SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
Download to read offline
1
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt nam
hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp
8992
Chủ nhiệm đề tài: TS. Chu Văn Thăng
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Hà Nội
Mã số đề tài: 4113-QĐ/BYT
Năm 2009
2
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt nam hiện nay và
đề xuất mô hình quản lý phù hợp
Chủ nhiệm đề tài: TS. Chu Văn Thăng
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Hà Nội
Cấp quản lý: Bộ Y tế
Mã số đề tài: 4113-QĐ/BYT
Thời gian thực hiện: từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 9 năm 2009
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 400 triệu đồng
Trong đó: kinh phí SNKH 400 triệu đồng
Nguồn khác (nếu có) ………. triệu đồng
Năm 2009
3
Báo cáo kết quả nghiệm thu đề tài cấp Bộ
1. Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt nam
hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp
2. Chủ nhiệm đề tài:
TS. Chu Văn Thăng- Bộ môn Sức khỏe Môi trường- Trường ĐHYHN
1. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Hà Nội
2. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y tế
3. Thư ký đề tài:
ThS. Lê thị Thanh Xuân- Bộ môn Sức khỏe Môi trường- Trường ĐHYHN
4. Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có):
5. Danh sách những người thực hiện chính: là cán bộ của Bộ môn Sức
khỏe Môi trường, Trường Đại Học Y Hà Nội, bao gồm
• TS. Chu Văn Thăng
• TS. Vũ Diễn
• PGS. TS. Ngô Văn Toàn
• ThS. Lê thị Thanh Xuân
• CN. Đặng Ngọc Lan
• ThS. BSCKII. Lê thị Kim Thoa
• ThS. Trần Minh Hải
• ThS. Trần Quỳnh Anh
• CN. Hoàng thị Thu Hà
• ThS. Lê thị Hoàn
• ThS. Trần thị Thoa
• CN. Nguyễn Thu Hương
6. Các đề tài nhánh (đề mục) của đề tài: Không
7. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 9 năm 2009
4
Những chữ viết tắt
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
CSSKHS Chăm sóc sức khỏe học sinh
CVCS Cong vẹo cột sống
ĐB Đồng bằng
ĐN Đồng Nai
GDSK Giáo dục sức khỏe
HS Học sinh
KSK Khám sức khỏe
MN Miền núi
NCSK Nâng cao sức khỏe
PC Phòng chống
PT Phú Thọ
PVS Phỏng vấn sâu
QB Quảng Bình
SK Sức khỏe
SL Số liệu
TH Tiểu học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TT Thành thị
TTB Trang thiết bị
VS Vệ sinh
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
VSMT Vệ sinh môi trường
WHO Tổ chức y tế thế giới
YTDP Y tế dự phòng
YTTH Y tế trường học
5
Mục lục
Những chữ viết tắt .................................................................................................................4 
Mục lục ..................................................................................................................................5 
Danh mục bảng......................................................................................................................7 
Danh mục hình.......................................................................................................................8 
Đặt vấn đề ..............................................................................................................................9 
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................12 
1.1. Tổng quan về y tế trường học...................................................................................12 
1.1.1. Khái niệm về y tế trường học ............................................................................12 
1.1.2. Các cơ sở xây dựng trường học nâng cao sức khỏe ở Việt Nam [8,9,71] .........15 
1.1.3. Các văn bản pháp lý về y tế trường học tại Việt Nam.......................................16 
1.2 Lịch sử phát triển y tế trường học .............................................................................19 
1.3. Các nghiên cứu trên thế giới về y tế trường học.......................................................21 
1.3.1. Các nghiên cứu về thực trạng y tế trường học...................................................21 
1.3.2. Các nghiên cứu về mô hình YTTH....................................................................22 
1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam về y tế trường học......................................................27 
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................33 
2.1. Cách tiếp cận:...........................................................................................................33 
2.2. Thiết kế nghiên cứu: .................................................................................................33 
2.3. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu............................................................................33 
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................................33 
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu..........................................................................................34 
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:...................................................................................35 
2.4.1. Nghiên cứu định tính: ........................................................................................35 
2.4.2. Nghiên cứu định lượng (áp dụng công thức mô tả cắt ngang)...........................36 
2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin .......................................................................................38 
2.7. Công cụ thu thập thông tin:.......................................................................................39 
2.8. Thời gian thu thập số liệu tại thực địa ......................................................................39 
2.9. Loại trừ sai số ...........................................................................................................39 
2.10. Tổ chức nghiên cứu: ...............................................................................................39 
2.11. Xử lý và phân tích số liệu .......................................................................................40 
2.12. Đạo đức nghiên cứu................................................................................................40 
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................41 
3.1. Thực trạng hoạt động YTTH.....................................................................................41 
3.1.1. Điều kiện pháp lý...............................................................................................41 
3.1.2. Điều kiện thực hiện YTTH:...............................................................................44 
3.1.3. Nhân lực thực hiện:............................................................................................46 
3.1.4. Các chương trình y tế trường học đã thực hiện .....................................................52 
3.1.5. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học sinh..........................................................54 
3.2. Cơ chế phối hợp liên ngành trong việc triển khai các hoạt động y tế trường học
trong các trường phổ thông hiện nay ..............................................................................60 
3.2.1. Kết quả thu thập số liệu sẵn có ..........................................................................60 
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính.............................................................................62 
3.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình phối hợp giữa các ban ngành: ..............64 
3.3. Đề xuất mô hình quản lý nâng cao sức khỏe trường học .........................................66 
3.3.1. Kết quả phỏng vấn cán bộ YTTH:.....................................................................66 
6
3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính:............................................................................67 
3.3.3. Đề xuất mô hình quản lý công tác YTTH..........................................................68 
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN ................................................................................................71 
4.1. Hoạt động y tế trường học ........................................................................................71 
4.2. Những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác y tế trường học.......80 
4.2.1. Nguồn tài chính hạn hẹp:...................................................................................80 
4.2.2. Nguồn nhân lực thiếu và không chuyên: ...........................................................80 
4.2.3. Trang thiết bị, cơ sở vật chất: ............................................................................82 
4.2.4. Cơ chế chính sách:.............................................................................................82 
4.2.5. Công tác BHYT học sinh:..................................................................................83 
4.3. Cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác YTTH: .................................................85 
4.5. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu ......................................................................89 
KẾT LUẬN..........................................................................................................................90 
1. Thực trạng về tổ chức quản lý và hoạt động y tế trường học trong các trường phổ
thông hiện nay..................................................................................................................90 
1.1. Điều kiện pháp lý:.................................................................................................90 
1.2. Điều kiện thực hiện:..............................................................................................90 
1.3. Người thực hiện:...................................................................................................90 
1.4. Các hoạt động đã thực hiện: .................................................................................90 
2. Cơ chế phối hợp liên ngành trong việc triển khai các hoạt động y tế trường học hiện
nay....................................................................................................................................91 
3. Mô hình quản lý công tác y tế trường học phù hợp ở Việt nam:.................................91 
KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................................92 
Tài liệu tham khảo ...............................................................................................................93 
 
 
7
Danh mục bảng
Bảng 1.1: Các chương trình y tế trường học ở Việt Nam (Nguồn thông tin: Bộ giáo dục và
Đào tạo, Bộ Y tế) .................................................................................................................28 
Bảng 2.1: Danh sách địa điểm nghiên cứu đã lựa chọn.......................................................34 
Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng mẫu nghiên cứu thực tế so với dự kiến lúc đầu ...................35 
Bảng 2.3: Số lượng học sinh đã phỏng vấn tại 3 tỉnh nghiên cứu .......................................38 
Bảng 3.1: Một số văn bản chính về y tế trường học............................................................41 
Bảng 3.2: Điều kiện thực hiện hoạt động YTTH tại 27 trường phổ thông nghiên cứu tại 3
tỉnh .......................................................................................................................................44 
Bảng 3.3: Kinh phí cho công tác YTTH tại 3 tỉnh nghiên cứu............................................46 
Bảng 3.4: Nhân lực thực hiện công tác YTTH qua thu thập số liệu có sẵn.........................46 
Bảng 3.5: Kiến thức của cán bộ YTTH về 5 nội dung YTTH của Bộ Y tế.........................49 
Bảng 3.6: Kiến thức của cán bộ YTTH về 8 nhiệm vụ YTTH của Bộ Y tế........................50 
Bảng 3.7: Số huyện thực hiện các chương trình YTTH trong giai đoạn 2001-2006...........52 
Bảng 3.8: Phân bố nơi khám chữa bệnh đầu tiên của học sinh sử dụng dịch vụ y tế cho lần
ốm gần nhất trong 2 tuần qua theo vùng..............................................................................57 
Bảng 3.9: Ban chỉ đạo về YTTH theo các cấp.....................................................................60 
Bảng 3.10: Các ban ngành đoàn thể tham gia vào công tác YTTH theo các cấp (tỉnh,
huyện, xã).............................................................................................................................60 
Bảng 3.11: Sự sẵn có hướng dẫn bằng văn bản về cơ chế phối hợp....................................61 
Bảng 3.12: Sự sẵn có của văn bản hướng dẫn thực hiện công tác YTTH tại các đơn vị
nghiên cứu............................................................................................................................61 
Bảng 3.13: Tổng hợp ý kiến của các đối tượng phỏng vấn sâu về các đơn vị thực sự tham
gia vào công tác YTTH năm học 2007 – 2008....................................................................62 
Bảng 3.14. Văn bản hướng dẫn cơ chế phối hợp hoạt động YTTH cấp huyện năm học 2007
– 2008 .................................................................................................................................63 
Bảng 3.15:Đề xuất của cán bộ YTTH về các hoạt động YTTH..........................................66 
Bảng 3.16: Đề xuất mô hình quản lý công tác YTTH .........................................................69 
Bảng 4.1: So sánh giữa 4 nội dung của trường học nâng cao sức khỏe và thực tế triển khai
.............................................................................................................................................72 
8
Danh mục hình
Hình 3.1: Phân bố loại cán bộ YTTH nghiên cứu ..........................................47
Hình 3.2: Phân bố trình độ cán bộ y tế trường học.........................................48
Hình 3.3: Tỷ lệ % cán bộ YTTH và giáo viên được tập huấn về YTTH trong 5
năm qua ...........................................................................................................51
Hình 3.4: Tỷ lệ % các hoạt động YTTH mà cán bộ YTTH thực hiện............53
Hình 3.5: Khả năng thực hiện các hoạt động YTTH của cán bộ YTTH ........54
Hình 3.6: Kiến thức của học sinh về khái niệm và nguyên nhân gây cận thị.55
Hình 3.7: Tỷ lệ % học sinh thực hành cách phòng chống cận thị ..................56
Hình 3.8: Tỷ lệ % học sinh thực hành hoạt động YTTH................................56
Hình 3.9: Tình hình ốm đau của học sinh trong 2 tuần qua............................57
Hình 3.10: Tình hình ốm đau của học sinh trong 2 tuần qua..........................58
9
Đặt vấn đề
Học sinh phổ thông chiếm gần 1/3 dân số, thuộc lứa tuổi trẻ, là tương
lai của đất nước. Vì thế sức khỏe của học sinh hôm nay có ý nghĩa là sức khỏe
của dân tộc mai sau.
Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh luôn là
mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày
23/02 năm 2005 của Bộ Chính trị về việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ rõ “cần củng cố, phát triển cơ sở y
tế trong các trường học trong cả nước, bố trí đầy đủ và nâng cao năng lực
chuyên môn cho cán bộ y tế trong các trường học, cải thiện điều kiện vệ sinh
môi trường học tập, đồng thời bảo đảm cơ bản nguồn lực cho các hoạt động y
tế các trường học”. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ này, Thủ tướng Chính phủ
đã có chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 qui định vai trò cụ thể của
từng Bộ, Ban ngành trong công tác YTTH [17].
Cho tới nay, đã có rất nhiều văn bản, chỉ thị, quyết định do Thủ tướng
Chính phủ, hai Bộ Y tế và Bộ Giáo dục đào tạo ban hành nhằm chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện nhằm tăng cường công tác y tế tại các trường học [3,5-9,
31, 71,78,79]. Mặc dù có nhiều quan tâm và nỗ lực của Đảng và Nhà nước,
của toàn xã hội, cho đến nay y tế trường học còn nhiều vấn đề cần được quan
tâm [71], [79].
Theo báo cáo tổng hợp tình hình y tế trường học năm 2002 của Bộ Y
tế, chỉ có 44/61 tỉnh thành phố có báo cáo về y tế trường học, trong đó 40/61
tỉnh thành có ban chỉ đạo cấp tỉnh theo hướng dẫn của liên Bộ Y Tế và Bộ
Giáo dục và Đào tạo, 30/61 tỉnh có văn bản liên ngành y tế – giáo dục hướng
dẫn các cấp thực hiện [79]. Chưa có tỉnh nào có đủ ban chỉ đạo y tế trường
học cấp huyện. Các hoạt động y tế trường học triển khai chưa nhiều, nơi có
triển khai cũng chỉ có một số nội dung như tạo phong trào xanh sạch đẹp,
cung cấp nước uống cho học sinh, các công trình vệ sinh có tiến bộ nhưng
cũng chỉ đạt khoảng 50% yêu cầu, công tác khám sức khoẻ định kỳ, quản lý
hồ sơ sức khoẻ hầu hết chưa thực hiện theo quy định. Toàn quốc chưa có số
liệu chính thức về các bệnh trường học như cận thị và cong vẹo cột sống ở
học sinh [11, 71,78]
Có nhiều khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện hoạt động YTTH chưa
được giải quyết như vấn đề đội ngũ cán bộ y tế trường học, kinh phí cho hoạt
động y tế trường học, trách nhiệm của mỗi ngành (Y tế và Giáo dục) chưa
được xác định rõ ràng, vấn đề bảo hiểm y tế học sinh chưa được cha mẹ học
sinh và các nhà trường quan tâm, cơ sở vật chất nhà trường nói chung và cơ
sở vật chất cho y tế trường học còn rất nghèo nàn. Những vấn đề này đã và
10
đang là trở ngại cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả y tế trường học của
từng địa phương và cả nước [7, 11, 42, 69, 71, 78, 79].
Theo tài liệu sổ tay thực hành Y tế trường học của Bộ Y tế năm 2002
[40], y tế trường học gồm 5 nội dung là vệ sinh học đường, phòng chống các
bệnh truyền nhiễm, phòng chống các bệnh thường gặp khác, nha học đường
(chăm sóc vệ sinh răng miệng) và sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh. Tuy nhiên
việc thực hiện các nội dung này ở các trường học hiện nay còn chưa đồng
nhất và nhiều bất cập [71]. Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về sức
khỏe trường học, vệ sinh trường học của các tác giả như Trần Văn Dần [21-
26], Nguyễn Võ Kỳ Anh [1-2] nhưng nghiên cứu về các hoạt động YTTH cụ
thể, những khó khăn trong quá trình triển khai thì còn chưa được đầy đủ.
Chính vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động y tế trường học
tại nước ta là một nhiệm vụ cần thiết, nó giúp cho các nhà quản lý và hoạch
định chính sách đẩy mạnh các hoạt động y tế trường học nhằm nâng cao sức
khỏe cho học sinh trong thời gian tới. Xuất phát từ lý do trên, Bộ Y tế giao
nhiệm vụ cho trường đại học Y Hà Nội thực hiện đề tài khoa học công nghệ
cấp Bộ mang tên “Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt Nam
hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp” được thực hiện trong hai năm
2007-2009 tại ba tỉnh (Phú Thọ, Quảng Bình, Đồng Nai) thuộc ba miền của
đất nước.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả thực trạng về công tác tổ chức quản lý và hoạt động y tế trường học
trong các trường phổ thông hiện nay.
2. Phân tích cơ chế phối hợp liên ngành trong việc triển khai các hoạt động y
tế trường học hiện nay
3. Đề xuất mô hình quản lý công tác y tế trường học phù hợp ở Việt nam
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu như
sau:
1. Có những hoạt động nào về Y tế trường học đã được tiến hành? Hoạt động
nào tốt, hoạt động nào chưa tốt cần phải cải thiện? Những khó khăn, thuận
lợi trong khi tiến hành?
2. Trên thực tế hoạt động y tế trường học do cá nhân/tổ chức nào quản lý?
Quản lý bằng cách nào? Cơ chế quản lý này đã phù hợp chưa? Nếu có phù
hợp ở mức độ nào?
3. Các hoạt động y tế trường học đã hiệu quả chưa? Điểm tốt và chưa tốt của
các hoạt động này?
11
4. Hoạt động y tế trường học đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học
sinh chưa? Nếu có đáp ứng ở mức độ nào? Nếu chưa thì cần phải làm gì
thêm nữa để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại trường học?
5. Đơn vị/tổ chức nào thực sự tham gia vào các hoạt động y tế trường học?
Ai điều phối hoạt động y tế trường học? Bằng cách nào? Những khó khăn,
thuận lợi trong quá trình phối hợp giữa các đơn vị/tổ chức là gì?
6. Các hoạt động y tế trường học hiện nay như thế đã phù hợp chưa? Cần
phải làm gì để đảm bảo công tác y tế trường học thật sự hiệu quả (cả về
quản lý và hoạt động)?
Giả thuyết nghiên cứu
1. Hệ thống y tế trường học hiện nay chưa rõ ràng về cơ chế quản lý
2. Hiệu quả của công tác y tế trường học chưa được đo lường
3. Chưa có số liệu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho học sinh tại các trường
phổ thông
4. Khả năng phối hợp liên ngành trong công tác y tế trường học chưa đồng
bộ, chưa rõ ràng
5. Chưa có mô hình quản lý công tác trường học ở Việt Nam có hiệu quả
12
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về y tế trường học
1.1.1. Khái niệm về y tế trường học
Theo Tổ chức y tế thế giới Y tế trường học hay trường học nâng cao sức
khỏe là “trường học trong đó cả lời nói và việc làm đều có những hoạt động hỗ
trợ và cam kết thúc đẩy sức khoẻ toàn diện cho tất cả mọi thành viên trong
cộng đồng nhà trường từ tình cảm, xã hội, thể chất đến các vấn đề đạo đức”
[8,9, 10], [164]
Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều tên gọi khác nhau về y tế
trường học. Tại Việt Nam, các thuật ngữ được sử dụng là y tế trường học, y tế
học đường, vệ sinh trường học, sức khỏe học đường, sức khỏe trường học và
trường học nâng cao sức khỏe [2, 6, 8-14, 17, 18, 20, 49-52, 71, 75-79]. Tuy
nhiên, văn bản chính thức thống nhất về tên gọi y tế trường học để dễ sử dụng
còn chưa đầy đủ.
Trên thế giới, thuật ngữ trường học nâng cao sức khỏe được sử dụng ở
các nước châu Âu, châu Á khu vực Thái bình dương và châu Mỹ Latin.
Thuật ngữ này được sử dụng có nghĩa tương tự như các thuật ngữ: chương
trình Y tế trường học phối hợp (coordinated school health programs), trường
học khỏe mạnh (healthy schools), nâng cao sức khỏe trường học (school
health promotion), trường học nâng cao sức khỏe (health promoting schools
HPS) và y tế trường học toàn diện (comprehensive school health). Khái
niệm này mô tả cách tiếp cận toàn diện (comprehensive approach) có sự
phối hợp liên ngành và các nhà giáo dục nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển
xã hội và giáo dục thông qua trường học [85, 95, 98-100, 102, 105, 110-120,
123, 125, 126, 128, 132, 139, 142, 146, 156, 163].
1.1.1.1. Nội dung Y tế trường học (YTTH)
Theo tổ chức y tế thế giới mô hình trường học nâng cao sức khỏe gồm bốn
nội dung hoạt động cơ bản. Các nội dung này liên quan và hỗ trợ lẫn nhau,
đó là nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe trong trường học, tổ chức các
dịch vụ sức khỏe trong trường học, xây dựng cơ sở vật chất và môi trường
học đường và thực hiện các chính sách nâng cao sức khỏe học đường [8-10,
156, 163]. Cụ thể các nội dung này như sau:
1. Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khoẻ trong trường học
• Lồng ghép giáo dục sức khoẻ vào trong các môn học chính khoá của
bậc học, cấp học, ngành học.
• Triển khai hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ qua các hoạt
13
động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể, pano, áp phích, khẩu hiệu, tranh,
ảnh… Biểu dương khen thưởng kịp thời người tốt, việc tốt.
• Tổ chức các hoạt động lồng ghép truyền thông giáo dục sức khoẻ giữa
nhà trường – gia đình và cộng đồng.
2. Tổ chức các dịch vụ sức khoẻ trường học
• Khám và sơ cứu những trường hợp ốm đau hoặc tai nạn.
• Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các trường hợp bị bệnh, lập
hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh. Đặc biệt cần quan tâm đến trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt (trẻ bị bỏ rơi, cô đơn, có vấn đề về tâm lý, hay bị
đánh đập…) để có biện pháp chăm sóc giúp đỡ.
• Triển khai các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu (như chương
trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống giun sán, phòng chống suy
dinh dưỡng)
• Thực hiện chương trình nha học đường và giáo dục nha khoa, mắt học
đường và giáo dục phòng chống tật cận thị.
• Có tủ thuốc, có thầy thuốc phục vụ thường xuyên tại phòng sức khoẻ
trường học (còn gọi là phòng y tế nhà trường).
• Tham gia bảo hiểm sức khoẻ học sinh.
3. Xây dựng cơ sở vật chất và môi trường học đường
• Lớp học có trang thiết bị đúng quy cách.
• Có sân chơi, bãi tập, dụng cụ phương tiện luyện tập thể dục thể thao đảm
bảo an toàn.
• Có công trình vệ sinh, nước sạch đảm bảo hợp vệ sinh.
• Đảm bảo có đủ nước uống sạch.
• Thu gom, xử lý rác và nước thải hàng ngày.
• Trồng cây ở sân, vườn trường.
• Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các trường học nội trú, bán
trú.
4. Thực hiện các chính sách nâng cao sức khoẻ học đường
• Không hút thuốc lá, uống rượu bia, lạm dụng ma tuý và chất kích thích.
• Không quan hệ tình dục sớm, lạm dụng tình dục.
14
• Không có hành vi bạo lực: đe doạ, đánh đập, ức hiếp học sinh.
• Không để xẩy ra các tai nạn thương tích đáng tiếc.
• Tiến hành xã hội hoá các hoạt động nâng cao sức khỏe trường học
1.1.1.2. Nhiệm vụ của cán bộ y tế trường học [5]
ƒ Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch
chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác y tế hàng năm.
ƒ Theo dõi và khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh
ƒ Sơ cấp cứu và xử lý các trường hợp tai nạn thương tích và bệnh tật khi
xảy ra ở trường học
ƒ Tổ chức các biện pháp giữ gìn vệ sinh, góp phần bảo vệ môi trường
trường học xanh-sạch-đẹp
ƒ Kiểm tra vệ sinh an toàn các cơ sở học tập, phương tiện đồ dùng dạy
học, nhà ăn, ký túc xá, các công trình vệ sinh, nước sạch
ƒ Triển khai các chương trình dự án về giáo dục chăm sóc sức khoẻ, vệ
sinh môi trường ở trong nhà trường
ƒ Quản lý sổ y bạ và các tài sản của phòng, trạm y tế
ƒ Tham gia đánh giá tình trạng sức khoẻ của học sinh, sinh viên
Trong nghiên cứu này sẽ bám sát 4 nội dung và 8 nhiệm vụ trên để mô tả
thực trạng YTTH tại các tỉnh nghiên cứu
1.1.1.3. Quyền lợi của cán bộ y tế trường học [5]
• Được hưởng chế độ đãi ngộ theo chính sách hiện hành quy định
cho cán bộ y tế cơ sở hoặc hưởng chế độ hợp đồng thỏa thuận giữa
nhà trường với bản thân
• Được tham dự các lớp huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn để nâng
cao trình độ nghiệp vụ
• Được tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến
để cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
15
• Được tham gia các buổi sinh hoạt và các hoạt động khác như cán
bộ, giáo viên nhà trường
• Được mời giảng môn sức khỏe, tham gia tuyên truyền phòng dịch
bệnh cho học sinh, sinh viên và cán bộ giáo viên toàn trường về
các chủ đề chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
• Được xét khen thưởng theo qui định hiện hành của ngành Giáo dục
và Đào tạo và ngành Y tế
1.1.2. Các cơ sở xây dựng trường học nâng cao sức khỏe ở Việt Nam
[8,9,71]
Tại Việt Nam có rất nhiều lý do để trường học cần phấn đấu trở thành
trường học nâng cao sức khỏe, đó là:
• Sức khoẻ của thế hệ trẻ là một nhân tố quyết định hết sức quan trọng có
ảnh hưởng đến khả năng học tập, sáng tạo và phát triển năng khiếu của
các em khi đang học ở trường cũng như tương lai sau này.
• Học sinh là cầu nối hữu hiệu nhất giữa gia đình – nhà trường và cộng
đồng, nên nếu các em được chăm sóc, giáo dục sức khoẻ tốt sẽ ảnh
hưởng tích cực tới mọi người trong toàn xã hội.
• Việt Nam có số lượng học sinh đến trường cao. Trường học là nơi hầu
hết học sinh có thể tiếp cận với công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ.
• Các điều kiện vệ sinh của phương tiện học tập, môi trường học đường có
thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sức khoẻ của học sinh.
• Đầu tư cho chương trình y tế học đường sẽ là đầu tư có hiệu quả nhất để
nâng cao sức khoẻ học sinh và giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng.
Chỉ thị 23/2006/CT-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ đã đánh giá về công tác y tế trong các trường học hiện nay như sau [17]:
Mạng lưới y tế trường học từng bước được củng cố, các Trung tâm y
tế dự phòng Tỉnh đã có cán bộ theo dõi công tác y tế trong các trường học.
Một số chương trình phòng chống bệnh tật đã và đang được đưa vào một số
trường học như: phòng chống HIV/AIDS, phòng chống Sốt xuất huyết,
phòng chống Sốt rét, phòng chống giun sán, phòng chống Suy dinh dưỡng,
phòng chống tai nạn thương tích, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc răng
miệng... nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, công tác y tế trong các trường học vẫn còn tồn tại nhiều
khó khăn, bất cập. Mạng lưới cán bộ y tế trong các trường học thiếu về số
lượng, chưa đảm bảo chất lượng, hiện trên 80% số trường học trong cả nước
16
chưa có cán bộ y tế chuyên trách; điều kiện giáo dục và chăm sóc sức khoẻ
cho học sinh, sinh viên chưa đảm bảo do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị
và kinh phí hoạt động. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan trong công
tác chăm sóc sức khoẻ học sinh, sinh viên chưa chặt chẽ. Các khó khăn tồn
tại nêu trên đã dẫn đến sự gia tăng một số bệnh tật ở lứa tuổi học đường như
cận thị, cong vẹo cột sống, các bệnh về răng miệng, nhiễm giun sán, đặc biệt
có những bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời đã gây ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của học sinh, sinh viên.
1.1.3. Các văn bản pháp lý về y tế trường học tại Việt Nam
Cho tới nay có nhiều văn bản pháp lý về YTTH đã được xây dựng. Tuy
nhiên các văn bản này chủ yếu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, một số
ít các văn bản do các Bộ khác như Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính được
xây dựng qua thông tư liên tịch các Bộ (tên các văn bản trình bày ở dưới).
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008, nhiều văn bản pháp
quy về YTTH đã không đáp ứng được tình hình thực tế của sự phát triển
kinh tế thị trường và đòi hỏi thực tế của công tác giáo dục, chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe học sinh. Ngoài ra còn thiếu nhiều văn bản về tiêu chuẩn, quy
chuẩn để áp dụng cho việc khám phát hiện bệnh, tật lứa tuổi học đường,
phân loại thể lực; qui chuẩn về trường lớp, bàn ghế, ánh sáng cho từng cấp
học, bậc học theo các vùng miền khác nhau cũng như các tiêu chuẩn đánh
giá hoạt động của y tế trường học [11]. Nhìn chung từ khi chỉ thị
23/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Bộ Y tế, Bộ
Giáo dục và Đào tạo cùng các bộ ngành khác có liên quan đã ban hành nhiều
văn bản pháp quy về các lĩnh vực như định biên cán bộ YTTH, tài chính cho
công tác YTTH, tổ chức phòng y tế trong các cơ sở giáo dục, phòng chống
bệnh dịch, vệ sinh môi trường, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm…. Các
văn bản trên đã thay thế những văn bản không đáp ứng được yêu cầu thực tế
về công tác này tại các trường học [11].
Các văn bản chính về YTTH đã được xây dựng cho đến nay bao gồm:
1. Thông tư liên bộ Y Tế, Giáo Dục số 32/ TTLB ngày 27/ 2/ 1964
hướng dẫn công tác vệ sinh trường học.
2. Chỉ thị 46/TTG ngày 2/ 6/ 1969 giao trách nhiệm cho các ngành các
cấp phối hợp thực hiện giữ gìn và nâng cao sức khỏe học sinh
3. Thông tư liên bộ 09/LB/YT-GD ngày 7/6/1973 hướng dẫn y tế trường
học, trong đó có phân cấp việc khám chữa bệnh và quản lí sức khỏe
học sinh từ tuyến y tế xã đến bệnh viện tỉnh, thành phố.
4. Thông tư liên bộ số 13/ LB-GD-YT ngày 9/ 6/ 1982 về việc đẩy mạnh
công tác vệ sinh trường học.
17
5. Thông tư số 23/TTLB-BYT-BGD&ĐT ngày 21/10/1987 liên Bộ Y tế-
Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác nha học đường
6. Chỉ thị số 10/GD-DT ngày 30/6/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc tăng cường phòng, chống AIDS và các tệ nạn xã hội
trong trường học
7. Chỉ thị số 08/GD-DT ngày 12/5/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc tăng cường công tác vệ sinh trong trường học
8. Năm 1998 có thông tư liên bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế số 40/
1998/ TTLT- BGDĐT- BYT ngày 14/ 7/ 1998 có hướng dẫn thực hiện
bảo hiểm y tế học sinh thay cho thông tư số 14/ TTLB ngày 19/
9/1994 của liên bộ GDĐT – YT.
9. Thông tư số 03/TTLB-BYT-BGD&DT ngày 1/3/2000 liên Bộ Y tế-
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác y tế trường học
10.Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18-4-2000 của Bộ trưởng Bộ
Y tế về việc ban hành Qui định về vệ sinh trường học. Nội dung của
bản quy định này bao gồm vệ sinh môi trường học tập, vệ sinh các
phương tiện học tập cuả trường học, vệ sinh các nhà ở, nhà ăn các
trường có học sinh nội trú, bán trú; quy định về kiểm tra, thanh tra xử
lí những trường hợp vi phạm.
11.Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học ban hành theo quyết
định số 14/ 2001/ QĐ- GDĐT ngày 3/ 5/ 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo trên cơ sở các văn bản pháp quy hướng dẫn về y tế
trường học được ban hành trong những năm đầu thế kỉ 21 này, hai
ngành Y tế – Giáo dục và Đào tạo từ trung ương đến địa phương đã
dẫn đến khôi phục và phát triển mạng lưới y tế trường học, triển khai
các hình thức nâng cao sức khỏe học sinh.
12.Chỉ thị số 36/GD-DT ngày 10/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc phòng, chống hút thuốc lá
13.Chỉ thị số 53/2003/CT-BGD&ĐT ngày 13/31/2003 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục và
đào tạo
14.Chỉ thị số 54/2003/CT-BGD&ĐT ngày 24/31/2003 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc phòng chống tai nạn thương tích trong
các cơ sở giáo dục
15.Quyết định số 6728/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/31/2005 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch khẩn cấp của
18
ngành Giáo dục về phòng chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại
dịch cúm A (H5N1) ở người
16.Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02 năm 2005 của Bộ Chính trị về
việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới đã chỉ rõ “cần củng cố, phát triển cơ sở y tế trong các trường học
trong cả nước, bố trí đầy đủ và nâng cao năng lực chuyên môn cho
cán bộ y tế trong các trường học, cải thiện điều kiện vệ sinh môi
trường học tập, đồng thời bảo đảm cơ bản nguồn lực cho các hoạt
động y tế các trường học”
17.Quyết định 243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện
nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02 năm 2005 của Bộ Chính trị
18.Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em quy định trách nhiệm của Bộ giáo dục và Đào tạo tại Điều 29,
khoản 6 “Hướng dẫn xây dựng tổ chức phòng y tế tại cơ sở giáo dục
mầm non, phổ thông tập trung nhiều học sinh, đảm bảo cán bộ y tế
thường trực có đủ trình độ chuyên môn, làm nhiệm vụ chăm sóc sức
khỏe cho học sinh tại trường và quản lý sức khỏe học sinh”
19.Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học
20.Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn định
mức biên chế viên chức ở các cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn
21.Thông tư liên bộ số 35/2006/TTLB-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên
chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập
22.Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21-11-2007 hướng dẫn khám sức
khỏe
23.Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 ban hành quy định
về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích
trong trường phổ thông
24.Thông tư số 14/2007/TT-BTC ngày 8/3/2007 hướng dẫn sử dụng kinh
phí thực hiện công tác y tế trong các trường học
25.Chỉ thị số 56/2007/CT--BGDĐT ngày 02/10/2007 về tăng cường công
tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục
19
26.Thông tư liên tịch số 93/2007/TTLT/BNN-BYT-BGDĐT ngày
22/11/2007 hướng dẫn phối hợp giữa ba ngành Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn giai đoạn 2006-2010
27.Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ trưởng Bộ
giáo dục Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích trong trường phổ thông
28.Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2007 của Bộ trưởng
Bộ giáo dục Đào tạo ban hành quy định về công tác giáo dục chính trị,
đạo đức, lối sống cho học sinh sinh viên
29.Quyết định số 17/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/12/2007 của Bộ trưởng
Bộ giáo dục Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các
trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
30.Quyết định số 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/12/2007 của Bộ trưởng
Bộ giáo dục Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các
trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
31.Thông tư số 13/2008/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế hướng
dẫn khám sức khỏe
32.Thông tư liên tịch của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo số
08/2008/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 8/7/2008 hướng dẫn công tác bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục
33.Quyết định số 1220/2008/YT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc ban hành Danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong
Trạm Y tế của các đại học, học viện, các trường Đại học, Cao đẳng,
Trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề
34.Quyết định số 1221/2008/YT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc ban hành Danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong
các phòng Y tế của các trường tiểu học, THCS, THPT, THPT có
nhiều cấp học
1.2 Lịch sử phát triển y tế trường học
Trường học từ lâu đã được coi là một môi trường quan trọng để nâng cao
sức khỏe và phát triển xã hội cho học sinh. Tại nhiều quốc gia, các trường
học công đầu tiên thường do các nhà thờ, các tổ chức từ thiện sáng lập nhằm
xã hội hóa công tác chăm sóc trẻ em (khi bố mẹ các em phải đi làm việc ở
các thành phố lớn). Về sau, giáo dục sức khỏe được giới thiệu trong các
20
trường học, lúc đầu do các cán bộ y tế nhằm phòng ngừa bệnh tật. Khi đó,
trường học được coi là nơi để chuyển tải các thông điệp về sức khỏe và thực
hiện các chương trình y tế dự phòng cho học sinh [139]. Sau đó, cách tiếp
cận nâng cao sức khỏe trường học thay đổi theo các bối cảnh giáo dục.
Trường học tích cực (Active schools), trường học không có thuốc (drug-free
schools) và trường học an toàn (safe schools) là ba ví dụ về các cách tiếp cận
thay đổi để giải quyết các vấn đề về sức khỏe và xã hội.
Một cách tiếp cận khác, kết hợp giữa dạy và học với cung cấp các dịch vụ y
tế dự phòng nhằm duy trì môi trường xã hội và thể chất lành mạnh trong
trường học được phát triển tại châu Âu và Bắc Mỹ từ thế kỷ 80 và 90
(Allensworth & Kolbe, 1987; Young & Williams, 1989). Cách tiếp cận đa
dạng này (multi-faceted approach) dẫn tới các khái niệm và nguyên lý về
nâng cao sức khỏe trong tuyên ngôn Ottawa (Tổ chức Y tế thế giới năm
1984 và 1986).
Khái niệm về nâng cao sức khỏe dựa vào trường học được phát triển khác
nhau tại các châu lục trên thế giới. Tại Châu Âu, y tế trường học được gọi là
trường học nâng cao sức khỏe (Young & Williams, 1989). Với sự hỗ trợ của
Ủy ban và Hội đồng Châu Âu, Mạng lưới châu Âu về trường học nâng cao
sức khỏe (viết tắt là ENHPS) được thành lập và hiện nay thực hiện ở trên 43
quốc gia tại châu lục này. Tại Bắc Mỹ, khái niệm Giáo dục Sức khỏe trường
học toàn diện (Comprehensive School Health Education) được sử dụng rộng
rãi từ những năm 1980 khi áp dụng cách tiếp cận dựa vào khung chương
trình (curriculum-focused approach). Sau đó, khái niệm này được mở rộng
vào những năm 1990 với cách tiếp cận toàn diện hơn (giải quyết nhiều vấn
đề sức khỏe bởi nhiều tổ chức, đơn vị ở nhiều cấp độ khác nhau) qua thực
hiện chương trình Y tế trường học phối hợp (coordinated school health
programs) [Kolbe 1993, TCYTTG 1991]. Khu vực Tây Thái Bình Dương
của Tổ chức Y tế thế giới phát triển “Hướng dẫn trường học nâng cao sức
khỏe” cho 32 đơn vị thành viên từ năm 1995 [TCYTTG 1996]. Các mô hình
tương tự cũng được phát triển như trường học nâng cao sức khỏe (Health
Promoting Schools HPS), Sức khỏe trường học phối hợp (Coordinated
School Health CSH) tại châu Mỹ Latin, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông,
Châu Á và châu Phi.
Tuy nhiên, cho tới nay, y tế trường học hay nâng cao sức khỏe trường học là
gì vẫn chưa được hiểu rõ ràng và điều này có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả và
tính bền vững của các mô hình y tế trường học. Năm 1997, nhóm chuyên gia
TCYTTG đã tổng kết một số điều hiểu chưa rõ về khái niệm này. Đó là:
YTTH là một kết quả (một trường học khỏe mạnh), một cách tiếp cận toàn
21
diện (nhấn mạnh vào sự tham gia của các đơn vị khác nhau nhằm giải quyết
các vấn đề sức khỏe khác nhau ở các cấp độ), mang lại nhiều giá trị (dựa
trên cách nhìn nhận toàn diện về sức khỏe), một chương trình dự phòng các
vấn đề cụ thể (các can thiệp phối hợp nhằm phòng ngừa một vấn đề cụ thể)
hoặc sự phối hợp các chương trình và dịch vụ (nhằm giải quyết các vấn đề
sức khỏe hay nâng cao sức khỏe nói chung?)? Rõ ràng, các hiểu biết về các
lĩnh vực này đã dẫn đến việc đo lường sự thành công và chiến lược về
YTTH khác nhau [161, 162, 164].
Gần đây, có nhiều bằng chứng về tính hiệu quả và bền vững của các chính
sách và chương trình về nâng cao sức khỏe và giáo dục, và các hiểu biết về
trường học cũng được chú ý hơn. Các hiểu biết này đặt ra các nhu cầu xây
dựng năng lực hệ thống, các tổ chức, các nhà chuyên môn để thực hiện các
chương trình y tế trường học. Hơn nữa, hoạt động chính của trường học là
dạy học, chứ không phải là y tế, vì vậy chúng ta không thể coi trường học
đơn thuần là nơi tiếp nhận các thông điệp và tài liệu về sức khỏe [139, 140].
Các nghiên cứu và chính sách về YTTH hiện nay tập trung nhiều vào mô
hình cải tiến, thay đổi hệ thống và các yếu tố thực tiễn như các đặc trưng cá
nhân, gia đình và xã hội có ảnh hưởng tới môi trường trường học (hoặc nâng
cao hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe). Chính vì vậy, các chương trình và
chính sách hiện nay thường lặp đi lặp lại (iterative) hơn là theo chỉ thị,
hướng dẫn (directive) và nghiên cứu hay đánh giá mô hình YTTH hiện nay
thường bao gồm nhiều mặt (multi-layered) hơn là chỉ tập trung vào những
can thiệp đang kiểm soát (controlled) và thường không bền vững (non-
sustainable) [139].
1.3. Các nghiên cứu trên thế giới về y tế trường học
1.3.1. Các nghiên cứu về thực trạng y tế trường học
Cho tới nay đã có một số nghiên cứu thực trạng y tế trường học trên thế giới.
Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào mô tả thực trạng y tế trường học nhằm
xây dựng mô hình y tế trường học [114, 117, 128, 142, 145, 147, 150].
Nghiên cứu của tác giả Lee A- Trung quốc năm 2007 [114] các vấn đề phát
hiện ở học sinh phổ thông bao gồm các vấn đề về tinh thần, thói quen ăn
uống không có lợi cho sức khỏe, ít hoạt động thể chất và các hành vi có
nguy cơ dẫn tới những tai nạn thương tích có chủ đích và không có chủ đích
cho học sinh và các tỷ lệ này đều cao hơn ở các học sinh THCS. Kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiếu các chính sách y tế ở trường học và các
dịch vụ y tế không sẵn sàng tiếp cận cho học sinh và giáo viên, và thiếu các
nhân viên được đào tạo về nâng cao sức khỏe [Lee A, 2007]. Tác giả cũng
22
nhấn mạnh sự thành công của mô hình YTTH phù thuộc rất nhiều vào hiểu
biết của giáo viên về mô hình này [114].
Năm 2001, Tổ chức PAHO tiến hành một nghiên cứu trên 19 nước Mỹ Latin
đánh giá thực trạng và xu hướng mô hình trường học nâng cao sức khỏe
trong khu vực nhằm xây dựng các chương trình hoạt động giáo dục và nâng
cao sức khỏe ở các cấp độ khác nhau (cấp vùng, cụm và quốc gia). Kết quả
nghiên cứu này đã cung cấp các thông tin về lập kế hoạch quốc gia và xây
dựng chính sách, cơ chế điều phối liên ngành để hỗ trợ nâng cao sức khỏe tại
trường học, cách thành lập và sự tham gia của các mạng lưới quốc gia và
quốc tế về YTTH và mức độ chia sẻ thông tin chiến lược này [100]. Để mô
hình y tế trường học thành công thì nhất thiết phải có sự tham gia của toàn
xã hội, nhằm huy động các nguồn lực và vật lực cần thiết để thực hiện nâng
cao sức khỏe trong các trường học [97-100, 110].
Một số nghiên cứu trên thế giới cho kết luận là công tác y tế trường học có
sự khác biệt theo vùng (nông thôn và thành thị). Nghiên cứu của Noriko
Yoshimura và cộng sự gần đây ở Lào [128] tại 138 trường phổ thông vùng
thành thị, ngoại ô và nông thôn thông qua tiến hành phỏng vấn học sinh lớp
5, hiệu trưởng, người bán hàng rong, cộng đồng và quan sát môi trường
trường học cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về y tế trường học giữa các khu
vực này. Các trường ở khu vực thành thị và ngoại ô có điểm số cao hơn các
trường ở nông thôn về kỹ năng sống và sức khỏe cá nhân, môi trường trường
học khỏe mạnh và phòng, chống bệnh thông thường. Tuy nhiên các trường ở
vùng nông thôn và ngoại ô lại có kết quả tốt hơn các trường ở thành thị về
một số câu hỏi có liên quan đến quan hệ đối tác giữa trường học và cộng
đồng [129]
1.3.2. Các nghiên cứu về mô hình YTTH
Từ thế kỉ thứ 19 nhiều nước ở châu Âu đã có những chủ trương và phương
pháp thực hiện y tế trường học. Các nhà nghiên cứu tập trung vào việc thống
kê xây dựng trường sở và bắt đầu đưa ra những tiêu chuẩn vệ sinh trong lĩnh
vực này.
Năm 1877 giáo sư Babinski đã cho xuất bản cuốn sách giáo khoa về vệ sinh
học, giáo sư nhãn khoa Breslauer, giáo sư Herman Cohn từ năm 1864 đã
nghiên cứu sự tăng nhanh bệnh cận thị học đường có liên quan đến chiếu
sáng [71].
Trong những năm cuối thế kỉ thứ 19 hệ thống y tế trường học đã phát triển
và các bác sĩ, y tá học đường với nhiệm vụ khám sức khỏe đinh kì và khám
chuyên khoa. Trọng tâm công tác y tế trường học là phòng chống bệnh dịch
và tổ chức quản lí công tác tiêm chủng.
23
Đến thế kỉ 20 đã có sự cộng tác chặt chẽ giữa bác sĩ học đường với các cơ sở
phòng lao và đã đánh dấu một bước tiến bộ theo đường lối dự phòng.
Từ năm 1960 người ta đã phát hiện ra hiện tượng gia tốc phát triển cơ thể
trẻ em ở lứa tuổi học đường. Những công trình nghiên cứu về sự mệt mỏi
của trẻ em trong học tập đã được trình bày tại hội nghị quốc tế ở Tây Ban
Nha và sự thống nhất tổ chức y tế học đường và vệ sinh học đường cũng
được đề cập tới. Những công trình nghiên cứu về xây dựng trường sở, chiếu
sáng và trang thiết bị đồ dùng học tập giảng dạy đặc biệt là những nghiên
cứu về bàn ghế học sinh đã được chú trọng tới.
Năm 1981 Vermer Kneist, viện vệ sinh xã hội Cộng Hòa Dân Chủ Đức đã
công bố mô hình xây dựng y tế trường học với nhiệm vụ của thầy thuốc học
đường và mối liên quan của các tổ chức xã hội [71].
Edith Ockel (1973) nghiên cứu về gánh nặng của trẻ em trong học tập và chỉ
rõ những em có hiệu suất học tập thấp có sự diễn biến về huyết áp và tần số
mạnh khác với trẻ em trung bình và với trẻ em có hiệu suất học tập cao trong
giờ học và đã đề xuất cải thiện chế độ học tập nhằm nâng cao hiệu suất trong
học tập [59].
Những nghiên cứu về sức chịu đựng về sinh lí của trẻ em trong luyện tập thể
dục thể thao đã đưa ra những quy định chế độ luyên tập riêng cho những học
sinh bị bệnh mãn tính như tim mạch, hô hấp...và giờ đây vệ sinh đã được
đưa vào thành môn học chính khóa ở các trường phổ thông trên thế giới.
Nhằm đẩy mạnh công tác y tế trường học, năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới
đã xây dựng sáng kiến y tế trường học toàn cầu (Global School Health
Initiatives) [157] nhằm tăng số lượng các “trường học nâng cao sức khỏe”
(Health-Promoting Schools) [163]. Sáng kiến này nhằm mục đích nâng cao
sức khỏe cho học sinh, cán bộ trường học, gia đình và thành viên của cộng
đồng thông qua trường học. Mục tiêu của sáng kiến này là phối hợp sự nỗ
lực của hai ngành y tế và giáo dục trong việc nâng cao sức khỏe cho học
sinh dựa vào trường học [100, 108, 110-113, 163]. Mặc dù có nhiều định
nghĩa khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi nước, một
trường học nâng cao sức khỏe được hiểu là trường học có môi trường khỏe
mạnh để sinh hoạt, học tập và làm việc [158], [163-166]. Mô hình trường
học nâng cao sức khỏe và sáng kiến YTTH toàn cầu được xây dựng dựa trên
cách tiếp cận toàn diện. Cơ sở để Tổ chức Y tế thế giới xây dựng ra sáng
kiến này là dựa vào tuyên ngôn Ottawa [159, 160] về nâng cao sức khỏe
(1986), tuyên bố Jakarta tại Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về nâng cao sức khỏe
(1997) và đề xuất của nhóm chuyên gia TCYTTG về giáo dục và nâng cao
sức khỏe trường học toàn diện (1995) [162, 164]. Các thành phần chính của
24
mô hình bao gồm: khung chương trình, danh tiếng của trường học, môi
trường thể chất, các chính sách và hoạt động trường học, các dịch vụ YTTH
và quan hệ giữa trường học-gia đình-xã hội. Mô hình trường học nâng cao
sức khỏe đã được chấp nhận trên toàn thế giới, đã và đang được áp dụng từ
những năm 1990 ở nhiều nước trên thế giới như Úc (1997), Mỹ (2005),
Hồng Kông (2001), Lào (2006) và Việt Nam (2001)… [91-95, 100, 117,
139, 128].
Các nghiên cứu đánh giá về mô hình trường học nâng cao sức khỏe (health
promoting school viết tắt là HPS) cho thấy mô hình này thực sự có tác động
tốt tới việc nâng cao sức khỏe cho học sinh [93, 94, 110-113, 115-117, 100,
128]. Mô hình đã góp phần nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật từ đó
giảm gánh nặng bệnh tật cho học sinh, đặc biệt là những bệnh lây nhiễm
[110,117], tăng cường kết quả học tập [110] và quan hệ giữa trường học-xã
hội/cộng đồng và nhà trường-gia đình tốt hơn [94]. Nhìn chung, y tế trường
học góp phần nâng cao hiệu quả về cả sức khỏe và kết quả học tập của học
sinh.
Nghiên cứu của tác giả Lee A- Trung quốc 2009 [110] cho thấy cách tiếp
cận mô hình nâng cao sức khỏe trường học thực sự có hiệu quả trong việc
nâng cao sức khỏe, từ các hoạt động thể chất đến thói quen ăn uống và sức
khỏe tinh thần. Bên cạnh đó, các trường học tham gia mô hình này đã có
những thay đổi đáng kể về văn hóa, tổ chức có lợi cho việc nâng cao sức
khỏe. Các trường học tham gia mô hình YTTH đều báo cáo là có các chính
sách YTTH tốt hơn, có sự tham gia của cộng đồng nhiều hơn và có môi
trường vệ sinh tốt hơn các trường học không tham gia mô hình này. Hơn
nữa, học sinh của các trường có mô hình YTTH có các hành vi sức khỏe tốt
hơn học sinh các trường khác. Mô hình nâng cao sức khỏe trường học có
khả năng lồng ghép với hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, giúp cho các
dịch vụ y tế dành cho trẻ em thực hiện trong trường học nhiều hơn và tập
trung cho các em hơn. Một mô hình mới liên kết giữa mô hình YTTH và
một số thành tốt của chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể được xây dựng nhằm
cung cấp các dịch vụ về nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật thân
thiện với học sinh hơn [110].
Nghiên cứu cắt ngang của tác giả Lee A và cộng sự so sánh tác động của mô
hình trường học nâng cao sức khỏe cho thấy học sinh ở các trường có áp
dụng mô hình này có kiến thức, thái độ và thực hành tốt hơn học sinh ở các
trường không áp dụng mô hình này về vệ sinh cá nhân, kiến thức về sức
khỏe và vệ sinh cũng như tiếp cận thông tin y tế. Các trường học nâng cao
sức khỏe có chính sách y tế trường học tốt hơn, có sự tham gia của cộng
25
đồng cao hơn và có môi trường trường học vệ sinh hơn các trường không áp
dụng mô hình này. Nhìn chung, học sinh ở các trường học nâng cao sức
khỏe có các hành vi sức khỏe tốt hơn, có kết quả học tập tốt hơn các trường
khác [111, 117].
Bên cạnh đó, các mô hình YTTH khác cũng được xây dựng và phát triển
gồm chương trình “y tế trường học phối hợp” tại Mỹ, mô hình phần thưởng
trường học khỏe mạnh tại Phần Lan, mô hình phần thưởng trường học khỏe
mạnh tại Hồng Kông năm 2001 và mạng lưới YTTH quốc tế tại Canada năm
2005. Nhìn chung, các mô hình này tập trung nhiều vào làm thế nào để thực
hiện giáo dục và nâng cao sức khỏe trong trường học [105-106].
Trung tâm giáo dục và nâng cao sức khỏe của Hồng Kông, Trung quốc đã
tiến hành thực hiện mô hình phần thưởng trường học khỏe mạnh vào năm
2001 (the Hong Kong Healthy Schools Award (HKHSA)). Mô hình phần
thưởng trường học khỏe mạnh tại Hồng Kông (The Hong Kong Healthy
Schools Award Scheme HKHSA) nhằm mục đích nâng cao năng lực cán bộ,
giáo dục cha mẹ, huy động sự tham gia của toàn bộ cộng đồng, và tăng
cường sự phối hợp liên ngành nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh, cha
mẹ, giáo viên, và cộng đồng. Khái niệm mô hình này rất phù hợp với các tài
liệu nghiên cứu về hiệu quả và phát triển xây dựng trường học [117]. Nghiên
cứu của tác giả Lee A năm 2007 cho thấy các trường học áp dụng mô hình
này đạt các tiêu chuẩn trường học nâng cao sức khỏe cao hơn và cách tiếp
cận toàn bộ này (holistic approach) giúp cho việc giải quyết các vấn đề xã
hội và y tế hơn là cách tiếp cận nâng cao sức khỏe theo chủ đề hay theo từng
trường học cụ thể. Các trường học áp dụng mô hình từ trên xuống
(prescriptive approach) thường ít hiệu quả [113].
Nhìn chung mô hình nâng cao sức khỏe trường học và Mô hình phần thưởng
trường học khỏe mạnh (Healthy Schools Award Schemes) áp dụng tại một
số nước đã có thay đổi tích cực về hành vi sức khỏe cũng như văn hóa và tổ
chức của trường học [113].
Nghiên cứu của tác giả Martin C.S. Wong và cộng sự năm 2005 tại Trung
Quốc trên 1408 học sinh, 891 bố mẹ và 91 cô giáo cho thấy các học sinh ở
trường có tham gia mô hình YTTH có điểm số cao hơn các học sinh các
trường không tham gia [123]. Không có sự khác biệt về điểm số giữa cha mẹ
ở hai loại trường này. Các giáo viên ở trường có mô hình YTTH có điểm số
cao hơn có ý nghĩa thống kê các giáo viên ở trường khác khi báo cáo về các
chính sách y tế (p=0,023), Môi trường xã hội (p=0,049), Quan hệ Trường
học-Cộng đồng (p=0,048), Xây dựng kỹ năng cá nhân (p=0,008) và Đối tác
và các dịch vụ y tế (p=0,047). Các học sinh và giáo viên trường THCS có
26
mô hình YTTH có điểm số về tính mềm dẻo (resilience) cao hơn học sinh và
giáo viên các trường khác. Nhìn chung mô hình nâng cao sức khỏe trường
học hay YTTH do Tổ chức y tế Thế giới đã đem lại những thay đổi tích cực
cho học sinh và giáo viên và khái niệm về mô hình có hiệu quả trong việc
xây dựng tính mềm dẻo (resilience) trong các bên liên quan của trường học
[123]
Mô hình trường học khỏe mạnh (The School Well-being Model) được xây
dựng dựa trên lý thuyết xã hội hạnh phúc của Allardt. Nghiên cứu của tác
giả Konu A năm 2002 đánh giá mô hình này cho thấy sự khỏe mạnh được
gắn kết giữa giảng dạy và giáo dục, giữa học tập và thành tích đạt được. Các
chỉ số đo lường sự khỏe mạnh (well-being) được chia làm 4 nhóm: điều kiện
trường học (cần có), mối quan hệ xã hội (yêu thương), các công cụ tự đánh
giá việc thực hiện (triển khai) và tình trạng sức khỏe [106]. Mô hình này chú
ý tới ảnh hưởng của gia đình học sinh tới cộng đồng xung quanh. So với các
mô hình khác, mô hình này có sự khác biệt về sử dụng khái niệm khỏe mạnh
(well-being concept), khái niệm về sức khỏe (sự xuất hiện các triệu chứng,
bệnh tật ở học sinh) và công cụ tự đánh giá việc thực hiên (self-fulfilment)
(khả năng mà mỗi học sinh có thể học tập theo nguồn lực và năng lực của
các em). Nghiên cứu của chính tác giả năm 2006 trên 1346 học sinh và 69
lớp học từ lớp 7 đến lớp 9 tại Phần Lan cho thấy các điều kiện trường học đã
có nhiều thay đổi tiến bộ như hệ thống thông khí, công trình vệ sinh và nhiệt
độ. Về mối quan hệ xã hội, mối quan tâm của giáo viên là học sinh đang học
như thế nào và cách đối xử của giáo viên với học sinh cần được chú trọng
hơn nữa. Về năng lực thực hiện, sự tham gia của học sinh trong các hoạt
động phát triển trường học là yếu tố quan trọng cần thay đổi. Các triệu
chứng mà học sinh hay mắc phải là đau đầu và mệt mỏi. Mô hình trường học
khỏe mạnh có hiệu quả thực sự khi có sự thay đổi về tình trạng khỏe mạnh
giữa các lớp học và dựa trên các kết quả thu được, các cán bộ trường học địa
phương đã có thể xây dựng phát triển trường của họ tốt hơn nữa [105]
Một số quốc gia trên thế giới đã xây dựng tiêu chuẩn trường học khỏe mạnh
toàn quốc (National Healthy School Standard) như Anh [155]. Một nghiên
cứu đánh giá mô hình này ở Anh năm 2005 cho thấy mặc dù có rất nhiều
hoạt động YTTH được các nhà chuyên môn về y tế, giáo dục thực hiện
nhưng vẫn có rất nhiều ca thán về vấn đề này. Nhận thức về giá trị các công
việc y tế phụ thuộc rất nhiều vào các đặc trưng của trường học (tiểu học hay
THCS, chất lượng các mối quan hệ xã hội, chất lượng giảng dạy, sự tham
gia của học sinh và cha mẹ trong các hoạt động của trường học [155]
Mạng lưới YTTH quốc tế tại Canada do các nghiên cứu viên, các nhà lập
chính sách và các tổ chức phi chính phủ sáng lập năm 2005 đã cung cấp,
chia sẻ các thông tin về y tế trường học thông qua các trang điện tử, thông
27
tin điện tử… [125, 126, 139]. Sáng kiến này được thành lập dựa trên vấn đề
là không có cơ chế toàn cầu về phối hợp liên ngành trong YTTH. Ví dụ như
các đơn vị giáo dục với các cơ sở y tế, các nghiên cứu viên với các cán bộ
nhà nước…. Hiện nay trang web điện tử của mạng lưới này đã thực hiện
nhằm cung cấp kịp thời những thông tin về YTTH và chia sẻ định kỳ về các
hoạt động này (www.internationalschoolhealth.org)
Các nghiên cứu cũng gợi ý rằng các hoạt động y tế trường học nên được
lồng ghép với các hoạt động giáo dục trong nhà trường và khi đánh giá mô
hình y tế trường học không chỉ dừng ở việc đo lường các kết quả về sức
khỏe mà cần phải đo lường cả các kết quả về học tập của học sinh [111].
Mối quan hệ giữa trường học-cộng đồng và trường học-gia đình cũng được
tăng cường nhờ thực hiện mô hình y tế trường học [93].
Hưởng ứng mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới, nhiều nước trong khu vực đã
đẩy mạnh công tác y tế trường học, đặc biệt có mô hình FRESH của
Inđônêxia. Tuy nhiên ở một số nước trong khu vực, làm thế nào để có mô
hình quản lý công tác y tế trường học vẫn đang là vấn đề quan tâm của các
nhà hoạch định chính sách khi vấn đề này đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của
một ngành y tế hay giáo dục mà cần có sự phối hợp đồng bộ liên ngành
[163-166].
.
1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam về y tế trường học
Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đầu tư phát
triển giáo dục, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu’. Phát triển sự nghiệp
giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội. Bên cạnh việc cải tiến các chương
trình giáo dục, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhà nước đã đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất (trường lớp, bàn ghế…), cung cấp trang thiết bị phù hợp
theo lứa tuổi cho các trường học, công tác y tế trường học cũng được quan
tâm chỉ đạo. Nhìn chung, công tác y tế trường học đã và đang được các
ngành các cấp, phụ huynh học sinh và nhân dân quan tâm. Đặc biệt nhiều tổ
chức quan tâm đã và đang có các chương trình dự án tài trợ nhằm nâng cao
sức khỏe trường học như Quĩ Nhi đồng liên hiệp quốc UNICEF, Tổ chức y
tế thế giới WHO, Ngân hàng thế giới WB, tổ chức Plan tại Việt nam, Tổ
chức mắt hột quốc tế ITI v.v [71].
Theo thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện đã có một số chương trình
y tế triển khai trong các trường học. Tuy nhiên, chưa có chương trình nào
nghiên cứu và xây dựng mô hình YTTH thống nhất triển khai trong toàn
quốc (bảng 1.1)
28
Bảng 1.1: Các chương trình y tế trường học ở Việt Nam (Nguồn thông tin: Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế)
Tên chương
trình
Mục tiêu Kinh phí
hoạt động
Cơ quan tài
trợ
Trường
học
triển
khai
Địa điểm
triển khai
Các đơn vị
tham gia
Tình
trạng dự
án
Chương
trình có
nội dung
nghiên
cứu hoặc
đánh giá
Các sản
phẩm và
tài liệu đã
xây dựng
Thờii
gian triển
khai
chương
trình
Giáo dục sống
khỏe mạnh và
kỹ năng sống
cho trẻ em và
trẻ chưa thành
niên
Nâng cao kiến thức về
kỹ năng sống khỏe
mạnh và phòng ngừa
HIV/AIDS cho trẻ em
và trẻ chưa thành niên
Tăng cường hoat động
của gia đình và cộng
đồng trong việc hỗ trợ
giáo dục sống khỏe
mạnh, kỹ năng sống
phòng tránh
HIV/AIDS vì lợi ích
của trẻ em và các gia
đình
225.000
đô la Mỹ
UNICEF THCS 8 tỉnh,
thành
phố: Hà
Nội, Hồ
Chí
Minh,
Hải
Phòng,
Lạng
Sơn, An
Giang,
Kiên
Giang,
Lào Cai
và Quảng
Ninh
Vụ công tác
học sinh
sinh viên
(CTHSSV),
Vụ giáo
dục trung
học
Thí điểm Đánh giá
một số
vấn đề
liên quan
đến vị
thành
niên
trong và
ngoài
trường
học
Xây dựng
các bộ
tranh:
Sự tham
gia của
trẻ
Quyền trẻ
em
Phòng
chống
xâm hại
trẻ em
2001-
2005
Trường tiểu
học bạn hữu
Xây dựng điều kiện
trường học bạn hữu trẻ
em nhằm đáp ứng
quyền của trẻ em được
hưởng một nền giáo
dục tiểu học có chất
lượng
UNICEF Tiểu
học
15
tỉnh/thành
phố
Vụ GD tiểu
học, Trung
tâm GD
dân tộc, Vụ
CTHSSV
Xây dựng
mô hình
điểm
Đánh giá
thực trạng
công
trình vệ
sinh,
nước sạch
do
UNICEF
tài trợ
Tranh
giáo dục
vệ sinh cá
nhân và
vệ sinh
môi
trường
2001-
2005
29
Chương trình
mục tiêu quốc
gia về nước
sạch và vệ
sinh môi
trường nông
thôn
Thanh toán trường học
không có công trình vệ
sinh hợp vệ sinh và
công trình nước sạch
vào năm 2010
900 triệu
đồng/năm
Bộ Nông
nghiệp và
PTNT
Tiểu
học
8 tỉnh
thành
Vụ
CTHSSV,
chương
trình mục
tiêu quốc
gia
NS&VSMT
nông thôn
Thí điểm Thực
trạng
công
trình vệ
sinh nước
sạch
trong
trường
học
2000-
2010
Phòng chống
sốt rét
Hình thành hành vi
phòng chống bệnh sốt
rét cho học sinh ở các
vùng sốt rét lưu hành
75-80
triệu
đồng/năm
Bộ Y tế Tiểu
học
Các tỉnh
miền núi
Vụ
CTHSSV
Đang
triển khai
Không Tài liệu
hướng
dẫn giáo
viên về
phòng
chống sốt
rét
Từ 1991
đến nay
Vệ sinh an
toàn thực
phẩm (ATTP)
Nâng cao nhận thức về
việc đảm bảo chất
lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm
100 triệu
đồng/năm
Bộ Y tế Tiểu
học,
THCS
Các Sở
Giáo dục
Đào tạo
Vụ
CTHSSV,
Vụ Tiểu
học, Vụ
Giáo dục
phổ thông
Đang
triển khai
Từ 2000
đến nay
Vệ sinh an
toàn thực
phẩm
Thực hiện các quy
định về ATTP ở bếp
ăn tập thể
100 triệu
đồng/năm
Bộ Y tế Trường
dân tộc
nội trú
Thanh
Hóa
61 Sở Giáo
dục đào
tạo, các
trường dân
tộc nội trú
Đang
triển khai
Có kiểm
tra đánh
giá
Tài liệu
truyền
thông
Bắt đầu
từ 2002
Phòng chống
HIV/AIDS
Nâng cao hiểu biết và
cách phòng chống
HIV/AIDS cho học
sinh
450 triệu
đồng/năm
Ngân sách
nhà nước và
UNICEF
Tất cả
các
trường
tiểu
học và
64 tỉnh,
thành phố
Bộ giáo dục
đào tạo
Đang
triển khai
Chưa có
đánh giá
Các bài
trong
cuốn sách
giáo khoa
Từ 1993
đến nay
30
THCS
Truyền thông
giáo dục
phòng chống
HIV/AIDS
Giáo viên biết sử dụng
công nghệ thông tin để
giáo dục phòng chống
HIV/AIDS
57.500 đô
la Mỹ
Tổ chức
SEAMEO
và Ngân
hàng phát
triển châu Á
ADB
10
trường
THCS
biên
giới
Lào Cai,
Hà
Giang,
Lai Châu,
Hà Tĩnh,
Long An
Vụ
CTHSSV,
Viện
nghiên cứu
giáo dục
Đang
triển khai
Có
nghiên
cứu, đánh
giá
Thiết bị
tuyên
truyền, tài
liệu
2003-
2004
Nha học
đường
Cải thiện sức khỏe
răng miệng
600 triệu
đồng/năm
Bộ Y tế 2000
trường
TH,
THCS
64 tỉnh
thành phố
Viện RHM
Hà Nội,
TP.HCM,
Sở Y tế địa
phương
Đang
triển khai
Có
nghiên
cứu, đánh
giá
Mô hình
nha học
đường
cho các
trường
20 năm
Phòng chống
tác hại thuốc
lá
Xây dựng các trường
học không có thuốc lá
198 triệu SIDA 4
trường
học
Hà Nội,
Hải
Phòng
Vụ
CTHSSV
Thí điểm Có đánh
giá
Tài liệu
hướng
dẫn
2002-
2006
Phòng chống
tác hại thuốc
lá
Giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ
động với khói thuốc
35 triệu Rockelfeller 33
trường
TH
Hải
phòng
Sở Giáo
dục và đào
tạo Hải
Phòng
Thí điểm Có đánh
giá trước
và sau
can thiệp
Tờ rơi, tài
liệu
hướng
dẫn
2002-
2003
Phòng chống
tai nạn thương
tích
Giảm tỷ lệ tai nạn
thương tích trong
trường học
20
triệu/năm
SIDA Tiểu
học,
THCS
Ninh
Bình,
Hưng
Yên, Lâm
Đồng
Sở Y tế các
tỉnh
Thí điểm Có đánh
giá
Tài liệu
tập huấn,
tuyên
truyền
2003-
2006
Phòng chống
cận thị học
đường
Nâng cao nhận thức về
cận thị học đường và
các biện pháp phòng
chống
510
triệu/năm
Công ty IC
Việt Nam
THCS,
PTTH
Hà Nội,
TP.HCM
Bộ Y tế Thí điểm Điều tra
tại một số
trường
điểm
Tờ rơi,
poster,
sách
hướng
dẫn
Từ 2003
31
Mặc dù có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh, nhưng y tế
trường học còn nhiều vấn đề cần được quan tâm [78].
Cho tới nay tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về sức khỏe học sinh đã được
công bố. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu bệnh học đường ở
học sinh (cong vẹo cột sống, cận thị), tai nạn thương tích ở học sinh như
nghiên cứu của Trần Văn Dần [21-26], nghiên cứu về cận thị của Chu văn
Thăng, Vũ Đức Thu và cộng sự [58, 67], Hoàng Văn Tiến [68,69], nghiên
cứu mối liên quan giữa môi trường sống và sức khỏe của học sinh như
Nguyễn Võ Kỳ Anh [1], nghiên cứu về thực trạng y tế trường học của
Nguyễn Huy Nga, Lê Thu Hiền và cộng sự [41,42], nghiên cứu về thực
trạng vệ sinh trường học [7, 73] và yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sức
khỏe học sinh [72].
Bên cạnh đó một số can thiệp cũng đã được tiến hành nghiên cứu
đánh giá như mô hình thí điểm phòng chống chấn thương dựa vào cộng
đồng học sinh trường THCS của Hoàng Văn Phong năm 2001 [48], mô hình
phòng chống cận thị của Hoàng Văn Tiến năm 2005 [69] và sự cần thiết
nghiên cứu mô hình y tế trường học của Nguyễn Huy Nga [42].
Các nghiên cứu về hoạt động YTTH cho thấy hệ thống tổ chức quản
lý về YTTH chưa có cơ chế rõ ràng. Theo báo cáo tổng hợp tình hình y tế
trường học năm 2002 của Bộ Y tế, chỉ có 44/61 tỉnh thành phố có báo cáo về
y tế trường học, trong đó 40/61 tỉnh thành có ban chỉ đạo cấp tỉnh theo
hướng dẫn của liên Bộ Y Tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 30/61 tỉnh có văn bản
liên ngành y tế – giáo dục hướng dẫn các cấp thực hiện [79]. Chưa có tỉnh
nào có đủ ban chỉ đạo y tế truờng học cấp huyện. Về nội dung hoạt động,
các hoạt động y tế trường học triển khai còn sơ sài. Nơi có triển khai hoạt
động YTTH cũng chỉ có một số nội dung như tạo phong trào xanh sạch đẹp,
cung cấp nước uống cho học sinh, cung cấp các dịch vụ YTTH như khám
sức khỏe định kỳ, bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh thông thường. Các công
trình vệ sinh tại trường học hiện nay có nhiều tiến bộ hơn so với trước nhưng
tỷ lệ các điểm trường có nhà tiêu đạt tiêu chẩn vệ sinh theo Quyết định
08/2005/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 31/3/2005 rất thấp, chỉ có
31,7% [7]. Về chất lượng chăm sóc sức khỏe cho học sinh, công tác khám
sức khoẻ định kỳ, quản lý hồ sơ sức khoẻ hầu hết chưa thực hiện theo quy
định. Toàn quốc chưa có số liệu chính thức về các bệnh học đường như cận
thị và cong vẹo cột sống ở học sinh [71,79]…
Theo báo cáo của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2008 [11], tỷ lệ khám sức
khỏe định kỳ trung bình trên cả nước cho học sinh các cấp tiểu học đạt
59,3%, THCS đạt 56,4% và THPT đạt 48,1% [11]. Nhiều hình thức khám đã
32
được áp dụng như nhà trường hợp đồng với các cơ quan y tế tới khám sức
khỏe của học sinh theo yêu cầu của nhà trường, các cơ sở y tế địa phương
khám sức khỏe cho học sinh trên địa bàn được quản lý, đội khám lưu động
của Trung tâm y tế học đường (tỉnh Thừa Thiên Huế)
Tuy nhiên, công tác KSK định kỳ và điều kiện sơ cấp cứu cho học
sinh ở nhiều nơi chưa đảm bảo. Sự tham gia của giáo viên, phụ huynh, học
sinh vào công tác CSSK học sinh còn chưa được thường xuyên. Theo báo
cáo của Bộ Y tế năm 2007 thì chỉ có 78,4% số tỉnh có tổ chức KSK định kỳ
cho học sinh, sinh viên. Chỉ có 51% tỉnh có báo cáo phân loại sức khỏe học
sinh, sinh viên. Nguyên nhân tỷ lệ HS chưa được KSK cao là do thiếu kinh
phí, thiếu đội ngũ cán bộ y tế tại địa phương ở các vùng sâu, vùng xa và các
vùng khó khăn. Nhận thức của lãnh đạo địa phương và các cán bộ quản lý
giáo dục chưa tốt về công tác này….[11]
Nhìn chung, hoạt động YTTH hiện còn nhiều khó khăn, tồn tại chưa được
giải quyết như vấn đề đội ngũ cán bộ y tế trường học, kinh phí cho hoạt
động y tế trường học, trách nhiệm của mỗi ngành (Y tế và Giáo dục và Đào
tạo) chưa được xác định rõ ràng, vấn đề bảo hiểm y tế học sinh chưa được
cha mẹ học sinh và các nhà trường quan tâm, cơ sở vật chất nhà trường nói
chung và cơ sở vật chất của ngành y tế trường học còn rất nghèo nàn,... đã
và đang là trở ngại cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả y tế trường học
của từng địa phương và cả nước. Do vậy, việc nghiên cứu một cách hệ
thống về công tác y tế trường học hiện nay hết sức cần thiết cho các cán bộ
địa phương có cơ sở thực tiễn đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới
nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh.
33
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cách tiếp cận:
Áp dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng
2.2. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp chính là mô tả cắt ngang (phối hợp
định tính và định lượng) và nghiên cứu mô tả hồi cứu
* Nghiên cứu mô tả định tính: áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu, thảo
luận nhóm, quan sát, họp các bên có liên quan để tìm hiểu sâu sắc
những điểm tốt, điểm tồn tại và lý do trong cơ chế quản lý công tác y
tế trường học hiện nay, từ đó đề xuất mô hình quản lý y tế trường học
cho phù hợp
* Nghiên cứu mô tả định lượng: áp dụng phương pháp điều tra thựa địa,
phỏng vấn trực tiếp học sinh, giáo viên, cán bộ y tế học đường để mô
tả thực trạng các hoạt động y tế trường học, hiệu quả của các hoạt động
này và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại trường học
* Nghiên cứu mô tả hồi cứu: thu thập toàn bộ các văn bản pháp lý, các
báo cáo, các nghiên cứu, bài báo có liên quan về y tế trường học từ
năm 2000 trở lại đây để bổ sung những thông tin về thực trạng y tế
trường học, yếu tố cản trở, hiệu quả của các hoạt động và kinh nghiệm
triển khai hoạt động này tại Việt Nam.
2.3. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu này chỉ tập trung vào y tế trường học trong các
trường phổ thông các cấp và đối tượng nghiên cứu bao gồm:
* Giáo viên các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
* Cán bộ y tế phụ trách công tác y tế học đường tại cấp Trung ương,
tỉnh, huyện, xã
* Cán bộ y tế học đường tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung
học phổ thông
* Học sinh lớp 4, lớp 8 và lớp 11 tại các trường phổ thông điều tra
* Đại diện Hội cha mẹ học sinh
* Nhà quản lý và lập chính sách (ngành y tế, giáo dục cấp tỉnh, huyện,
xã)
34
* Các báo cáo, nghiên cứu, số liệu có sẵn về y tế trường học từ năm
2000 trở lại đây
* Cơ sở vật chất, điều kiện thực hiện y tế trường học tại các trường học
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu
Nhằm phân tích toàn diện về thực trạng hoạt động y tế trường học hiện nay,
nghiên cứu đã lựa chọn các tỉnh đại diện cho các vùng miền trong toàn quốc.
Bên cạnh đó nhằm so sánh sự khác biệt giữa hoạt động này giữa thành thị,
nông thôn và miền núi, tiêu chuẩn then chốt để lựa chọn các tỉnh vào nghiên
cứu là có đầy đủ 3 khu vực thành thị, nông thôn và miền núi để nghiên cứu
Trên cơ sở này, nghiên cứu đã lựa chọn 3 tỉnh đại diện cho 3 vùng miền toàn
quốc là Phú Thọ (đại diện cho miền Bắc), Quảng Bình (đại diện cho miền
Trung) và Đồng Nai (đại diện cho miền Nam).
Tại mỗi tỉnh lựa chọn ngẫu nhiên ba huyện, một huyện/quận đại diện cho khu
vực thành thị, một huyện đại diện cho khu vực miền núi và một huyện đại
diện cho khu vực nông thôn. Tại mỗi huyện lựa chọn ngẫu nhiên một xã đại
diện để nghiên cứu.
Tổng cộng đã nghiên cứu ở 9 xã, 9 huyện tại 3 tỉnh (Phú Thọ, Quảng Bình và
Đồng Nai)
Bảng 2.1: Danh sách địa điểm nghiên cứu đã lựa chọn
Tỉnh Vùng Tên huyện lựa chọn Tên trường lựa chọn
Thành thị Việt Trì Tiểu học Thanh Miếu
THCS Gia Cẩm
THCS Công nghiệp Việt Trì
Đồng bằng Tam Nông Tiểu học Hương nộn
THCS Nguyễn Quang Bích
THPT Tam Nông
Phú Thọ
Miền núi Thanh Sơn Tiểu học Kim Đồng
THCS Lê Quí Đôn
THPT Thanh Sơn
Thành thị Đồng Hới Tiểu học Đồng Mỹ-Đồng Hới
THCS Đồng Mỹ
THPT Đào Duy Từ
Đồng bằng Bố Trạch Tiểu học Đồng Trạch
THCS Đồng Trạch
THPT Đồng Trạch
Quảng
Bình
Miền núi Minh Hóa Tiểu học thị trấn Quy Đạt
THCS thị Trấn Quy Đạt
THPT Minh Hóa
Đồng Nai Thành thị Biên Hòa Tiểu học Trịnh Hoài Đức
THCS Trần Hưng Đạo
35
THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đồng bằng Long Thành Tiểu học Chu Văn An
THCS Nguyễn Đức Ứng
THPT Long Thành
Miền núi Định Quán Tiểu học Long Thành A
THCS Ngô Thời Nhiệm
THPT Định Quán
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:
Bảng sau đây trình bày tổng hợp số lượng mẫu nghiên cứu thực tế so với dự
kiến lúc đầu. Nhìn chung, số lượng mẫu đã thực hiện đều đúng như dự kiến
(cơ sở vật chất) và vượt mức kế hoạch (học sinh, cán bộ y tế, giáo viên,
phỏng vấn sâu).
Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng mẫu nghiên cứu thực tế so với dự kiến lúc đầu
Loại đối tượng NC PT QB ĐN Thực tế Dự kiến
Học sinh 957 811 996 2764 2700
CBYT 72 121 162 355 255
Giáo viên 29 58 90 177 135
PVS 42 59 47 148 127
Số liệu có sẵn 20 20 21 61 42
Cơ sở vật chất 9 9 9 27 27
Phần sau đây trình bày cụ thể số lượng mẫu và cách chọn mẫu cho từng loại
đối tượng đã nghiên cứu.
2.4.1. Nghiên cứu định tính:
Chọn mẫu theo chủ đích (theo các nhóm đối tượng chủ chốt có liên quan đến
y tế trường học nêu ở mục 2.3)
Số lượng đối tượng được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện, có chủ
đích. Cụ thể như sau:
1. Loại đối tượng phỏng vấn
2. Lãnh đạo trung tâm YTDP tỉnh
3. Lãnh đạo Sở giáo dục đào tạo
36
4. Lãnh đạo trung tâm YTDP huyện
5. Lãnh đạo phòng giáo dục đào tạo
6. Hiệu trưởng trường THPT lựa chọn
7. Giáo viên trường THPT lựa chọn
8. Cán bộ y tế học đường trường THPT lựa chọn
9. Trưởng trạm y tế xã
10.Hiệu trưởng trường tiểu học lựa chọn
11.Hiệu trưởng trường THCS lựa chọn
12.Giáo viên trường tiểu học lựa chọn
13.Giáo viên trường THCS lựa chọn
14.Cán bộ YTTH trường tiểu học lựa chọn
15.Cán bộ YTTH trường THCS lựa chọn
16.Đại diện hội cha mẹ học sinh
Tổng cộng có 148 cuộc phỏng vấn sâu tại 3 tỉnh điều tra theo các nhóm đối
tượng kể trên (bảng 2.2)
2.4.2. Nghiên cứu định lượng (áp dụng công thức mô tả cắt ngang)
Nghiên cứu định lượng đã được tiến hành trên 3 nhóm đối tượng sau:
A-Giáo viên:
Tất cả giáo viên chủ nhiệm, giáo dục công dân hoặc giáo dục sức khỏe của 3
khối (lớp 4, lớp 8 và lớp 11) tại các trường lựa chọn. Tổng cộng đã phỏng vấn
được 177 giáo viên ở 3 tỉnh. Trên thực tế, giáo viên giáo dục công dân và
giáo dục sức khỏe thường là giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học còn ở trường
THCS và THPT hoặc giáo viên chủ nhiệm kiêm luôn hoặc có 2-3 giáo viên
chuyên dạy môn học này.
B-Cán bộ y tế học đường:
Tất cả các cán bộ y tế học đường của trường tiểu học, trung học cơ sở và
trung học phổ thông trong huyện lựa chọn được điều tra.
Tổng cộng đã phỏng vấn được 355 cán bộ YTTH ở 3 tỉnh
C- Học sinh:
Cỡ mẫu cho nghiên cứu điều tra ở học sinh từng khối (lớp 4, lớp 8 và lớp 11)
được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu tỷ lệ trong quần thể
Đơn vị chọn mẫu là học sinh. Số học sinh mỗi tỉnh được nghiên cứu là:
pq
n= Z2
(1-α/2)
-------------------------
(εp)2
37
Trong đó:
Với độ tin cậy 95%: Z=1.96
p=0,4 (là tỷ lệ học sinh mắc bệnh cong vẹo cột sống, cần được chăm sóc sức
khỏe, ước tính từ nghiên cứu của Trần Văn Dần và cộng sự năm 2005)
q=1-p; ε=0,1
1,962
x0,4x0,6
n= ----------------------------
≅ 300 học sinh
(0,15x0,4)2
Nhằm khắc phục sự chênh lệch giữa các tỉnh điều tra, số học sinh cần được
điều tra mỗi tỉnh là 300 x 3 (hệ số chọn mẫu) = 900 (học sinh)
Cách chọn mẫu cho đối tượng học sinh:
Nghiên cứu định lượng: chọn mẫu theo nhiều bậc
Tại mỗi tỉnh, số học sinh được lựa chọn vào nghiên cứu theo các bước như
sau:
Bước 1: Tại mỗi tỉnh điều tra, chọn 3 huyện ngẫu nhiên đại diện cho các
huyện trong tỉnh (1 huyện cho khu vực thành thị, một huyện cho khu vực
nông thôn và một huyện cho khu vực miền núi). Tổng cộng có 9 huyện
trong 3 tỉnh đã điều tra
Bước 2: Tại mỗi huyện lựa chọn, chọn ngẫu nhiên một trường trung học phổ
thông trong danh sách các trường hiện có trong huyện. Đối với các trường
tiểu học và trung học cơ sở, chọn ngẫu nhiên một xã đại diện trong huyện và
lựa chọn ngẫu nhiên một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở của
xã đó. Mỗi huyện cần điều tra 3 trường và tổng cộng có 27 trường trong
3 tỉnh cần điều tra (9 trường trung học phổ thông, 9 trường trung học cơ
sở và 9 trường tiểu học)
Bước 3: Tại mỗi trường lựa chọn, chọn chủ đích các khối lớp 4 của trường
tiểu học, khối lớp 8 của trường trung học cơ sở và khối lớp 11 của trường
trung học phổ thông
Mỗi khối tại mỗi trường sẽ chọn 900/9 trường/tỉnh= 100 học sinh (với giả
thiết là số lượng học sinh mỗi khối là tương tự như nhau)
Bước 4: Tại khối học lựa chọn ngẫu nhiên đủ 100 học sinh thì dừng lại
Cụ thể đã tiến hành phỏng vấn 2773 học sinh tại 3 tỉnh nghiên cứu (bảng 2.3)
38
Bảng 2.3: Số lượng học sinh đã phỏng vấn tại 3 tỉnh nghiên cứu
Phú Thọ Quảng bình Đồng Nai Tổng cộng
Các đặc trưng
n % n % n % n %
Nam 460 48 401 48 467 47 1328 48
Giới
Nữ 509 52 408 50 528 53 1445 52
Tiểu học 323 33 225 28 330 33 878 32
Trung học cơ sở 324 34 285 37 349 35 967 35
Cấp
học
Phổ thông trung học 322 33 289 35 316 32 928 33
Thành thị 305 32 330 41 314 31 949 34
Đồng bằng 284 30 230 28 333 34 847 31
Vùng
Miền núi 380 38 249 31 348 35 977 35
Tổng cộng 969 100 809 100 994 100 2773 100
2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin
Nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật như phỏng vấn theo bộ câu hỏi bán cấu
trúc có sẵn, phỏng vấn sâu, kỹ thuật “chụp ảnh”, quan sát, dùng bảng kiểm,
photo tài liệu gốc và phiếu cung cấp thông tin
- Thu thập các văn bản pháp quy, báo cáo và số liệu sẵn có tại các Bộ:
Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tổ chức y tế thế giới WHO, Quĩ Nhi đồng
liên hiệp quốc UNICEF, các Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung
tâm Y tế dự phòng tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo, trạm y tế xã,
trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
- Phỏng vấn sâu một số cán bộ chủ chốt theo cấp (như trình bày ở mục
2.4.1) về cơ chế quản lý hiện nay, cơ chế phối hợp liên ngành, những
điểm tốt, tồn tại, lý do và đề xuất mô hình
- Phỏng vấn học sinh, cán bộ y tế học đường và giáo viên theo bộ câu
hỏi thiết kế có sẵn về việc thực hiện các hoạt động y tế trường học và
nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại trường học
- Quan sát thực địa điều kiện vệ sinh và lớp học theo bảng kiểm để
minh họa điều kiện cơ sở học tập và trường lớp
- Thu thập các số liệu có sẵn về hoạt động y tế trường học tại địa
phương theo mẫu phiếu có sẵn
- Tổ chức hội thảo theo các chuyên đề với các đối tượng có liên quan
(đặc biệt hai ngành y tế và giáo dục) nhằm cung cấp thông tin cho
việc xây dựng mô hình quản lý y tế trường học phù hợp với Việt Nam
39
2.7. Công cụ thu thập thông tin:
Các công cụ thu thập số liệu được trình bày chi tiết các mẫu ở phụ lục 1, bao
gồm:
- Phỏng vấn sâu các đối tượng theo hướng dẫn xây dựng (12 mẫu từ mẫu
2 đến mẫu 5- phụ lục 1 trong đó 2 mẫu cho cấp tỉnh, 5 mẫu cho cấp
huyện và 5 mẫu cho cấp xã theo các đối tượng trình bày ở 2.4.1).
- Phỏng vấn học sinh theo bộ câu hỏi thiết kế có sẵn (mẫu 6-phụ lục 1)
- Phỏng vấn giáo viên theo bộ câu hỏi thiết kế có sẵn (mẫu 7- phụ lục 1)
- Phỏng vấn cán bộ y tế học đường theo bộ câu hỏi thiết kế có sẵn (mẫu
8-phụ lục 1)
- Phiếu điền thông tin về hoạt động y tế trường học của các địa phương
năm 2001-2006 (mẫu 10-phụ lục 1)
- Bảng kiểm quan sát điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công
tác y tế trường học (mẫu 9-phụ lục 1)
2.8. Thời gian thu thập số liệu tại thực địa
Tỉnh Phú Thọ: Tháng 1-2 năm 2008
Tỉnh Quảng Bình: Tháng 10-11 năm 2008
Tỉnh Đồng Nai: Tháng 11-12 năm 2008
2.9. Loại trừ sai số
Để tiến hành thu thập số liệu, đặc biệt là việc hướng dẫn để các đối tượng
như học sinh, cán bộ y tế học đường và giáo viên hiểu đúng và điền đúng
câu hỏi, không bỏ sót thông tin, các điều tra viên và giám sát viên đều là cán
bộ của Bộ môn Sức khỏe Môi trường đã có kinh nghiệm điều tra và tất cả
đều được tập huấn kỹ lưỡng trước khi điều tra. Bên cạnh đó, trước khi điều
tra chính thức, bộ câu hỏi đã được thử nghiệm tại cả 3 trường tiểu học,
THCS và THPT tại thị xã Hà đông, tỉnh Hà Tây (cũ).
2.10. Tổ chức nghiên cứu:
Nghiên cứu này do trường Đại học Y Hà Nội thực hiện. Bộ môn Sức
khỏe Môi trường được giao nhiệm vụ thực hiện (gồm 12 cán bộ), từ khi thiết
kế đề cương, xây dựng bộ câu hỏi, thử nghiệm bộ câu hỏi, thu thập số liệu
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 1306183
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 1306183
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 1306183
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 1306183
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 1306183
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 1306183
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 1306183
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 1306183
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 1306183
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 1306183
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 1306183
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 1306183
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 1306183

More Related Content

What's hot

KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNKỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNSoM
 
Phân loại bệnh u máu - THAMMYBACSITHUAN.COM
Phân loại bệnh u máu - THAMMYBACSITHUAN.COMPhân loại bệnh u máu - THAMMYBACSITHUAN.COM
Phân loại bệnh u máu - THAMMYBACSITHUAN.COMBác sĩ Thuận
 
Quản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếQuản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếTS DUOC
 
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)SoM
 
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCY ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCSoM
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNGDỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNGSoM
 
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với EpidataHướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidataphongnq
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐTS DUOC
 
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)SoM
 
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)SoM
 
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCBài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCTRAN Bach
 
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹ
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹMẫu đề cương luận văn Thạc sỹ
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹGiang Coffee
 
bệnh án điện tử trong y học gia đình
bệnh án điện tử trong y học gia đìnhbệnh án điện tử trong y học gia đình
bệnh án điện tử trong y học gia đìnhThanh Liem Vo
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệunguoitinhmenyeu
 
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Cđ gt
Cđ gtCđ gt
Cđ gt
 
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNKỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
 
Phân loại bệnh u máu - THAMMYBACSITHUAN.COM
Phân loại bệnh u máu - THAMMYBACSITHUAN.COMPhân loại bệnh u máu - THAMMYBACSITHUAN.COM
Phân loại bệnh u máu - THAMMYBACSITHUAN.COM
 
Quản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếQuản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tế
 
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ, HAYBÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ, HAY
 
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
 
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCY ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
 
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNGDỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
 
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với EpidataHướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
 
De i ddnoi.thi hk1dddk2
De i ddnoi.thi hk1dddk2De i ddnoi.thi hk1dddk2
De i ddnoi.thi hk1dddk2
 
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
 
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
 
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCBài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
 
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹ
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹMẫu đề cương luận văn Thạc sỹ
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹ
 
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAYĐề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
 
bệnh án điện tử trong y học gia đình
bệnh án điện tử trong y học gia đìnhbệnh án điện tử trong y học gia đình
bệnh án điện tử trong y học gia đình
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
 
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
 

Similar to Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 1306183

đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe ...
Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe ...Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe ...
Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe ...jackjohn45
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy KhuêPhương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy KhuêPhạm Quang Hà
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGTRAN Bach
 
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...hieu anh
 
Tiềm năng khai thác và phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe
Tiềm năng khai thác và phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏeTiềm năng khai thác và phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe
Tiềm năng khai thác và phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệmđáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệmTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 1306183 (20)

đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
 
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đĐiện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
 
Luận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAY
Luận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAYLuận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAY
Luận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện học tập, sức khỏe học sinh và đánh giá hiệu quả...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện học tập, sức khỏe học sinh và đánh giá hiệu quả...Luận án: Nghiên cứu điều kiện học tập, sức khỏe học sinh và đánh giá hiệu quả...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện học tập, sức khỏe học sinh và đánh giá hiệu quả...
 
Nâng Cao Chất Lƣợng Đội Ngũ Bác Sĩ Tại Bệnh Viện Hữu Nghị.doc
Nâng Cao Chất Lƣợng Đội Ngũ Bác Sĩ Tại Bệnh Viện Hữu Nghị.docNâng Cao Chất Lƣợng Đội Ngũ Bác Sĩ Tại Bệnh Viện Hữu Nghị.doc
Nâng Cao Chất Lƣợng Đội Ngũ Bác Sĩ Tại Bệnh Viện Hữu Nghị.doc
 
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của mifepriston phối hợp với miso...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của mifepriston phối hợp với miso...Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của mifepriston phối hợp với miso...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của mifepriston phối hợp với miso...
 
Kiệu quả và an toàn của mifepriston với misoprostol để kết thúc thai nghén
Kiệu quả và an toàn của mifepriston với misoprostol để kết thúc thai nghénKiệu quả và an toàn của mifepriston với misoprostol để kết thúc thai nghén
Kiệu quả và an toàn của mifepriston với misoprostol để kết thúc thai nghén
 
Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe ...
Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe ...Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe ...
Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe ...
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy KhuêPhương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
 
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
 
Tiềm năng khai thác và phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe
Tiềm năng khai thác và phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏeTiềm năng khai thác và phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe
Tiềm năng khai thác và phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe
 
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệmđáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
 
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
 
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh việnXét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
 
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IVLuận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu nãoLuận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 1306183

  • 1. 1 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP BỘ Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 8992 Chủ nhiệm đề tài: TS. Chu Văn Thăng Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Hà Nội Mã số đề tài: 4113-QĐ/BYT Năm 2009
  • 2. 2 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP BỘ Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp Chủ nhiệm đề tài: TS. Chu Văn Thăng Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Hà Nội Cấp quản lý: Bộ Y tế Mã số đề tài: 4113-QĐ/BYT Thời gian thực hiện: từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 9 năm 2009 Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 400 triệu đồng Trong đó: kinh phí SNKH 400 triệu đồng Nguồn khác (nếu có) ………. triệu đồng Năm 2009
  • 3. 3 Báo cáo kết quả nghiệm thu đề tài cấp Bộ 1. Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp 2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Chu Văn Thăng- Bộ môn Sức khỏe Môi trường- Trường ĐHYHN 1. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Hà Nội 2. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y tế 3. Thư ký đề tài: ThS. Lê thị Thanh Xuân- Bộ môn Sức khỏe Môi trường- Trường ĐHYHN 4. Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có): 5. Danh sách những người thực hiện chính: là cán bộ của Bộ môn Sức khỏe Môi trường, Trường Đại Học Y Hà Nội, bao gồm • TS. Chu Văn Thăng • TS. Vũ Diễn • PGS. TS. Ngô Văn Toàn • ThS. Lê thị Thanh Xuân • CN. Đặng Ngọc Lan • ThS. BSCKII. Lê thị Kim Thoa • ThS. Trần Minh Hải • ThS. Trần Quỳnh Anh • CN. Hoàng thị Thu Hà • ThS. Lê thị Hoàn • ThS. Trần thị Thoa • CN. Nguyễn Thu Hương 6. Các đề tài nhánh (đề mục) của đề tài: Không 7. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 9 năm 2009
  • 4. 4 Những chữ viết tắt CSSK Chăm sóc sức khỏe CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu CSSKHS Chăm sóc sức khỏe học sinh CVCS Cong vẹo cột sống ĐB Đồng bằng ĐN Đồng Nai GDSK Giáo dục sức khỏe HS Học sinh KSK Khám sức khỏe MN Miền núi NCSK Nâng cao sức khỏe PC Phòng chống PT Phú Thọ PVS Phỏng vấn sâu QB Quảng Bình SK Sức khỏe SL Số liệu TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TT Thành thị TTB Trang thiết bị VS Vệ sinh VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm VSMT Vệ sinh môi trường WHO Tổ chức y tế thế giới YTDP Y tế dự phòng YTTH Y tế trường học
  • 5. 5 Mục lục Những chữ viết tắt .................................................................................................................4  Mục lục ..................................................................................................................................5  Danh mục bảng......................................................................................................................7  Danh mục hình.......................................................................................................................8  Đặt vấn đề ..............................................................................................................................9  CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................12  1.1. Tổng quan về y tế trường học...................................................................................12  1.1.1. Khái niệm về y tế trường học ............................................................................12  1.1.2. Các cơ sở xây dựng trường học nâng cao sức khỏe ở Việt Nam [8,9,71] .........15  1.1.3. Các văn bản pháp lý về y tế trường học tại Việt Nam.......................................16  1.2 Lịch sử phát triển y tế trường học .............................................................................19  1.3. Các nghiên cứu trên thế giới về y tế trường học.......................................................21  1.3.1. Các nghiên cứu về thực trạng y tế trường học...................................................21  1.3.2. Các nghiên cứu về mô hình YTTH....................................................................22  1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam về y tế trường học......................................................27  CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................33  2.1. Cách tiếp cận:...........................................................................................................33  2.2. Thiết kế nghiên cứu: .................................................................................................33  2.3. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu............................................................................33  2.3.1. Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................................33  2.3.2. Địa điểm nghiên cứu..........................................................................................34  2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:...................................................................................35  2.4.1. Nghiên cứu định tính: ........................................................................................35  2.4.2. Nghiên cứu định lượng (áp dụng công thức mô tả cắt ngang)...........................36  2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin .......................................................................................38  2.7. Công cụ thu thập thông tin:.......................................................................................39  2.8. Thời gian thu thập số liệu tại thực địa ......................................................................39  2.9. Loại trừ sai số ...........................................................................................................39  2.10. Tổ chức nghiên cứu: ...............................................................................................39  2.11. Xử lý và phân tích số liệu .......................................................................................40  2.12. Đạo đức nghiên cứu................................................................................................40  CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................41  3.1. Thực trạng hoạt động YTTH.....................................................................................41  3.1.1. Điều kiện pháp lý...............................................................................................41  3.1.2. Điều kiện thực hiện YTTH:...............................................................................44  3.1.3. Nhân lực thực hiện:............................................................................................46  3.1.4. Các chương trình y tế trường học đã thực hiện .....................................................52  3.1.5. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học sinh..........................................................54  3.2. Cơ chế phối hợp liên ngành trong việc triển khai các hoạt động y tế trường học trong các trường phổ thông hiện nay ..............................................................................60  3.2.1. Kết quả thu thập số liệu sẵn có ..........................................................................60  3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính.............................................................................62  3.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình phối hợp giữa các ban ngành: ..............64  3.3. Đề xuất mô hình quản lý nâng cao sức khỏe trường học .........................................66  3.3.1. Kết quả phỏng vấn cán bộ YTTH:.....................................................................66 
  • 6. 6 3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính:............................................................................67  3.3.3. Đề xuất mô hình quản lý công tác YTTH..........................................................68  CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN ................................................................................................71  4.1. Hoạt động y tế trường học ........................................................................................71  4.2. Những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác y tế trường học.......80  4.2.1. Nguồn tài chính hạn hẹp:...................................................................................80  4.2.2. Nguồn nhân lực thiếu và không chuyên: ...........................................................80  4.2.3. Trang thiết bị, cơ sở vật chất: ............................................................................82  4.2.4. Cơ chế chính sách:.............................................................................................82  4.2.5. Công tác BHYT học sinh:..................................................................................83  4.3. Cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác YTTH: .................................................85  4.5. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu ......................................................................89  KẾT LUẬN..........................................................................................................................90  1. Thực trạng về tổ chức quản lý và hoạt động y tế trường học trong các trường phổ thông hiện nay..................................................................................................................90  1.1. Điều kiện pháp lý:.................................................................................................90  1.2. Điều kiện thực hiện:..............................................................................................90  1.3. Người thực hiện:...................................................................................................90  1.4. Các hoạt động đã thực hiện: .................................................................................90  2. Cơ chế phối hợp liên ngành trong việc triển khai các hoạt động y tế trường học hiện nay....................................................................................................................................91  3. Mô hình quản lý công tác y tế trường học phù hợp ở Việt nam:.................................91  KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................................92  Tài liệu tham khảo ...............................................................................................................93     
  • 7. 7 Danh mục bảng Bảng 1.1: Các chương trình y tế trường học ở Việt Nam (Nguồn thông tin: Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế) .................................................................................................................28  Bảng 2.1: Danh sách địa điểm nghiên cứu đã lựa chọn.......................................................34  Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng mẫu nghiên cứu thực tế so với dự kiến lúc đầu ...................35  Bảng 2.3: Số lượng học sinh đã phỏng vấn tại 3 tỉnh nghiên cứu .......................................38  Bảng 3.1: Một số văn bản chính về y tế trường học............................................................41  Bảng 3.2: Điều kiện thực hiện hoạt động YTTH tại 27 trường phổ thông nghiên cứu tại 3 tỉnh .......................................................................................................................................44  Bảng 3.3: Kinh phí cho công tác YTTH tại 3 tỉnh nghiên cứu............................................46  Bảng 3.4: Nhân lực thực hiện công tác YTTH qua thu thập số liệu có sẵn.........................46  Bảng 3.5: Kiến thức của cán bộ YTTH về 5 nội dung YTTH của Bộ Y tế.........................49  Bảng 3.6: Kiến thức của cán bộ YTTH về 8 nhiệm vụ YTTH của Bộ Y tế........................50  Bảng 3.7: Số huyện thực hiện các chương trình YTTH trong giai đoạn 2001-2006...........52  Bảng 3.8: Phân bố nơi khám chữa bệnh đầu tiên của học sinh sử dụng dịch vụ y tế cho lần ốm gần nhất trong 2 tuần qua theo vùng..............................................................................57  Bảng 3.9: Ban chỉ đạo về YTTH theo các cấp.....................................................................60  Bảng 3.10: Các ban ngành đoàn thể tham gia vào công tác YTTH theo các cấp (tỉnh, huyện, xã).............................................................................................................................60  Bảng 3.11: Sự sẵn có hướng dẫn bằng văn bản về cơ chế phối hợp....................................61  Bảng 3.12: Sự sẵn có của văn bản hướng dẫn thực hiện công tác YTTH tại các đơn vị nghiên cứu............................................................................................................................61  Bảng 3.13: Tổng hợp ý kiến của các đối tượng phỏng vấn sâu về các đơn vị thực sự tham gia vào công tác YTTH năm học 2007 – 2008....................................................................62  Bảng 3.14. Văn bản hướng dẫn cơ chế phối hợp hoạt động YTTH cấp huyện năm học 2007 – 2008 .................................................................................................................................63  Bảng 3.15:Đề xuất của cán bộ YTTH về các hoạt động YTTH..........................................66  Bảng 3.16: Đề xuất mô hình quản lý công tác YTTH .........................................................69  Bảng 4.1: So sánh giữa 4 nội dung của trường học nâng cao sức khỏe và thực tế triển khai .............................................................................................................................................72 
  • 8. 8 Danh mục hình Hình 3.1: Phân bố loại cán bộ YTTH nghiên cứu ..........................................47 Hình 3.2: Phân bố trình độ cán bộ y tế trường học.........................................48 Hình 3.3: Tỷ lệ % cán bộ YTTH và giáo viên được tập huấn về YTTH trong 5 năm qua ...........................................................................................................51 Hình 3.4: Tỷ lệ % các hoạt động YTTH mà cán bộ YTTH thực hiện............53 Hình 3.5: Khả năng thực hiện các hoạt động YTTH của cán bộ YTTH ........54 Hình 3.6: Kiến thức của học sinh về khái niệm và nguyên nhân gây cận thị.55 Hình 3.7: Tỷ lệ % học sinh thực hành cách phòng chống cận thị ..................56 Hình 3.8: Tỷ lệ % học sinh thực hành hoạt động YTTH................................56 Hình 3.9: Tình hình ốm đau của học sinh trong 2 tuần qua............................57 Hình 3.10: Tình hình ốm đau của học sinh trong 2 tuần qua..........................58
  • 9. 9 Đặt vấn đề Học sinh phổ thông chiếm gần 1/3 dân số, thuộc lứa tuổi trẻ, là tương lai của đất nước. Vì thế sức khỏe của học sinh hôm nay có ý nghĩa là sức khỏe của dân tộc mai sau. Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02 năm 2005 của Bộ Chính trị về việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ rõ “cần củng cố, phát triển cơ sở y tế trong các trường học trong cả nước, bố trí đầy đủ và nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế trong các trường học, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường học tập, đồng thời bảo đảm cơ bản nguồn lực cho các hoạt động y tế các trường học”. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ này, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 qui định vai trò cụ thể của từng Bộ, Ban ngành trong công tác YTTH [17]. Cho tới nay, đã có rất nhiều văn bản, chỉ thị, quyết định do Thủ tướng Chính phủ, hai Bộ Y tế và Bộ Giáo dục đào tạo ban hành nhằm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhằm tăng cường công tác y tế tại các trường học [3,5-9, 31, 71,78,79]. Mặc dù có nhiều quan tâm và nỗ lực của Đảng và Nhà nước, của toàn xã hội, cho đến nay y tế trường học còn nhiều vấn đề cần được quan tâm [71], [79]. Theo báo cáo tổng hợp tình hình y tế trường học năm 2002 của Bộ Y tế, chỉ có 44/61 tỉnh thành phố có báo cáo về y tế trường học, trong đó 40/61 tỉnh thành có ban chỉ đạo cấp tỉnh theo hướng dẫn của liên Bộ Y Tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, 30/61 tỉnh có văn bản liên ngành y tế – giáo dục hướng dẫn các cấp thực hiện [79]. Chưa có tỉnh nào có đủ ban chỉ đạo y tế trường học cấp huyện. Các hoạt động y tế trường học triển khai chưa nhiều, nơi có triển khai cũng chỉ có một số nội dung như tạo phong trào xanh sạch đẹp, cung cấp nước uống cho học sinh, các công trình vệ sinh có tiến bộ nhưng cũng chỉ đạt khoảng 50% yêu cầu, công tác khám sức khoẻ định kỳ, quản lý hồ sơ sức khoẻ hầu hết chưa thực hiện theo quy định. Toàn quốc chưa có số liệu chính thức về các bệnh trường học như cận thị và cong vẹo cột sống ở học sinh [11, 71,78] Có nhiều khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện hoạt động YTTH chưa được giải quyết như vấn đề đội ngũ cán bộ y tế trường học, kinh phí cho hoạt động y tế trường học, trách nhiệm của mỗi ngành (Y tế và Giáo dục) chưa được xác định rõ ràng, vấn đề bảo hiểm y tế học sinh chưa được cha mẹ học sinh và các nhà trường quan tâm, cơ sở vật chất nhà trường nói chung và cơ sở vật chất cho y tế trường học còn rất nghèo nàn. Những vấn đề này đã và
  • 10. 10 đang là trở ngại cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả y tế trường học của từng địa phương và cả nước [7, 11, 42, 69, 71, 78, 79]. Theo tài liệu sổ tay thực hành Y tế trường học của Bộ Y tế năm 2002 [40], y tế trường học gồm 5 nội dung là vệ sinh học đường, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chống các bệnh thường gặp khác, nha học đường (chăm sóc vệ sinh răng miệng) và sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh. Tuy nhiên việc thực hiện các nội dung này ở các trường học hiện nay còn chưa đồng nhất và nhiều bất cập [71]. Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về sức khỏe trường học, vệ sinh trường học của các tác giả như Trần Văn Dần [21- 26], Nguyễn Võ Kỳ Anh [1-2] nhưng nghiên cứu về các hoạt động YTTH cụ thể, những khó khăn trong quá trình triển khai thì còn chưa được đầy đủ. Chính vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động y tế trường học tại nước ta là một nhiệm vụ cần thiết, nó giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách đẩy mạnh các hoạt động y tế trường học nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trong thời gian tới. Xuất phát từ lý do trên, Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho trường đại học Y Hà Nội thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ mang tên “Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt Nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp” được thực hiện trong hai năm 2007-2009 tại ba tỉnh (Phú Thọ, Quảng Bình, Đồng Nai) thuộc ba miền của đất nước. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả thực trạng về công tác tổ chức quản lý và hoạt động y tế trường học trong các trường phổ thông hiện nay. 2. Phân tích cơ chế phối hợp liên ngành trong việc triển khai các hoạt động y tế trường học hiện nay 3. Đề xuất mô hình quản lý công tác y tế trường học phù hợp ở Việt nam Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau: 1. Có những hoạt động nào về Y tế trường học đã được tiến hành? Hoạt động nào tốt, hoạt động nào chưa tốt cần phải cải thiện? Những khó khăn, thuận lợi trong khi tiến hành? 2. Trên thực tế hoạt động y tế trường học do cá nhân/tổ chức nào quản lý? Quản lý bằng cách nào? Cơ chế quản lý này đã phù hợp chưa? Nếu có phù hợp ở mức độ nào? 3. Các hoạt động y tế trường học đã hiệu quả chưa? Điểm tốt và chưa tốt của các hoạt động này?
  • 11. 11 4. Hoạt động y tế trường học đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học sinh chưa? Nếu có đáp ứng ở mức độ nào? Nếu chưa thì cần phải làm gì thêm nữa để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại trường học? 5. Đơn vị/tổ chức nào thực sự tham gia vào các hoạt động y tế trường học? Ai điều phối hoạt động y tế trường học? Bằng cách nào? Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình phối hợp giữa các đơn vị/tổ chức là gì? 6. Các hoạt động y tế trường học hiện nay như thế đã phù hợp chưa? Cần phải làm gì để đảm bảo công tác y tế trường học thật sự hiệu quả (cả về quản lý và hoạt động)? Giả thuyết nghiên cứu 1. Hệ thống y tế trường học hiện nay chưa rõ ràng về cơ chế quản lý 2. Hiệu quả của công tác y tế trường học chưa được đo lường 3. Chưa có số liệu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho học sinh tại các trường phổ thông 4. Khả năng phối hợp liên ngành trong công tác y tế trường học chưa đồng bộ, chưa rõ ràng 5. Chưa có mô hình quản lý công tác trường học ở Việt Nam có hiệu quả
  • 12. 12 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về y tế trường học 1.1.1. Khái niệm về y tế trường học Theo Tổ chức y tế thế giới Y tế trường học hay trường học nâng cao sức khỏe là “trường học trong đó cả lời nói và việc làm đều có những hoạt động hỗ trợ và cam kết thúc đẩy sức khoẻ toàn diện cho tất cả mọi thành viên trong cộng đồng nhà trường từ tình cảm, xã hội, thể chất đến các vấn đề đạo đức” [8,9, 10], [164] Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều tên gọi khác nhau về y tế trường học. Tại Việt Nam, các thuật ngữ được sử dụng là y tế trường học, y tế học đường, vệ sinh trường học, sức khỏe học đường, sức khỏe trường học và trường học nâng cao sức khỏe [2, 6, 8-14, 17, 18, 20, 49-52, 71, 75-79]. Tuy nhiên, văn bản chính thức thống nhất về tên gọi y tế trường học để dễ sử dụng còn chưa đầy đủ. Trên thế giới, thuật ngữ trường học nâng cao sức khỏe được sử dụng ở các nước châu Âu, châu Á khu vực Thái bình dương và châu Mỹ Latin. Thuật ngữ này được sử dụng có nghĩa tương tự như các thuật ngữ: chương trình Y tế trường học phối hợp (coordinated school health programs), trường học khỏe mạnh (healthy schools), nâng cao sức khỏe trường học (school health promotion), trường học nâng cao sức khỏe (health promoting schools HPS) và y tế trường học toàn diện (comprehensive school health). Khái niệm này mô tả cách tiếp cận toàn diện (comprehensive approach) có sự phối hợp liên ngành và các nhà giáo dục nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển xã hội và giáo dục thông qua trường học [85, 95, 98-100, 102, 105, 110-120, 123, 125, 126, 128, 132, 139, 142, 146, 156, 163]. 1.1.1.1. Nội dung Y tế trường học (YTTH) Theo tổ chức y tế thế giới mô hình trường học nâng cao sức khỏe gồm bốn nội dung hoạt động cơ bản. Các nội dung này liên quan và hỗ trợ lẫn nhau, đó là nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe trong trường học, tổ chức các dịch vụ sức khỏe trong trường học, xây dựng cơ sở vật chất và môi trường học đường và thực hiện các chính sách nâng cao sức khỏe học đường [8-10, 156, 163]. Cụ thể các nội dung này như sau: 1. Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khoẻ trong trường học • Lồng ghép giáo dục sức khoẻ vào trong các môn học chính khoá của bậc học, cấp học, ngành học. • Triển khai hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ qua các hoạt
  • 13. 13 động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể, pano, áp phích, khẩu hiệu, tranh, ảnh… Biểu dương khen thưởng kịp thời người tốt, việc tốt. • Tổ chức các hoạt động lồng ghép truyền thông giáo dục sức khoẻ giữa nhà trường – gia đình và cộng đồng. 2. Tổ chức các dịch vụ sức khoẻ trường học • Khám và sơ cứu những trường hợp ốm đau hoặc tai nạn. • Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các trường hợp bị bệnh, lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh. Đặc biệt cần quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (trẻ bị bỏ rơi, cô đơn, có vấn đề về tâm lý, hay bị đánh đập…) để có biện pháp chăm sóc giúp đỡ. • Triển khai các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu (như chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống giun sán, phòng chống suy dinh dưỡng) • Thực hiện chương trình nha học đường và giáo dục nha khoa, mắt học đường và giáo dục phòng chống tật cận thị. • Có tủ thuốc, có thầy thuốc phục vụ thường xuyên tại phòng sức khoẻ trường học (còn gọi là phòng y tế nhà trường). • Tham gia bảo hiểm sức khoẻ học sinh. 3. Xây dựng cơ sở vật chất và môi trường học đường • Lớp học có trang thiết bị đúng quy cách. • Có sân chơi, bãi tập, dụng cụ phương tiện luyện tập thể dục thể thao đảm bảo an toàn. • Có công trình vệ sinh, nước sạch đảm bảo hợp vệ sinh. • Đảm bảo có đủ nước uống sạch. • Thu gom, xử lý rác và nước thải hàng ngày. • Trồng cây ở sân, vườn trường. • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các trường học nội trú, bán trú. 4. Thực hiện các chính sách nâng cao sức khoẻ học đường • Không hút thuốc lá, uống rượu bia, lạm dụng ma tuý và chất kích thích. • Không quan hệ tình dục sớm, lạm dụng tình dục.
  • 14. 14 • Không có hành vi bạo lực: đe doạ, đánh đập, ức hiếp học sinh. • Không để xẩy ra các tai nạn thương tích đáng tiếc. • Tiến hành xã hội hoá các hoạt động nâng cao sức khỏe trường học 1.1.1.2. Nhiệm vụ của cán bộ y tế trường học [5] ƒ Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác y tế hàng năm. ƒ Theo dõi và khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh ƒ Sơ cấp cứu và xử lý các trường hợp tai nạn thương tích và bệnh tật khi xảy ra ở trường học ƒ Tổ chức các biện pháp giữ gìn vệ sinh, góp phần bảo vệ môi trường trường học xanh-sạch-đẹp ƒ Kiểm tra vệ sinh an toàn các cơ sở học tập, phương tiện đồ dùng dạy học, nhà ăn, ký túc xá, các công trình vệ sinh, nước sạch ƒ Triển khai các chương trình dự án về giáo dục chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh môi trường ở trong nhà trường ƒ Quản lý sổ y bạ và các tài sản của phòng, trạm y tế ƒ Tham gia đánh giá tình trạng sức khoẻ của học sinh, sinh viên Trong nghiên cứu này sẽ bám sát 4 nội dung và 8 nhiệm vụ trên để mô tả thực trạng YTTH tại các tỉnh nghiên cứu 1.1.1.3. Quyền lợi của cán bộ y tế trường học [5] • Được hưởng chế độ đãi ngộ theo chính sách hiện hành quy định cho cán bộ y tế cơ sở hoặc hưởng chế độ hợp đồng thỏa thuận giữa nhà trường với bản thân • Được tham dự các lớp huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao trình độ nghiệp vụ • Được tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến để cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
  • 15. 15 • Được tham gia các buổi sinh hoạt và các hoạt động khác như cán bộ, giáo viên nhà trường • Được mời giảng môn sức khỏe, tham gia tuyên truyền phòng dịch bệnh cho học sinh, sinh viên và cán bộ giáo viên toàn trường về các chủ đề chăm sóc, bảo vệ sức khỏe • Được xét khen thưởng theo qui định hiện hành của ngành Giáo dục và Đào tạo và ngành Y tế 1.1.2. Các cơ sở xây dựng trường học nâng cao sức khỏe ở Việt Nam [8,9,71] Tại Việt Nam có rất nhiều lý do để trường học cần phấn đấu trở thành trường học nâng cao sức khỏe, đó là: • Sức khoẻ của thế hệ trẻ là một nhân tố quyết định hết sức quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng học tập, sáng tạo và phát triển năng khiếu của các em khi đang học ở trường cũng như tương lai sau này. • Học sinh là cầu nối hữu hiệu nhất giữa gia đình – nhà trường và cộng đồng, nên nếu các em được chăm sóc, giáo dục sức khoẻ tốt sẽ ảnh hưởng tích cực tới mọi người trong toàn xã hội. • Việt Nam có số lượng học sinh đến trường cao. Trường học là nơi hầu hết học sinh có thể tiếp cận với công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ. • Các điều kiện vệ sinh của phương tiện học tập, môi trường học đường có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sức khoẻ của học sinh. • Đầu tư cho chương trình y tế học đường sẽ là đầu tư có hiệu quả nhất để nâng cao sức khoẻ học sinh và giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng. Chỉ thị 23/2006/CT-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá về công tác y tế trong các trường học hiện nay như sau [17]: Mạng lưới y tế trường học từng bước được củng cố, các Trung tâm y tế dự phòng Tỉnh đã có cán bộ theo dõi công tác y tế trong các trường học. Một số chương trình phòng chống bệnh tật đã và đang được đưa vào một số trường học như: phòng chống HIV/AIDS, phòng chống Sốt xuất huyết, phòng chống Sốt rét, phòng chống giun sán, phòng chống Suy dinh dưỡng, phòng chống tai nạn thương tích, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc răng miệng... nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, công tác y tế trong các trường học vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Mạng lưới cán bộ y tế trong các trường học thiếu về số lượng, chưa đảm bảo chất lượng, hiện trên 80% số trường học trong cả nước
  • 16. 16 chưa có cán bộ y tế chuyên trách; điều kiện giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, sinh viên chưa đảm bảo do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan trong công tác chăm sóc sức khoẻ học sinh, sinh viên chưa chặt chẽ. Các khó khăn tồn tại nêu trên đã dẫn đến sự gia tăng một số bệnh tật ở lứa tuổi học đường như cận thị, cong vẹo cột sống, các bệnh về răng miệng, nhiễm giun sán, đặc biệt có những bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của học sinh, sinh viên. 1.1.3. Các văn bản pháp lý về y tế trường học tại Việt Nam Cho tới nay có nhiều văn bản pháp lý về YTTH đã được xây dựng. Tuy nhiên các văn bản này chủ yếu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, một số ít các văn bản do các Bộ khác như Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính được xây dựng qua thông tư liên tịch các Bộ (tên các văn bản trình bày ở dưới). Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008, nhiều văn bản pháp quy về YTTH đã không đáp ứng được tình hình thực tế của sự phát triển kinh tế thị trường và đòi hỏi thực tế của công tác giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh. Ngoài ra còn thiếu nhiều văn bản về tiêu chuẩn, quy chuẩn để áp dụng cho việc khám phát hiện bệnh, tật lứa tuổi học đường, phân loại thể lực; qui chuẩn về trường lớp, bàn ghế, ánh sáng cho từng cấp học, bậc học theo các vùng miền khác nhau cũng như các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của y tế trường học [11]. Nhìn chung từ khi chỉ thị 23/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các bộ ngành khác có liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về các lĩnh vực như định biên cán bộ YTTH, tài chính cho công tác YTTH, tổ chức phòng y tế trong các cơ sở giáo dục, phòng chống bệnh dịch, vệ sinh môi trường, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm…. Các văn bản trên đã thay thế những văn bản không đáp ứng được yêu cầu thực tế về công tác này tại các trường học [11]. Các văn bản chính về YTTH đã được xây dựng cho đến nay bao gồm: 1. Thông tư liên bộ Y Tế, Giáo Dục số 32/ TTLB ngày 27/ 2/ 1964 hướng dẫn công tác vệ sinh trường học. 2. Chỉ thị 46/TTG ngày 2/ 6/ 1969 giao trách nhiệm cho các ngành các cấp phối hợp thực hiện giữ gìn và nâng cao sức khỏe học sinh 3. Thông tư liên bộ 09/LB/YT-GD ngày 7/6/1973 hướng dẫn y tế trường học, trong đó có phân cấp việc khám chữa bệnh và quản lí sức khỏe học sinh từ tuyến y tế xã đến bệnh viện tỉnh, thành phố. 4. Thông tư liên bộ số 13/ LB-GD-YT ngày 9/ 6/ 1982 về việc đẩy mạnh công tác vệ sinh trường học.
  • 17. 17 5. Thông tư số 23/TTLB-BYT-BGD&ĐT ngày 21/10/1987 liên Bộ Y tế- Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác nha học đường 6. Chỉ thị số 10/GD-DT ngày 30/6/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường phòng, chống AIDS và các tệ nạn xã hội trong trường học 7. Chỉ thị số 08/GD-DT ngày 12/5/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác vệ sinh trong trường học 8. Năm 1998 có thông tư liên bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế số 40/ 1998/ TTLT- BGDĐT- BYT ngày 14/ 7/ 1998 có hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế học sinh thay cho thông tư số 14/ TTLB ngày 19/ 9/1994 của liên bộ GDĐT – YT. 9. Thông tư số 03/TTLB-BYT-BGD&DT ngày 1/3/2000 liên Bộ Y tế- Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác y tế trường học 10.Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18-4-2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Qui định về vệ sinh trường học. Nội dung của bản quy định này bao gồm vệ sinh môi trường học tập, vệ sinh các phương tiện học tập cuả trường học, vệ sinh các nhà ở, nhà ăn các trường có học sinh nội trú, bán trú; quy định về kiểm tra, thanh tra xử lí những trường hợp vi phạm. 11.Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học ban hành theo quyết định số 14/ 2001/ QĐ- GDĐT ngày 3/ 5/ 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở các văn bản pháp quy hướng dẫn về y tế trường học được ban hành trong những năm đầu thế kỉ 21 này, hai ngành Y tế – Giáo dục và Đào tạo từ trung ương đến địa phương đã dẫn đến khôi phục và phát triển mạng lưới y tế trường học, triển khai các hình thức nâng cao sức khỏe học sinh. 12.Chỉ thị số 36/GD-DT ngày 10/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phòng, chống hút thuốc lá 13.Chỉ thị số 53/2003/CT-BGD&ĐT ngày 13/31/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục và đào tạo 14.Chỉ thị số 54/2003/CT-BGD&ĐT ngày 24/31/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục 15.Quyết định số 6728/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/31/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch khẩn cấp của
  • 18. 18 ngành Giáo dục về phòng chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm A (H5N1) ở người 16.Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02 năm 2005 của Bộ Chính trị về việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ rõ “cần củng cố, phát triển cơ sở y tế trong các trường học trong cả nước, bố trí đầy đủ và nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế trong các trường học, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường học tập, đồng thời bảo đảm cơ bản nguồn lực cho các hoạt động y tế các trường học” 17.Quyết định 243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02 năm 2005 của Bộ Chính trị 18.Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định trách nhiệm của Bộ giáo dục và Đào tạo tại Điều 29, khoản 6 “Hướng dẫn xây dựng tổ chức phòng y tế tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tập trung nhiều học sinh, đảm bảo cán bộ y tế thường trực có đủ trình độ chuyên môn, làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho học sinh tại trường và quản lý sức khỏe học sinh” 19.Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học 20.Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn 21.Thông tư liên bộ số 35/2006/TTLB-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập 22.Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21-11-2007 hướng dẫn khám sức khỏe 23.Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông 24.Thông tư số 14/2007/TT-BTC ngày 8/3/2007 hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện công tác y tế trong các trường học 25.Chỉ thị số 56/2007/CT--BGDĐT ngày 02/10/2007 về tăng cường công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục
  • 19. 19 26.Thông tư liên tịch số 93/2007/TTLT/BNN-BYT-BGDĐT ngày 22/11/2007 hướng dẫn phối hợp giữa ba ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010 27.Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường phổ thông 28.Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo ban hành quy định về công tác giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh sinh viên 29.Quyết định số 17/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/12/2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông 30.Quyết định số 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/12/2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông 31.Thông tư số 13/2008/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe 32.Thông tư liên tịch của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo số 08/2008/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 8/7/2008 hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục 33.Quyết định số 1220/2008/YT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong Trạm Y tế của các đại học, học viện, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề 34.Quyết định số 1221/2008/YT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong các phòng Y tế của các trường tiểu học, THCS, THPT, THPT có nhiều cấp học 1.2 Lịch sử phát triển y tế trường học Trường học từ lâu đã được coi là một môi trường quan trọng để nâng cao sức khỏe và phát triển xã hội cho học sinh. Tại nhiều quốc gia, các trường học công đầu tiên thường do các nhà thờ, các tổ chức từ thiện sáng lập nhằm xã hội hóa công tác chăm sóc trẻ em (khi bố mẹ các em phải đi làm việc ở các thành phố lớn). Về sau, giáo dục sức khỏe được giới thiệu trong các
  • 20. 20 trường học, lúc đầu do các cán bộ y tế nhằm phòng ngừa bệnh tật. Khi đó, trường học được coi là nơi để chuyển tải các thông điệp về sức khỏe và thực hiện các chương trình y tế dự phòng cho học sinh [139]. Sau đó, cách tiếp cận nâng cao sức khỏe trường học thay đổi theo các bối cảnh giáo dục. Trường học tích cực (Active schools), trường học không có thuốc (drug-free schools) và trường học an toàn (safe schools) là ba ví dụ về các cách tiếp cận thay đổi để giải quyết các vấn đề về sức khỏe và xã hội. Một cách tiếp cận khác, kết hợp giữa dạy và học với cung cấp các dịch vụ y tế dự phòng nhằm duy trì môi trường xã hội và thể chất lành mạnh trong trường học được phát triển tại châu Âu và Bắc Mỹ từ thế kỷ 80 và 90 (Allensworth & Kolbe, 1987; Young & Williams, 1989). Cách tiếp cận đa dạng này (multi-faceted approach) dẫn tới các khái niệm và nguyên lý về nâng cao sức khỏe trong tuyên ngôn Ottawa (Tổ chức Y tế thế giới năm 1984 và 1986). Khái niệm về nâng cao sức khỏe dựa vào trường học được phát triển khác nhau tại các châu lục trên thế giới. Tại Châu Âu, y tế trường học được gọi là trường học nâng cao sức khỏe (Young & Williams, 1989). Với sự hỗ trợ của Ủy ban và Hội đồng Châu Âu, Mạng lưới châu Âu về trường học nâng cao sức khỏe (viết tắt là ENHPS) được thành lập và hiện nay thực hiện ở trên 43 quốc gia tại châu lục này. Tại Bắc Mỹ, khái niệm Giáo dục Sức khỏe trường học toàn diện (Comprehensive School Health Education) được sử dụng rộng rãi từ những năm 1980 khi áp dụng cách tiếp cận dựa vào khung chương trình (curriculum-focused approach). Sau đó, khái niệm này được mở rộng vào những năm 1990 với cách tiếp cận toàn diện hơn (giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe bởi nhiều tổ chức, đơn vị ở nhiều cấp độ khác nhau) qua thực hiện chương trình Y tế trường học phối hợp (coordinated school health programs) [Kolbe 1993, TCYTTG 1991]. Khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới phát triển “Hướng dẫn trường học nâng cao sức khỏe” cho 32 đơn vị thành viên từ năm 1995 [TCYTTG 1996]. Các mô hình tương tự cũng được phát triển như trường học nâng cao sức khỏe (Health Promoting Schools HPS), Sức khỏe trường học phối hợp (Coordinated School Health CSH) tại châu Mỹ Latin, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông, Châu Á và châu Phi. Tuy nhiên, cho tới nay, y tế trường học hay nâng cao sức khỏe trường học là gì vẫn chưa được hiểu rõ ràng và điều này có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả và tính bền vững của các mô hình y tế trường học. Năm 1997, nhóm chuyên gia TCYTTG đã tổng kết một số điều hiểu chưa rõ về khái niệm này. Đó là: YTTH là một kết quả (một trường học khỏe mạnh), một cách tiếp cận toàn
  • 21. 21 diện (nhấn mạnh vào sự tham gia của các đơn vị khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề sức khỏe khác nhau ở các cấp độ), mang lại nhiều giá trị (dựa trên cách nhìn nhận toàn diện về sức khỏe), một chương trình dự phòng các vấn đề cụ thể (các can thiệp phối hợp nhằm phòng ngừa một vấn đề cụ thể) hoặc sự phối hợp các chương trình và dịch vụ (nhằm giải quyết các vấn đề sức khỏe hay nâng cao sức khỏe nói chung?)? Rõ ràng, các hiểu biết về các lĩnh vực này đã dẫn đến việc đo lường sự thành công và chiến lược về YTTH khác nhau [161, 162, 164]. Gần đây, có nhiều bằng chứng về tính hiệu quả và bền vững của các chính sách và chương trình về nâng cao sức khỏe và giáo dục, và các hiểu biết về trường học cũng được chú ý hơn. Các hiểu biết này đặt ra các nhu cầu xây dựng năng lực hệ thống, các tổ chức, các nhà chuyên môn để thực hiện các chương trình y tế trường học. Hơn nữa, hoạt động chính của trường học là dạy học, chứ không phải là y tế, vì vậy chúng ta không thể coi trường học đơn thuần là nơi tiếp nhận các thông điệp và tài liệu về sức khỏe [139, 140]. Các nghiên cứu và chính sách về YTTH hiện nay tập trung nhiều vào mô hình cải tiến, thay đổi hệ thống và các yếu tố thực tiễn như các đặc trưng cá nhân, gia đình và xã hội có ảnh hưởng tới môi trường trường học (hoặc nâng cao hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe). Chính vì vậy, các chương trình và chính sách hiện nay thường lặp đi lặp lại (iterative) hơn là theo chỉ thị, hướng dẫn (directive) và nghiên cứu hay đánh giá mô hình YTTH hiện nay thường bao gồm nhiều mặt (multi-layered) hơn là chỉ tập trung vào những can thiệp đang kiểm soát (controlled) và thường không bền vững (non- sustainable) [139]. 1.3. Các nghiên cứu trên thế giới về y tế trường học 1.3.1. Các nghiên cứu về thực trạng y tế trường học Cho tới nay đã có một số nghiên cứu thực trạng y tế trường học trên thế giới. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào mô tả thực trạng y tế trường học nhằm xây dựng mô hình y tế trường học [114, 117, 128, 142, 145, 147, 150]. Nghiên cứu của tác giả Lee A- Trung quốc năm 2007 [114] các vấn đề phát hiện ở học sinh phổ thông bao gồm các vấn đề về tinh thần, thói quen ăn uống không có lợi cho sức khỏe, ít hoạt động thể chất và các hành vi có nguy cơ dẫn tới những tai nạn thương tích có chủ đích và không có chủ đích cho học sinh và các tỷ lệ này đều cao hơn ở các học sinh THCS. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiếu các chính sách y tế ở trường học và các dịch vụ y tế không sẵn sàng tiếp cận cho học sinh và giáo viên, và thiếu các nhân viên được đào tạo về nâng cao sức khỏe [Lee A, 2007]. Tác giả cũng
  • 22. 22 nhấn mạnh sự thành công của mô hình YTTH phù thuộc rất nhiều vào hiểu biết của giáo viên về mô hình này [114]. Năm 2001, Tổ chức PAHO tiến hành một nghiên cứu trên 19 nước Mỹ Latin đánh giá thực trạng và xu hướng mô hình trường học nâng cao sức khỏe trong khu vực nhằm xây dựng các chương trình hoạt động giáo dục và nâng cao sức khỏe ở các cấp độ khác nhau (cấp vùng, cụm và quốc gia). Kết quả nghiên cứu này đã cung cấp các thông tin về lập kế hoạch quốc gia và xây dựng chính sách, cơ chế điều phối liên ngành để hỗ trợ nâng cao sức khỏe tại trường học, cách thành lập và sự tham gia của các mạng lưới quốc gia và quốc tế về YTTH và mức độ chia sẻ thông tin chiến lược này [100]. Để mô hình y tế trường học thành công thì nhất thiết phải có sự tham gia của toàn xã hội, nhằm huy động các nguồn lực và vật lực cần thiết để thực hiện nâng cao sức khỏe trong các trường học [97-100, 110]. Một số nghiên cứu trên thế giới cho kết luận là công tác y tế trường học có sự khác biệt theo vùng (nông thôn và thành thị). Nghiên cứu của Noriko Yoshimura và cộng sự gần đây ở Lào [128] tại 138 trường phổ thông vùng thành thị, ngoại ô và nông thôn thông qua tiến hành phỏng vấn học sinh lớp 5, hiệu trưởng, người bán hàng rong, cộng đồng và quan sát môi trường trường học cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về y tế trường học giữa các khu vực này. Các trường ở khu vực thành thị và ngoại ô có điểm số cao hơn các trường ở nông thôn về kỹ năng sống và sức khỏe cá nhân, môi trường trường học khỏe mạnh và phòng, chống bệnh thông thường. Tuy nhiên các trường ở vùng nông thôn và ngoại ô lại có kết quả tốt hơn các trường ở thành thị về một số câu hỏi có liên quan đến quan hệ đối tác giữa trường học và cộng đồng [129] 1.3.2. Các nghiên cứu về mô hình YTTH Từ thế kỉ thứ 19 nhiều nước ở châu Âu đã có những chủ trương và phương pháp thực hiện y tế trường học. Các nhà nghiên cứu tập trung vào việc thống kê xây dựng trường sở và bắt đầu đưa ra những tiêu chuẩn vệ sinh trong lĩnh vực này. Năm 1877 giáo sư Babinski đã cho xuất bản cuốn sách giáo khoa về vệ sinh học, giáo sư nhãn khoa Breslauer, giáo sư Herman Cohn từ năm 1864 đã nghiên cứu sự tăng nhanh bệnh cận thị học đường có liên quan đến chiếu sáng [71]. Trong những năm cuối thế kỉ thứ 19 hệ thống y tế trường học đã phát triển và các bác sĩ, y tá học đường với nhiệm vụ khám sức khỏe đinh kì và khám chuyên khoa. Trọng tâm công tác y tế trường học là phòng chống bệnh dịch và tổ chức quản lí công tác tiêm chủng.
  • 23. 23 Đến thế kỉ 20 đã có sự cộng tác chặt chẽ giữa bác sĩ học đường với các cơ sở phòng lao và đã đánh dấu một bước tiến bộ theo đường lối dự phòng. Từ năm 1960 người ta đã phát hiện ra hiện tượng gia tốc phát triển cơ thể trẻ em ở lứa tuổi học đường. Những công trình nghiên cứu về sự mệt mỏi của trẻ em trong học tập đã được trình bày tại hội nghị quốc tế ở Tây Ban Nha và sự thống nhất tổ chức y tế học đường và vệ sinh học đường cũng được đề cập tới. Những công trình nghiên cứu về xây dựng trường sở, chiếu sáng và trang thiết bị đồ dùng học tập giảng dạy đặc biệt là những nghiên cứu về bàn ghế học sinh đã được chú trọng tới. Năm 1981 Vermer Kneist, viện vệ sinh xã hội Cộng Hòa Dân Chủ Đức đã công bố mô hình xây dựng y tế trường học với nhiệm vụ của thầy thuốc học đường và mối liên quan của các tổ chức xã hội [71]. Edith Ockel (1973) nghiên cứu về gánh nặng của trẻ em trong học tập và chỉ rõ những em có hiệu suất học tập thấp có sự diễn biến về huyết áp và tần số mạnh khác với trẻ em trung bình và với trẻ em có hiệu suất học tập cao trong giờ học và đã đề xuất cải thiện chế độ học tập nhằm nâng cao hiệu suất trong học tập [59]. Những nghiên cứu về sức chịu đựng về sinh lí của trẻ em trong luyện tập thể dục thể thao đã đưa ra những quy định chế độ luyên tập riêng cho những học sinh bị bệnh mãn tính như tim mạch, hô hấp...và giờ đây vệ sinh đã được đưa vào thành môn học chính khóa ở các trường phổ thông trên thế giới. Nhằm đẩy mạnh công tác y tế trường học, năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới đã xây dựng sáng kiến y tế trường học toàn cầu (Global School Health Initiatives) [157] nhằm tăng số lượng các “trường học nâng cao sức khỏe” (Health-Promoting Schools) [163]. Sáng kiến này nhằm mục đích nâng cao sức khỏe cho học sinh, cán bộ trường học, gia đình và thành viên của cộng đồng thông qua trường học. Mục tiêu của sáng kiến này là phối hợp sự nỗ lực của hai ngành y tế và giáo dục trong việc nâng cao sức khỏe cho học sinh dựa vào trường học [100, 108, 110-113, 163]. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi nước, một trường học nâng cao sức khỏe được hiểu là trường học có môi trường khỏe mạnh để sinh hoạt, học tập và làm việc [158], [163-166]. Mô hình trường học nâng cao sức khỏe và sáng kiến YTTH toàn cầu được xây dựng dựa trên cách tiếp cận toàn diện. Cơ sở để Tổ chức Y tế thế giới xây dựng ra sáng kiến này là dựa vào tuyên ngôn Ottawa [159, 160] về nâng cao sức khỏe (1986), tuyên bố Jakarta tại Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về nâng cao sức khỏe (1997) và đề xuất của nhóm chuyên gia TCYTTG về giáo dục và nâng cao sức khỏe trường học toàn diện (1995) [162, 164]. Các thành phần chính của
  • 24. 24 mô hình bao gồm: khung chương trình, danh tiếng của trường học, môi trường thể chất, các chính sách và hoạt động trường học, các dịch vụ YTTH và quan hệ giữa trường học-gia đình-xã hội. Mô hình trường học nâng cao sức khỏe đã được chấp nhận trên toàn thế giới, đã và đang được áp dụng từ những năm 1990 ở nhiều nước trên thế giới như Úc (1997), Mỹ (2005), Hồng Kông (2001), Lào (2006) và Việt Nam (2001)… [91-95, 100, 117, 139, 128]. Các nghiên cứu đánh giá về mô hình trường học nâng cao sức khỏe (health promoting school viết tắt là HPS) cho thấy mô hình này thực sự có tác động tốt tới việc nâng cao sức khỏe cho học sinh [93, 94, 110-113, 115-117, 100, 128]. Mô hình đã góp phần nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật từ đó giảm gánh nặng bệnh tật cho học sinh, đặc biệt là những bệnh lây nhiễm [110,117], tăng cường kết quả học tập [110] và quan hệ giữa trường học-xã hội/cộng đồng và nhà trường-gia đình tốt hơn [94]. Nhìn chung, y tế trường học góp phần nâng cao hiệu quả về cả sức khỏe và kết quả học tập của học sinh. Nghiên cứu của tác giả Lee A- Trung quốc 2009 [110] cho thấy cách tiếp cận mô hình nâng cao sức khỏe trường học thực sự có hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe, từ các hoạt động thể chất đến thói quen ăn uống và sức khỏe tinh thần. Bên cạnh đó, các trường học tham gia mô hình này đã có những thay đổi đáng kể về văn hóa, tổ chức có lợi cho việc nâng cao sức khỏe. Các trường học tham gia mô hình YTTH đều báo cáo là có các chính sách YTTH tốt hơn, có sự tham gia của cộng đồng nhiều hơn và có môi trường vệ sinh tốt hơn các trường học không tham gia mô hình này. Hơn nữa, học sinh của các trường có mô hình YTTH có các hành vi sức khỏe tốt hơn học sinh các trường khác. Mô hình nâng cao sức khỏe trường học có khả năng lồng ghép với hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, giúp cho các dịch vụ y tế dành cho trẻ em thực hiện trong trường học nhiều hơn và tập trung cho các em hơn. Một mô hình mới liên kết giữa mô hình YTTH và một số thành tốt của chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể được xây dựng nhằm cung cấp các dịch vụ về nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật thân thiện với học sinh hơn [110]. Nghiên cứu cắt ngang của tác giả Lee A và cộng sự so sánh tác động của mô hình trường học nâng cao sức khỏe cho thấy học sinh ở các trường có áp dụng mô hình này có kiến thức, thái độ và thực hành tốt hơn học sinh ở các trường không áp dụng mô hình này về vệ sinh cá nhân, kiến thức về sức khỏe và vệ sinh cũng như tiếp cận thông tin y tế. Các trường học nâng cao sức khỏe có chính sách y tế trường học tốt hơn, có sự tham gia của cộng
  • 25. 25 đồng cao hơn và có môi trường trường học vệ sinh hơn các trường không áp dụng mô hình này. Nhìn chung, học sinh ở các trường học nâng cao sức khỏe có các hành vi sức khỏe tốt hơn, có kết quả học tập tốt hơn các trường khác [111, 117]. Bên cạnh đó, các mô hình YTTH khác cũng được xây dựng và phát triển gồm chương trình “y tế trường học phối hợp” tại Mỹ, mô hình phần thưởng trường học khỏe mạnh tại Phần Lan, mô hình phần thưởng trường học khỏe mạnh tại Hồng Kông năm 2001 và mạng lưới YTTH quốc tế tại Canada năm 2005. Nhìn chung, các mô hình này tập trung nhiều vào làm thế nào để thực hiện giáo dục và nâng cao sức khỏe trong trường học [105-106]. Trung tâm giáo dục và nâng cao sức khỏe của Hồng Kông, Trung quốc đã tiến hành thực hiện mô hình phần thưởng trường học khỏe mạnh vào năm 2001 (the Hong Kong Healthy Schools Award (HKHSA)). Mô hình phần thưởng trường học khỏe mạnh tại Hồng Kông (The Hong Kong Healthy Schools Award Scheme HKHSA) nhằm mục đích nâng cao năng lực cán bộ, giáo dục cha mẹ, huy động sự tham gia của toàn bộ cộng đồng, và tăng cường sự phối hợp liên ngành nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh, cha mẹ, giáo viên, và cộng đồng. Khái niệm mô hình này rất phù hợp với các tài liệu nghiên cứu về hiệu quả và phát triển xây dựng trường học [117]. Nghiên cứu của tác giả Lee A năm 2007 cho thấy các trường học áp dụng mô hình này đạt các tiêu chuẩn trường học nâng cao sức khỏe cao hơn và cách tiếp cận toàn bộ này (holistic approach) giúp cho việc giải quyết các vấn đề xã hội và y tế hơn là cách tiếp cận nâng cao sức khỏe theo chủ đề hay theo từng trường học cụ thể. Các trường học áp dụng mô hình từ trên xuống (prescriptive approach) thường ít hiệu quả [113]. Nhìn chung mô hình nâng cao sức khỏe trường học và Mô hình phần thưởng trường học khỏe mạnh (Healthy Schools Award Schemes) áp dụng tại một số nước đã có thay đổi tích cực về hành vi sức khỏe cũng như văn hóa và tổ chức của trường học [113]. Nghiên cứu của tác giả Martin C.S. Wong và cộng sự năm 2005 tại Trung Quốc trên 1408 học sinh, 891 bố mẹ và 91 cô giáo cho thấy các học sinh ở trường có tham gia mô hình YTTH có điểm số cao hơn các học sinh các trường không tham gia [123]. Không có sự khác biệt về điểm số giữa cha mẹ ở hai loại trường này. Các giáo viên ở trường có mô hình YTTH có điểm số cao hơn có ý nghĩa thống kê các giáo viên ở trường khác khi báo cáo về các chính sách y tế (p=0,023), Môi trường xã hội (p=0,049), Quan hệ Trường học-Cộng đồng (p=0,048), Xây dựng kỹ năng cá nhân (p=0,008) và Đối tác và các dịch vụ y tế (p=0,047). Các học sinh và giáo viên trường THCS có
  • 26. 26 mô hình YTTH có điểm số về tính mềm dẻo (resilience) cao hơn học sinh và giáo viên các trường khác. Nhìn chung mô hình nâng cao sức khỏe trường học hay YTTH do Tổ chức y tế Thế giới đã đem lại những thay đổi tích cực cho học sinh và giáo viên và khái niệm về mô hình có hiệu quả trong việc xây dựng tính mềm dẻo (resilience) trong các bên liên quan của trường học [123] Mô hình trường học khỏe mạnh (The School Well-being Model) được xây dựng dựa trên lý thuyết xã hội hạnh phúc của Allardt. Nghiên cứu của tác giả Konu A năm 2002 đánh giá mô hình này cho thấy sự khỏe mạnh được gắn kết giữa giảng dạy và giáo dục, giữa học tập và thành tích đạt được. Các chỉ số đo lường sự khỏe mạnh (well-being) được chia làm 4 nhóm: điều kiện trường học (cần có), mối quan hệ xã hội (yêu thương), các công cụ tự đánh giá việc thực hiện (triển khai) và tình trạng sức khỏe [106]. Mô hình này chú ý tới ảnh hưởng của gia đình học sinh tới cộng đồng xung quanh. So với các mô hình khác, mô hình này có sự khác biệt về sử dụng khái niệm khỏe mạnh (well-being concept), khái niệm về sức khỏe (sự xuất hiện các triệu chứng, bệnh tật ở học sinh) và công cụ tự đánh giá việc thực hiên (self-fulfilment) (khả năng mà mỗi học sinh có thể học tập theo nguồn lực và năng lực của các em). Nghiên cứu của chính tác giả năm 2006 trên 1346 học sinh và 69 lớp học từ lớp 7 đến lớp 9 tại Phần Lan cho thấy các điều kiện trường học đã có nhiều thay đổi tiến bộ như hệ thống thông khí, công trình vệ sinh và nhiệt độ. Về mối quan hệ xã hội, mối quan tâm của giáo viên là học sinh đang học như thế nào và cách đối xử của giáo viên với học sinh cần được chú trọng hơn nữa. Về năng lực thực hiện, sự tham gia của học sinh trong các hoạt động phát triển trường học là yếu tố quan trọng cần thay đổi. Các triệu chứng mà học sinh hay mắc phải là đau đầu và mệt mỏi. Mô hình trường học khỏe mạnh có hiệu quả thực sự khi có sự thay đổi về tình trạng khỏe mạnh giữa các lớp học và dựa trên các kết quả thu được, các cán bộ trường học địa phương đã có thể xây dựng phát triển trường của họ tốt hơn nữa [105] Một số quốc gia trên thế giới đã xây dựng tiêu chuẩn trường học khỏe mạnh toàn quốc (National Healthy School Standard) như Anh [155]. Một nghiên cứu đánh giá mô hình này ở Anh năm 2005 cho thấy mặc dù có rất nhiều hoạt động YTTH được các nhà chuyên môn về y tế, giáo dục thực hiện nhưng vẫn có rất nhiều ca thán về vấn đề này. Nhận thức về giá trị các công việc y tế phụ thuộc rất nhiều vào các đặc trưng của trường học (tiểu học hay THCS, chất lượng các mối quan hệ xã hội, chất lượng giảng dạy, sự tham gia của học sinh và cha mẹ trong các hoạt động của trường học [155] Mạng lưới YTTH quốc tế tại Canada do các nghiên cứu viên, các nhà lập chính sách và các tổ chức phi chính phủ sáng lập năm 2005 đã cung cấp, chia sẻ các thông tin về y tế trường học thông qua các trang điện tử, thông
  • 27. 27 tin điện tử… [125, 126, 139]. Sáng kiến này được thành lập dựa trên vấn đề là không có cơ chế toàn cầu về phối hợp liên ngành trong YTTH. Ví dụ như các đơn vị giáo dục với các cơ sở y tế, các nghiên cứu viên với các cán bộ nhà nước…. Hiện nay trang web điện tử của mạng lưới này đã thực hiện nhằm cung cấp kịp thời những thông tin về YTTH và chia sẻ định kỳ về các hoạt động này (www.internationalschoolhealth.org) Các nghiên cứu cũng gợi ý rằng các hoạt động y tế trường học nên được lồng ghép với các hoạt động giáo dục trong nhà trường và khi đánh giá mô hình y tế trường học không chỉ dừng ở việc đo lường các kết quả về sức khỏe mà cần phải đo lường cả các kết quả về học tập của học sinh [111]. Mối quan hệ giữa trường học-cộng đồng và trường học-gia đình cũng được tăng cường nhờ thực hiện mô hình y tế trường học [93]. Hưởng ứng mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới, nhiều nước trong khu vực đã đẩy mạnh công tác y tế trường học, đặc biệt có mô hình FRESH của Inđônêxia. Tuy nhiên ở một số nước trong khu vực, làm thế nào để có mô hình quản lý công tác y tế trường học vẫn đang là vấn đề quan tâm của các nhà hoạch định chính sách khi vấn đề này đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của một ngành y tế hay giáo dục mà cần có sự phối hợp đồng bộ liên ngành [163-166]. . 1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam về y tế trường học Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu’. Phát triển sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội. Bên cạnh việc cải tiến các chương trình giáo dục, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhà nước đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (trường lớp, bàn ghế…), cung cấp trang thiết bị phù hợp theo lứa tuổi cho các trường học, công tác y tế trường học cũng được quan tâm chỉ đạo. Nhìn chung, công tác y tế trường học đã và đang được các ngành các cấp, phụ huynh học sinh và nhân dân quan tâm. Đặc biệt nhiều tổ chức quan tâm đã và đang có các chương trình dự án tài trợ nhằm nâng cao sức khỏe trường học như Quĩ Nhi đồng liên hiệp quốc UNICEF, Tổ chức y tế thế giới WHO, Ngân hàng thế giới WB, tổ chức Plan tại Việt nam, Tổ chức mắt hột quốc tế ITI v.v [71]. Theo thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện đã có một số chương trình y tế triển khai trong các trường học. Tuy nhiên, chưa có chương trình nào nghiên cứu và xây dựng mô hình YTTH thống nhất triển khai trong toàn quốc (bảng 1.1)
  • 28. 28 Bảng 1.1: Các chương trình y tế trường học ở Việt Nam (Nguồn thông tin: Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế) Tên chương trình Mục tiêu Kinh phí hoạt động Cơ quan tài trợ Trường học triển khai Địa điểm triển khai Các đơn vị tham gia Tình trạng dự án Chương trình có nội dung nghiên cứu hoặc đánh giá Các sản phẩm và tài liệu đã xây dựng Thờii gian triển khai chương trình Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống cho trẻ em và trẻ chưa thành niên Nâng cao kiến thức về kỹ năng sống khỏe mạnh và phòng ngừa HIV/AIDS cho trẻ em và trẻ chưa thành niên Tăng cường hoat động của gia đình và cộng đồng trong việc hỗ trợ giáo dục sống khỏe mạnh, kỹ năng sống phòng tránh HIV/AIDS vì lợi ích của trẻ em và các gia đình 225.000 đô la Mỹ UNICEF THCS 8 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Lạng Sơn, An Giang, Kiên Giang, Lào Cai và Quảng Ninh Vụ công tác học sinh sinh viên (CTHSSV), Vụ giáo dục trung học Thí điểm Đánh giá một số vấn đề liên quan đến vị thành niên trong và ngoài trường học Xây dựng các bộ tranh: Sự tham gia của trẻ Quyền trẻ em Phòng chống xâm hại trẻ em 2001- 2005 Trường tiểu học bạn hữu Xây dựng điều kiện trường học bạn hữu trẻ em nhằm đáp ứng quyền của trẻ em được hưởng một nền giáo dục tiểu học có chất lượng UNICEF Tiểu học 15 tỉnh/thành phố Vụ GD tiểu học, Trung tâm GD dân tộc, Vụ CTHSSV Xây dựng mô hình điểm Đánh giá thực trạng công trình vệ sinh, nước sạch do UNICEF tài trợ Tranh giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường 2001- 2005
  • 29. 29 Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Thanh toán trường học không có công trình vệ sinh hợp vệ sinh và công trình nước sạch vào năm 2010 900 triệu đồng/năm Bộ Nông nghiệp và PTNT Tiểu học 8 tỉnh thành Vụ CTHSSV, chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMT nông thôn Thí điểm Thực trạng công trình vệ sinh nước sạch trong trường học 2000- 2010 Phòng chống sốt rét Hình thành hành vi phòng chống bệnh sốt rét cho học sinh ở các vùng sốt rét lưu hành 75-80 triệu đồng/năm Bộ Y tế Tiểu học Các tỉnh miền núi Vụ CTHSSV Đang triển khai Không Tài liệu hướng dẫn giáo viên về phòng chống sốt rét Từ 1991 đến nay Vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) Nâng cao nhận thức về việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 100 triệu đồng/năm Bộ Y tế Tiểu học, THCS Các Sở Giáo dục Đào tạo Vụ CTHSSV, Vụ Tiểu học, Vụ Giáo dục phổ thông Đang triển khai Từ 2000 đến nay Vệ sinh an toàn thực phẩm Thực hiện các quy định về ATTP ở bếp ăn tập thể 100 triệu đồng/năm Bộ Y tế Trường dân tộc nội trú Thanh Hóa 61 Sở Giáo dục đào tạo, các trường dân tộc nội trú Đang triển khai Có kiểm tra đánh giá Tài liệu truyền thông Bắt đầu từ 2002 Phòng chống HIV/AIDS Nâng cao hiểu biết và cách phòng chống HIV/AIDS cho học sinh 450 triệu đồng/năm Ngân sách nhà nước và UNICEF Tất cả các trường tiểu học và 64 tỉnh, thành phố Bộ giáo dục đào tạo Đang triển khai Chưa có đánh giá Các bài trong cuốn sách giáo khoa Từ 1993 đến nay
  • 30. 30 THCS Truyền thông giáo dục phòng chống HIV/AIDS Giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin để giáo dục phòng chống HIV/AIDS 57.500 đô la Mỹ Tổ chức SEAMEO và Ngân hàng phát triển châu Á ADB 10 trường THCS biên giới Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Hà Tĩnh, Long An Vụ CTHSSV, Viện nghiên cứu giáo dục Đang triển khai Có nghiên cứu, đánh giá Thiết bị tuyên truyền, tài liệu 2003- 2004 Nha học đường Cải thiện sức khỏe răng miệng 600 triệu đồng/năm Bộ Y tế 2000 trường TH, THCS 64 tỉnh thành phố Viện RHM Hà Nội, TP.HCM, Sở Y tế địa phương Đang triển khai Có nghiên cứu, đánh giá Mô hình nha học đường cho các trường 20 năm Phòng chống tác hại thuốc lá Xây dựng các trường học không có thuốc lá 198 triệu SIDA 4 trường học Hà Nội, Hải Phòng Vụ CTHSSV Thí điểm Có đánh giá Tài liệu hướng dẫn 2002- 2006 Phòng chống tác hại thuốc lá Giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc 35 triệu Rockelfeller 33 trường TH Hải phòng Sở Giáo dục và đào tạo Hải Phòng Thí điểm Có đánh giá trước và sau can thiệp Tờ rơi, tài liệu hướng dẫn 2002- 2003 Phòng chống tai nạn thương tích Giảm tỷ lệ tai nạn thương tích trong trường học 20 triệu/năm SIDA Tiểu học, THCS Ninh Bình, Hưng Yên, Lâm Đồng Sở Y tế các tỉnh Thí điểm Có đánh giá Tài liệu tập huấn, tuyên truyền 2003- 2006 Phòng chống cận thị học đường Nâng cao nhận thức về cận thị học đường và các biện pháp phòng chống 510 triệu/năm Công ty IC Việt Nam THCS, PTTH Hà Nội, TP.HCM Bộ Y tế Thí điểm Điều tra tại một số trường điểm Tờ rơi, poster, sách hướng dẫn Từ 2003
  • 31. 31 Mặc dù có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh, nhưng y tế trường học còn nhiều vấn đề cần được quan tâm [78]. Cho tới nay tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về sức khỏe học sinh đã được công bố. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu bệnh học đường ở học sinh (cong vẹo cột sống, cận thị), tai nạn thương tích ở học sinh như nghiên cứu của Trần Văn Dần [21-26], nghiên cứu về cận thị của Chu văn Thăng, Vũ Đức Thu và cộng sự [58, 67], Hoàng Văn Tiến [68,69], nghiên cứu mối liên quan giữa môi trường sống và sức khỏe của học sinh như Nguyễn Võ Kỳ Anh [1], nghiên cứu về thực trạng y tế trường học của Nguyễn Huy Nga, Lê Thu Hiền và cộng sự [41,42], nghiên cứu về thực trạng vệ sinh trường học [7, 73] và yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe học sinh [72]. Bên cạnh đó một số can thiệp cũng đã được tiến hành nghiên cứu đánh giá như mô hình thí điểm phòng chống chấn thương dựa vào cộng đồng học sinh trường THCS của Hoàng Văn Phong năm 2001 [48], mô hình phòng chống cận thị của Hoàng Văn Tiến năm 2005 [69] và sự cần thiết nghiên cứu mô hình y tế trường học của Nguyễn Huy Nga [42]. Các nghiên cứu về hoạt động YTTH cho thấy hệ thống tổ chức quản lý về YTTH chưa có cơ chế rõ ràng. Theo báo cáo tổng hợp tình hình y tế trường học năm 2002 của Bộ Y tế, chỉ có 44/61 tỉnh thành phố có báo cáo về y tế trường học, trong đó 40/61 tỉnh thành có ban chỉ đạo cấp tỉnh theo hướng dẫn của liên Bộ Y Tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 30/61 tỉnh có văn bản liên ngành y tế – giáo dục hướng dẫn các cấp thực hiện [79]. Chưa có tỉnh nào có đủ ban chỉ đạo y tế truờng học cấp huyện. Về nội dung hoạt động, các hoạt động y tế trường học triển khai còn sơ sài. Nơi có triển khai hoạt động YTTH cũng chỉ có một số nội dung như tạo phong trào xanh sạch đẹp, cung cấp nước uống cho học sinh, cung cấp các dịch vụ YTTH như khám sức khỏe định kỳ, bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh thông thường. Các công trình vệ sinh tại trường học hiện nay có nhiều tiến bộ hơn so với trước nhưng tỷ lệ các điểm trường có nhà tiêu đạt tiêu chẩn vệ sinh theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 31/3/2005 rất thấp, chỉ có 31,7% [7]. Về chất lượng chăm sóc sức khỏe cho học sinh, công tác khám sức khoẻ định kỳ, quản lý hồ sơ sức khoẻ hầu hết chưa thực hiện theo quy định. Toàn quốc chưa có số liệu chính thức về các bệnh học đường như cận thị và cong vẹo cột sống ở học sinh [71,79]… Theo báo cáo của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2008 [11], tỷ lệ khám sức khỏe định kỳ trung bình trên cả nước cho học sinh các cấp tiểu học đạt 59,3%, THCS đạt 56,4% và THPT đạt 48,1% [11]. Nhiều hình thức khám đã
  • 32. 32 được áp dụng như nhà trường hợp đồng với các cơ quan y tế tới khám sức khỏe của học sinh theo yêu cầu của nhà trường, các cơ sở y tế địa phương khám sức khỏe cho học sinh trên địa bàn được quản lý, đội khám lưu động của Trung tâm y tế học đường (tỉnh Thừa Thiên Huế) Tuy nhiên, công tác KSK định kỳ và điều kiện sơ cấp cứu cho học sinh ở nhiều nơi chưa đảm bảo. Sự tham gia của giáo viên, phụ huynh, học sinh vào công tác CSSK học sinh còn chưa được thường xuyên. Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2007 thì chỉ có 78,4% số tỉnh có tổ chức KSK định kỳ cho học sinh, sinh viên. Chỉ có 51% tỉnh có báo cáo phân loại sức khỏe học sinh, sinh viên. Nguyên nhân tỷ lệ HS chưa được KSK cao là do thiếu kinh phí, thiếu đội ngũ cán bộ y tế tại địa phương ở các vùng sâu, vùng xa và các vùng khó khăn. Nhận thức của lãnh đạo địa phương và các cán bộ quản lý giáo dục chưa tốt về công tác này….[11] Nhìn chung, hoạt động YTTH hiện còn nhiều khó khăn, tồn tại chưa được giải quyết như vấn đề đội ngũ cán bộ y tế trường học, kinh phí cho hoạt động y tế trường học, trách nhiệm của mỗi ngành (Y tế và Giáo dục và Đào tạo) chưa được xác định rõ ràng, vấn đề bảo hiểm y tế học sinh chưa được cha mẹ học sinh và các nhà trường quan tâm, cơ sở vật chất nhà trường nói chung và cơ sở vật chất của ngành y tế trường học còn rất nghèo nàn,... đã và đang là trở ngại cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả y tế trường học của từng địa phương và cả nước. Do vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống về công tác y tế trường học hiện nay hết sức cần thiết cho các cán bộ địa phương có cơ sở thực tiễn đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh.
  • 33. 33 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cách tiếp cận: Áp dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng 2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp chính là mô tả cắt ngang (phối hợp định tính và định lượng) và nghiên cứu mô tả hồi cứu * Nghiên cứu mô tả định tính: áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát, họp các bên có liên quan để tìm hiểu sâu sắc những điểm tốt, điểm tồn tại và lý do trong cơ chế quản lý công tác y tế trường học hiện nay, từ đó đề xuất mô hình quản lý y tế trường học cho phù hợp * Nghiên cứu mô tả định lượng: áp dụng phương pháp điều tra thựa địa, phỏng vấn trực tiếp học sinh, giáo viên, cán bộ y tế học đường để mô tả thực trạng các hoạt động y tế trường học, hiệu quả của các hoạt động này và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại trường học * Nghiên cứu mô tả hồi cứu: thu thập toàn bộ các văn bản pháp lý, các báo cáo, các nghiên cứu, bài báo có liên quan về y tế trường học từ năm 2000 trở lại đây để bổ sung những thông tin về thực trạng y tế trường học, yếu tố cản trở, hiệu quả của các hoạt động và kinh nghiệm triển khai hoạt động này tại Việt Nam. 2.3. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu này chỉ tập trung vào y tế trường học trong các trường phổ thông các cấp và đối tượng nghiên cứu bao gồm: * Giáo viên các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông * Cán bộ y tế phụ trách công tác y tế học đường tại cấp Trung ương, tỉnh, huyện, xã * Cán bộ y tế học đường tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông * Học sinh lớp 4, lớp 8 và lớp 11 tại các trường phổ thông điều tra * Đại diện Hội cha mẹ học sinh * Nhà quản lý và lập chính sách (ngành y tế, giáo dục cấp tỉnh, huyện, xã)
  • 34. 34 * Các báo cáo, nghiên cứu, số liệu có sẵn về y tế trường học từ năm 2000 trở lại đây * Cơ sở vật chất, điều kiện thực hiện y tế trường học tại các trường học 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu Nhằm phân tích toàn diện về thực trạng hoạt động y tế trường học hiện nay, nghiên cứu đã lựa chọn các tỉnh đại diện cho các vùng miền trong toàn quốc. Bên cạnh đó nhằm so sánh sự khác biệt giữa hoạt động này giữa thành thị, nông thôn và miền núi, tiêu chuẩn then chốt để lựa chọn các tỉnh vào nghiên cứu là có đầy đủ 3 khu vực thành thị, nông thôn và miền núi để nghiên cứu Trên cơ sở này, nghiên cứu đã lựa chọn 3 tỉnh đại diện cho 3 vùng miền toàn quốc là Phú Thọ (đại diện cho miền Bắc), Quảng Bình (đại diện cho miền Trung) và Đồng Nai (đại diện cho miền Nam). Tại mỗi tỉnh lựa chọn ngẫu nhiên ba huyện, một huyện/quận đại diện cho khu vực thành thị, một huyện đại diện cho khu vực miền núi và một huyện đại diện cho khu vực nông thôn. Tại mỗi huyện lựa chọn ngẫu nhiên một xã đại diện để nghiên cứu. Tổng cộng đã nghiên cứu ở 9 xã, 9 huyện tại 3 tỉnh (Phú Thọ, Quảng Bình và Đồng Nai) Bảng 2.1: Danh sách địa điểm nghiên cứu đã lựa chọn Tỉnh Vùng Tên huyện lựa chọn Tên trường lựa chọn Thành thị Việt Trì Tiểu học Thanh Miếu THCS Gia Cẩm THCS Công nghiệp Việt Trì Đồng bằng Tam Nông Tiểu học Hương nộn THCS Nguyễn Quang Bích THPT Tam Nông Phú Thọ Miền núi Thanh Sơn Tiểu học Kim Đồng THCS Lê Quí Đôn THPT Thanh Sơn Thành thị Đồng Hới Tiểu học Đồng Mỹ-Đồng Hới THCS Đồng Mỹ THPT Đào Duy Từ Đồng bằng Bố Trạch Tiểu học Đồng Trạch THCS Đồng Trạch THPT Đồng Trạch Quảng Bình Miền núi Minh Hóa Tiểu học thị trấn Quy Đạt THCS thị Trấn Quy Đạt THPT Minh Hóa Đồng Nai Thành thị Biên Hòa Tiểu học Trịnh Hoài Đức THCS Trần Hưng Đạo
  • 35. 35 THPT chuyên Lương Thế Vinh Đồng bằng Long Thành Tiểu học Chu Văn An THCS Nguyễn Đức Ứng THPT Long Thành Miền núi Định Quán Tiểu học Long Thành A THCS Ngô Thời Nhiệm THPT Định Quán 2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Bảng sau đây trình bày tổng hợp số lượng mẫu nghiên cứu thực tế so với dự kiến lúc đầu. Nhìn chung, số lượng mẫu đã thực hiện đều đúng như dự kiến (cơ sở vật chất) và vượt mức kế hoạch (học sinh, cán bộ y tế, giáo viên, phỏng vấn sâu). Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng mẫu nghiên cứu thực tế so với dự kiến lúc đầu Loại đối tượng NC PT QB ĐN Thực tế Dự kiến Học sinh 957 811 996 2764 2700 CBYT 72 121 162 355 255 Giáo viên 29 58 90 177 135 PVS 42 59 47 148 127 Số liệu có sẵn 20 20 21 61 42 Cơ sở vật chất 9 9 9 27 27 Phần sau đây trình bày cụ thể số lượng mẫu và cách chọn mẫu cho từng loại đối tượng đã nghiên cứu. 2.4.1. Nghiên cứu định tính: Chọn mẫu theo chủ đích (theo các nhóm đối tượng chủ chốt có liên quan đến y tế trường học nêu ở mục 2.3) Số lượng đối tượng được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện, có chủ đích. Cụ thể như sau: 1. Loại đối tượng phỏng vấn 2. Lãnh đạo trung tâm YTDP tỉnh 3. Lãnh đạo Sở giáo dục đào tạo
  • 36. 36 4. Lãnh đạo trung tâm YTDP huyện 5. Lãnh đạo phòng giáo dục đào tạo 6. Hiệu trưởng trường THPT lựa chọn 7. Giáo viên trường THPT lựa chọn 8. Cán bộ y tế học đường trường THPT lựa chọn 9. Trưởng trạm y tế xã 10.Hiệu trưởng trường tiểu học lựa chọn 11.Hiệu trưởng trường THCS lựa chọn 12.Giáo viên trường tiểu học lựa chọn 13.Giáo viên trường THCS lựa chọn 14.Cán bộ YTTH trường tiểu học lựa chọn 15.Cán bộ YTTH trường THCS lựa chọn 16.Đại diện hội cha mẹ học sinh Tổng cộng có 148 cuộc phỏng vấn sâu tại 3 tỉnh điều tra theo các nhóm đối tượng kể trên (bảng 2.2) 2.4.2. Nghiên cứu định lượng (áp dụng công thức mô tả cắt ngang) Nghiên cứu định lượng đã được tiến hành trên 3 nhóm đối tượng sau: A-Giáo viên: Tất cả giáo viên chủ nhiệm, giáo dục công dân hoặc giáo dục sức khỏe của 3 khối (lớp 4, lớp 8 và lớp 11) tại các trường lựa chọn. Tổng cộng đã phỏng vấn được 177 giáo viên ở 3 tỉnh. Trên thực tế, giáo viên giáo dục công dân và giáo dục sức khỏe thường là giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học còn ở trường THCS và THPT hoặc giáo viên chủ nhiệm kiêm luôn hoặc có 2-3 giáo viên chuyên dạy môn học này. B-Cán bộ y tế học đường: Tất cả các cán bộ y tế học đường của trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trong huyện lựa chọn được điều tra. Tổng cộng đã phỏng vấn được 355 cán bộ YTTH ở 3 tỉnh C- Học sinh: Cỡ mẫu cho nghiên cứu điều tra ở học sinh từng khối (lớp 4, lớp 8 và lớp 11) được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu tỷ lệ trong quần thể Đơn vị chọn mẫu là học sinh. Số học sinh mỗi tỉnh được nghiên cứu là: pq n= Z2 (1-α/2) ------------------------- (εp)2
  • 37. 37 Trong đó: Với độ tin cậy 95%: Z=1.96 p=0,4 (là tỷ lệ học sinh mắc bệnh cong vẹo cột sống, cần được chăm sóc sức khỏe, ước tính từ nghiên cứu của Trần Văn Dần và cộng sự năm 2005) q=1-p; ε=0,1 1,962 x0,4x0,6 n= ---------------------------- ≅ 300 học sinh (0,15x0,4)2 Nhằm khắc phục sự chênh lệch giữa các tỉnh điều tra, số học sinh cần được điều tra mỗi tỉnh là 300 x 3 (hệ số chọn mẫu) = 900 (học sinh) Cách chọn mẫu cho đối tượng học sinh: Nghiên cứu định lượng: chọn mẫu theo nhiều bậc Tại mỗi tỉnh, số học sinh được lựa chọn vào nghiên cứu theo các bước như sau: Bước 1: Tại mỗi tỉnh điều tra, chọn 3 huyện ngẫu nhiên đại diện cho các huyện trong tỉnh (1 huyện cho khu vực thành thị, một huyện cho khu vực nông thôn và một huyện cho khu vực miền núi). Tổng cộng có 9 huyện trong 3 tỉnh đã điều tra Bước 2: Tại mỗi huyện lựa chọn, chọn ngẫu nhiên một trường trung học phổ thông trong danh sách các trường hiện có trong huyện. Đối với các trường tiểu học và trung học cơ sở, chọn ngẫu nhiên một xã đại diện trong huyện và lựa chọn ngẫu nhiên một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở của xã đó. Mỗi huyện cần điều tra 3 trường và tổng cộng có 27 trường trong 3 tỉnh cần điều tra (9 trường trung học phổ thông, 9 trường trung học cơ sở và 9 trường tiểu học) Bước 3: Tại mỗi trường lựa chọn, chọn chủ đích các khối lớp 4 của trường tiểu học, khối lớp 8 của trường trung học cơ sở và khối lớp 11 của trường trung học phổ thông Mỗi khối tại mỗi trường sẽ chọn 900/9 trường/tỉnh= 100 học sinh (với giả thiết là số lượng học sinh mỗi khối là tương tự như nhau) Bước 4: Tại khối học lựa chọn ngẫu nhiên đủ 100 học sinh thì dừng lại Cụ thể đã tiến hành phỏng vấn 2773 học sinh tại 3 tỉnh nghiên cứu (bảng 2.3)
  • 38. 38 Bảng 2.3: Số lượng học sinh đã phỏng vấn tại 3 tỉnh nghiên cứu Phú Thọ Quảng bình Đồng Nai Tổng cộng Các đặc trưng n % n % n % n % Nam 460 48 401 48 467 47 1328 48 Giới Nữ 509 52 408 50 528 53 1445 52 Tiểu học 323 33 225 28 330 33 878 32 Trung học cơ sở 324 34 285 37 349 35 967 35 Cấp học Phổ thông trung học 322 33 289 35 316 32 928 33 Thành thị 305 32 330 41 314 31 949 34 Đồng bằng 284 30 230 28 333 34 847 31 Vùng Miền núi 380 38 249 31 348 35 977 35 Tổng cộng 969 100 809 100 994 100 2773 100 2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin Nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật như phỏng vấn theo bộ câu hỏi bán cấu trúc có sẵn, phỏng vấn sâu, kỹ thuật “chụp ảnh”, quan sát, dùng bảng kiểm, photo tài liệu gốc và phiếu cung cấp thông tin - Thu thập các văn bản pháp quy, báo cáo và số liệu sẵn có tại các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tổ chức y tế thế giới WHO, Quĩ Nhi đồng liên hiệp quốc UNICEF, các Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo, trạm y tế xã, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông - Phỏng vấn sâu một số cán bộ chủ chốt theo cấp (như trình bày ở mục 2.4.1) về cơ chế quản lý hiện nay, cơ chế phối hợp liên ngành, những điểm tốt, tồn tại, lý do và đề xuất mô hình - Phỏng vấn học sinh, cán bộ y tế học đường và giáo viên theo bộ câu hỏi thiết kế có sẵn về việc thực hiện các hoạt động y tế trường học và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại trường học - Quan sát thực địa điều kiện vệ sinh và lớp học theo bảng kiểm để minh họa điều kiện cơ sở học tập và trường lớp - Thu thập các số liệu có sẵn về hoạt động y tế trường học tại địa phương theo mẫu phiếu có sẵn - Tổ chức hội thảo theo các chuyên đề với các đối tượng có liên quan (đặc biệt hai ngành y tế và giáo dục) nhằm cung cấp thông tin cho việc xây dựng mô hình quản lý y tế trường học phù hợp với Việt Nam
  • 39. 39 2.7. Công cụ thu thập thông tin: Các công cụ thu thập số liệu được trình bày chi tiết các mẫu ở phụ lục 1, bao gồm: - Phỏng vấn sâu các đối tượng theo hướng dẫn xây dựng (12 mẫu từ mẫu 2 đến mẫu 5- phụ lục 1 trong đó 2 mẫu cho cấp tỉnh, 5 mẫu cho cấp huyện và 5 mẫu cho cấp xã theo các đối tượng trình bày ở 2.4.1). - Phỏng vấn học sinh theo bộ câu hỏi thiết kế có sẵn (mẫu 6-phụ lục 1) - Phỏng vấn giáo viên theo bộ câu hỏi thiết kế có sẵn (mẫu 7- phụ lục 1) - Phỏng vấn cán bộ y tế học đường theo bộ câu hỏi thiết kế có sẵn (mẫu 8-phụ lục 1) - Phiếu điền thông tin về hoạt động y tế trường học của các địa phương năm 2001-2006 (mẫu 10-phụ lục 1) - Bảng kiểm quan sát điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công tác y tế trường học (mẫu 9-phụ lục 1) 2.8. Thời gian thu thập số liệu tại thực địa Tỉnh Phú Thọ: Tháng 1-2 năm 2008 Tỉnh Quảng Bình: Tháng 10-11 năm 2008 Tỉnh Đồng Nai: Tháng 11-12 năm 2008 2.9. Loại trừ sai số Để tiến hành thu thập số liệu, đặc biệt là việc hướng dẫn để các đối tượng như học sinh, cán bộ y tế học đường và giáo viên hiểu đúng và điền đúng câu hỏi, không bỏ sót thông tin, các điều tra viên và giám sát viên đều là cán bộ của Bộ môn Sức khỏe Môi trường đã có kinh nghiệm điều tra và tất cả đều được tập huấn kỹ lưỡng trước khi điều tra. Bên cạnh đó, trước khi điều tra chính thức, bộ câu hỏi đã được thử nghiệm tại cả 3 trường tiểu học, THCS và THPT tại thị xã Hà đông, tỉnh Hà Tây (cũ). 2.10. Tổ chức nghiên cứu: Nghiên cứu này do trường Đại học Y Hà Nội thực hiện. Bộ môn Sức khỏe Môi trường được giao nhiệm vụ thực hiện (gồm 12 cán bộ), từ khi thiết kế đề cương, xây dựng bộ câu hỏi, thử nghiệm bộ câu hỏi, thu thập số liệu