SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
PHẠM THỊ HƯƠNG LY
BỆNH BÉO PHÌ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC
SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
PHẠM THỊ HƯƠNG LY
BỆNH BÉO PHÌ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC
SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGÔ THỊ KIM HOÀN
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Tác giả khóa luận
Phạm Thị Hương Ly
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức
khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học”, em đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các cá nhân và tập thể. Em xin được bày tỏ
lòng cảm ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Thị Kim Hoàn - người
thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn Khoa Sư Phạm, Ngành Giáo dục Tiểu học, Ban
Giám Hiệu và Phòng Đào tạo trường Đại học Thủ Đô Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các giáo viên khối 3, học sinh
khối 3,4 trường Tiểu học Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt quá trình học tập và thực nghiệm tại trường.
Dù đã rất cố gắng, xong luận văn cũng không tránh khỏi những khiếm
khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh
viên để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn, góp phần cống hiến vào kho
tàng luận văn của nước nhà.
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Tác giả khóa luận
Phạm Thị Hương Ly
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng
chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học” gồm ba phần: Phần mở đầu, phần
nội dung, phần kết luận. Phần mở đầu sẽ chỉ ra lí do chọn đề tài, tổng quan vấn
đề, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giả thuyết khoa học,
nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và cấu trúc
của đề tài. Phần nội dung gồm ba chương. Chương 1 là cơ sở lí luận, thực tiễn về
bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học
sinh Tiểu học. Chương này chỉ ra rõ chế độ dinh dưỡng của học sinh Tiểu học,
các kiến thức về bệnh béo phì như khái niệm, nguyên nhân, hệ quả đối với học
sinh, cách phòng chống,... Từ đó tiến hành khảo sát thực trạng béo phì ở học sinh
Tiểu học và thực trạng tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho
học sinh hiện nay thông qua việc tiến hành khảo sát tại khối 3, trường Tiểu học
Nghĩa Tân (Cầu Giấy). Ở chương 2 này, đề tài sẽ đưa ra các nguyên tắc để có cơ
sở đề xuất các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì
cho học sinh Tiểu học. Dựa vào những những nguyên tắc đó, đề tài đề xuất một
số biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu
học thông qua các môn học và thông qua các hoạt động giáo dục (gồm hoạt động
trải nghiệm và câu lạc bộ thể chất). Còn chương 3, đề tài tiến hành khảo nghiệm
việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 3H theo chủ đề “Món ăn tốt
cho sức khỏe”. Kết quả khảo nghiệm sẽ khẳng định mức độ phù hợp của các biện
pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cũng như tính khả thi
của đề tài nghiên cứu. Từ đó, giúp các em có nhận thức đúng đắn về bệnh béo
phì cũng nhu ích lợi của việc ăn uống hợp lí, thường xuyên luyện tập thể thao và
hướng tới tự chăm sóc bản thân theo đúng mạch kiến thức mà Bộ giáo dục và đào
tạo đã đề ra. Phần kết luận sẽ đưa ra những kết luận chung về toàn bộ đề tài
nghiên cứu cũng như những hạn chế gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà trường Tiểu
học, cho bản than mỗi giáo viên và sinh viên. Cuối cùng là phần hệ thống những
tài liệu tham khảo và phụ lục phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài này.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................4
5. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................5
8. Đóng góp của đề tài............................................................................................. 7
9. Cấu trúc đề tài .....................................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ BỆNH BÉO PHÌ VÀ
TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ
CHO HỌC SINH...................................................................................................8
1.1. Dinh dưỡng của học sinh Tiểu học ............................................................... 8
1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng...........................................................................8
1.1.2. Dinh dưỡng hợp lí ......................................................................................8
1.1.3. Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể học sinh
Tiểu học.................................................................................................................11
1.1.4. Dinh dưỡng cho học sinh Tiểu học.......................................................... 12
1.2. Bệnh béo phì .................................................................................................13
1.2.1. Khái niệm bệnh béo phì ...........................................................................13
1.2.2. Phân loại béo phì......................................................................................14
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì......................................................... 15
1.2.4. Yếu tố làm tăng nguy cơ béo phì ............................................................. 17
1.2.5. Hệ quả của béo phì đối với trẻ em ........................................................... 18
1.2.6. Các xét nghiệm và chuẩn đoán béo phì....................................................21
1.2.7. Phương pháp điều trị................................................................................22
1.2.8. Phòng chống béo phì................................................................................24
1.3. Tổng quan về tích hợp giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học............25
1.3.1. Tích hợp ...................................................................................................25
1.3.2. Giáo dục sức khỏe....................................................................................27
1.3.3. Tích hợp giáo dục sức khỏe .....................................................................27
1.3.4. Sự cần thiết phải giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học ....................31
1.4. Thực trạng béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo
phì cho học sinh Tiểu học ...................................................................................33
1.4.1. Thực trạng bệnh béo phì của trẻ em Việt Nam........................................33
1.4.2. Khảo sát thực trạng béo phì ở HSTH và thực trạng tích hợp GDSK
phòng chống bệnh béo phì ở trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy) .................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................40
CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG
CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.............................. 42
2.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .............................................................. 42
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.......................................................... 42
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 42
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả........................................................... 43
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 43
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp đối tượng...........................................44
2.1.6. Mối quan hệ giữa các nguyên tắc............................................................. 44
2.2. Một số biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì
cho học sinh Tiểu học.......................................................................................... 45
2.2.1. Tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì trong môn Khoa học và
môn Tự nhiên - xã hội........................................................................................... 45
2.2.2. Tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì trong hoạt động giáo dục 50
2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................................59
2.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp.............................................................. 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................61
CHƯƠNG 3. KHẢO NGHIỆM .........................................................................62
3.1. Khái quát về quá trình khảo nghiệm ......................................................... 62
3.1.1. Mục đích khảo nghiệm.............................................................................62
3.1.2. Địa bàn khảo nghiệm ...............................................................................62
3.1.3. Đối tượng khảo nghiệm............................................................................62
3.1.4. Thời gian khảo nghiệm ............................................................................62
3.1.5. Nội dung khảo nghiệm.............................................................................62
3.1.6. Phương pháp khảo nghiệm.......................................................................63
3.2. Kết quả khảo nghiệm...................................................................................63
3.2.1. Phân tích về mặt định tính........................................................................63
3.2.2. Phân tích về mặt định lượng ....................................................................65
3.3. Đánh giá kết quả khảo nghiệm ...................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................67
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................... 69
1. Kết luận ..........................................................................................................69
2. Khuyến nghị...................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................71
PHỤ LỤC.............................................................................................................73
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BMI Chỉ số khối cơ thể
CSSK Chăm sóc sức khỏe
DHDA Dạy học dự án
GD Giáo dục
GDSK Giáo dục sức khỏe
GV Giáo viên
HĐTN Hoạt động trải nghiệm
HS Học sinh
HSTH Học sinh Tiểu học
KN Khảo nghiệm
SHDC Sinh hoạt dưới cờ
SHL Sinh hoạt lớp
SK Sức khỏe
TH Tiểu học
TNXH Tự nhiên Xã hội
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
1 Bảng 1.1. Tỉ lệ béo phì ở HS Hà Nội và Hồ Chí Minh
qua các năm
1
2 Bảng 1.2. Nhu cầu năng lượng và chất đạm của học sinh
Tiểu học
13
3 Bàng 1.3. Bảng phân loại chất béo theo chỉ số khối cơ thể 15
4 Bảng 1.4. Ảnh hưởng của béo phì tới các hệ cơ quan 19
5 Bảng 1.5. Phân loại tích hợp nội bộ môn học 26
6 Bảng 1.6. Tình trạng dinh dưỡng của HS 34
7 Bàng 1.7. Tỉ lệ HS bị béo phì theo giới tính 35
8 Bảng 1.8. Thực trạng béo phì ở khối 3 35
9 Bảng 1.9. Thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh
béo phì ở trường TH
36
10 Bảng 1.10. Tần suất tiêu thụ thực phẩm và thói quen ăn
uống
38
11 Bảng 1.11. Hoạt động thể lực và thời gian tĩnh lại 39
12 Bảng 2.1. Nội dung kiến thức chủ điểm Con người và
sức khỏe ở TNXH lớp 1, 2, 3.
44
13 Bảng 2.2. Nội dung kiến thức chủ điểm Con người và
sức khỏe ở Khoa học lớp 4, 5.
46
14 Bảng 2.3. Hệ thống nội dung tích hợp GDSK tương ứng
với các bài dạy.
47
15 Bảng 3.1. Thống kê điểm số bài kiểm tra kiến thức 64
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
TT Tên hình, biểu đồ Trang
1 Hình 1.1. Nguyên tắc cân đối năng lượng 9
2 Hình 1.2. Tháp cân đối dinh dưỡng trong 1 tháng 12
3 Hình 1.3. Một số bệnh có thể do béo phì gây ra 19
4 Hình 1.4. Thực phẩm nên và không nên ăn vào cơ thể 24
5 Hình 1.5. Các hình thức dạy học tích hợp 26
6 Hình 1.6. Nội dung ưu tiên cần được giáo dục 30
7 Biểu đồ 1.1. Tình trạng dinh dưỡng của HS khối 3 34
8 Biểu đồ 1.2. Số lượng HS bị béo phì chia theo giới tính 35
9 Biểu đồ 1.3. Mức độ cần thiết của việc tích hợp GDSK
phòng chống bệnh béo phì
37
10 Hình 3.1. Nguyên liệu làm một loại salad 63
11 Hình 3.2. Salad Nga của nhóm 3 63
12 Hình 3.3. Học sinh làm một món salad khác 64
13 Biểu đồ 3.1. Phổ điểm bài kiểm tra kiến thức 65
14 Biểu đồ 3.2. Phổ điểm thực hành làm salad của HS 65
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trên
thế giới là số lượng trẻ em bị béo phì tăng lên nhanh chóng, nhất là học sinh cấp
Tiểu học. Đặc biệt, các nước đã và đang phát triển, trong đó có Việt Nam của
chúng ta có tỉ lệ béo phì tăng rất nhanh trong khoảng thời gian gần đây. Tình
trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, phải kể đến việc ăn uống không lành
mạnh, không theo chế độ phù hợp, không khoa học; do ít tham gia các hoạt động
rèn luyện thể lực, do căng thẳng, áp lực từ cuộc sống hay do sự ô nhiễm môi
trường và những vấn đề xã hội khác. Béo phì ở học sinh được hầu hết tất cả mọi
người quan tâm bởi vì đó là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe con người, có thể
làm tăng khả năng mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh mạch vành,
tiểu đường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ và một số bệnh ung thư.
Bệnh béo phì gây ra cho học sinh rất nhiều tác hại xấu như làm ngừng sự phát
triển của cơ thể, tâm lí của học sinh không ổn định như là học sinh có khả năng
bị tự ti, nhút nhát, học kém, khó tập trung, khó hòa đồng với mọi người.
Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến hiện tại, số người
béo phì trên toàn thế giới là khoảng 2.1 tỷ, chiếm khoảng 30% tổng dân số thế
giới. Con số này không có xu hướng dừng lại. Hàng năm, có hơn 3 triệu người
chết vì béo phì. Trên thế giới hiện nay, tỷ lệ béo phì đã tăng gấp ba lần kể từ năm
1975. Từ năm1980 đến năm 2008 là khoảng 28 năm, trên thế giới, tỷ lệ những
người mắc béo phì đã tăng gấp đôi. Năm 2008, có khoảng 1,5 tỉ người trưởng
thành ước tính có chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 25 (khoảng 34%); tức là có 500
triệu người được xem là béo phì (khoảng 10% ở nam và 14% ở nữ). Từ năm
1980 đến năm 2013, "Nghiên cứu Gánh nặng Toàn cầu của Bệnh lý" đã thu thập
thêm tài liệu trên toàn thế giới, tỷ lệ người trưởng thành với chỉ số BMI ≥ 25 tăng
từ khoảng 29 lên đến 37% ở nam giới và từ khoảng 30 lên đến 38% ở nữ [18].
Bảng 1.1. Tỉ lệ béo phì ở HS Hà Nội và Hồ Chí Minh qua các năm [23]
Tỉ lệ béo phì ở HS Hà Nội Hồ Chí Minh
Năm 1996 12% 12%
Năm 2009 43% 43%
2
Năm 2013 4,2% 12,2%
Năm 2014 - 2015 41% 50%
Trường học là nơi các em học tập và rèn luyện bản thân. Thời gian các em
ở trường chiếm 1/3 tổng thời gian một ngày nên nơi này được thường được các tổ
chức chọn là nơi giáo dục sức khỏe ngay từ khi còn nhỏ. Mục đích của các
chương trình giáo dục sức khỏe là tăng cường rèn luyện, nâng cao thể lực và điều
chỉnh chế độ ăn của học sinh (HS) sao cho các em có cơ thể khỏe mạnh, đảm bảo
cho sự phát triển toàn diện tầm vóc và cả trí tuệ của HS Việt Nam. Việc tích hợp
giáo dục sức khỏe tại trường học sẽ có hiệu quả cao hơn so với việc giáo dục sức
khỏe (GDSK) ở các nơi khác. Việc giáo dục sức khỏe cho các học sinh Tiểu học
(HSTH) nhằm phòng chống bệnh béo phì sẽ mang lại lợi ích rõ rệt và tránh được
nhiều hậu quả về sau cho học sinh. Các em sẽ nắm bắt được cái kiến thức về dinh
dưỡng và chế độ ăn, rèn luyện thể lực phù hợp để có sức khỏe tốt nhất. Đã có
những nghiên cứu tiến hành các biện pháp giáo dục nhằm hạn chế sự gia tăng tỉ
lệ béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường. Tuy nhiên, có rất ít biện pháp tích hợp
GDSK vào trong các bài học, các hoạt động tại trường học HS để thay đổi kiến
thức, thái độ, thực hành và rèn luyện thể lực.
Thêm vào đó, bản thân là giáo viên Tiểu học, tôi càng nhận thức được rõ
tầm quan trọng của việc tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho học sinh.
Các nội dung và biện pháp tích hợp giáo dục sẽ giúp HS của tôi có sức khỏe tốt
để học tập và vui chơi.
Từ các lí do đã nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Bệnh béo
phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh
Tiểu học" để có kiến thức rõ hơn về bệnh béo phì và các biện pháp có hiệu quả
trong việc phòng chống bệnh béo phì cho HSTH cũng như giúp ích cho công tác
giảng dạy và giáo dục HS trong tương lai.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Tình trạng béo phì ở Việt Nam là vấn đề sức khỏe đang được mọi ban
ngành quan tâm bởi sự gia tăng nhanh chóng. Các bạn nhỏ được bố mẹ cung cấp
lượng dinh dưỡng quá dư thừa dẫn đến tình trạng hiện nay số HSTH bị béo phì
tăng lên một cách nhanh chóng, khó kiểm soát.
3
Trong khoảng thời gian trở lại đây, các nhà nghiên cứu, các tác giả đã có rất
nhiều công trình, các khóa luận với đề tài về thực trạng thừa cân - béo phì ở trẻ
em. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đưa ra một số
công trình đáng chú ý như sau:
Tác giả Bùi Thị Thiết đã đưa ra thực trạng béo phì của trẻ ở độ tuổi 3 đến 6
tuổi qua khóa luận tốt nghiệp "Bước đầu tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố liên
quan đến tình trạng béo phì của trẻ 3 - 6 tuổi". Nghiên cứu này cho chúng ta tình
hình béo phì ở lứa tuổi mầm non và bệnh có thể kéo dài lên cấp Tiểu học nếu như
không có sự can thiệp giáo dục của gia đình và nhà trường. Ở lứa tuổi này, các
em vẫn chưa thể nhận thức được những tác hại của bệnh béo phì mà chỉ phụ
thuộc vào gia đình là chủ yếu. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu của tác giả
Ngô Thị Minh Ngọc là "Nghiên cứu ảnh hưởng của thừa cân - béo phì lên một số
chỉ tiêu sinh học và khả năng học tập của học sinh Trung học phổ thông Hà Nội"
lại chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực mà bệnh béo phì gây ra HS Trung học phổ
thông tại Hà Nội. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của các em HS
cấp 3 - lứa tuổi vị thành niên và đang cố gắng học tập để thi Đại học. Đây là giai
đoạn các em đã có nhận thức về ảnh hưởng, tác hại của bệnh nên có thể thực hiện
tốt những biện pháp bảo vệ sức khỏe. Thêm vào đó, đề tài “Tổng quan về thừa
cân - béo phì” của tác giả Đào Thị Yến Phi lại chỉ rõ những cơ sở lí thuyết và
thực tiễn của tình trạng thừa - béo phì nói chung. Đây là cơ sở để những nhà giáo
dục, các bạn phụ huynh cũng như học sinh có thể nắm được những kiến thức để
bảo vệ sức khỏe.
Từ các nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã đưa ra những
cơ sở lí luận và thực tiễn về bệnh béo phì một cách khá rõ ràng. Tuy nhiên, đa số
các tác giả chọn đối tượng nghiên cứu là lứa tuổi mầm non và lứa tuổi Trung
học phổ thông hay toàn xã hội nói chung. Bởi đây là các đối tượng đã có nhận
thức hoặc chưa có nhận thức về cuộc sống nên dễ dàng tiếp cận hay giáo dục
học sinh. Còn lứa tuổi Tiểu học thì lại có ít công trình nghiên cứu về tình trạng
béo phì. Mặc dù đây là lứa tuổi đang phát triển nhận thức nhất, cần được gia
đình, nhà trường giáo dục nhất. Ngoài ra, các công trình chỉ đưa ra những cơ sở
của bệnh béo phì mà không chỉ ra những biện pháp giáo dục học sinh như thế
4
nào để làm giảm tỉ lệ béo phì ở nhà trường. Nhận thấy được tầm quan trọng của
việc giáo dục HSTH phòng chống bệnh béo phì nên chúng tôi đã quyết định
nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích đề xuất các biện pháp thực hiện giáo dục tích hợp
phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học; góp phần nâng cao hiệu quả
phòng chống bệnh béo phì ở lứa tuổi Tiểu học và thực hiện mục tiêu chăm sóc
sức khỏe toàn diện cho học sinh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì
cho học sinh Tiểu học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 6/2019 - 12/2020
- Nội dung nghiên cứu: Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng
chống bệnh béo phì.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh Tiểu học
- Địa bàn: Trường Tiểu học Nghĩa Tân
5. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe nói chung và giáo dục sức
khỏe phòng chống bệnh béo phì nói riêng phù hợp với đặc điểm học sinh Tiểu
học cũng như có tính khả thi khi thực hiện tại các nhà trường Tiểu học thì sẽ góp
phần làm giảm tỉ lệ học sinh Tiểu học bị béo phì. Học sinh và phụ huynh được
nâng cao sức khỏe cũng như nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh béo phì.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận.
2. Khảo sát thực trạng béo phì ở học sinh Tiểu học và thực trạng tích hợp
GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH
3. Đề xuất một số biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì
cho HSTH.
5
4. Khảo nghiệm sự phù hợp của các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe
phòng chống bệnh béo phì cho HSTH.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương
pháp chính:
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
7.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp nhằm tìm hiểu tổng quan
vấn đề nghiên cứu, cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
Mục đích: Tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, kế thừa những kết
quả nghiên cứu về bệnh béo phì và bệnh béo phì ở học sinh Tiểu học cùng với
việc tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu
học.
Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung có liên quan bệnh béo phì, bệnh ở
Tiểu học và tích hợp phòng bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học.
Cách tiến hành: Tìm kiếm tài liệu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái
quát hóa.
7.1.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp xem xét
lại những thành quả của những nghiên cứu về bệnh rối loạn tâm thần ở các nước
trên thế giới và tại Việt Nam để rút ra những kết luận bổ ích cho hiện tại.
Mục đích: Nghiên cứu các biện pháp thực hiện giáo dục tích hợp có hiệu
quả nhằm ứng dụng vào việc tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo
phì cho học sinh Tiểu học.
Đối tượng: Kinh nghiệm giáo dục tích hợp các trường Tiểu học, của giáo
viên Tiểu học.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket (Khảo sát)
Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket là phương pháp sử dụng các câu
hỏi để người được điều tra đọc và trả lời câu hỏi hay lựa chọn đáp án thích hợp;
6
còn người điều tra sẽ nghiên cứu, phân tích những thông tin thu được đó để đánh
giá vấn đề.
Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm mục đích lấy ý kiến, khảo sát của
GV và HS để tìm hiểu thực trạng béo phì ở HSTH và thực trạng tích hợp GDSK
phòng chống bệnh béo phì cho HSTH. Việc khảo sát này được thực hiện tại
trường Tiểu học Nghĩa Tân; sử dụng hai loại phiếu: Phiếu khảo sát dành cho học
sinh (400 phiếu tương ứng 400 HS khối 3) và phiếu khảo sát dành cho GV (14
GV khối 3).
Việc đầu tiên trước khi khảo sát là lập phiếu khảo sát, điều tra với những
câu hỏi liên quan đến thực trạng dinh dưỡng và béo phì của HSTH cũng như thực
trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH. Sau đó, người điều
tra sẽ phát phiếu khảo sát cho HS và GV trả lời, sau đó thu lại phiếu.
7.2.2. Phương pháp khảo nghiệm
Phương pháp khảo nghiệm là phương pháp các nhà khoa học chủ động tác
động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia để
hướng sự phát triển của chúng theo tham vọng dự kiến của mình.
Mục đích khảo nghiệm: Kiểm tra sự phù hợp của những biện pháp được
đề xuất trong tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh
Tiểu học.
Đối tượng khảo nghiệm: Học sinh lớp 3H, trường Tiểu học Nghĩa Tân
(Cầu Giấy).
Cách tiến hành: Tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo dục sức khỏe phòng
chống bệnh béo phì cho học sinh lớp 3H.
7.2.3. Nhóm các phương pháp xử lí số liệu
Kết quả thu thập số liệu từ việc nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê và
khảo nghiệm sẽ được nghiên cứu và xử lí, phân tích dựa trên các tiêu chí đề ra.
Mục đích xử lí số liệu: Xây dựng luận cứ, chứng minh giả thuyết các biện
pháp thực hiện là là chính xác và cần thiết.
Đối tượng xử lí số liệu: Kết quả thu được của quá trình nghiên cứu lí luận,
tổng kết kinh nghiệm giáo dục, kết quả thu được sau quá trình khảo nghiệm.
7
Cách tiến hành: Phân tích phiếu khảo sát, lập bảng thống kê các số liệu thu
thập được.
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Về mặt lí luận
Nghiên cứ lí thuyết chung về bệnh béo phì và bệnh béo phì ở học sinh
Tiểu học từ đó đề xuất một số biện pháp phòng tránh.
Nhấn mạnh ý nghĩa của việc tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống
bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học.
8.2. Về mặt thực tiễn
Đề xuất một số biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh
béo phì cho học sinh Tiểu học.
8.3. Đối với bản thân
Việc thực hiện đề tài nghiên cứu giúp tôi rèn luyện và phát triển khả năng
nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu và thử nghiệm giúp tôi
linh hoạt trong các bài dạy tích hơp cho học sinh, tìm được những phương pháp
tích hợp tối ưu phục vụ cho việc giảng dạy sau này.
9. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về bệnh béo phì và tích hợp giáo dục
sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh.
Chương 2. Biện pháp tích hợp giáo dực sức khỏe phòng chống bệnh béo
phì cho học sinh Tiểu học.
Chương 3. Khảo nghiệm.
8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ BỆNH BÉO PHÌ VÀ
TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH
BÉO PHÌ CHO HỌC SINH
1.1. Dinh dưỡng của học sinh Tiểu học
1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng
Dinh dưỡng là quá trình phức hợp bao gồm việc đưa những thức ăn cần
thiết vào cơ thể. Việc này thông qua việc tiêu hóa thức ăn rồi hấp thụ để bù đắp
lại những năng lượng tạo ra trong các hoạt động sống của cơ thể. Từ đó, các tế
bào và mô trong cơ thể người có sự đổi mới và điều tiết các chức năng.
1.1.2. Dinh dưỡng hợp lí
"Dinh dưỡng hợp lí là phải đảm bảo cung cấp năng lượng, các chất dinh
dưỡng đầy đủ theo nhu cầu của cơ thể con người. Các chất di nh dưỡng này phải
theo tỉ lệ thích hợp và cân đối". [10; tr.23]
Một trong các nhu cầu cơ bản của con người là ăn uống. HSTH cần có
dinh dưỡng để phát triển cơ thể cả về trí tuệ và thể lực. Bên cạnh đó, việc các
chất dinh dưỡng bị thừa hay thiếu đều có thể gây ra một số bệnh và ảnh hưởng
không có lợi cho sức khỏe của HS. Do đó, cần phải xây dựng, thiết lập một chế
độ dinh dưỡng thật hợp lí cho HSTH.
Chế độ dinh dưỡng hợp lí là chế độ cân bằng về số lượng và chất lượng
của các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể. Về số lượng, sự cân bằng dinh
dưỡng được thể hiện theo nhu cầu của từng độ tuổi khác nhau, theo giới tính
nam/nữ và theo tính chất công việc. Về chất lượng, đó là sự cân đối giữa các chất
dinh dưỡng nạp vào cơ thể người như lipit, vitamin, gluxit, protein và chất
khoáng, giữa thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật, cụ thể:
Dinh dưỡng cân đối có những yêu cầu sau:
1.1.2.1. Cân đối về năng lượng
Có ba chất tạo năng lượng chính cho con người là protein, gluxit và
lipit. Theo đó, HSTH ở Việt Nam trong độ tuổi 6 - 8 có tổng số năng lượng là
1600 kcal/ngày theo đề nghị của Viện Dinh Dưỡng, 1996. Trong đó, giữa các
chất sinh ra năng lượng có nguyên tắc cân đối là:
9
Hình 1.1. Nguyên tắc cân đối năng lượng
1.1.2.2. Cân đối về protein
Thành phần dinh dưỡng quan trọng của cơ thể con người là protein. Nó là
nguyên liệu để tạo ra các tế bào, giúp cân bằng các quá trình chuyển hóa của cơ
thể. Bên cạnh đó, nó còn là nguồn cung cấp năng lượng và tham gia vào cân bằng
năng lượng cho cơ thể. Hơn hết, protein còn giúp HS dễ dàng tiếp nhận các thức
ăn hơn bởi nó là chất làm kích thích vị giác cho con người, cảm thấy ngon miệng
hơn.
Học sinh có thể bị chậm lớn, hay xuất hiện bệnh phù nếu bị thiếu
protein. Đối với bà mẹ đang mang thai và cho con bú, việc thiếu protein sẽ ảnh
hưởng tới cả mẹ và con. Người mẹ có thể trạng nhỏ bé thì đẻ con sẽ thiếu cân;
hoặc làm giảm sự bài tiết sữa của người mẹ cho con bú. Ngược lại, nếu cơ thể bị
thừa protein thì sẽ tích lũy nitơ, axit amin và những chất không có lợi cho gan,
thận như ure, uric,... Vì vậy, nhu cầu về protein cần được cung cấp một cách đầy
đủ cho cơ thể HS.
Ngoài ra, việc có đủ các axit amin có lợi trong protein cần phải có mức
độ nhất định, phù hợp. Giữa protein thực vật và động vật khác nhau về chất

More Related Content

Similar to Khóa luận giáo dục tiểu học.

BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docxBÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docxNguynTinThnh35
 
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE.docxBÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE.docxNguynTinThnh35
 
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Garment Space Blog0
 
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngTình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương “Chất ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương “Chất ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương “Chất ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương “Chất ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...NuioKila
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tron...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tron...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tron...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tron...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học sinh h...
Luận văn: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học sinh h...Luận văn: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học sinh h...
Luận văn: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học sinh h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcDr ruan
 

Similar to Khóa luận giáo dục tiểu học. (20)

BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docxBÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
 
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE.docxBÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE.docx
 
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
 
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinhLuận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
 
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
 
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngTình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật líLuận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương “Chất ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương “Chất ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương “Chất ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương “Chất ...
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...
 
Đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa khoa
Đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa khoaĐảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa khoa
Đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa khoa
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOTĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành điều dưỡng đa khoa 9 điểm
Khoá luận tốt nghiệp ngành điều dưỡng đa khoa 9 điểmKhoá luận tốt nghiệp ngành điều dưỡng đa khoa 9 điểm
Khoá luận tốt nghiệp ngành điều dưỡng đa khoa 9 điểm
 
Đề tài: Những sai sót thường gặp của sinh viên khi tìm nghiệm riêng của phươn...
Đề tài: Những sai sót thường gặp của sinh viên khi tìm nghiệm riêng của phươn...Đề tài: Những sai sót thường gặp của sinh viên khi tìm nghiệm riêng của phươn...
Đề tài: Những sai sót thường gặp của sinh viên khi tìm nghiệm riêng của phươn...
 
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tron...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tron...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tron...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tron...
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học sinh h...
Luận văn: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học sinh h...Luận văn: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học sinh h...
Luận văn: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học sinh h...
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
 

More from ssuser499fca

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.ssuser499fca
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.ssuser499fca
 

More from ssuser499fca (20)

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 

Recently uploaded

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Khóa luận giáo dục tiểu học.

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM PHẠM THỊ HƯƠNG LY BỆNH BÉO PHÌ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC Hà Nội, tháng 12 năm 2020
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM PHẠM THỊ HƯƠNG LY BỆNH BÉO PHÌ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGÔ THỊ KIM HOÀN Hà Nội, tháng 12 năm 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, tháng 12 năm 2020 Tác giả khóa luận Phạm Thị Hương Ly
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học”, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các cá nhân và tập thể. Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Thị Kim Hoàn - người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn Khoa Sư Phạm, Ngành Giáo dục Tiểu học, Ban Giám Hiệu và Phòng Đào tạo trường Đại học Thủ Đô Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các giáo viên khối 3, học sinh khối 3,4 trường Tiểu học Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và thực nghiệm tại trường. Dù đã rất cố gắng, xong luận văn cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn, góp phần cống hiến vào kho tàng luận văn của nước nhà. Hà Nội, tháng 12 năm 2020 Tác giả khóa luận Phạm Thị Hương Ly
  • 5. TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học” gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Phần mở đầu sẽ chỉ ra lí do chọn đề tài, tổng quan vấn đề, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và cấu trúc của đề tài. Phần nội dung gồm ba chương. Chương 1 là cơ sở lí luận, thực tiễn về bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. Chương này chỉ ra rõ chế độ dinh dưỡng của học sinh Tiểu học, các kiến thức về bệnh béo phì như khái niệm, nguyên nhân, hệ quả đối với học sinh, cách phòng chống,... Từ đó tiến hành khảo sát thực trạng béo phì ở học sinh Tiểu học và thực trạng tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh hiện nay thông qua việc tiến hành khảo sát tại khối 3, trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy). Ở chương 2 này, đề tài sẽ đưa ra các nguyên tắc để có cơ sở đề xuất các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. Dựa vào những những nguyên tắc đó, đề tài đề xuất một số biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học thông qua các môn học và thông qua các hoạt động giáo dục (gồm hoạt động trải nghiệm và câu lạc bộ thể chất). Còn chương 3, đề tài tiến hành khảo nghiệm việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 3H theo chủ đề “Món ăn tốt cho sức khỏe”. Kết quả khảo nghiệm sẽ khẳng định mức độ phù hợp của các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cũng như tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Từ đó, giúp các em có nhận thức đúng đắn về bệnh béo phì cũng nhu ích lợi của việc ăn uống hợp lí, thường xuyên luyện tập thể thao và hướng tới tự chăm sóc bản thân theo đúng mạch kiến thức mà Bộ giáo dục và đào tạo đã đề ra. Phần kết luận sẽ đưa ra những kết luận chung về toàn bộ đề tài nghiên cứu cũng như những hạn chế gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà trường Tiểu học, cho bản than mỗi giáo viên và sinh viên. Cuối cùng là phần hệ thống những tài liệu tham khảo và phụ lục phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài này.
  • 6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................4 5. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................5 8. Đóng góp của đề tài............................................................................................. 7 9. Cấu trúc đề tài .....................................................................................................7 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ BỆNH BÉO PHÌ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO HỌC SINH...................................................................................................8 1.1. Dinh dưỡng của học sinh Tiểu học ............................................................... 8 1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng...........................................................................8 1.1.2. Dinh dưỡng hợp lí ......................................................................................8 1.1.3. Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể học sinh Tiểu học.................................................................................................................11 1.1.4. Dinh dưỡng cho học sinh Tiểu học.......................................................... 12 1.2. Bệnh béo phì .................................................................................................13 1.2.1. Khái niệm bệnh béo phì ...........................................................................13 1.2.2. Phân loại béo phì......................................................................................14 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì......................................................... 15 1.2.4. Yếu tố làm tăng nguy cơ béo phì ............................................................. 17
  • 7. 1.2.5. Hệ quả của béo phì đối với trẻ em ........................................................... 18 1.2.6. Các xét nghiệm và chuẩn đoán béo phì....................................................21 1.2.7. Phương pháp điều trị................................................................................22 1.2.8. Phòng chống béo phì................................................................................24 1.3. Tổng quan về tích hợp giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học............25 1.3.1. Tích hợp ...................................................................................................25 1.3.2. Giáo dục sức khỏe....................................................................................27 1.3.3. Tích hợp giáo dục sức khỏe .....................................................................27 1.3.4. Sự cần thiết phải giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học ....................31 1.4. Thực trạng béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học ...................................................................................33 1.4.1. Thực trạng bệnh béo phì của trẻ em Việt Nam........................................33 1.4.2. Khảo sát thực trạng béo phì ở HSTH và thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì ở trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy) .................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................40 CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.............................. 42 2.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .............................................................. 42 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.......................................................... 42 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 42 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả........................................................... 43 2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 43 2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp đối tượng...........................................44 2.1.6. Mối quan hệ giữa các nguyên tắc............................................................. 44 2.2. Một số biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học.......................................................................................... 45 2.2.1. Tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì trong môn Khoa học và môn Tự nhiên - xã hội........................................................................................... 45 2.2.2. Tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì trong hoạt động giáo dục 50 2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................................59 2.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp.............................................................. 60
  • 8. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................61 CHƯƠNG 3. KHẢO NGHIỆM .........................................................................62 3.1. Khái quát về quá trình khảo nghiệm ......................................................... 62 3.1.1. Mục đích khảo nghiệm.............................................................................62 3.1.2. Địa bàn khảo nghiệm ...............................................................................62 3.1.3. Đối tượng khảo nghiệm............................................................................62 3.1.4. Thời gian khảo nghiệm ............................................................................62 3.1.5. Nội dung khảo nghiệm.............................................................................62 3.1.6. Phương pháp khảo nghiệm.......................................................................63 3.2. Kết quả khảo nghiệm...................................................................................63 3.2.1. Phân tích về mặt định tính........................................................................63 3.2.2. Phân tích về mặt định lượng ....................................................................65 3.3. Đánh giá kết quả khảo nghiệm ...................................................................67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................67 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................... 69 1. Kết luận ..........................................................................................................69 2. Khuyến nghị...................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................71 PHỤ LỤC.............................................................................................................73
  • 9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BMI Chỉ số khối cơ thể CSSK Chăm sóc sức khỏe DHDA Dạy học dự án GD Giáo dục GDSK Giáo dục sức khỏe GV Giáo viên HĐTN Hoạt động trải nghiệm HS Học sinh HSTH Học sinh Tiểu học KN Khảo nghiệm SHDC Sinh hoạt dưới cờ SHL Sinh hoạt lớp SK Sức khỏe TH Tiểu học TNXH Tự nhiên Xã hội
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1. Tỉ lệ béo phì ở HS Hà Nội và Hồ Chí Minh qua các năm 1 2 Bảng 1.2. Nhu cầu năng lượng và chất đạm của học sinh Tiểu học 13 3 Bàng 1.3. Bảng phân loại chất béo theo chỉ số khối cơ thể 15 4 Bảng 1.4. Ảnh hưởng của béo phì tới các hệ cơ quan 19 5 Bảng 1.5. Phân loại tích hợp nội bộ môn học 26 6 Bảng 1.6. Tình trạng dinh dưỡng của HS 34 7 Bàng 1.7. Tỉ lệ HS bị béo phì theo giới tính 35 8 Bảng 1.8. Thực trạng béo phì ở khối 3 35 9 Bảng 1.9. Thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì ở trường TH 36 10 Bảng 1.10. Tần suất tiêu thụ thực phẩm và thói quen ăn uống 38 11 Bảng 1.11. Hoạt động thể lực và thời gian tĩnh lại 39 12 Bảng 2.1. Nội dung kiến thức chủ điểm Con người và sức khỏe ở TNXH lớp 1, 2, 3. 44 13 Bảng 2.2. Nội dung kiến thức chủ điểm Con người và sức khỏe ở Khoa học lớp 4, 5. 46 14 Bảng 2.3. Hệ thống nội dung tích hợp GDSK tương ứng với các bài dạy. 47 15 Bảng 3.1. Thống kê điểm số bài kiểm tra kiến thức 64
  • 11. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ TT Tên hình, biểu đồ Trang 1 Hình 1.1. Nguyên tắc cân đối năng lượng 9 2 Hình 1.2. Tháp cân đối dinh dưỡng trong 1 tháng 12 3 Hình 1.3. Một số bệnh có thể do béo phì gây ra 19 4 Hình 1.4. Thực phẩm nên và không nên ăn vào cơ thể 24 5 Hình 1.5. Các hình thức dạy học tích hợp 26 6 Hình 1.6. Nội dung ưu tiên cần được giáo dục 30 7 Biểu đồ 1.1. Tình trạng dinh dưỡng của HS khối 3 34 8 Biểu đồ 1.2. Số lượng HS bị béo phì chia theo giới tính 35 9 Biểu đồ 1.3. Mức độ cần thiết của việc tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì 37 10 Hình 3.1. Nguyên liệu làm một loại salad 63 11 Hình 3.2. Salad Nga của nhóm 3 63 12 Hình 3.3. Học sinh làm một món salad khác 64 13 Biểu đồ 3.1. Phổ điểm bài kiểm tra kiến thức 65 14 Biểu đồ 3.2. Phổ điểm thực hành làm salad của HS 65
  • 12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới là số lượng trẻ em bị béo phì tăng lên nhanh chóng, nhất là học sinh cấp Tiểu học. Đặc biệt, các nước đã và đang phát triển, trong đó có Việt Nam của chúng ta có tỉ lệ béo phì tăng rất nhanh trong khoảng thời gian gần đây. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, phải kể đến việc ăn uống không lành mạnh, không theo chế độ phù hợp, không khoa học; do ít tham gia các hoạt động rèn luyện thể lực, do căng thẳng, áp lực từ cuộc sống hay do sự ô nhiễm môi trường và những vấn đề xã hội khác. Béo phì ở học sinh được hầu hết tất cả mọi người quan tâm bởi vì đó là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe con người, có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ và một số bệnh ung thư. Bệnh béo phì gây ra cho học sinh rất nhiều tác hại xấu như làm ngừng sự phát triển của cơ thể, tâm lí của học sinh không ổn định như là học sinh có khả năng bị tự ti, nhút nhát, học kém, khó tập trung, khó hòa đồng với mọi người. Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến hiện tại, số người béo phì trên toàn thế giới là khoảng 2.1 tỷ, chiếm khoảng 30% tổng dân số thế giới. Con số này không có xu hướng dừng lại. Hàng năm, có hơn 3 triệu người chết vì béo phì. Trên thế giới hiện nay, tỷ lệ béo phì đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1975. Từ năm1980 đến năm 2008 là khoảng 28 năm, trên thế giới, tỷ lệ những người mắc béo phì đã tăng gấp đôi. Năm 2008, có khoảng 1,5 tỉ người trưởng thành ước tính có chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 25 (khoảng 34%); tức là có 500 triệu người được xem là béo phì (khoảng 10% ở nam và 14% ở nữ). Từ năm 1980 đến năm 2013, "Nghiên cứu Gánh nặng Toàn cầu của Bệnh lý" đã thu thập thêm tài liệu trên toàn thế giới, tỷ lệ người trưởng thành với chỉ số BMI ≥ 25 tăng từ khoảng 29 lên đến 37% ở nam giới và từ khoảng 30 lên đến 38% ở nữ [18]. Bảng 1.1. Tỉ lệ béo phì ở HS Hà Nội và Hồ Chí Minh qua các năm [23] Tỉ lệ béo phì ở HS Hà Nội Hồ Chí Minh Năm 1996 12% 12% Năm 2009 43% 43%
  • 13. 2 Năm 2013 4,2% 12,2% Năm 2014 - 2015 41% 50% Trường học là nơi các em học tập và rèn luyện bản thân. Thời gian các em ở trường chiếm 1/3 tổng thời gian một ngày nên nơi này được thường được các tổ chức chọn là nơi giáo dục sức khỏe ngay từ khi còn nhỏ. Mục đích của các chương trình giáo dục sức khỏe là tăng cường rèn luyện, nâng cao thể lực và điều chỉnh chế độ ăn của học sinh (HS) sao cho các em có cơ thể khỏe mạnh, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện tầm vóc và cả trí tuệ của HS Việt Nam. Việc tích hợp giáo dục sức khỏe tại trường học sẽ có hiệu quả cao hơn so với việc giáo dục sức khỏe (GDSK) ở các nơi khác. Việc giáo dục sức khỏe cho các học sinh Tiểu học (HSTH) nhằm phòng chống bệnh béo phì sẽ mang lại lợi ích rõ rệt và tránh được nhiều hậu quả về sau cho học sinh. Các em sẽ nắm bắt được cái kiến thức về dinh dưỡng và chế độ ăn, rèn luyện thể lực phù hợp để có sức khỏe tốt nhất. Đã có những nghiên cứu tiến hành các biện pháp giáo dục nhằm hạn chế sự gia tăng tỉ lệ béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường. Tuy nhiên, có rất ít biện pháp tích hợp GDSK vào trong các bài học, các hoạt động tại trường học HS để thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành và rèn luyện thể lực. Thêm vào đó, bản thân là giáo viên Tiểu học, tôi càng nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho học sinh. Các nội dung và biện pháp tích hợp giáo dục sẽ giúp HS của tôi có sức khỏe tốt để học tập và vui chơi. Từ các lí do đã nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học" để có kiến thức rõ hơn về bệnh béo phì và các biện pháp có hiệu quả trong việc phòng chống bệnh béo phì cho HSTH cũng như giúp ích cho công tác giảng dạy và giáo dục HS trong tương lai. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Tình trạng béo phì ở Việt Nam là vấn đề sức khỏe đang được mọi ban ngành quan tâm bởi sự gia tăng nhanh chóng. Các bạn nhỏ được bố mẹ cung cấp lượng dinh dưỡng quá dư thừa dẫn đến tình trạng hiện nay số HSTH bị béo phì tăng lên một cách nhanh chóng, khó kiểm soát.
  • 14. 3 Trong khoảng thời gian trở lại đây, các nhà nghiên cứu, các tác giả đã có rất nhiều công trình, các khóa luận với đề tài về thực trạng thừa cân - béo phì ở trẻ em. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đưa ra một số công trình đáng chú ý như sau: Tác giả Bùi Thị Thiết đã đưa ra thực trạng béo phì của trẻ ở độ tuổi 3 đến 6 tuổi qua khóa luận tốt nghiệp "Bước đầu tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng béo phì của trẻ 3 - 6 tuổi". Nghiên cứu này cho chúng ta tình hình béo phì ở lứa tuổi mầm non và bệnh có thể kéo dài lên cấp Tiểu học nếu như không có sự can thiệp giáo dục của gia đình và nhà trường. Ở lứa tuổi này, các em vẫn chưa thể nhận thức được những tác hại của bệnh béo phì mà chỉ phụ thuộc vào gia đình là chủ yếu. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Minh Ngọc là "Nghiên cứu ảnh hưởng của thừa cân - béo phì lên một số chỉ tiêu sinh học và khả năng học tập của học sinh Trung học phổ thông Hà Nội" lại chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực mà bệnh béo phì gây ra HS Trung học phổ thông tại Hà Nội. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của các em HS cấp 3 - lứa tuổi vị thành niên và đang cố gắng học tập để thi Đại học. Đây là giai đoạn các em đã có nhận thức về ảnh hưởng, tác hại của bệnh nên có thể thực hiện tốt những biện pháp bảo vệ sức khỏe. Thêm vào đó, đề tài “Tổng quan về thừa cân - béo phì” của tác giả Đào Thị Yến Phi lại chỉ rõ những cơ sở lí thuyết và thực tiễn của tình trạng thừa - béo phì nói chung. Đây là cơ sở để những nhà giáo dục, các bạn phụ huynh cũng như học sinh có thể nắm được những kiến thức để bảo vệ sức khỏe. Từ các nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã đưa ra những cơ sở lí luận và thực tiễn về bệnh béo phì một cách khá rõ ràng. Tuy nhiên, đa số các tác giả chọn đối tượng nghiên cứu là lứa tuổi mầm non và lứa tuổi Trung học phổ thông hay toàn xã hội nói chung. Bởi đây là các đối tượng đã có nhận thức hoặc chưa có nhận thức về cuộc sống nên dễ dàng tiếp cận hay giáo dục học sinh. Còn lứa tuổi Tiểu học thì lại có ít công trình nghiên cứu về tình trạng béo phì. Mặc dù đây là lứa tuổi đang phát triển nhận thức nhất, cần được gia đình, nhà trường giáo dục nhất. Ngoài ra, các công trình chỉ đưa ra những cơ sở của bệnh béo phì mà không chỉ ra những biện pháp giáo dục học sinh như thế
  • 15. 4 nào để làm giảm tỉ lệ béo phì ở nhà trường. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục HSTH phòng chống bệnh béo phì nên chúng tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm mục đích đề xuất các biện pháp thực hiện giáo dục tích hợp phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học; góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh béo phì ở lứa tuổi Tiểu học và thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện cho học sinh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: 6/2019 - 12/2020 - Nội dung nghiên cứu: Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì. - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh Tiểu học - Địa bàn: Trường Tiểu học Nghĩa Tân 5. Giả thuyết khoa học Nếu các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe nói chung và giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì nói riêng phù hợp với đặc điểm học sinh Tiểu học cũng như có tính khả thi khi thực hiện tại các nhà trường Tiểu học thì sẽ góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh Tiểu học bị béo phì. Học sinh và phụ huynh được nâng cao sức khỏe cũng như nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh béo phì. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: 1. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận. 2. Khảo sát thực trạng béo phì ở học sinh Tiểu học và thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH 3. Đề xuất một số biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH.
  • 16. 5 4. Khảo nghiệm sự phù hợp của các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho HSTH. 7. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chính: 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận 7.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp nhằm tìm hiểu tổng quan vấn đề nghiên cứu, cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. Mục đích: Tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, kế thừa những kết quả nghiên cứu về bệnh béo phì và bệnh béo phì ở học sinh Tiểu học cùng với việc tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung có liên quan bệnh béo phì, bệnh ở Tiểu học và tích hợp phòng bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. Cách tiến hành: Tìm kiếm tài liệu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa. 7.1.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp xem xét lại những thành quả của những nghiên cứu về bệnh rối loạn tâm thần ở các nước trên thế giới và tại Việt Nam để rút ra những kết luận bổ ích cho hiện tại. Mục đích: Nghiên cứu các biện pháp thực hiện giáo dục tích hợp có hiệu quả nhằm ứng dụng vào việc tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. Đối tượng: Kinh nghiệm giáo dục tích hợp các trường Tiểu học, của giáo viên Tiểu học. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket (Khảo sát) Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket là phương pháp sử dụng các câu hỏi để người được điều tra đọc và trả lời câu hỏi hay lựa chọn đáp án thích hợp;
  • 17. 6 còn người điều tra sẽ nghiên cứu, phân tích những thông tin thu được đó để đánh giá vấn đề. Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm mục đích lấy ý kiến, khảo sát của GV và HS để tìm hiểu thực trạng béo phì ở HSTH và thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH. Việc khảo sát này được thực hiện tại trường Tiểu học Nghĩa Tân; sử dụng hai loại phiếu: Phiếu khảo sát dành cho học sinh (400 phiếu tương ứng 400 HS khối 3) và phiếu khảo sát dành cho GV (14 GV khối 3). Việc đầu tiên trước khi khảo sát là lập phiếu khảo sát, điều tra với những câu hỏi liên quan đến thực trạng dinh dưỡng và béo phì của HSTH cũng như thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH. Sau đó, người điều tra sẽ phát phiếu khảo sát cho HS và GV trả lời, sau đó thu lại phiếu. 7.2.2. Phương pháp khảo nghiệm Phương pháp khảo nghiệm là phương pháp các nhà khoa học chủ động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia để hướng sự phát triển của chúng theo tham vọng dự kiến của mình. Mục đích khảo nghiệm: Kiểm tra sự phù hợp của những biện pháp được đề xuất trong tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. Đối tượng khảo nghiệm: Học sinh lớp 3H, trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy). Cách tiến hành: Tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh lớp 3H. 7.2.3. Nhóm các phương pháp xử lí số liệu Kết quả thu thập số liệu từ việc nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê và khảo nghiệm sẽ được nghiên cứu và xử lí, phân tích dựa trên các tiêu chí đề ra. Mục đích xử lí số liệu: Xây dựng luận cứ, chứng minh giả thuyết các biện pháp thực hiện là là chính xác và cần thiết. Đối tượng xử lí số liệu: Kết quả thu được của quá trình nghiên cứu lí luận, tổng kết kinh nghiệm giáo dục, kết quả thu được sau quá trình khảo nghiệm.
  • 18. 7 Cách tiến hành: Phân tích phiếu khảo sát, lập bảng thống kê các số liệu thu thập được. 8. Đóng góp của đề tài 8.1. Về mặt lí luận Nghiên cứ lí thuyết chung về bệnh béo phì và bệnh béo phì ở học sinh Tiểu học từ đó đề xuất một số biện pháp phòng tránh. Nhấn mạnh ý nghĩa của việc tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. 8.2. Về mặt thực tiễn Đề xuất một số biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. 8.3. Đối với bản thân Việc thực hiện đề tài nghiên cứu giúp tôi rèn luyện và phát triển khả năng nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu và thử nghiệm giúp tôi linh hoạt trong các bài dạy tích hơp cho học sinh, tìm được những phương pháp tích hợp tối ưu phục vụ cho việc giảng dạy sau này. 9. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh. Chương 2. Biện pháp tích hợp giáo dực sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. Chương 3. Khảo nghiệm.
  • 19. 8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ BỆNH BÉO PHÌ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO HỌC SINH 1.1. Dinh dưỡng của học sinh Tiểu học 1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng Dinh dưỡng là quá trình phức hợp bao gồm việc đưa những thức ăn cần thiết vào cơ thể. Việc này thông qua việc tiêu hóa thức ăn rồi hấp thụ để bù đắp lại những năng lượng tạo ra trong các hoạt động sống của cơ thể. Từ đó, các tế bào và mô trong cơ thể người có sự đổi mới và điều tiết các chức năng. 1.1.2. Dinh dưỡng hợp lí "Dinh dưỡng hợp lí là phải đảm bảo cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng đầy đủ theo nhu cầu của cơ thể con người. Các chất di nh dưỡng này phải theo tỉ lệ thích hợp và cân đối". [10; tr.23] Một trong các nhu cầu cơ bản của con người là ăn uống. HSTH cần có dinh dưỡng để phát triển cơ thể cả về trí tuệ và thể lực. Bên cạnh đó, việc các chất dinh dưỡng bị thừa hay thiếu đều có thể gây ra một số bệnh và ảnh hưởng không có lợi cho sức khỏe của HS. Do đó, cần phải xây dựng, thiết lập một chế độ dinh dưỡng thật hợp lí cho HSTH. Chế độ dinh dưỡng hợp lí là chế độ cân bằng về số lượng và chất lượng của các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể. Về số lượng, sự cân bằng dinh dưỡng được thể hiện theo nhu cầu của từng độ tuổi khác nhau, theo giới tính nam/nữ và theo tính chất công việc. Về chất lượng, đó là sự cân đối giữa các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể người như lipit, vitamin, gluxit, protein và chất khoáng, giữa thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật, cụ thể: Dinh dưỡng cân đối có những yêu cầu sau: 1.1.2.1. Cân đối về năng lượng Có ba chất tạo năng lượng chính cho con người là protein, gluxit và lipit. Theo đó, HSTH ở Việt Nam trong độ tuổi 6 - 8 có tổng số năng lượng là 1600 kcal/ngày theo đề nghị của Viện Dinh Dưỡng, 1996. Trong đó, giữa các chất sinh ra năng lượng có nguyên tắc cân đối là:
  • 20. 9 Hình 1.1. Nguyên tắc cân đối năng lượng 1.1.2.2. Cân đối về protein Thành phần dinh dưỡng quan trọng của cơ thể con người là protein. Nó là nguyên liệu để tạo ra các tế bào, giúp cân bằng các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn là nguồn cung cấp năng lượng và tham gia vào cân bằng năng lượng cho cơ thể. Hơn hết, protein còn giúp HS dễ dàng tiếp nhận các thức ăn hơn bởi nó là chất làm kích thích vị giác cho con người, cảm thấy ngon miệng hơn. Học sinh có thể bị chậm lớn, hay xuất hiện bệnh phù nếu bị thiếu protein. Đối với bà mẹ đang mang thai và cho con bú, việc thiếu protein sẽ ảnh hưởng tới cả mẹ và con. Người mẹ có thể trạng nhỏ bé thì đẻ con sẽ thiếu cân; hoặc làm giảm sự bài tiết sữa của người mẹ cho con bú. Ngược lại, nếu cơ thể bị thừa protein thì sẽ tích lũy nitơ, axit amin và những chất không có lợi cho gan, thận như ure, uric,... Vì vậy, nhu cầu về protein cần được cung cấp một cách đầy đủ cho cơ thể HS. Ngoài ra, việc có đủ các axit amin có lợi trong protein cần phải có mức độ nhất định, phù hợp. Giữa protein thực vật và động vật khác nhau về chất