho việc sản xuất, tàng trữ, buôn bán và vận chuyển chất ma tuý; những công việc có khả năng làm hại đến sức khỏe, an toàn hay đạo đực của trẻ em, do bản chất công việc hay do hoàn cảnh, điều kiện tiến hành công việc thì được coi là “những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất”. 1.5.3. Phân biệt “lao động trẻ em” và “trẻ em tham gia làm việc” 18
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Không phải tất cả các công việc do trẻ em thực hiện đều bị coi là lao động trẻ em. Hiện nay chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa “lao động trẻ em” và “trẻ em tham gia làm việc”, tuy nhiên, hai khái niệm này có thể được phân biệt dựa trên các tiêu chí: Loại công việc và nơi làm việc; Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất khác; và Thời giờ làm việc. Trẻ em và người chưa thành niên là lao động trẻ em nếu vi phạm bất kỳ một tiêu chí nào trong các tiêu chí trên. Theo “Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ” (MICS) năm 2014, trẻ em tham gia vào “lao động trẻ em” khi: (1) thực hiện các hoạt động kinh tế với thời gian vượt ngưỡng thời gian cho phép đối với độ tuổi quy định; (2) làm việc trong môi trường nguy hiểm; (3) làm công việc nhà với thời gian vượt ngưỡng thời gian cho phép đối với độ tuổi tương ứng. Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 (Bộ LĐTBXH) chỉ xem xét những trẻ em thuộc hai hình thức (1) và (2) của MICS 2014 là lao động trẻ em. Bảng 1.5: Số giờ làm việc của trẻ em bị coi là lao động trẻ em: Trẻ em tham gia lao động trẻ em Trẻ em tham gia lao động trẻ em (ILO – (UNICEF – hoạt động kinh tế và các hoạt động kinh tế) công việc trong gia đình) Trẻ từ 5-11 tuổi thực hiện các hoạt động Trẻ từ 5-11 tuổi thực hiện các hoạt động kinh tế ít nhất 1 giờ hoặc làm công việc kinh tế ít nhất 1 giờ trong một tuần nhà ít nhất 28 giờ trong một tuần Trẻ từ 12-14 tuổi thực hiện các hoạt Trẻ từ 12-14 tuổi thực hiện các hoạt động kinh tế ít nhất 14 giờ hoặc làm động kinh tế ít nhất 14 giờ trong một công việc nhà ít nhất 28 giờ trong một tuần tuần Trẻ từ 15-17 tuổi thực hiện các hoạt Trẻ từ 15-17 tuổi thực hiện các hoạt 19
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 động kinh tế hoặc làm công việc nhà ít động kinh tế ít nhất 43 giờ trong một nhất 43 giờ trong một tuần tuần Trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào làm việc Trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào làm việc trong điều kiện nguy hiểm trong điều kiện nguy hiểm Nguồn: Báo cáo phân tích tình hình trẻ em năm 2016 – UNICEF Khác với “lao động trẻ em”, “trẻ em tham gia làm việc” đề cập đến những công việc trẻ có thể làm, góp phần vào sự phát triển lành mạnh mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, trí tuệ của trẻ. Trẻ em tham gia làm việc không những không gây ảnh hưởng tiêu cực lên sự phát triển của trẻ mà còn giúp trẻ tăng cường kỹ năng sống cho các em. Nếu lao động trẻ em hướng tới lợi nhuận, trẻ em phải liên tục làm việc để tăng năng suất lao động, tạo ra hàng hóa, vật chất thì trẻ em tham gia làm viêc lại hướng đến việc rèn luyện kỹ năng sống, tạo cho trẻ những kỹ năng cần thiết vì các hoạt động này đều là những công việc tự nguyện, những công việc trong gia đình. 1.5.4. Nguyên nhân và tác động tiêu cực của lao động trẻ em: a. Nguyên nhân của lao động trẻ em: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lao động trẻ em, có thể phân chia thành 2 loại: “nguyên nhân bên trong” và “nguyên nhân bên ngoài”. Nguyên nhân bên trong bao gồm các yếu tố xuất phát từ gia đình, ví dụ như: tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, ly hôn của cha mẹ. Những nguyên nhân bên ngoài là những yếu tố xá hội tác động đến trẻ em, có thể kể đến như: hệ thống giáo dục yếu kém, khủng hoảng kinh tế, nhận thức và quan niệm của xã hội về lao động trẻ em,… Theo “Điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2012”, ở Việt Nam có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lao động trẻ em: vấn đề kinh tế; vấn đề giáo dục; vấn đề về nhận thức, tâm lý. Vấn đề kinh tế: có thể nói, đói nghèo là nguyên nhân hàng đầu dẫn đền lao động trẻ em. Trẻ em thường phải lao động sớm nếu gia đình đang ở trong 20
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tình trạng khó khăn. Vì mục tiêu lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp lựa chọn việc thuê trẻ em làm việc với lý do trẻ em sẽ có giá nhân công rẻ, dễ phục tùng và khéo léo hơn người lớn trong một số công việc. Ở nhiều nơi trên thế giới, đông dân và đói nghèo dẫn đến tình trạng các chính sách an sinh xã hội không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân và lẽ đương nhiên, lao động trẻ em ra đời để giải quyết điều tất yếu đó. Vấn đề giáo dục: Hệ thống giáo dục một số nước chưa được đầu tư đầy đủ dẫn đến trẻ không có điều kiện tiếp cận với giáo dục, chương trình giáo dục thiếu phù hợp cũng là nguyên nhân khiến cho một số trẻ em không thích đi học, học kém. Trong trường hợp này, nhiều trẻ em sẽ có nguy cơ bỏ học và tìm việc làm Vấn đề về nhận thức, tâm lý: Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ em cần phải làm việc sớm và đóng góp vào kinh tế gia đình (trong một số trường hợp, ví dụ như ở các làng nghề, là để duy trì nghề truyền thống của gia đình) dẫn đến trẻ buộc phải tham gia hoạt động kinh tế. Sự phân biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt trong vấn đề học tập, dẫn đến một số trẻ em gái phải thôi học sớm để lao động. Ngoài ra, một số trẻ mong muốn tự lập, thể hiện ở việc muốn đi làm, đi học nghề tuy nhiên không được định hướng rõ ràng nên rất dễ bị lợi dụng, trở thành lao động trẻ em. Ngoài 3 nguyên nhân chính kể trên, lao động trẻ em còn là hậu quả của những bất cập, hạn chế trong hệ thống chính sách, pháp luật về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Tổ chức thực thi còn thiếu hiệu quả, mới chỉ điều chỉnh quan hệ lao động ở khu vực kinh tế chính thức. Vấn đề đô thị hóa nhanh, nhiều gia đình quyết định di cư từ nông thôn ra thành thị, dẫn đến những trường hợp lao động trẻ em trong một số gia đình di cư nghèo. Một số cha mẹ sau khi ly thân hoặc ly hôn nhưng thiếu trách nhiệm với con đã dẫn đến một số trẻ em bỏ học sớm, đi lang thang và tự kiếm sống. b. Tác động tiêu cực của lao động trẻ em: 21
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Mặc dù lao động trẻ em có thể giúp gia đình trẻ giải quyết được nhu cầu vật chất trước mắt nhưng về lâu dài, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến bản thân trẻ, gia đình và xã hội. Những tác động tiêu cực lên bản thân trẻ: Về thể chất: Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương về mặt thể chất hơn so với người lớn khi tham gia lao động. Để các em làm việc ở độ tuổi quá sớm có thể gây ra những tác động nghiêm trộng đến thể chất của các em. Có thể kể ra một số các mỗi nguy hại đối với trẻ em khi tham gia lao động trẻ em: không có đủ kiến thức bảo vệ bản thân trong môi trường làm việc, điều kiện vệ sinh kém, thiếu các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết (do các thiết bị này được thiết kế với cỡ lớn phù hợp với những người thành niên). Ngoài ra, việc liên tục làm những công việc không phù hợp với lứa tuổi có thể khiến cho các em gặp phải những căn bệnh như suy dinh dưỡng, những bệnh liên quan đến lao động, tai nạn lao động nhưng không được tiếp cận với những dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe. Những rủi ro về sức khoẻ là đặc biệt lớn khi trẻ em phải làm các công việc không được luật pháp cho phép. Về tâm lý: Bên cạnh những tác động về thể chất, trẻ em tham gia lao động sớm có thể phải đối mặt với việc bị đối xử bất công, phân biệt đối xử, có thể suy giảm lòng tự tôn, khiến trẻ thiếu tự tin. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi rơi vào các tình huống lao động trẻ em tồi tệ nhất như phải làm nô lệ hoặc nô dịch; tham gia xung đột vũ trang; làm mại dâm; sản xuất, vận chuyển ma tuý…hậu quả tâm lý gây ra cho lao động trẻ em có thể rất nặng nề như: khó hòa nhập xã hội; có thái độ bạo lực, trầm cảm, thậm chí có ý định tự hủy hoại bản thân... Thậm chí nhiều em còn bị lạm dụng tình dục, trở thành nạn nhân của ngành “công nghiệp tình dục”. Về nhận thức: Trẻ em tham gia lao động sớm đồng nghĩa với việc các em sẽ bị hạn chế, khó khăn hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội tiên tiên tiến để 22
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tiếp thu, nâng cao kỹ năng sống. Vì còn bị hạn chế về nhận thức và kinh nghiệm sống nên khi phải đối mặt với những ảnh hưởng về tâm lý, trẻ sẽ có khả năng dễ sa ngã vào những tệ nạn xã hội, gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội. Về giáo dục: Lao động trẻ em tác động tiêu cực đến việc hưởng thụ quyền học tập của trẻ. Khi trẻ em tham gia lao động sớm thì các em sẽ không còn nhiều thời gian cho việc học tập. Làm việc nặng nhọc hoặc nhiều thời gian là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc giảm khả năng tiếp thu trong quá trình học tập, từ đó thành tích học tập bị sút giảm, bị thụt lùi so với bạn bè và gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào môi trường học tập từ đó trẻ sẽ chán học và có khả năng bỏ học sớm. Tác động tiêu cực với gia đình, cộng đồng và xã hội: Lao động trẻ em không chỉ gây nên những tác động tiên cực đến bản thân trẻ mà còn gây ra những hậu quả nặng nề cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Trẻ em phải nghỉ học sớm để tham gia lao động là tác nhân lớn khiến cho các em không được tham gia học tập, đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Chính vì vậy, sau khi trưởng thành, các em sẽ khó có cơ hội cạnh tranh và tìm một công việc với mức lương ổn định hơn so với những bạn được đào tạo bài bản. Việc làm bấp bênh và thu nhập thấp dẫn đến nghèo đói, thất nghiệp trong các gia đình và cộng đồng có lao động trẻ em. Vì vậy, có thể nói lao động trẻ em góp phần làm gia tăng tình trạng nghèo đói, thất nghiệp trong gia đình và ở cộng đồng. Tình trạng lao động trẻ em tạo ra những trở ngại lớn cho sự phát triển của quốc gia, do nó tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực. Một quốc gia mà lao động trẻ em còn phổ biến sẽ có chất lượng nguồn nhân lực thấp, trong đó lao động phổ thông (lao động chân tay) là chủ yếu[3]. Trong khi đó, xu thế của nền kinh tế thế giới hiện nay đòi hỏi cần phải có lực lượng lớn lao động tri thức để có thể đóng góp cho ngành công nghiệp. 23
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Ngoài ra, như đã đề cập đến ở phần trên, trẻ em tham gia lao động sớm sẽ rất dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội, điều này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân trẻ mà còn gây nên những hệ lụy đến an ninh trật tự. Bản thân trẻ khi đó sẽ trở thành gánh nặng cho toàn thể xã hội. 1.6. Bảo vệ trẻ em trong pháp luật hôn nhân gia đình: 1.6.1. Một số khái niệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình: a. Khái niệm gia đình: Gia đình có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau dưới các góc độ khác nhau. Theo quan niệm truyền thống, gia đình như một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội thu nhỏ có sự đan xen giữa các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hóa, tâm lý,… Mọi người trong gia đình có sự liên quan mật thiết đến nhau chính vì vậy mà người trong gia đình có thể gắn bó yêu thương lẫn nhau vô điều kiện. Dưới góc nhìn nhân chủng học, “gia đình là một thiết chế xã hội liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái. Đó là sự liên kết ít nhất là hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hoặc nhận con nuôi. Dưới góc nhìn pháp luật, “ Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau qua hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau”. Như vậy theo định nghĩa này, những người trong gia đình có thể cùng hoặc không cùng huyết thống, tuy nhiên đều cần phải có sự ràng buộc nhau về nghĩa vụ và trách nhiệm. b. Khái niệm cha mẹ, con: Quan hệ giữa cha mẹ và con về mặt pháp lý chỉ được phát sinh khi được sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cha mẹ bao gồm cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi. Dưới góc độ pháp lý, khái niệm cha, mẹ, con luôn gắn liền với những sự kiện pháp lý nhất định. Cha đẻ, mẹ đẻ trong mối quan hệ với con là người trực tiếp sinh ra người con, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 24
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Theo quy định của luật Hôn nhân gia đình, những trường hợp được xem là con chung của vợ chồng như sau: Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân; Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi ly hôn mới sinh con; Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi người chồng chết mới phát hiện mình có thai và sinh con; Vợ chồng chưa đăng ký kết hôn mà có con và thừa nhận đó là con chung. Khái niệm con được xác định trong một số trường hợp đặc biệt: “Con trong giá thú” và “Con ngoài giá thú”. Theo đó, con trong giá thú là con có cha mẹ đã đăng ký kết hôn hợp pháp. Có những trường hợp hai người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, không phải là vợ chồng hợp pháp, như vậy con sinh ra sẽ được coi là con ngoài giá thú. Khái niệm con đẻ, con nuôi: Con đẻ trong mối quan hệ với cha mẹ là người được cha mẹ sinh ra có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Con đẻ được xác định dựa trên yếu tố thời kỳ hôn nhân, sự kiện sinh đẻ, sự thừa nhận của cha mẹ và con. Khái niệm con nuôi được xuất phát từ sự kiện nhận nuôi con nuôi. Đó là quan hệ cha mẹ - con được xác lập không bằng con đường sinh sản mà theo nguyện vọng của các đương sự và theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc nuôi con nuôi chỉ có thể được xác lập do sự bày tỏ ý chí của người nuôi và người được nuôi hoặc người đại diện của người được nuôi theo trình tự pháp luật. Ngoài ra, Luật Hôn nhân – gia đình năm 2014 còn quy định về vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đây là một quy định mới, phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và mong muốn của nhiều người. Trong trường hợp này, khi người vợ không thể mang thai thì có thể nhờ đến người mang thai hộ, đứa trẻ sẽ được hình thành từ trứng của người vợ với tinh trùng của người chồng. Đứa trẻ này sẽ được coi là con đẻ của hai vợ chồng khi sự thụ tinh là kết quả của cả hai vợ chồng và người mang thai hộ chỉ đóng vai trò giúp đỡ, hỗ trợ cho sự ra đời của đứa trẻ. 25
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.6.2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con: Để có thể tạo ra một môi trường tốt nhất giúp con cái phát triển, cha mẹ cần phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với con. Theo luật Hôn nhân gia đình năm 2014, chúng ta có thể chia nghĩa vụ và quyền của cha mẹ thành 2 nhóm: Nghĩa vụ và quyền về nhân thân: Cha mẹ có nghĩa vụ phải thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức và trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trong trường hợp con chưa thành niên hoặc con đã thành niên những mất năng lực hành vi dân sự, cha mẹ có nghĩa vụ phải trở thành người giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự. Cha mẹ không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Tuy vậy, không phải tất cả cha mẹ đều có đầy đủ quyền với con của mình; trong một số trường hợp, cha mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Ví dụ như khi: cha mẹ bị kết án về một trong các hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con; khi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con… Nghĩa vụ và quyền về tài sản: Quan hệ tài sản của cha mẹ đối với con có thể chia thành 2 nhóm: quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ tài sản khác. Nghĩa vụ cấp dưỡng được pháp luật quy định gắn liền với nhân thân của cha mẹ và không thể thay thế hay chuyển giao cho người khác. Các quan hệ tài sản khác bao gồm: nghĩa vụ và quyền quản lý, định đoạt tài sản của con chưa thành niên, bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra… 26
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.6.3. Căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với con: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con phát sinh dựa trên 2 sự kiện: sự kiện sinh đẻ hoặc sự kiện nhận con nuôi. a. Phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ: Sinh đẻ tự nhiên: Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì được coi là con chung của hai vợ chồng. Con được mang thai trong thời kỳ hôn nhân cũng được coi là con chung của hai vợ chồng. Như vậy, nếu người vợ sinh con sau khi ly hôn mà chưa kết hôn với người khác thì con đó cũng được coi là con chung của hai vợ chồng. Trong trường hợp cha mẹ không thừa nhận con thì cần phải có chứng cứ, yêu cầu và được Tòa án chấp nhận. Sinh đẻ nhờ sự can thiệp của y học: việc sinh con nhờ vào sự can thiệp của y học có thể được chia làm hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là khi cha mẹ thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp này thường áp dụng cho những cặp vợ chồng vô sinh hoặc mẹ đơn thân. Những người này sẽ có quyền và nghĩa vụ đối với đứa trẻ đó theo quy định của pháp luật. Trường hợp thứ hai là khi con được sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ. “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.” Luật hôn nhân gia đình chỉ thừa nhận vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đứa trẻ được sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ sẽ là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cũng sẽ phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. b. Phát sinh dựa trên sự kiện nhận con nuôi: 27
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận con nuôi (cha mẹ nuôi) với người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Đó là quan hệ cha mẹ - con được xác lập không bằng con đường sinh sản mà theo nguyện vọng của các đương sự và theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Để được nhận con nuôi, người nuôi phải là cá nhân (không thể là một pháp nhân, một hộ gia đình …). Đó có thể là vợ và chồng hoặc một cá nhân độc thân. Về mặt lý thuyết, cá nhân đang có vợ (chồng) có thể nhận con nuôi mà không cần có sự tham gia hoặc sự đồng ý của vợ (chồng). Người nhận nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Không đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên; có tư cách đạo đức tốt; Không đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Không đang chấp hành hình phạt tù… Người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi hoặc là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Để việc nuôi con nuôi được pháp luật công nhận, để quan hệ giữa người được nhận nuôi và người nhận nuôi phát sinh quan hệ về quyền và nghĩa vụ, việc nhận nuôi phải tuân thù theo các quy định của pháp luật về điều kiện nhận con nuôi, thủ tục nhận con nuôi… Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi với con nuôi sẽ phát sinh kể từ khi đăng ký nhận con nuôi và quan hệ pháp luật giữa hai bên được xác lập. 1.6.4. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân (về mặt pháp lý) ngay trong lúc cả vợ và chồng đều còn sống. Đây là biện pháp cuối cùng mà luật cho phép thực 28
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng khủng hoảng mà không thể được khắc phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác. Sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn phải có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Sau khi ly hôn, cha mẹ có quyền ngang nhau trong việc được trực tiếp nuôi con. Vợ chồng thỏa thuận với nhau về việc nuôi con cũng như quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, trong trường hợp không thể thỏa thuận được thì sẽ nhờ đến tòa án giải quyết. Hai bên đều có quyền ngang nhau trong vấn đề thăm nom sau khi ly hôn hoặc yêu cầu đổi người trực tiếp nuôi dưỡng. Điều này có nghĩa là người trực tiếp nuôi con không có quyền cản trở người còn lại thăm nom con sau ly hôn. Quyền thăm nom là một trong những điều kiện cơ bản bảo đảm cho việc thực hiện quyền cha mẹ trong trường hợp cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con. Gắn chặt với quyền cha mẹ, quyền thăm nom bao hàm cả quyền giám sát việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người trực tiếp nuôi con. Quyền thăm nom được thực hiện theo ý chí của người có quyền chứ không bị ràng buộc vào các thoả thuận với người nuôi con. Tuy nhiên, trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con, thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm con của người đó. Ngoài ra, người không trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án xem xét và thay đổi người trực tiếp nuôi con nhằm đảm bảo quyền lợi của con. Thay đổi người trực tiếp nuôi con có thể hiểu là việc khởi kiện yêu cầu tòa án thay đổi quyền nuôi con mà trước đó trong quyết định cho phép ly hôn của tòa án phán quyết cho một bên (vợ hoặc chồng) có quyền nuôi bây giờ yêu cầu đổi lại cho bên kia. Người có quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ bị thay đổi khi có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con hoặc người đang trực 29
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Trong một số trường hợp, khi cả cha và mẹ đều không có đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì có thể giao con cho một người khác nuôi dưỡng. Việc quyết định ai là người nuôi dưỡng đứa trẻ đều phải xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền lời về mọi mặt cho đứa trẻ đó. Ngoài những quyền đã nêu trên, người không trực tiếp nuôi con còn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn. “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu”. Cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc đối với người không trực tiếp nuôi con. Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ này thì tùy vào mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính, dân sự hoặc hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong trường hợp giải quyết ly hôn do vợ hoặc chồng mất tích thì nghĩa vụ cấp dưỡng không được đặt rabởi người mất tích đó không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trên thực tế gây ảnh hưởng và không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đứa con do không được hưởng khoản cấp dưỡng nào từ người mất tích cho các nhu cầu, quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản. Phương thức cấp dưỡng được xác định ưu tiên qua sự thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản hoặc bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án, có thể bao gồm: cấp dưỡng theo định kỳ hoặc cấp dưỡng một lần. Tương tự như cách xác định phương thức cấp dưỡng, mức cấp dưỡng ưu tiên do các bên tự thỏa thuận bằng văn bản hoặc bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án. Cấp dưỡng có thể được thực hiện bằng tiền hoặc hiện vật. Cấp dưỡng bằng tiền là hình thức cấp dưỡng thông dụng nhất. Trong trường hợp có thỏa thuận khác thì việc cấp dưỡng có thể được thực hiện bằng hiện vật.