SlideShare a Scribd company logo
1 of 204
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN
SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
HÀ NỘI - 2007
2
CHỦ BIÊN
PGS. TS. Đỗ Văn Hàm
BAN BIÊN SOẠN:
PGS. TS. Đỗ Văn Hàm
ThS. Nguyễn Ngọc Anh
3
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình lao động sản xuất, người lao động thường xuyên tiếp
xúc với các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp và có thể mắc bệnh nghề nghiệp.
Trong vòng 50 năm trở lại đây việc nghiên cứu vệ sinh lao động và các rối
loạn bệnh lý nghề nghiệp ở nước ta đã có những tiến bộ đáng kể. Đội ngũ
thầy thuốc làm việc xung quanh vấn đề này ngày một đông đảo song vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội nước ta. Trải qua nhiều năm
giảng dạy và phục vụ sự nghiệp bảo vệ sức khỏe người lao động đặc biệt là
qúa nhiều khóa đào tạo sinh viên đại học, chúng tôi đã từng bước rút kinh
nghiệm để hoàn chỉnh cuốn "Tài liệu học tập Sức khỏe nghề nghiệp " này.
Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về Y học lao động và bệnh
nghề nghiệp bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Trong tương lai cùng với
sự phát triển kinh tế - xã hội, các tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp
sẽ có khả năng thay đổi nhiều. Các tác giả hy vọng cuốn sách này sẽ giúp
cho các thầy thuốc tương lai có những kiến thức cơ bản ban đầu về lý
thuyết và thực hành Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp để sau khi ra
trường có thể giải quyết cụ thể những vấn đề chuyên môn ngày một tốt hơn.
Cuốn “Tài liệu học tập sức khỏe nghề nghiệp” là một trong những tài
liệu chuyên môn phục vụ trong chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa. Tài
liệu biên soạn dựa trên cơ sở sau:
- Khung chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa của Bộ Y tế Việt Nam -
Chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thụy Điển. Văn kiện tiểu dự án CBE - 2003.
- Chương trình CBE ban hành theo quyết định số 272/YK-QĐ ngày 15
tháng 7 năm 2005 của trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
Trong quá trình biên soạn Bộ môn đã nhận được sự giúp đỡ to lớn
của CTHTYT VN - TĐ; VỤ KH-ĐT Bộ Y tế, các chuyên gia và giảng viên
có kinh nghiệm. Bộ môn xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ to lớn và
có hiệu quả này.
Do đặc điểm Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp là vấn đề rất rộng
và phức tạp có sự đan xen của nhiều ngành khoa học, cùng với kinh nghiệm
ít nhiều còn hạn chế nên cuốn sách chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và
chưa đầy đủ. Kính mong các quý vị độc giả, các bạn đồng nghiệp lượng thứ
và đóng góp về mọi mặt để lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn chỉnh
hơn. Xin trân trọng cảm ơn!
T/M BAN BIÊN SOẠN
PGS. TS. Đỗ Văn Hàm
4
MỤC LỤC
Lời nói đầu...............................................................................................................3
Hướng dẫn sử dụng tài liệu .....................................................................................5
Chương trình chi tiết môn học.................................................................................6
Phần lý thuyết
Đại cương vệ sinh lao dộng và bệnh nghề nghiêp...................................................8
Vi khí hậu trong lao động sản xuất........................................................................22
Tiếng ồn trong sản xuất và điếc nghề nghiệp........................................................42
Độc chất trong sản xuất .........................................................................................56
Nhiễm độc chì vô cơ nghề nghiệp.........................................................................68
Bụi và các bệnh phổi do bụi ..................................................................................84
Nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật trong lao động ...........................................107
Tai nạn và an toàn lao động.................................................................................124
Sinh lý lao động và mệt mỏi trong lao động .......................................................137
Vấn đề tư thế và điều kiện lao động hợp lý.........................................................150
Phần thực hành
Xác định các yếu tố vi khí hậu nơi làm việc .......................................................161
Đo cường độ tiếng ồn ..........................................................................................172
Xét nghiệm hơi khí độc trong không khí.............................................................181
Đánh giá vệ sinh bụi ở các cơ sở sản xuất...........................................................192
Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế môn học.........................199
Hướng dẫn đánh giá môn học..............................................................................200
Đáp án câu hỏi tự lượng giá cuối bài...................................................................201
Tài liệu tham khảo...............................................................................................203
5
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Để giúp cho quá trình học tập môn Sức khỏe nghề nghiệp của sinh
viên được tốt hơn cuốn tài liệu này được biên soạn bao gồm hai phần, phần
lý thuyết và phần thực hành, phù hợp đối tượng nghiên cứu của môn học và
thực tiễn hiện nay. Cả hai phần này đều bao gồm các bài học có nội dung
theo đúng những chủ đề mà chương trình đào tạo của Bộ Y tế đã ban hành.
Mỗi bài học được trình bày theo 4 mục:
Mục tiêu
- Nội dung
- Tự lượng giá
- Hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế.
Trong đó phần "tự lượng giá" sẽ bao gồm 2 phần: công cụ tự lượng
giá, hướng dẫn tự lượng giá. Phần "Hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên
cứu và vận dụng thực tế" bao gồm các phần: hướng dẫn phương pháp học,
tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo và vận dụng vào thực tế.
- Để quá trình học tập có hiệu quả cao trước khi nghiên cứu nội dung
từng bài sinh viên nên đọc kỹ phần chương trình chi tiết của môn học để có
cái nhìn tổng quát về mục tiêu, nội dung và thời lượng của môn học. Khi
học từng bài, trước tiên sinh viên cần xem xét kỹ mục tiêu của bài mà sinh
viên phải đạt được. Phần nội dung cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ
bản bao phủ mục tiêu bài học, sinh viên nên tìm kiếm thông tin trong phần
nội dung để lần lượt trả lời từng mục tiêu của bài học.
- Phần tự lượng giá cung cấp cho sinh viên các công cụ tự lượng giá
nên sau khi học từng bài sinh viên hãy sử dụng công cụ này để tự biết được
mình đã thực sự hiểu bài và nắm vững các kiến thức mà bài học yêu cầu
hay chưa. Đối với các bài thực hành sinh viên cần học kỹ các bài lý thuyết
có liên quan tới bài thực hành trước khi học bài thực hành. Các bài học
trong phần lý thuyết đã được sắp xếp một cách tương đối logic, sinh viên
nên đọc theo tuần tự từ đầu đến cuối phần này, riêng các bài ở phần thực
hành được sắp xếp tuần tự tương ứng với những bài lý thuyết ở phần trước
để sinh viên dễ dàng theo dõi.
- Cuối cuốn sách là phần đáp án các câu hỏi tự lượng giá, phần này sẽ
giúp sinh viên tự kiểm tra lại kiến thức của mình sau khi đã trả lời các câu
hỏi tự lượng giá.
6
- Phần mục lục sẽ giúp sinh viên nhanh chóng tìm thấy nội dung bài
học cần tìm.
Ban Biên soạn trân trọng cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của độc giả!
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT MÔN HỌC
HỌC PHẦN: SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
Đối tượng đào tạo: Sinh viên y đa khoa năm thứ 3
Số đơn vị học trình: Tổng số. 2,5 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1/2
Số tiết: Tổng số. 46 Lý thuyết: 30 Thực hành: 16
Số điểm kiểm tra: 03 (trong đó 02 điểm lý thuyết và 01 điểm thực hành)
Số điểm thi: 01
Thời gian thực hiện: Học kỳ VI (Năm thứ ba)
MỤC TIÊU
Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng:
1. Nêu được những khái niệm - nội dung cơ bản của Sức khỏe nghề nghiệp
2. Trình bày được các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động và những
ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người lao động
3. Đề xuất được một số giải pháp can thiệp thích hợp để cải thiện điều kiện
lao động và phòng chống các yếu tố nguy cơ bảo vệ sức khỏe con người.
4. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe người
lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
NỘI DUNG
Số tiết
TT Tên bài học Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Phần lý thuyết
7
1 Đại cương vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp 3 3
2 Vi khí hậu trong lao động sản xuất 4 4
3 Tiếng ổn trong sản xuất và điếc nghề nghiệp 3 3
4 Độc chất trong sản xuất 3 3
5 Nhiễm độc chì vô cơ nghề nghiệp 3 3
6 Bụi và các bệnh phổi do bụi 4 4
7
Nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật trong lao
động
3 3
8 Tai nạn và an toàn lao động 2 2
9 Sinh lý lao động và mệt mỏi trong lao động 2 2
10 Vấn đề tư thế và điều kiện lao động hợp lý 3 3
Phần thực hành
11 Xác định các yếu tố VKH ở nơi làm việc 4 4
12 Đo cường độ tiếng ồn 4 4
13 Xét nghiệm hơi khí độc trong không khí 4 4
14 Đánh giá vệ sinh bụi 4 4
Tổng số 46 30 16
8
ĐẠI CƯƠNG VỆ SINH LAO DỘNG VÀ
BỆNH NGHỀ NGHIỆP
MỤC TIÊU
Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng:
1. Nêu được các khái niệm về bệnh nghề nghiệp và tác hại nghề nghiệp
trong lao động sản xuất.
2. Trình bày được các đặc điểm của bệnh nghề nghiệp và nhóm bệnh nghề
nghiệp.
3. Liệt kê được các phương hướng bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh
nghề nghiệp cho người lao động
4. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ sức khỏe người lao
động trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
1. Mở đầu
Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp là môn học về các khoa học
nghiên cứu và thực hành, phục vụ đối tượng người lao động và các vấn đề
có liên quan. Thực chất nó là môn khoa học nghiên cứu về các tác hại nghề
nghiệp sinh ra do lao động và điều kiện lao động. Cũng như các loại bệnh
tật và sức khỏe của những người chịu tác động của những điều kiện đó gây
nên. Thông qua nghiên cứu thực trạng và phỏng đoán, người ta có thể tìm
kiếm các phương pháp bảo vệ và tăng cường sức khỏe người lao động,
phòng chống các bệnh nghề nghiệp cũng như các bệnh có liên quan, trên cơ
sở tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng chống độc
hại và nâng cao năng suất lao động.
Đối tượng nghiên cứu của khoa học vệ sinh lao động (VSLĐ) và bệnh
nghề nghiệp (BNN) không những chỉ quan tâm đến các quy trình công
nghệ, điều kiện lao động, chế độ và tổ chức lao động, nhằm tìm ra những
tác hại nghề nghiệp, các yếu tố phù hợp với con người và môi trường lao
động, mà còn phải phát hiện, điều trị và dự phòng các bệnh nghề nghiệp có
9
thể xảy ra do hậu quả của môi trường lao động và các điều kiện có liên
quan không hợp lý.
2. Lịch sử phát triển ngành Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp
Từ thời kỳ sơ khai, người ta cũng đã biết tác hại nghề nghiệp và bệnh
nghề nghiệp xảy ra do lao động. Tuy vậy, những khái niệm lúc bấy giờ hết
sức đơn giản.
Vào thế kỷ V, VI trước Công nguyên Aristot và Lukresi đã ghi nhận
thấy những người lao động nặng nhọc, mang vác nhiều thường hay bị đau
xương sườn. Avigia và Pluta đã ghi nhận rằng có sự liên quan chặt chẽ giữa
lao động nặng nhọc và tử vong sớm ở một số nghề nặng nhọc như đào
quặng, xây cất nhà cửa, lăng mộ...
Thời Hypocrate (thế kỷ IV trước Công nguyên) người ta đã thấy nhiều
thợ mỏ bị chết sớm so với các nghề khác. Vào cuối đời, đa số những người
thợ mỏ này bị khó thở, đặc biệt là khi làm các công việc nặng nên
Hypocrate gọi là cơn khó thở của những người thợ mỏ.
Vào đầu thế kỷ XVI - XVII, khi nền công nghiệp bắt đầu phát triển ở
các nước Tây Âu, cũng là lúc người ta hiểu được bản chất của nhiều hiện
tượng, ví dụ như bản chất của các hơi khí độc, các loại bụi, các yếu tố vật
lý... hàng loạt các yếu tố ra đời và được phát hiện, đồng thời với nó là các
bệnh nghề nghiệp cũng được ghi nhận một cách rõ nét hơn. Các thầy thuốc
đã chủ động quan sát những tác hại nghề nghiệp để phát hiện ra những tác
hại của nó và các mối liên quan, trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp phòng
chống. Người ta gọi thời kỳ này là thời kỳ quan sát chủ động và dự phòng
thụ động của các nhà y học lao động. Các tác giả như: Agricola, Paracelus
người Đức, là những thầy thuốc phục vụ cho các tập đoàn, các chủ mỏ của
ngành luyện kim đã viết những dòng Y văn đầu tiên về tác hại nghề nghiệp
và bệnh có liên quan đối với những người lao động ở các khu mỏ, các nhà
máy luyện kim...
Vào đầu thế kỷ XX, khi nền công nghiệp phát triển mạnh, các môn
khoa học tự nhiên và xã hội cũng đạt đến đỉnh cao, người ta không những
hiểu biết về bản chất các tác hại nghề nghiệp trong lao động mà người ta
cũng hiểu biết tương đối nhiều về các rối loạn bệnh lý cũng như các bệnh
nghề nghiệp xảy ra do lao động. Khoa học vệ sinh lao động và bệnh nghề
nghiệp đã chuyển sang thời kỳ nghiên cứu mang tính chất tổng hợp và lấy
10
xu hướng dự phòng là chính. Khoa bệnh nghề nghiệp đầu tiên được xây
dựng vào năm 1910 ở Milan Devoto. Sau đó có nhiều viện nghiên cứu về
VSLĐ và BNN được hình thành ở nhiều nước trên thế giới: Pháp, Anh,
Nhật, Tây Ban Nha, Mỹ, Nga... Đặc biệt vào những năm 50 trở lại đây,
những nghiên cứu sâu được tiến hành ngày một khoa học hơn. Trước khi
phóng những con tàu vũ trụ ra khỏi trái đất người ta đã biết được các phi
công vũ trụ có thể tiếp xúc với các yếu tố tác hại nào trong vũ trụ và những
rối loạn bệnh lý và bệnh gì có thể xảy ra, nên đã có những phương án dự
phòng trước khi thực hiện các chuyến bay...
Mặc dù con người đã biết nhiều nhưng hàng trăm nghìn các hóa chất
và dung môi độc hại được đưa vào sản xuất và phục vụ đời sống cũng như
hàng trăm các yếu tố tác hại vật lý, sinh học có ở trong các môi trường sống
và lao động, vẫn hàng ngày tác động lên sức khỏe con người có khả năng
gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc làm mất cân bằng các phản ứng sinh
lý, sinh hóa của cơ thể trong thời kỳ mới tiếp xúc. Còn nhiều điều chưa giải
thích được và còn phải nghiên cứu. Trong thực tế do những bí mật về nghề
nghiệp, kinh doanh hoặc người ta chưa đủ khả năng nghiên cứu nên còn
nhiều tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp chưa được nghiên cứu và giải
quyết.
Ở Việt Nam khoa học nghiên cứu VSLĐ và BNN đã được đặt nền
móng và phát triển từ những năm 60 của thế kỷ trước trở lại đây, song chủ
yếu là những nghiên cứu phát hiện điều kiện vệ sinh môi trường, các yếu tố
lý hóa, vi sinh vật... trong sản xuất. Những năm gần đây, những nghiên cứu
về sinh lý, sinh hóa lao động, lâm sàng bệnh nghề nghiệp cũng được phát
triển, song chưa đồng bộ nên các biện pháp dự phòng, bảo vệ công nhân,
nâng cao năng suất lao động và phòng chống các bệnh nghề nghiệp chưa có
hiệu lực cao. Do đất nước chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang phương thức
thị trường hóa trên cơ sở các phương tiện và điều kiện sản xuất lạc hậu,
không đồng bộ, đồng thời với nhịp độ sản xuất tăng nhanh trong khi môi
trường lao động đang bị ô nhiễm nặng nề. Các tác hại nghề nghiệp không
ngừng tăng lên. Hậu quả của nó là các rối loạn bệnh lý, các bệnh nghề
nghiệp ngày càng gia tăng, đây là vấn đề hết sức nan giải trong điều kiện
kinh tế nước ta hiện nay, đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành phải phối hợp giải
quyết vì mục tiêu sức khỏe cho người lao động mới của đất nước.
3. Các tác hại nghề nghiệp
11
Tác hại nghề nghiệp là những yếu tố trong quá trình sản xuất và điều
kiện lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng lao động của
công nhân gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc các bệnh nghề nghiệp đối
với những người tiếp xúc.
Tác hại nghề nghiệp có thể phân ra các loại như sau:
3.1. Các tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động không hệ lý
- Tổ chức lao động không hợp lý có thể gây rất nhiều tác hại lên sự
cân bằng trạng thái sinh lý, sinh hoá của cơ thể người lao động, từ đó sinh
ra các rối loạn bệnh lý.
- Thời gian lao động quá lâu dài có thể gây nên sự căng thẳng về thần
kinh, thể chất bởi sự đáp ứng quá ngưỡng: lao động lâu, năng lượng bị cạn
dần các sản phẩm trung gian tăng lên ở các khối cơ, gây đau mỏi, thậm chí
co cứng cơ, mất khả năng hoạt động (ví dụ: acid lactic tăng lên, cơ bị co
cứng).
- Cường độ lao động quá nặng nhọc và khẩn trương sẽ huy động khối
lượng cơ bắp, thần kinh lớn tham gia nhiều trong một thời gian ngắn, điều
này sẽ làm tăng nhanh sự tiêu hao năng lượng và hoạt động của các cơ
quan. Khi sự đáp ứng vượt quá ngưỡng bình thường như: khối lượng cơ
hoạt động quá lớn, nhu cầu đáp ứng năng lượng cao, cơ thể có thể không
đáp ứng kịp. Lao động nặng, tim phải cung cấp máu nhiều qua hệ tuần hoàn
đến tổ chức nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng, tăng năng lượng và trao
đổi khí, có thể gây nên tình trạng giãn tim đột ngột và tử vong ở những vận
động viên. Do lao động quá khẩn trương, sự phối hợp giữa các nhóm cơ,
các bộ phận không hợp lý dễ gây nên tai nạn lao động, hoặc tăng nhanh quá
trình mệt mỏi. Chế độ lao động và nghỉ ngơi không hợp lý dễ làm tăng
nhanh quá trình mệt mỏi, phát sinh các bệnh nghề nghiệp. Những lao động
nặng tiêu hao năng lượng nhiều hoặc tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại sẽ
chịu nhiều ảnh hưởng xấu lên sức khỏe nên cần được rút ngắn thời gian lao
động và kéo dài thời gian nghỉ ngơi, để các trạng thái sinh lý, sinh hóa của
cơ thể được hồi phục nhanh, khi chưa đến ngưỡng mất thăng bằng. Lao
động nặng kéo dài sẽ làm tăng các sản phẩm trung gian, cạn kiệt năng
lượng nếu ta cho nghỉ sớm các sản phẩm trung gian chưa xuất hiện nhiều,
chưa đầu độc tế bào, năng lượng còn đủ để kích thích nhanh quá trình hồi
phục.
12
- Tư thế lao động không phù hợp với máy móc hoặc phương thức,
phương tiện lao động sẽ gây nên sự bất thường cho các hoạt động chức
năng, vì thế, các rối loạn bệnh lý dễ xảy ra hoặc quá trình mệt mỏi tế bào sẽ
đến sớm. Trong thực tế, nhiều người lao động phải làm việc ở các tư thế
không hợp lý, nhiều nhóm cơ vận động trong tình trạng vận cơ tĩnh hoặc
tạo các góc quá nhiều, nhiều động tác uốn, vặn, sẽ làm tăng nhanh sự mệt
mỏi của thần kinh và thể chất.
- Các cơ quan bị căng thẳng do hoạt động không đồng bộ dễ gây nên
sự mệt mỏi cục bộ. Trong các cơ quan dễ bị mệt mỏi sớm nếu hoạt động
không phù hợp, người ta thấy đứng đầu là các giác quan, ví dụ: nhìn lâu
mỏi mắt
3.2. Những tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuất
Trong quá trình sản xuất các yếu tố tác hại nghề nghiệp mang đặc
trưng vật lý lý hóa, vi sinh vật... có thể phát sinh hoặc tăng tác dụng xấu lên
cơ thể người lao động.
- Các yếu tố vật lý như vi khí hậu, bức xạ, áp lực không khí không
bình thường, rung chuyển... Thường xuyên tác động lên cơ thể làm ảnh
hưởng đến sự cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hóa... Vi khí hậu xấu có
thể là quá nóng hoặc quá lạnh. Trong các lò nung vật liệu nhiệt độ tăng lên
tới hàng nghìn độ, có thể phát sinh ra nhiều loại bức xạ tử ngoại hoặc hồng
ngoại... làm nóng nhiệt độ không khí hơn nhiệt độ da, cơ thể cảm nhận
được gây trạng thái tích nhiệt, có thể làm cho quá trình thoát nhiệt của cơ
thể bị ngừng trệ gây say nóng.
- Các yếu tố lý hóa trong môi trường như bụi, hơi khí độc gây rất
nhiều rối loạn bệnh lý và BNN, đứng đầu là các loại bụi vô cơ gây xơ hóa
phổi không hồi phục gây tàn phế bộ máy hô hấp. Một số loại bụi hữu cơ
như lông súc vật, bông, đay, phấn hoa gây phản ứng dị ứng co thắt khí phế
quản. Các chất độc có trong môi trường lao động có thể ở dạng bụi hoặc khí
gây nên nhiều bệnh nhiễm độc nguy hại như: nhiễm độc chì, asen, thuỷ
ngân, thuốc trừ sâu... Có những loại chất độc dễ quan sát nhưng cũng có rất
nhiều loại chất độc không mùi vị, khó quan sát, dễ gây nhiễm độc, cấp cứu
khó khăn như oxytcarbon, thuỷ ngân...
Trong môi trường lao động có nhiều yếu tố sinh học gây hại như các
vi trùng, ký sinh trùng, các loại sinh vật phẩm có tính chất kháng nguyên
13
gây nên viêm nhiễm hoặc phản ứng dị ứng, các nấm hoặc vi trùng có khả
năng tồn tại cao ở ngoại cảnh như lao, bạch hầu dễ gây bệnh cho những
người công nhân vệ sinh, các thầy thuốc.
3.3. Những tác hại nghề nghiệp liên quan tới điều kiện vệ sinh kém
Điều kiện vệ sinh kém trong môi trường lao động là tập hợp bởi nhiều
yếu tố tạo nên cảm giác hoặc trực giác đối với người lao động. Ví dụ như
độ thông thoáng trong môi trường, các thiết bị vệ sinh và an toàn lao động,
nhằm ngăn cản sự phát sinh các yếu tố độc hại từ nguồn hoặc bảo vệ thụ
động như: khẩu trang, các loại máy hút bụi, ánh sáng thiếu làm giảm khả
năng hoạt động của thị giác. Môi trường thiếu thông thoáng làm giảm khả
năng trao đổi nhiệt, khí...Các yếu tố do điều kiện vệ sinh của môi trường
lao động kém sẽ tác động lên người lao động làm cho các giác quan cung
như toàn thân chóng mệt mỏi gây đến giảm năng xuất lao động, dễ gây các
tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp.
4. Bệnh nghề nghiệp
- Bệnh nghề nghiệp là loại bệnh phát sinh do các tác hại nghề nghiệp.
- Thông thường người ta hiểu bệnh nghề nghiệp mang tính chất đặc
trưng của một nghề nào đó do yếu tốc độc hại trong nghề tác động thường
xuyên lên cơ thể người lao động, gây nên những rối loạn bệnh lý cấp hoặc
mạn tính. Tuy nhiên cũng không nên hiểu theo khuynh hướng quá rộng coi
các bệnh xảy ra có liên quan đến môi trường lao động đều là bệnh nghề
nghiệp. Ví dụ: bệnh tim mạch ở người lao động nặng. Song nếu quan mềm
là bệnh đặc trưng như đau bụng chỉ đối với người công nhân tiếp xúc với
chì thì sẽ bỏ sót nhiều bệnh nghề nghiệp như thiếu máu do nhiễm độc chì,
viêm ống thận cấp do nhiễm độc các kim loại nặng... Có thể nói bệnh nghề
nghiệp là một trong các loại bệnh môi trường bao gồm cả tình trạng cấp
tính và mạn tính, ví dụ nhiễm độc cấp tính do oxytcarbon, viêm phế quản
mạn tính trong môi trường có nhiều bụi...
Có rất nhiều bệnh nghề nghiệp, để dễ nhận biết và có các biện pháp
phòng chống phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp người ta phân chia các bệnh
nghề nghiệp thành 5 nhóm dựa trên nhóm yếu tố tác hại nghề nghiệp gây
bệnh.
Nhóm 1: gồm những bệnh sinh ra do tác hại của bụi trong môi trường
lao động ví dụ bệnh bụi phổi do các bụi vô cơ, bệnh dị ứng đường hô hấp
14
do các bụi hữu cơ.
Nhóm 2: gồm các bệnh sinh ra do các tác hại nghề nghiệp mang tính
chất vật lý như tiếng ồn, áp lực cao, rung chuyển...
Nhóm 3: các bệnh sinh ra do các tác nhân hóa học như các hóa chất
độc ô nhiễm môi trường lao động: nhiễm độc thuốc trừ sâu, nhiễm độc kim
loại nặng...
Nhóm 4: nhóm bệnh sinh ra các tác nhân sinh học như các nấm men,
vi sinh vật gây bệnh, gặp ở môi trường lao động của nông dân, những
người lao công...
Nhóm 5: bao gồm các bệnh sinh ra do hiện tượng căng thẳng thần
kinh, cơ, xương, khớp, thường xẩy ra với các loại lao động đặc biệt, tác
động lên một số bộ phận của cơ thể một cách không đồng đều.
Các bệnh nghề nghiệp mang những đặc trưng so với các loại bệnh
khác bởi yếu tố gây bệnh, sự phát sinh, phát triển bệnh lý chính vì vậy vấn
đề chẩn đoán, điều trị bệnh cũng mang những đặc thù riêng. Ngoài ra bệnh
nghề nghiệp còn mang tính chất xã hội chính vì vậy đòi hỏi trách nhiệm
phòng tránh bệnh, giám định bệnh nghề nghiệp cho người lao động của
những người sử dụng lao động.
4.1. Đặc điểm về nguyên nhân
Do nhiều yếu tố độc hại khác nhau trong môi trường lao động tác
động lên cơ thể nên bệnh thường phức tạp. Một nguyên nhân có khả năng
gây nên nhiều hội chứng bệnh lý khác nhau ví dụ như chì có thể gây nên
hội chứng thiếu máu, rối loạn thần kinh thực vật... Ngược lại một hội chứng
cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động gây nên ví dụ
benzen, chì, asen đều gây thiếu máu suy nhược cơ thể tuy cơ chế có khác
nhau.
4.2. Đặc điểm lâm sàng
Bệnh nghề nghiệp bao gồm các trạng thái cấp tính hoặc mạn tính.
Thông thường các trường hợp cấp tính dễ phát hiện và xử trí. Đa số các
bệnh nghề nghiệp là tiến triển mạn tính, diễn biến bệnh lý phát triển chậm,
dấu hiệu lâm sàng nghèo hoặc có nhưng không đặc trưng, ví dụ nhiễm độc
chì giai đoạn đầu chỉ như một trường hợp suy nhược cơ thể. Bệnh bụi phổi
phải 5 - 10 năm sau mới có biểu hiện suy hô hấp. Biểu hiện ho ở những
15
người mắc bệnh bụi phổi hoặc nhức đầu ở những người nhiễm độc benzen
là dấu hiệu bệnh lý của nhiều bệnh khác. Trong quy trình khám phát hiện
bệnh nghề nghiệp cần thận trọng và thực hiện đúng các tiêu chuẩn trên cơ
sở các yếu tố độc hại tiếp xúc, biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng đặc hiệu.
Nói chung nên nghĩ đến bệnh nghề nghiệp để không bỏ sót song chi nên kết
luận chẩn đoán khi đã loại trừ được các bệnh không phải do nghề nghiệp ví
dụ thiếu máu do chỉ được chẩn đoán sau khi loại trừ các bệnh nội khoa và
các bệnh ký sinh trùng...
4.3. Những ưu tiên về điều trị
Thông thường muốn điều trị đạt được kết quả cao cần phải đưa bệnh
nhân tách ra khỏi môi trường độc hại và loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể.
Các bệnh nghề nghiệp thường làm suy giảm chức năng của các cơ quan
hữu quan đặc biệt là các cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với sự sống
như gan, thận, hệ thống tạo huyết... Do vậy tuỳ các trường hợp khác nhau
mà có thể có các phương thức giải quyết cho phù hợp. Có thể khu trú chất
độc vào một nơi nào đó trong cơ thể để tránh nồng độ cao trong máu và
nước tiểu hoặc thải độc từ từ song song với nâng cao thể trạng. Nhìn chung
cần ưu tiên khả năng tự đào thải các chất độc hoặc tự hồi phục của các cơ
quan chức năng, đồng thời với việc nâng cao sức đề kháng, thể trạng cho
bệnh nhân.
4.4. Bệnh nghề nghiệp mang tính chất xã hội
Lao động là bắt buộc trong quá trình phát triển kinh tế xã hội loài
người, có lao động là có tiếp xúc với các yếu tố độc hại và có thể mắc các
bệnh nghề nghiệp. Vì vậy bệnh nghề nghiệp là vấn đề có liên quan đến các
yếu tố xã hội trong nền kinh tế quốc dân. Người mắc bệnh nghề nghiệp
phải được giới chủ hay cơ quan chủ quản hoặc hệ thống bảo hiểm xã hội có
trách nhiệm đảm bảo về tinh thần, vật chất và các vấn đề sức khỏe một cách
thoả đáng theo các quy định của mỗi quốc gia và quốc tế.
Vì tính chất xã hội nên những người làm công tác chăm lo sức khỏe
cũng như các nhà quản lý phải luôn luôn xác định được thái độ nghiêm túc
chuẩn mực trong mọi mặt công tác có liên quan đến bệnh nghề nghiệp.
4.5. Một số bệnh nghề nghiệp được đền bù ở Việt Nam
Ở các quốc gia phát triển đa số các bệnh nghề nghiệp đều được đền
bù, song ở nước ta do điều kiện kinh tế đang phát triển, khả năng phát hiện
16
các bệnh nghề nghiệp chưa cao nên phải đến ngày 19/5/1976 lần đầu tiên
Nhà nước ta đưa ra danh mục 8 bệnh nghề nghiệp được đền bù. Ngày
25/12/1991 danh sách bệnh nghề nghiệp được đền bù nâng thêm 8 bệnh
nữa, do đó cho đến năm 1991 ở nước ta đã có 16 bệnh được đưa vào danh
mục các bệnh nghề nghiệp được đền bù (bảo hiểm). Đến ngày 4/2/1997
danh sách bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm được bổ sung thêm 5 bệnh nữa.
Hiện nay "Danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam"
gồm cố 21 bệnh sau:
1. Bệnh bụi phổi - silic.
2. Bệnh bụi phổi Atbet.
3. Bệnh nhiễm độc Chì và các hợp chất của nó.
4. Bệnh nhiễm độc Benzen và các đồng đẳng của nó.
5. Bệnh nhiễm độc Thuỷ ngân và các hợp chất của nó.
6. Bệnh nhiễm độc Mangan và các hợp chất của nó.
7. Bệnh nhiễm độc quang tuyến X và các chất phóng xạ.
8. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.
9. Bệnh viêm da, chăm tiếp xúc do Crôm.
10. Bệnh sạm da nghề nghiệp.
11. Bệnh rung chuyển.
12. Bệnh bụi phổi bông.
13. Bệnh tạo nghề nghiệp.
14. Bệnh viêm gan Virút nghề nghiệp.
15. Leptospira nghề nghiệp.
16. Bệnh nhiễm độc TNT.
17. Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen nghề nghiệp.
18. Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp.
19. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp.
20. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.
21. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.
17
Với xu hướng phát triển xã hội danh sách các bệnh nghề nghiệp được
đền bù trong tương lai sẽ phải tăng lên không những chỉ đền bù cho các
bệnh nghề nghiệp mạn tính mà còn đối với các bệnh mạn tính mang tính
chất nghề nghiệp, nhằm đảm bảo công bằng xã hội cho tất cả những người
lao động và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các nhà quản lý các nhà
doanh nghiệp. (Hiện nay số bệnh nghề nghiệp được đền bù đã lên tới 21
bệnh và tương lai danh sách này sẽ còn tăng lên nữa).
5. Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động
Nhằm mục đích bảo vệ và tăng cường sức khoẻ phòng chống các tác
hại nghề nghiệp cho người lao động những vấn đề sau cần được ưu tiên.
5.1. Cải tiến kỹ thuật
Vấn đề cải tiến kỹ thuật bao gồm những tiến bộ trong sản xuất, tự
động hóa và cơ giới hóa không những làm giảm gánh nặng lao động mà
còn làm giảm thời gian tiếp xúc với các tác hại nghề nghiệp, vấn đề này
được các tác giả trên thế giới coi là vấn đề trọng tâm số một vì nó giảm
thiểu các tác hại nghề nghiệp ngay từ nguồn phát sinh một cách chủ động.
5.2. Tổ chức lao động hợp lý
Vấn đề tổ chức lao động hợp lý bao gồm phân bố lao động phù hợp
với cấu trúc giải phẫu, tâm sinh lý của người lao động, cường độ lao động,
chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, ví dụ máy móc phù hợp với kích
thước giải phẫu của cơ thể, lao động có các nhóm cơ hoạt động hài hoà,
thời gian lao động từng môi trường khác nhau phù hợp sẽ tăng năng suất
lao động và giảm nguy cơ mắc các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp.
5.3. Các biện pháp phục hồi sức khỏe người lao động
Sau một quá trình hoặc 1 ca lao động cơ thể người lao động cần được
phục hồi lấy lại thăng bằng sinh lý, sinh hóa... các biện pháp nhằm phục hồi
sức khỏe người lao động bao gồm chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, chế
độ nghỉ ngơi giải trí luyện tập phục hồi chức năng.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào các hoạt động tinh thần cũng đóng góp
một phần không nhỏ tạo điều kiện nâng cao sức khỏe người lao động. Sau
cùng là việc chăm lo sức khỏe, khám phát hiện các rối loạn bệnh lý và bệnh
nghề nghiệp sớm với tinh thần chăm sóc sức khỏe ban đầu cho tất cả mọi
người, như vậy mới từng bước cải thiện và tăng cường sức khỏe cho công
18
nhân một cách hữu hiệu.
TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Công cụ lượng giá
Phân biệt đúng sai các câu từ câu 1 đến câu 14 bằng cách
đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai.
TT Câu hỏi A B
1. Tác hại nghề nghiệp là các yếu tố sinh ra trong quá trình lao động
sản xuất và có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khả năng lao động.
2. Tác hại nghề nghiệp là các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp
3. Thời gian lao động quá dài cũng là một yếu tố tác hại nghề nghiệp
4. Bệnh nghề nghiệp là bệnh sinh ra do các yếu tố tác hại nghề
nghiệp
5. Mỗi bệnh nghề nghiệp đặc trưng cho một nghề.
6. Tất cả các bệnh có liên quan tới môi trường lao động đều là bệnh
nghề nghiệp.
7. Một yếu tố tác hại nghề nghiệp có thể gây nhiều rối loạn bệnh lý
cho người lao động và ngược lại một rối loạn bệnh lý có thể do
nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp gây ra.
8. Bệnh nghề nghiệp chỉ có trạng thái mạn tính, không có trạng thái
cấp tính.
9. Chỉ chẩn đoán xác định là bệnh nghề nghiệp khi người lao động có
tiếp xúc với các yếu tố tác hại nghề nghiệp phù hợp.
10. Tách người lao động khỏi các tác hại nghề nghiệp là yếu tố quan
trọng để điều trị bệnh nghề nghiệp có hiệu quả cao.
11. Khi người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao
động phải có trách nhiệm đền bù về vật chất và đảm bảo sức khỏe
cho người lao động.
12. Kể từ năm 1997 Việt Nam có 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm
13. Cải tiến kỹ thuật là biện pháp tích cực nhất để loại trừ các tác hại
nghề nghiệp.
14: Để bảo vệ sức khỏe người lao động, thời gian lao động và nghỉ
19
giải lao phải tuỳ thuộc vào loại hình và môi trường lao động.
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ câu 15 đến câu 18 bằng
cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được
lựa chọn.
Câu hỏi A B C D E
15. Thời gian lao động thể lực quá lâu dài có thể gây tất cả
các hậu quả sau, ngoại trừ:
A. Căng thẳng về thần kinh tâm lý
B. Năng lượng cạn dần.
C. Đau mỏi cơ, co cứng cơ
D. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
16. Cường độ lao động quá nặng nhọc và khẩn trương có
thể gây nên:
A. Tình trạng giãn tim đột ngột và tử vong
B. Viêm loét dạ dày tá tràng.
C. Suy nhược cơ thể
D. Rối loạn thần kinh thực vật.
17. Tư thế lao động không phù hợp với máy móc hoặc
phương thức, phương tiện lao động có thể gây nên tất cả
các tình trạng sau, ngoại trừ:
A. Quá trình mệt mỏi tế bào đến sớm.
B. Tăng nhanh sự mệt mỏi của thần kinh và thể chất.
C. Bệnh nghề nghiệp.
D. Tai nạn lao động
18. Có rất nhiều bệnh nghề nghiệp, để dễ nhận biết người
ta phân chia bệnh nghề nghiệp làm 5 nhóm dựa trên:
A. Cơ quan bị bệnh
B. Tác nhân gây bệnh
20
C. Nhóm yếu tố tác hại nghề nghiệp gây bệnh.
D. Tình trạng bệnh lý.
Điền các từ hoặc nhóm từ thích hợp vào chỗ trông trong các câu 19 và 20:
19. Ba nhóm yếu tố tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản
xuất là:
A.............................................................................................................
B.............................................................................................................
C.............................................................................................................
20. Bệnh nghề nghiệp được chia làm 5 nhóm dựa trên các yếu tố tác
hại nghề nghiệp gây bệnh đó là:
Nhóm 1: bệnh nghề nghiệp sinh ra do.................. A................
Nhóm 2: bệnh nghề nghiệp sinh ra do................ B...................
Nhóm 3: các bệnh nghề nghiệp sinh ra do các tác nhân hóa học.
Nhóm 4: bệnh nghề nghiệp sinh ra do tác nhân sinh học.
Nhóm 5: Các bệnh sinh ra do hiện tượng căng thẳng thần kinh, cơ,
xương, khớp.
2. Hướng dẫn tự lượng giá
Để có thể trả lời đúng các câu hỏi trên sinh viên cần đọc kỹ bài theo
các phần sau:
- Phần "Tác hại nghề nghiệp" trả lời các câu 1 đến câu 3, câu 15 đến
câu 17 và câu 19.
- Phần "Bệnh nghề nghiệp" trả lời cho các câu hỏi 4 đến câu 11 và câu
18; 20
- Phần "Một số bệnh nghề nghiệp được đền bù ở nước ta" trả lời cho
câu 12.
- Phần "Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe phòng chống các tác hại
nghề nghiệp" trả lời câu 13 và 14.
Sau khi tự tìm kiếm và lý giải cho các câu trả lời có thể đối chiếu
21
kiểm tra lại bởi phần đáp án cho các câu hỏi tự lượng giá ở cuối cuốn sách.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG
THỰC TẾ
1. Phương pháp học
Tự nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu
tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường Đại học Y khoa Thái
Nguyên.
Trước những loại hình lao động cụ thể tại cộng đồng cần tìm hiểu
những tác hại có thể có do công việc gây ra từ đó tìm hiểu cách khắc phục
mà cộng đồng đang áp dụng, đề xuất thêm những cách phòng tránh tác hại
có tính khả thi nếu có.
2. Vận dụng thực tế
Trong mọi công việc khi bố trí không hợp lý đều có các yếu tố tác hại
ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả. Cần bố trí thời gian học tập và nghỉ
ngơi hợp lý để hiệu quả học tập và nghiên cứu cao hơn. Trong lao động sản
xuất nói chung nếu thiếu hiểu biết về công việc và thiếu ý thức phòng tránh
các tác hại do công việc gây nên thì đều có nguy cơ đến sức khỏe trước mắt
và lâu dài.
Khi xuống học tập và làm việc ở cộng đồng sinh viên cần ghi nhớ mỗi
công việc đều có những mặt tích cực nhưng cũng có những yếu tố bất lợi cho
sức khỏe, phát huy các yếu tố tích cực và hiểu biết về các yếu tố bất lợi trong
công việc để có biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động là vấn đề mọi cán bộ
y tế đều cần chú ý. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động là trách nhiệm
của mọi nhà sử dụng lao động và các cấp, các ngành, các nhà lãnh đạo cộng
đồng. Sức khỏe người lao động được tăng cường góp phần to lớn trong việc
tăng năng suất lao động cũng như bảo vệ sức khỏe cả cộng đồng nói chung
chính vì vậy cần huy động sự tham gia của các tầng lớp xã hội trong việc phát
hiện các yếu tố nguy cơ và bảo vệ sức khỏe người lao động.
22
VI KHÍ HẬU TRONG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Nêu được đặc điểm của vi khí hậu nóng
2. Trình bày được cơ chế điều nhiệt của cơ thể.
3. Mô tả được những biến đổi sinh lý trong khi lao động của các cơ quan
trong cơ thể.
4. Giải thích được các rối loạn bệnh lý trong lao động nóng.
5. Đề xuất được các bước cần thiết để xử lý các rối loạn bệnh lý trong lao
động nóng và phòng chông nóng ở tuyến y tế cơ sở.
Vi khí hậu trong lao động sản xuất hay còn gọi là điều kiện khí tượng
trong môi trường sản xuất bao gồm độ nóng, độ ẩm, tốc độ vận chuyển
không khí, và đặc biệt là bức xạ nhiệt ở môi trường lao động nóng. Điều
kiện khí tượng đó có thể ảnh hưởng tới các quá trình sinh học trong điều
hoà nhiệt độ của cơ thể và có thể gây bệnh tật cho người lao động khi mà
các phản ứng sinh lý sinh hóa bị rối loạn.
Trong thực tế sản xuất điều kiện khí tượng khác thường như nóng quá
hoặc lạnh quá đều có ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, cụ thể là sẽ
ảnh hưởng tới cơ quan điều hoà thân nhiệt, ảnh hưởng tới các quá trình sinh
lý. Tuy vậy điều kiện vi khí hậu quá nóng sẽ nguy hiểm hơn quá lạnh. Ở
nước ta có nhiều ngành nghề phải làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng,
làm việc ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thời tiết khí hậu
dưới trời nắng, nóng, cũng có lúc lại phải làm việc dưới trời mưa rét như
công nhân giao thông, lâm nghiệp hay nông dân...
1. Đặc điểm của vi khí hậu nóng
Khác với môi trường xung quanh, môi trường sản xuất được chia ra
làm 3 loại cơ bản: vi khí hậu nóng, vi khí hậu lạnh, vi khí hậu ngoài trời. Ở
nước ta, trong sản xuất thường gặp vi khí hậu nóng và ngoài trời là chính.
Đặc điểm cơ bản của vi khí hậu nóng là vấn đề nhiệt độ và bức xạ quá lớn,
23
vượt qua cảm giác dễ chịu của cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng điều nhiệt
của cơ thể. Ngoài ra, các yếu tố vi khí hậu khác như vận tốc gió, độ ẩm
không khí, các yếu tố khác của môi trường cũng làm thay đổi sức nóng của
môi trường. Đôi khi vi khí hậu nóng có thể gây nên những rối loạn bệnh lý
như say nóng, say nắng...
1.1. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí là khái niệm về sự nóng hay lạnh của không khí
được đo bằng độ C, độ F... Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến nhiệt độ da
và nhiệt độ cơ thể. Trong sản xuất nhiệt độ không khí cao gặp ở nhiều
ngành nghề như luyện kim, hầm mỏ...
Tiêu chuẩn nhiệt độ tối đa cho phép trong môi trường lao động của
Việt Nam là: Trong điều kiện bình thường không vượt quá 300
C.
- Xung quanh các lò công nghiệp không vượt quá 400
C.
- Nhiệt độ trong cơ sở sản xuất không bệnh lệch với bên ngoài quá 3 - 50
C.
1.2. Độ ẩm của không khí
- Độ ẩm của không khí là khái niệm chỉ lượng hơi nước có trong
không khí.
- Có 3 đại lượng đo độ ẩm, trong đó độ ẩm tuyệt đối được tính bằng
số gam hơi nước có trong 1m3
không khí, độ ẩm tối đa là lượng hơi hơi
nước bão hoà trong không khí ở mỗi nhiệt độ nhất định. Trong thực tế khái
niệm hay dùng là độ ẩm tương đối. Độ ẩm tương đối là tỷ lệ % giữa độ ẩm
tuyệt đối trên độ ẩm tối đa. Việt Nam quy định độ ẩm tương đối trong môi
trường lao động là dao động quanh 75%.
1.3. Tốc độ chuyển động của không khí
Tốc độ chuyển động của không khí hay còn gọi là gió thường biểu thị
bằng m/s, gió làm tăng hoặc giảm thải nhiệt của cơ thể. Khi nhiệt độ môi
trường sản xuất tăng cao như nhiệt độ xung quanh gần lò luyện cán thép, lò
nấu thuỷ tinh v.v.. gió có thể đưa không khí nóng tới chỗ người lao động
làm việc và nghỉ ngơi hoặc gió có thể đưa không khí mát ở bên ngoài tới.
1.4. Bức xạ nhiệt
Là các tia bức xạ là năng lượng nhiệt phát ra từ bề mặt của các vật thể
nóng hoặc con người gồm các tia thấy, hồng ngoại và tử ngoại. Nhiệt độ bề
24
mặt càng cao thì cường độ bức xạ nhiệt càng lớn và có nhiều tia sóng ngắn.
Khi chiếu bức xạ nhiệt vào các vật thể thì năng lượng bức xạ chuyển thành
năng lượng nhiệt làm nóng vật thể lên. Bảng sau đây là mối liên quan giữa
năng lượng bức xạ và cảm giác.
calo/cm2
/phút Cường độ bức xạ đối với cảm giác chủ quan
0,4 - 0,8 Yếu, có thể chịu đựng vô thời hạn
0,9 – 1,3 Yếu vừa, có thể chịu đựng 3 - 5 phút
1,3 - 2,3 vừa, có thể chịu đựng 40 - 60 giây
2,3 - 3,0 Cao vừa có thể chịu đựng 20 - 30 giây
3,0 - 4,0 Cao, có thể chịu đựng 12 - 24 giây
4,0 - 5,0 Mạnh, có thể chịu đựng 8 - 10 giây
> 5 Rất mạnh, có thể chịu đựng 2 - 5 giây
Cường độ bức xạ nhiệt tối đa cho phép ở Việt Nam là từ 1 đến 1,5
calo/cm2
/phút.
Ngoài các yếu tố trên, sự trao đổi nhiệt của cơ thể người lao động và
môi trường còn chịu ảnh hưởng của quần áo và cường độ lao động.
2. Các đáp ứng sinh lý trong điều kiện lao động nóng
Trong các đáp ứng sinh lý của cơ thể đối với môi trường vi khí hậu
nóng thì điều hoà thân nhiệt là phản ứng sinh lý quan trọng nhất. Cơ thể
con người có những phương thức đáp ứng khác nhau tuỳ thuộc vào môi
trường và khả năng thích nghỉ của cơ thể với môi trường do vậy hoạt động
của một số bộ phận trong cơ thể con người cũng thay đổi. Hầu hết các cơ
quan trong cơ thể con người đều nhậy cảm với vi khí hậu nóng.
2.1. Điều nhiệt của cơ thể
2.1.1. Cơ chế điều hoà thân nhiệt
Trong điều kiện bình thường thân nhiệt của con người không thay đổi
theo nhiệt độ bên ngoài, thân nhiệt ổn định nghĩa là quá trình thu và toả
nhiệt hoàn toàn ngang nhau. Như vậy cơ thể không tích trữ nhiệt và cũng
không toả nhiều nhiệt lượng, tức là cơ thể không nóng cũng không lạnh.
Mọi cơ chế sinh lý học đảm bảo cho sự trao đổi nhiệt lượng giữa cơ
thể và ngoại cảnh được tiến hành thuận lợi, duy trì đều nhiệt độ của cơ thể,
25
không bị nhiệt độ bên ngoài chi phối gọi là điều hoà thân nhiệt. Quá trình
điều hoà thân nhiệt được thực hiện bởi sự chỉ huy của trung tâm điều hoà
thân nhiệt nằm ở vùng dưới đồi. Do sự điều hoà có ảnh hưởng của nhiều
yếu tố môi trường nên cơ thể có 2 cách điều hoà thân nhiệt là điều hoà vật
lý (toả nhiệt) và điều hoà hóa học (tăng sinh và giảm sinh nhiệt) tuỳ thuộc
vào các hoàn cảnh khác nhau.
a. Điều hoà vật lý
- Điều hoà vật lý phụ thuộc nhiều vào da. Da ướt dễ truyền nhiệt hơn
da khô. Ở nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm cao người ta thấy khó chịu hơn
khi độ ẩm thấp. Ngoài ra, không khí ẩm làm tăng sức dẫn nhiệt của quần
áo.
- Sự chuyển động của không khí là một yếu tố quan trọng trong việc
điều hoà thân nhiệt:
+ Khi nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ da, sự đối lưu của không
khí sẽ không ngừng đưa đến không khí mới và mát. Lúc đó luồng
không khí làm tăng toả nhiệt bằng truyền dẫn. Ngoài ra lượng hơi
nước lưu động thường xuyên trong không khí dưới mặt trong quần
áo, do đó có thể làm tăng toả nhiệt bằng bốc hơi.
+ Trong trường hợp nhiệt độ không khí và nhiệt độ da chênh lệch
nhau rất ít và lao động chân tay nặng, thì sự lưu thông của không
khí lại càng quan trọng (vì truyền dẫn và bức xạ giảm nhiều).
+ Khi nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ da, sự lưu động của không
khí sẽ làm cho da tăng nóng và làm tăng thân nhiệt, do đó ảnh
hưởng không tốt đến việc điều hoà thân nhiệt. Nhưng khi nhiệt độ
cao, độ ẩm tương đối thấp có thể hút nhiều hơi nước sẽ giúp việc
toả nhiệt bằng bốc hơi dễ dàng.
Theo Rubner, tốc độ 0,3m/giây của không khí lưu động bắt đầu có
ảnh hưởng đối với việc điều hoà thân nhiệt và cảm giác chủ quan. Theo
Macsac với tốc độ 0,03m/giây của không khí lưu động mà ta chưa cảm
nhận thấy đã có thể làm cho nhiệt độ da giảm.
Gần đây, người ta lợi dụng sự lưu động của không khí để cải thiện
điều kiện lao động trong buồng máy như tắm không khí với tốc độ 1 -
5m/giây.
26
b. Điều hoà hóa học (tăng và giảm sinh nhiệt).
Khi nhiệt độ không khí tăng, việc sinh nhiệt sẽ giảm, trái lại khi nhiệt
độ không khí giảm thì việc sinh thân nhiệt tăng. Sự biến đổi đó có liên quan
với cường độ của chuyển hóa tế bào và chịu ảnh hưởng của các tuyến nội
tiết (tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy và gan) cũng như quá trình
oxy hóa trong cơ. Sự phân phối lại máu ở nội tạng và xung quanh có một
tác dụng nhất định.
Nhiệt độ không khí thấp sẽ làm co mạch ngoại vi. Khi nhiệt độ thấp,
sự sinh nhiệt sẽ tăng nhiều, biểu hiện là chuyển hóa oxy tăng mạnh. Khi
nhiệt độ cao, tác dụng điều hoà của sinh nhiệt sẽ vô ích, lúc đó chỉ cơ chế
toả nhiệt là có tác dụng.
Hiện tượng chuyển hóa tăng lúc nhiệt độ thấp và chuyển hóa hơi giảm
lúc nhiệt độ cao là cơ chế thích ứng có ích cho con người. Trái lại, khi nhiệt
độ cao, nếu toả nhiệt giảm và chuyển hóa tăng là cơ chế điều hoà thân nhiệt
bị trở ngại và có thể đưa đến trạng thái tích nhiệt.
Trong điều hoà thân nhiệt, trung tâm dưới vỏ não như hạch xám, và
thể vân đóng vai trò chính. Ngoài ra, vỏ bán cầu đại não cũng đóng một vai
trò quan trọng. Khi ám thị là lạnh, thì chuyển hóa tăng, khi ám thị là nóng
thì chuyển hóa giảm. Sự điều hoà thân nhiệt (tức là thay đổi hình thức toả
nhiệt và sinh nhiệt) còn mang theo tính chất phản xạ có điều kiện, nhưng
nếu chịu ảnh hưởng của kích thích có điều kiện, đã quen thuộc, thì cơ chế
điều hoà thân nhiệt vẫn tác dụng. Trong trường hợp này, ảnh hưởng của
nhiệt độ thực tế đối với sự điều hoà thân nhiệt có kém hơn ảnh hưởng của
phản xạ có điều kiện do một nhiệt độ khác trong cùng hoàn cảnh ấy gây
nên.
c. Phạm vi điều hoà thân nhiệt và sự thích ứng.
Quá trình điều hoà thân nhiệt bảo đảm toả và sinh nhiệt được thăng
bằng cho nên thân nhiệt được duy trì đều đặn, nhưng sự điều hoà thân nhiệt
cũng có giới hạn. Giới hạn điều hoà thân nhiệt của con người ở trạng thái
yên tĩnh là: độ ẩm tương đối 65% - nhiệt độ 300
C - 360
C và độ ẩm tương
đối 30% - nhiệt độ 400
C (Marchak).
2.1.2. Các hình thức điều hoà vật lý (toả nhiệt)
- Nhiệt lượng thay đổi do chuyển hóa năng lượng toả ra chỉ được điều
27
hoà theo phương thức hóa học trong một phạm vi rất nhỏ còn điều hoà vật
lý (hình thức toả nhiệt) mới là cơ bản trong lao động nóng. Các hình thức
toả nhiệt bao gồm: dẫn truyền, đối lưu, bức xạ, nước bốc hơi qua da, phổi
và niêm mạc đường hô hấp.
- Người ta cảm thấy dễ chịu khi trong tổng số nhiệt lượng thừa do cơ
thể toả ra, 30% toả theo cách dẫn truyền và đối lưu, 45% theo cách bức xạ
và 25% theo hơi nước, 3 - 5% trong số nhiệt toả ra dùng để làm nóng không
khí hít vào và các thức ăn, uống.
- Nên chú ý tới lớp không khí khi tiếp xúc với thân thể mặt trong quần
áo và lớp không khí tiếp xúc với mặt ngoài quần áo nhiệt độ ở đây thường
cao hơn nhiệt độ không khí (nhất là khi nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt
độ da).
a. Bức xạ nhiệt và tác dụng của bức xạ nhiệt
Nhiệt độ của tường, sân nhà, bề mặt thiết bị, nguyên liệu, thành
phẩm... đều có liên quan với toả nhiệt theo cách bức xạ và chỉ khi nào nhiệt
độ xung quanh cao hơn nhiệt độ cơ thể, cơ thể mới không toả nhiệt theo
cách bức xạ. Khi đánh giá ý nghĩa của các nguồn bức xạ cần xét đến mức
độ xuyên thấu của các tia ở trong tổ chức và mức độ hấp thu tia của tổ
chức. Đối với da người tia hồng ngoại sóng ngắn, tử ngoại và tia thấy được
có sức xuyên thấu mạnh. Như vậy khi đánh giá tác dụng của bức xạ nhiệt
trong sản xuất đối với cơ thể thì phải xét không những cường độ của bức xạ
mà còn cả thành phần quang phổ của bức xạ.
b. Hình thức đối lưu và dẫn truyền
Hình thức này thường do gió và tiếp xúc cơ thể làm giảm nhiệt cho cơ
thể chúng ta khi nhiệt độ môi trường lao động thấp và ngược lại.
c. Tác dụng của sự bay hơi và độ ẩm.
- Nước bay hơi qua mặt ngoài da và phế bào để điều hoà thân
nhiệt, cứ 1 gam hơi nước bay hơi qua da sẽ thu 0,58 kem nhiệt lượng.
Khi lao động chân tay lượng không khí qua phổi tăng làm cho nhiệt
lượng toả qua phổi cũng tăng, khi nhiệt độ không khí cao cũng có hiện
tượng như trên ở mặt ngoài da; hơi nước không ngừng bốc ra do kết
quả hoạt động của các tuyến mồ hôi, ở nhiệt độ bình thường nếu lao
động chân tay nặng thì số nước bốc hơi qua da trung bình là 600
28
ml/ngày đêm số nhiệt toả theo hơi nước là 14,55 - 22,50 calo/giờ, như
vậy ở điều kiện khí tượng bình thường nhiệt lượng toả theo hơi nước là
350 - 550 calo/ngày đêm.
- Khi nhiệt độ không khí tăng thì mồ hôi chảy ra cũng tăng, nguyên
nhân là do đoạn cùng thần kinh cảm giác trong da bị nhiệt kích thích, đồng
thời trung tâm tiết mồ hôi ở tuỷ sống và dưới vỏ não cũng bị kích thích trực
tiếp và gây tiết mồ hôi do phản xạ.
- Trong trường hợp nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ da thì việc
toả nhiệt bằng truyền dẫn và bức xạ hầu như hoàn toàn đình chỉ thậm chí
ngược lại (Vì các vật thể xung quanh cũng đã có một nhiệt độ tương
đương) lúc đó việc toả nhiệt chỉ dựa vào cách ra mồ hôi. Trong điều kiện
đó độ ẩm tương đối của không khí càng cao thì toả nhiệt càng khó, cơ thể
càng chóng tích nhiệt và bị quá nóng.
2.2. Biến đổi nhiệt độ da
Nhiệt độ của da có liên quan tới quá trình điều hoà thân nhiệt và sự
thăng bằng nhiệt lượng toàn thân, đồng thời là chỉ số sinh lý học chịu ảnh
hưởng của điều kiện khí tượng bên ngoài. Nhiệt độ của da (khi cảm giác
của thân thể tốt) không vượt qua 31 - 330
C ở đầu ngón tay và 30,5 - 320
C ở
trán. Khi con người ở trạng thái yên tĩnh và làm việc nhẹ, nhiệt độ của da
ngực là 31 - 33,50
C.
2.3. Biến đổi nhiệt độ thân
Khi việc điều hoà thân nhiệt bị trở ngại thì thân nhiệt tăng, nói ngược
lại, nếu thân nhiệt tăng rõ rệt, tức là cơ quan điều hoà thân nhiệt bị trở ngại.
Vì vậy dù thân nhiệt chỉ hơi tăng (0,3 - 10
C) trong khi làm việc cũng phải
đặc biệt chú ý.
Điều kiện vi khí hậu càng ít xấu, cơ làm việc càng nhẹ, thì thân nhiệt
đã tăng càng chóng trở lại bình thường (sau 5 - 30 phút). Thời gian thân
nhiệt trở lại bình thường nhanh hay chậm còn tuỳ theo điều kiện toả nhiệt ở
nơi nghỉ của công nhân. Thí dụ, công nhân làm ở lò luyện kim. Khi nhiệt
độ nơi nghỉ là 25 - 300
C. Và không khí lưu động rất ít thì sau 15 phút, thân
nhiệt mới bắt đầu trở lại bình thường, nhưng nếu nhiệt độ là 20 - 240
C. Và
tốc độ chuyển động không khí là 1,5 - 2,0 m/giây thì chỉ sau 5 - 10 phút
nhiệt độ đã trở lại bình thường.
29
2.4. Chuyển hoá oxy
Lao động trong môi trường nóng dù làm việc nhẹ hay nặng lượng oxy
tiêu thụ cũng nhiều hơn. Căn cứ vào tình hình chuyển hóa oxy khi nhiệt độ
cao, có thể kết luận được tình trạng sức khỏe môi trường. Cần phải tính
mức chuyển hóa oxy trong từng điều kiện lao động để đánh giá tình trạng
vệ sinh lao động và sức chịu đựng của công nhân.
Khi làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, chỉ số chuyển hóa hô hấp
cũng khôi phục chậm hơn lúc bình thường.
2.5. Chuyển hóa muối nước
Công nhân làm việc ở điều kiện nhiệt độ cao, có thể mất rất nhiều mồ
hôi, nên thường phải uống nhiều nước. Bình thường một ngày đêm một
người có thể tiết ra 500 - 1000 ml mồ hôi. Sau một ngày làm việc một công
nhân có thể bị sút cân (0,3 - 3 kg) nhưng trong thời gian nghỉ giải lao, cân
nặng sẽ trở lại bình thường vì được uống nhiều nước.
Mồ hôi ra nhiều sẽ làm mất nhiều muối (trong mồ hôi có 0,1 - 0,5%
Nacl) và một số chất hữu cơ. Cơ thể sẽ dễ bị thiếu muối vì số muối mất đi
theo mồ hôi trong một ngày tối đa có thể tới 30 - 40g mà trong thức ăn
hàng ngày chỉ cung cấp khoảng 10 - 20g muối.
2.6. Máu và hệ tim mạch
- Tỷ lệ huyết sắc tố và hồng cầu tăng, máu quánh lại do mồ hôi chảy
nhiều. Làm việc càng nặng, máu càng chóng cô đặc.
- Nhiệt độ cao làm trở ngại việc chuyển hóa nước, cô đặc máu và tác
động trực tiếp lên cơ tim, cho nên hệ tim mạch có các phản ứng quan trọng.
+ Khi không cần điều hoà thân nhiệt đặc biệt, thì mạch không thay đổi
rõ rệt, nhưng nếu cần điều hoà đặc biệt thì mạch sẽ tăng rất nhanh.
Lúc đó huyết áp thường giảm thấp vì sức căng của huyết quản cùng
giảm.
+ Khi việc điều hoà thân nhiệt bị rối loạn nghiêm trọng thì hoạt động
của tim cũng sẽ bị rối loạn rõ rệt. Tim co bóp rất nhiều (200 lần mỗi
phút) nhưng rất yếu ở những người mắc bệnh tim mạch, hiện tượng
đó lại càng nghiêm trọng.
+ Khi làm việc nặng ở nhiệt độ cao, nhu cầu oxy của các cơ quan tăng
30
nhanh chóng làm cho mạch đập nhanh hơn từ đó dẫn đến huyết áp
có thể tăng bởi vì lượng máu đẩy ra mỗi phút tăng.
Những điều đó chứng tỏ rằng khi làm việc trong buồng máy nóng, yêu
cầu đối với hệ tim mạch rất cao, các bệnh tim mạch (viêm cơ tim, mạch xơ
cứng) tương đối phổ biến.
2.7. Thận và hệ tiết niệu
Trong điều kiện bình thường, thận bài tiết 50 - 75% tổng số nước cần
bài tiết của cơ thể. Ở điều kiện nhiệt độ cao, việc tiết dịch của cơ thể căn
bản nhờ vào sự bài tiết qua tuyến mồ hôi. Lúc đó, thận chỉ bài tiết 10 - 15%
tổng số nước mà cơ thể sẽ bài tiết. Đó là một hiện tượng thích nghi của tổ
chức và chức phận của thận. Công nhân làm việc ở các phân xưởng nóng
cũng có thể mắc bệnh thận thiểu năng; trong cặn nước tiểu có hồng cầu và
trụ hình. Trong các đợt khám sức khỏe thường kỳ, cần kiểm tra thành phần
bệnh lý trong nước tiểu để phát hiện những công nhân mẫn cảm với nhiệt
độ cao.
2.8. Đường tiêu hóa
Trong lao động nóng khi phân phối lại máu sẽ làm các cơ quan nội
tạng thiếu máu và mất cân bằng muối khoáng, thường gây ảnh hưởng đến
chức phận của cơ quan tiêu hóa và có khi gây nên các hội chứng bệnh lý.
Những công nhân làm việc trong buồng máy nóng phải uống nhiều nước
cho nên dịch vị lỏng, đồng thời tuyến dạ dày bị ảnh hưởng trực tiếp của
nhiệt độ cao; đường tiêu hóa lại thiếu máu do trái phân phối máu, nên độ
acid của dịch vị sẽ giảm, lượng niêm dịch tăng, tiêu hóa kém và có khi chức
phận vận động của đường tiêu hóa bị trở ngại, dạ dày phình giãn. Những
yếu tố làm cho công nhân trong buồng máy nóng hay bị viêm dạ dày, ruột,
(tỷ lệ cấp diễn cao hơn trung bình 40%, mạn tính cao hơn 22,5%).
2.9. Hệ thần kinh trung ương
Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến chức phận của thần kinh cao cấp,
làm tăng thời trị vận động và thời trị cảm giác, đồng thời có thể làm rối
loạn chức phận điều hoà của máu và dịch não tuỷ.
3. Các rối loạn bệnh lý trong diều kiện lao động nóng
3.1. Say nóng (Hội chứng quá nhiệt cấp diễn).
Thường xảy ra khi nhiệt độ không khí và độ ẩm cao, ít gió, lao động
31
nặng. Quá trình thải nhiệt bị cản trở gây tích nhiệt, làm cho thân nhiệt cao
trên 38,50
C có khi lên tới 390
C - 400
C.
- Trường hợp nhẹ: cảm thấy bải hoải toàn thân, nhức đầu, chóng mặt,
cảm giác khát tăng, buồn nôn, tức ngực, khó thở, da mặt và toàn thân
nóng,đỏ, mạch, nhịp thở tăng.
- Xử trí: kịp thời đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát, nằm nghỉ các
triệu chứng sẽ giảm dần. tuy nhiên cấu tạo điều kiện cho thân nhiệt giảm.
- Trường hợp nặng: có biểu hiện:
+ Có rối loạn hô hấp: tím tái, thở nhanh nông, nhịp thở 50 - 60
lần/phút.
+ Mạch nhanh yếu, tần số trên 100 lần/phút.
+ Thân nhiệt tăng cao trên 400
C.
+ Rối loạn tinh thần, nói mê sảng.
Bệnh nhân có thể chết trong tình trạng hôn mê do liệt trung tâm tuần
hoàn, hô hấp.
Xét nghiệm:
- Cl huyết, Cl niệu bình thường.
- Tính chất vật lý của máu bình thường.
Xử trí:
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát.
- Hạ nhiệt độ từ từ, có thể cho tắm nước ấm 260
- 290
C trong 5 - 6
phút rồi đắp chăn mỏng. Hoặc bọc bệnh nhân vào chăn tẩm nước 200
–
250
C trong 5 - 10 phút, lau khô người rồi đắp chăn mỏng. Đắp khăn mỏng
ẩm ở trán, cứ vài phút lại thay.
- Cho thuốc trợ tim, trợ hô hấp.
3.2. Say nắng (Bệnh nhật xạ)
Thường gặp ở nông dân, công nhân lao động ngoài trời, bộ đội hành
quân dưới trời nắng hoặc làm việc trong điều kiện bức xạ mạnh. Trong điều
kiện này tuy có tới 99% lượng tia bức xạ giữ ở ngoài hộp sọ mà chỉ có 1%
vào hành não đã làm tăng nhiệt độ của màng não dẫn đến kích thích gây
32
xuất tiết, xung huyết, phù nề, nhiệt độ ở vùng này có thể lên đến 40 - 410
C.
Vì vậy gây rối loạn hoạt động của tế bào, đặc biệt là trung khu tuần hoàn,
hô hấp.
- Triệu chứng:
+ Trường hợp nhẹ:
• Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chóng mặt hoa mắt, ù tai.
• Có thể có nôn hoặc buồn nôn.
• Da mặt và da đầu đỏ.
+ Thân nhiệt bình thường hoặc tăng ít.
+ Trường hợp nặng: có rối loạn phản xạ, nói mê sảng, ảo ảnh ghê rợn,
co giật, hôn mê và tử vong do liệt trung tâm hô hấp, tuần hoàn.
+ xử trí:
• Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, chườm lạnh vùng đầu.
• Cho thở ôxy, thuốc trợ tim, trợ hô hấp.
• Truyền dịch, chống phù não, phục hồi tế bào thần kinh...
• Châm cứu hoặc bấm huyệt: ấn đường, bách hội, nhân trung, đại
trùy, thần môn.
3.3. Hội chứng co giật
- Nguyên nhân: chủ yếu do mất nhiều nước, muối hoặc mất nhiều
vitamin B, C, đặc biệt là mất nhiều Ca++
.
Triệu chứng:
+ Nạn nhân cảm thấy: mệt nổi, ra nhiều mồ hôi, đau nhiều cơ.
+ Triệu chứng chính là co cứng các cơ:
• Cơ cẳng chân: 31%
• Cơ cẳng tay: 18-5%.
• Bàn ngón tay: 18,2%.
• Bàn chân: 14,5%.
• Đôi khi co cứng cơ bụng, cơ hoành.
33
+ Thân nhiệt không tăng hoặc tăng ít trước khi co cơ.
Trường hợp nặng: nạn nhân khó thở, da khô lạnh, xanh xao, tím môi,
tiếng tim nhỏ yếu.
Xét nghiệm máu: hồng cầu tăng do máu bị cô đặc.
Na+
giảm, Ca++
giảm...
Xét nghiệm nước tiểu: Na+
, Cl trong nước tiểu giảm.
Xử trí: + Truyền dịch bù nước, điện giải.
+ Cho thuốc trợ tim, mạch.
+ Cho các vitamin : B, C.
+ Cho uống nước chè đường nóng.
3.4. Hội chứng mệt lả do nhiệt
- Có thể gặp trong lao động nặng, môi trường lao động quá nóng hoặc
vừa.
- Mệt lả là do mất nhiều nước, muối kết hợp với tiêu hao năng lượng
nhiều.
Triệu chứng:
+ Nạn nhân cảm thấy khát nước, mệt nổi, buồn nôn, sức lực yếu đi rất
nhiều.
+ Rối loạn thần kinh trung ương, có khi co cứng cơ.
Trường hợp nặng có thể kèm theo sốt cao, mê sảng, hôn mê.
- Mệt mỏi do mất nhiều muối khoáng thường gặp ở người bị mất
nhiều nước nhưng khi bổ sung nước lại thiếu muối làm cho lượng muối
khoáng sụt nhanh, dẫn đến cơ thể không thích nghi kịp, ở đây vai trò chính
là của calci và kali.
Triệu chứng:
+ Nạn nhân cảm thấy mệt, đau đầu, chán ăn, nôn mửa, hoặc ỉa chảy.
+ Có thể có co giật các cơ, đặc biệt khi uống càng nhiều nước càng co
giật mạnh.
+ Nét mặt đau khổ, da xanh, tái tím.
34
+ Huyết áp giảm, nhịp tim nhanh.
Xử trí: truyền dịch: muối + đường đẳng trương.
3.5. Những bệnh đặc hiệu do bức xạ nhiệt
- Đục nhân mắt nghề nghiệp do tia hồng ngoại.
- Hồng ban da nghề nghiệp do tia tử ngoại.
- Viêm mắt do tia lửa hàn.
- Viêm giác mạc kết mạc cấp tính do kế quang.
- Sạm da do tia tử ngoại.
- Nhiều bệnh tiêu hóa, tiết niệu cũng tăng trong lao động nóng.
4. Phương pháp bảo vệ sức khỏe trong điều kiện vi khí hậu nóng
4.1. Cải tiến kỹ thuật
- Tự động hóa các công việc lao động nặng trong điều kiện nhiệt độ
cao như: sử dụng các máy tự động cho nhiên liệu (than đá) để thay lao
động nặng của thợ đốt lò và điều khiển lửa. Dùng máy lấy thép hoặc máy
trục đảo khuôn thay cho cách thông thường tháo thép ra khỏi khuôn...
- Cơ giới hóa quá trình sản xuất như: dùng búa hơi hay máy đập thay
các cách rèn sắt bằng tay, cơ giới hóa quá trình cán thép...
- Che chắn kín nguồn phát sinh ra nhiệt: dùng tấm cảm nhiệt làm
bằng thạch ma, tấm che tháo được hoặc di chuyển bằng dây xích, cửa lò và
nắp lò cần làm nguội bằng không khí hoặc nước...
- Làm nguội mặt nền nhà xưởng, nơi lao động
- Thông gió thoáng khí
4.2. Chế độ lao động hợp lý
- Không có quy định chế độ lao động thống nhất cho tất cả các loại
công việc làm trong lao động nóng.
- Căn cứ vào mức sinh lý (sự biến đổi và khôi phục của hệ tim mạch,
tình hình khôi phục của quá trình hóa học của máu và chuyển hóa oxy), vào
cảm giác toàn thân của công nhân và mức sản xuất để quy định chế độ
riêng cho từng trường hợp.
- Có lề lối làm việc phù hợp với lao động nóng, chế độ lao động và
35
nghỉ ngơi hợp lý.
4.3. Y tế và an toàn lao động
- Có kế hoạch khám chữa bệnh cho người lao động nóng phù hợp từ
khâu khám tuyển, thường xuyên và khám định kỳ. Tư vấn chế độ ăn uống
hợp lý...
- Một số bệnh mạn tính đặc biệt là bệnh tim mạch, hô hấp, thận không
nên cho lao động ở môi trường nóng.
Thường xuyên kiểm tra công tác giám sát, tiêu chuẩn hóa môi trường
lao động và bảo vệ người lao động ở cơ sở.
TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Công cụ lượng giá
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ câu 1 đến câu 13 bằng
cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được
lựa chọn.
Câu hỏi A B C D E
1. Vi khí hậu trong lao động sản xuất là tất cả các khái
niệm sau ngoại trừ
A. Điều kiện khí tượng của không khí tại nơi sản xuất.
B. Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió và bức xạ nhiệt ở nơi
làm việc.
C. Khí hậu trong phạm vi môi trường sản xuất.
D. Các yếu tố vật lý của không khí ở nơi làm việc.
E. Các yếu tố bất thường của không khí tại nơi làm
việc.
2. Đặc trưng cơ bản của vi khí hậu đóng trong sản xuất là:
A. Nhiệt độ của không khí cao, tốc độ gió thấp
B. Nhiệt độ của không khí cao, độ ẩm của không khí
cao
C. Tốc độ gió thấp, độ ẩm của không khí cao
36
D. Bức xạ nhiệt trong môi trường lao động cao.
E. Nhiệt độ không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
3. Khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể, hình
thức toả nhiệt quan trọng nhất của cơ thể là:
A. Dẫn truyền.
B. Đối lưu
C. Bức xạ.
D. Bay hơi mồ hôi
E. Thần kinh
4. Tiêu chuẩn nhiệt độ tối đa cho phép trong môi trường
lao động của Việt Nam ở điều kiện bình thường là:
A. 280
C
B. 290
C
C. 300
C
D. 310
C
E. 320
C
5. Tiêu chuẩn nhiệt độ tối đa trong môi trường lao động
của Việt Nam xung quanh các lò công nghiệp là:
A. 350
C
B. 360
C
C. 380
C
D. 400
C
E. 420
C
6. Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, nhiệt độ trong phòng
nơi sản xuất không cao quá nhiệt độ bên ngoài là:
A. 3 - 50
C
B. 4 - 70
C
C. 5 - 80
C
37
D. 4 - 60
C
E. 5 - 60
C
7. Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, độ ẩm tương đối trong
phòng nơi làm việc là dưới:
A. 65%
B. 70%
C. 75%
D. 80%
E. 85%
8. Cường độ bức xạ nhiệt tối đa trong môi trường lao động
theo tiêu chuẩn của Việt Nam là:
A. 0,5 calo/cm2
/phút
B. 1 calo/cm2
/phút
C. 1,2 calo/cm2
/phút
D. 1 đến 1,5 calo/cm2
/phút
E. 2 calo/cm2
/phút.
9. Tác động tổng hợp các yếu tố sau lên cơ thể người lao
động có nguy cơ gây say nóng ngoại trừ
A. Nhiệt độ môi trường cao
B. Độ ẩm không khí cao.
C. Cường độ lao động nặng nhọc.
D. Bức xạ nhiệt cao
E. Tốc độ gió cao.
10. Bắt đầu có nguy cơ gây say nóng khi nhiệt độ cơ thể
người lao động lên tới:
A. 37,50
C
B. 380
C
C. 38,50
C
38
D. 390
C
E. 39,50
C.
11. Một thợ lò luyện thép đang lao động tự nhiên thấy bải
hoải toàn thân, nhức đầu, chóng mặt, cảm giác khát tăng,
buồn nôn, tức ngực, khó thở. Khám thấy da mặt và toàn
thân nóng, đỏ, mạch, nhịp thở tăng. Việc đầu tiên cần làm
là:
A. Cho người công nhân đó nghỉ giải lao tại chỗ.
B. Nhanh chóng đưa người công nhân đó ra nơi thoáng
mát.
C. Cho người công nhân dùng các thuốc trợ tim.
D. Cho người công nhân uống nước lạnh.
E. Cho người công nhân tắm nước nóng.
12. Nguyên tắc xử trí các trường hợp say nóng là:
A. Hạ thân nhiệt từ từ.
B. Hạ thân nhiệt ngay tức thời.
C. Không cho thân nhiệt tiếp tục tăng lên.
D. Dùng các thuốc trợ hô hấp, trợ tuần hoàn.
E. Đưa ngay nạn nhân ra nơi thoáng mát.
13. Tất cả các triệu chứng sau đều có thể thấy ở các
trường hợp say nóng nặng, ngoại trừ
A. Rối loạn hô hấp, thở nhanh nông, nhịp thở 50 - 60
lần/phút.
B. Mạch nhanh yếu, tần số trên 100 lần/phút.
C. Thân nhiệt tăng cao trên 400
C.
D. Rối loạn tinh thần, nói mê sảng.
E. Co cứng các cơ
39
Phân biệt đúng sai các câu từ 14 đến 18 bằng cách đánh dấu X vào
cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai:
TT Câu hỏi A B
14 Say nắng là hiện tượng phù não do nhiệt độ của màng não
tăng cao gây xuất tiết xung huyết, phù nề.
15 Người bị say nắng có dấu hiệu da mặt và da đầu đỏ.
16 Khi bị say nắng nhiệt độ cơ thể tăng cao.
17 Nguyên tắc điều trị say nắng là chống phù não
18 Hạ Ca++
huyết là nguyên nhân gây co giật ở những người lao
động trong môi trường nóng.
19. Hoàn thành sơ đồ cơ chế gây say nóng sau:
A. ………………………………………………………………………
B. ………………………………………………………………………
20. Hoàn thành sơ đồ cơ chế gây say nắng sau:
A. ………………………………………………………………………
B. ………………………………………………………………………
2. Hướng dẫn tự lượng giá
Đọc kỹ bàn liên hệ các tài liệu đọc thêm và tham khảo để trả lời các
câu hỏi, cụ thể:
Đọc kỹ những khổ đầu của phần nội dung để trả lời cho câu 1.
Đọc kỹ phần "Đặc điểm vi khí hậu nóng" để trả lời câu 2 và 4 -8.
Đọc kỹ phần "Các đáp ứng sinh lý trong điều kiện lao động nóng" để
40
trả lời câu 3.
Đọc kỹ phần "Các rối loạn bệnh lý trong điều kiện lao động nóng" để
trả lời các câu 9 - 18 và 19-20.
Sau khi tự trả lời các câu hỏi có thể kiểm tra đối chiếu với phần đáp án
ở cuối cuốn sách này.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ
1. Phương pháp học
Tự nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu
tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường Đại học Y khoa - Đại học
Thái Nguyên.
Sinh viên tự tìm hiểu các cách xử trí say nóng, say nắng ở cộng đồng,
ngôn ngữ địa phương chỉ các bệnh lý do nắng, nóng. Xem xét hiệu quả của
các biện pháp dân gian trong việc xử trí các bệnh lý do nắng nóng gây ra,
sau đó có thể trao đổi lại với giảng viên xin góp ý kiến và bổ sung những
phần chưa thực sự hiểu.
2. Vận dụng thực tế
Về mùa hè các buổi chiều sắp có giông, chuẩn bị mưa rào nhiệt độ
thường rất cao kèm theo độ ẩm cao làm cho cơ thể nóng bức khó chịu dễ
gây tích nhiệt. Trong vi khí hậu nóng khi mới bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi,
bải hoải chân tay, mặt đỏ... cần được nghỉ ngơi, ở nơi thoáng mát ngay
phòng tránh những diễn biến nặng hơn khó sử trí. Trời nắng gắt về mùa hè
khi ra ngoài cần đội nón mũ che nắng đặc biệt che chắn nắng cho vùng gáy
đề phòng say nắng.
Vi khí hậu trong môi trường lao động không những ảnh hưởng tới sức
khỏe người lao động mà còn tác động nhiều tới năng xuất lao động, đối với
sinh viên là tác động đến hiệu quả học tập. Một trong biện pháp bảo vệ sức
khỏe trong môi trường nóng là phải cung cấp nước và muối khoáng đầy đủ
chính vì vậy cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp này như tạo
nguồn cung cấp nước ngay gần nơi lao động, cung cấp nước đồng thời cùng
muối khoáng....
Mùa hè thường là mùa thi của sinh viên, mùa thu hoạch sản phẩm của
nhà nông nên đối với sinh viên phải bố trí bài học theo thời gian phù hợp để
bảo vệ sức khỏe, đối với nông dân cần bố trí công việc ngoài trời tránh lúc
41
trời nắng to.
Vận dụng những kiến thức của bài để giải quyết các tình huống cụ thể
tại cộng đồng ví dụ như nông dân vào vụ gặt thường vào thời tiết nắng nóng
do vậy phải được cung cấp nước và muối khoáng đầy đủ trong khi lao
động, để nâng cao sức khỏe và giải nhiệt có thể dùng nước rau cho thêm
chút muối hoặc các loại nước quả ở địa phương như nước chanh, mơ...
42
TIẾNG ỒN TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được bản chất của tiếng ồn trong sản xuất.
2. Liệt kê được những tác hại của tiếng ồn trong sản xuất.
3. Nêu được nguyên nhân và cơ chê bệnh sinh bệnh điếc nghề nghiệp.
4. Mô tả được bệnh lý lâm sàng và cận lâm sàng bệnh điếc nghề nghiệp.
5. Trình bày được phương pháp chẩn đoán bệnh điếc nghề nghiệp.
1. Tiếng ồn trong sản xuất
1.1. Bản chất của tiếng ồn
Tiếng ồn là một tập hợp của tất cả những âm thanh hỗn hợp trong môi
trường, từ mọi nguồn, mọi phía...không theo một quy luật nào và không phù
hợp với giải phẫu, sinh lý của con người nên nó cũng mang đầy đủ những
đặc tính của các âm thanh, ví dụ tiếng gà kêu hoặc tiếng xe chạy. Nếu tập
hợp trong môi trường gồm cả tiếng gà vịt kêu, tiếng người nói, tiếng xe
chạy... làm cho người ta không nhận thấy loại tiếng nào thì nó sẽ là tiếng
ồn. Tất cả các âm thanh hỗn tạp này tác động lên tai ta bằng một áp lực âm
thanh mạnh hay yếu là tuỳ sự tổng hợp của cường độ âm và tần số rung
động của âm thanh lên cơ quan thính giác.
Tần số của tiếng ồn cũng như tần số âm được đo bằng số lần rung
động trong một giây, đây là âm thanh cộng hưởng, đơn vị tính là hertz (Hz).
Tai ta có thể tiếp thu được các âm thanh từ 16 đến 20.000 Hz, ở mức 16 Hz
tai ta đã cảm nhận được và ở mức 20.000 Hz là ngưỡng chịu đựng cuối
cùng của tai những người bình thường. Mức nghe bình thường là khoảng từ
500 - 5.000 Hz khả năng tách âm của tai ta giới hạn từ 0,3 đến 1% Hz.
Về biên độ của tiếng ồn cũng là sự cộng hưởng của các biên độ hay
cường độ âm thanh cụ thể. Xuất phát từ áp lực của âm thanh lên thính giác
43
chúng tạo ra một năng lượng âm Egr/cm2
/s, 1 Egr/cm2
/s : 6,4 Bar (Bar là
đơn vị đo áp lực dễ thực hiện). Thông thường ngưỡng cảm ứng với áp lực
âm thanh (tiếng ồn) của tai ta là từ 109
Egr/cm2
còn ngưỡng đau tai ta
không chịu được là đến 10+4
Egr/cm2
/s. Trên cơ sở này người ta lấy khoảng
cách từ 109
- 10+4
bao gồm 13 bậc và lấy làm đơn vị thể hiện cường độ của
tiếng ồn, nó sẽ được quy định là 13 Bell. Trong thực hành vệ sinh lao động
người ta còn chia nhỏ ra thành Dexibell (db) để dễ ứng dụng.
Ví dụ: - Nói chuyện bình thường khoảng 30 - 40 dB.
- Tiếng búa rèn khoảng 100 - 120 dB.
- Tiếng búa hơi khoảng 120 dB.
- Tiếng máy bay phản lực 130 dB.
Tác hại của tiếng ồn trong môi trường trên thực tế phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Không những tác hại phụ thuộc vào bản chất của tiếng ồn và
các yếu tố cộng hưởng mà còn phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Cường
độ của tiếng ồn càng cao khả năng gây hại càng lớn, các sóng cao tần có
thể gây hại ngay ở mức 70dB trong khi các sóng trung tần hoặc tần số thấp
phải 80 - 90dB mới gây hại cho cơ thể mười tiếp xúc.
Một số yếu tố rung chuyển, hóa chất độc hại cũng làm tăng khả năng
tác động đấu của tiếng ồn. Người ta nhận thấy trong môi trường ồn, rung
kết hợp tỷ lệ người ối loạn sinh lý tăng lên nhiều, bệnh điếc nghề nghiệp
cũng tăng cao hơn so với tiếng ồn cùng mức độ đơn thuần.
Một số yếu tố nghề nghiệp như tính chất tiếp xúc (tiếp xúc ngắt quãng
hoặc tên tục...), tuổi nghề trong môi trường và không gian cấu trúc nhà
xưởng cũng có vai trò quan trọng đối với khả năng tác động của tiếng ồn.
Về đặc tính cơ địa của cơ thể đối với khả năng tác động của tiếng ồn
cũng được nhiều tác giả bàn tới. Trên thực tế có người làm việc chỉ một
thời gian ngắn ở môi rường có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép đã bị điếc
nghề nghiệp, trong khi cũng ở môi trường đó có người làm việc hàng mấy
chục năm không bị bệnh. Có tác giả cho rằng nguyên nhân chính là cơ địa
thần kinh của người tiếp xúc, có người cho ông sức khỏe và sự luyện tập có
vai trò quan trọng.
1.2. Một số tác hại chính của tiếng ồn
Tiếng ồn gây nhiều tác hại lên cơ thể như rối loạn các phản ứng sinh
44
lý, sinh lóa của cơ thể, gây bệnh lên cơ quan thính giác và kết hợp gây bệnh
ở hệ thần kinh với các yếu tố tác hại nghề nghiệp khác.
Tiếng ồn gây tác hại toàn thân trên cơ thể người tiếp xúc thường gặp
nhất là rối loạn sinh lý cấp tính và mạn tính. Nguyên của hiện tượng này là
do tiếng ồn kích thích thần kinh trung ương dẫn đến hiện tượng mất cân
bằng trong điều chỉnh hệ thần kinh thực vật gây nên suy nhược cấp tính hệ
thần kinh thực vật của cơ thể. Quá trình suy nhược kéo dài sẽ chuyển sang
giai đoạn mạn tính bởi lẽ tác động của tiếng ồn thường xuyên, sự kích thích
liên tục, quá trình ức chế xuất hiện do ngưỡng đáp ứng của hệ thần kinh
tăng lên, xuất hiện và ức chế bảo vệ, hệ thần kinh ngoại tiên có thể bị viêm
và khả năng điều hoà của hệ thần kinh thực vật có thể bị rối loạn. Hậu quả
của rối loạn này là trạng thái suy nhược mạn tính, ăn không ngon, ngủ
không yên, tính tình thay đổi hay cáu gắt, thiếu kiên nhẫn ở nơi làm việc
cũng như ở nhà. Tiếng ồn gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Đối với cơ
quan tiêu hóa có thể gây loét dạ dày.
Tiếng ồn có thể tác động đặc biệt và trực tiếp lên cơ quan thính giác
của người tiếp xúc qua một quá trình thường là lâu dài, qua 3 giai đoạn.
Lúc đầu là hiện tượng thích nghi sau đó đến mệt mỏi thính giác rồi cuối
cùng là điếc nghề nghiệp.
Giai đoạn thích nghi là thời gian mới tiếp xúc với tiếng ồn quá tiêu
chuẩn cho phép, ngưỡng nghe tạm thời tăng lên khoảng 10 - 15 dB so với
bình thường (10 dB) như vậy lúc này ngưỡng nghe khoảng 20 - 25 dB, tuy
nhiên nếu tách ra khỏi môi trường có tiếng ồn cao thì ngưỡng nghe trở lại
bình thường (hồi phục).
Giai đoạn mệt mỏi thính giác: do thính giác chịu tác động quá lâu,
ngưỡng nghe tăng lên 30 - 40 dB kéo dài nên khi ra khỏi môi trường lâu
mới hồi phục lại bình thường.
Giai đoạn điếc nghề nghiệp: cơ quan thính giác bị tổn thương không
hồi phục mặc dù người bệnh được đưa ra khỏi môi trường có tiếng ồn vượt
tiêu chuẩn cho phép. Cả cơ quan Cotri và dây thần kinh thính giác ở tai
trong đều bị tổn thương.
1.3. Phòng chống tiếng ồn trong sản xuất
Để phòng chống tác hại của tiếng ồn lên sức khỏe người lao động cần
đặc biệt lưu ý các điểm sau đây:
45
Bằng mọi cách loại trừ hoặc hạn chế nguồn phát sinh ra tiếng ồn như
hệ thống kín, giảm thanh...
Cần có kiến trúc xây dựng nhà xưởng hợp lý hoặc trồng cây xanh có
nhiều lá để góp phần làm giảm tiếng ồn cũng như các yếu tố kết hợp khác
như rung sóc và hóa chất độc.
Phòng hộ cá nhân thu được hiệu quả tức thời và nhiều khi rất tốt cho
những người bắt buộc phải tiếp xúc với tiếng ồn. Chỉ đơn giản là dùng nút
bông nút tai ở người lao động, người đi máy bay, có thể giảm được 5 - 10
do tiếng ồn môi trường. Các dụng cụ bịt tai chụp hoàn toàn bộ tai ngăn
được tiếng ồn từ 10 - 20 do nên hầu hết tiếng ồn trở nên thấp, dưới mức gây
hại. Trong những điều kiện phải tiếp xúc với tiếng ồn quá cao như lái xe
tăng, pháo thủ hoặc môi trường có tiếng tương tự người ta cần phải dùng
mũ chống tiếng ồn, chụp che toàn bộ tai mới bảo vệ được cơ quan thính
giác trước tác hại của tiếng ồn.
Chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý cũng đóng vai trò làm giảm nhẹ
tác hại của tiếng ồn vì thần kinh và các cơ quan không bị quá kích thích
hoặc tăng ngưỡng dẫn đến mệt mỏi không hồi phục, không chuyển sang
giai đoạn bệnh lý mạn tính. Thời gian lao động đủ gây mệt mỏi hoặc chưa
mệt mỏi đã được nghỉ sẽ mau hồi phục chức năng của các cơ quan trong cơ
thể trong đó có cơ quan thính giác.
Vấn đề y tế và an toàn lao động cần lưu ý là việc tiêu chuẩn hóa môi
trường lao động có tiếp xúc với tiếng ồn và chăm sóc sức khỏe cho người
lao động. Môi trường lao động phải có tiếng ồn dưới tiêu chuẩn cho phép.
- Tiếng ồn chung: dưới 85 dB.
- Sóng cao tần 800 Hz trở lên: dưới 75 dB.
- Sóng trung tần 300 - 800 Hz: dưới 85 dB.
- Sóng hạ tần dưới 300 Hz: dưới 90 dB.
Trong khám, tuyển người lao động vào lao động ở môi trường có
tiếng ồn cao cần loại trừ người có các bệnh về tai và thần kinh. Đối với
người lao động làm việc tiếp xúc với tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép cần
được khám sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện những tình trạng
bệnh lý ban đầu do tiếng ồn hoặc bệnh ở giai đoạn mới, giai đoạn tiềm tàng
có thể chữa khỏi được và nếu người nào bị bệnh ở giai đoạn biến chứng thì
46
giải quyết chế độ cho họ theo chế độ hiện hành.
2. Điếc nghề nghiệp
Trong quá trình phát triển công nghiệp số người lao động trong môi
trường có tiếng ồn ở mức gây hại ngày một tăng. Tỷ lệ người chịu tác động
của tiếng ồn gây hại ở các nước công nghiệp phát triển khoảng 25% đến
30% trong tổng số những người lao động, do vậy số người bị điếc nghề
nghiệp ngày càng tăng và trở nên phổ biến. Ở nhiều nước tỷ lệ điếc nghề
nghiệp chiếm tới 40% trong số các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Ở
nước ta tỷ lệ bệnh nhân điếc nghề nghiệp được bảo hiểm chỉ đứng sau bệnh
bụi phổi - silic nghề nghiệp.
Điếc nghề nghiệp là một vi chấn thương âm do tiếng ồn quá mức gây
hại lên cơ quan thính giác đặc biệt là những tổn thương không hồi phục của
cơ quan Corti ở tai trong. Với môi trường lao động áp dụng TCVN 3985-
1999 "Mức ồn cho phép tại nơi làm việc" trong đó quy định: “Mức áp âm
liên tục hoặc mức tương đương Leq DBA tại nơi làm việc không quá 85
DBA trong 8 giờ lao động”.
2.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh điếc nghề nghiệp
Nguyên nhân gây điếc nghề nghiệp cũng như các rối loạn sinh lý ở
người tiếp xúc với tiếng ồn không những phụ thuộc vào bản chất tiếng ồn,
các yếu tố độc hại kết hợp mà còn bởi khả năng đáp ứng của cơ thể người
tiếp xúc có tính mẫn cảm, cơ địa... nhìn chung những người bị các bệnh ở
tai dễ bị điếc nghề nghiệp, trừ các trường hợp bị xốp xơ tai, cứng khớp bàn
đạp trong hệ thống dẫn truyền âm của tai. Những người lao động trong môi
trường luyện cán thép, các máy nghiền quay và rèn búa máy... đều có thể bị
tác động gây hại của tiếng ồn. Ở nước ta các ngành sản xuất như dệt, cơ
khí, điện máy, luyện kim đều xuất hiện một tỷ lệ điếc nghề nghiệp cao.
Về cơ chế bệnh sinh của bệnh điếc nghề nghiệp đến nay được người ta
đưa ra hai vấn đề chính là cơ chế thần kinh và cơ học. Về cơ chế thần kinh
đã được các tác giả nghiên cứu từ cuối thế kỷ XI. Năm 1880 Habermann
quan sát thấy tiếng ồn gây nên những thương tổn ở bộ phận thần kinh của
cơ quan thính giác, ngày nay người ta quan sát thấy ở những người tiếp xúc
với tiếng ồn, ngưỡng đáp ứng của thần kinh thính giác tăng, dẫn đến mất
khả năng nhậy cảm thông thường, dần dần không cảm ứng được với âm tần
có cường độ thấp.
47
Từ năm 1918 Vitmark đã xác định ở cơ quan thính giác người bệnh có
tổn thương hệ tế bào lông tại cơ quan Corti trong giai đoạn đầu sau đó đến
sự dày lên, xơ hóa màng nhĩ và toàn bộ cơ quan Corti. Nguyên nhân của
hiện tượng này là do các tế bào chịu áp lực âm thanh mạnh lên bề mặt tế
bào cũng như các sợi lông chịu tác động thường xuyên mà dày lên và dần
dần mất cảm ứng, gây nên hiện tượng trơ về mặt cơ học cũng như thần kinh
và đó là điếc nghề nghiệp trong thực tế đã xảy ra.
Một đặc điểm chung của điếc nghề nghiệp là bao giờ cũng thấy sự
thiếu hụt thính lực ở tần số cao, đặc biệt là ở tần số 4096 Hertz sau đó mới
dẫn đến các âm tần khác, tiếng ồn trong sản xuất thường là từ 2.000 Hz trở
lên, đây sẽ là tần số chính gây tổn thương vùng đáy của loa đạo, thường thì
tiếng ồn có tần số thấp sẽ gây tổn thương vùng đỉnh của loa đạo (ốc tai).
2.2. Bệnh lý lâm sàng và cận lâm sàng
Điếc nghề nghiệp thường xảy ra qua hai giai đoạn là điếc tiềm tàng và
điếc rõ rệt.
Giai đoạn điếc tiềm tàng thường kéo dài hàng năm do tiến triển chậm
một cách âm ỉ ngày một nặng hơn, lúc đầu là hiện tượng giảm sức nghe ở
tần số cao xung quanh 4.000 Hz mà trên thính lực đồ thấy hình chữ V có
đỉnh ở khu vực 4.000 Hz có thể ở vị trí này ngưỡng nghe tụt xuống 50 – 60
dB thậm chí 60 - 70 dB càng về sau tiến triển lâm sàng tăng các ngành của
chữ V ngày một rộng ra. Các tần số kế cận cao hơn hoặc thấp hơn thì
ngưỡng nghe thường còn thấp. Nhìn trên thính lực đồ của các giai đoạn
phát triển điếc nghề nghiệp ta thấy nó tương ứng với đường 2,3 và 4.
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp

More Related Content

What's hot

BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN nataliej4
 
GIÁO TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA 2.pdf
GIÁO TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA 2.pdfGIÁO TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA 2.pdf
GIÁO TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA 2.pdfSoM
 
Sai số ngẫu nhiên - sai số hệ thống
Sai số ngẫu nhiên - sai số hệ thốngSai số ngẫu nhiên - sai số hệ thống
Sai số ngẫu nhiên - sai số hệ thốngThanh Liem Vo
 
Các viết báo cáo một báo cáo khoa học
Các viết báo cáo một báo cáo khoa họcCác viết báo cáo một báo cáo khoa học
Các viết báo cáo một báo cáo khoa họcSoM
 
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi...
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi...Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi...
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)SoM
 
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ emSổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ emYhoccongdong.com
 
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.ppt
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.pptBài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.ppt
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.pptSoM
 

What's hot (20)

BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
 
Luan van nhu cau dao tao bac si lien tuc nam 2022
Luan van nhu cau dao tao bac si lien tuc nam 2022Luan van nhu cau dao tao bac si lien tuc nam 2022
Luan van nhu cau dao tao bac si lien tuc nam 2022
 
GIÁO TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA 2.pdf
GIÁO TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA 2.pdfGIÁO TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA 2.pdf
GIÁO TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA 2.pdf
 
Sai số ngẫu nhiên - sai số hệ thống
Sai số ngẫu nhiên - sai số hệ thốngSai số ngẫu nhiên - sai số hệ thống
Sai số ngẫu nhiên - sai số hệ thống
 
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đĐề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
 
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAYĐề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát
Đề tài: Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phátĐề tài: Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát
Đề tài: Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát
 
Hướng dẫn quản lý chất lượng thuốc
Hướng dẫn quản lý chất lượng thuốcHướng dẫn quản lý chất lượng thuốc
Hướng dẫn quản lý chất lượng thuốc
 
Các viết báo cáo một báo cáo khoa học
Các viết báo cáo một báo cáo khoa họcCác viết báo cáo một báo cáo khoa học
Các viết báo cáo một báo cáo khoa học
 
Cđ gt
Cđ gtCđ gt
Cđ gt
 
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lậpĐánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
 
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi...
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi...Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi...
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi...
 
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
 
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
 
Vệ sinh trong HS GMP
Vệ sinh trong HS GMPVệ sinh trong HS GMP
Vệ sinh trong HS GMP
 
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ emSổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
 
Luận văn: Đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công
Luận văn: Đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện côngLuận văn: Đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công
Luận văn: Đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công
 
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.ppt
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.pptBài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.ppt
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.ppt
 
Lựa chọn thiết kế nghiên cứu
Lựa chọn thiết kế nghiên cứuLựa chọn thiết kế nghiên cứu
Lựa chọn thiết kế nghiên cứu
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
 

Viewers also liked

Tài liệu Vi khí hậu học
Tài liệu Vi khí hậu học Tài liệu Vi khí hậu học
Tài liệu Vi khí hậu học Điều Dưỡng
 
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y TếTài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y TếĐiều Dưỡng
 
05 chamcuutap1 boyte
05 chamcuutap1 boyte05 chamcuutap1 boyte
05 chamcuutap1 boyteTS DUOC
 
Qua trinh hinh thanh ly cafe
Qua trinh hinh thanh ly cafeQua trinh hinh thanh ly cafe
Qua trinh hinh thanh ly cafeBaoanh Nguyen
 
Y học cổ truyền - Đại học
Y học cổ truyền - Đại họcY học cổ truyền - Đại học
Y học cổ truyền - Đại họcĐiều Dưỡng
 
Dai cuong thuoc đông y
Dai cuong thuoc đông yDai cuong thuoc đông y
Dai cuong thuoc đông yHa Bui Dinh
 
1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
Cay duoc lieu ghep
Cay duoc lieu ghepCay duoc lieu ghep
Cay duoc lieu ghepnhma91
 
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
Dị ứng thuốc v1 ncdls
Dị ứng thuốc v1 ncdlsDị ứng thuốc v1 ncdls
Dị ứng thuốc v1 ncdlsHA VO THI
 
Thuốc phun mù 1
Thuốc phun mù 1Thuốc phun mù 1
Thuốc phun mù 1Siêu Lộ
 

Viewers also liked (20)

Tài liệu Vi khí hậu học
Tài liệu Vi khí hậu học Tài liệu Vi khí hậu học
Tài liệu Vi khí hậu học
 
Kndp
KndpKndp
Kndp
 
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y TếTài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
 
Kiem nghiem duoc pham
Kiem nghiem duoc phamKiem nghiem duoc pham
Kiem nghiem duoc pham
 
05 chamcuutap1 boyte
05 chamcuutap1 boyte05 chamcuutap1 boyte
05 chamcuutap1 boyte
 
Qua trinh hinh thanh ly cafe
Qua trinh hinh thanh ly cafeQua trinh hinh thanh ly cafe
Qua trinh hinh thanh ly cafe
 
Y học cổ truyền - Đại học
Y học cổ truyền - Đại họcY học cổ truyền - Đại học
Y học cổ truyền - Đại học
 
Cay thuoc nam
Cay thuoc namCay thuoc nam
Cay thuoc nam
 
Dai cuong thuoc đông y
Dai cuong thuoc đông yDai cuong thuoc đông y
Dai cuong thuoc đông y
 
1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
Cay duoc lieu ghep
Cay duoc lieu ghepCay duoc lieu ghep
Cay duoc lieu ghep
 
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
Giáo trình chẩn đoán rung động máy
Giáo trình chẩn đoán rung động máyGiáo trình chẩn đoán rung động máy
Giáo trình chẩn đoán rung động máy
 
Qt xử lý thuốc vi phạm chất lượng
Qt xử lý thuốc vi phạm chất lượngQt xử lý thuốc vi phạm chất lượng
Qt xử lý thuốc vi phạm chất lượng
 
Dị ứng thuốc v1 ncdls
Dị ứng thuốc v1 ncdlsDị ứng thuốc v1 ncdls
Dị ứng thuốc v1 ncdls
 
Cây thuốc
Cây thuốcCây thuốc
Cây thuốc
 
Tài liệu hướng dẫn của WHO về GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
Tài liệu hướng dẫn của WHO về  GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)Tài liệu hướng dẫn của WHO về  GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
Tài liệu hướng dẫn của WHO về GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
 
Vien tron
Vien tronVien tron
Vien tron
 
Thuốc phun mù 1
Thuốc phun mù 1Thuốc phun mù 1
Thuốc phun mù 1
 

Similar to Sức khỏe nghề nghiệp

Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênMôi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênTS DUOC
 
5256171 sổ tay học tập kỹ năng y khoa
5256171 sổ tay học tập kỹ năng y khoa5256171 sổ tay học tập kỹ năng y khoa
5256171 sổ tay học tập kỹ năng y khoajackjohn45
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy KhuêPhương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy KhuêPhạm Quang Hà
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGTRAN Bach
 
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học S...
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học S...Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học S...
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học S...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnhDinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnhTS DUOC
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.ssuser499fca
 
Tiềm năng khai thác và phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe
Tiềm năng khai thác và phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏeTiềm năng khai thác và phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe
Tiềm năng khai thác và phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất...
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất...Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất...
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất...nataliej4
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành tai mũi họng chuẩn đầu ra
Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành tai mũi họng chuẩn đầu raChương trình đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành tai mũi họng chuẩn đầu ra
Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành tai mũi họng chuẩn đầu rajackjohn45
 
Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...
Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...
Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...hieu anh
 
[Ebook] skillslab ed1
[Ebook] skillslab ed1[Ebook] skillslab ed1
[Ebook] skillslab ed1MD TIEN
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢNBÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢNGreat Doctor
 
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên - tải tại siv...
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên  - tải tại siv...Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên  - tải tại siv...
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên - tải tại siv...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Sức khỏe nghề nghiệp (20)

Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênMôi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
 
5256171 sổ tay học tập kỹ năng y khoa
5256171 sổ tay học tập kỹ năng y khoa5256171 sổ tay học tập kỹ năng y khoa
5256171 sổ tay học tập kỹ năng y khoa
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy KhuêPhương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
 
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học S...
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học S...Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học S...
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học S...
 
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnhDinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
 
Tiềm năng khai thác và phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe
Tiềm năng khai thác và phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏeTiềm năng khai thác và phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe
Tiềm năng khai thác và phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe
 
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất...
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất...Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất...
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất...
 
Thuchanh qg2011phan1
Thuchanh qg2011phan1Thuchanh qg2011phan1
Thuchanh qg2011phan1
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
 
Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành tai mũi họng chuẩn đầu ra
Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành tai mũi họng chuẩn đầu raChương trình đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành tai mũi họng chuẩn đầu ra
Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành tai mũi họng chuẩn đầu ra
 
Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...
Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...
Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...
 
Luận án: Môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may, HAY
Luận án: Môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may, HAYLuận án: Môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may, HAY
Luận án: Môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may, HAY
 
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
 
[Ebook] skillslab ed1
[Ebook] skillslab ed1[Ebook] skillslab ed1
[Ebook] skillslab ed1
 
Kỹ năng y khoa cơ bản
Kỹ năng y khoa cơ bảnKỹ năng y khoa cơ bản
Kỹ năng y khoa cơ bản
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢNBÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
 
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên - tải tại siv...
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên  - tải tại siv...Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên  - tải tại siv...
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên - tải tại siv...
 
Phát triển môi trường học ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngành
Phát triển môi trường học ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngànhPhát triển môi trường học ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngành
Phát triển môi trường học ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngành
 

More from Điều Dưỡng

Tài liệu Y học cổ truyền Trung cấp
Tài liệu Y học cổ truyền Trung cấpTài liệu Y học cổ truyền Trung cấp
Tài liệu Y học cổ truyền Trung cấpĐiều Dưỡng
 
Tài liệu vi sinh ký sinh trùng - Bộ Y Tế
Tài liệu vi sinh ký sinh trùng - Bộ Y TếTài liệu vi sinh ký sinh trùng - Bộ Y Tế
Tài liệu vi sinh ký sinh trùng - Bộ Y TếĐiều Dưỡng
 
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐTài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐĐiều Dưỡng
 
Tài liệu ung thư học
Tài liệu ung thư họcTài liệu ung thư học
Tài liệu ung thư họcĐiều Dưỡng
 
Tổ chức và quản lý y tế - Chính sách y tế
Tổ chức và quản lý y tế - Chính sách y tếTổ chức và quản lý y tế - Chính sách y tế
Tổ chức và quản lý y tế - Chính sách y tếĐiều Dưỡng
 
Tài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý họcTài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý họcĐiều Dưỡng
 
Tài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý họcTài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý họcĐiều Dưỡng
 

More from Điều Dưỡng (7)

Tài liệu Y học cổ truyền Trung cấp
Tài liệu Y học cổ truyền Trung cấpTài liệu Y học cổ truyền Trung cấp
Tài liệu Y học cổ truyền Trung cấp
 
Tài liệu vi sinh ký sinh trùng - Bộ Y Tế
Tài liệu vi sinh ký sinh trùng - Bộ Y TếTài liệu vi sinh ký sinh trùng - Bộ Y Tế
Tài liệu vi sinh ký sinh trùng - Bộ Y Tế
 
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐTài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
 
Tài liệu ung thư học
Tài liệu ung thư họcTài liệu ung thư học
Tài liệu ung thư học
 
Tổ chức và quản lý y tế - Chính sách y tế
Tổ chức và quản lý y tế - Chính sách y tếTổ chức và quản lý y tế - Chính sách y tế
Tổ chức và quản lý y tế - Chính sách y tế
 
Tài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý họcTài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý học
 
Tài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý họcTài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý học
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 

Sức khỏe nghề nghiệp

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI - 2007
  • 2. 2 CHỦ BIÊN PGS. TS. Đỗ Văn Hàm BAN BIÊN SOẠN: PGS. TS. Đỗ Văn Hàm ThS. Nguyễn Ngọc Anh
  • 3. 3 LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình lao động sản xuất, người lao động thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp và có thể mắc bệnh nghề nghiệp. Trong vòng 50 năm trở lại đây việc nghiên cứu vệ sinh lao động và các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp ở nước ta đã có những tiến bộ đáng kể. Đội ngũ thầy thuốc làm việc xung quanh vấn đề này ngày một đông đảo song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội nước ta. Trải qua nhiều năm giảng dạy và phục vụ sự nghiệp bảo vệ sức khỏe người lao động đặc biệt là qúa nhiều khóa đào tạo sinh viên đại học, chúng tôi đã từng bước rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh cuốn "Tài liệu học tập Sức khỏe nghề nghiệp " này. Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về Y học lao động và bệnh nghề nghiệp bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Trong tương lai cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp sẽ có khả năng thay đổi nhiều. Các tác giả hy vọng cuốn sách này sẽ giúp cho các thầy thuốc tương lai có những kiến thức cơ bản ban đầu về lý thuyết và thực hành Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp để sau khi ra trường có thể giải quyết cụ thể những vấn đề chuyên môn ngày một tốt hơn. Cuốn “Tài liệu học tập sức khỏe nghề nghiệp” là một trong những tài liệu chuyên môn phục vụ trong chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa. Tài liệu biên soạn dựa trên cơ sở sau: - Khung chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa của Bộ Y tế Việt Nam - Chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thụy Điển. Văn kiện tiểu dự án CBE - 2003. - Chương trình CBE ban hành theo quyết định số 272/YK-QĐ ngày 15 tháng 7 năm 2005 của trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Trong quá trình biên soạn Bộ môn đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của CTHTYT VN - TĐ; VỤ KH-ĐT Bộ Y tế, các chuyên gia và giảng viên có kinh nghiệm. Bộ môn xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả này. Do đặc điểm Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp là vấn đề rất rộng và phức tạp có sự đan xen của nhiều ngành khoa học, cùng với kinh nghiệm ít nhiều còn hạn chế nên cuốn sách chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và chưa đầy đủ. Kính mong các quý vị độc giả, các bạn đồng nghiệp lượng thứ và đóng góp về mọi mặt để lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! T/M BAN BIÊN SOẠN PGS. TS. Đỗ Văn Hàm
  • 4. 4 MỤC LỤC Lời nói đầu...............................................................................................................3 Hướng dẫn sử dụng tài liệu .....................................................................................5 Chương trình chi tiết môn học.................................................................................6 Phần lý thuyết Đại cương vệ sinh lao dộng và bệnh nghề nghiêp...................................................8 Vi khí hậu trong lao động sản xuất........................................................................22 Tiếng ồn trong sản xuất và điếc nghề nghiệp........................................................42 Độc chất trong sản xuất .........................................................................................56 Nhiễm độc chì vô cơ nghề nghiệp.........................................................................68 Bụi và các bệnh phổi do bụi ..................................................................................84 Nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật trong lao động ...........................................107 Tai nạn và an toàn lao động.................................................................................124 Sinh lý lao động và mệt mỏi trong lao động .......................................................137 Vấn đề tư thế và điều kiện lao động hợp lý.........................................................150 Phần thực hành Xác định các yếu tố vi khí hậu nơi làm việc .......................................................161 Đo cường độ tiếng ồn ..........................................................................................172 Xét nghiệm hơi khí độc trong không khí.............................................................181 Đánh giá vệ sinh bụi ở các cơ sở sản xuất...........................................................192 Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế môn học.........................199 Hướng dẫn đánh giá môn học..............................................................................200 Đáp án câu hỏi tự lượng giá cuối bài...................................................................201 Tài liệu tham khảo...............................................................................................203
  • 5. 5 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU Để giúp cho quá trình học tập môn Sức khỏe nghề nghiệp của sinh viên được tốt hơn cuốn tài liệu này được biên soạn bao gồm hai phần, phần lý thuyết và phần thực hành, phù hợp đối tượng nghiên cứu của môn học và thực tiễn hiện nay. Cả hai phần này đều bao gồm các bài học có nội dung theo đúng những chủ đề mà chương trình đào tạo của Bộ Y tế đã ban hành. Mỗi bài học được trình bày theo 4 mục: Mục tiêu - Nội dung - Tự lượng giá - Hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế. Trong đó phần "tự lượng giá" sẽ bao gồm 2 phần: công cụ tự lượng giá, hướng dẫn tự lượng giá. Phần "Hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế" bao gồm các phần: hướng dẫn phương pháp học, tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo và vận dụng vào thực tế. - Để quá trình học tập có hiệu quả cao trước khi nghiên cứu nội dung từng bài sinh viên nên đọc kỹ phần chương trình chi tiết của môn học để có cái nhìn tổng quát về mục tiêu, nội dung và thời lượng của môn học. Khi học từng bài, trước tiên sinh viên cần xem xét kỹ mục tiêu của bài mà sinh viên phải đạt được. Phần nội dung cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản bao phủ mục tiêu bài học, sinh viên nên tìm kiếm thông tin trong phần nội dung để lần lượt trả lời từng mục tiêu của bài học. - Phần tự lượng giá cung cấp cho sinh viên các công cụ tự lượng giá nên sau khi học từng bài sinh viên hãy sử dụng công cụ này để tự biết được mình đã thực sự hiểu bài và nắm vững các kiến thức mà bài học yêu cầu hay chưa. Đối với các bài thực hành sinh viên cần học kỹ các bài lý thuyết có liên quan tới bài thực hành trước khi học bài thực hành. Các bài học trong phần lý thuyết đã được sắp xếp một cách tương đối logic, sinh viên nên đọc theo tuần tự từ đầu đến cuối phần này, riêng các bài ở phần thực hành được sắp xếp tuần tự tương ứng với những bài lý thuyết ở phần trước để sinh viên dễ dàng theo dõi. - Cuối cuốn sách là phần đáp án các câu hỏi tự lượng giá, phần này sẽ giúp sinh viên tự kiểm tra lại kiến thức của mình sau khi đã trả lời các câu hỏi tự lượng giá.
  • 6. 6 - Phần mục lục sẽ giúp sinh viên nhanh chóng tìm thấy nội dung bài học cần tìm. Ban Biên soạn trân trọng cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của độc giả! CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT MÔN HỌC HỌC PHẦN: SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP Đối tượng đào tạo: Sinh viên y đa khoa năm thứ 3 Số đơn vị học trình: Tổng số. 2,5 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1/2 Số tiết: Tổng số. 46 Lý thuyết: 30 Thực hành: 16 Số điểm kiểm tra: 03 (trong đó 02 điểm lý thuyết và 01 điểm thực hành) Số điểm thi: 01 Thời gian thực hiện: Học kỳ VI (Năm thứ ba) MỤC TIÊU Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng: 1. Nêu được những khái niệm - nội dung cơ bản của Sức khỏe nghề nghiệp 2. Trình bày được các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người lao động 3. Đề xuất được một số giải pháp can thiệp thích hợp để cải thiện điều kiện lao động và phòng chống các yếu tố nguy cơ bảo vệ sức khỏe con người. 4. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. NỘI DUNG Số tiết TT Tên bài học Tổng số Lý thuyết Thực hành Phần lý thuyết
  • 7. 7 1 Đại cương vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp 3 3 2 Vi khí hậu trong lao động sản xuất 4 4 3 Tiếng ổn trong sản xuất và điếc nghề nghiệp 3 3 4 Độc chất trong sản xuất 3 3 5 Nhiễm độc chì vô cơ nghề nghiệp 3 3 6 Bụi và các bệnh phổi do bụi 4 4 7 Nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật trong lao động 3 3 8 Tai nạn và an toàn lao động 2 2 9 Sinh lý lao động và mệt mỏi trong lao động 2 2 10 Vấn đề tư thế và điều kiện lao động hợp lý 3 3 Phần thực hành 11 Xác định các yếu tố VKH ở nơi làm việc 4 4 12 Đo cường độ tiếng ồn 4 4 13 Xét nghiệm hơi khí độc trong không khí 4 4 14 Đánh giá vệ sinh bụi 4 4 Tổng số 46 30 16
  • 8. 8 ĐẠI CƯƠNG VỆ SINH LAO DỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP MỤC TIÊU Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng: 1. Nêu được các khái niệm về bệnh nghề nghiệp và tác hại nghề nghiệp trong lao động sản xuất. 2. Trình bày được các đặc điểm của bệnh nghề nghiệp và nhóm bệnh nghề nghiệp. 3. Liệt kê được các phương hướng bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động 4. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ sức khỏe người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 1. Mở đầu Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp là môn học về các khoa học nghiên cứu và thực hành, phục vụ đối tượng người lao động và các vấn đề có liên quan. Thực chất nó là môn khoa học nghiên cứu về các tác hại nghề nghiệp sinh ra do lao động và điều kiện lao động. Cũng như các loại bệnh tật và sức khỏe của những người chịu tác động của những điều kiện đó gây nên. Thông qua nghiên cứu thực trạng và phỏng đoán, người ta có thể tìm kiếm các phương pháp bảo vệ và tăng cường sức khỏe người lao động, phòng chống các bệnh nghề nghiệp cũng như các bệnh có liên quan, trên cơ sở tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng chống độc hại và nâng cao năng suất lao động. Đối tượng nghiên cứu của khoa học vệ sinh lao động (VSLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) không những chỉ quan tâm đến các quy trình công nghệ, điều kiện lao động, chế độ và tổ chức lao động, nhằm tìm ra những tác hại nghề nghiệp, các yếu tố phù hợp với con người và môi trường lao động, mà còn phải phát hiện, điều trị và dự phòng các bệnh nghề nghiệp có
  • 9. 9 thể xảy ra do hậu quả của môi trường lao động và các điều kiện có liên quan không hợp lý. 2. Lịch sử phát triển ngành Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp Từ thời kỳ sơ khai, người ta cũng đã biết tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp xảy ra do lao động. Tuy vậy, những khái niệm lúc bấy giờ hết sức đơn giản. Vào thế kỷ V, VI trước Công nguyên Aristot và Lukresi đã ghi nhận thấy những người lao động nặng nhọc, mang vác nhiều thường hay bị đau xương sườn. Avigia và Pluta đã ghi nhận rằng có sự liên quan chặt chẽ giữa lao động nặng nhọc và tử vong sớm ở một số nghề nặng nhọc như đào quặng, xây cất nhà cửa, lăng mộ... Thời Hypocrate (thế kỷ IV trước Công nguyên) người ta đã thấy nhiều thợ mỏ bị chết sớm so với các nghề khác. Vào cuối đời, đa số những người thợ mỏ này bị khó thở, đặc biệt là khi làm các công việc nặng nên Hypocrate gọi là cơn khó thở của những người thợ mỏ. Vào đầu thế kỷ XVI - XVII, khi nền công nghiệp bắt đầu phát triển ở các nước Tây Âu, cũng là lúc người ta hiểu được bản chất của nhiều hiện tượng, ví dụ như bản chất của các hơi khí độc, các loại bụi, các yếu tố vật lý... hàng loạt các yếu tố ra đời và được phát hiện, đồng thời với nó là các bệnh nghề nghiệp cũng được ghi nhận một cách rõ nét hơn. Các thầy thuốc đã chủ động quan sát những tác hại nghề nghiệp để phát hiện ra những tác hại của nó và các mối liên quan, trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp phòng chống. Người ta gọi thời kỳ này là thời kỳ quan sát chủ động và dự phòng thụ động của các nhà y học lao động. Các tác giả như: Agricola, Paracelus người Đức, là những thầy thuốc phục vụ cho các tập đoàn, các chủ mỏ của ngành luyện kim đã viết những dòng Y văn đầu tiên về tác hại nghề nghiệp và bệnh có liên quan đối với những người lao động ở các khu mỏ, các nhà máy luyện kim... Vào đầu thế kỷ XX, khi nền công nghiệp phát triển mạnh, các môn khoa học tự nhiên và xã hội cũng đạt đến đỉnh cao, người ta không những hiểu biết về bản chất các tác hại nghề nghiệp trong lao động mà người ta cũng hiểu biết tương đối nhiều về các rối loạn bệnh lý cũng như các bệnh nghề nghiệp xảy ra do lao động. Khoa học vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp đã chuyển sang thời kỳ nghiên cứu mang tính chất tổng hợp và lấy
  • 10. 10 xu hướng dự phòng là chính. Khoa bệnh nghề nghiệp đầu tiên được xây dựng vào năm 1910 ở Milan Devoto. Sau đó có nhiều viện nghiên cứu về VSLĐ và BNN được hình thành ở nhiều nước trên thế giới: Pháp, Anh, Nhật, Tây Ban Nha, Mỹ, Nga... Đặc biệt vào những năm 50 trở lại đây, những nghiên cứu sâu được tiến hành ngày một khoa học hơn. Trước khi phóng những con tàu vũ trụ ra khỏi trái đất người ta đã biết được các phi công vũ trụ có thể tiếp xúc với các yếu tố tác hại nào trong vũ trụ và những rối loạn bệnh lý và bệnh gì có thể xảy ra, nên đã có những phương án dự phòng trước khi thực hiện các chuyến bay... Mặc dù con người đã biết nhiều nhưng hàng trăm nghìn các hóa chất và dung môi độc hại được đưa vào sản xuất và phục vụ đời sống cũng như hàng trăm các yếu tố tác hại vật lý, sinh học có ở trong các môi trường sống và lao động, vẫn hàng ngày tác động lên sức khỏe con người có khả năng gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc làm mất cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hóa của cơ thể trong thời kỳ mới tiếp xúc. Còn nhiều điều chưa giải thích được và còn phải nghiên cứu. Trong thực tế do những bí mật về nghề nghiệp, kinh doanh hoặc người ta chưa đủ khả năng nghiên cứu nên còn nhiều tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp chưa được nghiên cứu và giải quyết. Ở Việt Nam khoa học nghiên cứu VSLĐ và BNN đã được đặt nền móng và phát triển từ những năm 60 của thế kỷ trước trở lại đây, song chủ yếu là những nghiên cứu phát hiện điều kiện vệ sinh môi trường, các yếu tố lý hóa, vi sinh vật... trong sản xuất. Những năm gần đây, những nghiên cứu về sinh lý, sinh hóa lao động, lâm sàng bệnh nghề nghiệp cũng được phát triển, song chưa đồng bộ nên các biện pháp dự phòng, bảo vệ công nhân, nâng cao năng suất lao động và phòng chống các bệnh nghề nghiệp chưa có hiệu lực cao. Do đất nước chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang phương thức thị trường hóa trên cơ sở các phương tiện và điều kiện sản xuất lạc hậu, không đồng bộ, đồng thời với nhịp độ sản xuất tăng nhanh trong khi môi trường lao động đang bị ô nhiễm nặng nề. Các tác hại nghề nghiệp không ngừng tăng lên. Hậu quả của nó là các rối loạn bệnh lý, các bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng, đây là vấn đề hết sức nan giải trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành phải phối hợp giải quyết vì mục tiêu sức khỏe cho người lao động mới của đất nước. 3. Các tác hại nghề nghiệp
  • 11. 11 Tác hại nghề nghiệp là những yếu tố trong quá trình sản xuất và điều kiện lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng lao động của công nhân gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc các bệnh nghề nghiệp đối với những người tiếp xúc. Tác hại nghề nghiệp có thể phân ra các loại như sau: 3.1. Các tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động không hệ lý - Tổ chức lao động không hợp lý có thể gây rất nhiều tác hại lên sự cân bằng trạng thái sinh lý, sinh hoá của cơ thể người lao động, từ đó sinh ra các rối loạn bệnh lý. - Thời gian lao động quá lâu dài có thể gây nên sự căng thẳng về thần kinh, thể chất bởi sự đáp ứng quá ngưỡng: lao động lâu, năng lượng bị cạn dần các sản phẩm trung gian tăng lên ở các khối cơ, gây đau mỏi, thậm chí co cứng cơ, mất khả năng hoạt động (ví dụ: acid lactic tăng lên, cơ bị co cứng). - Cường độ lao động quá nặng nhọc và khẩn trương sẽ huy động khối lượng cơ bắp, thần kinh lớn tham gia nhiều trong một thời gian ngắn, điều này sẽ làm tăng nhanh sự tiêu hao năng lượng và hoạt động của các cơ quan. Khi sự đáp ứng vượt quá ngưỡng bình thường như: khối lượng cơ hoạt động quá lớn, nhu cầu đáp ứng năng lượng cao, cơ thể có thể không đáp ứng kịp. Lao động nặng, tim phải cung cấp máu nhiều qua hệ tuần hoàn đến tổ chức nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng, tăng năng lượng và trao đổi khí, có thể gây nên tình trạng giãn tim đột ngột và tử vong ở những vận động viên. Do lao động quá khẩn trương, sự phối hợp giữa các nhóm cơ, các bộ phận không hợp lý dễ gây nên tai nạn lao động, hoặc tăng nhanh quá trình mệt mỏi. Chế độ lao động và nghỉ ngơi không hợp lý dễ làm tăng nhanh quá trình mệt mỏi, phát sinh các bệnh nghề nghiệp. Những lao động nặng tiêu hao năng lượng nhiều hoặc tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại sẽ chịu nhiều ảnh hưởng xấu lên sức khỏe nên cần được rút ngắn thời gian lao động và kéo dài thời gian nghỉ ngơi, để các trạng thái sinh lý, sinh hóa của cơ thể được hồi phục nhanh, khi chưa đến ngưỡng mất thăng bằng. Lao động nặng kéo dài sẽ làm tăng các sản phẩm trung gian, cạn kiệt năng lượng nếu ta cho nghỉ sớm các sản phẩm trung gian chưa xuất hiện nhiều, chưa đầu độc tế bào, năng lượng còn đủ để kích thích nhanh quá trình hồi phục.
  • 12. 12 - Tư thế lao động không phù hợp với máy móc hoặc phương thức, phương tiện lao động sẽ gây nên sự bất thường cho các hoạt động chức năng, vì thế, các rối loạn bệnh lý dễ xảy ra hoặc quá trình mệt mỏi tế bào sẽ đến sớm. Trong thực tế, nhiều người lao động phải làm việc ở các tư thế không hợp lý, nhiều nhóm cơ vận động trong tình trạng vận cơ tĩnh hoặc tạo các góc quá nhiều, nhiều động tác uốn, vặn, sẽ làm tăng nhanh sự mệt mỏi của thần kinh và thể chất. - Các cơ quan bị căng thẳng do hoạt động không đồng bộ dễ gây nên sự mệt mỏi cục bộ. Trong các cơ quan dễ bị mệt mỏi sớm nếu hoạt động không phù hợp, người ta thấy đứng đầu là các giác quan, ví dụ: nhìn lâu mỏi mắt 3.2. Những tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuất Trong quá trình sản xuất các yếu tố tác hại nghề nghiệp mang đặc trưng vật lý lý hóa, vi sinh vật... có thể phát sinh hoặc tăng tác dụng xấu lên cơ thể người lao động. - Các yếu tố vật lý như vi khí hậu, bức xạ, áp lực không khí không bình thường, rung chuyển... Thường xuyên tác động lên cơ thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hóa... Vi khí hậu xấu có thể là quá nóng hoặc quá lạnh. Trong các lò nung vật liệu nhiệt độ tăng lên tới hàng nghìn độ, có thể phát sinh ra nhiều loại bức xạ tử ngoại hoặc hồng ngoại... làm nóng nhiệt độ không khí hơn nhiệt độ da, cơ thể cảm nhận được gây trạng thái tích nhiệt, có thể làm cho quá trình thoát nhiệt của cơ thể bị ngừng trệ gây say nóng. - Các yếu tố lý hóa trong môi trường như bụi, hơi khí độc gây rất nhiều rối loạn bệnh lý và BNN, đứng đầu là các loại bụi vô cơ gây xơ hóa phổi không hồi phục gây tàn phế bộ máy hô hấp. Một số loại bụi hữu cơ như lông súc vật, bông, đay, phấn hoa gây phản ứng dị ứng co thắt khí phế quản. Các chất độc có trong môi trường lao động có thể ở dạng bụi hoặc khí gây nên nhiều bệnh nhiễm độc nguy hại như: nhiễm độc chì, asen, thuỷ ngân, thuốc trừ sâu... Có những loại chất độc dễ quan sát nhưng cũng có rất nhiều loại chất độc không mùi vị, khó quan sát, dễ gây nhiễm độc, cấp cứu khó khăn như oxytcarbon, thuỷ ngân... Trong môi trường lao động có nhiều yếu tố sinh học gây hại như các vi trùng, ký sinh trùng, các loại sinh vật phẩm có tính chất kháng nguyên
  • 13. 13 gây nên viêm nhiễm hoặc phản ứng dị ứng, các nấm hoặc vi trùng có khả năng tồn tại cao ở ngoại cảnh như lao, bạch hầu dễ gây bệnh cho những người công nhân vệ sinh, các thầy thuốc. 3.3. Những tác hại nghề nghiệp liên quan tới điều kiện vệ sinh kém Điều kiện vệ sinh kém trong môi trường lao động là tập hợp bởi nhiều yếu tố tạo nên cảm giác hoặc trực giác đối với người lao động. Ví dụ như độ thông thoáng trong môi trường, các thiết bị vệ sinh và an toàn lao động, nhằm ngăn cản sự phát sinh các yếu tố độc hại từ nguồn hoặc bảo vệ thụ động như: khẩu trang, các loại máy hút bụi, ánh sáng thiếu làm giảm khả năng hoạt động của thị giác. Môi trường thiếu thông thoáng làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, khí...Các yếu tố do điều kiện vệ sinh của môi trường lao động kém sẽ tác động lên người lao động làm cho các giác quan cung như toàn thân chóng mệt mỏi gây đến giảm năng xuất lao động, dễ gây các tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp. 4. Bệnh nghề nghiệp - Bệnh nghề nghiệp là loại bệnh phát sinh do các tác hại nghề nghiệp. - Thông thường người ta hiểu bệnh nghề nghiệp mang tính chất đặc trưng của một nghề nào đó do yếu tốc độc hại trong nghề tác động thường xuyên lên cơ thể người lao động, gây nên những rối loạn bệnh lý cấp hoặc mạn tính. Tuy nhiên cũng không nên hiểu theo khuynh hướng quá rộng coi các bệnh xảy ra có liên quan đến môi trường lao động đều là bệnh nghề nghiệp. Ví dụ: bệnh tim mạch ở người lao động nặng. Song nếu quan mềm là bệnh đặc trưng như đau bụng chỉ đối với người công nhân tiếp xúc với chì thì sẽ bỏ sót nhiều bệnh nghề nghiệp như thiếu máu do nhiễm độc chì, viêm ống thận cấp do nhiễm độc các kim loại nặng... Có thể nói bệnh nghề nghiệp là một trong các loại bệnh môi trường bao gồm cả tình trạng cấp tính và mạn tính, ví dụ nhiễm độc cấp tính do oxytcarbon, viêm phế quản mạn tính trong môi trường có nhiều bụi... Có rất nhiều bệnh nghề nghiệp, để dễ nhận biết và có các biện pháp phòng chống phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp người ta phân chia các bệnh nghề nghiệp thành 5 nhóm dựa trên nhóm yếu tố tác hại nghề nghiệp gây bệnh. Nhóm 1: gồm những bệnh sinh ra do tác hại của bụi trong môi trường lao động ví dụ bệnh bụi phổi do các bụi vô cơ, bệnh dị ứng đường hô hấp
  • 14. 14 do các bụi hữu cơ. Nhóm 2: gồm các bệnh sinh ra do các tác hại nghề nghiệp mang tính chất vật lý như tiếng ồn, áp lực cao, rung chuyển... Nhóm 3: các bệnh sinh ra do các tác nhân hóa học như các hóa chất độc ô nhiễm môi trường lao động: nhiễm độc thuốc trừ sâu, nhiễm độc kim loại nặng... Nhóm 4: nhóm bệnh sinh ra các tác nhân sinh học như các nấm men, vi sinh vật gây bệnh, gặp ở môi trường lao động của nông dân, những người lao công... Nhóm 5: bao gồm các bệnh sinh ra do hiện tượng căng thẳng thần kinh, cơ, xương, khớp, thường xẩy ra với các loại lao động đặc biệt, tác động lên một số bộ phận của cơ thể một cách không đồng đều. Các bệnh nghề nghiệp mang những đặc trưng so với các loại bệnh khác bởi yếu tố gây bệnh, sự phát sinh, phát triển bệnh lý chính vì vậy vấn đề chẩn đoán, điều trị bệnh cũng mang những đặc thù riêng. Ngoài ra bệnh nghề nghiệp còn mang tính chất xã hội chính vì vậy đòi hỏi trách nhiệm phòng tránh bệnh, giám định bệnh nghề nghiệp cho người lao động của những người sử dụng lao động. 4.1. Đặc điểm về nguyên nhân Do nhiều yếu tố độc hại khác nhau trong môi trường lao động tác động lên cơ thể nên bệnh thường phức tạp. Một nguyên nhân có khả năng gây nên nhiều hội chứng bệnh lý khác nhau ví dụ như chì có thể gây nên hội chứng thiếu máu, rối loạn thần kinh thực vật... Ngược lại một hội chứng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động gây nên ví dụ benzen, chì, asen đều gây thiếu máu suy nhược cơ thể tuy cơ chế có khác nhau. 4.2. Đặc điểm lâm sàng Bệnh nghề nghiệp bao gồm các trạng thái cấp tính hoặc mạn tính. Thông thường các trường hợp cấp tính dễ phát hiện và xử trí. Đa số các bệnh nghề nghiệp là tiến triển mạn tính, diễn biến bệnh lý phát triển chậm, dấu hiệu lâm sàng nghèo hoặc có nhưng không đặc trưng, ví dụ nhiễm độc chì giai đoạn đầu chỉ như một trường hợp suy nhược cơ thể. Bệnh bụi phổi phải 5 - 10 năm sau mới có biểu hiện suy hô hấp. Biểu hiện ho ở những
  • 15. 15 người mắc bệnh bụi phổi hoặc nhức đầu ở những người nhiễm độc benzen là dấu hiệu bệnh lý của nhiều bệnh khác. Trong quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cần thận trọng và thực hiện đúng các tiêu chuẩn trên cơ sở các yếu tố độc hại tiếp xúc, biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng đặc hiệu. Nói chung nên nghĩ đến bệnh nghề nghiệp để không bỏ sót song chi nên kết luận chẩn đoán khi đã loại trừ được các bệnh không phải do nghề nghiệp ví dụ thiếu máu do chỉ được chẩn đoán sau khi loại trừ các bệnh nội khoa và các bệnh ký sinh trùng... 4.3. Những ưu tiên về điều trị Thông thường muốn điều trị đạt được kết quả cao cần phải đưa bệnh nhân tách ra khỏi môi trường độc hại và loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể. Các bệnh nghề nghiệp thường làm suy giảm chức năng của các cơ quan hữu quan đặc biệt là các cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với sự sống như gan, thận, hệ thống tạo huyết... Do vậy tuỳ các trường hợp khác nhau mà có thể có các phương thức giải quyết cho phù hợp. Có thể khu trú chất độc vào một nơi nào đó trong cơ thể để tránh nồng độ cao trong máu và nước tiểu hoặc thải độc từ từ song song với nâng cao thể trạng. Nhìn chung cần ưu tiên khả năng tự đào thải các chất độc hoặc tự hồi phục của các cơ quan chức năng, đồng thời với việc nâng cao sức đề kháng, thể trạng cho bệnh nhân. 4.4. Bệnh nghề nghiệp mang tính chất xã hội Lao động là bắt buộc trong quá trình phát triển kinh tế xã hội loài người, có lao động là có tiếp xúc với các yếu tố độc hại và có thể mắc các bệnh nghề nghiệp. Vì vậy bệnh nghề nghiệp là vấn đề có liên quan đến các yếu tố xã hội trong nền kinh tế quốc dân. Người mắc bệnh nghề nghiệp phải được giới chủ hay cơ quan chủ quản hoặc hệ thống bảo hiểm xã hội có trách nhiệm đảm bảo về tinh thần, vật chất và các vấn đề sức khỏe một cách thoả đáng theo các quy định của mỗi quốc gia và quốc tế. Vì tính chất xã hội nên những người làm công tác chăm lo sức khỏe cũng như các nhà quản lý phải luôn luôn xác định được thái độ nghiêm túc chuẩn mực trong mọi mặt công tác có liên quan đến bệnh nghề nghiệp. 4.5. Một số bệnh nghề nghiệp được đền bù ở Việt Nam Ở các quốc gia phát triển đa số các bệnh nghề nghiệp đều được đền bù, song ở nước ta do điều kiện kinh tế đang phát triển, khả năng phát hiện
  • 16. 16 các bệnh nghề nghiệp chưa cao nên phải đến ngày 19/5/1976 lần đầu tiên Nhà nước ta đưa ra danh mục 8 bệnh nghề nghiệp được đền bù. Ngày 25/12/1991 danh sách bệnh nghề nghiệp được đền bù nâng thêm 8 bệnh nữa, do đó cho đến năm 1991 ở nước ta đã có 16 bệnh được đưa vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được đền bù (bảo hiểm). Đến ngày 4/2/1997 danh sách bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm được bổ sung thêm 5 bệnh nữa. Hiện nay "Danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam" gồm cố 21 bệnh sau: 1. Bệnh bụi phổi - silic. 2. Bệnh bụi phổi Atbet. 3. Bệnh nhiễm độc Chì và các hợp chất của nó. 4. Bệnh nhiễm độc Benzen và các đồng đẳng của nó. 5. Bệnh nhiễm độc Thuỷ ngân và các hợp chất của nó. 6. Bệnh nhiễm độc Mangan và các hợp chất của nó. 7. Bệnh nhiễm độc quang tuyến X và các chất phóng xạ. 8. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn. 9. Bệnh viêm da, chăm tiếp xúc do Crôm. 10. Bệnh sạm da nghề nghiệp. 11. Bệnh rung chuyển. 12. Bệnh bụi phổi bông. 13. Bệnh tạo nghề nghiệp. 14. Bệnh viêm gan Virút nghề nghiệp. 15. Leptospira nghề nghiệp. 16. Bệnh nhiễm độc TNT. 17. Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen nghề nghiệp. 18. Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp. 19. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp. 20. Bệnh giảm áp nghề nghiệp. 21. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.
  • 17. 17 Với xu hướng phát triển xã hội danh sách các bệnh nghề nghiệp được đền bù trong tương lai sẽ phải tăng lên không những chỉ đền bù cho các bệnh nghề nghiệp mạn tính mà còn đối với các bệnh mạn tính mang tính chất nghề nghiệp, nhằm đảm bảo công bằng xã hội cho tất cả những người lao động và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các nhà quản lý các nhà doanh nghiệp. (Hiện nay số bệnh nghề nghiệp được đền bù đã lên tới 21 bệnh và tương lai danh sách này sẽ còn tăng lên nữa). 5. Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động Nhằm mục đích bảo vệ và tăng cường sức khoẻ phòng chống các tác hại nghề nghiệp cho người lao động những vấn đề sau cần được ưu tiên. 5.1. Cải tiến kỹ thuật Vấn đề cải tiến kỹ thuật bao gồm những tiến bộ trong sản xuất, tự động hóa và cơ giới hóa không những làm giảm gánh nặng lao động mà còn làm giảm thời gian tiếp xúc với các tác hại nghề nghiệp, vấn đề này được các tác giả trên thế giới coi là vấn đề trọng tâm số một vì nó giảm thiểu các tác hại nghề nghiệp ngay từ nguồn phát sinh một cách chủ động. 5.2. Tổ chức lao động hợp lý Vấn đề tổ chức lao động hợp lý bao gồm phân bố lao động phù hợp với cấu trúc giải phẫu, tâm sinh lý của người lao động, cường độ lao động, chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, ví dụ máy móc phù hợp với kích thước giải phẫu của cơ thể, lao động có các nhóm cơ hoạt động hài hoà, thời gian lao động từng môi trường khác nhau phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và giảm nguy cơ mắc các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp. 5.3. Các biện pháp phục hồi sức khỏe người lao động Sau một quá trình hoặc 1 ca lao động cơ thể người lao động cần được phục hồi lấy lại thăng bằng sinh lý, sinh hóa... các biện pháp nhằm phục hồi sức khỏe người lao động bao gồm chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, chế độ nghỉ ngơi giải trí luyện tập phục hồi chức năng. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào các hoạt động tinh thần cũng đóng góp một phần không nhỏ tạo điều kiện nâng cao sức khỏe người lao động. Sau cùng là việc chăm lo sức khỏe, khám phát hiện các rối loạn bệnh lý và bệnh nghề nghiệp sớm với tinh thần chăm sóc sức khỏe ban đầu cho tất cả mọi người, như vậy mới từng bước cải thiện và tăng cường sức khỏe cho công
  • 18. 18 nhân một cách hữu hiệu. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ lượng giá Phân biệt đúng sai các câu từ câu 1 đến câu 14 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai. TT Câu hỏi A B 1. Tác hại nghề nghiệp là các yếu tố sinh ra trong quá trình lao động sản xuất và có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khả năng lao động. 2. Tác hại nghề nghiệp là các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp 3. Thời gian lao động quá dài cũng là một yếu tố tác hại nghề nghiệp 4. Bệnh nghề nghiệp là bệnh sinh ra do các yếu tố tác hại nghề nghiệp 5. Mỗi bệnh nghề nghiệp đặc trưng cho một nghề. 6. Tất cả các bệnh có liên quan tới môi trường lao động đều là bệnh nghề nghiệp. 7. Một yếu tố tác hại nghề nghiệp có thể gây nhiều rối loạn bệnh lý cho người lao động và ngược lại một rối loạn bệnh lý có thể do nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp gây ra. 8. Bệnh nghề nghiệp chỉ có trạng thái mạn tính, không có trạng thái cấp tính. 9. Chỉ chẩn đoán xác định là bệnh nghề nghiệp khi người lao động có tiếp xúc với các yếu tố tác hại nghề nghiệp phù hợp. 10. Tách người lao động khỏi các tác hại nghề nghiệp là yếu tố quan trọng để điều trị bệnh nghề nghiệp có hiệu quả cao. 11. Khi người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đền bù về vật chất và đảm bảo sức khỏe cho người lao động. 12. Kể từ năm 1997 Việt Nam có 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm 13. Cải tiến kỹ thuật là biện pháp tích cực nhất để loại trừ các tác hại nghề nghiệp. 14: Để bảo vệ sức khỏe người lao động, thời gian lao động và nghỉ
  • 19. 19 giải lao phải tuỳ thuộc vào loại hình và môi trường lao động. Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ câu 15 đến câu 18 bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được lựa chọn. Câu hỏi A B C D E 15. Thời gian lao động thể lực quá lâu dài có thể gây tất cả các hậu quả sau, ngoại trừ: A. Căng thẳng về thần kinh tâm lý B. Năng lượng cạn dần. C. Đau mỏi cơ, co cứng cơ D. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp 16. Cường độ lao động quá nặng nhọc và khẩn trương có thể gây nên: A. Tình trạng giãn tim đột ngột và tử vong B. Viêm loét dạ dày tá tràng. C. Suy nhược cơ thể D. Rối loạn thần kinh thực vật. 17. Tư thế lao động không phù hợp với máy móc hoặc phương thức, phương tiện lao động có thể gây nên tất cả các tình trạng sau, ngoại trừ: A. Quá trình mệt mỏi tế bào đến sớm. B. Tăng nhanh sự mệt mỏi của thần kinh và thể chất. C. Bệnh nghề nghiệp. D. Tai nạn lao động 18. Có rất nhiều bệnh nghề nghiệp, để dễ nhận biết người ta phân chia bệnh nghề nghiệp làm 5 nhóm dựa trên: A. Cơ quan bị bệnh B. Tác nhân gây bệnh
  • 20. 20 C. Nhóm yếu tố tác hại nghề nghiệp gây bệnh. D. Tình trạng bệnh lý. Điền các từ hoặc nhóm từ thích hợp vào chỗ trông trong các câu 19 và 20: 19. Ba nhóm yếu tố tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuất là: A............................................................................................................. B............................................................................................................. C............................................................................................................. 20. Bệnh nghề nghiệp được chia làm 5 nhóm dựa trên các yếu tố tác hại nghề nghiệp gây bệnh đó là: Nhóm 1: bệnh nghề nghiệp sinh ra do.................. A................ Nhóm 2: bệnh nghề nghiệp sinh ra do................ B................... Nhóm 3: các bệnh nghề nghiệp sinh ra do các tác nhân hóa học. Nhóm 4: bệnh nghề nghiệp sinh ra do tác nhân sinh học. Nhóm 5: Các bệnh sinh ra do hiện tượng căng thẳng thần kinh, cơ, xương, khớp. 2. Hướng dẫn tự lượng giá Để có thể trả lời đúng các câu hỏi trên sinh viên cần đọc kỹ bài theo các phần sau: - Phần "Tác hại nghề nghiệp" trả lời các câu 1 đến câu 3, câu 15 đến câu 17 và câu 19. - Phần "Bệnh nghề nghiệp" trả lời cho các câu hỏi 4 đến câu 11 và câu 18; 20 - Phần "Một số bệnh nghề nghiệp được đền bù ở nước ta" trả lời cho câu 12. - Phần "Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe phòng chống các tác hại nghề nghiệp" trả lời câu 13 và 14. Sau khi tự tìm kiếm và lý giải cho các câu trả lời có thể đối chiếu
  • 21. 21 kiểm tra lại bởi phần đáp án cho các câu hỏi tự lượng giá ở cuối cuốn sách. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học Tự nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Trước những loại hình lao động cụ thể tại cộng đồng cần tìm hiểu những tác hại có thể có do công việc gây ra từ đó tìm hiểu cách khắc phục mà cộng đồng đang áp dụng, đề xuất thêm những cách phòng tránh tác hại có tính khả thi nếu có. 2. Vận dụng thực tế Trong mọi công việc khi bố trí không hợp lý đều có các yếu tố tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả. Cần bố trí thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý để hiệu quả học tập và nghiên cứu cao hơn. Trong lao động sản xuất nói chung nếu thiếu hiểu biết về công việc và thiếu ý thức phòng tránh các tác hại do công việc gây nên thì đều có nguy cơ đến sức khỏe trước mắt và lâu dài. Khi xuống học tập và làm việc ở cộng đồng sinh viên cần ghi nhớ mỗi công việc đều có những mặt tích cực nhưng cũng có những yếu tố bất lợi cho sức khỏe, phát huy các yếu tố tích cực và hiểu biết về các yếu tố bất lợi trong công việc để có biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động là vấn đề mọi cán bộ y tế đều cần chú ý. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động là trách nhiệm của mọi nhà sử dụng lao động và các cấp, các ngành, các nhà lãnh đạo cộng đồng. Sức khỏe người lao động được tăng cường góp phần to lớn trong việc tăng năng suất lao động cũng như bảo vệ sức khỏe cả cộng đồng nói chung chính vì vậy cần huy động sự tham gia của các tầng lớp xã hội trong việc phát hiện các yếu tố nguy cơ và bảo vệ sức khỏe người lao động.
  • 22. 22 VI KHÍ HẬU TRONG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Nêu được đặc điểm của vi khí hậu nóng 2. Trình bày được cơ chế điều nhiệt của cơ thể. 3. Mô tả được những biến đổi sinh lý trong khi lao động của các cơ quan trong cơ thể. 4. Giải thích được các rối loạn bệnh lý trong lao động nóng. 5. Đề xuất được các bước cần thiết để xử lý các rối loạn bệnh lý trong lao động nóng và phòng chông nóng ở tuyến y tế cơ sở. Vi khí hậu trong lao động sản xuất hay còn gọi là điều kiện khí tượng trong môi trường sản xuất bao gồm độ nóng, độ ẩm, tốc độ vận chuyển không khí, và đặc biệt là bức xạ nhiệt ở môi trường lao động nóng. Điều kiện khí tượng đó có thể ảnh hưởng tới các quá trình sinh học trong điều hoà nhiệt độ của cơ thể và có thể gây bệnh tật cho người lao động khi mà các phản ứng sinh lý sinh hóa bị rối loạn. Trong thực tế sản xuất điều kiện khí tượng khác thường như nóng quá hoặc lạnh quá đều có ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, cụ thể là sẽ ảnh hưởng tới cơ quan điều hoà thân nhiệt, ảnh hưởng tới các quá trình sinh lý. Tuy vậy điều kiện vi khí hậu quá nóng sẽ nguy hiểm hơn quá lạnh. Ở nước ta có nhiều ngành nghề phải làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng, làm việc ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thời tiết khí hậu dưới trời nắng, nóng, cũng có lúc lại phải làm việc dưới trời mưa rét như công nhân giao thông, lâm nghiệp hay nông dân... 1. Đặc điểm của vi khí hậu nóng Khác với môi trường xung quanh, môi trường sản xuất được chia ra làm 3 loại cơ bản: vi khí hậu nóng, vi khí hậu lạnh, vi khí hậu ngoài trời. Ở nước ta, trong sản xuất thường gặp vi khí hậu nóng và ngoài trời là chính. Đặc điểm cơ bản của vi khí hậu nóng là vấn đề nhiệt độ và bức xạ quá lớn,
  • 23. 23 vượt qua cảm giác dễ chịu của cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng điều nhiệt của cơ thể. Ngoài ra, các yếu tố vi khí hậu khác như vận tốc gió, độ ẩm không khí, các yếu tố khác của môi trường cũng làm thay đổi sức nóng của môi trường. Đôi khi vi khí hậu nóng có thể gây nên những rối loạn bệnh lý như say nóng, say nắng... 1.1. Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí là khái niệm về sự nóng hay lạnh của không khí được đo bằng độ C, độ F... Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến nhiệt độ da và nhiệt độ cơ thể. Trong sản xuất nhiệt độ không khí cao gặp ở nhiều ngành nghề như luyện kim, hầm mỏ... Tiêu chuẩn nhiệt độ tối đa cho phép trong môi trường lao động của Việt Nam là: Trong điều kiện bình thường không vượt quá 300 C. - Xung quanh các lò công nghiệp không vượt quá 400 C. - Nhiệt độ trong cơ sở sản xuất không bệnh lệch với bên ngoài quá 3 - 50 C. 1.2. Độ ẩm của không khí - Độ ẩm của không khí là khái niệm chỉ lượng hơi nước có trong không khí. - Có 3 đại lượng đo độ ẩm, trong đó độ ẩm tuyệt đối được tính bằng số gam hơi nước có trong 1m3 không khí, độ ẩm tối đa là lượng hơi hơi nước bão hoà trong không khí ở mỗi nhiệt độ nhất định. Trong thực tế khái niệm hay dùng là độ ẩm tương đối. Độ ẩm tương đối là tỷ lệ % giữa độ ẩm tuyệt đối trên độ ẩm tối đa. Việt Nam quy định độ ẩm tương đối trong môi trường lao động là dao động quanh 75%. 1.3. Tốc độ chuyển động của không khí Tốc độ chuyển động của không khí hay còn gọi là gió thường biểu thị bằng m/s, gió làm tăng hoặc giảm thải nhiệt của cơ thể. Khi nhiệt độ môi trường sản xuất tăng cao như nhiệt độ xung quanh gần lò luyện cán thép, lò nấu thuỷ tinh v.v.. gió có thể đưa không khí nóng tới chỗ người lao động làm việc và nghỉ ngơi hoặc gió có thể đưa không khí mát ở bên ngoài tới. 1.4. Bức xạ nhiệt Là các tia bức xạ là năng lượng nhiệt phát ra từ bề mặt của các vật thể nóng hoặc con người gồm các tia thấy, hồng ngoại và tử ngoại. Nhiệt độ bề
  • 24. 24 mặt càng cao thì cường độ bức xạ nhiệt càng lớn và có nhiều tia sóng ngắn. Khi chiếu bức xạ nhiệt vào các vật thể thì năng lượng bức xạ chuyển thành năng lượng nhiệt làm nóng vật thể lên. Bảng sau đây là mối liên quan giữa năng lượng bức xạ và cảm giác. calo/cm2 /phút Cường độ bức xạ đối với cảm giác chủ quan 0,4 - 0,8 Yếu, có thể chịu đựng vô thời hạn 0,9 – 1,3 Yếu vừa, có thể chịu đựng 3 - 5 phút 1,3 - 2,3 vừa, có thể chịu đựng 40 - 60 giây 2,3 - 3,0 Cao vừa có thể chịu đựng 20 - 30 giây 3,0 - 4,0 Cao, có thể chịu đựng 12 - 24 giây 4,0 - 5,0 Mạnh, có thể chịu đựng 8 - 10 giây > 5 Rất mạnh, có thể chịu đựng 2 - 5 giây Cường độ bức xạ nhiệt tối đa cho phép ở Việt Nam là từ 1 đến 1,5 calo/cm2 /phút. Ngoài các yếu tố trên, sự trao đổi nhiệt của cơ thể người lao động và môi trường còn chịu ảnh hưởng của quần áo và cường độ lao động. 2. Các đáp ứng sinh lý trong điều kiện lao động nóng Trong các đáp ứng sinh lý của cơ thể đối với môi trường vi khí hậu nóng thì điều hoà thân nhiệt là phản ứng sinh lý quan trọng nhất. Cơ thể con người có những phương thức đáp ứng khác nhau tuỳ thuộc vào môi trường và khả năng thích nghỉ của cơ thể với môi trường do vậy hoạt động của một số bộ phận trong cơ thể con người cũng thay đổi. Hầu hết các cơ quan trong cơ thể con người đều nhậy cảm với vi khí hậu nóng. 2.1. Điều nhiệt của cơ thể 2.1.1. Cơ chế điều hoà thân nhiệt Trong điều kiện bình thường thân nhiệt của con người không thay đổi theo nhiệt độ bên ngoài, thân nhiệt ổn định nghĩa là quá trình thu và toả nhiệt hoàn toàn ngang nhau. Như vậy cơ thể không tích trữ nhiệt và cũng không toả nhiều nhiệt lượng, tức là cơ thể không nóng cũng không lạnh. Mọi cơ chế sinh lý học đảm bảo cho sự trao đổi nhiệt lượng giữa cơ thể và ngoại cảnh được tiến hành thuận lợi, duy trì đều nhiệt độ của cơ thể,
  • 25. 25 không bị nhiệt độ bên ngoài chi phối gọi là điều hoà thân nhiệt. Quá trình điều hoà thân nhiệt được thực hiện bởi sự chỉ huy của trung tâm điều hoà thân nhiệt nằm ở vùng dưới đồi. Do sự điều hoà có ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường nên cơ thể có 2 cách điều hoà thân nhiệt là điều hoà vật lý (toả nhiệt) và điều hoà hóa học (tăng sinh và giảm sinh nhiệt) tuỳ thuộc vào các hoàn cảnh khác nhau. a. Điều hoà vật lý - Điều hoà vật lý phụ thuộc nhiều vào da. Da ướt dễ truyền nhiệt hơn da khô. Ở nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm cao người ta thấy khó chịu hơn khi độ ẩm thấp. Ngoài ra, không khí ẩm làm tăng sức dẫn nhiệt của quần áo. - Sự chuyển động của không khí là một yếu tố quan trọng trong việc điều hoà thân nhiệt: + Khi nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ da, sự đối lưu của không khí sẽ không ngừng đưa đến không khí mới và mát. Lúc đó luồng không khí làm tăng toả nhiệt bằng truyền dẫn. Ngoài ra lượng hơi nước lưu động thường xuyên trong không khí dưới mặt trong quần áo, do đó có thể làm tăng toả nhiệt bằng bốc hơi. + Trong trường hợp nhiệt độ không khí và nhiệt độ da chênh lệch nhau rất ít và lao động chân tay nặng, thì sự lưu thông của không khí lại càng quan trọng (vì truyền dẫn và bức xạ giảm nhiều). + Khi nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ da, sự lưu động của không khí sẽ làm cho da tăng nóng và làm tăng thân nhiệt, do đó ảnh hưởng không tốt đến việc điều hoà thân nhiệt. Nhưng khi nhiệt độ cao, độ ẩm tương đối thấp có thể hút nhiều hơi nước sẽ giúp việc toả nhiệt bằng bốc hơi dễ dàng. Theo Rubner, tốc độ 0,3m/giây của không khí lưu động bắt đầu có ảnh hưởng đối với việc điều hoà thân nhiệt và cảm giác chủ quan. Theo Macsac với tốc độ 0,03m/giây của không khí lưu động mà ta chưa cảm nhận thấy đã có thể làm cho nhiệt độ da giảm. Gần đây, người ta lợi dụng sự lưu động của không khí để cải thiện điều kiện lao động trong buồng máy như tắm không khí với tốc độ 1 - 5m/giây.
  • 26. 26 b. Điều hoà hóa học (tăng và giảm sinh nhiệt). Khi nhiệt độ không khí tăng, việc sinh nhiệt sẽ giảm, trái lại khi nhiệt độ không khí giảm thì việc sinh thân nhiệt tăng. Sự biến đổi đó có liên quan với cường độ của chuyển hóa tế bào và chịu ảnh hưởng của các tuyến nội tiết (tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy và gan) cũng như quá trình oxy hóa trong cơ. Sự phân phối lại máu ở nội tạng và xung quanh có một tác dụng nhất định. Nhiệt độ không khí thấp sẽ làm co mạch ngoại vi. Khi nhiệt độ thấp, sự sinh nhiệt sẽ tăng nhiều, biểu hiện là chuyển hóa oxy tăng mạnh. Khi nhiệt độ cao, tác dụng điều hoà của sinh nhiệt sẽ vô ích, lúc đó chỉ cơ chế toả nhiệt là có tác dụng. Hiện tượng chuyển hóa tăng lúc nhiệt độ thấp và chuyển hóa hơi giảm lúc nhiệt độ cao là cơ chế thích ứng có ích cho con người. Trái lại, khi nhiệt độ cao, nếu toả nhiệt giảm và chuyển hóa tăng là cơ chế điều hoà thân nhiệt bị trở ngại và có thể đưa đến trạng thái tích nhiệt. Trong điều hoà thân nhiệt, trung tâm dưới vỏ não như hạch xám, và thể vân đóng vai trò chính. Ngoài ra, vỏ bán cầu đại não cũng đóng một vai trò quan trọng. Khi ám thị là lạnh, thì chuyển hóa tăng, khi ám thị là nóng thì chuyển hóa giảm. Sự điều hoà thân nhiệt (tức là thay đổi hình thức toả nhiệt và sinh nhiệt) còn mang theo tính chất phản xạ có điều kiện, nhưng nếu chịu ảnh hưởng của kích thích có điều kiện, đã quen thuộc, thì cơ chế điều hoà thân nhiệt vẫn tác dụng. Trong trường hợp này, ảnh hưởng của nhiệt độ thực tế đối với sự điều hoà thân nhiệt có kém hơn ảnh hưởng của phản xạ có điều kiện do một nhiệt độ khác trong cùng hoàn cảnh ấy gây nên. c. Phạm vi điều hoà thân nhiệt và sự thích ứng. Quá trình điều hoà thân nhiệt bảo đảm toả và sinh nhiệt được thăng bằng cho nên thân nhiệt được duy trì đều đặn, nhưng sự điều hoà thân nhiệt cũng có giới hạn. Giới hạn điều hoà thân nhiệt của con người ở trạng thái yên tĩnh là: độ ẩm tương đối 65% - nhiệt độ 300 C - 360 C và độ ẩm tương đối 30% - nhiệt độ 400 C (Marchak). 2.1.2. Các hình thức điều hoà vật lý (toả nhiệt) - Nhiệt lượng thay đổi do chuyển hóa năng lượng toả ra chỉ được điều
  • 27. 27 hoà theo phương thức hóa học trong một phạm vi rất nhỏ còn điều hoà vật lý (hình thức toả nhiệt) mới là cơ bản trong lao động nóng. Các hình thức toả nhiệt bao gồm: dẫn truyền, đối lưu, bức xạ, nước bốc hơi qua da, phổi và niêm mạc đường hô hấp. - Người ta cảm thấy dễ chịu khi trong tổng số nhiệt lượng thừa do cơ thể toả ra, 30% toả theo cách dẫn truyền và đối lưu, 45% theo cách bức xạ và 25% theo hơi nước, 3 - 5% trong số nhiệt toả ra dùng để làm nóng không khí hít vào và các thức ăn, uống. - Nên chú ý tới lớp không khí khi tiếp xúc với thân thể mặt trong quần áo và lớp không khí tiếp xúc với mặt ngoài quần áo nhiệt độ ở đây thường cao hơn nhiệt độ không khí (nhất là khi nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ da). a. Bức xạ nhiệt và tác dụng của bức xạ nhiệt Nhiệt độ của tường, sân nhà, bề mặt thiết bị, nguyên liệu, thành phẩm... đều có liên quan với toả nhiệt theo cách bức xạ và chỉ khi nào nhiệt độ xung quanh cao hơn nhiệt độ cơ thể, cơ thể mới không toả nhiệt theo cách bức xạ. Khi đánh giá ý nghĩa của các nguồn bức xạ cần xét đến mức độ xuyên thấu của các tia ở trong tổ chức và mức độ hấp thu tia của tổ chức. Đối với da người tia hồng ngoại sóng ngắn, tử ngoại và tia thấy được có sức xuyên thấu mạnh. Như vậy khi đánh giá tác dụng của bức xạ nhiệt trong sản xuất đối với cơ thể thì phải xét không những cường độ của bức xạ mà còn cả thành phần quang phổ của bức xạ. b. Hình thức đối lưu và dẫn truyền Hình thức này thường do gió và tiếp xúc cơ thể làm giảm nhiệt cho cơ thể chúng ta khi nhiệt độ môi trường lao động thấp và ngược lại. c. Tác dụng của sự bay hơi và độ ẩm. - Nước bay hơi qua mặt ngoài da và phế bào để điều hoà thân nhiệt, cứ 1 gam hơi nước bay hơi qua da sẽ thu 0,58 kem nhiệt lượng. Khi lao động chân tay lượng không khí qua phổi tăng làm cho nhiệt lượng toả qua phổi cũng tăng, khi nhiệt độ không khí cao cũng có hiện tượng như trên ở mặt ngoài da; hơi nước không ngừng bốc ra do kết quả hoạt động của các tuyến mồ hôi, ở nhiệt độ bình thường nếu lao động chân tay nặng thì số nước bốc hơi qua da trung bình là 600
  • 28. 28 ml/ngày đêm số nhiệt toả theo hơi nước là 14,55 - 22,50 calo/giờ, như vậy ở điều kiện khí tượng bình thường nhiệt lượng toả theo hơi nước là 350 - 550 calo/ngày đêm. - Khi nhiệt độ không khí tăng thì mồ hôi chảy ra cũng tăng, nguyên nhân là do đoạn cùng thần kinh cảm giác trong da bị nhiệt kích thích, đồng thời trung tâm tiết mồ hôi ở tuỷ sống và dưới vỏ não cũng bị kích thích trực tiếp và gây tiết mồ hôi do phản xạ. - Trong trường hợp nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ da thì việc toả nhiệt bằng truyền dẫn và bức xạ hầu như hoàn toàn đình chỉ thậm chí ngược lại (Vì các vật thể xung quanh cũng đã có một nhiệt độ tương đương) lúc đó việc toả nhiệt chỉ dựa vào cách ra mồ hôi. Trong điều kiện đó độ ẩm tương đối của không khí càng cao thì toả nhiệt càng khó, cơ thể càng chóng tích nhiệt và bị quá nóng. 2.2. Biến đổi nhiệt độ da Nhiệt độ của da có liên quan tới quá trình điều hoà thân nhiệt và sự thăng bằng nhiệt lượng toàn thân, đồng thời là chỉ số sinh lý học chịu ảnh hưởng của điều kiện khí tượng bên ngoài. Nhiệt độ của da (khi cảm giác của thân thể tốt) không vượt qua 31 - 330 C ở đầu ngón tay và 30,5 - 320 C ở trán. Khi con người ở trạng thái yên tĩnh và làm việc nhẹ, nhiệt độ của da ngực là 31 - 33,50 C. 2.3. Biến đổi nhiệt độ thân Khi việc điều hoà thân nhiệt bị trở ngại thì thân nhiệt tăng, nói ngược lại, nếu thân nhiệt tăng rõ rệt, tức là cơ quan điều hoà thân nhiệt bị trở ngại. Vì vậy dù thân nhiệt chỉ hơi tăng (0,3 - 10 C) trong khi làm việc cũng phải đặc biệt chú ý. Điều kiện vi khí hậu càng ít xấu, cơ làm việc càng nhẹ, thì thân nhiệt đã tăng càng chóng trở lại bình thường (sau 5 - 30 phút). Thời gian thân nhiệt trở lại bình thường nhanh hay chậm còn tuỳ theo điều kiện toả nhiệt ở nơi nghỉ của công nhân. Thí dụ, công nhân làm ở lò luyện kim. Khi nhiệt độ nơi nghỉ là 25 - 300 C. Và không khí lưu động rất ít thì sau 15 phút, thân nhiệt mới bắt đầu trở lại bình thường, nhưng nếu nhiệt độ là 20 - 240 C. Và tốc độ chuyển động không khí là 1,5 - 2,0 m/giây thì chỉ sau 5 - 10 phút nhiệt độ đã trở lại bình thường.
  • 29. 29 2.4. Chuyển hoá oxy Lao động trong môi trường nóng dù làm việc nhẹ hay nặng lượng oxy tiêu thụ cũng nhiều hơn. Căn cứ vào tình hình chuyển hóa oxy khi nhiệt độ cao, có thể kết luận được tình trạng sức khỏe môi trường. Cần phải tính mức chuyển hóa oxy trong từng điều kiện lao động để đánh giá tình trạng vệ sinh lao động và sức chịu đựng của công nhân. Khi làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, chỉ số chuyển hóa hô hấp cũng khôi phục chậm hơn lúc bình thường. 2.5. Chuyển hóa muối nước Công nhân làm việc ở điều kiện nhiệt độ cao, có thể mất rất nhiều mồ hôi, nên thường phải uống nhiều nước. Bình thường một ngày đêm một người có thể tiết ra 500 - 1000 ml mồ hôi. Sau một ngày làm việc một công nhân có thể bị sút cân (0,3 - 3 kg) nhưng trong thời gian nghỉ giải lao, cân nặng sẽ trở lại bình thường vì được uống nhiều nước. Mồ hôi ra nhiều sẽ làm mất nhiều muối (trong mồ hôi có 0,1 - 0,5% Nacl) và một số chất hữu cơ. Cơ thể sẽ dễ bị thiếu muối vì số muối mất đi theo mồ hôi trong một ngày tối đa có thể tới 30 - 40g mà trong thức ăn hàng ngày chỉ cung cấp khoảng 10 - 20g muối. 2.6. Máu và hệ tim mạch - Tỷ lệ huyết sắc tố và hồng cầu tăng, máu quánh lại do mồ hôi chảy nhiều. Làm việc càng nặng, máu càng chóng cô đặc. - Nhiệt độ cao làm trở ngại việc chuyển hóa nước, cô đặc máu và tác động trực tiếp lên cơ tim, cho nên hệ tim mạch có các phản ứng quan trọng. + Khi không cần điều hoà thân nhiệt đặc biệt, thì mạch không thay đổi rõ rệt, nhưng nếu cần điều hoà đặc biệt thì mạch sẽ tăng rất nhanh. Lúc đó huyết áp thường giảm thấp vì sức căng của huyết quản cùng giảm. + Khi việc điều hoà thân nhiệt bị rối loạn nghiêm trọng thì hoạt động của tim cũng sẽ bị rối loạn rõ rệt. Tim co bóp rất nhiều (200 lần mỗi phút) nhưng rất yếu ở những người mắc bệnh tim mạch, hiện tượng đó lại càng nghiêm trọng. + Khi làm việc nặng ở nhiệt độ cao, nhu cầu oxy của các cơ quan tăng
  • 30. 30 nhanh chóng làm cho mạch đập nhanh hơn từ đó dẫn đến huyết áp có thể tăng bởi vì lượng máu đẩy ra mỗi phút tăng. Những điều đó chứng tỏ rằng khi làm việc trong buồng máy nóng, yêu cầu đối với hệ tim mạch rất cao, các bệnh tim mạch (viêm cơ tim, mạch xơ cứng) tương đối phổ biến. 2.7. Thận và hệ tiết niệu Trong điều kiện bình thường, thận bài tiết 50 - 75% tổng số nước cần bài tiết của cơ thể. Ở điều kiện nhiệt độ cao, việc tiết dịch của cơ thể căn bản nhờ vào sự bài tiết qua tuyến mồ hôi. Lúc đó, thận chỉ bài tiết 10 - 15% tổng số nước mà cơ thể sẽ bài tiết. Đó là một hiện tượng thích nghi của tổ chức và chức phận của thận. Công nhân làm việc ở các phân xưởng nóng cũng có thể mắc bệnh thận thiểu năng; trong cặn nước tiểu có hồng cầu và trụ hình. Trong các đợt khám sức khỏe thường kỳ, cần kiểm tra thành phần bệnh lý trong nước tiểu để phát hiện những công nhân mẫn cảm với nhiệt độ cao. 2.8. Đường tiêu hóa Trong lao động nóng khi phân phối lại máu sẽ làm các cơ quan nội tạng thiếu máu và mất cân bằng muối khoáng, thường gây ảnh hưởng đến chức phận của cơ quan tiêu hóa và có khi gây nên các hội chứng bệnh lý. Những công nhân làm việc trong buồng máy nóng phải uống nhiều nước cho nên dịch vị lỏng, đồng thời tuyến dạ dày bị ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ cao; đường tiêu hóa lại thiếu máu do trái phân phối máu, nên độ acid của dịch vị sẽ giảm, lượng niêm dịch tăng, tiêu hóa kém và có khi chức phận vận động của đường tiêu hóa bị trở ngại, dạ dày phình giãn. Những yếu tố làm cho công nhân trong buồng máy nóng hay bị viêm dạ dày, ruột, (tỷ lệ cấp diễn cao hơn trung bình 40%, mạn tính cao hơn 22,5%). 2.9. Hệ thần kinh trung ương Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến chức phận của thần kinh cao cấp, làm tăng thời trị vận động và thời trị cảm giác, đồng thời có thể làm rối loạn chức phận điều hoà của máu và dịch não tuỷ. 3. Các rối loạn bệnh lý trong diều kiện lao động nóng 3.1. Say nóng (Hội chứng quá nhiệt cấp diễn). Thường xảy ra khi nhiệt độ không khí và độ ẩm cao, ít gió, lao động
  • 31. 31 nặng. Quá trình thải nhiệt bị cản trở gây tích nhiệt, làm cho thân nhiệt cao trên 38,50 C có khi lên tới 390 C - 400 C. - Trường hợp nhẹ: cảm thấy bải hoải toàn thân, nhức đầu, chóng mặt, cảm giác khát tăng, buồn nôn, tức ngực, khó thở, da mặt và toàn thân nóng,đỏ, mạch, nhịp thở tăng. - Xử trí: kịp thời đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát, nằm nghỉ các triệu chứng sẽ giảm dần. tuy nhiên cấu tạo điều kiện cho thân nhiệt giảm. - Trường hợp nặng: có biểu hiện: + Có rối loạn hô hấp: tím tái, thở nhanh nông, nhịp thở 50 - 60 lần/phút. + Mạch nhanh yếu, tần số trên 100 lần/phút. + Thân nhiệt tăng cao trên 400 C. + Rối loạn tinh thần, nói mê sảng. Bệnh nhân có thể chết trong tình trạng hôn mê do liệt trung tâm tuần hoàn, hô hấp. Xét nghiệm: - Cl huyết, Cl niệu bình thường. - Tính chất vật lý của máu bình thường. Xử trí: - Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát. - Hạ nhiệt độ từ từ, có thể cho tắm nước ấm 260 - 290 C trong 5 - 6 phút rồi đắp chăn mỏng. Hoặc bọc bệnh nhân vào chăn tẩm nước 200 – 250 C trong 5 - 10 phút, lau khô người rồi đắp chăn mỏng. Đắp khăn mỏng ẩm ở trán, cứ vài phút lại thay. - Cho thuốc trợ tim, trợ hô hấp. 3.2. Say nắng (Bệnh nhật xạ) Thường gặp ở nông dân, công nhân lao động ngoài trời, bộ đội hành quân dưới trời nắng hoặc làm việc trong điều kiện bức xạ mạnh. Trong điều kiện này tuy có tới 99% lượng tia bức xạ giữ ở ngoài hộp sọ mà chỉ có 1% vào hành não đã làm tăng nhiệt độ của màng não dẫn đến kích thích gây
  • 32. 32 xuất tiết, xung huyết, phù nề, nhiệt độ ở vùng này có thể lên đến 40 - 410 C. Vì vậy gây rối loạn hoạt động của tế bào, đặc biệt là trung khu tuần hoàn, hô hấp. - Triệu chứng: + Trường hợp nhẹ: • Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chóng mặt hoa mắt, ù tai. • Có thể có nôn hoặc buồn nôn. • Da mặt và da đầu đỏ. + Thân nhiệt bình thường hoặc tăng ít. + Trường hợp nặng: có rối loạn phản xạ, nói mê sảng, ảo ảnh ghê rợn, co giật, hôn mê và tử vong do liệt trung tâm hô hấp, tuần hoàn. + xử trí: • Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, chườm lạnh vùng đầu. • Cho thở ôxy, thuốc trợ tim, trợ hô hấp. • Truyền dịch, chống phù não, phục hồi tế bào thần kinh... • Châm cứu hoặc bấm huyệt: ấn đường, bách hội, nhân trung, đại trùy, thần môn. 3.3. Hội chứng co giật - Nguyên nhân: chủ yếu do mất nhiều nước, muối hoặc mất nhiều vitamin B, C, đặc biệt là mất nhiều Ca++ . Triệu chứng: + Nạn nhân cảm thấy: mệt nổi, ra nhiều mồ hôi, đau nhiều cơ. + Triệu chứng chính là co cứng các cơ: • Cơ cẳng chân: 31% • Cơ cẳng tay: 18-5%. • Bàn ngón tay: 18,2%. • Bàn chân: 14,5%. • Đôi khi co cứng cơ bụng, cơ hoành.
  • 33. 33 + Thân nhiệt không tăng hoặc tăng ít trước khi co cơ. Trường hợp nặng: nạn nhân khó thở, da khô lạnh, xanh xao, tím môi, tiếng tim nhỏ yếu. Xét nghiệm máu: hồng cầu tăng do máu bị cô đặc. Na+ giảm, Ca++ giảm... Xét nghiệm nước tiểu: Na+ , Cl trong nước tiểu giảm. Xử trí: + Truyền dịch bù nước, điện giải. + Cho thuốc trợ tim, mạch. + Cho các vitamin : B, C. + Cho uống nước chè đường nóng. 3.4. Hội chứng mệt lả do nhiệt - Có thể gặp trong lao động nặng, môi trường lao động quá nóng hoặc vừa. - Mệt lả là do mất nhiều nước, muối kết hợp với tiêu hao năng lượng nhiều. Triệu chứng: + Nạn nhân cảm thấy khát nước, mệt nổi, buồn nôn, sức lực yếu đi rất nhiều. + Rối loạn thần kinh trung ương, có khi co cứng cơ. Trường hợp nặng có thể kèm theo sốt cao, mê sảng, hôn mê. - Mệt mỏi do mất nhiều muối khoáng thường gặp ở người bị mất nhiều nước nhưng khi bổ sung nước lại thiếu muối làm cho lượng muối khoáng sụt nhanh, dẫn đến cơ thể không thích nghi kịp, ở đây vai trò chính là của calci và kali. Triệu chứng: + Nạn nhân cảm thấy mệt, đau đầu, chán ăn, nôn mửa, hoặc ỉa chảy. + Có thể có co giật các cơ, đặc biệt khi uống càng nhiều nước càng co giật mạnh. + Nét mặt đau khổ, da xanh, tái tím.
  • 34. 34 + Huyết áp giảm, nhịp tim nhanh. Xử trí: truyền dịch: muối + đường đẳng trương. 3.5. Những bệnh đặc hiệu do bức xạ nhiệt - Đục nhân mắt nghề nghiệp do tia hồng ngoại. - Hồng ban da nghề nghiệp do tia tử ngoại. - Viêm mắt do tia lửa hàn. - Viêm giác mạc kết mạc cấp tính do kế quang. - Sạm da do tia tử ngoại. - Nhiều bệnh tiêu hóa, tiết niệu cũng tăng trong lao động nóng. 4. Phương pháp bảo vệ sức khỏe trong điều kiện vi khí hậu nóng 4.1. Cải tiến kỹ thuật - Tự động hóa các công việc lao động nặng trong điều kiện nhiệt độ cao như: sử dụng các máy tự động cho nhiên liệu (than đá) để thay lao động nặng của thợ đốt lò và điều khiển lửa. Dùng máy lấy thép hoặc máy trục đảo khuôn thay cho cách thông thường tháo thép ra khỏi khuôn... - Cơ giới hóa quá trình sản xuất như: dùng búa hơi hay máy đập thay các cách rèn sắt bằng tay, cơ giới hóa quá trình cán thép... - Che chắn kín nguồn phát sinh ra nhiệt: dùng tấm cảm nhiệt làm bằng thạch ma, tấm che tháo được hoặc di chuyển bằng dây xích, cửa lò và nắp lò cần làm nguội bằng không khí hoặc nước... - Làm nguội mặt nền nhà xưởng, nơi lao động - Thông gió thoáng khí 4.2. Chế độ lao động hợp lý - Không có quy định chế độ lao động thống nhất cho tất cả các loại công việc làm trong lao động nóng. - Căn cứ vào mức sinh lý (sự biến đổi và khôi phục của hệ tim mạch, tình hình khôi phục của quá trình hóa học của máu và chuyển hóa oxy), vào cảm giác toàn thân của công nhân và mức sản xuất để quy định chế độ riêng cho từng trường hợp. - Có lề lối làm việc phù hợp với lao động nóng, chế độ lao động và
  • 35. 35 nghỉ ngơi hợp lý. 4.3. Y tế và an toàn lao động - Có kế hoạch khám chữa bệnh cho người lao động nóng phù hợp từ khâu khám tuyển, thường xuyên và khám định kỳ. Tư vấn chế độ ăn uống hợp lý... - Một số bệnh mạn tính đặc biệt là bệnh tim mạch, hô hấp, thận không nên cho lao động ở môi trường nóng. Thường xuyên kiểm tra công tác giám sát, tiêu chuẩn hóa môi trường lao động và bảo vệ người lao động ở cơ sở. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ lượng giá Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ câu 1 đến câu 13 bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được lựa chọn. Câu hỏi A B C D E 1. Vi khí hậu trong lao động sản xuất là tất cả các khái niệm sau ngoại trừ A. Điều kiện khí tượng của không khí tại nơi sản xuất. B. Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió và bức xạ nhiệt ở nơi làm việc. C. Khí hậu trong phạm vi môi trường sản xuất. D. Các yếu tố vật lý của không khí ở nơi làm việc. E. Các yếu tố bất thường của không khí tại nơi làm việc. 2. Đặc trưng cơ bản của vi khí hậu đóng trong sản xuất là: A. Nhiệt độ của không khí cao, tốc độ gió thấp B. Nhiệt độ của không khí cao, độ ẩm của không khí cao C. Tốc độ gió thấp, độ ẩm của không khí cao
  • 36. 36 D. Bức xạ nhiệt trong môi trường lao động cao. E. Nhiệt độ không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 3. Khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể, hình thức toả nhiệt quan trọng nhất của cơ thể là: A. Dẫn truyền. B. Đối lưu C. Bức xạ. D. Bay hơi mồ hôi E. Thần kinh 4. Tiêu chuẩn nhiệt độ tối đa cho phép trong môi trường lao động của Việt Nam ở điều kiện bình thường là: A. 280 C B. 290 C C. 300 C D. 310 C E. 320 C 5. Tiêu chuẩn nhiệt độ tối đa trong môi trường lao động của Việt Nam xung quanh các lò công nghiệp là: A. 350 C B. 360 C C. 380 C D. 400 C E. 420 C 6. Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, nhiệt độ trong phòng nơi sản xuất không cao quá nhiệt độ bên ngoài là: A. 3 - 50 C B. 4 - 70 C C. 5 - 80 C
  • 37. 37 D. 4 - 60 C E. 5 - 60 C 7. Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, độ ẩm tương đối trong phòng nơi làm việc là dưới: A. 65% B. 70% C. 75% D. 80% E. 85% 8. Cường độ bức xạ nhiệt tối đa trong môi trường lao động theo tiêu chuẩn của Việt Nam là: A. 0,5 calo/cm2 /phút B. 1 calo/cm2 /phút C. 1,2 calo/cm2 /phút D. 1 đến 1,5 calo/cm2 /phút E. 2 calo/cm2 /phút. 9. Tác động tổng hợp các yếu tố sau lên cơ thể người lao động có nguy cơ gây say nóng ngoại trừ A. Nhiệt độ môi trường cao B. Độ ẩm không khí cao. C. Cường độ lao động nặng nhọc. D. Bức xạ nhiệt cao E. Tốc độ gió cao. 10. Bắt đầu có nguy cơ gây say nóng khi nhiệt độ cơ thể người lao động lên tới: A. 37,50 C B. 380 C C. 38,50 C
  • 38. 38 D. 390 C E. 39,50 C. 11. Một thợ lò luyện thép đang lao động tự nhiên thấy bải hoải toàn thân, nhức đầu, chóng mặt, cảm giác khát tăng, buồn nôn, tức ngực, khó thở. Khám thấy da mặt và toàn thân nóng, đỏ, mạch, nhịp thở tăng. Việc đầu tiên cần làm là: A. Cho người công nhân đó nghỉ giải lao tại chỗ. B. Nhanh chóng đưa người công nhân đó ra nơi thoáng mát. C. Cho người công nhân dùng các thuốc trợ tim. D. Cho người công nhân uống nước lạnh. E. Cho người công nhân tắm nước nóng. 12. Nguyên tắc xử trí các trường hợp say nóng là: A. Hạ thân nhiệt từ từ. B. Hạ thân nhiệt ngay tức thời. C. Không cho thân nhiệt tiếp tục tăng lên. D. Dùng các thuốc trợ hô hấp, trợ tuần hoàn. E. Đưa ngay nạn nhân ra nơi thoáng mát. 13. Tất cả các triệu chứng sau đều có thể thấy ở các trường hợp say nóng nặng, ngoại trừ A. Rối loạn hô hấp, thở nhanh nông, nhịp thở 50 - 60 lần/phút. B. Mạch nhanh yếu, tần số trên 100 lần/phút. C. Thân nhiệt tăng cao trên 400 C. D. Rối loạn tinh thần, nói mê sảng. E. Co cứng các cơ
  • 39. 39 Phân biệt đúng sai các câu từ 14 đến 18 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai: TT Câu hỏi A B 14 Say nắng là hiện tượng phù não do nhiệt độ của màng não tăng cao gây xuất tiết xung huyết, phù nề. 15 Người bị say nắng có dấu hiệu da mặt và da đầu đỏ. 16 Khi bị say nắng nhiệt độ cơ thể tăng cao. 17 Nguyên tắc điều trị say nắng là chống phù não 18 Hạ Ca++ huyết là nguyên nhân gây co giật ở những người lao động trong môi trường nóng. 19. Hoàn thành sơ đồ cơ chế gây say nóng sau: A. ……………………………………………………………………… B. ……………………………………………………………………… 20. Hoàn thành sơ đồ cơ chế gây say nắng sau: A. ……………………………………………………………………… B. ……………………………………………………………………… 2. Hướng dẫn tự lượng giá Đọc kỹ bàn liên hệ các tài liệu đọc thêm và tham khảo để trả lời các câu hỏi, cụ thể: Đọc kỹ những khổ đầu của phần nội dung để trả lời cho câu 1. Đọc kỹ phần "Đặc điểm vi khí hậu nóng" để trả lời câu 2 và 4 -8. Đọc kỹ phần "Các đáp ứng sinh lý trong điều kiện lao động nóng" để
  • 40. 40 trả lời câu 3. Đọc kỹ phần "Các rối loạn bệnh lý trong điều kiện lao động nóng" để trả lời các câu 9 - 18 và 19-20. Sau khi tự trả lời các câu hỏi có thể kiểm tra đối chiếu với phần đáp án ở cuối cuốn sách này. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học Tự nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường Đại học Y khoa - Đại học Thái Nguyên. Sinh viên tự tìm hiểu các cách xử trí say nóng, say nắng ở cộng đồng, ngôn ngữ địa phương chỉ các bệnh lý do nắng, nóng. Xem xét hiệu quả của các biện pháp dân gian trong việc xử trí các bệnh lý do nắng nóng gây ra, sau đó có thể trao đổi lại với giảng viên xin góp ý kiến và bổ sung những phần chưa thực sự hiểu. 2. Vận dụng thực tế Về mùa hè các buổi chiều sắp có giông, chuẩn bị mưa rào nhiệt độ thường rất cao kèm theo độ ẩm cao làm cho cơ thể nóng bức khó chịu dễ gây tích nhiệt. Trong vi khí hậu nóng khi mới bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi, bải hoải chân tay, mặt đỏ... cần được nghỉ ngơi, ở nơi thoáng mát ngay phòng tránh những diễn biến nặng hơn khó sử trí. Trời nắng gắt về mùa hè khi ra ngoài cần đội nón mũ che nắng đặc biệt che chắn nắng cho vùng gáy đề phòng say nắng. Vi khí hậu trong môi trường lao động không những ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động mà còn tác động nhiều tới năng xuất lao động, đối với sinh viên là tác động đến hiệu quả học tập. Một trong biện pháp bảo vệ sức khỏe trong môi trường nóng là phải cung cấp nước và muối khoáng đầy đủ chính vì vậy cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp này như tạo nguồn cung cấp nước ngay gần nơi lao động, cung cấp nước đồng thời cùng muối khoáng.... Mùa hè thường là mùa thi của sinh viên, mùa thu hoạch sản phẩm của nhà nông nên đối với sinh viên phải bố trí bài học theo thời gian phù hợp để bảo vệ sức khỏe, đối với nông dân cần bố trí công việc ngoài trời tránh lúc
  • 41. 41 trời nắng to. Vận dụng những kiến thức của bài để giải quyết các tình huống cụ thể tại cộng đồng ví dụ như nông dân vào vụ gặt thường vào thời tiết nắng nóng do vậy phải được cung cấp nước và muối khoáng đầy đủ trong khi lao động, để nâng cao sức khỏe và giải nhiệt có thể dùng nước rau cho thêm chút muối hoặc các loại nước quả ở địa phương như nước chanh, mơ...
  • 42. 42 TIẾNG ỒN TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được bản chất của tiếng ồn trong sản xuất. 2. Liệt kê được những tác hại của tiếng ồn trong sản xuất. 3. Nêu được nguyên nhân và cơ chê bệnh sinh bệnh điếc nghề nghiệp. 4. Mô tả được bệnh lý lâm sàng và cận lâm sàng bệnh điếc nghề nghiệp. 5. Trình bày được phương pháp chẩn đoán bệnh điếc nghề nghiệp. 1. Tiếng ồn trong sản xuất 1.1. Bản chất của tiếng ồn Tiếng ồn là một tập hợp của tất cả những âm thanh hỗn hợp trong môi trường, từ mọi nguồn, mọi phía...không theo một quy luật nào và không phù hợp với giải phẫu, sinh lý của con người nên nó cũng mang đầy đủ những đặc tính của các âm thanh, ví dụ tiếng gà kêu hoặc tiếng xe chạy. Nếu tập hợp trong môi trường gồm cả tiếng gà vịt kêu, tiếng người nói, tiếng xe chạy... làm cho người ta không nhận thấy loại tiếng nào thì nó sẽ là tiếng ồn. Tất cả các âm thanh hỗn tạp này tác động lên tai ta bằng một áp lực âm thanh mạnh hay yếu là tuỳ sự tổng hợp của cường độ âm và tần số rung động của âm thanh lên cơ quan thính giác. Tần số của tiếng ồn cũng như tần số âm được đo bằng số lần rung động trong một giây, đây là âm thanh cộng hưởng, đơn vị tính là hertz (Hz). Tai ta có thể tiếp thu được các âm thanh từ 16 đến 20.000 Hz, ở mức 16 Hz tai ta đã cảm nhận được và ở mức 20.000 Hz là ngưỡng chịu đựng cuối cùng của tai những người bình thường. Mức nghe bình thường là khoảng từ 500 - 5.000 Hz khả năng tách âm của tai ta giới hạn từ 0,3 đến 1% Hz. Về biên độ của tiếng ồn cũng là sự cộng hưởng của các biên độ hay cường độ âm thanh cụ thể. Xuất phát từ áp lực của âm thanh lên thính giác
  • 43. 43 chúng tạo ra một năng lượng âm Egr/cm2 /s, 1 Egr/cm2 /s : 6,4 Bar (Bar là đơn vị đo áp lực dễ thực hiện). Thông thường ngưỡng cảm ứng với áp lực âm thanh (tiếng ồn) của tai ta là từ 109 Egr/cm2 còn ngưỡng đau tai ta không chịu được là đến 10+4 Egr/cm2 /s. Trên cơ sở này người ta lấy khoảng cách từ 109 - 10+4 bao gồm 13 bậc và lấy làm đơn vị thể hiện cường độ của tiếng ồn, nó sẽ được quy định là 13 Bell. Trong thực hành vệ sinh lao động người ta còn chia nhỏ ra thành Dexibell (db) để dễ ứng dụng. Ví dụ: - Nói chuyện bình thường khoảng 30 - 40 dB. - Tiếng búa rèn khoảng 100 - 120 dB. - Tiếng búa hơi khoảng 120 dB. - Tiếng máy bay phản lực 130 dB. Tác hại của tiếng ồn trong môi trường trên thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không những tác hại phụ thuộc vào bản chất của tiếng ồn và các yếu tố cộng hưởng mà còn phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Cường độ của tiếng ồn càng cao khả năng gây hại càng lớn, các sóng cao tần có thể gây hại ngay ở mức 70dB trong khi các sóng trung tần hoặc tần số thấp phải 80 - 90dB mới gây hại cho cơ thể mười tiếp xúc. Một số yếu tố rung chuyển, hóa chất độc hại cũng làm tăng khả năng tác động đấu của tiếng ồn. Người ta nhận thấy trong môi trường ồn, rung kết hợp tỷ lệ người ối loạn sinh lý tăng lên nhiều, bệnh điếc nghề nghiệp cũng tăng cao hơn so với tiếng ồn cùng mức độ đơn thuần. Một số yếu tố nghề nghiệp như tính chất tiếp xúc (tiếp xúc ngắt quãng hoặc tên tục...), tuổi nghề trong môi trường và không gian cấu trúc nhà xưởng cũng có vai trò quan trọng đối với khả năng tác động của tiếng ồn. Về đặc tính cơ địa của cơ thể đối với khả năng tác động của tiếng ồn cũng được nhiều tác giả bàn tới. Trên thực tế có người làm việc chỉ một thời gian ngắn ở môi rường có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép đã bị điếc nghề nghiệp, trong khi cũng ở môi trường đó có người làm việc hàng mấy chục năm không bị bệnh. Có tác giả cho rằng nguyên nhân chính là cơ địa thần kinh của người tiếp xúc, có người cho ông sức khỏe và sự luyện tập có vai trò quan trọng. 1.2. Một số tác hại chính của tiếng ồn Tiếng ồn gây nhiều tác hại lên cơ thể như rối loạn các phản ứng sinh
  • 44. 44 lý, sinh lóa của cơ thể, gây bệnh lên cơ quan thính giác và kết hợp gây bệnh ở hệ thần kinh với các yếu tố tác hại nghề nghiệp khác. Tiếng ồn gây tác hại toàn thân trên cơ thể người tiếp xúc thường gặp nhất là rối loạn sinh lý cấp tính và mạn tính. Nguyên của hiện tượng này là do tiếng ồn kích thích thần kinh trung ương dẫn đến hiện tượng mất cân bằng trong điều chỉnh hệ thần kinh thực vật gây nên suy nhược cấp tính hệ thần kinh thực vật của cơ thể. Quá trình suy nhược kéo dài sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính bởi lẽ tác động của tiếng ồn thường xuyên, sự kích thích liên tục, quá trình ức chế xuất hiện do ngưỡng đáp ứng của hệ thần kinh tăng lên, xuất hiện và ức chế bảo vệ, hệ thần kinh ngoại tiên có thể bị viêm và khả năng điều hoà của hệ thần kinh thực vật có thể bị rối loạn. Hậu quả của rối loạn này là trạng thái suy nhược mạn tính, ăn không ngon, ngủ không yên, tính tình thay đổi hay cáu gắt, thiếu kiên nhẫn ở nơi làm việc cũng như ở nhà. Tiếng ồn gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Đối với cơ quan tiêu hóa có thể gây loét dạ dày. Tiếng ồn có thể tác động đặc biệt và trực tiếp lên cơ quan thính giác của người tiếp xúc qua một quá trình thường là lâu dài, qua 3 giai đoạn. Lúc đầu là hiện tượng thích nghi sau đó đến mệt mỏi thính giác rồi cuối cùng là điếc nghề nghiệp. Giai đoạn thích nghi là thời gian mới tiếp xúc với tiếng ồn quá tiêu chuẩn cho phép, ngưỡng nghe tạm thời tăng lên khoảng 10 - 15 dB so với bình thường (10 dB) như vậy lúc này ngưỡng nghe khoảng 20 - 25 dB, tuy nhiên nếu tách ra khỏi môi trường có tiếng ồn cao thì ngưỡng nghe trở lại bình thường (hồi phục). Giai đoạn mệt mỏi thính giác: do thính giác chịu tác động quá lâu, ngưỡng nghe tăng lên 30 - 40 dB kéo dài nên khi ra khỏi môi trường lâu mới hồi phục lại bình thường. Giai đoạn điếc nghề nghiệp: cơ quan thính giác bị tổn thương không hồi phục mặc dù người bệnh được đưa ra khỏi môi trường có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép. Cả cơ quan Cotri và dây thần kinh thính giác ở tai trong đều bị tổn thương. 1.3. Phòng chống tiếng ồn trong sản xuất Để phòng chống tác hại của tiếng ồn lên sức khỏe người lao động cần đặc biệt lưu ý các điểm sau đây:
  • 45. 45 Bằng mọi cách loại trừ hoặc hạn chế nguồn phát sinh ra tiếng ồn như hệ thống kín, giảm thanh... Cần có kiến trúc xây dựng nhà xưởng hợp lý hoặc trồng cây xanh có nhiều lá để góp phần làm giảm tiếng ồn cũng như các yếu tố kết hợp khác như rung sóc và hóa chất độc. Phòng hộ cá nhân thu được hiệu quả tức thời và nhiều khi rất tốt cho những người bắt buộc phải tiếp xúc với tiếng ồn. Chỉ đơn giản là dùng nút bông nút tai ở người lao động, người đi máy bay, có thể giảm được 5 - 10 do tiếng ồn môi trường. Các dụng cụ bịt tai chụp hoàn toàn bộ tai ngăn được tiếng ồn từ 10 - 20 do nên hầu hết tiếng ồn trở nên thấp, dưới mức gây hại. Trong những điều kiện phải tiếp xúc với tiếng ồn quá cao như lái xe tăng, pháo thủ hoặc môi trường có tiếng tương tự người ta cần phải dùng mũ chống tiếng ồn, chụp che toàn bộ tai mới bảo vệ được cơ quan thính giác trước tác hại của tiếng ồn. Chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý cũng đóng vai trò làm giảm nhẹ tác hại của tiếng ồn vì thần kinh và các cơ quan không bị quá kích thích hoặc tăng ngưỡng dẫn đến mệt mỏi không hồi phục, không chuyển sang giai đoạn bệnh lý mạn tính. Thời gian lao động đủ gây mệt mỏi hoặc chưa mệt mỏi đã được nghỉ sẽ mau hồi phục chức năng của các cơ quan trong cơ thể trong đó có cơ quan thính giác. Vấn đề y tế và an toàn lao động cần lưu ý là việc tiêu chuẩn hóa môi trường lao động có tiếp xúc với tiếng ồn và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Môi trường lao động phải có tiếng ồn dưới tiêu chuẩn cho phép. - Tiếng ồn chung: dưới 85 dB. - Sóng cao tần 800 Hz trở lên: dưới 75 dB. - Sóng trung tần 300 - 800 Hz: dưới 85 dB. - Sóng hạ tần dưới 300 Hz: dưới 90 dB. Trong khám, tuyển người lao động vào lao động ở môi trường có tiếng ồn cao cần loại trừ người có các bệnh về tai và thần kinh. Đối với người lao động làm việc tiếp xúc với tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép cần được khám sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện những tình trạng bệnh lý ban đầu do tiếng ồn hoặc bệnh ở giai đoạn mới, giai đoạn tiềm tàng có thể chữa khỏi được và nếu người nào bị bệnh ở giai đoạn biến chứng thì
  • 46. 46 giải quyết chế độ cho họ theo chế độ hiện hành. 2. Điếc nghề nghiệp Trong quá trình phát triển công nghiệp số người lao động trong môi trường có tiếng ồn ở mức gây hại ngày một tăng. Tỷ lệ người chịu tác động của tiếng ồn gây hại ở các nước công nghiệp phát triển khoảng 25% đến 30% trong tổng số những người lao động, do vậy số người bị điếc nghề nghiệp ngày càng tăng và trở nên phổ biến. Ở nhiều nước tỷ lệ điếc nghề nghiệp chiếm tới 40% trong số các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Ở nước ta tỷ lệ bệnh nhân điếc nghề nghiệp được bảo hiểm chỉ đứng sau bệnh bụi phổi - silic nghề nghiệp. Điếc nghề nghiệp là một vi chấn thương âm do tiếng ồn quá mức gây hại lên cơ quan thính giác đặc biệt là những tổn thương không hồi phục của cơ quan Corti ở tai trong. Với môi trường lao động áp dụng TCVN 3985- 1999 "Mức ồn cho phép tại nơi làm việc" trong đó quy định: “Mức áp âm liên tục hoặc mức tương đương Leq DBA tại nơi làm việc không quá 85 DBA trong 8 giờ lao động”. 2.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh điếc nghề nghiệp Nguyên nhân gây điếc nghề nghiệp cũng như các rối loạn sinh lý ở người tiếp xúc với tiếng ồn không những phụ thuộc vào bản chất tiếng ồn, các yếu tố độc hại kết hợp mà còn bởi khả năng đáp ứng của cơ thể người tiếp xúc có tính mẫn cảm, cơ địa... nhìn chung những người bị các bệnh ở tai dễ bị điếc nghề nghiệp, trừ các trường hợp bị xốp xơ tai, cứng khớp bàn đạp trong hệ thống dẫn truyền âm của tai. Những người lao động trong môi trường luyện cán thép, các máy nghiền quay và rèn búa máy... đều có thể bị tác động gây hại của tiếng ồn. Ở nước ta các ngành sản xuất như dệt, cơ khí, điện máy, luyện kim đều xuất hiện một tỷ lệ điếc nghề nghiệp cao. Về cơ chế bệnh sinh của bệnh điếc nghề nghiệp đến nay được người ta đưa ra hai vấn đề chính là cơ chế thần kinh và cơ học. Về cơ chế thần kinh đã được các tác giả nghiên cứu từ cuối thế kỷ XI. Năm 1880 Habermann quan sát thấy tiếng ồn gây nên những thương tổn ở bộ phận thần kinh của cơ quan thính giác, ngày nay người ta quan sát thấy ở những người tiếp xúc với tiếng ồn, ngưỡng đáp ứng của thần kinh thính giác tăng, dẫn đến mất khả năng nhậy cảm thông thường, dần dần không cảm ứng được với âm tần có cường độ thấp.
  • 47. 47 Từ năm 1918 Vitmark đã xác định ở cơ quan thính giác người bệnh có tổn thương hệ tế bào lông tại cơ quan Corti trong giai đoạn đầu sau đó đến sự dày lên, xơ hóa màng nhĩ và toàn bộ cơ quan Corti. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các tế bào chịu áp lực âm thanh mạnh lên bề mặt tế bào cũng như các sợi lông chịu tác động thường xuyên mà dày lên và dần dần mất cảm ứng, gây nên hiện tượng trơ về mặt cơ học cũng như thần kinh và đó là điếc nghề nghiệp trong thực tế đã xảy ra. Một đặc điểm chung của điếc nghề nghiệp là bao giờ cũng thấy sự thiếu hụt thính lực ở tần số cao, đặc biệt là ở tần số 4096 Hertz sau đó mới dẫn đến các âm tần khác, tiếng ồn trong sản xuất thường là từ 2.000 Hz trở lên, đây sẽ là tần số chính gây tổn thương vùng đáy của loa đạo, thường thì tiếng ồn có tần số thấp sẽ gây tổn thương vùng đỉnh của loa đạo (ốc tai). 2.2. Bệnh lý lâm sàng và cận lâm sàng Điếc nghề nghiệp thường xảy ra qua hai giai đoạn là điếc tiềm tàng và điếc rõ rệt. Giai đoạn điếc tiềm tàng thường kéo dài hàng năm do tiến triển chậm một cách âm ỉ ngày một nặng hơn, lúc đầu là hiện tượng giảm sức nghe ở tần số cao xung quanh 4.000 Hz mà trên thính lực đồ thấy hình chữ V có đỉnh ở khu vực 4.000 Hz có thể ở vị trí này ngưỡng nghe tụt xuống 50 – 60 dB thậm chí 60 - 70 dB càng về sau tiến triển lâm sàng tăng các ngành của chữ V ngày một rộng ra. Các tần số kế cận cao hơn hoặc thấp hơn thì ngưỡng nghe thường còn thấp. Nhìn trên thính lực đồ của các giai đoạn phát triển điếc nghề nghiệp ta thấy nó tương ứng với đường 2,3 và 4.